Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Thánh Thần trong sứ mạng tân phúc âm hóa (P.3 & P.4 )
Lm. Giuse Đỗ văn Thụy
09:17 02/04/2014
CHÚA THÁNH THẦN TRONG SỨ MẠNG TÂN PHÚC ÂM HÓA (P.3)& (P.4)
III. THẦN KHÍ SỰ SỐNG
1. Sống thật sự là gì?
1.1. Cuộc sống hiện nay.
Rất nhiều người muốn sống hoàn toàn theo tự nhiên như chim muông, hoa cỏ và hô hào người khác cùng làm nên một kỷ nguyên mới (new age). Người ta thành lập những câu lạc bộ hay bãi tắm không cần mặc quần áo, khuyến khích đi bộ, đi xe đạp thay vì đi xe hơi, xe gắn máy để khói và xăng không gây ô nhiễm không khí, giảm giờ lao động xuống chỉ còn 5 ngày một tuần để có giờ nghỉ ngơi nhiều hơn, buông thả theo mọi nhu cầu của bản năng trong việc ăn uống, vui chơi, yêu đương để khỏi bị các chứng căng thẳng (stress) và mặc cảm theo như lời khuyên của các nhà phân tâm học, ông S. Freud. Thế nhưng càng sống như thế, người ta càng cảm thấy cuộc sống chẳng có ý nghĩa nào cao đẹp. Và cuối cùng, người ta cũng phải chạy trốn chính cuộc sống ấy bằng những viên thuốc an thần, bằng những liều cần sa, ma túy, bằng những ly rượu, chai bia, thậm chí nhiều người còn tự tử để thoát ly.[1] 1.2. Vậy sống là gì?
Sự sống thật sự nơi con người có lý trí, có trái tim, có ý chí không phải chỉ được ăn ngon, mặc đẹp và thỏa mãn tham vọng và dục vọng, nhưng còn là sự hiểu biết, yêu thương, ước muốn những điều tốt đẹp mà người Cha Tạo Hóa đã đăt trong tinh thần của con cái mình qua tiếng nói của lương tâm chân chính. Từ đó, ta hiểu được câu định nghĩa về sự sống của Hardon: “Sống là một hoạt động nội tại, là yếu tính của một hữu thể hoạt động từ bên trong từ sự sống của Thiên Chúa cho đến mỗi dạng sống trong vũ trụ. Bản tính càng cao thì sự sống phát xuất từ hữu thể ấy càng sâu xa” (Hardon, từ điển thần học Công Giáo, 1985). Tuy nhiên, con người chỉ hiểu và sống trọn vẹn sự sống đó nhờ Chúa Thánh Thần vì chính Ngài đã ban sự sống cho tất cả.[2] 2. Chúa Thánh Thần ban sự sống như thế nào?
Tuyên xưng Chúa Thánh Thần là Đấng Ban Sự Sống: ta hiểu rằng sự sống là ân huệ cao quí vô song của Thiên Chúa đối với con người cũng như vạn vật. Khi gặp nguy hiểm đe dọa đến tính mạng, người ta có thể sẵn sàng bỏ tất cả, đánh đổi tất cả, miễn sao giữ được mạng sống mình. Người ta quí chuộng, bảo vệ sự sống nhưng lại không hiểu ai đã ban tặng sự sống đó cho mình để tìm về với nguồn sống ấy và sống dồi dào. Chúng ta thường biết ơn cha mẹ đã sinh ra ta, nhưng cha mẹ chưa phải là nguồn sống. Ông bà tổ tiên cũng không phải là nguồn sống vì tất cả đều đã chết đi dù rằng họ muốn sống lâu dài. Họ chỉ là những người nhận sự sống từ nguồn sống duy nhất chính là Thiên Chúa, vì chỉ có Ngài mới là Đấng Hằng Sống. Vậy Chúa ban sự sống cho ta và muôn loài như thế nào?
2.1. Thiên Chúa ban sự sống cho vạn vật.
Trong sáh Sáng Thế Ký, Thiên Chúa dựng nên muôn loài bằng Lời Ngài phán và Thần Khí Chúa bay là là trên mặt nước (St 1,1). Ngay từ khởi thủy, Lời Thiên Chúa và Thần Khí cùng hoạt động và hòa nhịp với nhau. Giống như ở nơi con người, lời nói và hơi thở phát ra luôn đi đôi với nhau, thì Thiên Chúa cũng dùng Lời để tạo ra vòm trời và dùng hơi thở từ miệng Ngài để tạo ra thiên binh hay các vì tinh tú (Tv 33,6; G 34,14 tt).
Sự sống theo quan điểm Thánh Kinh chính là sự hiện hữu của vạn vật được Thần Khí sống động của Thiên Chúa tác thành chứ không phải chỉ giới hạn riêng nơi các động vật hay nơi con người. Hơi thở sự sống đó tỏa lan khắp mặt đất:
Sinh khí của Ngài, Ngài gửi tới
Là chúng được dựng nên
Và Ngài đổi mới mặt đất này (Tv 103,30).
Vì thế vạn vật luôn luôn sống động: núi đồi nhảy múa, sông hồ vỗ tay…vạn vật vô tri cũng có linh hồn. Đây không phải là quan niệm thần hóa theo kiểu đạo Lão biến thể ở Á Châu từ cây đa, bếp lò cho đến sông núi đều là thần thánh như: “đất có thổ công, sông có hà bá’, mà đây chỉ muốn nói lên ý nghĩa hiện hữu của vạn vật chỉ tìm được trong Thiên Chúa.
Xét về phương diện hữu thể, ta hiểu rằng vạn vật không thể tự nhiên mà có, dù chỉ là một hạt bụi có vẻ như vô tình rơi xuống mặt bàn làm việc của ta. Chúng có mặt, hiện hữu được nhờ Thần Khí của Đấng Tạo Hóa. Ngài đã dựng nên chúng vì chính Ngài là nguồn của hiện hữu.[3] 2.2. Thiên Chúa ban sự sống cho con người.
Nếu Thiên Chúa ban sự sống cho vạn vật nhờ bởi Hơi Thở thổi ra bằng Lời và Thần Khí tiềm ẩn trong vạn vật, thì Ngài lại ban sự sống cho con người một cách đặc biệt. Ngài đã thổi hơi thở sống động của mình vào khối bùn đất bất động để tạo thành con người (St 2,7). Thần Khí ấy làm cho con người trở nên hình ảnh giống như Thiên Chúa (St 1,26-27). Đó là sự sống của một con người đầy tự do, hạnh phúc, khôn ngoan, xinh đẹp và kéo dài mãi mãi vì được chia sẻ hơi thở thần linh của chính Thiên Chúa, nguồn của Chân Thiên Mỹ, của hạnh phúc vô biên và sự sống vĩnh hằng.
Tuy nhiên, con người đã không sống theo Thần Khí của Thiên Chúa và đã nghe theo lời xúi giục của ma quỉ. Chúng cũng dùng lời nói bằng hơi thở xấu xa của chúng để cám dỗ con người và con người bị mê hoặc bởi tà khí này để tự ý cắt đứt mối liên hệ với Thiên Chúa. Do đó, đương nhiên con người cảm thấy mình mất mát tất cả những ân sủng cao quý do Thần Khí mang lại. Con người giống như Ađam cảm thấy xấu hổ vì mình trần truồng (St 3,25). Cuộc sống của con người trở nên tăm tối, nặng nề cho chính mình và cho người khác. Hơn nữa, sự sống của vũ trụ vạn vật, vì gắn bó chặt chẽ với con người, nên “vạn vật bị cưỡng bức lệ thuộc sự hư nát” (Rm 8,20) cùng với con người qua cái chết và sự hủy diệt diễn ra hàng ngày trên trái đất.
Thế nhưng, Thiên Chúa vẫn tiếp tục yêu thương con người và vũ trụ vạn vật. Ngài hứa sẽ ban dồi dào Thần Khí cho tất cả khi thời gian đến hồi viên mãn để phục hồi sự sống thần linh cho tất cả. Thời viên mãn ấy đã đến với Đức Giêsu Kitô. Người là Người Con yêu dấu của Thiên Chúa đã tình nguyện xuống thế làm người để ban thêm đầy tràn Thần Khí của Thiên Chúa cho mọi người, mọi vật trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa: “Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Ngài thì khỏi phải chết nhưng được sống muôn đời”(Jn 3,16; Rm 8,1-2). Như thế sự sống được thăng hoa và ban dồi dào cho tất cả, không phải chỉ là sự sống vào thuở ban đầu, nhưng là sự sống của chính Con Thiên Chúa. Sự sống này được ban nhờ Chúa Thánh Thần. “Quả vậy, phàm ai được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn đều là con cái Thiên Chúa…Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, khiến chúng ta kêu lên Abba ! Cha ơi !” (Rm 8,14-15).[4] 3. Một con đường chắc chắn để đón nhận Thần Khí Sự Sống.
Chúng ta quả quyết rằng con đường chắc chắn nhất để đón nhận Thần Khí Ban Sự Sống là kết hợp với Đức Giêsu Kitô trong Giáo Hội Công Giáo. Chúng ta có quyền nói lên sự khẳng định này, vì Kitô Giáo khác biệt với các tôn giáo khác ở điểm cơ bản là: trong khi các tôn giáo khác, con người đi tìm Thiên Chúa, thì ở Kitô Giáo, chính Thiên Chúa đi tìm con người trong suốt dòng thời gian và lịch sử. Qua mầu nhiệm Nhập Thể của Ngôi Lời Thiên Chúa, chính Thiên Chúa đích thân đến nói với con người và vạch đường cho con người tìm đến với Ngài. “Không ai thấy Thiên Chúa bao giờ, nhưng Con Một Thiên Chúa, Đấng hằng ở cung lòng Chúa Cha tỏ cho biết” và chính Đức Giêsu đã khẳng định “Thầy là đường, là sự thật và là sự sống, không ai đến được với Chúa Cha mà không qua Thầy”(Jn 14,6).
Ngôi Lời Thiên Chúa nhập thể là Đức Giêsu Kitô đã sống dồi dào và sống mạnh mẽ như một con người hoàn hảo, chỉ trừ tội lỗi (Hiến chế mục vụ số 22) vì Người đã kết hợp mật thiết với Chúa Thánh Thần trong từng giây phút sống của đời mình. Mọi hoạt động của Đức Giêsu đều xảy ra và thực hiện trong Thần Khí từ lúc nhập thể cho đến lúc sống lại (Lc 4,1; 4,14; 10,17,20; Mt 4,1; 10,21).
Đức Giêsu Nagiareth là Đấng đến trong Thánh Thần và Người mang Chúa Thánh Thần như ân huệ riêng của chính con người mình để “thông truyền rộng rãi cho tất cả những ai tin vào Người qua Giáo Hội”. Người đã minh chứng sự sống dồi dào và hoàn hảo của mình với Thánh Thần qua những lời rao giảng đầy uy quyền, qua những dấu hiệu lạ lùng để chữa lành bệnh tật, để xua trừ ma quỷ và tác động trên vạn vật. Do đó, muốn sống như Chúa Giêsu, chúng ta cần phải đón nhận Thần Khí của Người đã ban xuống cho Giáo Hội trong dịp lễ Ngũ Tuần và còn được ban liên tục qua các bí tích của Giáo Hội Công Giáo.[5]
Lm. Giuse Đỗ văn Thụy
HỘI THỪA SAI VIỆT NAM
________________________________________
[1] Lm Nguyễn ngọc Sơn, Tĩnh tâm mùa Vọng 1997, Bài giảng năm C, p. 156
[2] Lm Nguyễn ngọc Sơn, Tĩnh tâm mùa Vọng 1997, Bài giảng năm C, p. 159
[3] Lm Nguyễn ngọc Sơn, Tĩnh tâm mùa Vọng 1997, Bài giảng năm C, p. 160-161
[4] Lm Nguyễn ngọc Sơn, Tĩnh tâm mùa Vọng 1997, Bài giảng năm C, p. 162-163
[5] Lm Nguyễn ngọc Sơn, Tĩnh tâm mùa Vọng 1997, Bài giảng năm C, p. 166
CHÚA THÁNH THẦN TRONG SỨ MẠNG TÂN PHÚC ÂM HÓA (P.4)
IV. THẦN KHÍ TÌNH YÊU
Làn khí ta hít vào buồng phổi biến máu đen thành máu đỏ chảy về tim. Tim bơm dòng máu bổ dưỡng đó đi khắp thân thể để nuôi sống từng tế bào, thúc đẩy mọi bộ phận hoạt động. Trái tim còn đập là con người còn sống và bao lâu còn sống, con người còn muốn yêu và muốn được yêu thương. Đó là sự sống tự nhiên ở trong ta. Trong đời sống siêu nhiên, Thần Khí cũng biến dòng máu đen tội lỗi của con người đỏ lại mãi mãi để cùng đập chung một nhịp sống với trái tim của Thiên Chúa vì Thiên Chúa hằng sống cũng là Thiên Chúa yêu thương (1Jn 4,8.16). Thần Khí Sự Sống, do đó, cũng là Thần Khí Tình Yêu.
Người tín hữu chúng ta ngày nay có lẽ chưa hiểu về tình yêu cao cả vô biên vì chưa biết thở hít Thần Khí này của Thiên Chúa. Vì thế, chúng ta cùng tìm hiểu Thiên Chúa ban Thần Khí Tình Yêu cho chúng ta như thế nào và làm sao để có thể hít thở được Thần Khí này. [1]
1. Thiên Chúa ban tặng Thần Khí Tình Yêu.
1.1. Tình yêu trong đời sống thâm sâu của Thiên Chúa.
“Trong đời sống thâm sâu của chính mình, Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Jn 4,8.16), Tình yêu thuộc bản thể Thiên Chúa và chung cho cả Ba Ngôi. Còn Chuá Thánh Thần là tình yêu bản vị với tư cách là Thần Khí của Chúa Cha và Chúa Con. Vì vậy, “Ngài thấu suốt mọi sự, ngay cả những gì sâu thẳm nơi Thiên Chúa” (1Cr 2,10), “với tư cách là Tình Yêu – Ân Huệ bất thụ tạo’ (Đức Gioan Phaolô II, thông điệp về Chúa Thánh Thần số 10).
Từ muôn thuở, Thiên Chúa là Tình Yêu. Ngài muốn yêu và muốn được yêu. Ngài đi tìm đối tượng để yêu, nhưng không có ai hay bất cứ cái gì xứng đáng với tình yêu của Ngài. Do đó, Ngài đã yêu chính mình. Đây không phải là tình yêu vị kỷ nhưng nói lên đặc tính của tình yêu là luôn thoát ra ngoài mình để tìm đối tượng cho tình yêu. Nếu không có đối tượng nào xứng đáng thì chủ thể sẽ yêu lại chính mình.
Rồi khi yêu, Thiên Chúa đã trao ban “tất cả” những gì của mình cho người mình yêu. Đó là thiên tính hằng hữu và lập tức Ngôi con được sinh ra, có chung một thiên tính như Ngôi Cha. Chúa Thánh Thần chính là tình yêu trao ban, tình yêu ân huệ của Chúa Cha trao cho Chúa Con.
Chúa Con, trong tư cách là một ngôi vị, là chủ thể, bây giờ yêu ngược lại Chúa Cha và trao ban tất cả những gì của mình cho đối tượng mình yêu. “Những gì đó” cũng chính là thiên tính hằng hữu đã nhận được từ nơi Chúa Cha. Và lập tức, Chúa Thánh Thần phát sinh cách nhiệm mầu từ tình yêu Chúa Cha và Chúa Con trao cho nhau. Như vậy, “có thể nói được rằng trong Chúa Thánh Thần, đời sống thân mật của Thiên Chúa duy nhất và Ba Ngôi hoàn toàn trở thành ân huệ, thành tình yêu hỗ tương giữa Ba Ngôi, và qua Chúa Thánh Thần, Thiên Chúa “hiện hữu” dưới hình thức ân huệ. Chính Chúa Thánh Thần là ngôi vị biểu lộ một sự tự hiến như thế, biểu lộ Đấng là tình yêu này” (Thông điệp về Chúa Thánh Thần số 10; Thánh Tôma Aquinô, Tổng luận Thần học, I.q. 37-38).[2]
1.2. Tình yêu được ban tặng cho con người.
Đối với con người, tình yêu ấy không tiềm ẩn nhưng được biểu lộ rõ ràng vì Thiên Chúa dựng nên con người giống như Ngài (St 1,26). Ngài dựng nên con người có nam có nữ (St 1,27) để các ngôi vị ấy đi tìm nhau và biểu lộ tình yêu cho nhau như Ba Ngôi Thiên Chúa. Tình yêu chính là tình cảm thắm thiết thúc đẩy người nam, người nữ tìm đến nhau, gắn bó với nhau, hòa nhập thành một trong nhau theo hình ảnh một Thiên Chúa duy nhất. Tình yêu ấy được Thánh Thần đặt vào trong tâm trí con người, để bằng một trái tim duy nhất, con người trải rộng tình yêu đến tất cả: yêu Chúa, yêu người, yêu trời, yêu đất, yêu vạn vật, yêu quê hương, yêu nghề nghiệp…
Tình yêu tuy ở trong con người để tạo nên những khóai cảm thể xác và rung động trong tâm hồn nhưng nó lại vượt quá con người vì không bắt nguồn từ trái tim con người. Phân tích trái tim và bộ óc bằng khoa học tự nhiên, ta cũng chỉ tìm thấy những cấu trúc vật chất tương tự như bất cứ một sinh vật nào. Thế mà con người vẫn đang yêu, đang sống, đang suy tư. Hiểu được tình yêu, sự sống, tư tưởng vượt quá con người để tìm về tận cội nguồn của chúng, ta mới có thể yêu thật sự, sự sống dồi dào và suy nghĩ thanh cao. Tình yêu thật sự là ân huệ cao cả nhất của Thiên Chúa Tạo Hóa.[3]
1.3. Con người phản bội tình yêu Thiên Chúa và không còn thở được Thần Khí Tình Yêu.
Con người nguyên thủy đã khứớc từ Ân Huệ và Tình Yêu của Thiên Chúa (DV 35) và quay trở về với chính mình, lấy mình làm trung tâm của tình yêu. Nhưng một khi cắt đứt với Thiên Chúa là nguồn tình yêu, nguồn sự sống và chân thiện mỹ như một bệnh nhân tự giật đứt ống dưỡng khí và dây dẫn máu vào cơ thể mình, thì đương nhiên con người không thể nào lại không thù ghét con người, thù ghét chính mình và vạn vật, đồng thời con người sẽ phải tàn tạ, xấu xí, sai lầm và cuối cùng phải chết. Đó là do tội nguyên tổ và cũng là tội của từng người chúng ta. Chỉ có Chúa Thánh Thần mới có thể vạch trần tội lỗi từ lúc khởi đầu của loài người, vì Ngài là Tình Yêu của Chúa Cha, Chúa Con và cũng là Ân Huệ bất thụ tạo mà Thiên Chúa muốn thông ban cho con người (DV 35).
Ngay từ khởi đầu, Thiên Chúa đã hứa sẽ cứu độ con người qua hình ảnh người phụ nữ và dòng giống sẽ đạp giập đầu con rắn (St 3). Rồi qua các ngôn sứ Cựu Ước, nhất là ngôn sư Egiêkien: “Thiên Chúa sẽ ban tặng một quả tim mới, sẽ đặt Thần Khí mới vào lòng con người. Ngài sẽ bỏ đi quả tim bằng đá ra khỏi thân mình con người và sẽ ban tặng một quả tim bằng thịt” (Ez 36,25). Lời hứa ấy sẽ được Đức Giêsu Kitô thực hiện sau này trong cuộc tạo dựng mới qua hình ảnh Ađam mới với trái tim mở rộng trên cây thập gía và khi Người gục đầu tắt thở:”Người trao ban Thần Khí” (Jn 19,30).[4]
2. Con người hiện nay chưa thở hít Thần Khí Tình Yêu.
2.1. Con người gặp những thách đố về tình yêu.
Con người ngày nay, bị ảnh hưởng bởi học thuyết của Sigmund Freud và chạy theo lối sống văn minh hưởng thụ, đang muốn tháo gỡ tính dục khỏi mọi quy luật luân lý khách quan. Người ta giản lược tính dục thành một trò chơi, thành một món hàng tiêu thụ như ta đang thấy những người nước ngoài đổ xô đến các nước Á Châu như Thái Lan, Indonêsia, Malaxia và cả Việt Nam để mua vui. Hơn nữa, các phương tiện truyền thông xã hội như báo chí, phim ảnh, internet lại bị xếp đồng lõa với nền văn hóa này với bao hình ảnh gợi dục, dâm loạn đồi trụy.
Vì con người còn hiểu lầm tình yêu là tình dục nên sống buông thả theo những đòi hỏi của xác thịt mà quên đi những yêu cầu về tinh thần. Người ta sợ rằng nếu không thỏa mãn những đòi hỏi ấy, tinh thần con người sẽ bị dồn nén, bị khủng hoảng và không phát triển toàn diện về tâm lý, chứ không hiểu rằng con người là một với linh hồn và thể xác, nên cả hai phần đều cần phải phát triển đồng đều (GS 14).
Hiểu lầm như thế nên người ta chỉ đi tìm những cách thức, những vỉ thuốc, những dụng cụ, những tư thế làm tình thế nào cho đạt được những khoái cảm tột đỉnh, mà bỏ qua sự hòa hợp tâm hồn. Kết quả là tình yêu chân thực không thể nào phát triển trong tâm hồn con người, vì họ không thở hít được Thần Khí Tình Yêu của Chúa Thánh Thần dù con người không ngừng nói đến hoặc ca ngợi tình yêu. Hơn nữa, những tội ác xúc phạm đến tình yêu này lại kéo theo tội ác xúc phạm đến sự sống với các bào thai bị giết ngay trong bụng mẹ, với nhiều cuộc sát hại vì những cuộc tranh giành gái đẹp, hay những trò say sỉn do ma túy, cần sa để có thể gây kích thích hoặc kéo dài thời gian làm tình.[5]
2.2. Con người cần phải học lại bài học tình yêu.
Chỉ có Chúa Thánh Thần là đấng yêu thương mới có thể dạy chúng ta hiểu biết trọn vẹn về tình yêu Thiên Chúa. Nhờ Chúa Thánh Thần, con người sẽ đặt tình yêu vào vị trí trung tâm của đời sống, chứ không phải tiền tài, danh vọng, sắc đẹp. Vì con người được tạo dựng bởi tình yêu Thiên Chúa, nên “tình yêu là ơn gọi của con người”(Đức JP II, thư gới các gia đình, 1995, số 13). Càng đặt tình yêu và đúng trung tâm và đích điểm của đời sống, con người càng sống trong bình an, niềm vui và hạnh phúc, vì ai yêu và được yêu một cách đứng đắn đều cảm nhận được hạnh phúc.[6]
2.3. Cảm nghiệm được tình yêu của vạn vật.
Hơn nữa, nhờ Chúa Thánh Thần soi sáng và hướng dẫn, con người còn cảm nhận được tình yêu tiềm ẩn của vạn vật để yêu lại chúng, thăng hoa chúng và dẫn đưa chúng vào cuộc sống vĩnh hằng của đại gia đình con cái Thiên Chúa.Thật vậy, vạn vật yêu quí sự sống không thua kém con người. Một con giun dù bị ta vô tình đạp trúng đứt làm hai, vẫn cố lê nửa phần còn lại về nơi đất ẩm. Một thân cây dù bị chặt ngang, vẫn cố nhu ra những chồi lá non. Thế mà trong mỗi bữa ăn, biết bao nhiêu tôm cá, rau củ đã sẵn sàng hy sinh mạng sống cho con người chỉ vì chúng yêu con người, muốn con người sinh tồn bằng chính sự sống của chúng để con người ca tụng Tạo Hóa thay cho chúng. Chúng mong ước được sống mãi mãi nhờ con người, vì chỉ có con người mới có thể sống mãi do tình thần vượt lên trên cả vật chất, không gian và thời gian.
Tuy nhiên, nhiều khi con người đã không cảm nhận được tình yêu vạn vật và xem chúng như những phương tiện để thỏa mãn cho lòng ích kỷ bạo tàn hay tham vọng vô bờ bến của mình. Con người cần phải nhìn lại vạn vật như những đứa em nhỏ trong đại gia đình Thiên Chúa vì Thiên Chúa muốn qui tụ tất cả những đứa con tản mát về một mối nhờ Đức Giêsu Kitô là anh cả giữa một đàn em đông đúc (Rm 8,29). Bằng tấm lòng rộng mở, con người chúng ta mới có thể hát lên “bài ca thụ tạo’ như thánh Phanxicô nghèo khó với cách xưng hô như: anh mặt trời, chị mặt trăng, em sơn ca, em cúc, em hồng…Có tình yêu mãnh liệt của Chúa Thánh Thần, ta mới có thể “rao giảng Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo” (Mc 16,16), mới truyền cho gío yên biển lặng, bánh cá hóa nhiều như Đức Giêsu Kitô, mới đưa vạn vật chung hưởng sự sống vĩnh hằng với ta qua những sinh hoạt tiếp xúc hằng ngày trong đời sống trên trần thế này.[7]
Lm. Giuse Đỗ Văn Thụy
HỘI THỪA SAI VIỆT NAM
________________________________________
[1] Lm Nguyễn ngọc Sơn, Tĩnh tâm mùa Vọng 1997, Bài giảng năm C, p. 169
III. THẦN KHÍ SỰ SỐNG
1. Sống thật sự là gì?
1.1. Cuộc sống hiện nay.
Rất nhiều người muốn sống hoàn toàn theo tự nhiên như chim muông, hoa cỏ và hô hào người khác cùng làm nên một kỷ nguyên mới (new age). Người ta thành lập những câu lạc bộ hay bãi tắm không cần mặc quần áo, khuyến khích đi bộ, đi xe đạp thay vì đi xe hơi, xe gắn máy để khói và xăng không gây ô nhiễm không khí, giảm giờ lao động xuống chỉ còn 5 ngày một tuần để có giờ nghỉ ngơi nhiều hơn, buông thả theo mọi nhu cầu của bản năng trong việc ăn uống, vui chơi, yêu đương để khỏi bị các chứng căng thẳng (stress) và mặc cảm theo như lời khuyên của các nhà phân tâm học, ông S. Freud. Thế nhưng càng sống như thế, người ta càng cảm thấy cuộc sống chẳng có ý nghĩa nào cao đẹp. Và cuối cùng, người ta cũng phải chạy trốn chính cuộc sống ấy bằng những viên thuốc an thần, bằng những liều cần sa, ma túy, bằng những ly rượu, chai bia, thậm chí nhiều người còn tự tử để thoát ly.[1] 1.2. Vậy sống là gì?
Sự sống thật sự nơi con người có lý trí, có trái tim, có ý chí không phải chỉ được ăn ngon, mặc đẹp và thỏa mãn tham vọng và dục vọng, nhưng còn là sự hiểu biết, yêu thương, ước muốn những điều tốt đẹp mà người Cha Tạo Hóa đã đăt trong tinh thần của con cái mình qua tiếng nói của lương tâm chân chính. Từ đó, ta hiểu được câu định nghĩa về sự sống của Hardon: “Sống là một hoạt động nội tại, là yếu tính của một hữu thể hoạt động từ bên trong từ sự sống của Thiên Chúa cho đến mỗi dạng sống trong vũ trụ. Bản tính càng cao thì sự sống phát xuất từ hữu thể ấy càng sâu xa” (Hardon, từ điển thần học Công Giáo, 1985). Tuy nhiên, con người chỉ hiểu và sống trọn vẹn sự sống đó nhờ Chúa Thánh Thần vì chính Ngài đã ban sự sống cho tất cả.[2] 2. Chúa Thánh Thần ban sự sống như thế nào?
Tuyên xưng Chúa Thánh Thần là Đấng Ban Sự Sống: ta hiểu rằng sự sống là ân huệ cao quí vô song của Thiên Chúa đối với con người cũng như vạn vật. Khi gặp nguy hiểm đe dọa đến tính mạng, người ta có thể sẵn sàng bỏ tất cả, đánh đổi tất cả, miễn sao giữ được mạng sống mình. Người ta quí chuộng, bảo vệ sự sống nhưng lại không hiểu ai đã ban tặng sự sống đó cho mình để tìm về với nguồn sống ấy và sống dồi dào. Chúng ta thường biết ơn cha mẹ đã sinh ra ta, nhưng cha mẹ chưa phải là nguồn sống. Ông bà tổ tiên cũng không phải là nguồn sống vì tất cả đều đã chết đi dù rằng họ muốn sống lâu dài. Họ chỉ là những người nhận sự sống từ nguồn sống duy nhất chính là Thiên Chúa, vì chỉ có Ngài mới là Đấng Hằng Sống. Vậy Chúa ban sự sống cho ta và muôn loài như thế nào?
2.1. Thiên Chúa ban sự sống cho vạn vật.
Trong sáh Sáng Thế Ký, Thiên Chúa dựng nên muôn loài bằng Lời Ngài phán và Thần Khí Chúa bay là là trên mặt nước (St 1,1). Ngay từ khởi thủy, Lời Thiên Chúa và Thần Khí cùng hoạt động và hòa nhịp với nhau. Giống như ở nơi con người, lời nói và hơi thở phát ra luôn đi đôi với nhau, thì Thiên Chúa cũng dùng Lời để tạo ra vòm trời và dùng hơi thở từ miệng Ngài để tạo ra thiên binh hay các vì tinh tú (Tv 33,6; G 34,14 tt).
Sự sống theo quan điểm Thánh Kinh chính là sự hiện hữu của vạn vật được Thần Khí sống động của Thiên Chúa tác thành chứ không phải chỉ giới hạn riêng nơi các động vật hay nơi con người. Hơi thở sự sống đó tỏa lan khắp mặt đất:
Sinh khí của Ngài, Ngài gửi tới
Là chúng được dựng nên
Và Ngài đổi mới mặt đất này (Tv 103,30).
Vì thế vạn vật luôn luôn sống động: núi đồi nhảy múa, sông hồ vỗ tay…vạn vật vô tri cũng có linh hồn. Đây không phải là quan niệm thần hóa theo kiểu đạo Lão biến thể ở Á Châu từ cây đa, bếp lò cho đến sông núi đều là thần thánh như: “đất có thổ công, sông có hà bá’, mà đây chỉ muốn nói lên ý nghĩa hiện hữu của vạn vật chỉ tìm được trong Thiên Chúa.
Xét về phương diện hữu thể, ta hiểu rằng vạn vật không thể tự nhiên mà có, dù chỉ là một hạt bụi có vẻ như vô tình rơi xuống mặt bàn làm việc của ta. Chúng có mặt, hiện hữu được nhờ Thần Khí của Đấng Tạo Hóa. Ngài đã dựng nên chúng vì chính Ngài là nguồn của hiện hữu.[3] 2.2. Thiên Chúa ban sự sống cho con người.
Nếu Thiên Chúa ban sự sống cho vạn vật nhờ bởi Hơi Thở thổi ra bằng Lời và Thần Khí tiềm ẩn trong vạn vật, thì Ngài lại ban sự sống cho con người một cách đặc biệt. Ngài đã thổi hơi thở sống động của mình vào khối bùn đất bất động để tạo thành con người (St 2,7). Thần Khí ấy làm cho con người trở nên hình ảnh giống như Thiên Chúa (St 1,26-27). Đó là sự sống của một con người đầy tự do, hạnh phúc, khôn ngoan, xinh đẹp và kéo dài mãi mãi vì được chia sẻ hơi thở thần linh của chính Thiên Chúa, nguồn của Chân Thiên Mỹ, của hạnh phúc vô biên và sự sống vĩnh hằng.
Tuy nhiên, con người đã không sống theo Thần Khí của Thiên Chúa và đã nghe theo lời xúi giục của ma quỉ. Chúng cũng dùng lời nói bằng hơi thở xấu xa của chúng để cám dỗ con người và con người bị mê hoặc bởi tà khí này để tự ý cắt đứt mối liên hệ với Thiên Chúa. Do đó, đương nhiên con người cảm thấy mình mất mát tất cả những ân sủng cao quý do Thần Khí mang lại. Con người giống như Ađam cảm thấy xấu hổ vì mình trần truồng (St 3,25). Cuộc sống của con người trở nên tăm tối, nặng nề cho chính mình và cho người khác. Hơn nữa, sự sống của vũ trụ vạn vật, vì gắn bó chặt chẽ với con người, nên “vạn vật bị cưỡng bức lệ thuộc sự hư nát” (Rm 8,20) cùng với con người qua cái chết và sự hủy diệt diễn ra hàng ngày trên trái đất.
Thế nhưng, Thiên Chúa vẫn tiếp tục yêu thương con người và vũ trụ vạn vật. Ngài hứa sẽ ban dồi dào Thần Khí cho tất cả khi thời gian đến hồi viên mãn để phục hồi sự sống thần linh cho tất cả. Thời viên mãn ấy đã đến với Đức Giêsu Kitô. Người là Người Con yêu dấu của Thiên Chúa đã tình nguyện xuống thế làm người để ban thêm đầy tràn Thần Khí của Thiên Chúa cho mọi người, mọi vật trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa: “Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Ngài thì khỏi phải chết nhưng được sống muôn đời”(Jn 3,16; Rm 8,1-2). Như thế sự sống được thăng hoa và ban dồi dào cho tất cả, không phải chỉ là sự sống vào thuở ban đầu, nhưng là sự sống của chính Con Thiên Chúa. Sự sống này được ban nhờ Chúa Thánh Thần. “Quả vậy, phàm ai được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn đều là con cái Thiên Chúa…Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, khiến chúng ta kêu lên Abba ! Cha ơi !” (Rm 8,14-15).[4] 3. Một con đường chắc chắn để đón nhận Thần Khí Sự Sống.
Chúng ta quả quyết rằng con đường chắc chắn nhất để đón nhận Thần Khí Ban Sự Sống là kết hợp với Đức Giêsu Kitô trong Giáo Hội Công Giáo. Chúng ta có quyền nói lên sự khẳng định này, vì Kitô Giáo khác biệt với các tôn giáo khác ở điểm cơ bản là: trong khi các tôn giáo khác, con người đi tìm Thiên Chúa, thì ở Kitô Giáo, chính Thiên Chúa đi tìm con người trong suốt dòng thời gian và lịch sử. Qua mầu nhiệm Nhập Thể của Ngôi Lời Thiên Chúa, chính Thiên Chúa đích thân đến nói với con người và vạch đường cho con người tìm đến với Ngài. “Không ai thấy Thiên Chúa bao giờ, nhưng Con Một Thiên Chúa, Đấng hằng ở cung lòng Chúa Cha tỏ cho biết” và chính Đức Giêsu đã khẳng định “Thầy là đường, là sự thật và là sự sống, không ai đến được với Chúa Cha mà không qua Thầy”(Jn 14,6).
Ngôi Lời Thiên Chúa nhập thể là Đức Giêsu Kitô đã sống dồi dào và sống mạnh mẽ như một con người hoàn hảo, chỉ trừ tội lỗi (Hiến chế mục vụ số 22) vì Người đã kết hợp mật thiết với Chúa Thánh Thần trong từng giây phút sống của đời mình. Mọi hoạt động của Đức Giêsu đều xảy ra và thực hiện trong Thần Khí từ lúc nhập thể cho đến lúc sống lại (Lc 4,1; 4,14; 10,17,20; Mt 4,1; 10,21).
Đức Giêsu Nagiareth là Đấng đến trong Thánh Thần và Người mang Chúa Thánh Thần như ân huệ riêng của chính con người mình để “thông truyền rộng rãi cho tất cả những ai tin vào Người qua Giáo Hội”. Người đã minh chứng sự sống dồi dào và hoàn hảo của mình với Thánh Thần qua những lời rao giảng đầy uy quyền, qua những dấu hiệu lạ lùng để chữa lành bệnh tật, để xua trừ ma quỷ và tác động trên vạn vật. Do đó, muốn sống như Chúa Giêsu, chúng ta cần phải đón nhận Thần Khí của Người đã ban xuống cho Giáo Hội trong dịp lễ Ngũ Tuần và còn được ban liên tục qua các bí tích của Giáo Hội Công Giáo.[5]
Lm. Giuse Đỗ văn Thụy
HỘI THỪA SAI VIỆT NAM
________________________________________
[1] Lm Nguyễn ngọc Sơn, Tĩnh tâm mùa Vọng 1997, Bài giảng năm C, p. 156
[2] Lm Nguyễn ngọc Sơn, Tĩnh tâm mùa Vọng 1997, Bài giảng năm C, p. 159
[3] Lm Nguyễn ngọc Sơn, Tĩnh tâm mùa Vọng 1997, Bài giảng năm C, p. 160-161
[4] Lm Nguyễn ngọc Sơn, Tĩnh tâm mùa Vọng 1997, Bài giảng năm C, p. 162-163
[5] Lm Nguyễn ngọc Sơn, Tĩnh tâm mùa Vọng 1997, Bài giảng năm C, p. 166
CHÚA THÁNH THẦN TRONG SỨ MẠNG TÂN PHÚC ÂM HÓA (P.4)
IV. THẦN KHÍ TÌNH YÊU
Làn khí ta hít vào buồng phổi biến máu đen thành máu đỏ chảy về tim. Tim bơm dòng máu bổ dưỡng đó đi khắp thân thể để nuôi sống từng tế bào, thúc đẩy mọi bộ phận hoạt động. Trái tim còn đập là con người còn sống và bao lâu còn sống, con người còn muốn yêu và muốn được yêu thương. Đó là sự sống tự nhiên ở trong ta. Trong đời sống siêu nhiên, Thần Khí cũng biến dòng máu đen tội lỗi của con người đỏ lại mãi mãi để cùng đập chung một nhịp sống với trái tim của Thiên Chúa vì Thiên Chúa hằng sống cũng là Thiên Chúa yêu thương (1Jn 4,8.16). Thần Khí Sự Sống, do đó, cũng là Thần Khí Tình Yêu.
Người tín hữu chúng ta ngày nay có lẽ chưa hiểu về tình yêu cao cả vô biên vì chưa biết thở hít Thần Khí này của Thiên Chúa. Vì thế, chúng ta cùng tìm hiểu Thiên Chúa ban Thần Khí Tình Yêu cho chúng ta như thế nào và làm sao để có thể hít thở được Thần Khí này. [1]
1. Thiên Chúa ban tặng Thần Khí Tình Yêu.
1.1. Tình yêu trong đời sống thâm sâu của Thiên Chúa.
“Trong đời sống thâm sâu của chính mình, Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Jn 4,8.16), Tình yêu thuộc bản thể Thiên Chúa và chung cho cả Ba Ngôi. Còn Chuá Thánh Thần là tình yêu bản vị với tư cách là Thần Khí của Chúa Cha và Chúa Con. Vì vậy, “Ngài thấu suốt mọi sự, ngay cả những gì sâu thẳm nơi Thiên Chúa” (1Cr 2,10), “với tư cách là Tình Yêu – Ân Huệ bất thụ tạo’ (Đức Gioan Phaolô II, thông điệp về Chúa Thánh Thần số 10).
Từ muôn thuở, Thiên Chúa là Tình Yêu. Ngài muốn yêu và muốn được yêu. Ngài đi tìm đối tượng để yêu, nhưng không có ai hay bất cứ cái gì xứng đáng với tình yêu của Ngài. Do đó, Ngài đã yêu chính mình. Đây không phải là tình yêu vị kỷ nhưng nói lên đặc tính của tình yêu là luôn thoát ra ngoài mình để tìm đối tượng cho tình yêu. Nếu không có đối tượng nào xứng đáng thì chủ thể sẽ yêu lại chính mình.
Rồi khi yêu, Thiên Chúa đã trao ban “tất cả” những gì của mình cho người mình yêu. Đó là thiên tính hằng hữu và lập tức Ngôi con được sinh ra, có chung một thiên tính như Ngôi Cha. Chúa Thánh Thần chính là tình yêu trao ban, tình yêu ân huệ của Chúa Cha trao cho Chúa Con.
Chúa Con, trong tư cách là một ngôi vị, là chủ thể, bây giờ yêu ngược lại Chúa Cha và trao ban tất cả những gì của mình cho đối tượng mình yêu. “Những gì đó” cũng chính là thiên tính hằng hữu đã nhận được từ nơi Chúa Cha. Và lập tức, Chúa Thánh Thần phát sinh cách nhiệm mầu từ tình yêu Chúa Cha và Chúa Con trao cho nhau. Như vậy, “có thể nói được rằng trong Chúa Thánh Thần, đời sống thân mật của Thiên Chúa duy nhất và Ba Ngôi hoàn toàn trở thành ân huệ, thành tình yêu hỗ tương giữa Ba Ngôi, và qua Chúa Thánh Thần, Thiên Chúa “hiện hữu” dưới hình thức ân huệ. Chính Chúa Thánh Thần là ngôi vị biểu lộ một sự tự hiến như thế, biểu lộ Đấng là tình yêu này” (Thông điệp về Chúa Thánh Thần số 10; Thánh Tôma Aquinô, Tổng luận Thần học, I.q. 37-38).[2]
1.2. Tình yêu được ban tặng cho con người.
Đối với con người, tình yêu ấy không tiềm ẩn nhưng được biểu lộ rõ ràng vì Thiên Chúa dựng nên con người giống như Ngài (St 1,26). Ngài dựng nên con người có nam có nữ (St 1,27) để các ngôi vị ấy đi tìm nhau và biểu lộ tình yêu cho nhau như Ba Ngôi Thiên Chúa. Tình yêu chính là tình cảm thắm thiết thúc đẩy người nam, người nữ tìm đến nhau, gắn bó với nhau, hòa nhập thành một trong nhau theo hình ảnh một Thiên Chúa duy nhất. Tình yêu ấy được Thánh Thần đặt vào trong tâm trí con người, để bằng một trái tim duy nhất, con người trải rộng tình yêu đến tất cả: yêu Chúa, yêu người, yêu trời, yêu đất, yêu vạn vật, yêu quê hương, yêu nghề nghiệp…
Tình yêu tuy ở trong con người để tạo nên những khóai cảm thể xác và rung động trong tâm hồn nhưng nó lại vượt quá con người vì không bắt nguồn từ trái tim con người. Phân tích trái tim và bộ óc bằng khoa học tự nhiên, ta cũng chỉ tìm thấy những cấu trúc vật chất tương tự như bất cứ một sinh vật nào. Thế mà con người vẫn đang yêu, đang sống, đang suy tư. Hiểu được tình yêu, sự sống, tư tưởng vượt quá con người để tìm về tận cội nguồn của chúng, ta mới có thể yêu thật sự, sự sống dồi dào và suy nghĩ thanh cao. Tình yêu thật sự là ân huệ cao cả nhất của Thiên Chúa Tạo Hóa.[3]
1.3. Con người phản bội tình yêu Thiên Chúa và không còn thở được Thần Khí Tình Yêu.
Con người nguyên thủy đã khứớc từ Ân Huệ và Tình Yêu của Thiên Chúa (DV 35) và quay trở về với chính mình, lấy mình làm trung tâm của tình yêu. Nhưng một khi cắt đứt với Thiên Chúa là nguồn tình yêu, nguồn sự sống và chân thiện mỹ như một bệnh nhân tự giật đứt ống dưỡng khí và dây dẫn máu vào cơ thể mình, thì đương nhiên con người không thể nào lại không thù ghét con người, thù ghét chính mình và vạn vật, đồng thời con người sẽ phải tàn tạ, xấu xí, sai lầm và cuối cùng phải chết. Đó là do tội nguyên tổ và cũng là tội của từng người chúng ta. Chỉ có Chúa Thánh Thần mới có thể vạch trần tội lỗi từ lúc khởi đầu của loài người, vì Ngài là Tình Yêu của Chúa Cha, Chúa Con và cũng là Ân Huệ bất thụ tạo mà Thiên Chúa muốn thông ban cho con người (DV 35).
Ngay từ khởi đầu, Thiên Chúa đã hứa sẽ cứu độ con người qua hình ảnh người phụ nữ và dòng giống sẽ đạp giập đầu con rắn (St 3). Rồi qua các ngôn sứ Cựu Ước, nhất là ngôn sư Egiêkien: “Thiên Chúa sẽ ban tặng một quả tim mới, sẽ đặt Thần Khí mới vào lòng con người. Ngài sẽ bỏ đi quả tim bằng đá ra khỏi thân mình con người và sẽ ban tặng một quả tim bằng thịt” (Ez 36,25). Lời hứa ấy sẽ được Đức Giêsu Kitô thực hiện sau này trong cuộc tạo dựng mới qua hình ảnh Ađam mới với trái tim mở rộng trên cây thập gía và khi Người gục đầu tắt thở:”Người trao ban Thần Khí” (Jn 19,30).[4]
2. Con người hiện nay chưa thở hít Thần Khí Tình Yêu.
2.1. Con người gặp những thách đố về tình yêu.
Con người ngày nay, bị ảnh hưởng bởi học thuyết của Sigmund Freud và chạy theo lối sống văn minh hưởng thụ, đang muốn tháo gỡ tính dục khỏi mọi quy luật luân lý khách quan. Người ta giản lược tính dục thành một trò chơi, thành một món hàng tiêu thụ như ta đang thấy những người nước ngoài đổ xô đến các nước Á Châu như Thái Lan, Indonêsia, Malaxia và cả Việt Nam để mua vui. Hơn nữa, các phương tiện truyền thông xã hội như báo chí, phim ảnh, internet lại bị xếp đồng lõa với nền văn hóa này với bao hình ảnh gợi dục, dâm loạn đồi trụy.
Vì con người còn hiểu lầm tình yêu là tình dục nên sống buông thả theo những đòi hỏi của xác thịt mà quên đi những yêu cầu về tinh thần. Người ta sợ rằng nếu không thỏa mãn những đòi hỏi ấy, tinh thần con người sẽ bị dồn nén, bị khủng hoảng và không phát triển toàn diện về tâm lý, chứ không hiểu rằng con người là một với linh hồn và thể xác, nên cả hai phần đều cần phải phát triển đồng đều (GS 14).
Hiểu lầm như thế nên người ta chỉ đi tìm những cách thức, những vỉ thuốc, những dụng cụ, những tư thế làm tình thế nào cho đạt được những khoái cảm tột đỉnh, mà bỏ qua sự hòa hợp tâm hồn. Kết quả là tình yêu chân thực không thể nào phát triển trong tâm hồn con người, vì họ không thở hít được Thần Khí Tình Yêu của Chúa Thánh Thần dù con người không ngừng nói đến hoặc ca ngợi tình yêu. Hơn nữa, những tội ác xúc phạm đến tình yêu này lại kéo theo tội ác xúc phạm đến sự sống với các bào thai bị giết ngay trong bụng mẹ, với nhiều cuộc sát hại vì những cuộc tranh giành gái đẹp, hay những trò say sỉn do ma túy, cần sa để có thể gây kích thích hoặc kéo dài thời gian làm tình.[5]
2.2. Con người cần phải học lại bài học tình yêu.
Chỉ có Chúa Thánh Thần là đấng yêu thương mới có thể dạy chúng ta hiểu biết trọn vẹn về tình yêu Thiên Chúa. Nhờ Chúa Thánh Thần, con người sẽ đặt tình yêu vào vị trí trung tâm của đời sống, chứ không phải tiền tài, danh vọng, sắc đẹp. Vì con người được tạo dựng bởi tình yêu Thiên Chúa, nên “tình yêu là ơn gọi của con người”(Đức JP II, thư gới các gia đình, 1995, số 13). Càng đặt tình yêu và đúng trung tâm và đích điểm của đời sống, con người càng sống trong bình an, niềm vui và hạnh phúc, vì ai yêu và được yêu một cách đứng đắn đều cảm nhận được hạnh phúc.[6]
2.3. Cảm nghiệm được tình yêu của vạn vật.
Hơn nữa, nhờ Chúa Thánh Thần soi sáng và hướng dẫn, con người còn cảm nhận được tình yêu tiềm ẩn của vạn vật để yêu lại chúng, thăng hoa chúng và dẫn đưa chúng vào cuộc sống vĩnh hằng của đại gia đình con cái Thiên Chúa.Thật vậy, vạn vật yêu quí sự sống không thua kém con người. Một con giun dù bị ta vô tình đạp trúng đứt làm hai, vẫn cố lê nửa phần còn lại về nơi đất ẩm. Một thân cây dù bị chặt ngang, vẫn cố nhu ra những chồi lá non. Thế mà trong mỗi bữa ăn, biết bao nhiêu tôm cá, rau củ đã sẵn sàng hy sinh mạng sống cho con người chỉ vì chúng yêu con người, muốn con người sinh tồn bằng chính sự sống của chúng để con người ca tụng Tạo Hóa thay cho chúng. Chúng mong ước được sống mãi mãi nhờ con người, vì chỉ có con người mới có thể sống mãi do tình thần vượt lên trên cả vật chất, không gian và thời gian.
Tuy nhiên, nhiều khi con người đã không cảm nhận được tình yêu vạn vật và xem chúng như những phương tiện để thỏa mãn cho lòng ích kỷ bạo tàn hay tham vọng vô bờ bến của mình. Con người cần phải nhìn lại vạn vật như những đứa em nhỏ trong đại gia đình Thiên Chúa vì Thiên Chúa muốn qui tụ tất cả những đứa con tản mát về một mối nhờ Đức Giêsu Kitô là anh cả giữa một đàn em đông đúc (Rm 8,29). Bằng tấm lòng rộng mở, con người chúng ta mới có thể hát lên “bài ca thụ tạo’ như thánh Phanxicô nghèo khó với cách xưng hô như: anh mặt trời, chị mặt trăng, em sơn ca, em cúc, em hồng…Có tình yêu mãnh liệt của Chúa Thánh Thần, ta mới có thể “rao giảng Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo” (Mc 16,16), mới truyền cho gío yên biển lặng, bánh cá hóa nhiều như Đức Giêsu Kitô, mới đưa vạn vật chung hưởng sự sống vĩnh hằng với ta qua những sinh hoạt tiếp xúc hằng ngày trong đời sống trên trần thế này.[7]
Lm. Giuse Đỗ Văn Thụy
HỘI THỪA SAI VIỆT NAM
________________________________________
[1] Lm Nguyễn ngọc Sơn, Tĩnh tâm mùa Vọng 1997, Bài giảng năm C, p. 169
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐHY O’Malley và 7 GM dâng lễ tại biên giới cho nạn nhân di dân cuả HK.
Trần Mạnh Trác
08:48 02/04/2014
Nogales, Arizona: Trong một cử chỉ mà học giả John Carr cuả ĐH Georgetown University mô tả là: "this is the best the church has to offer,” ("là điều tốt nhất mà Giáo Hội có thể mang lại bây giờ"), ĐHY O’Malley cuả Boston và 7 giám mục Hoa Kỳ đã đến thành phố biên giới Nogales để đặt vòng hoa, rước thánh giá và dâng thánh lễ tưởng niệm cho các nạn nhân bị thiệt mạng trong khi vượt sa mạc đi tìm đất sống tại Hoa Kỳ.
Tính từ 1998 cho tới năm 2013, người ta đã đếm được 5595 nạn nhân trên biên giới Mexico.
Đây là một cử chỉ để noi gương ĐTC Phanxicô khi Ngài đến đảo Lampedusa cuả Italy năm ngoái để đánh thức lương tâm Thế Giới trước những thảm cảnh nhập cư lậu vào âu Châu.
"Mục đích của cuộc hành trình tại Arizona này là để nâng cao ý thức rằng Tổng Thống và Quốc Hội cần phải thông qua một đạo luật để cải cách một hệ thống nhập cư đã bị hư hỏng", Đức Giám Mục Gerald Kicanas của Giáo phận Tucson cho biết.
Hàng giáo phẩm Công Giáo HK mới đây đã tổ chức nhiều sự kiện nhằm gây tiếng vang. Thứ tư tuần qua, một phái đoàn cuả Đức Tổng Giám mục Los Angeles José Gomez đã thành công trong việc giới thiệu một em gái 10 tuổi tên là Jersey Vargas lên Đức Giáo Hoàng tại Vatican. Người cha cuả em Jersey đã bị giam giữ 2 năm và sắp bị trục xuất về Mexico. Nhân dịp này ĐTC đã hứa với em là Ngài sẽ đề cập đến vấn đề này với TT Obama.
Sau cuộc họp hôm thứ Năm giữa Đức Giáo Hoàng và Obama, văn phòng báo chí Tòa Thánh nói rằng " Trong bối cảnh quan hệ song phương và hợp tác giữa Giáo Hội và Nhà nước, đã có một cuộc thảo luận về các vấn đề liên quan đặc biệt đến Giáo Hội địa phương ( Mỹ ), chẳng hạn như thực hiện các quyền tự do tôn giáo, quyền sự sống và lương tâm, cũng như vấn đề cải cách nhập cư. Cuối cùng, là sự cam kết chung để diệt trừ nạn buôn bán người trên thế giới."
Tuyên bố trước buổi lể ở Nogales, ĐGM Eusebio Elizondo, giám mục phụ tá của Seattle và là Chủ tịch Ủy ban Di Cư cuả Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ nói "Trên căn bản đạo đức, đất nước cuả chúng ta không còn có thể sử dụng một hệ thống nhập cư gây ra những cảnh gia đình phân ly và từ khước áp dụng những thủ tục luật lệ cơ bản với những người đồng loại."
Các thành viên hiện diện đã lên tiếng kêu gọi Quốc hội, đặc biệt là Hạ viện, hãy nhanh chóng thi hành nhiệm vụ cuả mình.
Nhắc lại năm ngoái, sau khi Thượng viện Mỹ thông qua một bộ luật cải cách nhập cư toàn diện, Hạ viện đã không bỏ phiếu và cũng không đề nghị một phiên bản nào khác.
"Các viên chức dân cử được gửi đến Washington, DC, để quyết định và dẫn dắt đất nước hướng về tương lai", Đức Giám Mục John Wester của Salt Lake City cho biết. "Họ không thể trì hoãn việc mà phần lớn công chúng Mỹ đang hỗ trợ."
Các giám mục cũng kêu gọi chính quyền Obama hãy sử dụng quyền hành pháp để hạn chế bớt việc trục xuất những người nhập cư lậu "đặc biệt là những người không có mối đe dọa cho cộng đồng" và có gia đình hiện đang sinh sống tại Hoa Kỳ và sẽ có cơ may được hợp pháp hoá.
Nhắc lại 5 năm qua, chính quyền Obama đã trục xuất gần 2 triệu người nhập cư bất hợp pháp, với hy vọng là một chính sách cứng rắn như thế sẽ trở thành một con bài mặc cả với Quốc hội về những cải cách rộng lớn hơn. Nhưng hai tuần trước đây, trước dấu hiệu cho thấy Quốc hội sẽ không có một hành động nào, Obama đã ra lệnh duyệt xét lại các thủ tục trục xuất vì lý do nhân đạo.
Ngay lập tức, phát ngôn viên của Chủ tịch Hạ viện John Boehner A. (Công Hoà - Ohio) nói rằng bất kỳ hành động hành pháp đơn phương nào cũng sẽ gây tổn hại, "có lẽ không thể sửa chữa được, cho khả năng của chúng tôi để xây dựng sự tin tưởng cần thiết để ban hành cải cách nhập cư thực sự. "
Trước đây vào dịp này năm ngoái, các quan chức Công Giáo Hoa Kỳ, với sự hậu thuẫn cuả hàng triệu người gốc Tây Ban Nha, đã phát động một chiến dịch về cải cách nhập cư, đặc biệt là kêu gọi đến các thành viên chủ chốt ở Quốc hội như ông Chủ Tịch Boehner, một người Công Giáo. Nhưng các nỗ lực ấy dường như không đem lại một kết quả nào, và một số nhà phê bình nói rằng Giáo Hội đã chờ đợi quá lâu để có một tác động có ý nghĩa.
Có nghiã là, sau khi gặp nhiều thất vọng, phần đông những người gốc Tây Ban Nha đã chán nản với Quốc Hội và có nhiều dấu hiệu người dân gốc Tây Ban Nha sẽ không tham dự cuộc bầu cử lần này.
Nghiã là đảng Dân Chủ sẽ mất rất nhiều cử tri. Và như thế thì không có lý do gì để mà đảng Cộng Hoà, đang nắm Hạ Viện, phải giải quyết vấn đề Di Dân trước ngày bầu cử cả.
Bây giờ, với kim đồng hồ sắp điểm giờ thứ 24, người ta nghĩ rằng các quan chức Công Giáo đang cố ghi bàn với một quả banh phạt đền. Tức là làm nóng lại vấn đề di dân và khuyến khích Hành Pháp hành động đơn phương.
"Obama có sức mạnh để hành động, và chúng tôi hy vọng Chúa Thánh Thần sẽ đến với ông ta, " Cha Eugenio Hoyos, hạt trưởng cuả các giáo xứ Tây Ban Nha của Tổng Giáo Phận Arlington ở Virginia cho biết. " Cũng như Giáo Hội có thể tha thứ cho tội nhân, Tổng Thống cũng có thể ân xá cho những người đang chịu đau khổ. ông ta không cần phải chờ Quốc hội nữa. "
Bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô về Bí Tích Hôn Phối
Phaolô Phạm Xuân Khôi
10:48 02/04/2014
“Có ba lời mà chúng ta nên luôn luôn nói, ba lời mà chúng ta luôn lôn phải nói trong nhà: làm ơn, cám ơn và xin lỗi. Ba lời kỳ diệu.... Với ba lời này, với lời cầu nguyện của chồng cho vợ và vợ cho chồng, với việc luôn luôn làm hòa trước khi kết thúc một ngày, hôn nhân sẽ tiếp tục thăng tiến.”
Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý ĐTC Phanxicô ban hành ngày 2 tháng 4 năm 2014 trong buổi Triều Yết Chung được tổ chức tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Hôm nay ĐTC kết thúc loạt bài Giáo Lý về các Bí Tích bằng Bí Tích Hôn Phối.
* * *
Anh chị em thân mến, chào anh chị em.
Hôm nay chúng ta kết thúc chu kỳ của bài giáo lý về các Bí Tích bằng cách nói về Bí Tích Hôn Phối. Bí tích này dẫn chúng ta vào trung tâm của kế hoạch của Thiên Chúa, là một kế hoạch của giao ước với dân Ngài, với tất cả chúng ta, một giao ước của sự hiệp thông. Ngay từ đầu sách Sáng Thế Ký, cuốn sách đầu tiên của Thánh Kinh, tột đỉnh của tường thuật tạo dựng cho biết: “Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình,Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ.... Bởi thế, người nam lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai nên một thân xác duy nhất.” (St 1:27, 2:24). Hình ảnh của Thiên Chúa là một cặp hôn nhân: người nam và người nữ; không chỉ người nam, cũng không chỉ người nữ, mà cả hai. Đây là hình ảnh của Thiên Chúa: tình yêu, giao ước của Thiên Chúa với chúng ta được đại diện bằng giao ước giữa người nam và người nữ này. Và điều ấy rất tốt đẹp! Chúng ta được tạo ra để yêu thương, như một sự phản ánh của Thiên Chúa và của tình yêu của Ngài. Và trong việc kết hợp vợ chồng người nam và người nữ làm tròn ơn gọi này như một dấu chỉ của việc trao đổi với nhau và hiệp thông một đời sống trọn vẹn và dứt khoát.
1. Khi một người nam và một nữ cử hành Bí Tích Hôn Phối, chúng ta có thể nói là Thiên Chúa được “phản ánh” trong đó, Ngài đánh dấu họ bằng những đặc điểm của Ngài và căn tính không thể xóa được của tình yêu của Ngài. Hôn nhân là biểu tượng của tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta. Thực ra, ngay cả Thiên Chúa cũng là sự hiệp thông Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần sống từ muôn thủa và đời đời trong sự hiệp nhất hoàn hảo. Và đây là mầu nhiệm của Hôn Nhân: Thiên Chúa làm cho hai vợ chồng thành một cuộc sống duy nhất. Thánh Kinh sử dụng một cách diễn tả mạnh mẽ và nói “một thân xác duy nhất”, sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ trong hôn nhân mật thiết dường nào. Và đây là mầu nhiệm của hôn nhân: tình yêu Thiên Chúa được phản ánh trong cặp vợ chồng quyết định sống chung với nhau. Do đó, một người nam rời nhà mình, nhà cha mẹ mình, và đi sống với vợ mình cùng kết hợp với nàng một cách mãnh liệt đến nỗi hai người nên một thân xác duy nhất như Thánh Kinh nói.
2. Thánh Phaolô, trong Thư gửi tín hữu Êphêsô, nhấn mạnh rằng vợ chồng Kitô giáo được phản ánh trong một mầu nhiệm cao cả: mối liên hệ được Đức Kitô thiết lập với Hội Thánh, một mối liên hệ Hôn Nhân (x. Ep 5:21-33). Hội Thánh là hiền thê của Đức Kitô. Mối liên hệ tuyệt diệu như thế. Điều này có nghĩa là Bí Tích Hôn Phối đáp lại một ơn gọi đặc biệt và cần được coi như một sự thánh hiến (x. Gaudium et Spes, 48; Familiaris Consortio, 56). Nó là một một sự thánh hiến: người nam và người nữ được thánh hiến trong tình yêu của họ. Cặp vợ chồng, nhờ Bí Tích, được trao phó cho một sứ vụ riêng và thực sự, để từ những việc đơn giản và bình thường, họ có thể làm cho người khác nhìn thấy tình yêu mà Đức Kitô dành cho Hội Thánh của Người, qua việc tiếp tục ban sự sống của Người cho Hội Thánh, trong trung tín và phục vụ.
Đây thực sự là một kế hoạch tuyệt vời gắn liền với Bí Tích Hôn Phối! Nó xảy ra trong sự đơn giản và cũng mong manh của thân phận con người. Chúng ta biết rất rõ rằng đời sống vợ chồng có biết bao thử thách là và khó khăn... Điều quan trọng là chúng ta duy trì mối liên hệ với Thiên Chúa, là nền tảng của mối giây liên hệ hôn nhân. Và mối liên hệ thật là luôn luôn ở với Chúa. Khi gia đình cầu nguyện, mối liên hệ này được duy trì. Khi chồng cầu nguyện cho vợ và vợ cầu nguyện cho chồng, mối dây liên hệ trở nên mạnh mẽ hơn; người này cầu nguyện cho người kia. Đúng là trong cuộc sống hôn nhân có rất nhiều khó khăn, rất nhiều; nào là công ăn việc làm, không đủ tài chánh, con cái có vấn đề. Nhiều khó khăn lắm. Và nhiều lần vợ chồng trở nên một chút bực dọc và xung đột với nhau. Họ lục đục, luôn luôn có cãi vã trong hôn nhân, thậm chí đôi khi cả chén đĩa cũng bay. Nhưng chúng ta không được buồn về điều này, thân phận con người là thế. Và bí mật là tình yêu mạnh mẽ hơn những lúc anh chị em lục đục với nhau, đó là lý do tại sao tôi luôn khuyên các cặp vợ chồng đừng kết thúc một ngày trong đó anh chị em lục đục mà chưa làm hoà. Luôn luôn! Và để làm hòa chúng ta không cần phải gọi Liên Hiệp Quốc là cơ quan giải hòa. Chỉ cần một cử chỉ nhỏ, một cái vuốt ve, một lời chào hỏi là đủ! Và đến ngày mai! Và ngày mai chúng ta bắt đầu lại. Và đó là cuộc sống; do đó, phải tiến bước với can đảm muốn sống chung với nhau. Và điều này rất tốt, rất đẹp! Đời sống hôn nhân là điều đẹp nhất mà chúng ta phải luôn luôn bảo vệ, bảo vệ con cái. Nhiều lần tôi đã nói ở quảng trường này là có một điều giúp rất nhiều cho cuộc sống hôn nhân. Có ba lời mà chúng ta nên luôn luôn nói, ba lời mà chúng ta luôn lôn phải nói trong nhà: làm ơn, cám ơn và xin lỗi. Ba lời kỳ diệu.
Làm ơn: để không xâm phạm vào đời sống của vợ chồng. Làm ơn, nhưng anh chị em nghĩ gì? Làm ơn, vì tôi muốn mình cho phép tôi. Cám ơn: cám ơn người bạn đời của mình; cảm ơn vì những gì mình đã làm cho tôi, cảm ơn vì việc này. Lời cám ơn đẹp biết bao! Và vì tất cả chúng ta đều có sai lầm, nên một lời khác hơi khó nói hơn một chút, nhưng chúng ta cần phải nói thẳng là: xin lỗi. Lời xin phép, cảm ơn và xin lỗi. Với ba lời này, với lời cầu nguyện của chồng cho vợ và vợ cho chồng, với việc luôn luôn làm hòa trước khi kết thúc một ngày, hôn nhân sẽ tiếp tục thăng tiến. Ba lời kỷ diệu, cầu nguyện, và luôn luôn làm hòa. Nguyện xin Chúa chúc lành cho anh chị em và xin anh chị em cầu nguyện cho tôi.
http://giaoly.org/vn/
* * *
Anh chị em thân mến, chào anh chị em.
Hôm nay chúng ta kết thúc chu kỳ của bài giáo lý về các Bí Tích bằng cách nói về Bí Tích Hôn Phối. Bí tích này dẫn chúng ta vào trung tâm của kế hoạch của Thiên Chúa, là một kế hoạch của giao ước với dân Ngài, với tất cả chúng ta, một giao ước của sự hiệp thông. Ngay từ đầu sách Sáng Thế Ký, cuốn sách đầu tiên của Thánh Kinh, tột đỉnh của tường thuật tạo dựng cho biết: “Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình,Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ.... Bởi thế, người nam lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai nên một thân xác duy nhất.” (St 1:27, 2:24). Hình ảnh của Thiên Chúa là một cặp hôn nhân: người nam và người nữ; không chỉ người nam, cũng không chỉ người nữ, mà cả hai. Đây là hình ảnh của Thiên Chúa: tình yêu, giao ước của Thiên Chúa với chúng ta được đại diện bằng giao ước giữa người nam và người nữ này. Và điều ấy rất tốt đẹp! Chúng ta được tạo ra để yêu thương, như một sự phản ánh của Thiên Chúa và của tình yêu của Ngài. Và trong việc kết hợp vợ chồng người nam và người nữ làm tròn ơn gọi này như một dấu chỉ của việc trao đổi với nhau và hiệp thông một đời sống trọn vẹn và dứt khoát.
1. Khi một người nam và một nữ cử hành Bí Tích Hôn Phối, chúng ta có thể nói là Thiên Chúa được “phản ánh” trong đó, Ngài đánh dấu họ bằng những đặc điểm của Ngài và căn tính không thể xóa được của tình yêu của Ngài. Hôn nhân là biểu tượng của tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta. Thực ra, ngay cả Thiên Chúa cũng là sự hiệp thông Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần sống từ muôn thủa và đời đời trong sự hiệp nhất hoàn hảo. Và đây là mầu nhiệm của Hôn Nhân: Thiên Chúa làm cho hai vợ chồng thành một cuộc sống duy nhất. Thánh Kinh sử dụng một cách diễn tả mạnh mẽ và nói “một thân xác duy nhất”, sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ trong hôn nhân mật thiết dường nào. Và đây là mầu nhiệm của hôn nhân: tình yêu Thiên Chúa được phản ánh trong cặp vợ chồng quyết định sống chung với nhau. Do đó, một người nam rời nhà mình, nhà cha mẹ mình, và đi sống với vợ mình cùng kết hợp với nàng một cách mãnh liệt đến nỗi hai người nên một thân xác duy nhất như Thánh Kinh nói.
2. Thánh Phaolô, trong Thư gửi tín hữu Êphêsô, nhấn mạnh rằng vợ chồng Kitô giáo được phản ánh trong một mầu nhiệm cao cả: mối liên hệ được Đức Kitô thiết lập với Hội Thánh, một mối liên hệ Hôn Nhân (x. Ep 5:21-33). Hội Thánh là hiền thê của Đức Kitô. Mối liên hệ tuyệt diệu như thế. Điều này có nghĩa là Bí Tích Hôn Phối đáp lại một ơn gọi đặc biệt và cần được coi như một sự thánh hiến (x. Gaudium et Spes, 48; Familiaris Consortio, 56). Nó là một một sự thánh hiến: người nam và người nữ được thánh hiến trong tình yêu của họ. Cặp vợ chồng, nhờ Bí Tích, được trao phó cho một sứ vụ riêng và thực sự, để từ những việc đơn giản và bình thường, họ có thể làm cho người khác nhìn thấy tình yêu mà Đức Kitô dành cho Hội Thánh của Người, qua việc tiếp tục ban sự sống của Người cho Hội Thánh, trong trung tín và phục vụ.
Đây thực sự là một kế hoạch tuyệt vời gắn liền với Bí Tích Hôn Phối! Nó xảy ra trong sự đơn giản và cũng mong manh của thân phận con người. Chúng ta biết rất rõ rằng đời sống vợ chồng có biết bao thử thách là và khó khăn... Điều quan trọng là chúng ta duy trì mối liên hệ với Thiên Chúa, là nền tảng của mối giây liên hệ hôn nhân. Và mối liên hệ thật là luôn luôn ở với Chúa. Khi gia đình cầu nguyện, mối liên hệ này được duy trì. Khi chồng cầu nguyện cho vợ và vợ cầu nguyện cho chồng, mối dây liên hệ trở nên mạnh mẽ hơn; người này cầu nguyện cho người kia. Đúng là trong cuộc sống hôn nhân có rất nhiều khó khăn, rất nhiều; nào là công ăn việc làm, không đủ tài chánh, con cái có vấn đề. Nhiều khó khăn lắm. Và nhiều lần vợ chồng trở nên một chút bực dọc và xung đột với nhau. Họ lục đục, luôn luôn có cãi vã trong hôn nhân, thậm chí đôi khi cả chén đĩa cũng bay. Nhưng chúng ta không được buồn về điều này, thân phận con người là thế. Và bí mật là tình yêu mạnh mẽ hơn những lúc anh chị em lục đục với nhau, đó là lý do tại sao tôi luôn khuyên các cặp vợ chồng đừng kết thúc một ngày trong đó anh chị em lục đục mà chưa làm hoà. Luôn luôn! Và để làm hòa chúng ta không cần phải gọi Liên Hiệp Quốc là cơ quan giải hòa. Chỉ cần một cử chỉ nhỏ, một cái vuốt ve, một lời chào hỏi là đủ! Và đến ngày mai! Và ngày mai chúng ta bắt đầu lại. Và đó là cuộc sống; do đó, phải tiến bước với can đảm muốn sống chung với nhau. Và điều này rất tốt, rất đẹp! Đời sống hôn nhân là điều đẹp nhất mà chúng ta phải luôn luôn bảo vệ, bảo vệ con cái. Nhiều lần tôi đã nói ở quảng trường này là có một điều giúp rất nhiều cho cuộc sống hôn nhân. Có ba lời mà chúng ta nên luôn luôn nói, ba lời mà chúng ta luôn lôn phải nói trong nhà: làm ơn, cám ơn và xin lỗi. Ba lời kỳ diệu.
Làm ơn: để không xâm phạm vào đời sống của vợ chồng. Làm ơn, nhưng anh chị em nghĩ gì? Làm ơn, vì tôi muốn mình cho phép tôi. Cám ơn: cám ơn người bạn đời của mình; cảm ơn vì những gì mình đã làm cho tôi, cảm ơn vì việc này. Lời cám ơn đẹp biết bao! Và vì tất cả chúng ta đều có sai lầm, nên một lời khác hơi khó nói hơn một chút, nhưng chúng ta cần phải nói thẳng là: xin lỗi. Lời xin phép, cảm ơn và xin lỗi. Với ba lời này, với lời cầu nguyện của chồng cho vợ và vợ cho chồng, với việc luôn luôn làm hòa trước khi kết thúc một ngày, hôn nhân sẽ tiếp tục thăng tiến. Ba lời kỷ diệu, cầu nguyện, và luôn luôn làm hòa. Nguyện xin Chúa chúc lành cho anh chị em và xin anh chị em cầu nguyện cho tôi.
http://giaoly.org/vn/
Top Stories
Vietnam: Les autorités civiles informent les évêques des dernières directives concernant le recrutement des séminaristes et l’ordination des prêtres
Eglises d'Asie
09:43 02/04/2014
Dans une lettre adressée aux membres de la Conférence épiscopale et rendue publique le 27 mars dernier par Vietcatholic News, sous le titre « Eclaircissements sur les formalités administratives et sociales concernant l’entrée au grand séminaire et l’ordination des prêtres », l’évêque de Bac Ninh fait un rapport très précis de l’ensemble des dispositions législatives qui lui ont été communiquées. Dans sa lettre, il a même conservé le vocabulaire et le style propres aux fonctionnaires du Bureau des Affaires religieuses.
Les premières directives sont relatives à l’entrée au grand séminaire. Les jeunes gens, affirment-elles, entrent au séminaire en toute liberté, mais le grand séminaire est responsable de leur conformité aux normes gouvernementales : « Les séminaristes n’ont aucune formalité administrative ou sociale à accomplir, à l’exception de celles qui sont exigées du grand séminaire lui-même. Seul le grand séminaire est responsable de l’accomplissement des formalités administratives. Comme tous les autres étudiants, les séminaristes sont libres de mener leurs études au grand séminaire à condition qu’ils jouissent de tous leurs droits civiques et qu’ils appliquent scrupuleusement la loi. (…) Pour procéder au recrutement, la direction de la maison de formation doit envoyer un rapport signalant le nombre de personnes recrutées à l’organe d’Etat compétent dans le domaine religieux. (…) ».
Viennent ensuite les dispositions concernant l’ordination des prêtres. Celle-ci est laissée à la libre initiative des évêques qui doivent faire enregistrer les nouveaux prêtres et en sont responsables devant l’Etat. « L’ordination des prêtres dépend totalement de la libre initiative des évêques qui doivent se conformer au droit canon. Les évêchés et les congrégations doivent seulement envoyer une demande d’enregistrement au Comité populaire provincial de la région où le prêtre nouvellement ordonné résidera pour exercer ses activités religieuses. (…) »
Les directives suivantes se réfèrent directement à l’Ordonnance sur les croyances et la religion : « Les ordinations et les consécrations religieuses sont effectuées conformément à la « charte » et à la réglementation propres aux organisations religieuses. (…)
Pour être reconnues par l’Etat, les personnes ordonnées doivent répondre aux conditions suivantes :
- être citoyen vietnamien et être de bonne moralité ;
- être animé par l’esprit d’union et de concorde nationale ;
- appliquer strictement la loi.
L’organisation religieuse à la responsabilité d’envoyer une demande d’enregistrement de la personne ordonnée à l’organe administratif d’Etat compétent. (…)
La demande d’enregistrement de l’organisation religieuse doit indiquer clairement le nom de famille et le nom personnel, le grade hiérarchique, la fonction, le territoire dont il est chargé, la description sommaire des activités religieuses effectuées par la personne dont on demande l’enregistrement. (…). Si, dans les dix jours ouvrables après l’envoi de la demande d’enregistrement, le Comité populaire provincial n’a pas fait connaître son opinion, la personne ordonnée peut alors exercer des fonctions pour lesquelles elle a été enregistrée. »
Depuis l’accession au pouvoir du Parti communiste vietnamien, les responsables de la politique religieuse ont toujours porté un grand intérêt aux prêtres et à leur rôle au sein de la population. Dans les années 1980, un document secret intitulé « Notre tâche à l’égard de l’Eglise catholique » affirmait même que l’Eglise catholique était composée de prêtres, et uniquement de prêtres sans qu’il soit fait mention des laïcs (1). Des romans publiés au Nord avant 1975 et approuvés par la censure avaient pris des jeunes prêtres comme personnages principaux (2). Les différents décrets, arrêtés et ordonnances qui ont ensuite réglementé l’exercice de la liberté religieuse ont toujours pris soin de contrôler sa formation ainsi que l’exercice de son ministère. Les récentes directives montrent que cet intérêt pour l’exercice de la fonction sacerdotale ne s’est en rien démenti. (eda/jm)
(1) Voir Jean Maïs, « Un document du P.C. vietnamien concernant l’Eglise catholique » dans Echange France-Asie, n° 72.
(2) Voir Jean Maïs, « Vietnam : une image du prêtre dans la littérature contemporaine de la République socialiste du Vietnam » dans Echange France-Asie, n° 40.
(Source: Eglises d'Asie, le 2 avril 2014)
Canonization gives 'certainty' of John Paul II's holiness
Vatican Radio
09:53 02/04/2014
2014-04-01 Vatican - Today marks the ninth anniversary of the death of Pope John Paul II, who is to be canonized later this month, along with Pope John XXIII. The prelate, who nine years ago on 2 April announced the death of Pope John Paul II, says the emotion he felt that night was great and has only doubled in light of the late pontiff’s upcoming canonization.
Cardinal Leonardo Sandri, currently prefect of the Congregation for the Oriental Churches but then Substitute for General Affairs to the Secretary of State, said he feels “unworthy and far from having been an instrument, in that moment, of someone who was a true evangelist, a man of peace, … of a person who lived with great austerity and with great poverty throughout his ministry.”
In an interview with Vatican Radio, Cardinal Sandri recalled John Paul II’s “deep humanity”, which he attributed to the late pontiff’s experience of suffering, persecution, personal loss, and his youth and ministry in his native Poland, an environment made hostile by the regime.
“This humanity was crowned by God with the gifts of the Holy Spirit,” he said.
He remarked on John Paul II’s friendliness, his great culture – the result of his studies, he said – his knowledge of people, of different languages and of the world.
The cardinal said he admired the late pope’s austerity. “Even on the last day of his life when he was on his deathbed, … he was stripped bare, even from the material point of view. No luxury surrounded him,” he said.
The cardinal said the canonization gives certainty to the popular proclamation of John Paul II's holiness at the time of his death.
“We, faithful, who believe he was a saint since we knew him, or those who proclaimed him ‘santo subito’ in St Peter’s Square, now have the certainty from the authority of the Church … this man is a saint and is therefore close to God …. He already sees (the Lord) and this is guaranteed to us by the Supreme Pontiff of the Church, who is Pope Francis.”
Pope Francis will canonize both Pope John Paul II and Pope John XXIII in a ceremony in St. Peter’s Square, 27 April.
Cardinal Leonardo Sandri, currently prefect of the Congregation for the Oriental Churches but then Substitute for General Affairs to the Secretary of State, said he feels “unworthy and far from having been an instrument, in that moment, of someone who was a true evangelist, a man of peace, … of a person who lived with great austerity and with great poverty throughout his ministry.”
In an interview with Vatican Radio, Cardinal Sandri recalled John Paul II’s “deep humanity”, which he attributed to the late pontiff’s experience of suffering, persecution, personal loss, and his youth and ministry in his native Poland, an environment made hostile by the regime.
“This humanity was crowned by God with the gifts of the Holy Spirit,” he said.
He remarked on John Paul II’s friendliness, his great culture – the result of his studies, he said – his knowledge of people, of different languages and of the world.
The cardinal said he admired the late pope’s austerity. “Even on the last day of his life when he was on his deathbed, … he was stripped bare, even from the material point of view. No luxury surrounded him,” he said.
The cardinal said the canonization gives certainty to the popular proclamation of John Paul II's holiness at the time of his death.
“We, faithful, who believe he was a saint since we knew him, or those who proclaimed him ‘santo subito’ in St Peter’s Square, now have the certainty from the authority of the Church … this man is a saint and is therefore close to God …. He already sees (the Lord) and this is guaranteed to us by the Supreme Pontiff of the Church, who is Pope Francis.”
Pope Francis will canonize both Pope John Paul II and Pope John XXIII in a ceremony in St. Peter’s Square, 27 April.
Pontifical Council for Social Communications marks half century
Vatican Radio
09:54 02/04/2014
2014-04-01 Vatican - Communicating the good news of the Gospel to the ends of the earth: that’s the challenging task of the Pontifical Council for Social Communications which is celebrating the 50th anniversary of its foundation on Wednesday April 2nd.
Established as a Pontifical Commission by Pope Paul VI during the Second Vatican Council, it brought together in one office experts in cinema, radio, television and the press. Pope Paul made a point of being present in person at its first plenary assembly. A few months later, he visited its newly enlarged headquarters and three years later, oversaw the institution of World Communications Day to be celebrated in countries around the world each year on the Sunday before Pentecost. Under Pope John Paul II the commission was elevated to the status of Pontifical Council and since then has expanded its focus rapidly to keep pace with all the developments of the internet era.But the history of the modern day Council goes further back to the years following the Second World War, as Philippa Hitchen found out when she talked to the Council’s current president, Archbishop Claudio Celli….
"The first commission was in 1948, Pius XII, and mainly it was dealing with the cinema, the movies, and how the Church was paying attention to this new activity....If you remember a few months ago, December 4th 1963 was approved by the bishops at the Council the decree Inter Mirifica, not only like a conclusion of these historical developments, but really behind the perception of the popes and of the Church about the influence of the media in the lives of human beings....
Today we talk easily about digital culture......but the internet is not only developing a new culture but little by little it is a milieu where people are living.....we are called to announce the Gospel living in these social networks..."
Established as a Pontifical Commission by Pope Paul VI during the Second Vatican Council, it brought together in one office experts in cinema, radio, television and the press. Pope Paul made a point of being present in person at its first plenary assembly. A few months later, he visited its newly enlarged headquarters and three years later, oversaw the institution of World Communications Day to be celebrated in countries around the world each year on the Sunday before Pentecost. Under Pope John Paul II the commission was elevated to the status of Pontifical Council and since then has expanded its focus rapidly to keep pace with all the developments of the internet era.But the history of the modern day Council goes further back to the years following the Second World War, as Philippa Hitchen found out when she talked to the Council’s current president, Archbishop Claudio Celli….
"The first commission was in 1948, Pius XII, and mainly it was dealing with the cinema, the movies, and how the Church was paying attention to this new activity....If you remember a few months ago, December 4th 1963 was approved by the bishops at the Council the decree Inter Mirifica, not only like a conclusion of these historical developments, but really behind the perception of the popes and of the Church about the influence of the media in the lives of human beings....
Today we talk easily about digital culture......but the internet is not only developing a new culture but little by little it is a milieu where people are living.....we are called to announce the Gospel living in these social networks..."
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Việt Nam, về đâu?
Bảo Giang
18:06 02/04/2014
Thật ra, chuyện cộng sản ra công ra sức dàn dựng để được làm chư hầu cho Trung cộng là diều không còn che dấu được bất cứ ai nữa. Người thì biết qua tin tức, trang mạng, chuyện trò trao đổi. Kẻ thì nhìn biêt sự việc qua cung cách đối xử của nhà nước với công chúng Việt Nam và với những người “lạ” đến trú tại địa phương. Cách riêng, đối với ngưòi từng sinh trưởng ở miền nam Việt Nam, họ đã biết chuyện này từ lâu. Bởi lẽ, cố Tổng Thống Ngô đình Diệm đã công khai hóa chuyện tồi bại của tập đoàn cộng sản Hồ chí Minh ( lúc bấy giờ chưa mấy người biết y là Hồ tập Chương, người Tàu) ra trước công luận trong bài diễn văn của ông nhân dịp khánh thành Đập Đồng Cam ở Tuy Hòa vào ngày 17 tháng Chín, 1955 là “Chúng ta hiện nay đang tiếp tục cuộc chiến đấu lớn lao để hoàn thiện nền độc lập của quốc gia chúng ta và để đảm bảo tự do của nhân dân chúng ta…. Nếu Việt Minh thắng trong cuộc đấu tranh này, quốc gia thân yêu của chúng ta sẽ biến mất và nước chúng ta sẽ chỉ được đề cập đến như là một tỉnh phía nam của Trung Cộng. Hơn nữa nhân dân Việt Nam sẽ mãi mãi sống dưới ách độc tài do Mạc Tư Khoa, Trung cộng tạo ra và sẽ bị tước mất tôn giáo, tổ quốc và gia đình.” Nguồn: Major Policy Speeches by President Ngo Dinh Diem
Nhìn lại những sự kiện và những diễn biến đã và đang xảy ra, người người lắc đầu ngao ngán và chán nản. Tuy thế, tôi cho rằng, nỗi đau tận cùng trong lòng ngưòi Việt Nam không phải vì câu chuyện mất nước. Nhưng chính là sự kiện, chúng ta không biết phải làm gì để chặn đứng việc tập đoàn CS HCM đang thu xếp những thủ tục cuối cùng để giao nước ta cho Trung quốc. Chuyện “ không biết” này là một việc đáng trách hay đáng buồn? Đáng trách vì chúng ta không chịu hành động gì? Đáng buồn vì chúng ta đã buông xuôi?
Tôi không biết rõ câu trả lời sẽ ra sao. Tuy nhiên, có thể nói là từ sau cái chết của Tổng thống Ngô đình Diệm đến nay, chưa bao giờ ngưòi Việt Nam, kể cả những người trong hàng ngũ cán binh cộng sản còn có chút tấm lòng với tổ quốc Việt Nam, đã đặt ra câu hỏi này một cách nghiêm túc, ngõ hầu, cùng tìm ra một câu trả lời rõ nét mà định vị cho tư thế Việt Nam. Trái lại, tất cả như mơ, như hoặc, trong một giấc mộng mị “ông nói gà, bà nói vịt”, và không hề biết rằng, chúng ta không còn nhiều thời gian để đặt lại câu hõi này nửa. Bởi vì, khi đi ngủ là người Việt Nam. Sáng mai mở mắt ra, lại bị gọi bằng một cái tên lạ khác với cái cờ 6 sao treo ngay trên mảnh đất của mình đang sinh sống! Lúc đó mới chợt biết tên nước đã không còn, mới nhớ đến câu gào thét “ Việt Nam tôi đâu?”nghe tan gan, nát ruột, vỡ tim óc của Việt Khang thì đã qúa muộn!
Tôi viết ra câu chuyện này, tưởng lạ, mà không lạ. Cho là hoang tưởng mà lại rất thực. Bởi lẽ, ngay khi Putin ký sắc lệnh xát nhập Crimea vào lãnh thổ của Liên Bang Nga vào ngày 21-3-2014, thì Ukraine mất đất và người Ukraina ở Crimea thành dân Nga! Đứng trước cái “ hoang tưởng” này, cả thế giới, chẳng riêng gì Tây Âu và Mỹ, đều trắng mắt ra mà nhìn một “con cá lớn, nuốt con cá bé”. Nuốt một cách công khai, còn có thể gọi là “hợp pháp” nữa, mà chẳng có một thành viên nào của quốc tế dám nói đến chữ “can thiệp” để bảo đảm luật pháp của thế giới, ngoại trừ một vài kiểu phủi bụi ngoại giao là cấm vận năm bảy thành viên nào đó của những bên liên hệ, hoặc mời Nga ra khỏi G8 là hết chuyện.
Mời ra rồi, cấm vận rồi, vài năm sau thế nào? Thế giới lại trôi vào một dòng chảy khác, chẳng mấy ai còn nhắc đến chuyện cấm vận và Crimea hôm nay nữa. Họ lại ngồi chung một bàn! Như thế, nếu câu chuyện ngưng lại ở đây, không tiến thêm một bước nào nữa, Ukraina không mất thêm đất thì đó là điều may mắn cho Ukraina và cho thế giới. Chỉ sợ, chẳng bao lâu nửa, tỉnh phía đông , thành phố phía tây, hay khu vực trong lòng Ukraine lại bỏ phiếu đòi tự trị và xin xát nhập vào Liên Bang Nga thì mới là câu chuyện dở khóc dở cười cho thế giới trong thế kỷ này. Bởi vì, nếu chuyện ấy xảy ra, cũng sẽ không bao giờ có những “ can thiệp” dưới dạng “đưa ra trước công lý” như đã từng xảy ra ở Iraq và Afganistan trước đây.
Từ câu chuyện “hoang tưởng “ ấy, một câu hỏi như bài học vô cùng qúy gía được đặt ra cho người Việt Nam chúng ta sau sự kiện này là: Liệu “cuộc đổi thay vĩ đại” này, có là một bước đột phá cho Trung Cộng tiến bước xuôi phương nam, và số phận Việt Nam có được định đoạt theo một thời khoá biểu hẹn trước do Trung cộng và tay sai thực hiện chăng? Nếu chuyện ấy xảy ra, Việt Nam sẽ ra sao, về đâu? Ta vẫn là ta hiên ngang khí phách. Hay ta là một vùng đất được hưởng quy chế tự trị trong cái túi bọc của Trung quốc theo sách lược của đảng nhà nước CS VN? Đi tìm câu trả lời, tôi cho là bài học từ Crimea trong ván cờ của thời đại, rất có gía trị với chúng ta.
Ở Crimea, để biện minh cho ý đồ của mình, Putin nói trong bài phát biểu 18-3-2014.“ bây giờ, tôi nghe người dân Crimea kể rằng, năm 1991, họ đã bị trao đi như bao tải khoai tây”. Điều này cho thấy, chính Nga là phía không ngừng tìm đủ mọi phương cách để bành trướng cương thổ sau khi đế chế cộng sản Liên Bang Sô Viết sụp đổ vào năm 1990. Nghĩa là, sau khi gượng đứng dậy được từ cuộc sụp đổ của đế chế cộng sản vào năm1990, Liên bang Nga lại đã manh nha một cuộc thôn tính láng giềng để mở rộng biên giới của mình? Dĩ nhiên, cuộc thôn tính này phải là một diển tiến mang tính “ hợp pháp” hơn là cuộc bành trướng bằng bạo lực cách mạng của đế chế cộng sản trước kia. Từ đó, Putin không ngần ngại tạo ra những loại ngôn ngữ về tính lịch sử của sự xát nhập như: Ở nơi đó, ngoài quân hải cảng Sevastopol, một vị trí then chốt giữ biển đen của Nga. Nó còn là nơi ”đã thấm máu xương của ngươi Nga qua nhiều đời”. Và rằng, đó là nơi có nhiều người Nga sinh sống, nó là phần đất không thể bị tách rời khỏi nước Nga… Nên nó phải về với Nga?
Nếu cái tính hợp pháp chỉ đơn giản được giải quyết bằng sức mạnh của cơ bắp với đôi ba lý luận như thế, xem ra nhiều phần đất trên thế giới này sẽ có nguy cơ bị xóa tên! Bởi vì, nhiều nơi cũng có máu xương của người Mỹ, người Nga, người Tàu, người Pháp, người Đức… đã đổ xuống. Thử hỏi, những phần đất ấy, có phải trở về với quốc gia, mà con dân của họ đã đổ máu xương xuống hay không? Có lẽ, chẳng ai có thể đưa ra câu trả lời dứt khoát, có hay là không. Bởi vì nó còn tùy thuộc vào nhiều vấn đề. Và không phải mọi trường hợp đều có thể “đưa nó ra” trưóc công lý. Đơn giản hơn, công lý đôi khi cũng phải chạy mặt trong một số trường hợp. Mà rủi Crimea hôm qua đây là một điển hình? Liệu nó có ngoại lệ trong tương lai không?
a. Chuyện máu xương đã đổ xuống!
Trở lại câu chuyện của Crimea. Tôi không biết là có bao nhiêu máu xương của quân dân Nga đã đổ xuống trên phần đất Crimea để hôm nay nó phải thuộc về Nga. Nhưng tại Việt Nam, máu xương của quan, binh và người từ bắc phương đã đổ xuống trên phần đất Việt Nam chắc chắn là nhiều hơn con số của Nga gấp bội lần, và cũng chẳng phải là mới đây mới có. Trái lại, những con số này đã có trong những cuộc chiến từ nghìn năm cũ, từ hơn hai trăm năm trưóc và mới đây, nhiều vệt máu còn tươi. Dù đã khô hay còn tươi, con số đều không thể đong đếm được. Rõ ràng máu xương của họ không thể đong đếm. Nhưng những cai tên như gò Đống Đa, kèn Ngọc Hồi, đuốc Hàm Tử, giáo Chương Dương, bến Vân Đồn, ngựa Chi Lăng… thì chưa bao giờ có thể vùi quên. Hơn thế, xem ra còn uất nghẹn trong lòng người phương bắc hơn cả người phương nam! Bởi vì, những phần đất ấy đã không bao giờ thuộc về phương bắc, dù đã có đôi ba kẻ, đôi ba lần mài quóc cầu vinh, muốn dâng cúng đất Việt cho ngoại bang. Kết qủa, tất cả đều toi mạng trước khi mộng bán nước cầu vinh thành sự. Phần tổ quốc và người dân Việt Nam vẫn kiên vững, còn đây!
b. Đường biên giới.
Nhìn trên bản đồ, Crimea không liền da với liên bang Nga. Nhưng Việt Nam ta với Tàu thì đất liền đất, sông liền sông, chỉ phân biệt bên này và bên kia bởi một lằn ranh gọi là biên giới. Lằn ranh này chẳng có tường cao, hào sâu để ngăn chặn đối phương. Tuy thế, lịch sử qua nghìn đời đã khẳng định rằng, không phải cứ đất liền đất, sông liền sông và thêm cái bụng to và đông nhân mạng là có thể nuốt trửng được đối phương, là bôi xóa được cái cái lằn ranh ngăn cách kia đi. Trái lại, sau những cuộc chui vào ống đồng, tổn hại máu xương nhiều đời, cả hai đều biết rõ về nhau và cùng nghiệm ra rằng nếu ” sấm động phương nam” thì sẽ có “ vũ qua bắc hải” nên ai giữ phận nấy.
Tuy nhiên, kể từ thời điểm 3-2-1930 và nhất là sau ngày 20-7-1954 đã khác đì. Truyền thống ấy, bất khuất ấy, lịch sử ấy đã bị bào mòn và có nguy cơ biến thành một bức tranh vô cảm treo trên tường cho người ta ngắm nhìn xuông. Nó không còn gía trị trong thực tế. Không còn sức sống, không còn tiếng nói, nếu như không muốn nói, nó chỉ còn là câu chuyện của dĩ vãng? Bởi vì tập đoàn cộng sản Hồ chí Minh ( Hồ tập Chương?) đã đưa ra một sách lược hoàn toàn đối kháng với truyền thống và lịch sử của dân tộc Việt Nam. Sách lược của họ vỏn vẹn chỉ có 8 chữ “ xin được làm chư hầu cho Trung quốc”!
Xin nhớ, tập đoàn CS tại VN đả chủ trương xin được làm chư hầu cho Trung cộng từ trước khi chúng cưóp được chính quyền tại Việt Nam, chứ không phải Trung cộng dám tự mình xóa bỏ lằn ranh giới giữa hai nước. Khi ấy, Hồ tập Chương người Tàu, còn gọi là Hồ chí Minh đã chỉ thị cho Đặng xuân Khu, tổng thư ký đảng, đồng thời thay mặt “Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến Việt Nam Dân Chủ Công Hòa năm thứ VII. TTK sồ84/LD.” , nóí lên ý chí và cương lĩnh hành động của đảng cộng sản Việt Nam trong văn thư kêu gọi đồng bào vào tháng 8 năm 1951. Đây phải được coi là bản văn chỉ đạo tối quan trọng của của đảng CSVN. Nếu không, chính Đặng xuân Khu đã bị cộng sản xóa sổ từ lâu rồi, tên tuổi của y không còn được lưu dụng cho đến hôm nay. Và làm gì có chuyện báo chí và đảng CSVN tâng bốc cái tên Đặng Xuân Khu trong kịp “ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà lãnh đạo cách mạng ( vô văn hóa) Trường Chinh. giới báo chí Việt Nam cùng với toàn đảng, kính cẩn nghiêng mình trước anh linh cây bút bậc thầy lỗi (đạo) lạc” này?( nguồn laodong.com.vn). Trong bản văn chủ đạo này gồm có hai điểm chính:
- Kêu gọi đồng bào Việt Nam học chữ Tàu và bỏ chữ quốc ngữ.
- Xin được làm chư hầu cho Trung quốc.
Dĩ nhiên, những chủ điểm này không phải là một ngoa ngữ nhằm lôi kéo hoặc lừa Trung cộng giúp họ cướp chính quyền tại Việt Nam. Trái lại, nó là sách lược cột sống của tổ chức này.
Bằng chứng là, chẳng bao lâu sau ngày cướp được chính quyền, để mở đường cho Phạm văn Đồng ký công hàm công nhận chủ quyền của Trung Cộng tại Hoàng Sa, Trưòng Sa, và cho các thế hệ sau ký các hiệp ước về đường biên giới, về vịnh bắc bộ và các khế ước thuê rừng đầu nguồn, khai thác khoáng sản của Việt Nam “ngày 15 tháng 6 năm 1956, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Ung Văn Khiêm đã nói với đại biện lâm thời của lãnh sự quán Trung Quốc tại Việt Nam, Lý Chí Dân, rằng: "Căn cứ vào tư liệu của phía Việt Nam, về mặt lịch sử thì quần đảo Tây Sa và Nam Sa là một phần lãnh thổ của Trung Quốc". (wikipedia). Nên từ đó đến nay, qua tất cả những thành phần lãnh đạo kế tiếp của tập đoàn Việt cộng tứ Lê Duẫn, kẻ tuyên bố là đánh miền nam là đánh cho Trung quốc, đến Đỗ Mười, Nguyễn văn Linh, Lê khả Phiêu, Lê Đức Anh, Nguyễn mạnh Cầm… xin quy thuận Trung Cộng vô điều kiện trong hội nghị Thành Đô. Rồi Mạnh, Sang, Trọng, Hùng, Dũng, Luận… tất cả đều cúc cung khuyển mà, thực hiện triệt để chủ trương này của đảng CS bằng cách này hay cách khác. Kết quả:
1. Về nhân sự.
Bạn có biết, hay bạn có đọc được bất cứ một tài liệu nào của nhà nước CS tại Việt Nam công bố liên quan đến vần đề nhân sự, nói toạc ra là, có bao nhiều người Tàu đã nhập cư lậu vào Việt Nam kể từ sau năm 1954 đến nay hay không? Bạn có biết, hay có đọc được bất cứ một tài liệu nào của nhà nước CS tại Việt Nam công bố rõ ràng về con số những nhân công của Tàu, cùng với các nhà thầu sang Việt Nam, (chiếm thị trường lao động của người Việt Nam), làm việc có thời hạn, cũng như là không có thời hạn bằng văn bản chính thức hay không? Bạn có biết, hay có đọc được bất cứ tài liệu nào của nhà nước CS báo cho công chúng Việt Nam biết là hiện này có tất cả bao nhiêu công trình, dự án từ cơ sở hạ tầng, như cầu đường đến các nhà máy thuỷ điện, các cơ sở sản xuất ở rải rác trên toàn quốc Việt Nam mà Trung cộng đứng thầu và họ có độc quyền để đưa người sang làm công nhân dười sự quản trị của họ hay không?
Bạn có biết, hay có được nghe nhà nưóc CS công bố rõ ràng là hiện nay ở Việt Nam có bao nhiêu vùng đất được gọi là đặc khu của người Tàu ở các vùng từ Quảng Ninh, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Cao Nguyên , Tân Cơ, Đắc Nông đến Bình Dương, Hà Tiên không? Rồi ở tận rừng sâu thì có bao nhiêu vùng rừng đầu nguồn, với diện tích như thế nào đã được ký giao nộp cho người Tàu? Về phía biển đông, ngoài công hàm của Phạm văn Đồng về Hoàng Sa trường Sa và hiệp ước vịnh bắc bộ đã nhượng địa, nhượng biển cho tàu cộng ra, còn bao nhiêu vùng biển được khoanh vùng cho người Tàu thuê mướn dài hạn mà quan cán và nhân dân Việt Nam không được phép lui tới nữa? Rồi bao nhiêu cửa khẩu quan trọng mang tính chiên lược như cửa Việt ở Quảng Trị. Vũng Áng ở Đèo ngang đã được âm thầm ký giao cho Tàu cộng kiểm soát? Bạn có thể trả lời được những câu hỏi trên không?
Tôi biết chắc là chúng ta không thể trả lời và kiểm tra được những con số liên quan đến những câu hỏi trên. Điều ấy không lạ, vì chính nhà nước Việt cộng cũng bó tay nốt. Bởi vì trên lừa dưới, dưới lừa trên, nên họ cũng không có khả năng để kiểm toán được những con số này. Điển hình ở Bình Dương, ngoài đặc khu Bình Dương dành riêng cho Tàu khựa có sinh hoạt riêng, còn bao nhiêu địa điểm khác cũng có những sinh hoạt tương tự và có bao nhiêu người Tàu cư ngụ bất hợp pháp và hợp pháp ở Bình Dương đây? Hỏi và có lẽ chính viên tỉnh ủy, chủ tịch ủy ban gọi là nhân dân ở đây cũng không thể trả lời được câu hỏi này, chứ nói chi đến thành ủy Sài Gòn nắm được rõ con số! Những con số có chăng chỉ là những con số láo lếu báo cáo mà thôi. Con số thực sự, không một ai biết kể cả cấp chóp bu của đảng và nhà nước tại Hà Nội.
Ở đây tôi chỉ võ đóan là. Có lẽ con số nhân sự của họ ở trong nước ta không thể dưới một triệu nhân danh đã ở vào tuổi trưởng thành! Con số này cho tôi một cái nhìn tiêu cực. Đó là một binh đoàn thiện chiến chưa được võ trang, nhưng đã có sẵn cơ sở sinh hoạt và nắm, biết rõ hiện tình và phương hướng hành động! Như thế, dù chưa được võ trang, tôi vẫn cho rằng những người này đã có được một hệ thống chỉ huy rất chặt chẽ từ trên xuống dưới, để bất cứ lúc nào cũng có thể đồng loạt thi hành lệnh riêng của họ một cách quyết liệt. Đã thế, bạn nên nhớ rằng, bình đoàn chưa được võ trang này còn được đảng và nhà nước Việt cộng hết sức ưu đãi và phục tùng. Họ có một ưu thế hơn hẳn ngưòi dân tại địa phương. Bằng chứng thì bạn cứ nhìn cái lưng của Trương tấn Sang, Nguyễn phú Trọng hay Nguyễn tấn Dũng… luôn cúi gập xuống thì biết rõ sự việc. Ấy là chưa kể đến những ẩn số “nửa nạc nửa mỡ” đang sống ngay bên cạnh nhà bạn, hoặc gỉa, là cấp lãnh đạo trực tiếp của bạn nữa đấy!
- Vẽ chuyện, chỉ nói chuyện bò trắng răng!
Bạn trách tôi vẽ chuyện, lo bò trắng răng thật đấy à? Sự thật thì tôi không vẽ chuyện, cũng không lo bò trắng răng. Nhưng trước nay đã lo, sau vụ Crimea là thêm rét. Nếu chẳng may một “ vùng ” nào đó trong nước ta, do một nhúm người nói tiếng lạ đứng lên đòi tự trị thì bạn trả lời sao đây? Rồi điểm này chưa đáp ứng được đòi hỏi thì tụ điểm khác lại trương cờ hiệu nổi lên, bạn giải quyết thế nào?
- Không còn luật phá à?
Lạ, bạn nói đến luật pháp nào thế? Luật pháp quốc tế hay là luật pháp của nhà nước Việt cộng? Luật pháp quốc tế thì xem ra không được áp dụng ở Việt Nam. Còn luật pháp của nhà nước thì chỉ bảo vệ các đoàn đảng viên Việt cộng và quyền lợi của họ thôi. Nó không bảo vệ cho quyền lợi của tổ quốc và con dân Việt Nam? Không tin à, bạn đã gặp Nguyễn chí Đức, Lê thị Công Nhân, Bùi Hằng, Phương Uyên, Nguyên Kha, Việt Khang, Cù huy Hà Vũ, Lê quốc Quân và 12 thanh niên yêu nươc ở Vinh cũng như những người tù vì nhân quyền, công lý chưa? Có phải họ là những ngưòi đã nhìn thấy trước cái họa ”tự trị “ mà lên tiếng không ? Nay họ ra sao rồi?
- Anh bảo quân đội và công an nhân dân của ta là đống… bùn à?
Nào tôi có dám vọng ngôn mà bảo họ là đống bùn đâu! Tôi chỉ thấy ban tuyên truyền của nhà nước cộng sản Việt Nam thì om xòm, vỗ tay reo mừng trong vụ Nga …. đớp Crimea. Theo “Bài báo của BBC ngày 03/3/2014 dưới nhan đề “ Báo chí VN ủng hộ Nga về Ukraina? Đưa ra vài dẫn chứng, như báo CAND dẫn lời ông Putin: “nước Nga có quyền bảo vệ lợi ích của người dân Nga và những người nói tiếng Nga” và “Nga hành động trong khuôn khổ luật pháp cho phép”. Thưa bạn, chỉ mấy hôm nữa có lẽ cũng báo chí của tập đoàn CS này sẽ lập lại nguyên văn câu viết trên và chỉ cần thay đổi vài cái tên, Nga thành Trung Quốc, Crimea thành Việt Nam thì ý bạn thế nào nhỉ?
Phần tuyên truyền họ đã sửa soạn sẵn tư tưởng và dư luận như thế. Riêng về phía quân đội sẽ có bao nhiêu tàu chiến, bao nhiêu xe tăng, bao nhiêu máy bay, bao nhiêu đại pháo, hỏa tiễn và bao nhiêu phần trăm binh lính đã sẵn sàng “can đảm” đứng lên làm cuộc xát nhập không đổ máu như lời TT Nga khen ngợi binh lính Crimea đây? Thực tình không ai biết. Nhưng nếu được 50/50 còn lo cho sự độc lập và vẹn toàn cho lãnh thổ Việt Nam thì quả là một điều vạn phúc cho nước Việt. Tuy thế, cái nguy ở đây là việc chỉ huy và nắm những chức chưởng quan trọng thì không biết là được mấy người còn nghĩ về một tương lai Độc Lập của dân tộc Việt Nam đây? Liệu có thể có một Ngô Vương Quyền hay ít ra một Trần bình Trọng hay không?
Riêng cánh công an CS, một tập thể hung tàn đối với đồng bào Việt Nam xem ra đã tỏ rõ lập trường rồi. Khi trả lời VTC News ngày 03/03/2014, Lê Văn Cương, nguyên Viện Trưởng viện nghiên cứu chiến ược của bộ Công An CSVN đã tự ý hay được chỉ đạo tuyên bố như sau: “Nga có trách nhiệm bảo vệ công dân của mình và hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế. Đây được xem là hành động bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nga tại Crưm nói riêng và Ukraine nói chung. Đây không phải là hành động gây sự của Nga như chính quyền mới của Ukraine cáo buộc, mục đích của Nga công khai và đúng luật.”( Cảnh báo Mỹ đến Crum ( Crimea), Nga không đùa). Về chuyện này, trong bài “ Bài học Ukraina…” tg Lê Thiên nhận định về sách lược của họ là “ông tướng Công an lại công khai cổ võ cho hành động xâm lược, coi đó là “hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế”, một kiểu đánh giá phù hợp với đường lối chủ trương cố hữu của CSVN: bán nước với bất cứ giá nào và ngụy biện dưới bất kỳ hình thức nào, vào bất cứ cơ hội nào!”
Thế là rõ trắng đen rồi phải không? Đoàn quân hung tàn mà Nguyễn văn Cương làm “ chiến lược gia” đã úp mở cho biết, họ không có trách nhiệm gì với đồng bào Việt Nam. Trái lại theo lời của Y, chỉ cần trong một ngày nào đó Y sẽ thay chữ Nga bằng chữ Trung Quốc. Tên Crimea thành Việt Nam là hàng hàng binh đoàn từ bên kia biên giới có quyền tràn sang phía nam để bảo vệ cho quyền lợi của ngưòi nước “lạ” đang ở đây đòi tự trị theo kiểu vô pháp vô cương? Nếu cán bộ và công an đã có sẵn một chiến lược phải hỗ trợ cho binh đoàn này tiến về phương nam theo chủ trương của CS đã đề xướng ra từ năm 1951 là ” xin được làm chư hầu cho Trung Quốc “, theo bạn, ai sẽ ra đấy mà cản, Nguyễn phú Trọng, Trương tấn Sang, hay Nguyễn tấn Dũng đây?
Rồi khi kịch bản bàn giao hoàn tất theo công thức từ trước. Bạn đoán xem, có anh hùng hào kiệt nào ở phương tây nhẩy vào “can thiệp” nỗi bất bình của dân chúng Việt Nam hay chăng? Những cuộc biểu tình phản đối của đồng bào hải ngoại có cứu nổi cái nguy này không? Hay, ít lâu sau đâu cũng vào đấy. Ván đã đóng thành thuyền và quyền lợi của phương tây cũng chẳng… mất mát gi nên chẳng một ai nhắc đến tiếng kêu uất hận của người Mông Cổ ở Tân Cương nữa. Trường hợp không có kịch bản như Crimea, Việt Nam từ đây cũng không còn nguyên vẹn truyền thống Việt Nam, nhưng là một Việt Nam bị lệ thuộc, bị ràng buộc vào phương bắc từ chính trị, văn hóa, tiền tệ, quân sự và mọi sinh hoạt xã hội. Việc học sinh từ tiểu học phải học chữ Tàu để mai sau dễ … kiếm việc trên quê hương của mình có lẽ cũng là một chuyện phải đến?
Viết ra những dòng này, bạn có cho tôi là bi quan, cực đoan chống cộng, thích suy diễn và xuyên tạc những đường lối “quang minh” lỗi đạo của đảng và nhà nước CSVN hay không ? Hy vọng là không! Phần tôi, tôi khẳng định là. Tôi không viết trong bi quan hoảng loạn. Tôi chỉ đưa ra những dẫn chứng cho thấy, cộng sản đang từng bước từng bước thực hiện chủ trương “ xin làm chư hầu cho Trung Cộng” và đây có thể là những bước sau cùng trong giai đoạn cuối. Như thế, có chăng đây chỉ là những dòng nước mắt của người Việt Nam trước khi trời tối! Nước mắt không phải vì tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam không còn, nhưng chính vì kịch bản bán nước do tập đoàn CS HCM dàn dựng, thực hiện mà chúng ta không có cơ hội để lên tiếng, chống đỡ! Bởi vì, guồng máy công quyền, mọi phương tiện kể cả quân đội, công an và các thùng phiếu đều ở trong tay chúng. Theo đó, người Việt Nam chỉ còn một chọn lựa duy nhất. Hoặc, xé bỏ cờ một sao của Phúc Kiến do Hồ chí Minh mang về. Hoặc theo chúng tiếp quản và phất cờ 6 sao của phương bắc ngay trên quê hương mỉnh!
2. Đường lưỡi bò.
(còn tiếp)
Thông Báo
Phân ưu: Thân mẫu giáo sư Lê Tinh Thông qua đời tại Fountain Valley, California
Lm Trần Công Nghị
18:01 02/04/2014
Được tin buồn:
Bà MARTHA TRẦN THỊ LỆ
(Thân mẫu giáo sư Lê Tinh Thông)
đã được Chúa gọi về Nhà Cha trong giấc ngủ an lành tối thứ Tư rạng sáng thứ Năm,
ngày 27 tháng 3 năm 2014 tại tư gia ở Fountain Valley, California.
Chương trình Tang Lễ:
Thăm Viếng
Thứ Năm, 3 - 4 - 2014: Thăm viếng: từ 5 giờ chiều đến 9 giờ tối
Thứ Sáu, 4 - 4 - 2014: Thăm viếng: từ 2 giờ chiều đến 9 giờ tối
tại Dilday Brothers Mortuary, 17911 Beach Blvd., 714-842-7771
Huntington Beach, CA 92647 (góc đường Beach và Talbert).
Thánh Lễ An Táng
Thứ Bảy, 5 - 4 - 2014: lúc 11:30 giờ sáng
Nhà Thờ Blessed Sacrament, Cộng Đoàn Westminster
14072 S. Olive Street, Westminster, CA 92683
Cụ Bà sẽ được an tang tại Nghĩa Trang Chúa Chiên Lành
(Good Shepherd Cemetery) – góc Talbert và Beach Blvd., Huntington Beach.
Xin thành kính chia buồn cùng Anh Chị Lê Tinh Thông và toàn gia quyến
Xin Chúa đón linh hồn Maira vào Thiên Đàng.
Thành kính phân ưu
LM Giám đốc và Toàn Ban VietCatholic
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Giấc Ngủ Ngoan
Joseph Ngọc Phạm
21:09 02/04/2014
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Lời kinh đêm đưa ta vào giấc ngủ
Giấc ngủ ngọc ngà không mộng xa xôi
Lời kinh ru trong bàn tay nâng đỡ
Xếp lại đôi bờ tiếng hát trong nôi.
(Trích thơ của Joseph Tú Nạc)
VietCatholic TV
Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 27/03 - 02/04/2014 - Câu chuyện về Thánh Nữ Clara
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
20:17 02/04/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Lúc 7h sáng thứ Năm 27 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại Đền thờ Thánh Phêrô với sự tham dự của gần 500 thượng và hạ nghị sĩ Italia. Ngài mời gọi các vị đặc biệt quan tâm đến thiện ích của dân chúng.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã quảng diễn các bài đọc của ngày lễ, đặc biệt là đoạn Phúc Âm kể lại việc Chúa Giêsu trừ quỉ nhưng giới biệt phái và luật sĩ cho rằng ngài nhân danh tướng quỉ Beelzebul mà trừ quỉ.
Đức Thánh Cha phê bình thái độ của giới lãnh đạo dân Do thái hồi đó, các nhà thông luật, biệt phái và sađuxê, khép kín trong các ý tưởng, việc mục vụ và ý thức hệ của họ. Giới lãnh đạo ấy không lắng nghe Lời Chúa, và để biện minh cho thái độ ấy, họ cho rằng Chúa Giêsu nhờ Satan mà trừ quỉ.
Trái lại, Chúa Giêsu nhìn dân, cảm động vì họ như đoàn chiên không có người chăn dắt. Ngài đến cùng người nghèo, người bệnh, với mọi người, các goá phụ, người phong cùi, để chữa lành họ. Trong khi đó giới lãnh đạo dân chỉ quan tâm đến quyền lợi, phe nhóm đảng phái của họ, đấu tranh nội bộ với nhau... Họ là những người tham nhũng, bị hư hỏng, yên trí trong những sự việc của họ, và thật khó trở lui.
Đức Thánh Cha nói:
Con tim của những người này, của nhóm người này, theo thời gian đã trở nên quá chai cứng đến mức đã không thể nghe thấy tiếng nói của Chúa. Là những kẻ tội lỗi, họ trượt dài và băng hoại. Thật khó cho một người băng hoại trở về đường ngay nẻo chính. Chúa đầy lòng thương xót và đang chờ đợi tất cả chúng ta nhưng những kẻ băng hoại này cố kết với công việc của mình, họ biện minh cho hành động của họ, vì Chúa Giêsu, với sự đơn sơ của Ngài, nhưng với sức mạnh của Thiên Chúa – đang gây rắc rối cho họ.
Họ khước từ tình yêu của Chúa và thái độ khước từ này đặt họ chệch khỏi con đường dẫn đến sự tự do được Chúa ban cho, và chạy theo thứ luận lý của những lề luật trong đó không có chỗ cho Chúa. Trong luận lý của tự do, có Thiên Chúa nhân lành là Đấng yêu thương, và yêu thương chúng ta rất nhiều; trái lại luận lý của lề luật không có chỗ cho Thiên Chúa, chỉ có điều này phải được làm, điều kia phải được thực hiện, cái đó là điều bắt buộc vân vân và vân vân. Con người trở thành thuần hóa, thành những kẻ dễ sai khiến với những tập quán xấu đến mức Chúa Giêsu gọi họ là “mồ mả tô vôi”.
Trên con đường này Mùa Chay thật là tốt khi chúng ta suy nghĩ về lời mời gọi này của Chúa để yêu thương, khi chúng ta suy nghĩ về luận lý của tự do nơi có tình yêu, và tự hỏi, tất cả chúng ta... tôi đang trên con đường nào? Tôi đang có nguy cơ biện minh cho bản thân mình để theo đuổi một con đường khác, một con đường với nhiều ngã rẽ bởi vì nó không dẫn đến bất kỳ cam kết nào ... và chúng ta hãy cầu nguyện để Chúa ban cho ta ơn luôn luôn theo đuổi con đường cứu rỗi , mở lòng chúng ta ra cho ơn cứu rỗi chỉ đến từ Thiên Chúa , qua đức tin – chứ không phải từ những gì đã được đề xuất bởi những nhà thông luật, là những kẻ đã mất niềm tin, và đang dẫn dắt con người với một thứ thần học mục vụ về bổn phận.
2. Thiên Chúa không mệt mỏi trong việc tha thứ cho chúng ta
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về tình yêu của Thiên Chúa trong bài giảng sáng thứ Sáu 28 tháng Ba tại nhà nguyện Santa Marta. Ngài giải thích rằng Thiên Chúa luôn luôn nói với sự dịu dàng, ngay cả khi Ngài nói về sự hoán cải.
Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi tha thứ cho chúng ta là những người luôn cảm thấy mệt mỏi xin tha thứ. Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm rằng những người "có can đảm để tiếp cận Chúa, sẽ tìm thấy niềm vui lễ hội nơi Thiên Chúa", vì Ngài luôn luôn chờ đợi và tha thứ .
"Đây là trái tim của Cha chúng ta, Thiên Chúa là như thế. Ngài không mệt mỏi dọc dài thế kỷ này sang thế kỷ khác, với cơ man những bội giáo của dân Ngài. Và Ngài luôn luôn trở lại với dân Ngài vì Thiên Chúa của chúng ta là một Thiên Chúa chờ đợi.
"Adong giã từ thiên đường không chỉ với một sự trừng phạt mà còn với một lời hứa. Và ... Chúa đã trung thành với lời hứa của mình vì Ngài không thể phủ nhận chính mình. Ngài là Đấng thành tín. Và, vì thế, Ngài chờ đợi tất cả chúng ta, trong suốt chiều dài lịch sử. Ngài là Thiên Chúa đã luôn luôn chờ đợi chúng ta".
"Nhưng thưa cha, con có quá nhiều tội lỗi, con không biết liệu Chúa còn đoái thương không?". Đó là mẫu đối thoại thường thấy giữa một người đã xa cách Thiên Chúa và một linh mục.
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha nói:
"Nhưng hãy thử xem! Nếu bạn muốn biết sự dịu dàng của người Cha này, hãy gặp gỡ Ngài và thử xem. Sau đó nói cho tôi biết. "
Đức Thánh Cha nhấn mạnh về sự chào đón yêu thương của Thiên Chúa: "Thiên Chúa là Đấng chờ đợi chúng ta, Thiên Chúa là Đấng tha thứ cho chúng ta. Ngài không mệt mỏi tha thứ cho chúng ta là những người luôn mệt mỏi cầu xin sự tha thứ."
"Bảy mươi lần bảy, luôn luôn là như thế. Chúng ta hãy tiến về phía trước với sự tha thứ của Ngài. Từ quan điểm kinh doanh, cán cân luôn luôn là âm. Ngài luôn luôn thua lỗ: Ngài thua lỗ trong cán cân chi thu nhưng chiến thắng trong tình yêu".
Thiên Chúa là người đầu tiên thực hiện giới răn yêu thương. Ngài yêu thương và không biết làm sao làm khác đi.
Các phép lạ mà Chúa Giêsu thực hiện với nhiều người bệnh cũng là một dấu chỉ của phép lạ vĩ đại mà Chúa thực hiện hàng ngày với chúng ta khi chúng ta có can đảm để đứng dậy và đến cùng Ngài. Khi mọi người trở về với Thiên Chúa, Thiên Chúa cử mừng những bữa tiệc không phải như bữa tiệc của người đàn ông giàu có bên cạnh người nghèo Lazarus tại cửa nhà mình. Nhưng, đó là bữa tiệc giống như bữa tiệc dọn ra bởi người cha của đứa con hoang đàng.
Những ai có can đảm để tiếp cận Chúa, sẽ tìm thấy niềm vui lễ hội nơi Thiên Chúa, vì Ngài luôn luôn chờ đợi và tha thứ. Cầu xin cho lời này giúp chúng ta nghĩ đến người Cha, là Đấng luôn dang rộng đôi tay tha thứ và cử mừng sự trở lại của chúng ta.
3. Hãy cảnh giác đừng tự phụ đánh giá người khác
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 30 tháng Ba, Đức Thánh Cha đã nói về câu chuyện người mù được Đức Giêsu chữa lành trong ngày Sabat.
Bài Tin Mừng hôm nay trình bày cho chúng ta câu chuyện một người đàn ông bị mù từ thuở mới sinh, và được Đức Giêsu chữa cho sáng mắt. Câu chuyện dài này kể về việc người mù thì được sáng mắt, còn những ai tự phụ là sáng mắt thì bị đóng lại và càng tăm tối trong tâm hồn hơn. Phép lạ chỉ được Thánh Gioan trình bày trong hai câu mà thôi vì vị Thánh Sử này không muốn lôi kéo sự chú ý đến bản thân phép lạ, nhưng muốn gây chú ý đến những gì diễn ra sau đó, tức là đến cuộc thảo luận nổ ra sau phép lạ này.
Đức Thánh Cha nhận định rằng:
Rất nhiều khi những việc làm tốt, những việc bác ái lại gây ra những cuộc đàm tiếu, những bàn luận bởi vì có một số người không muốn nhìn thấy sự thật. Và Thánh Sử Gioan muốn lôi kéo sự chú ý đến điều vẫn còn đang diễn ra giữa chúng ta ngày nay, khi có một điều tốt được thực thi. Người mù được chữa lành bị chất vấn trước hết bởi đám đông đang ngạc nhiên - họ thấy phép lạ và họ chất vấn anh ta; sau đó là đến lượt Giới Luật Sĩ. Những người này còn chất vấn cả bố mẹ anh ta nữa. Cuối cùng, người mù được chữa lành này đã đến được với đức tin, và đây là ơn lớn nhất mà Đức Giêsu đã làm cho anh ta: không chỉ nhìn thấy mà còn biết Người, thấy Người, Đấng là "ánh sáng của thế gian" (Ga 9,5)
Trong khi người mù dần dần có được ánh sáng, thì ngược lại, những tiến sĩ luật vẫn cứ chìm sâu trong sự tối tăm nội tâm. Họ đóng kín định kiến của mình, tin chắc rằng mình đã có được ánh sáng; vì thế, họ không mở mắt ra cho chân lý của Đức Giêsu. Họ làm đủ mọi cách để chối bỏ những điều hiển nhiên. Họ nghi ngờ về căn tính của người được chữa lành; rồi chối bỏ cả hành vi của Thiên Chúa trong việc chữa lành, với lý do là Thiên Chúa không chữa lành trong ngày Sabat; họ thậm chí còn nghi ngờ việc người này có thực sự bị mù từ thuở mới sinh không. Sự đóng kín của họ trước ánh sáng đã khiến họ trở nên nổi nóng và dẫn tới việc muốn trục xuất người đàn ông được chữa lành này ra khỏi đền thờ.
Con đường của người mù lại là một cuộc hành trình từng bước một, bắt đầu từ việc biết đến tên Giêsu. Anh ta không biết gì hơn về Ngài, anh ta nói: "Một người đàn ông tên là Giêsu đã trộn một chút bùn, xức vào mắt tôi" (c.11). Trả lời câu hỏi của các tiến sĩ luật, anh ta cho rằng Ngài là một ngôn sứ (c 17) và rồi là một người kề cận Thiên Chúa (c 31). Sau khi anh ta ra khỏi đền thờ, bị trục xuất khỏi xã hội, Giêsu đi tìm anh ta lần nữa và "mở mắt cho anh" lần thứ hai, mặc khải cho anh biết căn tính đích thực của Ngài: "Ta là Đấng Mesia". Lúc này, người mù thưa rằng: "Lạy Chúa, con tin" (c 38) và anh ta cúi xuống trước mặt Giêsu. Nhưng, đây là một đoạn Tin Mừng cho chúng ta thấy thảm kịch của cái mù nội tâm của rất nhiều người, và của các chúng ta nữa, vì chúng ta, đôi khi, cũng có những lúc bị mù nội tâm.
Cuộc sống của chúng ta đôi khi cũng giống như người mù được cho sáng mắt, được mở ra với Thiên Chúa, với ân sủng. Nhưng tiếc thay, thỉnh thoảng, chúng ta cũng giống như các tiến sĩ luật: đứng trên sự tự phụ của mình mà đánh giá người khác, thậm chí phán xét cả Thiên Chúa! Hôm nay, chúng ta được mời gọi để mở ra cho ánh sáng của Đức Kitô để mang đến hoa trái trong đời sống của chúng ta, để bỏ đi những lối hành xử không mang tính Kitô hữu: tất cả chúng ta là những Kitô hữu, tất cả chúng ta, đôi khi chúng ta hành xử không phải là Kitô hữu, nhưng hành xử như những tội nhân. Và chúng ta phải hoán cải về điều này và nỏ đi những lối hành xử sai lạc đó để bước đi cách dứt khoát trên con đường nên thánh, vốn bắt nguồn từ Bí tích Thanh Tẩy, và nơi Bí tích này, tất cả chúng ta được chiếu sáng để, giống như thánh Phaolo nhắc nhở chúng ta, chúng ta có thể hành xử như "những người con của ánh sáng" (Ef 5,8) với sự khiêm nhường, nhẫn nại và lòng thương xót. Những tiến sĩ luật này không khiêm nhường cũng không nhẫn nại, và không thương xót.
Ngày hôm nay, cha xin đề nghị với các bạn là khi các bạn về nhà, cầm lấy cuốn Tin Mừng và đọc chương 9 của Tin Mừng Gioan này nhé. Nó sẽ giúp ích cho các bạn, vì các bạn sẽ thấy con đường từ chỗ tăm tối đến ánh sáng và con đường tồi tệ khác đi đến chỗ tăm tối hơn. Và rồi hãy tự hỏi mình: con tim của tôi như thế nào? Tôi có một con tim mở ra hay đóng kín? Mở ra hay đóng kín với Thiên Chúa? Mở ra hay đóng kín với tha nhân? Chúng ta luôn luôn có trong mình một chút đóng kín nào đó do tội lỗi sinh ra, do những sai phạm hay lỗi lầm của ta sinh ta: đừng sợ, đừng sợ". Chúng ta hãy mở ta với ánh sáng của Thiên Chúa: Người luôn đợi chờ chúng ta, để giúp chúng ta thấy rõ hơn, để ban cho chúng ta nhiều ánh sáng hơn và tha thứ cho chúng ta. Đừng quên điều này: Người luôn chờ đợi chúng ta.
4. Người tín hữu Kitô đích thực phải là người có lòng tông đồ nhiệt thành dám sống chết vì lý tưởng Tin Mừng.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên trong thánh lễ sáng thứ Ba 1 tháng Tư tại nhà nguyện Santa Marta.
Đề cập đến bài Tin Mừng trong ngày trong đó thuật lại câu chuyện Chúa Giêsu chữa lành cho một người bị tê liệt tại hồ Bethesda vào một ngày Sa-bát, Đức Thánh Cha Phanxicô phân tích tình trạng bất ổn tinh thần của người bệnh, là người mà Chúa Giêsu đã chữa lành; và tâm lý bất an của những người Biệt Phái, là những người bắt đầu khủng bố và âm mưu chống lại Ngài, chỉ vì Ngài dám chữa lành trong ngày Sa-bát.
Đức Thánh Cha đã đề cập đến hai thứ tội lỗi. Tội thứ nhất là tội ưa chuộng những hình thức lễ tiết bên ngoài.
“Không, không thể có chuyện làm phép lạ trong ngày Sa-bát, ân sủng của Thiên Chúa không thể hoạt động trong ngày Sa-bát. Khi nói thế, họ đóng cửa ân sủng của Thiên Chúa. Những kẻ như thế có rất nhiều trong Giáo Hội… Những người như thế không có khả năng loan báo ơn cứu độ bởi vì họ đóng cửa ân sủng Thiên Chúa.”
Tội thứ hai liên quan đến sự thiếu lòng nhiệt thành tông đồ.
"Tôi nghĩ đến nhiều Kitô hữu, đến nhiều người Công Giáo: họ là người Công Giáo, nhưng không có lòng nhiệt thành, thậm chí cay đắng. Họ nói: Đời là đời, Giáo Hội là Giáo Hội - Tôi đi lễ mỗi Chúa Nhật, nhưng tốt nhất đừng lẫn lộn hai chuyện ấy với nhau - Tôi có đức tin dành cho tôi, tôi không cảm thấy cần phải trao ban nó cho người khác ... ' . Đèn nhà ai người nấy rạng, cuộc sống sẽ yên tĩnh. Nếu anh chị em làm điều này điều nọ thì họ chỉ trích anh chị em ngay lập tức: ‘Cứ để yên đấy, động tới làm gì?’. "Đây là căn bệnh lười, là sự thờ ơ của các Kitô hữu. Thái độ này làm tê liệt lòng nhiệt thành tông đồ, làm cho người tín hữu Kitô đứng yên và thoải mái, nhưng không phải theo nghĩa tốt của từ này. Họ không còn bận tâm ra đi rao giảng Tin Mừng! Họ đã bị gây mê.
Những kẻ như thế không thể tiến về phía trước bởi vì họ đã quyết định trụ lại trong chính mình, trong nỗi buồn của họ, trong sự oán giận của họ, trong tất cả những thứ như thế. Những kẻ như thế chẳng có ích gì cho Giáo Hội và chẳng mang ơn cứu độ đến cho ai."
Đức Thánh Cha kết luận rằng trước đông đảo những người nam nữ bị thương trong cuộc sống này, trong đó có không ít những vết thương gây ra bởi những người nam nữ trong Giáo Hội, người Kitô hữu đích thật phải có lòng nhiệt thành tông đồ để tiếp cận họ.
“Khi Chúa Giêsu chữa lành cho người bại liệt, Ngài nói: hãy đi và đừng phạm tội nữa. Lời nói thật dịu dàng, đầy tình yêu - và đây chính là con đường Kitô giáo, con đường của lòng nhiệt thành tông đồ: chúng ta hãy tiếp cận với những người bị thương trong cuộc sống này: Anh chị em có muốn được chữa lành không? Hãy đi và đừng phạm tội nữa”
5. Ơn cứu rỗi không thể mua bán
Ơn cứu rỗi không thể mua bán nhưng là một ân sủng đòi hỏi phải có một trái tim khiêm tốn như của Mẹ Maria.
Đức Thánh Cha nhắc lại rằng niềm tự phụ trong con tim đã dẫn Adong và Evà đến chỗ bất tuân phục lời Thiên Chúa, nhưng cái gút mắt bất tuân này đã được nới lỏng bởi Đức Maria với sự vâng phục của Mẹ.
Chúa đang đồng hành cùng dân Người. Và tại sao Người đi bên cạnh họ với sự dịu dàng như thế? Đó là để làm mềm con tim của chúng ta. Người nói rõ điều này: "Ta sẽ làm con tim ngươi trở thành một con tim bằng thịt". Người làm mềm con tim chúng ta để có thể đón nhận lời Người đã hứa trên thiên đường. Tội lỗi đã lẻn vào trong nhân loại nhưng nhờ một người ơn cứu rỗi đã đến trên chúng ta. Và con đường rất dài này sẽ giúp tất cả chúng ta có một trái tim nhân bản hơn, gần gũi hơn với Thiên Chúa, một con tim không tự cao, tự phụ.
Đức Thánh Cha nói tiếp:
Sự cứu rỗi không thể mua bán: đó là một ân sủng, được trao ban cho chúng ta cách nhưng không. Chúng ta không thể tự cứu độ chính bản thân chúng ta: Ơn cứu rỗi là một hồng ân nhưng không. Chúng ta không mua được bằng máu chiên, bò. Nhưng để nhận hồng ân đó, chúng ta phải có một con tim khiêm nhường, hiền lành, và vâng phục như con tim của Mẹ Maria. Mẫu gương hướng đến ơn cứu độ này là Con Thiên Chúa, Đấng là Thiên Chúa nhưng đã không nghĩ phải dành cho được chức vị đồng hàng cùng Thiên Chúa như Thánh Phaolô đã nói.
Hôm nay chúng ta có thể gọi Thiên Chúa là Cha, nhờ máu của Con Ngài, Đấng đã trở thành phàm nhân như chúng ta để cứu độ chúng ta. Đó là người Cha đang chờ đợi chúng ta mỗi ngày.... Hãy nhìn vào hình ảnh của Adong và Êvà, và hãy nhìn vào hình ảnh của Đức Maria và Chúa Giêsu. Hãy nhìn vào con đường lịch sử trong đó Thiên Chúa đồng hành với dân Người. Và chúng ta hãy nói : ‘Tạ ơn Chúa, vì hôm nay Chúa nói với chúng con rằng Chúa đã ban cho chúng con ơn cứu rỗi. Hôm nay là một ngày để tạ ơn Chúa.’
6. Đừng là du khách trên hành trình đức tin
Trình bày những suy tư của ngài về các bài đọc trong ngày Thứ Hai Tuần Thứ 4 Mùa Chay, trích từ sách tiên tri Isaiah và Tin Mừng theo thánh Gioan, hôm 31 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã phân biệt ba loại Kitô hữu khác nhau và cách thế họ sống cuộc sống tâm linh của mình.
Đức Thánh Cha nói rằng trước khi Thiên Chúa đòi hỏi bất cứ điều gì nơi chúng ta, Ngài luôn luôn hứa với chúng ta một cuộc sống mới trong niềm vui, do đó, tự bản chất, đời sống Kitô luôn luôn là cuộc hành trình trong hy vọng và tin tưởng đối với những lời hứa của Thiên Chúa.
Nhưng có rất nhiều Kitô hữu hy vọng thật yếu ớt và trong khi họ tin và làm theo các điều răn, họ đã đi đến chỗ bế tắc trong đời sống tinh thần của mình. Đức Thánh Cha Phanxicô nhận định rằng Thiên Chúa không thể sử dụng những người như thế là men trong dân Người bởi vì họ đã dừng lại và họ không còn di chuyển về phía trước nữa.
Tiếp tục bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Loại thứ hai là những người trong chúng ta đã có những bước ngoặt sai và lầm đường lạc lối. Tất nhiên, tất cả chúng ta đôi khi đi theo con đường sai trái, nhưng vấn đề thực sự nảy sinh khi chúng ta không muốn quay trở lại dù đã nhận ra sai lầm của mình.
Mẫu gương của một tín hữu thật sự là những ai theo đuổi những lời hứa đức tin, như là viên sĩ quan trong bài Tin Mừng hôm nay, là người đã xin Chúa Giêsu chữa lành cho con trai của mình và không chút nghi ngờ gì khi Chúa nói với ông là đứa bé đã được chữa khỏi.
Đức Giáo Hoàng cảnh cáo rằng có rất nhiều Kitô hữu không hành động giống như viên sĩ quan đó. Họ tự đánh lừa mình và đi lang thang không mục đích, không tiến được bước nào về phía trước. Những người này, theo Đức Thánh Cha Phanxicô, có lẽ là nhóm nguy hiểm nhất bởi vì họ đi lang thang qua cuộc sống như những khách nhàn du không một mục tiêu và không coi trọng lời hứa của Thiên Chúa.
Nhưng Chúa đòi hỏi chúng ta không được dừng lại, không để lạc lối và không đi lang thang qua cuộc sống. Ngài đòi hỏi chúng ta phải tiến bước không ngừng, hướng về những lời hứa của Thiên Chúa như viên sĩ quan là người đã tin vào những gì Chúa Giêsu nói với ông .
Bất chấp thân phận tội lỗi của con người chúng ta là những người thường lầm đường lạc lối, Chúa luôn luôn ban cho chúng ta ân sủng để quay trở lại. Mùa Chay, là thời điểm tốt để xem xét liệu chúng ta đang hành trình về phía trước hay là chúng ta đã đi đến chỗ bế tắc. Nếu chúng ta đã sai lầm, chúng ta nên đi xưng tội và trở về đường ngay nẻo chính. Nếu chúng ta đang lang thang về tâm linh, nhàn du qua cuộc sống một cách bất định hướng, chúng ta phải cầu xin Chúa ban cho ân sủng để khởi hành một lần nữa trên hành trình hướng tới những lời hứa đức tin của chúng ta.
7. Câu chuyện Thánh Nữ Clara
Thánh nữ Clara sinh vào khoảng năm 1193 tại thành Assisi, nước Ý. Clara thường nghe thánh Phanxicô Assisi thuyết giảng.
Trái tim Clara bừng lên niềm khao khát mãnh liệt là muốn bắt chước tấm gương của Phanxicô. Như Phanxicô, Clara cũng muốn sống cuộc đời nghèo khó và khiêm nhường vì Đức Chúa Giêsu.
Nhưng khổ nỗi song thân của Clara là những người rất giàu có không bao giờ chấp nhận một dự định như vậy! Thế rồi, vào một buổi tối Chúa Nhật Lễ Lá năm 1212, lúc vừa tròn 18, Clara đã rời bỏ gia đình thân thương và mái nhà sang trọng của mình.
Và trong một nguyện đường bé nhỏ nằm bên ngoài thành phố Assisi, Clara đã dâng hiến mình cho Thiên Chúa. Thánh Phanxicô cắt mái tóc dài của Clara và trao cho Clara một tu phục nâu kết bằng vải thô. Clara ở với các sơ Bênêđictô cho tới khi có nhiều chị em cùng đến tham gia với ngài. Song thân của Clara đã cố gắng dùng mọi phương thế để bắt Clara về nhà nhưng không được. Chẳng bao lâu sau đó, cả Annê, cô em 15 tuổi của Clara, cũng đến xin gia nhập với ngài.
Sau đó ít lâu, người ta thấy hình thành một cộng đoàn đạo đức nhỏ. Họ sống trong căn nhà tọa lạc gần bên nhà thờ thánh Đamianô, căn nhà được chính thánh Phanxicô Assisi sửa lại. Thánh nữ Clara và các chị em của ngài đã khấn không bao giờ ăn thịt, luôn đi chân không, sống trong căn nhà nghèo khó với bầu khí thinh lặng và cầu nguyện. Tuy nhiên, họ rất hạnh phúc vì được sống cuộc đời nghèo khó như Đức Chúa Giêsu.
Lần kia, có một đội quân hung hãn đã tiến vào công phá thành Assisi. Dù đau nặng, thánh nữ Clara cũng nài xin chị em đưa mình tới cửa sổ. Thánh nữ cho đặt Mình Thánh Chúa ngay tại nơi các binh lính có thể trông thấy. Sau đó, thánh nữ Clara quỳ xuống và nài xin Thiên Chúa ra tay cứu thoát các nữ tu và thành phố.
Thánh nữ nguyện rằng: “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy bảo vệ những chị em này, những người mà giờ đây con không thể bảo vệ nổi!” Và dường như có một tiếng nói bên trong phát ra: “Ta sẽ luôn gìn giữ chúng trong sự quan phòng của Ta!” Ngay lúc ấy, một sự sợ hãi thình lình giáng xuống trên kẻ địch, và họ đã nhanh chân rời bỏ thành phố.
Thánh nữ Clara làm bề trên hội dòng được 40 năm. Thánh nữ đã sống hầu hết đời mình để bảo vệ điều mà ngài gọi là “đặc ân thanh bần” mời gọi chị em sống từ khước hết mọi của cải, và chỉ hoàn toàn tin cậy vào một mình Thiên Chúa mà thôi. Thánh nữ Clara về trời ngày 11 tháng Tám năm 1253. Chỉ hai năm sau, Đức Thánh Cha Alexander Đệ Tứ đã tôn phong Clara lên bậc hiển thánh.
Lời nguyện:
Lạy Chúa trái tim chúng con quá đầy những thứ phù hoa của cõi đời này và chúng con thiếu can đảm để loại bỏ những thứ làm đầy con tim mình. Tim chúng con đầy những tiền và tiền. Trái tim chúng con đã bị giam cầm khi nó được gắn liền với tiền bạc, chúng con điên đảo vì tiền và chúng con mất tự do chọn lựa. Tất cả mọi thứ, tiền đã chọn cho chúng con.
Xin cho chúng con biết sống thanh bần để con tim chúng con vơi đi lòng quyến luyến những thứ chóng qua của đời này và thao thức cuộc sống bên Chúa muôn đời. Amen.