Ngày 06-04-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:29 06/04/2009
CHI PHỐI

N2T


Đại sư ngồi ở đó nghe một phụ nữ đang nói hành nói tội chồng của bà.

Cuối cùng, đại sư nói: “Này con, nếu con có thể làm một người vợ tốt, thì hôn nhân của con có thể nói được là hạnh phúc.”

- “Vậy thì con phải làm sao ?”

- “Đừng liều mạng đem chồng của con biến thành một ông chồng hoàn hảo.”


(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)

Suy tư:

Đời sống vợ chồng không phải lúc nào cũng phẳng lặng như mặt nước trong hồ, nhưng cũng có những lúc sóng gió nổi lên làm cho tình cảm vợ chồng xáo trộn, tuy nhiên sóng gió nổi lên không có nghĩa là nhận chìm hôn nhân của họ, nhưng đó chính là những lúc vợ chồng nên tự mình xét lại cuộc sống của mình có đi lệch lại hạnh phúc gia đình không, bằng không thì những đợt sóng nổi cũng như ngầm ấy sẽ nhận chìm hoặc làm rách nát hạnh phúc của chiếc thuyền gia đình mình.

Khuyết điểm thì ai cũng có, nhưng nếu vợ chồng chỉ luôn nhìn thấy những ưu điểm của nhau, thì chắc chắn sẽ tạo cho gia đình của mình những tình cảm hạnh phúc tốt đẹp.

Đừng biến chồng (vợ) của mình thành người thập toàn, bởi vì người thập toàn thì chỉ có thánh nhân, mà thánh nhân thì ở trên trời, nhưng hãy nhìn chồng (vợ) của mình là người mình yêu thương và tin tưởng nhất trong cuộc sống, thế là đủ, không có sóng gió nào nhận chìm được con thuyền hạnh phúc của mình.

Ít nói phê bình chồng (vợ) của mình, nhưng quan tâm nhiều hơn nữa.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:32 06/04/2009
N2T


131. Nên học tập khôn ngoan ở trên mặt đất, để nó có thể cùng tồn tại với anh ở trên trời.

(Thánh Hieronymus)
 
Mỗi ngày một câu Cách Ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:34 06/04/2009
N2T


76. Thiên tài chính là tác dụng của sự nổ lực.

 
Người đã sống lại thật
LM. Anphong Trần Đức Phương
05:33 06/04/2009
NGƯỜI ĐÃ SỐNG LẠI THẬT

(LỄ PHỤC SINH)

Sau những ngày hy sinh và cầu nguyện trong suốt Mùa Chay Thánh để thanh luyện đời sống, và sau Tuần Thánh đặc biệt tưởng niệm những Mầu nhiệm cuộc khổ nạn và cái chết khổ nhục của Chúa Giêsu trên Thánh Giá để chuộc tội nhân loại, hôm nay chúng ta hân hoan mừng Đại Lễ Phục Sinh.

Chúa đã sống lại thật! Alleluia! Alleluia!

Alleluia (nguồn gốc từ tiếng Do Thái) có nghĩa là “Hãy ca ngợi Chúa!” và để tỏ lòng vui mừng trong niềm tạ ơn Chúa. Trong nghi thức phụng vụ Mùa Phục sinh, chúng ta hay nghe hát long trọng Alleluia để cùng hân hoan vì “Chúa Đã Sống Lại Thật” và là nguồn sức sống đời đời cho chúng ta.

Qua từng thế kỷ cho đến ngày nay, nhiều bè phái đã chối bỏ điều này. Ngay thời đầu, các Thượng Tế và Kỳ Mục Do Thái đã đặt ra câu chuyện “Cướp Xác Chúa” để phủ nhận việc Chúa đã sống lại thật (Xin xem Phúc Âm Matthêu 28,11-15). Nhưng Chúa đã sống lại thật, đã thành lập Giáo Hội Chúa và sai các Tông Đồ đi rao giảng Tin Mừng: “Các con hãy đi rao giảng khắp nơi, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo. Ai tin và chịu phép Thanh Tẩy sẽ được cứu độ, ai không tin thì sẽ bị luận phạt!” (Phúc Âm Matcô 16, 15-16). Từ đó Giáo Hội đã lan rộng khắp nơi trên thế giới và loan truyền Tin Mừng Tình Thương của Chúa. Dù thời nào và ở mọi nơi, Giáo hội luôn bị các thế lực thù nghịch chống đối, kết án và bách hại, nhưng Giáo hội vẫn tồn tại và phát triển để đem Tình thương của Chúa đến cho mọi người.

Trong “Đêm Cực Thánh” vọng Lễ Phục Sinh, chúng ta chứng kiến nghi thức Thắp Nến Phục Sinh và lời tung hô “Ánh Sáng Chúa Kitô!” rồi chúng ta cũng vui mừng thưa lên “Tạ Ơn Chúa!”

Và năm nào chúng ta cũng vui mừng chứng kiến những anh chị em ‘Dự Tòng’ sau những ngày dài tìm hiểu Giáo lý và qua nhiều thử nghiệm đã quyết tâm từ bỏ “ma quỷ, thế gian và tội lỗi” để theo Chúa và gia nhập Giáo Hội Chúa. Chính chúng ta cũng cùng mọi người thề hứa ‘Từ bỏ tội lỗi, từ bỏ nếp sống thế gian” để sống đời sống mới theo Tin Mừng. Vậy chúng ta hãy cùng hiệp lời cầu nguyện cho các anh chị em Tân Tòng luôn bền vững trong Đức Tin nơi “Chúa Đã Sống Lại Thật” và cầu xin cho mọi người chúng ta luôn sống như ‘Những Ngọn Nến Phục Sinh Cháy Sáng” để chiếu tỏa Ánh Sáng Chúa Kitô Phục Sinh đến cho mọi người trong gia đình, xưởng thợ, sở làm và trong mọi môi trường sống hàng ngày của chúng ta.

Tạ Ơn Chúa! Alleluia! Vì Chúa đã sống lại thật như lời đã phán hứa! Alleluia!
 
Hồi cuối trong Phúc Âm Máccô (2)
Vũ Văn An
06:19 06/04/2009
Hồi cuối trong Phúc Âm Máccô (2)

II. Đánh Người Chăn (Mc 14:26-52)

Nhập Đề: Thời nội Chiến Mỹ, Tướng miền Nam là Richard S. Ewell một ngày kia thấy một viên sĩ quan kỵ binh của Miền Bắc lạc vào phía mình. Thấy viên sĩ quan gan dạ, bình thản gom quân, ông ra lệnh cho thuộc hạ không được bắn chết anh ta. Nghe chuyện này, tướng chỉ huy của ông là T.J. “Stonewall” Jackson trách cứ, cho hay sĩ quan địch càng gan dạ ta càng cần phải giết bỏ khiến những sĩ quan nhát đảm của chúng phải tháo chạy. Không biết tướng Jackson, khi nói câu ấy, có biết nguyên tắc đã được nói tiên tri trong Thánh Kinh không: “đánh người chăn, đoàn chiên sẽ tan tác”. Đây cũng là điều Đức Kitô nhắc lại trong những giờ phút sau cùng cuộc sống dương thế của Người.

1. Chúa Giêsu Biết Chương Trình Thiên Chúa

1.1. Thánh Vịnh 23, thường được gọi là Thánh Vịnh Chúa Chiên Lành, chắc chắn là thánh vịnh được yêu chuộng nhất. Không ai trong chúng ta không được bồi dưỡng bằng những lời ở đầu Thánh Vịn này: “Chúa là Chúa Chiên tôi, tôi chẳng còn thiếu thốn gì”. Ý niệm coi Chúa như mục tử dân Người, luôn chăm sóc, gìn giữ đoàn chiên, dẫn chúng tới đồng cỏ tươi xanh an ủi hết thẩy chúng ta một cách sâu sắc. Thiển nghĩ khi Chúa Giêsu tụ tập các môn đệ lại Phòng Trên Lầu, chắc chắn Người nghĩ đến sự kiện này là, lúc Người phó sự sống Người cho đoàn chiên mình, Người đang chuẩn bị để thánh vịnh kia nên trọn. Ta tiếp tục đọc trình thuật tiếp theo của Mc 14:26-31. Các con sẽ vấp ngã như đã tiên báo. Gà chưa gáy 2 lần, con sẽ chối thầy ba lần. Các tông đồ quả quyết: chuyện đó không bao giờ có!

1.2 Hai điều nên để ý:

(1) Đoạn này cho thấy Chúa Giêsu biết trước mọi sự sẽ xẩy ra cho Người. Người hoàn toàn hiểu thấu chương trình Thiên Chúa. Người còn dự ứng trước, và cả xếp đặt nó nữa. Vì Người thấu hiểu Thánh Kinh, suy niệm về các biến cố được tiên báo, cầu nguyện cho các biến cố ấy trước mặt Chúa Cha. Mọi sự trở nên rõ ràng đối với Người.

Thánh vịnh Chúa cùng các môn đệ hát vào cuối bữa tiệc ly là các thánh vịnh Hallel (tiếng Do Thái có nghĩa là “Hãy Ngợi Khen Chúa”) tức các thánh vịnh 114-117. Các thánh vịnh này được hát trong ba lễ hành hương, khi dân Do Thái dâng hy lễ tại Đền Thờ Giêrusalem. Hát xong các thánh vịnh này, Chúa cùng các môn đệ rời Phòng Trên Lầu qua Núi Cây Dầu (Ôliu). Trên đường, Người trích dẫn Thánh Kinh để nói về sự vấp phạm của môn đệ và cảnh tan tác của họ. Người trích Dacaria 13:7 “Ta sẽ đánh người chăn, và đoàn chiên sẽ tan rã”.

Nguyên văn của Dacaria là “hãy đánh người chăn”, Chúa Giêsu đổi thành “Ta sẽ đánh người chăn.” Ta đây ám chỉ Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa đánh Chúa Giêsu và kết quả là đoàn chiên tan tác. Tiên tri Dacaria muốn nhắc đến Vườn Diệtsimani. Việc Chúa Giêsu buồn sầu lo âu giằng kéo trong vườn này đã được tiên tri báo trước: Thiên Chúa đang đánh Chúa Giêsu. Hậu quả đoàn chiên tan tác được kể lại trong Mc 14:50: “Bấy giờ các môn đệ bỏ Người mà chạy trốn hết”.

Chúa Giêsu biết trước mọi sự sẽ xẩy ra tại Diệtsimani. Nhưng qua cái đêm đen khủng khiếp ấy, Người cũng đã nhìn thấy ánh sáng ở cuối đường hầm, ánh sáng rạng rỡ của phục sinh. “Sau khi trỗi dậy, Thầy sẽ đi trước các con tới Galilê”. Đấng Chăn Chiên lại tiếp tục chăn dắt đoàn chiên Người. Người không bao giờ nói với các ông về thánh giá mà đồng thời không nói đến phục sinh. Ấy thế nhưng các ông không nắm được. Không sao, sau này họ sẽ nhớ.

(2) Hăng tiết vịt của Phêrô và các môn đệ: dù ai có vấp phạm thì vấp, chứ không có con! Chúa biết Phêrô rõ hơn ông, bởi Phêrô tin vào sức mạnh ý chí con người. Hôm nay, đêm nay, trước khi gà gáy 2 lần, con sẽ chối thầy 3 lần. Nên để ý: càng ngày Chúa càng nói rõ thời giờ hơn: đêm nay, vâng đêm nay! 3 điều hết sức cụ thể Chúa nói rất rõ ở đây: hôm nay, đêm nay, trước khi gà gáy 2 lần. Nói cách khác, Chúa muốn bảo Phêrô, chỉ còn vài giờ nữa, cái hăng tiết vịt của con sẽ tan ra mây khói, con sẽ sa ngã, vấp phạm… đến Thầy.

Cũng nên để ý đến tính biểu tượng trong câu nói của Chúa. Người dùng hình ảnh gà trống (rooster). Ai khóac lác, thường người ta hay bảo: lại gáy nữa! Gáy đây là gà trống gáy, to lắm, nhưng chẳng có gì. Buồn một cái là Phêrô vẫn tiếp tục gáy: đâu có thầy, dù có chết, con cũng không chối thầy! Chúng ta cũng thế thôi, quá tin vào sức ý chí riêng mình.

2. Kiếm Bổ; Người Chăn Bị Đánh

2.1 Rồi Máccô diễn tả cảnh Chúa và các môn đệ trong Vười Diệtsimani. Xem Mc 14:32-36. Linh hồn thầy buồn đến chết được. Ngồi đây và canh thức. Lạy Cha, nếu có thể, hãy cất chén này khỏi con. Nhưng xin theo ý Cha. Đây chính là lúc khởi đầu diễn trình Dacaria đã nói tiên tri (Dcr13:7).

Trong Dacaria, dụng cụ để đánh là gươm. Mà gươm thì được dùng chủ yếu để bổ, để phanh, để xẻ. Trong cái biểu tượng xẻ rẽ đó, ta thấy sự phân cách (separation) với Chúa Cha như lời Chúa Giêsu thưa: “đừng theo ý con, nhưng theo ý Cha”. Từ đầu, ta thấy Chúa Giêsu biết trước Người phải gặp thánh giá, nhưng đây là lần đầu ta thấy Người không muốn thánh giá. Xưa nay Người vẫn nói về nó, cho biết nó bao gồm những gì, nhưng chưa có dấu hiệu nào Người do dự không tiến tới nó, cho đến lúc này. Bỗng nhiên, xem ra Người không muốn làm điều Chúa Cha muốn Người làm. Có một cảm thức gì đó về cách xa, chia cách. Chính trong lúc đó, những điều Người phải thi hành xem ra như không chịu đựng nổi. Nên Người cầu xin Chúa Cha cất chén này đi.

2.2 Nhưng chén đây là cái gì? Nhiều nhà chú giải Thánh Kinh cho là cơn đau buồn tại Diệtsimani. Nhưng trong phúc âm Gioan, khi Phêrô tuốt gươm ra để bảo vệ Chúa Giêsu, Người bảo ông: “Cất gươm đi! Há ta chẳng phải uống chén Cha ta trao cho hay sao?” (Ga 18:11). Rõ ràng chén chưa đến. Chén này chính là cơn hấp hối và bị bỏ rơi trên thánh giá. Nhiều Kitô hữu cho rằng không thể có chuyện Chúa Giêsu không muốn thi hành ý Chúa Cha. Họ cho rằng Chúa Giêsu hoàn toàn tự ý tuân phục ý Chúa Cha. Điều đó đúng, không thể chối cãi được. Ai cũng biết Chúa Giêsu muốn làm theo ý Chúa Cha và thực sự Người đã làm như thế. Nhưng Thánh Kinh sẽ vô nghĩa nếu bạn không nhìn nhận sự chống chọi mãnh liệt bên trong do các câu chữ này tạo nên: “Đừng theo ý con, nhưng theo ý Cha”.

Sự kiện Chúa Giêsu cho hay ý Người và ý Chúa Cha không phải là một cho ta hoàn toàn thấy rõ có sự phân cách giữa Chúa Cha và Chúa Giêsu. Chúa Giêsu yêu Chúa Cha và muốn vâng lời Người, nhưng con đường trước mặt hãi hùng quá. Nói cho ngay, nguyên cái hình khổ đối với thân xác mà thôi cũng làm chúng ta quay gót rồi. Ấy thế mà với Chúa Giêsu, sự khủng khiếp còn sâu hơn gấp bội: cái hố đen thiêng liêng quá tầm hiểu biết của con người. Cho nên, Người xin một đường thoát. Nhưng khi Chúa Cha im lặng, Người hiểu là không có đường nào khác, Người chấp nhận: “không theo ý Con mà là ý Cha”.

Nghĩ cho cùng tâm tư của Chúa Giêsu đứng trước thánh giá đem lại cho ta nhiều an ủi. Đoạn song hành trong Luca 22:44 cho ta hay: cơn thống khổ của Người mạnh đến độ “mồ hôi Người như những giọt máu chẩy xuống đất”. Thiển nghĩ đây là văn tả thực điều đã xẩy ra cho Chúa Giêsu. Thánh Phaolô trong thư Do Thái (5:7-9) cũng từng viết: “Khi còn sống kiếp phàm nhân, Đức Giê-su đã lớn tiếng kêu van khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng cứu Người khỏi chết. Người đã được nhậm lời, vì có lòng tôn kính. Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục; và khi chính bản thân đã tới mức thập toàn, Người trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những ai tùng phục Người”

An ủi, vì người Chăn Chiên hiểu hơn ai hết thế nào là sự yếu đuối trong ta như thư Do Thái 4:15: “Vị Thượng Tế của chúng ta không phải là Đấng không biết cảm thương những nỗi yếu hèn của ta, vì Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, chỉ trừ phạm tội”. Người thấu hiểu có những lúc ý ta và ý Thiên Chúa cách xa nhau và nỗi thống khổ ta cảm thấy khi đứng trước cảnh não lòng này. Người biết, Người sẽ cứu giúp ta nói được như Người “xin theo ý Cha, không theo ý con”.

3. Kẻ Phản Bội Đến

3.1 Sau đó Máccô cho hay cái quyết tâm của Phêrô quả dễ dàng bị vượt qua. Xem Mc 14: 37-42. Vẫn còn ngủ sao? Thôi đủ rồi, kẻ phản bội Thầy đã tới. Satan quả chẳng vất vả chi trong việc vượt qua Phêrô, hắn chỉ cần làm cho Phêrô ngái ngủ quên cả cầu nguyện. Phêrô mềm yếu như con mèo con, vì ông ta thiếu sức mạnh của lời cầu nguyện. Thà chết chứ không bỏ thầy, vậy mà giờ này thầy sắp bị bắt, trò cứ ngáy pho pho! Chúa thắng vì Người cầu nguyện, cầu nguyện liên lỷ. Phêrô thua vì Phêrô không cầu nguyện. Ông ta tưởng chỉ cần tự tin là đủ. Thực ra phải có cả tự tin lẫn tin vào Chúa (self-confidence & God-confidence). Không Thiên Chúa, con người làm được chi?

3.2 Cầu nguyện là một hành vi đơn giản, nhưng có sức biến đổi mạnh mẽ đời ta. Nhiều lúc ta cảm thấy không thể làm theo ý Chúa. Nhưng với cầu nguyện, mọi sự đều trở thành có thể. Vì cầu nguyện cũng giống như giây nối điện (extension cord) trực tiếp cắm vào cái nguồn điện năng từng tạo ra thời gian, không gian, năng lực và vật chất. Sức mạnh đó Chúa Giêsu đã lấy được trong vườn Diệtsimani, khi Người thấy hết sức, khi mồ hôi Người chẩy xuống như những giọt máu. Nhờ cầu nguyện, Người đứng dậy và thực hành ý Chúa Cha.

3.3 Ngược lại, người không cầu nguyện như Phêrô, khi thời điểm phản bội tới, họ trở nên cực kỳ yếu đuối và lúng túng chẳng biết phải làm gì. Xem Mc 14:43-50. Giuđa xuất hiện cùng một lũ lính với đầy đủ gươm giáo, chỉ điểm cho bọn chúng tra tay bắt Chúa Giêsu. Trước đó, có người rút gươm ra phòng vệ. Nhưng khi thấy Thầy bị bắt, mọi người đều bỏ rơi Thầy và tháo chạy. Ba hành động được nhấn mạnh ở đây:

(1) Cái hôn của Giuđa: Khởi đầu, Máccô dùng chữ “hôn” ở hình thức bình thường vốn dùng để chỉ cử chỉ yêu thương. Nhưng khi hắn thực hiện hành vi ấy, Máccô lại dùng một hình thức khác của động từ này để diễn tả cái hôn vùi, cái hôn của những người yêu nhau. Thiển nghĩ trong lịch sử phản bội, chưa có cái hôn nào đáng tởm bằng cái hôn giả tạo cố ý, kéo dài và lạnh lùng của Giuđa đối với thầy mình.

(2) Sự bảo vệ sai lầm của Phêrô: Dù Máccô không cho biết tên người tuốt gươm ra và chém đứt tai tên đầy tớ thầy cả thượng phẩm, nhưng phúc âm Gioan (18:10) nói rõ:”Lúc ấy Simong Phêrô, người có sẵn gươm, rút gươm ra và chém tên đầy tớ thầy cả thượng phẩm, làm anh ta đứt mất tai bên phải. (Tên người đầy tớ là Malchus). Phêrô vẫn cái thứ hăng tiết vịt ấy. Về phương diện phàm trần, cái chém ấy không đúng mục tiêu, vì đâu có đụng gì tới binh lính mà là đụng viên đầy tớ thầy cả thượng phẩm. Luca (22:51) cho hay

Chúa Giêsu đưa tay ra chữa cho người đầy tớ ấy. Thái độ thiếu suy nghĩ, vọng động, của chúng ta từng làm đứt bao nhiêu cái tai thiên hạ và Chúa đã sửa lại cái lầm của chúng ta biết bao nhiêu lần. Mình đánh không đúng chỗ!

(3) Các môn đệ bỏ trốn. Họ bỏ rơi Chúa Giêsu. Sau ba năm cùng đi với Người, được chứng kiến bao nhiêu phép lạ và chữa lành… đột nhiên họ chỉ thấy Người là tên tội phạm. Ai dính dáng tới người tội phạm này chắc chắn sẽ bị vạ lây. Người chăn bị đập, đoàn chiên quả tan tác.

4. Tái Bút Riêng Của Máccô

Máccô thêm một tái bút (postcript) cho câu truyện này, thiển nghĩ không nên bỏ qua, vì đây phải là một tái bút riêng của chính Máccô (14:51-52): “Trong khi đó có một cậu thanh niên đi theo Người, mình khóac vỏn vẹn một tấm vải gai. Họ túm lấy anh ta. Anh liền trút tấm vải lại, bỏ chạy trần truồng”. Các học giả Thánh Kinh tin rằng cậu thanh niên đó chính là Máccô. Một cách Máccô muốn cho hay: tôi có mặt ở đó đấy! Thiển nghĩ trong trình thuật ngắn ngủi này, Máccô muốn nói 2 điều

4.1 Máccô muốn đưa ra kết luận cho câu truyện về chàng thanh niên qúi phái đi tìm đường vào sự sống đời đời, kể tại Mc 10:17-22. Chúa bảo anh ta về bán mọi sự anh ta có và đến theo Chúa Giêsu. Nghe thấy thế, anh ta bỏ đi lòng buồn rười rượi, không từ bỏ được của cải mình có. Như đã thấy, nhiều chứng cớ cho thấy anh ta chính là Máccô. Dĩ nhiên chứng cớ không có chi đầy đủ để có thể kết luận, nhưng rất có thể có. Rất có thể về nhà suy nghĩ lại, anh ta đã đổi ý, đem bán hết tài sản, rồi theo Chúa Giêsu.

4.2 Dường như Máccô muốn cho ta hay làm thế nào ta đã nhận được trình thuật Vườn Diệtsimani. Không môn đệ nào biết được vì 8 ông thì nằm ngủ ở mãi góc vườn xa. Ba ông tuy gần Chúa nhưng cũng ngủ mê mệt không thể nghe thấy hết sự việc. Chỉ có thể là chàng thanh niên qúi phái đã bỏ mọi sự mà theo Chúa và giờ đây chỉ còn tấm vải gai cuối cùng trên người, rồi cũng mất hết. Chính chàng ghi lại truyện ấy để muôn đời thấy được Thiên Chúa làm người đã hành xử ra sao trong thử thách cùng cực của bản thân mình.
 
Người hùng thành Kyrênê
Lm Giacôbê Tạ Chúc
17:05 06/04/2009
Trong xã hội ngày hôm nay, rất nhiều anh hùng, anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu …Người ta tặng huy chương anh hùng cho các đơn vị nhiều thành tích, ra ngõ là gặp anh hùng. Ca dao vẫn thường nói:

Ở đời muôn sự của chung

Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi
"

Trong cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, ông Simon người thành Kyrênê đã trở nên người hùng cho Chúa Giêsu, với một hành động hết sức nghĩa hiệp, vác đỡ thánh giá cho Chúa, trên con đường Ngài ra pháp trường. Việc làm của ông đã để đời cho hậu thế mà đến hôm nay khi nói đến cuộc thương khó của Chúa, chúng ta không thể nào không nhắc tới Simon: “ Lúc ấy có một người từ miền quê lên, đi ngang qua đó, tên là Simon, gốc Kyrênê. Ông là thân phụ của hai ông A-lê-xan-đê và Ru-phô. Chúng bắt ông vác thập giá đỡ Chúa Giêsu ( Mc 15, 21 ). Tất cả Phúc âm Nhất lãm đều nhắc tới ông. Đang lúc khổ đau, khi sức đã tàn thân đã kiệt, bỗng dưng có ai đó đến trợ giúp, chắc chắn không gì quý bằng. Trong muời bốn nơi thương khó của Chúa Giêsu, thì nơi thứ năm Ông Simon vác đỡ Thánh giá cho Chúa Giêsu. Giữa những tiếng khua chát chúa của gươm giáo, giữa những tiếng úât hận dâng trào, tiếng của đòn roi dồn dập trút lên người tử tù. Những người thân yêu của Chúa vẫn đi theo, nhưng ở từ xa xa. Thật là ấn tượng khi một người có lẽ chẳng quen biết gì với Chúa lại bước đến xê vai vác đỡ cho Chúa. Nỗi đớn đau của Chúa chắc hẳn sẽ vơi đi rất nhiều, những bước chân của Chúa lồng trong bước chân của Simon hằn sâu lên trên cát. Mồ hôi, máu và nước mắt của chúa Giêsu chan hòa trên cây Thập Giá Simon có lẽ cảm nhận được điều đó khi Thập Giá ở trên vai ông. Phúc âm chỉ thuật lại đơn giản thế thôi, nhưng thực tế xảy ra không phải là chuyện dễ. Đành rằng một cuộc hội ngộ giúp đỡ tình cờ, đúng ra các môn đệ thân tín phải vác thánh Giá đỡ cho chúa mới phải, đằng này lại là một người khách qua đường.

