Ngày 05-04-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Công bố Tin mừng Phục Sinh là công bố lòng thương xót của Thiên Chúa
Lm Jude Siciliano OP
05:43 05/04/2013
CHÚA NHẬT II PHỤC SINH-C-
(CN. LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT)
CVTĐ 5: 12-16; Tv. 118; K.huyền 1: 9-11a, 12-13, 17-19; Gioan 20: 19-31

CÔNG BỐ TIN MỪNG PHỤC SINH LÀ CÔNG BỐ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA

Đúng vậy, Thiên Chúa đã đến thế gian và làm người như chúng ta. Đúng vậy, Chúa Giêsu đã chia sẻ với chúng ta những nỗi vui và buồn. Đúng vậy, Chúa Giêsu đã chịu khổ hình và đã chia sẻ với chúng ta những điều chúng ta không tránh được đó là sự chết. Đúng vậy, Chúa Giêsu đã sống lại từ trong cõi chết và đã hiện ra cho các môn đệ - như những người đã nói trong phúc âm hôm nay. Họ đang họp nhau trong phòng khóa kin cửa, và đang sợ hãi do những gì đã xảy ra cho Chúa Giêsu có thể xảy đến cho họ. Đúng vậy, những điều trong đức tin của chúng ta đưa chúng ta đến gần Thiên Chúa - đưa khuôn mặt của chúng ta nên giống khuôn mặt Chúa Giêsu.

Dù vậy, chúng ta không nên quên phần bên kia. Với tất cả những hình ảnh và lời nói của Chúa Kitô, chúng ta có thể quên đi mầu nhiệm của Thiên Chúa đã vượt qua sự hiểu biết yếu hèn và hẹp hỏi của chúng ta. Chúng ta, những người ngày nay, có thể dùng tay bấm vào máy vi tính là có thể liên lạc với nhau; Thế nên chúng ta có thể hiểu lầm là chúng ta cũng có thể liên lạc với Thiên Chúa và tìm hiểu Ngài nghĩ gì, và đứng về phía nào.

Và đây là một bình luận về những sự lạ xảy ra thường gọi là "sợ Thiên Chúa". Thiên Chúa sống trong ánh sáng tuyệt hảo, chúng ta không thể tiếp cận được, và ngay cả hôm nay, khi Chúa Giêsu đến thăm các môn đệ đang sợ hãi, và Ngài bảo ông Tôma hay sờ vào các vết thương của Ngài. Chúng ta nên nhớ lại những gì anh chị em Do Thái đã dạy cho chúng ta.

Trong lời cầu nguyện của người Do Thái, nhất là trong các thánh vịnh, họ vẫn kêu lên Thiên Chúa trong những khi đau khổ, và nói chuyện với Thiên Chúa như là bạn thân thiết của họ. Mặc dù họ quen thuộc với Ngài nhưng họ vẫn tuân giữ khoản kính sợ Thiên Chúa đến nỗi không dám nói đến tên Ngài. Vì thế; Trong Đền Thờ có gian nội vi cung thánh là nơi Cực Thánh, trong phòng trong có ngai toà hai bên có hai thiên thần Kêrubim bằng vàng nhìn xuống ngai. Chỉ có thầy thượng tế mới được vào gian nội vi mỗi năm một lần vào ngày lễ đền tội. Và lúc đó mới dám kêu tên Thiên Chúa là Gia-Vê. Không ai được phép nói lên tên thánh đó.

Chúa Giêsu sinh ra, sống và chết trong tôn giáo đó. Thiên Chúa dùng Lời Ngài báo cho chúng ta là Chúa Nhập Thế. Bây giờ, vì Chúa Giêsu dạy mà chúng ta có thể gọi tên Thiên Chúa là Abba - Cha. Trong khi đó, chỉ trong tình yêu thương mới được gọi, nhưng vẫn là tên đáng kính trọng. Chúng ta là con cái trong vòng tay âu yếm của người cha là Thiên Chúa.

Bài Tin mừng hôm nay là khung cảnh thứ ba trong trình thuật Phục sinh đầu tiên của Gioan. Câu chuyện này khởi đi bằng việc Maria phát hiện ra ngôi mộ trống, chạy đi báo cho các môn đệ. Phêrô và “người môn đệ khác” chạy tới mộ và cũng thấy như vậy. Hôm nay, Đức Giêsu hiện ra với các môn đệ khi các ông đang ở trong phòng đóng kín cửa. Đây là khởi điểm cho những lần hiện ra sau đó. Nhưng trước đó là sự trống rỗng và im lặng. Barbara Brown Taylor (trong “Bài giảng Phục sinh” đăng trên tạp chí dành cho các nhà giảng thuyết năm 1995) hướng sự chú ý của chúng ta đến sự trống rỗng và nói rằng: “Đây là cách mà lễ Phục sinh bắt đầu hé rạng trong lòng nhân loại. Người không ở đây. Chúng ta không biết Người ở đâu. Ngôi mộ trống như ngai của nơi cực thánh và âm thanh của danh Thiên Chúa chính là âm thanh hơi thở đứt quãng của chúng ta” (trang 13)

Vào lễ Phục sinh, Giáo hội đề nghị một sự thinh lặng và lòng sùng kính mãnh liệt hơn nữa trước quyền lực vô biên và “riêng biệt của Thiên Chúa”. Ngay cả những ngôn từ hay nhất của chúng ta cũng không thể diễn tả hết được sự phục sinh; tuy nhiên chúng ta cố gắng diễn tả những gì Thiên Chúa đã thực hiện. Chúng ta, những nhà giảng thuyết và tín hữu sẽ cầu nguyện và gắng sức để diễn tả những mầu nhiệm này. Nhưng khi chúng ta nỗ lực, chúng ta sẽ làm tốt, hầu giữ lời khuyên của Brown: “chúng ta đến gần Đấng toàn năng như những phóng viên điều tra, nghiên cứu về những điều chúng ta có thể không bao giờ biết… Như phía trên Thiên Chúa ngự và khi thế gian kết thúc và tại sao những điều xấu xảy đến với những người tin. Chúng ta đặt sai ý nghĩa của đau khổ, của sự khiếp sợ, vào một Thiên Chúa vô biên”.

Ý nghĩa của sự kính sợ và tôn sùng trước Đấng toàn năng trong bài đọc thứ hai trích từ sách Khải huyền đã đụng chạm đến tôi. Sách này có lẽ do một ngôn sứ Kitô hữu gốc Dothái tên là Gioan viết. Ông nói rằng mình nhận được những thị kiến đang khi bị đày ở đảo Patmo vì giảng về Đức Giêsu (1-9). Sách này là một sưu tập những thị kiến và những phát biểu của Gioan, thường do một thiên sứ. Gọi là sách khải huyền vì chứa đựng những thị kiến và lời tiên báo về các biến cố trong tương lai. Người thị kiến được phép dự vào những cuộc phán xét trên trời và vì thế chúng ta cùng đăng trình với Gioan. Việc đọc Khải huyền có thể khiến chúng ta khiếp sợ.

Những độc giả ban đầu của sách này không hiểu nó như một sự mô tả về thời cánh chung. Như các ngôn sứ trước, tác giả muốn sách của mình được hiểu như một sứ điệp ông đón nhận từ Thiên Chúa và trao cho dân Thiên Chúa. Sách Khải huyền khuyến khích những cộng đoàn bị thất bại cố giữ giao ước và mang lại niềm an ủi, lúc đầu dành cho những tín hữu đau khổ trong các hội thánh thuộc vùng tiểu Á – và bây giờ dành cho chúng ta.

Bài hôm nay trích từ sách Khải huyền là một thị kiến đầu tiên trong số những thị kiến đầu tiên (1,9-11,19). Gioan mở đầu bằng cách mô tả về những gì ông biết và chia sẻ với những độc giả với tư cách là một thành viên của đời sống Kitô giáo – “sự đau khổ” (bách hại và khổ nhục) và “sự bảo đảm” chúng ta co được nhờ tin vào Đức Kitô.

Thị kiến khởi đầu với việc ông đã “xuất thần” vào ngày của Chúa. Ông xuất thần và nghe thấy một tiếng lớn như thể tiếng kèn. Ông đã nhận được sự chỉ dẫn để viết ra những điều ông thấy và trao sứ điệp ấy cho bảy hội thánh. Thị kiến mang những đặc nét gợi nhớ những bài viết Khải huyền của Kinh thánh Cựu Ước. Hình ảnh “Con Người” liên tưởng đến thị kiến của Đaniel về khuôn mặt người trình diện Thiên Chúa, Đấng ngự trên ngai, trao cho Người quyền thống trị trên mọi dân tộc (Dn 7,13-14). Khuôn mặt siêu phàm này mang dáng dấp của những tư tế Đền thờ ở Giêrusalem.

Cảm nhận được nỗi kinh khiếp của cảnh tượng này, chúng ta cũng phản ứng như Gioan nếu chúng ta cũng được gặp thị kiến như thế: ngã vật xuống “dưới chân Người, như chết vậy”. Nhưng nhân vật này đã an ủi Gioan và mặc khải chính Người là Đức Kitô phục sinh.

Đâu là sự an ủi chúng ta có thể nhận được từ thị kiến Đức Kitô phục sinh này? Khi Người hiện ra với các môn đệ trong căn phòng đóng kín, Người chào họ bằng lời trao ban bình an. Những vết thương của Người biểu thị tính liên tục giữa Đức Giêsu trần gian, Đấng đã hy sinh mạng sống và Đấng đã phục sinh nói lời bình an và hoà giải: “Bình an cho anh em”. Tiếp đến, Người sai các môn đệ vào sứ vụ của tình thương và tha thứ (Thật đúng là Chúa nhật của Lòng thương xót Chúa)

Các môn đệ ra đi loan báo sứ điệp tình thương mà họ đã nhận được từ Đức Kitô phục sinh và, sau đó, một trong những môn đệ của họ, Gioan, bị đày ở Patmo vì ông đã “loan báo Lời Chúa” và làm chứng cho Đức Giêsu. Trong thị kiến của mình, Gioan không thấy Đức Kitô có những vết thương, nhưng đã sống lại, với tiếng kèn và việc loan báo sự thống trị trên tất cả. “Ta là Đầu và là Cuối, Đấng Hằng sống. Ta đã chết và nay Ta sống đến muôn thuở muôn đời. Ta giữ chìa khoá của Tử Thần và Âm phủ”. Đức Kitô là chủ của sự sống và sự chết.

Trong lối nói hiện nay, nếu chúng ta có được thị kiến của Gioan, có lẽ chúng ta sẽ mô tả như sau: “thật hoành tráng”.Nó thật kinh hoàng. Ông đang ngỏ lời với những Giáo hội địa phương đang sống trong những thời điểm khó khăn. Thị kiến của ông nhắc nhớ họ và cả chúng ta – có thể đang trải nghiệm những giới hạn, tổn thương và loại trừ vì niềm tin của mình – Đấng chúng ta tin, hiện đang nắm giữ quyền lực vô biên. Trong những thời điểm khó khăn chúng ta có thể làm những điều Gioan đã thực hiện bằng cầu nguyện và “ngã vật xuống dưới chân Người”. Đức Kitô trao cho chúng ta lời sức mạnh quyền năng và an ủi: “Đừng sợ!”.

Có thể chúng ta không phải đối diện với một đế quốc Rôma thù địch và bách hại các độc giả của sách Khải huyền. Nhưng nỗi đau của chúng ta đến từ nhiều con đường khác nhau. Ngày càng nhiều người lìa bỏ giáo hội, nhiều người tuyên bố họ cảm thấy thất vọng với những vụ bê bối gần đây và cho rằng Giáo hội không hy vọng gì theo kịp thời đại chúng ta.

Khi những tín hữu nhiệt thành không phải chịu đau đớn của sự tra tấn vì niềm tin, chúng ta chắc hẳn sẽ cảm thấy căng thẳng. Chúng ta hãy đặt lòng mình vào sứ điệp của Đức Kitô trao cho Gioan, Đấng thấu suốt, là “đầu và cuối”. Người luôn trung kiên, từ khởi sự cho đến hoàn tất bằng sự hiện diện mà không bỏ rơi chúng ta. Chúng ta nghe lời an ủi của Đức Kitô để đứng vững và không sợ hãi. Người ở cùng chúng ta và sẽ hoàn tất lời Ngài đã hứa: Người sẽ toàn thắng, sự dữ sẽ không còn tác hại.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

2nd SUNDAY OF EASTER -C-
(DIVINE MERCY SUNDAY)
Acts 5: 12-16; Psalm 118; Revelation 1: 9-11a, 12-13, 17-19; John 20: 19-31

Yes, God has entered our world to become one of us. Yes, Jesus shared our joys and sorrows. Yes, he had close friends and some of his closest deserted him when he needed them the most. Yes, he suffered and shared what is inevitable for each of us, death. Yes, he rose from the dead and appeared to his disciples – like those in our gospel today, locked up and afraid that what happened to him would happen to them as well. Yes, there is much in our faith that brings us up close to God – our face to Jesus’ face.

Still, let’s not forget the other side. With all our images of Christ and words we risk losing our sense of the mystery of God, which exceeds our feeble and limited understanding. We moderns have so much access to information at the tap of our computer keys that we can mistakenly think that we can approach God and learn how God is thinking and whose side of God is on.

So here is an argument for wonder and awe – also known as "fear of the Lord." God lives in unapproachable light and even on this day, when Jesus visits his fearful disciples and invites Thomas to touch his wounds, we need to remind ourselves something our Jewish sisters and brothers have taught us.

In their prayers, especially in the Psalms, they cry out to God in their need and speak to God as longtime friends. Yet, even with that familiarity, they also maintain awe of the God whose name they would not even pronounce. So, for example, in the Temple they had an inner sanctuary, the holy of holies, an empty room and an empty throne, looked over by two golden cherubim. The high priest alone could enter that room and, just once a year on the day of atonement, utter the name of God – Yahweh. No one else was ever allowed to utter the sacred name.

Into that religious world Jesus was born, lived and died. God uttered the divine Word into flesh for our sake. Now, because of Jesus, we can know and can call upon the name of God that Jesus taught us, Abba – "Father," or better, "daddy." While it is a name of intimacy, it still carries a note of reverence and awe. We are tiny children in the arms of an all-protecting, parent God.

Today’s gospel is the third scene in John’s initial Easter narrative. It began with Mary’s finding the empty tomb and rushing to report it to the disciples. Peter and the "other disciple" run to the tomb and also find it empty. Today Jesus comes to the disciples locked behind closed doors. Now the appearances begin. But they were preceded by emptiness and silence. Barbara Brown Taylor ("The Easter Sermon," in Journal for Preachers, Easter, 1995) calls our attention to that emptiness and says:
"This is how Easter dawns in the human heart. He is not here. We do not know where he is. The tomb is as empty as the throne of the holy of holies and the sound of God’s name is the sound of our ragged breath" (page 13).

At Easter, she suggests greater reverence and silence before the awesome power and "privacy of God." Even our best words cannot plumb the resurrection; yet we try to keep expressing what God has done. We preachers and faithful will pray and struggle to put words to these mysteries. But as we try, we will do well to also keep Brown’s advice before us:
"We approach the Almighty like investigative reporters, speculating about things we can never know.... Like whose side God is on and when the world will end and why terrible things happen to faithful people. We have misplaced our sense of awe, our appropriate fear, of a God of enormous privacy"

It’s that sense of awe and reverence before the infinite that touched me in our second reading from the Book of Revelation. The book was probably written by an early Jewish Christian prophet named John. He says he received visions while exiled on the island of Patmos for preaching about Jesus (1:9). The book is a record of visions and voices that came to John, usually by an angel. It’s an apocalyptic book because of its visions and predictions of future events. The visionary is even allowed to enter the heavenly courts and so we journey in with John. Reading Revelation can inspire awe and wonder in us.

The original readers of the book did not see it as a description of the end times. Like earlier prophets, the author wanted his book to be understood as a message from God through him to the people of God. Revelation challenged the failures of the community to keep the covenant and offered comfort, originally to afflicted faithful in the churches of Asia minor – and now to us.

Today’s passage from Revelation is an initial vision for the first cycle of visions (1:9-11:19). John opens with a description of what he knows and has shared with his readers as a member of the Christian life – "distress" (persecution or tribulation) and the "assurance" we have because of our faith in Christ.

The vision begins: it is the Lord’s day and he was "caught up in the spirit." He’s in some kind of trance and hears a trumpet-like voice. He receives instructions to write down what he sees and to tell the seven churches the message. His vision has features reminiscent of the Old Testament apocalyptic writings. The "Son of Man" refers to Daniel’s vision of a human figure with heavenly appearance to whom God, seated on the throne, gives authorization over other nations (Dan 7:13-14). This heavenly figure is dressed in the manner of the Temple priests in Jerusalem.

Feel the awe and wonder of the scene. John reacts the way we would if we were privileged with such a vision: he falls down "at his feet as though dead." But the figure comforts John and reveals himself to be the resurrected Christ.

What comfort might we derive from this vision of the risen Christ? When he appeared to the disciples behind locked doors he greeted them with words offering them peace. His wounds signify the continuity between the crucified, earthly Jesus and the resurrected one who speaks a word of peace and reconciliation, "Peace be with you." He then sends his disciples on a mission of mercy and forgiveness. (An appropriate reminder on this "Divine Mercy Sunday").

The disciples do go forth to preach the message of mercy they heard from the resurrected Christ and, years later, one of their descendants in faith, John, is exiled in Patmos because he "proclaimed God’s word" and gave testimony to Jesus. In his vision John doesn’t see the Christ with wounds, but risen, triumphant and proclaiming sovereign over all. "I am the first and the last, the one who lives. Once I was dead, but now I am alive for ever and ever. I hold the keys to death and the netherworld." Christ is the master over life and death.

In modern slang, if we had John’s inspiring vision, we might describe it as "jaw- dropping." It is awe inspiring. He’s addressing local churches suffering hard times. His vision reminds them and us – who might also be experiencing our own limits, hurts and exclusions because of our faith – that the one in whom we have placed our faith now holds great power. In hard times we can do what John did in prayer and, "fall down at his feet." Christ offers us a powerful word of strength and encouragement, "Do not be afraid."

We may not be facing the hostile Roman Empire that persecuted the readers of Revelation. Unlike the Romans, our society doesn’t consider religion a serious threat to its domination. Our pain comes in other ways. More and more people are leaving our church, many profess feeling disillusioned with recent scandals and claim the church is hopelessly out of touch with our times.

While devout Christians may not be suffering the pains of torture for our faith, we certainly feel the stress. We take heart in Christ’s message to John the Seer that he is our "first and the last." He is firm for us, from beginning to end with a presence that will never fail us. We hear Christ’s encouragement to stand firm and not be afraid. He is with us and will fulfill the promises he has made: he will prevail, evil will not.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:37 05/04/2013
CÃI NHAU và XÂY DỰNG
N2T

Peter và Mary mới kết hôn được mấy năm, nhưng họ phát hiện ra là họ thường to tiếng tranh chấp với nhau vì những chuyện không quan trọng, do cả hai ý thức được điểm đó nên họ điềm tĩnh ngồi lại thảo luận với nhau, sau đó cả hai đồng ý là mỗi khi tranh cãi thì cả hai phải bỏ một đồng vào trong thùng tiền có đề chữ “xây dựng nhà thờ” ở cửa chính nhà thờ.
Sau đó ít lâu vào một buổi tối nọ, cả hai tản bộ qua nhà thờ vừa mới xây dựng được một nửa, Peter cười nói:
- “Em yêu, đợi đến khi xây xong nhà thờ, chúng ta có thể nói: chúng ta vì xây nhà thờ mới cãi nhau.”
(Tonne)

Suy tư:
Vợ chồng chung sống với nhau dứt khoát là sẽ có những cãi nhau nho nhỏ vì những ý kiến bất đồng trong đời sống hôn nhân, cãi nhau là chuyện tất yếu, nhưng cãi nhau để rồi thống nhất với nhau thì đó là dấu hiệu hạnh phúc, nhưng cãi nhau mà ai cũng khư khư giữ lý lẽ của mình, thì đó là một đại họa cho hạnh phúc gia đình.
Tìm hiểu nhau trước khi kết hôn là điều nên làm, nhưng nhường nhịn nhau sau khi kết hôn là chuyện phải có, bởi vì trước khi kết hôn thì tìm hiểu bao nhiêu cũng không thực tế bằng sau khi kết hôn, do đó mà vợ chồng phải chuẩn bị và tập cho mình có một đức tính kiên nhẫn và nhường nhịn, bởi vì chỉ có nhường nhịn trong yêu thương mới đem lại hạnh phúc cho gia đình mà thôi.
Khi ly hôn thì người ta có nhiều lý do, nhưng lý do lớn nhất mà cả hai người (vợ, chồng) không muốn nhìn thấy và đưa ra, đó là không biết kiên nhẫn và nhường nhịn lẫn nhau.
--------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:39 05/04/2013
N2T

31. Vứt bỏ những ham muốn cá nhân là đẳng cấp cao nhất, khi cố gắng thực hành ý muốn của người khác thì con sẽ không có phản ứng.

(Thánh Francis de Sales)
-----------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha:Vui mừng đến ngạc nhiên được là Kitô hữu
Lã Thụ Nhân
06:22 05/04/2013
Đức Thánh Cha:Vui mừng đến ngạc nhiên được là Kitô hữu

Vatican (Vatican Radio) - Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành Thánh lễ sáng hôm Thứ Năm 04/04/2013 tại Nhà trọ Thánh Marta cùng với nhân viên của Nhà in Vatican, ngài đã chia sẻ về sự kinh ngạc trong cuộc gặp gỡ của chúng ta với Chúa Phục Sinh.

Tiếp tục những suy tư của ngài về mầu nhiệm Phục Sinh được trình bày trong Phụng Vụ Lời Chúa thứ Năm Tuần Bát Nhật Phục Sinh, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng các bài đọc nói về sự ngạc nhiên và sự kinh ngạc: sự ngạc nhiên của đám đông khi Thánh Phêrô chữa lành cho người què và sự kinh ngạc của các môn đệ trước sự xuất hiện Chúa Kitô Phục Sinh dành cho họ.

"Sự kinh ngạc là một ân sủng lớn lao, ân sủng mà Thiên Chúa ban cho chúng ta trong cuộc gặp gỡ của chúng ta với Chúa Giêsu Kitô. Đó là điều gì đó lôi kéo chúng ta bộc lộ ra bên ngoài bằng niềm vui ... nó không chỉ là sự hăng hái" như những người hâm mộ thể thao bộc lộ "khi đội của mình yêu thích chiến thắng", nhưng "đó là điều gì đó thâm sâu hơn". Có một sự trải nghiệm nội tâm trong cuộc gặp gỡ Chúa Kitô Hằng Sống và nghĩ rằng điều đó không thể xảy ra: "Nhưng Chúa giúp chúng ta hiểu rằng đó là thực tại. Thật là tuyệt vời!"

"Có lẽ, trải nghiệm ngược lại thì phổ biến hơn, trải nghiệm về con người yếu đuối, thậm chí bệnh tật về tâm thần hoặc là ma quỷ làm chúng ta tin rằng ma quái, ảo tưởng là có thực: Đó không phải là của Thiên Chúa. Niềm vui mà chúng ta không thể ngờ mới là của Thiên Chúa. Và chúng ta nghĩ rằng, 'Không, đây không thể là thật!'. Đây mới là của Chúa. Sự kinh ngạc này là khởi đầu của trạng thái quen thuộc nơi các Kitô hữu."

Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay thêm: "tất nhiên chúng ta không thể sống mãi trong sự kinh ngạc. Không, chúng ta thực sự không thể. Nhưng nó là sự khởi đầu. Để rồi sự ngạc nhiên này để lại một ấn tượng trong tâm hồn và sự an ủi tâm linh. Đó là niềm an ủi của những người đã gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô ".

Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận: "Đầu tiên là sự kinh ngạc, sau đó là niềm an ủi lâm linh và cuối cùng, bước cuối cùng: Bình an. Ngay cả trong những thử thách đau đớn nhất, Kitô hữu không bao giờ đánh mất sự bình an và sự hiện diện của Chúa Giêsu. Với một chút 'can đảm' chúng ta có thể cầu nguyện: 'Lạy Chúa, xin ban cho con ân sủng này, là dấu chỉ của cuộc gặp gỡ của chúng con với Chúa: niềm an ủi lâm linh và bình an'. Bình an, chúng ta không thể đánh mất bởi vì nó là của chúng ta, đó là bình an đích thực của Chúa vốn không thể mua hay bán. Đó là quà tặng từ Thiên Chúa. Đây là lý do tại sao chúng ta xin ơn an ủi tâm linh và bình an tâm hồn, vốn được khởi đầu bằng sự kinh ngạc trong vui mừng nơi cuộc gặp gỡ của chúng ta với Chúa Giêsu Kitô. Xin được như vậy. "
 
Đức Hồng y Gracias: Giáo Hội Á Châu đồng hành với Đức Thánh Cha Phanxicô
Lã Thụ Nhân
06:28 05/04/2013
Đức Hồng y Gracias: Giáo Hội Á Châu đồng hành với Đức Thánh Cha Phanxicô

Mumbai (AsiaNews) - Đức Tổng Giám Mục của Mumbai nói về vị Tân Giám mục Thành Rôma và ảnh hưởng của ngài đối với Giáo Hội tại Ấn Độ và trên khắp lục địa Á Châu. Những cụm từ "Ra đi, xây dựng, tuyên xưng" mà Đức Thánh Cha sử dụng trong Thánh Lễ đầu tiên của ngài với các hồng y cũng rất quan trọng đối với Phương Đông.

"Việc bầu chọn Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một trải nghiệm của sự sống lại", bởi vì, cùng với việc từ nhiệm của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI và Giáo Hội cảm thấy bất an, nó đã minh chứng cho ý nghĩa của Lễ Phục Sinh. "Nếu chúng ta ở lại với Tin Mừng, Chúa Phục Sinh sẽ luôn luôn ở cùng chúng ta", Đức Hồng y Oswald Gracias cho hay trong suy tư của ngài. Đức Tổng Giám Mục của Mumbai và chủ tịch Hội đồng Giám mục Công giáo Ấn Độ (CBCI) đã chia sẻ với Thông tấn xã Tin Tức Á Châu suy nghĩ của ngài về Đức Giáo Hoàng Phanxicô, lời mời gọi của ngài đừng thoái chí và đừng đánh mất hy vọng khi tiếp cận Giáo Hội tại Ấn Độ và Á Châu "theo cách thế cá nhân". Dưới đây là suy tư của Đức Hồng y Oswald Gracias:

Sự từ nhiệm của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã mang lại phần lớn suy nghĩ về sự không chắc chắn trong đời sống của Giáo Hội. Đối với tôi, đó là sự đau đớn thuộc về cá nhân! Chúng ta đã rất ngạc nhiên và đau buồn sâu sắc bởi tuyên bố bất ngờ này. Nhưng chỉ trong năm vòng bỏ phiếu kín, chúng tôi đã đi đến một sự đồng thuận và đạt đa số trên hai phần ba phiếu cần thiết để chọn Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio. Cuộc bầu chọn Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong năm vòng bỏ phiếu kín là một trải nghiệm của sự sống lại. Chúa ở cùng Giáo Hội, Chúa ban hy vọng và trao cho chúng ta với Đời sống Phục Sinh trong mỗi cuộc đời của chúng ta và chúng ta được phép sống trong sự mới mẻ của đời sống, để sống và chia sẻ Tin Mừng trong chúng ta và xung quanh chúng ta.

