Phụng Vụ - Mục Vụ
Mến Chúa yêu người bằng việc làm
Phó tế GB Nguyễn Văn Định
07:13 03/04/2008
MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI BẰNG VIỆC LÀM
Mến Chúa yêu người không chỉ nói mà không có những hành động cụ thể, nhưng còn giúp người khác thực hành nữa. ĐTC Gioan Phaolô II nói: “Đã đến lúc Giáo hội cần dốc toàn lực vào một cuộc cuộc loan báo Tin Mừng mới và vào sứ vụ đến với muôn dân. Không một ai trong những người tin vào Chúa Kitô, không một chức vụ nào trong hội thánh được miễn trừ khỏi trách vụ cao cả này: Đó là loan báo Tin Mừng cho mọi dân tộc.” Đây là mến Chúa yêu người.
Vậy loan báo bằng cách nào? Thưa bằng chính cuộc đời và hoàn cảnh của mỗi người, không phân biệt giai cấp, học lực. Ai cũng thể giới thiệu Chúa cho người khác được, khi các Tín hữu tỏ ra không tranh chấp, thù hận, ghen ghét, tham lam…thì đây là những hành động cụ thể nhất để mọi người thấy Chúa, còn hơn những lời nói, những bài giảng hùng hồn nhưng không sống lời mình rao giảng. ĐTC nói tiếp: “Người thời nay không thích nghe các thầy dạy, mà chỉ thấy các chứng nhân; và giả sử như người ta có thích nghe các thầy dạy, thì các thầy dạy đó trước tiên phải là những chứng nhân.”
1- Mẹ Terêsa Calcutta và Hội dòng thừa sai bác ái của Mẹ đã chinh phục được cả thề giới, cũng chỉ bằng cuộc sống khiêm tốn phục vụ bằng việc bác ái cụ thể là săn sóc những người ốm đau nghèo khổ.
2- Ông Gandhi, người cha già của dân tộc Ấn độ, đã rất say mê đọc Kinh Thánh, là sách gối đầu giường của ông. Ông đã Cảm nghiệm Sống bài Hiến Chương Nước Trời, còn gọi là Tám mối phúc trong sách Tin Mừng Matthêu đoạn 5. Ông đã suy nghĩ và cầu nguyện và tìm ra được một con đường đấu tranh bất bạo động, để giúp dân tộc Ấn độ lật đổ được ách thống trị của dân tộc Anh mà không tốn một viên đạn, không phải đổ một giọt máu.
Sau đó ông quyết định đến nhà thờ để tìm hiểu theo đạo Chúa; nhưng bị ông trong ban phụng vụ không cho vào và nói: “Nhà thờ này chỉ dành cho người da trắng, ông là người da đen, hãy sang nhà thờ khác.” Từ đó, ông Gandhi không bao giờ trớ lại nhà thờ Công giáo nữa. Và ông nói rằng: “Tôi tin Đức Kitô; nhưng tơi không tin người có đạo, vì họ không Sống giống Đức Kitô.”Và ông còn nói thẳng với người Tín hữu như rằng: “Hỡi các bạn Tín hữu Công giáo, nếu các bạn Sống Lời Đức Kitô dạy thì đất nước Ấn độ của chúng tôi đã sẵn lòng nhận phép Rửa từ lâu rồi.!”
3- Soeur Mai Thành dòng Đaminh Thánh Tâm nói trong một buổi gặp gỡ Liên Tôn tại Pháp như sau: “Tôi mê lời Đức Phật, tôi thích lời Đức Khổng, tôi mê lời Đức Lão; nhưng tôi yêu mến Lời Chúa Kitô trên hết.” Soeur đã nói lên lòng yêu mến Chúa là yêu mọi người, không phân biệt tôn giáo như sau: Ba tôn giáo Phật, Lão, Khổng trong vùng Đông Nam Á, đã liên kết chặt chẽ trong tâm hồn của người theo đạo lại với nhau thành cái Tâm Đạo.
4- Lòng mến Chúa yêu người của người Tín hữu đã thể hiện trong tháng Linh hồn là tỉnh thức, không chỉ nhớ đến Linh hồn ông bà, cha mẹ, vợ con đã qua đời; nhưng cần lưu tâm đến người còn sống đây là phục vụ, tha thứ, để nghĩ đến thân phận mình là phù vân vô thường, có đó rồi mất đó, để yêu thương, nhịn nhục và tha thứ cho nhau:
Sè sè nấm đất bên đường – Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.
5- Tôi có nghe về ông Brian, Giám đốc hãng Coca Cola nói rằng: Cuộc sống ví như 5 trái banh là: Việc làm - Gia đình - Sức khỏe - Bạn hữu và Tâm hồn. Trái banh Việc làm bằng cao su nên không thể bể đươc; còn bốn trái banh kia làm bằng thủy tinh nên rất dễ bể, nếu tôi thiếu thận trọng, giữ gìn, nâng nui. Một khi nó bị rơi xuống thì bốn trái banh Gia đình, Sức khỏe, Bạn hữu, Tâm hồn sẽ bị đổ vỡ, suy sụp, không cứu vãn được như ban đang thấy hôm nay..
Mùa thu lá đỏ lá vàng, Mùa đông với tuyết ngập tràn đó đây.
Chúa gọi bạn và tôi hãy mến Chúa, luôn yêu người là món quà quý giá và hạnh phúc đang nằm trong tầm tay bây giờ đây. Quý giá và hạnh phúc đâu? Chính là người vợ, người chồng, cha mẹ, con cái. Hãy chịu đựng, hãy tha thứ, hãy phục vụ; nếu để chậm sẽ mất hết.
Anh em cốt nhục đồng bào, Vợ chồng là nghĩa lẽ nào chẳng thương
Xin quý vị cùng tôi thực hành ngay hai việc sau đây: Hãy ngồi thẳng lại, hít hơi thật sâu và nói: 1/ Chúa ơi! Con yêu mến và cảm tạ Chúa! Con còn có bố mê, vợ chồng, con cháu để yêu thương.
2/ Hãy thở ra một hơi thật dài và nói: Lạy Chúa! Con yêu mến và cám ơn Chúa, đã ban cho con có sức khỏe, công vịệc làm, tâm hồn và bạn hữu, cộng đoàn, giáo xứ đây! Để con phục vụ và chia sẻ.
johndvn@yahoo.com
Mến Chúa yêu người không chỉ nói mà không có những hành động cụ thể, nhưng còn giúp người khác thực hành nữa. ĐTC Gioan Phaolô II nói: “Đã đến lúc Giáo hội cần dốc toàn lực vào một cuộc cuộc loan báo Tin Mừng mới và vào sứ vụ đến với muôn dân. Không một ai trong những người tin vào Chúa Kitô, không một chức vụ nào trong hội thánh được miễn trừ khỏi trách vụ cao cả này: Đó là loan báo Tin Mừng cho mọi dân tộc.” Đây là mến Chúa yêu người.
Vậy loan báo bằng cách nào? Thưa bằng chính cuộc đời và hoàn cảnh của mỗi người, không phân biệt giai cấp, học lực. Ai cũng thể giới thiệu Chúa cho người khác được, khi các Tín hữu tỏ ra không tranh chấp, thù hận, ghen ghét, tham lam…thì đây là những hành động cụ thể nhất để mọi người thấy Chúa, còn hơn những lời nói, những bài giảng hùng hồn nhưng không sống lời mình rao giảng. ĐTC nói tiếp: “Người thời nay không thích nghe các thầy dạy, mà chỉ thấy các chứng nhân; và giả sử như người ta có thích nghe các thầy dạy, thì các thầy dạy đó trước tiên phải là những chứng nhân.”
1- Mẹ Terêsa Calcutta và Hội dòng thừa sai bác ái của Mẹ đã chinh phục được cả thề giới, cũng chỉ bằng cuộc sống khiêm tốn phục vụ bằng việc bác ái cụ thể là săn sóc những người ốm đau nghèo khổ.
2- Ông Gandhi, người cha già của dân tộc Ấn độ, đã rất say mê đọc Kinh Thánh, là sách gối đầu giường của ông. Ông đã Cảm nghiệm Sống bài Hiến Chương Nước Trời, còn gọi là Tám mối phúc trong sách Tin Mừng Matthêu đoạn 5. Ông đã suy nghĩ và cầu nguyện và tìm ra được một con đường đấu tranh bất bạo động, để giúp dân tộc Ấn độ lật đổ được ách thống trị của dân tộc Anh mà không tốn một viên đạn, không phải đổ một giọt máu.
Sau đó ông quyết định đến nhà thờ để tìm hiểu theo đạo Chúa; nhưng bị ông trong ban phụng vụ không cho vào và nói: “Nhà thờ này chỉ dành cho người da trắng, ông là người da đen, hãy sang nhà thờ khác.” Từ đó, ông Gandhi không bao giờ trớ lại nhà thờ Công giáo nữa. Và ông nói rằng: “Tôi tin Đức Kitô; nhưng tơi không tin người có đạo, vì họ không Sống giống Đức Kitô.”Và ông còn nói thẳng với người Tín hữu như rằng: “Hỡi các bạn Tín hữu Công giáo, nếu các bạn Sống Lời Đức Kitô dạy thì đất nước Ấn độ của chúng tôi đã sẵn lòng nhận phép Rửa từ lâu rồi.!”
3- Soeur Mai Thành dòng Đaminh Thánh Tâm nói trong một buổi gặp gỡ Liên Tôn tại Pháp như sau: “Tôi mê lời Đức Phật, tôi thích lời Đức Khổng, tôi mê lời Đức Lão; nhưng tôi yêu mến Lời Chúa Kitô trên hết.” Soeur đã nói lên lòng yêu mến Chúa là yêu mọi người, không phân biệt tôn giáo như sau: Ba tôn giáo Phật, Lão, Khổng trong vùng Đông Nam Á, đã liên kết chặt chẽ trong tâm hồn của người theo đạo lại với nhau thành cái Tâm Đạo.
4- Lòng mến Chúa yêu người của người Tín hữu đã thể hiện trong tháng Linh hồn là tỉnh thức, không chỉ nhớ đến Linh hồn ông bà, cha mẹ, vợ con đã qua đời; nhưng cần lưu tâm đến người còn sống đây là phục vụ, tha thứ, để nghĩ đến thân phận mình là phù vân vô thường, có đó rồi mất đó, để yêu thương, nhịn nhục và tha thứ cho nhau:
Sè sè nấm đất bên đường – Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.
5- Tôi có nghe về ông Brian, Giám đốc hãng Coca Cola nói rằng: Cuộc sống ví như 5 trái banh là: Việc làm - Gia đình - Sức khỏe - Bạn hữu và Tâm hồn. Trái banh Việc làm bằng cao su nên không thể bể đươc; còn bốn trái banh kia làm bằng thủy tinh nên rất dễ bể, nếu tôi thiếu thận trọng, giữ gìn, nâng nui. Một khi nó bị rơi xuống thì bốn trái banh Gia đình, Sức khỏe, Bạn hữu, Tâm hồn sẽ bị đổ vỡ, suy sụp, không cứu vãn được như ban đang thấy hôm nay..
Mùa thu lá đỏ lá vàng, Mùa đông với tuyết ngập tràn đó đây.
Chúa gọi bạn và tôi hãy mến Chúa, luôn yêu người là món quà quý giá và hạnh phúc đang nằm trong tầm tay bây giờ đây. Quý giá và hạnh phúc đâu? Chính là người vợ, người chồng, cha mẹ, con cái. Hãy chịu đựng, hãy tha thứ, hãy phục vụ; nếu để chậm sẽ mất hết.
Anh em cốt nhục đồng bào, Vợ chồng là nghĩa lẽ nào chẳng thương
Xin quý vị cùng tôi thực hành ngay hai việc sau đây: Hãy ngồi thẳng lại, hít hơi thật sâu và nói: 1/ Chúa ơi! Con yêu mến và cảm tạ Chúa! Con còn có bố mê, vợ chồng, con cháu để yêu thương.
2/ Hãy thở ra một hơi thật dài và nói: Lạy Chúa! Con yêu mến và cám ơn Chúa, đã ban cho con có sức khỏe, công vịệc làm, tâm hồn và bạn hữu, cộng đoàn, giáo xứ đây! Để con phục vụ và chia sẻ.
johndvn@yahoo.com
Đức Mẹ Ba Lan Czestochova chữa lành bệnh
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
12:47 03/04/2008
ĐỨC MẸ BA LAN CZESTOCHOVA CHỮA LÀNH BỆNH
Bà Nanda Calvini - sinh năm 1926 - là tín hữu Công Giáo nhiệt thành sống tại tỉnh Imperia (Bắc Ý). Từ lâu bà vẫn quý mến quốc gia dân tộc Ba Lan và đặc biệt yêu kính Đền Thánh Đức Mẹ Czestochowa.
Sau chuyến hành hương đầu tiên đến Đền Thánh Czestochowa - lúc Ba Lan còn nằm dưới ách thống trị của chế độ cộng sản vô thần - khi trở về Ý, bà Nanda Calvini cảm thấy thôi thúc phải dấn thân giúp đỡ người dân Ba Lan. Bà quyên góp đủ thứ vật dụng cần thiết, đóng thùng rồi gửi sang Ba Lan.
Nhưng tai nạn bất ngờ xảy ra khiến bà Calvini bị gãy xương đầu gối, gần như phải ngưng mọi công tác bác ái. Đang trong tình trạng bệnh tật, bà lại đi hành hương Đền Thánh Đức Mẹ Czestochowa. Lạ lùng thay, tại Đền Thánh, chân bà được lành mạnh, bình thường như trước. Xin nhường lời cho Nanda Calvini.
Ngày 23-1-1993, vừa từ Ba Lan trở về, tôi đi ngay đến nhà thờ giáo xứ Đức Mẹ Lên Trời, tạ ơn Đức Mẹ phù trợ chuyến chở đồ cứu trợ sang Ba Lan bằng an. Sau Thánh Lễ, tôi đến chào thăm vị Linh Mục chánh xứ, Cha Giovanni Brunero. Ngài mời tôi ra nhà xứ để nói chuyện.
Khi lên gần đầu cầu thang thì chúng tôi trông thấy một thanh niên trạc 25 tuổi, từ trong cửa nhà xứ bước ra. Tôi không biết anh là ai, nhưng Cha xứ biết rõ anh là tên ăn trộm. Cha tìm cách chặn anh lại. Nhưng anh ta phản công mạnh. Anh đẩy Cha xứ về phía tôi, khiến tôi ngã dập đầu gối phải và thân mình trầy trụa.
Tôi được chở ngay đến nhà thương. Sau khi khám nghiệm, bác sĩ quyết định mổ tức khắc, vì vết thương quá nặng. Nhưng tôi bị yếu tim, nên bác sĩ đành chọn giải pháp khác. Ông cho tôi mang máy chỉnh hình của Mỹ, tức là một loại cao su bao quanh đầu gối. Theo phương pháp này thì bệnh tình của tôi khó lòng thuyên giảm, gần như phải chịu tàn tật suốt đời.
Tuy nhiên, tôi không để mình bị quật ngã và bó tay vì tai nạn không may này. Mặc dầu đi đứng khó khăn và dễ bị mệt, tôi vẫn tiếp tục công việc thâu nhận và gửi đồ cứu trợ sang Ba Lan. Thêm vào đó, tôi nhất quyết đến Roma tham dự lễ phong chân phước cho Chị Faustina Kowalska (1905-1938), nữ tu Ba Lan, tông đồ của lòng từ bi nhân hậu Đức Chúa GIÊSU, cử hành vào Chúa Nhật 18 tháng 4 cùng năm tôi bị tai nạn, 1993. Trong dịp này, tôi được diễm phúc gặp Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II hai lần. Ngài chú ý đến tình trạng sức khoẻ của tôi. Ngài hứa cầu nguyện cho tôi và đoan chắc với tôi là tôi sẽ được lành bệnh.
Hai tháng rưỡi sau, ngày 20 tháng 6, tôi lên đường mang đồ cứu trợ sang Cracovia, Ba Lan, mặc cho mọi lời ngăn cản của các bác sĩ. Ngày hôm sau - 21 tháng 6 - Đức Cha Bryla đề nghị tôi theo xe ca chở nhóm học sinh đi hành hương Đền Thánh Czestochowa. Dầu đi đứng khó khăn và vết thương vẫn còn đau nhức, tôi nhận lời đi theo đoàn hành hương. Khi đến nơi, xe ca bị bó buộc đậu cách xa Đền Thánh nên chúng tôi đi bộ đến Đền Thánh. Tôi thầm nghĩ hẳn là mình không thể nào tới được Nhà Đức Mẹ.
Khi bước xuống xe, một tay vịn vào một người, một tay chống gậy, tôi bắt đầu bước đi. Tôi ngạc nhiên nhận ra rằng, mặc dầu bước đi khó khăn, nhưng tôi vẫn có thể theo được đoàn hành hương. Trên đường lên Đền Thánh, tôi tham dự đủ 12 chặng Đàng Thánh Giá. Rồi tôi vào Đền Thánh và tham dự Thánh Lễ nơi bàn thờ dâng kính Đức Mẹ Đen Czestochowa. Tôi vô cùng sung sướng và cảm động.
Thánh Lễ xong, khi rời Đền Thánh, tôi không cảm thấy đau nhức nơi chân và vết sưng nơi đầu gối cũng biến mất. Tôi vui mừng sung sướng đến độ tôi không nhớ ra mình được lành bệnh khi nào. Tôi chỉ biết là giờ đây tôi không còn đau đớn nữa và đi đứng bình thường.
Việc khỏi bệnh hoàn toàn và tức khắc của tôi càng lạ lùng hơn nữa, bởi vì, chính tôi không bao giờ xin Đức Mẹ chữa lành bệnh. Trong mọi hoàn cảnh cuộc đời tôi, và nhất là trong tai nạn vừa qua, tôi luôn luôn vâng theo thánh ý THIÊN CHÚA và chấp nhận thử thách như một đóng góp nhỏ bé thông phần vào cuộc Khổ Nạn vô biên của Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Đấng Cứu Độ loài người. Nhưng THIÊN CHÚA vô cùng Nhân Hậu, qua lời cầu bầu của Đức Mẹ MARIA, đã chữa tôi lành bệnh. Tôi xin lớn tiếng cao rao lòng nhân ái của Chúa.
Về phần bác sĩ Rinaldo Gallesio - sau khi tái khám bà Nanda Calvini - long trọng tuyên bố:
- Trong tư cách bác sĩ, tôi xin khẳng định rằng: vết thương nơi đầu gối bà Nanda Calvini được lành lặn hoàn toàn và tức khắc một cách lạ lùng, không thể nào giải thích về phương diện y khoa.
... ”Sự giàu có, khôn ngoan và thông suốt của THIÊN CHÚA sâu thẳm dường nào! Quyết định của Người, ai dò cho thấu! Đường lối của Người, ai theo dõi được! Thực vậy, ai đã biết tư tưởng của Chúa? Ai đã làm cố vấn cho Người? Ai đã cho Người trước, để Người phải trả lại sau? Vì muôn vật đều do Người mà có, nhờ Người mà tồn tại và quy hướng về Người. Xin tôn vinh THIÊN CHÚA đến muôn đời! Amen” (Thư gửi tín hữu Roma 11.33-35).
(”Stella Maris”, n.305, Juin/1995, trang 27-29)
Bà Nanda Calvini - sinh năm 1926 - là tín hữu Công Giáo nhiệt thành sống tại tỉnh Imperia (Bắc Ý). Từ lâu bà vẫn quý mến quốc gia dân tộc Ba Lan và đặc biệt yêu kính Đền Thánh Đức Mẹ Czestochowa.
Đức Mẹ Czestochova |
Nhưng tai nạn bất ngờ xảy ra khiến bà Calvini bị gãy xương đầu gối, gần như phải ngưng mọi công tác bác ái. Đang trong tình trạng bệnh tật, bà lại đi hành hương Đền Thánh Đức Mẹ Czestochowa. Lạ lùng thay, tại Đền Thánh, chân bà được lành mạnh, bình thường như trước. Xin nhường lời cho Nanda Calvini.
Ngày 23-1-1993, vừa từ Ba Lan trở về, tôi đi ngay đến nhà thờ giáo xứ Đức Mẹ Lên Trời, tạ ơn Đức Mẹ phù trợ chuyến chở đồ cứu trợ sang Ba Lan bằng an. Sau Thánh Lễ, tôi đến chào thăm vị Linh Mục chánh xứ, Cha Giovanni Brunero. Ngài mời tôi ra nhà xứ để nói chuyện.
Khi lên gần đầu cầu thang thì chúng tôi trông thấy một thanh niên trạc 25 tuổi, từ trong cửa nhà xứ bước ra. Tôi không biết anh là ai, nhưng Cha xứ biết rõ anh là tên ăn trộm. Cha tìm cách chặn anh lại. Nhưng anh ta phản công mạnh. Anh đẩy Cha xứ về phía tôi, khiến tôi ngã dập đầu gối phải và thân mình trầy trụa.
Tôi được chở ngay đến nhà thương. Sau khi khám nghiệm, bác sĩ quyết định mổ tức khắc, vì vết thương quá nặng. Nhưng tôi bị yếu tim, nên bác sĩ đành chọn giải pháp khác. Ông cho tôi mang máy chỉnh hình của Mỹ, tức là một loại cao su bao quanh đầu gối. Theo phương pháp này thì bệnh tình của tôi khó lòng thuyên giảm, gần như phải chịu tàn tật suốt đời.
Đền Thánh Czestochowa |
Hai tháng rưỡi sau, ngày 20 tháng 6, tôi lên đường mang đồ cứu trợ sang Cracovia, Ba Lan, mặc cho mọi lời ngăn cản của các bác sĩ. Ngày hôm sau - 21 tháng 6 - Đức Cha Bryla đề nghị tôi theo xe ca chở nhóm học sinh đi hành hương Đền Thánh Czestochowa. Dầu đi đứng khó khăn và vết thương vẫn còn đau nhức, tôi nhận lời đi theo đoàn hành hương. Khi đến nơi, xe ca bị bó buộc đậu cách xa Đền Thánh nên chúng tôi đi bộ đến Đền Thánh. Tôi thầm nghĩ hẳn là mình không thể nào tới được Nhà Đức Mẹ.
Khi bước xuống xe, một tay vịn vào một người, một tay chống gậy, tôi bắt đầu bước đi. Tôi ngạc nhiên nhận ra rằng, mặc dầu bước đi khó khăn, nhưng tôi vẫn có thể theo được đoàn hành hương. Trên đường lên Đền Thánh, tôi tham dự đủ 12 chặng Đàng Thánh Giá. Rồi tôi vào Đền Thánh và tham dự Thánh Lễ nơi bàn thờ dâng kính Đức Mẹ Đen Czestochowa. Tôi vô cùng sung sướng và cảm động.
Thánh Lễ xong, khi rời Đền Thánh, tôi không cảm thấy đau nhức nơi chân và vết sưng nơi đầu gối cũng biến mất. Tôi vui mừng sung sướng đến độ tôi không nhớ ra mình được lành bệnh khi nào. Tôi chỉ biết là giờ đây tôi không còn đau đớn nữa và đi đứng bình thường.