Cuộc sống cũng đầy ắp những điều thú vị có khi còn nghịch lý khó mà giải thích được, con tim có những lý lẽ riêng của nó (Pascal ). Hình ảnh bậc quân tử Simon Kyrênê trong cuộc sống ngày hôm nay vẫn còn, khi một ai đó cần sự giúp đỡ, có ngay những nhóm tình nguyện viên, những người sẵn sàng gia nhập đòan quân cứu trợ khi có những thiên tai xảy đến. Chia sẻ thánh giá cho nhau trong đời sống và cùng dìu nhau vác thập giá mà đi theo chúa cho đến đỉnh của tình yêu thương.
 
Người hùng thành Kyrênê
LM. Giacôbê Tạ Chúc
17:06 06/04/2009
NGƯỜI HÙNG THÀNH KYRÊNÊ

Trong xã hội ngày hôm nay, rất nhiều anh hùng, anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu …Người ta tặng huy chương anh hùng cho các đơn vị nhiều thành tích, ra ngõ là gặp anh hùng. Ca dao vẫn thường nói:

“Ở đời muôn sự của chung

Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi “


Trong cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, ông Simon người thành Kyrênê đã trở nên người hùng cho Chúa Giêsu, với một hành động hết sức nghĩa hiệp, vác đỡ thánh giá cho Chúa, trên con đường Ngài ra pháp trường. Việc làm của ông đã để đời cho hậu thế mà đến hôm nay khi nói đến cuộc thương khó của Chúa, chúng ta không thể nào không nhắc tới Simon: “ Lúc ấy có một người từ miền quê lên, đi ngang qua đó, tên là Simon, gốc Kyrênê. Ông là thân phụ của hai ông A-lê-xan-đê và Ru-phô. Chúng bắt ông vác thập giá đỡ Chúa Giêsu

( Mc 15, 21 ). Tất cả Phúc âm Nhất lãm đều nhắc tới ông. Đang lúc khổ đau, khi sức đã tàn thân đã kiệt, bỗng dưng có ai đó đến trợ giúp, chắc chắn không gì quý bằng. Trong muời bốn nơi thương khó của Chúa Giêsu, thì nơi thứ năm Ông Simon vác đỡ Thánh giá cho Chúa Giêsu. Giữa những tiếng khua chát chúa của gươm giáo, giữa những tiếng úât hận dâng trào, tiếng của đòn roi dồn dập trút lên người tử tù. Những người thân yêu của Chúa vẫn đi theo, nhưng ở từ xa xa. Thật là ấn tượng khi một người có lẽ chẳng quen biết gì với Chúa lại bước đến xê vai vác đỡ cho Chúa. Nỗi đớn đau của Chúa chắc hẳn sẽ vơi đi rất nhiều, những bước chân của Chúa lồng trong bước chân của Simon hằn sâu lên trên cát. Mồ hôi, máu và nước mắt của chúa Giêsu chan hòa trên cây Thập Giá Simon có lẽ cảm nhận được điều đó khi Thập Giá ở trên vai ông. Phúc âm chỉ thuật lại đơn giản thế thôi, nhưng thực tế xảy ra không phải là chuyện dễ. Đành rằng một cuộc hội ngộ giúp đỡ tình cờ, đúng ra các môn đệ thân tín phải vác thánh Giá đỡ cho chúa mới phải, đằng này lại là một người khách qua đường.

Cuộc sống cũng đầy ắp những điều thú vị có khi còn nghịch lý khó mà giải thích được, con tim có những lý lẽ riêng của nó (Pascal ). Hình ảnh bậc quân tử Simon Kyrênê trong cuộc sống ngày hôm nay vẫn còn, khi một ai đó cần sự giúp đỡ, có ngay những nhóm tình nguyện viên, những người sẵn sàng gia nhập đòan quân cứu trợ khi có những thiên tai xảy đến. Chia sẻ thánh giá cho nhau trong đời sống và cùng dìu nhau vác thập giá mà đi theo chúa cho đến đỉnh của tình yêu thương.
 
Nicôđêmô và Giôxếp
LM. Giuse Nguyễn Hữu An
17:39 06/04/2009
Nicôđêmô và Giôxếp

Tuần Thánh là thời gian trọng nhất của năm Phụng vụ. Giáo Hội tưởng niệm những sự kiện đặc biệt của cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.

Đọc bài Thương Khó nhiều lần, tôi dừng lại nơi cuộc táng xác Chúa và nghĩ về hai môn đệ âm thầm: Nicôđêmô và Giôxêp.

Việc táng xác Chúa đựơc cả bốn Phúc Âm tường trình; Giôxếp và Nicôđêmô an táng Chúa.(Mt 27,57-61; Ga 19,38-42; Lc 23, 50-55; Mc 15, 42-47 )

Vào chiều tối ngày Thứ Sáu đau thương, Giôxếp người ở xứ Arimathê đến xin Philatô cho tháo xác Chúa xuống khỏi thập giá. Sau đó ông cùng với Nicôđêmô táng xác Chúa theo tục lệ người Do Thái thời đó: tẩm liệm xác Chúa bằng thuốc thơm, quấn khăn liệm và đặt trong mộ đá, rồi lăn tảng đá lấp cửa mộ. Mộ đá còn mới của ông Giôxếp và nằm trong thửa vườn của gia đình ông. Vườn nầy lại gần nơi Chúa Giêsu chịu đóng đinh. Lúc táng xác Chúa, có Bà Maria Mađalêna và Maria mẹ ông Giôxêt chứng kiến (Mc 15,47). Chắc là có một số người khác nữa cùng tham dự cuộc táng xác; nhất là Đức Mẹ, nhưng không thấy Phúc Âm nói đến.

Thật lạ lùng. Khi Chúa bị bắt, bị đánh đòn, bị sỉ nhục, các môn đệ trốn chạy hết (Mc 14, 50).

Dưới chân thập giá chỉ có Đức Mẹ, thánh Gioan, bà Maria vợ ông Cơlôpat và bà Maria Mađalêna (Ga 19, 25-26).

Lúc táng xác Chúa, cả bốn Phúc Âm chỉ nói tơi hai người trí thức Do Thái: Giôxếp và Nicôđêmô. Ông Giôxếp đến xin Philatô và tháo xác, còn ông Nicôđêmô đem một trăm cân mộc dược trộn trầm hương để tẩm xác Chúa. Ông Giôxếp cho Chúa ngôi mộ của chính mình. Hai ông đều là thành viên Thượng Hội Đồng Tối Cao Do thái, có chức quyền và giàu có. Họ đã ái mộ Chúa từ lâu và dấu kín trong lòng. Đến khi Chúa chết, họ công khai biểu lộ lòng tin.

Nicôđêmô.

Trong Tin Mừng Gioan, Nicôđêmô xuất hiện ba lần:

Lần thứ nhất trong bài tường thuật (Ga 3,1-21). Ông đến với Ðức Giêsu "ban đêm" để thảo luận với Ngài về tình yêu Thiên Chúa và ơn cứu độ. Một người trí thức có địa vị và có thiện chí. Ông lén đến gặp Chúa vào một buổi tối. Sau đó ông ra đi.

Lần thứ hai (Ga 7,51), khi các thủ lãnh tôn giáo Do Thái muốn giết Ðức Giêsu. Là thành viên của Thượng Hội Đồng, Nicôđêmô phản đối quyết định ấy. Ông nói: "Lề luật của chúng ta có cho phép kết án ai trước khi nghe người ấy và biết người ấy làm gì không?".

Lần thứ ba (Ga 19,39-40), lúc táng xác Ðức Giêsu. Nicôđêmô đến để tẩm liệm thi hài Ðức Giêsu một cách sang trọng như người ta tẩn liệm một vị vua "Ông mang theo chừng một trăm cân mộc dược trộn với trầm hương. Các ông lãnh thi hài Ðức Giêsu, lấy băng vải tẩm thuốc thơm mà quấn, theo tục lệ chôn cất của người Do thái".

Lần thứ nhất Nicôđêmô đến với Ðức Giêsu để thưa chuyện với Ngài, lần thứ hai ông lên tiếng bênh vực Ngài, và lần thứ ba ông tôn kính thi hài của Ngài. Nicôđêmô là hình ảnh minh họa cho hành trình của người tìm đến với ánh sáng: "Ai sống theo sự thật thì đến với ánh sáng".

Giôxếp thành Arimathê

Xuyên suốt Phúc âm không thấy nhắc đến tên ông. Xuyên suốt cuộc đời Chúa, không thấy bóng dáng ông. Ông chỉ xuất hiện trong nghi thức táng xác Chúa, và đựơc cả bốn Phúc âm kể lại.

Theo Matthêu: Chiều đến, có một người giàu sang tới. Ông này là người thành Arimathê, tên là Giôxêp (27,57).

Theo Marcô: Ông là người thành Arimathê, thành viên có thế giá của Hội Đồng, và cũng là người vẫn mong đợi Triều đại của Thiên Chúa. Ông mạnh dạn đến gặp tổng trấn Philatô để xin thi hài Đức Giêsu ( 15,43).

Theo Luca: Khi ấy có một người tên là Giôxếp, thành viên của Thượng Hội Đồng, một người lương thiện, công chính. Ông đã không tán thành quyết định và hành động của Thượng Hội Đồng ( 23,50-51).

Theo Gioan: Ông Giôxếp này là một môn đệ theo Đức Giêsu, nhưng cách kín đáo, vì sợ người Do thái (19,38).

Giôxếp là nhân vật khá đặc biệt. Dựa vào bốn Phúc âm vừa kể, ta thấy ông có những đặc tính:

Là người giàu có.

Là người lương thiện, công chính.

Là thành viên thế giá trong Hội đồng.

Ông mong đợi Triều Đại Thiên Chúa đến.

Ông không tán thành quyết định của Thượng Hội Đồng là giết Chúa.

Ông mạnh dạn xin Philatô cho tháo xác Chúa.

Là người liệm xác Chúa.

Là người cho Chúa mượn mô của chính mình.

Là môn đệ Chúa cách kín đáo vì sợ người Do thái.

Ông chưa bao giờ dám bày tỏ sự thiện cảm của mình khi Đức Giêsu còn sống.

(xin xem thêm: thư gửi ông Giôxêp, Lm Nguyễn Tầm Thường, trong cuốn sách mới xuất bản 2009:Kẻ đi tìm).

Nicôđêmô và Giôxếp là hai môn đệ đặc biệt của Chúa Giêsu. Họ là thành phần trí thức, giàu sang và có địa vị xã hội. Như thế không phải chỉ có những người nghèo, bệnh tật, tội lỗi theo Chúa mà còn có một lớp “quan lại” trí thức là thủ lãnh thế giá trong xã hội.

Cả hai ông đều theo Chúa cách kín đáo. Theo kín đáo vì sợ (Ga 19,38). Sợ mất quyền lợi. Quyền thì cao, lợi thì lớn. Tất cả đều được xây dựng và củng cố bởi cơ chế Do Thái giáo. Cơ chế ấy quá nghiệt ngã. Nó loại trừ để củng cố. Bị loại trừ thì quyền và lợi bay theo mây khói. Ôi, quyền và lợi! Đáng sợ vô cùng!

Thế nhưng, điều lạ lùng nữa là khi Chúa chết, cả hai ông không còn sợ hãi. Ông Giôxếp hạ thi hài Chúa xuống, ông Nicôđêmô mang đến một trăm cân mộc dược trộn với trầm hương, các ông lãnh thi hài Chúa, lấy băng vải tẩm thuốc thơm mà quấn, theo tục lệ chôn cất của người Do thái (Ga 19,39). Hai ông công khai đứng về phía Chúa, chấp nhận mọi mất mát. Hai ông thấy rõ mọi âm mưu đen tối và bẩn thỉu của Thượng tế và Công nghị. Cả hai ông đều thương cảm cái chết oan khiên đau đớn tủi nhục của Chúa. Lương tâm ngay thẳng của người trí thức chân chính không cho phép họ sống hèn. Giôxêp “đã không tán thành quyết định và hành động của Thượng hội đồng”. Sau cái chết của Chúa “Ông đã mạnh dạn đến gặp tổng trấn Philatô để xin thi hài Đức Giêsu”. Ông phải đến với Chúa trong giờ phút thương đau để tạ tội vì đã hơi hèn nhát.

Nicôđêmô và Giôxếp được diễm phúc. Vinh dự như Simon người Cyrênê vác đỡ thập giá giúp Chúa trên đường thương khó.

Nicôđêmô và Giôxếp là hai môn đệ âm thầm sống trong nội bộ những người chống Chúa Giêsu. Người có thiện chí, thiện tâm thì ở trong cơ chế nào, họ cũng là môn đệ của Chúa. (theo Lm Piô Phúc Hậu). Nếu vậy thì có lẽ những trí thức can đảm như Lữ Phương, Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo Cự, Đào Hiếu, Hà Sĩ Phu, Ts Nguyễn Thanh Giang, Luật sư Lê Trần Luật, Tạ Phong Tần… đều là môn đệ của Chúa như Giôxếp và Nicôđêmô!!! Sự sợ hãi làm cho người ta trở nên hèn nhát. Ơn can đảm giúp người trí thức sống đúng lương tâm chân chính.

Giữa cuộc đời cũng như trong mọi hình thái xã hội hôm nay, những Giôxếp và Nicôđêmô hiện diện ở khắp mọi nơi. Rất lặng lẽ. Rất âm thầm. Nhưng rất tích cực che mưa che nắng để hạt giống Tin mừng nảy mầm và lớn lên.

Chúa Giêsu chết và được mai táng trong mồ. Dầu thơm và hương liệu khuếch tán vị ngọt ngào ra khắp vũ trụ. Các phụ nữ im lặng canh thức. Các thiên thần đứng gác bên mộ. Cận vệ đền thờ nghĩ rằng dấu niêm phong của lãnh đạo Do Thái có khả năng thách thức được quyền phép Chúa Giêsu. Nấm mồ bằng đá nặng nề sẽ vỡ tan như vỏ trứng. Nấm mồ lạnh lẽo, chật hẹp, tối tăm sẽ mở tung ra. Như cánh hoa hồng, như đôi môi thắm của nụ cười thiếu nữ, đầy sức sống và bình an. Sự sống mới sẽ xuất hiện ngang qua cái chết.

Tuần Thánh 2009
 
Phêrô và Giuđa
LM. Giuse Nguyễn Hữu An
17:41 06/04/2009
PHÊRÔ VÀ GIUĐA

Sau một đêm thức trắng để cầu nguyện cùng Thiên Chúa, đến sáng Chúa Giêsu kêu các môn đệ lại, chọn lấy mười hai ông gọi là Tông Đồ (Lc 6,12-13). Như thế Phêrô và Giuđa là những môn đệ được Chúa tuyển chọn. Hai ông được chọn không phải để quay lưng để phản bội Thầy mà là được sống, được huấn luyện để trở thành những chứng nhân rao giảng Tin Mừng. Những năm tháng chan chứa tình Thầy trò đẹp làm sao. Cho đến những ngày cuối cùng khi Chúa bước vào cuộc khổ nạn thì hai ông đã từng bước đi dần đến sa ngã thảm thương.

Phêrô và Giuđa đều được kêu gọi để làm Tông đồ. Giữa hai ông không có gì cách biệt. Thế mà trong phút chốc lại có sự phân biệt rõ ràng: một người là Thánh, một người là ma quỷ.

Có lúc, Chúa Giêsu đã xử với hai ông như là quỹ dữ. Người gọi Phêrô là Satan (Mt 18,23; 8,33). Phêrô đã cám dỗ Chúa khi ông cố gắng ngăn cản Người dâng mình làm lễ hiến tế trên Thánh giá.

Ở caphanaum, Chúa cũng gọi Giuđa là quỹ. Chúa đã nói với các môn đệ: Chẳng phải Thầy đã chọn anh em là nhóm mười hai sao ? Thế mà một người trong anh em lại là quỹ (Ga 6,70). Chính "Satan đã nhập vào Giuđa" (Ga 13,27) trong bữa ăn tối sau cùng.

Chúa báo trước cho Phêrô và Giuđa là cả hai sẽ sa ngã. "Đêm nay, tất cả anh em sẽ vấp ngã vì Thầy. Phêrô liền thưa: dẫu tất cả có vấp ngã vì Thầy đi nữa thì con đây cũng chẳng bao giờ vấp ngã. Đức Giêsu bảo ông: Thầy bảo thật anh, nội đêm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh chối Thầy ba lần " (Mt 26,31-34). Lập tức Phêrô phản ứng lại ngay lời cảnh cáo đó. Ông quả quyết: "Dẫu có phải chết vì Thầy, con cũng không chối Thầy" (Mt 26,35). Giuđa cũng được báo trước như thế " Người giơ tay cùng chấm một đĩa với Thầy,đó là kẻ nộp Thầy. " ( Mt 26,23).

Phêrô và Giuđa đã hành động bội phản mà Chúa đã báo trước. Cả bốn Tin Mừng đều tường thuật hoạt cảnh Phêrô chối Thầy. Phêrô đã vấp ngã cách thảm hại trước một đứa đầy tờ gái vô danh tiểu tốt "Tôi không biết cô nói gì …Ông thốt lên những lời độc địa và thề rằng: tôi không biết người ấy"(Mt 26, 69-74). Giuđa bán Thầy giá 30 đồng bạc bằng nụ hôn giả dối, chỉ điểm Thầy mình cho đám đông đến bắt bớ ( Mt 26,47-51).

Chúa Giêsu đã cố gắng cứu hai ông ra khỏi cảnh yếu hèn của họ. "Chúa quay lại nhìn Phêrô" ( Lc 22,61). Chúa gọi Giuđa là bạn " Này bạn, bạn đến đây làm gì thì cứ làm đi" ( Mt 26,50) và để cho Giuđa hôn mình " Giuđa ơi, anh dùng cái hôn mà nộp Con Người sao ?" ( Lc 22.48). Chúa nhìn Phêrô và nói với Giuđa. Như thế Chúa dùng nghĩa cử bằng mắt đối với ông này, bằng miệng đối với ông kia.

Cả hai ông đều hối tiếc về lỗi lầm của mình, nhưng mỗi người mỗi cách, khác nhau vô cùng !

- " Phêrô ra ngoài khóc lóc thảm thiết" ( Lc 22,62)

- "Bấy giờ, Giuđa kẻ đã nộp Người,thấy Người bị kết án thì hối hận.Hắn đem ba mươi đồng bạc trả lại cho các Thượng tế và Kỳ mục mà nói: "Tôi đã phạm tội nộp người vô tội,khiến Người phải chết oan !" nhưng họ đáp: "Can gì đến chúng tôi.Mặc kệ anh !".Giuđa ném số bạc vào Đền Thờ rồi lui ra và đi thắt cổ" ( Mt 27,3-5).

Giuđa đã phản bội Chúa. Phêrô đã chối Chúa. Cả hai đều đánh mất tình con cái. Giuđa không còn tiếp tục tin tưởng mình vẫn là con của Chúa nên đã thắt cổ tự vẫn. Phêrô khi ở giữa sự tuyệt vọng đã muốn nối lại mối tình đó nên thống hối với những giọt lệ ăn năn.

Phêrô hối hận vì yêu Chúa. Giuđa thì chỉ vì yêu mình. Giuđa đã nhận biết mình nộp máu"Người vô tội" nhưng ông không muốn ngụp lặn trong Máu Vô Tội ấy để tìm lại sự trong trắng. Phêrô cũng biết mình có tội nhưng lại muốn mình được cứu rỗi. Giuđa chọn cái chết. Phêrô chọn sự sống. Sau này Thánh Phaolô đã giải thích lòng sám hối vì yêu Chúa và sự hối hận vì ích kỷ, sự khác biệt trong thái độ sám hối của Phêrô và của Giuđa " Ưu phiền theo ý Thiên Chúa làm cho chúng ta hối cải để được cứu độ: đó là điều không bao giờ phải hối tiếc; còn ưu phiền theo kiểu thế gian thì gây ra sự chết" ( 2Cor 7,10).

Cả hai môn đệ đã được sống với Chúa những năm tháng tuyệt vời. Họ được nghe Chúa nói, được chứng kiến việc Chúa làm, được Chúa sai đi rao giảng Tin mừng Nước Trời, được làm chứng nhân cho Chúa. Bỏ lại tất cả mọi sự để theo tiếng gọi Chúa Giêsu không chút do dự, hai ông đã sống ba năm trời bên cạnh Thầy Chí Thánh. Thế mà tại sao một ông lại đứng đầu sổ các Tông Đồ, một ông lại đội sổ? Bởi lẽ Phêrô yêu Chúa, còn Giuđa chỉ vì yêu mình.

Sự khiêm hạ và lòng sám hối sâu xa của Phêrô được khởi đi từ lòng mến. Sau khi sống lại, Chúa Phục sinh đã hỏi Phêrô đến ba lần câu hỏi: "Con có yêu mến Thầy không ?" (Ga 21,15-17). Phêrô xác định cả ba lần càng về cuối càng cương quyết hơn. Ba lần chối Chúa đi từ chối nhẹ đến chối nặng thì hôm nay ba lần xác định tình yêu từ nông đến sâu. Ba lời xác định là bình minh rữa tội quá khứ. Sau ba lần Phêrô đáp lại, Chúa giao phó sứ mạng lớn lao: "Hãy chăn dắt đàn chiên của Thầy"(Ga21,17). Cuối cùng Chúa nói với Phêrô: "Hãy theo Thầy" (Ga 21,19). Phêrô chỉ chờ đợi lời mời gọi đó và lập tức lên đường theo Chúa, viết nên những trang sử hào hùng, những thiên anh hùng ca cho Giáo Hội buổi đầu.

Nhìn cuộc đời Phệrô, ta thấy một điều rất rõ là trong trái tim ông lúc nào cũng yêu Chúa. Ông để Chúa mắng mà không bao giờ giận Chúa. Ngay khi Chúa bảo ông là Satan ông cũng không giận. Cả khi vì sợ hãi yếu đuối mà chối Chúa ông vẫn yêu mến Chúa. Không vì tội lỗi hay yếu đuối mà Chúa bỏ ông, chính tình yêu chân thành trong tâm hồn ông làm Chúa giữ ông lại và trao phó đàn chiên của Chúa. Thánh Phêrô làm chúng ta xúc động vì ngài là một vị thánh rất người. Sa ngã nhưng can đảm đứng lên và tin yêu bước tới.

Lạy Chúa Giêsu,

Nghĩ về Giuđa, con càng xét mình kỹ càng hơn. Không ai bỗng dưng mà phản bội. Giuđa không thay trắng đổi đen đầu hôm sớm mai. Giuđa bước dần đến hố thẳm từng bước một. Tham lam tiền bạc đã đưa lối phản bội. Giuđa chọn con đường tuyệt vọng. Điều đó làm con xót xa. Giuđa có hối hận, thế mà dẫn tới ngõ cụt vì Giuđa không còn gắn bó với Chúa, không tin vào tình thương của Chúa. Giuđa chỉ loay hoay với gánh tội nặng nề đi đến tuyệt vọng.

Nhưng lạy Chúa, biết đâu trong một tích tắc khi treo cổ, Giuđa đã kịp loé lên một tia ý thức và tâm tình tin cậy vào Chúa. Chỉ cần một điều kiện tối thiểu như thế cũng đủ để Giuđa được Chúa cứu vớt như Chúa đã cứu tên cướp cùng bị đóng đinh vào giờ phút chót biết thật tình sám hối ăn năn. Con cũng hy vọng là như thế.

Lạy Chúa Giêsu,

Khi suy ngắm cuộc khổ nạn của Chúa, con thấy mình có nét giống Phêrô. Tự hào về tình yêu của mình đối với Chúa. Dễ dàng chối Chúa trước một đứa đầy tớ. Tiếng gà gáy khiến Phêrô bừng tỉnh. Ánh mắt yêu thương của Chúa khiến Phêrô òa khóc. Trong tâm hồn Phêrô luôn có một tình yêu thiết tha với Chúa.

Xin Chúa cho con có tình yêu chân thành với Chúa. Nếu con có vấp ngã, xin Chúa thức tỉnh con như Chúa đã thức tỉnh ký ức của Phêrô bằng tiếng gà gáy, bằng ánh mắt nhân từ. Điều tinh tế trong lời Phúc Âm là không phải gà gáy làm Phêrô khóc mà là cái nhìn của Chúa. Phêrô không khóc vì tiếng gà. Phêrô khóc thảm thiết vì cái nhìn của Chúa. Tiếng gà gáy chỉ là mốc thời gian như cánh lá rơi nhắc nhở con người cuối đời của một tàn thu. Chính cái nhìn của Chúa mới cho con lòng xót thương và ân sủng. Xin cho con đi tìm cái nhìn của Chúa bằng cách để Chúa nhìn con. Chúa nhìn con bằng ánh mắt yêu thương, cảm thông, tha thứ. Con can đảm đứng lên, sám hối, trở về trong tình yêu của Chúa. Sự sống, ân sủng của Chúa lại tiếp tục trao ban cho con. Amen.
 
Con đường kỳ lạ
LM. Phêrô Hồng Phúc
17:59 06/04/2009
CON ĐƯỜNG KỲ LẠ

Hành trình Giêrusalem đi Emmaus chỉ vỏn vẹn trong quãng đường chừng mười một cây số, hai môn đệ từ Giêrusalem trở về quê nhà Emmaus chỉ là một chuyện bình thường giữa muôn ngàn những chuyện bình thường. Nhưng con đường đó đã trở nên con đường độc đạo duy nhất diễn tả được đầy đủ những nẻo đường của nhân loại chúng ta. Tất cả câu chuyện trở nên quan trọng do nhân vật thứ ba xuất hiện. Người mà hai môn đệ gọi là khách hành hương duy nhất trú ngụ tại Giêrusalem mà không biết những chuyện đã xảy ra trong thành mấy ngày qua. Sở dĩ hai môn đệ không nhận ra Đức Giêsu Kitô đồng hành với mình là vì “Mắt họ bị che phủ nên không nhận ra Người”(Lc 24,16).