Cuộc bầu chọn Đức Giáo Hoàng Phanxicô chắc chắn là một trải nghiệm của sự sống lại. Sau khi cảm thấy chán nản và bối rối, nếu chúng ta tin tưởng vào Chúa, Ngài sẽ chỉ cho chúng ta con đường. Vì thế, như các môn đệ của Chúa Giêsu, chúng ta có thể không bao giờ nản lòng hay cảm thấy bị đánh bại. Nếu chúng ta ở lại với Tin Mừng, Chúa Phục Sinh sẽ luôn luôn ở cùng chúng ta. Đây là thông điệp của Lễ Phục Sinh.

Ba từ là đầy ý nghĩa là ra đi, xây dựng và tuyên xưng: Ra đi với Chúa; xây dựng tình huynh đệ hiệp nhất và tình yêu thông qua đối thoại và phục vụ; tuyên xưng lòng nhân từ và thương xót của Ngài bằng đời sống và công việc của chúng ta.

Sự ra đi của Kitô giáo luôn luôn nằm trong sự hiện diện của Chúa, trong ánh sáng của Chúa, tìm cách sống với sự trọn hảo mà Thiên Chúa đòi hỏi nơi Abraham, khi Ngài kêu gọi ông theo sự dẫn dắt của Ngài.

Thứ nhì, như Đức Thánh Cha nói, "Xây dựng là một hình thức vận động trong đời sống của chúng ta." Ngài nói rằng chúng ta đang "xây dựng Giáo Hội, Hiền Thê của Chúa Kitô, trên nền tảng là chính Chúa." Giáo Hội Chúa Kitô là một cộng đoàn đức tin, hy vọng và tình yêu. Giáo Hội không bao giờ ngừng loan báo Tin Mừng cho những người trong bóng tối và tuyệt vọng, và mang lại hy vọng cho những người nghèo nhất, yếu nhất và ít quan trọng nhất.

Thứ ba, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói đến là "Tuyên xưng". Chúng ta có thể đi nhiều như chúng ta muốn, chúng ta có thể xây dựng nhiều thứ, nhưng nếu chúng ta không tuyên xưng lòng nhân từ và thương xót của Thiên Chúa, Cha của chúng ta trong Chúa Giêsu Kitô, chúng ta sẽ xây dựng một cách vô ích. Giáo hội với tất cả sự yếu đuối thuộc về con người của mình được chọn là Hiền Thê của Chúa Kitô bởi vì Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi tỏ lộ cho chúng ta thấy lòng thương xót và tha thứ của Ngài. Ơn cứu độ của Chúa Kitô, với ngụ ý một cuộc sáng tạo mới và đời sống mới, là của chúng ta, không vì nỗ lực của chính chúng ta, nhưng vì tình yêu tự do được biểu lộ bằng cái chết và Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô.

Đối với Giáo Hội tại Ấn Độ, triều đại giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô, như đang diễn ra, tạo ra tiếng vang đối với chúng ta ở Ấn Độ và Á Châu. Trong nhiều thế kỷ, Giáo Hội tại Ấn Độ đã không mệt mỏi phục vụ những người nghèo nhất của người nghèo: người thiệt thòi, người yếu nhất trong xã hội, dễ bị tổn thương và không có khả năng tự vệ. Giáo Hội tại Ấn Độ hiểu những từ chứa đầy sứ mạng của Chúa Giêsu để phục vụ những người nghèo nhất với Tình yêu của Chúa Giêsu. Tình yêu sâu sắc của Đức Thánh Cha Phanxicô dành cho người nghèo, sự bảo vệ mạnh mẽ nhân quyền của ngài và sự cởi mở tuyệt vời của ngài để đối thoại xuất hiện rõ ràng trong những cuộc trò chuyện và chia sẻ của ngài.

Đối với Giáo Hội tại Ấn Độ và Á Châu, trong khi đối mặt với sự hiểu lầm, nghi ngờ và bất khoan dung, sứ điệp của Đức Giáo Hoàng là đừng thoái chí và đối với chúng ta có nghĩa là không biết mệt mỏi trong những nỗ lực của mình để làm việc cho hòa bình và đối thoại, bình lặng, bất chấp những trở ngại và khó khăn. Giáo Hội phải tiếp tục sứ mạng của mình để ra đi.

Chúng ta là người hành hương, là Giáo Hội lữ hành, và với ánh sáng sáng chói lọi của sự Phục Sinh, trong cuộc lữ hành hàng ngày của mình, chúng ta đang được canh tân ngay khi chúng ta hành hương để tuyên xưng Chúa Giêsu cho thế giới.

Những buổi lễ rửa tội trong Giáo Hội ở Mumbai và Ấn Độ mang lại mùa xuân hy vọng nơi các tâm hồn. Chúa Giêsu thu hút mọi người đến với chính Ngài. Đây là sứ mạng của chúng ta: giới thiệu Chúa Giêsu cho mọi người, chủ yếu bằng chứng tá đời sống và công việc của đức tin của chúng ta. Đây chính là Tân Phúc Âm hóa, và chúng ta hành hương với niềm hy vọng khắc ghi trong con tim mình, để chia sẻ với niềm vui Tin Mừng.

Trong Năm Đức Tin, chúng ta sống đức tin của mình đích thực hơn với sự Phục Sinh, công bố đức tin của chúng ta một cách tự tin hơn, và củng cố chính mình để biến đổi đời sống chúng ta với sức mạnh của Chúa Phục Sinh.
 
Nạn lụt lội tại Á Căn Đình: chia xẻ của Đức Thánh Cha
Bùi Hữu Thư
09:57 05/04/2013
Ngài kêu gọi các giới chức dân sự và tôn giáo cứu trợ

Rome, 4 tháng 4, 2013 (Le Monde vu de Rome)

Đức Thánh Cha Phanxicô đã bầy tỏ lòng thương cảm và nói ngài cầu nguyện cho các nạn nhân của các vụ lụt lội giết hại người dân Á Căn Đình. Ngài kêu gọi các giới chức dân sự và tôn giáo cần cung cấp các trợ giúp cần thiết cho những ai đã bị mất mát nhà cửa.

Các trận bão to lớn kèm theo những trận mưa như thác lũ đã khiến cho 6 người bị thiệt mạng tại Buenos Aires trong đêm ngày thứ hai 1 tháng tư rạng ngày thứ ba 2 tháng tư trong vùng La Plata, gần bên thủ đô.

Đức Thánh Cha đã gửi điện văn phân ưu cùng các nạn nhân tới Đức Tổng Giám Mục Mario Aurelio Poli, tổng giám mục Buenos Aires, qua sự trung gian của Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone.

Đức Thánh Cha hết sức « đau buồn » về tin tức cho hay có các thiệt hại nặng nề tại quê hương của ngài, theo điện văn trình bầy. Ngài dâng các lời cầu nguyện « cho sự an nghỉ vĩnh viễn của các người quá cố » và trình bầy « tình liên đới thiêng liêng với tất cả các nạn nhân và gia đình. »

Ngài cũng khuyến khích « các giới chức dân sự và tôn giáo » cũng như các « người có thiện chí » hãy cung cấp « các trợ giúp cần thiết cho những ai đã mất nhà cửa và tài sản » với « lòng bác ái và tinh thần liên đới kitô. »

Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô ban phép lành Tòa Thánh « cho các nạn nhân và cho những ai cứu cấp cho họ » như « bằng chứng của tình thân ái của ngài đối với người dân Á Căn Đình thân mến của ngài. »

Theo cơ quan truyền thông Vatican Fides, Đức Tổng Giám Mục Hector Aguer, tổng giám mục La Plata, đã cho hay một trong những vùng bị thiệt hai nặng nhất là Đại Chủng Viện San Jose kế bên nhà thờ Notre-Dame de la Miséricorde.

Nguồn tin này cũng cho hay « các chủng sinh đã cung cấp chỗ ở, thức ăn và chăn mền cho mấy chục người, tại điạ phương và các hành khách các phương tiện chuyên chở công cộng, đã phải trải qua đêm trong chủng viện. »

Theo nhật báo Á Căn Đình Clarin, có trên 3.000 người phải di tản, ngoài việc lo cho các vấn đề hạ tầng cơ sở cho trên một trăm ngàn người khác, trận lụt này là trận lũ lụt tại hại nhất trong lịch sử La Plata.
 
Việc xức dầu trong truyền thống kinh thánh
Linh Tiến Khải
11:49 05/04/2013
Trong truyền thống kinh thánh dầu ô liu có một tầm quan trọng rất lớn. Nó đã không chỉ là dấu hiệu của niềm vui, sự giầu có và niềm hạnh phúc, mà còn được coi như là một phương dược có khả năng đem lại sức khỏe, hay làm dịu các đau đớn của thân xác và củng cố sức mạnh cho con người nữa. Trong bài ca mừng hôn lễ Quân vương, tác giả Thánh Vịnh 45 viết: ”Ngôi báu Thiên Chúa tặng ban cho ngài sẽ trường tồn vạn kỷ, vương trượng ngài, vương trương công minh; ngài ưa điều chính trực, ghét điều gian ác. Chính vì vậy, Chúa là Thiên Chúa của ngài đã tôn phong ngài vượt trổi các đồng liêu mà xức cho dầu thơm hoan lạc” (Tv 45,7-8). Chương 27 sách Châm Ngôn thì nói: ”Dầu và hương thơm làm phấn khởi lòng người, tình bạn ngọt ngào giúp tinh thần thêm vững mạnh” (Cn 27,9). Còn ngôn sứ Isaia miêu tả ơn gọi của vị ngôn sứ trong chương 61 như sau: ”Thần Khí của Giavê là Thiên Chúa ngự trên tôi, vì Thiên Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, sai đi báo tin cho người nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát, công bố lệnh ân xá cho kẻ bị giam cầm, ngày phóng thích cho những tù nhân, công bố một năm hồng ân của Giavê, một ngày báo phục của Thiên Chúa chúng ta. Người sai tôi đi yên ủi những kẻ khóc than, tặng cho những kẻ khóc than ở Sion tấm khăn đại lễ thay tro bụi, dầu thơm hoan lạc thay tang chế, áo ngày lễ hội thay tâm thần sầu não” (Is 61,1-3).

Khi báo cho dân Israel biết Thiên Chúa sẽ chấm dứt các năm đi đầy bên Babihlonia và cho họ hồi hương, ngôn sứ Giêrêmia tả cuộc sống sung túc tại quê cha đất tổ và viết trong chương 31: ”Họ sẽ reo mừng đi tới đỉnh Sion, lũ lượt kéo nhau về hưởng ân lộc Giavê. Nào lúa thơm rượu mới dầu tươi, nào bò bê cùng với chiên cừu. Lòng thỏa thuê như vườn cây tưới nước, họ chẳng còn mỏi mệt héo hon” (Gr 31,12). Tác giả thánh vịnh 91 thì khẳng định Thiên Chúa là Đấng công minh chính trực ”xức dầu thơm mát” cho thân thể người công chính (Tv 91,11).

Còn tác giả Thánh vịnh 104 chúc tụng tình yêu thương của Thiên Chúa Tạo Hóa đối với con người như sau: ”Ngài khiến mọc cỏ xanh nuôi sống đàn gia súc, làm tốt tươi thảo mộc cho người thế hưởng dùng. Từ ruộng đất họ kiếm ra cơm bánh, chế rượu ngon cho phấn khởi lòng người, xức dầu thơm cho gương mặt sáng tươi, nhờ cơm bánh mà no lòng chắc dạ” (Tv 104,15).

Trong khi tác giả thánh vịnh 133 thì ca ngợi cảnh anh em trong gia đình sống thuận hòa như sau: ”Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay, anh em được sống vui vầy bên nhau, như dầu qúy đổ trên đầu, xuống râu xuống cổ áo chầu Aharon” (Tv 133,1-2).

Trong thời cựu ước cùng với bò, dê, cừu, bồ câu và chim cu gáy và tinh bột, dầu ô liu là một trong các sản phẩm trong các lễ vật tín hữu Do thái dâng cho Thiên Chúa như tả trong sách Lêvi. Dầu ô liu cũng được dùng để xức trong các lễ nghi phong chức tư tế, như ông Môshê đã làm đối với ông Aharon (Xh 29,7), hay trong trường hợp của các Thượng Tế được xức dầu thánh hiến (Lv 21,10).

Nhất là trong cuộc sống thường ngày người xưa dùng dầu để băng bó các vết thương. Trong chương 1 ngôn sứ Isaia tả cảnh thảm thương của dân Israel như sau: ”Từ bàn chân cho đến đỉnh đầu, chẳng còn nơi lành lặn: vết bầm, vết đánh, vết thương còn mới, chưa có ai lau chùi, chưa có ai băng bó, chưa có ai thoa dầu” (Is 1,6). Ngôn sứ Edekiel miêu tả những săn sóc mà Thiên Chúa dành cho Israel là một bé gái mới sinh đã bị bỏ rơi ngoài đồng như sau: ”Ta đã lấy nước tắm rửa, gột sạch máu me, rồi xức dầu thơm cho ngươi” (Ed 16,9). Trong dụ ngôn người Samaritano nhân hậu thánh sử Luca kể rằng khi thấy người bị cướp đánh trọng thương nằm giữa đường từ Giêrusalem tới Giêricô, ”ông ta chạnh lòng thương, lại gần, lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy lên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc” (Lc 10,33-34).

