Phụng Vụ - Mục Vụ
Linh Mục – Người Là Ai?
Lm. Joseph. Đinh Công Phúc
08:34 02/04/2010
Có những ngày không thể quên trong cuộc đời, trong lịch sử nhân loại, lịch sử Giáo Hội. Một trong những ngày đó là ngày “Lễ Thánh Hóa Dầu.” Có rất nhiều ý nghĩa nơi Thánh Lễ trọng thể này. Nó biểu lộ một sự liên kết mật thiết và hiệp nhất của Giáo Hội – giữa Đức Giám Mục, linh mục đoàn và toàn thể dân thánh Chúa. Sự hiệp nhất này được thiết lập, giữ gìn, và làm cho vững bền bởi chính Thiên Chúa. Nó được diễn tả bằng chính sự “tái tuyên thệ” vâng phục long trọng của hàng Giáo Sĩ. Nó cũng được diễn tả bằng sự hiệp nhất mật thiết trong Thánh Lễ của toàn thể dân Chúa. Nó cũng được diễn tả bằng sức mạnh thánh hóa của Thiên Chúa trong việc thánh hóa Dầu – và qua Dầu Thánh này – Dân Chúa sẽ được thánh hóa.
Thánh lễ Dầu cũng là thánh lễ đặc biệt của những linh mục trong năm phụng vụ, khi mà những linh mục nhắc lại chính những lời tuyên hứa của mình. Trong Nam Thánh Linh Mục, tôi muốn có một vài suy tư về câu hỏi “cố điển” này – Linh mục: người là ai?
1. Linh Mục – Người Phục Vụ
Việc lặp lại lời tuyên hứa của chức vụ linh mục đã nói lên căn tính chính yếu và bản chất sâu xa của ơn gọi linh mục – người phục vụ Chúa, người phục vụ dân thánh của Chúa. Ơn gọi phục vụ này đã được ban tặng bởi chính Thiên Chúa: “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính thầy đã chọn anh em.” Lời hứa “thưa, con sẵn sàng” hoặc “thưa, xin vâng” một lần nữa được lặp lại nói lên sự quyết tâm và những cố gắng của mỗi linh mục. Vâng, chính con đây là người được chọn để phục vụ. Vâng, con sẵn sàng đến để phục vụ.
Sự phục vụ của thiên chức linh mục và của chính người linh mục được diễn tả qua nhiều khía cạnh của đời sống người linh mục. Nó được diễn tả bằng chính lời cầu nguyện của họ. Linh mục không chỉ cầu nguyện bằng trái tim mình. Người linh mục cầu nguyên nhân danh Đức Kitô, với trái tim của Ngài, và với lời khấn xin của toàn thể dân thánh Chúa. Chính vì thế, lời cầu nguyện của linh mục là lời cầu nguyện của toàn thể Giáo Hội, nhân danh Giáo Hội – mưu ích cho toàn thể Giáo Hội và dân của Chúa.
Sự phục vụ của người linh mục được diễn tả bằng công việc thánh hóa. Người linh mục cố gắng thánh hóa chính mình bằng đời sống cầu nguyện và bằng cuộc sống chứng nhân của mình. Linh mục thánh hóa dân Chúa và làm cho sự hiện diện thánh thiêng của Thiên Chúa được diễn tả một cách cụ thể qua những thánh lễ mà người cử hành. Linh mục thánh hóa đời sống dân Chúa qua việc cử hành các bí tích thánh và những phép lành người ban.
Như vậy, phục vụ là sự diễn tả của cuộc đời và cuộc sống của người linh mục. Sự phục vụ này không chỉ đơn giản đáp lại những nhu cầu cấp thiết của dân Chúa trong những hoàn cảnh cụ thể hiện tại. Sự phục vụ của người linh mục là cuộc đời phục vụ thánh – cho sự thánh thiện của Thiên Chúa; cho việc thánh hóa của Thiên Chúa được thể hiện nơi dân Ngài và nơi chính thế giới này. Đây là một ơn gọi cao cả. Đây cũng là một thách đố lớn nhất của cuộc đời mỗi người linh mục. Chính vì thế, nó đòi hỏi nhiều sự quan tâm hơn nữa, và đặc biệt những lời cầu nguyện cho ơn gọi linh mục và cho chính các linh mục.
2. Linh Mục – Một Con Người
Linh mục được gọi, chọn và được thánh hóa để phục vụ cho việc thánh hóa của Thiên Chúa. Mặc dù vậy, linh mục cũng là những con người - rất người - như mọi người. Cũng như người Thầy và Chúa của linh mục, Đức Giêsu Kitô – Người cảm thấy mệt, Người nghỉ ngơi. Người linh mục cũng thế - linh mục cũng mệt, và thâm chí cũng cảm thấy chán trường, thất vọng, etc – “lạy Cha, nếu có thể xin Cha cất chén đắng này khỏi con.”
Còn hơn thế nữa, vì là người như mọi người, sẽ có những linh mục phải đối diện với những thất bại cay đắng. Trong những ngày gần đây, báo chí và nhiều loại thông tin khác đã đề cập rất nhiều đến những sa ngã của một số linh mục. Đây là một trong những vết thương nhức nhối của Giáo Hội. Mặc dù vậy, ta cũng có thể nói, Giáo Hội thánh thiện, nhưng Giáo Hội cũng rất người. Giáo Hội đã và sẽ còn cảm nghiệm, tuy nhiên, sẽ cố gắng vượt qua những yếu đuối, những đau thương này của thân phận con người – để thánh hóa, để trở nên Thân Thể Thánh – Nhờ Máu và Nước từ chính Thân Thể Thánh của Đức Giêsu Kitô.
Nhìn trong viễn tượng này, chúng ta sẽ không cảm thấy quá xa lạ và cũng không quá “sốc” khi mà những thông tin về những lỗi lầm mà một số linh mục của chúng ta đã mắc phạm. Thiết tưởng điều này sẽ nhắc nhở mỗi người trong chúng ta cần lưu ý hơn nữa đến bổn phận của chính chúng ta trong việc cầu nguyện và nâng đỡ những con người đã thánh hiến chính họ để phục vụ, để đỡ nâng, để cầu nguyện và để thánh hiến chúng ta. Chúng ta đã quá quen thuộc với những lời đề nghị: Xin cha tha tội, xin cha cầu nguyện…cho chúng con. Phải chăng chúng ta cũng cần làm quen với những lời kinh cầu nguyện cho các linh mục khi mà họ sa ngã, khi mà họ lao đao trong hy vọng, khi mà họ đang phải đối diện với nhiều những thách thức trong cuộc đời? Linh mục, ngài cũng là người, và rẩt người. Chắc chắn những linh mục đang và sẽ tiếp tục được thánh hóa nhờ những lời cầu nguyện của dân thánh Chúa.
3. Linh Mục – Người Thánh Hóa
Cho đẫu rằng người linh mục không thực sự được thánh lắm, Giáo Hội hơn lúc nào hết vẫn cần sự hiện diện của những linh mục. Chúng ta sẽ không thể tưởng tượng được, nếu Giáo Hội thiếu bóng dáng của linh mục! Một Giáo Hội như thế tưởng như sẽ không bao giờ còn hiện diện và tồn tại.Vì thế, cho dẫu rằng, linh mục có bất toàn, Giáo Hội vẫn cần đến người. Linh mục sẽ tiếp tục được thánh hóa. Linh mục sẽ và đang thánh hóa dân thánh Chúa cũng như thế giới này.
Chính vì sự quảng đại dấn than và sẵn sàng trao ban chính mình của những linh mục và những người sẵn sàng trở nên linh mục cho nhân loại và thế giới này - Giáo Hội tiếp tục hiện diện – Ơn Chúa tiếp tục tuôn đổ - Dân Chúa tiếp tục được thánh hóa. Đây là một cảm nghiệm rất thực và sâu đậm mà tôi đã có được trong thánh lễ làm phép Dầu hôm nay. Linh mục, người rất người – nhưng Thiên Chúa đã chọn người để thánh hóa dân Người và thế giới. Linh mục, người sẽ tiếp tục thánh hóa dân Chúa và thế giới. Và vì thế, phải chăng chúng ta cũng cần lưu ý và quan tâm hơn nữa trong việc cầu nguyện và đỡ nâng những linh mục của chúng ta?
Một chút suy tư xin gửi đến những linh mục trong năm thánh này. Một lời cảm ơn nho nhỏ xin gửi đến những linh mục đã rửa tội, chúc lành, cầu nguyện và tha tội cho con. Chúc các Cha Năm Thánh Linh Mục tràn đầy Ơn Thánh Chúa.
Thánh lễ Dầu cũng là thánh lễ đặc biệt của những linh mục trong năm phụng vụ, khi mà những linh mục nhắc lại chính những lời tuyên hứa của mình. Trong Nam Thánh Linh Mục, tôi muốn có một vài suy tư về câu hỏi “cố điển” này – Linh mục: người là ai?
1. Linh Mục – Người Phục Vụ
Việc lặp lại lời tuyên hứa của chức vụ linh mục đã nói lên căn tính chính yếu và bản chất sâu xa của ơn gọi linh mục – người phục vụ Chúa, người phục vụ dân thánh của Chúa. Ơn gọi phục vụ này đã được ban tặng bởi chính Thiên Chúa: “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính thầy đã chọn anh em.” Lời hứa “thưa, con sẵn sàng” hoặc “thưa, xin vâng” một lần nữa được lặp lại nói lên sự quyết tâm và những cố gắng của mỗi linh mục. Vâng, chính con đây là người được chọn để phục vụ. Vâng, con sẵn sàng đến để phục vụ.
Sự phục vụ của thiên chức linh mục và của chính người linh mục được diễn tả qua nhiều khía cạnh của đời sống người linh mục. Nó được diễn tả bằng chính lời cầu nguyện của họ. Linh mục không chỉ cầu nguyện bằng trái tim mình. Người linh mục cầu nguyên nhân danh Đức Kitô, với trái tim của Ngài, và với lời khấn xin của toàn thể dân thánh Chúa. Chính vì thế, lời cầu nguyện của linh mục là lời cầu nguyện của toàn thể Giáo Hội, nhân danh Giáo Hội – mưu ích cho toàn thể Giáo Hội và dân của Chúa.
Sự phục vụ của người linh mục được diễn tả bằng công việc thánh hóa. Người linh mục cố gắng thánh hóa chính mình bằng đời sống cầu nguyện và bằng cuộc sống chứng nhân của mình. Linh mục thánh hóa dân Chúa và làm cho sự hiện diện thánh thiêng của Thiên Chúa được diễn tả một cách cụ thể qua những thánh lễ mà người cử hành. Linh mục thánh hóa đời sống dân Chúa qua việc cử hành các bí tích thánh và những phép lành người ban.
Như vậy, phục vụ là sự diễn tả của cuộc đời và cuộc sống của người linh mục. Sự phục vụ này không chỉ đơn giản đáp lại những nhu cầu cấp thiết của dân Chúa trong những hoàn cảnh cụ thể hiện tại. Sự phục vụ của người linh mục là cuộc đời phục vụ thánh – cho sự thánh thiện của Thiên Chúa; cho việc thánh hóa của Thiên Chúa được thể hiện nơi dân Ngài và nơi chính thế giới này. Đây là một ơn gọi cao cả. Đây cũng là một thách đố lớn nhất của cuộc đời mỗi người linh mục. Chính vì thế, nó đòi hỏi nhiều sự quan tâm hơn nữa, và đặc biệt những lời cầu nguyện cho ơn gọi linh mục và cho chính các linh mục.
2. Linh Mục – Một Con Người
Linh mục được gọi, chọn và được thánh hóa để phục vụ cho việc thánh hóa của Thiên Chúa. Mặc dù vậy, linh mục cũng là những con người - rất người - như mọi người. Cũng như người Thầy và Chúa của linh mục, Đức Giêsu Kitô – Người cảm thấy mệt, Người nghỉ ngơi. Người linh mục cũng thế - linh mục cũng mệt, và thâm chí cũng cảm thấy chán trường, thất vọng, etc – “lạy Cha, nếu có thể xin Cha cất chén đắng này khỏi con.”
Còn hơn thế nữa, vì là người như mọi người, sẽ có những linh mục phải đối diện với những thất bại cay đắng. Trong những ngày gần đây, báo chí và nhiều loại thông tin khác đã đề cập rất nhiều đến những sa ngã của một số linh mục. Đây là một trong những vết thương nhức nhối của Giáo Hội. Mặc dù vậy, ta cũng có thể nói, Giáo Hội thánh thiện, nhưng Giáo Hội cũng rất người. Giáo Hội đã và sẽ còn cảm nghiệm, tuy nhiên, sẽ cố gắng vượt qua những yếu đuối, những đau thương này của thân phận con người – để thánh hóa, để trở nên Thân Thể Thánh – Nhờ Máu và Nước từ chính Thân Thể Thánh của Đức Giêsu Kitô.
Nhìn trong viễn tượng này, chúng ta sẽ không cảm thấy quá xa lạ và cũng không quá “sốc” khi mà những thông tin về những lỗi lầm mà một số linh mục của chúng ta đã mắc phạm. Thiết tưởng điều này sẽ nhắc nhở mỗi người trong chúng ta cần lưu ý hơn nữa đến bổn phận của chính chúng ta trong việc cầu nguyện và nâng đỡ những con người đã thánh hiến chính họ để phục vụ, để đỡ nâng, để cầu nguyện và để thánh hiến chúng ta. Chúng ta đã quá quen thuộc với những lời đề nghị: Xin cha tha tội, xin cha cầu nguyện…cho chúng con. Phải chăng chúng ta cũng cần làm quen với những lời kinh cầu nguyện cho các linh mục khi mà họ sa ngã, khi mà họ lao đao trong hy vọng, khi mà họ đang phải đối diện với nhiều những thách thức trong cuộc đời? Linh mục, ngài cũng là người, và rẩt người. Chắc chắn những linh mục đang và sẽ tiếp tục được thánh hóa nhờ những lời cầu nguyện của dân thánh Chúa.
3. Linh Mục – Người Thánh Hóa
Cho đẫu rằng người linh mục không thực sự được thánh lắm, Giáo Hội hơn lúc nào hết vẫn cần sự hiện diện của những linh mục. Chúng ta sẽ không thể tưởng tượng được, nếu Giáo Hội thiếu bóng dáng của linh mục! Một Giáo Hội như thế tưởng như sẽ không bao giờ còn hiện diện và tồn tại.Vì thế, cho dẫu rằng, linh mục có bất toàn, Giáo Hội vẫn cần đến người. Linh mục sẽ tiếp tục được thánh hóa. Linh mục sẽ và đang thánh hóa dân thánh Chúa cũng như thế giới này.
Chính vì sự quảng đại dấn than và sẵn sàng trao ban chính mình của những linh mục và những người sẵn sàng trở nên linh mục cho nhân loại và thế giới này - Giáo Hội tiếp tục hiện diện – Ơn Chúa tiếp tục tuôn đổ - Dân Chúa tiếp tục được thánh hóa. Đây là một cảm nghiệm rất thực và sâu đậm mà tôi đã có được trong thánh lễ làm phép Dầu hôm nay. Linh mục, người rất người – nhưng Thiên Chúa đã chọn người để thánh hóa dân Người và thế giới. Linh mục, người sẽ tiếp tục thánh hóa dân Chúa và thế giới. Và vì thế, phải chăng chúng ta cũng cần lưu ý và quan tâm hơn nữa trong việc cầu nguyện và đỡ nâng những linh mục của chúng ta?
Một chút suy tư xin gửi đến những linh mục trong năm thánh này. Một lời cảm ơn nho nhỏ xin gửi đến những linh mục đã rửa tội, chúc lành, cầu nguyện và tha tội cho con. Chúc các Cha Năm Thánh Linh Mục tràn đầy Ơn Thánh Chúa.
Thập giá nở hoa
Lm. Anmai, CSsR
08:56 02/04/2010
Thứ Sáu tuần Thánh
(Is 52, 13-53,12, Hr 4, 14-16; 5, 7-9, Ga 18, 1-19,42)
Hôm nay là ngày đặc biệt nhất trong năm Phụng Vụ. Hôm nay Hội Thánh không cử hành phụng vụ Thánh Thể như mọi ngày nhưng hôm nay cử hành phụng vụ Thánh Giá. Thánh Giá hôm nay được giương cao, Thánh Giá hôm nay được suy tôn và kitô hữu hôm nay thờ lạy Thánh Giá. Đỉnh điểm của phụng vụ hôm nay là phần mở Thánh Giá và hôn kính Thánh Giá.
Thường người ta dùng thập giá để treo cổ, để xử tử những tên phạm tội tày đình. Chúa Giêsu trong buổi chiều tím màu ấy cũng đã bị người ta đối xử như phường trộm cướp vậy. Người ta xử với Chúa Giêsu như là một tên trộm nhưng sự thực Chúa Giêsu là người vô tội. Chúa Giêsu vô tội mà Chúa Giêsu lại đón nhận cái chết một cách nhục nhã ấy nên cái chết của Chúa Giêsu càng có ý nghĩa và thập giá của Chúa Giêsu không còn là thập giá nở hoa. Thập giá ấy không còn là thập giá bình thường nữa nhưng thập giá ấy đã mang trên mình một thân mình, một con người Thánh.
Con người Thánh ấy đến trong cõi nhân sinh này mang một ý nghĩa hết sức tuyệt vời là vâng theo thánh ý của Cha mình. Con người Thánh ấy đã được tiên báo từ ngàn xưa nơi môi miệng của các ngôn sứ.
Hình ảnh của các ngôn sứ trong Thánh Kinh phảng phất hình ảnh của ngôn sứ mới Giêsu.
Một trong những hình ảnh hết sức đẹp tiên báo hình ảnh ngôn sứ Giêsu đó chính là Isaia. Chúng ta nhớ lại tự sự của Isaia:
Đức Chúa là Chúa Thượng
đã cho tôi nói năng như một người môn đệ,
để tôi biết lựa lời nâng đỡ ai rã rời kiệt sức.
Sáng sáng Người đánh thức, Người đánh thức tôi
để tôi lắng tai nghe như một người môn đệ.
Đức Chúa Chúa là Chúa Thượng đã mở tai tôi,
còn tôi, tôi không cưỡng lại, cũng chẳng tháo lui.
Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn,
giơ má cho người ta giật râu.
Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ.
Có Đức Chúa là Chúa Thượng phù trợ tôi,
vì thế, tôi đã không hổ thẹn,
vì thế, tôi trơ mặt ra như đá.
Tôi biết mình sẽ không phải thẹn thùng. (Is 50, 4-7)
Sau lời trần tình như thế, Isaia còn nói cho chúng ta biết về hình ảnh, về thân phận bi đát của người tôi trung của Thiên Chúa:
Người tôi trung đã lớn lên tựa chồi cây trước Nhan Thánh,
như khúc rễ trên đất khô cằn.
Người chẳng còn dáng vẻ, chẳng còn oai phong
đáng chúng ta ngắm nhìn,
dung mạo chẳng còn gì khiến chúng ta ưa thích.
Người bị đời khinh khi ruồng rẫy,
phải đau khổ triền miên và nếm mùi bệnh tật.
Người như kẻ ai thấy cũng che mặt không nhìn,
bị chúng ta khinh khi, không đếm xỉa tới.
Sự thật, chính người đã mang lấy những bệnh tật của chúng ta,
đã gánh chịu những đau khổ của chúng ta,
còn chúng ta, chúng ta lại tưởng người bị phạt,
bị Thiên Chúa giáng hoạ, phải nhục nhã ê chề.
Chính người đã bị đâm vì chúng ta phạm tội,
bị nghiền nát vì chúng ta lỗi lầm;
người đã chịu sửa trị để chúng ta được bình an,
đã phải mang thương tích cho chúng ta được chữa lành.
Tất cả chúng ta lạc lõng như chiên cừu,
lang thang mỗi người một ngả.
Nhưng Đức Chúa đã đổ trên đầu người
tội lỗi của tất cả chúng ta.
Bị ngược đãi, người cam chịu nhục, chẳng mở miệng kêu ca;
như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông,
người chẳng hề mở miệng. (Is 53, 2-12)
Tất cả những gì mà Isaia tiên báo ấy nay đã trở thành sự thật nơi cuộc thương khó của Chúa Giêsu mà thánh Gioan vừa thuật lại.
Chúa Giêsu ngày hôm nay trong trình thuật thương khó như vị Thượng Tế tiến vào thiên cung. Vị Thượng Tế này không hề giống với một vị thượng tế cũ này hay bao nhiêu vị thượng tế ở trần gian. Vị Thượng Tế này độc nhất vô nhị và đáng tin cậy hoàn toàn vì Ngài đã vui vẻ, đã đón nhận cuộc khổ nạn mà Thiên Chúa Cha mời gọi.
Qua cuộc khổ nạn này, chúng ta thấy Chúa Giêsu hết lòng vâng phục Thiên Chúa Cha là Đấng có quyền cứu thoát Ngài khỏi chén đắng, khỏi cái chết. Cũng chính nhờ lòng vâng phục tuyệt vời ấy Ngài trở nên phương cách để cứu độ cho bất cứ ai tỏ lòng vâng phục Ngài.
Thuở ban sơ, con người phạm tội vì bất phục tùng Thiên Chúa và ngày mỗi ngày càng vấp phạm với cái tội bất tuân ấy. Chúa Giêsu khác con người bình thường là Ngài đến và Ngài gánh vác tất cả tội luỵ của trần gian bằng thái độ vâng phục thánh ý của Cha. Sự vâng phục ấy đỉnh điểm chính là cái chết trên thập giá.
Nói đơn giản như Thánh Phaolô, vì sự bất tuân của một người mà cả nhân loại chịu chết thì nay, nhờ sự vâng phục của một người mà cả nhân loại được cứu sống. Loài người bị hư đi vì quả của cây trái cấm thì nay nhờ quả phúc của cây thập giá con người được cứu độ. Thập giá của Chúa Giêsu nay đã trổ hoa, trổ trái ơn cứu độ cho nhân loại. Chúa Giêsu đã trở nên vinh hiển và vinh hiển một cách tuyệt đỉnh nhờ bài học đón nhận khổ đau trong tâm tình vâng phục và khi ấy quả phúc của cây thập giá lại dẫy tràn..
Ngày hôm nay chúng ta hãy nhìn lên thánh giá mà suy gẫm rằng: Cái thân xác rướm máu ấy chính là kết quả, là nạn nhân của tội lỗi con người. Thân xác rướm máu ấy chính là hình ảnh của người tôi trung gánh tội trần gian. Nhìn lên thánh giá ấy chỉ có những lòng dạ chai đá mới không nhìn ra mình là người đã góp một phần cho con người ấy đau đớn hơn, con người ấy rướm máu hơn.
Và, đi xa hơn một chút, như Chúa Giêsu đã nói: “Khi nào Ta bị treo lên, Ta sẽ kéo mọi người lên cùng Ta”, chúng ta cũng hãy để Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên cây thập giá kéo chúng ta lên với Ngài. Khi Ngài kéo chúng ta lên cũng là kéo cái thân xác nặng nề tội lỗi của chúng ta xa cách với cái con người cũ, con người lỗi tội.
Hôm nay, chúng ta quây quần bên cây Thánh Giá và Hội Thánh mời gọi chúng ta hãy nhìn lên Đấng mà chúng ta đã đâm thâu vì tội lỗi chúng ta. Khi nhìn lên con người chịu chết treo trên Thánh Giá ấy, chúng ta đấm ngực xưng thú tất cả những yếu đuối của phận người và khẩn khoản nài xin Ngài tha thứ tội lỗi cho chúng ta. Nhờ máu và nước từ cạnh sườn của Chúa đã lan tràn ơn cứu độ cho nhân loại, chúng ta cũng hãy đến để xin Máu và Nước từ cạnh sườn ấy tẩy rửa con người tội luỵ của chúng ta.
(Is 52, 13-53,12, Hr 4, 14-16; 5, 7-9, Ga 18, 1-19,42)
Hôm nay là ngày đặc biệt nhất trong năm Phụng Vụ. Hôm nay Hội Thánh không cử hành phụng vụ Thánh Thể như mọi ngày nhưng hôm nay cử hành phụng vụ Thánh Giá. Thánh Giá hôm nay được giương cao, Thánh Giá hôm nay được suy tôn và kitô hữu hôm nay thờ lạy Thánh Giá. Đỉnh điểm của phụng vụ hôm nay là phần mở Thánh Giá và hôn kính Thánh Giá.
Thường người ta dùng thập giá để treo cổ, để xử tử những tên phạm tội tày đình. Chúa Giêsu trong buổi chiều tím màu ấy cũng đã bị người ta đối xử như phường trộm cướp vậy. Người ta xử với Chúa Giêsu như là một tên trộm nhưng sự thực Chúa Giêsu là người vô tội. Chúa Giêsu vô tội mà Chúa Giêsu lại đón nhận cái chết một cách nhục nhã ấy nên cái chết của Chúa Giêsu càng có ý nghĩa và thập giá của Chúa Giêsu không còn là thập giá nở hoa. Thập giá ấy không còn là thập giá bình thường nữa nhưng thập giá ấy đã mang trên mình một thân mình, một con người Thánh.
Con người Thánh ấy đến trong cõi nhân sinh này mang một ý nghĩa hết sức tuyệt vời là vâng theo thánh ý của Cha mình. Con người Thánh ấy đã được tiên báo từ ngàn xưa nơi môi miệng của các ngôn sứ.
Hình ảnh của các ngôn sứ trong Thánh Kinh phảng phất hình ảnh của ngôn sứ mới Giêsu.
Một trong những hình ảnh hết sức đẹp tiên báo hình ảnh ngôn sứ Giêsu đó chính là Isaia. Chúng ta nhớ lại tự sự của Isaia:
Đức Chúa là Chúa Thượng
đã cho tôi nói năng như một người môn đệ,
để tôi biết lựa lời nâng đỡ ai rã rời kiệt sức.
Sáng sáng Người đánh thức, Người đánh thức tôi
để tôi lắng tai nghe như một người môn đệ.
Đức Chúa Chúa là Chúa Thượng đã mở tai tôi,
còn tôi, tôi không cưỡng lại, cũng chẳng tháo lui.
Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn,
giơ má cho người ta giật râu.
Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ.
Có Đức Chúa là Chúa Thượng phù trợ tôi,
vì thế, tôi đã không hổ thẹn,
vì thế, tôi trơ mặt ra như đá.
Tôi biết mình sẽ không phải thẹn thùng. (Is 50, 4-7)
Sau lời trần tình như thế, Isaia còn nói cho chúng ta biết về hình ảnh, về thân phận bi đát của người tôi trung của Thiên Chúa:
Người tôi trung đã lớn lên tựa chồi cây trước Nhan Thánh,
như khúc rễ trên đất khô cằn.
Người chẳng còn dáng vẻ, chẳng còn oai phong
đáng chúng ta ngắm nhìn,
dung mạo chẳng còn gì khiến chúng ta ưa thích.
Người bị đời khinh khi ruồng rẫy,
phải đau khổ triền miên và nếm mùi bệnh tật.
Người như kẻ ai thấy cũng che mặt không nhìn,
bị chúng ta khinh khi, không đếm xỉa tới.
Sự thật, chính người đã mang lấy những bệnh tật của chúng ta,
đã gánh chịu những đau khổ của chúng ta,
còn chúng ta, chúng ta lại tưởng người bị phạt,
bị Thiên Chúa giáng hoạ, phải nhục nhã ê chề.
Chính người đã bị đâm vì chúng ta phạm tội,
bị nghiền nát vì chúng ta lỗi lầm;
người đã chịu sửa trị để chúng ta được bình an,
đã phải mang thương tích cho chúng ta được chữa lành.
Tất cả chúng ta lạc lõng như chiên cừu,
lang thang mỗi người một ngả.
Nhưng Đức Chúa đã đổ trên đầu người
tội lỗi của tất cả chúng ta.
Bị ngược đãi, người cam chịu nhục, chẳng mở miệng kêu ca;
như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông,
người chẳng hề mở miệng. (Is 53, 2-12)
Tất cả những gì mà Isaia tiên báo ấy nay đã trở thành sự thật nơi cuộc thương khó của Chúa Giêsu mà thánh Gioan vừa thuật lại.
Chúa Giêsu ngày hôm nay trong trình thuật thương khó như vị Thượng Tế tiến vào thiên cung. Vị Thượng Tế này không hề giống với một vị thượng tế cũ này hay bao nhiêu vị thượng tế ở trần gian. Vị Thượng Tế này độc nhất vô nhị và đáng tin cậy hoàn toàn vì Ngài đã vui vẻ, đã đón nhận cuộc khổ nạn mà Thiên Chúa Cha mời gọi.
Qua cuộc khổ nạn này, chúng ta thấy Chúa Giêsu hết lòng vâng phục Thiên Chúa Cha là Đấng có quyền cứu thoát Ngài khỏi chén đắng, khỏi cái chết. Cũng chính nhờ lòng vâng phục tuyệt vời ấy Ngài trở nên phương cách để cứu độ cho bất cứ ai tỏ lòng vâng phục Ngài.
Thuở ban sơ, con người phạm tội vì bất phục tùng Thiên Chúa và ngày mỗi ngày càng vấp phạm với cái tội bất tuân ấy. Chúa Giêsu khác con người bình thường là Ngài đến và Ngài gánh vác tất cả tội luỵ của trần gian bằng thái độ vâng phục thánh ý của Cha. Sự vâng phục ấy đỉnh điểm chính là cái chết trên thập giá.
Nói đơn giản như Thánh Phaolô, vì sự bất tuân của một người mà cả nhân loại chịu chết thì nay, nhờ sự vâng phục của một người mà cả nhân loại được cứu sống. Loài người bị hư đi vì quả của cây trái cấm thì nay nhờ quả phúc của cây thập giá con người được cứu độ. Thập giá của Chúa Giêsu nay đã trổ hoa, trổ trái ơn cứu độ cho nhân loại. Chúa Giêsu đã trở nên vinh hiển và vinh hiển một cách tuyệt đỉnh nhờ bài học đón nhận khổ đau trong tâm tình vâng phục và khi ấy quả phúc của cây thập giá lại dẫy tràn..
Ngày hôm nay chúng ta hãy nhìn lên thánh giá mà suy gẫm rằng: Cái thân xác rướm máu ấy chính là kết quả, là nạn nhân của tội lỗi con người. Thân xác rướm máu ấy chính là hình ảnh của người tôi trung gánh tội trần gian. Nhìn lên thánh giá ấy chỉ có những lòng dạ chai đá mới không nhìn ra mình là người đã góp một phần cho con người ấy đau đớn hơn, con người ấy rướm máu hơn.
Và, đi xa hơn một chút, như Chúa Giêsu đã nói: “Khi nào Ta bị treo lên, Ta sẽ kéo mọi người lên cùng Ta”, chúng ta cũng hãy để Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên cây thập giá kéo chúng ta lên với Ngài. Khi Ngài kéo chúng ta lên cũng là kéo cái thân xác nặng nề tội lỗi của chúng ta xa cách với cái con người cũ, con người lỗi tội.
Hôm nay, chúng ta quây quần bên cây Thánh Giá và Hội Thánh mời gọi chúng ta hãy nhìn lên Đấng mà chúng ta đã đâm thâu vì tội lỗi chúng ta. Khi nhìn lên con người chịu chết treo trên Thánh Giá ấy, chúng ta đấm ngực xưng thú tất cả những yếu đuối của phận người và khẩn khoản nài xin Ngài tha thứ tội lỗi cho chúng ta. Nhờ máu và nước từ cạnh sườn của Chúa đã lan tràn ơn cứu độ cho nhân loại, chúng ta cũng hãy đến để xin Máu và Nước từ cạnh sườn ấy tẩy rửa con người tội luỵ của chúng ta.
Ơn cứu mạng
PM. Cao Huy Hoàng
09:00 02/04/2010
ƠN CỨU MẠNG
Em là một cô gái - hồng nhan của tuyệt sắc giai nhân đấy anh ạ. Nhưng em đã lỡ theo con đường sa đọa. Từ ăn chơi sa đọa đến mất cả lương tri, mất cả lý trí, mất cả nhân tính.. Thế rồi, em đã phạm tội giết người, có nhân chứng vật chứng tỏ tường và chắc chắn là không có luật sư nào binh cãi cho em được đâu. Em biết em chết chắc. Có thể án tử hình đã ký sẵn trước khi em ra tòa. Anh ơi em chết chắc.
Anh là một chàng trai. Yêu em từ thơ ấu. Em lớn lên xinh đẹp phơi phới sắc nước hương trời. Nhưng em chê anh xấu. Em ra đi để trong anh nỗi niềm đau đáu. Anh mãi chờ em. Chờ mãi đến hôm nay, nghe tên em là tử tội. Hỏi lòng nào kham nổi nỗi xót xa ! Vì yêu em, Anh sẽ cứu em, trước tòa. Anh sẽ nhận thay án tử. Chỉ một ước mong, em thôi con đường cũ, thôi con đường đầy tội lỗi hư thân.
Thế rồi, trước tòa, anh đã nhận chết thay cho em, dẫu tòa vẫn biết anh vô tội. Anh đã lấy cái chết, để xin tòa tha cho em được sống.
Ngày xử bắn anh, em mở mắt ra nhìn anh lần cuối. Rồi em che mặt vội…
Từ ấy về sau, ngày ngày em hương khói, giờ giờ em hương khói. Không có phút nào em khỏi nhớ đến anh. Anh vẫn sống bên em và yêu em chân thành. Chính tình yêu của anh đã biến đổi em nên con người mới. Vì yêu anh, em lánh xa con đường tội lỗi, và tâm hồn em nhẹ nhàng thanh thoát đến chất ngất niềm vui. Niềm vui của người được sống lại trong chính cái nhân phẩm quí giá của mình. Em mãi ghi tạc trong lòng em Ơn Cứu Mạng. Em phải sống cho xứng đáng với cái giá anh đã phải trả vì yêu em… Em phải sống lại đời sống mới.
Ấy là câu chuyện tình đời, nghĩa đời, trong ấy có cái đạo làm người cơ bản nhất là đạo biết ơn, và nhờ lòng biết ơn mà phục thiện, phục sinh.
Còn chúng ta, những ngày chìm lắng trong đau thương để tưởng niệm cái chết đau thương của Chúa Giêsu, Đấng chuộc mạng ta khỏi chết muôn đời, thiết tưởng, không được phép chỉ dừng lại trong niềm thương cảm biết ơn, mà còn phải thể hiện lòng biết ơn ấy cách xứng đáng.
Nếu cô gái kia phải hương nhang đèn khói suốt ngày đêm khấn vái trước di ảnh của người cứu mạng, thì chúng ta, có lẽ nào chỉ nhớ đến Chúa Giêsu và đến với Ngài chỉ một lần trong tuần vào ngày Chúa Nhật ? Hoặc còn tệ hơn, đến với Thánh lễ như luật buộc phải giữ thôi sao? Sao không có thể nào nhớ đến Chúa Giêsu ngày đêm, vì mình được ơn cứu mạng.
Nếu cô gái kia đã thay đổi nếp sống cũ để có một cuộc sống mới xứng với phẩm giá con người hơn như lòng người chuộc mạng mong muốn, thì có lẽ nào chúng ta lại vẫn cứ lăn mình vào cuộc sống tội lỗi, bắt tay với ma quỉ, liên hiệp với sự dữ, mà không mảy may cảm thấy sự vô ơn của mình đối với Chúa Giêsu, đáng đã chuộc mạng ta khỏi án tử hình muôn kiếp.
Ơn cứu mạng của một con người chấp nhận cái chết cho người mình yêu được sống, không thể so sánh với ơn cứu mạng của Chúa Giêsu, vì Ngài đã chết và sống lại, không chỉ cho chúng ta được sống mà còn để chúng ta được sống đời đời, để chúng ta ơn Phục sinh trong cuộc sống mới với Thiên Chúa.
Hãy hỏi lại lòng mình, có bất công không, khi ta vẫn luôn ca tụng, suy tôn các anh hùng chiến sĩ đã bỏ mình vì một nền tự do dân chủ cho một đất nước, để có một cuộc sống đời nầy hòa bình, thịnh vượng… mà không một phút suy tôn ca tụng chính Đấng đã chết cho chúng chúng ta có một cuộc sống đời sau hạnh phúc vĩnh cửu.
Con ma duy vật chất nó vẫn chễm ngự trong ta và luôn thống trị ta bằng cách xóa đi niềm hy vọng về cuộc sống đời sau, để chúng ta không còn niềm tin tưởng phục sinh cần có, cần thiết có. Vì hẳn là satan biết rõ chính vì để con người có cuộc sống phục sinh với Thiên Chúa mà Con Thiên Chúa phải hiến mạng để cứu mạng.
Có lần tôi hỏi một người dự tòng đã lớn tuổi tại sao tin Chúa Giêsu, tại sao theo đạo. Người ấy trả lời rất đơn giản nhưng đầy xác tín: vì Chúa Giêsu đã chết và sống lại. « Chú thấy đó, trên đời, có ai chết mà sống lại đâu. Mình tin Chúa Giêsu vì mình cũng muốn sống lại nữa mà. Không lẽ chết rồi hết thôi sao. Ai mà không ham sống ở đời nầy. Nhưng có ham cũng sống đời đâu. Thôi thì mình xin sống lại chắc ăn hơn ».
Tôi không cho đó là một đức tin cầu lợi. Nhưng đó là xác tín của chúng ta. Và từ niềm xác tín ấy, ơn Phục Sinh sẽ ban cho chúng ta niềm khao khát phục sinh để biến đổi chúng ta thành con người mới: Con người có lòng biết ơn « Ơn Cứu Mạng », và thể hiện lòng biết ơn ấy bằng chính sự Phục Sinh ngay trong cuộc sống của mình ở đời nầy: luôn kết hiệp với Đấng đã chết và sống lại.
Lạy Chúa Giêsu tử nạn và Phục sinh,
Xin cho con biết rằng đáng lý ra con đã phải chết muôn đời, án tử hình là của con, nhưng Chúa đã hiến mạng Chúa để cứu mạng con cho con được sống và sống muôn đời.
Xin cho con luôn nhớ ơn người cứu mạng, và sống cuộc sống mới xứng đáng với cái giá quá đắt của Con Thiên Chúa cứu mạng con.
Xin cho con ơn khao khát được sống lại đời sau, để ngay hôm nay, ngay trên thế gian này, chúng con cảm nếm cuộc sống phục sinh hạnh phúc vĩnh cửu, mỗi khi con được kết hiệp toàn vẹn với Chúa Giêsu, với Thánh Thể Chúa.
A men.
01-4-2010
Em là một cô gái - hồng nhan của tuyệt sắc giai nhân đấy anh ạ. Nhưng em đã lỡ theo con đường sa đọa. Từ ăn chơi sa đọa đến mất cả lương tri, mất cả lý trí, mất cả nhân tính.. Thế rồi, em đã phạm tội giết người, có nhân chứng vật chứng tỏ tường và chắc chắn là không có luật sư nào binh cãi cho em được đâu. Em biết em chết chắc. Có thể án tử hình đã ký sẵn trước khi em ra tòa. Anh ơi em chết chắc.
Anh là một chàng trai. Yêu em từ thơ ấu. Em lớn lên xinh đẹp phơi phới sắc nước hương trời. Nhưng em chê anh xấu. Em ra đi để trong anh nỗi niềm đau đáu. Anh mãi chờ em. Chờ mãi đến hôm nay, nghe tên em là tử tội. Hỏi lòng nào kham nổi nỗi xót xa ! Vì yêu em, Anh sẽ cứu em, trước tòa. Anh sẽ nhận thay án tử. Chỉ một ước mong, em thôi con đường cũ, thôi con đường đầy tội lỗi hư thân.
Thế rồi, trước tòa, anh đã nhận chết thay cho em, dẫu tòa vẫn biết anh vô tội. Anh đã lấy cái chết, để xin tòa tha cho em được sống.
Ngày xử bắn anh, em mở mắt ra nhìn anh lần cuối. Rồi em che mặt vội…
Từ ấy về sau, ngày ngày em hương khói, giờ giờ em hương khói. Không có phút nào em khỏi nhớ đến anh. Anh vẫn sống bên em và yêu em chân thành. Chính tình yêu của anh đã biến đổi em nên con người mới. Vì yêu anh, em lánh xa con đường tội lỗi, và tâm hồn em nhẹ nhàng thanh thoát đến chất ngất niềm vui. Niềm vui của người được sống lại trong chính cái nhân phẩm quí giá của mình. Em mãi ghi tạc trong lòng em Ơn Cứu Mạng. Em phải sống cho xứng đáng với cái giá anh đã phải trả vì yêu em… Em phải sống lại đời sống mới.
Ấy là câu chuyện tình đời, nghĩa đời, trong ấy có cái đạo làm người cơ bản nhất là đạo biết ơn, và nhờ lòng biết ơn mà phục thiện, phục sinh.
Còn chúng ta, những ngày chìm lắng trong đau thương để tưởng niệm cái chết đau thương của Chúa Giêsu, Đấng chuộc mạng ta khỏi chết muôn đời, thiết tưởng, không được phép chỉ dừng lại trong niềm thương cảm biết ơn, mà còn phải thể hiện lòng biết ơn ấy cách xứng đáng.
Nếu cô gái kia phải hương nhang đèn khói suốt ngày đêm khấn vái trước di ảnh của người cứu mạng, thì chúng ta, có lẽ nào chỉ nhớ đến Chúa Giêsu và đến với Ngài chỉ một lần trong tuần vào ngày Chúa Nhật ? Hoặc còn tệ hơn, đến với Thánh lễ như luật buộc phải giữ thôi sao? Sao không có thể nào nhớ đến Chúa Giêsu ngày đêm, vì mình được ơn cứu mạng.
Nếu cô gái kia đã thay đổi nếp sống cũ để có một cuộc sống mới xứng với phẩm giá con người hơn như lòng người chuộc mạng mong muốn, thì có lẽ nào chúng ta lại vẫn cứ lăn mình vào cuộc sống tội lỗi, bắt tay với ma quỉ, liên hiệp với sự dữ, mà không mảy may cảm thấy sự vô ơn của mình đối với Chúa Giêsu, đáng đã chuộc mạng ta khỏi án tử hình muôn kiếp.
Ơn cứu mạng của một con người chấp nhận cái chết cho người mình yêu được sống, không thể so sánh với ơn cứu mạng của Chúa Giêsu, vì Ngài đã chết và sống lại, không chỉ cho chúng ta được sống mà còn để chúng ta được sống đời đời, để chúng ta ơn Phục sinh trong cuộc sống mới với Thiên Chúa.
Hãy hỏi lại lòng mình, có bất công không, khi ta vẫn luôn ca tụng, suy tôn các anh hùng chiến sĩ đã bỏ mình vì một nền tự do dân chủ cho một đất nước, để có một cuộc sống đời nầy hòa bình, thịnh vượng… mà không một phút suy tôn ca tụng chính Đấng đã chết cho chúng chúng ta có một cuộc sống đời sau hạnh phúc vĩnh cửu.
Con ma duy vật chất nó vẫn chễm ngự trong ta và luôn thống trị ta bằng cách xóa đi niềm hy vọng về cuộc sống đời sau, để chúng ta không còn niềm tin tưởng phục sinh cần có, cần thiết có. Vì hẳn là satan biết rõ chính vì để con người có cuộc sống phục sinh với Thiên Chúa mà Con Thiên Chúa phải hiến mạng để cứu mạng.
Có lần tôi hỏi một người dự tòng đã lớn tuổi tại sao tin Chúa Giêsu, tại sao theo đạo. Người ấy trả lời rất đơn giản nhưng đầy xác tín: vì Chúa Giêsu đã chết và sống lại. « Chú thấy đó, trên đời, có ai chết mà sống lại đâu. Mình tin Chúa Giêsu vì mình cũng muốn sống lại nữa mà. Không lẽ chết rồi hết thôi sao. Ai mà không ham sống ở đời nầy. Nhưng có ham cũng sống đời đâu. Thôi thì mình xin sống lại chắc ăn hơn ».
Tôi không cho đó là một đức tin cầu lợi. Nhưng đó là xác tín của chúng ta. Và từ niềm xác tín ấy, ơn Phục Sinh sẽ ban cho chúng ta niềm khao khát phục sinh để biến đổi chúng ta thành con người mới: Con người có lòng biết ơn « Ơn Cứu Mạng », và thể hiện lòng biết ơn ấy bằng chính sự Phục Sinh ngay trong cuộc sống của mình ở đời nầy: luôn kết hiệp với Đấng đã chết và sống lại.
Lạy Chúa Giêsu tử nạn và Phục sinh,
Xin cho con biết rằng đáng lý ra con đã phải chết muôn đời, án tử hình là của con, nhưng Chúa đã hiến mạng Chúa để cứu mạng con cho con được sống và sống muôn đời.
Xin cho con luôn nhớ ơn người cứu mạng, và sống cuộc sống mới xứng đáng với cái giá quá đắt của Con Thiên Chúa cứu mạng con.
Xin cho con ơn khao khát được sống lại đời sau, để ngay hôm nay, ngay trên thế gian này, chúng con cảm nếm cuộc sống phục sinh hạnh phúc vĩnh cửu, mỗi khi con được kết hiệp toàn vẹn với Chúa Giêsu, với Thánh Thể Chúa.
A men.
01-4-2010
“Ai ném đá ai?”
Lm Nguyễn Hồng Giáo, OFM
09:28 02/04/2010
“Ai ném đá ai?”
Bài Tin Mừng Chúa nhật V Mùa Chay về Người đàn bà ngoại tình bị tố cáo đã gợi ra nhiều bài suy tư, gợi ý rất phong phú trên một số trang điện tử của cá nhân hoặc nhóm. Trong số những bài tôi đọc được trên internet, tôi nghĩ có lẽ bài của Giuse Maria Định “Ai ném đá ai?” được nhiều người chú ý nhất. Được chú ý nhất là vì nó không dừng lại ở những phân tích, nhận định chung chung mà đi vào một thực tế nóng bỏng tính thời sự, nó dám đụng tới hiện tượng một số người Kitô hữu mạnh miệng phê phán, thậm chí lên án (nói cách hình tượng là “ném đá”) những kẻ không đồng quan điểm với họ hoặc bị coi là thù nghịch của họ, bất kể đó là ai, ngoài Giáo Hội hay trong Giáo Hội, kể cả những vị mục tử lãnh đạo cộng đoàn… Tiếng nói của họ hầu như áp đảo, một chiều và có vẻ thắng thế, hiếm nghe tiếng nói nào phản đối hay tranh luận với họ, mặc dù tôi chắc chắn đa số người công giáo đều cảm thấy có cái gì đó “không ổn”, thiếu bác ái và thiếu tinh thần Phúc Âm trong hiện tượng này…Xin để cho tác giả Giuse Maria Định nhận xét.1- “Chúng ta đang ném đá ”
“Ngày nay dường như một số môn đệ Đức Giêsu hoàn toàn “sạch tội” nên việc họ kết án đích danh nhau đã quá bình thường, thậm chí họ còn phổ biến việc lên án người khác ngay trên các phương tiện truyền thông đại chúng.” Tác giả cho rằng việc này xem ra tương phản với tinh thần của Giáo Hội Việt Nam trong dịp khai mạc Năm Thánh tại Sở Kiện hồi năm ngoái khi ngỏ lời công khai xin lỗi Chúa, xin lỗi nhau, xin lỗi đồng bào, xin lỗi mọi người bất phân chính kiến, vị trí và tín ngưỡng tâm linh … Tác giả viết tiếp:“Ta đang ném đá những người ta nghĩ là kẻ thù của bản thân ta, của gia đình ta, của cộng đoàn ta, của tôn giáo ta…“Ta đang ném đá những anh chị em không cùng quan điểm, không cùng chính kiến, không cùng tôn giáo… Ta đang ném đá đồng bào, đồng đạo… Ta ném đá cấp trên, cấp dưới, giáo hội trung ương/địa phương. Một số cá nhân hoặc tập thể giáo dân ném đá chủ chăn. Một số chủ chăn ném đá lẫn nhau… Một số chủ chăn gián tiếp khuyến khích giáo dân ném đá người khác…“Chúng ta đang ném đá lẫn nhau.“Hòn đá vật chất chỉ ném xa cùng lắm là ít thước và chỉ làm tổn hại phần thể lý.
“Hòn đá mạng truyền thông internet có thể ném xa đến khắp năm châu bốn bể.“Chỉ một động tác nhẹ nhàng đã có thể sát hại uy tín, tinh thần và cả thể xác người bị ném đá, với sự ‘chứng kiến”, thậm chí “tham gia cùng ném đá” của hàng ngàn hàng vạn người trên khắp thế giới.”
“Chưa nói tới việc ném đá giấu tay trên internet, thật là vô vàn tiện lợi!” (…)
Vậy theo tác giả, “việc cần làm ngay” là gì?
“Hãy buông bỏ “hòn đá” và rút lui khỏi hiện trường kết án. Hãy ngưng ngay những biểu hiện kết án nhau trong gia đình – cộng đoàn – tôn giáo – xã hội – trong tư tưởng – lời nói – lời viết – lối sống… Để giao hoà với Chúa, hãy tìm đến toà hoà giải xưng thú loại tội phản chứng Tin Mừng này. Để giao hoà với anh chị em đồng bào, đồng đạo. Hãy tích cực đi bước bước đầu hoà giải cho dù phải xé lòng, thì đó chính là tinh thần Mùa Chay, là tinh thần của đường hẹp, là cùng tháp tùng Đức Giêsu lên Giêrusalem.”2- Mấy phân tích thêm
Suy nghĩ cùng với tác giả và tiếp theo tác giả, chúng ta có thể phân tích rõ hơn.Giả sử những người “ném đá” nói trên biện minh rằng việc họ làm chỉ nhằm bênh vực sự thật và công lý, rằng họ chỉ muốn xây dựng một Giáo Hội nhiều tính “phúc âm” và tính “tiên tri” hơn, nhưng phải nói mạnh mới mong được chú ý tới, -nếu họ tự biện minh như thế, ta sẽ có thể trả lời lại thế nào? Cứ cho đi là có một số người suy nghĩ chân thành như thế, nhưng cách thức họ thực hiện ý muốn của mình chắc chắn là không phù hợp với tinh thần của Chúa Giêsu và của Giáo Hội. Nhiều dấu hiệu cho phép kết luận như thế. Xin nêu lên một vài dấu hiệu.
Trong nhiều trường hợp, những người đó không phân biệt người có tội (ít nhất theo họ nghĩ) với sự tội, sự lỗi của kẻ ấy. Họ “đánh” thẳng vào người bị “tố”, nói xối xả vào mặt người ấy, không cho cơ hội nào tự vệ. Lắm lúc “tội” của người ấy là một chuyện gì đó chính xác, nhưng họ muốn làm cho nặng thêm bằng cách “mở rộng” ra, nói bóng nói gió hoặc thẳng thừng bới móc những chuyện khác của người ta từ thời nào dù không liên quan gì tới trường hợp đang nói cả. Họ làm như thế để làm gì nếu không phải là để “đánh cho quỵ” luôn? (Người Việt ta vốn có tật bới móc chuyện xấu của tình địch mình đến đời ông bà, cố can cho “hả dạ”!). Họ trị tội người lầm lỗi, không phải giúp kẻ lầm lỗi hoán cải, sửa mình.
Một dấu hiệu không tốt khác là tính độc đoán trong các khẳng định của lời phê phán. Ta không thể tránh khỏi ý nghĩ rằng đối với họ đúng sai, thật giả, trắng đen đã rõ ràng, và chỉ có họ mới nắm được phần chân lý. Họ không, hoặc ít chịu tìm hiểu quan điểm kẻ khác cho kỹ mà nhiều khi rõ ràng là họ đã giải thích thiên lệch một chiều. Rồi dễ dàng chụp cho “đối phương” những cái mũ. Chính họ có thể không nhận ra điều đó nhưng một người đứng ngoài quan sát thường rất dễ nhìn thấy.
Vậy mà trong một ít vấn đề được đưa ra tranh luận hiện nay trong Giáo Hội Việt Nam, chúng ta không thấy có lãnh vực nào liên quan hiển nhiên tới đức tin và phong hoá cả; ở đó chuyện đúng sai không còn là chuyện “phải bàn” nữa. Trái lại cộng đoàn dân Chúa –con chiên và mục tử– thường đứng trước những vấn đề mang tính mục vụ hoặc liên quan tới thực tế cuộc sống; trong trường hợp này việc nhìn sự việc theo một cách nào đó hoặc chọn một lập trường nào đó không thể xem là “duy nhất đúng”, tuyệt đối đúng hoặc ngược lại, bị coi là “hoàn toàn sai”.Liên quan tới vấn đề chân lý, chúng ta cũng nên nhớ một nguyên tắc thánh Phaolô đã đưa ra: chân lý phải đi đôi với bác ái; phải nói sự thật nhưng với lòng bác ái, không thể áp đặt chân lý bằng bất cứ cách nào, với bất cứ giá nào… Thế mà không hiếm khi chúng ta thấy những lời phê bình trên internet được đưa ra một cách hằn học hoặc chua chát mỉa mai, gây đau khổ hay thiệt hại tinh thần cho người bị phê bình, đồng thời gieo rắc chia rẽ trong cộng đoàn.Tôi nghĩ rằng tuy tình trạng lên án nhau qua các phương tiện truyền thông đang trở thành khá phổ biến, như tác giả Giuse Maria Định nói, nhưng nó không đại diện cho tập thể, nó phát xuất từ một thiểu số mà thôi, và cũng không chắc tất cả đều là thành viên của Giáo Hội. Nhưng dù là thiểu số, nhóm người này đang có vẻ làm mưa làm gió nhờ cái thuận lợi của internet và nhờ sự im lặng của đa số. Nhưng tại sao im lặng? Là vì nhóm thiểu số kia đã tạo ra một bầu khí nặng nề bao trùm cộng đoàn, một thứ áp lực nào đó hoàn toàn không thuận lợi cho việc trao đổi, bàn cãi thanh thản trong lòng tôn trọng nhau để tìm kiếm cái đúng, cái hay cho cá nhân và tập thể.Để kết luận
Mấy nhận định trên đây của tôi theo sau bài viết của Giuse Maria Định mà tôi mượn lại đầu đề muốn là một sự trao đổi, chia sẻ quan điểm trong tinh thần bác ái và xây dựng; chúng hoàn toàn không phải là những lời lên án ai hay nhóm nào. Đàng khác tôi không muốn “vơ đũa cả nắm” vì biết rằng nhóm thiểu số mà tôi nói trong bài này không phải là một tổ chức với một chủ trương đường hướng rõ ràng, do đó những điều tôi nhận xét chung về họ không thể đúng hoàn toàn cho mọi người trong nhóm như nhau. Chẳng hạn không thể đánh đồng người lý luận chặt chẽ sâu sắc khi phê bình góp ý, với người ăn nói “hồ đồ” và “thiếu văn minh” vốn không phải là hiếm! Sau hết, sự hiện diện của những cá nhân hay nhóm phản biện là hữu ích và cần thiết cho mọi tập thể, xã hội cũng như Giáo Hội. Mấy nhận xét của tác giả Giuse Maria Định và của tôi chỉ mạo muội nhắc lại mấy nguyên tắc Kitô giáo khi phê bình góp ý: phân biệt lỗi lầm với người lỗi lầm, luôn luôn tôn trọng phẩm giá kẻ khác dù là kẻ thù nghịch với ta, tôn trọng sự thật và trên hết mọi sự có lòng bác ái yêu thương.