Từ lúc người đồng hành thứ ba xuất hiện, con đường thất vọng từ Giêrusalem đi Emmaus đã trở thành con đường của Kinh Thánh, bắt đầu từ Môisê và tất cả các ngôn sứ quy chiếu về Đức Giêsu Kitô. Một Đức Giêsu Kitô phải qua khổ hình, sự chết mới vào trong vinh quang của Ngài. Hai môn đệ đi từ não nề thất vọng, sợ hãi và lạnh lùng trở nên bừng cháy trong lòng vì Lời Kinh Thánh. Họ bắt đầu nhận ra một chân lý tiềm ẩn: “Nhờ Thập giá tới vinh quang” họ khám phá ra những ứng nghiệm lời các tiên tri nói về Đấng Messia được hội tụ trong con người Giêsu Nazareth. Họ hồi tưởng những biến cố xảy ra tại Giêrusalem đã được chính Đức Giêsu Kitô tiên báo trước. Chỉ khi ấy họ mới bắt đầu tỉnh ngộ và chặng đường Thánh Kinh được dẫn đến chặng đường gặp gỡ giữa con người với con người.

Ở chặng đường gặp gỡ này họ đã sớm đi tới tình hiệp thông chia sẻ khi cùng dùng bữa với khách bộ hành thứ ba. Bằng cử chỉ thân mật và hơn nữa, là động thái hiến tế, người khách bộ hành này đã cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho họ. Họ đã sững sờ đến kinh ngạc nhận ra cử chỉ trao ban chính mìmh Chúa Giêsu trong bữa Tiệc ly. Đến đây thì mắt họ sáng ra và nhận ra Người – Đức Giêsu Kitô đã Phục Sinh.

Điều kỳ diệu gì đã xảy ra?

Chặng đường từ Giêrusalem đi Emmaus là chặng đường thất vọng thì chặng đường Emmaus về Giêrusalem lại trở thành chặng đường hy vọng. Trên đường đi người ta nói về sự chết, đường trở về, người ta nói về sự sống, và chính họ trở thành chứng nhân về những điều ấy. Như vậy một chặng đường mười một cây số đã bao hàm những chặng đường từ đau khổ, sự chết tới hiệp thông hiến tế và kết thúc bằng loan báo Tin mừng Phục sinh.

Người Kitô hữu hôm nay cũng hành trình tương tự. Khởi đi từ đau khổ và nhiều thất vọng, mắt họ bị chính những đau khổ thất vọng ấy che phủ nên không nhận ra Chúa đang đồng hành với mình. Phải nhờ qua tình hiệp thông chia sẻ và đặc biệt trong sức sống Lời Chúa, họ khám phá ra một Đức Giêsu Kitô đang đồng hành như thánh Phaolô đã diễn tả: “Tôi sống nhưng không còn là tôi sống mà là Chúa Kitô sống trong tôi” Khi đó họ cũng nhận ra một sứ mạng quan trọng là phải trở về Giêrusalem loan báo Tin Mừng Chúa Kitô Phục Sinh. Có cảm nghiệm từ bên trong, từ chính trong đau khổ não nề của mình thì chặng đường Phục Sinh mới ý nghĩa và thấm thía. Tới đó, sứ mệnh của người Kitô hữu được Giáo hội gồm tóm trong thánh lễ bằng lời tuyên xưng ngay sau khi truyền phép Mình Máu Thánh Chúa: “Lạy Chúa, chúng con loan truyền Chúa chịu chết và tuyên xưng Chúa sống lại cho tới khi Chúa đến”.

Có một tu sĩ muốn vẽ chân dung Chúa Giêsu, ông rảo khắp nơi tìm người mẫu thích hợp. Chẳng có người nào trên trần gian này hoàn toàn giống Chúa, và ông đi tới kết luận: khuôn mặt Chúa Giêsu phải là tổng hợp mọi nét của con người.

Bởi đó, thay vì chọn người mẫu, ông đã thu góp tất cả những nét đẹp của mọi khuôn mặt mà ông bắt gặp. Gặp các trẻ em, ông góp được nét đơn sơ. Từ bé gái ca hát nô đùa, ông gặp nét vui tươi trong cuộc sống. Nơi một người đàn ông lực lưỡng đang gồng gánh, ông tìm ra được nét sức mạnh của con người.

Nhưng chân dung Chúa không chỉ có nét hùng, nét đẹp, mà còn phải có một nét gì khác nữa. Mỗi người một vẻ, nhà hoạ sĩ cố gắng đưa tất cả vào chân dung Chúa Giêsu. Nhưng ông vẫn chưa hài lòng, vì ông thấy trên khuôn mặt Chúa vẫn còn thiếu nét nào đó mà ông chưa xác định được.

Ngày kia, ông vào một khu rừng ông chợt thấy một người che mặt bỏ chạy, ông chạy theo và khám phá ra đấy là một người phong cùi. Ánh sáng bỗng loé lên trong ông, thì ra điều còn thiếu trên khuôn mặt của Chúa Giêsu, đó là mầu nhiệm. Với ý nghĩa đó, ông lấy cọ vẽ lên khung vải trắng khuôn mặt Chúa Giêsu.

Khi tác phẩm được hoàn thành, tất cả những ai đã cung cấp cho hoạ sĩ một nét riêng của mình đều hớn hở đến để nhìn ngắm nét ấy trên gương mặt Chúa. thế nhưng họ chỉ nhìn thấy một tấm vải trắng che phủ khuôn mặt. Trước sự ngạc nhiên và thắc mắc của mọi người, hoạ sĩ điềm nhiên giải thích: Mãi mãi Chúa Giêsu vẫn là một mầu nhiệm. Mầu nhiệm ấy luôn mời gọi con người tuyên xưng bằng tất cả niềm tin và cuộc sống của mình.

Hành trình rời rã Emmaus
Trở thành liên đới trao nhau tình người.
Giêsu hiện đến diệu vời
Hai môn đệ bỗng mắt ngời sáng lên.
Emmaus về lại Sa-lem
Trở thành nhân chứng vội đem Tin Mừng
Chúa nay sống lại sáng bừng
Con đường kỳ lạ – CON ĐƯỜNG PHỤC SINH.
 
Bài thuyết trình nói với các sinh viên Công Giáo tại Thái Hà nhân ngày Lễ Lá
Linh mục Giuse Nguyễn Thể Hiện C.Ss.R
19:22 06/04/2009
BÀI THUYẾT TRÌNH NÓI VỚI CÁC SINH VIÊN CÔNG GIÁO TẠI THÁI HÀ NGÀY LỄ LÁ 2009

Kính thưa các bạn sinh viên,

Chúng ta quy tụ nhau ở Thái Hà hôm nay trong xác tín về sức mạnh của ơn cứu độ mà Thiên Chúa ban cho chúng ta trong Đức Kitô chết và phục sinh. Cùng với xác tín căn bản đó, chúng ta ý thức một cách mạnh mẽ về sứ mạng của chúng ta, các trí thức trẻ Công Giáo Việt Nam, trong công cuộc phục vụ ơn cứu độ cho mình, cho gia đình mình và cho xã hội mình đang sống.

Thật là ý nghĩa khi chúng ta gặp gỡ nhau trong ngày khai mạc Tuần Thánh trong Năm Thánh Thái Hà này. Những cử hành phụng vụ của Hội Thánh trong Tuần Thánh này, nhất là trong Tam Nhật Thánh, sẽ tập trung trên một biến cố căn bản và vô cùng phong phú: biến cố Đức Kitô chết và Phục Sinh vì ơn cứu độ của nhân loại. Vì thế, trong bài trình bày này, tôi kính mời các bạn suy tư về ơn cứu độ và về việc sống ơn cứu độ trong cuộc sống của chúng ta, những trí thức của Đất Nước và của Hội Thánh hôm nay.

Kính thưa các bạn,

Đối với nhiều người, ơn cứu độ là một khái niệm xa lạ, hay ít nhất thì cũng có vẻ chẳng mấy ăn nhập với cuộc sống thường nhật của chúng ta, và càng ít có vẻ dính dự đến cộng việc học hành của các bạn tại môi trường đại học. Nhưng thực ra, ơn cứu độ là một thực tại có liên hệ đến mọi khía cạnh của cuộc sống chúng ta, kể cả việc học hành – nghiên cứu.

Có thể diễn tả khái niệm ơn cứu độ theo ba khía cạnh:

- Khía cạnh thứ nhất: ơn cứu độ chính là sự giải thoát khỏi sự dữ căn bản, sự dữ đời đời, sự dữ thiêng liêng, tức là sự giải thoát khỏi tội lỗi và đưa vào sự sống vĩnh cửu. Tội lỗi ở đây là tội lỗi cá nhân, tội lỗi tập thể, tội lỗi cơ cấu. Tội lỗi làm cho con người xa cách Thiên Chúa và rơi vào sự chết muôn đời. Thiên Chúa cứu độ chúng ta là Người giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và sự chết ấy. Và Người cho chúng ta được phục vụ mầu nhiệm ấy.

Chúng ta biết rằng mọi người đều là tội nhân, nhưng chúng ta còn ý thức sâu xa hơn nữa rằng tất cả mọi người đều đã được tuyển chọn, được cứu độ và được thâu họp vào trong Đức Kitô: “Những ai Thiên Chúa đã biết từ trước thì Người cũng tiền định cho họ nên đồng hình đồng dạng với Con của Người, để Con của Người làm trưởng tử giữa một đàn em đông đảo. Những ai Thiên Chúa đã tiền định thì Người cũng kêu gọi; những ai Người đã kêu gọi, thì Người cũng làm cho nên công chính; những ai Người đã làm cho nên công chính, thì Người cũng cho hưởng phúc vinh quang” (Rm 8,29-30).

Là Kitô hữu, chúng ta được mời gọi ý thức về thực tại của ơn cứu độ đó, và hơn nữa, chúng ta được trao ban sứ vụ phục vụ ơn cứu độ đó. Ở giữa nhân loại, chúng ta được mời gọi trở nên những tôi tớ khiêm hạ và can trường của Tin Mừng, trong sự tuân phục quyền bính Hội Thánh. Chúng ta có sứ mạng loan báo ơn cứu độ, sứ mạng long trọng làm chứng cho Tin Mừng về ân sủng của Thiên Chúa, như thánh Phaolô đã nói: “Mạng sống tôi, tôi coi thật chẳng đáng giá gì, miễn sao tôi chạy hết chặng đường, chu toàn công việc phục vụ tôi đã nhận từ Chúa Giêsu, là long trọng làm chứng cho Tin Mừng về ân sủng của Thiên Chúa” (Cv 20,24). Loan báo Tin Mừng về ân sủng của Thiên Chúa chính là cao rao ơn cao cả mà Thiên Chúa ban cho toàn thể nhân loại.

Chúng ta được mời gọi, ngay trong môi trường đại học, làm chứng cho thực tại cứu độ đó, bằng sự hiện diện, bằng cuộc sống thánh thiện và bằng việc sử dụng đúng đắn lý trí lành mạnh để truy tầm chân lý.

- Khía cạnh thứ hai của ơn cứu độ: ơn cứu độ đạt thấu con người toàn diện, kiện toàn và thăng hoa mọi giá trị nhân bản, hầu thâu họp vạn vật vào trong Đức Kitô (x. Ep 1,10; 1Cr 3,23) và đem tất cả đến cùng đích là trời mới đất mới (x. Kh 21,1).

Nếu khía cạnh thứ nhất nhấn mạnh đến chiều kích thiêng liêng của ơn cứu độ, thì khía cạnh thứ hai này thuộc về chiều kích nhân bản và xã hội của thực tại cứu độ. Và đây là khía cạnh tích cực trong chiều kích nhân bản và xã hội của thực tại cứu độ. Thánh Công Đồng Vaticanô II viết: “Ngôi Lời Thiên Chúa, Đấng mà nhờ Người muôn vật được tạo thành, đã nhập thể và đến sống trên trái đất con người. Là con người hoàn hảo, Người đã đi vào lịch sử thế giới, đảm nhận và thâu kết lịch sử ấy nơi Người (x. Ep 1,10)… Đức Kitô được tôn làm Chúa khi sống lại và được lãnh nhận toàn quyền thống trị trên trời dưới đất; từ nay, Người hoạt động trong lòng con người nhờ quyền năng Thánh Thần của Người, không những bằng cách khơi dậy những khát vọng đời sau, nhưng còn từ những khát vọng đó cổ võ, tinh luyện và củng cố những ước vọng quảng đại thúc đẩy gia đình nhân loại biến cải cuộc sống mình trở nên nhân đạo hơn và quy phục trái đất về cùng đích ấy” (GS số 38).

Hơn ai hết, các bạn được mời gọi ý thức cách đặc biệt về vai trò của mình trong công cuộc phục vụ khía cạnh thứ hai này của ơn cứu độ. Bằng những học hỏi và nghiên cứu của mình, các sinh viên Công Giáo phải tích cực góp phần mình vào công cuộc kiện toàn và thăng hoa mọi giá trị nhân bản. Chúng ta được mời gọi đóng góp phần trí tuệ và những hoạt động học hỏi – nghiên cứu của mình để làm cho thế giới chúng ta đang sống trở nên nhân bản hơn, phát triển hơn, tốt đẹp hơn. Đức Kitô sẽ thâu họp mọi sự trong Người và đem tất cả vào trời mới đất mới. Việc học tập và nghiên cứu của các bạn, trong Đức Kitô, chính là công việc phục vụ ơn cứu độ. Đức Kitô đã chết và sống lại vì ơn cứu độ ấy, và các bạn có nhiệm vụ cùng với Người cổ võ, tinh luyện và củng cố những ước vọng quảng đại thúc đẩy gia đình nhân loại biến cải cuộc sống mình trở nên nhân đạo hơn và quy phục thế giới về cùng đích là trời mới đất mới.

Vì thế, việc học tập và nghiên cứu của các bạn thực sự mang bản chất thừa sai và tông đồ.

- Khía cạnh thứ ba của ơn cứu độ: Thiên Chúa giải phóng người nghèo và người bị áp bức khỏi những thế lực làm tha hoá họ. Đây là khía cạnh tiêu cực trong chiều kích nhân bản và xã hội của thực tại cứu độ. Chính Đức Kitô đã khẳng định rằng rao giảng Tin Mừng giải thoát cho người nghèo là dấu chỉ của sứ vụ Thiên Sai (Lc 4,18: Thần Khí Đức Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu cho tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, cho người bị áp bức được giải oan), và Người tự đồng hoá mình với những con người nghèo hèn ấy.

Sứ mạng loan báo Tin Mừng cho người nghèo bao gồm việc giải phóng và cứu độ con người toàn diện. Nhiệm vụ phục vụ Tin Mừng đòi buộc chúng ta phải công nhiên loan báo Tin Mừng cứu độ, liên đới với người nghèo, thăng tiến các quyền cơn bản của họ trong công bằng và tự do, bằng cách cống hiến cho họ những phương tiện vừa phù hợp với Tin Mừng vừa hữu hiệu. Chúng ta là những sinh viên Công Giáo, nên chúng ta không có quyền bỏ qua tiếng kêu của người nghèo và những kẻ bị bóc lột, nhưng có nghĩa vụ tìm phương cách giúp họ bằng chính sức mình vượt qua những tai ương dồn dập trên họ. Đó là một trong những yếu tố chủ chốt của Tin Mừng trong công cuộc phục vụ xã hội của chúng ta. Chúng ta phải chứng tỏ mình thực sự liên đới với người nghèo và trở nên dấu chỉ cho niềm hy vọng của họ. Chúng ta, trong tư cách những người có ăn học, được mời gọi nhạy cảm trước cảnh nghèo của thế giới và trước các vấn đề xã hội trầm trọng đang làm cho hầu hết mọi người trên thế giới phải bận tâm. Mọi thứ nghèo khổ (vật chất, tinh thần, tâm linh) đều mời gọi lòng nhiệt thành tông đồ của chúng ta. Khát vọng chính đáng của người nghèo cũng chính là khát vọng của chúng ta.

Chống lại những bất công và những thế lực làm tha hoá con người, đó là một trong những nhiệm vụ chính yếu của các đồ đệ của Chúa Kitô. Hoà mình vào dòng người đi tìm công lý và phản đối bất công, liên đới với người nghèo, thăng tiến các quyền căn bản của người nghèo trong công bằng và tự do, cống hiến cho xã hội những phương tiện hữu hiệu để làm cho những người bị áp bức được thoát khỏi những thế lực làm tha hoá họ…, những điều đó thực sự mang tính chất tông đồ và thừa sai, nếu chúng ta thực hiện trong ý thức về thực tại cứu độ mà Đức Kitô đã mang lại cho chúng ta bằng giá máu của Người.

Kính thưa các bạn,

Mỗi người trong chúng ta đều được mời gọi cùng với Đức Kitô đi vào cuộc vượt qua của Người. Cuộc vượt qua ấy nhằm mục đích cứu độ nhân loại, tức là cứu độ chúng ta. Ơn cứu độ là một thực tại toàn diện, đạt thấu con người toàn diện, như Kinh Thánh và giáo huấn của Hội Thánh dạy chúng ta. Phủ nhận hoặc thờ ơ với bất cứ chiều kích nào trong ba chiều kích nói trên của ơn cứu độ, cũng là phủ nhận tính cách toàn diện đó của ơn cứu độ.

Tất nhiên, mỗi người chúng ta được trao phó một ơn gọi riêng, và mỗi người được mời gọi tham dự vào các khía cạnh đó của thực tại cứu độ một cách khác nhau. Nếu bạn là người tu hành, có lẽ bạn được mời gọi chú tâm nhiều hơn đến khía cạnh thứ nhất (khía cạnh thiêng liêng) của thực tại cứu độ. Nếu bạn là một sinh viên Công Giáo không theo đuổi ơn gọi tu hành, có lẽ bạn sẽ dấn thân nhiều hơn trong chiều kích nhân bản và xã hội của thực tại cứu độ. Vấn đề là chúng ta sống hết mình với lời mời gọi Thiên Chúa dành cho ta, và sống lời mời gọi đó trong sự hiệp thông hữu hiệu và thực chất với tất cả Hội Thánh.

Tuần Thánh mà chúng ta khai mạc hôm nay chính là một thời điểm của ân sủng, trong đó chúng ta, các sinh viên Công Giáo, được mời gọi ý thức một cách sâu xa hơn về thực tại cứu độ do Máu châu báu của Chúa Kitô mang lại. Các bạn hãy sống Tuần Thánh này bằng tất cả con người thực của mình, với trái tim và khối óc Việt Nam của mình.

Thưa các bạn,

Hội Thánh đang kỳ vọng rất nhiều nơi các bạn. Các bạn hãy cùng với toàn thể Hội Thánh làm chứng cho ơn cứu độ đạt thấu con người toàn diện.

Đất Nước đang mong đợi rất nhiều nơi nhiệt huyết và tri thức của các bạn. Các bạn hãy chung tay làm cho Tổ Quốc chúng ta được thịnh vượng, có công lý và dám ngẩng cao đầu bất khuất hào hùng với một hào khí Việt Nam vĩ đại.

Xin cảm ơn các bạn đã lắng nghe lời phát biểu của tôi.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Benedict XVI nói tình yêu ấn định hành trình của con người
Bùi Hữu Thư
03:49 06/04/2009

Đức Thánh Cha Benedict XVI nói tình yêu ấn định hành trình của con người



Khẳng định Thập Giá Chúa Kitô là chìa khóa cho thành công và hòa bình

VATICAN, ngày 5 tháng 4, 2009
(Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI khẳng định rằng tình yêu, một quà tặng chính thân mình của Chúa Kitô trên Thập Giá, đem lại ý nghiã cho đời sống, và nếu thiếu tình yêu chỉ mang đến sự trống rỗng và buồn chán.

Đức Thánh Cha nói như vậy trong bài giảng hôm nay, Chúa Nhật Lễ Lá tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Ngài làm phép các cành lá gồi và ôliu và chủ tế nghi thức phụng vụ.

Đức Thánh Cha giải thích rằng Đức Giêsu, vị Vua bước vào Giêrusalem trong một cuộc rước vinh hiển, đã đến để giới thiệu một loại Vương Quốc mới.

Ngài nói, “Vương Quốc này phải đi qua thập giá, vì Chúa Giêsu tự hiến thân mình trọn vẹn, Người có thể là Đấng Phục Sinh thuộc về tất cả mọi người và tự làm cho mình hiện diện với tất cả mọi người."

Ngài tiếp: "Việc hoàn vũ hóa bao gồm mầu nhiệm thánh giá – sự vượt thắng chính chúng ta, và vâng phục lời phổ quát của Chúa Giêsu Kitô trong Giáo Hội Hoàn Vũ.

"Hoàn vũ hóa luôn luôn là một sự vượt thắng chính chúng ta, một sự từ bỏ một cái gì chúng ta sở hữu. Hoàn vũ hóa và thập giá đi đôi với nhau. Chỉ có cách này mới tạo dựng được hòa bình."

Quên mình

Đức Thánh Cha Benedict XVI khẳng định: "Kẻ nào muốn có đời sống cho riêng mình, chỉ biết sống ích kỷ, trục lợi tất cả mọi sự cho mình và lợi dụng tất cả mọi cơ hội – đây là kẻ sẽ mất đời sống.

"Đời sống đó trở nên nhàm chán và trống rỗng. Chỉ khi từ bỏ mình, chỉ trong quà tặng nhưng không của cái ‘Tôi’ thay cho cái ‘Tha nhân’, chỉ khi nói “Vâng’ cho đời sống cao cả, chính là đời sống của Thiên Chúa, thì đời sống của chúng ta mới trở nên sung mãn và lớn mạnh hơn."

Ngài tiếp: "Tình yêu, thật vậy, có nghiã là bỏ lại cái tôi ở đằng sau, tự cho mình đi, không muốn giữ gì cho riêng mình, nhưng được giải thoát khỏi chính mình: không tự lo lắng cho thân mình – không lo những gì sẽ xẩy đến cho mình – nhưng chỉ nhìn về phiá trước, nhìn về người khác – về Thiên Chúa và những ai Thiên Chúa đã gửi gấm cho mình.

"Chính nguyên lý tình yêu này ấn định hành trình của con người, một lần nữa tình yêu tương đương với mầu nhiệm thập giá, với mầu nhiệm của cái chết và sự sống lại mà chúng ta được gặp gỡ trong Đức Kitô."

Đức Thánh Cha nhấn mạnh lời “Xin Vâng” với Thiên Chúa phải được lập lại hàng ngày, nhất là khi “chúng ta chỉ muốn nắm giữ lấy cái 'Tôi.’" Ngài tiếp, “Không có cuộc sống nào thành công mà không đòi hỏi phải hy sinh."

Câu nguyện chân thật

Ngài khẳng định, mặc dầu khó khăn, chúng ta có thể cầu nguyện như Chúa Giêsu, khi “Người cảm thấy bị thôi thúc để xin được tha cho khỏi phải chịu đựng nỗi kinh hoàng của cuộc khổ nạn."

Đức Thánh Cha tiếp: “Trước mặt Thiên Chúa, chúng ta không được lẩn trốn trong các lời cầu xin sốt mến xuông, trong một thế giới nhiều sự giả hình. Cầu nguyện cũng có nghiã là cùng đấu tranh với Thiên Chúa."

Ngài nói, "Cuối cùng, vinh quang của Chúa, Thánh Ý Người sẽ luôn luôn quan trọng hơn và chân chính hơn tư tưởng và ý muốn của tôi."

Đức Thánh Cha tiếp: "Và đây là điều thiết yếu trong kinh nguyện và trong đời sống chúng ta: là hiểu biết trật tự đúng đắn của thực tại, là chấp nhận trong tim; hiểu rằng Thánh Ý Chúa là chân lý và là tình yêu; hiểu rằng đời sống tôi sẽ là một đời sống tốt đẹp nếu tôi biết học cách tuân theo trật tự này.

"Đời sống, cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu đảm bảo rằng chúng ta có thể trông cậy hoàn toàn vào Chúa. Chỉ theo cách này thì vương quốc của Người mới có thể được thể hiện."
 
Linh mục Dòng Tên người Pakistan đầu tiên được phong chức
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
17:01 06/04/2009
Lahore (AsiaNews / UCAN) – Hôm 28/3, tại Nhà thờ chánh tòa Thánh Tâm ở Lahore, tu sĩ Dòng Tên người Pakistan đầu tiên đã được phong chức linh mục, đó là Cha Imran John, 33 tuổi. Khoảng 40 linh mục giáo phận và thuộc Dòng Tên tham dự lễ phong chức của tân linh mục, do Đức Tổng Giám Mục Lawrence John Saldanha của Lahore chủ phong. Trong bài giảng Đức Tổng Giám Mục cho hay trong năm nay Giáo Hội Pakistan có thể sẽ phong chức cho 20 tân linh mục.

Cha Renato Zeechin, Bề trên nhà của Dòng cho hay tân linh mục là quà tặng của Giáo hội địa phương dành cho Dòng Tên: "ngài có thể là tấm gương tốt trong cộng đoàn bằng cách hỗ trợ đoàn sủng của chúng tôi, chủ yếu trong lĩnh vực giáo dục, giáo lý và đối thoại liên tôn".

