Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:00 03/04/2017
40. MƯA SỢ TĂNG THUẾ
Nam Đường Lý Thăng hoàng đế khi còn tại vị thì dân chúng trăm bề khổ cực vì sưu cao thuế nặng.
Một năm nọ trời đại hạn, dân chúng cầu đảo xin mưa nhưng vẫn không có mưa, một hôm hoàng đế đang tổ chức yến tiệc xa hoa trong hoa viên, thì đột nhiên vùng ngoại ô của kinh đô trời đổ mưa rất lớn.
Lý Thăng hỏi các đại thần:
- “Hiện tại vùng ngoại ô đô thành đã có mưa, duy chỉ có ở kinh đô là không có mưa, lẽ nào ở trong ngục có ai đó bị tội oan nên phạm đến ý trời chăng ?
Giáo phường trưởng Thân Tiệm Cao cười nói:
- “Đó là vì mưa sợ tăng thuế, cho nên không dám tiến vào kinh thành ấy mà !”
Lý Thăng cười lớn, thế là ra lệnh bãi bỏ tất cả những thuế má bất hợp lý.
(Nam Đường thư)
Suy tư 40:
Mưa nắng chính là ân huệ mà Thiên Chúa ban miễn phí cho con người, con người và mọi tạo vật đều tự do dùng mà không sợ phải nộp thuế đồng nào.
Ân sủng của Thiên Chúa ban cho con người cũng hoàn toàn miễn phí.
Mưa nắng là ban cho thân xác, ân huệ thì ban cho linh hồn, hồn và xác của chúng ta đều được Thiên Chúa chăm lo cách chu đáo, chu đáo hơn tất cả mọi chính phủ, mọi đoàn thể trên thế giới chăm lo xoá đói giảm nghèo ...
Chúng ta có thấy điều đó để dâng lời cảm tạ ơn Ngài trong cuộc sống hay không, hay vì nóng một chút thì oán trách Thiên Chúa, mưa chút xíu thì kêu rên chịu không nổi với...ông trời.
Thiên Chúa là tình yêu, nên Ngài cũng muốn chúng ta lấy tình yêu để nhận ra tình yêu của Ngài trong nắng trong mưa hoặc khi trở trời sai gió...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Nam Đường Lý Thăng hoàng đế khi còn tại vị thì dân chúng trăm bề khổ cực vì sưu cao thuế nặng.
Một năm nọ trời đại hạn, dân chúng cầu đảo xin mưa nhưng vẫn không có mưa, một hôm hoàng đế đang tổ chức yến tiệc xa hoa trong hoa viên, thì đột nhiên vùng ngoại ô của kinh đô trời đổ mưa rất lớn.
Lý Thăng hỏi các đại thần:
- “Hiện tại vùng ngoại ô đô thành đã có mưa, duy chỉ có ở kinh đô là không có mưa, lẽ nào ở trong ngục có ai đó bị tội oan nên phạm đến ý trời chăng ?
Giáo phường trưởng Thân Tiệm Cao cười nói:
- “Đó là vì mưa sợ tăng thuế, cho nên không dám tiến vào kinh thành ấy mà !”
Lý Thăng cười lớn, thế là ra lệnh bãi bỏ tất cả những thuế má bất hợp lý.
(Nam Đường thư)
Suy tư 40:
Mưa nắng chính là ân huệ mà Thiên Chúa ban miễn phí cho con người, con người và mọi tạo vật đều tự do dùng mà không sợ phải nộp thuế đồng nào.
Ân sủng của Thiên Chúa ban cho con người cũng hoàn toàn miễn phí.
Mưa nắng là ban cho thân xác, ân huệ thì ban cho linh hồn, hồn và xác của chúng ta đều được Thiên Chúa chăm lo cách chu đáo, chu đáo hơn tất cả mọi chính phủ, mọi đoàn thể trên thế giới chăm lo xoá đói giảm nghèo ...
Chúng ta có thấy điều đó để dâng lời cảm tạ ơn Ngài trong cuộc sống hay không, hay vì nóng một chút thì oán trách Thiên Chúa, mưa chút xíu thì kêu rên chịu không nổi với...ông trời.
Thiên Chúa là tình yêu, nên Ngài cũng muốn chúng ta lấy tình yêu để nhận ra tình yêu của Ngài trong nắng trong mưa hoặc khi trở trời sai gió...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:02 03/04/2017
12. Cầu nguyện có thể làm thanh sạch linh hồn của con người, kiên vững đức tin, chiếu soi sự hiểu biết, thích thú tình yêu, thanh tâm quả dục, đuổi trừ lo buồn, tinh thần ngời sáng, thắng được cám dỗ, nhiệt tâm gấp bội, mở cửa Nước Trời.
(Thánh Peter Armengol)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Bản án bất công
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
22:01 03/04/2017
Chúa Nhật Lễ Lá, năm A
Is 50,4-7 Pl 2,6-11 Mt 26,14 – 27,66 hoặc Mt 27,11-57
Bản án bất công
Ngày hôm, Phụng vụ cho chúng ta thấy “ Đức Giêsu mạc khải Ngài là Đấng Thiên Sai. Tuy nhiên, Ngài là Đấng Thiên Sai đem an bình, hòa giải, Đấng Thiên Sai giầu lòng thương xót chứ không phải là Đấng Thiên Sai mang sự chinh chiến “. Đức Giêsu là Đấng Thiên Sai đem hòa bình cho nhân loại, nhưng thực tế, người Do Thái cứng lòng,đặc biệt những vị lãnh đạo tôn giáo, các Kinh sư, Biệt phái và Pharisêu lúc đó đã căm thù, ghen ghét Ngài vì Ngài không đi theo đường lối của họ…Do đó mới có bản án bất công…
Đọc Tin Mừng Nhất Lãm và Tin Mừng của Thánh Gioan chúng ta hiểu được thế nào sự can đảm của Đức Giêsu khi Ngài tiến vào Giêrusalem, vào Giêrusalem đồng nghĩa với việc chấp nhận cái chết. Chúa Giêsu phải can đảm sâu xa, mạnh mẽ khi tiến về Giêruasalem vào dịp lễ Vượt Qua. Ngài can đảm đến dộ anh hùng như Tin Mừng của Thánh Gioan giải thích :” Sắp đến lễ Vượt Qua, và rất nhiều người đi Giêrusalem…Họ đang tìm Đức Giêsu…và hỏi han nhau “ Bạn nghĩ thế nào, bạn nghĩ sao ? Chắc Ngài chẳng đến dự lễ đâu !”. Bọn tư tế và biệt phái đã ra lệnh : bất cứ ai biết Đức Giêsu ở đâu thì phải báo cáo ngay để họ bắt Ngài “ ( Ga 11,55-57 ). Chính vì thế, mọi người đều có quyền lo ngại cho Đức Giêsu khi Ngài cứ tiến vào thành Giêrusalem. Vậy, ý nghĩa sâu xa về việc Đức Giêsu đi vào Giêrusalem và cách thức dân chúng tung hô, đón tiếp Ngài ? Chúng ta hãy lắng nghe thánh Gioan diễn tả :” Đức Giêsu tìm thấy một con lừa và cỡi lên nó, đúng như lời Kinh Thánh dạy : Hỡi thành Sion, đừng sợ, này đây Vua ngươi đến, Ngài đang cỡi trên một chú lừa con “ ( Ga 12, 14-15 ). Chúa tiến vào thành, dân chúng trải áo trên đường, trẻ con, người lớn cầm trên tay những cành lá thiên tuế và reo lên :” Hosanna! Vạn tuế Đấng nhân danh Chúa mà đến ! Hoan hô Vua Israen ! “ ( Ga 12,13 ). Thánh Gioan lại kết thúc bài mô tả bằng cách khác thường :” Lúc đó các môn đệ Đức Giêsu chưa hiểu điều ấy, nhưng khi Đức Giêsu đã được tôn vinh, họ mới nhớ lại lời Thánh Kinh viết điều này về Ngài và chính họ đã thực hiện điều ấy cho Ngài “ ( Ga 12, 16 ).
Giacaria đã loan báo trước Đấng Mêsia sẽ cưỡi lừa tiến vào Giêrusalem. Giờ đây Chúa Giêsu đang thực hiện lời tiên báo của Giacaria. Ngài xác nhận Ngài là Đấng Mêsia và Ngài mạc khải cho biết sứ mệnh thiên sai của Ngài.Đức
Giêsu đã được dân chúng tung hô, reo hò mừng rỡ và sau đó, chính đám đông lại la hét, kết án Chúa Giêsu dù Ngài không có tội tình nào ! Dân chúng không hiểu biết gì chỉ nghe lời xúi giục của những lãnh đạo, các tư tế, thượng tế, ký lục , kỳ mục để hò hét, chống đối và lên án Chúa Giêsu. Phiên tòa được mở ra một cách vội vã dù rằng ai cũng biết Chúa Giêsu chẳng hề có tội gì. Thẩm phán của phiên tòa là ông Philatô, công tố viên là các thượng tế và kỳ mục, còn bị cáo là Chúa Giêsu. Dân chúng dự phiên tòa bất công này đều là những người được mua chuộc. Phiên tòa thật kỳ cục, là người công chính, thánh thiện lại bị xử như một tên tội đồ. Thay vì, tòa án phải tìm kiếm, phải bảo vệ sự thật nhưng thực tế vì ganh ghét, tỵ hiềm, hận thù, tư lợi, các thượng tế, kỳ mục đã toa rập cáo gian Chúa Giêsu . Vì sợ mất chức, mất quyền hành, mất địa vị, Philatô dù biết rõ Chúa Giêsu vô tội nhưng ông không dám bảo vệ Chúa. Bởi vì Philatô đang ngồi trên tòa xét xử thì bà vợ sai người đến nói với ông :” Ông đừng nhúng tay vào vụ người công chính ấy, vì hồi hôm, tôi phải khổ nhiều trong mộng vì người ấy “ ( Mt 27, 19 ) và “ Bởi ông đã biết là vì ganh tị mà họ đã nộp Ngài “ ( Mt 27, 18 ). Philatô hoàn toàn im lặng, đồng lõa với sự gian dối, không hề bênh vực Chúa Giêsu. Philatô đã lấy nước lã rửa tay trước mặt dân và nói :” Ta vô tội về máu người này; các người tự liệu lấy “ ( Mt 27, 24 ). Chính vì tư lợi và ghen ghét, Philatô đã bóp chết sự thật.Ông đã hèn nhát, vô liêm sỉ khi im lặng trước lời vu cáo của dân chúng. vÀ dân chúng đã bất công la hét, kết án, cáo gian, vu khống cho Chúa Giêsu.
Thật vậy, tòa án và bản án bất công đã được gán ghép cho Chúa Giêsu, nhưng Ngài đã im lặng vì yêu thương nhân loại và chấp nhận ý định của Thiên Chúa để cứu rỗi nhân loại, cứu độ con người.
Vâng, con người muôn thời vẫn còn những chuyện như thời Chúa Giêsu. Mỗi lần con người đó kỵ, hận thù, hiềm khích, đặt điều, nói xấu và kết tôi nhau là con người lại gán cho nhau những bản án bất công.
Hôm nay chúng ta cũng đang đón mừng một Đức Giêsu, Đấng Thiên Sai, Đấng Cứu Độ. Ngài muốn đi sâu vào tâm hồn chúng ta một cách đặc biệt trong Tuần Thánh này. Chính Đức Giêsu , Đấng Cứu Thế đang hiện diện giữa chúng ta ngay lúc này, tại đây khi chúng ta bắt đầu nghi thức rước lá.
Lạy Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ. Vạn tuế Đấng nhân danh Chúa mà đến ! Vạn tuế Đức Vua của Israen ! Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Chúa Giêsu đi vào thành thánh Giêrusalem để làm gì ?
2.Ngài đi bằng gì vào Giêrusalem ?
3.Dân chúng đã làm gì ?
4.Philatô có dám bênh vực Chúa Giêsu không ? Tại sao ?
5.Tuần Thánh nói gì cho chúng ta ?
Is 50,4-7 Pl 2,6-11 Mt 26,14 – 27,66 hoặc Mt 27,11-57
Bản án bất công
Ngày hôm, Phụng vụ cho chúng ta thấy “ Đức Giêsu mạc khải Ngài là Đấng Thiên Sai. Tuy nhiên, Ngài là Đấng Thiên Sai đem an bình, hòa giải, Đấng Thiên Sai giầu lòng thương xót chứ không phải là Đấng Thiên Sai mang sự chinh chiến “. Đức Giêsu là Đấng Thiên Sai đem hòa bình cho nhân loại, nhưng thực tế, người Do Thái cứng lòng,đặc biệt những vị lãnh đạo tôn giáo, các Kinh sư, Biệt phái và Pharisêu lúc đó đã căm thù, ghen ghét Ngài vì Ngài không đi theo đường lối của họ…Do đó mới có bản án bất công…
Đọc Tin Mừng Nhất Lãm và Tin Mừng của Thánh Gioan chúng ta hiểu được thế nào sự can đảm của Đức Giêsu khi Ngài tiến vào Giêrusalem, vào Giêrusalem đồng nghĩa với việc chấp nhận cái chết. Chúa Giêsu phải can đảm sâu xa, mạnh mẽ khi tiến về Giêruasalem vào dịp lễ Vượt Qua. Ngài can đảm đến dộ anh hùng như Tin Mừng của Thánh Gioan giải thích :” Sắp đến lễ Vượt Qua, và rất nhiều người đi Giêrusalem…Họ đang tìm Đức Giêsu…và hỏi han nhau “ Bạn nghĩ thế nào, bạn nghĩ sao ? Chắc Ngài chẳng đến dự lễ đâu !”. Bọn tư tế và biệt phái đã ra lệnh : bất cứ ai biết Đức Giêsu ở đâu thì phải báo cáo ngay để họ bắt Ngài “ ( Ga 11,55-57 ). Chính vì thế, mọi người đều có quyền lo ngại cho Đức Giêsu khi Ngài cứ tiến vào thành Giêrusalem. Vậy, ý nghĩa sâu xa về việc Đức Giêsu đi vào Giêrusalem và cách thức dân chúng tung hô, đón tiếp Ngài ? Chúng ta hãy lắng nghe thánh Gioan diễn tả :” Đức Giêsu tìm thấy một con lừa và cỡi lên nó, đúng như lời Kinh Thánh dạy : Hỡi thành Sion, đừng sợ, này đây Vua ngươi đến, Ngài đang cỡi trên một chú lừa con “ ( Ga 12, 14-15 ). Chúa tiến vào thành, dân chúng trải áo trên đường, trẻ con, người lớn cầm trên tay những cành lá thiên tuế và reo lên :” Hosanna! Vạn tuế Đấng nhân danh Chúa mà đến ! Hoan hô Vua Israen ! “ ( Ga 12,13 ). Thánh Gioan lại kết thúc bài mô tả bằng cách khác thường :” Lúc đó các môn đệ Đức Giêsu chưa hiểu điều ấy, nhưng khi Đức Giêsu đã được tôn vinh, họ mới nhớ lại lời Thánh Kinh viết điều này về Ngài và chính họ đã thực hiện điều ấy cho Ngài “ ( Ga 12, 16 ).
Giacaria đã loan báo trước Đấng Mêsia sẽ cưỡi lừa tiến vào Giêrusalem. Giờ đây Chúa Giêsu đang thực hiện lời tiên báo của Giacaria. Ngài xác nhận Ngài là Đấng Mêsia và Ngài mạc khải cho biết sứ mệnh thiên sai của Ngài.Đức
Giêsu đã được dân chúng tung hô, reo hò mừng rỡ và sau đó, chính đám đông lại la hét, kết án Chúa Giêsu dù Ngài không có tội tình nào ! Dân chúng không hiểu biết gì chỉ nghe lời xúi giục của những lãnh đạo, các tư tế, thượng tế, ký lục , kỳ mục để hò hét, chống đối và lên án Chúa Giêsu. Phiên tòa được mở ra một cách vội vã dù rằng ai cũng biết Chúa Giêsu chẳng hề có tội gì. Thẩm phán của phiên tòa là ông Philatô, công tố viên là các thượng tế và kỳ mục, còn bị cáo là Chúa Giêsu. Dân chúng dự phiên tòa bất công này đều là những người được mua chuộc. Phiên tòa thật kỳ cục, là người công chính, thánh thiện lại bị xử như một tên tội đồ. Thay vì, tòa án phải tìm kiếm, phải bảo vệ sự thật nhưng thực tế vì ganh ghét, tỵ hiềm, hận thù, tư lợi, các thượng tế, kỳ mục đã toa rập cáo gian Chúa Giêsu . Vì sợ mất chức, mất quyền hành, mất địa vị, Philatô dù biết rõ Chúa Giêsu vô tội nhưng ông không dám bảo vệ Chúa. Bởi vì Philatô đang ngồi trên tòa xét xử thì bà vợ sai người đến nói với ông :” Ông đừng nhúng tay vào vụ người công chính ấy, vì hồi hôm, tôi phải khổ nhiều trong mộng vì người ấy “ ( Mt 27, 19 ) và “ Bởi ông đã biết là vì ganh tị mà họ đã nộp Ngài “ ( Mt 27, 18 ). Philatô hoàn toàn im lặng, đồng lõa với sự gian dối, không hề bênh vực Chúa Giêsu. Philatô đã lấy nước lã rửa tay trước mặt dân và nói :” Ta vô tội về máu người này; các người tự liệu lấy “ ( Mt 27, 24 ). Chính vì tư lợi và ghen ghét, Philatô đã bóp chết sự thật.Ông đã hèn nhát, vô liêm sỉ khi im lặng trước lời vu cáo của dân chúng. vÀ dân chúng đã bất công la hét, kết án, cáo gian, vu khống cho Chúa Giêsu.
Thật vậy, tòa án và bản án bất công đã được gán ghép cho Chúa Giêsu, nhưng Ngài đã im lặng vì yêu thương nhân loại và chấp nhận ý định của Thiên Chúa để cứu rỗi nhân loại, cứu độ con người.
Vâng, con người muôn thời vẫn còn những chuyện như thời Chúa Giêsu. Mỗi lần con người đó kỵ, hận thù, hiềm khích, đặt điều, nói xấu và kết tôi nhau là con người lại gán cho nhau những bản án bất công.
Hôm nay chúng ta cũng đang đón mừng một Đức Giêsu, Đấng Thiên Sai, Đấng Cứu Độ. Ngài muốn đi sâu vào tâm hồn chúng ta một cách đặc biệt trong Tuần Thánh này. Chính Đức Giêsu , Đấng Cứu Thế đang hiện diện giữa chúng ta ngay lúc này, tại đây khi chúng ta bắt đầu nghi thức rước lá.
Lạy Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ. Vạn tuế Đấng nhân danh Chúa mà đến ! Vạn tuế Đức Vua của Israen ! Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Chúa Giêsu đi vào thành thánh Giêrusalem để làm gì ?
2.Ngài đi bằng gì vào Giêrusalem ?
3.Dân chúng đã làm gì ?
4.Philatô có dám bênh vực Chúa Giêsu không ? Tại sao ?
5.Tuần Thánh nói gì cho chúng ta ?
Tình yêu thanh khiết
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
22:16 03/04/2017
Lễ Lá
Tình yêu thanh khiết
Một trong những bức tranh nổi tiếng nhất của danh họa Rembrandt, người Hoà Lan, sống vào thế kỷ 17, đó là bức tranh "ba thập giá". Nhìn vào tác phẩm, ai cũng bị thu hút ngay vào trung tâm: giữa thập giá của hai người bất lương, thập giá của Chúa Giêsu nổi bật lung linh trong mầu nhiệm đau thương và cứu độ. Dưới chân thập giá là cả một đám đông, gương mặt nào cũng biểu lộ hận thù oán ghét...giữa nét đau khổ của hai tử tội, hận thù của đám đông là dung mạo Đấng Chịu Đóng Đinh hiền hòa chan chứa tình thương.
Tuần Thánh bắt đầu từ Chúa Nhật Lễ Lá. Cử hành phụng vụ hôm nay khởi sự bằng việc làm phép lá và đi kiệu lá. Cộng đoàn đi kiệu để tưởng niệm việc Chúa Cứu Thế khải hoàn tiến vào thành Giêrusalem. Ngay sau đó là Thánh Lễ tưởng niệm cuộc Khổ nạn, đặc biệt với việc đọc Bài Thương khó. Việc cử hành hôm nay với hai nhịp tương phản, mang hai sắc thái nghịch nhau : người Do thái tung hô Chúa Cứu Thế, ngập tràn tiếng reo vui, sau đó họ đòi lên án tử hình Người và cuộc thương khó đầy máu nước mắt.
Ôi nhân tình thế thái, sao mau đổi trắng thay đen!
Màu đen sự dữ, màu trắng tinh khôi bàng bạc trong bức tranh “ba thập giá” và cuộc thương khó.
1. Sắc đen sự dữ
Chìa khóa để đọc tất cả những sự vô lý, bất công, phi đạo đức trong vụ bắt và xét xử Chúa Giêsu là: quyền lực của tối tăm. Bốn sách Tin Mừng đều kể rằng Chúa Giêsu bị bắt ban đêm. Matthêu, Maccô và Gioan kể một đám người mang gươm giáo gậy gộc do các thượng tế, kỳ mục, Pharisêu sai đến. Thánh Luca lại nói có cả các thượng tế, lãnh binh Đền Thờ và kỳ mục ở trong bọn người mang gươm giáo gậy gộc. Trong đêm tối, đang khi Chúa Giêsu cầu nguyện thì giới lãnh đạo cao nhất của dân Do thái đã hội họp tại nhà thủ lãnh của họ, sai thuộc hạ đi bắt Chúa Giêsu theo sự hướng dẫn của Giuđa, người môn đệ phản Thầy. Họ ngồi chờ để kết án ngay trong đêm.Phiên họp ban đêm này do chính Caipha, chủ tịch Thuợng Hội Đồng chủ sự. Thánh Matthêu kể: “Các thượng tế và toàn thể Thượng Hội Đồng tìm chứng gian buộc tội Đức Giêsu để lên án tử hình” (Mt 26,59). Họ dùng chứng gian vu khống và xuyên tạc chụp mũ để kết án tử hình Đức Giêsu (Mt 26,60-61; Mc 14,59).
Trong bộ phim 12 giờ cuối cùng của Chúa Giêsu, nhà đạo diễn đã hoạ lại hình ảnh của đêm tối vườn Cây Dầu. Đó là đêm tối của đức tin và cũng là đêm tối của lòng người.
Bộ phim bắt đầu với cảnh Chúa Giêsu đưa các môn đệ lên núi cầu nguyện vào một đêm đen như bao đêm khác.Thế nhưng, đêm nay khác hẳn mọi đêm. Bóng tối của sự dữ phủ kín, bóng đêm của quyền lực Satan bao trùm. Đêm nay, bóng tối của sự dữ hoành hành. Đêm nay, quyền lực của Satan như muốn thống lãnh thế gian. Con người đã toa rập với Satan để giết hại Con Thiên Chúa. Đêm tối vườn Cây Dầu chỉ còn lại một mình Chúa cô đơn.
“Giuđa tới đó, dẫn một toán quân cùng đám thuộc hạ của các Thượng tế và nhóm Pharisiêu; họ mang theo đèn đuốc khí giới…” (Ga 18,3). Người ta phải sử dụng đèn, đuốc…chứng tỏ họ đang ở trong bóng tối. Họ sử dụng khí giới tức là tựa vào sức mạnh và quyền lực thế gian. Với những từ ngữ này, Thánh Gioan giới thiệu họ như là biểu tượng của sức mạnh thế gian và quyền lực bóng tối. Giữa bóng đêm của vườn Cây Dầu thấp thoáng những khuôn mặt hung tợn với gươm giáo gậy gộc, xâu xé tấm thân đơn độc của Chúa Giêsu. Bóng tối như tiếp tay cho những hành động lén lút, bắt giữ bất minh. Màn đêm đó cũng che kín lý trí của những người tham dự phiên tòa bóng tối. Tất cả mọi chứng cứ kết án đều nằm trong vòng tròn gian dối. Mọi sự vật lúc này như nhuốm một màu đen đồng lõa cho sự dữ. Màu đen của những tâm hồn đen tối che lấp luôn cả màu đen của bóng đêm âm u. Đây là đêm của hận thù. Đây là giờ của bóng tối. Đây là thời điểm của xấu xa ngự trị. Không ai còn có thể nhận ra được ánh sáng chân lý trong màu đen của ác tâm.
Và trong các giờ kế tiếp, bóng tối càng bao trùm. Chúa Giêsu càng lẻ loi cô độc hơn.
Kể từ khi Giuđa bước ra khỏi phòng Tiệc Ly thì trời tối đen. Giuđa lẩn vào bóng đêm với đôi tay đen đúa nhận lấy những đồng bạc là giá máu của Thầy mình. Thánh Gioan trình bày, Giuđa rõ ràng thực hiện công việc này dưới tác động của Satan. Khi Giuđa rời phòng Tiệc Ly, “lúc đó, trời đã tối” (Ga 13,30). Trời tối bên ngoài chưa quan trọng. Ở đây, trời tối trong tâm hồn Giuđa. Đối với Gioan, Giuđa trong hành động nộp Chúa Giêsu đã thật sự là hiện thân của quyền lực bóng tối, đối lại với Chúa Giêsu là ánh sáng tinh tuyền.
Giuđa khoác lên trái tim màu đen của tội lỗi qua nụ hôn phản bội.Từ đó, bóng tối của sự dữ đã bao trùm lên Thượng Hội Đồng từ Thượng tế Caipha đến các Luật sĩ và Kỳ mục. Bóng tối như đồng lõa và biện minh cho mọi âm mưu thâm độc của những người đại diện cho lề luật.
Những mảng đen được tô đậm lên trên bức tranh Tình Yêu Giêsu, không phải bằng những nét vẽ dịu dàng, những nét chấm phá đặc sắc nhưng là những vết màu ngoằn nghèo, vô lối. Tình Yêu Giêsu lúc này đang bị tàn phá theo từng vết đen xấu xa của đám đông. Bóng tối đã làm tất cả mờ ảo trong điên cuồng. Mọi âm mưu đã được trù tính cẩn mật. Mọi lý lẽ độc dữ đã được hoạch định. Mọi hành vi được thực hiện ngay trong bóng tối của thần chết. Cứ thế, từng mảng đen tội lỗi như được dịp trút hẳn xuống Đức Giêsu, như muốn nhuộm đen toàn bộ cuộc đời và tình yêu của Ngài bằng mọi cách và mọi phương tiện. Ngài bị cho là đồ mê ăn uống, là phường tội lỗi. Ngài bị liệt vào hàng trộm cướp, hàng nô lệ cùng đinh. Ngài bị xem là phường gian dối, tiên tri giả. Ngài bị kết án là quân nói lộng ngôn, phạm thượng. Ngài bị xử tử vì bị gán cho việc kích động phản loạn. Đám đông dân chúng, từ những tên đầy tớ mạt hạng đến những bậc vị vọng, từ những người quen biết đến cả khách thập phương không từ chối điều gì để bôi đen con người Đức Giêsu. Ngài đã bị nhúng xuống bùn nhơ của sự khinh miệt, phỉ báng. Ngài đã bị đày đọa tận cùng của kiếp làm người.(x. Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu qua tấm khăn liệm Turin, trang 252-253).Tình Yêu Giêsu đã bị tội lỗi nhân loại nhuộm đen màu tăm tối. Cuộc đời Chúa Giêsu đã bị dã tâm con người hủy hoại trong bóng đêm của sự bêu riếu, sỉ nhục và cái chết trần trụi thương đau. Nào ai có thể tin vào con người tàn tạ như thế! Còn ai có thể trông cậy vào con người yếu đuối bất lực này!!!
2. Sắc trắng thanh khiết
Tưởng chừng như bức tranh cuộc đời của Đức Giêsu chỉ là một vệt đen khiếp đảm với những ẩn tình vô lối mà nhân loại áp đặt lên chân dung Ngài. Nhưng thật nhẹ nhàng và linh động, Tình Yêu Giêsu như ngọn bút tài hoa đã gợi mở những nét vẽ thật diễm tuyệt. Tình Yêu sáng lên một màu trắng tinh khôi và mênh mang huyền ảo của trái tim thanh khiết trao ban đến tận cùng.
Tình Yêu ấy không mang một chút bợn nhơ của hận thù chia cắt nhưng lóng lánh sắc màu hồng tươi của Tình Yêu phục hồi và giải thoát. Tình Yêu ấy chấp nhận tất, dâng hiến tất cả để xóa đi mặc cảm tội lỗi của con người, cho con người cái nhìn mới của Thần Khí, cái nhìn của Thiên Chúa trong một tổng thể toàn vẹn và đưa con người đến với Tình Yêu sung mãn tuyệt hảo của Thiên Chúa. (x.sđd trang 254-255).
Màu đen sắc tối của con người đã được Tình Yêu Giêsu làm cho trắng tinh và trả lại sự trong sáng trong Sự Thật. Ngài đã đáp trả lại tất cả mọi bất công và hận thù bằng lòng bao dung tha thứ. Khổ đau của Thập Giá Đức Kitô không bao giờ là nỗi đau của hận thù, oán ghét mà luôn mang dáng đứng của tình yêu và sự khoan dung tha thứ. Trên thập giá, Chúa Giêsu đã cầu nguyện cùng Chúa Cha: “Xin Cha tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm”. Hơn thế nữa, Ngài công bố ơn cứu độ của Thiên Chúa ngay trên thập giá, lúc mà thế trần nhìn thấy Ngài trần trụi và yếu đuối nhất, khi Ngài ôm trọn con người tội lỗi trần gian qua hình ảnh tên gian phi biết cúi mình nhận ra Chân Lý: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng" (Lc 23,43). Đức Giêsu đã xóa màu đen ghê tởm của sự dữ trong lòng con người qua việc phục hồi giá trị của mỗi nhân vị và đưa nhân loại đến với Thiên Chúa qua Tình Yêu toàn tha của Ngài. Đức Giêsu đã dùng cạn hết mọi dấu chỉ của thế trần để biểu lộ Tình Yêu thâm sâu của Ngài cho chúng ta. Đó là màu trắng thanh khiết nhất và là ánh sáng đẹp nhất mà nhân trần này có thể chiêm ngưỡng.
3. Trắng đen trong lòng người.
Tiến bước theo Chúa Giêsu trong cuộc thương khó, chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng của lòng người, thấy sự tráo trở thay lòng đổi dạ, đổi trắng thay đen của nhân tình thế thái, chúng ta thấy bàng bạc một màu đen của những ý đồ xấu xa, những manh tâm gian ác và những hành vi tội lỗi thấp hèn và thấy sáng lên tình yêu thanh khiết của Đấng Cứu Độ.
Cuộc đời hôm nay vẫn còn đó những sắc tối của lòng người. Dòng đời hôm nay vẫn còn đó những con người công chính, lương thiện lại là nạn nhân của bất công, gian dối và tham lam. Biết bao người đã để cho bóng tối của lòng tham nổi loạn đến nổi sẵn sàng chà đạp và lường gạt nhau. Biết bao người vì lòng tham, vì tính ghen tương đố kỵ,vì thói tự mãn kiêu căng vẫn đang tìm cách làm khổ nhau và làm hại đời nhau. Bao lâu lòng người còn chất chưa những ý đồ bất chính, những thủ đoạn lừa lọc, những ích kỷ nhỏ nhen, bấy lâu vẫn còn đó những con người lương thiện bị đe doạ, bị hành hạ và bị loại trừ.
Con người thời nay vẫn nhân danh hạnh phúc của riêng mình để kết án tử cho người khác, nhất là các thai nhi vô tội. Họ giết người vô tội không cần bản án, không cần thẩm phán hay quan toà. Tử tội thai nhi đã bị giết, chỉ vì một bà mẹ không muốn sinh con. Cả xã hội từ ông bà, cha mẹ, họ hàng và các người hành nghề lương y đã sẵn sàng giết chết sự sống của một sinh linh không có khả năng tự vệ. Biết bao cha mẹ đã viện ra nhiều lý do để loại trừ những đứa con của mình cách dửng dưng vô cảm.
Điều ác và sự thiện cũng chỉ là sự khác biệt của hành động rút gươm “hãy xỏ gươm vào bao, vì tất cả những ai dùng gươm sẽ chết vì gươm” (Mt 26,52). Khi tất cả mọi lưỡi gươm được cất vào vỏ, sự thiện và thiên đàng đang ở giữa lòng thế giới. Khi thanh gươm được rút khỏi bao, nhân loại đang đắm chìm trong hỏa ngục của chính mình. Con người luôn muốn hành xử tất cả theo lối quyền uy và bạo lực của bóng tối. Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã dùng một phương cách kỳ lạ để cho con người thấy đâu là sự thật nhân loại cần hướng về. Qua Ngài, những cơn cuồng nộ của sự dữ, những bão táp của nhục hình, những tiếng thét hận thù như bị cuốn vào một lực hút vô hình của Tình Yêu thanh khiết. Sức của của tình yêu nơi Chúa Giêsu đã thâu tóm mọi sự xấu xa độc dữ của nhân loại và hóa giải tất cả để biến nên những giá trị mới của hiền lành, khiêm nhường và khoan dung.(x.sđd trang 258-260).
Chúa Giêsu không quỵ lụy, không riên xiết trong cuộc khổ nạn, nhưng Ngài luôn kiên cường và nhẫn nại để mời gọi và mở ra cho nhân loại một cái nhìn về chân lý, về tình yêu, về một Thiên Chúa yêu thương đến cùng. Chúa Giêsu không oán trách hay hận thù ai, Ngài vượt lên trên tất cả bằng tình thương tha thứ. Chúa Giêsu đã biểu lộ sức mạnh của tình yêu, sức mạnh của niềm tin và phó thác trọn vẹn cho Thiên Chúa. Chính sức mạnh tình yêu đã làm mọi chia rẽ được hàn gắn, mọi hận thù được xóa bỏ và mọi xa cách được nên hiệp nhất. Chúa Giêsu đã hợp nhất nhân loại trong trái tim rộng mở của Ngài, trái tim chỉ có tình yêu thanh khiết. Ngài nâng con người lên giá trị cao hơn trong sự kết hiệp với tình yêu Thiên Chúa, một tình yêu Nguyên Tuyền.
Ánh Sáng Tình Yêu chính là Ánh Sáng Phục Sinh. Ánh Sáng ấy không làm mờ đi bóng cây thập giá nhưng lại mang một ý nghĩa và sắc màu huyền diệu lung linh. Tin và bước theo Chúa Giêsu, chúng ta được tháp nhập vào tình yêu thanh khiết của Ngài, nhờ đó cuộc sống luôn có niềm vui bình an và hạnh phúc. Thánh Gioan đã đi trọn cuộc khổ nạn cùng với Chúa Giêsu và đã viết những lời thật đẹp, thật ý vị về Tình Yêu Chúa Giêsu: “Tình yêu cốt ở điều này: không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta. Anh em thân mến, nếu Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta như thế, chúng ta cũng phải yêu thương nhau.Thiên Chúa chưa ai được chiêm ngưỡng bao giờ.Nếu chúng ta yêu thương nhau, thì Thiên Chúa ở lại trong chúng ta, và tình yêu của Người nơi chúng ta mới nên hoàn hảo”. (1Ga 4,10-12).
Tình yêu thanh khiết
Tuần Thánh bắt đầu từ Chúa Nhật Lễ Lá. Cử hành phụng vụ hôm nay khởi sự bằng việc làm phép lá và đi kiệu lá. Cộng đoàn đi kiệu để tưởng niệm việc Chúa Cứu Thế khải hoàn tiến vào thành Giêrusalem. Ngay sau đó là Thánh Lễ tưởng niệm cuộc Khổ nạn, đặc biệt với việc đọc Bài Thương khó. Việc cử hành hôm nay với hai nhịp tương phản, mang hai sắc thái nghịch nhau : người Do thái tung hô Chúa Cứu Thế, ngập tràn tiếng reo vui, sau đó họ đòi lên án tử hình Người và cuộc thương khó đầy máu nước mắt.
Ôi nhân tình thế thái, sao mau đổi trắng thay đen!
Màu đen sự dữ, màu trắng tinh khôi bàng bạc trong bức tranh “ba thập giá” và cuộc thương khó.
1. Sắc đen sự dữ
Chìa khóa để đọc tất cả những sự vô lý, bất công, phi đạo đức trong vụ bắt và xét xử Chúa Giêsu là: quyền lực của tối tăm. Bốn sách Tin Mừng đều kể rằng Chúa Giêsu bị bắt ban đêm. Matthêu, Maccô và Gioan kể một đám người mang gươm giáo gậy gộc do các thượng tế, kỳ mục, Pharisêu sai đến. Thánh Luca lại nói có cả các thượng tế, lãnh binh Đền Thờ và kỳ mục ở trong bọn người mang gươm giáo gậy gộc. Trong đêm tối, đang khi Chúa Giêsu cầu nguyện thì giới lãnh đạo cao nhất của dân Do thái đã hội họp tại nhà thủ lãnh của họ, sai thuộc hạ đi bắt Chúa Giêsu theo sự hướng dẫn của Giuđa, người môn đệ phản Thầy. Họ ngồi chờ để kết án ngay trong đêm.Phiên họp ban đêm này do chính Caipha, chủ tịch Thuợng Hội Đồng chủ sự. Thánh Matthêu kể: “Các thượng tế và toàn thể Thượng Hội Đồng tìm chứng gian buộc tội Đức Giêsu để lên án tử hình” (Mt 26,59). Họ dùng chứng gian vu khống và xuyên tạc chụp mũ để kết án tử hình Đức Giêsu (Mt 26,60-61; Mc 14,59).
Trong bộ phim 12 giờ cuối cùng của Chúa Giêsu, nhà đạo diễn đã hoạ lại hình ảnh của đêm tối vườn Cây Dầu. Đó là đêm tối của đức tin và cũng là đêm tối của lòng người.
Bộ phim bắt đầu với cảnh Chúa Giêsu đưa các môn đệ lên núi cầu nguyện vào một đêm đen như bao đêm khác.Thế nhưng, đêm nay khác hẳn mọi đêm. Bóng tối của sự dữ phủ kín, bóng đêm của quyền lực Satan bao trùm. Đêm nay, bóng tối của sự dữ hoành hành. Đêm nay, quyền lực của Satan như muốn thống lãnh thế gian. Con người đã toa rập với Satan để giết hại Con Thiên Chúa. Đêm tối vườn Cây Dầu chỉ còn lại một mình Chúa cô đơn.
“Giuđa tới đó, dẫn một toán quân cùng đám thuộc hạ của các Thượng tế và nhóm Pharisiêu; họ mang theo đèn đuốc khí giới…” (Ga 18,3). Người ta phải sử dụng đèn, đuốc…chứng tỏ họ đang ở trong bóng tối. Họ sử dụng khí giới tức là tựa vào sức mạnh và quyền lực thế gian. Với những từ ngữ này, Thánh Gioan giới thiệu họ như là biểu tượng của sức mạnh thế gian và quyền lực bóng tối. Giữa bóng đêm của vườn Cây Dầu thấp thoáng những khuôn mặt hung tợn với gươm giáo gậy gộc, xâu xé tấm thân đơn độc của Chúa Giêsu. Bóng tối như tiếp tay cho những hành động lén lút, bắt giữ bất minh. Màn đêm đó cũng che kín lý trí của những người tham dự phiên tòa bóng tối. Tất cả mọi chứng cứ kết án đều nằm trong vòng tròn gian dối. Mọi sự vật lúc này như nhuốm một màu đen đồng lõa cho sự dữ. Màu đen của những tâm hồn đen tối che lấp luôn cả màu đen của bóng đêm âm u. Đây là đêm của hận thù. Đây là giờ của bóng tối. Đây là thời điểm của xấu xa ngự trị. Không ai còn có thể nhận ra được ánh sáng chân lý trong màu đen của ác tâm.
Và trong các giờ kế tiếp, bóng tối càng bao trùm. Chúa Giêsu càng lẻ loi cô độc hơn.
Kể từ khi Giuđa bước ra khỏi phòng Tiệc Ly thì trời tối đen. Giuđa lẩn vào bóng đêm với đôi tay đen đúa nhận lấy những đồng bạc là giá máu của Thầy mình. Thánh Gioan trình bày, Giuđa rõ ràng thực hiện công việc này dưới tác động của Satan. Khi Giuđa rời phòng Tiệc Ly, “lúc đó, trời đã tối” (Ga 13,30). Trời tối bên ngoài chưa quan trọng. Ở đây, trời tối trong tâm hồn Giuđa. Đối với Gioan, Giuđa trong hành động nộp Chúa Giêsu đã thật sự là hiện thân của quyền lực bóng tối, đối lại với Chúa Giêsu là ánh sáng tinh tuyền.
Giuđa khoác lên trái tim màu đen của tội lỗi qua nụ hôn phản bội.Từ đó, bóng tối của sự dữ đã bao trùm lên Thượng Hội Đồng từ Thượng tế Caipha đến các Luật sĩ và Kỳ mục. Bóng tối như đồng lõa và biện minh cho mọi âm mưu thâm độc của những người đại diện cho lề luật.
Những mảng đen được tô đậm lên trên bức tranh Tình Yêu Giêsu, không phải bằng những nét vẽ dịu dàng, những nét chấm phá đặc sắc nhưng là những vết màu ngoằn nghèo, vô lối. Tình Yêu Giêsu lúc này đang bị tàn phá theo từng vết đen xấu xa của đám đông. Bóng tối đã làm tất cả mờ ảo trong điên cuồng. Mọi âm mưu đã được trù tính cẩn mật. Mọi lý lẽ độc dữ đã được hoạch định. Mọi hành vi được thực hiện ngay trong bóng tối của thần chết. Cứ thế, từng mảng đen tội lỗi như được dịp trút hẳn xuống Đức Giêsu, như muốn nhuộm đen toàn bộ cuộc đời và tình yêu của Ngài bằng mọi cách và mọi phương tiện. Ngài bị cho là đồ mê ăn uống, là phường tội lỗi. Ngài bị liệt vào hàng trộm cướp, hàng nô lệ cùng đinh. Ngài bị xem là phường gian dối, tiên tri giả. Ngài bị kết án là quân nói lộng ngôn, phạm thượng. Ngài bị xử tử vì bị gán cho việc kích động phản loạn. Đám đông dân chúng, từ những tên đầy tớ mạt hạng đến những bậc vị vọng, từ những người quen biết đến cả khách thập phương không từ chối điều gì để bôi đen con người Đức Giêsu. Ngài đã bị nhúng xuống bùn nhơ của sự khinh miệt, phỉ báng. Ngài đã bị đày đọa tận cùng của kiếp làm người.(x. Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu qua tấm khăn liệm Turin, trang 252-253).Tình Yêu Giêsu đã bị tội lỗi nhân loại nhuộm đen màu tăm tối. Cuộc đời Chúa Giêsu đã bị dã tâm con người hủy hoại trong bóng đêm của sự bêu riếu, sỉ nhục và cái chết trần trụi thương đau. Nào ai có thể tin vào con người tàn tạ như thế! Còn ai có thể trông cậy vào con người yếu đuối bất lực này!!!
2. Sắc trắng thanh khiết
Tưởng chừng như bức tranh cuộc đời của Đức Giêsu chỉ là một vệt đen khiếp đảm với những ẩn tình vô lối mà nhân loại áp đặt lên chân dung Ngài. Nhưng thật nhẹ nhàng và linh động, Tình Yêu Giêsu như ngọn bút tài hoa đã gợi mở những nét vẽ thật diễm tuyệt. Tình Yêu sáng lên một màu trắng tinh khôi và mênh mang huyền ảo của trái tim thanh khiết trao ban đến tận cùng.
Tình Yêu ấy không mang một chút bợn nhơ của hận thù chia cắt nhưng lóng lánh sắc màu hồng tươi của Tình Yêu phục hồi và giải thoát. Tình Yêu ấy chấp nhận tất, dâng hiến tất cả để xóa đi mặc cảm tội lỗi của con người, cho con người cái nhìn mới của Thần Khí, cái nhìn của Thiên Chúa trong một tổng thể toàn vẹn và đưa con người đến với Tình Yêu sung mãn tuyệt hảo của Thiên Chúa. (x.sđd trang 254-255).
Màu đen sắc tối của con người đã được Tình Yêu Giêsu làm cho trắng tinh và trả lại sự trong sáng trong Sự Thật. Ngài đã đáp trả lại tất cả mọi bất công và hận thù bằng lòng bao dung tha thứ. Khổ đau của Thập Giá Đức Kitô không bao giờ là nỗi đau của hận thù, oán ghét mà luôn mang dáng đứng của tình yêu và sự khoan dung tha thứ. Trên thập giá, Chúa Giêsu đã cầu nguyện cùng Chúa Cha: “Xin Cha tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm”. Hơn thế nữa, Ngài công bố ơn cứu độ của Thiên Chúa ngay trên thập giá, lúc mà thế trần nhìn thấy Ngài trần trụi và yếu đuối nhất, khi Ngài ôm trọn con người tội lỗi trần gian qua hình ảnh tên gian phi biết cúi mình nhận ra Chân Lý: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng" (Lc 23,43). Đức Giêsu đã xóa màu đen ghê tởm của sự dữ trong lòng con người qua việc phục hồi giá trị của mỗi nhân vị và đưa nhân loại đến với Thiên Chúa qua Tình Yêu toàn tha của Ngài. Đức Giêsu đã dùng cạn hết mọi dấu chỉ của thế trần để biểu lộ Tình Yêu thâm sâu của Ngài cho chúng ta. Đó là màu trắng thanh khiết nhất và là ánh sáng đẹp nhất mà nhân trần này có thể chiêm ngưỡng.
3. Trắng đen trong lòng người.
Tiến bước theo Chúa Giêsu trong cuộc thương khó, chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng của lòng người, thấy sự tráo trở thay lòng đổi dạ, đổi trắng thay đen của nhân tình thế thái, chúng ta thấy bàng bạc một màu đen của những ý đồ xấu xa, những manh tâm gian ác và những hành vi tội lỗi thấp hèn và thấy sáng lên tình yêu thanh khiết của Đấng Cứu Độ.
Cuộc đời hôm nay vẫn còn đó những sắc tối của lòng người. Dòng đời hôm nay vẫn còn đó những con người công chính, lương thiện lại là nạn nhân của bất công, gian dối và tham lam. Biết bao người đã để cho bóng tối của lòng tham nổi loạn đến nổi sẵn sàng chà đạp và lường gạt nhau. Biết bao người vì lòng tham, vì tính ghen tương đố kỵ,vì thói tự mãn kiêu căng vẫn đang tìm cách làm khổ nhau và làm hại đời nhau. Bao lâu lòng người còn chất chưa những ý đồ bất chính, những thủ đoạn lừa lọc, những ích kỷ nhỏ nhen, bấy lâu vẫn còn đó những con người lương thiện bị đe doạ, bị hành hạ và bị loại trừ.
Con người thời nay vẫn nhân danh hạnh phúc của riêng mình để kết án tử cho người khác, nhất là các thai nhi vô tội. Họ giết người vô tội không cần bản án, không cần thẩm phán hay quan toà. Tử tội thai nhi đã bị giết, chỉ vì một bà mẹ không muốn sinh con. Cả xã hội từ ông bà, cha mẹ, họ hàng và các người hành nghề lương y đã sẵn sàng giết chết sự sống của một sinh linh không có khả năng tự vệ. Biết bao cha mẹ đã viện ra nhiều lý do để loại trừ những đứa con của mình cách dửng dưng vô cảm.
Điều ác và sự thiện cũng chỉ là sự khác biệt của hành động rút gươm “hãy xỏ gươm vào bao, vì tất cả những ai dùng gươm sẽ chết vì gươm” (Mt 26,52). Khi tất cả mọi lưỡi gươm được cất vào vỏ, sự thiện và thiên đàng đang ở giữa lòng thế giới. Khi thanh gươm được rút khỏi bao, nhân loại đang đắm chìm trong hỏa ngục của chính mình. Con người luôn muốn hành xử tất cả theo lối quyền uy và bạo lực của bóng tối. Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã dùng một phương cách kỳ lạ để cho con người thấy đâu là sự thật nhân loại cần hướng về. Qua Ngài, những cơn cuồng nộ của sự dữ, những bão táp của nhục hình, những tiếng thét hận thù như bị cuốn vào một lực hút vô hình của Tình Yêu thanh khiết. Sức của của tình yêu nơi Chúa Giêsu đã thâu tóm mọi sự xấu xa độc dữ của nhân loại và hóa giải tất cả để biến nên những giá trị mới của hiền lành, khiêm nhường và khoan dung.(x.sđd trang 258-260).
Chúa Giêsu không quỵ lụy, không riên xiết trong cuộc khổ nạn, nhưng Ngài luôn kiên cường và nhẫn nại để mời gọi và mở ra cho nhân loại một cái nhìn về chân lý, về tình yêu, về một Thiên Chúa yêu thương đến cùng. Chúa Giêsu không oán trách hay hận thù ai, Ngài vượt lên trên tất cả bằng tình thương tha thứ. Chúa Giêsu đã biểu lộ sức mạnh của tình yêu, sức mạnh của niềm tin và phó thác trọn vẹn cho Thiên Chúa. Chính sức mạnh tình yêu đã làm mọi chia rẽ được hàn gắn, mọi hận thù được xóa bỏ và mọi xa cách được nên hiệp nhất. Chúa Giêsu đã hợp nhất nhân loại trong trái tim rộng mở của Ngài, trái tim chỉ có tình yêu thanh khiết. Ngài nâng con người lên giá trị cao hơn trong sự kết hiệp với tình yêu Thiên Chúa, một tình yêu Nguyên Tuyền.
Ánh Sáng Tình Yêu chính là Ánh Sáng Phục Sinh. Ánh Sáng ấy không làm mờ đi bóng cây thập giá nhưng lại mang một ý nghĩa và sắc màu huyền diệu lung linh. Tin và bước theo Chúa Giêsu, chúng ta được tháp nhập vào tình yêu thanh khiết của Ngài, nhờ đó cuộc sống luôn có niềm vui bình an và hạnh phúc. Thánh Gioan đã đi trọn cuộc khổ nạn cùng với Chúa Giêsu và đã viết những lời thật đẹp, thật ý vị về Tình Yêu Chúa Giêsu: “Tình yêu cốt ở điều này: không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta. Anh em thân mến, nếu Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta như thế, chúng ta cũng phải yêu thương nhau.Thiên Chúa chưa ai được chiêm ngưỡng bao giờ.Nếu chúng ta yêu thương nhau, thì Thiên Chúa ở lại trong chúng ta, và tình yêu của Người nơi chúng ta mới nên hoàn hảo”. (1Ga 4,10-12).
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay 02/04/2017
VietCatholic Network
17:22 03/04/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- ĐTC viếng thăm giáo phận Carpi, bắc Italia.
2- ĐTC kêu gọi bỏ thành kiến giữa Công Giáo - Tin Lành.
.
3- ĐTC khích lệ việc cho tiền những người ăn xin, ĐGM Thomas Tobin ở Mỹ lại nói: “Đừng…”
4 - ĐTC kêu gọi các linh mục thực thi đức bác ái.
5- Một phụ nữ từng đoạt giải thưởng Ratzinger sẽ viết bài suy niệm cho 14 chặng đàng thánh giá tại hí trường Côlôsê.
6- 300 người khuyết tật thuộc TGP Paris hành hương Đức Mẹ Mân Côi tại Lộ Đức.
7- Cảnh sát Pháp lục soát văn phòng TGP Lyon, Pháp quốc.
8- Chính quyền Liêu Ninh - Trung Hoa lúng túng, một linh mục bị giam hàng tháng mà chưa kết án được.
9- Trẻ em Yemen không được đi học.
10- Giải “Phụ Nữ Quốc Tế Quả Cảm” được phát cho Mẹ Nấm đang bị giam giữ.
11- Thánh ca Mùa Chay: Nước Mắt Chiều Canvê.
Sau đây là phần tin chi tiết:
- Đức Thánh Cha viếng thăm giáo phận Carpi, bắc Italia.
Hôm Chúa Nhật mồng 2 tháng Tư, ĐTC đã viếng thăm giáo phận Carpi, Italia từng bị động đất, và mời gọi các tín hữu đừng để sầu muộn thất bại đè bẹp, trái lại tín thác và hy vọng nơi Chúa và trỗi dậy, như Ngài đã cho ông Lazzaro sống lại.
Có khoảng 40 ngàn tín hữu đến đón rước ĐTC tại Quảng trường Tử Đạo, trước nhà thờ chính tòa giáo phận, mới được tái thánh hiến sau trận động đất. Trong bài giảng thánh lễ tại đây, ĐTC đã quảng diễn bài Tin Mừng theo thánh Gioan thuật lại phép lạ Chúa Giêsu cho ông Lazzaro đã chết 4 ngày được sống lại, và rút ra những bài học hy vọng tin tưởng cho các tín hữu ở trong hoàn cảnh đau thương và tuyệt vọng.
Ngài nói: “Giữa cảnh thất vọng đau buồn chung vì cái chết của Lazzaro, Chúa Giêsu không để cho mình bị buồn sầu chế ngự. Tuy cũng đau buồn, nhưng Ngài yêu cầu mọi người hãy tin tưởng vững vàng; Chúa không khép mình trong than khóc, nhưng Ngài cảm động và lên đường tiến về ngôi mộ… Chung quanh ngôi mộ ấy, xảy ra một cuộc gặp gỡ - đụng độ lớn. Một đàng có một sự thất vọng lớn, sự bấp bênh trong đời sống luân lý của chúng ta, phải trải qua lo lắng vì cái chết, thường cảm thấy thất bại, tăm tối nội tâm dường như không thể vượt qua nổi. Nhưng đàng khác có hy vọng chiến thắng sự chết và sự ác, và có một danh xưng đó là Chúa Giêsu. Chúa không mang lại một chút an sinh hoặc một liều thuốc nào có thể làm cho cuộc sống chúng ta được kéo dài, nhưng Ngài tuyên bố: “Tôi là sự sống lại và là sự sống; ai tin tôi, thì dù có chết cũng sẽ sống” (v.25).
Và ĐTC kết luận rằng: Chúng ta hãy cầu xin ơn được trở thành chứng nhân sự sống trong thế giới này, một thế giới đang khao khát sự sống, trở thành những chứng nhân khơi dậy và phục hồi niềm hy vọng nơi Thiên Chúa trong các tâm hồn mỏi mệt và bị buồn sầu đè nặng. Lời loan báo của chúng ta là niềm vui của Chúa hằng sống, ngày nay Chúa vẫn còn nói như đã nói với ngôn sứ Ezechiel: “Này đây, ta mở các ngôi mộ của các ngươi, hỡi dân Ta, Ta sẽ đưa các ngươi ra khỏi các ngôi mộ của các ngươi!”
Tưởng cũng nên biết, giáo phận Carpi chỉ có 117 ngàn tín hữu Công Giáo, 39 giáo xứ với 60 Linh mục. Cách đây gần 5 năm, miền này bị động đất nặng làm cho 30 người chết, nhiều nhà cửa, thánh đường bị tàn phá.
- ĐTC kêu gọi bỏ thành kiến giữa Công Giáo - Tin Lành.
ĐTC chào mừng Hội nghị về đề tài ”Luther 500 năm sau” và gọi đây là một sự kiện không thể có được cách đây ít lâu. Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 31/3/2017, dành cho 150 học giả quốc tế tham dự Hội nghị do Ủy ban Tòa Thánh về khoa sử học tổ chức từ ngày 29/3/2017 về đề tài “Luther 500 năm sau. Đọc lại cuộc cải cách của Luther trong bối cảnh lịch sử Giáo Hội”.
Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nói: “Các tín hữu Tin Lành và Công Giáo cùng nói về Luther do sáng kiến của một cơ quan Tòa Thánh, một Hội nghị như vậy là điều không thể tưởng tượng được cách đây ít lâu. Nhưng ở đây chúng ta động chạm một cách cụ thể những thành quả hoạt động của Chúa Thánh Linh, Đấng vượt lên trên mọi biên giới và biến những xung đột thành cơ hội để tăng trưởng trong tình hiệp thông”.
ĐTC vui mừng vì Hội nghị kỷ niệm này mang lại cơ hội cho các học giả đến từ nhiều tổ chức cùng nhìn các biến cố lịch sử, đào sâu về con người của Luther và sự phê bình của ông chống lại Giáo Hội thời ấy, cũng như chức vụ Giáo Hoàng; những điều ấy chắc chắn sẽ góp phần vượt thắng bầu không khí nghi kỵ và cạnh tranh nhau, đã kéo dài quá lâu trong tương quan giữa hai bên. Và ĐTC khẳng định rằng: “Tất cả chúng ta đều biết là không thể thay đổi quá khứ, nhưng 50 năm sau cuộc đối thoại đại kết giữa Công Giáo và Tin lành, chúng ta có thể thực hiện một sự thanh tẩy ký ức, để có thể kể lại lịch sử một cách khác, không mang vết tích oán hận vì những vết thương đã phải chịu, làm cho sự nhận xét về nhau bị lệch lạc”.
- ĐTC khích lệ việc cho tiền những người ăn xin, Đức Giám Mục Thomas Tobin ở Mỹ lại nói: “Đừng…”
Một tháng sau khi ĐTC Phanxicô khích lệ việc cho tiền những người vô gia cư, một giám mục Hoa Kỳ ở Rhode Island đã đưa ra 3 lý do để “đừng cho”. ĐTC Phanxicô đã được một tạp chí Ý phỏng vấn vào tháng trước, với câu hỏi là: liệu có nên cho tiền những người khất thực ăn xin trên đường phố không? ĐTC trả lời rằng, có nhiều lập luận để biện minh cho việc đừng cho tiền những người đáng thương này, chẳng hạn như người ta lo ngại rằng người đó sẽ chỉ mua rượu uống mà thôi. Nhưng Đức Thánh Cha nói: “Giúp đỡ người khác luôn luôn là đúng…”
Hôm thứ Ba 28 tháng Ba, Đức GM Thomas Tobin của giáo phận Providence của Rhode Island đã đăng một bài trên Facebook có tựa đề “Ba lý do đừng nên cho tiền những người khất thực”. Phát ngôn viên của ĐC Tobin cho biết bài viết này là nhằm đóng góp vào cuộc tranh luận gần đây tại địa phương về vấn đề này, chứ không phải là đối kháng lại những gì Đức Giáo Hoàng đã nói. Trước hết, ĐC Tobin bày tỏ lo ngại về an toàn cho những người khất thực khi họ đứng trên lề đường hay vỉa hè yêu cầu giúp đỡ. Thứ hai, ngài lo ngại lòng quảng đại của nhiều người có thể bị những người không trung thực lợi dụng cho những nhu cầu không chính đáng. Thứ ba, hành động bố thí có thể hạ thấp nhân phẩm của người khất thực.
ĐC Tobin viết: “Mặc dù nó có thể làm cho nhiều người trong chúng ta cảm thấy vui vì giúp được một người, trên thực tế nó duy trì một lối sống rất không lành mạnh và hạ thấp phẩm giá con người. Cộng đồng của chúng ta có các phương tiện hợp pháp và có các cơ cấu giúp đỡ người nghèo và những người gặp khó khăn. Chúng ta nên ủng hộ những tổ chức đó.”
- Đức Thánh Cha kêu gọi các linh mục thực thi đức bác ái.
ĐTC kêu gọi các linh mục thực thi đức bác ái mục tử, yêu mến Chúa hết lòng, vượt thắng cá nhân chủ nghĩa và có tinh thần hy sinh từ bỏ. Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong buổi tiếp kiến sáng hôm mồng 1/4/2017 dành cho 160 người thuộc ban giám đốc, các linh mục sinh viên và cựu sinh viên Học viện Giáo Hoàng Tây Ban Nha tại Roma, nhân dịp kỷ niệm 125 năm thành lập Học Viện này.
Lên tiếng trong dịp này, ĐTC đã quảng diễn ý nghĩa lời Chúa Giêsu trả lời cho một thầy Lêvi: “Con hãy yêu mến Chúa hết lòng, hết linh hồn và hết sức lực” (Mc 12,30), và ngài rút ra những kết luận thực hành: đức bác ái mục tử đòi chúng ta phải đi ra ngoài, gặp gỡ tha nhân, cảm thông, đón nhận và thành tâm tha thứ cho họ. Nhưng không thể có sự tăng trưởng trong bác ái nếu sống trong cô độc. Vì thế, Chúa kêu gọi chúng ta họp thành một cộng đoàn, để đức bác ái tụ tập tất cả các linh mục trong mối liên hệ đặc biệt của sứ vụ và tình huynh đệ”.
ĐTC nhắc nhở rằng việc đào tạo một linh mục không thể chỉ có tính chất trí thức, học vấn, lấy bằng cấp, tuy nó cũng rất quan trọng và cần thiết. Việc đào tạo ấy phải là một tiến trình toàn diện, bao trùm mọi khía cạnh trong cuộc sống, và giúp chúng ta xích lại gần Thiên Chúa và tha nhân. Sau cùng, ĐTC nhắn nhủ các LM đừng hài lòng vì có một cuộc sống ngăn nắp, thoải mái, không phải lo lắng gì; cần từ bỏ những gì dư thừa để giúp đỡ những người túng thiếu và yếu đuối.
- Một phụ nữ từng đoạt giải thưởng Ratzinger sẽ viết bài suy niệm cho 14 chặng đàng thánh giá tại hí trường Côlôsê.
Nhà thần học Anne Marie Pelletier, người Pháp, từng đoạt giải Ratzinger là tác giả của những bài suy niệm 14 chặng đàng thánh giá tại hí trường Côlôsê vào ngày thứ Sáu Tuần Thánh năm nay. Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết như trên hôm thứ Sáu 31 tháng Ba.
Theo chương trình, lúc 5 giờ chiều Thứ Sáu Tuần Thánh 14 tháng Tư, ĐTC sẽ chủ sự nghi thức Tôn Vinh Thánh Giá, tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa ở Đền Thờ Thánh Phêrô. Sau đó, lúc 9.15 phút tối cùng ngày, ĐTC sẽ chủ sự buổi đi đàng Thánh Giá trọng thể tại hí trường Côlôsê.
Bà Pelletier là một giáo dân, sinh năm 1946, đã lập gia đình và có ba người con. Bà đã dành cả cuộc đời của mình trong việc nghiên cứu, biên soạn một loạt các tác phẩm thần học và triết học, và đã dành được nhiều giải thưởng đáng kinh ngạc, bao gồm giải thưởng Ratzinger năm 2014 về Thần học. Bà là người phụ nữ đầu tiên nhận được giải thưởng này.
Những bài suy niệm cho 14 chặng đàng thánh giá tại hí trường Côlôsê luôn được chú ý rộng rãi trên toàn thế giới vì sự phong phú của những suy tư thần học.
- 300 người khuyết tật thuộc TGP Paris hành hương Đức Mẹ Mân Côi tại Lộ Đức.
Từ đầu tháng 4/2017, các trường học vùng Paris được nghỉ lễ Phục Sinh trong vòng hai tuần lễ. Vào các năm lẻ như năm nay, Mục vụ Y tế của TGP Paris phối hợp với Hội đoàn ABIIB tổ chức hành hương Lộ Đức, dành cho khoảng 300 người khuyết tật. Năm nay, Đức Ông Benoist de Sinety, Tổng đại diện Giáo phận Paris cùng với 15 linh mục, các bác sĩ, y tá Công Giáo và khoảng 500 người thiện nguyện đồng hành với các người khuyết tật trong cuộc Hành hương Mân côi.
Trong 6 ngày hành hương, đoàn hành hương dự Thánh lễ tại Nguyện đường Sainte Bernadette, Saint Joseph, Saint Pie X và hang đá Massabielle. Ngoài ra là rước kiệu, giải tội, bí tích dành cho bệnh nhân, đi đàng thánh giá. Cuộc hành hương Lộ Đức của TGP Paris dành cho người khuyết tật thể hiện tình yêu thương qua hành động cụ thể mà thánh Phaolô hằng nhắc nhủ: “Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả. Đức mến không bao giờ mất được”.
- Cảnh sát Pháp lục soát văn phòng tổng giáo phận Lyon, Pháp quốc.
Cảnh sát Pháp đã lục soát văn phòng của TGP Lyon trong ngày 31/3/2017 để tìm kiếm bằng chứng cho thấy các giới chức giáo phận đã không báo cáo những cáo buộc lạm dụng tình dục của các Linh Mục.
Các giới chức TGP cho biết họ đã cung cấp cho cảnh sát các tài liệu mà họ tìm kiếm, hợp tác với cuộc điều tra do công tố viên địa phương tiến hành. Bản tuyên bố của TGP nói rằng ĐHY Philippe Barbarin đã nhiều lần bày tỏ mong muốn hợp tác một cách minh bạch với các viên chức tư pháp.
Việc lục soát tìm kiếm tài liệu tại văn phòng TGP Lyon đã diễn ra sau một tuần các đài truyền hình quốc gia Pháp thực hiện chương trình cáo buộc nhiều GM cố tình che dấu bằng chứng các linh mục đã lạm dụng tình dục và còn để các linh mục này tiếp tục thi hành công tác mục vụ. ĐHY Philippe Barbarin cũng là một trong số các GM bị truyền hình Pháp cáo buộc đã giấu giếm bằng chứng lạm dụng tình dục của các Linh mục.
- Chính quyền Liêu Ninh - Trung Hoa lúng túng, một linh mục bị giam hàng tháng mà chưa kết án được.
Trong hệ thống luật pháp Trung cộng, tòa án thường tuyên án rất nhanh sau khi người bị buộc tội ra tòa. Nhưng trường hợp của một linh mục Công Giáo ở Liêu Ninh, Cha Phí Kế Sinh, đã bị toà án nhân dân buộc tội “lạm dụng quỹ” vào ngày 21 tháng Ba năm ngoái, hiện vẫn chưa được tuyên án.
Người Công Giáo tại địa phương cho rằng sự chậm trễ việc công bố bản án chứng tỏ rằng chính quyền địa phương đã rất bối rối về việc xét xử cha Phí Kế Sinh. Họ nghĩ các thẩm phán biết rằng cha Phí Kế Sinh vô tội, nhưng toà án muốn lên án Ngài.”
Cha Phí Kế Sinh, được thụ phong linh mục bởi Giáo Hội "chính thức" vào năm 2000, là một trong những linh mục trẻ tuổi của Giáo Hội Trung cộng. Ngài quan tâm đến việc công bố Tin Mừng cho xã hội Trung Hoa… Với tiêu đề “Các lớp học Tông đồ” ngài khởi xướng các khóa học vào năm 2007 và đã thành công với những dân cư ở vùng đông bắc Trung hoa, từ những thành phần bị bỏ rơi vì không bắt kịp sự tăng trưởng kinh tế, cho đến những thành phần đã thích nghi với các điều kiện mới của kinh tế và xã hội.
Sự thành công của “lớp học các Tông đồ” đã không thoát khỏi sự dòm ngó của chính quyền, công an đã theo dõi Cha Phí Kế Sinh một cách chặt chẽ và cuối cùng đã tìm cách bắt giữ ngài. Theo một số người Công Giáo địa phương, rất có thể các nhà chức trách Trung cộng đang cố gắng đàn áp “các lớp học Tông Đồ” vì chính quyền đã sợ hãi trước sự hoạt động truyền giáo tích cực của họ. Một lý do khác, cũng có thể là cha Phí Kế Sinh là nạn nhân cuả một số linh mục thù địch, không muốn các hoạt động của “lớp học Tông Đồ” trong địa hạt của họ.
- Trẻ em Yemen không được đi học.
Hôm 24 tháng Ba năm 2017 vừa qua, LHQ đã bày tỏ lo âu sâu xa trước sự kiện, con số trẻ em không được giáo dục học hành tại Yemen đã gia tăng gấp đôi, lên đến gần 3,5 triệu người. Thiệt hại về nhân sự vì cuộc chiến kéo dài hơn hai năm nay tại đây trầm trọng hơn cả những thiệt hại vật chất khác. Các cuộc giao tranh tại Yemen đã gia tăng cường lực kể từ ngày 26/3/2015, khi liên minh quân sự Ả rập dưới quyền lãnh đạo của Arab Saudi can thiệp vào nước này bằng võ lực, để trợ giúp chính quyền chống lại lực lượng hồi giáo Shiite Houthi. Kể từ ngày chiến cuộc lan tràn, LHQ ước lượng đã có khoảng 7.700 người chết, trong số này ít nhất có 1546 trẻ em. Chiến cuộc cũng đã làm cho 1,84 triệu học sinh không còn cơ hội học hành. Trước thời chiến tranh, Yemen đã có 1,6 triệu trẻ em không được đi học. Nhiều trẻ em và người trẻ Yemen đã tìm đến với các trường dạy kinh Coran hồi giáo để lấp đầy khao khát học hành, nhưng bầu khí quá khích ở những nơi này dễ đưa chúng đến chỗ cuồng tín và trở thành miếng mồi ngon cho các nhóm hồi giáo cực đoan.
- Giải “Phụ Nữ Quốc Tế Quả Cảm” được phát cho Mẹ Nấm đang bị giam giữ.
Một bà mẹ các em Thiếu Nhi Thánh Thể đang bị giam cầm vì những chia sẻ nhân quyền trên Mạng đã được Hoa Kỳ vinh danh là một PNQTQC. Bút hiệu Mẹ Nấm, bà tên thật là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã bị Công An tỉnh Khánh Hòa bắt giam từ tháng 10 năm ngoái vì đã lên tiếng tranh đấu cho vấn đề Ô Nhiễm Môi Trường và phản đối tập đoàn Fomosa; tuy nhiên theo Chính quyề̀n VN thì bà phạm tội Tuyên Truyền Chống Nhà Nước CHXHCN, chống đối chính sách Đảng và Nhà Nước, bôi nhọ các cá nhân và đã bị bắt theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự.
Năm nay Hoa Kỳ đã trao giải thưởng PNQTQC cho 13 phụ nữ nổi danh trên thế giới, tất cả 12 người khác đã có mặt để nhận giải, trừ bà Như Quỳnh được trao giải vắng mặt. Bà được Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Tom Shannon nhắc đến một cách đặc biệt như là "người chỉ trích mạnh mẽ các bất công, vi phạm nhân quyền" ở Việt Nam. Bà được vinh danh vì "quyết tâm phơi bày bất công, tham nhũng, và dùng tiếng nói của mình để bảo vệ quyền và tự do của người dân".
- Thánh Ca mùa Chay: Nước Mắt Chiều Canvê.
Từ tuần lễ đầu tiên mùa Chay, chúng tôi vẫn giữ thông lệ kết thúc mỗi Chương Trình TSGHVTGNN với một bản Thánh Ca Mùa Chay, để hiệp ý cùng với toàn thể cộng đoàn Dân Chúa chiêm nghiệm đoạn đường Thập Giá mà Chúa đã đi qua để cứu rỗi chúng ta và toàn thể nhân loại. Xin mời quý vị cùng thưởng thức nhạc phẩm Nước Mắt Chiều Canvê của nhạc sĩ Mân Côi, được trình bày qua tiếng hát ca sĩ Thùy Loan.
Một thiếu niên Mỹ nhận tội âm mưu ám sát ĐGH
Kateri Diễm Châu
20:44 03/04/2017
Một thiếu niên ở New Jersey vừa nhận tội "hỗ trợ khủng bố" trong một âm mưu ám sát đức giáo hoàng Phanxicô khi ngài viếng thăm Philadelphia năm 2015.
Tên Santos Colon ở Lindenwold, NJ, đã hoạch định tiến hành một cuộc tấn công vào đức giáo hoàng dưới danh nghĩa của ISIS, theo tin cuả bộ tư pháp.
Kế hoạch, theo tài liệu tòa án, là sử dụng hỏa lực bắn tỉa để ám sát giáo hoàng Phanxicô tại Philadelphia trong cuộc tông du tháng 9 năm 2015.
Theo sở tư pháp, Tên Colon cũng lên kế hoạch nổ bom ngay sau đợt bắn tỉa.
"Tên Colon đã kết nạp một người làm tay bắn tỉa cho hắn," theo tài liệu tòa án, "nhưng trên thực tế người đó là một nhân viên FBI bí mật,"
Tên Colon, dưới 18 tuổi lúc bị bắt, có thể bị phạt 15 năm tù giam.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ngắm Xuân
Nguyễn Đức Cung
18:36 03/04/2017
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Hài hoà, hoa mới lộc xanh
Con chim nho nhỏ trên cành ngắm Xuân.
(nđc)
VietCatholic TV
Lời Dẫn Nhập: Đàng Thánh Giá Thiên Chúa là Lòng Thương Xót
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
00:38 03/04/2017
Đàng Thánh Giá “Thiên Chúa là Lòng Thương Xót” do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự tại hí trường Côlôsêô
Bài Suy Niệm của Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti Tổng Giám Mục Perugia
Bản dịch Việt Ngữ của J.B. Đặng Minh An
Lời Dẫn Nhập
Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Người là Cha giàu lòng từ bi lân ái, và là Thiên Chúa hằng sẵn sàng nâng đỡ ủi an (2 Cor 1:3)
Trong Năm Thánh ngoại thường này, chúng ta được lôi cuốn đến với Đàng Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh bởi một sức mạnh đặc biệt, là lòng thương xót của Cha chúng ta trên trời, là Đấng mong muốn lấp đầy chúng ta với Thần Khí là ân sủng và niềm an ủi của Ngài.
Lòng Thương Xót là máng chuyển ân sủng Thiên Chúa ban cho tất cả mọi người ngày nay là những người nam nữ thường xuyên bị lạc lối và hoang mang, duy vật chất và tôn thờ ngẫu tượng, nghèo đói và cô đơn, những con người thuộc về một xã hội dường như đã đánh mất ý niệm về tội lỗi và sự thật.
“Họ sẽ nhìn vào Đấng họ đã đâm thâu qua” (Zech 12:10). Tối nay, những lời tiên báo của tiên tri Zechariah có thể được ứng nghiệm nơi chúng ta! Cầu xin cho ánh mắt chúng ta có thể được nâng lên từ sự nghèo đói của chúng ta để tìm kiếm Đức Kitô, Chúa chúng ta, Đấng là tình yêu Thương Xót. Khi đó, chúng ta sẽ có thể chiêm ngưỡng thiên nhan Ngài và lắng nghe lời Người: “Cha đã yêu thương con với một tình yêu vĩnh cửu” (Gr 31: 3). Bằng sự tha thứ, Ngài lau sạch tội lỗi của chúng ta và mở ra cho chúng ta con đường nên thánh, trên đó chúng ta sẽ chấp nhận thánh giá chúng ta, cùng với Ngài, vì tình yêu đối với anh chị em của chúng ta. Giếng nước đã rửa sạch tội lỗi của chúng ta sẽ trở nên nơi chúng ta “một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời” (Ga 4:14).
Lời nguyện
Lạy Cha Hằng Hữu,
Nhờ cuộc khổ nạn của Con yêu dấu Cha,
Cha muốn mạc khải trái tim Cha cho chúng con
và tuôn đổ trên chúng con Lòng Thương Xót của Cha
Trong sự hiệp thông với Đức Maria, Mẹ Người và cũng là Mẹ chúng con,
Xin cho chúng con biết luôn luôn chào đón và bảo vệ món quà của tình yêu.
Xin Mẹ, Mẹ của Lòng Thương Xót,
Dâng lên Cha những lời cầu nguyện
chúng con dâng lên cho bản thân và cho tất cả nhân loại,
để các ân sủng của Đàng Thánh Giá này
có thể chạm đến mỗi trái tim con người
và đổ đầy chúng con với niềm hy vọng mới,
một niềm hy vọng không bao giờ tàn phai
tỏa ra từ thập giá của Chúa Giêsu.
Đấng sống hằng trị cùng Chúa
và Chúa Thánh Thần
đến muôn đời. Amen.
Bài Suy Niệm của Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti Tổng Giám Mục Perugia
Bản dịch Việt Ngữ của J.B. Đặng Minh An
Lời Dẫn Nhập
Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Người là Cha giàu lòng từ bi lân ái, và là Thiên Chúa hằng sẵn sàng nâng đỡ ủi an (2 Cor 1:3)
Trong Năm Thánh ngoại thường này, chúng ta được lôi cuốn đến với Đàng Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh bởi một sức mạnh đặc biệt, là lòng thương xót của Cha chúng ta trên trời, là Đấng mong muốn lấp đầy chúng ta với Thần Khí là ân sủng và niềm an ủi của Ngài.
Lòng Thương Xót là máng chuyển ân sủng Thiên Chúa ban cho tất cả mọi người ngày nay là những người nam nữ thường xuyên bị lạc lối và hoang mang, duy vật chất và tôn thờ ngẫu tượng, nghèo đói và cô đơn, những con người thuộc về một xã hội dường như đã đánh mất ý niệm về tội lỗi và sự thật.
“Họ sẽ nhìn vào Đấng họ đã đâm thâu qua” (Zech 12:10). Tối nay, những lời tiên báo của tiên tri Zechariah có thể được ứng nghiệm nơi chúng ta! Cầu xin cho ánh mắt chúng ta có thể được nâng lên từ sự nghèo đói của chúng ta để tìm kiếm Đức Kitô, Chúa chúng ta, Đấng là tình yêu Thương Xót. Khi đó, chúng ta sẽ có thể chiêm ngưỡng thiên nhan Ngài và lắng nghe lời Người: “Cha đã yêu thương con với một tình yêu vĩnh cửu” (Gr 31: 3). Bằng sự tha thứ, Ngài lau sạch tội lỗi của chúng ta và mở ra cho chúng ta con đường nên thánh, trên đó chúng ta sẽ chấp nhận thánh giá chúng ta, cùng với Ngài, vì tình yêu đối với anh chị em của chúng ta. Giếng nước đã rửa sạch tội lỗi của chúng ta sẽ trở nên nơi chúng ta “một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời” (Ga 4:14).
Lời nguyện
Lạy Cha Hằng Hữu,
Nhờ cuộc khổ nạn của Con yêu dấu Cha,
Cha muốn mạc khải trái tim Cha cho chúng con
và tuôn đổ trên chúng con Lòng Thương Xót của Cha
Trong sự hiệp thông với Đức Maria, Mẹ Người và cũng là Mẹ chúng con,
Xin cho chúng con biết luôn luôn chào đón và bảo vệ món quà của tình yêu.
Xin Mẹ, Mẹ của Lòng Thương Xót,
Dâng lên Cha những lời cầu nguyện
chúng con dâng lên cho bản thân và cho tất cả nhân loại,
để các ân sủng của Đàng Thánh Giá này
có thể chạm đến mỗi trái tim con người
và đổ đầy chúng con với niềm hy vọng mới,
một niềm hy vọng không bao giờ tàn phai
tỏa ra từ thập giá của Chúa Giêsu.
Đấng sống hằng trị cùng Chúa
và Chúa Thánh Thần
đến muôn đời. Amen.
Chặng Thứ Mười Một - Đàng Thánh Giá Thiên Chúa là Lòng Thương Xót
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
11:16 03/04/2017
Đàng Thánh Giá “Thiên Chúa là Lòng Thương Xót” do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự tại hí trường Côlôsêô
Bài Suy Niệm của Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti Tổng Giám Mục Perugia
Bản dịch Việt Ngữ của J.B. Đặng Minh An
Chặng thứ Mười Một
Chúa Giêsu chịu đóng đinh
X. Chúng con kính lạy và ngợi khen Chúa Giêsu
Đ. Vì Chúa đã dùng rất Thánh Giá mà chuộc tội cho thiên hạ
Phúc Âm theo Thánh Luca (23: 39-43)
Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người: “Ông không phải là Đấng Kitô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với!” Nhưng tên kia mắng nó: “Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ! Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái!” Rồi anh ta thưa với Đức Giê-su: “Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!” Và Người nói với anh ta: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng.”
Chúa Giêsu đang trên thập tự giá, “cây đáng yêu và chói lọi”, “là giường tân hôn, ngai vàng và bàn thờ” (Bài Ca Phụng vụ Nầy là Ngọn Cờ Thánh Giá). Từ những đỉnh cao của ngai vàng này, tâm điểm của toàn bộ vũ trụ (x Jn 12:32), Chúa Giêsu tha thứ cho những kẻ bắt bớ mình “bởi chúng không biết việc chúng làm” (Lc 23:24). Trên thập giá của Chúa Kitô, “khí cụ của ơn cứu chuộc chúng ta” (Nầy là Ngọn Cờ Thánh Giá)), sáng chói một đấng toàn năng mạc khải chính mình, một đấng thượng trí nhưng tự hạ mình đến mức điên rồ, một tình yêu trong đó trao ban chính mình trong sự hy sinh.
Ở hai bên của Chúa Giêsu là hai tên gian phi, có thể là những kẻ đã giết người. Hai tên tội phạm này nói ra hết tận cùng con tim của mỗi người chúng ta bởi vì họ tiêu biểu cho hai cách khác nhau trên cây thập tự: một là nguyền rủa Thiên Chúa; hai là nhận ra Thiên Chúa trên thập tự giá. Tên gian phi đầu tiên đề xuất một giải pháp thoải mái hơn cho tất cả mọi người. Anh ta đề nghị một sự cứu độ phàm trần và anh ta chỉ biết nhìn xuống dưới. Sự cứu rỗi đối với anh ta là làm sao thoát ra khỏi cây thập tự và loại bỏ đau khổ. Đó là tâm lý của một nền văn hóa loại bỏ. Anh ta cầu xin Chúa loại bỏ tất cả mọi thứ vô ích và không đáng phải trải qua.
Người tội phạm thứ hai, thì khác, người ấy không mặc cả. Anh ta đề xuất một sự cứu rỗi thánh thiêng trong khi dán mắt nhìn chằm chằm hoàn toàn về trời cao. Đối với anh ta, cứu rỗi có nghĩa là chấp nhận ý muốn của Thiên Chúa, ngay cả trong những điều kiện tồi tệ nhất. Đó là chiến thắng của một nền văn hóa tình yêu và tha thứ.
Chính sự điên rồ của thập giá làm cho tất cả những sự khôn ngoan trần gian này mờ dần đi và câm nín.
Lạy Đấng chịu đóng đinh vào thập giá vì yêu thương,
xin ban cho con ơn tha thứ của Chúa không nhớ đến tội lỗi con,
và lòng thương xót làm mới lại trong con một lần nữa.
Xin cho con cảm nhận, trong mỗi lời thú tội,
ân sủng đã tạo ra con giống hình ảnh Ngài
và đổi mới con mỗi khi con phó thác cuộc sống của con,
với tất cả những đau khổ trong đời cho bàn tay nhân từ của Chúa Cha.
Xin ơn tha thứ của Chúa vang lên trong con
như một bảo chứng tình yêu cứu độ con,
làm cho con đổi mới và cho con được ở lại với Chúa mãi mãi.
Khi đó, con sẽ thực sự là một tên tội phạm được ban ơn,
và mỗi khi Chúa tha thứ, con sẽ như được nếm trước Thiên Đường,
từ hôm nay trở đi.
Bài Suy Niệm của Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti Tổng Giám Mục Perugia
Bản dịch Việt Ngữ của J.B. Đặng Minh An
Chặng thứ Mười Một
Chúa Giêsu chịu đóng đinh
X. Chúng con kính lạy và ngợi khen Chúa Giêsu
Đ. Vì Chúa đã dùng rất Thánh Giá mà chuộc tội cho thiên hạ
Phúc Âm theo Thánh Luca (23: 39-43)
Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người: “Ông không phải là Đấng Kitô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với!” Nhưng tên kia mắng nó: “Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ! Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái!” Rồi anh ta thưa với Đức Giê-su: “Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!” Và Người nói với anh ta: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng.”
Chúa Giêsu đang trên thập tự giá, “cây đáng yêu và chói lọi”, “là giường tân hôn, ngai vàng và bàn thờ” (Bài Ca Phụng vụ Nầy là Ngọn Cờ Thánh Giá). Từ những đỉnh cao của ngai vàng này, tâm điểm của toàn bộ vũ trụ (x Jn 12:32), Chúa Giêsu tha thứ cho những kẻ bắt bớ mình “bởi chúng không biết việc chúng làm” (Lc 23:24). Trên thập giá của Chúa Kitô, “khí cụ của ơn cứu chuộc chúng ta” (Nầy là Ngọn Cờ Thánh Giá)), sáng chói một đấng toàn năng mạc khải chính mình, một đấng thượng trí nhưng tự hạ mình đến mức điên rồ, một tình yêu trong đó trao ban chính mình trong sự hy sinh.
Ở hai bên của Chúa Giêsu là hai tên gian phi, có thể là những kẻ đã giết người. Hai tên tội phạm này nói ra hết tận cùng con tim của mỗi người chúng ta bởi vì họ tiêu biểu cho hai cách khác nhau trên cây thập tự: một là nguyền rủa Thiên Chúa; hai là nhận ra Thiên Chúa trên thập tự giá. Tên gian phi đầu tiên đề xuất một giải pháp thoải mái hơn cho tất cả mọi người. Anh ta đề nghị một sự cứu độ phàm trần và anh ta chỉ biết nhìn xuống dưới. Sự cứu rỗi đối với anh ta là làm sao thoát ra khỏi cây thập tự và loại bỏ đau khổ. Đó là tâm lý của một nền văn hóa loại bỏ. Anh ta cầu xin Chúa loại bỏ tất cả mọi thứ vô ích và không đáng phải trải qua.
Người tội phạm thứ hai, thì khác, người ấy không mặc cả. Anh ta đề xuất một sự cứu rỗi thánh thiêng trong khi dán mắt nhìn chằm chằm hoàn toàn về trời cao. Đối với anh ta, cứu rỗi có nghĩa là chấp nhận ý muốn của Thiên Chúa, ngay cả trong những điều kiện tồi tệ nhất. Đó là chiến thắng của một nền văn hóa tình yêu và tha thứ.
Chính sự điên rồ của thập giá làm cho tất cả những sự khôn ngoan trần gian này mờ dần đi và câm nín.
Lạy Đấng chịu đóng đinh vào thập giá vì yêu thương,
xin ban cho con ơn tha thứ của Chúa không nhớ đến tội lỗi con,
và lòng thương xót làm mới lại trong con một lần nữa.
Xin cho con cảm nhận, trong mỗi lời thú tội,
ân sủng đã tạo ra con giống hình ảnh Ngài
và đổi mới con mỗi khi con phó thác cuộc sống của con,
với tất cả những đau khổ trong đời cho bàn tay nhân từ của Chúa Cha.
Xin ơn tha thứ của Chúa vang lên trong con
như một bảo chứng tình yêu cứu độ con,
làm cho con đổi mới và cho con được ở lại với Chúa mãi mãi.
Khi đó, con sẽ thực sự là một tên tội phạm được ban ơn,
và mỗi khi Chúa tha thứ, con sẽ như được nếm trước Thiên Đường,
từ hôm nay trở đi.
Chặng Thứ Mười Bốn - Đàng Thánh Giá Thiên Chúa là Lòng Thương Xót
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
00:46 03/04/2017
Bài Suy Niệm của Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti Tổng Giám Mục Perugia
Bản dịch Việt Ngữ của J.B. Đặng Minh An
Chặng thứ Mười Bốn
Táng xác Chúa Giêsu vào huyệt
X. Chúng con kính lạy và ngợi khen Chúa Giêsu
Đ. Vì Chúa đã dùng rất Thánh Giá mà chuộc tội cho thiên hạ
Phúc Âm theo Thánh Mátthêu (27:59-60)
Khi đã nhận thi hài, ông Giôxếp lấy tấm vải gai sạch mà liệm, và đặt vào ngôi mộ mới, đã đục sẵn trong núi đá, dành cho ông. Ông lăn tảng đá to lấp cửa mồ, rồi ra về
Khi ông Giôxếp đóng cửa mộ, Chúa Giêsu xuống hỏa ngục để mở tung cửa của nó.
Những gì Giáo Hội phương Tây gọi là “xuống hỏa ngục”, các Giáo Hội Đông Phương cử mừng như là Anastasis, nghĩa là, “Phục Sinh”. Các Giáo Hội chị em bằng cách này thể hiện toàn bộ sự thật của cùng một mầu nhiệm: “Này chính Ta mở huyệt cho các ngươi, Ta sẽ đưa các ngươi lên khỏi huyệt, hỡi dân Ta…Ta sẽ đặt thần khí của Ta vào trong các ngươi và các ngươi sẽ được hồi sinh.” ( Ez 37: 12,14).
Lạy Chúa, Giáo Hội của Chúa, hát mỗi hừng đông, “Thiên Chúa ta đầy lòng trắc ẩn, cho Vầng Đông tự chốn cao vời viếng thăm ta, soi sáng những ai ngồi nơi tăm tối và trong bóng tử thần, dẫn ta bước vào đường nẻo bình an”. (Lc 1: 78-79).
Con người, choáng ngợp bởi những ánh sáng chỉ mang lại bóng tối, bị thúc đẩy bởi các lực lượng của cái ác, đã lăn một hòn đá lớn và chôn vùi Chúa trong ngôi mộ. Nhưng chúng ta biết rằng Ngài, thân lạy Thiên Chúa khiêm hạ, trong thinh lặng, trong đó tự do của chúng con trông chờ nơi Chúa, Ngài đang làm việc hơn bao giờ hết để đem lại ân sủng mới cho nhân loại mà người yêu mến. Do đó, Ngài tiến vào ngôi mộ của chúng con: thắp lại tia lửa của tình yêu Ngài trong mỗi người nam nữ, trong trái tim của mỗi gia đình, dọc theo những nẻo đường mỗi người.
Ôi Chúa Giêsu Kitô!
Tất cả chúng con đang hành trình đi đến cái chết của chúng con và ngôi mộ của chúng con.
Xin ban ơn cho chúng con có thể hiệp nhất trong tinh thần trước ngôi mộ của Chúa.
Cầu xin sức mạnh của sự sống được thể hiện nơi đó,
xuyên qua trái tim của chúng con.
Hãy để Sự Sống này trở thành ánh sáng
trên con đường lữ hành trần thế của chúng con.
Amen.
Chặng Thứ Tư - Đàng Thánh Giá Thiên Chúa là Lòng Thương Xót
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
00:53 03/04/2017
Bài Suy Niệm của Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti Tổng Giám Mục Perugia
Bản dịch Việt Ngữ của J.B. Đặng Minh An
Chặng thứ Tư
Chúa Giêsu gặp Đức Mẹ
X. Chúng con kính lạy và ngợi khen Chúa Giêsu
Đ. Vì Chúa đã dùng rất Thánh Giá mà chuộc tội cho thiên hạ
Phúc Âm theo Thánh Luca (2:34-35, 51)
Ông Simêôn chúc phúc cho hai ông bà, và nói với bà Maria, mẹ của Hài Nhi: “Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Ítraen ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu cho người đời chống báng; và như vậy, những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra. Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà.”… mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng
Thiên Chúa muốn sự sống đi vào thế giới này thông qua những nỗi đau của việc sinh nở: qua sự đau khổ của một người mẹ, là người mang cuộc sống đến trong thế gian. Tất cả chúng ta cần có một người mẹ, ngay cả Thiên Chúa cũng vậy. “Ngôi Lời đã trở nên xác phàm” (Ga 1:14), trong cung lòng của một trinh nữ. Đức Maria đã đón nhận Ngài, đã đưa Ngài đến với cuộc sống ở Bethlehem, bọc Ngài trong tã, bảo vệ Ngài và nuôi lớn Ngài với sự ấm áp của tình yêu; và Mẹ đồng hành cùng Người khi đến “giờ” của Người. Bây giờ, ở chân đồi Canvê, lời tiên tri của ông Simeon được ứng nghiệm: một thanh kiếm xuyên qua trái tim Mẹ. Đức Maria thấy Con mình một lần nữa, bị biến dạng và kiệt sức dưới sức nặng của thập giá. Đôi mắt Mẹ chứa đầy nỗi buồn của một người mẹ, Đức Maria chia sẻ cho đến cuối cùng trong sự đau khổ của Con Mẹ; nhưng đôi mắt của Mẹ cũng đang tràn đầy hy vọng. Từ ngày Mẹ “thưa vâng” với lời Thiên Thần truyền (Lc 1: 26-38), đôi mắt Mẹ đã không bao giờ ngừng phản chiếu ánh sáng của Thiên Chúa rạng ngời ngay cả trong ngày đau khổ này.
Đức Maria là người bạn đời của Thánh Giuse, và là Mẹ của Chúa Giêsu. Thời đó, cũng như bây giờ, gia đình là trái tim đang đập của xã hội; là tế bào bất khả phân ly của cuộc sống hàng ngày; là xà ngang không thể thay thế được của các mối quan hệ con người; là tình yêu bất tận sẽ cứu thế giới.
Đức Maria là người phụ nữ và người mẹ với sự nhạy cảm và dịu dàng nữ tính; với trí tuệ và lòng bác ái. Là mẹ của tất cả, Đức Maria “là một dấu chỉ của hy vọng cho các dân tộc đang bị nỗi đau chào đời của công lý. Mẹ là nhà truyền giáo gần gũi chúng ta và đồng hành cùng chúng ta trong suốt cuộc đời, mở lòng chúng ta ra với đức tin bằng tình yêu từ mẫu của Mẹ. Là một người mẹ thực sự, Mẹ đi bên cạnh chúng ta, chia sẻ cuộc đấu tranh của chúng ta và liên tục bao quanh chúng ta với tình yêu của Thiên Chúa “(Evangelii Gaudium, 286).
Ôi Maria, Lạy Mẹ Thiên Chúa,
Mẹ là sự phản ánh đầu tiên của lòng thương xót Chúa Cha từ Con chí thánh của Mẹ,
lòng thương xót mà Mẹ xin Ngài tại Cana.
Khi Con Mẹ tỏ cho chúng con thấy thiên nhan của Chúa Cha
thậm chí đến những hậu quả tột cùng của tình yêu,
Mẹ đặt mình âm thầm trên con đường của Người,
như môn đệ đầu tiên của Thập Giá.
Ôi Maria, Đức Nữ Trinh trung tín,
xin chăm sóc tất cả các trẻ em mồ côi của thế giới chúng con,
xin bảo vệ tất cả các phụ nữ đang bị khai thác và hứng chịu bạo lực.
Xin mang đến cho chúng con những phụ nữ dũng cảm vì lợi ích của Giáo Hội.
Xin truyền cảm hứng cho mỗi bà mẹ biết dạy cho con mình sự dịu dàng của tình yêu Thiên Chúa,
và, trong giờ thử thách, xin đồng hành cùng với họ
với sức mạnh thầm lặng của đức tin.
Chặng thứ Mười Hai - Đàng Thánh Giá Thiên Chúa là Lòng Thương Xót
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:53 03/04/2017
Bài Suy Niệm của Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti Tổng Giám Mục Perugia
Bản dịch Việt Ngữ của J.B. Đặng Minh An
Chặng thứ Mười Hai
Chúa Giêsu chết trên thánh giá
X. Chúng con kính lạy và ngợi khen Chúa Giêsu
Đ. Vì Chúa đã dùng rất Thánh Giá mà chuộc tội cho thiên hạ
Phúc Âm theo Thánh Máccô (15:33-39)
Vào giờ thứ sáu, bóng tối bao phủ khắp mặt đất mãi đến giờ thứ chín. Vào giờ thứ chín, Đức Giêsu kêu lớn tiếng: “Ê-lô-i, Ê-lô-i, la-ma xa-bác-tha-ni! “ Nghĩa là: “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con? “Nghe vậy, một vài người đứng đó liền nói: “Kìa hắn kêu cứu ông Ê-li-a.” Rồi có kẻ chạy đi lấy một miếng bọt biển, thấm đầy giấm, cắm vào một cây sậy, đưa lên cho Người uống mà nói: “Để xem ông Ê-li-a có đến đem hắn xuống không.” Đức Giêsu lại kêu lên một tiếng lớn, rồi tắt thở. Bức màn trướng trong Đền Thờ bỗng xé ra làm hai từ trên xuống dưới. Viên đại đội trưởng đứng đối diện với Đức Giêsu, thấy Người tắt thở như vậy liền nói: “Quả thật, người này là Con Thiên Chúa.”
Bóng tối giữa ban ngày: một cái gì đó hoàn toàn chưa hề nghe nói tới và một chuyện bất thường đang xảy ra, không chỉ là chuyện của thế giới này. Nhân loại dám giết chết Thiên Chúa! Con Thiên Chúa bị đóng đinh như một tội phạm.
Chúa Giêsu hướng về Chúa Cha, kêu lên những lời đầu tiên trong Thánh Vịnh 22. Đó là một tiếng kêu đau khổ và lạc lỏng, nhưng cũng là tiếng reo vui của “niềm tin hoàn toàn vào chiến thắng thần thánh” và “sự chắc chắn của vinh quang” (Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16, Buổi Giáo Lý ngày 14 Tháng 9 năm 2011).
Tiếng kêu của Chúa Giêsu là tiếng kêu của tất cả mọi người bị đóng đinh qua các thời đại, của mọi người đã bị bỏ rơi hoặc làm nhục, tiếng kêu của các vị tử đạo và các tiên tri, của những người bị phỉ báng và lên án bất công, của những người lưu vong hoặc chịu tù đày. Đó là tiếng kêu nhân bản tuyệt vọng, nhưng đã dẫn đến chiến thắng của một đức tin biến đổi sự chết thành sự sống đời đời. “Con nguyện sẽ loan truyền danh Chúa cho anh em tất cả được hay, và trong đại hội dân Ngài, con xin dâng tiến một bài tán dương” (Tv 22:23).
Chúa Giêsu chết trên thập tự giá. Đó có phải là cái chết của Thiên Chúa hay không? Chẳng phải, đó là lễ kỷ niệm long trọng nhất của một chứng nhân đức tin.
Thế kỷ 20 đã được xác định là thế kỷ của các vị tử đạo. Những mẫu gương như Maximilian Kolbe và Edith Stein cho thấy một ánh sáng mênh mông. Hôm nay cũng vậy, Thân Thể Chúa Kitô chịu đóng đinh ở nhiều nơi trên thế giới. Các vị tử đạo của thế kỷ 21 là các vị tông đồ thực sự của thế giới hiện đại.
Trong bóng tối tuyệt vời này, đức tin được thắp lên: “Quả thật, người này là Con Thiên Chúa”, vì người chết theo cách này, biến sự tuyệt vọng của sự chết thành niềm hy vọng cho cuộc sống, không thể là một phàm nhân đơn thuần.
Đấng chịu đóng đinh là một lễ toàn thiêu.
Ngài không giữ lại một chút gì, không một chút áo xống của mình, không một giọt máu của mình, thậm chí cả Mẹ mình.
Ngài đã trao ban tất cả mọi thứ: “Consummatum est”.
Khi một người không còn bất cứ điều gì để giữ lại cho riêng mình, vì người ấy đã cho đi tất cả mọi thứ, thì lúc đó người ấy có thể trao ban một món quà thật sự.
Bị lột trần, bị đè bẹp bởi những vết thương, bởi cơn khát do bị bỏ mặc, bởi những lời lăng mạ đến độ không còn là hình ảnh con người.
Cho đi tất cả mọi thứ: đây chính là lòng bác ái.
Khi những gì là của tôi đến hồi kết thúc, thì khi đó thiên đường ló dạng.
(Don Primo Mazzolari)
Chặng thứ Tám - Đàng Thánh Giá Thiên Chúa là Lòng Thương Xót
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:55 03/04/2017
Bài Suy Niệm của Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti Tổng Giám Mục Perugia
Bản dịch Việt Ngữ của J.B. Đặng Minh An
Chặng thứ Tám -
Chúa Giêsu an ủi những người phụ nữ thành Giêrusalem
X. Chúng con kính lạy và ngợi khen Chúa Giêsu
Đ. Vì Chúa đã dùng rất Thánh Giá mà chuộc tội cho thiên hạ
Phúc Âm theo Thánh Luca (23:27-28)
Dân chúng đi theo Người đông lắm, trong số đó có nhiều phụ nữ vừa đấm ngực vừa than khóc Người. Đức Giêsu quay lại phía các bà mà nói: “Hỡi chị em thành Giêrusalem, đừng khóc thương tôi làm chi. Có khóc thì hãy khóc cho phận mình và cho con cháu mình.”
Chúa Giêsu, bị nhận chìm trong đau đớn, đang tìm kiếm sự an ủi từ Chúa Cha, vẫn cảm thấy một lòng trắc ẩn đối với những người đi theo Ngài. Người quay lại với những người phụ nữ đi theo Người trên đường đến đồi Canvê; và đưa ra một lời gọi hãy hoán cải mạnh mẽ.
Chúa Giêsu thành Nagiarét nói đừng khóc cho Ta, bởi vì Ta đang làm theo ý của Cha Ta. Thay vào đó hãy khóc cho mình và cho tất cả những lần các ngươi đã không làm theo ý muốn của Thiên Chúa.
Đây là Chiên Thiên Chúa Đấng đang nói và là Đấng đang khi vác thánh giá những tội lỗi của nhân loại vẫn còn muốn thanh tẩy cái nhìn của những người phụ nữ, là những người tuy đã hướng về phía Ngài, nhưng vẫn chưa hoàn hảo. Trước một người vô tội, nỗi buồn của họ dường như bật lên: “Chúng tôi phải làm gì đây?” Đây cũng là câu hỏi đám đông đã đặt ra với Gioan Tẩy Giả (x Lk 3:10), và được lặp đi lặp lại bởi những người lắng nghe Phêrô sau ngày Lễ Ngũ Tuần với tâm hồn tan nát: “Chúng tôi phải làm gì đây?” (Cv 2:37).
Lời đáp trả là rõ ràng và đơn giản: “Hãy ăn năn”. Hãy hoán cải cá nhân cũng như cộng đồng. “Hãy cầu nguyện cho nhau, để anh em có thể được chữa lành” (Gc 5:16). Không có hoán cải nào mà không được đi kèm với lòng bác ái. Và bác ái là con đường của Giáo Hội.
Lạy Chúa Giêsu,
Xin cho ân sủng của Chúa nuôi dưỡng chúng con trong hành trình hoán cải
để chúng con có thể hướng về Chúa,
trong sự hiệp thông với anh chị em chúng con,
là những người mà chúng con xin Chúa tuôn đổ Lòng Thương Xót vô hạn của Người trên họ,
và, với một tình yêu sâu xa như tình yêu của một người mẹ,
xin cho chúng con trở nên dịu dàng và từ bi đối với nhau,
thậm chí đến độ hy sinh chính bản thân cho phần rỗi của người hàng xóm của chúng con.
Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 28/03 - 04/04/2017: Câu chuyện Những Tác Phẩm Ðể Ðời
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
11:26 03/04/2017
1. Bạn có muốn được chữa lành không?
Tin vào Chúa Giêsu là đón nhận cuộc sống, là tiến bước trong niềm vui một cách không trễ nải, và không bị tê liệt bởi những tội lỗi và tật xấu. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ 28 tháng Ba tại nhà nguyện Santa Marta
Trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu chữa lành cho người bị đau liệt đã 38 năm bên bờ hồ Betdatha. Nhìn thấy anh và biết anh đã đau từ lâu, Chúa liền hỏi: “Anh có muốn được lành bệnh không?”.
Thật là đẹp! Chúa Giêsu luôn hỏi mỗi người chúng ta câu hỏi ấy: Con có muốn lành bệnh không? Con có muốn vui tươi hạnh phúc không? Con có muốn cải thiện đời sống không? Con có muốn tràn đầy Chúa Thánh Thần không?... Đó là những lời mà Chúa muốn nói. Có lẽ tất cả những người ốm đau, mù lòa, què quặt ở bên bờ hồ sẽ nói: “Vâng, lạy Thầy, chúng con muốn!” Thế nhưng, ở đây, anh bại liệt trả lời một cách lạ lùng. Anh than vãn với Chúa Giêsu: “Thưa Ngài, chẳng có ai đưa tôi xuống hồ khi nước khuấy động”. Có lẽ anh muốn than phiền rằng: Thầy coi, thật là xấu xa, thật là bất công quá, vì người ta có thể đi lại được và được chữa lành, còn tôi đây đã 38 năm, và nay tôi vẫn cố gắng nhưng…
Anh ta tựa như cây trồng bên bờ suối theo như lời Thánh Vịnh. Cây trồng bên suối nhưng rễ lại chết khô vì rễ không chạm được tới nước, vì rễ không thể bắt tới nước.
Thái độ của anh không chỉ là than phiền, mà còn cố gắng đổ lỗi cho người khác. Anh nói: Khi tôi lết tới, thì đã có những người khác xuống trước tôi, và thế là tôi ở đây suốt 38 năm… Việc đổ lỗi như thế là một tật xấu, một sự lười biếng. Anh bị đau liệt, nhưng tệ hại hơn, chính trái tim anh cũng bị tê liệt, vì không còn muốn tiến về phía trước, không còn muốn làm điều gì đó cho cuộc sống, không còn tìm thấy niềm vui. Anh không còn biết đến niềm vui. Điều ấy thật trầm trọng. Điều anh nói tựa như: Coi người ta sung sướng kìa, còn tôi thì thế này đây… Cuộc sống chẳng công bằng với tôi chút nào. Khi ấy, chỉ còn thấy sự oán giận và cay đắng trong tâm hồn.
Chúa Giêsu không trách mắng anh, nhưng nói: Hãy đứng dậy, vác chõng của anh mà đi. Người bại liệt đứng dậy và được chữa lành. Nhưng hôm đó lại là ngày sabat, các luật sĩ cho rằng, ngày sa bát không được phép vác chõng, và họ còn cho rằng: những ai đi ngược với khoản luật này, thì không phải là người của Thiên Chúa. Người bị bại liệt được chữa lành, nhưng không thấy anh nói lời cám ơn Thầy Giêsu, thậm chí anh cũng không hỏi tên Thầy. Thế đó, người ta dễ sống theo kiểu cái gì cũng miễn phí, và người ta quên đi tầm quan trọng của khí thở. Người ta dễ sống chỉ chú tâm rằng người khác hạnh phúc hơn tôi và rồi buồn tủi. Sống như thế là quên đi niềm vui, sống như thế là đánh mất niềm vui. Và thật là xấu hổ khi chúng ta sống trong tê liệt như thế. Tất cả chúng ta đều phạm tội, đều là những tội nhân, nhưng ngay cả ngày nay nữa, Chúa vẫn tiếp tục nhìn mỗi người chúng ta mà nói: Hãy trỗi dậy!
Hôm nay Chúa nói với từng người rằng: Hãy trỗi dậy! Hãy đứng lên, hãy sống một cuộc sống cho dù nó tươi đẹp hoặc u tối, và hãy tiến bước. Đừng sợ, vác chõng của bạn đi. Có thể đó là cái chõng xấu xa, nhưng hãy cứ vững bước. Và đây là cuộc sống của bạn, là niềm vui của bạn. Bạn có muốn được chữa lành không? Đó là câu đầu tiên Chúa hỏi hôm nay. Ước chi chúng ta đáp lại: Vâng, lạy Chúa, con muốn được lành. Xin giúp con thức tỉnh, giúp con đứng lên, giúp con biết thế nào là niềm vui ơn Ngài cứu độ.
2. Câu chuyện Những Tác Phẩm Ðể Ðời
Nguyện đường Sixtina trong nội thành Vatican đã được Ðức Giáo Hoàng Sixto thứ 4 cho xây cất vào cuối thế kỷ thứ 15. Không những là nơi các vị Hồng Y tụ tập để bầu Giáo Hoàng hay còn là nơi để tổ chức những buổi họp quan trọng khác có tính chất thượng đỉnh, nguyện đường Sixtina còn là một bảo tàng viện với những tác phẩm nghệ thuật bất hủ, nhất là những bức bích họa của Michelangelo.
Bất cứ du khách nào đến Roma cũng tìm đủ mọi cách để được một lần chiêm ngắm các bức tranh được vẽ trên tường và trên trần nhà này. Người thưởng lãm không những chỉ ngắm nghía dưới khía cạnh lịch sử, nghệ thuật, văn hóa, nhưng còn để hồn hòa nhập vào niềm tin sâu sắc của nhà nghệ sỹ. Thật thế, tất cả những bức tranh mà Michelangelo đã thực hiện trong nhà nguyện Sixtina đều được cảm hứng từ Kinh thánh.
Nhà danh họa của chúng ta đã phải nằm ngửa trên một giàn gỗ hướng mặt về trần bản ròng rã không biết bao nhiêu năm tháng. Nóng lòng chờ đợi các tác phẩm của ông, ngày kia, đức Sixto đã to tiếng hỏi vọng lên từ dưới đất: “Michelangelo, chừng nào ông mới hoàn thành công việc?”. Từ trên giàn gỗ, nhà danh họa đáp lại: “Chừng nào con có thể!”. Vị Giáo Hoàng dường như mất hết kiên nhẫn: “Thế ông có biết là ông đã bắt đầu mấy năm rồi chưa? Thế mà tôi vẫn chưa thấy gì hết...”. Một cách điềm tĩnh, Michelangelo trả lời: “Thưa Ðức Thánh Cha, con không làm việc cho đời tạm này, mà cho đời sau...”.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Có những bản nhạc, có những tác phẩm văn chương, có những công trình kiến trúc đã trở thành bất hủ. Nghĩa là, qua dòng thời gian, người ta sẽ không bao giờ quên được những kiệt tác ấy. Nhiều khi chính tác giả của những công trình bất hủ ấy không bao giờ dám nghĩ đến sự trường tồn của tên tuổi mình như thế.
Danh họa và điêu khắc gia Michelangelo đã tiên đoán về những tác phẩm của mình. Quả thực, ông đã để lại muôn thế hệ tên tuổi của ông qua các sáng tác của ông. Tượng Pieta, tượng Maisen, tượng David và các bức bích họa trong nguyện đường Sixtina sẽ không bao giờ mai một với thời gian.
Tuy nhiên, cái bất hủ nơi con người chỉ là một cái bóng mờ đối với cái vĩnh cửu nơi Thiên Chúa. Một cuộc chiến tranh tàn phá, một thiên tai vùi dập: tất cả mọi tên tuổi và dấu vết của con người cũng đều tan biến. Duy chỉ có những gì được xây dựng trên nền tảng của Vĩnh Cửu mới được trường tồn.
Thiên Chúa không tạo dựng tất cả mọi người đều là thiên tài để ai cũng có thể để lại cho hậu thế danh thơm tiếng tốt của mình. Tuy nhiên, tất cả mọi người đều được tạo dựng như một kiệt tác của vũ trụ. Kiệt tác đó sẽ mãi mãi đi vào Vĩnh Cửu của Thiên Chúa. Nhưng mỗi đời người là một công trình cho vĩnh cửu. Mỗi một việc làm vô danh và nhỏ bé nhất cũng đều mang một giá trị vĩnh cửu.
3. Thiên Chúa khóc thương khi chúng ta quay lưng lại tình yêu của Ngài
Chúng ta thử nghĩ mà xem, khi chúng ta theo đuổi những thần tượng giả dối, thì chỉ có Thiên Chúa là Cha yêu thương và chờ đợi chúng ta. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng 30 tháng Ba tại nhà nguyện Santa Marta
Trong bài đọc trích sách Xuất Hành, khi Mose lên núi để gặp Thiên Chúa, dân chúng không đủ kiên nhẫn. 40 ngày là quá lâu đối với họ. Khi Mose xuống núi, dân chúng đã đúc một con bê vàng để thờ. Dân chúng lãng quên Thiên Chúa, Đấng đã cứu họ. Bởi thế, ngôn sứ Baruc nói: Chúng đã lãng quên Đấng dẫn đưa chúng.
Khi quên đi Thiên Chúa, Đấng tạo nên đất trời, Đấng làm cho muôn vật sinh trưởng, Đấng đồng hành trong cuộc sống chúng ta, chúng ta sẽ rơi vào ảo tưởng. Nhiều lần trong các dụ ngôn, Chúa Giêsu kể về người chủ giao vườn nho cho người làm công chăm sóc, nhưng rồi thất bại, vì các tá điền muốn chiếm đoạt vườn nho. Trong trái tim con người luôn có cám dỗ ấy, luôn có sự bất an ấy. Con người không hài lòng với tình yêu trung thành đặt nơi Thiên Chúa. Trái tim con người luôn có xu hướng bị đưa đẩy tới chỗ không chung thủy.
Có ngôn sứ đã trách rằng: đây là một dân không biết kiên nhẫn là gì, không thể chờ đợi, một dân đã ra hư hỏng, vì chúng rời xa Thiên Chúa chân thật mà chạy theo các thần tượng giả dối.
Và như thế, đứng trước sự bất trung của dân, Thiên Chúa buồn lòng và thất vọng… Chúng ta hôm nay cũng là dân của Chúa. Chúng ta biết rất rõ điều gì đang diễn ra trong trái tim mình. Và chúng ta phải lên đường trở về; để không bị trượt dài, không bị lôi cuốn, không chạy theo các thần tượng giả trá của thế gian, không bị lún dần vào con đường bất trung. Hôm nay thật là tốt để nghĩ về sự nỗi buồn của Thiên Chúa. Bản thân mỗi người thử hỏi Chúa rằng: “Lạy Chúa, xin nói cho con biết, Chúa có buồn về con không, có thất vọng về con không?”. Trong chừng mừng nào đó, có thể Chúa sẽ nói là có. Nhưng hãy cứ nghĩ và hỏi Chúa câu hỏi ấy.
Thiên Chúa là người Cha nhân hiền với trái tim nhân hậu. Chúng ta hãy nhớ về cảnh Chúa Giêsu khóc thương thành Giêrusalem. Và chúng ta tự hỏi: Chúa có đang khóc vì tôi không? Chúa có đang buồn vì tôi không? Tôi có đang chạy theo các thần tượng giả mà sống xa cách Chúa không? Nếu chúng ta đang làm nô lệ cho các ngẫu tượng giả dối, thì Thiên Chúa đang khóc thương cho ta.
Hôm nay chúng ta nghĩ về nỗi buồn của Thiên Chúa. Ngài buồn, vì dù Ngài yêu mến chúng ta, dù Ngài kiếm tìm tình yêu, mà chúng ta không đáp lại, mà chúng ta không yêu mến Ngài. Chúng ta chạy xa Thiên Chúa, Đấng tác thành chúng ta. Chúng ta nên nghĩ về điều ấy trong Mùa Chay này. Điều ấy giúp ích cho chúng ta. Đó là điều chúng ta nên làm hằng ngày khi xét mình hồi tâm. Chúng ta thưa lên với Chúa: “Lạy Chúa, Chúa đã có rất nhiều ước mơ dành cho con, nhưng con lại rời xa Ngài, xin nói cho con biết ở đâu và cách nào để con bắt đầu con đường trở về…” Điều luôn làm cho ta ngạc nhiên, là Ngài luôn đợi chờ chúng ta, như người cha nhân hậu đợi chờ đứa con hoang đàng trở về. Khi đứa con trở về, người cha đã đợi chờ anh từ lâu và nhìn thấy anh ngay từ đàng xa.
Tin vào Chúa Giêsu là đón nhận cuộc sống, là tiến bước trong niềm vui một cách không trễ nải, và không bị tê liệt bởi những tội lỗi và tật xấu. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ 28 tháng Ba tại nhà nguyện Santa Marta
Trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu chữa lành cho người bị đau liệt đã 38 năm bên bờ hồ Betdatha. Nhìn thấy anh và biết anh đã đau từ lâu, Chúa liền hỏi: “Anh có muốn được lành bệnh không?”.
Thật là đẹp! Chúa Giêsu luôn hỏi mỗi người chúng ta câu hỏi ấy: Con có muốn lành bệnh không? Con có muốn vui tươi hạnh phúc không? Con có muốn cải thiện đời sống không? Con có muốn tràn đầy Chúa Thánh Thần không?... Đó là những lời mà Chúa muốn nói. Có lẽ tất cả những người ốm đau, mù lòa, què quặt ở bên bờ hồ sẽ nói: “Vâng, lạy Thầy, chúng con muốn!” Thế nhưng, ở đây, anh bại liệt trả lời một cách lạ lùng. Anh than vãn với Chúa Giêsu: “Thưa Ngài, chẳng có ai đưa tôi xuống hồ khi nước khuấy động”. Có lẽ anh muốn than phiền rằng: Thầy coi, thật là xấu xa, thật là bất công quá, vì người ta có thể đi lại được và được chữa lành, còn tôi đây đã 38 năm, và nay tôi vẫn cố gắng nhưng…
Anh ta tựa như cây trồng bên bờ suối theo như lời Thánh Vịnh. Cây trồng bên suối nhưng rễ lại chết khô vì rễ không chạm được tới nước, vì rễ không thể bắt tới nước.
Thái độ của anh không chỉ là than phiền, mà còn cố gắng đổ lỗi cho người khác. Anh nói: Khi tôi lết tới, thì đã có những người khác xuống trước tôi, và thế là tôi ở đây suốt 38 năm… Việc đổ lỗi như thế là một tật xấu, một sự lười biếng. Anh bị đau liệt, nhưng tệ hại hơn, chính trái tim anh cũng bị tê liệt, vì không còn muốn tiến về phía trước, không còn muốn làm điều gì đó cho cuộc sống, không còn tìm thấy niềm vui. Anh không còn biết đến niềm vui. Điều ấy thật trầm trọng. Điều anh nói tựa như: Coi người ta sung sướng kìa, còn tôi thì thế này đây… Cuộc sống chẳng công bằng với tôi chút nào. Khi ấy, chỉ còn thấy sự oán giận và cay đắng trong tâm hồn.
Chúa Giêsu không trách mắng anh, nhưng nói: Hãy đứng dậy, vác chõng của anh mà đi. Người bại liệt đứng dậy và được chữa lành. Nhưng hôm đó lại là ngày sabat, các luật sĩ cho rằng, ngày sa bát không được phép vác chõng, và họ còn cho rằng: những ai đi ngược với khoản luật này, thì không phải là người của Thiên Chúa. Người bị bại liệt được chữa lành, nhưng không thấy anh nói lời cám ơn Thầy Giêsu, thậm chí anh cũng không hỏi tên Thầy. Thế đó, người ta dễ sống theo kiểu cái gì cũng miễn phí, và người ta quên đi tầm quan trọng của khí thở. Người ta dễ sống chỉ chú tâm rằng người khác hạnh phúc hơn tôi và rồi buồn tủi. Sống như thế là quên đi niềm vui, sống như thế là đánh mất niềm vui. Và thật là xấu hổ khi chúng ta sống trong tê liệt như thế. Tất cả chúng ta đều phạm tội, đều là những tội nhân, nhưng ngay cả ngày nay nữa, Chúa vẫn tiếp tục nhìn mỗi người chúng ta mà nói: Hãy trỗi dậy!
Hôm nay Chúa nói với từng người rằng: Hãy trỗi dậy! Hãy đứng lên, hãy sống một cuộc sống cho dù nó tươi đẹp hoặc u tối, và hãy tiến bước. Đừng sợ, vác chõng của bạn đi. Có thể đó là cái chõng xấu xa, nhưng hãy cứ vững bước. Và đây là cuộc sống của bạn, là niềm vui của bạn. Bạn có muốn được chữa lành không? Đó là câu đầu tiên Chúa hỏi hôm nay. Ước chi chúng ta đáp lại: Vâng, lạy Chúa, con muốn được lành. Xin giúp con thức tỉnh, giúp con đứng lên, giúp con biết thế nào là niềm vui ơn Ngài cứu độ.
2. Câu chuyện Những Tác Phẩm Ðể Ðời
Nguyện đường Sixtina trong nội thành Vatican đã được Ðức Giáo Hoàng Sixto thứ 4 cho xây cất vào cuối thế kỷ thứ 15. Không những là nơi các vị Hồng Y tụ tập để bầu Giáo Hoàng hay còn là nơi để tổ chức những buổi họp quan trọng khác có tính chất thượng đỉnh, nguyện đường Sixtina còn là một bảo tàng viện với những tác phẩm nghệ thuật bất hủ, nhất là những bức bích họa của Michelangelo.
Bất cứ du khách nào đến Roma cũng tìm đủ mọi cách để được một lần chiêm ngắm các bức tranh được vẽ trên tường và trên trần nhà này. Người thưởng lãm không những chỉ ngắm nghía dưới khía cạnh lịch sử, nghệ thuật, văn hóa, nhưng còn để hồn hòa nhập vào niềm tin sâu sắc của nhà nghệ sỹ. Thật thế, tất cả những bức tranh mà Michelangelo đã thực hiện trong nhà nguyện Sixtina đều được cảm hứng từ Kinh thánh.
Nhà danh họa của chúng ta đã phải nằm ngửa trên một giàn gỗ hướng mặt về trần bản ròng rã không biết bao nhiêu năm tháng. Nóng lòng chờ đợi các tác phẩm của ông, ngày kia, đức Sixto đã to tiếng hỏi vọng lên từ dưới đất: “Michelangelo, chừng nào ông mới hoàn thành công việc?”. Từ trên giàn gỗ, nhà danh họa đáp lại: “Chừng nào con có thể!”. Vị Giáo Hoàng dường như mất hết kiên nhẫn: “Thế ông có biết là ông đã bắt đầu mấy năm rồi chưa? Thế mà tôi vẫn chưa thấy gì hết...”. Một cách điềm tĩnh, Michelangelo trả lời: “Thưa Ðức Thánh Cha, con không làm việc cho đời tạm này, mà cho đời sau...”.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Có những bản nhạc, có những tác phẩm văn chương, có những công trình kiến trúc đã trở thành bất hủ. Nghĩa là, qua dòng thời gian, người ta sẽ không bao giờ quên được những kiệt tác ấy. Nhiều khi chính tác giả của những công trình bất hủ ấy không bao giờ dám nghĩ đến sự trường tồn của tên tuổi mình như thế.
Danh họa và điêu khắc gia Michelangelo đã tiên đoán về những tác phẩm của mình. Quả thực, ông đã để lại muôn thế hệ tên tuổi của ông qua các sáng tác của ông. Tượng Pieta, tượng Maisen, tượng David và các bức bích họa trong nguyện đường Sixtina sẽ không bao giờ mai một với thời gian.
Tuy nhiên, cái bất hủ nơi con người chỉ là một cái bóng mờ đối với cái vĩnh cửu nơi Thiên Chúa. Một cuộc chiến tranh tàn phá, một thiên tai vùi dập: tất cả mọi tên tuổi và dấu vết của con người cũng đều tan biến. Duy chỉ có những gì được xây dựng trên nền tảng của Vĩnh Cửu mới được trường tồn.
Thiên Chúa không tạo dựng tất cả mọi người đều là thiên tài để ai cũng có thể để lại cho hậu thế danh thơm tiếng tốt của mình. Tuy nhiên, tất cả mọi người đều được tạo dựng như một kiệt tác của vũ trụ. Kiệt tác đó sẽ mãi mãi đi vào Vĩnh Cửu của Thiên Chúa. Nhưng mỗi đời người là một công trình cho vĩnh cửu. Mỗi một việc làm vô danh và nhỏ bé nhất cũng đều mang một giá trị vĩnh cửu.
3. Thiên Chúa khóc thương khi chúng ta quay lưng lại tình yêu của Ngài
Chúng ta thử nghĩ mà xem, khi chúng ta theo đuổi những thần tượng giả dối, thì chỉ có Thiên Chúa là Cha yêu thương và chờ đợi chúng ta. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng 30 tháng Ba tại nhà nguyện Santa Marta
Trong bài đọc trích sách Xuất Hành, khi Mose lên núi để gặp Thiên Chúa, dân chúng không đủ kiên nhẫn. 40 ngày là quá lâu đối với họ. Khi Mose xuống núi, dân chúng đã đúc một con bê vàng để thờ. Dân chúng lãng quên Thiên Chúa, Đấng đã cứu họ. Bởi thế, ngôn sứ Baruc nói: Chúng đã lãng quên Đấng dẫn đưa chúng.
Khi quên đi Thiên Chúa, Đấng tạo nên đất trời, Đấng làm cho muôn vật sinh trưởng, Đấng đồng hành trong cuộc sống chúng ta, chúng ta sẽ rơi vào ảo tưởng. Nhiều lần trong các dụ ngôn, Chúa Giêsu kể về người chủ giao vườn nho cho người làm công chăm sóc, nhưng rồi thất bại, vì các tá điền muốn chiếm đoạt vườn nho. Trong trái tim con người luôn có cám dỗ ấy, luôn có sự bất an ấy. Con người không hài lòng với tình yêu trung thành đặt nơi Thiên Chúa. Trái tim con người luôn có xu hướng bị đưa đẩy tới chỗ không chung thủy.
Có ngôn sứ đã trách rằng: đây là một dân không biết kiên nhẫn là gì, không thể chờ đợi, một dân đã ra hư hỏng, vì chúng rời xa Thiên Chúa chân thật mà chạy theo các thần tượng giả dối.
Và như thế, đứng trước sự bất trung của dân, Thiên Chúa buồn lòng và thất vọng… Chúng ta hôm nay cũng là dân của Chúa. Chúng ta biết rất rõ điều gì đang diễn ra trong trái tim mình. Và chúng ta phải lên đường trở về; để không bị trượt dài, không bị lôi cuốn, không chạy theo các thần tượng giả trá của thế gian, không bị lún dần vào con đường bất trung. Hôm nay thật là tốt để nghĩ về sự nỗi buồn của Thiên Chúa. Bản thân mỗi người thử hỏi Chúa rằng: “Lạy Chúa, xin nói cho con biết, Chúa có buồn về con không, có thất vọng về con không?”. Trong chừng mừng nào đó, có thể Chúa sẽ nói là có. Nhưng hãy cứ nghĩ và hỏi Chúa câu hỏi ấy.
Thiên Chúa là người Cha nhân hiền với trái tim nhân hậu. Chúng ta hãy nhớ về cảnh Chúa Giêsu khóc thương thành Giêrusalem. Và chúng ta tự hỏi: Chúa có đang khóc vì tôi không? Chúa có đang buồn vì tôi không? Tôi có đang chạy theo các thần tượng giả mà sống xa cách Chúa không? Nếu chúng ta đang làm nô lệ cho các ngẫu tượng giả dối, thì Thiên Chúa đang khóc thương cho ta.
Hôm nay chúng ta nghĩ về nỗi buồn của Thiên Chúa. Ngài buồn, vì dù Ngài yêu mến chúng ta, dù Ngài kiếm tìm tình yêu, mà chúng ta không đáp lại, mà chúng ta không yêu mến Ngài. Chúng ta chạy xa Thiên Chúa, Đấng tác thành chúng ta. Chúng ta nên nghĩ về điều ấy trong Mùa Chay này. Điều ấy giúp ích cho chúng ta. Đó là điều chúng ta nên làm hằng ngày khi xét mình hồi tâm. Chúng ta thưa lên với Chúa: “Lạy Chúa, Chúa đã có rất nhiều ước mơ dành cho con, nhưng con lại rời xa Ngài, xin nói cho con biết ở đâu và cách nào để con bắt đầu con đường trở về…” Điều luôn làm cho ta ngạc nhiên, là Ngài luôn đợi chờ chúng ta, như người cha nhân hậu đợi chờ đứa con hoang đàng trở về. Khi đứa con trở về, người cha đã đợi chờ anh từ lâu và nhìn thấy anh ngay từ đàng xa.
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay 02/04/2017
VietCatholic Network
17:17 03/04/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- ĐTC viếng thăm giáo phận Carpi, bắc Italia.
2- ĐTC kêu gọi bỏ thành kiến giữa Công Giáo - Tin Lành.
.
3- ĐTC khích lệ việc cho tiền những người ăn xin, ĐGM Thomas Tobin ở Mỹ lại nói: “Đừng…”
4 - ĐTC kêu gọi các linh mục thực thi đức bác ái.
5- Một phụ nữ từng đoạt giải thưởng Ratzinger sẽ viết bài suy niệm cho 14 chặng đàng thánh giá tại hí trường Côlôsê.
6- 300 người khuyết tật thuộc TGP Paris hành hương Đức Mẹ Mân Côi tại Lộ Đức.
7- Cảnh sát Pháp lục soát văn phòng TGP Lyon, Pháp quốc.
8- Chính quyền Liêu Ninh - Trung Hoa lúng túng, một linh mục bị giam hàng tháng mà chưa kết án được.
9- Trẻ em Yemen không được đi học.
10- Giải “Phụ Nữ Quốc Tế Quả Cảm” được phát cho Mẹ Nấm đang bị giam giữ.
11- Thánh ca Mùa Chay: Nước Mắt Chiều Canvê.
Sau đây là phần tin chi tiết:
- Đức Thánh Cha viếng thăm giáo phận Carpi, bắc Italia.
Hôm Chúa Nhật mồng 2 tháng Tư, ĐTC đã viếng thăm giáo phận Carpi, Italia từng bị động đất, và mời gọi các tín hữu đừng để sầu muộn thất bại đè bẹp, trái lại tín thác và hy vọng nơi Chúa và trỗi dậy, như Ngài đã cho ông Lazzaro sống lại.
Có khoảng 40 ngàn tín hữu đến đón rước ĐTC tại Quảng trường Tử Đạo, trước nhà thờ chính tòa giáo phận, mới được tái thánh hiến sau trận động đất. Trong bài giảng thánh lễ tại đây, ĐTC đã quảng diễn bài Tin Mừng theo thánh Gioan thuật lại phép lạ Chúa Giêsu cho ông Lazzaro đã chết 4 ngày được sống lại, và rút ra những bài học hy vọng tin tưởng cho các tín hữu ở trong hoàn cảnh đau thương và tuyệt vọng.
Ngài nói: “Giữa cảnh thất vọng đau buồn chung vì cái chết của Lazzaro, Chúa Giêsu không để cho mình bị buồn sầu chế ngự. Tuy cũng đau buồn, nhưng Ngài yêu cầu mọi người hãy tin tưởng vững vàng; Chúa không khép mình trong than khóc, nhưng Ngài cảm động và lên đường tiến về ngôi mộ… Chung quanh ngôi mộ ấy, xảy ra một cuộc gặp gỡ - đụng độ lớn. Một đàng có một sự thất vọng lớn, sự bấp bênh trong đời sống luân lý của chúng ta, phải trải qua lo lắng vì cái chết, thường cảm thấy thất bại, tăm tối nội tâm dường như không thể vượt qua nổi. Nhưng đàng khác có hy vọng chiến thắng sự chết và sự ác, và có một danh xưng đó là Chúa Giêsu. Chúa không mang lại một chút an sinh hoặc một liều thuốc nào có thể làm cho cuộc sống chúng ta được kéo dài, nhưng Ngài tuyên bố: “Tôi là sự sống lại và là sự sống; ai tin tôi, thì dù có chết cũng sẽ sống” (v.25).
Và ĐTC kết luận rằng: Chúng ta hãy cầu xin ơn được trở thành chứng nhân sự sống trong thế giới này, một thế giới đang khao khát sự sống, trở thành những chứng nhân khơi dậy và phục hồi niềm hy vọng nơi Thiên Chúa trong các tâm hồn mỏi mệt và bị buồn sầu đè nặng. Lời loan báo của chúng ta là niềm vui của Chúa hằng sống, ngày nay Chúa vẫn còn nói như đã nói với ngôn sứ Ezechiel: “Này đây, ta mở các ngôi mộ của các ngươi, hỡi dân Ta, Ta sẽ đưa các ngươi ra khỏi các ngôi mộ của các ngươi!”
Tưởng cũng nên biết, giáo phận Carpi chỉ có 117 ngàn tín hữu Công Giáo, 39 giáo xứ với 60 Linh mục. Cách đây gần 5 năm, miền này bị động đất nặng làm cho 30 người chết, nhiều nhà cửa, thánh đường bị tàn phá.
- ĐTC kêu gọi bỏ thành kiến giữa Công Giáo - Tin Lành.
ĐTC chào mừng Hội nghị về đề tài ”Luther 500 năm sau” và gọi đây là một sự kiện không thể có được cách đây ít lâu. Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 31/3/2017, dành cho 150 học giả quốc tế tham dự Hội nghị do Ủy ban Tòa Thánh về khoa sử học tổ chức từ ngày 29/3/2017 về đề tài “Luther 500 năm sau. Đọc lại cuộc cải cách của Luther trong bối cảnh lịch sử Giáo Hội”.
Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nói: “Các tín hữu Tin Lành và Công Giáo cùng nói về Luther do sáng kiến của một cơ quan Tòa Thánh, một Hội nghị như vậy là điều không thể tưởng tượng được cách đây ít lâu. Nhưng ở đây chúng ta động chạm một cách cụ thể những thành quả hoạt động của Chúa Thánh Linh, Đấng vượt lên trên mọi biên giới và biến những xung đột thành cơ hội để tăng trưởng trong tình hiệp thông”.
ĐTC vui mừng vì Hội nghị kỷ niệm này mang lại cơ hội cho các học giả đến từ nhiều tổ chức cùng nhìn các biến cố lịch sử, đào sâu về con người của Luther và sự phê bình của ông chống lại Giáo Hội thời ấy, cũng như chức vụ Giáo Hoàng; những điều ấy chắc chắn sẽ góp phần vượt thắng bầu không khí nghi kỵ và cạnh tranh nhau, đã kéo dài quá lâu trong tương quan giữa hai bên. Và ĐTC khẳng định rằng: “Tất cả chúng ta đều biết là không thể thay đổi quá khứ, nhưng 50 năm sau cuộc đối thoại đại kết giữa Công Giáo và Tin lành, chúng ta có thể thực hiện một sự thanh tẩy ký ức, để có thể kể lại lịch sử một cách khác, không mang vết tích oán hận vì những vết thương đã phải chịu, làm cho sự nhận xét về nhau bị lệch lạc”.
- ĐTC khích lệ việc cho tiền những người ăn xin, Đức Giám Mục Thomas Tobin ở Mỹ lại nói: “Đừng…”
Một tháng sau khi ĐTC Phanxicô khích lệ việc cho tiền những người vô gia cư, một giám mục Hoa Kỳ ở Rhode Island đã đưa ra 3 lý do để “đừng cho”. ĐTC Phanxicô đã được một tạp chí Ý phỏng vấn vào tháng trước, với câu hỏi là: liệu có nên cho tiền những người khất thực ăn xin trên đường phố không? ĐTC trả lời rằng, có nhiều lập luận để biện minh cho việc đừng cho tiền những người đáng thương này, chẳng hạn như người ta lo ngại rằng người đó sẽ chỉ mua rượu uống mà thôi. Nhưng Đức Thánh Cha nói: “Giúp đỡ người khác luôn luôn là đúng…”
Hôm thứ Ba 28 tháng Ba, Đức GM Thomas Tobin của giáo phận Providence của Rhode Island đã đăng một bài trên Facebook có tựa đề “Ba lý do đừng nên cho tiền những người khất thực”. Phát ngôn viên của ĐC Tobin cho biết bài viết này là nhằm đóng góp vào cuộc tranh luận gần đây tại địa phương về vấn đề này, chứ không phải là đối kháng lại những gì Đức Giáo Hoàng đã nói. Trước hết, ĐC Tobin bày tỏ lo ngại về an toàn cho những người khất thực khi họ đứng trên lề đường hay vỉa hè yêu cầu giúp đỡ. Thứ hai, ngài lo ngại lòng quảng đại của nhiều người có thể bị những người không trung thực lợi dụng cho những nhu cầu không chính đáng. Thứ ba, hành động bố thí có thể hạ thấp nhân phẩm của người khất thực.
ĐC Tobin viết: “Mặc dù nó có thể làm cho nhiều người trong chúng ta cảm thấy vui vì giúp được một người, trên thực tế nó duy trì một lối sống rất không lành mạnh và hạ thấp phẩm giá con người. Cộng đồng của chúng ta có các phương tiện hợp pháp và có các cơ cấu giúp đỡ người nghèo và những người gặp khó khăn. Chúng ta nên ủng hộ những tổ chức đó.”
- Đức Thánh Cha kêu gọi các linh mục thực thi đức bác ái.
ĐTC kêu gọi các linh mục thực thi đức bác ái mục tử, yêu mến Chúa hết lòng, vượt thắng cá nhân chủ nghĩa và có tinh thần hy sinh từ bỏ. Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong buổi tiếp kiến sáng hôm mồng 1/4/2017 dành cho 160 người thuộc ban giám đốc, các linh mục sinh viên và cựu sinh viên Học viện Giáo Hoàng Tây Ban Nha tại Roma, nhân dịp kỷ niệm 125 năm thành lập Học Viện này.
Lên tiếng trong dịp này, ĐTC đã quảng diễn ý nghĩa lời Chúa Giêsu trả lời cho một thầy Lêvi: “Con hãy yêu mến Chúa hết lòng, hết linh hồn và hết sức lực” (Mc 12,30), và ngài rút ra những kết luận thực hành: đức bác ái mục tử đòi chúng ta phải đi ra ngoài, gặp gỡ tha nhân, cảm thông, đón nhận và thành tâm tha thứ cho họ. Nhưng không thể có sự tăng trưởng trong bác ái nếu sống trong cô độc. Vì thế, Chúa kêu gọi chúng ta họp thành một cộng đoàn, để đức bác ái tụ tập tất cả các linh mục trong mối liên hệ đặc biệt của sứ vụ và tình huynh đệ”.
ĐTC nhắc nhở rằng việc đào tạo một linh mục không thể chỉ có tính chất trí thức, học vấn, lấy bằng cấp, tuy nó cũng rất quan trọng và cần thiết. Việc đào tạo ấy phải là một tiến trình toàn diện, bao trùm mọi khía cạnh trong cuộc sống, và giúp chúng ta xích lại gần Thiên Chúa và tha nhân. Sau cùng, ĐTC nhắn nhủ các LM đừng hài lòng vì có một cuộc sống ngăn nắp, thoải mái, không phải lo lắng gì; cần từ bỏ những gì dư thừa để giúp đỡ những người túng thiếu và yếu đuối.
- Một phụ nữ từng đoạt giải thưởng Ratzinger sẽ viết bài suy niệm cho 14 chặng đàng thánh giá tại hí trường Côlôsê.
Nhà thần học Anne Marie Pelletier, người Pháp, từng đoạt giải Ratzinger là tác giả của những bài suy niệm 14 chặng đàng thánh giá tại hí trường Côlôsê vào ngày thứ Sáu Tuần Thánh năm nay. Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết như trên hôm thứ Sáu 31 tháng Ba.
Theo chương trình, lúc 5 giờ chiều Thứ Sáu Tuần Thánh 14 tháng Tư, ĐTC sẽ chủ sự nghi thức Tôn Vinh Thánh Giá, tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa ở Đền Thờ Thánh Phêrô. Sau đó, lúc 9.15 phút tối cùng ngày, ĐTC sẽ chủ sự buổi đi đàng Thánh Giá trọng thể tại hí trường Côlôsê.
Bà Pelletier là một giáo dân, sinh năm 1946, đã lập gia đình và có ba người con. Bà đã dành cả cuộc đời của mình trong việc nghiên cứu, biên soạn một loạt các tác phẩm thần học và triết học, và đã dành được nhiều giải thưởng đáng kinh ngạc, bao gồm giải thưởng Ratzinger năm 2014 về Thần học. Bà là người phụ nữ đầu tiên nhận được giải thưởng này.
Những bài suy niệm cho 14 chặng đàng thánh giá tại hí trường Côlôsê luôn được chú ý rộng rãi trên toàn thế giới vì sự phong phú của những suy tư thần học.
- 300 người khuyết tật thuộc TGP Paris hành hương Đức Mẹ Mân Côi tại Lộ Đức.
Từ đầu tháng 4/2017, các trường học vùng Paris được nghỉ lễ Phục Sinh trong vòng hai tuần lễ. Vào các năm lẻ như năm nay, Mục vụ Y tế của TGP Paris phối hợp với Hội đoàn ABIIB tổ chức hành hương Lộ Đức, dành cho khoảng 300 người khuyết tật. Năm nay, Đức Ông Benoist de Sinety, Tổng đại diện Giáo phận Paris cùng với 15 linh mục, các bác sĩ, y tá Công Giáo và khoảng 500 người thiện nguyện đồng hành với các người khuyết tật trong cuộc Hành hương Mân côi.
Trong 6 ngày hành hương, đoàn hành hương dự Thánh lễ tại Nguyện đường Sainte Bernadette, Saint Joseph, Saint Pie X và hang đá Massabielle. Ngoài ra là rước kiệu, giải tội, bí tích dành cho bệnh nhân, đi đàng thánh giá. Cuộc hành hương Lộ Đức của TGP Paris dành cho người khuyết tật thể hiện tình yêu thương qua hành động cụ thể mà thánh Phaolô hằng nhắc nhủ : “Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả. Đức mến không bao giờ mất được”.
- Cảnh sát Pháp lục soát văn phòng tổng giáo phận Lyon, Pháp quốc.
Cảnh sát Pháp đã lục soát văn phòng của TGP Lyon trong ngày 31/3/2017 để tìm kiếm bằng chứng cho thấy các giới chức giáo phận đã không báo cáo những cáo buộc lạm dụng tình dục của các Linh Mục.
Các giới chức TGP cho biết họ đã cung cấp cho cảnh sát các tài liệu mà họ tìm kiếm, hợp tác với cuộc điều tra do công tố viên địa phương tiến hành. Bản tuyên bố của TGP nói rằng ĐHY Philippe Barbarin đã nhiều lần bày tỏ mong muốn hợp tác một cách minh bạch với các viên chức tư pháp.
Việc lục soát tìm kiếm tài liệu tại văn phòng TGP Lyon đã diễn ra sau một tuần các đài truyền hình quốc gia Pháp thực hiện chương trình cáo buộc nhiều GM cố tình che dấu bằng chứng các linh mục đã lạm dụng tình dục và còn để các linh mục này tiếp tục thi hành công tác mục vụ. ĐHY Philippe Barbarin cũng là một trong số các GM bị truyền hình Pháp cáo buộc đã giấu giếm bằng chứng lạm dụng tình dục của các Linh mục.
- Chính quyền Liêu Ninh - Trung Hoa lúng túng, một linh mục bị giam hàng tháng mà chưa kết án được.
Trong hệ thống luật pháp Trung cộng, tòa án thường tuyên án rất nhanh sau khi người bị buộc tội ra tòa. Nhưng trường hợp của một linh mục Công Giáo ở Liêu Ninh, Cha Phí Kế Sinh, đã bị toà án nhân dân buộc tội “lạm dụng quỹ” vào ngày 21 tháng Ba năm ngoái, hiện vẫn chưa được tuyên án.
Người Công Giáo tại địa phương cho rằng sự chậm trễ việc công bố bản án chứng tỏ rằng chính quyền địa phương đã rất bối rối về việc xét xử cha Phí Kế Sinh. Họ nghĩ các thẩm phán biết rằng cha Phí Kế Sinh vô tội, nhưng toà án muốn lên án Ngài.”
Cha Phí Kế Sinh, được thụ phong linh mục bởi Giáo Hội "chính thức" vào năm 2000, là một trong những linh mục trẻ tuổi của Giáo Hội Trung cộng. Ngài quan tâm đến việc công bố Tin Mừng cho xã hội Trung Hoa… Với tiêu đề “Các lớp học Tông đồ” ngài khởi xướng các khóa học vào năm 2007 và đã thành công với những dân cư ở vùng đông bắc Trung hoa, từ những thành phần bị bỏ rơi vì không bắt kịp sự tăng trưởng kinh tế, cho đến những thành phần đã thích nghi với các điều kiện mới của kinh tế và xã hội.
Sự thành công của “lớp học các Tông đồ” đã không thoát khỏi sự dòm ngó của chính quyền, công an đã theo dõi Cha Phí Kế Sinh một cách chặt chẽ và cuối cùng đã tìm cách bắt giữ ngài. Theo một số người Công Giáo địa phương, rất có thể các nhà chức trách Trung cộng đang cố gắng đàn áp “các lớp học Tông Đồ” vì chính quyền đã sợ hãi trước sự hoạt động truyền giáo tích cực của họ. Một lý do khác, cũng có thể là cha Phí Kế Sinh là nạn nhân cuả một số linh mục thù địch, không muốn các hoạt động của “lớp học Tông Đồ” trong địa hạt của họ.
- Trẻ em Yemen không được đi học.
Hôm 24 tháng Ba năm 2017 vừa qua, LHQ đã bày tỏ lo âu sâu xa trước sự kiện, con số trẻ em không được giáo dục học hành tại Yemen đã gia tăng gấp đôi, lên đến gần 3,5 triệu người. Thiệt hại về nhân sự vì cuộc chiến kéo dài hơn hai năm nay tại đây trầm trọng hơn cả những thiệt hại vật chất khác. Các cuộc giao tranh tại Yemen đã gia tăng cường lực kể từ ngày 26/3/2015, khi liên minh quân sự Ả rập dưới quyền lãnh đạo của Arab Saudi can thiệp vào nước này bằng võ lực, để trợ giúp chính quyền chống lại lực lượng hồi giáo Shiite Houthi. Kể từ ngày chiến cuộc lan tràn, LHQ ước lượng đã có khoảng 7.700 người chết, trong số này ít nhất có 1546 trẻ em. Chiến cuộc cũng đã làm cho 1,84 triệu học sinh không còn cơ hội học hành. Trước thời chiến tranh, Yemen đã có 1,6 triệu trẻ em không được đi học. Nhiều trẻ em và người trẻ Yemen đã tìm đến với các trường dạy kinh Coran hồi giáo để lấp đầy khao khát học hành, nhưng bầu khí quá khích ở những nơi này dễ đưa chúng đến chỗ cuồng tín và trở thành miếng mồi ngon cho các nhóm hồi giáo cực đoan.
- Giải Phụ Nữ Quốc Tế Quả Cảm (PNQTQC) được phát cho Mẹ Nấm đang bị giam giữ.
Một bà mẹ các em Thiếu Nhi Thánh Thể đang bị giam cầm vì những chia sẻ nhân quyền trên Mạng đã được Hoa Kỳ vinh danh là một PNQTQC. Bút hiệu Mẹ Nấm, bà tên thật là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã bị Công An tỉnh Khánh Hoà bắt giam từ tháng 10 năm ngoái vì đã lên tiếng tranh đấu cho vấn đề Ô Nhiễm Môi Trường và phản đối tập đoàn Fomosa; tuy nhiên theo Chính quyề̀n VN thì bà phạm tội Tuyên Truyền Chống Nhà Nước CHXHCN, chống đối chính sách Đảng và Nhà Nước, bôi nhọ các cá nhân và đã bị bắt theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự.
Năm nay Hoa Kỳ đã trao giải thưởng PNQTQC cho 13 phụ nữ nối danh trên thế giới, tất cả 12 người khác đã có mặt để nhận giải, trừ bà Như Quỳnh được trao giải vắng mặt. Bà được Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Tom Shannon nhắc tới một cách đặc biệt như là: "người chỉ trích mạnh mẽ các bất công, vi phạm nhân quyền" ở Việt Nam. Bà được vinh danh vì "quyết tâm phơi bày bất công, tham nhũng, và dùng tiếng nói của mình để bảo vệ quyền và tự do của người dân".
- Thánh Ca mùa Chay: Nước Mắt Chiều Canvê.
Từ tuần lễ đầu tiên mùa Chay, chúng tôi vẫn giữ thông lệ kết thúc mỗi Chương Trình TSGHVTGNN với một bản Thánh Ca Mùa Chay, để hiệp ý cùng với toàn thể cộng đoàn Dân Chúa chiêm nghiệm đoạn đường Thập Giá mà Chúa đã đi qua để cứu rỗi chúng ta và toàn thể nhân loại. Xin mời quý vị cùng thưởng thức nhạc phẩm Nước Mắt Chiều Canvê của nhạc sĩ Mân Côi, được trình bày qua tiếng hát ca sĩ Thùy Loan.
Thánh Ca
Thánh Ca Mùa Chay - Mẹ Vạn Sầu - Trình bày: Thanh Thúy
Minh Trung
04:24 03/04/2017