Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Lễ Chúa Nhật Thứ Năm Mùa Chay 29 Tháng Ba 2020 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
00:00 30/03/2020
Bài Ðọc I: Ed 37, 12-14
"Ta sẽ cho các ngươi thần trí của Ta, và các ngươi sẽ được sống".
Trích sách Tiên tri Êdêkiel.
Ðây Chúa là Thiên Chúa phán: "Hỡi dân Ta, này Ta sẽ mở cửa mồ các ngươi, Ta sẽ kéo các ngươi ra khỏi mồ và dẫn dắt các ngươi vào đất Israel. Hỡi dân Ta, các ngươi sẽ biết Ta là Chúa, lúc Ta mở cửa mồ các ngươi, và kéo các ngươi ra khỏi mồ, Ta sẽ cho các ngươi thần trí của Ta, và các ngươi sẽ được sống, Ta sẽ cho các ngươi an cư trên đất các ngươi, và các ngươi biết rằng: Ta là Chúa, chính Ta đã phán và đã thi hành".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 129, 1-2. 3-4ab. 4c-6. 7-8
Ðáp: Bởi vì Chúa rộng lượng từ bi, và Chúa rất giàu ơn cứu độ
Xướng: Từ vực sâu, lạy Chúa, con kêu lên Chúa. Lạy Chúa, xin nghe tiếng con cầu; dám xin Chúa hãy lắng tai, hầu nghe thấu tiếng van nài của con.
Xướng: Nếu Chúa con nhớ hoài sự lỗi, lạy Chúa, nào ai chịu nổi được ư? Nhưng Chúa thường rộng lượng thứ tha, để cho thiên hạ tôn thờ kính yêu.
Xướng: Con hy vọng rất nhiều vào Chúa, linh hồn con trông cậy ở lời Ngài. Linh hồn con mong đợi Chúa con, hơn người lính gác mong trời rạng đông.
Xướng: Hơn người lính gác mong hừng đông dậy. Israel đang mong đợi Chúa con: Bởi vì Chúa rộng lượng từ bi, và Chúa rất giàu ơn cứu độ. Và chính Ngài sẽ giải thoát Israel cho khỏi mọi điều gian ác.
Bài Ðọc II: Rm 8, 8-11
"Thánh Thần của Ðấng làm cho Ðức Giêsu Kitô từ cõi chết sống lại ở trong anh em".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.
Anh em thân mến, những kẻ sống theo xác thịt, thì không thể đẹp lòng Chúa. Còn anh em, anh em không sống theo xác thịt, nhưng sống theo tinh thần, nếu thật sự Thánh Thần Chúa ở trong anh em. Nếu ai không có Thánh Thần của Ðức Kitô, thì kẻ ấy không thuộc về Người. Nhưng nếu Ðức Kitô ở trong anh em, cho dù thân xác đã chết vì tội, nhưng tinh thần vẫn sống vì đức công chính. Và nếu Thánh Thần của Ðấng đã làm cho Ðức Giêsu Kitô từ cõi chết sống lại ở trong anh em, thì Ðấng đã làm cho Ðức Giêsu Kitô từ cõi chết sống lại cũng cho xác phàm hay chết của anh em được sống, nhờ Thánh Thần Người ngự trong anh em.
Ðó là lời Chúa.
Câu Xướng Trước Phúc Âm
Chúa phán: "Ta là sự sống lại và là sự sống; ai tin Ta, sẽ không chết đời đời".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan. Ga 11, 3-7. 17. 20-27. 33b-45
Khi ấy, hai chị em của Ladarô sai người đến thưa Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy, người Thầy yêu đau liệt". Nghe tin ấy, Chúa Giêsu liền bảo: "Bệnh này không đến nỗi chết, nhưng để làm sáng danh Thiên Chúa và do đó Con Thiên Chúa sẽ được vinh hiển".
Chúa Giêsu thương Martha và em là Maria và Ladarô. Khi hay tin ông này đau liệt, Người còn lưu lại đó hai ngày. Rồi Người bảo môn đệ: "Chúng ta hãy trở lại xứ Giuđêa".
Ðến nơi, Chúa Giêsu thấy Ladarô đã được an táng bốn ngày rồi. Khi hay tin Chúa Giêsu đến, Martha đi đón Người, còn Maria vẫn ngồi nhà. Martha thưa Chúa Giêsu: "Thưa Thầy, nếu Thầy có mặt ở đây thì em con không chết. Tuy nhiên, ngay cả bây giờ, con biết Thầy xin gì cùng Thiên Chúa, Thiên Chúa cũng sẽ ban cho Thầy". Chúa Giêsu nói: "Em con sẽ sống lại". Martha thưa: "Con biết ngày tận thế, khi kẻ chết sống lại, thì em con cũng sẽ sống lại". Chúa Giêsu nói: "Ta là sự sống lại và là sự sống. Ai tin Ta, dầu có chết cũng sẽ được sống. Và kẻ nào sống mà tin Ta, sẽ không chết bao giờ. Con có tin điều đó không?" Bà thưa: "Thưa Thầy: vâng, con đã tin Thầy là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống đã đến trong thế gian".
Người xúc động và hỏi: "Ðã an táng Ladarô ở đâu?" Họ thưa: "Thưa Thầy, xin đến mà xem". Chúa Giêsu rơi lệ. Người Do-thái liền nói: "Kìa, xem Ngài thương ông ấy biết bao!" Nhưng có mấy kẻ trong đám nói: "Ông ấy đã mở mắt người mù từ khi mới sinh mà không làm được cho người này khỏi chết ư?" Chúa Giêsu lại xúc động; Người đi đến mộ.
Mộ đó là một hang nhỏ có tảng đá đậy trên. Chúa Giêsu bảo: "Hãy đẩy tảng đá ra". Martha là chị người chết, thưa: "Thưa Thầy, đã nặng mùi rồi vì đã bốn ngày". Chúa Giêsu lại nói: "Ta đã chẳng bảo con rằng: Nếu con tin, thì con sẽ xem thấy vinh quang của Thiên Chúa sao?" Thế là người ta cất tảng đá ra. Chúa Giêsu ngước nhìn lên và nói: "Lạy Cha, Con cảm tạ Cha đã nhậm lời Con. Con biết Cha hằng nghe lời Con. Nhưng Con nói lên vì những người đứng xung quanh đây, để họ tin rằng Cha đã sai Con". Nói rồi, Người kêu lớn tiếng: "Ladarô! Hãy ra đây!" Người đã chết đi ra, chân tay còn quấn những mảnh vải, trên mặt quấn khăn liệm. Chúa Giêsu bảo: "Hãy cởi ra cho anh ấy đi".
Một số người Do-thái đến thăm Maria, khi được chứng kiến những việc Chúa Giêsu làm, thì đã tin vào Người.
Ðó là lời Chúa.
"Ta sẽ cho các ngươi thần trí của Ta, và các ngươi sẽ được sống".
Trích sách Tiên tri Êdêkiel.
Ðây Chúa là Thiên Chúa phán: "Hỡi dân Ta, này Ta sẽ mở cửa mồ các ngươi, Ta sẽ kéo các ngươi ra khỏi mồ và dẫn dắt các ngươi vào đất Israel. Hỡi dân Ta, các ngươi sẽ biết Ta là Chúa, lúc Ta mở cửa mồ các ngươi, và kéo các ngươi ra khỏi mồ, Ta sẽ cho các ngươi thần trí của Ta, và các ngươi sẽ được sống, Ta sẽ cho các ngươi an cư trên đất các ngươi, và các ngươi biết rằng: Ta là Chúa, chính Ta đã phán và đã thi hành".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 129, 1-2. 3-4ab. 4c-6. 7-8
Ðáp: Bởi vì Chúa rộng lượng từ bi, và Chúa rất giàu ơn cứu độ
Xướng: Từ vực sâu, lạy Chúa, con kêu lên Chúa. Lạy Chúa, xin nghe tiếng con cầu; dám xin Chúa hãy lắng tai, hầu nghe thấu tiếng van nài của con.
Xướng: Nếu Chúa con nhớ hoài sự lỗi, lạy Chúa, nào ai chịu nổi được ư? Nhưng Chúa thường rộng lượng thứ tha, để cho thiên hạ tôn thờ kính yêu.
Xướng: Con hy vọng rất nhiều vào Chúa, linh hồn con trông cậy ở lời Ngài. Linh hồn con mong đợi Chúa con, hơn người lính gác mong trời rạng đông.
Xướng: Hơn người lính gác mong hừng đông dậy. Israel đang mong đợi Chúa con: Bởi vì Chúa rộng lượng từ bi, và Chúa rất giàu ơn cứu độ. Và chính Ngài sẽ giải thoát Israel cho khỏi mọi điều gian ác.
Bài Ðọc II: Rm 8, 8-11
"Thánh Thần của Ðấng làm cho Ðức Giêsu Kitô từ cõi chết sống lại ở trong anh em".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.
Anh em thân mến, những kẻ sống theo xác thịt, thì không thể đẹp lòng Chúa. Còn anh em, anh em không sống theo xác thịt, nhưng sống theo tinh thần, nếu thật sự Thánh Thần Chúa ở trong anh em. Nếu ai không có Thánh Thần của Ðức Kitô, thì kẻ ấy không thuộc về Người. Nhưng nếu Ðức Kitô ở trong anh em, cho dù thân xác đã chết vì tội, nhưng tinh thần vẫn sống vì đức công chính. Và nếu Thánh Thần của Ðấng đã làm cho Ðức Giêsu Kitô từ cõi chết sống lại ở trong anh em, thì Ðấng đã làm cho Ðức Giêsu Kitô từ cõi chết sống lại cũng cho xác phàm hay chết của anh em được sống, nhờ Thánh Thần Người ngự trong anh em.
Ðó là lời Chúa.
Câu Xướng Trước Phúc Âm
Chúa phán: "Ta là sự sống lại và là sự sống; ai tin Ta, sẽ không chết đời đời".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan. Ga 11, 3-7. 17. 20-27. 33b-45
Khi ấy, hai chị em của Ladarô sai người đến thưa Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy, người Thầy yêu đau liệt". Nghe tin ấy, Chúa Giêsu liền bảo: "Bệnh này không đến nỗi chết, nhưng để làm sáng danh Thiên Chúa và do đó Con Thiên Chúa sẽ được vinh hiển".
Chúa Giêsu thương Martha và em là Maria và Ladarô. Khi hay tin ông này đau liệt, Người còn lưu lại đó hai ngày. Rồi Người bảo môn đệ: "Chúng ta hãy trở lại xứ Giuđêa".
Ðến nơi, Chúa Giêsu thấy Ladarô đã được an táng bốn ngày rồi. Khi hay tin Chúa Giêsu đến, Martha đi đón Người, còn Maria vẫn ngồi nhà. Martha thưa Chúa Giêsu: "Thưa Thầy, nếu Thầy có mặt ở đây thì em con không chết. Tuy nhiên, ngay cả bây giờ, con biết Thầy xin gì cùng Thiên Chúa, Thiên Chúa cũng sẽ ban cho Thầy". Chúa Giêsu nói: "Em con sẽ sống lại". Martha thưa: "Con biết ngày tận thế, khi kẻ chết sống lại, thì em con cũng sẽ sống lại". Chúa Giêsu nói: "Ta là sự sống lại và là sự sống. Ai tin Ta, dầu có chết cũng sẽ được sống. Và kẻ nào sống mà tin Ta, sẽ không chết bao giờ. Con có tin điều đó không?" Bà thưa: "Thưa Thầy: vâng, con đã tin Thầy là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống đã đến trong thế gian".
Người xúc động và hỏi: "Ðã an táng Ladarô ở đâu?" Họ thưa: "Thưa Thầy, xin đến mà xem". Chúa Giêsu rơi lệ. Người Do-thái liền nói: "Kìa, xem Ngài thương ông ấy biết bao!" Nhưng có mấy kẻ trong đám nói: "Ông ấy đã mở mắt người mù từ khi mới sinh mà không làm được cho người này khỏi chết ư?" Chúa Giêsu lại xúc động; Người đi đến mộ.
Mộ đó là một hang nhỏ có tảng đá đậy trên. Chúa Giêsu bảo: "Hãy đẩy tảng đá ra". Martha là chị người chết, thưa: "Thưa Thầy, đã nặng mùi rồi vì đã bốn ngày". Chúa Giêsu lại nói: "Ta đã chẳng bảo con rằng: Nếu con tin, thì con sẽ xem thấy vinh quang của Thiên Chúa sao?" Thế là người ta cất tảng đá ra. Chúa Giêsu ngước nhìn lên và nói: "Lạy Cha, Con cảm tạ Cha đã nhậm lời Con. Con biết Cha hằng nghe lời Con. Nhưng Con nói lên vì những người đứng xung quanh đây, để họ tin rằng Cha đã sai Con". Nói rồi, Người kêu lớn tiếng: "Ladarô! Hãy ra đây!" Người đã chết đi ra, chân tay còn quấn những mảnh vải, trên mặt quấn khăn liệm. Chúa Giêsu bảo: "Hãy cởi ra cho anh ấy đi".
Một số người Do-thái đến thăm Maria, khi được chứng kiến những việc Chúa Giêsu làm, thì đã tin vào Người.
Ðó là lời Chúa.
Chuyện hai người đàn bà hơn hai ngàn năm trước
Lm. Quang Phan svd
08:54 30/03/2020
Bà Susana trong bài đọc một hôm nay (Dn 13) là một người phụ nữ xinh đẹp quí phái, đức hạnh biết kính sợ Chúa. Than ôi, hồng nhan thì đa truân! Bà chẳng may lọt vào mắt xanh hai lão già dê xồm. Hai gã này quyền uy và thân thế xã hội cao chót vót, là thẩm phán trong dân. Hai gã dâm ô rắp tâm hãm hại bà. Nhưng ăn không được thì đạp đổ phá cho ôi. Họ đưa cái mà ngày nay ta gọi tòa án kiểu kangaroo.
Đàm đông lười biếng suy nghĩ, ăn theo nói leo, hùa theo hai gã già gian ác đã kết án tử lên bà Susana. Cái tâm lý bầy đàn đó ngày nay chưa hẳn tuyệt chủng đâu. Với sự tiếp sức của phương tiện truyền thông xã hội, nó đang lan tràn trong xã hội ngày nay, thiếu cẩn trọng và lười biếng trong tư duy.
Nhưng rồi, tiếng kêu oan người vô tội đã động lòng Trời. Chúa sai một người tuổi trẻ không đợi tài, đó là Daniel, đến giải cứu cho bà Susana.
Hơn 500 năm sau, một người phụ nữ khác bị bắt tận tay day tận trán vì tội ngoại tình. Chị ta là một người phụ nữ vô danh tiểu tốt, không quan trọng trong mắt xã hội. Tội ngoại tình của chị ta thì rành rành không thể chối cải.
Rồi lại cũng là nhóm người thế giá quyền uy trong xã hội, các kinh sư và biệt phái Pharisieu. Rồi cũng một đám đông bầy đàn hăm hở tập trung ở sân đền thờ vào sáng sớm. Xem ra họ phấn kích lắm. Không thể chờ đợi hơn. Họ giải chị ta đến trước mặt Chúa Giê-su ở nơi cộng cộng để toàn dân có thể thấy cho rõ mặt. Chắc người phụ nữ tội nghiệp này nghĩ trong bụng, ‘khả sát bất khả nhục’, muốn giết thì giết quách đi, đừng làm nhục người ta như thế chứ!
Bà Susana bị tố cáo oan. Nhưng chị này thì tội rõ mười mươi như ban ngày. Mục tiêu của đám người thế giá quyền uy, kinh sư và Pharisieu, ông chỉ là phạt tử người phụ nữ này, nhưng chính là đức Giê-su. Họ dùng người phụ nữ này để cài bẫy người. Họ muốn nhất tiễn hạ song điêu, một mũi tên bắn hạ hai chim. Ác !
Nhưng tiếng thầm than của người nghèo động lòng Trời. Thiên Chúa không suy nghĩ như con người. Công lý của Thiên Chúa không phải là công lý của loài người. Chúa Giê-su đã giải cứu bà một cách ngoạn mục.
Đức Giê-su đã nghĩ gì về người phụ nữ này? Hẳn nhiên chị ta nghèo. Phận phụ nữ thấp cổ bé mồn không có tiếng nói. Ngoại tình vì bị cài bẫy nhưng không vượt qua được sự đe dọa như bà Susana? Chị ta là một người mẹ đơn thân cần tiền nuôi con? Đáng trách nhưng lại đáng thương hơn?....
Thánh nhân ai cũng có quá khứ, tội nhân nào cũng có một tương lại. Chúng ta lắm khi hành xử như một đám đông bầy đàn. Nhốt người khác trong căn phòng tội lỗi quá khứ của họ. Nhưng căn phòng nào cũng có cửa thoát hiểm. Chúng ta nhốt họ trong căn phòng quá khứ đó với nhiều định kiến và xét đoán, rồi quăng đi cái chìa khóa mở cánh cửa tương lai đó.
Chúa không hành xử như vậy. Ngài nhẹ nhàng, ‘Thôi, con về đi. Từ nay đừng phạm tội nữa.’ Ngài đã giao ra cái chìa khóa thoát hiểm: Đó là lòng thương xót.
Lm. Quang Phan svd (quangdphan@yahoo.com)
Thứ Hai, tuần 5 mùa chay, 30/03/20.
Đàm đông lười biếng suy nghĩ, ăn theo nói leo, hùa theo hai gã già gian ác đã kết án tử lên bà Susana. Cái tâm lý bầy đàn đó ngày nay chưa hẳn tuyệt chủng đâu. Với sự tiếp sức của phương tiện truyền thông xã hội, nó đang lan tràn trong xã hội ngày nay, thiếu cẩn trọng và lười biếng trong tư duy.
Nhưng rồi, tiếng kêu oan người vô tội đã động lòng Trời. Chúa sai một người tuổi trẻ không đợi tài, đó là Daniel, đến giải cứu cho bà Susana.
Hơn 500 năm sau, một người phụ nữ khác bị bắt tận tay day tận trán vì tội ngoại tình. Chị ta là một người phụ nữ vô danh tiểu tốt, không quan trọng trong mắt xã hội. Tội ngoại tình của chị ta thì rành rành không thể chối cải.
Rồi lại cũng là nhóm người thế giá quyền uy trong xã hội, các kinh sư và biệt phái Pharisieu. Rồi cũng một đám đông bầy đàn hăm hở tập trung ở sân đền thờ vào sáng sớm. Xem ra họ phấn kích lắm. Không thể chờ đợi hơn. Họ giải chị ta đến trước mặt Chúa Giê-su ở nơi cộng cộng để toàn dân có thể thấy cho rõ mặt. Chắc người phụ nữ tội nghiệp này nghĩ trong bụng, ‘khả sát bất khả nhục’, muốn giết thì giết quách đi, đừng làm nhục người ta như thế chứ!
Bà Susana bị tố cáo oan. Nhưng chị này thì tội rõ mười mươi như ban ngày. Mục tiêu của đám người thế giá quyền uy, kinh sư và Pharisieu, ông chỉ là phạt tử người phụ nữ này, nhưng chính là đức Giê-su. Họ dùng người phụ nữ này để cài bẫy người. Họ muốn nhất tiễn hạ song điêu, một mũi tên bắn hạ hai chim. Ác !
Nhưng tiếng thầm than của người nghèo động lòng Trời. Thiên Chúa không suy nghĩ như con người. Công lý của Thiên Chúa không phải là công lý của loài người. Chúa Giê-su đã giải cứu bà một cách ngoạn mục.
Đức Giê-su đã nghĩ gì về người phụ nữ này? Hẳn nhiên chị ta nghèo. Phận phụ nữ thấp cổ bé mồn không có tiếng nói. Ngoại tình vì bị cài bẫy nhưng không vượt qua được sự đe dọa như bà Susana? Chị ta là một người mẹ đơn thân cần tiền nuôi con? Đáng trách nhưng lại đáng thương hơn?....
Thánh nhân ai cũng có quá khứ, tội nhân nào cũng có một tương lại. Chúng ta lắm khi hành xử như một đám đông bầy đàn. Nhốt người khác trong căn phòng tội lỗi quá khứ của họ. Nhưng căn phòng nào cũng có cửa thoát hiểm. Chúng ta nhốt họ trong căn phòng quá khứ đó với nhiều định kiến và xét đoán, rồi quăng đi cái chìa khóa mở cánh cửa tương lai đó.
Chúa không hành xử như vậy. Ngài nhẹ nhàng, ‘Thôi, con về đi. Từ nay đừng phạm tội nữa.’ Ngài đã giao ra cái chìa khóa thoát hiểm: Đó là lòng thương xót.
Lm. Quang Phan svd (quangdphan@yahoo.com)
Thứ Hai, tuần 5 mùa chay, 30/03/20.
Chuyện Tình Có Hậu
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa -
08:57 30/03/2020
Chuyện Tình Có Hậu
Thứ Hai sau Chúa Nhật V Mùa Chay
Để đón mừng đại lễ Phục Sinh, đón mừng mầu nhiệm Khổ Nạn –Phục Sinh của Đức Kitô thì có những ngày mùa chay thánh và tuần lễ chuẩn bị gần, khởi từ Chúa Nhật thứ V mùa chay. Xin chia sẻ đôi nét suy nghĩ được gợi ý từ hai bài đọc của ngày thứ hai tuần đặc biệt này: bài trích sách tiên tri Đaniel kể về chuyện bà Suzana và bài trích tin mừng thánh Gioan về chuyện người phụ nữ phạm tội ngoại tình bị bắt quả tang.
MẠC KHẢI HÉ MỞ CHUYỆN CÓ HẬU THEO CÔNG LÝ
(Dn.13,1-9.15-17.19-30.33-62)
Thưở còn “làm chú” trong Tiểu Chủng Viện, dù phải nghe một bài đọc rất dài, bài trích sách tiên tri Daniel, nhưng không ai trong chúng tôi cảm thấy oải vì chuyện kể về bà Suzana vừa hấp dẫn vừa lôi cuốn trí tò mò của các chú thiếu niên đang độ tuổi nhổ giò. Hơn nữa, ai cũng hể hả như vừa theo dõi một cuốn phim hay, một câu chuyện đậm tính bi hài mà lại kết thúc có hậu: kẻ gian ác phải chết còn người vô tội thì được cứu sống. Câu chuyện bà Suzana còn trên môi miệng những chú tinh nghịch trong các giờ chơi những ngày sau đó: “nè, cho tao biết: cây chò hay cây sồi?” Sự tinh nghịch của chúng tôi cũng có phần do thích thú trước trí thông minh của cậu bé Đanien biết phân biệt điểm khác nhau giữa sự thật và điều dối trá.
Sự thật vì chỉ có một nên phải tương đồng còn điều dối trá thì dễ khác biệt. Đây là một trong những chìa khoá giúp các nhà điều tra tìm ra sự thật hoặc phát giác sự giả dối. Hai người gian dối nếu không quá lanh mưu hay lưu manh thì rất dễ lộ tẩy do những khác biệt trong lời khai về một vấn đề hay một sự kiện. Đanien đã khôn ngoan tách hai ông lão dù tóc đã bạc nhưng tuổi mãi ở tầm “ba lăm” riêng ra để tra xét. Và thế là sự dối trá đã lộ ra nơi chính lời khai của hai ông. Người thì nói bà Suzana phạm tội dưới gốc cây sồi, còn ông kia lại bảo dưới gốc cây chò.
Thú thật khi chọc ghẹo nhau, lũ mới lớn chúng tôi đã tự thú nhận trí tò mò của mình về những chuyện “rồi ai cũng sẽ biết”. Tuy nhiên phải nhìn nhận điều này rằng tính có hậu của câu chuyện làm ai ai cũng hể hả. Kẻ gian ác, dù là vị vọng hay quyền cao chức trọng cũng phải chết, phải bị nghiêm trị còn người vô tội cần được cứu sống, người thấp cổ bé miệng và người bị bóc lột, bị áp bức cần được giải phóng. Chúa đã thực thi điều ấy và chúng ta đương nhiên phải làm như vậy. Phải có công bình và cần giữ công lý nghiêm minh.
CHUYỆN TƯỞNG NHƯ THIẾU CÔNG MINH NHƯNG CÓ HẬU VÔ CÙNG
(Ga 8,1-11)
Trên núi cây dầu, trời vừa tảng sáng, một đoàn người trai gái, già trẻ, lớn chức, bé quyền đủ cả, mặt hí hửng dẫn một chị phụ nữ ngoại tình đến gặp Chúa Giêsu: “Thưa thầy hạng phụ nữ này theo luật Môsê thì phải bị ném đá. Còn Thầy, Thầy dạy thế nào?”. Thánh Gioan nhận ra đây chính là một mũi tên nhắm hai mục đích mà mục đích chính là Chúa Giêsu. Những tưởng rằng trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan, Chúa Giêsu thế nào cũng bị sập bẫy, một cái bẫy tinh quái, hiểm ác do các luật sĩ và biệt phái giăng ra để thực hiện âm mưu thâm độc của mình. Các ông này không ngần ngại thức trắng đêm để bắt tại trận tội yếu đuối, bất trung của người phụ nữ để làm mồi nhử, hãm hại Chúa Giêsu. Nếu tội của người phụ nữ là một, thì tội các ông này phải đáng mười vì đâu phải do yếu đuối như chị phụ nữ kia mà là do lòng nham hiểm, ác độc, một sự độc ác, nham hiểm tột độ đến nỗi không chừa một thủ đoạn bỉ ổi nào.
Chúa Giêsu cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất và khi bị gặn hỏi nhiều lần Ngài đã đứng lên rồi ôn tồn: “Ai trong các ngươi xét mình vô tội hãy ném đá chị này trước đi”. Rồi Ngài lại cúi xuống tiếp tục lấy ngón tay viết lên đất. Không biết Chúa Giêsu viết những gì nhưng chắc chắn khó có ai đọc ra vì trời vừa tảng sáng và khoảng cách giữa Ngài với đám đông chắc không thể gần vì có sự ngăn cách của người phụ nữ, nhất là đám đông đứng đối diện thật khó mà đọc được những gì Ngài viết. Xét theo công lý như cảm nghĩ của con người, thì trừ Chúa Giêsu, những người có mặt sáng hôm ấy, tất thảy đều phải chết, nhất là những kẻ lòng dạ nham hiểm, ác độc.
“Tư tưởng của ta không phải là tư tưởng của các ngươi và đường lối của ta cũng không phải là đường lối của các ngươi. Như trời cao hơn đất bao nhiêu thì tư tưởng của ta và đường lối của ta vượt cao hơn tư tưởng và đường lối các ngươi bấy nhiêu”(x.Is 55,8-9). Mạc khải của Thiên Chúa dần hé mở qua lời của tiên tri Isaia. Mạc khải ấy nay hiện thực và nên hoàn hảo nơi chính Đức Giêsu: kẻ có tội, người gian ác không phải chết. Đám đông hung dữ hôm ấy lẫn người phụ nữ phạm tội ngoại tình đã được cứu sống bằng lòng nhân hậu của Chúa Giêsu. “Ta cũng không kết tội chị hãy về và đừng phạm tội nữa”. Chúa Giêsu không chỉ khoan dung với chị phụ nữ mà còn tế nhị đánh thức lương tri của đám đông hiểm độc bấy giờ. Thánh Gioan đã tường thuật rằng sau khi ngẩng lên nói: “Ai trong các ngươi……” thì Ngài lại cúi xuống viết dưới đất. Giả như lúc bấy giờ sau khi nói câu ấy mà Chúa Giêsu vẫn ngước mắt nhìn chằm chằm vào đám đông thì thử hỏi có được mấy ai tự nguyện rút lui, nhất là người rút lui đầu tiên. Hình như Chúa Giêsu không muốn nhìn, Ngài tế nhị tạo cơ hội cho những người hôm ấy nhìn nhận tôi lỗi mình và rút lui trong danh dự. “Chúa nhắm mắt làm ngơ, không nhìn đến tôi lỗi của loài người, để họ còn ăn năn hối cải” (Kn 11,23). Kẻ gian ác đã được cứu sống đúng như lời Chúa đã phán: “Ta lấy mạng sống ta mà thề: Ta đâu muốn cho kẻ dữ phải diệt vong, nhưng là muốn nó bỏ đường tà để được sống” (x.Ed 18,23).
CHUYỆN TÌNH CÓ HẬU NHƯNG THẬT NGHỊCH LÝ
Lẽ công minh theo cảm nghĩ của con người, một kết cục có hậu mà thường ai cũng thích khi xem phim hay đọc tiểu thuyết đó là kẻ gian ác phải chết và người công chính được cứu sống. Tuy nhiên đây chỉ là lẽ công minh hay là sở thích của đám đông dân thường. Với các hiền triết, các nhà đạo đức thì dường như có cao hơn một bậc. Nên khoan dung với người có tội, cần lượng thứ cho người gian ác để giúp họ hoán cải, ăn năn. “Buông đao thành Phật. Quay đầu là bờ”. Những lời giáo huấn trong Phật giáo cho ta hay chân lý này. Các quốc gia tiến bộ đã và đang dần bỏ án tử hình. Án hình giam giữ cũng là một trong những cách thế giúp tội nhân có cơ hội ăn năn và sửa đổi. Kẻ gian ác không bị diệt trừ ngay, nhưng cần được giáo huấn để đổi thay.
Tuy nhiên để thực hiện điều này thì một người công chính, duy nhất xứng là công chính đã không được cứu sống. “Người này đích thực là người công chính” (Lc 23,47). Để kẻ gian ác được cứu sống thì Giêsu Kitô, người công chính đích thực đã phải chết. Để tội nhân được thứ tha thì một Người vô tội đã bị kết án cách bất công và chịu chết cách nhục nhả trên thập giá.
Chuyện thật nghịch lý nhưng rất đượm tình. Chết cho người công chính thì xưa nay vốn hiếm, ở đây Thiên Chúa lại tự nguyện hy sinh vì chúng ta là những tội nhân. Tình yêu thật khó lý giải vì Thiên Chúa chính là Tình Yêu. Có nhiều người dễ biện minh rằng nếu ta hành xử như thế thì có thể làm cho nhiều người lạm dụng tình yêu và không chịu đổi thay hay vươn lên. Cũng có thể lắm nhưng ngược với khôn ngoan loài người như Tào Tháo đã quan niệm: thà ta phụ người chứ không để người phụ ta hay thà giết lầm hơn bỏ sót thì với tình yêu đích thật phải chăng phải là thà yêu lầm còn hơn bỏ sót. Và dẫu có lầm thì cái lầm trong tình yêu cũng thật đáng yêu thay.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa - Ban Mê Thuột
Thứ Hai sau Chúa Nhật V Mùa Chay
Để đón mừng đại lễ Phục Sinh, đón mừng mầu nhiệm Khổ Nạn –Phục Sinh của Đức Kitô thì có những ngày mùa chay thánh và tuần lễ chuẩn bị gần, khởi từ Chúa Nhật thứ V mùa chay. Xin chia sẻ đôi nét suy nghĩ được gợi ý từ hai bài đọc của ngày thứ hai tuần đặc biệt này: bài trích sách tiên tri Đaniel kể về chuyện bà Suzana và bài trích tin mừng thánh Gioan về chuyện người phụ nữ phạm tội ngoại tình bị bắt quả tang.
MẠC KHẢI HÉ MỞ CHUYỆN CÓ HẬU THEO CÔNG LÝ
(Dn.13,1-9.15-17.19-30.33-62)
Thưở còn “làm chú” trong Tiểu Chủng Viện, dù phải nghe một bài đọc rất dài, bài trích sách tiên tri Daniel, nhưng không ai trong chúng tôi cảm thấy oải vì chuyện kể về bà Suzana vừa hấp dẫn vừa lôi cuốn trí tò mò của các chú thiếu niên đang độ tuổi nhổ giò. Hơn nữa, ai cũng hể hả như vừa theo dõi một cuốn phim hay, một câu chuyện đậm tính bi hài mà lại kết thúc có hậu: kẻ gian ác phải chết còn người vô tội thì được cứu sống. Câu chuyện bà Suzana còn trên môi miệng những chú tinh nghịch trong các giờ chơi những ngày sau đó: “nè, cho tao biết: cây chò hay cây sồi?” Sự tinh nghịch của chúng tôi cũng có phần do thích thú trước trí thông minh của cậu bé Đanien biết phân biệt điểm khác nhau giữa sự thật và điều dối trá.
Sự thật vì chỉ có một nên phải tương đồng còn điều dối trá thì dễ khác biệt. Đây là một trong những chìa khoá giúp các nhà điều tra tìm ra sự thật hoặc phát giác sự giả dối. Hai người gian dối nếu không quá lanh mưu hay lưu manh thì rất dễ lộ tẩy do những khác biệt trong lời khai về một vấn đề hay một sự kiện. Đanien đã khôn ngoan tách hai ông lão dù tóc đã bạc nhưng tuổi mãi ở tầm “ba lăm” riêng ra để tra xét. Và thế là sự dối trá đã lộ ra nơi chính lời khai của hai ông. Người thì nói bà Suzana phạm tội dưới gốc cây sồi, còn ông kia lại bảo dưới gốc cây chò.
Thú thật khi chọc ghẹo nhau, lũ mới lớn chúng tôi đã tự thú nhận trí tò mò của mình về những chuyện “rồi ai cũng sẽ biết”. Tuy nhiên phải nhìn nhận điều này rằng tính có hậu của câu chuyện làm ai ai cũng hể hả. Kẻ gian ác, dù là vị vọng hay quyền cao chức trọng cũng phải chết, phải bị nghiêm trị còn người vô tội cần được cứu sống, người thấp cổ bé miệng và người bị bóc lột, bị áp bức cần được giải phóng. Chúa đã thực thi điều ấy và chúng ta đương nhiên phải làm như vậy. Phải có công bình và cần giữ công lý nghiêm minh.
CHUYỆN TƯỞNG NHƯ THIẾU CÔNG MINH NHƯNG CÓ HẬU VÔ CÙNG
(Ga 8,1-11)
Trên núi cây dầu, trời vừa tảng sáng, một đoàn người trai gái, già trẻ, lớn chức, bé quyền đủ cả, mặt hí hửng dẫn một chị phụ nữ ngoại tình đến gặp Chúa Giêsu: “Thưa thầy hạng phụ nữ này theo luật Môsê thì phải bị ném đá. Còn Thầy, Thầy dạy thế nào?”. Thánh Gioan nhận ra đây chính là một mũi tên nhắm hai mục đích mà mục đích chính là Chúa Giêsu. Những tưởng rằng trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan, Chúa Giêsu thế nào cũng bị sập bẫy, một cái bẫy tinh quái, hiểm ác do các luật sĩ và biệt phái giăng ra để thực hiện âm mưu thâm độc của mình. Các ông này không ngần ngại thức trắng đêm để bắt tại trận tội yếu đuối, bất trung của người phụ nữ để làm mồi nhử, hãm hại Chúa Giêsu. Nếu tội của người phụ nữ là một, thì tội các ông này phải đáng mười vì đâu phải do yếu đuối như chị phụ nữ kia mà là do lòng nham hiểm, ác độc, một sự độc ác, nham hiểm tột độ đến nỗi không chừa một thủ đoạn bỉ ổi nào.
Chúa Giêsu cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất và khi bị gặn hỏi nhiều lần Ngài đã đứng lên rồi ôn tồn: “Ai trong các ngươi xét mình vô tội hãy ném đá chị này trước đi”. Rồi Ngài lại cúi xuống tiếp tục lấy ngón tay viết lên đất. Không biết Chúa Giêsu viết những gì nhưng chắc chắn khó có ai đọc ra vì trời vừa tảng sáng và khoảng cách giữa Ngài với đám đông chắc không thể gần vì có sự ngăn cách của người phụ nữ, nhất là đám đông đứng đối diện thật khó mà đọc được những gì Ngài viết. Xét theo công lý như cảm nghĩ của con người, thì trừ Chúa Giêsu, những người có mặt sáng hôm ấy, tất thảy đều phải chết, nhất là những kẻ lòng dạ nham hiểm, ác độc.
“Tư tưởng của ta không phải là tư tưởng của các ngươi và đường lối của ta cũng không phải là đường lối của các ngươi. Như trời cao hơn đất bao nhiêu thì tư tưởng của ta và đường lối của ta vượt cao hơn tư tưởng và đường lối các ngươi bấy nhiêu”(x.Is 55,8-9). Mạc khải của Thiên Chúa dần hé mở qua lời của tiên tri Isaia. Mạc khải ấy nay hiện thực và nên hoàn hảo nơi chính Đức Giêsu: kẻ có tội, người gian ác không phải chết. Đám đông hung dữ hôm ấy lẫn người phụ nữ phạm tội ngoại tình đã được cứu sống bằng lòng nhân hậu của Chúa Giêsu. “Ta cũng không kết tội chị hãy về và đừng phạm tội nữa”. Chúa Giêsu không chỉ khoan dung với chị phụ nữ mà còn tế nhị đánh thức lương tri của đám đông hiểm độc bấy giờ. Thánh Gioan đã tường thuật rằng sau khi ngẩng lên nói: “Ai trong các ngươi……” thì Ngài lại cúi xuống viết dưới đất. Giả như lúc bấy giờ sau khi nói câu ấy mà Chúa Giêsu vẫn ngước mắt nhìn chằm chằm vào đám đông thì thử hỏi có được mấy ai tự nguyện rút lui, nhất là người rút lui đầu tiên. Hình như Chúa Giêsu không muốn nhìn, Ngài tế nhị tạo cơ hội cho những người hôm ấy nhìn nhận tôi lỗi mình và rút lui trong danh dự. “Chúa nhắm mắt làm ngơ, không nhìn đến tôi lỗi của loài người, để họ còn ăn năn hối cải” (Kn 11,23). Kẻ gian ác đã được cứu sống đúng như lời Chúa đã phán: “Ta lấy mạng sống ta mà thề: Ta đâu muốn cho kẻ dữ phải diệt vong, nhưng là muốn nó bỏ đường tà để được sống” (x.Ed 18,23).
CHUYỆN TÌNH CÓ HẬU NHƯNG THẬT NGHỊCH LÝ
Lẽ công minh theo cảm nghĩ của con người, một kết cục có hậu mà thường ai cũng thích khi xem phim hay đọc tiểu thuyết đó là kẻ gian ác phải chết và người công chính được cứu sống. Tuy nhiên đây chỉ là lẽ công minh hay là sở thích của đám đông dân thường. Với các hiền triết, các nhà đạo đức thì dường như có cao hơn một bậc. Nên khoan dung với người có tội, cần lượng thứ cho người gian ác để giúp họ hoán cải, ăn năn. “Buông đao thành Phật. Quay đầu là bờ”. Những lời giáo huấn trong Phật giáo cho ta hay chân lý này. Các quốc gia tiến bộ đã và đang dần bỏ án tử hình. Án hình giam giữ cũng là một trong những cách thế giúp tội nhân có cơ hội ăn năn và sửa đổi. Kẻ gian ác không bị diệt trừ ngay, nhưng cần được giáo huấn để đổi thay.
Tuy nhiên để thực hiện điều này thì một người công chính, duy nhất xứng là công chính đã không được cứu sống. “Người này đích thực là người công chính” (Lc 23,47). Để kẻ gian ác được cứu sống thì Giêsu Kitô, người công chính đích thực đã phải chết. Để tội nhân được thứ tha thì một Người vô tội đã bị kết án cách bất công và chịu chết cách nhục nhả trên thập giá.
Chuyện thật nghịch lý nhưng rất đượm tình. Chết cho người công chính thì xưa nay vốn hiếm, ở đây Thiên Chúa lại tự nguyện hy sinh vì chúng ta là những tội nhân. Tình yêu thật khó lý giải vì Thiên Chúa chính là Tình Yêu. Có nhiều người dễ biện minh rằng nếu ta hành xử như thế thì có thể làm cho nhiều người lạm dụng tình yêu và không chịu đổi thay hay vươn lên. Cũng có thể lắm nhưng ngược với khôn ngoan loài người như Tào Tháo đã quan niệm: thà ta phụ người chứ không để người phụ ta hay thà giết lầm hơn bỏ sót thì với tình yêu đích thật phải chăng phải là thà yêu lầm còn hơn bỏ sót. Và dẫu có lầm thì cái lầm trong tình yêu cũng thật đáng yêu thay.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa - Ban Mê Thuột
Một không gian cư ngụ có Thiên Chúa ở cùng
Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế o.p.
09:26 30/03/2020
Cả thế giới đang phải gánh chịu và đối phó với một tai họa rợn rùng: đại dịch Vũ Hán hay còn gọi là Covit 19.
Để đối phó với đại họa này, nhiều nhà bác học đang nghiên cứu để tìm ra phương thuốc điều trị. Nhiều chính phủ đã đưa ra các biện pháp, nếu không muốn nói là các đạo luật để giúp người dân tránh bỊ lây nhiễm bởi con siêu vi trùng quái ác này, hầu bảo toàn sinh mạng. Bởi vậy từ Nhà Nước cho đến Nhà Thờ, hai bên đều ra lệnh và khuyên nhủ mọi người giảm bớt các cuộc vui chơi hội họp, thậm chí ngay cả các sinh hoạt tôn giáo như đi lễ, đi nhà thờ cũng được giảm bớt và thu gọn lại. Mỗi người được khuyên về nhà và ở lại đó trong thời gian cơn dịch đang hoành hành dữ dội.
Gần dây có một bài báo nhỏ bằng tiếng Pháp trên mang, đề là: L’humanité ébranlée et la société effondrée par un petit machin, ký tên Moustapha Dahleb, người nước Tchad (xin tạm dịch: Nhân loại bị rung chuyển và xã hội sụp đổ vì một cái con con nhỏ bé). Bài này vắn tắt nhưng sâu sắc, nên đọc và suy nghĩ.
Tình cảnh chung quanh lúc này có một vẻ gì thật yên lặng trầm tĩnh. Đối với nhiều người, tình cảnh này xem ra tiêu điều ảm đạm. Mà thật thế. Trước kia, thành phố ồn áo sinh động, nhịp sống tưng bừng náo nhiệt bao nhiêu thì bây giờ buồn thiu, ai nấy ở trong nhà, ra đường phố cũng bị hạn chế. Buồn thật. Nhưng trong cái buồn cũng có cái vui. Người ta buồn vì không biết làm gì hay không có cái gì để làm. Còn vui là thấy có nhiều việc để làm như dọn dẹp nhà cửa, sửa chữa chổ này chỗ kia, chăm sóc vườn tược, đọc kinh, đọc sách, đối xử với nhau trong tình tương thân tương ái trọn hảo hơn vv… trong khi chờ đợi cho tai qua nạn khỏi.
Đây là cơ hội tốt cho mỗi người có thể tạo ra một không gian cư ngụ, trong đó có Chúa ở cùng. Thật thì đức tin dạy các người Công Giáo rằng Đức Chúa Trời ở khắp mọi nơi, chẳng có nơi nào mà chẳng có Đức Chúa Trởi, Nhưng Chúa là Đấng vô hình thể, cách ở của Người không giống như cách ở của chúng ta. Chúng ta ở chỗ nào là thân xác ở chỗ đó, nhưng Chúa thì không vì Người là Thần Khí. Vì thê, khi nói có Chúa ở cùng là có ý nói về cách thế Chúa ở nơi chúng ta, như khi Người nói: “Thầy ở lại cùng anh em mọi ngày cho đến tận thê. Anh em hãy ở lại trong Thầy”.
Trong giai đoạn này, không gian cu ngụ của mỗi người là nhà mình. Mỗi người nên dùng thời gian này để sống trong không gian cư ngụ của mình với Chúa cách mật thiết hơn. Bằng cách nào? Thưa bằng cách nhớ rằng mình đang có cơ hội đặc biệt được Chúa ở cùng, trong sự thinh lặng. Có thể là mình đang lo sợ bị lây nhiễm dịch bệnh. Vậy, hãy tin cậy vào Chúa vì Người là núi đá, là thuẫn đỡ khiên che cho dân con Người trong lúc lúc gian nan khốn khó. Có lời thánh vịnh chép rằng:
“Khi tôi trung cầu cứu đến Ta, Ta liền đáp lại.
Lúc ngặt nghèo có Ta ở kề bên.
Ta giải cứu và ban nhiều vinh dự
Cho sống lâu, tuổi thọ an nhàn”
Lúc này tương đối chúng ta có nhiều thời giờ hơn để ở gần bên Chúa. Mỗi người có thể dùng quãng thời gian này dể đọc Kinh Thánh, Các Giờ Kinh Phụng Vụ, lần hạt. Đây không chỉ là những việc dành cho các tu sĩ hay linh mục mà chính là của những người nghĩa thiết hay muốn nên nghĩa thiết với Chúa. Mà là nghĩa thiết thì được Chúa ở cùng và ban ơn phù trì che chở, như chính Người nói: “Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy. Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thấy.” (Ga 15,11)
Đây cũng còn là dịp để mỗi người cầu nguyện nhiều hơn hay tập cầu nguyện nếu chưa biết, đồng thời có cơ hội để nghiệm xem Chúa tốt lành biết mấy và nếm thử Chúa ngọt ngào xiết bao. Chỉ người có kinh nghiệm mới cảm và tin được như thế. Nhân dịp này, chúng ta thử tập cho có kinh nghiệm ở với Chúa và ở gần bên Người. Người sẽ gõ cửa và sẽ vào dùng bữa tối với chúng ta trong tình thân mật: “Này đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với người ấy.” (Ga 3, 20)
Nói tóm lại, giai đoạn này tạm gọi như thời kỳ “cấm cung” hay “cấm vận” với những hạn chế và bất tiện, nhưng cũng là thời cơ có thể giúp căn phòng hay ngôi nhà của mỗi người thành nơi cử ngụ, trong đó có Chúa ở cùng mà tỏ lòng tôn kính mến yêu, tâm sự với Người như với một người cha hay một bạn thân tình, không còn xa cách, không còn lạnh nhạt..
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:11 30/03/2020
2. Trong lòng vui vẻ thì việc thành công không khó, trong lòng buồn bực thì làm việc dễ thất bại.
(Thánh Alexandre)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")
-------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:15 30/03/2020
80. THƯ THIẾP CỦA TIÊU THÀNH
Văn chương của Lý Ung nổi tiếng khắp nơi, thư pháp giỏi, tính tình hào phóng. Ông ta cho rằng thư pháp của Tiêu Thành là không đẹp nên Tiêu Thành không phục.
Một hôm, Tiêu Thành viết bức danh thiếp, cố ý đem màu sắc của giấy làm thành màu rất ảm đạm, nhìn vào thì biết là giấy rất cũ, sau đó đem đi đưa cho Lý Ung coi và giới thiệu:
- “Đây là bức bút tích thật của Vương Nghĩa Chí, ngài coi có đẹp không?”
Lý Ung vừa nhìn thì quả thật rất đẹp, bèn liên tục nói đẹp đẹp, lúc ấy Tiêu Thành bèn nói thật chân tướng, Lý Ung bèn cầm lên coi lại, nói:
- “Nhìn thật kỹ chưa chắc mỗi chữ đều đẹp”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 80:
Ở đời có những người thích được “nổi” giữa xã hội, cho nên tập tành làm nhà thức giả phê bình người này thiếu hiểu biết, chê người nọ cuộc sống không đáng cho người khác nể phục, lại có người học đòi làm sang chơi ngông hơn kẻ triệu phú xài tiền như đốt giấy vụn...
Học làm thức giả thì không có gì phải xấu nếu trong bụng chứa đầy chữ nghĩa thông bác cổ kim, nhưng nếu chỉ biết vài ba đầu sách rồi phê bình chê bai người khác thì là “giả” chứ không thật; Học làm kẻ văn minh thì không có gì là xấu mà là người tiến bộ, nhưng hàng đêm đến nhà hàng bia ôm để vung tiền bạc triệu cho những cuộc ăn nhậu trác táng thì đúng là học làm sang trật đường trật xá, đáng bị gia đình và xã hội lên án...
Người chơi đồ cổ sành điệu thì nhìn là biết ngay đồ cổ giả hay đồ cổ thật, người Ki-tô hữu chân chính thì nhìn là biết ngay thế nào là khiêm tốn thật và thế nào là khiêm tốn giả nơi một con người, đó là người ấy có hay phê bình và chê bai người khác hay không mà thôi !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Văn chương của Lý Ung nổi tiếng khắp nơi, thư pháp giỏi, tính tình hào phóng. Ông ta cho rằng thư pháp của Tiêu Thành là không đẹp nên Tiêu Thành không phục.
Một hôm, Tiêu Thành viết bức danh thiếp, cố ý đem màu sắc của giấy làm thành màu rất ảm đạm, nhìn vào thì biết là giấy rất cũ, sau đó đem đi đưa cho Lý Ung coi và giới thiệu:
- “Đây là bức bút tích thật của Vương Nghĩa Chí, ngài coi có đẹp không?”
Lý Ung vừa nhìn thì quả thật rất đẹp, bèn liên tục nói đẹp đẹp, lúc ấy Tiêu Thành bèn nói thật chân tướng, Lý Ung bèn cầm lên coi lại, nói:
- “Nhìn thật kỹ chưa chắc mỗi chữ đều đẹp”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 80:
Ở đời có những người thích được “nổi” giữa xã hội, cho nên tập tành làm nhà thức giả phê bình người này thiếu hiểu biết, chê người nọ cuộc sống không đáng cho người khác nể phục, lại có người học đòi làm sang chơi ngông hơn kẻ triệu phú xài tiền như đốt giấy vụn...
Học làm thức giả thì không có gì phải xấu nếu trong bụng chứa đầy chữ nghĩa thông bác cổ kim, nhưng nếu chỉ biết vài ba đầu sách rồi phê bình chê bai người khác thì là “giả” chứ không thật; Học làm kẻ văn minh thì không có gì là xấu mà là người tiến bộ, nhưng hàng đêm đến nhà hàng bia ôm để vung tiền bạc triệu cho những cuộc ăn nhậu trác táng thì đúng là học làm sang trật đường trật xá, đáng bị gia đình và xã hội lên án...
Người chơi đồ cổ sành điệu thì nhìn là biết ngay đồ cổ giả hay đồ cổ thật, người Ki-tô hữu chân chính thì nhìn là biết ngay thế nào là khiêm tốn thật và thế nào là khiêm tốn giả nơi một con người, đó là người ấy có hay phê bình và chê bai người khác hay không mà thôi !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thảm thương Ấn Độ: dân nghèo ăn cỏ ăn chuột, Giáo Hội mở cửa nhà thương trường học cho dân.
Trần Mạnh Trác
13:35 30/03/2020
Nói chuyện với AsiaNews, Đức Cha Felix Machado, tổng giám mục Vasai và tổng thư ký Hội đồng Giám mục Ấn Độ (CBCI), tuyên bố: "Đã nhiều năm qua, Cộng đồng Kitô giáo nhỏ bé nhưng rộng khắp của chúng tôi đã phục vụ mọi người. Các vị lãnh đạo cuả từng đơn vị cuả chúng tôi trên khắp Ấn Độ đã có sự hiểu biết chi tiết về mọi người sống trong khu vực. Chúng tôi coi họ tất cả là thành viện trong ‘Cộng đồng nhân loại cơ bản,’ vì không ai bị loại trừ ".
Điều kiện éo le của người nghèo đang gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo. Việc phong tỏa đất nước đã khiến hàng triệu người thất nghiệp ở các thành phố lớn, chủ yếu là người di cư kinh tế đã từng đổ xô đến thành phố để tìm kiếm điều kiện sống tốt hơn. Dù số tiền kiếm được là ít ỏi, họ đã cố gắng gửi về cho gia đình cuả họ đang ở lại trong các làng xóm nông thôn.
Những người di cư như Goutam Lal Meena, kiếm được 400 rupee mỗi ngày ở Gujarat (4,8 euro). Nay mất việc, và vì gián đoạn vận chuyển trên toàn lãnh thổ, anh ta phải trở về nhà bằng cách đi bộ 300 km. Phương tiện truyền thông xã hội, các kênh truyền hình và báo chí đầy những câu chuyện tuyệt vọng như thế này, chẳng hạn như một nhóm công nhân dệt may đã phải đi bộ 500 km từ Rahtak (ở Haryana) đến Kanpur (ở Uttar Pradesh).
Trước thảm kịch của con người này, hôm qua, trong chương trình phát thanh hàng tuần, ông thủ tướng đã xin lỗi về những khó khăn gây ra bởi sự phong tỏa toàn bộ, đặc biệt là cho người nghèo. Tuy nhiên, ông nói thêm, "không có cách nào khác" để ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của đại dịch. Ngày nay số người nhiễm bệnh đã tăng lên 1.164, số người chết lên 30.
Cha Warner D'Souza, linh mục chánh xứ nhà thờ St. Jude of Malad và là thư ký của Ủy ban về các sáng kiến mục vụ của tổng giáo phận Mumbai, đã đưa ra một chương trình giúp những nạn nhân khẩn thiết nhất trong cộng đồng.
Đó là đình chỉ ngay sự quyên góp cho quĩ cộng đồng từ các gia đình không còn có khả năng đóng góp; duyệt lại ngân sách các lễ hội trong hai tháng tới để giúp người nghèo; giúp thanh toán tiền thuê nhà cho một gia đình trong cộng đồng St. Michael, đã không thể trả góp trong bảy tháng qua.
Đức Tổng Giám Mục Machado báo cáo rằng "Tất cả những người Dalit (đẳng cấp mạt dân) và Tribals (bộ lạc), người di cư của mọi đẳng cấp và tín ngưỡng, vô gia cư và thất nghiệp vì lệnh ‘khoá cửa quốc gia’, đang được chăm sóc một cách vô vị kỷ, do các Giáo sĩ, tu sĩ nam nữ của giáo phận Vasai, Họ là những công nhân xây dựng và nhiều người mất việc, cùng đi với gia đình. Giáo hội luôn là một người Mẹ, chăm sóc con cái, đặc biệt là những người nghèo, và nhất là vào thời điểm đặc biệt này, Giáo hội ở Ấn Độ thực sự là Mẹ, bao bọc cho con cái trong những lúc cần thiết.”
Giáo phận Nashik ở Maharashtra cũng đang làm việc với người di cư và người Dalits. Đức cha Lourdes Daniel cho biết: “ Tất cả các linh mục và nhà thờ của chúng tôi đều giúp đỡ mọi người đến gõ cửa. Không ai sẽ bị đói. Giáo hội dành cho tất cả mọi người, là nơi ẩn náu cuả họ, và không có phân biệt đối xử dù họ là người Dalit hoặc bộ lạc. Tình hình nghiêm trọng nhất là ở quận Ahmednagar, nơi tập trung nhiều người nghèo. "
Tổ chức cứu trợ của tổng giáo phận Nagpur đã phân phát lương thực cho 350 gia đình di cư nghèo bị mắc kẹt trong khu vực và không thể về nhà. Đức Tổng Giám Mục Elias Gonsalves nói: "Trái tim tôi dành cho những người đau khổ. Tôi đã ra lệnh cho các giám đốc của hiệp hội Nagpur và Amravati bắt đầu giúp đỡ những người công nhân làm việc tạm thời và những công nhân trong các nhà máy gạch. Xin Chúa giúp chúng tôi giúp họ."
Đức Tổng Giám Mục Peter Machado của Bangalore cũng phân phát thức ăn và nơi trú ẩn tạm thời cho những người tị nạn mắc kẹt trong tổng giáo phận. Ngài nhấn mạnh rằng "chúng ta không thể chỉ là những người đứng nhìn với một vẻ mặt thông cảm và chỉ cung cấp cho họ một dịch vụ môi mép, điều này chẳng có ý nghĩa gì cả! Ngay cả khi điều đó đòi hỏi một sự hy sinh to lớn, chúng ta sẽ nhân đôi nỗ lực của mình". Ngài vạch ra một kế hoạch chăm sóc xuyên biên giới: các bác sĩ, nữ tu và bệnh viện Kitô giáo phải chăm sóc cho người bệnh và dành toàn bộ một cánh cuả nhà thương để chăm sóc cho người nhiễm dịch; Ngài đã dùng một số trường Công Giáo để cư trú những người di cư, những người người vô gia cư và tị nạn; mỗi giáo xứ phải có tình nguyện viên mang thức ăn và nhu yếu phẩm đến cho người nghèo trong cộng đồng.
Ở Uttar Pradesh, Cha Anand Mathew thuộc Hội Truyền giáo Ấn Độ đang điều phối các tổ chức cứu trợ liên tôn ở tỉnh Varanasi. Họ phân phối 5 kg gạo, 5 kg bột mì, nửa lít dầu mù tạt, nửa kg đậu lăng, rau, xà phòng, muối, khẩu trang, bánh mì và bánh quy cho khoảng 1.000 gia đình thuộc nhiều thể loại tôn giáo và xã hội khác nhau. Ngài nói - những người Dalit và những người nghèo mạt khác đã bị gọi là 'những người ăn chuột' và đang phải ăn cỏ để sống. Chiến dịch này là một phước lành cho họ. "
Con số 21 triệu tài khoản điện thoại bị đóng lại cho thấy bao nhiêu người đã chết trong dịch bệnh tại Hoa Lục
Đặng Tự Do
16:08 30/03/2020
Như chúng tôi loan tin, trong cuộc họp báo hôm thứ Hai 17 tháng Hai, ngay tại Bắc Kinh, hai nhà sinh vật học Tiểu Ba Đào và Tiểu Lôi đã khăng khăng bác bỏ các giải thích chính thức được phổ biến trên các phương tiện truyền thông nhà nước cho rằng dịch coronavirus đã phát sinh từ một chợ cá của Vũ Hán, và nói rằng dịch bệnh này thực ra phát sinh từ các phòng thí nghiệm ở thành phố này.
Hiện nay, Bắc Kinh đã cho những người bên ngoài vào Vũ Hán, nhưng dự trù đến ngày 8 tháng Tư mới cho những người từ Vũ Hán đi ra.
Trên mạng Vi Bác, hay còn gọi là Weibo, hai nhà sinh vật học này cho biết họ đã xin vào Vũ Hán để điều tra lấy thêm bằng chứng trước khi chợ Vũ Hán được san bằng nhưng bị chặn lại. Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, cho biết Lý Trạch Hoa một người dẫn chương trình truyền hì21nh CCTV đã đến Vũ Hán với tư cách phóng viên tự do để báo cáo về dịch bệnh, đã bị bắt và tới nay vẫn không có tin tức nào về anh ta. Hai nhà báo khác cũng đã biến mất ở Vũ Hán là Phương Bân và Trần Thu Thực.
Số người thiệt mạng ở Trung Quốc do đại dịch coronavirus chủng mới có thể cao hơn rất nhiều so với con số chính thức mà chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc đã công bố.
Tờ The Epoch Times, nghĩa là Thời báo Đại Kỷ Nguyên, có trụ sở tại Hoa Kỳ, đã đăng một báo cáo của ký giả Jennifer Zeng, trong đó cô trích thuật các phúc trình chính thức của Trung Quốc xuất bản hàng tháng. Phúc trình được công bố hôm 19 tháng 3, cho thấy số người tại Trung Quốc dùng điện thoại di động đã giảm từ 1 tỷ 600 triệu 957 ngàn người xuống còn 1 tỷ 579 triệu 927 ngàn người vào tháng 2 năm 2020; tức là có hơn 21 triệu tài khoản điện thoại không còn được dùng nữa.
Trong những tháng trước năm 2020, số lượng điện thoại di động không ngừng gia tăng.
Theo ký giả Jennifer Zeng, điện thoại di động là một phần không thể thiếu trong cuộc sống ở Trung Quốc do mức độ kỹ thuật số hóa rất cao để nhà nước có thể kiểm soát mọi lãnh vực của đời sống công dân.
Vào ngày 1 tháng 12 năm 2019, Trung Quốc đã thực hiện công tác quét khuôn mặt để xác nhận danh tính của những người bắt buộc phảỉ đăng ký số điện thoại. Tờ báo này trích dẫn dữ liệu hoạt động của cả ba công ty điện thoại di động Trung Quốc, cho thấy những trương mục điện thoại di động đều liên tục tăng cho đến tháng 12 năm 2019 nhưng đã giảm mạnh kể từ khi dịch coronavirus chủng mới bùng phát.
Hãng China Mobile, hãng cung cấp dịch vụ lớn nhất quốc gia này, nơi nắm giữ khoảng 60% thị trường điện thoại di động Trung Quốc, đã kiếm thêm được 3 triệu 732 ngàn trương mục vào tháng 12 năm 2019 sau khi luật quét khuôn mặt được ban hành, nhưng họ lại mất 862 ngàn vào tháng 1 năm 2020 và 7 triệu 254 ngàn vào tháng 2 năm 2020.
Tương tự, China Telecom, công ty lớn thứ hai, nơi nắm giữ khoảng 21% thị trường, đã tăng 1 triệu 18 ngàn người sử dụng vào tháng 12 năm 2019, nhưng đã mất 430 ngàn người sử dụng trong tháng Giêng và 5 triệu 600 ngàn người trong tháng 2 vừa qua.
Tờ Thời báo Đại Kỷ Nguyên, kể từ ngày 10 tháng 2, phần lớn sinh viên Trung Quốc đã tham gia các lớp học trực tuyến với số điện thoại di động vì các trường học đều đóng cửa. Như thế, số điện thoại di động lẽ ra phải tăng mới đúng.
Tờ Thời báo Đại Kỷ Nguyên cho rằng nếu chỉ có 10 phần trăm trương mục sử dụng điện thoại di động bị đóng do thiệt mạng vì coronavirus, số người chết đã lên đến ít nhất 2 triệu người.
So sánh với tình hình dịch bệnh ở Ý cũng cho thấy số người chết ở Trung Quốc đã được che đậy một cách trầm trọng. Tỷ lệ tử vong ở Ý cho đến nay là 9% trong khi ở Trung Quốc, nơi số người bị nhiễm vi khuẩn lớn hơn Ý, điều kiện y tế thấp kém hơn lại chỉ có 4%.
Mọi sinh hoạt tại tỉnh Hồ Bắc, tâm chấn của cơn bão dịch coronavirus dường như lại trái ngược với con số tử vong được báo cáo ở Trung Quốc. Bảy nhà quàn ở thành phố Vũ Hán được báo là phải thiêu xác 24 giờ một ngày, bảy ngày một tuần từ hồi cuối tháng Giêng. Tỉnh Hồ Bắc đã phải sử dụng 40 lò hỏa táng di động, mỗi lò có khả năng đốt năm tấn chất thải y tế và thi thể mỗi ngày, kể từ ngày 16 tháng Hai.
“Sự che đậy và quản lý sai lầm của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cho phép vi khuẩn lây lan khắp Trung Quốc và tạo ra một đại dịch toàn cầu”, Tờ Thời báo Đại Kỷ Nguyên kết luận.
Ngoài ra, theo tờ Wall Street Journal, Bà Ngụy Qúy Hiền, người bán tôm tươi tại chợ hải sản Vũ Hán được cho là nạn nhân số Zero của dịch bệnh coronavirus của thế giới đã nói với phóng viên tờ Tài Tân phát hành tại Trung Quốc rằng số người lây lan và tử vong tại đây đã không lớn lao như thế nếu nhà cầm quyền Trung Quốc sớm cảnh báo và có hành động thích ứng.
Source:The epoch times21 Million Fewer Cellphone Users in China May Suggest a High CCP Virus Death Toll
Hiện nay, Bắc Kinh đã cho những người bên ngoài vào Vũ Hán, nhưng dự trù đến ngày 8 tháng Tư mới cho những người từ Vũ Hán đi ra.
Trên mạng Vi Bác, hay còn gọi là Weibo, hai nhà sinh vật học này cho biết họ đã xin vào Vũ Hán để điều tra lấy thêm bằng chứng trước khi chợ Vũ Hán được san bằng nhưng bị chặn lại. Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, cho biết Lý Trạch Hoa một người dẫn chương trình truyền hì21nh CCTV đã đến Vũ Hán với tư cách phóng viên tự do để báo cáo về dịch bệnh, đã bị bắt và tới nay vẫn không có tin tức nào về anh ta. Hai nhà báo khác cũng đã biến mất ở Vũ Hán là Phương Bân và Trần Thu Thực.
Số người thiệt mạng ở Trung Quốc do đại dịch coronavirus chủng mới có thể cao hơn rất nhiều so với con số chính thức mà chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc đã công bố.
Tờ The Epoch Times, nghĩa là Thời báo Đại Kỷ Nguyên, có trụ sở tại Hoa Kỳ, đã đăng một báo cáo của ký giả Jennifer Zeng, trong đó cô trích thuật các phúc trình chính thức của Trung Quốc xuất bản hàng tháng. Phúc trình được công bố hôm 19 tháng 3, cho thấy số người tại Trung Quốc dùng điện thoại di động đã giảm từ 1 tỷ 600 triệu 957 ngàn người xuống còn 1 tỷ 579 triệu 927 ngàn người vào tháng 2 năm 2020; tức là có hơn 21 triệu tài khoản điện thoại không còn được dùng nữa.
Trong những tháng trước năm 2020, số lượng điện thoại di động không ngừng gia tăng.
Theo ký giả Jennifer Zeng, điện thoại di động là một phần không thể thiếu trong cuộc sống ở Trung Quốc do mức độ kỹ thuật số hóa rất cao để nhà nước có thể kiểm soát mọi lãnh vực của đời sống công dân.
Vào ngày 1 tháng 12 năm 2019, Trung Quốc đã thực hiện công tác quét khuôn mặt để xác nhận danh tính của những người bắt buộc phảỉ đăng ký số điện thoại. Tờ báo này trích dẫn dữ liệu hoạt động của cả ba công ty điện thoại di động Trung Quốc, cho thấy những trương mục điện thoại di động đều liên tục tăng cho đến tháng 12 năm 2019 nhưng đã giảm mạnh kể từ khi dịch coronavirus chủng mới bùng phát.
Hãng China Mobile, hãng cung cấp dịch vụ lớn nhất quốc gia này, nơi nắm giữ khoảng 60% thị trường điện thoại di động Trung Quốc, đã kiếm thêm được 3 triệu 732 ngàn trương mục vào tháng 12 năm 2019 sau khi luật quét khuôn mặt được ban hành, nhưng họ lại mất 862 ngàn vào tháng 1 năm 2020 và 7 triệu 254 ngàn vào tháng 2 năm 2020.
Tương tự, China Telecom, công ty lớn thứ hai, nơi nắm giữ khoảng 21% thị trường, đã tăng 1 triệu 18 ngàn người sử dụng vào tháng 12 năm 2019, nhưng đã mất 430 ngàn người sử dụng trong tháng Giêng và 5 triệu 600 ngàn người trong tháng 2 vừa qua.
Tờ Thời báo Đại Kỷ Nguyên, kể từ ngày 10 tháng 2, phần lớn sinh viên Trung Quốc đã tham gia các lớp học trực tuyến với số điện thoại di động vì các trường học đều đóng cửa. Như thế, số điện thoại di động lẽ ra phải tăng mới đúng.
Tờ Thời báo Đại Kỷ Nguyên cho rằng nếu chỉ có 10 phần trăm trương mục sử dụng điện thoại di động bị đóng do thiệt mạng vì coronavirus, số người chết đã lên đến ít nhất 2 triệu người.
So sánh với tình hình dịch bệnh ở Ý cũng cho thấy số người chết ở Trung Quốc đã được che đậy một cách trầm trọng. Tỷ lệ tử vong ở Ý cho đến nay là 9% trong khi ở Trung Quốc, nơi số người bị nhiễm vi khuẩn lớn hơn Ý, điều kiện y tế thấp kém hơn lại chỉ có 4%.
Mọi sinh hoạt tại tỉnh Hồ Bắc, tâm chấn của cơn bão dịch coronavirus dường như lại trái ngược với con số tử vong được báo cáo ở Trung Quốc. Bảy nhà quàn ở thành phố Vũ Hán được báo là phải thiêu xác 24 giờ một ngày, bảy ngày một tuần từ hồi cuối tháng Giêng. Tỉnh Hồ Bắc đã phải sử dụng 40 lò hỏa táng di động, mỗi lò có khả năng đốt năm tấn chất thải y tế và thi thể mỗi ngày, kể từ ngày 16 tháng Hai.
“Sự che đậy và quản lý sai lầm của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cho phép vi khuẩn lây lan khắp Trung Quốc và tạo ra một đại dịch toàn cầu”, Tờ Thời báo Đại Kỷ Nguyên kết luận.
Ngoài ra, theo tờ Wall Street Journal, Bà Ngụy Qúy Hiền, người bán tôm tươi tại chợ hải sản Vũ Hán được cho là nạn nhân số Zero của dịch bệnh coronavirus của thế giới đã nói với phóng viên tờ Tài Tân phát hành tại Trung Quốc rằng số người lây lan và tử vong tại đây đã không lớn lao như thế nếu nhà cầm quyền Trung Quốc sớm cảnh báo và có hành động thích ứng.
Source:The epoch times
Phòng Báo Chí Tòa Thánh xác nhận Đức Thánh Cha đã trải qua xét nghiệm coronavirus và cho kết quả âm tính
Đặng Tự Do
16:10 30/03/2020
Lần đầu tiên Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã chính thức xác nhận rằng Đức Thánh Cha Phanxicô không nhiễm coronavirus và việc thử nghiệm gần đây của 170 nhân viên Tòa Thánh cho thấy chỉ có một trường hợp mới nhiễm bệnh.
Điều này đưa tổng số trường hợp coronavirus liên quan đến quốc gia Thành Vatican lên tới sáu trường hợp.
“Tôi có thể xác nhận rằng cả Đức Thánh Cha và các cộng tác viên gần nhất của ngài đều cho kết quả âm tính trong các xét nghiệm”, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh tuyên bố.
Sáu trường hợp dương tính bao gồm một linh mục sống trong cùng nhà trọ Santa Martha với Đức Thánh Cha Phanxicô. “Vị linh mục này làm việc tại Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã bị cách ly ngay khi ngài trình bày các triệu chứng của coronavirus,” ông Bruni nói.
Vị linh mục mà ông Bruni đề cập đến là Đức Ông Gianluca Pezzoli, 58 tuổi.
Cuộc sống của Đức Giáo Hoàng hiện nay bị giới hạn trong một vài không gian: vào buổi sáng, ngài cử hành thánh lễ một mình trong nhà nguyện với ba thư ký và ăn trưa một mình trong phòng. Ngài vẫn tiếp khách nhưng rất hạn chế và tham dự các cuộc họp trong Dinh Tông Tòa, chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật và trình bày bài giáo lý cho buổi tiếp kiến chung hàng tuần giờ đây được truyền hình từ thư viện của Dinh Tông Tòa.
Source:Catholic News AgencyVatican does coronavirus testing, says Pope Francis does not have virus
Điều này đưa tổng số trường hợp coronavirus liên quan đến quốc gia Thành Vatican lên tới sáu trường hợp.
“Tôi có thể xác nhận rằng cả Đức Thánh Cha và các cộng tác viên gần nhất của ngài đều cho kết quả âm tính trong các xét nghiệm”, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh tuyên bố.
Sáu trường hợp dương tính bao gồm một linh mục sống trong cùng nhà trọ Santa Martha với Đức Thánh Cha Phanxicô. “Vị linh mục này làm việc tại Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã bị cách ly ngay khi ngài trình bày các triệu chứng của coronavirus,” ông Bruni nói.
Vị linh mục mà ông Bruni đề cập đến là Đức Ông Gianluca Pezzoli, 58 tuổi.
Cuộc sống của Đức Giáo Hoàng hiện nay bị giới hạn trong một vài không gian: vào buổi sáng, ngài cử hành thánh lễ một mình trong nhà nguyện với ba thư ký và ăn trưa một mình trong phòng. Ngài vẫn tiếp khách nhưng rất hạn chế và tham dự các cuộc họp trong Dinh Tông Tòa, chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật và trình bày bài giáo lý cho buổi tiếp kiến chung hàng tuần giờ đây được truyền hình từ thư viện của Dinh Tông Tòa.
Source:Catholic News Agency
Đức Hồng Y Angelo De Donatis là vị Hồng Y đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo nhiễm coronavirus
Đặng Tự Do
16:36 30/03/2020
Đức Hồng Y Angelo De Donatis, Giám quản Giáo Phận Rôma, đã thử nghiệm dương tính với coronavirus. Ngài là vị Hồng Y đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo nhiễm phải thứ virus độc địa này.
Đức Hồng Y đã được đưa vào Bệnh viện Gemelli ở Rome vì bị sốt. Đến nay, ngài được báo cáo trong tình trạng tốt, và các cộng tác viên thân thiết của ngài đã được yêu cầu tự cô lập, theo một tuyên bố từ Tòa Giám Quản Rôma.
“Tôi cảm thấy thanh thản và tự tin giữa thử thách này”, Đức Hồng Y nói trong một tuyên bố hôm thứ Hai 30 tháng Ba. “Tôi giao phó mạng sống mình trong tay Chúa và những hỗ trợ từ những lời cầu nguyện của tất cả các anh chị em, các tín hữu của Giáo hội tại Rôma.”
“Tôi sống khoảnh khắc này như một dịp được trao cho tôi bởi Chúa Quan Phòng để tôi có thể chia sẻ nỗi khổ của rất nhiều anh chị em. Tôi cầu nguyện cho họ, cho toàn thể cộng đồng giáo phận và cho cư dân thành phố Rôma,” Đức Hồng Y nói thêm.
Đức Thánh Cha Phanxicô là Giám mục Rôma, nhưng việc lãnh đạo hàng ngày của giáo phận được điều hành bởi vị Giám Quản, hiện nay là Đức Hồng Y De Donatis.
Đức Hồng Y De Donatis năm nay 66 tuổi, đã được Đức Thánh Cha Phanxicô chọn vào năm 2014, trong khi chưa phải là giám mục, để thuyết giảng tuần tĩnh tâm Mùa Chay cho Đức Thánh Cha và Giáo triều Rôma, một công việc theo truyền thống thường được trao cho một vị Hồng Y. Năm 2015, ngài trở thành Giám Mục Phụ Tá Rôma, và trở thành Giám Quản của Rôma vào năm 2017. Ngài được nâng lên hàng Hồng Y vào năm 2018.
Một giám mục Công Giáo đã chết vì virus cực kỳ độc địa này của Tầu. Đức Cha Angelo Moreschi, 67 tuổi, là vị Giám quản Tông toà của xứ Ethiopia tại Gambella, một khu vực truyền giáo với 25,000 người Công Giáo ở phía tây của quốc gia này. Ngài qua đời hôm thứ Tư 25 tháng Ba tại thành phố Brescia của Ý, thuộc vùng Bologna nơi đã trở thành tâm chấn của đại dịch ở châu Âu. Ít nhất 4 Giám Mục đã nhiễm coronavirus, trong đó có Đức Tổng Giám Mục New Orleans, là Đức Cha Greg Aymond. Đến nay gần 100 linh mục được báo cáo đã chết vì coronavirus.
Source:Catholic News AgencyRome’s De Donatis is first cardinal known to have coronavirus
Đức Hồng Y đã được đưa vào Bệnh viện Gemelli ở Rome vì bị sốt. Đến nay, ngài được báo cáo trong tình trạng tốt, và các cộng tác viên thân thiết của ngài đã được yêu cầu tự cô lập, theo một tuyên bố từ Tòa Giám Quản Rôma.
“Tôi cảm thấy thanh thản và tự tin giữa thử thách này”, Đức Hồng Y nói trong một tuyên bố hôm thứ Hai 30 tháng Ba. “Tôi giao phó mạng sống mình trong tay Chúa và những hỗ trợ từ những lời cầu nguyện của tất cả các anh chị em, các tín hữu của Giáo hội tại Rôma.”
“Tôi sống khoảnh khắc này như một dịp được trao cho tôi bởi Chúa Quan Phòng để tôi có thể chia sẻ nỗi khổ của rất nhiều anh chị em. Tôi cầu nguyện cho họ, cho toàn thể cộng đồng giáo phận và cho cư dân thành phố Rôma,” Đức Hồng Y nói thêm.
Đức Thánh Cha Phanxicô là Giám mục Rôma, nhưng việc lãnh đạo hàng ngày của giáo phận được điều hành bởi vị Giám Quản, hiện nay là Đức Hồng Y De Donatis.
Đức Hồng Y De Donatis năm nay 66 tuổi, đã được Đức Thánh Cha Phanxicô chọn vào năm 2014, trong khi chưa phải là giám mục, để thuyết giảng tuần tĩnh tâm Mùa Chay cho Đức Thánh Cha và Giáo triều Rôma, một công việc theo truyền thống thường được trao cho một vị Hồng Y. Năm 2015, ngài trở thành Giám Mục Phụ Tá Rôma, và trở thành Giám Quản của Rôma vào năm 2017. Ngài được nâng lên hàng Hồng Y vào năm 2018.
Một giám mục Công Giáo đã chết vì virus cực kỳ độc địa này của Tầu. Đức Cha Angelo Moreschi, 67 tuổi, là vị Giám quản Tông toà của xứ Ethiopia tại Gambella, một khu vực truyền giáo với 25,000 người Công Giáo ở phía tây của quốc gia này. Ngài qua đời hôm thứ Tư 25 tháng Ba tại thành phố Brescia của Ý, thuộc vùng Bologna nơi đã trở thành tâm chấn của đại dịch ở châu Âu. Ít nhất 4 Giám Mục đã nhiễm coronavirus, trong đó có Đức Tổng Giám Mục New Orleans, là Đức Cha Greg Aymond. Đến nay gần 100 linh mục được báo cáo đã chết vì coronavirus.
Source:Catholic News Agency
Đức Thánh Cha cầu nguyện cho những người đang sợ hãi và mất lòng tin vì dịch bệnh coronavirus
Đặng Tự Do
03:45 30/03/2020
Lúc 7 sáng thứ Hai 30 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ này, ngài cầu nguyện cách riêng cho những người đang bị đè bẹp bởi nỗi sợ gây ra từ dịch bệnh coronavirus, những người đang mất lòng tin vì dịch bệnh coronavirus. Mở đầu thánh lễ được phát trực tiếp từ nhà nguyện Casa Santa Marta, Đức Phanxicô nói:
Hôm nay chúng ta cầu nguyện cho nhiều người thất bại trước dịch bệnh này và vẫn còn sợ hãi vì đại dịch. Xin Chúa giúp họ có sức mạnh để đối phó vì thiện ích của xã hội và toàn thể cộng đồng.
Trong bài giảng Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài liên quan đến bài đáp ca trích từ Thánh Vịnh 23 và áp dụng trong trường hợp hai người phụ nữ được trình bày trong Bài đọc Một và trong bài Phúc Âm trong ngày, là bà Susanna và người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình.
Mở đầu bài giảng Đức Thánh Cha nói:
Cả Susanna và người phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình đều trải qua sự hiện diện của Chúa trong thung lũng tối tăm. Bà Susanna vô tội đã bị cáo gian, còn người phụ nữ kia đã phạm tội. Cả hai đã có một bản án tử hình treo lơ lửng trên đầu của họ.
Các giáo phụ đã nhìn thấy một hình ảnh của Giáo hội trong những người phụ nữ này: đó là những con cái Chúa thánh thiện nhưng tội lỗi. Cả hai phụ nữ đều tuyệt vọng. Nhưng bà Susanna tin tưởng vào Chúa.
Tiếp theo, Đức Thánh Cha đã bình luận về hai nhóm người đàn ông hiện diện trong những biến cố này. Cả hai nhóm đều có vị trí trong Giáo Hội. Nhóm các thẩm phán, và nhóm các thầy thông luật. Những người lên án bà Susanna là những kẻ băng hoại; còn những người lên án người phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình là những kẻ đạo đức giả.
Một người phụ nữ đã rơi vào tay những kẻ đạo đức giả, còn người kia rơi vào tay những kẻ băng hoại. Họ không có lối thoát nào. Cả hai người phụ nữ đang ở trong một thung lũng bóng tối, hướng đến cái chết. Người đầu tiên, là bà Susanna rõ ràng đã giao phó mạng sống mình cho Chúa và Chúa đã can thiệp. Người thứ hai biết cô ấy là kẻ có tội. Cô xấu hổ trước tất cả mọi người. Tin Mừng không nói ra, nhưng chắc chắn cô đang cầu nguyện bên trong tâm hồn, cầu mong có ai đó giúp đỡ.
Cả hai trường hợp đều nhận được sự can thiệp của Chúa. Ngài biện hộ cho Susanna và tha thứ cho người phụ nữ ngoại tình.
Chúa lên án những kẻ băng hoại, Ngài cũng giúp những kẻ đạo đức giả biết hoán cải. Nhưng Ngài không tha thứ cho những kẻ băng hoại, đơn giản vì kẻ băng hoại không có khả năng xin tha thứ. Họ tự mãn, họ tiêu diệt và tiếp tục khai thác mọi người. Họ coi mình đứng ở vị trí của Chúa.
Chúa đáp lại lời cầu xin của những người phụ nữ. Ngài giải thoát Susanna khỏi những kẻ băng hoại. Với người đàn bà ngoại tình, Ngài nói “Tôi cũng không lên án chị đâu. Hãy đi, và đừng phạm tội nữa”.
Trong trường hợp của Susanna, dân chúng ca ngợi Chúa. Những người có mặt cùng với Chúa Giêsu và người phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình đã học được bài học về Lòng Thương Xót Chúa. Đây là những bài học mà tất cả chúng ta cần phải học bởi vì mỗi người trong chúng ta đều có câu chuyện của riêng mình, những tội lỗi cá nhân của riêng mình. Nếu chúng ta không nhận ra tội lỗi của chính mình, thì chúng ta là kẻ băng hoại.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói:
Chúng ta hãy nhìn vào Chúa, Đấng thực thi công lý, nhưng cũng là Đấng vô cùng thương xót, mỗi người chúng ta, khi nhìn thấy Chúa Giêsu đã hành động như thế nào trong những trường hợp này, hãy giao phó cho lòng thương xót của Chúa và cầu nguyện, hãy tin vào lòng thương xót của Chúa, hãy xin Chúa tha thứ, vì Chúa “dẫn tôi qua những con đường đoan chính, sở dĩ vì uy danh Người. Lạy Chúa, dù bước đi trong thung lũng tối, con không lo mắc nạn, vì Chúa ở cùng con. Cây roi và cái gậy của Ngài, đó là điều an ủi lòng con.”
Source:Vatican NewsPope at Mass: ‘We pray for those who remain in fear’
Trong thánh lễ này, ngài cầu nguyện cách riêng cho những người đang bị đè bẹp bởi nỗi sợ gây ra từ dịch bệnh coronavirus, những người đang mất lòng tin vì dịch bệnh coronavirus. Mở đầu thánh lễ được phát trực tiếp từ nhà nguyện Casa Santa Marta, Đức Phanxicô nói:
Hôm nay chúng ta cầu nguyện cho nhiều người thất bại trước dịch bệnh này và vẫn còn sợ hãi vì đại dịch. Xin Chúa giúp họ có sức mạnh để đối phó vì thiện ích của xã hội và toàn thể cộng đồng.
Trong bài giảng Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài liên quan đến bài đáp ca trích từ Thánh Vịnh 23 và áp dụng trong trường hợp hai người phụ nữ được trình bày trong Bài đọc Một và trong bài Phúc Âm trong ngày, là bà Susanna và người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình.
Mở đầu bài giảng Đức Thánh Cha nói:
Cả Susanna và người phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình đều trải qua sự hiện diện của Chúa trong thung lũng tối tăm. Bà Susanna vô tội đã bị cáo gian, còn người phụ nữ kia đã phạm tội. Cả hai đã có một bản án tử hình treo lơ lửng trên đầu của họ.
Các giáo phụ đã nhìn thấy một hình ảnh của Giáo hội trong những người phụ nữ này: đó là những con cái Chúa thánh thiện nhưng tội lỗi. Cả hai phụ nữ đều tuyệt vọng. Nhưng bà Susanna tin tưởng vào Chúa.
Tiếp theo, Đức Thánh Cha đã bình luận về hai nhóm người đàn ông hiện diện trong những biến cố này. Cả hai nhóm đều có vị trí trong Giáo Hội. Nhóm các thẩm phán, và nhóm các thầy thông luật. Những người lên án bà Susanna là những kẻ băng hoại; còn những người lên án người phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình là những kẻ đạo đức giả.
Một người phụ nữ đã rơi vào tay những kẻ đạo đức giả, còn người kia rơi vào tay những kẻ băng hoại. Họ không có lối thoát nào. Cả hai người phụ nữ đang ở trong một thung lũng bóng tối, hướng đến cái chết. Người đầu tiên, là bà Susanna rõ ràng đã giao phó mạng sống mình cho Chúa và Chúa đã can thiệp. Người thứ hai biết cô ấy là kẻ có tội. Cô xấu hổ trước tất cả mọi người. Tin Mừng không nói ra, nhưng chắc chắn cô đang cầu nguyện bên trong tâm hồn, cầu mong có ai đó giúp đỡ.
Cả hai trường hợp đều nhận được sự can thiệp của Chúa. Ngài biện hộ cho Susanna và tha thứ cho người phụ nữ ngoại tình.
Chúa lên án những kẻ băng hoại, Ngài cũng giúp những kẻ đạo đức giả biết hoán cải. Nhưng Ngài không tha thứ cho những kẻ băng hoại, đơn giản vì kẻ băng hoại không có khả năng xin tha thứ. Họ tự mãn, họ tiêu diệt và tiếp tục khai thác mọi người. Họ coi mình đứng ở vị trí của Chúa.
Chúa đáp lại lời cầu xin của những người phụ nữ. Ngài giải thoát Susanna khỏi những kẻ băng hoại. Với người đàn bà ngoại tình, Ngài nói “Tôi cũng không lên án chị đâu. Hãy đi, và đừng phạm tội nữa”.
Trong trường hợp của Susanna, dân chúng ca ngợi Chúa. Những người có mặt cùng với Chúa Giêsu và người phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình đã học được bài học về Lòng Thương Xót Chúa. Đây là những bài học mà tất cả chúng ta cần phải học bởi vì mỗi người trong chúng ta đều có câu chuyện của riêng mình, những tội lỗi cá nhân của riêng mình. Nếu chúng ta không nhận ra tội lỗi của chính mình, thì chúng ta là kẻ băng hoại.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói:
Chúng ta hãy nhìn vào Chúa, Đấng thực thi công lý, nhưng cũng là Đấng vô cùng thương xót, mỗi người chúng ta, khi nhìn thấy Chúa Giêsu đã hành động như thế nào trong những trường hợp này, hãy giao phó cho lòng thương xót của Chúa và cầu nguyện, hãy tin vào lòng thương xót của Chúa, hãy xin Chúa tha thứ, vì Chúa “dẫn tôi qua những con đường đoan chính, sở dĩ vì uy danh Người. Lạy Chúa, dù bước đi trong thung lũng tối, con không lo mắc nạn, vì Chúa ở cùng con. Cây roi và cái gậy của Ngài, đó là điều an ủi lòng con.”
Source:Vatican News
Tin Covid-19: Úc và Mỹ dùng thuốc Quinine để chống coronavirus.
BS Oanh Tran, Trần Mạnh Trác
11:21 30/03/2020
"Các nhà khoa học ở Mỹ và trên thế giới đã xác định được nhiều phương pháp trị liệu có tiềm năng cho COVID19, bao gồm chloroquine và hydroxychloroquine", Ông bộ trưởng HHS Alex Azar tweet vào tối Chúa Nhật.
Việc cho phép này, theo tuyên bố cuả bộ HHS (quản lý Sức Khoẻ và Nhân Sự), có nghĩa là "các hãng bào chế có thể bắt đầu trao tặng thuốc này vào kho dự trữ chiến lược cuả quốc gia, và được phân phối và kê toa bởi các bác sĩ cho bệnh nhân thiếu niên và người lớn nhập viện với triệu chứng COVID-19, mỗi khi thích hợp, cả ngay khi chưa có thử nghiệm lâm sàng".
Họ là những người đi tuyến đầu chống Covid-19. Một nửa sẽ được uống 2 viên thuốc hydroxychloroquine 200mg mỗi ngày, và một nửa khác sẽ uống thuốc giả (placebo).
Đây có thể là một tin vui, không chỉ cho người Mỹ mà cho tất cả những người nghèo trên Thế giới bởi vì loại thuốc Quinine là rẻ mạt so sánh với các trị liệu khác.
Số tiền đễ trị bệnh Covid-19 cho 10 ngày là như sau:
– (20) 200mg hydroxychloroquine tablets @ $0.50 + $10 Z pac= $20.00
– (1) 160 ml bottle (80 mg lopinavir/20 mg ritonavir)/ml= $165.00
– Remdesivir (1) day 200mg @ $1450 + (9) days 100mg @ $950 = $ 10,950.00
Với sự cấp phép này, các hãng thuốc sẽ có thể an lòng tăng cường việc sản xuất và sự khan hiếm (giả tạo) cuả mấy ngày qua có thể được khắc phục mau chóng.
Riêng tại Mỹ, HHS cho biết hai hãng Sandoz đã tặng 30 triệu liều hydroxychloroquine và hãng Bayer đã tặng 1 triệu liều chloroquine.
Trước đây, thứ Ba tuần trước, FDA đã bắt đầu dùng loại thuốc này để thử nghiệm lâm sàng ở tiểu bang New York và người ta đã hy vọng rằng kết quả sơ khởi sẽ được công bố vào ngày thứ Ba tuần này là sớm nhất. Có lẽ đã có một sự việc khác thường nào đó mà FDA lại đổi ý và cho phép sử dụng thuốc một cách sớm suả và bất ngờ như thế này?
Ngay lập tức một số bệnh viện đã ghi thêm 2 loại thuốc này vào phác đồ điều trị của họ.
Nhiều nhà lập pháp và cơ quan truyền thông đã từng chỉ trích ông Trump về niềm tin cuả ông vào loại thuốc này. Nhưng bây giờ một số đang tự hỏi rằng nếu mà thuốc đã được sử dụng sớm hơn thì có thể có sự khác biệt nào không đối với tình hình cuả nạn dịch?
Tuy nhiên vẫn còn một số người chưa hết hoài nghi, vì thiếu dữ liệu về hiệu quả của thuốc đối với việc chống coronavirus và vì lo lắng rằng thuốc sẽ trở nên khan hiếm cho những bệnh nhân đang cần thuốc để điều trị các bệnh khác.
Hydroxychloroquine, đã có sẵn trên thị trường ở Hoa Kỳ, thường được sử dụng để điều trị bệnh sốt rét, lupus và viêm khớp dạng thấp.
Đã có nhiều bệnh nhân lupus và viêm khớp phàn nàn rằng họ không thể mua thuốc theo đơn trong bối cảnh thiếu hụt liên tục, và cũng có báo cáo cho thấy rằng một số bác sĩ đang tự tích trữ thuốc để đề phòng bệnh coronavirus cho họ và cho gia đình họ.
Một số quan chức liên bang cũng phàn nàn rằng việc ông Trump tập trung vào thuốc chống sốt rét đã làm xao lãng các nỗ lực tìm ra những liệu pháp hứa hẹn hơn.
"Tôi muốn xem ai tại FDA đã ký tắt vào pháp lệnh Emergency Use Authorization (EUA) này trong khi vẫn chưa có bằng chứng khoa học rằng chloroquine / hydroxychloroquine có lợi trong việc điều trị COVID-19," là tweet cuả bà Luciana Borio, từng là khoa học trưởng từ năm 2015 đến 2017 cuả FDA.
"EUA chỉ được ban hành khi bằng chứng chỉ ra rằng lợi ích vượt xa rủi ro".
Khi được hỏi liệu chính quyền có nên chờ thêm bằng chứng về thuốc chống sốt rét hay không? Tổng thống Trump hôm thứ Sáu nhấn mạnh đến sự cần thiết của tốc độ.
Ám chỉ cách làm việc chậm chạp cuả FDA, ông nói:“Họ nói rằng chúng tôi sẽ bắt đầu làm việc ngay lập tức. Nhưng có thể phải mất đến một năm,”
Tổng thống nói. “Tôi đã hỏi một năm thì còn có nghĩa gì nữa? Chúng ta phải có nó tối nay.”
Tâm tình của Đức Giám Mục Bergamo về các 24 linh mục thiệt mạng vì dịch Convid-19.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
18:26 30/03/2020
Bolzano-Bressanone là giáo phận đầu tiên nhận tin 2 linh mục qua đời vì nhiễm dịch. Sau đó, con số các linh mục thiệt mạng khi đang làm mục vụ tại các giáo phận La Spezia-Sarzana-Brugnato, Vercelli tăng lên từ tháng ba. Sau vài ngày ban đầu an bình, giáo phận Bergamo liên tục đón nhận tin buồn về 24 linh mục qua đời vì cơn dịch trong tháng này. Giáo phận Cremona mất đi 8 linh mục. Milan cùng mất 8 vị. Brescia 3 vị. Parma 6 vị. Piacenza-Bobbio 6 vị. Lodi 5 vị. Pesaro 3 vị. Trento, 2 linh mục dòng Orione. Tính đến nay, có 79 linh mục giáo phận và hơn 25 linh mục dòng tại Ý qua đời vì dịch Covid-19. Ngoài ra, còn có một số các vị Hồng Y và Giám Mục đang được chữa trị tại nhà thương. ĐHY Angelo De Donatis, Đại diện ĐTC Phanxicô coi sóc giáo phận Roma đang được chăm sóc vì bị mắc dịch.
Về các linh mục mới qua đời
“Tôi nghĩ đến 24 linh mục giáo phận mới qua đời và tôi biết nhiều người, ngay cả các linh mục của chúng tôi, đã mất mẹ hoặc cha của họ mà không thể nói lời vĩnh biệt. Thứ Sáu (27.3), tôi đã ở trung tâm của nghĩa trang di tích của Bergamo, trong lòng đau đớn, với nỗi đau trong lòng, tôi nói và nói lên tiếng khóc thương của nhiều gia đình phó thác cho Chúa những người thân yêu của họ, những người không thể đến dự đám tang, nhưng họ biết rằng trong Chúa những linh mục này không bị lãng quên”
Về các linh mục, tu sĩ, giáo dân đang hoạt động
Hơn cả những lời giới thiệu cho các linh mục của tôi, tôi gần gũi và biết ơn họ vì họ gương mẫu trong hoạt động mục vụ và trong vai trò mục tử mà họ thể hiện trong những ngày này. Giáo phận có khoảng 400 giáo xứ và tôi thực sự đang thấy những sự kiện mới, giàu trí tưởng tượng nhất để thúc đẩy sự gần gũi này. Các linh mục hoạt động trên mạng xã hội, với các thánh lễ phát trực tuyến, với các đề xuất về video và về văn bản cho các buổi nói chuyện. Giáo phận có tài chánh hỗ trợ trên trang web www.diocesibg.it và www.oratoribg.it. Sự gần gũi này đi theo hướng nhận thức rằng Thiên Chúa, người cũng đang thử thách chúng ta, không bỏ rơi chúng ta. Là giáo phận, chúng tôi đã chào đón những bệnh nhân bị cách ly không thể trở về nhà của họ. Trong chủng viện có năm mươi phòng cho các bác sĩ và y tá đến từ bên ngoài Bergamo hoặc không muốn trở về với gia đình. Chúng tôi đã mở mục "Một trái tim lắng nghe": một kênh điện thoại nhận cuộc gọi từ những người cần đối thoại, suy tư, an ủi từ trong lãnh vực tâm linh hoặc tâm lý. Các linh mục, nữ tu, thậm chí giáo dân làm việc ở đó. Và chúng tôi đã nghĩ về người nghèo trong số những người nghèo, sắp xếp lại các cấu trúc để những người vô gia cư và người di cư có thể sống an toàn.
Tôi cảm nhận có một nhu cầu rất lớn về sự gần gũi với giáo dân ngay bây giờ. Nhưng điều đó là không đủ. Trong những ngày gần đây, khi chưa hiểu rõ về mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, mọi người tiếp tục "sống suy nghĩ về bản thân họ nhiều hơn một chút". Bây giờ chúng tôi cảm thấy gần gũi hơn. Sự khẩn cấp đã kích hoạt một sự đoàn kết ấn tượng rộng rãi. Đoàn kết sau đó đã sinh ra cảm giác gần gũi.
Về Đức Thánh Cha Phanxicô
Tôi cảm thấy Đức Thánh Cha Phanxicô đi bên cạnh chúng tôi. Điều này được thực hiện với rất nhiều cảm xúc khi Ngài gọi điện thoại cho tôi. Đức Thánh Cha rất tình cảm, cho thấy sự gần gũi hiền phụ với tôi, với các linh mục, với người bệnh, với những người chăm sóc họ và cho cả Cộng đồng của chúng tôi. Ngài muốn hỏi chi tiết về tình huống mà Bergamo đang gặp phải, vì Ngài đã được thông báo rất nhiều. Ngài đã rất xúc động bởi sự đau khổ của nhiều người đã chết và sự tách rời của các gia đình buộc phải sống theo cách đau lòng như vậy. Ngài yêu cầu tôi mang đến cho mọi người lời chúc lành an ủi và mang ân sủng, ánh sáng và sức mạnh. Cụ thể, Ngài yêu cầu tôi mang sự gần gũi của Ngài đến với người bệnh và tất cả những người theo những cách khác nhau đang làm việc cách anh hùng vì lợi ích của người khác: bác sĩ, y tá, cơ quan dân sự và y tế, nhân viên thực thi pháp luật. Ngài bày tỏ hài lòng sâu sắc đối với các linh mục của chúng tôi, ấn tượng bởi số người chết và nhập viện, nhưng cũng ấn tượng tích cực bởi sự tưởng tượng mục vụ tạo ra mọi hình thức gần gũi với gia đình, người già và trẻ em đều được phát minh, một dấu hiệu gần gũi của Thiên Chúa. Đức Thánh Cha Phanxicô đã hứa rằng ngài sẽ mang chúng tôi trong trái tim và trong lời cầu nguyện hàng ngày của Ngài. Cử chỉ quan tâm tinh tế này và sự chúc lành của Ngài như một người cha là một tiếng vang, sự tiếp nối, một thực hiện cụ thể đối với tôi và tôi tin chắc dành cho toàn bộ giáo phận và cho mỗi người về sự âu yếm của vị thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII mà chúng tôi đã cầu xin và thiên nhiên với những chồi xuân đầu tiên đang quay trở lại với chúng tôi.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Không gian ảo – môi trường mới để thờ phượng
Vũ Văn An
22:48 30/03/2020
Kể từ Chúa Nhật thứ Năm vừa qua, gia đình chúng tôi chỉ còn phương tiện duy nhất để được chiêm ngắm lời lẽ và các cử chỉ của cử hành Phụng Vụ Thánh Thể là màn hình TV nhờ các “livestreams” của Tổng Giáo Phận Sài Gòn. Phải nhận rằng nhờ tham dự các Thánh Lễ trực tuyến này, phần tham dự của chúng tôi trở nên ý thức và tích cực hơn rất nhiều. Mọi lời cầu nguyện, mọi đáp thưa, mọi giảng giải đều được “hết lòng” theo dõi và với lời kêu gọi “sursum corda” (Hãy nâng Tâm hồn lên) quả thật chúng tôi đã hướng nó lên cùng Chúa (Habemus ad Dominum).
Đối với chúng tôi, trong hiệp thông các thánh, không có gì là ảo cả, tất cả đều có ý nghĩa bí tích, lòng chúng tôi thực sự hòa nhập, hiệp thông với toàn thể Giáo Hội qua thánh lễ vị linh mục đang thực sự cử hành ở Nhà Thờ Chính Tòa Sài Gòn và được “livestream” để chúng tôi “thông công”. Trong thế giới “thông công” ấy, việc cử hành ở Sài Gòn và việc chúng tôi tham dự qua màn hình đều là những chuyện có thực, đều là những thực tại. Dĩ nhiên có khác: thực tại ở Sài Gòn là thực tại bí tích, thực tại ở Sydney của chúng tôi là thực tại á bí tích (tôi nghĩ thế thôi, chưa có văn bản nào chính thức nào xác nhận). Nhưng nói thế chỉ là nói theo giáo luật. Tôi tin trước mặt Thiên Chúa, trong hoàn cảnh COVID-19, tất cả đều có thực và đều là những hành vi thờ phượng Người.
Chúng tôi hoàn toàn tán đồng quan điểm của vị linh mục cử hành Thánh Lễ vào sáng Thứ Hai hôm qua tại Nhà Thờ Chính Tòa Sài Gòn: Ngài quả quyết rằng: khi anh chị em không thể đến với Chúa, Chúa đến với anh chị em. Ngài kể lại câu truyện được Tôi Tớ Chúa là Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê kể nhiều lần: Ông Jim không biết cần đến bao nhiêu thì giờ để cuốc bộ tới nhà thờ mỗi trưa (có thể rất lâu, chứ sao lại cứ ban trưa mới tới), nhưng lại chỉ lưu lại đó có 2 phút đủ để nói với Chúa có 1 câu ngắn ngủi: thưa Chúa, Jim đây! Rồi lặng lẽ ra về (có thể đêm mới về đến nơi cư ngụ). Rồi ông Jim bệnh nặng phải vào nhà thương, hết còn sức đâu mà cuốc bộ đến nhà thờ. Chính lúc đó, ngày ngày Chúa đến bệnh viện thăm ông, ông dành sẵn cho Chúa một chiếc ghế bên cạnh giường bệnh của ông. Và khi nhắm mắt lìa trần, người ta thấy ông giơ tay về phía chiếc ghế như từ giã một ai thân thương! Chắc chẳn lúc đó, Chúa cũng chỉ nói với ông một câu vắn vỏi “Jim ơi, Thầy đây”, một câu cũng vắn vỏi như câu nói với người trộm lành: “hôm nay con ở với Thầy trên thiên đàng”. Chúa quả thật đến với Jim. Chúng tôi cũng tin Cúa đến với chúng tôi khi “xem” Thánh Lễ Trực tuyến bằng tâm thức như lúc “tham dự” Thánh Lễ Bí Tích.
Không gian ảo, môi trường thờ phượng mới
Linh mục Arthur Ntembula, một linh mục Châu Phi vừa viết một bài, từ Milan, Ý Đại Lợi và đăng trên Vatican News hôm nay với tựa đề Cyberspace, a new environment for worship, chắc chắn củng cố niềm tin của chúng tôi khi Cha kết luận rằng “Thân Thể Chúa Kitô không bị giới hạn vào thân thể vật lý. Chúng ta cũng là một thân thể thiêng liêng nữa”. Nội dung bài viết của Cha như sau:
Như chúng ta đã biết, ngày nay, loài người bị ảnh hưởng bởi một tai họa đã làm xáo trộn dòng sống bình thường. Những câu hỏi căn bản mà nhiều người trong chúng ta đang hỏi là, “nhưng khi nào thì đại họa này sẽ kết thúc? Khi nào chúng ta sẽ trở lại để tận hưởng cuộc sống bình thường? Thiên Chúa đang ở đâu trong tất cả những điều này? Các nhà kinh tế đang lo lắng về tác động của nó đối với các nền kinh tế thế giới hoặc địa phương. Các bác sĩ đang quan tâm đến việc cứu càng nhiều mạng sống càng tốt. Các nhà khoa học lo lắng về việc tìm ra một loại vắc-xin để tiêu diệt hoàn toàn con quái vật tí hon này. Các nhà báo lo lắng về việc cung cấp mọi thông tin cần thiết càng nhiều càng tốt. Các nhà lãnh đạo chính trị lo lắng về việc đưa ra các biện pháp để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.
Khi các tín hữu không thể tụ tập để thờ phượng công cộng nữa
Giáo hội cũng lo lắng về điều: Làm thế nào để đức tin của người ta được duy trì trong thời khắc thử thách này khi các tín hữu không thể tụ tập trong các buổi thờ phượng công cộng nữa?
“Nếu người ta không thể đến với Giáo Hội, Giáo hội nên đến với người ta”. Tình hình hiện tại đang thách thức Giáo hội biến không gian ảo thành một môi trường thờ phượng có thể duy trì đức tin của người ta. Thật không may khi thách thức này xuất hiện vào thời điểm chúng ta sắp cử hành các mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Kitô. Đối với nhiều người, năm nay, các cử hành Phục sinh sẽ thấy họ ở tại nhà. Đối với người Công Giáo, đây là một thử thách lớn đối với đức tin của họ. Bạn có bao giờ tưởng tượng việc không đến Nhà thờ vào Thứ Sáu Tuần Thánh, vào Thứ Bảy Tuần Thánh và Chúa Nhật Phục Sinh không? Ngay việc nghĩ đến điều đó cũng đã khó khăn rồi, nhưng đó là thực tại mà chúng ta hiện có, và chúng ta phải đối diện với nó.
Các phương tiện truyền thông như một không gian để truyền giảng Tin Mừng
Bất kể điều gì đang xảy ra, Giáo hội có thể thánh hóa không gian mạng bằng sự hiện diện của mình. Điều này mở rộng để chúng ta thấy sự cần thiết và khả thể truyền giảng Tin Mừng qua các phương tiện truyền thông, cả xã hội lẫn truyền thống. Trong cuộc khủng hoảng này, Giáo hội, bất kể là Cộng đồng Kitô giáo nhỏ, giáo xứ, giáo phận hoặc phổ quát, buộc phải chuyển trọng tâm từ tòa nhà thể lý sang không gian ảo.
Không gian mạng, khi được sử dụng một cách hữu hiệu, có thể khiến tín hữu cảm thấy gần gũi hơn với Chúa Kitô và Giáo hội của họ ngay cả khi họ không thể đến Nhà thờ thể lý để thờ phượng. Đức Thánh Cha, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đã dẫn đường trong khía cạnh này. Ngài đã thiết lập tiến độ. Và ngài luôn nhấn mạnh đến sự cần thiết các linh mục phải đặc biệt quan tâm đến các công cụ truyền thông khác nhau mà chúng ta hiện có để truyền bá thông điệp của Chúa Kitô.
Các linh mục có thể tiếp cận giáo dân của các ngài qua các thiết bị điện tử
Người ta không thể đến Nhà thờ nữa, nhưng các tác nhân mục vụ có thể giúp họ cảm nhận được bàn tay chăm sóc của Giáo hội và sự hiện diện ban phước lành của Chúa Kitô trong nhà của họ. Trong thời gian này, người ta đang dành nhiều thời gian hơn để xem các thiết bị điện tử của họ, lướt tìm thông tin trên mạng, trên Facebook, trao đổi tin nhắn trong WhatsApp và những gì không có trong đó. Các linh mục vẫn có thể tiếp cận giáo dân của mình thông qua các phương tiện tương tự bằng cách phát tuyến sống các thánh lễ trực tiếp, dành thời gian viết và đăng tải các bài giảng ngắn và gửi đi các tin nhắn hoặc băng video đã được thu trước về các khía cạnh của đức tin. Thậm chí còn có thể tổ chức các bài học giáo lý về hôn nhân qua hình thức hội nghị bằng điện thoại (conference calls).
Bục truyền giảng Tin Mừng không còn đủ
Bây giờ không phải là lúc để thư giãn vì chúng ta không đang nghỉ hè. Đã đến lúc phải mạnh mẽ hơn nữa trong công việc mục vụ truyền giảng Tin Mừng của chúng ta. Thật vậy, không phải tất cả giáo dân đều ở trên các phương tiện truyền thông xã hội hoặc được kết nối. Tuy nhiên, bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng tin nhắn của bạn sẽ tiếp cận ngay cả những người không được kết nối với cộng đồng ảo.
Người ta có thể nói, “nhưng tôi thậm chí không ở trên Facebook hay Instagram hay twitter, v.v... Làm thế nào để tôi làm điều này trên không gian mạng được?” Không sao, tình huống này đòi bạn phải xem xét việc tham gia cộng đồng truyền thông xã hội hoặc ít nhất tạo các nội dung để những người đã kết nối với cộng đồng ảo có thể đăng tải thay mặt bạn hoặc trên các trang mạng của họ. Nó sẽ giúp bạn tiếp tục hợp nhất với các giáo dân của bạn để họ cảm thấy sự chăm sóc của mục tử họ ngay trong nhà của họ. Trong thế giới ngày nay, các tác nhân mục vụ không thể an tâm chỉ với hình thức truyền giảng Tin Mừng bằng bục giảng. Nếu Giáo hội phải di chuyển cùng với người ta, thì các linh mục không thể ngồi một chỗ và chỉ chờ mọi người đến với giáo xứ. Chúng ta cần phải đứng lên và đi ra ngoài để gặp họ mọi lúc mọi nơi. Nếu họ ở trên Facebook, chúng ta hãy dựng lều cho giáo xứ chúng ta trong không gian đó và tiếp tục vươn tay ra với họ.
Thân Thể của Chúa Kitô không bị giới hạn trong thân thể vật lý. Chúng ta cũng là một thân thể thiêng liêng nữa.
Ý kiến nhà chuyên môn
Việc Đức Giáo Hoàng, ngày 27 tháng 3 vừa qua, ban phép lành Urbi et Orbi, từ Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô với ơn toàn xá cho cả những người “xem” ngài cử hành nghi lễ đó trên màn ảnh TV của nhà họ đủ nói lên “hiệu quả” thực sự của việc tham gia này. Tất cả phụ thuộc ý hướng của chúng ta trong hoàn cảnh Covid-19. Điều cần nhấn mạnh có chăng là điều này: đây là hình thức tham gia đáng khuyến khích trong thời Covid-19, là thời, Giáo Hội miễn chước việc tham dự Thánh Lễ dù là thánh lễ buộc theo giáo luật, nhưng nó không thay thế việc đích thân tham dự Thánh Lễ Bí Tích trong tình thế bình thường.
Một nhà chuyên môn Công Giáo đã phát biểu một số nhận định về vấn đề này trên tạp chí Crux. Đó là Tiến Sĩ Katherine Schmidt, một nhà thần học tại Cao Đẳng Molloy, người từng nghiên cứu mối tương quan giữa nền văn hóa kỹ thuật số và Giáo Hội trong thập niên qua.
Tiến sĩ Schmidt phản đối những người cho rằng không gian mạng là điều xa lạ đối với truyền thống và thần học Công Giáo vì bà tin rằng ngay từ thế kỷ 17, Giáo Hội đã lưu ý tới một vài loại phương tiện truyền thông rồi. Trong cuốn sách của bà tựa là Virtual Communion: Theology of the Internet and the Catholic Sacramental Imagination (Truyền Thông Ảo: Thần Học về Liên Mạng và Óc Tưởng Tượng Bí Tích Công Giáo) do nhà Lexington/Fortress xuất bản, bà đã đề cập đến lịch sử các tuyên bố của Giáo Hội về các phương tgiện truyền thông và kỹ thuật.
Bà cho rằng, với tính bí tích sâu sắc, người Công Giáo chúng ta rất thích các phương tiện truyền thông: Đàng Thánh Giá là một điển hình chứng minh chúng ta rất yêu chuộng hình ảnh, những gì mình đụng chạm, ngửi được và cả các không gian nữa. Và bà cho rằng các phương tiện này không hoàn toàn khác với các phương tiện truyền thông kỹ thuật số, nhưng là một thể liên tục (a continuum).
Đi xa hơn một chút, Tiến sĩ Schmidt nói rằng không gian ảo là nơi hiện nay chúng ta dành cho nhiều thì giờ hơn cả, có khi đến 11 giờ 1 ngày. Nghĩ rằng việc này không ăn nhằm gì tới việc cảm nghiệm ơn thánh là điều nguy hiểm về phương diện thần học.
Thực ra bà không lưu ý tới “thánh Lễ Trực Tuyến” cho bằng làm thế nào để không gian mạng gia tăng và hoạt động song song với các không gian phụng vụ. Nghĩa là các không gian mạng như facebook và các trang mạng giáo xứ phải giúp cung cấp điều mà các nhà thần học, các nhà xã hội học và các nhà tâm lý học nói chúng ta cần, nghĩa là một mạng lưới xã hội dầy hơn vượt quá những gì chúng ta thực hiện trong vòng 1 giờ mỗi Chúa Nhật.
Điều ấy rất cần để tạo ra một thứ gắn bó giữa các giáo dân trong xứ đạo vốn không còn tập trung tại 1 nơi như xưa mà tản mác về địa dư và thể lý khắp trong 1 khu phố.
Dĩ nhiên có dây liên kết mạnh có dây liên kết yếu, nhưng Tiến Sĩ Schmidt không đồng ý coi dây liên kết do không gian ảo tạo ra là dây liên kết yếu so với dây liên kết đích thân. Phạm vi nào cũng có những liên kết mạnh và yếu. Theo bà, Giáo Hội cần cả hai loại liên kết này.
Môt trong những điểm yếu trên đây có thể là cung cách truyền thông trên twitter. Bà thường thấy khi 1 văn kiện của Tòa Thánh được ban hành, các twitters thường chỉ trích những đoạn “hợp” với quan điểm hay chủ trương của mình, và khi “hót” đi “hót” lại, nhóm này vô tình tạo nên 1 cái nhìn phiến diện, bỏ qua chiều hướng lớn lao hơn của sứ mệnh Giáo Hội.
Riêng về các Thánh Lễ trực tuyến, bà đồng ý với việc không coi nó có tính phụng vụ đúng nghĩa, không thể tương đương với Thánh Lễ Bí Tích, nhưng cũng không nên coi nó như các thực hành khác như lần hạt Mân Côi hay bất cứ “podcast” cầu nguyện nào khác vì nếu thực hiện cho tốt, nó có chiều kích cộng đồng thực sự quan trọng và thánh thiện.
Phân tích các Thánh Lễ trực tuyến gần đây, bà nhận thấy kỹ thuật có nhiều dị biệt: nơi dùng 1 máy, do đó màn ảnh thường quá xa hoặc quá gần (tạo nên có khi một bầu khí lạnh lùng), nơi dùng nhiều máy để quay nhiều góc cạnh khác nhau, nhưng các góc cạnh này có tính chủ quan, nên không hẳn tạo ra “hiệu quả” khách quan. Bà nghĩ rằng, trong phụng vụ, một chi tiết dù nhỏ cũng rất quan trọng. Nên bà thỉnh cầu hàng giáo phẩm nên có các hướng dẫn cụ thể về phương diện này.
Đối với chúng tôi, trong hiệp thông các thánh, không có gì là ảo cả, tất cả đều có ý nghĩa bí tích, lòng chúng tôi thực sự hòa nhập, hiệp thông với toàn thể Giáo Hội qua thánh lễ vị linh mục đang thực sự cử hành ở Nhà Thờ Chính Tòa Sài Gòn và được “livestream” để chúng tôi “thông công”. Trong thế giới “thông công” ấy, việc cử hành ở Sài Gòn và việc chúng tôi tham dự qua màn hình đều là những chuyện có thực, đều là những thực tại. Dĩ nhiên có khác: thực tại ở Sài Gòn là thực tại bí tích, thực tại ở Sydney của chúng tôi là thực tại á bí tích (tôi nghĩ thế thôi, chưa có văn bản nào chính thức nào xác nhận). Nhưng nói thế chỉ là nói theo giáo luật. Tôi tin trước mặt Thiên Chúa, trong hoàn cảnh COVID-19, tất cả đều có thực và đều là những hành vi thờ phượng Người.
Chúng tôi hoàn toàn tán đồng quan điểm của vị linh mục cử hành Thánh Lễ vào sáng Thứ Hai hôm qua tại Nhà Thờ Chính Tòa Sài Gòn: Ngài quả quyết rằng: khi anh chị em không thể đến với Chúa, Chúa đến với anh chị em. Ngài kể lại câu truyện được Tôi Tớ Chúa là Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê kể nhiều lần: Ông Jim không biết cần đến bao nhiêu thì giờ để cuốc bộ tới nhà thờ mỗi trưa (có thể rất lâu, chứ sao lại cứ ban trưa mới tới), nhưng lại chỉ lưu lại đó có 2 phút đủ để nói với Chúa có 1 câu ngắn ngủi: thưa Chúa, Jim đây! Rồi lặng lẽ ra về (có thể đêm mới về đến nơi cư ngụ). Rồi ông Jim bệnh nặng phải vào nhà thương, hết còn sức đâu mà cuốc bộ đến nhà thờ. Chính lúc đó, ngày ngày Chúa đến bệnh viện thăm ông, ông dành sẵn cho Chúa một chiếc ghế bên cạnh giường bệnh của ông. Và khi nhắm mắt lìa trần, người ta thấy ông giơ tay về phía chiếc ghế như từ giã một ai thân thương! Chắc chẳn lúc đó, Chúa cũng chỉ nói với ông một câu vắn vỏi “Jim ơi, Thầy đây”, một câu cũng vắn vỏi như câu nói với người trộm lành: “hôm nay con ở với Thầy trên thiên đàng”. Chúa quả thật đến với Jim. Chúng tôi cũng tin Cúa đến với chúng tôi khi “xem” Thánh Lễ Trực tuyến bằng tâm thức như lúc “tham dự” Thánh Lễ Bí Tích.
Không gian ảo, môi trường thờ phượng mới
Linh mục Arthur Ntembula, một linh mục Châu Phi vừa viết một bài, từ Milan, Ý Đại Lợi và đăng trên Vatican News hôm nay với tựa đề Cyberspace, a new environment for worship, chắc chắn củng cố niềm tin của chúng tôi khi Cha kết luận rằng “Thân Thể Chúa Kitô không bị giới hạn vào thân thể vật lý. Chúng ta cũng là một thân thể thiêng liêng nữa”. Nội dung bài viết của Cha như sau:
Như chúng ta đã biết, ngày nay, loài người bị ảnh hưởng bởi một tai họa đã làm xáo trộn dòng sống bình thường. Những câu hỏi căn bản mà nhiều người trong chúng ta đang hỏi là, “nhưng khi nào thì đại họa này sẽ kết thúc? Khi nào chúng ta sẽ trở lại để tận hưởng cuộc sống bình thường? Thiên Chúa đang ở đâu trong tất cả những điều này? Các nhà kinh tế đang lo lắng về tác động của nó đối với các nền kinh tế thế giới hoặc địa phương. Các bác sĩ đang quan tâm đến việc cứu càng nhiều mạng sống càng tốt. Các nhà khoa học lo lắng về việc tìm ra một loại vắc-xin để tiêu diệt hoàn toàn con quái vật tí hon này. Các nhà báo lo lắng về việc cung cấp mọi thông tin cần thiết càng nhiều càng tốt. Các nhà lãnh đạo chính trị lo lắng về việc đưa ra các biện pháp để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.
Khi các tín hữu không thể tụ tập để thờ phượng công cộng nữa
Giáo hội cũng lo lắng về điều: Làm thế nào để đức tin của người ta được duy trì trong thời khắc thử thách này khi các tín hữu không thể tụ tập trong các buổi thờ phượng công cộng nữa?
“Nếu người ta không thể đến với Giáo Hội, Giáo hội nên đến với người ta”. Tình hình hiện tại đang thách thức Giáo hội biến không gian ảo thành một môi trường thờ phượng có thể duy trì đức tin của người ta. Thật không may khi thách thức này xuất hiện vào thời điểm chúng ta sắp cử hành các mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Kitô. Đối với nhiều người, năm nay, các cử hành Phục sinh sẽ thấy họ ở tại nhà. Đối với người Công Giáo, đây là một thử thách lớn đối với đức tin của họ. Bạn có bao giờ tưởng tượng việc không đến Nhà thờ vào Thứ Sáu Tuần Thánh, vào Thứ Bảy Tuần Thánh và Chúa Nhật Phục Sinh không? Ngay việc nghĩ đến điều đó cũng đã khó khăn rồi, nhưng đó là thực tại mà chúng ta hiện có, và chúng ta phải đối diện với nó.
Các phương tiện truyền thông như một không gian để truyền giảng Tin Mừng
Bất kể điều gì đang xảy ra, Giáo hội có thể thánh hóa không gian mạng bằng sự hiện diện của mình. Điều này mở rộng để chúng ta thấy sự cần thiết và khả thể truyền giảng Tin Mừng qua các phương tiện truyền thông, cả xã hội lẫn truyền thống. Trong cuộc khủng hoảng này, Giáo hội, bất kể là Cộng đồng Kitô giáo nhỏ, giáo xứ, giáo phận hoặc phổ quát, buộc phải chuyển trọng tâm từ tòa nhà thể lý sang không gian ảo.
Không gian mạng, khi được sử dụng một cách hữu hiệu, có thể khiến tín hữu cảm thấy gần gũi hơn với Chúa Kitô và Giáo hội của họ ngay cả khi họ không thể đến Nhà thờ thể lý để thờ phượng. Đức Thánh Cha, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đã dẫn đường trong khía cạnh này. Ngài đã thiết lập tiến độ. Và ngài luôn nhấn mạnh đến sự cần thiết các linh mục phải đặc biệt quan tâm đến các công cụ truyền thông khác nhau mà chúng ta hiện có để truyền bá thông điệp của Chúa Kitô.
Các linh mục có thể tiếp cận giáo dân của các ngài qua các thiết bị điện tử
Người ta không thể đến Nhà thờ nữa, nhưng các tác nhân mục vụ có thể giúp họ cảm nhận được bàn tay chăm sóc của Giáo hội và sự hiện diện ban phước lành của Chúa Kitô trong nhà của họ. Trong thời gian này, người ta đang dành nhiều thời gian hơn để xem các thiết bị điện tử của họ, lướt tìm thông tin trên mạng, trên Facebook, trao đổi tin nhắn trong WhatsApp và những gì không có trong đó. Các linh mục vẫn có thể tiếp cận giáo dân của mình thông qua các phương tiện tương tự bằng cách phát tuyến sống các thánh lễ trực tiếp, dành thời gian viết và đăng tải các bài giảng ngắn và gửi đi các tin nhắn hoặc băng video đã được thu trước về các khía cạnh của đức tin. Thậm chí còn có thể tổ chức các bài học giáo lý về hôn nhân qua hình thức hội nghị bằng điện thoại (conference calls).
Bục truyền giảng Tin Mừng không còn đủ
Bây giờ không phải là lúc để thư giãn vì chúng ta không đang nghỉ hè. Đã đến lúc phải mạnh mẽ hơn nữa trong công việc mục vụ truyền giảng Tin Mừng của chúng ta. Thật vậy, không phải tất cả giáo dân đều ở trên các phương tiện truyền thông xã hội hoặc được kết nối. Tuy nhiên, bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng tin nhắn của bạn sẽ tiếp cận ngay cả những người không được kết nối với cộng đồng ảo.
Người ta có thể nói, “nhưng tôi thậm chí không ở trên Facebook hay Instagram hay twitter, v.v... Làm thế nào để tôi làm điều này trên không gian mạng được?” Không sao, tình huống này đòi bạn phải xem xét việc tham gia cộng đồng truyền thông xã hội hoặc ít nhất tạo các nội dung để những người đã kết nối với cộng đồng ảo có thể đăng tải thay mặt bạn hoặc trên các trang mạng của họ. Nó sẽ giúp bạn tiếp tục hợp nhất với các giáo dân của bạn để họ cảm thấy sự chăm sóc của mục tử họ ngay trong nhà của họ. Trong thế giới ngày nay, các tác nhân mục vụ không thể an tâm chỉ với hình thức truyền giảng Tin Mừng bằng bục giảng. Nếu Giáo hội phải di chuyển cùng với người ta, thì các linh mục không thể ngồi một chỗ và chỉ chờ mọi người đến với giáo xứ. Chúng ta cần phải đứng lên và đi ra ngoài để gặp họ mọi lúc mọi nơi. Nếu họ ở trên Facebook, chúng ta hãy dựng lều cho giáo xứ chúng ta trong không gian đó và tiếp tục vươn tay ra với họ.
Thân Thể của Chúa Kitô không bị giới hạn trong thân thể vật lý. Chúng ta cũng là một thân thể thiêng liêng nữa.
Ý kiến nhà chuyên môn
Việc Đức Giáo Hoàng, ngày 27 tháng 3 vừa qua, ban phép lành Urbi et Orbi, từ Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô với ơn toàn xá cho cả những người “xem” ngài cử hành nghi lễ đó trên màn ảnh TV của nhà họ đủ nói lên “hiệu quả” thực sự của việc tham gia này. Tất cả phụ thuộc ý hướng của chúng ta trong hoàn cảnh Covid-19. Điều cần nhấn mạnh có chăng là điều này: đây là hình thức tham gia đáng khuyến khích trong thời Covid-19, là thời, Giáo Hội miễn chước việc tham dự Thánh Lễ dù là thánh lễ buộc theo giáo luật, nhưng nó không thay thế việc đích thân tham dự Thánh Lễ Bí Tích trong tình thế bình thường.
Một nhà chuyên môn Công Giáo đã phát biểu một số nhận định về vấn đề này trên tạp chí Crux. Đó là Tiến Sĩ Katherine Schmidt, một nhà thần học tại Cao Đẳng Molloy, người từng nghiên cứu mối tương quan giữa nền văn hóa kỹ thuật số và Giáo Hội trong thập niên qua.
Tiến sĩ Schmidt phản đối những người cho rằng không gian mạng là điều xa lạ đối với truyền thống và thần học Công Giáo vì bà tin rằng ngay từ thế kỷ 17, Giáo Hội đã lưu ý tới một vài loại phương tiện truyền thông rồi. Trong cuốn sách của bà tựa là Virtual Communion: Theology of the Internet and the Catholic Sacramental Imagination (Truyền Thông Ảo: Thần Học về Liên Mạng và Óc Tưởng Tượng Bí Tích Công Giáo) do nhà Lexington/Fortress xuất bản, bà đã đề cập đến lịch sử các tuyên bố của Giáo Hội về các phương tgiện truyền thông và kỹ thuật.
Bà cho rằng, với tính bí tích sâu sắc, người Công Giáo chúng ta rất thích các phương tiện truyền thông: Đàng Thánh Giá là một điển hình chứng minh chúng ta rất yêu chuộng hình ảnh, những gì mình đụng chạm, ngửi được và cả các không gian nữa. Và bà cho rằng các phương tiện này không hoàn toàn khác với các phương tiện truyền thông kỹ thuật số, nhưng là một thể liên tục (a continuum).
Đi xa hơn một chút, Tiến sĩ Schmidt nói rằng không gian ảo là nơi hiện nay chúng ta dành cho nhiều thì giờ hơn cả, có khi đến 11 giờ 1 ngày. Nghĩ rằng việc này không ăn nhằm gì tới việc cảm nghiệm ơn thánh là điều nguy hiểm về phương diện thần học.
Thực ra bà không lưu ý tới “thánh Lễ Trực Tuyến” cho bằng làm thế nào để không gian mạng gia tăng và hoạt động song song với các không gian phụng vụ. Nghĩa là các không gian mạng như facebook và các trang mạng giáo xứ phải giúp cung cấp điều mà các nhà thần học, các nhà xã hội học và các nhà tâm lý học nói chúng ta cần, nghĩa là một mạng lưới xã hội dầy hơn vượt quá những gì chúng ta thực hiện trong vòng 1 giờ mỗi Chúa Nhật.
Điều ấy rất cần để tạo ra một thứ gắn bó giữa các giáo dân trong xứ đạo vốn không còn tập trung tại 1 nơi như xưa mà tản mác về địa dư và thể lý khắp trong 1 khu phố.
Dĩ nhiên có dây liên kết mạnh có dây liên kết yếu, nhưng Tiến Sĩ Schmidt không đồng ý coi dây liên kết do không gian ảo tạo ra là dây liên kết yếu so với dây liên kết đích thân. Phạm vi nào cũng có những liên kết mạnh và yếu. Theo bà, Giáo Hội cần cả hai loại liên kết này.
Môt trong những điểm yếu trên đây có thể là cung cách truyền thông trên twitter. Bà thường thấy khi 1 văn kiện của Tòa Thánh được ban hành, các twitters thường chỉ trích những đoạn “hợp” với quan điểm hay chủ trương của mình, và khi “hót” đi “hót” lại, nhóm này vô tình tạo nên 1 cái nhìn phiến diện, bỏ qua chiều hướng lớn lao hơn của sứ mệnh Giáo Hội.
Riêng về các Thánh Lễ trực tuyến, bà đồng ý với việc không coi nó có tính phụng vụ đúng nghĩa, không thể tương đương với Thánh Lễ Bí Tích, nhưng cũng không nên coi nó như các thực hành khác như lần hạt Mân Côi hay bất cứ “podcast” cầu nguyện nào khác vì nếu thực hiện cho tốt, nó có chiều kích cộng đồng thực sự quan trọng và thánh thiện.
Phân tích các Thánh Lễ trực tuyến gần đây, bà nhận thấy kỹ thuật có nhiều dị biệt: nơi dùng 1 máy, do đó màn ảnh thường quá xa hoặc quá gần (tạo nên có khi một bầu khí lạnh lùng), nơi dùng nhiều máy để quay nhiều góc cạnh khác nhau, nhưng các góc cạnh này có tính chủ quan, nên không hẳn tạo ra “hiệu quả” khách quan. Bà nghĩ rằng, trong phụng vụ, một chi tiết dù nhỏ cũng rất quan trọng. Nên bà thỉnh cầu hàng giáo phẩm nên có các hướng dẫn cụ thể về phương diện này.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Urbi et Orbi và những thực tại thánh
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
15:05 30/03/2020
Nhìn hình ảnh Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự giờ cầu nguyện đặc biệt ban Phép lành Tòa Thánh (Urbi et Orbi) với ơn Toàn xá, tại sảnh Đền thờ thánh Phêrô hồi 18 giờ chiều thứ sáu 27.3.2020 (giờ Rôma), để xin Thiên Chúa đẩy lui dịch bệnh, mà bên cạnh chỉ một vài bóng người đơn lẻ, hàng triệu trái tim con người thiện chí và yêu mến trên khắp thế giới đau nhói.
Đau nhói vì tính chất quan trọng và ý nghĩa sâu xa của buổi cầu nguyện mang tính lịch sử này, lại diễn ra giữa một khung cảnh, cứ nhìn bằng mắt thường, cứ suy bằng lý trí con người, cứ cảm nhận bằng trái tim thịt mền của chúng ta, đó là một khung cảnh bi đát.
Chưa từng có bao giờ, ít nhất suốt bảy năm của triều Giáo Hoàng mà chính Đức Phanxicô là chủ của triều ấy, diễn ra một nghi lễ mang tầm vóc quốc tế, tầm vóc lịch sử, lại cử hành trên một không gian rộng vô cùng, nhưng không một bóng người. Quảng trường mà cách đây chưa lâu, hàng ngày tiếp đón hàng chục ngàn lượt khách, lại trở thành quảng trường trống không.
Nếu Tòa Thánh là trái tim của người Công Giáo, thì quảng trường thánh Phêrô là biểu tượng quy tụ, biểu tượng hiệp thông của cả cộng đoàn Hội Thánh khắp thế giới, dường như càng thêm ảm đạm dưới trời mưa sủng ướt.
Giữa một khung cảnh xem ra chỉ là đơn lạnh, hình bóng của vị Giáo Hoàng 84 tuổi cất bước thăm thẳm, xô nghiêng đã khiến triệu triệu trái tim nhói đau, phải vội vàng nuốt ngược giọt xót, giọt thương.
Rất may. Quảng trường thánh Phêrô chiều ấy đâu chỉ có thế. Vượt trên mọi suy nghĩ và cái nhìn bé bỏng, thấp kém của con người là những thực tại thiêng thánh mang đầy ánh sáng, hồng ân, nỗi yêu, nỗi thương vời vợi. Đó là:
1. Lời Chúa.
Chính trong khung cảnh đìu hiu chưa từng có này, Lời Chúa Giêsu vang lên như lay động, như tan chảy cả đến những con tim khô lạnh nhất: "Sao nhát thế? Làm sao mà các con vẫn chưa có lòng tin?" (Mc 4. 35-41).
Ngay lúc này, loài người không còn ai để có thể bám víu. Muốn được giải thoát khỏi mọi nỗi đau ư? Muốn tìm ra phương thế nhằm cứu vãn tình hình ư? Muốn có liều trụ sinh hay vacxin (vaccine) để chữa trị ư? Muốn không còn nhìn thấy những xác người chồng chất nữa ư?...
Hay đang ước ao bất cứ điều gì, dù tốt lành, loài người hãy nhớ: KHÔNG PHÉP LẠ NÀO KHÔNG KHỞI ĐI TỪ LÒNG TIN. Vì thế, lời hỏi của Chúa: "Làm sao mà các con vẫn chưa có lòng tin?", cũng chính là lời tra vấn mỗi con người trong nhân loại này.
Từ ngày lâm vào khổ nạn, người đạo đức chạy đến cùng Chúa bao nhiêu phần trăm trong toàn lực của mình? Người nguội lạnh thấm thía sự dữ mà bắt đầu sống tích cực hơn chưa? Kẻ thờ ơ đã nhận quyền năng Chúa, tùng phục Chúa, dù sự tùng phục ấy chỉ mới khởi điểm? Kẻ ngạo mạn chống đối đã mở mắt để thấy mình chỉ là hạt cát dưới bàn chân của Đấng tuyệt đối tốt lành?
Chỉ một mình Đấng Cứu Thế mới có thể mang đến ơn giải thoát.Vì thế hãy tin. Hãy hy vọng. Tin ngay cả khi khó chấp nhận nhất. Hy vọng ngay cả khi ảm đạm nhất.
Ngày nào còn chưa có lòng tin, ngày ấy sẽ còn tối tăm, sẽ còn bi thảm, sẽ còn nhiều đổ vỡ.
Trong mọi hoàn cảnh, trong mọi vấn đề, nhân loại chỉ cần trở về với lòng tin! Hãy để Chúa chất vấn lòng mình: Làm sao mà các con vẫn chưa có lòng tin?".
2. Thánh Giá.
Quảng trường trống rỗng đã nổi bật Cây Thánh Giá và hình tượng Chúa Giêsu chết treo. Hình ảnh ấy làm vang vọng chính lời của Đấng chịu treo: "Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế" (Mt 28, 20).
Đâu có sợ Thiên Chúa rời bỏ con người. Mãi muôn đời Thiên Chúa vẫn trung thành với lời của Người. Người không ngừng hiện diện. Lòng từ ái của Chúa vẫn phủ đầy chan chứa. Tình yêu thương vô bờ của Đấng Tạo Thành và Cứu Chuộc không ngơi ấp ủ.
Đáng sợ là khi con người nhân danh chính mình rời bỏ Thiên Chúa. Thế giới này, lịch sử này đã bao nhiêu lần chứng kiến cảnh tượng con người đuổi xua Thiên Chúa ra khỏi mọi ảnh hưởng của sự sống và của cuộc đời mình.
Điều quái gỡ và dị hợm ở chỗ, sau khi họ mời Thiên Chúa ra khỏi cuộc đời, lập tức biết bao nhiêu tai ương ập đến, họ lại thách thức Chúa bằng quá nhiều lời hỏi: Chúa ở đâu? Có Chúa không?
Sao con người lại mâu thuẫn đến mức khó hiểu, đến mức lạ lùng: Đuổi Chúa ra khỏi cuộc đời, khỏi thế giới của mình, rồi lại hỏi: Chúa đâu?
Thiên Chúa vẫn mãi là Thiên Chúa của lòng xót thương. Dù là bỉ cực nào đi nữa, hình ảnh Thánh Giá vẫn muôn đời nung nấu lòng người. Hình ảnh Thánh Giá vẫn trung kiên dịu ngọt đợi chờ lòng người.
Một lần nữa, hãy nghe tiếng Chúa nói và thẩm thấu lời Người: "Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế" để cảm nhận niềmn an ủi biết bao nhiêu! sự đỡ nâng biết bao nhiêu!
3. Đức Maria
Bức linh ảnh Đức Maria Phần Rỗi của Dân Rôma có thể nhạt nhòa trong làn mưa giữa trời Vatican chiều ấy, lại không hề nhạt nhòa một tình Mẫu tử thiên thu vời vợi.
Một buổi chiều vần vũ gợi lại hình ảnh chiều xưa trên đồi Tử Nạn. Chiều ấy cũng Thánh Giá, cũng hình ảnh Người Mẹ. Chiều ấy cũng đầy nước mắt, đầy đau xót khác gì lưỡi gươm xé nát tâm hồn.
Chiều ấy Thánh Giá đã dựng lên bởi phải trả giá đắc cho vô vàn lần nhân loại chuộng bóng tối, yêu tội lỗi.
Phải chăng nhân loại đang trải qua đau khổ, là nhân loại đang bước trên hành trình thập giá của chính mình như Đức Maria sầu bi, như Chúa Giêsu thương khó ngày nào!
Mầu nhiệm Thánh Giá đâu có xa xôi. Mầu nhiệm Thánh Giá hiển hiện ngay trong cái tê buốt, trong nỗi thổn thức, trong sự quằn quại, trong gánh oằn nặng mà cả loài người đang vác, đang mang đấy thôi.
Ngước nhìn chân dung Mẹ Thiên Chúa, làm sáng lên niềm tin tưởng rằng: Giữa đoàn con trần thế, Đức Maria không ngừng trở thành người mẹ dịu hiền, nhân hậu, cảm thông...
Người Mẹ có một không hai trên cuộc đời, không ngừng dang tay ôm lấy cả nhân loại như đã từng ôm lấy Đấng Cứu Chuộc nhân loại là Con Một của mình.
Hãy yên tâm. Đức Mẹ đã nhập cuộc với Thánh Giá Chúa Giêsu. Đức Mẹ vẫn tiếp tục nhập cuộc với đoàn con trần thế. Hãy ngã mình vào lòng Đức Mẹ, như Chúa Giêsu đã cho phép Đức Mẹ ôm ghì lấy thân xác của Người.
4. Thánh Thể.
Sau cùng là Thánh Thể Chúa Giêsu. Lời cầu nguyện của vị Giáo Hoàng không ngừng gọi "Chúa ơi!" sao cứ thấm thía, thấm thía đến từng giọt huyết khắp châu thân.
Người Cha của chúng ta cất tiếng gọi Chúa, nhưng dường như không phải tiếng gọi của chính ngài, mà là tiếng gọi của cả nhân loại đau khổ đang bật thốt từ môi miệng của vị Giáo Hoàng muốn đồng hành cùng nỗi đau mang tên "nỗi đau quốc tế".
Dù chỉ nhìn thấy qua phương tiện kỹ thuật, khi vị Cha Chung của chúng ta cầm mà như ôm lấy Thánh Thể Chúa, bước những bước chân lững thững, liêu xiêu, chập choạng đến đối diện quảng trường vắng ngắt, tôi lại thấy sao ấm áp quá, hạnh phúc quá:
Bởi Đức Thánh Cha yêu thương nhân loại như chính ngài là trái tim của nhân loại. Vì thế, giờ đây ở kề bên Thánh Thể Chúa, cũng có nghĩa là trái tim của nhân loại đang gởi trao cả nhân loại vào tay Thiên Chúa.
Loài người đâu có đơn độc. Loài người đâu có mất chỗ dựa cho niềm hy vọng của mình. Có điều là họ có bước đi bên nhau trong Chúa hay không; Họ có dám đặt niềm tín thác của cả vận mạng cuộc đời và sự sống của mình vào Chúa hay không mà thôi.
Chúa vẫn đồng hành cùng thế giới. Qua hình ảnh bàn tay Vị Cha Chung ôm lấy Mình Thánh Chúa, thế giới vẫn còn đó Đấng là Sự Sống, là Nguồn Cội, là Vận Mạng đời đời, là Chốn trở về, là Cùng Đích của chính mình.
Từ bàn tay của Vị Cha Chung ôm lấy Thánh Thể, từ hôm nay, thế giới được tràn đầy Phúc lành, tràn đầy Ân xá mà cụ thể là chính ơn Toàn xá, khởi đi từ công cuộc cứu độ hồng phúc của chính Đấng hiến mình trong Thánh Thể ấy.
Từ bàn tay của Vị Cha Chung ôm lấy Thánh Thể, từ hôm nay, dẫu phải chiến đấu cùng mọi trĩu nặng, thậm chí tang thương nhất, thế giới được ấp ủ trong tình yêu khôn xiết của chính Đấng Cứu Chuộc mình.
Văn Hóa
Cha có sợ chết không?
Lm. Dương Thanh Liêm
08:52 30/03/2020
Cha có sợ chết không?
Anh chị em quí mến,
Đây là câu hỏi của một giáo dân hỏi tôi trong những ngày bùng phát của Covid19: “thưa cha, cha có sợ chết không? Nếu câu hỏi này được hỏi vai năm trước chắc có lẽ tôi sẽ lưỡng lự không biết phải trả lời thế nào. Nhưng thời gian gần đây tôi có thể trả lời câu hỏi này mà không lúng túng. Có lẽ khi chúng ta nếm được những mùi vị thương đau trong cuộc sống, cũng như những điều không như ý xảy ra trong cuộc đời, làm chúng ta hụt hẫng trong nỗi cô đơn sâu thẳm để rồi với ơn Chúa mình bơi ra khỏi cái đớn đau tận cùng đó giúp chúng ta mạnh mẽ và tin cậy vào Chúa hơn nên không còn sợ hãi khi đối diện với cái chết. Hình như khi chúng ta có một cuộc sống bình thản, biết buông bỏ những gì cản trở trên con đường về nhà Chúa thì hành trình đó sẽ nhẹ nhàng hơn. Thật ra cái chết không đáng sợ nhưng sống thế nào để khi cái chết đến mà chúng ta an nhàn chấp nhận thì mới khó.
Chết là một thực tại hiển nhiên. Đã là người, từ xưa đến nay ai không phải chết: "Nhân sinh tự cổ thùy vô tử?". Triết gia M. Heidegger cho rằng quan niệm con người được sinh ra là để hướng về cái chết. Bước qua mỗi ngày sống, người ta tiến gần đến với cái chết của mình hơn. Có lẽ trong những ngày qua, trên các kênh truyền thông được phát sóng khắp nơi trên thế giới về đại dịch Covid19, nhất là chú ý đến sự tàn phá khủng khiếp của đại dịch Covid19 gây ra từ cướp đi mạng sống con người đến sự suy sụp nền kinh tế khắp nơi cũng như các sinh hoạt thường nhật cũng không còn tự do đi lại như trước. Toàn cầu đang đi vào sự tĩnh lặng bất thường.
Suốt 3 tháng qua ngày nào chúng ta cũng nghe về số ca tử vong của bệnh nhân Covid19 toàn cầu luôn gia tăng, tính đến ngày 28 tháng 3 là khoảng 30, 883 người chết, và số ca nhiễm mỗi ngày gia tăng một cách báo động. Chết là điều chắc chắn và là một hiện tượng tự nhiên mà mọi người phải đương đầu, nhưng ngày nào chúng ta cũng nghe sự tàn phá của Covid19 làm chúng ta không khỏi bàng hoàng và lo lắng cho số phận quá mong manh của kiếp người. Làm chúng ta ngày nào cũng nghĩ về cái chết nên dẫn đến sự sợ hãi của rất nhiều người.
Bệnh và chết là việc xảy ra tự nhiên trong đời sống của chúng ta, và chúng ta phải chấp nhận điều đó với sự hiểu biết. Theo các nhà tâm lý học cho biết rằng, nguyên nhân căng thẳng tinh thần là do không dám đương đầu và chấp nhận sự thực ở đời. Cái chết xảy ra hằng ngày, theo thống kê thông thường trên thế giới cho biết mỗi ngày có đến khoảng 150 ngàn người chết vì nhiều lý do khác nhau, tính ra đến khoảng 56 triệu người chết hằng năm. Vậy tại tại sao chúng ta lại hốt hoảng khi phải đối diện với dịch Covid19? Đứng trước đại dịch chúng ta không thể không lo lắng vì sự nguy hiểm của nó. Cách đây 100 năm đại dịch tại Tây Ban Nha đã lây lan nhiều nơi số người nhiễm dịch lên đến 500 triệu và số tử vong ước tính trên 50 triệu ca. Nên hiện nay tất cả các chính phủ trên thế giới luôn cả Úc đang phải đối phó rất chặt chẽ với dịch Covid19. Chính phủ luôn muốn người dân cẩn thận phòng ngừa để sự lây lan giảm thấp nhất có thể.
Cha có sợ chết không? Thật ra cái chết khiến mọi người hiểu rõ số phận của mình là dù cao sang đến đâu, ở địa vị nào trong xã hội, từ tổng thống, thủ tướng, giám mục, linh mục hay dân thường và cho dù kỹ thuật và y khoa tiến bộ đến đâu đi chăng nữa cái chết vẫn như nhau: Hoặc ở trong quan tài hay trở thành một nắm tro tàn. Nên tôi không sợ chết. Nhưng
sống trong những ngày của đại dịch cái tôi sợ không phải cái chết của riêng mà là sự lây lan của dịch bệnh làm người khác chết. Thật ra với trách nhiệm linh mục tôi không sợ bị lây nhiễm từ người khác, nhưng nếu chính tôi là người đem bệnh dịch và cái chết cho người khác đó mới là nỗi sợ của riêng tôi. Là người theo Chúa Ki-tô chúng ta có thể vì người khác mà chết nhưng không thể để người khác vì mình mà chết. Có nhiều quan điểm cho rằng dịch Covid19 chỉ giết hay nguy hiểm cho người lớn tuổi, đúng vì nước Ý cho biết trong số 10000 ca tử vong với độ tuổi trung bình là 78 tuổi cho nên những lập luận cho rằng dưới 60 tuổi dù có nhiễm cũng không chết nên cứ thoải mái đi chu du tứ phía. Cứ tự quan niệm còn trẻ nên sợ gì – nếu không suy nghĩ chính chắn chúng ta sẽ trở nên những con người ích kỷ, chỉ biết bản thân mà không lo gì đến sức khỏe và tính mạng của những người lớn tuổi chung quanh có thể là ông bà cha mẹ người thân của mình.
Mấy hôm trước tôi có nói chuyện với một cụ bà tôi quen, bà chia sẻ với tôi, nghẹn ngào bà nói “Con năm nay đã bước vào tuổi 75, con thì ở trong nhà suốt, không dám ra ngoài sợ nhiễm bệnh, rồi lây lan cho con với cháu, có khi chết, nhưng thằng con của con cứ đi làm về là đi nhậu, đi chu du khắp nơi, con sợ nó đem bệnh về cho con, con nói nó hoài nó không nghe…con quá khổ tâm với nó”. Tôi phải giúp bà sao đây, không biết con bà, hoàn cảnh con bà thế nào, chỉ biết cầu nguyện cho bà. Một hình ảnh của người mẹ Việt Nam tần tảo nuôi con khôn lớn, giờ phải lo sợ lây nhiễm dịch bệnh cho con cháu, hy sinh trong nỗi cô đơn tuổi già không dám ra ngoài, trong khi đó người con trai cứ đi. Tôi không dám lên án ai vì tôi biết chính mình cũng chưa hoàn hảo. Nhưng đối với tôi, tôi sẽ khổ tâm lắm nếu tôi không chu đáo trong việc phòng ngừa, cách ly, để nhiễm cho người khác nhất là người thân yêu của tôi – họ có thể chết. Xin những bậc làm con, cách báo hiếu tốt nhất trong lúc này là biết giữ mình khỏi nhiễm bệnh, bằng những phương cách căn bản có thể mà chính phủ và bộ y tế đã đưa ra, để không lây lan cho người khác nhất là người thân của mình. Đây là lúc chúng ta thể hiện sự tôn trọng sự sống chết của chính mình và của người khác.
Người Kitô giáo chúng ta không thể nhìn cái chết như một sự trừng phạt của Thiên Chúa hay là một nỗi sợ hãi đen tối và vô vọng. Trong Thiên Chúa thì không có sự chết, Chúa không tạo dựng con người để hướng tới cái chết. Ngay từ buổi đầu của tạo dựng sách Sáng Thế cho chúng ta biết, Thiên Chúa đã không tạo ra cái chết. Chúa thấy mọi thứ đều tốt đẹp. Mãi đến khi loài người sa ngã vì tội bất phục tùng nên con người bắt đầu đau khổ vì sự chết đã xâm nhập vào thế gian. Nhưng vì là loài thọ tạo được Chúa yêu thương nên Thiên Chúa không muốn con người đi vào cõi tuyệt vọng nên tình yêu ấy đã trở nên hữu hình qua sự nhập thể của Ngôi Lời Thiên Chúa để đưa con người từ cõi chết đến cõi sống đời đời cũng là ý định của Thiên Chúa từ ban đầu là không có sự chết.
Cha có sợ chết không? Hỏi đúng hơn là cha có sợ Covid19 không? Cái chúng ta sợ là Covid19 chứ không phải sợ chết. Vì cái chết không ai tránh khỏi chỉ là trước hay sau thôi. Chúng ta vì người khác mà chết khác với người khác vì mình mà chết. Thánh Gioan có ghi lại lời Chúa Giêsu nói “không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu” (Ga.15:7-10). Cái chết của cha Damien vì người phong cùi. Ngài biết sẽ bị nhiễm bệnh và có thể chết nhưng cha đã tình nguyện vào trại người cùi để cùng sống cùng chết với những mảnh đời bị xã hội khước từ. Bị cô lập nơi hẻo lánh không người đến. Cha không phải xem nhẹ cái chết, nhưng có những thứ khác cao thượng hơn, đó chính là tình yêu tha nhân.
Hai ngàn năm trước có người vốn dĩ là Thiên Chúa nhưng đã hạ mình xuống, mang lấy cái chết để nhân loại được sống: “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa. Nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự...” (Pl 2,6-8). Cái chết vì người khác sẽ được Thiên Chúa tôn vinh “Chính vì thế, Thiên Chúa đã tôn vinh Người. Và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu… (Pl 2,9) Cái chết của chúa Giêsu có sức mạnh đem lại sự sống cho người khác.
Vì thế chúng ta hãy có cái nhìn thực tế và bác ái nhất có thể. Không phải vì bệnh dịch mà có người trong chúng ta, (có thể là Giám mục, Linh mục, tu sĩ hay giáo dân) chỉ biết ham sống sợ chết. Các nhà thờ không có các thánh lễ với sự tham dự của giáo dân không phải vì quí cha ham sống sợ chết, nhưng là bảo vệ chung cho sức khỏe của cộng đoàn. Vì nếu như người dân cả thế giới hay cả nước đều nhiễm Covid19 thì không cần phải đóng cửa mọi sinh hoạt làm gì. Nhưng vì người khác, những người yếu sức khỏe chúng ta phải có trách nhiệm mang sự sống hơn là sự chết cho họ. Chính vì thế chúng ta phải có trách nhiệm và ý thức để bảo vệ và tôn trọng nhau vì sự sống chung của nhân loại. Khi ta biết sống vì người khác, thì ngay cả khi cái chết đến cũng không đáng sợ.
Anh chị em quí mến,
Đây là câu hỏi của một giáo dân hỏi tôi trong những ngày bùng phát của Covid19: “thưa cha, cha có sợ chết không? Nếu câu hỏi này được hỏi vai năm trước chắc có lẽ tôi sẽ lưỡng lự không biết phải trả lời thế nào. Nhưng thời gian gần đây tôi có thể trả lời câu hỏi này mà không lúng túng. Có lẽ khi chúng ta nếm được những mùi vị thương đau trong cuộc sống, cũng như những điều không như ý xảy ra trong cuộc đời, làm chúng ta hụt hẫng trong nỗi cô đơn sâu thẳm để rồi với ơn Chúa mình bơi ra khỏi cái đớn đau tận cùng đó giúp chúng ta mạnh mẽ và tin cậy vào Chúa hơn nên không còn sợ hãi khi đối diện với cái chết. Hình như khi chúng ta có một cuộc sống bình thản, biết buông bỏ những gì cản trở trên con đường về nhà Chúa thì hành trình đó sẽ nhẹ nhàng hơn. Thật ra cái chết không đáng sợ nhưng sống thế nào để khi cái chết đến mà chúng ta an nhàn chấp nhận thì mới khó.
Chết là một thực tại hiển nhiên. Đã là người, từ xưa đến nay ai không phải chết: "Nhân sinh tự cổ thùy vô tử?". Triết gia M. Heidegger cho rằng quan niệm con người được sinh ra là để hướng về cái chết. Bước qua mỗi ngày sống, người ta tiến gần đến với cái chết của mình hơn. Có lẽ trong những ngày qua, trên các kênh truyền thông được phát sóng khắp nơi trên thế giới về đại dịch Covid19, nhất là chú ý đến sự tàn phá khủng khiếp của đại dịch Covid19 gây ra từ cướp đi mạng sống con người đến sự suy sụp nền kinh tế khắp nơi cũng như các sinh hoạt thường nhật cũng không còn tự do đi lại như trước. Toàn cầu đang đi vào sự tĩnh lặng bất thường.
Suốt 3 tháng qua ngày nào chúng ta cũng nghe về số ca tử vong của bệnh nhân Covid19 toàn cầu luôn gia tăng, tính đến ngày 28 tháng 3 là khoảng 30, 883 người chết, và số ca nhiễm mỗi ngày gia tăng một cách báo động. Chết là điều chắc chắn và là một hiện tượng tự nhiên mà mọi người phải đương đầu, nhưng ngày nào chúng ta cũng nghe sự tàn phá của Covid19 làm chúng ta không khỏi bàng hoàng và lo lắng cho số phận quá mong manh của kiếp người. Làm chúng ta ngày nào cũng nghĩ về cái chết nên dẫn đến sự sợ hãi của rất nhiều người.
Bệnh và chết là việc xảy ra tự nhiên trong đời sống của chúng ta, và chúng ta phải chấp nhận điều đó với sự hiểu biết. Theo các nhà tâm lý học cho biết rằng, nguyên nhân căng thẳng tinh thần là do không dám đương đầu và chấp nhận sự thực ở đời. Cái chết xảy ra hằng ngày, theo thống kê thông thường trên thế giới cho biết mỗi ngày có đến khoảng 150 ngàn người chết vì nhiều lý do khác nhau, tính ra đến khoảng 56 triệu người chết hằng năm. Vậy tại tại sao chúng ta lại hốt hoảng khi phải đối diện với dịch Covid19? Đứng trước đại dịch chúng ta không thể không lo lắng vì sự nguy hiểm của nó. Cách đây 100 năm đại dịch tại Tây Ban Nha đã lây lan nhiều nơi số người nhiễm dịch lên đến 500 triệu và số tử vong ước tính trên 50 triệu ca. Nên hiện nay tất cả các chính phủ trên thế giới luôn cả Úc đang phải đối phó rất chặt chẽ với dịch Covid19. Chính phủ luôn muốn người dân cẩn thận phòng ngừa để sự lây lan giảm thấp nhất có thể.
Cha có sợ chết không? Thật ra cái chết khiến mọi người hiểu rõ số phận của mình là dù cao sang đến đâu, ở địa vị nào trong xã hội, từ tổng thống, thủ tướng, giám mục, linh mục hay dân thường và cho dù kỹ thuật và y khoa tiến bộ đến đâu đi chăng nữa cái chết vẫn như nhau: Hoặc ở trong quan tài hay trở thành một nắm tro tàn. Nên tôi không sợ chết. Nhưng
sống trong những ngày của đại dịch cái tôi sợ không phải cái chết của riêng mà là sự lây lan của dịch bệnh làm người khác chết. Thật ra với trách nhiệm linh mục tôi không sợ bị lây nhiễm từ người khác, nhưng nếu chính tôi là người đem bệnh dịch và cái chết cho người khác đó mới là nỗi sợ của riêng tôi. Là người theo Chúa Ki-tô chúng ta có thể vì người khác mà chết nhưng không thể để người khác vì mình mà chết. Có nhiều quan điểm cho rằng dịch Covid19 chỉ giết hay nguy hiểm cho người lớn tuổi, đúng vì nước Ý cho biết trong số 10000 ca tử vong với độ tuổi trung bình là 78 tuổi cho nên những lập luận cho rằng dưới 60 tuổi dù có nhiễm cũng không chết nên cứ thoải mái đi chu du tứ phía. Cứ tự quan niệm còn trẻ nên sợ gì – nếu không suy nghĩ chính chắn chúng ta sẽ trở nên những con người ích kỷ, chỉ biết bản thân mà không lo gì đến sức khỏe và tính mạng của những người lớn tuổi chung quanh có thể là ông bà cha mẹ người thân của mình.
Mấy hôm trước tôi có nói chuyện với một cụ bà tôi quen, bà chia sẻ với tôi, nghẹn ngào bà nói “Con năm nay đã bước vào tuổi 75, con thì ở trong nhà suốt, không dám ra ngoài sợ nhiễm bệnh, rồi lây lan cho con với cháu, có khi chết, nhưng thằng con của con cứ đi làm về là đi nhậu, đi chu du khắp nơi, con sợ nó đem bệnh về cho con, con nói nó hoài nó không nghe…con quá khổ tâm với nó”. Tôi phải giúp bà sao đây, không biết con bà, hoàn cảnh con bà thế nào, chỉ biết cầu nguyện cho bà. Một hình ảnh của người mẹ Việt Nam tần tảo nuôi con khôn lớn, giờ phải lo sợ lây nhiễm dịch bệnh cho con cháu, hy sinh trong nỗi cô đơn tuổi già không dám ra ngoài, trong khi đó người con trai cứ đi. Tôi không dám lên án ai vì tôi biết chính mình cũng chưa hoàn hảo. Nhưng đối với tôi, tôi sẽ khổ tâm lắm nếu tôi không chu đáo trong việc phòng ngừa, cách ly, để nhiễm cho người khác nhất là người thân yêu của tôi – họ có thể chết. Xin những bậc làm con, cách báo hiếu tốt nhất trong lúc này là biết giữ mình khỏi nhiễm bệnh, bằng những phương cách căn bản có thể mà chính phủ và bộ y tế đã đưa ra, để không lây lan cho người khác nhất là người thân của mình. Đây là lúc chúng ta thể hiện sự tôn trọng sự sống chết của chính mình và của người khác.
Người Kitô giáo chúng ta không thể nhìn cái chết như một sự trừng phạt của Thiên Chúa hay là một nỗi sợ hãi đen tối và vô vọng. Trong Thiên Chúa thì không có sự chết, Chúa không tạo dựng con người để hướng tới cái chết. Ngay từ buổi đầu của tạo dựng sách Sáng Thế cho chúng ta biết, Thiên Chúa đã không tạo ra cái chết. Chúa thấy mọi thứ đều tốt đẹp. Mãi đến khi loài người sa ngã vì tội bất phục tùng nên con người bắt đầu đau khổ vì sự chết đã xâm nhập vào thế gian. Nhưng vì là loài thọ tạo được Chúa yêu thương nên Thiên Chúa không muốn con người đi vào cõi tuyệt vọng nên tình yêu ấy đã trở nên hữu hình qua sự nhập thể của Ngôi Lời Thiên Chúa để đưa con người từ cõi chết đến cõi sống đời đời cũng là ý định của Thiên Chúa từ ban đầu là không có sự chết.
Cha có sợ chết không? Hỏi đúng hơn là cha có sợ Covid19 không? Cái chúng ta sợ là Covid19 chứ không phải sợ chết. Vì cái chết không ai tránh khỏi chỉ là trước hay sau thôi. Chúng ta vì người khác mà chết khác với người khác vì mình mà chết. Thánh Gioan có ghi lại lời Chúa Giêsu nói “không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu” (Ga.15:7-10). Cái chết của cha Damien vì người phong cùi. Ngài biết sẽ bị nhiễm bệnh và có thể chết nhưng cha đã tình nguyện vào trại người cùi để cùng sống cùng chết với những mảnh đời bị xã hội khước từ. Bị cô lập nơi hẻo lánh không người đến. Cha không phải xem nhẹ cái chết, nhưng có những thứ khác cao thượng hơn, đó chính là tình yêu tha nhân.
Hai ngàn năm trước có người vốn dĩ là Thiên Chúa nhưng đã hạ mình xuống, mang lấy cái chết để nhân loại được sống: “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa. Nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự...” (Pl 2,6-8). Cái chết vì người khác sẽ được Thiên Chúa tôn vinh “Chính vì thế, Thiên Chúa đã tôn vinh Người. Và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu… (Pl 2,9) Cái chết của chúa Giêsu có sức mạnh đem lại sự sống cho người khác.
Vì thế chúng ta hãy có cái nhìn thực tế và bác ái nhất có thể. Không phải vì bệnh dịch mà có người trong chúng ta, (có thể là Giám mục, Linh mục, tu sĩ hay giáo dân) chỉ biết ham sống sợ chết. Các nhà thờ không có các thánh lễ với sự tham dự của giáo dân không phải vì quí cha ham sống sợ chết, nhưng là bảo vệ chung cho sức khỏe của cộng đoàn. Vì nếu như người dân cả thế giới hay cả nước đều nhiễm Covid19 thì không cần phải đóng cửa mọi sinh hoạt làm gì. Nhưng vì người khác, những người yếu sức khỏe chúng ta phải có trách nhiệm mang sự sống hơn là sự chết cho họ. Chính vì thế chúng ta phải có trách nhiệm và ý thức để bảo vệ và tôn trọng nhau vì sự sống chung của nhân loại. Khi ta biết sống vì người khác, thì ngay cả khi cái chết đến cũng không đáng sợ.
Hãy Mai Táng Chính Mình
Đinh Văn Tiến Hùng
12:39 30/03/2020
Một vị linh mục nọ đã có một sáng kiến rất ngộ nghĩnh để đánh động giáo dân trong giáo xứ. Một buổi sáng Chúa Nhật nọ, dân chúng bỗng nghe một lời rao báo như sau: "Một nhân vật trong giáo xứ vừa qua đời. Tang lễ sẽ được cử hành vào sáng thứ Tư tới". Nghe lời loan báo ấy, cả giáo xứ nhốn nháo lên. Người nào cũng muốn biết con người quan trọng ấy là aị
Ðúng ngày tang lễ, mọi người trong giáo xứ nườm nượp kéo nhau đến nhà thờ. Từ cung thánh cho đến cuối nhà thờ, không còn một chỗ trống. Người ta đến không phải để cầu nguyện cho người quá cố cho bằng để nhìn mặt lần cuối cùng con người mà ai cũng muốn biết.
Sau thánh lễ, vị linh mục đến mở nắp quan tài để cho mọi người đến chào từ biệt lần cuối cùng người quá cố. Ai ai cũng sắp hàng để nhìn cho kỳ được người chết. Nhưng ai cũng đều ngạc nhiên, bởi vì thay cho thi hài của người chết, mỗi người chỉ nhìn thấy trong quan tài một tấm gương và dĩ nhiên, khi cúi nhìn vào quan tài, mỗi người chỉ nhìn thấy dung nhan của mình mà thôị
Chờ cho mọi người làm xong nghi thức từ biệt ấy, vị linh mục mới giải thích: "Như anh chị em đã có thể nhận thấy, tôi đã cho đặt vào trong quan tài một tấm kính. Con người mà anh chị em nhìn thấy trong quan tài không ai khác hơn là chính mỗi người trong chúng ta. Vâng, đúng thế, thưa anh chị em, mỗi người chúng ta cần phải mai táng chính mình... Thánh lễ vừa rồi đã được cử hành cho tất cả chúng ta".
Sống Gởi Thác Về
*Tiền công của tội lỗi là Sự Chết ( Roma.6: 23 )
Thoạt sinh ra thì đà khóc chóe,
Trần có vui sao chẳng cười khì? (*)
Đời người sinh ký tử qui,
Sống là chuẩn bị để ly biệt trần.
Bé thơ ngày hoa đời mới nở,
Chẳng có gì lo sợ vấn vương,
Bao quanh tràn ngập yêu thương,
Như hoa vừa nở dâng hương ngọt ngào.
Trai trưởng thành nuôi bao mộng đẹp,
Chung quanh mình chật hẹp không gian,
Sự nghiệp, danh vọng, giàu sang,
Đuôi theo đạt được lại càng hăng say.
Gái tự hào soi gương tô điểm,
Vẻ diễm kiều sai khiến lòng người,
Tâm hồn rộng mở yêu đời,
Tương lai bừng sáng đón mời vào xuân.
Nhưng đời người có đâu đẹp mãi,
Có vui nay, mai lại có sầu,
Hoa kia tươi mãi được đâu,
Con người không thể sống lâu ngàn đời.
Mới ngày nào tuổi thơ tươi thắm,
Mới ngày nào phấn khởi hiên ngang,
Chàng thì sự nghiệp vẻ vang,
Nàng thì rực rỡ cao sang hơn người.
Nhìn trước sau tháng ngày thấm thoát,
Giờ lúc này sao khác hơn xưa,
Hàm răng đã thấy lưa thưa,
Tóc mây bỗng chốc lại vừa điểm sương.
Xưa nay nhân thế nuôi hy vọng,
Tìm mọi cách xây mộng trường sinh,
Thật không biết lựa sức mình,
Luật trời sinh tử chứng minh tỏ tường.
Suốt đời dù mải mê tích lũy,
Xuôi hai tay nắm giữ được gì,
Đời người sinh ký tử qui,
Sống là cõi tạm, thác là trường sinh.
Đã biết trần gian là quán trọ,
Hơn thua hờn oán để mà chi,
Thử xem ngồi xuống bên phần mộ,
Hỏi họ mang theo được những gì?
Sống chết chính là quyền Thượng Đế,
Phúc của mình tích lũy để sau này,
Nếu sống tốt đẹp ngày nay,
Mai sau vĩnh cửu tràn đầy hân hoan.
Hoàng hôn xuống chậm nghiêng soi bóng,
Cô khách âu sầu đứng ngẩn ngơ,
Màn đêm buông phủ lờ mờ,
Bóng người chìm lắng ơ hờ trong đêm.
Lạy Chúa ! Là Đường ! Là Sự Sống !
Lạy Chúa chính là Đấng Tình Thương !
Đại dịch tràn ngập bốn phương,
Xin Ngài hoán cải con đường thế nhân !
Đinh văn Tiến Hùng
(*)Ghi chú : Trích bài thơ ‘Chữ Nhàn’ của Nguyễn công Trứ.
.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền Hướng Về Mẹ Lộ Đức
Lê Trị
12:37 30/03/2020
HƯỚNG VỀ MẸ LỘ ĐỨC
Ảnh của Lê Trị
Hãy cùng nhau hướng về Mẹ Lộ Đức xin
Mẹ cầu bầu cùng Chúa cứu nhân loại thoát khỏi
nạn đại dich hiện nay.!
Ảnh của Lê Trị
Hãy cùng nhau hướng về Mẹ Lộ Đức xin
Mẹ cầu bầu cùng Chúa cứu nhân loại thoát khỏi
nạn đại dich hiện nay.!
VietCatholic TV
Giữa các lo ngại về chiến tranh trả đũa trong vụ dịch bệnh toàn cầu, Đức Thánh Cha kêu gọi ngưng bắn
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:07 30/03/2020
Trong khi các trường hợp nhiễm bệnh và tử vong tại Hoa Kỳ và các nước phương Tây tiếp tục tăng rất mạnh, các đồn đoán về khả năng thế giới đang bị tấn công sinh học tiếp tục nổi lên. Ngay tại Hoa Lục, hai nhà sinh vật học Tiểu Ba Đào (Botao Xiao - 小波涛) và Tiểu Lôi (Lei Xiao - 小雷) vẫn khăng khăng đã bác bỏ các giải thích chính thức được phổ biến trên các phương tiện truyền thông nhà nước cho rằng dịch coronavirus đã phát sinh từ một chợ cá của Vũ Hán, và nói rằng dịch bệnh này thực ra phát sinh từ các phòng thí nghiệm ở thành phố này.
Trong bối cảnh như thế, nhiều quan sát viên cho rằng khả năng của một cuộc tấn công trả đũa những kẻ gây ra đại nạn này là càng ngày càng khó tránh khỏi. Chúng tôi sẽ tường thuật trong chương trình này. Tuy nhiên, trước hết xin được điểm qua về tình hình của Giáo Hội và thế giới trong 24 giờ qua.
Tính cho đến sáng Thứ Hai 30 tháng Ba, số người chết vì coronavirus, hay COVID-19 trên toàn thế giới vẫn tiếp tục gia tăng ở mức kinh hoàng với 33,892 người chết, và số người nhiễm bệnh lên đến 718,815 người. Như thế, trong 24 giờ qua, có 55,733 trường hợp nhiễm bệnh mời được xác nhận và thêm 3,036 người chết vì coronavirus.
Tại Hoa Kỳ, chỉ trong 24 giờ qua, đã có thêm 229 người thiệt mạng vì coronavirus, và 16,326 trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận, nâng tổng số tử vong lên đến 2,449 người và 139,904 trường hợp nhiễm bệnh. Số người chết tại Hoa Kỳ có thể lên rất cao trong những ngày tới vì 2,948 người đang trong tình trạng nghiêm trọng.
Coronavirus gây bệnh về đường hô hấp nên máy trợ thở trở thành một trong những nhu cầu vô cùng quan trọng tại các bệnh viện trên khắp thế giới. Trong cố gắng giảm thiểu tổn thất sinh mạng, công ty Nectar, có trụ sở tại California, chuyên sản xuất các dụng cụ y khoa, đã ra mắt một công ty mới, đặt tên là Breath Direct, để sản xuất một loại máy trợ thở với kích thước nhỏ hơn với cách thức cài đặt và vận hành cơ bản hơn các máy hiện có với chi phí 10,000 Mỹ Kim mỗi chiếc. Công ty đang tuyển dụng cấp tốc hàng ngàn nhân viên làm 3 ca liên tục để cung cấp cho các bệnh viện tại Hoa Kỳ.
Thiệt hại nhân mạng tại Ý vẫn cao nhưng có chiều hướng suy giảm. Tử vong trong ba ngày thứ Sáu, thứ Bẩy và Chúa Nhật là 911, 889, và 756. Tính đến sáng thứ Hai 30 tháng Ba, số người chết vì coronavirus tại Ý đã lên đến 10,779 người, và 97,689 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận. Xin quý vị và anh chị em thêm lời cầu nguyện.
Trong 24 giờ qua, Bắc Kinh nói chỉ có 45 trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận, và 5 trường hợp tử vong. Như thế, đến nay Trung Quốc đang đứng thứ ba trên thế giới về số trường hợp nhiễm bệnh đang đứng thứ ba với 81,439 trường hợp nhiễm bệnh, trong đó có 3,300 người chết. Bắc Kinh đã cho những người bên ngoài vào Vũ Hán, nhưng vẫn chưa cho đi ra. Họ vào nơi nguy hiểm đó để làm gì? Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, cho biết người ta vào chủ yếu để nhận tro cốt của người thân đã chết vì coronavirus.
Trước mỗi nhà tang ở Vũ Hán, đang có nhiều trăm và có nơi là nhiều ngàn người xếp hàng để nhận bình đựng tro cốt của người thân đã chết trong cơn đại dịch coronavirus. Từ ngày 23 tháng Ba, một nhà tang lễ ở Vũ Xương, một quận của Vũ Hán, đã thông báo phân phát khoảng 6,500 bình tro. Vũ Hán có 7 nhà tang lễ như thế. Cho nên, con số 3,300 người chết của bọn cầm quyền Bắc Kinh rất phi thực tế.
Tại Tây Ban Nha, số người chết trong ngày Chúa Nhật được kể là con số thương vong lớn nhất trên thế giới với 820 người. Đến nay, tử vong tại Tây Ban Nha đã lên đến 6,796 người và 80,031 trường hợp nhiễm bệnh đã được xác nhận. Hoàng gia Tây Ban Nha xác nhận Công chúa María Teresa, 86 tuổi, của xứ Bourbon-Parma đã qua đời hôm 26 tháng Ba vì coronavirus. Bà là người đầu tiên trong hoàng tộc chết vì dịch bệnh này.
Tại Đức, số trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận đã tăng lên đến 62,095 người, trong đó có 525 người chết. Cho đến nay, nhiều nhà khoa học vẫn ưa chuộng việc xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, công ty Robert Bosch của Đức cho biết việc xét nghiệm trong phòng thí nghiệm như thế mất nhiều giờ hơn và có thể không đối phó nổi với tình trạng dịch bệnh lan tràn nhanh như hiện nay. Vì thế, họ vừa phát minh ra một máy xét nghiệm nhanh chóng coronavirus. Robert Bosch có lẽ được biết đến nhiều hơn với các công cụ và phụ tùng xe hơi. Nhưng, thực ra, công ty này cũng là một nhà cung cấp thiết bị y tế.
Tại Pháp, số trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận đã tăng lên đến 40,174 người, trong đó có 2,606 người chết. Chỉ trong 24 giờ qua, số trường hợp tử vong tại Pháp đã tăng lên 292 người và thêm 2,599 trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận.
Tại Iran, số trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận đã tăng lên đến 38,309 người, trong đó có 2,640 người chết.
Tại Anh, số trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận đã tăng lên đến 19,522 người, trong đó có 1,228 người chết. Chỉ trong 24 giờ, đã có thêm 209 người chết và 2,433 trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận.
Hỗn loạn xảy ra khắp Ấn Độ
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vừa tuyên bố cô lập các sinh hoạt trong cả nước 3 tuần để đối phó với coronavirus, thì lập tức sự hoảng loạn xã hội đã diễn ra khắp nơi. Các hãng xưởng đóng cửa, thợ thuyền không có công ăn việc làm lũ lượt ra các bến xe đò để về quê sinh sống. Khắp nơi người ta chen chúc chờ đợi. Các con đường xuyên bang chật ních người lũ lượt những hàng người dài bất tận, thất thểo đi về quê.
Quyết định ngưng sinh hoạt Quốc Gia đã khiến cho nhiều triệu dân nghèo ở Ấn Độ bị đói, nhất là những người nhập cư tạm thời ở các thành phố nay trở thành thất nghiệp, và họ đã bị buộc phải chạy trốn ra khỏi thành phố và đi bộ hàng trăm km để về lại làng xóm bản địa ở vùng nông thôn.
Ông Narendra Modi nói trong một diễn văn trên radio toàn quốc:
“Trước tiên, tôi muốn xin sự tha thứ cuả tất cả đồng bào. Người nghèo chắc chắn sẽ nghĩ tôi đây là loại thủ tướng nào mà khiến cho chúng ta gặp quá nhiều rắc rối như vậy. Tuy nhiên, tôi không có lựa chọn nào khác. Những bước đi được thực hiện cho đến nay, sẽ giúp Ấn Độ giành chiến thắng coronavirus.”
Đến sáng thứ Hai 30 tháng Ba, số ca nhiễm coronavirus ở Ấn Độ đã tăng lên đến 1,024 trường hợp, với 27 trường hợp tử vong.
Sự tức giận đang tăng lên ở các thành phố của Ấn Độ, nhất là từ các khu ổ chuột nghèo. Người dân không thể tìm ra việc làm để sống đỡ, không có thực phẩm để nuôi gia đình và không ai biết phải làm gì!
Trong khi đó thì nhiều cảnh sát viên bầy ra các hình thức nhục mạ đối với những người vi phạm lệnh cấm di chuyển của ông Modi. Các nhà tranh đấu cho nhân quyền tại Ấn nói chính quyền có thể phạt tiền, thậm chí bỏ tù những người vi phạm nhưng các hình thức chà đạp nhân phẩm như quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là khó chấp nhận.
Chính phủ đã công bố một kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 22.6 tỷ đô la vào hôm thứ Năm để giúp tài chánh và phát thực phẩm cho người nghèo.
Nhưng 2 trong số 3 nhà kinh tế người Ấn Độ đã được giải Nobel 2019, là ông Abhijit Banerjee và bà Esther Duflo, thì cho biết rằng bấy nhiêu là quá ít, cần phải viện trợ cho người nghèo nhiều hơn nữa.
Cảnh sát cho biết trong ngày thứ Bảy, một người di cư đã té xỉu và chết dọc đường ở bang Uttar Pradesh, đó là anh Madhav Raj, 28 tuổi, những người đi cùng với anh nói:
“Chúng tôi chưa chết vì corona thì đã phải chết vì đi bộ và đói”.
Huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 29 tháng Ba
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Từ Chúa Nhật 15 tháng Ba vừa qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh coronavirus, Đức Thánh Cha đã không chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin từ cửa sổ phòng làm việc của ngài, nhưng từ Thư viện của Dinh Tông tòa Vatican, và được trực tiếp truyền hình.
Trong bài huấn đức trước khi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 29 tháng Ba, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Tin mừng Chúa Nhật thứ Năm Mùa Chay này đề cập đến biến cố sống lại của ông Ladarô (x. Ga 11:1-45). Ladarô là em của bà Marta và Maria, là những người bạn của Chúa Giêsu. Khi Ngài đến làng Betania, thì Ladarô đã chết được bốn ngày rồi. Cô Marta chạy ra gặp Thầy và nói: “Nếu Thầy có ở đây thì em con đã không chết!” (v.21). Chúa Giêsu đáp lại: “Em con sẽ sống lại” (v.23); và Ngài thêm: “Thầy là sự sống lại và là sự sống; ai tin nơi Thầy, thì dù có chết cũng sẽ sống” (v.25). Rồi Maria và những người khác cũng đến, tất cả đều khóc, - Tin mừng kể - bấy giờ Chúa Giêsu rất xúc động và [...] bật khóc” (vv.33.35). Với tâm hồn xao xuyến, Ngài đến mộ, cảm tạ Chúa Cha vì đã luôn lắng nghe, rồi Ngài yêu cầu mở mộ và kêu lớn: “Ladarô, hãy ra ngoài!” (v.43). Và Ladarô bước ra, “chân tay còn quấn băng, và mặt ông còn quấn khăn liệm” (v.44).
Ở đây chúng ta thực sự chứng kiến Thiên Chúa là sự sống và Ngài ban sự sống, nhưng Ngài cũng có uy quyền trên thảm kịch chết chóc. Chúa Giêsu có thể tránh cho Ladarô, bạn Ngài khỏi cái chết, nhưng Chúa đã muốn đón nhận đau khổ của chúng ta qua cái chết của người thân yêu thành nỗi đau của Ngài, và nhất là Ngài muốn chứng tỏ uy quyền thống trị của Thiên Chúa trên sự chết.
Trong đoạn Tin Mừng này, chúng ta thấy rằng đức tin của con người và sự toàn năng của tình yêu Thiên Chúa, tìm kiếm nhau và cuối cùng gặp gỡ nhau. Chúng ta thấy điều đó trong tiếng kêu của cô Marta và Maria, và của tất cả chúng ta cùng với họ: “Nếu Thầy có ở đây...” Và câu trả lời của Thiên Chúa không phải là một bài diễn văn, không, nhưng chính Chúa Giêsu là câu trả lời của Thiên Chúa trước vấn nạn cái chết: “Thầy là sự sống lại và là sự sống... Hãy có lòng tin! Giữa chập chùng những tiếng khóc, hãy tiếp tục có lòng tin, cả khi sự chết dường như đã thắng thế. Hãy tháo gỡ tảng đá ra khỏi tâm hồn các con! Hãy để cho Lời Chúa mang sự sống trở lại ở những nơi đang có chết chóc.
Ngày nay Chúa Giêsu cũng lập lại với chúng ta: “Hãy lăn tảng đá đi”. Thiên Chúa không tạo dựng nên chúng ta để ở trong nấm mồ, Ngài dựng nên chúng ta để sống một cuộc sống đẹp đẽ, tốt lành và vui tươi. Nhưng “do sự ghen tương của ma quỉ sự chết đã vào trong thế gian” (Kn 2:24), như sách Khôn ngoan đã dạy, và Chúa Giêsu Kitô đã đến để giải thoát chúng ta khỏi những nanh vuốt của nó.
Vì thế, chúng ta được mời gọi hãy lăn đi những tảng đá của tất cả những gì liên quan đến chết chóc, chẳng hạn như thói đạo đức giả khi ta sống đức tin, đó là chết chóc; hay sự phê bình thiếu xây dựng đối với người khác, đó là chết chóc; hay sự xúc phạm, vu khống, là chết chóc; hay sự gạt bỏ người nghèo, cũng là chết chóc. Chúa yêu cầu chúng ta hãy lăn đi những tảng đá đó khỏi tâm hồn chúng ta, và lúc đó, sự sống sẽ lại thăng hoa quanh chúng ta. Chúa Kitô đang sống, và ai đón tiếp Chúa, gắn bó với Chúa, thì đến được với sự sống. Nếu không có Chúa Kitô hoặc ở ngoài Chúa Kitô, thì chẳng những chúng ta không có sự sống, nhưng còn rơi vào vòng chết chóc.
Sự phục sinh của Ladarô cũng là một dấu hiệu cho sự tái sinh được mang đến nơi các tín hữu qua Bí tích Rửa tội, và đạt đến sự viên mãn trong Mầu nhiệm Phục sinh của Chúa Kitô. Nhờ tác động và sức mạnh của Chúa Thánh Thần, Kitô hữu là người bước đi trong cuộc sống như một sinh vật mới: một sinh vật cho sự sống và đi vào cuộc sống.
Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta biết cảm thương như Chúa Giêsu, Đấng đã gánh lấy đau buồn của chúng ta. Ước gì mỗi người trong chúng ta gần gũi với những người bị thử thách, trở thành một hình ảnh phản chiếu về tình yêu và sự dịu dàng của Thiên Chúa, là điều giúp giải thoát chúng ta khỏi cái chết và mang lại chiến thắng cho cuộc sống.
Sau khi đọc kinh Truyền tin, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến,
Đứng trước tình trạng cấp thiết hiện nay vì đại dịch Covid-19 tràn lan vượt qua mọi biên giới, trong những ngày qua, ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng kêu gọi “ngưng bắn tức toàn cầu và tức khắc ở mọi nơi trên thế giới” - một lời kêu gọi ngưng bắn toàn bộ.
Tôi hiệp với tất cả những người đã lắng nghe lời kêu gọi đó và mời gọi tất cả hãy đáp ứng lời kêu gọi ấy và ngưng ngay mọi hình thức chiến tranh, tạo điều kiện cho việc thiết lập những hành lang trợ giúp nhân đạo, cởi mở về ngoại giao, và quan tâm đến những người đang ở trong tình trạng dễ bị tổn thương nhất.
Cầu xin cho quyết tâm chung chống đại dịch có thể giúp tất cả mọi người nhìn nhận rằng cần phải củng cố các mối liên hệ huynh đệ, như những phần tử của cùng một gia đình nhân loại duy nhất, đặc biệt, ước gì quyết tâm ấy khơi lên nơi các vị lãnh đạo các dân nước và các phe phái hữu quan một cam kết mới dấn thân vượt thắng sự đố kỵ nhau. Những xung khắc không thể được giải quyết bằng chiến tranh! Cần khắc phục những hận thù và đối kháng bằng đối thoại và tìm kiếm hòa bình trong tinh thần xây dựng.
Lúc này đây, tôi nghĩ đặc biệt đến tất cả những người phải chịu tổn thương khi bị bó buộc phải sống trong một nhóm, như các nhà nghỉ, các doanh trại... Tôi muốn đề cập cách riêng đến những người phải sống trong các nhà tù. Tôi đã đọc một báo cáo chính thức của Ủy ban Nhân quyền, đề cập đến các nhà tù quá đông, có thể trở thành một thảm kịch. Tôi yêu cầu các nhà cầm quyền phải nhạy cảm với vấn đề nghiêm trọng này và thực hiện các biện pháp cần thiết để tránh những bi kịch trong tương lai.
Chúc anh chị em một ngày Chúa Nhật tốt lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi; tôi cũng đang cầu nguyện cho anh chị em. Chúc bữa trưa ngon miệng và tạm biệt anh chị em.
Hàng triệu chết oan tại Hồ Bắc trong dịch bệnh sẽ cướp đi hàng triệu mạng người khác trên thế giới
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:15 30/03/2020
Các nhà tranh đấu cho nhân quyền người Hoa cho rằng hàng triệu người đã chết tại tỉnh Hồ Bắc do tham vọng ngông cuồng của Tập Cận Bình. Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã thử nghiệm coronavirus và kết quả là âm tính, nói cách khác ngài không nhiễm bệnh. Đó là hai tin chính chúng tôi sẽ tường thuật trong chương trình này. Tuy nhiên, trước hết xin được điểm qua về tình hình của Giáo Hội và thế giới trong 24 giờ qua.
Tính cho đến chiều Thứ Hai 30 tháng Ba, số người chết vì coronavirus, hay COVID-19 trên toàn thế giới vẫn tiếp tục gia tăng ở mức chóng mặt với 33,999 người chết, và số người nhiễm bệnh lên đến 723,614 người.
Tử vong tại Hoa Kỳ đã lên đến 2,489 người, trong tổng số 142,735 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận. Số người chết tại Hoa Kỳ có thể lên rất cao trong những ngày tới vì 2,970 người đang trong tình trạng nghiêm trọng.
Trước tình trạng lây lan nhanh chóng tại Hoa Kỳ, công ty chuyên sản xuất xe hơi Ford đã đáp lời kêu gọi khẩn cấp của chính phủ Hoa Kỳ. Công ty đã tung ra “Dự án Apollo” để tham gia với các công ty General Electric và 3M trong việc sản xuất hàng ngàn máy trợ thở và các mặt nạ cần thiết để giúp chống lại sự lây lan của coronavirus.
Jim Hackett, Giám đốc điều hành của Ford, cho biết: “Chúng tôi đã đối thoại thường xuyên với các quan chức liên bang, tiểu bang và địa phương để hiểu các lĩnh vực có nhu cầu lớn nhất”.
Coronavirus gây bệnh về đường hô hấp nên máy trợ thở trở thành một trong những nhu cầu cấp bách và vô cùng quan trọng tại các bệnh viện trên khắp thế giới. Tuy nhiên, Ford cũng thiết kế một thứ mặt nạ dành cho các nhân viên y tế và cả những người bán hàng. Ở nhiều nơi trên thế giới, các nhân viên công lực thường không được khuyến khích đeo các khẩu trang y tế vì sợ kẻ gian giả dạng cảnh sát cướp bóc. Jim Hackett cho biết khi thiết kế chiếc mặt nạ này, ông nghĩ đến những người ấy.
Thiệt hại nhân mạng tại Ý vẫn cao nhưng có chiều hướng suy giảm. Tử vong trong ba ngày thứ Sáu, thứ Bẩy và Chúa Nhật là 911, 889, và 756. Tính đến sáng thứ Hai 30 tháng Ba, số người chết vì coronavirus tại Ý đã lên đến 10,779 người, và 97,689 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận. Xin quý vị và anh chị em thêm lời cầu nguyện.
Tử vong tại Hoa Lục theo báo cáo của Bắc Kinh là 3,304 người, trong tổng số 81,470 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận.
Tử vong tại Tây Ban Nha đến nay là 6,803 người, trong tổng số 80,110 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận. Tuy nhiên, số trường hợp nghiêm trọng tại Tây Ban Nha hiện nay là cao nhất thế giới với 4,165 người trong các điều kiện y tế khá bi đát. Trong video này quý vị và anh chị em có thể thấy các dụng cụ y tế đang được Pháp viện trợ khẩn cấp cho Tây Ban Nha.
Pháp cũng đang gặp nhiều khó khăn về số giường bệnh, máy trợ thở và số lượng các bác sĩ và y tá. Tuy nhiên, họ vẫn có thể trợ giúp các dụng cụ y tế khác cho Tây Ban Nha. Đây là một cử chỉ liên đới thật đáng ca ngợi.
Tử vong tại Pháp đến nay là 2,606 người, trong tổng số 40,174 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận.
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là một hình ảnh cao thượng khác.
Nhiều bệnh nhân Pháp bị nhiễm coronavirus đã được chuyển đến các bệnh viện ở Đức và Thụy Sĩ. Không quân Đức xác nhận trên Twitter rằng những chiếc máy bay của họ đã chở hai bệnh nhân từ Strasbourg, ở miền đông nước Pháp, đến Ulm, ở khu vực phía đông nam của Đức thuộc bang Baden-Wurmern.
Tám bệnh nhân Pháp và Ý bị nhiễm coronavirus cũng được chuyển đến bệnh viện ở Đức vào thứ Bảy.
Sáu người trong số họ đã bay từ vùng Bologna, khu vực bị tàn phá nặng nề nhất của Ý, đến Kohn, nơi họ sau đó được chuyển đến các bệnh viện ở Kohn, Bon và Bochum.
Trong khi đó, hai bệnh nhân khác, từ Metz, miền đông nước Pháp đã bay đến thành phố Essen, cũng nằm ở khu vực Bắc sông-Bavaria.
Tại Đức, số trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận đã tăng lên đến 62,435 người, trong đó có 541 người chết.
Tại Iran, số trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận đã tăng lên đến 38,309 người, trong đó có 2,640 người chết.
Tại Anh, số trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận đã tăng lên đến 19,522 người, trong đó có 1,228 người chết. Chỉ trong 24 giờ, đã có thêm 209 người chết và 2,433 trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận.
Phòng Báo Chí Tòa Thánh xác nhận Đức Thánh Cha đã trải qua xét nghiệm coronavirus và cho kết quả âm tính
Lần đầu tiên Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã chính thức xác nhận rằng Đức Thánh Cha Phanxicô không nhiễm coronavirus và việc thử nghiệm gần đây của 170 nhân viên Tòa Thánh cho thấy chỉ có một trường hợp mới nhiễm bệnh.
Điều này đưa tổng số trường hợp coronavirus liên quan đến quốc gia Thành Vatican lên tới sáu trường hợp.
“Tôi có thể xác nhận rằng cả Đức Thánh Cha và các cộng tác viên gần nhất của ngài đều cho kết quả âm tính trong các xét nghiệm”, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh tuyên bố.
Sáu trường hợp dương tính bao gồm một linh mục sống trong cùng nhà trọ Santa Martha với Đức Thánh Cha Phanxicô. “Vị linh mục này làm việc tại Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã bị cách ly ngay khi ngài trình bày các triệu chứng của coronavirus,” ông Bruni nói.
Vị linh mục mà ông Bruni đề cập đến là Đức Ông Gianluca Pezzoli, 58 tuổi.
Cuộc sống của Đức Giáo Hoàng hiện nay bị giới hạn trong một vài không gian: vào buổi sáng, ngài cử hành thánh lễ một mình trong nhà nguyện với ba thư ký và ăn trưa một mình trong phòng. Ngài vẫn tiếp khách nhưng rất hạn chế và tham dự các cuộc họp trong Dinh Tông Tòa, chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật và trình bày bài giáo lý cho buổi tiếp kiến chung hàng tuần giờ đây được truyền hình từ thư viện của Dinh Tông Tòa.
Con số 21 triệu tài khoản điện thoại bị đóng lại cho thấy bao nhiêu người đã chết trong dịch bệnh tại Hoa Lục
Source:Catholic News AgencyVatican does coronavirus testing, says Pope Francis does not have virus
Tính cho đến chiều Thứ Hai 30 tháng Ba, số người chết vì coronavirus, hay COVID-19 trên toàn thế giới vẫn tiếp tục gia tăng ở mức chóng mặt với 33,999 người chết, và số người nhiễm bệnh lên đến 723,614 người.
Tử vong tại Hoa Kỳ đã lên đến 2,489 người, trong tổng số 142,735 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận. Số người chết tại Hoa Kỳ có thể lên rất cao trong những ngày tới vì 2,970 người đang trong tình trạng nghiêm trọng.
Trước tình trạng lây lan nhanh chóng tại Hoa Kỳ, công ty chuyên sản xuất xe hơi Ford đã đáp lời kêu gọi khẩn cấp của chính phủ Hoa Kỳ. Công ty đã tung ra “Dự án Apollo” để tham gia với các công ty General Electric và 3M trong việc sản xuất hàng ngàn máy trợ thở và các mặt nạ cần thiết để giúp chống lại sự lây lan của coronavirus.
Jim Hackett, Giám đốc điều hành của Ford, cho biết: “Chúng tôi đã đối thoại thường xuyên với các quan chức liên bang, tiểu bang và địa phương để hiểu các lĩnh vực có nhu cầu lớn nhất”.
Coronavirus gây bệnh về đường hô hấp nên máy trợ thở trở thành một trong những nhu cầu cấp bách và vô cùng quan trọng tại các bệnh viện trên khắp thế giới. Tuy nhiên, Ford cũng thiết kế một thứ mặt nạ dành cho các nhân viên y tế và cả những người bán hàng. Ở nhiều nơi trên thế giới, các nhân viên công lực thường không được khuyến khích đeo các khẩu trang y tế vì sợ kẻ gian giả dạng cảnh sát cướp bóc. Jim Hackett cho biết khi thiết kế chiếc mặt nạ này, ông nghĩ đến những người ấy.
Thiệt hại nhân mạng tại Ý vẫn cao nhưng có chiều hướng suy giảm. Tử vong trong ba ngày thứ Sáu, thứ Bẩy và Chúa Nhật là 911, 889, và 756. Tính đến sáng thứ Hai 30 tháng Ba, số người chết vì coronavirus tại Ý đã lên đến 10,779 người, và 97,689 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận. Xin quý vị và anh chị em thêm lời cầu nguyện.
Tử vong tại Hoa Lục theo báo cáo của Bắc Kinh là 3,304 người, trong tổng số 81,470 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận.
Tử vong tại Tây Ban Nha đến nay là 6,803 người, trong tổng số 80,110 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận. Tuy nhiên, số trường hợp nghiêm trọng tại Tây Ban Nha hiện nay là cao nhất thế giới với 4,165 người trong các điều kiện y tế khá bi đát. Trong video này quý vị và anh chị em có thể thấy các dụng cụ y tế đang được Pháp viện trợ khẩn cấp cho Tây Ban Nha.
Pháp cũng đang gặp nhiều khó khăn về số giường bệnh, máy trợ thở và số lượng các bác sĩ và y tá. Tuy nhiên, họ vẫn có thể trợ giúp các dụng cụ y tế khác cho Tây Ban Nha. Đây là một cử chỉ liên đới thật đáng ca ngợi.
Tử vong tại Pháp đến nay là 2,606 người, trong tổng số 40,174 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận.
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là một hình ảnh cao thượng khác.
Nhiều bệnh nhân Pháp bị nhiễm coronavirus đã được chuyển đến các bệnh viện ở Đức và Thụy Sĩ. Không quân Đức xác nhận trên Twitter rằng những chiếc máy bay của họ đã chở hai bệnh nhân từ Strasbourg, ở miền đông nước Pháp, đến Ulm, ở khu vực phía đông nam của Đức thuộc bang Baden-Wurmern.
Tám bệnh nhân Pháp và Ý bị nhiễm coronavirus cũng được chuyển đến bệnh viện ở Đức vào thứ Bảy.
Sáu người trong số họ đã bay từ vùng Bologna, khu vực bị tàn phá nặng nề nhất của Ý, đến Kohn, nơi họ sau đó được chuyển đến các bệnh viện ở Kohn, Bon và Bochum.
Trong khi đó, hai bệnh nhân khác, từ Metz, miền đông nước Pháp đã bay đến thành phố Essen, cũng nằm ở khu vực Bắc sông-Bavaria.
Tại Đức, số trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận đã tăng lên đến 62,435 người, trong đó có 541 người chết.
Tại Iran, số trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận đã tăng lên đến 38,309 người, trong đó có 2,640 người chết.
Tại Anh, số trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận đã tăng lên đến 19,522 người, trong đó có 1,228 người chết. Chỉ trong 24 giờ, đã có thêm 209 người chết và 2,433 trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận.
Phòng Báo Chí Tòa Thánh xác nhận Đức Thánh Cha đã trải qua xét nghiệm coronavirus và cho kết quả âm tính
Lần đầu tiên Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã chính thức xác nhận rằng Đức Thánh Cha Phanxicô không nhiễm coronavirus và việc thử nghiệm gần đây của 170 nhân viên Tòa Thánh cho thấy chỉ có một trường hợp mới nhiễm bệnh.
Điều này đưa tổng số trường hợp coronavirus liên quan đến quốc gia Thành Vatican lên tới sáu trường hợp.
“Tôi có thể xác nhận rằng cả Đức Thánh Cha và các cộng tác viên gần nhất của ngài đều cho kết quả âm tính trong các xét nghiệm”, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh tuyên bố.
Sáu trường hợp dương tính bao gồm một linh mục sống trong cùng nhà trọ Santa Martha với Đức Thánh Cha Phanxicô. “Vị linh mục này làm việc tại Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã bị cách ly ngay khi ngài trình bày các triệu chứng của coronavirus,” ông Bruni nói.
Vị linh mục mà ông Bruni đề cập đến là Đức Ông Gianluca Pezzoli, 58 tuổi.
Cuộc sống của Đức Giáo Hoàng hiện nay bị giới hạn trong một vài không gian: vào buổi sáng, ngài cử hành thánh lễ một mình trong nhà nguyện với ba thư ký và ăn trưa một mình trong phòng. Ngài vẫn tiếp khách nhưng rất hạn chế và tham dự các cuộc họp trong Dinh Tông Tòa, chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật và trình bày bài giáo lý cho buổi tiếp kiến chung hàng tuần giờ đây được truyền hình từ thư viện của Dinh Tông Tòa.
Con số 21 triệu tài khoản điện thoại bị đóng lại cho thấy bao nhiêu người đã chết trong dịch bệnh tại Hoa Lục
Như chúng tôi loan tin, trong cuộc họp báo hôm thứ Hai 17 tháng Hai, ngay tại Bắc Kinh, hai nhà sinh vật học Tiểu Ba Đào và Tiểu Lôi đã khăng khăng bác bỏ các giải thích chính thức được phổ biến trên các phương tiện truyền thông nhà nước cho rằng dịch coronavirus đã phát sinh từ một chợ cá của Vũ Hán, và nói rằng dịch bệnh này thực ra phát sinh từ các phòng thí nghiệm ở thành phố này.
Hiện nay, Bắc Kinh đã cho những người bên ngoài vào Vũ Hán, nhưng dự trù đến ngày 8 tháng Tư mới cho những người từ Vũ Hán đi ra.
Trên mạng Vi Bác, hay còn gọi là Weibo, hai nhà sinh vật học này cho biết họ đã xin vào Vũ Hán để điều tra lấy thêm bằng chứng trước khi chợ Vũ Hán được san bằng nhưng bị chặn lại. Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, cho biết Lý Trạch Hoa một người dẫn chương trình truyền hì21nh CCTV đã đến Vũ Hán với tư cách phóng viên tự do để báo cáo về dịch bệnh, đã bị bắt và tới nay vẫn không có tin tức nào về anh ta. Hai nhà báo khác cũng đã biến mất ở Vũ Hán là Phương Bân và Trần Thu Thực.
Số người thiệt mạng ở Trung Quốc do đại dịch coronavirus chủng mới có thể cao hơn rất nhiều so với con số chính thức mà chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc đã công bố.
Tờ The Epoch Times, nghĩa là Thời báo Đại Kỷ Nguyên, có trụ sở tại Hoa Kỳ, đã đăng một báo cáo của ký giả Jennifer Zeng, trong đó cô trích thuật các phúc trình chính thức của Trung Quốc xuất bản hàng tháng. Phúc trình được công bố hôm 19 tháng 3, cho thấy số người tại Trung Quốc dùng điện thoại di động đã giảm từ 1 tỷ 600 triệu 957 ngàn người xuống còn 1 tỷ 579 triệu 927 ngàn người vào tháng 2 năm 2020; tức là có hơn 21 triệu tài khoản điện thoại không còn được dùng nữa.
Trong những tháng trước năm 2020, số lượng điện thoại di động không ngừng gia tăng.
Theo ký giả Jennifer Zeng, điện thoại di động là một phần không thể thiếu trong cuộc sống ở Trung Quốc do mức độ kỹ thuật số hóa rất cao để nhà nước có thể kiểm soát mọi lãnh vực của đời sống công dân.
Vào ngày 1 tháng 12 năm 2019, Trung Quốc đã thực hiện công tác quét khuôn mặt để xác nhận danh tính của những người bắt buộc phảỉ đăng ký số điện thoại. Tờ báo này trích dẫn dữ liệu hoạt động của cả ba công ty điện thoại di động Trung Quốc, cho thấy những trương mục điện thoại di động đều liên tục tăng cho đến tháng 12 năm 2019 nhưng đã giảm mạnh kể từ khi dịch coronavirus chủng mới bùng phát.
Hãng China Mobile, hãng cung cấp dịch vụ lớn nhất quốc gia này, nơi nắm giữ khoảng 60% thị trường điện thoại di động Trung Quốc, đã kiếm thêm được 3 triệu 732 ngàn trương mục vào tháng 12 năm 2019 sau khi luật quét khuôn mặt được ban hành, nhưng họ lại mất 862 ngàn vào tháng 1 năm 2020 và 7 triệu 254 ngàn vào tháng 2 năm 2020.
Tương tự, China Telecom, công ty lớn thứ hai, nơi nắm giữ khoảng 21% thị trường, đã tăng 1 triệu 18 ngàn người sử dụng vào tháng 12 năm 2019, nhưng đã mất 430 ngàn người sử dụng trong tháng Giêng và 5 triệu 600 ngàn người trong tháng 2 vừa qua.
Tờ Thời báo Đại Kỷ Nguyên, kể từ ngày 10 tháng 2, phần lớn sinh viên Trung Quốc đã tham gia các lớp học trực tuyến với số điện thoại di động vì các trường học đều đóng cửa. Như thế, số điện thoại di động lẽ ra phải tăng mới đúng.
Tờ Thời báo Đại Kỷ Nguyên cho rằng nếu chỉ có 10 phần trăm trương mục sử dụng điện thoại di động bị đóng do thiệt mạng vì coronavirus, số người chết đã lên đến ít nhất 2 triệu người.
So sánh với tình hình dịch bệnh ở Ý cũng cho thấy số người chết ở Trung Quốc đã được che đậy một cách trầm trọng. Tỷ lệ tử vong ở Ý cho đến nay là 9% trong khi ở Trung Quốc, nơi số người bị nhiễm vi khuẩn lớn hơn Ý, điều kiện y tế thấp kém hơn lại chỉ có 4%.
Mọi sinh hoạt tại tỉnh Hồ Bắc, tâm chấn của cơn bão dịch coronavirus dường như lại trái ngược với con số tử vong được báo cáo ở Trung Quốc. Bảy nhà quàn ở thành phố Vũ Hán được báo là phải thiêu xác 24 giờ một ngày, bảy ngày một tuần từ hồi cuối tháng Giêng. Tỉnh Hồ Bắc đã phải sử dụng 40 lò hỏa táng di động, mỗi lò có khả năng đốt năm tấn chất thải y tế và thi thể mỗi ngày, kể từ ngày 16 tháng Hai.
“Sự che đậy và quản lý sai lầm của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cho phép vi khuẩn lây lan khắp Trung Quốc và tạo ra một đại dịch toàn cầu”, Tờ Thời báo Đại Kỷ Nguyên kết luận.
Ngoài ra, theo tờ Wall Street Journal, Bà Ngụy Qúy Hiền, người bán tôm tươi tại chợ hải sản Vũ Hán được cho là nạn nhân số Zero của dịch bệnh coronavirus của thế giới đã nói với phóng viên tờ Tài Tân phát hành tại Trung Quốc rằng số người lây lan và tử vong tại đây đã không lớn lao như thế nếu nhà cầm quyền Trung Quốc sớm cảnh báo và có hành động thích ứng.
Đức Thánh Cha cầu nguyện cho những người đang sợ hãi và mất lòng tin vì dịch bệnh coronavirus
Source:The epoch times21 Million Fewer Cellphone Users in China May Suggest a High CCP Virus Death Toll
Hiện nay, Bắc Kinh đã cho những người bên ngoài vào Vũ Hán, nhưng dự trù đến ngày 8 tháng Tư mới cho những người từ Vũ Hán đi ra.
Trên mạng Vi Bác, hay còn gọi là Weibo, hai nhà sinh vật học này cho biết họ đã xin vào Vũ Hán để điều tra lấy thêm bằng chứng trước khi chợ Vũ Hán được san bằng nhưng bị chặn lại. Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, cho biết Lý Trạch Hoa một người dẫn chương trình truyền hì21nh CCTV đã đến Vũ Hán với tư cách phóng viên tự do để báo cáo về dịch bệnh, đã bị bắt và tới nay vẫn không có tin tức nào về anh ta. Hai nhà báo khác cũng đã biến mất ở Vũ Hán là Phương Bân và Trần Thu Thực.
Số người thiệt mạng ở Trung Quốc do đại dịch coronavirus chủng mới có thể cao hơn rất nhiều so với con số chính thức mà chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc đã công bố.
Tờ The Epoch Times, nghĩa là Thời báo Đại Kỷ Nguyên, có trụ sở tại Hoa Kỳ, đã đăng một báo cáo của ký giả Jennifer Zeng, trong đó cô trích thuật các phúc trình chính thức của Trung Quốc xuất bản hàng tháng. Phúc trình được công bố hôm 19 tháng 3, cho thấy số người tại Trung Quốc dùng điện thoại di động đã giảm từ 1 tỷ 600 triệu 957 ngàn người xuống còn 1 tỷ 579 triệu 927 ngàn người vào tháng 2 năm 2020; tức là có hơn 21 triệu tài khoản điện thoại không còn được dùng nữa.
Trong những tháng trước năm 2020, số lượng điện thoại di động không ngừng gia tăng.
Theo ký giả Jennifer Zeng, điện thoại di động là một phần không thể thiếu trong cuộc sống ở Trung Quốc do mức độ kỹ thuật số hóa rất cao để nhà nước có thể kiểm soát mọi lãnh vực của đời sống công dân.
Vào ngày 1 tháng 12 năm 2019, Trung Quốc đã thực hiện công tác quét khuôn mặt để xác nhận danh tính của những người bắt buộc phảỉ đăng ký số điện thoại. Tờ báo này trích dẫn dữ liệu hoạt động của cả ba công ty điện thoại di động Trung Quốc, cho thấy những trương mục điện thoại di động đều liên tục tăng cho đến tháng 12 năm 2019 nhưng đã giảm mạnh kể từ khi dịch coronavirus chủng mới bùng phát.
Hãng China Mobile, hãng cung cấp dịch vụ lớn nhất quốc gia này, nơi nắm giữ khoảng 60% thị trường điện thoại di động Trung Quốc, đã kiếm thêm được 3 triệu 732 ngàn trương mục vào tháng 12 năm 2019 sau khi luật quét khuôn mặt được ban hành, nhưng họ lại mất 862 ngàn vào tháng 1 năm 2020 và 7 triệu 254 ngàn vào tháng 2 năm 2020.
Tương tự, China Telecom, công ty lớn thứ hai, nơi nắm giữ khoảng 21% thị trường, đã tăng 1 triệu 18 ngàn người sử dụng vào tháng 12 năm 2019, nhưng đã mất 430 ngàn người sử dụng trong tháng Giêng và 5 triệu 600 ngàn người trong tháng 2 vừa qua.
Tờ Thời báo Đại Kỷ Nguyên, kể từ ngày 10 tháng 2, phần lớn sinh viên Trung Quốc đã tham gia các lớp học trực tuyến với số điện thoại di động vì các trường học đều đóng cửa. Như thế, số điện thoại di động lẽ ra phải tăng mới đúng.
Tờ Thời báo Đại Kỷ Nguyên cho rằng nếu chỉ có 10 phần trăm trương mục sử dụng điện thoại di động bị đóng do thiệt mạng vì coronavirus, số người chết đã lên đến ít nhất 2 triệu người.
So sánh với tình hình dịch bệnh ở Ý cũng cho thấy số người chết ở Trung Quốc đã được che đậy một cách trầm trọng. Tỷ lệ tử vong ở Ý cho đến nay là 9% trong khi ở Trung Quốc, nơi số người bị nhiễm vi khuẩn lớn hơn Ý, điều kiện y tế thấp kém hơn lại chỉ có 4%.
Mọi sinh hoạt tại tỉnh Hồ Bắc, tâm chấn của cơn bão dịch coronavirus dường như lại trái ngược với con số tử vong được báo cáo ở Trung Quốc. Bảy nhà quàn ở thành phố Vũ Hán được báo là phải thiêu xác 24 giờ một ngày, bảy ngày một tuần từ hồi cuối tháng Giêng. Tỉnh Hồ Bắc đã phải sử dụng 40 lò hỏa táng di động, mỗi lò có khả năng đốt năm tấn chất thải y tế và thi thể mỗi ngày, kể từ ngày 16 tháng Hai.
“Sự che đậy và quản lý sai lầm của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cho phép vi khuẩn lây lan khắp Trung Quốc và tạo ra một đại dịch toàn cầu”, Tờ Thời báo Đại Kỷ Nguyên kết luận.
Ngoài ra, theo tờ Wall Street Journal, Bà Ngụy Qúy Hiền, người bán tôm tươi tại chợ hải sản Vũ Hán được cho là nạn nhân số Zero của dịch bệnh coronavirus của thế giới đã nói với phóng viên tờ Tài Tân phát hành tại Trung Quốc rằng số người lây lan và tử vong tại đây đã không lớn lao như thế nếu nhà cầm quyền Trung Quốc sớm cảnh báo và có hành động thích ứng.
Đức Thánh Cha cầu nguyện cho những người đang sợ hãi và mất lòng tin vì dịch bệnh coronavirus
Lúc 7 sáng thứ Hai 30 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ này, ngài cầu nguyện cách riêng cho những người đang bị đè bẹp bởi nỗi sợ gây ra từ dịch bệnh coronavirus, những người đang mất lòng tin vì dịch bệnh coronavirus. Mở đầu thánh lễ được phát trực tiếp từ nhà nguyện Casa Santa Marta, Đức Phanxicô nói:
Hôm nay chúng ta cầu nguyện cho nhiều người thất bại trước dịch bệnh này và vẫn còn sợ hãi vì đại dịch. Xin Chúa giúp họ có sức mạnh để đối phó vì thiện ích của xã hội và toàn thể cộng đồng.
Trong bài giảng Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài liên quan đến bài đáp ca trích từ Thánh Vịnh 23 và áp dụng trong trường hợp hai người phụ nữ được trình bày trong Bài đọc Một và trong bài Phúc Âm trong ngày, là bà Susanna và người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình.
Mở đầu bài giảng Đức Thánh Cha nói:
Cả Susanna và người phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình đều trải qua sự hiện diện của Chúa trong thung lũng tối tăm. Bà Susanna vô tội đã bị cáo gian, còn người phụ nữ kia đã phạm tội. Cả hai đã có một bản án tử hình treo lơ lửng trên đầu của họ.
Các giáo phụ đã nhìn thấy một hình ảnh của Giáo hội trong những người phụ nữ này: đó là những con cái Chúa thánh thiện nhưng tội lỗi. Cả hai phụ nữ đều tuyệt vọng. Nhưng bà Susanna tin tưởng vào Chúa.
Tiếp theo, Đức Thánh Cha đã bình luận về hai nhóm người đàn ông hiện diện trong những biến cố này. Cả hai nhóm đều có vị trí trong Giáo Hội. Nhóm các thẩm phán, và nhóm các thầy thông luật. Những người lên án bà Susanna là những kẻ băng hoại; còn những người lên án người phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình là những kẻ đạo đức giả.
Một người phụ nữ đã rơi vào tay những kẻ đạo đức giả, còn người kia rơi vào tay những kẻ băng hoại. Họ không có lối thoát nào. Cả hai người phụ nữ đang ở trong một thung lũng bóng tối, hướng đến cái chết. Người đầu tiên, là bà Susanna rõ ràng đã giao phó mạng sống mình cho Chúa và Chúa đã can thiệp. Người thứ hai biết cô ấy là kẻ có tội. Cô xấu hổ trước tất cả mọi người. Tin Mừng không nói ra, nhưng chắc chắn cô đang cầu nguyện bên trong tâm hồn, cầu mong có ai đó giúp đỡ.
Cả hai trường hợp đều nhận được sự can thiệp của Chúa. Ngài biện hộ cho Susanna và tha thứ cho người phụ nữ ngoại tình.
Chúa lên án những kẻ băng hoại, Ngài cũng giúp những kẻ đạo đức giả biết hoán cải. Nhưng Ngài không tha thứ cho những kẻ băng hoại, đơn giản vì kẻ băng hoại không có khả năng xin tha thứ. Họ tự mãn, họ tiêu diệt và tiếp tục khai thác mọi người. Họ coi mình đứng ở vị trí của Chúa.
Chúa đáp lại lời cầu xin của những người phụ nữ. Ngài giải thoát Susanna khỏi những kẻ băng hoại. Với người đàn bà ngoại tình, Ngài nói “Tôi cũng không lên án chị đâu. Hãy đi, và đừng phạm tội nữa”.
Trong trường hợp của Susanna, dân chúng ca ngợi Chúa. Những người có mặt cùng với Chúa Giêsu và người phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình đã học được bài học về Lòng Thương Xót Chúa. Đây là những bài học mà tất cả chúng ta cần phải học bởi vì mỗi người trong chúng ta đều có câu chuyện của riêng mình, những tội lỗi cá nhân của riêng mình. Nếu chúng ta không nhận ra tội lỗi của chính mình, thì chúng ta là kẻ băng hoại.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói:
Chúng ta hãy nhìn vào Chúa, Đấng thực thi công lý, nhưng cũng là Đấng vô cùng thương xót, mỗi người chúng ta, khi nhìn thấy Chúa Giêsu đã hành động như thế nào trong những trường hợp này, hãy giao phó cho lòng thương xót của Chúa và cầu nguyện, hãy tin vào lòng thương xót của Chúa, hãy xin Chúa tha thứ, vì Chúa “dẫn tôi qua những con đường đoan chính, sở dĩ vì uy danh Người. Lạy Chúa, dù bước đi trong thung lũng tối, con không lo mắc nạn, vì Chúa ở cùng con. Cây roi và cái gậy của Ngài, đó là điều an ủi lòng con.”
Source:Vatican NewsPope at Mass: ‘We pray for those who remain in fear’
Trong thánh lễ này, ngài cầu nguyện cách riêng cho những người đang bị đè bẹp bởi nỗi sợ gây ra từ dịch bệnh coronavirus, những người đang mất lòng tin vì dịch bệnh coronavirus. Mở đầu thánh lễ được phát trực tiếp từ nhà nguyện Casa Santa Marta, Đức Phanxicô nói:
Hôm nay chúng ta cầu nguyện cho nhiều người thất bại trước dịch bệnh này và vẫn còn sợ hãi vì đại dịch. Xin Chúa giúp họ có sức mạnh để đối phó vì thiện ích của xã hội và toàn thể cộng đồng.
Trong bài giảng Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài liên quan đến bài đáp ca trích từ Thánh Vịnh 23 và áp dụng trong trường hợp hai người phụ nữ được trình bày trong Bài đọc Một và trong bài Phúc Âm trong ngày, là bà Susanna và người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình.
Mở đầu bài giảng Đức Thánh Cha nói:
Cả Susanna và người phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình đều trải qua sự hiện diện của Chúa trong thung lũng tối tăm. Bà Susanna vô tội đã bị cáo gian, còn người phụ nữ kia đã phạm tội. Cả hai đã có một bản án tử hình treo lơ lửng trên đầu của họ.
Các giáo phụ đã nhìn thấy một hình ảnh của Giáo hội trong những người phụ nữ này: đó là những con cái Chúa thánh thiện nhưng tội lỗi. Cả hai phụ nữ đều tuyệt vọng. Nhưng bà Susanna tin tưởng vào Chúa.
Tiếp theo, Đức Thánh Cha đã bình luận về hai nhóm người đàn ông hiện diện trong những biến cố này. Cả hai nhóm đều có vị trí trong Giáo Hội. Nhóm các thẩm phán, và nhóm các thầy thông luật. Những người lên án bà Susanna là những kẻ băng hoại; còn những người lên án người phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình là những kẻ đạo đức giả.
Một người phụ nữ đã rơi vào tay những kẻ đạo đức giả, còn người kia rơi vào tay những kẻ băng hoại. Họ không có lối thoát nào. Cả hai người phụ nữ đang ở trong một thung lũng bóng tối, hướng đến cái chết. Người đầu tiên, là bà Susanna rõ ràng đã giao phó mạng sống mình cho Chúa và Chúa đã can thiệp. Người thứ hai biết cô ấy là kẻ có tội. Cô xấu hổ trước tất cả mọi người. Tin Mừng không nói ra, nhưng chắc chắn cô đang cầu nguyện bên trong tâm hồn, cầu mong có ai đó giúp đỡ.
Cả hai trường hợp đều nhận được sự can thiệp của Chúa. Ngài biện hộ cho Susanna và tha thứ cho người phụ nữ ngoại tình.
Chúa lên án những kẻ băng hoại, Ngài cũng giúp những kẻ đạo đức giả biết hoán cải. Nhưng Ngài không tha thứ cho những kẻ băng hoại, đơn giản vì kẻ băng hoại không có khả năng xin tha thứ. Họ tự mãn, họ tiêu diệt và tiếp tục khai thác mọi người. Họ coi mình đứng ở vị trí của Chúa.
Chúa đáp lại lời cầu xin của những người phụ nữ. Ngài giải thoát Susanna khỏi những kẻ băng hoại. Với người đàn bà ngoại tình, Ngài nói “Tôi cũng không lên án chị đâu. Hãy đi, và đừng phạm tội nữa”.
Trong trường hợp của Susanna, dân chúng ca ngợi Chúa. Những người có mặt cùng với Chúa Giêsu và người phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình đã học được bài học về Lòng Thương Xót Chúa. Đây là những bài học mà tất cả chúng ta cần phải học bởi vì mỗi người trong chúng ta đều có câu chuyện của riêng mình, những tội lỗi cá nhân của riêng mình. Nếu chúng ta không nhận ra tội lỗi của chính mình, thì chúng ta là kẻ băng hoại.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói:
Chúng ta hãy nhìn vào Chúa, Đấng thực thi công lý, nhưng cũng là Đấng vô cùng thương xót, mỗi người chúng ta, khi nhìn thấy Chúa Giêsu đã hành động như thế nào trong những trường hợp này, hãy giao phó cho lòng thương xót của Chúa và cầu nguyện, hãy tin vào lòng thương xót của Chúa, hãy xin Chúa tha thứ, vì Chúa “dẫn tôi qua những con đường đoan chính, sở dĩ vì uy danh Người. Lạy Chúa, dù bước đi trong thung lũng tối, con không lo mắc nạn, vì Chúa ở cùng con. Cây roi và cái gậy của Ngài, đó là điều an ủi lòng con.”
Source:Vatican News
Source:The epoch times
Source:Catholic News Agency