Các linh mục Dòng Tên đến Lahore vào thế kỷ 16, theo lời mời của vua Akbar, người đã mang họ đến từ thuộc địa Goa của người Bồ Đào Nha. Vị hoàng đế cho phép các nhà truyền giáo xây dựng một nhà thờ, và ban hành một tuyên bố công nhận sự tự do của tất cả mọi người cải đạo sang Kitô giáo. Sau khi triều đại của Akbar kết thúc năm 1605, nhà thờ được xây dựng tại Lahore đã bị phá hủy. Hội truyền giáo bị đóng cửa và các tu sĩ Dòng Tên phải rời khỏi Pakistan. Nhà dòng chỉ được quay lại vào năm 1961, với cơ quan Loyola Hall ở Lahore, một trung tâm huấn luyện và nhà tịnh tu.

Ngày nay, Dòng Tên ở Pakistan có 500 thành viên, bao gồm các nữ tu và các ứng sinh, và điều hành hai trường trung học ở thành phố Lahore phục vụ cho khoảng một ngàn học sinh. Chỉ có ba linh mục, bao gồm cả Cha John mới được phong chức, cộng với ba ứng viên nữa đang được đào tạo.

Cha bề trên Zeechin cho hay: "Chuẩn bị cho những người trẻ là cả một thách đố. Hầu hết họ đều rời bỏ sau khi có được sự giáo dục và đào tạo cao hơn ở nước ngoài". Bản thân Cha John thuộc nhóm 15 ứng viên bắt đầu theo chương trình huấn luyện vào năm 1995, nhưng chỉ duy nhất mình ngài được phong chức. Ngài cho hay: "Một đời sống cầu nguyện mạnh mẽ sẽ giúp sức mạnh cho tôi trong suốt chương trình huấn luyện lâu dài".
 
Đức Thánh Cha chia buồn thuyền nhân đắm tàu và nạn nhân các vụ mìn nổ
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
17:03 06/04/2009
Vatican (AsiaNews) – Khi đọc Kinh Truyền Tin lúc kết thúc Thánh Lễ Chúa Nhật Lễ Lá tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã đưa ra lời chào mừng đến các đại diện Ngày Giới Trẻ Thế Giới Trẻ và nhấn mạnh đến hai vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến cộng đồng quốc tế: việc sử dụng mìn giết người và thảm kịch người tị nạn Phi Châu chết đuối trong những ngày gần đây ở Địa Trung Hải.

Đức Thánh Cha nhắc rằng ngày 4 tháng Tư là ngày kỷ niệm lần thứ tư Ngày Liên Hiệp Quốc Nhận thức về Mìn. Gần đây, Liên Hiệp Quốc cũng đã bắt đầu ký kết Hiệp Định về Cấm Bom Chùm. Ngài cho hay: "Tôi khuyến khích tất cả các quốc gia chưa ký kết hãy đừng trì hoãn ký kết vào những công cụ quan trọng này của luật nhân đạo quốc tế mà Tòa Thánh đã luôn luôn đưa ra sự ủng hộ. Tôi cũng bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với bất kỳ giải pháp nào nhằm đảm bảo sự hỗ trợ cần thiết cho các nạn nhân của những loại vũ khí tàn phá này".

Một lời kêu gọi khác cũng được Đức Thánh Tha đưa ra bằng cách "hết sức đau buồn về những anh chị em Châu Phi chúng ta, những thuyền nhân một vài ngày trước đây thiệt mạng ở Địa Trung Hải trong khi họ đang tìm cách để đến Âu Châu". Hôm 03 tháng Ba, các chiếc thuyền chở đầy hàng trăm người tị nạn từ Libya bị đắm, làm chết đuối ít nhất 300 người. Đức Thánh Cha kêu gọi: "Chúng ta không thể cam chịu những thảm kịch như thế, mà rất tiếc là đã lặp đi lặp lại vài lần! Các chiều kích của hiện tượng làm cho nó ngày càng cấp bách để thực hiện các chiến lược phối hợp giữa Liên Minh Âu Châu và các nước Phi Châu, cũng như thông qua các biện pháp nhân đạo đầy đủ để ngăn chặn những người di cư từ những loại buôn người bất hợp pháp vô liêm sĩ như thế. Trong khi tôi cầu nguyện cho các nạn nhân, mà Chúa có thể chào đón họ vào bình an của ngài, tôi cũng muốn nhận xét về vấn đề này, vốn bị làm trầm trọng hơn bởi cuộc khủng hoảng toàn cầu, sẽ tìm thấy một giải pháp chỉ khi người dân Phi Châu, với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, có thể tự do thoát khỏi nghèo khổ và chiến tranh".

Sau khi chào mừng các đại diện của Ngày Giới Trẻ Thế Giới, cùng với Hội đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhận xét về biểu tượng của việc trao Thánh Giá từ tay của những người trẻ Úc sang những người trẻ Tây Ban Nha: "Việc 'trao bằng chứng' này mang một giáo trị biểu tượng cao, mà chúng ta bày tỏ lòng biết ơn lớn lao đối với Thiên Chúa vì những quà tặng mà chúng ta đã nhận được trong cuộc gặp gỡ to lớn ở Sydney, và những gì ngài sẽ ban cho chúng ta trong lần gặp gỡ ở Madrid. Ngày mai, Thánh Giá cùng với tượng Đức Đồng Trinh Maria sẽ đến thủ đô Tây Ban Nha, và ở đó nó sẽ hiện diện trong cuộc diễu hành vĩ đại vào Thứ Sáu Tuần Thánh. Sau đó, nó sẽ bắt đầu một chặng hành hương dài, qua các giáo phận Tây Ban Nha, sẽ quay lại Madrid vào mùa hè năm 2011. Cầu xin Thánh Giá và tượng Đức Maria này cho tất cả mọi người một dấu chỉ tình yêu vô song của Chúa Kitô và của Mẹ chúng ta!"

Việc "trao" Thánh Giá, được hàng ngàn bạn trẻ vỗ tay, đã diễn ra nơi cổng quảnq trường, với sự hiện diện của Đức Hồng Y George Pell của Sydney, và của Đức Hồng y Antonio María Rouco Varela của Madrid.

Việc quy tụ giới trẻ trên toàn thế giới sẽ diễn ra vào tháng Tám năm 2011 tại Madrid, với chủ đề "Bén rễ sâu và Xây dựng đời mình trong Chúa Giêsu Kitô, Vững chắc trong Đức Tin (x. Cl 2,7)"
 
Top Stories
Strong quake in Italy kills over 150, wounds 1,500
Marta Falcon/ AP
18:51 06/04/2009
L'AQUILA, Italy – Rescue workers using bare hands and buckets searched frantically for students believed buried in a wrecked dormitory after Italy's deadliest quake in nearly three decades struck this medieval city before dawn Monday, killing more than 150 people, injuring 1,500 and leaving tens of thousands homeless. The 6.3-magnitude earthquake buckled both ancient and modern buildings in and around L'Aquila, snuggled in a valley surrounded by the snowcapped Apennines' tallest peaks.

It also took a severe toll on the centuries-old castles and churches in the mountain stronghold dating from the Middle Ages, and the Culture Ministry drew up a list of landmarks that were damaged, including collapsed bell towers and cupolas.

The quake, centered near L'Aquila about 70 miles northeast of Rome, struck at 3:22 a.m., followed by more than a dozen aftershocks.

Firefighters with dogs and a crane worked feverishly to reach people trapped in fallen buildings, including a dormitory of the University of L'Aquila where a half- dozen students were believed trapped inside.

After nightfall Monday, rescuers found a scared-looking dog with a bleeding paw in the half-collapsed dorm. Relatives and friends of the missing stood wrapped in blankets or huddled under umbrellas in the rain as rescuers found pieces of furniture, photographs, wallets and diaries, but none of the missing.

The body of a male student was found during the daylight hours.

"We managed to come down with other students but we had to sneak through a hole in the stairs as the whole floor came down," said Luigi Alfonsi, 22, his eyes filling with tears and his hands trembling. "I was in bed — it was like it would never end as I heard pieces of the building collapse around me."

Elsewhere in town, firefighters reported pulling a 21-year-old woman and a 22-year-man from a pancaked five-story apartment building where many students had rented flats.

Amid aftershocks, survivors hugged one another, prayed quietly or tried to call relatives. Residents covered in dust pushed carts of clothes and blankets that they had thrown together before fleeing their homes.

Slabs of walls, twisted steel supports, furniture and wire fences were strewn in the streets, and gray dust was everywhere. A body lay on the sidewalk, covered by a white sheet.

Residents and rescue workers hauled debris from collapsed buildings by hand or in a bucket brigade. Firefighters pulled a woman covered in dust from her four-story home. Rescue crews demanded quiet as they listened for signs of life from inside.

RAI television showed rescue workers gingerly pulling a man clad only in his underwear from a crumbled building. He embraced one of his rescuers and sobbed loudly as others placed a jacket around his shoulders. Although shaken and covered in dust, the man was able to walk.

Some 10,000 to 15,000 buildings were either damaged or destroyed, officials said. L'Aquila Mayor Massimo Cialente said about 100,000 people were homeless. It was not clear if his estimate included surrounding towns.

Premier Silvio Berlusconi said in a TV interview that more than 150 people were killed and more than 1,500 were injured. He had already declared a state of emergency, freeing federal funds for the disaster, and canceled a trip to Russia.

The quake hit 26 towns and cities around L'Aquila. Castelnuovo, a hamlet of about 300 people southeast of L'Aquila, appeared hard hit with five confirmed dead. The town of Onno, population 250, was almost leveled.

Pope Benedict XVI prayed "for the victims, in particular for children," and sent a condolence message to the archbishop of L'Aquila, the Vatican said. Condolences poured in from around the world, including from President Barack Obama.

Parts of L'Aquila's main hospital were evacuated due to the risk of collapse, and only two operating rooms were in use. Bloodied victims waited in corridors or a courtyard, and many were being treated in the open. A field hospital was being set up.

The four-star, 133-room Hotel Duca degli Abruzzi in L'Aquila's historic center was heavily damaged but still standing, said Ornella De Luca of the national civil protection agency in Rome.

Though not a major tourist destination like Rome, Venice or Florence, L'Aquila boasts ancient fortifications and tombs of saints.

Many Romanesque, Gothic, Baroque and Renaissance landmarks were damaged, including part of the red-and-white stone basilica of Santa Maria di Collemaggio. The church houses the tomb of its founder, Pope Celestine V — a 13th-century hermit and saint who was the only pontiff to resign from the post.

The bell tower of the 16th-century San Bernardino church and the cupola of the Baroque Sant'Agostino church also fell, the ministry said. Stones tumbled down from the city's cathedral, which was rebuilt after a 1703 earthquake.

"The damage is more serious than we can imagine," said Giuseppe Proietti, a Culture Ministry official. "The historic center of L'Aquila has been devastated."

The city's own cultural offices, housed in a 16th-century Spanish castle, were shut down by damage, Proietti said. The damaged fortifications, once perfectly preserved, are also home to a museum of archaeology and art.

L'Aquila, whose name means "The Eagle" in Italian, was built around 1240 by Holy Roman Emperor Frederick II and was under French, Spanish and papal domination during the centuries. The high-flying bird was both the emblem of Frederick and reflects the 2,300-foot altitude of the proud city.

Proietti said in a telephone interview that reports from the countryside showed many villages around L'Aquila had been heavily damaged, including churches "of great historical interest."

Damage to monuments was reported as far as Rome, with minor cracks at the thermal baths built in the 3rd century by Emperor Caracalla, he said.

A makeshift tent city was set up on a sports field on the outskirts of L'Aquila. Civil protection officials distributed bread and water to evacuees.

"It's a catastrophe and an immense shock," said Renato Di Stefano, who moved his family to the camp. "It's struck in the heart of the city. We will never forget the pain."

It was Italy's deadliest quake since Nov. 23, 1980, when one measuring 6.9-magnitude hit southern regions, leveling villages and killing 3,000.

Many modern structures have failed to hold up to the rigors of quakes along Italy's mountainous spine or in coastal cities like Naples. Despite warnings by geologists and architects, some of these buildings have not been retrofitted for seismic safety.

"The collapses that occurred in Abruzzo involved houses that weren't built to withstand a quake that wasn't particularly violent," said Enzo Boschi, president of the National Institute of Geophysics and Vulcanology.

"We get all worked up after every earthquake, but it's not in our culture to construct buildings the right way in a quake zone, that is, build buildings that can resist (quakes) and retrofit old ones. This has never been done," Boschi said.

The last major quake in central Italy was a 5.4-magnitude temblor that struck the south-central Molise region on Oct. 31, 2002, killing 28 people, including 27 children who died when their school collapsed.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tôi đã thấy Trà Kiệu
Nguyễn Viết Bình
03:25 06/04/2009
Tôi về Trà Kiệu giữa mùa hành hương rầm rộ của những tháng hè 2002. Tôi đã thấy từng đoàn xe chở từ 2 đến 3 trăm khách hành hương đến đây kính viếng Mẹ, xin ơn và nhất là tạ ơn Mẹ. Tôi đã thấy cha sở Trà Kiệu tất bật tiếp đón những người hành hương như một "tour guide" chuyên chính ngay trong lòng Trung Tâm Thánh Mẫu. Tôi cũng đã thấy ánh đèn cao thế bổng rực sáng, soi chiếu 1 góc trời, ngay giữa đêm đen mù tịt, trên Ðồi Bửu Châu, nơi đây chúng ta cao rao danh Mẹ. Và cũng từ đó tôi nghe được tiếng hát ngọt ngào của từng đoàn hành hương, trong đó có đoàn từ Vương Cung Thánh Ðường Sài Gòn về đây ca tụng Mẹ Trà Kiệu mến yêu. Họ đến đây bất kể ngày đêm, lúc nào Ðền thánh Mẹ Trà Kiệu cũng sẵn sàng mở cửa. Có những thánh lễ giữa đêm, những giờ sấm hối trong bóng tối canh thâu: lúc nào cha sở Trà Kiệu cũng một lòng phục vụ nhu cầu đạo cho khách hành hương, chỉ mong cho danh Mẹ được loan truyền khắp nơi và phần rổi linh hồn cho những ai chạy dến cùng Mẹ.

Tôi ở lại Trà Kiệu 15 hôm, trong những ngày nóng cháy và hạn hán miền Trung. Tôi đã thấy ruộng nương thiếu nước, lúa đương lên đã bắt đầu héo gục. Ðang khi đó nước sông MeKong dâng cao ở thượng nguồn làm đồng bằng miền Bắc và đồng bằng sông Cửu Long lụt nặng. Quê hương mình là thế đó. Người dân nông vẫn chưa có cơ may vươn lên khỏi mấy bụi sắn, luống khoai.

Tôi đi chợ Trà Kiệu với mấy cô em gái tôi giữa một sớm tinh sương: vì đi trể vài tiếng đồng hồ, chợ sẽ thưa và hết. Ðiều ấy chứng tỏ hùng hồn rằng mãi lực của chợ cũng khá cao, nhu cầu chợ búa vượt khỏi sức cung, mình có thể đoán được mức sống Trà Kiệu cũng đã được nâng cao đôi phần. Thịt, cá, gà, vịt và ngàn thứ nhu cầu khác được bày bán đầy đủ. Vải vóc, giày giép và các dụng cụ hằng ngày tôi thấy chưng bày dư đủ cho người tiêu thụ. Cái dấu hỏi lớn vẵn là "tiền đâu?", nhưng cũng thật lạ, người bán vẫn bán, người mua vẫn mua...và cái lạ nầy đang xảy ra cho toàn cõi nước ta. Tìm hiểu thêm thì thấy rằng sức buôn bán của gần phân nữa con dân Trà Kiệu dọc theo tỉnh lộ và ven chợ đang trong hồi cực thịnh. Trung tâm thị tứ nầy đang được lột xác: nhờ con đường cái đang được chỉnh trang, làm rộng ra gấp đôi khi xưa, mặt đường tráng nhựa với hệ thống thoát nước khá công phu, hứa hẹn một ngày mai tươi sáng hơn cho mọi người.

Tôi ghé vào thăm cha sở Nguyễn Hữu Long. Ðây là lần đầu tiên trong đời, tôi hân hạnh gặp mặt ngài, trước là để vấn an sức khỏe của ngài, sau là để hiểu biết thêm những điều đã được nghe, nhưng chưa được thấy về ngài. Ngài đón tôi không phải với nụ cười thường ngày, nhưng là với 1 chuổi dài tiếng cười rạng rỡ, tưng bừng. Mừng làm sao! Và chuyện dài về giáo xứ cứ thế tuôn trào. Cha và tôi đã nói về quá khứ với những gì đã xảy ra cho Trà Kiệu, cho Hoà Lâm, cho Chiêm Sơn, và cho những nơi thâm sơn cùng cốc, nơi lẻ tẻ đôi ba gia đình công giáo, mà hằng mấy chục năm qua, chưa thấy bóng dáng 1 linh mục ghé lại, mặc dầu thế nầy hay thế nọ họ cũng thuộc về trách nhiệm thiêng liêng của cha sở Trà Kiệu. Rồi lại nói đến tương lai, mặc dầu những ngày tháng tương lai của ngài như là Cha Sở Trà Kiệu chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay. Ngài chân thành bày tỏ với tôi rằng: "Làm được gì thì làm, làm cho đến ngày bước lên xe giả từ Trà Kiệu."

Và quả thật, ngài đang làm, làm với hết sức mình. Tôi được thấy: trong thời gian 30 phút chuyện trò tại phòng làm việc của ngài, có đến 3 cụ bà, nhất định là có nhai trầu đầy miệng, đến thì thầm gì đó với ngài và rồi cha sở đã vào bên trong lấy cái gì đó đem ra nhúi vào tay quý bà. Thấy tôi không thắc mắc nên ngài cũng chẳng quan tâm cắt nghĩa chuyện 3 bà khiến tôi suy nghĩ: chuyện nầy xảy ra thường xuyên ư! Tôi lại thấy 3 hay 4 em bé, chừng 4 hay 5 tuổi, mũi giải nhỏ dài trên mặt, đang quấn quít bên chân ngài, có đứa lục lạo sách vở, có đứa đụng gì cầm nấy cách vô tư, tôi nhìn chúng, thì ngài bảo tôi: "chúng chơi 1 chặp chán thì sẽ đi..." Ngần ấy chia trí vẫn chưa xong, mấy cô bé 9 hay 10 tuổi đang đùa chơi trước sân, lại vào xin xỏ "cha cho con trái vũ cầu khác, cái nầy hư rồi.." Ðể khỏi bị chia trí thêm nữa, ngài đề nghị đưa tôi đi 1 vòng chung quanh nhà thờ.

Vì thế, tôi đã thấy được tận mắt bờ kè đang làm gần xong. Phải thú thật, khi nhìn thấy bờ suối đang được xây nghiêng 45 độ thay vì xây thẳng đứng như cũ, tôi vui mừng và suy nghĩ có lẽ đây là công trình tốt. Sở dĩ giáo dân Trà Kiệu phải cực nhọc khốn khó khi phải trục hết những đá cũ lên là vì kỷ sư muốn có lớp đất nền ở dưới phải được 'tinh tuyền" không pha trộn với các chất lạ như bao nylon, sắt vụn, giấy, miễn chai...mà đợt đổ đá trước không quan tâm đến. Nhìn những đống đá khổng lồ được bốt giỡ từ bờ kè cũ nằm thứ tự chung quanh nhà thờ mà lòng tôi xốn xang. Có những tảng đá to hơn sức người, nhưng cuối cùng sức người giáo dân Trà Kiệu và các họ nhánh thuộc Trà Kiệu đã thắng tảng đá và làm xong công tác bờ kè 1 cách hoàn hảo. Bây giờ phía sau nhà thờ, mình có đủ đất mới để làm thêm những công trình mới, như làm thêm nhà vệ sinh, phòng tắm, nhà nghỉ ngơi cho khách hành hương.

Tôi đến kính viếng mộ Ðức Cha Phạm Ngọc Chi và 1 số mộ của các linh mục khác gốc Trà Kiệu hoặc đã từng sống với Trà Kiệu. Phản phất đâu đây cái uy nghi của nghĩa trang sang trọng ở Mỹ. Không còn gò nấm, khó bảo trì, chỉ toàn 1 thảm bằng phẳng màu cỏ xanh rì, điểm tô bằng những tấm bia làm bằng đá quý, đặt trên từng mộ của quý linh mục thân yêu. Ngày nào đó có lễ cầu hồn cho quý linh mục, tôi hy vọng sẽ nhìn thấy 1 rừng hoa tươi thắm cắm trên từng mộ, giữa tấm thảm cỏ xanh tươi mượt mà: đúng là nghĩa trang sang trọng. An ủi thay cho những người nằm xuống vì Trà Kiệu. Nhưng 1 vấn nạn khác vẫn còn ám ảnh lương tâm người Trà Kiệu: tro cốt của cố linh mục Bruyère đã được tìm thấy tại Chủng Viện Sài Gòn, nhưng phép tắt để được cung thỉnh tro cốt ấy về an táng thực thụ ngài bên cạnh những linh mục khác có công với Trà Kiệu, thì vẫn chưa biết bao giờ...có. Thương thay, suốt đời linh mục, Cha Bruyère đã làm cha sở Trà Kiệu trong suốt 25 năm trường và chỉ làm cha sở Trà Kiệu duy nhất mà thôi cho đến chết. Xin Chúa nhậm lời chúng con cầu xin.

Cha sở có đưa tôi đến gặp quý Soeurs dòng Phaolo hiện đang xử dụng dãy nhà, xưa là nhà ở các Thầy Xứ và là nhà bếp của Cha Sở, cũng như căn nhà gọi là Nhà Vuông, khi xưa là nhà ở của các linh mục. Ðược biết các Soeurs Phaolo đang lo rất nhiều công tác mục vụ giúp cha sở, đồng thời cũng lo các chương trình chăm sóc các em bé dưới tuổi đi học trong giáo xứ. Ngoài ra, Soeur Xuân Hường cùng với các bà Hiền Mẫu Trà Kiệu còn đảm trách điều hành Nồi Cháo Tình Thương, một công tác đã được bà con Trà Kiệu hải ngoại mến mộ và hết lòng giúp đỡ. Nơi đây, tôi được nghe dự án lớn mà Cha Sở Trà Kiệu đang muốn thi hành, đó là việc Cha đang thương lượng với các Soeurs bề trên của 2 dòng: 1./ Các Soeurs Mến Thánh Giá hiện đang ở tại Nhà Dục Anh sẽ di chuyển về cơ sở của Phước Viện, vì đã từ lâu 2 nơi nầy đều thuộc về Dòng Mến Thánh Giá. 2./ Các Soeurs Phaolo sẽ xữ dụng toàn thể cơ sở của Nhà Dục Anh và 3./ Giáo Xứ sẽ xây dựng lại Nhà Vuông và Nhà Thầy Sở - hai cơ sở nầy đã bị hư hỏng đến độ thiếu an toàn để được làm nhà ở - để xử dụng cho các nhu cầu ngày càng lớn của giáo xứ. Theo nhận xét của tôi và của nhiều người mà tôi có dịp tham khảo thì đây là 1 dự tính rất tốt cho tương lai của giáo xứ. Ước mong sao cho dự tính nầy sớm thành tựu.

Ra khỏi nhà xứ Trà Kiệu là đã gần 8 giờ tối, tôi giã từ cha sở và rảo bước về nhà, biết rằng cha mẹ tôi đang chờ cơm tối. Bỗng dưng, chuông nhà thờ chính Trà Kiệu đổ inh ỏi, tiếp theo, tiếng chuông nhà thờ Núi cũng đổ theo, vang dội. Chuông tiếp tục đổ liên hồi và dai dẳng như thúc dục. Mặt trời đã lặng, giữa ánh sáng chập chờn của hoàng hôn, tiếng chuông lại càng làm tôi thương tiếc tuổi thơ ấu của tôi tại quê hương dấu yêu nầy. Tôi chẳng biết phải làm gì vì chưa bao giờ được nghe tiếng chuông tối rộn rả như đêm nay. Tự nhiên tôi làm dấu thánh giá một cách vội vàng như các cầu thủ Mexico trước khi xuất trận đấu. Tiếp theo, tôi nghe đồng loạt tiếng đọc kinh ngọt ngào phát ra từ các gia đình dọc theo con lộ dẫn tôi về Phái Nam. Tôi vẫn tiếp tục đi, ngang qua nhà nào thì tôi cũng đọc được chung với họ 1 kinh Kính Mừng, trước khi đến nhà kế tiếp. Tôi về đến nhà thì cha mẹ tôi cũng vừa đọc xong kinh tối theo lòi mời gọi của tiếng chuông đêm. Tôi hỏi về tập tục mới về rung chuông và đọc kinh tối trong giáo xứ, thì nhao nhao các em tôi kể tội cha sở như sau: “cha sở mình chịu khó lắm, tối nào cha cũng rảo đi đọc kinh với các gia đình trong giáo xứ, nhà nào chưa đọc, ngài tới hối thúc và xướng kinh…nhà nào đang đọc thi cha đọc chung với họ…cuối cùng cha ban phép lành cho gia đình được 1 đêm an lành…Cha sở cũng “dữ” lắm, gia đình nào không nghe lời ngài khuyên nhủ, thì ngài giận, ngài la, ngài hét tùm lum…cho nên Trà Kiệu mình bây giờ có thói quen chờ chuông nhà thờ đổ là bắt đầu đọc kinh tối sốt sắng lắm.” Tôi nghe mà vui sướng trong lòng.

Kinh nghiệm bảo tôi thời gian tốt nhất để đi viếng Núi Mẹ phải là những giờ vắng người, vì thế tôi đã âm thầm lên Bửu Châu 2 lần vào buổi trưa. Một mình một cỏi với Ðức Mẹ, giữa đỉnh cao gió lộng, lòng tôi thư thái hân hoan. Trong khung cảnh ấy, mắt tôi tự nhiên ướt và tôi đã quỳ gối sâu dưới chân Mẹ và thì thầm: "Lạy Me, xin Mẹ mãi mãi thương yêu Trà Kiệu chúng con". Có 1 lần, bất thần anh quản gia Đền thánh Mẹ xuất hiện trước mặt tôi. Chúng tôi bắt đầu nói chuyện về đủ thứ chung quanh đây. Nhận xét chung của chúng tôi là chúng ta cần phải bảo quản cơ sở nầy 1 cách đúng mức hơn, phải chăm sóc tỷ mỹ hơn từng nhánh cây, từng cộng cỏ, từng vết đất lở đến từng viên đá sỏi bên lề đường. Tôi có trình bày ý tưởng của tôi lên ông Ðệ Nhất Phó Chủ Tịch Hội Ðồng Giáo Xứ và Ông cũng đã đồng tình, với 1, 2 tiếng "nhưng.." chứng tỏ đang gặp một vài khó khăn. Riêng tôi, tôi nghĩ dù có gặp khó khăn nào đi nữa, thì việc bảo trì là công tác hằng ngày, hằng đêm phải lo, nếu không, chờ khi đổ vỡ, thì tốn kém vô cùng to lớn, mà Trung Tâm Thánh Mẫu đã phải gánh chịu cảnh hoan phế năm nầy tháng nọ, mất hết sức thu hút khách hành hương. Tôi thực sự muốn van xin để Ðền Thánh Mẹ, để Trung Tâm Thánh Mẫu Trà Kiệu, được xứng đáng hơn làm nơi Mẹ ngự trị.

15 ngày qua mau mà tôi chưa thấy, chưa nghe hết về Trà Kiệu. Lúc rời Trà Kiệu, tôi hứa với lòng là thế nào cũng phải quay về đây để được nằm chung với tồ tiên tại Thiên Đường Cửa Hẫn, nghĩa trang ấm áp của giáo xứ Trà Kiệu mà mọi con cháu Trà Kiệu hằng yêu mến.

(Nguồn: Tập Tin Đức Mẹ Trà Kiệu, do Hội Con Đức Mẹ Trà Kiệu ấn hành, số 22 bộ mới, tháng 9/2002)
 
Giáo lý viên giáo điểm Truyền giáo An Thới Đông thăm người nghèo trong Mùa Chay
Anmai, CSsR
16:54 06/04/2009
CẦN GIỜ - Một trong những nét đẹp của mùa Chay là Chia Sẻ. Không phải có dư thừa ta mới có thể chia sẻ được nhưng miễn sao có tấm lòng là có thể sẻ chia được ngay. Với những người dù giàu có, du dư giả nhưng lòng khép lại thì cũng chẳng bao giờ có thể đến với người nghèo được. Giáo lý viên giáo điểm truyền giáo An Thới Đông chẳng có gì cả ngoài tấm lòng của những con người nghèo vùng biển mặn đã chia sẻ chút tấm lòng với những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.

Các bạn giáo lý viên có nhiều hoàn cảnh khác nhau: người còn đi học, người đã đi làm và cũng có cả người thất nghiệp. Vì hoàn cảnh khác nhau nên kinh tế cũng eo hẹp theo mỗi kiểu mỗi cách khác nhau. Dù hoàn cảnh còn hạn chế nhưng trong dịp mùa Chay các bạn đã nảy sinh ra sáng kiến giúp người nghèo. Đã nghèo rồi còn giúp người nghèo nữa thì cũng là điều lạ ! Thế là trong mùa Chay, sự hy sinh nhỏ bé của các bạn hết sức thiết thực đã được các bạn vào ngày họp giáo lý viên định kỳ hàng tuần vào Chúa nhật IV Mùa Chay.

Chúa nhật V Mùa Chay, sau Thánh Lễ sáng, lót dạ bằng mấy gói mì Hảo Hảo từ tấm lòng hảo tâm của những ân nhân trên Sài Thành, các bạn đã lên đường. Buổi lên đường chia sẻ với người nghèo sáng nay có sự “tháp tùng” với 2 thầy Học Viện Dòng Chúa Cứu Thế.

Điểm đến đầu của các bạn là gia đình ông Nguyễn Văn Kính. Ông ở khu Rạch Lá – An Thới Đông – Cần Giờ. Ông Kính năm nay 61 tuổi, gia đình ông theo đạo Cao Đài. Ông thuộc hoàn cảnh gia đình nghèo và neo đơn. Ông sống nhờ vào tấm lòng thơm thảo của bà con láng giềng quanh nhà ông cũng như những đợt cứu trợ của các ban ngành đoàn thể từ Sài Thành xuống. Sáng hôm nay, ông vui hơn khi thấy các bạn trẻ “của nhà thờ” đến thăm ông. Qua những câu hỏi chân tình, các bạn giáo lý viên biết thêm một chút về đạo Cao Đài của ông. Tự do tín ngưỡng, chia sẻ là chia sẻ chứ không phân biệt tôn giáo, không phân biệt màu da !

Cái nghèo hình như cứ muốn ôm chầm lấy xã nghèo An Thới Đông. Chỉ có những ai xuống thực tế vào những khu nghèo như Rạch Lá, Tắc Ráng, Bầu Thơ – Hốc Quả mới thấy được tận mắt cái nghèo. Có nhà không có tiền lát nổi cái nền xi măng cho cái gia đình nhỏ bé của mình. Có nhà không đủ ghế để ngồi cho khách và khách chỉ còn một cách duy nhất là tìm 1 chỗ bên cái giường ngủ ọp ẹp của gia đình.

Giáo lý viên đến thăm bệnh nhân dị tật bẩm sinh (chân bị tật, người co rút) là anh Phạm Văn Tròn (40 tuổi). Hiện anh Tròn đang sống nương nhờ vào người anh trai nghèo của mình. Người anh trai dấy phải vất vả tìm kế mưu sinh nay lại phải “đèo” thêm người em tật nguyền. Tật thì tật, nguyền thì nguyền, lẽ nào người anh đành tâm bỏ đứa em kém may mắn hơn mình.

Nghèo vì đơn chiếc, nghèo vì bệnh tật và cũng có cái nghèo vì “con đàn cháu đống”. Giáo lý viên rời gia đình cụ bà nghèo khổ ấy đến gia đình anh Mạnh – chị Thu. Phúc đức ơn trời để lại hay sao mà anh chị đông con quá ! Dù cố gắng mò cua bắt ốc mỗi ngày nhưng làm sao có cua và ốc để bắt mỗi ngày. Thế là bữa no bữa đói nó cứ đeo bám gia đình anh Mạnh – chị Thu từ ngày hai anh chị thành vợ thành chồng.

Rời khu Rạch Lá nghèo, giáo lý viên ngược ra xã An Thới Đông để đi vào Bầu Thơ – Hốc Quả. Tên Bầu Thơ – Hốc Quả nghe qua thật là nên thơ và dễ thương nhưng khi vào Bầu Thơ – Hốc Quả chẳng còn cảm hứng để làm thơ nữa vì lẽ vào được Bầu Thơ – Hốc Quả quả là một “kỳ công”. Muốn vào đó chỉ đi xe đạp và có những đoạn phải vác con “ngựa sắt” của mình mới có thể vào đó được. Thật ra thì Bầu Thơ – Hốc Quả nay đã khá hơn trước nhiều.

Vào Bầu Thơ, giáo lý viên đến với cụ bà Võ Thị Nghiêm năm nay 79 tuổi. Bước vào tuổi bát tuần nhưng cái nghèo nó đã đeo bám cụ bà Nghiêm từ thuở còn thơ. Hiện giờ bà đang sống với người con trai út 39 tuổi bị dị tật ở mắt. Tưởng chừng đó là khó khăn cho cụ bà nhưng còn nữa, chung mái mà lá của bà là đứa cháu trai 14 tuổi bị bệnh Down. Hiện bà được người con trai Võ Văn Kéo hàng ngày mò cua bắt ốc đắp đổi qua ngày.

“Người nghèo lúc nào cũng ở bên cạnh các ngươi”. Lời Chúa Giêsu nói chẳng sai mà còn quá đúng nữa với cái xã hội mà ngày nay phân cách giàu nghèo quá lớn. Với một thành phố phát triển vượt bậc nhưng vẫn còn bên nách của mình những vùng quá nghèo. Ở An Thới Đông này người dân không chỉ nghèo về vật chất mà còn nghèo cả tri thức, nghèo cả tinh thần nữa.

Thời gian trôi qua thật nhanh, chẳng có gì cả so với những đoàn cứu trợ này nọ từ Sài Thành xuống, chỉ có tấm lòng, tấm lòng ấy lại nhỏ bé và đơn sơ.

Buổi thăm viếng đã để lại trong lòng kẻ thăm và người được viếng tấm lòng của những người nghèo. Giáo lý viên đa phần sinh ra ở những gia đình nghèo, thậm chí có bạn còn ở trong hoàn cảnh bữa no bữa đói nhưng nhờ những hy sinh, những chuyến thăm viếng như thế này như là chút “lửa” giữ lại lòng yêu mến người nghèo của những người nghèo. Đẹp thay những tấm lòng “lá rách đùm lá nát”.
 
Giáo xứ chính tòa Hà Nội thăm giáo họ Quèn Giành
Trần Ngọc Huấn
17:29 06/04/2009
Ngày thứ Sáu, 3 tháng 4 năm 2009, giáo xứ Chính Tòa Hà Nội đã lên đường đến với Quèn Gianh – một giáo họ rất nghèo thuộc giáo xứ Gò Mu.

nhà thờ họ Quèn Giành
Nằm tại huyện Mỹ Đức (Hà Tây cũ), cách trung tâm Hà Nội chỉ khoảng 50 km về phía Tây Nam và nay trực thuộc địa phận Thành phố Hà Nội, người ta sẽ không khỏi giật mình khi biết cả giáo họ Quèn Gianh - xứ Gò Mu hiện chỉ có hai học sinh lớp 6 là cao nhất, ba học sinh lớp 5 cùng bốn học sinh lớp 3 và lớp 1. Một điều không ngờ nữa, Quèn Gianh sống gần như cách biệt với những biến động thế giới bên ngoài trong một hẻm núi đá vôi với 105 nhân khẩu.

Năm 2000, nhờ sự giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm và sự quan tâm của bề trên giáo phận, giáo họ Quèn Gianh đã có điều kiện sửa sang và xây xong một ngôi nhà nguyện nhỏ. Cũng năm này, đã hoàn thành một cây cầu xi măng nối từ thôn ra với bên ngoài. Và từ đó, thôn Quèn Gianh bắt đầu có …điện thắp sáng!

Cho đến nay, điều khó khăn nhất của bà con dân họ Quèn Gianh vẫn là đường đi. Đoạn đường từ nhà nguyện tới đường cái của xã phải qua một con sông. Năm 2000 đã xây được cầu bắc ngang sông, và bây giờ chính là đoạn đường 1 km từ nhà nguyện ra chỗ cái cầu.

Đoạn đường 1 km này gồ ghề, lắm đá nhiều sỏi và khá là trũng. Chính cái đoạn đường này đã gây ra rất nhiều “tội lỗi”. Vì đường đi nhỏ hẹp, gồ ghề mà mỗi khi có công việc phải mua nguyên vật liệu, chẳng ai muốn chở tới cho bà con vì đường quá xấu. Nếu muốn họ nhận lời thì bà con phải nhắm mắt cắn răng để họ nâng lên mức giá “gấp đôi giá ban đầu”. Hay cả cái việc mà nhà có con lợn béo mang bán, gọi thợ gãy cả lưỡi họ mới vào mua cho, và tức nhiên lại vì đường …quá xấu nên bà con Quèn Gianh lại bị “trượt” đi vài giá. Và hiển nhiên, kinh tế của thôn chủ yếu là tự cung tự cấp nên mãi không “ngóc” lên được, nghèo vẫn hoàn nghèo. Đúng là “cái khó nó bó cái khôn”.

Bình thường là thế, ngày mưa ngày gió còn khổ sở vì nó nhiều nữa. Coi như bà con giáo dân bị cô lập giữa biển nước, các em nghỉ học và cũng chẳng ai vào được nhà nguyện để đọc kinh.

Đoạn đường 1 km ấy như huyết mạch dẫn máu về tim cho bà con thôn Quèn Gianh. Nếu tim không đủ máu, chắc sẽ là một quả tim yếu, quả tim thoi thóp.

Vào ngày 27/10/2008 (âm lịch) Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt đã đến thăm Quèn Gianh. Ngài luôn quan tâm và kêu gọi sự giúp đỡ dành cho giáo họ nhỏ bé nghèo nàn này.

Mùa Chay năm 2009, trong thư mục vụ, Đức Tổng Giuse đã đưa ra lời kêu gọi trong toàn Tổng Giáo Phận giúp đỡ giáo họ Quèn Gianh có được con đường đi thuận lợi. Cho đến nay, lời kêu gọi của Ngài đã được sự hưởng ứng nhiệt tình của mọi thành phần dân Chúa.

Giáo xứ Chính Tòa Hà Nội – một giáo xứ nằm ở chính trung tâm thành phố Hà Nội – đã đến thăm, động viên và giúp đỡ anh chị em ở Quèn Gianh đầy khó khăn vất vả này. Đặc biệt, cha xứ, cha phó và các giáo dân đã cùng chung tay với anh chị em Quèn Gianh để lao động trong những công việc ban đầu để khởi công con đường vào giáo họ.

Cũng trong ngày hôm nay, cha xứ và mọi người trong đoàn đã đến thăm và giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong giáo họ Quèn Gianh. Sự giúp đỡ về vật chất tuy không lớn những cũng đã đem đến cho người trao – kẻ nhận những niềm xúc động sâu xa.

Một giáo dân trong đoàn cho biết: “Thực sự, nếu chỉ quẩn quanh nơi phố phường đô hội, thì làm sao chúng tôi có thể cảm nghiệm được hết nỗi khổ của anh chị em mình. Hôm nay được trực tiếp chứng kiến cảnh nghèo của họ, chúng tôi cảm thấy mình cũng có trách nhiệm chia sẻ với họ. Tuy rằng đời sống chúng tôi cũng không có gì khá giả, nhưng với họ, chúng tôi cố gắng nâng đỡ để đời sống của họ bớt khổ…”

Chuyến đi đến với giáo họ Quèn Gianh này tuy ngắn ngủi nhưng cũng đã để lại trong lòng mỗi giáo dân xứ Chính Tòa Hà Nội những cảm xúc khó quên. Chia tay Quèn Gianh, mỗi người không quên cầu nguyện và mở rộng lòng mình chia sẻ với nỗi nghèo khổ của anh chị em mình, và đó cũng chính là một cách đáp lại lời kêu gọi của bề trên giáo phận một cách thiết thực nhất./.
 
Ngày Giới Trẻ của TGP Hà Nội với thánh lễ và các sinh hoạt đặc biệt
Giuse Trần Ngọc Huấn
17:37 06/04/2009
HÀ NỘI - Sáng Chúa Nhật Lễ Lá - Ngày Quốc Tế Giới Trẻ và cùng là ngày Giới Trẻ của Tổng Giáo Phận Hà Nội, các bạn trẻ đã quy tụ về giáo xứ Thái Hà để tham dự buổi gặp mặt, sinh hoạt và Thánh lễ trọng thể.

Ngay khoảng từ 7h sáng các bạn sinh viên của các nhóm được phân công các công việc chuẩn bị đã có mặt. Đặc biệt làm nhóm ẩm thực với việc phải lo chuẩn bị cho một số lượng lớn người ăn nên công việc của chị em tương đối vất vả.

Sau chương trình giao lưu văn nghệ là đến phần chia sẻ lời chúa của Lm. Giuse Nguyễn Thể Hiện, DCCT

Sau phần chia sẻ là đến phần Ngắm Đàng Thánh Giá. Tất cả mọi người có mặt dường như đắm chìm vào suy niệm 14 chặng đường Chúa Giesu đã đi qua. Lời bài hát vang lên thật du dương như là thúc dục mỗi con người hãy ra đi làm chứng cho Chúa: Lậy Chúa xin cho con bước đi với Ngài. Xin cho con cùng chết với Ngài. Để được sống với Ngài vinh quang.

Sau phần đi Đàng Thánh Giá trọng thể là nghi thức làm phép và kiệu Lá.

Sau nghi thức làm phép lá, oàn đồng tế cùng các bạn trẻ tiến vào trong nhà thờ Thái Hà để cử hành Thánh Lễ. Một không khí rất trang nghiêm mà cũng tràn đầy niềm vui mừng hân hoan như trẻ Do Thái xưa đã trải khăn và bẻ lá đón Chúa Giê Su vào thành.

Một Thánh Lễ long trọng đã được cử hành do Cha Gioan Lê Trọng Cung đặc trách sinh viên và giới trẻ Hà Nội chủ tế và một cha dòng Chúa Cứu Thế. Trong phần chia sẻ lời Chúa Cha đặc trách đã chia sẻ bài thương khó. Mỗi con người đều mang trong mình những hình ảnh của Philato, Giuda, Phero,...Ngài cũng nhắc nhở mỗi bạn trẻ luôn biết ý thức về thân phận yếu đuối của con người.
 
Sinh viên Công giáo TGP Hà Nội chung tay xây dựng con đường tại giáo xứ Quèn Gianh
Giuse Trần Ngọc Huấn
17:48 06/04/2009
HÀ NỘI - Ngay từ đêm ngày 27 mọi người đã quy tụ ở trên tòa tổng giám mục để sáng mai xuất phát sớm xuống Quèn Gianh. Mọi người ai cũng thể hiện một khí thế và một tâm trạng hồi hộp hướng về Quèn Gianh, nơi mọi người đang mong chờ hội SVCG TGP Hà Nội chung tay xây dựng con đường cho bà con.

Sáng ngày 28 đúng 4h30 mọi người tập trung ở trước hang đá Đức Mẹ để đọc kinh, cầu nguyện xin đức Mẹ chúc lành và ban thêm ơn cho mọi người. 4h45 sáng rời Tòa TGM Hà Nội để lên đường tới Quèn Gianh

Vượt qua những đoạn đường quanh co, của vùng núi. Cuối cùng khoảng hơn 7h thì xe của đoàn cũng tới được Quèn Gianh.

Ấn tượng đầu tiên khi đặt chân đến Quèn Gianh đó là cảnh núi non rất đẹp. Một không khí thoáng mát. Con đường dẫn vào trong thôn đúng là rất gồ ghề quanh co và rất khó đi.

Khi đoàn vào tới trong nhà nguyện. Thì được sự chào đón của Cha Phêrô Nguyễn Văn Lanh - chính xứ Gò Mu và bà con giáo dân ở đây. Tình cảm của Cha và mọi người dành cho đoàn rất mộc mạc chân thành.

Cha Brunô Phạm Bá Quế cùng lao động với các bạn trẻ.

Sau khi nói chuyện xong Cha và các bạn sinh viên bắt tay ngay vào công việc. Không khí thật sôi nổi vui vẻ. Mình nghe được Cha Lanh nói một câu mà cũng thấy vô cùng xúc động Cha nói với một anh người Quèn Gianh:" Ước mơ bao đời sắp thành hiện thực". Mình cũng cảm thấy tự hào biết bao khi mình và các bạn góp một chút sức lực nhỏ bé để mang lại niềm vui cho mọi người.

Cả Cha Quế cũng tham gia lo về ẩm thực cho đoàn. Công tác ẩm thực cũng được anh chị em chăm lo chu đáo. Bữa cơm trưa đạm bạc trong nhà nguyện Quèn Gianh.

Buổi chiều khoảng 4h kém 15 cả đoàn rời Quèn Gianh sang giáo Xứ Gò Mu để dâng Thánh Lễ tạ ơn. Rời Quèn Gianh mà lòng mang nhiều tâm trạng khác nhau. Mệt nhọc sau một ngày làm việc có vẻ hơi nặng nhọc với sinh viên. Nhưng bù lại thì lại thấy rất vui. vì đón nhận dc tình cảm của Cha Xứ và bà con nơi đây.

Khoảng 7h tối thì đoàn xuất phát từ Gò Mu về Hà Nội. Cảm giác của mỗi người một khác. Nhưng mình thì còn nhớ mãi. Quèn Gianh ơi nhớ lắm. Hy vọng và chắc chắn một điều chúng tôi sẽ trở lại. Để nhìn Quèn Gianh thay đổi. Nhìn thấy những em bé nới đây được tới trường học. Nhìn thấy những ngôi nhà khang trang hơn. Những con đường bằng phẳng chứ ko quanh co và gập ghềnh như bây giờ.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hai phiên toà cách 2000 năm: bước lùi của nền pháp lý
J.B. Nguyễn Hữu Vinh
17:23 06/04/2009
HAI PHIÊN TOÀ CÁCH 2.000 NĂM: BƯỚC LÙI CỦA NỀN PHÁP LÝ

Chúa nhật lễ Lá - trong các thánh đường trên khắp thế giới, những dòng người cầm cành lá trong tay, bước sau Thánh Giá mở đầu cho Thánh Lễ kỷ niệm ngày Chúa Giêsu vào Thành Gierusalem - nghi thức bắt đầu Tuần Thánh.

Những cành lá trên tay giáo dân ngày Chúa nhật này gợi lên hình ảnh những đoàn người với cành thiên tuế trong tay cách đây hơn 1 tuần trên con đường đến nơi xử án tám giáo dân Thái Hà. Chỉ khác nhau ở một điểm là đoạn đường ngày hôm nay không xa cả chục cây số như hôm trước và xung quanh không có những ánh mắt trầm trồ của dân chúng trên những con đường đoàn người đi qua.

Bài Thương khó trong Lễ Lá hôm nay kể lại câu chuyện về cái chết của Đức Giêsu Kitô cách đây gần 2.000 năm. Để dẫn đến cái chết của Đức Giêsu vào ngày thứ 6, cũng đã có một phiên toà - một phiên toà xét xử và kết án một người Công chính. Cái án tử hình đã dành cho Ngài đã mở đầu cho ơn Cứu độ nhân loại.

2.000 năm sau phiên toà đó, cũng đã có một phiên toà vào ngày thứ 6 để xét xử 8 giáo dân Thái Hà.

Hai phiên toà cách nhau 2.000 năm

Phiên toà cách đây 2.000 năm để xét xử Đức Giêsu được bài Thương khó mô tả khá chi tiết qua Kinh Thánh Macco. Ở đó, Đức Giêsu đã bị phản bội, đã bị bắt, đã bị xét xử và cuối cùng đã bị tử hình bằng cái chết nhục nhã trên cây Thánh Giá.

Phiên toà mới xảy ra đây với các giáo dân Thái Hà, các giáo dân đã bị bắt bớ, bị nhục mạ, bị đưa ra xét xử, kết án.

Vậy hai phiên toà cách nhau 2.000 năm có những gì khác nhau?

Ở phiên toà xưa, Đức Giêsu đã bị chính người đầy tớ của mình, được Ngài dạy dỗ và nuôi nấng nhiều năm, trở mặt phản bội và bán đứng Ngài cho quân dữ.

Ở phiên toà nay, các giáo dân “được” các “cán bộ - đầy tớ của nhân dân” tiến hành bắt bớ và dẫn họ ra trước vành móng ngựa.

Ở phiên toà xưa, trước khi vào chịu nạn, Đức Giêsu Kitô đã âu sầu lo lắng đến “mồ hôi máu chảy ra”, lo buồn sầu não đến độ đã kêu lên: “Ap-ba, Cha ơi, Cha làm được mọi sự, xin cất chén này xa con. Nhưng xin đừng làm điều con muốn, mà làm điều Cha muốn”.

Phiên toà nay, các giáo dân đã yêu cầu được bước tới vành móng ngựa để đòi Công lý, Sự thật.

Ở phiên xưa, Đức Giêsu đã một mình cầu nguyện trong vườn Ghết-sê-ma-ni còn các môn đệ thì đang ngủ.

Ở phiên toà nay, các giáo dân được cộng đồng dân Chúa chủ động dâng lời cầu nguyện ở khắp nơi, nhiều cuộc cầu nguyện tập thể rộng rãi, to lớn đã được tổ chức để chia sẻ và hiệp thông với các bị cáo trước, trong và cả sau khi ra toà.

Ở phiên toà xưa, khi Đức Giêsu bị bắt, bị điệu đi đến Toà án Philato như bắt quân trộm cướp, các môn đệ sợ hãi chạy trốn hết. Kể cả những người mạnh mẽ nhất như Phêrô cũng đã chối Thầy mình đến 3 lần trước khi gà gáy lần thứ 2.

Ở phiên toà nay, các giáo dân cũng đã từng bị bắt bởi đội quân hùng hậu cả chục công an và nhiều thành phần khác như bắt những tên tội phạm nguy hiểm. Họ đi đến Toà án với một gương mặt rạng rỡ cùng những dòng người như suối cuồn cuộn chảy. Dòng người đó đã vượt qua cả chục cây số để đồng hành cùng các nạn nhân ra toà với sự hồ hởi trên nét mặt và cành thiên tuế trên tay.

Ở phiên toà xưa, dân chúng được tham dự quá trình thẩm vấn và xét xử Đức Giêsu và được nói lên ý kiến của mình.

Ở phiên toà nay, chỉ vài thân nhân bị cáo được vào dự, còn lại dân chúng phải đứng từ xa, trước hàng rào dày đặc cảnh sát và các phương tiện khác nhau, cố ngăn cản họ đến phiên toà.

Ở phiên toà xưa, dù các vị Thượng Hội Đồng muốn kết tội Đức Giêsu, đã có những nhân chứng cáo gian, bỏ vạ cho Ngài, nhưng các thượng tế đã xem xét các chứng cứ và do các chứng cứ không khớp nhau nên không thể kết tội. Đức Giêsu đã không tự bào chữa cho mình một lời nào.

Ở phiên toà nay, cũng có nhân chứng tố cáo các giáo dân, dù chứng cứ họ đưa ra không đủ cơ sở để kết tội và dù 8 giáo dân đã phản đối, nhưng Toà vẫn cố kết tội bằng được.

Ở phiên toà xưa, quan Philato khi thấy Đức Giêsu không tự bào chữa cho mình một lời nào, nhưng “ông biết các Thượng tế chỉ vì ghen tị mà nộp Người” nên đã tìm cơ hội để giải thoát cho Đức Giêsu trước đám dân chúng bằng những câu hỏi có lợi cho Người. Cũng chính quan Philato này đã tạo điều kiện để Đức Giêsu bào chữa cho mình trong khi Ngài im lặng… Nhưng đám đông gào thét đòi đóng đinh Đức Giêsu, nên phải chiều lòng đám đông mà trao Người cho họ đóng đinh vào thập giá.

Ở phiên toà nay, các bị cáo muốn luật sư đến bào chữa cho mình. Nhưng luật sư Luật, người được quyền bào chữa cho họ đã bị cản trở. Mặc dù luật lệ đã quy định rõ và chính các quan toà thừa sức biết các giáo dân vô tội, nhưng đã không phán quyết theo cán cân công lý. Trái lại, các luật sư tranh luận bào chữa cho họ đã bị cắt ngang. Những chứng cứ, lý lẽ họ đưa ra đã không được quan toà xem xét.

Hàng ngàn dân chúng đã hô vang “vô tội, vô tội…” nhưng quan toà vẫn không để ý đến ý nguyện của dân chúng và phán quyết rằng họ có tội qua những bằng chứng mơ hồ.

Ở phiên toà xưa, sau khi thi hành bản án với Đức Giêsu, thì “viên đại đội đứng đối diện với Đức Giêsu thấy người tắt thở như vậy liền nói: “Quả thật, người này là con Thiên Chúa”.

Ở phiên toà nay, những người đã kết án dẫn đến cái án cho các giáo dân Thái Hà, đã coi như mình hoàn thành một nhiệm vụ.

Hậu quả và kết quả của hai phiên toà

Hai phiên toà đã xảy ra cách nhau 2.000 năm, một ở vào thời kỳ đời sống xã hội đang còn tối tăm, lạc hậu, điều kiện thông tin và các cơ sở vật chất cũng như nhận thức của người dân đang có nhiều hạn chế dưới thời của Đế quốc La Mã.

Phiên toà hôm nay, khi nhân loại đang bước vào ngàn năm thứ ba, đời sống và nhận thức của người dân đã có nhiều thay đổi lớn lao. Thông tin toàn cầu đã đến với mọi ngõ ngách, mọi gia đình. Phiên toà hôm nay xảy ra dưới một chế độ được mệnh danh là “dân chủ, văn minh” của một “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”.

Ở phiên toà xưa, một Đấng Cứu chuộc nhân loại đã phải chịu cái chết nhục nhã. Ở đó, bị cáo đã chấp nhận bản án tử hình dành cho mình mà không hề phản ứng. Do vậy nguồn ơn cứu độ đã được khơi thông để thực hiện công cuộc cứu chuộc, cứu rỗi nhân loại.

Ở phiên toà nay, các giáo dân đã phải nhận bản án một cách bất công và ấm ức. Họ đã khẳng định mình vô tội và hoàn toàn không thoả mãn với cách xét xử và khép tội họ. Họ đã bị kết án và những hi sinh của họ đã làm cháy lên một tinh thần mạnh mẽ của dân chúng trong bước đường tìm công lý, sự thật.

Ở phiên toà xưa, Quan Philato dù đã rửa tay trước mặt dân chúng để chứng minh sự vô can của mình trong tội ác giết chết con Thiên Chúa. Nhưng đến muôn đời, tội ác đó vẫn được ghi trong sử sách rằng đã có một quan toà không dám đấu tranh để cho Sự thật được sáng tỏ, góp phần giết chết môt con người công chính.

Ở phiên toà nay, dù các quan toà có tự nguỵ biện rằng đó là nhiệm vụ, thì đến muôn đời sau, vẫn sẽ còn phải tự thấy ân hận và bị phán xét bởi toà án lương tâm mình vì đã kết tội những người công chính.

Hai phiên toà xảy ra cách nhau 2.000 năm, nhưng qua cách hành xử như trên, người ta thấy những chuẩn mực của nền pháp lý, đạo đức, công lý và sự thật đã có những bước lùi lớn. Hai ngàn năm trước, bản án dành cho Đức Giêsu là bất công, đã bị cả thế giới lên án cho đến bây giờ và muôn đời sau.

Hai ngàn năm sau bản án đó, bản án hôm nay đã có khi được coi là chuyện nội bộ hay một chuyện nhỏ nhặt không đáng lên tiếng, đó phải chăng là sự phỉ nhổ vào nền pháp lý và công lý thế giới.

Vì vậy, con đường đi tìm kiếm Sự thật – Công lý – Hoà bình cho mỗi người dân, cho đất nước và trước hết là cho giáo dân đang là một con đường hết sức khó khăn đầy cam go và vất vả.

Một tuần thương khó mới đã bắt đầu, cả thế giới đang chuẩn bị cho một tuần Thánh, kỷ niệm biến cố Con Thiên Chúa chịu nạn và chịu chết.

Nhân loại đang chờ ngày con Thiên Chúa phục sinh. Mỗi chúng ta cũng hi vọng sẽ được phục sinh cùng với Đức Kitô trong niềm hân hoan, dù còn nhiều khó khăn trên bước đường đã chọn, con đường của Sự thật, Công lý và Hoà bình.

Nguyện cầu cùng Đức Giêsu Kitô, đấng đã chịu chết nhục nhã trên cây Thánh giá xưa để cứu chuộc lại loài người. Xin Ngài đổ xuống thêm những hạt máu cứu độ cho nhân dân lầm than trên con bước đường đi tìm Chân lý, Sự thật và Sự sống của mình.

Bởi Ngài đã phán: “Ta là Đường, là Sự thật và là Sự sống” (Ga 14, 6), và “Ai theo Ta sẽ không đi vào con đường tối tăm” (Ga 8, 12).

Hà Nội, ngày 6 tháng 4 năm 2009.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Miện gai thương khó của Chúa Kitô trong nhà thờ Đức Bà Paris
Lê Đình Thông
00:56 06/04/2009
MIỆN GAI THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA KITÔ TRONG NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS

Ba thánh tích về Chúa Kitô hiện được bảo tồn tại Vương cung Thánh đường Paris gồm một mẩu gỗ lấy từ Thánh giá hiện cất giữ tại Roma (do Thánh Hélène là mẹ của hoàng đế Constantin tặng), Đinh Thụ Nạn và Miện Gai.

Miện gai do thánh Louis mang từ Constantinople vào năm 1239 là thánh tích quý nhất và được tôn thờ nhiều nhất từ 13 thế kỷ nay.

Thánh sử Gioan trình thuật đêm thứ năm rạng thứ sáu Tuần Thánh, ‘‘Bọn lính kết một vòng gai làm vương miện, đặt lên đầu Người, và khoác cho người một áo choàng đỏ.’’ (Ga 19,2).

Miện gai nhà thờ Đức Bà Paris
Miện Gai cất giữ tại Nhà Thờ Đức Bà Paris làm bằng mây kết bằng các sợi chỉ vàng, đường kính 21 cm, gồm 70 gai nhọn, do hoàng đế Byzantion (Βυζάντιον) và hoàng đế Pháp tặng. 70 gai này hoàn toàn giống nhau chứng tỏ có cùng nguồn gốc.

Từ thế kỷ VII đến thế kỷ thứ X, thánh tích được đưa đến nhà nguyện của các hoàng đế thành Kontantinoupolic (Κωνσταντινούπολις), ngày nay là thành phố Istanbul ở Thỗ Nhĩ Kỳ, để khỏi bị người Ba Tư chiếm đoạt, như từng xẩy ra ở Thánh đường Saint Sépulcre, còn gọi là Thánh đường Phục sinh: Naos tis Anastaseos (Ναός της Αναστάσεως). Ngôi thánh đường này nằm ở cổ thành Giêrusalem, cạnh Núi Sọ (Golgotha) và mộ Chúa Kitô. Ngày nay, Saint Sépulcre là trụ sở của Đức Thượng Phụ Chính Thống Hy Lạp tại Giêrusalem và văn phòng Cha Giám quản Vương cung Thánh đường Saint Sépulcre.

Ngày 9-8-1239, hoàng đế Louis IX và triều đình diễn hành trong thị trấn Villeneuve l’Archevêque để tiếp nhận Miện Gai. Nha vua bận thường phục, đi chân đất, đích thân rước Miện Gai trên hai tay. Nhà vua đã kiểm tra cẩn thận các dấu niêm phong Constantinople và Venise rồi đích thân mở hộp thánh.

Đức TGM Sens là Gautier Cornut đã tường thuật như sau:

‘‘Sau khi gỡ các dấu niêm phong, nhà vua mở bình bạc. Miện Gai được đặt trên chiếc đế bằng vàng.’’

Năm 1239 vua thánh Louis rước miện gai đến nhà thờ Đức Bà Paris
Ngày 4-7-2008, Bà Brigitte Arnaud đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Đại Học Sorbonne (Paris) về Đại lễ Cung nghinh Miện Gai tại Tổng Giáo Phận Sens, theo các bản thảo lưu trữ tại Thư viện Trung ương Pháp ký hiệu Bnf Lat. 1028 vào thế kỷ XIII, theo thư mục bản thảo phụng vụ ghi chú và lưu trữ tại Sens. (L’office de la Couronne d’épines dans l’archidiocèse de Sens d’après le manuscrit Paris, BnF Lat. 1028, XIIIe siècle suivi du catalogue des manuscrits liturgiques notés et conservés à Sens).

Lược sử Miện Gai: Năm 409, thánh Paulin de Nole chép rằng Miện Gai là một trong các thánh tích được cất giữ tại Vương cung Thánh đường Núi Sion ở Giêrusalem. Vào thế kỷ VII, thánh tích được cất giữ trong nguyện đường hoàng gia ở Constantinopolis (Κωνσταντινούπολις), để tránh bị những người Ba Tư và Ả rập lấy đi. Vào thế kỷ thứ X, người ta tìm thấy hòm đựng thánh tích mạ vàng do hoàng đế Constantin VII ra lệnh thực hiện. Hòm thánh tích làm tại Constantinopolis. Trong Chuyên luận Nghi lễ (Traité des cérémonies), hoàng đế Constantin VII ghi lại rằng các hoàng đế phương Đông họp để thông báo các bộ sưu tập thánh tích. Sau đó, Miện Gai được cất giữ trong các nhà nguyện ở Constantinopolis. Trong tập thủ bút có ghi chú: Miện Gai còn xanh mầu không thể hư hại, không mang vết tay. Gai có vẻ đẹp không giống như gai trồng bờ dậu, mà như chồi non hương trầm thơm ngát.

Năm 1204, Miện Gai rơi vào tay các chủ ngân hàng ở Venise. Mấy năm sau, thánh Louis thương thuyết suốt hai năm mới đạt được thỏa hiệp. Tháng 8-1238, nhà vua bỏ ra 135 000 bảng để chuộc Miện Gai. Năm 1239, Miện Gai được mang về Pháp. Ngày 18-8-1239, kinh đô Paris cung nghinh Miện Gai. Nhà vua ôm trong tay thánh tích, có bào huynh Robert 1er d’Artois và hoàng thái hậu Blanche de Castille hộ giá.

Nhà thờ Đức Bà Paris
Năm 1241, nhà vua mang về cho nước Pháp bẩy thanh tích khác trong số có một mẩu Thánh Giá, Máu Thánh Chúa và tấm đá nhà mồ an táng Chúa Kitô. Các thánh tích này hiện được cất giữ tại Sainte-Chapelle trên đảo Saint-Louis. (Từ năm 1725, đảo nhỏ giữa đôi bờ sông Seine mang tên vua Louis XIX). Cách mạng Pháp 1789 bùng nổ, Miện Gai được chuyển về Thư viện Quốc gia. Trước khi qua đời năm 1825 tại Perpignan, hoàng đế Philippe III đã tặng bốn gai thánh cho Thánh đường Saint-Matthieu de Perpignan.

Thỏa ước 1801 trao trả Miện Gai cho Tòa Tổng Giám Mục Paris. Từ năm 1806, Miện Gai được cất giữ tại Nhà Thờ Đức Bà Paris. Các Kinh sĩ Nhà thờ Đức Bà có trách nhiệm rước thánh tích để công chúng tôn thờ. Các hiệp sĩ canh giữ. Hiện nay, Miện Gai được trưng bầy cho công chúng tôn thờ vào mỗi thứ sáu đầu tháng, vào lúc 15 giờ và thứ sáu Tuần Thánh, từ 10 giờ đến 17 giờ.

Paris, ngày 5 tháng 4 năm 2009
 
Hãy Để Mặc Cô Ấy
Tuyết Mai
01:02 06/04/2009
Hãy Để Mặc Cô Ấy

"Hãy để mặc cô ấy làm công việc chỉ về ngày táng xác Ta". (Ga 12, 1-11).

Bấy giờ Maria lấy một cân dầu thơm, dầu cam tùng hảo hạng, và xức chân Chúa Giêsu, rồi lấy tóc mình mà lau. Hương thơm toả đầy nhà. Một môn đệ là Giuđa Iscariô, kẻ sẽ phản nộp Người, liền nói: "Sao không bán dầu thơm đó lấy ba trăm đồng mà cho người nghèo khó?" Chúa Giêsu nói: "Hãy để mặc cô ấy làm công việc chỉ về ngày táng xác Ta. Vì các ngươi sẽ có người nghèo luôn bên cạnh các ngươi, còn Ta, các ngươi sẽ không gặp Ta mãi đâu".

Mẩu đối thoại trên có thể cho chúng ta thấy rằng con người trần gian của chúng ta thì rất là trần tục từ sự suy nghĩ cho đến lời nói, hành động, và việc làm của chúng ta. Hay thích chỉ trích người và thường lên mặt dậy đời. Và có phải người lên mặt dậy đời ở đây lại là tên trộm cắp? "Hắn nói thế không phải vì lo lắng cho người nghèo khó đâu, mà vì hắn là tên trộm cắp, lại được giữ túi tiền, nên bớt xén các khoản tiền người ta bỏ vào đó".

Tiền ăn cắp của người khác không phải là tiền của hắn đã đổ mồ hôi nước mắt để làm ra, mà hắn đã cảm thấy xót xa như vậy! Vì có phải hắn đang tưởng tượng giá tiền của một bình nước hoa trị giá có thể lên đến cả 300 đồng bạc, nếu vào trong tay hắn thì gã sẽ ăn nhậu không biết sướng đến cỡ nào mà nói? Chứ hắn có phải xót xa dùm cho người nghèo khổ gì đâu! Trên đời có phải chúng ta thường chứng kiến thấy bao nhiêu cảnh của những con người sống đạo đức giả nhan nhãn trước mắt chúng ta hằng ngày đấy không!?

Vâng, cả chúng ta nữa đấy! Nhưng có bao giờ chúng ta tự kiểm điểm nơi chính mình (những lời nói và công việc làm của mình) mà không biết rằng người khác cũng đánh giá mình y như vậy! Chỉ vì mình không nhận ra con người thật của mình đấy thôi, thưa có phải không anh chị em!???? Ở đời thì dễ dầu gì mà chính mình tự kiểm điểm được chính mình bởi tất cả chúng ta đây phải đều đồng ý và công nhận rằng, mình là con người quan trọng. Cái gì của mình thì cũng nhất không thua kém ai, không ai bằng mình, thì sự chỉ trích hay lên án người này người kia, là chuyện thường tình lắm hay không? Phải nói rằng khi chúng ta chịu khó đọc Phúc Âm của Chúa thì tất cả những bài học Chúa Giêsu dậy chúng ta trong Phúc Âm thật không có bài học nào gọi là dư cả! Hay bảo là chúng ta đã biết rồi khổ quá cứ nói mãi, thưa không đâu! Bài đọc nào Chúa dậy và có ý trách mắng những con người tội lỗi, nhất là những con người gọi là thông luật, thì kìa có phải chúng ta đều thấy mình chính là những con người tội lỗi trên mà Chúa Giêsu đang trách mắng họ hay không?

Họ ở đây thiết tưởng cũng là chính chúng ta nữa đó! Bởi họ và chúng ta đều có mẫu số chung, tất cả đều là con người tội lỗi ngập trời, đến nỗi Chúa phải gánh lấy tất cả tội lỗi của con người vô ơn và bội phản của tất cả nhân loại chúng ta. Tất cả những tội lỗi vô cùng này, được chất thật nặng trên Thánh Giá của Chúa Giêsu mà Ngài phải tự gánh lấy một mình, để làm thân ngọc ngà Châu Báu của Ngài là Ngôi Hai Thiên Chúa, là Con Một Duy Nhất của Đức Chúa Cha, thân thể be bét những bầm dập, từ đầu đến đôi bàn chân, không còn một chỗ nào cho được lành lặn, không bằng một con vật bị xử tử hay bị phanh thây bởi một con vật dã man khác trước khi chúng ăn tươi nuốt sống. Nhìn thân thể của Chúa Giêsu, Thầy Mục Tử nhân lành của toàn thể nhân loại, mà sẽ chết một cách dã man không nhân nhượng không khoan dung.

Vâng, trong ngày trọng đại và rất đau khổ của Chúa Giêsu, chúng ta là thuộc thành phần nào trong đám đông kia? Có phải một trong chúng ta đã góp phần vào trong Cuộc Tử Nạn của Chúa? Chúng ta đã không tin Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, Ngài từ Trời Cao mà đến để Cứu Độ chúng ta? Vì không tin nên chúng ta đã rất dửng dưng như xem một Tù Nhân đáng kiếp kia bị tra tấn, bị hãm hại, bị nhục nhã, bị phỉ báng, bị tất cả mọi kiểu tra tấn do con người bày trò ra, để đối xử với Đức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa? Vả, nếu chúng ta có biết thật Ngài là Con Một duy nhất của Đức Chúa Cha, liệu trong chúng ta có ai dám kết án Ngài không? Khi trong tay của Ngài chúng ta biết có đầy quyền phép? Liệu ai? Ai trên trái đất này có đủ quyền uy và quyền phép để sẽ dám chống đối lại với Ngài???? Ôi, con người quả thật đui mù, có mắt cũng như không, có đầu óc cũng ra đần độn, bởi không có Chúa trong trái tim họ và trong chúng ta, nên tất cả mọi sự suy nghĩ, lời nói, và việc làm của tất cả chúng ta, tất tất đều mù quáng vì quá mải tha thiết với cuộc sống tạm bợ chóng qua mau hết của trần gian này!???

Có phải đã đến lúc chúng ta hãy nên dừng lại những tội lỗi của chúng ta mà đừng lên giọng làm thầy đời hay làm như những con người Pharisêu, luật sĩ, và những nhà thông luật, họ tất cả đã bị Chúa quở phạt rất thậm tệ. Họ là những mồ mả tô vôi thật đẹp đẽ bên ngoài nhưng bên trong họ là những con giòi con bọ rất thối tha và xấu xí, đã đội lốt làm con người quý phái quý trọng để hành tội và hành xác những con người thấp cổ và bé miệng. Ăn cắp của những bà già góa nghèo khổ túng thiếu cùng cực vì ngay cả một ngón tay mà họ còn không muốn bị mỏi mệt!??

Hy vọng trong Tuần Thánh này, chúng ta hãy suy gẫm việc Chúa Chịu Tử Nạn vì tội lỗi của chúng ta, mà sửa đổi những hành vi tội lỗi, để Chúa không vì chúng ta mà chịu Khổ Hình một lần nữa! Xin Mẹ Maria giúp chúng con với, vì Mẹ là nguồn an ủi của Chúa Giêsu, và là Mẹ của toàn thể nhân loại chúng con. Xin giúp chúng con biết khóc cho tội lỗi của chúng con, vì chúng con mà Chúa Con của Mẹ phải đau khổ và Chịu Chết trên Thập Giá.

Xin giúp chúng con là những tội nhân, là những thành phần bất hảo, là những con người luôn sống đạo đức giả trước Nhan Thánh Chúa, biết nhìn đến hình ảnh của bà Maria Rửa Chân cho Chúa, đã đánh dấu ngày trọng đại của Chúa Giêsu Chịu Khổ Hình và Chịu Táng Xác. Để ngày thứ ba Người sống lại như Lời Thánh Kinh. Người lên Trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng. Ngày sau bởi Trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết. Chúng con tin kính Đức Chúa Thánh Thần. Chúng con tin có Hội Thánh cùng ở khắp thế này các Thánh thông công. Chúng con tin phép tha tội. Chúng con tin xác loài người ngày sau sống lại. Chúng con tin Thiên Chúa hằng có hằng trị đời đời chẳng cùng. Amen.
 
Alịchsơn Đắc Lộ - Alexandre De Rhodes: Một Nhận Định Tổng Hợp
Đỗ Hữu Nghiêm
05:23 06/04/2009

Alịchsơn Đắc Lộ - Alexandre De Rhodes[1]: Một Nhận Định Tổng Hợp



Mở Đầu

Khởi đầu bài viết này, tôi nêu lên câu hỏi mà hầu như mọi người Việt Nam còn yêu nước thương nòi đều tự hỏi: “Tiếng nói và chữ viết Việt Nam đã trải qua một quá trình chuyển biến thế nào?” Để khỏi dông dài về nguồn ngọn nhiều thứ chữ viết cho giống nòi người Việt, ta chỉ nói nôm na như nhiều sinh viên đại học ngày nay hay nhắc đến: Chữ Quốc ngữ của chúng ta ngày nay có từ bao giờ?

Điều không mấy ai ngờ, người đó không phải là một cá thể nhưng là một tập thể: nhiều người Việt Nam ở mọi miền và một số nhà truyền giáo Bồ, Ý, Tây, Pháp, Đức,. .. và cả người Nhật Bản. Đó là một biến cố văn hóa kéo dài trong nhiều thế kỷ về sau từ thế kỷ XVII đến nay, Nhưng có lẽ người ta chú ý nhiều đến nhân vật Alexandre de Rhodes mà trong tiếng Việt, người ta quen gọi là A-Lịch-Sơn Đắc-Lộ. Chắc chắn ông không phải là người có khả năng duy nhất.

Viết về một con người nổi tiếng, người ta dễ đụng chạm đến những dư luận, quan điểm, lập trường chống đối nhau. Nhưng không nhất thiết cứ có một ý kiến là mọi người phải theo vì đó là một “chân lý”. Điều quan trọng là một quan điểm ấy có đúng và hợp với phán đoán thông thường của con người ấy có ngay tình không.

Từ sau 30/4/1975, dường như dưới chế độ Cộng sản toàn trị người dân trên cả lãnh thổ thật nghiệt ngã, có một sự kiện nghịch lý là người ta lại tha hồ nêu lên những vấn đế chung quanh Alexandre de Rhodes cả ở trong lẫn ngoài nước. Điều đó chứng tỏ, dưới xã hội toàn trị mới, hễ Đảng và nhà nước của chế độ mới muốn gì, thì vấn đề đó được khởi xướng lên và tạo điều kiện đầu tư nghiên cứu tập chú vào như một chiến dịch phê phán.

Chẳng hạn chiến dịch Đảng và nhà nước Cộng Sản Việt Nam rầm rộ phê phán và tẩy chay việc Giáo Hội Trung Ương tôn phong 117 vị tử đạo vào ngày 19 tháng 6 năm 1988 t ại Thánh Đường Thánh Phêrô tại Vatican. Các vị đó là người Việt Nam hay người ngoại quốc từng làm việc và sinh sống ở Việt Nam. Hay các chiến dịch phê phán lại Trương Vĩnh Ký (1837-1898), Phan Thanh Giản (1796-1867), Lê Văn Duyệt (1764-1832), Phan Văn Trị (1830-1910) hay Trần Lục (1825-1899), …. Mới đây có phong trào đánh giá lại vai trò của Nhà Nguyễn (1802-1945) trong lịch sử Việt Nam tại Thanh Hóa. Hay kỷ niệm 100 năm thành lập Viện Đại Học Đông Dương (1906- 2006) tại Hà Nội.

Điều đó làm cho bất cứ nhà nghiên cứu nào cũng phải liên tưởng đến trường hợp của linh mục Đắc Lộ. Hàng loạt những (khỏng hơn một chục bài) bải viết về Đắc Lộ được biên soạn ra từ nhiều tác giả trong nước cũng như hải ngoại.

Người ta có thể phân loại ba xu hướng quan điểm thể hiện trong những bài nghiên cứu đó:

1. Xu hướng chống đối, thường xuất hiện dưới chế độ Cộng sản, nêu lên vai trò, câu chữ mà nhà nghiên cứu cho là mù mờ để đi đến kết luận Đắc Lộ và các nhà truyền giáo sau đó là man trá, làm nhà truyền giáo nếu không chủ ý, thì vô tình dọn đường cho chủ nghĩa thực dân Pháp sau này. Từ đó cho rằng người tín đồ Công giáo tiếp tay cho chủ nghĩa thực dân. Nhưng người ta không nêu ra vấn đề người nhà nước và triều đình xưa kia đã đẩy người Công giáo vào ch ân tường - những hoàn cảnh nghiệt ngã - để kết

luận một số người là làm tay sai cho thực dân.

2. Xu hướng bênh vực. Người viết muốn nêu lên vai trò lịch sử tích cực của Đắc Lộ cả trong truyền giáo và sáng lập chữ quốc ngữ và đáng góp nhiều kiến thức thần học, khoa học, dân tộc học, lịch sử địa lý và sự kiện cùng nhân vật lịch sử. Những người có xu hướng này xuất hiện nhiều trong thời người Pháp còn đang nắm quyền ở Đông Dương.

3. Xu hướng mệnh danh khoa học, thiên về chống đối. Dường như vào cuộc tranh đấu văn hóa này, có cả một linh mục Công giáo, LM Roland Jacques từ Trường Đại Học St Paul ở Canada và một số học giả Trung Tâm Nguyễn Trường Tộ ở Strasbourg, Pháp. Theo quan điểm nghiên cứu đó, nhà nghiên cứu muốn nêu lên vai trò tiên phong trong việc hình thành chữ quốc ngữ của nhiều nhà truyền giáo tiên phong quốc tịch nước khác như Bồ, Ý, Tây, Đức.