(Tuần Thánh 2010)
Bài Tin Mừng Chúa nhật V Mùa Chay về Người đàn bà ngoại tình bị tố cáo đã gợi ra nhiều bài suy tư, gợi ý rất phong phú trên một số trang điện tử của cá nhân hoặc nhóm. Trong số những bài tôi đọc được trên internet, tôi nghĩ có lẽ bài của Giuse Maria Định “Ai ném đá ai?” được nhiều người chú ý nhất. Được chú ý nhất là vì nó không dừng lại ở những phân tích, nhận định chung chung mà đi vào một thực tế nóng bỏng tính thời sự, nó dám đụng tới hiện tượng một số người Kitô hữu mạnh miệng phê phán, thậm chí lên án (nói cách hình tượng là “ném đá”) những kẻ không đồng quan điểm với họ hoặc bị coi là thù nghịch của họ, bất kể đó là ai, ngoài Giáo Hội hay trong Giáo Hội, kể cả những vị mục tử lãnh đạo cộng đoàn… Tiếng nói của họ hầu như áp đảo, một chiều và có vẻ thắng thế, hiếm nghe tiếng nói nào phản đối hay tranh luận với họ, mặc dù tôi chắc chắn đa số người công giáo đều cảm thấy có cái gì đó “không ổn”, thiếu bác ái và thiếu tinh thần Phúc Âm trong hiện tượng này…Xin để cho tác giả Giuse Maria Định nhận xét.1- “Chúng ta đang ném đá ”
“Ngày nay dường như một số môn đệ Đức Giêsu hoàn toàn “sạch tội” nên việc họ kết án đích danh nhau đã quá bình thường, thậm chí họ còn phổ biến việc lên án người khác ngay trên các phương tiện truyền thông đại chúng.” Tác giả cho rằng việc này xem ra tương phản với tinh thần của Giáo Hội Việt Nam trong dịp khai mạc Năm Thánh tại Sở Kiện hồi năm ngoái khi ngỏ lời công khai xin lỗi Chúa, xin lỗi nhau, xin lỗi đồng bào, xin lỗi mọi người bất phân chính kiến, vị trí và tín ngưỡng tâm linh … Tác giả viết tiếp:“Ta đang ném đá những người ta nghĩ là kẻ thù của bản thân ta, của gia đình ta, của cộng đoàn ta, của tôn giáo ta…“Ta đang ném đá những anh chị em không cùng quan điểm, không cùng chính kiến, không cùng tôn giáo… Ta đang ném đá đồng bào, đồng đạo… Ta ném đá cấp trên, cấp dưới, giáo hội trung ương/địa phương. Một số cá nhân hoặc tập thể giáo dân ném đá chủ chăn. Một số chủ chăn ném đá lẫn nhau… Một số chủ chăn gián tiếp khuyến khích giáo dân ném đá người khác…“Chúng ta đang ném đá lẫn nhau.“Hòn đá vật chất chỉ ném xa cùng lắm là ít thước và chỉ làm tổn hại phần thể lý.
“Hòn đá mạng truyền thông internet có thể ném xa đến khắp năm châu bốn bể.“Chỉ một động tác nhẹ nhàng đã có thể sát hại uy tín, tinh thần và cả thể xác người bị ném đá, với sự ‘chứng kiến”, thậm chí “tham gia cùng ném đá” của hàng ngàn hàng vạn người trên khắp thế giới.”
“Chưa nói tới việc ném đá giấu tay trên internet, thật là vô vàn tiện lợi!” (…)
Vậy theo tác giả, “việc cần làm ngay” là gì?
“Hãy buông bỏ “hòn đá” và rút lui khỏi hiện trường kết án. Hãy ngưng ngay những biểu hiện kết án nhau trong gia đình – cộng đoàn – tôn giáo – xã hội – trong tư tưởng – lời nói – lời viết – lối sống… Để giao hoà với Chúa, hãy tìm đến toà hoà giải xưng thú loại tội phản chứng Tin Mừng này. Để giao hoà với anh chị em đồng bào, đồng đạo. Hãy tích cực đi bước bước đầu hoà giải cho dù phải xé lòng, thì đó chính là tinh thần Mùa Chay, là tinh thần của đường hẹp, là cùng tháp tùng Đức Giêsu lên Giêrusalem.”2- Mấy phân tích thêm
Suy nghĩ cùng với tác giả và tiếp theo tác giả, chúng ta có thể phân tích rõ hơn.Giả sử những người “ném đá” nói trên biện minh rằng việc họ làm chỉ nhằm bênh vực sự thật và công lý, rằng họ chỉ muốn xây dựng một Giáo Hội nhiều tính “phúc âm” và tính “tiên tri” hơn, nhưng phải nói mạnh mới mong được chú ý tới, -nếu họ tự biện minh như thế, ta sẽ có thể trả lời lại thế nào? Cứ cho đi là có một số người suy nghĩ chân thành như thế, nhưng cách thức họ thực hiện ý muốn của mình chắc chắn là không phù hợp với tinh thần của Chúa Giêsu và của Giáo Hội. Nhiều dấu hiệu cho phép kết luận như thế. Xin nêu lên một vài dấu hiệu.
Trong nhiều trường hợp, những người đó không phân biệt người có tội (ít nhất theo họ nghĩ) với sự tội, sự lỗi của kẻ ấy. Họ “đánh” thẳng vào người bị “tố”, nói xối xả vào mặt người ấy, không cho cơ hội nào tự vệ. Lắm lúc “tội” của người ấy là một chuyện gì đó chính xác, nhưng họ muốn làm cho nặng thêm bằng cách “mở rộng” ra, nói bóng nói gió hoặc thẳng thừng bới móc những chuyện khác của người ta từ thời nào dù không liên quan gì tới trường hợp đang nói cả. Họ làm như thế để làm gì nếu không phải là để “đánh cho quỵ” luôn? (Người Việt ta vốn có tật bới móc chuyện xấu của tình địch mình đến đời ông bà, cố can cho “hả dạ”!). Họ trị tội người lầm lỗi, không phải giúp kẻ lầm lỗi hoán cải, sửa mình.
Một dấu hiệu không tốt khác là tính độc đoán trong các khẳng định của lời phê phán. Ta không thể tránh khỏi ý nghĩ rằng đối với họ đúng sai, thật giả, trắng đen đã rõ ràng, và chỉ có họ mới nắm được phần chân lý. Họ không, hoặc ít chịu tìm hiểu quan điểm kẻ khác cho kỹ mà nhiều khi rõ ràng là họ đã giải thích thiên lệch một chiều. Rồi dễ dàng chụp cho “đối phương” những cái mũ. Chính họ có thể không nhận ra điều đó nhưng một người đứng ngoài quan sát thường rất dễ nhìn thấy.
Vậy mà trong một ít vấn đề được đưa ra tranh luận hiện nay trong Giáo Hội Việt Nam, chúng ta không thấy có lãnh vực nào liên quan hiển nhiên tới đức tin và phong hoá cả; ở đó chuyện đúng sai không còn là chuyện “phải bàn” nữa. Trái lại cộng đoàn dân Chúa –con chiên và mục tử– thường đứng trước những vấn đề mang tính mục vụ hoặc liên quan tới thực tế cuộc sống; trong trường hợp này việc nhìn sự việc theo một cách nào đó hoặc chọn một lập trường nào đó không thể xem là “duy nhất đúng”, tuyệt đối đúng hoặc ngược lại, bị coi là “hoàn toàn sai”.Liên quan tới vấn đề chân lý, chúng ta cũng nên nhớ một nguyên tắc thánh Phaolô đã đưa ra: chân lý phải đi đôi với bác ái; phải nói sự thật nhưng với lòng bác ái, không thể áp đặt chân lý bằng bất cứ cách nào, với bất cứ giá nào… Thế mà không hiếm khi chúng ta thấy những lời phê bình trên internet được đưa ra một cách hằn học hoặc chua chát mỉa mai, gây đau khổ hay thiệt hại tinh thần cho người bị phê bình, đồng thời gieo rắc chia rẽ trong cộng đoàn.Tôi nghĩ rằng tuy tình trạng lên án nhau qua các phương tiện truyền thông đang trở thành khá phổ biến, như tác giả Giuse Maria Định nói, nhưng nó không đại diện cho tập thể, nó phát xuất từ một thiểu số mà thôi, và cũng không chắc tất cả đều là thành viên của Giáo Hội. Nhưng dù là thiểu số, nhóm người này đang có vẻ làm mưa làm gió nhờ cái thuận lợi của internet và nhờ sự im lặng của đa số. Nhưng tại sao im lặng? Là vì nhóm thiểu số kia đã tạo ra một bầu khí nặng nề bao trùm cộng đoàn, một thứ áp lực nào đó hoàn toàn không thuận lợi cho việc trao đổi, bàn cãi thanh thản trong lòng tôn trọng nhau để tìm kiếm cái đúng, cái hay cho cá nhân và tập thể.Để kết luận
Mấy nhận định trên đây của tôi theo sau bài viết của Giuse Maria Định mà tôi mượn lại đầu đề muốn là một sự trao đổi, chia sẻ quan điểm trong tinh thần bác ái và xây dựng; chúng hoàn toàn không phải là những lời lên án ai hay nhóm nào. Đàng khác tôi không muốn “vơ đũa cả nắm” vì biết rằng nhóm thiểu số mà tôi nói trong bài này không phải là một tổ chức với một chủ trương đường hướng rõ ràng, do đó những điều tôi nhận xét chung về họ không thể đúng hoàn toàn cho mọi người trong nhóm như nhau. Chẳng hạn không thể đánh đồng người lý luận chặt chẽ sâu sắc khi phê bình góp ý, với người ăn nói “hồ đồ” và “thiếu văn minh” vốn không phải là hiếm! Sau hết, sự hiện diện của những cá nhân hay nhóm phản biện là hữu ích và cần thiết cho mọi tập thể, xã hội cũng như Giáo Hội. Mấy nhận xét của tác giả Giuse Maria Định và của tôi chỉ mạo muội nhắc lại mấy nguyên tắc Kitô giáo khi phê bình góp ý: phân biệt lỗi lầm với người lỗi lầm, luôn luôn tôn trọng phẩm giá kẻ khác dù là kẻ thù nghịch với ta, tôn trọng sự thật và trên hết mọi sự có lòng bác ái yêu thương.
(Tuần Thánh 2010)
Chúa Giêsu Ngài Đã Phục Sinh
Tuyết MAi
10:20 02/04/2010
Chúa Giêsu Ngài Đã Phục Sinh
Hỡi toàn thể nhân loại hãy tấu lên ca khúc " Alleluia, Alleluia, Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, Ngài đã Phục Sinh. Ngài đã từ cõi chết mà sống lại. Alleluia, Alleluia". Ôi! Còn gì hạnh phúc và vui mừng cho bằng tin loan báo mau chóng cùng khắp bờ cõi rằng: " Chúa Giêsu Ngài đã sống lại và hiển trị muôn đời. Phúc cho những ai đã được gặp Ngài từ cõi chết mà sống lại ". Tử thần chẳng những đã không làm hại được Ngài mà chính Ngài đã chiến thắng Tử Thần để trở nên vinh hiển và vinh quang chiếu rọi cùng trên khắp tầng trời và khắp cõi địa cầu, đều phải tung hô và ca tụng vì Chúa Giêsu Ngài đã Phục Sinh.
Bà Maria ơi! Trên đường bà thấy những gì, hãy kể cho chúng tôi nghe! Hãy kể cho chúng tôi nghe! Mỗi một năm chúng ta đều có dịp để nghe đi nghe lại bài hát quen thuộc này! Và các người đàn bà thật diễm phúc được Chúa Giêsu cho thấy liền sau khi Ngài Phục Sinh. Sự việc Chúa Giêsu Phục Sinh, tin tức này được lan rộng đi nhanh chóng và cùng khắp mọi nơi, là một sự việc hay là một tin tức nghe Long Trời Lở Đất thật, vì lịch sử của con người từ rất ngàn xưa chưa từng ai nghe nói có kẻ chết mà tự sống lại được bao giờ!?? Ngoài Chúa Giêsu người Nazarét! Được nghe kể lại và ghi nhận lại rằng:
"Ngài đã sống lại và sẽ đến xứ Galilêa"
Qua chiều ngày Sabbat, khi ngày thứ nhất trong tuần vừa tảng sáng, Maria Mađalêna và bà Maria khác đến thăm mồ. Bỗng chốc đất chuyển mạnh vì Thiên Thần Chúa từ trời xuống và đến lăn tảng đá ra, rồi ngồi lên trên đó. Mặt Người sáng như chớp và áo Người trắng như tuyết. Vì thế những lính canh khiếp đảm run sợ và hầu như chết. Nhưng Thiên Thần lên tiếng và bảo các người nữ rằng: "Các bà đừng sợ. Ta biết các bà tìm Chúa Giêsu, Người đã chịu đóng đinh. Người không có ở đây vì Người đã sống lại như lời Người đã nói. Các bà hãy đến mà coi nơi đã đặt Người và đi ngay bảo các môn đệ Người rằng: Người đã sống lại, và kìa Người đến xứ Galilêa trước các ông: Ở đó các ông sẽ gặp Người. Đây Ta đã báo trước cho các bà hay". Hai bà vội ra khỏi mồ, vừa sợ lại vừa hớn hở vui mừng, chạy báo tin cho các môn đệ Người. Và này Chúa Giêsu đón gặp các bà, Người nói: "Chào các bà". Các bà liền lại gần ôm chân Người và phục lạy. Bấy giờ Chúa Giêsu bảo: "Các bà đừng sợ. Hãy đi báo tin cho các anh em Ta phải trở về Galilêa, rồi ở đó, họ sẽ gặp Ta". (Mt 28, 1-10).
Cảm tạ Thiên Chúa vô cùng vì tình yêu thương hải hà, độ lượng, và có Trái Tim luôn Thương Xót tất cả nhân loại là con cái của Ngài. Vì bản tính luôn yếu đuối, dễ sa ngã, và hay phạm tội đến Thiên Chúa, nên Chúa Cha đã phải lập nên một thể thức mà chỉ có Chúa Con Giêsu mới có thể thực hiện được mà thôi! Đó là một thể thức hiến tế mạng sống mình làm Lễ Vật Toàn Thiêu, tự hiến, để mang lại sự sống muôn đời cho nhân loại trần gian hư đốn và đáng chết này! Vì tình yêu vô bờ bến mà Chúa Cha đã phải hy sinh con một yêu dấu nhất của Ngài cho nhân loại. Đã bỏ Cha Ngài từ Trời cao mà trở thành một con người phàm với thân xác cũng vô cùng yếu đuối, với cuộc sống cũng thật nghèo khổ từ lúc sơ sinh, và với cha mẹ nuôi trong xã hội không được ai biết đến!??
Vì con người nhân loại luôn vô ơn, bội phản, và không có ai có thể làm gương tốt để con người biết sống tốt, cho bằng Chúa cha đã cho con yêu quý của mình xuống trần gian mà làm Gương Sống động để giảng dậy, đem Giáo Lý mới, một giáo lý mà chỉ có Chúa Con Giêsu của Ngài mới có thể hoán cải và thánh hóa tất cả con người tội lỗi, để trở nên một con người mới có trái tim mới tốt đẹp giống như Chúa Giêsu mà thôi! Nhất là qua Bí Tích Rửa Tội dầu Ngài là Con Thiên Chúa chẳng vướng tội tổ tông truyền, nhưng Ngài đã phải làm thế, để làm Gương cho nhân loại con cái của Ngài.
Có ai trên đời yêu người thân của mình mà dám hy sinh mạng sống của mình để cho người yêu hay người thân của mình được sống, và sống có ích lợi cho chính bản thân mình, hay cho đồng loại? Quả thật tình thì có chứ không phải là không nhưng chỉ thấy trên phim ảnh đại loại như những chuyện tình của Romeo and Juliet hay Love Story, và còn rất nhiều chuyện nổi tiếng khác cũng rất hay, rất cảm động, rất bán chạy, và rất tình người này! Nhưng chúng ta phải công nhận rằng chỉ có mối tình Nổi Tiếng của Ngài Giêsu đã chọn cái chết trên Thập Giá vì tội lỗi của toàn nhân loại là bi đát nhất, là đau khổ nhất, là tang thương nhất, đã bỏ mình hy sinh để được mang lại niềm Hy Vọng và sự sống muôn đời cho con người tội lỗi của trần gian tạm bợ này!
Ngài đã Chết và Sống Lại để cho chúng ta thấy rằng Ngài sẽ Lên Trời và Ngài ra đi để dọn chỗ cho tất cả con cái của Ngài. Ngài muốn tất cả con cái là chúng ta đây cũng sẽ được dự phần với Ngài trên Quê Trời, được hưởng mọi phước hạnh giống Ngài bên Thiên Chúa Cha, Chúa Thánh Thần, Đức Mẹ, tất cả triều thần trên Thiên Quốc, cùng các Thánh, và anh chị em chung hưởng một niềm vui sung mãn, trường sinh, bất tử, đời đời vô cùng. Amen.
Tuyết Mai
Hỡi toàn thể nhân loại hãy tấu lên ca khúc " Alleluia, Alleluia, Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, Ngài đã Phục Sinh. Ngài đã từ cõi chết mà sống lại. Alleluia, Alleluia". Ôi! Còn gì hạnh phúc và vui mừng cho bằng tin loan báo mau chóng cùng khắp bờ cõi rằng: " Chúa Giêsu Ngài đã sống lại và hiển trị muôn đời. Phúc cho những ai đã được gặp Ngài từ cõi chết mà sống lại ". Tử thần chẳng những đã không làm hại được Ngài mà chính Ngài đã chiến thắng Tử Thần để trở nên vinh hiển và vinh quang chiếu rọi cùng trên khắp tầng trời và khắp cõi địa cầu, đều phải tung hô và ca tụng vì Chúa Giêsu Ngài đã Phục Sinh.
Bà Maria ơi! Trên đường bà thấy những gì, hãy kể cho chúng tôi nghe! Hãy kể cho chúng tôi nghe! Mỗi một năm chúng ta đều có dịp để nghe đi nghe lại bài hát quen thuộc này! Và các người đàn bà thật diễm phúc được Chúa Giêsu cho thấy liền sau khi Ngài Phục Sinh. Sự việc Chúa Giêsu Phục Sinh, tin tức này được lan rộng đi nhanh chóng và cùng khắp mọi nơi, là một sự việc hay là một tin tức nghe Long Trời Lở Đất thật, vì lịch sử của con người từ rất ngàn xưa chưa từng ai nghe nói có kẻ chết mà tự sống lại được bao giờ!?? Ngoài Chúa Giêsu người Nazarét! Được nghe kể lại và ghi nhận lại rằng:
"Ngài đã sống lại và sẽ đến xứ Galilêa"
Qua chiều ngày Sabbat, khi ngày thứ nhất trong tuần vừa tảng sáng, Maria Mađalêna và bà Maria khác đến thăm mồ. Bỗng chốc đất chuyển mạnh vì Thiên Thần Chúa từ trời xuống và đến lăn tảng đá ra, rồi ngồi lên trên đó. Mặt Người sáng như chớp và áo Người trắng như tuyết. Vì thế những lính canh khiếp đảm run sợ và hầu như chết. Nhưng Thiên Thần lên tiếng và bảo các người nữ rằng: "Các bà đừng sợ. Ta biết các bà tìm Chúa Giêsu, Người đã chịu đóng đinh. Người không có ở đây vì Người đã sống lại như lời Người đã nói. Các bà hãy đến mà coi nơi đã đặt Người và đi ngay bảo các môn đệ Người rằng: Người đã sống lại, và kìa Người đến xứ Galilêa trước các ông: Ở đó các ông sẽ gặp Người. Đây Ta đã báo trước cho các bà hay". Hai bà vội ra khỏi mồ, vừa sợ lại vừa hớn hở vui mừng, chạy báo tin cho các môn đệ Người. Và này Chúa Giêsu đón gặp các bà, Người nói: "Chào các bà". Các bà liền lại gần ôm chân Người và phục lạy. Bấy giờ Chúa Giêsu bảo: "Các bà đừng sợ. Hãy đi báo tin cho các anh em Ta phải trở về Galilêa, rồi ở đó, họ sẽ gặp Ta". (Mt 28, 1-10).
Cảm tạ Thiên Chúa vô cùng vì tình yêu thương hải hà, độ lượng, và có Trái Tim luôn Thương Xót tất cả nhân loại là con cái của Ngài. Vì bản tính luôn yếu đuối, dễ sa ngã, và hay phạm tội đến Thiên Chúa, nên Chúa Cha đã phải lập nên một thể thức mà chỉ có Chúa Con Giêsu mới có thể thực hiện được mà thôi! Đó là một thể thức hiến tế mạng sống mình làm Lễ Vật Toàn Thiêu, tự hiến, để mang lại sự sống muôn đời cho nhân loại trần gian hư đốn và đáng chết này! Vì tình yêu vô bờ bến mà Chúa Cha đã phải hy sinh con một yêu dấu nhất của Ngài cho nhân loại. Đã bỏ Cha Ngài từ Trời cao mà trở thành một con người phàm với thân xác cũng vô cùng yếu đuối, với cuộc sống cũng thật nghèo khổ từ lúc sơ sinh, và với cha mẹ nuôi trong xã hội không được ai biết đến!??
Vì con người nhân loại luôn vô ơn, bội phản, và không có ai có thể làm gương tốt để con người biết sống tốt, cho bằng Chúa cha đã cho con yêu quý của mình xuống trần gian mà làm Gương Sống động để giảng dậy, đem Giáo Lý mới, một giáo lý mà chỉ có Chúa Con Giêsu của Ngài mới có thể hoán cải và thánh hóa tất cả con người tội lỗi, để trở nên một con người mới có trái tim mới tốt đẹp giống như Chúa Giêsu mà thôi! Nhất là qua Bí Tích Rửa Tội dầu Ngài là Con Thiên Chúa chẳng vướng tội tổ tông truyền, nhưng Ngài đã phải làm thế, để làm Gương cho nhân loại con cái của Ngài.
Có ai trên đời yêu người thân của mình mà dám hy sinh mạng sống của mình để cho người yêu hay người thân của mình được sống, và sống có ích lợi cho chính bản thân mình, hay cho đồng loại? Quả thật tình thì có chứ không phải là không nhưng chỉ thấy trên phim ảnh đại loại như những chuyện tình của Romeo and Juliet hay Love Story, và còn rất nhiều chuyện nổi tiếng khác cũng rất hay, rất cảm động, rất bán chạy, và rất tình người này! Nhưng chúng ta phải công nhận rằng chỉ có mối tình Nổi Tiếng của Ngài Giêsu đã chọn cái chết trên Thập Giá vì tội lỗi của toàn nhân loại là bi đát nhất, là đau khổ nhất, là tang thương nhất, đã bỏ mình hy sinh để được mang lại niềm Hy Vọng và sự sống muôn đời cho con người tội lỗi của trần gian tạm bợ này!
Ngài đã Chết và Sống Lại để cho chúng ta thấy rằng Ngài sẽ Lên Trời và Ngài ra đi để dọn chỗ cho tất cả con cái của Ngài. Ngài muốn tất cả con cái là chúng ta đây cũng sẽ được dự phần với Ngài trên Quê Trời, được hưởng mọi phước hạnh giống Ngài bên Thiên Chúa Cha, Chúa Thánh Thần, Đức Mẹ, tất cả triều thần trên Thiên Quốc, cùng các Thánh, và anh chị em chung hưởng một niềm vui sung mãn, trường sinh, bất tử, đời đời vô cùng. Amen.
Tuyết Mai
Chúa Đã Chết Hay Bị Thủ Tiêu?
Lm. Jos. Đinh Công Phúc
10:45 02/04/2010
Chúa Đã Chết Hay Bị Thủ Tiêu?
Từ khi làm linh mục, tôi chưa bao giờ làm chủ tế cử hành thánh lễ Tiệc Ly tại quê nhà. Tôi cũng chưa lần nào làm chủ tế dâng lễ này tại đất nước tôi học, vì là linh mục “chui” được gửi đi học và được phong chức tại nước ngoài nên cũng chỉ đồng tế cùng những linh mục bản địa. Đây là lần đầu tiên mà tôi vừa phải chủ tế, lại phải chia sẻ trong thánh lễ Tiệc Ly. Đây cũng là dịp tôi chuẩn bị phải “chia ly” để trở về quê nhà phục vụ. Chính những cảm nghiệm này đã gợi ý cho tôi tìm hiểu thế nào là cuộc chia ly của Đức Kitô.
Khi đọc qua bài Thương Khó của Đức Giêsu hôm nay, lời tuyên xưng sau kinh nguyện Thánh Thể gợi lại trong tôi: Con tuyên xưng Chúa đã chết đi. Vâng, con tuyên xưng Chúa đã chết đi. Nhưng, tại sao Chúa chết? Tại sao Chúa và chúng con phải chia ly để chúng con có bàn Tiệc Ly này?
Chết là một qui luật tự nhiên của thân phận làm người. Đã là người, ai cũng phải chết. Chúa đã chấp nhận thân phận làm người, nên Chúa cũng phải chết. Thế nhưng, qui luật này xảy ra dưới nhiều dạng và nhiều kiểu khác nhau. Thông thường là những cái chết tự nhiên. Rồi những cái chết do bệnh tật. Cũng có rất nhiều cái chết khác thật oái oăm: chết do tai nạn, chết do hận thù, chết do cướp bóc, chết vì bị sát hại, etc. Cái chết của Đức Giêsu là một trong những trường hợp bất thường này.
Cái chết của Đức Giêsu là một cái chết bất thường - nhưng lại cũng bình thường – vì nó phải xảy ra như là một hệ quả tất yếu của tội lỗi. Con tuyên xưng Chúa đã chết đi. Thế nhưng Chúa lại chết không bình thường. Lý do, vì Chúa đâu có lỗi, có tội gì, để mà phải nhận cái hậu quả là cái chết? Vì thế, có lẽ chúng ta nên gọi cái chết của Đức Giêsu là một sự sát hại thì đúng hơn!
Chúng ta tuyên xưng một cách chắc chắn lời khẳng định của Đức Giêsu: Thầy là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống. Vì Chúa Giêsu là Sự Sống và là nguồn của Sự Sống, nên có thể chúng ta khó mà chấp nhận rằng, Ngài phải chết. Chính vì sự vĩnh cửu của Nguồn mạch sự sống nơi Ngài mà Chúa Giêsu đã, đang và sẽ mãi mãi là Đường cho chúng ta cũng như toàn thể nhân loại. Thế nhưng, cái “khốn nỗi” nơi Ngài để Ngài phải nhận cái mà tôi gọi là thủ tiêu hoặc sát hại (assassination) là Sự Thật. Chính vì Đức Giêsu là Sự Thật, mà Ngài đã bị thủ tiêu, đang bị sát hại và sẽ còn bị thủ tiêu!
Có lẽ chúng ta không xa lạ gì với những cái chết như thế này. Một sự thủ tiêu dành cho những con người biết sự thật, dám nói lên sự thật, dám bảo vệ sự thật, dám sống cho sự thật, etc – có lẽ không hiếm lắm - ở thời của Chúa Giêsu, hay thời đại của chúng ta hôm nay. Chính vì thế, bài Thương Khó của Đức Giêsu đã được đọc, hôm nay chúng ta đọc, và sẽ còn tiếp tục được đọc lên – cho đến khi Sự Thật được chúng ta đón nhận – từ trong chính tâm hồn sâu thẳm của mỗi người chúng ta.
Tôi xin liệt kê ra đây một vài điểm để gợi ý suy tư:
Tội lỗi của mỗi người trong chúng ta là sự sát hại, thủ tiêu Sự Thật. Nói cách khác, tội của chúng ta đã thủ tiêu Thiên Chúa là Sự Thật. Vì danh dự của mình, chúng ta có thể đã chối bỏ những những “Mầm Sống.” Với những sở thích và đam mê của mình, chúng ta đã bất chấp những giá trị và quyền lợi của con người, công bằng, etc. Với tính cố chấp, chúng ta đã tiêu diệt tất cả những ai biết sự thật, dám nói lên sự thật và dám bảo vệ cho sự thật. Nói ngắn gọn hơn, Đức Giêsu – Sự Thật đã bị tiêu diệt. Ngài vẫn đang bị chù dập và bị thủ tiêu. Thế nhưng, có một sự thật tuyệt vời – Sự Thật sẽ chiến thắng. Đức Giêsu đã bị thủ tiêu – Ngài đã chết – và Ngài đã sống lại vinh hiển, vĩnh viễn. Đây là Sự Thật mà chúng ta sẽ cử hành trong đêm Vọng Phục Sinh.
Dù chúng ta có tìm mọi cách và dùng mọi phương tiện để sát hại và thủ tiêu Sự Thật – Sự Thật sẽ chiến thắng. Liệu rằng có ai trong chúng ta là người đang giết chết và tìm cách sát hại sự thật là những giá trị, phẩm giá và quyền lợi của anh em chúng ta? Hy vọng là chúng ta sẽ bớt phải nói lời chia ly, và tổ chức “tiệc chia ly!” Và hy vọng rằng chúng ta sẽ có nhiều tiệc hiệp nhất trong Sự Thật, Sự Sống và Tình Yêu.
Từ khi làm linh mục, tôi chưa bao giờ làm chủ tế cử hành thánh lễ Tiệc Ly tại quê nhà. Tôi cũng chưa lần nào làm chủ tế dâng lễ này tại đất nước tôi học, vì là linh mục “chui” được gửi đi học và được phong chức tại nước ngoài nên cũng chỉ đồng tế cùng những linh mục bản địa. Đây là lần đầu tiên mà tôi vừa phải chủ tế, lại phải chia sẻ trong thánh lễ Tiệc Ly. Đây cũng là dịp tôi chuẩn bị phải “chia ly” để trở về quê nhà phục vụ. Chính những cảm nghiệm này đã gợi ý cho tôi tìm hiểu thế nào là cuộc chia ly của Đức Kitô.
Khi đọc qua bài Thương Khó của Đức Giêsu hôm nay, lời tuyên xưng sau kinh nguyện Thánh Thể gợi lại trong tôi: Con tuyên xưng Chúa đã chết đi. Vâng, con tuyên xưng Chúa đã chết đi. Nhưng, tại sao Chúa chết? Tại sao Chúa và chúng con phải chia ly để chúng con có bàn Tiệc Ly này?
Chết là một qui luật tự nhiên của thân phận làm người. Đã là người, ai cũng phải chết. Chúa đã chấp nhận thân phận làm người, nên Chúa cũng phải chết. Thế nhưng, qui luật này xảy ra dưới nhiều dạng và nhiều kiểu khác nhau. Thông thường là những cái chết tự nhiên. Rồi những cái chết do bệnh tật. Cũng có rất nhiều cái chết khác thật oái oăm: chết do tai nạn, chết do hận thù, chết do cướp bóc, chết vì bị sát hại, etc. Cái chết của Đức Giêsu là một trong những trường hợp bất thường này.
Cái chết của Đức Giêsu là một cái chết bất thường - nhưng lại cũng bình thường – vì nó phải xảy ra như là một hệ quả tất yếu của tội lỗi. Con tuyên xưng Chúa đã chết đi. Thế nhưng Chúa lại chết không bình thường. Lý do, vì Chúa đâu có lỗi, có tội gì, để mà phải nhận cái hậu quả là cái chết? Vì thế, có lẽ chúng ta nên gọi cái chết của Đức Giêsu là một sự sát hại thì đúng hơn!
Chúng ta tuyên xưng một cách chắc chắn lời khẳng định của Đức Giêsu: Thầy là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống. Vì Chúa Giêsu là Sự Sống và là nguồn của Sự Sống, nên có thể chúng ta khó mà chấp nhận rằng, Ngài phải chết. Chính vì sự vĩnh cửu của Nguồn mạch sự sống nơi Ngài mà Chúa Giêsu đã, đang và sẽ mãi mãi là Đường cho chúng ta cũng như toàn thể nhân loại. Thế nhưng, cái “khốn nỗi” nơi Ngài để Ngài phải nhận cái mà tôi gọi là thủ tiêu hoặc sát hại (assassination) là Sự Thật. Chính vì Đức Giêsu là Sự Thật, mà Ngài đã bị thủ tiêu, đang bị sát hại và sẽ còn bị thủ tiêu!
Có lẽ chúng ta không xa lạ gì với những cái chết như thế này. Một sự thủ tiêu dành cho những con người biết sự thật, dám nói lên sự thật, dám bảo vệ sự thật, dám sống cho sự thật, etc – có lẽ không hiếm lắm - ở thời của Chúa Giêsu, hay thời đại của chúng ta hôm nay. Chính vì thế, bài Thương Khó của Đức Giêsu đã được đọc, hôm nay chúng ta đọc, và sẽ còn tiếp tục được đọc lên – cho đến khi Sự Thật được chúng ta đón nhận – từ trong chính tâm hồn sâu thẳm của mỗi người chúng ta.
Tôi xin liệt kê ra đây một vài điểm để gợi ý suy tư:
Tội lỗi của mỗi người trong chúng ta là sự sát hại, thủ tiêu Sự Thật. Nói cách khác, tội của chúng ta đã thủ tiêu Thiên Chúa là Sự Thật. Vì danh dự của mình, chúng ta có thể đã chối bỏ những những “Mầm Sống.” Với những sở thích và đam mê của mình, chúng ta đã bất chấp những giá trị và quyền lợi của con người, công bằng, etc. Với tính cố chấp, chúng ta đã tiêu diệt tất cả những ai biết sự thật, dám nói lên sự thật và dám bảo vệ cho sự thật. Nói ngắn gọn hơn, Đức Giêsu – Sự Thật đã bị tiêu diệt. Ngài vẫn đang bị chù dập và bị thủ tiêu. Thế nhưng, có một sự thật tuyệt vời – Sự Thật sẽ chiến thắng. Đức Giêsu đã bị thủ tiêu – Ngài đã chết – và Ngài đã sống lại vinh hiển, vĩnh viễn. Đây là Sự Thật mà chúng ta sẽ cử hành trong đêm Vọng Phục Sinh.
Dù chúng ta có tìm mọi cách và dùng mọi phương tiện để sát hại và thủ tiêu Sự Thật – Sự Thật sẽ chiến thắng. Liệu rằng có ai trong chúng ta là người đang giết chết và tìm cách sát hại sự thật là những giá trị, phẩm giá và quyền lợi của anh em chúng ta? Hy vọng là chúng ta sẽ bớt phải nói lời chia ly, và tổ chức “tiệc chia ly!” Và hy vọng rằng chúng ta sẽ có nhiều tiệc hiệp nhất trong Sự Thật, Sự Sống và Tình Yêu.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:00 02/04/2010
TÊN GỌI ĐỘC ĐÁO
Thế nhân thường gọi tên con gái mình là “con chó nhỏ”, nguồn gốc của nó là do Ngụy Võ đế Tào Tháo thời Tam Quốc nói: “Con trai của Lưu Cảnh Thăng giống con chó” trong điển tích cũ.
Có ông quan nọ có cách gọi con gái mình rất độc đáo là: “Con trâu nhỏ, con ngựa nhỏ”.
Có người hỏi ông ta tại sao, ông ta trả lời: “Trung Quốc đã suy nhược, người dân trong nước đều là trâu ngựa, mấy đứa nhỏ này còn nhỏ, không kêu bằng con trâu nhỏ, con ngựa nhỏ thì kêu bằng gì chứ ?”
(Tân tiếu lâm quảng ký)
Suy tư:
Có những cha mẹ gọi con mình bằng cái tên “chó con, mèo con”, đó không phải là cái gì ghê gớm, nhưng là tên gọi cách thân thương trong gia đình; nhưng vì đất nước nghèo suy nhược mà đặt tên cho con mình là con chó con trâu hay con heo, thì lại là chuyện khác, cần phải suy nghĩ lại.
Chỉ có những ông chủ giàu có vô lương tâm mới gọi công nhân là con chó con trâu, vì họ cho đồng tiền của họ lớn hơn nhân phẩm và tư cách của công nhân; chỉ có những người cưng chó kiểng mèo kiểng hơn cả con cái họ mới coi người khác như trâu như chó, bởi vì tình thương của họ bị lệch lạc đặt không đúng chổ...
Để cho giáo dân coi người khác (có khi là giáo dân trong họ đạo) như con chó ghẻ, như con trâu là trách nhiệm của cha sở, bởi vì ngài được sai đến họ đạo là để làm cho mọi giáo dân cùng bình đẳng như nhau, thờ phượng Thiên Chúa như nhau; để cho các thành viên trong cộng đoàn coi thường các thành viên khác như người xa lạ, là trách nhiệm của bề trên cộng đoàn, bởi vì bề trên được bầu lên không phải là người ba phải, sợ sệt số đông, nhưng là để làm cho cộng đoàn hiệp nhất...
Ai làm lớn thì hãy luôn tự vấn lương tâm của mình mỗi ngày, bằng không thì Thiên Chúa sẽ cất đi ân sủng ấy...
----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Thế nhân thường gọi tên con gái mình là “con chó nhỏ”, nguồn gốc của nó là do Ngụy Võ đế Tào Tháo thời Tam Quốc nói: “Con trai của Lưu Cảnh Thăng giống con chó” trong điển tích cũ.
Có ông quan nọ có cách gọi con gái mình rất độc đáo là: “Con trâu nhỏ, con ngựa nhỏ”.
Có người hỏi ông ta tại sao, ông ta trả lời: “Trung Quốc đã suy nhược, người dân trong nước đều là trâu ngựa, mấy đứa nhỏ này còn nhỏ, không kêu bằng con trâu nhỏ, con ngựa nhỏ thì kêu bằng gì chứ ?”
(Tân tiếu lâm quảng ký)
Suy tư:
Có những cha mẹ gọi con mình bằng cái tên “chó con, mèo con”, đó không phải là cái gì ghê gớm, nhưng là tên gọi cách thân thương trong gia đình; nhưng vì đất nước nghèo suy nhược mà đặt tên cho con mình là con chó con trâu hay con heo, thì lại là chuyện khác, cần phải suy nghĩ lại.
Chỉ có những ông chủ giàu có vô lương tâm mới gọi công nhân là con chó con trâu, vì họ cho đồng tiền của họ lớn hơn nhân phẩm và tư cách của công nhân; chỉ có những người cưng chó kiểng mèo kiểng hơn cả con cái họ mới coi người khác như trâu như chó, bởi vì tình thương của họ bị lệch lạc đặt không đúng chổ...
Để cho giáo dân coi người khác (có khi là giáo dân trong họ đạo) như con chó ghẻ, như con trâu là trách nhiệm của cha sở, bởi vì ngài được sai đến họ đạo là để làm cho mọi giáo dân cùng bình đẳng như nhau, thờ phượng Thiên Chúa như nhau; để cho các thành viên trong cộng đoàn coi thường các thành viên khác như người xa lạ, là trách nhiệm của bề trên cộng đoàn, bởi vì bề trên được bầu lên không phải là người ba phải, sợ sệt số đông, nhưng là để làm cho cộng đoàn hiệp nhất...
Ai làm lớn thì hãy luôn tự vấn lương tâm của mình mỗi ngày, bằng không thì Thiên Chúa sẽ cất đi ân sủng ấy...
----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (Lễ Phục Sinh)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:03 02/04/2010
CHỦ NHẬT PHỤC SINH
Tin mừng: Ga 20, 1-9.
“Đức Giê-su phải trỗi dậy từ cõi chết”.
Bạn thân mến,
“Chúa đã sống lại rồi- Alleluia !”
Đó là điệp khúc vui mừng của bạn và tôi và của cả nhân loại, vui mừng vì nhân loại sẽ được giải thoát khỏi tội lỗi, vui mừng vì từ nay cửa thiên đàng rộng mở chờ đón chúng ta, vui mừng vì sự ác sẽ không còn thống trị mặt đất nữa, nhưng cái vui mừng hiện tại nhất của chúng ta hôm nay chính là: chúng ta đã được cùng với Chúa Ki-tô sống lại sau bốn mươi ngày chết cho tội lỗi.
Trong niềm vui phục sinh hôm nay, tôi xin chia sẻ với bạn hai điểm này:
1. Phục Sinh là trỗi dậy và đi lên.
Chúa Giê-su đã phục sinh, Ngài đã trỗi dậy ra khỏi mồ và lên trời ngự bên hữu Chúa Cha, đó là đức tin và là niềm vui cứu độ của chúng ta.
Chúa Giê-su đã phục sinh, nghĩa là Ngài đã trỗi dậy từ thân xác bất động trở nên sống động, từ trong mộ đá lạnh tanh toả sáng vinh quang phục sinh của Thiên Chúa, từ cõi chết đi qua sự sống, đó chính là những dấu hiệu để cho chúng ta thấy được rằng, Ngài chính là Thiên Chúa và là Đấng duy nhất cứu độ trần gian.
Chia sẻ niềm vui phục sinh này với Chúa Ki-tô, không phải là bạn và tôi chỉ hân hoan hát Alleluia mà thôi, nhưng chúng ta phải thật sự sống lại với Ngài, đi ra khỏi tội lỗi và nơi chốn khiến chúng ta phạm tội, để nơi nào có mặt chúng ta là ở đó ánh sáng phục sinh của Chúa Ki-tô chiếu rọi, để chúng ta hấp dẫn người khác đi theo ánh sáng Tin Mừng của Ngài.
2. Phục Sinh là hiệu quả của yêu thương.
“Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha” và thế là mọi sự đã hoàn tất: hoàn tất cuộc khổ nạn, hoàn tất chương trình cứu độ ở trần gian, hoàn tất ba mươi ba năm chia sẻ thân phận làm người, để rồi đỉnh cao hoàn tất chính là sự phục sinh vinh hiển của Ngài –Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng cứu độ trần gian.
Phục Sinh là hiệu quả của tình yêu, Chúa Giê-su Ki-tô vì yêu thương nhân loại đã đi qua sự chết và đã sống lại, đó chính là hạt lúa mì được gieo vào lòng đất, chịu mục nát và trở thành cây lúa mì đơm hoa kết trái nuôi sống muôn người. Chúa Ki-tô chính là hạt lúa mì, là hạt tình yêu bởi trời gieo vào trong thế gian, để cho thế gian nhờ Ngài mà được sự sống đời đời.
Chúa Ki-tô đã sống lại, Ngài cũng mời gọi bạn và tôi cùng sống lại với Ngài để đem niềm tin yêu phục sinh này cho mọi người, đó chính là nguồn mạch của yêu thương, bởi vì tình yêu không qua đau khổ là tình yêu chưa trọn vẹn và chưa hoàn hảo. Do đó, khi chúng ta loan báo tin vui Phục Sinh cho tha nhân thì chính là lúc chúng ta làm chứng rằng phục sinh không chỉ là Chúa Ki-tô sống lại mà thôi, nhưng còn là sự sống lại cho những kẻ tin yêu Ngài mà chịu nhiều gian khổ và hi sinh.
Bạn thân mến,
Chúa Ki-tô đã sống lại như lời của Ngài đã nói, sự sống lại này đã đổi mới và thánh hóa tâm hồn tội lỗi của chúng ta trở nên đền thờ của Ngài.
Ba ngày trong mồ đá là biểu tượng quyền lực của ma quỷ tạm thời thắng thế, nhưng ba ngày sau trở đi thì từ trong mồ đá này, ma quỷ đã thất bại vì Đấng tạm thời khuất phục sự chết -Chúa Ki-tô- đã sống lại vinh hiển, đã chiến thắng tử thần và muôn đời thống trị ma quỷ ác thần. Chúa đã sống lại rồi, Alleluia.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng: Ga 20, 1-9.
“Đức Giê-su phải trỗi dậy từ cõi chết”.
Bạn thân mến,
“Chúa đã sống lại rồi- Alleluia !”
Đó là điệp khúc vui mừng của bạn và tôi và của cả nhân loại, vui mừng vì nhân loại sẽ được giải thoát khỏi tội lỗi, vui mừng vì từ nay cửa thiên đàng rộng mở chờ đón chúng ta, vui mừng vì sự ác sẽ không còn thống trị mặt đất nữa, nhưng cái vui mừng hiện tại nhất của chúng ta hôm nay chính là: chúng ta đã được cùng với Chúa Ki-tô sống lại sau bốn mươi ngày chết cho tội lỗi.
Trong niềm vui phục sinh hôm nay, tôi xin chia sẻ với bạn hai điểm này:
1. Phục Sinh là trỗi dậy và đi lên.
Chúa Giê-su đã phục sinh, Ngài đã trỗi dậy ra khỏi mồ và lên trời ngự bên hữu Chúa Cha, đó là đức tin và là niềm vui cứu độ của chúng ta.
Chúa Giê-su đã phục sinh, nghĩa là Ngài đã trỗi dậy từ thân xác bất động trở nên sống động, từ trong mộ đá lạnh tanh toả sáng vinh quang phục sinh của Thiên Chúa, từ cõi chết đi qua sự sống, đó chính là những dấu hiệu để cho chúng ta thấy được rằng, Ngài chính là Thiên Chúa và là Đấng duy nhất cứu độ trần gian.
Chia sẻ niềm vui phục sinh này với Chúa Ki-tô, không phải là bạn và tôi chỉ hân hoan hát Alleluia mà thôi, nhưng chúng ta phải thật sự sống lại với Ngài, đi ra khỏi tội lỗi và nơi chốn khiến chúng ta phạm tội, để nơi nào có mặt chúng ta là ở đó ánh sáng phục sinh của Chúa Ki-tô chiếu rọi, để chúng ta hấp dẫn người khác đi theo ánh sáng Tin Mừng của Ngài.
2. Phục Sinh là hiệu quả của yêu thương.
“Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha” và thế là mọi sự đã hoàn tất: hoàn tất cuộc khổ nạn, hoàn tất chương trình cứu độ ở trần gian, hoàn tất ba mươi ba năm chia sẻ thân phận làm người, để rồi đỉnh cao hoàn tất chính là sự phục sinh vinh hiển của Ngài –Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng cứu độ trần gian.
Phục Sinh là hiệu quả của tình yêu, Chúa Giê-su Ki-tô vì yêu thương nhân loại đã đi qua sự chết và đã sống lại, đó chính là hạt lúa mì được gieo vào lòng đất, chịu mục nát và trở thành cây lúa mì đơm hoa kết trái nuôi sống muôn người. Chúa Ki-tô chính là hạt lúa mì, là hạt tình yêu bởi trời gieo vào trong thế gian, để cho thế gian nhờ Ngài mà được sự sống đời đời.
Chúa Ki-tô đã sống lại, Ngài cũng mời gọi bạn và tôi cùng sống lại với Ngài để đem niềm tin yêu phục sinh này cho mọi người, đó chính là nguồn mạch của yêu thương, bởi vì tình yêu không qua đau khổ là tình yêu chưa trọn vẹn và chưa hoàn hảo. Do đó, khi chúng ta loan báo tin vui Phục Sinh cho tha nhân thì chính là lúc chúng ta làm chứng rằng phục sinh không chỉ là Chúa Ki-tô sống lại mà thôi, nhưng còn là sự sống lại cho những kẻ tin yêu Ngài mà chịu nhiều gian khổ và hi sinh.
Bạn thân mến,
Chúa Ki-tô đã sống lại như lời của Ngài đã nói, sự sống lại này đã đổi mới và thánh hóa tâm hồn tội lỗi của chúng ta trở nên đền thờ của Ngài.
Ba ngày trong mồ đá là biểu tượng quyền lực của ma quỷ tạm thời thắng thế, nhưng ba ngày sau trở đi thì từ trong mồ đá này, ma quỷ đã thất bại vì Đấng tạm thời khuất phục sự chết -Chúa Ki-tô- đã sống lại vinh hiển, đã chiến thắng tử thần và muôn đời thống trị ma quỷ ác thần. Chúa đã sống lại rồi, Alleluia.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:04 02/04/2010
N2T |
17. Thánh Giá là niềm vui của linh mục, là nền móng của Giáo Hội, là đèn sáng soi thế giới.
(Thánh Gioan Kim Khẩu)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:06 02/04/2010
N2T |
407. Suốt đời không thỏa mãn là nguyên động lực luôn luôn tôi luyện mình.
Thà là đau khổ
M. Hoàng Thị Thuỳ Trang, ICM.
20:33 02/04/2010
THÀ LÀ ĐAU KHỔ
Không khí tang thương của chiều thứ sáu như vẫn còn âm ỉ khắp vùng trời Palestine. Thật, chỉ cần nhắc lại cảnh tượng thê lương ấy, ai cũng cảm thấy mủi lòng. Đau đớn vì người lãnh án tử hình thập giá thì ít nhưng đớn đau vì người yêu thương mà chịu chết khổ nhục thì nhiều. Có ai yêu mà phải chết thảm thương như vậy? Nếu chỉ vì yêu thương mà phải chết nhục nhằn thì có quá tàn nhẫn, bất công không? Đã gọi là tình yêu thì phải mang hạnh phúc đến cho người yêu và kẻ được yêu chứ. Thật khó tìm câu trả lời xác thực được, chỉ còn biết lặng thinh mà chiêm ngắm, may ra bớt phần nào khó chịu.
Có phải sau cái chết chiều hôm ấy, mọi sự đã kết thúc? Thế rồi cũng qua một đời người nhỉ, như bao người, kiếp sống nhọc nhằn, vất vả, cay đắng, tủi nhục... Chết có phải là hết, là giải thoát khỏi những tranh chấp, kèn cựa, ganh tỵ hay chết vẫn còn chưa hết? Vẫn còn nữa, còn nhiều nữa sau nấm mộ...
Nếu Đức Giêsu chết chỉ để mà chết, nếu Ngài vì yêu mà chết thì mọi sự cũng sẽ hết. Như bao đời, ai trong nhân loại sống, yêu, thương rồi cũng sẽ chết, không có gì mới mẻ cả. Nhưng sự thực, mặc dầu chết cho tình yêu thật, nhưng cái chết ấy không phải là cuối cùng. Cái chết ấy là tột đỉnh của yêu thương, nhưng không phải là tận cùng, mà sự yêu thương còn kéo dài mãi cho đến vô tận. Tình thương Thiên Chúa dành cho con người không bao giờ thay đổi mà cũng chẳng bao giờ chấm dứt, tình yêu ấy bền vững đến vô cùng.
Cái chết hôm nay của Đức Kytô, là một sự diễn tả bất tận của yêu thương, chứ không phải là án phạt mà cũng chẳng phải là sự thất bại. Tình yêu làm gì có thất bại, tình yêu đúng nghĩa không bao giờ có thất bại. Tình yêu đích thực bao giờ cũng tồn tại và không thay đổi, nó không lệ thuộc vào đối tượng được yêu mà hoàn toàn tuỳ thuộc vào chủ thể yêu. Chính chủ thể yêu khiến tình yêu sống, vậy giả như người yêu thương không bao giờ thay đổi thì làm sao tình yêu mất đi được. Sự phản bội, bất tín, không chung thuỷ của kẻ được yêu cũng không thể làm tình yêu thay đổi.
Thật vậy, nếu Đức Kytô đã chết chỉ để mà chết như bao vạn vật, thì có lẽ niềm tin Kytô giáo trở nên vô hiệu. Tin vào một người đã chết thì chẳng còn gì hy vọng, nhưng thật ra chúng ta đã tin vào Đấng toàn thắng sự chết và Ngài đang sống, đang tồn tại, đang hiện hữu. Thiên Chúa không bao giờ chết, Ngài vẫn luôn luôn sống, điều quan trọng không phải là Ngài đã chết hay đã sống lại mà là việc con người có nhận ra sự hiện diện thật của Ngài hay không thôi.
Mọi thất vọng, u buồn, chán nản, buông xuôi của cuộc tử nạn đã qua đi. Tình yêu đã chiến thắng, chân lý đã thuộc về sự thật. Sự thật đó là gì? Đó chính là Thiên Chúa là tình yêu. Ngài đúng thực là tình yêu, tình yêu ấy lớn lao đến nỗi toàn thắng trên mọi thế lực ác thần, ngay cả sự chết là tận cùng của tội lỗi. Tình yêu ấy chính là niềm hy vọng bất tận cho nhân loại.
Ánh sáng phục sinh đã bừng lên, chiếu rọi hy vọng vào thế giới. Sự ác đã lui vào bóng tối nhường bước cho ánh sáng phục sinh chiếu toả khắp hoàn cầu. Kể từ nay Đức Kytô đã mang lại cho nhân loại ơn cứu độ vĩnh cửu. Bất cứ ai tin vào Người mà tuyên xưng niềm tin ấy đều được cứu độ. Tình yêu của Ngài đã làm cho con người sống, tất cả mọi người, không loại trừ bất cứ một ai, tất cả đều được Thiên Chúa yêu thương và cứu chuộc. Việc còn lại của chúng ta là làm sao để ánh sáng phục sinh trở thành ngọn lửa soi đường cho chúng ta thắng vượt thử thách cõi trần mà sống cho Chúa. Điều quan trọng nhất của chúng ta là có dám sống niềm tin phục sinh trong đời?
Nhân loại hay nhìn vào thập giá, chỉ nhìn bóng thập giá đã thấy nặng hơn ánh sáng phục sinh, cho nên lửa phục sinh không bùng cháy giữa đời thường là vậy. Kẻ có lòng tin cũng như người không sống niềm tin, chỉ nhìn vào bóng tối của chiều tử nạn mà quên đi niềm vui hân hoan của ơn cứu độ sáng chúa nhật phục sinh. Phải làm sao, phải làm sao cho ngọn lửa yêu thương và hy vọng ấy cháy bừng trong tâm lòng mỗi người. Ngọn lửa dù nhen nhúm, bé nhỏ như niềm hy vọng chỉ cần được thấy xác Chúa như Maria Madalena, như Phêrô và các tông đồ cũng đủ phá tan tuyệt vọng.
Tình yêu đã giúp Maria Madalena khám phá sự kiện mộ trống. Nếu không thao thức được viếng xác Thầy sớm ngày thứ nhất trong tuần, thì làm sao cô biết được thân xác Thầy đã không còn ở trong mộ nữa để mà báo tin cho người thân cận. Nếu không bỏ lại tất cả: sự tuyệt vọng, nghi ngờ, e ngại, sợ sệt để tháo chạy đến mồ, thì làm sao Phêrô và môn đệ Thầy yêu tận mắt chứng kiến các băng vải và khăn che mặt của Thầy đã được xếp gọn ra một chỗ để mà tin. Nếu không đến tận nơi, không tận mắt chứng kiến, làm sao kí ức đẹp về Thầy có thể trỗi dậy và sống để môn đệ Chúa yêu có thể tin Thầy đã sống. Thật vậy, nếu nhân loại ngàn đời vẫn tuyên tín niềm tin vào sự tử nạn và phục sinh của Chúa mà không sống niềm tin ấy, thì mọi niềm hy vọng cũng thành vô hiệu. Đã tin là phải sống, bằng không chỉ là sự ảo tưởng hão huyền.
Bàn về tình yêu đẹp, sự tự huỷ tuyệt đối, sự hiến mình toàn vẹn giữa thế giới ngập tràn giả trá và thực dụng này, xem như hành động thổi cát vào đại dương. Nhân loại ngày nay không còn tin vào tình yêu đẹp nữa rồi, nói đến nó như nói đến một cái gì mơ hồ, trừu tượng đối với họ. Thực tế người ta thích hưởng thụ, thích cái gì thoả đáp nhu cầu thị hiếu là hơn cả. Tình yêu ngày nay như một món hàng, có tiền là mua được, không thích thì bán hay đem cho, đem tặng. Bởi vậy, chẳng còn mấy ai để tâm hồi tưởng lại hành động yêu thương mà chết tận cùng của Chúa, lấy gì bảo người sống hy vọng phục sinh. Không từng có trải nghiệm mầu nhiệm thập giá, thì làm sao bạn có thể sống niềm tin phục sinh đúng nghĩa được. Không phải ngày xưa chỉ có một Maria Madalena, ngày nay còn biết bao Madalena khác chỉ cho bạn biết tình yêu Đấng Cứu Thế nhưng bạn cũng chả tin. Làm sao bạn có thể tin nếu như bạn không thể rời bỏ khỏi căn nhà cũ kỹ của lòng mình, những bức tường bêtông cốt sắt chắc nịch bởi tham vọng, ích kỷ, bất công, giả trá. Hãy ra khỏi lòng mình đi bạn, chạy đến nấm mồ Chúa, ở đấy Ngài đang đợi bạn, để tỏ cho bạn mầu nhiệm phục sinh.
Lạy Chúa, con từng tuyên xưng Đức Giêsu Kytô Con Chúa đã sống lại thật mà sự thực thì con chưa bao giờ sống mầu nhiệm phục sinh cả. Lúc nào con cũng chỉ thấy tang tím của chiều thứ sáu. Sự bất toàn của bản thân, những bất hảo, bất công của cuộc đời khiến con ngán ngẩm, mỏi mệt. Đời là gì vậy, đời chẳng là gì thật nếu đâu đâu cũng chỉ thấy toàn thập giá. Mà đúng ra, không biết có phải thánh giá thật hay chỉ là bóng cây thập giá. Dẫu sống niềm tin phục sinh là một thách đố nhưng xin cho con dám sống cho niềm tin ấy. Xin cho con can đảm bước ra khỏi đời mình, cởi bỏ khỏi cửa lòng vầng tang tím mà mỗi ngày con mỗi thắt chặt bởi kí ức đau buồn. Chỉ khi nào cởi bỏ khỏi nó con mới có thể sống cho Chúa được. Đường đến mồ Chúa ngay cạnh hồn con thôi mà, nhưng lại quá dài bởi con khép chặt lòng chỉ vì ích kỉ, hẹp hòi, nông cạn. Con muốn phục sinh thật, xin Ngài hãy phục sinh con. Chúa ạ, xin Ngài hãy phục sinh con khỏi vết trầy tội lỗi, những thứ đó làm sao có thể sánh được với giòng máu cứu độ mà Ngài đã tuôn chảy vì con cơ chứ. Tại sao con không để Ngài tẩy xoá cõi lòng cứng cõi của mình? Tại sao con vẫn không thể vượt thoát khỏi nó mà đến cùng Ngài? Nào có phải xa xôi gì, ngay trong lòng con kìa, Chúa phục sinh, Ngài đã xếp dẹp tội lỗi con ra khỏi đó, chỉ cần con biết cúi xuống, biết bước vào trái tim yêu thương của Ngài để cùng thắp lên ánh sáng phục sinh, niềm tin, niềm hy vọng cho thế giới. Cảm ơn Chúa, con thật cảm ơn Ngài vô cùng, bởi nếu yêu thực là đau khổ, nhưng Ngài đã thà là đau khổ mà đến được với con còn hơn cả đời con không được biết Chúa. Xin giúp con vì Ngài mà dám sống hiến tế như vậy, thà là đau khổ... còn hơn cả đời nhân loại không biết đến Ngài.
Không khí tang thương của chiều thứ sáu như vẫn còn âm ỉ khắp vùng trời Palestine. Thật, chỉ cần nhắc lại cảnh tượng thê lương ấy, ai cũng cảm thấy mủi lòng. Đau đớn vì người lãnh án tử hình thập giá thì ít nhưng đớn đau vì người yêu thương mà chịu chết khổ nhục thì nhiều. Có ai yêu mà phải chết thảm thương như vậy? Nếu chỉ vì yêu thương mà phải chết nhục nhằn thì có quá tàn nhẫn, bất công không? Đã gọi là tình yêu thì phải mang hạnh phúc đến cho người yêu và kẻ được yêu chứ. Thật khó tìm câu trả lời xác thực được, chỉ còn biết lặng thinh mà chiêm ngắm, may ra bớt phần nào khó chịu.
Có phải sau cái chết chiều hôm ấy, mọi sự đã kết thúc? Thế rồi cũng qua một đời người nhỉ, như bao người, kiếp sống nhọc nhằn, vất vả, cay đắng, tủi nhục... Chết có phải là hết, là giải thoát khỏi những tranh chấp, kèn cựa, ganh tỵ hay chết vẫn còn chưa hết? Vẫn còn nữa, còn nhiều nữa sau nấm mộ...
Nếu Đức Giêsu chết chỉ để mà chết, nếu Ngài vì yêu mà chết thì mọi sự cũng sẽ hết. Như bao đời, ai trong nhân loại sống, yêu, thương rồi cũng sẽ chết, không có gì mới mẻ cả. Nhưng sự thực, mặc dầu chết cho tình yêu thật, nhưng cái chết ấy không phải là cuối cùng. Cái chết ấy là tột đỉnh của yêu thương, nhưng không phải là tận cùng, mà sự yêu thương còn kéo dài mãi cho đến vô tận. Tình thương Thiên Chúa dành cho con người không bao giờ thay đổi mà cũng chẳng bao giờ chấm dứt, tình yêu ấy bền vững đến vô cùng.
Cái chết hôm nay của Đức Kytô, là một sự diễn tả bất tận của yêu thương, chứ không phải là án phạt mà cũng chẳng phải là sự thất bại. Tình yêu làm gì có thất bại, tình yêu đúng nghĩa không bao giờ có thất bại. Tình yêu đích thực bao giờ cũng tồn tại và không thay đổi, nó không lệ thuộc vào đối tượng được yêu mà hoàn toàn tuỳ thuộc vào chủ thể yêu. Chính chủ thể yêu khiến tình yêu sống, vậy giả như người yêu thương không bao giờ thay đổi thì làm sao tình yêu mất đi được. Sự phản bội, bất tín, không chung thuỷ của kẻ được yêu cũng không thể làm tình yêu thay đổi.
Thật vậy, nếu Đức Kytô đã chết chỉ để mà chết như bao vạn vật, thì có lẽ niềm tin Kytô giáo trở nên vô hiệu. Tin vào một người đã chết thì chẳng còn gì hy vọng, nhưng thật ra chúng ta đã tin vào Đấng toàn thắng sự chết và Ngài đang sống, đang tồn tại, đang hiện hữu. Thiên Chúa không bao giờ chết, Ngài vẫn luôn luôn sống, điều quan trọng không phải là Ngài đã chết hay đã sống lại mà là việc con người có nhận ra sự hiện diện thật của Ngài hay không thôi.
Mọi thất vọng, u buồn, chán nản, buông xuôi của cuộc tử nạn đã qua đi. Tình yêu đã chiến thắng, chân lý đã thuộc về sự thật. Sự thật đó là gì? Đó chính là Thiên Chúa là tình yêu. Ngài đúng thực là tình yêu, tình yêu ấy lớn lao đến nỗi toàn thắng trên mọi thế lực ác thần, ngay cả sự chết là tận cùng của tội lỗi. Tình yêu ấy chính là niềm hy vọng bất tận cho nhân loại.
Ánh sáng phục sinh đã bừng lên, chiếu rọi hy vọng vào thế giới. Sự ác đã lui vào bóng tối nhường bước cho ánh sáng phục sinh chiếu toả khắp hoàn cầu. Kể từ nay Đức Kytô đã mang lại cho nhân loại ơn cứu độ vĩnh cửu. Bất cứ ai tin vào Người mà tuyên xưng niềm tin ấy đều được cứu độ. Tình yêu của Ngài đã làm cho con người sống, tất cả mọi người, không loại trừ bất cứ một ai, tất cả đều được Thiên Chúa yêu thương và cứu chuộc. Việc còn lại của chúng ta là làm sao để ánh sáng phục sinh trở thành ngọn lửa soi đường cho chúng ta thắng vượt thử thách cõi trần mà sống cho Chúa. Điều quan trọng nhất của chúng ta là có dám sống niềm tin phục sinh trong đời?
Nhân loại hay nhìn vào thập giá, chỉ nhìn bóng thập giá đã thấy nặng hơn ánh sáng phục sinh, cho nên lửa phục sinh không bùng cháy giữa đời thường là vậy. Kẻ có lòng tin cũng như người không sống niềm tin, chỉ nhìn vào bóng tối của chiều tử nạn mà quên đi niềm vui hân hoan của ơn cứu độ sáng chúa nhật phục sinh. Phải làm sao, phải làm sao cho ngọn lửa yêu thương và hy vọng ấy cháy bừng trong tâm lòng mỗi người. Ngọn lửa dù nhen nhúm, bé nhỏ như niềm hy vọng chỉ cần được thấy xác Chúa như Maria Madalena, như Phêrô và các tông đồ cũng đủ phá tan tuyệt vọng.
Tình yêu đã giúp Maria Madalena khám phá sự kiện mộ trống. Nếu không thao thức được viếng xác Thầy sớm ngày thứ nhất trong tuần, thì làm sao cô biết được thân xác Thầy đã không còn ở trong mộ nữa để mà báo tin cho người thân cận. Nếu không bỏ lại tất cả: sự tuyệt vọng, nghi ngờ, e ngại, sợ sệt để tháo chạy đến mồ, thì làm sao Phêrô và môn đệ Thầy yêu tận mắt chứng kiến các băng vải và khăn che mặt của Thầy đã được xếp gọn ra một chỗ để mà tin. Nếu không đến tận nơi, không tận mắt chứng kiến, làm sao kí ức đẹp về Thầy có thể trỗi dậy và sống để môn đệ Chúa yêu có thể tin Thầy đã sống. Thật vậy, nếu nhân loại ngàn đời vẫn tuyên tín niềm tin vào sự tử nạn và phục sinh của Chúa mà không sống niềm tin ấy, thì mọi niềm hy vọng cũng thành vô hiệu. Đã tin là phải sống, bằng không chỉ là sự ảo tưởng hão huyền.
Bàn về tình yêu đẹp, sự tự huỷ tuyệt đối, sự hiến mình toàn vẹn giữa thế giới ngập tràn giả trá và thực dụng này, xem như hành động thổi cát vào đại dương. Nhân loại ngày nay không còn tin vào tình yêu đẹp nữa rồi, nói đến nó như nói đến một cái gì mơ hồ, trừu tượng đối với họ. Thực tế người ta thích hưởng thụ, thích cái gì thoả đáp nhu cầu thị hiếu là hơn cả. Tình yêu ngày nay như một món hàng, có tiền là mua được, không thích thì bán hay đem cho, đem tặng. Bởi vậy, chẳng còn mấy ai để tâm hồi tưởng lại hành động yêu thương mà chết tận cùng của Chúa, lấy gì bảo người sống hy vọng phục sinh. Không từng có trải nghiệm mầu nhiệm thập giá, thì làm sao bạn có thể sống niềm tin phục sinh đúng nghĩa được. Không phải ngày xưa chỉ có một Maria Madalena, ngày nay còn biết bao Madalena khác chỉ cho bạn biết tình yêu Đấng Cứu Thế nhưng bạn cũng chả tin. Làm sao bạn có thể tin nếu như bạn không thể rời bỏ khỏi căn nhà cũ kỹ của lòng mình, những bức tường bêtông cốt sắt chắc nịch bởi tham vọng, ích kỷ, bất công, giả trá. Hãy ra khỏi lòng mình đi bạn, chạy đến nấm mồ Chúa, ở đấy Ngài đang đợi bạn, để tỏ cho bạn mầu nhiệm phục sinh.
Lạy Chúa, con từng tuyên xưng Đức Giêsu Kytô Con Chúa đã sống lại thật mà sự thực thì con chưa bao giờ sống mầu nhiệm phục sinh cả. Lúc nào con cũng chỉ thấy tang tím của chiều thứ sáu. Sự bất toàn của bản thân, những bất hảo, bất công của cuộc đời khiến con ngán ngẩm, mỏi mệt. Đời là gì vậy, đời chẳng là gì thật nếu đâu đâu cũng chỉ thấy toàn thập giá. Mà đúng ra, không biết có phải thánh giá thật hay chỉ là bóng cây thập giá. Dẫu sống niềm tin phục sinh là một thách đố nhưng xin cho con dám sống cho niềm tin ấy. Xin cho con can đảm bước ra khỏi đời mình, cởi bỏ khỏi cửa lòng vầng tang tím mà mỗi ngày con mỗi thắt chặt bởi kí ức đau buồn. Chỉ khi nào cởi bỏ khỏi nó con mới có thể sống cho Chúa được. Đường đến mồ Chúa ngay cạnh hồn con thôi mà, nhưng lại quá dài bởi con khép chặt lòng chỉ vì ích kỉ, hẹp hòi, nông cạn. Con muốn phục sinh thật, xin Ngài hãy phục sinh con. Chúa ạ, xin Ngài hãy phục sinh con khỏi vết trầy tội lỗi, những thứ đó làm sao có thể sánh được với giòng máu cứu độ mà Ngài đã tuôn chảy vì con cơ chứ. Tại sao con không để Ngài tẩy xoá cõi lòng cứng cõi của mình? Tại sao con vẫn không thể vượt thoát khỏi nó mà đến cùng Ngài? Nào có phải xa xôi gì, ngay trong lòng con kìa, Chúa phục sinh, Ngài đã xếp dẹp tội lỗi con ra khỏi đó, chỉ cần con biết cúi xuống, biết bước vào trái tim yêu thương của Ngài để cùng thắp lên ánh sáng phục sinh, niềm tin, niềm hy vọng cho thế giới. Cảm ơn Chúa, con thật cảm ơn Ngài vô cùng, bởi nếu yêu thực là đau khổ, nhưng Ngài đã thà là đau khổ mà đến được với con còn hơn cả đời con không được biết Chúa. Xin giúp con vì Ngài mà dám sống hiến tế như vậy, thà là đau khổ... còn hơn cả đời nhân loại không biết đến Ngài.
Hãy Sống Lai Bây Giờ
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
22:34 02/04/2010
SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA
Chúa nhật Phục Sinh (04-04-10)
Dành cho Cá nhân, Gia đình, Nhóm, Hội đoàn
Chúa nói với tôi: “ HÃY SỐNG LẠI BÂY GIỜ”
MỪNG CHÚA SỐNG LẠI LÀ TỪ BỎ CON NGƯỜI TỘI LỖI
A- Cảm nghiệm Sống về Phục Sinh, Tái sinh, Sống lại, Đổi mới:
Bài đọc 1: Công vụ (10:34,37-43). “Ngày thứ ba, Thiên Chúa đã làm cho Người chỗi dậy, và cho Người xuất hiện tỏ tường.” (c. 40)
1/ Tôi có thể sống lại với Đức Kitô bây giờ hay sau khi chết.Tai sao ?
Khi ta đang chết đi cho tội lỗi là ta đang sống cho Đức Chúa Trời
2/ Việc làm nào trong gia đình, xã hội thấy bạn đang sống đổi mới ?
Vui mừng, mến yêu, đại lượng, nhân hậu, tốt lành, hiền lành…
Bài đọc 2: Côlôxê (3:1-4). “Anh em đã chết, và sự sống mới của anh em hiện đang tiềm tàng với Đức Kitô nơi Thiên Chúa.” (câu 3)
1/ Xin chia sẻ các lợi ích của Bí tích Thánh tẩy cho người Tín hữu?
Người rửa tội thành một con người mới, là chi thể của Chúa Giêsu, là Đền Thờ của Chúa Thánh Thần, ta được tham dự vào ba chức Tư tế, Ngôn sứ và Vương đế của Chúa Kitô, là dân Thánh.
2/ Đời sống mới của người Kitô hữu ở đời này là đời sống thế nào?
Sự chết đi cho tội là không phạm tội. Sự chết và sự chết tự động hằng ngày là mặt trái của sự sống mới, đang chiếm hữu toàn thân tôi. Người Tín hữu không phải chỉ chết khi tắt hơi, mà hằng ngày ta hằng chết. Khi ta đang chết cho lỗi ta đang sống cho Chúa.
Tin Mừng: Gioan (20:1-9). “ trước đó hai ông chưa hiểu rằng: theo Kinh Thánh, Đức Giêsu phải chỗi dậy từ cõi chết.” (câu 9)
1/ Ngôi mộ trống và băng vải, khăn liệm xác Chúa nói lên điều gì ?
* Giúp bà Maria Macđala thấy đã tin vào sự sống lại của Chúa.
2/ Tại sao Đức Giêsu lại tranh thủ hiện ra nhiều lần với các môn đệ?
Chúa cần khích lệ lòng tin, niềm vui và đem bình an cho các ông
3/ Từ nay, bạn cần làm gì để sống lại với Chúa trong suốt cuộc đời?
* Hãy coi mình như đã chết với tội lỗi để hoàn toàn sống cho Chúa.
Vì con người cũ của bạn đã đóng đinh (diệt tội) vào thập gía với Đức Kitô, như vậy con người do tội lỗi thống trị đã bị huỷ diệt, để bạn không còn làm nô lệ cho tội lỗi nữa. (Sống tốt 10 Điều Răn.)
B- Những nét đặc thù của đời sống mới trong người Kitô hữu:
1/ Đoạn tuyệt với tội lỗi: Tội lỗi phải được dứt bỏ để nhường chổ cho ân sủng, sự chết trong tôi phải nhường chỗ đời sống mới ngự trị. Tuy nhiên giác quan không cảm nhận được, nhưng thực tại đã có rồi. Đức Kitô là sức sống của bạn và tôi ở đời này là một đời sống vừa công khai vừa ẩn dấu, để chờ ngày sống lại vinh quang hơn.
2/ Những tật xấu cần tránh: Bạn cần bỏ hẳn những gì thuộc hạ giới trong con người của mình như là giận dữ, nóng nảy, độc ác, chửi rủa, nói thô tục, gian dâm, ô uế, đam mê, tham lam., nhất là coi nặng cái tôi, độc tài, nói mà không làm, đổ lỗi, xét đoán…
3/ Cần thực hiện Yêu thương: Chỉ có yêu thương mới dẹp bỏ được những tật xấu trên, có đời sống mới trong Chúa và thực sự sống lại với Chúa ngay từ bây giờ, chứ không phải chờ sau khi chết: Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, khơng nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác; nhưng vui khi thấy điều chân thật. (1 Cor 13, 4-7)
C- Câu Kinh Thánh thúc đẩy bạn và tôi chọn để thực hành:
“SỰ SỐNG MỚI CỦA ANH EM HIỆN ĐANG TIỀM TÀNG VỚI ĐỨC KITÔ NƠI THIÊN CHÚA” (Côlôxê 3, 3)
1/ Tôi tập bỏ những tật xấu như: nóng nẩy, giận dữ, độc ác, thù hằn.
2/ Bạn hoà nhã, khiêm tốn, nhận lỗi, sử lỗi và tôn trọng mọi người.
D- Bạn và tôi cùng cầu nguyện và Sống Cầu nguyện:
Lạy Cha, thánh Phaolô đã khuyên: Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới. Với ơn Chúa, từ nay con quyết dẹp bỏ những đam mê vật chất chóng qua và dứt khoát những thói mê tật xấu, để có đời sống mới trong Chúa và thực sự sống lại với Đức Kitô ngay từ bây giờ. Con noi gương Mẹ Maria thực hành những điều đã hứa. Nhờ Đức…
Hoa thơm cỏ lạ: SỰ SỐNG LẠI CỦA ĐỨC KITÔ LÀ BẰNG CỚ SỰ CỨU RỖI CHÚNG TA./ Christ’s resurrection is the proof of our salvation.
CHÚA PHẢI ĐƯỢC LỚN LÊN, CÒN TÔI NHỎ ĐI. (Ga 3, 30)
Phó tế: GB Maria Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
Chúa nhật Phục Sinh (04-04-10)
Dành cho Cá nhân, Gia đình, Nhóm, Hội đoàn
Chúa nói với tôi: “ HÃY SỐNG LẠI BÂY GIỜ”
MỪNG CHÚA SỐNG LẠI LÀ TỪ BỎ CON NGƯỜI TỘI LỖI
A- Cảm nghiệm Sống về Phục Sinh, Tái sinh, Sống lại, Đổi mới:
Bài đọc 1: Công vụ (10:34,37-43). “Ngày thứ ba, Thiên Chúa đã làm cho Người chỗi dậy, và cho Người xuất hiện tỏ tường.” (c. 40)
1/ Tôi có thể sống lại với Đức Kitô bây giờ hay sau khi chết.Tai sao ?
Khi ta đang chết đi cho tội lỗi là ta đang sống cho Đức Chúa Trời
2/ Việc làm nào trong gia đình, xã hội thấy bạn đang sống đổi mới ?
Vui mừng, mến yêu, đại lượng, nhân hậu, tốt lành, hiền lành…
Bài đọc 2: Côlôxê (3:1-4). “Anh em đã chết, và sự sống mới của anh em hiện đang tiềm tàng với Đức Kitô nơi Thiên Chúa.” (câu 3)
1/ Xin chia sẻ các lợi ích của Bí tích Thánh tẩy cho người Tín hữu?
Người rửa tội thành một con người mới, là chi thể của Chúa Giêsu, là Đền Thờ của Chúa Thánh Thần, ta được tham dự vào ba chức Tư tế, Ngôn sứ và Vương đế của Chúa Kitô, là dân Thánh.
2/ Đời sống mới của người Kitô hữu ở đời này là đời sống thế nào?
Sự chết đi cho tội là không phạm tội. Sự chết và sự chết tự động hằng ngày là mặt trái của sự sống mới, đang chiếm hữu toàn thân tôi. Người Tín hữu không phải chỉ chết khi tắt hơi, mà hằng ngày ta hằng chết. Khi ta đang chết cho lỗi ta đang sống cho Chúa.
Tin Mừng: Gioan (20:1-9). “ trước đó hai ông chưa hiểu rằng: theo Kinh Thánh, Đức Giêsu phải chỗi dậy từ cõi chết.” (câu 9)
1/ Ngôi mộ trống và băng vải, khăn liệm xác Chúa nói lên điều gì ?
* Giúp bà Maria Macđala thấy đã tin vào sự sống lại của Chúa.
2/ Tại sao Đức Giêsu lại tranh thủ hiện ra nhiều lần với các môn đệ?
Chúa cần khích lệ lòng tin, niềm vui và đem bình an cho các ông
3/ Từ nay, bạn cần làm gì để sống lại với Chúa trong suốt cuộc đời?
* Hãy coi mình như đã chết với tội lỗi để hoàn toàn sống cho Chúa.
Vì con người cũ của bạn đã đóng đinh (diệt tội) vào thập gía với Đức Kitô, như vậy con người do tội lỗi thống trị đã bị huỷ diệt, để bạn không còn làm nô lệ cho tội lỗi nữa. (Sống tốt 10 Điều Răn.)
B- Những nét đặc thù của đời sống mới trong người Kitô hữu:
1/ Đoạn tuyệt với tội lỗi: Tội lỗi phải được dứt bỏ để nhường chổ cho ân sủng, sự chết trong tôi phải nhường chỗ đời sống mới ngự trị. Tuy nhiên giác quan không cảm nhận được, nhưng thực tại đã có rồi. Đức Kitô là sức sống của bạn và tôi ở đời này là một đời sống vừa công khai vừa ẩn dấu, để chờ ngày sống lại vinh quang hơn.
2/ Những tật xấu cần tránh: Bạn cần bỏ hẳn những gì thuộc hạ giới trong con người của mình như là giận dữ, nóng nảy, độc ác, chửi rủa, nói thô tục, gian dâm, ô uế, đam mê, tham lam., nhất là coi nặng cái tôi, độc tài, nói mà không làm, đổ lỗi, xét đoán…
3/ Cần thực hiện Yêu thương: Chỉ có yêu thương mới dẹp bỏ được những tật xấu trên, có đời sống mới trong Chúa và thực sự sống lại với Chúa ngay từ bây giờ, chứ không phải chờ sau khi chết: Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, khơng nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác; nhưng vui khi thấy điều chân thật. (1 Cor 13, 4-7)
C- Câu Kinh Thánh thúc đẩy bạn và tôi chọn để thực hành:
“SỰ SỐNG MỚI CỦA ANH EM HIỆN ĐANG TIỀM TÀNG VỚI ĐỨC KITÔ NƠI THIÊN CHÚA” (Côlôxê 3, 3)
1/ Tôi tập bỏ những tật xấu như: nóng nẩy, giận dữ, độc ác, thù hằn.
2/ Bạn hoà nhã, khiêm tốn, nhận lỗi, sử lỗi và tôn trọng mọi người.
D- Bạn và tôi cùng cầu nguyện và Sống Cầu nguyện:
Lạy Cha, thánh Phaolô đã khuyên: Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới. Với ơn Chúa, từ nay con quyết dẹp bỏ những đam mê vật chất chóng qua và dứt khoát những thói mê tật xấu, để có đời sống mới trong Chúa và thực sự sống lại với Đức Kitô ngay từ bây giờ. Con noi gương Mẹ Maria thực hành những điều đã hứa. Nhờ Đức…
Hoa thơm cỏ lạ: SỰ SỐNG LẠI CỦA ĐỨC KITÔ LÀ BẰNG CỚ SỰ CỨU RỖI CHÚNG TA./ Christ’s resurrection is the proof of our salvation.
CHÚA PHẢI ĐƯỢC LỚN LÊN, CÒN TÔI NHỎ ĐI. (Ga 3, 30)
Phó tế: GB Maria Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nhật báo New York thúc giục đi tìm ''sự công bằng cho ĐGH''
Peter Nguyễn Minh Trung
10:51 02/04/2010
NHẬT BÁO NEW YORK THÚC GIỤC ĐI TÌM "SỰ CÔNG BẰNG CHO ĐỨC GIÁO HOÀNG"
NEW YORK, 31-03-2010 -- Phản ứng trước hàng loạt bài báo của giới truyền thông trong việc cố gắng tìm kiếm sự liên quan của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI ở quá khứ với những trường hợp lạm dùng tình dục trẻ em của một số linh mục, ngày hôm nay tờ Nhật báo New York đã công bố bài xã luận kêu gọi một phân tích công bằng trên các chi tiết về sự liên quan của Đức Giáo Hoàng đối với những trường hợp bị cáo buộc.
Bằng lối dùng từ trực tiếp và mạnh mẽ, bài xã luận trên tờ nhật báo có số lượng độc giả lớn thứ 5 nước Mỹ đã khẳng định "với sự chắc chắn" và tin tưởng rằng việc giới truyền thông đời gần đây liên tục cáo buộc Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã dung túng cho một linh mục lạm dụng tình dục trẻ em và gây ra sự tổn hại lớn lao cho chúng là hoàn toàn "sai trái".
Bài xã luận của Nhật báo New York còn đề cập đến một phân tích mới đây của ký giả Maureen Dowd trên tờ Thời báo New York, và cho rằng những gì nữ ký giả Dowd viết là cố ý "đưa ra các cáo buộc vô lý chống lại Đức Giáo Hoàng, mà khi còn là Hồng y được gọi với danh xưng Joseph Ratzinger, bằng những lời lẽ cực đoan nhất."
Theo đó, bình luận của ký giả Dowd gọi những chi tiết xung quanh trường hợp linh mục Lawrence Murphy của giáo phận Milwaukee là "sự kiện kinh tởm" và vu cáo Đức Hồng Y Ratzinger (tức Đức Giáo Hoàng bây giờ, mà lúc đó còn làm Tổng trưởng Bộ Giáo lý - Đức tin) rằng ngài đã "giả lơ trước những cảnh báo được lặp đi lặp lại."
Bênh vực
Tờ Nhật báo New York viết: "Một lần nữa với sự chắc chắn" chúng tôi khẳng định "điều này hoàn toàn sai."
Tờ Nhật báo thừa nhận rằng "Lịch sử cho thấy người ta có khynh hướng đặt lòng tin vào những bài báo nói hàng giáo phẩm nhắm mắt làm ngơ hoặc cố tình che đậy những vụ lạm dụng." Tuy nhiên, bài xã luận mạnh mẽ quả quyết rằng "trường hợp của linh mục Murphy thật tệ hại nhưng những tội lỗi kinh khiếp trong vụ việc đó không thể quy đổ cho Đức Giáo Hoàng Benedict XVI."
Bài xã luận nói những vụ lạm dụng liên quan đến linh mục Murphy lần đầu tiên diễn ra vào những năm 1950 và tiếp tục kéo dài cho tới khi Giáo hội buộc Murphy phải thôi thi thành thừa tác vụ.
"Những tội ác có từ hơn nửa thế kỷ đó diễn ra trước khi Đức Joseph Ratzinger lên nắm các vị trí cao trong Giáo hội ở Châu Âu. Ngài không làm ngơ những cảnh báo lặp đi lặp lại, cũng không cố tình lờ đi hay che dấu. Ngài hoàn toàn không liên can gì cả", bài xã luận khẳng định.
Sau khi phân tích những sự kiện diễn ra tiếp sau đó trong vụ của linh mục Murphy, tờ nhật báo hàng đầu Hoa Kỳ đặt ra một câu hỏi: "Vậy chính xác thì người mà mãi sau này mới trở thành Hồng y Ratzinger đã làm gì sai khi ấy?"
Văn phòng của Hồng y Ratzinger sau này đã phê chuẩn những phiên tòa xét xử đối với các vụ lạm dụng. Để kết luận, tờ nhật báo còn kêu gọi hãy chơi một "cuộc chơi công bằng" và lên án các bài báo của giới truyền thông đã cố tình đi thật xa trong việc "vu khống Đức Thánh Cha Benedict XVI như là người đã không làm gì cả trước tội ác của linh mục Murphy."
"Tiêu diệt" Giáo hội
Trong một diễn biến trước đó, bà Elizabeth Lev, một sử gia nghệ thuật nổi tiếng, đã trả lời phỏng vấn báo chí rằng một số người trong giới truyền thông đang cố tình bơi móc những vụ việc xảy ra từ hàng thập niên, thậm chí từ hơn nửa thế kỷ trước, cũ đến mức người ta không còn nhớ nữa, để gán ghép và vu khống tội lỗi đó cho Đức đương kim Giáo hoàng Benedict XVI nhằm đạt được một số mục đích đen tối nào đó của họ.
Sử gia Lev còn nói: "Không cần phải có sự nhạy bén của một Burke Edmund (một chính khách nổi tiếng người Ireland) để hiểu rằng Giáo hội Công giáo đang bị cố tình ngược đãi."
Cũng theo bà, ước tính có đến 39 triệu trẻ em tại Hoa Kỳ là nạn nhân bị lạm dụng tình dục, từ 40 - 60% trong số này bị lạm dụng bởi ít nhất một thành viên trong gia đình, 5% do các giáo viên ở trường học, và ít hơn 2% đã bị các linh mục Công giáo lạm dụng.
"Nhưng khi đọc báo hay xem tivi, cứ tưởng là giới giáo sĩ Công giáo giữ độc quyền lạm dụng tình dục trẻ em."
Âm mưu đằng sau các vụ tấn công hàng linh mục Công giáo là nỗ lực để "triệt tiêu sự tin cậy vào một tiếng nói đạo đức mạnh mẽ trong các tranh luận công khai". Thông tin về lạm dụng tình dục tăng đến mức “điên cuồng” khi cuộc bỏ phiếu cuối cùng về dự luật chăm sóc sức khỏe bị các Giám mục Công giáo phản đối.
Theo bà Lev, "Để tiêu diệt tiếng nói đạo đức của Giáo hội, cách tốt nhất là tạo tai tiếng cho các bậc chủ chăn", hay "một mưu đồ tiêu diệt Kitô giáo bằng cách tạo ra sự khinh rẻ hàng giáo sĩ."
Peter Nguyễn Minh Trung
NEW YORK, 31-03-2010 -- Phản ứng trước hàng loạt bài báo của giới truyền thông trong việc cố gắng tìm kiếm sự liên quan của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI ở quá khứ với những trường hợp lạm dùng tình dục trẻ em của một số linh mục, ngày hôm nay tờ Nhật báo New York đã công bố bài xã luận kêu gọi một phân tích công bằng trên các chi tiết về sự liên quan của Đức Giáo Hoàng đối với những trường hợp bị cáo buộc.
Bằng lối dùng từ trực tiếp và mạnh mẽ, bài xã luận trên tờ nhật báo có số lượng độc giả lớn thứ 5 nước Mỹ đã khẳng định "với sự chắc chắn" và tin tưởng rằng việc giới truyền thông đời gần đây liên tục cáo buộc Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã dung túng cho một linh mục lạm dụng tình dục trẻ em và gây ra sự tổn hại lớn lao cho chúng là hoàn toàn "sai trái".
Bài xã luận của Nhật báo New York còn đề cập đến một phân tích mới đây của ký giả Maureen Dowd trên tờ Thời báo New York, và cho rằng những gì nữ ký giả Dowd viết là cố ý "đưa ra các cáo buộc vô lý chống lại Đức Giáo Hoàng, mà khi còn là Hồng y được gọi với danh xưng Joseph Ratzinger, bằng những lời lẽ cực đoan nhất."
Theo đó, bình luận của ký giả Dowd gọi những chi tiết xung quanh trường hợp linh mục Lawrence Murphy của giáo phận Milwaukee là "sự kiện kinh tởm" và vu cáo Đức Hồng Y Ratzinger (tức Đức Giáo Hoàng bây giờ, mà lúc đó còn làm Tổng trưởng Bộ Giáo lý - Đức tin) rằng ngài đã "giả lơ trước những cảnh báo được lặp đi lặp lại."
Bênh vực
Tờ Nhật báo New York viết: "Một lần nữa với sự chắc chắn" chúng tôi khẳng định "điều này hoàn toàn sai."
Tờ Nhật báo thừa nhận rằng "Lịch sử cho thấy người ta có khynh hướng đặt lòng tin vào những bài báo nói hàng giáo phẩm nhắm mắt làm ngơ hoặc cố tình che đậy những vụ lạm dụng." Tuy nhiên, bài xã luận mạnh mẽ quả quyết rằng "trường hợp của linh mục Murphy thật tệ hại nhưng những tội lỗi kinh khiếp trong vụ việc đó không thể quy đổ cho Đức Giáo Hoàng Benedict XVI."
Bài xã luận nói những vụ lạm dụng liên quan đến linh mục Murphy lần đầu tiên diễn ra vào những năm 1950 và tiếp tục kéo dài cho tới khi Giáo hội buộc Murphy phải thôi thi thành thừa tác vụ.
"Những tội ác có từ hơn nửa thế kỷ đó diễn ra trước khi Đức Joseph Ratzinger lên nắm các vị trí cao trong Giáo hội ở Châu Âu. Ngài không làm ngơ những cảnh báo lặp đi lặp lại, cũng không cố tình lờ đi hay che dấu. Ngài hoàn toàn không liên can gì cả", bài xã luận khẳng định.
Sau khi phân tích những sự kiện diễn ra tiếp sau đó trong vụ của linh mục Murphy, tờ nhật báo hàng đầu Hoa Kỳ đặt ra một câu hỏi: "Vậy chính xác thì người mà mãi sau này mới trở thành Hồng y Ratzinger đã làm gì sai khi ấy?"
Văn phòng của Hồng y Ratzinger sau này đã phê chuẩn những phiên tòa xét xử đối với các vụ lạm dụng. Để kết luận, tờ nhật báo còn kêu gọi hãy chơi một "cuộc chơi công bằng" và lên án các bài báo của giới truyền thông đã cố tình đi thật xa trong việc "vu khống Đức Thánh Cha Benedict XVI như là người đã không làm gì cả trước tội ác của linh mục Murphy."
"Tiêu diệt" Giáo hội
Trong một diễn biến trước đó, bà Elizabeth Lev, một sử gia nghệ thuật nổi tiếng, đã trả lời phỏng vấn báo chí rằng một số người trong giới truyền thông đang cố tình bơi móc những vụ việc xảy ra từ hàng thập niên, thậm chí từ hơn nửa thế kỷ trước, cũ đến mức người ta không còn nhớ nữa, để gán ghép và vu khống tội lỗi đó cho Đức đương kim Giáo hoàng Benedict XVI nhằm đạt được một số mục đích đen tối nào đó của họ.
Sử gia Lev còn nói: "Không cần phải có sự nhạy bén của một Burke Edmund (một chính khách nổi tiếng người Ireland) để hiểu rằng Giáo hội Công giáo đang bị cố tình ngược đãi."
Cũng theo bà, ước tính có đến 39 triệu trẻ em tại Hoa Kỳ là nạn nhân bị lạm dụng tình dục, từ 40 - 60% trong số này bị lạm dụng bởi ít nhất một thành viên trong gia đình, 5% do các giáo viên ở trường học, và ít hơn 2% đã bị các linh mục Công giáo lạm dụng.
"Nhưng khi đọc báo hay xem tivi, cứ tưởng là giới giáo sĩ Công giáo giữ độc quyền lạm dụng tình dục trẻ em."
Âm mưu đằng sau các vụ tấn công hàng linh mục Công giáo là nỗ lực để "triệt tiêu sự tin cậy vào một tiếng nói đạo đức mạnh mẽ trong các tranh luận công khai". Thông tin về lạm dụng tình dục tăng đến mức “điên cuồng” khi cuộc bỏ phiếu cuối cùng về dự luật chăm sóc sức khỏe bị các Giám mục Công giáo phản đối.
Theo bà Lev, "Để tiêu diệt tiếng nói đạo đức của Giáo hội, cách tốt nhất là tạo tai tiếng cho các bậc chủ chăn", hay "một mưu đồ tiêu diệt Kitô giáo bằng cách tạo ra sự khinh rẻ hàng giáo sĩ."
Peter Nguyễn Minh Trung
Nhà trừ quỷ Italia nói: Satan đứng sau các vụ tấn công ĐGH trên truyền thông
Peter Nguyễn Minh Trung
12:23 02/04/2010
NHÀ TRỪ QUỶ ITALIA NÓI: SATAN ĐỨNG SAU CÁC VỤ TẤN CÔNG ĐỨC GIÁO HOÀNG TRÊN TRUYỀN THÔNG
ROME, ITALIA, 31-03-2010 -- Nhà trừ quỷ nổi tiếng người Italia là linh mục Gabriele Amorth đã giải thích rằng những phỉ báng gần đây trên báo chí với các cáo buộc liên quan đến Đức Giáo Hoàng Benedict XVI, đặc biệt trên tờ Thời báo New York, là "do quỷ xúi giục."
Linh mục Gabriele Amorth là người trừ quỷ của Rôma, ngài được ơn trở thành nhà trừ quỷ từ tháng 06-1986, và là một trong những nhà trừ quỷ nổi tiếng thế giới với 70.000 vụ trừ quỷ, trong đó có nhiều con quỷ mạnh mẽ. Vào năm 1990, ngài sáng lập Hiệp Hội Các Nhà Trừ Quỷ Quốc Tế và giữ chức chủ tịch đến năm 2000.
Phát biểu với hãng tin News Mediaset ở Italia, vị linh mục trừ quỷ 85 tuổi lưu ý rằng ma quỷ đứng đằng sau "những vụ tấn công gần đây đến Đức Giáo Hoàng liên quan đến một số vụ bê bối tình dục."
"Không có nghi ngờ gì về điều đó. Bởi vì Benedict XVI là một vị Giáo hoàng tuyệt diệu và là đấng kế vị xứng đáng của Đức Gioan Phaolô II, nên hiển nhiên là quỷ dữ muốn 'tóm cổ sự ảnh hưởng' của ngài."
Cha Amorth nói thêm rằng trong những trường hợp cá biệt về lạm dụng tình dục gây ra bởi một số ít giáo sĩ, quỷ dữ "sử dụng" một số linh mục để đánh đồng với toàn thể hàng giáo sĩ và cáo buộc lên toàn thể Giáo hội: "Ma quỷ muốn Giáo hội diệt vong vì Giáo hội là mẹ của các Thánh."
"Quỷ tấn công Giáo hội bằng chính nội bộ của Giáo hội, nhưng nó sẽ không làm gì được Giáo hội."
Nhà trừ quỷ nổi tiếng thế giới đã đi đến kết luận rằng Satan muốn cám dỗ những con người thánh thiện, "nên chúng ta không cần phải ngạc nhiên nếu các linh mục cũng...rơi vào bẫy cám dỗ. Vì các linh mục cũng sống giữa thế gian và mỏng giòn dễ bị cám dỗ như mọi người."
ROME, ITALIA, 31-03-2010 -- Nhà trừ quỷ nổi tiếng người Italia là linh mục Gabriele Amorth đã giải thích rằng những phỉ báng gần đây trên báo chí với các cáo buộc liên quan đến Đức Giáo Hoàng Benedict XVI, đặc biệt trên tờ Thời báo New York, là "do quỷ xúi giục."
Linh mục Gabriele Amorth là người trừ quỷ của Rôma, ngài được ơn trở thành nhà trừ quỷ từ tháng 06-1986, và là một trong những nhà trừ quỷ nổi tiếng thế giới với 70.000 vụ trừ quỷ, trong đó có nhiều con quỷ mạnh mẽ. Vào năm 1990, ngài sáng lập Hiệp Hội Các Nhà Trừ Quỷ Quốc Tế và giữ chức chủ tịch đến năm 2000.
Phát biểu với hãng tin News Mediaset ở Italia, vị linh mục trừ quỷ 85 tuổi lưu ý rằng ma quỷ đứng đằng sau "những vụ tấn công gần đây đến Đức Giáo Hoàng liên quan đến một số vụ bê bối tình dục."
"Không có nghi ngờ gì về điều đó. Bởi vì Benedict XVI là một vị Giáo hoàng tuyệt diệu và là đấng kế vị xứng đáng của Đức Gioan Phaolô II, nên hiển nhiên là quỷ dữ muốn 'tóm cổ sự ảnh hưởng' của ngài."
Cha Amorth nói thêm rằng trong những trường hợp cá biệt về lạm dụng tình dục gây ra bởi một số ít giáo sĩ, quỷ dữ "sử dụng" một số linh mục để đánh đồng với toàn thể hàng giáo sĩ và cáo buộc lên toàn thể Giáo hội: "Ma quỷ muốn Giáo hội diệt vong vì Giáo hội là mẹ của các Thánh."
"Quỷ tấn công Giáo hội bằng chính nội bộ của Giáo hội, nhưng nó sẽ không làm gì được Giáo hội."
Nhà trừ quỷ nổi tiếng thế giới đã đi đến kết luận rằng Satan muốn cám dỗ những con người thánh thiện, "nên chúng ta không cần phải ngạc nhiên nếu các linh mục cũng...rơi vào bẫy cám dỗ. Vì các linh mục cũng sống giữa thế gian và mỏng giòn dễ bị cám dỗ như mọi người."
Giáo Hoàng John Paul II, người Ba Lan vĩ đại nhất
Lê Diễn Đức
12:28 02/04/2010
Giáo Hoàng John Paul II, người Ba Lan vĩ đại nhất
Hôm nay, ngày 02 tháng Tư, cả nước Ba Lan kỷ niệm 5 năm ngày mất của Đức Giáo Hoàng John Paul II.
Đức Giáo Hoàng John Paul II là người đã thay đổi diện mạo đất nước Ba Lan, có công lao to lớn trong việc bảo vệ hòa bình, đoàn kết các dân tộc và tôn giáo. Ngài là biểu hiện của lòng tin tạo nên sức mạnh phi thường cho nhân dân Ba Lan đứng lên xóa bỏ chế độ cộng sản bất công và tàn bạo trong năm 1989, gây nên phản ứng giây chuyền làm sụp đổ toàn bộ hệ thống cộng sản ở Đông Âu và Liên Xô, góp phần quan trọng cho cuộc tranh đấu vì tự do, dân chủ, bình đẳng và bác ái trên toàn thế giới. Lời nói nổi tiếng của Ngài trước cả triệu người trên Quảng trường Chiến Thắng trong dịp hành hương về đất mẹ Ba Lan còn là cộng sản, trong năm 1979, vẫn luôn luôn hiện hữu với dân tộc Ba Lan: “Xin chúa hãy hiển linh – Để thay đổi diện mạo của đất – Mảnh đất này!” và “Các con đừng sợ hãi”.
Ngày 16/10/1978 Giáo Hội Vatcan đã chọn Tổng Giám mục địa phận Krakow của Ba Lan, Karol Jozef Wojtyla (sinh ngày 18 tháng 5 năm 1920 tại Wadowice) làm Giáo hoàng, người kế nhiệm thứ 264 của Thánh Peter. Đây là người đứng đầu Giáo hội đầu tiên sau 455 năm không phải người Italia mà là thuộc sắc tộc Slaver, xuất thân từ một nước xã hội chủ nghĩa chịu ảnh hưởng đáng kể các sự kiện ở Đông Âu và châu Á trong những năm 80 của Thế kỷ XX.
Giáo hoàng John Paul II là một người toàn năng. Ngài nói lưu loát 14 ngoại ngữ, là nhà thơ, nhà ngôn ngữ học, diễn viên, nhà soạn kịch, nhà giáo dục, nhà triết học lịch sử, hiện tượng học, thần bí học và đại diện của thuyết Cơ Đốc Nhân Vị.
Một trong những đặc trưng của Giáo hoàng John Paul II là thực hiện sứ mệnh trong các chuyến công du nước ngoài. Ngài đã thăm tất cả các lục địa với 104 chuyến đi. Ở nhiều nơi Ngài tới thăm, chưa có Giáo hoàng nào trước đó đặt chân tới. Ngài là Giáo hoàng đầu tiên thăm Vương quốc Anh (từ năm 1534 Giáo hội Anh không công nhận quyền tối cao của Tòa Thánh). Mặc dù Ngài hết sức nỗ lực nhưng trước khi chết Ngài tiếc chưa thực hiện được cuộc hành hương đến Nga, hầu như do không đạt được đồng thuận với Giáo hội Chính thống giáo Nga. Ngài cũng đã nhã ý muốn thăm Việt Nam, nhưng bị Việt Nam khước từ vì lý do bảo vệ an ninh. Trong khi đó, Ngài đã đến Chile và Argentyna như một “Giáo hoàng của Hòa bình” vào năm 1987 và được dân chúng gọi là “Papa Polaco”. Hai năm sau đó chế độ độc tài quân sự của Tướng Pinoche sụp đổ. Ngài cũng đã tới Cuba, hòn đảo cộng sản cuối cùng và được Fidel Castro trịnh trọng đón tiếp. Trong buổi lễ cầu nguyện với dân Cuba tại thủ đô Havana, Ngài nói: “Cuba hãy mở với thế giới và thế giới hãy mở cửa cho Cuba, để đất nước này có thể nhìn về phía trước với hy vọng”.
Những nước mà Giáo hoàng John Paul II viếng thăm nhiều lần là Ba Lan (8 lần), Mỹ (7 lần), Pháp (7 lần) và gần 100 lần ở Italia.
Giáo hoàng John Paul II đã có những thay đổi to lớn ở Vatican và vị trí của Giáo hoàng trong nhận thức của cộng đồng, cả Công giáo, cũng như Kitô, và những người theo các tôn giáo khác. Ngay sau khi được bầu làm Giáo hoàng, trong buổi đại lễ nhậm chức niên hiệu John Paul II, Ngài đã không cho phép Hồng y Wyszynski quỳ xuống để tỏ lòng tôn kính. Bài phát phát biểu đầu tiên của mình Giáo hoàng John Paul II dùng tiếng Italia, thay vì theo thông lệ từ trước luôn luôn bằng tiếng Latin.
Giáo hoàng John Paul II rất coi trọng quan hệ với những người của các tôn giáo khác, không chỉ trong Kitô giáo, mà còn với thành viên của các tôn giáo khác và cả với người vô thần. Năm 1999, Đức Giáo Hoàng đã hôn kinh Koran được xem như một món quà đối với giáo sĩ Hồi giáo. Ngài cũng trực tiếp tham gia buổi cầu nguyện tại Assisi của đại diện hàng chục các tôn giáo trên thế giới.
Ngày 13/05/1981, tại Quảng trường Thánh Phêrô (Peter) ở Roma lúc 17 giờ 19, Giáo hoàng John Paul II đã bị bắn vào bụng và tay bởi tay súng Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Ali Ağca. Tại bệnh viện Gemelli, Giáo Hoàng đã trải qua ca phẫu thuật kéo dài sáu giờ và được cứu sống.
Các con tin nhìn thấy một sự liên đới với cuộc ám sát Giáo hoàng vào ngày 13 Tháng Năm, giống như là sự xuất hiện lần đầu tiên của Đức Trinh Nữ Maria tại Fatima vào năm 1917. Giáo hoàng John Paul II phải điều trị, phục hồi chức năng trong bệnh viện 22 ngày, nhưng vẫn chịu nhiều hậu quả từ sau vụ bị bắn. Ngài không bao giờ che giấu những thiếu sót của mình trước các tín hữu, mà biểu thị tất cả các mặt của một người đàn ông bình thường phải chịu đau đớn.
Một năm sau vụ mưu sát, Giáo hoàng đã đến Fatima cầu nguyện Đức Mẹ và cảm ơn đã cứu cuộc đời của Ngài. Cũng vào ngày đó, 13/05/1982, một linh mục không thạo tiếng Tây Ban Nha đã cầm con dao đâm Ngài. Quân bảo vệ Giáo hoàng ngay lập tức đã vô hiệu hóa hành động của hung thủ. Đức Giáo Hoàng kết thúc buổi cầu nguyện của mình mặc dù bị thương chảy máu. Sự kiện này đã không được công bố công khai cho đến năm 2008.
Năm 1985, CIA phân tích báo cáo và kết luận có nhiều khả năng đứng sau vụ mưu sát ngày 13/05/1981 là KGB của Liên Xô và tình báo nước ngoài khác.
Năm 1995, tuần báo Italia “Toscana Oggi” cho đăng tải tài liệu của Uỷ ban Trung ương Cộng sản Liên Xô năm 1979, trong đó lệnh cho KGB “sử dụng tất cả các cơ hội có thể để ngăn chặn một hướng mới trong chính sách khởi xướng bởi một Giáo hoàng người Ba Lan, và, nếu trong trường hợp cần thiết – sử dụng các phương tiện ngoài việc lung lạc thông tin và làm giảm uy tín”. Trên lệnh có chữ ký của: Mikhail Gorbachev, Mikhail Suslov và các thành viên khác của Uỷ ban Trung ương – Andrei Kirylenko, Konstantin Chernenko, Konstantin Rusakow, Boris Ponomarev, Ivan Kapitonov, Mikhail và Vladimir Zimianin Dołgich. Tài liệu này đã được nghiên cứu và công bố rộng rãi trong năm 2008 bởi nhà báo người Mỹ John O. Kohler.
Trong tháng 3 năm 2006, Ủy ban điều tra của Quốc hội Italia được thiết lập để xác định trách nhiệm của công dân Ý bị tình nghi cộng tác với KGB, đã xác định rõ rằng, lệnh ám sát Giáo hoàng được Leonid Brezhnev Tổng bí thư Uỷ ban Trung ương Cộng sản Liên Xô ban hành và Bộ Chính trị, trong đó có Mikhail Gorbachev phê chuẩn. Ali Agca đã hành động theo chỉ thị của an ninh Bulgaria, cộng tác viên của KGB Liên Xô. Nghiên cứu tài liệu lưu trữ cho thấy đã có cơ hội ngăn chặn vụ ám sát nhưng thật không may, các tín hiệu cảnh báo do gửi CIA tới không được quan tâm đúng mức. Sau khi vụ ám sát Giáo hoàng, các biện pháp an ninh đặc biệt được triển khai, bao gồm cả xe bọc thép có kính chắn đạn dùng cho Giáo hoàng di chuyển trong các buổi hành hương.
Từ đầu những năm 90 bệnh Parkinson của Giáo Hoàng John Paul II nặng lên. Tháng 7 năm 1992 Ngài phải trải qua phẫu thuật để cắt bỏ khối u trong ruột già. Cuộc đấu tranh lâu dài của Ngài với bệnh tật, tuổi già, nhưng vẫn cố gắng thực hiện sứ mệnh của mình đến giờ chót, biểu hiện phẩm giá bền bỉ và sự vật lộn kiên cường của con người với đau khổ, giống như nhục hình mà Chúa Chrystus đã gánh chịu. Ngày 13/05/1992, kỷ niệm 11 năm ngày bị mưu sát, Giáo Hoàng lấy nó làm Ngày Thế giới của Người bệnh.
Sức khoẻ của Giáo hoàng suy giảm đột ngột bắt đầu vào ngày 01/02/2005. Trong hai tháng cuối đời, John Paul II, đã trải qua nhiều ngày trong bệnh viện và không xuất hiện trước công chúng. Ngài phải giải phẫu khí quản để tránh suy hô hấp.
Vào thứ Năm, 31/03/2005, khi đi đến nhà nguyện riêng Ngài thấy ớn lạnh cùng với sự gia tăng nhiệt độ cơ thể lên tới 39,6 ° C. Đây là sự khởi đầu của sốc nhiễm khuẩn kết hợp với trụy tim mạch, là yếu tố nhiễm trùng từ đường tiểu bị yếu do bệnh Parkinson và suy hô hấp.
Chiểu theo nguyện vọng của Giáo hoàng, người ta để Ngài ở lại nhà. Ngày 02 tháng 4, lúc 7.30 sáng, Giáo hoàng đã bắt đầu mất trí và nhiệt độ cơ thể tăng mạnh. Bằng giọng rất yếu, lúc 15.30 Ngài nói: “Hãy cho tôi về với Chúa Cha“. Sau đó Ngài hôn mê, và qua đời vào lúc 21.37.
Lễ tang của Giáo hoàng John Paul II đã được tổ chức vào thứ Sáu ngày 08 tháng Tư năm 2005. Thi thể của Ngài nằm trong quan tài bằng gỗ cây bách đơn giản (biểu tượng của sự bất tử) được đặt trên thảm phía bên ngoài của Quảng trường Thánh Peter. Tham dự lễ tang trên Quảng trường Thánh Peter có khoảng 300.000 người, 200 vị tổng thống, thủ tướng và đại diện các tín ngưỡng của thế giới, bao gồm cả giáo sĩ Hồi giáo và Do Thái. Nhiều người tại buổi lễ đã gương cao biểu ngữ với dòng chữ Italia “Santo Subito” (phong thánh ngay lập tức). Khoảng 5 triệu người khác đến Roma không có cơ hội vào Quảng trường Thánh Peter theo dõi tang lễ qua màn hình ở ngoài, trong đó có khoảng 1,5 triệu người Ba Lan.
Năm nay, kỷ niệm 5 năm ngày Giáo hoàng Johon Paul II qua đời, trùng vào ngày Thứ Sáu Lớn, đúng vào dịp Ngày Lễ Phục Sinh của Chúa Chrystus, người Ba Lan nghỉ đến hết thứ Hai tuần sau, nên không khí đón lễ ở Ba Lan rất trang trọng và đặc biệt có ý nghĩa.
Giáo Hoàng John Paul II không phải chỉ được người Ba Lan tôn kính, tôn vinh Ngài là Người Ba Lan vĩ đại nhất, mà được cả nhân dân trên toàn thế giới ngưỡng mộ về di sản cống hiến của mình cho nhân loại. Nhân dân Ba Lan hy vọng trong năm nay, tiến trình thủ tục phong Thánh của Vatican kết thúc và Giáo Hoàng John Paul II thực sự trở thành Vị Thánh của Ba Lan và các tín hữu Công giáo nói chung.
Hôm nay, ngày 02 tháng Tư, cả nước Ba Lan kỷ niệm 5 năm ngày mất của Đức Giáo Hoàng John Paul II.
Đức Giáo Hoàng John Paul II là người đã thay đổi diện mạo đất nước Ba Lan, có công lao to lớn trong việc bảo vệ hòa bình, đoàn kết các dân tộc và tôn giáo. Ngài là biểu hiện của lòng tin tạo nên sức mạnh phi thường cho nhân dân Ba Lan đứng lên xóa bỏ chế độ cộng sản bất công và tàn bạo trong năm 1989, gây nên phản ứng giây chuyền làm sụp đổ toàn bộ hệ thống cộng sản ở Đông Âu và Liên Xô, góp phần quan trọng cho cuộc tranh đấu vì tự do, dân chủ, bình đẳng và bác ái trên toàn thế giới. Lời nói nổi tiếng của Ngài trước cả triệu người trên Quảng trường Chiến Thắng trong dịp hành hương về đất mẹ Ba Lan còn là cộng sản, trong năm 1979, vẫn luôn luôn hiện hữu với dân tộc Ba Lan: “Xin chúa hãy hiển linh – Để thay đổi diện mạo của đất – Mảnh đất này!” và “Các con đừng sợ hãi”.
Ngày 16/10/1978 Giáo Hội Vatcan đã chọn Tổng Giám mục địa phận Krakow của Ba Lan, Karol Jozef Wojtyla (sinh ngày 18 tháng 5 năm 1920 tại Wadowice) làm Giáo hoàng, người kế nhiệm thứ 264 của Thánh Peter. Đây là người đứng đầu Giáo hội đầu tiên sau 455 năm không phải người Italia mà là thuộc sắc tộc Slaver, xuất thân từ một nước xã hội chủ nghĩa chịu ảnh hưởng đáng kể các sự kiện ở Đông Âu và châu Á trong những năm 80 của Thế kỷ XX.
Giáo hoàng John Paul II là một người toàn năng. Ngài nói lưu loát 14 ngoại ngữ, là nhà thơ, nhà ngôn ngữ học, diễn viên, nhà soạn kịch, nhà giáo dục, nhà triết học lịch sử, hiện tượng học, thần bí học và đại diện của thuyết Cơ Đốc Nhân Vị.
Một trong những đặc trưng của Giáo hoàng John Paul II là thực hiện sứ mệnh trong các chuyến công du nước ngoài. Ngài đã thăm tất cả các lục địa với 104 chuyến đi. Ở nhiều nơi Ngài tới thăm, chưa có Giáo hoàng nào trước đó đặt chân tới. Ngài là Giáo hoàng đầu tiên thăm Vương quốc Anh (từ năm 1534 Giáo hội Anh không công nhận quyền tối cao của Tòa Thánh). Mặc dù Ngài hết sức nỗ lực nhưng trước khi chết Ngài tiếc chưa thực hiện được cuộc hành hương đến Nga, hầu như do không đạt được đồng thuận với Giáo hội Chính thống giáo Nga. Ngài cũng đã nhã ý muốn thăm Việt Nam, nhưng bị Việt Nam khước từ vì lý do bảo vệ an ninh. Trong khi đó, Ngài đã đến Chile và Argentyna như một “Giáo hoàng của Hòa bình” vào năm 1987 và được dân chúng gọi là “Papa Polaco”. Hai năm sau đó chế độ độc tài quân sự của Tướng Pinoche sụp đổ. Ngài cũng đã tới Cuba, hòn đảo cộng sản cuối cùng và được Fidel Castro trịnh trọng đón tiếp. Trong buổi lễ cầu nguyện với dân Cuba tại thủ đô Havana, Ngài nói: “Cuba hãy mở với thế giới và thế giới hãy mở cửa cho Cuba, để đất nước này có thể nhìn về phía trước với hy vọng”.
Những nước mà Giáo hoàng John Paul II viếng thăm nhiều lần là Ba Lan (8 lần), Mỹ (7 lần), Pháp (7 lần) và gần 100 lần ở Italia.
Giáo hoàng John Paul II đã có những thay đổi to lớn ở Vatican và vị trí của Giáo hoàng trong nhận thức của cộng đồng, cả Công giáo, cũng như Kitô, và những người theo các tôn giáo khác. Ngay sau khi được bầu làm Giáo hoàng, trong buổi đại lễ nhậm chức niên hiệu John Paul II, Ngài đã không cho phép Hồng y Wyszynski quỳ xuống để tỏ lòng tôn kính. Bài phát phát biểu đầu tiên của mình Giáo hoàng John Paul II dùng tiếng Italia, thay vì theo thông lệ từ trước luôn luôn bằng tiếng Latin.
