Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:32 31/03/2019
125. Ngoại trừ anh nổ lực tìm kiếm các loại đức hạnh và thường thực hành nó, bằng không thì mức độ tu đức cao của anh sẽ thấp đi một phần.
(Thánh nữ Terese of Avila)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:41 31/03/2019
74. CON CHÓ KHÔNG CÓ MŨI
Có một con chuột cái lông màu vàng bị con chó rượt đuổi, bèn dùng phương pháp đánh rắm để thoát thân.
Có một con chuột đực đang tìm thức ăn ở trong ruộng, đột nhiên thấy một con chó đuổi tới bèn cố sức chạy về hang của mình báo cho con chuột cái màu vàng biết.
Chuột cái liền hỏi nó:
- “Phương pháp đánh rắm phòng thân của ông đâu mà không dùng ?”
Đáp:
- “Tớ đánh rắm liên tiếp mấy cái nhưng con chó cũng không thèm nghe.”
Con chuột cái lông vàng chợt hiểu, nói:
- “Tôi biết rồi, con chó đó không có mũi !”
(Tiếu phủ)
Suy tư 74:
Mỗi một môn phái võ đều có những thế võ đặc biệt để phòng thân cách hữu hiệu, người ta gọi là “võ bí truyền”, tuy nhiên những thế võ bí truyền này có khi mất tác dụng vì người luyện tập không chuyên cần luyện tập.
Bí quyết phòng thân của người Ki-tô hữu là nghe và thực hành lời của Chúa dạy, nó không những phòng thân mà còn đề phòng linh hồn cho khỏi bị ma quỷ cướp mất. Nhưng trong thực tế thì có nhiều Ki-tô hữu bị sa ngã trong tội lỗi, không phải vì họ không nghe Lời Chúa, cũng không phải vì họ không hiểu Lời Chúa, nhưng là vì họ không có “mũi” để ngửi thấy hương thơm của việc nghe và giữ Lời Chúa dạy, cái “mũi” ấy chính là sự cầu nguyện, cầu nguyện không những là “mũi” để ngửi ơn lành của Chúa, mà còn là “mắt” để nhìn thấy thánh ý Chúa qua cuộc sống của mình...
Không phải ma quỷ không có mũi nên không ngửi thấy mùi cầu nguyện của chúng ta để chạy trốn khi chúng ta cầu nguyện, nhưng nó không sợ chúng ta vì lời cầu nguyện của chúng ta không chân thành, không có đức tin và không khiêm tốn.
Cầu nguyện có đức tin là lời cầu nguyện biết phó thác, biết đón nhận trong khiêm tốn và vui vẻ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một con chuột cái lông màu vàng bị con chó rượt đuổi, bèn dùng phương pháp đánh rắm để thoát thân.
Có một con chuột đực đang tìm thức ăn ở trong ruộng, đột nhiên thấy một con chó đuổi tới bèn cố sức chạy về hang của mình báo cho con chuột cái màu vàng biết.
Chuột cái liền hỏi nó:
- “Phương pháp đánh rắm phòng thân của ông đâu mà không dùng ?”
Đáp:
- “Tớ đánh rắm liên tiếp mấy cái nhưng con chó cũng không thèm nghe.”
Con chuột cái lông vàng chợt hiểu, nói:
- “Tôi biết rồi, con chó đó không có mũi !”
(Tiếu phủ)
Suy tư 74:
Mỗi một môn phái võ đều có những thế võ đặc biệt để phòng thân cách hữu hiệu, người ta gọi là “võ bí truyền”, tuy nhiên những thế võ bí truyền này có khi mất tác dụng vì người luyện tập không chuyên cần luyện tập.
Bí quyết phòng thân của người Ki-tô hữu là nghe và thực hành lời của Chúa dạy, nó không những phòng thân mà còn đề phòng linh hồn cho khỏi bị ma quỷ cướp mất. Nhưng trong thực tế thì có nhiều Ki-tô hữu bị sa ngã trong tội lỗi, không phải vì họ không nghe Lời Chúa, cũng không phải vì họ không hiểu Lời Chúa, nhưng là vì họ không có “mũi” để ngửi thấy hương thơm của việc nghe và giữ Lời Chúa dạy, cái “mũi” ấy chính là sự cầu nguyện, cầu nguyện không những là “mũi” để ngửi ơn lành của Chúa, mà còn là “mắt” để nhìn thấy thánh ý Chúa qua cuộc sống của mình...
Không phải ma quỷ không có mũi nên không ngửi thấy mùi cầu nguyện của chúng ta để chạy trốn khi chúng ta cầu nguyện, nhưng nó không sợ chúng ta vì lời cầu nguyện của chúng ta không chân thành, không có đức tin và không khiêm tốn.
Cầu nguyện có đức tin là lời cầu nguyện biết phó thác, biết đón nhận trong khiêm tốn và vui vẻ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tại Rabat, Morocco, Đức Phanxicô nhắc lại chủ đề 4 điểm về di dân
Vũ Văn An
00:28 31/03/2019
Theo tin Zenit, ngày 30 tháng Ba, 2019, Đức Phanxicô, khi nói chuyện tại Trụ Sở chính của Caritas tại Rabat, Morocco, đã nhắc lại kế hoạch 4 điểm trong Thông Điệp Ngày Di Dân và Tị Nạn Thế Giới năm 2018: chấp nhận, bảo vệ, cổ vũ và hoà nhập.
Sau đây là nguyên văn bài diễn văn của ngài tại Rabat:
Các bạn thân mến,
Tôi rất vui khi có cơ hội này được gặp gỡ các bạn trong chuyến thăm Vương quốc Morocco. Nó cho tôi cơ hội một lần nữa bày tỏ sự gần gũi của tôi với tất cả các bạn và cùng với các bạn, để thảo luận về một vết thương lớn và sâu tiếp tục ảnh hưởng đến thế giới của chúng ta ở đầu thế kỷ hai mươi mốt này. Một vết thương đang kêu thấu tới trời. Chúng ta không muốn phản ứng của chúng ta là một phản ứng thờ ơ và im lặng (xem Xh 3: 7). Điều này càng đúng vào ngày nay, khi chúng ta chứng kiến nhiều triệu người tị nạn và di dân bị cưỡng bức khác đi tìm sự bảo vệ quốc tế, chưa kể các nạn nhân của nạn buôn người và các hình thức nô lệ mới do các tổ chức tội phạm thực hiện. Không ai có thể thờ ơ với tình huống đau đớn này.
Tôi cảm ơn Đức Tổng Giám Mục Santiago [Agrelo Martínez] vì những lời chào mừng và việc làm của Giáo hội trong việc hỗ trợ người di cư. Tôi cũng cảm ơn Jackson vì chứng từ của anh, và tất cả các bạn, cả người di cư lẫn thành viên của các hiệp hội đang tận tụy chăm sóc họ. Chúng ta gặp nhau chiều nay để tăng cường mối liên hệ của chúng ta và tiếp tục các nỗ lực của chúng ta để bảo đảm các điều kiện sống xứng đáng cho tất cả mọi người. Tất cả chúng ta được kêu gọi đáp ứng nhiều thách thức đặt ra bởi các phong trào di cư đương thời một cách đại lượng, nhiệt tình, khôn ngoan và nhìn xa trông rộng, mỗi người theo khả năng tốt nhất của mình (xem Thông điệp về Ngày di cư và tị nạn thế giới năm 2018).
Một vài tháng trước đây, tại thành phố Marrakech, Hội nghị liên chính phủ đã thông qua việc áp dụng hiệp ước Global Compact về di cư an toàn, có trật tự và hợp lệ. Hiệp ứơc di dân Compact thể hiện một bước tiến quan trọng đối với cộng đồng quốc tế, cộng đồng mà giờ đây, trong bối cảnh Liên Hợp Quốc, lần đầu tiên đã xử lý chủ đề này trên bình diện đa phương trong một văn kiện có tầm quan trọng đến thế (Diễn văn với Ngoại giao đoàn bên cạnh Tòa thánh, ngày 7 tháng 1 năm 2019).
Hiệp ước này giúp chúng ta thấy rằng, “không chỉ về người di cư mà thôi (xem Chủ đề Ngày di cư và tị nạn thế giới 2019), như thể cuộc sống và trải nghiệm của họ hoàn toàn không liên quan gì đến phần còn lại của xã hội hoặc tư cách của họ như những con người với đầy đủ các quyền phần nào đã “bị đình chỉ” vì tình hình hiện tại của họ. “Phía biên giới nơi người di cư đang đứng không làm cho anh ta hoặc cô ta ít là người hơn.
Nó cũng nói đến khuôn mặt mà chúng ta muốn dành cho xã hội và đến giá trị của mỗi đời sống con người. Nhiều bước tích cực đã được thực hiện ở các khu vực khác nhau, nhất là ở các nước phát triển, nhưng chúng ta không thể quên rằng tiến bộ của nhân dân chúng ta không thể được đo lường bằng những tiến bộ kỹ thuật hoặc kinh tế mà thôi. Trên hết, nó phụ thuộc vào sự cởi mở của chúng ta, sẵn sàng để mình bị đánh động và xúc động bởi những người đến gõ cửa nhà chúng ta. Khuôn mặt của họ phá tan và vạch trần tất cả những thần tượng sai lầm có thể đã chiếm lĩnh và nô dịch cuộc sống chúng ta; những thần tượng hứa hẹn một hạnh phúc ảo tưởng và nhất thời đui mù trước cuộc sống và đau khổ của người khác. Một thành phố trở nên khô cằn và khắc nghiệt xiết bao, khi nó đánh mất khả năng cảm thương! Một xã hội nhẫn tâm... một người mẹ cằn cỗi. Các bạn không phải là người ngoài lề; các bạn đang ở trung tâm của trái tim Giáo Hội.
Tôi muốn đề xuất bốn động từ - chấp nhận, bảo vệ, cổ vũ và hòa nhập – những động từ có thể giúp những người muốn giúp đỡ làm cho giao ước này trở nên cụ thể và thực chất hơn, hành động thận trọng hơn là giữ im lặng, hỗ trợ thay vì cô lập, xây dựng hơn là bỏ rơi.
Các bạn thân mến, tôi muốn nhắc lại tầm quan trọng của bốn động từ này. Chúng tạo thành cái khung tham chiếu cho tất cả chúng ta. Vì tất cả chúng ta đều can dự vào nỗ lực này – can dự theo nhiều cách khác nhau, nhưng tất cả đều can dự - và tất cả chúng ta đều cần thiết trong công việc xây dựng một cuộc sống xứng đáng, an toàn và huynh đệ hơn. Tôi thích nghĩ rằng tình nguyện viên, người trợ tá, người cứu hộ hoặc bạn bè đầu tiên của một người di cư là một người di cư khác, vì họ là người đầu tiên biết rõ các gian khổ của hành trình. Chúng ta không thể khai triển các chiến lược quy mô lớn có khả năng khôi phục phẩm giá bằng cách chỉ áp dụng phương thức phúc lợi mà thôi. Đó là loại hỗ trợ cần thiết nhưng không đầy đủ. Các bạn, những người là người di cư, nên cảm nhận được lời kêu gọi phải đi đầu và hỗ trợ việc tổ chức toàn bộ diễn trình này.
Bốn động từ mà tôi đã đề cập có thể giúp chúng ta tìm được các chiến lược chung để tạo không gian chào đón, bảo vệ, cổ vũ và hòa nhập. Những không gian, cuối cùng, sẽ đem lại phẩm giá.
“Trong tình hình hiện nay, chào đón, trước hết, có nghĩa cung cấp các giải pháp rộng rãi hơn để các di dân và người tị nạn đến các quốc gia đích đến một cách an toàn và hợp pháp (Thông điệp cho Ngày di cư và tị nạn thế giới 2018). Thật vậy, mở rộng các đường di dân hợp lệ là một trong những mục tiêu chính của hiệp ước Global Compact. Cam kết chung này là cần thiết để tránh tạo ra những cơ hội mới cho “những lái buôn người”, những kẻ khai thác giấc mơ và nhu cầu của di dân. Cho đến khi cam kết này được thực hiện đầy đủ, tình trạng khẩn cấp của việc di dân bất hợp lệ phải được giải đáp bằng công lý, liên đới và lòng thương xót. Các hình thức trục xuất tập thể, không cho phép đối xử thích đáng từng trường hợp cá thể, là điều không thể chấp nhận được. Mặt khác, các chiến lược luật pháp hóa đặc biệt, nhất là trong trường hợp các gia đình và trẻ vị thành niên, cần được khuyến khích và đơn giản hóa.
Bảo vệ có nghĩa là bảo vệ “các quyền và phẩm giá của người di cư và người tị nạn, không phụ thuộc tư cách pháp lý của họ” (ibid.). Trong bối cảnh của toàn bộ khu vực này, việc bảo vệ, trước hết và trên hết, phải được bảo đảm dọc theo các tuyến di cư, những tuyến, đáng buồn thay, thường là các nơi diễn ra bạo lực, bóc lột và lạm dụng đủ loại. Ở đây cũng vậy, dường như cần phải chú ý đặc biệt đến người di cư trong các tình huống dễ bị tổn thương lớn lao: đối với nhiều trẻ vị thành niên không có người đi kèm và phụ nữ. Điều cần thiết là mọi người phải được bảo đảm quyền được hỗ trợ y tế, tâm lý và xã hội cần thiết để khôi phục phẩm giá cho những người đã mất nó trên đường đi, như các bạn làm việc trong cơ quan này đang thực hiện cách rất tận tâm. Trong số những người có mặt, một số người có thể đích thân làm chứng cho tầm quan trọng của các dịch vụ bảo vệ này để mang lại hy vọng trong thời gian lưu trú tại các quốc gia sở tại.
Cổ vũ có nghĩa là bảo đảm rằng tất cả mọi người, người di cư và người dân địa phương, đều có thể hưởng được một môi trường an toàn để họ có thể phát triển mọi năng khiếu của mình. Việc cổ vũ này bắt đầu với việc thừa nhận rằng không con người nhân bản nào đáng bị loại bỏ, nhưng đúng hơn phải được coi là một nguồn tiềm năng làm giàu về phương diện bản thân, văn hóa và chuyên nghiệp ở bất cứ nơi nào họ hiện diện. Các cộng đồng chủ nhà sẽ được làm giàu nếu họ học được cách đánh giá và tận dụng sự đóng góp của người di cư trong khi cố gắng ngăn chặn mọi hình thức kỳ thị và bài ngoại. Người di cư nên được khuyến khích học hỏi ngôn ngữ địa phương như một phương tiện thiết yếu để thông đạt liên văn hóa và được giúp đỡ tích cực để khai triển được ý thức trách nhiệm đối với xã hội đã chấp nhận họ, học cách tôn trọng các cá nhân và dây liên kết xã hội, luật pháp và văn hóa. Điều này sẽ góp phần vào sự phát triển con người toàn diện.
Nhưng chúng ta đừng quên rằng việc cổ vũ các di dân và gia đình họ về nhân bản cũng bắt đầu từ các cộng đồng nguồn gốc của họ, nơi quyền được di cư phải được bảo đảm, nhưng cả quyền không buộc phải di cư nữa, nghĩa là quyền được hưởng tại quê hương họ các điều kiện thích đáng cho một cuộc sống xứng đáng. Tôi đánh giá cao và khuyến khích các chương trình hợp tác quốc tế và phát triển liên quốc gia không có tư lợi đảng phái, có sự tham gia của người di cư trong tư cách chủ đạo tích cực (xem Diễn văn cho những người tham gia Diễn đàn quốc tế về Di cư và Hòa bình, 21 tháng 2 năm 2017).
Hòa nhập có nghĩa là dấn thân vào một diễn trình nhằm nâng cao cả di sản văn hóa của cộng đồng chào đón lẫn di sản văn hóa của người di cư, do đó xây dựng một xã hội cởi mở và liên văn hóa. Chúng ta biết rằng đối với những người đến và những người tiếp nhận họ, gặp gỡ một nền văn hóa ngoại lai, đặt mình vào vị trí của những người khác hẳn chúng ta, để hiểu suy nghĩ và kinh nghiệm của họ, là điều không dễ dàng. Do đó, chúng ta thường từ chối gặp gỡ người khác và dựng lên các rào cản để tự bảo vệ mình (x. Bài giảng tại Thánh lễ cho Ngày di dân và Người tị nạn Thế giới, 14 tháng 1 năm 2018). Hòa nhập đòi hỏi chúng ta không để sợ hãi và thiếu hiểu biết chi phối.
Như thế, trước mắt chúng ta, là một hành trình chúng ta phải cùng nhau bước đi, như những người bạn đồng hành thực sự. Đó là một hành trình mời gọi mọi người, người di cư và người dân địa phương, trong việc xây dựng các thành phố biết chào đón, tôn trọng các khác biệt và lưu ý đến các diễn trình liên văn hóa. Các thành phố có khả năng đánh giá sự phong phú của đa nguyên phát sinh từ cuộc gặp gỡ của chúng ta với người khác. Ở đây cũng vậy, nhiều người trong các bạn có thể đích thân chứng thực mức độ chủ yếu của cam kết đó.
Các bạn di cư thân mến, Giáo hội nhận thức được các đau khổ vốn đi theo cuộc hành trình của các bạn và Giáo Hội cùng đau khổ với các bạn. Khi vươn tay ra với các bạn trong những tình huống rất khác nhau của các bạn, Giáo Hội quan tâm nhắc nhở các bạn rằng Thiên Chúa muốn tất cả chúng ta sống hết mình. Giáo hội muốn ở bên cạnh để giúp các bạn đạt được điều tốt nhất cho cuộc sống của các bạn. Vì mỗi con người nhân bản đều có quyền sống, mỗi ngườị đều có quyền mơ ước và tìm được vị trí xứng đáng của mình trong “ngôi nhà chung” của chúng ta! Mỗi người đều có quyền có tương lai.
Một lần nữa, tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả những người tham gia hỗ trợ người di cư và người tị nạn trên khắp thế giới, và đặc biệt tới các bạn, nhân viên của Caritas, và tới các cơ quan đối tác của các bạn, những người có vinh dự biểu lộ tình yêu thương xót của Thiên Chúa đối với rất nhiều anh chị em của chúng ta nhân danh toàn thể Giáo hội. Do kinh nghiệm, các bạn biết rõ rằng đối với các Kitô hữu, “không phải chỉ là về người di cư”, vì chính Chúa Kitô cũng từng gõ cửa nhà chúng ta.
Nguyện xin Chúa, Đấng, trong suốt cuộc đời trần thế, đã trải nghiệm trong xác thịt Người nỗi đau khổ bị đầy ải, chúc phúc cho mỗi người các bạn. Xin Người ban cho các bạn sức mạnh cần thiết để không bao giờ ngã lòng và luôn là “Bến an toàn” dành cho nhau sự chào đón và chấp nhận.
Cảm ơn các bạn!
Tông du Marốc: Diễn từ của Đức Thánh Cha trong cuộc gặp gỡ với các linh mục, tu sĩ nam nữ và Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô
J.B. Đặng Minh An dịch
13:11 31/03/2019
Sáng Chúa Nhật 31 tháng Ba, lúc 9:30, Đức Thánh Cha đã viếng thăm trung tâm nông thôn các dịch vụ xã hội ở Témera.
Sau đó, vào lúc 10:35, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với các linh mục, tu sĩ nam nữ và Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô tại nhà thờ chính tòa giáo phận Rabat.
Ngôi nhà thờ này có tên đầy đủ là nhà thờ chính tòa Thánh Phêrô, tọa lạc tại Quảng trường Golan ở trung tâm thủ đô Rabat. Nhà thờ được xây dựng vào đầu thế kỷ 20 theo kiến trúc Art Deco. Việc khởi công xây dựng nhà thờ bắt đầu vào năm 1919. Kiến trúc sư trưởng là Adrien Laforgue. Lễ khánh thành diễn ra 2 năm sau đó, tức là năm 1921 và nhà thờ bắt đầu hoạt động vào tháng 11 cùng năm đó. Hai tòa tháp của nhà thờ, nổi bật trên đường chân trời của thủ đô Rabat, đã được thêm vào trong thập niên 1930.
Trong diễn từ với các linh mục, tu sĩ nam nữ và Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chào tất cả anh chị em!
Tôi rất hạnh phúc khi có cơ hội được ở bên anh chị em. Tôi đặc biệt cảm ơn Cha Germain và Sơ Mary vì những chứng tá của họ. Tôi cũng xin chào các thành viên của Hội đồng Đại kết Các Giáo Hội Kitô, là một dấu chỉ rõ ràng cho sự hiệp thông được cảm nhận ở Marốc giữa các Kitô hữu của những hệ phái khác nhau trên con đường dẫn đến sự hiệp nhất. Kitô hữu là một thiểu số nhỏ ở đất nước này. Tuy nhiên, theo suy nghĩ của tôi, đây không phải là một vấn đề, mặc dù tôi nhận ra rằng đôi khi nó có thể gây khó khăn cho một số anh chị em. Tình hình của anh chị em làm tôi nhớ đến một câu hỏi của Chúa Giêsu: “Nước Thiên Chúa giống cái gì đây? Tôi phải ví Nước ấy với cái gì? ... Nước Thiên Chúa giống như chuyện nắm men bà kia lấy vùi vào ba thúng bột, cho đến khi tất cả bột dậy men”(Lc 13: 18,21). Phỏng theo những lời của Chúa, chúng ta có thể tự hỏi: Kitô hữu giống như điều gì, ở những vùng đất này? Ta phải so sánh họ với điều chi? Họ giống như một nắm men nhỏ mà Giáo Hội Mẹ muốn trộn vào một lượng bột lớn cho đến khi tất cả được dậy men. Vì Chúa Giêsu không chọn chúng ta và phái chúng ta ra đi để trở nên đông đảo hơn! Ngài mời gọi chúng ta đến với một sứ vụ. Ngài đặt chúng ta vào giữa xã hội như một nắm men: men của Các Mối Phúc Thật và tình huynh đệ, theo đó, là Kitô hữu, tất cả chúng ta đều có thể tham gia làm cho Nước Ngài trị đến. Trong bối cảnh này, tôi nhớ lại lời khuyên của Thánh Phanxicô với các anh em ngài khi ngài sai họ đi: “Hãy đi và rao giảng Tin Mừng: và nếu cần thiết, thì dùng cả lời lẽ [mà biện giải]”.
Anh chị em thân mến,
Điều này có nghĩa là sứ mệnh của chúng ta như những người được rửa tội, các linh mục và những người nam nữ tận hiến, không thực sự được xác định bởi số lượng hoặc chiều kích không gian mà chúng ta chiếm giữ, mà là bởi khả năng của chúng ta có thể tạo ra sự thay đổi và đánh thức sự ngạc nhiên và lòng trắc ẩn. Chúng ta làm điều này bằng cách sống như các môn đệ của Chúa Giêsu, ở giữa những người mà chúng ta chia sẻ cuộc sống hàng ngày, niềm vui và nỗi buồn, đau khổ và hy vọng (x. Evangelii Gaudium - Hiến chế Mục vụ Giáo Hội trong thế giới đương đại, 1). Nói cách khác, con đường truyền giáo không phải là con đường chiêu dụ tín đồ. Xin vui lòng nhớ nhé, những nẻo đường này không phải là những con đường chiêu dụ tín đồ! Chúng ta hãy nhớ lại lời Đức Bênêđíctô XVI đã từng nói: “Giáo Hội không phát triển thông qua việc chiêu dụ tín đồ, nhưng bằng sự lôi cuốn, thông qua các chứng tá”. Những nẻo đường truyền giáo không phải là những nẻo đường của chiêu dụ tín đồ, vì những nẻo đường như thế luôn luôn chỉ dẫn đến đường cùng, nhưng những nẻo đường ấy phải là cách chúng ta sống với Chúa Giêsu và với những người khác. Vấn đề không phải là khi chúng ta ít về số lượng, nhưng là khi chúng ta không còn đáng kể nữa, khi muối đã mất đi hương vị của Tin Mừng, hoặc khi ngọn đèn không còn sáng tỏ nữa – đó mới là vấn đề (x. Mt 5: 13-15).
Tôi tin rằng chúng ta nên lo lắng bất cứ khi nào Kitô hữu chúng ta hoang mang bởi ý nghĩ cho rằng chúng ta chỉ có ý nghĩa nếu chúng ta là bột mì, nếu chúng ta chiếm tất cả các không gian. Anh chị em biết rất rõ rằng cuộc sống của chúng ta là nhằm làm “men”, bất cứ nơi nào và với bất cứ ai, chúng ta gặp gỡ, thậm chí cho dù điều này dường như không mang lại lợi ích tỏ tường hoặc ngay lập tức nào (x. Niềm Vui Tin Mừng, 210). Là Kitô hữu không có nghĩa là gắn bó với một đạo lý, hay với một ngôi đền hay với một nhóm sắc tộc nào. Trở thành Kitô hữu liên quan đến một cuộc gặp gỡ, đó là một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô. Chúng ta là Kitô hữu bởi vì chúng ta đã được yêu thương và được gặp gỡ, chứ không phải là kết quả của việc chiêu dụ tín đồ. Trở thành Kitô hữu là biết rằng chúng ta đã được tha thứ và biết rằng chúng ta được yêu cầu phải đối xử với người khác như Chúa đối xử với chúng ta. Vì “mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau.” (Ga 13:35).
Anh chị em thân mến, khi suy nghĩ về bối cảnh, trong đó anh chị em được kêu gọi để sống ơn gọi nhận được qua bí tích rửa tội, qua thừa tác vụ và cuộc sống thánh hiến của anh chị em, tôi nhớ lại những lời của Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục trong thông điệp Ecclesiam Suam (Giáo Hội Ngài): “Giáo Hội phải tham gia vào cuộc đối thoại với thế giới đang sống. Giáo Hội có những điều muốn nói, một thông điệp muốn đưa ra, những điều muốn thông truyền”(số 65). Nói rằng Giáo Hội phải tham gia đối thoại không phải là nói theo mốt thời thượng. Đối thoại đúng là từ ngữ đang thịnh hành ngày nay, nhưng đó không phải là lý do để đối thoại. Đối thoại ít nhiều cũng là một chiến lược để tăng số thành viên của mình, nhưng không, chúng ta không coi đối thoại như một chiến lược. Giáo Hội phải tham gia đối thoại vì lòng trung thành với Chúa và Thầy của mình, Đấng ngay từ đầu, rung động vì tình yêu, đã muốn tham gia đối thoại như một người bạn và yêu cầu chúng ta bước vào tình huynh đệ với Ngài (x. Dei Verbum – Tông huấn Lời Chúa, 2) . Là các môn đệ của Chúa Giêsu Kitô, ngay từ ngày được rửa tội, chúng ta đã được mời gọi trở thành một phần của cuộc đối thoại cứu rỗi và tình huynh đệ này, một cuộc đối thoại mà chúng ta là người đầu tiên được hưởng lợi.
Kitô hữu, ở đây trong những vùng đất này, học cách trở thành một bí tích sống động trong cuộc đối thoại mà Thiên Chúa muốn khởi động với mỗi người nam nữ, bất kể họ ở đâu. Đó là một cuộc đối thoại mà chúng ta được kêu gọi để đón nhận theo gương Chúa Giêsu, Đấng hiền lành và khiêm nhường trong lòng (x. Mt 11:29), với tình yêu mãnh liệt và vô vụ lợi, không tính toán và giới hạn, và với niềm tôn trọng tự do của người khác. Theo tinh thần này, chúng ta có thể tìm thấy nơi những người đi trước chúng ta, là những người chỉ đường cho chúng ta, vì qua cuộc sống của họ, họ làm chứng rằng đối thoại là có thể; họ hướng chúng ta đến một “tiêu chuẩn cao” thách thức chúng ta và thúc đẩy chúng ta tiến vào. Làm sao chúng ta có thể không nghĩ đến Thánh Phanxicô thành Assisi, là người khi các cuộc Thập tự chinh đang lên tới cao trào đã đi gặp vua al-Malik al-Kamil? Làm sao chúng ta lại không nghĩ đến Chân Phước Charles de Foucault, là người đã rúng động sâu sắc bởi cuộc sống khiêm tốn và ẩn cư của Chúa Giêsu thành Nagiarét, Đấng mà ngài thầm yêu mến, đến mức muốn trở thành một “người anh em cho tất cả”? Và làm sao chúng ta có thể quên được những Kitô hữu đồng bào của chúng ta đã chọn sống liên đới với người khác, thậm chí đến mức hiến mạng sống mình? Khi Giáo Hội, trong niềm trung tín với sứ mệnh đã nhận lãnh từ Chúa, bắt đầu đối thoại với thế giới và đưa ra thông điệp của mình, Giáo Hội dự phần trong sự trông đợi một tình huynh đệ có nguồn mạch sâu xa nhất không phải nơi chính chúng ta nhưng là trong tình phụ tử của Thiên Chúa.
Là những người tận hiến, chúng ta được mời gọi trải nghiệm cuộc đối thoại cứu độ này trên hết như một lời chuyển cầu cho những người được giao phó cho chúng ta. Tôi nhớ có lần nói chuyện với một linh mục, giống như anh chị em, đang sống ở một vùng đất nơi Kitô hữu chỉ là một thiểu số. Ngài nói với tôi rằng: “Kinh Lạy Cha” đã có một ý nghĩa đặc biệt đối với ngài vì, cầu nguyện ở giữa những người thuộc các tôn giáo khác, ngài cảm thấy sức mạnh của cụm từ “Xin cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày”. Lời cầu thay nguyện giúp của ngài, với tư cách là một nhà truyền giáo, đã mở rộng đến những người mà theo một cách nào đó đã được giao phó cho ngài, không phải để cai trị mà là để yêu thương, và điều này khiến ngài cầu nguyện với lời kinh này trong một cảm giác thật đặc biệt. Những người thánh hiến và các linh mục mang lên bàn thờ và vào những lời cầu nguyện của họ cuộc sống của tất cả những người xung quanh; họ giữ cho sống động, như thể qua một cửa sổ nhỏ, sức mạnh ban sự sống của Chúa Thánh Thần. Thật đẹp để biết rằng, trong các phần khác nhau của vùng đất này, thông qua tiếng nói của anh chị em, mọi loài thụ tạo có thể liên tục xướng lên lời cầu của kinh “Lạy Cha”.
Đối thoại, khi đó, trở thành lời cầu nguyện. Chúng ta có thể thực thi điều này hàng ngày nhân danh “tình huynh đệ nhân loại bao trùm tất cả mọi người, hiệp nhất họ và làm cho họ bình đẳng, và nhân danh một tình huynh đệ đã bị xâu xé bởi các chính sách cực đoan và chia rẽ, bởi các hệ thống lợi nhuận tham lam vô bờ bến hoặc bởi các khuynh hướng ý thức hệ hận thù, đang thao túng các hành động và tương lai của những người nam nữ (Tài liệu về tình huynh đệ của con người, Abu Dhabi, 4 tháng 2 2019). Đó là một lời cầu thay nguyện giúp không phân biệt, không phân rẽ hay gạt ra ngoài lề, nhưng bao trùm cuộc sống của người lân cận với chúng ta. Đó là một lời chuyển cầu thân thưa cùng Chúa Cha xin cho “Nước Cha trị đến”, không phải bởi bạo lực, hay lòng thù hận, hay uy thế dân tộc, tôn giáo hay kinh tế, v.v., nhưng bởi sức mạnh của lòng trắc ẩn tuôn tràn từ trên thập giá cho cả nhân loại. Đây là kinh nghiệm của đa số anh chị em.
Tôi cảm ơn Chúa vì tất cả những gì anh chị em đang làm với tư cách là những người theo Chúa Giêsu Kitô ở Marốc, hàng ngày khám phá thông qua đối thoại, hợp tác và tình bạn con đường để gieo rắc một tương lai đầy hy vọng. Bằng cách này, anh chị em sẽ vạch mặt và phơi bầy mọi nỗ lực khai thác những khác biệt và sự thiếu hiểu biết nhằm gieo rắc nỗi sợ hãi, lòng thù hận và xung đột. Vì chúng ta biết rằng nỗi sợ hãi và thù hận, được nuôi dưỡng và thao túng, gây bất ổn cho cộng đồng của chúng ta và khiến họ trở nên vô phương tự vệ về mặt tinh thần.
Tôi khuyến khích anh chị em đừng có mong muốn nào khác ngoài việc làm cho hữu hình sự hiện diện và tình yêu của Chúa Kitô, Đấng vì thiện ích của chúng ta đã trở nên nghèo hèn để làm giàu cho chúng ta bằng sự nghèo khó của Ngài (x. 2Cr 8: 9), và hãy tiếp tục là người lân cận của những người thường bị bỏ lại phía sau, những người nhỏ bé và người nghèo, những tù nhân và người di cư. Cầu mong lòng bác ái của anh chị em tích cực hơn bao giờ và trở nên một con đường hiệp thông giữa các Kitô hữu của mọi hệ phái Kitô hiện diện ở Marốc: đó là con đường đại kết của đức ái. Cầu xin cho đó cũng là một con đường đối thoại và hợp tác với các anh chị em Hồi giáo của chúng ta, và với tất cả những người nam nữ thiện chí. Lòng bác ái, đặc biệt là đối với những người dễ bị tổn thương, là cơ hội tốt nhất mà chúng ta phải tiếp tục làm việc để xây dựng nền văn hóa gặp gỡ. Cầu xin cho đó cũng là một con đường để những người phải chịu đựng đau khổ, vất vả và loại trừ có thể nhận ra rằng họ là thành viên của một gia đình nhân loại, dưới lá cờ của tình huynh đệ. Là môn đệ của Chúa Giêsu Kitô, cầu xin cho anh chị em, trong cùng tinh thần đối thoại và hợp tác đó, luôn quan tâm phục vụ cho sự thăng tiến công lý và hòa bình, giáo dục trẻ em và người trẻ, bảo vệ và đồng hành những người già, những người dễ bị tổn thương, những người tàn tật và những người bị áp bức.
Một lần nữa, tôi cảm ơn tất cả các anh chị em vì sự hiện diện của anh chị em và sứ vụ của anh chị em ở Marốc. Cảm ơn anh chị em vì sự phục vụ khiêm tốn và kín đáo của anh chị em, theo gương những người đi trước chúng ta trong đời tận hiến, trong số đó tôi muốn chào đón niên trưởng của anh chị em, Sơ Ersilia. Thông qua Sơ, Sơ thân mến, tôi gửi lời chào thân ái đến các anh chị em cao niên, vì lý do sức khỏe, không có mặt ở đây, nhưng hiệp nhất với chúng ta trong lời cầu nguyện.
Tất cả các anh chị em là nhân chứng của một lịch sử vẻ vang. Một lịch sử của những hy sinh, những hy vọng, những vất vả hàng ngày, những cuộc sống hao mòn trong sự phục vụ, kiên trì và làm việc chăm chỉ, vì tất cả mọi công việc đều khó khăn, đều phải được thực hiện “bằng cách đổ mồ hôi trán của chúng ta”. Nhưng hãy để tôi nói với anh chị em rằng “anh chị em có một lịch sử vẻ vang để nhớ và kể lại, nhưng cũng là một lịch sử tuyệt vời để thực hiện! Hãy nhìn về tương lai – hãy dự phóng cho những ngày sắp tới - nơi Chúa Thánh Thần đang sai anh chị em đến”(Vita Consecrata – Đời sống thánh hiến, 110). Như thế, anh chị em sẽ tiếp tục là dấu chỉ sống động của tình huynh đệ mà Chúa Cha đã kêu gọi chúng ta, không thối lui hay thụ động, nhưng như những tín hữu biết rằng Chúa luôn đi trước chúng ta và mở ra những không gian hy vọng ở bất cứ nơi nào điều gì đó hay ai đó xem ra tuyệt vọng .
Xin Chúa ban phép lành cho mỗi người trong anh chị em và, thông qua anh chị em, các thành viên của tất cả các cộng đồng của anh chị em. Xin Chúa Thánh Thần giúp anh chị em sinh hoa trái dồi dào: hoa trái của đối thoại, công bằng, hòa bình, sự thật và tình yêu, để ở đây trên vùng đất mà Thiên Chúa yêu thương, tình huynh đệ nhân loại có thể ngày càng lớn mạnh. Và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Cảm ơn anh chị em!
[Bốn đứa trẻ tiến lên bên cạnh Đức Thánh Cha. Ngài nói bằng tiếng Pháp “Voici le future! Le maintenant et le future!” - Đây là tương lai! Hiện tại và tương lai!]
Và giờ đây, chúng ta hãy đặt mình dưới sự bảo vệ của Đức Trinh Nữ Maria bằng cách đọc kinh Truyền Tin.
Source:Libreria Editrice Vaticana MEETING WITH PRIESTS, RELIGIOUS, CONSECRATED PERSONS AND THE ECUMENICAL COUNCIL OF CHURCHES ADDRESS OF HIS HOLINESS Cathedral of of Saint Peter (Rabat) Sunday, 31 March 2019
Sau đó, vào lúc 10:35, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với các linh mục, tu sĩ nam nữ và Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô tại nhà thờ chính tòa giáo phận Rabat.
Ngôi nhà thờ này có tên đầy đủ là nhà thờ chính tòa Thánh Phêrô, tọa lạc tại Quảng trường Golan ở trung tâm thủ đô Rabat. Nhà thờ được xây dựng vào đầu thế kỷ 20 theo kiến trúc Art Deco. Việc khởi công xây dựng nhà thờ bắt đầu vào năm 1919. Kiến trúc sư trưởng là Adrien Laforgue. Lễ khánh thành diễn ra 2 năm sau đó, tức là năm 1921 và nhà thờ bắt đầu hoạt động vào tháng 11 cùng năm đó. Hai tòa tháp của nhà thờ, nổi bật trên đường chân trời của thủ đô Rabat, đã được thêm vào trong thập niên 1930.
Trong diễn từ với các linh mục, tu sĩ nam nữ và Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chào tất cả anh chị em!
Tôi rất hạnh phúc khi có cơ hội được ở bên anh chị em. Tôi đặc biệt cảm ơn Cha Germain và Sơ Mary vì những chứng tá của họ. Tôi cũng xin chào các thành viên của Hội đồng Đại kết Các Giáo Hội Kitô, là một dấu chỉ rõ ràng cho sự hiệp thông được cảm nhận ở Marốc giữa các Kitô hữu của những hệ phái khác nhau trên con đường dẫn đến sự hiệp nhất. Kitô hữu là một thiểu số nhỏ ở đất nước này. Tuy nhiên, theo suy nghĩ của tôi, đây không phải là một vấn đề, mặc dù tôi nhận ra rằng đôi khi nó có thể gây khó khăn cho một số anh chị em. Tình hình của anh chị em làm tôi nhớ đến một câu hỏi của Chúa Giêsu: “Nước Thiên Chúa giống cái gì đây? Tôi phải ví Nước ấy với cái gì? ... Nước Thiên Chúa giống như chuyện nắm men bà kia lấy vùi vào ba thúng bột, cho đến khi tất cả bột dậy men”(Lc 13: 18,21). Phỏng theo những lời của Chúa, chúng ta có thể tự hỏi: Kitô hữu giống như điều gì, ở những vùng đất này? Ta phải so sánh họ với điều chi? Họ giống như một nắm men nhỏ mà Giáo Hội Mẹ muốn trộn vào một lượng bột lớn cho đến khi tất cả được dậy men. Vì Chúa Giêsu không chọn chúng ta và phái chúng ta ra đi để trở nên đông đảo hơn! Ngài mời gọi chúng ta đến với một sứ vụ. Ngài đặt chúng ta vào giữa xã hội như một nắm men: men của Các Mối Phúc Thật và tình huynh đệ, theo đó, là Kitô hữu, tất cả chúng ta đều có thể tham gia làm cho Nước Ngài trị đến. Trong bối cảnh này, tôi nhớ lại lời khuyên của Thánh Phanxicô với các anh em ngài khi ngài sai họ đi: “Hãy đi và rao giảng Tin Mừng: và nếu cần thiết, thì dùng cả lời lẽ [mà biện giải]”.
Anh chị em thân mến,
Điều này có nghĩa là sứ mệnh của chúng ta như những người được rửa tội, các linh mục và những người nam nữ tận hiến, không thực sự được xác định bởi số lượng hoặc chiều kích không gian mà chúng ta chiếm giữ, mà là bởi khả năng của chúng ta có thể tạo ra sự thay đổi và đánh thức sự ngạc nhiên và lòng trắc ẩn. Chúng ta làm điều này bằng cách sống như các môn đệ của Chúa Giêsu, ở giữa những người mà chúng ta chia sẻ cuộc sống hàng ngày, niềm vui và nỗi buồn, đau khổ và hy vọng (x. Evangelii Gaudium - Hiến chế Mục vụ Giáo Hội trong thế giới đương đại, 1). Nói cách khác, con đường truyền giáo không phải là con đường chiêu dụ tín đồ. Xin vui lòng nhớ nhé, những nẻo đường này không phải là những con đường chiêu dụ tín đồ! Chúng ta hãy nhớ lại lời Đức Bênêđíctô XVI đã từng nói: “Giáo Hội không phát triển thông qua việc chiêu dụ tín đồ, nhưng bằng sự lôi cuốn, thông qua các chứng tá”. Những nẻo đường truyền giáo không phải là những nẻo đường của chiêu dụ tín đồ, vì những nẻo đường như thế luôn luôn chỉ dẫn đến đường cùng, nhưng những nẻo đường ấy phải là cách chúng ta sống với Chúa Giêsu và với những người khác. Vấn đề không phải là khi chúng ta ít về số lượng, nhưng là khi chúng ta không còn đáng kể nữa, khi muối đã mất đi hương vị của Tin Mừng, hoặc khi ngọn đèn không còn sáng tỏ nữa – đó mới là vấn đề (x. Mt 5: 13-15).
Tôi tin rằng chúng ta nên lo lắng bất cứ khi nào Kitô hữu chúng ta hoang mang bởi ý nghĩ cho rằng chúng ta chỉ có ý nghĩa nếu chúng ta là bột mì, nếu chúng ta chiếm tất cả các không gian. Anh chị em biết rất rõ rằng cuộc sống của chúng ta là nhằm làm “men”, bất cứ nơi nào và với bất cứ ai, chúng ta gặp gỡ, thậm chí cho dù điều này dường như không mang lại lợi ích tỏ tường hoặc ngay lập tức nào (x. Niềm Vui Tin Mừng, 210). Là Kitô hữu không có nghĩa là gắn bó với một đạo lý, hay với một ngôi đền hay với một nhóm sắc tộc nào. Trở thành Kitô hữu liên quan đến một cuộc gặp gỡ, đó là một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô. Chúng ta là Kitô hữu bởi vì chúng ta đã được yêu thương và được gặp gỡ, chứ không phải là kết quả của việc chiêu dụ tín đồ. Trở thành Kitô hữu là biết rằng chúng ta đã được tha thứ và biết rằng chúng ta được yêu cầu phải đối xử với người khác như Chúa đối xử với chúng ta. Vì “mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau.” (Ga 13:35).
Anh chị em thân mến, khi suy nghĩ về bối cảnh, trong đó anh chị em được kêu gọi để sống ơn gọi nhận được qua bí tích rửa tội, qua thừa tác vụ và cuộc sống thánh hiến của anh chị em, tôi nhớ lại những lời của Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục trong thông điệp Ecclesiam Suam (Giáo Hội Ngài): “Giáo Hội phải tham gia vào cuộc đối thoại với thế giới đang sống. Giáo Hội có những điều muốn nói, một thông điệp muốn đưa ra, những điều muốn thông truyền”(số 65). Nói rằng Giáo Hội phải tham gia đối thoại không phải là nói theo mốt thời thượng. Đối thoại đúng là từ ngữ đang thịnh hành ngày nay, nhưng đó không phải là lý do để đối thoại. Đối thoại ít nhiều cũng là một chiến lược để tăng số thành viên của mình, nhưng không, chúng ta không coi đối thoại như một chiến lược. Giáo Hội phải tham gia đối thoại vì lòng trung thành với Chúa và Thầy của mình, Đấng ngay từ đầu, rung động vì tình yêu, đã muốn tham gia đối thoại như một người bạn và yêu cầu chúng ta bước vào tình huynh đệ với Ngài (x. Dei Verbum – Tông huấn Lời Chúa, 2) . Là các môn đệ của Chúa Giêsu Kitô, ngay từ ngày được rửa tội, chúng ta đã được mời gọi trở thành một phần của cuộc đối thoại cứu rỗi và tình huynh đệ này, một cuộc đối thoại mà chúng ta là người đầu tiên được hưởng lợi.
Kitô hữu, ở đây trong những vùng đất này, học cách trở thành một bí tích sống động trong cuộc đối thoại mà Thiên Chúa muốn khởi động với mỗi người nam nữ, bất kể họ ở đâu. Đó là một cuộc đối thoại mà chúng ta được kêu gọi để đón nhận theo gương Chúa Giêsu, Đấng hiền lành và khiêm nhường trong lòng (x. Mt 11:29), với tình yêu mãnh liệt và vô vụ lợi, không tính toán và giới hạn, và với niềm tôn trọng tự do của người khác. Theo tinh thần này, chúng ta có thể tìm thấy nơi những người đi trước chúng ta, là những người chỉ đường cho chúng ta, vì qua cuộc sống của họ, họ làm chứng rằng đối thoại là có thể; họ hướng chúng ta đến một “tiêu chuẩn cao” thách thức chúng ta và thúc đẩy chúng ta tiến vào. Làm sao chúng ta có thể không nghĩ đến Thánh Phanxicô thành Assisi, là người khi các cuộc Thập tự chinh đang lên tới cao trào đã đi gặp vua al-Malik al-Kamil? Làm sao chúng ta lại không nghĩ đến Chân Phước Charles de Foucault, là người đã rúng động sâu sắc bởi cuộc sống khiêm tốn và ẩn cư của Chúa Giêsu thành Nagiarét, Đấng mà ngài thầm yêu mến, đến mức muốn trở thành một “người anh em cho tất cả”? Và làm sao chúng ta có thể quên được những Kitô hữu đồng bào của chúng ta đã chọn sống liên đới với người khác, thậm chí đến mức hiến mạng sống mình? Khi Giáo Hội, trong niềm trung tín với sứ mệnh đã nhận lãnh từ Chúa, bắt đầu đối thoại với thế giới và đưa ra thông điệp của mình, Giáo Hội dự phần trong sự trông đợi một tình huynh đệ có nguồn mạch sâu xa nhất không phải nơi chính chúng ta nhưng là trong tình phụ tử của Thiên Chúa.
Là những người tận hiến, chúng ta được mời gọi trải nghiệm cuộc đối thoại cứu độ này trên hết như một lời chuyển cầu cho những người được giao phó cho chúng ta. Tôi nhớ có lần nói chuyện với một linh mục, giống như anh chị em, đang sống ở một vùng đất nơi Kitô hữu chỉ là một thiểu số. Ngài nói với tôi rằng: “Kinh Lạy Cha” đã có một ý nghĩa đặc biệt đối với ngài vì, cầu nguyện ở giữa những người thuộc các tôn giáo khác, ngài cảm thấy sức mạnh của cụm từ “Xin cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày”. Lời cầu thay nguyện giúp của ngài, với tư cách là một nhà truyền giáo, đã mở rộng đến những người mà theo một cách nào đó đã được giao phó cho ngài, không phải để cai trị mà là để yêu thương, và điều này khiến ngài cầu nguyện với lời kinh này trong một cảm giác thật đặc biệt. Những người thánh hiến và các linh mục mang lên bàn thờ và vào những lời cầu nguyện của họ cuộc sống của tất cả những người xung quanh; họ giữ cho sống động, như thể qua một cửa sổ nhỏ, sức mạnh ban sự sống của Chúa Thánh Thần. Thật đẹp để biết rằng, trong các phần khác nhau của vùng đất này, thông qua tiếng nói của anh chị em, mọi loài thụ tạo có thể liên tục xướng lên lời cầu của kinh “Lạy Cha”.
Đối thoại, khi đó, trở thành lời cầu nguyện. Chúng ta có thể thực thi điều này hàng ngày nhân danh “tình huynh đệ nhân loại bao trùm tất cả mọi người, hiệp nhất họ và làm cho họ bình đẳng, và nhân danh một tình huynh đệ đã bị xâu xé bởi các chính sách cực đoan và chia rẽ, bởi các hệ thống lợi nhuận tham lam vô bờ bến hoặc bởi các khuynh hướng ý thức hệ hận thù, đang thao túng các hành động và tương lai của những người nam nữ (Tài liệu về tình huynh đệ của con người, Abu Dhabi, 4 tháng 2 2019). Đó là một lời cầu thay nguyện giúp không phân biệt, không phân rẽ hay gạt ra ngoài lề, nhưng bao trùm cuộc sống của người lân cận với chúng ta. Đó là một lời chuyển cầu thân thưa cùng Chúa Cha xin cho “Nước Cha trị đến”, không phải bởi bạo lực, hay lòng thù hận, hay uy thế dân tộc, tôn giáo hay kinh tế, v.v., nhưng bởi sức mạnh của lòng trắc ẩn tuôn tràn từ trên thập giá cho cả nhân loại. Đây là kinh nghiệm của đa số anh chị em.
Tôi cảm ơn Chúa vì tất cả những gì anh chị em đang làm với tư cách là những người theo Chúa Giêsu Kitô ở Marốc, hàng ngày khám phá thông qua đối thoại, hợp tác và tình bạn con đường để gieo rắc một tương lai đầy hy vọng. Bằng cách này, anh chị em sẽ vạch mặt và phơi bầy mọi nỗ lực khai thác những khác biệt và sự thiếu hiểu biết nhằm gieo rắc nỗi sợ hãi, lòng thù hận và xung đột. Vì chúng ta biết rằng nỗi sợ hãi và thù hận, được nuôi dưỡng và thao túng, gây bất ổn cho cộng đồng của chúng ta và khiến họ trở nên vô phương tự vệ về mặt tinh thần.
Tôi khuyến khích anh chị em đừng có mong muốn nào khác ngoài việc làm cho hữu hình sự hiện diện và tình yêu của Chúa Kitô, Đấng vì thiện ích của chúng ta đã trở nên nghèo hèn để làm giàu cho chúng ta bằng sự nghèo khó của Ngài (x. 2Cr 8: 9), và hãy tiếp tục là người lân cận của những người thường bị bỏ lại phía sau, những người nhỏ bé và người nghèo, những tù nhân và người di cư. Cầu mong lòng bác ái của anh chị em tích cực hơn bao giờ và trở nên một con đường hiệp thông giữa các Kitô hữu của mọi hệ phái Kitô hiện diện ở Marốc: đó là con đường đại kết của đức ái. Cầu xin cho đó cũng là một con đường đối thoại và hợp tác với các anh chị em Hồi giáo của chúng ta, và với tất cả những người nam nữ thiện chí. Lòng bác ái, đặc biệt là đối với những người dễ bị tổn thương, là cơ hội tốt nhất mà chúng ta phải tiếp tục làm việc để xây dựng nền văn hóa gặp gỡ. Cầu xin cho đó cũng là một con đường để những người phải chịu đựng đau khổ, vất vả và loại trừ có thể nhận ra rằng họ là thành viên của một gia đình nhân loại, dưới lá cờ của tình huynh đệ. Là môn đệ của Chúa Giêsu Kitô, cầu xin cho anh chị em, trong cùng tinh thần đối thoại và hợp tác đó, luôn quan tâm phục vụ cho sự thăng tiến công lý và hòa bình, giáo dục trẻ em và người trẻ, bảo vệ và đồng hành những người già, những người dễ bị tổn thương, những người tàn tật và những người bị áp bức.
Một lần nữa, tôi cảm ơn tất cả các anh chị em vì sự hiện diện của anh chị em và sứ vụ của anh chị em ở Marốc. Cảm ơn anh chị em vì sự phục vụ khiêm tốn và kín đáo của anh chị em, theo gương những người đi trước chúng ta trong đời tận hiến, trong số đó tôi muốn chào đón niên trưởng của anh chị em, Sơ Ersilia. Thông qua Sơ, Sơ thân mến, tôi gửi lời chào thân ái đến các anh chị em cao niên, vì lý do sức khỏe, không có mặt ở đây, nhưng hiệp nhất với chúng ta trong lời cầu nguyện.
Tất cả các anh chị em là nhân chứng của một lịch sử vẻ vang. Một lịch sử của những hy sinh, những hy vọng, những vất vả hàng ngày, những cuộc sống hao mòn trong sự phục vụ, kiên trì và làm việc chăm chỉ, vì tất cả mọi công việc đều khó khăn, đều phải được thực hiện “bằng cách đổ mồ hôi trán của chúng ta”. Nhưng hãy để tôi nói với anh chị em rằng “anh chị em có một lịch sử vẻ vang để nhớ và kể lại, nhưng cũng là một lịch sử tuyệt vời để thực hiện! Hãy nhìn về tương lai – hãy dự phóng cho những ngày sắp tới - nơi Chúa Thánh Thần đang sai anh chị em đến”(Vita Consecrata – Đời sống thánh hiến, 110). Như thế, anh chị em sẽ tiếp tục là dấu chỉ sống động của tình huynh đệ mà Chúa Cha đã kêu gọi chúng ta, không thối lui hay thụ động, nhưng như những tín hữu biết rằng Chúa luôn đi trước chúng ta và mở ra những không gian hy vọng ở bất cứ nơi nào điều gì đó hay ai đó xem ra tuyệt vọng .
Xin Chúa ban phép lành cho mỗi người trong anh chị em và, thông qua anh chị em, các thành viên của tất cả các cộng đồng của anh chị em. Xin Chúa Thánh Thần giúp anh chị em sinh hoa trái dồi dào: hoa trái của đối thoại, công bằng, hòa bình, sự thật và tình yêu, để ở đây trên vùng đất mà Thiên Chúa yêu thương, tình huynh đệ nhân loại có thể ngày càng lớn mạnh. Và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Cảm ơn anh chị em!
[Bốn đứa trẻ tiến lên bên cạnh Đức Thánh Cha. Ngài nói bằng tiếng Pháp “Voici le future! Le maintenant et le future!” - Đây là tương lai! Hiện tại và tương lai!]
Và giờ đây, chúng ta hãy đặt mình dưới sự bảo vệ của Đức Trinh Nữ Maria bằng cách đọc kinh Truyền Tin.
Source:Libreria Editrice Vaticana
Morocco: Đức Thánh Cha cám ơn nhân dân Morocco đã cho ĐTC cơ hội làm người phục vụ hy vọng
Thanh Quảng sdb
17:21 31/03/2019
Morocco: Đức Thánh Cha cám ơn nhân dân Morocco đã cho ĐTC cơ hội làm người phục vụ hy vọng
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc chuyến Tông du hai ngày của Ngài đến Ma-rốc bằng cách cám ơn tất cả những ai đã giúp cho cuộc hành trình này được thực hiện.
Trong Thánh lễ bế mạc kết thúc cuộc thăm viếng Ma-rốc được diễn ra tại Thủ đô Rabat, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ lời cảm tạ Thiên Chúa vì đã cho Ngài thực hiện cuộc hành trình này để trở thành một sứ giả của niềm hy vọng giữa những người Morocco.
ĐTC cũng bày tỏ lòng biết ơn tới Đức vua Mohammed VI vì đã mời Ngài, cũng như chính quyền và những ai đã hy sinh tổ chức chuyến viếng thăm đáng ghi nhớ này.
Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô cám ơn đến những người anh em Giám mục của Ngài, Đức Tổng Giám Mục của Tổng Giáo phận Rabat và Tangier, cùng các linh mục, tu sĩ nam nữ và tất cả giáo dân tại Ma-rốc đã đón tiếp Ngài như một Tôi tớ phục vụ Giáo hội.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Xin cám ơn tất cả những gì các bạn đã làm để chuẩn bị cho chuyến viếng thăm này và cám ơn mọi việc anh chị em đã làm hầu chúng ta có thể chia sẻ đức tin, hy vọng và công việc bác ái từ thiện.
Cuối cùng ĐTC khuyến khích tất cả những người hiện diện hãy kiên trì trên con đường đối thoại với anh chị em Hồi giáo, hầu tất cả chúng ta có thể trở thành những sứ giả của hy vọng cho một thế giới đại đồng...
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc chuyến Tông du hai ngày của Ngài đến Ma-rốc bằng cách cám ơn tất cả những ai đã giúp cho cuộc hành trình này được thực hiện.
Trong Thánh lễ bế mạc kết thúc cuộc thăm viếng Ma-rốc được diễn ra tại Thủ đô Rabat, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ lời cảm tạ Thiên Chúa vì đã cho Ngài thực hiện cuộc hành trình này để trở thành một sứ giả của niềm hy vọng giữa những người Morocco.
ĐTC cũng bày tỏ lòng biết ơn tới Đức vua Mohammed VI vì đã mời Ngài, cũng như chính quyền và những ai đã hy sinh tổ chức chuyến viếng thăm đáng ghi nhớ này.
Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô cám ơn đến những người anh em Giám mục của Ngài, Đức Tổng Giám Mục của Tổng Giáo phận Rabat và Tangier, cùng các linh mục, tu sĩ nam nữ và tất cả giáo dân tại Ma-rốc đã đón tiếp Ngài như một Tôi tớ phục vụ Giáo hội.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Xin cám ơn tất cả những gì các bạn đã làm để chuẩn bị cho chuyến viếng thăm này và cám ơn mọi việc anh chị em đã làm hầu chúng ta có thể chia sẻ đức tin, hy vọng và công việc bác ái từ thiện.
Cuối cùng ĐTC khuyến khích tất cả những người hiện diện hãy kiên trì trên con đường đối thoại với anh chị em Hồi giáo, hầu tất cả chúng ta có thể trở thành những sứ giả của hy vọng cho một thế giới đại đồng...
Tông du Marốc: Bài giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ tại Cung thể thao Hoàng Thân Moulay Abdellah, Marốc
J.B. Đặng Minh An dịch
17:48 31/03/2019
Sáng Chúa Nhật 31 tháng Ba, lúc 9:30, Đức Thánh Cha đã viếng thăm trung tâm nông thôn của các dịch vụ xã hội ở Témera.
Sau đó, vào lúc 10:35, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với các linh mục, tu sĩ nam nữ và Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô tại nhà thờ chính tòa giáo phận Rabat.
Lúc 12g, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật với mọi người trước khi dùng bữa trưa với đoàn tùy tùng.
Lúc 14:45, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ cho các tín hữu tại Cung thể thao Hoàng Thân Moulay Abdellah ở thủ đô Rabat, cách Tòa Sứ thần Tòa Thánh 8 cây số. Đây là thánh lễ công cộng duy nhất Đức Thánh Cha cử hành tại Marốc.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
“Khi nó còn ở đàng xa, cha nó chợt trông thấy, liền động lòng thương; ông chạy ra ôm choàng lấy cổ nó và hôn nó hồi lâu.” (Lc 15:20).
Trong câu này, Tin Mừng đưa chúng ta đến trung tâm của dụ ngôn, cho thấy phản ứng của người cha khi thấy sự trở về của con trai mình. Xúc động sâu sắc, ông chạy ra gặp anh trước khi anh về đến nhà. Một đứa con trai được mong đợi từ lâu. Một người cha vui mừng khi thấy anh ta trở về.
Đó không phải là lần duy nhất người cha chạy đi chạy lại. Niềm vui của ông sẽ không trọn vẹn nếu không có sự hiện diện của người con trai cả. Thế nên, ông bắt đầu đi tìm anh và mời anh tham gia vào các tiệc mừng (xem câu 28). Nhưng người con trai cả đã tỏ ra buồn bã trước các tiệc mừng em anh trở về. Anh thấy thật khó thông cảm được niềm vui của cha mình; anh ta không chấp nhận sự trở lại của em mình: “thằng con trai của cha”, đó là cách anh gọi em mình (câu 30.). Đối với anh, người em ấy vẫn lạc mất, vì nó đã lạc mất trong tim anh.
Khi không sẵn lòng tham gia các tiệc mừng, người con cả không nhìn nhận em mình đã đành, anh ta cũng không nhìn nhận cả cha mình nữa. Anh thà là một đứa trẻ mồ côi hơn là một người anh. Anh thích sự cô lập hơn sự gặp gỡ, thích cay đắng hơn vui mừng. Không chỉ không thể hiểu hay tha thứ cho người em, anh ta cũng không thể chấp nhận một người cha có khả năng tha thứ, sẵn sàng kiên nhẫn chờ đợi, tin tưởng và tiếp tục tìm kiếm, kẻo có ai đó bị bỏ rơi. Tắt một lời, đó là một người cha có khả năng thương cảm.
Ở ngưỡng cửa của ngôi nhà đó, chúng ta thấy thấp thoáng một cái gì đó trong mầu nhiệm nhân loại chúng ta. Một bên, là tiệc mừng người con đã mất và nay được tìm thấy; và một bên, là cảm giác bị phản bội và phẫn nộ trước tiệc mừng đánh dấu sự trở lại của người đó. Một bên, là sự chào đón dành cho người con trai đã trải qua khổ đau và thương tích, thậm chí đến mức khao khát được ăn cám ném vào cho lợn; và một bên là sự cáu kỉnh và tức giận đối với cái ôm dành cho một người đã chứng tỏ mình không xứng đáng được như vậy.
Những gì chúng ta thấy ở đây một lần nữa là sự căng thẳng mà chúng ta trải nghiệm trong xã hội và trong cộng đồng của chúng ta, và thậm chí trong chính trái tim của chúng ta. Một sự căng thẳng sâu thẳm trong chúng ta kể từ thời Cain và Abel. Chúng ta được mời gọi để đối đầu với nó và xem nó là gì. Bởi vì chúng ta cũng đặt câu hỏi: “Ai là người có quyền ở lại giữa chúng ta, có quyền ngồi đồng bàn với chúng ta và tham dự các cuộc họp của chúng ta, trong các hoạt động và những mối quan tâm của chúng ta, trong các quảng trường của chúng ta và trong các thành phố của chúng ta?” Câu hỏi liên quan đến vụ giết người dường như không ngừng trở lại: “Tôi có phải là người giữ em tôi đâu? “(x St. 4: 9).
Trước ngưỡng cửa của ngôi nhà đó, chúng ta có thể thấy sự chia rẽ và xung đột của chính mình, thái độ hiếu chiến và các cuộc xung đột luôn luôn tìm cách len lỏi trước thềm những lý tưởng cao đẹp của chúng ta, những nỗ lực của chúng ta để xây dựng một xã hội huynh đệ, nơi mỗi người có thể trải nghiệm ngay cả lúc này đây phẩm giá là con cái Chúa.
Tuy nhiên, ở ngưỡng cửa của ngôi nhà đó, chúng ta cũng sẽ thấy tất cả sự rạng ngời tỏ tường trong mong muốn, vô điều kiện và không có ngoại lệ, của người cha sao cho tất cả con cái mình được chia sẻ trong niềm vui của mình, sao cho không ai phải sống trong những điều kiện vô nhân đạo, như đứa con trai nhỏ của ông đã phải chịu, hay phải mồ côi, xa cách và cay đắng như người con cả. Trái tim Cha mong muốn tất cả những người nam nữ đều được cứu rỗi và nhận biết sự thật (1 Tim 2: 4).
Đúng là nhiều tình huống có thể thúc đẩy sự phân chia và xung đột, trong khi lại có những tình huống khác có thể đẩy đưa chúng ta đến chỗ đối đầu và đối kháng. Đó là điều chúng ta không thể phủ nhận. Thông thường, chúng ta bị cám dỗ để tin rằng thù hận và trả thù là những cách thế hợp pháp để bảo đảm công lý nhanh chóng và hiệu quả được thực hiện. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho chúng ta biết rằng thù hận, chia rẽ và trả thù chỉ thành công trong việc giết chết linh hồn của người dân chúng ta, đầu độc hy vọng của con cái chúng ta, cũng như phá hủy và quét sạch mọi thứ chúng ta ấp ủ.
Vì thế, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta dừng lại và chiêm ngưỡng tấm lòng của Cha chúng ta. Chỉ từ tầm nhìn đó, chúng ta mới có thể thừa nhận một lần nữa rằng chúng ta là anh chị em với nhau. Chỉ khi dựa trên chân trời rộng lớn đó, chúng ta mới có thể vượt qua những lối suy nghĩ thiển cận và gây chia rẽ của chúng ta, và nhìn mọi thứ theo những cách thế không đánh giá thấp sự khác biệt của chúng ta nhân danh một sự thống nhất bắt buộc, hoặc lặng lẽ gạt người khác ra ngoài lề. Chỉ khi chúng ta có thể hướng mắt nhìn lên thiên đàng mỗi ngày và nói “Lạy Cha chúng con”, chúng ta mới có thể trở thành một phần của một tiến trình có thể giúp chúng ta thấy mọi sự rõ ràng và thoát được nguy cơ sống như kẻ thù với nhau, nhưng như những anh chị em với nhau.
“Tất cả những gì của cha là của con” (Lc 15:31), đó là lời người cha nói với người con cả của ông. Người cha ấy không nói quá nhiều về sự giàu có vật chất, cho bằng việc chia sẻ trong tình yêu và lòng trắc ẩn của chính ông. Đây là di sản và sự giàu có lớn nhất của một Kitô hữu. Thay vì tự đo lường hoặc phân loại bản thân theo các tiêu chí đạo đức, xã hội, dân tộc hoặc tôn giáo khác nhau, chúng ta phải có thể nhận ra rằng tồn tại một tiêu chí khác, một tiêu chí mà không ai có thể lấy đi hoặc phá hủy được vì đó thuần túy là một ơn sủng. Đó là nhận thức rằng chúng ta là những con cái yêu dấu, những người mà Cha đang chờ đợi và cử mừng.
Chúa Cha phán: “Tất cả những gì của cha là của con”, bao gồm cả khả năng trắc ẩn của Cha. Chúng ta đừng rơi vào sự cám dỗ giản lược sự thật chúng ta là những con cái của Ngài thành một vấn đề về các lề luật và quy tắc, các bổn phận và những điều phải tuân giữ. Bản sắc của chúng ta và sứ mệnh của chúng ta sẽ không nảy sinh từ các hình thái của chủ nghĩa duy ý chí, chủ nghĩa duy lề luật, chủ nghĩa tương đối hay chủ nghĩa cực đoan, mà là từ việc là các tín hữu hàng ngày cầu xin với lòng khiêm nhường và bền đỗ: “Xin cho Nước Cha trị đến!”
Dụ ngôn Tin Mừng để lại cho chúng ta một kết thúc mở ngỏ. Chúng ta thấy người cha yêu cầu người con cả đi vào và chia sẻ tiệc mừng của lòng thương xót. Tác giả Tin Mừng không nói gì về quyết định của người con cả. Anh ta có tham gia bữa tiệc không? Chúng ta có thể tưởng tượng rằng kết thúc mở này sẽ được viết bởi mỗi cá nhân và cộng đồng. Chúng ta có thể hoàn thành câu chuyện này qua cách chúng ta sống, cách chúng ta nhìn người khác và cách chúng ta đối xử với người lân cận của chúng ta. Người Kitô hữu biết rằng trong nhà của Cha có nhiều phòng: những người duy nhất đứng bên ngoài là những người quyết định không chia sẻ niềm vui của mình.
Anh chị em thân mến, tôi muốn cảm ơn anh chị em vì cách mà anh chị em làm chứng cho Tin Mừng về lòng thương xót ở vùng đất này. Cảm ơn anh chị em đã nỗ lực để làm cho mỗi cộng đồng của anh chị em trở thành một ốc đảo của lòng thương xót. Tôi khuyến khích anh chị em tiếp tục để cho văn hóa của lòng thương xót phát triển, một nền văn hóa trong đó không ai nhìn người khác với thái độ thờ ơ, hoặc đảo mắt sang hướng khác trước nỗi đau khổ của họ (xem Misericordia et Misera – Tông thư Lòng Thương Xót và Nỗi Khốn Cùng, 20). Hãy gần gũi với những người bé nhỏ và nghèo hèn, và với tất cả những ai bị từ chối, bị bỏ rơi và không ai đoái hoài đến. Hãy tiếp tục là một dấu chỉ của vòng tay yêu thương của Cha.
Cầu xin Đấng Giàu Lòng Thương Xót Và Trắc Ẩn - như anh chị em Hồi giáo của chúng ta thường cầu khẩn Ngài - củng cố anh chị em và làm cho công việc yêu thương của anh chị em trở nên hiệu quả hơn bao giờ hết.
Source:Libreria Editrice Vaticana
Chúa Giêsu mời gọi chúng ta chiêm ngưỡng tấm lòng của Chúa Cha
Thanh Quảng sdb
18:16 31/03/2019
Bài giảng trong thánh lễ bế mạc chuyến Tông du Ma-rốc: Chúa Giêsu mời gọi chúng ta chiêm ngưỡng tấm lòng của Chúa Cha
Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ về dụ ngôn Người con hoang đàng trong Thánh lễ bế mạc chuyến Tông du hai ngày tại Ma-rốc vào Chúa Nhật 31/3/2019
Chia sẻ niềm vui của người Cha
Trong bài giảng ĐTC tập trung vào người hai người con trong dụ ngôn “Người con hoang đàng”. Người cha trong dụ ngôn đã hằng trông ngóng đứa con đi hoang trở về và Ngài cũng không ngần ngại ra gặp người con trai trưởng đang tức giận ghen tương vì cha đã mừng đón em mình trở về!
Đức Thánh Cha Phanxicô nói qua dụ ngôn về người con hoang vén mở cho chúng ta một bí mật về mối quan hệ của con người qua chính người con đi hoang đã chết nay sống lại và tâm tình tức giận ghen tương của người anh cả. ĐTC cho chúng ta thấy sự chia rẽ và xung đột xảy ra trong chính nhà của người cha. Nhưng ĐTC cũng nhấn mạnh cho chúng ta thấy rõ niềm vui rạng rỡ mà người cha mong muốn tất cả con cái của mình, cần phải chia vui mừng rỡ với mình.
Chiêm ngưỡng tấm lòng của Cha chúng ta
Đức Thánh Cha Phanxicô nói qua dụ ngôn này, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy dừng lại và chiêm ngưỡng tấm lòng của Chúa Cha. Chỉ từ quan điểm này, chúng ta mới có thể nhìn nhận ra rằng chúng ta là anh chị em với nhau.
Những lời của người cha nói với người anh cả: “Tất cả mọi sự của cha đều là của con”, tình thương và cảm thông thì vượt trên hết mọi sự vật chất! ĐTC sánh ví: Tất cả những gì thuộc về Cha cũng là của anh chị em, bao gồm cả khả năng yêu thương từ bi của cha; và theo ĐTC thì đây là một gia sản và sự giàu sang cao quí nhất của người Kitô hữu chúng ta.
Kết luận của dụ ngôn
Kết thúc bài giảng, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu để lại dụ ngôn người con đi hoang trở về, một câu chuyện rộng mở và có hậu - chúng ta không rõ người anh cả có vào dự tiệc vui với em mình hay không… Và đây là lời mời gọi mỗi người chúng ta với cộng đoàn. Chúng ta có thể hoàn thành nó bằng cách chúng ta sống, quan tâm đến người khác và bằng cách chúng ta đối xử tốt với tha nhân.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khuyến khích mọi người hãy tiếp tục để cho văn hóa của tình thương được triển nở, một nền văn hóa mà không ai có thể nhìn người khác với một thái độ thờ ơ, hay nhắm mắt trước sự đau khổ của người khác. Hãy là dấu hiệu của vòng tay nhân ái yêu thương của Cha chúng ta.
Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ về dụ ngôn Người con hoang đàng trong Thánh lễ bế mạc chuyến Tông du hai ngày tại Ma-rốc vào Chúa Nhật 31/3/2019
Chia sẻ niềm vui của người Cha
Trong bài giảng ĐTC tập trung vào người hai người con trong dụ ngôn “Người con hoang đàng”. Người cha trong dụ ngôn đã hằng trông ngóng đứa con đi hoang trở về và Ngài cũng không ngần ngại ra gặp người con trai trưởng đang tức giận ghen tương vì cha đã mừng đón em mình trở về!
Đức Thánh Cha Phanxicô nói qua dụ ngôn về người con hoang vén mở cho chúng ta một bí mật về mối quan hệ của con người qua chính người con đi hoang đã chết nay sống lại và tâm tình tức giận ghen tương của người anh cả. ĐTC cho chúng ta thấy sự chia rẽ và xung đột xảy ra trong chính nhà của người cha. Nhưng ĐTC cũng nhấn mạnh cho chúng ta thấy rõ niềm vui rạng rỡ mà người cha mong muốn tất cả con cái của mình, cần phải chia vui mừng rỡ với mình.
Chiêm ngưỡng tấm lòng của Cha chúng ta
Đức Thánh Cha Phanxicô nói qua dụ ngôn này, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy dừng lại và chiêm ngưỡng tấm lòng của Chúa Cha. Chỉ từ quan điểm này, chúng ta mới có thể nhìn nhận ra rằng chúng ta là anh chị em với nhau.
Những lời của người cha nói với người anh cả: “Tất cả mọi sự của cha đều là của con”, tình thương và cảm thông thì vượt trên hết mọi sự vật chất! ĐTC sánh ví: Tất cả những gì thuộc về Cha cũng là của anh chị em, bao gồm cả khả năng yêu thương từ bi của cha; và theo ĐTC thì đây là một gia sản và sự giàu sang cao quí nhất của người Kitô hữu chúng ta.
Kết luận của dụ ngôn
Kết thúc bài giảng, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu để lại dụ ngôn người con đi hoang trở về, một câu chuyện rộng mở và có hậu - chúng ta không rõ người anh cả có vào dự tiệc vui với em mình hay không… Và đây là lời mời gọi mỗi người chúng ta với cộng đoàn. Chúng ta có thể hoàn thành nó bằng cách chúng ta sống, quan tâm đến người khác và bằng cách chúng ta đối xử tốt với tha nhân.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khuyến khích mọi người hãy tiếp tục để cho văn hóa của tình thương được triển nở, một nền văn hóa mà không ai có thể nhìn người khác với một thái độ thờ ơ, hay nhắm mắt trước sự đau khổ của người khác. Hãy là dấu hiệu của vòng tay nhân ái yêu thương của Cha chúng ta.
Đức Thánh Cha Phanxicô ký Tự sắc Bảo vệ trẻ vị thành niên và những người dễ bị thương tổn
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
19:31 31/03/2019
Đức Thánh Cha Phanxicô đã ký kết những điều luật mới và những tài liệu hướng dẫn đi kèm để thực thi các điều luật liên quan đến bảo vệ trẻ vị thành niên và những người dễ bị thương tổn tại thành phố quốc gia Vatican. Tự sắc và hai tài liệu liên quan được Đức Thánh Cha Phanxicô ký ngày 26.3, và được công bố ngày 29.3. Việc công bố những tài liệu này được xem như một kết quả cụ thể của Hội nghị Thượng đỉnh các Giám mục tại Vatican vào ngày 21-24 tháng 2 vừa qua. Cả ba tài liệu chỉ áp dụng cho thành phố quốc gia Vatican và cho những người bị áp dụng do những điều luật mới này. Trong lãnh thổ quốc gia nhỏ bé này, chỉ có một số linh mục, tu sĩ nam nữ, giáo dân làm việc, nhưng cũng có một số nhỏ trẻ em sinh sống. Các tài liệu này đáp ứng đòi hỏi về những điều luật quốc tế liên quan đến việc bảo vệ trẻ em. Những tài liệu này bao gồm the Convention on the Rights of the Child được Tòa Thánh chuẩn thuận năm 1990, và the Optional Protocol on the Rights of the Child liên quan đến việc buôn bán trẻ em, mãi dâm trẻ em, hình ảnh dâm ô trẻ em, được Tòa Thánh đã chuẩn thuận như một thành phần của tài liệu quốc tế này vào năm 2001.
ĐTC Phanxicô viết trong Tự sắc: ‘Bảo vệ trẻ em vị thành niên và những người dễ bị tổn thương là một phần toàn vẹn của sứ điệp tin mừng mà Giáo Hội và mọi thành phần thuộc Giáo Hội được mời gọi mang đến cho thế giới. Chúng ta có trách nhiệm đón tiếp quảng đại những trẻ vị thành niên và những người dễ bị thương tổn, và tạo cho họ một môi trường an toàn theo lợi ích của họ như là ưu tiên…điều này đòi hỏi một sự hoán cải liên tục và sâu xa’
ĐTC cũng nhấn mạnh trong Tự sắc, bổn phận phải trình báo những lạm dụng và hợp tác với các cấp thẩm quyền về trường hợp vi phạm. Mọi lạm dụng hoặc đối xử sai trái với trẻ vị thành niên hoặc những người dễ bị thương tổn sẻ bị xử lý theo luật. Hơn nữa, khi một người trình báo họ là nạn nhân của lợi dụng, lạm dụng tình dục hoặc đối xử sai trái, phải được quyền tiếp nhận, lắng nghe và đồng hành, cùng với những thành viên gia đình của họ.
ĐTC cũng nhấn mạnh đến việc xử lý công bằng và không thiên vị. Người bị cáo được hưởng tình trạng vô tội cho đến khi bị kết án có tội. Người bị cáo phải rời khỏi vị trí hoặc nhiệm vụ nhưng phải được trợ cấp tương xứng để hồi phục tâm lý và tâm linh. Ngoài ra, ĐTC nói rằng ‘phải làm mọi sự để hồi phục danh dự cho bất cứ ai bị tố cáo bất công’
Tự sắc cũng đưa ra định nghĩa về ‘những người dễ bị tổn thương’. Họ là bất kỳ những người nào đang trong tình trạng bệnh tật, thiếu khả năng thể lý và tâm lý, hoặc những người bị tưóc đi tự do cá nhân hoặc những người không thể chống lại hoặc hiểu được bản chất của lạm dụng’. Vì thế, những người dễ bị tổn thương được xem như là trẻ em xét theo pháp lý.
Theo qui luật mới, mọi vi phạm hoặc tội phạm với trẻ vị thành niên - không chỉ là những lạm dụng tình dục nhưng là bất kỳ đối xử sai trái - đều bị xử lý. Thời hạn xử lý những vi phạm là 20 năm tính từ ngày sinh nhật thứ 18 của nạn nhân. Các viên chức phải báo cáo ngay lập tức bất kỳ lạm dụng nào (trẻ vị thành niên hoặc người lớn dễ bị thương tổn) trong thành phố quốc gia Vatican. Những người làm việc trong thành phố Vatican (và những viên chức làm việc trong Giáo triều Roma và những viên chức thuộc ngoại giao Tòa Thánh trên toàn thế giới) phải thi hành qui luật mới này. Cùng với Tự sắc, các khoản luật gồm 12 điều quy định áp dụng luật hình sự cho các trường hợp vi phạm, thiết lập những cơ cấu để đồng hành với các nạn nhân trẻ em vị thành niên, chương trình đào tạo đề phòng lạm dụng, thanh lọc những nhân viên làm việc tại thành phố quốc gia Vatican…
Các luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 1.6.2019 trong vòng 3 năm thử nghiệm.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
ĐTC Phanxicô viết trong Tự sắc: ‘Bảo vệ trẻ em vị thành niên và những người dễ bị tổn thương là một phần toàn vẹn của sứ điệp tin mừng mà Giáo Hội và mọi thành phần thuộc Giáo Hội được mời gọi mang đến cho thế giới. Chúng ta có trách nhiệm đón tiếp quảng đại những trẻ vị thành niên và những người dễ bị thương tổn, và tạo cho họ một môi trường an toàn theo lợi ích của họ như là ưu tiên…điều này đòi hỏi một sự hoán cải liên tục và sâu xa’
ĐTC cũng nhấn mạnh trong Tự sắc, bổn phận phải trình báo những lạm dụng và hợp tác với các cấp thẩm quyền về trường hợp vi phạm. Mọi lạm dụng hoặc đối xử sai trái với trẻ vị thành niên hoặc những người dễ bị thương tổn sẻ bị xử lý theo luật. Hơn nữa, khi một người trình báo họ là nạn nhân của lợi dụng, lạm dụng tình dục hoặc đối xử sai trái, phải được quyền tiếp nhận, lắng nghe và đồng hành, cùng với những thành viên gia đình của họ.
ĐTC cũng nhấn mạnh đến việc xử lý công bằng và không thiên vị. Người bị cáo được hưởng tình trạng vô tội cho đến khi bị kết án có tội. Người bị cáo phải rời khỏi vị trí hoặc nhiệm vụ nhưng phải được trợ cấp tương xứng để hồi phục tâm lý và tâm linh. Ngoài ra, ĐTC nói rằng ‘phải làm mọi sự để hồi phục danh dự cho bất cứ ai bị tố cáo bất công’
Tự sắc cũng đưa ra định nghĩa về ‘những người dễ bị tổn thương’. Họ là bất kỳ những người nào đang trong tình trạng bệnh tật, thiếu khả năng thể lý và tâm lý, hoặc những người bị tưóc đi tự do cá nhân hoặc những người không thể chống lại hoặc hiểu được bản chất của lạm dụng’. Vì thế, những người dễ bị tổn thương được xem như là trẻ em xét theo pháp lý.
Theo qui luật mới, mọi vi phạm hoặc tội phạm với trẻ vị thành niên - không chỉ là những lạm dụng tình dục nhưng là bất kỳ đối xử sai trái - đều bị xử lý. Thời hạn xử lý những vi phạm là 20 năm tính từ ngày sinh nhật thứ 18 của nạn nhân. Các viên chức phải báo cáo ngay lập tức bất kỳ lạm dụng nào (trẻ vị thành niên hoặc người lớn dễ bị thương tổn) trong thành phố quốc gia Vatican. Những người làm việc trong thành phố Vatican (và những viên chức làm việc trong Giáo triều Roma và những viên chức thuộc ngoại giao Tòa Thánh trên toàn thế giới) phải thi hành qui luật mới này. Cùng với Tự sắc, các khoản luật gồm 12 điều quy định áp dụng luật hình sự cho các trường hợp vi phạm, thiết lập những cơ cấu để đồng hành với các nạn nhân trẻ em vị thành niên, chương trình đào tạo đề phòng lạm dụng, thanh lọc những nhân viên làm việc tại thành phố quốc gia Vatican…
Các luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 1.6.2019 trong vòng 3 năm thử nghiệm.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Tại Rabat, Đức Phanxicô đến để củng cố đức tin của anh chị em mình
Vũ Văn An
20:59 31/03/2019
Đức Phanxicô tới Morocco tất nhiên vì nhiều lý do, nhưng nếu New York Times bắt mạch đúng, thì ngài đến đó chủ yếu để củng cố đức tin cho anh chị em “nhỏ bé” của ngài, nhỏ về con số và do đó, nhỏ cả về tầm ảnh hưởng. New York Times (https://www.nytimes.com/2019/03/29/world/africa/pope-francis-morocco-christians.html) không ngại mà cho rằng họ đang bị kỳ thị, nếu không muốn nói là bách hại trên thực tế.
Trước khi Đức Phanxicô tới Rabat một ngày, New York Times đăng tấm hình với lời chú thích “Các tân tòng Kitô Giáo Morocco tổ chức các buổi cầu nguyện tại một căn nhà tư. Nhiều người không cảm thấy họ có thể thực hành đức tin của họ cách công khai tại Morocco”. Dù tờ báo này xác nhận: Morocco được nhiều người coi như một quốc gia Hồi Giáo có lòng khoan dung phi thường: nước duy nhất dùng hiến pháp bảo đãm việc nhìn nhận dân số Do Thái giáo của mình. Nó cũng là quốc gia thường xuyên tổ chức các biến cố nhằm cổ vũ đối thoại liên tôn và phê chuẩn các hiệp ước quốc tế nhằm bảo đảm tự do tôn giáo. Tuy nhiên, người Morocco không thể tự do phát biểu các niềm tin vô thần hay chuyển sang 1 tín ngưỡng khác. Phê phán Hồi Giáo vẫn là một điều cực kỳ nhậy cảm, và đối với các Kitô hữu bản địa, con số hiện trên dưới 50,000, việc thờ phượng là một điều gây nghi vấn, nhất là đối với những người từ Hồi Giáo chuyển sang.
Các Kitô hữu Morocco, từ lâu, vốn bị xã hội tẩy chay, đôi khi bác bỏ và bị nhà nước theo dõi sát nút. Họ không chính thức bị cấm tới nhà thờ. Nhưng thực hành đức tin cách công khai thường bị sách nhiễu và đe dọa. Dù hiện nay, gần như không có ai bị bắt vì đức tin của mình, nhưng phần lớn cảm thấy bị hạn chế trong việc tự do đến nhà thờ và công khai thực hiện các nghi lễ như rửa tội, hôn phối và an táng theo đức tin của họ. Các linh mục và mục sư có thể bị buộc tội cải đạo (proselytizing), 1 tội ác tại Morocco, chỉ vì có người Morocco tham dự thánh lễ.
Chính vì thế, theo Crux, ngay lúc gặp quốc vương Mohammad VI, ngày đầu chuyến tông du, Đức Phanxicô không ngại nói với nhà vua và thần dân của ông ta rằng: đối thoại liên tôn chân chính phải dẫn người ta tới chỗ không “chỉ khoan dung” mà thôi mà còn phải coi các nhóm thiểu số tôn giáo như các công dân trọn vẹn bất kể con số của họ. Ngài nói: “Dù kính trọng các dị biệt của chúng ta, đức tin vào Thiên Chúa dẫn chúng ta tới chỗ nhìn nhận phẩm giá ưu việt của mỗi con người nhân bản, cũng như các quyền lợi bất khả nhượng của họ. Chúng ta tin rằng Thiên Chúa tạo dựng nên các con người nhân bản bình đẳng nhau về quyền lợi, bổn phận và phẩm giá, và Người kêu gọi họ sống như anh chị em và truyền bá các giá trị lòng tốt, tình yêu và hòa bình”.
Đức Phanxicô cũng nói với nhà vua và thần dân của ông ta rằng điều cần là thay thế ý niệm thiểu số tôn giáo bằng ý niệm “công dân và việc thừa nhận giá trị nhân vị, một giá trị phải chiếm vị trí trung tâm trong bất cứ hệ thống luật pháp nào”.
Lời lẽ của ngài có thể không lọt lòng nhà vua và thần dân Morocco. Nhưng không hệ gì. Ngài sẽ gặp gỡ anh chị em mình, nhỏ nhoi thôi, chỉ chừng 35,000 người trong số 36 triệu dân Morocco, nhưng vô cùng thân thiết với ngài, thân thiết đủ để ông già ngoài 80 “lặn lội” tới đây “củng cố” đức tin của họ.
Theo Inés San Martin của tờ Crux, ngài gọi họ là “men” xã hội. Men thì bao giờ cũng ít, cũng bé, cũng nhỏ mà xã hội thì thật là lớn, lớn một cách áp đảo.
Ngài từng đến “củng cố” hàng mấy triệu tín hữu một lúc như ở Phi Luật Tân. Nhưng ở đấy, anh chị em ngài, dù hết sức thân thiết, chỉ được “kính nhi viễn chi”. Ở Rabat, ngài gần như đụng đến từng người anh chị em của ngài. Khung cảnh thật cảm động.
Ngài nói với họ: “Vấn đề không phải là lúc chúng ta ít ỏi về con số, nhưng là lúc chúng ta vô nghĩa, giống như muối mất hết vị Tin Mừng hay đèn không còn chiếu sáng nữa”.
“Sứ mệnh của chúng ta trong tư cách những người đã chịu phép rửa... thực sự không được xác định bởi con số hay kích cỡ không gian chúng ta chiếm giữ, mà đúng hơn bởi khả năng phát sinh thay đổi và đánh thức sự ngạc nhiên và lòng cảm thương”.
Ngài nói thêm: “Chúng ta làm thế bằng cách sống như môn đệ của Chúa Giêsu, giữa những người chúng ta chia sẻ cuộc sống, niềm vui và sầu buồn, đau hổ và hy vọng hàng ngày”, chứ không phải lo “cải đạo”, một điều chỉ dẫn tới “ngõ cụt”.