Không hẳn là Đắc Lộ có công đầu và được đề cao như nhiều nhà nghiên cứu đã làm. Hàm ý cho rằng ông là một người Pháp nên được nhà nghiên cứu người Pháp nhấn mạnh đến. Có người còn đi xa hơn phủ nhận tính xác thực của những công trình biên soạn của Đắc Lộ.

Thực sự vai trò của Alexandre de Rhodes quá hiển nhiên và tích cực khó ai có thể phủ nhận kể cả những nhà nghiên cứu Cộng sản. Người nghiên cứu có thể đặt ra biết bào giả thuyết nhưng những giả thuyết đó có đứng vững không, hay chỉ là một hành vi chụp mũ sai lầm hay nếu có ác ý xuyên tạc vô trách nhiệm và căn cứ chính đáng xác thực

Chứng cớ nêu ra nhất là đối với một con người có quá trình lịch sử lâu dài, đều có nhiều điều không hiển nhiên đối vớì quần chúng độc giả cũng như nhà nghiên cứu. Vả lại chứng cớ nhiều khi là ngụy tạo hay không có đầy đủ về một nhân vật hay sự kiện, nhất là có chịu ảnh hưởng chuyển biến quan điểm dựa trên thời cuộc hiện nay không

I. Alexandre de Rhodes là ai?

Có thể tổng hợp bài viết từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau trình bày về nhân vật này.

Alexandre de Rhodes (A-Lịch-Sơn Đắc-Lộ) (15 tháng 3 năm 1593[2] – 5 tháng 11 năm 1660) trước nhất là một nhà truyền giáo dòng Tên người Avignon, miền Nam nước Pháp. Ông là một nhân vật đa năng như sử học, dân tộc học, thần học và ngôn ngữ học. Ông đã góp phần quan trọng vào việc hiểu biết nhiều mặt về lịch sử đất nước, văn hóa và quá trình hình thành chữ quốc ngữ Việt Nam hiện đại bằng mẫu tự La tinh

1. Vài Hàng Tiểu Sử

Như đã nói, cậu Alexandre chào đời tại Avignon, miền nam nước Pháp[3]. Theo một số sử liệu, Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ), sinh năm 1593 nhưng có tài liệu khác ghi cậu sinh năm 1591[4].Ông gia nhập dòng Tên tại Roma ngày 24 tháng 4 năm 1612, trong lúc cuộc truyền giáo cho các dân tộc đang tiến triển. Tuy nhiên, cùng với đà tiến này, Giáo hội Công giáo cũng đồng thời vô hình chung đã tạo môi trường và lý do phát sinh sức đề kháng vũ bão của chính quyền các dân tộc được rao giảng Tin Mừng. Vì thế, ngoài nhiệt tâm truyền giáo, tín đồ Công Giáo còn tin sống đạo, ước muốn đổ máu đào minh chứng lòng tin vào Chúa Giêsu Kitô như các tông đồ ban đầu và các nhà thừa sai tin sống và truyền giảng trải qua các thời kỳ trong lịch sử.

Vậy cứ tạm cho là gia đình ông có nguốn gốc Do Thái ở thành phố Rhodes (bán đảo Iberia, phía cực đông nam bán đảo Tây Ban Nha), tổ tiên sang tị nạn dưới uy quyền Giáo Hoàng, vì thời ấy Avignon là đất của Giáo Hoàng, nên ông có tên Alexandre de Rhodes (A Lịch Sơn Đắc Lộ). Người Việt Nam đương thời thường gọi Alexandre de Rhodes là Giáo sĩ Đắc Lộ.

2. Công Cuộc Truyền Giáo Bước Đầu Tại Trung Hoa

a. Trong bối cảnh ấy, Alexandre de Rhodes được linh mục Bề trên Cả Vitelleschi chính thức sai đi truyền giáo ở Nhật Bản. Ngày 4 tháng 4/1619, ông mạnh dạn ra đi vào tuổi 26, với hành trang kiến thức sâu rộng về thần học, thiên văn học và toán học. Alexandre nhiệt thành, cường tráng, vui vẻ và lạc quan, đấy sức sống và niềm tin, luôn nhìn khía cạnh tích cực của vấn đề. Ông nhận thức nhạy bén và thích nghi nhanh chóng với mọi môi trường và điều kiện sống và cư xử giao tế giản dị với mọi người.

b. Đầu tiên, Alexandre de Rhodes cập bến tại Goa ở Đông Ấn Độ, chờ cơ hội thuận tiện đặt chân lên Nagasaki, đất Nhật Bản. Nhưng vì tình hình Kitô Giáo đang bị bách hại khốc liệt tại đây, thời các Tướng quân Phong Thần Tú Cát khởi đầu từ 1587, rồi đến Tướng quân Đức Xuyên Tú Trung năm 1614, các Bề Trên phải chuyển hướng, sai ông đi Trung Quốc[5].

c. Ông lên tàu đi Ma Cao, ở đó đã có sẵn một trụ sở truyền giáo tiền trạm, và ông đã ghi lại những nhận xét bước đầu về người Trung Hoa:

"Người Trung Hoa rất ngạc nhiên khi thấy bản đồ chúng tôi vẽ. Trung Quốc vĩ đại của họ chỉ còn là chấm nhỏ trong vũ trụ Trái Đất bao la. Trái lại, nơi bản đồ trái đất hình vuông do họ vẽ, Trung Quốc nằm chính giữa, đúng như tên gọi (Trung Quốc- nước ở giữa). Sau đó, họ vẽ biển nằm bên dưới Trung Quốc, trong đó rải rác mấy đảo nhỏ, và họ đề tên: Châu Âu, Châu Phi và Nhật Bản..."[6]

Ông còn ghi lại: "Chúng ta quen tỏ ra quý chuộng những người ngoại giáo. Nhưng khi họ trở thành Kitôhữu, chúng ta không chú ý mấy đến họ nữa. Thậm chí còn bắt các người theo đạo phải từ bỏ y phục địa phương. Chúng ta đâu biết rằng, đây là một đòi buộc quá khắt khe, mà ngay cả Thiên Chúa, Ngài cũng không đòi như thế. Chúng ta ngăn cản người ngoại giáo, không cho họ cơ hội dễ dàng gia nhập Giáo hội Công giáo.

Riêng tôi, tôi cực lực phản đối những ai muốn bắt buộc người đàn ông Trung Hoa, khi theo đạo, phải cắt bỏ mái tóc dài họ vẫn để, y như các phụ nữ trong xứ. Làm vậy, chúng ta gây thêm khó khăn cho các nam tín hữu Trung Hoa, một khi theo Công giáo, không còn tự do đi lại trong xứ, hoặc tìm được dễ dàng công ăn việc làm. Phần tôi, tôi xin giải thích rằng, điều kiện để trở thành Kitô hữu là phải từ bỏ lầm lạc, chứ không phải cắt bỏ tóc dài..."[7]

Đường lối truyền giáo của Alexandre de Rhodes cũng như của các nhà truyền giáo Dòng Tên không có gì là khác lạ với truyền thống Phaolô: Trở nên mọi sự với hết mọi người omnia omnibus factus sum (I Cor. 9:23) [22 Tôi đã trở nên yếu với những người yếu, để chinh phục những người yếu. Tôi đã trở nên tất cả cho mọi người, để bằng mọi cách cứu được một số người]. Theo Kinh Thánh Công Giáo I Cor.9: 22 http://www.dunglac.org/kinhthanh/tanuoc.htm

Ngày nay chúng ta quen gọi là hội nhập văn hóa.

Đó là đường lối mà Linh mục Đỗ Quang Chính SJ đã nghiên cứu và công bố trong Luận Văn về Alexandre de Rhodes trình tại Đại Học Paris, Sorbonne. Sau này, năm 1996, Linh mục Phan Đình Cho đã khai triển trong tiểu luận về việc truyền giáo và giáo lý của linh mục Alexandre de Rhodes.

Chính đường lối hội nhập văn hóa sáng suốt mạnh dạn này là một trong những nguyên nhân về sau đưa đến biến cố Dòng Tên bị cấm hoạt động trong năm 1773 đến 1814. [8]

3. Truyền Giáo Vào Việt Nam

Một trang sách Giáo lý (Cathechismus pro iis qui volunt suscipere Baptismum in octo dies divisus, Rome,1651). Sách song ngữ, hai cột, một cột La ngữ (bên trái), một cột Việt ngữ - Quốc ngữ - (bên phải), tất cả gồm 319 trang. Sách do Bộ Truyền Bá Đức Tin ấn hành tại nhà in riêng của bộ và do tài trợ của bộ này.

Trong lúc ở Việt Nam, ông viết cuốn Giáo Lý Việt Nam đầu tiên và ông xuất bản Tự Điển Bồ La Việt. Tự Điển này được nhiều học giả Việt Nam xử dụng rộng rãi về sau để tạo nên hệ thống chữ viết Việt Nam mới, xử dụng nhiều các mẫu tự la tinh (Rôma) - như được xử dụng hiện nay được cải tiến - gọi là chữ quốc ngữ. Trong tường thuật của mình, Đắc Lộ cho biết ông đã cải đạo hơn 6.000 người Việt, hầu như chắc chắn một con số được phóng đại, tuy nhiên ông đã không giành được những người cải đạo này

a. Đầu năm 1625, Alexandre cùng với bốn linh mục dòng Tên khác và một tín hữu Nhật Bản, cập bến Hội An, gần Đà Nẵng. Ông bắt đầu học tiếng Việt và chọn tên Việt là Đắc-Lộ. Thầy dạy tiếng Việt cho ông là một cậu bé khoảng 10, 12 tuổi. Ông viết:

Người giúp tôi đắc lực là một cậu bé người xứ này. Trong ba tuần lễ đã dạy tôi các dấu khác nhau và cách đọc hết các tiếng. Cậu không hiểu tiếng tôi mà tôi thì chưa biết tiếng cậu, thế nhưng, cậu có trí thông minh biết những điều tôi muốn nói. Và thực thế, cũng trong ba tuần lễ, cậu học các chữ của chúng ta, học viết và học giúp lễ nữa. Tôi sửng sốt thấy trí thông minh của cậu bé và trí nhớ chắc chắn của cậu. Từ đó cậu đã làm thầy giảng giúp các cha. Cậu đã là một dụng cụ rất tốt để tôn thờ Chúa trong giáo đoàn và cả ở nước Lào, nơi cậu hoạt động trong nhiều năm với thành quả mỹ mãn, cậu rất mến thương tôi nên đã muốn lấy tên tôi.[9]

Từ đó, Việt Nam trở thành quê hương thứ hai của Alexandre de Rhodes, cũng như nhiều nhà truyền giáo khác, nhưng công cuộc truyền giáo của ông ở đây còn nhiều bất ổn.

Thế là cuối năm 1624 (hoặc đầu năm 1625) Rhodes có mặt tại Thành Chiêm (Thanh Chiêm, Kẻ Chăm) cách Hội An về phía Tây chừng 4km, để học tiếng Việt với linh mục Francisco de Pina, một tu sĩ Dòng Tên đầu tiên thời điểm ấy thông thạo tiếng Việt nhất. Xem ra từ cuối năm 1624 đến tháng 6-1626, Rhodes được Bề trên cho ở Đàng Trong với mục đích chính là học tiếng Việt và làm quen dần với con người và xã hội Việt, để rồi tung ông ra Đàng Ngoài.

Ông vào truyền giáo ở Đàng Trong năm 1625 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên và ở Đàng Ngoài vào năm 1626 dưới thời chúa Trịnh Tráng. Tháng 6-1626, Rhodes cùng với linh mục Pedro Marques bỏ Đàng Trong về Áo Môn chờ gió mùa sang năm sẽ vào đất chúa Trịnh. Vâng, ngày 12-3-1627, Rhodes và Marques lên tàu từ Áo Môn, chỉ một tuần sau, ngày 19-3-1627, tàu tới bờ biển cửa Bạng tại Thanh Hóa

Trong vòng 20 năm (1625-1646), ông bị trục xuất đến sáu lần[10]. Nhưng sau cả sáu lần ấy, ông đều kiên trì tìm cách trở lại Việt Nam, khi có cơ hội.

Về Áo Môn, Rhodes được chỉ định làm Giáo sư Thần học tại Học viện Madre de Deus, điều mà ông không cảm thấy thích thú, chỉ làm vì đức vâng phục. Trong 10 năm trời, 1630-1640, Rhodes ở Áo Môn làm “cái nghề” tay trái ấy

b. Giai đoạn Alexandre de Rhodes giảng đạo tại Việt Nam cũng là thời kỳ các thừa sai dòng Tên hoạt động rất nhiệt thành, có phương pháp và có kết quả mau chóng. Riêng Alexandre de Rhodes, ông đã truyền đạo từ Nam ra Bắc. [11]

Ông kể lại công cuộc truyền giáo tại Đàng Ngoài (Miền Bắc):

“Miếng Trầu Làm Đầu Câu Truyện” Theo Thói Á Đông

“Chúng tôi vừa cập bến thì một số đông dân xứ này thấy chúng tôi đến gần liền lấy thuyền của làng lân cận đến mừng chúng tôi, chất vấn chúng tôi xem chúng tôi là những người nào, từ đâu mà tới và đem những hàng hóa mới lạ vào. Tôi làm thông ngôn cho tất cả đoàn thể, tôi đáp đây là một chiếc tàu người Bồ, những người khắp vùng Đông phương đều khá biết về giá trị võ khí và hàng hóa tinh xảo từ lâu vẫn đem tới xứ này và nhân dịp này họ tới bán cho người Đàng Ngoài một hạt trai quý mà không đắt để cho người nghèo khó nhất cũng có thể mua được miễn là có ý ngay lành. Thấy dân chúng tỏ ra muốn xem, thì tôi cho họ hiểu là hạt trai này không thể coi bằng con mắt thân thể nhưng bằng con mắt tinh thần biết phân biệt thật giả. Nói tóm lại, người ta đến giảng dạy đạo thật có giá hơn hết các hàng hóa của người Ấn Độ và một mình nó có thể mở đường tới cõi phúc đích thực và trường cửu.”[12]

“Ngay khi chúng tôi có một nơi riêng để thừa hành chức vụ và giảng Phúc âm thánh, thì có rất nhiều thính giả tuốn đến và sau khi được dạy dỗ về đức tin thì họ chịu phép rửa tội. Trong số đó mấy vị sư mở đường làm gương cho dân chúng trở lại. Vị sãi chính yếu và kỳ cựu hơn cả được các đồng sự trong tỉnh cảm phục và tôn trọng như bề trên, cũng là người đầu tiên theo đức tin và Kitô giáo, tuổi đã tám mươi lăm và lấy tên rửa tội là Gioakim, một nhân vật có thế giá và đạo hạnh, đã thu hút được nhiều người khác thuộc cả hai giới. Trong những nhân đức của vị lão thành đáng kính này, đặc biệt tôi nhận thấy một nguyện vọng hăng say học hỏi những gì cần cho sự cứu rỗi. Ông thu xếp ở với chúng tôi luôn để học biết sâu rộng hơn về các chân lý đạo Kitô và những mầu nhiệm đức tin.

Một ngày kia sau bữa tối, tôi nhờ một cậu bé viết mấy kinh công giáo cho giáo dân tân tòng mà không nhờ tới vị lão thành, vì tôi tưởng là tôi tôn trọng thời giờ ông dành để nghỉ ngơi. Khi biết việc này thì ông khiển trách tôi nặng lời vì tôi đã nhờ một người khác chứ không nhờ ông là bậc tôn sư và tiến sĩ của sai lầm. Theo lẽ phải, trong việc tôi muốn tìm người giúp tôi để giảng dạy chân lý thì tôi phải dùng ông hơn người nào khác. Tôi khen lòng nhiệt thành của ông và hứa sẽ dùng ông khi có dịp và xét ra có ích.

Vì thực ra ông tinh thông chữ hán hơn những người khác nên ông viết đúng hơn và nhanh hơn những điều tôi đọc cho ông biết. Không những ông chỉ làm việc này giúp ích cho giáo đoàn mới của xứ sở ông, nhưng còn nhận thấy nơi chúng tôi dâng thánh lễ và giảng dạy lời Thiên Chúa thì quá chật hẹp đối với số người hội họp tới nghe. Ông liền dâng một thửa ruộng cạnh đấy thuộc về ông để dựng một nhà thờ rộng hơn, nhà thờ làm bằng gỗ như lối bản xứ do lòng sốt sắng của giáo dân tân tòng và trang trí do hảo tâm của người Bồ. Chúng tôi làm phép trọng thể ngày mồng 3 tháng 5, ngày tìm thấy thánh giá.”[13]

“Mặc dầu có nhiều người rao giảng giáo lý Phúc âm cho những nước lương dân chủ trương trước hết phải hủy diệt sai lầm và tà giáo làm cho tâm trí từ bỏ những quan niệm mơ hồ, trước khi xây dựng và giảng dạy những điểm và những nguyên lý của Kitô giáo, theo lệnh Thiên Chúa đã truyền cho một tiên tri rằng: Ta đặt người để diệt và nhổ, để dựng và trồng, còn về mầu nhiệm cao cả về Thiên Chúa Ba Ngôi thì chỉ trình bày cho người tân tòng vào lúc họ đã sẵn sáng chịu phép rửa tội, trước là để không làm rối trí họ vì những hoài nghi có thể nảy sinh về mầu nhiệm cực kỳ cao cả và khôn lường đó. Thế nhưng theo kinh nghiệm, giữa hai cách trên đây, tôi chọn một phương pháp giáo huấn cho các dân nước này.

Nghĩa là không chống đối sai lầm các giáo phái Đàng Ngoài trước khi đặt một số các nguyên lý mà chỉ ánh sáng tự nhiên cũng hiểu biết được, như về việc sáng tạo vũ trụ, về cứu cánh và nguyên lý tuyệt đối vạn vật đã được dựng nên và về an bài những loài có lý trí và nhiệm vụ phải nhận biết Người và phụng thờ Người. Như vậy để đặt vào tâm trí họ một nền tảng chắc chắn trên đó đều dựa vào mọi niềm tin khác để không làm cho họ chán nản khi nghe người ta đả phá và khinh dể những thờ tự của mình mặc dầu là giả dối và những tập tục mê tín, đó là sự thường xảy ra.

Tôi đã thành công hơn, theo như tôi nhận xét, nếu tôi đem cho họ một ít tâm tình hiếu thảo và mộ mến tự nhiên đối với Đấng Hóa Công và Nguyên lý đệ nhất bản thể họ. Rồi khi đề cập tới truyện đại hồng thủy và lộn lạo các ngôn ngữ thì cho họ biết sợ Thiên Chúa họ phải tôn kính và thờ phượng, từ đó mới đả phá tà đạo mà ma quỷ cũng chỉ đưa vào thế gian sau đại hồng thủy. Rồi sau đó tôi mới đồng ý với những người khác và chưa trình bày cho lương dân mình muốn chinh phục những mầu nhiệm Ba Ngôi thánh, sự Nhập thể và thương khó của Con Thiên Chúa và gieo mầm các chân lý đó trong tâm hồn họ, trước khi nhổ những sai lầm và mê tín dị đoan.”[14]

“Lịch sử được tiếp tục ghi cho tới đây bao gồm sự tiến triển của Kitô giáo trong khu truyền giáo Đàng Ngoài từ năm 1627 cho tới năm 1646. Còn những điều sẽ nói sau đây, trong chương này, chúng tôi đã trích rong hai bức thư, một thư của cha Gioan Cabral chúng tôi vừa nói, kinh lý khu truyền giáo, viết về cha bề trên Cả, vào tháng 10 năm 1647. Trong thư, cha điều trần về cuộc kinh lý của cha và về những thành quả mới hái được trong khu truyền giáo. Thư thứ hai là của cha Gioan Barbosa thợ kỳ cựu ở đây, cũng là người rất hiểu biết các công việc trong khu vực này.

Cha Cabral cam đoan nhận rằng chỉ trong hai năm 1645 và 1646 giáo hội Đàng Ngoài đã được hơn hai mươi bốn nghìn giáo dân trở lại đạo. Trong xứ có hai trăm nhà thờ cỡ lớn với nhà ở cho các cha ngay cạnh đó, đây là nơi thường trú hoặc tạm trú khi các cha tới làm việc. Trong năm 1646 chỉ có bảy cha phân ra trong năm trụ sở, còn một cha tên là Phaolô Caloprosi người thành Napoli, thợ rất can đảm và không biết mệt, cha đã mất ít lâu sau. Ngoài bốn thợ mới ghi ở trên còn có một người thứ sáu là cha Philipphê Marini người thành Genôva bị chặn lai không qua nước Campuchia như đã được chỉ định. Phải dựng trụ sở thứ sáu để dễ bề phục vụ số rất đông giáo dân trở lại.

Cha đã nhìn thấy từ khi ở xứ này, dân Đàng Ngoài dễ tiếp xúc hơn và dễ tin theo đạo hơn, không có một dân Đông Phương nào, về luân lý trong trắng hơn và có ít thói hư tật xấu chung cho mọi nơi khác, làm ngáng trở cho đức tin và gây những khó khăn gần như không vượt nổi, để thực hành các nhân đức của Kitô giáo. Giáo dân tân tòng rất vững vàng trong đức tin, như thể đã nhận từ mấy thế kỷ nay, họ cũng xa những khuynh hướng, những mê tín dị đoan như thể chưa bao giờ biết tới. Họ thi hành các nhân đức Kitô giáo, gớm ghét những đồi bại chung, rất nghiêm chỉnh giữ luật Thiên Chúa, rất sốt sắng làm các việc đạo đức và đọc kinh cầu nguyện. Mọi người đều dậy thật sớm, sau khi thức dậy thì họ đọc kinh ít là nửa giờ và cũng vậy trước khi đi ngủ; họ rất vâng lời và kính trọng các cha, công nhận sự khó nhọc của cha bằng sự biết ơn và không gì làm phật ý họ bằng từ chối không nhận phẩm vật họ mang tới. Khi các cha đến thì họ tỏ ra vui mừng thái quá đến nỗi họ tổ chức cuộc vui và ngày hội công cộng để thổ lộ ra.”[15]

Năm 1645, Chúa Nguyễn trục xuất ông ra khỏi Việt Nam hẳn. Khi trở lại châu Âu, Alexandre de Rhodes đúc kết kinh nghiệm hiểu biết thực địa của mình khi rao giảng Tin Mừng tại Á Châu. Cuối cùng ông đã xin Tòa Thánh phái các giám mục truyền giáo đến Á Châu. Nhờ đó chính các giám mục này có thể truyền chức linh mục cho các thày giảng bản xứ, thành lập một hàng giáo sĩ bản địa, nối tiếp công cuộc truyền giáo. Từ đó nẩy sinh Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Paris, thưởng gọi vắn tắt là M.E.P hay Hội Thừa Sai Ba Lê

Ông mất ngày 5 tháng 11 năm 1660 ở Isfahan, Ba Tư, 15 năm sau khi bị trục xuất lần cuối cùng khỏi Việt Nam.

Tác phẩm

Ngoài Tự Điển Việt-Bồ-La Dictionarium annamiticum seu tunquinense lusitanum et latinum được Thư viện Quốc gia Bồ Đào Nha scan và đưa lên mạng Internet, còn có nguyên bộ các tác phẩm khác trong ấn bản đầu tiên ở thập niên 1650 mà Giáo sĩ Đắc-Lộ viết bằng tiếng Latinh và tiếng Pháp có thể tìm thấy tại Thư viện Maurits Sabbe của Đại học Công giáo tại Louvain (Université catholique de Louvain) tại Bỉ. Ngoài ra, có thêm một số ấn bản hoặc tái ấn bản cũng được tìm ra trong cơ sở dữ liệu PORBASE của Liên hiệp các thư viện ở Bồ Đào Nha.

Lưu niệm

Năm 1943, chính quyền thuộc địa Đông Dương phát hành một con tem 30 xu để tôn vinh những đóng góp của ông trong quá trình phát triển tiếng Việt.

Chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng phát hành một bộ tem 4 con kỷ niệm 300 năm ngày mất của ông, nhưng ra trễ 1 năm (phát hành ngày 5 tháng 11 năm 1961). Tên ông được đặt cho một trường trung học và một con đường ở Tp HCM. Hiện nay vẫn còn tượng ông đặt tại Viện Ngôn ngữ học Việt Nam để tưởng nhớ tới công lao và những đóng góp của ông trong việc phát triển chữ Quốc ngữ.

Năm 2001 nghệ sĩ Việt Nam Nguyễn Đình Đáng sáng tác một bức tranh tôn kính Alịchsơn Đắc Lộ và Nguyễn Văn Vĩnh. Chú thích 5 của Wikipedia về Alexamdre de Rhodes bằng tiếng Anh có nói đến biến cố này.

Đắc Lộ biên soạn nhiều cuốn sách về Việt Nam gồm có:

Histoire dv royavme de Tvnqvin, (Lịch sử Vương Quốc Đàng Ngoài), xuất bản tại Rôma năm 1650

Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum (Tự Điển Việt Bồ La), xuất bản tại Rôma năm 1651

Rhodes of Viet Nam: The Travels and Missions of Father Alexander de Rhodes in China and Other Kingdoms of the Orient (Đắc Lộ của Việt Nam: Hành Trình và Truyền Giáo của Cha Alịchsơn Đắc Lộ), Bản dịch tiếng Anh xuất bản năm 1966.

Ông biên soạn Tunchinensis historiæ libri duo (Lịch Sử Đà ng Ngoài Cuốn Hai), xuất bản năm 1652) và cuốn La glorieuse mort d'André, Catéchiste (Cái Chết Vinh Hiển Của Thầy Giảng Anrê, xuất bản năm 1653), và cuốn Catechismus (Giáo Lý, xuất bản năm 1658).