Việc khỏi bệnh hoàn toàn và tức khắc của tôi càng lạ lùng hơn nữa, bởi vì, chính tôi không bao giờ xin Đức Mẹ chữa lành bệnh. Trong mọi hoàn cảnh cuộc đời tôi, và nhất là trong tai nạn vừa qua, tôi luôn luôn vâng theo thánh ý THIÊN CHÚA và chấp nhận thử thách như một đóng góp nhỏ bé thông phần vào cuộc Khổ Nạn vô biên của Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Đấng Cứu Độ loài người. Nhưng THIÊN CHÚA vô cùng Nhân Hậu, qua lời cầu bầu của Đức Mẹ MARIA, đã chữa tôi lành bệnh. Tôi xin lớn tiếng cao rao lòng nhân ái của Chúa.
Về phần bác sĩ Rinaldo Gallesio - sau khi tái khám bà Nanda Calvini - long trọng tuyên bố:
- Trong tư cách bác sĩ, tôi xin khẳng định rằng: vết thương nơi đầu gối bà Nanda Calvini được lành lặn hoàn toàn và tức khắc một cách lạ lùng, không thể nào giải thích về phương diện y khoa.
... ”Sự giàu có, khôn ngoan và thông suốt của THIÊN CHÚA sâu thẳm dường nào! Quyết định của Người, ai dò cho thấu! Đường lối của Người, ai theo dõi được! Thực vậy, ai đã biết tư tưởng của Chúa? Ai đã làm cố vấn cho Người? Ai đã cho Người trước, để Người phải trả lại sau? Vì muôn vật đều do Người mà có, nhờ Người mà tồn tại và quy hướng về Người. Xin tôn vinh THIÊN CHÚA đến muôn đời! Amen” (Thư gửi tín hữu Roma 11.33-35).
(”Stella Maris”, n.305, Juin/1995, trang 27-29)
Mỗi ngày một câu chuyện (dành cho trẻ em)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:21 03/04/2008
CHIẾN TRANH GIỮA THỦY THẦN VÀ HỎA THẦN
Thủy thần Cộng Công là một thiên thần tóc đỏ kiêu ngạo bá đạo, ông ta luôn cảm thấy mình cần phải nắm quyền quản lý trời đất vạn vật; hỏa thần Chúc Nhung cũng là một thiên thần tính tình mạnh mẽ, luôn tự cho mình là đúng, ông ta cũng cho rằng trời đất nên quy về dưới sự quản trị thống lĩnh của ông ta.
Một hôm, Cộng Công dẫn đại tướng Tương Liễu, Phù Du đi đánh Chúc Nhung, gây ra một trận chiến kịch liệt. Cộng Công gây sóng gió công đánh Chúc Nhung, nhuệ khí bức người; Chúc Nhung cũng không cam lòng bày ra vẻ yếu thế, dụ cho Cộng Công lên bờ, rồi lại dùng lửa to khói đặc vây khốn Cộng Công.
Cuối cùng, Cộng Công bị bại trận, ông ta giận dữ tông gãy cột chống đỡ đỉnh trời, trong chớp mắt trời long đất lở. Trên trời xuất hiện một cái lỗ hổng lớn, dưới đất cũng xuất hiện một khe hở lớn, nước lớn ào ạt chảy vào tràn đầy bốn phía sông hồ, biến mặt đất thành một vùng mênh mông bát ngát toàn là nước, đem lại cho các sinh vật trên mặt đất một đại nạn khủng khiếp.
(Chuẩn Nam tử)
Gợi ý:
Chúng ta liên tưởng đến lụt đại hồng thủy trong kinh thánh cựu ước, Thiên Chúa làm cho nước dâng lên hủy diệt con người tội lỗi bất trung, để chỉ lưu lại một gia đình biết kính yêu Thiên Chúa, đó là gia đình ông No-ê.
Thủy thần và hỏa thần là chuyện thần thoại, lửa và nước thường xung khắc nhau.
Tội lỗi làm cho con người xung khắc với Thiên Chúa là Đấng thánh, và khi con người phạm tội thì tự mình lìa khỏi tình yêu của Thiên Chúa, tuy vậy, Thiên Chúa vẫn luôn yêu thương và sẵn sàng tha thứ khi chúng ta biết hồi tâm sám hối trở về với Ngài.
Tại sao vậy ? Thưa, là vì Thiên Chúa là tình yêu, vì tình yêu này mà Chúa Giê-su –Thánh Tử của Chúa Cha- đã đổ máu mình ra để rửa sạch tội lỗi cho chúng ta, Máu và Nước từ cạnh sườn Ngài đổ ra, có sức xóa sạch tội con người hơn lụt đại hồng thủy, đủ sức làm cho con người trở thành tạo vật mới trong Chúa Giê-su. Bởi vì lụt đại hồng thủy của cựu ước thì hủy diệt, Máu và Nước từ cạnh sườn của Chúa Giê-su thì cứu sống.
Các em thực hành:
- Biết sám hối khi phạm tội, và biết xin lỗi khi lỡ phạm tội.
- Biết cầu nguyện xin lỗi Chúa khi lỡ phạm tội làm mất lòng Ngài.
- Luôn đi xưng tội và rước lễ.
N2T |
Thủy thần Cộng Công là một thiên thần tóc đỏ kiêu ngạo bá đạo, ông ta luôn cảm thấy mình cần phải nắm quyền quản lý trời đất vạn vật; hỏa thần Chúc Nhung cũng là một thiên thần tính tình mạnh mẽ, luôn tự cho mình là đúng, ông ta cũng cho rằng trời đất nên quy về dưới sự quản trị thống lĩnh của ông ta.
Một hôm, Cộng Công dẫn đại tướng Tương Liễu, Phù Du đi đánh Chúc Nhung, gây ra một trận chiến kịch liệt. Cộng Công gây sóng gió công đánh Chúc Nhung, nhuệ khí bức người; Chúc Nhung cũng không cam lòng bày ra vẻ yếu thế, dụ cho Cộng Công lên bờ, rồi lại dùng lửa to khói đặc vây khốn Cộng Công.
Cuối cùng, Cộng Công bị bại trận, ông ta giận dữ tông gãy cột chống đỡ đỉnh trời, trong chớp mắt trời long đất lở. Trên trời xuất hiện một cái lỗ hổng lớn, dưới đất cũng xuất hiện một khe hở lớn, nước lớn ào ạt chảy vào tràn đầy bốn phía sông hồ, biến mặt đất thành một vùng mênh mông bát ngát toàn là nước, đem lại cho các sinh vật trên mặt đất một đại nạn khủng khiếp.
(Chuẩn Nam tử)
Gợi ý:
Chúng ta liên tưởng đến lụt đại hồng thủy trong kinh thánh cựu ước, Thiên Chúa làm cho nước dâng lên hủy diệt con người tội lỗi bất trung, để chỉ lưu lại một gia đình biết kính yêu Thiên Chúa, đó là gia đình ông No-ê.
Thủy thần và hỏa thần là chuyện thần thoại, lửa và nước thường xung khắc nhau.
Tội lỗi làm cho con người xung khắc với Thiên Chúa là Đấng thánh, và khi con người phạm tội thì tự mình lìa khỏi tình yêu của Thiên Chúa, tuy vậy, Thiên Chúa vẫn luôn yêu thương và sẵn sàng tha thứ khi chúng ta biết hồi tâm sám hối trở về với Ngài.
Tại sao vậy ? Thưa, là vì Thiên Chúa là tình yêu, vì tình yêu này mà Chúa Giê-su –Thánh Tử của Chúa Cha- đã đổ máu mình ra để rửa sạch tội lỗi cho chúng ta, Máu và Nước từ cạnh sườn Ngài đổ ra, có sức xóa sạch tội con người hơn lụt đại hồng thủy, đủ sức làm cho con người trở thành tạo vật mới trong Chúa Giê-su. Bởi vì lụt đại hồng thủy của cựu ước thì hủy diệt, Máu và Nước từ cạnh sườn của Chúa Giê-su thì cứu sống.
Các em thực hành:
- Biết sám hối khi phạm tội, và biết xin lỗi khi lỡ phạm tội.
- Biết cầu nguyện xin lỗi Chúa khi lỡ phạm tội làm mất lòng Ngài.
- Luôn đi xưng tội và rước lễ.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:23 03/04/2008
N2T |
12. Lãnh nhận Chúa Giê-su Thánh Thể, anh ở trong Ngài, nhờ Ngài, vì Ngài mà tin, yêu và hy vọng.
(Thánh Francis de Sales)Một Thiên Chúa đồng hành với con người
Lm Cosma Hoàng Văn Đạt SJ
21:51 03/04/2008
CHÚA NHẬT III PHỤC SINH A
Một Thiên Chúa đồng hành với con người
Trong hành trình cuộc sống, nhiều khi chúng ta tự hỏi: Thiên Chúa ở đâu? Người tín hưũ đôi khi cũng bị người khác hỏi: Thiên Chúa bạn ở đâu? Bài Tin Mừng về Chúa Giêsu phục sinh đồng hành với 2 môn đệ đi Emmau giúp chúng ta trả lời được những thắc mắc như vậy.
Hai môn đệ ở trong hoàn cảnh “mộng vàng tan mây, nhọc nhằn lê gót chân buồn đường dài” như cha Thành Tâm diễn tả. Lúc ấy hẳn là họ nghĩ Thiên Chúa ở nơi đâu hết sức cao xa. Nhưng thật ra Chúa Giêsu phục sinh đang đồng hành với họ mà họ chưa nhận ra ngay. Trên đường, Chúa cắt nghĩa Kinh Thánh cho họ, khiến lòng họ nóng lên. Lúc đồng bàn, Chúa bẻ bánh trao cho họ, khiến họ nhận ra Chúa. Từ chỗ hoang mang bỏ Giêrusalem ra đi, họ vui mừng quay trở lại Giêrusalem với anh em. Hôm nay Chúa Giêsu phục sinh vẫn đồng hành với chúng ta như vậy.
Và Chúa cũng muốn đồng hành với con người thời nay như vậy. Có người không biết tại sao mình có mặt trên đời để. Có người đau khổ vì bệnh tật hay vì ác tâm của người đời. Có người buồn sầu vì những mất mát… Chúa muốn đồng hành với họ, soi sáng họ, dẫn đưa họ vào con đường Chúa đã đi để đến nơi Chúa đã đến. Chúa thực hiện điều ấy qua các môn đệ của Chúa. Tôi phải đóng vai của Chúa Giêsu phục sinh đối với người này, bạn phải đóng vai Chúa Giêsu phục snh đối với người kia. Chúng ta trở thành Chúa Giêsu phục sinh cho nhau.
Lạy Chúa Giêsu phục sinh, xin Chúa ở lại với chúng con, để chúng con vượt qua những hoang mang trong cuộc sống, đạt gới niềm vui, nhờ đó chúng con cũng có thể giúp anh em như vậy trong cuộc sống của họ.
Một Thiên Chúa đồng hành với con người
Trong hành trình cuộc sống, nhiều khi chúng ta tự hỏi: Thiên Chúa ở đâu? Người tín hưũ đôi khi cũng bị người khác hỏi: Thiên Chúa bạn ở đâu? Bài Tin Mừng về Chúa Giêsu phục sinh đồng hành với 2 môn đệ đi Emmau giúp chúng ta trả lời được những thắc mắc như vậy.
Hai môn đệ ở trong hoàn cảnh “mộng vàng tan mây, nhọc nhằn lê gót chân buồn đường dài” như cha Thành Tâm diễn tả. Lúc ấy hẳn là họ nghĩ Thiên Chúa ở nơi đâu hết sức cao xa. Nhưng thật ra Chúa Giêsu phục sinh đang đồng hành với họ mà họ chưa nhận ra ngay. Trên đường, Chúa cắt nghĩa Kinh Thánh cho họ, khiến lòng họ nóng lên. Lúc đồng bàn, Chúa bẻ bánh trao cho họ, khiến họ nhận ra Chúa. Từ chỗ hoang mang bỏ Giêrusalem ra đi, họ vui mừng quay trở lại Giêrusalem với anh em. Hôm nay Chúa Giêsu phục sinh vẫn đồng hành với chúng ta như vậy.
Và Chúa cũng muốn đồng hành với con người thời nay như vậy. Có người không biết tại sao mình có mặt trên đời để. Có người đau khổ vì bệnh tật hay vì ác tâm của người đời. Có người buồn sầu vì những mất mát… Chúa muốn đồng hành với họ, soi sáng họ, dẫn đưa họ vào con đường Chúa đã đi để đến nơi Chúa đã đến. Chúa thực hiện điều ấy qua các môn đệ của Chúa. Tôi phải đóng vai của Chúa Giêsu phục sinh đối với người này, bạn phải đóng vai Chúa Giêsu phục snh đối với người kia. Chúng ta trở thành Chúa Giêsu phục sinh cho nhau.
Lạy Chúa Giêsu phục sinh, xin Chúa ở lại với chúng con, để chúng con vượt qua những hoang mang trong cuộc sống, đạt gới niềm vui, nhờ đó chúng con cũng có thể giúp anh em như vậy trong cuộc sống của họ.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giáo hội Armenia hoan nghênh cuộc đối thoại với Hồi giáo
Phụng Nghi
10:09 03/04/2008
Etchmiadzin - (CWNews) – Giáo hội Chính thống và Tông truyền Armenia đã đáp ứng nồng nhiệt lời mời gọi của các nhà lãnh đạo Hồi giáo muốn có cuộc đối thoại liên tôn giáo, và phát biểu rằng tất cả các nhà lãnh đạo tôn giáo nên đoàn kết lại để lên án hận thù và khủng bố.
Phúc đáp 138 nhà lãnh đạo Hồi giáo đã ký tên vào bản sáng kiến “Từ Ngữ Chung” hồi cuối năm ngoái, Tổng giám mục Yeznik Petrosian, viên chức đứng đầu công tác hiệp nhất của Giáo hội Chính thống và Tông truyền Armenia nói: “Vì thế chúng tôi thấy phải nhanh chóng bắt đầu một cuộc đối thoại thực sự giữa các tôn giáo độc thần, mục đích là để tăng cường các giá trị nhân bản trường cửu và phổ quát, củng cố mối quan hệ giữa những niềm tin khác nhau, và bảo vệ tất cả những gì Thiên Chúa đã tạo dựng.”
Tổng giám mục Petrosian đã chuyển thông điệp của ngài tới Hoàng tử Ghazi bin Talal, giám đốc Viện Aal al-Bayt về Tư tưởng Hồi giáo tại Jordan. Vị hoàng tử Jordan này đã là tâm điểm của sáng kiến “Từ Ngữ C
hung”, trước đây đã sắp đặt những cuộc thương thảo chuyên sâu với các giới chức Tòa thánh Vatican, theo hoạch định sẽ thực hiện vào tháng 11 năm 2008 tới đây.
Trong lá thư, Tổng giám mục Petrosian đề cập đến lịch sử lâu dài của các mối liên hệ giữa người Kitô giáo tại Armenia và những người Hồi giáo lân cận. Ngài nhắc lại rằng hồi đầu thế kỷ 20, nhiều quốc gia Hồi giáo đã là nơi trú ẩn của những nạn nhân sống sót cuộc diệt chủng tại Armenia. Sự biểu lộ lòng trắc ẩn như thế “ngày nay có thể dùng làm tấm gương tốt đẹp nhất về phương cách sống chung trong hòa hợp giữa tín đồ đạo Thiên Chúa và người Hồi giáo, tương trợ nhau trong những lúc khó khăn, và hưởng các phúc lợi của một cuộc sống an bình và sáng tạo mà Thượng đế ban tặng.”
Vị Tổng giám mục Armenia công nhận rằng những mối quan hệ Thiên Chúa giáo-Hồi giáo cũng đã ghi dấu bằng bạo lực và bi thương. Ngài nói các nhà lãnh đạo Giáo hội ngày nay nên hợp tác để “phủ nhận và tố cáo bạo lực và thù hận.” Kết thức thông điệp của mình, ngài kêu gọi một nền hòa bình “ở vùng Caucasus và Trung Đông – là nơi phát sinh cuộc sống, cái nôi của các nền văn minh cổ kính, và chốn xuất phát của các tôn giáo độc thần lớn nhất trên thế giới.”
Phúc đáp 138 nhà lãnh đạo Hồi giáo đã ký tên vào bản sáng kiến “Từ Ngữ Chung” hồi cuối năm ngoái, Tổng giám mục Yeznik Petrosian, viên chức đứng đầu công tác hiệp nhất của Giáo hội Chính thống và Tông truyền Armenia nói: “Vì thế chúng tôi thấy phải nhanh chóng bắt đầu một cuộc đối thoại thực sự giữa các tôn giáo độc thần, mục đích là để tăng cường các giá trị nhân bản trường cửu và phổ quát, củng cố mối quan hệ giữa những niềm tin khác nhau, và bảo vệ tất cả những gì Thiên Chúa đã tạo dựng.”
Tổng giám mục Petrosian đã chuyển thông điệp của ngài tới Hoàng tử Ghazi bin Talal, giám đốc Viện Aal al-Bayt về Tư tưởng Hồi giáo tại Jordan. Vị hoàng tử Jordan này đã là tâm điểm của sáng kiến “Từ Ngữ C
Garegin II, Thượng phụ Giáo chủ Giáo hội Chính thống Armenia |
Trong lá thư, Tổng giám mục Petrosian đề cập đến lịch sử lâu dài của các mối liên hệ giữa người Kitô giáo tại Armenia và những người Hồi giáo lân cận. Ngài nhắc lại rằng hồi đầu thế kỷ 20, nhiều quốc gia Hồi giáo đã là nơi trú ẩn của những nạn nhân sống sót cuộc diệt chủng tại Armenia. Sự biểu lộ lòng trắc ẩn như thế “ngày nay có thể dùng làm tấm gương tốt đẹp nhất về phương cách sống chung trong hòa hợp giữa tín đồ đạo Thiên Chúa và người Hồi giáo, tương trợ nhau trong những lúc khó khăn, và hưởng các phúc lợi của một cuộc sống an bình và sáng tạo mà Thượng đế ban tặng.”
Vị Tổng giám mục Armenia công nhận rằng những mối quan hệ Thiên Chúa giáo-Hồi giáo cũng đã ghi dấu bằng bạo lực và bi thương. Ngài nói các nhà lãnh đạo Giáo hội ngày nay nên hợp tác để “phủ nhận và tố cáo bạo lực và thù hận.” Kết thức thông điệp của mình, ngài kêu gọi một nền hòa bình “ở vùng Caucasus và Trung Đông – là nơi phát sinh cuộc sống, cái nôi của các nền văn minh cổ kính, và chốn xuất phát của các tôn giáo độc thần lớn nhất trên thế giới.”
Tương quan giữa con người và thú vật
Linh Tiến Khải
12:40 03/04/2008
Phỏng vấn triết gia Jean Marie Meyer về tương quan giữa con người và thú vật
Từ vài thập niên qua người ta chứng kiến cảnh nhiều hiệp hội và đảng xanh trên thế giới giơ cao lá cờ bảo vệ thú vật và thiên nhiên.
Người ta tổ chức các hội nghị, và sản xuất hàng loạt phim ảnh về việc bảo vệ các thú vật có nguy cơ bị tuyệt chủng như cá voi, gấu nâu, gấu trắng, panda, chó sói, đười ươi, một vài loại trong số mấy ngàn loại khỉ khác nhau và nhiều thú vật khác trong đó có cả hải cẩu và nhiều loại chim. Tại các nước Tây Âu người ta cũng thấy mọc lên nhan nhản các tiệm xén lông và thẩm mỹ viện cho thú vật như chó, mèo, và trong các siêu thị có vô số thực phẩm cho súc vật. Đặc biệt có nhiều phim hoạt họa miêu tả súc vật trong các tâm tình và cung cách suy tư hành xử của con người. Nhưng khuynh hướng bảo vệ thú vật thái qúa trên đây cũng tạo ra nhiều lẫn lộn giữa con người và thú vật, trong khi cần phải thiết định các khoảng cách đúng đắn.
Và đây là vấn đề gây tranh luận giữa những người bênh vực thú vật và những người chủ trương không được lẫn lộn giữa con người và thú vật. Những người bảo vệ thú vật chống lại chủ trương ”duy loại”. Đây là từ Richard Ryder đã chế ra hồi năm 1972 để gọi thái độ của con người kỳ thị thú vật. Họ cho rằng con người đã thần thánh hóa chủng loại của mình là loài người, nhất là đã qúa đề cao lý trí như yếu tố biện minh cho quyền tối thượng của con người trên các loài vật khác. Đối với những người đề cao súc vật, hơn là sự thiếu lý trí hay lời nói, sự khổ đau là yếu tố định đoạt. Thú vật cũng nhậy cảm trước khổ đau, và như con người chúng có quyền được đối xử một cách đúng đắn không làm cho chúng phải đau khổ. Đây là vấn đề công bằng như bà Martha Nussbaum, người Mỹ, viết trong cuốn sách tựa đề ”Các biên giới mới của công lý. Sự tàn tật, quốc tịch, việc tùy thuộc một chủng loại”. Bà Nussbaum nhận xét rằng không có lý do chính đáng để biện minh cho việc không áp dụng các hệ thống hiện hữu của công lý nền tảng, cũng như các quyền và luật lệ vượt ngoài hàng rào của các chủng loại. Đây cũng đã là lập trường của triết gia người Đức Arthur Schoppenhauer. Ông Schoppenhauer phản đối quan niệm do thái Kitô dành quyền tối thượng cho con người. Theo ông ”giữa súc vật và con người có căn tính chuyên biệt trên bình diện tâm thần cũng như trên bình diện thể xác”.
Dĩ nhiên Kinh Thánh coi con người là trung tâm vũ trụ, nhưng trong cuốn sách tựa đề ”Thần học của súc vật” tác giả Paolo De Benedetti khẳng định rằng ”con người không được cứu rỗi một mình”. ”Chúng ta hãy nhớ đến chuyện của ông Noe. Sau lụt hồng thủy Thiên Chúa thiết lập giao ước không chỉ với gia đình ông Noe, hay với loài người mà thôi, mà còn thiết lập giao ước với tất cả mọi súc vật đã ra khỏi Tầu nữa. Và trong sách Sáng Thế khi Thiên Chúa truyền cho con người chế ngự súc vật, thì Người luôn luôn hiểu trong nghĩa giữ gìn chúng: vườn địa đàng không phải của con người, nhưng được giao cho con người vun trồng, nghĩa là phát triển nó trong cuộc sống. Con người phải là một người chế ngự tốt, như Thiên Chúa chế ngự muôn loài muôn vật”.
Các cuộc đấu tranh cho quyền của súc vật bắt buộc suy tư về căn tính của con người. Trên bình diện này, theo triết gia Francesco D' Agostino, cần phải ghi nhận sự khác biệt không thể vượt thắng được sau đây: đó là ”súc vật không thể tự nói về mình như là ”tôi” và nhất là nó không thể biến thành một ”anh chị” đích thật cho con người, tức là trở thành một người, kể cả khi đó là một người bị bệnh tâm thần đi nữa. Như thế xem ra thánh Toma Aquino có lý, khi khẳng định súc vật thấp hơn con người, nhưng cũng có phẩm giá chuyên biệt vì thuộc trật tự của Thiên Chúa. Nhưng đây là lý thuyết mà các người tranh đấu cho quyền của súc vật không chấp nhận, vì đối với họ ”súc vật và con người hoàn toàn giống nhau”.