Ngài thừa nhận các khó khăn họ phải chịu đựng hiện nay qua việc tại Nhà Thờ Chính Tòa Rabat, ôm hôn Cha Jean Pierre Schumacher, vị đan sĩ người Pháp duy nhất sống sót cuộc thảm sát ở Tibhirine, lúc 7 đan sĩ dòng Trappist và 12 người Công Giáo bị bắt cóc khỏi đan viện Tibhirine năm 1996 và bị giết. Bẩy vị trong số này đã được phong á thánh ngày 8 tháng 12 năm rồi.
Đúng tinh thần “phúc âm hóa” chứ không “cải đạo”, ngài bảo những người hiện diện không đầy nửa nhà thờ chính tòa Rabat: làm Kitô hữu không phải là “gắn bó với một tín lý, một đền thờ hay một nhóm sắc tộc. Làm Kitô hữu là vấn đề gặp gỡ. Chúng ta là Kitô hữu vì chúng ta được yêu thương và gặp gỡ, chứ không phải hoa trái một cuộc cải đạo. Làm Kitô hữu là biết rằng chúng ta đã được tha thứ và được yêu cầu cư xử với người khác cùng một cách như Thiên Chúa cư xử với chúng ta”.
“Cải đạo” thường để chỉ các cố gắng làm người ta chấp nhận một tôn giáo đặc thù. Tuy nhiên, các vị giáo hoàng gần đây hiểu nó với nghĩa dùng áp lực hay rù quyến, trái với “phúc âm hóa” trong đó, ta chỉ đề xuất sứ điệp Kitô giáo chứ không mưu toan áp đặt nó.
Trích dẫn Thánh Phaolô VI, ngài nói rằng Giáo Hội Công Giáo được mời gọi bước vào cuộc đối thoại với xã hội hiện đại nhưng không “theo thời thượng”, càng không theo chiến lược gia tăng con số sổi các tín hữu.
Ngài cám ơn họ đã thực hành điều ngài gọi là “đại kết bác ái”, lấy nó làm đường hiệp thông giữa các Kitô hữu và thúc giục họ cũng áp dụng hình thức này đối với người Hồi Giáo. Đây là hình thức đại kết được vị giáo hoàng người Á Căn Đình nhấn mạnh xưa nay khi cho rằng các luận điểm cao qúy nên đặt vào tay các nhà thần học. Còn người thiện chí được mời gọi làm việc với nhau để xây dựng “nền văn hóa gặp gỡ”.
“Do đó, tôi khuyến khích anh chị em đừng có ước nguyện nào khác ngoài việc làm cho sự hiện diện và tình yêu Chúa Kitô trở thành hiển hiện, Đấng đã vì chúng ta trở nên nghèo khó để làm giầu chúng ta bằng sự nghèo khó của Người (xem 2Cr 8:9): anh chị em hãy tiếp tục làm láng giềng với những người thường bị để lại sau lưng, những người hèn mọn và nghèo khó, các tù nhân và di dân”.
Vào buổi sáng Chúa Nhật, Đức Phanxicô cũng đã gặp một số nữ tu, trong đó, có nữ tu người Ý, tên Ersilia Mantovani, nay đã 97 tuổi, làm nữ tu Phansinh đã 80 năm nay và làm nhà truyền giáo ở Morocco đã gần 55 năm qua. Trong cuộc phỏng vấn năm 2009, bà cười nhắc lại lúc ấy, bà chỉ mong được dạy giáo lý, nhưng khi đến Morocco, thấy chả có Kitô hữu nào để dạy giáo lý, đành đi phục vụ tại một phòng thí nghiệm y khoa.
Bà nói: “Do kinh nghiệm của tôi, tôi thấy qúy ông bà có thể sống ngon lành với người Hồi Giáo. Họ rất khoan dung, và họ đặt nhiều tin tưởng nhiều nơi chúng tôi”.
Sau khi chào nữ tu Montovani, Đức Phanxicô nói rằng “Tất cả chị em đều là chứng tá cho một lịch sử vinh quang. Một lịch sử hy sinh, hy vọng, đấu tranh hàng ngày, những cuộc đời dành cho phục vụ, kiên tâm và làm việc vất vả, vì mọi việc làm đều vất vả, làm ‘với mồ hôi trán’. Nhưng tôi xin nói với các chị em rằng chị em có một lịch sử đầy vinh quang để tưởng nhớ và thuật lại, nhưng cũng là một lịch sử lớn lao cần được hoàn tất!”
Gerard O’Connel của Amrica thì nhấn mạnh tới tính đại kết của buổi gặp gỡ tại Nhà Thờ Chính Tòa vì tại đó hôm ấy còn có cả đại diện của 4 giáo hội Kitô giáo khác là Anh Giáo, Tin Lành, Chính thống Hy Lạp và Chính Thống Nga.
Ở đấy, theo O’Connel, ngài được nghe chứng từ của một linh mục và một nữ tu và ôm hôn một linh mục già và một nữ tu. Vị linh mục giới thiệu Cha Jean Pierre với Đức Giáo Hoàng còn vị nữ tu giới thiệu nữ tu Ersilla lên Đức Giáo Hoàng.
O’Connel cũng cho hay: Đức Phanxicô nói với những người hiện diện hãy học đối thoại bằng cách “theo gương Chúa Giêsu, Đấng hiền lành và khiêm nhường trong lòng, bằng một tình yêu sốt sắng và bất vụ lợi, không tính toán và giới hạn, và với lòng tôn trọng tự do của người khác". Ngài nêu gương sáng của Thánh Phanxicô và của chân phúc Charles de Foucault, người “xúc động sâu xa bởi cuộc sống khiêm hạ và ẩn dật của Chúa Giêsu ở Nadarét, Đấng ngài vốn âm thầm thờ lạy, đến nỗi đã muốn trở thành ‘anh em của mọi người’”.
Trong tinh thần ấy, ngài thúc giục họ “trải nghiệm cuộc đối thoại cứu rỗi này, trước hết, như việc cầu bầu cho những người được ủy thác cho ta” nghĩa là “đem lên bàn thờ và vào lời cầu nguyện của ta cuộc đời của mọi người quanh ta”.
Cũng theo O’Connel, trong thánh lễ cử hành sau đó, với bài Tin Mừng nói về người con phung phá, Đức Phanxicô nói rằng: niềm vui của người cha chỉ trọn vẹn nếu có sự hiện diện của người con kia. Nên ông đã ra ngoài tìm kiếm anh ta, nhưng anh ta từ chối tham dự tiệc mừng đứa em trở về. Làm thế, theo Đức Phanxicô, “anh ta không những không nhìn nhận đứa em mà cả người cha, anh ta cũng không nhìn nhận!” Ngài bảo “anh ta thích cô lập hơn gặp gỡ, đắng cay hơn vui mừng”.
Ngài cho rằng dù ta đang sống giữa chia rẽ và tranh chấp, gây hấn và chống đối, nhưng ta vẫn thấy rõ như ban ngày ước nguyện của người cha được thấy mọi con cái Người cùng chia sẻ niềm vui của Người, không ai phải sống trong các điều kiện vô nhân, giống đứa con thứ hay cô độc, xa cách và cay đắng giống đứa con cả.
Phải theo gương người cha mới thấy mọi người đều là anh chị em, mới “nhìn sự việc một cách không coi thường các dị biệt nhân danh sự hợp nhất cưỡng bức hay bị đẩy ra bên lề cách âm thầm”.
Ngài nói rõ: “di sản và sự giầu có vĩ đại nhất của một Kitô hữu” là nhìn sự việc bằng “lòng cảm thương và đôi mắt trìu mến của Chúa Cha”. Nhờ thế, “thay vì tự đo lường mình hay tự xếp hạng mình theo các tiêu chuẩn luân lý, xã hội, sắc tộc hay tôn giáo khác nhau, chúng ta nên có khả năng nhận ra rằng một tiêu chuẩn khác quả có hiện hữu, một tiêu chuẩn không ai có thể lấy mất vì nó là một hồng ân tinh tuyền. Đó là điều nhận ra rằng chúng ta đều là con trai con gái qúy yêu, những kẻ Chúa Cha đang chờ đợi và mừng vui”.
Ngài cảnh cáo họ đừng sa vào “cơn cám dỗ muốn giản lược sự kiện chúng ta là con cái Người chỉ còn là vấn đề luật lệ và qui định, nhiệm vụ và tuân giữ”. Thực ra “căn tính và sứ mệnh của chúng ta không phát sinh từ các hình thức duy ý chí, duy luật lệ, duy tương đối hoặc duy cực đoan mà từ việc làm tín hữu, những người ngày đêm khiêm nhường và kiên tâm cầu xin cho Nước Cha trị đến”.
Trở lại với dụ ngôn của ngày lễ, Đức Phanxicô nói rằng “trong nhà Cha có nhiều chỗ: những người duy nhất đứng ngoài nhà ấy là những người nhất quyết không chịu chia sẻ niềm vui của người cha”.
Ngài khuyến khích tín hữu “tiếp tục để nền văn hóa xót thương lớn lên, nền văn hóa trong đó không ai dửng dưng nhìn người khác hoặc không chịu nhìn vào nỗi đau khổ của họ”. Và “kiên nhẫn trên con đường đối thoại với anh chị em Hồi Giáo và hợp tác trong việc làm cho tình huynh đệ phổ quát trở thành hiển hiện, một tình huynh đệ vốn bắt nguồn từ Thiên Chúa”.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Xứ VN Paris : Tĩnh Tâm Mùa Chay Học Hỏi Về ‘‘Nên Thánh Trong Thế Giới Hôm Nay ’’
Lê Đình Thông
18:56 31/03/2019
Giáo Xứ VN Paris: Tĩnh Tâm Mùa Chay Học Hỏi Về ‘‘Nên Thánh Trong Thế Giới Hôm Nay ’’
Vào Chúa Nhật thứ 4 mùa chay (31/03/2019), các giáo dân tề tựu đông đủ tại Nguyện đường Giáo Xứ Paris để tham dự buổi tĩnh tâm, học hỏi về chủ đề ‘‘Nên Thánh Trong Thế Giới Hôm Nay’’. Buổi học hội bắt đầu từ 10 giờ sáng và 14 giờ chiều.
Mở đầu, cha giám đốc Gilbert Nguyễn Kim Sang giới thiệu cha giảng phòng: LM Phêrô-Luca Hà Quang Minh, nguyên là Đại diện Tuyên úy đoàn từ 2003 đến 2009, hiện là cha xứ cộng đoàn Saint Jean-Paul II ở Bocage thuộc giáo phận Poitiers. Cha Minh giới thiệu đề tài học hỏi ‘‘Nên Thánh Trong Thế Giới Hôm Nay’’, giúp mỗi người sống đạo trong mùa chay thánh và trong cuộc sống hàng ngày.
Sau đó, cha Hà Quang Minh đã triển khai đề tài, căn cứ vào tông thư ‘‘Gaudete et exsultate’’ do Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành cách nay đúng một năm, vào ngày 19/03/2018. Việc nên thánh có nguồn gốc thánh kinh, vì chính bản tính của Chúa là Thánh (Lv 11,44); ta làm mọi sự vì tình yêu, cho tình yêu và với tình yêu. Việc tu đức được tiến hành trong sứ mệnh của mỗi người, trong linh đạo gia đình, linh đạo môi trường và linh đạo sứ mệnh.
Nếu chỉ trông vào sự hiểu biết hạn hẹp cùa con người, đó là một trở lực ngăn cản ta nên thánh. Thuyết tà giáo (pélagianisme) khước từ ân sủng của Thiên Chúa cũng là một trở ngai khác nữa. Tám mối phúc thật là hành trình tuyệt hảo giúp mỗi người thánh hóa bản thân:
- Phúc cho những người có tâm hồn nghèo khó, vì nước trời là của họ.
- Phúc cho những ai hiền lành, vì họ sẽ được đất hứa làm gia nghiệp.
- Phúc cho những người sầu khổ, vì ho sẽ được Chúa ủi an.
- Phúc thay ai khao khát nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho no thỏa.
- Phúc cho ai xót thương người, vì họ sẽ được xót thương.
- Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì ho sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.
- Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ được gọi là con Thiên Chúa.
- Phúc thay ai bị bách hại vì lẽ công chính, vì nước trời là của họ.
Việc nên thánh đòi hỏi ta giữ giới luật yêu thương (Mt 25, 35-36). Vì lòng thương xót chính là trọng tâm của Tin Mừng.
Ngoài ra, các đặc tính của sự thánh thiện trong thế giới hôm nay là:
- Kiên trì, nhẫn nại và hiền lành.
- Niềm vui và tinh thần hài hước.
- Bạo dạn và nhiệt thành.
- Tính cộng đoàn: Nên thánh là một hành động cộng đồng.
Sau cùng, việc thành tâm cầu nguyện liên lỷ khiến ta kết hợp cùng Chúa.
Sống đạo là miột cuộc chiến đấu chống lại ma quỷ. Ta cần tình thức và biết phân định. Mẹ Maria luôn đồng hành với ta trên con đường nên thánh.
Cuộc tĩnh tâm giữa mùa chay cả đáp ứng được sự khao khát nên thánh của cộng đoàn. Vì vậy, số người tham dự lên tới con số kỷ lục. Mỗi người đều sót sắng lắng nghe, để lời Chúa lắng đọng trong tâm tư, dẫn đưa ta nên thánh.
Cuôc tĩnh tâm kết thức bằng nghi thức chầu Minh Thánh trọng thể.
Lê Đình Thông
Hình ảnh: Phó tế Phạm Bá Nha
Mở đầu, cha giám đốc Gilbert Nguyễn Kim Sang giới thiệu cha giảng phòng: LM Phêrô-Luca Hà Quang Minh, nguyên là Đại diện Tuyên úy đoàn từ 2003 đến 2009, hiện là cha xứ cộng đoàn Saint Jean-Paul II ở Bocage thuộc giáo phận Poitiers. Cha Minh giới thiệu đề tài học hỏi ‘‘Nên Thánh Trong Thế Giới Hôm Nay’’, giúp mỗi người sống đạo trong mùa chay thánh và trong cuộc sống hàng ngày.
Sau đó, cha Hà Quang Minh đã triển khai đề tài, căn cứ vào tông thư ‘‘Gaudete et exsultate’’ do Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành cách nay đúng một năm, vào ngày 19/03/2018. Việc nên thánh có nguồn gốc thánh kinh, vì chính bản tính của Chúa là Thánh (Lv 11,44); ta làm mọi sự vì tình yêu, cho tình yêu và với tình yêu. Việc tu đức được tiến hành trong sứ mệnh của mỗi người, trong linh đạo gia đình, linh đạo môi trường và linh đạo sứ mệnh.
Nếu chỉ trông vào sự hiểu biết hạn hẹp cùa con người, đó là một trở lực ngăn cản ta nên thánh. Thuyết tà giáo (pélagianisme) khước từ ân sủng của Thiên Chúa cũng là một trở ngai khác nữa. Tám mối phúc thật là hành trình tuyệt hảo giúp mỗi người thánh hóa bản thân:
- Phúc cho những người có tâm hồn nghèo khó, vì nước trời là của họ.
- Phúc cho những ai hiền lành, vì họ sẽ được đất hứa làm gia nghiệp.
- Phúc cho những người sầu khổ, vì ho sẽ được Chúa ủi an.
- Phúc thay ai khao khát nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho no thỏa.
- Phúc cho ai xót thương người, vì họ sẽ được xót thương.
- Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì ho sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.
- Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ được gọi là con Thiên Chúa.
- Phúc thay ai bị bách hại vì lẽ công chính, vì nước trời là của họ.
Việc nên thánh đòi hỏi ta giữ giới luật yêu thương (Mt 25, 35-36). Vì lòng thương xót chính là trọng tâm của Tin Mừng.
Ngoài ra, các đặc tính của sự thánh thiện trong thế giới hôm nay là:
- Kiên trì, nhẫn nại và hiền lành.
- Niềm vui và tinh thần hài hước.
- Bạo dạn và nhiệt thành.
- Tính cộng đoàn: Nên thánh là một hành động cộng đồng.
Sau cùng, việc thành tâm cầu nguyện liên lỷ khiến ta kết hợp cùng Chúa.
Sống đạo là miột cuộc chiến đấu chống lại ma quỷ. Ta cần tình thức và biết phân định. Mẹ Maria luôn đồng hành với ta trên con đường nên thánh.
Cuộc tĩnh tâm giữa mùa chay cả đáp ứng được sự khao khát nên thánh của cộng đoàn. Vì vậy, số người tham dự lên tới con số kỷ lục. Mỗi người đều sót sắng lắng nghe, để lời Chúa lắng đọng trong tâm tư, dẫn đưa ta nên thánh.
Cuôc tĩnh tâm kết thức bằng nghi thức chầu Minh Thánh trọng thể.
Lê Đình Thông
Hình ảnh: Phó tế Phạm Bá Nha
Doanh nhân- Tiểu thương Công Giáo - Giáo phận Xuân Lộc Tĩnh tâm Mùa Chay 2019
Nữ Tu Ngọc Lễ , OP
19:03 31/03/2019
Sáng Chúa Nhật 31/3/2019, gần 600 doanh nhân, tiểu thương Công Giáo của Giáo phận Xuân Lộc đã về Tòa Giám Mục Xuân Lộc để tham dự buổi tĩnh tâm Mùa Chay đặc biệt. Đây quả là một dịp đặc biệt quy tụ được nhiều anh chị em Công Giáo là những doanh nhân, tiểu thương với đa dạng ngành nghề lẫn hình thức kinh doanh lớn nhỏ như là sự tham dự của một chủ tịch vận hànhcông ty có tầm cỡcho đến một bác tiểu thương bán xôi nhỏ lẻ bên đường, cũng đã cố gắng để tham dự ngày tĩnh tâm này. Vì thế, con số gần 600 tham dự viên nói lên khởi đầu tốt đẹp với hình thức tổ chức chung cho cả doanh nhân và tiểu thương Công Giáo của Giáo phận. Đoàn đông nhất tham dự ngày tĩnh tâm là Giáo xứ Kẻ Sặt- Hố Nai có gần 150 người tham dự, với sự đồng hành của Cha Chánh Xứ Đa Minh Nguyễn Thành Tiến.
Xem Hình
8g30. Khởi đầu chương trình, Đức Cha Giuse đã có những ít phút gặp gỡ mọi người trong tâm tình của một vị chủ chăn. Mời gọi tin tưởng vào lời Chúa “sẽ được gấp trăm”, Đức Cha Chánh Giáo phận khích lệ niềm hy vọng từ buổi gặp gỡ hôm nay của Giới doanh nhân, tiểu thương. Bởi lẽ, mọi người sẽ nhận ra họ đang là anh chị em trong cùng một gia đình, trong cùng một hoạt động kinh doanh. Để từ đó, mỗi người khám phá ra chiều kích tình huynh đệ trong cùng hoạt động kinh doanh. Không chỉ thế, Đức Cha Giuse nhắc nhở các tiểu thương, doanh nhân không chỉ hoạt động công việc của mình như một ngành nghề nhưng còn phải sống với nghề nghiệp của mình trong một sứ mạng: truyền đạt tình yêu của Thiên Chúa đến với những đối tác, khách hàng, ngay cả những khách hàng khó tính, khó chịu nhất. Bởi chính khi họ sống với sứ mạng trao ban tình yêu cho người khác trong hoạt động kinh doanh, là mỗi doanh nhân, tiểu thương đang cộng tác với ơn cứu độ của Chúa, rao loan Tin Mừng tình yêu cho người khác, và như thế, họ cũng sẽ được ca ngợi “Đẹp thay bước chân những Sứ giả rao loan Tin Mừng”.
Tiếp liền sau đó, Đức Cha Phụ tá Gioan Đỗ Văn Ngân đã trình bày Chương trình Mục vụ Giáo phận 2018-2019, với chủ đề chung “Đồng hành với những gia đình đau khổ bằng lòng thương xót.” Dẫn chứng từ Kinh Thánh, Đức Cha Gioan đã giúp mọi người một lần nữa mở ra cái nhìn rộng, sâu hơn về lòng thương xót của Thiên Chúa, từ ngàn xưa cho đến nay, từ công trình tạo dựng cho đến khi Con Thiên Chúa nhập thể, mang lấy vào thân Ngài những yếu đuối của con người, từ đó giải thoát con người khỏi tội bằng chính cái chết và sự phục sinh của Ngài, đỉnh điểm của lòng thương xót. Và vì thế, việc tiếp nối sống lòng thương xót của Thiên Chúa vào trong mỗi hoàn cảnh sống của người Kitô hữu, cũng như tiếp nối lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô qua Năm Thánh Lòng Thương Xót là điều mà quý Đức Cha Giáo phận mong muốn mọi thành phần con cái Giáo phận sống và thực thi.
Với bài giảng tĩnh tâm dựa vào Tin Mừng Mc 5, 1-17, Cha Giuse Maria Lê Văn Thăng- Thư ký Ủy ban Công Lý và Hòa Bình, Chánh xứ Giáo xứ Phú Trung đã mời gọi mọi người cật vấn lại cách kinh doanh, hoạt động, buôn bán trong việc tìm kiếm lợi nhuận. Họ cần phải để ý, lưu tâm và thực hành sự công bằng, chân thật, bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng… khi tìm kiếm lợi nhận. Cha Giuse nói rằng, với Chúa Giêsu, Ngài đã có sự chọn lựa căn bản, lấy con người là trung tâm cần được bảo vệ và tôn trọng, cho dẫu có những thiệt thòi vật chất.Giữa một xã hội mà con người luôn mong muốn có được lợi nhuận, bất chấp nhiều thủ đoạn gian dối dẫn đến hàng giả, thực phẩm dù làm hại vềsức khỏe con người, hay hủy hoại môi trường thiên nhiên hiện nay. Nguyên do của sự băng hoại về giá trị luân lý của nhiều người trong kinh doanh bắt nguồn từ một nguyên nhân sâu xa: sự loại trừ Thiên Chúanên con người hướng chiều tội, và trở thành kẻ có tội. Chỉ khi nào con người mở ra tương quan với Thiên Chúa, mở lòng ra với tha nhân, thiên nhiên con người mới tìm thấy mình phải kinh doanh, buôn bán thế nào để hoàn thành sứ mạng của mình trong chính công việc kinh doanh. Đồng thời, Cha Giuse cũng nhắc lại ý tưởng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thông điệp Mùa Chay 2019và mời gọi áp dụng các thực hành truyền thống ăn chay, cầu nguyện, làm việc bác ái trong cái nhìn và khía cạnh mới trong chính công việc của họ. Nhờ chay tịnh, tôn trọng phẩm giá tha nhân hơn, sẽ không vì lợi nhuận mà làm hại người khác. Nhờ cầu nguyện, bám chặt vào Chúa, để Chúa cùng đồng hành trong kinh doanh. Đem lợi ích cho người khác nhiều hơn là cho mình, một hình thức của bố thí trong chính công việc kinh doanh, buôn bán lớn nhỏ.
10g00. Trong buổi tĩnh tâm, nhiều anh chị em doanh nhân, tiểu thương đã có cơ hộiđể giao hòa với Chúa và tha nhân qua Bí tích Hòa Giải.
Cũng trong buổi sáng này, Cha Phêrô Đoàn Đức Thăng - Đặc Trách Giới Doanh nhân- Tiểu thương- đã trình bày với mọi người sơ đồ tổ chức hoạt động của giới doanh nhân và tiểu thương Công Giáo- cơ cấu tổ chức đã được kính trình lên Đức Cha và được phê duyệt. Để nhờ đó, mọi người có thể biết cách thức hoạt động của giới doanh nhân, tiểu thương được phân theo cụm, có Cha đồng hành và quý vị Đại diện.
11g00: Thánh Lễ cầu nguyện cho giới doanh nhân và tiểu thương, đặc biệt cho những ai đang thất bại trong kinh doanh,…được Đức Cha Chánh Giuse chủ tế, cùng với đoàn đồng tế gồm Đức Cha Phụ Tá Gioan, Cha Đặc trách Phêrô, cùng quý cha đặc trách theo cụm.
Chia sẻ bài giảng, suy niệm từ Tin Mừng Luca 15,11-32, Đức Cha Chánh Giáo phận nhắc lại lần nữa rằng, những doanh nhân, tiểu thương là những người có cơ hội nhiều hơn để thể hiện lòng thương xót, khi mà họ dễ dàng nhận ra nhân viên của mình gặp khó khăn, khi mà khách mua hàng của mình đang nghèo, hay đang gặp đau khổ. Lưu ý đến thái độ của người con cả, không muốn cha tỏ lòng thương xót với đứa em của mình, Đức Cha Giuse mong muốn mọi người hãy nhìn lên Chúa, chiêm ngắm lòng thương xót của Chúa, để rồi cố gắng sống lòng thương xót với tha nhân, dù người khác không đồng ý, không muốn, không chấp nhận hay phàn nàn. Hình ảnh của người con thứ, khi đã mất đi tất cả, rơi xuống đáy của sự khốn cùng, bi đát, thì người cha vẫn yêu thương, tha thứ và phục hồi địa vị, tước vị làm con, tất cả là nhờ vào lòng thương xót của cha. Đó là niềm hy vọng của con người tội lỗi, bởi tin và mở lòng mình ra cho lòng thương xót của Chúa. Ý tưởng kết thúc và tóm lại các ý chính, Đức Cha Giuse mong muốn các doanh nhân, tiểu thương hãy đi theo hành trình trong cả hai phận vụ, hai thái độ cùng song hành: vừa là chứng tá của lòng thương xót cho tha nhân, nhưng đồng thời cũng là mở lòng ra để đón nhận lòng thương xót của Chúa, tin rằng Ngài luôn tha thứ mà không muốn kết án bất cứ ai.
Trong bầu khí Nhà Nguyện Tòa Giám Mục, mọi người cảm thấy Thánh Lễ thật trang nghiêm và sốt sắngnhờ vào sự mở lòng ra của chính họ,. Đồng thời, với lời Chúa cật vấn,hy vọng những doanh nhân, tiểu thương Công Giáo những công cụ rao loan Tin Mừng và sống với Tin Mừngkhi chọn lựa lấy con người làm trung tâm và phục vụ con người như Tin Mừng đòi hỏi.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, một lần nữa, Đức Cha Giuse đã mời gọi mọi người “Hãy gieo hạt giống của lòng thương xót vào trong chính công việc mọi người đang làm, đang buôn bán…Hãy tưới vào trong những mảnh đất – là ai đó, là gia đình nào đó- đang gặp khó khăn, gian khổ những giọt nước của lòng thương xót. Để nhờ đó, cả người cho lẫn người nhận đều cảm thấy hạnh phúc. Và giáo phận sẽ sớm trở thành thánh địa của lòng thương xót.”
Bữa trưa chia sẻ trong tình thương là một cơ hội khác cho việc mở lòng ra với người khác, cho việc gặp gỡ, làm nên những mối tương quan mới trong tình huynh đệ hiệp thông giữa các doanh nhân, tiểu thương Công Giáo trong Giáo phận.
Với những dấu hiệu tích cực nhận thấy bên ngoài cho lần tổ chức của Mùa Chay 2019, một hy vọng có thể đạt được trong lần tĩnh tâm Mùa Chay tới, cũng như buổi gặp gỡ của giới doanh nhân, tiểu thương Công Giáo của Giáo phận sẽ thu hút được đông hơn, gâp 10 lần như lời Đức Cha Chánh Giuse đã bày tỏ trong lời gặp gỡ khởi đầu chương trình.
Tin và hình ảnh: Nữ tu Têrêsa Ngọc Lễ, O.P
Xem Hình
8g30. Khởi đầu chương trình, Đức Cha Giuse đã có những ít phút gặp gỡ mọi người trong tâm tình của một vị chủ chăn. Mời gọi tin tưởng vào lời Chúa “sẽ được gấp trăm”, Đức Cha Chánh Giáo phận khích lệ niềm hy vọng từ buổi gặp gỡ hôm nay của Giới doanh nhân, tiểu thương. Bởi lẽ, mọi người sẽ nhận ra họ đang là anh chị em trong cùng một gia đình, trong cùng một hoạt động kinh doanh. Để từ đó, mỗi người khám phá ra chiều kích tình huynh đệ trong cùng hoạt động kinh doanh. Không chỉ thế, Đức Cha Giuse nhắc nhở các tiểu thương, doanh nhân không chỉ hoạt động công việc của mình như một ngành nghề nhưng còn phải sống với nghề nghiệp của mình trong một sứ mạng: truyền đạt tình yêu của Thiên Chúa đến với những đối tác, khách hàng, ngay cả những khách hàng khó tính, khó chịu nhất. Bởi chính khi họ sống với sứ mạng trao ban tình yêu cho người khác trong hoạt động kinh doanh, là mỗi doanh nhân, tiểu thương đang cộng tác với ơn cứu độ của Chúa, rao loan Tin Mừng tình yêu cho người khác, và như thế, họ cũng sẽ được ca ngợi “Đẹp thay bước chân những Sứ giả rao loan Tin Mừng”.
Với bài giảng tĩnh tâm dựa vào Tin Mừng Mc 5, 1-17, Cha Giuse Maria Lê Văn Thăng- Thư ký Ủy ban Công Lý và Hòa Bình, Chánh xứ Giáo xứ Phú Trung đã mời gọi mọi người cật vấn lại cách kinh doanh, hoạt động, buôn bán trong việc tìm kiếm lợi nhuận. Họ cần phải để ý, lưu tâm và thực hành sự công bằng, chân thật, bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng… khi tìm kiếm lợi nhận. Cha Giuse nói rằng, với Chúa Giêsu, Ngài đã có sự chọn lựa căn bản, lấy con người là trung tâm cần được bảo vệ và tôn trọng, cho dẫu có những thiệt thòi vật chất.Giữa một xã hội mà con người luôn mong muốn có được lợi nhuận, bất chấp nhiều thủ đoạn gian dối dẫn đến hàng giả, thực phẩm dù làm hại vềsức khỏe con người, hay hủy hoại môi trường thiên nhiên hiện nay. Nguyên do của sự băng hoại về giá trị luân lý của nhiều người trong kinh doanh bắt nguồn từ một nguyên nhân sâu xa: sự loại trừ Thiên Chúanên con người hướng chiều tội, và trở thành kẻ có tội. Chỉ khi nào con người mở ra tương quan với Thiên Chúa, mở lòng ra với tha nhân, thiên nhiên con người mới tìm thấy mình phải kinh doanh, buôn bán thế nào để hoàn thành sứ mạng của mình trong chính công việc kinh doanh. Đồng thời, Cha Giuse cũng nhắc lại ý tưởng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thông điệp Mùa Chay 2019và mời gọi áp dụng các thực hành truyền thống ăn chay, cầu nguyện, làm việc bác ái trong cái nhìn và khía cạnh mới trong chính công việc của họ. Nhờ chay tịnh, tôn trọng phẩm giá tha nhân hơn, sẽ không vì lợi nhuận mà làm hại người khác. Nhờ cầu nguyện, bám chặt vào Chúa, để Chúa cùng đồng hành trong kinh doanh. Đem lợi ích cho người khác nhiều hơn là cho mình, một hình thức của bố thí trong chính công việc kinh doanh, buôn bán lớn nhỏ.
10g00. Trong buổi tĩnh tâm, nhiều anh chị em doanh nhân, tiểu thương đã có cơ hộiđể giao hòa với Chúa và tha nhân qua Bí tích Hòa Giải.
Cũng trong buổi sáng này, Cha Phêrô Đoàn Đức Thăng - Đặc Trách Giới Doanh nhân- Tiểu thương- đã trình bày với mọi người sơ đồ tổ chức hoạt động của giới doanh nhân và tiểu thương Công Giáo- cơ cấu tổ chức đã được kính trình lên Đức Cha và được phê duyệt. Để nhờ đó, mọi người có thể biết cách thức hoạt động của giới doanh nhân, tiểu thương được phân theo cụm, có Cha đồng hành và quý vị Đại diện.
11g00: Thánh Lễ cầu nguyện cho giới doanh nhân và tiểu thương, đặc biệt cho những ai đang thất bại trong kinh doanh,…được Đức Cha Chánh Giuse chủ tế, cùng với đoàn đồng tế gồm Đức Cha Phụ Tá Gioan, Cha Đặc trách Phêrô, cùng quý cha đặc trách theo cụm.
Chia sẻ bài giảng, suy niệm từ Tin Mừng Luca 15,11-32, Đức Cha Chánh Giáo phận nhắc lại lần nữa rằng, những doanh nhân, tiểu thương là những người có cơ hội nhiều hơn để thể hiện lòng thương xót, khi mà họ dễ dàng nhận ra nhân viên của mình gặp khó khăn, khi mà khách mua hàng của mình đang nghèo, hay đang gặp đau khổ. Lưu ý đến thái độ của người con cả, không muốn cha tỏ lòng thương xót với đứa em của mình, Đức Cha Giuse mong muốn mọi người hãy nhìn lên Chúa, chiêm ngắm lòng thương xót của Chúa, để rồi cố gắng sống lòng thương xót với tha nhân, dù người khác không đồng ý, không muốn, không chấp nhận hay phàn nàn. Hình ảnh của người con thứ, khi đã mất đi tất cả, rơi xuống đáy của sự khốn cùng, bi đát, thì người cha vẫn yêu thương, tha thứ và phục hồi địa vị, tước vị làm con, tất cả là nhờ vào lòng thương xót của cha. Đó là niềm hy vọng của con người tội lỗi, bởi tin và mở lòng mình ra cho lòng thương xót của Chúa. Ý tưởng kết thúc và tóm lại các ý chính, Đức Cha Giuse mong muốn các doanh nhân, tiểu thương hãy đi theo hành trình trong cả hai phận vụ, hai thái độ cùng song hành: vừa là chứng tá của lòng thương xót cho tha nhân, nhưng đồng thời cũng là mở lòng ra để đón nhận lòng thương xót của Chúa, tin rằng Ngài luôn tha thứ mà không muốn kết án bất cứ ai.
Trong bầu khí Nhà Nguyện Tòa Giám Mục, mọi người cảm thấy Thánh Lễ thật trang nghiêm và sốt sắngnhờ vào sự mở lòng ra của chính họ,. Đồng thời, với lời Chúa cật vấn,hy vọng những doanh nhân, tiểu thương Công Giáo những công cụ rao loan Tin Mừng và sống với Tin Mừngkhi chọn lựa lấy con người làm trung tâm và phục vụ con người như Tin Mừng đòi hỏi.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, một lần nữa, Đức Cha Giuse đã mời gọi mọi người “Hãy gieo hạt giống của lòng thương xót vào trong chính công việc mọi người đang làm, đang buôn bán…Hãy tưới vào trong những mảnh đất – là ai đó, là gia đình nào đó- đang gặp khó khăn, gian khổ những giọt nước của lòng thương xót. Để nhờ đó, cả người cho lẫn người nhận đều cảm thấy hạnh phúc. Và giáo phận sẽ sớm trở thành thánh địa của lòng thương xót.”
Bữa trưa chia sẻ trong tình thương là một cơ hội khác cho việc mở lòng ra với người khác, cho việc gặp gỡ, làm nên những mối tương quan mới trong tình huynh đệ hiệp thông giữa các doanh nhân, tiểu thương Công Giáo trong Giáo phận.
Với những dấu hiệu tích cực nhận thấy bên ngoài cho lần tổ chức của Mùa Chay 2019, một hy vọng có thể đạt được trong lần tĩnh tâm Mùa Chay tới, cũng như buổi gặp gỡ của giới doanh nhân, tiểu thương Công Giáo của Giáo phận sẽ thu hút được đông hơn, gâp 10 lần như lời Đức Cha Chánh Giuse đã bày tỏ trong lời gặp gỡ khởi đầu chương trình.
Tin và hình ảnh: Nữ tu Têrêsa Ngọc Lễ, O.P
Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Hong Kong Tĩnh Tâm Mùa Chay 2019
CĐCGVN tại Hồng Kông
22:25 31/03/2019
Hongkong- Ngày 31/03/2019, Chúa Nhật thứ Tư mùa Chay, CĐCGVN tại Hongkong đã tổ chức ngày tĩnh tâm mùa Chay do cha Đaminh Nguyễn Tuấn Anh (Giáo phận Hongkong) chủ sự. Chủ đề tĩnh tâm của mùa Chay năm nay là: “BIẾT MÌNH ĐỂ BIẾT CHÚA VÀ BIẾT ANH EM”. Mặc dù sinh sống rải khắp Hongkong và một số anh chị em trong cộng đoàn phải làm việc vào ngày Chúa Nhật, thế nhưng mọi người đã cố gắng tề tựu đông đủ để tham dự ngày tĩnh tâm chung của cộng đoàn.
Hình ảnh
Mở đầu ngày tĩnh tâm, cha Đaminh đã cùng với cộng đoàn hướng về Chúa Thánh Thần để cầu xin ơn thánh hóa ngày tĩnh tâm. Với chủ đề: “BIẾT MÌNH ĐỂ BIẾT CHÚA VÀ BIẾT ANH EM”Cha Đaminh đã mời gọi cộng đoàn hãy hướng về Chúa Thánh Thần, xin Ngài ban cho những ơn cần thiết để mỗi tín hữu sống và giữ đức tin vững vàng trong một thời đại đầy biến động về đời sống vật chất cũng như luân lý đạo đức của con người. Ngài nhấn mạnh: “Chúng ta cần kết hiệp với cầu xin ơn Chúa Thánh Thần để nhận ra được chính bản thân mình-một thụ tạo hèn mọn, bất toàn và tội lỗi trước mặt Chúa. Anh chị em hãy noi gương các thánh để cầu nguyện, vì chỉ có giờ cầu nguyện chúng ta mới nối kết được bản thân mình với Thiên Chúa. Cầu nguyện để biết mình, để bản thân mình không rơi vào tình trạng thỏa hiệp với thân xác do sự cám dỗ của ma quỷ. Chúa Thánh Thần là ngọn lửa sẽ tỏa lan ánh sáng đến với anh chị em, nung nấu cõi lòng nguội lạnh, chai đá, thờ ơ, để anh chị em có thể nối kết với Thiên Chúa và vươn cánh tay ra để nắm lấy người anh em, chị em mình đang cần đến sự cứu giúp. Chính vì thế, hãy khiêm nhường tìm đến với Chúa Thánh Thần, cộng tác với Ngài để nhận được sự soi sáng...”
Với chủ đề đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, cha Đaminh cũng đã giúp cộng đoàn nhận “biết mình” qua cái biết lý trí và “biết mình” qua sự cảm nhận của con tim: “Anh chị em hãy dùng lý trí để nhận ra điều lành điều dữ; dùng con tim để thấu cảm tình yêu mà Thiên Chúa đã dành cho mình,… để rồi lan tỏa tình yêu, sự cảm thông, chia sẻ với người khác; anh chị em hãy tha thứ cho những người đã làm chúng ta phiền lòng và nhất là hãy biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để ‘biết’ về họ nhiều hơn.”
Trong tâm tình mùa Chay, cha Đaminh cũng đã kêu gọi mọi người hãy làm việc bác ái bên cạnh việc ăn chay hãm mình và đọc kinh cầu nguyện. Việc bác ái được thể hiện qua nhiều cách thức khác nhau như việc chia sẻ về tinh thần, vật chất và cả những hành động tốt đẹp. Cha khuyến khích mọi người thực hiện hành động bác ái mỗi ngày chứ không nhất thiết phải chờ đợi thời gian, cơ hội… Sau bài giảng, cha Đaminh đã hướng dẫn cộng đoàn chia thành các nhóm nhỏ để cùng nhau suy gẫm về những cảm nhận cá qua đề tài đã được nghe cũng như chia sẻ kinh nghiệm sống đức tin của mỗi người. Kết thúc giờ chia sẻ nhóm, cộng đoàn tự do cầu nguyện, xét mình để lãnh nhận Bí tích Giao Hòa.
Ngày tĩnh tâm kết thúc bằng thánh lễ Chúa Nhật thứ Tư Mùa Chay. Mọi người trong cộng đoàn cảm nhận được niềm vui và sự hân hoan vì đã dành một ngày trọn vẹn cho Chúa; hân hoan vì đã nghe được tiếng Chúa mời gọi qua lời giảng của cha giảng phòng; hân hoan vì được giao hòa cùng Chúa qua Bí tích Giao Hòa và hạnh phúc khi được kết hiệp với Chúa qua Bí tích Thánh Thể.
Ban Truyền Thông
CĐCGVN tại Hongkong
Hình ảnh
Mở đầu ngày tĩnh tâm, cha Đaminh đã cùng với cộng đoàn hướng về Chúa Thánh Thần để cầu xin ơn thánh hóa ngày tĩnh tâm. Với chủ đề: “BIẾT MÌNH ĐỂ BIẾT CHÚA VÀ BIẾT ANH EM”Cha Đaminh đã mời gọi cộng đoàn hãy hướng về Chúa Thánh Thần, xin Ngài ban cho những ơn cần thiết để mỗi tín hữu sống và giữ đức tin vững vàng trong một thời đại đầy biến động về đời sống vật chất cũng như luân lý đạo đức của con người. Ngài nhấn mạnh: “Chúng ta cần kết hiệp với cầu xin ơn Chúa Thánh Thần để nhận ra được chính bản thân mình-một thụ tạo hèn mọn, bất toàn và tội lỗi trước mặt Chúa. Anh chị em hãy noi gương các thánh để cầu nguyện, vì chỉ có giờ cầu nguyện chúng ta mới nối kết được bản thân mình với Thiên Chúa. Cầu nguyện để biết mình, để bản thân mình không rơi vào tình trạng thỏa hiệp với thân xác do sự cám dỗ của ma quỷ. Chúa Thánh Thần là ngọn lửa sẽ tỏa lan ánh sáng đến với anh chị em, nung nấu cõi lòng nguội lạnh, chai đá, thờ ơ, để anh chị em có thể nối kết với Thiên Chúa và vươn cánh tay ra để nắm lấy người anh em, chị em mình đang cần đến sự cứu giúp. Chính vì thế, hãy khiêm nhường tìm đến với Chúa Thánh Thần, cộng tác với Ngài để nhận được sự soi sáng...”
Với chủ đề đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, cha Đaminh cũng đã giúp cộng đoàn nhận “biết mình” qua cái biết lý trí và “biết mình” qua sự cảm nhận của con tim: “Anh chị em hãy dùng lý trí để nhận ra điều lành điều dữ; dùng con tim để thấu cảm tình yêu mà Thiên Chúa đã dành cho mình,… để rồi lan tỏa tình yêu, sự cảm thông, chia sẻ với người khác; anh chị em hãy tha thứ cho những người đã làm chúng ta phiền lòng và nhất là hãy biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để ‘biết’ về họ nhiều hơn.”
Trong tâm tình mùa Chay, cha Đaminh cũng đã kêu gọi mọi người hãy làm việc bác ái bên cạnh việc ăn chay hãm mình và đọc kinh cầu nguyện. Việc bác ái được thể hiện qua nhiều cách thức khác nhau như việc chia sẻ về tinh thần, vật chất và cả những hành động tốt đẹp. Cha khuyến khích mọi người thực hiện hành động bác ái mỗi ngày chứ không nhất thiết phải chờ đợi thời gian, cơ hội… Sau bài giảng, cha Đaminh đã hướng dẫn cộng đoàn chia thành các nhóm nhỏ để cùng nhau suy gẫm về những cảm nhận cá qua đề tài đã được nghe cũng như chia sẻ kinh nghiệm sống đức tin của mỗi người. Kết thúc giờ chia sẻ nhóm, cộng đoàn tự do cầu nguyện, xét mình để lãnh nhận Bí tích Giao Hòa.
Ngày tĩnh tâm kết thúc bằng thánh lễ Chúa Nhật thứ Tư Mùa Chay. Mọi người trong cộng đoàn cảm nhận được niềm vui và sự hân hoan vì đã dành một ngày trọn vẹn cho Chúa; hân hoan vì đã nghe được tiếng Chúa mời gọi qua lời giảng của cha giảng phòng; hân hoan vì được giao hòa cùng Chúa qua Bí tích Giao Hòa và hạnh phúc khi được kết hiệp với Chúa qua Bí tích Thánh Thể.
Ban Truyền Thông
CĐCGVN tại Hongkong
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Từ Thị Hương đến Hồng Ân
Hà Minh Thảo
19:19 31/03/2019
TỪ THỊ HƯƠNG ĐẾN HỒNG ÂN
Kính thưa đồng bào trong và ngoài nước,
Hôm nay, ngày 30.03.2019, nhân đọc VOA Tiếng Việt trên Internet bài ‘Việt Nam tuyên bố nỗ lực hết sức để Đoàn Thị Hương được tự do’. Trường hợp mà cô Hương bị bọn mật vụ cộng sản Bắc Hàn lừa gạt để bị Tư pháp Malaysia, cùng với công dân Indonesia Siti Aisyah, tình nghi đã tham gia giết hại Kim Jong Nam, người anh cùng cha khác mẹ với độc tài Kim Jong Un. Thế rồi ngày 11.03.2019, Tòa trả tự do cho chị Siti Aisyah, nhưng cô Hương phải trở lại phiên toà ngày 14.03.2019. Cô bị sốc nặng sau khi nghe phán quyết đó. Xin chia buồn tin này với cô Hương, gia đình và bạn bè cô.
Đồng thời, một đồng bào trẻ khác, cô Nguyễn Quang Hồng Ân, ngày 26.03.2019, đã phải chứng khiến cảnh song thân, ông Nguyễn Quang Hồng Nhân và bà Trịnh Thúy Hạnh, bị nhà nước bang Bayern (Cộng hòa Liên bang Ðức) trục xuất và chúng đã thi hành công vụ trong sự lừa dối để trao cho công an cộng sản. Phần cô Nguyễn Quang Hồng Ân, cô cũng đang bị đe dọa trục xuất trong khi nhà nước Ðức đang nối kết cái gọi là ‘Ðối tác Chiến lược’ với việt cộng để tìm đôi ba tỷ euro do buôn bán. Tôi đã thét lên ‘Trời ơi, sao dân Việt quá đau khổ như thế này ?’ Do đó, tôi đã viết bài ‘Sau Bắt Cóc, Tới Trục Xuất’ tại : vietcatholic.net/News/Html/249569.htm.
I./ TỪ ÐOÀN THỊ HƯƠNG…
Ngày 13.02.2017 khoảng 9 giờ, tại Phi trường Quốc tế Kuala Lumpur, theo giới chức Malaysia thì nạn nhân bị hai nghi can Indonesia Siti Aisyah và Việt Nam Ðoàn Thị Hương, giết hại bằng chất độc thần kinh VX là ông Kim Jong Nam, anh cùng cha khác mẹ của lãnh đạo độc tài Kim Jong Un. Do đó, cả hai bị cáo bị truy tố ra Tòa án huyện Sepang (bang Selangor từ ngày 01.02.2017, với tội mưu sát, theo Ðiều 302 Hình Luật nước này với mức án cao nhất là Tử hình.
Hai bị cáo khai là không hề biết mình tham gia một vụ ám sát mà đã bị tình báo cộng sản Bắc Hàn lường gạt và lầm tưởng họ tham gia một trò chơi cho một chương trình truyền hình thực tế ngoại quốc.
Sau nhiều phiên thẩm vấn và tra xét, bổng nhiên, ngày 11.03.2019, Tòa trả tự do cho chị Siti Aisyah, sau khi các công tố viên rút lại cáo buộc sát hại sau khi có sự vận động ngoại giao từ chính phủ Jakarta. Phần mình, cô Hương phải trở lại phiên toà ngày 14.03.2019 khiến cô Hương bị sốc nặng sau khi nghe phán quyết đó.
Thật vậy, cùng bị cáo buộc về một tội trạng, ở cùng hoàn cảnh, hai phụ nữ trước đó có lẽ không hề quen biết, đã xuất hiện bên nhau mỗi khi bị điệu ra pháp đình ròng rã trong hơn hai năm qua. Nay, một người được tự do trở về trong vòng tay gia đình, bè bạn và hàng xóm, sau khi được chính Tổng thống Indonesia giang tay chào đón, cùng lúc cô Đoàn Thị Hương tiếp tục bị xe tù chở về nơi giam giữ, phải tái hầu tòa bao nhiêu lần nữa và kết quả tòa xử ra sao. Quả là một cú sốc quá sức chịu đựng của con người vô tội. Cô Hương bị suy sụp tinh thần tới mức tòa phải hoãn phiên xét xử dự định ngày 14/03 cho tới ngày 01.04.2019. Hởi ơi, thân phận công dân nước XHCN việt cộng là thế! Chúng tôi rất xót thương hiện trạng của cô, Đoàn Thị Hương ơi.
Cộng đảng việt luôn tự hào toàn thể các nước thành viên liên hiệp quốc rất thương ‘đỉnh cao trí tuệ’ nên đã từng ban cho chiếc ghế thành viên không thường trực hội đồng bảo an và sắp được mời trở lại ngồi lần nữa. Thật vinh dự nhứt là sẽ có ít nhứt một tháng ngồi vào ghế chủ tịch, điều khiển các nước thành viên thường trực, những chuyên viên bán vũ khí. Không biết Indonesia có cái diễm phúc này không, nhưng đã biết cách cứu công dân mình về nước trong tiếng vỗ tay của đồng bào. Thật Hạnh phúc cho người dân lẫn Chính quyền!
Tại Quê hương chúng ta, Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước cấm nói tới chuyện ‘Tam Quyền Phân Lập’. Do đó, khi xử án, mặc luật sư, thẩm phán, công tố viên cứ tranh tụng thế nào cũng được, nhưng đừng mất quá nhiều giờ vàng ngọc. Khi nghị án, chủ tọa phiên xử cứ móc túi là xong. Chúng tôi tin rằng các nước Indonesia và Malaysia không những là những nước áp dụng Tam Quyền Phân Lập, nhưng họ còn thực thi ‘Tam Quyền không Biệt Lập’. Trong trường hợp này, thí dụ, Ngoại trưởng (Hành pháp) Indonesia biết công dân mình vô tội thì họ thảo luận với Ngoại trưởng Malaysia để nếu Nội các đồng ý thì Tổng trưởng Tư pháp Malaysia đề nghị công tố viên đề nghị tại Tòa.
Ngày 28.03.2019, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tuyên bố sẽ ‘tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo hộ ngoại giao, lãnh sự và pháp lý ở mức cao nhất để đảm bảo công dân Đoàn Thị Hương được xét xử công bằng, khách quan và được trả tự do trong phiên xử ngày 01.04.2019’.
Trong quá khứ, nhiều viên chức Hà Nội, kể cả Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đã yêu cầu hủy bỏ cáo buộc đối với cô Hương nhưng bị phía Malaysia từ chối khiến Việt Nam giận dữ. Phải chăng vì họ biết nhà nước việt cộng gồm những đảng viên không được dân bầu.
II./ … ÐẾN NGUYỄN QUANG HỒNG ÂN.
Cám ơn Thời báo.de, nhờ quý vị, chúng tôi biết được những tin tức về các nạn nhân gia đình Nguyễn Quang Hồng Nhân mà hai ông bà bị nhà cầm quyền bang Bayern (Cộng hòa Liên bang Ðức) trục xuất, bị bọn cảnh sát vô lương lừa dối để trao cho công an cộng sản.
Những cảnh sát Ðức này đã hành động đúng vào thời điểm người Pháp tưởng niệm Ðại tá Hiến binh Arnaud Beltrame, ngày 23.03.2018, đã anh dũng nhận thay thế chổ người phụ nữ thu ngân viên siêu thị Super U đang bị tên khủng bố bắt giữ làm con tin. Chẳng may, cuộc tiếp cứu xảy ra không kịp thời, Ðại tá đã bị trọng thương và hy sinh trong đêm khuya. Xứng đáng với danh xưng ‘Bạn dân’ mà người dân tặng cho các nhân viên thi hànnh tốt nhiệm vụ giữ an ninh, Arnaud Beltrame lìa trần, vĩnh viễn chia tay chị Marielle, người vợ vừa đám cưới đời, chuẩn bị đám cưới đạo Công Giáo vào tháng sáu. Các thành phố Pháp lần lượt đặt tên ‘Arnaud Beltrame’ các đường phố.
(Khi viết thế, chúng tôi vẫn nghĩ đến các công chức, vì nhiệm vụ, phải thi hành lịnh từ những bề trên bất xứng, mất nhân tính.)
Trong lịnh tống xuất, giới chức Ðức vô nhân ghi ‘Bảo đảm an toàn cho gia đình chúng tôi khi trở về’. Ðó là điều mà, hiện nay, chúng có làm được không ? Chúng hứa ông Nhân sẽ được bác sĩ khám và cấp thuốc tại phi trường vì nạn nhân đã từng bị đột quị, nhưng ông có điện thoại cho con gái biết đó chỉ là lời ‘hứa lèo’. Thật dã man !
Chưa hết, lúc quá khuya, rạng sáng ngày 28.03.2019, cảnh sát đến gỏ cửa nhiều lần nhưng cô Hồng Ân, vì sợ hãi bị trục xuất nên không mở cửa. Sau đó, chúng đã phá cửa vào nhà. Lý do, chúng đến để thông báo là cha mẹ cô đã về đến Việt Nam để cô yên tâm. Cám ơn. Ðiều đó đương sự đã biết và còn biế nhiều hơn nữa là tinh thần cha cô đang ở mức thật thấp. Sau đó, cảnh sát còn đến gỏ cửa nhiều lần nhưng cô Hồng Ân không mở cửa, chờ khoảng một giơ,ø họ bỏ đi.
Một vài chi tiết khác mà chúng tôi vừa được biết về gia đình nạn nhân, xin được chia sẻ.
Năm 2015, cô Nguyễn Quang Hồng Ân, 15 tuổi, đi dự thi Piano ở Áo và Đức. Do dưới 18 tuổi, cô cần phải có cha mẹ tháp tùng. Nhân dịp nầy, ông bà Nguyễn Quang Hồng Nhân và con gái xin tị nạn chính trị ở Đức và đã nộp đơn xin tỵ nạn ngày 21.08.2015 tại bang Bayern miền miền Nam Đức, một bang ‘khét tiếng’ có chính sách xét tị nạn khó khăn nhất và trục xuất người tị nạn nhanh nhất trên toàn Liên bang Đức.
Vấn đề tạm đặt là năm 2015, nhà nước Ðức có thông suốt là nhà nước Việt vi phạm nhân quyền tại Quê hương không, nên đã bác đơn xin tỵ nạn này. Ðiều này có thể, nhưng khó tin. Ngay cuối năm 2017, trong vụ Trịnh Xuân Thanh, Ðại sứ và các nhân viên Toà Ðại sứ Ðức ở Hà Nội chỉ có để ‘làm cảnh’.
Lúc 20 giờ ngày 04.01.2018, bà Petra Schlagenhauf, luật sư người Ðức của ông Thanh thụ lý hồ sơ xin tị nạn ở đó, đã bị ‘cấm vào Việt Nam’ và phải đáp phi cơ trở lại Bangkok. Sáng sớm ngày 05.01.2018, từ Thái Lan, bà luật sư này gởi một email cho VOA cho biết bà đang chờ chuyến bay về Berlin và nói ‘Họ không cho tôi biết lý do vì sao nhưng tôi có nghe họ nói với nhau rằng tôi là ‘luật sư của ông Thanh’… ‘Đại sứ Đức đã nói chuyện về trường hợp của tôi với phía Việt Nam nhưng không có kết quả’. Dĩ nhiên, một lần nữa, Việt Nam XHCN, từng là thành viên Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, dùng bàn tay sắt với một quốc gia Ðức từng cho chúng tiền, những viện trợ quốc tế không đến tay đồng bào nghèo Việt Nam dâu. Cuối cùng, VOA, trong Bản tin ngày 05.01.2018, cho biết ‘không thể liên lạc ngay lập tức với Sứ quán Ðức ở Hà Nội để biết thêm chi tiết về vụ việc’.
Nhân chuyến công du đến ‘đối tác chiến lược bị đóng băng’ CHXH Việt Nam do Tổng trưởng Kinh tế Đức Altmaier lãnh đạo, báo Die Tageszeitung, số ra ngày 25.03.2019, đã đăng bài có tựa ‘Kinh Doanh Với Nhà Nước Bắt Cóc’ và tiêu đề phụ ngay ở dưới ‘Tổng trưởng Kinh tế Liên bang Peter Altmaier thăm Việt Nam cùng với một phái đoàn doanh gia Đức. Vấn đề nhân quyền không nằm trong chương trình nghị sự’.
Người viết bài này đã chỉ trích ông Altmaier là người chỉ quan tâm đến lợi ích của nền kinh tế Đức trong thị trường tăng trưởng Việt Nam, cũng như quyền lợi của các doanh gia Đức. Đó là khoảng 13,8 tỷ Euro – kim ngạch thương mại Đức-Việt năm ngoái 2018. Ông viết tiếp: ‘Chuyến thăm của Tổng trưởng Altmaier đánh dấu sự bình thường hóa quan hệ Đức-Việt. Tháng 11 năm ngoái, chính phủ Đức đã âm thầm hồi sinh cái gọi là ‘quan hệ đối tác chiến lược’ giữa hai quốc gia. Điều này xảy ra dưới sự thúc giục của các doanh gia Đức vốn thèm khát những đơn đặt hàng từ quốc gia này’.
Lập tức, cùng ngày, một nữ phát ngôn viên Bộ Kinh tế Liên bang Đức dĩ nhiên phải phản ứng sự thật đó bằng lập luận : « Trước khi đến các quốc gia mà tình trạng nhân quyền ở đó có vấn đề, Tổng trưởng Altmaier luôn luôn gặp gỡ các tổ chức nhân quyền như Ân xá quốc tế, Phóng viên không biên giới hoặc Theo dõi nhân quyền – cũng như vậy trước chuyến đi Việt Nam. Hơn nữa, trong chuyến đi của mình, ông cũng đề cập đến nhân quyền trong các cuộc hội đàm song phương với đại diện của chính phủ nước này và ông cũng thường gặp gỡ các tổ chức phi chính phủ trong nước này và đại diện cácxã hội dân sự ở đó, nếu tình hình cho phép ».
Chúng ta rất tin lời vị phát ngôn viên này và cám ơn ông Altmaier đã thực hiện những hành động cao cả nhằm thăng tiến nhân quyền cho người dân các nước độc tài. Nhưng chúng xin được phép thầm nghĩ : « Trong phòng thảo luận về mọi thương ước, trên chiếc cân, dĩa đựng âu hay mỹ kim lúc nào cũng nặng hơn dĩa đựng các quyền tự do bẫm sinh của con người. Do đó, tuy không là tiên tri hay thầy bói, tôi không tiên đoán mà chỉ nói : « Mặc dù, có rất nhiều ông bà Dân biểu Nghị viện Âu châu bên vực nhân quyền rất đáng kính cho người Việt chúng ta, nhưng rồi đây, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Âu châu (EVFTA) cũng sẽ được Nghị viện Âu châu thông qua, sau khi được bầu lại vào cuối tháng 05/2019, bất kể bao nhiêu người Việt trở thành tù nhân lương tâm…
Kính thưa đồng bào,
Ðể chấm dứt, trước hoàn cảnh đau thương của hai cô Đoàn Thị Hương và Nguyễn Quang Hồng Ân mà chúng ta rất thương cảm nhưng, nghĩ lại thân phận mình, ngoài con tim yêu đồng bào và Ðức Tin, chúng ta không tiền lẫn quyền. Do đó, chúng tôi đề nghị chúng ta nguyện cầu Thiên Chúa :
Khẩn cầu Thiên Chúa, nhờ sự trợ giúp của Hồng Y Ðáng kính Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, ban Bình An Chúa cho mọi đồng bào đau khổ hồn xác Việt Nam, cách đặc biệt cho cô Đoàn Thị Hương và gia đình cô Nguyễn Quang Hồng Ân, những người vô tội.
Tại sao ‘nhờ sự trợ giúp của Hồng Y Ðáng kính Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận’ ? Lý do : Năm 1975, nhận bài sai Ðức Thánh Cha Phaolô VI, Ðức Cha nhận sứ nhiệm Tổng Giám mục phó với quyền kế vị Tổng Giáo phận Sài Gòn giữa sự chống đối của các Linh mục đảng viên và tay sai kết án Người thi hành kế hoạch ‘phản động’ Ðế quốc Mỹ và Vatican. Ngoài ra, cộng đảng còn kết tội Ðức Cha là cháu cố Tổng thống Ngô Ðình Diệm. Với cái tội khôi hài này, bao nhiêu lần, Người đề nghị nhà nước việt cộng đưa Ðức cha ra tòa để trả lời về bản án 13 năm tù. Với hai tội vô lý và khôi hài này, làm sao chúng dám chọc cười thiên hạ. Ngày nay, cô Đoàn Thị Hương và gia đình cô Nguyễn Quang Hồng Ân cũng là những người vô tội. Tại sao cùng là nghi can về một tội như nhau mà công dân Indonesia được trả tự do, nhưng người Việt thì không ?
Hà Minh Thảo
Kính thưa đồng bào trong và ngoài nước,
Hôm nay, ngày 30.03.2019, nhân đọc VOA Tiếng Việt trên Internet bài ‘Việt Nam tuyên bố nỗ lực hết sức để Đoàn Thị Hương được tự do’. Trường hợp mà cô Hương bị bọn mật vụ cộng sản Bắc Hàn lừa gạt để bị Tư pháp Malaysia, cùng với công dân Indonesia Siti Aisyah, tình nghi đã tham gia giết hại Kim Jong Nam, người anh cùng cha khác mẹ với độc tài Kim Jong Un. Thế rồi ngày 11.03.2019, Tòa trả tự do cho chị Siti Aisyah, nhưng cô Hương phải trở lại phiên toà ngày 14.03.2019. Cô bị sốc nặng sau khi nghe phán quyết đó. Xin chia buồn tin này với cô Hương, gia đình và bạn bè cô.
Đồng thời, một đồng bào trẻ khác, cô Nguyễn Quang Hồng Ân, ngày 26.03.2019, đã phải chứng khiến cảnh song thân, ông Nguyễn Quang Hồng Nhân và bà Trịnh Thúy Hạnh, bị nhà nước bang Bayern (Cộng hòa Liên bang Ðức) trục xuất và chúng đã thi hành công vụ trong sự lừa dối để trao cho công an cộng sản. Phần cô Nguyễn Quang Hồng Ân, cô cũng đang bị đe dọa trục xuất trong khi nhà nước Ðức đang nối kết cái gọi là ‘Ðối tác Chiến lược’ với việt cộng để tìm đôi ba tỷ euro do buôn bán. Tôi đã thét lên ‘Trời ơi, sao dân Việt quá đau khổ như thế này ?’ Do đó, tôi đã viết bài ‘Sau Bắt Cóc, Tới Trục Xuất’ tại : vietcatholic.net/News/Html/249569.htm.
I./ TỪ ÐOÀN THỊ HƯƠNG…
Ngày 13.02.2017 khoảng 9 giờ, tại Phi trường Quốc tế Kuala Lumpur, theo giới chức Malaysia thì nạn nhân bị hai nghi can Indonesia Siti Aisyah và Việt Nam Ðoàn Thị Hương, giết hại bằng chất độc thần kinh VX là ông Kim Jong Nam, anh cùng cha khác mẹ của lãnh đạo độc tài Kim Jong Un. Do đó, cả hai bị cáo bị truy tố ra Tòa án huyện Sepang (bang Selangor từ ngày 01.02.2017, với tội mưu sát, theo Ðiều 302 Hình Luật nước này với mức án cao nhất là Tử hình.
Hai bị cáo khai là không hề biết mình tham gia một vụ ám sát mà đã bị tình báo cộng sản Bắc Hàn lường gạt và lầm tưởng họ tham gia một trò chơi cho một chương trình truyền hình thực tế ngoại quốc.
Sau nhiều phiên thẩm vấn và tra xét, bổng nhiên, ngày 11.03.2019, Tòa trả tự do cho chị Siti Aisyah, sau khi các công tố viên rút lại cáo buộc sát hại sau khi có sự vận động ngoại giao từ chính phủ Jakarta. Phần mình, cô Hương phải trở lại phiên toà ngày 14.03.2019 khiến cô Hương bị sốc nặng sau khi nghe phán quyết đó.
Thật vậy, cùng bị cáo buộc về một tội trạng, ở cùng hoàn cảnh, hai phụ nữ trước đó có lẽ không hề quen biết, đã xuất hiện bên nhau mỗi khi bị điệu ra pháp đình ròng rã trong hơn hai năm qua. Nay, một người được tự do trở về trong vòng tay gia đình, bè bạn và hàng xóm, sau khi được chính Tổng thống Indonesia giang tay chào đón, cùng lúc cô Đoàn Thị Hương tiếp tục bị xe tù chở về nơi giam giữ, phải tái hầu tòa bao nhiêu lần nữa và kết quả tòa xử ra sao. Quả là một cú sốc quá sức chịu đựng của con người vô tội. Cô Hương bị suy sụp tinh thần tới mức tòa phải hoãn phiên xét xử dự định ngày 14/03 cho tới ngày 01.04.2019. Hởi ơi, thân phận công dân nước XHCN việt cộng là thế! Chúng tôi rất xót thương hiện trạng của cô, Đoàn Thị Hương ơi.
Cộng đảng việt luôn tự hào toàn thể các nước thành viên liên hiệp quốc rất thương ‘đỉnh cao trí tuệ’ nên đã từng ban cho chiếc ghế thành viên không thường trực hội đồng bảo an và sắp được mời trở lại ngồi lần nữa. Thật vinh dự nhứt là sẽ có ít nhứt một tháng ngồi vào ghế chủ tịch, điều khiển các nước thành viên thường trực, những chuyên viên bán vũ khí. Không biết Indonesia có cái diễm phúc này không, nhưng đã biết cách cứu công dân mình về nước trong tiếng vỗ tay của đồng bào. Thật Hạnh phúc cho người dân lẫn Chính quyền!
Tại Quê hương chúng ta, Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước cấm nói tới chuyện ‘Tam Quyền Phân Lập’. Do đó, khi xử án, mặc luật sư, thẩm phán, công tố viên cứ tranh tụng thế nào cũng được, nhưng đừng mất quá nhiều giờ vàng ngọc. Khi nghị án, chủ tọa phiên xử cứ móc túi là xong. Chúng tôi tin rằng các nước Indonesia và Malaysia không những là những nước áp dụng Tam Quyền Phân Lập, nhưng họ còn thực thi ‘Tam Quyền không Biệt Lập’. Trong trường hợp này, thí dụ, Ngoại trưởng (Hành pháp) Indonesia biết công dân mình vô tội thì họ thảo luận với Ngoại trưởng Malaysia để nếu Nội các đồng ý thì Tổng trưởng Tư pháp Malaysia đề nghị công tố viên đề nghị tại Tòa.
Ngày 28.03.2019, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tuyên bố sẽ ‘tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo hộ ngoại giao, lãnh sự và pháp lý ở mức cao nhất để đảm bảo công dân Đoàn Thị Hương được xét xử công bằng, khách quan và được trả tự do trong phiên xử ngày 01.04.2019’.
Trong quá khứ, nhiều viên chức Hà Nội, kể cả Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đã yêu cầu hủy bỏ cáo buộc đối với cô Hương nhưng bị phía Malaysia từ chối khiến Việt Nam giận dữ. Phải chăng vì họ biết nhà nước việt cộng gồm những đảng viên không được dân bầu.
II./ … ÐẾN NGUYỄN QUANG HỒNG ÂN.
Cám ơn Thời báo.de, nhờ quý vị, chúng tôi biết được những tin tức về các nạn nhân gia đình Nguyễn Quang Hồng Nhân mà hai ông bà bị nhà cầm quyền bang Bayern (Cộng hòa Liên bang Ðức) trục xuất, bị bọn cảnh sát vô lương lừa dối để trao cho công an cộng sản.
Những cảnh sát Ðức này đã hành động đúng vào thời điểm người Pháp tưởng niệm Ðại tá Hiến binh Arnaud Beltrame, ngày 23.03.2018, đã anh dũng nhận thay thế chổ người phụ nữ thu ngân viên siêu thị Super U đang bị tên khủng bố bắt giữ làm con tin. Chẳng may, cuộc tiếp cứu xảy ra không kịp thời, Ðại tá đã bị trọng thương và hy sinh trong đêm khuya. Xứng đáng với danh xưng ‘Bạn dân’ mà người dân tặng cho các nhân viên thi hànnh tốt nhiệm vụ giữ an ninh, Arnaud Beltrame lìa trần, vĩnh viễn chia tay chị Marielle, người vợ vừa đám cưới đời, chuẩn bị đám cưới đạo Công Giáo vào tháng sáu. Các thành phố Pháp lần lượt đặt tên ‘Arnaud Beltrame’ các đường phố.
(Khi viết thế, chúng tôi vẫn nghĩ đến các công chức, vì nhiệm vụ, phải thi hành lịnh từ những bề trên bất xứng, mất nhân tính.)
Trong lịnh tống xuất, giới chức Ðức vô nhân ghi ‘Bảo đảm an toàn cho gia đình chúng tôi khi trở về’. Ðó là điều mà, hiện nay, chúng có làm được không ? Chúng hứa ông Nhân sẽ được bác sĩ khám và cấp thuốc tại phi trường vì nạn nhân đã từng bị đột quị, nhưng ông có điện thoại cho con gái biết đó chỉ là lời ‘hứa lèo’. Thật dã man !
Chưa hết, lúc quá khuya, rạng sáng ngày 28.03.2019, cảnh sát đến gỏ cửa nhiều lần nhưng cô Hồng Ân, vì sợ hãi bị trục xuất nên không mở cửa. Sau đó, chúng đã phá cửa vào nhà. Lý do, chúng đến để thông báo là cha mẹ cô đã về đến Việt Nam để cô yên tâm. Cám ơn. Ðiều đó đương sự đã biết và còn biế nhiều hơn nữa là tinh thần cha cô đang ở mức thật thấp. Sau đó, cảnh sát còn đến gỏ cửa nhiều lần nhưng cô Hồng Ân không mở cửa, chờ khoảng một giơ,ø họ bỏ đi.
Một vài chi tiết khác mà chúng tôi vừa được biết về gia đình nạn nhân, xin được chia sẻ.
Năm 2015, cô Nguyễn Quang Hồng Ân, 15 tuổi, đi dự thi Piano ở Áo và Đức. Do dưới 18 tuổi, cô cần phải có cha mẹ tháp tùng. Nhân dịp nầy, ông bà Nguyễn Quang Hồng Nhân và con gái xin tị nạn chính trị ở Đức và đã nộp đơn xin tỵ nạn ngày 21.08.2015 tại bang Bayern miền miền Nam Đức, một bang ‘khét tiếng’ có chính sách xét tị nạn khó khăn nhất và trục xuất người tị nạn nhanh nhất trên toàn Liên bang Đức.
Vấn đề tạm đặt là năm 2015, nhà nước Ðức có thông suốt là nhà nước Việt vi phạm nhân quyền tại Quê hương không, nên đã bác đơn xin tỵ nạn này. Ðiều này có thể, nhưng khó tin. Ngay cuối năm 2017, trong vụ Trịnh Xuân Thanh, Ðại sứ và các nhân viên Toà Ðại sứ Ðức ở Hà Nội chỉ có để ‘làm cảnh’.
Lúc 20 giờ ngày 04.01.2018, bà Petra Schlagenhauf, luật sư người Ðức của ông Thanh thụ lý hồ sơ xin tị nạn ở đó, đã bị ‘cấm vào Việt Nam’ và phải đáp phi cơ trở lại Bangkok. Sáng sớm ngày 05.01.2018, từ Thái Lan, bà luật sư này gởi một email cho VOA cho biết bà đang chờ chuyến bay về Berlin và nói ‘Họ không cho tôi biết lý do vì sao nhưng tôi có nghe họ nói với nhau rằng tôi là ‘luật sư của ông Thanh’… ‘Đại sứ Đức đã nói chuyện về trường hợp của tôi với phía Việt Nam nhưng không có kết quả’. Dĩ nhiên, một lần nữa, Việt Nam XHCN, từng là thành viên Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, dùng bàn tay sắt với một quốc gia Ðức từng cho chúng tiền, những viện trợ quốc tế không đến tay đồng bào nghèo Việt Nam dâu. Cuối cùng, VOA, trong Bản tin ngày 05.01.2018, cho biết ‘không thể liên lạc ngay lập tức với Sứ quán Ðức ở Hà Nội để biết thêm chi tiết về vụ việc’.
Nhân chuyến công du đến ‘đối tác chiến lược bị đóng băng’ CHXH Việt Nam do Tổng trưởng Kinh tế Đức Altmaier lãnh đạo, báo Die Tageszeitung, số ra ngày 25.03.2019, đã đăng bài có tựa ‘Kinh Doanh Với Nhà Nước Bắt Cóc’ và tiêu đề phụ ngay ở dưới ‘Tổng trưởng Kinh tế Liên bang Peter Altmaier thăm Việt Nam cùng với một phái đoàn doanh gia Đức. Vấn đề nhân quyền không nằm trong chương trình nghị sự’.
Người viết bài này đã chỉ trích ông Altmaier là người chỉ quan tâm đến lợi ích của nền kinh tế Đức trong thị trường tăng trưởng Việt Nam, cũng như quyền lợi của các doanh gia Đức. Đó là khoảng 13,8 tỷ Euro – kim ngạch thương mại Đức-Việt năm ngoái 2018. Ông viết tiếp: ‘Chuyến thăm của Tổng trưởng Altmaier đánh dấu sự bình thường hóa quan hệ Đức-Việt. Tháng 11 năm ngoái, chính phủ Đức đã âm thầm hồi sinh cái gọi là ‘quan hệ đối tác chiến lược’ giữa hai quốc gia. Điều này xảy ra dưới sự thúc giục của các doanh gia Đức vốn thèm khát những đơn đặt hàng từ quốc gia này’.
Lập tức, cùng ngày, một nữ phát ngôn viên Bộ Kinh tế Liên bang Đức dĩ nhiên phải phản ứng sự thật đó bằng lập luận : « Trước khi đến các quốc gia mà tình trạng nhân quyền ở đó có vấn đề, Tổng trưởng Altmaier luôn luôn gặp gỡ các tổ chức nhân quyền như Ân xá quốc tế, Phóng viên không biên giới hoặc Theo dõi nhân quyền – cũng như vậy trước chuyến đi Việt Nam. Hơn nữa, trong chuyến đi của mình, ông cũng đề cập đến nhân quyền trong các cuộc hội đàm song phương với đại diện của chính phủ nước này và ông cũng thường gặp gỡ các tổ chức phi chính phủ trong nước này và đại diện cácxã hội dân sự ở đó, nếu tình hình cho phép ».
Chúng ta rất tin lời vị phát ngôn viên này và cám ơn ông Altmaier đã thực hiện những hành động cao cả nhằm thăng tiến nhân quyền cho người dân các nước độc tài. Nhưng chúng xin được phép thầm nghĩ : « Trong phòng thảo luận về mọi thương ước, trên chiếc cân, dĩa đựng âu hay mỹ kim lúc nào cũng nặng hơn dĩa đựng các quyền tự do bẫm sinh của con người. Do đó, tuy không là tiên tri hay thầy bói, tôi không tiên đoán mà chỉ nói : « Mặc dù, có rất nhiều ông bà Dân biểu Nghị viện Âu châu bên vực nhân quyền rất đáng kính cho người Việt chúng ta, nhưng rồi đây, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Âu châu (EVFTA) cũng sẽ được Nghị viện Âu châu thông qua, sau khi được bầu lại vào cuối tháng 05/2019, bất kể bao nhiêu người Việt trở thành tù nhân lương tâm…
Kính thưa đồng bào,
Ðể chấm dứt, trước hoàn cảnh đau thương của hai cô Đoàn Thị Hương và Nguyễn Quang Hồng Ân mà chúng ta rất thương cảm nhưng, nghĩ lại thân phận mình, ngoài con tim yêu đồng bào và Ðức Tin, chúng ta không tiền lẫn quyền. Do đó, chúng tôi đề nghị chúng ta nguyện cầu Thiên Chúa :
Khẩn cầu Thiên Chúa, nhờ sự trợ giúp của Hồng Y Ðáng kính Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, ban Bình An Chúa cho mọi đồng bào đau khổ hồn xác Việt Nam, cách đặc biệt cho cô Đoàn Thị Hương và gia đình cô Nguyễn Quang Hồng Ân, những người vô tội.
Tại sao ‘nhờ sự trợ giúp của Hồng Y Ðáng kính Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận’ ? Lý do : Năm 1975, nhận bài sai Ðức Thánh Cha Phaolô VI, Ðức Cha nhận sứ nhiệm Tổng Giám mục phó với quyền kế vị Tổng Giáo phận Sài Gòn giữa sự chống đối của các Linh mục đảng viên và tay sai kết án Người thi hành kế hoạch ‘phản động’ Ðế quốc Mỹ và Vatican. Ngoài ra, cộng đảng còn kết tội Ðức Cha là cháu cố Tổng thống Ngô Ðình Diệm. Với cái tội khôi hài này, bao nhiêu lần, Người đề nghị nhà nước việt cộng đưa Ðức cha ra tòa để trả lời về bản án 13 năm tù. Với hai tội vô lý và khôi hài này, làm sao chúng dám chọc cười thiên hạ. Ngày nay, cô Đoàn Thị Hương và gia đình cô Nguyễn Quang Hồng Ân cũng là những người vô tội. Tại sao cùng là nghi can về một tội như nhau mà công dân Indonesia được trả tự do, nhưng người Việt thì không ?
Hà Minh Thảo
Thông Báo
Phân ưu: Thân phụ LM Anton Trần Xuân Sang tạ thế tại Kontum, Việt Nam
VietCatholic network
09:17 31/03/2019
“Tôi là Sự Sống lại và là Sự Sống. Ai tin vào Tôi, dù có chết sẽ được sống” (Ga 11,25)
Trong niềm tin vào Đức Kitô Phục Sinh, chúng tôi xin thành kinh phân ưu cùng
Cha Anton Trần Xuân Sang và đại gia đình tang quyến
Ông Cố PHÊRÔ TRẦN XUÂN HƯƠNG
Sinh ngày 29/10/1933 tại Việt Nam
Đã an nghỉ trong Chúa lúc 17h 30, Chúa Nhật ngày 31/03/2019
Hưởng thọ 86 tuổi.
Linh cữu quàn tại số 89-91 Nguyễn Văn Trỗi, Thống Nhất, TP Kon Tum.
Thuộc Giáo Khu Truyền Tin, Giáo Xứ Phương Nghĩa, Giáo Phận Kon Tum.
CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ
Nhập quan lúc 20h 00, thứ Hai, ngày 01/04/2019.
Thánh lễ đồng tế an táng tại nhà thờ Phương Nghĩa Kon tum (Sẽ thông báo sau)
Xin quí Linh mục, Tu sĩ, Giáo dân cộng tác viên và quí độc giả VietCatholic
cầu nguyện cho linh hồn Ông Cố Pherô.
Ông Cố là Thân phụ Cha Antôn Trần Xuân Sang, SVD, cộng tác viên VietCatholic.
LM John Trần Công Nghị
và toàn Ban Giám đốc VietCatholic
VietCatholic TV
Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha và Vua Mohammed VI về tình trạng của Thành Thánh Giêrusalem
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:43 31/03/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Đức Thánh Cha Phanxicô và Quốc vương Marốc Mohammed Đệ Lục đã đưa ra lời kêu gọi bảo tồn thành thánh Giêrusalem như một biểu tượng của sự chung sống hòa bình sao cho người Hồi giáo, người Do Thái và các Kitô hữu được phép tự do thờ phượng ở đó.
Hai nhà lãnh đạo đã đưa ra lời kêu gọi chung sau cuộc hội kiến vào lúc 16:25 ngày thứ Bẩy 30 tháng Ba.
Trong lời kêu gọi, hai vị cho biết điều quan trọng là phải bảo tồn thành Thánh như một di sản chung của nhân loại và đặc biệt là của tín đồ của ba tôn giáo độc thần, như một nơi gặp gỡ, và như biểu tượng của sự chung sống hòa bình, nơi các nền văn hóa, các tôn giáo và các dân tộc có thể đối thoại và tôn trọng lẫn nhau.
Căng thẳng đã nổ ra vào cuối tháng Hai vừa qua khi Israel đóng cửa một tòa nhà tại thánh địa Giêrusalem, nơi người Do Thái gọi là Núi Đền, và người Hồi giáo là Thánh địa Linh thánh.
Khu phức hợp bị đóng cửa có tường bao quanh, là nơi có đền thờ Hồi giáo Al-Aqsa và đền Mái vòm Vàng, là địa điểm linh thiêng thứ ba trong Hồi giáo và là nơi linh thiêng nhất của Do Thái giáo.
Lời kêu gọi chung của hai vị đã được ông Ahmed Toufiq, là Bộ trưởng Nội vụ và Hồi Giáo sự vụ tuyên đọc bằng tiếng Ả rập và Đức Tổng Giám Mục Vito Rallo, là Sứ thần Tòa Thánh tại Marốc đọc bằng tiếng Ý trước khi Đức Thánh Cha và Quốc vương Mohammed Đệ Lục ký tên.
Dưới đây là toàn văn bản tuyên bố chung của hai vị.
Nhân dịp Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến Vương quốc Marốc, ngài và Đức Vua Mohammed Đệ Lục đã lên tiếng công nhận tính cách độc đáo và thiêng liêng của Giêrusalem hay còn gọi là Al-Quds Acharif, và bày tỏ mối quan tâm sâu sắc đến ý nghĩa tâm linh và ơn gọi đặc biệt của thành này như một thành phố của hòa bình, và đã cùng ký vào lời kêu gọi sau đây:
Chúng tôi coi điều quan trọng là phải bảo tồn Thành phố Giêrusalem/ Al-Quds Acharif như là một di sản chung của nhân loại và đặc biệt là của tín đồ ba tôn giáo độc thần, như một nơi gặp gỡ và là biểu tượng của sự chung sống hòa bình, nơi sự tôn trọng lẫn nhau và đối thoại có thể được bồi đắp.
Hướng đến mục tiêu này, đặc tính đa tôn giáo đặc thù, chiều kích tâm linh và bản sắc văn hóa đặc biệt của Giêrusalem/Al-Quds Acharif phải được bảo vệ và phát huy.
Do đó, hy vọng của chúng tôi là ở Thành Thánh, các tín hữu của ba tôn giáo độc thần phải được toàn quyền tự do viếng thăm, và quyền tự do thờ phượng của họ phải được bảo đảm, để tại Giêrusalem/Al-Quds Acharif họ có thể dâng lời cầu nguyện lên cùng Chúa, Đấng tạo tác muôn loài, cho một tương lai hòa bình và huynh đệ trên trái đất này.
Rabat, ngày 30 tháng 3 năm 2019,
Đức Giáo Hoàng Phanxicô,
Đức Vua Mohammed Đệ Lục.
Source:Libreria Editrice Vaticana APPEAL BY HIS MAJESTY KING MOHAMMED VI AND HIS HOLINESS POPE FRANCIS REGARDING JERUSALEM / AL-QUDS THE HOLY CITY AND A PLACE OF ENCOUNTER
Hai nhà lãnh đạo đã đưa ra lời kêu gọi chung sau cuộc hội kiến vào lúc 16:25 ngày thứ Bẩy 30 tháng Ba.
Trong lời kêu gọi, hai vị cho biết điều quan trọng là phải bảo tồn thành Thánh như một di sản chung của nhân loại và đặc biệt là của tín đồ của ba tôn giáo độc thần, như một nơi gặp gỡ, và như biểu tượng của sự chung sống hòa bình, nơi các nền văn hóa, các tôn giáo và các dân tộc có thể đối thoại và tôn trọng lẫn nhau.
Căng thẳng đã nổ ra vào cuối tháng Hai vừa qua khi Israel đóng cửa một tòa nhà tại thánh địa Giêrusalem, nơi người Do Thái gọi là Núi Đền, và người Hồi giáo là Thánh địa Linh thánh.
Khu phức hợp bị đóng cửa có tường bao quanh, là nơi có đền thờ Hồi giáo Al-Aqsa và đền Mái vòm Vàng, là địa điểm linh thiêng thứ ba trong Hồi giáo và là nơi linh thiêng nhất của Do Thái giáo.
Lời kêu gọi chung của hai vị đã được ông Ahmed Toufiq, là Bộ trưởng Nội vụ và Hồi Giáo sự vụ tuyên đọc bằng tiếng Ả rập và Đức Tổng Giám Mục Vito Rallo, là Sứ thần Tòa Thánh tại Marốc đọc bằng tiếng Ý trước khi Đức Thánh Cha và Quốc vương Mohammed Đệ Lục ký tên.
Dưới đây là toàn văn bản tuyên bố chung của hai vị.
Nhân dịp Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến Vương quốc Marốc, ngài và Đức Vua Mohammed Đệ Lục đã lên tiếng công nhận tính cách độc đáo và thiêng liêng của Giêrusalem hay còn gọi là Al-Quds Acharif, và bày tỏ mối quan tâm sâu sắc đến ý nghĩa tâm linh và ơn gọi đặc biệt của thành này như một thành phố của hòa bình, và đã cùng ký vào lời kêu gọi sau đây:
Chúng tôi coi điều quan trọng là phải bảo tồn Thành phố Giêrusalem/ Al-Quds Acharif như là một di sản chung của nhân loại và đặc biệt là của tín đồ ba tôn giáo độc thần, như một nơi gặp gỡ và là biểu tượng của sự chung sống hòa bình, nơi sự tôn trọng lẫn nhau và đối thoại có thể được bồi đắp.
Hướng đến mục tiêu này, đặc tính đa tôn giáo đặc thù, chiều kích tâm linh và bản sắc văn hóa đặc biệt của Giêrusalem/Al-Quds Acharif phải được bảo vệ và phát huy.
Do đó, hy vọng của chúng tôi là ở Thành Thánh, các tín hữu của ba tôn giáo độc thần phải được toàn quyền tự do viếng thăm, và quyền tự do thờ phượng của họ phải được bảo đảm, để tại Giêrusalem/Al-Quds Acharif họ có thể dâng lời cầu nguyện lên cùng Chúa, Đấng tạo tác muôn loài, cho một tương lai hòa bình và huynh đệ trên trái đất này.
Rabat, ngày 30 tháng 3 năm 2019,
Đức Giáo Hoàng Phanxicô,
Đức Vua Mohammed Đệ Lục.
Source:Libreria Editrice Vaticana
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, 31/1/2019: Kinh Truyền Tin với ĐTC tại tại Vương Quốc Marốc
VietCatholic Network
11:36 31/03/2019
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha, Chúa Nhật ngày 31 tháng 3, 2019 tại Vương Quốc Marốc.
2- Đức Thánh Cha đến Maroc, bắt đầu cuộc viếng thăm.
3- Đức Thánh Cha chủ sự nghi thức thống hối, khai mạc sáng kiến "24 giờ cho Chúa".
4- Đức Thánh Cha nói: Con tim chai đá không còn trung tín, phỉ báng Thiên Chúa.
5- Đức Thánh Cha gặp các tham dự viên khoá học về “Tòa trong”.
6- Tự sắc về bảo vệ trẻ vị thành niên trong Giáo Hội.
7- Tòa Thánh kêu gọi tôn trọng nhân quyền khi chống khủng bố.
8- Hội Đồng Giám Mục Ý giúp 1.5 triệu euro cho các nước Phi châu bị thiệt hại do bão Idai.
9- Giáo hội dấn thân vì môi sinh cho tất cả mọi người.
10- Buổi gặp gỡ và trình bày về Bách hại Tôn giáo tại Việt Nam.
11- Giới thiệu Thánh Ca: Có Bao Giờ.
Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết