Phụng Vụ - Mục Vụ
Sống lại
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
18:43 04/04/2011
Chúa Giêsu nói: "Ta là sự sống lại và là sự sống. Ai tin Ta, dầu có chết cũng sẽ được sống (Ga,11.25).
Chúa Giêsu có quyền trên sự sống. Chúa đã cho Lazarô sống lại từ cõi chết. Sự sống lại của Lazarô là tiếp tục cuộc sống đời tạm này. Ông vẫn cần ăn uống, ngủ nghỉ, đi lại và sinh hoạt bình thường như mọi người. Chúa cho ông sống lại để tỏ uy quyền trên sự chết và sự sống. Ông Lazarô sẽ sống thêm một thời gian rồi cũng sẽ chết. Sự sống lại của ông chưa phải là sự sống của đời sau. Muốn đạt đến sự sống ngày sau, con người phải bị chôn vui và tan biến. Giống như hạt lúa được gieo vào lòng đất, Chúa Giêsu dậy rằng: Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác (Ga. 12,24).
Cuộc đời dài vắn không qúa quan trọng. Con người có sống thọ, trung thọ hay đại thọ, thì sau khi mãn cuộc đời dưới thế, thân xác cũng trở về bụi tro. Cốt lõi của sự sống đời tạm này là chuẩn bị cho cuộc sống mai hậu. Nếu chúng dùng hết mọi khả năng chỉ để tìm kiếm thỏa mãn mọi ước mơ trần thế, khi mãn phần chúng ta sẽ bị bước hẫng vào khoảng không. Sách Khôn Ngoan đã dậy rằng: Dầu chúng có sống lâu trăm tuổi, thì cũng kể bằng không không vậy; khi cuộc đời xế bóng, chúng cũng chẳng danh giá gì (Kn. 3,7). Con người thường mong ước tìm kiếm một cái gì tồn tại sau cuộc sống đời này, nhưng sự hiểu biết thiển cận của con người vẫn còn phải lần mò trong đêm tối vô tri. Con người mong ước sống còn và tồn tại mãi, nên có nhiều vị vua chúa đã dùng cách ướp xác. Họ nghĩ rằng xác chết của họ sẽ không bị hư nát. Thực ra tất cả những xác không hồn đó chỉ là những thây ma mục nát. Nói chung, họ không được mặc khải về sự sống lại. Ngay thời Chúa Giêsu, các thầy thuộc nhóm Xađốc cũng không tin có sự sống lại. Có những người thuộc nhóm Xađốc đến gặp Đức Giêsu. Nhóm này chủ trương không có sự sống lại (Mc. 12,18).
Ai trong chúng ta cũng mong được sống lâu và sống khỏe. Chúng ta vận dụng mọi phương tiện để giúp cuộc sống được an vui, hạnh phúc và trường thọ hơn. Nhất là các vị Vua xưa, vì muốn được hưởng thụ lâu dài hơn, nên đã tìm mọi cách để kéo dài sự sống. Qua đó các nhà nghiên cứu mới tìm về các nguồn nuôi dưỡng và các loại thuốc đại bổ làm cho thân thể thêm cường tráng và luyện tập cho thân xác dẻo dai và sống thọ. Con người chỉ muốn tìm cách kéo dài sự sống này qua các nguồn thuốc trường sinh giả tao như nhân sâm ngàn năm, táo tiên và các món ngon vật lạ. Trường sinh tối đa cũng chỉ đạt 130 tuổi là hết đát. Suy yếu của tuổi già còn mang đến nhiều hệ lụy khó lường.
Chúa Giêsu hé mở cho chúng ta một chân lý về mầu nhiệm của sự sống. Sự sống thay đổi chứ không mất đi. Khi sự sống của con người đã được hiện hữu thì không bao giờ bị xóa bỏ. Vì mỗi một con người đều được tạo nên giống hình ảnh của Thiên Chúa. Sự sống mà chúng ta đang có đây đã bắt nguồn từ cội rễ khi Thiên Chúa thổi hơi thở vào con người của Ađam. Sự sống từ Thiên Chúa sẽ tồn tại muôn đời dưới một hình thức khác. Chúa Giêsu nói: “Ta là sự sống lại và là sự sống.” Sự sống bắt nguồn từ Thiên Chúa, không ai có quyền hủy đi sự sống. Sự sống phát sinh sự sống và truyền đi từ đời này qua đời kia. Sự sống là một mầu nhiệm, chúng ta chỉ hiểu biết rằng khi có đủ điều kiện cần yếu thì sự sống phát sinh và phát triển. Khi sự sống của một con người đã ngưng, thì vô phương cứu chữa. Sự sống đó đã bước vào một thế giới khác.
Không ai trong chúng ta có kinh nghiệm về sự sống lại thật. Có thể chúng ta đã chứng kiến một vài trường hợp người ta gọi là chết đi sống lại. Trong những trường hợp này, sự sống chưa lìa khỏi thân xác. Có nghĩa là người đó chưa chết hoàn toàn, mà là các cơ phận quá yếu và không còn đủ lực để ra tín hiệu. Có nhiều câu truyện của người được hồi sinh kể lại rằng thân xác hoàn toàn bất động nhưng tâm trí vẫn còn du hành cách ngoại thường. Khoa học không đo lường được các tần số của tâm trí và linh hồn đang sống. Khoảng cách từ sự sống và sự chết rất gần nhưng cũng rất xa. Sống chết trong giây lát. Giữa sự sống và và sự chết có một khoảng cách đời đời.
Một giây trước đó là ông này, bà kia nhưng khi đã nhắm mắt lìa đời, thì thân xác chỉ còn là xác chết hay thây ma. Bắt đầu tiến trình rữa thối và trở về tro bụi. Các người thân cận bắt đầu xa tránh, vì người đó đã thuộc thế giới bên kia. Có nhiều từ để diễn tả sự xa cách này như chết, tử, từ trần, qua đời, thác hay đi về với ông bà… Ai cũng sợ chết vì chết là cắt đứt mối liên hệ gần gũi thể xác với người thân. Chết là ra đi một mình và bỏ lại tất cả. Đây là một hành trình mới không ai có kinh nghiệm. Các Tổ Phụ xưa đều đã ra đi, nhưng đi về đâu? Trong Kinh Thánh Cựu Ước đã có một ý tưởng về cuộc sống ngày sau nhưng vẫn còn lu mờ. Ông Giuđa quyên được khoảng hai ngàn quan tiền, và gửi về Giêrusalem để xin dâng lễ đền tội; ông làm cử chỉ rất tốt đẹp và cao quý này vì cho rằng người chết sẽ sống lại (2Mac. 12, 43).
Nói về sự thưởng phạt ngày sau, sách Đanien đã có tư tưởng về sự phán xét thưởng phạt ngày sau. Người công chính được thưởng và người gian ác sẽ bị án phạt: Trong số những kẻ an nghỉ trong bụi đất, nhiều người sẽ trỗi dậy: người thì để hưởng phúc trường sinh, kẻ thì để chịu ô nhục và bị ghê tởm muôn đời (Dan.12,2). Và sách Khôn Ngoan đã dẫn giải một cách rõ ràng hơn: Linh hồn người công chính ở trong tay Thiên Chúa và chẳng cực hình nào động tới được nữa. Lúc họ xa rời chúng ta, chúng tưởng là họ bị tiêu diệt, nhưng thực ra, họ đang hưởng an bình (Kn. 3,1,3). Sự sống đã là một mầu nhiệm không ai hiểu thấu. Sự sống lại ngày sau lại là một huyền nhiệm mà không một ai có chút kinh nghiệm ngoài trừ Đấng đã từ cõi chết sống lại. Đức Kitô là hoa qủa đầu mùa và tiếp theo là Đức Maria, Mẹ Đấng Cứu Thế. Thiên Chúa đã ưu ái đón rước Mẹ về. Mẹ đã bước qua sự chết nhưng xác thân không bị rữa nát. Mẹ được Thiên Chúa gìn giữ vẹn tòan không ô nhiễm nguyên tội.
Chúa Giêsu là hoa qủa đầu mùa của những kẻ yên giấc. Thánh Phaolô trong thơ gởi cho giáo đoàn Colossê viết: Người cũng là đầu của thân thể, nghĩa là đầu của Hội Thánh; Người là khởi nguyên, là trưởng tử trong số những người từ cõi chết sống lại, để trong mọi sự Người đứng hàng đầu (Col. 1,18). Chúa Giêsu đã chết, chôn trong mộ đá và ba ngày sau Người đã sống lại. Sự chết không còn làm chủ được Người nữa. Thật vậy, chúng ta biết rằng: một khi Đức Ki-tô đã sống lại từ cõi chết, thì không bao giờ Người chết nữa, cái chết chẳng còn quyền chi đối với Người (Rm.6,9). Sau khi sống lại, Chúa Giêsu không còn bị lệ thuộc vào không gian và thời gian nữa. Ngài muốn hiện diện bất cứ khi nào và nơi nào Ngài muốn. Ngài có thể vào phòng khi cửa vẫn đóng kín: Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giê-su lại có mặt trong nhà, có cả ông Tô-ma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: "Bình an cho anh em."(Ga. 20,26).
Khi chúng ta được lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội là chúng ta đã được tham dự vào sự sống của Nhiệm Thể Chúa Kitô. Chúa Kitô là đầu và chúng ta là chi thể. Đầu đi tới đâu thì thân thể sẽ được đi tới đó. Mầm của sự sống đời đời đã được gieo trong tâm hồn mỗi người. Qua phép Rửa Tội, chúng ta chết đi cho tội và cùng sống lại với Chúa. Việc kẻ chết sống lại cũng vậy: gieo xuống thì hư nát, mà trỗi dậy thì bất diệt (1Cor. 15,42). Hạt giống đức tin và sự sống lại sẽ triển nở trong đời sống đạo. Niềm hy vọng của chúng ta chính là sự sống đời đời. Mỗi lần đọc Kinh Tin Kính, chúng ta tuyên xưng: Xác loài người ngày sau sẽ sống lại và sự sống đời sau. Đây chính là cùng đích tối hậu của cuộc đời. Tất cả mọi việc tốt lành chúng ta thực hiện trên đời, sẽ đem lại niềm vui hạnh phúc: Tôi vững vàng tin tưởng sẽ được thấy ân lộc Chúa ban trong cõi đất dành cho kẻ sống (Tv. 27,13). Còn hạnh phúc nào hơn khi chúng ta có Chúa để tôn thờ, có Cha để yêu thương, có sự sống lại để chung hưởng hạnh phúc và có nơi cư ngụ đời đời bên Chúa từ nhân.
Chúa đã đem niềm vui đến cho gia đình Lazarô. Niềm vui của sự sống tiếp tục. Sống để làm chứng nhân cho Chúa. Ông Lazarô đã đi trọn con đường dưới thế trong ân tình của Chúa. Tin tưởng vào quyền năng của Chúa, ông đã tiếp tục sống và đã chết trong niềm hy vọng sẽ được chung hưởng hạnh phúc của ngày sống lại thật. Muốn vào cõi sống, mọi người phải chết. Không ai còn đang sống mà có thể bước vào cõi sống trường sinh. Cần phải chết để được sống và cần có đau khổ mới sinh hoa trái. Nếu chúng ta đã cùng chết với Đức Kitô, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người: đó là niềm tin của chúng ta (Rm. 6,8).
Chúng ta, những người Kitô hữu, đặt niềm tin và hy vọng nơi Chúa Kitô. Ngài là nguồn của mọi sự sống. Chỉ nơi Ngài, chúng ta sẽ tìm được giải đáp cho tất cả những ước vọng thầm kín nhất của con người. Mọi sự sống chết đều thuộc về Chúa Kitô: Chúng ta có sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa. Vậy, dù sống, dù chết, chúng ta vẫn thuộc về Chúa (Rm. 14,8). Cuộc sống của con người có ý nghĩa và cùng đích. Mỗi người đều phải đi qua ngưỡng cửa sự chết để vào cõi hằng sống. Thân xác này đây phải chịu hư nát, tan biến và trở về cát bụi. Chính Chúa Kitô, Đấng đã phục sinh sẽ ban lại cho chúng ta sự sống đời đời.
Bronx, New York
Chúa Giêsu có quyền trên sự sống. Chúa đã cho Lazarô sống lại từ cõi chết. Sự sống lại của Lazarô là tiếp tục cuộc sống đời tạm này. Ông vẫn cần ăn uống, ngủ nghỉ, đi lại và sinh hoạt bình thường như mọi người. Chúa cho ông sống lại để tỏ uy quyền trên sự chết và sự sống. Ông Lazarô sẽ sống thêm một thời gian rồi cũng sẽ chết. Sự sống lại của ông chưa phải là sự sống của đời sau. Muốn đạt đến sự sống ngày sau, con người phải bị chôn vui và tan biến. Giống như hạt lúa được gieo vào lòng đất, Chúa Giêsu dậy rằng: Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác (Ga. 12,24).
Cuộc đời dài vắn không qúa quan trọng. Con người có sống thọ, trung thọ hay đại thọ, thì sau khi mãn cuộc đời dưới thế, thân xác cũng trở về bụi tro. Cốt lõi của sự sống đời tạm này là chuẩn bị cho cuộc sống mai hậu. Nếu chúng dùng hết mọi khả năng chỉ để tìm kiếm thỏa mãn mọi ước mơ trần thế, khi mãn phần chúng ta sẽ bị bước hẫng vào khoảng không. Sách Khôn Ngoan đã dậy rằng: Dầu chúng có sống lâu trăm tuổi, thì cũng kể bằng không không vậy; khi cuộc đời xế bóng, chúng cũng chẳng danh giá gì (Kn. 3,7). Con người thường mong ước tìm kiếm một cái gì tồn tại sau cuộc sống đời này, nhưng sự hiểu biết thiển cận của con người vẫn còn phải lần mò trong đêm tối vô tri. Con người mong ước sống còn và tồn tại mãi, nên có nhiều vị vua chúa đã dùng cách ướp xác. Họ nghĩ rằng xác chết của họ sẽ không bị hư nát. Thực ra tất cả những xác không hồn đó chỉ là những thây ma mục nát. Nói chung, họ không được mặc khải về sự sống lại. Ngay thời Chúa Giêsu, các thầy thuộc nhóm Xađốc cũng không tin có sự sống lại. Có những người thuộc nhóm Xađốc đến gặp Đức Giêsu. Nhóm này chủ trương không có sự sống lại (Mc. 12,18).
Ai trong chúng ta cũng mong được sống lâu và sống khỏe. Chúng ta vận dụng mọi phương tiện để giúp cuộc sống được an vui, hạnh phúc và trường thọ hơn. Nhất là các vị Vua xưa, vì muốn được hưởng thụ lâu dài hơn, nên đã tìm mọi cách để kéo dài sự sống. Qua đó các nhà nghiên cứu mới tìm về các nguồn nuôi dưỡng và các loại thuốc đại bổ làm cho thân thể thêm cường tráng và luyện tập cho thân xác dẻo dai và sống thọ. Con người chỉ muốn tìm cách kéo dài sự sống này qua các nguồn thuốc trường sinh giả tao như nhân sâm ngàn năm, táo tiên và các món ngon vật lạ. Trường sinh tối đa cũng chỉ đạt 130 tuổi là hết đát. Suy yếu của tuổi già còn mang đến nhiều hệ lụy khó lường.
Chúa Giêsu hé mở cho chúng ta một chân lý về mầu nhiệm của sự sống. Sự sống thay đổi chứ không mất đi. Khi sự sống của con người đã được hiện hữu thì không bao giờ bị xóa bỏ. Vì mỗi một con người đều được tạo nên giống hình ảnh của Thiên Chúa. Sự sống mà chúng ta đang có đây đã bắt nguồn từ cội rễ khi Thiên Chúa thổi hơi thở vào con người của Ađam. Sự sống từ Thiên Chúa sẽ tồn tại muôn đời dưới một hình thức khác. Chúa Giêsu nói: “Ta là sự sống lại và là sự sống.” Sự sống bắt nguồn từ Thiên Chúa, không ai có quyền hủy đi sự sống. Sự sống phát sinh sự sống và truyền đi từ đời này qua đời kia. Sự sống là một mầu nhiệm, chúng ta chỉ hiểu biết rằng khi có đủ điều kiện cần yếu thì sự sống phát sinh và phát triển. Khi sự sống của một con người đã ngưng, thì vô phương cứu chữa. Sự sống đó đã bước vào một thế giới khác.
Không ai trong chúng ta có kinh nghiệm về sự sống lại thật. Có thể chúng ta đã chứng kiến một vài trường hợp người ta gọi là chết đi sống lại. Trong những trường hợp này, sự sống chưa lìa khỏi thân xác. Có nghĩa là người đó chưa chết hoàn toàn, mà là các cơ phận quá yếu và không còn đủ lực để ra tín hiệu. Có nhiều câu truyện của người được hồi sinh kể lại rằng thân xác hoàn toàn bất động nhưng tâm trí vẫn còn du hành cách ngoại thường. Khoa học không đo lường được các tần số của tâm trí và linh hồn đang sống. Khoảng cách từ sự sống và sự chết rất gần nhưng cũng rất xa. Sống chết trong giây lát. Giữa sự sống và và sự chết có một khoảng cách đời đời.
Một giây trước đó là ông này, bà kia nhưng khi đã nhắm mắt lìa đời, thì thân xác chỉ còn là xác chết hay thây ma. Bắt đầu tiến trình rữa thối và trở về tro bụi. Các người thân cận bắt đầu xa tránh, vì người đó đã thuộc thế giới bên kia. Có nhiều từ để diễn tả sự xa cách này như chết, tử, từ trần, qua đời, thác hay đi về với ông bà… Ai cũng sợ chết vì chết là cắt đứt mối liên hệ gần gũi thể xác với người thân. Chết là ra đi một mình và bỏ lại tất cả. Đây là một hành trình mới không ai có kinh nghiệm. Các Tổ Phụ xưa đều đã ra đi, nhưng đi về đâu? Trong Kinh Thánh Cựu Ước đã có một ý tưởng về cuộc sống ngày sau nhưng vẫn còn lu mờ. Ông Giuđa quyên được khoảng hai ngàn quan tiền, và gửi về Giêrusalem để xin dâng lễ đền tội; ông làm cử chỉ rất tốt đẹp và cao quý này vì cho rằng người chết sẽ sống lại (2Mac. 12, 43).
Nói về sự thưởng phạt ngày sau, sách Đanien đã có tư tưởng về sự phán xét thưởng phạt ngày sau. Người công chính được thưởng và người gian ác sẽ bị án phạt: Trong số những kẻ an nghỉ trong bụi đất, nhiều người sẽ trỗi dậy: người thì để hưởng phúc trường sinh, kẻ thì để chịu ô nhục và bị ghê tởm muôn đời (Dan.12,2). Và sách Khôn Ngoan đã dẫn giải một cách rõ ràng hơn: Linh hồn người công chính ở trong tay Thiên Chúa và chẳng cực hình nào động tới được nữa. Lúc họ xa rời chúng ta, chúng tưởng là họ bị tiêu diệt, nhưng thực ra, họ đang hưởng an bình (Kn. 3,1,3). Sự sống đã là một mầu nhiệm không ai hiểu thấu. Sự sống lại ngày sau lại là một huyền nhiệm mà không một ai có chút kinh nghiệm ngoài trừ Đấng đã từ cõi chết sống lại. Đức Kitô là hoa qủa đầu mùa và tiếp theo là Đức Maria, Mẹ Đấng Cứu Thế. Thiên Chúa đã ưu ái đón rước Mẹ về. Mẹ đã bước qua sự chết nhưng xác thân không bị rữa nát. Mẹ được Thiên Chúa gìn giữ vẹn tòan không ô nhiễm nguyên tội.
Chúa Giêsu là hoa qủa đầu mùa của những kẻ yên giấc. Thánh Phaolô trong thơ gởi cho giáo đoàn Colossê viết: Người cũng là đầu của thân thể, nghĩa là đầu của Hội Thánh; Người là khởi nguyên, là trưởng tử trong số những người từ cõi chết sống lại, để trong mọi sự Người đứng hàng đầu (Col. 1,18). Chúa Giêsu đã chết, chôn trong mộ đá và ba ngày sau Người đã sống lại. Sự chết không còn làm chủ được Người nữa. Thật vậy, chúng ta biết rằng: một khi Đức Ki-tô đã sống lại từ cõi chết, thì không bao giờ Người chết nữa, cái chết chẳng còn quyền chi đối với Người (Rm.6,9). Sau khi sống lại, Chúa Giêsu không còn bị lệ thuộc vào không gian và thời gian nữa. Ngài muốn hiện diện bất cứ khi nào và nơi nào Ngài muốn. Ngài có thể vào phòng khi cửa vẫn đóng kín: Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giê-su lại có mặt trong nhà, có cả ông Tô-ma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: "Bình an cho anh em."(Ga. 20,26).
Khi chúng ta được lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội là chúng ta đã được tham dự vào sự sống của Nhiệm Thể Chúa Kitô. Chúa Kitô là đầu và chúng ta là chi thể. Đầu đi tới đâu thì thân thể sẽ được đi tới đó. Mầm của sự sống đời đời đã được gieo trong tâm hồn mỗi người. Qua phép Rửa Tội, chúng ta chết đi cho tội và cùng sống lại với Chúa. Việc kẻ chết sống lại cũng vậy: gieo xuống thì hư nát, mà trỗi dậy thì bất diệt (1Cor. 15,42). Hạt giống đức tin và sự sống lại sẽ triển nở trong đời sống đạo. Niềm hy vọng của chúng ta chính là sự sống đời đời. Mỗi lần đọc Kinh Tin Kính, chúng ta tuyên xưng: Xác loài người ngày sau sẽ sống lại và sự sống đời sau. Đây chính là cùng đích tối hậu của cuộc đời. Tất cả mọi việc tốt lành chúng ta thực hiện trên đời, sẽ đem lại niềm vui hạnh phúc: Tôi vững vàng tin tưởng sẽ được thấy ân lộc Chúa ban trong cõi đất dành cho kẻ sống (Tv. 27,13). Còn hạnh phúc nào hơn khi chúng ta có Chúa để tôn thờ, có Cha để yêu thương, có sự sống lại để chung hưởng hạnh phúc và có nơi cư ngụ đời đời bên Chúa từ nhân.
Chúa đã đem niềm vui đến cho gia đình Lazarô. Niềm vui của sự sống tiếp tục. Sống để làm chứng nhân cho Chúa. Ông Lazarô đã đi trọn con đường dưới thế trong ân tình của Chúa. Tin tưởng vào quyền năng của Chúa, ông đã tiếp tục sống và đã chết trong niềm hy vọng sẽ được chung hưởng hạnh phúc của ngày sống lại thật. Muốn vào cõi sống, mọi người phải chết. Không ai còn đang sống mà có thể bước vào cõi sống trường sinh. Cần phải chết để được sống và cần có đau khổ mới sinh hoa trái. Nếu chúng ta đã cùng chết với Đức Kitô, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người: đó là niềm tin của chúng ta (Rm. 6,8).
Chúng ta, những người Kitô hữu, đặt niềm tin và hy vọng nơi Chúa Kitô. Ngài là nguồn của mọi sự sống. Chỉ nơi Ngài, chúng ta sẽ tìm được giải đáp cho tất cả những ước vọng thầm kín nhất của con người. Mọi sự sống chết đều thuộc về Chúa Kitô: Chúng ta có sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa. Vậy, dù sống, dù chết, chúng ta vẫn thuộc về Chúa (Rm. 14,8). Cuộc sống của con người có ý nghĩa và cùng đích. Mỗi người đều phải đi qua ngưỡng cửa sự chết để vào cõi hằng sống. Thân xác này đây phải chịu hư nát, tan biến và trở về cát bụi. Chính Chúa Kitô, Đấng đã phục sinh sẽ ban lại cho chúng ta sự sống đời đời.
Bronx, New York
Tại sao người Công giáo cầu nguyện với các Thánh ?
Trầm Thiên Thu
18:48 04/04/2011
Cũng như các Kitô hữu, người Công giáo tin có sự sống đời sau, nhưng học cũng tin rằng mối quan hệ của chúng ta với các Kitô hữu khác không chấm dứt vì sự chết. Người Công giáo cầu nguyện với các thánh là nhận thức sự hiệp thông này.
• Người Công giáo có tin là các thánh nên được tôn kính?
• Tại sao người Công giáo cầu nguyện với các thánh?
• Có khác nhau giữa cầu nguyện và tôn kính?
Trả lời:
1. Hiệp thông với các thánh.
Cũng như các Kitô hữu khác, người Công giáo tin có sự sống sau sự chết. Họ sống tốt và chết trong niềm tin vào Đức Kitô sẽ được chia sẻ sự phục sinh của Ngài, như Kinh thánh đã cho chúng ta biết.
Khi sống với nhau trên trái đất với cương vị Kitô hữu, chúng ta cùng hiệp thông hoặc liên kết với nhau. Nhưng sự hiệp thông đó không chấm dứt cả khi chúng ta chết. Chúng ta tin rằng mọi Kitô hữu trên trời, chư thánh, vẫn hiệp thông với chúng ta còn trên dương thế. Như vậy, khi chúng ta xin bạn bè hoặc gia đình cầu nguyện cho chúng ta, chúng ta cũng có thể đến gần một vị thánh bằng lời cầu nguyện.
2. Sự khác nhau giữa cầu nguyện và tôn kính.
Nhiều Kitô hữu không phải là Công giáo cho rằng cầu nguyện với các thánh là sai, chỉ nên cầu nguyện trức tiếp với Thiên Chúa. Một số người Công giáo phản ứng với cách phê bình này và tranh luận rằng chúng ta không cầu nguyện với các thánh mà cùng các thánh cầu nguyện.
Tuy nhiên, cả hai nhóm đều lẫn lộn với cầu nguyện và tôn thờ. Tôn thờ thực sự (ngược với sự sùng kính hoặc tôn kính) chỉ thuộc về Thiên Chúa, và chúng ta không bao giờ tôn thờ con người hoặc bất kỳ một thụ tạo nào mà chỉ tôn thờ Thiên Chúa. Nhưng khi sự tôn thờ có dạng cầu nguyện, như trong Thánh lễ và các nghi thức phụng vụ khác của giáo hội, không phải tất cả mọi lời cầu nguyện là sự tôn thờ. Khi chúng ta cầu nguyện với các thánh, chúng ta chỉ xin các ngài giúp đỡ chúng ta, bằng cách cầu nguyện với Thiên Chúa thay chúng ta, hoặc tạ ơn các ngài đã nguyện giúp cầu thay.
(Chuyển ngữ từ Catholicism.about.com)
• Người Công giáo có tin là các thánh nên được tôn kính?
• Tại sao người Công giáo cầu nguyện với các thánh?
• Có khác nhau giữa cầu nguyện và tôn kính?
Trả lời:
1. Hiệp thông với các thánh.
Cũng như các Kitô hữu khác, người Công giáo tin có sự sống sau sự chết. Họ sống tốt và chết trong niềm tin vào Đức Kitô sẽ được chia sẻ sự phục sinh của Ngài, như Kinh thánh đã cho chúng ta biết.
Khi sống với nhau trên trái đất với cương vị Kitô hữu, chúng ta cùng hiệp thông hoặc liên kết với nhau. Nhưng sự hiệp thông đó không chấm dứt cả khi chúng ta chết. Chúng ta tin rằng mọi Kitô hữu trên trời, chư thánh, vẫn hiệp thông với chúng ta còn trên dương thế. Như vậy, khi chúng ta xin bạn bè hoặc gia đình cầu nguyện cho chúng ta, chúng ta cũng có thể đến gần một vị thánh bằng lời cầu nguyện.
2. Sự khác nhau giữa cầu nguyện và tôn kính.
Nhiều Kitô hữu không phải là Công giáo cho rằng cầu nguyện với các thánh là sai, chỉ nên cầu nguyện trức tiếp với Thiên Chúa. Một số người Công giáo phản ứng với cách phê bình này và tranh luận rằng chúng ta không cầu nguyện với các thánh mà cùng các thánh cầu nguyện.
Tuy nhiên, cả hai nhóm đều lẫn lộn với cầu nguyện và tôn thờ. Tôn thờ thực sự (ngược với sự sùng kính hoặc tôn kính) chỉ thuộc về Thiên Chúa, và chúng ta không bao giờ tôn thờ con người hoặc bất kỳ một thụ tạo nào mà chỉ tôn thờ Thiên Chúa. Nhưng khi sự tôn thờ có dạng cầu nguyện, như trong Thánh lễ và các nghi thức phụng vụ khác của giáo hội, không phải tất cả mọi lời cầu nguyện là sự tôn thờ. Khi chúng ta cầu nguyện với các thánh, chúng ta chỉ xin các ngài giúp đỡ chúng ta, bằng cách cầu nguyện với Thiên Chúa thay chúng ta, hoặc tạ ơn các ngài đã nguyện giúp cầu thay.
(Chuyển ngữ từ Catholicism.about.com)
Tại sao người Công giáo cầu nguyện với các Thánh ?
Trầm Thiên Thu
18:53 04/04/2011
• Người Công giáo có tin là các thánh nên được tôn kính?
• Tại sao người Công giáo cầu nguyện với các thánh?
• Có khác nhau giữa cầu nguyện và tôn kính?
Trả lời:
1. Hiệp thông với các thánh.
Cũng như các Kitô hữu khác, người Công giáo tin có sự sống sau sự chết. Họ sống tốt và chết trong niềm tin vào Đức Kitô sẽ được chia sẻ sự phục sinh của Ngài, như Kinh thánh đã cho chúng ta biết.
Khi sống với nhau trên trái đất với cương vị Kitô hữu, chúng ta cùng hiệp thông hoặc liên kết với nhau. Nhưng sự hiệp thông đó không chấm dứt cả khi chúng ta chết. Chúng ta tin rằng mọi Kitô hữu trên trời, chư thánh, vẫn hiệp thông với chúng ta còn trên dương thế. Như vậy, khi chúng ta xin bạn bè hoặc gia đình cầu nguyện cho chúng ta, chúng ta cũng có thể đến gần một vị thánh bằng lời cầu nguyện.
2. Sự khác nhau giữa cầu nguyện và tôn kính.
Nhiều Kitô hữu không phải là Công giáo cho rằng cầu nguyện với các thánh là sai, chỉ nên cầu nguyện trức tiếp với Thiên Chúa. Một số người Công giáo phản ứng với cách phê bình này và tranh luận rằng chúng ta không cầu nguyện với các thánh mà cùng các thánh cầu nguyện.
Tuy nhiên, cả hai nhóm đều lẫn lộn với cầu nguyện và tôn thờ. Tôn thờ thực sự (ngược với sự sùng kính hoặc tôn kính) chỉ thuộc về Thiên Chúa, và chúng ta không bao giờ tôn thờ con người hoặc bất kỳ một thụ tạo nào mà chỉ tôn thờ Thiên Chúa. Nhưng khi sự tôn thờ có dạng cầu nguyện, như trong Thánh lễ và các nghi thức phụng vụ khác của giáo hội, không phải tất cả mọi lời cầu nguyện là sự tôn thờ. Khi chúng ta cầu nguyện với các thánh, chúng ta chỉ xin các ngài giúp đỡ chúng ta, bằng cách cầu nguyện với Thiên Chúa thay chúng ta, hoặc tạ ơn các ngài đã nguyện giúp cầu thay.
TRẦM THIÊN THU
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:16 04/04/2011
DỜI TƯỢNG
Phía trong một tòa miếu, phía bên trái có đặt một pho tượng Thái Thượng lão quân, phía bên phải đặt một pho tượng Phật. Có một hòa thượng nhìn thấy, bèn nói:
- “Phật pháp của ta là vô biên, sao lại có thể đặt bên phải Thái Thượng lão quân chứ ?”, thế là lấy tượng Phật đem bỏ qua bên trái của tượng Thái quân.
Sau đó không lâu, lại có một đạo sĩ đến miếu, nhìn thấy tình huống như thế, thì trong lòng ngầm đánh giá: “Đạo giáo của ta cực cao tôn, sao lại để bên phải tượng Phật đà như thế chứ ?”, thế là lập tức đưa tay ôm bức tượng Thái quân đem bỏ bên trái bức tượng Phật. Hai người ở đó dời qua dời lại, vì không cẩn thận nên hai bức tượng đất sét rơi xuống vỡ tan tành. Thái Thượng lão quân bất giác cười nói với Phật đà:
- “Tôi với ngài cả hai đều chẳng có chuyện gì, tất cả đều vì hai tên tiểu nhân này dời qua dời lại mới ra nông nổi này”.
Suy tư:
Lời dạy của Chúa Giê-su vốn là Lời ban sự sống đời đời, nhưng vì kiêu ngạo mà có người giải thích theo ý riêng của mình và dạy người khác làm theo, thế là họ rối đạo.
Giáo lý của Giáo Hội vốn là từ các thánh tông đồ truyền lại cho đến ngày nay, thế nhưng có những người kiêu ngạo nói mình giỏi hơn Giáo Hội, thế là họ giải thích giáo lý theo ý mình.
Phụng vụ của Giáo Hội vốn rất linh thánh và trang nghiêm, thế nhưng có một số mục tử vì kiêu ngạo thích thêm bớt theo ý mình, thế là thánh lễ trở thành buổi biểu diễn văn nghệ: chủ tế diễn thuyết (giảng) dài cả tiếng đồng hồ, thích nói lúc nào thì nói, ca đoàn trình diễn những bài giựt gân, kèn trống ồn ào. Thế là chính các mục tử hạ thánh lễ xuống ngang với buổi trình diễn văn nghệ.
Thiên Chúa là Đấng chí tôn chí thượng, là Đấng tạo dựng vũ trụ càn khôn, tất cả mọi loài đều bởi Ngài mà có. Do đó, tất cả mọi người trên trái đất đều có bổn phận phải ca ngợi tán dương và thờ lạy một mình Thiên Chúa duy nhất thánh thiện. Tất cả mọi tôn giáo trên thế giới đều phải quy về Ngài, tôn thờ và yêu mến Ngài trên hết mọi sự.
Hà cớ gì phải dành nhau đặt tượng Phật bên phải hay tượng Thái Thượng lão quân bên trái chứ ?
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Phía trong một tòa miếu, phía bên trái có đặt một pho tượng Thái Thượng lão quân, phía bên phải đặt một pho tượng Phật. Có một hòa thượng nhìn thấy, bèn nói:
- “Phật pháp của ta là vô biên, sao lại có thể đặt bên phải Thái Thượng lão quân chứ ?”, thế là lấy tượng Phật đem bỏ qua bên trái của tượng Thái quân.
Sau đó không lâu, lại có một đạo sĩ đến miếu, nhìn thấy tình huống như thế, thì trong lòng ngầm đánh giá: “Đạo giáo của ta cực cao tôn, sao lại để bên phải tượng Phật đà như thế chứ ?”, thế là lập tức đưa tay ôm bức tượng Thái quân đem bỏ bên trái bức tượng Phật. Hai người ở đó dời qua dời lại, vì không cẩn thận nên hai bức tượng đất sét rơi xuống vỡ tan tành. Thái Thượng lão quân bất giác cười nói với Phật đà:
- “Tôi với ngài cả hai đều chẳng có chuyện gì, tất cả đều vì hai tên tiểu nhân này dời qua dời lại mới ra nông nổi này”.
Suy tư:
Lời dạy của Chúa Giê-su vốn là Lời ban sự sống đời đời, nhưng vì kiêu ngạo mà có người giải thích theo ý riêng của mình và dạy người khác làm theo, thế là họ rối đạo.
Giáo lý của Giáo Hội vốn là từ các thánh tông đồ truyền lại cho đến ngày nay, thế nhưng có những người kiêu ngạo nói mình giỏi hơn Giáo Hội, thế là họ giải thích giáo lý theo ý mình.
Phụng vụ của Giáo Hội vốn rất linh thánh và trang nghiêm, thế nhưng có một số mục tử vì kiêu ngạo thích thêm bớt theo ý mình, thế là thánh lễ trở thành buổi biểu diễn văn nghệ: chủ tế diễn thuyết (giảng) dài cả tiếng đồng hồ, thích nói lúc nào thì nói, ca đoàn trình diễn những bài giựt gân, kèn trống ồn ào. Thế là chính các mục tử hạ thánh lễ xuống ngang với buổi trình diễn văn nghệ.
Thiên Chúa là Đấng chí tôn chí thượng, là Đấng tạo dựng vũ trụ càn khôn, tất cả mọi loài đều bởi Ngài mà có. Do đó, tất cả mọi người trên trái đất đều có bổn phận phải ca ngợi tán dương và thờ lạy một mình Thiên Chúa duy nhất thánh thiện. Tất cả mọi tôn giáo trên thế giới đều phải quy về Ngài, tôn thờ và yêu mến Ngài trên hết mọi sự.
Hà cớ gì phải dành nhau đặt tượng Phật bên phải hay tượng Thái Thượng lão quân bên trái chứ ?
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:37 04/04/2011
N2T |
23. Nếu con nhìn thấy rõ ràng người khác phạm tội, thậm chí phạm tội trọng, thì cũng không nên nghĩ là mình tốt lành hơn họ, bởi vì con không biết linh hồn của con sẽ không phạm tội cho đến lúc nào ?
(sách Gương Chúa Giê-su)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Khai mạc Mùa hành hương tại Đền Thánh Đức Mẹ Lộ Đức
Phêrô Trần Mạnh Hùng
18:32 04/04/2011
Ba chủ đề cầu nguyện này được đúc kết từ các lần diện kiến Đức Mẹ của chị thánh Bernadette. Đức Mẹ đã luôn đồng hành, dạy kinh và dạy giáo lý cho Bernadette thì nay sẽ đồng hành và hướng dẫn cho các quý hành hương trong hành trình đức tin với đức cậy và dạt dào đức mến.
Mùa hành hương Lộ Đức luôn được bắt đầu vào tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 hàng năm. Các nghi thức chính thức của Đền thánh trong Mùa hành hương luôn được cử hành bằng 7 thứ tiếng : La tinh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Anh, Đức và Hòa Lan. Mỗi ngày có 2 cuộc rước kiệu lớn quy tụ nhiều quý khách hành hương : Kiệu và cung nghinh Thánh Thể lúc 17h và Kiệu Đức Mẹ lúc 21h. Có 2 Thánh Lễ quốc tế dành cho mọi quý khách hành hương được cử hành hàng tuần vào lúc 9h30 sáng thứ 4 và Chúa nhật tại Vương Cung Thánh Đường thánh Piô X (nhà thờ hầm).
Quý khách cũng có thể tìm thấy các dấu chỉ Việt Nam ở Đền thánh như : Hình Các Thánh Tử đạo Việt Nam ở VCTĐ Piô X, Kinh Lạy Cha ở Công trường Mân Côi, và sắp tới sẽ có bảng đề « Con hãy đến uống và rửa ở suối này » ngay trên bức tường Núi đá Đức Mẹ. Để có thể đi sâu và sống với tâm tình của cuộc hành hương như lòng quý vị mong muốn khi đến Lộ Đức, xin hãy chuẩn bị hành trang và xem các thông tin hướng dẫn cần thiết trước khi thực hiện hành trình tâm linh.
Về bên Mẹ, với chị thánh Bernadette chúng ta cùng nhau nguyện kinh Lạy Cha.
Khai mạc Mùa hành hương tại Đền Thánh Đức Mẹ Lộ Đức
Phêrô Trần Mạnh Hùng
18:35 04/04/2011
Ba chủ đề cầu nguyện này được đúc kết từ các lần diện kiến Đức Mẹ của chị thánh Bernadette. Đức Mẹ đã luôn đồng hành, dạy kinh và dạy giáo lý cho Bernadette thì nay sẽ đồng hành và hướng dẫn cho các quý hành hương trong hành trình đức tin với đức cậy và dạt dào đức mến.
Qua 4 ngày hành hương của giáo phận Lộ Đức, số người về tham dự ước chừng hơn 10.000 người. Từ mọi nẻo đường của địa phận dưới dãy núi Pyrénéens, các giáo xứ và các hội đoàn đã tổ chức các cuộc đi bộ, đi xe đạp, và các phương tiện khác nhau để tiến về Lộ Đức. Nhiều nghi thức được cử hành theo giới và đoàn thể, đặc biệt phải kể đến Cuộc Rước kiệu Đức Mẹ lúc 21h quy tụ hơn 200 các bạn trẻ giáo phận sẽ đi dự ĐHGT tại Madrid điều phối. Tâm điểm của cuộc hành hương là Thánh Lễ được cử hành vào lúc 15h00 tại Đền thờ thánh Bernadette. Mọi thành phần dân Chúa về quy tụ bên Đức Giám Mục và đoàn linh mục trong niềm vui rạng ngời của gia đình giáo phận.
table cellpadding=10 cellspacing=0 border=0 align=left>
Các địa điểm hay lui tới của quý khách hành hương như Nhà nguyện hòa giải, hồ tắm, Hang đá, phòng chiếu Sứ điệp Đức Mẹ, nhà thờ xứ Lộ Đức, Cachot, các viện bảo tàng, Đàng Thánh giá trên núi và trong cánh đồng cỏ luôn mở rộng cửa và được hướng dẫn kỹ càng. Quý khách có thể hỏi bất kỳ nhân viên hay tình nguyện viên sẽ được hướng dẫn chi tiết và có nhiều thông tin bỏ ích. Quý khách hành hương Việt Nam đi theo đoàn nhóm cũng có thể đăng ký hát và đọc kinh kính mừng, xem và đọc sứ điệp Đức Mẹ bằng tiếng Việt Nam. Xin hỏi thêm Forum Information.
Về bên Mẹ, với chị thánh Bernadette chúng ta cùng nhau nguyện kinh Lạy Cha.
Khai mạc Mùa hành hương tại Đền Thánh Đức Mẹ Lộ Đức
Phêrô Trần Mạnh Hùng
18:40 04/04/2011
Ba chủ đề cầu nguyện này được đúc kết từ các lần diện kiến Đức Mẹ của chị thánh Bernadette. Đức Mẹ đã luôn đồng hành, dạy kinh và dạy giáo lý cho Bernadette thì nay sẽ đồng hành và hướng dẫn cho các quý hành hương trong hành trình đức tin với đức cậy và dạt dào đức mến.
Qua 4 ngày hành hương của giáo phận Lộ Đức, số người về tham dự ước chừng hơn 10.000 người. Từ mọi nẻo đường của địa phận dưới dãy núi Pyrénéens, các giáo xứ và các hội đoàn đã tổ chức các cuộc đi bộ, đi xe đạp, và các phương tiện khác nhau để tiến về Lộ Đức. Nhiều nghi thức được cử hành theo giới và đoàn thể, đặc biệt phải kể đến Cuộc Rước kiệu Đức Mẹ lúc 21h quy tụ hơn 200 các bạn trẻ giáo phận sẽ đi dự ĐHGT tại Madrid điều phối. Tâm điểm của cuộc hành hương là Thánh Lễ được cử hành vào lúc 15h00 tại Đền thờ thánh Bernadette. Mọi thành phần dân Chúa về quy tụ bên Đức Giám Mục và đoàn linh mục trong niềm vui rạng ngời của gia đình giáo phận.
Các địa điểm hay lui tới của quý khách hành hương như Nhà nguyện hòa giải, hồ tắm, Hang đá, phòng chiếu Sứ điệp Đức Mẹ, nhà thờ xứ Lộ Đức, Cachot, các viện bảo tàng, Đàng Thánh giá trên núi và trong cánh đồng cỏ luôn mở rộng cửa và được hướng dẫn kỹ càng. Quý khách có thể hỏi bất kỳ nhân viên hay tình nguyện viên sẽ được hướng dẫn chi tiết và có nhiều thông tin bỏ ích. Quý khách hành hương Việt Nam đi theo đoàn nhóm cũng có thể đăng ký hát và đọc kinh kính mừng, xem và đọc sứ điệp Đức Mẹ bằng tiếng Việt Nam. Xin hỏi thêm Forum Information.
Về bên Mẹ, với chị thánh Bernadette chúng ta cùng nhau nguyện kinh Lạy Cha.
Vatican: Không có buổi cầu nguyện liên tôn tại Assisi
Nguyễn Trọng Đa
20:48 04/04/2011
Vatican: Không có buổi cầu nguyện liên tôn tại Assisi
VATICAN – ĐTC Biển Đức 16 và đại diện các tôn giáo lớn của thế giới sẽ có các bài phát biểu và ký một cam kết chung cho hòa bình khi các vị gặp nhau tại Assisi vào tháng Mười, nhưng họ sẽ không cò buồi cầu nguyện chung, Vatican cho biết.
Thực ra, theo Tòa thánh, buổi cầu nguyện chính thức của ĐTC sẽ được tổ chức tại Vatican vào buổi tối trước cuộc gặp gỡ ngày 27-10 tại Assisi, với sự tham dự của lãnh đạo các cộng đồng Kitô giáo khác và đại diện các tôn giáo chính trên thế giới.
Cuộc gặp gỡ Tháng Mười tới sẽ kỷ niệm 25 năm ngày diễn ra cuộc gặp gỡ “cầu nguyện cho hòa bình” của ĐTC Gioan Phaolô II tại Assisi. Sự kiện 1986 được xem như là một cái mốc quan trọng trong quan hệ liên tôn, nhưng đã bị một số người Công giáo chỉ trích, vì họ nói rằng dường như xuất hiện một cách không phù hợp các yếu tố pha trộn của các tôn giáo Kitô và ngoài-Kitô.
Văn phòng báo chí Tòa thánh đã đưa ra một tuyên bố ngày 2-4-2011 về chủ đề cho sự kiện năm 2011 - "Khách hành hương của sự thật và hòa bình" - và nêu ra chương trình tổng quát của sự kiện. Tuyên bố nói: ”Mỗi con người xét cho cùng là một người hành hương đi tìm kiếm chân lý và sự thiện”.
Theo tuyên bố, việc tìm kiếm này đòi hỏi người ta đi vào đối thoại với người khác, “các tín hữu và những người không tin, mà không hy sinh bản sắc riêng của mình hoặc dung thứ cho các hình thức hỗ lốn", nơi đó các yếu tố của các tôn giáo khác nhau được sử dụng không phân biết.
Tuyên bố nói thêm: " Để cho cuộc hành hương của chân lý được sống thật sự, nó mở ra con đường đối thoại với người khác, không loại trừ ai và cam kết cho mỗi người trở thành người xây dựng cho tình huynh đệ và hòa bình. Đây là các yếu tố mà ĐTC muốn đặt ở trung tâm của sự suy tư”.
Tuyên bố nói rằng ĐTC Biển Đức 16 sẽ chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ Assisi, bằng cách chủ sự buổi cầu nguyện với giáo dân của giáo phận Roma ở Đền thờ Thánh Phêrô tối 26-10. Các giáo phận Công giáo khác và các cộng đồng Kitô giáo khác được khuyến khích tổ chức các buổi cầu nguyện tương tự.
Tòa thánh Vatican cho biết ĐTC sẽ mời đến Assisi đại diện của các tôn giáo khác, các cộng đồng Kitô giáo khác và đại diện của thế giới văn hóa và khoa học, là những người không tuyên xưng một tôn giáo nào, nhưng là những người " tự coi mình là người tìm kiếm chân lý và có ý thức về trách nhiệm chia sẻ cho chính nghĩa của công lý và hòa bình”. Các Hội đồng giáo hoàng về Đối thoại liên tôn, về Cổ vũ sự hiệp nhất Kitô hữu và về Văn hóa sẽ phụ trách phân phối giấy mời.
Tuyên bố cho biết rằng ĐTC và các vị tham gia khác sẽ đi xe lửa đến Assisi ngày 27-10. Sau các bài phát biểu tại Nhà thờ Đức Bà các Thiên thần, sẽ có một bữa ăn trưa đơn giản, tiếp theo là “một thời gian thinh lặng để suy tư cá nhân và cầu nguyện”.
Buổi chiều, quý tham dự viên sẽ đi hành hương đến Vương cung thánh đường thánh Phanxicô, là nơi yên nghỉ của thánh nhân, và tại đây các vị sẽ thực hiện “sự đổi mới trang trọng của cam kết chung vì hòa bình”. (CNW 4-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa
VATICAN – ĐTC Biển Đức 16 và đại diện các tôn giáo lớn của thế giới sẽ có các bài phát biểu và ký một cam kết chung cho hòa bình khi các vị gặp nhau tại Assisi vào tháng Mười, nhưng họ sẽ không cò buồi cầu nguyện chung, Vatican cho biết.
Thực ra, theo Tòa thánh, buổi cầu nguyện chính thức của ĐTC sẽ được tổ chức tại Vatican vào buổi tối trước cuộc gặp gỡ ngày 27-10 tại Assisi, với sự tham dự của lãnh đạo các cộng đồng Kitô giáo khác và đại diện các tôn giáo chính trên thế giới.
Cuộc gặp gỡ Tháng Mười tới sẽ kỷ niệm 25 năm ngày diễn ra cuộc gặp gỡ “cầu nguyện cho hòa bình” của ĐTC Gioan Phaolô II tại Assisi. Sự kiện 1986 được xem như là một cái mốc quan trọng trong quan hệ liên tôn, nhưng đã bị một số người Công giáo chỉ trích, vì họ nói rằng dường như xuất hiện một cách không phù hợp các yếu tố pha trộn của các tôn giáo Kitô và ngoài-Kitô.
Văn phòng báo chí Tòa thánh đã đưa ra một tuyên bố ngày 2-4-2011 về chủ đề cho sự kiện năm 2011 - "Khách hành hương của sự thật và hòa bình" - và nêu ra chương trình tổng quát của sự kiện. Tuyên bố nói: ”Mỗi con người xét cho cùng là một người hành hương đi tìm kiếm chân lý và sự thiện”.
Theo tuyên bố, việc tìm kiếm này đòi hỏi người ta đi vào đối thoại với người khác, “các tín hữu và những người không tin, mà không hy sinh bản sắc riêng của mình hoặc dung thứ cho các hình thức hỗ lốn", nơi đó các yếu tố của các tôn giáo khác nhau được sử dụng không phân biết.
Tuyên bố nói thêm: " Để cho cuộc hành hương của chân lý được sống thật sự, nó mở ra con đường đối thoại với người khác, không loại trừ ai và cam kết cho mỗi người trở thành người xây dựng cho tình huynh đệ và hòa bình. Đây là các yếu tố mà ĐTC muốn đặt ở trung tâm của sự suy tư”.
Tuyên bố nói rằng ĐTC Biển Đức 16 sẽ chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ Assisi, bằng cách chủ sự buổi cầu nguyện với giáo dân của giáo phận Roma ở Đền thờ Thánh Phêrô tối 26-10. Các giáo phận Công giáo khác và các cộng đồng Kitô giáo khác được khuyến khích tổ chức các buổi cầu nguyện tương tự.
Tòa thánh Vatican cho biết ĐTC sẽ mời đến Assisi đại diện của các tôn giáo khác, các cộng đồng Kitô giáo khác và đại diện của thế giới văn hóa và khoa học, là những người không tuyên xưng một tôn giáo nào, nhưng là những người " tự coi mình là người tìm kiếm chân lý và có ý thức về trách nhiệm chia sẻ cho chính nghĩa của công lý và hòa bình”. Các Hội đồng giáo hoàng về Đối thoại liên tôn, về Cổ vũ sự hiệp nhất Kitô hữu và về Văn hóa sẽ phụ trách phân phối giấy mời.
Tuyên bố cho biết rằng ĐTC và các vị tham gia khác sẽ đi xe lửa đến Assisi ngày 27-10. Sau các bài phát biểu tại Nhà thờ Đức Bà các Thiên thần, sẽ có một bữa ăn trưa đơn giản, tiếp theo là “một thời gian thinh lặng để suy tư cá nhân và cầu nguyện”.
Buổi chiều, quý tham dự viên sẽ đi hành hương đến Vương cung thánh đường thánh Phanxicô, là nơi yên nghỉ của thánh nhân, và tại đây các vị sẽ thực hiện “sự đổi mới trang trọng của cam kết chung vì hòa bình”. (CNW 4-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa
ĐTC thúc giục giáo dân đem men Tin Mừng cho xã hội
Nguyễn Trọng Đa
22:33 04/04/2011
ĐTC thúc giục giáo dân đem men Tin Mừng cho xã hội
Sứ điệp nhân 80 năm ngày thành lập Công giáo tiến hành Argentina
Buenos Aires, Argentina – ĐTC Biền Đức 16 đang khuyến khích giáo dân Công giáo tăng cường các nỗ lực huấn luyện của mình, để mang lại men Tin Mừng cho xã hội một cách thành công hơn.
ĐTC đã đưa ra lời kêu gọi này trong một sứ điệp gửi thông qua Hồng y Quốc vụ khanh Tarcisio Bertone, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Công Giáo Tiến Hành Argentina.
Sứ điệp này, được gửi đến tổng thư ký của tổ chức, Đức Giám Mục Luis Collazuol, và được công bố trên trang web của tổ chức, bày tỏ "sự tạ ơn Chúa vì những năm truyền giáo mãnh liệt và dồi dào, và thánh hóa công việc làm."
Sứ điệp khẳng định rằng "các giáo dân, những người nhờ phép Rửa tội và Thêm sức tham dự vào các chức năng tư tế, ngôn sứ và đế vương của Chúa Kitô, được mời gọi đóng góp theo cách thức độc đáo của mình vào sự phát triển và thánh hóa Giáo Hội và thế giới, thông qua việc biến đổi của thực tại trần thế, theo các giá trị của Nước Chúa".
ĐTC ghi nhận rằng “để thực hiện sứ mệnh của mình một cách có trách nhiệm và trung thành, giáo dân cần một nền tảng giáo lý, mục vụ và thiêng liêng vững chắc và sự hỗ trợ thích hợp."
Về vấn đề này, ĐTC khuyến khích giáo dân "hãy gia tăng cam kết đào tạo của mình để, khi đi theo Chúa Kitô trên con đường thánh thiện, và hiệp nhất chặt chẽ với các mục sư của mình, họ có thể đem men Tin Mừng đến cho tất cả tâm hồn và thực tại của xã hội, của thế giới lao động, chính trị, văn hóa và gia đình". (Zenit.org 5-4-2001)
Nguyễn Trọng Đa
Sứ điệp nhân 80 năm ngày thành lập Công giáo tiến hành Argentina
Buenos Aires, Argentina – ĐTC Biền Đức 16 đang khuyến khích giáo dân Công giáo tăng cường các nỗ lực huấn luyện của mình, để mang lại men Tin Mừng cho xã hội một cách thành công hơn.
ĐTC đã đưa ra lời kêu gọi này trong một sứ điệp gửi thông qua Hồng y Quốc vụ khanh Tarcisio Bertone, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Công Giáo Tiến Hành Argentina.
Sứ điệp này, được gửi đến tổng thư ký của tổ chức, Đức Giám Mục Luis Collazuol, và được công bố trên trang web của tổ chức, bày tỏ "sự tạ ơn Chúa vì những năm truyền giáo mãnh liệt và dồi dào, và thánh hóa công việc làm."
Sứ điệp khẳng định rằng "các giáo dân, những người nhờ phép Rửa tội và Thêm sức tham dự vào các chức năng tư tế, ngôn sứ và đế vương của Chúa Kitô, được mời gọi đóng góp theo cách thức độc đáo của mình vào sự phát triển và thánh hóa Giáo Hội và thế giới, thông qua việc biến đổi của thực tại trần thế, theo các giá trị của Nước Chúa".
ĐTC ghi nhận rằng “để thực hiện sứ mệnh của mình một cách có trách nhiệm và trung thành, giáo dân cần một nền tảng giáo lý, mục vụ và thiêng liêng vững chắc và sự hỗ trợ thích hợp."
Về vấn đề này, ĐTC khuyến khích giáo dân "hãy gia tăng cam kết đào tạo của mình để, khi đi theo Chúa Kitô trên con đường thánh thiện, và hiệp nhất chặt chẽ với các mục sư của mình, họ có thể đem men Tin Mừng đến cho tất cả tâm hồn và thực tại của xã hội, của thế giới lao động, chính trị, văn hóa và gia đình". (Zenit.org 5-4-2001)
Nguyễn Trọng Đa
Thế nào là xu hướng tính dục theo định nghĩa của Toà Thánh?
Nguyễn Kim Ngân
09:37 04/04/2011
THẾ NÀO LÀ XU HƯỚNG TÍNH DỤC THEO ĐỊNH NGHĨA CỦA TOÀ THÁNH?
Geneva, ngày 24 tháng 3 năm 2011 (zenith.org)—Tại Phiên Họp thứ 16 của Hội Đồng Nhân Quyền nhằm bàn về “xu hướng tính dục,” Đức Tổng Giám Mục Silvano M. Tomasi, đại diện thường trực của Toà Thánh tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) và các Tổ Chức Quốc Tế khác tại Geneva, Thụy Sĩ, đã đọc bài diễn văn sau đây để lưu ý mọi người về ý nghĩa đích thực của xu hướng tính dục (sexual orientation) vốn đã bị hiểu lầm một cách tai hại.
Kính thưa Ông Chủ Tịch,
Toà Thánh muốn nhân dịp này xác nhận phẩm cách cố hữu và giá trị của tất cả mọi hữu thể con người, đồng thời lên án mọi bạo lực đang nhắm vào con người nhân danh các cảm thức, tư tưởng hoặc động thái dục tính của họ. Chúng tôi cũng muốn nêu lên một số nhận định về những tranh cãi chung quanh “xu hướng tính dục.”
Trước hết, đã xẩy ra một sự rối loạn không cần thiết trong cách hiểu về ý nghĩa của hạn từ “xu hướng tính dục,” như thấy trong các quyết nghị và các bản văn khác đã được hệ thống nhân quyền LHQ công nhận. Sự rối loạn này không cần thiết là bởi vì, trong công pháp quốc tế, một hạn từ phải được giải thích theo nghĩa thông thường của nó, ngoại trừ trường hợp văn kiện cho nó một ý nghĩa khác [1]. Nghĩa thông thường của “xu hướng tính dục” nhắm tới các cảm thức và tư tưởng, chứ không phải động thái. [2]
Tiếp đến, theo mục đích của luật nhân quyền, có một khác biệt tối quan trọng giữa một bên là cảm thức và tư tưởng, còn bên kia là động thái. Một quốc gia không bao giờ có thể ra hình phạt cho một con người, hoặc truất bỏ khỏi người đó sự hưởng thụ nhân quyền, mà chỉ dựa trên cảm thức và tư tưởng của người ấy, kể cả các tư tưởng và cảm thức về dục tính. Nhưng chính quyền có thể, và phải, điều hướng các động thái, bao gồm các loại động thái tính dục khác nhau. Mọi xã hội trên thế giới này đều đồng ý rằng có một số động thái tính dục phải bị luật pháp nghiêm cấm. Ấu dâm và loạn luân là hai thí dụ.
Thứ ba nữa, Tòa Thánh muốn khẳng định sự xác tín sâu xa của mình rằng dục tính (sexuality) con người là một quà tặng được biểu lộ một cách chân thực trong sự hiến dâng hỗ tương trọn vẹn và suốt đời của một người nam và một người nữ trong hôn nhân. Cũng như mọi hoạt động tự ý, dục tính con người sở hữu một chiều kích luân lý: nó là một hoạt động đặt ý chí của một cá nhân vào tư thế phục vụ một cứu cánh; nó không phải là một “căn tính.” Nói khác đi, nó xuất phát từ hành động chứ không phải từ hữu thể, cho dù một số các khuynh hướng hoặc “xu hướng tính dục” có thể mang những căn rễ sâu xa nơi nhân cách. Chối bỏ chiều kích luân lý của dục tính sẽ đưa đến việc phủ nhận tự do con người trong vấn đề này, rốt cuộc là sẽ gây phương hại đến chính phẩm cách hữu thể học của người ấy. Nhiều cộng đồng đức tin cũng như nhiều con người có lương tâm đều chia sẻ với toà thánh về niềm xác tín này nơi bản chất con người.
Sau cùng, kính thưa Ông Chủ Tịch, chúng tôi kêu gọi mọi người chú ý vào một trào lưu đang khuấy động trong những cuộc bàn cãi về vấn đề xã hội: đó là việc nhiều người đang bị tấn công chỉ vì giữ lập trường không ủng hộ động thái tính dục giữa những người đồng phái tính. Khi những người này bầy tỏ niềm xác tín luân lý của mình hoặc niềm xác tín về bản chất con người, có khi cũng có thể là những biểu hiện niềm tin tôn giáo, hoặc phát biểu ý kiến về các giả thuyết của khoa học, là họ bị điểm mặt, hoặc tệ hơn nữa, là bị phỉ báng, có khi còn bị bách hại nữa. Những công kích này đi ngược lại những nguyên tắc căn bản đã được công bố trong ba quyết nghị của Hội Đồng lần nhóm họp này. [3] Sự thật là, các cuộc công kích này đã vi phạm các quyền căn bản của con người, và không thể biện minh được trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Xin trân trọng cảm ơn Ông Chủ Tịch.
Ghi chú:
[1] Công Ước Vienna về Luật Hiệp Ước, Khoản 31(1)
[2] Rất nhiều nơi “xu hướng tính dục” không hề ám chỉ động thái (behavior), mà ám chỉ cảm thức (feelings) và tư tưởng (thoughts).
[3] L-10 về tự do phát biểu tư tưởng; L-14 về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng; L-38 về việc chống lại sự bất nhẫn, khuôn rập tiêu cực và điểm mặt.
Bản dịch của
Nguyễn Kim Ngân
Geneva, ngày 24 tháng 3 năm 2011 (zenith.org)—Tại Phiên Họp thứ 16 của Hội Đồng Nhân Quyền nhằm bàn về “xu hướng tính dục,” Đức Tổng Giám Mục Silvano M. Tomasi, đại diện thường trực của Toà Thánh tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) và các Tổ Chức Quốc Tế khác tại Geneva, Thụy Sĩ, đã đọc bài diễn văn sau đây để lưu ý mọi người về ý nghĩa đích thực của xu hướng tính dục (sexual orientation) vốn đã bị hiểu lầm một cách tai hại.
Kính thưa Ông Chủ Tịch,
Toà Thánh muốn nhân dịp này xác nhận phẩm cách cố hữu và giá trị của tất cả mọi hữu thể con người, đồng thời lên án mọi bạo lực đang nhắm vào con người nhân danh các cảm thức, tư tưởng hoặc động thái dục tính của họ. Chúng tôi cũng muốn nêu lên một số nhận định về những tranh cãi chung quanh “xu hướng tính dục.”
Trước hết, đã xẩy ra một sự rối loạn không cần thiết trong cách hiểu về ý nghĩa của hạn từ “xu hướng tính dục,” như thấy trong các quyết nghị và các bản văn khác đã được hệ thống nhân quyền LHQ công nhận. Sự rối loạn này không cần thiết là bởi vì, trong công pháp quốc tế, một hạn từ phải được giải thích theo nghĩa thông thường của nó, ngoại trừ trường hợp văn kiện cho nó một ý nghĩa khác [1]. Nghĩa thông thường của “xu hướng tính dục” nhắm tới các cảm thức và tư tưởng, chứ không phải động thái. [2]
Tiếp đến, theo mục đích của luật nhân quyền, có một khác biệt tối quan trọng giữa một bên là cảm thức và tư tưởng, còn bên kia là động thái. Một quốc gia không bao giờ có thể ra hình phạt cho một con người, hoặc truất bỏ khỏi người đó sự hưởng thụ nhân quyền, mà chỉ dựa trên cảm thức và tư tưởng của người ấy, kể cả các tư tưởng và cảm thức về dục tính. Nhưng chính quyền có thể, và phải, điều hướng các động thái, bao gồm các loại động thái tính dục khác nhau. Mọi xã hội trên thế giới này đều đồng ý rằng có một số động thái tính dục phải bị luật pháp nghiêm cấm. Ấu dâm và loạn luân là hai thí dụ.
Thứ ba nữa, Tòa Thánh muốn khẳng định sự xác tín sâu xa của mình rằng dục tính (sexuality) con người là một quà tặng được biểu lộ một cách chân thực trong sự hiến dâng hỗ tương trọn vẹn và suốt đời của một người nam và một người nữ trong hôn nhân. Cũng như mọi hoạt động tự ý, dục tính con người sở hữu một chiều kích luân lý: nó là một hoạt động đặt ý chí của một cá nhân vào tư thế phục vụ một cứu cánh; nó không phải là một “căn tính.” Nói khác đi, nó xuất phát từ hành động chứ không phải từ hữu thể, cho dù một số các khuynh hướng hoặc “xu hướng tính dục” có thể mang những căn rễ sâu xa nơi nhân cách. Chối bỏ chiều kích luân lý của dục tính sẽ đưa đến việc phủ nhận tự do con người trong vấn đề này, rốt cuộc là sẽ gây phương hại đến chính phẩm cách hữu thể học của người ấy. Nhiều cộng đồng đức tin cũng như nhiều con người có lương tâm đều chia sẻ với toà thánh về niềm xác tín này nơi bản chất con người.
Sau cùng, kính thưa Ông Chủ Tịch, chúng tôi kêu gọi mọi người chú ý vào một trào lưu đang khuấy động trong những cuộc bàn cãi về vấn đề xã hội: đó là việc nhiều người đang bị tấn công chỉ vì giữ lập trường không ủng hộ động thái tính dục giữa những người đồng phái tính. Khi những người này bầy tỏ niềm xác tín luân lý của mình hoặc niềm xác tín về bản chất con người, có khi cũng có thể là những biểu hiện niềm tin tôn giáo, hoặc phát biểu ý kiến về các giả thuyết của khoa học, là họ bị điểm mặt, hoặc tệ hơn nữa, là bị phỉ báng, có khi còn bị bách hại nữa. Những công kích này đi ngược lại những nguyên tắc căn bản đã được công bố trong ba quyết nghị của Hội Đồng lần nhóm họp này. [3] Sự thật là, các cuộc công kích này đã vi phạm các quyền căn bản của con người, và không thể biện minh được trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Xin trân trọng cảm ơn Ông Chủ Tịch.
Ghi chú:
[1] Công Ước Vienna về Luật Hiệp Ước, Khoản 31(1)
[2] Rất nhiều nơi “xu hướng tính dục” không hề ám chỉ động thái (behavior), mà ám chỉ cảm thức (feelings) và tư tưởng (thoughts).
[3] L-10 về tự do phát biểu tư tưởng; L-14 về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng; L-38 về việc chống lại sự bất nhẫn, khuôn rập tiêu cực và điểm mặt.
Bản dịch của
Nguyễn Kim Ngân
Kỳ thị Hồi Giáo: người Công Giáo nói việc này nhắc họ về chính kinh nghiệm của họ
Bùi Hữu Thư
07:38 04/04/2011
Hoa Thịnh Đốn (CNS) – Khi thượng nghị sĩ Richard Durbin, Dân Chủ tiểu bang Illinois, chủ tọa buổi điều trần đầu tiên của Uỷ ban tư pháp Thượng Viện để duyệt xét vấn đề nhân quyền của các công dân Mỹ gốc Hồi giáo ngày 29 tháng Ba, ông đã giơ cao một cuốn sách kinh nhỏ mầu vàng không to bằng bàn tay ông.
Ông nghị sĩ này đã mô tả cuốn sách kinh Công Giáo, được viết bằng tiếng Lithuania và được xuất bản năm 1863, như một “báu vật của gia đình” mà người bà của ông đã mang theo khi di cư sang Hoa Kỳ năm 1911.
Cuốn sách này là kỷ vật duy nhất con tồn tại sau cuộc hành trình di cư, đã được coi là món đồ quốc cấm tại quê hương của bà vào thời đó, vì chính phủ Lithuania bắt buộc tất cả mọi sách kinh đều phải được viết bằng tiếng Nga.
Ông Durbin, phó chủ tịch nhóm đa số trong Thượng Viện, mô tả người bà của ông là một “học giả vô hiến pháp”, nhưng là một người đã biết là bà sẽ được tự do sử dụng cuốn sách này tại Hoa Kỳ.
Ông Durbin nói trong buổi điều trần lần thứ nhất của tiểu ban Hiến Pháp, dân quyền và nhân quyền: "Bà biết là Hoa Kỳ cho phép có tự do tôn giáo và chính đây là ý nghĩa của cuộc điều trần hôm nay.”
Trong lời mở đầu, thượng nghị sĩ Patrick Leahy, Dân chủ tiều bang Vermont, chủ tịch uỷ ban tư pháp, cũng chia sẻ các câu chuyện về đức tin gia đình, nhưng lời nhận xét của ông không vui vẻ khi ông nhắc lại những sự kỳ thị đối với người Công Giáo mà người cha gốc Ái Nhĩ Lan và những ông bà của ông, người Ý đã phải gánh chịu tại Hoa Kỳ.
Các nhận xét của vị thượng nghị sĩ này phản ảnh bao quát những kinh nghiệm mà nhiều nhóm tôn giáo đã gánh chịu tại Hoa Kỳ.
Trong khi một số cảm nhận được là có sự tự do tôn giáo lần đầu tiên khi tới đất Hoa Kỳ, nhiều người khác – chỉ vì niềm tin của họ -- đã bị đe dọa và kỳ thị.
Chủ đích của buổi điều trần ngày 29 tháng Ba là duyệt xét căn kẽ một loạt những tấn công đối với người Mỹ gốc Hồi giáo kể từ khi có cuộc oanh tạc ngày 11 tháng 9 của quân khủng bố.
Cuộc điều trần này được tổ chức chỉ vài tuần sau khi dân biểu Peter King, Cộng Hòa tiểu bang Nữu Ước, chủ toạ một buổi điều trần của uỷ ban An Ninh Quốc Nội về hiện trượng quá khích và khủng bố của người Hồi giáo tại Hoa Kỳ.
Ông nghị sĩ này đã mô tả cuốn sách kinh Công Giáo, được viết bằng tiếng Lithuania và được xuất bản năm 1863, như một “báu vật của gia đình” mà người bà của ông đã mang theo khi di cư sang Hoa Kỳ năm 1911.
Cuốn sách này là kỷ vật duy nhất con tồn tại sau cuộc hành trình di cư, đã được coi là món đồ quốc cấm tại quê hương của bà vào thời đó, vì chính phủ Lithuania bắt buộc tất cả mọi sách kinh đều phải được viết bằng tiếng Nga.
Ông Durbin, phó chủ tịch nhóm đa số trong Thượng Viện, mô tả người bà của ông là một “học giả vô hiến pháp”, nhưng là một người đã biết là bà sẽ được tự do sử dụng cuốn sách này tại Hoa Kỳ.
Ông Durbin nói trong buổi điều trần lần thứ nhất của tiểu ban Hiến Pháp, dân quyền và nhân quyền: "Bà biết là Hoa Kỳ cho phép có tự do tôn giáo và chính đây là ý nghĩa của cuộc điều trần hôm nay.”
Trong lời mở đầu, thượng nghị sĩ Patrick Leahy, Dân chủ tiều bang Vermont, chủ tịch uỷ ban tư pháp, cũng chia sẻ các câu chuyện về đức tin gia đình, nhưng lời nhận xét của ông không vui vẻ khi ông nhắc lại những sự kỳ thị đối với người Công Giáo mà người cha gốc Ái Nhĩ Lan và những ông bà của ông, người Ý đã phải gánh chịu tại Hoa Kỳ.
Các nhận xét của vị thượng nghị sĩ này phản ảnh bao quát những kinh nghiệm mà nhiều nhóm tôn giáo đã gánh chịu tại Hoa Kỳ.
Trong khi một số cảm nhận được là có sự tự do tôn giáo lần đầu tiên khi tới đất Hoa Kỳ, nhiều người khác – chỉ vì niềm tin của họ -- đã bị đe dọa và kỳ thị.
Chủ đích của buổi điều trần ngày 29 tháng Ba là duyệt xét căn kẽ một loạt những tấn công đối với người Mỹ gốc Hồi giáo kể từ khi có cuộc oanh tạc ngày 11 tháng 9 của quân khủng bố.
Cuộc điều trần này được tổ chức chỉ vài tuần sau khi dân biểu Peter King, Cộng Hòa tiểu bang Nữu Ước, chủ toạ một buổi điều trần của uỷ ban An Ninh Quốc Nội về hiện trượng quá khích và khủng bố của người Hồi giáo tại Hoa Kỳ.
Xung đột thế giới là sự nhắc nhở đến Máu Chúa Kitô
Nguyễn Trọng Đa
08:03 04/04/2011
Xung đột thế giới là sự nhắc nhở đến Máu Chúa Kitô
VATICAN - Máu đang đổ ra trong cuộc xung đột trên thế giới làm cho mỗi người nhớ đến việc Chúa Kitô đã đổ máu mình cho tất cả mọi người thế nào, theo giám đốc Văn phòng báo chí Vatican.
Linh mục Federico Lombardi, Dòng Tên, người phát ngôn Tòa thánh, đã đưa ra nhận xét này trong chương trình mới nhất của truyền hình Vatican mang tên "Octava Dies” (Ngày thứ tám). Ngài đã tham khảo một phần trong Tập 2 cuốn "Chúa Giêsu thành Nazareth" của ĐTC Biển Đức 16, vốn nói rằng Máu Chúa Giêsu không đổ ra để chống lại bất cứ ai, nhưng đổ ra cho tất cả mọi người.
Ngài dẫn lời trong sách : "Chúng ta cần sức mạnh thanh luyện của tình yêu, và Máu Chúa là sức mạnh này. Máu Chúa Giêsu không phải là một lời nguyền, nhưng là sự cứu độ".
Linh mục Lombardi nhận xét rằng phần này của cuốn sách ĐTC là một trong các phần đã "đã thu hút sự chú ý nhất và giành được nhiều sự đồng ý nhất của nhiều người, bởi vì ĐTC đã kiên quyết loại bỏ các lời giải thích gốc rễ một đoạn Tin Mừng, vốn gợi ý người ta nên kết án người Do Thái”.
Linh mục nói tiếp: "Hôm nay những lời này trở lại trong tâm trí chúng ta, khi chúng ta nhìn vào số lượng máu đã đổ ra quá nhiều tại Bờ Biển Ngà, Libya và nhiều nơi khác trên thế giới”. Theo ngài, việc giải quyết các xung đột nội bộ và nội chiến phải giúp cho các dân nước "tìm ra cách phát triển như là một cộng đồng nhân loại và dân sự."
Ngài than phiền: “Thay vào đó, người ta lại mở ra các vực thẳm thù hận cho hôm nay và cho tương lai. Khi Kitô hữu nhìn thấy máu đang đổ ra, họ không thể không tự phát nhớ đến Máu Chúa Giêsu".
Vị linh mục Dòng Tên khẳng định: “Thiên Chúa đang ở gần, hiện diện và dự phần vào các đau khổ gây ra bởi bạo lực sát nhân, trong đó chỉ có kẻ thù của nhân loại có thể vui mừng hớn hở mà thôi. Và Thiên Chúa vẫn tiếp tục yêu mọi người và mong muốn sự cứu rỗi cho tất cả, từ khắp mọi nơi, bằng cách trả giá cho sự vất vả và sự khả tín của tình yêu này".
Ngài kết luận: "Hành trình hướng về Thánh giá và sự Phục sinh nâng đỡ nhiệm vụ khó khăn của những ai xây dựng hòa bình." (Zenit.org 3-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa
VATICAN - Máu đang đổ ra trong cuộc xung đột trên thế giới làm cho mỗi người nhớ đến việc Chúa Kitô đã đổ máu mình cho tất cả mọi người thế nào, theo giám đốc Văn phòng báo chí Vatican.
Linh mục Federico Lombardi, Dòng Tên, người phát ngôn Tòa thánh, đã đưa ra nhận xét này trong chương trình mới nhất của truyền hình Vatican mang tên "Octava Dies” (Ngày thứ tám). Ngài đã tham khảo một phần trong Tập 2 cuốn "Chúa Giêsu thành Nazareth" của ĐTC Biển Đức 16, vốn nói rằng Máu Chúa Giêsu không đổ ra để chống lại bất cứ ai, nhưng đổ ra cho tất cả mọi người.
Ngài dẫn lời trong sách : "Chúng ta cần sức mạnh thanh luyện của tình yêu, và Máu Chúa là sức mạnh này. Máu Chúa Giêsu không phải là một lời nguyền, nhưng là sự cứu độ".
Linh mục Lombardi nhận xét rằng phần này của cuốn sách ĐTC là một trong các phần đã "đã thu hút sự chú ý nhất và giành được nhiều sự đồng ý nhất của nhiều người, bởi vì ĐTC đã kiên quyết loại bỏ các lời giải thích gốc rễ một đoạn Tin Mừng, vốn gợi ý người ta nên kết án người Do Thái”.
Linh mục nói tiếp: "Hôm nay những lời này trở lại trong tâm trí chúng ta, khi chúng ta nhìn vào số lượng máu đã đổ ra quá nhiều tại Bờ Biển Ngà, Libya và nhiều nơi khác trên thế giới”. Theo ngài, việc giải quyết các xung đột nội bộ và nội chiến phải giúp cho các dân nước "tìm ra cách phát triển như là một cộng đồng nhân loại và dân sự."
Ngài than phiền: “Thay vào đó, người ta lại mở ra các vực thẳm thù hận cho hôm nay và cho tương lai. Khi Kitô hữu nhìn thấy máu đang đổ ra, họ không thể không tự phát nhớ đến Máu Chúa Giêsu".
Vị linh mục Dòng Tên khẳng định: “Thiên Chúa đang ở gần, hiện diện và dự phần vào các đau khổ gây ra bởi bạo lực sát nhân, trong đó chỉ có kẻ thù của nhân loại có thể vui mừng hớn hở mà thôi. Và Thiên Chúa vẫn tiếp tục yêu mọi người và mong muốn sự cứu rỗi cho tất cả, từ khắp mọi nơi, bằng cách trả giá cho sự vất vả và sự khả tín của tình yêu này".
Ngài kết luận: "Hành trình hướng về Thánh giá và sự Phục sinh nâng đỡ nhiệm vụ khó khăn của những ai xây dựng hòa bình." (Zenit.org 3-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Kinh Truyền Tin: ĐGH Bênêđictô nhắc nhớ gương ĐGH Gioan Phaolô II sắp được phong chân phước
LM Trần Đức Anh OP
08:49 04/04/2011
Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha chúa nhật 3-4-2011
VATICAN. Trong buổi đọc kinh truyền tin với 50 ngàn tín hữu tại Quảng trường Thánh Phêrô trưa chúa nhật 3-4-2011, ĐTC Biển Đức 16 diễn giảng về ý nghĩa chúa nhật vui mừng và nhắc nhớ Đức Gioan Phaolô 2 sắp được phong chân phước.
Chúa nhật thứ tư mùa chay hôm qua, theo phụng vụ, cũng được gọi là Chúa nhật “Vui Mừng”, nên trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, ĐTC quảng diễn về ý nghĩa chúa nhật này cùng với bài phúc âm về phép lạ Chúa chữa lành người mù bẩm sinh. Ngài nói:
“Anh chị em thân mến,
Hành trình mùa chay chúng ta đang sống là một thời điểm ân phúc đặc biệt, trong đó chúng ta có thể cảm nghiệm lòng từ nhân của Chúa đối với chúng ta. Phụng vụ chúa nhật hôm nay, chúa nhật được gọi là “Laetare”, mời gọi hãy vui mừng, hân hoan, như ca tiền xướng nhập lễ diễn tả: “Hãy vui lên hỡi Jerusalem, và tất cả những người mà ngươi yêu mến, hãy tụ họp lại. Hãy vui mừng và hân hoan, anh chị em là những người trước kia ở trong buồn sầu: hãy đón nhận dồi dào ơn an ủi dành cho anh chị em” (Xc Is 66,10-11). ĐTC đặt câu hỏi: “Đâu là lý do sâu xa của niềm vui ấy? Phúc âm hôm nay nói với chúng ta điều ấy, trong Phúc Âm Chúa Giêsu chữa lành một người mù bẩm sinh. Câu Chúa Giêsu hỏi người mù là tột đỉnh của trình thuật: “Anh có tin nơi Con Người không?” (Ga 9,35). Người ấy nhìn nhận dấu lạ Chúa Giêsu làm và tiến từ ánh sáng của đôi mắt đến ánh sáng của đức tin: “Lạy Chúa, con tin!” (Ga 9,38). Cần nêu bật sự kiện một người đơn sơ và chân thành, dần dần thực hiện một cuộc hành trình đức tin; thoạt đầu anh gặp Chúa Giêsu như một “người” giữa bao nhiêu người khác, nhưng rồi anh coi Ngài là “một ngôn sứ”, sau cùng đôi mắt anh mở ra và anh tuyên xưng Ngài là “Chúa”. Đối ngược với đức tin của người mù được chữa lãnh có sự cứng lòng của những người Biệt Phái không muốn chấp nhận phép lạ, vì họ từ khước đón nhận Chúa Giêsu là Đức Messia. Trái lại, đám đông dân chúng dừng lại thảo luận về những gì đã xảy ra và đứng xa xa, dửng dưng. Cả cha mẹ của người mù cũng bị khuất phục vì sợ phán đoán của người khác.
“Còn chúng ta, chúng ta có thái độ nào trước Chúa Giêsu? Vì tội của Adam, cả chúng ta cũng bị mù bẩm sinh, nhưng nơi giếng rửa tội, chúng ta được ơn thánh của Chúa Kitô soi sáng. Tội lỗi đã làm thương tổn nhân loại và dẫn loài người vào trong tối tăm của sự chết, nhưng trong Chúa Kitô, cuộc sống mới mẻ và mục tiêu mà chúng ta được mời gọi đạt tới, sáng tỏ rạng ngời. Nơi ngài, chúng ta được Thánh Linh củng cố và chúng ta đón nhận sức mạnh để chiến thắng sự ác và làm điều thiện. Thực vậy, đời sống Kitô là một tiến trình liên tục trở nên đồng hình dạng với Chúa Kitô, là hình ảnh con người mới, để đạt tới sự hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa. Chúa Giêsu là 'Ánh sáng thế gian' (Ga 8,12) vì nơi Ngài “tri thức về vinh quang Thiên Chúa chiếu tỏa rạng ngời” (2 Cr 8,12) tiếp tục tỏ cho thấy trong lịch sử phong trần phức tạp đâu là ý nghĩa cuộc sống con người. Trong nghi thức Rửa tội, việc trao nến sáng, việc thắp sáng cây nến Phục Sinh lớn tượng trưng Chúa Kitô Phục sinh, là dấu hiệu giúp hiểu rõ những gì xảy ra trong Bí tích này. Khi chúng ta để cho cuộc sống của mình được mầu nhiệm Chúa Kitô soi sáng, thì sẽ cảm nghiệm niềm vui được giải thoát khỏi tất cả những gì đe dọa sự thể hiện viên mãn của cuộc sống ấy. Trong những ngày này chúng ta chuẩn bị lễ Phục Sinh, chúng ta hãy khơi dậy nơi mình hồng ân đã lãnh nhận trong bí tích Rửa tội, ngọn lửa ấy nhiều khi có nguy cơ bị bóp nghẹt. Chúng ta hãy nuôi dưỡng ngọn lửa đó bằng kinh nguyện và lòng bác ái đối với tha nhân.
Chúng ta hãy phó thác hành trình mùa chay cho Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Giáo Hội, để tất cả mọi người có thể gặp gỡ Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế.
Sau khi ban phép lành cho các tín hữu, ĐTC nói thêm rằng: “Anh chị em thân mến, hôm qua, 2-4 là lễ giỗ thứ 6 vị Tiền Nhiệm yêu quí của tôi, Đấng Đáng Kính Gioan Phaolô 2. Vì lễ phong chân phước cho ngài sắp đến gần, nên tôi không cử hành lễ cầu hồn cho ngài như mọi khi, nhưng tôi nhớ đến ngài với lòng quí mến trong kinh nguyện, cũng như tôi nghĩ đến tất cả anh chị em. Trong khi chuẩn bị mừng lễ Phục Sinh qua hành trình mùa chay, chúng ta cũng vui mừng tiến đến gần ngày mà chúng ta có thể tôn kính vị Đại Giáo Hoàng và chứng nhân của Chúa Kitô như chân phước, và chúng ta càng phó thác hơn nữa cho sự chuyển cầu của ngài.
ĐTC cũng lần lượt chào thăm các tín hữu hành hương bằng các thứ tiếng chính: Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Croat, Ba Lan và Italia. Với các tín hữu nói tiếng Pháp, ngài nhắc nhở rằng: “Trong khi chân thành kiểm điểm cuộc sống, chúng ta hãy đón nhận ơn thánh đổi mới của bí tích Thống Hối, thanh tẩy cái nhìn của chúng ta. Xin Mẹ Maria, mẫu gương đức tin của Giáo Hội, cầu bầu cho chúng ta trong Mùa Chay này!”
Với các tín hữu nói tiếng Đức, ĐTC cũng nhắc đến phép lạ Chúa Giêsu chữa lành người mù bẩm sinh, và nhận định rằng việc Chúa chữa lành đôi mắt thể lý ấy không phải là mục đích Chúa nhắm tới. Ngài hướng tới một điều cao cả hơn. Chúa Kitô mở đôi mắt tâm hồn cho người mù được chữa lành, để anh ta quì gối trước Chúa Giêsu và tuyên xưng rằng: “Lạy Chúa, con tin”. Chúa Kitô, Ánh sáng thế giới, cũng sẽ mở đôi mắt chúng ta để nhận ra vẻ đẹp của đức tin. Ngài muốn cứu độ cuộc sống chúng ta. Xin Chúa tháp tùng anh chị em bằng ơn thánh của Ngài.”
Hiện diện tại quảng trường có đông đảo các tín hữu Ba Lan. Họ vui mừng vẫy cờ Trắng Đỏ của quê hương.
Cũng nên nói thêm rằng nhân lễ giỗ lần thứ 6 của Đức Gioan Phaolô 2, nhiều sáng kiến đã được tổ chức đây đó trong Giáo Hội, như tại Đại học Giáo Hoàng Thánh Giá của Giám hạt Opus Dei, một hội nghị đã được tổ chức và trong số các thuyết trình viên, đặc biệt có ĐHY Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong thánh. Lên tiếng trong dịp này, ĐHY minh xác rằng Đức Gioan Phaolô 2 được phong chân phước, không phải vì ảnh hưởng của Người trên lịch sử hoặc trên Giáo Hội Công Giáo, nhưng vì cách Người sống các nhân đức Tin, Cậy, Mến và các nhân đức Kitô giáo. Tuy án phong của Người được ưu tiên tiến hành, nhưng tiến trình điều tra được thực hiện rất kỹ lưỡng và tỉ mỷ, theo những qui luật mà chính Đức Gioan Phaolô 2 đã ban hành năm 1983.
ĐHY Amato giải thích thêm rằng Giáo Hội muốn đáp ứng tích cực hy vọng của nhiều tín hữu Công Giáo mong được thấy Đức Gioan Phaolô 2 sớm được phong chân phước, nhưng Giáo Hội cũng muốn chắc chắn Đức Cố Giáo Hoàng được ở trên trời. Tiến trình phong thánh là một trong những lãnh vực của đời sống Giáo Hội trong đó cảm thức đồng thuận của các tín hữu, gọi là “sensus fidelium” thực sự là đáng kể. Từ khi Đức Gioan Phaolô 2 qua đời ngày 2-4-2005, Dân Chúa bắt đầu tuyên xưng sự thánh thiện của Người, và mỗi ngày có hàng trăm, nếu không muốn nói là hàng ngàn người đến viếng mộ của Người mỗi ngày. Một dấu hiệu khác nữa, đó là con số các tiểu sử được xuất bản về Người và con số các tác phẩm của người được dịch và tái bản. “Trong tiến trình án phong chân phước, có “Vox populi”, Ý dân, phải được tháp tùng bằng Ý Chúa, Vox Dei, là các phép là, và Vox Ecclesiae, tiếng nói của Giáo Hội, là phán quyết chính thức được ban hành sau khi hỏi cung các nhân chứng tận mắt,tham khải ý kiến của các sử gia, bác sĩ, thần học và các vị lãnh đạo Giáo Hội để kiểm chứng sự thánh thiện của ứng viên.
ĐHY Tổng trưởng Bộ Phong thánh cũng giải thích rằng phong chân phước và phong thánh không phải là nhìn nhận sự hiểu biết cao cả của một người về thần thọc, hoặc những công trình cao cả của họ. Khi phong thánh, Giáo Hội chứng thực sự kiện người ấy đã sống các nhân đức Kitô giáo một cách ngoại thường và là mẫu gương cho các tín hữu khác. Ứng viên phải được cảm nhận như “một hình ảnh của Chúa Kitô”.
VATICAN. Trong buổi đọc kinh truyền tin với 50 ngàn tín hữu tại Quảng trường Thánh Phêrô trưa chúa nhật 3-4-2011, ĐTC Biển Đức 16 diễn giảng về ý nghĩa chúa nhật vui mừng và nhắc nhớ Đức Gioan Phaolô 2 sắp được phong chân phước.
Chúa nhật thứ tư mùa chay hôm qua, theo phụng vụ, cũng được gọi là Chúa nhật “Vui Mừng”, nên trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, ĐTC quảng diễn về ý nghĩa chúa nhật này cùng với bài phúc âm về phép lạ Chúa chữa lành người mù bẩm sinh. Ngài nói:
“Anh chị em thân mến,
Hành trình mùa chay chúng ta đang sống là một thời điểm ân phúc đặc biệt, trong đó chúng ta có thể cảm nghiệm lòng từ nhân của Chúa đối với chúng ta. Phụng vụ chúa nhật hôm nay, chúa nhật được gọi là “Laetare”, mời gọi hãy vui mừng, hân hoan, như ca tiền xướng nhập lễ diễn tả: “Hãy vui lên hỡi Jerusalem, và tất cả những người mà ngươi yêu mến, hãy tụ họp lại. Hãy vui mừng và hân hoan, anh chị em là những người trước kia ở trong buồn sầu: hãy đón nhận dồi dào ơn an ủi dành cho anh chị em” (Xc Is 66,10-11). ĐTC đặt câu hỏi: “Đâu là lý do sâu xa của niềm vui ấy? Phúc âm hôm nay nói với chúng ta điều ấy, trong Phúc Âm Chúa Giêsu chữa lành một người mù bẩm sinh. Câu Chúa Giêsu hỏi người mù là tột đỉnh của trình thuật: “Anh có tin nơi Con Người không?” (Ga 9,35). Người ấy nhìn nhận dấu lạ Chúa Giêsu làm và tiến từ ánh sáng của đôi mắt đến ánh sáng của đức tin: “Lạy Chúa, con tin!” (Ga 9,38). Cần nêu bật sự kiện một người đơn sơ và chân thành, dần dần thực hiện một cuộc hành trình đức tin; thoạt đầu anh gặp Chúa Giêsu như một “người” giữa bao nhiêu người khác, nhưng rồi anh coi Ngài là “một ngôn sứ”, sau cùng đôi mắt anh mở ra và anh tuyên xưng Ngài là “Chúa”. Đối ngược với đức tin của người mù được chữa lãnh có sự cứng lòng của những người Biệt Phái không muốn chấp nhận phép lạ, vì họ từ khước đón nhận Chúa Giêsu là Đức Messia. Trái lại, đám đông dân chúng dừng lại thảo luận về những gì đã xảy ra và đứng xa xa, dửng dưng. Cả cha mẹ của người mù cũng bị khuất phục vì sợ phán đoán của người khác.
“Còn chúng ta, chúng ta có thái độ nào trước Chúa Giêsu? Vì tội của Adam, cả chúng ta cũng bị mù bẩm sinh, nhưng nơi giếng rửa tội, chúng ta được ơn thánh của Chúa Kitô soi sáng. Tội lỗi đã làm thương tổn nhân loại và dẫn loài người vào trong tối tăm của sự chết, nhưng trong Chúa Kitô, cuộc sống mới mẻ và mục tiêu mà chúng ta được mời gọi đạt tới, sáng tỏ rạng ngời. Nơi ngài, chúng ta được Thánh Linh củng cố và chúng ta đón nhận sức mạnh để chiến thắng sự ác và làm điều thiện. Thực vậy, đời sống Kitô là một tiến trình liên tục trở nên đồng hình dạng với Chúa Kitô, là hình ảnh con người mới, để đạt tới sự hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa. Chúa Giêsu là 'Ánh sáng thế gian' (Ga 8,12) vì nơi Ngài “tri thức về vinh quang Thiên Chúa chiếu tỏa rạng ngời” (2 Cr 8,12) tiếp tục tỏ cho thấy trong lịch sử phong trần phức tạp đâu là ý nghĩa cuộc sống con người. Trong nghi thức Rửa tội, việc trao nến sáng, việc thắp sáng cây nến Phục Sinh lớn tượng trưng Chúa Kitô Phục sinh, là dấu hiệu giúp hiểu rõ những gì xảy ra trong Bí tích này. Khi chúng ta để cho cuộc sống của mình được mầu nhiệm Chúa Kitô soi sáng, thì sẽ cảm nghiệm niềm vui được giải thoát khỏi tất cả những gì đe dọa sự thể hiện viên mãn của cuộc sống ấy. Trong những ngày này chúng ta chuẩn bị lễ Phục Sinh, chúng ta hãy khơi dậy nơi mình hồng ân đã lãnh nhận trong bí tích Rửa tội, ngọn lửa ấy nhiều khi có nguy cơ bị bóp nghẹt. Chúng ta hãy nuôi dưỡng ngọn lửa đó bằng kinh nguyện và lòng bác ái đối với tha nhân.
Chúng ta hãy phó thác hành trình mùa chay cho Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Giáo Hội, để tất cả mọi người có thể gặp gỡ Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế.
Sau khi ban phép lành cho các tín hữu, ĐTC nói thêm rằng: “Anh chị em thân mến, hôm qua, 2-4 là lễ giỗ thứ 6 vị Tiền Nhiệm yêu quí của tôi, Đấng Đáng Kính Gioan Phaolô 2. Vì lễ phong chân phước cho ngài sắp đến gần, nên tôi không cử hành lễ cầu hồn cho ngài như mọi khi, nhưng tôi nhớ đến ngài với lòng quí mến trong kinh nguyện, cũng như tôi nghĩ đến tất cả anh chị em. Trong khi chuẩn bị mừng lễ Phục Sinh qua hành trình mùa chay, chúng ta cũng vui mừng tiến đến gần ngày mà chúng ta có thể tôn kính vị Đại Giáo Hoàng và chứng nhân của Chúa Kitô như chân phước, và chúng ta càng phó thác hơn nữa cho sự chuyển cầu của ngài.
ĐTC cũng lần lượt chào thăm các tín hữu hành hương bằng các thứ tiếng chính: Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Croat, Ba Lan và Italia. Với các tín hữu nói tiếng Pháp, ngài nhắc nhở rằng: “Trong khi chân thành kiểm điểm cuộc sống, chúng ta hãy đón nhận ơn thánh đổi mới của bí tích Thống Hối, thanh tẩy cái nhìn của chúng ta. Xin Mẹ Maria, mẫu gương đức tin của Giáo Hội, cầu bầu cho chúng ta trong Mùa Chay này!”
Với các tín hữu nói tiếng Đức, ĐTC cũng nhắc đến phép lạ Chúa Giêsu chữa lành người mù bẩm sinh, và nhận định rằng việc Chúa chữa lành đôi mắt thể lý ấy không phải là mục đích Chúa nhắm tới. Ngài hướng tới một điều cao cả hơn. Chúa Kitô mở đôi mắt tâm hồn cho người mù được chữa lành, để anh ta quì gối trước Chúa Giêsu và tuyên xưng rằng: “Lạy Chúa, con tin”. Chúa Kitô, Ánh sáng thế giới, cũng sẽ mở đôi mắt chúng ta để nhận ra vẻ đẹp của đức tin. Ngài muốn cứu độ cuộc sống chúng ta. Xin Chúa tháp tùng anh chị em bằng ơn thánh của Ngài.”
Hiện diện tại quảng trường có đông đảo các tín hữu Ba Lan. Họ vui mừng vẫy cờ Trắng Đỏ của quê hương.
Cũng nên nói thêm rằng nhân lễ giỗ lần thứ 6 của Đức Gioan Phaolô 2, nhiều sáng kiến đã được tổ chức đây đó trong Giáo Hội, như tại Đại học Giáo Hoàng Thánh Giá của Giám hạt Opus Dei, một hội nghị đã được tổ chức và trong số các thuyết trình viên, đặc biệt có ĐHY Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong thánh. Lên tiếng trong dịp này, ĐHY minh xác rằng Đức Gioan Phaolô 2 được phong chân phước, không phải vì ảnh hưởng của Người trên lịch sử hoặc trên Giáo Hội Công Giáo, nhưng vì cách Người sống các nhân đức Tin, Cậy, Mến và các nhân đức Kitô giáo. Tuy án phong của Người được ưu tiên tiến hành, nhưng tiến trình điều tra được thực hiện rất kỹ lưỡng và tỉ mỷ, theo những qui luật mà chính Đức Gioan Phaolô 2 đã ban hành năm 1983.
ĐHY Amato giải thích thêm rằng Giáo Hội muốn đáp ứng tích cực hy vọng của nhiều tín hữu Công Giáo mong được thấy Đức Gioan Phaolô 2 sớm được phong chân phước, nhưng Giáo Hội cũng muốn chắc chắn Đức Cố Giáo Hoàng được ở trên trời. Tiến trình phong thánh là một trong những lãnh vực của đời sống Giáo Hội trong đó cảm thức đồng thuận của các tín hữu, gọi là “sensus fidelium” thực sự là đáng kể. Từ khi Đức Gioan Phaolô 2 qua đời ngày 2-4-2005, Dân Chúa bắt đầu tuyên xưng sự thánh thiện của Người, và mỗi ngày có hàng trăm, nếu không muốn nói là hàng ngàn người đến viếng mộ của Người mỗi ngày. Một dấu hiệu khác nữa, đó là con số các tiểu sử được xuất bản về Người và con số các tác phẩm của người được dịch và tái bản. “Trong tiến trình án phong chân phước, có “Vox populi”, Ý dân, phải được tháp tùng bằng Ý Chúa, Vox Dei, là các phép là, và Vox Ecclesiae, tiếng nói của Giáo Hội, là phán quyết chính thức được ban hành sau khi hỏi cung các nhân chứng tận mắt,tham khải ý kiến của các sử gia, bác sĩ, thần học và các vị lãnh đạo Giáo Hội để kiểm chứng sự thánh thiện của ứng viên.
ĐHY Tổng trưởng Bộ Phong thánh cũng giải thích rằng phong chân phước và phong thánh không phải là nhìn nhận sự hiểu biết cao cả của một người về thần thọc, hoặc những công trình cao cả của họ. Khi phong thánh, Giáo Hội chứng thực sự kiện người ấy đã sống các nhân đức Kitô giáo một cách ngoại thường và là mẫu gương cho các tín hữu khác. Ứng viên phải được cảm nhận như “một hình ảnh của Chúa Kitô”.
Đức Thánh Cha: Hãy tìm niềm vui trong lời cầu nguyện và sự bố thí.
Pt Huỳnh Mai Trác
13:55 04/04/2011
Roma, Chủ nhật 3 tháng 4 năm 20011 (Zenit) – “Chúng ta hãy làm sống lại ân sủng chúng ta đã được nhận lãnh lúc chịu Phép Rửa Tội”: đó là mời gọi của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI của ngày chủ nhật “Vui Mừng”, một niềm vui được nuôi dưỡng bằng lời “cầu nguyện” và sự “bố thí”.
“Khi cuộc sống của chúng ta được tỏa sáng nhờ vào sự mầu nhiệm của Chúa Kitô, sự mầu nhiệm này giải thoát chúng ta khỏi những nổi lo sợ. Trong những ngày này chúng ta đang sửa soạn Lễ Phục Sinh, hãy làm sống lại ân sủng chúng đã được nhận lãnh lúc chịu Phép Rửa Tội, ngọn lửa này đôi khi bị dập tắt. Chúng ta hãy khơi lên và gìn giữ bằng lời cầu nguyện và lòng yêu thương đối với người đồng loại.”
Vào chủ nhật thứ IV Mùa Chay này Đức Thánh Cha Biển Đức XVI giảng về Bài Phúc Âm nói về người mù từ khi mới sinh trước giờ Kinh Truyền Tin Buổi Trưa.
Rồi Đức Thánh Cha áp dụng đề tài này vào đời sống của người Kitô hữu và đặt câu hỏi: “Và chúng ta, thái độ của chúng ta như thế nào đối với Chúa Giêsu? Chúng ta cũng vậy vì tội lỗi của ông Adong, chúng ta bị sinh ra trong tối tăm đui mù”, nhưng nhờ có Phép Rửa Tội chúng ta được trở nên chiếu sáng trong Chúa Kitô. Tội lỗi làm thương tổn nhân loại và đưa đến sự chết, nhưng trong Chúa Kitô, sáng tỏa ra một sự sống mới, và chúng ta được mời gọi đến để san sẻ.”
Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến sức mạnh của Chúa Thánh Thần giúp cho người Kitô hữu hành động tốt.” Chúa Thánh Thần đổi mới người Kitô hữu, chúng ta nhận được sức mạnh để chiến thắng sự dữ và làm điều thiện. Đúng vậy, đời sống người Kitô hữu là hình thù được cấu tạo liên tục theo mô hình Chúa Kitô, hình ảnh của con người mới, để tiến tới sự hiệp thông toàn diện với Thiên Chúa.”
Chúa Kitô cũng mặc khải cuộc sống của con người, Đức Thánh Cha bổ túc: Chúa Giêsu là ánh sáng của thế gian” bởi vì nơi Chúa tỏa ra sự vinh quang của Thiên Chúa” được tiếp tục mặc khải theo dòng lịch sử phức tạp đó chính là sự hiện hữu của con người. Trong Phép Rửa Tội, khi trao cây nến được thắp lên từ ngọn nến Phục Sinh, hình ảnh của Chúa Kitô sống lại, là một dấu hiệu giúp cho người được sống lại trong phép Bí Tích này.
Top Stories
Rights advocate sentenced to 7 years in prison following by an additional three years of house arrest
Emily Nguyen
07:07 04/04/2011
In an open, defiant gesture against the regime which has just seemed to be able to plunge the whole country deep into fear after a series of its crackdowns and arrests, tens of thousands of Catholics attended vigils to pray for a non-Catholic defendant. Their courage and their defiance to stand on the side of truth and justice have rocked the hearts of many in Vietnam.
On April 4, 2011 in a speedy trial at the People's Court of Hanoi which only took for 4 hours, prominent rights lawyer Cu Huy Ha Vu has just been sentenced to 7 years in prison following by an additional three years of house arrest. Vu was tried for "spreading propaganda against the state, publishing articles and taking part in interviews with foreign media aimed at 'smearing the authority of the people's government, carrying out psychological war, asking to overthrow the regime and demanding a multiparty system" to which he has always claimed innocent of.
Despite threats from local governments, a series of Masses and Candlelight Vigil were held on weekends at various locations in Hanoi, Nam Dinh and Saigon to pray for the lawyer, a non-Catholic.
On Saturday evening April 2, after celebrating a special Mass with religious and diocesan priests of Hanoi Archdiocese to pray for lawyer Vu, Fr. Matthew Vu Khoi Phung, the Monastery Superior led Vu’s family, none of them are Catholics; and 5000 others marching behind the Holy Cross to Our Lady of Perpetual Help Statue, where they held a Candle Vigils to pray “for the nation, for justice and truth, and in particular for a patriot who would be tried soon”.
In his homily, the Redemptorist Superior delivered a touching message of appreciation as well as sympathy for the legal advocate who had wholeheartedly defended his Catholic clients and now was finding himself victim of the same corrupted unlawful system which was going to try him without a sound probable cause.
Many of those who participated in the Mass and the Candlelight Vigil at Thai Ha parish were non-Catholics; and some had to travel hundreds of kilometres in order to show their support for the event. One woman told Asia News: "I am here today to be in communion with the Hanoi Catholics in praying for a patriot."
100 km away from the Hanoi Monastery, in the parish of Ham Long, Nam Dinh, Fr. Pham Minh Trieu, a diocesan priest, led another huge Candlelight Vigil to pray “for a patriot and for a nation where justice and truth have been trampled and distorted for decades, and for the respect of human rights and dignity.”
Redemptorists in Saigon organised simultaneous vigils with the second vigil in Hanoi which occurred on Sunday, the eve of the controversial trial.
Photos of the Mass and the Candlelight Vigil, the largest gathering of Catholics after the removal of Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet in last April, quickly spread to all corners of the country thanks to the Internet. The prayer service has touched so many. Most of the "underground" websites in Vietnam as well as overseas' have been inundated with comments expressing thanksgivings and praises for the "courageous, generous and defiant gesture" of the Thai Ha parish, and the Redemptorist priests in particular. It is worthy to note that the country has just experienced a series of brutal crackdowns and arrests as part of the preparation for 11th National Congress of Communist Party of Vietnam held during Jan. 12-19.
The Saturday vigil in Hanoi didn't happen without a price. Immediately following the service, police raided the monastery where they conducted an ID check on anyone whom they viewed as "suspicious" in the premise. No one was arrested. But some had their ID recorded in a usual threatening tactics of Vietnamese police.
Hours before the start of the court trial today, police both in uniform and plainclothes arrived in thousands to set up barriers and prevent anyone who attempted to enter the 500 meter zone around the courthouse, despite the claim that this was going to be an open court trial. Thousands of youth stood nearby with banners challenging the legitimate of the trial. They yelled out slogans asking for the immediate halt of the trial and the release of lawyer Vu.
Two foreign News reporters were granted permission to participate at the trial but without interpreters. Even two family members of the defendant who gained passes to participate but could make their way inside the court house. Scores of prospective trial spectators had been arrested and whisked away by the police, many of whom were Catholic bloggers and news reporters, lawyers, or leaders of youth groups.
At least two Catholic activists were arrested this morning as local authorities suspected that they might lead a protest in front of the court house.
On April 4, 2011 in a speedy trial at the People's Court of Hanoi which only took for 4 hours, prominent rights lawyer Cu Huy Ha Vu has just been sentenced to 7 years in prison following by an additional three years of house arrest. Vu was tried for "spreading propaganda against the state, publishing articles and taking part in interviews with foreign media aimed at 'smearing the authority of the people's government, carrying out psychological war, asking to overthrow the regime and demanding a multiparty system" to which he has always claimed innocent of.
Candlelight Vigil in Nam Dinh |
Candlelight Vigils in Hanoi |
On Saturday evening April 2, after celebrating a special Mass with religious and diocesan priests of Hanoi Archdiocese to pray for lawyer Vu, Fr. Matthew Vu Khoi Phung, the Monastery Superior led Vu’s family, none of them are Catholics; and 5000 others marching behind the Holy Cross to Our Lady of Perpetual Help Statue, where they held a Candle Vigils to pray “for the nation, for justice and truth, and in particular for a patriot who would be tried soon”.
In his homily, the Redemptorist Superior delivered a touching message of appreciation as well as sympathy for the legal advocate who had wholeheartedly defended his Catholic clients and now was finding himself victim of the same corrupted unlawful system which was going to try him without a sound probable cause.
Many of those who participated in the Mass and the Candlelight Vigil at Thai Ha parish were non-Catholics; and some had to travel hundreds of kilometres in order to show their support for the event. One woman told Asia News: "I am here today to be in communion with the Hanoi Catholics in praying for a patriot."
100 km away from the Hanoi Monastery, in the parish of Ham Long, Nam Dinh, Fr. Pham Minh Trieu, a diocesan priest, led another huge Candlelight Vigil to pray “for a patriot and for a nation where justice and truth have been trampled and distorted for decades, and for the respect of human rights and dignity.”
Redemptorists in Saigon organised simultaneous vigils with the second vigil in Hanoi which occurred on Sunday, the eve of the controversial trial.
Photos of the Mass and the Candlelight Vigil, the largest gathering of Catholics after the removal of Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet in last April, quickly spread to all corners of the country thanks to the Internet. The prayer service has touched so many. Most of the "underground" websites in Vietnam as well as overseas' have been inundated with comments expressing thanksgivings and praises for the "courageous, generous and defiant gesture" of the Thai Ha parish, and the Redemptorist priests in particular. It is worthy to note that the country has just experienced a series of brutal crackdowns and arrests as part of the preparation for 11th National Congress of Communist Party of Vietnam held during Jan. 12-19.
The Saturday vigil in Hanoi didn't happen without a price. Immediately following the service, police raided the monastery where they conducted an ID check on anyone whom they viewed as "suspicious" in the premise. No one was arrested. But some had their ID recorded in a usual threatening tactics of Vietnamese police.
Hours before the start of the court trial today, police both in uniform and plainclothes arrived in thousands to set up barriers and prevent anyone who attempted to enter the 500 meter zone around the courthouse, despite the claim that this was going to be an open court trial. Thousands of youth stood nearby with banners challenging the legitimate of the trial. They yelled out slogans asking for the immediate halt of the trial and the release of lawyer Vu.
Two foreign News reporters were granted permission to participate at the trial but without interpreters. Even two family members of the defendant who gained passes to participate but could make their way inside the court house. Scores of prospective trial spectators had been arrested and whisked away by the police, many of whom were Catholic bloggers and news reporters, lawyers, or leaders of youth groups.
At least two Catholic activists were arrested this morning as local authorities suspected that they might lead a protest in front of the court house.
Tens of thousands of Catholics in Vietnam support sentenced dissident
Asia-News
07:13 04/04/2011
Cu Huy Ha Vu, a lawyer and activist, was sentenced to seven years in prison and a further three years of house arrest for having challenged the government on pollution of mines and single party rule. His trial was not public, as the government had promised. Prayer vigils for him in Hanoi, Saigon and other parts of the country. Catholic bloggers and activists arrested.
Hanoi (AsiaNews) - In a show trial held this morning, a prominent human rights lawyer, Cu Huy Ha Vu was sentenced to seven years in prison and three years of house arrest for "propaganda against the state." Thousands of Catholics have been outside the court house since this morning to show solidarity with the non-Catholic dissident. Tens of thousands of people participated in prayer vigils on his behalf in Hanoi, Saigon, and in other parts of the country.
The trial, held in the Hanoi People's Court, lasted only four hours. The charge against Cu Huy Ha Vu is very long, "spreading propaganda against the state, publication of articles, interviews with foreign media in order to sully the authority of the people’s government, implementation of psychological warfare, seeking the fall of the regime and the implementation of a multiparty system. "
In fact, in 2009, Cu Huy Ha Vu only criticized Prime Minister Nguyen Tan Dung for having given the go-ahead to bauxite mining in central Vietnam, which threatens to destroy the lives of many minorities and creates huge problems of environmental pollution. He was the first Vietnamese to dare to sue the premier, perhaps relying on the generality of his family. Cu Huy Vu is in fact the son of Cu Hy Can, a member of the government of Ho Chi Minh City since 1945 and also a celebrated poet, famous across the country.
Vu was arrested last November in a series of raids against dissidents. Months before, he accused the Communist Party to serve only the "illegal gains of a small group " and criticized the arrest of hundreds of thousands "of government representatives of the South after the victory of the Vietcong in 1975.
This morning, hours before the trial, thousands of uniformed and plain clothes policemen blocked off streets surrounding the court for a radius of 500 meters, although the government had said that the trial would be open to all. Thousands of young people demonstrated with banners and slogans, branding the trial as a farce and demanding the cancellation of the charges and Vu’s release.
Two foreign journalists were allowed to enter the court, but without interpreters. Two relatives of the accused were refused entry , although they had a pass. Many people who wanted to enter were arrested by the police. Among them, several Catholic bloggers, journalists, lawyers and leaders of youth groups. At least two Catholic activists were arrested early this morning to prevent them from leading a protest outside the court.
In previous days, tens of thousands of Catholics participated in prayer meetings and vigils in support of Cu Huy Ha Vu who, as a lawyer, often defended Catholics unfairly arrested.
On 2 April evening, many priests and religious of Hanoi, with 5000 people, even non-Catholic, celebrated a Mass in Thai Ha, which ended with a procession before the cross and the statue of Our Lady of Perpetual Help, praying for the nation, justice, truth, and a patriot who will be tried. In his impromptu speech, Fr. Matthew Vu Khoi Phung, superior of the Redemptorists, highlighted the deep concern and sympathy for the lawyer, who has often defended the Catholics and is now a victim of the same corrupt and illegal system.
Many of those who attended the candlelight vigil, travelled hundreds of miles to show their support.
A woman told AsiaNews: "I'm here to be united with all Catholics to pray for Hanoi and a patriot."
A 100 km from Thai Ha, in the parish of Ham Long (Nam Dinh), Fr. Pham Minh Trieu, a diocesan priest, led another prayer vigil for a patriot and a nation where justice and truth have been trampled upon and distorted for decades, and for respect for human rights and dignity of the person ".
The Redemptorists of Saigon held a vigil yesterday, in conjunction with a second in Hanoi. The pictures of the vigil were circulated on the internet prompting a lot of solidarity.
The trial, held in the Hanoi People's Court, lasted only four hours. The charge against Cu Huy Ha Vu is very long, "spreading propaganda against the state, publication of articles, interviews with foreign media in order to sully the authority of the people’s government, implementation of psychological warfare, seeking the fall of the regime and the implementation of a multiparty system. "
In fact, in 2009, Cu Huy Ha Vu only criticized Prime Minister Nguyen Tan Dung for having given the go-ahead to bauxite mining in central Vietnam, which threatens to destroy the lives of many minorities and creates huge problems of environmental pollution. He was the first Vietnamese to dare to sue the premier, perhaps relying on the generality of his family. Cu Huy Vu is in fact the son of Cu Hy Can, a member of the government of Ho Chi Minh City since 1945 and also a celebrated poet, famous across the country.
Vu was arrested last November in a series of raids against dissidents. Months before, he accused the Communist Party to serve only the "illegal gains of a small group " and criticized the arrest of hundreds of thousands "of government representatives of the South after the victory of the Vietcong in 1975.
This morning, hours before the trial, thousands of uniformed and plain clothes policemen blocked off streets surrounding the court for a radius of 500 meters, although the government had said that the trial would be open to all. Thousands of young people demonstrated with banners and slogans, branding the trial as a farce and demanding the cancellation of the charges and Vu’s release.
Two foreign journalists were allowed to enter the court, but without interpreters. Two relatives of the accused were refused entry , although they had a pass. Many people who wanted to enter were arrested by the police. Among them, several Catholic bloggers, journalists, lawyers and leaders of youth groups. At least two Catholic activists were arrested early this morning to prevent them from leading a protest outside the court.
In previous days, tens of thousands of Catholics participated in prayer meetings and vigils in support of Cu Huy Ha Vu who, as a lawyer, often defended Catholics unfairly arrested.
On 2 April evening, many priests and religious of Hanoi, with 5000 people, even non-Catholic, celebrated a Mass in Thai Ha, which ended with a procession before the cross and the statue of Our Lady of Perpetual Help, praying for the nation, justice, truth, and a patriot who will be tried. In his impromptu speech, Fr. Matthew Vu Khoi Phung, superior of the Redemptorists, highlighted the deep concern and sympathy for the lawyer, who has often defended the Catholics and is now a victim of the same corrupt and illegal system.
Many of those who attended the candlelight vigil, travelled hundreds of miles to show their support.
A woman told AsiaNews: "I'm here to be united with all Catholics to pray for Hanoi and a patriot."
A 100 km from Thai Ha, in the parish of Ham Long (Nam Dinh), Fr. Pham Minh Trieu, a diocesan priest, led another prayer vigil for a patriot and a nation where justice and truth have been trampled upon and distorted for decades, and for respect for human rights and dignity of the person ".
The Redemptorists of Saigon held a vigil yesterday, in conjunction with a second in Hanoi. The pictures of the vigil were circulated on the internet prompting a lot of solidarity.
Decine di migliaia di cattolici in Vietnam per il dissidente condannato
Asia-News
07:14 04/04/2011
Cu Huy Ha Vu, avvocato e attivista, è stato condannato a 7 anni di prigione e a (seguenti) tre anni di arresti domiciliari per aver sfidato il governo sull’inquinamento delle miniere e sul partito unico. Il suo processo non è stato pubblico, come invece il governo aveva promesso. Veglie di preghiera per lui a Hanoi, Saigon e in altre parti del Paese. Attivisti e blogger cattolici arrestati.
Hanoi (AsiaNews) – In un processo farsa tenutosi stamane, un importante avvocato per i diritti umani, Cu Huy Ha Vu è stato condannato a 7 anni di prigione e a tre anni di arresti domiciliari per “propaganda contro lo Stato”. Migliaia di cattolici sostano davanti al tribunale
da stamattina per mostrare solidarietà al dissidente non cattolico. Decine di migliaia di fedeli hanno partecipato a Hanoi, Saigon, e in altre zone del Paese a veglie di preghiera in suo favore.
Il processo tenutosi nel tribunale del Popolo di Hanoi, è durato solo quattro ore. L’accusa contro Cu Huy Ha Vu è molto lunga: “diffusione di propaganda contro lo Stato; pubblicazione di articoli; intervista con media stranieri con lo scopo di gettare fango sull’autorità del governo del popolo; messa in atto di una guerra psicologica, domandando la caduta del regime e la messa in atto di un sistema multipartito”.
In realtà, nel 2009, Cu Huy Ha Vu ha soltanto criticato il premier Nguyen Tan Dung per aver dato il via allo sfruttamento di un giacimento di bauxite nel Vietnam centrale, che rischia di distruggere la vita di molte minoranze e crea enormi problemi di inquinamento per l’ambiente. Egli è stato il primo vietnamita a osare di citare in giudizio lo stesso premier, forse fidandosi delle generalità della sua famiglia. Cu Huy Ha Vu è infatti figlio di Cu Hy Can, membro del governo di Ho Chi Minh fin dal 1945 e anche un celebrato poeta, famoso in tutto il Paese.
Vu è stato arrestato lo scorso novembre in una serie di raid contro la dissidenza. Mesi prima egli ha accusato il Partito comunista di servire soltanto “benefici illegali di un piccolo gruppo” e ha criticato l’arresto di “centinaia di migliaia” di rappresentanti del governo del sud dopo la vittoria dei Vietcong nel 1975.
Stamane, ore prima del processo, migliaia di poliziotti, in uniforme e in borghese, avevano sbarrato la zona del tribunale per un’area di 500 metri, nonostante il governo avesse detto che il processo sarebbe stato aperto a tutti. Migliaia di giovani hanno manifestato con striscioni e slogan, bollando il processo come una farsa, chiedendone la cancellazione e la liberazione di Vu..
Due giornalisti stranieri hanno ottenuto il permesso di entrare nell’aula, ma senza interpreti. Vietato l’ingresso anche a due familiari dell’accusato, sebbene essi avessero il pass per entrare. Molte persone che volevano entrare sono state arrestate dalla polizia. Fra essi diversi blogger cattolici, giornalisti, avvocati e leader di gruppi giovanili. Almeno due attivisti cattolici sono stati arrestati stamattina presto per evitare che essi guidassero una protesta davanti al tribunale.
Nei giorni precedenti, decine di migliaia di cattolici hanno partecipato a momenti di preghiera e veglie a sostegno di Cu Huy Ha Vu che, come avvocato, ha spesso difeso cattolici ingiustamente arrestati.
Il 2 aprile sera, molti sacerdoti e religiosi di Hanoi, insieme a 5 mila persone, anche non cattoliche, hanno celebrato una messa a Thai Ha, conclusasi con una processione davanti alla croce e alla statua di Nostra Signora del Perpetuo soccorso, pregando “per la nazione, la giustizia, la verità, e per un patriota che sarà processato”. Nel suo discorso improvvisato, p. Matteo Vu Khoi Phung, superiore dei redentoristi, ha sottolineato la profonda partecipazione e simpatia verso l’avvocato, che ha spesso difeso i cattolici e si trova oggi vittima dello stesso sistema corrotto e illegale.
Molti di coloro che hanno partecipato alla veglia a lume di candela, hanno fatto centinaia di chilometri per mostrare il loro sostegno. Una donna ha commentato ad AsiaNews: “Sono qui per essere unita con tutti i cattolici di Hanoi e per pregare per un patriota”.
A 100 km da Thai Ha, nella parrocchia di Ham Long (Nam Dinh), p. Pham Minh Trieu, un sacerdote diocesano, ha condotto un’altra veglia di preghiera “per un patriota e per una nazione dove la giustizia e la verità sono state calpestate e distorte per decenni, e per il rispetto dei diritti umani e della dignità della persona”.
I redentoristi di Saigon hanno organizzato una veglia ieri, in contemporanea con una seconda ad Hanoi. Le foto della veglia sono state diffuse su internet suscitando molta solidarietà.
Hanoi (AsiaNews) – In un processo farsa tenutosi stamane, un importante avvocato per i diritti umani, Cu Huy Ha Vu è stato condannato a 7 anni di prigione e a tre anni di arresti domiciliari per “propaganda contro lo Stato”. Migliaia di cattolici sostano davanti al tribunale
da stamattina per mostrare solidarietà al dissidente non cattolico. Decine di migliaia di fedeli hanno partecipato a Hanoi, Saigon, e in altre zone del Paese a veglie di preghiera in suo favore.
In realtà, nel 2009, Cu Huy Ha Vu ha soltanto criticato il premier Nguyen Tan Dung per aver dato il via allo sfruttamento di un giacimento di bauxite nel Vietnam centrale, che rischia di distruggere la vita di molte minoranze e crea enormi problemi di inquinamento per l’ambiente. Egli è stato il primo vietnamita a osare di citare in giudizio lo stesso premier, forse fidandosi delle generalità della sua famiglia. Cu Huy Ha Vu è infatti figlio di Cu Hy Can, membro del governo di Ho Chi Minh fin dal 1945 e anche un celebrato poeta, famoso in tutto il Paese.
Vu è stato arrestato lo scorso novembre in una serie di raid contro la dissidenza. Mesi prima egli ha accusato il Partito comunista di servire soltanto “benefici illegali di un piccolo gruppo” e ha criticato l’arresto di “centinaia di migliaia” di rappresentanti del governo del sud dopo la vittoria dei Vietcong nel 1975.
Stamane, ore prima del processo, migliaia di poliziotti, in uniforme e in borghese, avevano sbarrato la zona del tribunale per un’area di 500 metri, nonostante il governo avesse detto che il processo sarebbe stato aperto a tutti. Migliaia di giovani hanno manifestato con striscioni e slogan, bollando il processo come una farsa, chiedendone la cancellazione e la liberazione di Vu..
Due giornalisti stranieri hanno ottenuto il permesso di entrare nell’aula, ma senza interpreti. Vietato l’ingresso anche a due familiari dell’accusato, sebbene essi avessero il pass per entrare. Molte persone che volevano entrare sono state arrestate dalla polizia. Fra essi diversi blogger cattolici, giornalisti, avvocati e leader di gruppi giovanili. Almeno due attivisti cattolici sono stati arrestati stamattina presto per evitare che essi guidassero una protesta davanti al tribunale.
Nei giorni precedenti, decine di migliaia di cattolici hanno partecipato a momenti di preghiera e veglie a sostegno di Cu Huy Ha Vu che, come avvocato, ha spesso difeso cattolici ingiustamente arrestati.
Il 2 aprile sera, molti sacerdoti e religiosi di Hanoi, insieme a 5 mila persone, anche non cattoliche, hanno celebrato una messa a Thai Ha, conclusasi con una processione davanti alla croce e alla statua di Nostra Signora del Perpetuo soccorso, pregando “per la nazione, la giustizia, la verità, e per un patriota che sarà processato”. Nel suo discorso improvvisato, p. Matteo Vu Khoi Phung, superiore dei redentoristi, ha sottolineato la profonda partecipazione e simpatia verso l’avvocato, che ha spesso difeso i cattolici e si trova oggi vittima dello stesso sistema corrotto e illegale.
Molti di coloro che hanno partecipato alla veglia a lume di candela, hanno fatto centinaia di chilometri per mostrare il loro sostegno. Una donna ha commentato ad AsiaNews: “Sono qui per essere unita con tutti i cattolici di Hanoi e per pregare per un patriota”.
A 100 km da Thai Ha, nella parrocchia di Ham Long (Nam Dinh), p. Pham Minh Trieu, un sacerdote diocesano, ha condotto un’altra veglia di preghiera “per un patriota e per una nazione dove la giustizia e la verità sono state calpestate e distorte per decenni, e per il rispetto dei diritti umani e della dignità della persona”.
I redentoristi di Saigon hanno organizzato una veglia ieri, in contemporanea con una seconda ad Hanoi. Le foto della veglia sono state diffuse su internet suscitando molta solidarietà.
Coree du Sud: Depuis la catastrophe de Fukushima, les chrétiens manifestent plus que jamais contre le nucléaire
Eglises d'Asie
15:38 04/04/2011
Le 23 mars dernier, le Mouvement chrétien sud-coréen Solidarité - Environnement(KCEMS) publiait une déclaration demandant aux autorités de stopper de toute urgence ses projets de construction de 13 nouvelles centrales. Comparant l’énergie nucléaire à « l’arbre de la connaissance du bien et du mal », il présentait Fukushima comme l’illustration type des catastrophes que pouvait engendrer l'exploitation d'une centrale nucléaire. Mais, s’étonnait le mouvement écologiste chrétien, loin d’en tirer les conséquences, le gouvernement continuait de prétendre qu’il s’agissait d’une énergie « propre et sans risque ». La déclaration concluait en incitant les chrétiens à mener une vie plus simple afin de ne plus participer au gaspillage de l’énergie sur la planète.
Quelques jours plus tard, le 28 mars, le comité « justice et paix » de l’archidiocèse de Kwangju, dans le sud du pays, annonçait avoir prévenu les autorités de la centrale de Yonggwang, située sur son diocèse, dans la province de Jeollanam-do, qu'il effectuerait une visite d'inspection afin de vérifier l’efficacité de la sécurité du site (historique des incidents, procédures d’urgence, exercices effectués avec les habitants ...). La centrale de Yonggwang, en fonctionnement depuis 1978, dispose de six réacteurs et est considérée comme l’un des sites les plus importants du pays.
Augustine Kim Yang-rae, vice-président du comité, a expliqué répondre à la forte inquiétude des fidèles du diocèse de Kwanju établis à proximité de la centrale, alors que l’Institut pour la Sécurité nucléaire sud-coréen rapportait avoir décelé la présence de particules radioactives sur le territoire. Bien que les experts aient assuré que la quantité de ces particules, vraisemblablement issue du nuage de Fukushima, était trop infime pour avoir un impact sur la santé ou l’environnement, leur présence avait réactivé la contestation anti-nucléaire, endémique à Yonggwang.
Depuis 1992, le comité « justice et paix » de l’archidiocèse de Kwangju a organisé de multiples manifestations afin, entre autres, d’empêcher la construction des quatre derniers réacteurs. En 1996, un prêtre et deux laïcs de la paroisse de Yonggwang avaient été condamnés à 18 mois de prison pour avoir « violé les lois concernant les assemblées et les manifestations illégales » et « avoir empêché un fonctionnaire du gouvernement de faire son travail » sur le site de la centrale. A la suite de ce verdict, l’ensemble des prêtres de l’archidiocèse de Kwangju avait décidé lors d’une réunion officielle présidée par Mgr Victorinus Youn Kong-hi, archevêque de Kwangju, de se joindre à la campagne générale de protestation, estimant que « les prêtres avaient le devoir d’empêcher [une politique nationale ] quand elle était inhumaine et portait atteinte au droit à la vie de la population ainsi qu'à l’environnement » (2).
Plus récemment, le 1er avril dernier, les prêtres catholiques de Samcheok, dans le diocèse de Wonju situé dans la partie orientale du pays, ont tenté à leur tour de dissuader le gouvernement d’implanter de nouvelles centrales dans la région, rappelant que la côte-est coréenne était plus vulnérable aux séismes et aux tsunamis. Dans sa déclaration, le clergé catholique a accusé également les autorités de vouloir prolonger l’exploitation des anciennes centrales, ce qui ne pourrait « que provoquer la répétition de la catastrophe de Fukushima ».
Un argument repris par le P. Paul Park Hong-pyo, porte-parole de clergé de Samcheok, qui après avoir évoqué les leçons de Tchernobyl, a déclaré que désormais ces « avertissements » sur le danger du nucléaire ne pouvaient plus être ignorés. Citant un sondage effectué par un magazine en ligne, le P. Paul Park, qui célèbre chaque mercredi une messe pour un « monde sans nucléaire » en centre-ville, a rapporté que près de 57 % des habitants de la ville de Samcheok se déclaraient opposés à l’implantation d’une centrale. Le conseil municipal a approuvé la construction du site en décembre dernier, sans avoir consulté les habitants, s’est-il indigné.
De nombreux mouvements chrétiens de différentes obédiences ont prévu de participer aux manifestations antinucléaires qui ont commencé le 28 mars, date anniversaire de la catastrophe de Three Mile Island aux Etats-Unis (28 mars 1979), et qui se poursuivront jusqu’au 26 avril, anniversaire de la catastrophe de Tchernobyl en ex-Union soviétique (26 avril 1986).
La Corée du Sud représente la 6e puissance nucléaire mondiale avec 21 centrales en activité, qui fournissent 35 % de l'électricité du pays. Le gouvernement actuel planifie de développer davantage le parc des centrales afin d’obtenir que près de 50 % de l'électricité soit fournie par le nucléaire d’ici 2024.
(1) Voir EDA 547
(2) Voir EDA 226
(2) Ucanews, 4 avril 2011, 29 mars 2011
(Source: Eglises d'Asie, 4 avril 2011)
Vatican: No interreligious prayer at Assisi
Cindy Wooden, CNW
17:00 04/04/2011
VATICAN CITY -- Pope Benedict XVI and representatives of the world's major religions will make speeches and sign a common commitment to peace when they meet in Assisi in October, but they will not pray together, the Vatican said.
In fact, Pope Benedict's formal prayer service will be held at the Vatican the evening before the encounter Oct. 27 in Assisi with leaders of other Christian communities and representatives of the world's main religions.
The October gathering will commemorate the 25th anniversary of Pope John Paul II's "prayer for peace" encounter in Assisi. The 1986 event was seen by many as a milestone in interreligious relations but was criticized by some Catholics who said it appeared to inappropriately mix elements from Christian and non-Christian religions.
The Vatican press office issued a statement April 2 giving the theme for the 2011 event -- "Pilgrims of Truth, Pilgrims of Peace" -- and a general outline of events.
"Every human being is ultimately a pilgrim in search of truth and goodness," the Vatican statement said.
The search requires people to enter into dialogue with others, "believers and unbelievers alike, without sacrificing one's own identity or indulging in forms of syncretism" where elements of different religions are used indiscriminately, the statement said.
"To the extent that the pilgrimage of truth is authentically lived, it opens the path to dialogue with the other, it excludes no one and it commits everyone to be a builder of fraternity and peace. These are the elements that the Holy Father wishes to place at the center of reflection," the Vatican said.
The statement said Pope Benedict will prepare for the Assisi gathering by hosting a prayer service with Catholics from the Diocese of Rome in St. Peter's Basilica Oct. 26.
Other Catholic dioceses and other Christian communities are encouraged to organize similar prayer services, the statement said.
The Vatican said the pope was inviting to Assisi representatives of other religions, other Christian communities and representatives of the worlds of culture and science who do not profess a religious belief, but who "regard themselves as seekers of the truth and are conscious of a shared responsibility for the cause of justice and peace." The pontifical councils for interreligious dialogue, for promoting Christian unity and for culture are distributing the invitations.
Pope Benedict and other participants will take a train to Assisi Oct. 27, the statement said.
After speeches in the Basilica of St. Mary of the Angels, there will be a simple lunch, followed by "a period of silence for individual reflection and prayer."
In the afternoon, participants will go in pilgrimage to the Basilica of St. Francis, the saint's resting place, where they will make "a solemn renewal of the joint commitment to peace," the Vatican said.
In fact, Pope Benedict's formal prayer service will be held at the Vatican the evening before the encounter Oct. 27 in Assisi with leaders of other Christian communities and representatives of the world's main religions.
The October gathering will commemorate the 25th anniversary of Pope John Paul II's "prayer for peace" encounter in Assisi. The 1986 event was seen by many as a milestone in interreligious relations but was criticized by some Catholics who said it appeared to inappropriately mix elements from Christian and non-Christian religions.
The Vatican press office issued a statement April 2 giving the theme for the 2011 event -- "Pilgrims of Truth, Pilgrims of Peace" -- and a general outline of events.
"Every human being is ultimately a pilgrim in search of truth and goodness," the Vatican statement said.
The search requires people to enter into dialogue with others, "believers and unbelievers alike, without sacrificing one's own identity or indulging in forms of syncretism" where elements of different religions are used indiscriminately, the statement said.
"To the extent that the pilgrimage of truth is authentically lived, it opens the path to dialogue with the other, it excludes no one and it commits everyone to be a builder of fraternity and peace. These are the elements that the Holy Father wishes to place at the center of reflection," the Vatican said.
The statement said Pope Benedict will prepare for the Assisi gathering by hosting a prayer service with Catholics from the Diocese of Rome in St. Peter's Basilica Oct. 26.
Other Catholic dioceses and other Christian communities are encouraged to organize similar prayer services, the statement said.
The Vatican said the pope was inviting to Assisi representatives of other religions, other Christian communities and representatives of the worlds of culture and science who do not profess a religious belief, but who "regard themselves as seekers of the truth and are conscious of a shared responsibility for the cause of justice and peace." The pontifical councils for interreligious dialogue, for promoting Christian unity and for culture are distributing the invitations.
Pope Benedict and other participants will take a train to Assisi Oct. 27, the statement said.
After speeches in the Basilica of St. Mary of the Angels, there will be a simple lunch, followed by "a period of silence for individual reflection and prayer."
In the afternoon, participants will go in pilgrimage to the Basilica of St. Francis, the saint's resting place, where they will make "a solemn renewal of the joint commitment to peace," the Vatican said.
Catholics in Hanoi arrested and beaten for supporting rights advocate.
Joseph Dang
23:37 04/04/2011
Reports from Archdiocese of Hanoi express deep concerns on a new wave of crackdowns, assaults and arrests against Catholics who were peacefully seeking to observe the “public trial” of rights advocate Cu Huy Ha Vu.
“At least 29 Catholics were arrested at 8 AM on Monday morning when they were on their way to the court-house to observe the proceedings,” Catholic Youth Association of Vinh reported. Among them was Le Quoc Quan, a celebrated Catholic lawyer who has just filled out his application to run for Congress as a Catholic. He is also an enthusiastic, outspoken supporter of the sentenced rights advocate Cu Huy Ha Vu. Others were Paulus Le Son, a blogger and a regular writer on the Redemptorists’ website; John Nguyen Van Tam, Catholic Student Group leader, and other young, patriotic students who came to show their respect for the non-Catholic defendant.
It had been reported by numerous eyewitnesses, shortly before being arrested those Catholic individuals were closely stalked, their cell phone use monitored and they subsequently manhandled roughly, even bystanders who came to their rescue had been subjected to beating repeatedly until they had to let go of the victims in order to avoid being severely injured.
With Le Quoc Quan in custody at the Hoan Kiem station, police raided his house, turned everything upside down, taking away his computers and documents along with a safe box.
Another Catholic prominent reporter JB Nguyen Huu Vinh, who had been beaten half dead at Dong Chiem last year, was summoned right on the day for interrogation after his article on police brutality against innocent people had been published on a Catholic Website. It’s a move that many have believed to prevent him from participating and reporting the trial.
The arbitrary arrests of police against people attending the court, and the lack of due process in the conduct of the trial to which all defendant lawyers walked out of the court to protest serious violations of the law during the proceedings prompted a statement from US. State Department.
Spokesman Mark Toner stated that "We're also troubled by the lack -- apparent lack of -- due process in the conduct of the trial and the continued detention of several individuals who are peacefully seeking to observe the proceedings”.
During his trial, the rights advocate who had twice attempted to sue Vietnam Prime Minister told the court he was innocent of the charges, saying: "This criminal case was invented against me. This case is completely illegal."
But the chief judge of Hanoi People's Court said his actions had been "harmful to society", cutting off Vu's self defence argument.
"His writings and interviews blackened directly or indirectly the Communist Party of Vietnam," said Judge Nguyen Huu Chinh.
Vu's lawyers walked out of court after the judge refused to make public 10 interviews he was accused of conducting with foreign media - key parts of the case against him.
After the trial, his lawyers said there had been "serious violations of the law" during the proceedings. His wife, Mrs. Duong Ha, also a lawyer but was denied permission to defend her husband was the only defendant's family member allowed in the courtroom. She broke down in tears learning that so many Catholic parishioners and supporters around the country had suffered physical attacks by police in an effort to show their support to her husband. She wished to recover soon so she can come expressing her gratefulness to the priests and those Catholics who were there for her husband, and her concern for those who are still in police's custody.
Many have believed that the heavy sentence on Monday against lawyer Vu sent a clear signal that the government would not tolerate criticism of the current system, at a time when Vietnam’s economic model is facing severe headwinds. It also serves as an indication of the growing submissiveness to the Chinese of Vietnamese government.
In 2009 Vu submitted a legal action against a Vietnamese prime minister in a clear attempt to cancel a controversial bauxite mining plan by Chinese companies, which had sparked unusual opposition from a cross-section of society.
Just before his arrest in last November during a crackdown against activists and bloggers as political tensions rose before the Communist Party's January leadership Congress, he wrote many letters to members of Congress warning them of Chinese influences in the nation's decision making process.
“At least 29 Catholics were arrested at 8 AM on Monday morning when they were on their way to the court-house to observe the proceedings,” Catholic Youth Association of Vinh reported. Among them was Le Quoc Quan, a celebrated Catholic lawyer who has just filled out his application to run for Congress as a Catholic. He is also an enthusiastic, outspoken supporter of the sentenced rights advocate Cu Huy Ha Vu. Others were Paulus Le Son, a blogger and a regular writer on the Redemptorists’ website; John Nguyen Van Tam, Catholic Student Group leader, and other young, patriotic students who came to show their respect for the non-Catholic defendant.
It had been reported by numerous eyewitnesses, shortly before being arrested those Catholic individuals were closely stalked, their cell phone use monitored and they subsequently manhandled roughly, even bystanders who came to their rescue had been subjected to beating repeatedly until they had to let go of the victims in order to avoid being severely injured.
With Le Quoc Quan in custody at the Hoan Kiem station, police raided his house, turned everything upside down, taking away his computers and documents along with a safe box.
Another Catholic prominent reporter JB Nguyen Huu Vinh, who had been beaten half dead at Dong Chiem last year, was summoned right on the day for interrogation after his article on police brutality against innocent people had been published on a Catholic Website. It’s a move that many have believed to prevent him from participating and reporting the trial.
The arbitrary arrests of police against people attending the court, and the lack of due process in the conduct of the trial to which all defendant lawyers walked out of the court to protest serious violations of the law during the proceedings prompted a statement from US. State Department.
Spokesman Mark Toner stated that "We're also troubled by the lack -- apparent lack of -- due process in the conduct of the trial and the continued detention of several individuals who are peacefully seeking to observe the proceedings”.
During his trial, the rights advocate who had twice attempted to sue Vietnam Prime Minister told the court he was innocent of the charges, saying: "This criminal case was invented against me. This case is completely illegal."
But the chief judge of Hanoi People's Court said his actions had been "harmful to society", cutting off Vu's self defence argument.
"His writings and interviews blackened directly or indirectly the Communist Party of Vietnam," said Judge Nguyen Huu Chinh.
Vu's lawyers walked out of court after the judge refused to make public 10 interviews he was accused of conducting with foreign media - key parts of the case against him.
After the trial, his lawyers said there had been "serious violations of the law" during the proceedings. His wife, Mrs. Duong Ha, also a lawyer but was denied permission to defend her husband was the only defendant's family member allowed in the courtroom. She broke down in tears learning that so many Catholic parishioners and supporters around the country had suffered physical attacks by police in an effort to show their support to her husband. She wished to recover soon so she can come expressing her gratefulness to the priests and those Catholics who were there for her husband, and her concern for those who are still in police's custody.
Many have believed that the heavy sentence on Monday against lawyer Vu sent a clear signal that the government would not tolerate criticism of the current system, at a time when Vietnam’s economic model is facing severe headwinds. It also serves as an indication of the growing submissiveness to the Chinese of Vietnamese government.
In 2009 Vu submitted a legal action against a Vietnamese prime minister in a clear attempt to cancel a controversial bauxite mining plan by Chinese companies, which had sparked unusual opposition from a cross-section of society.
Just before his arrest in last November during a crackdown against activists and bloggers as political tensions rose before the Communist Party's January leadership Congress, he wrote many letters to members of Congress warning them of Chinese influences in the nation's decision making process.
Chinese Catholics struggle for unity, says Vatican
Catholic New Services
17:01 04/04/2011
Chinese Catholics struggle for unity, says Vatican
Apr. 04, 2011
By Catholic News Service
Global
VATICAN CITY -- While Pope Benedict XVI has encouraged Catholics in mainland China to reconcile with one another and form one community united with Rome, some Chinese Catholics believe the only way to be faithful to the universal church is for the clandestine church to continue, said a Chinese Vatican official.
Archbishop Savio Hon Tai-Fai, the Hong Kong-born secretary of the Congregation for the Evangelization of Peoples, told the Italian Catholic newspaper Avvenire, "The clandestine communities still have a reason to exist."
In the interview published April 1, Archbishop Hon said that while some Catholic bishops have been forced by the Chinese government to participate in public events against their will, other bishops and priests have gone willingly.
The archbishop referred specifically to the ordination in November of a bishop not approved by the pope and to the December session of the National Congress of Catholic Representatives, which elected leaders for the government-approved Bishops' Conference of the Catholic Church in China and the Chinese Catholic Patriotic Association. The bishops' conference and the patriotic association are responsible for the public life of the church in the communist country.
"Not all of the participants were forced to go. Some went spontaneously, just as some spontaneously adhere to the policy of the 'autonomy' of the Chinese church from the pope and the Holy See," the archbishop said.
He said 45 bishops, most of whom have been accepted as bishops by the pope, participated in the national congress in December; "some of them were taken there by force, others were not."
"The number of opportunists has grown," he said, and the only way to counter the trend is to improve the formation of the clergy and for the Vatican to be very, very careful about accepting "compromise candidates" for the office of bishop.
"Selecting good candidates is difficult. The government maintains that in presenting (to the Vatican) lists of the candidates who are acceptable from its point of view, it already is making a big concession. And if the Holy See refuses to gives its 'placet' (or approval), then it threatens to have them consecrated anyway" like it did in November, the archbishop said.
Archbishop Hon told Avvenire that sometimes the government's candidates to be bishop go ahead with an ordination ceremony without Vatican approval thinking that they will go to the pope later, ask for forgiveness and be forgiven.
"Care must be taken to avoid this kind of manipulation. Having said that, though, one must always remember that the church is the body of Christ and if one part of this body is breaking off, we can't just let it go, but must try to recover it with justice and also with mercy," he said.
Apr. 04, 2011
By Catholic News Service
Global
VATICAN CITY -- While Pope Benedict XVI has encouraged Catholics in mainland China to reconcile with one another and form one community united with Rome, some Chinese Catholics believe the only way to be faithful to the universal church is for the clandestine church to continue, said a Chinese Vatican official.
Archbishop Savio Hon Tai-Fai, the Hong Kong-born secretary of the Congregation for the Evangelization of Peoples, told the Italian Catholic newspaper Avvenire, "The clandestine communities still have a reason to exist."
In the interview published April 1, Archbishop Hon said that while some Catholic bishops have been forced by the Chinese government to participate in public events against their will, other bishops and priests have gone willingly.
The archbishop referred specifically to the ordination in November of a bishop not approved by the pope and to the December session of the National Congress of Catholic Representatives, which elected leaders for the government-approved Bishops' Conference of the Catholic Church in China and the Chinese Catholic Patriotic Association. The bishops' conference and the patriotic association are responsible for the public life of the church in the communist country.
"Not all of the participants were forced to go. Some went spontaneously, just as some spontaneously adhere to the policy of the 'autonomy' of the Chinese church from the pope and the Holy See," the archbishop said.
He said 45 bishops, most of whom have been accepted as bishops by the pope, participated in the national congress in December; "some of them were taken there by force, others were not."
"The number of opportunists has grown," he said, and the only way to counter the trend is to improve the formation of the clergy and for the Vatican to be very, very careful about accepting "compromise candidates" for the office of bishop.
"Selecting good candidates is difficult. The government maintains that in presenting (to the Vatican) lists of the candidates who are acceptable from its point of view, it already is making a big concession. And if the Holy See refuses to gives its 'placet' (or approval), then it threatens to have them consecrated anyway" like it did in November, the archbishop said.
Archbishop Hon told Avvenire that sometimes the government's candidates to be bishop go ahead with an ordination ceremony without Vatican approval thinking that they will go to the pope later, ask for forgiveness and be forgiven.
"Care must be taken to avoid this kind of manipulation. Having said that, though, one must always remember that the church is the body of Christ and if one part of this body is breaking off, we can't just let it go, but must try to recover it with justice and also with mercy," he said.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tuyên cáo của Cộng đoàn Vinh tại Hà Hội
CĐ Vinh tại Hà Hội
12:19 04/04/2011
Tuyên cáo của Cộng đoàn Vinh tại Hà Hội
Về việc thành viên của Cộng đoàn Vinh bị bắt giữ, thu giữ tài sản trái pháp luật
Vào lúc 8 giờ sáng, ngày 4/4/2011 tại khu vực Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội, 43, Hai Bà Trưng, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, một số thành viên của Cộng đoàn đến theo dõi “Phiên tòa công khai” xét xử ông Cù Huy Hà Vũ, đã bị công an, cảnh sát cơ động… trang bị công cụ, dùi cui điện tấn công, đánh đập, bắt giữ người vô cớ, trái pháp luật.
Cụ thể, những người sau đây đã bị bắt giữ trái pháp luật:
1. Luật sư Giuse Lê Quốc Quân.
2. Paulus Lê Sơn- 3.Gioan Nguyễn Văn Tâm – Trưởng CĐ cựu sinh viên Vinh tại Hà Nội
4. Giuse Nguyễn Xuân Kim – sinh viên Vinh
5. Gioan Thái Văn Dung
Một số người khác chưa rõ tên.
Cho đến nay, hồi 20 giờ ngày 4/4/2011, theo thông tin chúng tôi nhận được, các nạn nhân bị bắt và bị giam giữ tại Công an Quận Hoàn Kiếm và những nơi khác vẫn không được ăn uống và đối xử bất công.
Mặt khác, lực lượng an ninh, công an TP Hà Nội đã thu giữ một số vật dụng, tài sản cá nhân của một số người tham dự phiên tòa như máy ảnh, điện thoại… mà không có một lý cớ nào chính đáng.
Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội ra tuyên cáo như sau:
- Cực lực phản đối nhà cầm quyền Hà Nội đã vi phạm nhân phẩm, quyền tự do cá nhân, cũng như vi phạm quy định pháp luật trong việc ngăn cản các cá nhân Cộng đoàn theo dõi, quan sát phiên tòa xét xử “Công khai”.
- Cực lực phản đối việc vô cớ đánh đập, bắt giữ người và thu giữ tài sản trái pháp luật của nhà cầm quyền Hà Nội đối với thành viên Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội cũng như các công dân khác.
- Yêu cầu nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do ngay lập tức cho các thành viên đang bị giam giữ trái pháp luật.
- Yêu cầu nhà cầm quyền Hà Nội trả lại các tài sản bị thu giữ, bị cướp trái pháp luật bởi lực lượng công an, an ninh, cảnh sát cơ động và những người do các lực lượng này chỉ đạo cho các nạn nhân.
- Kêu gọi anh chị em, các thành viên trong cộng đoàn, những người quan tâm, hiệp nhất dâng lời Cầu nguyện cho các nạn nhân hiện nay.
Chúng ta hãy dành sự quan tâm đến các nạn nhân mới của nhà cầm quyền Hà Nội trong vụ việc này, như một nghĩa vụ, tiếng gọi lương tâm của mỗi thành viên Cộng đoàn và của người Tín hữu Việt Nam.
Hà Nội, 20 giờ ngày 4/4/2011
Về việc thành viên của Cộng đoàn Vinh bị bắt giữ, thu giữ tài sản trái pháp luật
Vào lúc 8 giờ sáng, ngày 4/4/2011 tại khu vực Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội, 43, Hai Bà Trưng, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, một số thành viên của Cộng đoàn đến theo dõi “Phiên tòa công khai” xét xử ông Cù Huy Hà Vũ, đã bị công an, cảnh sát cơ động… trang bị công cụ, dùi cui điện tấn công, đánh đập, bắt giữ người vô cớ, trái pháp luật.
Cụ thể, những người sau đây đã bị bắt giữ trái pháp luật:
1. Luật sư Giuse Lê Quốc Quân.
2. Paulus Lê Sơn- 3.Gioan Nguyễn Văn Tâm – Trưởng CĐ cựu sinh viên Vinh tại Hà Nội
4. Giuse Nguyễn Xuân Kim – sinh viên Vinh
5. Gioan Thái Văn Dung
Một số người khác chưa rõ tên.
Cho đến nay, hồi 20 giờ ngày 4/4/2011, theo thông tin chúng tôi nhận được, các nạn nhân bị bắt và bị giam giữ tại Công an Quận Hoàn Kiếm và những nơi khác vẫn không được ăn uống và đối xử bất công.
Mặt khác, lực lượng an ninh, công an TP Hà Nội đã thu giữ một số vật dụng, tài sản cá nhân của một số người tham dự phiên tòa như máy ảnh, điện thoại… mà không có một lý cớ nào chính đáng.
Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội ra tuyên cáo như sau:
- Cực lực phản đối nhà cầm quyền Hà Nội đã vi phạm nhân phẩm, quyền tự do cá nhân, cũng như vi phạm quy định pháp luật trong việc ngăn cản các cá nhân Cộng đoàn theo dõi, quan sát phiên tòa xét xử “Công khai”.
- Cực lực phản đối việc vô cớ đánh đập, bắt giữ người và thu giữ tài sản trái pháp luật của nhà cầm quyền Hà Nội đối với thành viên Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội cũng như các công dân khác.
- Yêu cầu nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do ngay lập tức cho các thành viên đang bị giam giữ trái pháp luật.
- Yêu cầu nhà cầm quyền Hà Nội trả lại các tài sản bị thu giữ, bị cướp trái pháp luật bởi lực lượng công an, an ninh, cảnh sát cơ động và những người do các lực lượng này chỉ đạo cho các nạn nhân.
- Kêu gọi anh chị em, các thành viên trong cộng đoàn, những người quan tâm, hiệp nhất dâng lời Cầu nguyện cho các nạn nhân hiện nay.
Chúng ta hãy dành sự quan tâm đến các nạn nhân mới của nhà cầm quyền Hà Nội trong vụ việc này, như một nghĩa vụ, tiếng gọi lương tâm của mỗi thành viên Cộng đoàn và của người Tín hữu Việt Nam.
Hà Nội, 20 giờ ngày 4/4/2011
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Phiên toà đấu tố
Cá Gỗ
16:16 04/04/2011
Đấu tố người dân đứng giữa toà
Cải cách ruộng đất ngàn người chết
Đảng vẫn vinh quang ngồi chiếu hoa
Nói được gì đây hỡi dân lành
Khi loài sói dữ bủa vây quanh
Đảng ra chiếu chỉ toà phán quyết
Phiên toà đấu tố vẫn hiện hành
Dân tôi ơi! Lịch sử sang trang
Con giun xéo mãi nó phải quằn
Bao dân tộc vùng lên cách mạng
Việt Nam mình cũng phải đấu tranh
Bác Cù Huy Hà Vũ ơi
Sống chết hiên ngang chỉ một đời
Bác là ngọn đuốc đòi dân chủ
Tuổi Trẻ Việt Nam thắp lửa rồi
Tuổi Trẻ Việt Nam các bạn ơi
Tự Do Dân Chủ cho mọi người
Đảng Cộng Sản bao năm kềm kẹp
Đã đến lúc rồi các bạn ơi
Hãy đấu tranh cho Người Việt Nam
Hãy đứng lên vì Đất Việt Nam
Đập tan xiềng xích cùm nô lệ
Người dân làm chủ Đời Việt Nam.
Dăm hình ảnh quê hương
lykhách
16:18 04/04/2011
Giờ ra đường là chạm mặt tham nhũng
Ba mươi lăm năm sau thời im tiếng súng
Mọi thứ nơi đây đã đổi khác vô cùng!
Về nhìn lại chẳng ra con sông
Phố thị mới đôi bờ nối bởi mặt cầu ổ gà lam nham phù thủng
Dòng đục ngầu lềnh bềnh rác vật vờ sóng cụng
Gió quyện cảnh văn minh trộn mùi nước tiểu khai nồng
Con sông ấy có một thời thơ dại
Bạn bè bơi lội nước trong veo
Lỡ cơn sặc dăm bận tắm chiều
Uống dòng sạch đáng yêu mát ngọt
Cảnh cũ thay, người cũng đổi nốt
Nhìn chẳng ra quê, nhận khó quen người
Đất với sông như mất hồn không thể tự lên tiếng nói
Tiếng cười hiền hậu thời xưa cũng khó nổi âm vui
Dòng người chen lấn ngược xuôi
Mặt che kín sợ mùi văn minh bụi khói
Mũ đội phủ tai làm sao nghe nhau gọi
Lúc cần thiết tranh đường, nói to tiếng như chửi
Cả đất nước tới lui chạy vội
Về đâu? có ai tự trả lời?
Quê hương vẫn oằn cong hình dấu hỏi
Dấu hỏi ngược, biết sao trả lời xuôi!
Núi cạnh sông trôi, rừng xưa xuống tóc
Mất cây xanh loang trọc thân phơi
Con chim lạ lẻ loi trên cành còm tặc lưỡi
Chắc lạc rừng về luyến tiếc xa xôi!
Người thế, nên đất nước núi sông, cả thiên nhiên chịu thế
Mất gốc, ô nhiễm, còi cọc, vật chất thêm đắt - tình người thêm rẻ
Lắm kiểu tham lam riêng chung vô số kể
Nơi đây tận mặt bao cảnh đời manh lệ
Chẳng như xưa người ta bảo rất dễ gặp anh hùng!
Giờ chẳng khó nhìn nhanh có thể đoán ra ai tham nhũng
Ai quen thị uy thế quyền lạm dụng
Anh hùng mất tích thời không còn tiếng súng
Thời vị quyền, tiền mọi thứ đều cong
Cứ thế những con người cam phận chấp nhận kiểu sống:
Ai mặc ai
Bịt mặt, che tai, xe tranh vượt phóng
Công an chận, tùy tội, tùy nơi giá từ mấy chục ngàn đồng
Nếu bước vào cơ quan máy lạnh kiếng lộng
Tùy cần gì mà ngã giá việc tư, công
Mặt cán bộ nhẫy bóng khác hẳn nét khắc khổ nhân dân
Có một phần đông quần quật lao động
Bám phố thị làm bất kỳ gì từng bữa kiếm sống lất lây
Buổi trưa nắng thiêu đường nhựa như sắp chảy, oi nồng
Dăm chiếc xe chồm mình vù tay ga rống
Bà hàng gánh ngồi xổm bên lề lá nắng chen bóng
Mắt canh chừng công an, chép miệng vọng rao hàng, tay gầy cong đuổi nhặng
Gã lái xe ôm ế khách ngồi lim dim ngáp nắng
Bên những quán nhậu ồn ào ít khi vắng lặng
Đường phố chêm chật dăm chiếc xe hơi bóng lộn
Vài thằng bé tranh khách đánh giày vu vơ chửi hỗn
Có ai chắc nghe, lên tiếng cười nghe buồn buồn
Ừ, tiếng cười khi không nghe dậy buồn…
Khắc khoải bao đời hình ảnh quê hương
Vẫn cười, vì An-Nam vẫn sót tánh hay cười
Bất kể buồn hay vui
Có lẽ tiếng cười thay, vì chẳng biết nói?
Có lẽ vì làm biếng nghĩ ngợi?
Có lẽ vì quen chấp nhận những gì đã và đang xảy tới?
Quen khổ, quen đói, quen nhẫn nhịn từ rất lâu rồi
Có lẽ ai cũng đôi lần hối lộ hoặc quen van xin dù chẳng rõ tội…
Kiểu chấp nhận công an chận đòi mãi lộ gặp bữa xui!
Nhiều thứ có lẽ không nên, hoặc chẳng cần tự hỏi
Mạnh ai nấy sống kiểu thời thế phải thế thôi!
Mới đấy mà quá nhiều thay đổi
Từ một đất nước tiếng đồng bào thân thương ngày xưa vẫn gọi
Chia đôi,
Miền Nam ồ ạt văn minh chuộng ngoại,
Miền Bắc du nhập Chủ Nghĩa Xã Hội
Anh em đập nhau tơi bời
Sau hai mươi năm máu sông xương núi
Đứa thắng lên ngôi bắt kẻ thua tù tội
Trả thù! nên hận thù dai dẳng chưa nguôi!
Kiểu hòa bình kẻ khóc người cười!
Mà thôi, cũng tạm coi như xong rồi
Dù cuộc chiến tranh có kết cục vô hậu, đầy tức tưởi!
Rất thiếu tình người
Rất thiếu văn minh mà một dân tộc có chiều dài hơn bốn nghìn năm lẽ ra nên tránh khỏi!
Khúc quanh đất nước vận xui nhằm ngay lãnh đạo tồi
Mãi khẳng định chủ nghĩa xã hội
Hơn ba mươi lăm năm sau vẫn dò dẫm lối
Chính trị thiên lôi,
Kinh tế thầy bói,
Quốc sách mê muội…
Bao ước mơ chính đáng con người, mọi giá trị quốc gia được hệ thống hóa phản bội
Thuê bán rẻ rúng tài nguyên, sức người… như của chìm của nổi
Đất nước của mình mà có khi bị ngoại kiều cư xử như tôi mọi!
Kẻ đạo đức giả tranh nhau chỗ ngồi - nhân tình thế thái! trịch thượng, u tối
Cầm quyền dở thủ đoạn côn đồ, ngu dân, chụp mũ những lương tâm lên tiếng nhức nhối
Mị dân bằng hằng trăm lễ hội
Anh hùng xuống cấp, tham nhũng lên ngôi!
Non nước đi về đâu? ai biết trả lời?
Chỉ thấy con sông ô nhiễm bốc mùi kiểu văn minh hấp hối
Chỉ thấy như mảng trời hẹp hơn, thiếu ô-xy thừa khói
Chỉ thấy con đường lác đác ổ gà kèn xe inh ỏi
Chỉ thấy hình như dòng đời đầy chụp giựt sống thở vội
Chỉ thấy tình người cạn dần, cạn dần theo nước mắt mồ hôi!
Dăm hình ảnh quê hương
Thời Kinh Tế Thị Trường
Theo Định Hướng Chủ Nghĩa Xã Hội!
Non nước về đâu?
Hôm nay nghe buồn nẫu tiếng cười
Xen lẫn tiếng chửi thề mấy thằng bé đánh giày bị chủ quán đuổi
Dân nhậu ngồi nhe răng cười rất đười ươi!
Tài Liệu - Sưu Khảo
Biểu tượng Đức Kitô
Trầm Thiên Thu
19:00 04/04/2011
Cuốn sách này nhắm tới các linh mục và chủng sinh, muốn tiếp sinh lực cho họ trong ơn gọi phục vụ Chúa Kitô và Giáo hội. Tuy nhiên, đối với người Công giáo, cuốn sách này truyền cảm hứng sự đánh giá mạnh mẽ về ơn gọi đó luôn cũ và luôn mới.
Tác giả là một linh mục người Ai-len, thuộc Hội Opus Dei (*), cuốn sách Generations of Priests mô tả 10 linh mục từ cổ chí kim, từ thánh Gioan Chrysostom tới ĐGH Gioan-Phaolô II. Đa số đã được phong thánh và nổ tiếng. Tuy nhiên, họ “phản ánh Chúa Kitô bằng một cách duy nhất – họ thực sự là biểu tượng của Chúa Kitô”, linh mục Thomas McGovern viết.
Cuốn sách này có kiểu giáo huấn uyên thâm và thấu đáo qua cách kể chuyện về các chứng cớ về những lá thư ở mức trang nhã nhất.
Các linh mục này đã hoàn tất ơn gợi bằng nhiều cách, đối đầu với các thách thức và đấu tranh cá nhân. Đó không phải là các Hamlet, không ngừng đặ vấn đề phải tin gì và hành động thế nào. Linh mục McGovern viết: “Những con người này có mục đích rất rõ ràng mà họ tin về ơn gọi của mình. Chúng ta không tìm thấy ở đây bất cứ dáng vẻ khủng hoảng nào của tính đồng nhất đã làm tổn thương nhiều linh mục hậu Công đồng Vatican II. Thật vậy, họ có ít thời gian để nghĩ về riêng mình, họ luôn bận rộn hoạt động chức vụ linh mục, đến nỗi không bao giờ nghi ngờ về ơn gọi của mình”.
Linh mục McGovern phác họa các “biểu tượng linh mục” theo cách mà các biểu tượng này hình thành một cách minh họa liên quan tính chất vĩnh viễn và sự xứng hợp của chức linh mục. Hành động theo con người của Chúa Kitô vì lợi ích của giáo dân, họ cũng phục vụ như các đèn hiệu của ánh sáng trong thế giới rộng lớn hơn – một thế giới luôn cần Chúa Kitô, nhất là khi chìm ngập trong bóng tối đến nỗi người ta phản ứng dữ dội với ánh sáng.
Thật vậy, hai đèn hiệu linh mục này bị con người làm gục xuống trên điều xấu. Cũng như kiếng bể, cái chết chỉ phản ánh thêm nhiều tia sáng. Cũng như Thầy Chí Thánh, các thánh Gioan Fisher và Oliver Plunkett chấp nhận số phận mà họ có thể tránh dễ dàng. Một vị là giám mục Anh đã từ chối từ bỏ Rôma vì một ông vua hèn nhát, một vị là giám mục Ai-len hồi cuối thập niên 1600, người mà năm 1920 đã trở thành vị thánh đầu tiên của Ai-len được phong thánh trong suốt 700 năm. Tuy nhiên, tập trung vào cái chết là một trò chơi khăm (disservice): Không có nhiều đối với cuộc sống của họ hơn là qua đi. Là các linh mục và giám mục, gương sáng của họ rất thích hợp với Giáo hội ngày nay. Về thánh Gioan Fisher, ngài không được đánh giá cao bằng thánh Thomas More (họ đều bị hành xử trong vài tuần), linh mục McGovern kết luận:
“[Ngài] … không có sự thu hút về con người [như thánh Thomas More], nhưng gương sáng đời sống và việc làm của ngài không kém giá trị hơn. Một thần học gia hàng đầu mà ngài dùng một cách tôn trọng và không ích kỷ khi bày tỏ và bảo vệ giáo lý Công giáo, một vị giám mục với lòng trung tín mạnh mẹnh mẽ đối với Tòa thánh Phêrô, một vị mục tử nuôi dưỡng đoàn chiên bằng lương thực giáo lý tốt lành và bằng đời sống thánh thiện của mình – đó là những phẩm chất tạo nên một Gioan Fisher, nếu không là ‘con người của mọi lý lẽ’ thì chắc chắn không thể truyền cảm hứng như vậy và thách thức cho Giáo hội Công giáo ngày nay”.
Ở thánh Oliver Plunkett, tác giả cho biết một con người có lòng can đảm siêu hạng, đã cải cách nước Ai-len sau vụ bê bối của các giáo sĩ và luân lý suy đồi của công chúng. Gương của ngài truyền cảm hứng cho các nhà cải cách sau đó có nhiệm vụ làm tươi mới đức tin ở Ai-len. Đó là các vấn đề ngày nay cũng có những điều tương tự, cách giải quyết các điều đau buồn làm cho ngày nay thêm hy vọng.
Các bài học có trong các trắc diện đó là sức bật của những lời khuyên thực tế và lòng can đảm đối với các linh mục cũng như Giáo hội lữ hành ngày nay.
Bạn có là một linh mục trẻ được bổ nhiệm coi sóc một giáo xứ suy tàn (moribund parish) mà chỉ có vài bà già có vẻ còn quan tâm? Hãy để thánh Gioan Vianney dạy bạn làm cho khu vườn phát triển. Một linh mục người Mỹ coi sóc những người nói tiếng Tây Ban Nha với lòng thương xót đầy tràn như thiếu hiểu biết đức tin và có khuynh hướng dị đoan kiểu Ấn độ? Hãy cân nhắc tổng giám mục Gioan Baptist Lamy, nhà truyền giáo người Pháp làm mục vụ ở Tây Nam Hoa kỳ. Đấu tranh với cái ác trong cuộc sống cộng đoàn? Hãy noi gương chân phước Clement von Galen về cách hướng dẫn. Ngài là giám mục người Đức, được yêu quý vì chống đối Hitler mà chính Führer không cho phép bắt ngài, là tấm gương đấu tranh với bóng tối và không bao giờ nhắm mắt làm ngơ. Bạn có là một linh mục hoặc giáo dân quyết tâm nên thánh giữa cuộc sống trần thế ngày nay? Vậy có thánh Josemaria Escriva là người bảo trợ bạn. Không có gì ngạc nhiên, tu hội của vị sáng lập Opus Dei đã được đánh giá cao, như chính vị thánh vui vẻ này, ảnh hưởng người khác nhưng khiêm nhường.
Cuốn sách Generations of Priests là tiếng kèn thúc giục thế hệ này cải tà quy chánh tới sự quan tâm về đức tin, chính là mối bận tâm về các tấm gương linh mục này: nhiệt tâm dạy giáo lý, các chủng viện chính thống, sùng kính Đức Maria, chầu Thánh Thể, và đoan hứa sám hối, đặc biệt là thánh Gioan Vianney, đã nhấn mạnh rằng linh mục là phải làm việc (duty-bound) để nuôi dưỡng ơn Cứu độ. Vì có chủ chăn nào muốn đoàn chiên bị đau khổ và chết?
Đây là những điều đầu tiên, không phải mọi thứ đều sụp đổ, sẽ giúp chúng ta vác chính thập giá của mình và vui vẻ bước theo Chúa Kitô, kết hiệp với ngài khi chúng ta đi trên con đường của cuộc đời mình với sự hướng dẫn của những linh mục tốt lành. Cuốn sách Generations of Priests muốn làm cho gánh nặng này như chính nó phải là vậy: không chỉ nhẹ nhàng, mà theo ý nghĩa tâm linh làm trở ngại những người không có đức tin, được vui mừng thực sự.
(Chuyển ngữ từ NCRegister.com)
(*) Hội Opus Dei. Là một hội của các tín hữu Công giáo dấn thân vào công tác tông đồ và sống đời hoàn thiện Kitô giáo trong thế giới. Tuy nhiên, họ không từ bỏ môi trường xã hội và tiếp tục sống nghề nghiệp của mình. Được thành lập tại Madrid (Tây Ban Nha) ngày 2-10-1928, vị sáng lập là Đức Ông José María Escriva de Balaguer (đã được phong thánh), hội nhận được sự chuẩn y sau cùng của Tòa thánh ngày 16-6-1950. Tên chính thức đầy đủ của hội là Societas Sacerdotalis Sanctae Crucis (Tu Hội Linh Mục Thánh giá), có trụ sở tại Roma, Ý. Có hai nhánh của hội Opus Dei, một dành cho nam và một dành cho nữ, nhưng hai nhánh độc lập với nhau như hai tổ chức riêng, chỉ thống nhất trong con người của vị Giám Quản chung. Nhánh phụ nữ được thành lập năm 1930. Một tổng công hội, gồm người của nhiều quốc gia, trợ giúp vị Giám quản trong việc điều hành hội. Các linh mục thuộc về Hội Opus Dei và thành viên của Hội Opus Dei được truyền chức linh mục. Những người đã kết hôn cũng có thể thuộc về Hội Opus Dei, tự hiến sống đời hoàn thiện Kitô giáo trong bậc sống của mình. Các cộng tác viên, không là thành viên chính thức của Hội, giúp đỡ trong nhiều công tác tông đồ khác nhau.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bác Ái
Lm. Nguyễn Trung Tây, SVD
21:32 04/04/2011
BÁC ÁI
Ảnh của Lm. Nguyễn Trung Tây, SVD
Chúa ơi,
Có bao giờ con thấy Chúa đói,
Để con tặng Chúa chén cơm no lòng!!
(Matt 25:37)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Lm. Nguyễn Trung Tây, SVD
Chúa ơi,
Có bao giờ con thấy Chúa đói,
Để con tặng Chúa chén cơm no lòng!!
(Matt 25:37)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền