Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:28 28/03/2016
19. HỌA TỪ TRÊN TRỜI RƠI XUỐNG.
Ngu thị là người giàu có ở đất Lương, xây một cao lầu ở bên đường, đêm ngày thiết tiệc mời khách hát múa cười vui rôm rả.
Ngày nọ, có ba người khách ngồi ở lầu dưới, lúc ấy một con cú mèo ngậm một con chuột thúi từ trên không bay qua, vừa lúc ấy con chuột chết rớt ngay trên bàn của khách, lại nhìn thấy khách ở trên lầu đang cười thì cho rằng bị Ngu thị làm nhục, nên giận run lên bèn tập họp dân chúng lại đến phá nhà của Ngu thị.
(Độc dị chí)
Suy tư 19:
Người ta thường nói ở đời ai học được chữ ngờ.
Ngu thị vui vẻ cười đùa với khách thì họa phá nhà tới, chỉ vì con chuột thúi ở đâu trên “trời” rơi xuống bàn ăn của thực khách ngồi bên lầu dưới.
Dân thành Sô-đô-ma và Gô-mô-ra đang vui vẻ, rượu chè cờ bạc, trai gái lăng loàn dâm đãng, vui hưởng cảnh thái bình hoang dâm vô độ, thì thình lình lửa diêm sinh trên trời rơi xuống, thiêu hủy tất cả mọi thứ người và súc vật, trừ gia đình ông Lót : ai học được chữ ngờ !
Ngày 21 tháng 9 năm 1999, dân chúng Taiwan đang yên giấc ngủ thì cơn ác mộng xảy đến: một trận động đất lớn làm hơn bốn ngàn người vừa chết vừa bị thương và mất tích, hậu quả đến nay vẫn còn: ai học được chữ ngờ !
Ngày 11 tháng 9 năm 2001, dân chúng New-York nước Mỹ đang vui vẻ hân hoan đón mừng một ngày mới, người ta giao dịch, mua bán, vui chơi... thình lình tai họa từ trên không ập xuống: hai tòa nhà cao ốc giao dịch buôn bán của cả thế giới bị quân khủng bố lái máy bay đâm vào, cả hai tòa nhà thành bình địa, không còn...tầng nào chồng trên tầng nào: ai học được chữ ngờ !
Và chữ ngờ cũng sẽ bất thình lình đến với tôi cũng như đến với những người khác không ngoại lệ, nhưng nếu như tôi vẫn luôn chuẩn bị cho cái đến bất ngờ của Đức Chúa Giê-su, thì chính tôi là người hạnh phúc nhất vậy.
Ai hiểu thì hiểu !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Ngu thị là người giàu có ở đất Lương, xây một cao lầu ở bên đường, đêm ngày thiết tiệc mời khách hát múa cười vui rôm rả.
Ngày nọ, có ba người khách ngồi ở lầu dưới, lúc ấy một con cú mèo ngậm một con chuột thúi từ trên không bay qua, vừa lúc ấy con chuột chết rớt ngay trên bàn của khách, lại nhìn thấy khách ở trên lầu đang cười thì cho rằng bị Ngu thị làm nhục, nên giận run lên bèn tập họp dân chúng lại đến phá nhà của Ngu thị.
(Độc dị chí)
Suy tư 19:
Người ta thường nói ở đời ai học được chữ ngờ.
Ngu thị vui vẻ cười đùa với khách thì họa phá nhà tới, chỉ vì con chuột thúi ở đâu trên “trời” rơi xuống bàn ăn của thực khách ngồi bên lầu dưới.
Dân thành Sô-đô-ma và Gô-mô-ra đang vui vẻ, rượu chè cờ bạc, trai gái lăng loàn dâm đãng, vui hưởng cảnh thái bình hoang dâm vô độ, thì thình lình lửa diêm sinh trên trời rơi xuống, thiêu hủy tất cả mọi thứ người và súc vật, trừ gia đình ông Lót : ai học được chữ ngờ !
Ngày 21 tháng 9 năm 1999, dân chúng Taiwan đang yên giấc ngủ thì cơn ác mộng xảy đến: một trận động đất lớn làm hơn bốn ngàn người vừa chết vừa bị thương và mất tích, hậu quả đến nay vẫn còn: ai học được chữ ngờ !
Ngày 11 tháng 9 năm 2001, dân chúng New-York nước Mỹ đang vui vẻ hân hoan đón mừng một ngày mới, người ta giao dịch, mua bán, vui chơi... thình lình tai họa từ trên không ập xuống: hai tòa nhà cao ốc giao dịch buôn bán của cả thế giới bị quân khủng bố lái máy bay đâm vào, cả hai tòa nhà thành bình địa, không còn...tầng nào chồng trên tầng nào: ai học được chữ ngờ !
Và chữ ngờ cũng sẽ bất thình lình đến với tôi cũng như đến với những người khác không ngoại lệ, nhưng nếu như tôi vẫn luôn chuẩn bị cho cái đến bất ngờ của Đức Chúa Giê-su, thì chính tôi là người hạnh phúc nhất vậy.
Ai hiểu thì hiểu !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:31 28/03/2016
11. Đức khiết tịnh là hoa bách hợp trong các nhân đức, nó làm cho con người giống thiên thần.
(Franciscus de Sales)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Người đã gọi tên tôi
Lm.Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
21:03 28/03/2016
NGƯỜI ĐÃ GỌI TÊN TÔI
(Thứ Ba trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh – Ga 20,11-18)
“ Ðức Chúa đã gọi tôi từ khi tôi còn trong lòng mẹ, lúc tôi chưa chào đời, Người đã nhắc đến tên tôi. Người đã làm cho miệng lưỡi tôi nên như gươm sắc bén, giấu tôi dưới bàn tay của Người. Người đã biến tôi thành mũi tên nhọn, cất tôi trong ống tên của Người” (Is 49, 1-3)
Lời tự bạch của Ngôn sứ Isaia đã được Giáo Hội lấy lại đặt vào trường hợp lạ lùng trong dịp lễ đặt tên cho hài nhi Gioan Tiền Hô. Vượt qua và có thể nói là bỏ qua truyền thống là lấy tên của cha hay của người trong dòng tộc, bà Isave và ông Giacaria đã đồng lòng đặt tên cho con trẻ là Gioan theo cái tên mà sứ thần đã truyền trước đó. Con người, cuộc đời, sứ mạng của ngài Tiền hô đã được khắc ghi nơi cái tên “Gioan” (nghĩa là Chúa ban ơn).
Cái tên của một con người không chỉ là một danh xưng mà là tất cả những gì là của người ấy, cách riêng theo nghĩa Thánh Kinh nó còn biểu hiện ý nghĩa cuộc đời cũng như sứ mạng của một con người trên cõi đời này. Khi ta biết và nhớ tên một ai đó thì nói lên mối tương quan gắn bó cách nào đó giữa ta với họ. Đã có sự gắn bó thiết thân thì không thể nào quên tên của nhau được. Sự thường khi cái tên được gọi lên là lúc một tương quan tốt được thiết lập. Nếu là tương quan xấu thì người ta thường dùng “đại danh từ” thay thế cái tên, ví dụ: mày, thằng kia, bị cáo...
Đã quay mặt lại và thấy Chúa Giêsu thế mà Maria Mađalêna chưa nhận ra Thầy. Và khi nghe Chúa hỏi: “Này bà, sao bà khóc ?” thì bà vẫn không nhận ra Thầy mà lầm tưởng là người làm vườn. Nhưng đến khi Chúa gọi tên bà “Maria” thì bà chợt nhận ra ngay Thầy mình. Và sau đó Maria đã lãnh nhận và thi hành ngay sứ mạng loan báo Tin Mừng Phục Sinh.
Ai đã gọi tên tôi, nghĩa là tôi có liên hệ gì với ai ? Tôi là ai và có sứ mạng gì trên cõi đời này ? Tôi thường nhớ đến tên của những ai ? Có những ai mà tôi không thể nào quên hay nhầm lẫn tên của họ ?
Lm.Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
(Thứ Ba trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh – Ga 20,11-18)
“ Ðức Chúa đã gọi tôi từ khi tôi còn trong lòng mẹ, lúc tôi chưa chào đời, Người đã nhắc đến tên tôi. Người đã làm cho miệng lưỡi tôi nên như gươm sắc bén, giấu tôi dưới bàn tay của Người. Người đã biến tôi thành mũi tên nhọn, cất tôi trong ống tên của Người” (Is 49, 1-3)
Lời tự bạch của Ngôn sứ Isaia đã được Giáo Hội lấy lại đặt vào trường hợp lạ lùng trong dịp lễ đặt tên cho hài nhi Gioan Tiền Hô. Vượt qua và có thể nói là bỏ qua truyền thống là lấy tên của cha hay của người trong dòng tộc, bà Isave và ông Giacaria đã đồng lòng đặt tên cho con trẻ là Gioan theo cái tên mà sứ thần đã truyền trước đó. Con người, cuộc đời, sứ mạng của ngài Tiền hô đã được khắc ghi nơi cái tên “Gioan” (nghĩa là Chúa ban ơn).
Cái tên của một con người không chỉ là một danh xưng mà là tất cả những gì là của người ấy, cách riêng theo nghĩa Thánh Kinh nó còn biểu hiện ý nghĩa cuộc đời cũng như sứ mạng của một con người trên cõi đời này. Khi ta biết và nhớ tên một ai đó thì nói lên mối tương quan gắn bó cách nào đó giữa ta với họ. Đã có sự gắn bó thiết thân thì không thể nào quên tên của nhau được. Sự thường khi cái tên được gọi lên là lúc một tương quan tốt được thiết lập. Nếu là tương quan xấu thì người ta thường dùng “đại danh từ” thay thế cái tên, ví dụ: mày, thằng kia, bị cáo...
Đã quay mặt lại và thấy Chúa Giêsu thế mà Maria Mađalêna chưa nhận ra Thầy. Và khi nghe Chúa hỏi: “Này bà, sao bà khóc ?” thì bà vẫn không nhận ra Thầy mà lầm tưởng là người làm vườn. Nhưng đến khi Chúa gọi tên bà “Maria” thì bà chợt nhận ra ngay Thầy mình. Và sau đó Maria đã lãnh nhận và thi hành ngay sứ mạng loan báo Tin Mừng Phục Sinh.
Ai đã gọi tên tôi, nghĩa là tôi có liên hệ gì với ai ? Tôi là ai và có sứ mạng gì trên cõi đời này ? Tôi thường nhớ đến tên của những ai ? Có những ai mà tôi không thể nào quên hay nhầm lẫn tên của họ ?
Lm.Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bọn khủng bố Hồi Giáo IS bị đánh bại tại Palmyra
Đặng Tự Do
18:54 28/03/2016
Lối xưa xe ngựa thành thu thảo - Nền cũ lâu đài bóng tịch dương |
Bô binh của chính phủ Syria được sự hậu thuẫn rất có hiệu quả của không quân Nga và không quân Syria đã đánh bại hoàn toàn bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Trong gần ba tuần, không quân Nga đã mở 40 cuộc không kích tấn công dữ dội vào hơn 100 mục tiêu.
Các cuộc đụng độ lẻ tẻ vẫn tiếp tục tại một vài nơi, nhưng phần lớn quân IS đã tháo chạy về phía đông thành phố.
Đây là một đòn chí mạng đối với bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Về mặt chiến lược quân đội Syria ngày nay có thể dùng Palmyra như một "bệ phóng để mở rộng hoạt động quân sự" chống IS trong các đồn lũy của chúng tại Raqqa và Deir al-Zor.
Giáo Hội Bỉ tưởng niệm các nạn nhân vụ khủng bố tại Brussels
Đặng Tự Do
19:13 28/03/2016
Bà Benedicte Lefèvre, một giáo dân cho biết: "Chúng tôi nhớ đến tất cả các nạn nhân này trong trái tim chúng tôi. Phục Sinh có một ý nghĩa đặc biệt đối với chúng tôi vì vậy chúng tôi đang cố gắng để tìm một ý nghĩa cho tất cả những gì đã xảy ra. Và suy tư về điều này”
Bên trong, với những bài thánh ca cổ kính của Lễ Phục sinh vang vọng, Đức Tổng Giám Mục Jozef de Kesel đã dâng thánh lễ. Hôm thứ Ba, chính ngày xảy ra vụ tấn công khủng bố, ngài đã phải hủy bỏ thánh lễ Dầu được dự trù cử hành vào buổi chiều cùng ngày với các linh mục trong tổng giáo phận.
Đức Cha nói phóng viên Reuters về bài giảng của mình trong thánh lễ Phục sinh như sau.
"Đó là một lời kêu gọi đoàn kết, trước hết cho các Kitô hữu tham dự thánh lễ. Nhưng đó cũng là một lời kêu gọi đoàn kết cho tất cả các công dân của nước ta. Bởi vì tôi nghĩ rằng chúng ta đều là nạn nhân, tất cả chúng ta."
Gần đó, tại Place de la Bourse, một đài tưởng niệm tạm thời tiếp tục được xây dựng, nhiều người đến cầu nguyện cho những người thiệt mạng và bị thương trong các vụ đánh bom.
Mẹ Angelica qua đời hôm Chúa nhật Phục Sinh 2016 tại đan viện ở Hancevill, Alabama.
Hồng Thủy, OP
19:58 28/03/2016
Michael P. Warsaw, chủ tịch và giám đốc điều hành của đài truyền hình Lời vĩnh cửu nói: "Hôm nay là một ngày đầy đau buồn đối với toàn gia đình của hệ thống truyền hình Lời vĩnh cửu. Ðối diện với thử thách của bệnh tật và đau đớn kéo dài, tấm gương vui tươi và cầu nguyện liên lỉ của mẹ chứng tỏ tinh thần Phanxicô mà mẹ gắn bó chặt chẽ. Chúng tôi cám ơn Chúa về Mẹ Angelica và về đời sống phi thường của mẹ".
Mẹ Angelica sinh năm 1923 tại Canton, Ohio, với tên gọi là Rita Antoinette Rizzo. Ngày 15 tháng 8 năm 1944, ở tuổi 21, mẹ gia nhập dòng các nữ tu chiêm niệm thánh Clara ở Cleveland. Một năm sau mẹ nhận tên tu sĩ là Mary Angelica Truyền tin. Không lâu sau đó, khi đan viện ở Cleveland thành lập một đan viện mới ở Canton, mẹ đã được chọn đến tu viện mới này. Mẹ khấn lần đầu ngày 2 tháng 1 năm 1947, và khấn trọng vào năm 1953. Năm 1956, trước cuộc phẫu thuật xương sống nguy hiểm, mẹ đã khấn hứa với Chúa, nếu mẹ có thể đi lại được, mẹ sẽ lập một đan viện ở miền Nam. Vào ngày 20 tháng 5 năm 1962, Ðức Tổng giám mục Thomas J. Toolen của Mobile đã dâng hiến đan viện Ðức Bà các Thiên Thần tại Irondale, Alabama.
Tại Irondale này, những ý tưởng của mẹ đã hình thành và những cách thức đặc biệt giáo dục đức tin Công Giáo đã dẫn đến việc thực hiện các cuộc nói chuyện trong các giáo xứ, xuất bản các tờ rơi và sách, rồi các cơ hội trên đài phát thanh và truyền hình. Vào khoảng năm 1980, các nữ tu đã biến gara xe của nình thành phòng thu của đài truyền hình. Dù chỉ có vốn kiến thức của học sinh trung học, không có kinh nghiệm gì về lãnh vực truyền hình, và với số vốn chỉ có 200 đô la trong nhà băng, vào ngày 15 tháng 8 năm 1981, Mẹ đã bắt đầu hệ thống truyền hình Lời vĩnh cửu và làm chủ tịch và giám đốc điều hành. Dù vài lần gần bị khánh kiệt tài sản nhưng mẹ đã từ chối kiếm tiền bằng các quảng cáo, chỉ dựa vào sự đóng góp của các khán giả. Sau 34 năm, hệ thống truyền hình Lời vĩnh cửu là hệ thống truyền thông rộng lớn nhất thế giới với 11 kênh truyền hình riêng biệt bằng nhiều thứ tiếng, phát đến với hơn 264 triệu gia đình ở 145 quốc gia và vùng lãnh thổ. Chương trình "Mother Angelica Live", trong đó sự hài hước và khả năng thông truyền đức tin Công Giáo cho cả người Công Giáo và không Công Giáo của mẹ được biết, bắt đầu năm 1983. Các chương kế tiếp của chương trình tiếp tục phát sóng đều đặn và được dịch sang các thứ tiếng, bao gồm tiếng Tây ban nha, Ðức và Ucraina.
Bên cạnh việc thành lập hệ thống truyền hình Lời vĩnh cửu và đan viện Ðức bà các Thiên Thần, Mẹ cũng thành lập dòng các nhà truyền giáo Phanxicô của Lời vĩnh cửu, một cộng đoàn nam tu, đặt trụ sở tại Irondale. Năm 1995, mẹ được Thiên Chúa soi sáng thành lập một đan viện mới và một nhà thờ trên khu đất rộng 400 mẫu tây ở vùng nông thôn Hanceville, Alabama. Vào năm 1999, các nữ tu đã di chuyển từ Irondale đến chỗ mới ở Hanceville này. Ðan viện Ðức bà các Thiên Thần và đền thánh Thánh Thể được dâng hiến vào tháng 12 năm 1999. Ðền thánh này trở thành một trong những nơi được các khách du lịch thăm viếng nhiều nhất ở tiểu bang Alabama. Trước khi mẹ thôi giữ chức vụ Chủ tịch và giám đốc ban điều hành, tạp chí Time đã miêu tả mẹ Angelica "được cho là người phụ nữ Công Giáo ảnh hưởng nhất Hoa kỳ."
Trong cuộc đời mình, mẹ đã chiến đấu với bệnh tật và các thử thách thể lý. Vào đêm Giáng sinh năm 2001, mẹ đã bị đột quỵ vì suy nhược và xuất huyết não, dẫn đến hậu quả là mẹ bị liệt một phần và không thể nói được. Những năm cuối mẹ sống âm thầm lặng lẽ bên các chị em nữ tu trong đan viện ở Hanceville.
Vào năm 2009, mẹ được Ðức nguyên giáo hoàng Biển Ðức XVI trao huân chương "Pro Ecclesia et Pontifice" - "cho Giáo Hội và Ðức Giáo hoàng", nhìn nhận sự trung thành và việc phục vụ phi thường của mẹ cho Giáo Hội Công Giáo Roma. Huân chương này là một Thánh giá, là vinh dự cao nhất của Ðức Giáo hoàng dàng cho giáo dân cũng như giáo sĩ. Vì tình trạng bệnh tật của mình nên mẹ đã nhận huân chương trong nơi ở cá nhân của mình. Nhưng trong một buổi lễ, Ðức giám mục Robert J. Baker của Birmingham đã tuyên dương mẹ, ngài nói: "Những nỗ lực của mẹ Angelica đã đi tiên phong trong việc loan báo Tin mừng và có một ảnh hưởng to lớn trên thế giới chúng ta." Ðức Thánh Cha Phanxicô khi đang ở trên chuyến bay đến Cuba, cũng đã gửi lời chúc lành cho mẹ và xin mẹ cầu nguyện cho ngài.
Thánh lễ an táng của mẹ sẽ được cử hành vào thứ sáu ngày 1 tháng 4 năm 2016 tại đền thánh Thánh Thể ở Hanceville. Sau đó, thi hài mẹ sẽ được chôn cất tại nhà thờ hầm mộ của đền thờ
Cha Tom Uzhunnalil có lẽ vẫn còn sống dù có những báo cáo nói ngài bị đóng đinh hôm Thứ Sáu Tuần Thánh
Đặng Tự Do
23:41 28/03/2016
Cảnh đóng đinh phơi nắng cho đến chết của bọn khủng bố IS |
Cha Tom Uzhunnalil đã bị bắt giữ bởi những kẻ khủng bố khi chúng bắn chết bốn nữ tu của Dòng Thừa Sai Bác Ái trong cuộc tấn công ngày 04 tháng 3 tại một nhà dưỡng lão ở Aden, Yemen. Kể từ thời điểm đó đến nay vẫn chưa có tin tức rõ ràng về số phận của ngài.
Tuần trước, dòng Salêdiêng tại Ấn Độ đã bác bỏ những tin đồn rằng ngài đã bị tra tấn bởi những kẻ bắt cóc.
Nhưng những tin đồn lại rộ lên khi Đức Hồng Y Christoph Schönborn của Vienna trong lễ Vọng Phục Sinh cho biết ngài được tin là cha Uzhunnalil bị đóng đinh một ngày trước đó, tức là hôm Thứ Sáu Tuần Thánh 25 tháng Ba. Đức Hồng Y Schönborn sau đó đã ra một thông báo nói rằng nguồn tin trên có thể không đúng và ngài không biết số phận cha Uzhunnalil hiện nay ra sao.
Đức Giám Mục Phaolô Hinder, giám quản tông tòa vùng Nam Ả Rập, bao gồm Yemen, cho biết rằng có những "dấu chỉ mạnh mẽ rằng cha Tom vẫn còn sống trong tay của những kẻ bắt cóc."
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cuộc thăm viếng và gặp gỡ các Linh mục cộng tác của VietCatholic tại Brisbane
VietCatholic
17:42 28/03/2016
Hình ảnh thăm Cộng đồng Việt ở Inala
Hình ảnh thăm Brisbane
Hai Cha ra tận bến tàu ở Fisherman Island các thành phố Brisbane chừng 25 cây số để đón chúng tôi từ sáng sớm ngày thứ Bảy Tuần Thánh. Một số anh chị em giáo dân đi theo chúng tôi từ Perth cũng là những người thân quen và đã biết hai cha từ lâu, nên cuộc gặp gỡ rất vui vẻ và sống động. Các ngài đã chở chúng tôi đi qua thành phố Brisbane và giới thiệu một số các dinh thự lịch sử và quan trọng. Sau đó chúng tôi đã được đưa lên đỉnh núi Coot-tha, trên đây có đài xây dựng để từ đó có thể ngắm toàn cảnh thành phố Brisbane, học hỏi về lịch sử và hưởng không khí trong lành.
Tiếp đến chúng tôi được thăm viếng nhà thờ St. Mark và Trung tâm của Cộng đồng CGVN tại Inala. Nơi đây trên 10 năm về trước đã xẩy ra sự kiện “tượng chảy dầu”. Hiện nay Cộng đoàn CGVN được Cha Nguyên thuộc Dòng Ngôi Lời làm tuyên uý. Cha Nguyên là phó xứ nhà thờ St. Mark ở sát bên Trung tâm và được biết mỗi tuần ngày thường có 3 thánh lễ tại đây, và cuối tuần thứ Bảy và Chúa Nhật có thêm thánh lễ tiếng Việt tại Trung tâm cũng như tại giáo xứ St. Mark cho người Việt Nam. Chúng tôi có ghé thăm Cha Nguyên, nhưng ngài đi vắng nên không gặp được.
Đến trung tâm Inala vào sáng thứ Bảy Tuần Thánh, nên khi bước vào thánh đường chúng tôi thấy có một số giáo dân còn đang kính viếng mồ Chúa. Mồ Chúa được thiết kế bằng gương để giáo dân hôn chân và đúng theo tập tục của một số giáo phận Dòng ngoài Bắc với nhiều nghi lễ, kinh sách và tập tục ngày Chúa tử nạn, táng xác, và chôn trong mồ… gồm cả việc canh thức mồ, viếng mồ lấy “yên-du” những hạt nổ… Một số giáo dân và các viên chức khác đang trang trí và chuẩn bị cho lễ trọng Vọng Phục Sinh.
Sau khi ghé thăm Trung tâm Cộng đồng CGVN, chúng tôi được chở tới thăm trung tâm và chợ Việt Nam ở cách xa đó vài cây số. Những chợ ở đây có bán đủ thứ rau tươi và hoa trái vùng nhiệt đới và những đặc sản cho dân chúng Việt Nam. Đi vào khu chợ này, chúng tôi không chỉ người Việt nam nhưng còn thấy nhiều sắc dân khác cũng đến mua thực phẩm ở đây. Các tiệm ăn và tiệm phở cũng thấy tấp nập khách đang thưởng thức. Đặc biệt chúng tôi ghi nhận có một “đài phát thanh sống” ngay tại khu trung tâm giữa các hàng quán và nơi đông người đi lại. Xướng ngôn viên với chiếc laptop, máy microphone và những chiếc loa với âm thanh mạnh, đang đọc những tin tức cập nhật về quê hương và tố cáo tội ác Cộng sản…
Gần trưa, nhiệt độ cũng khá nóng nên chúng tôi mỗi người thưởng thức một ly nước mía xay ngay tại góc phố. Vị mía ngọt và nước đá lạnh làm mát lại thể xác và tâm hồn.
Hai cha mời chúng tôi về dùng bữa trưa tại nhà bà con của Cha Tường. Tại đây chúng tôi được thưởng thức không những bữa cơm thật ngon và rất mùi vị quê hương: canh rau ngót, mướp xào lòng, gà chiên ướp lá xả và gà luộc chấm muối tiêu chanh, và những món ăn, hoa trái qúi hiếm, thắm đậm tình quê hương.
Đặc biệt nhất là những con gà ở đây là chúng đã “lớn lên và đi bộ thực sự” trong khu sân vườn của nhà rộng rãi cả 4 mẫu tây. Lái xe vào khu nhà này, chúng tôi có cảm tưởng đúng là đang đi vào nhà nào đó ở miệt Bến Tre hay Cái Mơn nào đó, vì chung quanh trồng đủ thứ cây trái Việt Nam: ổi, nhãn, mít, cam, táo, chanh,… và đặc biệt cả nhưng cây trái mà chúng tôi chưa từng thấy ở nơi nào khác ngoài Việt Nam: nhưng cây cóc đang ra trái xanh tươi, và những cây vú sữa với lá hai mầu đang trổ nhiều hoa…
Rồi góc kia là những đàn vịt, bên kia là đàn gà, góc nọ là những con con cò đang bới đồ ăn… Không khác gì một nông trại.
Sau bữa cơm trưa và những câu truyện tâm tình, hai Cha phải về nhà xứ cử hành lễ trọng Vọng Phục Sinh, nên các chậu của Cha đã chở chúng tôi đi một vòng thăm trung tâm thành phố. Chúng tôi vào công viên trung tâm thành phố thì đã thấy dân chúng tấp nập chen chân nhau vì hôm nay là ngày nghỉ và công viên lại rất đẹp và thoáng mát… Có vườn hoa, có các hồ tắm nhân tạo và bải cát, những hàng hoa giấy mầu sắc bao che lối đi dạo, những đường ven sông để ngắm cảnh, hay chụp các tấm hình với bối cảnh là những ngôi nhà chọc trời và những thuyền bè tấp nận đưa du khách thưởng ngoạn trên sông. Dọc theo những con đường này chúng tôi có ghé qua thăm ngôi chùa Phật giáo do quốc gia Nepal tặng thành phố và đi tới cuối đường vào khu rừng nhiệt đới nhỏ cố ý giữ cho không khí được tươi mát.
Ai cũng khen là thành phố sạch sẽ và đẹp mắt, nhất là khu công viên cho dân chúng được tự do thưởng thức và an hưởng bầu không khí trong lành. Thật là chuyến thăm viếng ý nghĩa và lý tưởng.
Vài nét về thành phố Brisbane:
Brisbane là thủ đô và thành phố đông dân nhất trong Bang Queensland và là thành phố đông dân thứ ba tại Úc. Khu vực đô thị của Brisbane có dân số 2,3 triệu người, và nếu kể cả khu ngoại ô Brisbane gồm dân số hơn 3,4 triệu người. Các trung tâm thương mại Brisbane nằm ở khu định cự gốc người châu Âu và tại vùng uốn cong của sông Brisbane, khoảng 15 km (9 dặm) từ cửa khẩu ở Moreton Bay.
Hiện nay, theo cuộc điều tra dân số năm 2011 cho thấy 2% dân số của Brisbane có nguồn gốc bản địa và 29,7% là người được sinh ra ở nước ngoài. Trong số những người sinh ra ở ngoài nước Úc, bốn quốc gia phổ biến nhất sinh là Anh, New Zealand, Ấn Độ và Trung Quốc đại lục.
Có 17,9% hộ gia đình nói một ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh, với những ngôn ngữ phổ biến nhất là Mandarin 1,5%, 0,9% Việt, tiếng Quảng Đông 0,9%, Samoa 0,6% và Tây Ban Nha 0,6%.
Brisbane có dân số Úc gốc Đài Loan Úc cao nhất thuộc bất kỳ thành phố ở Úc nào. Một phần đáng kể khác là dân số Úc gốc Việt ở Brisbane cư trú tại các khu vực xung quanh Darra, Inala, Durack, Oxley, Richlands, Lake Forest và Jamboree Heights.
Moorooka là nơi có nhiều cư dân gốc Phi, trong khi các khu vực xung quanh Logan và Woodridge là nơi tập trung một số lượng lớn các thổ dân người Maori và Thái Bình Dương.
Các vùng ngoại ô phía Nam được coi là đông dân cư người dân gốc của di sản Nam Âu châu.
Ngoài ra còn có một số lượng lớn người Ấn Độ, Philippines, Pakistan, Úc Đức, Papua New Guinea, Fiji và cộng đồng Thái Bình Dương khác trong thành phố.
Nguyên thủy, Brisbane là một trong những thành phố lâu đời nhất ở Úc, được thành lập trên quê hương cổ xưa của thổ dân bản địa người Turrbal và Jagera. Khu vực này lúc đầu được lựa chọn như là một nơi cho tội phạm tội từ thuộc địa ở Sydney. Tội phạm cư ngụ tại đây thuộc thẩm quyền của Đại úy Patrick Logan và số người bị kết án ngày càng tăng đáng kể từ khoảng 200 đến hơn 1000 người đàn ông. Đại úy Logan đã tạo ra một giải pháp đáng kể là cho hoàn chỉnh khu này dùng tội phậm nung gạch và đá xây dựng, khu vực có cả trường học và bệnh viện.
Vào năm 1824 tội phạm được chuyển tới Redcliffe, 28 km về phía bắc của khu kinh doanh trung tâm, nên đã mở đầu cho việc cho dân chúng được định cư tự do vào khu vực trong năm năm tiếp theo. Năm 1840 ông Robert Dixon bắt đầu kế hoạch đầu tiên cho thành phố Brisbane, với dự đoán sự phát triển mạnh trong tương lai. Queensland được tách khỏi New South Wales bởi Nghị quyết ngày 6 Tháng 6 năm 1859. Sir George Ferguson Bowen chính thức tuyên bố vào ngày 10 Tháng 12 năm 1859, từ đó ông trở thành thống đốc đầu tiên của bang Queensland, với Brisbane chọn là thủ đô, mặc dù Brisbane không được chính thức tổ chức là thành phố cho đến năm 1902.
Hơn 20 đô thị nhỏ được hợp nhất vào năm 1925 và được điều hành bởi các Hội đồng thành phố Brisbane. Năm 1930 là một năm quan trọng đối với Brisbane với việc hoàn thành Brisbane City Hall, đài Tưởng niệm tại Quảng trường ANZAC, trở thành đài tưởng niệm chiến tranh chính của Brisbane. Những tòa nhà lịch sử, cùng với cầu Bridgewhich mở cửa vào năm 1940, là mốc quan trọng xác định kiến trúc của thành phố.
Trong Thế chiến II, Brisbane trở thành trung tâm của chiến dịch Đồng Minh khi xây dựng AMP sử dụng làm trụ sở chính Tây Nam Thái Bình Dương cho Tướng Douglas MacArthur, trưởng của các lực lượng Đồng minh Thái Bình Dương. Nơi đây cũng được sử dụng như một trụ sở của quân đội Mỹ trong Thế chiến II. Khoảng một triệu quân Mỹ đã đặt chân tới Úc trong chiến tranh.
Ngày nay, Brisbane nổi tiếng với kiến trúc Queensland riêng biệt của mình, phản ánh nhiều di sản kiến trúc tại thành phố. Brisbane là một điểm đến du lịch nổi tiếng, là cửa ngõ để du khách đến thăm các bang Queensland, đặc biệt vùng bờ biển Gold Coast và Sunshine Coast, thị trấn nghỉ mát nổi tiếng ngay lập tức phía nam và phía bắc Brisbane.
Một số sự kiện văn hóa, quốc tế và thể thao lớn đã được tổ chức tại Brisbane, bao gồm cả Đại hội Thể Thao Commonwealth Games năm 1982, World Expo '88, Đại hội thương mại quốc tế năm 2001, và họp Thượng đỉnh G-20 năm 2014.
Trung tâm khu thương mại Brisbane (CBD) nằm trong một đường cong của sông Brisbane. Khu vực trung tâm bao gồm công viên dài 2,2 km2 và là lối đi. Đường phố trung tâm được đặt tên theo tên thành viên của gia đình hoàng gia Anh. Queen Street là đường phố chính truyền thống của Brisbane. Đường phố ngang được đặt tên hoàng gia nữ phái (Adelaide, Alice, Ann, Charlotte, Elizabeth, Margaret Mary) chạy song song với Queen Street và Trung tâm Mua sắm Queen Street. Đường phố dọc được đặt tên theo hoàng gia phải nam (Albert, Edward, George, William).
Brisbane là một trong những trung tâm kinh doanh lớn ở Úc. Hầu hết các công ty Úc lớn, cũng như nhiều công ty quốc tế, có văn phòng liên lạc tại Brisbane.
Cảng Brisbane là về hạ lưu của sông Brisbane và trên đảo Fisherman tại cửa miệnt sông và là một trong 3 cảng quan trọng nhất ở Úc. Vận tải container, đường, ngũ cốc, than và số lượng xuất khẩu lớn
Brisbane có trường đại học đa ngành và các trường cao đẳng bao gồm Đại học Queensland (UQ), Đại học Công nghệ Queensland (QUT) và Đại học Griffith, là các trường đại học được đánh giá cao nhất của Úc. Các trường đại học khác trong đó có cơ sở tại Brisbane bao gồm các trường đại học Công Giáo Úc, Đại học Central Queensland, Đại học James Cook, Đại học Southern Queensland và Đại học Sunshine Coast.
Queensland Performing Arts Centre (QPAC), mà nằm ở South Bank, bao gồm nhà hát Lyric, một Concert Hall, Nhà hát Cremorne và Nhà hát Playhouse và the Queensland Ballet, Opera Queensland, Nhà hát Queensland, và Dàn nhạc giao hưởng Queensland.
Du lịch đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Brisbane, là điểm đến thứ ba phổ biến nhất đối với khách du lịch quốc tế sau Sydney và Melbourne. Phổ biến khu du lịch và vui chơi giải trí ở Brisbane bao gồm South Bank Parklands, Công viên Roma Street, Gardens Botanic, Công viên rừng Brisbane và Portside Wharf. Các vùng ngoại ô của Núi Coot-tha có Vườn Bách Thảo Brisbane, và "Tsuki -yama-chisen "Vườn Nhật Bản.
Trong năm 2015, một cuộc thi của du lịch cuốn sách hướng dẫn Rough Guides cho biết Brisbane được bầu chọn là một trong mười thành phố đẹp nhất trên thế giới, vì lý do "kết hợp hài hòa kiến trúc hiện đại cao tầng với không gian xanh tươi chạy dài theo sông lớn Brisbane thông qua các trung tâm quan trọng trước khi nước chảy hòa mình vào Vịnh Moreton xanh tươi".
Nhà Thánh Giuse - Foyer Phát Diệm - ở Roma mừng lễ
LM Gioan Trần Mạnh Duyệt
00:15 28/03/2016
ROMA - Ngày Lễ Thánh Giuse năm nay, kỷ niệm Đức Thánh Cha Phanxico đăng quang Giáo Hoàng đúng 3 năm và là Năm Thánh Lòng Thương Xót Chúa do chính ngài khởi xướng, nên cũng như mọi nơi trong Giáo Hội,
nhất là tại Việt Nam, người Công Giáo tỏ lộ lòng sùng kính đặc biệt với Thánh Cả, Vị Quan Thày Vĩ Đại. Nhà Thánh Giuse VN, Roma này không lìa xa việc tốt lành đó.
Hình ảnh
Vì là Năm Thánh Đặc Biệt, sẽ có rất nhiều người Việt từ bốn phương tới Giáo Đô, viếng mộ Thánh Phero và Phaolo, gặp Đức Giáo Hoàng, lĩnh ơn toàn xá, mà cư ngụ nhà này, nên xin ghi chép vài dòng đáng nhớ và đăng mấy hình ảnh liên hệ.
Tuy không cổ kính và to lớn như có người lầm tưởng Nhà được khởi công xây dựng ngày 19/3/1949; rồi 20 năm sau trùng tu, nới rộng gấp đôi, tân trang và hoạt động như trung tâm Việt Nam và trú quán cũng ngày 19/3, nên vị tác nhân là Cha Cố Phero Maria Vũ Kim Điện (+1985) có dư lý do nhận Thánh Giuse làm Quan Thày Nhà, cũng như ĐGH Pio IX đặt Người làm Quan Thày Giáo Hội hoàn vũ ngày 8/12/1870, mà 2 thế kỷ trước đó, Công Đồng VN Thứ Nhất tại làng Định Hiến, Nam Định, 14/2/1670, dưới quyền chủ tọa của Đức Cha Lambert de la Motte, đã nhận Thánh Giuse làm Quan Thày Giáo Hội VN, theo sau sự kiện lạ lùng, đó là Cha Đắc Lộ xuống thuyền từ Macao vào Bắc Việt giảng đạo, mà suốt 6 ngày liên lỉ bị sóng bão đánh vật tơi bời, rồi cuối cùng, giạt vào Cửa Bạng, Thanh Hóa, đúng sáng ngày 19/3/1627.
Do vậy, bước vào khuôn viên Nhà Foyer Phát Diệm, ta thấy tượng đồng Thánh Giuse đứng cao giữa sân, uy nghi bao quát cả khu vực; rồi vào nhà nguyện, bên phải nhà tạm Thánh Thể và bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, cũng có tượng Người, yêu kiều ngự giữa hoa nến, biểu lộ lòng con cái tha thiết sùng bái cậy trông. Quả là nhờ Người che chở phù trì mà từ đầu tới nay, Nhà hằng đứng vững và phát triển theo đúng mục tiêu, dù vẫn hóng chịu muôn vàn sóng gió mọi mặt. Các Vị Sáng Lập, đặc biệt ĐHY Khuê, ĐHY Căn, ĐC Yến, ĐC Năng, Các Giám Mục, Linh Mục, Tu Sĩ và giáo dân đến trú ngụ, cách riêng Dòng Mến Thánh Giá, những kẻ có Người làm Quan Thày, rất sùng kính Người tại đây.
Hôm nay chúng tôi cũng mời các anh chị em bạn hữu tới, cùng nhau tôn sùng Người, thiết tha cầu khẩn Người ban cho một ơn đặc biệt. Khi nào nhận được cách hiển nhiên, chúng tôi sẽ lên Báo lại, để lần nữa ghi sâu ân sủng của Đấng Quan Thày quyền năng cao cả, mà mọi người, bất kể lương giáo, không hề trông cậy uổng công.
Hình ảnh
Vì là Năm Thánh Đặc Biệt, sẽ có rất nhiều người Việt từ bốn phương tới Giáo Đô, viếng mộ Thánh Phero và Phaolo, gặp Đức Giáo Hoàng, lĩnh ơn toàn xá, mà cư ngụ nhà này, nên xin ghi chép vài dòng đáng nhớ và đăng mấy hình ảnh liên hệ.
Tuy không cổ kính và to lớn như có người lầm tưởng Nhà được khởi công xây dựng ngày 19/3/1949; rồi 20 năm sau trùng tu, nới rộng gấp đôi, tân trang và hoạt động như trung tâm Việt Nam và trú quán cũng ngày 19/3, nên vị tác nhân là Cha Cố Phero Maria Vũ Kim Điện (+1985) có dư lý do nhận Thánh Giuse làm Quan Thày Nhà, cũng như ĐGH Pio IX đặt Người làm Quan Thày Giáo Hội hoàn vũ ngày 8/12/1870, mà 2 thế kỷ trước đó, Công Đồng VN Thứ Nhất tại làng Định Hiến, Nam Định, 14/2/1670, dưới quyền chủ tọa của Đức Cha Lambert de la Motte, đã nhận Thánh Giuse làm Quan Thày Giáo Hội VN, theo sau sự kiện lạ lùng, đó là Cha Đắc Lộ xuống thuyền từ Macao vào Bắc Việt giảng đạo, mà suốt 6 ngày liên lỉ bị sóng bão đánh vật tơi bời, rồi cuối cùng, giạt vào Cửa Bạng, Thanh Hóa, đúng sáng ngày 19/3/1627.
Do vậy, bước vào khuôn viên Nhà Foyer Phát Diệm, ta thấy tượng đồng Thánh Giuse đứng cao giữa sân, uy nghi bao quát cả khu vực; rồi vào nhà nguyện, bên phải nhà tạm Thánh Thể và bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, cũng có tượng Người, yêu kiều ngự giữa hoa nến, biểu lộ lòng con cái tha thiết sùng bái cậy trông. Quả là nhờ Người che chở phù trì mà từ đầu tới nay, Nhà hằng đứng vững và phát triển theo đúng mục tiêu, dù vẫn hóng chịu muôn vàn sóng gió mọi mặt. Các Vị Sáng Lập, đặc biệt ĐHY Khuê, ĐHY Căn, ĐC Yến, ĐC Năng, Các Giám Mục, Linh Mục, Tu Sĩ và giáo dân đến trú ngụ, cách riêng Dòng Mến Thánh Giá, những kẻ có Người làm Quan Thày, rất sùng kính Người tại đây.
Hôm nay chúng tôi cũng mời các anh chị em bạn hữu tới, cùng nhau tôn sùng Người, thiết tha cầu khẩn Người ban cho một ơn đặc biệt. Khi nào nhận được cách hiển nhiên, chúng tôi sẽ lên Báo lại, để lần nữa ghi sâu ân sủng của Đấng Quan Thày quyền năng cao cả, mà mọi người, bất kể lương giáo, không hề trông cậy uổng công.
Canh thức Phục Sinh tại Nhà thờ Chính tòa Banmêthuột
Vũ Đình Bình
08:51 28/03/2016
Canh thức Phục Sinh tại Nhà thờ Chính tòa Banmêthuột
Việc tưởng niệm Đức Kitô tử nạn và phục sinh đạt tới cao điểm trong đêm Vượt Qua này. Đêm nay là đêm mà người Do Thái ăn thịt chiên và được cứu thoát. Đêm nay là đêm mà Chúa Kitô đã đập tan xiềng xích của tội lỗi và sự chết. Đêm nay là đêm mà Hội Thánh từ thuở ban đầu vẫn chờ mong Chúa đến. Hội Thánh rộng ban Ơn toàn xá Năm thánh Lòng Thương Xót cho tất cả mọi tín hữu tham dự Nghi thức này với điều kiện thành tâm sám hối, xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng.
Đêm canh thức Phục Sinh năm nay tại nhà thờ Chính tòa Banmêthuột, được tổ chức ngoài trời để mọi tín hữu đều có thể tham dự. Nghi thức bắt đầu cử hành vào lúc 21g30 tối 26.3.2016 do Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục Giáo phận, chủ sự. Tất cả đèn điện đều phụt tắt, sân nhà thờ ngập chìm trong bóng đêm u tịch, chỉ còn lại đốm lửa nơi tiền sảnh Hội trường. Tại đây, Đức Cha Vinh Sơn làm phép lửa, dùng mũi nhọn vẽ hình hình thánh giá, viết chữ Anpha ở phía trên, chữ Ômêga bên dưới, viết số 2016 ở bốn đầu thánh giá, cắm năm hạt hương vào hình thánh giá trên nến phục sinh, lấy lửa mới làm phép thắp sáng ngọn nến phục sinh rồi xướng lên: “Ánh sáng Chúa Kitô”.
Đoàn rước nến phục sinh cùng Đức Cha chủ tế tiến về phía lễ đài. Lửa từ nến phục sinh được truyền sang thắp sáng tất cả những ngọn nến của các tín hữu. Đèn điện trong khu vực bừng sáng, rực rỡ. Cha quản xứ Giuse Trịnh Văn Hân cất cao bài ca Exsultet: Mừng vui lên, hỡi chư thần chư thánh.
Xem Hình
Sau Nghi thức thắp nến Phục Sinh là phần Phụng vụ lời Chúa. Cộng đoàn được nghe lại các bài đọc:
- Trích sách Sáng Thế. (St 1, 1 - 2, 2) “Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm thật là tốt đẹp”. Từ nguyên thuỷ Thiên Chúa đã tạo thành trời đất.
- Trích sách Sáng Thế. (St 22, 1-18) “Của lễ hiến tế của Abraham, Tổ phụ chúng ta”. Mọi dân tộc trên mặt đất sẽ được chúc phúc nơi miêu duệ ngươi, vì ngươi đã vâng lời Ta”
- Trích sách Xuất Hành. (Xh 14, 15 - 15, 1)”Con cái Israel đi vào giữa lòng biển khô cạn”. Ngày đó Chúa cứu Israel khỏi tay Ai-cập.
- Trích sách Tiên tri Isaia. (Is 54, 5-14) “Trong tình yêu vĩnh cửu, Chúa Cứu Chuộc đã xót thương ngươi”. Ðấng đã tạo thành ngươi thống trị ngươi, danh Người là Chúa các cơ binh, Ðấng Cứu Chuộc ngươi là Ðấng Thánh Israel, Người sẽ được tôn xưng là Thiên Chúa khắp địa cầu.
- Trích sách Tiên tri Isaia. (Is 55, 1-11) “Hãy đến cùng Ta và hồn các ngươi sẽ được sống. Ta sẽ ký kết với các ngươi một giao ước vĩnh cửu”. Đó là những hồng ân đã hứa cho Ðavít: Ðây Ta đặt ngươi làm nhân chứng cho các dân, làm tướng lãnh tôn sư cho các dân tộc.
- Trích sách Tiên tri Barúc. (Br 3, 9-15. 32 - 4, 4) “Ngươi hãy đi trong đường ánh sáng của Chúa”. Hỡi Israel, hãy nghe các giới răn ban sự sống; hãy lắng tai nghe để hiểu biết sự khôn ngoan.
- Trích sách Tiên tri Êdêkiel. (Ed 36, 16-17a. 18-28) “Ta sẽ đổ trên các ngươi nước trong sạch và sẽ ban cho các ngươi quả tim mới”. Ta đặt thần trí Ta giữa các ngươi, làm cho các ngươi thực thi các huấn lệnh Ta, làm cho các ngươi tuân giữ và thực hành các lề luật Ta.
- Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma. (Rm 6, 3-11) “Chúa Kitô, một khi tự trong cõi chết sống lại, Người không chết nữa”.
- Và bài Phúc âm: Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca. (Lc 24, 1-12) “Tại sao các bà tìm người sống nơi những kẻ chết?” Thuật lại việc: Sáng ngày thứ nhất trong tuần, các bà đi ra mồ mang theo thuốc thơm đã dọn sẵn. Thấy hòn đá đã lăn ra khỏi mồ, nhưng bước vào, các bà không thấy xác Chúa Giêsu.
Đức Cha Vinh Sơn diễn giải rõ nét hơn về các Bài đọc và chia sẻ với cộng đoàn: “…Là người Ki-tô hữu, chúng ta không chỉ tin rằng Chúa Giê-su đã sống lại từ cõi chết, nhưng còn tin rằng sự sống lại của Chúa Giê-su cũng chính là tương lai của chúng ta. Nhờ đức tin, chúng ta trở nên đồng hình đồng dạng với Ngài. Nếu chúng ta chấp nhận chết đi con người cũ, con người của tội lỗi, của những tính mê nết xấu, của những nhỏ nhen ích kỷ, chắc chắn chúng ta cũng sẽ được sống một cuộc sống mới, đời sống của những con người được cứu chuộc, và chúng ta cũng sẽ được sống lại trong ngày sau hết.”
Tiếp theo là phần phụng vụ Phép Rửa. Đức Cha Vinh Sơn làm phép nước. Cộng đoàn thắp sáng ngọn nến của mình từ nến Phục Sinh và lặp lại lời tuyên hứa khi chịu phép Rửa, khẳng định lại lời cam kết này và cố gắng mỗi ngày chết cho tội lỗi nhiều hơn để được sống lại với Chúa trọn vẹn hơn.
Đức Cha chủ tế rẩy nước thánh trên cộng đoàn. Xin Chúa cho mọi người được niềm vui phục sinh, được thấm nhuần ơn cứu chuộc của Đức Kitô phục sinh, cho đức tin được củng cố và tăng trưởng mỗi ngày một hơn. Xin ban Thánh Thần làm cho chúng con nên người mới, để cuộc sống chúng con tràn đầy ánh sáng của Chúa.
Thánh lễ tiếp nối qua phần Phụng vụ Thánh Thể trong niềm hân hoan mừng Đức Kitô sống lại vinh hiển.
Trước khi kết lễ, Ông chủ tịch HĐGX thay mặt cộng đoàn có đôi lời tri ân và dâng lên Đức Cha Vinh Sơn, Cha quản xứ bó hoa tươi tỏ lòng con thảo. Ông cầu chúc cộng đoàn Mùa Phục Sinh tràn đầy ân sủng, thánh đức.
Đức Cha Vinh Sơn ban phép lành trọng thể, kết thúc Thánh lễ. Mọi người hân hoan ra về trong niềm vui Phục Sinh.
Việc tưởng niệm Đức Kitô tử nạn và phục sinh đạt tới cao điểm trong đêm Vượt Qua này. Đêm nay là đêm mà người Do Thái ăn thịt chiên và được cứu thoát. Đêm nay là đêm mà Chúa Kitô đã đập tan xiềng xích của tội lỗi và sự chết. Đêm nay là đêm mà Hội Thánh từ thuở ban đầu vẫn chờ mong Chúa đến. Hội Thánh rộng ban Ơn toàn xá Năm thánh Lòng Thương Xót cho tất cả mọi tín hữu tham dự Nghi thức này với điều kiện thành tâm sám hối, xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng.
Đoàn rước nến phục sinh cùng Đức Cha chủ tế tiến về phía lễ đài. Lửa từ nến phục sinh được truyền sang thắp sáng tất cả những ngọn nến của các tín hữu. Đèn điện trong khu vực bừng sáng, rực rỡ. Cha quản xứ Giuse Trịnh Văn Hân cất cao bài ca Exsultet: Mừng vui lên, hỡi chư thần chư thánh.
Xem Hình
Sau Nghi thức thắp nến Phục Sinh là phần Phụng vụ lời Chúa. Cộng đoàn được nghe lại các bài đọc:
- Trích sách Sáng Thế. (St 1, 1 - 2, 2) “Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm thật là tốt đẹp”. Từ nguyên thuỷ Thiên Chúa đã tạo thành trời đất.
- Trích sách Sáng Thế. (St 22, 1-18) “Của lễ hiến tế của Abraham, Tổ phụ chúng ta”. Mọi dân tộc trên mặt đất sẽ được chúc phúc nơi miêu duệ ngươi, vì ngươi đã vâng lời Ta”
- Trích sách Xuất Hành. (Xh 14, 15 - 15, 1)”Con cái Israel đi vào giữa lòng biển khô cạn”. Ngày đó Chúa cứu Israel khỏi tay Ai-cập.
- Trích sách Tiên tri Isaia. (Is 54, 5-14) “Trong tình yêu vĩnh cửu, Chúa Cứu Chuộc đã xót thương ngươi”. Ðấng đã tạo thành ngươi thống trị ngươi, danh Người là Chúa các cơ binh, Ðấng Cứu Chuộc ngươi là Ðấng Thánh Israel, Người sẽ được tôn xưng là Thiên Chúa khắp địa cầu.
- Trích sách Tiên tri Isaia. (Is 55, 1-11) “Hãy đến cùng Ta và hồn các ngươi sẽ được sống. Ta sẽ ký kết với các ngươi một giao ước vĩnh cửu”. Đó là những hồng ân đã hứa cho Ðavít: Ðây Ta đặt ngươi làm nhân chứng cho các dân, làm tướng lãnh tôn sư cho các dân tộc.
- Trích sách Tiên tri Barúc. (Br 3, 9-15. 32 - 4, 4) “Ngươi hãy đi trong đường ánh sáng của Chúa”. Hỡi Israel, hãy nghe các giới răn ban sự sống; hãy lắng tai nghe để hiểu biết sự khôn ngoan.
- Trích sách Tiên tri Êdêkiel. (Ed 36, 16-17a. 18-28) “Ta sẽ đổ trên các ngươi nước trong sạch và sẽ ban cho các ngươi quả tim mới”. Ta đặt thần trí Ta giữa các ngươi, làm cho các ngươi thực thi các huấn lệnh Ta, làm cho các ngươi tuân giữ và thực hành các lề luật Ta.
- Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma. (Rm 6, 3-11) “Chúa Kitô, một khi tự trong cõi chết sống lại, Người không chết nữa”.
- Và bài Phúc âm: Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca. (Lc 24, 1-12) “Tại sao các bà tìm người sống nơi những kẻ chết?” Thuật lại việc: Sáng ngày thứ nhất trong tuần, các bà đi ra mồ mang theo thuốc thơm đã dọn sẵn. Thấy hòn đá đã lăn ra khỏi mồ, nhưng bước vào, các bà không thấy xác Chúa Giêsu.
Đức Cha Vinh Sơn diễn giải rõ nét hơn về các Bài đọc và chia sẻ với cộng đoàn: “…Là người Ki-tô hữu, chúng ta không chỉ tin rằng Chúa Giê-su đã sống lại từ cõi chết, nhưng còn tin rằng sự sống lại của Chúa Giê-su cũng chính là tương lai của chúng ta. Nhờ đức tin, chúng ta trở nên đồng hình đồng dạng với Ngài. Nếu chúng ta chấp nhận chết đi con người cũ, con người của tội lỗi, của những tính mê nết xấu, của những nhỏ nhen ích kỷ, chắc chắn chúng ta cũng sẽ được sống một cuộc sống mới, đời sống của những con người được cứu chuộc, và chúng ta cũng sẽ được sống lại trong ngày sau hết.”
Tiếp theo là phần phụng vụ Phép Rửa. Đức Cha Vinh Sơn làm phép nước. Cộng đoàn thắp sáng ngọn nến của mình từ nến Phục Sinh và lặp lại lời tuyên hứa khi chịu phép Rửa, khẳng định lại lời cam kết này và cố gắng mỗi ngày chết cho tội lỗi nhiều hơn để được sống lại với Chúa trọn vẹn hơn.
Đức Cha chủ tế rẩy nước thánh trên cộng đoàn. Xin Chúa cho mọi người được niềm vui phục sinh, được thấm nhuần ơn cứu chuộc của Đức Kitô phục sinh, cho đức tin được củng cố và tăng trưởng mỗi ngày một hơn. Xin ban Thánh Thần làm cho chúng con nên người mới, để cuộc sống chúng con tràn đầy ánh sáng của Chúa.
Thánh lễ tiếp nối qua phần Phụng vụ Thánh Thể trong niềm hân hoan mừng Đức Kitô sống lại vinh hiển.
Trước khi kết lễ, Ông chủ tịch HĐGX thay mặt cộng đoàn có đôi lời tri ân và dâng lên Đức Cha Vinh Sơn, Cha quản xứ bó hoa tươi tỏ lòng con thảo. Ông cầu chúc cộng đoàn Mùa Phục Sinh tràn đầy ân sủng, thánh đức.
Đức Cha Vinh Sơn ban phép lành trọng thể, kết thúc Thánh lễ. Mọi người hân hoan ra về trong niềm vui Phục Sinh.
Mừng Lễ Phục Sinh, Tân Tòng Sydney Gia Nhập Giáo Hội
Diệp Hải Dung.
08:56 28/03/2016
Mừng Lễ Phục Sinh, Tân Tòng Sydney Gia Nhập Giáo Hội
Chúa Nhật Phục Sinh 27/03/2016, sau những tháng ngày học hiểu về Giáo Lý, Kinh Thánh 7 Anh Chị Em Tân Tòng thuộc Giáo đoàn Cabramatta đã đến nhà thờ Sacred Heart Cabramatta Sydney tham dự Đại Lễ Phục Sinh và lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, Thêm Sức và Bí tích Thánh Thể để chính thức gia nhập vào đoàn chiên của Chúa.
Xem Hình
Trước khi khai mạc Thánh lễ, Cha Paul Văn Chi Tuyên úy Đặc trách Ban Truyền Giáo TGP Sydney chúc mừng Phục Sinh đến với tất cả mọi người trong Giáo đoàn, đồng thời Cha cũng chúc mừng 7 anh chị em Tân Tòng hôm nay đón nhận Bí tích Khai Tâm để gia nhập vào Giáo Hội.
Trong bài giảng, Cha Paul Văn Chi kể những mẫu truyện tiêu biểu về cuộc sống tù binh của quân đội Mỹ bị quân Nhật bắt giam ở cầu sông Kwai trong thế chiến thứ 2 và nhờ vào Kinh Thánh và biết đến Tin Mừng của Chúa Giêsu KiTô chết và đã sống lại, từ đó biến đổi mới sự bi quan chán nản tới niềm vui hy vọng và yêu thương.
Sau bài giảng, ông Giuse Huỳnh Công Lợi Ban Truyền Giáo đọc danh sách các anh chị em Tân Tòng lên trước bàn thờ tuyên xưng Đức Tin và lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, đồng thời nhận Khăn Trắng và Ánh Nến Phục Sinh của Chúa KiTô sau đó các anh chị em đón nhận ơn Chúa Thánh Thần qua Bí tích Thêm Sức. Cha Paul Văn Chi Đặc trách Ban Truyền Giáo chúc mừng 7 anh chị em Tân Tòng và mọi người cùng vỗ tay chúc mừng.
Trước khi kết thúc Thánh lễ ông Đào Huy Thái Trưởng Ban Mục Vụ Giáo đoàn Cabramatta cũng thay mặt Giáo đoàn ngỏ lời chúc mừng Phục Sinh và các anh chị em Tân Tòng được gia nhập vào Giáo Hội.
Sau cùng một vị đại diện anh chị em Tân Tòng ngỏ lời cám ơn Cha Chủ tế Paul Văn Chi, quý Giảng Viên Giáo Lý, quý Vú Bõ đỡ đầu đã tận tình hướng dẫn cho các anh chị em Tân Tòng chúng con học hiểu Giáo Lý, Kinh Thánh biết về Chúa để chúng con gia nhập vào Giáo Hội của Chúa. Chúng con kính xin Cha và tất cả mọi người cầu nguyện cho chúng con trên bước đường chập chững bước theo Chúa. Thánh lễ kết thúc Cha Paul Văn Chi và Ban Mục Vụ Giáo đoàn phát quà Trứng Phục Sinh (Easter Eggs) mừng Phục Sinh cho các anh chị em Tân Tòng và tất cả mọi người.
Vào buổi sáng cùng ngày Chúa Nhật Phục Sinh, tại Giáo đoàn Revesby có 8 anh chị em Tân Tòng cũng được lãnh nhận Bí tích Rửa Tội chính thức gia nhập vào Giáo Hội. Các anh chị em Tân Tòng được sự hướng dẫn của ông Hoàng Văn Long Trưởng Ban Truyền Giáo TGP Sydney.
Diệp Hải Dung.
Chúa Nhật Phục Sinh 27/03/2016, sau những tháng ngày học hiểu về Giáo Lý, Kinh Thánh 7 Anh Chị Em Tân Tòng thuộc Giáo đoàn Cabramatta đã đến nhà thờ Sacred Heart Cabramatta Sydney tham dự Đại Lễ Phục Sinh và lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, Thêm Sức và Bí tích Thánh Thể để chính thức gia nhập vào đoàn chiên của Chúa.
Xem Hình
Trước khi khai mạc Thánh lễ, Cha Paul Văn Chi Tuyên úy Đặc trách Ban Truyền Giáo TGP Sydney chúc mừng Phục Sinh đến với tất cả mọi người trong Giáo đoàn, đồng thời Cha cũng chúc mừng 7 anh chị em Tân Tòng hôm nay đón nhận Bí tích Khai Tâm để gia nhập vào Giáo Hội.
Trong bài giảng, Cha Paul Văn Chi kể những mẫu truyện tiêu biểu về cuộc sống tù binh của quân đội Mỹ bị quân Nhật bắt giam ở cầu sông Kwai trong thế chiến thứ 2 và nhờ vào Kinh Thánh và biết đến Tin Mừng của Chúa Giêsu KiTô chết và đã sống lại, từ đó biến đổi mới sự bi quan chán nản tới niềm vui hy vọng và yêu thương.
Sau bài giảng, ông Giuse Huỳnh Công Lợi Ban Truyền Giáo đọc danh sách các anh chị em Tân Tòng lên trước bàn thờ tuyên xưng Đức Tin và lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, đồng thời nhận Khăn Trắng và Ánh Nến Phục Sinh của Chúa KiTô sau đó các anh chị em đón nhận ơn Chúa Thánh Thần qua Bí tích Thêm Sức. Cha Paul Văn Chi Đặc trách Ban Truyền Giáo chúc mừng 7 anh chị em Tân Tòng và mọi người cùng vỗ tay chúc mừng.
Trước khi kết thúc Thánh lễ ông Đào Huy Thái Trưởng Ban Mục Vụ Giáo đoàn Cabramatta cũng thay mặt Giáo đoàn ngỏ lời chúc mừng Phục Sinh và các anh chị em Tân Tòng được gia nhập vào Giáo Hội.
Sau cùng một vị đại diện anh chị em Tân Tòng ngỏ lời cám ơn Cha Chủ tế Paul Văn Chi, quý Giảng Viên Giáo Lý, quý Vú Bõ đỡ đầu đã tận tình hướng dẫn cho các anh chị em Tân Tòng chúng con học hiểu Giáo Lý, Kinh Thánh biết về Chúa để chúng con gia nhập vào Giáo Hội của Chúa. Chúng con kính xin Cha và tất cả mọi người cầu nguyện cho chúng con trên bước đường chập chững bước theo Chúa. Thánh lễ kết thúc Cha Paul Văn Chi và Ban Mục Vụ Giáo đoàn phát quà Trứng Phục Sinh (Easter Eggs) mừng Phục Sinh cho các anh chị em Tân Tòng và tất cả mọi người.
Vào buổi sáng cùng ngày Chúa Nhật Phục Sinh, tại Giáo đoàn Revesby có 8 anh chị em Tân Tòng cũng được lãnh nhận Bí tích Rửa Tội chính thức gia nhập vào Giáo Hội. Các anh chị em Tân Tòng được sự hướng dẫn của ông Hoàng Văn Long Trưởng Ban Truyền Giáo TGP Sydney.
Diệp Hải Dung.
Giáo xứ Phú Bình Sàigòn : Niềm vui Phục sinh
Martino Lê Hoàng Vũ
09:03 28/03/2016
Giáo xứ Phú Bình Sàigòn: Niềm vui Phục sinh
Chiều Chúa Nhật ngày 27.3.2016 cộng đoàn Dân Chúa giáo xứ Phú Bình,hạt Phú Thọ, SG đã quy tụ đông đảo để tham dự thánh lễ mừng Chúa Phục Sinh,thánh lễ chính ngày vào ban chiều.
Xem Hình
Khởi đầu là cuộc rước vào lúc 17g 00,cộng đoàn đi kiệu Cung Nghinh Chúa Phục Sinh trong khuôn viên nhà thờ.Các bài suy niệm giúp mỗi người suy nghĩ về ý nghĩa của mầu nhiệm Phục Sinh.Đức Kitô đã đánh bại thần chết,Ngài đã sống lại vinh quang để mở lối vào đời sống mới cho chúng ta,Ngài mời gọi chúng ta sống cho con người mới, biết đáp ứng những giá trị tốt đẹp của Tin Mừng như bình an,sự thật và tình yêu thương.
Trong lời mở đầu thánh lễ,cha chánh xứ Giuse Vương Sĩ Tuấn chào mừng cộng đoàn hiện diện. Cha nói đến niềm vui Phục Sinh là niềm vui lớn lao, là niềm hy vọng vào đời sống mới cho mỗi tín hữu.Đặc biệt trong thánh lễ hôm nay, cha chánh xứ ban bí tích Thánh Tẩy cho bác sĩ Lâm Anh Minh Việt kiều từ Mỹ về,bên cạnh anh còn có sự hiện diện của các soeur Dòng Đức Bà Truyền Giáo,các bác sĩ bệnh viện Pháp Việt và bệnh viện Chợ Rẫy,gia đình bác sĩ Lâm Anh Minh,cùng quý anh chị em trong ngày kỷ niệm lãnh nhận bí tích Thanh Tẩy cách đây 1 năm tại Nhà thờ Đức Bà Sài gòn.
Trong bài chia sẻ Tin Mừng,cha chánh xứ nói đến tầm quan trọng của biến cố Chúa Giêsu Phục Sinh trong đời sống Kitô hữu.Thánh Phaolô nói:Nếu Đức Kitô không sống lại thì lời rao giảng của chúng tôi là vô ích và niềm tin của anh em là hão huyền.Điều làm nên xác tín Đức Kitô Phục sinh là nhờ tình yêu.Trong Tin Mừng thuật lại câu chuyện hai môn đệ Phêrô và Gioan chạy ra mồ trống.Ông đã thấy và đã tin.Tin vào Đức Kitô Phục Sinh là một điều rất quan trọng.Gioan được xem là người môn đệ Chúa yêu,ông đã theo sát Chúa Giêsu trong hành trình sứ vụ của Ngài và sau cùng là ông đứng dưới chân thập giá với Chúa Giêsu.
Xác tín vào Đức Kitô Phục sinh không dừng lại ở lý luận suy tư thần học,nhưng còn là đi vào trong mối tương quan với Ngài.Niềm tin vào Đức Kitô Phục sinh làm cho chúng ta biết dấn thân loan báo Tin Mừng,trung thành trong đức tin,lòng cậy trông,tình yêu mến,dấn thân trong con đường yêu thương của Chúa, cho dù có gặp thử thách gian nan.Thánh Gioan đã thấy và đã tin bởi ông cảm nghiệm bằng tình yêu. Anh Lâm Quang Minh trở thành con cái Chúa được gia nhập Giáo Hội trong bí tích Rửa tội cũng đã thấy và đã tin.Đức tin của anh là thiết lập mối tương quan gắn bó thân tình với Chúa,anh được Chúa yêu thương thúc đẩy mời gọi.Đức tin Công Giáo đến với anh không phải là cái gì chớp nhoáng,nhanh chóng,nhưng là trong một thời gian dài.Từ lâu,khoảng hơn 10 năm làm việc và công tác tại Việt Nam,anh đến dự lễ nhà thờ Đức Bà Sài gòn,âm thầm ngồi ở một góc nào đó nghe giảng,để rồi Lời Chúa soi sáng cho anh tìm hiểu Đức Tin Công Giáo, theo học đạo.Cho đến hôm nay anh mới chính thức gia nhập Giáo Hội.Hơn nữa, khi thấy các soeur chăm sóc phục vụ những người nghèo và những bệnh nhân,anh cảm thấy mình được thu phục,anh cảm thấy như gặp được chứng nhân của Chúa Kitô Phục Sinh.Anh đã nhiều lần tâm sự;đối với anh, đức tin mang lại cho anh sự bình an khôn tả.
Cha Giuse kết thúc bài giảng bằng lời nhắn nhủ:Mỗi người chúng ta cũng được mời gọi đi vào tương quan tình yêu Chúa,tức là kết hiệp với Chúa Giêsu và cảm nhận sự hiện diện của Ngài trong cuộc sống thường ngày.
Sau đó là Nghi thức ban các bí tích Khai tâm cho anh Lâm Quang Minh.
Trước khi kết thúc thánh lễ,cha chánh xứ Phú Bình chúc mừng phục sinh đến cộng đoàn phụng vụ.
Xin Đấng Phục sinh ban cho chúng ta tràn đầy bình an,ơn thánh và niềm vui, và xin Ngài nâng đỡ cuộc sống chúng ta có nhiều thử thách gian nan luôn trung thành là môn đệ Chúa Kitô.
Martino Lê Hoàng Vũ
Chiều Chúa Nhật ngày 27.3.2016 cộng đoàn Dân Chúa giáo xứ Phú Bình,hạt Phú Thọ, SG đã quy tụ đông đảo để tham dự thánh lễ mừng Chúa Phục Sinh,thánh lễ chính ngày vào ban chiều.
Xem Hình
Khởi đầu là cuộc rước vào lúc 17g 00,cộng đoàn đi kiệu Cung Nghinh Chúa Phục Sinh trong khuôn viên nhà thờ.Các bài suy niệm giúp mỗi người suy nghĩ về ý nghĩa của mầu nhiệm Phục Sinh.Đức Kitô đã đánh bại thần chết,Ngài đã sống lại vinh quang để mở lối vào đời sống mới cho chúng ta,Ngài mời gọi chúng ta sống cho con người mới, biết đáp ứng những giá trị tốt đẹp của Tin Mừng như bình an,sự thật và tình yêu thương.
Trong lời mở đầu thánh lễ,cha chánh xứ Giuse Vương Sĩ Tuấn chào mừng cộng đoàn hiện diện. Cha nói đến niềm vui Phục Sinh là niềm vui lớn lao, là niềm hy vọng vào đời sống mới cho mỗi tín hữu.Đặc biệt trong thánh lễ hôm nay, cha chánh xứ ban bí tích Thánh Tẩy cho bác sĩ Lâm Anh Minh Việt kiều từ Mỹ về,bên cạnh anh còn có sự hiện diện của các soeur Dòng Đức Bà Truyền Giáo,các bác sĩ bệnh viện Pháp Việt và bệnh viện Chợ Rẫy,gia đình bác sĩ Lâm Anh Minh,cùng quý anh chị em trong ngày kỷ niệm lãnh nhận bí tích Thanh Tẩy cách đây 1 năm tại Nhà thờ Đức Bà Sài gòn.
Trong bài chia sẻ Tin Mừng,cha chánh xứ nói đến tầm quan trọng của biến cố Chúa Giêsu Phục Sinh trong đời sống Kitô hữu.Thánh Phaolô nói:Nếu Đức Kitô không sống lại thì lời rao giảng của chúng tôi là vô ích và niềm tin của anh em là hão huyền.Điều làm nên xác tín Đức Kitô Phục sinh là nhờ tình yêu.Trong Tin Mừng thuật lại câu chuyện hai môn đệ Phêrô và Gioan chạy ra mồ trống.Ông đã thấy và đã tin.Tin vào Đức Kitô Phục Sinh là một điều rất quan trọng.Gioan được xem là người môn đệ Chúa yêu,ông đã theo sát Chúa Giêsu trong hành trình sứ vụ của Ngài và sau cùng là ông đứng dưới chân thập giá với Chúa Giêsu.
Xác tín vào Đức Kitô Phục sinh không dừng lại ở lý luận suy tư thần học,nhưng còn là đi vào trong mối tương quan với Ngài.Niềm tin vào Đức Kitô Phục sinh làm cho chúng ta biết dấn thân loan báo Tin Mừng,trung thành trong đức tin,lòng cậy trông,tình yêu mến,dấn thân trong con đường yêu thương của Chúa, cho dù có gặp thử thách gian nan.Thánh Gioan đã thấy và đã tin bởi ông cảm nghiệm bằng tình yêu. Anh Lâm Quang Minh trở thành con cái Chúa được gia nhập Giáo Hội trong bí tích Rửa tội cũng đã thấy và đã tin.Đức tin của anh là thiết lập mối tương quan gắn bó thân tình với Chúa,anh được Chúa yêu thương thúc đẩy mời gọi.Đức tin Công Giáo đến với anh không phải là cái gì chớp nhoáng,nhanh chóng,nhưng là trong một thời gian dài.Từ lâu,khoảng hơn 10 năm làm việc và công tác tại Việt Nam,anh đến dự lễ nhà thờ Đức Bà Sài gòn,âm thầm ngồi ở một góc nào đó nghe giảng,để rồi Lời Chúa soi sáng cho anh tìm hiểu Đức Tin Công Giáo, theo học đạo.Cho đến hôm nay anh mới chính thức gia nhập Giáo Hội.Hơn nữa, khi thấy các soeur chăm sóc phục vụ những người nghèo và những bệnh nhân,anh cảm thấy mình được thu phục,anh cảm thấy như gặp được chứng nhân của Chúa Kitô Phục Sinh.Anh đã nhiều lần tâm sự;đối với anh, đức tin mang lại cho anh sự bình an khôn tả.
Cha Giuse kết thúc bài giảng bằng lời nhắn nhủ:Mỗi người chúng ta cũng được mời gọi đi vào tương quan tình yêu Chúa,tức là kết hiệp với Chúa Giêsu và cảm nhận sự hiện diện của Ngài trong cuộc sống thường ngày.
Sau đó là Nghi thức ban các bí tích Khai tâm cho anh Lâm Quang Minh.
Trước khi kết thúc thánh lễ,cha chánh xứ Phú Bình chúc mừng phục sinh đến cộng đoàn phụng vụ.
Xin Đấng Phục sinh ban cho chúng ta tràn đầy bình an,ơn thánh và niềm vui, và xin Ngài nâng đỡ cuộc sống chúng ta có nhiều thử thách gian nan luôn trung thành là môn đệ Chúa Kitô.
Martino Lê Hoàng Vũ
Tỉnh Tâm Mùa Chay Cộng Đoàn Phục Sinh San Gabriel Mission
Quân Trần
09:21 28/03/2016
Tỉnh Tâm Mùa Chay Cộng Đoàn Phục Sinh San Gabriel Mission
Mùa chay năm nay Cộng Đoàn đã mời Cha Giuse Tiến Lộc Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam giảng tỉnh tâm cho Cộng Đoàn với chủ đề của năm Lòng Thương Xót, đây là trạm dừng chân thứ 8 của Cha trong chuyến sang Hoa Kỳ lần này.
Qua hai buổi tỉnh tâm 22 và 23/3/2016 Cha Đã mang lại cho Cộng Đoàn một làn gió mới, một sức sống mới, cộng đoàn của chúng ta thật hạnh phúc tiếp đón Cha Tiến Lộc đến để tỉnh tâm. Cha tuy cao tuổi nhưng tạm hồn rất trẻ trung. Những bài giảng của Cha luôn cập nhật hóa những vấn đề nóng bỏng trong cuộc sống. Cha quả thật là một người Cha tâm lý, Cha đã sưu tầm những điều cần nên làm ngay, thay đổi ngay trong lòng của những con chiên mà từ bấy lâu nay cứ tưởng rằng mình đã giữ đạo sốt sắng!!!
Xem Hình
Còn biết bao điều chung quanh ta mà chỉ cần một bàn tay mỗi giáo dân thì sẽ làm cho cộng đoàn ta phát triển mạnh mẽ hơn. Thật tuyệt vời khi Cha đọc lời đối thoại trong vở kịch của ba cha con bằng ba giọng đọc khác nhau. Và ngay cả những giờ giải lao Cha cũng hô hào cho bằng được một ca đoàn tự phát để cùng với Cha hát những bài ca rền vang khắp Thánh đường….Guitar, harmonica, piano, ca trưởng, nhạc sĩ, ca sĩ… Bao nhiêu đấy thôi cũng đã thấy cha đa tài cỡ nào. Khâm phục và ngưỡng mộ Cha quá!!! Cuộc gặp gỡ nào cũng chia tay bịn rịn. Thôi thì cộng đoàn chúng con luôn chúc Cha có thật nhiều sứ khỏe, mọi điều tốt đẹp luôn đến với Cha qua bàn tay quan phòng của Chúa Giêsu và Mẹ Maria luôn đồng hành với Cha. Chúng con cám ơn Cha thật nhiều và hẹn ngày gặp lại Cha sớm nhất!
Mùa chay năm nay Cộng Đoàn đã mời Cha Giuse Tiến Lộc Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam giảng tỉnh tâm cho Cộng Đoàn với chủ đề của năm Lòng Thương Xót, đây là trạm dừng chân thứ 8 của Cha trong chuyến sang Hoa Kỳ lần này.
Qua hai buổi tỉnh tâm 22 và 23/3/2016 Cha Đã mang lại cho Cộng Đoàn một làn gió mới, một sức sống mới, cộng đoàn của chúng ta thật hạnh phúc tiếp đón Cha Tiến Lộc đến để tỉnh tâm. Cha tuy cao tuổi nhưng tạm hồn rất trẻ trung. Những bài giảng của Cha luôn cập nhật hóa những vấn đề nóng bỏng trong cuộc sống. Cha quả thật là một người Cha tâm lý, Cha đã sưu tầm những điều cần nên làm ngay, thay đổi ngay trong lòng của những con chiên mà từ bấy lâu nay cứ tưởng rằng mình đã giữ đạo sốt sắng!!!
Xem Hình
Còn biết bao điều chung quanh ta mà chỉ cần một bàn tay mỗi giáo dân thì sẽ làm cho cộng đoàn ta phát triển mạnh mẽ hơn. Thật tuyệt vời khi Cha đọc lời đối thoại trong vở kịch của ba cha con bằng ba giọng đọc khác nhau. Và ngay cả những giờ giải lao Cha cũng hô hào cho bằng được một ca đoàn tự phát để cùng với Cha hát những bài ca rền vang khắp Thánh đường….Guitar, harmonica, piano, ca trưởng, nhạc sĩ, ca sĩ… Bao nhiêu đấy thôi cũng đã thấy cha đa tài cỡ nào. Khâm phục và ngưỡng mộ Cha quá!!! Cuộc gặp gỡ nào cũng chia tay bịn rịn. Thôi thì cộng đoàn chúng con luôn chúc Cha có thật nhiều sứ khỏe, mọi điều tốt đẹp luôn đến với Cha qua bàn tay quan phòng của Chúa Giêsu và Mẹ Maria luôn đồng hành với Cha. Chúng con cám ơn Cha thật nhiều và hẹn ngày gặp lại Cha sớm nhất!
Hiệp Hội Công Giáo Việt Nam Tại Thái Lan Mừng Chúa Phục Sinh
LM. Giuse Nguyễn Mạnh Hà, OP.
09:42 28/03/2016
Hiệp Hội Công Giáo Việt Nam Tại Thái Lan Mừng Chúa Phục Sinh
Ha-lê-lu-ia! Chúa đã sống lại ! Hãy vui lên Chúa đã sống lại ! Đó là những lời tung hô mà Giáo Hội hát vang trong ngày lễ trọng đại Chúa Phục Sinh hôm nay.
Xem Hình
Niềm vui của ngày lễ Chúa Phục Sinh đã được các bạn trẻ Công Giáo Việt Nam đang làm việc tại Thái lan nô nức đón mừng. Ngay từ sớm, nhiều bạn trẻ đã chuẩn bị hành trình lên đường về hai điểm dâng lễ chung của Hiệp Hội một ở Băng Cốc và một ở Si-ra-cha (tỉnh Chonburi) để tham dự lễ mừng Chúa Phục Sinh.
Thời gian bắt đầu ngày sinh hoạt mừng Chúa Phục Sinh là 12g45, nhưng ngay từ 11g00 đã có nhiều bạn đến nhà thờ Ngai tòa Thánh Phê-rô là điểm tổ chức lễ Hiệp Hội tại Băng Cốc để được hòa giải với Chúa qua Bí tích Giải tội. Nhiều bạn trẻ cho biết khi làm việc bên Thái này, phần vì xa nhà thờ, phần vì không có giấy tờ hợp lệ nên không dám đi lễ thường xuyên và chính vì thế mỗi khi có lễ lớn là dịp thuận lợi để sám hối, để trở về giao hòa với Chúa và anh chị em.
Buổi sinh hoạt lễ Mừng Chúa Phục Sinh của Hiệp Hội Công Giáo Việt Nam tại thái lan ở điểm I bắt đầu lúc 12g45 bằng việc cầu nguyện, tiếp theo là lời chào đón và chúc mừng phục sinh của cha Linh Hướng Hiệp Hội cùng những bài hát sinh hoạt quen thuộc. Đúng 13g00 Cha Gioan Hùng, dòng Ngôi Lời thuyết trình đề tài “Thiên Chúa – Đấng bao dung và thương xót nhân loại”. Bằng cách nói chuyện dí dỏm, bằng những dụ ngôn từ Tin Mừng, bằng những câu chuyện thật của cuộc sống và ngón nghề ảo thuật, cha Gioan đã đưa các bạn trẻ từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác về lòng thương xót của Thiên Chúa. Qua bài thuyết trình đề tài, cha đã giúp cho các bạn trẻ hiểu về lòng Thương xót bao la của Chúa hơn, đồng thời cũng mời gọi các bạn mau chạy đến với Ngài để được Ngài luôn ấp ủ yêu thương.
Thánh lễ Mừng Chúa Phục Sinh là cao điểm của ngày gặp gỡ và sinh hoạt cho ngày lễ hôm nay của Hiệp Hội. Đúng 14g00, đoàn rước đón cha chủ tế Giuse Nguyễn Mạnh Hà, OP. cũng là cha linh Hướng của Hiệp Hội cùng quý cha đồng tế tiến vào cung thánh của thánh đường. Cha chủ tế một lần nữa chào và chúc mừng Chúa Phục Sinh tất cả mọi người hiện diện trong thánh lễ trọng đại hôm nay. Mở đầu thánh lễ, ngài cũng ngỏ lời với anh chị em rằng niềm vui Chúa Phục Sinh phải là niềm vui lớn nhất của cuộc đời người Ki-tô hữu. Chúa Ki-tô phục sinh đã cho chúng ta niềm hy vọng được phục sinh với Người cho dù cuộc sống xa xứ còn nhiều gian truân thử thách, còn nhiều sóng gió gập gềnh, và ngay cả sự bắt bớ cũng như cái chết rình rập, nhưng chúng ta tin vào Đức Ki-tô Phục sinh đã chiến thắng sự chết, thì ta không còn lý do gì phải buồn mà hãy vui lên.
Trong Bài chia sẻ Tin Mừng, cha Micaen Nguyễn Văn Bắc, OP. đã quảng diễn về niềm tin vào Đức Ki-tô phục sinh khởi đi từ ngôi mộ trống, từ những người phụ nữ thăm mồ và niềm tin của người môn đệ “Ông đã thấy và đã tin”. Niềm tin này cũng phải là niềm tin của mỗi người chúng ta. Ban đầu chúng ta có thể như Tô-ma nghi ngờ vào việc Chúa phục sinh, nhưng rồi ông cũng phải thốt lên “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con !” (Ga 20,28). Cha cũng mời gọi các bạn trẻ rằng hãy tin vào Chúa cho dù cuộc đời còn lắm gian truân bởi nếu con người chúng ta chỉ sinh ra, lớn lên, rồi chết và chấm dứt ở cái chết; thì cuộc đời con người chẳng có ý nghĩ gì, chẳng khác gì các loài sinh vật khác. Thế nhưng sau cái chết là sự sống đời đời vì Chúa Ki-tô đã phục sinh. Đây là một bảo đảm rằng chúng ta cũng sẽ phục sinh sau cái chết. Điều quan trọng là chúng ta có cùng sống với Chúa, cùng chết với Chúa hay không mà thôi (xc. Ga 3,16).
Thánh lễ kết thúc với phép lành trọng thể, làm phép trứng Phục sinh, nhận trứng, điểm tâm và chia tay, nhưng dư âm của ngày lễ vẫn còn đọng lại mãi với khoảng gần 2.500 bạn trẻ tham dự thánh lễ tại điểm I hôm nay. Bạn Oanh nhóm Praram III cho chúng tôi biết rằng Thánh lễ hôm nay thật sốt sắng và các bạn về đông quá cha à. Ước mong trong cuộc sống này chúng con luôn được vui và bình an như khi tham dự lễ này. Anh Anh một trong những người thuộc Ban Điều Hành Hiệp Hội cũng cho biết năm lễ đông quá, chúng ta đã chuẩn bị trứng phục sinh và bánh ngọt rất nhiều ấy thế mà không đủ, nhưng cha ơi may quá, bánh thánh thì đủ cho tất cả mọi người như vậy chúng ta không thiếu của ăn thiêng liêng, cha hỉ….
Cầu chúc cho tất cả mọi người luôn luôn hân hoan vui mừng trong Chúa Phục Sinh. Cầu chúc cho niềm vui Phục sinh sẽ kéo dài trong suốt cuộc đời của các bạn trẻ sống nơi viễn xứ. Cầu chúc cho niềm vui Phục sinh sẽ biến đổi suy nghĩ, lời nói và việc làm của các bạn trẻ hôm nay. Cầu mong Chúa Phục Sinh biến đổi tâm hồn khô khan của các bạn trẻ thành những tâm hồn sốt sắng trong bình an của Chúa Phục Sinh và cũng cầu chúc cho các bạn biết tin tưởng phó thác tuyệt đối cho Chúa như chính ông Gio-an: “Ông đã thấy và đã tin” (Ga 20, 8b). Cầu chúc cho các bạn trẻ cũng có thể nói rằng, tôi đã thấy và đã tin. Ha-lê-lu-ia!
Lm. Giuse Nguyễn Mạnh Hà, OP.
Ha-lê-lu-ia! Chúa đã sống lại ! Hãy vui lên Chúa đã sống lại ! Đó là những lời tung hô mà Giáo Hội hát vang trong ngày lễ trọng đại Chúa Phục Sinh hôm nay.
Xem Hình
Niềm vui của ngày lễ Chúa Phục Sinh đã được các bạn trẻ Công Giáo Việt Nam đang làm việc tại Thái lan nô nức đón mừng. Ngay từ sớm, nhiều bạn trẻ đã chuẩn bị hành trình lên đường về hai điểm dâng lễ chung của Hiệp Hội một ở Băng Cốc và một ở Si-ra-cha (tỉnh Chonburi) để tham dự lễ mừng Chúa Phục Sinh.
Thời gian bắt đầu ngày sinh hoạt mừng Chúa Phục Sinh là 12g45, nhưng ngay từ 11g00 đã có nhiều bạn đến nhà thờ Ngai tòa Thánh Phê-rô là điểm tổ chức lễ Hiệp Hội tại Băng Cốc để được hòa giải với Chúa qua Bí tích Giải tội. Nhiều bạn trẻ cho biết khi làm việc bên Thái này, phần vì xa nhà thờ, phần vì không có giấy tờ hợp lệ nên không dám đi lễ thường xuyên và chính vì thế mỗi khi có lễ lớn là dịp thuận lợi để sám hối, để trở về giao hòa với Chúa và anh chị em.
Buổi sinh hoạt lễ Mừng Chúa Phục Sinh của Hiệp Hội Công Giáo Việt Nam tại thái lan ở điểm I bắt đầu lúc 12g45 bằng việc cầu nguyện, tiếp theo là lời chào đón và chúc mừng phục sinh của cha Linh Hướng Hiệp Hội cùng những bài hát sinh hoạt quen thuộc. Đúng 13g00 Cha Gioan Hùng, dòng Ngôi Lời thuyết trình đề tài “Thiên Chúa – Đấng bao dung và thương xót nhân loại”. Bằng cách nói chuyện dí dỏm, bằng những dụ ngôn từ Tin Mừng, bằng những câu chuyện thật của cuộc sống và ngón nghề ảo thuật, cha Gioan đã đưa các bạn trẻ từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác về lòng thương xót của Thiên Chúa. Qua bài thuyết trình đề tài, cha đã giúp cho các bạn trẻ hiểu về lòng Thương xót bao la của Chúa hơn, đồng thời cũng mời gọi các bạn mau chạy đến với Ngài để được Ngài luôn ấp ủ yêu thương.
Thánh lễ Mừng Chúa Phục Sinh là cao điểm của ngày gặp gỡ và sinh hoạt cho ngày lễ hôm nay của Hiệp Hội. Đúng 14g00, đoàn rước đón cha chủ tế Giuse Nguyễn Mạnh Hà, OP. cũng là cha linh Hướng của Hiệp Hội cùng quý cha đồng tế tiến vào cung thánh của thánh đường. Cha chủ tế một lần nữa chào và chúc mừng Chúa Phục Sinh tất cả mọi người hiện diện trong thánh lễ trọng đại hôm nay. Mở đầu thánh lễ, ngài cũng ngỏ lời với anh chị em rằng niềm vui Chúa Phục Sinh phải là niềm vui lớn nhất của cuộc đời người Ki-tô hữu. Chúa Ki-tô phục sinh đã cho chúng ta niềm hy vọng được phục sinh với Người cho dù cuộc sống xa xứ còn nhiều gian truân thử thách, còn nhiều sóng gió gập gềnh, và ngay cả sự bắt bớ cũng như cái chết rình rập, nhưng chúng ta tin vào Đức Ki-tô Phục sinh đã chiến thắng sự chết, thì ta không còn lý do gì phải buồn mà hãy vui lên.
Trong Bài chia sẻ Tin Mừng, cha Micaen Nguyễn Văn Bắc, OP. đã quảng diễn về niềm tin vào Đức Ki-tô phục sinh khởi đi từ ngôi mộ trống, từ những người phụ nữ thăm mồ và niềm tin của người môn đệ “Ông đã thấy và đã tin”. Niềm tin này cũng phải là niềm tin của mỗi người chúng ta. Ban đầu chúng ta có thể như Tô-ma nghi ngờ vào việc Chúa phục sinh, nhưng rồi ông cũng phải thốt lên “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con !” (Ga 20,28). Cha cũng mời gọi các bạn trẻ rằng hãy tin vào Chúa cho dù cuộc đời còn lắm gian truân bởi nếu con người chúng ta chỉ sinh ra, lớn lên, rồi chết và chấm dứt ở cái chết; thì cuộc đời con người chẳng có ý nghĩ gì, chẳng khác gì các loài sinh vật khác. Thế nhưng sau cái chết là sự sống đời đời vì Chúa Ki-tô đã phục sinh. Đây là một bảo đảm rằng chúng ta cũng sẽ phục sinh sau cái chết. Điều quan trọng là chúng ta có cùng sống với Chúa, cùng chết với Chúa hay không mà thôi (xc. Ga 3,16).
Thánh lễ kết thúc với phép lành trọng thể, làm phép trứng Phục sinh, nhận trứng, điểm tâm và chia tay, nhưng dư âm của ngày lễ vẫn còn đọng lại mãi với khoảng gần 2.500 bạn trẻ tham dự thánh lễ tại điểm I hôm nay. Bạn Oanh nhóm Praram III cho chúng tôi biết rằng Thánh lễ hôm nay thật sốt sắng và các bạn về đông quá cha à. Ước mong trong cuộc sống này chúng con luôn được vui và bình an như khi tham dự lễ này. Anh Anh một trong những người thuộc Ban Điều Hành Hiệp Hội cũng cho biết năm lễ đông quá, chúng ta đã chuẩn bị trứng phục sinh và bánh ngọt rất nhiều ấy thế mà không đủ, nhưng cha ơi may quá, bánh thánh thì đủ cho tất cả mọi người như vậy chúng ta không thiếu của ăn thiêng liêng, cha hỉ….
Cầu chúc cho tất cả mọi người luôn luôn hân hoan vui mừng trong Chúa Phục Sinh. Cầu chúc cho niềm vui Phục sinh sẽ kéo dài trong suốt cuộc đời của các bạn trẻ sống nơi viễn xứ. Cầu chúc cho niềm vui Phục sinh sẽ biến đổi suy nghĩ, lời nói và việc làm của các bạn trẻ hôm nay. Cầu mong Chúa Phục Sinh biến đổi tâm hồn khô khan của các bạn trẻ thành những tâm hồn sốt sắng trong bình an của Chúa Phục Sinh và cũng cầu chúc cho các bạn biết tin tưởng phó thác tuyệt đối cho Chúa như chính ông Gio-an: “Ông đã thấy và đã tin” (Ga 20, 8b). Cầu chúc cho các bạn trẻ cũng có thể nói rằng, tôi đã thấy và đã tin. Ha-lê-lu-ia!
Lm. Giuse Nguyễn Mạnh Hà, OP.
Văn Hóa
Chuyện phiếm Canada : Lời Kinh Tuyệt Vời
Trà Lũ
09:53 28/03/2016
Chuyện phiếm Canada: LỜI KINH TUYỆT VỜI
Tháng Ba, nàng Xuân bắt dầu rón rén bước vào miền đất hạnh phúc này. Cỏ cây nằm ngủ dưới tuyết bắt đầu tỉnh giấc và đang thì thầm gọi nhau ngóc đầu dậy. Tháng này dân Canada mừng hai lễ lớn, Lễ St. Patrick và Lễ Phục Sinh. Còn chính quyền liên bang Canada thì mừng cuộc thăm viếng Hoa Kỳ của Thủ tướng Justin Trudeau đã thành công quá sự mong ước. Ông và vợ ông đã được cả triều đình Vua Obama đón tiếp theo nghi lễ quân vương vô cùng trọng thể trong 3 ngày. Buổi tối đầu tiên là đại yến trong đại sảnh với 140 thực khách chọn lọc gồm các yếu nhân trong chính quyền và ngoại giao.
Các cụ chắc đã biết và đã thấy những việc này qua các cơ quan truyền thông, phải không cơ. Dân làng An Lạc của tôi là dân ăn nhậu nên chú trọng nhiều nhất về bữa đại yến. Trước ngày thăm viếng mồng 10 tháng Ba, báo chí đã cho biết là Tổng Thống Hoa Kỳ sẽ đãi thủ tướng Canada 2 món chính, một món Mỹ một món Canada. Làng tôi xôn xao, nhất là phe các bà, về món Canada. Xưa nay chúng tôi chưa hề nghe nói tới món ăn tiêu biểu của Canada, lý do rất giàn dị vì đây là đất của các di dân, biết chọn món nào là đặc trưng của Canada đây. Sau đêm đại tiệc, người hăm hở đi tìm thực đơn bữa quốc yến của Tổng Thống Obama là Chị Ba Biên Hòa. Chị bảo để xem các món chủ nhà đãi thượng khách tên là gì và ngon đến cỡ nào.
Trong bữa ăn tối ngày lễ Phục Sinh tại nhà Cụ Chánh tiên chỉ, ai cũng háo hức hỏi chị về tin này. Chị Ba cười ha ha rồi trả lời : Trong thực đơn bữa đại yến đó có món gì mang hương vị Canada đâu. Theo mấy hãng thông tấn cho biết : Món khai vị là món cá halibut miền Alaska, người Việt quen gọi là ‘cá bơn’, hầm với nấm tóc tiên, hành nướng và trái mơ. Món chính là món thịt trừu xào với khoai tây, trái hồ đào và rau thơm. Không biết do đầu bếp nào đứng nấu. Nghe nói có một đầu bếp người VN trong Nhà Trắng, chả biết ông này có góp phần vào việc xào nấu trên đây không. Chị Ba kể đến đây xong liền quay vào bà cụ B.95 rồi hỏi : Bác thấy hai món Mỹ trên đây có ngon không cơ ? Cụ già đáp ngay : Không, không ngon, thua xa món canh chua cá kho tộ và rau muống xào thịt bò của phe ta !
Làng vỗ tay rồi phá ra cười. Anh John góp lời : Về món ăn và về sắc đẹp thì không bao giờ có món ngon tuyệt đối và sắc đẹp tuyệt đối cả, hai thứ này tùy vào khẩu vị và nhận thức thẩm mỹ của mỗi người.
Ông ODP giơ tay góp thêm ý : Về thức ăn thì có một món bất cứ ai cũng phải công nhận là ngon, ai cũng phải ăn và đòi ăn, tôi xin đố cả làng món này là món gì. Câu hỏi nghe đơn sơ mà khó ha. Các cụ đã đoán ra món gì chưa ? Cả làng bóp trán suy nghĩ, rồi trả lời, nhưng ông ODP đều lắc đầu hết. Cuối cùng mọi người xin thua, ông ODP liền đáp : Đó là món sữa mẹ. Đứa bé vừa lọt lòng, dù da trắng da vàng da đen thì đều bú sữa mẹ. Sữa mẹ đã nuôi sống đứa con trong những ngày tháng đầu đời.
Trong lúc nhiều người còn đang bàn thêm về lời ông ODP, thì phía cuối bàn nơi Chị Ba Biên Hòa và mấy cô Huế ngồi phá ra cười. Họ cười rũ rượi. Cụ B.95 biết là có chuyện tiếu lâm gì đây và chắc là tiếu lâm mặn nên mấy cô này mới cười ngặt nghẽo như vậy, cụ liền lên tiếng : Mấy người không được cười riêng rẽ, phải chia vui với cả làng. Mà này, đề tài sữa mẹ là đề tài hết sức nghiêm trang mà làm sao mấy bạn lại cười ngặt nghẽo như thế ?
Chị Ba bèn đáp : Thưa Bác, cái anh H.O. này nhân đề tài sữa mẹ vừa kể cho bọn cháu một câu chuyện rất tếu : Rằng trên một chuyến xe bus đông người, có một bà xồn xồn bế đứa con nhỏ ngồi bên một ông cũng xồn xồn. Cái ông này cúi đầu mải mê vào cái máy ipad. Bỗng đứa con nít của bà xồn xồn khóc, bà liền vạch vú ra cho con bú, nhưng thằng bé không chịu bú, nó cứ khóc rỉ rả. Bà mẹ càng kéo nó vào sát ngực thì nó càng khóc to hơn. Bà ta mới bảo nó : Con không chịu bú thì mẹ cho cái ông bên cạnh này bú bây giờ. Thằng bé này vẫn không chịu, vẫn khóc. Bà mẹ tỏ ra khó chịu lắm mà không biết làm sao. Ông xồn xồn liền giúp bà. Ông vừa nhìn đứa bé vừa nhìn bộ ngực của bà mẹ, rồi cười hi hi và nói : Này bé, phải quyết định ngay đi. Đáng lẽ bác đã xuống xe từ lâu rồi.
Nghe đến đây thì cả làng cũng phá ra cười. Thấy vợ mình đã làm không khí bữa ăn vui hẳn lên, anh John xin góp một chuyện cũng về đề tài sữa. Rằng trong một cuộc thi ở đại học về môn sinh hóa, với giải thưởng rất lớn, đề thi như sau : ‘Bạn hãy cho biết 7 ưu điểm của sữa mẹ, phải kể cho đủ 7 điều trong vòng 5 phút’. Một anh bạn trẻ xưa nay nổi tiếng học giỏi đã đứng lên xin đáp. Anh nói một hơi : Thưa 7 điều tốt đẹp của sữa mẹ là : 1. Nó là một thức ăn thích hợp hoàn toàn với cơ thể đứa bé; 2. Sữa có đủ kháng sinh chống các bệnh; 3.Sữa luôn luôn có nhiệt độ thích hợp với cơ thể ; 4. Sữa không tốn tiền mua; 5. Sữa là sợi dây nối con vào mẹ; 6. Sữa luôn có sẵn, muốn lúc nào cũng được. Kể một hơi xong 6 ưu điểm về sữa rồi anh thí sinh tự nhiên ngưng và tỏ ra lúng túng, chắc vì chưa nghĩ ra điều thứ bảy. Lúc ban giám khảo sắp rung chuông tuyên bố hết giờ thì may quá thí sinh tìm ra và nói : Điều tốt đẹp thứ 7 là sữa luôn luôn được giữ trong 2 cái bình đẹp hấp dẫn và ở độ cao mà chó mèo không thể đụng tới được. Thí sinh được điểm A và lãnh giải.
Các cụ đã thấy vợ chồng Anh John và Chị Ba Biên Hòa của làng tôi thông thái và tếu chưa. Cụ B.95 gốc Bắc Kỳ rặt, từ ngày sang Canada thì mê cặp vợ chồng này hết sức. Cụ bảo Chị Ba đúng là mẫu người Miền Nam mà ngày xưa ở Hà Nội cụ hằng ao ước được gặp. Còn Anh John thì cụ mê về nhiều thứ, nào thông thái biết hết mọi sự, nào có nếp sống y như người VN và nói tiếng VN thành thạo với giọng của cả 3 miền, anh còn là mẫu người Canada lý tưởng của cụ. Cụ không đọc báo, không nghe radio, không xem TV vì anh John là tổng hợp 3 thứ đó của cụ. Cần biết gì thì cụ hỏi anh John. Bữa nay cũng vậy, để cho dân làng nói cho đã và cười cho đã rồi cụ mới xin Anh John nói chuyện thời sự.
Anh John kể ngay.
Chuyện thứ nhất là thành phố Toronto vừa mừng sinh nhật thứ 182. Thành phố lớn hàng thứ tư tại Bắc Mỹ này được khai sinh ngày 6 tháng 3 năm 1834, thời còn nép dưới cờ của vương quốc Anh. Các cuộc triển lãm tranh ảnh về lịch sử Toronto và các buổi văn nghệ ca hát đã được tổ chức rầm rộ khắp nơi.
Chuyện thứ hai là ngày Chúa Nhật 13 vừa qua, các bạn có thấy điều gì đặc biệt không ? Ai cũng bảo là con số 13. Anh lắc đầu. Cái đặc biệt của ngày này là ngày ngắn nhất trong năm. Xưa nay ta vẫn thấy mỗi ngày có 24 giờ, nhưng riêng ngày Chúa Nhật 13 vừa qua chỉ có 23 giờ, vì cả thế giới đều vặn lên một giờ cho hợp với thời gian mặt trời mọc của mùa xuân. Cứ 4 năm mới có một ngày ngắn như vậy.
. Chuyện thứ ba là Canada mới xây thêm một nhà máy đúc tiền ở Winnipeg miền Tây, và nhà máy này mang tên một kỹ sư Việt nam, đó là Tiến sĩ Trương Công Hiếu. Ông Hiếu du học bên Hoa Kỳ, có về Saigon năm 1964 dạy học ở trường Cao Dẳng Hóa Học Phú Thọ, và đã trở lại Hoa Kỳ. Sau đó ông di cư sang Canada, xin chọn Canada làm quê hương thứ hai. Và ông làm việc nhiều năm cho sở đúc tiền. Ông đã làm cho đồng tiền đúc của Canada đẹp và tốt nhất thế giới. Trong cuốn lịch sử 100 năm nhà máy đúc tiền, Hoàng Gia Canada đã ghi nhận kỳ công của TS Hiếu : ông đã thay đổi kỹ thuật đúc, đã làm cho đồng tiền Canada không bao giờ rỉ sét và có màu đẹp và tốt hơn xưa. Trong Hội chợ Quốc Tế Tiền Tệ ở Berlin vừa qua, TS Hiếu được coi là một ngôi sao sáng nhất. Xin các cụ nhớ kỹ : người VN đúc ra tiền Canada nha.
Chuyện thứ tư là chuyện anh Donald Phạm, cháu của MC Nam Lộc và nhà văn Nhã Ca, đã xuống tóc quy y và đã sang Ấn Độ nhập giáo đoàn Phật Giáo Tây Tạng, đã trở thành một nhà sư trẻ Tây Tạng mang tên Kusho Drodon, đã được Đức Đạt Lai Lat Ma nhìn thấy có bóng dáng một vị lạt ma tái sinh. Ngài đã cử một đại sư săn sóc cho vị lạt ma gốc VN này. Điều gì sẽ xảy ra cho Phật Giáo Tây Tạng đây, thưa các cụ, khi Đức Lạt Ma hiện nay về Cõi Phật ?
Tin thời sự cuối cùng là một cuốn sách viết về thức ăn của Stephen Lê, một tác giả gốc VN nhưng sinh đẻ và lớn lên ở thủ đô Ottawa. Ông đậu tiến sĩ ở Đại Học California, hiện là giáo sư tại Đai Học Ottawa. Năm 25 tuổi ông đi thămVN và du lịch vòng thế giới để khảo sát về thực phẩm. Ông mới viết một cuốn sách bằng Anh Văn mang tên nghe rất nổ ‘ 100 Million Years of Food’ / 100 triệu năm thực phẩm’. Tác phẩm được đánh giá rất cao. Tác giả đề cập thức ăn của con người theo suốt chiều dài lịch sử. Có đoạn bàn về nước mắm và nói rằng người La Mã ngày xưa đã ăn nước mắm, gọi là garum, giống như nước mắm ở Thái lan, Phi Luật Tân và Việt Nam. Cuối sách tác giả khuyên ta 3 điều : Năng vận động, ăn ít thịt và đường, và kiêng những thứ chiên với dầu mỡ.
Ông ODP có đọc cuốn này và kể thêm : tác giả cho biết mẹ của ông chỉ thọ có 66 tuổi vì hay ăn những thực phẩm độc hại của Bắc Mỹ, còn bà ngoại thì thọ tới 92 vì tuy ở Bắc Mỹ nhưng chỉ ăn thức ăn nấu theo bếp VN. Nói đến đây xong thì ông cười ha ha : Chúng ta muốn sống thọ thì hãy theo lời khuyên của Cụ B.95 nói lúc nãy : cứ canh chua cá kho tộ và rau muống xào thịt bò. Bếp VN muôn năm !
Rồi ông lại cười tiếp : Thực ra thì món thịt bò là món mà người VN mình mới biết ăn cách đây khoảng 200 năm mà thôi, chứ trước đó tổ tiên mình đâu có biết đến món này, thịt bò là món người Pháp đem vào. Trước đó tổ tiên mình chỉ ăn thịt trâu. Chứng cớ ư ? Cứ xem bài thơ cho phép làm thịt trâu của Bà Hồ Xuân Hương thì đủ rõ. Thời xưa con trâu rất cần thiết cho nhà nông nên không ai được giết trâu ăn thịt cả. Ai muốn giết thì phải xin phép. Thuở ấy bà là vợ của ông Phủ Vĩnh Tường. Một cống sinh vửa thi đỗ muốn giết trâu khao làng xóm nên đã làm đơn lên quan phủ. Bữa đó chồng bà đi vắng nên bà Hồ Xuân Hương đã thay mặt chồng phê và đơn :
Người ta thì chẳng được đâu
Ừ thì ông cống làm trâu thì làm…
Bà cụ B.95 gật gù : Đúng vậy. Ngày xưa ngoài Bắc quê tôi khi có đám cưới hay đám tang thì đều ngả trâu chứ không ngả bò bao giờ. Ngày xưa còn bé tôi vẫn ăn rau muống xào với thịt trâu, có nêm với tỏi.
Đến đây thì Anh John xin chấm dứt phần thời sự. Cụ B.95 chắp tay vái anh một cái rồi nói : Xin cám ơn Bồ Chữ của tôi. Rồi cụ hỏi cả làng : Ai còn chuyện thời sự nữa không? Anh H.O. giơ tay :
- Tôi còn chuyện thời sự này khá nóng xin trình làng. Rằng tôi mới
đọc được một tài liệu của Bộ Nghiên Cứu Văn Hóa của CSVN đăng trên nguyệt san Truyền Thống số 17, phát hành tháng 12 năm 1989 ở Hà Nội. Họ nói rằng lễ Valentine là của VN có từ đời Vua Hùng Vương thứ 8. Chữ Valentine do 3 chữ Việt Va-Lăn-Thai ghép lại mà thành. Va là va chạm, gặp gỡ, Lăn là lăn lộn, lăn lóc, Thai là bào thai, là kết quả của việc va và lăn trên đây. Bài báo kết luận : Chúng ta phải hãnh diễn là dân tộc Việt nam đã cống hiến một ngày lễ rất cao đẹp cho toàn thế giới phải noi theo.
Anh John nghe đến đây thì phá ra cười rồi nói : Hóa ra sách vở bên Tây nói lễ Thánh Valentine có từ thời Trung Cổ La Mã là nói láo, nói tầm bậy, Tây phương đã ăn cắp lễ này của VN mà không ghi xuất xứ. Xin bái phục sự thông thái vĩ đại của các đỉnh cao trí tuệ loài người ! CSVN đã đẻ ra hàng trăm ngàn tiến sĩ, ra ngõ là gặp tiến sĩ, chắc lễ Va-Lăn-Thai do các tiến sĩ này tìm ra.
Bà cụ B.95 vừa nghe đến tiếng CSVN thì xin làng đừng nói tiếp nữa vì nó sẽ làm bà mất ngủ đêm nay. Làng vâng lời ngay. Anh John xin chuyển đề tài. Anh xin kể một chuyện khác, chuyện này sẽ làm cụ ăn ngon và ngủ ngon. Đó là chuyện vể ông Steve Jobs, người dã sáng tạo ra Iphone Apple làm chấn động hoàn cầu. Ông là một thiên tài của thế giới. Chỉ tiếc là ông không sống thọ. Ông về cõi tiên năm 2011 lúc mới 56 tuổi, khi đang ngồi trên núi vàng và đỉnh vinh quang. Trên giường bệnh, ông đã trối trăn cho chúng ta bao nhiêu kinh nghiệm về cuộc đời. Có rất nhiều sách viết về ông và về những lời đáng trân qúy này. Chẳng hạn :
- Sự giàu có trở nên vô nghĩa khi phải đối mặt với sự chết đang gần kề, tôi không thể mang nó theo xuống mồ. Sự giàu có thật sự sẽ theo tôi đó là tình yêu.
- Giường đắt nhất trên thế giới là giường gì? Đó là giường bệnh. Bạn có thể nhờ người lái xe cho bạn, nhưng không thể nhờ ai chịu bệnh thay cho bạn.
- Tình yêu mới là vĩnh cửu. Sức khỏe mới là sự giàu có thật sự.
Đây chỉ là một trong rất nhiều điều qúy báu mà Steve Jobs gửi lại cho chúng ta.
Về tài năng của Steve Jobs thì không ai ca ngợi hay hơn và chí lý hơn là lời của Steven Spieldberg, một nhà đạo diễn, một nhà sản xuất và một soạn giả nổi tiếng hiện nay của Hollywood : “ Steve Jobs là nhà sáng chế lỗi lạc nhất sau Thomas Edison , ông đã đưa thế giới đến đầu ngón tay của chúng ta .” Đúng và hay quá chứ, phải không cơ ?
Nói tới Steve Jobs là nói tới máy điện toán, mà tổ sư của điện toán là ông tỷ phú Bill Gates hiện nay. Báo chí dã ghi và phổ biến khắp thế giới bài trả lời rất hay của Bill Gates. Phóng viên hỏi :
- Quyết định thông minh nhất của ông là gì ? Có phải là tạo ra các phần mềm của điện toán hay là các công việc từ thiện bác ái ?
Bill Gates đã trả lời : Cả hai đều không đúng. Tôi cho rằng quyết định thông minh nhất là tìm ra được người phụ nữ phù hợp để kết hôn, là lấy đúng vợ. Rồi ông diễn nghĩa :
- Người phụ nữ quyết định hạnh phúc của thế hệ trước, vui vẻ của thế hệ này, và tương lai của thế hệ sau. Nghĩa là : Nếu bố bạn lấy nhầm vợ thì tuổi thơ của bạn sẽ là chuỗi ngày đau khổ. Nếu bạn lấy nhầm vợ thì cả cuộc đời bạn sẽ đau khổ. Con trai bạn lấy nhầm vợ thì tuổi già của bạn sẽ sống trong đau khổ. Tóm lại : lấy được người phụ nữ tốt thì bạn thịnh vượng 3 đời.
Đây là những lời rất chân thật của nhà tỷ phú đứng đầu thế giới. Bạn bè ông cho biết là trước khi lấy vợ thì tính nết của Bill Gates rất khó chịu, hay bẳn gắt la ó và không rộng rãi tiền bạc. Nhưng sau khi lấy vợ, một phụ nữ vừa đẹp, vừa thông thái, vừa đạo đức tên Melinda , thì tính nết Bill Gates đổi hẳn, ông vui vẻ, cởi mở và đầy lòng bác ái. Ông hứa 95% tài sản sẽ dùng cho các việc bác ái.
Ông ODP nghe đến đây thì nhìn anh John rồi cười ha hả : Bạn thật là thông minh và khéo quá sức, bạn kể chuyện ông Jobs và ông Gate là có ý gián tiếp dề cao các bà vợ chứ gì, vợ là nhất chứ gì. Xin bái phục. Mà chuyện vợ là nhất vợ là vua thì dài và nhiều vô kể, chúng ta sẽ còn nhiều dịp để tôn vinh và bàn tiếp. Bữa nay, từ đầu tiệc đến giờ toàn bạn và tôi nói, chiếm hết diễn đàn. Bây giờ chúng ta phải mời Cụ Chánh là chủ nhà và chủ tiệc nói chuyện chứ. Phe các bà nghe đến đây đều gật gù và tỏ ra sung sướng lắm.
Cụ Chánh bây giờ mới lên tiếng :
- Lão già rồi, lẩn thẩn rồi, không có những chuyện về xã hội hay văn chương chữ nghĩa. Lão xin nói chuyện nhà thờ. Từ ngày nhập đạo, sáng và tối lão đều đọc kinh. Trong các kinh thì lão thích nhất Kinh Lạy Cha. Mới đây lão so sánh lời kinh tiếng Việt với lời kinh tiếng Anh và tiếng Pháp, thì thấy lời kinh tiếng Việt mà tổ tiên ta đã dịch hay vô cùng. Cho lão chia sẻ với cả làng nha. Rằng các kinh trong đạo thì đều do con người soạn ra, trừ kinh Lạy Cha là do chính Chúa Giêsu đặt ra và dạy các môn đệ. Có mấy tiếng trong kinh làm lão cảm động vì thấy nó hay thấm thía, tổ tiên mình đã đạt đạo nên đã dịch ra tiếng Việt hay tuyệt vời . Dó là lời : Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ… Bản kinh tiếng Anh là ‘ Lead us not into temptation’, bản kinh tiếng Pháp là ‘Ne nous soumets pas à la tentation’. Lời Anh văn và Pháp văn có nghĩa là ‘ xin đừng đưa chúng con vào cơn cám dỗ’. Lão cho lời dịch như vậy là sai. Chúa đâu có xấu và ác mà lại đưa chúng ta vào các cơn cám dỗ. Ma qủy mới đưa ta vào các cơn cám dỗ chứ, bản tính của ma quỷ là cám dỗ con người phạm tội mà, vì vậy ta mới xin cứu, xin Chúa không để chúng ta rơi vào chước cám dỗ của ma qủy. Lão cho lời ‘sa chước cám dỗ’ trong kinh tiếng Việt hay thấm thía, hay hơn lời kinh Anh Văn và Pháp văn rất xa.
Chưa hết. Trong thánh lễ, sau khi đọc kinh Lạy Cha, vị linh mục chủ tế còn cầu xin tiếp, trước khi xin Chúa ban bình an thì linh mục đọc ‘ Xin Chúa đừng CHẤP tội chúng con. Lão thấy tiếng Chấp này hay tuyệt vời. Nó chỉ sự khoan dung nhân hậu của người trên đối xử với người dưới, trong khi lời Anh Văn và Pháp văn chỉ mang nghĩa xin Chúa dừng nhìn tới tội chúng con : Look not on our sins /Ne regarde pas nos péchés. Chữ Nhìn thua xa chữ Chấp trong lời kinh.
Nói đến đây rồi Cụ Chánh nhìn đồng hồ. Thấy trời đã khuya nên cụ Chánh xin bế mạc bữa tiệc Phục Sinh. Vì vừa nói về Kinh Lạy Cha, cụ xin dân làng đứng lên và nắm tay nhau đọc kinh này để tạ ơn bữa ăn. Cụ xin mọi người đọc thong thả và suy gẫm lời minh đang đọc. Đa số dân làng là dân theo đạo Chúa nên thuộc kinh này. Khi đến lời cuối cùng là tiếng Amen thì ai cũng đọc tiếng này thật to. Cụ B.95 đọc xong tiếng Amen thì rơm rớm nước mắt. Cụ bảo cụ đã ngoài 90 mà nay mới biết lời kinh hay thấm thía và cảm động như vậy.
TRÀ LŨ
LTS : Độc giả đã có ‘ Chuyện Cười Trà Lũ Toàn Tập’ chưa? Tiếng cười là thuốc trường sinh, một tiếng cười bằng 10 thang thuốc bổ. Toàn tập gồm 4 cuốn, có hơn 1.800 chuyện cười đông tây kim cổ khác nhau. Giá $85 ở Mỹ và Canada. Xin liên lạc trực tiếp với tác giả : petertralu@gmail.com
Tháng Ba, nàng Xuân bắt dầu rón rén bước vào miền đất hạnh phúc này. Cỏ cây nằm ngủ dưới tuyết bắt đầu tỉnh giấc và đang thì thầm gọi nhau ngóc đầu dậy. Tháng này dân Canada mừng hai lễ lớn, Lễ St. Patrick và Lễ Phục Sinh. Còn chính quyền liên bang Canada thì mừng cuộc thăm viếng Hoa Kỳ của Thủ tướng Justin Trudeau đã thành công quá sự mong ước. Ông và vợ ông đã được cả triều đình Vua Obama đón tiếp theo nghi lễ quân vương vô cùng trọng thể trong 3 ngày. Buổi tối đầu tiên là đại yến trong đại sảnh với 140 thực khách chọn lọc gồm các yếu nhân trong chính quyền và ngoại giao.
Các cụ chắc đã biết và đã thấy những việc này qua các cơ quan truyền thông, phải không cơ. Dân làng An Lạc của tôi là dân ăn nhậu nên chú trọng nhiều nhất về bữa đại yến. Trước ngày thăm viếng mồng 10 tháng Ba, báo chí đã cho biết là Tổng Thống Hoa Kỳ sẽ đãi thủ tướng Canada 2 món chính, một món Mỹ một món Canada. Làng tôi xôn xao, nhất là phe các bà, về món Canada. Xưa nay chúng tôi chưa hề nghe nói tới món ăn tiêu biểu của Canada, lý do rất giàn dị vì đây là đất của các di dân, biết chọn món nào là đặc trưng của Canada đây. Sau đêm đại tiệc, người hăm hở đi tìm thực đơn bữa quốc yến của Tổng Thống Obama là Chị Ba Biên Hòa. Chị bảo để xem các món chủ nhà đãi thượng khách tên là gì và ngon đến cỡ nào.
Trong bữa ăn tối ngày lễ Phục Sinh tại nhà Cụ Chánh tiên chỉ, ai cũng háo hức hỏi chị về tin này. Chị Ba cười ha ha rồi trả lời : Trong thực đơn bữa đại yến đó có món gì mang hương vị Canada đâu. Theo mấy hãng thông tấn cho biết : Món khai vị là món cá halibut miền Alaska, người Việt quen gọi là ‘cá bơn’, hầm với nấm tóc tiên, hành nướng và trái mơ. Món chính là món thịt trừu xào với khoai tây, trái hồ đào và rau thơm. Không biết do đầu bếp nào đứng nấu. Nghe nói có một đầu bếp người VN trong Nhà Trắng, chả biết ông này có góp phần vào việc xào nấu trên đây không. Chị Ba kể đến đây xong liền quay vào bà cụ B.95 rồi hỏi : Bác thấy hai món Mỹ trên đây có ngon không cơ ? Cụ già đáp ngay : Không, không ngon, thua xa món canh chua cá kho tộ và rau muống xào thịt bò của phe ta !
Làng vỗ tay rồi phá ra cười. Anh John góp lời : Về món ăn và về sắc đẹp thì không bao giờ có món ngon tuyệt đối và sắc đẹp tuyệt đối cả, hai thứ này tùy vào khẩu vị và nhận thức thẩm mỹ của mỗi người.
Ông ODP giơ tay góp thêm ý : Về thức ăn thì có một món bất cứ ai cũng phải công nhận là ngon, ai cũng phải ăn và đòi ăn, tôi xin đố cả làng món này là món gì. Câu hỏi nghe đơn sơ mà khó ha. Các cụ đã đoán ra món gì chưa ? Cả làng bóp trán suy nghĩ, rồi trả lời, nhưng ông ODP đều lắc đầu hết. Cuối cùng mọi người xin thua, ông ODP liền đáp : Đó là món sữa mẹ. Đứa bé vừa lọt lòng, dù da trắng da vàng da đen thì đều bú sữa mẹ. Sữa mẹ đã nuôi sống đứa con trong những ngày tháng đầu đời.
Trong lúc nhiều người còn đang bàn thêm về lời ông ODP, thì phía cuối bàn nơi Chị Ba Biên Hòa và mấy cô Huế ngồi phá ra cười. Họ cười rũ rượi. Cụ B.95 biết là có chuyện tiếu lâm gì đây và chắc là tiếu lâm mặn nên mấy cô này mới cười ngặt nghẽo như vậy, cụ liền lên tiếng : Mấy người không được cười riêng rẽ, phải chia vui với cả làng. Mà này, đề tài sữa mẹ là đề tài hết sức nghiêm trang mà làm sao mấy bạn lại cười ngặt nghẽo như thế ?
Chị Ba bèn đáp : Thưa Bác, cái anh H.O. này nhân đề tài sữa mẹ vừa kể cho bọn cháu một câu chuyện rất tếu : Rằng trên một chuyến xe bus đông người, có một bà xồn xồn bế đứa con nhỏ ngồi bên một ông cũng xồn xồn. Cái ông này cúi đầu mải mê vào cái máy ipad. Bỗng đứa con nít của bà xồn xồn khóc, bà liền vạch vú ra cho con bú, nhưng thằng bé không chịu bú, nó cứ khóc rỉ rả. Bà mẹ càng kéo nó vào sát ngực thì nó càng khóc to hơn. Bà ta mới bảo nó : Con không chịu bú thì mẹ cho cái ông bên cạnh này bú bây giờ. Thằng bé này vẫn không chịu, vẫn khóc. Bà mẹ tỏ ra khó chịu lắm mà không biết làm sao. Ông xồn xồn liền giúp bà. Ông vừa nhìn đứa bé vừa nhìn bộ ngực của bà mẹ, rồi cười hi hi và nói : Này bé, phải quyết định ngay đi. Đáng lẽ bác đã xuống xe từ lâu rồi.
Nghe đến đây thì cả làng cũng phá ra cười. Thấy vợ mình đã làm không khí bữa ăn vui hẳn lên, anh John xin góp một chuyện cũng về đề tài sữa. Rằng trong một cuộc thi ở đại học về môn sinh hóa, với giải thưởng rất lớn, đề thi như sau : ‘Bạn hãy cho biết 7 ưu điểm của sữa mẹ, phải kể cho đủ 7 điều trong vòng 5 phút’. Một anh bạn trẻ xưa nay nổi tiếng học giỏi đã đứng lên xin đáp. Anh nói một hơi : Thưa 7 điều tốt đẹp của sữa mẹ là : 1. Nó là một thức ăn thích hợp hoàn toàn với cơ thể đứa bé; 2. Sữa có đủ kháng sinh chống các bệnh; 3.Sữa luôn luôn có nhiệt độ thích hợp với cơ thể ; 4. Sữa không tốn tiền mua; 5. Sữa là sợi dây nối con vào mẹ; 6. Sữa luôn có sẵn, muốn lúc nào cũng được. Kể một hơi xong 6 ưu điểm về sữa rồi anh thí sinh tự nhiên ngưng và tỏ ra lúng túng, chắc vì chưa nghĩ ra điều thứ bảy. Lúc ban giám khảo sắp rung chuông tuyên bố hết giờ thì may quá thí sinh tìm ra và nói : Điều tốt đẹp thứ 7 là sữa luôn luôn được giữ trong 2 cái bình đẹp hấp dẫn và ở độ cao mà chó mèo không thể đụng tới được. Thí sinh được điểm A và lãnh giải.
Các cụ đã thấy vợ chồng Anh John và Chị Ba Biên Hòa của làng tôi thông thái và tếu chưa. Cụ B.95 gốc Bắc Kỳ rặt, từ ngày sang Canada thì mê cặp vợ chồng này hết sức. Cụ bảo Chị Ba đúng là mẫu người Miền Nam mà ngày xưa ở Hà Nội cụ hằng ao ước được gặp. Còn Anh John thì cụ mê về nhiều thứ, nào thông thái biết hết mọi sự, nào có nếp sống y như người VN và nói tiếng VN thành thạo với giọng của cả 3 miền, anh còn là mẫu người Canada lý tưởng của cụ. Cụ không đọc báo, không nghe radio, không xem TV vì anh John là tổng hợp 3 thứ đó của cụ. Cần biết gì thì cụ hỏi anh John. Bữa nay cũng vậy, để cho dân làng nói cho đã và cười cho đã rồi cụ mới xin Anh John nói chuyện thời sự.
Anh John kể ngay.
Chuyện thứ nhất là thành phố Toronto vừa mừng sinh nhật thứ 182. Thành phố lớn hàng thứ tư tại Bắc Mỹ này được khai sinh ngày 6 tháng 3 năm 1834, thời còn nép dưới cờ của vương quốc Anh. Các cuộc triển lãm tranh ảnh về lịch sử Toronto và các buổi văn nghệ ca hát đã được tổ chức rầm rộ khắp nơi.
Chuyện thứ hai là ngày Chúa Nhật 13 vừa qua, các bạn có thấy điều gì đặc biệt không ? Ai cũng bảo là con số 13. Anh lắc đầu. Cái đặc biệt của ngày này là ngày ngắn nhất trong năm. Xưa nay ta vẫn thấy mỗi ngày có 24 giờ, nhưng riêng ngày Chúa Nhật 13 vừa qua chỉ có 23 giờ, vì cả thế giới đều vặn lên một giờ cho hợp với thời gian mặt trời mọc của mùa xuân. Cứ 4 năm mới có một ngày ngắn như vậy.
. Chuyện thứ ba là Canada mới xây thêm một nhà máy đúc tiền ở Winnipeg miền Tây, và nhà máy này mang tên một kỹ sư Việt nam, đó là Tiến sĩ Trương Công Hiếu. Ông Hiếu du học bên Hoa Kỳ, có về Saigon năm 1964 dạy học ở trường Cao Dẳng Hóa Học Phú Thọ, và đã trở lại Hoa Kỳ. Sau đó ông di cư sang Canada, xin chọn Canada làm quê hương thứ hai. Và ông làm việc nhiều năm cho sở đúc tiền. Ông đã làm cho đồng tiền đúc của Canada đẹp và tốt nhất thế giới. Trong cuốn lịch sử 100 năm nhà máy đúc tiền, Hoàng Gia Canada đã ghi nhận kỳ công của TS Hiếu : ông đã thay đổi kỹ thuật đúc, đã làm cho đồng tiền Canada không bao giờ rỉ sét và có màu đẹp và tốt hơn xưa. Trong Hội chợ Quốc Tế Tiền Tệ ở Berlin vừa qua, TS Hiếu được coi là một ngôi sao sáng nhất. Xin các cụ nhớ kỹ : người VN đúc ra tiền Canada nha.
Chuyện thứ tư là chuyện anh Donald Phạm, cháu của MC Nam Lộc và nhà văn Nhã Ca, đã xuống tóc quy y và đã sang Ấn Độ nhập giáo đoàn Phật Giáo Tây Tạng, đã trở thành một nhà sư trẻ Tây Tạng mang tên Kusho Drodon, đã được Đức Đạt Lai Lat Ma nhìn thấy có bóng dáng một vị lạt ma tái sinh. Ngài đã cử một đại sư săn sóc cho vị lạt ma gốc VN này. Điều gì sẽ xảy ra cho Phật Giáo Tây Tạng đây, thưa các cụ, khi Đức Lạt Ma hiện nay về Cõi Phật ?
Tin thời sự cuối cùng là một cuốn sách viết về thức ăn của Stephen Lê, một tác giả gốc VN nhưng sinh đẻ và lớn lên ở thủ đô Ottawa. Ông đậu tiến sĩ ở Đại Học California, hiện là giáo sư tại Đai Học Ottawa. Năm 25 tuổi ông đi thămVN và du lịch vòng thế giới để khảo sát về thực phẩm. Ông mới viết một cuốn sách bằng Anh Văn mang tên nghe rất nổ ‘ 100 Million Years of Food’ / 100 triệu năm thực phẩm’. Tác phẩm được đánh giá rất cao. Tác giả đề cập thức ăn của con người theo suốt chiều dài lịch sử. Có đoạn bàn về nước mắm và nói rằng người La Mã ngày xưa đã ăn nước mắm, gọi là garum, giống như nước mắm ở Thái lan, Phi Luật Tân và Việt Nam. Cuối sách tác giả khuyên ta 3 điều : Năng vận động, ăn ít thịt và đường, và kiêng những thứ chiên với dầu mỡ.
Ông ODP có đọc cuốn này và kể thêm : tác giả cho biết mẹ của ông chỉ thọ có 66 tuổi vì hay ăn những thực phẩm độc hại của Bắc Mỹ, còn bà ngoại thì thọ tới 92 vì tuy ở Bắc Mỹ nhưng chỉ ăn thức ăn nấu theo bếp VN. Nói đến đây xong thì ông cười ha ha : Chúng ta muốn sống thọ thì hãy theo lời khuyên của Cụ B.95 nói lúc nãy : cứ canh chua cá kho tộ và rau muống xào thịt bò. Bếp VN muôn năm !
Rồi ông lại cười tiếp : Thực ra thì món thịt bò là món mà người VN mình mới biết ăn cách đây khoảng 200 năm mà thôi, chứ trước đó tổ tiên mình đâu có biết đến món này, thịt bò là món người Pháp đem vào. Trước đó tổ tiên mình chỉ ăn thịt trâu. Chứng cớ ư ? Cứ xem bài thơ cho phép làm thịt trâu của Bà Hồ Xuân Hương thì đủ rõ. Thời xưa con trâu rất cần thiết cho nhà nông nên không ai được giết trâu ăn thịt cả. Ai muốn giết thì phải xin phép. Thuở ấy bà là vợ của ông Phủ Vĩnh Tường. Một cống sinh vửa thi đỗ muốn giết trâu khao làng xóm nên đã làm đơn lên quan phủ. Bữa đó chồng bà đi vắng nên bà Hồ Xuân Hương đã thay mặt chồng phê và đơn :
Người ta thì chẳng được đâu
Ừ thì ông cống làm trâu thì làm…
Bà cụ B.95 gật gù : Đúng vậy. Ngày xưa ngoài Bắc quê tôi khi có đám cưới hay đám tang thì đều ngả trâu chứ không ngả bò bao giờ. Ngày xưa còn bé tôi vẫn ăn rau muống xào với thịt trâu, có nêm với tỏi.
Đến đây thì Anh John xin chấm dứt phần thời sự. Cụ B.95 chắp tay vái anh một cái rồi nói : Xin cám ơn Bồ Chữ của tôi. Rồi cụ hỏi cả làng : Ai còn chuyện thời sự nữa không? Anh H.O. giơ tay :
- Tôi còn chuyện thời sự này khá nóng xin trình làng. Rằng tôi mới
đọc được một tài liệu của Bộ Nghiên Cứu Văn Hóa của CSVN đăng trên nguyệt san Truyền Thống số 17, phát hành tháng 12 năm 1989 ở Hà Nội. Họ nói rằng lễ Valentine là của VN có từ đời Vua Hùng Vương thứ 8. Chữ Valentine do 3 chữ Việt Va-Lăn-Thai ghép lại mà thành. Va là va chạm, gặp gỡ, Lăn là lăn lộn, lăn lóc, Thai là bào thai, là kết quả của việc va và lăn trên đây. Bài báo kết luận : Chúng ta phải hãnh diễn là dân tộc Việt nam đã cống hiến một ngày lễ rất cao đẹp cho toàn thế giới phải noi theo.
Anh John nghe đến đây thì phá ra cười rồi nói : Hóa ra sách vở bên Tây nói lễ Thánh Valentine có từ thời Trung Cổ La Mã là nói láo, nói tầm bậy, Tây phương đã ăn cắp lễ này của VN mà không ghi xuất xứ. Xin bái phục sự thông thái vĩ đại của các đỉnh cao trí tuệ loài người ! CSVN đã đẻ ra hàng trăm ngàn tiến sĩ, ra ngõ là gặp tiến sĩ, chắc lễ Va-Lăn-Thai do các tiến sĩ này tìm ra.
Bà cụ B.95 vừa nghe đến tiếng CSVN thì xin làng đừng nói tiếp nữa vì nó sẽ làm bà mất ngủ đêm nay. Làng vâng lời ngay. Anh John xin chuyển đề tài. Anh xin kể một chuyện khác, chuyện này sẽ làm cụ ăn ngon và ngủ ngon. Đó là chuyện vể ông Steve Jobs, người dã sáng tạo ra Iphone Apple làm chấn động hoàn cầu. Ông là một thiên tài của thế giới. Chỉ tiếc là ông không sống thọ. Ông về cõi tiên năm 2011 lúc mới 56 tuổi, khi đang ngồi trên núi vàng và đỉnh vinh quang. Trên giường bệnh, ông đã trối trăn cho chúng ta bao nhiêu kinh nghiệm về cuộc đời. Có rất nhiều sách viết về ông và về những lời đáng trân qúy này. Chẳng hạn :
- Sự giàu có trở nên vô nghĩa khi phải đối mặt với sự chết đang gần kề, tôi không thể mang nó theo xuống mồ. Sự giàu có thật sự sẽ theo tôi đó là tình yêu.
- Giường đắt nhất trên thế giới là giường gì? Đó là giường bệnh. Bạn có thể nhờ người lái xe cho bạn, nhưng không thể nhờ ai chịu bệnh thay cho bạn.
- Tình yêu mới là vĩnh cửu. Sức khỏe mới là sự giàu có thật sự.
Đây chỉ là một trong rất nhiều điều qúy báu mà Steve Jobs gửi lại cho chúng ta.
Về tài năng của Steve Jobs thì không ai ca ngợi hay hơn và chí lý hơn là lời của Steven Spieldberg, một nhà đạo diễn, một nhà sản xuất và một soạn giả nổi tiếng hiện nay của Hollywood : “ Steve Jobs là nhà sáng chế lỗi lạc nhất sau Thomas Edison , ông đã đưa thế giới đến đầu ngón tay của chúng ta .” Đúng và hay quá chứ, phải không cơ ?
Nói tới Steve Jobs là nói tới máy điện toán, mà tổ sư của điện toán là ông tỷ phú Bill Gates hiện nay. Báo chí dã ghi và phổ biến khắp thế giới bài trả lời rất hay của Bill Gates. Phóng viên hỏi :
- Quyết định thông minh nhất của ông là gì ? Có phải là tạo ra các phần mềm của điện toán hay là các công việc từ thiện bác ái ?
Bill Gates đã trả lời : Cả hai đều không đúng. Tôi cho rằng quyết định thông minh nhất là tìm ra được người phụ nữ phù hợp để kết hôn, là lấy đúng vợ. Rồi ông diễn nghĩa :
- Người phụ nữ quyết định hạnh phúc của thế hệ trước, vui vẻ của thế hệ này, và tương lai của thế hệ sau. Nghĩa là : Nếu bố bạn lấy nhầm vợ thì tuổi thơ của bạn sẽ là chuỗi ngày đau khổ. Nếu bạn lấy nhầm vợ thì cả cuộc đời bạn sẽ đau khổ. Con trai bạn lấy nhầm vợ thì tuổi già của bạn sẽ sống trong đau khổ. Tóm lại : lấy được người phụ nữ tốt thì bạn thịnh vượng 3 đời.
Đây là những lời rất chân thật của nhà tỷ phú đứng đầu thế giới. Bạn bè ông cho biết là trước khi lấy vợ thì tính nết của Bill Gates rất khó chịu, hay bẳn gắt la ó và không rộng rãi tiền bạc. Nhưng sau khi lấy vợ, một phụ nữ vừa đẹp, vừa thông thái, vừa đạo đức tên Melinda , thì tính nết Bill Gates đổi hẳn, ông vui vẻ, cởi mở và đầy lòng bác ái. Ông hứa 95% tài sản sẽ dùng cho các việc bác ái.
Ông ODP nghe đến đây thì nhìn anh John rồi cười ha hả : Bạn thật là thông minh và khéo quá sức, bạn kể chuyện ông Jobs và ông Gate là có ý gián tiếp dề cao các bà vợ chứ gì, vợ là nhất chứ gì. Xin bái phục. Mà chuyện vợ là nhất vợ là vua thì dài và nhiều vô kể, chúng ta sẽ còn nhiều dịp để tôn vinh và bàn tiếp. Bữa nay, từ đầu tiệc đến giờ toàn bạn và tôi nói, chiếm hết diễn đàn. Bây giờ chúng ta phải mời Cụ Chánh là chủ nhà và chủ tiệc nói chuyện chứ. Phe các bà nghe đến đây đều gật gù và tỏ ra sung sướng lắm.
Cụ Chánh bây giờ mới lên tiếng :
- Lão già rồi, lẩn thẩn rồi, không có những chuyện về xã hội hay văn chương chữ nghĩa. Lão xin nói chuyện nhà thờ. Từ ngày nhập đạo, sáng và tối lão đều đọc kinh. Trong các kinh thì lão thích nhất Kinh Lạy Cha. Mới đây lão so sánh lời kinh tiếng Việt với lời kinh tiếng Anh và tiếng Pháp, thì thấy lời kinh tiếng Việt mà tổ tiên ta đã dịch hay vô cùng. Cho lão chia sẻ với cả làng nha. Rằng các kinh trong đạo thì đều do con người soạn ra, trừ kinh Lạy Cha là do chính Chúa Giêsu đặt ra và dạy các môn đệ. Có mấy tiếng trong kinh làm lão cảm động vì thấy nó hay thấm thía, tổ tiên mình đã đạt đạo nên đã dịch ra tiếng Việt hay tuyệt vời . Dó là lời : Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ… Bản kinh tiếng Anh là ‘ Lead us not into temptation’, bản kinh tiếng Pháp là ‘Ne nous soumets pas à la tentation’. Lời Anh văn và Pháp văn có nghĩa là ‘ xin đừng đưa chúng con vào cơn cám dỗ’. Lão cho lời dịch như vậy là sai. Chúa đâu có xấu và ác mà lại đưa chúng ta vào các cơn cám dỗ. Ma qủy mới đưa ta vào các cơn cám dỗ chứ, bản tính của ma quỷ là cám dỗ con người phạm tội mà, vì vậy ta mới xin cứu, xin Chúa không để chúng ta rơi vào chước cám dỗ của ma qủy. Lão cho lời ‘sa chước cám dỗ’ trong kinh tiếng Việt hay thấm thía, hay hơn lời kinh Anh Văn và Pháp văn rất xa.
Chưa hết. Trong thánh lễ, sau khi đọc kinh Lạy Cha, vị linh mục chủ tế còn cầu xin tiếp, trước khi xin Chúa ban bình an thì linh mục đọc ‘ Xin Chúa đừng CHẤP tội chúng con. Lão thấy tiếng Chấp này hay tuyệt vời. Nó chỉ sự khoan dung nhân hậu của người trên đối xử với người dưới, trong khi lời Anh Văn và Pháp văn chỉ mang nghĩa xin Chúa dừng nhìn tới tội chúng con : Look not on our sins /Ne regarde pas nos péchés. Chữ Nhìn thua xa chữ Chấp trong lời kinh.
Nói đến đây rồi Cụ Chánh nhìn đồng hồ. Thấy trời đã khuya nên cụ Chánh xin bế mạc bữa tiệc Phục Sinh. Vì vừa nói về Kinh Lạy Cha, cụ xin dân làng đứng lên và nắm tay nhau đọc kinh này để tạ ơn bữa ăn. Cụ xin mọi người đọc thong thả và suy gẫm lời minh đang đọc. Đa số dân làng là dân theo đạo Chúa nên thuộc kinh này. Khi đến lời cuối cùng là tiếng Amen thì ai cũng đọc tiếng này thật to. Cụ B.95 đọc xong tiếng Amen thì rơm rớm nước mắt. Cụ bảo cụ đã ngoài 90 mà nay mới biết lời kinh hay thấm thía và cảm động như vậy.
TRÀ LŨ
LTS : Độc giả đã có ‘ Chuyện Cười Trà Lũ Toàn Tập’ chưa? Tiếng cười là thuốc trường sinh, một tiếng cười bằng 10 thang thuốc bổ. Toàn tập gồm 4 cuốn, có hơn 1.800 chuyện cười đông tây kim cổ khác nhau. Giá $85 ở Mỹ và Canada. Xin liên lạc trực tiếp với tác giả : petertralu@gmail.com
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nghề Nhặt Rác
Joseph Ngọc Phạm
18:07 28/03/2016
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Ai ơi! chớ nghĩ mình hèn
Nước kia dù đục lóng phèn cũng trong.
(Ca dao)