Giáo hoàng John Paul II rất coi trọng quan hệ với những người của các tôn giáo khác, không chỉ trong Kitô giáo, mà còn với thành viên của các tôn giáo khác và cả với người vô thần. Năm 1999, Đức Giáo Hoàng đã hôn kinh Koran được xem như một món quà đối với giáo sĩ Hồi giáo. Ngài cũng trực tiếp tham gia buổi cầu nguyện tại Assisi của đại diện hàng chục các tôn giáo trên thế giới.
Ngày 13/05/1981, tại Quảng trường Thánh Phêrô (Peter) ở Roma lúc 17 giờ 19, Giáo hoàng John Paul II đã bị bắn vào bụng và tay bởi tay súng Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Ali Ağca. Tại bệnh viện Gemelli, Giáo Hoàng đã trải qua ca phẫu thuật kéo dài sáu giờ và được cứu sống.
Các con tin nhìn thấy một sự liên đới với cuộc ám sát Giáo hoàng vào ngày 13 Tháng Năm, giống như là sự xuất hiện lần đầu tiên của Đức Trinh Nữ Maria tại Fatima vào năm 1917. Giáo hoàng John Paul II phải điều trị, phục hồi chức năng trong bệnh viện 22 ngày, nhưng vẫn chịu nhiều hậu quả từ sau vụ bị bắn. Ngài không bao giờ che giấu những thiếu sót của mình trước các tín hữu, mà biểu thị tất cả các mặt của một người đàn ông bình thường phải chịu đau đớn.
Một năm sau vụ mưu sát, Giáo hoàng đã đến Fatima cầu nguyện Đức Mẹ và cảm ơn đã cứu cuộc đời của Ngài. Cũng vào ngày đó, 13/05/1982, một linh mục không thạo tiếng Tây Ban Nha đã cầm con dao đâm Ngài. Quân bảo vệ Giáo hoàng ngay lập tức đã vô hiệu hóa hành động của hung thủ. Đức Giáo Hoàng kết thúc buổi cầu nguyện của mình mặc dù bị thương chảy máu. Sự kiện này đã không được công bố công khai cho đến năm 2008.
Năm 1985, CIA phân tích báo cáo và kết luận có nhiều khả năng đứng sau vụ mưu sát ngày 13/05/1981 là KGB của Liên Xô và tình báo nước ngoài khác.
Năm 1995, tuần báo Italia “Toscana Oggi” cho đăng tải tài liệu của Uỷ ban Trung ương Cộng sản Liên Xô năm 1979, trong đó lệnh cho KGB “sử dụng tất cả các cơ hội có thể để ngăn chặn một hướng mới trong chính sách khởi xướng bởi một Giáo hoàng người Ba Lan, và, nếu trong trường hợp cần thiết – sử dụng các phương tiện ngoài việc lung lạc thông tin và làm giảm uy tín”. Trên lệnh có chữ ký của: Mikhail Gorbachev, Mikhail Suslov và các thành viên khác của Uỷ ban Trung ương – Andrei Kirylenko, Konstantin Chernenko, Konstantin Rusakow, Boris Ponomarev, Ivan Kapitonov, Mikhail và Vladimir Zimianin Dołgich. Tài liệu này đã được nghiên cứu và công bố rộng rãi trong năm 2008 bởi nhà báo người Mỹ John O. Kohler.
Trong tháng 3 năm 2006, Ủy ban điều tra của Quốc hội Italia được thiết lập để xác định trách nhiệm của công dân Ý bị tình nghi cộng tác với KGB, đã xác định rõ rằng, lệnh ám sát Giáo hoàng được Leonid Brezhnev Tổng bí thư Uỷ ban Trung ương Cộng sản Liên Xô ban hành và Bộ Chính trị, trong đó có Mikhail Gorbachev phê chuẩn. Ali Agca đã hành động theo chỉ thị của an ninh Bulgaria, cộng tác viên của KGB Liên Xô. Nghiên cứu tài liệu lưu trữ cho thấy đã có cơ hội ngăn chặn vụ ám sát nhưng thật không may, các tín hiệu cảnh báo do gửi CIA tới không được quan tâm đúng mức. Sau khi vụ ám sát Giáo hoàng, các biện pháp an ninh đặc biệt được triển khai, bao gồm cả xe bọc thép có kính chắn đạn dùng cho Giáo hoàng di chuyển trong các buổi hành hương.
Từ đầu những năm 90 bệnh Parkinson của Giáo Hoàng John Paul II nặng lên. Tháng 7 năm 1992 Ngài phải trải qua phẫu thuật để cắt bỏ khối u trong ruột già. Cuộc đấu tranh lâu dài của Ngài với bệnh tật, tuổi già, nhưng vẫn cố gắng thực hiện sứ mệnh của mình đến giờ chót, biểu hiện phẩm giá bền bỉ và sự vật lộn kiên cường của con người với đau khổ, giống như nhục hình mà Chúa Chrystus đã gánh chịu. Ngày 13/05/1992, kỷ niệm 11 năm ngày bị mưu sát, Giáo Hoàng lấy nó làm Ngày Thế giới của Người bệnh.
Sức khoẻ của Giáo hoàng suy giảm đột ngột bắt đầu vào ngày 01/02/2005. Trong hai tháng cuối đời, John Paul II, đã trải qua nhiều ngày trong bệnh viện và không xuất hiện trước công chúng. Ngài phải giải phẫu khí quản để tránh suy hô hấp.
Vào thứ Năm, 31/03/2005, khi đi đến nhà nguyện riêng Ngài thấy ớn lạnh cùng với sự gia tăng nhiệt độ cơ thể lên tới 39,6 ° C. Đây là sự khởi đầu của sốc nhiễm khuẩn kết hợp với trụy tim mạch, là yếu tố nhiễm trùng từ đường tiểu bị yếu do bệnh Parkinson và suy hô hấp.
Chiểu theo nguyện vọng của Giáo hoàng, người ta để Ngài ở lại nhà. Ngày 02 tháng 4, lúc 7.30 sáng, Giáo hoàng đã bắt đầu mất trí và nhiệt độ cơ thể tăng mạnh. Bằng giọng rất yếu, lúc 15.30 Ngài nói: “Hãy cho tôi về với Chúa Cha“. Sau đó Ngài hôn mê, và qua đời vào lúc 21.37.
Lễ tang của Giáo hoàng John Paul II đã được tổ chức vào thứ Sáu ngày 08 tháng Tư năm 2005. Thi thể của Ngài nằm trong quan tài bằng gỗ cây bách đơn giản (biểu tượng của sự bất tử) được đặt trên thảm phía bên ngoài của Quảng trường Thánh Peter. Tham dự lễ tang trên Quảng trường Thánh Peter có khoảng 300.000 người, 200 vị tổng thống, thủ tướng và đại diện các tín ngưỡng của thế giới, bao gồm cả giáo sĩ Hồi giáo và Do Thái. Nhiều người tại buổi lễ đã gương cao biểu ngữ với dòng chữ Italia “Santo Subito” (phong thánh ngay lập tức). Khoảng 5 triệu người khác đến Roma không có cơ hội vào Quảng trường Thánh Peter theo dõi tang lễ qua màn hình ở ngoài, trong đó có khoảng 1,5 triệu người Ba Lan.
Năm nay, kỷ niệm 5 năm ngày Giáo hoàng Johon Paul II qua đời, trùng vào ngày Thứ Sáu Lớn, đúng vào dịp Ngày Lễ Phục Sinh của Chúa Chrystus, người Ba Lan nghỉ đến hết thứ Hai tuần sau, nên không khí đón lễ ở Ba Lan rất trang trọng và đặc biệt có ý nghĩa.
Giáo Hoàng John Paul II không phải chỉ được người Ba Lan tôn kính, tôn vinh Ngài là Người Ba Lan vĩ đại nhất, mà được cả nhân dân trên toàn thế giới ngưỡng mộ về di sản cống hiến của mình cho nhân loại. Nhân dân Ba Lan hy vọng trong năm nay, tiến trình thủ tục phong Thánh của Vatican kết thúc và Giáo Hoàng John Paul II thực sự trở thành Vị Thánh của Ba Lan và các tín hữu Công giáo nói chung.
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh Lễ kỷ niệm Chúa Kitô lập Phép Thánh Thể
G. Trần Đức Anh OP
15:32 02/04/2010
ROMA. Lúc 5 giờ rưỡi chiều 2-4-2010, Thứ năm Tuần Thánh, ĐTC đã cử hành thánh lễ tại Đền thờ Thánh Gioan Laterano là nhà thờ chính tòa của Giáo phận Roma, để mừng kính biến cố Chúa Giêsu lập phép Thánh Thể trong bữa tiệc ly.
Cùng đồng tế với ĐTC còn 100 đại diện các HY, GM và đại diện hàng Linh mục giáo phận Roma, và hàng ngàn tín hữu ngồi chật Nhà thờ chính tòa của Giáo Phận.
Trong bài giảng, ĐTC đã quảng diễn ý nghĩa một số câu trong lời nguyện của Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly. Ngài giải thích về sự sống đời đời và nói rằng: ”Khi Chúa Giêsu nói về sự sống đời đời, Chúa muốn nói đó là sự sống chân thực, đáng được sống. Chúa không chỉ hiểu đó là sự sống sau cái chết, nhưng là một lối sống chân thực, một sự sống hoàn toàn, vì thế nó vượt khỏi cái hết. Sự sống ấy có thể bắt đầu ngay từ đời này.. Sự sống đời đời là được biết Thiên Chúa và Đấng được Người sai đến là Đức Giêsu Kitô”.
ĐTC khẳng định rằng ”Cuộc sống chúng ta trở nên chân thực và có đặc tính đời đời, nếu chúng ta biết Đấng là nguồn mạch của mọi hữu thể, mọi sự sống. Vì thế, câu nói của Chúa Giêsu trở thành một lời mời gọi chúng ta: hãy trở thành bạn hữu của Chúa Giêsu, chúng ta hãy tìm cách biết Chúa ngày càng sâu đậm hơn! Chúng ta hãy sống trong cuộc đối thoại với Chúa, học nơi Chúa cuộc sống ngay chính, trở thành chứng nhân của Chúa!”.
Cũng trong bài giảng, ĐTC giải thích lời cầu nguyện của Chúa Giêsu cho các môn đệ của Chúa được hiệp nhất, hai lần Chúa xướng lên ý nguyện này và nhấn mạnh đó là điều để thế gian tin vào sứ mạng của Chúa Giêsu. Ngài nói: ”Sự hiệp nhất ấy phải là điều người ta có thể thấy được, một sự hiệp nhất vượt xa hơn điều thường xảy ra giữa con người, để trở thành một dấu chỉ cho thế giới, chứng thực sứ mạng của Chúa Giêsu”.
Và ĐTC kết luận rằng: khi chúng ta suy niệm về cuộc khổ nạn của Chúa, chúng ta cũng phải nhận thức sự đau khổ của Chúa Giêsu do sự kiện chúng ta còn tương phản với lời nguyện Chúa Giêsu: chúng ta kháng cự lại tình yêu của Chúa; chúng ta chống lại sự hiệp nhất, một sự hiệp nhất phải là chứng cớ cho thế giới về sứ mạng của Chúa Kitô”.
Sau bài giảng, ĐTC đã cử hành nghi thức rửa chân cho 12 LM Roma, trong lúc đó cũng tiến hành việc lạc quyên nơi các tín hữu tham dự thánh lễ để trao cho ĐTC với mục đích giúp tái thiết đại chủng viện liên giáo phận ở Port-au-Prince, thủ đô Haiti, bị phá hủy vì trận động đất ngày 12-1 năm nay. (SD 1-4-2010)
Cùng đồng tế với ĐTC còn 100 đại diện các HY, GM và đại diện hàng Linh mục giáo phận Roma, và hàng ngàn tín hữu ngồi chật Nhà thờ chính tòa của Giáo Phận.
Trong bài giảng, ĐTC đã quảng diễn ý nghĩa một số câu trong lời nguyện của Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly. Ngài giải thích về sự sống đời đời và nói rằng: ”Khi Chúa Giêsu nói về sự sống đời đời, Chúa muốn nói đó là sự sống chân thực, đáng được sống. Chúa không chỉ hiểu đó là sự sống sau cái chết, nhưng là một lối sống chân thực, một sự sống hoàn toàn, vì thế nó vượt khỏi cái hết. Sự sống ấy có thể bắt đầu ngay từ đời này.. Sự sống đời đời là được biết Thiên Chúa và Đấng được Người sai đến là Đức Giêsu Kitô”.
ĐTC khẳng định rằng ”Cuộc sống chúng ta trở nên chân thực và có đặc tính đời đời, nếu chúng ta biết Đấng là nguồn mạch của mọi hữu thể, mọi sự sống. Vì thế, câu nói của Chúa Giêsu trở thành một lời mời gọi chúng ta: hãy trở thành bạn hữu của Chúa Giêsu, chúng ta hãy tìm cách biết Chúa ngày càng sâu đậm hơn! Chúng ta hãy sống trong cuộc đối thoại với Chúa, học nơi Chúa cuộc sống ngay chính, trở thành chứng nhân của Chúa!”.
Cũng trong bài giảng, ĐTC giải thích lời cầu nguyện của Chúa Giêsu cho các môn đệ của Chúa được hiệp nhất, hai lần Chúa xướng lên ý nguyện này và nhấn mạnh đó là điều để thế gian tin vào sứ mạng của Chúa Giêsu. Ngài nói: ”Sự hiệp nhất ấy phải là điều người ta có thể thấy được, một sự hiệp nhất vượt xa hơn điều thường xảy ra giữa con người, để trở thành một dấu chỉ cho thế giới, chứng thực sứ mạng của Chúa Giêsu”.
Và ĐTC kết luận rằng: khi chúng ta suy niệm về cuộc khổ nạn của Chúa, chúng ta cũng phải nhận thức sự đau khổ của Chúa Giêsu do sự kiện chúng ta còn tương phản với lời nguyện Chúa Giêsu: chúng ta kháng cự lại tình yêu của Chúa; chúng ta chống lại sự hiệp nhất, một sự hiệp nhất phải là chứng cớ cho thế giới về sứ mạng của Chúa Kitô”.
Sau bài giảng, ĐTC đã cử hành nghi thức rửa chân cho 12 LM Roma, trong lúc đó cũng tiến hành việc lạc quyên nơi các tín hữu tham dự thánh lễ để trao cho ĐTC với mục đích giúp tái thiết đại chủng viện liên giáo phận ở Port-au-Prince, thủ đô Haiti, bị phá hủy vì trận động đất ngày 12-1 năm nay. (SD 1-4-2010)
Đức Thánh Cha chủ sự nghi thức làm phép dầu
G. Trần Đức Anh OP
15:33 02/04/2010
VATICAN. Trong thánh lễ làm phép dầu sáng thứ năm Tuần Thánh 1-4-2010, ĐTC Biển Đức 16 đã kêu gọi các tín hữu chống lại bạo lực và ngài tái lên án phá thai.
Đồng tế với ĐTC trong thánh lễ bắt đầu lúc 9.30 sáng tại Đền thờ Thánh Phêrô có 30 Hồng Y và 60 GM thuộc các cơ quan trung ương Tòa Thánh và tòa Giám Quản Roma, cùng với 1.600 Linh mục, trước sự hiện diện của gần 7 ngàn tín hữu. Trước khi thánh lễ bắt đầu, các GM và linh mục cùng với các tín hữu hiện diện đã hát kinh Giờ Ba.
Bài giảng của ĐTC:
Trong bài giảng sau bài Tin Mừng, ĐTC đặc biệt nói về ý nghĩa của dầu thánh được làm bằng dầu ôliu. Dầu này là lương thực, là dược phẩm, tạo ra vẻ đẹp, tập luyện để chiến đấu và mang lại sức mạnh. Các vua và tư tế được xức dầu, là dấu hiệu phẩm giá và trách nhiệm, cũng như biểu tượng sức mạnh đến từ Thiên Chúa. ĐTC giải thích thêm rằng:
”Trong danh xưng Kitô hữu của chúng ta có sự hiện diện của mầu nhiệm dầu. Thực vậy, từ ”Kitô hữu” mà dân ngoại dùng để gọi các môn đệ Chúa Kitô ngay từ thời kỳ đầu của Giáo Hội xuất phát bởi chữ ”Cristo, Kitô” (Xc Cv 11,20-21), dịch từ tiếng Hy Lạp ”Messia” có nghĩa là ”Người được xức dầu”. Kitô hữu có nghĩa là xuất phát từ Chúa Kitô, thuộc về Chúa Kitô, thuộc về Đấng được xức dầu của Chúa, về Đấng mà Thiên Chúa đã trao ban vương quyền và chức tư tế. Kitô hữu có nghĩa là thuộc về Đấng mà chính Thiên Chúa đã xức dầu - không phải bằng dầu vật chất, nhưng bằng chính Đấng được tượng trưng bằng Dầu, tức là bằng Thánh Linh của Chua. Dầu ôliu như thế đặc biệt tượng trưng cho sự thấu nhập của Con người Giêsu do Chúa Thánh Linh.
”Trong thánh lễ làm phép dầu Thứ Năm Tuần Thánh, dầu thánh ở trung tâm hoạt động phụng vụ. Dầu được Đức Giám Mục thánh hiến tại Nhà thờ chính tòa cho cả năm. Các dầu này biểu lộ sự hiệp nhất của Giáo Hội được hàng GM bảo đảm, và qui hướng về Chúa Kitô là vị Mục Tử và vị Canh Giữ đích thực của linh hồn chúng ta, như thánh Phêrô đã nói (Xc 1 Pr 2,25). Và đồng thời, toàn thể năm phụng vụ được ăn rễ nơi Mầu Nhiệm Thứ Năm tuần thánh, sau cùng dầu thánh gởi lại Vườn Cây Dầu, nơi Chúa Giêsu đã chấp nhận cuộc khổ nạn trong nội tâm của ngài. Nhưng Vườn cây dầu cũng là nơi từ đó Ngài lên cùng Chúa Giêsu, và vì thế đó là nơi Cứu Chuộc: Thiên Chúa đã không bỏ rơi Chúa Giêsu trong sự chết. Chúa Giêsu sống mãi bên Chúa Cha, và chính vì thế, Ngài hiện diện mọi nơi, luôn ở gần chúng ta.”
Sau khi giải thích về vai trò của Dầu thánh dưới nhiều hình thức khác nhau, tháp tùng chúng ta trong suốt cuộc đời, từ giai đoạn dự tòng, rửa tội và đến khi chúng ta chuẩn bị ra trước Tòa Chúa, ĐTC đặc biệt quảng diễn ý nghĩa việc xức dầu trong nghi thức truyền chức linh mục:
”Theo nguyên ngữ bình dân, có sự liên hệ giữa danh từ Hy Lạp ”Elaion”, có nghĩa là ”dầu” và từ ”Eleos” có nghĩa là từ bi thương xót. Thực vậy trong các bí tích, dầu thánh hiến luôn luôn là dấu chỉ lòng từ bi của Thiên Chúa. Vì thế, việc xức dầu cho các tư tế luôn luôn có nghĩa là một trách vụ mang lòng từ bi thương xót của Thiên Chúa cho con người. Trong đèn dầu cuộc sống của chúng ta, không bao giờ được thiếu dầu từ bi. Chúng ta hãy luôn tìm kiếm dầu ấy kịp thời nơi Chúa - trong cuộc gặp gỡ với Lời Chúa, trong khi lãnh nhận các bí tích, trong lúc dừng lại cầu nguyện bên Chúa.
ĐTC nói thêm rằng: ”Qua câu chuyện con chim câu mang cành cây ôliu, loan báo lụt hồng thủy chấm dứt, và một nền hòa bình mới của Thiên Chúa cho thế giới loài người, không những chim câu, nhưng cả cành ôliu và chính dầu ôliu trở thành biểu tượng hòa bình. Các tín hữu Kitô những thế kỷ đầu tiên thích trang hoàng các ngôi mộ người thân của họ bằng vòng hoa chiến thắng và cành câu ôliu biểu tượng hòa bình. Họ biết rằng Chúa Kitô đã chiến thắng sự chết và người thân quá cố của họ an nghỉ trong an bình của Chúa Kitô. Họ biết rằng chính họ được Chúa Kitô chờ đợi, Ngài là Đấng đã hứa cho họ an bình mà thế gian không thể ban cho. Họ nhớ rằng lời đầu tiên của Chúa Phục Sinh nói với các môn đệ là ”Bình an cho các con!” (Ga 20,19). Có thể nói chính Chúa đã mang cành cây ôliu, mang hòa bình vào thế giới. Ngài loan báo lòng từ nhân cứu độ của Thiên Chúa. Ngài là hòa bình của chúng ta. Vì thế, các tín hữu Kitô phải là những người hòa bình, những người nhìn nhận và sống mầu nhiệm, Thánh Giá như một mầu nhiệm hòa giải. Chúa Kitô không chiến thắng bằng gươm giáo, nhưng bằng Thánh Giá. Ngài chiến thắng bằng cách khắc phục oán thù, bằng sức mạnh của tình yêu thương lớn hơn của Ngài. Thập giá của Chúa Kitô biểu lộ sự phủ nhận bạo lực. Và chính vì thế, thập giá là dấu hiệu chiến thắng của Thiên Chúa, thập giá loan báo con đường mới của Chúa Giêsu. Người chịu đau khổ mạnh hơn những kẻ nắm quyền. Qua sự sự hiến trên Thánh Giá, Chúa Kitô đã chiến thắng bạo lực. Trong tư cách là tư tế, chúng ta được mời gọi trở thành những con người hòa bình, trong sự hiệp thông với Chúa Giêsu Kitô, chúng ta được mời gọi chống lại bạo lực và tín thác nơi sức mạnh lớn hơn của tình yêu.”
ĐTC nói thêm rằng:
”Cũng thuộc biểu tượng dầu sự kiện dầu làm cho con người mạnh mẽ hơn để chiến đấu. Điều này không trái ngược với đề tài hòa bình, nhưng là thành phần của hòa bình. Cuộc chiến đấu của các tín hữu Kitô đã và còn hệ tại việc không sử dụng bạo lực, nhưng họ đã và còn sẵn sàng chịu đau khổ vì sự thiện, vì Thiên Chúa; các tín hữu Kitô, trong tư cách là những công dân tốt, tôn trọng luật pháp và làm điều đúng và tốt. Cuộc chiến đấu của Kitô hữu cũng hệ tài phủ nhận tất cả những gì trong hệ thống luật pháp hiện hành, tất cả những gì không phải là luật pháp công chính, nhưng là bất công. Cuộc chiến đấu của các vị tử đạo hệ tại họ phủ nhận bất công một cách cụ thể: họ từ khước tham gia vào việc tôn thờ thần tượng, tôn thờ hoàng đế, từ chối cúi mình trước sự giả dối, sự thờ lạy con người và quyền lực của họ. Với sự phủ nhận của họ chống lại giả dối và tất cả những hệ luận của gian dối, họ tuyên dương sức mạnh của luật pháp công chính và sự thật. Như thế, họ phụng sự hòa bình chân thực. Ngày nay cũng vậy, điều quan trọng là các tín hữu tuân theo luật pháp công chính là nền tảng của hòa bình. Ngày nay cũng vậy, các tín hữu Kitô cần không chấp nhận một bất công được nâng lên thành mộit quyền, ví dụ việc sát hại các trẻ thơ vô tội chưa sinh ra. Chính khi làm như thế, chúng ta phụng sự hòa bình và chúng ta noi theo vết tích của Chúa Kitô, Đấng mà thánh Phêrô đã nói: ”Bị nguyền rủa, Ngài không đáp lại bằng nguyền rủa; bị ngược đãi Ngài không đe dọa báo thù, nhưng tín thác nơi Đấng xét xử công chính. Ngài mang những tội lỗi của chúng ta trong thân thể trên thập giá, để chúng ta không còn sống cho tội lỗi, nhưng sống công chính” (1 Pr 2,23s).
Sau bài giảng của ĐTC, các HY, GM và LM hiện diện đã cử hành nghi thức lập lại những lời đã hứa khi chịu chức linh mục.
Tiếp đến, ĐTC đã làm phép dầu dự tòng, dầu bệnh nhân và dầu thánh hiến (Crisma). Nghi thức này cũng nhấn mạnh mầu nhiệm Giáo Hội như bí tích phổ quát của Chúa Kitô, thánh hóa mọi thực tại và hoàn cảnh của cuộc sống. Vì thế, ngoài dầu thánh hiến, còn có nghi thức làm phép dầu dự tòng cho những người chiến đấu để chiến thắng ác thần, hầu lãnh nhận những nghĩa vụ từ bí tích rửa tội, và sau cùng dầu bệnh nhân, để xức cho những người ở trong tình trạng bệnh tật đang thể hiện nơi thân xác mình những gì còn thiếu trong cuộc khổ nạn cứu độ của Chúa Kitô. Và thế là từ Đầu, hương thơm tốt lành của Chúa Kitô toả lan cho mọi chi thể của Giáo Hội và lan ra thế giới. Lời cầu nguyện này của Chúa Giêsu xuất hiện 2 lần dưới hình thức hơi được thay đổi. Chúng ta phải nghe cả hai lần với tất cả sự chú ý, để bắt đầu hiểu ít là được phần nào điều cao cả đang được diễn ra. ”Xin Cha thánh hiến họ trong sự thật”, rồi Chúa Giêsu nói thêm: 'Lời Cha là sự thật”. Vì vậy, các môn đệ được lôi kéo vào trong nội tâm của Thiên Chúa nhờ sự chìm đắm trong Lời Chúa. Có thể nói, Lời Chúa là sự thanh tẩy làm cho các môn đệ được thanh sạch, là quyền năng sáng tạo biến đổi các môn để trong Thiên Chúa.
Đồng tế với ĐTC trong thánh lễ bắt đầu lúc 9.30 sáng tại Đền thờ Thánh Phêrô có 30 Hồng Y và 60 GM thuộc các cơ quan trung ương Tòa Thánh và tòa Giám Quản Roma, cùng với 1.600 Linh mục, trước sự hiện diện của gần 7 ngàn tín hữu. Trước khi thánh lễ bắt đầu, các GM và linh mục cùng với các tín hữu hiện diện đã hát kinh Giờ Ba.
Bài giảng của ĐTC:
Trong bài giảng sau bài Tin Mừng, ĐTC đặc biệt nói về ý nghĩa của dầu thánh được làm bằng dầu ôliu. Dầu này là lương thực, là dược phẩm, tạo ra vẻ đẹp, tập luyện để chiến đấu và mang lại sức mạnh. Các vua và tư tế được xức dầu, là dấu hiệu phẩm giá và trách nhiệm, cũng như biểu tượng sức mạnh đến từ Thiên Chúa. ĐTC giải thích thêm rằng:
”Trong danh xưng Kitô hữu của chúng ta có sự hiện diện của mầu nhiệm dầu. Thực vậy, từ ”Kitô hữu” mà dân ngoại dùng để gọi các môn đệ Chúa Kitô ngay từ thời kỳ đầu của Giáo Hội xuất phát bởi chữ ”Cristo, Kitô” (Xc Cv 11,20-21), dịch từ tiếng Hy Lạp ”Messia” có nghĩa là ”Người được xức dầu”. Kitô hữu có nghĩa là xuất phát từ Chúa Kitô, thuộc về Chúa Kitô, thuộc về Đấng được xức dầu của Chúa, về Đấng mà Thiên Chúa đã trao ban vương quyền và chức tư tế. Kitô hữu có nghĩa là thuộc về Đấng mà chính Thiên Chúa đã xức dầu - không phải bằng dầu vật chất, nhưng bằng chính Đấng được tượng trưng bằng Dầu, tức là bằng Thánh Linh của Chua. Dầu ôliu như thế đặc biệt tượng trưng cho sự thấu nhập của Con người Giêsu do Chúa Thánh Linh.
”Trong thánh lễ làm phép dầu Thứ Năm Tuần Thánh, dầu thánh ở trung tâm hoạt động phụng vụ. Dầu được Đức Giám Mục thánh hiến tại Nhà thờ chính tòa cho cả năm. Các dầu này biểu lộ sự hiệp nhất của Giáo Hội được hàng GM bảo đảm, và qui hướng về Chúa Kitô là vị Mục Tử và vị Canh Giữ đích thực của linh hồn chúng ta, như thánh Phêrô đã nói (Xc 1 Pr 2,25). Và đồng thời, toàn thể năm phụng vụ được ăn rễ nơi Mầu Nhiệm Thứ Năm tuần thánh, sau cùng dầu thánh gởi lại Vườn Cây Dầu, nơi Chúa Giêsu đã chấp nhận cuộc khổ nạn trong nội tâm của ngài. Nhưng Vườn cây dầu cũng là nơi từ đó Ngài lên cùng Chúa Giêsu, và vì thế đó là nơi Cứu Chuộc: Thiên Chúa đã không bỏ rơi Chúa Giêsu trong sự chết. Chúa Giêsu sống mãi bên Chúa Cha, và chính vì thế, Ngài hiện diện mọi nơi, luôn ở gần chúng ta.”
Sau khi giải thích về vai trò của Dầu thánh dưới nhiều hình thức khác nhau, tháp tùng chúng ta trong suốt cuộc đời, từ giai đoạn dự tòng, rửa tội và đến khi chúng ta chuẩn bị ra trước Tòa Chúa, ĐTC đặc biệt quảng diễn ý nghĩa việc xức dầu trong nghi thức truyền chức linh mục:
”Theo nguyên ngữ bình dân, có sự liên hệ giữa danh từ Hy Lạp ”Elaion”, có nghĩa là ”dầu” và từ ”Eleos” có nghĩa là từ bi thương xót. Thực vậy trong các bí tích, dầu thánh hiến luôn luôn là dấu chỉ lòng từ bi của Thiên Chúa. Vì thế, việc xức dầu cho các tư tế luôn luôn có nghĩa là một trách vụ mang lòng từ bi thương xót của Thiên Chúa cho con người. Trong đèn dầu cuộc sống của chúng ta, không bao giờ được thiếu dầu từ bi. Chúng ta hãy luôn tìm kiếm dầu ấy kịp thời nơi Chúa - trong cuộc gặp gỡ với Lời Chúa, trong khi lãnh nhận các bí tích, trong lúc dừng lại cầu nguyện bên Chúa.
ĐTC nói thêm rằng: ”Qua câu chuyện con chim câu mang cành cây ôliu, loan báo lụt hồng thủy chấm dứt, và một nền hòa bình mới của Thiên Chúa cho thế giới loài người, không những chim câu, nhưng cả cành ôliu và chính dầu ôliu trở thành biểu tượng hòa bình. Các tín hữu Kitô những thế kỷ đầu tiên thích trang hoàng các ngôi mộ người thân của họ bằng vòng hoa chiến thắng và cành câu ôliu biểu tượng hòa bình. Họ biết rằng Chúa Kitô đã chiến thắng sự chết và người thân quá cố của họ an nghỉ trong an bình của Chúa Kitô. Họ biết rằng chính họ được Chúa Kitô chờ đợi, Ngài là Đấng đã hứa cho họ an bình mà thế gian không thể ban cho. Họ nhớ rằng lời đầu tiên của Chúa Phục Sinh nói với các môn đệ là ”Bình an cho các con!” (Ga 20,19). Có thể nói chính Chúa đã mang cành cây ôliu, mang hòa bình vào thế giới. Ngài loan báo lòng từ nhân cứu độ của Thiên Chúa. Ngài là hòa bình của chúng ta. Vì thế, các tín hữu Kitô phải là những người hòa bình, những người nhìn nhận và sống mầu nhiệm, Thánh Giá như một mầu nhiệm hòa giải. Chúa Kitô không chiến thắng bằng gươm giáo, nhưng bằng Thánh Giá. Ngài chiến thắng bằng cách khắc phục oán thù, bằng sức mạnh của tình yêu thương lớn hơn của Ngài. Thập giá của Chúa Kitô biểu lộ sự phủ nhận bạo lực. Và chính vì thế, thập giá là dấu hiệu chiến thắng của Thiên Chúa, thập giá loan báo con đường mới của Chúa Giêsu. Người chịu đau khổ mạnh hơn những kẻ nắm quyền. Qua sự sự hiến trên Thánh Giá, Chúa Kitô đã chiến thắng bạo lực. Trong tư cách là tư tế, chúng ta được mời gọi trở thành những con người hòa bình, trong sự hiệp thông với Chúa Giêsu Kitô, chúng ta được mời gọi chống lại bạo lực và tín thác nơi sức mạnh lớn hơn của tình yêu.”
ĐTC nói thêm rằng:
”Cũng thuộc biểu tượng dầu sự kiện dầu làm cho con người mạnh mẽ hơn để chiến đấu. Điều này không trái ngược với đề tài hòa bình, nhưng là thành phần của hòa bình. Cuộc chiến đấu của các tín hữu Kitô đã và còn hệ tại việc không sử dụng bạo lực, nhưng họ đã và còn sẵn sàng chịu đau khổ vì sự thiện, vì Thiên Chúa; các tín hữu Kitô, trong tư cách là những công dân tốt, tôn trọng luật pháp và làm điều đúng và tốt. Cuộc chiến đấu của Kitô hữu cũng hệ tài phủ nhận tất cả những gì trong hệ thống luật pháp hiện hành, tất cả những gì không phải là luật pháp công chính, nhưng là bất công. Cuộc chiến đấu của các vị tử đạo hệ tại họ phủ nhận bất công một cách cụ thể: họ từ khước tham gia vào việc tôn thờ thần tượng, tôn thờ hoàng đế, từ chối cúi mình trước sự giả dối, sự thờ lạy con người và quyền lực của họ. Với sự phủ nhận của họ chống lại giả dối và tất cả những hệ luận của gian dối, họ tuyên dương sức mạnh của luật pháp công chính và sự thật. Như thế, họ phụng sự hòa bình chân thực. Ngày nay cũng vậy, điều quan trọng là các tín hữu tuân theo luật pháp công chính là nền tảng của hòa bình. Ngày nay cũng vậy, các tín hữu Kitô cần không chấp nhận một bất công được nâng lên thành mộit quyền, ví dụ việc sát hại các trẻ thơ vô tội chưa sinh ra. Chính khi làm như thế, chúng ta phụng sự hòa bình và chúng ta noi theo vết tích của Chúa Kitô, Đấng mà thánh Phêrô đã nói: ”Bị nguyền rủa, Ngài không đáp lại bằng nguyền rủa; bị ngược đãi Ngài không đe dọa báo thù, nhưng tín thác nơi Đấng xét xử công chính. Ngài mang những tội lỗi của chúng ta trong thân thể trên thập giá, để chúng ta không còn sống cho tội lỗi, nhưng sống công chính” (1 Pr 2,23s).
Sau bài giảng của ĐTC, các HY, GM và LM hiện diện đã cử hành nghi thức lập lại những lời đã hứa khi chịu chức linh mục.
Tiếp đến, ĐTC đã làm phép dầu dự tòng, dầu bệnh nhân và dầu thánh hiến (Crisma). Nghi thức này cũng nhấn mạnh mầu nhiệm Giáo Hội như bí tích phổ quát của Chúa Kitô, thánh hóa mọi thực tại và hoàn cảnh của cuộc sống. Vì thế, ngoài dầu thánh hiến, còn có nghi thức làm phép dầu dự tòng cho những người chiến đấu để chiến thắng ác thần, hầu lãnh nhận những nghĩa vụ từ bí tích rửa tội, và sau cùng dầu bệnh nhân, để xức cho những người ở trong tình trạng bệnh tật đang thể hiện nơi thân xác mình những gì còn thiếu trong cuộc khổ nạn cứu độ của Chúa Kitô. Và thế là từ Đầu, hương thơm tốt lành của Chúa Kitô toả lan cho mọi chi thể của Giáo Hội và lan ra thế giới. Lời cầu nguyện này của Chúa Giêsu xuất hiện 2 lần dưới hình thức hơi được thay đổi. Chúng ta phải nghe cả hai lần với tất cả sự chú ý, để bắt đầu hiểu ít là được phần nào điều cao cả đang được diễn ra. ”Xin Cha thánh hiến họ trong sự thật”, rồi Chúa Giêsu nói thêm: 'Lời Cha là sự thật”. Vì vậy, các môn đệ được lôi kéo vào trong nội tâm của Thiên Chúa nhờ sự chìm đắm trong Lời Chúa. Có thể nói, Lời Chúa là sự thanh tẩy làm cho các môn đệ được thanh sạch, là quyền năng sáng tạo biến đổi các môn để trong Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha chủ sự lễ Tưởng Niệm cuộc Thương Khó của Chúa
G. Trần Đức Anh OP
15:34 02/04/2010
VATICAN. Lúc 5 giờ chiều Thứ Sáu Tuần Thánh 2-4-2010 ĐTC Biển Đức 16 đã chủ tọa nghi thức trọng thể tại Đền thờ Thánh Phêrô để tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, trước sự hiện diện của gần 10 ngàn tín hữu, 30 Hồng Y và hàng chục GM tại Tòa Thánh.
Sau bài Thương Khó, Cha Raniero Cantalamessa, dòng Capuchino, Giảng thuyết viên tại Phủ Giáo Hoàng đã nói về đề tài ”Chúng ta có một vị Thượng Tế đã tiến qua các tầng trời là Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa”.
Sau khi diễn giải ý nghĩa hy tế của Chúa Kitô Thượng Tế, Cha Cantalamessa áp dụng vào hoàn cảnh ngày nay và nói rằng: ”Hy tế của Chúa Giêsu có một sứ điệp mạnh mẽ đối với thế giới ngày nay: sứ điệp ấy nói lớn với thế giới rằng bạo lực là một tàn tích cũ kỹ, một sự suy thoái về trạng thái sơ khai và đã bị vượt qua trong lịch sử loài người, và đối với các tín hữu, đó là một sự chậm chạp có lỗi vì không ý thức sự canh tân nhảy vọt về chất lượng do Chúa Kitô tạo nên”.
Cha Cantalamessa nêu rõ một điều mâu thuẫn trong nền văn hóa ngày nay một đàng thì lên án bạo lực, nhưng đàng khác lại tạo điều kiện dễ dàng và ca ngợi bạo lực. Người ta ”xé áo mình” bày tỏ phẫn nộ trước một số hành vi đổ máu, nhưng lại không thấy rằng mình đang chuẩn bị điều kiện và môi trường cho những hành vi đó, qua những trang báo hoặc các chương trình truyền hình thành công... Thật là điều đáng lo âu vì bạo lực và máu trở thành một trong những yếu tố chính trong những phim ảnh và trò chơi Video, người ta bị thu hút và thích thú khi xem hoặc chơi những trò này”.
Cha Cantalamessa đặc biệt tố giác các hình thức bạo lực vẫn còn lan tràn trong xã hội, nhất là nạn bạo hành phụ nữ trong các gia đình. Cha nói: ”Đây là một thứ bạo lực rất trầm trọng vì nó thường xảy ra trong 4 bức tường gia đình, mọi người khác không biết, thậm chí bạo lực ấy còn được biện minh bằng những thành kiến ngụy tôn giáo và văn hóa. Các nạn nhân ở trong tình trạng cô độc và vô phương thế tự vệ. Ngày nay, nhờ sự nâng đỡ và khích lệ của bao nhiêu hiệp hội và tổ chức, một số phụ nữ đã tìm được sức mạnh để ra mặt, tố giác các thủ phạm”.
Cha Cantalamessa ghi nhận rằng nhiều bạo lực như thế có sắc thái tính dục, vì nam giới tưởng là mình chứng tỏ nam tính bằng cách hùng hổ chống lại phụ nữ, nhưng họ không thấy rằng làm như thế là họ chỉ chứng tỏ thái độ bất an và hèn nhát của mình.. Bạo lực chống lại phụ nữ không bao giờ đáng ghét cho bằng trường hợp nó xảy ra tại nơi mà lẽ ra phải có tự tôn trọng và yêu thương lẫn nhau trong quan hệ giữa vợ chồng”.
Vị giảng thuyết tại Phủ Giáo Hoàng cũng nhận xét rằng có những gia đình trong đó người đàn ông cho rằng mình được phép lên tiếng và ra tay đánh đập phụ nữ trong nhà. Vợ và con của họ nhiều khi sống trong tình trạng bị sự nổi giận của người cha đe dọa liên tục. Với những người này, cần phải nhã nhặn nói với họ rằng: ”Hỡi những đàn ông đồng nghiệp của tôi, khi tạo dựng nên người nam, Thiên Chúa không muốn cho chúng ta quyền được nổi giận và đập bàn đập ghế vì những chuyện nhỏ nhặt nhất. Lời Chúa nói với bà Eva sau khi phạm tội ”đàn ông sẽ thống trị bà” (St 3,16) là một lời tiên đoán đau thương, chứ không phải là một lời cho phép.
Trong phần kết luận, Cha Cantalamessa nói đến sự kiện năm nay, Do thái cũng như Kitô giáo đều mừng Lễ Phục sinh, Lễ Vượt qua vào cùng thời điểm, và cha nhắc đến đến làn sóng báo chí trong thời gian gần đây ồ ạt tấn công ĐGH và Giáo Hội Công Giáo. Cha trưng dẫn một đoạn thư của một người bạn Do thái gửi cho cha trong đó có đoạn viết: ”Với sự chán ngán, tôi đang theo dõi cuộc tấn công như vũ bão và tập trung chống lại Giáo Hội, Đức Giáo Hoàng và tất cả các tín hữu từ các nơi trên thế giới. Việc sử dụng những thành kiến, thái độ đi từ trách nhiệm và tội lỗi cá nhân chuyển sang trách nhiệm tập thể gợi lại cho tôi những khía cạnh ô nhục nhất của trào lưu bài Do thái. Vì thế, tôi muốn bày tỏ với cha, với Đức Giáo Hoàng và toàn thể Giáo Hội tình liên đới của tôi một người Do thái đối thoại và của tất cả những ngừơi thuộc giới Do thái, họ thật là đông đảo, chia sẻ những tâm tình huynh đệ.”
Lễ nghi được tiếp nối với 10 lời nguyện cho các nhu cầu của Công Giáo và mọi thành phần trong nhân loại. Kế đến là nghi thức tôn thờ Thánh Giá và phần hiệp lễ. 100 LM đã phân phát Mình Thánh Chúa cho các tín hữu.
Sau bài Thương Khó, Cha Raniero Cantalamessa, dòng Capuchino, Giảng thuyết viên tại Phủ Giáo Hoàng đã nói về đề tài ”Chúng ta có một vị Thượng Tế đã tiến qua các tầng trời là Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa”.
Sau khi diễn giải ý nghĩa hy tế của Chúa Kitô Thượng Tế, Cha Cantalamessa áp dụng vào hoàn cảnh ngày nay và nói rằng: ”Hy tế của Chúa Giêsu có một sứ điệp mạnh mẽ đối với thế giới ngày nay: sứ điệp ấy nói lớn với thế giới rằng bạo lực là một tàn tích cũ kỹ, một sự suy thoái về trạng thái sơ khai và đã bị vượt qua trong lịch sử loài người, và đối với các tín hữu, đó là một sự chậm chạp có lỗi vì không ý thức sự canh tân nhảy vọt về chất lượng do Chúa Kitô tạo nên”.
Cha Cantalamessa nêu rõ một điều mâu thuẫn trong nền văn hóa ngày nay một đàng thì lên án bạo lực, nhưng đàng khác lại tạo điều kiện dễ dàng và ca ngợi bạo lực. Người ta ”xé áo mình” bày tỏ phẫn nộ trước một số hành vi đổ máu, nhưng lại không thấy rằng mình đang chuẩn bị điều kiện và môi trường cho những hành vi đó, qua những trang báo hoặc các chương trình truyền hình thành công... Thật là điều đáng lo âu vì bạo lực và máu trở thành một trong những yếu tố chính trong những phim ảnh và trò chơi Video, người ta bị thu hút và thích thú khi xem hoặc chơi những trò này”.
Cha Cantalamessa đặc biệt tố giác các hình thức bạo lực vẫn còn lan tràn trong xã hội, nhất là nạn bạo hành phụ nữ trong các gia đình. Cha nói: ”Đây là một thứ bạo lực rất trầm trọng vì nó thường xảy ra trong 4 bức tường gia đình, mọi người khác không biết, thậm chí bạo lực ấy còn được biện minh bằng những thành kiến ngụy tôn giáo và văn hóa. Các nạn nhân ở trong tình trạng cô độc và vô phương thế tự vệ. Ngày nay, nhờ sự nâng đỡ và khích lệ của bao nhiêu hiệp hội và tổ chức, một số phụ nữ đã tìm được sức mạnh để ra mặt, tố giác các thủ phạm”.
Cha Cantalamessa ghi nhận rằng nhiều bạo lực như thế có sắc thái tính dục, vì nam giới tưởng là mình chứng tỏ nam tính bằng cách hùng hổ chống lại phụ nữ, nhưng họ không thấy rằng làm như thế là họ chỉ chứng tỏ thái độ bất an và hèn nhát của mình.. Bạo lực chống lại phụ nữ không bao giờ đáng ghét cho bằng trường hợp nó xảy ra tại nơi mà lẽ ra phải có tự tôn trọng và yêu thương lẫn nhau trong quan hệ giữa vợ chồng”.
Vị giảng thuyết tại Phủ Giáo Hoàng cũng nhận xét rằng có những gia đình trong đó người đàn ông cho rằng mình được phép lên tiếng và ra tay đánh đập phụ nữ trong nhà. Vợ và con của họ nhiều khi sống trong tình trạng bị sự nổi giận của người cha đe dọa liên tục. Với những người này, cần phải nhã nhặn nói với họ rằng: ”Hỡi những đàn ông đồng nghiệp của tôi, khi tạo dựng nên người nam, Thiên Chúa không muốn cho chúng ta quyền được nổi giận và đập bàn đập ghế vì những chuyện nhỏ nhặt nhất. Lời Chúa nói với bà Eva sau khi phạm tội ”đàn ông sẽ thống trị bà” (St 3,16) là một lời tiên đoán đau thương, chứ không phải là một lời cho phép.
Trong phần kết luận, Cha Cantalamessa nói đến sự kiện năm nay, Do thái cũng như Kitô giáo đều mừng Lễ Phục sinh, Lễ Vượt qua vào cùng thời điểm, và cha nhắc đến đến làn sóng báo chí trong thời gian gần đây ồ ạt tấn công ĐGH và Giáo Hội Công Giáo. Cha trưng dẫn một đoạn thư của một người bạn Do thái gửi cho cha trong đó có đoạn viết: ”Với sự chán ngán, tôi đang theo dõi cuộc tấn công như vũ bão và tập trung chống lại Giáo Hội, Đức Giáo Hoàng và tất cả các tín hữu từ các nơi trên thế giới. Việc sử dụng những thành kiến, thái độ đi từ trách nhiệm và tội lỗi cá nhân chuyển sang trách nhiệm tập thể gợi lại cho tôi những khía cạnh ô nhục nhất của trào lưu bài Do thái. Vì thế, tôi muốn bày tỏ với cha, với Đức Giáo Hoàng và toàn thể Giáo Hội tình liên đới của tôi một người Do thái đối thoại và của tất cả những ngừơi thuộc giới Do thái, họ thật là đông đảo, chia sẻ những tâm tình huynh đệ.”
Lễ nghi được tiếp nối với 10 lời nguyện cho các nhu cầu của Công Giáo và mọi thành phần trong nhân loại. Kế đến là nghi thức tôn thờ Thánh Giá và phần hiệp lễ. 100 LM đã phân phát Mình Thánh Chúa cho các tín hữu.
Kết quả tuyển cử hội đồng vùng Pháp Quốc 2010
Hà Minh Thảo
19:38 02/04/2010
KẾT QUẢ TUYỂN CỬ HỘI ÐỒNG VÙNG PHÁP QUỐC 2010
43,64 triệu cử tri người Pháp được mời gọi tham gia các cuộc bầu cử Hội đồng Vùng (Conseil régional) đã cùng diễn ra hai vòng vào ngày 14 và 21.03.2010, chiếu theo Nghị định 2010-119 của Bộ Nội vụ ngày 04.02.2010.
Cuộc tuyển cử chỉ được tổ chức bầu tại 22 Vùng nội địa (régions métropolitaines) và 4 Vùng hải ngoại (régions d’outre-mer, Guadeloupe, Guyane, Martinique, Réunion). Như vậy, không có bầu cử tại các đơn vị hành hải ngoại như Saint-Pierre-et-Miquelon, Mayotte… và Nouvelle-Calédonie.
Các nghị viên vùng (conseillers régionaux) được người dân cử qua cuộc phổ thông đầu phiếu, trực tiếp và kín lần đầu ngày 16.03.1986.
Trong các năm 1986, 1992 và 1998, thể thức bầu cử một vòng tỷ lệ được áp dụng. Nhưng vì, các Hội đồng Vùng không có đa số tuyệt đối để hoạt động do số nghị viên Mặt trận quốc gia (Front national, FN) gia tăng, nên từ cuộc tuyển cử năm 2004, thể thức đầu phiếu đã đổi thành hai vòng và tỷ lệ, nếu vòng một không có đa số tuyệt đối.
I. TUYỂN CỬ HAI VÒNG.
Cử tri bầu các nghị viên Vùng từ những liên danh theo một hệ thống bầu cử kết hợp tuyển cử đa số và đại diện tỉ lệ, bằng một hay hai vòng đầu phiếu phổ thông và kín.
A.- Vòng Một (Chúa nhật ngày 14.03.2004).
1. Làm sao các ứng viên ra ứng cử ?
Liên danh mang tính danh các Vùng, nhưng các ứng cử viên được chia ra ứng cử trong những Tỉnh (département, được gọi là sections départementales. Để đơn giản hóa, chúng ta tạm dùng Tỉnh để phân biệt với Vùng). Trong mỗi liên danh, bắt buộc phải xen kẻ một Nam và một Nữ ứng cử viên.
Thí dụ, tại Vùng Alsace, những phiếu bầu sẽ ghi tên một trong hai Tỉnh (départements): Bas-Rhin với 29 ứng cử viên (trong đó có 2 dự khuyết) và Haut-Rhin với 22 ứng cử viên (trong đó có 2 dự khuyết). Số ứng cử viên trên lá phiếu phù hợp với số nghị viên mà mỗi Tỉnh sẽ gởi để họp thành Hội đồng Vùng (47 ghế).
Cuộc tuyển cử năm 2010 được tổ chức để chọn 1.880 nghị viên vùng (conseillers régionaux) trong số 20.584 ứng cử viên ghi danh trên 255 liên danh.
2. Việc phân chia các ghế nghị viên ?
a.- Luật định.
Nếu có liên danh đạt được đa số tuyệt đối (ít nhất 50% số phiếu hợp lệ) ở vòng một nầy. Cuộc bầu cử ngưng tại đây và bắt đầu tính số ghế chia cho mỗi liên danh. Liên danh có đa số tuyệt đối được thưởng ngay 25% số ghế trong Hội đồng Vùng. Số ghế còn lại sẽ được chia theo tỉ lệ cho các liên danh đạt được ít nhất là 5% số phiếu hợp lệ.
b.- Kết quả đầu phiếu vòng 1.
Ngày 14.03.2010, chỉ có 20,23 triệu cử tri (46,36% số người Pháp ghi danh) đã cất bước đến phòng phiếu và đặt lá phiếu vào thùng và, trong đó, chỉ có 19,476 triệu phiếu bầu hợp lệ đã tín nhiệm (% số phiếu bầu hợp lệ) các phe phái chánh trị như sau:
- Lutte Ouvrière, Tranh đấu Thợ thuyền: 1,90%
- Nouveau Parti anticapitaliste, Tân đảng chống tư bản: 2,50%
- Front de gauche, Mặt trận tả phái: 5,84%
- Parti socialiste (PS), đảng xã hội và đồng minh (alliés): 29,14%
- Europe écologie, Aâu châu về sinh thái: 12,15%
- Divers gauche, Tả phái khác (như liên danh Frêche): 3,06%
- Union pour un Mouvement Populaire (UMP),
Liên minh vì một Phong trào Nhân dân và đồng minh: 26,02%
- Front national, Mặt trận quốc gia: 11,42%
và nhiều đảng, nhóm khác mà số phiếu thu được không đáng kể.
c. Bình luận.
c.1 - Với bách phân 53,64% số cử tri ghi danh không đi bầu, không ai có thể chối cải sự vắng mặt đã ‘thắng’ cuộc đầu phiếu ngày hôm nay.
Các cử tri vắng mặt vì họ không còn tin tưởng nơi các chánh trị gia để giải quyết những vấn đề của họ nhất là việc làm. Họ không muốn chọn giữa:
- liên minh hữu và trung phái đang cầm quyền cấp quốc gia với Tổng thống Nicolas Sarkozy đứng đầu. Trong thời gian xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính kéo theo khủng hoảng kinh tế, lãnh đạo Hành pháp chỉ trợ giúp các ngân hàng kiếm thêm tiền lời. Tổng thống không ngừng chu du nước ngoài gây khiếm hụt ngân sách khiến không thể giúp họ khi hết quyền bồi thường thất nghiệp;
và:
- liên minh tả phái (hồng, đỏ và xanh) đang cầm quyền tại 24 trong 26 Vùng không làm tròn nhiệm vụ giúp họ trong việc huấn nghệ, cung cấp phương tiện di chuyển miễn phí đi tìm việc hay tài trợ các hợp đồng làm việc (contrats aidés), tài trợ các hiệp hội để chia bớt gánh nặng chi phí an ninh xã hội (charges sociales) theo lương.
C.2 – Bình luận về kết quả vòng một này, các lãnh tụ UMP (còn gọi là Majorité présidentielle, Đa số theo Tổng thống) cho rằng:
- Sự vắng người đi bầu không có nghĩa là một hành động trừng phạt (sanctionner) chánh phủ đương nhiệm;
- Đây chỉ là kết quả của vòng một giống như khi đá bóng tròn, kết quả hiệp một chưa phải là kết quả chung cuộc;
- Chờ vòng hai, các cử tri tham dự đông hơn sẽ dồn phiếu cho Chánh phủ mà họ đã trao nhiệm vụ cải tổ quốc gia năm 2007.
C.3 – Thư ký thứ nhất Đảng Xã hội, bà Martine Aubry, luôn mơ tưởng một sự toàn thắng (grand chelem), tức tất cả Chủ tịch Hội đồng 22 Vùng đều là đảng viên xã hội, cho rằng người dân Pháp không chấp nhận một chính sách ‘vừa không công bằng, vừa không hiệu quả’ của Tổng thống Sarkozy.
- Vì quyền lợi từng đảng phái, các đảng PS (hồng), EE (xanh) và Front de gauche (đỏ) đã thương lượng từng chiếc ghế một cho đến giờ chót vào ngày thứ ba 16.03.2010 để kịp nộp đơn cho vòng nhì. Front de gauche thì ‘an phận’ hơn vì có 4 vùng đã đạt số phiếu hợp lệ trên 10% để được vào vòng hai. Trái lại, EE phải tranh đấu nhiều để làm giảm sự ngự trị của PS. EE là tên mượn của một dân biểu Aâu châu, Daniel Cohn-Bendit, của đảng Xanh (Verts) tại Pháp.
Tóm lại, kết quả vòng một cho thấy:
- Cử tri không còn hy vọng nơi các chánh trị gia để giải quyết vấn đề việc làm cho họ nên họ muốn cảnh cáo các đảng đã thay nhau (hay liên hiệp với nhau) cầm quyền. Nếu đi bầu, họ chọn phe đối lập vừa để cảnh cáo chánh quyền đương nhiệm vừa cho thấy họ đành chấp nhận sự ‘ít xấu hơn’.
- Không còn tin tuởng hữu hay tả phái, có thể họ đã bỏ phiếu cho FN, cho nên FN đã có số phiếu trên 10% số phiếu hợp lệ để vào vòng hai tại 12 vùng.
Tại vòng một này, chỉ Guadeloupe có liên danh Victorin Lurel (liên kết các đãng: xã hội, xanh và MoDem (Mouvement démocratique, Phong trào dân chủ) chiếm 56,51% số phiếu bầu hợp lệ, tức trên đa số tuyệt đối và không phải tổ chức vòng hai.
Chúng ta có thể nói nếu Chủ tịch các Hội đồng Vùng xuất nhiệm đã làm việc tốt trong nhiệm kỳ qua hay các nghị viên vùng các đảng tả phái đã làm việc tốt với nhau thì cử tri đã tín nhiệm trên 50% số phiếu bầu hợp lệ để khỏi tổ chức vòng hai để tiết kiệm ngân sách đang khiếm hụt trầm trọng.
B. Vòng Hai (Chúa nhật ngày 21.03.2010)
1.- Các liên danh nào được phép tham dự ?
Được tham dự vòng nầy, các liên danh đạt được ít nhất là 10% số phiếu hợp lệ ở vòng một. Các liên danh đạt được ít nhất là 5% số phiếu hợp lệ được phép xóa bỏ liên danh cũ để, chung nhau, thành lập một liên danh mới.
Thí dụ, tại vùng Alsace, có 11 liên danh tham gia tranh cử vòng một và kết quả như sau cho 4 liên danh có quyền tranh vòng nhì (% số phiếu bầu hợp lệ):
- UMP đồng minh (alliés): 34,94%
- PS và đồng minh (alliés): 18,97%
- Europe écologie (EE), Âu châu về sinh thái: 15,60%
- Front national (FN), Mặt trận quốc gia: 13,49%
Sau đó, hai liên danh PS và EE kết hợp thành một do ứng cử viên Jacques Bigot (PS) đứng đầu và liên danh FN được tín nhiệm trên 10% số phiếu hợp lệ tiếp tục tham gia tranh cử vòng hai.
Tại các vùng phải tổ chức vòng hai, chúng ta có thấy những cuộc tranh cử:
- tay đôi (duel) tại 7 vùng giữa UMP và liên minh với PS cùng các đảng tả phái.
- tay ba (triangulaire) tại 17 vùng, trong đó 12 vùng với FN, 1 với MoDem (Aquitaine), 1 với Front de gauche/NPA (Limousin), 1 với Europe écologie (Bretagne).
- tay tư (quadrangulaire) tại 1 vùng (Corse).
2.- Kết quả đầu phiếu vòng hai (giữa các đảng).
Số người tham gia đầu phiếu cao hơn vòng một, lên đến 22,20 triệu tức 51,21% số cử tri đăng ký. Theo các viện thăm dò dân ý thì số cử tri làm gia tăng đều số phiếu bầu cho hữu cũng như tả phái.
Các liên danh cực tả: 0,26% có 6 ghế
Các cựu PS (liên danh Frêche): 3,11% - 58
Môi trường linh tinh (divers écologie): 0,98% - 11
Tả phái khác: 3,30% - 92
PS và các đảng liên minh: 46,40% - 1006
Các liên danh độc lập vùng: 0,56% - 27
MoDem: 0,84% - 10
Majorité présidentielle: 35,38% - 511
FN: 9,17% - 118
3.- Việc phân chia các ghế nghị viên ?
Liên danh về nhất sẽ được thưởng ngay 25% số ghế trong Hội đồng Vùng. Số ghế còn lại sẽ được chia theo tỉ lệ cho các liên danh đạt được ít nhất là 5% số phiếu hợp lệ.
Kết quả vòng hai tại Alsace như sau:
- Liên danh P. Binder (FN) = 17,57% số phiếu hợp lệ
- Liên danh P. Richert (UMP) = 46,16%
- Liên danh J. Bigot (Gauche) = 39,27%
Theo số dân của Alsace, Hội đồng Vùng có 47 ghế nghị viên:
Liên danh P. Richert về đầu được thưởng 25% số ghế, tức 47*25% = 12 ghế.
Số ghế còn lại để chia theo tỷ lệ: 47 – 12 = 35 ghế.
- LD P. Binder: 35 * 17,57% = 5,0995 hay 5 ghế với số dư: 0,0995;
- LD P. Richert: 35 * 46,16% = 16,1560 hay 16 ghế với số dư: 0,1560;
- LD J. Bigot: 35 * 39,27% = 13,7445 hay 13 ghế với số dư: 0,7445.
Tới đây, chúng ta chia được 46 ghế cho: LD P. Binder 5, LD P. Richert 28 và LD J. Bigot 13. Ghế thứ 47 được chia cho LD J. Bigot vì liên danh này có số dư (còn gọi là số trung bình nếu tính theo số phiếu) cao nhất.
Kết quả: LD P. Binder 5 nghị viên, LD P. Richert 28 nghị viên và LD J. Bigot 14 nghị viên tại Hội đồng Vùng Alsace.
Sau đó, số ghế của mỗi liên danh phải đem chia theo danh sách từng Tỉnh (sections départementales):
® LD P. Binder:
Bas Rhin: LD C.Cotelle (12,46%) được 3 ghế;
Haut Rhin: LD P. Binder (17,44%) được 2 ghế.
® LD P. Richert:
Bas Rhin: LD P. Richert (48,12%) được 18 ghế;
Haut Rhin: LD A. Grsskort (43,29%) được 10 ghế.
® LD J. Bigot:
Bas Rhin: LD J. Bigot (39,24%) được 8 ghế;
Haut Rhin: LD A. Homé (39,31%) được 6 ghế.
Cuối cùng, thứ sáu 26.03.2010, các nghị viên tân cử và tái cử nhận ghế của mình tại Hội đồng Vùng để bầu cử Chủ tịch Hội đồng (kết quả biết trước trừ Corse vì Hội đồng Vùng nơi đây không có đa số tuyệt đối, đã phải bầu đến 3 lần), các Phó Chủ tịch theo sự thương lượng khi xóa bỏ các liên danh cũ để, chung nhau, thành lập một liên danh mới và các chức khác Văn phòng.
Chung cuộc, PS chỉ giữ được ghế Chủ tịch Hội đồng tại 20 vùng. Vùng Languedoc-Roussillon do ông Georges Frêche, người bị thư ký thứ nhất đảng PS rút thẻ đảng và lập một liên danh PS ‘đối thủ’ với ông và thất bại (7,74%) không được vào vòng hai, được mang danh ‘Divers gauche (Tả phái khác)’. Do đó, giấc mơ ‘toàn thắng’ của bà Martine Aubry, thư ký thứ nhất đảng PS, đã tan thành mây khói, nhất là khi 2 trong 4 vùng hải ngoại lọt vào tay đảng UMP.
III. VẤN ĐỀ TÀI CHÁNH.
Việc thực thi dân chủ luôn có một cái giá phải trả. Tính trung bình, mỗi cử tri tốn gần 4 euros cho cuộc tuyển cử hai vòng bằng tiền đóng thuế.
1.- Tổng chi phí tổ chức các cuộc tuyển cử vùng năm nay dự trừ, trong ngân sách năm 2010, tốn 136 triệu euros, tức 10 triệu nhiều hơn năm 2004. Chi phí chính là việc vận chuyển những tấn giấy in phiếu bầu, truyền đơn và bích chương (affiches) đến tay cử tri và các phòng phiếu.
2.- Những liên danh được cử tri tín nhiệm ít nhất 5% số phiếu hợp lệ và tôn trọng các qui định về kế toán cùng mức chi tiêu tối đa ấn định được bồi hoàn chi phí vận động bầu cử. Mục đích giảm bớt các liên danh không có tính cách đại diện.
a.- Bồi hoàn chi phí tuyên truyền (propagande). Đó là các chi phí in phiếu bầu, truyền đơn và bích chương chính thức cũng như dán các bích chương.
b.- Bồi hoàn khoán (remboursement forfaitaire) chi phí vận động bầu cử. Bồi hoàn chi phí tối đa chỉ bằng 50% mức trần tính theo dân số thị xã:
- dưới 100.000 người: 0,53 euro cho mỗi người dân;
- từ 100.001 đến 150.000 người: 0,38 euro cho mỗi người dân;
- từ 150.001 đến 250.000 người: 0,30 euro cho mỗi người dân;
-trên 250.000 người: 0,23 euro cho mỗi người dân.
3.- Hàng tháng, nghị viên vùng nhận phần phụ cấp chức vụ từ 1.513 đến 2.647 euros tùy theo vùng. Chủ tịch Hội đồng vùng nhận 5.484 euros và Phó Chủ tịch nhận 3.705 euros.
IV. HƯỚNG VỀ TƯƠNG LAI.
Các cuộc bầu cử nghị viên vùng đã đi vào dĩ vãng và các đảng phái tại Pháp đang hướng về cuộc tổng tuyển cử Tổng Thống năm 2012. Nhiều câu hỏi đã được đưa ra:
- Đảng UMP: Tổng thống Nicolas Sarkozy sẽ tái ứng cử nhiệm kỳ 2? Hai ứng cử có thể: Alain Juppé và Dominique de Villepin đều là cựu Thủ tướng? Đương kiêm Thủ tướng Francois Fillon mà các điều tra dân ý (sondage) cho thấy đang lên. Tuy nhiên, trừ ông Georges Pompidou, trong nền đệ Ngũ Cộng hòa, các đương kiêm Thủ tướng ứng cử Tổng thống đã không thành công.
- Đảng PS thì cũng không ít đảng viên muốn dự tuyển như bà Martine Aubry, Francois Hollande, cựu thư ký thứ nhất, ông Dominique Strauss-Kahn, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế sẽ mãn nhiệm năm 2012, hay bà Ségolène Royal, cựu ứng cử viên Tổng thống vòng hai năm 2007. Điều đáng lưu ý là ông Hollande đã nhắc bà Martine Aubry: năm 2004, đảng PS cũng thắng lớn cuộc bầu cử vùng năm 2004 và ông đã không ứng cử Tổng thống năm 2007.
Ngoài ra, chúng ta nhớ rằng đảng PS đã thắng lớn cuộc bầu cử vùng năm 2004, nhưng ứng cử viên đảng UMP đã thắng cử Tổng thống năm 2007.
Hà minh Thảo
43,64 triệu cử tri người Pháp được mời gọi tham gia các cuộc bầu cử Hội đồng Vùng (Conseil régional) đã cùng diễn ra hai vòng vào ngày 14 và 21.03.2010, chiếu theo Nghị định 2010-119 của Bộ Nội vụ ngày 04.02.2010.
Cuộc tuyển cử chỉ được tổ chức bầu tại 22 Vùng nội địa (régions métropolitaines) và 4 Vùng hải ngoại (régions d’outre-mer, Guadeloupe, Guyane, Martinique, Réunion). Như vậy, không có bầu cử tại các đơn vị hành hải ngoại như Saint-Pierre-et-Miquelon, Mayotte… và Nouvelle-Calédonie.
Các nghị viên vùng (conseillers régionaux) được người dân cử qua cuộc phổ thông đầu phiếu, trực tiếp và kín lần đầu ngày 16.03.1986.
Trong các năm 1986, 1992 và 1998, thể thức bầu cử một vòng tỷ lệ được áp dụng. Nhưng vì, các Hội đồng Vùng không có đa số tuyệt đối để hoạt động do số nghị viên Mặt trận quốc gia (Front national, FN) gia tăng, nên từ cuộc tuyển cử năm 2004, thể thức đầu phiếu đã đổi thành hai vòng và tỷ lệ, nếu vòng một không có đa số tuyệt đối.
I. TUYỂN CỬ HAI VÒNG.
Cử tri bầu các nghị viên Vùng từ những liên danh theo một hệ thống bầu cử kết hợp tuyển cử đa số và đại diện tỉ lệ, bằng một hay hai vòng đầu phiếu phổ thông và kín.
A.- Vòng Một (Chúa nhật ngày 14.03.2004).
1. Làm sao các ứng viên ra ứng cử ?
Liên danh mang tính danh các Vùng, nhưng các ứng cử viên được chia ra ứng cử trong những Tỉnh (département, được gọi là sections départementales. Để đơn giản hóa, chúng ta tạm dùng Tỉnh để phân biệt với Vùng). Trong mỗi liên danh, bắt buộc phải xen kẻ một Nam và một Nữ ứng cử viên.
Thí dụ, tại Vùng Alsace, những phiếu bầu sẽ ghi tên một trong hai Tỉnh (départements): Bas-Rhin với 29 ứng cử viên (trong đó có 2 dự khuyết) và Haut-Rhin với 22 ứng cử viên (trong đó có 2 dự khuyết). Số ứng cử viên trên lá phiếu phù hợp với số nghị viên mà mỗi Tỉnh sẽ gởi để họp thành Hội đồng Vùng (47 ghế).
Cuộc tuyển cử năm 2010 được tổ chức để chọn 1.880 nghị viên vùng (conseillers régionaux) trong số 20.584 ứng cử viên ghi danh trên 255 liên danh.
2. Việc phân chia các ghế nghị viên ?
a.- Luật định.
Nếu có liên danh đạt được đa số tuyệt đối (ít nhất 50% số phiếu hợp lệ) ở vòng một nầy. Cuộc bầu cử ngưng tại đây và bắt đầu tính số ghế chia cho mỗi liên danh. Liên danh có đa số tuyệt đối được thưởng ngay 25% số ghế trong Hội đồng Vùng. Số ghế còn lại sẽ được chia theo tỉ lệ cho các liên danh đạt được ít nhất là 5% số phiếu hợp lệ.
b.- Kết quả đầu phiếu vòng 1.
Ngày 14.03.2010, chỉ có 20,23 triệu cử tri (46,36% số người Pháp ghi danh) đã cất bước đến phòng phiếu và đặt lá phiếu vào thùng và, trong đó, chỉ có 19,476 triệu phiếu bầu hợp lệ đã tín nhiệm (% số phiếu bầu hợp lệ) các phe phái chánh trị như sau:
- Lutte Ouvrière, Tranh đấu Thợ thuyền: 1,90%
- Nouveau Parti anticapitaliste, Tân đảng chống tư bản: 2,50%
- Front de gauche, Mặt trận tả phái: 5,84%
- Parti socialiste (PS), đảng xã hội và đồng minh (alliés): 29,14%
- Europe écologie, Aâu châu về sinh thái: 12,15%
- Divers gauche, Tả phái khác (như liên danh Frêche): 3,06%
- Union pour un Mouvement Populaire (UMP),
Liên minh vì một Phong trào Nhân dân và đồng minh: 26,02%
- Front national, Mặt trận quốc gia: 11,42%
và nhiều đảng, nhóm khác mà số phiếu thu được không đáng kể.
c. Bình luận.
c.1 - Với bách phân 53,64% số cử tri ghi danh không đi bầu, không ai có thể chối cải sự vắng mặt đã ‘thắng’ cuộc đầu phiếu ngày hôm nay.
Các cử tri vắng mặt vì họ không còn tin tưởng nơi các chánh trị gia để giải quyết những vấn đề của họ nhất là việc làm. Họ không muốn chọn giữa:
- liên minh hữu và trung phái đang cầm quyền cấp quốc gia với Tổng thống Nicolas Sarkozy đứng đầu. Trong thời gian xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính kéo theo khủng hoảng kinh tế, lãnh đạo Hành pháp chỉ trợ giúp các ngân hàng kiếm thêm tiền lời. Tổng thống không ngừng chu du nước ngoài gây khiếm hụt ngân sách khiến không thể giúp họ khi hết quyền bồi thường thất nghiệp;
và:
- liên minh tả phái (hồng, đỏ và xanh) đang cầm quyền tại 24 trong 26 Vùng không làm tròn nhiệm vụ giúp họ trong việc huấn nghệ, cung cấp phương tiện di chuyển miễn phí đi tìm việc hay tài trợ các hợp đồng làm việc (contrats aidés), tài trợ các hiệp hội để chia bớt gánh nặng chi phí an ninh xã hội (charges sociales) theo lương.
C.2 – Bình luận về kết quả vòng một này, các lãnh tụ UMP (còn gọi là Majorité présidentielle, Đa số theo Tổng thống) cho rằng:
- Sự vắng người đi bầu không có nghĩa là một hành động trừng phạt (sanctionner) chánh phủ đương nhiệm;
- Đây chỉ là kết quả của vòng một giống như khi đá bóng tròn, kết quả hiệp một chưa phải là kết quả chung cuộc;
- Chờ vòng hai, các cử tri tham dự đông hơn sẽ dồn phiếu cho Chánh phủ mà họ đã trao nhiệm vụ cải tổ quốc gia năm 2007.
C.3 – Thư ký thứ nhất Đảng Xã hội, bà Martine Aubry, luôn mơ tưởng một sự toàn thắng (grand chelem), tức tất cả Chủ tịch Hội đồng 22 Vùng đều là đảng viên xã hội, cho rằng người dân Pháp không chấp nhận một chính sách ‘vừa không công bằng, vừa không hiệu quả’ của Tổng thống Sarkozy.
- Vì quyền lợi từng đảng phái, các đảng PS (hồng), EE (xanh) và Front de gauche (đỏ) đã thương lượng từng chiếc ghế một cho đến giờ chót vào ngày thứ ba 16.03.2010 để kịp nộp đơn cho vòng nhì. Front de gauche thì ‘an phận’ hơn vì có 4 vùng đã đạt số phiếu hợp lệ trên 10% để được vào vòng hai. Trái lại, EE phải tranh đấu nhiều để làm giảm sự ngự trị của PS. EE là tên mượn của một dân biểu Aâu châu, Daniel Cohn-Bendit, của đảng Xanh (Verts) tại Pháp.
Tóm lại, kết quả vòng một cho thấy:
- Cử tri không còn hy vọng nơi các chánh trị gia để giải quyết vấn đề việc làm cho họ nên họ muốn cảnh cáo các đảng đã thay nhau (hay liên hiệp với nhau) cầm quyền. Nếu đi bầu, họ chọn phe đối lập vừa để cảnh cáo chánh quyền đương nhiệm vừa cho thấy họ đành chấp nhận sự ‘ít xấu hơn’.
- Không còn tin tuởng hữu hay tả phái, có thể họ đã bỏ phiếu cho FN, cho nên FN đã có số phiếu trên 10% số phiếu hợp lệ để vào vòng hai tại 12 vùng.
Tại vòng một này, chỉ Guadeloupe có liên danh Victorin Lurel (liên kết các đãng: xã hội, xanh và MoDem (Mouvement démocratique, Phong trào dân chủ) chiếm 56,51% số phiếu bầu hợp lệ, tức trên đa số tuyệt đối và không phải tổ chức vòng hai.
Chúng ta có thể nói nếu Chủ tịch các Hội đồng Vùng xuất nhiệm đã làm việc tốt trong nhiệm kỳ qua hay các nghị viên vùng các đảng tả phái đã làm việc tốt với nhau thì cử tri đã tín nhiệm trên 50% số phiếu bầu hợp lệ để khỏi tổ chức vòng hai để tiết kiệm ngân sách đang khiếm hụt trầm trọng.
B. Vòng Hai (Chúa nhật ngày 21.03.2010)
1.- Các liên danh nào được phép tham dự ?
Được tham dự vòng nầy, các liên danh đạt được ít nhất là 10% số phiếu hợp lệ ở vòng một. Các liên danh đạt được ít nhất là 5% số phiếu hợp lệ được phép xóa bỏ liên danh cũ để, chung nhau, thành lập một liên danh mới.
Thí dụ, tại vùng Alsace, có 11 liên danh tham gia tranh cử vòng một và kết quả như sau cho 4 liên danh có quyền tranh vòng nhì (% số phiếu bầu hợp lệ):
- UMP đồng minh (alliés): 34,94%
- PS và đồng minh (alliés): 18,97%
- Europe écologie (EE), Âu châu về sinh thái: 15,60%
- Front national (FN), Mặt trận quốc gia: 13,49%
Sau đó, hai liên danh PS và EE kết hợp thành một do ứng cử viên Jacques Bigot (PS) đứng đầu và liên danh FN được tín nhiệm trên 10% số phiếu hợp lệ tiếp tục tham gia tranh cử vòng hai.
Tại các vùng phải tổ chức vòng hai, chúng ta có thấy những cuộc tranh cử:
- tay đôi (duel) tại 7 vùng giữa UMP và liên minh với PS cùng các đảng tả phái.
- tay ba (triangulaire) tại 17 vùng, trong đó 12 vùng với FN, 1 với MoDem (Aquitaine), 1 với Front de gauche/NPA (Limousin), 1 với Europe écologie (Bretagne).
- tay tư (quadrangulaire) tại 1 vùng (Corse).
2.- Kết quả đầu phiếu vòng hai (giữa các đảng).
Số người tham gia đầu phiếu cao hơn vòng một, lên đến 22,20 triệu tức 51,21% số cử tri đăng ký. Theo các viện thăm dò dân ý thì số cử tri làm gia tăng đều số phiếu bầu cho hữu cũng như tả phái.
Các liên danh cực tả: 0,26% có 6 ghế
Các cựu PS (liên danh Frêche): 3,11% - 58
Môi trường linh tinh (divers écologie): 0,98% - 11
Tả phái khác: 3,30% - 92
PS và các đảng liên minh: 46,40% - 1006
Các liên danh độc lập vùng: 0,56% - 27
MoDem: 0,84% - 10
Majorité présidentielle: 35,38% - 511
FN: 9,17% - 118
3.- Việc phân chia các ghế nghị viên ?
Liên danh về nhất sẽ được thưởng ngay 25% số ghế trong Hội đồng Vùng. Số ghế còn lại sẽ được chia theo tỉ lệ cho các liên danh đạt được ít nhất là 5% số phiếu hợp lệ.
Kết quả vòng hai tại Alsace như sau:
- Liên danh P. Binder (FN) = 17,57% số phiếu hợp lệ
- Liên danh P. Richert (UMP) = 46,16%
- Liên danh J. Bigot (Gauche) = 39,27%
Theo số dân của Alsace, Hội đồng Vùng có 47 ghế nghị viên:
Liên danh P. Richert về đầu được thưởng 25% số ghế, tức 47*25% = 12 ghế.
Số ghế còn lại để chia theo tỷ lệ: 47 – 12 = 35 ghế.
- LD P. Binder: 35 * 17,57% = 5,0995 hay 5 ghế với số dư: 0,0995;
- LD P. Richert: 35 * 46,16% = 16,1560 hay 16 ghế với số dư: 0,1560;
- LD J. Bigot: 35 * 39,27% = 13,7445 hay 13 ghế với số dư: 0,7445.
Tới đây, chúng ta chia được 46 ghế cho: LD P. Binder 5, LD P. Richert 28 và LD J. Bigot 13. Ghế thứ 47 được chia cho LD J. Bigot vì liên danh này có số dư (còn gọi là số trung bình nếu tính theo số phiếu) cao nhất.
Kết quả: LD P. Binder 5 nghị viên, LD P. Richert 28 nghị viên và LD J. Bigot 14 nghị viên tại Hội đồng Vùng Alsace.
Sau đó, số ghế của mỗi liên danh phải đem chia theo danh sách từng Tỉnh (sections départementales):
® LD P. Binder:
Bas Rhin: LD C.Cotelle (12,46%) được 3 ghế;
Haut Rhin: LD P. Binder (17,44%) được 2 ghế.
® LD P. Richert:
Bas Rhin: LD P. Richert (48,12%) được 18 ghế;
Haut Rhin: LD A. Grsskort (43,29%) được 10 ghế.
® LD J. Bigot:
Bas Rhin: LD J. Bigot (39,24%) được 8 ghế;
Haut Rhin: LD A. Homé (39,31%) được 6 ghế.
Cuối cùng, thứ sáu 26.03.2010, các nghị viên tân cử và tái cử nhận ghế của mình tại Hội đồng Vùng để bầu cử Chủ tịch Hội đồng (kết quả biết trước trừ Corse vì Hội đồng Vùng nơi đây không có đa số tuyệt đối, đã phải bầu đến 3 lần), các Phó Chủ tịch theo sự thương lượng khi xóa bỏ các liên danh cũ để, chung nhau, thành lập một liên danh mới và các chức khác Văn phòng.
Chung cuộc, PS chỉ giữ được ghế Chủ tịch Hội đồng tại 20 vùng. Vùng Languedoc-Roussillon do ông Georges Frêche, người bị thư ký thứ nhất đảng PS rút thẻ đảng và lập một liên danh PS ‘đối thủ’ với ông và thất bại (7,74%) không được vào vòng hai, được mang danh ‘Divers gauche (Tả phái khác)’. Do đó, giấc mơ ‘toàn thắng’ của bà Martine Aubry, thư ký thứ nhất đảng PS, đã tan thành mây khói, nhất là khi 2 trong 4 vùng hải ngoại lọt vào tay đảng UMP.
III. VẤN ĐỀ TÀI CHÁNH.
Việc thực thi dân chủ luôn có một cái giá phải trả. Tính trung bình, mỗi cử tri tốn gần 4 euros cho cuộc tuyển cử hai vòng bằng tiền đóng thuế.
1.- Tổng chi phí tổ chức các cuộc tuyển cử vùng năm nay dự trừ, trong ngân sách năm 2010, tốn 136 triệu euros, tức 10 triệu nhiều hơn năm 2004. Chi phí chính là việc vận chuyển những tấn giấy in phiếu bầu, truyền đơn và bích chương (affiches) đến tay cử tri và các phòng phiếu.
2.- Những liên danh được cử tri tín nhiệm ít nhất 5% số phiếu hợp lệ và tôn trọng các qui định về kế toán cùng mức chi tiêu tối đa ấn định được bồi hoàn chi phí vận động bầu cử. Mục đích giảm bớt các liên danh không có tính cách đại diện.
a.- Bồi hoàn chi phí tuyên truyền (propagande). Đó là các chi phí in phiếu bầu, truyền đơn và bích chương chính thức cũng như dán các bích chương.
b.- Bồi hoàn khoán (remboursement forfaitaire) chi phí vận động bầu cử. Bồi hoàn chi phí tối đa chỉ bằng 50% mức trần tính theo dân số thị xã:
- dưới 100.000 người: 0,53 euro cho mỗi người dân;
- từ 100.001 đến 150.000 người: 0,38 euro cho mỗi người dân;
- từ 150.001 đến 250.000 người: 0,30 euro cho mỗi người dân;
-trên 250.000 người: 0,23 euro cho mỗi người dân.
3.- Hàng tháng, nghị viên vùng nhận phần phụ cấp chức vụ từ 1.513 đến 2.647 euros tùy theo vùng. Chủ tịch Hội đồng vùng nhận 5.484 euros và Phó Chủ tịch nhận 3.705 euros.
IV. HƯỚNG VỀ TƯƠNG LAI.
Các cuộc bầu cử nghị viên vùng đã đi vào dĩ vãng và các đảng phái tại Pháp đang hướng về cuộc tổng tuyển cử Tổng Thống năm 2012. Nhiều câu hỏi đã được đưa ra:
- Đảng UMP: Tổng thống Nicolas Sarkozy sẽ tái ứng cử nhiệm kỳ 2? Hai ứng cử có thể: Alain Juppé và Dominique de Villepin đều là cựu Thủ tướng? Đương kiêm Thủ tướng Francois Fillon mà các điều tra dân ý (sondage) cho thấy đang lên. Tuy nhiên, trừ ông Georges Pompidou, trong nền đệ Ngũ Cộng hòa, các đương kiêm Thủ tướng ứng cử Tổng thống đã không thành công.
- Đảng PS thì cũng không ít đảng viên muốn dự tuyển như bà Martine Aubry, Francois Hollande, cựu thư ký thứ nhất, ông Dominique Strauss-Kahn, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế sẽ mãn nhiệm năm 2012, hay bà Ségolène Royal, cựu ứng cử viên Tổng thống vòng hai năm 2007. Điều đáng lưu ý là ông Hollande đã nhắc bà Martine Aubry: năm 2004, đảng PS cũng thắng lớn cuộc bầu cử vùng năm 2004 và ông đã không ứng cử Tổng thống năm 2007.
Ngoài ra, chúng ta nhớ rằng đảng PS đã thắng lớn cuộc bầu cử vùng năm 2004, nhưng ứng cử viên đảng UMP đã thắng cử Tổng thống năm 2007.
Hà minh Thảo
Nửa Thế Kỷ sau khi John F. Kennedy ứng cử Tổng Thống Hoa Kỳ, sự chung đụng giữa tôn giáo và chính trị phải đối phó với các thách đố mới
Bùi Hữu Thư
21:23 02/04/2010
Hoa Thịnh Đốn (CNS) – 50 mươi năm sau khi John F. Kennedy vận động tranh cử để trở thành vị tổng thống Công Giáo đầu tiên, có rất nhiều sự thay đổi đối với cục diện của chính trường Hoa Kỳ. Hiện nay có Phó Tổng Thống, chủ tịch Hạ Viện, 6 trong số 9 thẩm phán Tối Cao Pháp Viện và trên một phần tư các thành viên của Hạ Viện và Thượng Viện là người Công Giáo.
Nhưng ảnh hưởng của hiện tượng này đối với đời sống công cộng tại Hoa Kỳ hoàn toàn khác xa so với những gì các nhà bình luận chống Công Giáo đã trù liệu khi ông Kennedy tranh cử là Hoa Kỳ sẽ có một chính phủ do Đức Giáo Hoàng điều khiển.
Đức Tổng Giám Mục Charles J. Chaput, tổng giáo phận Denver nói với Catholic News Service trong một cuộc phỏng vấn bằng điện thư ngày 26 tháng 3: "Bây giờ chúng tôi có một vài giới chức trong chính phủ là người Công Giáo, kể cả những người vị vọng, nhưng họ không hiểu rõ những giáo huấn của Giáo Hội trước khi họ quyết định không nghe theo.”
Các chính trị gia Công Giáo đôi khi phải đối phó với các sự chỉ trích, và còn nói về sự ngăn cấm của Giáo Hội trong khi các chính sách công cộng họ yểm trợ lại đối nghịch với giáo huấn của Giáo Hội.
Đức Tổng Giám Mục Chaput khai mào cuộc tranh luận cuối cùng về người Công Giáo trong đời sống chính trị và ảnh hưởng của các hành động của họ đối với nguyên tắc phân định giữa Giáo Hội và Chính Phủ của Hiến Pháp Hoa Kỳ khi ngài thuyết trình ngày 1 tháng 3 tại Đại Học Houston Baptist University về "Ơn gọi của Kitô hữu trong đời sống chính trị Hoa Kỳ.”
Trong bài thuyết trình, ngài phê bình bài diễn văn của tổng thống Kennedy gần 50 năm trước đây trước Liên Hiệp Ân Điển Baptist Ministerial Alliance tại Houston, trong đó, ứng viên tổng thống nói bổn phận chính trị của ông là sẽ “không bao giờ đòi hỏi ông vi phạm đối với lương tâm của ông và đối với sự ích lợi của quốc gia, nếu có thì ông sẽ từ nhiệm.”
Ông cũng nói là ông sẽ không “từ chối các quan điểm của ông về Giáo Hội để được đắc cử.”
Đức Tổng Giám Mục Chaput nói trong bài thuyết trình của ngài cũng tại Houston: “Nhưng thực vậy, chính bài diễn văn tại Houston của ông Kennedy đã làm đúng như vậy.
Một bài bình luận mới đây được đăng trong báo Los Angeles Times cho bài diễn văn của ông Kennedy là “một khúc quẹo không chỉ trong cuộc bầu cử tổng thống năm đó mà cũng là một khúc quẹo cho sự suy giảm về những chống đối Công Giáo tại Hoa Kỳ."
Nhưng ảnh hưởng của hiện tượng này đối với đời sống công cộng tại Hoa Kỳ hoàn toàn khác xa so với những gì các nhà bình luận chống Công Giáo đã trù liệu khi ông Kennedy tranh cử là Hoa Kỳ sẽ có một chính phủ do Đức Giáo Hoàng điều khiển.
Đức Tổng Giám Mục Charles J. Chaput, tổng giáo phận Denver nói với Catholic News Service trong một cuộc phỏng vấn bằng điện thư ngày 26 tháng 3: "Bây giờ chúng tôi có một vài giới chức trong chính phủ là người Công Giáo, kể cả những người vị vọng, nhưng họ không hiểu rõ những giáo huấn của Giáo Hội trước khi họ quyết định không nghe theo.”
Các chính trị gia Công Giáo đôi khi phải đối phó với các sự chỉ trích, và còn nói về sự ngăn cấm của Giáo Hội trong khi các chính sách công cộng họ yểm trợ lại đối nghịch với giáo huấn của Giáo Hội.
Đức Tổng Giám Mục Chaput khai mào cuộc tranh luận cuối cùng về người Công Giáo trong đời sống chính trị và ảnh hưởng của các hành động của họ đối với nguyên tắc phân định giữa Giáo Hội và Chính Phủ của Hiến Pháp Hoa Kỳ khi ngài thuyết trình ngày 1 tháng 3 tại Đại Học Houston Baptist University về "Ơn gọi của Kitô hữu trong đời sống chính trị Hoa Kỳ.”
Trong bài thuyết trình, ngài phê bình bài diễn văn của tổng thống Kennedy gần 50 năm trước đây trước Liên Hiệp Ân Điển Baptist Ministerial Alliance tại Houston, trong đó, ứng viên tổng thống nói bổn phận chính trị của ông là sẽ “không bao giờ đòi hỏi ông vi phạm đối với lương tâm của ông và đối với sự ích lợi của quốc gia, nếu có thì ông sẽ từ nhiệm.”
Ông cũng nói là ông sẽ không “từ chối các quan điểm của ông về Giáo Hội để được đắc cử.”
Đức Tổng Giám Mục Chaput nói trong bài thuyết trình của ngài cũng tại Houston: “Nhưng thực vậy, chính bài diễn văn tại Houston của ông Kennedy đã làm đúng như vậy.
Một bài bình luận mới đây được đăng trong báo Los Angeles Times cho bài diễn văn của ông Kennedy là “một khúc quẹo không chỉ trong cuộc bầu cử tổng thống năm đó mà cũng là một khúc quẹo cho sự suy giảm về những chống đối Công Giáo tại Hoa Kỳ."
Chiến thắng tội lỗi của Đức Chúa KiTô Phục Sinh vinh hiển làm các thế lực ma qủy nổi giận
Dominic David Trần
22:02 02/04/2010
Chiến thắng tội lỗi của Đức Chúa KiTô Phục Sinh vinh hiển làm các thế lực ma qủy nổi giận
Giáo sư kiêm Sử gia Nghê thuật Elizabeth Lev
ROME, Ngày 1 tháng Tư năm 2010, Theo tin Thông Tấn Xã toàn cầu (Zenith.org) đã trích đăng một bài viết đặc biệt suy niệm về mùa Tuần Thánh của năm 2010 với tựa đề: " Kẻ thua đau trong Tuần Thánh năm 2010". Được biết Sử gia Elizabeth Lev sanh tại Hoa Kỳ, bà đã đến kinh thành muôn thuở Rôma để hoàn tất các luận án hậu đại học và bà có duyên may được ở lại Rôma luôn. Hiện nay Sử gia Elizabeth Lev giảng dạy về các môn học Nghệ Thuật của Thiên Chúa Giáo và Kiến Trúc của Trường Đại học Duquesne tại Ý và Các chương trình Nghiên cứu về Công Giáo tại Viện Đại Học Saint Thomas. Có thể liên lạc với Giáo sư Elizabeth Lev qua địa chỉ điện thư: lizlev@zenith.org. Bài tóm lược như sau;
Những kẻ thua đau trong Tuần Thánh Năm 2010
Hàng năm cứ vào những ngày người tín hữu Thiên Chúa Giáo cử hành Tuần Thánh là các thế lực của sự dữ, của ma qủy rất bối rối. Sau 06 tuần lễ thanh tẩy và cầu nguyện, chúng ta sẽ kính trọng thể Đại Lễ Phục Sinh, mừng Đức Chuá Kitô vinh hiển chiến thắng tội lỗi và mừng cho bí tích hoà giải giữa Thiên Chúa và chúng ta. Satan, kẻ dữ chính là người thua đau nhất.
Bởi vậy mỗi năm khi người tín hữu Thiên Chúa giáo tưởng niệm cuộc Thương Khó và và sự Phục sinh vinh hiển của Đức Chúa Kitô thì cũng vào độ ấy những đại nhật báo và kênh truyền hình lớn nhất cũng tiến hành chiến dịch đánh phá và nói xấu Đức Chúa KiTô. Qúy vị cố nhớ lại mà xem, vừa cách nay đúng một năm Tạp chí Newsweek Magazine đã mừng Đại Lễ Phục Sinh năm 2009 bằng bài báo rất công phu mang tựa đề; " Sự Xuống Dốc và Suy tàn của một nuớc Hoa Kỳ theo Thiên Chúa Giáo, " trong cùng lúc đó thì kênh truyền hình nổi tiếng Discovery phát hình một bộ phim tài liệu đã mô tả Đức Chúa Giêsu Kitô như một người cơ hội chủ nghĩa về chính trị (!!!).
Mùa Chay năm 2010 này, các mũi tấn công của họ lại càng bén nhọn hơn; họ đang nhắm vào Đấng thay mặt Đức Chúa Kitô tại thế gian: "Đức Thánh Cha". Trong các tuần lễ vừa qua chúng ta đã và đang thấy hàng loạt những cáo buộc điên cuồng nhằm chống lại hàng linh mục, giáo sĩ, các giám mục và đến cả chính Đức Thánh Cha Benedicto XVI bất kể là những vụ lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên xảy ra ở bất cứ nơi đâu trong nước Cộng Hoà Liên Bang Đức, Aí Nhĩ Lan, và tại ngay Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Hình thái chiến lược tấn công Giáo Hội như kiểu này đã được các lãnh chúa chiến tranh áp dụng trước thời Công Ước Quốc tế Geneva được ký kết. Nghĩa là cứ ra lệnh bắn lên không trung càng nhiều càng tốt và hy vọng biết đâu đấy sẽ có vài viên đạn sẽ trúng ngay mục tiêu. Bởi vì các phương tiện báo chí và truyền thông đại chúng đâu có chịu trách nhiệm về sự ràng buộc chính thức hay sự thương vong của những người vô can -vô tội và cứ việc bắn phá bừa bãi tưới hột sen đi miễn là làm sao cho phe địch thủ nó suy yếu thì chiến thuật đánh đấm kiểu này được hoan nghênh.
Những tin nóng trên trang nhất hoặc đầu giờ phát thanh, truyền hình mấy tuần nay của họ đã gán ghép trách nhiệm của Đức Thánh Cha Benedicto XVI vào các vụ lạm dụng tình dục cho thấy rõ là những "tiết lộ" ấy toàn là thiếu vắng những điều căn bản trọng đại, và thiếu hẳn những suy luận có lý tính cao đẹp và nghe bùi tai. Cũng trong lúc ấy những nhà bỉnh bút của họ đang ganh đua nhau, y như những tên học trò du côn chuyên bắt nạt các trò yếu sức trong sân chơi nhà trường, xem coi tên nào đá giò lái đẹp nhất.
Đối với những người có đầu óc thế tục thì hình như là khó giải thích rằng tại sao Toà Thánh Rôma không vùng lên tự bảo vệ Tòa Thánh và Giáo Hội bằng cách tung ra hàng tá hồ sơ, nhanh chóng bác bỏ thẳng thừng từng lời vu cáo một, và lên án ngay tức khắc những sự phỉ báng Giáo Hội ngay dưới mái vòm của Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô. Những suy nghĩ và phương cách đáp trả đầy thế tục và đời thường này không phải là đường lối của Giáo Hội Công Giáo Roma. Đó không phải là những cách thế khi loạn quân Landsknecht cướp phá Rôma vào năm 1527 đã buộc Đức Giáo Hoàng Clement thứ 7 phải rời bỏ Rôma để bảo toàn tính mạng; đó cũng không phải là phương cách mà vị Giáo Hoàng Piô thứ 6 ở tuổi 86 đã bị hoàng đế Napoleon cho người đặt ngài lên xe và đẩy ra khỏi Roma và lưu lạc khắp lục địa châu Âu cho đến hết cuộc đời. Và cũng tương tự như vậy; đó cũng không phải là đường lối xử sự của Đức Giáo Hoàng Piô thứ 9 khi người Ý chiếm lấy kinh thành Rôma và lưu đầy ngài trong những bức tường của điện Vatican.
Có hai lý do chính để diễn giải về những tình cảnh này. Với tất cả những kỳ vọng của họ; báo chí không phải là một tòa án thượng tôn luật pháp. Họ chẳng bị ràng buộc bởi bất cứ luật lệ nào khi xem xét đến các chứng cớ, họ cũng chẳng có một tiến trình thiết lập những quy định khả tín về nhân vật chứng trong tố tụng. Họ có thể lựa và chọn những thứ gì họ muốn đăng, muốn nói, muốn im lặng, hay đơn giản là họ làm lơ không đến đến. Những cái thứ "toà án tự phong của giới truyền thông đại chúng" đã mang lại nhiều thương vụ cho các tổng biên tập, các chủ bút càng có nhiều lý lẽ và nguồn tin tức để tiếp tục tấn công Giáo Hội Công Giáo cho dù những "toà án tự biên tự diễn " kiểu này có đeo một tí tẹo công lý mà thôi.
Hơn thế nữa, cũng theo cái thứ tòa án báo chí này, thì " các bị đơn và bị cáo được coi như là có tội cho đến khi được chứng minh rằng họ vô tội." Trong đấu trường này, giới báo chí ra tay trước, cố sức ném bùm, bôi tro trát trấu nói xấu - trong khi đó tất cả những gì Tòa Thánh Rôma có thể làm được là đưa tay gạt bùn tro trên mặt đi thôi. Điều này gần giống y như trong phiên tòa xử Chúa Giêsu thuở xưa, ở đây chẳng có cơ hội nào để miễn tố hãy bãi bỏ vụ án.
Tuy nhiên trong phiên toà vu cáo và đã xét xử bất công đối với Đức Chúa Kitô, không bao giờ được nghe hay thấy ai viết về những kẻ đã phản bội và đánh đập Đức Chúa Giêu Kitô. Đức Chúa Giêu thật là một Đấng Anh Hùng, và Người đã xử sự tuyệt vời trong mọi việc, ngay cả cho đến khi Người sắp sinh thì ( Lạy Cha, xin tha cho họ vì lầm mà chẳng biết.) Ông Simôn thành Sirênê đã ghé vai vác đỡ Thánh Gía cho Chúa Kitô, bà Veronica đã can đảm lấy khăn lau mặt cho Chúa và được trở thành người lưu giữ hình ảnh của thiên nhan Chúa. Và Longinô (Longinus), người sau cùng trở lại đạo Thiên Chúa, ông ta chính là người cầm lưỡi đòng đâm thâu qua cạnh sườn Đức Chúa Giêsu Kitô lúc Người bị đóng đanh trên Thánh Giá. Vâng tất cả những con người này đã được sử sách và Phúc Âm ghi chép trong Cuộc Khổ Nạn Thương Khó của Đức Chúa Giêsu Kitô nhắc nhớ đến tên họ đầy đủ- Nhưng lịch sử và Phúc Âm đã không hề nhắc nhớ đến những kẻ đã đánh đập, làm nhục và đám đông đã chửi mắng, nhổ bọt vào Chúa.
Giờ đây qua những "phiên tòa báo chí" xét xử Đức Thánh Cha Benedicto XVI cũng tạo ra một số anh hùng tương tự. Thí dụ như Bill Donohue của Liên Đoàn Công giáo Hoa Kỳ đã đem cuộc chiến đến tận cửa Phòng Tin Tức. Kiên trì và không mỏi mệt, ông ta đã đưa ra những lời xin lỗi cũng như đã buộc họ rút lại những tuyên bố tương tự như vua David ngày xưa đã xua đuổi lũ chó sói và sư tử ra xa khỏi đoàn chiên của ông.
Trong số những vị anh hùng anh thư xuất hiện này còn có: Sean Murphy, học giả Goerge Weigel, Linh mục Raymond de Souza, và gần đây là chính Đức Hồng Y Levada đã dùng biết bao nhiêu thời giờ để gạn lọc từng lời cáo buộc vu khống này. Các vị ấy cũng kiểm soát lại từng dữ kiện và chi tiết của giới truyền thông đại chúng đưa ra. Các vị ấy cũng múa bút biểu diễn thực tài qua những bài viết bác bỏ một cách rất thuyết phục mỗi lời cáo buộc vừa mới được giới "nhà báo'' ấy xuất kỳ bất ý tung ra. Tại sao các vị ấy phải làm như vậy? Trả lời ngay, các vị ấy đã làm như vậy để Đức Thánh Cha sẽ không phải bận tâm bút chiến với những "nhà báo" này.
Vậy là phong thái xử sự trầm tĩnh của Giáo hội Rôma đã tương phản mạnh với thái độ cuồng nộ ồn ào như bão tố của các đại gia truyền thông báo chí. Sau những con số thống kê kỷ lục về người tham dự Chuá Nhật Lễ Lá, bầu không khí tại giáo đô Rôma là bình lặng và chìm ngập trong lời khấn nguyện trong lúc tất cả tín hữu Thiên Chúa giáo tiến gần đến Tam Nhật Thánh.
Trong lúc thế giới của người thế tục đang phải vật lộn với sự mê hoặc về tình dục và tai tiếng tình ái của phàm nhân- thì người tín hữu Kitô giáo thuần thành đang liên kết trong lời kinh nguyện của Giáo hội Công giáo Rôma thánh thiện trong mùa thánh thiện và đầy ơn phúc của lịch phụng vụ Công giáo. Công việc của Đức Thánh Cha không phải là phải nhảy chồm lên khi nghe những tiếng kêu gào của đại nhật báo New York Times. Nhiệm vụ của Đức Thánh Cha Benedicto XVI là kín múc, gặt hái ân sủng của Thiên Chuá và chia xẻ phân phối nguồn mạch ấy cho những người được Thiên Chúa thương yêu và chọn. Rôma, giáo đô- thành phố vĩnh cửu: đây là nơi định hình và kết tụ đức tin của chúng ta.
Cái thái độ hằn thù Giáo hội Công giáo rất công khai và thường xuyên trong những ngày tháng này đã thực sự tạo nên một sự cám dỗ thứ 4; sự cám dỗ cuối cùng trong Mùa Chay 2010 của chúng ta. Cũng như kẻ dữ đã ba lần cám dỗ Đức Chúa Giêsu Kitô trong sa mạc. Satan cũng cám dỗ chúng ta qua ba lần:
-cám dỗ lần thứ 1: thái độ tuyệt vọng về tương lai của Hội thánh Chúa;
-cám dỗ lần thứ 2: thái độ dụ dỗ chúng ta ra khỏi tinh thần của canh tân trong mầu nhiệm Vượt qua; và
-cám dỗ lần thứ 3: thái độ căm ghét hay coi thường những ai đã bày tỏ sự miệt thị Đức Tin và khinh thường với Đức Thánh Cha Benedicto XVI.
Giống như Đức Chúa Giêsu Kitô đã làm: chúng ta cũng phải cương quyết chống trả lại và chiến thắng mọi sự cám dỗ và mê hoặc của kẻ dữ. Tự chính người tín hữu Kitô giáo chúng ta phải luôn nhớ rằng: Trong Nước Thiên Chúa của chúng ta đã có sẵn một dịch vụ thông tin báo chí truyền thông nhiệm mầu; và Đó Là Lời Chúa, là Tin Mừng mà mỗi người chúng ta đang tuyên xưng và loan truyền trong Tuần Thánh trọng đại này.
Chia sẻ đại kết của Dominic David Trần: Lạy Chúa, Lời của Chúa là Sự Thật, là nguồn mạch ơn cứu độ cho chúng con, là ngọn đèn soi bước chúng con đi. Qua những chặng đường Thương Khó hôm nay- chúng con đã hạnh phúc vì mắt chúng con được nhìn thấy Chân Lý của Chúa, tai chúng con được nghe thấu Tin Mừng Cứu độ của Chúa, vai chúng con có phúc được vác Thánh Giá nhỏ bé và tim chúng con được đâp trong nhịp yêu thương của Chuá-dẫu cho kẻ dữ và sự dữ luôn cám dỗ Giáo Hội, người Tôi Tớ Benedicto của Chúa và những người phàm nhân đầy tội lỗi như chúng con. Chúng con luôn vững tin vào Tình Yêu của Chúa vì Chúa Là Tình Yêu, và Tình Yêu cao cả của Thiên Chuá chiến thắng mọi sự ở mọi nơi và với mọi người.
ROME, Ngày 1 tháng Tư năm 2010, Theo tin Thông Tấn Xã toàn cầu (Zenith.org) đã trích đăng một bài viết đặc biệt suy niệm về mùa Tuần Thánh của năm 2010 với tựa đề: " Kẻ thua đau trong Tuần Thánh năm 2010". Được biết Sử gia Elizabeth Lev sanh tại Hoa Kỳ, bà đã đến kinh thành muôn thuở Rôma để hoàn tất các luận án hậu đại học và bà có duyên may được ở lại Rôma luôn. Hiện nay Sử gia Elizabeth Lev giảng dạy về các môn học Nghệ Thuật của Thiên Chúa Giáo và Kiến Trúc của Trường Đại học Duquesne tại Ý và Các chương trình Nghiên cứu về Công Giáo tại Viện Đại Học Saint Thomas. Có thể liên lạc với Giáo sư Elizabeth Lev qua địa chỉ điện thư: lizlev@zenith.org. Bài tóm lược như sau;
Những kẻ thua đau trong Tuần Thánh Năm 2010
Hàng năm cứ vào những ngày người tín hữu Thiên Chúa Giáo cử hành Tuần Thánh là các thế lực của sự dữ, của ma qủy rất bối rối. Sau 06 tuần lễ thanh tẩy và cầu nguyện, chúng ta sẽ kính trọng thể Đại Lễ Phục Sinh, mừng Đức Chuá Kitô vinh hiển chiến thắng tội lỗi và mừng cho bí tích hoà giải giữa Thiên Chúa và chúng ta. Satan, kẻ dữ chính là người thua đau nhất.
Bởi vậy mỗi năm khi người tín hữu Thiên Chúa giáo tưởng niệm cuộc Thương Khó và và sự Phục sinh vinh hiển của Đức Chúa Kitô thì cũng vào độ ấy những đại nhật báo và kênh truyền hình lớn nhất cũng tiến hành chiến dịch đánh phá và nói xấu Đức Chúa KiTô. Qúy vị cố nhớ lại mà xem, vừa cách nay đúng một năm Tạp chí Newsweek Magazine đã mừng Đại Lễ Phục Sinh năm 2009 bằng bài báo rất công phu mang tựa đề; " Sự Xuống Dốc và Suy tàn của một nuớc Hoa Kỳ theo Thiên Chúa Giáo, " trong cùng lúc đó thì kênh truyền hình nổi tiếng Discovery phát hình một bộ phim tài liệu đã mô tả Đức Chúa Giêsu Kitô như một người cơ hội chủ nghĩa về chính trị (!!!).
Mùa Chay năm 2010 này, các mũi tấn công của họ lại càng bén nhọn hơn; họ đang nhắm vào Đấng thay mặt Đức Chúa Kitô tại thế gian: "Đức Thánh Cha". Trong các tuần lễ vừa qua chúng ta đã và đang thấy hàng loạt những cáo buộc điên cuồng nhằm chống lại hàng linh mục, giáo sĩ, các giám mục và đến cả chính Đức Thánh Cha Benedicto XVI bất kể là những vụ lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên xảy ra ở bất cứ nơi đâu trong nước Cộng Hoà Liên Bang Đức, Aí Nhĩ Lan, và tại ngay Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Hình thái chiến lược tấn công Giáo Hội như kiểu này đã được các lãnh chúa chiến tranh áp dụng trước thời Công Ước Quốc tế Geneva được ký kết. Nghĩa là cứ ra lệnh bắn lên không trung càng nhiều càng tốt và hy vọng biết đâu đấy sẽ có vài viên đạn sẽ trúng ngay mục tiêu. Bởi vì các phương tiện báo chí và truyền thông đại chúng đâu có chịu trách nhiệm về sự ràng buộc chính thức hay sự thương vong của những người vô can -vô tội và cứ việc bắn phá bừa bãi tưới hột sen đi miễn là làm sao cho phe địch thủ nó suy yếu thì chiến thuật đánh đấm kiểu này được hoan nghênh.
Những tin nóng trên trang nhất hoặc đầu giờ phát thanh, truyền hình mấy tuần nay của họ đã gán ghép trách nhiệm của Đức Thánh Cha Benedicto XVI vào các vụ lạm dụng tình dục cho thấy rõ là những "tiết lộ" ấy toàn là thiếu vắng những điều căn bản trọng đại, và thiếu hẳn những suy luận có lý tính cao đẹp và nghe bùi tai. Cũng trong lúc ấy những nhà bỉnh bút của họ đang ganh đua nhau, y như những tên học trò du côn chuyên bắt nạt các trò yếu sức trong sân chơi nhà trường, xem coi tên nào đá giò lái đẹp nhất.
Đối với những người có đầu óc thế tục thì hình như là khó giải thích rằng tại sao Toà Thánh Rôma không vùng lên tự bảo vệ Tòa Thánh và Giáo Hội bằng cách tung ra hàng tá hồ sơ, nhanh chóng bác bỏ thẳng thừng từng lời vu cáo một, và lên án ngay tức khắc những sự phỉ báng Giáo Hội ngay dưới mái vòm của Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô. Những suy nghĩ và phương cách đáp trả đầy thế tục và đời thường này không phải là đường lối của Giáo Hội Công Giáo Roma. Đó không phải là những cách thế khi loạn quân Landsknecht cướp phá Rôma vào năm 1527 đã buộc Đức Giáo Hoàng Clement thứ 7 phải rời bỏ Rôma để bảo toàn tính mạng; đó cũng không phải là phương cách mà vị Giáo Hoàng Piô thứ 6 ở tuổi 86 đã bị hoàng đế Napoleon cho người đặt ngài lên xe và đẩy ra khỏi Roma và lưu lạc khắp lục địa châu Âu cho đến hết cuộc đời. Và cũng tương tự như vậy; đó cũng không phải là đường lối xử sự của Đức Giáo Hoàng Piô thứ 9 khi người Ý chiếm lấy kinh thành Rôma và lưu đầy ngài trong những bức tường của điện Vatican.
Có hai lý do chính để diễn giải về những tình cảnh này. Với tất cả những kỳ vọng của họ; báo chí không phải là một tòa án thượng tôn luật pháp. Họ chẳng bị ràng buộc bởi bất cứ luật lệ nào khi xem xét đến các chứng cớ, họ cũng chẳng có một tiến trình thiết lập những quy định khả tín về nhân vật chứng trong tố tụng. Họ có thể lựa và chọn những thứ gì họ muốn đăng, muốn nói, muốn im lặng, hay đơn giản là họ làm lơ không đến đến. Những cái thứ "toà án tự phong của giới truyền thông đại chúng" đã mang lại nhiều thương vụ cho các tổng biên tập, các chủ bút càng có nhiều lý lẽ và nguồn tin tức để tiếp tục tấn công Giáo Hội Công Giáo cho dù những "toà án tự biên tự diễn " kiểu này có đeo một tí tẹo công lý mà thôi.
Hơn thế nữa, cũng theo cái thứ tòa án báo chí này, thì " các bị đơn và bị cáo được coi như là có tội cho đến khi được chứng minh rằng họ vô tội." Trong đấu trường này, giới báo chí ra tay trước, cố sức ném bùm, bôi tro trát trấu nói xấu - trong khi đó tất cả những gì Tòa Thánh Rôma có thể làm được là đưa tay gạt bùn tro trên mặt đi thôi. Điều này gần giống y như trong phiên tòa xử Chúa Giêsu thuở xưa, ở đây chẳng có cơ hội nào để miễn tố hãy bãi bỏ vụ án.
Tuy nhiên trong phiên toà vu cáo và đã xét xử bất công đối với Đức Chúa Kitô, không bao giờ được nghe hay thấy ai viết về những kẻ đã phản bội và đánh đập Đức Chúa Giêu Kitô. Đức Chúa Giêu thật là một Đấng Anh Hùng, và Người đã xử sự tuyệt vời trong mọi việc, ngay cả cho đến khi Người sắp sinh thì ( Lạy Cha, xin tha cho họ vì lầm mà chẳng biết.) Ông Simôn thành Sirênê đã ghé vai vác đỡ Thánh Gía cho Chúa Kitô, bà Veronica đã can đảm lấy khăn lau mặt cho Chúa và được trở thành người lưu giữ hình ảnh của thiên nhan Chúa. Và Longinô (Longinus), người sau cùng trở lại đạo Thiên Chúa, ông ta chính là người cầm lưỡi đòng đâm thâu qua cạnh sườn Đức Chúa Giêsu Kitô lúc Người bị đóng đanh trên Thánh Giá. Vâng tất cả những con người này đã được sử sách và Phúc Âm ghi chép trong Cuộc Khổ Nạn Thương Khó của Đức Chúa Giêsu Kitô nhắc nhớ đến tên họ đầy đủ- Nhưng lịch sử và Phúc Âm đã không hề nhắc nhớ đến những kẻ đã đánh đập, làm nhục và đám đông đã chửi mắng, nhổ bọt vào Chúa.
Giờ đây qua những "phiên tòa báo chí" xét xử Đức Thánh Cha Benedicto XVI cũng tạo ra một số anh hùng tương tự. Thí dụ như Bill Donohue của Liên Đoàn Công giáo Hoa Kỳ đã đem cuộc chiến đến tận cửa Phòng Tin Tức. Kiên trì và không mỏi mệt, ông ta đã đưa ra những lời xin lỗi cũng như đã buộc họ rút lại những tuyên bố tương tự như vua David ngày xưa đã xua đuổi lũ chó sói và sư tử ra xa khỏi đoàn chiên của ông.
Trong số những vị anh hùng anh thư xuất hiện này còn có: Sean Murphy, học giả Goerge Weigel, Linh mục Raymond de Souza, và gần đây là chính Đức Hồng Y Levada đã dùng biết bao nhiêu thời giờ để gạn lọc từng lời cáo buộc vu khống này. Các vị ấy cũng kiểm soát lại từng dữ kiện và chi tiết của giới truyền thông đại chúng đưa ra. Các vị ấy cũng múa bút biểu diễn thực tài qua những bài viết bác bỏ một cách rất thuyết phục mỗi lời cáo buộc vừa mới được giới "nhà báo'' ấy xuất kỳ bất ý tung ra. Tại sao các vị ấy phải làm như vậy? Trả lời ngay, các vị ấy đã làm như vậy để Đức Thánh Cha sẽ không phải bận tâm bút chiến với những "nhà báo" này.
Vậy là phong thái xử sự trầm tĩnh của Giáo hội Rôma đã tương phản mạnh với thái độ cuồng nộ ồn ào như bão tố của các đại gia truyền thông báo chí. Sau những con số thống kê kỷ lục về người tham dự Chuá Nhật Lễ Lá, bầu không khí tại giáo đô Rôma là bình lặng và chìm ngập trong lời khấn nguyện trong lúc tất cả tín hữu Thiên Chúa giáo tiến gần đến Tam Nhật Thánh.
Trong lúc thế giới của người thế tục đang phải vật lộn với sự mê hoặc về tình dục và tai tiếng tình ái của phàm nhân- thì người tín hữu Kitô giáo thuần thành đang liên kết trong lời kinh nguyện của Giáo hội Công giáo Rôma thánh thiện trong mùa thánh thiện và đầy ơn phúc của lịch phụng vụ Công giáo. Công việc của Đức Thánh Cha không phải là phải nhảy chồm lên khi nghe những tiếng kêu gào của đại nhật báo New York Times. Nhiệm vụ của Đức Thánh Cha Benedicto XVI là kín múc, gặt hái ân sủng của Thiên Chuá và chia xẻ phân phối nguồn mạch ấy cho những người được Thiên Chúa thương yêu và chọn. Rôma, giáo đô- thành phố vĩnh cửu: đây là nơi định hình và kết tụ đức tin của chúng ta.
Cái thái độ hằn thù Giáo hội Công giáo rất công khai và thường xuyên trong những ngày tháng này đã thực sự tạo nên một sự cám dỗ thứ 4; sự cám dỗ cuối cùng trong Mùa Chay 2010 của chúng ta. Cũng như kẻ dữ đã ba lần cám dỗ Đức Chúa Giêsu Kitô trong sa mạc. Satan cũng cám dỗ chúng ta qua ba lần:
-cám dỗ lần thứ 1: thái độ tuyệt vọng về tương lai của Hội thánh Chúa;
-cám dỗ lần thứ 2: thái độ dụ dỗ chúng ta ra khỏi tinh thần của canh tân trong mầu nhiệm Vượt qua; và
-cám dỗ lần thứ 3: thái độ căm ghét hay coi thường những ai đã bày tỏ sự miệt thị Đức Tin và khinh thường với Đức Thánh Cha Benedicto XVI.
Giống như Đức Chúa Giêsu Kitô đã làm: chúng ta cũng phải cương quyết chống trả lại và chiến thắng mọi sự cám dỗ và mê hoặc của kẻ dữ. Tự chính người tín hữu Kitô giáo chúng ta phải luôn nhớ rằng: Trong Nước Thiên Chúa của chúng ta đã có sẵn một dịch vụ thông tin báo chí truyền thông nhiệm mầu; và Đó Là Lời Chúa, là Tin Mừng mà mỗi người chúng ta đang tuyên xưng và loan truyền trong Tuần Thánh trọng đại này.
Chia sẻ đại kết của Dominic David Trần: Lạy Chúa, Lời của Chúa là Sự Thật, là nguồn mạch ơn cứu độ cho chúng con, là ngọn đèn soi bước chúng con đi. Qua những chặng đường Thương Khó hôm nay- chúng con đã hạnh phúc vì mắt chúng con được nhìn thấy Chân Lý của Chúa, tai chúng con được nghe thấu Tin Mừng Cứu độ của Chúa, vai chúng con có phúc được vác Thánh Giá nhỏ bé và tim chúng con được đâp trong nhịp yêu thương của Chuá-dẫu cho kẻ dữ và sự dữ luôn cám dỗ Giáo Hội, người Tôi Tớ Benedicto của Chúa và những người phàm nhân đầy tội lỗi như chúng con. Chúng con luôn vững tin vào Tình Yêu của Chúa vì Chúa Là Tình Yêu, và Tình Yêu cao cả của Thiên Chuá chiến thắng mọi sự ở mọi nơi và với mọi người.
Top Stories
Paschal Triduum in Perth
Hong Nhung
03:42 02/04/2010
As prelude to the Paschal Triduum is the solemn Chrism Mass, which the bishop celebrates with his presbytery, and in the course of which at the same time the priestly promises are renewed, made on the day of ordination. It is a gesture of great value, an occasion all the more propitious in which the priests confirm their fidelity to Christ who chose them as his ministers.
In this year, this priestly meeting assumes a particular meaning, because it is happening in the Priestly Year, celebrated on the occasion of the 150th anniversary of the death of the holy Curé of Ars.
Blessed also in the Chrism Mass will be the oil of the sick and of catechumens, and the chrism will be consecrated. These are rites that signify symbolically the fullness of Christ's priesthood and the ecclesial communion that must animate Christian people, gathered for the Eucharistic sacrifice and vivified in the unity of the gift of the Holy Spirit.
The Season of Lent has always been an important time in the life of members of the Church. The activities that we participate in during Lent – personal sacrifice, communal prayer, fasting and abstinence and alms giving – all remind us that this is no ordinary time for the Church.
The Triduum liturgies are rich with experiences that we have at no other time during the Church Year: the Washing of Feet, the Veneration of the Cross, the Service of Light, the singing of the Exultet, the Baptism of the Elect and the Reception of the Candidates into full membership of the Church.
Could you please to share with us some of your thoughts attending these ceremonies?
Certainly, I’ve found particularly for today’s busy life that during the year, as a Christian, it’s quite easy to forget the foundations of our belief in Jesus. I have a strong belief in Jesus, a strong faith, and as we approach the Easter period, starting off with the mass of The Last Supper. It reminds me personally of the sacrifice that Jesus made offering us his body and blood, leading to the passion and then the resurrection. For me it’s a very powerful re-enactment and refreshment of the faith that I have.
On Good Friday, we are invited to meditate on the evil and sin that oppress humanity and on the salvation by the redemptive sacrifice of Christ. On this day, Christian tradition has given life to different manifestations of popular piety. Striking among these are the penitential processions of Good Friday and the pious exercise of the 'Via Crucis,' which help to internalize the mystery of the cross.
Many believe that the Triduum are particularly opportune to make more profound the conversion of our heart to Jesus Christ who out of love died for us.
How about your experience?
Helen: Certainly, thank you for asking me to share some thoughts. Easter to me is the most beautiful time of the year, for us Christians. I find that the ceremonies where we have, washing of the feet and then after that the wonderful way in which we do the cross, outdoor way of the cross, and the way on Friday afternoon we bring in the cross and worship it. I also love the Easter vigil. The Easter vigil to me is the most beautiful of ceremonies in the Church, with the fire and the lighting of the candle, baptisms, the blessing of the water and the beauty of the music. It is just to me the most beautiful ceremonies. And I find that if I don’t attend these ceremonies, that Easter isn’t real for me and I’m very grateful that I am practising and able to spend time with the people at these ceremonies.
With Easter, we put a lot of time and effort into making each one of the ceremonies exceptional. Holy Thursday night we have an enactment of Jesus at the Last Supper, followed by the feet washing. That night, a tomb appears in our Church, which is put up with a body of Jesus in it. This is so that the next morning, when we do the outdoor reflections of the cross, which is done by the members of our community, we have linked all the different parts of Easter together. The outdoor reflections of the cross was started in this parish some 20 odd years ago, when we realised we’d simply could not feat the number people that wanted to come into the Church, so we started work on it. Now it’s quite sophisticated, we’ve done a lot of work on costumes and the people that do it, even though they’re members of the community, really do a wonderful job. They put a lot of effort into rehearsals, they spend a lot of time learning their scripts and it is a wonderful time for those who come to reflect on what happened to Jesus on that first Good Friday. I’m always very grateful to everyone who supports this particular form of reflection. We nowadays do it purely scripturally. We stick what is in scripture, we follow that through and we do the very best to do the right thing by the people that come and want to pray with us, as it is a form of prayer and not a passion play.
In this year, this priestly meeting assumes a particular meaning, because it is happening in the Priestly Year, celebrated on the occasion of the 150th anniversary of the death of the holy Curé of Ars.
Blessed also in the Chrism Mass will be the oil of the sick and of catechumens, and the chrism will be consecrated. These are rites that signify symbolically the fullness of Christ's priesthood and the ecclesial communion that must animate Christian people, gathered for the Eucharistic sacrifice and vivified in the unity of the gift of the Holy Spirit.
The Season of Lent has always been an important time in the life of members of the Church. The activities that we participate in during Lent – personal sacrifice, communal prayer, fasting and abstinence and alms giving – all remind us that this is no ordinary time for the Church.
The Triduum liturgies are rich with experiences that we have at no other time during the Church Year: the Washing of Feet, the Veneration of the Cross, the Service of Light, the singing of the Exultet, the Baptism of the Elect and the Reception of the Candidates into full membership of the Church.
Could you please to share with us some of your thoughts attending these ceremonies?
Certainly, I’ve found particularly for today’s busy life that during the year, as a Christian, it’s quite easy to forget the foundations of our belief in Jesus. I have a strong belief in Jesus, a strong faith, and as we approach the Easter period, starting off with the mass of The Last Supper. It reminds me personally of the sacrifice that Jesus made offering us his body and blood, leading to the passion and then the resurrection. For me it’s a very powerful re-enactment and refreshment of the faith that I have.
On Good Friday, we are invited to meditate on the evil and sin that oppress humanity and on the salvation by the redemptive sacrifice of Christ. On this day, Christian tradition has given life to different manifestations of popular piety. Striking among these are the penitential processions of Good Friday and the pious exercise of the 'Via Crucis,' which help to internalize the mystery of the cross.
Many believe that the Triduum are particularly opportune to make more profound the conversion of our heart to Jesus Christ who out of love died for us.
How about your experience?
Helen: Certainly, thank you for asking me to share some thoughts. Easter to me is the most beautiful time of the year, for us Christians. I find that the ceremonies where we have, washing of the feet and then after that the wonderful way in which we do the cross, outdoor way of the cross, and the way on Friday afternoon we bring in the cross and worship it. I also love the Easter vigil. The Easter vigil to me is the most beautiful of ceremonies in the Church, with the fire and the lighting of the candle, baptisms, the blessing of the water and the beauty of the music. It is just to me the most beautiful ceremonies. And I find that if I don’t attend these ceremonies, that Easter isn’t real for me and I’m very grateful that I am practising and able to spend time with the people at these ceremonies.
With Easter, we put a lot of time and effort into making each one of the ceremonies exceptional. Holy Thursday night we have an enactment of Jesus at the Last Supper, followed by the feet washing. That night, a tomb appears in our Church, which is put up with a body of Jesus in it. This is so that the next morning, when we do the outdoor reflections of the cross, which is done by the members of our community, we have linked all the different parts of Easter together. The outdoor reflections of the cross was started in this parish some 20 odd years ago, when we realised we’d simply could not feat the number people that wanted to come into the Church, so we started work on it. Now it’s quite sophisticated, we’ve done a lot of work on costumes and the people that do it, even though they’re members of the community, really do a wonderful job. They put a lot of effort into rehearsals, they spend a lot of time learning their scripts and it is a wonderful time for those who come to reflect on what happened to Jesus on that first Good Friday. I’m always very grateful to everyone who supports this particular form of reflection. We nowadays do it purely scripturally. We stick what is in scripture, we follow that through and we do the very best to do the right thing by the people that come and want to pray with us, as it is a form of prayer and not a passion play.
Sri Lanka: A la veille des élections législatives, les évêques catholique dénoncent un Etat « sans loi » qui fait taire les médias
Eglises d'Asie
09:48 02/04/2010
SRI LANKA: A la veille des élections législatives, les évêques catholique dénoncent un Etat « sans loi » qui fait taire les médias
Les évêques catholiques du Sri Lanka, qui n’ont de cesse depuis plusieurs mois de dénoncer la violence et la répression qui sévit dans le cadre des élections – présidentielles, en janvier dernier, et législatives, le 8 avril prochain – ont condamné la récente attaque de l’un des plus importants médias indépendants du pays.
Le lundi 22 mars dernier, un groupe d’environ 200 personnes, dont certaines étaient armées, a caillassé les bureaux de Sirasa Media (MBC/MTV) (1) à Colombo, blessant quatre personnes, endommageant les locaux et les voitures garées devant l’immeuble. Les assaillants, qui, selon certaines sources locales, comprenaient des militants à la solde du gouvernement, protestaient contre le sponsoring par le groupe média d’un concert du chanteur de R&B américain Akon. Les manifestants brandissaient des pancartes où il était écrit: « Ne laissons pas Akon venir au Sri Lanka » ou encore « Chassons Sirasa FM ». Par ailleurs, plus de 15 000 internautes s’étaient inscrits sur la page appelant au boycott du chanteur créée pour l’occasion sur Facebook.
A l’origine de la colère des manifestants se trouve le clip-vidéo du chanteur intitulé Sexy Chick, montrant des femmes en bikini en train de se déhancher lascivement devant une statue du Bouddha. Une profanation de leur religion, pour les bouddhistes sri-lankais (2). « Jusqu’à ce jour, je n’étais absolument pas au courant que cette statue paraissait sur le clip, s’est défendu le chanteur. Je n’ai jamais voulu blesser les sentiments religieux de qui que ce soit, ni porter atteinte à aucune croyance. Je suis moi-même croyant et je peux donc comprendre pourquoi ils sont en colère, mais la violence n’est jamais une bonne réaction et je suis très choqué de [ce qui s’est passé au Sri lanka]. » Deux jours plus tard, le gouvernement sri-lankais faisait part de sa décision d’annuler le concert d’Akon prévu fin avril ainsi que du retrait de son visa d’entrée, en raison de son manque de respect de « le patrimoine culturel du pays ».
Pour bon nombre d’observateurs, l’intervention de Colombo dans l’affaire Akon porte la marque du clergé bouddhiste conservateur, auquel le président Mahinda Rajapaksa doit sa récente réélection (3), et n’est qu’un prétexte pour censurer davantage un média gênant à la veille des législatives. « Le motif ne nous semble pas encore très clair, mais nous pensons que cette attaque était politique, notamment en raison des élections parlementaires [à venir] », a ainsi déclaré ainsi le 23 mars à Reporters sans frontières (RSF), un responsable de MTV.
Dans sa déclaration parue le 26 mars dernier, la Conférence des évêques catholiques du Sri Lanka (CBCSL) qualifie l’attaque de MBC/MTV, un média considéré comme l’une des rares voix de l’opposition, d’« acte voyou qui a pour conséquence de détruire le bien commun », et de « triste exemple » pour les jeunes générations. « Nous appelons tous les responsables du maintien de l’ordre et de la loi à faire leur devoir indépendamment de toute influence politique ou autre, afin que les coupables soient arrêtés », demandent les évêques, qui insistent sur le fait que l’agression s’est produite juste avant le vote du 8 avril et qu’aucune violence ne devrait être exercée à l’encontre des citoyens « avant, pendant et après » les élections.
« Nous réaffirmons que les conditions nécessaires à l’exercice du droit de vote, à savoir le respect de la liberté de conscience, la non-violence et la justice, doivent être maintenues à tout prix afin que les élections générales à venir puissent se faire en toute liberté et transparence », déclarent encore les évêques.
Comme les Eglises chrétiennes du Sri Lanka, de nombreuses ONG de défense des droits de l’homme, ainsi qu’Amnesty International, RSF ou encore le Comité pour la protection des journalistes (CPJ) ont à maintes reprises alerté la communauté internationale sur les graves atteintes à la liberté de la presse dans le pays, en particulier au plus fort de la guerre entre Colombo et les forces séparatistes tamoules en 2009, et plus récemment depuis la réélection de Mahinda Rajapaksa début 2010 (4).
Selon les rapports de RSF des 12 et 23 mars derniers, le contrôle de l’information par le gouvernement s’est renforcé à la veille des élections législatives. La censure sur Internet (blocage des sites lors des élections), l’arrestation le 15 mars d’un journaliste proche du général Fonseka, ex-rival du président, et la disparition du caricaturiste politique Prageeth Eknaligoda depuis le 24 janvier sont quelques-uns des exemples cités par l’ONG pour définir l’oppression dont les médias sont victimes au Sri Lanka, pays qu’elle classe dans la liste des dix Etats où la liberté de la presse est la plus bafouée. Tout en condamnant l’agression du 22 mars contre MTV, l’organisation a rappelé que le même média avait déjà subi l’attaque d’un groupe armé en janvier 2009, quelques jours avant l’assassinat du journaliste Lasantha Wickramatunga, de religion chrétienne (5). La Conférence des évêques du Sri Lanka et toutes les confessions chrétiennes avaient fait part à l’époque de leur profonde inquiétude quant à « une stratégie globale qui s’intensifi[ait], visant à réduire au silence les médias ».
Le 30 mars dernier, devant l’une des gares de Colombo, s’est tenue une manifestation de protestation silencieuse contre la censure et la répression envers les journalistes. Les manifestants, des baillons sur la bouche, tenaient des pancartes où l’on pouvait lire: « Laissez-nous dire la vérité ! »
(1) Le groupe média Maharaja Broadcasting and Television (MBC/MTV) est très populaire au Sri Lanka. Il possède trois stations de télévision dont MTV (Maharaja TV, qui diffuse en anglais), Sakthi TV (en tamoul), Sirasa TV (en cinghalais) et quatre stations de radio, dont Sirasa FM (en cinghalais).
(2) La statue du Bouddha fait partie du décor de la piscine privée aux bords de laquelle le clip-vidéo, réalisé avec David Guetta à Ibiza, a été tourné.
(3) Mahinda Rajapaksa a été réélu le 26 janvier 2010, dans un contexte de violence électorale, largement dénoncé par les Eglises du Sri Lanka et les organisations de défense des droits de l’homme. La vague de répression qui a suivi la victoire du président, ciblant les partisans de son adversaire le général Fonseka, se poursuit. Voir EDA 522
(4) Voir, entre autres, l’accablant rapport du CPJ auprès du Parlement du Canada, du 25 mars 2009 (www2.parl.gc.ca/HousePublications)
(5) Lasantha Wickramatunga, rédacteur en chef du Sunday Leader et chrétien convaincu, avait été l’objet de nombreuses menaces de la part du gouvernement, qui l’accusait de dénoncer les exactions commises par l’armée sri-lankaise. Il s'attendait à son assassinat et quelques jours avant celui-ci, dans un article intitulé « Puis il vinrent pour moi", il écrivait de façon prémonitoire: "Aucune profession n’appelle à sacrifier sa vie à l’exception des métiers des armes et, au Sri Lanka, des journalistes. Au cours des dernières années, les médias indépendants ont subi des attaques croissantes (...), de nombreux journalistes ont été harcelés, menacés ou tués. J’ai eu l’honneur de faire partie de ces catégories, et en particulier de la dernière." Voir EDA 500.
Les évêques catholiques du Sri Lanka, qui n’ont de cesse depuis plusieurs mois de dénoncer la violence et la répression qui sévit dans le cadre des élections – présidentielles, en janvier dernier, et législatives, le 8 avril prochain – ont condamné la récente attaque de l’un des plus importants médias indépendants du pays.
Le lundi 22 mars dernier, un groupe d’environ 200 personnes, dont certaines étaient armées, a caillassé les bureaux de Sirasa Media (MBC/MTV) (1) à Colombo, blessant quatre personnes, endommageant les locaux et les voitures garées devant l’immeuble. Les assaillants, qui, selon certaines sources locales, comprenaient des militants à la solde du gouvernement, protestaient contre le sponsoring par le groupe média d’un concert du chanteur de R&B américain Akon. Les manifestants brandissaient des pancartes où il était écrit: « Ne laissons pas Akon venir au Sri Lanka » ou encore « Chassons Sirasa FM ». Par ailleurs, plus de 15 000 internautes s’étaient inscrits sur la page appelant au boycott du chanteur créée pour l’occasion sur Facebook.
A l’origine de la colère des manifestants se trouve le clip-vidéo du chanteur intitulé Sexy Chick, montrant des femmes en bikini en train de se déhancher lascivement devant une statue du Bouddha. Une profanation de leur religion, pour les bouddhistes sri-lankais (2). « Jusqu’à ce jour, je n’étais absolument pas au courant que cette statue paraissait sur le clip, s’est défendu le chanteur. Je n’ai jamais voulu blesser les sentiments religieux de qui que ce soit, ni porter atteinte à aucune croyance. Je suis moi-même croyant et je peux donc comprendre pourquoi ils sont en colère, mais la violence n’est jamais une bonne réaction et je suis très choqué de [ce qui s’est passé au Sri lanka]. » Deux jours plus tard, le gouvernement sri-lankais faisait part de sa décision d’annuler le concert d’Akon prévu fin avril ainsi que du retrait de son visa d’entrée, en raison de son manque de respect de « le patrimoine culturel du pays ».
Pour bon nombre d’observateurs, l’intervention de Colombo dans l’affaire Akon porte la marque du clergé bouddhiste conservateur, auquel le président Mahinda Rajapaksa doit sa récente réélection (3), et n’est qu’un prétexte pour censurer davantage un média gênant à la veille des législatives. « Le motif ne nous semble pas encore très clair, mais nous pensons que cette attaque était politique, notamment en raison des élections parlementaires [à venir] », a ainsi déclaré ainsi le 23 mars à Reporters sans frontières (RSF), un responsable de MTV.
Dans sa déclaration parue le 26 mars dernier, la Conférence des évêques catholiques du Sri Lanka (CBCSL) qualifie l’attaque de MBC/MTV, un média considéré comme l’une des rares voix de l’opposition, d’« acte voyou qui a pour conséquence de détruire le bien commun », et de « triste exemple » pour les jeunes générations. « Nous appelons tous les responsables du maintien de l’ordre et de la loi à faire leur devoir indépendamment de toute influence politique ou autre, afin que les coupables soient arrêtés », demandent les évêques, qui insistent sur le fait que l’agression s’est produite juste avant le vote du 8 avril et qu’aucune violence ne devrait être exercée à l’encontre des citoyens « avant, pendant et après » les élections.
« Nous réaffirmons que les conditions nécessaires à l’exercice du droit de vote, à savoir le respect de la liberté de conscience, la non-violence et la justice, doivent être maintenues à tout prix afin que les élections générales à venir puissent se faire en toute liberté et transparence », déclarent encore les évêques.
Comme les Eglises chrétiennes du Sri Lanka, de nombreuses ONG de défense des droits de l’homme, ainsi qu’Amnesty International, RSF ou encore le Comité pour la protection des journalistes (CPJ) ont à maintes reprises alerté la communauté internationale sur les graves atteintes à la liberté de la presse dans le pays, en particulier au plus fort de la guerre entre Colombo et les forces séparatistes tamoules en 2009, et plus récemment depuis la réélection de Mahinda Rajapaksa début 2010 (4).
Selon les rapports de RSF des 12 et 23 mars derniers, le contrôle de l’information par le gouvernement s’est renforcé à la veille des élections législatives. La censure sur Internet (blocage des sites lors des élections), l’arrestation le 15 mars d’un journaliste proche du général Fonseka, ex-rival du président, et la disparition du caricaturiste politique Prageeth Eknaligoda depuis le 24 janvier sont quelques-uns des exemples cités par l’ONG pour définir l’oppression dont les médias sont victimes au Sri Lanka, pays qu’elle classe dans la liste des dix Etats où la liberté de la presse est la plus bafouée. Tout en condamnant l’agression du 22 mars contre MTV, l’organisation a rappelé que le même média avait déjà subi l’attaque d’un groupe armé en janvier 2009, quelques jours avant l’assassinat du journaliste Lasantha Wickramatunga, de religion chrétienne (5). La Conférence des évêques du Sri Lanka et toutes les confessions chrétiennes avaient fait part à l’époque de leur profonde inquiétude quant à « une stratégie globale qui s’intensifi[ait], visant à réduire au silence les médias ».
Le 30 mars dernier, devant l’une des gares de Colombo, s’est tenue une manifestation de protestation silencieuse contre la censure et la répression envers les journalistes. Les manifestants, des baillons sur la bouche, tenaient des pancartes où l’on pouvait lire: « Laissez-nous dire la vérité ! »
(1) Le groupe média Maharaja Broadcasting and Television (MBC/MTV) est très populaire au Sri Lanka. Il possède trois stations de télévision dont MTV (Maharaja TV, qui diffuse en anglais), Sakthi TV (en tamoul), Sirasa TV (en cinghalais) et quatre stations de radio, dont Sirasa FM (en cinghalais).
(2) La statue du Bouddha fait partie du décor de la piscine privée aux bords de laquelle le clip-vidéo, réalisé avec David Guetta à Ibiza, a été tourné.
(3) Mahinda Rajapaksa a été réélu le 26 janvier 2010, dans un contexte de violence électorale, largement dénoncé par les Eglises du Sri Lanka et les organisations de défense des droits de l’homme. La vague de répression qui a suivi la victoire du président, ciblant les partisans de son adversaire le général Fonseka, se poursuit. Voir EDA 522
(4) Voir, entre autres, l’accablant rapport du CPJ auprès du Parlement du Canada, du 25 mars 2009 (www2.parl.gc.ca/HousePublications)
(5) Lasantha Wickramatunga, rédacteur en chef du Sunday Leader et chrétien convaincu, avait été l’objet de nombreuses menaces de la part du gouvernement, qui l’accusait de dénoncer les exactions commises par l’armée sri-lankaise. Il s'attendait à son assassinat et quelques jours avant celui-ci, dans un article intitulé « Puis il vinrent pour moi", il écrivait de façon prémonitoire: "Aucune profession n’appelle à sacrifier sa vie à l’exception des métiers des armes et, au Sri Lanka, des journalistes. Au cours des dernières années, les médias indépendants ont subi des attaques croissantes (...), de nombreux journalistes ont été harcelés, menacés ou tués. J’ai eu l’honneur de faire partie de ces catégories, et en particulier de la dernière." Voir EDA 500.
To Confuse the Wood with the Trees...
Prada
10:49 02/04/2010
To Confuse the Wood with the Trees. ..
30.03.2010 Source: Pravda.Ru URL: http://english.pravda.ru/society/sex/112790-to_confuse_wood_with_trees-0
Much of the news coming out, in the effort to disguise ideological propaganda, contains the fundamental error of mistaking the wood with the trees. .. especially when the aim is to denigrate. That is, from an isolated case, preferably rough outlines, and generalized in order to induce the reader to think that the whole is of the same nature. This generalization obviously has ideological connotations and follows a political agenda that seeks to deconstruct traditional society and all its secular institutions and to impose a New World Order after the manner of the sinister interests of the international oligarchy, the same ones that handle the financial markets and through them, largely control the global economy. We refer to cases of pedophilia within the ranks of the Catholic Church recently publicized by international news agencies.
Indeed recent reports of pedophilia involving priests have the outlines of information that journalistic ethics require, regardless of their moral gravity. Such stories raise suspicion about their "goodness" even among non-Catholics like us. Although disagreeing with the doctrine of the Catholic Church, in some respects, but we recognize the importance of their role in our history to defend the ethical values that shape our Judeo-Christian culture and their social merit on behalf of those who have been victims of the usury and greed of the international oligarchy, which is after all more interested in destroying Catholicism and religion in general, as they constitute a serious obstacle to achieving its goal, which is to reduce mankind to the status of robotic slaves.
We emphasize, beforehand that it should not be confused with defending pedophilia, that by making the defense of the Catholic Church we are not justifying the actions of dishonorable men who have forgotten all of their most basic obligations as priests, respect for others, especially the weaker, as is the orphan child, lacking the affection of a true family.
One aspect that makes us suspicious of the "goodwill" of these stories is that they focus exclusively on cases of pedophilia of Catholic clergy, when we know that addiction cuts across all religions and organizations. We find it in all social strata and even within families. The pedophile is in principle very close to the victim and their confidence, that is not a stranger. .. and may even be a father, uncle, etc.. When it is argued that priests are more prone to abuse because of the celibacy that is required, as they repeatedly try to justify the temptation toward sexual abuse, it seems to be forgotten that these buggers are not always single and are often seen as "good" heads of the family, so the person apparently seems normal.
Another detail that suggests that a campaign of demoralization of the Catholic Church is in motion, is that news of pedophilia within it appears like mushrooms born every morning, confusing the number of victims and the pedophiles, it seems they are as many as a hive of bees. .. Almost all of the Catholic hierarchy. .. Of course, this does not exonerate the perpetrators of sexual abuse.
In fact the victims are many, but the alleged abusers are only a tiny minority. Of the evil, better. .. Even if we take into account the statistics in the USA, the number of victims in Catholic institutions compared with others, particularly in the school environment where it is much higher, there is a ratio of 157 to 1, within a time period 52 years, 1950 to 2002. Is it difficult work, no? On the other hand, this disproportion shows that in the U.S., as child abuse is an extensive social phenomenon, that is, that is not restricted to a specific sector of society.
The case of the Casa Pia de Lisboa is also illustrative as to the definition of a pedophile. The Portuguese government orphanage, founded in the late eighteenth century, by the Manager of Police, Pina Manique, a man in the confidence of the Marquis of Pombal, was a process of pedophilia in progress, and brings together more suspects accused of sexual abuse of minors than in all the cases mentioned recently in the media to tarnish the image of the Catholic Church.
Ten defendants were indicted by the public prosecution service, including an accomplice. Nevertheless some say that a "sexual binge" at the Institute involves many people and quite big, since it goes back over a decade ago in the 80's of the last century and many of the victims, now adults, are not willing to go through the torment of police investigations and still less the public shame that they have been the "rent boys" directly involved in the process.
There is a note in support of truth, that not all complaints are genuine. There are those who take advantage to extort money. It maybe difficult to ascertain how much is the truth and where does the lie begin. .. either one side or the other. Moreover, it is noted that in issues of sexuality, such as sodomy and others, it always tends to occur in boarding schools, even among the confined, although they are severely repressed, it also leaves indelible marks for the rest of their lives.
The fury of the anti-clerical secular lobby goes so far as to revive old cases like that of Father Lawrence Murphy, back in 1975, to address the current Pope insidiously and in this way, the very Roman Catholic Church. On 25 March of this year, the prestigious New York Times published an article that allegedly accused Benedict XVI of covering up for the priest from Milwaukee in 1995 when the Pope was still Cardinal and responsible for the Congregation for the Doctrine of the Faith It must be motivated by a very strong hatred of Catholicism to raise this issue 35 years afterwards...
The complaint is all the more insidious when it ignores all that this body has had is the specific function to monitor doctrinal deviations, heresies, so nothing to do with the Law, which deals with cases of indiscipline, as are the acts that violate the chastity of the clergy are required. It is ignored that this priest was acquitted by civil law, which did not find evidence of the practice of pedophilia on deaf boys who were protected. How aware are we made that the Catholic hierarchy kept him under surveillance and did so not so much for suspicion of sexual abuse of minors, but for doctrinal deviations. It was this and only for this reason that the then Cardinal Ratzinger, in 1995, sanctioned, and then limited his pastoral functions. Four months later Murphy died. We do not believe that the New York newspaper was absolutely unaware of these facts. From here, it follows that bad faith exists and a defamatory smear campaign has been articulated against the world Catholic hierarchy.
And it is understandable. The current pontiff, consistent with the principles of the Catholic Church, has developed a tenacious resistance against unnatural and divisive proposals, carried out by secular organizations seeking to impose a vision of a sexist, hedonistic society, reducing man to his animal nature to deny its spiritual dimension. These organizations obviously have not arisen by "spontaneous generation," or live on air. .. they have been created and are supported by the cunning of said philanthropic foundations like the Rockefeller family. The financial interests of those are linked to a wide range of economic sectors ranging from banking, oil, pharmaceuticals, military industry, etc., to audio visual media, including the "media", which clearly meets an agenda dictated by the Global Elite to which they belong.
Besides, who is it that postulated that humankind has to be reduced to 1 / 3 of the current population and contributes to the misery of millions of human beings and cannot see the charitable activity, specifically in areas where poverty is most felt, sometimes coinciding with rich subsoils operated by the same Global Elite.
Therefore there is an intention in this kind of news that goes far beyond the desire to tell. .. If the same phenomenon were not omitted in other similar institutions. Further, a balanced assessment of responsibility in Catholic Church pedophilia should refer to the canonical and civil cases that have been raised for clerics accused of sexual abuse of minors and their outcome, not just advertising complaints, which may not be genuine, as has knowledge in processes of this kind.
Artur Rosa Teixeira
Translated from the Portuguese version by:
Lisa KARPOVA
PRAVDA.Ru
30.03.2010 Source: Pravda.Ru URL: http://english.pravda.ru/society/sex/112790-to_confuse_wood_with_trees-0
Much of the news coming out, in the effort to disguise ideological propaganda, contains the fundamental error of mistaking the wood with the trees. .. especially when the aim is to denigrate. That is, from an isolated case, preferably rough outlines, and generalized in order to induce the reader to think that the whole is of the same nature. This generalization obviously has ideological connotations and follows a political agenda that seeks to deconstruct traditional society and all its secular institutions and to impose a New World Order after the manner of the sinister interests of the international oligarchy, the same ones that handle the financial markets and through them, largely control the global economy. We refer to cases of pedophilia within the ranks of the Catholic Church recently publicized by international news agencies.
Indeed recent reports of pedophilia involving priests have the outlines of information that journalistic ethics require, regardless of their moral gravity. Such stories raise suspicion about their "goodness" even among non-Catholics like us. Although disagreeing with the doctrine of the Catholic Church, in some respects, but we recognize the importance of their role in our history to defend the ethical values that shape our Judeo-Christian culture and their social merit on behalf of those who have been victims of the usury and greed of the international oligarchy, which is after all more interested in destroying Catholicism and religion in general, as they constitute a serious obstacle to achieving its goal, which is to reduce mankind to the status of robotic slaves.
We emphasize, beforehand that it should not be confused with defending pedophilia, that by making the defense of the Catholic Church we are not justifying the actions of dishonorable men who have forgotten all of their most basic obligations as priests, respect for others, especially the weaker, as is the orphan child, lacking the affection of a true family.
One aspect that makes us suspicious of the "goodwill" of these stories is that they focus exclusively on cases of pedophilia of Catholic clergy, when we know that addiction cuts across all religions and organizations. We find it in all social strata and even within families. The pedophile is in principle very close to the victim and their confidence, that is not a stranger. .. and may even be a father, uncle, etc.. When it is argued that priests are more prone to abuse because of the celibacy that is required, as they repeatedly try to justify the temptation toward sexual abuse, it seems to be forgotten that these buggers are not always single and are often seen as "good" heads of the family, so the person apparently seems normal.
Another detail that suggests that a campaign of demoralization of the Catholic Church is in motion, is that news of pedophilia within it appears like mushrooms born every morning, confusing the number of victims and the pedophiles, it seems they are as many as a hive of bees. .. Almost all of the Catholic hierarchy. .. Of course, this does not exonerate the perpetrators of sexual abuse.
In fact the victims are many, but the alleged abusers are only a tiny minority. Of the evil, better. .. Even if we take into account the statistics in the USA, the number of victims in Catholic institutions compared with others, particularly in the school environment where it is much higher, there is a ratio of 157 to 1, within a time period 52 years, 1950 to 2002. Is it difficult work, no? On the other hand, this disproportion shows that in the U.S., as child abuse is an extensive social phenomenon, that is, that is not restricted to a specific sector of society.
The case of the Casa Pia de Lisboa is also illustrative as to the definition of a pedophile. The Portuguese government orphanage, founded in the late eighteenth century, by the Manager of Police, Pina Manique, a man in the confidence of the Marquis of Pombal, was a process of pedophilia in progress, and brings together more suspects accused of sexual abuse of minors than in all the cases mentioned recently in the media to tarnish the image of the Catholic Church.
Ten defendants were indicted by the public prosecution service, including an accomplice. Nevertheless some say that a "sexual binge" at the Institute involves many people and quite big, since it goes back over a decade ago in the 80's of the last century and many of the victims, now adults, are not willing to go through the torment of police investigations and still less the public shame that they have been the "rent boys" directly involved in the process.
There is a note in support of truth, that not all complaints are genuine. There are those who take advantage to extort money. It maybe difficult to ascertain how much is the truth and where does the lie begin. .. either one side or the other. Moreover, it is noted that in issues of sexuality, such as sodomy and others, it always tends to occur in boarding schools, even among the confined, although they are severely repressed, it also leaves indelible marks for the rest of their lives.
The fury of the anti-clerical secular lobby goes so far as to revive old cases like that of Father Lawrence Murphy, back in 1975, to address the current Pope insidiously and in this way, the very Roman Catholic Church. On 25 March of this year, the prestigious New York Times published an article that allegedly accused Benedict XVI of covering up for the priest from Milwaukee in 1995 when the Pope was still Cardinal and responsible for the Congregation for the Doctrine of the Faith It must be motivated by a very strong hatred of Catholicism to raise this issue 35 years afterwards...
The complaint is all the more insidious when it ignores all that this body has had is the specific function to monitor doctrinal deviations, heresies, so nothing to do with the Law, which deals with cases of indiscipline, as are the acts that violate the chastity of the clergy are required. It is ignored that this priest was acquitted by civil law, which did not find evidence of the practice of pedophilia on deaf boys who were protected. How aware are we made that the Catholic hierarchy kept him under surveillance and did so not so much for suspicion of sexual abuse of minors, but for doctrinal deviations. It was this and only for this reason that the then Cardinal Ratzinger, in 1995, sanctioned, and then limited his pastoral functions. Four months later Murphy died. We do not believe that the New York newspaper was absolutely unaware of these facts. From here, it follows that bad faith exists and a defamatory smear campaign has been articulated against the world Catholic hierarchy.
And it is understandable. The current pontiff, consistent with the principles of the Catholic Church, has developed a tenacious resistance against unnatural and divisive proposals, carried out by secular organizations seeking to impose a vision of a sexist, hedonistic society, reducing man to his animal nature to deny its spiritual dimension. These organizations obviously have not arisen by "spontaneous generation," or live on air. .. they have been created and are supported by the cunning of said philanthropic foundations like the Rockefeller family. The financial interests of those are linked to a wide range of economic sectors ranging from banking, oil, pharmaceuticals, military industry, etc., to audio visual media, including the "media", which clearly meets an agenda dictated by the Global Elite to which they belong.
Besides, who is it that postulated that humankind has to be reduced to 1 / 3 of the current population and contributes to the misery of millions of human beings and cannot see the charitable activity, specifically in areas where poverty is most felt, sometimes coinciding with rich subsoils operated by the same Global Elite.
Therefore there is an intention in this kind of news that goes far beyond the desire to tell. .. If the same phenomenon were not omitted in other similar institutions. Further, a balanced assessment of responsibility in Catholic Church pedophilia should refer to the canonical and civil cases that have been raised for clerics accused of sexual abuse of minors and their outcome, not just advertising complaints, which may not be genuine, as has knowledge in processes of this kind.
Artur Rosa Teixeira
Translated from the Portuguese version by:
Lisa KARPOVA
PRAVDA.Ru
Tin Giáo Hội Việt Nam
Video nghi thức Táng Xác Chúa tại Adelaide, Nam Úc
Hữu Tuất
08:28 02/04/2010
ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm trả lời phỏng vấn về chuyến đi mục vụ tại Hoa Kỳ vào tháng 3.2010
Đặng Văn Kiểm
08:46 02/04/2010
WGPSG (2.4.2010) – Đại hội Giáo lý của Tổng giáo phận Los Angeles (LA Religious Education Congress) được tổ chức hằng năm, quy tụ tất cả những ai quan tâm đến việc giáo dục và đào tạo tôn giáo. Năm nay, Đại hội đã diễn ra từ ngày 19 đến 21-3-2010 với hơn 40.000 người tham dự. Đức Hồng Y Mahoney của Tổng giáo phận LA đã nhân danh mối liên kết chị em giữa hai tổng giáo phận LA và Sàigòn để mời ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm sang thuyết trình tại đại hội. Đức cha Phêrô đã nhận lời, lên đường cùng với cha Luy Nguyễn Anh Tuấn, và nhân dịp này, Đức cha cũng thăm viếng mục vụ những nơi cần thiết.
Sau khi Đức cha Phêrô trở về Việt Nam, cha Hiền, đại diện BBT Website TGP.TPHCM, đã xin gặp và phỏng vấn Đức cha Phêrô về chuyến đi đặc biệt này.
Cha Hiền: Thưa Đức cha, chúng con được biết Đức cha vừa có chuyến công tác tại Hoa Kỳ?
ĐC Khảm: Đúng vậy. Tôi và cha Luy Nguyễn Anh Tuấn đã rời Việt Nam ngày 11.3 và về nhà vào đêm Thứ Tư Tuần Thánh, 31.3, để kịp dự lễ Truyền Dầu tại Nhà thờ Chính toà vào sáng Thứ Năm Tuần Thánh.
Cha Hiền: Đức cha có thể cho biết mục đích của chuyến đi này?
ĐC Khảm: Tôi sang Mỹ lần này để dự Đại hội Giáo lý của Tổng giáo phận Los Angeles (viết tắt: LA). Thực ra, trước đây Ban Tổ chức cũng đã ngỏ ý mời nhưng tôi chưa nhận lời. Lần này, trong thư mời, Đức Hồng Y Mahoney của Tổng giáo phận LA đã nhắc đến mối liên kết chị em giữa hai tổng giáo phận LA và Sàigòn, và nhân danh mối liên kết đó, ngài mời tôi sang thuyết trình tại đại hội. Tôi thấy không thể nào từ chối được.
Cha Hiền: Con có nghe nói khá nhiều về Đại hội này, nếu có thể, xin Đức cha cho biết vài thông tin?
ĐC Khảm: Đại hội Giáo lý của Tổng giáo phận LA (LA Religious Education Congress) được tổ chức hằng năm, quy tụ tất cả những ai quan tâm đến việc giáo dục và đào tạo tôn giáo. Thành ra, tuy tổ chức ở LA nhưng các tham dự viên đến từ khắp các tiểu bang trên đất Mỹ, và hơn nữa, từ nhiều quốc gia trên thế giới. Gặp gỡ, trò chuyện với các tham dự viên trong những ngày đại hội cho tôi thấy rõ điều đó. Theo đúc kết của Ban Tổ chức, hơn 40.000 người đã đến tham dự đại hội lần này.
Cũng như những lần trước, Đại hội lần này được tổ chức tại Trung tâm hội nghị Anaheim (Anaheim Convention Center), gần với khu vực giải trí nổi tiếng Disneyland. Toàn bộ khu vực đó có rất nhiều khách sạn, thuận tiện việc ăn ở của các tham dự viên trong những ngày đại hội.
Trong đại hội, ngoài nghi thức khai mạc và Thánh Lễ kết thúc được tổ chức trong hội trường lớn với sức chứa cả chục ngàn người, chương trình đại hội được chia ra thành rất nhiều buổi thuyết trình của nhiều diễn giả về rất nhiều đề tài. Đúng là Incredible Abundance (Phong phú tuyệt vời – tên gọi của Đại hội lần này)! Các đề tài này đã được lên danh sách từ trước và các tham dự viên có thể tham dự buổi thuyết trình nào mình thích. Cha cứ tưởng tượng cứ mỗi buổi sáng chiều, có 50 diễn giả thuyết trình về 50 đề tài khác nhau tại 50 phòng họp khác nhau, mỗi phòng họp chứa được 300 người…
Cha Hiền: Đức cha thuyết trình về đề tài gì ạ?
ĐC Khảm: Theo đề nghị của Đức Hồng Y Mahoney, tôi có hai bài thuyết trình, một bằng tiếng Việt, một bằng tiếng Anh.
Trong bài thuyết trình tiếng Việt cho cộng đồng người Việt hải ngoại, tôi chia sẻ về Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Việt Nam và nhấn mạnh đến chủ đề hiệp thông. Tôi mời gọi các tham dự viên trở về với nguồn Thánh Kinh để tìm lại ý nghĩa đích thực và nền tảng của từ hiệp thông là hiệp thông với Chúa, với Mình Máu Chúa Kitô, với ân huệ Thánh Thần. Chính nhờ sự hiệp thông nền tảng đó, chúng ta mới có sự hiệp thông đích thực trong Hội Thánh. Như thế, Năm Thánh phải là thời gian đặc biệt cho mỗi người – giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân – củng cố mối hiệp thông của mình với Chúa. Đồng thời, khi có những khác biệt, kể cả những xung đột, chúng ta cần phải tìm lại xem đâu là sứ mạng của Hội Thánh và đâu là đường lối của Chúa mà Hội Thánh phải đi; nhờ đó mới có thể vượt lên trên những khác biệt mà sống sự hiệp thông đúng nghĩa như Chúa muốn.
Trong bài thuyết trình tiếng Anh, với phần lớn cử toạ cũng là người Việt! (nhưng tôi hiểu ra rằng đối với các bạn trẻ Việt kiều từ 30 tuổi trở xuống, nghe tiếng Việt là điều rất khó khăn), tôi nói đến những điều tôi mong học hỏi từ Giáo Hội Hoa Kỳ, ví dụ như làm sao có thể sống và làm chứng cho Tin Mừng trong một đất nước giầu có về vật chất và khoa học kỹ thuật cao như nước Mỹ, làm sao để phát triển vai trò của người giáo dân trong Giáo Hội như tôi quan sát thấy trong Giáo Hội Hoa Kỳ. Đồng thời, tôi chia sẻ với các bạn kinh nghiệm sống đức tin của Giáo Hội Việt Nam, nhấn mạnh đặc biệt đến gia đình như môi trường căn bản và cần thiết nhất trong việc nuôi dưỡng, vun xới và chuyển giao sự sống đức tin từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Cha Hiền: Đại hội này có để lại cho Đức cha ấn tượng đặc biệt nào không, thưa Đức cha?
ĐC Khảm: Khá nhiều ấn tượng. Ở đây tôi chỉ muốn nói đến một điều là sức sống của Giáo Hội. Hình như các phương tiện truyền thông thích nói đến những chuyện tiêu cực trong Giáo Hội Hoa Kỳ như vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em… và hình như phải làm rùm beng những chuyện đó thì mới thu hút người xem và người nghe. Nhưng có biết bao điều tích cực khác mà chúng ta không để ý đến. Chẳng hạn, khi tham dự đại hội này, tôi tự hỏi các mục tử trong Giáo Hội Hoa Kỳ đã nỗ lực như thế nào để có thể chu toàn sứ mạng loan báo Tin Mừng trong thời đại tục hoá như ngày nay? Các ngài và những cộng sự viên đã phải làm việc cật lực ra sao để có được một đại hội phong phú về số lượng và chất lượng như thế? Anh chị em giáo dân nói chung, cách riêng các giáo lý viên, đã tha thiết thế nào với sứ mạng của Hội Thánh để có được sự tham gia tích cực như thế? Tất cả đều nói lên sức sống mãnh liệt của Hội Thánh, sự phong phú tuyệt vời của ân huệ Thiên Chúa.
Cha Hiền: Ngoài việc tham dự Đại hội Giáo lý, Đức cha còn có công việc nào khác tại LA?
ĐC Khảm: Tôi và cha Luy Tuấn đã đến thăm Đại chủng viện Saint John và Nhà Đào Tạo Chủng sinh dự bị của giáo phận LA. Chúng tôi đã có những buổi gặp gỡ và trò chuyện thân tình với cha Giám đốc và một vài cha giáo sư ở đó, tìm hiểu về chương trình đào tạo và trao đổi những vấn đề liên hệ đến hai bên.
Cha Hiền: Con nghe nói Đức cha có cuộc gặp gỡ với cộng đồng công giáo Việt Nam tại Quận Cam ( Orange County)?
ĐC Khảm: Theo lời mời của Đức cha Tod Brown và Đức cha Mai Thanh Lương của giáo phận Orange County, tôi đã đến thăm các ngài và sau đó, dâng Thánh Lễ với cộng đồng giáo dân Việt Nam tại Trung Tâm Công Giáo của Orange County. Sau Thánh Lễ, còn có buổi trò chuyện thân mật về đề tài Thánh Kinh trong Đời Sống Kitô hữu. Anh chị em giáo dân Việt Nam tại đây rất đạo đức tốt lành. Chỉ là buổi tối Thứ Hai trong tuần nhưng anh chị em đã đến rất đông để cùng cầu nguyện, gặp gỡ và trao đổi về Lời Chúa.
Cha Hiền: Trong chuyến đi lần này, ngoài tiểu bang California, Đức cha có đi đến tiểu bang nào khác nữa không?
ĐC Khảm: Sau thời gian ở Cali, tôi và cha Luy Tuấn đã đi Washington, DC. Ở đây, theo lời mời của cha chính xứ giáo xứ Mẹ Việt Nam tại Maryland, tôi đã có một buổi tối tĩnh tâm Mùa Chay với cộng đoàn và hôm sau cử hành Lễ Lá với cộng đoàn. Nhân cơ hội này, tôi cũng đến thăm trường cũ và tìm hiểu một vài việc liên quan.
Cha Hiền: Như vậy, Đức cha đã có chuyến đi thật tốt đẹp, xin chúc mừng Đức cha. Chúng con cũng nghe nói Đức Hồng Y của chúng ta cũng sẽ đi Mỹ vào thời gian gần đây?
ĐC Khảm: Đúng thế. Cha biết là cách đây gần hai năm, Đức Hồng Y Mahoney của LA và Đức Hồng Y của chúng ta đã ký kết bản liên kết giữa hai tổng giáo phận, nhìn nhận nhau như chị em và nâng đỡ nhau trong việc thi hành sứ mạng. Cũng vì mối liên kết đó, Đức Hồng Y Mahoney đã gửi thư mời Đức Hồng Y của chúng ta sang chủ sự Thánh Lễ tôn vinh Lòng Chúa thương xót, cử hành vào Chúa Nhật II Phục Sinh hằng năm. Mặc dù bận rộn với rất nhiều công việc của giáo phận, Đức Hồng Y của chúng ta đã nhận lời mời, nhằm mục đích củng cố tình hiệp thông giữa hai tổng giáo phận. Ngược lại, có thể vào cuối năm nay, Đức Hồng Y Mahoney sẽ đến thăm giáo phận chúng ta, tất cả đều nằm trong mối liên kết giữa hai tổng giáo phận chứ không có mục đích nào khác.
Cha Hiền: Dù vậy, có một câu hỏi khá tế nhị xin được nêu lên với Đức cha. Người ta nói rằng có dư luận chống đối chuyến đi sắp tới của Đức Hồng Y tại Hoa Kỳ, điều này có thật không, thưa Đức cha?
ĐC Khảm: Qua các phương tiện truyền thông, tôi cũng biết đến điều đó và phải nói là rất buồn. Những phản ứng đó có thể do thiện ý nhưng có lẽ phát xuất từ cách nhìn nhận vấn đề khác với chúng ta, nghĩa là nhìn từ góc độ chính trị. Hôm nay là Thứ Sáu Tuần Thánh và tôi không thể không nghĩ đến vụ án Chúa Giêsu. Người Do Thái lúc đó đã tố cáo Chúa Giêsu trước toà tổng trấn Philatô rằng: Ông này xưng mình là Vua, mà kẻ nào dám xưng mình là vua thì người đó là kẻ thù của hoàng đế Rôma! Rõ ràng là lời tố cáo mang tính chính trị, và chính lời tố cáo đó đã đẩy Philatô đến chỗ phải ra lệnh đóng đinh Chúa Giêsu dù trong lòng vẫn tự nhủ: “Ông này không có tội lỗi gì cả”. Thế nhưng Chúa Giêsu có đến trần gian này để làm chính trị đâu! “Nước của Tôi không thuộc thế gian này”, Người đã tuyên bố như thế trước mặt Philatô và người công giáo nào cũng thuộc lòng lời tuyên bố đó.
Cũng vậy, Đức Hồng Y của chúng ta có mặt ở LA không vì mục đích chính trị. Dù tôn trọng chính kiến của mỗi người, nhưng tôi thấy cần khẳng định điều này: Ngài đến đó để chủ sự một nghi lễ tôn giáo, để bày tỏ và củng cố sự hiệp thông giữa hai tổng giáo phận LA và Sàigòn cũng như mối hiệp thông giữa cộng đồng công giáo Việt Nam hải ngoại và Giáo Hội tại quê nhà. Đơn giản chỉ là thế và tôi dám tin rằng đại đa số anh chị em tín hữu công giáo Việt Nam hải ngoại cũng thấy rõ điều đó. Ngài sẽ chủ sự Thánh Lễ tôn vinh lòng Chúa thương xót. Vì thế, chúng ta cùng cầu xin cho sứ điệp và sức mạnh của lòng thương xót chạm đến cõi lòng mỗi người và biến đổi chúng ta nên chứng nhân của lòng thương xót: “Phúc cho ai có lòng thương xót vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương”.
Sau khi Đức cha Phêrô trở về Việt Nam, cha Hiền, đại diện BBT Website TGP.TPHCM, đã xin gặp và phỏng vấn Đức cha Phêrô về chuyến đi đặc biệt này.
Cha Hiền: Thưa Đức cha, chúng con được biết Đức cha vừa có chuyến công tác tại Hoa Kỳ?
ĐC Khảm: Đúng vậy. Tôi và cha Luy Nguyễn Anh Tuấn đã rời Việt Nam ngày 11.3 và về nhà vào đêm Thứ Tư Tuần Thánh, 31.3, để kịp dự lễ Truyền Dầu tại Nhà thờ Chính toà vào sáng Thứ Năm Tuần Thánh.
Cha Hiền: Đức cha có thể cho biết mục đích của chuyến đi này?
ĐC Khảm: Tôi sang Mỹ lần này để dự Đại hội Giáo lý của Tổng giáo phận Los Angeles (viết tắt: LA). Thực ra, trước đây Ban Tổ chức cũng đã ngỏ ý mời nhưng tôi chưa nhận lời. Lần này, trong thư mời, Đức Hồng Y Mahoney của Tổng giáo phận LA đã nhắc đến mối liên kết chị em giữa hai tổng giáo phận LA và Sàigòn, và nhân danh mối liên kết đó, ngài mời tôi sang thuyết trình tại đại hội. Tôi thấy không thể nào từ chối được.
Cha Hiền: Con có nghe nói khá nhiều về Đại hội này, nếu có thể, xin Đức cha cho biết vài thông tin?
ĐC Khảm: Đại hội Giáo lý của Tổng giáo phận LA (LA Religious Education Congress) được tổ chức hằng năm, quy tụ tất cả những ai quan tâm đến việc giáo dục và đào tạo tôn giáo. Thành ra, tuy tổ chức ở LA nhưng các tham dự viên đến từ khắp các tiểu bang trên đất Mỹ, và hơn nữa, từ nhiều quốc gia trên thế giới. Gặp gỡ, trò chuyện với các tham dự viên trong những ngày đại hội cho tôi thấy rõ điều đó. Theo đúc kết của Ban Tổ chức, hơn 40.000 người đã đến tham dự đại hội lần này.
Cũng như những lần trước, Đại hội lần này được tổ chức tại Trung tâm hội nghị Anaheim (Anaheim Convention Center), gần với khu vực giải trí nổi tiếng Disneyland. Toàn bộ khu vực đó có rất nhiều khách sạn, thuận tiện việc ăn ở của các tham dự viên trong những ngày đại hội.
Trong đại hội, ngoài nghi thức khai mạc và Thánh Lễ kết thúc được tổ chức trong hội trường lớn với sức chứa cả chục ngàn người, chương trình đại hội được chia ra thành rất nhiều buổi thuyết trình của nhiều diễn giả về rất nhiều đề tài. Đúng là Incredible Abundance (Phong phú tuyệt vời – tên gọi của Đại hội lần này)! Các đề tài này đã được lên danh sách từ trước và các tham dự viên có thể tham dự buổi thuyết trình nào mình thích. Cha cứ tưởng tượng cứ mỗi buổi sáng chiều, có 50 diễn giả thuyết trình về 50 đề tài khác nhau tại 50 phòng họp khác nhau, mỗi phòng họp chứa được 300 người…
Cha Hiền: Đức cha thuyết trình về đề tài gì ạ?
ĐC Khảm: Theo đề nghị của Đức Hồng Y Mahoney, tôi có hai bài thuyết trình, một bằng tiếng Việt, một bằng tiếng Anh.
Trong bài thuyết trình tiếng Việt cho cộng đồng người Việt hải ngoại, tôi chia sẻ về Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Việt Nam và nhấn mạnh đến chủ đề hiệp thông. Tôi mời gọi các tham dự viên trở về với nguồn Thánh Kinh để tìm lại ý nghĩa đích thực và nền tảng của từ hiệp thông là hiệp thông với Chúa, với Mình Máu Chúa Kitô, với ân huệ Thánh Thần. Chính nhờ sự hiệp thông nền tảng đó, chúng ta mới có sự hiệp thông đích thực trong Hội Thánh. Như thế, Năm Thánh phải là thời gian đặc biệt cho mỗi người – giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân – củng cố mối hiệp thông của mình với Chúa. Đồng thời, khi có những khác biệt, kể cả những xung đột, chúng ta cần phải tìm lại xem đâu là sứ mạng của Hội Thánh và đâu là đường lối của Chúa mà Hội Thánh phải đi; nhờ đó mới có thể vượt lên trên những khác biệt mà sống sự hiệp thông đúng nghĩa như Chúa muốn.
Trong bài thuyết trình tiếng Anh, với phần lớn cử toạ cũng là người Việt! (nhưng tôi hiểu ra rằng đối với các bạn trẻ Việt kiều từ 30 tuổi trở xuống, nghe tiếng Việt là điều rất khó khăn), tôi nói đến những điều tôi mong học hỏi từ Giáo Hội Hoa Kỳ, ví dụ như làm sao có thể sống và làm chứng cho Tin Mừng trong một đất nước giầu có về vật chất và khoa học kỹ thuật cao như nước Mỹ, làm sao để phát triển vai trò của người giáo dân trong Giáo Hội như tôi quan sát thấy trong Giáo Hội Hoa Kỳ. Đồng thời, tôi chia sẻ với các bạn kinh nghiệm sống đức tin của Giáo Hội Việt Nam, nhấn mạnh đặc biệt đến gia đình như môi trường căn bản và cần thiết nhất trong việc nuôi dưỡng, vun xới và chuyển giao sự sống đức tin từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Cha Hiền: Đại hội này có để lại cho Đức cha ấn tượng đặc biệt nào không, thưa Đức cha?
ĐC Khảm: Khá nhiều ấn tượng. Ở đây tôi chỉ muốn nói đến một điều là sức sống của Giáo Hội. Hình như các phương tiện truyền thông thích nói đến những chuyện tiêu cực trong Giáo Hội Hoa Kỳ như vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em… và hình như phải làm rùm beng những chuyện đó thì mới thu hút người xem và người nghe. Nhưng có biết bao điều tích cực khác mà chúng ta không để ý đến. Chẳng hạn, khi tham dự đại hội này, tôi tự hỏi các mục tử trong Giáo Hội Hoa Kỳ đã nỗ lực như thế nào để có thể chu toàn sứ mạng loan báo Tin Mừng trong thời đại tục hoá như ngày nay? Các ngài và những cộng sự viên đã phải làm việc cật lực ra sao để có được một đại hội phong phú về số lượng và chất lượng như thế? Anh chị em giáo dân nói chung, cách riêng các giáo lý viên, đã tha thiết thế nào với sứ mạng của Hội Thánh để có được sự tham gia tích cực như thế? Tất cả đều nói lên sức sống mãnh liệt của Hội Thánh, sự phong phú tuyệt vời của ân huệ Thiên Chúa.
Cha Hiền: Ngoài việc tham dự Đại hội Giáo lý, Đức cha còn có công việc nào khác tại LA?
ĐC Khảm: Tôi và cha Luy Tuấn đã đến thăm Đại chủng viện Saint John và Nhà Đào Tạo Chủng sinh dự bị của giáo phận LA. Chúng tôi đã có những buổi gặp gỡ và trò chuyện thân tình với cha Giám đốc và một vài cha giáo sư ở đó, tìm hiểu về chương trình đào tạo và trao đổi những vấn đề liên hệ đến hai bên.
Cha Hiền: Con nghe nói Đức cha có cuộc gặp gỡ với cộng đồng công giáo Việt Nam tại Quận Cam ( Orange County)?
ĐC Khảm: Theo lời mời của Đức cha Tod Brown và Đức cha Mai Thanh Lương của giáo phận Orange County, tôi đã đến thăm các ngài và sau đó, dâng Thánh Lễ với cộng đồng giáo dân Việt Nam tại Trung Tâm Công Giáo của Orange County. Sau Thánh Lễ, còn có buổi trò chuyện thân mật về đề tài Thánh Kinh trong Đời Sống Kitô hữu. Anh chị em giáo dân Việt Nam tại đây rất đạo đức tốt lành. Chỉ là buổi tối Thứ Hai trong tuần nhưng anh chị em đã đến rất đông để cùng cầu nguyện, gặp gỡ và trao đổi về Lời Chúa.
Cha Hiền: Trong chuyến đi lần này, ngoài tiểu bang California, Đức cha có đi đến tiểu bang nào khác nữa không?
ĐC Khảm: Sau thời gian ở Cali, tôi và cha Luy Tuấn đã đi Washington, DC. Ở đây, theo lời mời của cha chính xứ giáo xứ Mẹ Việt Nam tại Maryland, tôi đã có một buổi tối tĩnh tâm Mùa Chay với cộng đoàn và hôm sau cử hành Lễ Lá với cộng đoàn. Nhân cơ hội này, tôi cũng đến thăm trường cũ và tìm hiểu một vài việc liên quan.
Cha Hiền: Như vậy, Đức cha đã có chuyến đi thật tốt đẹp, xin chúc mừng Đức cha. Chúng con cũng nghe nói Đức Hồng Y của chúng ta cũng sẽ đi Mỹ vào thời gian gần đây?
ĐC Khảm: Đúng thế. Cha biết là cách đây gần hai năm, Đức Hồng Y Mahoney của LA và Đức Hồng Y của chúng ta đã ký kết bản liên kết giữa hai tổng giáo phận, nhìn nhận nhau như chị em và nâng đỡ nhau trong việc thi hành sứ mạng. Cũng vì mối liên kết đó, Đức Hồng Y Mahoney đã gửi thư mời Đức Hồng Y của chúng ta sang chủ sự Thánh Lễ tôn vinh Lòng Chúa thương xót, cử hành vào Chúa Nhật II Phục Sinh hằng năm. Mặc dù bận rộn với rất nhiều công việc của giáo phận, Đức Hồng Y của chúng ta đã nhận lời mời, nhằm mục đích củng cố tình hiệp thông giữa hai tổng giáo phận. Ngược lại, có thể vào cuối năm nay, Đức Hồng Y Mahoney sẽ đến thăm giáo phận chúng ta, tất cả đều nằm trong mối liên kết giữa hai tổng giáo phận chứ không có mục đích nào khác.
Cha Hiền: Dù vậy, có một câu hỏi khá tế nhị xin được nêu lên với Đức cha. Người ta nói rằng có dư luận chống đối chuyến đi sắp tới của Đức Hồng Y tại Hoa Kỳ, điều này có thật không, thưa Đức cha?
ĐC Khảm: Qua các phương tiện truyền thông, tôi cũng biết đến điều đó và phải nói là rất buồn. Những phản ứng đó có thể do thiện ý nhưng có lẽ phát xuất từ cách nhìn nhận vấn đề khác với chúng ta, nghĩa là nhìn từ góc độ chính trị. Hôm nay là Thứ Sáu Tuần Thánh và tôi không thể không nghĩ đến vụ án Chúa Giêsu. Người Do Thái lúc đó đã tố cáo Chúa Giêsu trước toà tổng trấn Philatô rằng: Ông này xưng mình là Vua, mà kẻ nào dám xưng mình là vua thì người đó là kẻ thù của hoàng đế Rôma! Rõ ràng là lời tố cáo mang tính chính trị, và chính lời tố cáo đó đã đẩy Philatô đến chỗ phải ra lệnh đóng đinh Chúa Giêsu dù trong lòng vẫn tự nhủ: “Ông này không có tội lỗi gì cả”. Thế nhưng Chúa Giêsu có đến trần gian này để làm chính trị đâu! “Nước của Tôi không thuộc thế gian này”, Người đã tuyên bố như thế trước mặt Philatô và người công giáo nào cũng thuộc lòng lời tuyên bố đó.
Cũng vậy, Đức Hồng Y của chúng ta có mặt ở LA không vì mục đích chính trị. Dù tôn trọng chính kiến của mỗi người, nhưng tôi thấy cần khẳng định điều này: Ngài đến đó để chủ sự một nghi lễ tôn giáo, để bày tỏ và củng cố sự hiệp thông giữa hai tổng giáo phận LA và Sàigòn cũng như mối hiệp thông giữa cộng đồng công giáo Việt Nam hải ngoại và Giáo Hội tại quê nhà. Đơn giản chỉ là thế và tôi dám tin rằng đại đa số anh chị em tín hữu công giáo Việt Nam hải ngoại cũng thấy rõ điều đó. Ngài sẽ chủ sự Thánh Lễ tôn vinh lòng Chúa thương xót. Vì thế, chúng ta cùng cầu xin cho sứ điệp và sức mạnh của lòng thương xót chạm đến cõi lòng mỗi người và biến đổi chúng ta nên chứng nhân của lòng thương xót: “Phúc cho ai có lòng thương xót vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương”.
Lời trần tình với những người Công giáo
+GM. Phaolô Bùi Văn Đọc
09:16 02/04/2010
Lời trần tình với những người Công giáo
Tuần Thánh năm nay, tư tưởng đầu tiên đến với tôi là “niềm hy vọng ”. Mặc dù, qua theo dõi tin tức hằng ngày, tôi biết khá rõ tinh hình Giáo hội Công giáo trên thế giới càng ngày càng gặp nhiều khó khăn. Đức Thánh Cha Bênêđictô gặp rất nhiều đau khổ, vì đã mạnh dạn lên tiếng bảo vệ những giá trị căn bản cho thế giới con người như là “Chân lý, Tình yêu và Sự Sống”. Ngài cũng đã quyết tâm canh tân Giáo Hội bằng cách canh tân hàng giáo sĩ. Năm Linh mục được lập ra cũng vì mục đích đó.
Chính vì Giáo Hội quyết chí canh tân, kẻ thù quan trọng hơn cả của Giáo Hội là “thần dữ” nhất quyết chống lại Giáo Hội và tìm cách phá Giáo Hội. Thần dữ áp dụng “chiến lược gậy ông đập lưng ông” để đánh phá Giáo Hội, làm cho Giáo Hội nản chí, không còn quyết tâm bảo vệ các giá trị truyền thống của mình nữa. Thần dữ lợi dụng những lỗi lầm của các giáo sĩ trong Giáo Hội về phương diện lạm dụng tình dục, có khi đã xảy ra cách đây 60 năm, để thúc đẩy các thế lực thù địch tấn công Giáo Hội, làm mất uy tín của Giáo Hội, đặc biệt của hàng Giáo phẩm, và ngay cả uy tín của Đức Thánh Cha.Nếu công bằng mà phân tích tình hình đạo đức trên thế giới, nhiều người đều phải công nhận là thế giới chúng ta đang xuống dốc cách trầm trọng về nhiều phương diện, đặc biệt về phương diện luân lý tính dục. Bệnh “Aids” đang lan tràn khắp nơi trên thế giới chẳng phải là hậu quả rõ rệt của một sự sa đoạ trầm trọng về phương diện luân lý đó sao? Tình trạng nhiều gia đình tan rã vì nạn ly dị kéo theo nhiều hậu quả bi thảm cho hạnh phúc gia đình cũng không thể chối cãi được! Nạn phá thai và giết người bừa bãi khắp nơi đã tới mức không thể chấp nhận được nữa! Máu của những người vô tội đã kêu lên tới thấu trời! Hằng ngày các toà án trên thế giới phải giải quyết không biết bao nhiêu các vụ loạn luân trong gia đình. Những trường hợp lạm dụng tình dục nhan nhản khắp nơi trong các cơ quan và xí nghiệp, thậm chí trong cả các trường học.Xét về việc lạm dụng tình dục, phải công nhận rằng so với ngoài xã hội, tỷ lệ phạm pháp trong Giáo Hội rất thấp. Ấy vậy mà các thế lực trần gian, thù địch với Giáo Hội, bao gồm nhiều báo chí và các phương tiện truyền thông, các tập đoàn luật sư… tập trung chĩa mũi dùi vào Giáo Hội. Họ muốn làm gì đây? Phải chăng họ muốn làm sụp đổ uy tín tinh thần của Giáo Hội, để Giáo Hội không còn dám lên tiếng nói về những điều mà họ không ưa thích. Dĩ nhiên việc trừng trị những tội ác thực sự đã xảy ra là điều phải lẽ, các nạn nhân của lạm dụng tình dục thật đáng thương và phải được đền bù xứng đáng. Nhưng không phải vì thế mà bôi nhọ cả một Tập thể, và gán ghép trách nhiệm một cách bừa bãi.
Việc gán ghép trách nhiệm cho Đức Thánh Cha rõ ràng phát xuất từ “ý đồ làm hại” ngài mà thôi. Chúng ta thử suy nghĩ về một con người mà hơn phân nửa cuộc đời miệt mài trong công tác nghiên cứu và suy tư thần học, và sau đó chỉ làm Giám Mục giáo phận Munich một thời gian rất ngắn, chưa đủ để sắp xếp và ổn định công việc trong giáo phận mình, thì đã được chuyển về Rôma lãnh trách nhiệm “bảo vệ đức tin”, và đã hết mình trong công việc này đến nỗi chấp nhận mang tiếng là “khắt khe”, là “xe tăng”. Bây giờ thì lại bị gán cho cái tội là “không nghiêm khắc đủ”. “Miệng đời” quả thật là “điêu ngoa”. Sự điêu ngoa này chỉ có thể hiểu được, nếu nó phát xuất từ “thần dữ”. Theo lời Kinh Thánh, Satan nói dối và điêu ngoa ngay từ thưở ban đầu (x. St 3,4-5).Tôi nghĩ đã đến lúc phải mạnh mẽ lên tiếng thức tỉnh lương tâm các nhà báo, các người làm công tác truyền thông xã hội, những luật sư thường chỉ chú trọng tới tiền bạc, những con người “đầu cơ chính trị”, về sự công bằng trong nhận định và phê phán về người khác, về lịch sự và văn minh trong ngôn từ khi viết hay phát biểu những điều có liên quan tới những con người lãnh đạo tinh thần và tôn giáo, đặc biệt là Đức Thánh Cha. Hãy nhìn xem phản ứng của những tín đồ Hồi giáo khắp năm châu, khi có những lời mà họ cho là xúc phạm tới tôn giáo của họ hay các lãnh đạo tinh thần của họ.Tôi rất ngạc nhiên là nhiều người trí thức trong các xã hội dân chủ và văn minh, lại không chịu làm một bài tính so sánh thái độ hiền hoà nhịn nhục của những người công giáo, mà nhất là của các lãnh đạo tinh thần của họ, với thái dộ hằn học và thô tục của những người không ngừng lên tiếng chỉ trích những vị hữu trách đạo cũng như đời. Thái độ quá ư vô trách nhiệm của một số những người trí thức thời đại quả thực không còn chấp nhận được nữa.Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đích thực là một con người hiền hòa, bình tĩnh, trái tim dào dạt yêu thương, đầu óc rộng mở lắng nghe, đối thoại, đón nhận với lòng kính trọng những lời nói thẳng, nói thật. Đức Thánh Cha là một “con người của chân lý”, luôn luôn phục vụ chân lý, luôn dùng những lời lẽ tế nhị để nói lên sự thật, đang bị “những thế lực dối trá” toa rập với nhau để tấn công và làm hại. Trong lịch sử Kitô giáo, từ lúc ban đầu những thế lực xấu đã toa rập với nhau mà chống lại “Tôi Tớ thánh của Thiên Chúa là Đức Giêsu, Đấng Thiên Chúa đã xức dầu” (Cv 4, 27).
Tôi ước mong tất cả mọi thành phần Dân Chúa trên thế giới hãy đoàn kết với nhau, trước hết để ý thức cái “hiểm hoạ” của những lời vu oan và phỉ báng của những thế lực chống đối Giáo Hội đang toa rập nhau tìm cách làm sụp đổ uy tín của Đức Thánh Cha, của Hàng Giáo Phẩm thế giới, gạt bỏ hoàn toàn ảnh hưởng tinh thần và đạo đức của Giáo Hội Công Giáo. Thứ hai là các giáo sĩ, trong “Năm Linh mục” này hãy cố gắng tối đa để canh tân bản thân và đời sống, tránh làm cớ cho thế gian to tiếng sỉ nhục Giáo Hội và cả Chúa Giêsu nữa.Dù cho sự dữ có lan tràn, tình thương của Thiên Chúa đối với loài người còn lớn hơn sự dữ, mạnh hơn tử thần. Thần dữ dù có mưu mô đến cỡ nào, có tập trung các mãnh lực thù địch của thế gian nhiều đến mấy để chống phá Giáo Hội, chúng ta cũng không sợ. Chúa Phục Sinh không ngừng đến và nói với chúng ta: Đừng sợ! Chúa Thánh Thần là Tình Yêu của Chúa Phục Sinh đổi mới mọi sự trong ngoài chúng ta. Nhưng quan trọng hơn cả vẫn là “nội tâm con người”. Hãy cảnh giác đối với những kẻ nội thù là những sự dữ trong lòng chúng ta! Và đừng để cho “thần dữ” có chỗ trong lòng chúng ta! Hãy để cho Tình Yêu của Chúa Phục Sinh thanh tẩy và đổi mới mọi sự. Chúa Phục Sinh là “Niềm Hy vọng” của chúng ta.
+ Phaolô Bùi Văn Đọc
Giám mục Đặc trách Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin
trực thuộc HĐGM Việt Nam
Tuần Thánh năm nay, tư tưởng đầu tiên đến với tôi là “niềm hy vọng ”. Mặc dù, qua theo dõi tin tức hằng ngày, tôi biết khá rõ tinh hình Giáo hội Công giáo trên thế giới càng ngày càng gặp nhiều khó khăn. Đức Thánh Cha Bênêđictô gặp rất nhiều đau khổ, vì đã mạnh dạn lên tiếng bảo vệ những giá trị căn bản cho thế giới con người như là “Chân lý, Tình yêu và Sự Sống”. Ngài cũng đã quyết tâm canh tân Giáo Hội bằng cách canh tân hàng giáo sĩ. Năm Linh mục được lập ra cũng vì mục đích đó.
Chính vì Giáo Hội quyết chí canh tân, kẻ thù quan trọng hơn cả của Giáo Hội là “thần dữ” nhất quyết chống lại Giáo Hội và tìm cách phá Giáo Hội. Thần dữ áp dụng “chiến lược gậy ông đập lưng ông” để đánh phá Giáo Hội, làm cho Giáo Hội nản chí, không còn quyết tâm bảo vệ các giá trị truyền thống của mình nữa. Thần dữ lợi dụng những lỗi lầm của các giáo sĩ trong Giáo Hội về phương diện lạm dụng tình dục, có khi đã xảy ra cách đây 60 năm, để thúc đẩy các thế lực thù địch tấn công Giáo Hội, làm mất uy tín của Giáo Hội, đặc biệt của hàng Giáo phẩm, và ngay cả uy tín của Đức Thánh Cha.Nếu công bằng mà phân tích tình hình đạo đức trên thế giới, nhiều người đều phải công nhận là thế giới chúng ta đang xuống dốc cách trầm trọng về nhiều phương diện, đặc biệt về phương diện luân lý tính dục. Bệnh “Aids” đang lan tràn khắp nơi trên thế giới chẳng phải là hậu quả rõ rệt của một sự sa đoạ trầm trọng về phương diện luân lý đó sao? Tình trạng nhiều gia đình tan rã vì nạn ly dị kéo theo nhiều hậu quả bi thảm cho hạnh phúc gia đình cũng không thể chối cãi được! Nạn phá thai và giết người bừa bãi khắp nơi đã tới mức không thể chấp nhận được nữa! Máu của những người vô tội đã kêu lên tới thấu trời! Hằng ngày các toà án trên thế giới phải giải quyết không biết bao nhiêu các vụ loạn luân trong gia đình. Những trường hợp lạm dụng tình dục nhan nhản khắp nơi trong các cơ quan và xí nghiệp, thậm chí trong cả các trường học.Xét về việc lạm dụng tình dục, phải công nhận rằng so với ngoài xã hội, tỷ lệ phạm pháp trong Giáo Hội rất thấp. Ấy vậy mà các thế lực trần gian, thù địch với Giáo Hội, bao gồm nhiều báo chí và các phương tiện truyền thông, các tập đoàn luật sư… tập trung chĩa mũi dùi vào Giáo Hội. Họ muốn làm gì đây? Phải chăng họ muốn làm sụp đổ uy tín tinh thần của Giáo Hội, để Giáo Hội không còn dám lên tiếng nói về những điều mà họ không ưa thích. Dĩ nhiên việc trừng trị những tội ác thực sự đã xảy ra là điều phải lẽ, các nạn nhân của lạm dụng tình dục thật đáng thương và phải được đền bù xứng đáng. Nhưng không phải vì thế mà bôi nhọ cả một Tập thể, và gán ghép trách nhiệm một cách bừa bãi.
Việc gán ghép trách nhiệm cho Đức Thánh Cha rõ ràng phát xuất từ “ý đồ làm hại” ngài mà thôi. Chúng ta thử suy nghĩ về một con người mà hơn phân nửa cuộc đời miệt mài trong công tác nghiên cứu và suy tư thần học, và sau đó chỉ làm Giám Mục giáo phận Munich một thời gian rất ngắn, chưa đủ để sắp xếp và ổn định công việc trong giáo phận mình, thì đã được chuyển về Rôma lãnh trách nhiệm “bảo vệ đức tin”, và đã hết mình trong công việc này đến nỗi chấp nhận mang tiếng là “khắt khe”, là “xe tăng”. Bây giờ thì lại bị gán cho cái tội là “không nghiêm khắc đủ”. “Miệng đời” quả thật là “điêu ngoa”. Sự điêu ngoa này chỉ có thể hiểu được, nếu nó phát xuất từ “thần dữ”. Theo lời Kinh Thánh, Satan nói dối và điêu ngoa ngay từ thưở ban đầu (x. St 3,4-5).Tôi nghĩ đã đến lúc phải mạnh mẽ lên tiếng thức tỉnh lương tâm các nhà báo, các người làm công tác truyền thông xã hội, những luật sư thường chỉ chú trọng tới tiền bạc, những con người “đầu cơ chính trị”, về sự công bằng trong nhận định và phê phán về người khác, về lịch sự và văn minh trong ngôn từ khi viết hay phát biểu những điều có liên quan tới những con người lãnh đạo tinh thần và tôn giáo, đặc biệt là Đức Thánh Cha. Hãy nhìn xem phản ứng của những tín đồ Hồi giáo khắp năm châu, khi có những lời mà họ cho là xúc phạm tới tôn giáo của họ hay các lãnh đạo tinh thần của họ.Tôi rất ngạc nhiên là nhiều người trí thức trong các xã hội dân chủ và văn minh, lại không chịu làm một bài tính so sánh thái độ hiền hoà nhịn nhục của những người công giáo, mà nhất là của các lãnh đạo tinh thần của họ, với thái dộ hằn học và thô tục của những người không ngừng lên tiếng chỉ trích những vị hữu trách đạo cũng như đời. Thái độ quá ư vô trách nhiệm của một số những người trí thức thời đại quả thực không còn chấp nhận được nữa.Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đích thực là một con người hiền hòa, bình tĩnh, trái tim dào dạt yêu thương, đầu óc rộng mở lắng nghe, đối thoại, đón nhận với lòng kính trọng những lời nói thẳng, nói thật. Đức Thánh Cha là một “con người của chân lý”, luôn luôn phục vụ chân lý, luôn dùng những lời lẽ tế nhị để nói lên sự thật, đang bị “những thế lực dối trá” toa rập với nhau để tấn công và làm hại. Trong lịch sử Kitô giáo, từ lúc ban đầu những thế lực xấu đã toa rập với nhau mà chống lại “Tôi Tớ thánh của Thiên Chúa là Đức Giêsu, Đấng Thiên Chúa đã xức dầu” (Cv 4, 27).
Tôi ước mong tất cả mọi thành phần Dân Chúa trên thế giới hãy đoàn kết với nhau, trước hết để ý thức cái “hiểm hoạ” của những lời vu oan và phỉ báng của những thế lực chống đối Giáo Hội đang toa rập nhau tìm cách làm sụp đổ uy tín của Đức Thánh Cha, của Hàng Giáo Phẩm thế giới, gạt bỏ hoàn toàn ảnh hưởng tinh thần và đạo đức của Giáo Hội Công Giáo. Thứ hai là các giáo sĩ, trong “Năm Linh mục” này hãy cố gắng tối đa để canh tân bản thân và đời sống, tránh làm cớ cho thế gian to tiếng sỉ nhục Giáo Hội và cả Chúa Giêsu nữa.Dù cho sự dữ có lan tràn, tình thương của Thiên Chúa đối với loài người còn lớn hơn sự dữ, mạnh hơn tử thần. Thần dữ dù có mưu mô đến cỡ nào, có tập trung các mãnh lực thù địch của thế gian nhiều đến mấy để chống phá Giáo Hội, chúng ta cũng không sợ. Chúa Phục Sinh không ngừng đến và nói với chúng ta: Đừng sợ! Chúa Thánh Thần là Tình Yêu của Chúa Phục Sinh đổi mới mọi sự trong ngoài chúng ta. Nhưng quan trọng hơn cả vẫn là “nội tâm con người”. Hãy cảnh giác đối với những kẻ nội thù là những sự dữ trong lòng chúng ta! Và đừng để cho “thần dữ” có chỗ trong lòng chúng ta! Hãy để cho Tình Yêu của Chúa Phục Sinh thanh tẩy và đổi mới mọi sự. Chúa Phục Sinh là “Niềm Hy vọng” của chúng ta.
+ Phaolô Bùi Văn Đọc
Giám mục Đặc trách Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin
trực thuộc HĐGM Việt Nam
Thánh Lễ Truyền Dầu năm 2010 tại giáo phận Phát Diệm
Maria Tuyết Tuyết
09:44 02/04/2010
Thánh Lễ Truyền Dầu năm 2010 tại giáo phận Phát Diệm
PHÁT DIỆM.- Vào hồi 9h00, thứ năm Tuần Thánh (ngày 01/04/2010), Đức cha Giuse Nguyễn Năng cùng linh mục đoàn Phát Diệm cử hành cách trọng thể Thánh lễ Truyền Dầu tại Giáo xứ Ninh Bình. Cùng với sự tham dự của đông đảo quý Tu sĩ nam nữ, tiểu Chủng sinh và anh chị em giáo hữu trong giáo phận.
Ngay sau ngày chầu lượt và ngày giới trẻ Giáo phận vào Chúa Nhật lễ lá tại Giáo xứ Ninh Bình, Cha Giuse Trần Ngọc Văn - Tổng Đại Diện, chính xứ kiêm trưởng hạt Ninh Bình đã chuẩn bị cách chu đáo cho ngày thứ 5 Tuần Thánh, vì Ninh Bình tiếp tục được chọn làm điểm khởi đầu cho Tam Nhật Thánh bằng thánh lễ truyền dầu, nhằm nhắc nhớ biến cố Chúa Giêsu lập Bí tích Thánh Thể và truyền chức Thánh.
Nằm ở trung tâm Thành phố Ninh Bình, Giáo xứ Ninh Bình song song với đường sắt Bắc nam và bên cạnh là núi “Ngọc Mỹ Nhân” (núi Cánh Diều), nơi đã từng thấm đẫm những dòng máu của nhiều anh hùng Tử Đạo quyết không sợ cảnh “đầu rơi” để bảo vệ niềm tin của mình; như cuộc tử đạo ngày 28/04/1840 của cha Thánh Phaolô Phạm Khắc Khoan, thầy Gioan Baotixita Đinh Văn Thanh, và thầy Phêrô Nguyễn Văn Hiếu và của rất nhiều vị Thánh tử đạo khác....Ninh Bình vốn tấp nập với thị thành, nay đã trở nên tấp nập hơn; ngay từ sáng sớm, các đoàn xe của giáo dân từ khắp các giáo xứ trong giáo phận đã tuốn vào nhà thờ, những hàng ghế băng chẳng mấy chốc đã chật kín người.
Đúng 8h30 đoàn rước được khởi hành từ nhà khách giáo xứ, trong tiếng kèn rền vang với những bài thánh thi, những phẩm phục của quý Sơ, quý Thầy và đặc biệt của linh mục đoàn cùng Đức Cha chủ tế trong niềm hân hoan chào đón của cộng đoàn, đáp lại, Đức Cha vừa đi, vừa ban phép lành cho cộng đoàn.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha đã mời gọi cộng đoàn hiệp ý cử hành thánh lễ để nhắc nhớ đến biến cố của hơn hai ngàn năm qua, trước ngày Chúa Giêusu chịu khổ hình thập giá, Ngài đã lập phép Thánh Thể và truyền chức Linh mục.
Thánh lễ làm phép và thánh hiến dầu nói lên biểu hiệu của dầu thánh trong các bí tích rửa tội, thêm sức, truyền chức thánh và xức dầu bệnh nhân, cũng như một số phụ tích như Nghi thức thánh hiến nhà thờ và bàn thờ. Đó là thời điểm quan trọng đối với cuộc sống của mọi cộng đoàn Giáo phận, quây quần chung quanh vị chủ chăn của mình để củng cố sự hiệp nhất và lòng trung thành với Chúa Kitô, Thượng Tế đời đời duy nhất. Đồng thời cũng là dịp để Đức Giám mục và các linh mục Giáo phận canh tân các lời hứa ngày thụ phong. Chính vì thế, hôm nay quý cha trong giáo phận đã về đồng tế đông đủ và sốt sắng.
Trong bài giảng, Đức Cha đã chia sẻ về đời sống linh mục và những thách đố trong đời sống hiện nay, đặc biệt là trong năm thánh Linh mục 2010. Ngài cũng nhắn nhủ các Linh mục hãy đoàn kết và trở nên chủ chiên tốt lành theo gương Đức Kitô, vị “mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (Ga 10,11).
Đức Cha đã nhắc lại với linh mục đoàn về lời hứa khi lãnh nhận chức vụ linh mục. Trong tinh thần vâng phục, yêu mến, linh mục đoàn đã lặp lại lời hứa của mình trước Đấng bản quyền và toàn thể cộng đoàn. Ngài ngỏ lời với các linh mục:
Anh em linh mục thân mến,
Trong ngày kỷ niệm Ðức Kitô chia sẻ chức vụ tư tế của Người cho các thánh Tông Ðồ và mỗi người chúng ta, anh em có muốn lặp lại những lời anh em đã tuyên hứa trước mặt giám mục của anh em, và trước mặt cộng đoàn dân Chúa, trong ngày anh em lãnh nhận chức linh mục không?
Các linh mục đồng thanh thưa: Thưa con muốn.
Giám mục: Ngày chúng ta lãnh nhận chức thánh vì yêu mến Chúa Kitô và để phục vụ Hội Thánh Người, chúng ta đã vui lòng chấp nhận trách nhiệm phục vụ cộng đoàn được giao phó cho chúng ta.
Vậy, anh em có muốn ngày càng gắn bó hơn với Chúa Giêsu và cố gắng noi gương Người mà từ bỏ bản thân và trung thành giữ những lời chúng ta đã cam kết không?
Linh mục: Thưa con muốn.
Giám mục: Chúng ta phải là những người quản lý trung thành đối với các mầu nhiệm của Thiên Chúa khi rao giảng Lời Chúa, cử hành bí tích Thánh Thể và các bí tích khác.
Vậy, theo gương Chúa Kitô là thủ lãnh và là mục tử của chúng ta, anh em có muốn thi hành chức vụ của mình một cách nhiệt thành và vô vị lợi không?
Linh mục: Thưa con muốn.
Sau đó, Đức Cha ngỏ lời với cộng đoàn:
- Anh chị em giáo dân thân mến, xin anh chị em cầu nguyện cho các linh mục của anh chị em, xin Thiên Chúa ban cho các ngài đầy tràn ân sủng, để các ngài trở nên những tôi tớ trung thành của Ðức Kitô Thượng Tế, và nhờ đó mà dẫn đưa anh chị em đến với Người là nguồn mạch duy nhất của ơn cứu độ.
Các bình dầu hôm nay được Đức giám mục long trọng làm phép để trở thành dầu Thánh hiến, dầu Dự tòng và dầu Bệnh nhân. Các bình dầu này sẽ được sử dụng trong suốt năm phụng vụ 2010.
Kết thúc thánh lễ, Đức Cha, quý Cha và quý khách đã dùng bữa tiệc thân thiện tại nhà khách giáo xứ, như bữa tiệc xưa kia của Chúa Giêsu và các môn đệ, cũng trong bữa tiệc này Chúa Giêsu đã trao cho các tông đồ thêm một thông điệp yêu thương và một mẫu gương “phục vụ” đến quên mình, cúi xuống rửa chân cho các môn đệ, để các môn đệ cũng làm như chính Chúa đã làm cho các ông.
PHÁT DIỆM.- Vào hồi 9h00, thứ năm Tuần Thánh (ngày 01/04/2010), Đức cha Giuse Nguyễn Năng cùng linh mục đoàn Phát Diệm cử hành cách trọng thể Thánh lễ Truyền Dầu tại Giáo xứ Ninh Bình. Cùng với sự tham dự của đông đảo quý Tu sĩ nam nữ, tiểu Chủng sinh và anh chị em giáo hữu trong giáo phận.
Nằm ở trung tâm Thành phố Ninh Bình, Giáo xứ Ninh Bình song song với đường sắt Bắc nam và bên cạnh là núi “Ngọc Mỹ Nhân” (núi Cánh Diều), nơi đã từng thấm đẫm những dòng máu của nhiều anh hùng Tử Đạo quyết không sợ cảnh “đầu rơi” để bảo vệ niềm tin của mình; như cuộc tử đạo ngày 28/04/1840 của cha Thánh Phaolô Phạm Khắc Khoan, thầy Gioan Baotixita Đinh Văn Thanh, và thầy Phêrô Nguyễn Văn Hiếu và của rất nhiều vị Thánh tử đạo khác....Ninh Bình vốn tấp nập với thị thành, nay đã trở nên tấp nập hơn; ngay từ sáng sớm, các đoàn xe của giáo dân từ khắp các giáo xứ trong giáo phận đã tuốn vào nhà thờ, những hàng ghế băng chẳng mấy chốc đã chật kín người.
Đúng 8h30 đoàn rước được khởi hành từ nhà khách giáo xứ, trong tiếng kèn rền vang với những bài thánh thi, những phẩm phục của quý Sơ, quý Thầy và đặc biệt của linh mục đoàn cùng Đức Cha chủ tế trong niềm hân hoan chào đón của cộng đoàn, đáp lại, Đức Cha vừa đi, vừa ban phép lành cho cộng đoàn.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha đã mời gọi cộng đoàn hiệp ý cử hành thánh lễ để nhắc nhớ đến biến cố của hơn hai ngàn năm qua, trước ngày Chúa Giêusu chịu khổ hình thập giá, Ngài đã lập phép Thánh Thể và truyền chức Linh mục.
Thánh lễ làm phép và thánh hiến dầu nói lên biểu hiệu của dầu thánh trong các bí tích rửa tội, thêm sức, truyền chức thánh và xức dầu bệnh nhân, cũng như một số phụ tích như Nghi thức thánh hiến nhà thờ và bàn thờ. Đó là thời điểm quan trọng đối với cuộc sống của mọi cộng đoàn Giáo phận, quây quần chung quanh vị chủ chăn của mình để củng cố sự hiệp nhất và lòng trung thành với Chúa Kitô, Thượng Tế đời đời duy nhất. Đồng thời cũng là dịp để Đức Giám mục và các linh mục Giáo phận canh tân các lời hứa ngày thụ phong. Chính vì thế, hôm nay quý cha trong giáo phận đã về đồng tế đông đủ và sốt sắng.
Trong bài giảng, Đức Cha đã chia sẻ về đời sống linh mục và những thách đố trong đời sống hiện nay, đặc biệt là trong năm thánh Linh mục 2010. Ngài cũng nhắn nhủ các Linh mục hãy đoàn kết và trở nên chủ chiên tốt lành theo gương Đức Kitô, vị “mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (Ga 10,11).
Đức Cha đã nhắc lại với linh mục đoàn về lời hứa khi lãnh nhận chức vụ linh mục. Trong tinh thần vâng phục, yêu mến, linh mục đoàn đã lặp lại lời hứa của mình trước Đấng bản quyền và toàn thể cộng đoàn. Ngài ngỏ lời với các linh mục:
Anh em linh mục thân mến,
Trong ngày kỷ niệm Ðức Kitô chia sẻ chức vụ tư tế của Người cho các thánh Tông Ðồ và mỗi người chúng ta, anh em có muốn lặp lại những lời anh em đã tuyên hứa trước mặt giám mục của anh em, và trước mặt cộng đoàn dân Chúa, trong ngày anh em lãnh nhận chức linh mục không?
Các linh mục đồng thanh thưa: Thưa con muốn.
Giám mục: Ngày chúng ta lãnh nhận chức thánh vì yêu mến Chúa Kitô và để phục vụ Hội Thánh Người, chúng ta đã vui lòng chấp nhận trách nhiệm phục vụ cộng đoàn được giao phó cho chúng ta.
Vậy, anh em có muốn ngày càng gắn bó hơn với Chúa Giêsu và cố gắng noi gương Người mà từ bỏ bản thân và trung thành giữ những lời chúng ta đã cam kết không?
Linh mục: Thưa con muốn.
Giám mục: Chúng ta phải là những người quản lý trung thành đối với các mầu nhiệm của Thiên Chúa khi rao giảng Lời Chúa, cử hành bí tích Thánh Thể và các bí tích khác.
Vậy, theo gương Chúa Kitô là thủ lãnh và là mục tử của chúng ta, anh em có muốn thi hành chức vụ của mình một cách nhiệt thành và vô vị lợi không?
Linh mục: Thưa con muốn.
Sau đó, Đức Cha ngỏ lời với cộng đoàn:
- Anh chị em giáo dân thân mến, xin anh chị em cầu nguyện cho các linh mục của anh chị em, xin Thiên Chúa ban cho các ngài đầy tràn ân sủng, để các ngài trở nên những tôi tớ trung thành của Ðức Kitô Thượng Tế, và nhờ đó mà dẫn đưa anh chị em đến với Người là nguồn mạch duy nhất của ơn cứu độ.
Các bình dầu hôm nay được Đức giám mục long trọng làm phép để trở thành dầu Thánh hiến, dầu Dự tòng và dầu Bệnh nhân. Các bình dầu này sẽ được sử dụng trong suốt năm phụng vụ 2010.
Kết thúc thánh lễ, Đức Cha, quý Cha và quý khách đã dùng bữa tiệc thân thiện tại nhà khách giáo xứ, như bữa tiệc xưa kia của Chúa Giêsu và các môn đệ, cũng trong bữa tiệc này Chúa Giêsu đã trao cho các tông đồ thêm một thông điệp yêu thương và một mẫu gương “phục vụ” đến quên mình, cúi xuống rửa chân cho các môn đệ, để các môn đệ cũng làm như chính Chúa đã làm cho các ông.
Lễ tưởng niệm cuộc thương khó Chúa Giêsu tại giáo xứ chính tòa Phú Cam Huế
Trương Trí
09:55 02/04/2010
LỄ TƯỞNG NIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ của CHÚA GIÊSU, SUY TÔN THÁNH GIÁ.
ĐI ĐÀNG THÁNH GIÁ ngoài trời tại Giáo xứ CHÍNH TÒA PHỦ CAM HUẾ.
Tối thứ sáu tuần Thánh, giáo xứ chính tòa Phủ cam Huế đã Tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa Giêsu một cách trọng thể, thánh lễ đồng tế do cha quản xứ và hai cha phó cử hành với sự tham dự của rất đông giáo dân, sinh viên học sinh đang học tại Huế, du khách nước ngoài cũng tới dự. Nhà thờ chính tòa rộng lớn vẫn không đủ chổ, dọc hành lang trong và ngoài nhà thờ đều chật kín. Tất cả các quạt lớn trong nhà thờ mở hết công suất nhưng vẫn nóng vì hơi người. Thế nhưng một điều đáng trân trọng là cộng đoàn vẫn sốt sắng tham dự thánh lễ, nhất là bài Thương khó dài hơn 30 phút nhưng mọi người vẫn trang nghiêm lắng nghe.
Xem hình lễ tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa
Trong bài giảng, cha chủ tế đã nhấn mạnh: “ Trong buổi cử hành phụng vụ hôm nay, điều nổi bật hơn cả không phải là các đau khổ nhục nhằn của cuộc Thương khó, nhưng là vinh quang của Thập giá, vì mỗi lần giáo hội tưởng niệm Chúa chịu chết thì đồng thời cũng tuyên xưng Ngài Phục sinh...
Hôm nay, chúng ta tưởng niệm cuộc thương khó của Đức Kitô. Cách đây hơn hai ngàn năm, trên đỉnh đồi Golgotha, có ba tử tội đã bị kết án tử hình. Ba tử tội tuy không sinh cùng năm nhưng lại chết cùng ngày cùng tháng. Ba tử tội đã đi vào cái chết thật khác nhau. Người thứ nhất bên tả đã oán trách số phận của mình. Cuộc đời anh chỉ biết giết người cướp của, cuộc đời anh chỉ biết lo gom góp cho bản thân, chỉ nhằm phục vụ bản thân, cuối cùng anh ra đi tay trắng trong uất hận đau thương. Người thứ hai bên hữu đã đón nhận cái chết trong khiêm tốn, ăn năn. Anh đã hoang phí cuộc đời để chạy theo ảo ảnh trần gian. Thế nhưng anh đã kịp ăn năn về cả một quá khứ lầm lạc. Anh chấp nhận cái chết khổ hình như một hình phạt xứng với tội lỗi của mình. Anh ra đi trong an bình của người biết sám hối ăn năn.
Ở chính giữa là thập giá Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã đi vào cái chết như của lễ đền tội cho nhân loại. Ngài đã chấp nhận cái chết vì chúng ta và để cứu rỗi chúng ta. Ngài chịu khổ hình không do lầm lỗi của mình, mà tự nguyện vâng phục Thánh ý Thiên Chúa Cha. Ngài chết cho tình yêu và vì tình yêu.”
Sau nghi thức Tưởng niệm Cuộc Thương khó là phần Suy tôn Thánh giá. Các linh mục đồng tế cung kính rước Thánh giá từ cuối nhà thờ lên Cung Thánh, với ba lần thờ kính và bái lạy, mọi người đều quỳ gối suy tôn:” Vinh quang của ta là Thánh giá Đức Kitô, chúng ta hãy đến thờ lạy”. Do lượng người quá đông nên nghi thức Hôn chân chỉ do các cha chủ sự và đại diện giáo xứ. Sau khi đi đàng Thánh giá ngoài trời, cộng đoàn tiếp tục tùy theo thời gian để Hôn chân cho đến hôm sau.
Như bài viết tôn vinh Thánh giá của cha Enmanuel Nguyễn Vinh Gioang: Trước khi Chúa Giêsu bị treo trên thập giá, thì thánh giá là một sự ô nhục, là tội lỗi, mọi người đều khinh bỉ. Nhưng sau khi Chúa Giêsu bị đóng đinh thì Thập giá là vinh quang, được mọi người kính trọng và tôn thờ.
Thật vậy, ngày nay nhiều người mang trang sức trên người là cây thánh giá, không chỉ là người Kitô hữu mà đủ mọi thành phần trong xã hội. Riêng người công giáo thì tôn kính thánh giá, mỗi ngày nhiều lần làm dấu thánh giá như là một cử chỉ tuyên xưng đức tin. Điều này thể hiện qua nghi thức suy tôn Thánh giá, nhiều thanh niên nam nữ vẫn sốt sắng và trang nghiêm trong buổi suy tôn Thánh giá này, dẫu cho thời gian quá dài. Nhất là trong cuộc sống xã hội ngày nay xô bồ đua chen và hưởng thụ.
Sau phần Tưởng niệm cuộc thương khó và suy tôn Thánh giá dài 1giờ 30 phút là phần đi đàng Thánh giá ngoài trời, phía trước sân nhà thờ. Tiền đường nhà thờ chính tòa được trang trí cờ tang màu tím để tưởng niệm về cái chết của Đức Giêsu, cái chết trên Thập giá. Mười bốn chặng đàng Thánh giá do 14 hội đoàn giáo xứ chính tòa phụ trách, cha phó xứ Benêđictô Ngô Văn Hài vác Thánh giá trên 14 chặng, cha quản xứ và cha phó xứ cùng tất cả cộng đoàn đi theo và sốt sắng suy niệm cuộc thương khó. Chặng thứ mười bốn, Thánh giá được vác lên tầng lầu của tiền đường nhà thờ như dấu chỉ Đức Giêsu vác Thánh giá lên đỉnh đồi Golgotha để chịu đóng đinh.
Kết thúc nghi thức vào lúc 21 giờ, mọi người ra về trong niềm tin hân hoan đón chờ ngày Phục sinh.
ĐI ĐÀNG THÁNH GIÁ ngoài trời tại Giáo xứ CHÍNH TÒA PHỦ CAM HUẾ.
Tối thứ sáu tuần Thánh, giáo xứ chính tòa Phủ cam Huế đã Tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa Giêsu một cách trọng thể, thánh lễ đồng tế do cha quản xứ và hai cha phó cử hành với sự tham dự của rất đông giáo dân, sinh viên học sinh đang học tại Huế, du khách nước ngoài cũng tới dự. Nhà thờ chính tòa rộng lớn vẫn không đủ chổ, dọc hành lang trong và ngoài nhà thờ đều chật kín. Tất cả các quạt lớn trong nhà thờ mở hết công suất nhưng vẫn nóng vì hơi người. Thế nhưng một điều đáng trân trọng là cộng đoàn vẫn sốt sắng tham dự thánh lễ, nhất là bài Thương khó dài hơn 30 phút nhưng mọi người vẫn trang nghiêm lắng nghe.
Xem hình lễ tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa
Trong bài giảng, cha chủ tế đã nhấn mạnh: “ Trong buổi cử hành phụng vụ hôm nay, điều nổi bật hơn cả không phải là các đau khổ nhục nhằn của cuộc Thương khó, nhưng là vinh quang của Thập giá, vì mỗi lần giáo hội tưởng niệm Chúa chịu chết thì đồng thời cũng tuyên xưng Ngài Phục sinh...
Hôm nay, chúng ta tưởng niệm cuộc thương khó của Đức Kitô. Cách đây hơn hai ngàn năm, trên đỉnh đồi Golgotha, có ba tử tội đã bị kết án tử hình. Ba tử tội tuy không sinh cùng năm nhưng lại chết cùng ngày cùng tháng. Ba tử tội đã đi vào cái chết thật khác nhau. Người thứ nhất bên tả đã oán trách số phận của mình. Cuộc đời anh chỉ biết giết người cướp của, cuộc đời anh chỉ biết lo gom góp cho bản thân, chỉ nhằm phục vụ bản thân, cuối cùng anh ra đi tay trắng trong uất hận đau thương. Người thứ hai bên hữu đã đón nhận cái chết trong khiêm tốn, ăn năn. Anh đã hoang phí cuộc đời để chạy theo ảo ảnh trần gian. Thế nhưng anh đã kịp ăn năn về cả một quá khứ lầm lạc. Anh chấp nhận cái chết khổ hình như một hình phạt xứng với tội lỗi của mình. Anh ra đi trong an bình của người biết sám hối ăn năn.
Ở chính giữa là thập giá Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã đi vào cái chết như của lễ đền tội cho nhân loại. Ngài đã chấp nhận cái chết vì chúng ta và để cứu rỗi chúng ta. Ngài chịu khổ hình không do lầm lỗi của mình, mà tự nguyện vâng phục Thánh ý Thiên Chúa Cha. Ngài chết cho tình yêu và vì tình yêu.”
Sau nghi thức Tưởng niệm Cuộc Thương khó là phần Suy tôn Thánh giá. Các linh mục đồng tế cung kính rước Thánh giá từ cuối nhà thờ lên Cung Thánh, với ba lần thờ kính và bái lạy, mọi người đều quỳ gối suy tôn:” Vinh quang của ta là Thánh giá Đức Kitô, chúng ta hãy đến thờ lạy”. Do lượng người quá đông nên nghi thức Hôn chân chỉ do các cha chủ sự và đại diện giáo xứ. Sau khi đi đàng Thánh giá ngoài trời, cộng đoàn tiếp tục tùy theo thời gian để Hôn chân cho đến hôm sau.
Như bài viết tôn vinh Thánh giá của cha Enmanuel Nguyễn Vinh Gioang: Trước khi Chúa Giêsu bị treo trên thập giá, thì thánh giá là một sự ô nhục, là tội lỗi, mọi người đều khinh bỉ. Nhưng sau khi Chúa Giêsu bị đóng đinh thì Thập giá là vinh quang, được mọi người kính trọng và tôn thờ.
Thật vậy, ngày nay nhiều người mang trang sức trên người là cây thánh giá, không chỉ là người Kitô hữu mà đủ mọi thành phần trong xã hội. Riêng người công giáo thì tôn kính thánh giá, mỗi ngày nhiều lần làm dấu thánh giá như là một cử chỉ tuyên xưng đức tin. Điều này thể hiện qua nghi thức suy tôn Thánh giá, nhiều thanh niên nam nữ vẫn sốt sắng và trang nghiêm trong buổi suy tôn Thánh giá này, dẫu cho thời gian quá dài. Nhất là trong cuộc sống xã hội ngày nay xô bồ đua chen và hưởng thụ.
Sau phần Tưởng niệm cuộc thương khó và suy tôn Thánh giá dài 1giờ 30 phút là phần đi đàng Thánh giá ngoài trời, phía trước sân nhà thờ. Tiền đường nhà thờ chính tòa được trang trí cờ tang màu tím để tưởng niệm về cái chết của Đức Giêsu, cái chết trên Thập giá. Mười bốn chặng đàng Thánh giá do 14 hội đoàn giáo xứ chính tòa phụ trách, cha phó xứ Benêđictô Ngô Văn Hài vác Thánh giá trên 14 chặng, cha quản xứ và cha phó xứ cùng tất cả cộng đoàn đi theo và sốt sắng suy niệm cuộc thương khó. Chặng thứ mười bốn, Thánh giá được vác lên tầng lầu của tiền đường nhà thờ như dấu chỉ Đức Giêsu vác Thánh giá lên đỉnh đồi Golgotha để chịu đóng đinh.
Kết thúc nghi thức vào lúc 21 giờ, mọi người ra về trong niềm tin hân hoan đón chờ ngày Phục sinh.
Thứ Sáu Tuần Thánh tại GX Thanh Đức, Đà Nẵng
Paul Maria
10:26 02/04/2010
THỨ SÁU TUẦN THÁNH: TƯỞNG NIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA TẠI GX THANH ĐỨC GP ĐÀ NẴNG
Hôm nay, Chiên Vượt Qua là Đức Kitô chịu hiến tế, nên Hội Thánh cử hành việc suy tôn và kính thờ Thánh Giá, vì nhờ Thánh Giá, ơn Cứu độ được ban cho cả thế giới.
Trong tinh thần đó, cộng đoàn Dân Chúa Thanh Đức - Đà Nẵng đã quy tụ đông đủ bên Cha Quản xứ của mình để cùng cử hành Ngắm Đàng Thánh Giá trọng thể trên khuôn viên Nhà thờ Giáo xứ vào sáng sớm khi trời chưa lên nắng.
Xem hình
Đến gần trưa, Giáo xứ lại được sống Sự Thương Khó Của Chúa Giêsu qua việc gẫm " Năm Dấu Đanh " ( truyền thống gọi là Ngắm Rằng theo sách Ngắm của Giáo phận Vinh )... để như Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI đã giải thích về Tam Nhật Vượt Qua:
" Người chấp nhận cái chết trên Thập giá mà chúng ta tưởng niệm trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, Người biến cái chết ấy thành một cử chỉ yêu thương. Chúa tự nguyện chấp nhận đau khổ và chịu chết với tất cả yêu thương của Người. Thứ Sáu Tuần Thánh là một ngày cầu nguyện, ngày canh thức và thinh lặng, không có lễ nghi Phụng vụ vui mừng. .. ".
Và chiều nay, lúc 18 giờ 00, khi ánh dương vừa tắt dần ánh nắng, nghi lễ Tưởng Niệm Cuộc Thương khó Của Chúa Giêsu được Cha Quản xứ cử hành trong bầu khí trang nghiêm, cảm động và sốt mến. Hôm nay rất đông tín hữu các xứ lân cận về tham dự.
Bài dẫn lễ viết:
" Anh chị em thân mến,
Hôm nay ngày Đại Tang của Giáo hội Công Giáo. Có thể nói, không những chỉ cho người Công Giáo, mà còn cho tất cả những ai tin vào Chúa Kitô. Chiều nay chúng ta tưởng niệm cái chết khổ nhục của Chúa Giêsu trên thập giá. Chúng ta cùng theo Người cho đến đỉnh đồi Golgotha, cùng với Mẹ Maria, người Môn đệ Chúa yêu đứng dưới chân Thánh Giá, chị em của Mẹ Người và với Madalêna...
Chương trình Cứu chuộc của Thiên Chúa Cha trao trong tay Chúa Giêsu nay đã hoàn tất. Tất cả cuộc đời nhập thể của Đức Kitô từ giây phút đầu thai trong lòng Đức Trinh Nữ Maria, cho đến lúc gục đầu xuống trút hơi thở cuối cùng, đó là hoàn tất lời Xin Vâng Tuyệt Hảo. Đức Kitô đã thực hiện từng ly từng tý Thánh Ý Thiên Chúa Cha. Thánh Ý đó chính là sự mạc khải tình yêu và ý muốn cứu độ toàn thể nhân loại của Thiên Chúa ".
Sau khi hát Bài Thương Khó Chúa Giêsu theo Thánh Gioan, Cha chủ sự dẫn cộng đoàn Phụng vụ vào nơi sâu thẳm để có thể chạm đến Thánh thể Chúa vừa mới trút hơi thở cuối cùng trên thập giá: " Người gục đầu xuống và tắt thở ". Cái chết của Chúa Giêsu có giống những cái chết của hàng ngàn, hàng trăm ngàn người đã xảy đến quanh chúng ta ? Có giống hàng vạn, hàng triệu thai nhi đã bị tiêu diệt ngay khi chưa được khóc tiếng khóc chào đời ? Có giống như những cái chết của ông bà cha mẹ, người thân bạn hữu của chúng ta từ bao đời qua ?. .. Giêsu là người thân hay sơ, quen hay lạ của chúng ta ? Giáo Hội hôm nay đang chịu tang của Người. Vậy, Giêsu có giá trị gì, có vị thế gì đối với mỗi một cá nhân trong chúng ta không ? Hay cũng chỉ như những người vô thần cho rằng Giêsu chỉ là một con người tầm thường, thậm chí không có thực ? Hay chúng ta lại hổ thẹn, lại nhút nhát không dám mở miệng tuyên xưng việc Chúa đã chịu chết nhục nhã trên thập giá vì yêu thương chúng ta, vì muốn cứu chuộc toàn thể nhân loại ?. .. Đức Kitô là Thiên Chúa, ngang hàng cùng Thiên Chúa, Một Đấng Thiên Chúa Hằng Hữu, Một Đấng Thiên Chúa ngàn trùng Chí Thánh... sao lại bị liệt vào hàng phạm nhân ? Sao lại phải chết đi cách đớn đau làm vậy ?. .. Bởi Người vì yêu thương chúng ta, Người muốn chúng ta được sống và sống dồi dào. Và chỉ có Đấng là Thiên Chúa mới đền thay trọn vẹn tội lỗi nhân loại đã xúc phạm nặng nề đến Thiên Chúa, chỉ có Ngôi Hai Thiên Chúa mới " đủ tầm " để chấp nhận cái chết đau thương hầu cứu chúng ta khỏi chết muôn đời...
Tâm hồn mọi người tham dự càng thêm sốt mến khi cùng Cha Chủ sự suy tôn và kính thờThánh Giá Chúa: " Đây là gỗ Thánh Giá, nơi treo Đấng Cứu Độ trần gian - Chúng ta hãy đến thờ lạy ".
Sau khi chịu lễ, đoàn người đông đúc xếp hàng lần lượt vào trong Nhà thờ hôn kính Chân Chúa. Không gian như trầm lắng, không nhạc, không chiêng, không trống, Chúa Đất Trời nằm đó tỏa hương tình yêu cho con cái Người lũ lượt kính thờ.
" Lạy Chúa, con kính thờ Tình Chúa không bến bờ vì yêu dấu trần gian đành dâng trót mạng sống.
Thập giá loang máu đào, nằm chết dâng xác hồn, làm của lễ đền thay nhân thế nơi lưu đày. ... "
Paul Maria
Hôm nay, Chiên Vượt Qua là Đức Kitô chịu hiến tế, nên Hội Thánh cử hành việc suy tôn và kính thờ Thánh Giá, vì nhờ Thánh Giá, ơn Cứu độ được ban cho cả thế giới.
Trong tinh thần đó, cộng đoàn Dân Chúa Thanh Đức - Đà Nẵng đã quy tụ đông đủ bên Cha Quản xứ của mình để cùng cử hành Ngắm Đàng Thánh Giá trọng thể trên khuôn viên Nhà thờ Giáo xứ vào sáng sớm khi trời chưa lên nắng.
Xem hình
Đến gần trưa, Giáo xứ lại được sống Sự Thương Khó Của Chúa Giêsu qua việc gẫm " Năm Dấu Đanh " ( truyền thống gọi là Ngắm Rằng theo sách Ngắm của Giáo phận Vinh )... để như Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI đã giải thích về Tam Nhật Vượt Qua:
" Người chấp nhận cái chết trên Thập giá mà chúng ta tưởng niệm trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, Người biến cái chết ấy thành một cử chỉ yêu thương. Chúa tự nguyện chấp nhận đau khổ và chịu chết với tất cả yêu thương của Người. Thứ Sáu Tuần Thánh là một ngày cầu nguyện, ngày canh thức và thinh lặng, không có lễ nghi Phụng vụ vui mừng. .. ".
Và chiều nay, lúc 18 giờ 00, khi ánh dương vừa tắt dần ánh nắng, nghi lễ Tưởng Niệm Cuộc Thương khó Của Chúa Giêsu được Cha Quản xứ cử hành trong bầu khí trang nghiêm, cảm động và sốt mến. Hôm nay rất đông tín hữu các xứ lân cận về tham dự.
Bài dẫn lễ viết:
" Anh chị em thân mến,
Hôm nay ngày Đại Tang của Giáo hội Công Giáo. Có thể nói, không những chỉ cho người Công Giáo, mà còn cho tất cả những ai tin vào Chúa Kitô. Chiều nay chúng ta tưởng niệm cái chết khổ nhục của Chúa Giêsu trên thập giá. Chúng ta cùng theo Người cho đến đỉnh đồi Golgotha, cùng với Mẹ Maria, người Môn đệ Chúa yêu đứng dưới chân Thánh Giá, chị em của Mẹ Người và với Madalêna...
Chương trình Cứu chuộc của Thiên Chúa Cha trao trong tay Chúa Giêsu nay đã hoàn tất. Tất cả cuộc đời nhập thể của Đức Kitô từ giây phút đầu thai trong lòng Đức Trinh Nữ Maria, cho đến lúc gục đầu xuống trút hơi thở cuối cùng, đó là hoàn tất lời Xin Vâng Tuyệt Hảo. Đức Kitô đã thực hiện từng ly từng tý Thánh Ý Thiên Chúa Cha. Thánh Ý đó chính là sự mạc khải tình yêu và ý muốn cứu độ toàn thể nhân loại của Thiên Chúa ".
Sau khi hát Bài Thương Khó Chúa Giêsu theo Thánh Gioan, Cha chủ sự dẫn cộng đoàn Phụng vụ vào nơi sâu thẳm để có thể chạm đến Thánh thể Chúa vừa mới trút hơi thở cuối cùng trên thập giá: " Người gục đầu xuống và tắt thở ". Cái chết của Chúa Giêsu có giống những cái chết của hàng ngàn, hàng trăm ngàn người đã xảy đến quanh chúng ta ? Có giống hàng vạn, hàng triệu thai nhi đã bị tiêu diệt ngay khi chưa được khóc tiếng khóc chào đời ? Có giống như những cái chết của ông bà cha mẹ, người thân bạn hữu của chúng ta từ bao đời qua ?. .. Giêsu là người thân hay sơ, quen hay lạ của chúng ta ? Giáo Hội hôm nay đang chịu tang của Người. Vậy, Giêsu có giá trị gì, có vị thế gì đối với mỗi một cá nhân trong chúng ta không ? Hay cũng chỉ như những người vô thần cho rằng Giêsu chỉ là một con người tầm thường, thậm chí không có thực ? Hay chúng ta lại hổ thẹn, lại nhút nhát không dám mở miệng tuyên xưng việc Chúa đã chịu chết nhục nhã trên thập giá vì yêu thương chúng ta, vì muốn cứu chuộc toàn thể nhân loại ?. .. Đức Kitô là Thiên Chúa, ngang hàng cùng Thiên Chúa, Một Đấng Thiên Chúa Hằng Hữu, Một Đấng Thiên Chúa ngàn trùng Chí Thánh... sao lại bị liệt vào hàng phạm nhân ? Sao lại phải chết đi cách đớn đau làm vậy ?. .. Bởi Người vì yêu thương chúng ta, Người muốn chúng ta được sống và sống dồi dào. Và chỉ có Đấng là Thiên Chúa mới đền thay trọn vẹn tội lỗi nhân loại đã xúc phạm nặng nề đến Thiên Chúa, chỉ có Ngôi Hai Thiên Chúa mới " đủ tầm " để chấp nhận cái chết đau thương hầu cứu chúng ta khỏi chết muôn đời...
Tâm hồn mọi người tham dự càng thêm sốt mến khi cùng Cha Chủ sự suy tôn và kính thờThánh Giá Chúa: " Đây là gỗ Thánh Giá, nơi treo Đấng Cứu Độ trần gian - Chúng ta hãy đến thờ lạy ".
Sau khi chịu lễ, đoàn người đông đúc xếp hàng lần lượt vào trong Nhà thờ hôn kính Chân Chúa. Không gian như trầm lắng, không nhạc, không chiêng, không trống, Chúa Đất Trời nằm đó tỏa hương tình yêu cho con cái Người lũ lượt kính thờ.
" Lạy Chúa, con kính thờ Tình Chúa không bến bờ vì yêu dấu trần gian đành dâng trót mạng sống.
Thập giá loang máu đào, nằm chết dâng xác hồn, làm của lễ đền thay nhân thế nơi lưu đày. ... "
Paul Maria
Giáo xứ Thị Nghè, Sàigòn: 1000 người cùng đi Chặng Đàng Thánh Giá ngoài trời
Cường Lê
10:40 02/04/2010
Giáo xứ Thị Nghè, Sàigòn: 1000 người cùng đi Chặng Đàng Thánh Giá ngoài trời
Hoà chung tâm tình sống Năm Thánh 2010, dịp Mùa Chay năm nay, Giáo xứ Thị Nghè, Saigòn đã long trọng chuẩn bị Tam Nhật Thánh bằng việc đi các Chặng Đàng Thánh Giá ngoài trời. Đúng 7h30 tối ngày Thứ Tư Tuần Thánh, các thành phần Dân Chúa (khoảng 1000 người) giáo xứ Thị Nghè dưới sự hướng dẫn của Linh mục Phụ tá Phêrô-Giuse Hà Thiên Trúc, đã cùng tham gia đi các Chặng Đàng Thánh Giá trong khuôn viên của giáo xứ. Do khuôn viên giáo xứ không rộng đủ, nên các chặng thứ nhất đến chặng thứ tư phải “đi” bên trong Nhà Thờ, rồi đi ra ngoài sân và kết thúc ở Núi Đức Mẹ. Trong cuộc đi đàng Thánh giá long trọng này, ngoài giáo dân Thị Nghè còn có sự tham dự của giáo dân các giáo xứ, giáo họ gần kề.
Mỗi chặng đàng Thánh giá thêm phần sống động và ý nghĩa khi có sự diễn xuất của các “diễn viên” là các em huynh trưởng và giáo lý viên của xứ đoàn Kitô Vua. Các em vào vai diễn trên các chặng đàng Thương Khó của Chúa Giêsu rất đạt, đến nỗi nhiều người tham dự đã rơi lệ vì nghĩ đến tình thương quá lớn lao của Thiên-Chúa-làm-người dành cho mỗi người và cho toàn nhân loại.
Việc đi các chặng đàng Thánh giá kết thúc sau gần 1giờ 30 phút, đã để lại trong lòng những người tham dự những cảm nghiệm sâu xa về đời sống đạo, đặc biệt là “chắp thêm” những tâm tình đạo đức, thánh thiện cho những ngày hồng phúc, Tam Nhật Thánh năm nay.
Ước mong mỗi Kitô hữu sẽ vui mừng vác thánh giá đời mình trên đường lữ hành tiến về nhà Cha theo gương Chúa Kitô Thương Khó và Phục Sinh, để “đời vui và vui đời”.
Mỗi chặng đàng Thánh giá thêm phần sống động và ý nghĩa khi có sự diễn xuất của các “diễn viên” là các em huynh trưởng và giáo lý viên của xứ đoàn Kitô Vua. Các em vào vai diễn trên các chặng đàng Thương Khó của Chúa Giêsu rất đạt, đến nỗi nhiều người tham dự đã rơi lệ vì nghĩ đến tình thương quá lớn lao của Thiên-Chúa-làm-người dành cho mỗi người và cho toàn nhân loại.
Việc đi các chặng đàng Thánh giá kết thúc sau gần 1giờ 30 phút, đã để lại trong lòng những người tham dự những cảm nghiệm sâu xa về đời sống đạo, đặc biệt là “chắp thêm” những tâm tình đạo đức, thánh thiện cho những ngày hồng phúc, Tam Nhật Thánh năm nay.
Ước mong mỗi Kitô hữu sẽ vui mừng vác thánh giá đời mình trên đường lữ hành tiến về nhà Cha theo gương Chúa Kitô Thương Khó và Phục Sinh, để “đời vui và vui đời”.
Tuần thánh tại gx Trang Nứa GP Vinh
Lộc Hà
19:50 02/04/2010
Thứ Sáu 2/4/2010– Theo mạng lưới của Giáo phận Vinh tại Giáo xứ Trang Nứa: Cha Xứ Giuse Trần Đức Ngợi đã chủ tế Thánh Lễ Tiệc Ly, với Cha giáo Đại Chủng Viện Phêrô Nguyễn Hiệu Phượng, các Chủng sinh, hơn 100 Nữ Tu dòng Mến Thánh giá Trang Nứa, hàng ngàn tín hữu điạ phương tập trung về đây tham dự 2 ngày Đại Thánh và đến tối ngày 2/4/2010 đi Đàng Thánh Giá trọng thể xung quanh khuôn viên nhà xứ.
Xem hình tuần thánh tại xứ Trang Nứa
Xem hình tuần thánh tại xứ Trang Nứa
Diễn nguyện cuộc Thương Khó Chúa Giêsu tati giáo xứ Cổ Nhuế Hà Nội
Trần Luận Văn
20:01 02/04/2010
Diễn nguyện tưởng niệm Cuộc thương khó Chúa Giêsu tại giáo xứ Cổ Nhuế
Chiều tối ngày thứ sáu tuần thánh, Giáo xứ Cổ Nhuế đã đi đàng thánh giá tưởng niệm Cuộc thương khó Chúa cách trọng thể dưới hình thức diễn nguyện.
Một lần nữa cộng đoàn được mời gọi để cùng đồng hành với Chúa trong hành trình thương khó, để cảm nghiệm sâu sắc hơn tình yêu mà Chúa đã dành cho nhân loại.
Xem hình cuộc diễn nguyện
Chiều tối ngày thứ sáu tuần thánh, Giáo xứ Cổ Nhuế đã đi đàng thánh giá tưởng niệm Cuộc thương khó Chúa cách trọng thể dưới hình thức diễn nguyện.
Một lần nữa cộng đoàn được mời gọi để cùng đồng hành với Chúa trong hành trình thương khó, để cảm nghiệm sâu sắc hơn tình yêu mà Chúa đã dành cho nhân loại.
Xem hình cuộc diễn nguyện
Giáo Phận Thanh Hóa thi ngắm mùa chay 2010
Vân Sơn
22:17 02/04/2010
GIÁO PHẬN THANH HÓA THI NGẮM MÙA CHAY 2010
Dẫn nhập
Trong đời sống sinh hoạt tôn giáo của người Công Giáo có hai hình thái cũng là hai lãnh vực biểu lộ lòng tin vào Thiên Chúa: Cử hành Phụng Vụ Thánh và thực hành lòng đạo đức bình dân.
Nói về lòng đạo đức bình dân để phân biệt với Phụng Vụ Thánh bao gồm việc cử hành Bí Tích Thánh Thể, các bí tích và các Á Bí tích, các cử hành khác của Giáo Hội như đọc kinh theo Các Giờ Kinh Phụng Vụ...
Xem hình ảnh thi ngắm tại Giáo Phân Thanh Hóa
Lòng đạo đức bình dân là phương cách cầu nguyện nhằm “biểu lộ đức tin nhờ những yếu tố văn hóa của môi trường cụ thể, qua việc diễn tả và khơi gợi một cách mạnh mẽ và hữu hiệu tình cảm của những ai cùng sống trong môi trường đó”, bởi đó lòng đạo đức bình dân được diễn tả qua nhiều hình thức đa dạng và biến đổi hoặc nẩy sinh thêm tùy theo suy tư thần học hay hoàn cảnh chính trị, xã hội của từng thời đại nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống thiêng liêng của người tín hữu. Một số hình thức lòng đạo đức bình dân như kinh Mân Côi; sùng kính Thánh Tâm Chúa Giê-su và Ảnh tượng hay Ảnh Làm Phép Lạ; ngắm đàng thánh giá, ngắm thương khó...(1)
Trong việc thực hành lòng đạo đức bình dân, thể loại ngắm, có lẽ là một hình thái đạo đức độc đáo nhất của giáo hội Việt Nam.
Trước Công Đồng Vatican II, thánh lễ được làm bằng tiếng La Tinh, khi linh mục cử hành Thánh lễ, các cô học trò đọc những lời diễn giải nghi thức đó. Vì được đọc với cung giọng ngân nga nên được gọi là Ngắm Lễ. Ngắm Lễ không có bản ghi nốt nhạc nhất định, chỉ được bà quản dạy thế nào, các cô học trò học thuộc lòng và ngắm lại như vậy. Từ khi Giáo Hội Việt Nam không cử hành Thánh lễ bằng tiếng Latinh nữa thì hình thức và nội dung Ngắm lễ cùng thất truyền và chỉ còn là hoại niệm về một nét đẹp truyền thống Công giáo Việt Nam trong tâm trí những người cao tuổi.
Ngày nay chỉ còn lại hình thức ngắm sự thương khó trong Mùa chay. Ngắm sự thương khó được phân biệt thành các thể loại khác nhau với cung giọng đặc trưng với mỗi thể loại: ngắm 15 sự thương khó, ngắm dấu đanh, ngắm nhân sao, ngắm nhân tài, ngắm rằng(2) (xem thêm bài viết trên trang dunglac.org của tác giả Nguyễn Long Thao: http://www.dunglac.org/index.php?m=home&v=detail&ia=6933)
Trước kia vào mùa ngắm (mùa chay), những người có vai vế trong xứ mới được vinh dự cử ngắm. Sau mỗi phiên ngắm có tục lệ bình phẩm, chấm điểm. .. để xem ai ngắm hay hơn...
Vấn nạn
Nhưng hiện nay có một thức tế đáng buồn, đa phần giới trẻ ở các xứ đạo miền Bắc đi vào miền Nam hoặc lên các thành phố lớn làm ăn. Mùa ngắm tại các xứ đạo chỉ còn những người lớn tuổi. Lòng đạo đức bình dân trong truyền thống ngắm có nguy cơ ngày một nhạt nhòa.
Giữ gìn và phát huy
Để giữ gìn truyền thống tốt đẹp mang đậm nét văn hóa dân tộc được biểu lộ qua việc ngắm trong Mùa Chay của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nói chung và của Giáo Phận Thanh Hóa nói riêng. Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám Mục Giáo Phận Thanh Hóa đã quyết định tổ chức Hội Thi Ngắm cấp Giáo Phận trong Mùa Chay năm nay (3).
Dưới sự hướng dẫn của cha trưởng ban phụng vụ giáo phận Phêrô Ngô Văn Phúc, vòng loại thi ngắm được lần lược tổ chức ở cấp giáo xứ, rồi đến giáo hạt và cuối cùng ban giám khảo chọn được 15 người có giọng ngắm đạt tiêu chuẩn về giáo phận thi vòng chung kết.
Kết thức cuộc thi, Ban giám khảo chấm được 1 giải nhất, 2 giải nhì và 4 giải ba.
Sau khi nhận bằng khen và quà lưu niệm, mọi người ra về trong hân hoan và hẹn gặp lại mùa thi ngắm cấp giáo phận lần II sẽ được tổ chức vào Mùa chay năm tới.
Vân Sơn
Tài liệu tham khảo:
1. Lòng đạo đức bình dân cũng là một lối truyền giáo của Giêrônimô Nguyễn Văn Nội http://www.gpnt.net/diendan/archive/index.php/t-2307.html
2. Ngắm và các phong tục ngắm trong mùa chay của Nguyễn Long Thao http://www.dunglac.org/index.php?m=home&v=detail&ia=6933
3. Diễn văn khai mạc thi ngắm của Lm Phêrô Ngô Văn Phúc
Dẫn nhập
Trong đời sống sinh hoạt tôn giáo của người Công Giáo có hai hình thái cũng là hai lãnh vực biểu lộ lòng tin vào Thiên Chúa: Cử hành Phụng Vụ Thánh và thực hành lòng đạo đức bình dân.
Nói về lòng đạo đức bình dân để phân biệt với Phụng Vụ Thánh bao gồm việc cử hành Bí Tích Thánh Thể, các bí tích và các Á Bí tích, các cử hành khác của Giáo Hội như đọc kinh theo Các Giờ Kinh Phụng Vụ...
Xem hình ảnh thi ngắm tại Giáo Phân Thanh Hóa
Lòng đạo đức bình dân là phương cách cầu nguyện nhằm “biểu lộ đức tin nhờ những yếu tố văn hóa của môi trường cụ thể, qua việc diễn tả và khơi gợi một cách mạnh mẽ và hữu hiệu tình cảm của những ai cùng sống trong môi trường đó”, bởi đó lòng đạo đức bình dân được diễn tả qua nhiều hình thức đa dạng và biến đổi hoặc nẩy sinh thêm tùy theo suy tư thần học hay hoàn cảnh chính trị, xã hội của từng thời đại nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống thiêng liêng của người tín hữu. Một số hình thức lòng đạo đức bình dân như kinh Mân Côi; sùng kính Thánh Tâm Chúa Giê-su và Ảnh tượng hay Ảnh Làm Phép Lạ; ngắm đàng thánh giá, ngắm thương khó...(1)
Trong việc thực hành lòng đạo đức bình dân, thể loại ngắm, có lẽ là một hình thái đạo đức độc đáo nhất của giáo hội Việt Nam.
Trước Công Đồng Vatican II, thánh lễ được làm bằng tiếng La Tinh, khi linh mục cử hành Thánh lễ, các cô học trò đọc những lời diễn giải nghi thức đó. Vì được đọc với cung giọng ngân nga nên được gọi là Ngắm Lễ. Ngắm Lễ không có bản ghi nốt nhạc nhất định, chỉ được bà quản dạy thế nào, các cô học trò học thuộc lòng và ngắm lại như vậy. Từ khi Giáo Hội Việt Nam không cử hành Thánh lễ bằng tiếng Latinh nữa thì hình thức và nội dung Ngắm lễ cùng thất truyền và chỉ còn là hoại niệm về một nét đẹp truyền thống Công giáo Việt Nam trong tâm trí những người cao tuổi.
Ngày nay chỉ còn lại hình thức ngắm sự thương khó trong Mùa chay. Ngắm sự thương khó được phân biệt thành các thể loại khác nhau với cung giọng đặc trưng với mỗi thể loại: ngắm 15 sự thương khó, ngắm dấu đanh, ngắm nhân sao, ngắm nhân tài, ngắm rằng(2) (xem thêm bài viết trên trang dunglac.org của tác giả Nguyễn Long Thao: http://www.dunglac.org/index.php?m=home&v=detail&ia=6933)
Trước kia vào mùa ngắm (mùa chay), những người có vai vế trong xứ mới được vinh dự cử ngắm. Sau mỗi phiên ngắm có tục lệ bình phẩm, chấm điểm. .. để xem ai ngắm hay hơn...
Vấn nạn
Nhưng hiện nay có một thức tế đáng buồn, đa phần giới trẻ ở các xứ đạo miền Bắc đi vào miền Nam hoặc lên các thành phố lớn làm ăn. Mùa ngắm tại các xứ đạo chỉ còn những người lớn tuổi. Lòng đạo đức bình dân trong truyền thống ngắm có nguy cơ ngày một nhạt nhòa.
Giữ gìn và phát huy
Để giữ gìn truyền thống tốt đẹp mang đậm nét văn hóa dân tộc được biểu lộ qua việc ngắm trong Mùa Chay của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nói chung và của Giáo Phận Thanh Hóa nói riêng. Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám Mục Giáo Phận Thanh Hóa đã quyết định tổ chức Hội Thi Ngắm cấp Giáo Phận trong Mùa Chay năm nay (3).
Dưới sự hướng dẫn của cha trưởng ban phụng vụ giáo phận Phêrô Ngô Văn Phúc, vòng loại thi ngắm được lần lược tổ chức ở cấp giáo xứ, rồi đến giáo hạt và cuối cùng ban giám khảo chọn được 15 người có giọng ngắm đạt tiêu chuẩn về giáo phận thi vòng chung kết.
Kết thức cuộc thi, Ban giám khảo chấm được 1 giải nhất, 2 giải nhì và 4 giải ba.
Sau khi nhận bằng khen và quà lưu niệm, mọi người ra về trong hân hoan và hẹn gặp lại mùa thi ngắm cấp giáo phận lần II sẽ được tổ chức vào Mùa chay năm tới.
Vân Sơn
Tài liệu tham khảo:
1. Lòng đạo đức bình dân cũng là một lối truyền giáo của Giêrônimô Nguyễn Văn Nội http://www.gpnt.net/diendan/archive/index.php/t-2307.html
2. Ngắm và các phong tục ngắm trong mùa chay của Nguyễn Long Thao http://www.dunglac.org/index.php?m=home&v=detail&ia=6933
3. Diễn văn khai mạc thi ngắm của Lm Phêrô Ngô Văn Phúc
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Ai bảo bệnh
Thanh Tâm
20:29 02/04/2010
AI BẢO BỆNH ?
Thật tình mà nói, sống trên cõi đời này chẳng ai mong cho mình bệnh cả. Thế nhưng, dù muốn dù không con người cũng không thể nào thoát khỏi cái phận người mong manh, nhất là những bệnh tật do thể xác mang lại. Bệnh được chữa ở những nước văn minh, ở những nước coi trọng con người thì còn có cơ may chữa chạy còn nếu ở những nước đã chậm phát triển thì chớ mà còn xén trước bớt sau thì quả là chuyện chẳng đặng đừng.
Đang ngồi ngoài hành lang để chờ “gọi số” vào phòng khám thì khắc ẩn, khắc hiện của vài người cứ lấp la lấp liếm trước cửa phòng khám. Thắc mắc với những hình ảnh hết sức lạ thường ấy, người viết bèn hỏi thăm người ngồi cạnh cũng đang chờ vào khám. Sau khi hỏi thì được biết những người ấy là trình dược viên. Hỏi thêm “trình dược viên” là gì thì được biết đó là người giới thiệu những loại thuốc mới, thuốc đặc trị cho bác sĩ. Thầm nghĩ nghề “trình dược viên” ấy cũng hay đấy chứ ! Họ là những người giúp cho bác sĩ gửi những loại thuốc “công thần” giúp bệnh nhân mau qua chóng khỏi.
Đang có những hình ảnh đẹp về cái nghề gọi là “trình dược viên” thì mới tá hoả tam tinh khi nghe thông tin tạm đình chỉ 3 bác sĩ, dược sĩ của bệnh viện Đại Học Y Dược để điều tra vụ việc nhận tiền chiết khấu. Theo lời của một vị lãnh đạo khoa dược một bệnh viện lớn ở Hà Nội, hoa hồng cho bác sĩ kê đơn là một trong những nguyên nhân chính khiến chi phí tiền thuốc cho bệnh nhân và chi quỹ bảo hiểm y tế tăng cao một cách bất hợp lý. Cũng theo dược sĩ này, một loại thuốc cấp cứu và giải độc giá trên 1,1 triệu đồng/ống, thì tiền hoa hồng lên tới 500.000 đồng. Do thuốc đắt, đã có tình trạng trình dược viên sợ sau khi ra về, nhân viên y tế không sử dụng nên đã bẻ sẵn đầu ống thuốc, bắt buộc dù sau đó có muốn hay không cũng phải tiêm cho bệnh nhân! Một loại thuốc hỗ trợ điều trị gan khác cũng bị kê rất vô căn cứ, xem xét bệnh án của gần 100% bệnh nhân thuộc bảy nhóm bệnh tim mạch đều thấy có kê thuốc hỗ trợ điều trị gan, mặc kệ bệnh nhân có bệnh gan hay không. Dược sĩ này ước tính chỉ riêng bệnh viện của ông nếu làm chặt chẽ thì riêng nhóm thuốc hỗ trợ gan này, chi phí tiền thuốc cho bệnh nhân đã giảm 3 tỉ đồng/tháng.
Mới đây đã có trường hợp nhà thầu đặt máy xạ trị tại bệnh viện chi hoa hồng cho nhân viên y tế, nhưng chuyển vào tài khoản của nhân viên y tế tại ngân hàng, hình thức là “tiền làm thêm giờ”. Bộ Y tế chịu, không thể xử lý được. Chuyện mới nhất: thuốc tăng hồng cầu Hemax bán cho bệnh nhân bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội) và Bệnh viện Bạch Mai là 235.200 đồng/ống, nhưng tại nhà thuốc ở Láng Hạ và cổng Bệnh viện Bạch Mai, giá thuốc này chỉ còn 115.000-160.000 đồng/ống. Kết quả là nhà thuốc bán thuốc với giá rẻ đã bị thanh tra Sở Y tế Hà Nội xử phạt vì cho rằng thuốc không rõ nguồn gốc!
Khám chữa bệnh và dược phẩm đang là ngành kinh doanh béo bở hơn bất kỳ lúc nào. Và hoạt động chi hoa hồng cũng rầm rộ hơn bất kỳ lúc nào. Chính vì hoa hồng, giá thuốc đã bị đẩy cao vì nếu bán giá rẻ, không có chi phí cho hoa hồng thì không thể bán thuốc được. Nhiều năm qua, “chứng cứ” trong vấn đề hoa hồng/giá dược phẩm là vấn đề đau đầu của người dân và ngành y tế.
Đó là chuyện đăng tải trên báo giới. Còn một chuyện hết sức thật là người viết được một người làm trong ngành “trình dược viên” trần tình về chuyện thuốc men. Người ấy nói là thuốc chữa ung thư làm gì có. Có chăng là kéo cho bệnh nhân thêm vài ba tháng thôi nhưng khi đi quảng cáo thì nói là chữa được hẳn nên người ta mua ngay. Tiền thuốc cho chuyện chữa ung thư này mỗi tháng hơn ba chục triệu !!!
Ba chục triệu mà bệnh nhân phải trả thì ta cũng đủ hiểu rằng ba chục triệu đó nó nằm ở tiền thuốc là bao nhiêu ? Trong ba chục triệu ấy, số tiền chảy vào túi trình dược viên, công ty dược, các bác sĩ bao nhiêu thì chỉ có Thượng Đế mới biết được mà thôi !
Ba chục triệu với những người làm ăn chân chính và những người nghèo thì thật là số tiền quá lớn. Thế nhưng, vì thương cha thương mẹ, thương vợ thương chồng nên người ta nai lưng ra để mà mua những toa thuốc mà cả dược sĩ cũng như bác sĩ bảo là “đặc trị”. Thật sự thì có cứu được đâu ? Có chăng là tán gia bại sản bởi những thứ thuốc trên mây trên trời sau những lời ngon ngọt của dược sĩ cộng với ngòi bút “vẽ voi” của bác sĩ.
Thật bi đát nếu gia đình nào có người thân phải rơi vào những chứng bệnh nan y khó chữa như ung thư, như gan, như thận, như tim mạch …
Là người đau sẽ cảm được nỗi đau hết sức kinh hoàng sau những phán quyết của những nhân viên y tế, của những người mà người ta vẫn thường gọi là lương y như từ mẫu”.
Cũng cảm thông cho những người đã sống trên xương tuỷ của bệnh nhân. Thoạt đầu, khi ngồi trên ghế nhà trường họ cũng được đào tạo nghiêm chỉnh để thành một “ lương y như từ mẫu” cho dân cho nước được nhờ. Thế nhưng, theo ngày tháng, đồng tiền đã làm cho họ phai đi bài học ban sơ mà thầy cô đã truyền dạy. Có thể một chút chốc nào đó trong cuộc đời họ đã quên đi tiếng nói bên trong của lòng họ để họ chạy theo những lợi nhuận khổng lồ. Chỉ mong đâu đó qua những sự việc đang được phanh phui sẽ là những lời thức tỉnh lòng của những nhân viên y tế để họ bớt đi một chút phần hoa lợi để cho dân nghèo được nương nhờ.
Nhìn vào bức tranh thật của ngành y tế, người viết trộm nghĩ và trộm xin với Thượng Đế nếu được xin cho con chết ngay chứ đừng cho con bệnh rề rề để phải vào viện. Cũng như đừng cho con nhận được đơn kê toa bốc thuốc bởi các bác sĩ vì con sợ con bị bệnh tim lại cho con uống thuốc gan như bao nhiêu người đã uống và phải trả cái gía quá đắt. Và nếu bệnh thì xin cho con được gặp thầy gặp thuốc có lương tâm chứ gặp thầy gặp thuốc vô tâm thì bệnh con chẳng hết mà tiền bạc của con cũng chẳng còn.
Thanh Tâm
Thật tình mà nói, sống trên cõi đời này chẳng ai mong cho mình bệnh cả. Thế nhưng, dù muốn dù không con người cũng không thể nào thoát khỏi cái phận người mong manh, nhất là những bệnh tật do thể xác mang lại. Bệnh được chữa ở những nước văn minh, ở những nước coi trọng con người thì còn có cơ may chữa chạy còn nếu ở những nước đã chậm phát triển thì chớ mà còn xén trước bớt sau thì quả là chuyện chẳng đặng đừng.
Đang ngồi ngoài hành lang để chờ “gọi số” vào phòng khám thì khắc ẩn, khắc hiện của vài người cứ lấp la lấp liếm trước cửa phòng khám. Thắc mắc với những hình ảnh hết sức lạ thường ấy, người viết bèn hỏi thăm người ngồi cạnh cũng đang chờ vào khám. Sau khi hỏi thì được biết những người ấy là trình dược viên. Hỏi thêm “trình dược viên” là gì thì được biết đó là người giới thiệu những loại thuốc mới, thuốc đặc trị cho bác sĩ. Thầm nghĩ nghề “trình dược viên” ấy cũng hay đấy chứ ! Họ là những người giúp cho bác sĩ gửi những loại thuốc “công thần” giúp bệnh nhân mau qua chóng khỏi.
Đang có những hình ảnh đẹp về cái nghề gọi là “trình dược viên” thì mới tá hoả tam tinh khi nghe thông tin tạm đình chỉ 3 bác sĩ, dược sĩ của bệnh viện Đại Học Y Dược để điều tra vụ việc nhận tiền chiết khấu. Theo lời của một vị lãnh đạo khoa dược một bệnh viện lớn ở Hà Nội, hoa hồng cho bác sĩ kê đơn là một trong những nguyên nhân chính khiến chi phí tiền thuốc cho bệnh nhân và chi quỹ bảo hiểm y tế tăng cao một cách bất hợp lý. Cũng theo dược sĩ này, một loại thuốc cấp cứu và giải độc giá trên 1,1 triệu đồng/ống, thì tiền hoa hồng lên tới 500.000 đồng. Do thuốc đắt, đã có tình trạng trình dược viên sợ sau khi ra về, nhân viên y tế không sử dụng nên đã bẻ sẵn đầu ống thuốc, bắt buộc dù sau đó có muốn hay không cũng phải tiêm cho bệnh nhân! Một loại thuốc hỗ trợ điều trị gan khác cũng bị kê rất vô căn cứ, xem xét bệnh án của gần 100% bệnh nhân thuộc bảy nhóm bệnh tim mạch đều thấy có kê thuốc hỗ trợ điều trị gan, mặc kệ bệnh nhân có bệnh gan hay không. Dược sĩ này ước tính chỉ riêng bệnh viện của ông nếu làm chặt chẽ thì riêng nhóm thuốc hỗ trợ gan này, chi phí tiền thuốc cho bệnh nhân đã giảm 3 tỉ đồng/tháng.
Mới đây đã có trường hợp nhà thầu đặt máy xạ trị tại bệnh viện chi hoa hồng cho nhân viên y tế, nhưng chuyển vào tài khoản của nhân viên y tế tại ngân hàng, hình thức là “tiền làm thêm giờ”. Bộ Y tế chịu, không thể xử lý được. Chuyện mới nhất: thuốc tăng hồng cầu Hemax bán cho bệnh nhân bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội) và Bệnh viện Bạch Mai là 235.200 đồng/ống, nhưng tại nhà thuốc ở Láng Hạ và cổng Bệnh viện Bạch Mai, giá thuốc này chỉ còn 115.000-160.000 đồng/ống. Kết quả là nhà thuốc bán thuốc với giá rẻ đã bị thanh tra Sở Y tế Hà Nội xử phạt vì cho rằng thuốc không rõ nguồn gốc!
Khám chữa bệnh và dược phẩm đang là ngành kinh doanh béo bở hơn bất kỳ lúc nào. Và hoạt động chi hoa hồng cũng rầm rộ hơn bất kỳ lúc nào. Chính vì hoa hồng, giá thuốc đã bị đẩy cao vì nếu bán giá rẻ, không có chi phí cho hoa hồng thì không thể bán thuốc được. Nhiều năm qua, “chứng cứ” trong vấn đề hoa hồng/giá dược phẩm là vấn đề đau đầu của người dân và ngành y tế.
Đó là chuyện đăng tải trên báo giới. Còn một chuyện hết sức thật là người viết được một người làm trong ngành “trình dược viên” trần tình về chuyện thuốc men. Người ấy nói là thuốc chữa ung thư làm gì có. Có chăng là kéo cho bệnh nhân thêm vài ba tháng thôi nhưng khi đi quảng cáo thì nói là chữa được hẳn nên người ta mua ngay. Tiền thuốc cho chuyện chữa ung thư này mỗi tháng hơn ba chục triệu !!!
Ba chục triệu mà bệnh nhân phải trả thì ta cũng đủ hiểu rằng ba chục triệu đó nó nằm ở tiền thuốc là bao nhiêu ? Trong ba chục triệu ấy, số tiền chảy vào túi trình dược viên, công ty dược, các bác sĩ bao nhiêu thì chỉ có Thượng Đế mới biết được mà thôi !
Ba chục triệu với những người làm ăn chân chính và những người nghèo thì thật là số tiền quá lớn. Thế nhưng, vì thương cha thương mẹ, thương vợ thương chồng nên người ta nai lưng ra để mà mua những toa thuốc mà cả dược sĩ cũng như bác sĩ bảo là “đặc trị”. Thật sự thì có cứu được đâu ? Có chăng là tán gia bại sản bởi những thứ thuốc trên mây trên trời sau những lời ngon ngọt của dược sĩ cộng với ngòi bút “vẽ voi” của bác sĩ.
Thật bi đát nếu gia đình nào có người thân phải rơi vào những chứng bệnh nan y khó chữa như ung thư, như gan, như thận, như tim mạch …
Là người đau sẽ cảm được nỗi đau hết sức kinh hoàng sau những phán quyết của những nhân viên y tế, của những người mà người ta vẫn thường gọi là lương y như từ mẫu”.
Cũng cảm thông cho những người đã sống trên xương tuỷ của bệnh nhân. Thoạt đầu, khi ngồi trên ghế nhà trường họ cũng được đào tạo nghiêm chỉnh để thành một “ lương y như từ mẫu” cho dân cho nước được nhờ. Thế nhưng, theo ngày tháng, đồng tiền đã làm cho họ phai đi bài học ban sơ mà thầy cô đã truyền dạy. Có thể một chút chốc nào đó trong cuộc đời họ đã quên đi tiếng nói bên trong của lòng họ để họ chạy theo những lợi nhuận khổng lồ. Chỉ mong đâu đó qua những sự việc đang được phanh phui sẽ là những lời thức tỉnh lòng của những nhân viên y tế để họ bớt đi một chút phần hoa lợi để cho dân nghèo được nương nhờ.
Nhìn vào bức tranh thật của ngành y tế, người viết trộm nghĩ và trộm xin với Thượng Đế nếu được xin cho con chết ngay chứ đừng cho con bệnh rề rề để phải vào viện. Cũng như đừng cho con nhận được đơn kê toa bốc thuốc bởi các bác sĩ vì con sợ con bị bệnh tim lại cho con uống thuốc gan như bao nhiêu người đã uống và phải trả cái gía quá đắt. Và nếu bệnh thì xin cho con được gặp thầy gặp thuốc có lương tâm chứ gặp thầy gặp thuốc vô tâm thì bệnh con chẳng hết mà tiền bạc của con cũng chẳng còn.
Thanh Tâm
Thông Báo
VietCatholic chia buồn cùng cha Giuse Nguyễn Thanh Liêm và anh Jos. Vĩnh
Lm. Gioan Trần Công Nghị
06:59 02/04/2010
CÁO PHÓ Trong niềm tin vào Chúa Ki-tô Phục Sinh, VietCatholic trân trọng thông báo cùng quý Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ và anh chị em Cụ Cố Giuse NGUYỄN VĂN VƯỢNG Sinh ngày 15, tháng Ba, năm 1917 tại làng An Lạc, huyện Tiên Hưng, tỉnh Thái Bình, Bắc Việt Thân phụ Cha Giuse Nguyễn Thanh Liêm (Brisbane, Australia) và anh Joseph Nguyễn Vĩnh cộng tác viên VietCatholic tại Adelaide, Australia đã từ giã gia đình và bằng hữu, đi về nhà Cha trên trời lúc 03 giờ 00 chiều, thứ Sáu, ngày 02 tháng Tư, năm 2010 tại Modbury Hospital, Adelaide, Nam Úc, sau 93 năm hoàn tất cuộc hành trình đức tin Công Giáo nơi dương thế. VietCatholic xin phân ưu cùng cha Liêm và anh Vĩnh. Xin Chúa Kitô Phục Sinh đón nhận cụ cố Giuse vào Nước Ngài và ban ơn an ủi cho gia đình. |
Phát hành sách mới: Lection Divina Học với Mẹ Maria
Lm. Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh ofm
17:25 02/04/2010
THÔNG BÁO
SÁCH MỚI
Lectio Divina Học với Mẹ Maria
Tác giả: Jean Khoury
Chuyển ngữ: Fr. Marie Bảo Tịnh Ocist
Đan viện Xitô TMT Mỹ Ca
Sách dày 290 trang, khổ 14 x 20,5 cm.
do Nhóm Phiên Dịch CÁC GIỜ KINH PHỤNG VỤ ấn hành
Giá 25.000 đồng/cuốn
(Hỏi tại các Nhà Sách Công Giáo)
“Lectio divina là việc cá nhân hay cộng đoàn đọc một bản văn Kinh Thánh, dài hay ngắn, tiếp nhận như là Lời Chúa và khai triển dưới tác động của Thánh Linh trong suy niệm, cầu nguyện và chiêm ngắm.
Thường xuyên hoặc mỗi ngày đọc Kinh Thánh đáp ứng với cách thực hành cổ xưa trong Hội Thánh... Việc thực hành Lectio divina dưới hai hình thức, cá nhân và cộng đoàn, đã trở lại thời sự. Mục đích muốn đạt được đó là khơi động và nuôi dưỡng “một tình yêu thiết thực và bền vững” đối với Kinh Thánh, nguồn của đời sống nội tâm và đem lại hiệu quả cho việc tông đồ, giúp hiểu tốt hơn về phụng vụ và bảo đảm cho Kinh Thánh có một chỗ quan trọng trong việc học thần học và cầu nguyện...”
(Trích lời Giới thiệu của Đức cha Giuse Võ Đức Minh, Chủ Tịch Uỷ Ban Kinh Thánh Hội Đồng Giám Mục Việt Nam)
Tp. HCM, ngày 02 tháng 04 năm 2010
Tm. Nhóm Phiên Dịch
Thường trực Ban Điều Hành
Văn Hóa
Thánh Giá Mùa Thương
Anne Lê Nguyễn Thái Hà
08:51 02/04/2010
Có một Mùa Thương nó đến tự bao giờ
Cho Thiên Chúa đền dương gian tội lỗi
.
Người ra đi còn gì để lại ?
Cho anh em, cho con cái của Ngài
“Này là Mình Ta” tấm thân Người ở lại
Dẫu chính xác Mình trộn lẫn giữa hư vô
.
Dòng máu nóng chảy dài không cạn
Trên thân hình héo hắt những thương đau
Ôi Hồng cầu – nguồn sống của mai sau
Người để lại chứa chan trên Thánh giá.
.
Có một mùa chay bao cay đắng ngập tràn
Trong tâm hồn những người Ki tô hữu
Ta xét mình ta sám hối ăn năn
Ta chuẩn bị những ngày qua da diết
Để vỡ òa trong ánh sáng Phục Sinh.
Cho Thiên Chúa đền dương gian tội lỗi
.
Người ra đi còn gì để lại ?
Cho anh em, cho con cái của Ngài
“Này là Mình Ta” tấm thân Người ở lại
Dẫu chính xác Mình trộn lẫn giữa hư vô
.
Dòng máu nóng chảy dài không cạn
Trên thân hình héo hắt những thương đau
Ôi Hồng cầu – nguồn sống của mai sau
Người để lại chứa chan trên Thánh giá.
.
Có một mùa chay bao cay đắng ngập tràn
Trong tâm hồn những người Ki tô hữu
Ta xét mình ta sám hối ăn năn
Ta chuẩn bị những ngày qua da diết
Để vỡ òa trong ánh sáng Phục Sinh.
Tự tình Madalena
Cao Danh Viện
08:57 02/04/2010
TỰ TÌNH MADALENA
Thầy ơi!Đời con đã mất!
Tội con cao chất ngất
Vì buông thả một thời hư vong
Con thất vọng cuồng ngông
Bán cuộc đời mình cho quỷ dữ.
Nhưng có một chiều được ơn tha thứ
Thầy xếp lại trong hồn con trật tự
Con giật mình thấy xinh đẹp hơn xưa!
Đẹp như bầu trời sau một cơn mưa!
Con ngây ngất nghe tim mình rung động
Bởi tình yêu cháy bỏng Đấng Tinh Khôi
Đã yêu con, đem con lại là người
Cho con biết con còn nhiều quý giá!
Con hạnh phúc vẽ đường đời nhiều ngã
Sẽ hồn nhiên trong thơm ngát hương yêu
Sẽ trung trinh bằng xây dựng mọi điều
Từ sám hối và canh tân cuộc sống
Nhưng hôm nay! trên đồi cao nắng bỏng!
Trong tận cùng của nhục nhã thê lương!
Rách nát thân mình Thầy quá đỗi bi thương!
Con quỳ gối dưới chân Thầy khóc thảm!
Giòng máu Thầy rơi trên con, mặn lắm!
Đã cho con hiểu trọn nghĩa tình yêu
Bảy lời trối, con chẳng có một điều
Nhưng trực tiếp con đang ôm Giá Máu!
Thắt tim con! khi lưỡi đòng xuyên thấu!
Con cung chiêm Máu cùng Nước chảy ra
Niềm đau con, cùng hạnh phúc vỡ oà!
Ơn tha thứ, ơn giao hoà trời đất
Con bâng khuâng giữa hai chiều được mất
Con hoang mang trong giây phút thần linh
Con xót thương Thầy đã gánh tôi tình
Con tin tưởng ngày Phục Sinh sẽ đến
Thầy đã cho con trọn tình yêu mến
Vì yêu Thầy nên con đã Phục sinh
Con tạ ơn bằng dâng hiến đời mình
Làm nhân chứng:
"Thầy đã chết, và Thầy đã sống lại."
Thứ 5 Tuần Thánh. 2010
Thầy ơi!Đời con đã mất!
Tội con cao chất ngất
Vì buông thả một thời hư vong
Con thất vọng cuồng ngông
Bán cuộc đời mình cho quỷ dữ.
Nhưng có một chiều được ơn tha thứ
Thầy xếp lại trong hồn con trật tự
Con giật mình thấy xinh đẹp hơn xưa!
Đẹp như bầu trời sau một cơn mưa!
Con ngây ngất nghe tim mình rung động
Bởi tình yêu cháy bỏng Đấng Tinh Khôi
Đã yêu con, đem con lại là người
Cho con biết con còn nhiều quý giá!
Con hạnh phúc vẽ đường đời nhiều ngã
Sẽ hồn nhiên trong thơm ngát hương yêu
Sẽ trung trinh bằng xây dựng mọi điều
Từ sám hối và canh tân cuộc sống
Nhưng hôm nay! trên đồi cao nắng bỏng!
Trong tận cùng của nhục nhã thê lương!
Rách nát thân mình Thầy quá đỗi bi thương!
Con quỳ gối dưới chân Thầy khóc thảm!
Giòng máu Thầy rơi trên con, mặn lắm!
Đã cho con hiểu trọn nghĩa tình yêu
Bảy lời trối, con chẳng có một điều
Nhưng trực tiếp con đang ôm Giá Máu!
Thắt tim con! khi lưỡi đòng xuyên thấu!
Con cung chiêm Máu cùng Nước chảy ra
Niềm đau con, cùng hạnh phúc vỡ oà!
Ơn tha thứ, ơn giao hoà trời đất
Con bâng khuâng giữa hai chiều được mất
Con hoang mang trong giây phút thần linh
Con xót thương Thầy đã gánh tôi tình
Con tin tưởng ngày Phục Sinh sẽ đến
Thầy đã cho con trọn tình yêu mến
Vì yêu Thầy nên con đã Phục sinh
Con tạ ơn bằng dâng hiến đời mình
Làm nhân chứng:
"Thầy đã chết, và Thầy đã sống lại."
Thứ 5 Tuần Thánh. 2010
Phục Sinh Đánh Thức Niềm Tin
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
12:31 02/04/2010
Phục Sinh Đánh Thức Niềm Tin
Đêm hãi hùng trong nấm mồ u tối
Đã rạng ngời bởi ánh sáng thần thiêng
Cửa vĩnh hằng rộng mở vô biên
Đấng Toàn Năng đứng lên trên sự chết
Đất và Trời từ nay thôi cách biệt
Ngày huy hoàng đã đánh thức niềm tin
Dây tử thần trói linh hồn cay nghiệt
Cởi bung ra bởi Thánh Tử uy quyền
Mùa Sự Sống Yêu Thương nở thắm duyên
Lòng thế nhân đã đơm hoa tình Chúa
Thôi sầu lo vì lụi tàn tan vữa
Thập Giá kia trổ Bông Đẹp muôn đời
Hãy nhìn lên, hy vọng nhé bạn ơi,
Đừng sợ nữa, Người trỗi dậy thật rồi !
Mừng vui lên, vì cuộc sống mới
Đang chờ ta ở phía cuối đường đời
Dẫu đớn đau còn giữa lòng thế giới
Dẫu hoang mang trước bạo lực dập vùi
Lời nhân chứng cho tình yêu chân lý
Đã thành toàn từ sáng Phục Sinh vui !
Phục Sinh 2010
Đêm hãi hùng trong nấm mồ u tối
Đã rạng ngời bởi ánh sáng thần thiêng
Cửa vĩnh hằng rộng mở vô biên
Đấng Toàn Năng đứng lên trên sự chết
Đất và Trời từ nay thôi cách biệt
Ngày huy hoàng đã đánh thức niềm tin
Dây tử thần trói linh hồn cay nghiệt
Cởi bung ra bởi Thánh Tử uy quyền
Mùa Sự Sống Yêu Thương nở thắm duyên
Lòng thế nhân đã đơm hoa tình Chúa
Thôi sầu lo vì lụi tàn tan vữa
Thập Giá kia trổ Bông Đẹp muôn đời
Hãy nhìn lên, hy vọng nhé bạn ơi,
Đừng sợ nữa, Người trỗi dậy thật rồi !
Mừng vui lên, vì cuộc sống mới
Đang chờ ta ở phía cuối đường đời
Dẫu đớn đau còn giữa lòng thế giới
Dẫu hoang mang trước bạo lực dập vùi
Lời nhân chứng cho tình yêu chân lý
Đã thành toàn từ sáng Phục Sinh vui !
Phục Sinh 2010
Mẹ khổ đau
Ngô Xuân Tịnh
19:53 02/04/2010
Mẹ khổ đau
Ráng hồng nhuộm máu trời chiều
Gió hiu hiu thổi cho nhiều thê lương
Vang lên tiếng búa khẽ khàng
Môn đồ của Chúa còn đang âm thầm
Nuốt vào giọt lệ tình thâm
Tháo ra xác Chúa máu bầm vừa khô
Trước khi táng xác trong mồ
Tắm thân xác Chúa để cho sạch dần
Máu me phủ khắp châu thân
Trộn cùng bùn đất những lần ngã đau
Hương thơm các thứ tẩm vào
Rồi trao cho Mẹ dạt dào yêu thương
Ôm con lặng lẽ như đương
Bao nhiêu khúc ruột Mẹ dường cắt ra
Ôm con lòng Mẹ xót xa
Một trời châu lệ như là mưa tuôn
Có người mẹ nào khổ hơn
Ôm con xác lạnh vết thương cùng mình?
Tột cùng đây giá hy sinh
Phút cuối
Nhấp xong một chút dấm chua
Chất ngất chén đắng cho vừa khổ đau
Chếch vền bên phải nghiêng đầu
Chạm tia mắt mẹ ngút sầu ngẩng lên
Gió ngưng ngay những tiếng rên
Âm thanh trăn trối ở trên môi Người
Hồng phúc lịch sử bi ai
"Gioan người ấy từ nay con bà
Gioan môn đệ của ta
Người đàn bà ấy chính là mẹ con"
Từ lời giao ước sắt son
Loài người nhận lãnh giang sơn hải hà
Biển tình mẫu tử bao la
Giớ phút trọng đại phát ra những lời
"Hoàn tất lịch sử đây rồi
Linh hồn con nguyện không rời tay Cha"
Gục đầu xuống một thây ma
Hồng ân cực trọng sao mà xứng cân
Trời đất vũ trụ xoay vần
Chứa sao sức nặng hồng ân ân của Người?
Đất trời rung chuyển thật dài
Mặt trời tăm tối lâu đài chẻ đôi
Uy quyền Thiên Chúa rạng ngời
Từ quan cai đội những lờ tụng ca
Ráng hồng nhuộm máu trời chiều
Gió hiu hiu thổi cho nhiều thê lương
Vang lên tiếng búa khẽ khàng
Môn đồ của Chúa còn đang âm thầm
Nuốt vào giọt lệ tình thâm
Tháo ra xác Chúa máu bầm vừa khô
Trước khi táng xác trong mồ
Tắm thân xác Chúa để cho sạch dần
Máu me phủ khắp châu thân
Trộn cùng bùn đất những lần ngã đau
Hương thơm các thứ tẩm vào
Rồi trao cho Mẹ dạt dào yêu thương
Ôm con lặng lẽ như đương
Bao nhiêu khúc ruột Mẹ dường cắt ra
Ôm con lòng Mẹ xót xa
Một trời châu lệ như là mưa tuôn
Có người mẹ nào khổ hơn
Ôm con xác lạnh vết thương cùng mình?
Tột cùng đây giá hy sinh
Phút cuối
Nhấp xong một chút dấm chua
Chất ngất chén đắng cho vừa khổ đau
Chếch vền bên phải nghiêng đầu
Chạm tia mắt mẹ ngút sầu ngẩng lên
Gió ngưng ngay những tiếng rên
Âm thanh trăn trối ở trên môi Người
Hồng phúc lịch sử bi ai
"Gioan người ấy từ nay con bà
Gioan môn đệ của ta
Người đàn bà ấy chính là mẹ con"
Từ lời giao ước sắt son
Loài người nhận lãnh giang sơn hải hà
Biển tình mẫu tử bao la
Giớ phút trọng đại phát ra những lời
"Hoàn tất lịch sử đây rồi
Linh hồn con nguyện không rời tay Cha"
Gục đầu xuống một thây ma
Hồng ân cực trọng sao mà xứng cân
Trời đất vũ trụ xoay vần
Chứa sao sức nặng hồng ân ân của Người?
Đất trời rung chuyển thật dài
Mặt trời tăm tối lâu đài chẻ đôi
Uy quyền Thiên Chúa rạng ngời
Từ quan cai đội những lờ tụng ca
Niềm hoan lạc phục sinh
Mic. Cao Danh Viện
20:05 02/04/2010
Niềm hoan lạc phục sinh
Niềm hạnh phúc năm mươi ngày hoan lạc
Chảy trong ta là giòng thác phục sinh
Ta đứng lên, đứng lên khỏi chính mình
Và hít thở niềm vui chiến thắng
Tề chỉnh xiêm y theo đoàn người áo trắng
Dẫn nhau vào tận lòng Chúa xót thương
Đụng chạm lỗ đinh, thọc vào cạnh sườn
Thưởng nếm vị ngọt của tình yêu cứu thế
Ngài vẫn bên ta trong cuộc trần dâu bể
Cứ chiều về thì bẻ bánh chia san
Hạnh phúc là khi chấp nhận trao ban
Niềm hoan lạc đến tận người cùng khổ
Đấng Phục Sinh đã trở thành cưả ngõ
Để bầy chiên đươc cứu độ yêu thương
Trong yêu thương rộn rã một con đường
Đường Sự thật dẫn về miền Sự Sống
Ở phía trước một chân trời mở rộng
Dẫn ta vào chân chính nghĩa yêu thương
Trong yêu thương nên ánh sáng mở đường
Để hoàn thiện phục sinh nơi Thần Khí
Đức Kitô phục sinh Đâng trỡ nên thi ý
Cho lời ca cung nhạc thiên niên
Trong Thần Linh nguồn cảm xúc diệu huyền
Đã mặc khải năm mươi ngày hoan lạc
Hãy sông vui cho thỏa niềm khao khát
Hò reo lên cho bùng vỡ niềm yêu
Xin cứ yêu! Yêu nhiều thì được nhiều
Rồi nhân rộng niềm yêu miền thế giới
Trần gian ơi!
Niềm vui đang hướng tới
Là Tin Mừng Ơn Cứu Độ Phục Sinh
Niềm hạnh phúc năm mươi ngày hoan lạc
Chảy trong ta là giòng thác phục sinh
Ta đứng lên, đứng lên khỏi chính mình
Và hít thở niềm vui chiến thắng
Tề chỉnh xiêm y theo đoàn người áo trắng
Dẫn nhau vào tận lòng Chúa xót thương
Đụng chạm lỗ đinh, thọc vào cạnh sườn
Thưởng nếm vị ngọt của tình yêu cứu thế
Ngài vẫn bên ta trong cuộc trần dâu bể
Cứ chiều về thì bẻ bánh chia san
Hạnh phúc là khi chấp nhận trao ban
Niềm hoan lạc đến tận người cùng khổ
Đấng Phục Sinh đã trở thành cưả ngõ
Để bầy chiên đươc cứu độ yêu thương
Trong yêu thương rộn rã một con đường
Đường Sự thật dẫn về miền Sự Sống
Ở phía trước một chân trời mở rộng
Dẫn ta vào chân chính nghĩa yêu thương
Trong yêu thương nên ánh sáng mở đường
Để hoàn thiện phục sinh nơi Thần Khí
Đức Kitô phục sinh Đâng trỡ nên thi ý
Cho lời ca cung nhạc thiên niên
Trong Thần Linh nguồn cảm xúc diệu huyền
Đã mặc khải năm mươi ngày hoan lạc
Hãy sông vui cho thỏa niềm khao khát
Hò reo lên cho bùng vỡ niềm yêu
Xin cứ yêu! Yêu nhiều thì được nhiều
Rồi nhân rộng niềm yêu miền thế giới
Trần gian ơi!
Niềm vui đang hướng tới
Là Tin Mừng Ơn Cứu Độ Phục Sinh
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Phục Sinh
Diệp Hải Dung
22:09 02/04/2010
PHỤC SINH
Ảnh của Diệp Hải Dung, Australia
Xin tôn vinh Chúa đã phục sinh
Ca tụng Thập giá Ngài vinh hiển
Dấu chỉ tình Trời yêu vĩnh viễn
Kết thành hy vọng giữa đời ta.
(Trích Thơ của Trăng Thập Tự)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền