Phụng Vụ - Mục Vụ
Tội Nhân
Lm Vũđình Tường
00:03 31/03/2022
Đức Kitô vào Đền Thờ cầu nguyện để dâng lời tạ ơn Thiên Chúa. Nhóm Pharisiêu và kinh Sư đến đền thờ với mục đích riêng tư. Họ không đến để cầu nguyện nhưng đến mong hãm hại Đức Kitô. Họ mang theo một người phụ nữ, họ khai người này bị bắt quả tang đang phạm tội ngoại tình. Họ kết án người phụ nữ chết một cách thê thảm, thật chậm, đầy đau thương, bằng hình thức ném đá. Họ đã quyết như thế nhưng vẫn hỏi thử Đức Kitô. Mục đích không phải xin Ngài ủng hộ điều họ định làm. Mục đích là gài bẫy Đức Kitô. Trước đó họ đã âm thầm, họp kín với nhau tìm kế làm sao triệt hạ, hoặc ít nhất làm suy giảm uy tín Đức Kitô nơi dân chúng. Đã nhiều lần họ chê trách Đức Kitô. Họ kết án Đức Kitô là bạn của bọn thu thuế và ăn uống với phường tội lỗi Lc 15:3. Họ đặt điều loan tin Đức Kitô là hoàng tử của Satăng. Lc 11;15. Lần này họ muốn chứng minh Đức Kitô là kẻ tội lỗi. Rất có thể họ có dã tâm một khi chứng minh Đức Kitô có tội họ sẽ ném đá Ngài cùng lúc ném đá người phụ nữ. Họ đưa Ngài vào đường cụt, theo họ tính toán, Ngài không có lối thoát. Chỉ còn con đường chết. Bởi trả lời đồng í hay bất đồng điều họ đưa ra Ngài đều không tránh khỏi chết. Nếu Đức Kitô hỗ trợ việc họ ném đá chết người phụ nữ thì Đức Kitô tự mâu thuẫn điều Ngài rao giảng về lòng Chúa xót thương, thống hối và thứ tha. Hơn nữa một cách nào đó, không nhiều thì ít Ngài cũng dự phần vào việc kết án tử hình người phụ nữ. Trường hợp Đức Kitô phản đối việc ném đá người phụ nữ, Ngài bị kết tội là chống lại luật của tổ phụ Môi Sen đưa ra. Như thế uy tín Ngài bị giảm, đám đông tin theo sẽ mất niềm tin nơi Ngài.
Phạm tội ngoại tình xảy ra giữa hai người. Trong trường hợp này chỉ người phụ nữ bị bắt, còn người nam không hề nhắc đến. Kế hoạch nhóm Pharisiêu và Kinh Sư đưa ra phạm nhiều sai lầm. Thứ nhất là thiên tư trong việc bắt người. Thứ hai, coi thường phụ nữ, không cho người phụ nữ lên tiếng giải thích, biện hộ. Thứ ba, việc tạm giam người phụ nữ là hợp pháp, hay họ bắt cóc người. Thứ tư, bắt gặp người phụ nữ đang phạm tội lúc ngoại tình là việc ngẫu nhiên hay chính họ lập mưu, gài đặt việc bắt người. Thứ năm, làm thế nào họ có tin tức nơi người phụ nữ phạm tội và có người sẵn sàng sai đi bắt.
Ngay từ lúc đầu Đức Kitô không tham gia vào việc họ kết tội người phụ nữ. Ngài cúi xuống lấy tay viết trên đất với mục đích tránh hoặc ít nhất làm giảm mức độ hung hăng, căng thẳng của những người chống đối Ngài. Bằng cách đó Ngài cũng lấy lại thế chủ động và làm chủ thời gian, quyết định khi nào Ngài sẽ đáp lại điều họ đưa ra. Không rõ Đức Kitô viết gì trên đất. Chờ cho họ bớt nóng nảy lúc đó Đức Kitô mới ôn tồn, nhẹ nhàng nhắc họ:
'Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi' Gn 8:8.
Nói xong Ngài lại viết tiếp, không để í đến phản ứng của họ. Câu thắc mắc Đức Kitô nêu lên không những phá tan mưu kế hại Ngài, đồng thời nhắc cho họ biết họ cũng là người có tội. Đức Kitô nhắc cho họ nhìn vào nội tâm của họ, xét xem mình trong sạch ra sao. Đang dương dương tự đắc là kẻ công chính, đi tố cáo người khác, giờ họ tự nhận biết chính mình cũng là tội nhân. Điều khác biệt tội của họ chưa bị phanh phui, còn tội người phụ nữ bị vạch trần. Nhận biết sự thật phũ phàng đó, họ âm thầm rút lui. Còn sót lại người phụ nữ đứng đó. Đến lúc này người phụ nữ mới có tiếng nói. Đức Kitô hỏi, bà thưa. 'Không ai kết án chị sao? Thưa không. Chị về đi và từ nay đừng phạm tội nữa. Gn 8:11.
Cuộc đàm thoại vắn gọn trên rất đáng chú tâm bởi nó mặc khải về con người, về thiên tính Đức Kitô. 'Ai sạch tội hãy ném đá trước đi.' Không có ai, ngoại trừ Đức Kitô. Ngài là Đấng vô tội. Ngài là người duy nhất có quyền ném đá nhưng chọn không ném, không kết án. Ngài tha cho người phụ nữ. Là Đấng không có tội, lại có quyền tha tội, quyền ân xá. Quan trọng hơn nữa, Ngài có quyền ban sự sống đời này và sự sống trường sinh đời sau. Đức Kitô ban cho người phụ nữ cuộc đời mới, sự sống mới và con tim mới.
Chúng ta xin ơn sống trung thành với Đức Kitô. Đấng vô tội, Đấng có quyền ban sự sống.
TiengChuong.org
All Guilty
Jesus came to the Temple to pray and to give thanks to God. The Pharisees and Scribes came to the Temple with different mindset. They came not to pray but to find way of eliminating Jesus. They brought with them a woman who, according to them, had committed adultery. They had already condemned her to a slow and painful death by stoning, and yet they asked Jesus' opinion. They had no intention of seeking His approval, but rather discrediting Him. Previously, the Pharisees and Scribes had accused Jesus of being friends with tax collectors and dining with sinners. Lk 15:3. They judged Him to be the prince of devils- Lk 11:15. They wanted to demonstrate Jesus was a sinner. They would have not hesitated to stone Him to death when they stoned the adulteress. They had discussed amongst themselves and came up with a plot: that whichever answer Jesus gave -agree or disagree- He would not avoid danger. If He agreed, Jesus would betray His own teaching about God's love, mercy and forgiveness, and then He would be partly responsible for the adulteress' horrible death. If He disagreed, they would charged Him with having had no respect for the Law, and then He would lose all the support from the crowd.
Adultery involves not one, but two persons. They did not bring the man, but only the woman. There are a number of flaws in their plan. First, they were bias in their judgment about women. Second, they discriminated against the woman since she was not allowed to say a single word. Third, we don't know whether they have the power to detain the woman legally or whether they kidnapped her. Forth, they caught the adulteress by sheer accident or they intentionally planned it beforehand for this special occasion. Fifth, how would they know where about the woman worked and how was it that they caught her in the middle of the act.
At first, Jesus showed no interest in taking up their challenge. He purposely bent down and wrote on the ground. First, instead of looking at them, Jesus looked on the ground to defuse the tension. Second, Jesus refused to let them take control of the situation, especially the timing. He was the One Who would decide when and how to reply. What He had written on the ground was unknown. Finally, Jesus told them:
'If there is any of you who has not sinned, let him be the first to throw a stone at her'. Jn 8:8.
He bent down and wrote again, ignoring of their reaction. Jesus' response was not only shattered of their plan but also made them feel guilty. He asked them to examine of their own conscience. The accusers now became the accused. The Pharisees and Scribes arrived with their heads high, proudly believing that they were holy and just. The woman was a sinner. After the examination of their conscience, they realized that they were all sinners. The only difference was their sin was covered, while the adulteress was revealed. Facing their own demons, they quietly left the scene one by one. After they had left, the woman now had her voice. 'Has no one condemn you?', Jesus asked her. 'No one, sir' she replied. 'Neither do I condemn you'. Go away and sin no more Jn 8:11.
This brief dialogue is worth paying special attention to because Jesus revealed His true identity. a/ He would not condemn her. b/ He was the only One Who had no sin and had the full right to cast the first stone, and yet He chose not to. c/ He chose to forgive, to pardon. d/ He had the power to forgive sin. e/ He gave the woman her new life, a new beginning, a change of heart. f/ He gave her eternal life.
In the parable of the Prodigal Son Lk 15, the father pardoned the sons who wronged him. In the Adulterous woman, Jesus saved her from stoning and pardoned her sin. He opened the eyes of the accusers to see their own selfishness. Our God is God of compassion.
Phạm tội ngoại tình xảy ra giữa hai người. Trong trường hợp này chỉ người phụ nữ bị bắt, còn người nam không hề nhắc đến. Kế hoạch nhóm Pharisiêu và Kinh Sư đưa ra phạm nhiều sai lầm. Thứ nhất là thiên tư trong việc bắt người. Thứ hai, coi thường phụ nữ, không cho người phụ nữ lên tiếng giải thích, biện hộ. Thứ ba, việc tạm giam người phụ nữ là hợp pháp, hay họ bắt cóc người. Thứ tư, bắt gặp người phụ nữ đang phạm tội lúc ngoại tình là việc ngẫu nhiên hay chính họ lập mưu, gài đặt việc bắt người. Thứ năm, làm thế nào họ có tin tức nơi người phụ nữ phạm tội và có người sẵn sàng sai đi bắt.
Ngay từ lúc đầu Đức Kitô không tham gia vào việc họ kết tội người phụ nữ. Ngài cúi xuống lấy tay viết trên đất với mục đích tránh hoặc ít nhất làm giảm mức độ hung hăng, căng thẳng của những người chống đối Ngài. Bằng cách đó Ngài cũng lấy lại thế chủ động và làm chủ thời gian, quyết định khi nào Ngài sẽ đáp lại điều họ đưa ra. Không rõ Đức Kitô viết gì trên đất. Chờ cho họ bớt nóng nảy lúc đó Đức Kitô mới ôn tồn, nhẹ nhàng nhắc họ:
'Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi' Gn 8:8.
Nói xong Ngài lại viết tiếp, không để í đến phản ứng của họ. Câu thắc mắc Đức Kitô nêu lên không những phá tan mưu kế hại Ngài, đồng thời nhắc cho họ biết họ cũng là người có tội. Đức Kitô nhắc cho họ nhìn vào nội tâm của họ, xét xem mình trong sạch ra sao. Đang dương dương tự đắc là kẻ công chính, đi tố cáo người khác, giờ họ tự nhận biết chính mình cũng là tội nhân. Điều khác biệt tội của họ chưa bị phanh phui, còn tội người phụ nữ bị vạch trần. Nhận biết sự thật phũ phàng đó, họ âm thầm rút lui. Còn sót lại người phụ nữ đứng đó. Đến lúc này người phụ nữ mới có tiếng nói. Đức Kitô hỏi, bà thưa. 'Không ai kết án chị sao? Thưa không. Chị về đi và từ nay đừng phạm tội nữa. Gn 8:11.
Cuộc đàm thoại vắn gọn trên rất đáng chú tâm bởi nó mặc khải về con người, về thiên tính Đức Kitô. 'Ai sạch tội hãy ném đá trước đi.' Không có ai, ngoại trừ Đức Kitô. Ngài là Đấng vô tội. Ngài là người duy nhất có quyền ném đá nhưng chọn không ném, không kết án. Ngài tha cho người phụ nữ. Là Đấng không có tội, lại có quyền tha tội, quyền ân xá. Quan trọng hơn nữa, Ngài có quyền ban sự sống đời này và sự sống trường sinh đời sau. Đức Kitô ban cho người phụ nữ cuộc đời mới, sự sống mới và con tim mới.
Chúng ta xin ơn sống trung thành với Đức Kitô. Đấng vô tội, Đấng có quyền ban sự sống.
TiengChuong.org
All Guilty
Jesus came to the Temple to pray and to give thanks to God. The Pharisees and Scribes came to the Temple with different mindset. They came not to pray but to find way of eliminating Jesus. They brought with them a woman who, according to them, had committed adultery. They had already condemned her to a slow and painful death by stoning, and yet they asked Jesus' opinion. They had no intention of seeking His approval, but rather discrediting Him. Previously, the Pharisees and Scribes had accused Jesus of being friends with tax collectors and dining with sinners. Lk 15:3. They judged Him to be the prince of devils- Lk 11:15. They wanted to demonstrate Jesus was a sinner. They would have not hesitated to stone Him to death when they stoned the adulteress. They had discussed amongst themselves and came up with a plot: that whichever answer Jesus gave -agree or disagree- He would not avoid danger. If He agreed, Jesus would betray His own teaching about God's love, mercy and forgiveness, and then He would be partly responsible for the adulteress' horrible death. If He disagreed, they would charged Him with having had no respect for the Law, and then He would lose all the support from the crowd.
Adultery involves not one, but two persons. They did not bring the man, but only the woman. There are a number of flaws in their plan. First, they were bias in their judgment about women. Second, they discriminated against the woman since she was not allowed to say a single word. Third, we don't know whether they have the power to detain the woman legally or whether they kidnapped her. Forth, they caught the adulteress by sheer accident or they intentionally planned it beforehand for this special occasion. Fifth, how would they know where about the woman worked and how was it that they caught her in the middle of the act.
At first, Jesus showed no interest in taking up their challenge. He purposely bent down and wrote on the ground. First, instead of looking at them, Jesus looked on the ground to defuse the tension. Second, Jesus refused to let them take control of the situation, especially the timing. He was the One Who would decide when and how to reply. What He had written on the ground was unknown. Finally, Jesus told them:
'If there is any of you who has not sinned, let him be the first to throw a stone at her'. Jn 8:8.
He bent down and wrote again, ignoring of their reaction. Jesus' response was not only shattered of their plan but also made them feel guilty. He asked them to examine of their own conscience. The accusers now became the accused. The Pharisees and Scribes arrived with their heads high, proudly believing that they were holy and just. The woman was a sinner. After the examination of their conscience, they realized that they were all sinners. The only difference was their sin was covered, while the adulteress was revealed. Facing their own demons, they quietly left the scene one by one. After they had left, the woman now had her voice. 'Has no one condemn you?', Jesus asked her. 'No one, sir' she replied. 'Neither do I condemn you'. Go away and sin no more Jn 8:11.
This brief dialogue is worth paying special attention to because Jesus revealed His true identity. a/ He would not condemn her. b/ He was the only One Who had no sin and had the full right to cast the first stone, and yet He chose not to. c/ He chose to forgive, to pardon. d/ He had the power to forgive sin. e/ He gave the woman her new life, a new beginning, a change of heart. f/ He gave her eternal life.
In the parable of the Prodigal Son Lk 15, the father pardoned the sons who wronged him. In the Adulterous woman, Jesus saved her from stoning and pardoned her sin. He opened the eyes of the accusers to see their own selfishness. Our God is God of compassion.
Ngày 01/04: Người của Chúa và người của thế gian - Lm. Giuse Đỗ Tuấn Anh, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
03:41 31/03/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
Khi ấy, Đức Giê-su thường đi lại trong miền Ga-li-lê; thật vậy, Người không muốn đi lại trong miền Giu-đê, vì người Do-thái tìm giết Người.
Lễ Lều của người Do-thái gần tới. 10 khi anh em Người đã lên dự lễ, thì chính Người cũng lên, nhưng không công khai và hầu như bí mật.
Bấy giờ có những người ở Giê-ru-sa-lem nói: “Ông này không phải là người họ đang tìm giết đó sao? Kìa, ông ta ăn nói công khai mà họ chẳng bảo gì cả. Phải chăng các nhà hữu trách đã thực sự nhìn nhận ông là Đấng Ki-tô? Ông ấy, chúng ta biết ông xuất thân từ đâu rồi; còn Đấng Ki-tô, khi Người đến thì chẳng ai biết Người xuất thân từ đâu cả.” Lúc giảng dạy trong Đền Thờ, Đức Giê-su nói lớn tiếng rằng: “Các ông biết tôi ư? Các ông biết tôi xuất thân từ đâu ư? Tôi đâu có tự mình mà đến. Đấng đã sai tôi là Đấng chân thật. Các ông, các ông không biết Người. Phần tôi, tôi biết Người, bởi vì tôi từ nơi Người mà đến, và chính Người đã sai tôi.”
Bấy giờ họ tìm cách bắt Người; nhưng chẳng có ai tra tay bắt, vì giờ của Người chưa đến.
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:35 31/03/2022
9. Trước tiên xin đừng giận dữ, sau đó tự mình phản tỉnh, nên nhớ người con phê bình chính là anh em con, và họ đang trên con đường thành tựu. Thiên Chúa có thể làm cho họ trở nên thánh, mặc dù trước đây họ cũng có khuyết điểm của họ.
(Thánh Thomas of Villanova)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:39 31/03/2022
36. LỜI HỨA LẠ LÙNG
Có một người rất thích ăn cua biển đến mức bị phong hàn mà sinh bệnh. Bạn bè khuyên ông ta kiêng đừng ăn cua biển nữa, ông ta bèn phát thệ, nói:
- “Tôi có một nguyện vọng rất lớn, đó là hy vọng kiếp sau nếu không sản sinh cua biển, thì tôi cũng không ăn”.
(Khiển Sầu tập)
Suy tư 36:
Có những cô gái cắt mái tóc thề đẹp đẽ của mình để thề chung thủy với người yêu, nhưng đến khi tóc dài lại thì đã sang ngang với người khác, đó là tội nói dối; có những chàng trai xăm trên cánh tay mình bốn chữ “trọn đời chung thủy”, nhưng chung thủy đâu chẳng thấy, mà chỉ thấy vợ rầu rầu cái mặt vì chồng không những có vợ bé mà lại có bồ nhí nữa, đó là tội ngoại tình…
Con người ta đưa tay thề thì dễ, nhưng để giữ lời thề thì khó, bởi vì tính tình thì hay thay đổi và xác thịt thì quá nặng nề.
Có một vài người Ki-tô hữu “nguội lạnh” về đàng trọn lành hứa với cha sở là sẽ đi lễ ngày chủ nhật, nhưng hứa cho vui miệng, hứa cho qua chuyện nên vẫn cứ vắng bóng trong nhà thờ; lại có người thề độc là nếu còn uống rượu thì trời phạt chết tươi, nhưng càng thề thì càng uống rượu như uống nước lã…
Đời sau là có thật, Thiên Chúa là Đấng phán xét mọi ngôn hành của con người là có thật, thiên đàng và hỏa ngục là có thật, trời có con mắt là có thật, cho nên, đừng thế hứa ẩu tả, đừng thề hứa cho sướng cái miệng, nhưng hãy cố gắng sống như mình đang thực hiện lời hứa, không phải với một ai đó, nhưng là với Thiên Chúa.
Đừng có hứa lèo với Thiên Chúa, vì Ngài không phải là…con nít. Coi chừng đấy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một người rất thích ăn cua biển đến mức bị phong hàn mà sinh bệnh. Bạn bè khuyên ông ta kiêng đừng ăn cua biển nữa, ông ta bèn phát thệ, nói:
- “Tôi có một nguyện vọng rất lớn, đó là hy vọng kiếp sau nếu không sản sinh cua biển, thì tôi cũng không ăn”.
(Khiển Sầu tập)
Suy tư 36:
Có những cô gái cắt mái tóc thề đẹp đẽ của mình để thề chung thủy với người yêu, nhưng đến khi tóc dài lại thì đã sang ngang với người khác, đó là tội nói dối; có những chàng trai xăm trên cánh tay mình bốn chữ “trọn đời chung thủy”, nhưng chung thủy đâu chẳng thấy, mà chỉ thấy vợ rầu rầu cái mặt vì chồng không những có vợ bé mà lại có bồ nhí nữa, đó là tội ngoại tình…
Con người ta đưa tay thề thì dễ, nhưng để giữ lời thề thì khó, bởi vì tính tình thì hay thay đổi và xác thịt thì quá nặng nề.
Có một vài người Ki-tô hữu “nguội lạnh” về đàng trọn lành hứa với cha sở là sẽ đi lễ ngày chủ nhật, nhưng hứa cho vui miệng, hứa cho qua chuyện nên vẫn cứ vắng bóng trong nhà thờ; lại có người thề độc là nếu còn uống rượu thì trời phạt chết tươi, nhưng càng thề thì càng uống rượu như uống nước lã…
Đời sau là có thật, Thiên Chúa là Đấng phán xét mọi ngôn hành của con người là có thật, thiên đàng và hỏa ngục là có thật, trời có con mắt là có thật, cho nên, đừng thế hứa ẩu tả, đừng thề hứa cho sướng cái miệng, nhưng hãy cố gắng sống như mình đang thực hiện lời hứa, không phải với một ai đó, nhưng là với Thiên Chúa.
Đừng có hứa lèo với Thiên Chúa, vì Ngài không phải là…con nít. Coi chừng đấy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Trong bối cảnh cướp bóc, hãm hiếp của quân đội Nga, nhà lãnh đạo Công Giáo Ukraine kêu gọi thế giới đứng về phía Ukraine
Đặng Tự Do
05:15 31/03/2022
Theo Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk, giáo chủ Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, tất cả những ai đang theo dõi sự đau khổ và chết chóc của Ukraine - đang phải đối mặt với một sự lựa chọn. Ngày nay, Ukraine là một biểu tượng, dấu chỉ và lời kêu gọi mà mọi cư dân trên toàn cầu phải lựa chọn đứng về phía nào.
“Tất cả những ai tôn trọng các điều răn của Đức Chúa Trời ‘Chớ lấy của người’ ngày nay đang phải chứng kiến quân xâm lược Nga cướp bóc, tước đoạt của dân thường, lấy đi những thứ cuối cùng và khiến người dân sắp chết đói, đều phải đứng về phía Ukraine. Tất cả những ai tôn trọng điều răn của Thiên Chúa “Chớ lấy vợ người” ngày nay đang phải chứng kiến quân xâm lược Nga làm nhục và hãm hiếp phụ nữ Ukraine dưới con mắt của con cái họ thì không thể giữ thái độ trung lập mà phải đứng về phía Ukraine”
Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav tiếp tục kêu gọi tất cả các nhà lãnh đạo của các quốc gia nắm trong tay số phận của nhân loại hiện đại: các chính trị gia, nghị sĩ, nhân vật tôn giáo, các nhà lãnh đạo dư luận và tất cả những người có thiện chí: “Hãy quyết định sự lựa chọn của các bạn! Hãy đứng về phía những nạn nhân vô tội của hành động xâm lược phi nghĩa, chứ không phải những kẻ đã áp đặt quan niệm và luật lệ của họ lên Ukraine và toàn thế giới và đang đe dọa Chiến tranh thế giới thứ ba!”
Người đứng đầu Giáo hội nói, chúng ta có thể cùng nhau ngăn chặn chiến tranh, và đứng trước thập giá của Chúa, mỗi người chúng ta phải đưa ra lựa chọn cho riêng mình.
“Chúng ta hãy đưa ra lựa chọn có lợi cho cuộc sống, ủng hộ những gì được Thiên Chúa chúc lành, ủng hộ những người có thể và muốn sống trong phẩm giá và sự thật”
Source:UGCC
Chủ tịch Hội Đồng Giám mục Ba Lan triều yết Đức Thánh Cha Phanxicô
Đặng Tự Do
05:16 31/03/2022
Các vấn đề hiện tại liên quan đến hoạt động của Giáo hội ở Ba Lan trong cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine là trọng tâm của cuộc gặp gỡ giữa Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ba Lan với Đức Thánh Cha Phanxicô trong một buổi tiếp kiến riêng vào ngày 28 tháng Ba. Cuộc gặp gỡ kéo dài 45 phút.
Đức Tổng Giám Mục Gądecki đã báo cáo với Đức Thánh Cha Phanxicô về tình hình hiện tại được đưa ra tại phiên khoáng đại gần đây nhất của các Giám mục Ba Lan. Trong thông cáo chung sau đó, cũng như trong một tuyên bố đặc biệt, các giám mục Ba Lan đã lên án cuộc tấn công của Liên bang Nga vào Ukraine độc lập và dân chủ. Chủ tịch Hội đồng Giám mục cảm ơn Đức Thánh Cha đã dâng hiến toàn thể thế giới, đặc biệt là Nga và Ukraine, cho Trái tim Vô nhiễm Nguyên tội của Mẹ Maria.
Chủ tịch Hội đồng Giám mục cũng trình bày một bức tranh toàn cảnh về những hành động mà Giáo hội ở Ba Lan đã thực hiện ngay sau khi chiến tranh bùng nổ. “Ba Lan quan tâm đến các hoạt động viện trợ cho vô số người tị nạn từ Ukraine, những người đã chọn lánh nạn trên đất Ba Lan, cũng như hỗ trợ cho những người, bất chấp chiến tranh, vẫn ở lại đất nước Ukraine của họ. Sự trợ giúp của Giáo hội được cung cấp thông qua Caritas Polska và Caritas giáo phận, Nhóm PBC Hỗ trợ Giáo hội ở miền Đông, các cộng đồng tôn giáo nam và nữ, nhiều linh mục và chủng sinh,”. Đặc biệt, Đức Tổng Giám Mục Gądecki nhấn mạnh sự huy động to lớn của các giáo phận và sự cam kết của các giáo xứ Ba Lan.
Đức Tổng Giám Mục Gądecki cũng đã trình bày những nỗ lực của mình trong việc tăng cường các hành động chung của các Kitô hữu thuộc các giáo phái khác nhau vì một nền hòa bình công bằng, bao gồm cả một bức thư cá nhân gửi cho Thượng phụ Kirill. Ngài cũng thông báo với Đức Giáo Hoàng về cuộc gặp đã được lên kế hoạch với Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô tại Warsaw vào hôm thứ Ba.
Đức Thánh Cha cũng đã được thông báo tóm tắt về những khó khăn gây ra cho Giáo hội hoàn vũ từ các vấn đề được nêu lên bởi Tiến Trình Công Nghị của Đức.
Đức Tổng Giám Mục Gądecki khẳng định với các tín hữu Ba Lan rằng Đức Phanxicô không ủng hộ Tiến Trình Công Nghị Đức.
Đức Thánh Cha cảm ơn về tất cả các hành động của Giáo hội ở Ba Lan và bảo đảm về sự hỗ trợ tinh thần của ngài. Ngài yêu cầu các giáo sĩ và chủng sinh luôn gần gũi với đức tin của dân Chúa. Ngài cũng chúc lành cho các công việc của Hội Đồng Giám Mục Ba Lan.
Văn phòng Báo chí của Hội đồng Giám mục Ba Lan
Source:episkopat.pl
Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô và Chủ tịch HĐGM Ba Lan cầu nguyện cho hòa bình ở Ukraine
Đặng Tự Do
05:17 31/03/2022
Nhà lãnh đạo tinh thần của Chính Thống Giáo trên thế giới và chủ tịch hội đồng giám mục Công Giáo của Ba Lan đã cùng nhau cầu nguyện cho hòa bình ở Ukraine vào hôm thứ Ba.
Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô của Constantinople, đã cầu nguyện cùng với Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki tại thủ đô Warsaw của Ba Lan hôm 29 tháng Ba.
Lời cầu nguyện chung diễn ra vào ngày thứ hai trong chuyến thăm ba ngày của Đức Thượng Phụ tới Ba Lan, nơi đã tiếp nhận hơn 2.3 triệu người chạy trốn khỏi cuộc chiến ở Ukraine tính đến ngày 28 tháng Ba.
Một cuộc gặp riêng giữa Đức Tổng Giám Mục Gądecki và Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô đã diễn ra tại Tòa Tổng Giám mục Warsaw, nơi các vị được đón tiếp bởi Đức Hồng Y Kazimierz Nycz của Warsaw.
Đức Thượng Phụ Đại Kết đã gặp gỡ những người tị nạn Ukraine đang tạm trú trong khuôn viên của Đại học Hồng Y Stefan Wyszyński ở Warsaw.
Trong một bài phát biểu sau cuộc gặp gỡ, nhà lãnh đạo Chính thống giáo cho biết: “Điều tôi nhận ra rất sâu sắc trong chuyến thăm của mình ở đây là đôi khi chỉ có chỗ cho nước mắt. Đôi khi phản ứng thích hợp duy nhất là im lặng. Đôi khi chúng ta chỉ có thể chia sẻ sức mạnh của sự xúc động, sự an ủi, khi ngồi bên cạnh ai đó”.
“Chúng tôi đã chúc mừng các bạn về sự hào phóng và lòng hiếu khách của mọi người ở Ba Lan - cũng như ở các quốc gia láng giềng khác của Ukraine. Các bạn đã thực sự trao nhà và trái tim của mình cho người đồng loại. Và toàn bộ thế giới nợ các bạn một món nợ sâu sắc của lòng biết ơn”.
Trong bài phát biểu của mình, Gądecki nói: “Chúng tôi rất vinh dự trước sự hiện diện của Đức Thượng Phụ ở Warsaw, vào thời điểm khó khăn được đánh dấu bởi cuộc chiến ở Ukraine. Cảm ơn sự đoàn kết của các tín hữu Chính Thống Giáo trong lời kêu gọi chung của chúng ta vì một nền hòa bình công bằng cho Ukraine và toàn thế giới”.
“Vào ngày 24 tháng 2 năm nay, thế giới đã bị sốc trước thông tin kinh hoàng rằng Liên bang Nga đã phát động một cuộc chiến tranh chống lại Ukraine. Kể từ đó, hàng nghìn người vô tội đã bị giết, bao gồm hàng trăm trẻ em, người già, phụ nữ và đàn ông không liên quan gì đến các cuộc chiến. Nhiều hành động của kẻ xâm lược mang dấu ấn của tội ác diệt chủng”.
“Một số thị trấn và làng mạc đã bị san bằng; bệnh viện và trường học đã bị đánh bom. Và tất cả những điều này đang xảy ra vào đầu thế kỷ 21, 100 năm sau khi Đế chế Xô Viết vô thần được thành lập và 77 năm kể từ khi Thế chiến thứ hai kết thúc”.
Tổng giám mục Ba Lan lưu ý rằng Ukraine và Nga đang có chiến tranh mặc dù cả hai đều có nguồn gốc Kitô giáo của họ từ sau lễ rửa tội của Vladimir Đệ Nhất, đại hoàng tử của Kiev, vào năm 988.
“Trớ trêu thay, trong cuộc chiến này, hai quốc gia Slavo Kitô Giáo đang chiến đấu với nhau, nhưng họ lại có cùng một chung một giếng rửa tội từ lễ rửa tội của Thánh Vladimir Đại đế, Hoàng tử xứ Kiev, người, vào năm 988, đã nhận phép Rửa Tội từ thủ đô Constantinople”.
Đức Tổng Giám Mục Gądecki nhắc nhớ bức thư ngày 2 tháng 3 mà ngài viết cho lãnh đạo Giáo Hội Chính thống Nga, trong đó ngài hỏi một cách thẳng thừng rằng liệu “có được phép phá hủy cái nôi của Kitô giáo trên mảnh đất nơi mà người Nga đã được rửa tội hay không”.
Giáo Hội Chính thống giáo Nga đã cắt đứt quan hệ với Tòa Thượng phụ Đại kết Constantinople vào năm 2018 sau khi Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô xác nhận rằng ngài dự định công nhận sự độc lập của Giáo hội Chính thống Ukraine.
Sau các bài phát biểu, Đức Thượng phụ Đại kết và Tổng giám mục Poznań, miền tây Ba Lan, đã đến nhà nguyện để cầu nguyện cho hòa bình.
Sau bài đọc Phúc âm theo Thánh Gioan, những người có mặt đã cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo tôn giáo trở thành những tấm gương sống cho việc xây dựng hòa bình, cho những người theo các tôn giáo khác, và đặc biệt cho những người cầm quyền ở Nga và Ukraine.
Các ngài cũng cầu nguyện phần rỗi đời đời cho những người đã chết trong cuộc chiến và xin Chúa thương xót cả những người đã chết khi tham gia vào cuộc chiến này với ý đồ xấu xa.
Buổi cầu nguyện cho hòa bình kết thúc bằng việc đọc kinh Lạy Cha bằng tiếng Anh và tiếng Ukraine và lời chúc lành của Đức Tổng Giám Mục Gądecki và Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô
Cuộc gặp gỡ giữa Đức Tổng Giám Mục và Đức Thượng Phụ diễn ra một ngày sau khi Đức Tổng Giám Mục bay sang Rôma để triều yết Đức Thánh Cha, tại đó ngài thảo luận với Đức Thánh Cha về sự hỗ trợ của người Ba Lan đối với người tị nạn Ukraine.
Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô có mối quan hệ thân thiết với Đức Thánh Cha Phanxicô. Đức Thánh Cha đã tìm cách tăng cường mối quan hệ Công Giáo-Chính thống giáo kể từ khi ngài lãnh sứ vụ mục tử toàn thể đoàn chiên Chúa vào năm 2013.
Đức Thượng Phụ đã gặp Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda vào hôm thứ Hai, trong ngày đầu tiên của chuyến thăm Ba Lan. Tổng thống Duda dự kiến sẽ triều yết Đức Thánh Cha Phanxicô tại Vatican vào hôm thứ Sáu.
Source:Catholic News Agency
Văn Hóa
Tại sao chúng ta cần Maurice Blondel, kỳ cuối
Vũ Văn An
18:56 31/03/2022
4. Lời kêu gọi xây dựng một nền triết học về siêu nhiên theo nghĩa Công Giáo
Trong luận văn nguyên thủy về Hành động năm 1893, Blondel đã viết về siêu nhiên theo đúng nghĩa triết học, không có bất cứ tham chiếu rõ ràng nào tới bất cứ tín điều Kitô giáo nào có thể khiến các vị giám khảo của ông nghĩ rằng ông không làm triết học khi nói về một giải pháp cho vấn đề tôn giáo trong tính chủ quan nhân bản. Trong phê phán của ông về nền hộ giáo Kitô giáo, ông đã quở trách các người đồng đạo Công Giáo đã bắt đầu từ tôn giáo và đức tin hơn là từ một triết lý duy lý độc lập và tự do. “Để có thể làm triết học mà không ngừng làm Kitô hữu hoặc làm Kitô hữu mà không ngừng làm một triết gia, người ta không còn có quyền bắt đầu một cách bí mật từ đức tin của mình để cho rằng mình đã đạt tới nó và người ta không còn có quyền bí mật đặt niềm tin của mình qua một suy nghĩ của mình” (20). Người ta phải tiến hành việc nghiên cứu tôn giáo Kitô theo cùng một cách như người ta sẽ nghiên cứu bất cứ tôn giáo nào khác, như Blondel đã bắt đầu làm trong triết học hành động liên quan đến siêu nhiên, mà không đặt tên nó là Kitô giáo hay Công Giáo, và không giả thiết niềm tin nào vào bất cứ mầu nhiệm Kitô giáo nào, thậm chí cả niềm tin cho rằng có một mầu nhiệm nào đó phải được chiêm niệm. Điều sẽ xảy ra sau một nghiên cứu như vậy về siêu nhiên theo nghĩa minh nhiên Kitô giáo sẽ là một “tiến bộ tôn giáo về tư tưởng triết học toàn bộ và sự tiến bộ nhân bản về tính chất tôn giáo hoặc về chính sự hiểu biết Kitô giáo” (21), một triết học Kitô giáo được hình thành từ ý niệm Kitô giáo ẩn giấu trong triết học hiện đại cần được làm cho minh nhiên trong một cuộc chiêm niệm triết học về các mầu nhiệm Kitô giáo khi chúng liên quan đến kinh nghiệm con người trong thế giới.
Một triết lý Kitô giáo rõ ràng như vậy đã không tồn tại trong ý thức lịch sử của các Kitô hữu khi cuộc khủng hoảng Duy hiện đại nổ ra ở đầu sự nghiệp triết học của ông, nhưng như ông đã cho thấy ở phần thứ ba của Lá thư về Phương pháp Triết học trong Nghiên cứu về Vấn đề Tôn giáo, ông đã nghĩ đến việc phát triển một triết lý Kitô giáo minh nhiên như vậy để đổi mới lẫn nhau các quan điểm trong cả triết học lẫn tôn giáo. Vấn đề ông phải giải quyết được nhìn một cách khác với mỗi phía ông phải đem lại với nhau trong ý đồ triết học mới này, phía triết học và phía Kitô giáo. Về phía triết học, có những người cho rằng không có ý nghĩa gì khi nói về triết học Kitô giáo, cũng giống như khi nói về toán học Kitô giáo hay vật lý Kitô giáo. Về phía Kitô giáo, có những người không thấy có cách nào liên hệ trật tự siêu nhiên không cân xứng của các mầu nhiệm Kitô giáo với bất cứ điều gì trong trật tự tự nhiên của lý trí và ý thức lịch sử.
Chống lại các triết gia ngoan cố, Blondel đã phải tranh luận cho một quan niệm rộng lớn về triết học như một công việc hoàn toàn của con người hơn là quan niệm của nhiều người trong chủ nghĩa duy lý hiện đại, giống như ông đã lập luận trước đó cho một khoa học về tính chủ quan vượt quá giới hạn của các khoa học thực nghiệm, và cho sự cần thiết của việc phải nêu câu hỏi về một tôn giáo siêu nhiên chống lại sự mê tín của một lý trí tự thỏa mãn với chính mình. Hàm ngụ trong lập luận này là ý niệm bất cân xứng hoàn toàn giữa trật tự siêu nhiên của mầu nhiệm và trật tự tự nhiên trong việc tìm hiểu của lý trí. Blondel coi sự bất cân xứng này giữa siêu nhiên và tự nhiên là lẽ đương nhiên trong tư cách một Kitô hữu và một tín hữu, nhưng không hoàn toàn theo cách mà các Kitô hữu khác đang làm tiếp theo chủ nghĩa duy lý hiện đại. Sự bất cân xứng, đối với họ, có nghĩa là sự tách biệt siêu nhiên khỏi trật tự tự nhiên tự khép kín của lý trí và ý thức, mà không hề có sự thông đạt giữa hai bên. Ý niệm tách biệt giữa hai trật tự này cho phép họ nghĩ về trật tự siêu nhiên của Kitô giáo như tự khép kín và hoàn toàn ngoại lai đối với trật tự của tự nhiên và lý trí, cũng được coi là tự khép kín theo kiểu duy lý, không có mối liên hệ nào với bất cứ loại trật tự siêu nhiên nào. Điều mà Blondel kêu gọi là một cách khác để quan niệm mối liên hệ giữa hai trật tự không cân xứng này trong kinh nghiệm và trong thực hành của các Kitô hữu, bằng cách nhìn nhận rằng trật tự triết học cởi mở một cách có hệ thống đối với trật tự tôn giáo và đức tin và thực hành trong trật tự tôn giáo có thể ảnh hưởng đến thao tác của lý trí và ý chí trong trật tự cụ thể của ý thức lịch sử.
Với quan niệm mới, hậu hiện đại này về mối liên hệ giữa triết học và Kitô giáo, Blondel đã có thể cung cấp những trợ cụ rất cần thiết cho các trí thức Công Giáo trong cuộc khủng hoảng Duy hiện đại liên quan đến hộ giáo và việc phê phán các điều kiện xã hội trong xã hội hiện đại. Trong bài báo dài về Lịch sử và Tín điều vào năm 1904, ông đã có thể chỉ ra truyền thống Kitô giáo sống động như một cách để một mặt tránh những thái cực ngược lại của chủ nghĩa hướng ngoại quá mức trong thần học tín lý, và mặt khác là chủ nghĩa lịch sử thái quá trong nghiên cứu lịch sử liên quan tới Chúa Kitô như một nhân vật lịch sử đứng đầu một cộng đồng tôn giáo siêu nhiên, ột cộng đồng mà đức tin vào Người như Ngôi Lời Nhập thể của Thiên Chúa đã phát xuất từ các nhân chứng về sự xuất hiện của Người trên trái đất, lời rao giảng, sự đau khổ và cái chết của Người, và sự Phục sinh của Người, tất cả đều được coi như những biến cố mầu nhiệm cũng như sự kiện lịch sử. Để bảo vệ Các Tuần lễ Xã hội ở Pháp, một loại trường đại học hè lưu động do các giáo dân Công Giáo tổ chức để nghiên cứu và phê phán các điều kiện của giai cấp công nhân ở Pháp sau cuộc cách mạng kỹ nghệ, chống lại những người mà ông gọi là theo chủ nghĩa dẫn nhập đơn nhất (monophorists tức những người coi Thiên Chúa như chỉ thông đạt với con người một cách ở bên ngoài qua các văn kiện chính thức), những người nói rằng không có lệnh truyền nào đối với việc làm tông đồ như vậy trong Kitô giáo, ông đã có thể chỉ ra một cách nội tâm hơn mà Thiên Chúa vốn dùng để thông đạt với các linh hồn qua lý trí và ý chí vì công lý và bác ái, trong trật tự siêu nhiên cũng như trong trật tự tự nhiên.
Trong cuộc khủng hoảng duy hiện đại của khoa hộ giáo Công Giáo vào đầu thế kỷ XX, Blondel đã dành nhiều thời gian để thu thập các ghi chép cho một cuốn hộ giáo phù hợp với quan niệm của ông về mối liên hệ giữa triết học và Kitô giáo. Nhưng việc này đã không đi đủ xa trong việc đáp ứng nhu cầu của ông muốn có một triết lý Kitô giáo minh nhiên hơn. Dự án cho một nền hộ giáo Kitô được quan niệm hẹp hơn dần dần trở thành một dự án cho một nền triết học Kitô giáo được quan niệm rộng hơn khi ông bắt đầu quan niệm nó trong phần thứ ba của Lá thư gửi Niên giám Triết học Kitô giáo năm 1896. Việc này cũng dẫn đến việc thu thập nhiều ghi chép khác sẽ tiếp tục trong toàn bộ sự nghiệp giảng dạy của ông, mà cuối cùng, ông dự định sắp xếp, không phải chỉ như một cuốn sách, mà như một loạt sách triết học hệ thống về Tư tưởng, Hữu thể và Hành động, tiếp theo là một loạt sách khác, tái khảo sát các điều khó hiểu của triết học này dưới ánh sáng các mầu nhiệm của Kitô giáo. Việc khám phá lại triết học của Thánh Augustinô về Kitô giáo vào năm 1930, một cố gắng đôi khi gây tranh cãi về triết học Kitô giáo diễn ra sau đó, đã đến đúng lúc để làm sống lại ý định này và để Bondel nhấn mạnh một lần nữa sự cần thiết phải có một triết học Công Giáo.
Thực thế, Blondel nghĩ rằng ông đã tìm thấy nơi Thánh Augustinô chính loại triết học mà ông đang mong muốn, một loại triết học đồng thời mang tính hệ thống và kiên quyết Công Giáo. Ông đã viết về tính thống nhất độc đáo và sức sống vĩnh viễn của nền triết học này, về sự phong phú không ngừng được đổi mới của nó, và những nguồn lực tiềm ẩn trong đó dành cho một nền triết học trẻ trung hóa tôn giáo. Ông phê phán các nhà triết sử như Etienne Gilson vì chỉ trình bày Thánh Augustinô như một người có đức tin, với kinh nghiệm tôn giáo sâu sắc của ngài, chứ không phải cũng như một triết gia, như thể triết học Kitô giáo không bắt đầu với Thánh Augustinô ở phương tây, trước khi Thánh Tôma và các hình thức của chủ nghĩa Tôma sau này đưa Aristốt vào đó. Ông đã tranh luận với Gilson vì đã chỉ đặt bên cạnh nhau phương pháp tôn giáo của học thuyết Augustinô và phương pháp triết học của chủ nghĩa Aristốt, như thể không có mối nối kết nào giữa hai phái trong điều ông sẵn lòng gọi là triết học Kitô giáo của thời Trung Cổ. Ông nhận thấy điều này là một sự thất bại trong việc hiểu cách mỗi bên cố gắng đem triết học và tôn giáo lại với nhau một cách tổng hợp, không những trong tư cách thần học gia, mà chính xác hơn trong tư cách các triết gia Kitô giáo, Thánh Tôma với ý tưởng mong muốn tự nhiên được nhìn thấy Thiên Chúa, Thánh Augustinô với ý tưởng về ơn soi sáng thần linh trong lý trí cũng như trong đức tin.
Ý tưởng cho rằng Thánh Tôma thực sự là một nhà triết học theo truyền thống Công Giáo phát xuất từ Thánh Augustinô đã được củng cố mạnh mẽ vào thời điểm Blondel viết những bài báo này, mặc dù ý tưởng của Thánh Augustinô về ước muốn tự nhiên đối với một điều siêu nhiên nào đó như việc được nhìn thấy Thiên Chúa ít được biết đến và hiếm khi được xem xét trong việc phân biệt giữa hai trật tự như không cân xứng và không đồng nhất với nhau. Blondel không gặp khó khăn gì trong việc chấp nhận ý tưởng không đồng nhất và không cân xứng này giữa trật tự tự nhiên và trật tự siêu nhiên. Thực thế, ông đã nhấn mạnh điều đó rất nhiều trong triết lý của ông về siêu nhiên như không thể tự nhiên hóa được, nhưng không phải theo cách giữa chúng tách biệt với nhau như thể một bức tường không thể xuyên thủng từ hai phía. Blondel nhấn mạnh việc cho thấy Thánh Augustinô mang tính triết học và có hệ thống ra sao trong cuộc tìm kiếm từng dẫn ngài từ thế giới tới linh hồn ngài, và từ linh hồn ngài tới Thiên Chúa như ánh sáng cho trí hiểu của ngài và như đối tượng của ước muốn căn bản nhất của ngài, cho dù không có sự phân biệt chính thức nào giữa tự nhiên và siêu nhiên trong trí hiểu đó và trong ước muốn đó. Ông nhận ra nơi Thánh Augustinô một khuynh hướng ít suy nghĩ về những gì tự nhiên có thể tự mình làm, hoặc về những gì lý trí có thể đạt được nhờ ánh sáng của chính nó, mà không có ánh sáng siêu nhiên của đức tin và sức mạnh siêu nhiên của ân sủng. Nhưng tuy nhiên vẫn có một triết lý rõ ràng về sự soi sáng từ chính sự thật và khát vọng không thôi của con người đối với thể thần linh như siêu việt và siêu nhiên, từ đó người ta có thể dẫn khởi ý tưởng về một hồng phúc siêu nhiên được thêm vào tự nhiên, và một nền triết học về trải nghiệm con người tiếp theo việc chấp nhận một hồng phúc như vậy, một nền triết học không phải về chính sự sống thần linh, điều mà chỉ Thiên Chúa mới có và là điều ở khắp mọi nơi vẫn luôn bất cân xứng với lý trí và ý chí của con người, nhưng về ảnh hưởng của sự sống thần linh này có thể có trong đời sống con người, khi chân lý của nó được tự do chấp nhận và công nhận trong tinh thần của người ta, một nền triết học mà Thánh Augustinô có thể nói tới như “phổ quát và Công Giáo” liên quan tới bất cứ cá nhân hữu lý nào biết quan tâm đến vận mệnh và tìm kiếm sự yên nghỉ trong Thiên Chúa.
Đối với Blondel, đây là loại triết học mà ông đã bắt đầu đề cập đến như một “tiến bộ tôn giáo của tư tưởng triết học trong tính toàn bộ của nó và tiến bộ nhân bản về ý thức tôn giáo hoặc về sự hiểu biết Kitô giáo” trong lá thư phương pháp luận năm 1896. Đó là một triết học vẫn đang thành hình trong suy nghĩ của ông, nhưng là một triết học phải được coi là Công Giáo từ trong ra ngoài, chứ không phải chỉ là một sự áp đặt từ ngoài vào bên trong. Vẫn có những triết gia vào thời điểm đó không chấp nhận bất cứ ý tưởng nào về một Triết học Công Giáo y như họ không chấp nhận ý tưởng về một nền toán học Công Giáo hoặc vật lý học Công Giáo. Đối với họ, Blondel đã phải lập luận ủng hộ một quan niệm rộng rãi về triết học và khoa học hơn những gì ông đã làm trước đó trong sự nghiệp triết học của mình, bằng cách chứng minh sự cần thiết phải có một triết lý về hành động, hoặc phải có điều ông gọi là khoa học thực hành, và sau đó chứng minh sự cần thiết lý trí phải tìm hiểu sâu xa hơn những gì nó có thể quan niệm trong hiện tượng hành động, giống như Thánh Augustinô đã làm trong việc đi ab Exterioribus ad interiora et ab inferioribus ad superiora [từ bên ngoài vào bên trong và từ thấp hèn lên cao trọng]. Điều còn bỏ ngỏ để tranh luận thêm giữa những người Công Giáo tự cho mình là triết gia là làm thế nào để quan niệm nhiệm vụ của triết học như một phần của ý thức Công Giáo nơi họ.
Một bên có những người cho rằng triết học như tự khép kín trong trật tự tự nhiên của riêng nó, tách biệt khỏi bất cứ trật tự tôn giáo nào, và không cần hay không tất yếu phải có sự trợ giúp siêu nhiên nào để đưa nó đến chỗ hoàn thiện như là hợp lý và tự nguyện. Nếu những người Công Giáo này chấp nhận ý tưởng triết học Kitô giáo cho thời Trung cổ, thì đó chỉ là một ý nghĩa lỏng lẻo và không xác định vốn không nói gì về việc một triết học thuần lý có thể kết hợp ra sao với một tôn giáo siêu nhiên để theo đuổi số phận đơn nhất của con người, hoặc về việc niềm tin vào các mầu nhiệm Kitô giáo có thể mang lại ánh sáng mới ra sao trong việc giải quyết những khó hiểu còn đó cho triết học khi nó đã đi xa hết mức có thể trong điều Blondel gọi là trật tự siêu tự nhiên [transnatural] của hiện sinh lịch sử. Điều Blondel thấy trong ý niệm triết học Kitô giáo của phái tân Tôma chỉ khác chủ nghĩa tương hợp [concordism] trừu tượng một chút, một điều không công bằng đối với cả lý trí trong trạng thái lịch sử của nó lẫn đức tin vào các mầu nhiệm lịch sử của Kitô giáo, giống như các phương pháp biện hộ Kitô giáo hiện đại trước đó đã thất bại, không làm được.
Về phần mình, Blondel không còn nói gì tới việc giải thích ra sao ý niệm triết học Kitô giáo như ông đã tìm thấy ở thời Trung cổ, ý niệm mà Gilson đã chấp nhận làm tên cho phái tân Tôma mà ông coi có tính triết học hoặc Aristốt nhiều hơn là tôn giáo hoặc Augustinô. Đúng hơn, Blondel lập luận cần phải có một nền triết học toàn diện hơn, một nền triết học biết thừa nhận sự thiếu sót của nó trong việc bàn đến vấn đề tôn giáo và số phận con người vốn đòi hỏi sự trợ giúp của một ánh sáng và ân sủng siêu nhiên nào đó, mà lý trí và ý chí con người sẽ phải chấp nhận hoặc bác bỏ, nhưng một cách tự do, để vượt qua bất cứ loại mê tín hay chủ nghĩa duy lý tự lấy mình làm trung tâm nào. Đây là triết học mà ông nghĩ đến vừa thuần lý vừa Công Giáo cùng một lúc theo nghĩa chặt chẽ của cả hai thuật ngữ, chứ không phải theo nghĩa phe phái, như các triết gia lo sợ khi họ nghe thuật ngữ Công Giáo, hoặc như người Công Giáo sợ khi họ nghe thuật ngữ thuần lý, nhưng theo nghĩa phổ quát phù hợp với lý trí trong tầm với cao nhất của nó trong hữu thể nhân bản và với mầu nhiệm của đạo Công Giáo tự biểu lộ chính nó và đến trợ giúp lý trí và ý chí tự do của con người.
Đây là nền triết học mà ông vẫn đang có ý định trình bầy trong các tác phẩm có hệ thống của mình như một bộ ba về Tư tưởng (22) Hữu thể (23) và Hành động (24), mỗi cuốn cho thấy một sự cởi mở có hệ thống đối với siêu việt và thần linh ở đỉnh cao nhất của chúng, tiếp theo là một bộ ba khác về Triết học và Tinh thần Kitô giáo (25) nhằm tái khảo sát các kết luận bí ẩn trong triết học của ông dưới ánh sáng các mầu nhiệm Kitô giáo. Trong tiêu đề tác phẩm cuối cùng của mình, ông bớt gay gắt về việc sử dụng thuật ngữ Công Giáo kết hợp chặt chẽ với thuật ngữ triết học, như ông đã làm trong cuộc tranh luận thập niên 1930 về triết học Kitô giáo, nhưng trong chính công trình đó, ông làm triết học như chỉ một người Công Giáo mới có thể làm, thăm dò các mầu nhiệm của đức tin Kitô giáo để làm sáng tỏ các điều khó hiểu của kiếp nhân sinh còn tồn đọng sau khi triết học đã đi hết đường đi của nó, hoặc sau khi lý trí đã tới tận cùng khả năng điều tra của nó. Đây là những công trình mà chúng ta vẫn còn rất nhiều điều để học hỏi trong tư cách các triết gia Công Giáo hay các người Công Giáo triết gia.
Ghi Chú
20 Lettre sur les exigences, 53
21 Như trên.
22 La Pensée, Tome I: La genèse de la pensée et les paliers des son ascension spontanée; Tome II: La responsabilité de la pensée et la possibilité de son achèvement [Tư tưởng, Tập I: Việc phát nguyên tư tưởng và các nấc tiến tự phát của nó. Tập II: Trách nhiệm của tư tưởng và khả thể thành tựu của nó] (Paris: Alcan, 1934).
23 L’Être et les êtres. Essai d’ontologie concrète et intégrale [Hữu thể và các hữu thể. Tiểu luận hữu thể học cụ thể và toàn diện] (Paris, Alcan, 1935).
24 Action, Tome I: Le problème des causes secondes et le pur agir [Hành động, Tập I: vấn đề các nguyên nhân đệ nhị và Hành động thuần túy] (Paris: Alcan, 1936); Tome II: L’Action humaine et les conditions de son aboutissement [Tập II: Hành động của con người và các điều kiện thành tựu của nó] (Paris: Alcan, 1936).
25 La Philosophie et l’esprit chrétien, Tome I: Autonomie essentielle et Connexion indéclinable [Triết học và Tinh thần Kitô giáo, Tập I: Tính tự chủ yếu tính và Mối Nối kết không thể chối từ] (Paris: Presses Universitaires de France, 1944); Tome II: Conditions de la symbiose seule normale et salutaire [Tập II: Các điều kiện Cộng sinh duy nhất bình thường và bổ ích] (Paris: Presses Universitaires de France, 1946). Tập III bị bỏ dở sau cái chết của Blondel năm 1949.
Kỳ sau: Một số trích đoạn từ các tác phẩm của Maurice Blondel
VietCatholic TV
Hoa Kỳ tuyên bố Putin đã biết mình bị lừa. Nga pháo bừa bãi trả thù cho hai tiểu đoàn biệt kích
VietCatholic Media
03:45 31/03/2022
1. Mỹ và Liên Hiệp Âu Châu cho rằng quân đội Nga phải đảo chánh Putin vì họ đã lừa gạt ông ta về khả năng quân sự.
Hôm thứ Tư 30 tháng Ba, một số quan chức Mỹ và Liên Hiệp Âu Châu cho biết ông Putin đã bị lừa về khả năng hoạt động của quân đội Nga ở Ukraine.
Kate Bedingfield, Giám đốc truyền thông tại Tòa Bạch Ốc, nói với các phóng viên hôm thứ Tư: “Chúng tôi có thông tin rằng Putin cảm thấy bị quân đội Nga lừa dối, điều này đã dẫn đến căng thẳng dai dẳng giữa Putin và giới lãnh đạo quân sự của ông ấy”.
“Chúng tôi tin rằng Putin đang bị các cố vấn của ông ấy đưa ra các thông tin sai lạc liên quan đến hiệu quả hoạt động của quân đội Nga tồi tệ như thế nào và nền kinh tế Nga đang bị tê liệt ra sao bởi các lệnh trừng phạt vì các cố vấn cấp cao của ông ấy quá sợ hãi khi nói với ông ấy sự thật.”
Bà nói thêm: “Vì vậy, ngày càng rõ ràng rằng cuộc chiến của Putin là một sai lầm chiến lược khiến nước Nga suy yếu hơn về lâu dài và ngày càng bị cô lập trên trường thế giới”.
Theo Reuters, một nhà ngoại giao cấp cao của Liên Hiệp Âu Châu ủng hộ quan điểm của Bedingfield, cho rằng đánh giá của Mỹ phù hợp với suy nghĩ của Âu Châu.
“Putin nghĩ rằng mọi thứ lẽ ra phải đang diễn ra tốt hơn. Đó là vấn đề khi bạn bao quanh mình với những người 'đàn ông chỉ biết nói vâng' hoặc chỉ ngồi với họ ở cuối một chiếc bàn rất dài,” nhà ngoại giao nói.
Hai nhà ngoại giao Âu Châu cho biết quân đội Nga đã tham gia một cuộc tập trận trước cuộc xâm lược Ukraine, nhưng cuối cùng phải gia hạn nhiệm vụ của họ vì mọi sự diễn ra không như mong đợi.
“Các binh sĩ đã bị lừa, được huấn luyện tồi và sau đó đến Ukraine để chỉ thấy những phụ nữ Ukraine già nua, trông giống như bà của họ đang mắng họ hãy cút về nhà,” một trong những nhà ngoại giao nói thêm.
Hiện tại, chưa có những dấu hiệu cụ thể cho thấy một cuộc nổi dậy trong quân đội Nga sẽ sớm xảy ra, nhưng tình hình là “không thể đoán trước” và các cường quốc phương Tây “hy vọng rằng những người không vui sẽ lên tiếng”, nhà ngoại giao cấp cao Âu Châu nói với Reuters.
Hàng tướng tá Nga chắc chắn không chờ Putin đến bắt từng người một. Họ sẽ phải hành động để cứu lấy bản thân.
2. Nga tăng cường bắn phá thành phố Chernihiv của Ukraine để trả thù cho hai tiểu đoàn biệt kích
Bất chấp tuyên bố giảm áp lực chiến tranh tại phía Bắc thành phố Kiev trong khi các cuộc đàm phán hòa bình đang diễn ra, Nga đã bị cáo buộc tăng cường bắn phá thành phố Chernihiv của Ukraine bị bao vây.
Ông Vladyslav Atroshenko, Владислава Атрошенка thị trưởng Chernihiv, cho biết người Nga đã nói dối và họ đang tiếp tục tấn công thành phố của ông. Ông nói với CNN: “Họ đang nói rằng giảm cường độ, nhưng họ thực sự đã tăng cường độ của các cuộc tấn công.”
Một ngày trước đó, hai tiểu đoàn biệt kích Nga và chỉ huy của Lữ đoàn Biệt kích 200 đã bị hy sinh vì tham vọng điên cuồng của Putin gần thành phố Kharkiv. Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng Vũ trang Ukraine cho biết như trên.
“Trong các trận đánh gần Kharkiv, Lữ đoàn biệt kích 200 của quân Nga đã mất hai tiểu đoàn và tư lệnh của lữ đoàn này, là đại tá Denis Kurilo, đã thiệt mạng. Tổn thất của Lữ đoàn 200 lên tới hơn 1,500 quân.”
Các quan chức Ukraine cho biết, các khu vực ngoại ô của Kiev cũng tiếp tục diễn ra hoạt động tàn phá mặc dù người phát ngôn Bộ Quốc phòng cho biết đã có một số dấu hiệu cho thấy quân đội đang di chuyển khỏi hai thành phố.
Các hãng thông tấn Nga đưa tin, Bộ Quốc phòng Nga cho biết các lực lượng của họ đang tập hợp lại gần Kiev và Chernihiv để tập trung vào các khu vực quan trọng khác và hoàn thành việc “giải phóng” khu vực ly khai Donbas.
Quân đội Ukraine cho biết quân đội Nga cũng đang tăng cường các cuộc tấn công xung quanh thành phố Izyum ở phía đông và khu vực phía đông Donetsk, sau khi bố trí lại một số đơn vị từ các khu vực khác. Thống đốc khu vực Donetsk, ông Pavlo Kyrylenko, cho biết các lực lượng Nga đang nã pháo vào gần như tất cả các thành phố dọc chiến tuyến ngăn cách lãnh thổ do chính phủ Ukraine kiểm soát với nước cộng hòa Donetsk tự xưng ở phía đông.
3. Mỹ viện trợ bổ sung 500 triệu Mỹ Kim cho Ukraine
Hoa Kỳ sẽ cung cấp 500 triệu đô la hỗ trợ ngân sách cho Ukraine, Tổng thống Joe Biden nói với Volodymyr Zelenskiy trong cuộc nói chuyện tối 30 tháng Ba hôm nay.
Theo thông tin từ Tòa Bạch Ốc
Hai nhà lãnh đạo đã nói chuyện qua điện thoại trong gần một giờ đồng hồ về những nỗ lực không ngừng của Mỹ và các đồng minh nhằm cung cấp hỗ trợ quân sự, kinh tế và nhân đạo cho Ukraine.
Một tuyên bố của Tòa Bạch Ốc đọc:
Các nhà lãnh đạo đã thảo luận về cách Hoa Kỳ đang làm việc suốt ngày đêm để đáp ứng các yêu cầu hỗ trợ an ninh chính của Ukraine, những tác động quan trọng mà vũ khí này đã gây ra đối với cuộc xung đột và nỗ lực tiếp tục của Hoa Kỳ với các đồng minh và đối tác để xác định các khả năng bổ sung để trợ giúp quân đội Ukraine bảo vệ đất nước của mình.
Ngoài ra, Tổng thống Biden thông báo với Tổng thống Zelenskiy rằng Hoa Kỳ dự định cung cấp cho chính phủ Ukraine 500 triệu USD viện trợ ngân sách trực tiếp. Ông cũng xem xét các biện pháp trừng phạt bổ sung và hỗ trợ nhân đạo được công bố vào tuần trước. Tổng thống Zelenskiy đã cập nhật cho Tổng thống Biden về tình hình đàm phán của Ukraine với Nga.
Zelenskiy cho biết ông đã nói chuyện với Biden về “hỗ trợ phòng thủ cụ thể” và “một gói biện pháp trừng phạt tăng cường mới”.
4. Tiếp cứu khẩn cấp cho quân đội Ukraine
Quân đội Ukraine đang cạn kiệt dần nhân lực và khí tài chiến tranh.
Ông Oleksiy Arestovych, cố vấn của Văn phòng Tổng thống cho biết tổn thất của Lực lượng vũ trang Ukraine trong cuộc chiến Nga-Ukraine được coi là “đáng kể”.
Ông nói: “Tất nhiên, chúng tôi có những con số này. Tôi biết gần như chính xác, nhưng tôi sẽ không nêu lên, cho đến khi chiến tranh kết thúc… Chúng tôi đang chịu tổn thất, và con số là rất đáng kể. Tổn thất của chúng tôi nhỏ hơn nhiều so với những tổn thất của Nga, nhưng tổn thất của chúng tôi không hề nhỏ. Và mỗi quân nhân sẽ được ghi nhận, mỗi người trong số họ sẽ vẫn còn trong ký ức của chúng tôi, và mỗi gia đình sẽ được bảo đảm cả về danh dự và sự giúp đỡ”.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nhiều lần cho biết đất nước ông ngay trước cuộc xâm lược của Nga đã không có đủ các phương tiện tự vệ, và trong một tháng qua, đang cạn kiệt dần.
Đáp lại, phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, thiếu tướng John Kirby, cho biết trong 24 giờ qua, 6 chuyến hàng đầu tiên trong số “khoảng 30” chuyến hàng hỗ trợ an ninh của Mỹ đã đến Ukraine.
Kirby nói: “Các khí tài đang được đưa vào khu vực mỗi ngày, kể cả trong 24 giờ qua. Theo CNN, Kirby cho biết Mỹ đang ưu tiên “các loại vật liệu mà chúng tôi biết rằng người Ukraine cần nhất”, bao gồm cả các hệ thống chống thiết giáp và phòng không. Ông cũng cho biết máy bay không người lái Switchblade đã hứa với Ukraine sẽ bắt đầu được vận chuyển “tương đối sớm”.
Theo Ngũ Giác Đài, chưa đến 20% lực lượng Nga đóng quân xung quanh Kiev đang được bố trí lại. Nhưng không có khả năng những binh lính này sẽ rút khỏi Ukraine, và thay vào đó họ dự kiến sẽ được tiếp tế và triển khai lại.
Theo phát ngôn viên Ngũ Giác Đài, John Kirby, một số binh sĩ Nga có thể đã được chuyển đến Belarus, và nhóm lính đánh thuê Wagner đã triển khai khoảng 1,000 chiến binh đến khu vực Donbas của Ukraine.
Theo một cuộc thăm dò của Reuters và Ipsos được hoàn thành vào ngày hôm qua 30 tháng Ba, 55% người Mỹ lưỡng đảng đồng ý với việc gửi thêm lực lượng cho các đồng minh Nato trong khu vực.
Hôm qua, Ngũ Giác Đài cũng thông báo sẽ gửi thêm binh lính và thiết bị quân sự tới các đồng minh của NATO ở Âu Châu, cùng với 200 nhân viên bổ sung sẽ tới Đông Âu, trong đó có Litva hay còn được gọi là Lithuania.
Không có đội quân nào sẽ được gửi đến Ukraine, phù hợp với những nhận xét trước đó của ông Biden về việc không có lực lượng Mỹ nào đến nước này.
Hiện Hoa Kỳ có hơn 100,000 quân ở Âu Châu so với 80,000 quân trước khi Nga xâm lược Ukraine.
Bộ Thương mại Mỹ hôm nay xác định thêm các máy bay gần đây đã bay đến Nga. Họ có thể đã vi phạm các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ.
Bộ Thương mại Mỹ hôm thứ Tư đã bổ sung danh sách 73 chuyến bay gần đây đã bay đến Nga vào danh sách các chuyến bay được cho là vi phạm các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ như một phần của lệnh trừng phạt của chính quyền Biden đối với cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Các hãng hàng không có liên quan đến các chuyến bay này sẽ bị phạt rất nặng.
5. Thủ tướng Anh Boris Johnson thúc giục các quốc gia gia tăng các biện pháp trừng phạt chống lại Nga
Thủ tướng Anh Boris Johnson nói rằng các biện pháp trừng phạt chống lại Nga nên gia tăng cho đến khi Nga rút hoàn toàn khỏi Ukraine.
Trong cuộc điều trần tại quốc hội hôm 30 tháng Ba, Thủ tướng Johnson nói rằng dỡ bỏ các lệnh trừng phạt G7 trong trường hợp Nga ngừng bắn sẽ “đi thẳng vào vở kịch của Vladimir Putin”.
Thủ tướng Johnson nói thêm: “Quan điểm của tôi là chúng ta nên tăng cường các biện pháp trừng phạt với một chương trình kéo dài cho đến khi binh sĩ cuối cùng của ông ta ra khỏi Ukraine”. Ông lưu ý rằng chính phủ Anh đang xem xét việc “tăng cường” viện trợ quân sự cho Ukraine.
Thủ tướng Johnson đã loại trừ việc trao cho Ukraine quy chế tương đương Điều 5 của Nato, cho rằng một cuộc tấn công vào một thành viên là một cuộc tấn công vào tất cả.
Thay vào đó, Johnson nói rằng Ukraine sẽ được hưởng lợi từ khái niệm an ninh “dựa trên ý tưởng răn đe”. Nói cách khác, Johnson chủ trương không đưa quân NATO vào Ukraine nhưng viện trợ quân sự tối đa cho Ukraine để cho Nga thấy rằng Ukraine có khả năng tự bảo vệ mình với sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế, và như thế người Nga sẽ rút lui.
6. Nga tung điện tặc xâm nhập vào mạng lưới của NATO
Theo Reuters, các điện tặc Nga gần đây đã cố gắng xâm nhập vào mạng lưới của NATO và quân đội của một số quốc gia Đông Âu.
Nhóm Phân Tích Các Mối Đe Dọa của Google cho biết trong một báo cáo được công bố hôm thứ Tư rằng các điện tặc Nga gần đây đã cố gắng xâm nhập vào mạng lưới của NATO và quân đội của một số nước Đông Âu.
Báo cáo không cho biết quân đội nước nào đã bị nhắm mục tiêu trong những gì được Google mô tả là một “chiến dịch lừa đảo thông tin” do một nhóm có trụ sở tại Nga có tên là Coldriver, hoặc Callisto phát động. Báo cáo cho biết: “Các chiến dịch này được gửi bằng tài khoản Gmail mới được tạo đến các tài khoản không phải của Google, do đó, tỷ lệ thành công của các chiến dịch này là không thể xác định.
NATO không đưa ra bình luận ngay lập tức về báo cáo này. Nga, hiện đang chịu các lệnh trừng phạt kinh tế nặng nề của phương Tây sau quyết định xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng 2. Họ thường xuyên phủ nhận cáo buộc thực hiện các cuộc tấn công mạng nhằm vào các mục tiêu của phương Tây.
Vào năm 2019, công ty an ninh mạng F-Secure Labs của Phần Lan đã mô tả Callisto là một tác nhân đe dọa với các thủ đoạn tiên tiến và khó xác định. Callisto “quan tâm đến việc thu thập thông tin tình báo liên quan đến chính sách đối ngoại và an ninh” ở Âu Châu.
Báo cáo hôm thứ Tư của Google khẳng định, nhưng không nêu chi tiết, rằng Callisto cũng nhắm mục tiêu đến một Trung tâm Tình báo của NATO. Trong một tuyên bố, trung tâm này không đề cập trực tiếp đến báo cáo của Google nhưng cho biết: “Chúng tôi nhận thấy hoạt động mạng độc hại hàng ngày.”
7. Hồng Thập Tự Quốc tế lên án sự tàn bạo của người Nga
Ủy ban Hồng Thập Tự Quốc tế, gọi tắt là ICRC, xác nhận rằng nhà kho bị hư hại ở Mariupol là một địa điểm mà họ đang phân phối các thiết bị y tế cho bệnh viện. Tuy nhiên, ICRC đã không phân phối nguồn cung cấp từ nhà kho đó kể từ ngày 15 tháng 3 vì “cường độ giao tranh và không có thỏa thuận nào đạt được giữa các bên để cho phép hỗ trợ nhân đạo diễn ra an toàn”.
ICRC cho biết họ lo ngại rằng các vật phẩm được sử dụng để cứu trợ nhân đạo đang bị nhắm mục tiêu và kêu gọi các bên “làm mọi thứ trong khả năng của mình để tránh xác định các mục tiêu quân sự trong hoặc gần các khu vực đông dân cư và bảo vệ dân thường trước tác động của các cuộc tấn công”.
ICRC cho biết: “Nhưng điều chúng tôi phẫn nộ nhất là tình hình nhân đạo tổng thể ở Mariupol và những đau khổ không ngừng gây ra cho dân thường sống ở đó,” ICRC cho biết trong một tuyên bố. “Mọi người bị mắc kẹt không có cách nào ra khỏi thành phố an toàn, và họ đang thiếu những điều cơ bản cần thiết cho sự sống còn của họ. Điều này phải thay đổi”.
Đức Tổng Giám Mục Ukraine: Quân Nga xúc phạm, chà đạp phụ nữ, hôi của. Kêu gọi thế giới đứng về phía Ukraine
VietCatholic Media
05:04 31/03/2022
1. Trong bối cảnh cướp bóc, hãm hiếp của quân đội Nga, nhà lãnh đạo Công Giáo Ukraine kêu gọi thế giới đứng về phía Ukraine
Theo Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk, giáo chủ Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, tất cả những ai đang theo dõi sự đau khổ và chết chóc của Ukraine - đang phải đối mặt với một sự lựa chọn. Ngày nay, Ukraine là một biểu tượng, dấu chỉ và lời kêu gọi mà mọi cư dân trên toàn cầu phải lựa chọn đứng về phía nào.
“Tất cả những ai tôn trọng các điều răn của Đức Chúa Trời ‘Chớ lấy của người’ ngày nay đang phải chứng kiến quân xâm lược Nga cướp bóc, tước đoạt của dân thường, lấy đi những thứ cuối cùng và khiến người dân sắp chết đói, đều phải đứng về phía Ukraine. Tất cả những ai tôn trọng điều răn của Thiên Chúa “Chớ lấy vợ người” ngày nay đang phải chứng kiến quân xâm lược Nga làm nhục và hãm hiếp phụ nữ Ukraine dưới con mắt của con cái họ thì không thể giữ thái độ trung lập mà phải đứng về phía Ukraine”
Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav tiếp tục kêu gọi tất cả các nhà lãnh đạo của các quốc gia nắm trong tay số phận của nhân loại hiện đại: các chính trị gia, nghị sĩ, nhân vật tôn giáo, các nhà lãnh đạo dư luận và tất cả những người có thiện chí: “Hãy quyết định sự lựa chọn của các bạn! Hãy đứng về phía những nạn nhân vô tội của hành động xâm lược phi nghĩa, chứ không phải những kẻ đã áp đặt quan niệm và luật lệ của họ lên Ukraine và toàn thế giới và đang đe dọa Chiến tranh thế giới thứ ba!”
Người đứng đầu Giáo hội nói, chúng ta có thể cùng nhau ngăn chặn chiến tranh, và đứng trước thập giá của Chúa, mỗi người chúng ta phải đưa ra lựa chọn cho riêng mình.
“Chúng ta hãy đưa ra lựa chọn có lợi cho cuộc sống, ủng hộ những gì được Thiên Chúa chúc lành, ủng hộ những người có thể và muốn sống trong phẩm giá và sự thật”
Source:UGCC
2. Chủ tịch Hội Đồng Giám mục Ba Lan triều yết Đức Thánh Cha Phanxicô
Các vấn đề hiện tại liên quan đến hoạt động của Giáo hội ở Ba Lan trong cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine là trọng tâm của cuộc gặp gỡ giữa Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ba Lan với Đức Thánh Cha Phanxicô trong một buổi tiếp kiến riêng vào ngày 28 tháng Ba. Cuộc gặp gỡ kéo dài 45 phút.
Đức Tổng Giám Mục Gądecki đã báo cáo với Đức Thánh Cha Phanxicô về tình hình hiện tại được đưa ra tại phiên khoáng đại gần đây nhất của các Giám mục Ba Lan. Trong thông cáo chung sau đó, cũng như trong một tuyên bố đặc biệt, các giám mục Ba Lan đã lên án cuộc tấn công của Liên bang Nga vào Ukraine độc lập và dân chủ. Chủ tịch Hội đồng Giám mục cảm ơn Đức Thánh Cha đã dâng hiến toàn thể thế giới, đặc biệt là Nga và Ukraine, cho Trái tim Vô nhiễm Nguyên tội của Mẹ Maria.
Chủ tịch Hội đồng Giám mục cũng trình bày một bức tranh toàn cảnh về những hành động mà Giáo hội ở Ba Lan đã thực hiện ngay sau khi chiến tranh bùng nổ. “Ba Lan quan tâm đến các hoạt động viện trợ cho vô số người tị nạn từ Ukraine, những người đã chọn lánh nạn trên đất Ba Lan, cũng như hỗ trợ cho những người, bất chấp chiến tranh, vẫn ở lại đất nước Ukraine của họ. Sự trợ giúp của Giáo hội được cung cấp thông qua Caritas Polska và Caritas giáo phận, Nhóm PBC Hỗ trợ Giáo hội ở miền Đông, các cộng đồng tôn giáo nam và nữ, nhiều linh mục và chủng sinh,”. Đặc biệt, Đức Tổng Giám Mục Gądecki nhấn mạnh sự huy động to lớn của các giáo phận và sự cam kết của các giáo xứ Ba Lan.
Đức Tổng Giám Mục Gądecki cũng đã trình bày những nỗ lực của mình trong việc tăng cường các hành động chung của các Kitô hữu thuộc các giáo phái khác nhau vì một nền hòa bình công bằng, bao gồm cả một bức thư cá nhân gửi cho Thượng phụ Kirill. Ngài cũng thông báo với Đức Giáo Hoàng về cuộc gặp đã được lên kế hoạch với Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô tại Warsaw vào hôm thứ Ba.
Đức Thánh Cha cũng đã được thông báo tóm tắt về những khó khăn gây ra cho Giáo hội hoàn vũ từ các vấn đề được nêu lên bởi Tiến Trình Công Nghị của Đức.
Đức Tổng Giám Mục Gądecki khẳng định với các tín hữu Ba Lan rằng Đức Phanxicô không ủng hộ Tiến Trình Công Nghị Đức.
Đức Thánh Cha cảm ơn về tất cả các hành động của Giáo hội ở Ba Lan và bảo đảm về sự hỗ trợ tinh thần của ngài. Ngài yêu cầu các giáo sĩ và chủng sinh luôn gần gũi với đức tin của dân Chúa. Ngài cũng chúc lành cho các công việc của Hội Đồng Giám Mục Ba Lan.
Văn phòng Báo chí của Hội đồng Giám mục Ba Lan
Source:episkopat.pl
3. Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô và Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Ba Lan cầu nguyện cho hòa bình ở Ukraine
Nhà lãnh đạo tinh thần của Chính Thống Giáo trên thế giới và chủ tịch hội đồng giám mục Công Giáo của Ba Lan đã cùng nhau cầu nguyện cho hòa bình ở Ukraine vào hôm thứ Ba.
Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô của Constantinople, đã cầu nguyện cùng với Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki tại thủ đô Warsaw của Ba Lan hôm 29 tháng Ba.
Lời cầu nguyện chung diễn ra vào ngày thứ hai trong chuyến thăm ba ngày của Đức Thượng Phụ tới Ba Lan, nơi đã tiếp nhận hơn 2.3 triệu người chạy trốn khỏi cuộc chiến ở Ukraine tính đến ngày 28 tháng Ba.
Một cuộc gặp riêng giữa Đức Tổng Giám Mục Gądecki và Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô đã diễn ra tại Tòa Tổng Giám mục Warsaw, nơi các vị được đón tiếp bởi Đức Hồng Y Kazimierz Nycz của Warsaw.
Đức Thượng Phụ Đại Kết đã gặp gỡ những người tị nạn Ukraine đang tạm trú trong khuôn viên của Đại học Hồng Y Stefan Wyszyński ở Warsaw.
Trong một bài phát biểu sau cuộc gặp gỡ, nhà lãnh đạo Chính thống giáo cho biết: “Điều tôi nhận ra rất sâu sắc trong chuyến thăm của mình ở đây là đôi khi chỉ có chỗ cho nước mắt. Đôi khi phản ứng thích hợp duy nhất là im lặng. Đôi khi chúng ta chỉ có thể chia sẻ sức mạnh của sự xúc động, sự an ủi, khi ngồi bên cạnh ai đó”.
“Chúng tôi đã chúc mừng các bạn về sự hào phóng và lòng hiếu khách của mọi người ở Ba Lan - cũng như ở các quốc gia láng giềng khác của Ukraine. Các bạn đã thực sự trao nhà và trái tim của mình cho người đồng loại. Và toàn bộ thế giới nợ các bạn một món nợ sâu sắc của lòng biết ơn”.
Trong bài phát biểu của mình, Gądecki nói: “Chúng tôi rất vinh dự trước sự hiện diện của Đức Thượng Phụ ở Warsaw, vào thời điểm khó khăn được đánh dấu bởi cuộc chiến ở Ukraine. Cảm ơn sự đoàn kết của các tín hữu Chính Thống Giáo trong lời kêu gọi chung của chúng ta vì một nền hòa bình công bằng cho Ukraine và toàn thế giới”.
“Vào ngày 24 tháng 2 năm nay, thế giới đã bị sốc trước thông tin kinh hoàng rằng Liên bang Nga đã phát động một cuộc chiến tranh chống lại Ukraine. Kể từ đó, hàng nghìn người vô tội đã bị giết, bao gồm hàng trăm trẻ em, người già, phụ nữ và đàn ông không liên quan gì đến các cuộc chiến. Nhiều hành động của kẻ xâm lược mang dấu ấn của tội ác diệt chủng”.
“Một số thị trấn và làng mạc đã bị san bằng; bệnh viện và trường học đã bị đánh bom. Và tất cả những điều này đang xảy ra vào đầu thế kỷ 21, 100 năm sau khi Đế chế Xô Viết vô thần được thành lập và 77 năm kể từ khi Thế chiến thứ hai kết thúc”.
Tổng giám mục Ba Lan lưu ý rằng Ukraine và Nga đang có chiến tranh mặc dù cả hai đều có nguồn gốc Kitô giáo của họ từ sau lễ rửa tội của Vladimir Đệ Nhất, đại hoàng tử của Kiev, vào năm 988.
“Trớ trêu thay, trong cuộc chiến này, hai quốc gia Slavo Kitô Giáo đang chiến đấu với nhau, nhưng họ lại có cùng một chung một giếng rửa tội từ lễ rửa tội của Thánh Vladimir Đại đế, Hoàng tử xứ Kiev, người, vào năm 988, đã nhận phép Rửa Tội từ thủ đô Constantinople”.
Đức Tổng Giám Mục Gądecki nhắc nhớ bức thư ngày 2 tháng 3 mà ngài viết cho lãnh đạo Giáo Hội Chính thống Nga, trong đó ngài hỏi một cách thẳng thừng rằng liệu “có được phép phá hủy cái nôi của Kitô giáo trên mảnh đất nơi mà người Nga đã được rửa tội hay không”.
Giáo Hội Chính thống giáo Nga đã cắt đứt quan hệ với Tòa Thượng phụ Đại kết Constantinople vào năm 2018 sau khi Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô xác nhận rằng ngài dự định công nhận sự độc lập của Giáo hội Chính thống Ukraine.
Sau các bài phát biểu, Đức Thượng phụ Đại kết và Tổng giám mục Poznań, miền tây Ba Lan, đã đến nhà nguyện để cầu nguyện cho hòa bình.
Sau bài đọc Phúc âm theo Thánh Gioan, những người có mặt đã cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo tôn giáo trở thành những tấm gương sống cho việc xây dựng hòa bình, cho những người theo các tôn giáo khác, và đặc biệt cho những người cầm quyền ở Nga và Ukraine.
Các ngài cũng cầu nguyện phần rỗi đời đời cho những người đã chết trong cuộc chiến và xin Chúa thương xót cả những người đã chết khi tham gia vào cuộc chiến này với ý đồ xấu xa.
Buổi cầu nguyện cho hòa bình kết thúc bằng việc đọc kinh Lạy Cha bằng tiếng Anh và tiếng Ukraine và lời chúc lành của Đức Tổng Giám Mục Gądecki và Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô
Cuộc gặp gỡ giữa Đức Tổng Giám Mục và Đức Thượng Phụ diễn ra một ngày sau khi Đức Tổng Giám Mục bay sang Rôma để triều yết Đức Thánh Cha, tại đó ngài thảo luận với Đức Thánh Cha về sự hỗ trợ của người Ba Lan đối với người tị nạn Ukraine.
Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô có mối quan hệ thân thiết với Đức Thánh Cha Phanxicô. Đức Thánh Cha đã tìm cách tăng cường mối quan hệ Công Giáo-Chính thống giáo kể từ khi ngài lãnh sứ vụ mục tử toàn thể đoàn chiên Chúa vào năm 2013.
Đức Thượng Phụ đã gặp Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda vào hôm thứ Hai, trong ngày đầu tiên của chuyến thăm Ba Lan. Tổng thống Duda dự kiến sẽ triều yết Đức Thánh Cha Phanxicô tại Vatican vào hôm thứ Sáu.
Source:Catholic News Agency
Putin kinh ngạc: Lính Nga bất phục tùng, bắn rớt máy bay Nga. Tình báo Mỹ biết rõ tính toán của Nga
VietCatholic Media
16:07 31/03/2022
1. Người đứng đầu cơ quan gián điệp của Anh cho biết một số binh sĩ Nga đang từ chối thực hiện mệnh lệnh, tự bắn rớt máy bay của mình
Hôm thứ Tư, Giám đốc Bộ chỉ huy Truyền thông Chính phủ Anh, gọi tắt là GCHQ, Jeremy Fleming cho biết, có thông tin tình báo mới cho thấy một số binh sĩ Nga ở Ukraine đã phá hoại các thiết bị của chính họ và vô tình bắn hạ một trong những máy bay của họ, Reuters đưa tin.
Fleming nói trong một bài phát biểu tại Đại học Quốc gia Úc Đại Lợi: “Chúng tôi đã chứng kiến những binh sĩ Nga thiếu vũ khí và nhuệ khí - từ chối thực hiện mệnh lệnh, phá hoại thiết bị của họ và thậm chí vô tình bắn hạ máy bay của họ.
Fleming nói: “Putin đã đánh giá sai tình hình. Chúng tôi tin rằng các cố vấn của Putin sợ phải nói sự thật với ông ấy”. Reuters đã không thể xác nhận phân tích của GCHQ một cách độc lập.
Đây là thông tin khác từ báo cáo của Reuters:
GCHQ, tập hợp thông tin liên lạc từ khắp nơi trên thế giới để xác định và ngăn chặn các mối đe dọa đối với Anh, có mối quan hệ chặt chẽ với Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ và với các cơ quan nghe lén của Úc, Canada và New Zealand trong một tập đoàn có tên “Five Eyes”, nghĩa là “Năm Con Mắt”
Bộ Quốc phòng Nga cho biết các lực lượng vũ trang của họ rất chuyên nghiệp và đang thực hiện nhiệm vụ ở Ukraine với nhiều thành công đáng kể. Nó nói rằng phương Tây đã tung tin dối trá về hoạt động này nhằm hạ bệ Nga.
Hoa Kỳ đánh giá rằng Nga đang chịu tỷ lệ thất bại cao tới 60% đối với một số hỏa tiễn dẫn đường được cho là chính xác của họ, ba quan chức Hoa Kỳ am hiểu về tình báo nói với Reuters.
Các quan chức Mỹ và Âu Châu cho biết ông Putin đã bị đánh lừa bởi các cố vấn, những người quá sợ hãi khi nói với ông rằng cuộc chiến ở Ukraine đang diễn ra tồi tệ như thế nào và các biện pháp trừng phạt của phương Tây gây tổn hại ra sao. Điện Cẩm Linh không đưa ra bình luận ngay lập tức.
Ông Putin nói rằng “cuộc hành quân đặc biệt” ở Ukraine là cần thiết vì Mỹ đang sử dụng Ukraine để đe dọa Nga và Mạc Tư Khoa phải bảo vệ kiều bào trước cuộc đàn áp những người nói tiếng Nga của Ukraine.
2. Mỹ đã đoán trước hầu hết mọi động thái của Vladimir Putin ở Ukraine. Đây có thể là cách họ đã làm điều đó
Hai tác giả Carrington Clarke và Peter Jones từ Washington DC có bài nhận định nhan đề “The US anticipated almost every move Vladimir Putin made in Ukraine. This is how they probably did it”.
Dù Hoa Kỳ đã không ngăn chặn cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, chính quyền Biden dường như đã biết điều đó đến từng chi tiết một cách phi thường.
Trong những tuần dẫn đến cuộc xâm lược vào ngày 24 tháng 2, khi Nga tập trung binh lính và khí tài ở biên giới nước láng giềng, các quan chức cấp cao của Mỹ đã cảnh báo một cuộc tấn công sắp xảy ra, bất chấp Điện Cẩm Linh liên tục phủ nhận.
Khi Nga uy hiếp Ukraine từ xa, ngay cả chính phủ Ukraine đôi khi cũng coi việc tập trung quân này là điều hù dọa chứ không phải là tiền đề của chiến tranh.
Các phóng viên hỏi Tổng thống Mỹ Joe Biden tại sao ông lại tin rằng tổng thống Nga Vladimir Putin quyết định xâm lược Ukraine.
“Chúng tôi có một khả năng tình báo đáng kể,” ông Biden trả lời ngắn gọn.
Ông Biden cũng tuyên bố biết chính xác những gì ông Putin có trong kế hoạch - cho đến cụ thể từng ngày.
Cứ như thể các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã đánh trúng tâm trí của một nhà lãnh đạo nước ngoài khét tiếng về việc bảo vệ bí mật của ông ta.
Vậy Mỹ đã khoa trương hay họ thực sự biết những gì Nga đã lên kế hoạch?
Khả năng có gián điệp trong Điện Kremlin
Là một cựu điệp viên bậc thầy, ông Putin biết tầm quan trọng của tình báo và giảm thiểu tối đa khả năng kẻ thù biết được kế hoạch của ông ta, dù kẻ thù ấy là thực sự hay nghi ngờ.
Putin được cho là vẫn dựa vào các chiến thuật đã học được khi còn là một điệp viên KGB.
Cho đến ngày nay, ông ta không tin tưởng vào công nghệ, vì biết rằng Hoa Kỳ có khả năng xâm nhập bất thường qua Cơ quan Tình báo Trung ương, gọi tắt là CIA, và Cơ quan An ninh Quốc gia, gọi tắt là NSA.
“Người ta nói rằng Putin rất hiếm khi sử dụng email và các cuộc gọi của ông ta được sử dụng rất chọn lọc,” Calder Walton, một nhà sử học và chuyên gia tình báo tại Trường Harvard Kennedy cho biết.
“Thế giới quan của Putin bị chi phối bởi sự nghiệp trước đây của ông ta với tư cách là một sĩ quan KGB, và đồng nghĩa với đó là sự hoang tưởng. Vì vậy, ông ta là một nhà lý thuyết âm mưu thực sự và hoang tưởng”.
Những bức ảnh được lưu truyền rộng rãi về việc Putin ngồi ở đầu những chiếc bàn dài trông thật hài hước khi gặp gỡ các nhà lãnh đạo thế giới và nhóm của ông ta là một ví dụ hoàn hảo cho một người đàn ông đang cố gắng ngăn chặn các mối đe dọa.
Tuy nhiên, bất chấp những biện pháp bảo vệ đó, có vẻ như Hoa Kỳ đã biết trước kế hoạch xâm lược của Putin và đủ tự tin để đưa ra các đánh giá của mình.
Theo ông Walton, Mỹ thường khai thác nhiều nguồn khác nhau.
“Tôi tự tin nói rằng không chỉ có một nguồn tình báo duy nhất đâu, nhưng có thể là sự kết hợp: các nguồn nhân lực tiềm năng, những người thân cận với Putin... kỹ thuật lâu đời của ngành nghề, gián điệp, tuyển dụng gián điệp”
Nhưng, theo ông Walton, có những thủ thuật khác hiện đại hơn trong hệ thống tình báo hiện tại,.
Chúng bao gồm “thu thập thông tin tình báo kỹ thuật”, thường dựa vào hình ảnh vệ tinh và “các nguồn tình báo mở”.
Kỹ thuật này dựa trên một lượng lớn dữ liệu hiện có sẵn từ các vệ tinh thương mại và thậm chí cả các phương tiện truyền thông xã hội để xác lập xem các bước tiếp theo của kẻ thù là gì.
Mỹ đã từng nắm được nội tình của Nga trước đây
Có một lịch sử gián điệp lâu đời giữa Hoa Kỳ và Nga và tiền thân của nó, là Liên Xô.
Trong phần lớn thời gian của Chiến tranh Lạnh, điệp viên nhị trùng và gián điệp chìm hoạt động ở cả hai quốc gia.
Năm 2010, rất lâu sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, FBI đã bắt giữ một mạng lưới các nhân viên tình báo Nga thực hiện các nhiệm vụ bí mật trong khi sống cuộc sống dường như bình thường ở các vùng ngoại ô của Mỹ.
Nhưng ví dụ gần đây nhất và có tác động nhất về cáo buộc gián điệp của Nga là cuộc bầu cử năm 2016.
Theo Calder Walton, thông tin tình báo về sự dính líu của ông Putin đã được một người Nga cung cấp cho Mỹ.
Ông nói: “Chút thông tin tình báo quan trọng nói rằng nó được chỉ đạo trực tiếp bởi Putin... và nguồn tin con người đó đã được đưa ra khỏi Nga dưới sự bảo vệ của CIA,”
Trong FBI, từ viết tắt được sử dụng để mô tả động cơ khiến mọi người làm gián điệp cho một thế lực nước ngoài là MICE: Tiền bạc, ý thức hệ, sự ép buộc và cái tôi.
Ông Walton nói, cố gắng dụ dỗ những người ở Mạc Tư Khoa có thể là khó khăn, vì vậy có khả năng Mỹ đã cố gắng tiếp cận các quan chức chính phủ Nga được bố trí làm việc ở các thủ đô nước ngoài.
Nhưng những người làm việc cho Điện Cẩm Linh ở nước ngoài trong các công việc như các chức vụ ngoại giao cũng có thể là gián điệp cho đất mẹ của họ.
Mỹ gần đây đã trục xuất một nhóm người Nga làm việc tại New York cho phái bộ Nga của Liên Hợp Quốc.
Ông Walton nói: “Có một truyền thống lâu đời đối với Nga là sử dụng vỏ bọc ngoại giao, đặc biệt là tại Liên Hợp Quốc, để hoạt động gián điệp nhằm tuyển dụng các điệp viên nước ngoài.
“Phải nói rằng gần như chắc chắn các chính phủ phương Tây cũng làm như vậy.”
Thanh trừng và hoang tưởng trong điện Cẩm Linh
Trong khi Mỹ biết nhiều thông tin chi tiết về kế hoạch bắt đầu chiến tranh của Nga, nhiều người đã ngạc nhiên bởi cuộc xâm lược này đã diễn ra tồi tệ như thế nào.
Bất chấp sự đầu tư mạnh mẽ vào quân đội của mình trong hơn một thập kỷ, danh tiếng của quân đội Nga từng đáng sợ đã bị ảnh hưởng nặng nề.
Thay vì chiến thắng nhanh chóng mà nhiều người đã dự đoán, nó đã bị đình trệ bởi sự kháng cự dữ dội của một quốc gia nhỏ hơn nhiều.
Điều đó đã làm cho việc thu thập thông tin tình báo trong chiến tranh trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Các đơn vị của Nga dường như đang hoạt động bằng cách sử dụng liên lạc không an toàn, cho phép người Ukraine chặn được tin nhắn của họ và sau đó xác định chính xác cả các đơn vị và mục tiêu có giá trị cao.
Ukraine đã tìm cách nhắm mục tiêu và được cho là đã giết chết 7 tướng lĩnh Nga trong cuộc xung đột kéo dài một tháng, một tỷ lệ tiêu hao chưa từng thấy kể từ Thế chiến thứ hai.
Khi quân đội của ông gặp khó khăn, các đồng minh giàu có nhất của ông đang áp đặt trừng phạt và thông tin bị rò rỉ cho kẻ thù của ông, Vladimir Putin có thể trở nên lo lắng.
Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh, nhà lãnh đạo Nga được cho là đang tiến hành một cuộc thanh trừng nội bộ các sĩ quan và nhân viên tình báo.
Fiona Hill, cựu giám đốc phụ trách các vấn đề về Nga của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, nói với Meet the Press: “Nếu Putin thất bại và nổi khùng, thì thảm họa là ở vòng trong những người thân tín của ông ta chứ không chỉ những ai ở vòng ngoài”.
Putin, người lấp đầy vòng trong của mình với những người có liên hệ với các cơ quan tình báo của Nga, giờ đây có thể coi họ là mối đe dọa tiềm tàng đối với sự lãnh đạo của ông.
Walton nói: “Chắc chắn có một lịch sử về các cuộc đảo chính và quan trọng hơn, các cuộc đảo chính thất bại luôn liên quan đến các cơ quan tình báo Liên Xô của Nga”
“KGB là công cụ trong một cuộc đảo chính thất bại vào năm 1991 khi họ cố gắng lật đổ Gorbachev, và KGB là công cụ dẫn đến sự sụp đổ của Khrushchev trong Chiến tranh Lạnh trước đó”.
Tuy nhiên, ông Walton nói rằng việc ông Putin nắm chặt các cơ quan tình báo của Nga đồng nghĩa với việc một cuộc đảo chính chống lại ông sẽ rất khó khăn.
“Ông ta kiểm soát họ theo cách mà ngay cả trong thời kỳ Liên Xô, các nhà lãnh đạo Liên Xô đã không làm. Đây là những nô bộc cá nhân của riêng ông ta. Tôi e rằng lịch sử của các cuộc đảo chính và lịch sử của Nga cho thấy nó khó có thể thành công.”
Source:ABC News
3. Quân Nga bị đánh bại tại Orlove, Zahradivka và Kochubeyivka
Các đơn vị của lực lượng phòng vệ Ukraine đã giành lại quyền kiểm soát các khu định cư Orlove, Zahradivka và Kochubeyivka.
Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine đã cho biết như trên.
Theo bản cập nhật hoạt động tính đến khuya ngày thứ Tư 30 tháng 3, người Nga đang pháo kích dữ dội vào thành phố Kharkiv. Trước đó, hai tiểu đoàn biệt kích Nga và chỉ huy của Lữ đoàn Biệt kích 200 đã bị loại khỏi vòng chiến gần thành phố Kharkiv. Bộ Tổng tham mưu xác nhận bản tin theo đó “Trong các trận đánh gần Kharkiv, Lữ đoàn biệt kích 200 của quân Nga đã mất hai tiểu đoàn và tư lệnh của lữ đoàn này, là đại tá Denis Kurilo, đã thiệt mạng. Tổn thất của Lữ đoàn 200 lên tới hơn 1.500 quân.”
Bộ Tổng tham mưu nhấn mạnh rằng mối đe dọa Nga sử dụng hỏa tiễn đối với tổ hợp công nghiệp-quốc phòng và cơ sở hạ tầng hậu cần của Ukraine vẫn còn.
Đặc biệt đáng lưu ý là các đơn vị bổ sung của lực lượng vũ trang Nga đang được chuyển đến Ukraine để tham chiến.
Bộ lưu ý rằng để kiểm soát các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng tạm thời ở miền Nam Ukraine, người Nga đang cố gắng thành lập các chính quyền quân sự-dân sự và đã bắt đầu chuẩn bị cho một cuộc trưng cầu dân ý về một thực thể gần như nhà nước ở khu vực Kherson, trong cái mà người Nga gọi là “Cộng hòa Nhân dân Kherson”.
Theo hướng Volyn, tại khu vực định cư Pinsk, Luninets của Cộng hòa Belarus, người ta ghi nhận các đơn vị lính dù thuộc lực lượng vũ trang Liên bang Nga, có thể đã rút khỏi lãnh thổ Ukraine.
Kế hoạch tái tập hợp các đơn vị của Quân khu phía Đông tiếp tục theo hướng Polissya. Các đơn vị này dự kiến sẽ chuyển sang các khu vực khác.
Quân Nga không chủ động tiến công trên hướng Bắc.
Trên hướng Donetsk, những nỗ lực chính của quân xâm lược tiếp tục tập trung vào việc giành quyền kiểm soát các khu định cư ở Popasna, Rubizhne, cũng như việc đánh chiếm thành phố Mariupol.
4. Putin nói với tổng thống Pháp Macron, rằng các cuộc pháo kích của Nga vào Mariupol chỉ chấm dứt khi quân Ukraine đầu hàng
Lực lượng Nga đã tấn công một cơ sở của Hội Hồng Thập Tự ở thành phố cảng Mariupol, miền nam Ukraine đang bị bao vây trong suốt 5 tuần qua, nữ thanh tra Ukraine, Lyudmyla Denisova, cho biết. Phát ngôn nhân của Hội Hồng Thập Tự Quốc tế xác nhận một hình ảnh đang được lưu hành, cho thấy một nhà kho của Hội Hồng Thập Tự ở Mariupol bị người Nga đánh bom bốc cháy, nhưng họ không thể cung cấp bất kỳ thông tin nào khác.
Điện Cẩm Linh cho biết, Vladimir Putin nói với tổng thống Pháp Emmanuel Macron, rằng các cuộc pháo kích của Nga vào Mariupol sẽ chỉ kết thúc khi quân đội Ukraine đầu hàng. Các quan chức Pháp cho biết Putin đã đồng ý xem xét kế hoạch di tản công dân ra khỏi thành phố miền nam Ukraine, nhưng chính phủ Nga cho biết Putin đã khăng khăng nói với Macron rằng “các chiến binh dân tộc chủ nghĩa” Ukraine phải đầu hàng.
Thị trưởng địa phương, ông Oleksandr Markushyn, cho biết khoảng 200 đến 300 thường dân đã thiệt mạng tại thị trấn Irpin của Ukraine gần Kiev trước khi thị trấn này được giải phóng khỏi quân Nga trong tuần này. Khoảng 50 quân nhân Ukraine đã thiệt mạng ở Irpin, và một số thi thể vẫn bị mắc kẹt dưới đống đổ nát. Ông cho biết thêm rằng đã có các trận pháo kích của Nga trong khu vực suốt đêm.
Cũng liên quan đến tình hình nhân đạo, quan chức nhân quyền Liên hợp quốc cho biết các thành phố Ukraine đã bị tấn công bởi các cuộc không kích và pháo kích lớn trong cuộc xâm lược kéo dài 5 tuần của Nga, giết hại dân thường và phá hủy bệnh viện trong những hành động có thể trở thành tội ác chiến tranh.
Hơn 4 triệu người đã chạy trốn khỏi cuộc chiến “hoàn toàn vô nghĩa” của Nga đối với Ukraine kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược vào ngày 24 tháng 2, cơ quan tị nạn của Liên Hợp Quốc cho biết. Con số này vượt qua ước tính ban đầu của Liên Hợp Quốc rằng cuộc chiến sẽ tạo ra tới 4 triệu người tị nạn. Hơn 90% là phụ nữ và trẻ em.
Phát biểu trước Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Geneva, bà Michelle Bachelet kêu gọi Nga rút quân vô điều kiện.
Bà cũng cho biết văn phòng của bà đã nhận được “những cáo buộc đáng tin cậy” rằng các lực lượng Nga đã sử dụng bom chùm, và đạn chùm ở các khu vực đông dân cư của Ukraine ít nhất 24 lần.
Bà nói: “Các ngôi nhà và các tòa nhà hành chính, bệnh viện và trường học, các trạm nước và hệ thống điện hoàn toàn không được chừa ra”.
Nga đã phủ nhận việc nhắm mục tiêu vào dân thường trong cái mà nước này gọi là “cử hành đặc biệt” nhằm giải giáp và “phi Quốc Xã hóa” nước láng giềng.
Bà Bachelet nói rằng văn phòng của bà, nơi triển khai gần 60 cơ quan giám sát nhân quyền của Liên hợp quốc ở Ukraine, đã xác minh 77 sự việc trong đó các cơ sở y tế bị hư hại, bao gồm 50 bệnh viện.
Bà nói: “Các cuộc tấn công này là bừa bãi bị cấm theo luật nhân đạo quốc tế và có thể trở thành tội ác chiến tranh.
Đề cập đến các quy tắc chiến tranh được thể hiện trong các công ước Geneva, Bachelet nói: “Việc phá hủy lớn các đối tượng dân sự và số lượng thương vong dân sự cao cho thấy rằng các nguyên tắc cơ bản về phân biệt, tương xứng và đề phòng đã không được tuân thủ đầy đủ”.
5. Đàm phán hòa bình ở Thổ Nhĩ Kỳ không đi đến đâu
Một ngày sau cuộc đàm phán hòa bình ở Thổ Nhĩ Kỳ giữa Nga và Ukraine, Điện Cẩm Linh bác bỏ hy vọng về một bước đột phá. Người phát ngôn của Điện Kremlin, Dmitry Peskov, cho biết: “Chúng tôi không thể nói rằng có bất kỳ điều gì hứa hẹn và cũng chẳng có bất kỳ đột phá nào. Ông nói rằng việc Kiev đã vạch ra những yêu cầu của mình là “tích cực” nhưng “còn rất nhiều việc phải làm”.
Trước viễn cảnh chiến tranh kéo dài Hoa Kỳ sẽ cung cấp 500 triệu đô la hỗ trợ ngân sách cho Ukraine
Theo thông tin từ Tòa Bạch Ốc, Hoa Kỳ sẽ cung cấp 500 triệu đô la hỗ trợ ngân sách cho Ukraine, Tổng thống Joe Biden nói với tổng thống Volodymyr Zelenskiy của Ukraine như trên trong một cuộc nói chuyện hôm thứ Tư 30 tháng Ba. Hai nhà lãnh đạo đã nói chuyện qua điện thoại trong gần một giờ đồng hồ, về những nỗ lực không ngừng của Mỹ, và các đồng minh nhằm cung cấp hỗ trợ quân sự, kinh tế và nhân đạo cho Ukraine.
6. Nga nịnh bợ Trung Quốc
Ngoại trưởng Nga, Sergei Lavrov, ca ngợi Trung Quốc là một phần của “trật tự thế giới dân chủ, công bằng” trước cuộc gặp gỡ với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Trong chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng trước, Ngoại trưởng Lavrov nói rằng thế giới đang “trải qua một giai đoạn rất nghiêm trọng trong lịch sử quan hệ quốc tế”. Ông Vương Nghị cho biết Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa “quyết tâm hơn” trong việc phát triển quan hệ song phương và thúc đẩy hợp tác, đồng thời tái khẳng định sự ủng hộ của Trung Quốc đối với việc tiếp tục các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine.
Dũng cảm: Nữ phóng viên chiến tranh Ba Lan cứu 30 người tị nạn, từ chối danh hiệu anh hùng
VietCatholic Media
16:12 31/03/2022
1. Đức Thượng Phụ Đại kết đến Ba Lan, để an ủi những người tị nạn Ukraine
Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô đã ở Ba Lan từ hôm Chúa Nhật 27 tháng Ba, theo lời mời chính thức của chính phủ Ba Lan.
Ủy ban thông tin của Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo Constantinople cho biết như sau:
Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô đã đến Warsaw vào ngày Chúa Nhật, theo lời mời của Tổng thống Ba Lan, ông Andrzej Duda, và Đức Tổng Giám Mục Savva của Warsaw.
Đức Thượng phụ Đại kết đến thăm Ba Lan để an ủi và hỗ trợ cho nhiều người tị nạn đã chạy trốn sang đó sau khi nổ ra chiến tranh ở Ukraine.
Vị Thượng phụ Đại kết được tháp tùng bởi Đức Tổng Giám Mục Emmanuel của Chalcedon và Đức Tổng Giám Mục Syncellus Iakovos.
Trước khi lên đường, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô nói trong chuyến thăm sắp tới của ngài tới Ba Lan, nơi hàng triệu người tị nạn đã tìm thấy nơi lánh nạn, ngài hy vọng gặp gỡ họ để truyền tải thông điệp an ủi và hy vọng.
“Đức Trinh Nữ Maria biết những đau khổ, gian truân, bị từ chối, khi Mẹ hạ sinh con trai đầu lòng của mình trong máng cỏ. Mẹ Thiên Chúa đã tự mình là một người tị nạn, khi ban đêm vội vã khởi hành sang Ai Cập với con của mình, để cứu Ngài khỏi những kẻ tìm giết”.
“Mẹ buộc phải di cư từ Bethlehem đến một Ai Cập xa xôi với một tương lai bất định, nơi được chứng minh là một nơi thực sự dành cho người mẹ bị ngược đãi và đứa trẻ sơ sinh của Mẹ, một nơi tiếp đón và chào đón những người hàng xóm xa lạ. Cũng thế Ba Lan đã mở rộng vòng tay chào đón hàng triệu người Ukraine, những người đã phải chạy trốn vì cuộc chiến khủng khiếp đang hoành hành trên đất nước của họ”.
Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô đã an ủi những người tị nạn Ukraine rằng:
“Đừng mệt mỏi! Hãy đặt lòng tin cậy nơi Chúa Giêsu Kitô! Sự Phục sinh đang đến! Lời loan báo Chúa Kitô đã phục sinh sẽ được vang lên một lần nữa.”
Source:Orthodox Times
2. Phóng viên chiến tranh Ba Lan cứu 30 người tị nạn, từ chối danh hiệu anh hùng
Nữ phóng viên truyền hình đã liều mình cứu 30 người Ukraine bằng cách đưa họ ra khỏi Irpin khi quân Nga pháo kích liên tục vào thành phố.
Monika Andruszewska của Đài Truyền hình Quốc tế Ba Lan đã đưa tin về tình hình Ukraine kể từ sau cuộc nổi dậy mang tên Euromaidan (2013-14), đặc biệt là ở những vùng lãnh thổ bị Nga xâm lược. Cô ấy đã nhiều lần thể hiện sự trưởng thành, dũng cảm và quan tâm đến nhu cầu của người khác.
Một vài ngày trước, cô ấy đã hành động trong một tình huống mà cô ấy nói rằng cô ấy không cần phải suy nghĩ gì về điều phải làm và không thể hiện bất kỳ chủ nghĩa anh hùng đặc biệt nào. Tuy nhiên, thế giới lại có ý kiến khác.
Nedim Useinow, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Warsaw, đã viết trên Facebook:
Một người Ba Lan dũng cảm, bạn của tôi, Monika Andruszewska, một nhà báo và phóng viên chiến tranh vĩ đại, nhưng trên hết là một con người vĩ đại. Theo chứng tá của những người lính Ukraine trong bức ảnh, cô ấy đã cứu khoảng 20 gia đình dưới cây cầu bị người Nga nã pháo ở Irpin, gần Kiev. Trong khi các phóng viên nước ngoài đang quay cảnh cho đài của họ, cô đặt máy quay xuống và lao vào giúp đỡ mọi người. Hoan hô! Tôi ngả mũ chào cô ấy.
Dawid Wildstein cũng cảm động trước thái độ của Monika Andruszewska.
Phóng viên của TVP tại Ukraine, người tình cờ là bạn của tôi, Monika Andruszewska, đã liều mạng cứu 30 người Ukraine bằng cách đưa họ khỏi Irpin khi nó đang bị quân Nga pháo kích dữ dội. Cô ấy là một nữ anh hùng.
Chính nhà báo đã giải thích toàn bộ tình huống:
Đối với tôi, người Nga coi thường dân là mục tiêu, đó là một tình huống rất cực đoan và tất cả mọi người ở đây đều đưa phải ra quyết định của riêng mình.
Ngày hôm kia, khi tôi và bạn tôi lái xe đến Romanivka gần Irpin, tôi thấy có nhiều thường dân từ Bucza và Irpin đang lang thang xung quanh. Mọi người đang cố gắng thoát khỏi trận pháo kích và quân Nga đang tiến lên. Các gia đình hoảng loạn có trẻ em, người già, và các súc vật của họ. Họ đang đi dọc cây cầu bị sập, trong khi đạn pháo nổ gần đó. Không có đủ xe để di tản họ. Chúng tôi bắt đầu vận chuyển họ và sau nhiều chuyến đi, chúng tôi đã di tản tổng cộng 30 người và một số súc vật đến Kiev. Những người này đã vô cùng kiệt sức, nhiều người trong số họ đã phải ở trong tầng hầm vài ngày qua. Cùng lúc đó, một quả bom đã rơi xuống một trong những nơi mà chúng tôi đã đưa người đi.
Tôi nhận được rất nhiều tin nhắn thực sự ấm áp, bao gồm cả yêu cầu được xuất hiện trên các phương tiện truyền thông và kể những câu chuyện về nó. Tôi xin lỗi, tôi không thể. Tôi chỉ đang làm những gì tôi phải làm và không cần phải tỏa sáng trên các phương tiện truyền thông về điều đó bây giờ. Cảm ơn, nhưng thực sự không có gì đặc biệt ở đây. Sự thật là tôi đã quen với việc lái xe dưới lửa đạn trong vài năm qua và tôi không thực sự nghĩ về điều đó.
Cô nói thêm, có những người không được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông là những người rất anh hùng.
Source:Aleteia
3. Kirill sẽ ngã gục theo Putin
Nhà thần học Jean-François Colosimo phân tích hậu quả của mối quan hệ mập mờ giữa Thượng phụ Kirill và Vladimir Putin. Đối với ông, hai người đàn ông này sẽ phải chịu chung số phận.
Aleteia: Bạn chỉ ra rằng Putin và Kirill thuộc cùng một thế hệ. Ngoài tuổi tác, hai người đàn ông này có điểm gì chung?
Jean-François Colosimo: Ở Nga, sau năm 1989, chỉ có hai tổ chức nổi lên từ đống đổ nát của chủ nghĩa cộng sản: KGB và Giáo hội, vốn có mối quan hệ cũ. Kirill ngay lập tức tham gia cuộc đua để trở thành Thượng Phụ, là mục tiêu mà ông đã đạt được vào năm 2009. Trong khi lúc đầu nổi tiếng là một nhà đại kết và tiến bộ, ông có khuynh hướng chống phương Tây điển hình của chế độ độc tài mới và tán thành chính sách đối ngoại của Putin. Theo một cách nào đó, ông ta trở thành bộ trưởng phụ trách các vấn đề tôn giáo của Putin. Cũng giống như cách mà Putin lãnh đạo một liên bang đa sắc tộc, đa tín ngưỡng và đa ngôn ngữ, Kirill, nhân danh Chính thống giáo, chủ trì Hội đồng tôn giáo của Nga, nơi tập hợp các rabbi của Do Thái giáo, Đại Mufti của Hồi giáo và Grand Lama của Phật giáo. Nhìn bên ngoài, Thượng Phụ Kirill và kẻ chuyên quyền Putin tuyên bố cùng một hệ tư tưởng về sự thống nhất của “thế giới Nga”, hay nói cách khác, về một nước Nga bao gồm tất cả những người nói tiếng Nga. Chủ nghĩa đế quốc liên bang Nga này được thực hiện bởi thực tế là không có phiên tòa Nuremberg xét xử các tên tội phạm chiến tranh cộng sản. Putin và Kirill là hai người sống sót sau cuộc chiến tranh Sô Viết. Họ đồng ý lãng quên các quần đảo ngục tù Gulag, từ chối trật tự quốc tế và từ chối nhân quyền.
Giáo chủ Kirill tìm cách khẳng định sự vĩ đại của Giáo hội Nga, cũng như tổng thống Putin có ý định tái khẳng định sự vĩ đại của nhà nước Nga.
Họ mang lại điều gì cho nhau?
Kirill và Putin được thúc đẩy bởi cùng một dự án khôi phục. Giáo chủ Kirill tìm cách khẳng định sự vĩ đại của Giáo hội Nga, cũng như tổng thống có ý định tái khẳng định sự vĩ đại của nhà nước Nga. Về mặt nội bộ, Chính Thống Giáo Nga đang tiếp quản vai trò từng do Đảng Cộng sản đảm nhận. Bây giờ Giáo Hội ấy được phụ trách lòng yêu nước, đạo đức, các chuẩn mực xã hội và việc tuyển chọn giới tinh hoa. Trong bối cảnh này, Kirill có ý định bắt chước cách diễn giải mà ông ta có về một Kitô Giáo thế kỷ 19 chưa từng tồn tại, một Giáo Hội đóng vai trò pháo đài cai trị xã hội. Đi ngược thời gian, Thượng Phụ Kirill muốn làm cho Giáo hội này đánh những trận chiến lớn chống lại chủ nghĩa hiện đại với một chiều kích dị giáo không phải là Chính thống giáo truyền thống. Ở bên ngoài, Kirill ủng hộ ngoại giao của mình cho Putin. Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa là cơ quan duy nhất của Nga vẫn bao gồm toàn bộ Liên Xô cũ. Nó hỗ trợ các cuộc điều động địa chính trị của chế độ hiện tại. Các cơ quan đại diện của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa ở Belarus, ở Ukraine, mà còn ở các nước Baltic, ở Kazakhstan và ở các nước Cộng hòa Trung Á trên thực tế là các đại sứ quán thứ hai. Với sự mở rộng của nó ở các quốc gia vệ tinh cũ và các nước cộng hòa trước đây, nhưng cũng ở Âu Châu và Mỹ Châu, giáo quyền Mạc Tư Khoa chiếm khoảng 50% thế giới Chính thống giáo và được hưởng lợi từ các nguồn lực ngoại giao và tài chính quan trọng mà người Nga dành cho Giáo Hội này. Hai ông luôn song hành trong chính sách đối nội và đối ngoại. Aspergillum phù hộ cho thanh kiếm và, từ bây giờ, lư hương hợp pháp hóa hỏa tiễn.
Source:Aleteia