Dầu ô liu cũng thường được dùng để xoa bóp, gia tăng sức mạnh cho da và các cơ bắp trên thể con người. Chính nhờ các phẩm chất của nó và do ơn thánh Chúa ban, người được xức dầu thánh hiến có thể làm được các điều ngoại thường. Điển hình như biến cố ông Saul đựơc ngôn sứ Samuel xức dầu phong vương như kể trong chương 10 sách Samuel I (1 Sm 10,1-6), hay vụ ngôn sứ Samuel xức dầu phong vương cho chú bé Davít con ông Giêssê, như trình thuật trong chương 16 sách Samuel I (1 Sm 16,1-13; x. 2 Sm 23,1-2). Đấng Cứu Thế cũng được Thiên Chúa xức dầu tấn phong và giao cho các nhiệm vụ cao qúy, như ngôn sứ Isaia đã miêu tả trong chương 61. Văn bản này đã được Đức Giêsu áp dụng cho chính Người và sứ mệnh cứu thế của Người, khi giảng dậy trong hội đường làng Nagiarét (Lc 4,18-19). Qua các văn bản nói trên chúng ta có thể nói rằng việc xức dầu giống như phương cách Thần Khí của Thiên Chúa, thấm nhập và biến đổi các người được Thiên Chúa tuyển chọn, và ban cho họ sức mạnh và các khả năng đặc biệt cần thiết thích hợp với ơn gọi của họ: ơn gọi là vua, là tư tế hay là ngôn sứ.

Liên quan tới Thần Khí thánh Gioan hai lần nói về ciệc ”xức dầu (chrisma), mà Kitô hữu đã nhận được và nó cho phép họ phân biệt giáo lý thật với giáo lý giả. Thánh nhân viết trong chương 2 thư thứ I như sau: ”Phần anh em, anh em nhận được dầu, do tự Đấng Thánh, và tất cả anh em đều được ơn hiểu biết” (1 Ga 2,20). Và thánh nhân lập lại trong câu 27 cùng chương: ”Phần anh em, dầu mà anh em đã lãnh nhận từ Đức Kitô ở lại trong anh em, và anh em chẳng cần ai dạy đỗ nữa. Nhưng vì dầu của Người dạy đỗ anh em mọi sự - mà dầu ấy dạy sự thật chứ không phải sự dối trá - thì theo như dầu ấy đã dạy anh em, anh em hãy ở lại trong Người” (1 Ga 2,27).

Mặc dù không loại trừ việc quy chiếu về bí tích Rửa Tội, ở đây thánh Gioan đề cập tới Chúa Thánh Thần, mà tín hữu đã lãnh nhận qua bí tích Rửa Tội. Nó là bí tích dẫn đưa tín hữu ”vào trong tất cả sự thật”. Thánh Gioan ghi lại các lời Chúa Giêsu dặn dò các tông đồ trong bữa Tiệc Ly và viết trong chương 14 như sau: ”Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy các con mọi điều và sẽ làm cho các con nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với các con” (Ga 14,26).

Xa hơn Chúa Giêsu nói: ”Khi Đấng Bảo Trợ đến, Đấng mà Thầy sẽ sai đến với các con từ nơi Chúa Cha, Người là thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha, Người sẽ làm chứng về Thầy” (Ga 15,26). Cũng trong khung cảnh của Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu nói thêm với các tông đồ: ”Thầy còn nhiều điều phải nói với các con. Nhưng bây giờ các con không có sức chịu nổi. Khi nào Thần Khí sự thật đến Người sẽ dẫn các con tới sự thật toàn vẹn. Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại, và loan báo cho các con biết những điều sẽ xảy đến. Người sẽ tôn vinh Thầy, vì Người sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho các con. Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy. Vì thế, Thầy đã nói: Người lấy những gì của Thầy mà loan báo cho các con” (Ga 16,12-15).

Như thế, thời gian của Giáo Hội là thời gian hoạt động của Chúa Thánh Thần. Chính Chúa Thánh Thần sẽ thay Chúa Giêsu tiếp tục dạy dỗ các Tông Đồ, ban cho các vị sự khôn ngoan, sức mạnh giúp loan báo, làm chứng và sống theo Tin Mừng, soi sáng, nhắn nhủ và giúp các ông nhớ lại những gì Chúa Giêsu đã nói với các ông.

Qua những gì trình bầy cho tới nay chúng ta nhận ra bối cảnh đức tin trong lễ nghi xức dầu cho các bệnh nhân, trong đó nổi bật lời cầu nguyện: cầu nguyện chúc tụng cũng như cầu nguyện nài xin ơn khỏi bệnh cho những anh chị em đau yếu. Ở đây là trường hợp của tín hữu bị bệnh nhưng rất ý thức được tình trạng yếu liệt của mình nên sai người đi mời các ”presbyteroi”, tức các ”trưởng lão” hay các “linh mục”, các ”thừa tác viên của Chúa” có nhiệm vụ lo lắng, chăn dắt và hướng dẫn cộng đoàn tín hữu được giao phó cho các vị. Như thế, mỗi khi các tín hữu bị bệnh đều có thể sai người đi mời các linh mục tới xức dầu và cầu nguyện cho họ để họ được lành bệnh.

Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân như vậy là bí tích có mục đích tái tạo sức khỏe trên thân xác cũng như tinh thần. Nhưng từ từ tín hữu đánh mất đi ý nghĩa đó và hiểu sai nó là bí tích dành cho người sắp chết. Vì thế thay vì mời các linh mục ngay khi người thân mới bị đau yếu, thì người ta chờ cho tới khi bệnh nhân sắp chết, không còn làm gì được nữa, mới đi mời linh mục. Và thế là bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân để chữa lành lại trở thành bí tích dọn mình và tiễn xưa người chết. Và người ta lo âu buồn phiền, khi có người thân chết mà không nhận được bí tích xức dầu. Đôi khi người bệnh đã chết rồi mà thân nhân cứ nài nẵng linh mục ban bí tích xức dầu cho họ. Tất cả đều sai lạc với ý nghĩa và mục đích của bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân.

Ngày nay nhiều cha xứ thường tổ chức lễ Xức Dầu cho các bệnh nhân và những người già trong toàn giáo xứ mỗi năm vài lần, đặc biệt trước mùa hè và trước mùa đông, là hai thời điểm thường có nhiều người già được Chúa gọi về Nhà Cha. Trong thánh lễ sau bài giảng, có nghi thức ban bí tích Xức Dầu cho các bệnh nhân và người già.

Mục đích là để tái lập ý nghĩa đích thật của bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân, giúp tín hữu tìm lại được sức khỏe, gây ý thức cho mọi người về bổn phận đối với các bệnh nhân và người già cả, cũng như tránh cho nhiều người nỗi sợ hãi chết mà không được xức dầu.

Những ngày lễ như thế trở thành lễ toàn giáo xứ cầu nguyên cho các bệnh nhân và người già cả, có sự hiện diện của các con cái và thân nhân bao quanh họ trong sự liên đới, qúy trọng, lóng biết ơn và tình yêu thương.

(Thần Học Kinh Thánh bài 1135)
 
Các hiệu quả của bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân
Linh Tiến Khải
11:49 05/04/2013
Sau khi miêu tả diễn tiến nghi thức xức dầu cho bệnh nhân văn bản chương 5 thư thánh Giacôbê trình bầy các hiệu qủa của bí tích này trên thân xác cũng như trong tinh thần. Vì bản thể con người gồm thân xác và tinh thần nên bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân cũng tác động trên sức khỏe vật lý cũng như sức khỏe tinh thần, như đã viết: ”Lời cầu nguyện do lòng tin sẽ cứu người bệnh; người ấy được Chúa nâng dậy và nếu người ấy đã phạm tội, thì sẽ được Chúa thứ tha” (Gc 5,15). Ở đây chúng ta thấy tác giả của thư nhấn mạnh trên chiều kích của đức tin ”Lời cầu nguyện được làm với đức tin”, hầu như để nêu bật rằng tất cả đều nhận lãnh giá trị chiều kích của lòng tin.

Đây không phải là một lễ nghi ảo thuật, cũng không phải là một giàn dựng để tạo ra một ảnh hưởng tâm lý tốt. Việc xức dầu thánh hiệp với lời cầu nguyện có đức tin của toàn cộng đoàn, được diễn tả ra bởi các ”trưởng lão”, tức các linh mục, có quyền năng ”chữa lành” người bệnh do sức mạnh Thiên Chúa ban.

Và sự cứu rỗi đầu tiên hướng tới thân xác như văn bản nói rõ: ”Lời cầu nguyện do lòng tin sẽ cứu người bệnh; người ấy được Chúa nâng dậy”. Động từ ”nâng dậy” ám chỉ việc người bệnh chỗi dậy khỏi giường, nơi người ấy phải nằm “kámnonta” nghĩa là nằm dài ra vì đau yếu. Việc cứu rỗi thứ hai là giải thoát người bệnh khỏi tội lỗi, nếu người bệnh đã ở trong tình trạng ấy: ”Và nếu người ấy đã phạm tội, thì sẽ được Chúa thứ tha”. Sự giải thoát gồm hai chiều kích như thế do tương quan mà Thánh Kinh thường trông thấy giữa bệnh tật và tội lỗi. Theo quan niệm kinh thánh bệnh tật là hậu qủa của tội lỗi, không phải trong các trường hợp riêng rẽ, nhưng như tình trạng chung của nhân loại. Đó là ý nghĩa điều thánh Phaolô khẳng định trong chương 5 thư gửi tín hữu Roma: ”Vì một người duy nhất mà tội lỗi đã xâm nhập trần gian, và tội lỗi gây nên sự chết; như thế sự chết đã lan tràn tới mọi người, bởi vì mọi người đã phạm tội” (Rm 5,12).

Tội lỗi khiến cho linh hồn con người bị hoen ố và bệnh hoạn, vì thế tình trạng tội lỗi này cũng ảnh hưởng trên tinh thần và thân xác con người, khiến cho chúng bị yếu nhược. Đây là kinh nghiệm mà tất cả mọi người đều sống và cảm nghiệm, thường khi trong tình trạng vô thức. Nhưng nó cũng là điều được chứng minh bởi các ngành y khoa, tâm lý và phân tâm ngày nay. Lý do là vì bản thể con người bao gồm ba chiều kích thân xác, tâm lý và tinh thần: soma, psiche và pneuma; nói một cách ngắn gọn là bao gồm xác và hồn, có tương quan mật thiết với nhau, nên ảnh hưởng trên nhau.

Tất cả những gì chúng ta đã nói không có nghĩa là việc xức dầu thánh phải ”luôn luôn” đem lại tất cả các hiệu qủa mà chúng ta đã nhắc tới, bởi vì ý muốn của Thiên Chúa, mà sự sống và cái chết của chúng ta tùy thuộc, cũng có thể sắp xếp một cách khác. Nhưng điều này không lấy mất đi giá trị của lễ nghi xức dầu thánh cho bệnh nhân, bởi vì nó sẽ luôn luôn có hiệu qủa là thanh tẩy linh hồn và thần trí chúng ta khỏi tội lỗi, và khiến cho chúng ta ngoan ngoãn vâng theo ý muốn của Thiên Chúa, khiến cho chúng ta chấp nhận sự đau khổ và chính cái chết như là hiến lễ cao cả của tình yêu dâng lên Thiên Chúa, như chính Đức Giêsu đã làm trên thập giá.

Trong cách thế như vậy chúng ta không nhận chịu cái chết, mà là những người chủ động biến cái chết thành một hành động của sự sống, bằng cách tự chuộc mình khỏi các nỗi sợ hãi và khỏi cả sự nổi loạn trước điều xem ra chỉ là một sự thất bại trong kinh nghiệm thân phận làm người của chúng ta.

Như vậy bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân là ”một phương thế trợ giúp thân xác và linh hồn của mọi Kitô hữu, mà tình trạng sức khỏe bị hao mòn bởi bệnh tật hay tuổi già. Hai yếu tố xác hồn luôn luôn đi đôi và gắn liền với nhau trong bản chất, phải được chú ý, nếu chúng ta muốn hiểu dấu chỉ và ơn thánh của việc xức dầu bệnh nhân. Thật thế, bệnh tật vật lý khiến cho sự giòn mỏng tinh thần của mọi Kitô hữu trở thành trầm trọng hơn, và nếu không có ơn thánh Chúa, nó có thể dẫn đưa tới chỗ khép kín ích kỷ trong chính mỉnh, hay tới thái độ nổi loạn chống lại sự quan phòng, hoặc tới độ dẫn đưa đến nỗi tuyệt vọng (CEI, Việc rao giảng Tin Mừng và bí tích Xức dầu bệnh nhân, 1974 s. 140).

Văn bản chương 5 thư thánh Giacôbê không nói tới Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân, nhưng chỉ đề cập tới lễ nghi xức dầu và cầu nguyện cho các bệnh nhân. Tuy nhiên, chúng ta có tất cả các yếu tố tạo thành một bí tích đích thật: các linh mục, các vị thừa tác của Chúa là những người ban bí tích; các bệnh nhân là những người lãnh nhận bí tích; lễ nghi bao gồm các yếu tố vật chất là xức dầu ô liu, và các yếu tố tinh thần là lời cầu nguyện của vị thừa tác và cộng đoàn; và các hiệu qủa nhằm đạt được là ơn lành bệnh trên thân xác và ơn tha tội trong linh hồn cho người bệnh được xức dầu; và yếu tố cần thiết nhất là phải có là đức tin.

Chính vì thế Công Đồng Chung Trento có lý, khi chống lại lập trường của các tín hữu Tin Lành, và thiết định rằng đây là một bí tích đích thực ”do Đức Kitô Chúa chúng ta thành lập” (x. Mc 6,13) và được thánh Giacôbê tông đồ công bố” (Gc 5,14), và nó không chỉ là một lễ nghi nhận được từ truyền thống giáo phụ hay của một sáng chế loài người nào (x. DS 1716).

Ở đây không cần thiết phải bước vào trong việc nghiên cứu tường tận các lý lẽ thần học. Nhưng điều cấp thiết là phải tái khám phá ra ý nghĩa sâu xa của bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân, vì nó không chỉ giúp chúng ta tái khám phá ra ý nghĩa của bệnh tật, khổ đau và cái chết, trong một thời đại mà con người có khuynh hướng tầm thường hóa, hay một cách đơn sơ sinh học hóa các sự kiện gây ra chấn thương tinh thần; nhưng nó cũng còn giúp chúng ta tái khám phá ra sứ mệnh của Chúa Kitô là ”thầy thuốc” của thân xác và linh hồn con người, như các Phúc Âm đã trình bầy.

Nhưng bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân là bí tích cần được đào sâu và giải thích nhiều hơn nữa để giúp Kitô hữu sống bệnh tật, khổ đau và cả cái chết một cách nghiêm chỉnh và sâu đậm hơn. Chính vì thế thật là ý nghĩa, khi tìm hiểu bệnh tật từ quan điểm nhân chủng học, không chỉ như là tình trạng hư hỏng các cơ cấu và nhiệm vụ của một hay nhiều cơ phận trong thân thể con người; nhưng còn là tình trạng hạn chế, điều kiện hóa thái độ con người sống kinh nghiệm đặc biệt về chính mình và các tương quan với thế giới nữa.

Thật vậy, người bệnh sống một kinh nghiệm về sự tha hóa khỏi chính thân thể của mình. Nó ”làm đau” cho con người, nó không tuân lệnh nữa, và nó khiến cho bệnh nhân cảm thấy trước rằng mình có thể chết. Ngoài ra người bệnh cũng bị tha hóa với chính môi trường sống của mình, vì bị tách rời khỏi các tương quan bình thường trong môi trường gia đình, nghề nghiệp, học đường, sinh hoạt và giải trí vv.... Họ bị tách rời khỏi các người khác, cần đến người khác nhiều hơn trước, không làm gì được để đổi lại các phục vụ ấy của tha nhân, và không thể tránh né các phục vụ ấy đến độ phải nhận ra rằng mình ở trong tình trạng hoàn toàn tùy thuộc người khác. Sau cùng bệnh nhân phải sống kinh nghiệm của sự hạn chế, nghĩa là thấy mình ở trước một bức tường mà không thể ủi sập được, trong một tình trạng khó chịu đau đớn, mà ít nhất trong lúc này đây không thể loại bỏ được. Và như thế người bệnh sờ mó được các hạn hẹp, sự giòn mỏng, bất lực, và tính cách tương đối, ngẫu nhiên của mình.

Tuy nhiên, bên cạnh các yếu tố tiêu cực ấy cũng có các khía cạnh tích cực. Người bệnh bị thách đố có một ý niệm thực tế hơn và sâu xa hơn về chính mình. Sự hạn hẹp của tương lai tương đối quy chiếu họ về tương lai tuyệt đối, và cái bất bình thường của việc sát nhập vào trong thế giới tự tại nhắc nhở họ phải chú ý tới sự cần thiết tìm kiếm một hướng đi mới để tiến tới sự siêu việt, cho phép chống trả lại bệnh tật, trong nghĩa có thể thắng vượt nó và chấp nhận nó, khi không thể thắng vượt được nó. Các hư hoại hay sự tắt lịm của ”các niềm hy vọng” là một sức đẩy rộng mở cho niềm ”hy vọng”.

Trong tình trạng tiến bộ hiện nay của nhân loại, tất cả những điều này có một tầm quan trọng lớn hơn trong qúa khứ. Vì trong các thế kỷ trước một bệnh nặng chỉ kéo dài rất ít thời gian, vì nó mau chóng kết thúc với cái chết; trong khi hiện nay tiến bộ của y khoa đã khiến cho các trường hợp bệnh nặng trở thành thường xuyên và bệnh nhân có thể sống lâu hơn. Do đó họ cũng có nhiều thời gian và cơ may hơn để hướng tới cuộc sống siêu việt, và có thể biến đổi ý nghĩa của bênh tật, khổ đau và cái chết.

(Thần Học Kinh Thánh bài 1136)
 
Đức Phanxicô: dưới cái nhìn của người em gái
Vũ Văn An
22:54 05/04/2013
Từ lúc Đức Phanxicô ban phép lành đầu tiên cho công chúng trên bancông chính Nhà Thờ Thánh Phêrô, chuông điện thoại tại nhà bà Maria Elena Bergoglio đã bắt đầu liên tục réo lên rồi. John L. Allen của tờ National Catholic Reporter cho rằng: dù không có con số để hỗ trợ, nhưng người ta tin chắc rằng: kể từ ngày 13 tháng 3, người được phỏng vấn nhiều nhất trên hành tinh này là bà nội trợ 64 tuổi ở thành phố Ituzaingó của Argentina. Người đàn bà đó chính là Maria Elena Bergoglio, người em gái duy nhất còn sống của Đức Phanxicô, một người em y hệt anh trai ở điểm khiêm nhường, không một chút khoa trương, nhưng khi cần nói lên quan điểm của mình thì lại không chút sợ hãi.

Như khi người ta bảo sở dĩ Jorge đi tu làm linh mục là vì bị người tình nhỏ bé từ khước lời cầu hôn, Maria lớn tiếng cho hay: lúc ấy Jorge chỉ là một cậu bé, làm sao nghiêm túc với chuyện vợ chồng được. Nhất là khi người ta tố cáo anh trai bà hợp tác với chế độ quân phiệt Argentina, Maria bèn “vặn lại”: gia đình bà rời cư khỏi Ý năm 1929 vì chống lại chủ nghĩa Phátxít, thì làm sao người con hiếu thảo là Jorge lại có thể hợp tác với độc tài?

Về điểm trên, trong cuốn "Francis, Pope of a New World" vừa xuất bản của Andrea Tornielli, Maria có kể rằng: “bà nội Rosa là một nữ anh hùng đối với chúng tôi, một mệnh phụ hết sức can đảm. Tôi không bao giờ quên câu truyện bà kể cho chúng tôi nghe hồi còn ở Ý bà đã lên bục giảng của nhà thờ để lên án độc tài phát xít Mussolini ra sao”. Ai cũng biết Jorge thương mến và cảm phục bà xiết bao nên mới luôn lưu giữ di chúc tinh thần của bà trong sách nguyện mang theo bên mình đi khắp nơi.

Dù đã trả lời không biết bao nhiêu câu hỏi về vị tân giáo hoàng, Maria vẫn còn dành cho Allen nhiều điều thú vị. Như việc bà vẫn nghĩ Đức Hồng Y Odilo Pedro Scherer của Brazil sẽ được bầu làm giáo hoàng, vì ngài luôn đứng về phía người nghèo, chứ không phải anh mình, người mà bà luôn “muốn trở về!”.

Bà thú thực rằng từ ngày trở thành giáo hoàng, người anh trai bình thường hay e lệ và dè dặt của mình xem ra “có khả năng nhiều hơn trong việc phát biểu cảm quan của mình” nơi công chúng, một điều bà cho là nhờ ơn Chúa Thánh Thần. Đối với những ai thắc mắc không hiểu anh trai bà có mạnh mẽ đủ để cai quản Vatican hay không, Maria quả quyết: anh ấy dư mạnh mẽ: “Bản thân anh ấy là người có cá tính mạnh mẽ, và anh ấy có một lòng tin sâu xa vào các xác tín của mình, không gì lay chuyển được đâu”. Bà rất tôn trọng lịch trình của anh trai, chỉ mong có được hai phút ôm ông anh một lần thôi.

Sau đây là cuộc phỏng vấn của Allen

Cho đến sáng nay (3 tháng 4), bà đã có bao nhiêu cuộc phỏng vấn?

Tôi không có ý niệm gì cả! Làm sao mà đếm cho xuể. Từ khi ngài được bầu, mỗi ngày điện thoại (nhà tôi) đều bắt đầu reo vào lúc 5 giờ 30 sáng, và người đến gõ cửa bắt đầu từ 6 giờ sáng, và chuyện này không bao giờ ngưng cho tới tận 8 hay 9 giờ tối. Lúc nào cũng thế. Bác sĩ thực sự đã khuyên tôi nên cắt bớt, vì tôi cũng chỉ là một bà nội trợ bình thường có một đời sống bình thường, như mọi người, và chưa quen với thứ sóng thần đổ xuống trên đầu chúng tôi này. Không hẳn tôi có bất cứ vấn đề sức khỏe gì đặc biệt, nhưng bác sĩ bảo tôi đang bị mệt mỏi và căng thẳng hơi quá một chút. Tuy nhiên, tôi nghĩ mình không nên cắt giảm vì tôi cảm thấy như thể mình có bổn phận phải chia sẻ anh trai mình với mọi người. Tôi cảm thấy đây là điều tôi phải làm, cho dù nó sẽ làm tôi mệt mỏi.

Điều tôi khiếp sợ là khi ngài về thăm Argentina lần đầu, vì tôi tưởng tượng ra cảnh các nhà báo, vì nghĩ rằng thế nào ngài cũng về nhà chúng tôi, nên sẽ có cả một đạo quân đóng trại ở ngoài đây để chờ gặp ngài. Ngài chắc chắn không đến nhà chúng tôi đâu! Có đến, thì phải là một cuộc thăm viếng mục vụ, chứ không phải đoàn tụ gia đình hay nghỉ hè. Chắc chắn một điều tôi sẽ phải tới gặp ngài. Bất cứ ở đâu, ngài cũng phải cho tôi 2 phút, tôi đáng được như thế! Tôi chỉ muốn 2 phút để được ôm ngài thôi. Tôi chẳng mong gì khác ngoài điều đó.

Bà có cảm thấy như mất một người anh hay không?

Thú thực, đúng hơn (phải nói) tôi vừa có được hàng triệu anh chị em mới, nên tôi cố gắng tìm cách chia sẻ anh trai tôi với mọi thành viên mới của gia đình này.

Bà đã nói chuyện với anh trai bà mấy lần từ ngày ngài làm giáo hoàng?

Ngài điện thoại ngay khi có thể sau khi được bầu, và đó là cuộc nói chuyện rất xúc động. Tôi không thể nào giải thích được xúc cảm của mình lúc đó. Sau lần đó, ngài còn gọi một lần nữa, và lần này, chúng tôi nói như anh trai nói với em gái. Một cuộc tán gẫu rất bình thường như vẫn thường xẩy ra. Thí dụ, ngài muốn biết tôi đang nấu món gì!

Bà vẫn gọi ngài là “Jorge” hay đã gọi là “Phanxicô” hay “Đức Thánh Cha”?

Jorge, Jorge! Bao lâu tôi còn biết đó là tên anh trai tôi, thì tôi còn gọi ngài là Jorge. Có lẽ một ngày kia, tôi sẽ gọi ngài là Phanxicô, nhưng bây giờ thì vẫn là Jorge thôi.

Khi bà nói chuyện với ngài, xem ra ngài có bị lo lắng đến tràn ngập không?

Tôi rất biết ơn vì cho đến nay, Phanxicô vẫn là Jorge. Xem ra ngài chẳng thay đổi gì, và mặc dù ý thức rõ trách nhiệm phải gánh vác hiện nay, nhưng ngài không có vẻ gì là căng thẳng hay lo lắng.

Nhiều người ở Argentina cho tôi hay khi còn ở đây, Đức Hồng Y Bergoglio hình như hơi e lệ và dè dặt trước công chúng, và họ ngạc nhiên thấy ngài hứng khởi và nói năng lưu loát trong tư cách giáo hoàng. Bà có để ý điều đó không?

Khi tôi thấy ngài xuất hiện trên bancông, tôi thấy ngài vẫn là con người tôi từng biết xưa nay, vẫn là Jorge thuở nào. Lẽ dĩ nhiên, lúc đó, tôi không có nhiều thì giờ nghĩ đến chuyện đó, vì ngay khi tên ngài được xướng lên, căn nhà của chúng tôi đã trở thành như một nhà thương điên, ai ai cũng gọi tới cho chúng tôi, khắp nơi thật ồn ào bừa bãi. Khi có thì giờ suy nghĩ và ngắm nhìn ngài kỹ hơn, tôi có cảm giác ngài rất hạnh phúc, và điều đó khiến tôi nghĩ Chúa Thánh Thần hẳn đang ở ngay tại đó với ngài. Ngài tỏ ra hạnh phúc, tròn đầy. Ngài vốn gần gũi với dân chúng ở đây, ở Argentina này, nhưng hôm ấy xem ra ngài còn gần gũi hơn nữa và có thể phát biểu các cảm nghĩ của ngài nhiều hơn nữa, điều mà tôi cho là Chúa Thánh Thần nâng đỡ ngài. Tôi phải thú thực rằng tôi rất sung sướng khi thấy anh trai tôi thích ứng tốt đối với vai trò mới của mình.

Bà có nghĩ ngài sung sướng được làm giáo hoàng không?

Tôi không nghĩ đó là chữ đúng để diễn tả. Có lẽ chỉ có thể nói thế này: tôi nghĩ ngài hạnh phúc, nhưng là một thứ hạnh phúc khác hẳn. Không hẳn theo như ông và tôi nghĩ khi chúng ta nói chúng ta hạnh phúc có ngài làm giáo hoàng. Theo tôi, ngài hạnh phúc với trách nhiệm được trao cho, nhưng cũng hiểu rõ gánh nặng ngài phải gánh.

Bà có dự tính qua Rôma để gặp ngài không?

Hiện tôi chưa có dự tính đi đâu cả. Nói cho ngay, tôi đã quen với việc không sống quá gần gũi Jorge rồi, đã quen với việc không có ngài ở bên về phương diện vật lý. Điều tôi tiếc chỉ là những cú điện thoại hàng tuần của chúng tôi thôi, nếu ngài không thể thực hiện việc ấy thường xuyên nữa. Chúng tôi đã quen nói với nhau hằng tuần rồi, nói thật lâu, và đó là điều tôi tiếc nếu ngài không thể tiếp tục như trước nữa. Dĩ nhiên, tôi hy vọng ngài sẽ về đây thăm!

Chỉ có một người khác nữa ở trên đời có thể thực sự hiểu được điều anh trai bà đang trải qua, và người đó là Đức Bênêđíctô XVI. Hai vị đã truyện trò với nhau một vài lần. Cũng thế, có lẽ chỉ có một người khác nữa có thể đánh giá đúng điều bà đang trải qua, và người đó là anh trai Georg của Đức Bênêđíctô. Có bao giờ bà nghĩ đến việc điện thoại cho ngài để vấn kế không?

Ông biết đấy, chưa ai hỏi tôi câu này trước đây. Quả thật, có lẽ không ai hiểu cảm quan của anh trai tôi bằng Đức Bênêđíctô. Tôi chưa bao giờ nghĩ tới việc gọi điện thoại cho anh trai ngài, nhưng tôi chắc chắn đó là cú điện thoại rất lý thú.

Nếu gọi cú điện thoại đó, bà muốn hỏi ngài điều gì?

Không hẳn tôi muốn có điều gì để hỏi ngài, nhưng tôi muốn chúc mừng ngài vì đã có người em trai như thế. Đức Bênêđictô XVI là một người cực kỳ khiêm nhường và cực kỳ trung thực, và quả thực phải đảm lược lắm mới dám từ bỏ quyền lực như ngài đã làm. Tôi cũng muốn tỏ bày với Đức Bênêđíctô XVI lòng biết ơn sâu xa của tôi, vì ngài đã làm mọi điều khó làm. Trước nhất, ngài đã theo chân Đức Gioan Phaolô II, một việc gần như không thể nào làm được, nhất là vì Đức Bênêđictô hướng nội, e lệ và trí thức nhiều hơn. Tôi cũng cảm thấy ái ngại cho Đức Bênêđíctô vì xét theo nhiều cách, ngài phải làm công việc “dơ bẩn” trong Giáo Hội, như bắt đầu phải đề cập tới những chuyện tồi bại trong Giáo Hội, những trái cà chua thối, như các vụ lạm dụng (tình dục) chẳng hạn.

Bà nhắc đến các vụ lạm dụng. Bà nghĩ anh trai bà sẽ giải đáp chúng ra sao?

Tôi không có ý niệm gì về điều ngài sẽ làm, nhưng tôi biết ngài sẽ làm những gì cần phải làm.

Bà có vui khi anh trai bà nối gót Đức Bênêđíctô chứ không nối gót Đức Gioan Phaolô II? Bà có nghĩ chẳng hạn rằng điều đó khiến mọi sự trở nên dễ dàng cho anh trai bà hơn không?

Có lẽ, vâng, vì Đức Gioan Phaolô II ở rất đậm trong tâm hồn người ta. Nên thật hết sức khó khăn cho bất cứ ai có nhiệm vụ phải nối gót ngài. Tôi không nghĩ anh trai tôi hoàn toàn giống Đức Gioan Phaolô II hay Đức Bênêđíctô XVI… Xét về một số phương diện, ít nhất về nhân cách, anh ấy là tổng hợp khéo léo của cả hai vị.

Có phải bà ở nhà khi anh trai bà được bầu?

Vâng, tôi ở nhà, làm việc nội trợ. Khi nghe tin khói trắng xuất hiện, chúng tôi mở truyền hình để xem ai là người khốn khổ bị bầu làm giáo hoàng. Tôi vốn hy vọng ở (Đức Hồng Y Odilo Pedro) Scherer của Ba Tây, trong khi con trai tôi lại muốn một tu sĩ Dòng Phanxicô được bầu làm giáo hoàng… hắn không cần biết là ai, miễn là một tu sĩ Dòng Phanxicô là được.

Ông biết đấy, tôi nghe nhiều người nói đến việc đức tân giáo hoàng được đưa tới “Phòng Nước Mắt” sau khi được bầu, tôi luôn cho đó là chuyện buồn cười. Đức giáo hoàng mà khóc nỗi gì? Nhưng khi hiểu ra đó là anh trai tôi, tôi lập tức thấy ngay là anh ấy cần chiếc phòng ấy. Toàn bộ công trường đầy những người la lớn Viva il Papa! ngay cả trước khi họ biết vị ấy là ai. Ông phải có trái tim đá mới không khóc chút nào trước khi bước ra ngoài để đối diện với những người điên rồ đang hò la vì ông.

Tại sao bà đặt hy vọng ở (Đức HY) Scherer?

Tôi luôn luôn thích ngài. Ngài sống cho người nghèo. Tôi quả không có sự phân tích sâu xa nào, nhưng lúc nào đối với tôi ngài cũng chọn người nghèo trong mọi công trình mục vụ của ngài.

Tại sao bà không ủng hộ anh trai bà?

Vì tôi muốn anh ấy trở về! Tôi không muốn anh ấy lưu lại đó.

Năm 2005, bà có sợ hơn không?

Có, lúc đó, anh ấy thực sự sợ là mình không trở về, vì ai cũng nói tới Đức Hồng Y Bergoglio như người thừa nhiệm Đức Gioan Phaolô II. Tôi cho là đúng (lời người ta thường nói) ai vào cơ mật viện như giáo hoàng thì lúc ra vẫn là hồng y.

Lần này thì bà không sợ?

Không, tôi không sợ chút nào. Hôm trước ngày lên đường qua Rôma, anh ấy có gọi cho tôi và chúng tôi chuyện vãn với nhau như thường lệ mỗi lần anh ấy đi đâu xa. (Tôi chúc anh ấy) ‘chúc anh lên đường bình an, hẹn gặp lại anh khi anh trở về. Anh em mình sẽ chuyện vãn ngay sau khi anh trở về’. Chẳng ai trong chúng tôi có cảm giác anh ấy không trở về. Khi chúng tôi gác máy, anh ấy bảo ‘hẹn gặp em sau’.

Đây là điều nhiều người muốn biết. Họ nói rằng sự giản dị và khiêm nhường của đức giáo hoàng và sự gần gũi dân của ngài là những điều tốt, nhưng họ thắc mắc liệu ngài có cứng đủ để lãnh đạo không, nghĩa là liệu ngài có đủ sức mạnh để đưa ra các quyết định khó khăn xứng với một vị giáo hoàng hay không. Anh trai bà có cứng rắn đủ hay không?

Có chứ, có, nhất định có. Bản thân ngài vốn có đức tính mạnh mẽ, và ngài cũng tin tưởng sâu xa các xác tín không thể bẻ gẫy của ngài. Không ai có khả năng buộc ngài phải thỏa hiệp trong những điều ngài tin.

Bà có thể cho một thí dụ ở thời điểm nào trong đời sống ngài, sự cứng rắn ấy rõ ràng nhất?

Cái đó khó, vì đây là một nét khá thường hằng trong con người của ngài. Không có thời điểm nào được coi là trổi vượt cả. Nếu ông muốn có thí dụ, thì thí dụ hay nhất có lẽ là việc ngài ưu tiên chọn người nghèo. Nhiều thời điểm khiến cuộc sống của ngài ra khó khăn tại Argentina, cả trong liên hệ với chính phủ lẫn trong liên hệ với giới kinh doanh là những người muốn ngài im tiếng về người nghèo. Nhưng ngài luôn luôn chọn người nghèo, bất luận chuyện gì xẩy ra, và xin thú thật, ở xứ này, lên tiếng ủng hộ người nghèo, bạn sẽ gặp nhiều thiệt hại khủng khiếp.

Bà biết anh trai bà hơn bất cứ ai khác. Bà có thấy hay nghe điều gì ngài làm hay nói trong tư cách giáo hoàng khiến bà ngạc nhiên không?

Không, tôi chưa ngạc nhiên về điều gì cả… lẽ dĩ nhiên, trừ việc này là ngài được bầu làm giáo hoàng. Về căn bản, tôi muốn ngài vẫn là anh Jorge, vẫn làm những cử chỉ nhỏ mọn như lúc còn làm hồng y ở đây, như đi cử hành Thánh Lễ cho người trẻ vào Thứ Năm Tuần Thánh. Ngài vẫn giảng dạy và ban hành các sứ điệp mục vụ theo cách ngài vốn được dạy phải làm, tức bằng gương sáng. Không phải nói bài nói, mà bước đường bước.

Hai trăm năm sau, bà nghĩ người ta sẽ nhớ anh trai bà thế nào trong tư cách giáo hoàng ?

Một giáo hoàng khiêm nhường, một giáo hoàng yêu thương, nhất là yêu người nghèo và yêu sự thật. Tôi cũng nghĩ ngài sẽ được tưởng nhớ như một giáo hoàng rất cứng rắn, sẵn sàng làm những điều cần phải làm.

Có điều gì bà mong ngài làm mà ngài chưa làm chăng?

Không, vì tôi thực sự chưa nghĩ tới việc đó. Ngài nên làm gì đâu phải do tôi quyết định.

Bà nghĩ có ai ở Argentina sẽ được ngài yêu cầu tới Rôma phụ giúp ngài hay không?

Rất có thể ngài sẽ làm thế, nhưng nếu ngài làm vậy, ngài đâu cần phải thảo luận trước với bất cứ ai. Ngài chỉ cần cầm điện thoại lên mà nói ‘qua đây ngay!’. Ngài sẽ thành lập nhóm làm việc của ngài theo đòi hỏi của ngài, theo điều được ngài tin là nhu cầu của Giáo Hội, nhưng ngài đâu cần phải thảo luận việc ấy với ai trước đó, ngài chỉ lẳng lặng hành động thôi.

Bà vừa nhắc tới nhóm làm việc mà anh trai bà sẽ thành lập. Bà nghĩ ngài muốn có loại người nào tham gia nhóm ấy?

Những người chịu suy nghĩ như ngài, chịu cảm nhận như ngài, và chịu hành động như ngài.

Những người như thế có dễ kiếm không?

Dễ, những người như ngài rất nhiều. Chúng ta thường quen chú mục vào những điều xấu, chứ nếu biết tìm người tốt ở quanh ta, bạn sẽ thấy háng tá.

(bất chợt, có con mèo của gia đình chạy qua) Tiện dịp, anh trai bà có thích mèo như Đức Bênêđíctô không?

Thú thực, tôi không biết. Ngài vốn biết ngài không thể có bất cứ con vật thân thương nào, vì ngài không bao giờ biết trong tương lai mình sẽ ở đâu và vì ngài không có thì giờ chăm sóc nó. Ngài chưa bao giờ tỏ ra muốn có một con vật thân thương. Tôi biết lúc còn ở chủng viện, người ta có nuôi một con chó. Con chó này được anh trai tôi cưng, nhưng chưa bao giờ nghe nói ngài muốn có một con.

Khi còn là một thiếu niên, há ngài đã không thích một con vẹt đuôi dài đó sao?

Cái đó có, lúc ngài còn ở nhà tập, họ có nuôi một con vẹt đuôi dài và Jorge rất thích con vẹt đó. Ngài dạy nó nói một vài câu… ai cũng biết, không phải là lời cầu nguyện mà là chửi tục gì đó! Ngài rất thương giống vật, nhưng biết rõ mình không bao giờ có cơ hội chăm sóc riêng một con.

Theo John L. Allen Jr. 3 tháng Tư, 2013 NCR Today
 
Top Stories
Hai Phong: la famille de Doan Van Vuon condamnée pour avoir résisté les armes à la main à son expropriation
Eglises d'Asie
11:36 05/04/2013
Dans l’après-midi du 5 avril, au quatrième jour du procès de la famille de Doan Van Vuon, le Tribunal populaire de Hai Phong a fait connaître son verdict. Les deux principaux accusés, Doan Van Vuon et son frère Doan Van Quy sont, l’un et l’autre, condamnés à cinq ans de prison ferme pour « homicide » (1). Le troisième accusé, Doan Van Sinh, écope de trois ans et demi de prison ferme, également pour homicide. Le quatrième, Dao Van Vê, se voit condamné à deux ans de prison ferme pour le même chef d’accusation. Les épouses des deux premiers accusés, Mme Pham Thi Bau et Mme Nguyên Thi Thuong, sont condamnées à des peines de 18 et 15 mois de prison avec sursis pour s’être opposées à un agent gouvernemental dans l’exercice de ses fonctions.

Contrairement à ce que pensaient la plupart des observateurs, le tribunal n’a pas allégé les peines qui, la veille, avaient été requises par le ministère public. Le représentant du Parquet populaire avait prononcé un réquisitoire dans lequel il demandait des peines qui paraissaient modérées par rapport au chef d’accusation retenu (homicide). En effet, le représentant de l’accusation publique avait requis cinq à six ans de prison pour le principal accusé, Doan Van Vuon, ce qui représente moins de la moitié de la peine minimum de 12 ans de prison prévue par le Code pénal pour un homicide avéré, la peine maximum étant la mort. Le procureur avait expliqué que sa décision avait tenu compte de certaines circonstances atténuantes. M. Vuon, avait-il souligné, était une personne de bonne moralité, un ancien militaire dont les déclarations avaient été jugées sincères. Pour les trois autres accusés d’homicide, le ministère public avait requis des peines plus légères : quatre ans et demi à cinq ans de prison pour Doan Van Quy, trois ans et demi à quatre ans de prison pour Doan Van Sinh, et de 24 à 30 mois de prison avec sursis pour Doan Van Ve.

La sentence finale a donc maintenu et même aggravé les condamnations proposées par le Parquet, transformant notamment pour l’un des accusés la peine de prison avec sursis, en prison ferme.

Quelles que soient les raisons de cette légère aggravation des peines dans la sentence finale, la modération du tribunal n’a pas manqué de surprendre l’opinion publique. Dès que le réquisitoire a été connu, beaucoup de personnes ont pensé que la ville de Hai Phong avait baissé la garde devant la pression de l’opinion publique et la vague de réprobation soulevée par le comportement des autorités régionales. Un avocat a également expliqué à Radio Free Asia que les conclusions du tribunal étaient le fruit d’un savant dosage entre diverses pressions contraires : le pouvoir central s’opposant au pouvoir régional, l’opinion publique mettant en cause l’autorité de l’Etat…

Tout au long de ces trois jours de procès, non seulement les dissidents mais aussi les milieux indépendants et une grande partie de la population ont manifesté un soutien massif aux accusés du procès de Hai Phong. Un peu partout, ces derniers ont été considérés comme des héros issus du petit peuple ayant résisté à une décision arbitraire du pouvoir. En témoigne la déclaration de l’écrivain Ta Duy Anh à Radio Free Asia : « L’injustice subie par la famille de Doan Van Vuon est une injustice historique… Depuis 1954 jusqu’à nos jours, il n’y a pas eu dans notre pays d’affaire aussi tragique, aussi douloureuse… Alors que les autorités sont responsables de toute cette affaire, tous les torts sont rejetés sur la famille de M. Vuon. » Non seulement les sites indépendants et les blogueurs ont affiché leur sympathie, mais aussi les organes de la presse officielle qui ont exposé les malheurs de la famille Doan avec beaucoup d’empathie. C’est le cas par exemple du très officiel Vietnam Express dans sa parution du 5 avril où il annonce la décision du tribunal et résume toute l’affaire.

Avant la sentence finale, les accusés ont pu faire une dernière déclaration. Doan Van Vuon a affirmé que lui et ses frères s’étaient opposés à la police parce qu’il ne leur restait pas d’autre solution. Ils n’avaient aucune intention de causer la mort de quiconque sur leurs terres (et il n’y a eu effectivement aucune victime) mais avaient seulement voulu mettre en garde ceux qui y pénétraient. S’il reconnaissait avoir outrepassé les limites de l’autodéfense légitime, le pisciculteur demandait à ce que l’accusation d’homicide ne soit pas maintenue.

(1) Une des particularités du procès de Doan Van Vuon et de ses proches tient au fait que le chef d’accusation retenu est l’homicide quand bien même les accusés n’ont provoqué la mort de personne. Lors de la résistance que les accusés ont opposée aux policiers venus saisir leur propriété, ils ont, semble-t-il, fait usage de leurs armes à feu mais sans tuer ou blesser grièvement personne.

(Source: Eglises d'Asie, 5 avril 2013)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Vinh Sơn Saigòn mừng lễ thánh Vinh Sơn quan thầy
Maria Vũ Loan
11:55 05/04/2013
Chiều ngày 05/4/2013, giáo xứ Vinh Sơn đã dâng lễ kính thánh Vinh Sơn quan thầy nhân dịp giáo xứ kỷ niệm 40 năm thành lập (1973 - 2013).

Xem hình ảnh

Được biết, hằng năm lễ thánh Vinh Sơn thường được kính trùng vào Mùa Chay, năm nay được kính vào tuần bát nhật Phục Sinh nên giáo xứ tổ chức cung nghinh tượng thánh Vinh Sơn quanh khuôn viên thánh đường.

Ban đầu, tiền thân giáo xứ là một nhà thờ nhỏ, có đền kính thánh Vinh Sơn của một giáo khu, thuộc giáo xứ Tân Chí Linh, sau đó được tách ra và Đức TGM Phaolô Nguyễn Văn Bình cho nâng lên hàng giáo xứ năm 1973. Từ đây, giáo xứ có nề nếp sinh hoạt tôn giáo rất tốt.

Trong thánh lễ, linh mục chánh xứ Giuse Nguyễn Minh Khôi đã nói về tiểu sử, cuộc đời hay làm phép lạ của thánh Vinh Sơn, sự quyết tâm theo Chúa và sự thành công rực rỡ của thánh nhân khi loan báo Tin Mừng.

Cũng dịp này, cha xứ cảm ơn những người đã có công vun đắp cho cộng đoàn giáo xứ 40 năm qua và cầu nguyện cho các cựu viên chức, các giáo dân đã qua đời.

Một bà cố, mẹ của linh mục dòng Đa Minh, sống ở Vinh Sơn từ năm 1960 cho biết gia đình bà đã nhận được rất nhiều ơn lành khi cầu xin từ thánh Vinh Sơn. Một vị trong Ban Thường Vụ HĐMV nói: “Gia đình tôi cũng ơn đầy nghĩa nặng với thánh Vinh Sơn lắm! Ban đầu gia đình ở xứ này, dọn đi nhiều nơi, sau cùng quyết định về xứ này sinh sống luôn.”

Có nhiều người nói giáo xứ Vinh Sơn là nơi “Đất lành chim đậu”. Vì sao gọi khu vực có cộng đoàn giáo xứ Vinh Sơn là đất lành? Xin thưa, giáo dân ở đây sống xen kẽ với những gia đình tôn giáo bạn hoặc không tôn giáo thế mà tệ nạn xã hội rất ít, không có những vụ cãi cọ ầm ĩ hay tranh chấp nhiều, các gia đình sống hài hòa và dần dà khá giả lên theo nhịp sống của xã hội. Khi được nâng lên hàng giáo xứ, cộng đoàn có những sinh hoạt đoàn thể Công giáo tiến hành rất sinh động. Ông trưởng ấp ngày đó là người Công giáo và là một hướng đạo sinh nên ông tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo xứ hoạt động. Trước năm 1975, mỗi lần rước kiệu thánh Vinh Sơn thì đi vòng quanh ấp với đoạn đường dài, rất vui. Từ cái nếp có sẵn đó, các đoàn thể vẫn còn giữ được cách sinh hoạt đến ngày nay, dù qua giai đoạn khó khăn thăng trầm của đời sống.

Thánh lễ sốt sắng và đầy ý nghĩa với những lời cầu nguyện của giáo dân và của lễ dâng trên bàn thờ.

Hôm nay, cộng đoàn giáo xứ Vinh Sơn rất hân hoan và dường như trong lòng mỗi người nhớ lại những ơn lành đã được thánh Vinh Sơn cầu thay, nguyện giúp.
 
Thánh lễ tấn phong Giám mục Đức Tân Giám Mục Giuse tại Giáo phận Xuân Lộc
BVH. ĐCV Xuân Lộc
13:44 05/04/2013
XUÂN LỘC - Hôm nay, Thứ Sáu ngày 05-4-2013, trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh Mừng Chúa sống lại, tại khuôn viên Tòa Giám Mục và Đại Chủng Viện Thánh Giuse Giáo Phận Xuân Lộc, đã diễn ra Thánh Lễ Tấn Phong Giám Mục cho Đức Ông Giuse Đinh Đức Đạo, Giám Đốc Đại Chủng Viện Xuân Lộc, làm Giám
Mục Phụ Tá Giáo Phận Xuân Lộc, qua sự bổ nhiệm cuối cùng của Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI, ngày 28/2/2013.

Đức Tân Giám mục Giuse Đinh Đức Đạo sinh ngày 02 tháng 3 năm 1945 tại Thức Hóa, giáo phận Bùi Chu.

1961 - 1964: Học Tiểu Chủng viện Thánh Phanxicô Xaviê, Giáo phận Bùi Chu.
1964 - 1965: Học Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn.
1965 - 1971: Du học tại Trường Truyền Giáo Urbano. Thụ Phong Linh mục ngày 27 tháng 3 năm 1971.
1971 - 1976: Học tại Đại học Alfonsianum, Roma tốt nghiệp Tiến sĩ Thần học Luân lý.
1976 - 2007: Giám đốc Trung tâm linh hoạt truyền giáo quốc tế tại Roma.
1980 - 2009: Giáo sư phân khoa Truyền Giáo và Học viện Giáo lý và Tu đức truyền giáo của Đại học Giáo Hoàng Urbaniana, Roma.
1981 - 2007: Linh hướng của Foyer Phaolô VI, Roma.
1982 - 1983: Học tại Đại học Giáo Hoàng Gregoriana với văn bằng tiến sĩ Truyền Giáo học.
1987 - 1993: Thành viên Hội đồng Giáo lý Quốc tể của Bộ Giáo sĩ.
1992 - 2001: Thành viên tổ chức Nostra Aetate của Hội đồng Toà Thánh Liên tôn.
1995 - 2000: Thành viên Uỷ ban Mục vụ Năm Thánh.
1995 - 2005: Giám đốc Văn phòng Phối kết Tông đồ cho người Việt Nam hải ngoại.
2001 - 2012: Cố vấn Hội đồng Toà Thánh Đối thoại Liên Tôn.
2009 đến nay là Giám đốc Đại Chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc.
Ngày 28/02/2013: Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI bổ nhiệm Giám mục Phụ tá giáo phận Xuân Lộc, hiệu toà Gadiaufala.

Khẩu Hiệu Giám Mục của Đức Tân Giám Mục Phụ Tá Giuse
“Hoc est Corpus Meum” “Này Là Mình Thầy” (Mc 14,22)

Đức Cha Chánh Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Giám Mục Giáo Phận Xuân Lộc chủ tế Thánh Lễ Tấn Phong hôm nay. Ngài cũng là vị chủ phong cùng với hai Đức Cha phụ phong: Đức Cha Tôma Vũ Đình Hiệu, Giám Mục Phó
Giáo Phận Bùi Chu và Đức Cha Phêrô Nguyễn Khảm, Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Sài Gòn. Sự hiện diện của Đức Cha phụ phong Tôma Vũ Đình Hiệu, Giám Mục Phó Giáo Phận Bùi Chu, nói lên ý nghĩa rằng, Đức Tân Giám Mục Giuse Đinh Đức Đạo xuất thân từ quê hương Bùi Chu, nơi ngài cất tiếng khóc chào đời để trở thành một con người và hơn nữa, đó cũng là nơi ngài lãnh nhận bí tích Thánh tẩy để trở thành con cái Thiên Chúa trong lòng Giáo Hội. Sự hiện diện của vị phụ phong thứ hai, Đức Cha Phêrô Nguyễn Khảm, Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Sài Gòn, nói lên ý nghĩa là tại Tổng Giáo này, Đức Tân Giám Mục Giuse, khi còn là một chủng sinh Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn đã được Đức cố Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình cho đi Rôma du học để mong mai sau về làm việc giúp cho Tổng Giáo Phận.

Đặc biệt, tham dự Thánh Lễ hôm nay còn có sự hiện diện Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Gerelli, đại diện Tòa Thánh không thường trực tại Việt Nam, Quý Đức Cha thuộc 26 Giáo Phận, Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng Giáo Phận Sài Gòn, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Quý Đức Ông, Quý Cha trong và ngoài nước, Quý Cha Giáo, Quý Thầy Đại Chủng Sinh, Tu sinh, Các Dòng Tu, Quý Dì, Quý Thân nhân của Đức Cha Giuse cùng toàn thể khách mời đến. Ban tổ chức ước chùng con số tham dự thánh lễ Tấn Phong Giám Mục khoảng 10 ngàn người.

Sự kiện Tấn Phong Giám Mục này được xem là niềm vui lớn lao mà Thiên Chúa, qua trung gian là Giáo Hội, đã ban cho Giáo Hội Việt Nam, cách riêng cho Giáo Phận Xuân Lộc và Gia Đình Đại Chủng Viện Xuân Lộc có thêm một Giám Mục.

Hiệp cùng với toàn thể Hội Thánh và với Đức Tân Giám Mục Giuse, chúng ta không ngừng tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho Giáo Hội có thêm những vị Giám Mục để tiếp nối công việc của các Tông Đồ nơi trần gian mà Đức Kitô đã trao phó. Nhờ việc đặt tay, vị Giám Mục được Chúa Thánh Thần xức dầu “đã lãnh nhận trọn vẹn…Chức Tư Tế tối cao và nhận lãnh thực tại toàn vẹn của tác vụ thánh”(LG, số 21), để trở thành sự hiện diện hữu hình của Đức Kitô giữa lòng nhân loại.

Với câu tâm niệm của đời Giám Mục mà Đức Cha Giuse đã chọn “ NÀY LÀ MÌNH THẦY” “Hoc est Corpus Meum”(Mc 14,22 - 24), nói lên ý nghĩa Đức Tân Giám Mục Phụ Tá muốn làm lời của Thầy Chí Thánh Giêsu xưa vang vọng lại nơi từng tâm hồn nhân loại hôm nay: “Này là Mình Thầy, các con hãy nhận lấy mà ăn…”. Đó chính là tình yêu được trao ban một cách trọn vẹn, và đó cũng chính là sự hiện diện cách mạnh mẽ và hữu hiệu nhất của Chúa Giêsu nơi Giáo Hội của Chúa: nên một với những người mà Người yêu thương….

Xin Thiên Chúa qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria mà Đức Cha hằng tôn sùng ngày đêm và Thánh Cả Giuse bổn mạng của ngài, cầu bầu cho Đức Cha Phụ tá Giuse luôn hăng say, nhiệt tình trong sứ vụ và luôn mãi là tấm bánh được bẻ ra để trao cho đoàn chiên mà Chúa trao phó cho ngài.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Giám đốc Châu Á của HRW phát biểu với DLB về bản án của gia đình Đoàn Văn Vươn
Dân Làm Báo
11:57 05/04/2013
Chiều 5.4.2013, tòa án nhân dân Tp. Hải Phòng ra bản án nặng nề đối với gia đình anh Đoàn Văn Vươn và người thân, Tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế Human Rights Watch Hết sức quan ngại về “vấn nạn” tịch thu đất đai không đúng quy trình xảy ra tràn lan tại Việt Nam và việc lạm dụng “vũ lực” trong việc thu hồi đất đai của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đối với người dân.

Sau phiên tòa xét xử gia đình Đoàn Văn Vươn của Tòa án Nhân dân Thành phố Hải Phòng hôm nay, ông Phil Robertson, Giám đốc Bộ phận Châu Á của Tổ chức Nhân quyền Thế giới (Human Right Watch) phát biểu với DLB:

“Vấn đề của việc tịch thu ruộng đất không theo đúng thủ tục và bồi thường tràn lan, tùy tiện bởi các quan chức tham nhũng thực sự khiến cho phiên tòa này in sâu vào tâm trí của người dân Việt Nam bình thường”.

Về việc chính quyền Hải Phòng dùng vũ lực trong việc cưỡng chế đất đai của gia đình anh Đoàn Văn Vươn là hành động không thể tha thứ, ông nói:

“Việc sự dụng bạo lực bất hợp pháp trong ứng phó với hành vi vi phạm như quyền sử dụng đất của người dân không thể được tha thứ”.

Ông Phil Robertson cũng cảnh báo nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội sẽ phải đối diện với những biến động lớn nếu còn tiếp tục dùng “vũ lực” trong việc thu hồi đất đai:

“Nhưng thực tế cho thấy sự việc này ngày càng tăng, các sự cố như vậy là một dấu hiệu cảnh báo quan trọng cho các nhà chức trách Việt Nam về những biến động sẽ xảy ra nếu họ tiếp tục lạm dụng bạo lực và trừng phạt những nạn nhân mất mát”

Được biết, gia đình anh Vươn phải gánh chịu bản án nặng nề từ tòa án Tp. Hải Phòng:

“Anh Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý bị 5 năm tù giam, Anh Đoàn Văn Sịnh bị 3 năm 6 tháng tù, Anh Đoàn Văn Vệ bị 2 năm tù với tội danh giết người; Chị Phạm Thị Báu bị 18 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 36 tháng và Chị Nguyễn Thị Thương bị 15 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 30 tháng với tội danh chống người thi hành công vụ”.

(Nguồn: Dân làm báo)
 
Vụ xử Đoàn Văn Vươn: Đáng buồn cho nền tư pháp Việt Nam
Trọng Thành /RFI
12:59 05/04/2013
Hôm nay, 05/04/2013, Tòa án Hải Phòng đã ra phán quyết trong vụ án xét xử ông Đoàn Văn Vươn và những người thân chống lại lực lượng cưỡng chế thu hồi đất cách đây hơn một năm. Theo đó, ông Đoàn Văn Vươn bị án 5 năm tù giam. Ba thành viên khác trong gia đình cũng bị phạt án tù giam. Vụ án Đoàn Văn Vươn – Cống Rộc (Tiên Lãng – Hải Phòng) được công luận trong và ngoài nước hết sức quan tâm.

Trả lời RFI hôm nay, tiến sĩ Nguyễn Quang A (Hà Nội) cho rằng bản án này « bộc lộ sự khốn cùng của nền tư pháp Việt Nam », « cho thấy một căn bệnh trầm kha của toàn bộ hệ thống chính trị của Việt Nam (…). Đấy là một căn bệnh nếu không thực sự sửa chữa về căn bản, thì đây là căn bệnh ung thư và sẽ làm cho toàn bộ hệ thống sụp đổ nhanh chóng ».



RFI: Xin ông cho biết nhận định của ông về phán quyết của Tòa án.



Nguyễn Quang A: Có lẽ cũng không ngoài dự đoán về mức án, và nó chỉ bộc lộ một sự khốn cùng của nền tư pháp Việt Nam. Tôi tin rằng những ông công tố và thẩm phán ở Hải Phòng, họ chỉ được lệnh là phải làm như vậy. Vì theo dõi, khi thấy tranh luận, qua báo chí, thì thấy các luật sư đã nêu ý kiến của mình. Bản thân các bị cáo cũng nêu các ý kiến của mình, và bên thẩm phán vẫn giữ nguyên mức phát quyết, theo như của Viện kiểm sát họ đưa ra, thì thực sự tôi thấy rằng đây là một kết quả hết sức là đáng buồn, cho nền tư pháp Việt Nam nói chung và cho toàn bộ cái hoạt động, từ điều tra cho đến khởi tố, phán xét của Việt Nam.



RFI: Trong vụ án, có một số chi tiết khiến nhiều người ngạc nhiên, cụ thể là trong quá trình xét xử, án do Viện kiểm sát đề nghị thấp hơn rất là nhiều so với khung hình phạt, mà trong cáo trạng đã nêu ra trước đó, với tội danh « Giết người thi hành công vụ ». Xin ông cho biết nhận xét của ông về chuyện này.

Nguyễn Quang A: Tôi cho rằng, với phán xét của tòa, mà mức án chỉ bằng chưa đến một nửa mức tối thiểu của cái tội danh đấy. Bản thân việc đó cũng nói lên là người ta đã làm hết sức là bậy bạ. Bởi vì, như thế chứng tỏ rằng là tội danh đấy là không đúng. Và đúng như là nhận xét của rất nhiều người, thì tội danh, gọi là « giết người » đấy là hoàn toàn không có một cơ sở gì cả. Theo luật của Việt Nam, theo mọi các tiêu chuẩn, thì việc quy chụp cho các bị can cái tội đấy, thì tôi cho là chính Tòa án Hải Phòng đã phạm một cái tội vu cáo. Tức là gì, thực ra là: có lẽ là tội danh là tội khác, nhưng mà người ta cứ cố ép vào tội « giết người », thì tôi thấy đấy là… Nếu đúng là tội giết người thì tối thiểu phải xử 12 năm tù, chứ không thể 5, 6 năm tù được. Tức là một sự mâu thuẫn. Bản thân phán quyết của tòa, thực sự nó lột cái sự dối trá của tòa về sự phán xử sai tội.



RFI: Thưa ông, có ý kiến đánh giá là chính quyền làm như vậy là để kiểu như « giơ cao, đánh khẽ », tức là đưa ra một tội nặng như vậy để làm người ta sợ hãi, rồi sau đó giảm án để các bị cáo cảm thấy được khoan hồng. Ông nghĩ gì về cách giải thích này ?

Nguyễn Quang A: Tôi không biết, nhưng giả sử là họ nghĩ như vậy, thì họ hoàn toàn sai lầm. Vì sự nghiêm minh của hệ thống pháp luật, xét xử của tòa án, thì tội nào phải ra tội đó, và phải xử một cách nghiêm minh. Không thể gọi là vu cho người ta một cái tội. Xong rồi, bị áp lực của dư luận, rồi xử chưa bằng nửa cái mức tối thiểu của án đó. Tôi nghĩ đây là một cách làm hết sức tùy tiện.



Đây là một căn bệnh trầm kha của toàn bộ hệ thống chính trị của Việt Nam và toàn bộ hệ thống nhà nước của Việt Nam, trong đó có nhánh tư pháp. Đấy là một căn bệnh nếu không thực sự sửa chữa về căn bản, thì đây là căn bệnh ung thư và sẽ làm cho toàn bộ hệ thống sụp đổ nhanh chóng. Tội là tội, xử là phải xử nghiêm. Không thể một tội này là đi xử một tội khác, dùng một cái tội rất là nghiêm trọng để răn đe người ta được.



RFI: Thưa ông, phán quyết của tòa án ở Việt Nam, tòa án Hải phòng, đã để lại những hệ quả gì, cụ thể là trong trước mắt ?

Nguyễn Quang A: Phán quyết này của tòa án Hải phòng là một trong những cách rất hiệu quả để làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với hệ thống tòa án của Việt Nam nói riêng, và đối với toàn bộ hệ thống chính trị nói chung. Chính họ là người làm hại nhiều nhất cho uy tín của nhà nước, của lòng tin của người dân vào nhà nước. Bản thân lòng tin của người dân vào nhà nước là hết sức quan trọng để phát triển đất nước. Như thế, theo đánh giá chủ quan của tôi, là những người hành xử tùy tiện như vậy là những người phá hoại đất nước rất là kinh khủng. Tuy họ vẫn luôn luôn lên tiếng vu cho những người khác là « phá hoại đất nước », hoặc là « theo các thế lực thù địch », hoặc cái gì đấy… Nhưng tôi nghĩ rằng, chính họ, nếu xét nghiêm túc (thế nào) gọi là thù địch của đất nước, thì họ là những kẻ đầu têu của những thế lực thù địch với đất nước này.



Còn tất nhiêu, còn nhiều hệ quả nữa. Nhưng tôi nghĩ rằng đấy là một hệ quả hết sức nghiêm trọng.



Còn có một hệ quả đối với bản thân họ. Những người ra phán quyết này chắc chắn họ sẽ bị lịch sử lên án. Và nếu mà còn có lương tâm, thì nếu họ không cắn rứt lương tâm, thì con cháu họ cũng sẽ phải cắn rứt lương tâm trong một thời gian dài dài dài.



Tất nhiên, tôi nghĩ rằng ông Đoàn Văn Vươn và gia đình, chắc chắn người ta sẽ kháng án. Và tòa án nhân dân cấp trên vẫn còn có một khả năng là để chữa cái sai lầm hết sức là nghiêm trọng này, bằng cách là xét xử lại một cách hết sức là công minh.



RFI xin cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Quang A.
 
Thông Báo
Phân Ưu: LM Giuse Phạm Văn Tuệ đã từ trần
Đức ông Trịnh Minh Trí
14:19 05/04/2013
PHÂN ƯU
"Chúa Phục Sinh là sự sống mới của chúng ta"

Xin thông báo cùng qúi linh mục, nam nữ tu sĩ và anh chị em thuộc Liên đoàn CGVN tại Hoa Kỳ tin buồn:

Linh mục Giuse Phạm Văn Tuệ

Linh mục Giuse Phạm Văn Tuệ, Cha Sở Giáo Xứ Thánh Anê Lê Thị Thành, TGP New Orleans, Louisana
đã được Chúa gọi về lúc 4:20 sáng, ngày 3 tháng 4 năm 2013 tại Bệnh Viện West Jefferon; hưởng thọ 66 tuổi.

Cha Giuse sinh năm 1947 tại Phát Diệm, Việt Nam.
Học tại Tiểu chủng viện Phát Diệm Saigòn, sau đó nhập Giáo phận Xuân Lộc.
1966-1968: Giáo Hoàng Học Viện Piô X Đà Lạt, Việt Nam
1968: Du học triết học và thần học tại Trường Truyền Giáo Roma
1973: Thụ phong Linh mục.
1975-2013: Phục vụ tại Tổng Giáo phận News Orleans.

Cha Giuse Phạm Văn Tuệ, vị mục tử tận tâm quản lý trung tín các mầu nhiệm thánh,
đã phục vụ Giáo Hội tận tụy trong 40 năm qua.

Thánh lễ an táng và cầu nguyện cho Cha Giuse Phạm Văn Tuệ sẽ được cử hành sáng Thứ Bẩy 13.4.2013 lúc 10 giờ sáng tại nhà thờ Thánh Anê Lê Thị Thành ở Marrero thành phố New Orleans, Lousianna.

Xin Quý Cha, Phó Tế, Tu Sĩ Nam Nữ và Anh Chị Em cầu nguyện cho Cha Cố Giuse.

Liên Đoàn CGVNHK

 
Văn Hóa
Nhạc Kính Lòng Chúa Thương Xót
Phạm Trung
12:49 05/04/2013
Kính gửi Bài hát: "Đại Lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa" Thơ: Lm Trăng Thập Tự - Nhạc: Phạm Trung
Thể hiện" Minh Tâm & Phong Thu. Slideshow: Sơ Maria Goretti Võ Thị Sương














 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cánh Bướm Trong Vườn Xuân
Nguyễn Đức Cung
21:07 05/04/2013
CÁNH BƯỚM TRONG VƯỜN XUÂN
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Nhìn bướm bay hỏi han hoa lá
Lòng rộn ràng đau đáu tình xuân.
(nđc)