Mới đây triết gia Jean Marie Meyer, giáo sư luân lý đạo đức tại Học viện triết học so sánh Paris, đã cho xuất bản cuốn sách tựa đề ”Chúng ta là động vật, nhưng không phải là thú vật”. Trong thời gian qua giáo sư cũng đã hướng dẫn khóa luân lý đạo đức của học viện Philanthropos ở Fribourg bên Thụy sĩ. Khóa học cống hiến cho các sinh viên một nền đào tạo nhân chủng theo tinh thần Kitô.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn giáo sư về tương quan giữa con người và thú vật.
Hỏi: Thưa giáo sư, ngày nay người ta nhận thấy trong xã hội tây âu có khuynh hướng tiêu qúa nhiều tiền cho các súc vật như chó mèo, rồi có sự kiện trăm hoa đua nở của các phim trình bầy súc vật, biến việc tái đưa chó sói hay gấu vào trong các môi trường thiên nhiên trở thành các thảm cảnh tâm lý, rồi người ta đòi các quyền lợi dân sự cho các loài cá như cá voi vv... Theo giáo sư tất cả các hiện tượng này có ý nghĩa gì?
Đáp: Đây là các trường hợp thuộc một bối cảnh mới, trong đó tại các nước tây âu người ta không cần súc vật cho việc làm và các hoạt động sản xuất nữa. Trong khi trong qúa khứ thú vật cần thiết và hữu ích cho con người. Ngày nay con người thiết lập với thú vật một tương quan không phải là tương quan dụng cụ nữa. Vì thế thú vật hầu như độc quyền trở thành một yếu tố yêu thích của con người. Nó trở thành phần của đồ trang hoàng của con người, đến độ con người ngày càng ít hiểu thú vật hơn và đặt để thú vật vào trong các tình trạng sai lạc khiến cho thú vật trở thành dữ dằn. Song song con người bị cám dỗ dự phóng trên thú vật các tâm tình, các cảm xúc riêng của mình, bằng cách tin rằng mình trông thấy nơi thái độ và tâm lý của thú vật một tương quan với các vui buồn của mình. Thế rồi còn có người tìm làm đẹp lòng con chó con mèo của mình, bằng cách cống hiến cho chúng các thú vui đặc thù của con người. Chúng ta đang ở trong sự lẫn lộn giữa thú vật và con người. Khuynh hướng nhân hình này đặc biệt có thể nhận ra, nếu chúng ta xem các phim như ”Bờm Trắng” năm 1953 trong đó con ngựa hoang vẫn là ngựa hoang và chú bé chinh phục được nó không thể tự đồng hóa với nó. Nhưng trong phim ”Vua Sư Tử” năm 1994 thì trái lại, trẻ em được mời gọi tự đồng hóa với con sư tử con và với tất cả thiên nhiên được giới thiệu như là khôn ngoan.
Hỏi: Các biến chuyển đó vén mở cho thấy điều gì trong xã hội chúng ta thưa giáo sư?
Đáp: Hồi thế kỷ XVII thuyết của Decartes định nghĩa con người là một con vật biết suy tư đã góp phần giảm thiểu chiều kích thú vật của con người. Tiếp theo đó thuyết duy cảm thơ mộng của thế kỷ XVIII và thuyết của Freud thuộc thế kỷ XX đã khiến cho chúng ta giảm thiểu con người vào các kích thích và như thế là trở thành súc vật. Ngày nay chúng ta phải tìm ra khoảng cách đúng đắn giữa con người và thú vật, không qúa xa vì cũng giống như thú vật chúng ta có khả năng cảm nhận, cũng không qúa gần để đến độ không còn biết phân biệt giữa con người với thú vật nữa, và ở trên vực thẳm của sự hỗn loạn trí tuệ.
Hỏi: Nhưng đâu là tương quan đúng đắn của con người với thứ vật thưa giáo sư?
Đáp: Tương quan đúng đắn giữa con người với thú vật giả thiết là chúng ta không được đánh mất đi tinh thần trách nhiệm cá nhân và tập thể trong việc bảo vệ và quản lý các loại thú vật khác nhau. Nó cũng giả thiết không được quên rằng chỉ có con người là bản vị và cũng chỉ có con người là chủ thể của quyền lợi. Nghĩa là phải biết phân biệt một cách chính yếu và triệt để giữa sự tôn trọng vô điều kiện phẩm giá con người và việc bảo vệ có điều kiện các loài thú vật. Sự bảo vệ đó phải được quản trị trong chiều kích quân bình toàn diện, chẳng hạn như bảo vệ cá voi nhân danh các thế hệ tương lai, nghĩa là con cháu chúng ta cũng như chúng ta có quyền được vui hưởng thiên nhiên và các loại thú vật khác nhau.
Hỏi: Thưa giáo sư có thể nói rằng các loài thú vật có vú không có cuộc sống tâm lý không?
Đáp: Cả khi chúng có cuộc sống tâm lý đi nữa, thì nó cũng được sắp xếp từ bẩm sinh theo thứ loại của chúng và điều này hoàn toàn khác với việc theo đuổi các mục đích khách quan và cá nhân, như con người.
Triết gia Avicenna, môn sinh thừa tự của triết gia Aristotele, gán cho thú vật một khả năng “dự đoán” cho phép chúng hội nhập môi trường và nhận ra những gì đe dọa chúng. Khả năng ”dự đoán” của thú vật tương đương với sự phán đoán nơi con người, nhưng con người dùng các ý niệm, là điều thú vật không làm được.
Hỏi: Có thể nói về một thú vật nuôi trong nhà như là một người bạn đồng hành không?
Đáp: Không. Chẳng hạn nói rằng một thú vật cứu một người khỏi cảnh cô đơn là sai, cả khi thú vật đó có làm cho vài khía cạnh khổ đau của sự cô đơn nơi con người thuyên giảm đi nữa. Cũng thế, không thể có tình bạn trong nghĩa có lòng tốt đối với nhau giữa một người và một thú vật... Từ chìa khóa theo tôi đó là ”lương tâm”. Dĩ nhiên không thể cấm nói tới ”ý thức nhậy cảm” nơi các loài thú có vú, trong nghĩa chúng có khả năng tiếp nhận các tin tức, nhưng nó không bao giờ có thể so sánh với ”ý thức suy tư” của con người hoạt động với ngôn ngữ. Điều này quan trọng, vì nó giúp hiểu biết sự khác biệt của các truyền thông. Giữa các thú vật có thể có sự truyền thông do bản năng, nhưng nó không làm nảy sinh ra các câu hỏi hay các tò mò liên quan tới môi trường. Và như thế thú vật không có văn hóa. Chỉ có con người là có văn hóa thôi.
Hỏi: Tóm lại theo giáo sư đâu là nét đặc thù riêng tư của con người?
Đáp: Theo tôi, xem ra có hai điều nòng cốt. Thứ nhất là việc tái trình bầy tức là khả năng thông truyền một sứ điệp với các kiểu diễn tả khác nhưng vẫn duy trì ý nghĩa không hư hại của nó. Đây là điều một con khỉ không có khả năng làm được, cả khi nó có thể phản ứng lại các dấu hiệu hay đưa ra các dấu hiệu cho chúng ta cảm tưởng là nó ”truyền thông” đi nữa. Thứ hai là sự kiện có thể ”tự nhìn thẳng vào mắt” mình. Nhà phân tâm Daniel Marcelli người Pháp đã quan sát và thấy rằng một con khỉ cái không bao giờ nhìn vào mắt của con nó một cách sâu thẳm, như một bà mẹ nhìn vào mắt con mình. Tất cả tương quan giáo dục hoàn toàn khác hẳn. Đối với con người cái nhìn là bản chất của mọi sự truyền thông. Dầu sao đi nữa định nghĩa ”đặc thái riêng tư” của con người hay khước từ sự hiện hữu của đặc tính riêng tư đó của con người không phải là nhiệm vụ của thú vật học, nhưng là nhiệm vụ đồng thời của nhân chủng học, triết học và tu đức.
(Avvenire 19-3-2008)
Từ vài thập niên qua người ta chứng kiến cảnh nhiều hiệp hội và đảng xanh trên thế giới giơ cao lá cờ bảo vệ thú vật và thiên nhiên.
Người ta tổ chức các hội nghị, và sản xuất hàng loạt phim ảnh về việc bảo vệ các thú vật có nguy cơ bị tuyệt chủng như cá voi, gấu nâu, gấu trắng, panda, chó sói, đười ươi, một vài loại trong số mấy ngàn loại khỉ khác nhau và nhiều thú vật khác trong đó có cả hải cẩu và nhiều loại chim. Tại các nước Tây Âu người ta cũng thấy mọc lên nhan nhản các tiệm xén lông và thẩm mỹ viện cho thú vật như chó, mèo, và trong các siêu thị có vô số thực phẩm cho súc vật. Đặc biệt có nhiều phim hoạt họa miêu tả súc vật trong các tâm tình và cung cách suy tư hành xử của con người. Nhưng khuynh hướng bảo vệ thú vật thái qúa trên đây cũng tạo ra nhiều lẫn lộn giữa con người và thú vật, trong khi cần phải thiết định các khoảng cách đúng đắn.
Và đây là vấn đề gây tranh luận giữa những người bênh vực thú vật và những người chủ trương không được lẫn lộn giữa con người và thú vật. Những người bảo vệ thú vật chống lại chủ trương ”duy loại”. Đây là từ Richard Ryder đã chế ra hồi năm 1972 để gọi thái độ của con người kỳ thị thú vật. Họ cho rằng con người đã thần thánh hóa chủng loại của mình là loài người, nhất là đã qúa đề cao lý trí như yếu tố biện minh cho quyền tối thượng của con người trên các loài vật khác. Đối với những người đề cao súc vật, hơn là sự thiếu lý trí hay lời nói, sự khổ đau là yếu tố định đoạt. Thú vật cũng nhậy cảm trước khổ đau, và như con người chúng có quyền được đối xử một cách đúng đắn không làm cho chúng phải đau khổ. Đây là vấn đề công bằng như bà Martha Nussbaum, người Mỹ, viết trong cuốn sách tựa đề ”Các biên giới mới của công lý. Sự tàn tật, quốc tịch, việc tùy thuộc một chủng loại”. Bà Nussbaum nhận xét rằng không có lý do chính đáng để biện minh cho việc không áp dụng các hệ thống hiện hữu của công lý nền tảng, cũng như các quyền và luật lệ vượt ngoài hàng rào của các chủng loại. Đây cũng đã là lập trường của triết gia người Đức Arthur Schoppenhauer. Ông Schoppenhauer phản đối quan niệm do thái Kitô dành quyền tối thượng cho con người. Theo ông ”giữa súc vật và con người có căn tính chuyên biệt trên bình diện tâm thần cũng như trên bình diện thể xác”.
Dĩ nhiên Kinh Thánh coi con người là trung tâm vũ trụ, nhưng trong cuốn sách tựa đề ”Thần học của súc vật” tác giả Paolo De Benedetti khẳng định rằng ”con người không được cứu rỗi một mình”. ”Chúng ta hãy nhớ đến chuyện của ông Noe. Sau lụt hồng thủy Thiên Chúa thiết lập giao ước không chỉ với gia đình ông Noe, hay với loài người mà thôi, mà còn thiết lập giao ước với tất cả mọi súc vật đã ra khỏi Tầu nữa. Và trong sách Sáng Thế khi Thiên Chúa truyền cho con người chế ngự súc vật, thì Người luôn luôn hiểu trong nghĩa giữ gìn chúng: vườn địa đàng không phải của con người, nhưng được giao cho con người vun trồng, nghĩa là phát triển nó trong cuộc sống. Con người phải là một người chế ngự tốt, như Thiên Chúa chế ngự muôn loài muôn vật”.
Các cuộc đấu tranh cho quyền của súc vật bắt buộc suy tư về căn tính của con người. Trên bình diện này, theo triết gia Francesco D' Agostino, cần phải ghi nhận sự khác biệt không thể vượt thắng được sau đây: đó là ”súc vật không thể tự nói về mình như là ”tôi” và nhất là nó không thể biến thành một ”anh chị” đích thật cho con người, tức là trở thành một người, kể cả khi đó là một người bị bệnh tâm thần đi nữa. Như thế xem ra thánh Toma Aquino có lý, khi khẳng định súc vật thấp hơn con người, nhưng cũng có phẩm giá chuyên biệt vì thuộc trật tự của Thiên Chúa. Nhưng đây là lý thuyết mà các người tranh đấu cho quyền của súc vật không chấp nhận, vì đối với họ ”súc vật và con người hoàn toàn giống nhau”.
Mới đây triết gia Jean Marie Meyer, giáo sư luân lý đạo đức tại Học viện triết học so sánh Paris, đã cho xuất bản cuốn sách tựa đề ”Chúng ta là động vật, nhưng không phải là thú vật”. Trong thời gian qua giáo sư cũng đã hướng dẫn khóa luân lý đạo đức của học viện Philanthropos ở Fribourg bên Thụy sĩ. Khóa học cống hiến cho các sinh viên một nền đào tạo nhân chủng theo tinh thần Kitô.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn giáo sư về tương quan giữa con người và thú vật.
Hỏi: Thưa giáo sư, ngày nay người ta nhận thấy trong xã hội tây âu có khuynh hướng tiêu qúa nhiều tiền cho các súc vật như chó mèo, rồi có sự kiện trăm hoa đua nở của các phim trình bầy súc vật, biến việc tái đưa chó sói hay gấu vào trong các môi trường thiên nhiên trở thành các thảm cảnh tâm lý, rồi người ta đòi các quyền lợi dân sự cho các loài cá như cá voi vv... Theo giáo sư tất cả các hiện tượng này có ý nghĩa gì?
Đáp: Đây là các trường hợp thuộc một bối cảnh mới, trong đó tại các nước tây âu người ta không cần súc vật cho việc làm và các hoạt động sản xuất nữa. Trong khi trong qúa khứ thú vật cần thiết và hữu ích cho con người. Ngày nay con người thiết lập với thú vật một tương quan không phải là tương quan dụng cụ nữa. Vì thế thú vật hầu như độc quyền trở thành một yếu tố yêu thích của con người. Nó trở thành phần của đồ trang hoàng của con người, đến độ con người ngày càng ít hiểu thú vật hơn và đặt để thú vật vào trong các tình trạng sai lạc khiến cho thú vật trở thành dữ dằn. Song song con người bị cám dỗ dự phóng trên thú vật các tâm tình, các cảm xúc riêng của mình, bằng cách tin rằng mình trông thấy nơi thái độ và tâm lý của thú vật một tương quan với các vui buồn của mình. Thế rồi còn có người tìm làm đẹp lòng con chó con mèo của mình, bằng cách cống hiến cho chúng các thú vui đặc thù của con người. Chúng ta đang ở trong sự lẫn lộn giữa thú vật và con người. Khuynh hướng nhân hình này đặc biệt có thể nhận ra, nếu chúng ta xem các phim như ”Bờm Trắng” năm 1953 trong đó con ngựa hoang vẫn là ngựa hoang và chú bé chinh phục được nó không thể tự đồng hóa với nó. Nhưng trong phim ”Vua Sư Tử” năm 1994 thì trái lại, trẻ em được mời gọi tự đồng hóa với con sư tử con và với tất cả thiên nhiên được giới thiệu như là khôn ngoan.
Hỏi: Các biến chuyển đó vén mở cho thấy điều gì trong xã hội chúng ta thưa giáo sư?
Đáp: Hồi thế kỷ XVII thuyết của Decartes định nghĩa con người là một con vật biết suy tư đã góp phần giảm thiểu chiều kích thú vật của con người. Tiếp theo đó thuyết duy cảm thơ mộng của thế kỷ XVIII và thuyết của Freud thuộc thế kỷ XX đã khiến cho chúng ta giảm thiểu con người vào các kích thích và như thế là trở thành súc vật. Ngày nay chúng ta phải tìm ra khoảng cách đúng đắn giữa con người và thú vật, không qúa xa vì cũng giống như thú vật chúng ta có khả năng cảm nhận, cũng không qúa gần để đến độ không còn biết phân biệt giữa con người với thú vật nữa, và ở trên vực thẳm của sự hỗn loạn trí tuệ.
Hỏi: Nhưng đâu là tương quan đúng đắn của con người với thứ vật thưa giáo sư?
Đáp: Tương quan đúng đắn giữa con người với thú vật giả thiết là chúng ta không được đánh mất đi tinh thần trách nhiệm cá nhân và tập thể trong việc bảo vệ và quản lý các loại thú vật khác nhau. Nó cũng giả thiết không được quên rằng chỉ có con người là bản vị và cũng chỉ có con người là chủ thể của quyền lợi. Nghĩa là phải biết phân biệt một cách chính yếu và triệt để giữa sự tôn trọng vô điều kiện phẩm giá con người và việc bảo vệ có điều kiện các loài thú vật. Sự bảo vệ đó phải được quản trị trong chiều kích quân bình toàn diện, chẳng hạn như bảo vệ cá voi nhân danh các thế hệ tương lai, nghĩa là con cháu chúng ta cũng như chúng ta có quyền được vui hưởng thiên nhiên và các loại thú vật khác nhau.
Hỏi: Thưa giáo sư có thể nói rằng các loài thú vật có vú không có cuộc sống tâm lý không?
Đáp: Cả khi chúng có cuộc sống tâm lý đi nữa, thì nó cũng được sắp xếp từ bẩm sinh theo thứ loại của chúng và điều này hoàn toàn khác với việc theo đuổi các mục đích khách quan và cá nhân, như con người.
Triết gia Avicenna, môn sinh thừa tự của triết gia Aristotele, gán cho thú vật một khả năng “dự đoán” cho phép chúng hội nhập môi trường và nhận ra những gì đe dọa chúng. Khả năng ”dự đoán” của thú vật tương đương với sự phán đoán nơi con người, nhưng con người dùng các ý niệm, là điều thú vật không làm được.
Hỏi: Có thể nói về một thú vật nuôi trong nhà như là một người bạn đồng hành không?
Đáp: Không. Chẳng hạn nói rằng một thú vật cứu một người khỏi cảnh cô đơn là sai, cả khi thú vật đó có làm cho vài khía cạnh khổ đau của sự cô đơn nơi con người thuyên giảm đi nữa. Cũng thế, không thể có tình bạn trong nghĩa có lòng tốt đối với nhau giữa một người và một thú vật... Từ chìa khóa theo tôi đó là ”lương tâm”. Dĩ nhiên không thể cấm nói tới ”ý thức nhậy cảm” nơi các loài thú có vú, trong nghĩa chúng có khả năng tiếp nhận các tin tức, nhưng nó không bao giờ có thể so sánh với ”ý thức suy tư” của con người hoạt động với ngôn ngữ. Điều này quan trọng, vì nó giúp hiểu biết sự khác biệt của các truyền thông. Giữa các thú vật có thể có sự truyền thông do bản năng, nhưng nó không làm nảy sinh ra các câu hỏi hay các tò mò liên quan tới môi trường. Và như thế thú vật không có văn hóa. Chỉ có con người là có văn hóa thôi.
Hỏi: Tóm lại theo giáo sư đâu là nét đặc thù riêng tư của con người?
Đáp: Theo tôi, xem ra có hai điều nòng cốt. Thứ nhất là việc tái trình bầy tức là khả năng thông truyền một sứ điệp với các kiểu diễn tả khác nhưng vẫn duy trì ý nghĩa không hư hại của nó. Đây là điều một con khỉ không có khả năng làm được, cả khi nó có thể phản ứng lại các dấu hiệu hay đưa ra các dấu hiệu cho chúng ta cảm tưởng là nó ”truyền thông” đi nữa. Thứ hai là sự kiện có thể ”tự nhìn thẳng vào mắt” mình. Nhà phân tâm Daniel Marcelli người Pháp đã quan sát và thấy rằng một con khỉ cái không bao giờ nhìn vào mắt của con nó một cách sâu thẳm, như một bà mẹ nhìn vào mắt con mình. Tất cả tương quan giáo dục hoàn toàn khác hẳn. Đối với con người cái nhìn là bản chất của mọi sự truyền thông. Dầu sao đi nữa định nghĩa ”đặc thái riêng tư” của con người hay khước từ sự hiện hữu của đặc tính riêng tư đó của con người không phải là nhiệm vụ của thú vật học, nhưng là nhiệm vụ đồng thời của nhân chủng học, triết học và tu đức.
(Avvenire 19-3-2008)
Bài thuyết trình của ĐHY Audrys Backis về Lòng Từ Bi Chúa
LM Trần Đức Anh OP
18:57 03/04/2008
Bài thuyết trình của ĐHY Audrys Backis về Lòng Từ Bi Chúa
Trong những ngày này, từ 2-4, đến 6-4-2008, Hội nghị tông đồ quốc tế đầu tiên về lòng từ bi Chúa đang tiến hành tại Roma với sự tham dự của hơn 4 ngàn người, trong đó có 20 HY, GM, đến từ các nước năm châu.
Trong phiên họp sáng 3-4-2008, tại Đền thờ thánh Gioan Laterano với chủ đề ”Mầu nhiệm lòng từ bi, kho tàng của Giáo Hội”, đã có bài thuyết trình của ĐHY Audrys Backis, TGM giáo phận Vilnius, thủ đô Lituani, tiếp đến là phần trình bày chứng từ của ĐHY Philippe Barbarin, TGM giáo phận Lyon và Cha Daniel Ange, người Pháp. Sau đó là thánh lễ quốc tế. Ban chiều đã có buổi cầu nguyện tại nhiều thánh đường ở Roma, rồi hội thảo và chầu Mình Thánh Chúa.
Sau đây là một số đoạn nổi bật trong bài thuyết trình của ĐHY Juozas Audrys Backis. Năm nay ngài 71 tuổi, nguyên là thứ trưởng ngoại giao Tòa Thánh, trước khi được bổ nhiệm làm TGM tại Lituani sau khi chế độ cộng sản tại đây chấm dứt. Đức TGM nói:
Bức ảnh Chúa Từ Bi
Một câu hỏi một người nào đó có thể nêu lên tại đây là: ”Tại sao vị TGM giáo phận Vilnius lại đến nói với chúng ta về lòng Từ Bi Chúa?”
Thưa có một lý do lịch sử. Bức họa đầu tiên diễn tả Chúa Giêsu Từ Bi đã được vẽ tại Vilnius vào năm 1934 do họa sĩ Eugeniusz Kazimirowski theo những lời chỉ dẫn của nữ tu Faustina Kowalska, dựa vào những thị kiến của chị. Bức họa ấy lần đầu tiên đã được trưng bày cho các tín hữu tôn kính nhân dịp tam nhật bế mạc Năm Thánh cứu Độ, 1935, tại Đền Thánh ”Cửa Hừng Đông” ở thủ đô Vilnius, nơi mà từ bao thế kỷ có tôn kính ảnh Đức Mẹ Từ Bi hay làm phép lạ. Ngày cuối cùng trong tam nhật ấy chính là chúa nhật thứ II Phục Sinh. Trong dịp đó, Linh mục Sopocko, cha giải tội của thánh Faustina, đã giảng về lòng Từ Bi Chúa. Nữ tu Faustina đã tham dự buổi lễ với tâm hồn tràn đầy vui mừng, và trong nhật ký, chị ghi lại là đã nghe thấy tiếng Chúa nói với chị: ”Đây là lễ xuất phát từ lòng Từ Bi của Cha. Linh hồn nào tin và tín thác nơi lòng Từ Bi của Cha thì sẽ được lòng Từ Bi ấy” (Nhật ký, 420). Chúng ta có thể nói rằng đó chính là buổi cử hành đầu tiên Chúa Nhật kính Lòng Từ Bi Chúa, vốn được Chúa Giêsu mong ước và về sau được ĐTC Gioan Phaolô 2 thiết lập trong Đại Năm Thánh Nhập Thể 2000.
Bức họa Chúa Giêsu Từ Bi ấy đã được giấu kín tại nhiều nơi trong thế chiến thứ II và trong thời Liên xô chiếm đóng Lituani, bức họa được cứu thoát một cách lạ lùng, và sau nhiều cuộc hành hương, ảnh đã được rước tới Vilnius vào năm 1986. Từ năm 2005, làn sóng các tín hữu hành hương gia tăng, nên bức họa được đặt cho các tín hữu tôn kính tại Đền Thánh Chúa Từ Bi ở Vilnius.
Ngày nay có nhiều bức họa Chúa Giêsu Từ Bi được phổ biến trên thế giới. Mỗi ảnh thánh đều là một dấu hiệu, như thánh nữ Faustina đã viết, là ”một bình chứa” qua đó con người phải đến để kín múc ơn thánh nơi nguồn mạch Lòng Từ Bi Chúa ” (Nhật ký 137). Những dấu hiệu ấy có những ý nghĩa phong phú, giúp đỡ và mời gọi chúng ta khám phá tôn nhan Thiên Chúa, là Đấng Từ Bi. Bức ảnh được vẽ theo chỉ dẫn của thánh nữ Faustina thật là hùng hồn, nói với chúng ta một cách sinh động.
Khi chiêm ngắm ảnh thánh Chúa Kitô Phục Sinh đang giơ một tay chúc lành cho chúng ta, còn tay kia Chúa chạm đến cạnh sườn mở toang của Ngài, từ đó có nước và máu chảy ra, tôi có cảm tưởng như đang sống lại cuộc gặp gỡ của Chúa Kitô Phục Sinh với Tông Đồ Tôma, là người không những từ khước chứng từ của các tông đồ khác, nhưng còn đòi những bằng chứng nữa. ”Nếu tôi không đặt bàn tay tôi vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin” (Ga 20,25). Thánh Augustino bình luận rằng nghi ngờ của Tôma hữu ích cho chúng ta hơn là niềm tin mau lẹ của các Tông Đồ khác. Chúa Kitô Phục Sinh, qua một cử chỉ nói lên lòng Từ Bi lớn lao, đã thỏa mãn yêu cầu của Tôma. Ngài đã hiện ra và đích thân mời ông hãy nhìn tận mắt và hãy động chạm đến Ngài. 'Hãy giơ tay của con ra và đặt vào cạnh sườn của Thầy, và đừng cứng lòng tin, nhưng hãy tin” (Ga 20,27). Đó là một lời kêu gọi mạnh mẽ đối với Tôma vì sự cứng lòng tin của ông. Nhưng nhất là đó là một lời kêu gọi tha thiết Chúa Giêsu Phục Sinh gửi đến tất cả các tín hữu, tất cả chúng ta, con người thuộc mọi thời đại: ”Phúc cho những người không thấy mà tin” (Ga 20,29).
Khi chúng ta ngắm nhìn ảnh Chúa Giêsu Từ Bi, nhìn cạnh sườn của Ngài bị đâm thâu qua, từ đó nước và máu chảy ra, tự nhiên chúng ta nghĩ đến cuộc khổ nạn đau thương của Chúa và đáp lại lời mời gọi của Tin Mừng hãy tin nơi Con Thiên Chúa Đấng mạc khải cho chúng ta tình yêu thương xót của Chúa Cha. Thái độ đức tin sâu xa này, hoàn toàn tín thác nơi Chúa Giêsu, là điều kiện tối cần thiết để tôn sùng lòng Từ Bi Chúa. Lòng sùng mộ này là một lời mời gọi củng cố niềm tin của chúng ta nơi Chúa Giêsu Kitô, trong vòng tay của Giáo Hội, được diễn tả qua kinh nguyện sâu xa, được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa và qua các bí tích.
ĐHY Audrys Backis lần lượt trình bày vai trò của kinh nguyện, Lời Chúa, Thánh Thể, bí tích Hòa Giải và sau cùng là Đức Maria, Mẹ Từ Bi trong việc nuôi dưỡng và củng cố lòng sùng kính của các tín hữu đối với Lòng Từ Bi Chúa.
Việc cầu nguyện
Tất cả chúng ta đều thích đọc Chuỗi Kinh Từ Bi, kinh nguyện đã được chính Chúa Giêsu đọc cho thánh nữ Faustina ghi lại, và Ngài hứa sẽ ban ân phúc lớn lao cho những linh hồn đọc kinh này: ”Lòng Từ Bi của Cha sẽ bảo bọc trong cuộc sống và đặc biệt là trong giờ lâm tử những linh hồn nào đọc kinh này” (Nhật ký 754).
Kinh nguyện này là một lời mời gọi chúng ta hãy dìm mình trong cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu Kitô, đặc biệt là trong sự tín thác của Ngài nơi Chúa Cha, trong giờ lâm tử vào lúc 3 giờ chiều, ”giờ của lòng đại Từ Bi đối với toàn thế giới” (Nhật ký 1320).
Tất cả các kinh nguyện, việc thực hành sùng kính lòng Từ Bi Chúa bao trùm toàn thế giới, làm cho chúng ta cảm thấy liên đới với tất cả anh chị em chúng ta. Lòng sùng mộ này làm phong phú, thông truyền một luồng sáng mới vào mầu nhiệm Lòng Từ Bi Chúa, nhưng không làm cạn kho tàng vô biên của Giáo Hội.
Để có thể ngày càng đi sâu hơn vào trong mầu nhiệm Lòng Từ Bi Chúa, tôi muốn khuyến khích tất cả anh chị em hãy nuôi dưỡng đức tin bằng Lời Chúa, tham dự thánh lễ với lòng yêu mến được đổi mới, tái khám phá niềm vui ơn tha thứ của Thiên Chúa trong bí tích hòa giải, và lắng nghe Mẹ Từ Bi nơi trường học của Mẹ.
Lời Chúa
Việc đọc và suy niệm Lời Chúa giúp chúng ta khám phá toàn thể ý định cứu độ, từ lúc tạo dựng cho đến khi Chúa nhập thể và cứu chuộc nhân loại.
Lòng Từ Bi Chúa được diễn tả qua những hình ảnh tuyệt vời trong toàn thể Kinh Thánh. Bắt đầu từ sự tạo dựng người nam và người nữ theo hình ảnh Thiên CHúa, việc tạo dựng này làm hài lòng Đấng Tạo Hóa, 'Đó là điều rất tốt'. Việc sáng tạo diễn ra chỉ do lòng yêu thương nhưng không của Thiên Chúa, Ngài không được lợi điều gì cho mình, Ngài cho đi và thế là đủ. Thánh Ambrosio đã diễn tả một cách thật đẹp khi ngài nói: ”Thiên Chúa đã sáng tạo loài người để có ai mà tha thứ”. Khi sáng tạo vì yêu thương, Thiên Chúa có thể mạc khải khuôn mặt lạ lùng của tình yêu Ngài, là một sự luôn sẵn sàng tha thứ vô biên, với bất kỳ giá nào, kể cả giá đắt đỏ, giá máu Con của Ngài.
Chúng ta thấy trong Cựu Ước những thành ngữ tuyệt vời chúc tụng lòng Từ Bi Chúa.
Lòng Từ Bi này được trình bày như tình yêu không thể hồi lại của Thiên Chúa. Thiên Chúa trung tín với chính mình, trung tín với tình yêu của Ngài đối với con người. Tình yêu lớn hơn tội lỗi, yếu đuối, bất trung. Được tình yêu thúc đẩy, Thiên Chúa luôn sẵn sàng tha thứ cho dân tuyển thường xa lìa Ngài. Mặc dù những bất trung và bội phản của họ, Thiên Chúa vẫn luôn trung thành với Lời Ngài đã hứa. Thiên Chúa đã diễn tả lòng từ bi của Ngài đối với dân phản loạn qua miệng của ngôn sứ Ezechiel: ”Nhưng mắt Ta thương xót chúng và không hủy diệt chúng, không tận diệt tất cả chúng trong sa mạc” (Ez 20,17).
Tác giả Thánh Vịnh không ngừng tuyên dương lòng Từ Bi cao cả của Chúa: ”Chúa kiên nhẫn và từ bi, Ngài chậm giận và giầu ân phúc. Chúa từ nhân đối với tất cả mọi người, và lòng dịu dàng của Ngài trải dài trên mọi loài thụ tạo” (Tv 145,8-9). Trọn một thánh vịnh đọc lại công trình của Thiên Chúa, trong việc tạo dựng, tuyển chọn và bảo vệ dân Chúa dưới ánh sáng lòng nhân lành từ bi của Ngài: 'Hãy chúc tụng Chúa vì Ngài nhân hậu, đức từ bi của Ngài tồn tại muôn đời” (Tv 136)
Lòng Từ Bi của Chúa được biểu lộ qua những hành động cụ thể tha thứ, chữa lành và cứu giúp. ”Ngài tha thứ mọi tội lỗi của bạn, chữa lành mọi tật bệnh của bạn, cứu mạng bạn khỏi hố sâu, ban ân phúc và lòng từ bi cho bạn” (TV 103,8).
Nơi các Ngôn Sứ, lòng từ nhân và từ bi của Thiên Chúa được biểu lộ qua những hình ảnh về sự dịu hiền của bà mẹ: ”Một người mẹ quên được con mình đến độ không cảm động vì người con từ lòng mình sao? Cho dù người mẹ quên con mình đi nữa, Cha sẽ không bao giờ quên con” (Is 49, 15).
Cả Tân Ước cũng là một lời nhắc nhở liên tục về lòng từ bi của Thiên Chúa đối với dân của Giao Ước mới, được Con Chúa nhập thể đóng ấn.
Mầu nhiệm Nhập Thể là công trình và là sự biểu lộ lòng Từ Bi của Thiên Chúa khi Ngài sai Con của Ngài đến trần thế. Chính Chúa Giêsu là hiện thân lòng từ bi của Thiên Chúa! ”Thiên Chúa đã yêu thế gian đến độ đã ban Con duy nhất của Ngài, để tất cả những ai tin nơi Người thì không phải chết, nhưng được sống đời đời” (Ga 3,16). Chúa Giêsu là Lòng Từ Bi của Thiên Chúa.
Tin Mừng cho chúng ta nhiều thí dụ về lòng từ bi của Chúa Giêsu đối với những người chạy đến cùng Ngài. Trong bao nhiêu cuộc gặp gỡ, Chúa Giêsu dường như dành ưu tiên cho những người cần đến lòng từ bi: những người tội lỗi, người phong cùi, người mù, người bất toại, què quặt, phụ nữ, người ngoại kiều và thậm chí cả các kẻ thù nữa. Chúng ta nhớ cuộc gặp gỡ của Chúa với người phụ nữ tội lỗi thống hối, Ngài tha hết mọi tội lỗi cho bà vì bà đã tin và yêu mến nhiều (Lc 7,36-50). Tất cả chúng ta đều biết những dụ ngôn rất đẹp về lòng từ bi trong Tin Mừng Luca: dụ ngôn người con trai hoang đàng được người ta từ bi đón tiếp với vòng tay mở rộng, dụ ngôn con chiên lạc và được tìm lại. Dường như chính Thiên Chúa cảm thấy vui mừng khi có lòng từ bi như thế. Thầy bảo các con, ”niềm vui ở trên trời sẽ lớn lao hơn vì một tội nhân hoán cải hơn là vì 99 người công chính không cần hoán cải” (Lc 15,6). Tất cả những điều đó biểu lộ khuôn mặt từ bi của Chúa Giêsu.
Tột đỉnh mạc khải lòng từ bi Chúa là ở trong mầu nhiệm cứu chuộc, trong cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Chính vì yêu mà Chúa Cha, vốn luôn trung tín với mình, đã sai Con Ngài đến trong thế giới. Chính vì yêu thương, Chúa Kitô đã tự hiến cho Chúa Cha để cứu chuộc nhân loại tội lỗi. Chính vì tình yêu Chúa Giêsu đã chấp nhận trung thành cho đến độ chịu chết, chống lại tội lỗi và sự bất trung của con người. Thánh Phaolô đã viết: ”Thiên Chúa chứng tỏ tình yêu của Ngài đối với chúng ta, vì trong khi chúng ta còn là người tội lỗi, Chúa Kitô đã chết cho chúng ta” (Rm 5,8). Chính vì yêu thương, Chúa Kitô phục sinh đã ban tặng Thánh Linh cho Giáo Hội của Ngài, với quyền tha thứ tội lỗi (Ga 20,22-23). Chúa Kitô Phục Sinh là hiện thân chung kết của lòng từ bi Chúa, là dấu chỉ sinh động, vừa có tính chất lịch sử cứu độ và có tính chất mai hậu (..).
Qua kinh nghiệm, chúng ta biết rằng căn cội sâu xa nhất của sự ác ở trong tội lỗi. Khi chết trên thập giá, Chúa Kitô cho chúng ta hiểu rằng tình yêu lớn hơn tội lỗi, mạnh mẽ hơn cái chết, ”chính tình yêu luôn sẵn sàng nâng dậy và tha thứ, luôn sẵn sàng đi gặp người con trai hoang đàng” (Dives in Misericordia, 9).
Thánh Thể
”Mạc khải về lòng từ bi Chúa, đạt tới tột đỉnh trong thập giá và sự sống lại của Chúa Giêsu, được kéo dài mỗi ngày trong Thánh Thể, hy lễ tưởng niệm cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa.
Thánh Thể là hồng ân tình yêu được Chúa Kitô để lại cho Giáo Hội của Ngài; chính Chúa Giêsu hiện diện giữa chúng ta, như Bánh Hằng Sống để nâng đỡ hành trình của chúng ta. Đó là sự kết hiệp sinh động của Nhiệm Thể với Đầu của mình.
Những kinh nguyện của chúng ta dâng lên Chúa Giêsu từ bi phải làm cho chúng ta xích lại gần hơn nguồn mạch lòng từ bi Chúa và phải giúp chúng ta hiểu rõ hơn Thánh Thể, trong đó có gồm tóm tất cả thiện ích thiêng liêng của Giáo Hội, nghĩa là Chúa Kitô, Lễ Vượt Qua của chúng ta. Trong Thánh Thể, Chúa Kitô đến gặp chúng ta, làm cho chúng ta được tham dự vào Mình và Máu Ngài, để họp thành một thân thể duy nhất. Trong Thánh Thể, chúng ta kín múc sức mạnh để mang lòng từ bi Chúa cho toàn thế giới, làm cho thế giới trở nên nhân bản hơn và ngày càng cởi mở đối với Tình yêu của Chúa Cha.
Thánh Faustina, trong Nhật Ký của ngài, đã kể lại rằng mình sống trong cuộc đối thoại liên tục với Chúa Giêsu Thánh Thể, được một ước muốn nồng nhiệt hướng dẫn, mong ước được thờ lạy Chúa trong Thánh Thể. ”Trong Bí tích Thánh Thể Chúa để lại cho chúng con lòng Từ Bi Chúa” (Nhật ký 1748).
Thánh nữ sống kết hiệp sâu xa với Chúa Giêsu hiện diện trong Thánh Thể và biểu lộ điều đó bằng những lời cảm động: ”Lạy Chúa Giêsu, khi Chúa đến với con trong khi con được rước lễ, Chúa đã khấng ở lại cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Linh trong khung trời nhỏ bé của trái tim con, con cố gắng suốt ngày để tháp tùng Chúa, không để Chúa lẻ loi một mình một giây phút nào” (Nhật ký 486).
Thánh nữ Faustina rất yêu mến Chầu Thánh Thể dường nào! Cần phải đọc lại những lời chúc tụng của Thánh Nữ: ”Lạy Bánh Thánh, trong đó có chứa đựng di chúc lòng từ bi Chúa cho chúng con và những người tội lỗi đáng thương!”, và thánh nữ tiếp tục gọi ”Bánh Thánh là nguồn mạch nước hằng sống, là lửa tình yêu tinh tuyền, là thuốc chữa lành mọi yếu nhược của chúng ta. Bánh Thánh là hy vọng duy nhất của chúng ta trong mọi đau khổ và nghịch cảnh của cuộc đời, giữa tăm tối và giông ba bão táp trong tâm hồn và bên ngoài, trong cuộc sống cũng như trong giờ lâm tử, giữa những thất bại và vực thẳm tuyệt vọng, giữa những dối trá và phản bội” (Nhật ký 356 tt). Lời chúc tụng này được kết thúc bằng sự tín thác hoàn toàn khi những khó khăn trong cuộc sống vượt quá sức lực của thánh nữ. ”Toàn thể sức mạnh của linh hồn tôi đến từ Thánh Thể. Tất cả những giờ rảnh rỗi tôi dùng để chuyện vãn với Chúa, Ngài là Thầy của tôi” (Nhật ký 1404).
LM Trần Đức Anh OP chuyển ý
Trong những ngày này, từ 2-4, đến 6-4-2008, Hội nghị tông đồ quốc tế đầu tiên về lòng từ bi Chúa đang tiến hành tại Roma với sự tham dự của hơn 4 ngàn người, trong đó có 20 HY, GM, đến từ các nước năm châu.
Trong phiên họp sáng 3-4-2008, tại Đền thờ thánh Gioan Laterano với chủ đề ”Mầu nhiệm lòng từ bi, kho tàng của Giáo Hội”, đã có bài thuyết trình của ĐHY Audrys Backis, TGM giáo phận Vilnius, thủ đô Lituani, tiếp đến là phần trình bày chứng từ của ĐHY Philippe Barbarin, TGM giáo phận Lyon và Cha Daniel Ange, người Pháp. Sau đó là thánh lễ quốc tế. Ban chiều đã có buổi cầu nguyện tại nhiều thánh đường ở Roma, rồi hội thảo và chầu Mình Thánh Chúa.
Sau đây là một số đoạn nổi bật trong bài thuyết trình của ĐHY Juozas Audrys Backis. Năm nay ngài 71 tuổi, nguyên là thứ trưởng ngoại giao Tòa Thánh, trước khi được bổ nhiệm làm TGM tại Lituani sau khi chế độ cộng sản tại đây chấm dứt. Đức TGM nói:
Bức ảnh Chúa Từ Bi
Một câu hỏi một người nào đó có thể nêu lên tại đây là: ”Tại sao vị TGM giáo phận Vilnius lại đến nói với chúng ta về lòng Từ Bi Chúa?”
Thưa có một lý do lịch sử. Bức họa đầu tiên diễn tả Chúa Giêsu Từ Bi đã được vẽ tại Vilnius vào năm 1934 do họa sĩ Eugeniusz Kazimirowski theo những lời chỉ dẫn của nữ tu Faustina Kowalska, dựa vào những thị kiến của chị. Bức họa ấy lần đầu tiên đã được trưng bày cho các tín hữu tôn kính nhân dịp tam nhật bế mạc Năm Thánh cứu Độ, 1935, tại Đền Thánh ”Cửa Hừng Đông” ở thủ đô Vilnius, nơi mà từ bao thế kỷ có tôn kính ảnh Đức Mẹ Từ Bi hay làm phép lạ. Ngày cuối cùng trong tam nhật ấy chính là chúa nhật thứ II Phục Sinh. Trong dịp đó, Linh mục Sopocko, cha giải tội của thánh Faustina, đã giảng về lòng Từ Bi Chúa. Nữ tu Faustina đã tham dự buổi lễ với tâm hồn tràn đầy vui mừng, và trong nhật ký, chị ghi lại là đã nghe thấy tiếng Chúa nói với chị: ”Đây là lễ xuất phát từ lòng Từ Bi của Cha. Linh hồn nào tin và tín thác nơi lòng Từ Bi của Cha thì sẽ được lòng Từ Bi ấy” (Nhật ký, 420). Chúng ta có thể nói rằng đó chính là buổi cử hành đầu tiên Chúa Nhật kính Lòng Từ Bi Chúa, vốn được Chúa Giêsu mong ước và về sau được ĐTC Gioan Phaolô 2 thiết lập trong Đại Năm Thánh Nhập Thể 2000.
Bức họa Chúa Giêsu Từ Bi ấy đã được giấu kín tại nhiều nơi trong thế chiến thứ II và trong thời Liên xô chiếm đóng Lituani, bức họa được cứu thoát một cách lạ lùng, và sau nhiều cuộc hành hương, ảnh đã được rước tới Vilnius vào năm 1986. Từ năm 2005, làn sóng các tín hữu hành hương gia tăng, nên bức họa được đặt cho các tín hữu tôn kính tại Đền Thánh Chúa Từ Bi ở Vilnius.
Ngày nay có nhiều bức họa Chúa Giêsu Từ Bi được phổ biến trên thế giới. Mỗi ảnh thánh đều là một dấu hiệu, như thánh nữ Faustina đã viết, là ”một bình chứa” qua đó con người phải đến để kín múc ơn thánh nơi nguồn mạch Lòng Từ Bi Chúa ” (Nhật ký 137). Những dấu hiệu ấy có những ý nghĩa phong phú, giúp đỡ và mời gọi chúng ta khám phá tôn nhan Thiên Chúa, là Đấng Từ Bi. Bức ảnh được vẽ theo chỉ dẫn của thánh nữ Faustina thật là hùng hồn, nói với chúng ta một cách sinh động.
Khi chiêm ngắm ảnh thánh Chúa Kitô Phục Sinh đang giơ một tay chúc lành cho chúng ta, còn tay kia Chúa chạm đến cạnh sườn mở toang của Ngài, từ đó có nước và máu chảy ra, tôi có cảm tưởng như đang sống lại cuộc gặp gỡ của Chúa Kitô Phục Sinh với Tông Đồ Tôma, là người không những từ khước chứng từ của các tông đồ khác, nhưng còn đòi những bằng chứng nữa. ”Nếu tôi không đặt bàn tay tôi vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin” (Ga 20,25). Thánh Augustino bình luận rằng nghi ngờ của Tôma hữu ích cho chúng ta hơn là niềm tin mau lẹ của các Tông Đồ khác. Chúa Kitô Phục Sinh, qua một cử chỉ nói lên lòng Từ Bi lớn lao, đã thỏa mãn yêu cầu của Tôma. Ngài đã hiện ra và đích thân mời ông hãy nhìn tận mắt và hãy động chạm đến Ngài. 'Hãy giơ tay của con ra và đặt vào cạnh sườn của Thầy, và đừng cứng lòng tin, nhưng hãy tin” (Ga 20,27). Đó là một lời kêu gọi mạnh mẽ đối với Tôma vì sự cứng lòng tin của ông. Nhưng nhất là đó là một lời kêu gọi tha thiết Chúa Giêsu Phục Sinh gửi đến tất cả các tín hữu, tất cả chúng ta, con người thuộc mọi thời đại: ”Phúc cho những người không thấy mà tin” (Ga 20,29).
Khi chúng ta ngắm nhìn ảnh Chúa Giêsu Từ Bi, nhìn cạnh sườn của Ngài bị đâm thâu qua, từ đó nước và máu chảy ra, tự nhiên chúng ta nghĩ đến cuộc khổ nạn đau thương của Chúa và đáp lại lời mời gọi của Tin Mừng hãy tin nơi Con Thiên Chúa Đấng mạc khải cho chúng ta tình yêu thương xót của Chúa Cha. Thái độ đức tin sâu xa này, hoàn toàn tín thác nơi Chúa Giêsu, là điều kiện tối cần thiết để tôn sùng lòng Từ Bi Chúa. Lòng sùng mộ này là một lời mời gọi củng cố niềm tin của chúng ta nơi Chúa Giêsu Kitô, trong vòng tay của Giáo Hội, được diễn tả qua kinh nguyện sâu xa, được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa và qua các bí tích.
ĐHY Audrys Backis lần lượt trình bày vai trò của kinh nguyện, Lời Chúa, Thánh Thể, bí tích Hòa Giải và sau cùng là Đức Maria, Mẹ Từ Bi trong việc nuôi dưỡng và củng cố lòng sùng kính của các tín hữu đối với Lòng Từ Bi Chúa.
Việc cầu nguyện
Tất cả chúng ta đều thích đọc Chuỗi Kinh Từ Bi, kinh nguyện đã được chính Chúa Giêsu đọc cho thánh nữ Faustina ghi lại, và Ngài hứa sẽ ban ân phúc lớn lao cho những linh hồn đọc kinh này: ”Lòng Từ Bi của Cha sẽ bảo bọc trong cuộc sống và đặc biệt là trong giờ lâm tử những linh hồn nào đọc kinh này” (Nhật ký 754).
Kinh nguyện này là một lời mời gọi chúng ta hãy dìm mình trong cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu Kitô, đặc biệt là trong sự tín thác của Ngài nơi Chúa Cha, trong giờ lâm tử vào lúc 3 giờ chiều, ”giờ của lòng đại Từ Bi đối với toàn thế giới” (Nhật ký 1320).
Tất cả các kinh nguyện, việc thực hành sùng kính lòng Từ Bi Chúa bao trùm toàn thế giới, làm cho chúng ta cảm thấy liên đới với tất cả anh chị em chúng ta. Lòng sùng mộ này làm phong phú, thông truyền một luồng sáng mới vào mầu nhiệm Lòng Từ Bi Chúa, nhưng không làm cạn kho tàng vô biên của Giáo Hội.
Để có thể ngày càng đi sâu hơn vào trong mầu nhiệm Lòng Từ Bi Chúa, tôi muốn khuyến khích tất cả anh chị em hãy nuôi dưỡng đức tin bằng Lời Chúa, tham dự thánh lễ với lòng yêu mến được đổi mới, tái khám phá niềm vui ơn tha thứ của Thiên Chúa trong bí tích hòa giải, và lắng nghe Mẹ Từ Bi nơi trường học của Mẹ.
Lời Chúa
Việc đọc và suy niệm Lời Chúa giúp chúng ta khám phá toàn thể ý định cứu độ, từ lúc tạo dựng cho đến khi Chúa nhập thể và cứu chuộc nhân loại.
Lòng Từ Bi Chúa được diễn tả qua những hình ảnh tuyệt vời trong toàn thể Kinh Thánh. Bắt đầu từ sự tạo dựng người nam và người nữ theo hình ảnh Thiên CHúa, việc tạo dựng này làm hài lòng Đấng Tạo Hóa, 'Đó là điều rất tốt'. Việc sáng tạo diễn ra chỉ do lòng yêu thương nhưng không của Thiên Chúa, Ngài không được lợi điều gì cho mình, Ngài cho đi và thế là đủ. Thánh Ambrosio đã diễn tả một cách thật đẹp khi ngài nói: ”Thiên Chúa đã sáng tạo loài người để có ai mà tha thứ”. Khi sáng tạo vì yêu thương, Thiên Chúa có thể mạc khải khuôn mặt lạ lùng của tình yêu Ngài, là một sự luôn sẵn sàng tha thứ vô biên, với bất kỳ giá nào, kể cả giá đắt đỏ, giá máu Con của Ngài.
Chúng ta thấy trong Cựu Ước những thành ngữ tuyệt vời chúc tụng lòng Từ Bi Chúa.
Lòng Từ Bi này được trình bày như tình yêu không thể hồi lại của Thiên Chúa. Thiên Chúa trung tín với chính mình, trung tín với tình yêu của Ngài đối với con người. Tình yêu lớn hơn tội lỗi, yếu đuối, bất trung. Được tình yêu thúc đẩy, Thiên Chúa luôn sẵn sàng tha thứ cho dân tuyển thường xa lìa Ngài. Mặc dù những bất trung và bội phản của họ, Thiên Chúa vẫn luôn trung thành với Lời Ngài đã hứa. Thiên Chúa đã diễn tả lòng từ bi của Ngài đối với dân phản loạn qua miệng của ngôn sứ Ezechiel: ”Nhưng mắt Ta thương xót chúng và không hủy diệt chúng, không tận diệt tất cả chúng trong sa mạc” (Ez 20,17).
Tác giả Thánh Vịnh không ngừng tuyên dương lòng Từ Bi cao cả của Chúa: ”Chúa kiên nhẫn và từ bi, Ngài chậm giận và giầu ân phúc. Chúa từ nhân đối với tất cả mọi người, và lòng dịu dàng của Ngài trải dài trên mọi loài thụ tạo” (Tv 145,8-9). Trọn một thánh vịnh đọc lại công trình của Thiên Chúa, trong việc tạo dựng, tuyển chọn và bảo vệ dân Chúa dưới ánh sáng lòng nhân lành từ bi của Ngài: 'Hãy chúc tụng Chúa vì Ngài nhân hậu, đức từ bi của Ngài tồn tại muôn đời” (Tv 136)
Lòng Từ Bi của Chúa được biểu lộ qua những hành động cụ thể tha thứ, chữa lành và cứu giúp. ”Ngài tha thứ mọi tội lỗi của bạn, chữa lành mọi tật bệnh của bạn, cứu mạng bạn khỏi hố sâu, ban ân phúc và lòng từ bi cho bạn” (TV 103,8).
Nơi các Ngôn Sứ, lòng từ nhân và từ bi của Thiên Chúa được biểu lộ qua những hình ảnh về sự dịu hiền của bà mẹ: ”Một người mẹ quên được con mình đến độ không cảm động vì người con từ lòng mình sao? Cho dù người mẹ quên con mình đi nữa, Cha sẽ không bao giờ quên con” (Is 49, 15).
Cả Tân Ước cũng là một lời nhắc nhở liên tục về lòng từ bi của Thiên Chúa đối với dân của Giao Ước mới, được Con Chúa nhập thể đóng ấn.
Mầu nhiệm Nhập Thể là công trình và là sự biểu lộ lòng Từ Bi của Thiên Chúa khi Ngài sai Con của Ngài đến trần thế. Chính Chúa Giêsu là hiện thân lòng từ bi của Thiên Chúa! ”Thiên Chúa đã yêu thế gian đến độ đã ban Con duy nhất của Ngài, để tất cả những ai tin nơi Người thì không phải chết, nhưng được sống đời đời” (Ga 3,16). Chúa Giêsu là Lòng Từ Bi của Thiên Chúa.
Tin Mừng cho chúng ta nhiều thí dụ về lòng từ bi của Chúa Giêsu đối với những người chạy đến cùng Ngài. Trong bao nhiêu cuộc gặp gỡ, Chúa Giêsu dường như dành ưu tiên cho những người cần đến lòng từ bi: những người tội lỗi, người phong cùi, người mù, người bất toại, què quặt, phụ nữ, người ngoại kiều và thậm chí cả các kẻ thù nữa. Chúng ta nhớ cuộc gặp gỡ của Chúa với người phụ nữ tội lỗi thống hối, Ngài tha hết mọi tội lỗi cho bà vì bà đã tin và yêu mến nhiều (Lc 7,36-50). Tất cả chúng ta đều biết những dụ ngôn rất đẹp về lòng từ bi trong Tin Mừng Luca: dụ ngôn người con trai hoang đàng được người ta từ bi đón tiếp với vòng tay mở rộng, dụ ngôn con chiên lạc và được tìm lại. Dường như chính Thiên Chúa cảm thấy vui mừng khi có lòng từ bi như thế. Thầy bảo các con, ”niềm vui ở trên trời sẽ lớn lao hơn vì một tội nhân hoán cải hơn là vì 99 người công chính không cần hoán cải” (Lc 15,6). Tất cả những điều đó biểu lộ khuôn mặt từ bi của Chúa Giêsu.
Tột đỉnh mạc khải lòng từ bi Chúa là ở trong mầu nhiệm cứu chuộc, trong cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Chính vì yêu mà Chúa Cha, vốn luôn trung tín với mình, đã sai Con Ngài đến trong thế giới. Chính vì yêu thương, Chúa Kitô đã tự hiến cho Chúa Cha để cứu chuộc nhân loại tội lỗi. Chính vì tình yêu Chúa Giêsu đã chấp nhận trung thành cho đến độ chịu chết, chống lại tội lỗi và sự bất trung của con người. Thánh Phaolô đã viết: ”Thiên Chúa chứng tỏ tình yêu của Ngài đối với chúng ta, vì trong khi chúng ta còn là người tội lỗi, Chúa Kitô đã chết cho chúng ta” (Rm 5,8). Chính vì yêu thương, Chúa Kitô phục sinh đã ban tặng Thánh Linh cho Giáo Hội của Ngài, với quyền tha thứ tội lỗi (Ga 20,22-23). Chúa Kitô Phục Sinh là hiện thân chung kết của lòng từ bi Chúa, là dấu chỉ sinh động, vừa có tính chất lịch sử cứu độ và có tính chất mai hậu (..).
Qua kinh nghiệm, chúng ta biết rằng căn cội sâu xa nhất của sự ác ở trong tội lỗi. Khi chết trên thập giá, Chúa Kitô cho chúng ta hiểu rằng tình yêu lớn hơn tội lỗi, mạnh mẽ hơn cái chết, ”chính tình yêu luôn sẵn sàng nâng dậy và tha thứ, luôn sẵn sàng đi gặp người con trai hoang đàng” (Dives in Misericordia, 9).
Thánh Thể
”Mạc khải về lòng từ bi Chúa, đạt tới tột đỉnh trong thập giá và sự sống lại của Chúa Giêsu, được kéo dài mỗi ngày trong Thánh Thể, hy lễ tưởng niệm cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa.
Thánh Thể là hồng ân tình yêu được Chúa Kitô để lại cho Giáo Hội của Ngài; chính Chúa Giêsu hiện diện giữa chúng ta, như Bánh Hằng Sống để nâng đỡ hành trình của chúng ta. Đó là sự kết hiệp sinh động của Nhiệm Thể với Đầu của mình.
Những kinh nguyện của chúng ta dâng lên Chúa Giêsu từ bi phải làm cho chúng ta xích lại gần hơn nguồn mạch lòng từ bi Chúa và phải giúp chúng ta hiểu rõ hơn Thánh Thể, trong đó có gồm tóm tất cả thiện ích thiêng liêng của Giáo Hội, nghĩa là Chúa Kitô, Lễ Vượt Qua của chúng ta. Trong Thánh Thể, Chúa Kitô đến gặp chúng ta, làm cho chúng ta được tham dự vào Mình và Máu Ngài, để họp thành một thân thể duy nhất. Trong Thánh Thể, chúng ta kín múc sức mạnh để mang lòng từ bi Chúa cho toàn thế giới, làm cho thế giới trở nên nhân bản hơn và ngày càng cởi mở đối với Tình yêu của Chúa Cha.
Thánh Faustina, trong Nhật Ký của ngài, đã kể lại rằng mình sống trong cuộc đối thoại liên tục với Chúa Giêsu Thánh Thể, được một ước muốn nồng nhiệt hướng dẫn, mong ước được thờ lạy Chúa trong Thánh Thể. ”Trong Bí tích Thánh Thể Chúa để lại cho chúng con lòng Từ Bi Chúa” (Nhật ký 1748).
Thánh nữ sống kết hiệp sâu xa với Chúa Giêsu hiện diện trong Thánh Thể và biểu lộ điều đó bằng những lời cảm động: ”Lạy Chúa Giêsu, khi Chúa đến với con trong khi con được rước lễ, Chúa đã khấng ở lại cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Linh trong khung trời nhỏ bé của trái tim con, con cố gắng suốt ngày để tháp tùng Chúa, không để Chúa lẻ loi một mình một giây phút nào” (Nhật ký 486).
Thánh nữ Faustina rất yêu mến Chầu Thánh Thể dường nào! Cần phải đọc lại những lời chúc tụng của Thánh Nữ: ”Lạy Bánh Thánh, trong đó có chứa đựng di chúc lòng từ bi Chúa cho chúng con và những người tội lỗi đáng thương!”, và thánh nữ tiếp tục gọi ”Bánh Thánh là nguồn mạch nước hằng sống, là lửa tình yêu tinh tuyền, là thuốc chữa lành mọi yếu nhược của chúng ta. Bánh Thánh là hy vọng duy nhất của chúng ta trong mọi đau khổ và nghịch cảnh của cuộc đời, giữa tăm tối và giông ba bão táp trong tâm hồn và bên ngoài, trong cuộc sống cũng như trong giờ lâm tử, giữa những thất bại và vực thẳm tuyệt vọng, giữa những dối trá và phản bội” (Nhật ký 356 tt). Lời chúc tụng này được kết thúc bằng sự tín thác hoàn toàn khi những khó khăn trong cuộc sống vượt quá sức lực của thánh nữ. ”Toàn thể sức mạnh của linh hồn tôi đến từ Thánh Thể. Tất cả những giờ rảnh rỗi tôi dùng để chuyện vãn với Chúa, Ngài là Thầy của tôi” (Nhật ký 1404).
LM Trần Đức Anh OP chuyển ý
Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm một nguyện đường Do Thái Giáo tại New York
Nguyễn Việt Nam
19:11 03/04/2008
Tòa Thánh vừa cho biết Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm một nguyện đường Do Thái Giáo tại New York vào ngày 18/4/2008. Đây là chi tiết mới được thêm vào trong chương trình viếng thăm Hoa Kỳ của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI.
Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm nguyện đường Do Thái Park East, trong buổi chiều trước lễ Vượt Qua của người Do Thái.
Thầy cả Arthur Schneier, lãnh đạo cộng đoàn Do Thái Giáo Park East – thường được mệnh danh như là một cộng đoàn “Chính Thống tân tiến” – nói rằng chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha là “một lời xác nhận quyết tâm của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI trên con đường đối thoại liên tôn và là một vinh dự cho cộng đoàn Do Thái Giáo”.
Theo chương trình đã được công bố Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI sẽ đến sân bay quân sự Andrews bên ngoài Washington, D.C ngày thứ Ba 15/4. Tại đây, ngài sẽ được tổng thống George W. Bush và phu nhân, cùng sứ thần Tòa Thánh đón tiếp.
Sáng thứ Tư, 16/4, Đức Thánh Cha sẽ được tổng thống đón tiếp tại Tòa Bạch Ốc. Hôm đó cũng đúng vào ngày sinh nhật của Đức Thánh Cha. Buổi chiều, Đức Thánh Cha sẽ gặp các Giám Mục Hoa Kỳ tại Đền Thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm và thăm Đại Học Công Giáo Mỹ Châu.
Sáng thứ Năm, 17/4, Đức Thánh Cha dâng lễ tại Vận Động Trường Quốc Gia tại Washington. Buổi trưa ngài sẽ gặp gỡ hiệu trưởng các đại học Công Giáo và những nhà lãnh đạo giáo dục Công Giáo Hoa Kỳ. Sau đó, ngài sẽ có cuộc gặp gỡ với đại diện các tôn giáo tại Trung Tâm Văn Hoá Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Tất cả đại diện các tôn giáo tại Hoa Kỳ sẽ có cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha tại đây trừ ra đạo Sikh. Satnam Singh, lãnh đạo tinh thần của đạo Sikh ở New York, tôn giáo có số tín đồ đông hàng thứ năm trên thế giới đã có ý định gặp gỡ Đức Thánh Cha. Tuy nhiên, theo Sikh Reht Maryada (luật đạo Sikh), Satnam Singh phải đeo một con dao găm Kirpan khi gặp Đức Thánh Cha. Trước đây, trong các cuộc gặp gỡ tại Vatican, Tòa Thánh chấp nhận điều đó. Tuy nhiên, an ninh Hoa Kỳ không đồng ý như vậy. Thành ra, Satnam Singh của New York đã âm thầm rút lui.
Sáng thứ Sáu 18/4, Đức Thánh Cha sẽ ra phi trường JFK gặp gỡ Đức Hồng Y Edward Egan và Đức Giám Mục Nicholas DiMarzio của giáo phận Brooklyn. Từ đó, ngài sẽ đi phi cơ trực thăng lên New York để đọc diễn văn tại Liên Hiệp Quốc lúc 10:45 sáng. Đức Thánh Cha sẽ dùng bữa trưa tại văn phòng Đức Tổng Giám Mục Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc. Buổi trưa ngài sẽ có cuộc gặp gỡ với các hệ phái Kitô tại nhà thờ Thánh Giuse ở Manhattan. Và như chương trình vừa được thay đổi thì ngài sẽ viếng thăm nguyện đường Do Thái Park East vào buổi chiều.
Sáng thứ Bẩy 19/4, Đức Thánh Cha sẽ dâng lễ tại nhà thờ St. Patrick, New York. Đây cũng là ngày 3 năm trước Đức Thánh Cha được bầu vào ngôi Giáo Hoàng. Buổi trưa ngài sẽ dùng bữa tại Tòa Giám Mục. Đức Thánh Cha sẽ dâng lễ tại chủng viện Thánh Giuse ở Yonkers sau đó gặp gỡ giới trẻ.
Sáng Chúa Nhật, 20/04, Đức Thánh Cha sẽ thăm Ground Zero và cử hành thánh lễ tại sân vận động Yankee. Chiều tối cùng ngày, chính quyền Hoa Kỳ sẽ tiễn ngài đáp máy bay trở về Rome.
Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm nguyện đường Do Thái Park East, trong buổi chiều trước lễ Vượt Qua của người Do Thái.
Thầy cả Arthur Schneier, lãnh đạo cộng đoàn Do Thái Giáo Park East – thường được mệnh danh như là một cộng đoàn “Chính Thống tân tiến” – nói rằng chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha là “một lời xác nhận quyết tâm của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI trên con đường đối thoại liên tôn và là một vinh dự cho cộng đoàn Do Thái Giáo”.
Theo chương trình đã được công bố Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI sẽ đến sân bay quân sự Andrews bên ngoài Washington, D.C ngày thứ Ba 15/4. Tại đây, ngài sẽ được tổng thống George W. Bush và phu nhân, cùng sứ thần Tòa Thánh đón tiếp.
Sáng thứ Tư, 16/4, Đức Thánh Cha sẽ được tổng thống đón tiếp tại Tòa Bạch Ốc. Hôm đó cũng đúng vào ngày sinh nhật của Đức Thánh Cha. Buổi chiều, Đức Thánh Cha sẽ gặp các Giám Mục Hoa Kỳ tại Đền Thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm và thăm Đại Học Công Giáo Mỹ Châu.
Sáng thứ Năm, 17/4, Đức Thánh Cha dâng lễ tại Vận Động Trường Quốc Gia tại Washington. Buổi trưa ngài sẽ gặp gỡ hiệu trưởng các đại học Công Giáo và những nhà lãnh đạo giáo dục Công Giáo Hoa Kỳ. Sau đó, ngài sẽ có cuộc gặp gỡ với đại diện các tôn giáo tại Trung Tâm Văn Hoá Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Tất cả đại diện các tôn giáo tại Hoa Kỳ sẽ có cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha tại đây trừ ra đạo Sikh. Satnam Singh, lãnh đạo tinh thần của đạo Sikh ở New York, tôn giáo có số tín đồ đông hàng thứ năm trên thế giới đã có ý định gặp gỡ Đức Thánh Cha. Tuy nhiên, theo Sikh Reht Maryada (luật đạo Sikh), Satnam Singh phải đeo một con dao găm Kirpan khi gặp Đức Thánh Cha. Trước đây, trong các cuộc gặp gỡ tại Vatican, Tòa Thánh chấp nhận điều đó. Tuy nhiên, an ninh Hoa Kỳ không đồng ý như vậy. Thành ra, Satnam Singh của New York đã âm thầm rút lui.
Sáng thứ Sáu 18/4, Đức Thánh Cha sẽ ra phi trường JFK gặp gỡ Đức Hồng Y Edward Egan và Đức Giám Mục Nicholas DiMarzio của giáo phận Brooklyn. Từ đó, ngài sẽ đi phi cơ trực thăng lên New York để đọc diễn văn tại Liên Hiệp Quốc lúc 10:45 sáng. Đức Thánh Cha sẽ dùng bữa trưa tại văn phòng Đức Tổng Giám Mục Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc. Buổi trưa ngài sẽ có cuộc gặp gỡ với các hệ phái Kitô tại nhà thờ Thánh Giuse ở Manhattan. Và như chương trình vừa được thay đổi thì ngài sẽ viếng thăm nguyện đường Do Thái Park East vào buổi chiều.
Sáng thứ Bẩy 19/4, Đức Thánh Cha sẽ dâng lễ tại nhà thờ St. Patrick, New York. Đây cũng là ngày 3 năm trước Đức Thánh Cha được bầu vào ngôi Giáo Hoàng. Buổi trưa ngài sẽ dùng bữa tại Tòa Giám Mục. Đức Thánh Cha sẽ dâng lễ tại chủng viện Thánh Giuse ở Yonkers sau đó gặp gỡ giới trẻ.
Sáng Chúa Nhật, 20/04, Đức Thánh Cha sẽ thăm Ground Zero và cử hành thánh lễ tại sân vận động Yankee. Chiều tối cùng ngày, chính quyền Hoa Kỳ sẽ tiễn ngài đáp máy bay trở về Rome.
Văn Minh Tình Yêu
Vũ Văn An
21:13 03/04/2008
Văn Minh Tình Yêu
Thành Vatican, 2 tháng Tư,2008 (Zenit.org). Sau đây là bài diễn văn của Đức Ông Jean Laffitte, phó chủ tịch Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Sự Sống, đọc tại buổi ra mắt cuốn sách của Carl Anderson, tựa là “Văn Minh Tình Yêu: Điều Mọi Người Công Giáo Có Thể Làm Để Biến Cải Thế Giới”.
Anderson là hiệp sĩ tối cao của Hội Hiệp Sĩ Columbus.
Đức Ông Laffite còn là cố vấn của Bộ Học Lý Đức Tin, và là giáo sư đạo đức học vợ chồng, nhân loại học và tu đức học tại Viện Giáo Hoàng Gioan Phaolô II để Nghiên Cứu về Hôn Nhân và Gia Đình, vốn trực thuộc Viện Đại Học Lateran.
Bất cứ khi nào một con người nhân bản biết đặt các hành động của mình trên căn bản tình yêu của Chúa Giêsu Kitô, họ đều góp phần vào việc xây dựng một xã hội tình yêu từ đó nền văn hóa sự sống sẽ triển nở ra. Một tình yêu như thế, vì đặt trọng tâm vào việc gặp gỡ và liên hệ với Chúa hiện sống, Đấng hết sức bản vị, nên đã trở thành căn bản cho luật tự nhiên, giúp con người khi thực hiện bất cứ hành vi tự hiến nào, thì bản chất thực sự của họ cũng được biểu lộ ra một cách trọn vẹn hơn. Đức Gioan Phaolô II từng nhấn mạnh rằng: “thực hiện một hành vi tự hiến chân thành…là chiều kích quan trọng nhất của văn minh tình yêu” (Thư Gửi Các Gia Đình, số 14).
Tuy nhiên, bất cứ khi nào con người từ khước không chịu cho mình đi như một tự hiến cho Thiên Chúa và tha nhân, và không kính trọng phẩm giá cố hữu nơi những con người nhân bản là những hữu thể đã được tạo dựng theo hình ảnh và giống như Đấng Hóa Công, anh ta cũng đã tạo men cho nền văn hóa sự chết, một nền văn hóa vốn dẫn tới việc hủy hoại các mối liên hệ và chính xã hội, sau cùng hạ giá con người nhân bản theo nghĩa thực dụng, chỉ còn là dụng cụ gặt hái các lợi lộc hay khoái lạc bản thân. Trong nền văn hóa sự chết như thế, con người nhân bản không được đánh giá theo các giá trị bản thân nội tại trong họ và do đó, rất thường khi bị coi là có thể vất bỏ một khi đã đạt được mục tiêu biểu kiến.
Trong cuốn sách đầy lôi cuốn mới xuất bản của ông tựa là “Văn Minh Tình Yêu: Điều Mọi Người Công Giáo Có Thể Làm Để Biến Cải Thế Giới”, Carl Anderson đã khai triển lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI (Thông Điệp năm 2007 cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới) nhằm xây dựng “nền văn hóa tình yêu” bằng cách cung cấp một dụng cụ được chế biến đặc biệt cho giới trẻ, giúp họ nghiêm chỉnh đắn đo vai trò bản thân hết sức chủ yếu của họ trong việc biến cải thế giới, qua việc tích cực làm chứng cho tình yêu hiến sinh của Đức Kitô trong chính cuộc đời mình. Trong tác phẩm này, Anderson đề cập đến hai câu hỏi sắc bén liên quan đến cách tiếp cận căn bản của chúng ta với văn hóa: “Ta nghĩ ta là loại người nào? Và ta đang trở nên loại người nào?” Câu trả lời cho các câu hỏi đó có thể dẫn mọi người đến việc nghiêm chỉnh suy tư xem liệu thực sự họ đang góp phần vào việc xây dựng nền văn minh tình yêu, một nền văn minh mà theo Đức Gioan Phaolô II trước nhất phải băng qua gia đình, hay đúng hơn đang góp phần vào việc đâm chồi nẩy lộc nền văn hóa sự chết, một nền văn hóa luôn tìm cách hủy diệt tính toàn vẹn của hôn nhân và gia đình, những viên đá căn bản xây dựng nên nền văn minh tình yêu.
Suy nghĩ sâu xa hơn tư tưởng của Đức Gioan Phaolô II, Anderson nhấn mạnh rằng không nền văn hóa nào có thể tĩnh tọa được, và không một con người nào trong nền văn hóa ấy có thể tĩnh tọa được. Mỗi nền văn hóa, và mỗi con người trong đó, đều chuyển dịch tới lui giữa các cực của nền văn hóa sự sống, là nền văn hóa xem sét con người theo các giá trị nội tại, do Chúa ban, của họ, và nền văn hóa sự chết, là nền văn hóa quan niệm con người nhân bản chỉ là “sản phẩm của các lực lượng mù quáng, cơ khí, và phi luân lý, một nền văn hóa trong đó sự sống con người chỉ có một giá trị định lượng, kinh tế…giống như các đơn vị sản xuất (hay tiêu thụ)”. Cá nhân nào không chứng tỏ được giá trị của mình theo hạn từ sản xuất ấy, thí dụ như “trẻ chưa sinh, người cao niên, và khuyết tật, ngày càng là nạn nhân cần bị loại bỏ qua các thủ tục như phá thai và chết êm ái (euthanasia)” những thủ tục thường được lừa đảo ngụy trang bằng những khuôn dạng nhân đạo bắt rễ từ “lòng tin vào tiến bộ”. Các quan điểm về tiến bộ vốn bị méo mó khi chỉ chú tâm tới các khía cạnh duy vật chất của đời người nhất định sẽ hướng đến việc bỏ qua phẩm giá cố hữu của con người nhân bản, hậu quả là tạo ra càng ngày càng nhiều các đe dọa đối với thế giới và nhân loại bằng cách cổ vũ não trạng nô lệ, một phương thức coi những con người nhân bản khác chỉ như những đồ vật để sử dụng.
Anderson khẳng quyết rằng Kitô hữu có trách nhiệm phải triệt để biến cải văn hóa, đem gương lời giảng của Thánh Phaolô trên Đồi Areopagus vào thời hiện tại của ta “không từ trên cao cưỡng đặt các giá trị, nhưng qua một diễn trình tuy tế nhị hơn nhưng lại mạnh mẽ hơn, đó là sống ơn gọi yêu thương trong thực tại hàng ngày của cuộc sống ta”, một yêu thương có hành động đặt địa sở trên tình yêu hiến sinh của Chúa Giêsu Kitô. Ơn gọi yêu thương này đã được viết trên trái tim mỗi người và biến mỗi người thành nhân bản. Sống thực ơn gọi này sẽ dẫn ta tới nền văn hóa biết đánh giá con người nhân bản không phải vì họ hữu dụng hay có năng xuất, mà đúng hơn vì họ được Đấng Hóa Công yêu thương và do đó có giá trị nội tại. Bám chặt vào chân lý coi cơ cấu nhân sinh là yêu thương, đến độ “Vì đầu hết tôi đã được yêu thương, nên tôi hiện hữu”, ta có thể biến cải thứ “văn hóa ngờ vực” đang hiện diện khắp nơi thành nền văn hóa biết nhận trách nhiệm đối với từng mỗi con người nhân bản, biết tôn trọng tự do và phẩm giá của mỗi cá nhân trong một nền văn hóa sự sống chân chính.
Xây dựng nền văn minh tình yêu bao hàm một sẵn sàng bản thân nhìn ra Chúa Kitô trong cái đau của mọi con người nhân bản quanh ta, đến độ đáp ứng duy nhất của ta đối với họ là đáp ứng trách nhiệm đối với họ trong yêu thương. Như Đức Giáo Hoàng Bênêđictô đã nhắc nhở chúng ta trong “Deus Caritas est” (Thiên Chúa Là Tình Yêu, số 34), “Sự chia sẻ bản thân sâu xa của tôi vào các nhu cầu và đau đớn của người khác trở thành sự chia sẻ chính bản thân tôi với họ”, ta phải dùng một thiên hướng như thế làm thành tố yếu tính cho công việc bác ái Kitô giáo của mình. Anderson thách thức các độc giả của ông phải đối chất với các vấn đề khó khăn ở cả hai bình diện bản thân và văn hóa liên quan đến các thái độ đối với người nghèo, khuyết tật, bệnh hoạn, và trẻ thơ (cả đã sinh và chưa sinh): Tôi coi họ như phương tiện hay mục tiêu? Tôi có coi một số người như vô giá trị ngoài việc họ hữu ích cho xã hội, hữu ích thật hay hữu ích tưởng tượng? Tôi có khẳng nhận phẩm giá bình đẳng của mọi con người nhân bản không phải chỉ trong luật pháp mà cả trong thực hành nữa?
Trong việc xây dựng nền văn hóa sự sống, một nền văn hóa triển nở bên trong nền văn minh tình yêu, hôn nhân và gia đình phải được dùng như “các viên đá sống động” xây nền cho nó. Bất cứ cố gắng nào nhằm tấn công nhân tính của trẻ chưa sinh, của người bệnh không chữa lành được, hay của bất cứ con người yếu ớt nào cần được chống lại dù có nguy hại tới thanh danh và phúc lợi bản thân của người bênh đỡ sự sống. Không bao giờ được ngẫu tượng hóa chủ nghĩa duy cá nhân và tự do; đúng hơn, chúng phải được gìn giữ khỏi hủ hóa để các quan niệm méo mó về tự do không trở thành xe chuyên chở để tấn công vào nhân phẩm và sự sống con người. Các chủ trương như thế sẽ vô ích trong việc xây dựng nền văn minh tình yêu và nền văn hóa sự sống của nó nếu không được chứng tá qua gương sáng và chứng tích bản thân, một chứng tá Kitô giáo toàn bộ chứng tỏ được một thứ bậc đúng đắn giữa đức tin và lý trí trong lối sống hàng ngày.
Lời nhắc nhở của Đức Gioan Phaolô II rằng tất cả chúng ta phải là “người của sự sống và là người phò sự sống” (Phúc Âm Sự Sống, số 6) quả thật đã trở nên sự thật một cách đầy tiên tri trong thời hậu cận đại của chúng ta. Chỉ bằng cách nhìn nhận giá trị và phẩm giá khôn sánh của mỗi con người nhân bản, bất luận tuổi tác, thân phận, hay sắc tộc; chỉ bằng cách thừa nhận rằng người ta sẽ vi phạm nhân phẩm khi sử dụng một con người nhân bản khác chỉ như một dụng cụ hay một phương tiện để đạt mục tiêu; và chỉ bằng cách nhìn nhận rằng cố ý giết một con người nhân bản vô tội không bao giờ được biện minh về phương diện luân lý, thì nền văn hóa sự sống mới triển nở thành một thực tại viên mãn và nền văn hóa sự chết mới hết hiện hữu. Nền văn hóa sự sống, tựu chung, chỉ có thể rộ bông khi công dân trần gian biết tôn kính “Chúa Kitô trên văn hóa, như Đấng luôn hiện diện để biến cải văn hóa”, Đấng lần lượt thay đổi lòng người trong tình yêu của Người, nhờ thế xây nên nền văn minh tình yêu chân thực qua mỗi người chúng ta, những người được Người kêu gọi phải nhìn mỗi con người nhân bản bằng “tình bác ái anh em với một tình yêu tinh tuyền” (Đức Bê-nê-đíc-tô XVI, Kitô Giáo và Cuộc Khủng Hoảng Văn Hóa).
Trong cuốn sách của Carl Anderson, chúng ta có được một dụng cụ mới, nhiều năng lực để truyền bá một Tân Phúc Âm Hóa tới mọi nền văn hóa trên thế giới. Dịch tác phẩm này sang các ngôn ngữ chính của thế giới sẽ giúp ích rất nhiều cho các cố gắng của Giáo Hội. Chúng ta rất biết ơn Carl Anderson vì quà phúc qúy giá này.
Top Stories
Inde: Rajasthan, un nouveau projet de loi anti-conversion inquiète les communautés chrétiennes
Eglises d’Asie
12:04 03/04/2008
Inde: Rajasthan, un nouveau projet de loi anti-conversion inquiète les communautés chrétiennes
Le 20 mars dernier, le gouvernement du Rajasthan, issu du Bharatiya Janata Party (BJP, Parti du peuple indien), le parti nationaliste hindou, a de nouveau déposé un projet de loi anti-conversion, afin d’empêcher les conversions « forcées ou obtenues en échange de subsides financiers », ce qui n’est pas sans inquiéter les minorités religieuses, particulièrement les communautés chrétiennes. Le BJP en est à sa deuxième tentative, puisque déjà en 2006, il avait fait voter une loi en ce sens qui n’entra pas en vigueur faute d’avoir été signée par Pratibha Patil, le gouverneur de l’époque (1).
« Ce nouveau projet de loi est encore plus contraignant que celui de 2006 car il introduit une référence aux institutions privées », a déclaré Mgr Oswald Lewis, évêque de Jaipur, la capitale du Rajasthan. Un nouvel alinéa menace, en effet, de priver de personnalité juridique toute institution privée ou association qui serait impliquée dans des activités de conversion ou qui utiliserait ou « envisagerait d’utiliser » ses ressources financières à des fins visant à convertir. D’autre part, le « Rajasthan Dharma Swatantrya Bill 2008 » (‘Loi sur la liberté de religion’) stipule qu’« aucune personne ne doit convertir ou tenter de convertir quelqu’un, que ce soit ouvertement ou en utilisant la force, des moyens frauduleux ou des subsides financiers, et que personne ne doit encourager de telles conversions. » Tout acte de conversion frauduleux sera passible d’une amende pouvant atteindre jusqu’à 50 000 roupies (800 euros) et d’une peine pouvant aller jusqu’à trois ans d’emprisonnement, sans que les personnes condamnées puissent être libérées sous caution. « Une nouvelle fois, c’est le chiffon rouge des conversions qui est agité », a commenté Mgr Lewis.
Pour P.C. Vyas, ancien président de la Commission pour l’enseignement secondaire de l’Etat, ce projet de loi vise à fermer les institutions éducatives chrétiennes du Rajasthan. « Une fois que ces institutions de qualité seront fermées, les organisations nationalistes hindoues seront à même de mener à bien leurs actions en propageant leur philosophie de suprématie hindoue par le biais de l’éducation », a-t-il expliqué. Selon certains observateurs, il n’est pas étonnant que le gouvernement actuel cherche de nouveau à faire voter une loi anti-conversion, car cela faisait partie de ses promesses électorales lors des dernières élections législatives de 2003 et de nouvelles élections se profilent à l’horizon 2009.
Le 25 mars dernier, une délégation interreligieuse a remis en mains propres un mémorandum au gouverneur de l’Etat, S.K. Singh, qualifiant le projet de loi d’« offensive contre les minorités religieuses de l’Etat qui viole les principes fondamentaux de liberté religieuse garantie par la Constitution indienne ». Outre Mgr Lewis, étaient présents Raymond Coelho, président du Rajasthan Christian Fellowship, un responsable musulman ainsi que militants pour les droits de l’homme. Selon l’évêque catholique, le gouverneur a déclaré que « les personnes faisant allusion à des conversions en masse sont soit obnubilées par le sujet, soit diffusent des contrevérités et qu’il est important que la population soit mise au courant des intentions qui se cachent derrière un tel projet de loi ». Pour certains médias locaux, les propos du gouverneur – un ancien diplomate de carrière, formé dans un établissement chrétien et qui par ailleurs fréquente les Eglises chrétiennes – laissent entendre qu’il saura agir en temps voulu.
(1) A ce sujet, voir EDA 438 et 442. Des lois anti-conversions sont en vigueur en Arunachal Pradesh, au Chattisgarh, en Himachal Pradesh, au Madhya Pradesh et en Orissa.
(Source: Eglises d’Asie - Dépêche du 3 AVRIL 2008)
Le 20 mars dernier, le gouvernement du Rajasthan, issu du Bharatiya Janata Party (BJP, Parti du peuple indien), le parti nationaliste hindou, a de nouveau déposé un projet de loi anti-conversion, afin d’empêcher les conversions « forcées ou obtenues en échange de subsides financiers », ce qui n’est pas sans inquiéter les minorités religieuses, particulièrement les communautés chrétiennes. Le BJP en est à sa deuxième tentative, puisque déjà en 2006, il avait fait voter une loi en ce sens qui n’entra pas en vigueur faute d’avoir été signée par Pratibha Patil, le gouverneur de l’époque (1).
« Ce nouveau projet de loi est encore plus contraignant que celui de 2006 car il introduit une référence aux institutions privées », a déclaré Mgr Oswald Lewis, évêque de Jaipur, la capitale du Rajasthan. Un nouvel alinéa menace, en effet, de priver de personnalité juridique toute institution privée ou association qui serait impliquée dans des activités de conversion ou qui utiliserait ou « envisagerait d’utiliser » ses ressources financières à des fins visant à convertir. D’autre part, le « Rajasthan Dharma Swatantrya Bill 2008 » (‘Loi sur la liberté de religion’) stipule qu’« aucune personne ne doit convertir ou tenter de convertir quelqu’un, que ce soit ouvertement ou en utilisant la force, des moyens frauduleux ou des subsides financiers, et que personne ne doit encourager de telles conversions. » Tout acte de conversion frauduleux sera passible d’une amende pouvant atteindre jusqu’à 50 000 roupies (800 euros) et d’une peine pouvant aller jusqu’à trois ans d’emprisonnement, sans que les personnes condamnées puissent être libérées sous caution. « Une nouvelle fois, c’est le chiffon rouge des conversions qui est agité », a commenté Mgr Lewis.
Pour P.C. Vyas, ancien président de la Commission pour l’enseignement secondaire de l’Etat, ce projet de loi vise à fermer les institutions éducatives chrétiennes du Rajasthan. « Une fois que ces institutions de qualité seront fermées, les organisations nationalistes hindoues seront à même de mener à bien leurs actions en propageant leur philosophie de suprématie hindoue par le biais de l’éducation », a-t-il expliqué. Selon certains observateurs, il n’est pas étonnant que le gouvernement actuel cherche de nouveau à faire voter une loi anti-conversion, car cela faisait partie de ses promesses électorales lors des dernières élections législatives de 2003 et de nouvelles élections se profilent à l’horizon 2009.
Le 25 mars dernier, une délégation interreligieuse a remis en mains propres un mémorandum au gouverneur de l’Etat, S.K. Singh, qualifiant le projet de loi d’« offensive contre les minorités religieuses de l’Etat qui viole les principes fondamentaux de liberté religieuse garantie par la Constitution indienne ». Outre Mgr Lewis, étaient présents Raymond Coelho, président du Rajasthan Christian Fellowship, un responsable musulman ainsi que militants pour les droits de l’homme. Selon l’évêque catholique, le gouverneur a déclaré que « les personnes faisant allusion à des conversions en masse sont soit obnubilées par le sujet, soit diffusent des contrevérités et qu’il est important que la population soit mise au courant des intentions qui se cachent derrière un tel projet de loi ». Pour certains médias locaux, les propos du gouverneur – un ancien diplomate de carrière, formé dans un établissement chrétien et qui par ailleurs fréquente les Eglises chrétiennes – laissent entendre qu’il saura agir en temps voulu.
(1) A ce sujet, voir EDA 438 et 442. Des lois anti-conversions sont en vigueur en Arunachal Pradesh, au Chattisgarh, en Himachal Pradesh, au Madhya Pradesh et en Orissa.
(Source: Eglises d’Asie - Dépêche du 3 AVRIL 2008)
Corée du Sud: Le diocèse de Suwon envoie ses premiers prêtres Fidei donum au Soudan
Eglises d’Asie
12:08 03/04/2008
Corée du Sud: Le diocèse de Suwon envoie ses premiers prêtres Fidei donum au Soudan
A la demande de leur évêque, Mgr Paul Choi Deog-ki, trois jeunes prêtres du diocèse de Suwon partiront en mission Fidei donum (1) au Soudan, le 3 avril prochain. C'est la première fois dans l'histoire de ce diocèse de la banlieue sud de Séoul que des prêtres diocésains partent ainsi en mission, signe de la vitalité missionnaire de cette Eglise.
La messe d'envoi en mission des PP. Jean de Dieu Han Man-sam, 36 ans, Antonio Kim Tae-ho, 39 ans, Alex Lee Seung-joon, 37 ans, a été célébrée le 25 mars dernier, en la cathédrale Jeongja-dong de Suwon, en présence de 200 prêtres diocésains et de près de 2 000 fidèles. « A l'exemple de saint Paul qui a vécu chaque jour comme si c'était le dernier, puissiez-vous, vous aussi, vivre parmi le peuple soudanais en témoignant de l'amour de Dieu », a déclaré Mgr Paul Choi Deog-ki, dans son homélie. Durant la messe, les trois jeunes prêtres sud-coréens ont fait vœux d'obéissance à Mgr Cesare Mazzolari, évêque de Rumbek, diocèse soudanais dans lequel ils sont envoyés pour une durée de trois ans, renouvelable.
Le P. John Moon Hee-jong, responsable du Service pour l'évangélisation du diocèse de Suwon, rapporte que Mgr Choi s'est rendu dans le diocèse de Rumbek en avril 2004, à l'invitation d'un prêtre coréen salésien, missionnaire au Soudan. Lors de sa rencontre avec Mgr Mazzolari, ce dernier lui a demandé s'il était possible de lui envoyer trois prêtres Fidei donum, compte tenu des besoins de son Eglise et de ses faibles ressources. Situé au sud du pays, loin des zones de conflit du Darfour, le diocèse de Rumbek couvre 58 000 km² pour une population de 3,8 millions d'habitants et compte cinq prêtres diocésains, 28 prêtres religieux, 85 religieux (46 sœurs et 39 frères) et 19 séminaristes.
En 2004, lors de la rencontre annuelle avec ses prêtres diocésains, Mgr Choi a donc lancé un appel, auquel ont donc répondu de nombreux prêtres. Trois ont été finalement retenus et, durant les trois années qui ont suivi, les trois jeunes prêtres choisis ont suivi une formation technique et linguistique appropriées à leur future mission, allant de l'apprentissage de l'anglais en passant par les soins médicaux d'urgence, jusqu'à la réparation de véhicules automobiles. Le 11 mars dernier, le diocèse de Suwon a également établi un Comité pour l'évangélisation du Soudan, afin d'apporter une aide matérielle et spirituelle à ses missionnaires et permettre à d'autres prêtres de se former pour la mission au Soudan.
Selon les statistiques 2006 de la Conférence épiscopale de Corée, le diocèse de Suwon compte 672 803 catholiques, deux évêques et 386 prêtres. D'après les données des Sociétés missionnaires de vie apostolique en Corée, sept des 15 diocèses et archidiocèses de Corée du Sud ont envoyé des prêtres Fidei donum; au total, à la date de mars 2008, ils sont au nombre de 24, présents dans pays et territoires, dont le Japon, la Mongolie et Taiwan.
(1) Fidei Donum ('Le don de la foi') est une encyclique du pape Pie XII. Publiée en 1957, elle encourage les diocèses à envoyer des prêtres diocésains en mission à l'étranger.
(Source: Eglises d'Asie - Dépêche du 3 AVRIL 2008)
A la demande de leur évêque, Mgr Paul Choi Deog-ki, trois jeunes prêtres du diocèse de Suwon partiront en mission Fidei donum (1) au Soudan, le 3 avril prochain. C'est la première fois dans l'histoire de ce diocèse de la banlieue sud de Séoul que des prêtres diocésains partent ainsi en mission, signe de la vitalité missionnaire de cette Eglise.
La messe d'envoi en mission des PP. Jean de Dieu Han Man-sam, 36 ans, Antonio Kim Tae-ho, 39 ans, Alex Lee Seung-joon, 37 ans, a été célébrée le 25 mars dernier, en la cathédrale Jeongja-dong de Suwon, en présence de 200 prêtres diocésains et de près de 2 000 fidèles. « A l'exemple de saint Paul qui a vécu chaque jour comme si c'était le dernier, puissiez-vous, vous aussi, vivre parmi le peuple soudanais en témoignant de l'amour de Dieu », a déclaré Mgr Paul Choi Deog-ki, dans son homélie. Durant la messe, les trois jeunes prêtres sud-coréens ont fait vœux d'obéissance à Mgr Cesare Mazzolari, évêque de Rumbek, diocèse soudanais dans lequel ils sont envoyés pour une durée de trois ans, renouvelable.
Le P. John Moon Hee-jong, responsable du Service pour l'évangélisation du diocèse de Suwon, rapporte que Mgr Choi s'est rendu dans le diocèse de Rumbek en avril 2004, à l'invitation d'un prêtre coréen salésien, missionnaire au Soudan. Lors de sa rencontre avec Mgr Mazzolari, ce dernier lui a demandé s'il était possible de lui envoyer trois prêtres Fidei donum, compte tenu des besoins de son Eglise et de ses faibles ressources. Situé au sud du pays, loin des zones de conflit du Darfour, le diocèse de Rumbek couvre 58 000 km² pour une population de 3,8 millions d'habitants et compte cinq prêtres diocésains, 28 prêtres religieux, 85 religieux (46 sœurs et 39 frères) et 19 séminaristes.
En 2004, lors de la rencontre annuelle avec ses prêtres diocésains, Mgr Choi a donc lancé un appel, auquel ont donc répondu de nombreux prêtres. Trois ont été finalement retenus et, durant les trois années qui ont suivi, les trois jeunes prêtres choisis ont suivi une formation technique et linguistique appropriées à leur future mission, allant de l'apprentissage de l'anglais en passant par les soins médicaux d'urgence, jusqu'à la réparation de véhicules automobiles. Le 11 mars dernier, le diocèse de Suwon a également établi un Comité pour l'évangélisation du Soudan, afin d'apporter une aide matérielle et spirituelle à ses missionnaires et permettre à d'autres prêtres de se former pour la mission au Soudan.
Selon les statistiques 2006 de la Conférence épiscopale de Corée, le diocèse de Suwon compte 672 803 catholiques, deux évêques et 386 prêtres. D'après les données des Sociétés missionnaires de vie apostolique en Corée, sept des 15 diocèses et archidiocèses de Corée du Sud ont envoyé des prêtres Fidei donum; au total, à la date de mars 2008, ils sont au nombre de 24, présents dans pays et territoires, dont le Japon, la Mongolie et Taiwan.
(1) Fidei Donum ('Le don de la foi') est une encyclique du pape Pie XII. Publiée en 1957, elle encourage les diocèses à envoyer des prêtres diocésains en mission à l'étranger.
(Source: Eglises d'Asie - Dépêche du 3 AVRIL 2008)
Pope brings Vatican with him when he leaves Vatican City for U.S.
John Thavis/Catholic News Service
15:59 03/04/2008
VATICAN CITY (CNS) -- When Pope Benedict XVI comes to the United States in mid-April, he won't exactly be leaving the Vatican behind.
Traveling with the pope is a 30-man entourage of Roman Curia officials, liturgical advisers, doctors, media experts and security personnel, all of whom have highly specialized assignments.
This "portable Vatican" has accompanied popes since Pope Paul VI first hopped on a plane in 1964. They represent the Vatican's interface with the host country, and at the same time keep the pope in touch with the Vatican and the world.
Some are Vatican frequent flyers, having traveled the globe with popes over the last 30 years. Others are making their first trip on Pope Benedict's "Volo Papale" (papal flight) to Washington and New York.
Key Vatican officials include Cardinal Tarcisio Bertone, the Vatican secretary of state, and his assistant, Archbishop Fernando Filoni. Both will stay in close contact with the Vatican and its diplomatic network throughout the papal visit.
Five Americans are traveling with the pope, including Cardinal William J. Levada, head of the Vatican's Congregation for the Doctrine of the Faith, and Cardinal F. James Stafford, head of the Vatican office that deals with penitential issues.
Archbishop James M. Harvey, a Milwaukee native who serves as prefect of the papal household, also will make the trip. His Vatican job involves overseeing the pope's daily schedule of audiences and meetings; he is a familiar figure at papal altars, too.
Two others round out the U.S. contingent: Msgr. Peter B. Wells, a priest of the Diocese of Tulsa, Okla., who heads the English-language section of the Vatican's Secretariat of State, and Msgr. William V. Millea, a priest of the Diocese of Bridgeport, Conn., and another official of the Secretariat of State who also works for the Vatican's liturgy office.
One thing is clear: On his first trip to an Anglophone country, Pope Benedict will have plenty of people with him who speak the language.
While English may not be their forte, other major players on the papal roster know the pope, his habits and his needs. They include:
-- Msgr. Guido Marini, the pope's new master of liturgical ceremonies. Along with Msgr. Millea, he's made a preparatory visit to Mass sites in Washington and New York and has gone over the liturgical details with a fine-toothed comb.
-- Msgr. Georg Ganswein, the pope's personal secretary. The sandy-haired German is usually at the pope's side, even when he rides in his popemobile.
-- Alberto Gasbarri, the chief papal trip organizer. A tall man who never seems frazzled, he's on the playing field from start to finish, making sure the best-laid plans unfold without too many surprises. Gasbarri is the Vatican's chief liaison with local church planners, and as a longtime veteran of papal travels, he knows the drill better than anyone.
-- Domenico Giani, director of Vatican security. Along with four Vatican policemen and two Swiss Guards, Giani coordinates the close-to-the-pope protection during papal trips. They're the ones who, dressed in suits and ties, surround the pope when he's entering or leaving a venue.
-- Father Federico Lombardi, the Vatican spokesman. Although Father Lombardi has gone on record as saying the pope doesn't really need a spokesman, the soft-spoken Jesuit has occasionally found himself explaining or fine-tuning papal remarks to reporters -- most notably after the pope's speech in Regensburg, Germany, in 2006. For the most part, Father Lombardi prefers to let the pope hold the spotlight and to let the pope's words speak for themselves.
-- Dr. Renato Buzzonetti, the pope's Italian doctor. As personal physician to Pope John Paul II, Buzzonetti knows the health hazards of papal travel and how to avoid them. The white-haired doc with the black bag can be seen on the sidelines of papal events, observing carefully. He's assisted by another doctor from the Vatican's health services.
-- Francesco Sforza, the Vatican's main photographer. A young man who took the place of the legendary Arturo Mari, he's a slim figure in a black suit who generally stays within 20 feet of the pope, snapping away and making the most of his unparalleled access.
Traveling with the pope is a 30-man entourage of Roman Curia officials, liturgical advisers, doctors, media experts and security personnel, all of whom have highly specialized assignments.
This "portable Vatican" has accompanied popes since Pope Paul VI first hopped on a plane in 1964. They represent the Vatican's interface with the host country, and at the same time keep the pope in touch with the Vatican and the world.
Some are Vatican frequent flyers, having traveled the globe with popes over the last 30 years. Others are making their first trip on Pope Benedict's "Volo Papale" (papal flight) to Washington and New York.
Key Vatican officials include Cardinal Tarcisio Bertone, the Vatican secretary of state, and his assistant, Archbishop Fernando Filoni. Both will stay in close contact with the Vatican and its diplomatic network throughout the papal visit.
Five Americans are traveling with the pope, including Cardinal William J. Levada, head of the Vatican's Congregation for the Doctrine of the Faith, and Cardinal F. James Stafford, head of the Vatican office that deals with penitential issues.
Archbishop James M. Harvey, a Milwaukee native who serves as prefect of the papal household, also will make the trip. His Vatican job involves overseeing the pope's daily schedule of audiences and meetings; he is a familiar figure at papal altars, too.
Two others round out the U.S. contingent: Msgr. Peter B. Wells, a priest of the Diocese of Tulsa, Okla., who heads the English-language section of the Vatican's Secretariat of State, and Msgr. William V. Millea, a priest of the Diocese of Bridgeport, Conn., and another official of the Secretariat of State who also works for the Vatican's liturgy office.
One thing is clear: On his first trip to an Anglophone country, Pope Benedict will have plenty of people with him who speak the language.
While English may not be their forte, other major players on the papal roster know the pope, his habits and his needs. They include:
-- Msgr. Guido Marini, the pope's new master of liturgical ceremonies. Along with Msgr. Millea, he's made a preparatory visit to Mass sites in Washington and New York and has gone over the liturgical details with a fine-toothed comb.
-- Msgr. Georg Ganswein, the pope's personal secretary. The sandy-haired German is usually at the pope's side, even when he rides in his popemobile.
-- Alberto Gasbarri, the chief papal trip organizer. A tall man who never seems frazzled, he's on the playing field from start to finish, making sure the best-laid plans unfold without too many surprises. Gasbarri is the Vatican's chief liaison with local church planners, and as a longtime veteran of papal travels, he knows the drill better than anyone.
-- Domenico Giani, director of Vatican security. Along with four Vatican policemen and two Swiss Guards, Giani coordinates the close-to-the-pope protection during papal trips. They're the ones who, dressed in suits and ties, surround the pope when he's entering or leaving a venue.
-- Father Federico Lombardi, the Vatican spokesman. Although Father Lombardi has gone on record as saying the pope doesn't really need a spokesman, the soft-spoken Jesuit has occasionally found himself explaining or fine-tuning papal remarks to reporters -- most notably after the pope's speech in Regensburg, Germany, in 2006. For the most part, Father Lombardi prefers to let the pope hold the spotlight and to let the pope's words speak for themselves.
-- Dr. Renato Buzzonetti, the pope's Italian doctor. As personal physician to Pope John Paul II, Buzzonetti knows the health hazards of papal travel and how to avoid them. The white-haired doc with the black bag can be seen on the sidelines of papal events, observing carefully. He's assisted by another doctor from the Vatican's health services.
-- Francesco Sforza, the Vatican's main photographer. A young man who took the place of the legendary Arturo Mari, he's a slim figure in a black suit who generally stays within 20 feet of the pope, snapping away and making the most of his unparalleled access.
Carl Anderson: Pope Benedict to Bring 'Revolution of Virtue' to America
Jesús Colina
16:03 03/04/2008
VATICAN CITY (Zenit) - Benedict XVI will bring with him to the United States this month a "revolution of virtue," says the leader the Knights of Columbus.
Supreme Knight Carl Anderson, in Rome today to present his book "A Civilization of Love: What Every Catholic Can Do to Transform the World," told us that the message of the Pontiff's two encyclicals is the same one the people of the United States are waiting for when he visits April 15-20.
"We are talking about a revolution of virtue, but of the theological virtues: faith, hope and love," said Anderson. "And this is the message Benedict XVI has given us with his two encyclicals, 'Deus Caritas Est," on love, and 'Spe Salvi,' on hope."
The supreme knight said that especially during this election year, Americans are waiting "in a tremendous way” to hear about “the question of change and the question of hope, and Christianity is a religion of change and a religion of hope.”
Commenting on the contents of his book, Anderson said, “The effect of 9/11 it still very strong in the United States, and one of the things I suggest in the book is to discover what kind of people we are, what kind of people we want to become.”
The answer to these questions, he said, is precisely in the civilization of love.
Life and death
“In such a civilization every person is a child of God. We are all intrinsically valuable. The battle today is between the culture of death (where people are judged by their social or economic value) and the culture of life,” he said.
Anderson pushes aside religious differences in order to spread a message of hope to those who are wary of the constant turmoil of modern society.
“By embracing the culture of life and standing with those most marginalized and deemed “useless” or a “burden” on modern society, Christians can change the tone and direction of our culture,” he affirmed.
Anderson noted that his book seeks to transcend the "clash of civilizations," because he says love isn't something exclusive to Christians. He added that he attempts to present “a road map for helping Christians understand their role in the World.”
To promote this civilization of love, clarifies Anderson, implies a decision to promote life and the family.
Anderson was appointed a member of the Pontifical Council for the Family in 2007, and consultor to the Pontifical Council for Social Communications in 2006.
He was also appointed consultor to the Pontifical Council for Justice and Peace in 2003, a member of the Pontifical Council for the Laity in 2002 and the Pontifical Academy for Life in 1998.
Anderson is the leader of the 1.7 million members of the Knights of Columbus, the world’s largest Catholic fraternal organization, which was founded in 1882 by the Venerable Servant of God Father Michael McGivney in New Haven, Connecticut.
Still maintaining its headquarters in New Haven, the Knights of Columbus has members in the United States, Canada, Mexico and Central America, the Caribbean islands, the Philippines, Guam and, most recently, Poland.
Supreme Knight Carl Anderson, in Rome today to present his book "A Civilization of Love: What Every Catholic Can Do to Transform the World," told us that the message of the Pontiff's two encyclicals is the same one the people of the United States are waiting for when he visits April 15-20.
"We are talking about a revolution of virtue, but of the theological virtues: faith, hope and love," said Anderson. "And this is the message Benedict XVI has given us with his two encyclicals, 'Deus Caritas Est," on love, and 'Spe Salvi,' on hope."
The supreme knight said that especially during this election year, Americans are waiting "in a tremendous way” to hear about “the question of change and the question of hope, and Christianity is a religion of change and a religion of hope.”
Commenting on the contents of his book, Anderson said, “The effect of 9/11 it still very strong in the United States, and one of the things I suggest in the book is to discover what kind of people we are, what kind of people we want to become.”
The answer to these questions, he said, is precisely in the civilization of love.
Life and death
“In such a civilization every person is a child of God. We are all intrinsically valuable. The battle today is between the culture of death (where people are judged by their social or economic value) and the culture of life,” he said.
Anderson pushes aside religious differences in order to spread a message of hope to those who are wary of the constant turmoil of modern society.
“By embracing the culture of life and standing with those most marginalized and deemed “useless” or a “burden” on modern society, Christians can change the tone and direction of our culture,” he affirmed.
Anderson noted that his book seeks to transcend the "clash of civilizations," because he says love isn't something exclusive to Christians. He added that he attempts to present “a road map for helping Christians understand their role in the World.”
To promote this civilization of love, clarifies Anderson, implies a decision to promote life and the family.
Anderson was appointed a member of the Pontifical Council for the Family in 2007, and consultor to the Pontifical Council for Social Communications in 2006.
He was also appointed consultor to the Pontifical Council for Justice and Peace in 2003, a member of the Pontifical Council for the Laity in 2002 and the Pontifical Academy for Life in 1998.
Anderson is the leader of the 1.7 million members of the Knights of Columbus, the world’s largest Catholic fraternal organization, which was founded in 1882 by the Venerable Servant of God Father Michael McGivney in New Haven, Connecticut.
Still maintaining its headquarters in New Haven, the Knights of Columbus has members in the United States, Canada, Mexico and Central America, the Caribbean islands, the Philippines, Guam and, most recently, Poland.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Học sinh nghèo ở Võng Phan - Hưng Yên được tặng xe đạp để đi học
Đàm Nguyên
12:27 03/04/2008
PHÙ CỪ, Hưng Yên -- Nhiều học sinh nghèo đang sinh sống dọc bên bờ sông Luộc của tỉnh Hưng Yên giờ đây không phải đi bộ hàng chục kilômét đến trường học nữa, các em đã là chủ sở hữu của những chiếc xe đạp mới được trao tặng bởi các thành viên trong hội từ thiện “Những Bàn Tay Mở Rộng” (Lef mainf ouver tef), một món quà đầy ý nghĩa nhân dịp lễ Phục Sinh.
Trước ngày lễ Phục Sinh, Ông bà Eliane và Jean-Luc, một trong những thành viên của hội, đã đến tận địa danh Võng Phan, xã Tống Trân, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên để trao tận tay 62 chiếc xe đạp cho những học sinh nghèo nhất tại đây.
Những chiếc xe đạp mới tinh và sáng bóng được xếp sẵn bên trong nhà thờ Võng Phan, các em học sinh và phụ huynh cũng sẵn sàng đón chờ phần quà được trao cho mình. Phái đoàn Từ thiện gồm một số người Pháp và Soeur phụ trách Cộng đoàn Phaolô Saint Marie Hà Nội, dẫn phái đoàn từ thủ đô về Võng Phan để ân cần gặp gỡ và trao xe đạp cho từng em ở bên trong nhà thờ.
Linh mục Đaminh Bùi Ngọc Hải, chánh xứ Võng Phan cho biết, Hội từ thiện này đang giúp cho gần 100 học sinh nghèo trong vùng, không phân biệt tôn giáo. Dự án được bắt đầu từ năm học 2007 và sẽ cấp cho mỗi cháu từ 350.000 đồng mỗi tháng để các cháu có tiền nộp học phí và mua sắm đồ dùng học tập cũng như bồi dưỡng thể chất cho các cháu.
Cha Hải năm nay vừa tròn 38 tuổi cho biết thêm rằng, nhờ lòng nhân ái của bà Eliane và Hội Từ Thiện của bà mà một Trung tâm Nhân đạo đang dần dần được hình thành tại khu vực giáo xứ Võng Phan của ngài. Dự án công trình này đã và đang thi công với kinh phí ban đầu khoảng 6 tỉ đồng, gồm 3 dãy nhà 2 tầng và khuôn viên tổng thể. Cơ sở vật chất phục vụ nhân đạo được cho là lớn nhất tại xã Tống Trân và các xã lân cận này sẽ phục vụ các mảng như chăm sóc người già, trẻ em, người khuyết tật và khám chữa bệnh cho mọi người, không phân biệt tôn giáo.
Nhận thấy những người dân trong vùng còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế chưa ổn định và nhiều người nghèo chết oan vì mắc bệnh, Cha Hải đã xin phép Toà Giám Mục Thái Bình mời các nữ tu Dòng Phaolô thuộc tình Dòng Đà Nẵng hiện diện và cùng với ngài phục vụ tại địa sở truyền giáo xa xôi hẻo lánh này. Khi công trình hoàn tất, Cha Hải sẽ bàn giao cho các Nữ tu là những người quản lý điều hành và phục vụ tại đây, tiếp tục công việc mà ngài đã khởi sự.
Soeur Maria Trần Thị Tính, phụ trách Cộng đoàn Phaolô Võng Phan, người đang chịu trách nhiệm dự án học bổng cho các em, đã cho biết Soeur đã trực tiếp cùng với Cha Hải đến tận gia đình các em, để hiểu biết hơn về hoàn cảnh của mỗi em, Soure hy vọng dự án học bổng này sẽ giúp cho các em được học hành đến nơi đến chốn để thoát khỏi cảnh đói nghèo và bệnh tật.
Ông Vinhsơn Nguyễn Bá Bộ, chủ tịch hội đồng mục vụ giáo xứ Võng Phan, nhận định rằng nếu giáo xứ Võng Phan không có Cha xứ và các Tu sĩ ở cùng để giúp đỡ thì mọi người dân ở đây vẫn mãi thiệt thòi và nghèo khổ cả về đời sống thiêng liêng, vật chất lẫn tinh thần.
Xin dâng về Chúa những tấm lòng nhân ái, những nghĩa cử rộng lượng để những kiếp người bần cùng được ấm lòng hơn. Xin dâng về Chúa những tâm huyết tận tình cho những người dân, là các Giáo sĩ và Tu sĩ của Giáo Hội. Xin dâng về Chúa những người dân khác chưa được diễm phúc may mắn hoặc chưa được biết đến trong cuộc sống hàng ngày ở nơi này nơi khác.
Nhìn những đứa trẻ non dại và thơ ngây, suốt ngày làm bạn với những cánh diều, quyển sách và tập viết bên đàn trâu, đàn bò; với những đàn vịt, những nương sắn và bãi ngô nơi triền đê thơ mộng của dòng sông Luộc-Hưng Yên, hay ở những vùng nông thôn khác hôm nay, chúng ta thử nghĩ về tương lai của một giáo xứ, một làng quê và một đất nước, hay một thế giới ngày mai?!
Trước ngày lễ Phục Sinh, Ông bà Eliane và Jean-Luc, một trong những thành viên của hội, đã đến tận địa danh Võng Phan, xã Tống Trân, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên để trao tận tay 62 chiếc xe đạp cho những học sinh nghèo nhất tại đây.
Những chiếc xe đạp mới tinh và sáng bóng được xếp sẵn bên trong nhà thờ Võng Phan, các em học sinh và phụ huynh cũng sẵn sàng đón chờ phần quà được trao cho mình. Phái đoàn Từ thiện gồm một số người Pháp và Soeur phụ trách Cộng đoàn Phaolô Saint Marie Hà Nội, dẫn phái đoàn từ thủ đô về Võng Phan để ân cần gặp gỡ và trao xe đạp cho từng em ở bên trong nhà thờ.
Linh mục Đaminh Bùi Ngọc Hải, chánh xứ Võng Phan cho biết, Hội từ thiện này đang giúp cho gần 100 học sinh nghèo trong vùng, không phân biệt tôn giáo. Dự án được bắt đầu từ năm học 2007 và sẽ cấp cho mỗi cháu từ 350.000 đồng mỗi tháng để các cháu có tiền nộp học phí và mua sắm đồ dùng học tập cũng như bồi dưỡng thể chất cho các cháu.
Cha Hải năm nay vừa tròn 38 tuổi cho biết thêm rằng, nhờ lòng nhân ái của bà Eliane và Hội Từ Thiện của bà mà một Trung tâm Nhân đạo đang dần dần được hình thành tại khu vực giáo xứ Võng Phan của ngài. Dự án công trình này đã và đang thi công với kinh phí ban đầu khoảng 6 tỉ đồng, gồm 3 dãy nhà 2 tầng và khuôn viên tổng thể. Cơ sở vật chất phục vụ nhân đạo được cho là lớn nhất tại xã Tống Trân và các xã lân cận này sẽ phục vụ các mảng như chăm sóc người già, trẻ em, người khuyết tật và khám chữa bệnh cho mọi người, không phân biệt tôn giáo.
Nhận thấy những người dân trong vùng còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế chưa ổn định và nhiều người nghèo chết oan vì mắc bệnh, Cha Hải đã xin phép Toà Giám Mục Thái Bình mời các nữ tu Dòng Phaolô thuộc tình Dòng Đà Nẵng hiện diện và cùng với ngài phục vụ tại địa sở truyền giáo xa xôi hẻo lánh này. Khi công trình hoàn tất, Cha Hải sẽ bàn giao cho các Nữ tu là những người quản lý điều hành và phục vụ tại đây, tiếp tục công việc mà ngài đã khởi sự.
Soeur Maria Trần Thị Tính, phụ trách Cộng đoàn Phaolô Võng Phan, người đang chịu trách nhiệm dự án học bổng cho các em, đã cho biết Soeur đã trực tiếp cùng với Cha Hải đến tận gia đình các em, để hiểu biết hơn về hoàn cảnh của mỗi em, Soure hy vọng dự án học bổng này sẽ giúp cho các em được học hành đến nơi đến chốn để thoát khỏi cảnh đói nghèo và bệnh tật.
Ông Vinhsơn Nguyễn Bá Bộ, chủ tịch hội đồng mục vụ giáo xứ Võng Phan, nhận định rằng nếu giáo xứ Võng Phan không có Cha xứ và các Tu sĩ ở cùng để giúp đỡ thì mọi người dân ở đây vẫn mãi thiệt thòi và nghèo khổ cả về đời sống thiêng liêng, vật chất lẫn tinh thần.
Xin dâng về Chúa những tấm lòng nhân ái, những nghĩa cử rộng lượng để những kiếp người bần cùng được ấm lòng hơn. Xin dâng về Chúa những tâm huyết tận tình cho những người dân, là các Giáo sĩ và Tu sĩ của Giáo Hội. Xin dâng về Chúa những người dân khác chưa được diễm phúc may mắn hoặc chưa được biết đến trong cuộc sống hàng ngày ở nơi này nơi khác.
Nhìn những đứa trẻ non dại và thơ ngây, suốt ngày làm bạn với những cánh diều, quyển sách và tập viết bên đàn trâu, đàn bò; với những đàn vịt, những nương sắn và bãi ngô nơi triền đê thơ mộng của dòng sông Luộc-Hưng Yên, hay ở những vùng nông thôn khác hôm nay, chúng ta thử nghĩ về tương lai của một giáo xứ, một làng quê và một đất nước, hay một thế giới ngày mai?!
Lễ ''Ra Mùa'' thu hút người ngoài Công giáo đến Nhà Thờ viếng thăm
Đàm Nguyên
12:32 03/04/2008
HƯNG YÊN, Việt Nam – Trong những ngày cao điểm của Tuần Thánh, tại các nhà thờ Công Giáo miền bắc Việt Nam, không riêng gì các nhà thờ giáo xứ ở Thái Bình và Hưng Yên, nhiều lương dân, phật tử và cả các công chức nhà nước đã đến viếng thăm, tham dự hoặc tìm hiểu về những nét đẹp truyền thống của đạo Công Giáo.
Đặc biệt là phái đoàn gồm 25 người của Sở điện lực tỉnh Hưng Yên, hôm Thứ Bảy Tuần Thánh, đã tìm về nhà thờ giáo xứ Võng Phan ở huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên, để chào thăm Linh mục xứ, viếng thăm nhà thờ và các chặng Đàng Thánh Giá ở đây. Cha Đaminh Bùi Ngọc Hải, chánh xứ Võng Phan đã nói chuyện và chia sẻ những tâm tình, ý nghĩa và giáo lý căn bản của đạo Công Giáo cho phái đoàn.
Ngày Thứ Bảy Tuần Thánh, ngày mà cả Giáo Hội Công Giáo sống trong tâm tình của ngày đại thinh lặng để tưởng niệm Chúa Giêsu chịu an táng trong mồ; Ngày mà những người giáo dân trong các giáo xứ, nhất là vùng nông thôn, đi đến nhà thờ viếng Đàng Thánh Giá suốt buổi và xếp hàng nối tiếp nhau đến bên mồ táng xác Đức Giêsu để hôn kính chân Chúa; Cũng là ngày mà các Linh mục và Tu sĩ đang phục vụ tại các giáo xứ đều phải bộn bề những công việc chuẩn bị cho những nghi thức sắp diễn ra vào buổi chiều và ban đêm của Đêm Cực Thánh, vọng Phục Sinh.
Cha Hải chia sẻ với phái đoàn Sở Điện Lực rằng: “Sinh hoạt tôn giáo, hay nói cách cụ thể là hoạt động của mọi ki tô hữu thuộc Giáo Hội Công Giáo chúng tôi nhằm thực hiện điều Chúa Giêsu đã dậy là mến Chúa và yêu người, hay nói cách khác là phụng thờ Chúa và phục vụ tha nhân. Đó là thành tố thần thiêng và thánh thiện tạo nên bản chất hay căn tính của những người con Chúa, và khẳng định bản lĩnh kitô hữu của chúng tôi. Vì thế tôi mong muốn và cố gắng làm sao để nhiều người tìm hiểu và biết thật rõ những hoạt động của chúng tôi. Cụ thể như giáo xứ Võng Phan chúng tôi, song song với việc thờ phượng Chúa, chúng tôi đã rất tích cực tham gia và hỗ trợ các gia đình về phương pháp nuôi dậy con cái ở trong gia đình cũng như học đường. Trong các bài giảng của tôi và các buổi dậy giáo lý do các Sơ Phaolô phụ trách đều nhấn mạnh đến tinh thần thi đua mến Chúa yêu người, yêu bố mẹ, yêu thầy cô, yêu bạn bè….”.
Cha Hải nói tiếp với họ rằng: “Giáo xứ chúng tôi đã và đang phát học bổng cho 62 em học sinh giỏi con nhà nghèo (không phân biệt tôn giáo) mỗi em được nhận 350.000đồng mỗi tháng, và chúng tôi giúp các em cho đến hết đại học, và nếu em nào học cao hơn nữa, chúng tôi vẫn tiếp tục giúp đỡ. Lát nữa chúng tôi sẽ tặng 62 chiếc xe đạp cho mỗi em, mỗi chiếc xe trị giá 850.000đ, dự trù mỗi năm học chúng tôi chi khoảng 270 đến 300 triệu cho công việc khuyến học trong hai giáo khu là xứ Võng Phan và xứ Thụy Lôi. Nhất là chúng tôi đã có nhà máy lọc nước tinh khiết phục vụ hầu hết cho bà con tỉnh Hưng Yên và một số ở Thái Bình với giá tài trợ là 6000đ/1bình 20lit, ước chừng khoảng 2000 đến 2500 bình mỗi tháng. Và chúng tôi đang xây nhà trẻ, cô nhi viện, hướng nghiệp và phòng khám từ thiện dự trù khoảng 6 tỷ, đó là giá cách đây 7 tháng, bây giờ chắc khoảng 8 tỷ mới xong”.
Cha Hải nói vui rằng: “giá kể có nhiều người làm việc giống như nhà tu chúng tôi thì xã hội chúng ta thật là tuyệt vời”. Mọi người cười nói vui vẻ và rất tâm đắc thán phục. Sau đó vị linh mục của xứ Võng Phan, quản nhiệm xứ Thụy Lôi và xứ Tiên Chu ở tỉnh Hưng Yên, thuộc giáo phận Thái Bình, đã dẫn đưa phái đoàn vào trong nhà thờ, giới thiệu từng bức tượng trong nhà thờ, kèm theo những kiến thức giáo lý căn bản nhất mà họ có thể hiểu thêm được về đạo Công Giáo. Sau đó, ngài dẫn phái đoàn đi từng chặng Đàng Thánh Giá được đắp nổi xung quanh bên ngoài nhà thờ Võng Phan, giải thích cho họ và chụp hình lưu niệm với họ.
Cha Hải cho biết, rất nhiều phái đoàn đã đến tham dự những nghi thức tại nhà thờ Võng Phan, gần đây nhất là phái đoàn của trường chuyên Huyện Phù Cừ do các thầy cô tổ chức cho các em.
Riêng giáo xứ Tiên Chu cũng thuộc quyền quản nhiệm chánh xứ của cha Hải, được Đức Cha ban phép, Dòng Thánh Tâm Huế đã cử một linh mục và hai thầy về Tiên Chu để giúp mục vụ tại đây với quyền phó xứ cũng cử hành tam nhật vượt qua một cách trọng thể.
Nhờ khả năng ngoại giao của Cha xứ với kinh nghiệm từ khi còn giúp cho cha cố Vinc Mai Thành Sơn chánh xứ Cao xá, đây là năm thứ 4 ngài đã lo bữa tối thứ sáu và thứ bẩy tuần thánh. Riêng năm nay ngài đã chi 10.000.000đ để hội con đức mẹ lo cho gần 3000 xuất ăn vào tối Thứ Sáu và Thứ Bảy Tuần Thánh, với những chiếc bánh mỳ, bánh chưng, xôi, bánh rán, mỳ tôm… có nhiều bà già đã nói, từ bé đến giờ chúng con chưa được ăn những miếng xôi ngon như thế này bao giờ. Quả thực, với những nghi thức kéo dài từ buổi chiều đến đêm, người giáo dân nghèo vùng nông thôn có thể nhịn đói để được lắng nghe giảng dạy và tham dự trọn vẹn các buổi cầu nguyện, Cha Hải đã áp dụng lời Chúa đã dạy “chính các con hãy cho họ ăn”. Với tư cách là một mục tử, Cha Hải đã không chỉ cho giáo dân của mình ăn của thiêng liêng, tinh thần, mà còn cả vật chất nữa. Chẳng lạ gì khi dân gian thường nói câu “có thực mới vực được đạo”.
Những ngày lễ này, lương dân thường hiểu rằng “bên đạo làm lễ ra mùa” và kèm theo một niềm tin trong lòng họ rằng thời tiết sẽ không còn mưa lâm thâm và ẩm ướt nữa, trời sẽ quang đãng hơn, nếu có mưa thì ông Trời sẽ đổ những trận mưa rào trong chốc lát cho cây lúa tốt tươi, mùa nhãn bội thu và đàn cá đi tìm chỗ đẻ trứng.
Cũng được biết thêm, tại giáo xứ Tiên Chu, nơi Cha Hải giao cho Linh mục phó xứ Phêrô Nguyễn Thái Vạn giúp mục vụ, ở đây đã có một Tuần Thánh lịch sử, vì đã lôi kéo được hầu hết tất cả mọi người xưng tội và rước lễ, có nhiều người hàng chục năm chưa xưng tội và không bao giờ đi lễ thì nay đã trở về với Chúa. Những người giáo dân ở đây đã cùng nhau tổ chức những cuộc rước, những nghi thức bán phụng vụ thành công tốt đẹp, thu hút rất nhiều người lương dân sống xung quanh nhà thờ đến xem và tham dự. Có những người mang hương và nến vào gặp Cha hoặc Thầy để “dâng cúng Chúa”. Họ xin cầu bình an và mưa thuận nắng hoà, họ sống lại cùng tâm tình của số ít giáo dân ở đây trong lễ hội ra mùa hiếm thấy từ năm 1954 đến nay.
Đặc biệt là phái đoàn gồm 25 người của Sở điện lực tỉnh Hưng Yên, hôm Thứ Bảy Tuần Thánh, đã tìm về nhà thờ giáo xứ Võng Phan ở huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên, để chào thăm Linh mục xứ, viếng thăm nhà thờ và các chặng Đàng Thánh Giá ở đây. Cha Đaminh Bùi Ngọc Hải, chánh xứ Võng Phan đã nói chuyện và chia sẻ những tâm tình, ý nghĩa và giáo lý căn bản của đạo Công Giáo cho phái đoàn.
Ngày Thứ Bảy Tuần Thánh, ngày mà cả Giáo Hội Công Giáo sống trong tâm tình của ngày đại thinh lặng để tưởng niệm Chúa Giêsu chịu an táng trong mồ; Ngày mà những người giáo dân trong các giáo xứ, nhất là vùng nông thôn, đi đến nhà thờ viếng Đàng Thánh Giá suốt buổi và xếp hàng nối tiếp nhau đến bên mồ táng xác Đức Giêsu để hôn kính chân Chúa; Cũng là ngày mà các Linh mục và Tu sĩ đang phục vụ tại các giáo xứ đều phải bộn bề những công việc chuẩn bị cho những nghi thức sắp diễn ra vào buổi chiều và ban đêm của Đêm Cực Thánh, vọng Phục Sinh.
Cha Hải chia sẻ với phái đoàn Sở Điện Lực rằng: “Sinh hoạt tôn giáo, hay nói cách cụ thể là hoạt động của mọi ki tô hữu thuộc Giáo Hội Công Giáo chúng tôi nhằm thực hiện điều Chúa Giêsu đã dậy là mến Chúa và yêu người, hay nói cách khác là phụng thờ Chúa và phục vụ tha nhân. Đó là thành tố thần thiêng và thánh thiện tạo nên bản chất hay căn tính của những người con Chúa, và khẳng định bản lĩnh kitô hữu của chúng tôi. Vì thế tôi mong muốn và cố gắng làm sao để nhiều người tìm hiểu và biết thật rõ những hoạt động của chúng tôi. Cụ thể như giáo xứ Võng Phan chúng tôi, song song với việc thờ phượng Chúa, chúng tôi đã rất tích cực tham gia và hỗ trợ các gia đình về phương pháp nuôi dậy con cái ở trong gia đình cũng như học đường. Trong các bài giảng của tôi và các buổi dậy giáo lý do các Sơ Phaolô phụ trách đều nhấn mạnh đến tinh thần thi đua mến Chúa yêu người, yêu bố mẹ, yêu thầy cô, yêu bạn bè….”.
Cha Hải nói tiếp với họ rằng: “Giáo xứ chúng tôi đã và đang phát học bổng cho 62 em học sinh giỏi con nhà nghèo (không phân biệt tôn giáo) mỗi em được nhận 350.000đồng mỗi tháng, và chúng tôi giúp các em cho đến hết đại học, và nếu em nào học cao hơn nữa, chúng tôi vẫn tiếp tục giúp đỡ. Lát nữa chúng tôi sẽ tặng 62 chiếc xe đạp cho mỗi em, mỗi chiếc xe trị giá 850.000đ, dự trù mỗi năm học chúng tôi chi khoảng 270 đến 300 triệu cho công việc khuyến học trong hai giáo khu là xứ Võng Phan và xứ Thụy Lôi. Nhất là chúng tôi đã có nhà máy lọc nước tinh khiết phục vụ hầu hết cho bà con tỉnh Hưng Yên và một số ở Thái Bình với giá tài trợ là 6000đ/1bình 20lit, ước chừng khoảng 2000 đến 2500 bình mỗi tháng. Và chúng tôi đang xây nhà trẻ, cô nhi viện, hướng nghiệp và phòng khám từ thiện dự trù khoảng 6 tỷ, đó là giá cách đây 7 tháng, bây giờ chắc khoảng 8 tỷ mới xong”.
Cha Hải nói vui rằng: “giá kể có nhiều người làm việc giống như nhà tu chúng tôi thì xã hội chúng ta thật là tuyệt vời”. Mọi người cười nói vui vẻ và rất tâm đắc thán phục. Sau đó vị linh mục của xứ Võng Phan, quản nhiệm xứ Thụy Lôi và xứ Tiên Chu ở tỉnh Hưng Yên, thuộc giáo phận Thái Bình, đã dẫn đưa phái đoàn vào trong nhà thờ, giới thiệu từng bức tượng trong nhà thờ, kèm theo những kiến thức giáo lý căn bản nhất mà họ có thể hiểu thêm được về đạo Công Giáo. Sau đó, ngài dẫn phái đoàn đi từng chặng Đàng Thánh Giá được đắp nổi xung quanh bên ngoài nhà thờ Võng Phan, giải thích cho họ và chụp hình lưu niệm với họ.
Cha Hải cho biết, rất nhiều phái đoàn đã đến tham dự những nghi thức tại nhà thờ Võng Phan, gần đây nhất là phái đoàn của trường chuyên Huyện Phù Cừ do các thầy cô tổ chức cho các em.
Riêng giáo xứ Tiên Chu cũng thuộc quyền quản nhiệm chánh xứ của cha Hải, được Đức Cha ban phép, Dòng Thánh Tâm Huế đã cử một linh mục và hai thầy về Tiên Chu để giúp mục vụ tại đây với quyền phó xứ cũng cử hành tam nhật vượt qua một cách trọng thể.
Nhờ khả năng ngoại giao của Cha xứ với kinh nghiệm từ khi còn giúp cho cha cố Vinc Mai Thành Sơn chánh xứ Cao xá, đây là năm thứ 4 ngài đã lo bữa tối thứ sáu và thứ bẩy tuần thánh. Riêng năm nay ngài đã chi 10.000.000đ để hội con đức mẹ lo cho gần 3000 xuất ăn vào tối Thứ Sáu và Thứ Bảy Tuần Thánh, với những chiếc bánh mỳ, bánh chưng, xôi, bánh rán, mỳ tôm… có nhiều bà già đã nói, từ bé đến giờ chúng con chưa được ăn những miếng xôi ngon như thế này bao giờ. Quả thực, với những nghi thức kéo dài từ buổi chiều đến đêm, người giáo dân nghèo vùng nông thôn có thể nhịn đói để được lắng nghe giảng dạy và tham dự trọn vẹn các buổi cầu nguyện, Cha Hải đã áp dụng lời Chúa đã dạy “chính các con hãy cho họ ăn”. Với tư cách là một mục tử, Cha Hải đã không chỉ cho giáo dân của mình ăn của thiêng liêng, tinh thần, mà còn cả vật chất nữa. Chẳng lạ gì khi dân gian thường nói câu “có thực mới vực được đạo”.
Những ngày lễ này, lương dân thường hiểu rằng “bên đạo làm lễ ra mùa” và kèm theo một niềm tin trong lòng họ rằng thời tiết sẽ không còn mưa lâm thâm và ẩm ướt nữa, trời sẽ quang đãng hơn, nếu có mưa thì ông Trời sẽ đổ những trận mưa rào trong chốc lát cho cây lúa tốt tươi, mùa nhãn bội thu và đàn cá đi tìm chỗ đẻ trứng.
Cũng được biết thêm, tại giáo xứ Tiên Chu, nơi Cha Hải giao cho Linh mục phó xứ Phêrô Nguyễn Thái Vạn giúp mục vụ, ở đây đã có một Tuần Thánh lịch sử, vì đã lôi kéo được hầu hết tất cả mọi người xưng tội và rước lễ, có nhiều người hàng chục năm chưa xưng tội và không bao giờ đi lễ thì nay đã trở về với Chúa. Những người giáo dân ở đây đã cùng nhau tổ chức những cuộc rước, những nghi thức bán phụng vụ thành công tốt đẹp, thu hút rất nhiều người lương dân sống xung quanh nhà thờ đến xem và tham dự. Có những người mang hương và nến vào gặp Cha hoặc Thầy để “dâng cúng Chúa”. Họ xin cầu bình an và mưa thuận nắng hoà, họ sống lại cùng tâm tình của số ít giáo dân ở đây trong lễ hội ra mùa hiếm thấy từ năm 1954 đến nay.
Một ngày khám bệnh và phát thuốc trên sông nước Cần Thơ
Trà My
12:37 03/04/2008
CẦN THƠ - Vào lúc 22g tối ngày 29-03 đoàn khám phát thuốc từ thiện gồm 9 y bác sĩ cùng một số chị em dòng nữ Ðaminh Rosa Lima- miền Mẹ Vô Nhiễm đã rời tu viện Thủ Đức để hướng về họ đạo thánh Tôma thuộc giáo phận Cần Thơ.
4g00 xe đã dừng trước bến ghe. Hình ảnh cha xứ Phêrô Trần công Thắng và hai bác chèo ghe đã làm cho chúng tôi xúc động, vì đã đợi chờ từ lâu trong chuông sớm.
Cuộc hành trình lại tiếp tục trên ghe nước. Cái gió se lạnh của vùng sông, đã làm cho chúng tôi thấy thoải mái và dễ chịu hơn nhiều. Thánh lễ Chúa nhật II Phục Sinh, kính lòng thương xót Chúa, và bài Tin mừng hôm nay nói về sự hiện diện của thánh Tôma khi ông tận mắt nhìn và sờ vào những vết thương của Chúa. Thật là trùng khớp bổn đạo nơi đây cũng nhận thánh Tôma làm bổn mạng. Chúng tôi tham dự thánh lễ với giáo xứ thật trang nghiêm và sốt sáng trong ngày lễ này.
Giáo xứ có khoảng 1000 giáo dân, trong đó có 3 gia đình là người Khơme,… nỗi trăn trở của cha xứ là còn hơn 100 gia đình ngừơi Khơme chưa đón nhận niềm tin Kitô giáo.
Người dân ở đây hầu hết làm nghề nông, ngày hai buổi với công việc đồng áng thật vất vả và nặng nề. Chúng tôi đến là đang mùa thu hoạch lúa, họ cũng cố gắng thu xếp công việc đồng áng sớm để đi khám bệnh. Tinh thần tương thân tương ái của họ rất cao: người già, trẻ em, phụ nữ được khám bệnh trước… còn các đấng nam nhi thì phải sau cùng.
Với khoảng 500 bệnh nhân được khám và phát thuốc, 150 phần quà cho thiếu nhi là những quyển vở, cây viết tuy ít nhưng trong đó cũng là do những tấm lòng quảng đại của quý vị ân nhân chung tay góp về. Theo như các bác sĩ nhận định phần lớn họ mắc bệnh đau khớp và ghẻ ngứa do tiếp xúc với môi trường nước nhiều.
13g chúng tôi chia tay với cha xứ và cộng đoàn giáo xứ, Sr Andre đã thay lời cho nhóm cám ơn cha và bà con… đã cho chúng tôi có cơ hội để đến với miền sông nước này, đã tạo điều kiện để chúng tôi được gặp gỡ, được chia sẽ với hết mọi người trong tình yêu thương và phục vu.
Xin Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót thương chúc lành và ban bình an phục sinh của Ngài cho chúng ta luôn mãi.
4g00 xe đã dừng trước bến ghe. Hình ảnh cha xứ Phêrô Trần công Thắng và hai bác chèo ghe đã làm cho chúng tôi xúc động, vì đã đợi chờ từ lâu trong chuông sớm.
Cuộc hành trình lại tiếp tục trên ghe nước. Cái gió se lạnh của vùng sông, đã làm cho chúng tôi thấy thoải mái và dễ chịu hơn nhiều. Thánh lễ Chúa nhật II Phục Sinh, kính lòng thương xót Chúa, và bài Tin mừng hôm nay nói về sự hiện diện của thánh Tôma khi ông tận mắt nhìn và sờ vào những vết thương của Chúa. Thật là trùng khớp bổn đạo nơi đây cũng nhận thánh Tôma làm bổn mạng. Chúng tôi tham dự thánh lễ với giáo xứ thật trang nghiêm và sốt sáng trong ngày lễ này.
Giáo xứ có khoảng 1000 giáo dân, trong đó có 3 gia đình là người Khơme,… nỗi trăn trở của cha xứ là còn hơn 100 gia đình ngừơi Khơme chưa đón nhận niềm tin Kitô giáo.
Người dân ở đây hầu hết làm nghề nông, ngày hai buổi với công việc đồng áng thật vất vả và nặng nề. Chúng tôi đến là đang mùa thu hoạch lúa, họ cũng cố gắng thu xếp công việc đồng áng sớm để đi khám bệnh. Tinh thần tương thân tương ái của họ rất cao: người già, trẻ em, phụ nữ được khám bệnh trước… còn các đấng nam nhi thì phải sau cùng.
Với khoảng 500 bệnh nhân được khám và phát thuốc, 150 phần quà cho thiếu nhi là những quyển vở, cây viết tuy ít nhưng trong đó cũng là do những tấm lòng quảng đại của quý vị ân nhân chung tay góp về. Theo như các bác sĩ nhận định phần lớn họ mắc bệnh đau khớp và ghẻ ngứa do tiếp xúc với môi trường nước nhiều.
13g chúng tôi chia tay với cha xứ và cộng đoàn giáo xứ, Sr Andre đã thay lời cho nhóm cám ơn cha và bà con… đã cho chúng tôi có cơ hội để đến với miền sông nước này, đã tạo điều kiện để chúng tôi được gặp gỡ, được chia sẽ với hết mọi người trong tình yêu thương và phục vu.
Xin Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót thương chúc lành và ban bình an phục sinh của Ngài cho chúng ta luôn mãi.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Xuân Ra Đời - A Spring is born
Lm. Trần Cao Tường
12:29 03/04/2008
XUÂN RA ĐỜI - A Spring is born
Ảnh của Cao Tường
Rất trọng vọng, rất thơm tho, man mác
Rất phương phi, trên hết cả anh hoa
Xuân ra đời...
(Hàn Mặc Tử, Ra Đời)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền