Phụng Vụ - Mục Vụ
Đàng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
08:35 29/03/2013
Từ đêm Thứ Năm Tuần Thánh đến chiều Thứ Sáu Tuần Thánh, đó là thời gian đau khổ tột cùng của Đức Giêsu Kitô. Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu Kitô được xem là trọng tâm và là đỉnh cao của phụng vụ Kitô giáo.
Đi lại 14 chặng đàng thánh giá để cùng thông hiệp với cuộc khổ nạn của Đấng Cứu Thế. Từng chặng, lắng nghe suy niệm, lòng xao xuyến bồi hồi, thinh lặng nguyện cầu, tâm hồn được gợi mở để yêu mến Chúa nhiều hơn.
Làm dấu, kinh tin cậy mến.
Thánh giá đèn hầu từ phòng thánh đi ra.
Người hướng dẫn:
"Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác” (Ga 12:24). Khi nói lên điều này, Chúa Giêsu so sánh cuộc sống của Người nơi trần thế với sự sống của một hạt lúa, chỉ có chết đi mới sinh ra muôn vàn hạt khác. Điều này càng sáng tỏ hơn trong chặng đàng thánh giá của Người tiến lên đỉnh núi Sọ xưa để chết cho tình yêu và sống lại để giải thoát muôn người.
Nơi Chặng Đàng Thánh Giá chúng ta sẽ suy ngắm một Thiên Chúa đến chia sẻ những thống khổ của con người, một Thiên Chúa không hững hờ và xa cách, nhưng đến giữa chúng ta, ngay cả cam chịu cái chết trên cây thập tự (x. Pl 2,8).
Nơi Chặng Đàng Thánh Giá, Thiên Chúa chia sẻ sự đau khổ của chúng ta, Ngài đã xuống thế làm người để mang thánh giá của chúng ta, người muốn biến đổi những trái tim chai đá; Người mời gọi chúng ta chia sẻ sự đau khổ của người khác. Người muốn cho chúng ta một “trái tim bằng thịt”, một trái tim không còn vô tình trước những đau khổ của người khác mà có thể cảm xúc dẫn đến tình yêu để hàn gắn và hồi phục.
Lạy Chúa Giêsu,
Hôm nay chúng con muốn cùng chia sẻ đường thập giá của Chúa, để theo Chúa và cùng vác thập giá cho Chúa. Chúng con cũng muốn cùng chia sẻ những nỗi khổ đau, gánh nặng thập giá của bao người hôm nay trên thế giới, để chúng con được cùng đi với Chúa trên đường thập giá hôm nay và tự hiến cho Chúa trong sự phục vụ cứu rỗi cho thế giới.
Tưởng nhớ cuộc khổ hình Chúa chịu, lòng chúng con không khỏi xao xuyến bồi hồi, tự vấn lại chính mình, để rồi trong thinh lặng nguyện cầu, bỗng như tâm hồn được gợi mở những nỗi niềm thống hối ăn năn. Tuy nhiên, khi suy tôn Thánh giá, Giáo Hội không nhằm tôn vinh những khổ đau Chúa chịu để nhóm lên trong lòng chúng con một thứ đạo đức tình cảm. Nhưng Suy tôn Thánh Giá là tôn thờ Chúa trong hình hài tội nhân chết treo thập tự để cứu chuộc nhân loại, đồng thời cũng là tôn vinh tình yêu vô biên của Chúa Cha, đã sẳn sàng hiến ban Con Một cho loài người chúng con.
Giờ đây cộng đoàn chúng con cùng nhau đi lại những chặng đường thập giá Chúa đã đi qua, trong suy niệm, cầu nguyện, để những mầu nhiệm của Chúa đang thực sự sống động trong cuộc đời mỗi người chúng con.
- Xin mời cộng đoàn cùng Thánh Giá lên đường.
- (Ca đoàn hát... Thánh Giá lên đường).
Người dẫn lưu ý:
Khi đến mỗi chặng- dừng lại, mọi người quỳ gối bái lạy Thánh Giá và đọc:
Xướng:
Chúng con kính lạy và ngợi khen Chúa Giêsu Kitô.
Đáp:
Vì Chúa đã dùng Cây Thánh Giá mà chuộc tội cho thiên hạ.
Cha chủ sự đọc suy gẫm ở mỗi chặng.
Cộng đoàn đọc chung theo sách mục lục.
Sau đó:
Xướng:
Lạy Chúa, xin thương xót chúng con.
Đáp:
Xin Chúa thương xót chúng con.
Xướng:
Xin vì lòng thương xót Chúa, cho linh hồn các kẻ tin được nghỉ ngơi ở chốn bình an.
Đáp:
Amen.
Rồi tiếp tục đi đến chặng tiếp theo, hết tất cả các chặng thì trở về bàn thờ, hát kết thúc và ban phép lành.
CHẶNG THỨ NHẤT : CHÚA GIÊSU BỊ XỬ ÁN
Tin Mừng Theo Thánh Gioan : “Ông Phi-la-tô truyền dẫn Đức Giê-su ra ngoài. Ông đặt Người ngồi trên toà, ở nơi gọi là Nền Đá, tiếng Híp-ri là Gáp-ba-tha... Ông Phi-la-tô nói với người Do-thái: "Đây là vua các người! " Họ liền hô lớn: "Đem đi! Đem nó đi! Đóng đinh nó vào thập giá! " Ông Phi-la-tô nói với họ: "Chẳng lẽ ta lại đóng đinh vua các người sao? " Các thượng tế đáp: "Chúng tôi không có vua nào cả, ngoài Xê-da." Bấy giờ ông Phi-la-tô trao Đức Giê-su cho họ đóng đinh vào thập giá.” (Ga 19 13-16)
Suy Niệm : Vụ án Chúa Giêsu phơi bày một sự thật đau lòng trong thế giới loài người : kẻ tội lỗi lại nắm quyền xét xử và kết án người vô tội một cách bất công. Đức Giêsu là Thiên Chúa nhưng khi chấp nhận làm người, Ngài cũng chấp nhận mang lấy cái bi kịch đầy nghịch lý ấy. Ngài trở thành tội nhân không phải vì yếu thế nên đành cam chịu, mà do vâng Phục thánh ý của Cha để đền thay tội lỗi con người.
Lạy Chúa Giêsu, hôm nay tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa, chúng con nhìn lại thì thấy, trong cuộc đời này có biết bao vướng mắc, xin cho chúng con đừng kết án người khác, nhưng biết giúp nhau sống thánh giữa đời. Xin cho chúng con lánh xa tội lỗi để khỏi phụ tình Chúa thương, đã làm người và chịu chết chuộc tội chúng con.
CĐ đọc thứ nhất thì ngắm (theo sách Mục lục)
* Lạy Chúa xin thương xót chúng con.
CĐ : Xin Chúa thương xót chúng con.
Xin vì lòng thương xót Chúa cho linh hồn các kẻ tin đặng nghỉ ngơi ở chốn bình an.
CĐ : Amen.
* Thánh Giá lên đường - Ca đoàn hát : ...
Xướng:
Chúng con kính lạy và ngợi khen Chúa Giêsu Kitô.
Đáp:
Vì Chúa đã dùng Cây Thánh Giá mà chuộc tội cho thiên hạ.
CHẶNG THỨ HAI : CHÚA GIÊSU VÁC THÁNH GIÁ
Tin Mừng Theo Thánh Gioan : “Bấy giờ ông Phi-la-tô trao Đức Giê-su cho họ đóng đinh vào thập giá. Chính Người vác lấy thập giá đi ra, đến nơi gọi là Cái Sọ, tiếng Híp-ri là Gôn-gô-tha; tại đó, họ đóng đinh Người vào thập giá." (Ga 19,16-18).
Suy Niệm : Thập giá là dụng cụ xử tử tội nhân, do đó, nó vừa là nỗi ô nhục, vừa là hình ảnh của tội lỗi và sự chết. Chúa Giêsu đã hoàn toàn từ bỏ chính mình, đã hy sinh cùng tận để đưa vai vác lấy, để người ta đóng chặt thân mình vào thập giá. Từ đó, thập giá đã trở thành Thánh giá, trở thành phương thế hữu hiệu cứu con người khỏi tội lỗi và khỏi chết muôn đời.
Lạy Chúa Giêsu là Đấng chấp nhận chịu ô nhục vì thương xót chúng con, xin cho chúng con biết suy tôn Thánh giá trong cuộc sống của mình, là biết hy sinh vì ơn cứu rỗi của người khác. Xin lôi kéo chúng con về với Chúa, để được thánh hoá khỏi sự nhơ uế của tội lỗi thế gian.
CĐ đọc thứ hai thì ngắm (theo sách Mục lục)
* Lạy Chúa xin thương xót chúng con .
CĐ : Xin Chúa thương xót chúng con.
Xin vì lòng thương xót Chúa cho linh hồn các kẻ tin đặng nghỉ ngơi ở chốn bình an.
CĐ : Amen.
* Thánh Giá lên đường - Ca đoàn hát : ...
Xướng:
Chúng con kính lạy và ngợi khen Chúa Giêsu Kitô.
Đáp:
Vì Chúa đã dùng Cây Thánh Giá mà chuộc tội cho thiên hạ.
CHẶNG THỨ BA : CHÚA GIÊSU NGÃ XUỐNG ĐẤT LẦN THỨ NHẤT
Sách Ngôn Sứ I-sai-a : “ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng đã mở tai tôi, còn tôi, tôi không cưỡng lại, cũng chẳng tháo lui.Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn, giơ má cho người ta giật râu. Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ. Có ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng phù trợ tôi, vì thế, tôi đã không hổ thẹn, vì thế, tôi trơ mặt ra như đá.” (Is 50,5-7).
Suy Niệm : Thiên Chúa là cội nguồn hạnh phúc, nơi Người không có đau khổ và sự chết, nhưng là “bình an hoan lạc trong Thánh Thần”. Vậy mà giờ đây, Chúa Giêsu đã phải chịu đau khổ : đau khổ tinh thần như Người đã nói : “linh hồn Thầy buồn đến chết được” ; đau khổ thể xác, vì thập giá nặng đè xuống tấm thân đầy thương tích, làm Chúa ngã ngục trên đường tới Gôn-gô-tha.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã không cất khổ đau khỏi thế giới này, nhưng là mang lấy vào thân để thánh hoá nó. Xin cho chúng con vững lòng trông cậy khi gặp thử thách gian truân, biết trỗi dậy không ngừng, hơn là thở than oán trách, vì ơn Ngài luôn có đủ cho mỗi người chúng con.
CĐ đọc thứ ba thì ngắm (theo sách Mục lục)
* Lạy Chúa xin thương xót chúng con .
CĐ : Xin Chúa thương xót chúng con.
Xin vì lòng thương xót Chúa cho linh hồn các kẻ tin đặng nghỉ ngơi ở chốn bình an.
CĐ : Amen.
* Thánh Giá lên đường - Ca đoàn hát : ...
Xướng:
Chúng con kính lạy và ngợi khen Chúa Giêsu Kitô.
Đáp:
Vì Chúa đã dùng Cây Thánh Giá mà chuộc tội cho thiên hạ.
CHẶNG THỨ BỐN : CHÚA GIÊSU GẶP ĐỨC MẸ
Tin Mừng Theo Thánh Luca : “Ông Si-mê-ôn nói với bà Maria... “Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà, ngõ hầu những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người phải lộ ra.” (Lc 2,35).
Suy Niệm : Lời người xưa đã thành sự thật, khi Mẹ chứng kiến các nhục hình Chúa Giêsu đã chịu. Hỏi rằng có đau khổ nào hơn nỗi đau của người mẹ, khi thấy con mình thân thể đầy thương tích, đang lê từng bước một tới chốn pháp trường ? ! Thế là hết, sự sống sẽ chẳng còn, đường đời dài như một dải sầu bi. Ôi Người Con yêu quí ! Ôi Người Con tuyệt vời của Mẹ ! Ôi Người Con mà hằng được “Thiên Chúa và mọi người mến thương” ! Giờ đây đang cố vét chút sức tàn để thưa với Mẹ... Mẹ cùng đau với Chúa, Mẹ cùng chết với Người nên Mẹ là Đấng hiệp công cứu rỗi loài người chúng ta.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã ban cho chúng con người mẹ tuyệt vời là Mẹ Maria, xin cho chúng con luôn yêu mến Mẹ, vì nhờ lòng sùng kính, giúp chúng con lánh xa tội lỗi, cải thiện đời sống, trở thành người như là người “môn đệ Chúa yêu”.
CĐ đọc thứ bốn thì ngắm (theo sách Mục lục)
* Lạy Chúa xin thương xót chúng con .
CĐ : Xin Chúa thương xót chúng con.
Xin vì lòng thương xót Chúa cho linh hồn các kẻ tin đặng nghỉ ngơi ở chốn bình an.
CĐ : Amen.
* Thánh Giá lên đường - Ca đoàn hát : ...
Xướng:
Chúng con kính lạy và ngợi khen Chúa Giêsu Kitô.
Đáp:
Vì Chúa đã dùng Cây Thánh Giá mà chuộc tội cho thiên hạ.
CHẶNG THỨ NĂM : ÔNG SIMON VÁC ĐỠ THÁNH GIÁ CHÚA
Tin Mừng Theo Thánh Mác-cô : Lúc ấy, có một người từ miền quê lên, đi ngang qua đó, tên là Si-môn, gốc Ky-rê-nê. Ông là thân phụ hai ông A-lê-xan-đê và Ru-phô. Chúng bắt ông vác thập giá đỡ Đức Giê-su. Chúng đưa Người lên một nơi gọi là Gôn-gô-tha, nghĩa là Đồi Sọ. (Mc 15,21-22).
Suy Niệm : Thiên Chúa từ bao đời nay, đã tỏ cho dân Người được biết : Người là Đấng quyền năng uy nghi, rất từ bi nhân hậu, hằng ban muôn ơn phúc, nhưng cách biệt với con người, vì Thiên Chúa là sự thiện trong khi phàm nhân ai cũng đều tội lỗi... Nơi Đức Giêsu, Thiên Chúa đã là khác, gần gũi tới mức trở thành tội nhân để cứu độ con người. Thiên Chúa không chỉ là Đấng ban ơn, mà còn cần con người giúp sức, như Si-mê-on đã vác đỡ Thánh giá cho Người.
Lạy Chúa Giêsu là Đấng hạ mình đón nhận chúng con, trong thống khổ đau thương của kiếp người, xin cho chúng con biết sẳn sàng chia sẻ, đỡ nâng những người đang đau khổ, vì khi ấy Chúa đang cần chúng con, như xưa Chúa cần Si-mê-on vác đỡ Thánh giá cho Ngài.
CĐ đọc thứ năm thì ngắm (theo sách Mục lục)
* Lạy Chúa xin thương xót chúng con .
CĐ : Xin Chúa thương xót chúng con.
Xin vì lòng thương xót Chúa cho linh hồn các kẻ tin đặng nghỉ ngơi ở chốn bình an.
CĐ : Amen.
* Thánh Giá lên đường - Ca đoàn hát : ...
Xướng:
Chúng con kính lạy và ngợi khen Chúa Giêsu Kitô.
Đáp:
Vì Chúa đã dùng Cây Thánh Giá mà chuộc tội cho thiên hạ.
CHẶNG THỨ SÁU : THÁNH VÊRÔNICA LAU MẶT CHÚA
Sách Ngôn Sứ Ê-dê-ki-en : Có lời ĐỨC CHÚA phán : “Ta sẽ ban cho chúng một trái tim và đặt thần khí mới vào lòng chúng. Ta sẽ lấy khỏi mình chúng trái tim chai đá và ban cho chúng một trái tim bằng thịt... (Ed 11,19-20).
Suy Niệm : Thiên Chúa cần con người, cần trái tim nhân hậu nơi những người đàn ông, nơi những người phụ nữ, nơi những người con trai, nơi những người con gái. Nếu Si-mê-on vác đỡ Thánh giá, thì Vêrônica với sức mọn tài hèn của phận nữ “chân yếu tay mềm”, đã lấy khăn lau mặt Chúa, làm sáng lên khuôn mặt Chúa Trời trong chốn loài người tội lỗi đau thương.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn nhớ Lời Chúa dạy : “Khi các con làm cho một trong những kẻ bé mọn nhất của Ta đây điều gì, là các con đang làm cho chính Ta”, để không vô tình trước nỗi đau của người khác, nhờ vậy, thế gian được thấy Chúa nơi chính cuộc đời chúng con.
CĐ đọc thứ sáu thì ngắm (theo sách Mục lục)
* Lạy Chúa xin thương xót chúng con .
CĐ : Xin Chúa thương xót chúng con.
Xin vì lòng thương xót Chúa cho linh hồn các kẻ tin đặng nghỉ ngơi ở chốn bình an.
CĐ : Amen.
* Thánh Giá lên đường - Ca đoàn hát : ...
Xướng:
Chúng con kính lạy và ngợi khen Chúa Giêsu Kitô.
Đáp:
Vì Chúa đã dùng Cây Thánh Giá mà chuộc tội cho thiên hạ.
CHẶNG THỨ BẢY : CHÚA GIÊSU NGÃ XUỐNG ĐẤT LẦN THỨ HAI
Sách Ngôn Sứ I-sai-a : “Cũng như bao kẻ đã sửng sốt khi thấy tôi trung của Ta, mặt mày tan nát chẳng ra người, không còn dáng vẻ người ta nữa, cũng vậy, nó sẽ làm cho muôn dân phải sững sờ, vua chúa phải câm miệng, vì được thấy điều chưa ai kể lại, được hiểu điều chưa nghe nói bao giờ. (Is 52,14-15)
Suy Niệm : Đường đến Gôn-gô-tha tuy cheo leo và sỏi đá, nhưng không bằng lòng người chai sạn, dững dưng. Trước nỗi khổ đau chỉ nghe tiếng la ó, nhạo cười ; trước một mạng người sắp mất chỉ thấy những bộ mặt sắt thép lạnh tanh. Người ta không thấy Chúa, chỉ thấy tên tử tù Giêsu nên tha hồ hành hạ. Người ta không biết Chúa, chỉ biết việc mình làm nên muốn giải quyết nhanh, gọn, lẹ để ra về tìm hưởng những thú vui.
Lạy Chúa Giêsu, trên đường đời hôm nay, cũng không ai nhìn thấy Chúa, cũng không ai biết là Ngài nên trong gia đình và ngoài xã hội, vẫn còn đó những bất công, những chà đạp lên quyền lợi và nhân phẩm người khác ; đã gây ra bao đau khổ tột cùng hay dai dẳng, biến đời người thành một chuổi cay đắng khôn nguôi.
CĐ đọc thứ bảy thì ngắm (theo sách Mục lục)
* Lạy Chúa xin thương xót chúng con .
CĐ : Xin Chúa thương xót chúng con.
Xin vì lòng thương xót Chúa cho linh hồn các kẻ tin đặng nghỉ ngơi ở chốn bình an.
CĐ : Amen.
* Thánh Giá lên đường - Ca đoàn hát : ...
Xướng:
Chúng con kính lạy và ngợi khen Chúa Giêsu Kitô.
Đáp:
Vì Chúa đã dùng Cây Thánh Giá mà chuộc tội cho thiên hạ.
CHẶNG THỨ TÁM : CHÚA GIÊSU AN ỦI NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ THÀNH GIÊRUSALEM
Tin Mừng Theo Thánh Lu-ca : “ Dân chúng đi theo Người đông lắm, trong số đó có nhiều phụ nữ vừa đấm ngực vừa than khóc Người. Đức Giê-su quay lại phía các bà mà nói: "Hỡi chị em thành Giê-ru-sa-lem, đừng khóc thương tôi làm gì. Có khóc thì khóc cho phận mình và cho con cháu. Vì này đây sẽ tới những ngày người ta phải nói: "Phúc thay đàn bà hiếm hoi, người không sinh không đẻ, kẻ không cho bú mớm! " Bấy giờ người ta sẽ bắt đầu nói với núi non: Đổ xuống chúng tôi đi! , và với gò nổng: Phủ lấp chúng tôi đi! Vì cây xanh tươi mà người ta còn đối xử như thế, thì cây khô héo sẽ ra sao? " (Lc 23,27-31).
Suy Niệm : Chúa Giêsu hằng thương yêu môn đệ và tất cả những ai thuộc về Ngài. Thánh kinh cho biết, Người yêu thương họ đến cùng. Quả thật, Chúa Giêsu luôn quên mình để nghĩ về người khác. Trên con đường thập giá nhọc nhằn bao nỗi, Chúa vẫn nói lời an ủi những người phụ nữ đạo đức tại Giê-ru-sa-lem. Chúa cho họ thấy một viễn tượng mà giờ đây, trong cuộc sống hiện tại của họ, đã thể hiện những dấu tỏ tường.
Lạy Chúa Giêsu là Đấng đang ở cùng chúng con mọi ngày cho đến tận thế, xin cho chúng con được ơn nhận ra những dấu chỉ trong cuộc sống, để biết thánh ý Thiên Chúa trên cuộc đời chúng con là gì, mà sám hối ăn năn và mau mắn thi hành.
CĐ đọc thứ tám thì ngắm (theo sách Mục lục)
* Lạy Chúa xin thương xót chúng con .
CĐ : Xin Chúa thương xót chúng con.
Xin vì lòng thương xót Chúa cho linh hồn các kẻ tin đặng nghỉ ngơi ở chốn bình an.
CĐ : Amen.
* Thánh Giá lên đường - Ca đoàn hát : ...
Xướng:
Chúng con kính lạy và ngợi khen Chúa Giêsu Kitô.
Đáp:
Vì Chúa đã dùng Cây Thánh Giá mà chuộc tội cho thiên hạ.
CHẶNG THỨ CHÍN : CHÚA GIÊSU NGÃ XUỐNG ĐẤT LẦN THỨ BA
Sách Ngôn Sứ Kha-ba-cúc : “Cho đến bao giờ, lạy ĐỨC CHÚA, con kêu cứu mà Ngài chẳng đoái nghe, con la lên: "Bạo tàn! " mà Ngài không cứu vớt? Sao Ngài bắt con phải chứng kiến tội ác hoài, còn Ngài cứ đứng nhìn cảnh khổ đau? Trước mắt con, toàn là cảnh phá phách, bạo tàn... Luật không được tuân giữ, công lý chẳng còn thấy xuất hiện, vì kẻ gian ác bủa vây người công chính, nên chỉ còn thứ công lý vày vò.” (Kb 1, 2-5).
Suy Niệm : Lời chất vấn của vị ngôn sứ thời xưa nay thành sự thật. Đức Giêsu, Đấng công chính của Thiên Chúa đã té ngã 3 lần trong lúc thi hành bản án bất công, vậy mà Thiên Chúa cứ lặng thinh, để thế gian hò reo đắc thắng... Hôm nay trên thế giới này, vẫn còn đó bao cảnh bất công, bao cảnh người công chính bị kết án, bao cảnh khổ đau cứ đổ xuống trên những người lành, trong khi kẻ tội lỗi cứ an nhàn, hưởng thụ, không thấy Chúa giáng phạt điều chi.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa “không muốn cho kẻ gian ác phải chết nhưng là muốn nó bỏ đường tà để được sống”, nên Chúa thinh lặng trước biết bao tội lỗi của con người, cho tội nhân còn có giờ sám hối mà đón nhận ơn tha thứ của Ngài. Xin cho chúng con biết chổi dậy trở về trước khi đã là quá muộn.
CĐ đọc thứ chín thì ngắm (theo sách Mục lục)
* Lạy Chúa xin thương xót chúng con .
CĐ : Xin Chúa thương xót chúng con.
Xin vì lòng thương xót Chúa cho linh hồn các kẻ tin đặng nghỉ ngơi ở chốn bình an.
CĐ : Amen.
* Thánh Giá lên đường - Ca đoàn hát : ...
Xướng:
Chúng con kính lạy và ngợi khen Chúa Giêsu Kitô.
Đáp:
Vì Chúa đã dùng Cây Thánh Giá mà chuộc tội cho thiên hạ.
CHẶNG THỨ MƯỜI : QUÂN DỮ LỘT ÁO ĐỨC GIÊSU
Tin Mừng Theo Thánh Gioan : “Lính tráng lấy áo xống của Người chia làm bốn phần, mỗi người một phần; họ lấy cả chiếc áo dài nữa. Nhưng chiếc áo dài này không có đường khâu, dệt liền từ trên xuống dưới. Vậy họ nói với nhau: "Đừng xé áo ra, cứ bắt thăm xem ai được." Thế là ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Áo xống tôi, chúng đem chia chác, cả áo dài, cũng bắt thăm luôn. (Ga 19,23-24.
Suy Niệm : Thánh Giá ! Ôi đã thành quá quen ! Ta nghe lòng thổn thức vì trên đó, Đức Giêsu chết giang tay, phơi tấm thân trần trụi giữa đất trời. Cái chết của Chúa ! Cái chết sinh ích lợi : đối với những tên lính là miếng vải áo của Người mà chúng đã chia nhau ; đối với thượng tế kinh sư thì cái lợi là từ nay, họ không còn sợ mất ảnh hưởng ; đối với Philatô, xử tử “Vua dân Do Thái”, chắc chắn sẽ làm hài lòng hoàng đế Xê-da ; còn đối với những người tin, thì nhờ cái chết của Chúa Giêsu, họ được lợi là ơn tha tội và được làm con của Chúa Trời.
Sống trên đời ai cũng đua nhau đi tìm lợi, có những cái lợi về phần xác, có những cái lợi về sự sống linh hồn. Có những cái lợi rồi sẽ mất tất cả, có những cái lợi tồn tại đến muôn đời.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết tìm lợi ích cho linh hồn mình trước, vì như Chúa đã nhắc : “Lời lãi cả thế giới mà mất linh hồn thì không được ích chi.”
CĐ đọc thứ mười thì ngắm (theo sách Mục lục)
* Lạy Chúa xin thương xót chúng con .
CĐ : Xin Chúa thương xót chúng con.
Xin vì lòng thương xót Chúa cho linh hồn các kẻ tin đặng nghỉ ngơi ở chốn bình an.
CĐ : Amen.
* Thánh Giá lên đường - Ca đoàn hát : ...
Xướng:
Chúng con kính lạy và ngợi khen Chúa Giêsu Kitô.
Đáp:
Vì Chúa đã dùng Cây Thánh Giá mà chuộc tội cho thiên hạ.
CHẶNG THỨ MƯỜI MỘT : CHÚA GIÊSU CHỊU ĐÓNG ĐINH VÀO THẬP GIÁ
Tin Mưng Theo Thánh Lu-ca : “Khi đến nơi gọi là "Đồi Sọ", họ đóng đinh Người vào thập giá, cùng lúc với hai tên gian phi, một tên bên phải, một tên bên trái. Bấy giờ Đức Giê-su cầu nguyện rằng: "Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm." Rồi họ lấy áo của Người chia ra mà bắt thăm. (Lc 23,33-34).
Suy Niệm : Hãy tha thứ cho nhau không chỉ bảy lần mà là bảy mươi lần bảy. Anh em hãy tha thứ cho nhau như Thầy đã tha thứ cho anh em. Lời giáo huấn của Chúa Giêsu với các Tông đồ nay đã thành hiện thực. Trên Thánh giá, Chúa Giêsu không chỉ tha thứ mà còn cầu nguyện xin ơn tha thứ của Cha : “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm”. Thập giá là đỉnh cao của thù hận, là tận cùng của căm hờn thì từ nay, tính chất đó đã đổi vì chính Chúa đã thứ tha. Thập giá trở thành Thánh giá, sưởi ấm bao tâm hồn, lan toả sự bình an...
Lạy Chúa Giêsu là nguồn mạch tình yêu không bao giờ vơi can, xin cho chúng con biết sống mầu nhiệm Thánh giá trong cuộc đời, là sẳn sàng tha thứ, bao dung ; và xin cho chúng con luôn nhớ, muốn tha thứ thì phải chấp nhận thiệt thòi, mất mát như Chúa đã hy sinh.
CĐ đọc thứ mười một thì ngắm (theo sách Mục lục)
* Lạy Chúa xin thương xót chúng con .
CĐ : Xin Chúa thương xót chúng con.
Xin vì lòng thương xót Chúa cho linh hồn các kẻ tin đặng nghỉ ngơi ở chốn bình an.
CĐ : Amen.
* Thánh Giá lên đường - Ca đoàn hát : ...
Xướng:
Chúng con kính lạy và ngợi khen Chúa Giêsu Kitô.
Đáp:
Vì Chúa đã dùng Cây Thánh Giá mà chuộc tội cho thiên hạ.
CHẶNG THỨ MƯỜI HAI : CHÚA GIÊSU CHỊU CHẾT TRÊN THÁNH GIÁ
Tin Mưng Theo Thánh Lu-ca : “Bấy giờ đã gần tới giờ thứ sáu, thế mà bóng tối bao phủ khắp mặt đất, mãi đến giờ thứ chín. Mặt trời ngưng chiếu sáng. Bức màn trướng trong Đền Thờ bị xé ngay chính giữa. Đức Giê-su kêu lớn tiếng: Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha. Nói xong, Người tắt thở. Thấy sự việc xảy ra như thế, viên đại đội trưởng cất tiếng tôn vinh Thiên Chúa rằng: "Người này đích thực là người công chính! " Toàn thể dân chúng đã kéo đến xem cảnh tượng ấy, khi thấy sự việc đã xảy ra, đều đấm ngực trở về.(Lc 23,44-48).
Suy Niệm : Thế là hết, Chúa Giêsu vét chút hơi tàn để phó thác linh hồn mình cho Chúa Cha. Chúa đã đi đến cùng con đường trần gian tăm tối, do tội lỗi, sự dữ, sự ác, sự gian trá và a dua của con người. Bi đát tới mức ấy, hỏi có nỗi buồn nào lớn hơn ? !... Tuy nhiên, ngay chính giây phút tưởng là kết thúc, lại bừng lên một sự thật mới bắt đầu : người ta đã nhận ra chính Ngài là người công chính, là Con Thiên Chúa. Như vậy, Thánh giá của Chúa đã không vô nghĩa nhưng thực sự nở hoa.
Lạy Chúa Giêsu, khi tưởng niệm cái chết của Ngài như đêm linh thánh hôm nay, xin cho chúng con biết noi gương Chúa sống nhẫn nại phó thác, để những thập giá cuộc đời chúng con đang vác, cuối cùng, cũng sẽ được nở hoa.
CĐ đọc thứ mười hai thì ngắm (theo sách Mục lục)
* Lạy Chúa xin thương xót chúng con .
CĐ : Xin Chúa thương xót chúng con.
Xin vì lòng thương xót Chúa cho linh hồn các kẻ tin đặng nghỉ ngơi ở chốn bình an.
CĐ : Amen.
* Thánh Giá lên đường - Ca đoàn hát : ...
Xướng:
Chúng con kính lạy và ngợi khen Chúa Giêsu Kitô.
Đáp:
Vì Chúa đã dùng Cây Thánh Giá mà chuộc tội cho thiên hạ.
CHẶNG THỨ MƯỜI BA : HẠ XÁC CHÚA GIÊSU
Tin Mừng Theo Thánh Gioan : “Sau đó, ông Giô-xếp, người A-ri-ma-thê, xin ông Phi-la-tô cho phép hạ thi hài Đức Giê-su xuống. Ông Giô-xếp này là một môn đệ theo Đức Giê-su, nhưng cách kín đáo, vì sợ người Do-thái. Ông Phi-la-tô chấp thuận. Vậy, ông Giô-xếp đến hạ thi hài Người xuống.” (Ga 19,38).
Suy Niệm : Chúa Giêsu đã chết, cái chết rất đau thương, khiến lòng người thiện chí chưa nguôi niềm thương cảm. Nhưng hơn hết, cái chết của Chúa là rất nhiệm mầu, vì làm cho người ngoại nhận biết Thiên Chúa, người Do Thái đấm ngực ăn năn, và giờ đây người môn đệ tên là Giô-xếp đã chiến thắng nỗi sợ hãi của mình. Trước kia ông là môn đệ, nhưng không giám công khai vì sợ người Do Thái. Còn bây giờ, ông hiên ngang đến xin Philatô hạ xác Chúa Giêsu.
Lạy Chúa Giêsu, trong cuộc sống chúng con cũng có nhiều nỗi sợ, có thể rất vu vơ như sợ mệt, sợ khổ, hay thực sự là sợ vì cuộc sống bấp bênh không ổn định, trong khi lại có lắm nhu cầu. Xin cho chúng con một lòng tin thắng nỗi sợ hãi, để dám sống hy sinh, dấn thân phụng sự Chúa trong Hội Thánh của Ngài.
CĐ đọc thứ mười ba thì ngắm (theo sách Mục lục)
* Lạy Chúa xin thương xót chúng con .
CĐ : Xin Chúa thương xót chúng con.
Xin vì lòng thương xót Chúa cho linh hồn các kẻ tin đặng nghỉ ngơi ở chốn bình an.
CĐ : Amen.
* Thánh Giá lên đường - Ca đoàn hát : ...
Xướng:
Chúng con kính lạy và ngợi khen Chúa Giêsu Kitô.
Đáp:
Vì Chúa đã dùng Cây Thánh Giá mà chuộc tội cho thiên hạ.
CHẶNG THỨ MƯỜI BỐN : TÁNG XÁC CHÚA GIÊSU VÀO HUYỆT ĐÁ MỚI
Tin Mừng Theo Thánh Gioan : “Ông Ni-cô-đê-mô cũng đến. Ông này trước kia đã tới gặp Đức Giê-su ban đêm. Ông mang theo chừng một trăm cân mộc dược trộn với trầm hương. Các ông lãnh thi hài Đức Giê-su, lấy băng vải tẩm thuốc thơm mà quấn, theo tục lệ chôn cất của người Do-thái. Nơi Đức Giê-su bị đóng đinh có một thửa vườn, và trong vườn, có một ngôi mộ còn mới, chưa chôn cất ai. Vì hôm ấy là ngày áp lễ của người Do-thái, mà ngôi mộ lại gần bên, nên các ông mai táng Đức Giêsu ở đó.” (Ga 19, 38-42).
Suy Niệm : Cuộc đời tại thế của Chúa Giêsu đã hoàn tất khi xác thân được an táng trong mồ. Một cuộc đời cứ mãi cho đi, không thu vén hay giữ gì lại riêng cho mình. Chúa đã chết cái chết của tội nhân, cái chết của người nghèo không tấm áo che thân, tưởng là Chúa thiếu thốn nhất, nhưng không, Người đã được an táng với mộc dược, trầm hương, vải tẩm thuốc thơm và huyết đá mới, Chúa đầy đủ như cuộc sống rất đỗi dồi dào. Chúa luôn sống cho đi thì Chúa Cha đã cho Ngài lại tất cả. Chúa hiến dâng mạng sống bằng cái chết ô nhục trên thập giá, thì Chúa Cha ban tặng sự sống phục sinh vinh hiển khải hoàn.
Lạy Chúa Giêsu, khi lòng chúng con nghiền ngẫm mầu nhiệm Thánh giá Chúa, xin cho chúng con đừng quá lo cho mình mà dành giật, bon chen, nên sa ngã phạm tội ; nhưng xin cho chúng con biết lo cho Giáo Hội, để Chúa còn chỗ lo cho chúng con. Xin cho chúng con biết giúp đỡ người khác, để Chúa còn việc giúp đỡ chúng con. Và xin cho chúng con dám chết cho tội để cùng được phục sinh với Ngài.
CĐ đọc thứ mười bốn thì ngắm (theo sách Mục lục)
* Lạy Chúa xin thương xót chúng con .
CĐ : Xin Chúa thương xót chúng con.
Xin vì lòng thương xót Chúa cho linh hồn các kẻ tin đặng nghỉ ngơi ở chốn bình an.
CĐ : Amen.
* Thánh Giá lên đường - Ca đoàn hát : ...
Người hướng dẫn đọc:
Sự sống vượt lên trên cái chết, nhưng sự sống chỉ phát triển đầy đủ nơi những người nuôi dưỡng nó, bảo vệ nó đến độ dám hy sinh và lấy cái chết để minh chứng sự sống. Họ giống hạt lúa khi chết đi và bị chôn vùi dưới lòng đất nảy sinh ra mầm sống, chọc thủng đất để sinh trưởng. Chúa Giêsu tiếp tục chịu mai táng nơi những con người ấy để làm cho bao nhiêu người khác được sống đúng với phẩm giá.
Chúa Giêsu đã chết nhưng Ngài đã phục sinh để ban tặng cho chúng ta địa vị làm con Thiên Chúa và sự sống Nước trời. Vì thế, khi nhìn lên Thánh giá người tin hân hoan cùng nhau ca ngợi Thiên Chúa rằng :
- Kinh “A Rất Thánh Giá”.
- Kinh “Lạy Nữ Vương”
- phép lành.
Kim Ngọc -Thứ Sáu Tuần Thánh 2013.
Sẵn sàng sống niềm tin của mình
Lm Jude Siciliano, OP
05:21 29/03/2013
CHÚA NHẬT PHỤC SINH - C-
CVTĐ 10: 34a, 37-43; Tvinh 118; Côlôssê 3: 1-4; Gioan 20: 1-9
SẴN SÀNG SỐNG NIỀM TIN CỦA MÌNH
Bắt đầu với những bối rối, thắc mắc chẳng hạn như: “đều gì sẻ xảy ra nếu..”, hay sự phấn chấn: “điều đó có thật không?” “Đáng tin không,” “Chưa bao giờ nghe một sự việc như thế,” “Có thể chứ,” “Thật quá tốt nếu điều đó là sự thật,” “Có người nói,” “Chính tôi tận mắt thấy Người!” “Hãy sờ vào đây,” “Tôi tin,” “Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa của tôi!” Thế quý vị đã nghe bao giờ những câu trả lời nào khác về sự Phục sinh chưa?
Chưa từng có ai nói rằng tin vào sự phục sinh là điều dễ dàng. Trước đây, chưa ai nói thế, bây giờ cũng vậy. Có những câu chuyện nói về ngôi mộ trống và những câu chuyện khác thì nói về việc hiện ra của Đức Kitô. Thậm chí trong những câu chuyện này mặc dù về tổng thể giống nhau nhưng lại khác nhau về các chi tiết. Tại sao Giáo hội sơ khai không thanh minh cho rõ ràng những câu chuyện này? Sao không sắp xếp những chi tiết cho trùng khớp với nhau? Và sau hết, chúng ta cần ủng hộ niềm tin này tựa như chúng ta tìm cách thuyết phục người khác rằng Chúa Kitô đang sống. Điều này thực sự giúp ích nhiều để làm cho các câu chuyện rõ ràng hơn ngõ hầu củng cố cho hoàn cảnh của chúng ta bây giờ. Ngoài ra, bài Tin mừng hôm nay là bài bất thường dành cho Chúa nhật Phục Sinh khi nhà thờ chật cứng người, với cả những người hiếm khi tham dự thánh lễ, những gương mặt quen thuộc, hoặc những người mà chúng ta có thể nhận ra đã từng cùng xếp hàng tính tiền trong siêu thị nhưng chưa bao giờ gặp thấy ngồi trong nhà thờ.
Sao chúng ta không kiếm những bài đọc nói về ánh sáng, với nhiều hình ảnh hơn hoặc có những thiên thần thổi kèn để đọc vào Chúa Nhật Phục Sinh? Thay vào đó, những gì mà hôm nay chúng ta có là tin buồn của bà Maria báo cho các môn đệ rằng, xác của Chúa Giêsu đã bị đánh cắp, ông Phêrô cùng một “môn đệ khác” chạy bộ đến nơi ngôi mộ trống. Cụm từ “người môn đệ kia” đến sau ông Phêrô, “thấy và tin.” Tất cả dữ kiện đó nói lên điều gì? Đó chính là ngày Chúa Nhật Phục Sinh và thậm chí chúng ta cũng chẳng có trình thuật nào về việc hiện ra! Phàn nàn thế là đủ – hãy nhìn xem những gì chúng ta đã có.
Chắc rằng nhiều người ở đây được lớn lên trong những gia đình lao động vất vả. Chúng ta sớm biết được những việc cần phải làm, những gì cần phải sửa khi nó bị hỏng, biết hoàn thành những gì mà chúng ta đã khởi sự. Chúng ta có thể tỏ ra tự hào với những công việc mà mình đã làm được trong quãng đời của mình. Nhưng chúng ta lại không khoe khoang về những điều chưa thực hiện được như: sự thất vọng hay những bề bộn mà chúng ta đã gây ra trong các mối quan hệ; những dự án đã khởi sự, nhưng không bao giờ hoàn thành và những thăng trầm trong niềm tin của mình.
Hôm nay, chúng ta cần dừng lại đôi chút. Thay vì xắn tay áo lên để giải quyết phần kết cục của trình thuật hôm nay còn lỏng lẻo, thì chúng ta cứ để nó như thế. Đừng lo lắng gì, chúng ta không nên thụ động; song cũng đừng dập tắt khả năng suy tư của mình. Nhưng hãy cố gắng, ít nhất là hôm nay, để cho mầu nhiệm Phục Sinh đi vào cuộc đời ta. Đơn giản là đón nhận và để cho nỗi hoang mang và sức mạnh của ngày hôm nay hoạt động trong chúng ta. Sau hết, thậm chí với tất cả sự nghi ngờ, thì trọng tâm của điều này là, chúng ta vẫn là những tín hữu. Chúng ta thưa lời “Amen” [xác tín] trong kinh Tin Kính của các Tông Đồ có đoạn nói rằng: “Ngày thứ ba Người sống lại từ trong kẻ chết.” Ngày hôm nay, dù có là những người thành đạt đi chăng nữa thì cta cũng không thể tạo ra một câu xác tín nào khác tinh tế hoặc hợp lý hơn thế. Hãy để cho ngày lễ hôm nay hoạt động và định hình rõ trong ta.
Chúng ta đón mừng Chúa Kitô phục sinh bằng cách khép lại cánh cửa của quá khứ, khép lại những gì là thương tích, đổ vỡ và bất toàn. Hãy để cho Chúa Kitô Phục Sinh thực hiện những gì mà ta làm chưa tốt. Chúng ta mở cửa đón Chúa Kitô để Người tạo nên một mái ấm trong những nơi chốn và những ký ức khơi nên sự đau khổ, xấu hổ và tuyệt vọng. Hôm nay, hãy để cho ngày lễ này trở thành phương dược chữa trị, khôi phục và hồi sinh sự sống trong chúng ta.
Liệu chúng ta có nói rằng lý do mà ta có câu chuyện “ngôi mộ trống” hôm nay là để nhắc nhở rằng Chúa Kitô không có trong mồ, và khép lại câu chuyện lịch sử cách đây 20 thế kỷ hay không? Chúa Kitô đang sống trong mỗi người. Ngôi mộ không thể nắm giữ Người, và chúng ta cũng thế. Hãy trải thảm chào mừng, mở cánh cửa ra, để đón một đời sống mới. Bây giờ chúng ta bắt đầu lại tất cả. Hãy quên quá khứ đi; nó đã qua rồi và và đã được thứ tha. Nay chúng ta là những môn đệ của Chúa Kitô thì hãy bỏ lại tất cả để đi theo ánh sáng và chia sẻ Tin mừng, “Chúa Kitô đã sống lại, Chúa Kitô đã sống lại thật rồi!”
Bà Maria Mađalêna ra đi với ngôi mộ khép kín cửa. Bà vẫn bị khóa chặt với ký ức còn rất mới về cái chết của Chúa Kitô. Bà đến để làm điều cần làm: khóc than và dành chút thời gian ở bên người mà bà yêu mến, giờ đang nằm bất động trong mộ phần. Chúng ta cũng đến nhà thờ với cùng một cách thức; bị khóa chặt với quá khứ “nếu mà” hay “giá như.” Chúng ta muốn tìm đến ân sủng, xóa sạch tất cả và tiếp tục sống cuộc đời của mình. Chúng ta có thể vất bỏ những dụng cụ vệ sinh lau chùi, xô chậu và găng tay. Giờ đây, ta biết rằng mình chỉ có thể tự làm cho mọi sự mới mẻ và đẹp đẽ hơn một chút, nhưng không thể tạo ra được một đời sống mới nơi thân xác đã chết đi. Hãy để cho ngày lễ này tẩy rửa chúng ta. Hãy bỏ đi những nghi ngờ, lo lắng, thắc mắc, và cố gắng hết mình để loại trừ bao trăn trở trong lòng. Chúng ta mở rộng đôi tai để lắng nghe Tin mừng mà thánh Phaolô đã công bố trong thư gởi tín hữu Côlôsê: “Anh em đã được trỗi dậy cùng với Đức Kitô.” Nơi đây, Đức Kitô phục sinh đang ở giữa chúng ta: nơi cộng đoàn hội họp nhau nhân danh Người; trong Lời được công bố và trong bánh và rượu mà chúng ta cùng chia sẻ.
Nếu đã hiện diện trong suốt Tuần Thánh đầu tiên, chúng ta hẳn đã cố gắng để “sửa đổi cho đúng.” Những người ngày ấy và chúng ta bây giờ cũng không thể làm điều gì khác. Những hoang mang, loa lắng và rúng động từ các môn đệ cũng đã tràn vào tất cả mọi người chúng ta. Các môn đệ và chúng ta đã nhận ra điều đó, mặc dù những sự việc đó không diễn ra như cách chúng ta mong đợi, nhưng sau cùng Thiên Chúa đã chiến thắng và làm cho Đức Giêsu trỗi dậy từ cõi chết. Ngôi mộ giờ đây trống rỗng, vì Người đã sống lại, sống ở giữa chúng ta và cho chúng ta đời sống mới. Chúng ta có thể hành động cách khác, nhưng Thiên Chúa lại có những kế hoạch khác. Nào hãy ca tụng Chúa.
Trong bài Tin mừng hôm nay, bà Maria Mađalêna đã bắt đầu hành động. Bà chạy đến ông Simon Phêrô và đến với người môn đệ được Đức Giêsu thương mến để thuật lại việc xác của Chúa Giêsu bị đánh cắp. Bà ra khỏi khung cảnh kế tiếp vì thế chúng ta có thể tập trung vào ông Phêrô và người môn đệ kia. Nhưng sau đó, bà Maria quay trở lại cùng với Đức Kitô phục sinh, Người mà bà gặp trong khu vườn gần ngôi mộ. “Người môn đệ khác” đã thấy gì và liệu ông có tin khi nhìn vào ngôi mộ trống hay không? Khác với Phêrô, người đã chối Đức Giêsu, người môn đệ này ở lại với Người: trong bữa Tiệc Ly ông lại tựa đầu vào ngực Đức Giêsu; ông ở lại với Đức Giêsu trong khi Người hấp hối trên thập giá và ông là người mà Đức Giêsu tin tưởng trao phó mẹ của Người cho để chăm sóc.
Người môn đệ được Đức Giêsu yêu mến không cần nhiều bằng chứng để tin: chỉ cần thấy khăn liệm được cuốn lại và chiếc khăn phủ trên đầu Đức Giêsu. Ông sẽ làm gì với niềm tin này? Lúc này, Chúa Giêsu chưa hiện ra với bà Maria Mađalêna và các môn đệ khác. Họ chưa gặp Đức Kitô phục sinh; Người cũng chưa thổi Thần Khí trên họ và chưa sai họ đi làm chứng.
“Chứng nhân” là một lối diễn tả trọng yếu trong Tân Ước. Trong bài đọc một, ông Phêrô, nói thay cho những người tin, tuyên bố rằng: “Chúng tôi là những chứng nhân về tất cả những gì mà Người đã thực hiện…” Đó là mối tương quan của chúng ta hiện nay với Chúa Kitô phục sinh– trở thành chứng nhân. Kinh thánh cho biết về thế hệ những chứng nhân đầu tiên của sự phục sinh. Bây giờ đến lượt chúng ta. Khi chúng ta được rửa tội thì cha mẹ và người đỡ đầu được hướng dẫn để làm chứng cho niềm tin Kitô giáo mà họ đã tin, vì thế chúng ta cũng sẽ tin như vậy.
Bây giờ chúng ta là những chứng nhân cho Chúa Kitô bằng lời nói và gương lành. Chứng nhân của một tín hữu trong những hoàn cảnh như phiên tòa, sự cám dỗ và phục vụ yêu thương có thể là một lời giảng hùng hồn với người khác rằng Chúa Kitô không còn trong ngôi mộ nữa – đó chỉ là ngôi mộ trống. Người đang sống và đang ban Thần Khí giữa chúng ta.
Thời Giáo hội sơ khai, từ “chứng nhân” cùng nghĩa với “làm chứng” [tử đạo]. Việc làm chứng công khai về Chúa Kitô cũng có nghĩa là sẵn sàng chịu đau khổ cho niềm tin của mình. Từ thời đầu cho tới ngày nay, các chứng nhân đầy tính thuyết phục cho thấy rằng, con người không chỉ tuyên xưng niềm tin của mình vào Chúa Kitô phục sinh bằng lời nói, mà còn sẵn sàng sống niềm tin của mình nữa – thậm chí chết vì niềm tin. Chúng ta tin rằng chết không phải là dấu chấm hết, và sự chết cũng chẳng có quyền gì trên chúng ta, bởi vì Chúa Kitô đã được sống lại trong sự sống mới, và chúng ta được hiệp nhất với Người.
Chuyển ngữ: Anh Em HV. Đaminh Gò Vấp
EASTER SUNDAY – C
Acts 10: 34a, 37-43; Psalm 118; Colossians 3: 1-4; John 20: 1-9
Now it begins: confusion, questions, "What-ifs," excitement, "Could it be true?" "It’s all make-believe," "Never heard of such a thing," "Maybe," "Too good to be true," "She said/he said," "I saw him with my own eyes!" "Touch here," "I believe," "My Lord and my God!"----- What other responses to the Resurrection have you heard?
No one ever said believing in the resurrection was going to be easy. It wasn’t then; it isn’t now. There are some stories about the empty tomb and others about the risen Christ’s appearances. Even these stories, though similar, differ in some details. Why didn’t the early church clean up their stories? Get them to correspond? After all, we need support as we try to convince others Christ is alive. It would have helped to have neater stories to back up our case. Plus, today’s gospel is an unusual one for Easter Sunday when the church is packed with a blend of occasional worshipers, the familiar faces, and others we might recognize from the supermarket line – but never see in our pews.
Couldn’t we have a reading on Easter Sunday with a little more spectacle, bright lights, angels blasting away at trumpets and trombones? Instead, what we have today is Mary’s bad news to the disciples that Jesus’ body had been stolen and Peter and "the other disciple’s" foot race and arrival at the empty tomb. The "other" goes in after Peter, "saw and believed." What’s that all about? It’s Easter Sunday and we don’t even have an appearance story! Enough complaining – let’s see what we do have.
I bet most of us grew up in hard-working families. We learned early about getting things done, fixing what’s broken, finishing what we started. We over achievers can point with pride to the work we have done in the course of our lifetimes. But we are not so boastful about what hasn’t worked out: our disappointment in the messes we have made in some relationships; projects we started, but never finished and the on-again, off-again practice of our faith.
We achiever types need to take a break today. Instead of rolling up our sleeves to tackle the loose ends of the narrative of this day we could just let it happen. Not to worry, we are not going to go into a passive state; nor will we turn off our hyper-functioning brains. But we could try, at least for today, letting the mystery of Easter roll over us. Just take it in and let the awe and power of this day do its work in us. After all, even with all our doubts, at the heart of it, we are believers. We have said our "Amens" to the line in the Apostle’s Creed that says, "On the third day he rose again from the dead." Today we achievers can’t make things neat and logical. We let the celebration do its work in us and define us.
We welcome the living Christ through the closed doors of our past; what has been hurt, broken and incomplete. We let Easter’s risen Christ do for us what we haven’t done well. We open the doors and bid Christ make a home in the places and memories that stir up pain, shame and brokenness. Today we let this feast do its healing, restoring and resurrecting life in us.
Can we say that the reason we have an "empty tomb" story today is to remind us that Christ isn’t in the tomb, locked up in history 20 centuries ago? He lives in each of us. The tomb couldn’t hold him back, nor should we. Put out the welcome mat, unlock the door, usher new life in. Now we can start all over. Now we can bury the past; it’s over, it’s forgiven. Now we disciples leave all that behind so that we can travel light and share the good news, "Christ is risen, Christ is risen indeed!"
Mary Magdalene goes with closed doors to the tomb. She is locked in by the still-fresh memory of Christ’s death. She comes to do what had to be done; mourn and spend some time with the one she loved, now lifeless in the tomb. We come to worship in a similar way; locked up with past "what if’s" and "if only’s." We want to work our way to grace, clean it all up and get on with our lives. Well we can put away the wash buckets, sponges and rubber gloves. We know by now that on our own we might be able to freshen things up a bit, but not create new life where there has been death.
We let the feast wash over us. We let go of our doubts, worries, questions and, as best we can, our anxieties. Instead, we open our ears to take in the good news that Colossians proclaims, "You were raised with Christ." That risen Christ is here among us: in the assembly gathered in his name; in the Word proclaimed and in the bread and wine we share.
Had we over achievers been there during the first Holy Week we would have been working hard to "make things turn out right." But they didn’t and we wouldn’t have been able to do anything about it. Chaos reigned and the movers and shakers among the disciples fled with everyone else. They and we find out that, though things didn’t work out the way we might have wanted, God is victorious after all and has raised Jesus from the dead. Now the tomb is empty, because he is alive, in our midst and we have new life. We might have done it differently; but God had other plans. Praise the Lord!
In today’s gospel Mary Magdalene begins the action. She runs to Simon and the beloved disciple to report Jesus’ missing body. She is out of the next scene so we can focus on Peter and the other disciple. After that Mary will again be the focus, along with the risen Christ, whom she meets in the garden near the tomb. What did the "other disciple" see and believe when he peered into the empty tomb? Unlike Peter, who denied Jesus, this disciple stayed with him: at the Last Supper he lay his head against Jesus’ breast; stayed with Jesus while he was dying and was the one Jesus entrusted the care of his mother.
The beloved disciple didn’t need much evidence to prompt him to faith: the rolled up cloths and the cloth that covered Christ’s head. While he believed, what was he to do with this faith? At this point Jesus had not yet appeared to Mary Magdalene and the other disciples. They hadn’t yet met the risen Christ; nor had he breathed the Spirit upon them and sent them out to witness.
"Witness" – it’s a key expression in the New Testament. In our first reading Peter, speaking for the believers, announces that now, "we are the witnesses of all he did.…" That is our relationship now to the risen Christ – to be witnesses. Scriptures tell us about the first generation of witnesses to the resurrection. Now it’s our turn. When we were baptized our parents and godparents were instructed to witness to the Christian faith they believe so that we too would come to believe.
Now by our words and example we are the witnesses to Christ. The witness of a believer in situations of trial, temptation and loving service can be a powerful proclamation to others that Christ is no longer in the tomb – it is empty. He is living and breathing his Spirit among us.
In the early church the word "witness" was the same as "martyr." To give public witness to Christ also means to be willing to suffer for our faith. From the earliest times to this day, compelling witnesses have shown that people not only profess their faith in the risen Christ in words, but are also prepared to live their faith – even die for it. We believe that death does not have the last word, or power over us, because Christ has been raised to new life and we are united with him.
CVTĐ 10: 34a, 37-43; Tvinh 118; Côlôssê 3: 1-4; Gioan 20: 1-9
SẴN SÀNG SỐNG NIỀM TIN CỦA MÌNH
Bắt đầu với những bối rối, thắc mắc chẳng hạn như: “đều gì sẻ xảy ra nếu..”, hay sự phấn chấn: “điều đó có thật không?” “Đáng tin không,” “Chưa bao giờ nghe một sự việc như thế,” “Có thể chứ,” “Thật quá tốt nếu điều đó là sự thật,” “Có người nói,” “Chính tôi tận mắt thấy Người!” “Hãy sờ vào đây,” “Tôi tin,” “Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa của tôi!” Thế quý vị đã nghe bao giờ những câu trả lời nào khác về sự Phục sinh chưa?
Chưa từng có ai nói rằng tin vào sự phục sinh là điều dễ dàng. Trước đây, chưa ai nói thế, bây giờ cũng vậy. Có những câu chuyện nói về ngôi mộ trống và những câu chuyện khác thì nói về việc hiện ra của Đức Kitô. Thậm chí trong những câu chuyện này mặc dù về tổng thể giống nhau nhưng lại khác nhau về các chi tiết. Tại sao Giáo hội sơ khai không thanh minh cho rõ ràng những câu chuyện này? Sao không sắp xếp những chi tiết cho trùng khớp với nhau? Và sau hết, chúng ta cần ủng hộ niềm tin này tựa như chúng ta tìm cách thuyết phục người khác rằng Chúa Kitô đang sống. Điều này thực sự giúp ích nhiều để làm cho các câu chuyện rõ ràng hơn ngõ hầu củng cố cho hoàn cảnh của chúng ta bây giờ. Ngoài ra, bài Tin mừng hôm nay là bài bất thường dành cho Chúa nhật Phục Sinh khi nhà thờ chật cứng người, với cả những người hiếm khi tham dự thánh lễ, những gương mặt quen thuộc, hoặc những người mà chúng ta có thể nhận ra đã từng cùng xếp hàng tính tiền trong siêu thị nhưng chưa bao giờ gặp thấy ngồi trong nhà thờ.
Sao chúng ta không kiếm những bài đọc nói về ánh sáng, với nhiều hình ảnh hơn hoặc có những thiên thần thổi kèn để đọc vào Chúa Nhật Phục Sinh? Thay vào đó, những gì mà hôm nay chúng ta có là tin buồn của bà Maria báo cho các môn đệ rằng, xác của Chúa Giêsu đã bị đánh cắp, ông Phêrô cùng một “môn đệ khác” chạy bộ đến nơi ngôi mộ trống. Cụm từ “người môn đệ kia” đến sau ông Phêrô, “thấy và tin.” Tất cả dữ kiện đó nói lên điều gì? Đó chính là ngày Chúa Nhật Phục Sinh và thậm chí chúng ta cũng chẳng có trình thuật nào về việc hiện ra! Phàn nàn thế là đủ – hãy nhìn xem những gì chúng ta đã có.
Chắc rằng nhiều người ở đây được lớn lên trong những gia đình lao động vất vả. Chúng ta sớm biết được những việc cần phải làm, những gì cần phải sửa khi nó bị hỏng, biết hoàn thành những gì mà chúng ta đã khởi sự. Chúng ta có thể tỏ ra tự hào với những công việc mà mình đã làm được trong quãng đời của mình. Nhưng chúng ta lại không khoe khoang về những điều chưa thực hiện được như: sự thất vọng hay những bề bộn mà chúng ta đã gây ra trong các mối quan hệ; những dự án đã khởi sự, nhưng không bao giờ hoàn thành và những thăng trầm trong niềm tin của mình.
Hôm nay, chúng ta cần dừng lại đôi chút. Thay vì xắn tay áo lên để giải quyết phần kết cục của trình thuật hôm nay còn lỏng lẻo, thì chúng ta cứ để nó như thế. Đừng lo lắng gì, chúng ta không nên thụ động; song cũng đừng dập tắt khả năng suy tư của mình. Nhưng hãy cố gắng, ít nhất là hôm nay, để cho mầu nhiệm Phục Sinh đi vào cuộc đời ta. Đơn giản là đón nhận và để cho nỗi hoang mang và sức mạnh của ngày hôm nay hoạt động trong chúng ta. Sau hết, thậm chí với tất cả sự nghi ngờ, thì trọng tâm của điều này là, chúng ta vẫn là những tín hữu. Chúng ta thưa lời “Amen” [xác tín] trong kinh Tin Kính của các Tông Đồ có đoạn nói rằng: “Ngày thứ ba Người sống lại từ trong kẻ chết.” Ngày hôm nay, dù có là những người thành đạt đi chăng nữa thì cta cũng không thể tạo ra một câu xác tín nào khác tinh tế hoặc hợp lý hơn thế. Hãy để cho ngày lễ hôm nay hoạt động và định hình rõ trong ta.
Chúng ta đón mừng Chúa Kitô phục sinh bằng cách khép lại cánh cửa của quá khứ, khép lại những gì là thương tích, đổ vỡ và bất toàn. Hãy để cho Chúa Kitô Phục Sinh thực hiện những gì mà ta làm chưa tốt. Chúng ta mở cửa đón Chúa Kitô để Người tạo nên một mái ấm trong những nơi chốn và những ký ức khơi nên sự đau khổ, xấu hổ và tuyệt vọng. Hôm nay, hãy để cho ngày lễ này trở thành phương dược chữa trị, khôi phục và hồi sinh sự sống trong chúng ta.
Liệu chúng ta có nói rằng lý do mà ta có câu chuyện “ngôi mộ trống” hôm nay là để nhắc nhở rằng Chúa Kitô không có trong mồ, và khép lại câu chuyện lịch sử cách đây 20 thế kỷ hay không? Chúa Kitô đang sống trong mỗi người. Ngôi mộ không thể nắm giữ Người, và chúng ta cũng thế. Hãy trải thảm chào mừng, mở cánh cửa ra, để đón một đời sống mới. Bây giờ chúng ta bắt đầu lại tất cả. Hãy quên quá khứ đi; nó đã qua rồi và và đã được thứ tha. Nay chúng ta là những môn đệ của Chúa Kitô thì hãy bỏ lại tất cả để đi theo ánh sáng và chia sẻ Tin mừng, “Chúa Kitô đã sống lại, Chúa Kitô đã sống lại thật rồi!”
Bà Maria Mađalêna ra đi với ngôi mộ khép kín cửa. Bà vẫn bị khóa chặt với ký ức còn rất mới về cái chết của Chúa Kitô. Bà đến để làm điều cần làm: khóc than và dành chút thời gian ở bên người mà bà yêu mến, giờ đang nằm bất động trong mộ phần. Chúng ta cũng đến nhà thờ với cùng một cách thức; bị khóa chặt với quá khứ “nếu mà” hay “giá như.” Chúng ta muốn tìm đến ân sủng, xóa sạch tất cả và tiếp tục sống cuộc đời của mình. Chúng ta có thể vất bỏ những dụng cụ vệ sinh lau chùi, xô chậu và găng tay. Giờ đây, ta biết rằng mình chỉ có thể tự làm cho mọi sự mới mẻ và đẹp đẽ hơn một chút, nhưng không thể tạo ra được một đời sống mới nơi thân xác đã chết đi. Hãy để cho ngày lễ này tẩy rửa chúng ta. Hãy bỏ đi những nghi ngờ, lo lắng, thắc mắc, và cố gắng hết mình để loại trừ bao trăn trở trong lòng. Chúng ta mở rộng đôi tai để lắng nghe Tin mừng mà thánh Phaolô đã công bố trong thư gởi tín hữu Côlôsê: “Anh em đã được trỗi dậy cùng với Đức Kitô.” Nơi đây, Đức Kitô phục sinh đang ở giữa chúng ta: nơi cộng đoàn hội họp nhau nhân danh Người; trong Lời được công bố và trong bánh và rượu mà chúng ta cùng chia sẻ.
Nếu đã hiện diện trong suốt Tuần Thánh đầu tiên, chúng ta hẳn đã cố gắng để “sửa đổi cho đúng.” Những người ngày ấy và chúng ta bây giờ cũng không thể làm điều gì khác. Những hoang mang, loa lắng và rúng động từ các môn đệ cũng đã tràn vào tất cả mọi người chúng ta. Các môn đệ và chúng ta đã nhận ra điều đó, mặc dù những sự việc đó không diễn ra như cách chúng ta mong đợi, nhưng sau cùng Thiên Chúa đã chiến thắng và làm cho Đức Giêsu trỗi dậy từ cõi chết. Ngôi mộ giờ đây trống rỗng, vì Người đã sống lại, sống ở giữa chúng ta và cho chúng ta đời sống mới. Chúng ta có thể hành động cách khác, nhưng Thiên Chúa lại có những kế hoạch khác. Nào hãy ca tụng Chúa.
Trong bài Tin mừng hôm nay, bà Maria Mađalêna đã bắt đầu hành động. Bà chạy đến ông Simon Phêrô và đến với người môn đệ được Đức Giêsu thương mến để thuật lại việc xác của Chúa Giêsu bị đánh cắp. Bà ra khỏi khung cảnh kế tiếp vì thế chúng ta có thể tập trung vào ông Phêrô và người môn đệ kia. Nhưng sau đó, bà Maria quay trở lại cùng với Đức Kitô phục sinh, Người mà bà gặp trong khu vườn gần ngôi mộ. “Người môn đệ khác” đã thấy gì và liệu ông có tin khi nhìn vào ngôi mộ trống hay không? Khác với Phêrô, người đã chối Đức Giêsu, người môn đệ này ở lại với Người: trong bữa Tiệc Ly ông lại tựa đầu vào ngực Đức Giêsu; ông ở lại với Đức Giêsu trong khi Người hấp hối trên thập giá và ông là người mà Đức Giêsu tin tưởng trao phó mẹ của Người cho để chăm sóc.
Người môn đệ được Đức Giêsu yêu mến không cần nhiều bằng chứng để tin: chỉ cần thấy khăn liệm được cuốn lại và chiếc khăn phủ trên đầu Đức Giêsu. Ông sẽ làm gì với niềm tin này? Lúc này, Chúa Giêsu chưa hiện ra với bà Maria Mađalêna và các môn đệ khác. Họ chưa gặp Đức Kitô phục sinh; Người cũng chưa thổi Thần Khí trên họ và chưa sai họ đi làm chứng.
“Chứng nhân” là một lối diễn tả trọng yếu trong Tân Ước. Trong bài đọc một, ông Phêrô, nói thay cho những người tin, tuyên bố rằng: “Chúng tôi là những chứng nhân về tất cả những gì mà Người đã thực hiện…” Đó là mối tương quan của chúng ta hiện nay với Chúa Kitô phục sinh– trở thành chứng nhân. Kinh thánh cho biết về thế hệ những chứng nhân đầu tiên của sự phục sinh. Bây giờ đến lượt chúng ta. Khi chúng ta được rửa tội thì cha mẹ và người đỡ đầu được hướng dẫn để làm chứng cho niềm tin Kitô giáo mà họ đã tin, vì thế chúng ta cũng sẽ tin như vậy.
Bây giờ chúng ta là những chứng nhân cho Chúa Kitô bằng lời nói và gương lành. Chứng nhân của một tín hữu trong những hoàn cảnh như phiên tòa, sự cám dỗ và phục vụ yêu thương có thể là một lời giảng hùng hồn với người khác rằng Chúa Kitô không còn trong ngôi mộ nữa – đó chỉ là ngôi mộ trống. Người đang sống và đang ban Thần Khí giữa chúng ta.
Thời Giáo hội sơ khai, từ “chứng nhân” cùng nghĩa với “làm chứng” [tử đạo]. Việc làm chứng công khai về Chúa Kitô cũng có nghĩa là sẵn sàng chịu đau khổ cho niềm tin của mình. Từ thời đầu cho tới ngày nay, các chứng nhân đầy tính thuyết phục cho thấy rằng, con người không chỉ tuyên xưng niềm tin của mình vào Chúa Kitô phục sinh bằng lời nói, mà còn sẵn sàng sống niềm tin của mình nữa – thậm chí chết vì niềm tin. Chúng ta tin rằng chết không phải là dấu chấm hết, và sự chết cũng chẳng có quyền gì trên chúng ta, bởi vì Chúa Kitô đã được sống lại trong sự sống mới, và chúng ta được hiệp nhất với Người.
Chuyển ngữ: Anh Em HV. Đaminh Gò Vấp
EASTER SUNDAY – C
Acts 10: 34a, 37-43; Psalm 118; Colossians 3: 1-4; John 20: 1-9
Now it begins: confusion, questions, "What-ifs," excitement, "Could it be true?" "It’s all make-believe," "Never heard of such a thing," "Maybe," "Too good to be true," "She said/he said," "I saw him with my own eyes!" "Touch here," "I believe," "My Lord and my God!"----- What other responses to the Resurrection have you heard?
No one ever said believing in the resurrection was going to be easy. It wasn’t then; it isn’t now. There are some stories about the empty tomb and others about the risen Christ’s appearances. Even these stories, though similar, differ in some details. Why didn’t the early church clean up their stories? Get them to correspond? After all, we need support as we try to convince others Christ is alive. It would have helped to have neater stories to back up our case. Plus, today’s gospel is an unusual one for Easter Sunday when the church is packed with a blend of occasional worshipers, the familiar faces, and others we might recognize from the supermarket line – but never see in our pews.
Couldn’t we have a reading on Easter Sunday with a little more spectacle, bright lights, angels blasting away at trumpets and trombones? Instead, what we have today is Mary’s bad news to the disciples that Jesus’ body had been stolen and Peter and "the other disciple’s" foot race and arrival at the empty tomb. The "other" goes in after Peter, "saw and believed." What’s that all about? It’s Easter Sunday and we don’t even have an appearance story! Enough complaining – let’s see what we do have.
I bet most of us grew up in hard-working families. We learned early about getting things done, fixing what’s broken, finishing what we started. We over achievers can point with pride to the work we have done in the course of our lifetimes. But we are not so boastful about what hasn’t worked out: our disappointment in the messes we have made in some relationships; projects we started, but never finished and the on-again, off-again practice of our faith.
We achiever types need to take a break today. Instead of rolling up our sleeves to tackle the loose ends of the narrative of this day we could just let it happen. Not to worry, we are not going to go into a passive state; nor will we turn off our hyper-functioning brains. But we could try, at least for today, letting the mystery of Easter roll over us. Just take it in and let the awe and power of this day do its work in us. After all, even with all our doubts, at the heart of it, we are believers. We have said our "Amens" to the line in the Apostle’s Creed that says, "On the third day he rose again from the dead." Today we achievers can’t make things neat and logical. We let the celebration do its work in us and define us.
We welcome the living Christ through the closed doors of our past; what has been hurt, broken and incomplete. We let Easter’s risen Christ do for us what we haven’t done well. We open the doors and bid Christ make a home in the places and memories that stir up pain, shame and brokenness. Today we let this feast do its healing, restoring and resurrecting life in us.
Can we say that the reason we have an "empty tomb" story today is to remind us that Christ isn’t in the tomb, locked up in history 20 centuries ago? He lives in each of us. The tomb couldn’t hold him back, nor should we. Put out the welcome mat, unlock the door, usher new life in. Now we can start all over. Now we can bury the past; it’s over, it’s forgiven. Now we disciples leave all that behind so that we can travel light and share the good news, "Christ is risen, Christ is risen indeed!"
Mary Magdalene goes with closed doors to the tomb. She is locked in by the still-fresh memory of Christ’s death. She comes to do what had to be done; mourn and spend some time with the one she loved, now lifeless in the tomb. We come to worship in a similar way; locked up with past "what if’s" and "if only’s." We want to work our way to grace, clean it all up and get on with our lives. Well we can put away the wash buckets, sponges and rubber gloves. We know by now that on our own we might be able to freshen things up a bit, but not create new life where there has been death.
We let the feast wash over us. We let go of our doubts, worries, questions and, as best we can, our anxieties. Instead, we open our ears to take in the good news that Colossians proclaims, "You were raised with Christ." That risen Christ is here among us: in the assembly gathered in his name; in the Word proclaimed and in the bread and wine we share.
Had we over achievers been there during the first Holy Week we would have been working hard to "make things turn out right." But they didn’t and we wouldn’t have been able to do anything about it. Chaos reigned and the movers and shakers among the disciples fled with everyone else. They and we find out that, though things didn’t work out the way we might have wanted, God is victorious after all and has raised Jesus from the dead. Now the tomb is empty, because he is alive, in our midst and we have new life. We might have done it differently; but God had other plans. Praise the Lord!
In today’s gospel Mary Magdalene begins the action. She runs to Simon and the beloved disciple to report Jesus’ missing body. She is out of the next scene so we can focus on Peter and the other disciple. After that Mary will again be the focus, along with the risen Christ, whom she meets in the garden near the tomb. What did the "other disciple" see and believe when he peered into the empty tomb? Unlike Peter, who denied Jesus, this disciple stayed with him: at the Last Supper he lay his head against Jesus’ breast; stayed with Jesus while he was dying and was the one Jesus entrusted the care of his mother.
The beloved disciple didn’t need much evidence to prompt him to faith: the rolled up cloths and the cloth that covered Christ’s head. While he believed, what was he to do with this faith? At this point Jesus had not yet appeared to Mary Magdalene and the other disciples. They hadn’t yet met the risen Christ; nor had he breathed the Spirit upon them and sent them out to witness.
"Witness" – it’s a key expression in the New Testament. In our first reading Peter, speaking for the believers, announces that now, "we are the witnesses of all he did.…" That is our relationship now to the risen Christ – to be witnesses. Scriptures tell us about the first generation of witnesses to the resurrection. Now it’s our turn. When we were baptized our parents and godparents were instructed to witness to the Christian faith they believe so that we too would come to believe.
Now by our words and example we are the witnesses to Christ. The witness of a believer in situations of trial, temptation and loving service can be a powerful proclamation to others that Christ is no longer in the tomb – it is empty. He is living and breathing his Spirit among us.
In the early church the word "witness" was the same as "martyr." To give public witness to Christ also means to be willing to suffer for our faith. From the earliest times to this day, compelling witnesses have shown that people not only profess their faith in the risen Christ in words, but are also prepared to live their faith – even die for it. We believe that death does not have the last word, or power over us, because Christ has been raised to new life and we are united with him.
Hiện thực hóa lời trăn trối khi xưa
PM.Tu và Jos. Hiền
08:32 29/03/2013
Hiện thực hóa lời trăn trối khi xưa
THỨ NĂM TUẦN THÁNH
Chiều hôm nay chúng ta hội họp nhau đây để cử hành "Giờ" của Đức Giêsu Kitô,"giờ" mà theo ngôn ngữ thi ca của nhà thơ Trăng Thập tự trong bài thơ “Đáp Lễ”, đó chính là “giờ Đức Kitô đập bể bình dầu thơm cuộc đời Ngài để ướp thơm cho toàn thế giới" :
Ta cũng mang theo đây chiếc lọ mỏng dòn
Nhốt sẵn chất thơm của ngàn muôn thế kỷ.
Ta sẽ đập vỡ mà không lo uổng phí
Vì ta cần xức dầu thơm ta lên khắp cả vũ hoàn.
Đó chính là cái "thời khắc" mà Người muốn thực hiện khối tình trọn vẹn dành cho loài người : "Đức Giêsu đã yêu thương những kẻ thuộc về Người còn ở trần gian nầy, Người đã yêu thương họ cho đến cùng.” Chính vì hành vi "yêu thương cho đến cùng" nầy đã làm cho Thánh lễ hôm nay mang một sắc thái đặc biệt, "Thánh lễ Mẹ" của mọi thánh lễ.
Qua những chỉ dẫn của Phụng vụ, nhất là các bài đọc Lời Chúa, chúng ta có thể nhận ra “hành vi yêu thương cho đến cùng” của Đức Kitô sẽ gồm 3 việc nầy : -Rửa chân cho các môn đệ và ban Điều răn mới.-Thiết lập BTTT -Trao ban tác vụ Linh mục.
Rửa chân:
Mặc dù Tin Mừng theo thánh Gioan mang sắc thái nổi bật là một Tin Mừng về Thánh Thể, nhưng vẫn không đưa ra một trình thuật minh nhiên nào về việc thành lập Bi Tích Thánh Thể. Nhiều học giả Kinh Thánh xem trình thuật về việc rửa chân trong bối cảnh của Bửa Tiệc Ly là một trình thuật tuyệt vời về Thánh Thể. Đó là chìa khoá không thể thiếu để nhận thức sâu xa cả về Thánh Thể lẫn thiên chức linh mục.
Đang chủ sự bàn tiệc, Đức Giêsu đã làm cho môn đệ sửng sốt : Người đứng lên,cởi áo ngoài ra, thắt lưng lại, bưng chậu nước, rửa chân cho họ. Một việc kỳ dị, lạ lùng, khó hiểu. Người tự do, hàng con cái trong nhà, không bao giờ làm như vậy. Chỉ có người nô lệ - mà là nô lệ ngoại quốc-khi chủ truyền bảo làm,thì mới làm việc ấy. Nay Đức Giêsu là Thầy, là Chúa các môn đệ, đích thân làm việc nầy : «quì xuống, rửa chân».
Gioan, người môn đệ được Chúa yêu mến và người bạn trung thành của Phê-rô, đã cho thấy rõ rằng Phê-rô phải khó khăn biết bao để cho phép mình đi vào trong trung tâm của mầu nhiệm Đức Kitô nơi hành vi rửa chân nầy : “Thầy mà lại rửa chân cho con sao ?”. Dĩ nhiên, nghi lễ này chẳng có ý nghĩa gì đối với bất cứ ai không thể đón nhận nó như luật nền tảng của đời sống Kitô hữu và nhất là của sứ vụ tông đồ nơi người linh mục : “Nếu Thầy không rửa chân cho anh, anh sẽ không được đồng bàn với Thầy” (Ga 13,7-8). Phê-rô chỉ đầu hàng khi nhận được “tối hậu thư” đó, cho dù lúc đó có thể ông chưa nhận ra tầm mức đầy đủ ý nghĩa của lời Thầy Chí Thánh đối với mình, nhưng sau đó vài chục năm, khi bị đóng đinh ngược đầu trên đồi Vatican chắc chắn ông sẽ cảm nhận tất cả những lời Thầy đã nói hôm nay...
Như vậy, hành vi rửa chân là biểu tượng của việc Ngài sắp hư vô bản thân mình trên Thập Giá. Hình ảnh Đức Giêsu bưng chậu nước, quì dưới chân các môn đệ là hình ảnh một Thiên Chúa cao sang nhưng «không nghĩ phải dành cho được địa vị ngang hàng cùng Thiên Chúa….song đã hũy mình ra không tức là lĩnh lấy phận tôi đòi.. » (Phi.2,5-7).
Linh mục thi sĩ Trăng Thập tự đã vẽ lại chân dung “tự hạ, khó nghèo đó qua những lời thơ :
kẻ trôi sông lạc chợ,
Kẻ sinh ra cuối phố đầu đường,
Ngày không nhà, đêm ngủ dưới sương,
Suốt đời chẳng một đồng xu dính túi,
Đến trần gian và ra đi trần trụi. (Bài thơ “Đáp Lễ”)
Chưa hết.Tình yêu của Chúa còn muốn chấp nhận cả những cái ít giá trị, nếu không muốn nói là xấu xa, hèn hạ nơi con người, mà biểu tượng là "đôi chân trần trên đất". Chúa đến, Chúa rửa, Chúa lau. Điều đó nói lên rằng không những Chúa yêu mặt, yêu thân con người, mà Chúa còn yêu cả đôi chân của họ. Chúa yêu con người ngay trong cảnh khốn cùng của con người. «Ngài yêu thương họ đến cùng » để họ-con người-được ngồi ngang hàng với Chúa, và được nghe lời âu yếm của Chúa: "Các con gọi Ta là Thầy là Chúa-thật đúng như vậy". Nhưng từ nay "các con là bạn hữu của Thầy". Thầy san sẻ cho các con hết những gì Thầy có. Thánh Phaolô đã viết : "Quả thật, anh em biết Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, đã có lòng quảng đại như thế nào : Người vốn giàu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có". (2Cor.8,9). Tình yêu nào mà chẳng mang đặc tính khó nghèo, khiêm hạ, và lệ thuộc.
Sau cùng, có một ghĩa cử yêu thương thâm thúy khác trong “dấu chỉ Rửa Chân” mà chúng ta không thể bỏ qua : Đức Giêsu đã không khai trừ Giuđa khỏi hồng ân của tình yêu phục vụ. Đành rằng Giuđa là một người dơ bẩn : "Không phải tất cả các con đều sạch cả đâu". Cử chỉ đó cho thấy Đức Chúa Giêsu đã yêu cho đến cùng. Ngài yêu cả kẻ phản bội Ngài, kẻ đã chà đạp trên tình yêu –nghĩa sư phụ-tình bạn bè. Ngài không xua đuổi, Ngài không loại trừ. Ngài đã yêu thương họ cho đến cùng. Đến cùng của bản thân Chúa, không còn có thể làm gì hơn được nữa. Đến cùng của các môn đệ. Dù các ông có phản bội, Người vẫn yêu thương. Dù các ông có chối bỏ Người, Người vẫn yêu thương. Dù các ông có bỏ rơi Người, Người vẫn cứ yêu thương.
Thánh Thể :
Chắc chắn vì tầm quan trọng và sự cao cả vô biên của mầu nhiệm Thánh Thể, mà ngay trong chính cử hành hôm nay-Lễ Tiệc Ly, Hội Thánh còn mời gọi chúng ta tiếp tục trầm sâu vào Nhiệm Tích nầy trong những giây phút Thánh Thể được đưa về nhà tạm phụ ; và trong mùa Phục Sinh nầy, Thánh Thể lại được tôn vinh đặc biệt trong Phụng Vụ Lễ Mình Thánh Chúa.
Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay đã cho chúng ta nhận rõ : mầu nhiệm Thánh Thể chính là lễ Vượt Qua của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã chọn khung cảnh lễ Vượt Qua của người Do Thái để thiết lập Bí Tích Thánh Thể. Hôm nay Chúa Giêsu cử hành lễ Vượt Qua thật sự khi chấp nhận từ bỏ đời nầy, từ bỏ mạng sống, từ bỏ thân thể hửu hình để vượt qua mọi biên giới trần gian mà vế cùng Chúa Cha. Bàn Tiệc Thánh Thể đượm màu Tiệc Ly. Ngài uống chén rựơu nho lần cuối cùng ở đời nầy để về trời trước, chờ đợi môn đệ mình đến sau. Chúa Giêsu biết rõ con đường Thánh Giá đang chờ đợi Người. Người cầm chén rượu, nhưng đã biến nó thành chén Máu người. Nên cuộc Vượt qua-Lễ Thánh Thể là một cuộc đau thương, một lễ Tử hình : “Máu đổ ra vì anh em”. "Nầy là Mình Thầy, bị nộp vì anh em". Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh mai đây với cây Thập Giá đã hiện diện đầy đủ trong bàn Tiệc Thánh Thể hôm nay. Chính hôm nay, Người chấp nhận ra đi chịu chết. Án tử hình của Người vào ngày mai chỉ diễn ra bên ngoài những gì đã xãy ra trong tâm hồn vào chiều hôm nay Thứ Năm. Thánh Thể vì vậy không chỉ là Bàn Tiệc Ly, nhưng đã là Lễ Tế trên Thánh Giá. Khi tuyên bố : "Đây là Chén của Giao Ước Mới – Giao Ước vinh cữu", Chúa Giêsu đã cho chúng ta nhìn thấy hệ quả của Thánh Thể : là đổi mới tất cả chúng ta trong một tương quan mới với Thiên Chúa. Chúng ta được trở thành một tạo vật mới trong lễ Vượt Qua của Chúa Giêsu. Đó là tột đỉnh của lòng yêu thương Chúa Giêsu dành cho các môn đệ. Người cúi xuống rửa chân cho họ, đưa họ vào mầu nhiệm Thánh Thể hy sinh của Người : đặt họ trong tương quan thắm thiết mới giữa Thiên Chúa và loài Người.
Ôi, thì ta sẽ đem thịt máu mình ra khoản đãi !
Phải rồi, phải rồi, tại sao không ?
Ta sẽ trao chén máu tươi hồng
Và sự sống run trong từng thớ thịt.
Ai nếm thử, sẽ đời đời không chết,
Đúng hơn, nó sẽ sống đời đời. (Bài thơ “Đáp Lễ”)
Trao ban tác vụ Linh mục
"Các con hãy làm việc nầy mà nhớ đếnThầy" : Với những lời nầy Chúa Giêsu trao ban thừa tác vụ linh mục.
Cha thánh Gioan Maria Vianey đã nói : «Thánh Bênađô quả quyết rằng mọi sự đều được ban cho chúng ta qua Đức Maria”. Ta cũng có thể nói rằng mọi sự đều được ban cho ta qua linh mục : vâng, mọi hạnh phúc, mọi ân sủng, mọi hồng ân thiên quốc. Nếu không có bí tích truyền chức thánh, chúng ta sẽ không có Chúa (Giêsu trong BTTT). Ai đã đặt Người ở đó, trong nhà Tạm ? Linh mục. Ai đã đón nhận linh hồn các con bước vào cuộc sống ? Linh mục. Ai đã nuôi dưỡng nó (linhhồn) để nó có sức thực hiện cuộc lữ hành ? Linh mục. Ai đã chuẩn bị cho nó ra trước mặt Chúa khi rửa sạch nó lần cuối cùng trong Máu Chúa Kitô ? Linh mục, luôn luôn là linh mục. Và nều linh hồn ấy chết (trong tội trọng), ai sẽ phục sinh nó ? Ai sẽ trả lại cho nó sự yên hàn và bình an ? Vẫn là linh mục. Các con không thể nhớ lại chỉ một ơn nào của Thiên Chúa mà các con không gặp thấy bên cạnh đó hình ảnh của linh mục».
Chiều hôm nay, anh chị em hãy cầu nguyện cho các linh mục trong Hội Thánh, cho ĐTC, cho các GM, để trở thành những mục tử theo như lòng Chúa mong muốn.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau được từ bỏ con người cũ mà “nghi thức Rửa Chân” như là một lời mời gọi tha thiết, để tiến sang việc kết hợp mật thiết mới với Thiên Chúa trong mầu nhiệm Thánh Thể. Chúng ta quyết tâm sống cuộc đời mới : yêu thương anh chị em trong phục vụ khiêm cung. Sống tự hạ và chết đi. Từ đây và cho đến mãi muôn đời, qui luật tối thượng của mỗi người Kitô hữu chính là :
-Đây là điều răn mới của Thầt : là các con hãy yêu thương nhau.
-Như Thầy đã rửa chân cho các con,các con cũng hãy rửa chân cho nhau.
-Các con hãy nhận lấy mà ăn vì nấy là Mình Thầy.
- Các con hãy nhận lấy mà uống. Đây là chén Máu Thầy, Máu Giao Ước Vĩnh cữu, sẽ đổ ra cho các con và nhiều người được tha tội.
Và đó chính là điều mà hôm nay, giờ nầy, chúng ta đang hiện thực hóa chính lời trăn trối hôm xưa của Thầy Chí Thánh : "Các con hãy làm việc nầy mà nhớ đến Thầy". Amen
PM.Tu và Jos. Hiền
THỨ NĂM TUẦN THÁNH
Chiều hôm nay chúng ta hội họp nhau đây để cử hành "Giờ" của Đức Giêsu Kitô,"giờ" mà theo ngôn ngữ thi ca của nhà thơ Trăng Thập tự trong bài thơ “Đáp Lễ”, đó chính là “giờ Đức Kitô đập bể bình dầu thơm cuộc đời Ngài để ướp thơm cho toàn thế giới" :
Ta cũng mang theo đây chiếc lọ mỏng dòn
Nhốt sẵn chất thơm của ngàn muôn thế kỷ.
Ta sẽ đập vỡ mà không lo uổng phí
Vì ta cần xức dầu thơm ta lên khắp cả vũ hoàn.
Đó chính là cái "thời khắc" mà Người muốn thực hiện khối tình trọn vẹn dành cho loài người : "Đức Giêsu đã yêu thương những kẻ thuộc về Người còn ở trần gian nầy, Người đã yêu thương họ cho đến cùng.” Chính vì hành vi "yêu thương cho đến cùng" nầy đã làm cho Thánh lễ hôm nay mang một sắc thái đặc biệt, "Thánh lễ Mẹ" của mọi thánh lễ.
Qua những chỉ dẫn của Phụng vụ, nhất là các bài đọc Lời Chúa, chúng ta có thể nhận ra “hành vi yêu thương cho đến cùng” của Đức Kitô sẽ gồm 3 việc nầy : -Rửa chân cho các môn đệ và ban Điều răn mới.-Thiết lập BTTT -Trao ban tác vụ Linh mục.
Rửa chân:
Mặc dù Tin Mừng theo thánh Gioan mang sắc thái nổi bật là một Tin Mừng về Thánh Thể, nhưng vẫn không đưa ra một trình thuật minh nhiên nào về việc thành lập Bi Tích Thánh Thể. Nhiều học giả Kinh Thánh xem trình thuật về việc rửa chân trong bối cảnh của Bửa Tiệc Ly là một trình thuật tuyệt vời về Thánh Thể. Đó là chìa khoá không thể thiếu để nhận thức sâu xa cả về Thánh Thể lẫn thiên chức linh mục.
Đang chủ sự bàn tiệc, Đức Giêsu đã làm cho môn đệ sửng sốt : Người đứng lên,cởi áo ngoài ra, thắt lưng lại, bưng chậu nước, rửa chân cho họ. Một việc kỳ dị, lạ lùng, khó hiểu. Người tự do, hàng con cái trong nhà, không bao giờ làm như vậy. Chỉ có người nô lệ - mà là nô lệ ngoại quốc-khi chủ truyền bảo làm,thì mới làm việc ấy. Nay Đức Giêsu là Thầy, là Chúa các môn đệ, đích thân làm việc nầy : «quì xuống, rửa chân».
Gioan, người môn đệ được Chúa yêu mến và người bạn trung thành của Phê-rô, đã cho thấy rõ rằng Phê-rô phải khó khăn biết bao để cho phép mình đi vào trong trung tâm của mầu nhiệm Đức Kitô nơi hành vi rửa chân nầy : “Thầy mà lại rửa chân cho con sao ?”. Dĩ nhiên, nghi lễ này chẳng có ý nghĩa gì đối với bất cứ ai không thể đón nhận nó như luật nền tảng của đời sống Kitô hữu và nhất là của sứ vụ tông đồ nơi người linh mục : “Nếu Thầy không rửa chân cho anh, anh sẽ không được đồng bàn với Thầy” (Ga 13,7-8). Phê-rô chỉ đầu hàng khi nhận được “tối hậu thư” đó, cho dù lúc đó có thể ông chưa nhận ra tầm mức đầy đủ ý nghĩa của lời Thầy Chí Thánh đối với mình, nhưng sau đó vài chục năm, khi bị đóng đinh ngược đầu trên đồi Vatican chắc chắn ông sẽ cảm nhận tất cả những lời Thầy đã nói hôm nay...
Như vậy, hành vi rửa chân là biểu tượng của việc Ngài sắp hư vô bản thân mình trên Thập Giá. Hình ảnh Đức Giêsu bưng chậu nước, quì dưới chân các môn đệ là hình ảnh một Thiên Chúa cao sang nhưng «không nghĩ phải dành cho được địa vị ngang hàng cùng Thiên Chúa….song đã hũy mình ra không tức là lĩnh lấy phận tôi đòi.. » (Phi.2,5-7).
Linh mục thi sĩ Trăng Thập tự đã vẽ lại chân dung “tự hạ, khó nghèo đó qua những lời thơ :
kẻ trôi sông lạc chợ,
Kẻ sinh ra cuối phố đầu đường,
Ngày không nhà, đêm ngủ dưới sương,
Suốt đời chẳng một đồng xu dính túi,
Đến trần gian và ra đi trần trụi. (Bài thơ “Đáp Lễ”)
Chưa hết.Tình yêu của Chúa còn muốn chấp nhận cả những cái ít giá trị, nếu không muốn nói là xấu xa, hèn hạ nơi con người, mà biểu tượng là "đôi chân trần trên đất". Chúa đến, Chúa rửa, Chúa lau. Điều đó nói lên rằng không những Chúa yêu mặt, yêu thân con người, mà Chúa còn yêu cả đôi chân của họ. Chúa yêu con người ngay trong cảnh khốn cùng của con người. «Ngài yêu thương họ đến cùng » để họ-con người-được ngồi ngang hàng với Chúa, và được nghe lời âu yếm của Chúa: "Các con gọi Ta là Thầy là Chúa-thật đúng như vậy". Nhưng từ nay "các con là bạn hữu của Thầy". Thầy san sẻ cho các con hết những gì Thầy có. Thánh Phaolô đã viết : "Quả thật, anh em biết Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, đã có lòng quảng đại như thế nào : Người vốn giàu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có". (2Cor.8,9). Tình yêu nào mà chẳng mang đặc tính khó nghèo, khiêm hạ, và lệ thuộc.
Sau cùng, có một ghĩa cử yêu thương thâm thúy khác trong “dấu chỉ Rửa Chân” mà chúng ta không thể bỏ qua : Đức Giêsu đã không khai trừ Giuđa khỏi hồng ân của tình yêu phục vụ. Đành rằng Giuđa là một người dơ bẩn : "Không phải tất cả các con đều sạch cả đâu". Cử chỉ đó cho thấy Đức Chúa Giêsu đã yêu cho đến cùng. Ngài yêu cả kẻ phản bội Ngài, kẻ đã chà đạp trên tình yêu –nghĩa sư phụ-tình bạn bè. Ngài không xua đuổi, Ngài không loại trừ. Ngài đã yêu thương họ cho đến cùng. Đến cùng của bản thân Chúa, không còn có thể làm gì hơn được nữa. Đến cùng của các môn đệ. Dù các ông có phản bội, Người vẫn yêu thương. Dù các ông có chối bỏ Người, Người vẫn yêu thương. Dù các ông có bỏ rơi Người, Người vẫn cứ yêu thương.
Thánh Thể :
Chắc chắn vì tầm quan trọng và sự cao cả vô biên của mầu nhiệm Thánh Thể, mà ngay trong chính cử hành hôm nay-Lễ Tiệc Ly, Hội Thánh còn mời gọi chúng ta tiếp tục trầm sâu vào Nhiệm Tích nầy trong những giây phút Thánh Thể được đưa về nhà tạm phụ ; và trong mùa Phục Sinh nầy, Thánh Thể lại được tôn vinh đặc biệt trong Phụng Vụ Lễ Mình Thánh Chúa.
Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay đã cho chúng ta nhận rõ : mầu nhiệm Thánh Thể chính là lễ Vượt Qua của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã chọn khung cảnh lễ Vượt Qua của người Do Thái để thiết lập Bí Tích Thánh Thể. Hôm nay Chúa Giêsu cử hành lễ Vượt Qua thật sự khi chấp nhận từ bỏ đời nầy, từ bỏ mạng sống, từ bỏ thân thể hửu hình để vượt qua mọi biên giới trần gian mà vế cùng Chúa Cha. Bàn Tiệc Thánh Thể đượm màu Tiệc Ly. Ngài uống chén rựơu nho lần cuối cùng ở đời nầy để về trời trước, chờ đợi môn đệ mình đến sau. Chúa Giêsu biết rõ con đường Thánh Giá đang chờ đợi Người. Người cầm chén rượu, nhưng đã biến nó thành chén Máu người. Nên cuộc Vượt qua-Lễ Thánh Thể là một cuộc đau thương, một lễ Tử hình : “Máu đổ ra vì anh em”. "Nầy là Mình Thầy, bị nộp vì anh em". Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh mai đây với cây Thập Giá đã hiện diện đầy đủ trong bàn Tiệc Thánh Thể hôm nay. Chính hôm nay, Người chấp nhận ra đi chịu chết. Án tử hình của Người vào ngày mai chỉ diễn ra bên ngoài những gì đã xãy ra trong tâm hồn vào chiều hôm nay Thứ Năm. Thánh Thể vì vậy không chỉ là Bàn Tiệc Ly, nhưng đã là Lễ Tế trên Thánh Giá. Khi tuyên bố : "Đây là Chén của Giao Ước Mới – Giao Ước vinh cữu", Chúa Giêsu đã cho chúng ta nhìn thấy hệ quả của Thánh Thể : là đổi mới tất cả chúng ta trong một tương quan mới với Thiên Chúa. Chúng ta được trở thành một tạo vật mới trong lễ Vượt Qua của Chúa Giêsu. Đó là tột đỉnh của lòng yêu thương Chúa Giêsu dành cho các môn đệ. Người cúi xuống rửa chân cho họ, đưa họ vào mầu nhiệm Thánh Thể hy sinh của Người : đặt họ trong tương quan thắm thiết mới giữa Thiên Chúa và loài Người.
Ôi, thì ta sẽ đem thịt máu mình ra khoản đãi !
Phải rồi, phải rồi, tại sao không ?
Ta sẽ trao chén máu tươi hồng
Và sự sống run trong từng thớ thịt.
Ai nếm thử, sẽ đời đời không chết,
Đúng hơn, nó sẽ sống đời đời. (Bài thơ “Đáp Lễ”)
Trao ban tác vụ Linh mục
"Các con hãy làm việc nầy mà nhớ đếnThầy" : Với những lời nầy Chúa Giêsu trao ban thừa tác vụ linh mục.
Cha thánh Gioan Maria Vianey đã nói : «Thánh Bênađô quả quyết rằng mọi sự đều được ban cho chúng ta qua Đức Maria”. Ta cũng có thể nói rằng mọi sự đều được ban cho ta qua linh mục : vâng, mọi hạnh phúc, mọi ân sủng, mọi hồng ân thiên quốc. Nếu không có bí tích truyền chức thánh, chúng ta sẽ không có Chúa (Giêsu trong BTTT). Ai đã đặt Người ở đó, trong nhà Tạm ? Linh mục. Ai đã đón nhận linh hồn các con bước vào cuộc sống ? Linh mục. Ai đã nuôi dưỡng nó (linhhồn) để nó có sức thực hiện cuộc lữ hành ? Linh mục. Ai đã chuẩn bị cho nó ra trước mặt Chúa khi rửa sạch nó lần cuối cùng trong Máu Chúa Kitô ? Linh mục, luôn luôn là linh mục. Và nều linh hồn ấy chết (trong tội trọng), ai sẽ phục sinh nó ? Ai sẽ trả lại cho nó sự yên hàn và bình an ? Vẫn là linh mục. Các con không thể nhớ lại chỉ một ơn nào của Thiên Chúa mà các con không gặp thấy bên cạnh đó hình ảnh của linh mục».
Chiều hôm nay, anh chị em hãy cầu nguyện cho các linh mục trong Hội Thánh, cho ĐTC, cho các GM, để trở thành những mục tử theo như lòng Chúa mong muốn.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau được từ bỏ con người cũ mà “nghi thức Rửa Chân” như là một lời mời gọi tha thiết, để tiến sang việc kết hợp mật thiết mới với Thiên Chúa trong mầu nhiệm Thánh Thể. Chúng ta quyết tâm sống cuộc đời mới : yêu thương anh chị em trong phục vụ khiêm cung. Sống tự hạ và chết đi. Từ đây và cho đến mãi muôn đời, qui luật tối thượng của mỗi người Kitô hữu chính là :
-Đây là điều răn mới của Thầt : là các con hãy yêu thương nhau.
-Như Thầy đã rửa chân cho các con,các con cũng hãy rửa chân cho nhau.
-Các con hãy nhận lấy mà ăn vì nấy là Mình Thầy.
- Các con hãy nhận lấy mà uống. Đây là chén Máu Thầy, Máu Giao Ước Vĩnh cữu, sẽ đổ ra cho các con và nhiều người được tha tội.
Và đó chính là điều mà hôm nay, giờ nầy, chúng ta đang hiện thực hóa chính lời trăn trối hôm xưa của Thầy Chí Thánh : "Các con hãy làm việc nầy mà nhớ đến Thầy". Amen
PM.Tu và Jos. Hiền
Thánh Giá : bảng chỉ đường thân thương cho cuộc sống
LM. Giuse Trương Đình Hiền
08:35 29/03/2013
Thánh Giá : bảng chỉ đường thân thương cho cuộc sống
(Thứ Sáu Tuần Thánh 2013)
Anh chị em,
Hôm nay, Hội Thánh khắp muôn nơi cử hành long trọng cuộc Tử Nạn của Chúa Giêsu. Vì cuộc khổ nạn của Chúa gắn liền với cây thập giá, cho nên trọng tâm và điểm nhấn của Phụng Vụ hôm nay chính là Mầu Nhiệm Thập Giá Chúa Kitô.
Thập Giá Chúa Ki-tô có gì đặc biệt dể hôm nay dân Ki-tô giáo tôn sùng ?
Chúng ta biết rằng người Do thái chỉ tử hình tội nhân bằng hình thức ném đá hoặc cột cối đá vào cổ thả xuống biển. Vậy tại sao Chúa Giêsu là công dân Do thái mà lại bị đóng đinh trên thập giá?
Tử hình thập giá là sáng kiến của người Rôma. Vào thời Chúa Giê-su người Do thái bị Đế quốc Rôma đô hộ nên bên cạnh hình phạt ném đá và cột cối đá, hình phạt đóng đinh thập giá được áp dụng. Đây là một hình phạt rất nhục nhã và ghê sợ. Nhục nhã vì tội nhân thường bị treo trần truồng ; ghê sợ vị tội nhân bị những đinh nhọn xuyên qua tay chân đau đớn, và bị căng thây giữa trời cho đến khi kiệt sức và ngộp thở mà chết. Bởi đó thập giá còn được gọi là cây thập ác là vì vậy. Và vì nhục nhã, ghê sợ, nên người Rôma chỉ áp dụng hình phạt này cho người nô lệ, chứ họ không áp dụng cho công dân của mình.( )
Nếu trong đời thường, thập giá là biểu tượng của ô nhục, thất bại, đớn hèn…thì sau biến cố trên đồi Gon-gô-tha với cái chết tũi nhục của Chúa Giêsu người Na-da-rét, thập giá đã trở nên Thánh Giá, sự đau khổ không còn là bất hạnh và sự chết đã mở đường về phía của sự sống.
Chính để làm bật nổi nội dung giáo lý nền tảng đó, mà Phụng Vụ hôm nay luôn luôn chọn bài Tường thuật của Thánh Gioan về sự Thương khó của Chúa. Bởi vì chính trong bài tường thuật độc đáo của ngài, cuộc Thương khó của Chúa Giêsu không mang dấu vết của ảm đạm, buồn đau, mà “như tiến trình khải hoàn của Đức Giêsu về với Chúa Cha. Đức Giêsu biết Người sắp từ bỏ cõi đời : Người biết cái chết nào đang đợi Người và Người thản nhiên bước tới : "Mạng sống Ta không ai lấy được, nhưng chính Ta tự ý ban tặng " ( )( 10,8).
Để nêu bật ý nghĩa nầy, chúng ta có thể thấy thánh Gioan đem vào trong Tin Mừng của ngài những chi tiết mang dấu chỉ và ý nghĩa thần học về cuộc hiển thắng của Chúa Ktô thật rõ nét :
- Thần tính của Chúa Giêsu được biểu hiện ngay khi quân dữ tới bắt Ngài : khi Ngài vừa nói : “chính tôi đây”, thì họ lùi lại và ngã xuống đất.
- Cuộc dấn thân đi vào cuộc khổ nạn chính là thực thi thánh ý Chúa Cha : “Chén mà Chúa Cha đã trao cho Thầy, lẽ nào Thầy chẳng uống”.
- Đức Giêsu bị đóng đinh với tư cách là Vua. Philatô nhận ra điều đó khi xét xử Người (19,13) và tấm bảng tréo trên thập giá : công bố điều đó bằng nhiều thứ tiếng (19,19-20)
- Gioan không tách biệt cái chết với niềm phấn khởi. Việc treo Đức Giêsu trên thập giá cũng là cuộc : Người ngự lên trong vinh quang Thiên Chúa để từ đó Người ban Thánh Thần cho nhân loại (19,30). Thánh giá trở thành ngai tòa vinh quang, từ đó Đức Giêsu thiết lập Giáo Hội.
- Ý nghĩa cái chết của Đức Kitô chính là hoàn tất lời tiên báo nơi “chiên vượt qua” của Do Thái Giáo. Người là chiên vượt qua của Giao ước mới. Hơn nữa, Người là Thiên Chúa bị đâm thâu như Zacharia đã báo trước (12,l0 và tiếp theo). Đức Giêsu là Đền Thờ đích thực trong đó Thiên Chúa ngự trị, Đền thờ mà Êdêkien (47,1-12) đã nhìn thấy từ bên phải vọt ra dòng nước tượng trưng cho Thánh Linh. Trong Giáo Hội, Nước và Máu biểu tượng cho hai bí tích Rửa tội và Mình Thánh Chúa...
Như thế, chúng ta có thể khẳng định như một lời tuyên xưng : Cái chết và sự phục sinh của Đức Kitô đã biến đổi hoàn toàn ý nghĩa của thập giá ; hay nói cách khác, chỉ trong ánh sáng của mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô, ý nghĩa và gương mặt đích thực của thập giá phản ảnh qua những thực tại nhân sinh như khổ đau, hoạn nạn, ưu sầu, bất hạnh… mới tìm được tiêu đích và điểm tựa cuối cùng, như cách minh họa của câu chuyện sau đây trong bài giảng của lm. Giuse Nguyễn Thanh Long :
Chuyện kể rằng một thanh niên nọ có tên là Indira đến gặp đạo sĩ Makia và ngỏ lời: “Xin Ngài hãy chỉ cho tôi một thần linh để tôn thờ”. Đạo sĩ Makia liền đưa Indira đến một toà nhà rộng lớn, nơi đó mỗi vị thần được dành cho một gian phòng riêng. Dừng chân trước tượng thần Batđa, vị đạo sĩ giới thiệu: “Đây là vị thần sẽ cất hết mọi đau khổ khỏi thế giới”. Anh chàng Indira lắc đầu và xin được sang phòng khác. trước vị thần thứ hai, vị đạo sĩ giới thiệu: “Đây là nữ thần Sophia có bí quyết giúp con người tránh được mọi đau khổ”. Nhưng Inđira cũng lắc đầu và xin đạo sĩ đi sang phòng khác. Cuối cùng hai người tới trước một vị thần bị treo trên thập tự giá. Indira tò mò hỏi: “Vị thần này là ai mà bị treo trên thập giá như thế?”. Đây là vị thần của những người Kitô giáo. Indira tỏ vẻ hài lòng và muốn được làm môn đệ. Vị đạo sĩ ngạc nhiên hỏi: “Tại sao hai vị thần kia, một vị đề nghị cất hết mọi đau khổ, một vị đề nghị giúp tránh đau khổ, thế mà anh không thích vị nào cả? Tại sao anh lại muốn làm đồ đệ của vị thần chết nhục nhã trên cây thập tự như thế?” Indira giải thích: “Hứa cất đi sự đau khổ trên trần gian là lời hứa suông vì người ta không thể nào cất đi những đau khổ được. Còn dạy con người tránh đau khổ là dạy con người sống thấp hèn, hơn nữa người ta cũng không thể nào tránh đau khổ được. Nhưng nhìn vào vị thần của người Kitô giáo chấp nhận đau khổ trên thập tự, tôi hiểu được ý nghĩa của đau khổ và chấp nhận nó. Rồi một khi người ta hiểu và chấp nhận đau khổ thì niềm vui và an hoà sẽ trổ sinh trên thế giới. Đó là lý do tôi bị thu hút bởi Đầng chịu đóng đinh trên cây thập tự kia và muốn làm đồ đệ của Ngài”.( )
Và phải chăng, khởi đi từ thập giá của Chúa Ki-tô mà chúng ta đã thấy sáng lên giữa đời thường những chứng từ của niềm tin yêu và hy vọng :
- Đó chính là sự chắt chiu từng nghĩa cử yêu thương nhỏ nhặt, là chắp nhặt từng hy sinh mỗi ngày của các người cha, người mẹ tảo tần vất vả nuôi dạy con cái trong chính đạo, của các đôi vợ chồng để trung thành làm chứng cho tính thiêng thánh và bất khả phân ly của Nhiệm tích Hôn phối.
- Đó chính là sự anh hùng can đảm của biết bao bạn trẻ sẵn sàng chịu đói, chịu khổ, chịu bao nhiêu thiệt thòi để giữ tiết hạnh, liêm chính và phẩm giá cao cả của con cái Thiên Chúa, của những người công dân Nước Trời, trong một xã hội đầy dẫy gương mù gương xấu và những cơn cám dỗ hưởng thụ, phóng túng, đồi truỵ.
- Đó chính là sự chịu đựng từng ngày những cơn bệnh hiểm nghèo ngoài thân xác, những vết thương cay đắng trong tâm hồn của biết bao anh chị em, của biết bao gia đình, sự chịu đựng đầy can đảm và đón nhận trong hoan vui vì được kết hợp với chính cuộc khổ nạn của Đấng Cứu Độ và chấp nhận hy sinh vì lòng yêu mến và chu toàn thánh ý Chúa.
- Đó chính là sự quảng đại để thứ tha cho dù phải bị khinh miệt hay gánh chịu mọi thua lỗ ; là chấp nhận những bản án bất công và trù dập chỉ vì dám đứng lên bênh vực công lý và lẽ phải…
- Đó chính là những trái tim dâng hiến quảng đại và những đôi tay phục vụ của biết bao tu sĩ nam nữ, của các linh mục, Giám Mục, những con người chấp nhận bỏ mình và vác thập giá theo Đức Kitô để phục vụ Thiên Chúa và lo cho phần rỗi của anh chị em mình.
- Đó chính là những bước chân nhiệt thành trung tín với thánh lễ, với những giờ dạy giáo lý, với những công việc phụng vụ trong những ngày mưa lạnh giá rét hay trong những ngày tất bật ngược xui giữa đời thường… của bao anh chị em chức việc, giáo lý viên, ca đoàn, hội viên Legio Mariae…
Vâng, kể từ cây Thánh Giá của Chúa Giêsu được dựng lên trên đồi Canvê, thì khắp nơi, mọi thời, đã có biết bao nhiêu con người can đảm chọn lựa những thánh giá cho riêng cuộc đời mình, một sự chọn lựa đã trở nên con đường tối hảo để nên thánh, để được ơn cứu rỗi, như sự khẳng định của thánh nữ Rôsa Lima : "Ngoài Thập giá, không có chiếc thang nào khác để lên trời", hay như qui tắc nền tảng trong linh đạo của ĐGM Lambert de la Motte khi sáng lập dòng Mến Thánh Giá tại Việt Nam : "Chúa Giêsu-Kitô chịu đóng đinh phải là đối tượng duy nhất của lòng trí chúng ta".
Ước gì từ hôm nay, Thánh Giá Chúa Ki-tô sẽ đi vào cuộc sống chúng ta như một "bảng chỉ đường" thân thương, để trên mọi chặng đường gian nan khốn khó, chúng ta luôn mĩm cười đón nhận. Amen.
(Thứ Sáu Tuần Thánh 2013)
Anh chị em,
Hôm nay, Hội Thánh khắp muôn nơi cử hành long trọng cuộc Tử Nạn của Chúa Giêsu. Vì cuộc khổ nạn của Chúa gắn liền với cây thập giá, cho nên trọng tâm và điểm nhấn của Phụng Vụ hôm nay chính là Mầu Nhiệm Thập Giá Chúa Kitô.
Thập Giá Chúa Ki-tô có gì đặc biệt dể hôm nay dân Ki-tô giáo tôn sùng ?
Chúng ta biết rằng người Do thái chỉ tử hình tội nhân bằng hình thức ném đá hoặc cột cối đá vào cổ thả xuống biển. Vậy tại sao Chúa Giêsu là công dân Do thái mà lại bị đóng đinh trên thập giá?
Tử hình thập giá là sáng kiến của người Rôma. Vào thời Chúa Giê-su người Do thái bị Đế quốc Rôma đô hộ nên bên cạnh hình phạt ném đá và cột cối đá, hình phạt đóng đinh thập giá được áp dụng. Đây là một hình phạt rất nhục nhã và ghê sợ. Nhục nhã vì tội nhân thường bị treo trần truồng ; ghê sợ vị tội nhân bị những đinh nhọn xuyên qua tay chân đau đớn, và bị căng thây giữa trời cho đến khi kiệt sức và ngộp thở mà chết. Bởi đó thập giá còn được gọi là cây thập ác là vì vậy. Và vì nhục nhã, ghê sợ, nên người Rôma chỉ áp dụng hình phạt này cho người nô lệ, chứ họ không áp dụng cho công dân của mình.( )
Nếu trong đời thường, thập giá là biểu tượng của ô nhục, thất bại, đớn hèn…thì sau biến cố trên đồi Gon-gô-tha với cái chết tũi nhục của Chúa Giêsu người Na-da-rét, thập giá đã trở nên Thánh Giá, sự đau khổ không còn là bất hạnh và sự chết đã mở đường về phía của sự sống.
Chính để làm bật nổi nội dung giáo lý nền tảng đó, mà Phụng Vụ hôm nay luôn luôn chọn bài Tường thuật của Thánh Gioan về sự Thương khó của Chúa. Bởi vì chính trong bài tường thuật độc đáo của ngài, cuộc Thương khó của Chúa Giêsu không mang dấu vết của ảm đạm, buồn đau, mà “như tiến trình khải hoàn của Đức Giêsu về với Chúa Cha. Đức Giêsu biết Người sắp từ bỏ cõi đời : Người biết cái chết nào đang đợi Người và Người thản nhiên bước tới : "Mạng sống Ta không ai lấy được, nhưng chính Ta tự ý ban tặng " ( )( 10,8).
Để nêu bật ý nghĩa nầy, chúng ta có thể thấy thánh Gioan đem vào trong Tin Mừng của ngài những chi tiết mang dấu chỉ và ý nghĩa thần học về cuộc hiển thắng của Chúa Ktô thật rõ nét :
- Thần tính của Chúa Giêsu được biểu hiện ngay khi quân dữ tới bắt Ngài : khi Ngài vừa nói : “chính tôi đây”, thì họ lùi lại và ngã xuống đất.
- Cuộc dấn thân đi vào cuộc khổ nạn chính là thực thi thánh ý Chúa Cha : “Chén mà Chúa Cha đã trao cho Thầy, lẽ nào Thầy chẳng uống”.
- Đức Giêsu bị đóng đinh với tư cách là Vua. Philatô nhận ra điều đó khi xét xử Người (19,13) và tấm bảng tréo trên thập giá : công bố điều đó bằng nhiều thứ tiếng (19,19-20)
- Gioan không tách biệt cái chết với niềm phấn khởi. Việc treo Đức Giêsu trên thập giá cũng là cuộc : Người ngự lên trong vinh quang Thiên Chúa để từ đó Người ban Thánh Thần cho nhân loại (19,30). Thánh giá trở thành ngai tòa vinh quang, từ đó Đức Giêsu thiết lập Giáo Hội.
- Ý nghĩa cái chết của Đức Kitô chính là hoàn tất lời tiên báo nơi “chiên vượt qua” của Do Thái Giáo. Người là chiên vượt qua của Giao ước mới. Hơn nữa, Người là Thiên Chúa bị đâm thâu như Zacharia đã báo trước (12,l0 và tiếp theo). Đức Giêsu là Đền Thờ đích thực trong đó Thiên Chúa ngự trị, Đền thờ mà Êdêkien (47,1-12) đã nhìn thấy từ bên phải vọt ra dòng nước tượng trưng cho Thánh Linh. Trong Giáo Hội, Nước và Máu biểu tượng cho hai bí tích Rửa tội và Mình Thánh Chúa...
Như thế, chúng ta có thể khẳng định như một lời tuyên xưng : Cái chết và sự phục sinh của Đức Kitô đã biến đổi hoàn toàn ý nghĩa của thập giá ; hay nói cách khác, chỉ trong ánh sáng của mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô, ý nghĩa và gương mặt đích thực của thập giá phản ảnh qua những thực tại nhân sinh như khổ đau, hoạn nạn, ưu sầu, bất hạnh… mới tìm được tiêu đích và điểm tựa cuối cùng, như cách minh họa của câu chuyện sau đây trong bài giảng của lm. Giuse Nguyễn Thanh Long :
Chuyện kể rằng một thanh niên nọ có tên là Indira đến gặp đạo sĩ Makia và ngỏ lời: “Xin Ngài hãy chỉ cho tôi một thần linh để tôn thờ”. Đạo sĩ Makia liền đưa Indira đến một toà nhà rộng lớn, nơi đó mỗi vị thần được dành cho một gian phòng riêng. Dừng chân trước tượng thần Batđa, vị đạo sĩ giới thiệu: “Đây là vị thần sẽ cất hết mọi đau khổ khỏi thế giới”. Anh chàng Indira lắc đầu và xin được sang phòng khác. trước vị thần thứ hai, vị đạo sĩ giới thiệu: “Đây là nữ thần Sophia có bí quyết giúp con người tránh được mọi đau khổ”. Nhưng Inđira cũng lắc đầu và xin đạo sĩ đi sang phòng khác. Cuối cùng hai người tới trước một vị thần bị treo trên thập tự giá. Indira tò mò hỏi: “Vị thần này là ai mà bị treo trên thập giá như thế?”. Đây là vị thần của những người Kitô giáo. Indira tỏ vẻ hài lòng và muốn được làm môn đệ. Vị đạo sĩ ngạc nhiên hỏi: “Tại sao hai vị thần kia, một vị đề nghị cất hết mọi đau khổ, một vị đề nghị giúp tránh đau khổ, thế mà anh không thích vị nào cả? Tại sao anh lại muốn làm đồ đệ của vị thần chết nhục nhã trên cây thập tự như thế?” Indira giải thích: “Hứa cất đi sự đau khổ trên trần gian là lời hứa suông vì người ta không thể nào cất đi những đau khổ được. Còn dạy con người tránh đau khổ là dạy con người sống thấp hèn, hơn nữa người ta cũng không thể nào tránh đau khổ được. Nhưng nhìn vào vị thần của người Kitô giáo chấp nhận đau khổ trên thập tự, tôi hiểu được ý nghĩa của đau khổ và chấp nhận nó. Rồi một khi người ta hiểu và chấp nhận đau khổ thì niềm vui và an hoà sẽ trổ sinh trên thế giới. Đó là lý do tôi bị thu hút bởi Đầng chịu đóng đinh trên cây thập tự kia và muốn làm đồ đệ của Ngài”.( )
Và phải chăng, khởi đi từ thập giá của Chúa Ki-tô mà chúng ta đã thấy sáng lên giữa đời thường những chứng từ của niềm tin yêu và hy vọng :
- Đó chính là sự chắt chiu từng nghĩa cử yêu thương nhỏ nhặt, là chắp nhặt từng hy sinh mỗi ngày của các người cha, người mẹ tảo tần vất vả nuôi dạy con cái trong chính đạo, của các đôi vợ chồng để trung thành làm chứng cho tính thiêng thánh và bất khả phân ly của Nhiệm tích Hôn phối.
- Đó chính là sự anh hùng can đảm của biết bao bạn trẻ sẵn sàng chịu đói, chịu khổ, chịu bao nhiêu thiệt thòi để giữ tiết hạnh, liêm chính và phẩm giá cao cả của con cái Thiên Chúa, của những người công dân Nước Trời, trong một xã hội đầy dẫy gương mù gương xấu và những cơn cám dỗ hưởng thụ, phóng túng, đồi truỵ.
- Đó chính là sự chịu đựng từng ngày những cơn bệnh hiểm nghèo ngoài thân xác, những vết thương cay đắng trong tâm hồn của biết bao anh chị em, của biết bao gia đình, sự chịu đựng đầy can đảm và đón nhận trong hoan vui vì được kết hợp với chính cuộc khổ nạn của Đấng Cứu Độ và chấp nhận hy sinh vì lòng yêu mến và chu toàn thánh ý Chúa.
- Đó chính là sự quảng đại để thứ tha cho dù phải bị khinh miệt hay gánh chịu mọi thua lỗ ; là chấp nhận những bản án bất công và trù dập chỉ vì dám đứng lên bênh vực công lý và lẽ phải…
- Đó chính là những trái tim dâng hiến quảng đại và những đôi tay phục vụ của biết bao tu sĩ nam nữ, của các linh mục, Giám Mục, những con người chấp nhận bỏ mình và vác thập giá theo Đức Kitô để phục vụ Thiên Chúa và lo cho phần rỗi của anh chị em mình.
- Đó chính là những bước chân nhiệt thành trung tín với thánh lễ, với những giờ dạy giáo lý, với những công việc phụng vụ trong những ngày mưa lạnh giá rét hay trong những ngày tất bật ngược xui giữa đời thường… của bao anh chị em chức việc, giáo lý viên, ca đoàn, hội viên Legio Mariae…
Vâng, kể từ cây Thánh Giá của Chúa Giêsu được dựng lên trên đồi Canvê, thì khắp nơi, mọi thời, đã có biết bao nhiêu con người can đảm chọn lựa những thánh giá cho riêng cuộc đời mình, một sự chọn lựa đã trở nên con đường tối hảo để nên thánh, để được ơn cứu rỗi, như sự khẳng định của thánh nữ Rôsa Lima : "Ngoài Thập giá, không có chiếc thang nào khác để lên trời", hay như qui tắc nền tảng trong linh đạo của ĐGM Lambert de la Motte khi sáng lập dòng Mến Thánh Giá tại Việt Nam : "Chúa Giêsu-Kitô chịu đóng đinh phải là đối tượng duy nhất của lòng trí chúng ta".
Ước gì từ hôm nay, Thánh Giá Chúa Ki-tô sẽ đi vào cuộc sống chúng ta như một "bảng chỉ đường" thân thương, để trên mọi chặng đường gian nan khốn khó, chúng ta luôn mĩm cười đón nhận. Amen.
Thánh Giá viết trên Cây Nến
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09:24 29/03/2013
VỌNG PHỤC SINH
Trong đêm Vọng Phục Sinh, Cây Nến Phục Sinh là tâm điểm của cử hành Phụng Vụ. Đức Giêsu Kitô đã ra khỏi mồ tối tăm, đã chiến thắng thần chết, và trở thành Nguồn Ánh Sáng, Sự Sống cho nhân loại. Để đánh mốc thời gian lịch sử cứu độ, trong đêm ấy, linh mục chủ tế khắc ghi trên nến với những dấu chỉ như sau:
- "Đức Kitô là một, (vẽ đường dọc)
- Hôm qua cũng như hôm nay, (Vẽ đường ngang)
- Là Alpha và là Omega, (Viết chữ Alpha trên cây Thánh Giá)
- Nghĩa là Khởi nguyên và tận cùng, (Viết chữ Omega ở phía dưới Thánh Giá)
- Người làm chủ thời gian, (Viết số đầu của năm đó bên góc trái phía trên Thánh Giá).
- Và muôn thế hệ, (Viết số thứ hai của năm nơi góc phải phía trên Thánh Giá).
- Vạn Tuế Đức Kitô, Đấng vinh hiển quyền năng, (Viết số thứ ba của năm góc trái phía dưới Thánh Giá).
- Vạn vạn tuế. Amen, (Viết số thứ tư của năm nơi góc trái phía dưới Thánh Giá).
Với năm hạt hương biểu thị năm dấu đinh của Chúa Giêsu khổ nạn được gắn trên cây nến Phục Sinh, gắn trên mỗi góc của Thánh Giá, vừa gắn vừa đọc:
- Vì năm vết thương
- Chí thánh và vinh hiển.
- Xin Chúa Kitô
- Gìn giữ
- Và bảo vệ chúng ta." (Sách Lễ Roma).
Khi ghi dấu năm cứu độ chung quanh trục cây Thánh Giá, Giáo hội cũng ghi khắc vào đó cả khối tình tri ân của những năm hưởng nhờ hồng ân cứu độ trong lịch sử thời gian. Thánh Giá nối trời với đất trong không gian mênh mông. Thánh Giá là điểm thâu họp lịch sử dọc theo dòng thời gian. Thánh Gía bao gồm hai chiều kích ấy. Đức Kitô là trung tâm điểm của không gian và thời gian.
Hình Thánh Giá viết trên Cây Nến Đêm Vọng Phục Sinh, có ý nghĩa thâu họp vạn vật, mang ý nghĩa vũ trụ. Thánh Irénée viết: "Ngài đã đến dưới dạng hữu hình với những gì thuộc về Ngài, Ngài đã trở thành xác thịt và xác thịt ấy đã được treo lên cây Thập tự để bằng cách ấy thâu họp vào mình cả vũ trụ". Thánh Giá trở thành trục thế giới. Thánh Cyrille ở Jérusalem viết: “Chúa Trời đã dang hai tay trên cây Thập Tự để ôm lấy bờ cõi Vũ trụ và vì vậy núi Golgotha là trục thế giới". Trên trục vũ trụ ấy có treo lên một người Con của Thiên Chúa. Thánh Phaolô thì diễn tả trục này: "Đó là đưa thời gian tới hồi viên mãn là quy tụ muôn loài trong trời đất dưới quyền một thủ lãnh là Đức Kitô" (Ep 1, 10).
Là Trục của thế giới, Thánh Giá có trung tâm điểm là Đức Giêsu Kitô. Nhìn theo chiều kích cánh chung, thời gian sau cùng nhân loại sẽ chịu sự phân chia, bên tả hoặc bên hữu. Đó là thời gian của sự phán xét. Trục còn có nghĩa là mốc tuyển chọn, những người được tuyển chọn và những người tự mình đánh rơi. Thánh Phaolô nhìn trục này như sự phân chia Lề Luật và Đức Tin, phân chia tâm hồn con người thành hai phần, nhục thể và Thần Khí, để rồi cho thấy sự thống nhất của phân chia là việc hóan cải, tái sinh, công chính hóa, lề luật, nhờ vào niềm tin cuộc khổ nạn của Đức Giêsu trên Thánh Giá.
Là trục của thế giới, nhìn theo chiều kích cánh chung, Thánh Giá biểu trưng là chiếc thang, một chiếc thang đưa con người đi lên tham dự vào đời sống của Thiên Chúa. Một chiếc thang để đất trời không còn xa nhau. Chiếc thang nhiệm mầu mà thánh Nữ Perpétue thấy trong ngày chịu tử đạo: "Tôi nhìn thấy một cái thang bằng đồng thanh, cao khác thường, vươn tới tận trời, nhưng hẹp tới mức chỉ có thể đi lên từng người một: Hai bên thang tua tủa các khí giới: Kiếm, giáo, móc câu, gươm, như vậy mà nếu người nào lên mà lơ đãng, không chú ý nhìn lên trên cao, sẽ bị tan nát thịt da, để lại những mảng thịt mắc vào những khí giới đó. Và bên dưới cái thang có một con rồng to lớn dị thường, nằm đó chăng bẫy những ai đạp chân lên thang, làm cho họ khiếp sợ không dám trèo lên. Còn tôi, khi tôi đặt chân lên trên bậc thang thứ nhất, tôi đã đạp lên đầu con rồng đó, thế là tôi đi lên được và nhìn thấy một khu vườn rộng mênh mông". Chiếc thang có những bậc của thử thách. Niềm an bình sẽ xuất hiện khi bước lên bậc thang thứ nhất. Và cứ thế theo từng bậc niềm an bình sẽ được gia tăng cho đến khi hòan tòan ở trên đỉnh thang. Muốn đi lên cao, cần rũ bỏ, rũ bỏ làm cho nhẹ nhàng thanh thóat trên đường đi lên. Đó cũng là thời gian dành cho việc cầu nguyện và ăn chay thực thi đức ái để trút bỏ mỗi ngày trong cuộc sống.
Thánh Giá là sự khôn ngoan và quyền năng của Thiên Chúa. Bởi vì “Sự điên rồ nơi Thiên Chúa thì khôn ngoan hơn loài người, và sự yếu đuối nơi Thiên Chúa thì mạnh sức hơn loài người” (1Cr 1, 24 -25).Thánh Giá đã trở thành dấu chỉ của tình yêu hy vọng và sự sống.
Thánh Phaolô có một ước muốn: “Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Đức Giêsu Kitô” (Gl 6,14).
Đức Cha Lambert de la Motte sáng lập Dòng Mến Thánh Giá. Chắc hẳn ngài đã cảm nghiệm sâu sắc về Cuộc Khổ Nạn của Đức Kitô nên mới có ý tưởng này! Dòng Mến Thánh Giá là Hội Dòng chọn Đức Kitô chịu đóng đinh là đối tượng duy nhất của tình yêu của lòng trí. Kể cũng thật lạ! Không chọn cái gì nhẹ nhàng mà lại chọn Đấng chịu đóng đinh trên Thánh Giá, phải vác phải mang ách nữa chứ! Ngài có thành công gì đâu trước mắt người đời! Có nhẹ nhàng gì đâu trước mắt trần thế! Thế nhưng, Đấng chịu đóng đinh là hồng ân cứu rỗi. Chọn con đường theo Chúa là đi vào con đường hẹp. Một chọn lựa khôn ngoan vì đã chọn chính Đấng Cứu Độ. Thánh Giá là đỉnh cao ơn cứu độ. Mến Thánh Giá là tình yêu cao nhất của đời dâng hiến. Từ đó nẻo đường cứu độ mở ra cho bản thân và có khả năng giúp cho những người khác tiến vào nẻo đường ấy.
Thánh Giá đã in sâu và gắn chặt với Chúa Giêsu Kitô. Ngay cả sau khi Chúa sống lại vinh quang, các vết thương khổ nạn thập giá vẫn hiển hiện vẫn không bị xóa nhòa. Thánh Giá Chúa Kitô xuyên qua thời gian và hiện diện trong mỗi giây phút cuộc đời chúng ta. Sự hiện diện ấy làm thay đổi tất cả.
Đêm Vọng Phục Sinh, cả nhà thờ lung linh ánh nến. Từ cây nến mẹ, nến Phục Sinh ánh sáng thắp lên các cây nến nhỏ trên tay mọi người. Lửa Phục Sinh bừng cháy, sáng rực nhà thờ, rạng rỡ từng khuôn mặt, ấm áp mọi tâm hồn. Cử chỉ chuyển lửa Phục Sinh, thắp sáng cho nhau là một hình ảnh tuyệt đẹp. Đây là đêm rất đẹp trong ánh sáng chứa chan tình Chúa, tình người.
Ánh Sáng Phục Sinh đem lại sự sống mới cho toàn thể loài người khi tất cả được nâng lên và được kéo về bình diện siêu nhiên qua Thánh Giá, trong tình yêu viên mãn của Đấng Cứu Độ. Chúa Kitô đã tỏa chiếu Ánh Sáng Tình Yêu qua toàn bộ hành vi yêu thương trên Thánh Giá.
Nếu như thập giá phô diễn bạo lực tội ác và đau thương thì Thánh Giá mạc khải Tình Yêu Thiên Chúa đối với nhân loại. Trong Tình Yêu ấy, Đức Kitô đã chỉ cho nhân loại con đường sống ngang qua cái chết. Trong Tình Yêu ấy, chúng ta ngắm nhìn, chiêm ngưỡng suy niệm để nhận ra những giá trị đích thực của cuộc sống qua Mầu Nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh của Đức Giêsu Kitô.
Nếu thập giá là biểu tượng của đau khổ thì Đấng chịu đóng đinh đã chiến thắng đau khổ. Chúa Kitô đã tạo ra sự khác biệt hoàn toàn giữa thập giá và kẻ bị đóng đinh. Khi nhận lấy thập giá, Chúa Kitô đã dùng tình yêu biến đau khổ thành niềm vui. Tình yêu làm cho thập giá trở thành Thánh Giá.
Thánh Giá biểu tượng cho cuộc chiến đấu của Chúa Giêsu và cũng là biểu tượng cho tình yêu mạnh hơn sự chết và cho sự Thiện sẽ giành chiến thắng cuối cùng trên sự Ác.
Thánh Giá là cánh cổng dẫn vào sự sống, thất bại chuyển thành chiến thắng, sự sống bị tước đoạt trở thành sự sống viên mãn, ai đánh mất mạng sống mình sẽ tìm gặp lại sự sống, ai can đảm chết cho Chúa Kitô sẽ được sống muôn đời.
Trong xã hội tiêu thụ và hưởng thụ ngày nay, bóng tối của quyền lực, tiền của, danh vọng, lạc thú đang che mờ bóng thánh giá. Con người đang lao mình vào bóng tối bằng mọi giá. Xã hội hôm nay cần phải được ánh sáng của Thánh Giá soi dẫn. Từ Thánh Giá Ðức Kitô, tình thương chúc phúc thế gian, sự sống chan chứa cho lòng người.
Trong đêm Vọng Phục Sinh, Cây Nến Phục Sinh là tâm điểm của cử hành Phụng Vụ. Đức Giêsu Kitô đã ra khỏi mồ tối tăm, đã chiến thắng thần chết, và trở thành Nguồn Ánh Sáng, Sự Sống cho nhân loại. Để đánh mốc thời gian lịch sử cứu độ, trong đêm ấy, linh mục chủ tế khắc ghi trên nến với những dấu chỉ như sau:
- "Đức Kitô là một, (vẽ đường dọc)
- Hôm qua cũng như hôm nay, (Vẽ đường ngang)
- Là Alpha và là Omega, (Viết chữ Alpha trên cây Thánh Giá)
- Nghĩa là Khởi nguyên và tận cùng, (Viết chữ Omega ở phía dưới Thánh Giá)
- Người làm chủ thời gian, (Viết số đầu của năm đó bên góc trái phía trên Thánh Giá).
- Và muôn thế hệ, (Viết số thứ hai của năm nơi góc phải phía trên Thánh Giá).
- Vạn Tuế Đức Kitô, Đấng vinh hiển quyền năng, (Viết số thứ ba của năm góc trái phía dưới Thánh Giá).
- Vạn vạn tuế. Amen, (Viết số thứ tư của năm nơi góc trái phía dưới Thánh Giá).
Với năm hạt hương biểu thị năm dấu đinh của Chúa Giêsu khổ nạn được gắn trên cây nến Phục Sinh, gắn trên mỗi góc của Thánh Giá, vừa gắn vừa đọc:
- Vì năm vết thương
- Chí thánh và vinh hiển.
- Xin Chúa Kitô
- Gìn giữ
- Và bảo vệ chúng ta." (Sách Lễ Roma).
Khi ghi dấu năm cứu độ chung quanh trục cây Thánh Giá, Giáo hội cũng ghi khắc vào đó cả khối tình tri ân của những năm hưởng nhờ hồng ân cứu độ trong lịch sử thời gian. Thánh Giá nối trời với đất trong không gian mênh mông. Thánh Giá là điểm thâu họp lịch sử dọc theo dòng thời gian. Thánh Gía bao gồm hai chiều kích ấy. Đức Kitô là trung tâm điểm của không gian và thời gian.
Hình Thánh Giá viết trên Cây Nến Đêm Vọng Phục Sinh, có ý nghĩa thâu họp vạn vật, mang ý nghĩa vũ trụ. Thánh Irénée viết: "Ngài đã đến dưới dạng hữu hình với những gì thuộc về Ngài, Ngài đã trở thành xác thịt và xác thịt ấy đã được treo lên cây Thập tự để bằng cách ấy thâu họp vào mình cả vũ trụ". Thánh Giá trở thành trục thế giới. Thánh Cyrille ở Jérusalem viết: “Chúa Trời đã dang hai tay trên cây Thập Tự để ôm lấy bờ cõi Vũ trụ và vì vậy núi Golgotha là trục thế giới". Trên trục vũ trụ ấy có treo lên một người Con của Thiên Chúa. Thánh Phaolô thì diễn tả trục này: "Đó là đưa thời gian tới hồi viên mãn là quy tụ muôn loài trong trời đất dưới quyền một thủ lãnh là Đức Kitô" (Ep 1, 10).
Là Trục của thế giới, Thánh Giá có trung tâm điểm là Đức Giêsu Kitô. Nhìn theo chiều kích cánh chung, thời gian sau cùng nhân loại sẽ chịu sự phân chia, bên tả hoặc bên hữu. Đó là thời gian của sự phán xét. Trục còn có nghĩa là mốc tuyển chọn, những người được tuyển chọn và những người tự mình đánh rơi. Thánh Phaolô nhìn trục này như sự phân chia Lề Luật và Đức Tin, phân chia tâm hồn con người thành hai phần, nhục thể và Thần Khí, để rồi cho thấy sự thống nhất của phân chia là việc hóan cải, tái sinh, công chính hóa, lề luật, nhờ vào niềm tin cuộc khổ nạn của Đức Giêsu trên Thánh Giá.
Là trục của thế giới, nhìn theo chiều kích cánh chung, Thánh Giá biểu trưng là chiếc thang, một chiếc thang đưa con người đi lên tham dự vào đời sống của Thiên Chúa. Một chiếc thang để đất trời không còn xa nhau. Chiếc thang nhiệm mầu mà thánh Nữ Perpétue thấy trong ngày chịu tử đạo: "Tôi nhìn thấy một cái thang bằng đồng thanh, cao khác thường, vươn tới tận trời, nhưng hẹp tới mức chỉ có thể đi lên từng người một: Hai bên thang tua tủa các khí giới: Kiếm, giáo, móc câu, gươm, như vậy mà nếu người nào lên mà lơ đãng, không chú ý nhìn lên trên cao, sẽ bị tan nát thịt da, để lại những mảng thịt mắc vào những khí giới đó. Và bên dưới cái thang có một con rồng to lớn dị thường, nằm đó chăng bẫy những ai đạp chân lên thang, làm cho họ khiếp sợ không dám trèo lên. Còn tôi, khi tôi đặt chân lên trên bậc thang thứ nhất, tôi đã đạp lên đầu con rồng đó, thế là tôi đi lên được và nhìn thấy một khu vườn rộng mênh mông". Chiếc thang có những bậc của thử thách. Niềm an bình sẽ xuất hiện khi bước lên bậc thang thứ nhất. Và cứ thế theo từng bậc niềm an bình sẽ được gia tăng cho đến khi hòan tòan ở trên đỉnh thang. Muốn đi lên cao, cần rũ bỏ, rũ bỏ làm cho nhẹ nhàng thanh thóat trên đường đi lên. Đó cũng là thời gian dành cho việc cầu nguyện và ăn chay thực thi đức ái để trút bỏ mỗi ngày trong cuộc sống.
Thánh Giá là sự khôn ngoan và quyền năng của Thiên Chúa. Bởi vì “Sự điên rồ nơi Thiên Chúa thì khôn ngoan hơn loài người, và sự yếu đuối nơi Thiên Chúa thì mạnh sức hơn loài người” (1Cr 1, 24 -25).Thánh Giá đã trở thành dấu chỉ của tình yêu hy vọng và sự sống.
Thánh Phaolô có một ước muốn: “Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Đức Giêsu Kitô” (Gl 6,14).
Đức Cha Lambert de la Motte sáng lập Dòng Mến Thánh Giá. Chắc hẳn ngài đã cảm nghiệm sâu sắc về Cuộc Khổ Nạn của Đức Kitô nên mới có ý tưởng này! Dòng Mến Thánh Giá là Hội Dòng chọn Đức Kitô chịu đóng đinh là đối tượng duy nhất của tình yêu của lòng trí. Kể cũng thật lạ! Không chọn cái gì nhẹ nhàng mà lại chọn Đấng chịu đóng đinh trên Thánh Giá, phải vác phải mang ách nữa chứ! Ngài có thành công gì đâu trước mắt người đời! Có nhẹ nhàng gì đâu trước mắt trần thế! Thế nhưng, Đấng chịu đóng đinh là hồng ân cứu rỗi. Chọn con đường theo Chúa là đi vào con đường hẹp. Một chọn lựa khôn ngoan vì đã chọn chính Đấng Cứu Độ. Thánh Giá là đỉnh cao ơn cứu độ. Mến Thánh Giá là tình yêu cao nhất của đời dâng hiến. Từ đó nẻo đường cứu độ mở ra cho bản thân và có khả năng giúp cho những người khác tiến vào nẻo đường ấy.
Thánh Giá đã in sâu và gắn chặt với Chúa Giêsu Kitô. Ngay cả sau khi Chúa sống lại vinh quang, các vết thương khổ nạn thập giá vẫn hiển hiện vẫn không bị xóa nhòa. Thánh Giá Chúa Kitô xuyên qua thời gian và hiện diện trong mỗi giây phút cuộc đời chúng ta. Sự hiện diện ấy làm thay đổi tất cả.
Đêm Vọng Phục Sinh, cả nhà thờ lung linh ánh nến. Từ cây nến mẹ, nến Phục Sinh ánh sáng thắp lên các cây nến nhỏ trên tay mọi người. Lửa Phục Sinh bừng cháy, sáng rực nhà thờ, rạng rỡ từng khuôn mặt, ấm áp mọi tâm hồn. Cử chỉ chuyển lửa Phục Sinh, thắp sáng cho nhau là một hình ảnh tuyệt đẹp. Đây là đêm rất đẹp trong ánh sáng chứa chan tình Chúa, tình người.
Ánh Sáng Phục Sinh đem lại sự sống mới cho toàn thể loài người khi tất cả được nâng lên và được kéo về bình diện siêu nhiên qua Thánh Giá, trong tình yêu viên mãn của Đấng Cứu Độ. Chúa Kitô đã tỏa chiếu Ánh Sáng Tình Yêu qua toàn bộ hành vi yêu thương trên Thánh Giá.
Nếu như thập giá phô diễn bạo lực tội ác và đau thương thì Thánh Giá mạc khải Tình Yêu Thiên Chúa đối với nhân loại. Trong Tình Yêu ấy, Đức Kitô đã chỉ cho nhân loại con đường sống ngang qua cái chết. Trong Tình Yêu ấy, chúng ta ngắm nhìn, chiêm ngưỡng suy niệm để nhận ra những giá trị đích thực của cuộc sống qua Mầu Nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh của Đức Giêsu Kitô.
Nếu thập giá là biểu tượng của đau khổ thì Đấng chịu đóng đinh đã chiến thắng đau khổ. Chúa Kitô đã tạo ra sự khác biệt hoàn toàn giữa thập giá và kẻ bị đóng đinh. Khi nhận lấy thập giá, Chúa Kitô đã dùng tình yêu biến đau khổ thành niềm vui. Tình yêu làm cho thập giá trở thành Thánh Giá.
Thánh Giá biểu tượng cho cuộc chiến đấu của Chúa Giêsu và cũng là biểu tượng cho tình yêu mạnh hơn sự chết và cho sự Thiện sẽ giành chiến thắng cuối cùng trên sự Ác.
Thánh Giá là cánh cổng dẫn vào sự sống, thất bại chuyển thành chiến thắng, sự sống bị tước đoạt trở thành sự sống viên mãn, ai đánh mất mạng sống mình sẽ tìm gặp lại sự sống, ai can đảm chết cho Chúa Kitô sẽ được sống muôn đời.
Trong xã hội tiêu thụ và hưởng thụ ngày nay, bóng tối của quyền lực, tiền của, danh vọng, lạc thú đang che mờ bóng thánh giá. Con người đang lao mình vào bóng tối bằng mọi giá. Xã hội hôm nay cần phải được ánh sáng của Thánh Giá soi dẫn. Từ Thánh Giá Ðức Kitô, tình thương chúc phúc thế gian, sự sống chan chứa cho lòng người.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:30 29/03/2013
LẤY TRÍ KỀM CHẾ HÁO THẮNG
Có một người kỹ thuật bắn cung rất là tinh vi đi vào trong núi để săn thú, các động vật nhìn thấy anh ta đến thì rất là kinh hoàng ùn ùn chạy trốn, chỉ có con sư tử quyết tâm chiến đấu một trận.
Người đi săn nói:
- “Đợi chút xíu, trước hết đừng có kích động, ta đến là để báo cho ngươi một tin, họ có chút việc nói với người”.
Người ấy nói xong thì bắn một mũi tên, mũi tên ấy trúng bên mạng sườn con sư tử, nó sợ hãi chạy thục mạng vào trong rừng rậm tìm một nơi an toàn để trốn.
Nhưng có một con hồ ly nhìn thấy nó trốn tránh, thì muốn nó dũng cảm lên và đối diện với kẻ thù, sư tử nói:
- “Không sợ à ? Mày không lừa được tao đâu, nếu tất cả những người báo tin đều tài giỏi như người ấy, thì tao nghĩ bản thân họ thật đáng sợ hơn.”
(Aesop)
Suy tư:
Con người ta cũng chỉ là một loài động vật như những động vật khác trên mặt đất, nhưng cao quý và trỗi vượt hơn tất cả mọi loài trên mặt đất vì con người có linh hồn và có trí khôn, vì con người được tạo dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa Ba Ngôi.
Con người ta được Thiên Chúa đặt làm chủ vũ trụ này không phải vì con người có sức mạnh vạn năng, nhưng là vì con người có trí khôn biết suy nghĩ những việc mình sắp làm và biết chuẩn bị những gì mình sẽ hành động, chính cái linh hồn và trí khôn ấy mà Thiên Chúa trao phó vũ trũ này cho con người thay mặt Ngài quản lý và làm đẹp hơn.
Trí khôn chính là sức mạnh vạn năng của con người để chiến thắng mọi khó khăn và nguy hiểm.
Sức mạnh của anh thợ săn không bằng con sư tử, nhưng trí khôn của anh thì vượt qua thân xác to lớn của nó, thế là anh thắng...
--------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có một người kỹ thuật bắn cung rất là tinh vi đi vào trong núi để săn thú, các động vật nhìn thấy anh ta đến thì rất là kinh hoàng ùn ùn chạy trốn, chỉ có con sư tử quyết tâm chiến đấu một trận.
Người đi săn nói:
- “Đợi chút xíu, trước hết đừng có kích động, ta đến là để báo cho ngươi một tin, họ có chút việc nói với người”.
Người ấy nói xong thì bắn một mũi tên, mũi tên ấy trúng bên mạng sườn con sư tử, nó sợ hãi chạy thục mạng vào trong rừng rậm tìm một nơi an toàn để trốn.
Nhưng có một con hồ ly nhìn thấy nó trốn tránh, thì muốn nó dũng cảm lên và đối diện với kẻ thù, sư tử nói:
- “Không sợ à ? Mày không lừa được tao đâu, nếu tất cả những người báo tin đều tài giỏi như người ấy, thì tao nghĩ bản thân họ thật đáng sợ hơn.”
(Aesop)
Suy tư:
Con người ta cũng chỉ là một loài động vật như những động vật khác trên mặt đất, nhưng cao quý và trỗi vượt hơn tất cả mọi loài trên mặt đất vì con người có linh hồn và có trí khôn, vì con người được tạo dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa Ba Ngôi.
Con người ta được Thiên Chúa đặt làm chủ vũ trụ này không phải vì con người có sức mạnh vạn năng, nhưng là vì con người có trí khôn biết suy nghĩ những việc mình sắp làm và biết chuẩn bị những gì mình sẽ hành động, chính cái linh hồn và trí khôn ấy mà Thiên Chúa trao phó vũ trũ này cho con người thay mặt Ngài quản lý và làm đẹp hơn.
Trí khôn chính là sức mạnh vạn năng của con người để chiến thắng mọi khó khăn và nguy hiểm.
Sức mạnh của anh thợ săn không bằng con sư tử, nhưng trí khôn của anh thì vượt qua thân xác to lớn của nó, thế là anh thắng...
--------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Thứ Bảy Tuần Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:32 29/03/2013
THỨ BẢY TUẦN THÁNH
Bạn thân mến,
Hôm qua chúng ta long trọng cử hành nghi thức Suy tôn Thánh Giá, tưởng nhớ và kỷ niệm Đức Chúa Giê-su chịu chết trên Thánh Giá vì tội lỗi của nhân loại và của chúng ta.
Hôm nay chúng ta cũng rất long trọng cử hành thánh lễ vọng Phục Sinh mừng Đức Chúa Ki-tô sống lại vinh hiển, trong niềm vui ấy, tôi xin chia sẻ với anh chị em mấy cảm nhận sau :
1. Ánh sáng Phục Sinh là Khiêm tốn phục vụ.
Với nghi thức làm phép lửa mới mà chúng ta vừa cử hành, với nến phục sinh mà chúng ta đang rước vào nhà thờ và đặt bên cạnh giảng đài gần bàn thờ làm cho chúng ta xác tín sâu xa rằng Đức Chúa Giê-su Ki-tô là ánh sáng trong đêm tối, là nguồn ân sủng và là sự sống của chúng ta.
Ánh sáng Phục Sinh đã bừng sáng trong đêm tối tội lỗi của hai ngàn năm trước, vẫn đang chiếu rọi cho chúng ta trong ngày hôm nay, đó chính là Đức Chúa Ki-tô. Ngày hôm qua chúng ta than khóc vì tội lỗi của mình mà Ngài đã chết, ngày hôm nay chúng ta vui mừng vì Ngài đã sống lại, đó là niềm hi vọng duy nhất cho chúng ta là những người đang đi trong đêm tối của tội lỗi trần gian.
Khiêm tốn chính là ánh sáng và là hành vi nổi bật nhất, mà chính Đức Chúa Ki-tô đã dùng để cứu chuộc nhân loại đã sa ngã vì tội kiêu ngạo, nó cũng là ánh sáng của chúng ta chiếu rọi qua người khác, khi chúng ta khiêm tốn phục vụ tha nhân trong tinh thần yêu thương.
Mọi người có thể nhìn thấy tài cao học rộng của chúng ta nhưng ít người nhìn thấy Đức Chúa Ki-tô Phục Sinh đang sống trong chúng ta, bởi vì học thức và tri thức không phải là ánh sáng, nó cũng không phải là đường dẫn chúng ta đi đến sự sống đời đời, nhưng khiêm tốn thật mới chính là ánh sáng nơi chúng ta, nó phản ảnh lại khuôn mặt phục sinh sáng chói của Đức Chúa Ki-tô nơi tất cả hành vi ngôn từ của chúng ta.
2. Ánh sáng phục sinh là sự đổi mới.
Trong đêm tối chúng ta không thể làm gì được vì đêm tối cũng đồng nghĩa với sự chết, cũng vậy, sống trong tội chúng ta cũng không thể làm gì được để linh hồn chúng ta được đổi mới, do đó đêm tối cần có ánh sáng và tội lỗi cần có ân sủng của Thiên Chúa.
Ánh sáng phục sinh đã đến đó chính là Đức Chúa Giê-su, Ngài đến để đổi mới những gì mà chúng ta đã làm trong bóng tối như gian dâm, là kiêu ngạo, là hận thù, là ghét ghen và vu khống.v.v... Ánh sáng đến chiếu sáng những nơi tăm tối, đổi mới tâm hồn chúng ta từ cũ qua mới, từ kiêu ngạo trở thành khiêm tốn, từ gian dâm đầy dục vọng trở thành trong sáng và hồn nhiên, từ ghét ghen hận thù trở thành yêu thương và tha thứ, từ lãnh đạm với Tin Mừng đến nhiệt tình và phục vụ Chúa trong tha nhân...
Ánh sáng phục sinh đã đến không phải chỉ đổi mới chúng ta đêm hôm nay mà thôi, nhưng suốt mọi ngày trong cuộc sống của chúng ta, nó luôn chiếu dọi thôi thúc và đổi mới tâm hồn chúng ta, nếu chúng ta biết luôn trân trọng gìn giữ ánh sáng này cho khỏi bị cuồng phong của thế gian là những quyến rũ đam mê thổi tắt.
Bạn thân mến,
Đêm hôm nay trên tay của bạn của tôi và của mỗi người Ki-tô hữu tham dự thánh lễ đều cầm cây nến nho nhỏ, biểu tượng đức tin của anh chị em được cháy sáng nhờ tin vào Đức Chúa Ki-tô Phục sinh, cây nến nhỏ này sẽ cháy hết nhưng đức tin của chúng ta sẽ luôn trưởng thành và càng trưởng thành hơn trong hi sinh và thử thách, bởi vì trong thử thách, đức tin của chúng ta càng cháy sáng và toả sáng chiếu dọi cho mọi người thấy Tin Mừng Phục Sinh mà chúng ta đang tin và đang sống.
Xin Đức Chúa Kitô Phục Sinh chúc lành cho chúng ta.
--------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Bạn thân mến,
Hôm qua chúng ta long trọng cử hành nghi thức Suy tôn Thánh Giá, tưởng nhớ và kỷ niệm Đức Chúa Giê-su chịu chết trên Thánh Giá vì tội lỗi của nhân loại và của chúng ta.
Hôm nay chúng ta cũng rất long trọng cử hành thánh lễ vọng Phục Sinh mừng Đức Chúa Ki-tô sống lại vinh hiển, trong niềm vui ấy, tôi xin chia sẻ với anh chị em mấy cảm nhận sau :
1. Ánh sáng Phục Sinh là Khiêm tốn phục vụ.
Với nghi thức làm phép lửa mới mà chúng ta vừa cử hành, với nến phục sinh mà chúng ta đang rước vào nhà thờ và đặt bên cạnh giảng đài gần bàn thờ làm cho chúng ta xác tín sâu xa rằng Đức Chúa Giê-su Ki-tô là ánh sáng trong đêm tối, là nguồn ân sủng và là sự sống của chúng ta.
Ánh sáng Phục Sinh đã bừng sáng trong đêm tối tội lỗi của hai ngàn năm trước, vẫn đang chiếu rọi cho chúng ta trong ngày hôm nay, đó chính là Đức Chúa Ki-tô. Ngày hôm qua chúng ta than khóc vì tội lỗi của mình mà Ngài đã chết, ngày hôm nay chúng ta vui mừng vì Ngài đã sống lại, đó là niềm hi vọng duy nhất cho chúng ta là những người đang đi trong đêm tối của tội lỗi trần gian.
Khiêm tốn chính là ánh sáng và là hành vi nổi bật nhất, mà chính Đức Chúa Ki-tô đã dùng để cứu chuộc nhân loại đã sa ngã vì tội kiêu ngạo, nó cũng là ánh sáng của chúng ta chiếu rọi qua người khác, khi chúng ta khiêm tốn phục vụ tha nhân trong tinh thần yêu thương.
Mọi người có thể nhìn thấy tài cao học rộng của chúng ta nhưng ít người nhìn thấy Đức Chúa Ki-tô Phục Sinh đang sống trong chúng ta, bởi vì học thức và tri thức không phải là ánh sáng, nó cũng không phải là đường dẫn chúng ta đi đến sự sống đời đời, nhưng khiêm tốn thật mới chính là ánh sáng nơi chúng ta, nó phản ảnh lại khuôn mặt phục sinh sáng chói của Đức Chúa Ki-tô nơi tất cả hành vi ngôn từ của chúng ta.
2. Ánh sáng phục sinh là sự đổi mới.
Trong đêm tối chúng ta không thể làm gì được vì đêm tối cũng đồng nghĩa với sự chết, cũng vậy, sống trong tội chúng ta cũng không thể làm gì được để linh hồn chúng ta được đổi mới, do đó đêm tối cần có ánh sáng và tội lỗi cần có ân sủng của Thiên Chúa.
Ánh sáng phục sinh đã đến đó chính là Đức Chúa Giê-su, Ngài đến để đổi mới những gì mà chúng ta đã làm trong bóng tối như gian dâm, là kiêu ngạo, là hận thù, là ghét ghen và vu khống.v.v... Ánh sáng đến chiếu sáng những nơi tăm tối, đổi mới tâm hồn chúng ta từ cũ qua mới, từ kiêu ngạo trở thành khiêm tốn, từ gian dâm đầy dục vọng trở thành trong sáng và hồn nhiên, từ ghét ghen hận thù trở thành yêu thương và tha thứ, từ lãnh đạm với Tin Mừng đến nhiệt tình và phục vụ Chúa trong tha nhân...
Ánh sáng phục sinh đã đến không phải chỉ đổi mới chúng ta đêm hôm nay mà thôi, nhưng suốt mọi ngày trong cuộc sống của chúng ta, nó luôn chiếu dọi thôi thúc và đổi mới tâm hồn chúng ta, nếu chúng ta biết luôn trân trọng gìn giữ ánh sáng này cho khỏi bị cuồng phong của thế gian là những quyến rũ đam mê thổi tắt.
Bạn thân mến,
Đêm hôm nay trên tay của bạn của tôi và của mỗi người Ki-tô hữu tham dự thánh lễ đều cầm cây nến nho nhỏ, biểu tượng đức tin của anh chị em được cháy sáng nhờ tin vào Đức Chúa Ki-tô Phục sinh, cây nến nhỏ này sẽ cháy hết nhưng đức tin của chúng ta sẽ luôn trưởng thành và càng trưởng thành hơn trong hi sinh và thử thách, bởi vì trong thử thách, đức tin của chúng ta càng cháy sáng và toả sáng chiếu dọi cho mọi người thấy Tin Mừng Phục Sinh mà chúng ta đang tin và đang sống.
Xin Đức Chúa Kitô Phục Sinh chúc lành cho chúng ta.
--------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:35 29/03/2013
N2T |
28. Không nên quý ý kiên riêng mình, nó sẽ làm cho con tê dại say nhào; uống rượu say và tồn đọng ý kiên riêng, cả hai đều sẽ dạy con mất đi lý trí.
(Thánh Frnacis de Sales)--------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:39 29/03/2013
CHUYỆN RẤT NGẮN
"VUI ĐỜI LINH MỤC"
Lời ngỏ
Niềm vui của linh mục là phục vụ, phục vụ chính Đức Chúa Giê-su đang hiện diện trong cộng đoàn đã được giám mục giao phó cho mình.
Trong đời phục vụ, linh mục có rất nhiều niềm vui và hạnh phúc, xin chia sẻ những chuyện rất ngắn, rất thật và hạnh phúc của đời linh mục.
Xin mọi người thêm lời cầu nguyện cho các linh mục của mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
1. CÁM ƠN
N2T |
Thánh lễ chúa nhật vừa xong, giáo dân vui cười tay bắt mặt mừng chào hỏi nhau, cha sở đi đến bên ca đoàn nói:
- “Cám ơn các anh chị, ca đoàn hát hay và rất nhiệt tình, các anh chị khó nhọc quá...”
Ca đoàn và giáo dân cảm thấy cha sở thật gần gủi với mình.
---------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần một khuôn mặt truyền giáo
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:41 29/03/2013
VẼ VANG GIÁO HỘI VIỆT NAM
30. Linh mục Giu-se NGUYỄN BẢO LỘC, CSJB.
- Cha sở giáo xứ Quy Sơn (Kuishan) thánh Phê-rô và Phao-lô tông đồ của giáo phận Tân Trúc (Hsinchu).
- Làm mục vụ bệnh nhân cho bệnh viện Trường Canh (Changgeng), tp. Đào Viên.
- Ủy viên ban mục vụ giáo dân miền núi khu vực Đào Viên (Taoyuan) của giáo phận Tân Trúc.
Linh mục Giu-se Nguyễn Bảo Lộc sinh ngày 28/08/1978 là linh mục tỉnh dòng Đức Cậy (Trung Hoa) của Hội Dòng Tiểu Đệ thánh Gioan Tẩy Giả (Congregation of Saint John Baptist, viết tắt là CSJB). Sau khi tốt nghiệp triết và thần học liên tu sĩ tại tổng giáo phận Sài Gòn thì được bề trên phái đi truyền giáo tại Đài Loan, thực tập mục vụ tại giáo xứ Diền Trung, Chương Hóa (Tienchung, Changhua) tại giáo phận Đài Trung. Năm 2008 được đức giám mục Vương Dủ Vinh nguyên giáo phận Đài Trung đặt tay truyền chức linh mục tại trường trung học Viator, Đài Trung.
Sau khi chịu chức linh mục thì cha Giu-se Bảo Lộc được bài sai làm cha phó giáo xứ Thánh Thể, hạt Đào Viên (Taoyuan) thuộc giáo phận Tân Trúc (Hsinchu). Năm 2011 ngài được bài sai của giám mục Tân Trúc làm cha sở giáo xứ Quy Sơn (Kuishan) nhà thờ thánh Phê-rô và Phao-lô, hạt Đào Viên (Taoyuan) thuộc giáo phận Tân Trúc, đồng thời làm mục vụ bệnh nhân cho bệnh viện Trường Canh (Changgeng) tại Đào Viên (Taoyuan), và là ủy viên trong ban mục vụ cho giáo dân người miền núi khu vực Đào Viên của giáo phận.
Đây là sự vẽ vang cho Giáo Hội Việt Nam cách chung và cách riêng cho các linh mục tu sĩ nam nữ đang truyền giáo tại đảo quốc Đài Loan.
Xin mọi người cầu nguyện cho các nhà truyền giáo Việt Nam trên khắp thế giới.
---------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
30. Linh mục Giu-se NGUYỄN BẢO LỘC, CSJB.
- Cha sở giáo xứ Quy Sơn (Kuishan) thánh Phê-rô và Phao-lô tông đồ của giáo phận Tân Trúc (Hsinchu).
- Làm mục vụ bệnh nhân cho bệnh viện Trường Canh (Changgeng), tp. Đào Viên.
- Ủy viên ban mục vụ giáo dân miền núi khu vực Đào Viên (Taoyuan) của giáo phận Tân Trúc.
Linh mục Giu-se Nguyễn Bảo Lộc sinh ngày 28/08/1978 là linh mục tỉnh dòng Đức Cậy (Trung Hoa) của Hội Dòng Tiểu Đệ thánh Gioan Tẩy Giả (Congregation of Saint John Baptist, viết tắt là CSJB). Sau khi tốt nghiệp triết và thần học liên tu sĩ tại tổng giáo phận Sài Gòn thì được bề trên phái đi truyền giáo tại Đài Loan, thực tập mục vụ tại giáo xứ Diền Trung, Chương Hóa (Tienchung, Changhua) tại giáo phận Đài Trung. Năm 2008 được đức giám mục Vương Dủ Vinh nguyên giáo phận Đài Trung đặt tay truyền chức linh mục tại trường trung học Viator, Đài Trung.
Sau khi chịu chức linh mục thì cha Giu-se Bảo Lộc được bài sai làm cha phó giáo xứ Thánh Thể, hạt Đào Viên (Taoyuan) thuộc giáo phận Tân Trúc (Hsinchu). Năm 2011 ngài được bài sai của giám mục Tân Trúc làm cha sở giáo xứ Quy Sơn (Kuishan) nhà thờ thánh Phê-rô và Phao-lô, hạt Đào Viên (Taoyuan) thuộc giáo phận Tân Trúc, đồng thời làm mục vụ bệnh nhân cho bệnh viện Trường Canh (Changgeng) tại Đào Viên (Taoyuan), và là ủy viên trong ban mục vụ cho giáo dân người miền núi khu vực Đào Viên của giáo phận.
Đây là sự vẽ vang cho Giáo Hội Việt Nam cách chung và cách riêng cho các linh mục tu sĩ nam nữ đang truyền giáo tại đảo quốc Đài Loan.
Xin mọi người cầu nguyện cho các nhà truyền giáo Việt Nam trên khắp thế giới.
---------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Chúa Nhật Phục Sinh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:44 29/03/2013
CHÚA NHẬT PHỤC SINH
Tin mừng : Ga 20, 1-9.
“Đức Giê-su phải trỗi dậy từ cõi chết”.
Bạn thân mến,
“Chúa đã sống lại rồi- Alleluia !”
Đó là điệp khúc vui mừng của bạn và tôi và của cả nhân loại, vui mừng vì nhân loại sẽ được giải thoát khỏi tội lỗi, vui mừng vì từ nay cửa thiên đàng rộng mở chờ đón chúng ta, vui mừng vì sự ác sẽ không còn thống trị mặt đất nữa, nhưng cái vui mừng hiện tại nhất của chúng ta hôm nay chính là chúng ta đã được cùng với Đức Chúa Giê-su Ki-tô sống lại sau bốn mươi ngày chết cho tội lỗi.
Trong niềm vui phục sinh hôm nay, tôi xin chia sẻ với bạn hai điểm này :
1. Phục Sinh là trỗi dậy và đi lên.
Đức Chúa Giê-su đã phục sinh, Ngài đã trỗi dậy ra khỏi mồ và lên trời ngự bên hữu Chúa Cha, đó là đức tin và là niềm vui cứu độ của chúng ta.
Đức Chúa Giê-su đã phục sinh, nghĩa là Ngài đã trỗi dậy từ thân xác bất động trở nên sống động, từ trong mộ đá lạnh tanh toả sáng vinh quang phục sinh của Thiên Chúa, từ cõi chết đi qua sự sống, đó chính là những dấu hiệu để cho chúng ta thấy được rằng, Ngài chính là Thiên Chúa và là Đấng duy nhất cứu độ trần gian.
Chia sẻ niềm vui phục sinh này với Đức Chúa Ki-tô, không phải là bạn và tôi chỉ hân hoan hát Alleluia mà thôi, nhưng chúng ta phải thật sự sống lại với Ngài, đi ra khỏi tội lỗi và nơi chốn khiến chúng ta phạm tội, để nơi nào có mặt chúng ta là ở đó ánh sáng phục sinh của Đức Chúa Ki-tô chiếu rọi, để chúng ta hấp dẫn người khác đi theo ánh sáng Tin Mừng của Ngài.
2. Phục Sinh là hiệu quả của yêu thương.
“Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha” và thế là mọi sự đã hoàn tất : hoàn tất cuộc khổ nạn, hoàn tất chương trình cứu độ ở trần gian, hoàn tất ba mươi ba năm chia sẻ thân phận làm người, để rồi đỉnh cao hoàn tất chính là sự phục sinh vinh hiển của Ngài –Đức Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng cứu độ trần gian.
Phục Sinh là hiệu quả của tình yêu, Đức Chúa Giê-su Ki-tô vì yêu thương nhân loại đã đi qua sự chết và đã sống lại, đó chính là hạt lúa mì được gieo vào lòng đất, chịu mục nát và trở thành cây lúa mì đơm hoa kết trái nuôi sống muôn người. Đức Chúa Ki-tô chính là hạt lúa mì, là hạt tình yêu bởi trời gieo vào trong thế gian, để cho thế gian nhờ Ngài mà được sự sống đời đời.
Đức Chúa Ki-tô đã sống lại, Ngài cũng mời gọi bạn và tôi cùng sống lại với Ngài để đem niềm tin yêu phục sinh này cho mọi người, đó chính là nguồn mạch của yêu thương, bởi vì tình yêu không qua đau khổ là tình yêu chưa trọn vẹn và chưa hoàn hảo. Do đó, khi chúng ta loan báo tin vui Phục Sinh cho tha nhân thì chính là lúc chúng ta làm chứng rằng, phục sinh không chỉ là Đức Chúa Giê-su Ki-tô sống lại mà thôi, nhưng còn là sự sống lại cho những kẻ tin yêu Ngài mà chịu nhiều gian khổ và hi sinh.
Bạn thân mến,
Đức Chúa Giê-su đã sống lại như lời của Ngài đã nói, sự sống lại này đã đổi mới và thánh hóa tâm hồn tội lỗi của chúng ta trở nên đền thờ của Ngài.
Ba ngày trong mồ đá là biểu tượng quyền lực của ma quỷ tạm thời thắng thế, nhưng ba ngày sau trở đi thì từ trong mồ đá này, ma quỷ đã thất bại vì Đấng tạm thời khuất phục sự chết - Đức Chúa Ki-tô- đã sống lại vinh hiển, đã chiến thắng tử thần và muôn đời thống trị ma quỷ ác thần. Chúa đã sống lại rồi, Alleluia.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng : Ga 20, 1-9.
“Đức Giê-su phải trỗi dậy từ cõi chết”.
Bạn thân mến,
“Chúa đã sống lại rồi- Alleluia !”
Đó là điệp khúc vui mừng của bạn và tôi và của cả nhân loại, vui mừng vì nhân loại sẽ được giải thoát khỏi tội lỗi, vui mừng vì từ nay cửa thiên đàng rộng mở chờ đón chúng ta, vui mừng vì sự ác sẽ không còn thống trị mặt đất nữa, nhưng cái vui mừng hiện tại nhất của chúng ta hôm nay chính là chúng ta đã được cùng với Đức Chúa Giê-su Ki-tô sống lại sau bốn mươi ngày chết cho tội lỗi.
Trong niềm vui phục sinh hôm nay, tôi xin chia sẻ với bạn hai điểm này :
1. Phục Sinh là trỗi dậy và đi lên.
Đức Chúa Giê-su đã phục sinh, Ngài đã trỗi dậy ra khỏi mồ và lên trời ngự bên hữu Chúa Cha, đó là đức tin và là niềm vui cứu độ của chúng ta.
Đức Chúa Giê-su đã phục sinh, nghĩa là Ngài đã trỗi dậy từ thân xác bất động trở nên sống động, từ trong mộ đá lạnh tanh toả sáng vinh quang phục sinh của Thiên Chúa, từ cõi chết đi qua sự sống, đó chính là những dấu hiệu để cho chúng ta thấy được rằng, Ngài chính là Thiên Chúa và là Đấng duy nhất cứu độ trần gian.
Chia sẻ niềm vui phục sinh này với Đức Chúa Ki-tô, không phải là bạn và tôi chỉ hân hoan hát Alleluia mà thôi, nhưng chúng ta phải thật sự sống lại với Ngài, đi ra khỏi tội lỗi và nơi chốn khiến chúng ta phạm tội, để nơi nào có mặt chúng ta là ở đó ánh sáng phục sinh của Đức Chúa Ki-tô chiếu rọi, để chúng ta hấp dẫn người khác đi theo ánh sáng Tin Mừng của Ngài.
2. Phục Sinh là hiệu quả của yêu thương.
“Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha” và thế là mọi sự đã hoàn tất : hoàn tất cuộc khổ nạn, hoàn tất chương trình cứu độ ở trần gian, hoàn tất ba mươi ba năm chia sẻ thân phận làm người, để rồi đỉnh cao hoàn tất chính là sự phục sinh vinh hiển của Ngài –Đức Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng cứu độ trần gian.
Phục Sinh là hiệu quả của tình yêu, Đức Chúa Giê-su Ki-tô vì yêu thương nhân loại đã đi qua sự chết và đã sống lại, đó chính là hạt lúa mì được gieo vào lòng đất, chịu mục nát và trở thành cây lúa mì đơm hoa kết trái nuôi sống muôn người. Đức Chúa Ki-tô chính là hạt lúa mì, là hạt tình yêu bởi trời gieo vào trong thế gian, để cho thế gian nhờ Ngài mà được sự sống đời đời.
Đức Chúa Ki-tô đã sống lại, Ngài cũng mời gọi bạn và tôi cùng sống lại với Ngài để đem niềm tin yêu phục sinh này cho mọi người, đó chính là nguồn mạch của yêu thương, bởi vì tình yêu không qua đau khổ là tình yêu chưa trọn vẹn và chưa hoàn hảo. Do đó, khi chúng ta loan báo tin vui Phục Sinh cho tha nhân thì chính là lúc chúng ta làm chứng rằng, phục sinh không chỉ là Đức Chúa Giê-su Ki-tô sống lại mà thôi, nhưng còn là sự sống lại cho những kẻ tin yêu Ngài mà chịu nhiều gian khổ và hi sinh.
Bạn thân mến,
Đức Chúa Giê-su đã sống lại như lời của Ngài đã nói, sự sống lại này đã đổi mới và thánh hóa tâm hồn tội lỗi của chúng ta trở nên đền thờ của Ngài.
Ba ngày trong mồ đá là biểu tượng quyền lực của ma quỷ tạm thời thắng thế, nhưng ba ngày sau trở đi thì từ trong mồ đá này, ma quỷ đã thất bại vì Đấng tạm thời khuất phục sự chết - Đức Chúa Ki-tô- đã sống lại vinh hiển, đã chiến thắng tử thần và muôn đời thống trị ma quỷ ác thần. Chúa đã sống lại rồi, Alleluia.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giáo Hoàng kêu gọi chấm dứt bạo lực và cướp bóc ở Cộng hòa Trung Phi
Trần Mạnh Trác
12:01 29/03/2013
Ngài kêu gọi "một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng" phải được tìm ra sớm nhất để có thể mang lại "hòa bình và hài hòa tại đất nước thân yêu này, đã quá lâu chịu nhiều xung đột và chia rẽ."
Quân nổi dậy đã chiếm thủ đô Bangui ngày 24 tháng 3 sau khi một thỏa thuận chia sẻ quyền lực bị sụp đổ. Nhà lãnh đạo phiến quân, Michel Djotodia, cho biết ông sẽ đình chỉ hiến pháp, giải tán quốc hội và cai trị bằng sắc lệnh trong một "giai đoạn chuyển tiếp" kéo dài ba năm trước khi có cuộc bầu cử mới. (xin xem note *)
Nhưng hình như ông ta đã bó tay trong việc ổn định tình hình, các nhóm vũ trang đang hoành hành khắp nơi và có nhiều báo cáo chúng đã cướp bóc ngày cả các bệnh viện.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho biết Ngài đang theo dõi các diễn biến tại đây và đang cầu nguyện cho các thường dân, "cho tất cả những người đang đau khổ, đặc biệt, thân nhân của nạn nhân, những người bị thương, và những người đã mất nhà cửa và buộc phải chạy trốn. "
"Tôi đang kêu gọi hãy chấm dứt bạo lực và cướp bóc ngay lập tức", cũng như một giải pháp hòa bình phải được tìm thấy, Ngài nói.
"Chúng ta phải chấm dứt cướp bóc" và các nhà lãnh đạo quân nổi loạn phải "thi hành trách nhiệm của mình để giảm thiểu tất cả các thiệt hại tài sản phát sinh ra qua cuộc tranh chấp".
Đức Tổng Giám mục Nzapalainga cho biết "cướp bóc đã diễn ra ngay trước cửa nhà thờ (24 Tháng Ba), những toán cướp đã xử dụng vũ lực để đoạt xe của giáo dân chạy tới nhà thờ cầu nguyện."
"nhiệm vụ của những người chấp hành quyền lực là phải phản ứng một cách nhanh chóng để xác định thủ phạm của những hành vi đó ".
Ngài lo sợ tình hình sẽ dẫn đến căng thẳng tôn giáo "trong một quốc gia mà nhiều tôn giáo như Thiên Chúa giáo, Hồi giáo và tín ngưỡng bản địa là những tôn giáo lớn."
Ngài kêu gọi phiến quân "nhanh chóng chấm dứt những hành động có thể gây ra cảm tưởng có sự kỳ thị tôn giáo hoặc qua khủng hoảng này" đang có những thế lực nhắm mục tiêu vào các Kitô hữu.
"Điều cần thiết là các linh mục, mục sư và imams phải được bảo vệ, tôi nói là bảo vệ tất cả mọi người. Những người đại diện Thiên Chúa phải được bảo vệ. Cuộc khủng hoảng này là chính trị, chúng ta không thể để cho nó trở thành một khủng hoảng tôn giáo," Ngài nói thêm.
Note *: Cộng hòa Trung Phi là một cựu thuộc địa cuả Pháp nằm sâu trong đại lục, không có lối thông ra biển, nhưng có nhiều tài nguyên về quặng mỏ như Uranium, dầu, vàng, kim cương. Lâm sản và thủy điện cũng là những tài nguyên đáng kể khác.
Năm 1960, Cộng hòa Trung Phi được trao trả độc lập. Kể từ đó quốc gia này luôn luôn bị cai trị bởi các nhà độc tài, mang danh nghiã là tổng thống nhưng hành xử như các đế vương, thường là cướp chính quyền bằng các cuộc đảo chánh. (trong đó có giai đoạn tướng Jean-Bédel Bokassa làm tổng thống (1965-1979) và đi tìm lại được một người con gái đã bị thất lạc trong chiến tranh VN, cô gái là kết quả cuả một cuộc tình giữa ông và một phụ nữ VN khi ông còn là lính Lê Dương đánh thuê cho Pháp)
Từ năm 2003 tướng Francois Bozizé làm đảo chánh nhờ sự hậu thuẫn cuả Pháp và trở thành tổng thống. Chính quyền cuả Bozizé tham nhũng, đưa quốc gia vào một tình trạng nghèo khổ nhất trên Thế Giới. Một cuộc nổi dậy gọi là "liên minh Séléka" đã giành quyền kiểm soát ớ nhiều nơi, dẫn đến một thoả thuận chia sẻ quyền hành dưới sự bảo trợ cuả LHQ.
Trên đường tiến, quân phiến loạn đã đánh phá nhiều đồn bót và giết chết nhiều binh sĩ bảo vệ hoà bình cuả LHQ, trong đó ít nhất có 13 binh sĩ Nam Phi.
Cuộc tiến quân đã bị LHQ lên án.
Một phát ngôn viên cuả "liên minh Séléka" cho biết các nhà lãnh đạo của họ đang cố gắng vãn hồi an ninh ở Bangui, một thành phố 600.000 người. Họ đã yêu cầu cảnh sát và các công chức cuả chính quyền cũ trở lại làm việc.
"Quân Seleka là chiến binh và họ không thể làm công việc của cảnh sát ", phát ngôn viên nói. "Chúng tôi đang cố gắng để thu quân cuả chúng tôi vào doanh trại... Tuy rằng vẫn có cướp bóc nhưng việc đó không do quân sĩ của chúng tôi."
Nhưng những nhân chứng, bao gồm nhiều người nước ngoài và người Pháp, đã được sơ tán khỏi sân bay Bangui vào thứ năm, cho biết chính những chiến binh Seleka đã đi cướp.
"Họ đi vào khách sạn và chĩa súng vào tôi và đòi tiền ", theo lời ông Yves De Moor, một chủ doanh nghiệp Pháp. "Một người lính trong số họ đã kéo cần lên đạn, đó là một khoảnh khắc đáng sợ, và tôi đã cho họ tất cả mọi thứ."
Thánh giá: con đường sự thật nối đất thấp với trời cao
Lm Vũ Tiến Tặng
12:09 29/03/2013
Trong bài giảng đầu tiên với tư cách là giáo hoàng tại thánh lễ bế mạc cơ mật viện ngày 14 tháng Ba 2013 vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ trước Hồng Y đoàn về căn tính Kitô hữu. Theo ngài, căn tính này luôn luôn phải được thiết lập bằng chính hành động tuyên xưng đức tin vào Đức Giêsu chịu đóng đinh. Nếu không, hành động của người đã lãnh nhận bí tích Rửa tội, của một tập thể mang danh Kitô sẽ trở thành hành động của một tổ chức phi chính phủ không hơn không kém. Đặc biệt, lời tuyên xưng đức tin cũng cần phải gắn liền với thánh giá, vì nếu không có thánh giá lời tuyên xưng ấy sẽ rơi vào tư tưởng trần tục của Phêrô, người vừa tuyên xưng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa hằng sống, nhưng ngay sau đó lại can ngăn Đức Kitô bước đi trên con đường thập giá. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh rằng sở dĩ lời tuyên xưng của Kitô hữu luôn đi kèm với thánh giá là để chúng ta không thuộc về trần thế và không hành động theo kiểu của trần thế, nhưng là để thuộc về chính Đức Kitô và Giáo Hội, Hiền Thê không tỳ ố của Người .
Lời mời gọi trên đây của Đức Thánh Cha Phanxicô giúp chúng ta cùng với Giáo Hội quay trở về Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh để suy niệm và sống màu nhiệm thập giá của Đức Kitô. Nơi màu nhiệm này chúng ta khám phá ra con đường làm chứng cho sự thật và con đường duy nhất nối đất thấp với trời cao mà Đức Giêsu đã thực hiện.
Con đường làm chứng cho sự thật
Trước tội lỗi tràn ngập nơi nhân loại, trước những bất công chồng chất lên tận trời cao, trước những xảo trá mưu mô quỷ quyệt dưới đủ mọi hình thức, Đức Giêsu đã đến trong thế gian để khai mở con đường sự thật. Chính Người đã khẳng định : « Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống » (Ga 14, 6). Người đã đến trong kiếp sống phàm nhân để rao giảng sự thật, để sống sự thật. Từ đó Ngài dẫn đưa nhân loại bước đi trên con đường tràn đầy sự thật và sự sống, đồng thời kêu gọi chúng ta làm chứng cho sự thật. Tất cả những gì Đức Giêsu đã nghe, đã thấy nơi Chúa Cha thì Người cũng đều nói lại cho con người được biết. Đôi khi lời chứng đó lại làm cho những đồng hương cùng thời của Ngài, thậm chí cả những môn đệ thân cận cảm thấy chói tai. Những gì rất thật ấy lại bị người Do Thái kết án là phạm thượng. Cũng chính vì thế, họ đã tìm mọi cách để hãm hại Người. Cái chết tủi nhục trên thập giá là cái giá phải trả cho sự thật mà Ngài đã rao giảng và sống. Trước vị quan quyền trần thế Philatô, Đức Giêsu tái khẳng định : « Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian vì điều này : đó là làm chứng cho sự thật » (Ga 19, 37).
Đối với Đức Giêsu, Ngài đã đi đến tận cùng trên con đường sự thật. Trong khi đó, thời xưa cũng như thời nay, rất nhiều người né tránh thánh giá, và muốn mình đi trên con đường nhung lụa dễ dàng và thênh thang hơn. Thậm chí, để được an phận, thỏa hiệp với bất công và sự dữ cũng từng là giải pháp được người ta tính đến. Đó chính là cách hành xử của Philatô trong vụ án Giêsu thành Nazareth. Trước làn sóng bạo lực của dân chúng đang trào dâng trút vào Đức Giêsu một cách bất công, ông đã rửa tay của mình để mình chứng rằng mình vô can trong vụ đổ máu người công chính. Cũng vì phủ nhận thập giá, nhiều người sống trong thái độ dửng dưng nửa nóng nửa lạnh, không làm điều xấu mà cũng chẳng làm điều tốt. Vì sợ liên lụy đến bản thân, đôi khi không ít những người mang danh Kitô giữ thái độ thinh lặng trước bất công. Sống riết lâu ngày như thế, dần dà tâm hồn họ trở nên lãnh đạm một cách đáng sợ.
Con đường duy nhất nối đất thấp với trời cao
Trước sự hoành hành của sự dữ nơi trần gian, con người tuyệt vọng và không có lối thoát. Sự bế tắc này đã được khai thông qua việc gánh lấy nơi mình tất cả những đau khổ, những bất công thù hận do con người gây ra và chất chúng vào cây thánh giá, hiến tế toàn thiêu bằng chính con người và mạng sống mình để giao hòa nhân loại với Thiên Chúa. Đây là hiến tế duy nhất làm nguôi lòng Thiên Chúa. Chính vì thế, qua cái chết trên thánh giá, Đức Giêsu trở nên Đấng trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người.
Trọn cuộc đời mình, một mặt, Đức Giêsu đã triệt để thi hành thánh ý Chúa Cha qua sự vâng phục tuyệt đối và vô điều kiện. Chứng kiến cái chết do bản án bất công của loài người mang đến trong sự phó thác tuyệt đối vào Thiên Chúa Cha của Đức Giêsu, viên sĩ quan đã phải đấm ngực và tuyên xưng rằng Người này chính là Con Thiên Chúa.
Mặt khác, Đức Giêsu yêu nhân loại bằng một tình yêu vô vị lợi và không loại trừ ai. Tình yêu này đến với tất cả mọi người và vượt lên trên cả sự thù hận, tính toán hơn thiệt của con người, đặc biệt giúp họ xích lại gần nhau hơn. Trên thánh giá, tình yêu thương nhân loại đến tột cùng của Đức Giêsu đã được thể hiện, nhất là qua sự tha thứ cho cả những kẻ gây ra đau khổ và bất công đối với chính mình. Chỉ như vậy, Ngài mới có thể mở ra con đường nối liền đất thấp với trời cao.
Bản án mà Đức Giêsu phải chịu nói lên được tất cả những màu nhiệm của sự dữ đang hoành hành trong nhân loại. Đó chính là sự phản bội của Giuđa, vốn coi tiền bạc hơn cả Thầy mình. Đó chính là sự nhát đảm của các môn đệ, vì sợ liên lụy đến mình mà chối bỏ chính Thầy mình, hoặc là cao chạy xa bay để mặc cho Ngài thọ nạn. Đó chính là thái độ a dua của dân chúng, đã không nhìn nhận sự việc đến nơi đến chốn, trái lại đã làm chứng gian để kết án một người vô tội. Đó chính là giới chức trách đạo đời Do Thái thời bấy giờ, vì lo sợ tầm ảnh hưởng tích cực của Đức Giêsu mà đã mượn bàn tay của đế quốc Rôma để sát hại người công chính mà họ cho là đối thủ. Đó chính là sự phủi tay vô trách nhiệm của Philatô, người đã không dám đứng về phía sự thật để bảo vệ nạn nhân bị oan khiên.
Hy tế Đức Giêsu dâng trên thánh giá đã xóa bỏ ngăn cách trời và đất do tội lỗi gây ra và xóa đi hết mọi thù hận giữa con người với con người. Đồng thời, trên đó, Ngài cũng đón nhận tất cả những đau khổ, bệnh hoạn, tật nguyền, sự đối xử bất công phải chịu đựng do làm chứng cho sự thật, đặc biệt là thiệt thân vì chính đạo của hết thảy các nhân chứng ở mọi nơi và mọi thời. Ngài đích thực là Đấng trung gian duy nhất để giao hòa loài người với Thiên Chúa và dẫn dắt họ đi trên con đường sống, vị tha, khiêm nhường, bình an.
Thay lời kết
Thánh giá là cây đem lại cho nhân loại sự sống trường sinh. Đây cũng là con đường duy nhất dẫn đến hạnh phúc và sự sống đích thực. Ước chi thánh giá trở nên niềm tin yêu hy vọng của tất cả những ai đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội . Xin cho hết mọi người được manh danh Kitô được can đảm bước đi trên con đường này, như lời khích lệ của vị tông đồ dân ngoại Phaolô vốn đã quả quyết với chúng ta rằng nếu ai cùng chết với Đức Kitô thì cũng sẽ được sống lại cùng với Người.
Thứ Sáu Tuần Thánh 29.03.2013
Lời mời gọi trên đây của Đức Thánh Cha Phanxicô giúp chúng ta cùng với Giáo Hội quay trở về Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh để suy niệm và sống màu nhiệm thập giá của Đức Kitô. Nơi màu nhiệm này chúng ta khám phá ra con đường làm chứng cho sự thật và con đường duy nhất nối đất thấp với trời cao mà Đức Giêsu đã thực hiện.
Con đường làm chứng cho sự thật
Trước tội lỗi tràn ngập nơi nhân loại, trước những bất công chồng chất lên tận trời cao, trước những xảo trá mưu mô quỷ quyệt dưới đủ mọi hình thức, Đức Giêsu đã đến trong thế gian để khai mở con đường sự thật. Chính Người đã khẳng định : « Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống » (Ga 14, 6). Người đã đến trong kiếp sống phàm nhân để rao giảng sự thật, để sống sự thật. Từ đó Ngài dẫn đưa nhân loại bước đi trên con đường tràn đầy sự thật và sự sống, đồng thời kêu gọi chúng ta làm chứng cho sự thật. Tất cả những gì Đức Giêsu đã nghe, đã thấy nơi Chúa Cha thì Người cũng đều nói lại cho con người được biết. Đôi khi lời chứng đó lại làm cho những đồng hương cùng thời của Ngài, thậm chí cả những môn đệ thân cận cảm thấy chói tai. Những gì rất thật ấy lại bị người Do Thái kết án là phạm thượng. Cũng chính vì thế, họ đã tìm mọi cách để hãm hại Người. Cái chết tủi nhục trên thập giá là cái giá phải trả cho sự thật mà Ngài đã rao giảng và sống. Trước vị quan quyền trần thế Philatô, Đức Giêsu tái khẳng định : « Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian vì điều này : đó là làm chứng cho sự thật » (Ga 19, 37).
Đối với Đức Giêsu, Ngài đã đi đến tận cùng trên con đường sự thật. Trong khi đó, thời xưa cũng như thời nay, rất nhiều người né tránh thánh giá, và muốn mình đi trên con đường nhung lụa dễ dàng và thênh thang hơn. Thậm chí, để được an phận, thỏa hiệp với bất công và sự dữ cũng từng là giải pháp được người ta tính đến. Đó chính là cách hành xử của Philatô trong vụ án Giêsu thành Nazareth. Trước làn sóng bạo lực của dân chúng đang trào dâng trút vào Đức Giêsu một cách bất công, ông đã rửa tay của mình để mình chứng rằng mình vô can trong vụ đổ máu người công chính. Cũng vì phủ nhận thập giá, nhiều người sống trong thái độ dửng dưng nửa nóng nửa lạnh, không làm điều xấu mà cũng chẳng làm điều tốt. Vì sợ liên lụy đến bản thân, đôi khi không ít những người mang danh Kitô giữ thái độ thinh lặng trước bất công. Sống riết lâu ngày như thế, dần dà tâm hồn họ trở nên lãnh đạm một cách đáng sợ.
Con đường duy nhất nối đất thấp với trời cao
Trước sự hoành hành của sự dữ nơi trần gian, con người tuyệt vọng và không có lối thoát. Sự bế tắc này đã được khai thông qua việc gánh lấy nơi mình tất cả những đau khổ, những bất công thù hận do con người gây ra và chất chúng vào cây thánh giá, hiến tế toàn thiêu bằng chính con người và mạng sống mình để giao hòa nhân loại với Thiên Chúa. Đây là hiến tế duy nhất làm nguôi lòng Thiên Chúa. Chính vì thế, qua cái chết trên thánh giá, Đức Giêsu trở nên Đấng trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người.
Trọn cuộc đời mình, một mặt, Đức Giêsu đã triệt để thi hành thánh ý Chúa Cha qua sự vâng phục tuyệt đối và vô điều kiện. Chứng kiến cái chết do bản án bất công của loài người mang đến trong sự phó thác tuyệt đối vào Thiên Chúa Cha của Đức Giêsu, viên sĩ quan đã phải đấm ngực và tuyên xưng rằng Người này chính là Con Thiên Chúa.
Mặt khác, Đức Giêsu yêu nhân loại bằng một tình yêu vô vị lợi và không loại trừ ai. Tình yêu này đến với tất cả mọi người và vượt lên trên cả sự thù hận, tính toán hơn thiệt của con người, đặc biệt giúp họ xích lại gần nhau hơn. Trên thánh giá, tình yêu thương nhân loại đến tột cùng của Đức Giêsu đã được thể hiện, nhất là qua sự tha thứ cho cả những kẻ gây ra đau khổ và bất công đối với chính mình. Chỉ như vậy, Ngài mới có thể mở ra con đường nối liền đất thấp với trời cao.
Bản án mà Đức Giêsu phải chịu nói lên được tất cả những màu nhiệm của sự dữ đang hoành hành trong nhân loại. Đó chính là sự phản bội của Giuđa, vốn coi tiền bạc hơn cả Thầy mình. Đó chính là sự nhát đảm của các môn đệ, vì sợ liên lụy đến mình mà chối bỏ chính Thầy mình, hoặc là cao chạy xa bay để mặc cho Ngài thọ nạn. Đó chính là thái độ a dua của dân chúng, đã không nhìn nhận sự việc đến nơi đến chốn, trái lại đã làm chứng gian để kết án một người vô tội. Đó chính là giới chức trách đạo đời Do Thái thời bấy giờ, vì lo sợ tầm ảnh hưởng tích cực của Đức Giêsu mà đã mượn bàn tay của đế quốc Rôma để sát hại người công chính mà họ cho là đối thủ. Đó chính là sự phủi tay vô trách nhiệm của Philatô, người đã không dám đứng về phía sự thật để bảo vệ nạn nhân bị oan khiên.
Hy tế Đức Giêsu dâng trên thánh giá đã xóa bỏ ngăn cách trời và đất do tội lỗi gây ra và xóa đi hết mọi thù hận giữa con người với con người. Đồng thời, trên đó, Ngài cũng đón nhận tất cả những đau khổ, bệnh hoạn, tật nguyền, sự đối xử bất công phải chịu đựng do làm chứng cho sự thật, đặc biệt là thiệt thân vì chính đạo của hết thảy các nhân chứng ở mọi nơi và mọi thời. Ngài đích thực là Đấng trung gian duy nhất để giao hòa loài người với Thiên Chúa và dẫn dắt họ đi trên con đường sống, vị tha, khiêm nhường, bình an.
Thay lời kết
Thánh giá là cây đem lại cho nhân loại sự sống trường sinh. Đây cũng là con đường duy nhất dẫn đến hạnh phúc và sự sống đích thực. Ước chi thánh giá trở nên niềm tin yêu hy vọng của tất cả những ai đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội . Xin cho hết mọi người được manh danh Kitô được can đảm bước đi trên con đường này, như lời khích lệ của vị tông đồ dân ngoại Phaolô vốn đã quả quyết với chúng ta rằng nếu ai cùng chết với Đức Kitô thì cũng sẽ được sống lại cùng với Người.
Thứ Sáu Tuần Thánh 29.03.2013
Ông Giuse Arimathia là ai?
Lm Đaminh Nguyễn Ngọc Long
19:14 29/03/2013
Ông Giuse Arimathia là ai?
Trong đời Chúa Giêsu ở trần gian đã có hai Ông Giuse cùng đồng hành với.
Một Ông Giuse là cha nuôi cho quãng thời gian Chúa Giêsu sinh ra, và thời thơ ấu thanh thiếu niên ở nhà.
Và một Ông Giuse an táng chôn cất Chúa Giêsu trong huyệt mộ.
Cả hai Ông Giuse đều là những người thầm lặng không để lại một lời nói nào.
Cả hai được Phúc âm nhắc đến tên cùng việc làm vào hai quãng thời điểm nhất định khác nhau trong đời Chúa Giêsu.
Lịch sử đời sống hai Ông Giuse đều không có bút tích gì để lại.
Ông Giuse, cha nuôi Chúa Giêsu, được Hội Thánh tôn kính là vị Thánh cả.
Ông Giuse, người chôn cất táng xác Chúa Giêsu, được Hội Thánh ca ngợi với lòng ngưỡng phục biết ơn. Ông Giuse này có danh hiệu Giuse Arimathia.
Vậy Ông Giuse Arimathia là ai?
1. Trong Phúc âm
Phúc âm Thánh Luca viết về Ông: „50 Khi ấy có một người tên là Giô-xếp, thành viên của Thượng Hội Đồng, một người lương thiện, công chính.51 Ông đã không tán thành quyết định và hành động của Thượng Hội Đồng. Ông là người thành A-ri-ma-thê, một thành của người Do-thái, và cũng là người vẫn mong chờ Nước Thiên Chúa.52 Ông đến gặp tổng trấn Phi-la-tô để xin thi hài Đức Giê-su.53 Ông hạ xác Người xuống, lấy tấm vải gai mà liệm, rồi đặt Người vào ngôi mộ đục sẵn trong núi đá, nơi chưa chôn cất ai bao giờ.54 Hôm ấy là áp lễ, và ngày sa-bát bắt đầu ló rạng.“ ( Lc 23, 50-54)
Căn cứ theo Phúc âm, Ông Giuse là một thành viên trong Thượng Hội Đồng Do Thái, là người công chính lương thiện, là người mong chờ nước Thiên Chúa, và là người đã đi xin hạ xác Chúa Giesu xuống khỏi thập gía và an táng trong mộ huyệt.
2. Thành viên trong Thượng Hội Đồng
Thượng Hội Đồng Do Thái là một cơ quan tối cao, có thẩm quyền như một Thượng Viện. Thượng Hội Đồng này có quyền hành tối thượng xem xét quyết định những vụ việc liên quan đến người Do Thái về hành chính dân sự lẫn cả về mặt tôn giáo nữa.
Thành viên trong Hội Đồng là những người con trai của giai cấp Tư tế thầy cả trong dân Do Thái. Khi người Roma đến xâm chiếm cai trị nước Do Thái, họ đã cắt gỉam nhiều quyền thế của Thượng Hội Đồng. Dẫu vậy, vào thời Chúa Giêsu Thượng Hội Đồng cũng là một cơ chế còn đầy quyền lực có nhiều ảnh hưởng về phương diện giáo huấn tư tưởng.
Ông Giuse người thành Arimathia là thành viên trong Hội Đồng này, nhưng không bằng lòng tán thành quyết định của Thượng Hội Đồng về việc lên án giết Chúa Giêsu.
Không tán thành, nhưng Ông giữ im lặng không nói lời nào phản đối. Ông hình như đã sửa soạn một cung cách khác để đi tới lòng tin vào Chúa Giêsu.
3. Con đường Giuse đi tìm niềm tin
Dẫu là thuộc giai cấp hàng Tư Tế và là thành viên trong Thượng Hội Đồng đầy quyền lực cả về phần đạo lẫn dân sự phần đời. Nhưng Ông Giuse vẫn có suy nghĩ khác không nhất thiết theo truyền thống Do Thái lúc đó.
Ông mong đợi đi tìm nước Thiên Chúa mang đến sự chân thật cùng niềm hy vọng.
Thánh Gioan trong phúc âm còn viết thêm chi tiết về con đường đi tìm niềm tin của Ông: „Ông Giuse này là một Môn Đệ theo Chúa Giêsu, nhưng cách kín đáo, vì sợ người Do Thái.“ ( Ga 19,38).
Theo Thánh sử Matheo Ông Giuse Arimathia là người giầu có. Nhưng lại là người có đời sống lương thiện và công chính.
Có lẽ vì thế mà Ông đã đóng vai chính người lãnh nhiệm vụ an táng Chúa Giêsu trong mộ huyệt.
4. Con đường đi tìm xác chết
Khắp nơi đều có nghĩa trang an táng người đã qua đời. Và hầu như xưa nay, nhất là những người có tiền bạc giầu có, thường hay mua sắm xây dựng phần huyệt mộ sẵn cho mình, cùng cho gia đình mình ngay lúc còn sinh thời.
Ông Giuse Arimathia là người giầu có, có địa vị cao trong xã hội đạo đời, chắc chắn cũng đã mua xây sẵn cho mình phần mộ huyệt theo cung cách mong muốn.
Ngôi mộ huyệt Ông xây dựng để cho ngày cuối cùng đời sống mình. Nhưng sự việc lại đã xảy ra khác. Thay vì cho mình được an nghỉ nơi đó vào ngày cuối đời, Ông Giuse lại mạo hiểm đi chuốc rước sự bận rộn lo lắng vào mình. Ông đem đặt tất cả mạng sống Ông vào cuộc chơi, đi xin lãnh xác Chúa Giêsu về an táng nơi phần mộ đã có sẵn. Ngôi phần mộ này có lẽ phần chắc là của Ông đã xây.
Số là Chúa Giêsu bị kết án tử hình đóng đinh trên thập tự như là một tội nhân phạm pháp ở khu đồi Golgotha, phía Tây ngoài thành Giêrusalem, dành cho những người bị kết lên án tử hình. Những người treo xác nơi đó bị bỏ mặc cho chim qụa đến ăn rúc rỉa. Xương thịt rã rời khô héo, rồi lúc nào đó thân nhân đến lấy phần xác còn lại đem đi chôn vùi trong lòng đất. Họ không được chôn cất theo một nghi thức lễ lạy nào.
Ông Giuse Arimnathia phá lệ này. Ông mạo hiểm đến xin quan Tổng trấn Philato, người đã để kệ cho các Thầy cả thượng hội đồng đem Chúa Giêsu đi xử tử hình đóng đinh vào thập gía, cho tháo hạ xác Chúa Giêsu vừa mới chết xuống khỏi thập gía. Một lần nữa Ông không tuân theo qui tắc của luật lệ Do Thái, mà Thượng Hội Đồng đã qui định.
Không hiểu Ông đã thuyết phục quan Tổng trấn Philato thế nào, mà vị quan này lại đồng ý cho phép Ông.
Nguy hiểm ở chỗ, Philato có thể từ chối lời Ông xin yêu cầu. Hay có thể trong trường hợp tồi tệ, vị quan Tổng trấn Philato nghi ngờ, rồi báo cho Thượng Hội Đồng và bắt Ông vì tội là môn đệ đồng bọn với Chúa Giêsu. Thế là chẳng những công danh sự nghiệp mà cả mạng sống Ông cũng tiêu tan nữa.
Nhưng sự việc đã xảy ra bình an như Ông mong muốn. Dẫu vậy vẫn có thắc mắc lý do gì đã khiến Ông Giuse này can đảm đến như thế ? Một người trước đó vài giờ đồng hồ lúc xử án Chúa Giêsu hoàn toàn giữ im lặng, giờ đây lúc Chúa Giêsu qua đời lại can đảm lên tiếng phá luật lệ đi xin lãnh một xác chết đưa về an táng.
Một việc làm đạo đức tràn đầy lòng nhân đạo. Nhưng lại qúa táo bạo đến độ nguy hiểm cho chính mạng sống bản thân mình!
Điều khiến Ông Giuse can đảm làm việc nhân đạo như thế, có lẽ Ông đã cảm nhận được nơi Chúa Giêsu.
Ông là Môn đệ theo Chúa cách thầm kín. Vậy thì Ông đã có lần gặp Chúa, nghe Chúa giảng dậy. Và biết đâu chính đêm Chúa Giêsu bị tra khảo thẩm vấn, Ông đã theo dõi nhìn thấy, và đã đánh động tâm hồn Ông rất mạnh. Và từ đấy Ông tìm cách gì xứng đáng tôn vinh Chúa, để phần nào đền bù tội đã giữ yên lặng không lên tiếng bênh vực Chúa trước Thượng Hội Đồng, cũng như trước công đường xử án.
Cũng có thể, lúc Chúa Giêsu chết đã khiến Ông bừng tỉnh suy nghĩ, không thể để Chúa Giêsu bị đối xử cả khi đã qua đời như một tội nhân được. Con người có phẩm gía, hơn nữa đây là một vị Tiên Tri, một Đấng Thánh của Thiên Chúa. Phẩm gía đó lại càng cao cả như thế nào.
Thế là Ông đã chọn cung cách con đường mạo hiểm đi tìm xin xác chết Chúa Giêsu. Ông không còn cách nào khác hơn để đền bù tôn vinh Chúa nữa.
Ông nhận được xác Chúa đã chết và đem đi an táng trong ngôi mộ bằng đá đã xây làm sẵn trong khu vườn.
Ông an táng Chúa trong mồ huyệt tưởng như thế là xong, là chấm hết. Nhưng không phải như thế, sự việc còn tiếp diễn tiếp theo nữa.
Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, sau ba ngày bị chôn vùi trong mộ huyệt dưới lòng đất đã chỗi dậy ra khỏi mộ huyệt. Ngài đã sống lại từ trong cõi kẻ chết.
Ngài đã bỏ lại sau lưng ngôi mộ đá trống, nơi đó Ngài đã được an táng. Ngài đã sống lại rồi về trời, cùng cho linh hồn những người tin theo Ngài cũng được hưởng ơn cứu chuộc sống lại với Ngài trong nước Chúa.
******************
Vai trò của Ông Giuse Arimathia dừng lại nơi ngôi mộ huyệt chôn Chúa. Từ đây không còn tìm thấy dấu vết của Ông nữa.
Đức tin của Ông vào Chúa Giêsu không ở tầng nổi ồn ào bên trên. Nhưng sâu thẳm dưới lòng đất trong khu vườn, nơi Ông đã xây dọn sẵn nấm mồ cho Chúa. Từ lòng đất trong khu vườn cây cối mọc phát triển nẩy sinh sự sống mới.
Như vậy phải chăng khi làm như thế Ông đã tin tưởng nghĩ nhớ lại khu vườn địa đàng đầu tiên ngày xưa là khu vườn sự sống, nơi Ông Bà thủy tổ Adong Evà đã đánh mất sự sống thiên đàng. Và bây giờ cũng tại một khu vườn có ngôi mộ Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, hình ảnh một Adong mới, sự sống mới ơn cứu độ sẽ bừng lên cùng với sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô?
Ngày nay sang hành hương Gierusalem vào thăm viếng đền thờ Ecce homo, nơi có phần mộ huyệt chôn Chúa bằng đá còn đó. Người ta không tìm thấy dấu tích của Ông Giuse Arimathia.
Nhưng những phiến đá của ngôi mộ chôn Chúa luôn nói lên: Nơi đây thân xác Chúa Giêsu, con Thiên Chúa, đã được Ông Giuse Arimathia tẩm liệm, ôm khiêng đặt an táng.
Tuần Thánh 2013
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Trong đời Chúa Giêsu ở trần gian đã có hai Ông Giuse cùng đồng hành với.
Một Ông Giuse là cha nuôi cho quãng thời gian Chúa Giêsu sinh ra, và thời thơ ấu thanh thiếu niên ở nhà.
Và một Ông Giuse an táng chôn cất Chúa Giêsu trong huyệt mộ.
Cả hai Ông Giuse đều là những người thầm lặng không để lại một lời nói nào.
Cả hai được Phúc âm nhắc đến tên cùng việc làm vào hai quãng thời điểm nhất định khác nhau trong đời Chúa Giêsu.
Lịch sử đời sống hai Ông Giuse đều không có bút tích gì để lại.
Ông Giuse, cha nuôi Chúa Giêsu, được Hội Thánh tôn kính là vị Thánh cả.
Ông Giuse, người chôn cất táng xác Chúa Giêsu, được Hội Thánh ca ngợi với lòng ngưỡng phục biết ơn. Ông Giuse này có danh hiệu Giuse Arimathia.
Vậy Ông Giuse Arimathia là ai?
1. Trong Phúc âm
Phúc âm Thánh Luca viết về Ông: „50 Khi ấy có một người tên là Giô-xếp, thành viên của Thượng Hội Đồng, một người lương thiện, công chính.51 Ông đã không tán thành quyết định và hành động của Thượng Hội Đồng. Ông là người thành A-ri-ma-thê, một thành của người Do-thái, và cũng là người vẫn mong chờ Nước Thiên Chúa.52 Ông đến gặp tổng trấn Phi-la-tô để xin thi hài Đức Giê-su.53 Ông hạ xác Người xuống, lấy tấm vải gai mà liệm, rồi đặt Người vào ngôi mộ đục sẵn trong núi đá, nơi chưa chôn cất ai bao giờ.54 Hôm ấy là áp lễ, và ngày sa-bát bắt đầu ló rạng.“ ( Lc 23, 50-54)
Căn cứ theo Phúc âm, Ông Giuse là một thành viên trong Thượng Hội Đồng Do Thái, là người công chính lương thiện, là người mong chờ nước Thiên Chúa, và là người đã đi xin hạ xác Chúa Giesu xuống khỏi thập gía và an táng trong mộ huyệt.
2. Thành viên trong Thượng Hội Đồng
Thượng Hội Đồng Do Thái là một cơ quan tối cao, có thẩm quyền như một Thượng Viện. Thượng Hội Đồng này có quyền hành tối thượng xem xét quyết định những vụ việc liên quan đến người Do Thái về hành chính dân sự lẫn cả về mặt tôn giáo nữa.
Thành viên trong Hội Đồng là những người con trai của giai cấp Tư tế thầy cả trong dân Do Thái. Khi người Roma đến xâm chiếm cai trị nước Do Thái, họ đã cắt gỉam nhiều quyền thế của Thượng Hội Đồng. Dẫu vậy, vào thời Chúa Giêsu Thượng Hội Đồng cũng là một cơ chế còn đầy quyền lực có nhiều ảnh hưởng về phương diện giáo huấn tư tưởng.
Ông Giuse người thành Arimathia là thành viên trong Hội Đồng này, nhưng không bằng lòng tán thành quyết định của Thượng Hội Đồng về việc lên án giết Chúa Giêsu.
Không tán thành, nhưng Ông giữ im lặng không nói lời nào phản đối. Ông hình như đã sửa soạn một cung cách khác để đi tới lòng tin vào Chúa Giêsu.
3. Con đường Giuse đi tìm niềm tin
Dẫu là thuộc giai cấp hàng Tư Tế và là thành viên trong Thượng Hội Đồng đầy quyền lực cả về phần đạo lẫn dân sự phần đời. Nhưng Ông Giuse vẫn có suy nghĩ khác không nhất thiết theo truyền thống Do Thái lúc đó.
Ông mong đợi đi tìm nước Thiên Chúa mang đến sự chân thật cùng niềm hy vọng.
Thánh Gioan trong phúc âm còn viết thêm chi tiết về con đường đi tìm niềm tin của Ông: „Ông Giuse này là một Môn Đệ theo Chúa Giêsu, nhưng cách kín đáo, vì sợ người Do Thái.“ ( Ga 19,38).
Theo Thánh sử Matheo Ông Giuse Arimathia là người giầu có. Nhưng lại là người có đời sống lương thiện và công chính.
Có lẽ vì thế mà Ông đã đóng vai chính người lãnh nhiệm vụ an táng Chúa Giêsu trong mộ huyệt.
4. Con đường đi tìm xác chết
Khắp nơi đều có nghĩa trang an táng người đã qua đời. Và hầu như xưa nay, nhất là những người có tiền bạc giầu có, thường hay mua sắm xây dựng phần huyệt mộ sẵn cho mình, cùng cho gia đình mình ngay lúc còn sinh thời.
Ông Giuse Arimathia là người giầu có, có địa vị cao trong xã hội đạo đời, chắc chắn cũng đã mua xây sẵn cho mình phần mộ huyệt theo cung cách mong muốn.
Ngôi mộ huyệt Ông xây dựng để cho ngày cuối cùng đời sống mình. Nhưng sự việc lại đã xảy ra khác. Thay vì cho mình được an nghỉ nơi đó vào ngày cuối đời, Ông Giuse lại mạo hiểm đi chuốc rước sự bận rộn lo lắng vào mình. Ông đem đặt tất cả mạng sống Ông vào cuộc chơi, đi xin lãnh xác Chúa Giêsu về an táng nơi phần mộ đã có sẵn. Ngôi phần mộ này có lẽ phần chắc là của Ông đã xây.
Số là Chúa Giêsu bị kết án tử hình đóng đinh trên thập tự như là một tội nhân phạm pháp ở khu đồi Golgotha, phía Tây ngoài thành Giêrusalem, dành cho những người bị kết lên án tử hình. Những người treo xác nơi đó bị bỏ mặc cho chim qụa đến ăn rúc rỉa. Xương thịt rã rời khô héo, rồi lúc nào đó thân nhân đến lấy phần xác còn lại đem đi chôn vùi trong lòng đất. Họ không được chôn cất theo một nghi thức lễ lạy nào.
Ông Giuse Arimnathia phá lệ này. Ông mạo hiểm đến xin quan Tổng trấn Philato, người đã để kệ cho các Thầy cả thượng hội đồng đem Chúa Giêsu đi xử tử hình đóng đinh vào thập gía, cho tháo hạ xác Chúa Giêsu vừa mới chết xuống khỏi thập gía. Một lần nữa Ông không tuân theo qui tắc của luật lệ Do Thái, mà Thượng Hội Đồng đã qui định.
Không hiểu Ông đã thuyết phục quan Tổng trấn Philato thế nào, mà vị quan này lại đồng ý cho phép Ông.
Nguy hiểm ở chỗ, Philato có thể từ chối lời Ông xin yêu cầu. Hay có thể trong trường hợp tồi tệ, vị quan Tổng trấn Philato nghi ngờ, rồi báo cho Thượng Hội Đồng và bắt Ông vì tội là môn đệ đồng bọn với Chúa Giêsu. Thế là chẳng những công danh sự nghiệp mà cả mạng sống Ông cũng tiêu tan nữa.
Nhưng sự việc đã xảy ra bình an như Ông mong muốn. Dẫu vậy vẫn có thắc mắc lý do gì đã khiến Ông Giuse này can đảm đến như thế ? Một người trước đó vài giờ đồng hồ lúc xử án Chúa Giêsu hoàn toàn giữ im lặng, giờ đây lúc Chúa Giêsu qua đời lại can đảm lên tiếng phá luật lệ đi xin lãnh một xác chết đưa về an táng.
Một việc làm đạo đức tràn đầy lòng nhân đạo. Nhưng lại qúa táo bạo đến độ nguy hiểm cho chính mạng sống bản thân mình!
Điều khiến Ông Giuse can đảm làm việc nhân đạo như thế, có lẽ Ông đã cảm nhận được nơi Chúa Giêsu.
Ông là Môn đệ theo Chúa cách thầm kín. Vậy thì Ông đã có lần gặp Chúa, nghe Chúa giảng dậy. Và biết đâu chính đêm Chúa Giêsu bị tra khảo thẩm vấn, Ông đã theo dõi nhìn thấy, và đã đánh động tâm hồn Ông rất mạnh. Và từ đấy Ông tìm cách gì xứng đáng tôn vinh Chúa, để phần nào đền bù tội đã giữ yên lặng không lên tiếng bênh vực Chúa trước Thượng Hội Đồng, cũng như trước công đường xử án.
Cũng có thể, lúc Chúa Giêsu chết đã khiến Ông bừng tỉnh suy nghĩ, không thể để Chúa Giêsu bị đối xử cả khi đã qua đời như một tội nhân được. Con người có phẩm gía, hơn nữa đây là một vị Tiên Tri, một Đấng Thánh của Thiên Chúa. Phẩm gía đó lại càng cao cả như thế nào.
Thế là Ông đã chọn cung cách con đường mạo hiểm đi tìm xin xác chết Chúa Giêsu. Ông không còn cách nào khác hơn để đền bù tôn vinh Chúa nữa.
Ông nhận được xác Chúa đã chết và đem đi an táng trong ngôi mộ bằng đá đã xây làm sẵn trong khu vườn.
Ông an táng Chúa trong mồ huyệt tưởng như thế là xong, là chấm hết. Nhưng không phải như thế, sự việc còn tiếp diễn tiếp theo nữa.
Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, sau ba ngày bị chôn vùi trong mộ huyệt dưới lòng đất đã chỗi dậy ra khỏi mộ huyệt. Ngài đã sống lại từ trong cõi kẻ chết.
Ngài đã bỏ lại sau lưng ngôi mộ đá trống, nơi đó Ngài đã được an táng. Ngài đã sống lại rồi về trời, cùng cho linh hồn những người tin theo Ngài cũng được hưởng ơn cứu chuộc sống lại với Ngài trong nước Chúa.
******************
Vai trò của Ông Giuse Arimathia dừng lại nơi ngôi mộ huyệt chôn Chúa. Từ đây không còn tìm thấy dấu vết của Ông nữa.
Đức tin của Ông vào Chúa Giêsu không ở tầng nổi ồn ào bên trên. Nhưng sâu thẳm dưới lòng đất trong khu vườn, nơi Ông đã xây dọn sẵn nấm mồ cho Chúa. Từ lòng đất trong khu vườn cây cối mọc phát triển nẩy sinh sự sống mới.
Như vậy phải chăng khi làm như thế Ông đã tin tưởng nghĩ nhớ lại khu vườn địa đàng đầu tiên ngày xưa là khu vườn sự sống, nơi Ông Bà thủy tổ Adong Evà đã đánh mất sự sống thiên đàng. Và bây giờ cũng tại một khu vườn có ngôi mộ Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, hình ảnh một Adong mới, sự sống mới ơn cứu độ sẽ bừng lên cùng với sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô?
Ngày nay sang hành hương Gierusalem vào thăm viếng đền thờ Ecce homo, nơi có phần mộ huyệt chôn Chúa bằng đá còn đó. Người ta không tìm thấy dấu tích của Ông Giuse Arimathia.
Nhưng những phiến đá của ngôi mộ chôn Chúa luôn nói lên: Nơi đây thân xác Chúa Giêsu, con Thiên Chúa, đã được Ông Giuse Arimathia tẩm liệm, ôm khiêng đặt an táng.
Tuần Thánh 2013
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Đức Phanxicô và tính tối thượng của ngôi vị giáo hoàng
Vũ Văn An
22:36 29/03/2013
Trong những ngày đầu triều đại của mình, Đức Phanxicô ít khi dùng chữ “giáo hoàng” để chỉ về mình. Ngài cũng không dùng chữ này để chỉ về vị tiền nhiệm hiện còn sống là Đức Bênêđíctô, người mà ngài mới gặp hôm thứ Bẩy vừa qua. Thay vào đó, ngài quen dùng tước hiệu “giám mục” không thôi, “giám mục Rôma”.
Lần đầu tiên ban phép lành tại Bancông Nhà Thờ Thánh Phêrô, tối ngày 13 tháng Ba, trích dẫn lời Thánh Inhaxiô thành Antiốc, Đức Tân Giáo Hoàng nói rõ rằng Giáo Hội Rôma “là giáo hội chủ trì mọi giáo hội khác trong bác ái”. Nhưng trong những ngày kế tiếp, ngài chưa bao giờ nhắc lại lời ấy cũng như khai triển gì thêm về đặc tính tối thượng của Toà Phêrô, áp dụng cho toàn thế giới Kitô Giáo.
Tuy nhiên, cùng thời gian ấy, trong sinh hoạt thường nhật, ngài đã thi hành các thẩm quyền thuộc ngôi vị giáo hoàng một cách trọn vẹn và mạnh dạn, không tùy thuộc bất cứ thẩm quyền nào khác, ngoại trừ thẩm quyền Thiên Chúa. Và ngài biết rõ: các quyết định được ngài đưa ra, dù nhỏ nhặt nhất, cũng không phải chỉ giới hạn trong giáo phận Rôma, nhưng có hiệu lực đối với Giáo Hội khắp nơi trên thế giới.
Đức Phanxicô là một vị giáo hoàng có nhiều nhận định hết sức bất ngờ. Chẳng chóng thì chầy, người ta cho rằng ngài sẽ lên tiếng, minh nhiên nói rõ viễn kiến của ngài về vai trò của mình. Trong khi ấy, đối với những người bên trong và bên ngoài Giáo Hội vốn mong có sự giảm thiểu, nếu không muốn nói là hủy bỏ, quyền tối thượng của giáo hoàng, thì ngài quả là người đáp ứng hoài mong ấy, những hoài mong họ thường đặt căn bản trên điều họ cho là “tinh thần” của Vatican II.
Trên thực tế, Vatican II không hề làm yếu quyền hành của giáo hoàng đối với toàn thể Giáo Hội. Cái mới của Công Đồng này là hoà nhập quyền tối thượng của giáo hoàng với quyền của hợp đoàn giám mục mà ngài vốn là thành phần. Chương III “Lumen Gentium”, tức hiến chế tín lý về Giáo Hội của Vatican II, có đoạn viết như sau:
“Do chức vụ của mình, tức chức vụ Đại Diện Chúa Kitô và mục tử toàn thể Giáo Hội, Giám Mục Rôma có quyền hành trọn vẹn, tối cao và phổ quát đối với Giáo Hội. Và ngài luôn được tự do thi hành quyền hành này. Hàng ngũ giám mục, tức hàng ngũ kế nhiệm hợp đoàn tông đồ và ban cho cơ phận tông truyền này quyền tiếp tục hiện diện, cũng là chủ thể nắm quyền hành tối cao và trọn vẹn đối với Giáo Hội hoàn vũ, miễn là phải hiểu cơ phận này với đầu của nó là Giám Mục Rôma và không bao giờ không có cái đầu ấy”
Bởi thế, một mặt, chờ mong bất cứ canh tân nào từ Đức Phanxicô, thì những canh tân này vẫn không thể làm giảm đi các thẩm quyền tối thượng vốn thuộc về ngài trong tư cách kế nhiệm Thánh Phêrô, đã được Vatican II long trọng xác quyết một cách trọn vẹn và khúc chiết.
Nhưng mặt khác, các canh tân này vẫn có thể lưu tâm tới hình thức vị giáo hoàng thi hành quyền ấy song hành với toàn bộ cơ phận giám mục, như đang xẩy ra tại các công đồng, các thượng hội đồng, hoặc những hình thức cai trị hợp đoàn chưa có tiền lệ khác, hoặc nới rộng hoặc giới hạn, và dù gì cũng phải luôn được ngài triệu tập, chủ tọa, và xác nhận, như Vatican II và nhiều văn kiện huấn quyền khác vốn qui định.
Trong số mới nhất, tạp chí “La Civiltà Cattolica", phân phối ngày 21 tháng Ba, nhà giáo luật Gianfranco Ghirlanda, Dòng Tên, cựu viện trưởng Giáo Hoàng Đại Học Gregorian, đã có một khảo luận dài 14 trang tựa là “Thừa Tác Vụ Phêrô” trong đó ngài bàn tới các quyền hành tối thượng của giáo hoàng, như đã được huấn quyền Giáo Hội xác quyết từ Vatican I tới nay. Cùng một lúc, Cha Ghirlanda cũng đề cập tới các triển khai có thể có về việc thi hành cụ thể quyền hành giáo hoàng này, được sự cộng tác của các giám mục khiến nó phong phú hơn.
Và ở cuối bài khảo luận, khi dự phóng một “tương lai mà tín hữu nào cũng muốn được thể hiện” nơi thừa tác vụ giáo hoàng, một tương lai dám thành hình dưới thời Đức Phanxicô, Cha Ghirlanda đề cập tới “Văn Kiện Ravenna”, ký năm 2007 giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo. Đây là bước quan trọng trong hành trình đại kết giữa Rôma và Đông Phương.
Về phương diện này, triều giáo hoàng của Đức Phanxicô đã bắt đầu dưới ngôi sao sáng đầy hứa hẹn. Trong Thánh Lễ Khai Mạc Thừa Tác Vụ Phêrô, lần đầu tiên trong lịch sử có sự hiện diện của Thượng Phụ Đại Kết Barthomew I của Constantinople.
Và rất có thể vào năm tới, hai vị, Đức Phanxicô và Đức Bartholomew, sẽ gặp nhau lần nữa tại Giêrusalem, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 50 cái ôm hôn giữa Đức Phaolô VI và Thượng Phụ Athenagoras. Sau đây là phần chót trong bài khảo luận của Cha Ghirlanda:
Thi hành quyền tối thượng và “Các Tình Thế Mới”
Chức vụ của Giám Mục Rôma phải luôn được xem sét bên trong Giáo Hội và bên trong hợp đoàn giám mục, và do đó, luôn trong liên hệ chặt chẽ với Giáo Hội và các giám mục, hiểu trong toàn thể như một hợp đoàn và các cá nhân mục tử các giáo hội đã được ủy thác cho họ.
Thực vậy, quyền tối thượng của Giám Mục Rôma là một định chế thần linh như thế nào, thì hợp đoàn giám mục và người đứng đầu các giám mục trong các giáo hội đặc thù cũng là một định chế thần linh như thế.
Chức vụ của Giám Mục Rôma là một thừa tác vụ vì, như một dụng cụ Chúa Kitô dùng, để nhờ hành động của Chúa Thánh Thần, Người giữ cho hợp đoàn giám mục luôn gắn bó và bất phân chia, chức vụ này đảm bảo sự hợp nhất của toàn bộ dân Chúa trong một đức tin tông truyền và trong các bí tích, tức các phương tiện cứu rỗi hữu hiệu.
Đức Gioan Phaolô II, trong thông điệp “Ut Unum Sint", sau khi nhắc ta nhớ rằng những gì liên quan tới việc hợp nhất mọi Cộng Đồng Kitô hữu đều thuộc lãnh vực liên quan tới quyền tối thượng, đã tuyên bố rằng ngài cảm nhận được lời kêu gọi “tìm ra phương cách thi hành quyền tối thượng, tuy không hề bác bỏ các điều cốt yếu đối với sứ mệnh của nó, nhưng sẵn sàng cởi mở đối với tình thế mới”. Rồi, bằng cách nhắc lại các lời lẽ đã thưa cùng Thượng Phụ Đại Kết Demetrius I vào ngày 6 tháng Mười Hai, năm 1987, ngài kêu gọi “Tôi luôn khẩn cầu Chúa Thánh Thần dõi ánh sáng của Người trên chúng ta, soi dẫn mọi mục tử và thần học gia của các giáo hội chúng ta, để chúng ta tìm được, lẽ dĩ nhiên với nhau, các hình thức trong đó thừa tác vụ này có thể chu toàn được sự phục vụ trong yêu thương được mọi phía thừa nhận” (số 95).
Vấn đề liên hệ giữa điều cốt yếu và các hình thức có tính lịch sử mà mọi định chế giáo hội đang khoác lên mình bao gồm mối liên hệ giữa yếu tính của Giáo Hội, hiểu như một thực tại huyền nhiệm được mạc khải, và hình thức lịch sử của nó, hiểu như một thực tại ngẫu thể, được phát biểu qua các định chế qui điển.
Song song với vấn đề đó là vấn đề liên hệ giữa thiên luật mạc khải và luật thực định của giáo hội nhằm điều hòa các liên hệ cụ thể giữa các tín hữu.
Yếu tính của Giáo Hội luôn được thể hiện dưới một hình thức lịch sử; chính vì vậy, yếu tính này không bao giờ có thể tách biệt khỏi hình thức định chế và ngược lại. Bất chấp mọi điều tương đối trong hình thức định chế này, không bao giờ người ta được coi nó như không liên quan gì tới mầu nhiệm Giáo Hội. Nghĩ ngược lại là liều mình rơi vào quan điểm vô thực (unreal) về Giáo Hội.
Tuy nhiên, không được coi yếu tính và hình thức là đồng nhất với nhau, phải phân biệt giữa chúng với nhau, nếu không ta sẽ không có bất cứ tiêu chuẩn phán đoán nào đối với các hình thức lịch sử mà Giáo Hội từng khóac lên mình.
Đàng khác, ta phải nhớ sự kiện này: không hình thức lịch sử nào phản ảnh hoàn toàn và thấu đáo được yếu tính của Giáo Hội, vì ngẫu thể (contingent) không bao giờ diễn tả hoàn toàn được mầu nhiệm.
Khi nói tới yếu tính của thừa tác vụ Phêrô và hình thức lịch sử nó khoác lấy, ta có ý nhắc tới việc lên hình dạng thực định có tính luật lệ cần thiết cho các liên hệ do việc thi hành thừa tác vụ này phát sinh ra.
Tuy nhiên, ta nên lưu ý đến sự khó khăn trong việc xác định ranh giới rõ rệt giữa một bên là thiên luật mạc khải, và do đó hết sức chủ yếu đối với thừa tác vụ này, và một bên là luật con người, kết quả của những ngẫu thể lịch sử kia, và tới mức nào luật con người có thể diễn tả được thiên luật một cách ít nhiều có tính cận kề.
Như thế, không dễ gì có thể xác định được đâu là các hình thức lịch sử trong đó việc thi hành thừa tác vụ Phêrô phải được hiện thực hóa, nếu không nó sẽ không có bất cứ nội dung nào. Thực vậy, Giáo Hội không thể võ đoán tự xác định được việc thi hành thừa tác vụ Phêrô, vì việc này phải được coi là do khách quan tính của nó qui định, một khách quan tính, một đàng, lệ thuộc ý muốn của Chúa Giêsu Kitô, và đàng khác, lệ thuộc hoàn cảnh lịch sử (xem G. Colombo, "Tesi per la revisione dell’esercizio del ministero petrino" trong "Teologia" 21, 1996, tr. 325).
Dữ kiện đức tin đi trước bất cứ thảo luận nào về hình thức thi hành quyền tối thượng của Giám Mục Rôma, và do đó, nó là tiền đề phải hướng dẫn chính cuộc thảo luận, và về phía Công Giáo, tiền xác định ra nó, dù cần phải nói ngay rằng giải pháp cho vấn đề không nhất thiết phải là độc đạo (univocal), theo nghĩa “nếu đức tin là một, thì thần học là đa nguyên, nghĩa là thần học có khả năng đề xuất nhiều giải pháp khác nhau cho các vấn đề do đức tin đặt ra” (đã trích, tr. 322).
Các quan tâm đại kết của Đức Gioan Phaolô II đã được đề cập một lần nữa trong tông thư “Novo Millennio Ineunte" ngày 6 tháng 1, 2001, trong đó, ngài phân biệt cuộc hành trình cần phải thực hiện, một đàng, với Giáo Hội Đông Phương, và đàng kia, với Hiệp Thông Anh Giáo và các cộng đồng giáo hội do Phong Trào Cải Cách tạo ra (số 48), vì trong các thực thể sau, cần phải có một hành trình phức tạp hơn nhằm dẫn tới một hiệp thông sơ đẳng trong đức tin và các bí tích trước đã.
Phiên họp toàn thể lần thứ 10 của ủy ban hỗn hợp quốc tế nhằm đối thoại thần học giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống (Ravenna, 8-15 tháng 10, 2007), được đúc kết bằng văn kiện “Ecclesiological and canonical consequences of the sacramental nature of the Church. Ecclesial communion, conciliarity and authority” (Các hậu quả giáo hội học và luật học của bản chất bí tích của Giáo Hội. Hiệp thông giáo hội, tính công đồng và thẩm quyền), đã cho thấy sự liên lập hỗ tương giữa tính tối thượng và tính công đồng (conciliarity) trên bình diện địa phương, miền và hoàn vũ. Theo sự liên lập này, “người ta phải luôn xem sét tính tối thượng trong ngữ cảnh tính công đồng, và tính công đồng cũng thế, phải luôn được xem sét trong ngữ cảnh tính tối thượng” (số 43).
Viễn kiến này của “văn kiện Ravenna” đem lại một năng động tính cho cung cách ta quan niệm thừa tác vụ giáo hoàng với dự phóng hướng về một tương lai mà mọi tín hữu đều muốn thấy được thể hiện.
Lần đầu tiên ban phép lành tại Bancông Nhà Thờ Thánh Phêrô, tối ngày 13 tháng Ba, trích dẫn lời Thánh Inhaxiô thành Antiốc, Đức Tân Giáo Hoàng nói rõ rằng Giáo Hội Rôma “là giáo hội chủ trì mọi giáo hội khác trong bác ái”. Nhưng trong những ngày kế tiếp, ngài chưa bao giờ nhắc lại lời ấy cũng như khai triển gì thêm về đặc tính tối thượng của Toà Phêrô, áp dụng cho toàn thế giới Kitô Giáo.
Tuy nhiên, cùng thời gian ấy, trong sinh hoạt thường nhật, ngài đã thi hành các thẩm quyền thuộc ngôi vị giáo hoàng một cách trọn vẹn và mạnh dạn, không tùy thuộc bất cứ thẩm quyền nào khác, ngoại trừ thẩm quyền Thiên Chúa. Và ngài biết rõ: các quyết định được ngài đưa ra, dù nhỏ nhặt nhất, cũng không phải chỉ giới hạn trong giáo phận Rôma, nhưng có hiệu lực đối với Giáo Hội khắp nơi trên thế giới.
Đức Phanxicô là một vị giáo hoàng có nhiều nhận định hết sức bất ngờ. Chẳng chóng thì chầy, người ta cho rằng ngài sẽ lên tiếng, minh nhiên nói rõ viễn kiến của ngài về vai trò của mình. Trong khi ấy, đối với những người bên trong và bên ngoài Giáo Hội vốn mong có sự giảm thiểu, nếu không muốn nói là hủy bỏ, quyền tối thượng của giáo hoàng, thì ngài quả là người đáp ứng hoài mong ấy, những hoài mong họ thường đặt căn bản trên điều họ cho là “tinh thần” của Vatican II.
Trên thực tế, Vatican II không hề làm yếu quyền hành của giáo hoàng đối với toàn thể Giáo Hội. Cái mới của Công Đồng này là hoà nhập quyền tối thượng của giáo hoàng với quyền của hợp đoàn giám mục mà ngài vốn là thành phần. Chương III “Lumen Gentium”, tức hiến chế tín lý về Giáo Hội của Vatican II, có đoạn viết như sau:
“Do chức vụ của mình, tức chức vụ Đại Diện Chúa Kitô và mục tử toàn thể Giáo Hội, Giám Mục Rôma có quyền hành trọn vẹn, tối cao và phổ quát đối với Giáo Hội. Và ngài luôn được tự do thi hành quyền hành này. Hàng ngũ giám mục, tức hàng ngũ kế nhiệm hợp đoàn tông đồ và ban cho cơ phận tông truyền này quyền tiếp tục hiện diện, cũng là chủ thể nắm quyền hành tối cao và trọn vẹn đối với Giáo Hội hoàn vũ, miễn là phải hiểu cơ phận này với đầu của nó là Giám Mục Rôma và không bao giờ không có cái đầu ấy”
Bởi thế, một mặt, chờ mong bất cứ canh tân nào từ Đức Phanxicô, thì những canh tân này vẫn không thể làm giảm đi các thẩm quyền tối thượng vốn thuộc về ngài trong tư cách kế nhiệm Thánh Phêrô, đã được Vatican II long trọng xác quyết một cách trọn vẹn và khúc chiết.
Nhưng mặt khác, các canh tân này vẫn có thể lưu tâm tới hình thức vị giáo hoàng thi hành quyền ấy song hành với toàn bộ cơ phận giám mục, như đang xẩy ra tại các công đồng, các thượng hội đồng, hoặc những hình thức cai trị hợp đoàn chưa có tiền lệ khác, hoặc nới rộng hoặc giới hạn, và dù gì cũng phải luôn được ngài triệu tập, chủ tọa, và xác nhận, như Vatican II và nhiều văn kiện huấn quyền khác vốn qui định.
Trong số mới nhất, tạp chí “La Civiltà Cattolica", phân phối ngày 21 tháng Ba, nhà giáo luật Gianfranco Ghirlanda, Dòng Tên, cựu viện trưởng Giáo Hoàng Đại Học Gregorian, đã có một khảo luận dài 14 trang tựa là “Thừa Tác Vụ Phêrô” trong đó ngài bàn tới các quyền hành tối thượng của giáo hoàng, như đã được huấn quyền Giáo Hội xác quyết từ Vatican I tới nay. Cùng một lúc, Cha Ghirlanda cũng đề cập tới các triển khai có thể có về việc thi hành cụ thể quyền hành giáo hoàng này, được sự cộng tác của các giám mục khiến nó phong phú hơn.
Và ở cuối bài khảo luận, khi dự phóng một “tương lai mà tín hữu nào cũng muốn được thể hiện” nơi thừa tác vụ giáo hoàng, một tương lai dám thành hình dưới thời Đức Phanxicô, Cha Ghirlanda đề cập tới “Văn Kiện Ravenna”, ký năm 2007 giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo. Đây là bước quan trọng trong hành trình đại kết giữa Rôma và Đông Phương.
Về phương diện này, triều giáo hoàng của Đức Phanxicô đã bắt đầu dưới ngôi sao sáng đầy hứa hẹn. Trong Thánh Lễ Khai Mạc Thừa Tác Vụ Phêrô, lần đầu tiên trong lịch sử có sự hiện diện của Thượng Phụ Đại Kết Barthomew I của Constantinople.
Và rất có thể vào năm tới, hai vị, Đức Phanxicô và Đức Bartholomew, sẽ gặp nhau lần nữa tại Giêrusalem, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 50 cái ôm hôn giữa Đức Phaolô VI và Thượng Phụ Athenagoras. Sau đây là phần chót trong bài khảo luận của Cha Ghirlanda:
Thi hành quyền tối thượng và “Các Tình Thế Mới”
Chức vụ của Giám Mục Rôma phải luôn được xem sét bên trong Giáo Hội và bên trong hợp đoàn giám mục, và do đó, luôn trong liên hệ chặt chẽ với Giáo Hội và các giám mục, hiểu trong toàn thể như một hợp đoàn và các cá nhân mục tử các giáo hội đã được ủy thác cho họ.
Thực vậy, quyền tối thượng của Giám Mục Rôma là một định chế thần linh như thế nào, thì hợp đoàn giám mục và người đứng đầu các giám mục trong các giáo hội đặc thù cũng là một định chế thần linh như thế.
Chức vụ của Giám Mục Rôma là một thừa tác vụ vì, như một dụng cụ Chúa Kitô dùng, để nhờ hành động của Chúa Thánh Thần, Người giữ cho hợp đoàn giám mục luôn gắn bó và bất phân chia, chức vụ này đảm bảo sự hợp nhất của toàn bộ dân Chúa trong một đức tin tông truyền và trong các bí tích, tức các phương tiện cứu rỗi hữu hiệu.
Đức Gioan Phaolô II, trong thông điệp “Ut Unum Sint", sau khi nhắc ta nhớ rằng những gì liên quan tới việc hợp nhất mọi Cộng Đồng Kitô hữu đều thuộc lãnh vực liên quan tới quyền tối thượng, đã tuyên bố rằng ngài cảm nhận được lời kêu gọi “tìm ra phương cách thi hành quyền tối thượng, tuy không hề bác bỏ các điều cốt yếu đối với sứ mệnh của nó, nhưng sẵn sàng cởi mở đối với tình thế mới”. Rồi, bằng cách nhắc lại các lời lẽ đã thưa cùng Thượng Phụ Đại Kết Demetrius I vào ngày 6 tháng Mười Hai, năm 1987, ngài kêu gọi “Tôi luôn khẩn cầu Chúa Thánh Thần dõi ánh sáng của Người trên chúng ta, soi dẫn mọi mục tử và thần học gia của các giáo hội chúng ta, để chúng ta tìm được, lẽ dĩ nhiên với nhau, các hình thức trong đó thừa tác vụ này có thể chu toàn được sự phục vụ trong yêu thương được mọi phía thừa nhận” (số 95).
Vấn đề liên hệ giữa điều cốt yếu và các hình thức có tính lịch sử mà mọi định chế giáo hội đang khoác lên mình bao gồm mối liên hệ giữa yếu tính của Giáo Hội, hiểu như một thực tại huyền nhiệm được mạc khải, và hình thức lịch sử của nó, hiểu như một thực tại ngẫu thể, được phát biểu qua các định chế qui điển.
Song song với vấn đề đó là vấn đề liên hệ giữa thiên luật mạc khải và luật thực định của giáo hội nhằm điều hòa các liên hệ cụ thể giữa các tín hữu.
Yếu tính của Giáo Hội luôn được thể hiện dưới một hình thức lịch sử; chính vì vậy, yếu tính này không bao giờ có thể tách biệt khỏi hình thức định chế và ngược lại. Bất chấp mọi điều tương đối trong hình thức định chế này, không bao giờ người ta được coi nó như không liên quan gì tới mầu nhiệm Giáo Hội. Nghĩ ngược lại là liều mình rơi vào quan điểm vô thực (unreal) về Giáo Hội.
Tuy nhiên, không được coi yếu tính và hình thức là đồng nhất với nhau, phải phân biệt giữa chúng với nhau, nếu không ta sẽ không có bất cứ tiêu chuẩn phán đoán nào đối với các hình thức lịch sử mà Giáo Hội từng khóac lên mình.
Đàng khác, ta phải nhớ sự kiện này: không hình thức lịch sử nào phản ảnh hoàn toàn và thấu đáo được yếu tính của Giáo Hội, vì ngẫu thể (contingent) không bao giờ diễn tả hoàn toàn được mầu nhiệm.
Khi nói tới yếu tính của thừa tác vụ Phêrô và hình thức lịch sử nó khoác lấy, ta có ý nhắc tới việc lên hình dạng thực định có tính luật lệ cần thiết cho các liên hệ do việc thi hành thừa tác vụ này phát sinh ra.
Tuy nhiên, ta nên lưu ý đến sự khó khăn trong việc xác định ranh giới rõ rệt giữa một bên là thiên luật mạc khải, và do đó hết sức chủ yếu đối với thừa tác vụ này, và một bên là luật con người, kết quả của những ngẫu thể lịch sử kia, và tới mức nào luật con người có thể diễn tả được thiên luật một cách ít nhiều có tính cận kề.
Như thế, không dễ gì có thể xác định được đâu là các hình thức lịch sử trong đó việc thi hành thừa tác vụ Phêrô phải được hiện thực hóa, nếu không nó sẽ không có bất cứ nội dung nào. Thực vậy, Giáo Hội không thể võ đoán tự xác định được việc thi hành thừa tác vụ Phêrô, vì việc này phải được coi là do khách quan tính của nó qui định, một khách quan tính, một đàng, lệ thuộc ý muốn của Chúa Giêsu Kitô, và đàng khác, lệ thuộc hoàn cảnh lịch sử (xem G. Colombo, "Tesi per la revisione dell’esercizio del ministero petrino" trong "Teologia" 21, 1996, tr. 325).
Dữ kiện đức tin đi trước bất cứ thảo luận nào về hình thức thi hành quyền tối thượng của Giám Mục Rôma, và do đó, nó là tiền đề phải hướng dẫn chính cuộc thảo luận, và về phía Công Giáo, tiền xác định ra nó, dù cần phải nói ngay rằng giải pháp cho vấn đề không nhất thiết phải là độc đạo (univocal), theo nghĩa “nếu đức tin là một, thì thần học là đa nguyên, nghĩa là thần học có khả năng đề xuất nhiều giải pháp khác nhau cho các vấn đề do đức tin đặt ra” (đã trích, tr. 322).
Các quan tâm đại kết của Đức Gioan Phaolô II đã được đề cập một lần nữa trong tông thư “Novo Millennio Ineunte" ngày 6 tháng 1, 2001, trong đó, ngài phân biệt cuộc hành trình cần phải thực hiện, một đàng, với Giáo Hội Đông Phương, và đàng kia, với Hiệp Thông Anh Giáo và các cộng đồng giáo hội do Phong Trào Cải Cách tạo ra (số 48), vì trong các thực thể sau, cần phải có một hành trình phức tạp hơn nhằm dẫn tới một hiệp thông sơ đẳng trong đức tin và các bí tích trước đã.
Phiên họp toàn thể lần thứ 10 của ủy ban hỗn hợp quốc tế nhằm đối thoại thần học giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống (Ravenna, 8-15 tháng 10, 2007), được đúc kết bằng văn kiện “Ecclesiological and canonical consequences of the sacramental nature of the Church. Ecclesial communion, conciliarity and authority” (Các hậu quả giáo hội học và luật học của bản chất bí tích của Giáo Hội. Hiệp thông giáo hội, tính công đồng và thẩm quyền), đã cho thấy sự liên lập hỗ tương giữa tính tối thượng và tính công đồng (conciliarity) trên bình diện địa phương, miền và hoàn vũ. Theo sự liên lập này, “người ta phải luôn xem sét tính tối thượng trong ngữ cảnh tính công đồng, và tính công đồng cũng thế, phải luôn được xem sét trong ngữ cảnh tính tối thượng” (số 43).
Viễn kiến này của “văn kiện Ravenna” đem lại một năng động tính cho cung cách ta quan niệm thừa tác vụ giáo hoàng với dự phóng hướng về một tương lai mà mọi tín hữu đều muốn thấy được thể hiện.
Ipad và tòa giải tội
Vũ Văn An
22:47 29/03/2013
Ipad và tòa giải tội
Vũ Văn An1/2/2013
________________________________________
Ngày đầu năm 2013, Peggy Noonan, một “cột” sĩ của tờ The Wall Street Journal, kể cho nghe một câu truyện ý nhị mà cô cho là một phép lạ của kỹ thuật, đó là câu truyện chiếc Ipad trong tòa giải tội New York.
Tôi xin kể một câu truyện mà tôi cho là có tính tư riêng nhưng đâu có hệ gì, hôm nay đâu phải là một ngày tệ cho những câu truyện riêng tư. Số là hôm qua, tôi có tới nhà thờ St Patrick để xưng tội và dự thánh lễ, để khởi đầu một năm mới một cách đứng đắn. Trong khi bước qua nhà thờ chính tòa, lúc ấy chật ních các du khách đang chụp hình các bức tượng cũng như lối kiến trúc và, một cách đầy ngạc nhiên thích thú, có cả những người New York đang nghiêm chỉnh ngồi ở các hàng ghế để tham dự thánh lễ buổi trưa, tôi bỗng nhớ ra một cảm nghiệm có được ở đây vào mùa hè năm ngoái, lúc xưng tội.
Tôi xin thêm điều này: tôi rất thích đi xưng tội; tôi luôn thấy việc này đầy giải thoát, tươi mát và gợi hứng. Thường thì tôi đi xưng tội tại nhà thờ địa phương. Nhưng đôi khi, nhân đi qua nhà thờ St Patrick và gặp giờ giải tội là tôi bước vào, vì điều tuyệt diệu về nhà thờ St Patrick là bạn sẽ không bao giờ biết bạn sẽ được xưng tội với vị linh mục nào, có thể đó là một vị linh mục già người Ái Nhĩ Lan từ Boston tới, hay một nhà huyền nhiệm từ Phi Luật, hay một nhà trí thức trẻ mới xuất thân từ Rôma. Có lần, qua chiếc màn của tòa giải tội, tôi còn được nghe giọng nói hân hoan của Đức Hồng Y New York. Nhưng bất kể tôi gặp vị nào, vị ấy cũng đều nói một điều gì đó tôi cần được nghe.
Dù sao, mùa hè năm trước, tôi cũng đã có mặt ở nhà thờ St Patrick vào buổi chiều của một ngày trong tuần và tôi tiến tới khu vực tòa giải tội để xếp hàng. Trong các tòa giải tội ở nhà thờ St Patrick, bạn qùy tại một bàn qùy nhỏ, tối và nói qua một chiếc màn. Bạn chỉ thấy bóng vị linh mục ở phía bên kia.
Cửa mở ra và tôi bước vào, qùy gối xuống. Tôi kể hết các tội mình nhớ được, thổ lộ bất cứ những gì tôi lo lắng hay bối rối hoặc cảm thấy sung sướng. Rồi thinh lặng, chờ xem điều gì sẽ được nêu ra sau đó. Điều được nêu ra là vấn đề thiêng liêng cốt lõi vẫn làm tôi băn khoăn xưa nay. Chúng tôi đề cập tới vấn đề đó, rồi với một giọng Mỹ đặc, trạc chừng trung niên, vị linh mục nói “con sẽ không phải vật lộn với vấn đề này nếu con hiểu Thiên Chúa yêu thương con trọn vẹn biết chừng nào”.
Giữ im lặng một lúc, tôi thưa lại “Nhưng thưa cha, lúc nào con cũng phải vật lộn với vấn đề này”. Tôi nghĩ vị linh mục hẳn sẽ nhã nhặn giải thích cho tôi hiểu tôi đã lầm lẫn ra sao khi hoài nghi. Nhưng không, ngài ôn tồn bảo tôi “Tất cả chúng ta ai cũng vật lộn như thế cả! Ai trong chúng ta cũng bối rối về vấn đề này”. Tôi hỏi: “ngay cả cha à?” “Đúng, cả các linh mục nữa, tình yêu Thiên Chúa là điều tất cả chúng ta ai cũng thấy khó mà hiểu và tin được”. Điều này làm tôi ngạc nhiên hết sức.
Rồi bỗng nhiên trong cảnh thinh lặng ấy, ở phía bên kia bức màn, tôi thấy lóe lên một tia sáng. Tia sáng ấy lớn dần rồi rực rỡ trong bóng tối, lại còn di động nữa. Một phép lạ chăng? Nhưng rồi tôi thở nhẹ. “Thưa cha, có phải cha vừa mở chiếc ipad?”. Ngài trả lời: đúng thế, và cả hai chúng tôi phá lên cười. Ngài lưu giữ một số bài đọc trong đó để sử dụng khi gặp những câu hỏi đặc biệt. Ngài muốn tôi đọc một số câu trích khi trở về nhà.
Tôi thưa: “Xin lỗi, con không có giấy bút ở đây, chắc con không nhớ nổi điều cha dặn đâu. À, xin cha đợi một chút, con có chiếc BlackBerry ở đây. Cha cho con biết số chương và số câu, con sẽ e-mail chúng cho chính con”.
Thế là ngài chuyển trục xuống (scrolled down) và đọc to các bài đọc cho tôi nghe, đó là các thư của Thánh Phêrô và của Thánh Phaolô. Tôi cứ thế ghi lại các chi tiết và e-mail về cho chính mình.
Quả là chuyện hiện đại và kỳ diệu. Thiên tài kỹ thuật quả đã bước vào tòa giải tội trong một nhà thờ chính tòa vĩ đại của năm 2012. “Thiên Chúa thấy ánh sáng và ánh sáng thật là tốt lành”.
Vũ Văn An1/2/2013
________________________________________
Ngày đầu năm 2013, Peggy Noonan, một “cột” sĩ của tờ The Wall Street Journal, kể cho nghe một câu truyện ý nhị mà cô cho là một phép lạ của kỹ thuật, đó là câu truyện chiếc Ipad trong tòa giải tội New York.
Tôi xin kể một câu truyện mà tôi cho là có tính tư riêng nhưng đâu có hệ gì, hôm nay đâu phải là một ngày tệ cho những câu truyện riêng tư. Số là hôm qua, tôi có tới nhà thờ St Patrick để xưng tội và dự thánh lễ, để khởi đầu một năm mới một cách đứng đắn. Trong khi bước qua nhà thờ chính tòa, lúc ấy chật ních các du khách đang chụp hình các bức tượng cũng như lối kiến trúc và, một cách đầy ngạc nhiên thích thú, có cả những người New York đang nghiêm chỉnh ngồi ở các hàng ghế để tham dự thánh lễ buổi trưa, tôi bỗng nhớ ra một cảm nghiệm có được ở đây vào mùa hè năm ngoái, lúc xưng tội.
Tôi xin thêm điều này: tôi rất thích đi xưng tội; tôi luôn thấy việc này đầy giải thoát, tươi mát và gợi hứng. Thường thì tôi đi xưng tội tại nhà thờ địa phương. Nhưng đôi khi, nhân đi qua nhà thờ St Patrick và gặp giờ giải tội là tôi bước vào, vì điều tuyệt diệu về nhà thờ St Patrick là bạn sẽ không bao giờ biết bạn sẽ được xưng tội với vị linh mục nào, có thể đó là một vị linh mục già người Ái Nhĩ Lan từ Boston tới, hay một nhà huyền nhiệm từ Phi Luật, hay một nhà trí thức trẻ mới xuất thân từ Rôma. Có lần, qua chiếc màn của tòa giải tội, tôi còn được nghe giọng nói hân hoan của Đức Hồng Y New York. Nhưng bất kể tôi gặp vị nào, vị ấy cũng đều nói một điều gì đó tôi cần được nghe.
Dù sao, mùa hè năm trước, tôi cũng đã có mặt ở nhà thờ St Patrick vào buổi chiều của một ngày trong tuần và tôi tiến tới khu vực tòa giải tội để xếp hàng. Trong các tòa giải tội ở nhà thờ St Patrick, bạn qùy tại một bàn qùy nhỏ, tối và nói qua một chiếc màn. Bạn chỉ thấy bóng vị linh mục ở phía bên kia.
Cửa mở ra và tôi bước vào, qùy gối xuống. Tôi kể hết các tội mình nhớ được, thổ lộ bất cứ những gì tôi lo lắng hay bối rối hoặc cảm thấy sung sướng. Rồi thinh lặng, chờ xem điều gì sẽ được nêu ra sau đó. Điều được nêu ra là vấn đề thiêng liêng cốt lõi vẫn làm tôi băn khoăn xưa nay. Chúng tôi đề cập tới vấn đề đó, rồi với một giọng Mỹ đặc, trạc chừng trung niên, vị linh mục nói “con sẽ không phải vật lộn với vấn đề này nếu con hiểu Thiên Chúa yêu thương con trọn vẹn biết chừng nào”.
Giữ im lặng một lúc, tôi thưa lại “Nhưng thưa cha, lúc nào con cũng phải vật lộn với vấn đề này”. Tôi nghĩ vị linh mục hẳn sẽ nhã nhặn giải thích cho tôi hiểu tôi đã lầm lẫn ra sao khi hoài nghi. Nhưng không, ngài ôn tồn bảo tôi “Tất cả chúng ta ai cũng vật lộn như thế cả! Ai trong chúng ta cũng bối rối về vấn đề này”. Tôi hỏi: “ngay cả cha à?” “Đúng, cả các linh mục nữa, tình yêu Thiên Chúa là điều tất cả chúng ta ai cũng thấy khó mà hiểu và tin được”. Điều này làm tôi ngạc nhiên hết sức.
Rồi bỗng nhiên trong cảnh thinh lặng ấy, ở phía bên kia bức màn, tôi thấy lóe lên một tia sáng. Tia sáng ấy lớn dần rồi rực rỡ trong bóng tối, lại còn di động nữa. Một phép lạ chăng? Nhưng rồi tôi thở nhẹ. “Thưa cha, có phải cha vừa mở chiếc ipad?”. Ngài trả lời: đúng thế, và cả hai chúng tôi phá lên cười. Ngài lưu giữ một số bài đọc trong đó để sử dụng khi gặp những câu hỏi đặc biệt. Ngài muốn tôi đọc một số câu trích khi trở về nhà.
Tôi thưa: “Xin lỗi, con không có giấy bút ở đây, chắc con không nhớ nổi điều cha dặn đâu. À, xin cha đợi một chút, con có chiếc BlackBerry ở đây. Cha cho con biết số chương và số câu, con sẽ e-mail chúng cho chính con”.
Thế là ngài chuyển trục xuống (scrolled down) và đọc to các bài đọc cho tôi nghe, đó là các thư của Thánh Phêrô và của Thánh Phaolô. Tôi cứ thế ghi lại các chi tiết và e-mail về cho chính mình.
Quả là chuyện hiện đại và kỳ diệu. Thiên tài kỹ thuật quả đã bước vào tòa giải tội trong một nhà thờ chính tòa vĩ đại của năm 2012. “Thiên Chúa thấy ánh sáng và ánh sáng thật là tốt lành”.
Mười lầm lẫn trong các luận điểm bênh vực hôn nhân đồng tính
Vũ Văn An
22:51 29/03/2013
Mười lầm lẫn trong các luận điểm bênh vực hôn nhân đồng tính
Vũ Văn An1/13/2013
________________________________________
Không có vấn đề nào làm ta đau đầu bằng vấn đề hôn nhân đồng tính. Nó như thỏi nam châm cuốn hút nhiều tranh cãi, gợi lên đủ mọi phản ứng mạnh từ cả hai phía bênh chống. Nhưng bên dưới những cuồng nhiệt và lời lẽ nẩy lửa, vẫn có những luận điểm đáng được ta đánh giá. Trong bài này, ta sẽ đề cập tới 10 luận điểm thường được đưa ra nhiều nhất để bênh vực cho loại hôn nhân này. Nhiều luận điểm trong số này đã trở thành quen thuộc. Bằng cách chỉ ra các khuyết điểm của chúng, ta sẽ chứng minh rằng chúng không có mấy giá trị.
Tuy nhiên, trước khi khởi sự, ta nên lưu ý một số vấn đề sau đây. Thứ nhất, bài này liên quan tới cuộc hôn nhân dân sự, tức cuộc hôn nhân được nhà nước ấn định và cổ vũ. Nó không bàn tới cuộc hôn nhân bí tích của Giáo Hội, dù hai cuộc hôn nhân này thường vẫn trùng lắp lên nhau. Thứ hai, các câu trả lời cho các luận điểm này không có tính tôn giáo. Chúng không dựa vào bất cứ bản văn thánh hay mạc khải thần linh nào. Chúng chỉ đựa vào lý trí, triết học, sinh học và lịch sử. Thứ ba, bài này chỉ nhằm bác bỏ các luận điểm ủng hộ cuộc hôn nhân đồng tính mà thôi. Nó không nói tới rất nhiều luận điểm tích cực vốn bênh vực cho hôn nhân truyền thống. Vả lại, đây không phải là một cuộc tấn công nhắm vào những người có xu hướng đồng tính. Mọi người đều được đối xử xứng với phẩm giá và lòng tôn trọng, bất luận xu hướng tính dục của mình. Bài này, vì vậy, là một cái nhìn thuần lý xem hôn nhân dân sự, một định chế đụng đến mọi con người và mọi nền văn hóa, có nên được tái định nghĩa hay không?
1. Hôn nhân từng biến hóa suốt trong lịch sử, thì giờ đây nó có thể thay đổi một lần nữa
Các nền văn hóa khác nhau đã xử lý hôn nhân cách khác nhau. Một số nền văn hóa cổ vũ lối hôn nhân sắp xếp. Một số khác liên kết hôn nhân với của hồi môn. Lại không thiếu những nền văn hóa coi hôn nhân như mối liên hệ chính trị qua đó các gia đình kết hợp thành các liên minh.
Nhưng tất cả các biến hóa ấy đều vẫn ủng hộ yếu tính nền tảng và bất biến của hôn nhân. Một cách tổng quát, chúng vẫn coi hôn nhân là một tương ước công khai, suốt đời giữa một người đàn ông và một người đàn bà nhằm sinh sản và dưỡng dục con cái.
Cái hiểu trên đi trước bất cứ chính phủ và tôn giáo nào. Nó là một định chế tiền chính trị, tiền tôn giáo, hiển nhiên trong cả các nền văn hóa không có luật lệ hay tôn giáo nào để cổ vũ.
Ấy thế nhưng, cứ giả dụ là ngay yếu tính của hôn nhân cũng có thể thay đổi đi chăng nữa, thử hỏi ta có nên thay đổi nó hay không? Từ các phạm vi khác của sự sống như các ngành nghiên cứu y khoa hay vật lý nguyên tử, ta biết rằng chỉ vì ta có thể làm một điều gì đó đâu có nghĩa là ta phải làm điều đó. Vì dù sao, làm như thế đâu có hợp đạo đức hay phục vụ ích chung. Dù luận điểm này có giá trị lịch sử đi chăng nữa, nó đâu có nhất thiết đủ lý do để ta phải thay đổi ý nghĩa của hôn nhân.
2. Hôn nhân đồng tính chủ yếu là vấn đề bình đẳng
Luận điểm này rất mạnh về phương diện xúc cảm vì tất cả chúng ta đều có khát mong sâu xa và bẩm sinh đối với công bằng và bình đẳng. Hơn nữa, lịch sử đã cho ta thấy muôn vàn thất bại trong lãnh vực này, trong đó, có việc phụ nữ không được đầu phiếu và người Mỹ Da Đen không được hưởng các quyền dân sự như những người khác. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là liệu những cặp đồng tính có bị từ khước quyền bình đẳng chỉ vì họ không được phép cưới nhau hay không?
Để trả lời câu hỏi trên, trước nhất ta phải hiểu thế nào là bình đẳng. Bình đẳng không có nghĩa là như nhau (equivalence), không có nghĩa là phải đối xử với mọi người hay mọi nhóm cùng một cách y hệt như nhau. Xin đơn cử một thí dụ, đàn ông và đàn bà đều có quyền bình đẳng, nhưng vì khác nhau một cách có ý nghĩa, nên họ cần có các nhà vệ sinh riêng biệt nhau. Bình đẳng có nghĩa là phải đối xử với những sự vật tương tự như nhau một cách tương tự như nhau, chứ không đối xử một cách tương tự như nhau những sự vật khác nhau trong căn bản.
Thứ hai, có hai vấn đề cần lưu ý ở đây: sự bình đẳng của những người khác nhau và sự bình đẳng của những mối liên hệ khác nhau. Các luật lệ hiện nay về hôn nhân vốn đối xử với mọi người một cách bình đẳng. Bất cứ người đàn ông chưa vợ và người đàn bà chưa chồng nào cũng đều được kết hôn với nhau, bất luận xu hướng tính dục của họ; luật pháp hoàn toàn trung lập đối với xu hướng cũng như đối với nòi giống và tôn giáo vậy.
Vấn đề thực sự là liệu các liên hệ đồng tính có khác với các liên hệ dị tính một cách đáng kể hay không, thì xin thưa là có. Sự khác nhau lớn nhất là các cặp đồng tính không thể sinh sản con cái, cũng không đảm bảo quyền của đứa trẻ được dưỡng dục bởi cả cha lẫn mẹ. Chỉ những sự kiện này mà thôi cũng cho thấy ta đang nói tới hai loại liên hệ rất khác nhau rồi. Do đó, quả là sai lầm khi cho rằng nhà nước nhất thiết phải đối xử với chúng như thể chúng y hệt như nhau.
Những người bênh vực hôn nhân đồng tính có thể lý giải rằng coi trọng các cặp dị tính hơn các cặp đồng tính là một hành vi kỳ thị. Vì những lợi ích phát sinh từ hôn nhân, điều này đã thiên vị loại hôn nhân dị tính hơn liên hệ hôn nhân đồng tính một cách bất công. Nhưng nếu nhà nước nhìn nhận hôn nhân đồng tính, thì họ lại thiên vị loại hôn nhân đồng tính hơn loại hôn nhân dị tính. Luận điểm vì thế cứ thế cứ chạy lòng vòng, khiến rơi vào chổ tự hủy chính mình.
3. Mọi người đều có quyền cưới người mình yêu
Dù nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng ít ai thực sự tin câu tuyên truyền này. Phần lớn chúng ta công nhận ít nhất phải có một số giới hạn đối với hôn nhân dựa trên lý do xã hội hay y tế. Thí dụ, không thể lấy một đứa trẻ hay một người họ hàng gần. Và nếu ai đó cùng yêu hai người đàn bà khác nhau, thì chẳng có luật pháp nào cho phép anh ta cưới cả hai một cách hợp lệ, dù cả hai người đàn bà này cùng thoả thuận để anh ta làm như thế.
Nên, vấn đề thực sự ở đây không phải là liệu có nên giới hạn hôn nhân hay không mà là nên giới hạn nó ra sao. Để trả lời câu hỏi này, ta phải xác định lý do tại sao chính phủ lại phải bận tâm tới việc hôn nhân. Không phải là để chứng thực cho hai kẻ yêu nhau, dù điều đó tốt đẹp đến đâu. Mà là vì hôn nhân giữa một người đàn ông và một người đàn bà chắc chắn sẽ đem lại một gia đình với những đứa con. Vì chính phủ hết sức quan tâm đến việc nhân giống và ổn định xã hội, nên họ cổ vũ và ra qui định cho loại liên hệ đặc thù này chứ không phải các loại liên hệ khác.
Nói một cách đơn giản, dưới mắt nhà nước, hôn nhân không hẳn là về người lớn; mà là về trẻ thơ. Đòi “quyền cưới bất cứ người nào tôi yêu” là bỏ qua điểm nhấn thực sự của hôn nhân. Nên để ý điểm này: không ai có quyền nói với ai rằng họ được yêu người này, không được yêu người kia. Vì mọi người, bất luận xu hướng tính dục, đều được tự do muốn đi vào mối liên hệ tình cảm tư riêng với bất cứ ai họ muốn. Nhưng họ không có quyền tổng quát đòi chính phủ phải công nhận bất cứ loại liên hệ nào như là hôn nhân.
4. Hôn nhân đồng tính đâu có tác động gì đến bạn, việc gì mà rối cả lên thế?
Vì hôn nhân là một liên hệ giữa hai cá nhân, nên đâu có tác động gì tới mọi người khác? Thoạt nhìn, có vẻ như thế. Nhưng nhìn kỹ thì không phải: vì hôn nhân là một định chế công cộng, tái định nghĩa nó sẽ tác động đến mọi người trong xã hội.
Trước nhất, nó sẽ làm hôn nhân ra suy yếu. Sau khi hôn nhân đồng tính được hợp pháp hóa ở Tây Ban Nha năm 2005, tỷ lệ hôn nhân giảm sút thê thảm. Điều này cũng xẩy ra cho Hòa Lan. Tái định nghĩa hôn nhân sẽ làm lu mờ ý nghĩa và mục đích của nó, do đó, khuyến khích mọi người coi thường nó.
Thứ hai, điều ấy cũng ảnh hưởng tới việc giáo dục và bổn phận làm cha mẹ. Sau khi hôn nhân đồng tính được hợp pháp hóa ở Ga Nã Đại, Hội Đồng Học Đường Toronto đã cho thi hành một học trình để cổ vũ đồng tính luyến ái và bác bỏ “chủ thuyết dị tính”. Họ cũng xuất bản các bích chương tựa là “Tình Yêu Không Biết Tới Phái Tính” (Love Knows No Gender) để tuyên truyền rằng các liên hệ đồng tính và dị tính đều như nhau đối với hôn nhân. Bất chấp các chống đối của phụ huynh, Hội Đồng vẫn qui định rằng họ không có quyền di chuyển con em họ ra khỏi các lớp dạy những chuyện vừa kể. Sự kiện đó và các sự kiện tương tự cho thấy điều này: khi hôn nhân bị tái định nghĩa, định nghĩa mới sẽ được áp đặt lên trẻ em, bất chấp ý muốn của phụ huynh các em.
Thứ ba, tái định nghĩa hôn nhân sẽ đe dọa tự do luân lý và tôn giáo. Điều này nay đã hiển nhiên ngay tại Hoa Kỳ. Tại Massachusetts và Washington D.C., chẳng hạn, các Cơ Quan Bác Ái Công Giáo không còn được điều hành các dịch vụ nhận con nuôi nữa vì các định nghĩa mới về hôn nhân. Ở những nơi khác, như Gia Nã Đại, Đức Cha Frederick Henry đang bị Ủy Ban Nhân Quyền Alberta điều tra vì đã giải thích giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về đồng tính luyến ái trong một cột báo. Các thí dụ như thế cho thấy việc tái định nghĩa hôn nhân đã đe doạ tự do tôn giáo ra sao.
5. Hôn nhân đồng tính sẽ không dẫn tới các tái định nghĩa khác
Khi hôn nhân xoay quanh việc sinh sản, điều hữu lý là giới hạn nó vào một người đàn ông và một người đàn bà. Đây là liên hệ duy nhất có khả năng sinh sản con cái. Nhưng nếu ta tái định nghĩa hôn nhân, coi nó chỉ còn là sự kết hợp yêu thương và thơ mộng giữa hai người trưởng thành cam kết với nhau, thì ta còn lý lẽ hợp nguyên tắc nào nữa để bác bỏ, không coi các liên hệ đa hôn hay đa ái (polyamorous), nghĩa là giữa nhiều người, là hôn nhân?
Thomas Peters, giám đốc văn hóa tại Cơ Quan Hôn Nhân Quốc Gia, không thấy có lý lẽ nào cả. Ông viết: “Một khi bạn đã cắt lìa định chế hôn nhân khỏi gốc rễ sinh học của nó, thì chả còn bao nhiêu lý lẽ để chặn đứng việc tái định nghĩa nó cho phù hợp với đòi hỏi của các nhóm quyền lợi khác nhau”.
Đó không phải chỉ là chuyện doạ nạt kiểu ngáo ộp hay một thứ giả thuyết khiến người ta sợ sệt. Các hiệu qủa phụ này đã xuất hiện tại nhiều quốc gia vốn hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính. Thí dụ, tại Ba Tây và Hoà Lan, các liên hệ ba chiều gần đây đã được ban cấp tư cách hôn nhân đầy đủ. Sau khi hôn nhân bị tái định nghĩa ở Gia Nã Đại, một người đàn ông đa thê đã phát động một chiến dịch đòi luật pháp thừa nhận các mối liên hệ của anh ta. Ngay ở Hoa Kỳ, Lập Pháp California cũng đã thông qua một dự luật để hợp pháp hóa các gia đình gồm tới ba hay bốn cha mẹ.
Sinh sản là lý do chính đòi hôn nhân dân sự phải được giới hạn giữa hai người. Khi tình yêu tính dục thay thế cho con cái làm mục đích chính của hôn nhân, thì việc giới hạn như thế đâu còn nghĩa lý gì nữa.
6. Nếu các cặp đồng tính không thể cưới nhau vì họ không thể sinh sản con cái, thì tại sao các cặp vô sinh (infertile) lại cưới nhau được?
Luận điểm này liên quan đến hai tình thế tương đối hiếm hoi: các cặp vô sinh trẻ và các cặp lớn tuổi. Nếu hôn nhân là để có con, thì tại sao nhà nước lại cho phép những cặp đầu cưới nhau? Lý do là trong khi ta biết chắc mọi cặp đồng tính đều không thể có con, thì thường là ta không biết điều đó đối với các cặp dị tính. Một số người đề nghị buộc mọi cặp đính hôn phải qua một cuộc thử nghiệm về khả năng sinh sản trước khi kết hôn. Nhưng điều này rõ ràng quá đáng. Ngoài việc tốn phí đến chịu không nổi, nó còn là một xâm phạm thô bạo vào đời sống riêng tư, mà lại chỉ để khám phá ra một số cực kỳ nhỏ các cặp không thể sinh con.
Một vấn đề nữa là việc vô sinh thường hay bị chẩn đoán sai. Các cặp vô sinh vì thế rất có thể bị từ khước một cách oan uổng không được cưới nhau trong những hoàn cảnh này. Điều này không thể xẩy ra với các cặp đồng tính, là những người đơn thuần không thể sinh sản con cái với nhau.
Nhưng tại sao chính phủ lại cho phép các cặp cao niên cưới nhau? Đúng là phần đông các cặp cao niên không thể sinh sản con cái (dù có những người đàn bà 70 tuổi đã từng sinh con). Tuy nhiên, những cuộc hôn nhân này hiếm đến độ không đáng để xã hội ngăn cản. Mặt khác, các cuộc hôn nhân cao niên vẫn đảm bảo được sự kết hợp thích đáng giữa nam và nữ cần thiết cho việc sinh sản con cái. Nhờ thế, họ vẫn làm gương cho các người khác trong xã hội, và vẫn có khả năng cung cấp cho trẻ em mái ấm gia đình gồm cả cha lẫn mẹ.
7. Con cái sẽ không bị ảnh hưởng vì không có khác biệt nào giữa các cha mẹ đồng tính và các cha mẹ dị tính.
Luận điểm này trở thành nổi tiếng vào năm 2005 khi Hiệp Hội Tâm Lý Học Hoa Kỳ (American Psychological Association, viết tắt là APA) tuyên bố rằng “Không một cuộc nghiên cứu nào đã cho thấy con cái của những cha mẹ đồng tính bị thiệt thòi một cách đáng kể so với con cái của những cha mẹ dị tính”.
Tuy nhiên, một vài cuộc nghiên cứu gần đây đã bác bỏ nhận định trên. Tháng Sáu vừa qua, học giả Loren Marks có công bố một bài báo trên tờ Social Science Research. Bài này khảo sát 59 cuộc nghiên cứu mà APA đã dựa vào để đưa ra nhận định của họ. Marks khám phá ra rằng không một cuộc nghiên cứu nào trong số ấy đã sử dụng một mẫu nghiên cứu sâu rộng, ngẫu nhiên(at random) và đại biểu đủ gồm các cha mẹ và con cái các cặp đồng tính. Một số cuộc nghiên cứu đã sử dụng những mẫu nhỏ cho thuận tiện, chỉ tuyển dụng các tham dự viên qua quảng cáo hay lời mời miệng, nhiều cuộc nghiên cứu còn không có cả nhóm kiểm soát. Đàng khác, các cuộc nghiên cứu này không theo dõi các trẻ em trong một thời gian dài, mà phần lớn chỉ dựa vào các cuộc phỏng vấn với cha mẹ về việc dưỡng dục chính con cái mình, một hình thức hầu như chắc chắn sẽ đem lại các kết quả thiên vị.
Một tháng sau, Mark Regnerus, nhà xã hội học người Texas, đã công bố một cuộc nghiên cứu sâu rộng, tựa là “Các con cái trưởng thành của các cha mẹ trong các liên hệ đồng tính khác biệt ra sao?”. Cuộc nghiên cứu của ông sử dụng một mẫu khá lớn, lại ngẫu nhiên và có tính toàn quốc nữa, và phạm vi của nó là độc nhất vô nhị xưa nay trong lãnh vực này. Trái với APA, Regnerus thấy rằng: đối với đại đa số các trường hợp, con cái của các cha mẹ đồng tính có thành tích kém hẳn các con cái của các cha mẹ dị tính.
Ông thêm ngay rằng: cuộc nghiên cứu của ông không nhất thiết cho thấy các cặp đồng tính là các cha mẹ tồi, nhưng nó dứt khoát bác bỏ chủ trương cho rằng không có khác biệt nào giữa các cha mẹ đồng tính và cha mẹ dị tính đối với việc dưỡng dục con cái.
8. Chống đối hôn nhân đồng tính là cuồng tín, kỳ thị và thù ghét có tính tôn giáo
Những lời tố cáo trên không hẳn là một luận điểm bênh vực cho hôn nhân đồng tính cho bằng là các cuộc tấn công nhắm vào người, nhằm đóng cửa mọi đối thoại. Ta hãy xét từng lời tố cáo một.
Thứ nhất là cuồng tín. Chỉ cần vào qua Facebook, Twitter hay bất cứ bình luận trực tuyến nào ta cũng đều thấy: đối với nhiều người, ủng hộ hôn nhân truyền thống chỉ là chuyện cuồng tín. Điều này cũng đúng cả ở bên ngoài trực tuyến nữa. Tháng Mười Một vừa qua, Đức HY Keith O’Brien của Tô Cách Lan đã bị các nhóm đồng tính dán cho nhãn hiệu “Người Cuồng Tín Trong Năm” chỉ vì đã công khai chống đối hôn nhân đồng tính. Thử hỏi một tố cáo như thế có chính xác hay không? Thưa, cuồng tín vốn được định nghĩa là việc “không muốn khoan dung đối với các ý kiến khác với ý kiến của mình”. Tuy nhiên, khoan dung đối với các ý kiến không buộc người ta phải chấp nhận chúng bằng luật lệ. Người ta có thể khoan dung đối với những người bênh vực hôn nhân đồng tính, trong khi vẫn bác bỏ cuộc hôn nhân kiểu này vì các lý do đầy thuyết phục.
Thứ hai, kỳ thị đồng tính. Điều này có ý nói tới việc sợ đồng tính luyến ái, và giả thuyết cho rằng sở dĩ người ta chống đối hôn nhân đồng tính là vì họ sợ một cách vô lý. Nhưng như bài này đã chứng tỏ: người ta có nhiều lý do tốt để chống đối hôn nhân đồng tính mà không liên can gì tới sợ hãi cả. Dán cho ai nhãn hiệu “kỳ thị đồng tính” đã trở thành chiến thuật kết thúc cuộc tranh luận hữu lý.
Thứ ba, thù ghét đồng tính vì lý do tôn giáo. Một số người bất đồng đối với cuộc hôn nhân đồng tính hoàn toàn vì các lý do tôn giáo. Nhưng, một lần nữa, bài này đã chứng minh rằng người ta có thể bất đồng vì nhiều lý do khác nữa mà không cần phải nại tới Thánh Kinh, mặc khải thần linh hay thẩm quyền tôn giáo. Bạn không cần giáo huấn tôn giáo mới hiểu, phân tích và thảo luận mục đích của hôn nhân hay các tác dụng của nó đối với ích chung.
Nếu tất cả các lời tố cáo trên đều đúng, chẳng hóa ra đại đa số người ta ở mọi thời đại, những người nói chung vẫn ủng hộ kiểu hôn nhân truyền thống, đều là kỳ thị đồng tính, đều là những người cuồng tín bất khoan dung cả hay sao? Kể cả những tư tưởng gia sâu sắc nhất thuộc nhiều truyền thống khác nhau: Socrates, Plato, Aristotle, Musorius Rufus, Xenophanes, Plutarch, Thánh Tôma Aquinô, Immanuel Kant và cả Mahatma Gandhi. Không ai lại không bác bỏ sự phi lý ấy.
9. Cuộc đấu tranh cho hôn nhân đồng tính cũng giống như phong trào dân quyền của thập niên 1960
Ở đây người ta muốn nói: tính dục cũng như sắc tộc, và do đó, từ chối hôn nhân vì một trong hai lý do đó đều sai lầm như nhau. Tuy nhiên, vấn đề là: hôn nhân giữa các sắc dân và hôn nhân đồng tính là hai việc hết sức khác nhau.
Thí dụ, không có gì ngăn cản các cặp liên sắc dân chu toàn được yếu tính của hôn nhân: nó quả là một liên hệ công khai, kéo dài suốt đời nhằm sinh sản con cái. Chính vì vậy, các đạo luật kỳ thị sắc tộc của thập niên 1960 hoàn toàn lầm lẫn khi kỳ thị chống lại các cặp liên sắc dân. Còn các cặp đồng tính, vì về phương diện sinh học, họ không thể sinh sản con cái, thì làm sao thỏa mãn được đòi hỏi căn bản của hôn nhân.
Điều quan trọng cần ghi nhận là: người Mỹ gốc Châu Phi, những người có những hoài niệm phũ phàng nhất về việc bị kỳ thị về hôn nhân, nói chung không cho rằng ngăn cản các cuộc hôn nhân liên sắc tộc cũng tương đương như ngăn cản các cuộc hôn nhân đồng tính. Thí dụ, khi người dân California bỏ phiếu về Đề Án số 8 (Proposition 8), tức tu chính án của tiểu bang nhằm định nghĩa hôn nhân là cuộc phối hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà, thì đến 70 phần trăm người Mỹ gốc Châu Phi đã bỏ phiếu thuận. Theo Peters, “Ví hôn nhân đồng tính như hôn nhân liên sắc tộc là điều kỳ dị và có tính xúc phạm tới phần đông người Mỹ gốc Châu Phi, những người rất ngỡ ngàng trước việc so sánh đó”.
10. Hôn nhân đồng tính là việc không thể tránh được, nên ta phải đứng bên lề phải của lịch sử mà thôi
Ngày 6 tháng 11 vừa qua, Maine, Maryland và Washington đã bỏ phiếu chống lại cuộc hôn nhân theo cái hiểu của truyền thống xưa nay. Tại Minnesota, các cử tri đã bác bỏ biện pháp nhằm tu chính hiến pháp của tiểu bang nhằm định nghĩa hôn nhân như là sự phối hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà. Nhiều người cổ vũ hôn nhân đồng tính coi đó như dấu hiệu cho thấy hôn nhân đang xoay chiều. Nhưng điều ấy có hẳn đúng hay không? Và nếu đúng, thì điều đó tác dụng ra sao đối với cuộc hôn nhân đồng tính?
Trước nhất, nếu sóng đã xoay chiều thực sự, thì nó cũng chỉ mới hơn một lăn tăn là cùng. Các tiểu bang từng bỏ phiếu vào tháng 11 năm ngoái để tái định nghĩa hôn nhân chỉ đạt được một đa số khá mỏng manh, không hơn 53 phần trăm số phiếu. Họ chỉ nắm được một chiến thắng nhỏ nhoi như thế nhờ một ngân sách khổng lồ, nhờ các thống đốc dồn toàn lực vào chiến dịch vận động và nhờ giới truyền thông hết lòng hỗ trợ.
Trước 4 cuộc đầu phiếu này, 32 tiểu bang khác đã bỏ phiếu về việc định nghĩa hôn nhân. Tất cả đều đã tái xác nhận hôn nhân như việc phối hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà. Trong số 6 tiểu bang từng thừa nhận hôn nhân đồng tính trước cuộc bầu cử hồi tháng 11 năm rồi, không một tiểu bang nào đã đưa ra quyết định đó dựa vào cuộc đầu phiếu của dân. Tất cả việc tái định nghĩa hôn nhân đều đã được cơ quan lập pháp và các tòa án tiểu bang áp đặt. Xét chung, người Mỹ vẫn còn mạnh mẽ ủng hộ hôn nhân truyền thống. Phần lớn các cuộc thăm dò dư luận cho thấy gần 2 phần 3 quốc gia muốn duy trì hôn nhân như hiện nay.
Mà dù cho sóng có xoay chiều như mới đây, điều ấy vẫn không làm cho luận điểm ủng hộ hôn nhân đồng tính trở nên nhiều thuyết phục hơn. Ta không thể nhìn các vấn đề luân lý khác mà bảo: “rồi, sau cùng, thế nào người ta cũng phải thừa nhận nó, nên tốt hơn ta nên xếp hàng ủng hộ nó”. Ta cũng không thể làm thế đối với cuộc hôn nhân đồng tính.
Viết theo Brandon Vogt, một nhà văn và diễn giả Công Giáo, tác giả khảo luận “The Church and New Media: Blogging Converts, Online Activists, and Bishops Who Tweet”. Our Sunday Visitor Newsweekly, 13/1/2013
Vũ Văn An1/13/2013
________________________________________
Không có vấn đề nào làm ta đau đầu bằng vấn đề hôn nhân đồng tính. Nó như thỏi nam châm cuốn hút nhiều tranh cãi, gợi lên đủ mọi phản ứng mạnh từ cả hai phía bênh chống. Nhưng bên dưới những cuồng nhiệt và lời lẽ nẩy lửa, vẫn có những luận điểm đáng được ta đánh giá. Trong bài này, ta sẽ đề cập tới 10 luận điểm thường được đưa ra nhiều nhất để bênh vực cho loại hôn nhân này. Nhiều luận điểm trong số này đã trở thành quen thuộc. Bằng cách chỉ ra các khuyết điểm của chúng, ta sẽ chứng minh rằng chúng không có mấy giá trị.
Tuy nhiên, trước khi khởi sự, ta nên lưu ý một số vấn đề sau đây. Thứ nhất, bài này liên quan tới cuộc hôn nhân dân sự, tức cuộc hôn nhân được nhà nước ấn định và cổ vũ. Nó không bàn tới cuộc hôn nhân bí tích của Giáo Hội, dù hai cuộc hôn nhân này thường vẫn trùng lắp lên nhau. Thứ hai, các câu trả lời cho các luận điểm này không có tính tôn giáo. Chúng không dựa vào bất cứ bản văn thánh hay mạc khải thần linh nào. Chúng chỉ đựa vào lý trí, triết học, sinh học và lịch sử. Thứ ba, bài này chỉ nhằm bác bỏ các luận điểm ủng hộ cuộc hôn nhân đồng tính mà thôi. Nó không nói tới rất nhiều luận điểm tích cực vốn bênh vực cho hôn nhân truyền thống. Vả lại, đây không phải là một cuộc tấn công nhắm vào những người có xu hướng đồng tính. Mọi người đều được đối xử xứng với phẩm giá và lòng tôn trọng, bất luận xu hướng tính dục của mình. Bài này, vì vậy, là một cái nhìn thuần lý xem hôn nhân dân sự, một định chế đụng đến mọi con người và mọi nền văn hóa, có nên được tái định nghĩa hay không?
1. Hôn nhân từng biến hóa suốt trong lịch sử, thì giờ đây nó có thể thay đổi một lần nữa
Các nền văn hóa khác nhau đã xử lý hôn nhân cách khác nhau. Một số nền văn hóa cổ vũ lối hôn nhân sắp xếp. Một số khác liên kết hôn nhân với của hồi môn. Lại không thiếu những nền văn hóa coi hôn nhân như mối liên hệ chính trị qua đó các gia đình kết hợp thành các liên minh.
Nhưng tất cả các biến hóa ấy đều vẫn ủng hộ yếu tính nền tảng và bất biến của hôn nhân. Một cách tổng quát, chúng vẫn coi hôn nhân là một tương ước công khai, suốt đời giữa một người đàn ông và một người đàn bà nhằm sinh sản và dưỡng dục con cái.
Cái hiểu trên đi trước bất cứ chính phủ và tôn giáo nào. Nó là một định chế tiền chính trị, tiền tôn giáo, hiển nhiên trong cả các nền văn hóa không có luật lệ hay tôn giáo nào để cổ vũ.
Ấy thế nhưng, cứ giả dụ là ngay yếu tính của hôn nhân cũng có thể thay đổi đi chăng nữa, thử hỏi ta có nên thay đổi nó hay không? Từ các phạm vi khác của sự sống như các ngành nghiên cứu y khoa hay vật lý nguyên tử, ta biết rằng chỉ vì ta có thể làm một điều gì đó đâu có nghĩa là ta phải làm điều đó. Vì dù sao, làm như thế đâu có hợp đạo đức hay phục vụ ích chung. Dù luận điểm này có giá trị lịch sử đi chăng nữa, nó đâu có nhất thiết đủ lý do để ta phải thay đổi ý nghĩa của hôn nhân.
2. Hôn nhân đồng tính chủ yếu là vấn đề bình đẳng
Luận điểm này rất mạnh về phương diện xúc cảm vì tất cả chúng ta đều có khát mong sâu xa và bẩm sinh đối với công bằng và bình đẳng. Hơn nữa, lịch sử đã cho ta thấy muôn vàn thất bại trong lãnh vực này, trong đó, có việc phụ nữ không được đầu phiếu và người Mỹ Da Đen không được hưởng các quyền dân sự như những người khác. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là liệu những cặp đồng tính có bị từ khước quyền bình đẳng chỉ vì họ không được phép cưới nhau hay không?
Để trả lời câu hỏi trên, trước nhất ta phải hiểu thế nào là bình đẳng. Bình đẳng không có nghĩa là như nhau (equivalence), không có nghĩa là phải đối xử với mọi người hay mọi nhóm cùng một cách y hệt như nhau. Xin đơn cử một thí dụ, đàn ông và đàn bà đều có quyền bình đẳng, nhưng vì khác nhau một cách có ý nghĩa, nên họ cần có các nhà vệ sinh riêng biệt nhau. Bình đẳng có nghĩa là phải đối xử với những sự vật tương tự như nhau một cách tương tự như nhau, chứ không đối xử một cách tương tự như nhau những sự vật khác nhau trong căn bản.
Thứ hai, có hai vấn đề cần lưu ý ở đây: sự bình đẳng của những người khác nhau và sự bình đẳng của những mối liên hệ khác nhau. Các luật lệ hiện nay về hôn nhân vốn đối xử với mọi người một cách bình đẳng. Bất cứ người đàn ông chưa vợ và người đàn bà chưa chồng nào cũng đều được kết hôn với nhau, bất luận xu hướng tính dục của họ; luật pháp hoàn toàn trung lập đối với xu hướng cũng như đối với nòi giống và tôn giáo vậy.
Vấn đề thực sự là liệu các liên hệ đồng tính có khác với các liên hệ dị tính một cách đáng kể hay không, thì xin thưa là có. Sự khác nhau lớn nhất là các cặp đồng tính không thể sinh sản con cái, cũng không đảm bảo quyền của đứa trẻ được dưỡng dục bởi cả cha lẫn mẹ. Chỉ những sự kiện này mà thôi cũng cho thấy ta đang nói tới hai loại liên hệ rất khác nhau rồi. Do đó, quả là sai lầm khi cho rằng nhà nước nhất thiết phải đối xử với chúng như thể chúng y hệt như nhau.
Những người bênh vực hôn nhân đồng tính có thể lý giải rằng coi trọng các cặp dị tính hơn các cặp đồng tính là một hành vi kỳ thị. Vì những lợi ích phát sinh từ hôn nhân, điều này đã thiên vị loại hôn nhân dị tính hơn liên hệ hôn nhân đồng tính một cách bất công. Nhưng nếu nhà nước nhìn nhận hôn nhân đồng tính, thì họ lại thiên vị loại hôn nhân đồng tính hơn loại hôn nhân dị tính. Luận điểm vì thế cứ thế cứ chạy lòng vòng, khiến rơi vào chổ tự hủy chính mình.
3. Mọi người đều có quyền cưới người mình yêu
Dù nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng ít ai thực sự tin câu tuyên truyền này. Phần lớn chúng ta công nhận ít nhất phải có một số giới hạn đối với hôn nhân dựa trên lý do xã hội hay y tế. Thí dụ, không thể lấy một đứa trẻ hay một người họ hàng gần. Và nếu ai đó cùng yêu hai người đàn bà khác nhau, thì chẳng có luật pháp nào cho phép anh ta cưới cả hai một cách hợp lệ, dù cả hai người đàn bà này cùng thoả thuận để anh ta làm như thế.
Nên, vấn đề thực sự ở đây không phải là liệu có nên giới hạn hôn nhân hay không mà là nên giới hạn nó ra sao. Để trả lời câu hỏi này, ta phải xác định lý do tại sao chính phủ lại phải bận tâm tới việc hôn nhân. Không phải là để chứng thực cho hai kẻ yêu nhau, dù điều đó tốt đẹp đến đâu. Mà là vì hôn nhân giữa một người đàn ông và một người đàn bà chắc chắn sẽ đem lại một gia đình với những đứa con. Vì chính phủ hết sức quan tâm đến việc nhân giống và ổn định xã hội, nên họ cổ vũ và ra qui định cho loại liên hệ đặc thù này chứ không phải các loại liên hệ khác.
Nói một cách đơn giản, dưới mắt nhà nước, hôn nhân không hẳn là về người lớn; mà là về trẻ thơ. Đòi “quyền cưới bất cứ người nào tôi yêu” là bỏ qua điểm nhấn thực sự của hôn nhân. Nên để ý điểm này: không ai có quyền nói với ai rằng họ được yêu người này, không được yêu người kia. Vì mọi người, bất luận xu hướng tính dục, đều được tự do muốn đi vào mối liên hệ tình cảm tư riêng với bất cứ ai họ muốn. Nhưng họ không có quyền tổng quát đòi chính phủ phải công nhận bất cứ loại liên hệ nào như là hôn nhân.
4. Hôn nhân đồng tính đâu có tác động gì đến bạn, việc gì mà rối cả lên thế?
Vì hôn nhân là một liên hệ giữa hai cá nhân, nên đâu có tác động gì tới mọi người khác? Thoạt nhìn, có vẻ như thế. Nhưng nhìn kỹ thì không phải: vì hôn nhân là một định chế công cộng, tái định nghĩa nó sẽ tác động đến mọi người trong xã hội.
Trước nhất, nó sẽ làm hôn nhân ra suy yếu. Sau khi hôn nhân đồng tính được hợp pháp hóa ở Tây Ban Nha năm 2005, tỷ lệ hôn nhân giảm sút thê thảm. Điều này cũng xẩy ra cho Hòa Lan. Tái định nghĩa hôn nhân sẽ làm lu mờ ý nghĩa và mục đích của nó, do đó, khuyến khích mọi người coi thường nó.
Thứ hai, điều ấy cũng ảnh hưởng tới việc giáo dục và bổn phận làm cha mẹ. Sau khi hôn nhân đồng tính được hợp pháp hóa ở Ga Nã Đại, Hội Đồng Học Đường Toronto đã cho thi hành một học trình để cổ vũ đồng tính luyến ái và bác bỏ “chủ thuyết dị tính”. Họ cũng xuất bản các bích chương tựa là “Tình Yêu Không Biết Tới Phái Tính” (Love Knows No Gender) để tuyên truyền rằng các liên hệ đồng tính và dị tính đều như nhau đối với hôn nhân. Bất chấp các chống đối của phụ huynh, Hội Đồng vẫn qui định rằng họ không có quyền di chuyển con em họ ra khỏi các lớp dạy những chuyện vừa kể. Sự kiện đó và các sự kiện tương tự cho thấy điều này: khi hôn nhân bị tái định nghĩa, định nghĩa mới sẽ được áp đặt lên trẻ em, bất chấp ý muốn của phụ huynh các em.
Thứ ba, tái định nghĩa hôn nhân sẽ đe dọa tự do luân lý và tôn giáo. Điều này nay đã hiển nhiên ngay tại Hoa Kỳ. Tại Massachusetts và Washington D.C., chẳng hạn, các Cơ Quan Bác Ái Công Giáo không còn được điều hành các dịch vụ nhận con nuôi nữa vì các định nghĩa mới về hôn nhân. Ở những nơi khác, như Gia Nã Đại, Đức Cha Frederick Henry đang bị Ủy Ban Nhân Quyền Alberta điều tra vì đã giải thích giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về đồng tính luyến ái trong một cột báo. Các thí dụ như thế cho thấy việc tái định nghĩa hôn nhân đã đe doạ tự do tôn giáo ra sao.
5. Hôn nhân đồng tính sẽ không dẫn tới các tái định nghĩa khác
Khi hôn nhân xoay quanh việc sinh sản, điều hữu lý là giới hạn nó vào một người đàn ông và một người đàn bà. Đây là liên hệ duy nhất có khả năng sinh sản con cái. Nhưng nếu ta tái định nghĩa hôn nhân, coi nó chỉ còn là sự kết hợp yêu thương và thơ mộng giữa hai người trưởng thành cam kết với nhau, thì ta còn lý lẽ hợp nguyên tắc nào nữa để bác bỏ, không coi các liên hệ đa hôn hay đa ái (polyamorous), nghĩa là giữa nhiều người, là hôn nhân?
Thomas Peters, giám đốc văn hóa tại Cơ Quan Hôn Nhân Quốc Gia, không thấy có lý lẽ nào cả. Ông viết: “Một khi bạn đã cắt lìa định chế hôn nhân khỏi gốc rễ sinh học của nó, thì chả còn bao nhiêu lý lẽ để chặn đứng việc tái định nghĩa nó cho phù hợp với đòi hỏi của các nhóm quyền lợi khác nhau”.
Đó không phải chỉ là chuyện doạ nạt kiểu ngáo ộp hay một thứ giả thuyết khiến người ta sợ sệt. Các hiệu qủa phụ này đã xuất hiện tại nhiều quốc gia vốn hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính. Thí dụ, tại Ba Tây và Hoà Lan, các liên hệ ba chiều gần đây đã được ban cấp tư cách hôn nhân đầy đủ. Sau khi hôn nhân bị tái định nghĩa ở Gia Nã Đại, một người đàn ông đa thê đã phát động một chiến dịch đòi luật pháp thừa nhận các mối liên hệ của anh ta. Ngay ở Hoa Kỳ, Lập Pháp California cũng đã thông qua một dự luật để hợp pháp hóa các gia đình gồm tới ba hay bốn cha mẹ.
Sinh sản là lý do chính đòi hôn nhân dân sự phải được giới hạn giữa hai người. Khi tình yêu tính dục thay thế cho con cái làm mục đích chính của hôn nhân, thì việc giới hạn như thế đâu còn nghĩa lý gì nữa.
6. Nếu các cặp đồng tính không thể cưới nhau vì họ không thể sinh sản con cái, thì tại sao các cặp vô sinh (infertile) lại cưới nhau được?
Luận điểm này liên quan đến hai tình thế tương đối hiếm hoi: các cặp vô sinh trẻ và các cặp lớn tuổi. Nếu hôn nhân là để có con, thì tại sao nhà nước lại cho phép những cặp đầu cưới nhau? Lý do là trong khi ta biết chắc mọi cặp đồng tính đều không thể có con, thì thường là ta không biết điều đó đối với các cặp dị tính. Một số người đề nghị buộc mọi cặp đính hôn phải qua một cuộc thử nghiệm về khả năng sinh sản trước khi kết hôn. Nhưng điều này rõ ràng quá đáng. Ngoài việc tốn phí đến chịu không nổi, nó còn là một xâm phạm thô bạo vào đời sống riêng tư, mà lại chỉ để khám phá ra một số cực kỳ nhỏ các cặp không thể sinh con.
Một vấn đề nữa là việc vô sinh thường hay bị chẩn đoán sai. Các cặp vô sinh vì thế rất có thể bị từ khước một cách oan uổng không được cưới nhau trong những hoàn cảnh này. Điều này không thể xẩy ra với các cặp đồng tính, là những người đơn thuần không thể sinh sản con cái với nhau.
Nhưng tại sao chính phủ lại cho phép các cặp cao niên cưới nhau? Đúng là phần đông các cặp cao niên không thể sinh sản con cái (dù có những người đàn bà 70 tuổi đã từng sinh con). Tuy nhiên, những cuộc hôn nhân này hiếm đến độ không đáng để xã hội ngăn cản. Mặt khác, các cuộc hôn nhân cao niên vẫn đảm bảo được sự kết hợp thích đáng giữa nam và nữ cần thiết cho việc sinh sản con cái. Nhờ thế, họ vẫn làm gương cho các người khác trong xã hội, và vẫn có khả năng cung cấp cho trẻ em mái ấm gia đình gồm cả cha lẫn mẹ.
7. Con cái sẽ không bị ảnh hưởng vì không có khác biệt nào giữa các cha mẹ đồng tính và các cha mẹ dị tính.
Luận điểm này trở thành nổi tiếng vào năm 2005 khi Hiệp Hội Tâm Lý Học Hoa Kỳ (American Psychological Association, viết tắt là APA) tuyên bố rằng “Không một cuộc nghiên cứu nào đã cho thấy con cái của những cha mẹ đồng tính bị thiệt thòi một cách đáng kể so với con cái của những cha mẹ dị tính”.
Tuy nhiên, một vài cuộc nghiên cứu gần đây đã bác bỏ nhận định trên. Tháng Sáu vừa qua, học giả Loren Marks có công bố một bài báo trên tờ Social Science Research. Bài này khảo sát 59 cuộc nghiên cứu mà APA đã dựa vào để đưa ra nhận định của họ. Marks khám phá ra rằng không một cuộc nghiên cứu nào trong số ấy đã sử dụng một mẫu nghiên cứu sâu rộng, ngẫu nhiên(at random) và đại biểu đủ gồm các cha mẹ và con cái các cặp đồng tính. Một số cuộc nghiên cứu đã sử dụng những mẫu nhỏ cho thuận tiện, chỉ tuyển dụng các tham dự viên qua quảng cáo hay lời mời miệng, nhiều cuộc nghiên cứu còn không có cả nhóm kiểm soát. Đàng khác, các cuộc nghiên cứu này không theo dõi các trẻ em trong một thời gian dài, mà phần lớn chỉ dựa vào các cuộc phỏng vấn với cha mẹ về việc dưỡng dục chính con cái mình, một hình thức hầu như chắc chắn sẽ đem lại các kết quả thiên vị.
Một tháng sau, Mark Regnerus, nhà xã hội học người Texas, đã công bố một cuộc nghiên cứu sâu rộng, tựa là “Các con cái trưởng thành của các cha mẹ trong các liên hệ đồng tính khác biệt ra sao?”. Cuộc nghiên cứu của ông sử dụng một mẫu khá lớn, lại ngẫu nhiên và có tính toàn quốc nữa, và phạm vi của nó là độc nhất vô nhị xưa nay trong lãnh vực này. Trái với APA, Regnerus thấy rằng: đối với đại đa số các trường hợp, con cái của các cha mẹ đồng tính có thành tích kém hẳn các con cái của các cha mẹ dị tính.
Ông thêm ngay rằng: cuộc nghiên cứu của ông không nhất thiết cho thấy các cặp đồng tính là các cha mẹ tồi, nhưng nó dứt khoát bác bỏ chủ trương cho rằng không có khác biệt nào giữa các cha mẹ đồng tính và cha mẹ dị tính đối với việc dưỡng dục con cái.
8. Chống đối hôn nhân đồng tính là cuồng tín, kỳ thị và thù ghét có tính tôn giáo
Những lời tố cáo trên không hẳn là một luận điểm bênh vực cho hôn nhân đồng tính cho bằng là các cuộc tấn công nhắm vào người, nhằm đóng cửa mọi đối thoại. Ta hãy xét từng lời tố cáo một.
Thứ nhất là cuồng tín. Chỉ cần vào qua Facebook, Twitter hay bất cứ bình luận trực tuyến nào ta cũng đều thấy: đối với nhiều người, ủng hộ hôn nhân truyền thống chỉ là chuyện cuồng tín. Điều này cũng đúng cả ở bên ngoài trực tuyến nữa. Tháng Mười Một vừa qua, Đức HY Keith O’Brien của Tô Cách Lan đã bị các nhóm đồng tính dán cho nhãn hiệu “Người Cuồng Tín Trong Năm” chỉ vì đã công khai chống đối hôn nhân đồng tính. Thử hỏi một tố cáo như thế có chính xác hay không? Thưa, cuồng tín vốn được định nghĩa là việc “không muốn khoan dung đối với các ý kiến khác với ý kiến của mình”. Tuy nhiên, khoan dung đối với các ý kiến không buộc người ta phải chấp nhận chúng bằng luật lệ. Người ta có thể khoan dung đối với những người bênh vực hôn nhân đồng tính, trong khi vẫn bác bỏ cuộc hôn nhân kiểu này vì các lý do đầy thuyết phục.
Thứ hai, kỳ thị đồng tính. Điều này có ý nói tới việc sợ đồng tính luyến ái, và giả thuyết cho rằng sở dĩ người ta chống đối hôn nhân đồng tính là vì họ sợ một cách vô lý. Nhưng như bài này đã chứng tỏ: người ta có nhiều lý do tốt để chống đối hôn nhân đồng tính mà không liên can gì tới sợ hãi cả. Dán cho ai nhãn hiệu “kỳ thị đồng tính” đã trở thành chiến thuật kết thúc cuộc tranh luận hữu lý.
Thứ ba, thù ghét đồng tính vì lý do tôn giáo. Một số người bất đồng đối với cuộc hôn nhân đồng tính hoàn toàn vì các lý do tôn giáo. Nhưng, một lần nữa, bài này đã chứng minh rằng người ta có thể bất đồng vì nhiều lý do khác nữa mà không cần phải nại tới Thánh Kinh, mặc khải thần linh hay thẩm quyền tôn giáo. Bạn không cần giáo huấn tôn giáo mới hiểu, phân tích và thảo luận mục đích của hôn nhân hay các tác dụng của nó đối với ích chung.
Nếu tất cả các lời tố cáo trên đều đúng, chẳng hóa ra đại đa số người ta ở mọi thời đại, những người nói chung vẫn ủng hộ kiểu hôn nhân truyền thống, đều là kỳ thị đồng tính, đều là những người cuồng tín bất khoan dung cả hay sao? Kể cả những tư tưởng gia sâu sắc nhất thuộc nhiều truyền thống khác nhau: Socrates, Plato, Aristotle, Musorius Rufus, Xenophanes, Plutarch, Thánh Tôma Aquinô, Immanuel Kant và cả Mahatma Gandhi. Không ai lại không bác bỏ sự phi lý ấy.
9. Cuộc đấu tranh cho hôn nhân đồng tính cũng giống như phong trào dân quyền của thập niên 1960
Ở đây người ta muốn nói: tính dục cũng như sắc tộc, và do đó, từ chối hôn nhân vì một trong hai lý do đó đều sai lầm như nhau. Tuy nhiên, vấn đề là: hôn nhân giữa các sắc dân và hôn nhân đồng tính là hai việc hết sức khác nhau.
Thí dụ, không có gì ngăn cản các cặp liên sắc dân chu toàn được yếu tính của hôn nhân: nó quả là một liên hệ công khai, kéo dài suốt đời nhằm sinh sản con cái. Chính vì vậy, các đạo luật kỳ thị sắc tộc của thập niên 1960 hoàn toàn lầm lẫn khi kỳ thị chống lại các cặp liên sắc dân. Còn các cặp đồng tính, vì về phương diện sinh học, họ không thể sinh sản con cái, thì làm sao thỏa mãn được đòi hỏi căn bản của hôn nhân.
Điều quan trọng cần ghi nhận là: người Mỹ gốc Châu Phi, những người có những hoài niệm phũ phàng nhất về việc bị kỳ thị về hôn nhân, nói chung không cho rằng ngăn cản các cuộc hôn nhân liên sắc tộc cũng tương đương như ngăn cản các cuộc hôn nhân đồng tính. Thí dụ, khi người dân California bỏ phiếu về Đề Án số 8 (Proposition 8), tức tu chính án của tiểu bang nhằm định nghĩa hôn nhân là cuộc phối hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà, thì đến 70 phần trăm người Mỹ gốc Châu Phi đã bỏ phiếu thuận. Theo Peters, “Ví hôn nhân đồng tính như hôn nhân liên sắc tộc là điều kỳ dị và có tính xúc phạm tới phần đông người Mỹ gốc Châu Phi, những người rất ngỡ ngàng trước việc so sánh đó”.
10. Hôn nhân đồng tính là việc không thể tránh được, nên ta phải đứng bên lề phải của lịch sử mà thôi
Ngày 6 tháng 11 vừa qua, Maine, Maryland và Washington đã bỏ phiếu chống lại cuộc hôn nhân theo cái hiểu của truyền thống xưa nay. Tại Minnesota, các cử tri đã bác bỏ biện pháp nhằm tu chính hiến pháp của tiểu bang nhằm định nghĩa hôn nhân như là sự phối hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà. Nhiều người cổ vũ hôn nhân đồng tính coi đó như dấu hiệu cho thấy hôn nhân đang xoay chiều. Nhưng điều ấy có hẳn đúng hay không? Và nếu đúng, thì điều đó tác dụng ra sao đối với cuộc hôn nhân đồng tính?
Trước nhất, nếu sóng đã xoay chiều thực sự, thì nó cũng chỉ mới hơn một lăn tăn là cùng. Các tiểu bang từng bỏ phiếu vào tháng 11 năm ngoái để tái định nghĩa hôn nhân chỉ đạt được một đa số khá mỏng manh, không hơn 53 phần trăm số phiếu. Họ chỉ nắm được một chiến thắng nhỏ nhoi như thế nhờ một ngân sách khổng lồ, nhờ các thống đốc dồn toàn lực vào chiến dịch vận động và nhờ giới truyền thông hết lòng hỗ trợ.
Trước 4 cuộc đầu phiếu này, 32 tiểu bang khác đã bỏ phiếu về việc định nghĩa hôn nhân. Tất cả đều đã tái xác nhận hôn nhân như việc phối hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà. Trong số 6 tiểu bang từng thừa nhận hôn nhân đồng tính trước cuộc bầu cử hồi tháng 11 năm rồi, không một tiểu bang nào đã đưa ra quyết định đó dựa vào cuộc đầu phiếu của dân. Tất cả việc tái định nghĩa hôn nhân đều đã được cơ quan lập pháp và các tòa án tiểu bang áp đặt. Xét chung, người Mỹ vẫn còn mạnh mẽ ủng hộ hôn nhân truyền thống. Phần lớn các cuộc thăm dò dư luận cho thấy gần 2 phần 3 quốc gia muốn duy trì hôn nhân như hiện nay.
Mà dù cho sóng có xoay chiều như mới đây, điều ấy vẫn không làm cho luận điểm ủng hộ hôn nhân đồng tính trở nên nhiều thuyết phục hơn. Ta không thể nhìn các vấn đề luân lý khác mà bảo: “rồi, sau cùng, thế nào người ta cũng phải thừa nhận nó, nên tốt hơn ta nên xếp hàng ủng hộ nó”. Ta cũng không thể làm thế đối với cuộc hôn nhân đồng tính.
Viết theo Brandon Vogt, một nhà văn và diễn giả Công Giáo, tác giả khảo luận “The Church and New Media: Blogging Converts, Online Activists, and Bishops Who Tweet”. Our Sunday Visitor Newsweekly, 13/1/2013
Kitô học từ Vatican II đến nay
Vũ Văn An
23:02 29/03/2013
Kitô học từ Vatican II đến nay
Vũ Văn An1/16/2013
________________________________________
Hai thập niên 1970 và 1980 là các thập niên phong phú của Kitô học. Năm 1974, ra đời cuốn Jesus The Christ của Đức HY Walter Kaspers. Cùng thời gian này, nhiều công trình Kitô học của Giáo Sư Jean Galot thuộc Đại Học Gregorian cũng đã được công bố. Năm 1981, Giáo Sư Bruno Forte cho ra đời tác phẩm Gesù di Nazaret, storia di Dio, Dio della storia được dịch ra nhiều ngôn ngữ (4 năm sau, ngài cho xuất bản cuốn Trinità come storia. Saggio sul Dio cristiano). Năm 1982, Đức HY Kaspers cho xuất bản cuốn The God of Jesus Christ, nhấn mạnh tới chiều kích Ba Ngôi của Kitô học. Năm 1988, Marcello Bordoni cho công bố cuốn Gesù di Nazaret. Presenza, memoria, attesa (và gần 10 năm sau, ông cho ra đời cuốn La cristologia nell'orizonte dello Spirito để duyệt lại cuốn trước).
Song song với các cố gắng cá nhân ấy, Ủy Ban Thần Học Quốc Tế cũng cho công bố nhiều tài liệu quan trọng về Kitô Học suốt trong thời gian này. Ngoài tài liệu Some Questions Concerning Christology (1979), vốn được coi như đánh dấu việc kết thúc “thập niên Kitô học” của nền thần học Công Giáo hậu công đồng, ta còn thấy Christology, Anthropology (1981) và La coscienza che Gesù aveva di se stesso e della sua missione (1986). Thập niên 1990 cũng thấy xuất hiện hai tài liệu quan trọng đề cập tới mối liên hệ giữa Kitô học và việc cứu độ phổ quát: một tài liệu mang tên On Certain Questions Concerning The Theology Of Redemption (1995), tài liệu kia mang tên Christianity and Religions (1996), nhắc lại tính độc nhất của Chúa Giêsu Kitô. Tài liệu vừa kể có tính quyết định đối với việc khai triển đúng đắn cuộc đối thoại với các tôn giáo khác. Trong cùng ngữ cảnh này, tuyên bố Dominus Jesus, do Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin công bố trong Năm Thánh 2000 đã đưa ra lời tuyên xưng đức tin long trọng vào Chúa Giêsu Kitô, Đấng là sự thật giải phóng và cứu rỗi chúng ta.
Về phần huấn quyền, ngay từ đầu triều đại của ngài, Đức Gioan Phaolô II đã cho thấy nhiều đặc điểm nổi bật về Kitô học/tam vị học qua một loạt các thông điệp quan trọng Redemptor Hominis (1979) chuyên nói về Chúa Con, rồi Dives in Misericordia (1980) chuyên nói về Chúa Cha, và Dominum et Vivificantem(1986), nói về Chúa Thánh Thần. Cũng một cấu trúc Kitô học/tam vị học ấy đã tái xuất hiện một cách có ý nghĩa trong tông thư chuẩn bị năm đại thánh Tertio Millennio Adveniente (1994). Có thể nói rằng trọn bộ giáo huấn của triều đại Gioan Phaolô II đã xoay quanh cùng một nguyên tắc thần học căn bản đó: qua suy nghĩ của nó về nhân học như đã được trình bày trong các thông điệp và tông thư trên cũng như trong Laborem exercens (1981) về giá trị lao công nhân bản, trong tông thư về phụ nữ Mulieris dignitatem (1988), trong Veritatis Splendor (1993) và Evangelium Vitae (1995) về các vấn đề luân lý, trong Sollicitudo rei socialis (1988) và Centesimus annus(1991) về các vấn đề xã hội. Cùng một nguyên tắc nền tảng đó đã làm căn bản cho giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II về giáo hội học, vốn được trình bày dưới cái nhìn về tính duy nhất của Chúa Cứu Thế và sự hiệp thông Ba Ngôi trong Redemptoris Missio (1991) và Slavorum Apostoli (1985) về Kitô Giáo Đông Phương, và Ut unum sint (1995) về đại kết. Redemptoris Mater (1987) là suy niệm đặc biệt có ý nghĩa về Mẹ Chúa Cứu Thế, trong đó, nhiều khía cạnh khác nhau của mầu nhiệm Chúa Kitô đã được tôn kính qua các ảnh tượng về ngài. Vì nơi Đức Mẹ, mọi sự đều qui chiếu về công trình của Chúa Ba Ngôi và vinh quang của Người, và về việc phục vụ sứ mệnh của Chúa Con, Đấng đã mặc lấy xác phàm trong lòng trinh khiết của ngài.
Trong sự đóng góp bao la của suy tư thần học và của huấn quyền cho Kitô học từ Công Đồng Vatican II tới nay, ta có thể biện phân nhiều trào lưu quan trọng cho thấy những sách giáo khoa tiền công đồng về Verbo Incarnato (Ngôi Lời Nhập Thể) đã bị vượt qua như thế nào bởi việc khám phá ra Thánh Kinh làm nền cho cái hiểu của ta về đức tin, về tính liên quan cứu thế học của sứ điệp Chúa Kitô và về tính trung tâm của Người giúp ta hiểu chính xác mọi khía cạnh khác của thần học và của thực hành Kitô Giáo. Các khai triển Kitô học trong các thập niên vừa qua có thể được gom vào 3 tựa đề sau đây: a) chúng có tính Ba Ngôi nhiều hơn; b) chúng có tính lịch sử rõ ràng hơn; c) chúng có tính vượt qua hơn về mục tiêu khi tuyên xưng tính độc đáo duy nhất của Đấng chịu đóng đinh và đã sống lại đối với sự cứu rỗi thế giới.
a). Một Kitô học tam vị: việc mạc khải Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu Kitô
Căn cứ vào các biến cố trần gian của Chúa Giêsu Nadarét, ta có thể thấy được lịch sử Thiên Chúa đi với con người diễn ra như thế nào, nhất là trong sự kiện phục sinh, lúc Người tỏ mình ra như là Thiên Chúa của lịch sử, là Đấng Cứu Chuộc con người trong mọi khía cạnh của họ. Trọn cuộc sống dương gian của Chúa Giêsu, hiểu như lịch sử Chúa Con cư ngụ giữa chúng ta, đều có sự can dự của toàn thể Ba Ngôi, đều bao hàm mối liên hệ với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Phục sinh chứng tỏ rằng hai chủ thể trong “lịch sử” thần linh không từng nhập thể, tức Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, không phải là những khách bàng quan đối với cuộc đời và hoạt động của Ngôi Lời nhập thể: các vị cùng sống các biến cố đó với Người, mỗi vị tùy theo mối liên hệ chuyên biệt từng khiến các vị thành các ngôi biệt lập. Do đó, từ biến cố Vượt Qua trở đi, ta có thể nói rằng lịch sử của Chúa Giêsu đã mạc khải cho ta lịch sử Ba Ngôi của Thiên Chúa, cho người phàm chúng ta thoáng nhìn ra sự hiện hữu và việc tự hiến cho nhau của Ba Vị trong nhiều mối tương quan giữa các vị với nhau và giữa các vị với thế giới.
Trong Chúa Giêsu, ta vừa thấy khuôn mặt Ba Ngôi của Thiên Chúa và mối tương quan của Người với thế giới, vừa cùng một lúc thấy sự biểu lộ cũng như trao ban Thần Khí hợp nhất Ba Ngôi và sự giao hòa Thiên Chúa với con người. Như thế, ta bắt đầu hiểu lý do tại sao bất cứ nền thần học nào bỏ qua mối liên kết giữa Kitô học và mầu nhiệm Tam Vị Nhất Thể, một điều thường hay gặp trong các sách giáo khoa tiền công đồng do bản chất phân mảnh trong cái nhìn bao quát của chúng, đều một đàng tạo ra thứ Kitô trườu tượng, khô cằn và chỉ có trong ý niệm, và đàng khác, tạo ra thứ học thuyết đầy suy lý về Ba Ngôi, ít qui chiếu vào mạc khải cụ thể của Thiên Chúa tam vị nhất thể trong nhiệm cục cứu độ. Việc khám phá ra chiều kích Ba Ngôi trong câu truyện về Chúa Giêsu này đã mở ra một phương cách hiểu đức tin có thể dẫn ta tới việc khám ra những tầng sâu thẳm nhất của Thiên Chúa và giúp ta có được một ý niệm chân thực về Người rất khác với cái hiểu chỉ có tính tri thức, là cái hiểu hoàn toàn vô ích đối với ta khi phải chạm trán với cái phi lý của Thập Giá và Phục Sinh.
Việc khám phá ra chiều kích Ba Ngôi của Ngôi Lời nhập thể cho ta thấy Ngôi Lời liên hệ ra sao với Cõi Im Lặng lúc khởi nguyên, với hố thẳm từ đó Người xuất hiện từ muôn thuở và nơi đó Người mãi mãi hiện hữu đến muôn đời: Thiên Chúa trở thành hữu hình đối với Thiên Chúa vô hình, Chúa Con hiện hữu với Chúa Cha. Như Thánh Inhaxiô thành Antiôkia từng nói: “Người tự tỏ mình ra qua Con của Người là Chúa Giêsu Kitô, Đấng là Lời phát xuất từ Cõi Im Lặng” (ad Mag. 8,2). Lời mạc khải, tức Chúa Kitô, phải “được vượt qua” (transcended) không theo nghĩa bị loại bỏ hay đặt trong ngoặc, vì nếu như thế, làm sao ta đạt tới những tầng sâu nhất của Thiên Chúa, nhưng theo nghĩa: là chân lý và sự sống vì là đường (xem Ga 14,6), là cửa ngõ đưa ta vào Mầu Nhiệm đời đời, là ánh sáng bước vào bóng tối để nhờ ánh sáng ấy ta thấy được ánh sáng (xem Ga 1:9; Tv 36:10). Nhờ biện chứng pháp Ba Ngôi của Lời và Im Lặng, của duy nhất và dấu ẩn, trong biến cố mạc khải, mà sự siêu việt thần linh không bị ký thác cho nội tại tính của thế giới và hình thức lịch sử của việc Thiên Chúa tự tỏ mình ra vẫn qui chiếu ta tới những phong phú khôn cùng của mầu nhiệm thánh.
Nguyên nghĩa La Tinh của “revelatio” (mạc khải, mà trong Hy Ngữ gọi là apokalupsis) cho ta thấy một cấu trúc biện chứng: tiền từ “re” vừa chỉ cùng một việc nào đó, vừa chỉ điều ngược lại. Động từ “Revelare” (mạc khải), do đó, là hành vi đi từ trạng thái bị che phủ qua trạng thái được mở màn, hay hành vi mở màn một điều trước đó bị che phủ, nhưng không bao giờ hoàn toàn loại trừ được sự che phủ này, thậm chí cũng không loại được khả thể trở nên bị che phủ nặng hơn. Ý nghĩa biện chứng này không có trong hạn từ Đức Ngữ "Offenbarung" và "offenbaren", là hạn từ chỉ tập chú vào hành vi mở màn, hoàn toàn trong sáng. Khi cho rằng mạc khải là việc Thiên Chúa tự thông đạt chính bản chất mình một cách rõ ràng và hoàn toàn cho ta, Hegel đã phản ảnh nghĩa này của "Offenbarung". Chỉ nền Kitô học nào biết đặt căn bản trên "re-velatio Dei", hiểu theo nghĩa biện chứng, mới chuyên chở được bản chất Ba Ngôi của mạc khải: do đó, ta phải dứt khoát hơn trong việc hướng về một Kitô học có tính “thần học” nhiều hơn, và do đó, cũng có tính Ba Ngôi nhiều hơn ngõ hầu học cách nghe thấy trong Lời chính Sự Im Lặng mà từ đó Lời đã phát sinh và vén mở, và nhờ thế nghe được mạc khải của Chúa Cha và Chúa Thánh Thần trong Lời.
Thánh Gioan Thánh Giá từng viết rằng “Chúa Cha phán ra một lời, đó chính là Con của Người và tiếp tục nhắc lại lời ấy trong cõi im lặng đời đời; bởi thế, ta phải lắng nghe lời này trong im lặng” (Sentences, số 21). Tiếp nhận lời bằng cách nghe nó trong cõi im lặng của Thiên Chúa chính là lưu lại trong đền thánh tôn thờ Người, để ta được Thiên Chúa im lặng thương yêu và cuốn hút qua việc suy niệm hết sức nhất thiết về Lời: “Không ai đến được với Chúa Cha nếu không qua Thầy” (Ga 14:6). Ở đây, ta hiểu rằng: việc cảm nghiệm được Thiên Chúa hằng sống của mạc khải Thánh Kinh, và do đó một đời sống thiêng liêng biết lắng nghe trong cầu nguyện, là nguồn gốc sâu xa biết chừng nào đối với một Kitô học biết hướng về đức tin.
Bởi thế, tách Kitô học ra khỏi đời sống thiêng liêng là tước khỏi nó sự cần thiết phải nghe lời mạc khải trong cõi Im Lặng nền tảng kia, cõi Im Lặng mà lời đã từ đó phát sinh và giúp ta vươn tới. Việc tái khám phá sự hợp nhất giữa tư duy Kitô học và đức tin sống động của tín hữu này, một sự hợp nhất vượt thắng sự khô cằn đã được đưa vào thần học từ thời duy lý cho tới những năm gần đây, ngầm cho hiểu một cuộc trở về với ngữ cảnh giải thích có tính nguyên khởi và cơ cấu (constitutive) của việc suy tư đức tin.
Ở đây, ta cũng thấy sự cần thiết phải định vị suy tư Kitô học bên trong việc thông truyền Lời một cách sống động của Giáo Hội, một sự thông truyền mà từ chứng tá này qua chứng tá nọ, từ vâng lời này qua vâng lời nọ, đã bảo đảm việc thông truyền nước hằng sống cho ta. Bất cứ khi nào Kitô học tự tách mình ra khỏi truyền thống đức tin sống động của Giáo Hội, nhất là khỏi các điều đã được công bố thành tín điều, thì nhất thiết nó sẽ rơi vào thoái hóa, hoài nghi và mâu thuẫn, là những điều không thể chấp nhận được. Việc này không phải là việc của thần học, là khoa bị giới hạn bởi các định nghĩa tín lý, một khoa phục vụ sức sinh động của đức tin người tín hữu, một khoa có nhiệm vụ giải thích niềm hy vọng của họ, một khoa đặt căn bản trên sự thật của đức tin. Tuy nhiên, thay vì chỉ máy móc lặp lại những điều đã trở thành quá khứ từ lâu, Thánh Truyền thực là sự sống thông truyền sự sống. Mạc khải Thiên Chúa nơi Chúa Kitô nâng đỡ dân lữ hành của đức tin, một dân được mời gọi lưu truyền ký ức vĩnh cửu cho mọi thế hệ. Ký ức này được gắn liền với bản văn Thánh Kinh và với ngữ cảnh công bố và thực hành của tín hữu, trong đó Chúa Thánh Thần hành động để đem Giáo Hội tới sự viên mãn của chân lý thần linh. Một Kitô học hướng về đức tin không những có căn bản Thánh Kinh và được nuôi dưỡng bằng đời sống thiêng liêng, mà nó còn có tinh thần Giáo Hội và thận trọng xa lánh các khai thác chủ quan nhờ biết qui chiếu vào tính khách quan của đức tin đã được Giáo Hội tiếp nhận và lưu truyền.
b). Một Kitô học lịch sử: liên tục tính giữa Chúa Giêsu lịch sử và Chúa Kitô Đức Tin
Khuynh hướng thứ hai xuất hiện trong Kitô học từ thời Công Đồng Vatican II cho tới nay là nền Kitô học lịch sử. Thực vậy, trong suy tư Kitô học, việc trở về nguồn do Công Đồng mời gọi đã khiến người ta quan tâm nhiều hơn tới lịch sử cụ thể của Chúa Giêsu Kitô, như đã được các Tin Mừng thuật lại. Họ cũng chú tâm nhiều hơn điều được gọi là “mầu nhiệm” của đời Người, một mầu nhiệm mà phương pháp phê bình lịch sử có thể đem ta tới. Trong nhân tính chân thực và trọn vẹn của Người, Chúa Giêsu Kitô chính là sự mạc khải về Thiên Chúa, do đó, tầm quan trọng của việc vươn tới mầu nhiệm sâu sắc này nằm ngay trong các dấu tích của Chúa Giêsu lịch sử. Đây không phải là một cố gắng nhằm vẽ lại một bức tranh tỉ mỉ với thật nhiều chi tiết về Chúa Giêsu, phản ảnh được mọi quan tâm và mẫn cảm ít nhiều sâu sắc của thời hiện đại. Đây cũng không phải là một cố gắng nhằm phân tích nhân cách của Người về phương diện tâm lý, một cuộc phân tích nhất thiết có tính võ đoán hoàn toàn vì ta chỉ có được rất ít các chi tiết lịch sử cụ thể. Đúng hơn, đây là một cố gắng nhằm thăm dò chiều kích nhân bản chứa trong "mysteria vitae Jesu" (mầu nhiệm cuộc đời Chúa Giêsu), và qua đó, ta gặp được sự mạc khải về chính Thiên Chúa hằng sống, nhờ đọc được “sơ truyền” (kerygma) trong lịch sử và lịch sử trong “sơ truyền”, từ đó nắm được trọn vẹn sự liên tục phong phú giữa Chúa Giêsu lịch sử và Chúa Kitô Phục Sinh mà Tân Ước vốn làm chứng cho. Cố gắng này hệ ở việc tái dựng lại lịch sử trong đó Chúa Giêsu tự ý thức về mình và quyền tự do của Người, trong tư cách một con người biết cảm nhận tính hữu hạn mà chính Người từng sống thực qua đau khổ và cái chết, trong niềm tin vững chắc, dựa vào ánh sáng Phục Sinh, rằng mọi sự xuất phát từ nhân tính chân thực và trọn vẹn của Đấng Cứu Thế cũng xuất phát từ chính sự mạc khải về thần tính của Người.
Khuôn mặt nhân bản của Thiên Chúa được trình bày với ta nơi Chúa Giêsu Nadarét. Các cử chỉ của Người, mọi khía cạnh trong thân phận nhân bản của Người, mọi khoảnh khắc được Người sống trên trần gian đều là một tỏ hiện của Thiên Chúa giữa con người và do đó đều quan trọng đối với đức tin và suy tư Kitô Giáo. Ta có thể tìm thấy khía cạnh sâu sắc nhất của nghịch lý Kitô Giáo nơi tình yêu nồng nàn của Đấng Cứu Thế đối với nhân loại, được tỏ hiện nơi rất nhiều vị thánh. Việc tập chú vào "Dominus humanissimus" (Chúa nhân bản nhất) này, một tập chú hầu như chỉ duy có lòng đạo Kitô Giáo mới duy trì được, dường như đã trở thành kỳ dị đối với nền thần học của nhiều thế kỷ qua. Khởi đầu với Suarez, vấn đề “các mầu nhiệm trong cuộc đời Chúa Giêsu” đã biến mất khỏi các khảo luận "De Verbo Incarnato" (Về Ngôi Lời Nhận Thể). Nơi Chúa Giêsu thành Nadarét, Thiên Chúa không còn cạnh tranh với con người nữa: trái lại, thể nhân bản đã hoàn toàn được cuốn hút và nâng giá trong lịch sử Con Người, trong đó, nó trở thành cỗ xe hữu hiệu, “bí tích” nhiệm mầu, đưa Chúa Con trường cửu đi vào trần gian. Từ đó, ta dễ hiểu: sẽ thực sự thiếu tinh thần Kitô Giáo xiết bao khi bất cứ hình thức thần học và đạo đức nào dám làm ngơ biến cố lịch sử cụ thể của Đấng Cứu Thế, làm ngơ tính hiện thực và các gương mù vốn làm đặc điểm cho biến cố này. Trong ngữ cảnh ấy, học thuyết truyền thống về tính nguyên nhân trong nhân tính Chúa Kitô có một tầm ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Thánh Tôma đã dành cho cuộc hiện sinh cụ thể của Chúa Giêsu Nadarét một chú tâm thần học hết sức phong phú: “Mọi sự do thân xác Chúa Kitô thực hiện đều dành cho ơn cứu rỗi của ta nhờ thần tính kết hợp với thân xác ấy” (Compendium Theologiae 239). Các hành động của Chúa Giêsu có thể được ví như các dụ ngôn sống động cho thấy các hành động của Thiên Chúa.
Việc càng ngày càng chú ý tới nhân tính của Đấng Cứu Chuộc cũng bao hàm một nhậy cảm mới đối với các đòi hỏi bước chân theo Người: thuật lại cuộc đời của Chúa Giêsu lịch sử cũng chủ yếu bao hàm việc để ta dấn thân “mô phỏng” theo Người, lấy Nước Trời làm chọn lựa căn bản, tự ý chọn chỗ thấp hèn, chọn yêu Chúa Cha đến quên chính bản thân mình. Bước chân theo Chúa Kitô không phải là vấn đề lặp lại một mẫu mực. Vì nếu đúng như thế, thì điều đó hẳn vượt quá khả năng ta. Tuy nhiên, điều ấy có thể thực hiện được, và chỉ thực hiện được nhờ Chúa Thánh Thần. Đối với Lời, Thần Khí giống như sự im lặng được thừa nhận nhờ sự hùng biện của chứng tá, một chứng tá thường hay im lặng (Ga 15:26). Thánh Inhaxiô từng viết rằng: “Bất cứ ai thực sự nắm được lời lẽ của Chúa Giêsu cũng thấy được sự im lặng của Người, để Người được nhìn nhận” (Ad Eph. 15, 1-2). Hành động của Chúa Thánh Thần trong lịch sử, vốn được biện phân của đức tin nhìn nhận và tiếp nhận, trước nhất được biểu lộ nơi đức ái, tức sức mạnh yêu thương phát xuất từ Thiên Chúa mà nhờ đó, cộng đồng Kitô hữu chấp nhận các dấu chỉ của thời đại, thực hành tình liên đới cụ thể với người lân cận cụ thể, phục vụ họ để thăng tiến họ và giải thoát họ khỏi mọi điều xúc phạm tới phẩm giá làm con Thiên Chúa của họ. Trên nẻo đường này, con mắt đức tin mở ra để thấy sự hiện diện đầy huyền nhiệm của Chúa giữa muôn vàn trạng huống nhân bản khác nhau. Chúa Kitô nấp mình nơi người nghèo, người đói, người khát, người sa cơ, người đau khổ, trẻ em bị lạm dụng, phụ nữ bị trù dập, những người thấp bé (xem Mt 25:31 tt). Ai đáp ứng trước cái đói và cái khát của những người này bằng một tình yêu vô vị lợi và có tính giải thoát thực đã trở thành một Tin Mừng sống động mà Lời được Thần Khí ghi chép, không trên những phiến đá mà trên các trái tim ta (xem 2Cor 3:3).
Như thế, sự hiện diện của Chúa Giêsu với nỗi đau nỗi cực của thời nay đã trở thành hữu hình nhờ những người biết nhân danh Người mà yêu thương: “Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy, là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13:35). Tình yêu Thiên Chúa được tỏ hiện qua tình yêu người lân cận: “ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy” (1Ga 4:20). Trong một tình yêu như thế, Chúa Giêsu hiện diện trong Thần Khí của Người để nói các lời ban sự sống đời đời của Người. Trong Thần Khí, người lân cận của ta là bí tích của cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu: nơi Người tới chính là điểm hẹn cứu rỗi của ta (xem Mt 25:31 tt). Một Kitô học không được đo bằng đức ái và công lý sẽ bị bóp méo và có nguy cơ rơi vào đủ loại ý thức hệ. “Các Kitô học hành động” (Christologies of praxis, tức Kitô Học Giải Phóng, Kitô học chính trị) rõ ràng cho thấy cả các nguy cơ lẫn các tiềm năng tích cực, nên đã có người tiếp nhận chúng và khai triển chúng, giải thích chúng và sống chúng như thể đó là hành động của Chúa Thánh Thần trong hiệp thông Giáo Hội. Xem ra ta cần tới một Kitô học có tính “đấu tranh” hơn, nhất là trên bình diện đức ái và công lý đối với mọi người mà vẫn tôn trọng sáng tạo của Thiên Chúa, để ta định vị các suy tư của ta cách chính xác hơn về việc bước chân theo Chúa Giêsu Nadarét với ơn phù trợ của Thần Khí.
c). Một Kitô học Phục Sinh. Tính độc đáo của Chúa Giêsu Kitô và Việc Cứu Rỗi Thế Gian
Khuynh hướng thứ ba cần ghi nhận trong Kitô học từng được khai triển từ thời Công Đồng Vatican II là khuynh hướng liên quan tới việc đối thoại và trao đổi qua lại với các tôn giáo khác: có thể gọi nó là Kitô học Phục Sinh, một Kitô học làm chứng cho tính độc đáo duy nhất của Chúa Giêsu Kitô đối với mọi đường lối có thể dẫn người ta tới mầu nhiệm thần linh và tới ơn cứu rỗi đời đời cho con người. Đức tin Tân Ước không do dự coi “biến cố Chúa Kitô” là cứ điểm (locus) để ta gặp gỡ sự viên mãn của việc Thiên Chúa tự thông đạt mình ra: Chúa Giêsu không những nói các lời lẽ của Thiên Chúa, mà Người còn chính là Lời của Thiên Chúa, Lời trường cửu đã trở nên xác phàm, tự thông đạt mình và giúp ta bước vào cảm nghiệm đầy sinh khí của sự sống thần linh trong hồng ân Chúa Thánh Thần. Với xác tín này, Kitô Giáo ý thức được rằng mình là người đem sứ điệp phổ quát tới cho mọi người. Cũng dưới ánh sáng này, các môn đệ của Chúa Kitô đặt ra các điều kiện để biện phân khả năng có thể có việc Thiên Chúa tự tỏ mình ra trong các tôn giáo khác và để đối thoại với các tôn giáo này.
Redemptoris Missio (1990) viết rằng: “Thiên Chúa, Đấng muốn truyền đạt tính viên mãn trong mạc khải và tình yêu của mình cho mọi dân tộc, đã mời gọi họ tới với Người trong Chúa Kitô. Người quả hiện diện bằng nhiều cách không những với các cá nhân, mà còn cả với trọn các dân tộc qua các gia sản tâm linh của họ, mà các tôn giáo là những biểu thức đặc biệt và cốt yếu, dù chúng vẫn có những thiếu sót, những bất cập và cả sai lầm nữa” (số 55). Bởi thế, các tôn giáo khác không phải chỉ nói lên tính tự siêu việt của con người hướng tới Mầu Nhiệm thánh, mà còn là các cứ điểm khả hữu để Thiên Chúa tự truyền đạt mình: thông điệp này còn nói mạnh hơn nữa khi cho rằng những người “vốn không có khả thể biết hay tiếp nhận mạc khải của Tin Mừng và gia nhập Giáo Hội” vì “họ sống trong các điều kiện xã hội và văn hóa vốn cản trở việc ấy, hay vì từ lâu họ vốn đã được giáo dục trong các truyền thống tôn giáo khác” cũng vẫn có thể được Chúa Kitô cứu rỗi “nhờ ơn thánh, qua mối liên hệ mầu nhiệm với Giáo Hội, tuy không dẫn họ tới việc làm thành viên chính thức của Giáo Hội, nhưng vẫn soi dẫn cuộc sống bên trong và bên ngoài của họ. Ơn thánh này xuất phát từ Chúa Kitô. Nó là hoa trái sự hy sinh của Người và được Chúa Thánh Thần thông ban: nó giúp họ khả thể vươn tới ơn cứu rỗi nhờ việc tự ý hợp tác của từng người” (số 10). Thông điệp còn cho hay: “sự hiện diện và hoạt động của Chúa Thánh Thần không chỉ tác động trên các cá nhân, mà còn trên cả xã hội, lịch sử, trên các dân tộc, các nền văn hóa, các tôn giáo, … Chúa Thánh Thần là Đấng gieo vãi “các hạt giống Lời Chúa” mà người ta có thể tìm thấy nơi các tôn giáo và văn hóa đa dạng. Người cũng là Đấng chuẩn bị để đem chúng tới chỗ trổ bông đầy đủ nơi Chúa Kitô (số 28).
Dưới ánh sáng đó, ta có quyền chủ trương rằng các tôn giáo không phải là Kitô Giáo đều chứa đựng một số yếu tố đích thực của việc Thiên Chúa tự truyền đạt mình ra. Biện phân được các yếu tố đó là việc các môn đệ Chúa Kitô có thể làm được, nhờ họ biết qui chiếu chúng vào mạc khải từng đã được thực hiện nơi Người: như thế, ta bắt đầu hiểu được lý do tại sao ta không được có những đánh giá hoàn toàn tiêu cực đối với các tôn giáo không phải là Kitô Giáo cũng như các bản văn thánh của họ, một đánh giá đôi khi phát sinh từ chủ trương quá khích tuyệt đối đồng hóa Giáo Hội với Nước Trời (như Karl Barth chẳng hạn).
Nhưng mặt khác, ta cũng không nên chấp nhận chủ nghĩa đa nguyên bừa bãi nơi một số nền thần học về tôn giáo: các nền thần học này đã hoàn toàn bác bỏ đặc tính tuyệt đối của Kitô Giáo, và làm ngơ các thiếu sót cũng như chống đối của các tôn giáo khác, đến nỗi, họ bỏ cả ý niệm thượng đẳng và bản chất dứt khoát của Chúa Kitô, và tiến tới chỗ thừa nhận các đường lối khác cũng có giá trị độc lập trong việc đưa người ta tới sự sống thần linh. Đó là chủ trương của các thần học gia như John Hick và Paul F. Knitter. Giữa các chủ trương trái ngược nhau ấy, ta cần một biện phân để một đàng không xao lãng việc tuyên xưng ơn thánh và cái trái khoáy độc đáo của Tin Mừng, một đàng biết thừa nhận hành động của Chúa Thánh Thần luôn hướng về Lời, bất cứ ở đâu: “Bao lâu Chúa Thánh Thần hành động trong tâm hồn con người và trong lịch sử các dân tộc, các nền văn hóa và các tôn giáo, Người đều đảm nhận vai trò chuẩn bị tin mừng, một chuẩn bị chỉ có thể qui chiếu về Chúa Kitô, Ngôi Lời thành xác phàm nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần” (Redemptoris Missio, số 29).
Thừa nhận sự kiện trên không hề giảm thiểu trách nhiệm truyền giáo của các môn đệ Chúa Kitô, đúng hơn, nó càng thúc đẩy trách nhiệm này hơn nữa, vì nếu không có tính độc đáo của Chúa Giêsu và Tin Mừng của Người làm tiêu chuẩn, Kitô hữu không thể biện phân và lượng định được giá trị chứa đựng trong các tôn giáo khác cũng như trong các bản văn thánh của họ, thậm chí cả các kinh nghiệm tôn giáo của họ nữa. “Dù Giáo Hội sẵn sàng thừa nhận có những điều chân thật và thánh thiện trong các truyền thống Phật Giáo, Ấn Độ Giáo và Hồi Giáo, vì chúng quả là chân lý soi sáng cho mọi người, nhưng điều này không hề làm giảm nhiệm vụ và quyết tâm của Giáo Hội trong việc công bố Chúa Giêsu Kitô là đường, là sự thật và là sự sống” (Redemptoris Missio, số 55). Bởi thế, việc đối thoại với các tôn giáo khác “phải được diễn tiến và thể hiện trong niềm xác tín rằng Giáo Hội là phương tiện thông thường của ơn cứu độ và chỉ có Giáo Hội mới có được sự viên mãn trong các phương tiệ cứu rỗi” (đã dẫn).
Nói tóm lại, một Kitô học có tính thần học hơn, một Kitô học có tính lịch sử hơn và một Kitô học có khả năng hơn trong việc tổng hợp hai chiều kích này trong khi vẫn tuyên xưng tính độc đáo của Chúa Giêsu Kitô, một tính độc đáo, một mặt đòi ta phải khẩn trương công bố Tin Mừng, một mặt lại đòi ta phải đối thoại với người khác, bất kể họ là ai và họ từ đâu phát xuất. Xem ra đó là ba điều đã xuất hiện trong Kitô học thời hậu Công Đồng: nền Kitô học này phản ảnh đòi hỏi trường cửu phải tin vào Chúa Giêsu Kitô, một đức tin biết nhìn nhận sự kết hợp nhân thần nơi Người, mà không lẫn lộn hay pha phôi, không phân chia hay tách biệt (Công Đồng Canxeđoan 451). Đây là một suy tư trong đức tin nhằm kết hợp lòng trung thành với trời và lòng trung thành với đất, lòng trung thành với thế giới hiện tại và lòng trung thành với thế giới mai hậu, như từng đã diễn ra nơi Người, Đấng đích thân là Giao Ước. Hợp nhất với toàn thể Giáo Hội, thần học gia kêu cầu Người để “lời” (logos) của đức tin phê phán được hợp nhất với “tiếng ca” (hymnos) của đức tin thờ lạy, là đức tin vừa nghe, vừa cử hành, vừa công bố và sống Mầu Nhiệm đã được mạc khải trong Người, là Lời đến giữa chúng ta, và trong tay Người, ta phó thác trọn đời ta để bước chân theo Người.
Viết theo Đức TGM Bruno Forte, Christology To-day, Developments Since Vatican II and Emerging Trends, Hội Luận Liên Mạng về Kitô học, tháng 9 năm 2001, do Bộ Giáo Sĩ tổ chức.
Vũ Văn An1/16/2013
________________________________________
Hai thập niên 1970 và 1980 là các thập niên phong phú của Kitô học. Năm 1974, ra đời cuốn Jesus The Christ của Đức HY Walter Kaspers. Cùng thời gian này, nhiều công trình Kitô học của Giáo Sư Jean Galot thuộc Đại Học Gregorian cũng đã được công bố. Năm 1981, Giáo Sư Bruno Forte cho ra đời tác phẩm Gesù di Nazaret, storia di Dio, Dio della storia được dịch ra nhiều ngôn ngữ (4 năm sau, ngài cho xuất bản cuốn Trinità come storia. Saggio sul Dio cristiano). Năm 1982, Đức HY Kaspers cho xuất bản cuốn The God of Jesus Christ, nhấn mạnh tới chiều kích Ba Ngôi của Kitô học. Năm 1988, Marcello Bordoni cho công bố cuốn Gesù di Nazaret. Presenza, memoria, attesa (và gần 10 năm sau, ông cho ra đời cuốn La cristologia nell'orizonte dello Spirito để duyệt lại cuốn trước).
Song song với các cố gắng cá nhân ấy, Ủy Ban Thần Học Quốc Tế cũng cho công bố nhiều tài liệu quan trọng về Kitô Học suốt trong thời gian này. Ngoài tài liệu Some Questions Concerning Christology (1979), vốn được coi như đánh dấu việc kết thúc “thập niên Kitô học” của nền thần học Công Giáo hậu công đồng, ta còn thấy Christology, Anthropology (1981) và La coscienza che Gesù aveva di se stesso e della sua missione (1986). Thập niên 1990 cũng thấy xuất hiện hai tài liệu quan trọng đề cập tới mối liên hệ giữa Kitô học và việc cứu độ phổ quát: một tài liệu mang tên On Certain Questions Concerning The Theology Of Redemption (1995), tài liệu kia mang tên Christianity and Religions (1996), nhắc lại tính độc nhất của Chúa Giêsu Kitô. Tài liệu vừa kể có tính quyết định đối với việc khai triển đúng đắn cuộc đối thoại với các tôn giáo khác. Trong cùng ngữ cảnh này, tuyên bố Dominus Jesus, do Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin công bố trong Năm Thánh 2000 đã đưa ra lời tuyên xưng đức tin long trọng vào Chúa Giêsu Kitô, Đấng là sự thật giải phóng và cứu rỗi chúng ta.
Về phần huấn quyền, ngay từ đầu triều đại của ngài, Đức Gioan Phaolô II đã cho thấy nhiều đặc điểm nổi bật về Kitô học/tam vị học qua một loạt các thông điệp quan trọng Redemptor Hominis (1979) chuyên nói về Chúa Con, rồi Dives in Misericordia (1980) chuyên nói về Chúa Cha, và Dominum et Vivificantem(1986), nói về Chúa Thánh Thần. Cũng một cấu trúc Kitô học/tam vị học ấy đã tái xuất hiện một cách có ý nghĩa trong tông thư chuẩn bị năm đại thánh Tertio Millennio Adveniente (1994). Có thể nói rằng trọn bộ giáo huấn của triều đại Gioan Phaolô II đã xoay quanh cùng một nguyên tắc thần học căn bản đó: qua suy nghĩ của nó về nhân học như đã được trình bày trong các thông điệp và tông thư trên cũng như trong Laborem exercens (1981) về giá trị lao công nhân bản, trong tông thư về phụ nữ Mulieris dignitatem (1988), trong Veritatis Splendor (1993) và Evangelium Vitae (1995) về các vấn đề luân lý, trong Sollicitudo rei socialis (1988) và Centesimus annus(1991) về các vấn đề xã hội. Cùng một nguyên tắc nền tảng đó đã làm căn bản cho giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II về giáo hội học, vốn được trình bày dưới cái nhìn về tính duy nhất của Chúa Cứu Thế và sự hiệp thông Ba Ngôi trong Redemptoris Missio (1991) và Slavorum Apostoli (1985) về Kitô Giáo Đông Phương, và Ut unum sint (1995) về đại kết. Redemptoris Mater (1987) là suy niệm đặc biệt có ý nghĩa về Mẹ Chúa Cứu Thế, trong đó, nhiều khía cạnh khác nhau của mầu nhiệm Chúa Kitô đã được tôn kính qua các ảnh tượng về ngài. Vì nơi Đức Mẹ, mọi sự đều qui chiếu về công trình của Chúa Ba Ngôi và vinh quang của Người, và về việc phục vụ sứ mệnh của Chúa Con, Đấng đã mặc lấy xác phàm trong lòng trinh khiết của ngài.
Trong sự đóng góp bao la của suy tư thần học và của huấn quyền cho Kitô học từ Công Đồng Vatican II tới nay, ta có thể biện phân nhiều trào lưu quan trọng cho thấy những sách giáo khoa tiền công đồng về Verbo Incarnato (Ngôi Lời Nhập Thể) đã bị vượt qua như thế nào bởi việc khám phá ra Thánh Kinh làm nền cho cái hiểu của ta về đức tin, về tính liên quan cứu thế học của sứ điệp Chúa Kitô và về tính trung tâm của Người giúp ta hiểu chính xác mọi khía cạnh khác của thần học và của thực hành Kitô Giáo. Các khai triển Kitô học trong các thập niên vừa qua có thể được gom vào 3 tựa đề sau đây: a) chúng có tính Ba Ngôi nhiều hơn; b) chúng có tính lịch sử rõ ràng hơn; c) chúng có tính vượt qua hơn về mục tiêu khi tuyên xưng tính độc đáo duy nhất của Đấng chịu đóng đinh và đã sống lại đối với sự cứu rỗi thế giới.
a). Một Kitô học tam vị: việc mạc khải Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu Kitô
Căn cứ vào các biến cố trần gian của Chúa Giêsu Nadarét, ta có thể thấy được lịch sử Thiên Chúa đi với con người diễn ra như thế nào, nhất là trong sự kiện phục sinh, lúc Người tỏ mình ra như là Thiên Chúa của lịch sử, là Đấng Cứu Chuộc con người trong mọi khía cạnh của họ. Trọn cuộc sống dương gian của Chúa Giêsu, hiểu như lịch sử Chúa Con cư ngụ giữa chúng ta, đều có sự can dự của toàn thể Ba Ngôi, đều bao hàm mối liên hệ với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Phục sinh chứng tỏ rằng hai chủ thể trong “lịch sử” thần linh không từng nhập thể, tức Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, không phải là những khách bàng quan đối với cuộc đời và hoạt động của Ngôi Lời nhập thể: các vị cùng sống các biến cố đó với Người, mỗi vị tùy theo mối liên hệ chuyên biệt từng khiến các vị thành các ngôi biệt lập. Do đó, từ biến cố Vượt Qua trở đi, ta có thể nói rằng lịch sử của Chúa Giêsu đã mạc khải cho ta lịch sử Ba Ngôi của Thiên Chúa, cho người phàm chúng ta thoáng nhìn ra sự hiện hữu và việc tự hiến cho nhau của Ba Vị trong nhiều mối tương quan giữa các vị với nhau và giữa các vị với thế giới.
Trong Chúa Giêsu, ta vừa thấy khuôn mặt Ba Ngôi của Thiên Chúa và mối tương quan của Người với thế giới, vừa cùng một lúc thấy sự biểu lộ cũng như trao ban Thần Khí hợp nhất Ba Ngôi và sự giao hòa Thiên Chúa với con người. Như thế, ta bắt đầu hiểu lý do tại sao bất cứ nền thần học nào bỏ qua mối liên kết giữa Kitô học và mầu nhiệm Tam Vị Nhất Thể, một điều thường hay gặp trong các sách giáo khoa tiền công đồng do bản chất phân mảnh trong cái nhìn bao quát của chúng, đều một đàng tạo ra thứ Kitô trườu tượng, khô cằn và chỉ có trong ý niệm, và đàng khác, tạo ra thứ học thuyết đầy suy lý về Ba Ngôi, ít qui chiếu vào mạc khải cụ thể của Thiên Chúa tam vị nhất thể trong nhiệm cục cứu độ. Việc khám phá ra chiều kích Ba Ngôi trong câu truyện về Chúa Giêsu này đã mở ra một phương cách hiểu đức tin có thể dẫn ta tới việc khám ra những tầng sâu thẳm nhất của Thiên Chúa và giúp ta có được một ý niệm chân thực về Người rất khác với cái hiểu chỉ có tính tri thức, là cái hiểu hoàn toàn vô ích đối với ta khi phải chạm trán với cái phi lý của Thập Giá và Phục Sinh.
Việc khám phá ra chiều kích Ba Ngôi của Ngôi Lời nhập thể cho ta thấy Ngôi Lời liên hệ ra sao với Cõi Im Lặng lúc khởi nguyên, với hố thẳm từ đó Người xuất hiện từ muôn thuở và nơi đó Người mãi mãi hiện hữu đến muôn đời: Thiên Chúa trở thành hữu hình đối với Thiên Chúa vô hình, Chúa Con hiện hữu với Chúa Cha. Như Thánh Inhaxiô thành Antiôkia từng nói: “Người tự tỏ mình ra qua Con của Người là Chúa Giêsu Kitô, Đấng là Lời phát xuất từ Cõi Im Lặng” (ad Mag. 8,2). Lời mạc khải, tức Chúa Kitô, phải “được vượt qua” (transcended) không theo nghĩa bị loại bỏ hay đặt trong ngoặc, vì nếu như thế, làm sao ta đạt tới những tầng sâu nhất của Thiên Chúa, nhưng theo nghĩa: là chân lý và sự sống vì là đường (xem Ga 14,6), là cửa ngõ đưa ta vào Mầu Nhiệm đời đời, là ánh sáng bước vào bóng tối để nhờ ánh sáng ấy ta thấy được ánh sáng (xem Ga 1:9; Tv 36:10). Nhờ biện chứng pháp Ba Ngôi của Lời và Im Lặng, của duy nhất và dấu ẩn, trong biến cố mạc khải, mà sự siêu việt thần linh không bị ký thác cho nội tại tính của thế giới và hình thức lịch sử của việc Thiên Chúa tự tỏ mình ra vẫn qui chiếu ta tới những phong phú khôn cùng của mầu nhiệm thánh.
Nguyên nghĩa La Tinh của “revelatio” (mạc khải, mà trong Hy Ngữ gọi là apokalupsis) cho ta thấy một cấu trúc biện chứng: tiền từ “re” vừa chỉ cùng một việc nào đó, vừa chỉ điều ngược lại. Động từ “Revelare” (mạc khải), do đó, là hành vi đi từ trạng thái bị che phủ qua trạng thái được mở màn, hay hành vi mở màn một điều trước đó bị che phủ, nhưng không bao giờ hoàn toàn loại trừ được sự che phủ này, thậm chí cũng không loại được khả thể trở nên bị che phủ nặng hơn. Ý nghĩa biện chứng này không có trong hạn từ Đức Ngữ "Offenbarung" và "offenbaren", là hạn từ chỉ tập chú vào hành vi mở màn, hoàn toàn trong sáng. Khi cho rằng mạc khải là việc Thiên Chúa tự thông đạt chính bản chất mình một cách rõ ràng và hoàn toàn cho ta, Hegel đã phản ảnh nghĩa này của "Offenbarung". Chỉ nền Kitô học nào biết đặt căn bản trên "re-velatio Dei", hiểu theo nghĩa biện chứng, mới chuyên chở được bản chất Ba Ngôi của mạc khải: do đó, ta phải dứt khoát hơn trong việc hướng về một Kitô học có tính “thần học” nhiều hơn, và do đó, cũng có tính Ba Ngôi nhiều hơn ngõ hầu học cách nghe thấy trong Lời chính Sự Im Lặng mà từ đó Lời đã phát sinh và vén mở, và nhờ thế nghe được mạc khải của Chúa Cha và Chúa Thánh Thần trong Lời.
Thánh Gioan Thánh Giá từng viết rằng “Chúa Cha phán ra một lời, đó chính là Con của Người và tiếp tục nhắc lại lời ấy trong cõi im lặng đời đời; bởi thế, ta phải lắng nghe lời này trong im lặng” (Sentences, số 21). Tiếp nhận lời bằng cách nghe nó trong cõi im lặng của Thiên Chúa chính là lưu lại trong đền thánh tôn thờ Người, để ta được Thiên Chúa im lặng thương yêu và cuốn hút qua việc suy niệm hết sức nhất thiết về Lời: “Không ai đến được với Chúa Cha nếu không qua Thầy” (Ga 14:6). Ở đây, ta hiểu rằng: việc cảm nghiệm được Thiên Chúa hằng sống của mạc khải Thánh Kinh, và do đó một đời sống thiêng liêng biết lắng nghe trong cầu nguyện, là nguồn gốc sâu xa biết chừng nào đối với một Kitô học biết hướng về đức tin.
Bởi thế, tách Kitô học ra khỏi đời sống thiêng liêng là tước khỏi nó sự cần thiết phải nghe lời mạc khải trong cõi Im Lặng nền tảng kia, cõi Im Lặng mà lời đã từ đó phát sinh và giúp ta vươn tới. Việc tái khám phá sự hợp nhất giữa tư duy Kitô học và đức tin sống động của tín hữu này, một sự hợp nhất vượt thắng sự khô cằn đã được đưa vào thần học từ thời duy lý cho tới những năm gần đây, ngầm cho hiểu một cuộc trở về với ngữ cảnh giải thích có tính nguyên khởi và cơ cấu (constitutive) của việc suy tư đức tin.
Ở đây, ta cũng thấy sự cần thiết phải định vị suy tư Kitô học bên trong việc thông truyền Lời một cách sống động của Giáo Hội, một sự thông truyền mà từ chứng tá này qua chứng tá nọ, từ vâng lời này qua vâng lời nọ, đã bảo đảm việc thông truyền nước hằng sống cho ta. Bất cứ khi nào Kitô học tự tách mình ra khỏi truyền thống đức tin sống động của Giáo Hội, nhất là khỏi các điều đã được công bố thành tín điều, thì nhất thiết nó sẽ rơi vào thoái hóa, hoài nghi và mâu thuẫn, là những điều không thể chấp nhận được. Việc này không phải là việc của thần học, là khoa bị giới hạn bởi các định nghĩa tín lý, một khoa phục vụ sức sinh động của đức tin người tín hữu, một khoa có nhiệm vụ giải thích niềm hy vọng của họ, một khoa đặt căn bản trên sự thật của đức tin. Tuy nhiên, thay vì chỉ máy móc lặp lại những điều đã trở thành quá khứ từ lâu, Thánh Truyền thực là sự sống thông truyền sự sống. Mạc khải Thiên Chúa nơi Chúa Kitô nâng đỡ dân lữ hành của đức tin, một dân được mời gọi lưu truyền ký ức vĩnh cửu cho mọi thế hệ. Ký ức này được gắn liền với bản văn Thánh Kinh và với ngữ cảnh công bố và thực hành của tín hữu, trong đó Chúa Thánh Thần hành động để đem Giáo Hội tới sự viên mãn của chân lý thần linh. Một Kitô học hướng về đức tin không những có căn bản Thánh Kinh và được nuôi dưỡng bằng đời sống thiêng liêng, mà nó còn có tinh thần Giáo Hội và thận trọng xa lánh các khai thác chủ quan nhờ biết qui chiếu vào tính khách quan của đức tin đã được Giáo Hội tiếp nhận và lưu truyền.
b). Một Kitô học lịch sử: liên tục tính giữa Chúa Giêsu lịch sử và Chúa Kitô Đức Tin
Khuynh hướng thứ hai xuất hiện trong Kitô học từ thời Công Đồng Vatican II cho tới nay là nền Kitô học lịch sử. Thực vậy, trong suy tư Kitô học, việc trở về nguồn do Công Đồng mời gọi đã khiến người ta quan tâm nhiều hơn tới lịch sử cụ thể của Chúa Giêsu Kitô, như đã được các Tin Mừng thuật lại. Họ cũng chú tâm nhiều hơn điều được gọi là “mầu nhiệm” của đời Người, một mầu nhiệm mà phương pháp phê bình lịch sử có thể đem ta tới. Trong nhân tính chân thực và trọn vẹn của Người, Chúa Giêsu Kitô chính là sự mạc khải về Thiên Chúa, do đó, tầm quan trọng của việc vươn tới mầu nhiệm sâu sắc này nằm ngay trong các dấu tích của Chúa Giêsu lịch sử. Đây không phải là một cố gắng nhằm vẽ lại một bức tranh tỉ mỉ với thật nhiều chi tiết về Chúa Giêsu, phản ảnh được mọi quan tâm và mẫn cảm ít nhiều sâu sắc của thời hiện đại. Đây cũng không phải là một cố gắng nhằm phân tích nhân cách của Người về phương diện tâm lý, một cuộc phân tích nhất thiết có tính võ đoán hoàn toàn vì ta chỉ có được rất ít các chi tiết lịch sử cụ thể. Đúng hơn, đây là một cố gắng nhằm thăm dò chiều kích nhân bản chứa trong "mysteria vitae Jesu" (mầu nhiệm cuộc đời Chúa Giêsu), và qua đó, ta gặp được sự mạc khải về chính Thiên Chúa hằng sống, nhờ đọc được “sơ truyền” (kerygma) trong lịch sử và lịch sử trong “sơ truyền”, từ đó nắm được trọn vẹn sự liên tục phong phú giữa Chúa Giêsu lịch sử và Chúa Kitô Phục Sinh mà Tân Ước vốn làm chứng cho. Cố gắng này hệ ở việc tái dựng lại lịch sử trong đó Chúa Giêsu tự ý thức về mình và quyền tự do của Người, trong tư cách một con người biết cảm nhận tính hữu hạn mà chính Người từng sống thực qua đau khổ và cái chết, trong niềm tin vững chắc, dựa vào ánh sáng Phục Sinh, rằng mọi sự xuất phát từ nhân tính chân thực và trọn vẹn của Đấng Cứu Thế cũng xuất phát từ chính sự mạc khải về thần tính của Người.
Khuôn mặt nhân bản của Thiên Chúa được trình bày với ta nơi Chúa Giêsu Nadarét. Các cử chỉ của Người, mọi khía cạnh trong thân phận nhân bản của Người, mọi khoảnh khắc được Người sống trên trần gian đều là một tỏ hiện của Thiên Chúa giữa con người và do đó đều quan trọng đối với đức tin và suy tư Kitô Giáo. Ta có thể tìm thấy khía cạnh sâu sắc nhất của nghịch lý Kitô Giáo nơi tình yêu nồng nàn của Đấng Cứu Thế đối với nhân loại, được tỏ hiện nơi rất nhiều vị thánh. Việc tập chú vào "Dominus humanissimus" (Chúa nhân bản nhất) này, một tập chú hầu như chỉ duy có lòng đạo Kitô Giáo mới duy trì được, dường như đã trở thành kỳ dị đối với nền thần học của nhiều thế kỷ qua. Khởi đầu với Suarez, vấn đề “các mầu nhiệm trong cuộc đời Chúa Giêsu” đã biến mất khỏi các khảo luận "De Verbo Incarnato" (Về Ngôi Lời Nhận Thể). Nơi Chúa Giêsu thành Nadarét, Thiên Chúa không còn cạnh tranh với con người nữa: trái lại, thể nhân bản đã hoàn toàn được cuốn hút và nâng giá trong lịch sử Con Người, trong đó, nó trở thành cỗ xe hữu hiệu, “bí tích” nhiệm mầu, đưa Chúa Con trường cửu đi vào trần gian. Từ đó, ta dễ hiểu: sẽ thực sự thiếu tinh thần Kitô Giáo xiết bao khi bất cứ hình thức thần học và đạo đức nào dám làm ngơ biến cố lịch sử cụ thể của Đấng Cứu Thế, làm ngơ tính hiện thực và các gương mù vốn làm đặc điểm cho biến cố này. Trong ngữ cảnh ấy, học thuyết truyền thống về tính nguyên nhân trong nhân tính Chúa Kitô có một tầm ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Thánh Tôma đã dành cho cuộc hiện sinh cụ thể của Chúa Giêsu Nadarét một chú tâm thần học hết sức phong phú: “Mọi sự do thân xác Chúa Kitô thực hiện đều dành cho ơn cứu rỗi của ta nhờ thần tính kết hợp với thân xác ấy” (Compendium Theologiae 239). Các hành động của Chúa Giêsu có thể được ví như các dụ ngôn sống động cho thấy các hành động của Thiên Chúa.
Việc càng ngày càng chú ý tới nhân tính của Đấng Cứu Chuộc cũng bao hàm một nhậy cảm mới đối với các đòi hỏi bước chân theo Người: thuật lại cuộc đời của Chúa Giêsu lịch sử cũng chủ yếu bao hàm việc để ta dấn thân “mô phỏng” theo Người, lấy Nước Trời làm chọn lựa căn bản, tự ý chọn chỗ thấp hèn, chọn yêu Chúa Cha đến quên chính bản thân mình. Bước chân theo Chúa Kitô không phải là vấn đề lặp lại một mẫu mực. Vì nếu đúng như thế, thì điều đó hẳn vượt quá khả năng ta. Tuy nhiên, điều ấy có thể thực hiện được, và chỉ thực hiện được nhờ Chúa Thánh Thần. Đối với Lời, Thần Khí giống như sự im lặng được thừa nhận nhờ sự hùng biện của chứng tá, một chứng tá thường hay im lặng (Ga 15:26). Thánh Inhaxiô từng viết rằng: “Bất cứ ai thực sự nắm được lời lẽ của Chúa Giêsu cũng thấy được sự im lặng của Người, để Người được nhìn nhận” (Ad Eph. 15, 1-2). Hành động của Chúa Thánh Thần trong lịch sử, vốn được biện phân của đức tin nhìn nhận và tiếp nhận, trước nhất được biểu lộ nơi đức ái, tức sức mạnh yêu thương phát xuất từ Thiên Chúa mà nhờ đó, cộng đồng Kitô hữu chấp nhận các dấu chỉ của thời đại, thực hành tình liên đới cụ thể với người lân cận cụ thể, phục vụ họ để thăng tiến họ và giải thoát họ khỏi mọi điều xúc phạm tới phẩm giá làm con Thiên Chúa của họ. Trên nẻo đường này, con mắt đức tin mở ra để thấy sự hiện diện đầy huyền nhiệm của Chúa giữa muôn vàn trạng huống nhân bản khác nhau. Chúa Kitô nấp mình nơi người nghèo, người đói, người khát, người sa cơ, người đau khổ, trẻ em bị lạm dụng, phụ nữ bị trù dập, những người thấp bé (xem Mt 25:31 tt). Ai đáp ứng trước cái đói và cái khát của những người này bằng một tình yêu vô vị lợi và có tính giải thoát thực đã trở thành một Tin Mừng sống động mà Lời được Thần Khí ghi chép, không trên những phiến đá mà trên các trái tim ta (xem 2Cor 3:3).
Như thế, sự hiện diện của Chúa Giêsu với nỗi đau nỗi cực của thời nay đã trở thành hữu hình nhờ những người biết nhân danh Người mà yêu thương: “Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy, là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13:35). Tình yêu Thiên Chúa được tỏ hiện qua tình yêu người lân cận: “ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy” (1Ga 4:20). Trong một tình yêu như thế, Chúa Giêsu hiện diện trong Thần Khí của Người để nói các lời ban sự sống đời đời của Người. Trong Thần Khí, người lân cận của ta là bí tích của cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu: nơi Người tới chính là điểm hẹn cứu rỗi của ta (xem Mt 25:31 tt). Một Kitô học không được đo bằng đức ái và công lý sẽ bị bóp méo và có nguy cơ rơi vào đủ loại ý thức hệ. “Các Kitô học hành động” (Christologies of praxis, tức Kitô Học Giải Phóng, Kitô học chính trị) rõ ràng cho thấy cả các nguy cơ lẫn các tiềm năng tích cực, nên đã có người tiếp nhận chúng và khai triển chúng, giải thích chúng và sống chúng như thể đó là hành động của Chúa Thánh Thần trong hiệp thông Giáo Hội. Xem ra ta cần tới một Kitô học có tính “đấu tranh” hơn, nhất là trên bình diện đức ái và công lý đối với mọi người mà vẫn tôn trọng sáng tạo của Thiên Chúa, để ta định vị các suy tư của ta cách chính xác hơn về việc bước chân theo Chúa Giêsu Nadarét với ơn phù trợ của Thần Khí.
c). Một Kitô học Phục Sinh. Tính độc đáo của Chúa Giêsu Kitô và Việc Cứu Rỗi Thế Gian
Khuynh hướng thứ ba cần ghi nhận trong Kitô học từng được khai triển từ thời Công Đồng Vatican II là khuynh hướng liên quan tới việc đối thoại và trao đổi qua lại với các tôn giáo khác: có thể gọi nó là Kitô học Phục Sinh, một Kitô học làm chứng cho tính độc đáo duy nhất của Chúa Giêsu Kitô đối với mọi đường lối có thể dẫn người ta tới mầu nhiệm thần linh và tới ơn cứu rỗi đời đời cho con người. Đức tin Tân Ước không do dự coi “biến cố Chúa Kitô” là cứ điểm (locus) để ta gặp gỡ sự viên mãn của việc Thiên Chúa tự thông đạt mình ra: Chúa Giêsu không những nói các lời lẽ của Thiên Chúa, mà Người còn chính là Lời của Thiên Chúa, Lời trường cửu đã trở nên xác phàm, tự thông đạt mình và giúp ta bước vào cảm nghiệm đầy sinh khí của sự sống thần linh trong hồng ân Chúa Thánh Thần. Với xác tín này, Kitô Giáo ý thức được rằng mình là người đem sứ điệp phổ quát tới cho mọi người. Cũng dưới ánh sáng này, các môn đệ của Chúa Kitô đặt ra các điều kiện để biện phân khả năng có thể có việc Thiên Chúa tự tỏ mình ra trong các tôn giáo khác và để đối thoại với các tôn giáo này.
Redemptoris Missio (1990) viết rằng: “Thiên Chúa, Đấng muốn truyền đạt tính viên mãn trong mạc khải và tình yêu của mình cho mọi dân tộc, đã mời gọi họ tới với Người trong Chúa Kitô. Người quả hiện diện bằng nhiều cách không những với các cá nhân, mà còn cả với trọn các dân tộc qua các gia sản tâm linh của họ, mà các tôn giáo là những biểu thức đặc biệt và cốt yếu, dù chúng vẫn có những thiếu sót, những bất cập và cả sai lầm nữa” (số 55). Bởi thế, các tôn giáo khác không phải chỉ nói lên tính tự siêu việt của con người hướng tới Mầu Nhiệm thánh, mà còn là các cứ điểm khả hữu để Thiên Chúa tự truyền đạt mình: thông điệp này còn nói mạnh hơn nữa khi cho rằng những người “vốn không có khả thể biết hay tiếp nhận mạc khải của Tin Mừng và gia nhập Giáo Hội” vì “họ sống trong các điều kiện xã hội và văn hóa vốn cản trở việc ấy, hay vì từ lâu họ vốn đã được giáo dục trong các truyền thống tôn giáo khác” cũng vẫn có thể được Chúa Kitô cứu rỗi “nhờ ơn thánh, qua mối liên hệ mầu nhiệm với Giáo Hội, tuy không dẫn họ tới việc làm thành viên chính thức của Giáo Hội, nhưng vẫn soi dẫn cuộc sống bên trong và bên ngoài của họ. Ơn thánh này xuất phát từ Chúa Kitô. Nó là hoa trái sự hy sinh của Người và được Chúa Thánh Thần thông ban: nó giúp họ khả thể vươn tới ơn cứu rỗi nhờ việc tự ý hợp tác của từng người” (số 10). Thông điệp còn cho hay: “sự hiện diện và hoạt động của Chúa Thánh Thần không chỉ tác động trên các cá nhân, mà còn trên cả xã hội, lịch sử, trên các dân tộc, các nền văn hóa, các tôn giáo, … Chúa Thánh Thần là Đấng gieo vãi “các hạt giống Lời Chúa” mà người ta có thể tìm thấy nơi các tôn giáo và văn hóa đa dạng. Người cũng là Đấng chuẩn bị để đem chúng tới chỗ trổ bông đầy đủ nơi Chúa Kitô (số 28).
Dưới ánh sáng đó, ta có quyền chủ trương rằng các tôn giáo không phải là Kitô Giáo đều chứa đựng một số yếu tố đích thực của việc Thiên Chúa tự truyền đạt mình ra. Biện phân được các yếu tố đó là việc các môn đệ Chúa Kitô có thể làm được, nhờ họ biết qui chiếu chúng vào mạc khải từng đã được thực hiện nơi Người: như thế, ta bắt đầu hiểu được lý do tại sao ta không được có những đánh giá hoàn toàn tiêu cực đối với các tôn giáo không phải là Kitô Giáo cũng như các bản văn thánh của họ, một đánh giá đôi khi phát sinh từ chủ trương quá khích tuyệt đối đồng hóa Giáo Hội với Nước Trời (như Karl Barth chẳng hạn).
Nhưng mặt khác, ta cũng không nên chấp nhận chủ nghĩa đa nguyên bừa bãi nơi một số nền thần học về tôn giáo: các nền thần học này đã hoàn toàn bác bỏ đặc tính tuyệt đối của Kitô Giáo, và làm ngơ các thiếu sót cũng như chống đối của các tôn giáo khác, đến nỗi, họ bỏ cả ý niệm thượng đẳng và bản chất dứt khoát của Chúa Kitô, và tiến tới chỗ thừa nhận các đường lối khác cũng có giá trị độc lập trong việc đưa người ta tới sự sống thần linh. Đó là chủ trương của các thần học gia như John Hick và Paul F. Knitter. Giữa các chủ trương trái ngược nhau ấy, ta cần một biện phân để một đàng không xao lãng việc tuyên xưng ơn thánh và cái trái khoáy độc đáo của Tin Mừng, một đàng biết thừa nhận hành động của Chúa Thánh Thần luôn hướng về Lời, bất cứ ở đâu: “Bao lâu Chúa Thánh Thần hành động trong tâm hồn con người và trong lịch sử các dân tộc, các nền văn hóa và các tôn giáo, Người đều đảm nhận vai trò chuẩn bị tin mừng, một chuẩn bị chỉ có thể qui chiếu về Chúa Kitô, Ngôi Lời thành xác phàm nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần” (Redemptoris Missio, số 29).
Thừa nhận sự kiện trên không hề giảm thiểu trách nhiệm truyền giáo của các môn đệ Chúa Kitô, đúng hơn, nó càng thúc đẩy trách nhiệm này hơn nữa, vì nếu không có tính độc đáo của Chúa Giêsu và Tin Mừng của Người làm tiêu chuẩn, Kitô hữu không thể biện phân và lượng định được giá trị chứa đựng trong các tôn giáo khác cũng như trong các bản văn thánh của họ, thậm chí cả các kinh nghiệm tôn giáo của họ nữa. “Dù Giáo Hội sẵn sàng thừa nhận có những điều chân thật và thánh thiện trong các truyền thống Phật Giáo, Ấn Độ Giáo và Hồi Giáo, vì chúng quả là chân lý soi sáng cho mọi người, nhưng điều này không hề làm giảm nhiệm vụ và quyết tâm của Giáo Hội trong việc công bố Chúa Giêsu Kitô là đường, là sự thật và là sự sống” (Redemptoris Missio, số 55). Bởi thế, việc đối thoại với các tôn giáo khác “phải được diễn tiến và thể hiện trong niềm xác tín rằng Giáo Hội là phương tiện thông thường của ơn cứu độ và chỉ có Giáo Hội mới có được sự viên mãn trong các phương tiệ cứu rỗi” (đã dẫn).
Nói tóm lại, một Kitô học có tính thần học hơn, một Kitô học có tính lịch sử hơn và một Kitô học có khả năng hơn trong việc tổng hợp hai chiều kích này trong khi vẫn tuyên xưng tính độc đáo của Chúa Giêsu Kitô, một tính độc đáo, một mặt đòi ta phải khẩn trương công bố Tin Mừng, một mặt lại đòi ta phải đối thoại với người khác, bất kể họ là ai và họ từ đâu phát xuất. Xem ra đó là ba điều đã xuất hiện trong Kitô học thời hậu Công Đồng: nền Kitô học này phản ảnh đòi hỏi trường cửu phải tin vào Chúa Giêsu Kitô, một đức tin biết nhìn nhận sự kết hợp nhân thần nơi Người, mà không lẫn lộn hay pha phôi, không phân chia hay tách biệt (Công Đồng Canxeđoan 451). Đây là một suy tư trong đức tin nhằm kết hợp lòng trung thành với trời và lòng trung thành với đất, lòng trung thành với thế giới hiện tại và lòng trung thành với thế giới mai hậu, như từng đã diễn ra nơi Người, Đấng đích thân là Giao Ước. Hợp nhất với toàn thể Giáo Hội, thần học gia kêu cầu Người để “lời” (logos) của đức tin phê phán được hợp nhất với “tiếng ca” (hymnos) của đức tin thờ lạy, là đức tin vừa nghe, vừa cử hành, vừa công bố và sống Mầu Nhiệm đã được mạc khải trong Người, là Lời đến giữa chúng ta, và trong tay Người, ta phó thác trọn đời ta để bước chân theo Người.
Viết theo Đức TGM Bruno Forte, Christology To-day, Developments Since Vatican II and Emerging Trends, Hội Luận Liên Mạng về Kitô học, tháng 9 năm 2001, do Bộ Giáo Sĩ tổ chức.
Top Stories
Vietnam: Les meilleurs interprètes du Ngam Dung récompensés lors d’un concours à Thanh Hoa
Eglises d'Asie
09:14 29/03/2013
Le 21 mars dernier, l’évêché du diocèse de Thanh Hoa a été le théâtre d’une manifestation particulièrement représentative de la sensibilité religieuse du catholicisme au Vietnam et plus particulièrement au Nord-Vietnam. Les dix diocèses de la province ecclésiastique de Hanoi y organisaient un concours destiné à désigner les meilleurs interprètes du « chant méditatif de la passion du Christ », en vietnamien « Ngam Dung » (littéralement ‘Contempler debout’).
Sur la proposition de l’évêque de Thanh Hoa, l’ensemble des diocèses du Nord se sont mis d’accord pour désigner une fois par an les meilleurs interprètes de cette pratique religieuse traditionnelle remontant au tout début du christianisme au Vietnam. Les responsables catholiques du Nord-Vietnam visent ainsi à sauvegarder et à diffuser largement cette expression remarquable de la piété populaire locale ( voir lien vidéo ).
Chanté le Vendredi saint, le « Ngam Dung » est en réalité une longue méditation psalmodiée sur les 15 stations de la Passion du Christ. Cette forme originale de liturgie s’est transmise de génération en génération depuis la première évangélisation. Elle associe la mémoire émue de la mort et de la résurrection du Christ aux harmonieuses sonorités et aux variations mélodiques de la musique populaire ainsi qu’au cérémonial traditionnel des manifestations collectives.
Comme l’a déclaré l’évêque du lieu, Mgr Joseph Nguyên Chi Linh, dans son discours de réception, les transformations fondamentales subies par la société vietnamienne au cours des dernières années risquaient de faire disparaître une tradition où la piété catholique s’était exprimée dans une forme culturelle aussi parfaite. En organisant ce concours des interprètes du chant méditatif de la passion du Christ, les responsables religieux tentent ainsi d’en assurer la conservation et le développement.
Avant le concours proprement dit, l’évêque de Hai Phong, Mgr Joseph Vu Van Thiên, a résumé pour l’assistance ce que l’on connaît aujourd’hui des origines de ce chant méditatif de la passion. Il en est fait mention peu après l’arrivée du P. Alexandre de Rhodes au Tonkin, en 1627. Dès le début, il a pris des formes différentes selon les régions, une diversité toujours présente aujourd’hui et que l’on a pu retrouver à travers les diverses interprétations entendues pendant le concours.
L’évêque a rappelé aussi que cette forme de la méditation de la passion du Christ a joué un grand rôle dans l’éducation catéchétique des chrétiens du Vietnam. Les réflexions de l’évêque de Hai Phong ont été prolongées ensuite par l’évêque émérite de Phu Cuong, Mgr Pierre Tran Dinh Tu, qui a également proposé des moyens pour conserver et faire vivre cet élément important de l’héritage culturel catholique au Vietnam.
Les dix-neuf candidats représentant les diocèses du Nord, se sont ensuite succédé sur la scène, interprétant chacun une partie du chant de la passion. On a pu remarquer les différences existant entre les traditions des diverses régions, des différences qui tenaient aussi au tempérament et aux qualités vocales des interprètes. En fin de compte, le jury a accordé deux premiers prix, l’un à Jean-Baptiste Tran Van Hai, du diocèse de Vinh, l’autre à Marie Nguyên Thi Toa, du diocèse de Thanh Hoa (1).
(1) Article adapté d’un compte-rendu paru, le 23 mars 2013, sur le site Internet du diocèse de Thanh Hoa.
(Source: Eglises d'Asie, 29 mars 2013)
Sur la proposition de l’évêque de Thanh Hoa, l’ensemble des diocèses du Nord se sont mis d’accord pour désigner une fois par an les meilleurs interprètes de cette pratique religieuse traditionnelle remontant au tout début du christianisme au Vietnam. Les responsables catholiques du Nord-Vietnam visent ainsi à sauvegarder et à diffuser largement cette expression remarquable de la piété populaire locale ( voir lien vidéo ).
Chanté le Vendredi saint, le « Ngam Dung » est en réalité une longue méditation psalmodiée sur les 15 stations de la Passion du Christ. Cette forme originale de liturgie s’est transmise de génération en génération depuis la première évangélisation. Elle associe la mémoire émue de la mort et de la résurrection du Christ aux harmonieuses sonorités et aux variations mélodiques de la musique populaire ainsi qu’au cérémonial traditionnel des manifestations collectives.
Comme l’a déclaré l’évêque du lieu, Mgr Joseph Nguyên Chi Linh, dans son discours de réception, les transformations fondamentales subies par la société vietnamienne au cours des dernières années risquaient de faire disparaître une tradition où la piété catholique s’était exprimée dans une forme culturelle aussi parfaite. En organisant ce concours des interprètes du chant méditatif de la passion du Christ, les responsables religieux tentent ainsi d’en assurer la conservation et le développement.
Avant le concours proprement dit, l’évêque de Hai Phong, Mgr Joseph Vu Van Thiên, a résumé pour l’assistance ce que l’on connaît aujourd’hui des origines de ce chant méditatif de la passion. Il en est fait mention peu après l’arrivée du P. Alexandre de Rhodes au Tonkin, en 1627. Dès le début, il a pris des formes différentes selon les régions, une diversité toujours présente aujourd’hui et que l’on a pu retrouver à travers les diverses interprétations entendues pendant le concours.
L’évêque a rappelé aussi que cette forme de la méditation de la passion du Christ a joué un grand rôle dans l’éducation catéchétique des chrétiens du Vietnam. Les réflexions de l’évêque de Hai Phong ont été prolongées ensuite par l’évêque émérite de Phu Cuong, Mgr Pierre Tran Dinh Tu, qui a également proposé des moyens pour conserver et faire vivre cet élément important de l’héritage culturel catholique au Vietnam.
Les dix-neuf candidats représentant les diocèses du Nord, se sont ensuite succédé sur la scène, interprétant chacun une partie du chant de la passion. On a pu remarquer les différences existant entre les traditions des diverses régions, des différences qui tenaient aussi au tempérament et aux qualités vocales des interprètes. En fin de compte, le jury a accordé deux premiers prix, l’un à Jean-Baptiste Tran Van Hai, du diocèse de Vinh, l’autre à Marie Nguyên Thi Toa, du diocèse de Thanh Hoa (1).
(1) Article adapté d’un compte-rendu paru, le 23 mars 2013, sur le site Internet du diocèse de Thanh Hoa.
(Source: Eglises d'Asie, 29 mars 2013)
Pope: Mass of Our Lord's Supper
Pope Francis
13:38 29/03/2013
The Washing of the Feet, or Mandatum, is an integral part of the Holy Thursday liturgy, the Missa in Coena Domini, or Mass of Our Lord’s Supper, which opens the East erTriduum
The Washing of the Feet is a sign of service. Or as Pope Francis told about 40 young detainees gathered around him for Mass in an inner city detention center, it is “Christ’s caress, because Jesus came just for this, to serve us, to help us”.
On Thursday evening as the sun set over a rain washed Rome, Pope Francis crossed the Tiber River bound for the city’s juvenile prison, Casal del Marmo, which roughly translated into English reads, ‘Marble Home’.
There in a tiny simple chapel among the young offenders, he celebrated Mass of Our Lords Supper and the beginning of the Easter Triduum. Two young men read the first reading and the responsorial psalm, a female volunteer read the second reading while the prison chaplain recited the Gospel, John Chapter 13.
Without any pause for introduction, Pope Francis immediately picked up from the very last words of the passage that recounts the Mandatum or Washing of the Feet.
Below we publish a Vatican Radio transcript and translation of the Holy Father’s unscripted homily, at Mass for Our Lord’s Supper, Casal del Marmo, Holy Thursday 28th March 2013.
“This is moving, Jesus washes the feet of his disciples. Peter understands nothing. He refuses but Jesus explains to him. Jesus, God did this, and He Himself explains it to the disciples.. ‘Do you realize what I have done for you? You call me ‘teacher’ and ‘master,’ and rightly so, for indeed I am. If I, therefore, the master and teacher, have washed your feet, you ought to wash one another’s feet. I have given you a model to follow, so that as I have done for you, you should also do’.
It is the example set by Our Lord, it’s important for Him to wash their feet, because among us the one who is highest up must be at the service of others. This is a symbol, it is a sign – washing your feet means I am at your service. And we are too, among each other, but we don’t have to wash each other’s feet each day. So what does this mean? That we have to help each other…sometimes I would get angry with one someone, but we must let it go and if they ask a favor of do it!
Help one another. This is what Jesus teaches us. This is what I do. And I do it with my heart. I do this with my heart because it is my duty, as a priest and bishop I must be at your service. But it is a duty that comes from my heart and a duty I love. I love doing it because this is what the Lord has taught me. But you too must help us and help each other, always. And thus in helping each other we will do good for each other.
Now we will perform the ceremony of the Washing of the Feet and we must each one of us think, Am I really willing to help others? Just think of that. Think that this sign is Christ’s caress, because Jesus came just for this, to serve us, to help us”.
The Washing of the Feet is a sign of service. Or as Pope Francis told about 40 young detainees gathered around him for Mass in an inner city detention center, it is “Christ’s caress, because Jesus came just for this, to serve us, to help us”.
On Thursday evening as the sun set over a rain washed Rome, Pope Francis crossed the Tiber River bound for the city’s juvenile prison, Casal del Marmo, which roughly translated into English reads, ‘Marble Home’.
There in a tiny simple chapel among the young offenders, he celebrated Mass of Our Lords Supper and the beginning of the Easter Triduum. Two young men read the first reading and the responsorial psalm, a female volunteer read the second reading while the prison chaplain recited the Gospel, John Chapter 13.
Without any pause for introduction, Pope Francis immediately picked up from the very last words of the passage that recounts the Mandatum or Washing of the Feet.
Below we publish a Vatican Radio transcript and translation of the Holy Father’s unscripted homily, at Mass for Our Lord’s Supper, Casal del Marmo, Holy Thursday 28th March 2013.
“This is moving, Jesus washes the feet of his disciples. Peter understands nothing. He refuses but Jesus explains to him. Jesus, God did this, and He Himself explains it to the disciples.. ‘Do you realize what I have done for you? You call me ‘teacher’ and ‘master,’ and rightly so, for indeed I am. If I, therefore, the master and teacher, have washed your feet, you ought to wash one another’s feet. I have given you a model to follow, so that as I have done for you, you should also do’.
It is the example set by Our Lord, it’s important for Him to wash their feet, because among us the one who is highest up must be at the service of others. This is a symbol, it is a sign – washing your feet means I am at your service. And we are too, among each other, but we don’t have to wash each other’s feet each day. So what does this mean? That we have to help each other…sometimes I would get angry with one someone, but we must let it go and if they ask a favor of do it!
Help one another. This is what Jesus teaches us. This is what I do. And I do it with my heart. I do this with my heart because it is my duty, as a priest and bishop I must be at your service. But it is a duty that comes from my heart and a duty I love. I love doing it because this is what the Lord has taught me. But you too must help us and help each other, always. And thus in helping each other we will do good for each other.
Now we will perform the ceremony of the Washing of the Feet and we must each one of us think, Am I really willing to help others? Just think of that. Think that this sign is Christ’s caress, because Jesus came just for this, to serve us, to help us”.
Vatican: Passion of Our Lord Sermon
Pope Francis
13:39 29/03/2013
In silent procession, wearing red vestments, Pope Francis made his way down the nave of St Peter’s basilica as the sunset over the dome on Friday evening. There before the High Altar, he lay prostrate in prayer. This was the opening act of the liturgy of Our Lord’s Passion, the central commemoration of Good Friday, the memorial of Christ’s suffering and death for the salvation of mankind.
The Holy Father stood as three deacons, two Franciscans and a Dominican, chanted the account of the Passion according to St. John. As is tradition, the papal preacher, Capuchin Father Raniero Cantalamessa, delivered the Good Friday Sermon, this year titled "Justified as a Gift through Faith in the Blood of Christ".
He began by describing the Easter Triduum as the ‘high point’ of the current Year of Faith: “Today we can make the most important decision in our lives: to believe… that Jesus died for our sins and rose again for our justification”. Unlike Adam and Eve, he added, we must not hide from the presence of God, because of our sin. Instead we must recognize our need to be justified; that we cannot justify ourselves.
Fr. Cantalamessa continued that faith in the Risen Christ, like satellite images and infrared photography, helps us see world in new light. It helps us to see beyond misery, injustice; because we know “in Christ dead and risen, the world has reached its final destination” a new heavens, a new earth have begun
The Papal preacher then turned his attention to the Cross as a powerful tool for Evangelization.
He noted that while the Cross sometimes separates unbelievers from believers, seen as madness by some and the ultimate symbol of love by others, “in a deeper sense it unites all men”, because “Christ died for everyone”. Thus, evangelization is a mystical gift that comes from the cross of Christ. It is not a conquest, not propaganda; it is sharing gift of God to world through Christ.
Citing Kafka, Fr. Cantalamessa said we must do everything to prevent Church from becoming a structure that impedes the Gospel message with dividing walls, ‘starting with those that separate the various Christian churches from one another, the excess of bureaucracy, the residue of past ceremonials, laws and disputes, now only debris’.
The Franciscan Friar concluded: “We must have the courage to knock them down and return the building to the simplicity and linearity of its origins. This was the mission that was received one day by a man who prayed before the Crucifix of San Damiano: "Go, Francis, and repair my Church".
Below we publish the official text of the 2013 Good Friday Sermon in St. Peter's Basilica, preached by Capuchin Friar Raniero Cantalamessa, Preacher of the Papal Household:
JUSTIFIED AS A GIFT THROUGH FAITH IN THE BLOOD OF CHRIST
“All have sinned and fall short of the glory of God, but they are now justified by his grace as a gift, through the redemption that is in Christ Jesus, whom God put forward as a sacrifice of atonement by his blood, effective through faith in his blood. He did this to show his righteousness [...] to prove at the present time that he is righteous and that he justifies the one who has faith in Jesus”(Rom 3:23-26).We have reached the summit of the Year of Faith and its decisive moment. This is the faith that saves, "faith that overcomes the world" (1 Jn 5:5)! Faith – the appropriation by which we make ours the salvation worked by Christ, by which we put on the mantle of his righteousness. On the one hand there is the outstretched hand of God offering man His grace; on the other hand, the hand of man reaching out to receive it through faith. The "new and everlasting Covenant" is sealed with a handclasp between God and man.
We have the opportunity to make, on this day, the most important decision of our lives, one that opens wide before us the doors of eternity: to believe! To believe that "Jesus died for our sins and rose again for our justification" (Rom 4:25)! In an Easter homily of the 4th century, the bishop pronounced these extraordinarily modern, and one could say existentialist, words: “For every man, the beginning of life is when Christ was immolated for him. However, Christ is immolated for him at the moment he recognizes the grace and becomes conscious of the life procured for him by that immolation” (The Paschal Homily of the Year 387 : SCh, 36 p. 59f.).
What an extraordinary thing! This Good Friday celebrated in the Year of Faith and in the presence of the new successor of Peter, could be, if we wish, the principle of a new kind of existence. Bishop Hilary of Poitiers, converted to Christianity as an adult, looking back on his past life, said, "before meeting you, I did not exist".
What is required is only that we do not hide from the presence of God, as Adam and Eve did after their sin, that we recognize our need to be justified; that we cannot justify ourselves. The publican of the parable came to the temple and made a short prayer: "O God, have mercy on me a sinner". And Jesus says that the man returned to his home "justified", that is, made right before him, forgiven, made a new creature, I think singing joyfully in his heart (Lk 18:14). What had he done that was so extraordinary? Nothing, he had put himself in the truth before God, and it is the only thing that God needs in order to act.
* * *Like he who, in climbing a mountain wall, having overcome a dangerous step, stops for a moment to catch his breath and admire the new landscape that has opened up before him, so does the Apostle Paul at the beginning of Chapter 5 of the letter to the Romans, after having proclaimed justification by faith:
“Therefore, since we are justified by faith, wehave peace with God through our Lord Jesus Christ,
through whom we have obtained access to this grace in which we stand; and weboast in our hope of sharing the glory of God.
And not only that, but wealso boast in our sufferings, knowing that suffering produces endurance,
and endurance produces character, and character produces hope,and hope does not disappoint us, because God’s love has been poured into our hearts through the Holy Spirit that has been given to us” (Rom 5: 1-5).
Today, from artificial satellites infrared photographs of whole regions of the Earth and of the whole planet are taken. How different the landscape looks when seen from up there, in the light of those rays, compared to what we see in natural light and from down here! I remember one of the first satellite pictures published in the world; it reproduced the entire Sinai Peninsula. The colors were different, the reliefs and depressions were more noticeable. It is a symbol. Even human life, seen in the infrared rays of faith, from atop Calvary, looks different from what you see "with the naked eye".
"The same fate”, said the wise man of the Old Testament, “comes to all, to the righteous and to the wicked...I saw under the sun that in the place of justice, wickedness was there, and in the place of righteousness, wickedness was there as well"(Ecc 3:16; 9:2). And in fact at all times man has witnessed iniquity triumphant and innocence humiliated. But so that people do not believe that there is something fixed and sure in the world, behold, Bossuet notes, sometimes you see the opposite, namely, innocence on the throne and lawlessness on the scaffold. But what did Qoheleth conclude from all this? " I said in my heart: God will judge the righteous and the wicked, for there is a time for everything" (Ecc 3:17). He found the vantage point that puts the soul in peace.
What Qoheleth could not know and that we do know is that this judgement has already happened: "Now”, Jesus says when beginning his passion, “is the judgment of this world; now the ruler of this world will be driven out.And I, when I am lifted up from the earth, will draw all people
to myself"(Jn 12:31-32).
In Christ dead and risen, the world has reached its final destination. Human progress is advancing today at a dizzying pace and humanity sees new and unexpected horizons unfolding before it, the result of its discoveries. Still, it can be said that the end of time has already come, because in Christ, who ascended to the right hand of the Father, humanity has reached its ultimate goal. The new heavens and new Earth have already begun. Despite all the misery, injustice, the monstrosities present on Earth, he has already inaugurated the final order in the world. What we see with our own eyes may suggest otherwise, but in reality evil and death have been defeated forever. Their sources are dry; the reality is that Jesus is the Lord of the world. Evil has been radically defeated by redemption which he operated. The new world has already begun.
One thing above all appears different, seen with the eyes of faith: death! Christ entered death as we enter a dark prison; but he came out of it from the opposite wall. He did not return from whence he came, as Lazarus did who returned to life to die again. He has opened a breach towards life that no one can ever close, and through which everyone can follow him. Death is no longer a wall against which every human hope is shattered; it has become a bridge to eternity. A "bridge of sighs", perhaps because no one likes to die, but a bridge, no longer a bottomless pit that swallows everything. "Love is strong as death", says the song of songs (Sgs 8:6). In Christ it was stronger than death!
In his "Ecclesiastical History of the English People", the Venerable Bede tells how the Christian faith made its entrance into the North of England. When the missionaries from Rome arrived in Northumberland, the local King summoned a Council of dignitaries to decide whether to allow them, or not, to spread the new message. Some of those present were in favor, others against. It was winter and outside there was a blizzard, but the room was lit and warm. At one point a bird came from a hole in the wall, fluttered a bit, frightened, in the hall, and then disappeared through a hole in the opposite wall.
Then one of those present rose and said: "Sire, our life in this world resembles that bird. We come we know not from where, for a while we enjoy the light and warmth of this world and then we disappear back into the darkness, without knowing where we are going. If these men are capable of revealing to us something of the mystery of our lives, we must listen to them". The Christian faith could return on our continent and in the secularized world for the same reason it made its entrance: as the only message, that is, which has a sure answer to the great questions of life and death.
* * *
The cross separates unbelievers from believers, because for the ones it is scandal and madness, for the others is God's power and wisdom of God (cf. 1 Cor 1:23-24); but in a deeper sense it unites all men, believers and unbelievers. "Jesus had to die [...] not for the nation only, but to gather into one the dispersed children of God"(cf. Jn 11:51f). The new heavens and the new Earth belong to everyone and are for everyone, because Christ died for everyone.
The urgency that comes from all this is that of evangelizing: "The love of Christ urges us, at the thought that one has died for all" (2 Cor 5:14). It urges us to evangelize! Let us announce to the world the good news that "there is no condemnation for those who are in Christ Jesus, because the law of the spirit which gives life in Christ Jesus has delivered us from the law of sin and death" (Rom 8:1-2).
There is a short story by Franz Kafka that is a powerful religious symbol and takes on a new meaning, almost prophetic, when heard on Good Friday. It's titled "An Imperial Message". It speaks of a king who, on his deathbed, calls to his side a subject and whispers a message into his ear. So important is that message that he makes the subject repeat it, in turn, into his hear. Then, with a nod, he sends off the messenger, who sets out on his way. But let us hear directly from the author the continuation of this story, characterized by the dreamlike and almost nightmarish tone typical of this writer:
" Now pushing with his right arm, now with his left, he cleaves a way for himself through the throng; if he encounters resistance he points to his breast, where the symbol of the sun glitters. But the multitudes are so vast; their numbers have no end. If he could reach the open fields how fast he would fly, and soon doubtless you would hear the welcome hammering of his fists on your door. But instead how vainly does he wear out his strength; still he is only making his way through the chambers of the innermost palace; never will he get to the end of them; and if he succeeded in that nothing would be gained; he must next fight his way down the stair; and if he succeeded in that nothing would be gained; the courts would still have to be crossed; and after the courts the second outer palace; and so on for thousands of years; and if at last he should burst through the outermost gate—but never, never can that happen—the imperial capital would lie before him, the center of the world, crammed to bursting with its own sediment. Nobody could fight his way through here even with a message from a dead man. But you sit at your window when evening falls and dream it to yourself”.From his deathbed, Christ also confided to his Church a message: "Go throughout the whole world, preach the good news to all creation" (MK 16:15). There are still many men who stand at the window and dream, without knowing it, of a message like his. John, whom we have just heard, says that the soldier pierced the side of Christ on the cross "so that the Scripture may be fulfilled which says 'they shall look on him whom they have pierced"(Jn 19:37). In the Apocalypse he adds: "Behold, he is coming on the clouds, and every eye will see him; they will see him even those who pierced him, and all the tribes of the Earth will lament for him "(Rev 1:7).
This prophecy does not annouce the last coming of Christ, when it will no longer be the time of conversion, but of judgment. It describes the reality of the evangelization of the peoples. In it, a mysterious but real coming of the Lord occurs, which brings salvation to them. Theirs won't be a cry of despair, but of repentance and of consolation. This is the meaning of that prophetic passage of Scripture that John sees realized in the piercing of the side of Christ, and that is, the passage of Zechariah 12:10: "I will pour out on the House of David and on the inhabitants of Jerusalem the spirit of grace and consolation; they will look to me, to him whom they have pierced".
The evangelization has a mystical origin; it is a gift that comes from the cross of Christ, from that open side, from that blood and from that water. The love of Christ, like that of the Trinity of which it is the historical manifestation, is "diffusivum sui", it tends to expand and reach all creatures, "especially those most needy of thy mercy." Christian evangelization is not a conquest, not propaganda; it is the gift of God to the world in his Son Jesus. It is to give the Head the joy of feeling life flow from his heart towards his body, to the point of vivivfying its most distant limbs.
We must do everything possible so that the Church may never look like that complicated and cluttered castle described by Kafka, and the message may come out of it as free and joyous as when the messenger began his run. We know what the impediments are that can restrain the messenger: dividing walls, starting with those that separate the various Christian churches from one another, the excess of bureaucracy, the residue of past ceremonials, laws and disputes, now only debris.
In Revelation, Jesus says that He stands at the door and knocks (Rev 3:20). Sometimes, as noted by our Pope Francis, he does not knock to enter, but knocks from within to go out. To reach out to the "existential suburbs of sin, suffering, injustice, religious ignorance and indifference, and of all forms of misery."As happens with certain old buildings. Over the centuries, to adapt to the needs of the moment, they become filled with partitions, staircases, rooms and closets. The time comes when we realize that all these adjustments no longer meet the current needs, but rather are an obstacle, so we must have the courage to knock them down and return the building to the simplicity and linearity of its origins. This was the mission that was received one day by a man who prayed before the Crucifix of San Damiano: "Go, Francis, and repair my Church".
"Who could ever be up to this task?" wondered aghast the Apostle before the superhuman task of being in the world "the fragrance of Christ"; and here is his reply, that still applies today: "We're not ourselves able to think something as if it came from us; our ability comes from God. He has made us to be ministers of a new covenant, not of the letter but of the Spirit; because the letter kills, but the Spirit gives life"(2 Cor 2:16; 3:5-6). May the Holy Spirit, in this moment in which a new time is opening for the Church, full of hope, reawaken in men who are at the window the expectancy of the message, and in the messengers the will to make it reach them, even at the cost of their life.
The Holy Father stood as three deacons, two Franciscans and a Dominican, chanted the account of the Passion according to St. John. As is tradition, the papal preacher, Capuchin Father Raniero Cantalamessa, delivered the Good Friday Sermon, this year titled "Justified as a Gift through Faith in the Blood of Christ".
He began by describing the Easter Triduum as the ‘high point’ of the current Year of Faith: “Today we can make the most important decision in our lives: to believe… that Jesus died for our sins and rose again for our justification”. Unlike Adam and Eve, he added, we must not hide from the presence of God, because of our sin. Instead we must recognize our need to be justified; that we cannot justify ourselves.
Fr. Cantalamessa continued that faith in the Risen Christ, like satellite images and infrared photography, helps us see world in new light. It helps us to see beyond misery, injustice; because we know “in Christ dead and risen, the world has reached its final destination” a new heavens, a new earth have begun
The Papal preacher then turned his attention to the Cross as a powerful tool for Evangelization.
He noted that while the Cross sometimes separates unbelievers from believers, seen as madness by some and the ultimate symbol of love by others, “in a deeper sense it unites all men”, because “Christ died for everyone”. Thus, evangelization is a mystical gift that comes from the cross of Christ. It is not a conquest, not propaganda; it is sharing gift of God to world through Christ.
Citing Kafka, Fr. Cantalamessa said we must do everything to prevent Church from becoming a structure that impedes the Gospel message with dividing walls, ‘starting with those that separate the various Christian churches from one another, the excess of bureaucracy, the residue of past ceremonials, laws and disputes, now only debris’.
The Franciscan Friar concluded: “We must have the courage to knock them down and return the building to the simplicity and linearity of its origins. This was the mission that was received one day by a man who prayed before the Crucifix of San Damiano: "Go, Francis, and repair my Church".
Below we publish the official text of the 2013 Good Friday Sermon in St. Peter's Basilica, preached by Capuchin Friar Raniero Cantalamessa, Preacher of the Papal Household:
JUSTIFIED AS A GIFT THROUGH FAITH IN THE BLOOD OF CHRIST
“All have sinned and fall short of the glory of God, but they are now justified by his grace as a gift, through the redemption that is in Christ Jesus, whom God put forward as a sacrifice of atonement by his blood, effective through faith in his blood. He did this to show his righteousness [...] to prove at the present time that he is righteous and that he justifies the one who has faith in Jesus”(Rom 3:23-26).We have reached the summit of the Year of Faith and its decisive moment. This is the faith that saves, "faith that overcomes the world" (1 Jn 5:5)! Faith – the appropriation by which we make ours the salvation worked by Christ, by which we put on the mantle of his righteousness. On the one hand there is the outstretched hand of God offering man His grace; on the other hand, the hand of man reaching out to receive it through faith. The "new and everlasting Covenant" is sealed with a handclasp between God and man.
We have the opportunity to make, on this day, the most important decision of our lives, one that opens wide before us the doors of eternity: to believe! To believe that "Jesus died for our sins and rose again for our justification" (Rom 4:25)! In an Easter homily of the 4th century, the bishop pronounced these extraordinarily modern, and one could say existentialist, words: “For every man, the beginning of life is when Christ was immolated for him. However, Christ is immolated for him at the moment he recognizes the grace and becomes conscious of the life procured for him by that immolation” (The Paschal Homily of the Year 387 : SCh, 36 p. 59f.).
What an extraordinary thing! This Good Friday celebrated in the Year of Faith and in the presence of the new successor of Peter, could be, if we wish, the principle of a new kind of existence. Bishop Hilary of Poitiers, converted to Christianity as an adult, looking back on his past life, said, "before meeting you, I did not exist".
What is required is only that we do not hide from the presence of God, as Adam and Eve did after their sin, that we recognize our need to be justified; that we cannot justify ourselves. The publican of the parable came to the temple and made a short prayer: "O God, have mercy on me a sinner". And Jesus says that the man returned to his home "justified", that is, made right before him, forgiven, made a new creature, I think singing joyfully in his heart (Lk 18:14). What had he done that was so extraordinary? Nothing, he had put himself in the truth before God, and it is the only thing that God needs in order to act.
* * *Like he who, in climbing a mountain wall, having overcome a dangerous step, stops for a moment to catch his breath and admire the new landscape that has opened up before him, so does the Apostle Paul at the beginning of Chapter 5 of the letter to the Romans, after having proclaimed justification by faith:
“Therefore, since we are justified by faith, wehave peace with God through our Lord Jesus Christ,
through whom we have obtained access to this grace in which we stand; and weboast in our hope of sharing the glory of God.
And not only that, but wealso boast in our sufferings, knowing that suffering produces endurance,
and endurance produces character, and character produces hope,and hope does not disappoint us, because God’s love has been poured into our hearts through the Holy Spirit that has been given to us” (Rom 5: 1-5).
Today, from artificial satellites infrared photographs of whole regions of the Earth and of the whole planet are taken. How different the landscape looks when seen from up there, in the light of those rays, compared to what we see in natural light and from down here! I remember one of the first satellite pictures published in the world; it reproduced the entire Sinai Peninsula. The colors were different, the reliefs and depressions were more noticeable. It is a symbol. Even human life, seen in the infrared rays of faith, from atop Calvary, looks different from what you see "with the naked eye".
"The same fate”, said the wise man of the Old Testament, “comes to all, to the righteous and to the wicked...I saw under the sun that in the place of justice, wickedness was there, and in the place of righteousness, wickedness was there as well"(Ecc 3:16; 9:2). And in fact at all times man has witnessed iniquity triumphant and innocence humiliated. But so that people do not believe that there is something fixed and sure in the world, behold, Bossuet notes, sometimes you see the opposite, namely, innocence on the throne and lawlessness on the scaffold. But what did Qoheleth conclude from all this? " I said in my heart: God will judge the righteous and the wicked, for there is a time for everything" (Ecc 3:17). He found the vantage point that puts the soul in peace.
What Qoheleth could not know and that we do know is that this judgement has already happened: "Now”, Jesus says when beginning his passion, “is the judgment of this world; now the ruler of this world will be driven out.And I, when I am lifted up from the earth, will draw all people
to myself"(Jn 12:31-32).
In Christ dead and risen, the world has reached its final destination. Human progress is advancing today at a dizzying pace and humanity sees new and unexpected horizons unfolding before it, the result of its discoveries. Still, it can be said that the end of time has already come, because in Christ, who ascended to the right hand of the Father, humanity has reached its ultimate goal. The new heavens and new Earth have already begun. Despite all the misery, injustice, the monstrosities present on Earth, he has already inaugurated the final order in the world. What we see with our own eyes may suggest otherwise, but in reality evil and death have been defeated forever. Their sources are dry; the reality is that Jesus is the Lord of the world. Evil has been radically defeated by redemption which he operated. The new world has already begun.
One thing above all appears different, seen with the eyes of faith: death! Christ entered death as we enter a dark prison; but he came out of it from the opposite wall. He did not return from whence he came, as Lazarus did who returned to life to die again. He has opened a breach towards life that no one can ever close, and through which everyone can follow him. Death is no longer a wall against which every human hope is shattered; it has become a bridge to eternity. A "bridge of sighs", perhaps because no one likes to die, but a bridge, no longer a bottomless pit that swallows everything. "Love is strong as death", says the song of songs (Sgs 8:6). In Christ it was stronger than death!
In his "Ecclesiastical History of the English People", the Venerable Bede tells how the Christian faith made its entrance into the North of England. When the missionaries from Rome arrived in Northumberland, the local King summoned a Council of dignitaries to decide whether to allow them, or not, to spread the new message. Some of those present were in favor, others against. It was winter and outside there was a blizzard, but the room was lit and warm. At one point a bird came from a hole in the wall, fluttered a bit, frightened, in the hall, and then disappeared through a hole in the opposite wall.
Then one of those present rose and said: "Sire, our life in this world resembles that bird. We come we know not from where, for a while we enjoy the light and warmth of this world and then we disappear back into the darkness, without knowing where we are going. If these men are capable of revealing to us something of the mystery of our lives, we must listen to them". The Christian faith could return on our continent and in the secularized world for the same reason it made its entrance: as the only message, that is, which has a sure answer to the great questions of life and death.
* * *
The cross separates unbelievers from believers, because for the ones it is scandal and madness, for the others is God's power and wisdom of God (cf. 1 Cor 1:23-24); but in a deeper sense it unites all men, believers and unbelievers. "Jesus had to die [...] not for the nation only, but to gather into one the dispersed children of God"(cf. Jn 11:51f). The new heavens and the new Earth belong to everyone and are for everyone, because Christ died for everyone.
The urgency that comes from all this is that of evangelizing: "The love of Christ urges us, at the thought that one has died for all" (2 Cor 5:14). It urges us to evangelize! Let us announce to the world the good news that "there is no condemnation for those who are in Christ Jesus, because the law of the spirit which gives life in Christ Jesus has delivered us from the law of sin and death" (Rom 8:1-2).
There is a short story by Franz Kafka that is a powerful religious symbol and takes on a new meaning, almost prophetic, when heard on Good Friday. It's titled "An Imperial Message". It speaks of a king who, on his deathbed, calls to his side a subject and whispers a message into his ear. So important is that message that he makes the subject repeat it, in turn, into his hear. Then, with a nod, he sends off the messenger, who sets out on his way. But let us hear directly from the author the continuation of this story, characterized by the dreamlike and almost nightmarish tone typical of this writer:
" Now pushing with his right arm, now with his left, he cleaves a way for himself through the throng; if he encounters resistance he points to his breast, where the symbol of the sun glitters. But the multitudes are so vast; their numbers have no end. If he could reach the open fields how fast he would fly, and soon doubtless you would hear the welcome hammering of his fists on your door. But instead how vainly does he wear out his strength; still he is only making his way through the chambers of the innermost palace; never will he get to the end of them; and if he succeeded in that nothing would be gained; he must next fight his way down the stair; and if he succeeded in that nothing would be gained; the courts would still have to be crossed; and after the courts the second outer palace; and so on for thousands of years; and if at last he should burst through the outermost gate—but never, never can that happen—the imperial capital would lie before him, the center of the world, crammed to bursting with its own sediment. Nobody could fight his way through here even with a message from a dead man. But you sit at your window when evening falls and dream it to yourself”.From his deathbed, Christ also confided to his Church a message: "Go throughout the whole world, preach the good news to all creation" (MK 16:15). There are still many men who stand at the window and dream, without knowing it, of a message like his. John, whom we have just heard, says that the soldier pierced the side of Christ on the cross "so that the Scripture may be fulfilled which says 'they shall look on him whom they have pierced"(Jn 19:37). In the Apocalypse he adds: "Behold, he is coming on the clouds, and every eye will see him; they will see him even those who pierced him, and all the tribes of the Earth will lament for him "(Rev 1:7).
This prophecy does not annouce the last coming of Christ, when it will no longer be the time of conversion, but of judgment. It describes the reality of the evangelization of the peoples. In it, a mysterious but real coming of the Lord occurs, which brings salvation to them. Theirs won't be a cry of despair, but of repentance and of consolation. This is the meaning of that prophetic passage of Scripture that John sees realized in the piercing of the side of Christ, and that is, the passage of Zechariah 12:10: "I will pour out on the House of David and on the inhabitants of Jerusalem the spirit of grace and consolation; they will look to me, to him whom they have pierced".
The evangelization has a mystical origin; it is a gift that comes from the cross of Christ, from that open side, from that blood and from that water. The love of Christ, like that of the Trinity of which it is the historical manifestation, is "diffusivum sui", it tends to expand and reach all creatures, "especially those most needy of thy mercy." Christian evangelization is not a conquest, not propaganda; it is the gift of God to the world in his Son Jesus. It is to give the Head the joy of feeling life flow from his heart towards his body, to the point of vivivfying its most distant limbs.
We must do everything possible so that the Church may never look like that complicated and cluttered castle described by Kafka, and the message may come out of it as free and joyous as when the messenger began his run. We know what the impediments are that can restrain the messenger: dividing walls, starting with those that separate the various Christian churches from one another, the excess of bureaucracy, the residue of past ceremonials, laws and disputes, now only debris.
In Revelation, Jesus says that He stands at the door and knocks (Rev 3:20). Sometimes, as noted by our Pope Francis, he does not knock to enter, but knocks from within to go out. To reach out to the "existential suburbs of sin, suffering, injustice, religious ignorance and indifference, and of all forms of misery."As happens with certain old buildings. Over the centuries, to adapt to the needs of the moment, they become filled with partitions, staircases, rooms and closets. The time comes when we realize that all these adjustments no longer meet the current needs, but rather are an obstacle, so we must have the courage to knock them down and return the building to the simplicity and linearity of its origins. This was the mission that was received one day by a man who prayed before the Crucifix of San Damiano: "Go, Francis, and repair my Church".
"Who could ever be up to this task?" wondered aghast the Apostle before the superhuman task of being in the world "the fragrance of Christ"; and here is his reply, that still applies today: "We're not ourselves able to think something as if it came from us; our ability comes from God. He has made us to be ministers of a new covenant, not of the letter but of the Spirit; because the letter kills, but the Spirit gives life"(2 Cor 2:16; 3:5-6). May the Holy Spirit, in this moment in which a new time is opening for the Church, full of hope, reawaken in men who are at the window the expectancy of the message, and in the messengers the will to make it reach them, even at the cost of their life.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thứ Năm Tuần Thánh tại Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Tây Úc
Đồng Văn Vượng
23:48 29/03/2013
Thứ Sáu Tuần Thánh tại Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Tây Úc
Đồng Văn Vượng
23:48 29/03/2013
Saigòn: Đại hội Giới trẻ mùa Chay 2013 ''Cùng Ngài vui bước''
Hồng Tuyến
21:04 29/03/2013
“Hy vọng Đại hội Giới trẻ mùa Chay 2013 sẽ giúp các bạn trẻ có được định hướng cho một đời sống yêu thương phong phú”
Xem hình ảnh
Đại hội giới trẻ mùa Chay 2013 với chủ đề “Cùng Ngài vui bước” đã được tổ chức tại Trung tâm Mục vụ Sài Gòn lúc 13g30 thứ Bảy ngày 23.03.2012. Đại hội năm nay có một ý nghĩa hết sức đặc biệt khi người trẻ đang sống trong Năm Đức Tin: kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng Vaticanô II và 20 năm phát hành Sách giáo lý Hội Thánh Công giáo. Đại hội cũng hân hoan chào mừng Đức tân Giáo hoàng, là Đức Thánh Cha Phanxicô vừa đăng quang vào ngày 19.03.2013. Hôm nay còn đánh dấu một cột mốc rất quan trọng nhân kỷ niệm 20 năm Đại hội giới trẻ, cũng là 20 năm Mục vụ Giới trẻ Sài Gòn được thành lập. Có thể nói Đại hội giới trẻ năm 2013 là một trong những Đại hội có nhiều sự kiện trọng đại nhất.
Đến tham dự Đại hội có Đức cha Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Cha Đặc trách Mục vụ Giới trẻ (MVGT) TGP Sài Gòn Gioan Lê Quang Việt, quý cha, quý tu sĩ và đông đảo các bạn trẻ đến từ khắp nơi trong Giáo phận.
Từ 13g30 đến 15g30, chương trình bắt đầu với Workshop, bao gồm 5 chủ đề:
• Đức tin và Khoa học - Lm Phêrô Nguyễn Văn Hiền, Giám đốc TTMVTGP Sài Gòn.
• Đức tin và tính dục - Lm Giuse Vũ Trọng Tài, SDB
• Thánh Kinh cho người trẻ - Lm Giuse Nguyễn Ngọc Vinh, SDB
• Khám phá và lãnh đạo bản thân – Anh Bảo Ngọc
• Quản lý các cuộc họp hiệu quả - Anh Ray
Những đề tài trên đã được các diễn giả trình bày thật hấp dẫn, sinh động và vui tươi. Với những đề tài tôn giáo, tưởng chừng khó thu hút đươc các bạn trẻ nhưng quý cha phụ trách đã khéo léo dẫn dắt, cùng với sự hỗ trợ của các bạn linh hoạt viên nên đã tạo được bầu khí sôi động và “lôi kéo” các bạn trẻ cùng tích cực tham gia đóng góp ý kiến, nêu thắc mắc và chia sẻ kinh nghiêm bản thân.
Phần I: Vui bước bên nhau
Sau khi Workshop kết thúc, các bạn trẻ tập trung xung quanh sân khấu và bắt đầu khởi động. Dưới những tia nắng chiều vẫn còn gay gắt, cử điệu trẻ trung của bài nhảy Flashmob cùng tiết mục biểu diễn trống đã thúc đẩy các bạn gắn kết với nhau và cùng hòa nhịp tham gia.
Đúng 16g00, Đại hội được chính thức khai mạc với tiết mục múa Dân ca ba miền. Tiếp theo là lời chào mừng quan khách và giới thiệu ý nghĩa Đại hội. Trong tâm tình con thảo, Đại hội cũng đã giới thiệu với các bạn trẻ tiểu sử tóm tắt của Đức tân Giáo hoàng Phanxicô. Sau đó, Cha Gioan Lê Quang Việt, Đặc trách Giới trẻ Sài Gòn tuyên bố khai mạc Đại hội và giới thiệu ý nghĩa của Logo Đại hội Giới trẻ mùa Chay 2013: “Dưới sự dẫn dắt của Đức tân Giáo hoàng, hãy vững tin trong tình yêu Chúa”.
Qua hình ảnh các loài hoa, Ban Tổ chức tiếp tục giới thiệu với các bạn trẻ khuôn mặt của những người cha kính yêu đã khai sinh và đồng hành với Ban Mục vụ Giới trẻ trong 20 năm qua: Đức cố TGM Phaolô Nguyễn Văn Bình, Cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền, Đức Hồng y TGM Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Đức cha Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm.
Phần I được kết thúc với cuộc trò chuyện cùng Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm. Từ những kinh nghiệm có được trong khi làm công tác mục vụ cho Giới trẻ, Đức cha đã nhắn gửi đến các bạn trẻ một thông điệp với nội dung như sau: Niềm tin phải được “cá nhân hóa”, để khi không còn được nâng đỡ bởi những bầu khí đạo đức của giáo xứ, của gia đình, do hoàn cảnh cuộc sống thì vẫn có thể vững vàng trong đời sống đức tin. Với sự phát triển của ngành công nghệ thông tin, ngày nay, các bạn trẻ có nhiều thuận lợi hơn các bạn trẻ 20 năm trước nhưng cũng chịu nhiều cám dỗ hơn trước. Thường thì các bạn trẻ rất giỏi về lĩnh vực công nghệ thông tin và thường xuyên vào mạng. Vậy, mỗi khi vào mạng, các bạn chính là tác giả thông tin. Để có thể sống câu Lời Chúa chủ đề ĐHGT 2013 năm nay, các bạn trẻ hãy biến xa lộ thông tin trở thành nơi loan báo Tin Mừng cho muôn dân (x. Mt 28,19). Đó là cách làm thiết thực để góp phần xây dựng cuộc sống, xây dựng Giáo hội.
Phần II: Vui bước trong Giêsu
Trọng tâm của phần này chính là Thánh lễ khai mạc Tuần Thánh, với Phụng vụ của Chúa nhật Lễ Lá.
Trong phần chia sẻ Lời Chúa, Đức cha Phêrô đã đặt ra những câu hỏi xoay quanh chủ đề của ĐHGT mùa Chay 2013. “Cùng Ngài vui bước”, nhưng bước đi đâu? Chắc chắn rằng theo Đức Kitô thì phải bước tới Thập giá!!! Nhưng bước tới Thập giá thì làm sao vui được? Khi bước tới Thập giá, thì đồng thời chúng ta cũng bước tới sự sống, một sự sống phong phú, dồi dào, vĩnh hằng. Thế thì đâu là con đường dẫn đến cuộc sống ấy?
Với sự kiện mang tính thời sự, liên quan đến hai vị Giáo hoàng trong mùa Chay 2013: Nguyên Đức Giáo hoàng Bênêđictô 16 và Đức tân Giáo Hoàng Phanxicô, Đức cha giúp cộng đoàn nhận ra việc từ nhiệm của Đức Giáo hoàng Bênêđictô - điều đã gây ngỡ ngàng cho cả thế giới và các nhà lãnh đạo - là một quyết định đầy can đảm. Con người thì luôn khao khát quyền lực, thế nhưng ngài đã can đảm khước từ!!! Quyết định của ngài, chỉ cho ta thấy sự sống và sự sống đó không được kiến tạo bằng địa vị, quyền lực.
Sau đó, cả thế giới lại thêm một lần ngỡ ngàng về Đức tân Giáo hoàng Phanxicô. Một vị Hồng y không nằm trong danh sách dự đoán nhưng đã thu hút được cảm tình của mọi người khi lên ngôi Giáo hoàng chỉ vì cách ứng xử rất đơn sơ, bình dị, nghèo khó… Một cách thân thương, có nhiều người đã “dám” gọi ngài là “Giáo hoàng của khu ổ chuột”. Cuộc sống bình dị của vị Giáo hoàng này đã nói với cả thế giới rằng: Sự sống mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta không hệ tại ở tiền bạc.
Vậy, con đường dẫn đến sự sống là con đường tình yêu, một tình yêu đi đến tận cùng và hàm chứa bên trong là sự hy sinh, bỏ mình. Và đó chính là Thập giá!!!
Đức cha hy vọng ĐHGT mùa Chay 2013 sẽ giúp các bạn trẻ có được định hướng cho một đời sống yêu thương phong phú. Sau đó, Đức cha mời gọi cộng đoàn cùng hát chung lời kinh Hòa Bình của Thánh Phanxicô Assisi. Bài thánh ca ấy không chỉ là một lời kết tuyệt vời cho bài giảng, mà còn là một lời nhắn gửi nhau trong ngày đại hội.
Thánh lễ đã được tiếp diễn trong trật tự, trang nghiêm. Một bầu khí thánh thiêng tràn ngập trên cả cộng đoàn. Trước khi kết thúc Thánh lễ, Đức cha, quý cha và cả cộng đoàn đã cùng chúc mừng Ban MVGT qua việc cắt bánh sinh nhật và hát chung bài “Happy Birthday”.
Phần III: Vui bước với Giáo hội
“Vui bước với Giáo hội” được thể hiện qua phần biểu diễn các tiết mục văn nghệ của các bạn trẻ đến từ khắp nơi trong TGP Sài Gòn. Sự kết hợp hài hòa, phong phú của các tiết mục, làm cho bầu khí luôn sôi động, đồng thời cũng gửi đến các bạn trẻ nhiều thông điệp để suy tư và để… sống.
Sự xuất hiện bất ngờ của diễn viên hài Hoài Linh và Cát Phượng trong vở Thằng Mắm, Con Muối đã mang đến cho các bạn trẻ những tiếng cười sảng khoái nhưng cũng để lại trong lòng các bạn bài học sâu sắc về lòng trung thực của người trẻ, giá trị của sự đơn sơ, mộc mạc mà đôi lúc khó tìm thấy ở cuộc sống đầy bon chen này.
Phần sinh hoạt tập thể do Cha Giuse Tiến Lộc và Frère Minh điều khiển, đã khuấy động cả “một góc thành phố”. Điều đáng nói ở đây chính là tính kỷ luật của từng thành viên tham dự. Chỉ trong thời gian 7 phút 30 giây, với số lượng người tham dự lên đến khoảng 7.000 người (theo ước tính của Cha Giuse Tiến Lộc), vậy mà các bạn trẻ đã tự xếp thành các vòng tròn nhỏ 20 người, tạo thành những bông hoa và cùng thực hiện những cử điệu rập ràng theo sự hướng dẫn của Frère Minh. Điều đặc biệt thú vị là tiết mục này không có trong chương trình Đại hội. Sau khi được sự đồng ý của Ban Tổ chức, chỉ với 3 phút hội ý, Cha Giuse Tiến Lộc và Frère Minh đã “thiết kế” xong tiết mục, với đầy đủ nhạc nền và cả ban… hợp xướng. Được biết Cha Giuse Tiến Lộc và Frère Minh là những người đã tổ chức chương trình ĐHGT TGP Sài Gòn lần đầu tiên vào năm 1993.
Phần IV: Vui bước lên đường
Xuyên suốt chương trình đại hội, các bạn trẻ đã từng bước khám phá ra vẻ đẹp của từng loài hoa, gắn liền với từng nhân vật, từng đoàn thể giới trẻ trong Giáo phận. Và đến cuối chương trình thì tất cả những bông hoa ấy đã cùng góp lại để làm nên bông hoa đức tin. Bông hoa đức tin ấy không chỉ khoe sắc trong vườn hoa Giáo hội mà còn triển nở trong cuộc sống thường nhật. Nhằm gói trọn tâm tình của đại hội, phần cuối của chương trình đã dẫn dắt các bạn trẻ bước vào phần Suy tôn Thánh giá và Chầu Thánh Thể. Cùng với lời dẫn sâu sắc là những lời nguyện và các bài thánh ca đầy tâm tình… Tất cả và tất cả đã làm nên bầu khí linh thiêng, huyền nhiệm và tạo nên sự lắng đọng cần thiết nơi tâm hồn người tham dự.
Thay lời kết
ĐHGT TGP Sài Gòn mùa Chay 2013 đã tạo nên nhiều cung bậc cảm xúc trong lòng người tham dự. Chắc hẳn đây không chỉ là một kỷ niệm đẹp về một ngày cuối tuần nhiều niềm vui. Nhưng sâu xa hơn, các bạn trẻ còn tìm thấy được giá trị của những giây phút tĩnh lặng bên nhau, bên Chúa để có thể nhận ra được một sứ điệp nào đó cho riêng mình. Nhờ vậy, các bạn trẻ tham dự Đại hội hôm nay có thể “định hướng cho mình về một đời sống yêu thương phong phú” như điều mong ước của Đức cha Phêrô.
Xem hình ảnh
Đại hội giới trẻ mùa Chay 2013 với chủ đề “Cùng Ngài vui bước” đã được tổ chức tại Trung tâm Mục vụ Sài Gòn lúc 13g30 thứ Bảy ngày 23.03.2012. Đại hội năm nay có một ý nghĩa hết sức đặc biệt khi người trẻ đang sống trong Năm Đức Tin: kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng Vaticanô II và 20 năm phát hành Sách giáo lý Hội Thánh Công giáo. Đại hội cũng hân hoan chào mừng Đức tân Giáo hoàng, là Đức Thánh Cha Phanxicô vừa đăng quang vào ngày 19.03.2013. Hôm nay còn đánh dấu một cột mốc rất quan trọng nhân kỷ niệm 20 năm Đại hội giới trẻ, cũng là 20 năm Mục vụ Giới trẻ Sài Gòn được thành lập. Có thể nói Đại hội giới trẻ năm 2013 là một trong những Đại hội có nhiều sự kiện trọng đại nhất.
Đến tham dự Đại hội có Đức cha Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Cha Đặc trách Mục vụ Giới trẻ (MVGT) TGP Sài Gòn Gioan Lê Quang Việt, quý cha, quý tu sĩ và đông đảo các bạn trẻ đến từ khắp nơi trong Giáo phận.
Từ 13g30 đến 15g30, chương trình bắt đầu với Workshop, bao gồm 5 chủ đề:
• Đức tin và Khoa học - Lm Phêrô Nguyễn Văn Hiền, Giám đốc TTMVTGP Sài Gòn.
• Đức tin và tính dục - Lm Giuse Vũ Trọng Tài, SDB
• Thánh Kinh cho người trẻ - Lm Giuse Nguyễn Ngọc Vinh, SDB
• Khám phá và lãnh đạo bản thân – Anh Bảo Ngọc
• Quản lý các cuộc họp hiệu quả - Anh Ray
Những đề tài trên đã được các diễn giả trình bày thật hấp dẫn, sinh động và vui tươi. Với những đề tài tôn giáo, tưởng chừng khó thu hút đươc các bạn trẻ nhưng quý cha phụ trách đã khéo léo dẫn dắt, cùng với sự hỗ trợ của các bạn linh hoạt viên nên đã tạo được bầu khí sôi động và “lôi kéo” các bạn trẻ cùng tích cực tham gia đóng góp ý kiến, nêu thắc mắc và chia sẻ kinh nghiêm bản thân.
Phần I: Vui bước bên nhau
Sau khi Workshop kết thúc, các bạn trẻ tập trung xung quanh sân khấu và bắt đầu khởi động. Dưới những tia nắng chiều vẫn còn gay gắt, cử điệu trẻ trung của bài nhảy Flashmob cùng tiết mục biểu diễn trống đã thúc đẩy các bạn gắn kết với nhau và cùng hòa nhịp tham gia.
Đúng 16g00, Đại hội được chính thức khai mạc với tiết mục múa Dân ca ba miền. Tiếp theo là lời chào mừng quan khách và giới thiệu ý nghĩa Đại hội. Trong tâm tình con thảo, Đại hội cũng đã giới thiệu với các bạn trẻ tiểu sử tóm tắt của Đức tân Giáo hoàng Phanxicô. Sau đó, Cha Gioan Lê Quang Việt, Đặc trách Giới trẻ Sài Gòn tuyên bố khai mạc Đại hội và giới thiệu ý nghĩa của Logo Đại hội Giới trẻ mùa Chay 2013: “Dưới sự dẫn dắt của Đức tân Giáo hoàng, hãy vững tin trong tình yêu Chúa”.
Qua hình ảnh các loài hoa, Ban Tổ chức tiếp tục giới thiệu với các bạn trẻ khuôn mặt của những người cha kính yêu đã khai sinh và đồng hành với Ban Mục vụ Giới trẻ trong 20 năm qua: Đức cố TGM Phaolô Nguyễn Văn Bình, Cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền, Đức Hồng y TGM Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Đức cha Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm.
Phần I được kết thúc với cuộc trò chuyện cùng Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm. Từ những kinh nghiệm có được trong khi làm công tác mục vụ cho Giới trẻ, Đức cha đã nhắn gửi đến các bạn trẻ một thông điệp với nội dung như sau: Niềm tin phải được “cá nhân hóa”, để khi không còn được nâng đỡ bởi những bầu khí đạo đức của giáo xứ, của gia đình, do hoàn cảnh cuộc sống thì vẫn có thể vững vàng trong đời sống đức tin. Với sự phát triển của ngành công nghệ thông tin, ngày nay, các bạn trẻ có nhiều thuận lợi hơn các bạn trẻ 20 năm trước nhưng cũng chịu nhiều cám dỗ hơn trước. Thường thì các bạn trẻ rất giỏi về lĩnh vực công nghệ thông tin và thường xuyên vào mạng. Vậy, mỗi khi vào mạng, các bạn chính là tác giả thông tin. Để có thể sống câu Lời Chúa chủ đề ĐHGT 2013 năm nay, các bạn trẻ hãy biến xa lộ thông tin trở thành nơi loan báo Tin Mừng cho muôn dân (x. Mt 28,19). Đó là cách làm thiết thực để góp phần xây dựng cuộc sống, xây dựng Giáo hội.
Phần II: Vui bước trong Giêsu
Trọng tâm của phần này chính là Thánh lễ khai mạc Tuần Thánh, với Phụng vụ của Chúa nhật Lễ Lá.
Trong phần chia sẻ Lời Chúa, Đức cha Phêrô đã đặt ra những câu hỏi xoay quanh chủ đề của ĐHGT mùa Chay 2013. “Cùng Ngài vui bước”, nhưng bước đi đâu? Chắc chắn rằng theo Đức Kitô thì phải bước tới Thập giá!!! Nhưng bước tới Thập giá thì làm sao vui được? Khi bước tới Thập giá, thì đồng thời chúng ta cũng bước tới sự sống, một sự sống phong phú, dồi dào, vĩnh hằng. Thế thì đâu là con đường dẫn đến cuộc sống ấy?
Với sự kiện mang tính thời sự, liên quan đến hai vị Giáo hoàng trong mùa Chay 2013: Nguyên Đức Giáo hoàng Bênêđictô 16 và Đức tân Giáo Hoàng Phanxicô, Đức cha giúp cộng đoàn nhận ra việc từ nhiệm của Đức Giáo hoàng Bênêđictô - điều đã gây ngỡ ngàng cho cả thế giới và các nhà lãnh đạo - là một quyết định đầy can đảm. Con người thì luôn khao khát quyền lực, thế nhưng ngài đã can đảm khước từ!!! Quyết định của ngài, chỉ cho ta thấy sự sống và sự sống đó không được kiến tạo bằng địa vị, quyền lực.
Sau đó, cả thế giới lại thêm một lần ngỡ ngàng về Đức tân Giáo hoàng Phanxicô. Một vị Hồng y không nằm trong danh sách dự đoán nhưng đã thu hút được cảm tình của mọi người khi lên ngôi Giáo hoàng chỉ vì cách ứng xử rất đơn sơ, bình dị, nghèo khó… Một cách thân thương, có nhiều người đã “dám” gọi ngài là “Giáo hoàng của khu ổ chuột”. Cuộc sống bình dị của vị Giáo hoàng này đã nói với cả thế giới rằng: Sự sống mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta không hệ tại ở tiền bạc.
Vậy, con đường dẫn đến sự sống là con đường tình yêu, một tình yêu đi đến tận cùng và hàm chứa bên trong là sự hy sinh, bỏ mình. Và đó chính là Thập giá!!!
Đức cha hy vọng ĐHGT mùa Chay 2013 sẽ giúp các bạn trẻ có được định hướng cho một đời sống yêu thương phong phú. Sau đó, Đức cha mời gọi cộng đoàn cùng hát chung lời kinh Hòa Bình của Thánh Phanxicô Assisi. Bài thánh ca ấy không chỉ là một lời kết tuyệt vời cho bài giảng, mà còn là một lời nhắn gửi nhau trong ngày đại hội.
Thánh lễ đã được tiếp diễn trong trật tự, trang nghiêm. Một bầu khí thánh thiêng tràn ngập trên cả cộng đoàn. Trước khi kết thúc Thánh lễ, Đức cha, quý cha và cả cộng đoàn đã cùng chúc mừng Ban MVGT qua việc cắt bánh sinh nhật và hát chung bài “Happy Birthday”.
Phần III: Vui bước với Giáo hội
“Vui bước với Giáo hội” được thể hiện qua phần biểu diễn các tiết mục văn nghệ của các bạn trẻ đến từ khắp nơi trong TGP Sài Gòn. Sự kết hợp hài hòa, phong phú của các tiết mục, làm cho bầu khí luôn sôi động, đồng thời cũng gửi đến các bạn trẻ nhiều thông điệp để suy tư và để… sống.
Sự xuất hiện bất ngờ của diễn viên hài Hoài Linh và Cát Phượng trong vở Thằng Mắm, Con Muối đã mang đến cho các bạn trẻ những tiếng cười sảng khoái nhưng cũng để lại trong lòng các bạn bài học sâu sắc về lòng trung thực của người trẻ, giá trị của sự đơn sơ, mộc mạc mà đôi lúc khó tìm thấy ở cuộc sống đầy bon chen này.
Phần sinh hoạt tập thể do Cha Giuse Tiến Lộc và Frère Minh điều khiển, đã khuấy động cả “một góc thành phố”. Điều đáng nói ở đây chính là tính kỷ luật của từng thành viên tham dự. Chỉ trong thời gian 7 phút 30 giây, với số lượng người tham dự lên đến khoảng 7.000 người (theo ước tính của Cha Giuse Tiến Lộc), vậy mà các bạn trẻ đã tự xếp thành các vòng tròn nhỏ 20 người, tạo thành những bông hoa và cùng thực hiện những cử điệu rập ràng theo sự hướng dẫn của Frère Minh. Điều đặc biệt thú vị là tiết mục này không có trong chương trình Đại hội. Sau khi được sự đồng ý của Ban Tổ chức, chỉ với 3 phút hội ý, Cha Giuse Tiến Lộc và Frère Minh đã “thiết kế” xong tiết mục, với đầy đủ nhạc nền và cả ban… hợp xướng. Được biết Cha Giuse Tiến Lộc và Frère Minh là những người đã tổ chức chương trình ĐHGT TGP Sài Gòn lần đầu tiên vào năm 1993.
Phần IV: Vui bước lên đường
Xuyên suốt chương trình đại hội, các bạn trẻ đã từng bước khám phá ra vẻ đẹp của từng loài hoa, gắn liền với từng nhân vật, từng đoàn thể giới trẻ trong Giáo phận. Và đến cuối chương trình thì tất cả những bông hoa ấy đã cùng góp lại để làm nên bông hoa đức tin. Bông hoa đức tin ấy không chỉ khoe sắc trong vườn hoa Giáo hội mà còn triển nở trong cuộc sống thường nhật. Nhằm gói trọn tâm tình của đại hội, phần cuối của chương trình đã dẫn dắt các bạn trẻ bước vào phần Suy tôn Thánh giá và Chầu Thánh Thể. Cùng với lời dẫn sâu sắc là những lời nguyện và các bài thánh ca đầy tâm tình… Tất cả và tất cả đã làm nên bầu khí linh thiêng, huyền nhiệm và tạo nên sự lắng đọng cần thiết nơi tâm hồn người tham dự.
Thay lời kết
ĐHGT TGP Sài Gòn mùa Chay 2013 đã tạo nên nhiều cung bậc cảm xúc trong lòng người tham dự. Chắc hẳn đây không chỉ là một kỷ niệm đẹp về một ngày cuối tuần nhiều niềm vui. Nhưng sâu xa hơn, các bạn trẻ còn tìm thấy được giá trị của những giây phút tĩnh lặng bên nhau, bên Chúa để có thể nhận ra được một sứ điệp nào đó cho riêng mình. Nhờ vậy, các bạn trẻ tham dự Đại hội hôm nay có thể “định hướng cho mình về một đời sống yêu thương phong phú” như điều mong ước của Đức cha Phêrô.
Tưởng niệm cuộc Khổ Nạn và Đường Thánh Gía tại giáo xứ Phủ Cam Huế
Trương Trí
10:03 29/03/2013
HUẾ - Tối hôm nay, thứ Sáu Tuần Thánh, sau một ngày ăn chay, hy sinh hảm mình, cộng đoàn Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam, từ những người già cả đến các em thiếu nhi, trẻ nhỏ đều được cha mẹ bồng bế đến Nhà thờ để tham dự nghi thức suy tôn Thánh Giá và tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu Kitô, Đấng chịu đóng đinh trên Thập Giá, vì tình yêu thương nhân loại, Ngài đã chịu phán xét, chịu chết để cho trần gian được sống.
Xem hình ảnh
Mở đầu là phần suy tôn Lời Chúa, với bài Thương Khó dài đến gần nửa giờ đồng hồ, nhưng ai nấy đều cảm nghiệm được một cách sâu sắc về việc Chúa Giêsu phải chịu ra trước tòa phán xét, mặc dù quan Philatô cho rằng không thấy Chúa Giêsu có tội gì, nhưng với sự ganh ghét và đó kỵ của các thượng tế cũng như của dân Do Thái, họ quyết buộc tội Ngài để đóng đinh Ngài trên thập giá.
Phần lời nguyện gồm 10 lời do cha chủ sự thay mặt cộng đoàn dâng lên Thiên Chúa, xin Người ban ơn lành cho Đức Thánh Cha, các Đức Giám mục, các linh mục. Đồng thời cũng cầu nguyện cho tất cả các tín hữu cũng như những con người chưa nhận biết Chúa, cầu cho các nhà lãnh đạo quốc gia biết chăm lo đến cuộc sống của người dân được công bằng và hạnh phúc. Sau mỗi lời nguyện, toàn thể cộng đoàn tham dự đều quỳ gối sốt sắng cầu xin Chúa nhậm lời.
Sau khi lãnh nhận mình Thánh Chúa, là phần nghi thức suy tôn Thánh Giá. Cha chủ sự cùng quý Cha và cộng đoàn hướng về cuối Nhà thờ, Thánh Giá Chúa chịu đóng đinh được suy tôn, thờ lạy và rước lên Cung Thánh. Cha chủ sự và quý Cha, các em Lễ sinh và quý chức HĐGX đại diện cộng đoàn hôn chân Chúa, vì số người tham dự quá đông nên sau phần đi đàng thánh giá và tưởng niệm cuộc khổ nạn sẽ tiếp tục hôn chân.
Chương trình đi đàng Thánh giá ngoài trời và tưởng niệm cuộc khổ nạn thật sốt sắng và trang nghiêm. Mỗi chặng đàng thánh giá do một hội đoàn phụ trách, bắt đầu chặng thứ nhất do quý chức HĐGX đảm trách, sau mỗi chặng, ca đoàn lại cất lên lời ca tôn vinh. Thánh giá do cha phó xứ phụ trách vác trên suốt 14 chặng đường vòng quanh khuôn viên trước sân Nhà thờ. Kể từ chặng thứ 12, tất cả mọi người đều quỳ gối giữa sân, không ngại đá sỏi, chịu hy sinh thân xác để hòa với sự thương khó của Chúa Giêsu. Đặc biệt, các em Thiếu Nhi thánh Thể dù tuổi nhỏ nhưng vẫn rất chịu khó và nghiêm trang trong suốt buổi. Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam là một giáo xứ đông giáo dân nhất của Giáo phận, số lượng thanh niên nam nữ gồm sinh viên và các đôi vợ chồng trẻ cũng như những tân tong khá đông, nhưng tất cả mọi người đều tham dự đông đảo và sốt mến lạ lung, nhất là trong bối cảnh xã hội ngày một sa lầy trong chốn ăn chơi hưởng thụ.
Kết thúc chương trình tưởng niệm cuộc thương khó và đi đàng thánh giá, Cha Antôn Dương Quỳnh, Tổng Đại diện kiêm Quản xứ Chính tòa thật xúc động trước tâm tình của cộng đoàn, Ngài cảm ơn toàn thể mọi người đã sốt sắng tham dự, tạo nên một bầu khí thánh thiêng của ngày thứ Sáu Tuần Thánh, Ngài mời các Cha Phó xứ cùng ban phép lành trọng thể cho toàn thể cộng đoàn. Dù đêm đã khuya, nhưng ai cũng chờ đợi và mong muốn được hôn chân Chúa ngay trong đêm nay.
Xem hình ảnh
Mở đầu là phần suy tôn Lời Chúa, với bài Thương Khó dài đến gần nửa giờ đồng hồ, nhưng ai nấy đều cảm nghiệm được một cách sâu sắc về việc Chúa Giêsu phải chịu ra trước tòa phán xét, mặc dù quan Philatô cho rằng không thấy Chúa Giêsu có tội gì, nhưng với sự ganh ghét và đó kỵ của các thượng tế cũng như của dân Do Thái, họ quyết buộc tội Ngài để đóng đinh Ngài trên thập giá.
Phần lời nguyện gồm 10 lời do cha chủ sự thay mặt cộng đoàn dâng lên Thiên Chúa, xin Người ban ơn lành cho Đức Thánh Cha, các Đức Giám mục, các linh mục. Đồng thời cũng cầu nguyện cho tất cả các tín hữu cũng như những con người chưa nhận biết Chúa, cầu cho các nhà lãnh đạo quốc gia biết chăm lo đến cuộc sống của người dân được công bằng và hạnh phúc. Sau mỗi lời nguyện, toàn thể cộng đoàn tham dự đều quỳ gối sốt sắng cầu xin Chúa nhậm lời.
Sau khi lãnh nhận mình Thánh Chúa, là phần nghi thức suy tôn Thánh Giá. Cha chủ sự cùng quý Cha và cộng đoàn hướng về cuối Nhà thờ, Thánh Giá Chúa chịu đóng đinh được suy tôn, thờ lạy và rước lên Cung Thánh. Cha chủ sự và quý Cha, các em Lễ sinh và quý chức HĐGX đại diện cộng đoàn hôn chân Chúa, vì số người tham dự quá đông nên sau phần đi đàng thánh giá và tưởng niệm cuộc khổ nạn sẽ tiếp tục hôn chân.
Chương trình đi đàng Thánh giá ngoài trời và tưởng niệm cuộc khổ nạn thật sốt sắng và trang nghiêm. Mỗi chặng đàng thánh giá do một hội đoàn phụ trách, bắt đầu chặng thứ nhất do quý chức HĐGX đảm trách, sau mỗi chặng, ca đoàn lại cất lên lời ca tôn vinh. Thánh giá do cha phó xứ phụ trách vác trên suốt 14 chặng đường vòng quanh khuôn viên trước sân Nhà thờ. Kể từ chặng thứ 12, tất cả mọi người đều quỳ gối giữa sân, không ngại đá sỏi, chịu hy sinh thân xác để hòa với sự thương khó của Chúa Giêsu. Đặc biệt, các em Thiếu Nhi thánh Thể dù tuổi nhỏ nhưng vẫn rất chịu khó và nghiêm trang trong suốt buổi. Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam là một giáo xứ đông giáo dân nhất của Giáo phận, số lượng thanh niên nam nữ gồm sinh viên và các đôi vợ chồng trẻ cũng như những tân tong khá đông, nhưng tất cả mọi người đều tham dự đông đảo và sốt mến lạ lung, nhất là trong bối cảnh xã hội ngày một sa lầy trong chốn ăn chơi hưởng thụ.
Kết thúc chương trình tưởng niệm cuộc thương khó và đi đàng thánh giá, Cha Antôn Dương Quỳnh, Tổng Đại diện kiêm Quản xứ Chính tòa thật xúc động trước tâm tình của cộng đoàn, Ngài cảm ơn toàn thể mọi người đã sốt sắng tham dự, tạo nên một bầu khí thánh thiêng của ngày thứ Sáu Tuần Thánh, Ngài mời các Cha Phó xứ cùng ban phép lành trọng thể cho toàn thể cộng đoàn. Dù đêm đã khuya, nhưng ai cũng chờ đợi và mong muốn được hôn chân Chúa ngay trong đêm nay.
Thứ Bảy Tuần Thánh
Trầm Thiên Thu
10:11 29/03/2013
Thứ Bảy Tuần Thánh là gì?
Thứ Bảy Tuần Thánh là ngày cuối cùng của Mùa Chay, của Tuần Thánh, và của Tam Nhật Vượt Qua, ngay trướ Đại lễ Phục Sinh. Thứ Bảy Tuần Thánh đang tròng thời gian tưởng niệm Cuộc Khổ Nạn và Sự Chết của Đức Giêsu Kitô, và chuẩn bị việc Ngài phục sinh.
Lịch sử
Cũng được gọi là Vọng Phục Sinh (đúng ra là đêm Thứ Bảy Tuần Thánh), Thứ Bảy Tuần Thánh có một lịch sử dài và thay đổi. Bách khoa Công giáo ghi: “Thời Giáo hội sơ khai, đây là Thứ Bảy duy nhất phải ăn chay”. Ăn chay là dấu hiệu sám hối, vì vào Thứ Sáu Tuần Thánh, Đức Kitô đã cứu chuộc chúng ta bằng Giá Máu của Ngài. Như vậy, từ nhiều thế kỷ qua, các Kitô hữu đã coi Thứ Bảy và Chúa Nhật (ngày Chúa Giêsu phục sinh) là những ngày cấm ăn chay. Cách thực hành này vẫn có trong luật mùa Chay của các Giáo hội Công giáo Đông phương và Chính thống giáo Đông phương, giảm nhẹ việc ăn chay vào các Thứ Bảy và Chúa Nhật.
Thế kỷ II, các Kitô hữu bắt đầu ăn chay toàn phần (không ăn bất kỳ thứ gì) suốt 40 giờ trước lễ Phục Sinh, which meant that the entire day of Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày ăn chay.
Thứ Bảy Tuần Thánh không có Thánh lễ
Cũng như vào Thứ Sáu Tuần Thánh, không có Thánh lễ trong ngày Thứ bảy Tuần Thánh. Lễ Vọng Phục Sinh diễn ra sau khi mặt trời lặn ngày Thứ Bảy Tuần Thánh, đúng là thuộc về Chúa Nhật Phục Sinh, vì theo phụng vụ, mỗi ngày bắt đầu từ lúc mặt trời lặn của ngày hôm trước. Đó là lý do mà dự lễ vọng đêm Thứ Bảy có thể đã giữ trọn luật dự lễ Chúa Nhật. Khác là vào ngày Thứ Sáu, rước lễ khi tham dự phụng vụ buổi chiều tưởng niệm Cuộc Khổ Nạn của Đức Kitô, vào ngày Thứ Bảy Tuần Thánh thì Thánh Thể chỉ được trao có các tín hữu như “của ăn đàng” (viaticum) – nghĩa là trong trường hợp nguy tử.
Trong Giáo hội sơ khai, các tín hữu họp nhau vào chiều Thứ Bảy Tuần Thánh để cầu nguyện và rửa tội cho các tân tòng – đã trải qua mùa Chay để chuẩn bị được đón nhận vào Giáo hội. Theo Bách khoa Công giáo, thời Giáo hội sơ khai, Thứ Bảy Tuần Thánh và vọng lễ Ngũ Tuần (Pentecost) là những ngày duy nhất có thể rửa tội cho tân tòng. Thời gian vọng này kéo dài cả đêm tới sáng Chúa Nhật Phục Sinh, khi bài Alleluia được hát lần đầu tiên kể từ đầu mùa Chay, và các tín hữu – kể cả những người mới được rửa tội – kết thúc 40 giờ ăn chay (nhịn mọi thứ) bằng việc rước lễ.
Cải cách và phục hồi nguyên trạng
Thời Trung Cổ, khoảng đầu thế kỷ VIII, các nghi thức Vọng Phục Sinh, nhất là làm phép lửa mới và thắp Nến Phục Sinh, được áp dụng từ rất sớm. Cuối cùng, các nghi thức này được cử hành vào sáng Thứ Bảy Tuần Thánh. Cả ngày Thứ Bảy Tuần Thánh, trước đây là ngày than khóc Chúa Giêsu chịu đóng đinh và mong đợi Ngài sống lại, ngày nay chỉ còn là việc tham dự Đêm Vọng Phục Sinh.
Với cải cách phụng vụ Tuần Thánh năm 1956, các nghi thức này trở thành chính Lễ Vọng Phục Sinh (nghĩa là Thánh Lễ được cử hành sau khi mặt trời lặn ngày Thứ Bảy Tuần Thánh), và như vậy là tính chất nguyên thủy của Thứ Bảy Tuần Thánh được phục hồi.
Tới khi có bản sửa đổi luật ăn chay và kiêng thịt năm 1969, việc ăn chay và kiêng thịt nghiêm ngặt tiếp tục được giữ vào sáng Thứ Bảy Tuần Thánh, điều đó nhắc các tín hữu nhớ tới bản chất u sầu của ngày này và chuẩn bị vui mừng đón Lễ Phục Sinh. Ăn chay và kiêng thịt không còn bắt buộc vào sáng Thứ Bảy Tuần Thánh, nhưng việc thực hành các luật mùa Chay vẫn là cách tốt để cử hành ngày thánh này.
(Chuyển ngữ từ Catholicism.about.com)
Thứ Bảy Tuần Thánh là ngày cuối cùng của Mùa Chay, của Tuần Thánh, và của Tam Nhật Vượt Qua, ngay trướ Đại lễ Phục Sinh. Thứ Bảy Tuần Thánh đang tròng thời gian tưởng niệm Cuộc Khổ Nạn và Sự Chết của Đức Giêsu Kitô, và chuẩn bị việc Ngài phục sinh.
Lịch sử
Thế kỷ II, các Kitô hữu bắt đầu ăn chay toàn phần (không ăn bất kỳ thứ gì) suốt 40 giờ trước lễ Phục Sinh, which meant that the entire day of Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày ăn chay.
Thứ Bảy Tuần Thánh không có Thánh lễ
Cũng như vào Thứ Sáu Tuần Thánh, không có Thánh lễ trong ngày Thứ bảy Tuần Thánh. Lễ Vọng Phục Sinh diễn ra sau khi mặt trời lặn ngày Thứ Bảy Tuần Thánh, đúng là thuộc về Chúa Nhật Phục Sinh, vì theo phụng vụ, mỗi ngày bắt đầu từ lúc mặt trời lặn của ngày hôm trước. Đó là lý do mà dự lễ vọng đêm Thứ Bảy có thể đã giữ trọn luật dự lễ Chúa Nhật. Khác là vào ngày Thứ Sáu, rước lễ khi tham dự phụng vụ buổi chiều tưởng niệm Cuộc Khổ Nạn của Đức Kitô, vào ngày Thứ Bảy Tuần Thánh thì Thánh Thể chỉ được trao có các tín hữu như “của ăn đàng” (viaticum) – nghĩa là trong trường hợp nguy tử.
Trong Giáo hội sơ khai, các tín hữu họp nhau vào chiều Thứ Bảy Tuần Thánh để cầu nguyện và rửa tội cho các tân tòng – đã trải qua mùa Chay để chuẩn bị được đón nhận vào Giáo hội. Theo Bách khoa Công giáo, thời Giáo hội sơ khai, Thứ Bảy Tuần Thánh và vọng lễ Ngũ Tuần (Pentecost) là những ngày duy nhất có thể rửa tội cho tân tòng. Thời gian vọng này kéo dài cả đêm tới sáng Chúa Nhật Phục Sinh, khi bài Alleluia được hát lần đầu tiên kể từ đầu mùa Chay, và các tín hữu – kể cả những người mới được rửa tội – kết thúc 40 giờ ăn chay (nhịn mọi thứ) bằng việc rước lễ.
Cải cách và phục hồi nguyên trạng
Thời Trung Cổ, khoảng đầu thế kỷ VIII, các nghi thức Vọng Phục Sinh, nhất là làm phép lửa mới và thắp Nến Phục Sinh, được áp dụng từ rất sớm. Cuối cùng, các nghi thức này được cử hành vào sáng Thứ Bảy Tuần Thánh. Cả ngày Thứ Bảy Tuần Thánh, trước đây là ngày than khóc Chúa Giêsu chịu đóng đinh và mong đợi Ngài sống lại, ngày nay chỉ còn là việc tham dự Đêm Vọng Phục Sinh.
Với cải cách phụng vụ Tuần Thánh năm 1956, các nghi thức này trở thành chính Lễ Vọng Phục Sinh (nghĩa là Thánh Lễ được cử hành sau khi mặt trời lặn ngày Thứ Bảy Tuần Thánh), và như vậy là tính chất nguyên thủy của Thứ Bảy Tuần Thánh được phục hồi.
Tới khi có bản sửa đổi luật ăn chay và kiêng thịt năm 1969, việc ăn chay và kiêng thịt nghiêm ngặt tiếp tục được giữ vào sáng Thứ Bảy Tuần Thánh, điều đó nhắc các tín hữu nhớ tới bản chất u sầu của ngày này và chuẩn bị vui mừng đón Lễ Phục Sinh. Ăn chay và kiêng thịt không còn bắt buộc vào sáng Thứ Bảy Tuần Thánh, nhưng việc thực hành các luật mùa Chay vẫn là cách tốt để cử hành ngày thánh này.
(Chuyển ngữ từ Catholicism.about.com)
Thánh lễ Tiệc Ly tại GX Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle
Nguyễn An Quý
13:32 29/03/2013
SEATTLE. Chiều 28 tháng 3 năm 2013, thành phố Seattle có ánh nắng dịu dàng với nhiệt độ dễ chịu. Hôm nay, ngày thứ năm tuần thánh, giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle cùng với Giáo Hội hoàn vũ cử hành Tam Nhật Vượt Qua bắt đầu bằng Thánh Lễ Tiệc Ly . Người viết tham dự Thánh lễ lúc 7 giờ 30 tối, đây là Thánh Lễ thứ nhì trong ngày thứ năm Tuần Thánh. Phần phụng vụ của thánh lễ giờ này do các em Thiếu Nhi Thánh Thể phụ trách.
Xem hình ảnh
Đúng 7 gìờ 30, Ca đoàn hát bài ca nhập lễ và nghi đoàn gồm các em Thiếu Nhi Thánh Thể cung nghinh Thánh Giá tiến lên bàn thánh, cha Nguyễn Sơn Miên linh hướng Thiếu Nhi Thánh Thể chủ tế Thánh Lễ và thầy sáu phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ tế Thánh lễ. Phần chia sẻ Lời Chúa do linh mục Nguyễn Sơn Miên giảng lễ, ngài đã nói lên ý nghĩa của ngày Thứ Năm Tuần Thánh. Ngài nhấn mạnh việc Chúa rửa chân, ngài nói: trong buổi Tiệc Ly, Chúa đã làm một cử chỉ rất khiêm hạ, đó là Ngài đã rửa chân cho các môn đệ của Ngài. Ngài là Chúa, là Thầy mà còn rửa chân cho các môn đệ để nói lên sự phục vụ. Chúa nói Ta là Chúa mà còn rửa chân cho anh em thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau, đây là gương để chúng ta cũng biết phục vụ , yêu thương nhau….”
Sau bài giảng là nghi thức rửa chân, trong phần nghi thức rửa chân, linh mục chủ tế đã rửa chân cho Tông đồ đoàn là các em Thiếu Nhi Thánh Thể.
Sau Thánh lễ là cuộc rước kiệu Thánh Thể trọng thể. Cha Nguyễn Sơn Miên chủ sự cuộc rước kiệu Thánh Thể, ngài cầm Bình Thánh Thể có kiệu hầu che Bình Thánh di chuyển chung quanh nhà thờ cùng với giáo dân cung nghinh Thánh Thể và tiến đến vị trí đặt nhà chầu. Giờ chầu được cử hành trọng thể. Mở đầu là giờ chầu chung của giáo xứ , đặc biệt giờ chầu chung này do các em Thiếu Nhi Thánh Thể phụ trách phần dẫn nguyện có sự hiện diện của LM Nguyễn Sơn Miên chủ sự. Đến 9 giờ 10 phút, các hội đoàn thay phiên nhau chầu cho đến 12 giờ thì chấm dứt. Đoàn Liên Minh Thánh Tâm phụ trách dẫn nguyện giờ chầu từ 9 giờ 10 đến 9 giờ 50 cùng với sự hiện diện của nhiều đoàn thể .
Đặc biệt đêm canh thức chầu giờ thánh thứ Năm Tuần Thánh năm nay, Đức Tổng Giám Mục Peter Sartain đã có sáng kiến mời gọi các bạn trẻ cùng sống với tinh thần hiệp thông, liên đới đức tin giữa các bạn trẻ và giữa các giáo xứ với nhau trong thành phố Seattle. Để thực hiện sáng kiến này, Đức Tổng đã mời được một số các bạn trẻ (young adults) tham gia cuộc hành hương đi bộ đến thăm và cầu nguyện tại các nhà thờ địa phương (trong vùng Seattle) vào tối thứ Năm Tuần Thánh trong đó có nhà thờ Gx Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, được gọi là “Archbishop Sartain’s Holy Thursday Pilgrimage”. Lúc 10 giờ 15 phút, một phái đoàn do Đức Tổng Giám Mục hướng dẫn đã đến giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam gồm trên 180 thanh niên nam nữ cùng đi bộ với ngài. Tất cả phái đoàn đã tụ họp trước tiền đường nhà thờ giáo xứ và Đức Tổng đã cử hành nghi thức cầu nguyện trước tiền đường với sự tham dự sốt sắng của toàn thể phái đoàn và một số khá đông giáo dân trong giáo xứ hiện diện. Sau đó Đức Tổng Giám Mục đã cùng với phái đoàn tiến về vị trị đặt nhà chầu để chầu Thành Thể . Đức Tổng Giám Mục đã quỳ gối suốt buổi cầu nguyện trước Mình Thánh Chúa cùng với toàn thể anh chị em giới trẻ tham dự đã sốt sắng cùng tâm sự với Chúa trong suốt giờ chầu. Phái Đoàn của Đức Tổng đã chấm dứt giờ chầu lúc 11 giờ đêm và cùng nhau di hành đến một giáo xứ kế tiếp. Một hình ảnh cảm động , trước khi rời nhà chầu , một cô bạn trẻ trong phái đoàn đã đến quỳ gối trước nhà chầu và giang tay cầu nguyện một hồi lâu cho đến khi hết người phái đoàn rời khỏi vĩ trí nhà chầu mơí thôi.
Lúc 12 giờ cha chánh xứ đã bế mạc phiên chầu Thánh Thể Thứ Năm Tuần Thánh, trả lại sự yên lặng của ngội giáo đường để chuẩn bị bước vào ngày thứ sáu, ngày kỹ niệm cuộc khổ nạn của Chúa. Suốt hơn 3 tiếng đồng hồ, từng cộng đoàn giáo dân của mỗi hội đoàn đã sốt sắng cầu nguyện bên nhau trước Mình Thánh Chúa, tất cả đã thật sự đến với Chúa trong tâm tình tạ ơn.
Xem hình ảnh
Đúng 7 gìờ 30, Ca đoàn hát bài ca nhập lễ và nghi đoàn gồm các em Thiếu Nhi Thánh Thể cung nghinh Thánh Giá tiến lên bàn thánh, cha Nguyễn Sơn Miên linh hướng Thiếu Nhi Thánh Thể chủ tế Thánh Lễ và thầy sáu phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ tế Thánh lễ. Phần chia sẻ Lời Chúa do linh mục Nguyễn Sơn Miên giảng lễ, ngài đã nói lên ý nghĩa của ngày Thứ Năm Tuần Thánh. Ngài nhấn mạnh việc Chúa rửa chân, ngài nói: trong buổi Tiệc Ly, Chúa đã làm một cử chỉ rất khiêm hạ, đó là Ngài đã rửa chân cho các môn đệ của Ngài. Ngài là Chúa, là Thầy mà còn rửa chân cho các môn đệ để nói lên sự phục vụ. Chúa nói Ta là Chúa mà còn rửa chân cho anh em thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau, đây là gương để chúng ta cũng biết phục vụ , yêu thương nhau….”
Sau bài giảng là nghi thức rửa chân, trong phần nghi thức rửa chân, linh mục chủ tế đã rửa chân cho Tông đồ đoàn là các em Thiếu Nhi Thánh Thể.
Sau Thánh lễ là cuộc rước kiệu Thánh Thể trọng thể. Cha Nguyễn Sơn Miên chủ sự cuộc rước kiệu Thánh Thể, ngài cầm Bình Thánh Thể có kiệu hầu che Bình Thánh di chuyển chung quanh nhà thờ cùng với giáo dân cung nghinh Thánh Thể và tiến đến vị trí đặt nhà chầu. Giờ chầu được cử hành trọng thể. Mở đầu là giờ chầu chung của giáo xứ , đặc biệt giờ chầu chung này do các em Thiếu Nhi Thánh Thể phụ trách phần dẫn nguyện có sự hiện diện của LM Nguyễn Sơn Miên chủ sự. Đến 9 giờ 10 phút, các hội đoàn thay phiên nhau chầu cho đến 12 giờ thì chấm dứt. Đoàn Liên Minh Thánh Tâm phụ trách dẫn nguyện giờ chầu từ 9 giờ 10 đến 9 giờ 50 cùng với sự hiện diện của nhiều đoàn thể .
Đặc biệt đêm canh thức chầu giờ thánh thứ Năm Tuần Thánh năm nay, Đức Tổng Giám Mục Peter Sartain đã có sáng kiến mời gọi các bạn trẻ cùng sống với tinh thần hiệp thông, liên đới đức tin giữa các bạn trẻ và giữa các giáo xứ với nhau trong thành phố Seattle. Để thực hiện sáng kiến này, Đức Tổng đã mời được một số các bạn trẻ (young adults) tham gia cuộc hành hương đi bộ đến thăm và cầu nguyện tại các nhà thờ địa phương (trong vùng Seattle) vào tối thứ Năm Tuần Thánh trong đó có nhà thờ Gx Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, được gọi là “Archbishop Sartain’s Holy Thursday Pilgrimage”. Lúc 10 giờ 15 phút, một phái đoàn do Đức Tổng Giám Mục hướng dẫn đã đến giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam gồm trên 180 thanh niên nam nữ cùng đi bộ với ngài. Tất cả phái đoàn đã tụ họp trước tiền đường nhà thờ giáo xứ và Đức Tổng đã cử hành nghi thức cầu nguyện trước tiền đường với sự tham dự sốt sắng của toàn thể phái đoàn và một số khá đông giáo dân trong giáo xứ hiện diện. Sau đó Đức Tổng Giám Mục đã cùng với phái đoàn tiến về vị trị đặt nhà chầu để chầu Thành Thể . Đức Tổng Giám Mục đã quỳ gối suốt buổi cầu nguyện trước Mình Thánh Chúa cùng với toàn thể anh chị em giới trẻ tham dự đã sốt sắng cùng tâm sự với Chúa trong suốt giờ chầu. Phái Đoàn của Đức Tổng đã chấm dứt giờ chầu lúc 11 giờ đêm và cùng nhau di hành đến một giáo xứ kế tiếp. Một hình ảnh cảm động , trước khi rời nhà chầu , một cô bạn trẻ trong phái đoàn đã đến quỳ gối trước nhà chầu và giang tay cầu nguyện một hồi lâu cho đến khi hết người phái đoàn rời khỏi vĩ trí nhà chầu mơí thôi.
Lúc 12 giờ cha chánh xứ đã bế mạc phiên chầu Thánh Thể Thứ Năm Tuần Thánh, trả lại sự yên lặng của ngội giáo đường để chuẩn bị bước vào ngày thứ sáu, ngày kỹ niệm cuộc khổ nạn của Chúa. Suốt hơn 3 tiếng đồng hồ, từng cộng đoàn giáo dân của mỗi hội đoàn đã sốt sắng cầu nguyện bên nhau trước Mình Thánh Chúa, tất cả đã thật sự đến với Chúa trong tâm tình tạ ơn.
Phụng Vụ Thứ 6 Tuần Thánh tại CĐCGVN – Nam Úc
Jos. Vĩnh SA
14:52 29/03/2013
Ngày thứ 6 Tuần Thánh, Phụng vụ được chia làn 2 phần:
- Buổi sáng, phần thứ I từ: 10 giờ 00 đến 11 giờ 30 sáng
- Buổi chiều, phần thứ II từ: 03 giờ 00 đến 05 giờ 00 chiều
XEM HÌNH
Gồm có các nghi thức
- Suy gẫm 12 Chặng Đàng Thánh Giá
- Tháo đinh và táng xác Chúa
- Suy tôn Thánh Giá Chuá
- Phụng vụ Thánh Thể
- Hôn kính Thánh Giá Chúa
- Hôn Chân Chúa
Sau khi chấm dứt các nghi thức Phụng Vụ, giáo dân xếp lên hôn kính Thánh Giá và sang Mồ Quàn hôn chân Chúa. Trong lúc giáo dân lên hôn chân Chúa thì quí vị Cao Niên ngắm đứng - Hội Các Bà Mẹ thì ngắm Dâng Hạt và than hang đá.
Trung tâm Cộng Đồng mở của cho đến 10 giờ khuya để các tín hữu đến viếng Chúa,
Sáng thứ Bảy Tuần Thánh, Trung Tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân mở cửa sớm thừ lúc 07 giờ 00 sáng để giáo dân tiếp tục đến Mồ Quàn viếng xác Chúa cho đến 5 giờ 00 chiều
- Buổi sáng, phần thứ I từ: 10 giờ 00 đến 11 giờ 30 sáng
- Buổi chiều, phần thứ II từ: 03 giờ 00 đến 05 giờ 00 chiều
XEM HÌNH
Gồm có các nghi thức
- Suy gẫm 12 Chặng Đàng Thánh Giá
- Tháo đinh và táng xác Chúa
- Suy tôn Thánh Giá Chuá
- Phụng vụ Thánh Thể
- Hôn kính Thánh Giá Chúa
- Hôn Chân Chúa
Sau khi chấm dứt các nghi thức Phụng Vụ, giáo dân xếp lên hôn kính Thánh Giá và sang Mồ Quàn hôn chân Chúa. Trong lúc giáo dân lên hôn chân Chúa thì quí vị Cao Niên ngắm đứng - Hội Các Bà Mẹ thì ngắm Dâng Hạt và than hang đá.
Trung tâm Cộng Đồng mở của cho đến 10 giờ khuya để các tín hữu đến viếng Chúa,
Sáng thứ Bảy Tuần Thánh, Trung Tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân mở cửa sớm thừ lúc 07 giờ 00 sáng để giáo dân tiếp tục đến Mồ Quàn viếng xác Chúa cho đến 5 giờ 00 chiều
Chặng Đàng Thánh Giá, Tháo Đinh &Táng Xác Thứ Sáu Tuần Thánh Tại Cộng đồng Công Giáo Việt Nam – Nam Úc
Đan Huyền
23:47 29/03/2013
Chúa Giêsu nhắn nhủ chúng ta rằng "Ai muốn theo Thầy thì phải từ bỏ mình, vác thập giá mỗi ngày mà theo Thầy". Đây là một lời mời gọi gửi đến tất cả mọi người chúng ta: những người đã lập gia đình và những người còn độc thân, già, trẻ, lớn, bé, giầu, nghèo, và mọi quốc tịch. Đó cũng có nghĩa là lời mời gọi cho mọi gia đình, cho từng cá nhân cũng như cho toàn thể cộng đoàn.
Trong giây phút bi thảm và nghiêm trọng của ngày thứ Sáu Tuần Thánh, một bài học sâu sắc đã được đưa ra cho tất cả những ai chọn lựa theo Người. Cũng như mỗi cánhân người tín hữu Kitô, mỗi gia đình cũng có con đường thánh giá, ghi dấu bằng bệnh tật, cái chết, các rắc rối tài chính, nghèo đói, sự phản bội, những hành vi sai trái, gây gỗ với nhau, và thiên tai…
Tuy nhiên, mỗi Kitô hữu, mỗi gia đình, khi đi trên con đường buồn sầu này, có thể hướng mắt nhìn kiên quyết lên Chúa Giêsu, Đấng vừa là con người vừa là Thiên Chúa.
Cùng với cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại tiểu bang Nam Úc, xin mời quý vị và anh chị em hãy tiến vào kinh nghiệm của những giờ phút sau cùng của Đức Giêsu Kitô trên trần gian này, một kinh nghiệm nhận được từ bàn tay của Chúa Cha: một kinh nghiệm vừa đau thương vừa tuyệt vời, trong đó Chúa Giêsu đúc kết cho chúng ta những bài học quý giá nhất về cuộc sống và giáo huấn của người. Từ đó, chúng ta có thể học để sống cuộc sống của chúng ta viên mãn nhất, theo mô hình của chính Ngài.
Hôm nay, thứ sáu tuần thánh, toàn thể giáo hội công giáo hoàn vũ dành trọn những thời gian này để cử hành, tưởng niệm cuộc khổ nạn và sự chết của Đức Giêsu Kitô. Hiệp thông với cuộc thương khó và tử nạn của Đức Kitô, vị thượng tế cao cả, đã biết đến sự yếu hèn của chúng ta, nên Người đã tận hiến hy sinh trọn vẹn và qua cái chết Người là trung gian giải hoà chúng ta với Thiên Chúa. Thánh Giá là nhịp cầu bắc qua vực thẳm bị khắc sâu bởi tội lỗi, đặt chúng ta vào cõi chết vì chống lại Thiên Chúa và nhờ Thánh gía kết hiệp chúng ta một lần nữa với tình yêu thương của Chúa Cha.
Trong tâm tình ấy cộng đồng công giáo VN - Nam Úc đã cùng hiệp thông qua chăng đàng thánh gía vào lúc 10 giờ sáng Thứ sáu tuần thánh 2013 tại trung tâm Đức mẹ thuyền nhân Việt Nam tại Pooraka.
Trong hội trường rộng với khoảng 1000 người tham dự chặng đàng thánh gía sáng nay. Đức ông Nguyễn Minh Tâm, cùng với cha Hoàng Đức Luyến, phụng đoàn và với đoàn tông đồ mặc áo trắng chít khăn tang lần lượt dõi theo những bước chân của Chúa Giêsu qua từng chặng đàng thánh gía, từ dinh Philatô đến núi Sọ, với sự tham dự sốt sáng của toàn thể giáo dân trong cộng đồng. Qua những lời dẫn giải, những bài ca suy tôn, thống hối và những lời kinh nguyện chung của cộng đồng đã hướng lòng mọi người kết hợp một cách trọn vẹn trong ý nghĩa thương khó,nơi gặp gỡ của sự công bằng và lòng thương xót, của sự phán xét và quyền tối thượng, bởi vì không có thánh gía sẽ không có ơn cứu độ, không có giáo hội, không có sự tha thứ, không có hòa giải, không có hy vọng. Thánh gía là trung tâm điểm nơi sự chết và phục sinh của Người.
Sau 12 chặng đàng thánh gía, trong thinh lặng phủ trùm không gian, toàn thể cộng đoàn cùng hướng về cây thánh gía lớn trên gian cung thánh, ngạo nghễ, ngước cao, nơi Chúa Giêsu chịu đóng đinh, thân thể bê bết máu, thương cảm, thảm sầu. Lời nguyện ngắm về giờ phút tháo đanh Chúa từ trên thánh gía do đoàn liên minh Song Tâm dẫn giải, hoà lẫn với những bài ca thống hối của ca đoàn Phaolô Lộc khiến nhiều người cảm thương rưng rưng giọt lệ. ..
Sau nghi thức táng xác, thánh thể Chúa được đặt trong hòm kính và cộng đoàn cùng với cha chủ sự, các vị tông đồ, phụng đoàn, cung nghinh thánh thể quanh hội trường tiến về hang đá tượng trưng cho ngôi mộ xưa, nơi an táng thánh thể Chúa.
Những lời kinh, tiêng nhạc hòa lẫn trong tâm tình thống hối, tiếc thương của mọi người, những giờ phút sốt sáng quỳ bên hang đá trong ngày kỷ niệm Chúa chịu khổ hình và chịu chết như in đậm nét trong lòng người tham dự trong ngày thứ sáu tuần thánh.
Trong những giờ phút linh thiêng và cảm động, người tín hữu có dịp suy gẫm sau xa hơn về Thánh gía, nguồn ơn cứu độ của những ai bước theo Chúa, bởi vì chúa đã phán: ”Ai muốn theo ta, phải từ bỏ mình vác thập gía mình mà theo ta “ (Ga.16.24)
Nghi thức tháo đanh, táng xác và an vị thánh thể Chúa trong hang đá đã kết thúc lúc 12 giờ trưa. Mọi người thinh lặng ra về trong tâm tình chay tịnh của ngày thứ sáu tuần thánh và sẽ tiếp tục nghi thức suy tôn và hôn kính thánh gía vào lúc 3 giờ chiều.
Trong giây phút bi thảm và nghiêm trọng của ngày thứ Sáu Tuần Thánh, một bài học sâu sắc đã được đưa ra cho tất cả những ai chọn lựa theo Người. Cũng như mỗi cánhân người tín hữu Kitô, mỗi gia đình cũng có con đường thánh giá, ghi dấu bằng bệnh tật, cái chết, các rắc rối tài chính, nghèo đói, sự phản bội, những hành vi sai trái, gây gỗ với nhau, và thiên tai…
Tuy nhiên, mỗi Kitô hữu, mỗi gia đình, khi đi trên con đường buồn sầu này, có thể hướng mắt nhìn kiên quyết lên Chúa Giêsu, Đấng vừa là con người vừa là Thiên Chúa.
Cùng với cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại tiểu bang Nam Úc, xin mời quý vị và anh chị em hãy tiến vào kinh nghiệm của những giờ phút sau cùng của Đức Giêsu Kitô trên trần gian này, một kinh nghiệm nhận được từ bàn tay của Chúa Cha: một kinh nghiệm vừa đau thương vừa tuyệt vời, trong đó Chúa Giêsu đúc kết cho chúng ta những bài học quý giá nhất về cuộc sống và giáo huấn của người. Từ đó, chúng ta có thể học để sống cuộc sống của chúng ta viên mãn nhất, theo mô hình của chính Ngài.
Hôm nay, thứ sáu tuần thánh, toàn thể giáo hội công giáo hoàn vũ dành trọn những thời gian này để cử hành, tưởng niệm cuộc khổ nạn và sự chết của Đức Giêsu Kitô. Hiệp thông với cuộc thương khó và tử nạn của Đức Kitô, vị thượng tế cao cả, đã biết đến sự yếu hèn của chúng ta, nên Người đã tận hiến hy sinh trọn vẹn và qua cái chết Người là trung gian giải hoà chúng ta với Thiên Chúa. Thánh Giá là nhịp cầu bắc qua vực thẳm bị khắc sâu bởi tội lỗi, đặt chúng ta vào cõi chết vì chống lại Thiên Chúa và nhờ Thánh gía kết hiệp chúng ta một lần nữa với tình yêu thương của Chúa Cha.
Trong tâm tình ấy cộng đồng công giáo VN - Nam Úc đã cùng hiệp thông qua chăng đàng thánh gía vào lúc 10 giờ sáng Thứ sáu tuần thánh 2013 tại trung tâm Đức mẹ thuyền nhân Việt Nam tại Pooraka.
Trong hội trường rộng với khoảng 1000 người tham dự chặng đàng thánh gía sáng nay. Đức ông Nguyễn Minh Tâm, cùng với cha Hoàng Đức Luyến, phụng đoàn và với đoàn tông đồ mặc áo trắng chít khăn tang lần lượt dõi theo những bước chân của Chúa Giêsu qua từng chặng đàng thánh gía, từ dinh Philatô đến núi Sọ, với sự tham dự sốt sáng của toàn thể giáo dân trong cộng đồng. Qua những lời dẫn giải, những bài ca suy tôn, thống hối và những lời kinh nguyện chung của cộng đồng đã hướng lòng mọi người kết hợp một cách trọn vẹn trong ý nghĩa thương khó,nơi gặp gỡ của sự công bằng và lòng thương xót, của sự phán xét và quyền tối thượng, bởi vì không có thánh gía sẽ không có ơn cứu độ, không có giáo hội, không có sự tha thứ, không có hòa giải, không có hy vọng. Thánh gía là trung tâm điểm nơi sự chết và phục sinh của Người.
Sau 12 chặng đàng thánh gía, trong thinh lặng phủ trùm không gian, toàn thể cộng đoàn cùng hướng về cây thánh gía lớn trên gian cung thánh, ngạo nghễ, ngước cao, nơi Chúa Giêsu chịu đóng đinh, thân thể bê bết máu, thương cảm, thảm sầu. Lời nguyện ngắm về giờ phút tháo đanh Chúa từ trên thánh gía do đoàn liên minh Song Tâm dẫn giải, hoà lẫn với những bài ca thống hối của ca đoàn Phaolô Lộc khiến nhiều người cảm thương rưng rưng giọt lệ. ..
Sau nghi thức táng xác, thánh thể Chúa được đặt trong hòm kính và cộng đoàn cùng với cha chủ sự, các vị tông đồ, phụng đoàn, cung nghinh thánh thể quanh hội trường tiến về hang đá tượng trưng cho ngôi mộ xưa, nơi an táng thánh thể Chúa.
Những lời kinh, tiêng nhạc hòa lẫn trong tâm tình thống hối, tiếc thương của mọi người, những giờ phút sốt sáng quỳ bên hang đá trong ngày kỷ niệm Chúa chịu khổ hình và chịu chết như in đậm nét trong lòng người tham dự trong ngày thứ sáu tuần thánh.
Trong những giờ phút linh thiêng và cảm động, người tín hữu có dịp suy gẫm sau xa hơn về Thánh gía, nguồn ơn cứu độ của những ai bước theo Chúa, bởi vì chúa đã phán: ”Ai muốn theo ta, phải từ bỏ mình vác thập gía mình mà theo ta “ (Ga.16.24)
Nghi thức tháo đanh, táng xác và an vị thánh thể Chúa trong hang đá đã kết thúc lúc 12 giờ trưa. Mọi người thinh lặng ra về trong tâm tình chay tịnh của ngày thứ sáu tuần thánh và sẽ tiếp tục nghi thức suy tôn và hôn kính thánh gía vào lúc 3 giờ chiều.
Giới trẻ TGP Melbourne cung nghinh Thánh giá cùng Cộng đoàn miền Tây Melbourne
FX. Trần Văn Minh
21:05 29/03/2013
Vì là Ngày Thứ Sáu tuần Thánh, tại Melbourne, mọi công sở đều nghỉ việc, đường xá vắng tanh, lưa thưa xe chạy trên những con phố mà ngày thường rất tấp nập, dân chúng Úc đã cùng với toàn thể nhân loại tưởng niệm ngày Chúa chịu chết (Good Friday)
Xem hình ảnh
Vào lúc 5 giờ chiều Thứ Sáu Tuần Thánh. Trong khi các cộng đoàn khác tổ chức đi đàng Thánh giá trọng thể tại cộng đoàn. Thì tại Nhà thờ Saint Martino Vùng Avondale Heights, Melbourne, Linh mục Philip Lê Văn Sơn tuyên uý của CĐCGVN khu vực Miền Tây Tổng Giáo phận Melbourne đã tổ chức Lễ Suy tôn Thánh Giá cùng giới trẻ Thanh niên Công giáo Việt Nam trong Tổng giáo phận Melbourne.
Mở đầu buổi lễ, Linh mục chủ tế tiến đến trước nhan cung Thánh phủ phục trước bàn thờ để tưởng niệm ngày Chúa chịu chết cho nhân loại. Sau hai bài đọc đặc biệt trong Ngày Thương khó của Chúa. Bài phúc âm được phổ nhạc với hai thừa tác viên và chủ tế hát trong khi Ca đoàn Martino hát lời thay cho Dân Do Thái.
Sau Phúc âm là phần cầu nguyện. Linh mục chủ tế đã hợp ý cùng Giáo hội Hoàn vũ đọc lời cầu nguyện theo các ý nguyện chung. Sau đó, linh mục chủ tế đã xuống cuối nhà thờ để cùng với Giới trẻ Thanh niên Công giáo cung nghinh Thánh Giá Chúa lên cung Thánh theo như Đường Thập Tự Chúa xưa. Với ba lần ngưng lại tượng trưng cho ba lần Chúa ngã xuống đất trên đường lên Núi Sọ! Tại mỗi nơi Thánh giá dừng lại Linh mục chủ tế xướng câu: “Đây là cây Thánh Giá nơi treo Đấng cứu chuộc trần gian.” Và ca đoàn đáp lại: “Chúng ta hãy đến thờ lạy.”
Được biết, cây Thánh gía mà các anh em trong giới trẻ cung nghinh trong ngày Thứ Sáu tuần Thánh, là cây Thánh gía của Đoàn Thanh niên Công gíao Việt Nam, cây Thánh gía đã được Đức Tổng giám mục TGP Melbourne làm phép và ban cho đoàn Thanh niên Công giáo VN.
Sau nghi thức cung nghinh Thánh Giá. Thánh Giá được dựng trước bàn thờ để mọi giáo hữu hiện diện lên hôn Thánh Giá để tôn kính và tưởng niệm cuộc Thương khó của Chúa khi xưa. Ca đoàn hát bài Thánh ca: “Hát trên đỉnh đồi xa.”
Sau khi rước Mình Thánh Chúa. Thánh Giá được đặt nằm trên cung Thánh, các thành viên trong giới trẻ đã rước nến đặt chung quanh Thánh Giá và ngồi quây quần chung quanh Thánh giá để suy niệm 14 Đàng Thánh gía, hình ảnh được chiếu trên màn ảnh và theo lời dẫn của một đoàn viên, chương trình soạn thảo công phu để cho giới trẻ và cộng đoàn cùng lắng nghe trong không khí linh thiêng bên Thánh Giá Chúa trong một ngày thứ Sáu tuần Thánh.
Buổi Suy tôn Thánh Giá kết thúc vào lúc 6 giờ 40 phút cùng ngày.
Xem hình ảnh
Vào lúc 5 giờ chiều Thứ Sáu Tuần Thánh. Trong khi các cộng đoàn khác tổ chức đi đàng Thánh giá trọng thể tại cộng đoàn. Thì tại Nhà thờ Saint Martino Vùng Avondale Heights, Melbourne, Linh mục Philip Lê Văn Sơn tuyên uý của CĐCGVN khu vực Miền Tây Tổng Giáo phận Melbourne đã tổ chức Lễ Suy tôn Thánh Giá cùng giới trẻ Thanh niên Công giáo Việt Nam trong Tổng giáo phận Melbourne.
Mở đầu buổi lễ, Linh mục chủ tế tiến đến trước nhan cung Thánh phủ phục trước bàn thờ để tưởng niệm ngày Chúa chịu chết cho nhân loại. Sau hai bài đọc đặc biệt trong Ngày Thương khó của Chúa. Bài phúc âm được phổ nhạc với hai thừa tác viên và chủ tế hát trong khi Ca đoàn Martino hát lời thay cho Dân Do Thái.
Sau Phúc âm là phần cầu nguyện. Linh mục chủ tế đã hợp ý cùng Giáo hội Hoàn vũ đọc lời cầu nguyện theo các ý nguyện chung. Sau đó, linh mục chủ tế đã xuống cuối nhà thờ để cùng với Giới trẻ Thanh niên Công giáo cung nghinh Thánh Giá Chúa lên cung Thánh theo như Đường Thập Tự Chúa xưa. Với ba lần ngưng lại tượng trưng cho ba lần Chúa ngã xuống đất trên đường lên Núi Sọ! Tại mỗi nơi Thánh giá dừng lại Linh mục chủ tế xướng câu: “Đây là cây Thánh Giá nơi treo Đấng cứu chuộc trần gian.” Và ca đoàn đáp lại: “Chúng ta hãy đến thờ lạy.”
Được biết, cây Thánh gía mà các anh em trong giới trẻ cung nghinh trong ngày Thứ Sáu tuần Thánh, là cây Thánh gía của Đoàn Thanh niên Công gíao Việt Nam, cây Thánh gía đã được Đức Tổng giám mục TGP Melbourne làm phép và ban cho đoàn Thanh niên Công giáo VN.
Sau nghi thức cung nghinh Thánh Giá. Thánh Giá được dựng trước bàn thờ để mọi giáo hữu hiện diện lên hôn Thánh Giá để tôn kính và tưởng niệm cuộc Thương khó của Chúa khi xưa. Ca đoàn hát bài Thánh ca: “Hát trên đỉnh đồi xa.”
Sau khi rước Mình Thánh Chúa. Thánh Giá được đặt nằm trên cung Thánh, các thành viên trong giới trẻ đã rước nến đặt chung quanh Thánh Giá và ngồi quây quần chung quanh Thánh giá để suy niệm 14 Đàng Thánh gía, hình ảnh được chiếu trên màn ảnh và theo lời dẫn của một đoàn viên, chương trình soạn thảo công phu để cho giới trẻ và cộng đoàn cùng lắng nghe trong không khí linh thiêng bên Thánh Giá Chúa trong một ngày thứ Sáu tuần Thánh.
Buổi Suy tôn Thánh Giá kết thúc vào lúc 6 giờ 40 phút cùng ngày.
Giáo xứ Hòa Nghĩa diễn nguyện cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu
Thới Hoa
23:13 29/03/2013
Giáo Phận Nha Trang - 19g00 Thứ Sáu Tuần Thánh 2013, tại tiền đường nhà thờ Giáo Xứ Hòa Nghĩa, giáo xứ đã tổ chức đêm diễn nguyện Cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.
Xem hình ảnh
Được sự khích lệ và hướng dẫn của Cha Chánh xứ, Cha phó xứ, giáo xứ đã tổ chức đêm diễn nguyện thật ý nghĩa. Với thành phần diễn viên là anh chị em trong giáo xứ, mặc dầu không phải là diễn viên chuyên nghiệp nhưng diễn xuất rất xuất sắc, làm cho mọi người xem thích thú. Vì là diễn nguyện cuộc khổ nạn của Chúa nên không có vỗ tay hoan hô, mà mọi người xem chỉ chiêm ngắm và gẫm suy. Hơn 1giờ Diễn Nguyện đông đảo Giáo dân yên lặng lắng xem.
Sau diễn nguyện là phần phụng vụ lời Chúa cung nghinh Thánh Giá và phụng vụ Thánh Thể.
Xem hình ảnh
Được sự khích lệ và hướng dẫn của Cha Chánh xứ, Cha phó xứ, giáo xứ đã tổ chức đêm diễn nguyện thật ý nghĩa. Với thành phần diễn viên là anh chị em trong giáo xứ, mặc dầu không phải là diễn viên chuyên nghiệp nhưng diễn xuất rất xuất sắc, làm cho mọi người xem thích thú. Vì là diễn nguyện cuộc khổ nạn của Chúa nên không có vỗ tay hoan hô, mà mọi người xem chỉ chiêm ngắm và gẫm suy. Hơn 1giờ Diễn Nguyện đông đảo Giáo dân yên lặng lắng xem.
Sau diễn nguyện là phần phụng vụ lời Chúa cung nghinh Thánh Giá và phụng vụ Thánh Thể.
Giáo xứ Trang Cảnh tái hiện hoạt cảnh Cuộc thương khó của Đức Giêsu Kitô
Peter Dũng
23:19 29/03/2013
VINH - Tuần Thánh là trung tâm năm phụng vụ. Những nghi lễ chính thức và những truyền thống của Giáo Hội nhắc nhớ và hiện thực hóa cuộc Vượt Qua của Chúa Giêsu: đi qua cái chết nhục nhằn để đạt tới cuộc sống mới vinh quang. Giáo Hội Công Giáo Đông Phương mệnh danh đây là tuần lễ của Ơn Cứu độ theo đó, con người và mọi tạo vật cũng được vượt qua với ơn cứu độ của Ngài.
Xem hình ảnh
Trong tâm tình tưởng niệm cuộc thương khó của Đức Giêsu Kitô, giáo xứ Trang Cảnh đã tổ chức các nghi thức cách trọng thể, đặc biệt trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh.
Thứ Sáu Thánh là ngày kỷ niệm cái chết của Đức Giêsu trên thập giá ngoài thành Giêrusalem. Những khoảnh khắc hôm nay sẽ được hoàn thành trọn vẹn vào ngày hôm sau - khi đêm tối Thứ Bảy nhường chỗ cho ngày Chúa nhật và khi sự chết chuyển hóa thành cuộc Phục Sinh. Nói “Thứ Sáu Thánh” là nhằm để nhấn mạnh giá trị cứu độ của biến cố lịch sử là cái chết thập giá của Đức Giêsu. Trong suốt dòng lịch sử của nó, ngày Thứ Sáu Thánh bao giờ cũng mang sắc thái trầm lặng u buồn và thương tiếc Đức Giêsu chịu đóng đanh và chịu chết
Tại giáo xứ Trang Cảnh, các nghi thức Thứ Sáu Thánh đã diễn ra cách trọng thể. Với sự cộng tác của giáo dân, đặc biệt là nhóm Dự tu và Ban giới trẻ giáo xứ, hoạt cảnh diễn tả lại cuộc khổ nạn của Chúa được tái hiện một cách rõ nét qua các phân cảnh: Lễ lá Chúa Giêsu tiến vào thành thánh Giêsusalem, Bữa tiệc ly, Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu v.v..
Với chỉ vỏn vẹn chưa đầy một tuần lễ tập luyện và cũng chưa bao giờ tham gia diễn hoạt cảnh như thế này nhưng được sự hướng dẫn chỉ bảo nhiệt tình của cha xứ Giacintô Võ Thanh Châu và đạo diễn chương trình anh Phêrô Xuân Huyền, trưởng ban giới trẻ giáo xứ Trang Cảnh các bạn lớp Dự tu giáo xứ Trang Cảnh đã tái hiện một cách rõ nét và rất cảm động Cuộc thương khó của Chúa Giêsu.
Những giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt của những bạn trẻ, của cả các bậc trung niên dường như tất cả đang muốn thống hối, hòa cùng nỗi đau Chúa phải gánh chịu cho tội lỗi của nhân loại. Nhưng sâu thẳm trong nhưng đôi mắt đẫm lệ đó là một niềm hy vọng lớn lao, niêm hy vọng vào Chúa Kitô, phục sinh để cứu rỗi, phục sinh để chứng tỏ tình yêu bao la Chúa danh cho loài người.
Xem hình ảnh
Trong tâm tình tưởng niệm cuộc thương khó của Đức Giêsu Kitô, giáo xứ Trang Cảnh đã tổ chức các nghi thức cách trọng thể, đặc biệt trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh.
Thứ Sáu Thánh là ngày kỷ niệm cái chết của Đức Giêsu trên thập giá ngoài thành Giêrusalem. Những khoảnh khắc hôm nay sẽ được hoàn thành trọn vẹn vào ngày hôm sau - khi đêm tối Thứ Bảy nhường chỗ cho ngày Chúa nhật và khi sự chết chuyển hóa thành cuộc Phục Sinh. Nói “Thứ Sáu Thánh” là nhằm để nhấn mạnh giá trị cứu độ của biến cố lịch sử là cái chết thập giá của Đức Giêsu. Trong suốt dòng lịch sử của nó, ngày Thứ Sáu Thánh bao giờ cũng mang sắc thái trầm lặng u buồn và thương tiếc Đức Giêsu chịu đóng đanh và chịu chết
Tại giáo xứ Trang Cảnh, các nghi thức Thứ Sáu Thánh đã diễn ra cách trọng thể. Với sự cộng tác của giáo dân, đặc biệt là nhóm Dự tu và Ban giới trẻ giáo xứ, hoạt cảnh diễn tả lại cuộc khổ nạn của Chúa được tái hiện một cách rõ nét qua các phân cảnh: Lễ lá Chúa Giêsu tiến vào thành thánh Giêsusalem, Bữa tiệc ly, Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu v.v..
Với chỉ vỏn vẹn chưa đầy một tuần lễ tập luyện và cũng chưa bao giờ tham gia diễn hoạt cảnh như thế này nhưng được sự hướng dẫn chỉ bảo nhiệt tình của cha xứ Giacintô Võ Thanh Châu và đạo diễn chương trình anh Phêrô Xuân Huyền, trưởng ban giới trẻ giáo xứ Trang Cảnh các bạn lớp Dự tu giáo xứ Trang Cảnh đã tái hiện một cách rõ nét và rất cảm động Cuộc thương khó của Chúa Giêsu.
Những giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt của những bạn trẻ, của cả các bậc trung niên dường như tất cả đang muốn thống hối, hòa cùng nỗi đau Chúa phải gánh chịu cho tội lỗi của nhân loại. Nhưng sâu thẳm trong nhưng đôi mắt đẫm lệ đó là một niềm hy vọng lớn lao, niêm hy vọng vào Chúa Kitô, phục sinh để cứu rỗi, phục sinh để chứng tỏ tình yêu bao la Chúa danh cho loài người.
ĐTGM Giuse Ngô Quang Kiệt hướng dẫn Cộng đoàn Giáo phận Vinh tại Hà Nội tĩnh tâm
JB Lê Đình Nam
22:41 29/03/2013
Tuần Thánh chính là trung tâm điểm của toàn thể năm Phụng vụ, là thời gian mà chúng ta đồng hành cùng Chúa Giêsu trong cuộc Thương khó, Tử nạn và Phục sinh. Với Cộng đoàn Giáo phận Vinh tại Hà nội, Tuần Thánh năm nay là thời gian đặc biệt, một Tuần Thánh mang đậm bầu khí tâm linh, khi mà Cộng đoàn chọn Đan viện Châu Sơn làm nơi tĩnh tâm cho các thành viên. Nơi đây, Cộng đoàn được đắm chìm trong bầu khí linh thiêng, sốt sáng của Đan viện trong Tam Nhật Thánh.
Với hơn 200 thành viên tham dự kỳ tĩnh tâm năm nay, Cộng đoàn đã có mặt tại Đan viện Châu Sơn – Ninh Bình từ chiều Thứ Sáu – Tuần Thánh. Ngay từ những giây phút đầu đặt chân đến “mảnh đất Thánh”, sau một thời gian ngắn ổn định, Cộng đoàn đã cùng Đức Tổng Giuse và Đan viện tưởng niệm cuộc Thương khó Chúa Giêsu qua việc đi Đàng Thánh Giá trọng thể xung quanh Đan viện.
Qua những chặng đường Thánh Giá sốt sáng, lắng đọng nơi những Đan sĩ đơn sơ khó nghèo, trong bầu khí thánh thiêng của buổi chiều thứ Sáu. Các thành viên như được sống lại cuộc khổ nạn năm xưa mà Chúa Giêsu đã trải qua. Cuộc khổ nạn đau thương, bi đát nhưng thắm đượn một tình yêu tột cùng mà Chúa đã dành cho nhân loại.
Cũng trong tâm tình suy ngắm cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, năm nay Đức Tổng Giuse mời gọi mọi người suy niệm kinh nghiệm Vượt qua. Hôm nay, Đức Tổng chia sẽ kinh nghiệm Vượt qua trong lịch sử của người Do Thái, khi đối diện với biển Đỏ. Một số phản đối Môsê và muốn quay lại với Pharaô. Nhưng cuối cùng mọi người đã liều chết theo Môsê vào biển Đỏ và họ đã được cứu sống!
Qua đó, Ngài mời gọi mỗi người Kitô hữu ngày hôm nay, các riêng là các thành viên trong Cộng đoàn Vinh nhìn lại thái độ của mình với Thiên Chúa, duyệt xét lại Đức tin của mỗi người. Chúng ta đã và đang sống Đức tin ấy như thế nào, thực hành Đức tin ra sao nơi chính cuộc sống của chúng ta? Nếu chúng ta sống như thái độ của người Do Thái xưa, liều chết với Chúa Giêsu, sống niềm tin đó bằng những hành động cụ thể thì chúng ta sẽ được Phục sinh vinh hiển với Người.
Cách riêng trong Năm Đức tin này, Đức Tổng mời gọi mỗi người hãy khơi dậy lòng tin của mình, sống Đức tin đó một cách sống động, hiện thực giữa một xã hội bất công, gian dối, vô cảm, vô luân lý đang thống trị chúng ta.
Sau giờ giảng tĩnh tâm, các thành viên dành một ít thời giờ để nhìn lại chính mình trong tĩnh lặng, chiêm ngắm Thập giá Đức Kitô và nhận Bí tích Hòa giải.
Chiều nay, Cộng đoàn sẽ tiếp tục giờ tĩnh tâm dưới sự hướng dẫn của Cha Linh hướng Gioan Lưu Ngọc Quỳnh CSsR. Sau đó, Cộng đoàn sẽ cùng với Đan viện cử hành thánh lễ Vọng Phục sinh.
Ngày mai, Chúa nhật Phục sinh, sau khi tham dự thánh lễ Phục Sinh cùng với Đan viện. Cộng đoàn tiếp tục bước vào giờ tĩnh tâm. Ngang qua hình ảnh Đức tân Giáo hoàng Phanxicô, Đức Tổng Giuse sẽ chia sẽ về sự Vượt qua trong thời đại mới: Đó là vượt qua trần gian với những cám dỗ về tục hóa, về vật chất, về quyền lực và những danh, lợi, thú để chọn đời sống khó nghèo theo tinh thần Phúc Âm.
Sau đó, thánh lế Bế mạc sẽ được Đức Tổng chủ tế trên núi Đức Mẹ để kết thúc thời gian tĩnh tâm của Cộng đoàn.
Hy vọng Cộng đoàn sẽ có những thời gian tĩnh tâm thật ý nghĩa và gặt hái được nhiều hoa quả thiêng liêng. Qua đó, mỗi người sẽ biết tìm cho mình những giá trị đích thực của đời sống Kitô hữu và sống những giá trị đó một cách sống động nơi cuộc sống hằng ngày.
Qua những chặng đường Thánh Giá sốt sáng, lắng đọng nơi những Đan sĩ đơn sơ khó nghèo, trong bầu khí thánh thiêng của buổi chiều thứ Sáu. Các thành viên như được sống lại cuộc khổ nạn năm xưa mà Chúa Giêsu đã trải qua. Cuộc khổ nạn đau thương, bi đát nhưng thắm đượn một tình yêu tột cùng mà Chúa đã dành cho nhân loại.
Cũng trong tâm tình suy ngắm cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, năm nay Đức Tổng Giuse mời gọi mọi người suy niệm kinh nghiệm Vượt qua. Hôm nay, Đức Tổng chia sẽ kinh nghiệm Vượt qua trong lịch sử của người Do Thái, khi đối diện với biển Đỏ. Một số phản đối Môsê và muốn quay lại với Pharaô. Nhưng cuối cùng mọi người đã liều chết theo Môsê vào biển Đỏ và họ đã được cứu sống!
Qua đó, Ngài mời gọi mỗi người Kitô hữu ngày hôm nay, các riêng là các thành viên trong Cộng đoàn Vinh nhìn lại thái độ của mình với Thiên Chúa, duyệt xét lại Đức tin của mỗi người. Chúng ta đã và đang sống Đức tin ấy như thế nào, thực hành Đức tin ra sao nơi chính cuộc sống của chúng ta? Nếu chúng ta sống như thái độ của người Do Thái xưa, liều chết với Chúa Giêsu, sống niềm tin đó bằng những hành động cụ thể thì chúng ta sẽ được Phục sinh vinh hiển với Người.
Cách riêng trong Năm Đức tin này, Đức Tổng mời gọi mỗi người hãy khơi dậy lòng tin của mình, sống Đức tin đó một cách sống động, hiện thực giữa một xã hội bất công, gian dối, vô cảm, vô luân lý đang thống trị chúng ta.
Sau giờ giảng tĩnh tâm, các thành viên dành một ít thời giờ để nhìn lại chính mình trong tĩnh lặng, chiêm ngắm Thập giá Đức Kitô và nhận Bí tích Hòa giải.
Chiều nay, Cộng đoàn sẽ tiếp tục giờ tĩnh tâm dưới sự hướng dẫn của Cha Linh hướng Gioan Lưu Ngọc Quỳnh CSsR. Sau đó, Cộng đoàn sẽ cùng với Đan viện cử hành thánh lễ Vọng Phục sinh.
Ngày mai, Chúa nhật Phục sinh, sau khi tham dự thánh lễ Phục Sinh cùng với Đan viện. Cộng đoàn tiếp tục bước vào giờ tĩnh tâm. Ngang qua hình ảnh Đức tân Giáo hoàng Phanxicô, Đức Tổng Giuse sẽ chia sẽ về sự Vượt qua trong thời đại mới: Đó là vượt qua trần gian với những cám dỗ về tục hóa, về vật chất, về quyền lực và những danh, lợi, thú để chọn đời sống khó nghèo theo tinh thần Phúc Âm.
Sau đó, thánh lế Bế mạc sẽ được Đức Tổng chủ tế trên núi Đức Mẹ để kết thúc thời gian tĩnh tâm của Cộng đoàn.
Hy vọng Cộng đoàn sẽ có những thời gian tĩnh tâm thật ý nghĩa và gặt hái được nhiều hoa quả thiêng liêng. Qua đó, mỗi người sẽ biết tìm cho mình những giá trị đích thực của đời sống Kitô hữu và sống những giá trị đó một cách sống động nơi cuộc sống hằng ngày.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Giả dối có thể bảo vệ chế độ?
Đoàn Xuân Lộc
10:47 29/03/2013
Trong chương trình thời sự tối ngày 26/03/2013, VTV1 có một phóng sự về ‘Chức sắc tôn giáo góp ý sửa đổi Hiến Pháp 1992’, trong đó có dòng chữ chú thích ‘Linh mục Nguyễn Quốc Hiếu, Chủ tịch Ủy ban đoàn kết Công giáo tỉnh Bắc Ninh’.
Nhưng ai ngày sau đó, Văn phòng Tòa giám mục Bắc Ninh đã chính thức thông báo rằng Giáo phận Bắc Ninh không có linh mục nào tên là Nguyễn Quốc Hiếu.
Tại sao một đài truyền hình quốc gia, được phát sóng trên cả nước và lại vào một giờ cao điểm có thể ngụy tạo một chuyện như thế?
Chắc chắn khi bịa đặt như vậy những người làm phóng sự đó cũng như giới lãnh đạo VTV1 biết rằng họ đã vi phạm một nguyên tắc căn bản nhất, một tiêu chí quan trọng nhất của nghề báo đó là đưa tin đúng sự thật.
Chắc chắn họ cũng ý thức rằng những trò dối trá như vậy xúc phạm nặng nề người xem – trong đó có những người Công giáo, đặc biệt Đức Giám mục, linh mục và giáo dân Giáo phận Bắc Ninh.
Là những người làm truyền thông, chắc chắn họ cũng hiểu rằng trong thời đại internet, họ không còn độc quyền phân phát, ban bố thông tin hay muốn nói gì thì nói. Dù không được phép có truyền hình hay báo giấy, nhưng nhiều cá nhân, tổ chức đã có trang web riêng của mình. Chỉ cần Giáo phận Bắc Ninh ra một thông báo và đưa lên trang web của mình hay được một trang web nào đó đăng tải cả thế giới nhận ra dối trá ấy.
Và quan trọng hơn hết, họ hiểu rằng khi những dối trá của mình bị lật tẩy, họ sẽ càng bị dư luận coi thường, khinh bỉ. Chính những trò hề, giả dối ấy làm cho người dân nói chung và người Công giáo khinh thường họ.
Trong thời gian gần đây trên các diễn đàn xã hội, có không ít những bài viết, bình luận về việc cắt xén hay giả mạo của Đài truyền hình Việt Nam. Những bình luận, bài viết ấy thường đề cập đến việc bài phát biểu của Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt tại UBND Thành phố Hà Nội bị cắt xén và cho rằng họ không cảm thấy ngạc nhiên khi VTV1 có những trò hề như vậy. Có người con nói rằng kể từ vụ ấy, họ không còn xem chương trình thời sự của Đài truyền hình Việt Nam.
Nhưng tại sao dù biết rõ những hậu quả của sự ngụy tạo ấy VTV1 vẫn cố tình làm như vậy?
Có thể nói, chính quyền Việt Nam – hay nói đúng hơn một số lãnh đạo trong đảng Cộng sản Việt Nam – đang lúng túng và lo sợ trước hàng loạt những góp ý, phản đối Bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Trong số những góp ý, có Bản kiến nghị của 72 nhân sỹ, trí thức và Tuyên bố Công dân Tự do – hai bản kiến nghị được hàng ngàn người ký ủng hộ.
Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng đã có một Bản nhận định và góp ý, trong đó các Giám mục Việt Nam đã thẳng thắn nêu rõ nêu những bất cập, phi lý tại Việt Nam – những điều được thể hiện ngay trong Hiến pháp.
Hơn nữa, các Giám mục cũng nhấn mạnh rằng chính những mâu thuẫn và phi lý ấy là ‘lý do lớn, dẫn đến tình trạng trì trệ và chậm tiến của Việt Nam về nhiều mặt và kêu gọi phải có những thay đổi căn bản về ‘quyền con người’, ‘quyền làm chủ của nhân dân’, và về việc ‘thi hành quyền bính chính trị’ trong lần sửa đổi Hiến pháp lần này.
Đây là lần đầu tiên Hội đồng Giám mục Việt Nam chính thức, công khai, thẳng thắn và mạnh mẽ đưa ra một nhận định và góp ý như vậy. Đó cũng là lý do, hàng triệu người Công giáo Việt Nam trong và ngoài nước vui mừng, hưởng ứng Bản nhận định, góp ý ấy.
Phải chăng vì lo lắng trước làn sóng góp ý, ủng hộ ấy, giới lãnh đạo Việt Nam đã cho VTV1 và một số báo khác của Việt Nam vào cuộc và dùng nhiều hình thức, thủ đoạn như ngụy tạo linh mục, để đánh phá, chia rẽ những tiếng nói, góp ý ấy của các nhân sỹ, trí thức và của Giáo hội?
Nếu đúng vậy thì những hình thức, chiêu bài đó là lợi bất cập hại.
Thay vì giúp bảo vệ chế độ hay dập tắt những tiếng nói đối lập, những thủ đoạn ấy làm mất uy tín, thanh danh của chế độ và tạo thêm lý do để người dân lên tiếng chỉ trích hay coi thường chế độ. Như Giáo sư Ngô Bảo Châu đã từng có câu nói nổi tiếng khi bình luận về vụ án của Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ, ‘không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ’.
Thiết nghĩ, nếu biết tiếp thu, lắng nghe những tiếng nói, góp ý của các nhân sỹ, trí thức và những ai muốn Việt Nam tốt đẹp, dân chủ, tự do, giàu mạnh – thay vì tìm cách đánh phá, chia rẽ hay đàn áp những tiếng nói ấy hoặc cho báo chí của mình dùng những thủ đoạn như vậy để ‘tuyên truyền’ – đảng Cộng sản Việt Nam sẽ được người dân quý mến, tin tưởng – hay ít ra bớt hoặc không bị khinh thường, chỉ trích, chống đối.
Những thay đổi của giới quân sự Miến Điện trong hơn hai năm qua cho thấy một chế độ có thể có chính danh tiếp tục nắm quyền, không sợ người dân đứng lên phản đối hay bị lật đổ nếu biết đứng về phía người dân, biết dựa vào dân thay vì đàn áp dân hay dùng mọi thủ đoạn để nắm quyền, để cai trị.
Nhưng ai ngày sau đó, Văn phòng Tòa giám mục Bắc Ninh đã chính thức thông báo rằng Giáo phận Bắc Ninh không có linh mục nào tên là Nguyễn Quốc Hiếu.
Tại sao một đài truyền hình quốc gia, được phát sóng trên cả nước và lại vào một giờ cao điểm có thể ngụy tạo một chuyện như thế?
Chắc chắn khi bịa đặt như vậy những người làm phóng sự đó cũng như giới lãnh đạo VTV1 biết rằng họ đã vi phạm một nguyên tắc căn bản nhất, một tiêu chí quan trọng nhất của nghề báo đó là đưa tin đúng sự thật.
Chắc chắn họ cũng ý thức rằng những trò dối trá như vậy xúc phạm nặng nề người xem – trong đó có những người Công giáo, đặc biệt Đức Giám mục, linh mục và giáo dân Giáo phận Bắc Ninh.
Là những người làm truyền thông, chắc chắn họ cũng hiểu rằng trong thời đại internet, họ không còn độc quyền phân phát, ban bố thông tin hay muốn nói gì thì nói. Dù không được phép có truyền hình hay báo giấy, nhưng nhiều cá nhân, tổ chức đã có trang web riêng của mình. Chỉ cần Giáo phận Bắc Ninh ra một thông báo và đưa lên trang web của mình hay được một trang web nào đó đăng tải cả thế giới nhận ra dối trá ấy.
Và quan trọng hơn hết, họ hiểu rằng khi những dối trá của mình bị lật tẩy, họ sẽ càng bị dư luận coi thường, khinh bỉ. Chính những trò hề, giả dối ấy làm cho người dân nói chung và người Công giáo khinh thường họ.
Trong thời gian gần đây trên các diễn đàn xã hội, có không ít những bài viết, bình luận về việc cắt xén hay giả mạo của Đài truyền hình Việt Nam. Những bình luận, bài viết ấy thường đề cập đến việc bài phát biểu của Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt tại UBND Thành phố Hà Nội bị cắt xén và cho rằng họ không cảm thấy ngạc nhiên khi VTV1 có những trò hề như vậy. Có người con nói rằng kể từ vụ ấy, họ không còn xem chương trình thời sự của Đài truyền hình Việt Nam.
Nhưng tại sao dù biết rõ những hậu quả của sự ngụy tạo ấy VTV1 vẫn cố tình làm như vậy?
Có thể nói, chính quyền Việt Nam – hay nói đúng hơn một số lãnh đạo trong đảng Cộng sản Việt Nam – đang lúng túng và lo sợ trước hàng loạt những góp ý, phản đối Bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Trong số những góp ý, có Bản kiến nghị của 72 nhân sỹ, trí thức và Tuyên bố Công dân Tự do – hai bản kiến nghị được hàng ngàn người ký ủng hộ.
Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng đã có một Bản nhận định và góp ý, trong đó các Giám mục Việt Nam đã thẳng thắn nêu rõ nêu những bất cập, phi lý tại Việt Nam – những điều được thể hiện ngay trong Hiến pháp.
Hơn nữa, các Giám mục cũng nhấn mạnh rằng chính những mâu thuẫn và phi lý ấy là ‘lý do lớn, dẫn đến tình trạng trì trệ và chậm tiến của Việt Nam về nhiều mặt và kêu gọi phải có những thay đổi căn bản về ‘quyền con người’, ‘quyền làm chủ của nhân dân’, và về việc ‘thi hành quyền bính chính trị’ trong lần sửa đổi Hiến pháp lần này.
Đây là lần đầu tiên Hội đồng Giám mục Việt Nam chính thức, công khai, thẳng thắn và mạnh mẽ đưa ra một nhận định và góp ý như vậy. Đó cũng là lý do, hàng triệu người Công giáo Việt Nam trong và ngoài nước vui mừng, hưởng ứng Bản nhận định, góp ý ấy.
Phải chăng vì lo lắng trước làn sóng góp ý, ủng hộ ấy, giới lãnh đạo Việt Nam đã cho VTV1 và một số báo khác của Việt Nam vào cuộc và dùng nhiều hình thức, thủ đoạn như ngụy tạo linh mục, để đánh phá, chia rẽ những tiếng nói, góp ý ấy của các nhân sỹ, trí thức và của Giáo hội?
Nếu đúng vậy thì những hình thức, chiêu bài đó là lợi bất cập hại.
Thay vì giúp bảo vệ chế độ hay dập tắt những tiếng nói đối lập, những thủ đoạn ấy làm mất uy tín, thanh danh của chế độ và tạo thêm lý do để người dân lên tiếng chỉ trích hay coi thường chế độ. Như Giáo sư Ngô Bảo Châu đã từng có câu nói nổi tiếng khi bình luận về vụ án của Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ, ‘không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ’.
Thiết nghĩ, nếu biết tiếp thu, lắng nghe những tiếng nói, góp ý của các nhân sỹ, trí thức và những ai muốn Việt Nam tốt đẹp, dân chủ, tự do, giàu mạnh – thay vì tìm cách đánh phá, chia rẽ hay đàn áp những tiếng nói ấy hoặc cho báo chí của mình dùng những thủ đoạn như vậy để ‘tuyên truyền’ – đảng Cộng sản Việt Nam sẽ được người dân quý mến, tin tưởng – hay ít ra bớt hoặc không bị khinh thường, chỉ trích, chống đối.
Những thay đổi của giới quân sự Miến Điện trong hơn hai năm qua cho thấy một chế độ có thể có chính danh tiếp tục nắm quyền, không sợ người dân đứng lên phản đối hay bị lật đổ nếu biết đứng về phía người dân, biết dựa vào dân thay vì đàn áp dân hay dùng mọi thủ đoạn để nắm quyền, để cai trị.
Thông Báo
GP Bắc Ninh xác nhận không có Linh mục Nguyễn Quốc Hiếu như Đài TVN1 đưa tin
Lm. Đaminh Nguyễn Xuân Trường
08:39 29/03/2013
Bắc Ninh, ngày 28.3.2013
THÔNG BÁO
V/v: Giáo phận Bắc Ninh không có Linh mục Nguyễn Quốc Hiếu
Trong chương trình thời sự tối ngày 26 tháng 3 năm 2013 của đài truyền hình trung ương VTV1 có đoạn phóng sự “Chức sắc tôn giáo góp ý sửa đổi Hiến Pháp 1992,” có dòng chữ chú thích “Linh mục Nguyễn Quốc Hiếu, Chủ tịch Ủy ban đoàn kết Công giáo tỉnh Bắc Ninh” làm cho nhiều người ngộ nhận ông Nguyễn Quốc Hiếu là linh mục của Giáo Phận Bắc Ninh.
(Xem Danh sách Linh mục GP Bắc Ninh năm 2013)
Vì vậy, Văn phòng Tòa giám mục Bắc Ninh xác nhận và thông báo giáo phận Bắc Ninh không có linh mục nào tên là Nguyễn Quốc Hiếu.
Trân trọng kính báo,
Chánh văn phòng TGM Bắc Ninh
Văn Hóa
Có nên dùng từ Phúc Lành - Phép Lành - Ban Phúc Lành - Ban Phép Lành không?
Nguyễn Long Thao
09:00 29/03/2013
Có nên dùng từ Phúc Lành - Phép Lành - Ban Phúc Lành - Ban Phép Lành không?
Đặt vấn đề dùng các từ Phúc Lành - Phép Lành - Ban Phúc Lành- Ban Phép Lành.
Ngôn ngữ Công Giáo Việt Nam có các từ Phúc lành, Phép lành, Ban phúc lành, Ban phép lành. Từ nào đúng, từ nào sai? Ta có nên nói Ban phúc lành hay Ban phép lành không? Bài góp ý này nhằm trả lời các câu hỏi trên.
1. Phúc Lành – Ban Phúc Lành
a. Phúc (福): Từ Hán Việt đọc là “phúc”. Người Tàu đọc là /fú/. Người VN miền Bắc đọc là Phúc, miền Nam đọc là Phước để tránh tên húy dòng họ nhà vua Nguyễn Phúc (Nguyễn Phúc Ánh v.v..)
-Nếu là động từ, Phúc trong tiếng Hán Việt có nghiã là Mang Lại Điều Lành
-Nếu là danh từ, Phúc có nghiã chính là Những Sự Tốt Lành.
Để cụ thể hóa, ta nên đặt câu hỏi: Tốt lành cho cái gì thì được gọi là Phúc? Theo định nghĩa của Kinh Thi, Phúc bao gồm 5 loại gọi là Ngũ Phúc:
- Phú: giàu có 富,
- An ninh: Yên lành 安寧,
- Thọ: sống lâu 壽,
- Du hảo đức: Có đức tốt 攸好德,
- Khảo chung mệnh: Vui hết tuổi trời 考終命.
Trong nghệ thuật trang trí, tư tưởng ngũ phúc được diễn tả bằng 5 con dơi vì chữ Dơi trong Hán Việt đọc là Bức 蝠 nhưng trong tiếng Hán được phát âm là /fú/, đồng âm và gần đồng dạng với chữ Phúc 福 /fú/.
b. Lành苓: Từ nôm lấy dạng của từ Linh trong Hán Việt, nghiã chính là tốt, lương thiện (làm lành), có nghiã giống như từ Phúc trong tiếng Hán Việt.
c. Dùng từ Phúc Lành có chuẩn xác không ?
Cụm từ Phúc Lành được cấu tạo bằng một từ Hán Việt (phúc) và một từ nôm (lành). Dùng cụm từ này có chuẩn xác không? Nếu theo đúng văn phạm và nguyên nghiã, thì câu trả lời là KHÔNG vì ngay trong từ Phúc đã có ý nghiã điều lành rồi. Như vậy chữ Lành thêm vào là dư. Trường hợp này giống như trường hợp từ Đường Lộ (Đường và Lộ đều là con đường). Vậy ta nên dùng từ nào?
Người Mỹ có bài hát rất nổi tiếng God Bless America: Chúa chúc phúc cho nước Mỹ. Ta không thấy chữ lành được thêm vào.
Thần học từ điển của Giáo Hội Công Giáo Đài Loan dịch từ Blessing là Chúc Phúc 柷福 /zhùfú/ tức chúc sự tốt lành (ấn bản 1996 trang 525). Vậy ta không nên dùng từ Phúc Lành mà nên dùng từ Chúc Phúc, hoặc dùng từ Phép Lành như được giải thích dưới đây.
2. Phép Lành – Ban Phép Lành
a. Phép 法: Từ nôm lấy dạng của từ Pháp trong Hán Việt có nghiã:
- Luật phải theo: Phép vua thua lệ làng, phép nhà
- Quyền chỉ huy: Quyền phép, Bề trên cho phép
- Phương thuật linh thiêng: Hóa phép, phù phép.
- Bí tích của Thiên Chúa Giáo: Ăn mày các phép. Phép giải tội.
b.Lành 苓: Từ nôm lấy dạng của từ Linh trong Hán Việt, nghiã chính là tốt, lương thiện (làm lành), có nghiã giống như từ Phúc trong tiếng Hán Việt.
Để dùng đúng danh từ, ta nên chọn từ Phép Lành vì không sai văn phạm. Nếu dùng từ Phúc Lành thì sai văn phạm, dư chữ Lành, vì như đã nói, chữ Phúc hàm chứa sẵn ý nghiã điều tốt lành rồi.
Tuy nhiên, điều cần ghi nhớ là luật ngôn ngữ đều hình thành do thói quen dân gian. Ví dụ từ TẠO VẬT 造 物,nghiã đúng của từ này trong các từ điển là đấng tạo hóa dựng nên muôn loài (Creator),nhưng ngày nay người ta lại hiểu Tạo Vật là vật được tạo thành. Bài hát của tác giả nào đó có câu “ Lậy Chúa con chỉ là Tạo Vật” là một thí dụ điển hình. Bây giờ ai cũng hiểu và chấp nhận ý nghiã Tạo Vật là vật được tạo thành.
c. Có Nên Dùng Từ Ban Phép Lành – Ban Phúc Lành không?
Chức Linh mục, Giám mục chỉ được Chúa ban cho năng quyền ban những bí tích mang lại ơn ích cho người ta. Chúa không ban cho các vị này năng quyền ban Phúc cho người ta qua các điều lành như: Giàu có- An ninh- Tuổi thọ- Đức hạnh tốt -Vui hết tuổi trời. Vậy có lẽ ta không nên dùng từ Ban Phúc Lành hay Ban Phép Lành, mà chỉ nên dùng từ Chúc Phúc hay Chúc Lành, tức chỉ ước mong, chứ không ban cho người ta 5 điều phúc mà mình không có khả năng cho.
Nguyễn Long Thao
Đặt vấn đề dùng các từ Phúc Lành - Phép Lành - Ban Phúc Lành- Ban Phép Lành.
Ngôn ngữ Công Giáo Việt Nam có các từ Phúc lành, Phép lành, Ban phúc lành, Ban phép lành. Từ nào đúng, từ nào sai? Ta có nên nói Ban phúc lành hay Ban phép lành không? Bài góp ý này nhằm trả lời các câu hỏi trên.
1. Phúc Lành – Ban Phúc Lành
a. Phúc (福): Từ Hán Việt đọc là “phúc”. Người Tàu đọc là /fú/. Người VN miền Bắc đọc là Phúc, miền Nam đọc là Phước để tránh tên húy dòng họ nhà vua Nguyễn Phúc (Nguyễn Phúc Ánh v.v..)
-Nếu là động từ, Phúc trong tiếng Hán Việt có nghiã là Mang Lại Điều Lành
-Nếu là danh từ, Phúc có nghiã chính là Những Sự Tốt Lành.
Để cụ thể hóa, ta nên đặt câu hỏi: Tốt lành cho cái gì thì được gọi là Phúc? Theo định nghĩa của Kinh Thi, Phúc bao gồm 5 loại gọi là Ngũ Phúc:
- Phú: giàu có 富,
- An ninh: Yên lành 安寧,
- Thọ: sống lâu 壽,
- Du hảo đức: Có đức tốt 攸好德,
- Khảo chung mệnh: Vui hết tuổi trời 考終命.
Trong nghệ thuật trang trí, tư tưởng ngũ phúc được diễn tả bằng 5 con dơi vì chữ Dơi trong Hán Việt đọc là Bức 蝠 nhưng trong tiếng Hán được phát âm là /fú/, đồng âm và gần đồng dạng với chữ Phúc 福 /fú/.
b. Lành苓: Từ nôm lấy dạng của từ Linh trong Hán Việt, nghiã chính là tốt, lương thiện (làm lành), có nghiã giống như từ Phúc trong tiếng Hán Việt.
c. Dùng từ Phúc Lành có chuẩn xác không ?
Cụm từ Phúc Lành được cấu tạo bằng một từ Hán Việt (phúc) và một từ nôm (lành). Dùng cụm từ này có chuẩn xác không? Nếu theo đúng văn phạm và nguyên nghiã, thì câu trả lời là KHÔNG vì ngay trong từ Phúc đã có ý nghiã điều lành rồi. Như vậy chữ Lành thêm vào là dư. Trường hợp này giống như trường hợp từ Đường Lộ (Đường và Lộ đều là con đường). Vậy ta nên dùng từ nào?
Người Mỹ có bài hát rất nổi tiếng God Bless America: Chúa chúc phúc cho nước Mỹ. Ta không thấy chữ lành được thêm vào.
Thần học từ điển của Giáo Hội Công Giáo Đài Loan dịch từ Blessing là Chúc Phúc 柷福 /zhùfú/ tức chúc sự tốt lành (ấn bản 1996 trang 525). Vậy ta không nên dùng từ Phúc Lành mà nên dùng từ Chúc Phúc, hoặc dùng từ Phép Lành như được giải thích dưới đây.
2. Phép Lành – Ban Phép Lành
a. Phép 法: Từ nôm lấy dạng của từ Pháp trong Hán Việt có nghiã:
- Luật phải theo: Phép vua thua lệ làng, phép nhà
- Quyền chỉ huy: Quyền phép, Bề trên cho phép
- Phương thuật linh thiêng: Hóa phép, phù phép.
- Bí tích của Thiên Chúa Giáo: Ăn mày các phép. Phép giải tội.
b.Lành 苓: Từ nôm lấy dạng của từ Linh trong Hán Việt, nghiã chính là tốt, lương thiện (làm lành), có nghiã giống như từ Phúc trong tiếng Hán Việt.
Để dùng đúng danh từ, ta nên chọn từ Phép Lành vì không sai văn phạm. Nếu dùng từ Phúc Lành thì sai văn phạm, dư chữ Lành, vì như đã nói, chữ Phúc hàm chứa sẵn ý nghiã điều tốt lành rồi.
Tuy nhiên, điều cần ghi nhớ là luật ngôn ngữ đều hình thành do thói quen dân gian. Ví dụ từ TẠO VẬT 造 物,nghiã đúng của từ này trong các từ điển là đấng tạo hóa dựng nên muôn loài (Creator),nhưng ngày nay người ta lại hiểu Tạo Vật là vật được tạo thành. Bài hát của tác giả nào đó có câu “ Lậy Chúa con chỉ là Tạo Vật” là một thí dụ điển hình. Bây giờ ai cũng hiểu và chấp nhận ý nghiã Tạo Vật là vật được tạo thành.
c. Có Nên Dùng Từ Ban Phép Lành – Ban Phúc Lành không?
Chức Linh mục, Giám mục chỉ được Chúa ban cho năng quyền ban những bí tích mang lại ơn ích cho người ta. Chúa không ban cho các vị này năng quyền ban Phúc cho người ta qua các điều lành như: Giàu có- An ninh- Tuổi thọ- Đức hạnh tốt -Vui hết tuổi trời. Vậy có lẽ ta không nên dùng từ Ban Phúc Lành hay Ban Phép Lành, mà chỉ nên dùng từ Chúc Phúc hay Chúc Lành, tức chỉ ước mong, chứ không ban cho người ta 5 điều phúc mà mình không có khả năng cho.
Nguyễn Long Thao
Lời tâm sự của ông Giu-đa
Lm. Nguyễn Hữu Thy
11:12 29/03/2013
Lời tâm sự của ông Giu-đa
Các bạn thân mến, biến cố đau thương, cái chết của Sư Phụ tôi trên thập giá, do tôi gây ra đã xảy ra cách đây trên hai ngàn năm rồi, nhưng nó vẫn dằn vặt lương tâm tôi một cách khủng khiếp như thể nó vừa xảy ra hôm qua vậy. Nó càng dằn vặt lương tâm tôi hơn nữa, vì cho mãi tới bây giờ tôi vẫn chưa một lần có dịp tâm sự, vẫn chưa một lần có dịp nói ra hết những cảm nghĩ chân thành u ẩn trong tâm hồn mình.
Nghe vậy, có lẽ các bạn sẽ nghĩ rằng tôi đang tìm cách thanh minh cho hành động ngu dại của mình chăng? Không đâu. Tôi không tìm cách thanh minh và tôi cũng không thể thanh minh cho hành động sai lầm chết người ấy của tôi được, vì nó đã quá rõ ràng như ban ngày, dù tôi đã hành động nó trong bóng đêm tối tăm. Những điều tôi muốn tâm sự hôm nay với các bạn hoàn toàn phát xuất từ cõi lòng của tôi. Tôi muốn nói ra hết cho vơi nhẹ lòng mình và cũng hy vọng sẽ góp thêm phần nào vào kinh nghiệm sống của các bạn.
Các bạn biết không, suốt ba năm sống bên Thầy Giêsu tôi rất hiểu Thầy và rất yêu mến Thầy. Thật ra, có lẽ mức độ khác nhau chút ít, nhưng cả mười hai anh em chúng tôi đều yêu mến và tôn kính Thầy, vì thật sự Thầy vô cùng dễ thương dễ mến, vì tâm tư, tình cảm, tư cách và cả cuộc sống của Thầy tuyệt đối siêu thoát và quang minh chính đại. Tính Thầy luôn hiền hòa và đầy yêu thương, nhưng lại không bao giờ chấp nhận bất công và giả dối. Thầy luôn thẳng tay điểm danh và chống đối chúng đến cùng, dù tác nhân của chúng là ai đi nữa và nhất là dù cho chính Thầy có phải nguy hiểm đến tính mạng.
Như vừa nói, tất cả mười hai anh em chúng tôi đều yêu mến và gần gũi bên Thầy, nhưng có lẽ mỗi người một vẻ. Chẳng hạn anh Phêrô, vốn là người chài lưới chuyên nghiệp, ngày đêm chỉ làm bạn với sóng nước và biển cả, nên anh rất trực tính, tính anh thích nói thẳng nói thật, nghĩ sao nói vậy. Anh không thích rào trước đón sau; vì thế, hầu như bao giờ anh cũng phát ngôn trước cả nhóm. Điều nào anh nói đúng thì Thầy khen anh là người có phúc, vì điều anh biết và nói ra không phải do xác thịt hay máu huyết đã mạc khải cho anh, nhưng là do Thiên Chúa, Đấng ngự trên trời (x. Mt 16,16); nhưng nếu anh nói sai và ngược lại với thánh ý Thiên Chúa thì anh liền bị Thầy nặng lời la rầy ngay „Sa-tan, ngươi hãy lui ra khói mắt Ta.“ (Mt 16,23) Trong khi đó, anh Gioan là người trẻ nhất trong nhóm chúng tôi. Theo tuổi tác thì tôi có thể nói được rằng anh Gioan là đứa em út trong nhóm mười hai chúng tôi. Tính anh đơn sơ hiền lành, trong trắng và trẻ trung nên được Thầy thương yêu hơn, và ngược lại, anh cũng là người thương và gần gũi Thầy nhất. Vì thế, khi biết tôi phản bội Thầy, anh Gioan đã giận tôi vô cùng và rất cay cú khi anh viết về tôi trong cuốn Phúc Âm thứ bốn của anh. Điều này không hề làm tôi buồn và trách móc anh, vì tôi đáng như vậy; ngược lại, thái độ của anh càng khiến tôi cảm phục và yêu mến anh hơn, vì anh đã biết đặt tình yêu Thầy lên trên tất cả, nhất là khiến tôi càng thêm hối hận vì sự ngu dại của mình, dù tôi lớn tuổi hơn anh. Trên đây là hai trường hợp tiêu biểu, còn các anh em khác trong nhóm cũng ít nhiều tương tự như thế.
Riêng cá nhân tôi, nhờ trời cho chút khả năng nhanh nhẹn và tháo vát, nên được Thầy và anh em tin tưởng giao cho trách nhiệm làm quản lý giữ số tiền quỹ ít ỏi của nhóm và có bổn phận phải mua sắp thức ăn nước uống cho Thầy và cho anh em khi cần. Tôi vừa nói „số tiền quỹ ít ỏi“, vì chính Thầy là người quá nghèo, đến vô sản, Thầy chẳng có gì cả và thật ra Thầy cũng chẳng cần gì cả. Chỉ một số ít trong nhóm anh em chúng tôi trước khi theo Thầy, đã có nghề nghiệp làm ăn, như anh Matthêu làm nghề thu thuế, anh Phêrô hay anh Giacôbê làm nghề chài lưới, v.v… nên ngoài bổn phận lo bảo đảm cho cuộc sống gia đình riêng của các anh để các anh yên tâm theo Thầy, các anh cũng đóng góp mỗi người một ít cho cuộc sống chung của nhóm theo khả năng và hoàn cảnh từng người. Ngoài ra thỉnh thoảng còn có người này kẻ nọ cũng đã hảo tâm giúp đỡ nhóm chúng tôi ít nhiều.
Thật ra, lúc khởi đầu khi tôi nhận ra được rằng nơi Đức Giêsu thành Na-da-rét từ lời nói cho tới việc làm đều bộc lộ một uy quyền lạ lùng, sự xác tín và sự khả tín của một vị Tiên Tri, của một Đấng Thiên Sai, có sức thuyết phục vô cùng mạnh mẽ, nên cũng như các anh em khác, tôi đã quyết tâm theo Người và xin làm môn đệ thụ giáo nơi Người, hầu mai sau khi Người thiết lập lại nước Ít-ra-en hùng mạnh tôi cũng sẽ được tham phần vào hạnh phúc và vinh quang của Người. Đây không chỉ là niềm hy vọng duy nhất của tôi vào lúc bấy giờ, mà đó cũng là niềm hy vọng của các anh em khác nữa, như có lần anh Phêrô đã hỏi thẳng Thầy: „Thưa Thầy, phần chúng con đã bỏ hết mọi sự mà theo Thầy, chúng con sẽ được gì?“ (Mt 19,27) Còn hai anh em Gia-cô-bê và Gioan lại rõ ràng hơn khi hai anh ấy xúi mẹ đến xin Thầy cho hai anh được ngồi bên hữu và bên tả Thầy trong Nước Thầy (Mt 20,21). Thú thật, vào lúc bấy giờ tư tưởng chúng tôi còn mê muội và thế tục lắm, chứ không được như các bạn ngày nay nhờ được học hỏi nhiều nên hiểu được rõ ràng và đúng đắn sứ mệnh Thiên Sai của Đức Giêsu. Hơn nữa, có lẽ ngoài một vài vị được Thiên Chúa mặc khải đặc biệt cho, như Đức Trinh Nữ Maria hay thánh Gioan Tẩy Giả, mới hiểu biết được chính xác sứ mệnh của Chúa Cứu Thế, chứ đại đa số con dân Ít-ra-en đều đồng một quan điểm trong việc trông đợi vào Đấng Cứu Thế như anh em chúng tôi cả.
Khi được Thầy và cả anh em tin tưởng giao phó cho bổn phận làm quản lý cho cả nhóm như thế tôi vô cùng hãnh diện và luôn tìm cách chu toàn tốt bổn phận được giao phó. Tôi không muốn Thầy và anh em phải quá thiếu thốn; vì thế, một đàng tôi tiết kiệm những chi tiêu không cần thiết, một đàng khác tôi luôn tìm mọi cách làm sao kiếm cho được nhiều tiền, mà ngày nay người gọi là „công việc kinh tài“, chẳng hạn như vận động các vị ân nhân cũng như các gia đình giàu có giúp đỡ nhóm chúng tôi. Nhưng cũng chính vì thiện ý ban đầu này, dần dà tôi đã đâm ra mê thích tiền bạc, muốn có được nhiều tiền, thật nhiều tiền và đồng thời khi thấy ai tiêu tiền quá rộng rãi, dù là điều hợp lý, tôi vẫn cảm thấy tiếc xót. Chẳng hạn, lần kia khi chứng kiến cô Maria thành Bê-ta-ni-a vì tôn kính Đức Giêsu nên đã lấy cả một cân dầu thơm hảo hạng và đắt tiền đổ và xức lên chân của Người, tôi đã buột miệng trách cô là quá phí phạm, tại sao không đưa bán đi để giúp người nghèo. Biết rõ và đọc được tư tưởng thầm kín của tôi, anh Gioan về sau đã nặng lời chê trách tôi: „Y (tôi) nói thế, không phải vì lo cho người nghèo, nhưng vì y là một tên ăn cắp: y giữ túi tiền và thường lấy cho mình những gì người ta bỏ vào quỹ chung.“ (Ga 12, 2-6) Tôi thật không ngờ anh Gioan lại có con mắt quan sát một cách chính xác như thế. Anh nói và phán đoán về tôi như vậy là hoàn toàn đúng, không sai chút nào. Còn Thầy cũng trách tôi, nhưng nhẹ nhàng và khéo léo hơn khi Người nói: „Người nghèo thì bên cạnh anh em lúc nào cũng có, còn Thầy, anh em không có mãi đâu.“(Ga 12,8) Giá lúc đó khi nghe Thầy nhắc khéo tôi như thế mà tôi biết động lòng ăn năn hối cải, thì tôi đã không tham lam tiền bạc một cách quá khích và mù quáng, để rồi tôi đã không hành động một cách điên khùng làm hại Thầy và danh dự của nhóm cũng như sự sống của chính bản thân tôi.
Vì bị tiền bạc chi phối và điều khiển quá nhiều, nên tôi đã hoàn toàn đâm ra mù quáng và chủ quan. Tôi đã từ từ bỏ quên lý tưởng theo Thầy lúc ban đầu của mình. Nhiều khi cùng ngồi nghe Thầy giảng giải và cắt nghĩa Tin Mừng với các anh em khác, nhưng lòng trí tôi lại ở đâu đâu. Đó là lý do khiến tôi không hiểu được cặn kẽ Tin Mừng Nước Trời như các anh em khác. Thú thật, mọi tư tưởng và hoạt động trong ngày của tôi vào lúc bấy giờ hầu như chỉ xoay quanh việc làm sao kiếm được thật nhiều tiền, bất kể phương tiện.
Từ tư tưởng ấy, tôi đã bắt đầu nảy ra ý nghĩ là sẽ tìm cách đánh lừa mấy thầy Pharisiêu một phen để lấy tiền các ông một cách hợp pháp. Vâng, nếu các thầy Pharisiêu đang luôn căm thù và ghen ghét Đức Giêsu và đang tìm cách hại Người, vì Người đã công khai điểm mặt những sai sót và tội lỗi xấu xa của họ trước mặt dân chúng, tôi hứa sẽ nộp Người vào tay họ và ngược lại, họ phải trả trước cho tôi một số tiền nhất định nào đó. Dĩ nhiên, tôi biết chắc chắn họ sẽ không thể bắt và làm hại được Đức Giêsu, vì suốt trong ba năm qua tôi đã từng chứng kiến có biết bao nhiêu phen họ cũng đã từng tìm cách bắt Người hay tìm cách ném đá Người cho chết, nhưng Đức Giêsu đều ung dung và thản nhiên thoát khỏi tầm tay của họ một cách dễ dàng. Và nếu lần này họ không bắt và sát hại được Đức Giêsu, thì tất nhiên đó là lỗi của họ, chứ không phải của tôi. Hơn nữa, tiền tôi đã cầm chắc trong tay rồi.
Vì lòng tham tiền bạc quá lớn, làm tâm trí tôi u mê, nên tôi không còn đủ khả năng để nghĩ đến luân lý, đến đạo thầy trò, đến tình anh em trong nhóm và cả đến phương pháp đen tối và bất chính của tôi. Tôi cương quyết thực hiện kế hoạch đã phác họa và đinh ninh sẽ vui vẻ bỏ túi riêng được một số tiền lớn.
Nhưng nào ngờ đâu, sự việc đã không xảy ra như tôi nghĩ tưởng. Họ thật sự đã bắt được và trói dẫn Đức Giêsu đi. Lòng tôi bắt đầu bất an, nhất là khi tôi chứng kiến Đức Giêsu bị bọn họ hành hạ và đánh đập một cách dã man, toàn thân không một chỗ nào còn nguyên vẹn và đang lê từng bước với cây thập giá nặng nề trên vai để tiến về Núi Sọ. Lòng tôi tự nhiên thắt lại, tôi cảm thấy thương Thầy và hối hận hành động của mình vô cùng. Nhưng mọi sự đã quá muộn mằn, không sao dừng lại được nữa. Còn số tiền bạc tôi đã từng hí hửng nhận từ tay mấy Thầy Thượng Tế hôm kia, nay nằm trước mặt tôi như những nhân chứng tố cáo tội phản bội của tôi. Trước đây một vài hôm tôi còn ham thích chúng và rất sung sướng khi cầm được chúng trong tay, nhưng giờ đây tôi kinh tởm chúng vô cùng, tôi cương quyết vất trả lại cho chủ của chúng.
Và sau đó, tuy tôi đã trả lại tiền cho mấy Thầy Thượng Tế, nhưng lòng tôi vẫn luôn bất an và dằn vặt tôi liên lỷ: Ban đêm thì không sao nhắm mắt ngủ được, còn ban ngày thì bỏ gì vào miệng cũng đắng như ngậm bồ hòn vậy. Tôi phải làm gì bây giờ đây? Tôi có thể chạy đâu cho khỏi tiếng lương tâm ngày đêm trách móc và hành hạ tôi? Trở về với các anh em khác và xin các anh thay Thầy tha tội cho mình chăng? Có lẽ đó là lối giải quyết cuối cùng và tốt nhất cho tôi, nhưng nếu thế thì còn đâu là sĩ diện và danh dự nữa!
Giữa lúc tâm trí tôi bấn loạn cực độ như thế, tôi như một thằng điên khùng không còn nhìn ra được ánh sáng của lý trí nữa và nhất là tôi đã quên mất sự bao dung vô bờ bến của Thầy, như Thầy thường dạy chúng tôi qua dụ ngôn „Đứa con hoang đàng“ hay „Người cha nhân hậu“ (x. Lc 15, 11-32), vì thế tôi lại rơi vào một hành động ngu dại khác nữa, đó là sau khi trả lại số tiền nhơ nhớp ba mươi đồng tiền cho chủ của chúng, tôi đã đi thắt cổ tự tử, chứ tôi không còn sáng suốt và bình tĩnh như anh Phêrô đã biết khóc lóc, ăn năn hối cải sau khi làm điều sai lầm là chối Thầy ba lần.
Các bạn thân mến, qua câu chuyện vô cùng đáng buồn của đời tôi như thế, tôi muốn nói với các bạn kinh nghiệm này là sống ở đời tiền bạc là phương tiện tốt và cần thiết cho cuộc sống. Nhờ có tiền, chúng ta có thể đạt được nhiều mục đích tốt như tạo cho mình có cuộc sống thoải mái và vui vẻ hơn, và đồng thời nhờ có tiền chúng ta cũng mới có điều kiện để giúp đỡ được các anh chị em đồng loại, nhất là những anh chị em đồng loại đang trong cơn túng thiếu và bất hạnh. Nhưng nếu chúng ta không còn biết coi tiền bạc là phương tiện nữa, nhưng là mục đích đời mình, quá đề cao và coi trọng chúng hơn cả nhân nghĩa và lẽ phải, thì bấy giờ tiền bạc lại trở thành một ông chủ toàn năng và chúng ta sẽ bị nó chi phối, điều khiển làm những hành động bất công, trái với lương tri và với đạo lý ở đời. Các bạn đừng quên rằng tiền bạc là đứa đề đầy tớ tốt, nhưng lại là một ông chủ vô cùng khó tính và độc tài!
Một khi con người đã quá coi trọng tiền bạc và lấy nó làm trọng tâm cuộc sống, họ sẽ tìm mọi cách để làm giàu một cách ích kỷ, tìm mọi cách để thu vén tiền bạc về cho mình, càng nhiều càng tốt, bất chấp mọi phương tiện. Để có tiền và để có thật nhiều tiền, họ sẵn sàng làm những hành động và thực thi những mưu mô thủ đoạn bất nhân và man rợ, như lừa đảo, trộm cướp và sát hại kẻ khác, kể cả ông bà, cha mẹ, con cái và vợ chồng cũng như thân nhân bạn bè. Tin tức hằng ngày trên các phương tiện truyền thông xã hội đã chứng minh cho thấy hiện tượng băng hoại và kinh khủng đó.
Nhưng trước hết, các bạn cứ nhìn vào gương của tôi thì sẽ thấy được sự bất hạnh và khốn nạn đó. Chỉ vì để cho lòng mình quá dính bén vào tiền bạc và việc tích trữ tiền bạc, tôi đã ra nông nỗi này: Tôi đã phạm tội lừa đảo, phản Thầy phản bạn, đã tự sát hại chính mình, đến nỗi ngày nay tôi đã trở thành biểu tượng của sự phản bội và bị người đời qua mọi thế hệ phỉ báng và khinh bỉ, đến nỗi khi muốn nói đến một tâm địa gian xảo lật lọng hay một cử chỉ thân thiện không thật lòng, người ta nói „tâm địa giu-đa“ hay „nụ hôn giu-đa“, v.v… Đặc biệt nhất là khi người ta nhắc nhở hay tưởng niệm sự thương khó Đức Giêsu trong các lễ nghi tôn giáo, cách riêng trong Tuần Thánh, tội „phản bội Thầy“ của tôi lại được làm sống động lại trước mắt mọi người. Tôi vô cùng xấu hổ và ân hận, nhưng giờ đây mọi chuyện đã quá muộn!
Đấy, các bạn xem, thật quá khốn nạn cho tôi! Nếu tội phản bội Thầy của tôi đã quá xấu xa và nặng nề, thì tội mất tin tưởng vào lòng thương xót và sự tha thứ vô bờ bến của Thiên Chúa của tôi còn xấu xa và nặng nề gấp bội, đến nỗi tôi đã tự hủy hoại đời mình một cách vô ích bằng chiếc dây thừng. Trong khi đó, anh Phêrô cũng vì yếu đuối và nhát đảm nên đã chối Thầy ba lần, nhưng anh đã biết khiêm tốn hết lòng ăn năn hối hận sự sai lầm và tội lỗi của mình, nên khi sống lại từ cõi chết Thầy đã giao cho anh giữ chìa khóa Nước Trời và chăn dắt đàn chiên của Thầy, gồm cả chiên mẹ và chiên con. Trên đây là tâm sự u ẩn bấy lâu trong lòng tôi.
Sau cùng, có lẽ cũng như nhiều người khác, các bạn sẽ thắc mắc tự hỏi: Liệu ông Giu-đa đã phản bội Chúa và thắt cổ tự tử như thế có được rỗi linh hồn không? Hơn nữa, chính Kinh Thánh cũng viết về ông là thà ông đừng sinh ra thì hơn? (x. Mt 14,21) Trước thắc mắc về phần rỗi cá nhân tôi, tôi xin được phép không trả lời các bạn một cách trực tiếp; sau này, khi các bạn từ giã cuộc đời này và trở về bên Chúa, các bạn sẽ thấy rõ điều đó. Nay tôi chỉ nói thế này để các bạn tự suy nghĩ và tự hiểu lấy:
• Thiên Chúa là Đấng vô cùng nhận hậu. Người chậm giận và giàu tình thương cũng như sự tha thứ, chứ Người không nhỏ nhoi và tính toán như phàm nhân chúng ta.
• Thiên Chúa không chỉ là Đấng Tạo Hóa Toàn Năng, nhưng còn là Người Cha đầy lòng thương yêu tất cả chúng ta là con cái của Người.
• Mỗi con người dù độc ác và gian xảo đến thế nào đi nữa, thì Thiên Chúa cũng vẫn luôn yêu thương họ và luôn sẵn sàng tha thứ cho họ khi họ biết ăn năn hối cải, vì Người không muốn kẻ có tội phải chết, nhưng là muốn họ ăn năn trở lại và muốn họ sống.
• Các bạn hữu và những người đã được Người thương kén chọn, Thiên Chúa sẽ không để họ hư mất đời đời, trừ khi họ tự ý từ chối tình thương của Người.
• Tình thương của Thiên Chúa là một mầu nhiệm vô cùng bao la diệu vợi, chúng ta không thể lấy trí khôn và sự phán đoán nhân loại hẹp hòi của mình làm thước đo tình thương ấy được.
• Mỗi con người trước khi chết, tức trước khi từ giã cõi đời này để bước sang thế giới vĩnh cửu, bao giờ Thiên Chúa cũng nhân từ dành cho họ một khoảnh khắc nhất định nào đó để họ được sáng suốt nhìn lại toàn bộ cuộc sống của mình và có dịp ăn năn hối cải, nếu như họ đang trong tình trạng tội lỗi.
• Một điều quan trọng mà các bạn nên nhớ là trong Nước Trời có nhiều chỗ ở và sau khi chết trở về bên Chúa, chúng ta sẽ vô cùng ngạc nhiên, vì có nhiều người „xa lạ“ từ Đông từ Tây tới, cũng như có nhiều người mà theo sự nhận xét chủ quan của chúng ta thì không thể bén mảng đến cửa Thiên Đàng được mà phải „lót đáy hỏa ngục“, lại đang vui vẻ ngồi dự tiệc với tổ phụ Áp-ra-ham trên Nước Trời, còn nhiều người chúng ta từng quen biết và từng kính trọng nhân đức này nọ của họ lại không có mặt ở đó. Điều đó cũng muốn nói rằng chúng ta đừng vội phê bình hay xét đoán về số phận người khác. Tốt nhất là mỗi người chúng ta hãy sống tốt, hãy hoàn thành tốt các bổn phận hằng ngày của mình, nhất là hãy biết mến Chúa yêu người. Còn chuyện phê phán và xét đoán người khác hãy để mặc một mình Chúa quyết định.
Nói tóm lại, các bạn hãy luôn luôn tin tưởng chạy tới cùng Thiên Chúa như những đứa con đến với cha mình, trong mọi lúc và mọi nơi, trong mọi tình huống và mọi cảnh ngộ đời mình, chắc chắn các bạn sẽ cảm nhận được tình cha bao la vô bờ bến của Người dành cho các bạn.
(Phóng tác)
Lm. Nguyễn Hữu Thy
Các bạn thân mến, biến cố đau thương, cái chết của Sư Phụ tôi trên thập giá, do tôi gây ra đã xảy ra cách đây trên hai ngàn năm rồi, nhưng nó vẫn dằn vặt lương tâm tôi một cách khủng khiếp như thể nó vừa xảy ra hôm qua vậy. Nó càng dằn vặt lương tâm tôi hơn nữa, vì cho mãi tới bây giờ tôi vẫn chưa một lần có dịp tâm sự, vẫn chưa một lần có dịp nói ra hết những cảm nghĩ chân thành u ẩn trong tâm hồn mình.
Nghe vậy, có lẽ các bạn sẽ nghĩ rằng tôi đang tìm cách thanh minh cho hành động ngu dại của mình chăng? Không đâu. Tôi không tìm cách thanh minh và tôi cũng không thể thanh minh cho hành động sai lầm chết người ấy của tôi được, vì nó đã quá rõ ràng như ban ngày, dù tôi đã hành động nó trong bóng đêm tối tăm. Những điều tôi muốn tâm sự hôm nay với các bạn hoàn toàn phát xuất từ cõi lòng của tôi. Tôi muốn nói ra hết cho vơi nhẹ lòng mình và cũng hy vọng sẽ góp thêm phần nào vào kinh nghiệm sống của các bạn.
Như vừa nói, tất cả mười hai anh em chúng tôi đều yêu mến và gần gũi bên Thầy, nhưng có lẽ mỗi người một vẻ. Chẳng hạn anh Phêrô, vốn là người chài lưới chuyên nghiệp, ngày đêm chỉ làm bạn với sóng nước và biển cả, nên anh rất trực tính, tính anh thích nói thẳng nói thật, nghĩ sao nói vậy. Anh không thích rào trước đón sau; vì thế, hầu như bao giờ anh cũng phát ngôn trước cả nhóm. Điều nào anh nói đúng thì Thầy khen anh là người có phúc, vì điều anh biết và nói ra không phải do xác thịt hay máu huyết đã mạc khải cho anh, nhưng là do Thiên Chúa, Đấng ngự trên trời (x. Mt 16,16); nhưng nếu anh nói sai và ngược lại với thánh ý Thiên Chúa thì anh liền bị Thầy nặng lời la rầy ngay „Sa-tan, ngươi hãy lui ra khói mắt Ta.“ (Mt 16,23) Trong khi đó, anh Gioan là người trẻ nhất trong nhóm chúng tôi. Theo tuổi tác thì tôi có thể nói được rằng anh Gioan là đứa em út trong nhóm mười hai chúng tôi. Tính anh đơn sơ hiền lành, trong trắng và trẻ trung nên được Thầy thương yêu hơn, và ngược lại, anh cũng là người thương và gần gũi Thầy nhất. Vì thế, khi biết tôi phản bội Thầy, anh Gioan đã giận tôi vô cùng và rất cay cú khi anh viết về tôi trong cuốn Phúc Âm thứ bốn của anh. Điều này không hề làm tôi buồn và trách móc anh, vì tôi đáng như vậy; ngược lại, thái độ của anh càng khiến tôi cảm phục và yêu mến anh hơn, vì anh đã biết đặt tình yêu Thầy lên trên tất cả, nhất là khiến tôi càng thêm hối hận vì sự ngu dại của mình, dù tôi lớn tuổi hơn anh. Trên đây là hai trường hợp tiêu biểu, còn các anh em khác trong nhóm cũng ít nhiều tương tự như thế.
Riêng cá nhân tôi, nhờ trời cho chút khả năng nhanh nhẹn và tháo vát, nên được Thầy và anh em tin tưởng giao cho trách nhiệm làm quản lý giữ số tiền quỹ ít ỏi của nhóm và có bổn phận phải mua sắp thức ăn nước uống cho Thầy và cho anh em khi cần. Tôi vừa nói „số tiền quỹ ít ỏi“, vì chính Thầy là người quá nghèo, đến vô sản, Thầy chẳng có gì cả và thật ra Thầy cũng chẳng cần gì cả. Chỉ một số ít trong nhóm anh em chúng tôi trước khi theo Thầy, đã có nghề nghiệp làm ăn, như anh Matthêu làm nghề thu thuế, anh Phêrô hay anh Giacôbê làm nghề chài lưới, v.v… nên ngoài bổn phận lo bảo đảm cho cuộc sống gia đình riêng của các anh để các anh yên tâm theo Thầy, các anh cũng đóng góp mỗi người một ít cho cuộc sống chung của nhóm theo khả năng và hoàn cảnh từng người. Ngoài ra thỉnh thoảng còn có người này kẻ nọ cũng đã hảo tâm giúp đỡ nhóm chúng tôi ít nhiều.
Thật ra, lúc khởi đầu khi tôi nhận ra được rằng nơi Đức Giêsu thành Na-da-rét từ lời nói cho tới việc làm đều bộc lộ một uy quyền lạ lùng, sự xác tín và sự khả tín của một vị Tiên Tri, của một Đấng Thiên Sai, có sức thuyết phục vô cùng mạnh mẽ, nên cũng như các anh em khác, tôi đã quyết tâm theo Người và xin làm môn đệ thụ giáo nơi Người, hầu mai sau khi Người thiết lập lại nước Ít-ra-en hùng mạnh tôi cũng sẽ được tham phần vào hạnh phúc và vinh quang của Người. Đây không chỉ là niềm hy vọng duy nhất của tôi vào lúc bấy giờ, mà đó cũng là niềm hy vọng của các anh em khác nữa, như có lần anh Phêrô đã hỏi thẳng Thầy: „Thưa Thầy, phần chúng con đã bỏ hết mọi sự mà theo Thầy, chúng con sẽ được gì?“ (Mt 19,27) Còn hai anh em Gia-cô-bê và Gioan lại rõ ràng hơn khi hai anh ấy xúi mẹ đến xin Thầy cho hai anh được ngồi bên hữu và bên tả Thầy trong Nước Thầy (Mt 20,21). Thú thật, vào lúc bấy giờ tư tưởng chúng tôi còn mê muội và thế tục lắm, chứ không được như các bạn ngày nay nhờ được học hỏi nhiều nên hiểu được rõ ràng và đúng đắn sứ mệnh Thiên Sai của Đức Giêsu. Hơn nữa, có lẽ ngoài một vài vị được Thiên Chúa mặc khải đặc biệt cho, như Đức Trinh Nữ Maria hay thánh Gioan Tẩy Giả, mới hiểu biết được chính xác sứ mệnh của Chúa Cứu Thế, chứ đại đa số con dân Ít-ra-en đều đồng một quan điểm trong việc trông đợi vào Đấng Cứu Thế như anh em chúng tôi cả.
Khi được Thầy và cả anh em tin tưởng giao phó cho bổn phận làm quản lý cho cả nhóm như thế tôi vô cùng hãnh diện và luôn tìm cách chu toàn tốt bổn phận được giao phó. Tôi không muốn Thầy và anh em phải quá thiếu thốn; vì thế, một đàng tôi tiết kiệm những chi tiêu không cần thiết, một đàng khác tôi luôn tìm mọi cách làm sao kiếm cho được nhiều tiền, mà ngày nay người gọi là „công việc kinh tài“, chẳng hạn như vận động các vị ân nhân cũng như các gia đình giàu có giúp đỡ nhóm chúng tôi. Nhưng cũng chính vì thiện ý ban đầu này, dần dà tôi đã đâm ra mê thích tiền bạc, muốn có được nhiều tiền, thật nhiều tiền và đồng thời khi thấy ai tiêu tiền quá rộng rãi, dù là điều hợp lý, tôi vẫn cảm thấy tiếc xót. Chẳng hạn, lần kia khi chứng kiến cô Maria thành Bê-ta-ni-a vì tôn kính Đức Giêsu nên đã lấy cả một cân dầu thơm hảo hạng và đắt tiền đổ và xức lên chân của Người, tôi đã buột miệng trách cô là quá phí phạm, tại sao không đưa bán đi để giúp người nghèo. Biết rõ và đọc được tư tưởng thầm kín của tôi, anh Gioan về sau đã nặng lời chê trách tôi: „Y (tôi) nói thế, không phải vì lo cho người nghèo, nhưng vì y là một tên ăn cắp: y giữ túi tiền và thường lấy cho mình những gì người ta bỏ vào quỹ chung.“ (Ga 12, 2-6) Tôi thật không ngờ anh Gioan lại có con mắt quan sát một cách chính xác như thế. Anh nói và phán đoán về tôi như vậy là hoàn toàn đúng, không sai chút nào. Còn Thầy cũng trách tôi, nhưng nhẹ nhàng và khéo léo hơn khi Người nói: „Người nghèo thì bên cạnh anh em lúc nào cũng có, còn Thầy, anh em không có mãi đâu.“(Ga 12,8) Giá lúc đó khi nghe Thầy nhắc khéo tôi như thế mà tôi biết động lòng ăn năn hối cải, thì tôi đã không tham lam tiền bạc một cách quá khích và mù quáng, để rồi tôi đã không hành động một cách điên khùng làm hại Thầy và danh dự của nhóm cũng như sự sống của chính bản thân tôi.
Từ tư tưởng ấy, tôi đã bắt đầu nảy ra ý nghĩ là sẽ tìm cách đánh lừa mấy thầy Pharisiêu một phen để lấy tiền các ông một cách hợp pháp. Vâng, nếu các thầy Pharisiêu đang luôn căm thù và ghen ghét Đức Giêsu và đang tìm cách hại Người, vì Người đã công khai điểm mặt những sai sót và tội lỗi xấu xa của họ trước mặt dân chúng, tôi hứa sẽ nộp Người vào tay họ và ngược lại, họ phải trả trước cho tôi một số tiền nhất định nào đó. Dĩ nhiên, tôi biết chắc chắn họ sẽ không thể bắt và làm hại được Đức Giêsu, vì suốt trong ba năm qua tôi đã từng chứng kiến có biết bao nhiêu phen họ cũng đã từng tìm cách bắt Người hay tìm cách ném đá Người cho chết, nhưng Đức Giêsu đều ung dung và thản nhiên thoát khỏi tầm tay của họ một cách dễ dàng. Và nếu lần này họ không bắt và sát hại được Đức Giêsu, thì tất nhiên đó là lỗi của họ, chứ không phải của tôi. Hơn nữa, tiền tôi đã cầm chắc trong tay rồi.
Vì lòng tham tiền bạc quá lớn, làm tâm trí tôi u mê, nên tôi không còn đủ khả năng để nghĩ đến luân lý, đến đạo thầy trò, đến tình anh em trong nhóm và cả đến phương pháp đen tối và bất chính của tôi. Tôi cương quyết thực hiện kế hoạch đã phác họa và đinh ninh sẽ vui vẻ bỏ túi riêng được một số tiền lớn.
Nhưng nào ngờ đâu, sự việc đã không xảy ra như tôi nghĩ tưởng. Họ thật sự đã bắt được và trói dẫn Đức Giêsu đi. Lòng tôi bắt đầu bất an, nhất là khi tôi chứng kiến Đức Giêsu bị bọn họ hành hạ và đánh đập một cách dã man, toàn thân không một chỗ nào còn nguyên vẹn và đang lê từng bước với cây thập giá nặng nề trên vai để tiến về Núi Sọ. Lòng tôi tự nhiên thắt lại, tôi cảm thấy thương Thầy và hối hận hành động của mình vô cùng. Nhưng mọi sự đã quá muộn mằn, không sao dừng lại được nữa. Còn số tiền bạc tôi đã từng hí hửng nhận từ tay mấy Thầy Thượng Tế hôm kia, nay nằm trước mặt tôi như những nhân chứng tố cáo tội phản bội của tôi. Trước đây một vài hôm tôi còn ham thích chúng và rất sung sướng khi cầm được chúng trong tay, nhưng giờ đây tôi kinh tởm chúng vô cùng, tôi cương quyết vất trả lại cho chủ của chúng.
Và sau đó, tuy tôi đã trả lại tiền cho mấy Thầy Thượng Tế, nhưng lòng tôi vẫn luôn bất an và dằn vặt tôi liên lỷ: Ban đêm thì không sao nhắm mắt ngủ được, còn ban ngày thì bỏ gì vào miệng cũng đắng như ngậm bồ hòn vậy. Tôi phải làm gì bây giờ đây? Tôi có thể chạy đâu cho khỏi tiếng lương tâm ngày đêm trách móc và hành hạ tôi? Trở về với các anh em khác và xin các anh thay Thầy tha tội cho mình chăng? Có lẽ đó là lối giải quyết cuối cùng và tốt nhất cho tôi, nhưng nếu thế thì còn đâu là sĩ diện và danh dự nữa!
Giữa lúc tâm trí tôi bấn loạn cực độ như thế, tôi như một thằng điên khùng không còn nhìn ra được ánh sáng của lý trí nữa và nhất là tôi đã quên mất sự bao dung vô bờ bến của Thầy, như Thầy thường dạy chúng tôi qua dụ ngôn „Đứa con hoang đàng“ hay „Người cha nhân hậu“ (x. Lc 15, 11-32), vì thế tôi lại rơi vào một hành động ngu dại khác nữa, đó là sau khi trả lại số tiền nhơ nhớp ba mươi đồng tiền cho chủ của chúng, tôi đã đi thắt cổ tự tử, chứ tôi không còn sáng suốt và bình tĩnh như anh Phêrô đã biết khóc lóc, ăn năn hối cải sau khi làm điều sai lầm là chối Thầy ba lần.
Các bạn thân mến, qua câu chuyện vô cùng đáng buồn của đời tôi như thế, tôi muốn nói với các bạn kinh nghiệm này là sống ở đời tiền bạc là phương tiện tốt và cần thiết cho cuộc sống. Nhờ có tiền, chúng ta có thể đạt được nhiều mục đích tốt như tạo cho mình có cuộc sống thoải mái và vui vẻ hơn, và đồng thời nhờ có tiền chúng ta cũng mới có điều kiện để giúp đỡ được các anh chị em đồng loại, nhất là những anh chị em đồng loại đang trong cơn túng thiếu và bất hạnh. Nhưng nếu chúng ta không còn biết coi tiền bạc là phương tiện nữa, nhưng là mục đích đời mình, quá đề cao và coi trọng chúng hơn cả nhân nghĩa và lẽ phải, thì bấy giờ tiền bạc lại trở thành một ông chủ toàn năng và chúng ta sẽ bị nó chi phối, điều khiển làm những hành động bất công, trái với lương tri và với đạo lý ở đời. Các bạn đừng quên rằng tiền bạc là đứa đề đầy tớ tốt, nhưng lại là một ông chủ vô cùng khó tính và độc tài!
Một khi con người đã quá coi trọng tiền bạc và lấy nó làm trọng tâm cuộc sống, họ sẽ tìm mọi cách để làm giàu một cách ích kỷ, tìm mọi cách để thu vén tiền bạc về cho mình, càng nhiều càng tốt, bất chấp mọi phương tiện. Để có tiền và để có thật nhiều tiền, họ sẵn sàng làm những hành động và thực thi những mưu mô thủ đoạn bất nhân và man rợ, như lừa đảo, trộm cướp và sát hại kẻ khác, kể cả ông bà, cha mẹ, con cái và vợ chồng cũng như thân nhân bạn bè. Tin tức hằng ngày trên các phương tiện truyền thông xã hội đã chứng minh cho thấy hiện tượng băng hoại và kinh khủng đó.
Nhưng trước hết, các bạn cứ nhìn vào gương của tôi thì sẽ thấy được sự bất hạnh và khốn nạn đó. Chỉ vì để cho lòng mình quá dính bén vào tiền bạc và việc tích trữ tiền bạc, tôi đã ra nông nỗi này: Tôi đã phạm tội lừa đảo, phản Thầy phản bạn, đã tự sát hại chính mình, đến nỗi ngày nay tôi đã trở thành biểu tượng của sự phản bội và bị người đời qua mọi thế hệ phỉ báng và khinh bỉ, đến nỗi khi muốn nói đến một tâm địa gian xảo lật lọng hay một cử chỉ thân thiện không thật lòng, người ta nói „tâm địa giu-đa“ hay „nụ hôn giu-đa“, v.v… Đặc biệt nhất là khi người ta nhắc nhở hay tưởng niệm sự thương khó Đức Giêsu trong các lễ nghi tôn giáo, cách riêng trong Tuần Thánh, tội „phản bội Thầy“ của tôi lại được làm sống động lại trước mắt mọi người. Tôi vô cùng xấu hổ và ân hận, nhưng giờ đây mọi chuyện đã quá muộn!
Đấy, các bạn xem, thật quá khốn nạn cho tôi! Nếu tội phản bội Thầy của tôi đã quá xấu xa và nặng nề, thì tội mất tin tưởng vào lòng thương xót và sự tha thứ vô bờ bến của Thiên Chúa của tôi còn xấu xa và nặng nề gấp bội, đến nỗi tôi đã tự hủy hoại đời mình một cách vô ích bằng chiếc dây thừng. Trong khi đó, anh Phêrô cũng vì yếu đuối và nhát đảm nên đã chối Thầy ba lần, nhưng anh đã biết khiêm tốn hết lòng ăn năn hối hận sự sai lầm và tội lỗi của mình, nên khi sống lại từ cõi chết Thầy đã giao cho anh giữ chìa khóa Nước Trời và chăn dắt đàn chiên của Thầy, gồm cả chiên mẹ và chiên con. Trên đây là tâm sự u ẩn bấy lâu trong lòng tôi.
Sau cùng, có lẽ cũng như nhiều người khác, các bạn sẽ thắc mắc tự hỏi: Liệu ông Giu-đa đã phản bội Chúa và thắt cổ tự tử như thế có được rỗi linh hồn không? Hơn nữa, chính Kinh Thánh cũng viết về ông là thà ông đừng sinh ra thì hơn? (x. Mt 14,21) Trước thắc mắc về phần rỗi cá nhân tôi, tôi xin được phép không trả lời các bạn một cách trực tiếp; sau này, khi các bạn từ giã cuộc đời này và trở về bên Chúa, các bạn sẽ thấy rõ điều đó. Nay tôi chỉ nói thế này để các bạn tự suy nghĩ và tự hiểu lấy:
• Thiên Chúa là Đấng vô cùng nhận hậu. Người chậm giận và giàu tình thương cũng như sự tha thứ, chứ Người không nhỏ nhoi và tính toán như phàm nhân chúng ta.
• Thiên Chúa không chỉ là Đấng Tạo Hóa Toàn Năng, nhưng còn là Người Cha đầy lòng thương yêu tất cả chúng ta là con cái của Người.
• Mỗi con người dù độc ác và gian xảo đến thế nào đi nữa, thì Thiên Chúa cũng vẫn luôn yêu thương họ và luôn sẵn sàng tha thứ cho họ khi họ biết ăn năn hối cải, vì Người không muốn kẻ có tội phải chết, nhưng là muốn họ ăn năn trở lại và muốn họ sống.
• Các bạn hữu và những người đã được Người thương kén chọn, Thiên Chúa sẽ không để họ hư mất đời đời, trừ khi họ tự ý từ chối tình thương của Người.
• Tình thương của Thiên Chúa là một mầu nhiệm vô cùng bao la diệu vợi, chúng ta không thể lấy trí khôn và sự phán đoán nhân loại hẹp hòi của mình làm thước đo tình thương ấy được.
• Mỗi con người trước khi chết, tức trước khi từ giã cõi đời này để bước sang thế giới vĩnh cửu, bao giờ Thiên Chúa cũng nhân từ dành cho họ một khoảnh khắc nhất định nào đó để họ được sáng suốt nhìn lại toàn bộ cuộc sống của mình và có dịp ăn năn hối cải, nếu như họ đang trong tình trạng tội lỗi.
• Một điều quan trọng mà các bạn nên nhớ là trong Nước Trời có nhiều chỗ ở và sau khi chết trở về bên Chúa, chúng ta sẽ vô cùng ngạc nhiên, vì có nhiều người „xa lạ“ từ Đông từ Tây tới, cũng như có nhiều người mà theo sự nhận xét chủ quan của chúng ta thì không thể bén mảng đến cửa Thiên Đàng được mà phải „lót đáy hỏa ngục“, lại đang vui vẻ ngồi dự tiệc với tổ phụ Áp-ra-ham trên Nước Trời, còn nhiều người chúng ta từng quen biết và từng kính trọng nhân đức này nọ của họ lại không có mặt ở đó. Điều đó cũng muốn nói rằng chúng ta đừng vội phê bình hay xét đoán về số phận người khác. Tốt nhất là mỗi người chúng ta hãy sống tốt, hãy hoàn thành tốt các bổn phận hằng ngày của mình, nhất là hãy biết mến Chúa yêu người. Còn chuyện phê phán và xét đoán người khác hãy để mặc một mình Chúa quyết định.
Nói tóm lại, các bạn hãy luôn luôn tin tưởng chạy tới cùng Thiên Chúa như những đứa con đến với cha mình, trong mọi lúc và mọi nơi, trong mọi tình huống và mọi cảnh ngộ đời mình, chắc chắn các bạn sẽ cảm nhận được tình cha bao la vô bờ bến của Người dành cho các bạn.
(Phóng tác)
Lm. Nguyễn Hữu Thy
Bí tích Thánh Thể
Trầm Hương Thơ
14:00 29/03/2013
NGÀI liền bảo với anh em rằng là
SẮP hoàn thành Thánh Ý Cha
SỬA cho bữa tiệc chúng ta hưởng dùng
RA phòng Ly Biệt cuối cùng
ĐI vào thánh hiến thủy chung cứu đời
NÊN Ngài cầm bánh "Mình Người"
NGÀI nâng chén rượu trao lời kỷ cương
DÙNG "đây máu thịt" thân thương
CHÍNH là "Bí Tích Thần Lương" cho đời
TIỆC là thánh lễ tuyệt vời
LY tan tử biệt nhất thời mà thôi
CỨU nhân hy lễ lên ngôi
ĐỜI Ngài chưa hết trên đồi Can-vê
SAU ba ngày sống trở về
KHI tông đồ sợ não nề sầu đông
NGÀI còn xuống ngục tổ tông
TRỞ vào toang cửa! thần công cứu về
VỀ trong ân sủng tràn trề
TRỜI rung đất chuyển sơn khê ầm ầm
THẦN Lương chí ái thì thầm
LƯƠNG thực nuôi dưỡng chính tâm con người
THÁNH Tâm hiến cả cho đời
THỂ hiện tất cả tuyệt vời xiết bao
NUÔI hồn con sống thanh cao
ĐỜI ai thiếu Chúa lao đao tận cùng
AN làm con Chúa thủy chung
VUI luôn rước Chúa bổ xung xác hồn.
Vác Thánh Gía
ThuyLinh
09:02 29/03/2013
Viết cho chị….
Ngày xưa lúc nhỏ cứ nghỉ khi Buồn thì khóc,
….. lớn lên mới biết buồn thì không khóc được, chỉ biết thing lặng âm thầm
Ngày xưa lúc nhỏ cứ nghỉ khi hạnh phúc thì Cười,
…..lớn lên mới hiểu cười là những giọt nước mắt khô
Ngày xưa lúc nhỏ cứ nghỉ lời Nói là phương tiện truyền đạt suy nghỉ,
…. lớn lên mới hiểu những giây phút thầm lặng mới hiểu được chính mình và mọi người
Ngày xưa lúc nhỏ cứ nghỉ làm Người Lớn thì sẻ tự do muốn làm gì thì làm,
….. lớn lên mới hiểu làm người lớn là không được làm những việc mình muốn làm nữa
Ngày xưa lúc nhỏ cứ nghỉ Nắm chặt tay người mìmh yêu có nghĩa là yêu thương,
….lớn lên mới hiểu buông lõng tay người mình yêu mới là hành động cao thượng nhất của người biết yêu…
Cũng giống như đôi mắt đẹp của con búp bê long lanh uỷ mị biết chớp chớp… mà ngày xưa lúc nhỏ ai cũng thấy đẹp, lớn lên mới khám phá ra phía sau cái học mắt ấy có bao nhiêu sợi giây chằn chịt đen đỏ vàng tím, những ổ điện chồng chất lên nhau như ổ bềnh nhện gớm ghiếc và ghê sợ. Như phía sau của một cái nick ẫn danh chit chát trên mạn, lời lẻ ngọt ngào yêu đương là ẩn chứa nhiều bí mật tày trời khó ai biết được đã làm nhiều gia đình tan nát. Chỉ có người lớn mới hiểu.
Ôi !!! cái giá phải trả cho tuổi lớn thật là quá đắc, đắc quá phải không chị ?
Em mới nghe tin chồng chị đã bỏ chị và ba đứa nhỏ để về Việt Nam sống mấy tháng nay. Mặc cho gia đình cha mẹ anh, cha mẹ chị lên tiếng trách móc hay van nài giờ đây đã trở thành vô dụng. Cũng vì facebook, internet làm nhịp cầu đoãn nghiệt nối kết hai người xa lạ từ hai chân trời khác nhau mà họ đã xích lại với nhau vượt qua màn hình internet, và vượt qua cả sự kiểm soát của chị và hơn hết là đã vượt qua lương tâm của một người chồng, một người cha trong một gia đình Công Giáo.
Chuyện về thăm mẹ thăm cha lúc bệnh hoạn hay gặp mặt cha mẹ lần cuối không còn mới mẻ gì với các đấng đàn ông ở Mỹ nửa, tuy nhiên vẩn nhan nhản hiệu lực đây đó như trường hợp của chị. Được cái, mẹ anh tuy đã khuất sau cái uất ức từ hành động điên rồ của anh mà gia đình anh đã đứng về phía chị hết thì đó cũng là một phần tích luỹ từ cuộc sống của người Kito Hửu vốn có, biết phân lành dử đúng sai chứ không nhất nhất phải bênh vực cho máu mủ ruột thịt mà ép nhẹm người khác. Điều này em cũng Tin và luôn mãi cầu nguyện cho chính mình, cho chị và cho những người phụ nử khác như chúng ta.
Anh vô trách nhiệm với con, với chị chuyện này thì ai cũng biết. Anh lén lút rút tiền chung gởi về Việt Nam, âm thầm làm ~40 cái credit cards lấy tiền đắp bên này bên kia, tiêu xài phung phí mà gia đình chị ai cũng biết là vốn cầm chân từ căn nhà chung đã mượn tiền mặt từ ba mẹ chị trã đứt. Số tiền này chưa trã lại và trước mắt (ai cũng hiểu) anh sẻ chối phớt để một mình chị gánh nợ. Cái này đau thật. Ai nghe cũng thương xót thương chị, thông cảm cho chị, đau cùng nổi đau với chị. Nhưng em không hiểu Ơn Chúa hay Tình Yêu chị chỉ âm thầm chịu đựng không tiến không lùi khi anh dứt khoát báo chị là anh sẻ vắng nhà 2 năm để chuyên tâm chuộc thân cho người yêu ở Việt Nam, vì anh yêu người ấy thật lòng và muốn cho chị hiểu, đừng lo sợ cho anh bị gạt ! cứng họng thật !
Em muốn hét lên thật to át đi lời khờ dại nhỏ nhẹ của chị để nói cho chị hiểu:
- Chị ơi, 5 cô khờ dại, 5 cô khôn ngoan khác nhau ở điễm là tích trử cho mình những thứ cần thiết cả 3 yếu tố TIN, CÂY, MẾN chứ không phải buông xuôi theo số phận là sống đúng với Kinh Thánh đâu.
- Đúng, cầu nguyện là điều cần thiết nhưng không nhất thiết hành hạ, huỷ hoại thân xác mình vì ba đứa con mà đứa nhỏ nhất mới 4 tuổi. Tụi nhỏ cần chị lắm, chị à.
Tuần này là tuần Thánh; Em biết chị đã sống tuần Thánh mấy tháng nay rồi. Sống trong đau khổ, mệt mỏi và im lặng trước những nụ cười hồn nhiên, vô tư của các con, để đóng cho trọn vai cả mẹ lẩn bố để con cái không thắc mắc. Đâu dể ai làm nổi.
Thánh Giá mổi người mổi khác và mổi người vác mổi kiểu, em hiểu và đứng về phía chị trong suy nghỉ không nên tiến hành xoá bỏ ký ức của một Gia Đình Công Giáo ngay lúc này. Nhưng làm cách nào thực tế để cứu vớt, nắm tay anh trước lúc anh ngã dài trong tội lỗi ấy là điều em lo cho chị. Lo chị ngã quỵ bỏ lại các con vì lấy lổi lầm của anh mà hành hạ thân xác thì chẳng công bằng cho các con chút nào. Mong chị suy nghỉ và cầu nguyện xin Chúa soi sáng thêm.
Tối thứ Sáu này, Thứ Sáu tuần Thánh năm nay. Em biết ở trên Ca Đoàn, sẻ có một giọng hát với tất cả tâm tình sâu lắng nhất, với hết con tim và trí óc, với hết niềm tin và sự sống. Hát với những gìong nước mắt lăng dài trên giò má khô, để từng chử từng câu đánh thức nổi niềm của mình thay lời cầu nguyện lên với Chúa, Xin Chúa lắng nghe, chỉ có Chúa mới hiểu khi chị cất tiếng hát:
Lạy Chúa !
Xin cho con bước đi với Ngài, Xin cho con cùng vác với Ngài. Thập Giá trên đường đời con đi.
Lạy Chúa !
Xin cho con đóng đinh với Ngài, Xin cho con cùng chết với Ngài. Để được sống với Ngài vinh quang.
Ngày xưa lúc nhỏ cứ nghỉ khi Buồn thì khóc,
….. lớn lên mới biết buồn thì không khóc được, chỉ biết thing lặng âm thầm
Ngày xưa lúc nhỏ cứ nghỉ khi hạnh phúc thì Cười,
…..lớn lên mới hiểu cười là những giọt nước mắt khô
Ngày xưa lúc nhỏ cứ nghỉ lời Nói là phương tiện truyền đạt suy nghỉ,
…. lớn lên mới hiểu những giây phút thầm lặng mới hiểu được chính mình và mọi người
Ngày xưa lúc nhỏ cứ nghỉ làm Người Lớn thì sẻ tự do muốn làm gì thì làm,
….. lớn lên mới hiểu làm người lớn là không được làm những việc mình muốn làm nữa
Ngày xưa lúc nhỏ cứ nghỉ Nắm chặt tay người mìmh yêu có nghĩa là yêu thương,
….lớn lên mới hiểu buông lõng tay người mình yêu mới là hành động cao thượng nhất của người biết yêu…
Cũng giống như đôi mắt đẹp của con búp bê long lanh uỷ mị biết chớp chớp… mà ngày xưa lúc nhỏ ai cũng thấy đẹp, lớn lên mới khám phá ra phía sau cái học mắt ấy có bao nhiêu sợi giây chằn chịt đen đỏ vàng tím, những ổ điện chồng chất lên nhau như ổ bềnh nhện gớm ghiếc và ghê sợ. Như phía sau của một cái nick ẫn danh chit chát trên mạn, lời lẻ ngọt ngào yêu đương là ẩn chứa nhiều bí mật tày trời khó ai biết được đã làm nhiều gia đình tan nát. Chỉ có người lớn mới hiểu.
Ôi !!! cái giá phải trả cho tuổi lớn thật là quá đắc, đắc quá phải không chị ?
Em mới nghe tin chồng chị đã bỏ chị và ba đứa nhỏ để về Việt Nam sống mấy tháng nay. Mặc cho gia đình cha mẹ anh, cha mẹ chị lên tiếng trách móc hay van nài giờ đây đã trở thành vô dụng. Cũng vì facebook, internet làm nhịp cầu đoãn nghiệt nối kết hai người xa lạ từ hai chân trời khác nhau mà họ đã xích lại với nhau vượt qua màn hình internet, và vượt qua cả sự kiểm soát của chị và hơn hết là đã vượt qua lương tâm của một người chồng, một người cha trong một gia đình Công Giáo.
Chuyện về thăm mẹ thăm cha lúc bệnh hoạn hay gặp mặt cha mẹ lần cuối không còn mới mẻ gì với các đấng đàn ông ở Mỹ nửa, tuy nhiên vẩn nhan nhản hiệu lực đây đó như trường hợp của chị. Được cái, mẹ anh tuy đã khuất sau cái uất ức từ hành động điên rồ của anh mà gia đình anh đã đứng về phía chị hết thì đó cũng là một phần tích luỹ từ cuộc sống của người Kito Hửu vốn có, biết phân lành dử đúng sai chứ không nhất nhất phải bênh vực cho máu mủ ruột thịt mà ép nhẹm người khác. Điều này em cũng Tin và luôn mãi cầu nguyện cho chính mình, cho chị và cho những người phụ nử khác như chúng ta.
Anh vô trách nhiệm với con, với chị chuyện này thì ai cũng biết. Anh lén lút rút tiền chung gởi về Việt Nam, âm thầm làm ~40 cái credit cards lấy tiền đắp bên này bên kia, tiêu xài phung phí mà gia đình chị ai cũng biết là vốn cầm chân từ căn nhà chung đã mượn tiền mặt từ ba mẹ chị trã đứt. Số tiền này chưa trã lại và trước mắt (ai cũng hiểu) anh sẻ chối phớt để một mình chị gánh nợ. Cái này đau thật. Ai nghe cũng thương xót thương chị, thông cảm cho chị, đau cùng nổi đau với chị. Nhưng em không hiểu Ơn Chúa hay Tình Yêu chị chỉ âm thầm chịu đựng không tiến không lùi khi anh dứt khoát báo chị là anh sẻ vắng nhà 2 năm để chuyên tâm chuộc thân cho người yêu ở Việt Nam, vì anh yêu người ấy thật lòng và muốn cho chị hiểu, đừng lo sợ cho anh bị gạt ! cứng họng thật !
Em muốn hét lên thật to át đi lời khờ dại nhỏ nhẹ của chị để nói cho chị hiểu:
- Chị ơi, 5 cô khờ dại, 5 cô khôn ngoan khác nhau ở điễm là tích trử cho mình những thứ cần thiết cả 3 yếu tố TIN, CÂY, MẾN chứ không phải buông xuôi theo số phận là sống đúng với Kinh Thánh đâu.
- Đúng, cầu nguyện là điều cần thiết nhưng không nhất thiết hành hạ, huỷ hoại thân xác mình vì ba đứa con mà đứa nhỏ nhất mới 4 tuổi. Tụi nhỏ cần chị lắm, chị à.
Tuần này là tuần Thánh; Em biết chị đã sống tuần Thánh mấy tháng nay rồi. Sống trong đau khổ, mệt mỏi và im lặng trước những nụ cười hồn nhiên, vô tư của các con, để đóng cho trọn vai cả mẹ lẩn bố để con cái không thắc mắc. Đâu dể ai làm nổi.
Thánh Giá mổi người mổi khác và mổi người vác mổi kiểu, em hiểu và đứng về phía chị trong suy nghỉ không nên tiến hành xoá bỏ ký ức của một Gia Đình Công Giáo ngay lúc này. Nhưng làm cách nào thực tế để cứu vớt, nắm tay anh trước lúc anh ngã dài trong tội lỗi ấy là điều em lo cho chị. Lo chị ngã quỵ bỏ lại các con vì lấy lổi lầm của anh mà hành hạ thân xác thì chẳng công bằng cho các con chút nào. Mong chị suy nghỉ và cầu nguyện xin Chúa soi sáng thêm.
Tối thứ Sáu này, Thứ Sáu tuần Thánh năm nay. Em biết ở trên Ca Đoàn, sẻ có một giọng hát với tất cả tâm tình sâu lắng nhất, với hết con tim và trí óc, với hết niềm tin và sự sống. Hát với những gìong nước mắt lăng dài trên giò má khô, để từng chử từng câu đánh thức nổi niềm của mình thay lời cầu nguyện lên với Chúa, Xin Chúa lắng nghe, chỉ có Chúa mới hiểu khi chị cất tiếng hát:
Lạy Chúa !
Xin cho con bước đi với Ngài, Xin cho con cùng vác với Ngài. Thập Giá trên đường đời con đi.
Lạy Chúa !
Xin cho con đóng đinh với Ngài, Xin cho con cùng chết với Ngài. Để được sống với Ngài vinh quang.
Dấu chân trong đời
ThuyLinh
14:02 29/03/2013
DẤU CHÂN TRONG ĐỜI
(cảm hứng từ bài thơ “Footprints”)
Môt đêm tối con nằm mơ thấy Chúa
Sánh cùng con đôi bước giữa biễn khơi
Thấy từng cặp dấu chân bước qua rồi
Môt của con, và một thuộc về Chúa…
Dấu chân đó là niềm vui muôn thuỡ
Con có Ngài, Ngài là Chúa yêu thương
Nhưng hôm nay, nhìn lại những bước đường
Sao đắng cay một mình con lẽ bước ?
Trong thỗn thức đã bao lần xuôi ngược
Bao nhọc nhằn còn cào xước tâm can
Con nhận ra trong hục hẩn ngỡ ngàn
Chỉ lặng lẻ dấu chân con mệt mõi
Chúa nơi đâu, sao Ngài không bước tới?
Sánh cùng con dăm bước giữa gian truân
Chính những lúc con cần có Ngài hơn
Là những lúc đơn côi con tự bước…
Thêm lần này cũng như bao lần trước
Dấu bước đời từng vết bước riêng con
Lưới gian truân phủ kín ngập hồn đơn
Sao Ngài nở bõ con trong lầm lũi ?
Trong yêu thương, Ngài vỗ về an ũi
“…Ta vẫn đây, vẫn chung lối đời con
Hãy nhìn lại qua muôn vạn lối mòn
Một dấu chân còn hằng in dĩ vãng
Dấu chân Ta trong yêu thương ngàn vạn
Ta bế con giữa những lúc gian nan
Trên đôi tay trong che chở ũi an
Đường quá khứ …là chân Ta in dấu !!!
Lúc cô đơn trong u sầu khôn thấu
Ta bế con trong yêu dấu khôn nguôi
Hay những lúc niềm vui rạng tiếng cười
Ta bên con in dấu chân hạnh phúc….”
--o0o---
Trong cơn mơ… nhưng lòng còn thỗn thức
Có phải chăng trong những lúc đau thương
Ngài bế con qua muôn vạn nẻo đường ?
Sao khắc khoải từng chuỗi ngày nghiệt ngã ?
Ngài biết không niềm tin con chưa rả
Nhưng tâm tư …vạn ngã biết về đâu
Đừng đễ con ngụp lặng trong thảm sầu
Khi ngã quỵ …. không trỗi dậy được nữa !!!
(cảm hứng từ bài thơ “Footprints”)
Sánh cùng con đôi bước giữa biễn khơi
Thấy từng cặp dấu chân bước qua rồi
Môt của con, và một thuộc về Chúa…
Dấu chân đó là niềm vui muôn thuỡ
Con có Ngài, Ngài là Chúa yêu thương
Nhưng hôm nay, nhìn lại những bước đường
Sao đắng cay một mình con lẽ bước ?
Trong thỗn thức đã bao lần xuôi ngược
Bao nhọc nhằn còn cào xước tâm can
Con nhận ra trong hục hẩn ngỡ ngàn
Chỉ lặng lẻ dấu chân con mệt mõi
Chúa nơi đâu, sao Ngài không bước tới?
Sánh cùng con dăm bước giữa gian truân
Chính những lúc con cần có Ngài hơn
Là những lúc đơn côi con tự bước…
Thêm lần này cũng như bao lần trước
Dấu bước đời từng vết bước riêng con
Lưới gian truân phủ kín ngập hồn đơn
Sao Ngài nở bõ con trong lầm lũi ?
Trong yêu thương, Ngài vỗ về an ũi
“…Ta vẫn đây, vẫn chung lối đời con
Hãy nhìn lại qua muôn vạn lối mòn
Một dấu chân còn hằng in dĩ vãng
Dấu chân Ta trong yêu thương ngàn vạn
Ta bế con giữa những lúc gian nan
Trên đôi tay trong che chở ũi an
Đường quá khứ …là chân Ta in dấu !!!
Lúc cô đơn trong u sầu khôn thấu
Ta bế con trong yêu dấu khôn nguôi
Hay những lúc niềm vui rạng tiếng cười
Ta bên con in dấu chân hạnh phúc….”
--o0o---
Trong cơn mơ… nhưng lòng còn thỗn thức
Có phải chăng trong những lúc đau thương
Ngài bế con qua muôn vạn nẻo đường ?
Sao khắc khoải từng chuỗi ngày nghiệt ngã ?
Ngài biết không niềm tin con chưa rả
Nhưng tâm tư …vạn ngã biết về đâu
Đừng đễ con ngụp lặng trong thảm sầu
Khi ngã quỵ …. không trỗi dậy được nữa !!!
Đêm cứu chuộc
Trầm Hương Thơ
09:26 29/03/2013
Giêsu lặng tím nỗi sầu cô đơn
Mồ hôi chan máu van lơn
Anh em mê ngủ chập chờn biết chi
Đêm khuya tảng đá Chúa qùy
Hồn đau thổn thức đền vì tội ai?
Ôi! tình nhận loại nhạt phai
Vô tâm chẳng thức nổi vài trống canh
Đắng lòng cô độc đêm thanh
Nụ hôn ập đến tựa nanh sói già
Một bầy toàn những lâu la
Bủa vây bốn phía hiện ra khắp cùng
Từ trong ánh lửa bập bùng
Từng khuôn mặt dữ hãi hùng hiện ra
Điệu Ngài ra trước quan tòa
Cũng cùng khuôn mặt hôm qua rước mừng
Tay cầm cánh lá tưng bừng
Hoan hô ủng hộ không ngừng hát ca
Hôm nay trở mặt lạ xa
Vào hùa hô lớn để mà, đóng đinh!
Lòng người tráo trở mà kinh
Nhưng mà Chúa vẫn lặng thinh hiến mình
Mặc cho nhân loại bạc tình
Giết đi giết cả Bình Minh cuộc đời
Hy sinh Chiên Chúa tả tơi
Hằn lên thân xác tội đời nhân gian
Giang tay chẳng tiếng thở than
Tiếng đinh đóng xuống bạo tàn hả hê
Nhạo cười phỉ nhổ thỏa thuê
Khi giây phút cuối gần kề đến nơi
Ngài xin tha tội cho đời
Phó dâng hồn xác rồi Người trút hơi
Đùng đùng đất đá tả tơi
Trời sầu đất thảm xé đôi bức màn
Dấu kia có tỉnh dương gian?
Hay con người cứ bạo tàn giết nhau.
Sự đời suy gẫm mà đau
Chúa con chuôc tội thảm sầu vì ta
Lòng người sao qúa gian tà
Hai ngàn năm lẻ ngỡ là hôm nay.
Video nhạc: Bước chân trần trên đá
Phạm Trung, tiếng hát: Diệu Hiền
10:33 29/03/2013
Thơ: Bước chân trần trên đá (M. Madalena Hoa Ngâu)
Thể hiện: Diệu Hiền
Nhạc: Phạm Trung
Tiên tri
Xứ Phúc
12:12 29/03/2013
mắc kẹt quá khứ
vị ngôn sứ
thả lời tiên tri trôi ngược sông Gioọc-đan
này em ơi Giêrusalem đang vào mùa lễ hội
có ai gọi tên Giêsu lúc vào thành thánh
cành thiên tuế xanh một khoảng trời
em có tiếng súng nổ bên ngoài thành thánh
hai mươi mốt thể kỉ tiếng súng vẫn chưa nguôi
mẹ lạc con, vợ lạc chồng, những giọt nước mắt đầy vơi
em chuẩn bị gì cho ngày lên thành
tôi trốn sau vạt áo mẹ khi nghe tiếng kèn quân dữ tìm bắt Chúa
Giêsu tay trói sau cây cột
áo người vừa bị lột
mão gai vừa đội lên đầu
Giêsu - người lần đầu tiên bị đóng đinh vì tình yêu
một hình phạt dành cho kẻ cực dữ
nay đóng đinh vì Giêsu yêu quá nhiều
chiều nay tiếng búa vẫn chát chúa
tiếng phèng la inh tai nhức óc
người ta nhân danh tình yêu để chia lìa gia đình
những trẻ thơ ngơ ngác trong cô nhi viện
em có khóc không Chúa đã chết vì loài người
vì em và vì tôi
tháng ba mưa còn đi vắng
đêm ngột ngạt những bầy muỗi đói
tiếng cầu kinh đều đều
em có buồn ngủ không
dựa vai tôi em ngủ cho lành
chờ sáng Phục Sinh tôi dìu em vào đền thánh
xỏ ngón tay vào từng lỗ đinh trên tay Thầy
em tin đi và dạy tôi tin với
hơn hai ngàn năm thiên hạ vẫn đói niềm tin
mắc kẹt quá khứ
vị ngôn sứ
nằm mơ thấy mình ở bên này miền Tân Ước.
Lòng người Mẹ
LM. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
23:47 29/03/2013
Chúa đã tắt hơi, tháo xác Người
Trong tay Đức Mẹ, Mẹ hiền ơi.
Ngỡ như năm ấy, đêm giá lạnh,
Ẵm Chúa Hài Nhi xuống từ trời.
Máu đọng khắp người, vết đanh thâu,
Vòng gai sỉ nhục cắm trên đầu,
Trái tim đâm thủng trào máu nước,
Mẹ vẫn niệm suy phút ban đầu.
Hai mắt nhắm nghiền, khép đôi môi,
Vầng trán thanh quang máu phủ rồi.
Còn đâu đêm thánh Thiên Thần hát
Giá lạnh trong hang, lạnh đỉnh đồi !
Thịt nát thân tàn gục tắt hơi,
Xuôi tay từng chúc phúc Nước trời.
Mẹ như thấy lại trong đêm ấy
Một kiếp cô đơn thấu lòng người.
Vọng tiếng lên Cha, phó linh hồn,
Tông đồ trốn hết, bóng chiều buông.
Mẹ ôm Con Mẹ trong nước mắt
Hiện cảnh đuổi xua quán trọ buồn.
Hang đá mượn nhờ vội táng an,
Đêm đen chìm đắm, dạ tan hoang.
Mẹ bừng đứng dậy hiên ngang quá
Hai tiếng XIN VÂNG máu ứ tràn ./.
LM. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
VietCatholic TV
Habemus Papam - Chúng ta đã có Giáo Hoàng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
23:51 29/03/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Thật vậy, trong lần bỏ phiếu thứ Năm của Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, Tổng Giám Mục thủ đô Buenos Aires đã được bầu làm vị Giáo Hoàng thứ 266 của Giáo Hội Công Giáo.
Hòa trong niềm vui của Giáo Hội vì đã nhanh chóng có được Đức Tân Giáo Hoàng để kế tục triều Giáo Hoàng rạng ngời của Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16, Lan Vy, Mai Hương và Kim Phượng xin lần lượt gởi đến quý vị và anh chị em những phản ứng trên khắp thế giới về biến cố này.
Tại Rôma:
Lúc 7h 6’ tối ngày thứ Tư 13 tháng Ba theo giờ Rôma, hàng chục ngàn anh chị em tín hữu đứng dầm mưa tại quảng trường Thánh Phêrô để chờ kết quả đã reo hò vui mừng khi thấy khói trắng tuôn ra cuồn cuộn từ ống khói trên nóc nhà nguyện Sistina báo hiệu Cơ Mật Viện đã bầu được vị Tân Giáo Hoàng. Những quả chuông trên tháp chuông của Đền Thờ Thánh Phêrô đổ liên hồi trong suốt 1 giờ 10 phút. Hàng mấy trăm ngàn người đang theo dõi các diễn biến trên quảng trường Thánh Phêrô qua Truyền Hình, Truyền Thanh và Internet đã tuôn đến quảng trường Thánh Phêrô bằng tất cả mọi phương tiện giao thông có thể có được kể cả chạy bộ.
Cho đến khi Đức Hồng Y Jean Louis Tauran tiến ra trước ban công Đền thờ Thánh Phêrô để đọc công thức truyền thống Habemus Papam, cảnh sát Italia ước lượng phải có đến 200,000 anh chị em tín hữu đứng chen chúc trên quảng trường Thánh Phêrô để chứng kiến giờ phút lịch sử này.
Đức Hồng Y Jean Louis Tauran Hồng Y trưởng đẳng phó tế nên ngài được giao trách vụ giới thiệu vị Tân Giáo Hoàng với thế giới. Đức Hồng Y Tauran là nhà ngoại giao chuyên nghiệp của Tòa Thánh. Ngài đã từng đóng những vai trò tích cực trong các cuộc thương thuyết khó khăn tại Iraq và với thế giới Hồi Giáo. Dù thế, tại ban công Đền thờ Thánh Phêrô ngài đã tỏ ra rất xúc động.
Tiến ra trước ban công, vị Tân Giáo Hoàng nói đùa như sau:
“Tất cả anh chị em cũng biết nghĩa vụ của Mật Viện là bầu ra một Giám Mục Rôma. Có vẻ như là các hiền huynh Hồng Y của tôi đã phải đi đến cùng trời cuối đất để tìm một vị như thế... kết cuộc là...”
Không mấy người biết ngài là ai nhưng trước lời bông đùa này, anh chị em đã nồng nhiệt hò reo tán thưởng.
Anh chị em tín hữu đã rất cảm động khi ngay sau đó ngài kêu gọi anh chị em cùng cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16.
Đức Tân Giáo Hoàng chiếm trọn cảm tình của đông đảo anh chị em tín hữu trên quảng trường Thánh Phêrô và những ai theo dõi biến cố này qua các phương tiện truyền thông khi ngài khiêm nhường xin anh chị em tín hữu cầu nguyện cho ngài trước khi ngài ban phép lành cho họ.
Kết thúc sứ điệp đầu tiên của mình, ngài ân cần chúc anh chị em, những người đang đứng dầm mưa trên quảng trường Thánh Phêrô một đêm ngon giấc. Cử chỉ này phản ảnh một sự ân cần trìu mến của một mục tử nhân lành và tế nhị.
"Tông hiệu ngài lựa thật là đẹp với chúng tôi vì Thánh Phanxicô là vị thánh bảo trợ của Ý," Celsa Negrini tín hữu thành Rôma một người trong đám đông nói với CNS. "Hôm nay là một buổi tối đẹp. Chúng tôi đang rất hạnh phúc khi có một Giáo Hoàng Á Căn Đình ".
"Ngài có vẻ rất khiêm tốn, thái độ của ngài rất tích cực Ngài chắc chắn sẽ là một vị Giáo Hoàng phúc âm hóa lương tâm của người dân," bà nói thêm.
Tại Mỹ Châu Latinh
Dân chúng tại Mỹ Châu La Tinh đã phản ứng với niềm vui, bùng nổ thành những giọt nước mắt khi biết tin một Hồng Y Á Căn Đình đã trở thành Giáo Hoàng.
Các đài truyền hình tại Buenos Aires đã hủy bỏ hết các chương trình thường lệ. Vì quá bất ngờ nên các xướng ngôn viên cứ ứng khẩu gào lên.
Tin tức lan truyền nhanh chóng. Trên đường phố các tài xế bóp còi inh ỏi như vẫn thường thấy khi đội túc cầu Á Căn Đình đoạt cúp vô địch thế giới.
"Thật khó tin!" Martha Ruiz, 60 tuổi, rưng rưng nước mắt khi biết rằng Đức Hồng y cô biết là Jorge Mario Bergoglio bây giờ sẽ là Đức Giáo Hoàng Phanxicô Đệ Nhất.
Cô cho biết cô đã có mặt tại nhiều cuộc họp với Đức Hồng y và nói: "Ngài là một người toả ra sự thanh thản tâm hồn."
Tại Australia,
Các nhà lãnh đạo Công giáo Australia đã lên tiếng hoan nghênh cuộc bầu cử Đức Giáo Hoàng Phanxicô kết thúc lúc rạng sáng ngày thứ Năm tại Australia
Đức Tổng Giám Mục Adelaide, Philip Wilson, cho biết: "Đức Tân Giáo Hoàng nổi tiếng là một tiếng nói cho những người không có tiếng nói, một người chuyên tâm cầu nguyện và một người đầy tớ khiêm tốn của Chúa.
"Tôi chắc chắn Đức Tân Giáo Hoàng sẽ lãnh đạo Giáo Hội tuyệt vời trước những thử thách đối với Giáo Hội và thế giới của chúng ta.
Đức Giám Mục Anthony Fisher, Giám mục Parramatta, cho biết: " Đức Tân Giáo Hoàng là một người sâu sắc về tinh thần rất được kính trọng như một nhà thần học và một nhà trí thức. Ngài là một người khiêm tốn và một người bảo vệ tuyệt vời cho người nghèo. Trong lời nói đầu tiên của mình như là Đức Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về xây dựng tình huynh đệ, tình yêu và sự tin tưởng. "
Đức Giám Mục Wollongong, Peter Ingham, cho biết: "Mặc dù có phần bất ngờ, tôi vui mừng với quyết định này và tôi nghĩ rằng nó cho thấy rằng các Hồng Y thực sự đã lắng nghe Chúa Thánh Thần.
Giám tỉnh Dòng Tên Australia, cha Steve Curtin, cho biết: Đức Giáo Hoàng Phanxicô có một tiếng tăm lâu đời như là một người bênh vực cho phẩm giá con người và công bằng xã hội với một phong cách sống rất giản dị.
Các nhân vật trên thế giới cũng đã nhanh chóng đưa ra lời bình luận
Tại Washington Tổng thống Mỹ Barack Obama nói:
Thay mặt cho người dân Mỹ, Michelle và tôi đưa ra những lời chúc ấm áp đến Đức Giáo Hoàng Phanxicô. .. Là một nhà vô địch của người nghèo và dễ bị tổn thương nhất trong số chúng tôi, ngài đưa ra các thông điệp của tình yêu và lòng từ bi đã truyền cảm hứng cho thế giới trong hơn 2.000 năm - trong nhau, chúng tôi nhìn thấy khuôn mặt của Thiên Chúa.
Với việc có một giáo hoàng đầu tiên từ châu Mỹ, sự lựa chọn này cũng nói lên sức mạnh và sức sống của một khu vực đang ngày càng hình thành nên thế giới của chúng ta, và cùng với hàng triệu người Mỹ gốc Tây Ban Nha, những người Hoa Kỳ chúng tôi chia sẻ niềm vui của ngày lịch sử này.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon nói
Tôi cầu chúc những lời chúc mừng chân thành của tôi. .. Tôi mong muốn được tiếp tục hợp tác giữa Liên Hiệp Quốc và Tòa Thánh, dưới sự lãnh đạo khôn ngoan của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Chúng tôi chia sẻ nhiều mục tiêu chung - từ việc thúc đẩy hòa bình, công bằng xã hội và quyền con người, đến công cuộc xóa đói giảm nghèo – nói chung là tất cả các yếu tố cốt lõi của sự phát triển bền vững.
Tôi chắc chắn rằng Đức Tân Giáo Hoàng sẽ tiếp tục xây dựng trên di sản của người tiền nhiệm của ông là Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16, trong việc thúc đẩy đối thoại liên đức tin.
Tổng thống Á Căn Đình Cristina Kirchner nói:
Chúng tôi cầu chúc cho ngài trong vai trò đứng đầu Giáo Hội, trách nhiệm to lớn trên vai sẽ đạt được nhiều thành quả mục vụ trong việc tìm kiếm công lý, bình đẳng, tình huynh đệ và hòa bình giữa nhân loại.
Phát ngôn viên của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa của Giáo Hội Chính Thống Nga Dmitry Sizonenko nói:
Tôi hy vọng mối quan hệ với Tòa thánh Vatican sẽ tiếp tục phát triển một cách tích cực. ..
Thánh lễ khai mạc sứ vụ Phêrô của Đức Thánh Cha Phanxicô
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
23:50 29/03/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
"Tôi cảm tạ Chúa là tôi có thể cử hành Thánh Lễ Khởi Đầu Sứ Vụ Phêrô của tôi trong ngày lễ trọng kính Thánh Giuse, người phối ngẫu của Đức Trinh Nữ Maria và là Quan Thầy của Giáo Hội Hoàn Vũ. Đó là một sự trùng hợp ngẫu nhiên đầy ý nghĩa, và đó cũng là ngày lễ bổn mạng của người tiền nhiệm đáng kính của tôi: chúng ta gần gũi với ngài trong lời cầu nguyện, với đầy lòng thương mến và biết ơn.
Tôi gởi lời chào nồng nhiệt đến các Hồng Y và Giám Mục anh em của tôi, các linh mục, phó tế, các tu sĩ nam nữ, và tất cả anh chị em tín hữu. Tôi cám ơn các vị đại diện cho các Giáo Hội và các cộng đồng giáo hội khác, cũng như đại diện của cộng đồng Do Thái và các cộng đồng tôn giáo khác về sự hiện diện của họ trong buổi lễ này. Lời chào thân ái của tôi xin được gởi đến những vị đứng đầu Nhà nước và Chính phủ, các thành viên của các đoàn đại biểu chính thức từ nhiều quốc gia trên khắp thế giới, và quý vị trong ngoại giao đoàn.
Trong Tin Mừng, chúng ta đã nghe rằng "Giuse đã làm như sứ thần Chúa truyền cho ông và nhận Maria làm vợ" (Mt 1:24). Những lời này cho chúng ta thấy nhiệm vụ mà Thiên Chúa trao cho Thánh Giuse: Ngài được đặt để như người giám hộ, người bảo vệ. Người bảo vệ của ai? Thưa, của Đức Maria và Chúa Giêsu; nhưng sự bảo vệ này tiếp đó được mở rộng ra cho Giáo Hội, như Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã chỉ ra: "Khi Thánh Giuse chăm sóc yêu thương Mẹ Maria và vui vẻ tận hiến đời ngài trong việc nuôi dạy Chúa Giêsu Kitô, ngài đã chăm sóc và bảo vệ Nhiệm Thể Chúa Kitô, là Giáo Hội, trong đó Đức Trinh Nữ Maria là mẫu mực và một điển hình"(Redemptoris Custos, 1).
Thánh Giuse thực hiện vai trò của mình là người bảo vệ như thế nào? Thưa, kín đáo, khiêm nhường và lặng lẽ, nhưng với một sự hiện diện và lòng trung thành tuyệt đối không bao giờ lay chuyển, ngay cả khi ngài cảm thấy khó có thể hiểu được. Từ thời điểm hứa hôn của mình với Đức Maria cho đến biến cố tìm được Chúa Giêsu mười hai tuổi trong Đền Thờ Giê-ru-sa-lem, ngài hiện diện ở mọi thời điểm với sự chăm sóc từ ái. Là phu quân của Đức Maria, ngài bên cạnh Mẹ trong mọi thời điểm lúc thịnh vượng cũng như lúc gian truân, trên hành trình đến Bethlehem trong cuộc điều tra dân số và trong những giờ phút lo lắng và vui mừng khi Mẹ hạ sinh hài nhi Giêsu, giữa những gian nan của chuyến đi trốn sang Ai Cập và trong thời gian khắc khoải tìm kiếm con trong Đền Thờ, và sau này trong cuộc sống ngày qua ngày dưới mái nhà Nazareth, trong xưởng mộc, nơi ngài truyền nghề lại cho Chúa Giêsu.
Làm thế nào Thánh Giuse có thể đáp lại lời mời gọi bảo vệ Mẹ Maria, Chúa Giêsu và Giáo Hội? Thưa, nhờ liên tục chú tâm vào Thiên Chúa, mở lòng mình ra cho những dấu chỉ về sự hiện diện của Ngài và tiếp nhận kế hoạch của Thiên Chúa, chứ không phải chỉ biết đến ý riêng của mình mà thôi. Đây là những gì Thiên Chúa đã đòi hỏi nơi David, như chúng ta đã nghe trong bài đọc thứ Nhất. Thiên Chúa không thích đền đài con người xây nên, nhưng là lòng trung tín của họ với lời Người, với kế hoạch của Người. Chính Thiên Chúa xây dựng nên đền đài, nhưng từ những viên đá sống động được ghi dấu ấn bởi Thần Khí của Người. Thánh Giuse là một “người bảo vệ" vì ngài có thể nghe tiếng Chúa và được hướng dẫn bởi thánh ý chí của Người, và vì thế, ngài nhạy cảm hơn đối với những người được ủy thác cho sự bảo vệ an toàn của ngài. Ngài có thể nhìn vào sự vật một cách thiết thực, và nhạy cảm với thực tại môi trường xung quanh của mình, để có thể đưa ra những quyết định thực sự khôn ngoan. Nơi ngài, các bạn thân mến, chúng ta học được cách đáp lại tiếng Chúa một cách sẵn sàng và hoan hỉ, nhưng chúng ta cũng thấy cốt lõi của ơn gọi Kitô, là Chúa Kitô! Chúng ta hãy bảo vệ Chúa Kitô trong cuộc sống của chúng ta, để chúng ta có thể bảo vệ những người khác, để chúng ta có thể bảo vệ kỳ công sáng tạo!
Tuy nhiên, ơn gọi trở nên một "người bảo vệ", không phải là một cái gì đó chỉ liên quan đến các Kitô hữu chúng ta mà thôi, ơn gọi ấy cũng có một chiều kích thuần túy nhân bản, liên quan đến tất cả mọi người. Nó có nghĩa là bảo vệ tất cả các kỳ công sáng tạo, bảo vệ vẻ đẹp của thế giới đã được tạo ra, như sách Sáng Thế và Thánh Phanxicô Assisi đã chỉ cho chúng ta thấy. Nó có nghĩa là tôn trọng mỗi tạo vật của Thiên Chúa và tôn trọng môi trường mà chúng ta đang sống. Nó có nghĩa là bảo vệ con người, thể hiện mối quan tâm yêu thương với mỗi người, đặc biệt là trẻ em, người cao niên, những người túng quẫn, là những người thường khi chúng ta nghĩ đến sau cùng. Nó có nghĩa là chăm sóc cho nhau trong gia đình của chúng ta: trước hết là vợ chồng phải bảo vệ lẫn nhau, và sau đó, trong tư cách là cha mẹ, họ chăm sóc cho con cái, và chính trẻ em, đến lượt mình lại bảo vệ cha mẹ của họ. Nó có nghĩa là xây dựng tình bạn chân thành trong đó chúng ta bảo vệ nhau trong sự tin tưởng, tôn trọng và lòng nhân hậu. Như thế, tất cả mọi thứ đều được giao cho chúng ta bảo vệ, và tất cả chúng ta phải chịu trách nhiệm về điều đó. Hãy trở nên những người bảo vệ những ân sủng của Thiên Chúa!
Bất cứ khi nào con người không gánh trách nhiệm này, bất cứ khi nào chúng ta không quan tâm chăm sóc thiên nhiên và anh chị em chúng ta, con đường dẫn đến sự hủy diệt được mở ra và những con tim chai cứng lại. Thật thảm thương, trong mỗi giai đoạn lịch sử đều có "những Herôđê" là những kẻ âm mưu gieo rắc cái chết, tàn phá, và huỷ hoại dung nhan của những người nam nữ.
Tôi cầu mong tất cả những người nắm giữ những vị trí trách nhiệm trong đời sống kinh tế, chính trị và xã hội, và tất cả những người nam nữ thiện chí hãy vui lòng trở thành những “người bảo vệ" kỳ công sáng tạo, bảo vệ kế hoạch của Thiên Chúa ghi khắc trong tự nhiên; hãy là những người bảo vệ của nhau và của môi trường. Xin đừng để những điềm báo của sự hủy diệt và cái chết có thể tháp tùng như hình với bóng với những tiến bộ của thế giới này! Tuy nhiên, để có thể là "người bảo vệ", chúng ta cũng phải cảnh giác về chính mình! Chúng ta đừng quên rằng hận thù, ghen tị và kiêu hãnh làm ô uế cuộc đời ta! Là người bảo vệ, do đó, cũng có nghĩa là canh giữ những cảm xúc của chúng ta, canh giữ con tim chúng ta, bởi vì chúng là chỗ ngự trị của cả những ý định tốt và xấu: cả những ý định xây dựng lẫn đập bỏ! Chúng ta đừng sợ lòng tốt hoặc thậm chí là sự dịu dàng!
Ở đây tôi muốn nói thêm một điều nữa: chăm sóc, bảo vệ, đòi hỏi lòng tốt, tức là đòi hỏi một sự dịu dàng nhất định. Trong Phúc Âm, Thánh Giuse xuất hiện như một người đàn ông mạnh mẽ và can đảm, một người thợ, nhưng nơi con tim của ngài, chúng ta thấy một sự dịu dàng lớn lao, không phải là tính cách của một kẻ hèn yếu nhưng là một dấu hiệu của một sức mạnh tinh thần và một khả năng hướng đến sự quan tâm, lòng nhân hậu, sự cởi mở chân thành đối với tha nhân, và hướng đến tình yêu. Chúng ta đừng sợ lòng tốt hoặc thậm chí là sự dịu dàng!
Hôm nay, cùng với lễ Thánh Giuse, chúng ta cử hành thánh lễ khởi đầu sứ vụ của tân Giám Mục Rôma, người Kế Vị Thánh Phêrô, cũng bao gồm một quyền bính nhất định. Cố nhiên Chúa Giêsu Kitô đã ban quyền cho thánh Phêrô, nhưng đó là quyền bính gì? Sau ba câu Chúa Giêsu hỏi thánh Phêrô về tình yêu, có 3 lời mời gọi: hãy chăn các chiên con, hãy chăn dắt các chiên mẹ của Thầy. Chúng ta không bao giờ được quên rằng quyền bính đích thực là phục vụ và cả Giáo Hoàng, để thi hành quyền bính này, ngày càng phải tiến sâu hơn vào việc phục vụ ấy, việc phục vụ có tột đỉnh sáng ngời trên Thập Giá; Giáo Hoàng phải được linh hứng bởi sự phục vụ khiêm tốn, cụ thể, trung tín của thánh Giuse và như thánh nhân, ngài phải mở rộng vòng tay để giữ gìn toàn thể Dân Chúa và đón nhận với lòng từ ái toàn thể nhân loại, nhất là những người nghèo nhất, yếu đuối nhất, những người nhỏ bé nhất, những người mà thánh Mathêu mô tả trong cuộc phán xét chung về đức bác ái: những người đói, khát, ngoại kiều, những người trần trụi, đau yếu, tù đày (Xc Mt 25,31-46). Chỉ những ai phục vụ với lòng yêu mến mới biết làm sao để bảo vệ!
Trong bài đọc thứ hai, Thánh Phaolô nói về Abraham, người “hy vọng và vững tin” (Rm 4.18). Hy vọng và vững tin! Cả ngày nay, đứng trước bao nhiêu viễn ảnh đen tối, chúng ta cần thấy ánh sáng hy vọng và chúng ta phải là những người trao ban hy vọng. Để bảo vệ kỳ công tạo dựng, mỗi người nam nữ, với cái nhìn từ ái, hãy mở rộng chân trời hy vọng, vạch ra một luồng sáng giữa bao nhiêu mây mù, và mang đến hơi ấm của những tia hy vọng! Đối với những ai có niềm tin, đối với các tín hữu Kitô chúng ta, như Abraham, như thánh Giuse, niềm hy vọng mà chúng ta mang đến là một chân trời của Thiên Chúa được mở rộng cho chúng ta trong Chúa Kitô, được xây dựng trên đá tảng là Thiên Chúa.
Hãy bảo vệ Chúa Giêsu và Mẹ Maria, hãy giữ gìn toàn thể kỳ công sáng tạo, giữ gìn mỗi người, đặc biệt là người nghèo nhất, giữ gìn chính chúng ta; đó là sứ vụ mà Giám Mục Rôma được kêu gọi chu toàn, nhưng đó cũng là ơn gọi mà tất cả chúng ta được mời gọi; để ngôi sao hy vọng được chiếu sáng rạng ngời: Chúng ta hãy gìn giữ với lòng yêu mến những gì Thiên Chúa đã ban cho chúng ta!
Tôi cầu khẩn sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, của Thánh Giuse, của thánh Phêrô và Phaolô, thánh Phanxicô, xin Chúa Thánh Thần tháp tùng sứ vụ của tôi, và tôi xin tất cả anh chị em hãy cầu nguyện cho tôi! Amen
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 15-21/03/2013
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
23:50 29/03/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Thánh Cha gặp gỡ đại diện các tôn giáo bạn
Đức Thánh Cha Phanxicô tái bày tỏ quyết tâm của Giáo Hội Công Giáo theo đuổi con đường đại kết với các Giáo Hội Kitô và tăng cường tình thân hữu với các tôn giáo bạn trong buổi tiếp kiến trưa hôm thứ Tư 20 tháng Ba, dành cho 33 phái đoàn thuộc các Giáo Hội và Cộng đồng Kitô và các tôn giáo khác về Roma dự lễ khai mạc sứ vụ của ngài một ngày trước đó.
Trong số các vị đại diện, có 10 phái đoàn thuộc các Giáo Hội Chính Thống Byzantine, 5 thuộc các Giáo Hội Chính Thống Đông phương, trong đó có Giáo Hội Arménia Tông Truyền, Chính Thống Copte Ai Cập, và Chính Thống Syria. Về phía các Giáo Hội Kitô tây phương, có phái đoàn của Liên hiệp Anh giáo, Công Giáo Cổ, Liên hiệp Tin Lành Luther, Methodist, Cải Cách, Baptist, Mennonite... Ngoài ra có các đại diện của Do thái, Hồi giáo, Phật giáo, Ấn giáo, đạo Sikh và Jaina.
Đức Thượng Phụ Bartolomêô Đệ Nhất, là Giáo Chủ Chính Thống Constantinople, và cũng là vị Thượng Phụ danh dự chung của Chính Thống giáo đã lên tiếng chào mừng Đức Thánh Cha. Ngài nói:
"Thưa Đức Thánh Cha, khi đề cao sự khiêm nhường, ngài làm rõ rằng đây là đường lối chủ đạo của ngài. Hành động này thôi đã lấp đầy trái tim của các tín hữu cũng như tất cả mọi người trên toàn thế giới với hy vọng. ¨
Đây là lần đầu tiên sau cuộc đại ly giáo năm 1054, Đức Thượng Phụ Giáo Chủ Chính Thống Constantinople đã đến dự lễ khai mạc triều đại Giáo Hoàng.
Lên tiếng sau lời chào mừng của Đức Thượng Phụ Bartolomêô Đệ Nhất, Đức Thánh Cha nhắc đến Năm Đức Tin do vị tiền nhiệm của ngài, là Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16, đề xướng cho Giáo Hội Công Giáo, ngài muốn tiếp tục sáng kiến này đồng thời hy vọng đó là một khích lệ cho hành trình đức tin của mọi người.
Đức Thánh Cha nói thêm rằng: “Anh chị em thân mến trong Chúa Kitô, tất cả chúng ta đều cảm thấy gắn bó sâu xa với lời nguyện của Chúa Cứu Thế trong Bữa Tiệc Ly, lời cầu xin của Chúa “Ứơc gì tất cả chúng được nên một”. Chúng ta hãy xin Chúa Cha từ bi cho chúng ta được sống trọn vẹn niềm tin chúng ta đã nhận lãnh như hồng ân trong ngày chúng ta chịu phép rửa và có thể làm chứng trong tự do, vui tươi và can đảm. Đó sẽ là việc phục vụ tốt nhất của chúng ta cho chính nghĩa hiệp nhất giữa các tín hữu Kitô, một việc phục vụ hy vọng cho một thế giới còn bị chia rẽ, đố kỵ và cạnh tranh. Hễ chúng ta càng trung thành với thánh ý Chúa, trong tư tưởng, lời nói, và hoạt động, thì chúng ta càng thực sự tiến tới hiệp nhất”.
Bộ trưởng ngoại giao của Tòa Thượng Phụ Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa, là Đức Thượng Phụ Hilarion, cũng nằm trong số các vị khách. Đức Giáo Hoàng Francis nhấn mạnh rằng Giáo Hội được cam kết thúc đẩy sự hiệp nhất giữa các tín hữu, đặc biệt là trong bối cảnh Giáo Hội đang cử hành Năm Đức tin và kỷ niệm lần thứ 50 Công Đồng Vatican II.
Đức Thánh Cha nói:
"Tôi muốn đảm bảo với anh chị em rằng tôi sẽ theo bước chân của vị tiền nhiệm của tôi, trong sự cởi mở và cam kết đối thoại đại kết. Tôi cũng muốn nhân dịp này cảm ơn Hội đồng Giáo hoàng Cổ Vũ Hiệp nhất Kitô giáo. "
Đức Thánh Cha cũng chào đón các đại diện Do Thái và Hồi giáo. Ngài xác nhận mối quan hệ đặc biệt của họ với Giáo Hội, trong khi kêu gọi họ dấn thân mạnh mẽ trong việc chung sống hòa bình.
Đức Thánh Cha nói:
"Giáo hội Công giáo nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc thúc đẩy tình hữu nghị và sự tôn trọng giữa những người nam nữ của các truyền thống tôn giáo khác nhau. Đây là một điểm tôi muốn nhắc lại một lần nữa: đó là thúc đẩy tình hữu nghị và sự tôn trọng giữa những người nam nữ của các truyền thống tôn giáo khác nhau. "
Sau bài phát biểu của mình, Đức Giáo Hoàng chào đón các đại diện, từng người một. Có lẽ lời chào thân thiện nhất đến từ một giáo sĩ Do Thái quen biết từ Buenos Aires, đó là thành phố nơi Đức Hồng Y Bergoglio là tổng giám mục.
2. Đức Thánh Cha gặp gỡ đại diện các quốc gia
Đức Thánh Cha Francis chào đón 132 đoàn đại biểu chính thức đến Rome, để chúc mừng ngài trong lễ Khai Mạc Sứ Vụ Phêrô. Ngài chào đón họ trong Đền Thờ Thánh Phêrô.
Các đoàn đại biểu nổi bật nhất là những người từ Á Căn Đình và Italia. Trong số những người đứng đầu nhà nước có 6 vị Hoàng Đế, 31 vị Tổng Thống, 11 vị Thủ Tướng và các vị Phó Tổng Thống, Chủ tịch Quốc Hội...
10 vị nguyên thủ của các quốc gia từ Mỹ Châu Latinh đã tham dự thánh lễ. Trong số đó có Tổng thống Chile Sebastian Piñera, cùng với phu nhân đã xin Đức Giáo Hoàng làm phép cho các ảnh tượng. Tổng thống Ecuador, Rafael Correa đã mang theo bà mẹ của mình đến tham dự Thánh Lễ.
Tổng thống Brazil Vilma Roussef cũng có mặt, cùng với Tổng thống Mexico Enrique Peña Nieto. Phu nhân tổng thống đã tặng Đức Giáo Hoàng một cái mũ Giáo hoàng.
Phó Tổng thống Joseph Biden dẫn đầu phái đoàn của Hoa Kỳ. Thủ tướng Angela Merkel của Đức cũng tham dự, cùng với hoàng tử của Tây Ban Nha và công chúa, đi cùng tổng thống Mariano Rajoy.
Các nước mà Kitô hữu chỉ là thiểu số, cũng có đại diện, như Bahrain, Morocco, Israel và Thổ Nhĩ Kỳ.
Đức Thánh Cha đã chào nhau của đoàn đại biểu và chú ý đặc biệt đến các nước đang có chiến tranh hoặc xung đột bạo lực.
3. Đức Thánh Cha cám ơn các ký giả đưa tin về Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của nhiều ký giả đang hoạt động tại Vatican. Sáng thứ Bẩy, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với các ký giả để cảm ơn họ vì công việc của họ trong thời gian Cơ Mật Viện bầu Giáo hoàng. Một số nhà báo đã có cơ hội để gặp riêng với Đức Giáo Hoàng như nhà báo Ý Alessandro Forlani, một người khiếm thị.
Alessandro FORLANI, ký giả của thông tấn xã RAI nói:
"Tôi đã ôm ấp rất nhiều điều để nói với ngài. Nhưng khi đứng trước ngài thì tôi ú ớ chẳng nói được điều gì cả. "
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cố gắng giúp anh.
Alessandro FORLANI kể:
"Đức Giáo Hoàng hỏi tôi, Anh tên là gì, anh làm công việc gì? Lúc đó tôi mới mở miệng được để xin ngài ban phép lành cho con gái tôi, vợ tôi và ngài đã làm ngày.”
Cha JAVIER SOTERAS, một nhà báo và giám đốc một đài phát thanh Công Giáo Á Căn Đình đã từng làm việc với Đức Thánh Cha ở Buenos Aires đã ôm Đức Thánh Cha vui mừng thấy ngài được bầu vào ngôi Giáo Hoàng.
Cha JAVIER SOTERAS Giám đốc, Radio Maria của Á Căn Đình nói:
"Tôi đã đưa ngài tấm ảnh một em bé bị bệnh rất nặng là con của một ký giả đứng đây. Ngài hỏi tôi, "Cháu tên là gì? Tôi trả lời rằng tôi không biết. "Tôi sẽ cầu nguyện cho cháu," ngài nói và chụp lấy bức ảnh và tôi chắc chắn rằng ngài sẽ cầu nguyện nhiều cho cháu bé. "
Các nhà báo khác cũng cảm ơn Đức Giáo Hoàng về lời khuyên hãy tìm kiếm vẻ đẹp, sự thật và lòng tốt.
IACOPO SCARAMUZZI nói
"Tôi đã lợi dụng dịp này để nói rằng là một nhà báo, tôi rất hạnh phúc để tường thuật sự kiện lịch sử này và tôi đánh giá cao lời khuyên của ngài hãy tìm kiếm những gì là chân, thiện, mỹ. Ngài nói với tôi, "Tôi đề nghị cả ba vì chỉ có vẻ đẹp thôi thì không đủ, thiện hảo một mình cũng không đủ, và sự thật mà thôi cũng không đủ."
Nhà báo Ba Lan Ryszard Kapuscinski đã viết rằng để trở thành một nhà báo, trên tất cả, người ta phải là một con người lương thiện.
4. Đức Thánh Cha giải thích lý do ngài chọn tông hiệu là Phanxicô
Trong cuộc gặp gỡ với các ký giả sáng thứ Bẩy, Đức Giáo Hoàng cũng đã làm rõ trọng tâm triều đại giáo hoàng của ngài với hơn 5.000 nhà báo tại Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục và lý do ngài chọn tông hiệu Phanxicô.
Ngài nói:
"Trong cuộc bầu cử, bên cạnh tôi là Đức Hồng Y Claudio Hummes, một người bạn thân thiết. Khi 'nguy hiểm' tăng lên thì ngài an ủi tôi. Và khi chúng tôi đạt đến 2/3, Đức Hồng Y Hummes ôm chầm lấy tôi và hôn tôi nói, 'Đừng quên người nghèo, vì vậy sau đó trong tâm trí tôi, tôi miên man nghĩ về Thánh Phanxicô Assisi. "
Rồi tôi cũng nghĩ đến các cuộc chiến tranh, trong khi cuộc kiểm phiếu tiếp tục, cho đến khi tất cả các phiếu đã được đếm. Thánh Phanxicô là người hòa bình. Và thế là tên Phanxicô đi vào tâm hồn tôi: Phanxicô Assisi. Người khó nghèo, người hòa bình, người yêu mến và bảo tồn thiên nhiên, trong lúc này chúng ta đang có một quan hệ không tốt lắm đối với Đấng Tạo Hóa. Thánh Phanxicô Assisi là vị mang lại cho chúng ta tinh thần hòa bình, con người thanh bần. A, tôi mong ước một Giáo Hội thanh bần và cho người nghèo biết dường nào!
Một vài Hồng Y đã nói đùa với tôi: “Lẽ ra bạn phải được gọi là Adriano, vì Đức Giáo Hoàng Adriano VI là một nhà cải cách, cần phải cải tổ...”. Một vị khác nói: “Không, không, tên của bạn phải là Clemente”. Nhưng tại sao? “Clemente XV: như thế bạn trả đũa được Đức Giáo Hoàng Clemente XIV là người đã giải tán dòng Tên!”. Đó là những câu nói đùa thôi...”
Các ký giả đã cười ầm lên và vỗ tay vang dội.
Sau bài phát biểu của mình, ngài chào đón các thành viên của Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội, cũng như một số nhà báo. Giám đốc trang web của Vatican đã tặng ngài một chiếc iPad, để ngài có thể làm như Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 trong việc sử dụng công nghệ mới để tiếp cận với những người khác trong ý hướng Tân Phúc Âm Hóa.
Trước khi ban phép lành cho các ký giả, Đức Thánh Cha Phanxicô nói:
"Nhiều người trong số các bạn không thuộc về Giáo Hội Công Giáo, và những người khác không phải là tín hữu, nhưng tôn trọng lương tâm của người khác, tôi ban phép lành cho các bạn trong niềm tin mỗi người trong các bạn đều là con cái của Thiên Chúa. Xin Chúa ban muôn ơn lành cho các bạn! "
5. Đức Giáo Hoàng chào các tín hữu sau khi cử hành thánh lễ tại giáo xứ Vatican
Sáng Chúa Nhật 17 tháng Ba, Đức Giáo Hoàng đã cử hành Thánh Lễ tại giáo xứ Thánh Anna của Vatican. Đức Thánh Cha Phanxicô chào mừng tất cả mọi người tụ tập ở đó, với một yêu cầu đặc biệt: Xin cầu nguyện cho tôi nhé?
Giáo xứ này khá nhỏ. Nó ở ngay giữa biên giới của nước Ý và Vatican. Hầu hết các nhân viên giáo dân Vatican tham dự Thánh Lễ ở đây.
Trong bài chia sẻ Tin Mừng dài 6 phút, Đức Giáo Hoàng đã trình bày về sự tha thứ, trong câu chuyện Chúa Giêsu tha thứ cho một người phụ nữ phạm tội ngoại tình.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói: “Một cách nào đó, chúng ta cũng giống như thế. Một mặt, chúng ta muốn theo Chúa Giêsu, nhưng mặc khác chúng ta thích quở trách người khác và lên án họ. Nhưng sứ điệp của Chúa Giêsu là một sứ điệp của lòng thương xót".
Thật vậy, trong cuộc phỏng vấn cuối cùng của Ngài với tư cách là Hồng y, Ngài đã nói về những yếu tố của sự tha thứ, Ngài nói rằng đó là một đặc điểm gây ấn tượng cho ngài nhiều nhất về Chúa Giêsu.
Ở hàng ghế đầu, có nhiều linh mục đến từ Á Căn Đình. Đức Thánh Cha giới thiệu một trong các linh mục này, là vị đang làm việc ở Uruguay để giúp phục hồi các người nghiện ma túy.
Trước khi ra về, Đức Giáo Hoàng chào tất cả mọi người, xin họ cầu nguyện cho Ngài trong buổi khởi đầu triều đại giáo hoàng.
6. Kinh Truyền tin đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Sau khi quay trở vào nhà thờ để cởi lễ phục phụng vụ của mình, Đức Giáo Hoàng Phanxicô lại chào đón giáo dân ở bên ngoài, trước khi lên cửa sổ phòng làm việc nhìn ra Quảng trường Thánh Phêrô, dưới đó đã tụ tập khoảng 300,000 người, nhiều hơn số người đã bất chấp trời mưa và lạnh buổi tối, để gặp Đức Thánh Cha hôm thứ tư - đêm mà Ngài vừa được bầu làm Giáo hoàng -, và nhận phép lành của Ngài lần đầu tiên.
Hàng chục lá cờ các quốc gia đã được nhìn thấy tại Quảng trường. Lòng thương xót lại một lần nữa là nền tảng của suy tư của ngài trước khi ngài đọc Kinh Truyền tin sùng kính Mẹ Maria.
Ngài kể lại một câu chuyện trong kinh nghiệm mục vụ của ngài. Ngài nói:
“Tôi nhớ, vào năm 1992, khi còn là Giám mục, tôi đi dâng lễ tại một nhà thờ cho các bệnh nhân. Trong thánh lễ này tôi cũng giải tội cho một số người. Cuối thánh lễ, tôi đứng dậy vì tôi phải ban bí tích thêm sức. Lúc đó, có một người phụ nữ lớn tuổi tới gần tôi, bà rất khiêm nhường. Tôi nhìn người phụ này và nói với bà:
“Thưa bà, bà có muốn xưng tội không?”
Bà đáp: “Thưa có”.
“Nhưng nếu bà không có tội…”.
Và bà trả lời tôi rằng: “Tất cả chúng ta đều có tội”.
“Nhưng có lẽ Thiên Chúa sẽ không tha thứ cho chúng ta”, Tôi nói.
Bà đáp lại: “Chắc chắn Thiên Chúa tha thứ tất cả”.
“Nhưng làm sao bà biết, thưa bà?”, tôi hỏi lại.
“Vì nếu Thiên Chúa không tha thứ cho chúng ta, thế giới này sẽ không tồn tại”.
Nghe những lời đó, tôi định hỏi bà rằng: “Bà ơi, xin nói cho tôi biết, phải chăng bà học ở trường đại học Gregoriana (Đại học Giáo hoàng Gregorian, thành lập năm 1551 bởi thánh Y-Nhã Loyola, trường đại học Dòng Tên lâu đời nhất trên thế giới)?” - Bởi vì đây chính là sự khôn ngoan của Chúa Thánh Thần - một sự khôn ngoan nội tâm về lòng thương xót của Thiên Chúa. Chúng ta đừng bao giờ quên lời này: Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi tha thứ cho chúng ta, không bao giờ! Và vấn đề của chúng ta là gì? Thưa, vấn đề là chúng ta chán nản, chúng ta không muốn, chúng ta không mong muốn sự tha thứ. Ngài không bao giờ bỏ cuộc, không bao giờ!
7. Huy hiệu của Đức Tân Giáo Hoàng
Huy hiệu của Đức Tân Giáo Hoàng được dựa trên huy hiệu của Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio trong đó phản ánh sự khiêm tốn của ngài và lòng tôn kính mà ngài dành cho Đức Trinh Nữ Maria. Huy hiệu cũ của ngài được thêm thắt, sửa đổi đôi chút để tuân theo các quy tắc về huy hiệu của Đức Giáo Hoàng.
Huy hiệu cũ của Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio gồm ba biểu tượng được bố trí thành ba đỉnh của một tam giác cân. Đỉnh phía trên cùng của tam giác này là ánh mặt trời với chữ IHS ở giữa là biểu tượng của danh thánh Chúa Giêsu theo tiếng Hy Lạp IHSOUS (ΙΗΣΟΥΣ).
Ở phía dưới bên trái là một ngôi sao năm cánh, cùng với nền màu xanh, tượng trưng cho Đức Trinh Nữ Maria. Ở phía bên tay phải, là một chùm nho tượng trưng cho Chúa Giêsu như người gieo trồng Đức Tin.
Bên dưới là khẩu hiệu của ngài “MISERANDO ATQUE ELIGENDO” bằng tiếng Latin có nghĩa là "Thấp hèn nhưng lại được chọn", đề cập đến một đoạn trong Thánh Kinh trong đó tường thuật việc Chúa chọn người thu thuế Matthêu.
8. Đức Giáo Hoàng Phanxicô cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ Lộ Đức tại Vatican.
Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu những ngày đầu tiên của triều đại giáo hoàng của Ngài với một lịch trình dày đặc. Chiều thứ Sáu, ngoài chuyến thăm Đức Hồng Y Jorge Mejia tại bệnh viện, ngài đã cầu nguyện trước Hang đá Lộ Đức trong khu vườn Vatican.
Địa điểm này rất thân thiết với nhiều vị Giáo Hoàng trong đó có Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI. Khi không phải tông du bên ngoài Vatican, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cầu nguyện mỗi ngày trước tượng Đức Mẹ Lộ Đức này.
Trong tương lai, một khi Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trở về Vatican, Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI sẽ có nhiều dịp cùng cầu nguyện tại đây.
9. Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ thăm Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI tại Castel Gandolfo vào ngày thứ Bảy 23 tháng Ba.
Hôm thứ Bẩy ngày 16 tháng 3, cha Lombardi đã công bố lịch trình của Đức Thánh Cha Phanxicô trong các ngày trước Tuần Thánh, trong đó có nhiều bất ngờ. Đáng kể nhất là ngày Thứ Bảy 23 tháng 3, Ngài sẽ đến Castel Gandolfo để ăn trưa với Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16.
10. Đức Thánh Cha Gặp gỡ với nguyên thủ quốc gia đầu tiên
Cuộc họp đầu tiên của Đức Giáo Hoàng với một vị nguyên thủy quốc gia là cuộc gặp gỡ giữa ngài với nhà lãnh đạo đến từ chính quê hương Á Căn Đình của ngài. Nữ Tổng thống Cristina Fernandez de Kirchner, đã đến thăm Đức Thánh Cha Phanxicô tại Casa Santa Marta, là văn phòng nhà tạm thời của ngài.
Trong cuộc họp, Nữ Tổng thống đã tặng Đức Giáo Hoàng một chiếc khăn và một bộ dụng cụ để pha trà kiểu Á Căn Đình. Đức Giáo Hoàng đã tặng bà một bức phù điêu với hình ảnh của Đền thờ Thánh Phêrô, cũng như nhiều cuốn sách về học thuyết xã hội của Giáo Hội.
Sau khi trao đổi quà tặng, Đức Giáo Hoàng và Nữ Tổng thống gặp riêng trong 20 phút. Đức Giáo Hoàng Phanxicô sau đó đã mời toàn bộ đoàn đi ăn trưa tại Casa Santa Marta.
Nữ Tổng thống là một người quen biết với Đức Thánh Cha, bà không che giấu sự bất ngờ và cảm xúc của mình trước việc ngài được bầu làm Giáo Hoàng: "Chúa ơi, thật là tuyệt vời, thực sự là không thể tin được."
11. Đức Giáo Hoàng Phanxicô thăm Đức Hồng Y Jorge Mejía tại bệnh viện
Hôm thứ Sáu 15 tháng 3, trong một chuyến thăm bất ngờ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến một bệnh viện địa phương ở Rôma để thăm người bạn của ngài là Đức Hồng Y Jorge Mejía, người Á Căn Đình đã bị đột quỵ một ngày trước đó.
Chuyến thăm không được dự trù kéo dài khoảng 30 phút, và không được loan báo công khai. Việc này đánh dấu lần thứ hai Đức Thánh Cha xuất hiện nơi công cộng, kể từ khi được bầu làm Giáo Hoàng ngày 13 tháng 3.
Ngài đến trên chiếc xe hơi mang bảng số xe địa phương, chứ không phải trong xe của Đức Giáo Hoàng. Sau khi thăm hỏi Đức Hồng Y, Đức Giáo Hoàng đã dừng lại tại nhà nguyện của bệnh viện để cầu nguyện cùng với 13 nữ tu của Dòng San José de Gerona làm việc trong bệnh viện.
Đức Giáo Hoàng đã nói chuyện riêng với các nữ tu và với các người khác có mặt trong nhà nguyện. Trước khi rời bệnh viện, Ngài cũng cảm ơn các nhân viên y tế. Khi ngài đến, nhiều bệnh nhân và gia đình của họ đã đến đại sảnh của bệnh viện để chào đón Đức Giáo Hoàng gốc Châu Mỹ La Tinh.
Bài giảng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô Chúa Nhật Lễ Lá 24/03/2013
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
23:49 29/03/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Chúa Giêsu vào Giê-ru-sa-lem. Đám đông các môn đệ tháp tùng người trong bầu khí lễ hội, họ trải áo trước mặt Người, kháo nhau về những điều kỳ diệu mà Người đã thực hiện, với những lời tán tụng cao rao: "Chúc tụng Đức Vua Đấng Nhân Danh Chúa mà đến. Bình an trên cõi trời cao, vinh quang trên các tầng trời "(Lc 19:38).
Đám đông nhảy mừng, ngợi khen, chúc tụng, an vui trong một bầu khí hoan lạc. Chúa Giêsu đã làm dấy lên những niềm hy vọng lớn, đặc biệt trong trái tim của những người đơn sơ, khiêm nhường, những người nghèo, bị lãng quên, những người chẳng đáng kể gì trong con mắt của thế giới. Người hiểu những đau khổ của kiếp người, Người đã thể hiện ra thiên nhan lòng thương xót Chúa, Người đã cúi xuống để chữa lành cơ thể và tâm hồn. Bây giờ Người đang tiến vào thành thánh! Đây là Giêsu. Đây là trái tim nhìn đến tất cả chúng ta, tận tường mọi bệnh tật và tội lỗi của chúng ta. Tình yêu của Chúa Giêsu cao cả nhường nào. Người vào Giê-ru-sa-lem với tình yêu này và đang nhìn đến tất cả chúng ta.
Đó là một cảnh huy hoàng, vui mừng và hoan lạc chứa chan ánh sáng tình yêu của Chúa Giêsu, ánh sáng của thánh tâm Người.
Vào lúc bắt đầu Thánh Lễ này, chúng ta đã lặp lại tất cả những điều này. Chúng ta đã phất cao những nhành lá, những nhánh ô-liu của chúng ta trong khi hát vang "Chúc tụng Đức Vua Đấng Nhân Danh Chúa mà đến" (Ca Nhập Lễ). Chúng ta cũng chào đón Chúa Giêsu, chúng ta cũng bày tỏ niềm vui của chúng ta được tháp tùng Người, niềm vui biết rằng Người đang gần gũi chúng ta, hiện diện trong chúng ta và giữa chúng ta như một người bạn thân, một người anh em, và cũng là một vị vua: nghĩa là, như một ngọn hải đăng soi sáng đời ta. Chúa Giêsu là Thiên Chúa, nhưng Người tự hạ mình để sánh bước với chúng ta. Người là người bạn của chúng ta, người anh em của chúng ta. Người soi sáng chúng ta trên cuộc hành trình. Và vì thế hôm nay chúng ta chào đón Người. Và như thế từ đầu tiên đến với tâm trí chúng ta là "niềm vui!" Đừng là những người nam nữ buồn sầu: một Kitô hữu không bao giờ được buồn! Không bao giờ buông mình trong chán nản! Niềm vui của chúng ta không phải là nỗi hân hoan vì có nhiều của cải, nhưng vì đã gặp được một Nhân Vật là Chúa Giêsu, niềm vui của chúng ta bùng lên khi biết rằng chúng ta không bao giờ đơn côi, ngay cả trong những thời khắc khó khăn, ngay cả khi hành trình đời ta vấp phải những vấn nạn và thử thách xem chừng không vượt qua nổi, và chồng chất hết khó khăn này đến thử thách khác! Chính là tại thời điểm này mà kẻ thù xông đến, ma quỷ hiện ra, ngụy trang dưới dạng thiên thần buông lời quỷ quyệt quyến rũ. Đừng nghe những lời ấy! Nhưng hãy tiến bước theo Chúa Giêsu!
Chúng ta tháp tùng, chúng ta cùng đi với Chúa Giêsu, nhưng trên tất cả, chúng ta biết rằng Người đồng hành với chúng ta và mang vác chúng ta trên vai Người. Đây là niềm vui của chúng ta, đây là niềm hy vọng mà chúng ta phải mang đến cho thế giới này. Chúng ta hãy mang niềm vui đức tin đến cho tất cả mọi người! Chúng ta đừng để bị cướp đi niềm hy vọng! Chúng ta đừng để bị tước mất niềm hy vọng! Một niềm hy vọng chính Chúa Giêsu ban cho chúng ta!
2. Thánh Giá
Từ thứ hai. Tại sao Chúa Giêsu vào thành Giê-ru-sa-lem? Hoặc đúng hơn: Chúa Giêsu vào thành Giê-ru-sa-lem như thế nào? Đoàn lũ dân chúng ca ngợi Người là Vua. Và Người không phủ nhận điều đó, Người không bảo họ phải im lặng (x. Lc 19:39-40). Nhưng Chúa Giêsu là Vua kiểu nào đây? Chúng ta hãy quan sát Người: Người đang cưỡi trên một con lừa, Người không đi kèm với triều đình, Người không được bao quanh bởi một đội quân biểu tượng của quyền lực. Người được đón nhận bởi những con người khiêm tốn, dân giã đơn sơ, là những người cảm nhận được những gì sâu xa hơn nơi Chúa Giêsu, những người có ý thức đức tin rằng "Đây là Đấng Cứu Độ". Chúa Giêsu không vào thành thánh để nhận được các danh hiệu dành cho các vị vua trần thế, dành cho những người có quyền uy, hay cho những nhà cai trị, Người vào thành để bị đánh đòn, bị xúc phạm và chà đạp, như tiên tri Isaiah đã tiên báo trong bài đọc thứ nhất (x. Is 50:6). Người đi vào để nhận được mão gai, vương trượng, và một cẩm bào màu tím, vương quyền của Người trở thành một đối tượng chế nhạo. Người vào thành để vác thập giá gỗ nặng nề lên đồi Canvê. Và điều này mang lại cho chúng ta từ thứ hai: Thánh Giá. Chúa Giêsu vào thành Giê-ru-sa-lem để chết trên thập giá. Và chính là ở đây mà vương quyền của Người chiếu tỏa trong dạng thức của Thiên Chúa: ngai vàng của triều đại Người là gỗ Thánh Giá! Tôi nghĩ đến những gì Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã từng nói với các vị Hồng Y: "Anh em là hoàng tử nhưng là hoàng tử của một vị vua bị đóng đinh trên Thánh Giá" là ngai toà của Chúa Kitô. Chúa Giêsu tự chấp nhận vác lấy như vậy.. tại sao? Tại sao lại là Thánh Giá? Chúa Giêsu tự vác lấy những xấu xa, bẩn thỉu, tội lỗi của thế giới, bao gồm cả tội lỗi của chúng ta, và Ngài tẩy sạch bằng máu mình, với lòng thương xót và tình yêu của Thiên Chúa. Chúng ta hãy nhìn xung quanh: có bao nhiêu vết thương giáng xuống trên nhân loại do bởi tội lỗi! Những cuộc chiến, bạo lực, xung đột kinh tế giáng xuống trên những người yếu nhất; và sự tham lam tiền bạc mà không ai có thể chung vai gánh vác với Người. Bà tôi thường nói với con cháu rằng không tấm vải liệm nào có túi! Sự tham lam tiền bạc, quyền lực; sự băng hoại, chia rẽ là những tội ác chống lại sự sống của con người và chống lại kỳ công sáng tạo! Và mỗi người chúng ta biết rõ tội riêng của chúng ta: không kính mến Chúa, không yêu mến tha nhân và toàn thể thụ tạo. Chúa Giêsu trên thập giá cảm thấy sức nặng của tội lỗi, và với sức mạnh từ tình yêu Thiên Chúa, Ngài đánh bại tội lỗi bằng sự phục sinh của Người. Đây là điều thiện hảo mà Chúa Kitô mang đến cho tất cả chúng ta từ Thánh Giá, là ngai vàng của Người. Thánh Giá khi được đón nhận bởi tình yêu không dẫn đến nỗi buồn, nhưng là niềm vui! Niềm vui được cứu độ và thực hiện một ít những gì Chúa đã làm trong ngày Người chịu nạn.
3. Tuổi trẻ
Hôm nay tại quảng trường này, có rất nhiều các bạn trẻ: 28 năm qua ngày Chúa Nhật Lễ Lá đã là Ngày Giới Trẻ Thế Giới! Đây là từ thứ ba của chúng ta: tuổi trẻ! Các bạn trẻ thân mến, cha nghĩ đến các con đang mừng lễ chung quanh Chúa Giêsu, đang vẫy những nhánh ô liu của mình. Cha nghĩ đến các con đang kêu cầu danh thánh Người và bày tỏ niềm vui của các con được kề cận bên Người! Các con đóng một phần quan trọng trong việc cử hành đức tin! Các con mang lại cho chúng ta niềm vui của đức tin và bảo cho chúng ta biết rằng chúng ta phải luôn luôn sống đức tin với một trái tim trẻ, ngay cả ở tuổi bẩy mươi hay tám mươi. Một trái tim trẻ! Với Chúa Kitô, trái tim không bao giờ già! Tuy nhiên, tất cả chúng ta, tất cả các con đều biết rất rõ rằng vua mà chúng ta đang tháp tùng và là Đấng đồng hành với chúng ta rất đặc biệt: Người là một vị vua yêu thương thậm chí đến tột đỉnh là Thập Giá và là Đấng dạy chúng ta biết phục vụ và yêu thương. Và các con không phải xấu hổ vì Thánh Giá của Người! Ngược lại, các con đón nhận Thánh Giá ấy, bởi vì các con đã hiểu rằng chính khi tự hiến chính mình, chúng ta đạt đến niềm vui chân thật và rằng Thiên Chúa đã chiến thắng sự ác bằng tình yêu. Các con mang Thánh Giá hành hương qua tất cả các châu lục, dọc theo những xa lộ trên thế giới! Các con thực hiện điều đó để đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu: "Hãy đi, và làm cho muôn dân trở thành môn đệ" (Mt 28:19), là chủ đề của Ngày Giới Trẻ Thế giới năm nay. Các con thực hiện điều đó để nói với mọi người rằng trên Thánh Giá Chúa Giêsu xô ngã mọi bức tường thù hận chia rẽ các dân nước, và Người đã mang đến hòa giải và hòa bình.
Các con thân mến, Cha cũng cất bước trên cuộc hành trình với các con, từ hôm nay, theo bước chân của Chân phước Gioan Phaolô II và của Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16. Chúng ta đã gần đến giai đoạn tiếp theo của cuộc đại hành hương Thánh Giá của Chúa Kitô. Cha hân hoan mong đợi tháng Bảy sắp tới tại Rio de Janeiro! Cha sẽ nhìn thấy các con trong kinh thành vĩ đại này của Brazil! Hãy chuẩn bị tốt – trên tất cả là chuẩn bị về mặt siêu nhiên - trong các cộng đoàn của các con, để cuộc tụ họp của chúng ta tại Rio có thể là một dấu chỉ đức tin cho toàn thế giới. Những người trẻ tuổi cần phải nói với thế giới: "Theo Chúa Giêsu thật tốt dường nào, đi với Chúa Giêsu thật tốt biết bao, sứ điệp của Chúa Giêsu là thiện hảo, đúng là phải thoát ra khỏi chính mình, từ khắp cùng bờ cõi trái đất để mang Chúa Giêsu đến cho những người khác! "
Như thế chúng ta có ba từ này: Niềm Vui, Thánh Giá và Tuổi Trẻ. Chúng ta hãy cầu xin sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria. Mẹ dạy chúng ta niềm vui gặp gỡ Chúa Kitô, và tình yêu mà chúng ta phải nhìn vào chân Thánh Giá, cũng như sự nhiệt tình của trái tim trẻ trung chúng ta cần có khi theo Người trong suốt Tuần Thánh và trong suốt cuộc đời của chúng ta. Amen.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô gặp gỡ Đức Thánh Cha Danh dự Bênêđíctô XVI
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
23:49 29/03/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Hôm nay, ngày 23 tháng Ba, cha Federico Lombardi vừa cho biết trong một biến cố lịch sử vô tiền khoáng hậu khác, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp gỡ với Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 lúc 12h15. Ngài mô tả đó là "một khoảnh khắc của sự hiệp thông sâu sắc".
Hàng chục ngàn người và một đội ngũ ký giả đông đảo đã cố chứng kiến tận mắt biến cố lịch sử này. Tuy nhiên, theo yêu cầu của Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 cuộc gặp gỡ giữa hai vị đã diễn ra hết sức đơn giản trong vòng riêng tư.
Máy bay trực thăng chở Đức Giáo Hoàng Phanxicô, khởi hành từ Vatican lúc 12 giờ trưa đã bay hai vòng trên quảng trường trước biệt điện Castel Gandolfo để chào anh chị em tập trung bên dưới đang hô vang những lời hoan hô hai Đức Thánh Cha.
Máy bay hạ cánh xuống sân bay trực thăng ở Castel Gandolfo vào khoảng 12:15. Lúc đó xe hơi chở Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 cũng vừa trờ đến. Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã mặc một chiếc áo trắng đơn giản của một vị ẩn tu không có áo choàng vai như Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Hai vị đã lập tức đến nhà nguyện của biệt điện Castel Gandolfo. Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã mời Đức Giáo Hoàng Phanxicô quỳ gối ở vị trí dành riêng cho Đức Thánh Cha nhưng ngài nói: "Chúng ta là anh em", và muốn họ quỳ chung với nhau trong cùng một vị trí. Sau một lúc cầu nguyện, hai vị đã đến thư viện vào khoảng 12:30 để thảo luận trong 45 phút (Đây là cuộc thảo luận riêng nên không có thông báo chính thức của Phòng Báo Chí Tòa Thánh). Đây là thư viện, nơi Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 thường tiếp các vị khách quan trọng khi ngài nghỉ ở Castel Gandolfo.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tặng Đức Thánh Cha bức ảnh Đức Mẹ Khiêm Nhường trước khi về lại Vatican bằng máy bay trực thăng.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 22-28/3/2013 - Các Lễ Nghi trong Tuần Thánh tại Vatican và Giêrusalem
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
23:46 29/03/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Lúc 6h30 sáng ngày 24 tháng Ba năm 2013, tại nhà thờ Mộ Chúa tại Giêrusalem, Đức Thượng Phụ Fouad Twal của Công Giáo Nghi Lễ La Tinh tại Thánh Điạ Giêrusalem đã cử hành Lễ Lá với các linh mục dòng Phanxicô trong đoàn Hiệp Sĩ Quản Thủ Thánh Mộ.
Anh chị em giáo dân và đoàn đồng tế đã đốt đèn cầy để đi rước lá chung quanh bàn thờ Thánh Nữ Maria Mađalêna. Hàng ngàn người đã tham dự thánh lễ. Tuy nhiên phần lớn là khách hành hương.
Ngay sau khi thánh lễ vừa chấm dứt, các tín hữu hành hương đã lũ lượt kéo lên Núi Ôliu để chuẩn bị cho cuộc rước truyền thống từ đây tiến về Giêrusalem bắt đầu lúc 2 giờ chiều. Cuộc rước này là để diễn lại việc Chúa Giêsu khải hoàn tiến vào thành Giêrusalem. Đoàn rước vừa đi vừa hô vang “Hôsana” bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau tạo nên một cảnh tượng rất hoành tráng và cảm động.
Năm ngoái binh lính Do Thái đếm được khoảng 15,000 người tham dự cuộc rước này. Năm nay con số lên đến 35,000 người.
Từ núi Ôliu về đến Cổ Thành Giêrusalem, đoàn rước đi trong hơn một giờ đồng hồ. Đức Thượng Phụ Fouad Twal và Đức Tổng Giám Mục Giuseppe Lazzarotto là khâm sứ Tòa Thánh tại Giêrusalem đi sau cùng chung với đoàn Hiệp Sĩ Quản Thủ Thánh Mộ.
Đến cửa thành Thánh Stêphanô, người Do Thái gọi là cửa Sư Tử, là một trong 7 cửa thành của Cổ Thành Giêrusalem, Đức Thượng Phụ Fouad Twal hướng dẫn mọi người vào cầu nguyện bên trong nhà thờ Thánh Anna. Trong khi đó, anh chị em tín hữu Kitô thuộc các hệ Phái Tin Lành tập trung tại hồ Bethesda nơi Chúa đã từng chữa cho người mù được thấy.
Binh lính Do Thái đứng dày đặc chung quanh khu vực vì Tuần Thánh của Giáo Hội Công Giáo diễn ra đúng vào dịp Lễ Vượt Qua của người Do Thái. Anh chị em tín hữu Chính Thống Giáo sẽ cử hành Lễ Lá vào ngày 28 tháng Tư và mừng Lễ Phục Sinh ngày 5 tháng Năm.
Giêrusalem là thành phố được Vua Đavít xây dựng hơn 3000 năm về trước làm Kinh Thành của mình. Nơi đây, một thời cũng đã có những đền thờ nguy nga do Vua Sôlomon và Vua Hêrôđê dựng lên. Đền thờ do Vua Sôlomon dựng lên là một trong 10 kỳ quan thế giới cổ. Những đền thờ Do Thái ngày xưa đã đổ nát và ngày nay chỉ còn dấu tích là bức tường than khóc trong khu vực cổ thành nơi hiện có 35,000 dân trong đó hơn ba phần tư là người Hồi Giáo, người Kitô Giáo chỉ chiếm 6000 và người Do Thái Giáo chỉ có chưa đến 2,500 người.
Trong khu vực Jerusalem, Bethlehem và Ramallah có khoảng 50,000 tín hữu Kitô là một con số rất nhỏ so với cộng đồng Hồi Giáo tại đây.
Bethlehem và Ramallah là những khu vực thuộc lãnh thổ Palestine. Anh chị em giáo dân Công Giáo tại đây muốn tham dự thánh lễ tại Giêrusalem phải xin phép nhà chức trách quân sự Do Thái. Phát ngôn viên Palestine lên tiếng phàn nàn là năm nay 60% đơn xin dự lễ tại Giêrusalem đã bị bác bỏ.
Chính vì thế, cha Pierbattista Pizzaballa, trưởng đoàn Hiệp Sĩ Thánh Mộ đã cử hành Lễ Lá tại nhà thờ Hiện Ra ở đồi Canvê vào chiều tối thứ Bẩy 23 và một thánh lễ sáng Chúa Nhật tại nhà thờ Phục Sinh tại Bethlehem.
2. Lễ Lá tại Vatican
Trong khi đó, 250 ngàn tín hữu đã tham dự Lễ Lá đầu tiên do Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành tại Quảng trường Thánh Phêrô sáng Chúa Nhật 24/3. Trong bài giảng Đức Tân Giáo Hoàng đã kêu gọi các tín hữu vượt thắng sầu muộn và hẹn gặp các bạn trẻ tại Ngày Quốc Tế giới trẻ vào tháng 7 năm nay tại Rio de Janeiro, Brazil.
Buổi lễ bắt đầu với nghi thức làm phép lá diễn ra tại chân cây tháp bút ở giữa Quảng trường và cuộc rước lá đã xảy ra tiếp theo đó: đi đầu là Thánh Giá nến cao, 400 bạn trẻ cầm các ngành ôliu, rồi đến đoàn 100 giám chức và linh mục, 50 Giám Mục và 30 Hồng Y. Hai Hồng Y phó tế phụ giúp Đức Thánh Cha là Đức Hồng Y Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh, và Đức Hồng Y Mauro Piacenza, Tổng trưởng Bộ giáo sĩ, và 4 Hồng Y, Giám Mục đồng tế.
Các vị cũng như Đức Thánh Cha cầm những cành lá được kết lại rất nghệ thuật, đi rước tiến lên bàn thờ trên thềm của Đền thờ, trong khi 2 ca đoàn gồm gần 300 người đảm nhận phần thánh ca.
Trong bài giảng sau bài thương khó do 3 phó tế công bố, Đức Thánh Cha đã lần lượt quảng diễn 3 ý tưởng chính: niềm vui, thập giá và tuổi trẻ. Ngài nói:
3. Ngày Quốc Tế Giới Trẻ sẽ được tiếp tục trong triều đại Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Tổng thống Brazil, bà Dilma Rousseff, cho biết Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã xác nhận với bà là sẽ đến Rio de Janeiro vào hạ tuần tháng 7 năm nay và có ý định viếng thăm Đền thánh Đức Mẹ Aparecida của Brazil.
Bà Rousseff đã được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến tại Vatican hôm 20 tháng 3, nhân dịp bà hướng dẫn phái đoàn chính phủ Brazil về Roma dự lễ khai mạc sứ vụ Phêrô của ngài.
Hôm Chúa Nhật 24 tháng Ba, trong bài giảng thánh lễ Lễ Lá tại Vatican, Đức Thánh Cha cũng hẹn với các bạn trẻ là sẽ gặp lại họ tại Rio de Janeiro và ngài kêu gọi họ hãy chuẩn bị tinh thần trong các cộng đoàn của mình cho biến cố này. Ngài nói:
“Các con thân mến, Cha cũng cất bước trên cuộc hành trình với các con, từ hôm nay, theo bước chân của Chân phước Gioan Phaolô II và của Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16. Chúng ta đã gần đến giai đoạn tiếp theo của cuộc đại hành hương Thánh Giá của Chúa Kitô. Cha hân hoan mong đợi tháng Bảy sắp tới tại Rio de Janeiro! Cha sẽ nhìn thấy các con trong kinh thành vĩ đại này của Brazil! Hãy chuẩn bị tốt – trên tất cả là chuẩn bị về mặt siêu nhiên - trong các cộng đoàn của các con, để cuộc tụ họp của chúng ta tại Rio có thể là một dấu chỉ đức tin cho toàn thế giới”
Tháng Tư tới đây, một phái đoàn của Tòa Thánh, sẽ đến Rio để xác định các chi tiết trong chương trình. Báo chí cho biết ban tổ chức địa phương đề nghị Đức Giáo Hoàng viếng thăm một khu xóm nghèo, và tượng Chúa Cứu Thể trên đồi Corcovado cao 710 mét, hoặc một nhà thương Công Giáo giúp cai nghiện ma túy.
4. Đức Thượng Phụ Bartholomêô mời Đức Giáo Hoàng thành Giê-ru-sa-lem để chào mừng 50 năm cuộc gặp lịch sử giữa hai nhà lãnh đạo Công Giáo và Chính Thống Giáo
Đức Thượng Phụ Barthôlômêô cho biết ngài hy vọng có thể gặp Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô tại Giê-ru-sa-lem năm nay, để đánh dấu kỷ niệm 50 năm cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục và Đức Thượng Phụ Athenagoras.
Hôm thứ Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp Đức Thượng Phụ Barthôlômêô của thành Constantinople.
¨Ngài chắc là rất mệt mỏi ¨
“Không mệt lắm. Ít nhất là vẫn còn ráng được.”
Hai vị đã trao đổi với nhau như trên trong cuộc tiếp kiến hôm 20 tháng Ba.
Khoảng một ngàn năm trước đây, Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo và Đức Giáo Hoàng không nói chuyện với nhau. Họ ra vạ tuyệt thông nhau. Nhưng cuối cùng, quá trình hoà giải bắt đầu và vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.
Đức Thượng Phụ Barthôlômêô đã cho Đức Giáo Hoàng một bức ảnh nhỏ và Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tặng ngài một cây thánh giá.
Đức Thánh Cha cũng đã gặp gỡ với đại diện của Đức Thượng Phụ Kirill, người đứng đầu Giáo Hội Chính Thống Nga.
Đức Thượng Phụ Hilarion đã tặng Đức Thánh Cha bức ảnh Đức Mẹ Khiêm Nhường là bức ảnh mà ngài đã tặng lại cho Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 hôm thứ Bẩy 23 tháng Ba.
5. Đức Giáo Hoàng sẽ cử hành Thánh lễ Thứ Năm Tuần Thánh tại một trung tâm cải huấn trẻ vị thành niên, thay vì tại Vatican
Tòa Thánh đã công bố rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ cử hành thánh lễ Thứ Năm Tuần Thánh Lễ với các tù nhân trẻ. Vào chiều ngày 28 tháng Ba, Đức Giáo Hoàng sẽ đến thăm Casal del Marmo, là một nhà tù dành cho trẻ vị thành niên.
Đây cũng là nhà tù mà Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã đến thăm hôm 18 tháng 3 năm 2007, và ngài đã cử hành Thánh Lễ tại nhà nguyện của nhà tù này.
Thứ Năm Tuần Thánh đánh dấu Bữa Tiệc Ly là thời điểm Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ, để dạy cho các ngài về tầm quan trọng của phục vụ và khiêm tốn.
Khi còn là tổng giám mục của Buenos Aires, Đức Hồng Y Bergoglio thường cử hành Thánh lễ Thứ Năm Tuần Thánh tại một bệnh viện, một nhà tù hoặc với những nhóm bị gạt ra bên lề xã hội. Trong cương vị mới, ngài muốn tiếp tục truyền thống này.
Trong những ngày đầu tiên của triều đại giáo hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nêu bật sự cần thiết phải phục vụ người nghèo.
6. Lịch trình của Đức Giáo Hoàng trong Tuần Thánh
Ngày Thứ Năm Tuần Thánh 28 tháng Ba, Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh Lễ Dầu tại Đền Thờ Thánh Phêrô. Đông đảo các vị Hồng Y,Tổng Giám Mục, Giám Mục và các linh mục sẽ tham dự. Trong thánh lễ, ngài sẽ làm phép các loại dầu sẽ được sử dụng trong Bí Tích Rửa Tội, Thêm Sức, Phong Chức Linh Mục, và Bí tích Xức Dầu.
Sau đó cùng ngày, lúc 5:30 chiều, Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly tại nhà nguyện của nhà tù Casa del Marmo nơi giam giữ các trẻ vị thành niên phạm pháp tại Rôma.
Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, lúc 5 giờ chiều, Đức Thánh Cha sẽ cử hành buổi tưởng niệm cuộc Khổ nạn của Chúa Kitô tại Đền Thờ Thánh Phêrô.
Một vài giờ sau đó lúc 9:15 tối, Đức Thánh Cha sẽ đến hí trường Côlôsêô để chủ sự buổi đi đàng Thánh Giá. Những bài suy niệm năm nay được viết bởi hai người trẻ tuổi từ Li-băng, dưới sự hướng dẫn của Đức Hồng Y Thượng Phụ Li Băng Bechara Boutros Rai.
Lúc 8h30 tối Thứ Bảy Tuần Thánh, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ dẫn đầu một đoàn rước bên trong Đền thờ Thánh Phêrô. Cuộc rước sẽ diễn ra trong bóng tối, chỉ được chiếu sáng bởi một cây nến tại bàn thờ.
Vào sáng Chúa Nhật lúc 10:15, ngài sẽ cử hành Thánh Lễ Phục Sinh tại Quảng trường Thánh Phêrô để đánh dấu mầu nhiệm phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Ngài sẽ kết thúc các hoạt động Tuần Thánh với thông điệp truyền thống Urbi et Orbi gởi dân thành Rôma và thế giới.
7. Phép lành và ơn toàn xá của Đức Thánh Cha
Phòng nghi lễ phủ Giáo Hoàng cho biết là trong buổi sáng Chúa Nhật Phục Sinh hôm nay, Đức Thánh Cha sẽ đọc thông điệp Phục Sinh Urbi et Orbi gởi dân thành Rôma và toàn thế giới. Sau khi đọc thông điệp, Đức Thánh Cha sẽ đọc công thức ban phép lành kèm theo ơn toàn xá cho tất cả các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô cũng như những anh chị em tín hữu trên thế giới theo dõi thông điệp của ngài qua các đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông mới, trong đó có mạng lưới điện toán toàn cầu.
Điều kiện để được ơn toàn xá là các tín hữu cần giữ các qui tắc và hội đủ các điều kiện luật định, nghĩa là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi.
8. Đức Giáo Hoàng gặp nhà tranh đấu cho nhân quyền Adolfo Perez Esquivel
Hôm 20 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có một cuộc họp ngắn với nhà tranh đấu cho nhân quyền người Á Căn Đình ông Adolfo Perez Esquivel, người đã được giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 1980. Adolfo Perez Esquivel, đến Rôma để chúc mừng Đức Giáo Hoàng và thể hiện sự ủng hộ của mình.
Ông Adolfo Perez Esquivel khẳng định với giới truyền thông tại Rôma rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô, hồi ấy là Đức Hồng Y Bergoglio đã không hợp tác dưới bất kỳ hình thức nào với nhà độc tài Jorge Rafael Videla, người đã cai trị Á Căn Đình trong những năm của thập niên 70 và 80.
9. Đức Giáo Hoàng Phanxicô cử hành Thánh Lễ cho những người làm vườn tại Vatican
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cử hành Thánh Lễ vào sáng thứ Sáu 22 tháng Ba cho những người làm vườn tại Vatican, quét dọn và bảo vệ tại nhà nguyện của Domus Sanctae Martae, nơi các Hồng Y cư ngụ trong thời gian Cơ Mật Viện bầu Giáo hoàng.
Đức Thánh Cha đã tiếp nối truyền thống này từ Đức Gioan Phaolô II. Vị Chân Phước Giáo Hoàng này thường mời những nhóm làm việc tại Vatican đến dự Thánh Lễ vào lúc 7h sáng. Ngày hôm trước, ngài đã mời các nhân viên của Casa Santa Marta.
Trong Thánh lễ, Đức Giáo Hoàng trình bày một bài giảng ngắn theo ngẫu hứng của ngài về bài Tin Mừng.
10. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã có ý định nghỉ hưu trước khi được bầu làm Giáo Hoàng
Trước khi tham dự Cơ Mật Viện tại Vatican, Đức Hồng Y Bergoglio đã lên kế hoạch nghỉ hưu và dành trọn tâm huyết cho việc cầu nguyện và đời sống giáo xứ. Cho nên, có lẽ ngài lại chính là người ngạc nhiên nhất về kết quả cuộc bầu cử trong đó ngài được bầu làm Giáo Hoàng. Đức Giám Mục phụ tá của Buenos Aires, người đã sống với Đức Giáo Hoàng trong mười năm qua đã cho biết như trên.
Đức Cha Eduardo Garcia, Giám mục phụ tá của Buenos Aires nói:
"Kế hoạch cho tương lai của ngài, sau khi đơn từ chức của ngài được Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 chấp nhận và người kế nhiệm ngài được chỉ định, là sống tại một ngôi nhà ở Buenos Aires dành cho các linh mục hưu dưỡng. Ngài đã chọn phòng mình. Ngài cũng đã hoạch định một đời sống cầu nguyện, và là một cố vấn tâm linh cho nhiều người, cũng như dâng thánh lễ tại các giáo xứ. Một cuộc sống bình thường không dính đến việc cai quản. "
Sau nhiều năm làm việc cùng nhau hàng ngày, Đức Cha Garcia cho biết phong cách của Đức Giáo Hoàng là tự nhiên, và có khuynh hướng tiếp xúc và gần gũi với mọi người.
Đức Cha Eduardo Garcia cho biết:
"Không ai gọi cho bạn nhân danh ngài. Khi ngài có một cuộc phỏng vấn, ngài tự trả lời. Không nhờ ai khác. Nếu bạn muốn có một cuộc phỏng vấn, và ngài không thể gặp bạn ngay, ngài sẽ gọi cho bạn trực tiếp để cho bạn biết ngày mai sẽ gặp bạn lúc nào. Với phong cách này, ngài rất độc lập trong ước muốn giao tiếp trực tiếp. "
Trong khi các tín hữu ở Buenos Aires, hạnh phúc có một Giáo hoàng từ vùng đất của họ, họ cũng có một chút buồn khi mất đi một vị giám mục người rất gần gũi với họ.
Phóng sự đặc biệt Thứ Năm Tuần Thánh tại Vatican và Giêrusalem - ĐGH hôn chân các tù nhân
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
23:46 29/03/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Kể lại hành động Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đồ của Ngài, Thánh Gioan đã cho chúng ta thấy hình ảnh toàn bộ sứ điệp Tin Mừng. Con Thiên Chúa, hoàn hảo, trong sạch và thánh thiện, không chỉ nhập thể làm người nhưng còn đóng vai một người tôi tớ để tẩy sạch và đổi mới chúng ta. Ngài tự khiêm hạ để chúng ta được nâng lên. Ngài nhận chức vụ thấp hèn nhất, là cái chết như một tội phạm, để chúng ta được thừa hưởng thiên quốc. Còn bài ca ngợi nào có thể nói lên tình yêu như thế?
Lúc 9h30 sáng thứ Năm 5 tháng Tư, Đức Thánh Cha đã cử hành Lễ Dầu tại Đền Thờ Thánh Phêrô. Một số đông đảo các vị Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục thuộc giáo triều Rôma và khoảng 1,600 linh mục thuộc giáo phận Rôma đã tham dự tham dự.
Trong thánh lễ dầu các linh mục lặp lại những lời hứa các ngài đã tuyên thệ khi thụ phong linh mục. Sau đó, các loại dầu được làm phép để dùng trong suốt năm khi thực hiện các Bí Tích Rửa Tội, Thêm Sức, Phong Chức Linh Mục, và Bí tích Xức Dầu.
Trong bài giảng Đức Thánh Cha Phanxicô nói:
Tôi vui mừng cử hành Lễ Dầu đầu tiên trong tư cách là Giám Mục Roma. Tôi thân ái chào tất cả anh chị em, đặc biệt là các linh mục, ngày hôm nay, giống như tôi, anh em nhớ đến ngày mình được thụ phong linh mục.
Các bài đọc nói với chúng ta về “Những người được xức dầu” gồm có vị Tôi Tớ của Giavê trong sách ngôn sứ Isaia, vua Đavít và Đức Giêsu Chúa chúng ta. Ba vị đều có chung điểm này là việc xức dầu các ngài đã được nhận lãnh là để xức dầu cho dân tộc trung thành của Thiên Chúa mà các vị phục vụ; việc xức dầu các vị nhận được là cho người nghèo, các tù nhân, những người bị áp bức...
Phẩm phục thánh của vị Thượng Tế thật phong phú về biểu tượng, và một trong những biểu tượng ấy là: tên của con cái Israel được ghi khắc trên những viên đá trang điểm vai áo efod, là xuất xứ chiếc áo lễ của chúng ta ngày nay: 6 tên trên viên đá bên vai phải và 6 tên trên viên đá ở vai trái. Trên viên đá đeo ngực cũng ghi tên 12 chi tộc Israel. Điều này có nghĩa là vị tư tế hành lễ, mang trên vai dân được ủy thác cho mình và mang tên của họ được ghi khắc trong tim. Khi chúng ta mặc chiếc áo lễ khiêm hạ, chúng ta phải cảm thấy trên vai và trong tâm hồn chúng ta gánh nặng và khuôn mặt của các tín hữu, các thánh và các vị tử đạo của chúng ta.”
Vẻ đẹp của những gì thuộc phụng vụ không phải chỉ là một sự trang điểm hoặc là một sở thích, nhưng chúng nói lên sự hiện diện của vinh quang Chúa chúng ta, chiếu tỏa rạng ngời trên dân tộc sinh động và được an ủi của Ngài. Cũng vậy dầu quí giá được xức trên đầu của ông Aaron không phải chỉ mang hương thơm cho con người của ông mà thôi, nhưng còn tản ra và chảy tới mọi khu vực bên lề. Chúa sẽ nói rõ ràng với ông: việc ông được xức dầu là để phục vụ người nghèo, các tù nhân, bệnh nhân và những người sầu muộn, lẻ loi. Việc xức dầu không phải để cho bản thân chúng ta được thơm tho, và càng không phải để chúng ta giữ riêng nó trong một cái bình, vì làm như thế dầu sẽ bị ôi.. và trái tim trở nên cay đắng.
Người ta nhận ra vị tư tế tốt lành qua cách thức vị ấy xức dầu cho dân như thế nào. Khi các tín hữu chúng ta được xức bằng dầu hoan lạc thì ta nhận thấy ngay điều đó, chẳng hạn khi họ giã từ thánh lễ với với khuôn mặt của người đã nhận Tin Vui. Các tín hữu của chúng ta đã vui mừng đón nhận Phúc Âm được rao giảng với việc xức dầu, họ hài lòng khi Tin Mừng mà chúng ta loan báo đi vào đời sống hằng ngày của họ, khi bài giảng đó chảy xuống như dầu của ông Aaron, tới tận vạt áo của các thực tại, khi nó soi sáng cho những hoàn cảnh cùng cực, “những vùng ngoại ô” nơi tín hữu phải đương đầu với sự xâm lăng của những kẻ muốn phá hoại đức tin của họ. Các tín hữu cảm ơn chúng ta vì họ cảm thấy chúng ta đã cầu nguyện với những thực tại của đời sống hằng ngày, những cơ cực và vui mừng, những lo âu và hy vọng của họ. Và khi họ cảm thấy rằng dầu thơm của Đấng được xức dầu, của Chúa Kitô, đi tới họ qua chúng ta, họ được khích lệ phó thác cho chúng ta tất cả những gì họ muốn dâng lên Chúa: “Thưa cha, xin cầu nguyện cho con, vì con bị vấn đề này”, “xin cha chúc lành cho con”, “xin cha cầu nguyện cho con”, đó là dấu chỉ sự xức dầu đi tới tận các viền áo choàng, vì được biến thành lời khẩn nguyện. Khi chúng ta ở trong quan hệ này với Thiên Chúa và với dân Ngài, và ơn thánh chuyển qua chúng ta, thì khi ấy chúng ta mới đích thực là những tư tế, là những người trung gian giữa Thiên Chúa và loài người.
Các tư tế thân mến, xin Thiên Chúa đổi mới trong chúng ta Thần trí Thánh Thiện nhờ đó chúng ta được xức dầu, xin Chúa đổi mới sự xức dầu trong tâm hồn chúng ta để sự xức dầu ấy đi tới tất cả mọi người, cả ở “các nơi ngoại ô nữa”, nơi mà các tín hữu chúng ta đang mong đợi và quí chuộng hơn cả. Dân chúng ta cảm thấy chúng ta là môn đệ của Chúa, cảm thấy chúng ta mang phẩm phục có tên của họ, và chúng ta không tìm kiếm căn tính nào khác, và họ có thể nhận được qua những lời nói và hoạt động của chúng ta dầu hoan lạc mà Chúa Giêsu, Đấng đã được xức dầu, đã đến để mang cho chúng ta. Amen
Sau đó cùng ngày, lúc 5:30 chiều, Đức Thánh Cha đã cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly tại nhà nguyện của nhà tù Casa del Marmo nơi giam giữ các trẻ vị thành niên phạm pháp tại Rôma.
Trong số 12 tù nhân được chọn để Đức Giáo Hoàng rửa chân, có 2 nữ tù nhân người Hồi Giáo. Đây là lần đầu tiên tại Vatican phụ nữ được chọn để Đức Giáo Hoàng rửa chân. Tuy nhiên, với Đức Giáo Hoàng đương nhiệm, khi còn là Hồng Y cai quản Tổng Giáo Phận Buenos Aires ở Argentina, Ngài đã từng rửa chân cho các tù nhân và phụ nữ trong nghi thức Thứ Năm tuần thánh.
Trong bài giảng ngắn gọn và ứng khẩu, Đức Thánh Cha nói với các tù nhân rằng tất cả mọi người, kể cả Giáo Hoàng, cần phải có tinh thần phục vụ người khác như Chúa Giêsu. Chúa Giêsu là đấng cao cả mà đã nêu gương rửa chân cho người khác, thì chúng ta thiết yếu là phải có tinh thần phục vụ người khác.
Trong khi đó tại Thánh Điạ Giêrusalem, Lúc 8h sáng thứ Năm 28 tháng Ba, tại nhà thờ Mộ Thánh, Đức Tổng Giám Mục Fouad Twal là Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ Giêrusalem đã cử hành thánh lễ Tiệc Ly ngày thứ Năm Tuần Thánh.
Cùng đồng tế với ngài có Đức Tổng Giám Mục Giuseppe Lazzarotto là khâm sứ Tòa Thánh tại Giêrusalem và hơn 200 linh mục.
Trong Thánh Lễ, Đức Thượng Phụ cũng lặp lại nghi thức rửa chân. Sau đó, ngài làm phép các loại dầu thánh cho các bệnh nhân và cho các tân tòng, và dầu thánh hiến.
Lễ kỷ niệm kết thúc với một cuộc rước dài với tất cả các vị đồng tế đi quanh mộ Chúa trong tiếng nhạc kawas và âm thanh của bình ca.
Theo thỏa ước Nguyên Trạng, hôm nay là ngày các linh mục tu sĩ dòng Phanxicô quản thủ Thánh Địa được giữ chìa khóa để mở cửa đền thờ Mộ Thánh cho buổi chầu Thánh Thể tổ chức lúc 2:45 chiều.
Lúc 9 giờ tối, cha Pierbattista Pizzaballa là Custos tức là trưởng đoàn hiệp sĩ Thánh Mộ đã chủ sự đêm canh thức cùng với Chúa Giêsu tại vườn GiệtSimani.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican - 21-28/6/2012: Đức Thánh Cha gặp các Hồng y về vụ Vatileaks
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
23:51 29/03/2013
1. Đức Thánh Cha gặp các Hồng y về vụ Vatileaks
Lúc 10 giờ sáng ngày 23/6, Đức Thánh Cha đã nhóm họp các vị Hồng Y Tổng trưởng và Tổng Giám Mục Chủ tịch các cơ quan trung ương Tòa Thánh.
Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết: “Trong bối cảnh tình trạng xảy ra sau vụ thất thoát và phổ biến các tài liệu mật, Đức Thánh Cha đào sâu suy tư qua việc đối thoại liên tục với những người cùng chia sẻ trách nhiệm với ngài trong việc cai quản Giáo Hội. Như đã biết, thứ bẩy 16-6 vừa qua, ngài đã được Ủy ban 3 Hồng Y điều tra thông báo rộng rãi hơn về diễn tiến việc điều tra, do Đức Hồng Y Julian Herraz người Tây Ban Nha hướng dẫn.
Cha Lombardi cũng nói rằng “cuộc họp của Đức Thánh Cha với các vị lãnh đạo các cơ quan trung ương Tòa Thánh, như thường lệ, bàn về việc phối hợp hoạt động của Giáo triều Roma cho tốt đẹp. Việc phối hợp này ngày nay đặc biệt quan trọng và cấp thiết để chứng tỏ một cách hữu hiệu tinh thần hiệp nhất là yếu tố vốn làm linh hoạt Giáo Triều Rôma.
Ngoài ra, lúc 6 giờ chiều cùng ngày, Đức Thánh Cha nhóm họp với các vị Hồng Y, trong đó có Đức Hồng Y George Pell, Tổng Giám Mục giáo phận Sydney Australia, Đức Hồng Y Marc Ouellet, người Canada, Tổng trưởng Bộ Giám Mục, Đức Hồng Y Jean Louis Tauran, người Pháp, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn, Đức Hồng Y Camillo Ruini, người Ý, nguyên Giám quản Roma và Đức Hồng Y Jozef Tomko, người Slovak, nguyên Tổng trưởng Bộ truyền giáo.
Cha Lombardi giải thích rằng: “Đức Thánh Cha quyết định gặp một số vị Hồng Y, vốn có nhiều kinh nghiệm khác nhau trong việc phục vụ Giáo Hội, không những ở Roma, nhưng cả trong lãnh vực quốc tế, các vị có thể trao đổi với ngài những nhận xét và đề nghị hữu ích để góp phần tái lập bầu không khí thanh thản và tín nhiệm đối với công việc phục vụ của các cơ quan trung ương Tòa Thánh.”
2. Đức Giáo Hoàng đến thăm vùng bị động đất ở Ý
Hôm thứ Ba 26 tháng Sáu, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã đến Rovereto di Novi thuộc thành phố Modena để thăm các nạn nhân của hai trận động đất xảy ra vào ngày 29 tháng Năm vừa qua. Từ Vatican, Đức Thánh Cha đã đáp trực thăng bay đến làng San Marino di Carpi, thuộc tỉnh Modena, lúc quá 10 giờ 15. Tại đây ngài được chính quyền địa phương, cùng với Đức Giám Mục sở tại Francesco Cavina và ông Franco Gabrielli, giám đốc cơ ban bảo vệ dân chúng, cùng với nhiều người dân đón tiếp. Liền đó ngài đến Nhà thờ thánh nữ Caterina Alessandria ở làng Roverteto di Novi, nơi cha sở Ivan Martini đã bị thiệt mạng, vì nhà thờ sụp trong lúc cha tìm cách cứu vãn tượng Đức Mẹ trong thánh đường. Khi đến trước thánh đường, Đức Thánh Cha đã cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ. Trên cửa nhà thờ có treo hình cha sở bị tử nạn.
Hôm 20 tháng Năm một trận động đất lên tới 6.0 độ đã tàn phá khu vực lân cận. Đến ngày 29 tháng Năm Rovereto di Novi bị tàn phá bởi trận động đất khác lên tới 5.8 độ. Sau khi đã thiết lập một trại tản cư cho dân chúng trong vùng, cha Ivan Martini đã trở lại ngôi nhà thờ của mình để lấy bức ảnh của Đức Mẹ. Chẳng may, nóc nhà thờ sập xuống khiến ngài thiệt mạng.
Đức Thánh Cha và anh chị em giáo dân hiện diện đã cầu nguyện trước bức ảnh để kính nhớ cha Ivan Martini.
3. Buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 24 tháng Sáu:
Dưới trời nóng bức mùa hè của Rôma, hàng ngàn người đã tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô để đọc kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha.
Phụng vụ Chúa Nhật 24 tháng Sáu, Giáo Hội đã cử hành lễ Sinh Nhật của Thánh Gioan Tiền Hô. Nhân dịp này, Đức Thánh Cha đã đề cập đến lời kêu gọi thống hối của Thánh Gioan Tiền Hô.
Ngài nói:
"Gioan là một tiếng nói, một tiếng hô trong sa mạc, kêu gọi toàn dân Chúa hãy ăn năn sám hối. Chúng ta hãy để tiếng nói của ngài vang vọng trong ta hôm nay, và nhường chỗ cho Chúa trong tâm hồn chúng ta. "
Sau đó, Đức Thánh Cha nói thêm rằng đối với Thiên Chúa không có gì là không thể được.
Ngài cũng đề cập đến chuyến đi của đến miền Bắc nước Ý, vào thứ Ba 26 tháng Sáu đến các khu vực bị ảnh hưởng bởi các trận động đất gần đây.
Đức Thánh Cha nói:
"Tôi mong muốn chuyến tông du này là một dấu chỉ liên đới của Giáo Hội với những nạn nhân, vì vậy tôi mời gọi anh chị em hãy hiệp ý với tôi trong lời cầu nguyện."
Trong số các biểu ngữ đầy màu sắc tràn ngập Quảng trường Thánh Phêrô, có những biểu ngữ từ Bolivia. Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha đã gởi lời chào đặc biệt đến anh chị em từ Bolivia.
4. Một số bố nhiệm tại Tòa Thánh
Hôm 26 tháng 6, Đức Thánh Cha đã nhận đơn từ chức vì lý do tuổi tác của Đức Hồng Y Ennio Antonelli, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về gia đình, và bổ nhiệm người kế nhiệm là Đức Cha Vincenzo Paglia.
Đức Hồng Y Antonelli người Italia, năm nay 76 tuổi (1936) nguyên là Tổng Giám Mục giáo phận Firenze, trước khi được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về gia đình cách đây 4 năm. ĐHY đã điều động tốt đẹp việc tổ chức Đại hội kỳ 7 các gia đình Công Giáo thế giới ở Milano hồi cuối tháng 5 đầu tháng 6 vừa qua.
Đức Cha Vincenzo Paglia, người Italia, năm nay 67 tuổi (1945) nguyên là đồng sáng lập kiêm tuyên úy cộng đồng thánh Egidio ở Roma, và được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám Mục giáo phận Terni hồi năm 2000. Giáo phận này có gần 150 ngàn tín hữu và cách Roma lối 100 cây số. Cùng với việc bổ nhiệm trên đây, Đức Thánh Cha đã thăng Đức Cha Paglia lên hàng Tổng Giám Mục.
Cũng ngày hôm qua, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Jean Louis Bruguès O.P, người Pháp, tổng thư ký Bộ giáo dục Công Giáo, làm tân Thư viện trưởng của Tòa Thánh, thay thế ĐHY Raffaele Farina, dòng Don Bosco, về hưu.
Đức Tổng Giám Mục Bruguès, 69 tuổi (1943) nguyên làm Giám Mục giáo phận Angers bên Pháp trước khi được thăng TGM Tổng thư ký Bộ giáo dục Công Giáo hồi tháng 11-2007.
Đức Tổng Giám Mục Joseph Augustine Di Noia, dòng Đa Minh người Mỹ, cho đến nay là Tổng thư ký Bộ phụng tự và kỷ luật bí tích, được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Ủy ban Ecclesia Dei, Giáo Hội của Thiên Chúa, và Đức Cha Arthur Roche, người Anh, Giám Mục giáo phận Leeds, được thăng TGM Tổng thư ký Bộ Phụng tự và kỷ luật bí tích.
Đức Thánh Cha cũng bổ nhiệm Đức Cha Protase Rugambwa, 52 tuổi (1960), Giám Mục giáo phận Kogoma bên Tanzania, làm Tổng Giám Mục Đồng Tổng thư ký Bộ truyền giáo, thay thế Đức Tổng Giám Mục Piergiuseppe Vacchelli, về hưu. Với chức vụ này, Đức Tổng Giám Mục Rugambwa là Chủ tịch các Hội Giáo Hoàng truyền giáo.
5. Đức Giáo Hoàng tiếp Tổng Quyền Dòng Malta
Sáng thứ Hai 25 tháng Sáu, Đức Thánh Cha Benedict thứ 16 đã tiếp Tổng Quyền Dòng Malta Festing Matthew.
Vị tổng quyền thứ 79 của dòng các hiệp sĩ Malta, cùng với các thành viên cao cấp của nhà dòng đã được Đức Thánh Cha tiếp kiến tại dinh Tông Toà.
Cuộc họp đã diễn ra chỉ một ngày sau khi Giáo Hội Công Giáo tổ chức kỷ niệm ngày sinh nhật của Thánh Gioan Tẩy Giả, vị thánh bảo trợ của Dòng Malta.
6. Hội nghị về công nghệ thông tin truyền giáo
Trong 17 năm qua, mỗi năm tại Rôma đã đều đặn diễn ra hội nghị về công nghệ thông tin truyền giáo bao gồm các tín hữu Kitô tại châu Âu, những người nghiêm túc và đam mê Internet và tất cả các khả năng đi cùng với nó.
Năm nay, trọng tâm của hội nghị là việc khai thác điện thoại di động trong lãnh vực truyền giáo. Các tham dự viên của hội nghị không chỉ là người Công Giáo nhưng còn gồm cả các tín hữu Tin Lành.
Juha Kinanen, Cựu Chủ Tịch Hội Nghị Internet của Kitô Hữu Châu Âu cho biết:
"Tôi đến đây vì rất muốn biết những gì Vatican đang làm với Internet. Tòa Thánh đã hiện diện trên Internet trong một thời gian khá dài và thật là thú vị để xem những gì đang xảy ra tại Vatican và Internet ".
Đức Ông. Paul Tighe, Thư ký, Hội đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội nói:
"Đây là cơ hội của chúng tôi gặp gỡ những người đang làm việc ngày qua ngày trên lãnh vực truyền thông kỹ thuật số trong mạng lưới các quản trị viên các mạng Kitô giáo châu Âu, những người hiểu biết nền văn hóa này rất rành rẽ. Chúng tôi hiện diện để học hỏi từ họ để qua đó chúng ta có thể hiện diện hiệu quả hơn trên lãnh vực truyền thông kỹ thuật số. "
Các tham dự viên đặc biệt thảo luận vấn đề là làm thế nào Internet có thể dẫn mọi người đến với Thiên Chúa.
Leif Eiman, một tham dự viên cho biết thêm:
"Chúng tôi chủ yếu là thảo luận những cách tiếp cận khác nhau với những người sử dụng Internet. Ở mỗi quốc gia, chúng tôi có vấn nạn khác nhau. Vì thế, cuộc thảo luận khá là đa dạng. "
Juha Kinanen giới thiệu một kỹ thuật mới vừa được đề nghị:
"Chúng tôi có một chương trình trên điện thoại cầm tay. Chương trình đó có thể hiển thị trên điện thoại của bạn những gì đang xảy ra trong một nhà thờ mà bạn đi qua và nếu bạn quan tâm, bạn có thể tham dự với cộng đoàn."
7. Đức Giáo Hoàng tiếp tổng thống Montenegro để phê chuẩn thỏa thuận giữa hai quốc gia
Sáng thứ Năm, Đức Giáo Hoàng gặp gỡ với tổng thống Montenegro, Filip Vujanovic tại Vatican. Cuộc họp được tổ chức để chính thức phê chuẩn một thỏa thuận giữa Tòa Thánh và Montenegro.
Các thỏa thuận đã được ký kết vào năm 2011, công nhận tư cách pháp nhân của Giáo Hội Công Giáo tại quốc gia đó. Thỏa thuận cũng nhấn mạnh tự do thờ phượng và tự do dự phần trong các lãnh vực của đời sống xã hội như giáo dục, văn hóa, chăm sóc mục vụ và bác ái.
Montenegro tuyên bố độc lập khỏi Liên Bang Serbia vào năm 2006.
Trong cuộc họp với Đức Thánh Cha, Tổng thống Vujanovic, đã cảm ơn Tòa Thánh đã ủng hộ những tiến bộ của đất nước, bao gồm cả nỗ lực để hội nhập Liên Hiệp Châu Âu.
8. Đức Giáo Hoàng kêu gọi chấm dứt đổ máu và bạo lực tại Syria
Hôm 21 tháng 6, Đức Thánh Cha đã bày tỏ sự lo âu của ngài liên quan đến tình trạng an ninh của các Kitô hữu tại Trung Đông. Ngài đã đưa ra lập trường trên trong cuộc họp thường niên với Tổ chức trợ giúp các Giáo Hội Đông Phương, gọi tắt là ROACO.
Đức Giáo Hoàng lặp lại cam kết hỗ trợ những khu vực trong vùng Trung Đông, đặc biệt là theo sau những bất ổn xuất phát từ cuộc nổi dậy Ả Rập.
Ngài nói:
"Trên tất cả, tôi hy vọng rằng anh chị em sẽ duy trì trong thời điểm này các chương trình bác ái, theo sự uỷ quyền của Giáo Hoàng, để Đất Thánh và các khu vực Trung Đông khác có thể nhận được những hỗ trợ vật chất và tinh thần."
Đức Thánh Cha đặc biệt nói về Syria. Ngài bày tỏ sự hiệp thông trong suy tư và lời cầu nguyện của ngài với những người đang đau khổ vì bạo lực hoành hành trên đất nước, đặc biệt là với các trẻ em và những người không có khả năng tự vệ.
Ngài cũng kêu gọi người dân Syria đừng để bị mất đức tin trong thời điểm này của bóng tối và tiếp tục duy trì tình huynh đệ của họ trong Chúa Kitô, để tất cả bạo lực và đổ máu có thể kết thúc.
Đức Thánh Cha nói:
“Cách đây năm năm khi đến thăm Bộ các Giáo Hội Đông Phương, tôi đã đề cập điều này và bây giờ tôi muốn nhắc lại mạnh mẽ lời kêu gọi tương tự như thế để nhấn mạnh những nhu cầu cấp thiết trong thời điểm hiện tại”
Đức Giáo Hoàng đã đưa ra lời kêu gọi hỗ trợ cho những người đã rời bỏ nhà cửa của họ với hy vọng tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn ở các nước láng giềng.
Đức Thánh Cha kết thúc cuộc họp, với lời nguyện xin Đức Trinh Nữ Maria bảo vệ ngài trong chuyến đi sắp tới tại Lebanon từ ngày 14 đến 16 tháng Bẩy.
9. Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Tòa Thánh kêu gọi giúp các bà mẹ và con bị Sida
Đức Hồng Y Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, kêu gọi cộng đồng quốc tế đặc biệt trợ giúp các bà mẹ và các trẻ em bị bệnh Sida.
Đức Hồng Y Bertone đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài phát biểu sáng 22-6-2012, tại Hội nghị quốc tế kỳ 8 về bệnh Sida nhóm tại Viện Thánh Gallicano, thuộc khu Trastevera ở Roma với sự tham dự của Phu nhân tổng thống nước Guinea và 20 vị bộ trưởng y tế các nước Phi châu, cũng như ông Andrea Riccardi, Bộ trưởng cộng tác quốc tế thuộc chính phủ Italia, cùng với nhiều giới chức chính quyền về y khoa cũng như của Tổ chức OMS (Sức khỏe thế giới). Hội nghị này diễn ra trong khuôn khổ chương trình gọi là DREAM do Cộng đồng thánh Egidio phát động và lần này có chủ đề là “Hoan hô các bà mẹ! Hoan hô các trẻ em! Giảm bớt sự tử vong của các bà mẹ và làm giúp các trẻ em lớn lên mà không bị Sida”.
Trong bài phát biểu, Đức Hồng Y Quốc vụ khanh xác quyết sự dấn thân mạnh mẽ của Giáo Hội Công Giáo trong việc phòng chống Sida: hiện nay 30% các trung tâm săn sóc người bị HIV-Sida trên thế giới do các tín hữu Công Giáo đảm trách. Đặc biệt tại Phi châu, hoạt động trợ giúp y tế của Giáo Hội Công Giáo thường cung cấp sự hỗ trợ cơ bản cho những người bị Sida sống ngoài khu vực thành thị và tại miền quê.
Đức Hồng Y cũng cám ơn Cộng đồng thánh Egidio với chương trình Dream gồm 33 trung tâm tại 10 nước Phi châu, tạo nên một kiểu mẫu hữu hiệu về kết quả, và nói lên sự dấn thân của Kitô hữu, với khả năng tháp tùng những người đau khổ, coi mỗi bệnh nhân như nhân vị, không bao giờ thu hẹp cá nhân vào bệnh tật.
Đức Hồng Y Bertone long trọng nói rằng: “Trước sự hiện diện của bao nhiêu vị bộ trưởng và các vị đặc trách về sức khỏe, tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế, các quốc gia và các ân nhân: chúng ta hãy mau lẹ cung cấp cho các bệnh nhân Sida một sự săn sóc miễn phí và hữu hiệu! Ước gì mọi bệnh nhân được săn sóc chữa trị! Chúng ta hãy thi hành điều đó, bắt đầu từ các bà mẹ và các trẻ em. Tại nơi đây, nhân danh Đức Thánh Cha, tôi lên tiếng thay cho bao nhiêu người đau khổ, bao nhiêu bệnh nhân không có tiếng nói. Chúng ta đừng mất thời giờ và hãy đầu tư mọi năng lực cần thiết cho công trình này!”.
Đức Hồng Y Quốc vụ khanh nói thêm rằng: Tại Phi châu cũng như Âu Châu chúng ta có nghĩa vụ đi tới mỗi phụ nữ bị HIV trong lúc thai nghén, cung cấp thuốc chữa trị cho họ, để họ sinh con không bị nhiễm Sida và để người con được lớn lên với sự tháp tùng của người mẹ.”
10. Đưa đạo đức trở lại vào hệ thống ngân hàng
Khi nói đến cuộc khủng hoảng tài chính, làm thế nào ngân hàng có thể là một phần của giải pháp và không phải yếu tố tạo thêm ra những vấn đề?
Trong diễn đàn "Gli Eventi di Elea” là cuộc họp thường niên đã diễn ra trong nhiều năm qua để thảo luận về việc ứng dụng huấn quyền Tòa Thánh trong lãnh vực kinh tế quốc tế và chính trị, chủ tịch của Ủy Ban Thông tin tài chính của Tòa Thánh, Đức Hồng Y Attilio Nicora, nói rằng câu trả lời thuộc lãnh vực đạo đức.
Từ hôm 21 tháng 6, ngài đã bắt đầu các cuộc thảo luận cùng với các đại diện các ngân hàng lớn của Ý, trong cuộc họp với chủ đề chính là làm thế nào để kết hợp kinh doanh với luân lý, đạo đức và sự minh bạch.
Ông Francesco DE Pasquale, giám đốc cơ quan Thông tin tài chính của Tòa Thánh cho biết:
"Các quy tắc và chuẩn mực của các ngân hàng không thể cứng ngắc. Chúng cần phải năng động và có một chiều kích tâm linh. "
Trong ánh sáng của cuộc khủng hoảng kinh tế, Tòa Thánh đã kêu gọi thế giới tài chính hãy chú ý đến thông điệp của Đức Thánh Cha Benedict thứ 16 "Caritas in Veritate. ' trong đó, Đức Giáo Hoàng kêu gọi chú ý đến các tiêu chuẩn đạo đức trong lĩnh vực tài chính.
11. Đức Thánh Cha khuyến khích các Giám Mục Colombia tìm phương thức hữu hiệu giúp các tín hữu đừng rời bỏ Giáo Hội Công Giáo để đi theo các giáo phái.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến dành cho 37 Giám Mục thuộc Hội Đồng Giám Mục Colombia vừa kết thúc cuộc hành hương viếng mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và thăm Tòa Thánh.
Đức Thánh Cha cám ơn các ngài về những nỗ lực trong việc thúc đẩy các sáng kiến và chương trình Giáo Hội, nhưng ngài cũng bày tỏ sự lo ngại về cuộc khủng hoảng tinh thần đang diễn ra trên đất nước này. Ngài nói thêm điều đó không chỉ giới hạn tại Colombia, nhưng đang lan rộng mạnh tại các phần khác của châu Mỹ La tinh.
Đức Thánh Cha nói:
“Trong khi những năm trước có một sự thống nhất có thể nhận ra trong cơ cấu xã hội trong đó các tham chiếu về đức tin và những nguồn cảm hứng đức tin đã được chấp nhận rộng rãi, ngày nay trong nhiều lãnh vực rộng lớn của xã hội điều này có lẽ không còn đúng nữa vì cuộc khủng hoảng tinh thần và các giá trị đạo đức. "
Đức Thánh Cha đã đề cập đến sự gia tăng của các giáo phái Kitô giáo khác, như các nhóm Ngũ Tuần và Tin Lành. Ngài đặc biệt đề cập đến vấn nạn là nhiều tín hữu Công Giáo chân thành đang lìa bỏ Giáo Hội không phải vì các vấn đề liên quan đến tín lý hay các xung đột thần học, nhưng là vì các lý do mục vụ và các vấn đề về phương pháp luận trong Giáo Hội.
Vì thế, Đức Thánh Cha kêu gọi các Giám Mục hãy củng cố đức tin cho anh chị em giáo dân.
Ngài nói:
"Điều không thể thiếu là làm sao làm sống lại lương tâm của các tín hữu để họ có thể là các môn đệ và các nhà truyền giáo của Chúa Kitô. Làm sao nuôi dưỡng că cội đức tin của họ, để tăng cường niềm hy vọng của họ và phục hồi chứng tá bác ái của họ."
Đức Giáo Hoàng cũng kêu gọi các Đức Giám Mục thúc đẩy các chương trình giúp đỡ nạn nhân thiên tai, người nghèo, các bệnh nhân, cũng như những người buộc phải rời bỏ quê hương để tìm việc làm.
Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh rằng “Cần phải tăng cường việc huấn giáo, đặc biệt quan tâm đến giới trẻ và người lớn, chuẩn bị kỹ lưỡng các bài giảng, cũng như thăng tiến việc giảng dạy giáo lý Công Giáo tại các học đường và đại học. Tất cả đều nhắm giúp các tín hữu đã chịu phép rửa cảm thấy họ thuộc về Giáo Hội và tái khám phá ước muốn chia sẻ với tha nhân niềm vui được theo Chúa Kitô và là thành phần nhiệm thể của Chúa. Điều quan trọng là nhắc đến thuyền thống của Giáo Hội, gia tăng linh đạo Maria và vun trồng các việc sùng mộ. Tạo điều kiện cho sự trao đổi thanh thản và cởi mở với các tín hữu Kitô khác, nhưng không đánh mất căn tính của mình, đó là điều cũng có thể giúp cải tiến quan hệ với họ và vượt thắng sự nghi kỵ và đụng độ không cần thiết”.
Lúc 10 giờ sáng ngày 23/6, Đức Thánh Cha đã nhóm họp các vị Hồng Y Tổng trưởng và Tổng Giám Mục Chủ tịch các cơ quan trung ương Tòa Thánh.
Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết: “Trong bối cảnh tình trạng xảy ra sau vụ thất thoát và phổ biến các tài liệu mật, Đức Thánh Cha đào sâu suy tư qua việc đối thoại liên tục với những người cùng chia sẻ trách nhiệm với ngài trong việc cai quản Giáo Hội. Như đã biết, thứ bẩy 16-6 vừa qua, ngài đã được Ủy ban 3 Hồng Y điều tra thông báo rộng rãi hơn về diễn tiến việc điều tra, do Đức Hồng Y Julian Herraz người Tây Ban Nha hướng dẫn.
Cha Lombardi cũng nói rằng “cuộc họp của Đức Thánh Cha với các vị lãnh đạo các cơ quan trung ương Tòa Thánh, như thường lệ, bàn về việc phối hợp hoạt động của Giáo triều Roma cho tốt đẹp. Việc phối hợp này ngày nay đặc biệt quan trọng và cấp thiết để chứng tỏ một cách hữu hiệu tinh thần hiệp nhất là yếu tố vốn làm linh hoạt Giáo Triều Rôma.
Ngoài ra, lúc 6 giờ chiều cùng ngày, Đức Thánh Cha nhóm họp với các vị Hồng Y, trong đó có Đức Hồng Y George Pell, Tổng Giám Mục giáo phận Sydney Australia, Đức Hồng Y Marc Ouellet, người Canada, Tổng trưởng Bộ Giám Mục, Đức Hồng Y Jean Louis Tauran, người Pháp, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn, Đức Hồng Y Camillo Ruini, người Ý, nguyên Giám quản Roma và Đức Hồng Y Jozef Tomko, người Slovak, nguyên Tổng trưởng Bộ truyền giáo.
Cha Lombardi giải thích rằng: “Đức Thánh Cha quyết định gặp một số vị Hồng Y, vốn có nhiều kinh nghiệm khác nhau trong việc phục vụ Giáo Hội, không những ở Roma, nhưng cả trong lãnh vực quốc tế, các vị có thể trao đổi với ngài những nhận xét và đề nghị hữu ích để góp phần tái lập bầu không khí thanh thản và tín nhiệm đối với công việc phục vụ của các cơ quan trung ương Tòa Thánh.”
2. Đức Giáo Hoàng đến thăm vùng bị động đất ở Ý
Hôm thứ Ba 26 tháng Sáu, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã đến Rovereto di Novi thuộc thành phố Modena để thăm các nạn nhân của hai trận động đất xảy ra vào ngày 29 tháng Năm vừa qua. Từ Vatican, Đức Thánh Cha đã đáp trực thăng bay đến làng San Marino di Carpi, thuộc tỉnh Modena, lúc quá 10 giờ 15. Tại đây ngài được chính quyền địa phương, cùng với Đức Giám Mục sở tại Francesco Cavina và ông Franco Gabrielli, giám đốc cơ ban bảo vệ dân chúng, cùng với nhiều người dân đón tiếp. Liền đó ngài đến Nhà thờ thánh nữ Caterina Alessandria ở làng Roverteto di Novi, nơi cha sở Ivan Martini đã bị thiệt mạng, vì nhà thờ sụp trong lúc cha tìm cách cứu vãn tượng Đức Mẹ trong thánh đường. Khi đến trước thánh đường, Đức Thánh Cha đã cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ. Trên cửa nhà thờ có treo hình cha sở bị tử nạn.
Hôm 20 tháng Năm một trận động đất lên tới 6.0 độ đã tàn phá khu vực lân cận. Đến ngày 29 tháng Năm Rovereto di Novi bị tàn phá bởi trận động đất khác lên tới 5.8 độ. Sau khi đã thiết lập một trại tản cư cho dân chúng trong vùng, cha Ivan Martini đã trở lại ngôi nhà thờ của mình để lấy bức ảnh của Đức Mẹ. Chẳng may, nóc nhà thờ sập xuống khiến ngài thiệt mạng.
Đức Thánh Cha và anh chị em giáo dân hiện diện đã cầu nguyện trước bức ảnh để kính nhớ cha Ivan Martini.
3. Buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 24 tháng Sáu:
Dưới trời nóng bức mùa hè của Rôma, hàng ngàn người đã tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô để đọc kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha.
Phụng vụ Chúa Nhật 24 tháng Sáu, Giáo Hội đã cử hành lễ Sinh Nhật của Thánh Gioan Tiền Hô. Nhân dịp này, Đức Thánh Cha đã đề cập đến lời kêu gọi thống hối của Thánh Gioan Tiền Hô.
Ngài nói:
"Gioan là một tiếng nói, một tiếng hô trong sa mạc, kêu gọi toàn dân Chúa hãy ăn năn sám hối. Chúng ta hãy để tiếng nói của ngài vang vọng trong ta hôm nay, và nhường chỗ cho Chúa trong tâm hồn chúng ta. "
Sau đó, Đức Thánh Cha nói thêm rằng đối với Thiên Chúa không có gì là không thể được.
Ngài cũng đề cập đến chuyến đi của đến miền Bắc nước Ý, vào thứ Ba 26 tháng Sáu đến các khu vực bị ảnh hưởng bởi các trận động đất gần đây.
Đức Thánh Cha nói:
"Tôi mong muốn chuyến tông du này là một dấu chỉ liên đới của Giáo Hội với những nạn nhân, vì vậy tôi mời gọi anh chị em hãy hiệp ý với tôi trong lời cầu nguyện."
Trong số các biểu ngữ đầy màu sắc tràn ngập Quảng trường Thánh Phêrô, có những biểu ngữ từ Bolivia. Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha đã gởi lời chào đặc biệt đến anh chị em từ Bolivia.
4. Một số bố nhiệm tại Tòa Thánh
Hôm 26 tháng 6, Đức Thánh Cha đã nhận đơn từ chức vì lý do tuổi tác của Đức Hồng Y Ennio Antonelli, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về gia đình, và bổ nhiệm người kế nhiệm là Đức Cha Vincenzo Paglia.
Đức Hồng Y Antonelli người Italia, năm nay 76 tuổi (1936) nguyên là Tổng Giám Mục giáo phận Firenze, trước khi được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về gia đình cách đây 4 năm. ĐHY đã điều động tốt đẹp việc tổ chức Đại hội kỳ 7 các gia đình Công Giáo thế giới ở Milano hồi cuối tháng 5 đầu tháng 6 vừa qua.
Đức Cha Vincenzo Paglia, người Italia, năm nay 67 tuổi (1945) nguyên là đồng sáng lập kiêm tuyên úy cộng đồng thánh Egidio ở Roma, và được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám Mục giáo phận Terni hồi năm 2000. Giáo phận này có gần 150 ngàn tín hữu và cách Roma lối 100 cây số. Cùng với việc bổ nhiệm trên đây, Đức Thánh Cha đã thăng Đức Cha Paglia lên hàng Tổng Giám Mục.
Cũng ngày hôm qua, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Jean Louis Bruguès O.P, người Pháp, tổng thư ký Bộ giáo dục Công Giáo, làm tân Thư viện trưởng của Tòa Thánh, thay thế ĐHY Raffaele Farina, dòng Don Bosco, về hưu.
Đức Tổng Giám Mục Bruguès, 69 tuổi (1943) nguyên làm Giám Mục giáo phận Angers bên Pháp trước khi được thăng TGM Tổng thư ký Bộ giáo dục Công Giáo hồi tháng 11-2007.
Đức Tổng Giám Mục Joseph Augustine Di Noia, dòng Đa Minh người Mỹ, cho đến nay là Tổng thư ký Bộ phụng tự và kỷ luật bí tích, được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Ủy ban Ecclesia Dei, Giáo Hội của Thiên Chúa, và Đức Cha Arthur Roche, người Anh, Giám Mục giáo phận Leeds, được thăng TGM Tổng thư ký Bộ Phụng tự và kỷ luật bí tích.
Đức Thánh Cha cũng bổ nhiệm Đức Cha Protase Rugambwa, 52 tuổi (1960), Giám Mục giáo phận Kogoma bên Tanzania, làm Tổng Giám Mục Đồng Tổng thư ký Bộ truyền giáo, thay thế Đức Tổng Giám Mục Piergiuseppe Vacchelli, về hưu. Với chức vụ này, Đức Tổng Giám Mục Rugambwa là Chủ tịch các Hội Giáo Hoàng truyền giáo.
5. Đức Giáo Hoàng tiếp Tổng Quyền Dòng Malta
Sáng thứ Hai 25 tháng Sáu, Đức Thánh Cha Benedict thứ 16 đã tiếp Tổng Quyền Dòng Malta Festing Matthew.
Vị tổng quyền thứ 79 của dòng các hiệp sĩ Malta, cùng với các thành viên cao cấp của nhà dòng đã được Đức Thánh Cha tiếp kiến tại dinh Tông Toà.
Cuộc họp đã diễn ra chỉ một ngày sau khi Giáo Hội Công Giáo tổ chức kỷ niệm ngày sinh nhật của Thánh Gioan Tẩy Giả, vị thánh bảo trợ của Dòng Malta.
6. Hội nghị về công nghệ thông tin truyền giáo
Trong 17 năm qua, mỗi năm tại Rôma đã đều đặn diễn ra hội nghị về công nghệ thông tin truyền giáo bao gồm các tín hữu Kitô tại châu Âu, những người nghiêm túc và đam mê Internet và tất cả các khả năng đi cùng với nó.
Năm nay, trọng tâm của hội nghị là việc khai thác điện thoại di động trong lãnh vực truyền giáo. Các tham dự viên của hội nghị không chỉ là người Công Giáo nhưng còn gồm cả các tín hữu Tin Lành.
Juha Kinanen, Cựu Chủ Tịch Hội Nghị Internet của Kitô Hữu Châu Âu cho biết:
"Tôi đến đây vì rất muốn biết những gì Vatican đang làm với Internet. Tòa Thánh đã hiện diện trên Internet trong một thời gian khá dài và thật là thú vị để xem những gì đang xảy ra tại Vatican và Internet ".
Đức Ông. Paul Tighe, Thư ký, Hội đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội nói:
"Đây là cơ hội của chúng tôi gặp gỡ những người đang làm việc ngày qua ngày trên lãnh vực truyền thông kỹ thuật số trong mạng lưới các quản trị viên các mạng Kitô giáo châu Âu, những người hiểu biết nền văn hóa này rất rành rẽ. Chúng tôi hiện diện để học hỏi từ họ để qua đó chúng ta có thể hiện diện hiệu quả hơn trên lãnh vực truyền thông kỹ thuật số. "
Các tham dự viên đặc biệt thảo luận vấn đề là làm thế nào Internet có thể dẫn mọi người đến với Thiên Chúa.
Leif Eiman, một tham dự viên cho biết thêm:
"Chúng tôi chủ yếu là thảo luận những cách tiếp cận khác nhau với những người sử dụng Internet. Ở mỗi quốc gia, chúng tôi có vấn nạn khác nhau. Vì thế, cuộc thảo luận khá là đa dạng. "
Juha Kinanen giới thiệu một kỹ thuật mới vừa được đề nghị:
"Chúng tôi có một chương trình trên điện thoại cầm tay. Chương trình đó có thể hiển thị trên điện thoại của bạn những gì đang xảy ra trong một nhà thờ mà bạn đi qua và nếu bạn quan tâm, bạn có thể tham dự với cộng đoàn."
7. Đức Giáo Hoàng tiếp tổng thống Montenegro để phê chuẩn thỏa thuận giữa hai quốc gia
Sáng thứ Năm, Đức Giáo Hoàng gặp gỡ với tổng thống Montenegro, Filip Vujanovic tại Vatican. Cuộc họp được tổ chức để chính thức phê chuẩn một thỏa thuận giữa Tòa Thánh và Montenegro.
Các thỏa thuận đã được ký kết vào năm 2011, công nhận tư cách pháp nhân của Giáo Hội Công Giáo tại quốc gia đó. Thỏa thuận cũng nhấn mạnh tự do thờ phượng và tự do dự phần trong các lãnh vực của đời sống xã hội như giáo dục, văn hóa, chăm sóc mục vụ và bác ái.
Montenegro tuyên bố độc lập khỏi Liên Bang Serbia vào năm 2006.
Trong cuộc họp với Đức Thánh Cha, Tổng thống Vujanovic, đã cảm ơn Tòa Thánh đã ủng hộ những tiến bộ của đất nước, bao gồm cả nỗ lực để hội nhập Liên Hiệp Châu Âu.
8. Đức Giáo Hoàng kêu gọi chấm dứt đổ máu và bạo lực tại Syria
Hôm 21 tháng 6, Đức Thánh Cha đã bày tỏ sự lo âu của ngài liên quan đến tình trạng an ninh của các Kitô hữu tại Trung Đông. Ngài đã đưa ra lập trường trên trong cuộc họp thường niên với Tổ chức trợ giúp các Giáo Hội Đông Phương, gọi tắt là ROACO.
Đức Giáo Hoàng lặp lại cam kết hỗ trợ những khu vực trong vùng Trung Đông, đặc biệt là theo sau những bất ổn xuất phát từ cuộc nổi dậy Ả Rập.
Ngài nói:
"Trên tất cả, tôi hy vọng rằng anh chị em sẽ duy trì trong thời điểm này các chương trình bác ái, theo sự uỷ quyền của Giáo Hoàng, để Đất Thánh và các khu vực Trung Đông khác có thể nhận được những hỗ trợ vật chất và tinh thần."
Đức Thánh Cha đặc biệt nói về Syria. Ngài bày tỏ sự hiệp thông trong suy tư và lời cầu nguyện của ngài với những người đang đau khổ vì bạo lực hoành hành trên đất nước, đặc biệt là với các trẻ em và những người không có khả năng tự vệ.
Ngài cũng kêu gọi người dân Syria đừng để bị mất đức tin trong thời điểm này của bóng tối và tiếp tục duy trì tình huynh đệ của họ trong Chúa Kitô, để tất cả bạo lực và đổ máu có thể kết thúc.
Đức Thánh Cha nói:
“Cách đây năm năm khi đến thăm Bộ các Giáo Hội Đông Phương, tôi đã đề cập điều này và bây giờ tôi muốn nhắc lại mạnh mẽ lời kêu gọi tương tự như thế để nhấn mạnh những nhu cầu cấp thiết trong thời điểm hiện tại”
Đức Giáo Hoàng đã đưa ra lời kêu gọi hỗ trợ cho những người đã rời bỏ nhà cửa của họ với hy vọng tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn ở các nước láng giềng.
Đức Thánh Cha kết thúc cuộc họp, với lời nguyện xin Đức Trinh Nữ Maria bảo vệ ngài trong chuyến đi sắp tới tại Lebanon từ ngày 14 đến 16 tháng Bẩy.
9. Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Tòa Thánh kêu gọi giúp các bà mẹ và con bị Sida
Đức Hồng Y Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, kêu gọi cộng đồng quốc tế đặc biệt trợ giúp các bà mẹ và các trẻ em bị bệnh Sida.
Đức Hồng Y Bertone đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài phát biểu sáng 22-6-2012, tại Hội nghị quốc tế kỳ 8 về bệnh Sida nhóm tại Viện Thánh Gallicano, thuộc khu Trastevera ở Roma với sự tham dự của Phu nhân tổng thống nước Guinea và 20 vị bộ trưởng y tế các nước Phi châu, cũng như ông Andrea Riccardi, Bộ trưởng cộng tác quốc tế thuộc chính phủ Italia, cùng với nhiều giới chức chính quyền về y khoa cũng như của Tổ chức OMS (Sức khỏe thế giới). Hội nghị này diễn ra trong khuôn khổ chương trình gọi là DREAM do Cộng đồng thánh Egidio phát động và lần này có chủ đề là “Hoan hô các bà mẹ! Hoan hô các trẻ em! Giảm bớt sự tử vong của các bà mẹ và làm giúp các trẻ em lớn lên mà không bị Sida”.
Trong bài phát biểu, Đức Hồng Y Quốc vụ khanh xác quyết sự dấn thân mạnh mẽ của Giáo Hội Công Giáo trong việc phòng chống Sida: hiện nay 30% các trung tâm săn sóc người bị HIV-Sida trên thế giới do các tín hữu Công Giáo đảm trách. Đặc biệt tại Phi châu, hoạt động trợ giúp y tế của Giáo Hội Công Giáo thường cung cấp sự hỗ trợ cơ bản cho những người bị Sida sống ngoài khu vực thành thị và tại miền quê.
Đức Hồng Y cũng cám ơn Cộng đồng thánh Egidio với chương trình Dream gồm 33 trung tâm tại 10 nước Phi châu, tạo nên một kiểu mẫu hữu hiệu về kết quả, và nói lên sự dấn thân của Kitô hữu, với khả năng tháp tùng những người đau khổ, coi mỗi bệnh nhân như nhân vị, không bao giờ thu hẹp cá nhân vào bệnh tật.
Đức Hồng Y Bertone long trọng nói rằng: “Trước sự hiện diện của bao nhiêu vị bộ trưởng và các vị đặc trách về sức khỏe, tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế, các quốc gia và các ân nhân: chúng ta hãy mau lẹ cung cấp cho các bệnh nhân Sida một sự săn sóc miễn phí và hữu hiệu! Ước gì mọi bệnh nhân được săn sóc chữa trị! Chúng ta hãy thi hành điều đó, bắt đầu từ các bà mẹ và các trẻ em. Tại nơi đây, nhân danh Đức Thánh Cha, tôi lên tiếng thay cho bao nhiêu người đau khổ, bao nhiêu bệnh nhân không có tiếng nói. Chúng ta đừng mất thời giờ và hãy đầu tư mọi năng lực cần thiết cho công trình này!”.
Đức Hồng Y Quốc vụ khanh nói thêm rằng: Tại Phi châu cũng như Âu Châu chúng ta có nghĩa vụ đi tới mỗi phụ nữ bị HIV trong lúc thai nghén, cung cấp thuốc chữa trị cho họ, để họ sinh con không bị nhiễm Sida và để người con được lớn lên với sự tháp tùng của người mẹ.”
10. Đưa đạo đức trở lại vào hệ thống ngân hàng
Khi nói đến cuộc khủng hoảng tài chính, làm thế nào ngân hàng có thể là một phần của giải pháp và không phải yếu tố tạo thêm ra những vấn đề?
Trong diễn đàn "Gli Eventi di Elea” là cuộc họp thường niên đã diễn ra trong nhiều năm qua để thảo luận về việc ứng dụng huấn quyền Tòa Thánh trong lãnh vực kinh tế quốc tế và chính trị, chủ tịch của Ủy Ban Thông tin tài chính của Tòa Thánh, Đức Hồng Y Attilio Nicora, nói rằng câu trả lời thuộc lãnh vực đạo đức.
Từ hôm 21 tháng 6, ngài đã bắt đầu các cuộc thảo luận cùng với các đại diện các ngân hàng lớn của Ý, trong cuộc họp với chủ đề chính là làm thế nào để kết hợp kinh doanh với luân lý, đạo đức và sự minh bạch.
Ông Francesco DE Pasquale, giám đốc cơ quan Thông tin tài chính của Tòa Thánh cho biết:
"Các quy tắc và chuẩn mực của các ngân hàng không thể cứng ngắc. Chúng cần phải năng động và có một chiều kích tâm linh. "
Trong ánh sáng của cuộc khủng hoảng kinh tế, Tòa Thánh đã kêu gọi thế giới tài chính hãy chú ý đến thông điệp của Đức Thánh Cha Benedict thứ 16 "Caritas in Veritate. ' trong đó, Đức Giáo Hoàng kêu gọi chú ý đến các tiêu chuẩn đạo đức trong lĩnh vực tài chính.
11. Đức Thánh Cha khuyến khích các Giám Mục Colombia tìm phương thức hữu hiệu giúp các tín hữu đừng rời bỏ Giáo Hội Công Giáo để đi theo các giáo phái.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến dành cho 37 Giám Mục thuộc Hội Đồng Giám Mục Colombia vừa kết thúc cuộc hành hương viếng mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và thăm Tòa Thánh.
Đức Thánh Cha cám ơn các ngài về những nỗ lực trong việc thúc đẩy các sáng kiến và chương trình Giáo Hội, nhưng ngài cũng bày tỏ sự lo ngại về cuộc khủng hoảng tinh thần đang diễn ra trên đất nước này. Ngài nói thêm điều đó không chỉ giới hạn tại Colombia, nhưng đang lan rộng mạnh tại các phần khác của châu Mỹ La tinh.
Đức Thánh Cha nói:
“Trong khi những năm trước có một sự thống nhất có thể nhận ra trong cơ cấu xã hội trong đó các tham chiếu về đức tin và những nguồn cảm hứng đức tin đã được chấp nhận rộng rãi, ngày nay trong nhiều lãnh vực rộng lớn của xã hội điều này có lẽ không còn đúng nữa vì cuộc khủng hoảng tinh thần và các giá trị đạo đức. "
Đức Thánh Cha đã đề cập đến sự gia tăng của các giáo phái Kitô giáo khác, như các nhóm Ngũ Tuần và Tin Lành. Ngài đặc biệt đề cập đến vấn nạn là nhiều tín hữu Công Giáo chân thành đang lìa bỏ Giáo Hội không phải vì các vấn đề liên quan đến tín lý hay các xung đột thần học, nhưng là vì các lý do mục vụ và các vấn đề về phương pháp luận trong Giáo Hội.
Vì thế, Đức Thánh Cha kêu gọi các Giám Mục hãy củng cố đức tin cho anh chị em giáo dân.
Ngài nói:
"Điều không thể thiếu là làm sao làm sống lại lương tâm của các tín hữu để họ có thể là các môn đệ và các nhà truyền giáo của Chúa Kitô. Làm sao nuôi dưỡng că cội đức tin của họ, để tăng cường niềm hy vọng của họ và phục hồi chứng tá bác ái của họ."
Đức Giáo Hoàng cũng kêu gọi các Đức Giám Mục thúc đẩy các chương trình giúp đỡ nạn nhân thiên tai, người nghèo, các bệnh nhân, cũng như những người buộc phải rời bỏ quê hương để tìm việc làm.
Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh rằng “Cần phải tăng cường việc huấn giáo, đặc biệt quan tâm đến giới trẻ và người lớn, chuẩn bị kỹ lưỡng các bài giảng, cũng như thăng tiến việc giảng dạy giáo lý Công Giáo tại các học đường và đại học. Tất cả đều nhắm giúp các tín hữu đã chịu phép rửa cảm thấy họ thuộc về Giáo Hội và tái khám phá ước muốn chia sẻ với tha nhân niềm vui được theo Chúa Kitô và là thành phần nhiệm thể của Chúa. Điều quan trọng là nhắc đến thuyền thống của Giáo Hội, gia tăng linh đạo Maria và vun trồng các việc sùng mộ. Tạo điều kiện cho sự trao đổi thanh thản và cởi mở với các tín hữu Kitô khác, nhưng không đánh mất căn tính của mình, đó là điều cũng có thể giúp cải tiến quan hệ với họ và vượt thắng sự nghi kỵ và đụng độ không cần thiết”.
Những nghi thức cảm động ngày Thứ Sáu Tuần Thánh tại Vatican và Giêrusalem
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
22:22 29/03/2013
Lưu ý quan trọng:
Ngay cả trong trường hợp server VietCatholic bị tấn công phá hoại, quý vị và anh chị em vẫn có thể tiếp tục xem các videos bằng một trong hai địa chỉ sau:
Ngay cả trong trường hợp server VietCatholic bị tấn công phá hoại, quý vị và anh chị em vẫn có thể tiếp tục xem các videos bằng một trong hai địa chỉ sau:
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Hôm nay Giáo Hội tưởng niệm những giây phút cuối cùng khi Chúa Giêsu tiến gần đến cái chết khi sức sống và sức mạnh của Ngài đang kiệt dần.
Bài Phúc Âm tường thuật cho chúng ta cuộc đàm thoại giữa Chúa Giêsu và một trong hai người tội phạm cùng bị đóng đinh với Ngài mà truyền thống thường gọi là người “trộm lành”, người đã hoán cải trong giờ phút cuối cùng của cuộc đời. “Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!”
Rồi có tiếng đáp lại của Chúa Giêsu, nhanh chóng và như một lời thì thầm: “Hôm nay anh sẽ ở với tôi trên nước Thiên Đàng”
Trong ngày đau khổ và đớn đau này, hai người bị đóng đinh ấy không nói gì khác, nhưng vài lời thốt lên từ trong cổ họng khô kiệt của họ vang dội đến ngày nay. Những lời này còn tiếp tục vang dội như một dấu chỉ của hy vọng và ơn cứu độ cho những ai đã phạm tội nhưng cũng đã tin và tín thác ngay cả trước đường biên cuối cùng của cuộc đời.
Kính thưa quý vị và anh chị em
Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, lúc 5 giờ chiều, Đức Thánh Cha đã cử hành buổi tưởng niệm cuộc Khổ nạn của Chúa Kitô tại Đền Thờ Thánh Phêrô.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ tọa nghi thức trọng thể tại Đền thờ Thánh Phêrô để tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, trước sự hiện diện của gần 9 ngàn tín hữu, hơn 40 Hồng Y và 50 Giám Mục trong giáo triều Rôma.
Đức Thánh Cha quì gối trong thinh lặng, trước khi mở đầu với lời nguyện, xin Chúa nhớ lại lòng từ bi và đoái thương, bảo vệ gia đình mà Chúa Kitô, Con Chúa, đã khai mạc mầu nhiệm vượt qua cho họ trong máu của Người.
Sau bài Thương Khó, Cha Raniero Cantalamessa, dòng Capuchino, Giảng thuyết viên tại Phủ Giáo Hoàng đã trình bày bài chia sẻ của ngài. Ngài nói:
“Hôm nay, vào ngày thứ Sáu Tuần Thánh, trong khi chúng ta đang cử hành Năm Đức Tin với một đấng kế vị mới của Thánh Phêrô, chúng ta có thể coi như là sự khởi đầu của một chương mới.
Lạy Chúa Thánh Linh, trong lúc đang mở ra cho Giáo Hội một thời kỳ mới, đầy triển vọng, xin khơi dậy nơi con người sự chờ đợi sứ điệp và nơi các sứ giả ý chí chuyển đạt sứ điệp cho họ, dù phải hy sinh mạng sống.”
Vị Giảng thuyết viên tại Phủ Giáo Hoàng cũng đã đặc biệt nói đến sứ mạng của Giáo Hội và các tín hữu trong việc rao giảng Tin Mừng ngày nay, và khẳng định rằng việc rao giảng Tin Mừng của Kitô giáo không phải là “chinh phục”, cũng chẳng phải là “tuyên truyền”; đó là một món quà của Thiên Chúa cho thế giới trong Chúa Giêsu con của Ngài.
Một trong những khoảnh khắc xúc động nhất là nghi thức hôn kính Thánh Giá. Đoàn rước bắt đầu với những người ngồi ở các hàng ghế cuối cùng của Đền thờ Thánh Phêrô.
Đức Giáo Hoàng cũng cởi bỏ lễ phục Giáo Hoàng của mình để thờ kính thánh giá như một khách hành hương.
Một vài giờ sau đó lúc 9:15 tối, Đức Thánh Cha đã đến hí trường Côlôsêô để chủ sự buổi đi đàng Thánh Giá. Những bài suy niệm năm nay được viết bởi hai người trẻ tuổi từ Li-băng, dưới sự hướng dẫn của Đức Hồng Y Thượng Phụ Li Băng Bechara Boutros Rai.
Đây là lần đầu tiên Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự buổi đi đàng Thánh Giá tại Côlôsê. Trong bài chia sẻ của ngài, Đức Thánh Cha nói:
"Đôi khi có vẻ như là Thiên Chúa dửng dưng không phản ứng lại với sự dữ, như thể là ngài im lặng. Tuy nhiên, Thiên Chúa đã lên tiếng, Ngài đã trả lời, và câu trả lời của Thiên Chúa là Thánh Giá của Chúa Kitô: nghĩa là tình yêu, lòng thương xót, và sự tha thứ"
Đức Hồng Y Agostino Vallini, Giám quản Roma đã vác Thánh Giá chặng đầu tiên và chặng thứ 14 của Đàng Thánh Giá. Những người vác thập giá tại các chặng còn lại lần lượt là các gia đình Italia và Ấn độ, một người khuyết tật và những người trợ giúp, hai linh mục từ Thánh Địa, các nữ tu từ Trung Đông, 2 chủng sinh người Hoa, và các tín hữu từ Phi châu.
Kính thưa quý vị và anh chị em
Trong khi đó, lúc 8 giờ sáng ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, Đức Thượng Phụ Fouad Twal, Đức Tổng Giám Mục Giuseppe Lazzarotto là khâm sứ Tòa Thánh tại Giêrusalem và hơn 200 linh mục đã cử hành thánh lễ Suy Tôn Thánh Giá tại nhà thờ Mộ Thánh.
Vào lúc 11 giờ sáng, các hiệp sĩ Thánh Mộ và anh chị em tín hữu đã đi đàng Thánh Giá trên chính con đường Chúa đã đi để lên đồi Golgotha.