Đắc Lộ trảì qua 12 năm tại Việt Nam, nghiên cứu học hỏi dưới quyền một linh mục dòng Tên khác là linh mục Francisco de Pina. Chú thích số 4 của Wikipwedia có nói đến điều này.

II. Những Vấn Đề Cần Minh Định

Ai cũng có quyển tự do, nhưng có trách nhiệm, có tri thức và lý luận khi phân tích, giải thích nội dung những từ ngữ mà tác giả đã dùng. Nhưng nếu không có lý chứng thích đáng và thuyết phục người đọc, thì những khẳng định kia chỉ là những suy luận hay giả thuyết võ đoán, thiếu trách nhiệm và thiếu lương tâm, thiếu hiểu biết lành mạnh, không hơn không kém. Nhưng nếu có chủ ý xuyên tạc hay có ý hiểu sai lệch hay không thể lĩnh hội được ý của người viết hay nói ra, thì ta không cần bàn luận. Nói như thế, người nhận định không hề có chủ ý phê phán hay bút chiến với bất kỳ ai, mà chỉ muốn nêu lên một thực tại.

A. Ý nghĩa một số từ ngữ liên quan đến Alexandre de Rhodes

Ta cần xác định và hiểu ý nghĩa các từ ngữ như tác giả và cộng đồng những người liên hệ thường hiểu trong thời và không gian cụ thể hay địa điểm và thời gian cụ thể.

1. Chiến Sĩ Chúa Kitô (quân lính, binh sĩ, binh lính…) và một số từ có liên hệ khác: Chinh Phục, Mở Mang Nước Chúa

Nói đến Chiến Sĩ Chúa Kitô, thì ai là tín đồ công giáo hay người có kiến thức, lý trí phán đoán và lương tâm sáng suốt, lành mạnh đều hiểu là những tín đồ Công giáo nhiệt thánh sống lý tưởng của đức tin Công giáo ở trần gian được so sánh như chiến sĩ chiến đấu chống lại những phản ứng, ý nghĩ, việc làm, thói quen và khuynh hướng xấu, mà tu đức xưa đều nói đến – ba thù “ma quỉ, thế gian, xác thịt”[16] của con người. Điều đó có vẻ gây dị ứng cho nhiều người hoặc trí thức, hay tín đồ thuộc các tôn giáo khác hay những người không có tôn giáo tín ngưỡng.

Nhưng không thể và không nên hiểu là binh sĩ cầm vũ khí giết thù trong một quân đội thế tục. Vì thế không thể vịn vào cách dùng này, mà gán ghép cho người Công giáo Việt Nam là tay sai đồng lõa với thực dân phương Tây, dù một số người tín đồ Công giáo có thể cậy nhờ và bênh vực những lực lượng bên ngoài, vì chủ trương đã có một đường lối bảo vệ tự do chọn lựa sống đạo của mình.

a. Trong thần học giáo lý "Gíáo Hội Công giáo, Các Thánh cùng thông công", người tín đồ được giảng dậy là nhờ phép Thêm Sức người tín đồ được coi là những đầy tớ và những binh lính của Đức Kitô.[17]

Trong ngữ cành của những câu chữ được tác giả dùng đến có nhiều chỗ sử dụng như vậy, chẳng hạn:

Trong cuốn Hành Trình Và Truyền Giáo ở Đàng Ngoài, ông đã viết:

“Tôi vừa rời khỏi Đàng Trong thì chín chiến sĩ vinh quang của Chúa Kitô tôi đã bỏ lại trong ngục để chống trả thù địch của Thầy liền bị tấn công nhưng họ cương quyết chiến đấu cho tới lúc chiếm được triều thiên cao cả.”[18]

“Tôi tưởng nước Pháp là một nước đạo đức nhất thế giới, nước Pháp có thể cung cấp cho tôi mấy chiến sĩ đi chinh phục toàn cõi Ðông phương đưa về qui phục Chúa Kitô và nhất là tôi sẽ tìm được các giám mục, cha chúng tôi và thầy chúng tôi trong các giáo đoàn. Với ý đó, tôi rời bỏ Rôma ngày 11 tháng 9 năm 1652 sau khi tới hôn chân Ðức Giáo hoàng.”[19]

Binh lính Chúa Kitô có ý nghĩa siêu nhiên khác hẳn, chỉ có tính cách so sánh, đối chiếu, không thể lầm lẫn với từ ngữ “quân binh, binh lính, quân nhân, binh sĩ” thế tục mà tác giả đã đề cập đến. Ở nhiều đoạn văn khác, Đắc Lộ đã dùng những từ ngữ chỉ binh sĩ thế tục này:

Khi đã có đủ số quân binh thì hoàng đế sẽ thấy tham vọng của họ được toại nguyện và thật nguy hiểm cho hoàng đế. Họ sẽ dùng quân binh đó chống lại hoàng đế, xúi giục chúng nổi loạn, viện cớ tôn giáo để xâm chiếm hết các nước lân cận, như hết các nơi trên thế giới đã thấy. Rồi chẳng bao lâu sẽ tới lượt hoàng đế, nếu hoàng đế không bắt đầu đề phòng tham vọng tai ác này”. [20]

1.2. Ý nghĩa chữ lính (soldat, soldier, miles) trong tự điển Việt Việt website http://www.datviet.com/tudien.html giải thích là:

“1. Người phục vụ trong lực lượng vũ trang thời hòa bình hay có chiến tranh, với tư cách tình nguyện, đánh thuê hoặc, tại nhiều nước hiện nay, với danh nghĩa thực hiện một nghĩa vụ

2. Người làm nghề binh cấp thấp nhất trong thời phong kiến và Pháp thuộc: lính cơ, lính khố đỏ

3. Người làm một công tác thường xuyên dưới quyền điều khiển của một người, một cơ quan (thtục): lính của một cơ quan”

Thiết tưởng trong bối cảnh thế kỷ XVII, chữ lính hay binh sĩ này cũng không mấy thay đổi cách hiểu nội dung như vậy so với ngày nay.

Trên phương diện dịch thuật có thế có nhiều tranh cãi. Người ta lưu ý một nguyên tắc đáng chú ý. Chẳng hạn về cuốn Hành Trình và Truyền Giáo, có bản dịch tiếng Ý, rồi được dịch sang tiếng Pháp thế kỷ XVII

Do đấy khó thể lý luận căn cứ vào bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Khắc Xuyên (binh lính, quân binh, chiến sĩ). Nếu lý luận chính xác đến cùng, người ta phải hiểu được chính câu chữ của Đắc Lộ dùng vào thời gian nhất định ở thế kỷ XVII. Bản dịch khác với nguyên bản có thật không và diễn ra thế nào?

Còn phải đặt câu nói của Đắc Lộ trong bối cảnh lịch sử.

Thực sự Đắc Lộ vận động với Rôma quá lâu mà chưa có kết quả. Ông quay ra vận động với giới Công giáo và hàng giáo phẩm Pháp, không phải trực tiếp với Louis XIV. Lúc đó, chính quyền Pháp chưa quan tâm đến công cuộc truyền giáo cũng như mở mang lãnh thổ ở châu Á, vì Pháp đang bị khủng hoảng và bận lo chiến tranh với Anh.

Chỉ từ sau cách mạng Pháp 1789, và nhất là sau thời Napoléon I (1769-1821)[21], Pháp mới nẩy sinh ý muốn cạnh tranh với Anh, và đã tìm cách mở rộng thuộc địa sang châu Á. Thực tế là từ sau 1820, Pháp mới bắt đầu dòm ngó các thuộc địa khác, vì đã mất khá nhiều quyền lợi thuộc địa vào tay người Anh (French Colonialism in Asia)[22]

Như vậy không thể gán ghép cho Đắc Lộ những sự kiện mà chỉ 150 năm sau mới xảy ra khi Đắc Lộ đã qua đời. Các nhà nghiên cứu gọi đó là những chuyện “râu ông cắm cằm bà” lịch sử vì lẫn lộn niên đại. Các biến cố đó không đính dáng gì đến Đắc Lộ. Và nếu có thừa sai Pháp, chẳng hạn như Puginier, là mãi đến thời kỳ Hội Thừa Sai Balê về sau này.

Nếu cho là Đắc Lộ không dính dáng gì vì sống ở niên đại trườc, thì cũng chuẩn bị xa cho chủ nghĩa thực dân Pháp ở thế kỷ sau này, thỉ phán đoán đó chỉ là võ đoán có ác ý. Và đã như thế, thì người ta không cần phải đối thoại hay thảo luận vì giả thuyết đó thiếu ngay thẳng và vô trách nhiệm

Nhiều nhà phê bình, nhất là những nhà phê bình mác xít, cũng thường đề cập đến Pigneaux de Béhaine (Bá Đa Lộc), cáo giác ông giúp Chúa Nguyễn Ánh, sau này trở nên vua Gia Long. Nhưng trong thời gian và không gian đó, khó thể võ đoán ông đã muốn phục vụ quyền lợi của Pháp, mà chỉ chú ý đến lý tưởng truyền giáo.

Thực ra sau cách mạng Pháp 1789, chính quyền Pháp tỏ ra tích cực chống lại giáo hội, cách riêng là hàng giáo sĩ, nên các thừa sai Balê không thể hay không muốn cậy nhờ vào chính quyền Pháp. Họ chỉ có thể trông cậy vào sự yểm trợ của khối Công giáo.

Pigneaux de Béhaine (1741-1799), có thể hy vọng nếu có một ông vua như Constantine I hay Constantine Đại Đế (272-337), thì Công giáo có cơ hội thuận tiện hơn, ít ra là bớt bị chống đối và bách hại hơn. Những việc gán ghép cho Đắc Lộ những chuyện ông không hề làm là việc xuyên tạc có ác ý, đặt tự ái dân tộc không đúng chỗ, chỉ muốn nại cớ đó để chống đối hay bách hại Công giáo

1.3. Các từ ngữ khác như “chinh phục” “chiếm đoạt” hay mở mang “nước Chúa” không thể hiểu một cách thế tục như một quân đội thế gian đi chinh phục một nước thế tục. Dù hành động truyền giáo có thể làm cho nhiều người từ bỏ tín ngưỡng cũ của mình và trở thành tín đồ của công đoàn giáo hội mới. Chẳng hạn, độc giả có thể gặp những câu chữ có những từ ngữ như thế:

“Tôi khuyên tất cả các vị nhiệt tâm muốn tới những tỉnh dòng chúng tôi để chinh phục các linh hồn, thì nên chuyên cần ngay từ buổi đầu”

“Tôi rất hớn hở trẩy đi, vào đầu thằng 6 năm 1640, hy vọng được lòng chúa và tái lập nước Chúa Kitô, trong lãnh thổ này” [23]

Theo ý kiến của một tác giả, thì,

“Soldat: 1. Homme équipé et instruit par l'Etat pour la défense du pays.

2. Tout homme qui sert ou qui a servi dans les armées.

Dịch: 1. Người được nhà nước trang bị và huấn luyện để bảo vệ xứ sở.

2. Bất kỳ người nào phục vụ hoặc đã phục vụ trong quân đội.

Như vậy "soldat" bao hàm ý nghĩa quân sự, quân đội. Đó là người mà nhiệm vụ là làm chiến tranh, chiến tranh phòng vệ hay chiến tranh xâm lược, dù là nghĩa đen hay nghĩa bóng. Trong tôn giáo, dùng chữ "soldat" không làm mất đi cái ý nghĩa đánh nhau. Dù đánh nhau vì chân lý đi nữa, thì cũng đánh nhau và đánh nhau vì chân lý thì ghê rợn lắm. Đừng trách ai dịch soldat là "binh sĩ". “[24]

Nhưng nếu con người chiến đấu chống lại một cách ngay thẳng cái bất nhân, bất công và bất lương rõ rệt ở trong chính bản thân mình hay ở những người xấu, thì sao? Phán đoán một cách lành mạnh, người ta không thể hiểu chữ binh lính … kia theo ngĩa thế tục.

B. Phải chăng Alexandre de Rhodes vừa là nhà truyền giáo vừa làm gián điệp?

Một số tác giả coi Alexandre de Rhodes là một nhà truyền giáo đồng thời cũng làm gián diệp? Như thế các thừa sai công giáo đều là những gián điệp cho chủ nghĩa thực dân đế quốc?

Lập luận đó có tính cách vũ đoàn, phổ quát hóa và kết luận kiểu “vơ đũa cả nắm” vội vàng. Lập luận đó cần những bằng chứng hiển nhiên thuyết phục đi theo. Và nhân vật nọ hay đoàn thể nào đó nói hay làm một điều dường như có lợi hay yểm trợ thực dân, trong hoàn cảnh cá nhân hay đoàn thể ấy bị người của triều đình bỏ rơi, đe dọa hay đàn áp, vì tin theo đạo mới mà triều đình và quan lại thời đó coi là “đạo rối”, thì không phải toàn thể giáo hội hay tín đồ công giáo đều như thế mọi lúc và mọi nơi.

Vả lại theo tâm lý, người ngoại quốc mới tới một nơi, hay chứng kiến một sự mới lạ, thường tò mò nhiều hơn người từng sống ở bản địa đó lâu năm, nhất là người đó lại có một trình độ kiến thức hay óc quan sát nhất định. Không phải ai nói chi tiết đến một đất nước, một quân đội, tài nguyên nhân vật lực và các đặc điểm của một cá nhân hay tập thể thỉ đều là gián điệp. Dù vậy, thực dân xâm lược có thể sử dụng những mô tả theo kiến thức và quan sát của nhả truyền giáo, nhưng để thực hiện cho mục tiêu thế tục riêng của mình

Cần phân biệt kiến thức thủ đắc của một điệp viên có thể hoàn toàn do người ấy đúc kết và tìm kiếm, có thể nhờ tư liệu của những người khác có được do hoạt động chuyên biệt nào đó nhưng không có chủ ý cung cấp cho hoạt động tình báo. Ta không thể coi những người có kiến thức và óc quan sát để phân tích và hiểu biết điều này điều nọ, hay người này người kia do nghề nghiệp của họ, đều là tình báo hay gián điệp.

Khuynh hướng của nhiều người làm gián điệp hay làm tình báo có thể muốn cài người hay lợi dụng những nhà truyền giáo và kiến thức hay hành động của họ vào mục đích của mình, dù nhà truyền giáo hay tín đồ đó có ý thức hay không. Câu nói của Hoàng Hưng trong Báo Lao Động gán cho Đắc Lộ; “Chúng ta là những người lính... chúng ta có bổn phận đi mở mang bờ cõi” đã được diễn dịch để kết luận các nhà truyền giáo làm tay sai cho thực dân đi chiếm nước khác.

Bùi Kha trích dẫn theo Bản Dịch Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên nguyên bản cuốn: DIVERS VOYAGES ET MISSIONS DU PERE ALEXANDRE DE RHODES EN LA CHINE ET AUTRES ROYAUMES DE L' ORIENT,,, Paris, Cramoisy, 1653. khổ sách (nguyên bản và bản dịch): 13 x 19 cm (Nguyên bản Troisième partie, Chapitre XIX, tt. 78 - 79.)

Việc ghép nhân vật và sự kiện và giải thích tùy tiện mà không chú ý hay lẫn lộn khi đặt nhân vật và sự kiện ấy trong bối cảnh thời gian không gian là những phán đoán, lập luận thường thấy trong nhiều bài viết của nhiều tác giả viết về thể kỷ đã qua.

Chẳng hạn có người lầm lẫn nhân vật Đắc Lộ (thể kỷ XVII) với Bá Đa Lộc (thế kỷ XVIII) sống trong cùng thời gian trong nhiều tác phẩm xuất bản sau 30/4/1975, Những công trình này đã được phổ biến ở miền Nam Việt Nam và người viết bất chợt đọc được. Khi nghiên cứu người viết không có sẵn những tác phẩm cụ thể ấy để dẫn chứng.

C. Từ Alexandre de Rhodes Đến “Lời Thề Dòng Tên (The Jesuit Oath)”

Gần đây có tác giả nhắc đến “tội” của Đắc Lộ có liên quan đến cái gọi là “Lời Thề của Dòng Tên “ (The Jesuit Oath – The Serment Jesuite).

Lời cáo buộc ấy phần lớn được một người tự xưng là “cựu linh mục dòng Tên” lặp lại và thổi phồng lên. Đấy là nhân vật Alberto Rivera[25] chuyển hướng khỏi dòng Tên năm 1967 và đã phản ứng chống lại Dòng Tên, có cả trên mạng Youtube trên Internet.

Thực sự, theo nghiên cứu của người biên khảo bài viết này, cái gọi là “Lời Thề Của Dòng Tên” là sản phẩm tưởng tượng của nhiều thành phần khác nhau có thành kiến với Dòng Tên. Cái được dựng nên thành “Lời Thề Bí Mật của Dòng Tên” xuất hiện lần đầu nảm 1848.

Sự kiện này trùng hợp với thời gian Dòng Tên bị nhiều thành phần hiểu lầm, ghét bỏ và bách hại để cô lập, mặc dù cuộc cấm cách Dòng Tên đã chấm dứt từ năm 1814. Alberto Rivera khai triển thêm, và càng làm cho sản phẩm ngụy tạo kia thiếu tính cách đứng đắn, kiểu “Tây Dương Gia Tô Bí Lục”[26]. Cuốn này được Ngô Đức Thọ, cán bộ trong Viện Hán Nôm Hà Nội dịch từ Hán Nôm sang quốc ngữ.

Trong điều kiện của chế độ xã hội Việt Nam ngày nay, một số nhà nghiên cứu chủ ý khai thác về “những ý định và hành động tàn ác của Dòng Tên” trong nhiệm vụ bảo vệ truyền thống chính thống vẫn có của giáo hội.

Điều đó có thể ảnh hưởng đến uy tín của Dòng Tên tại Việt Nam. Nhưng trong bầu khí tự do truyền thống và ngôn luận, cái gọi là “Lời Thề của Dòng Tê” không có tác dụng phá hoại tại phương Tây, dù trong Quốc Hội Hoa Kỳ có ghi lại “Lời Tuyên Thệ”dối trá có nội dung cơ bản đó như sau.

Lập Trường Nhìn Nhận “Lời Thề Dòng Tên” Là Có Thật

a. William Arthur Noble (1866-1945) là một giáo sĩ truyền giáo giáo phái Tin Lành Tái Tẩy (Baptist)[27]. Bài viết của ông này được nhiều tác giả chống Công giáo trích lại để củng cố lập trường của mình, kể cả website tiếng Việt, đặc biệt là Nhóm Giao Điểm

b. “Lời Thề Dòng Tên”[28] theo tác giả này là có thực. Đặc biệt là “Lời Thế đó” có trong Văn Khố của Quốc Hội Hoa Kỳ. Bối cảnh khi đó là cuộc bầu cử chính trị năm 1912, ứng cử viên Công giáo bị chỉ trích vì có “The Jesuit Oath” được nhiều cử tri l úc đó coi là có thật!

c. Website newadvent.org/[29] của nhóm chủ trương biên soạn Wìkipedia và Catholic encyclopedia có những lập luận chống Dòng Tên.

Lập Trường Nhìn Nhận Lời Thề Của Dòng Tên Là Không Có Thật

a. Shaun Willcock[30], một tác giả Tin Lành chấp nhận bản văn Lời Thề Dòng Tên là giả mạo. Nhưng trực tế Dòng Tên có thể hành động kiểu độc ác như vậy?

b. Dòng Tên Ấn Độ[31] năm 2003 minh định tu sĩ Dòng Tên không hề có Lời Thế như vậy

c. Tờ Báo New York Times[32] cuối Thế Kỷ XIX nhìn nhận Dòng Tên không có lời thề như thế và đã khiếu kiện những ai vu khống Dòng Tên như thế về tội phỉ báng

D. Lịch Sử Chính Thức Về Dòng Tên Thế Giới

VÀI NÉT VỀ DÒNG TÊN HOÀN CẦU[33] I-NHÃ LOYOLA VÀ ĐOÀN GIÊSU

Năm 1521, trong lúc bảo vệ thành Pamplona chống lại sự tấn công của quân Pháp, chàng hiệp sĩ người xứ Basco, Iñigo Lopéz de Loyola (1491-1556), đã bị bắn trọng thương. Trong thời gian dưỡng thương, chàng được ơn hoán cải và quyết tâm thay đổi cuộc sống. Sau khi đi lại được, chàng quyết tâm lên đường đi Đất Thánh và dự định sẽ ở lại đó luôn. Trên đường hành hương, Iñigo đã lưu lại ở Manresa gần Barcelona một thời gian. Tại đây, chàng có được nhiều kinh nghiệm thiêng liêng phi thường mà sau này được đúc kết thành tập sách Linh Thao. Năm 1523, Iñigo sang Đất Thánh, nhưng vì không được phép ở lại, nên chàng quyết định trở về Châu Âu đi học làm linh mục để phục vụ các linh hồn.

Trong thời gian 1524-1527, khi học ở Barcelona và Acalá, Iñigo thường giúp người khác về đường thiêng liêng bằng chính kinh nghiệm của mình. Vì giảng đạo mà chưa học đầy đủ, Iñigo bị bắt giam mấy lần và bị cấm giảng đạo. Cuối cùng, năm 1528 chàng lên Paris để tiếp tục việc học. Tại Paris, Iñigo đổi tên thành Ignatius (được Việt hoá thành I-nhã), và trọ cùng nhà với hai bạn trẻ Phêrô Favre (1506-1546) và Phanxicô Xavier (1506-1553). Dần dần, I-nhã đã quy tụ được một nhóm bạn sinh viên qua những buổi sinh hoạt thiêng liêng. I-nhã cũng lần lượt hướng dẫn Linh Thao cho từng người, và giúp họ nhận định tương lai. Chính Linh Thao là mối dây thiêng liêng ràng buộc họ với nhau.

Sau nhiều thử thách, ngày 27.9.1540, ĐGH Phaolô III chính thức công bố trọng sắc Regimini Militantis Ecclesiae phê chuẩn Đoàn Giêsu thành một dòng tu giáo sĩ trong Hội Thánh. Từ đó Đoàn Giêsu trở thành Dòng Chúa Giêsu (Societas Jesu - ở Việt Nam quen gọi là Dòng Tên, vì muốn tránh gọi Tên cực trọng Chúa Giêsu). Mười thành viên trong dòng tu mới lập đều nhất trí bầu cha I-nhã làm Bề trên Tổng Quyền tiên khởi (1540-1556). Đặc sủng của Dòng là phục vụ các linh hồn và hỗ trợ Hội Thánh trong việc “bảo vệ và truyền bá đức tin”.

THỜI KỲ PHÁT TRIỂN

Ngay từ đầu, Dòng Tên đã là một cộng đoàn lưu động với một quy chế rất khác thường. Các thành viên không có tu phục riêng, cũng không đọc kinh thần vụ chung. Họ nhanh chóng tham gia vào công tác mục vụ, giáo dục, thuyết giảng, xã hội, huấn giáo, và đi truyền giáo. Nhóm anh em tiên khởi rất hăng say trong việc tông đồ. Favre đi giảng Linh Thao khắp nơi, Xavier hoạt động truyền giáo ở Châu Á, Salmerón và Laynez giảng dạy thần học ở Ý, Bobadilla công tác ở Tây Ban Nha, Rodrigues ở Bồ Đào Nha, còn I-nhã thì ở Roma lo việc điều hành Dòng. Chỉ vỏn vẹn trong vòng 16 năm từ khi được phê chuẩn, con số tu sĩ Dòng đã tăng từ 10 lên 1000 người. Họ hiện diện và phát triển khắp các thành phố lớn ở Châu Âu, cũng như tại các vùng truyền giáo từ Nhật Bản đến Brazil. Sau khi I-nhã qua đời, Diego Laynez được bầu làm Bề Trên Tổng Quyền (1556-1565).

Dòng cũng đi tiên phong trong việc truyền giáo. Dòng đã có mặt ở Châu Phi năm 1548, Nam Mỹ trước năm 1552, Bắc Mỹ năm 1639. Tại Châu Á, Phanxicô Xavier (1506-1553) đến Ấn Độ (1542) rồi Nhật Bản (1549), nhưng ngài đã qua đời ngay trước khi vào được Trung Hoa lục địa. Các thừa sai Dòng Tên đến Đàng Trong năm 1615 và Đàng Ngoài năm 1627. Điểm son trong chính sách truyền giáo của các thừa sai Dòng Tên ở Châu Á là hội nhập văn hóa. Các thừa sai như Roberto de Nobili tại Ấn Độ, Mateo Ricci tại Trung Hoa, Alexandre de Rhodes tại Việt Nam đã học ngôn ngữ, thích nghi với trang phục và phong tục tập quán địa phương. Bằng ngôn ngữ và văn hóa bản địa, các thừa sai Dòng Tên đã truyền đạt Tin Mừng cho các dân tộc Á Châu. Ngoài ra, họ còn có những đóng góp quan trọng trong việc giao lưu văn hóa Âu-Á qua việc chuyển tải tư tưởng Á Châu cho giới trí thức Âu Châu, qua việc dịch thuật các kinh điển Trung Hoa và Ấn Độ sang tiếng La-tinh, và ngược lại.

THỜI KỲ KHÓ KHĂN, GIẢI THỂ, VÀ PHỤC HỒI

Sau thời gian thành công nhanh chóng, bắt đầu từ giữa thế kỷ XVII, Dòng Tên gặp nhiều phản ứng và chống đối. Tại Nam Mỹ, các thừa sai Dòng Tên thiết lập những khu tự trị cho người da đỏ và và hậu quả là đưa đến sự xung đột giữa các thừa sai và quyền lợi của đế chế Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Tại Châu Á, sự tranh giành ảnh hưởng cũng như bất đồng ý kiến về đường lối mục vụ giữa các thừa sai thuộc Dòng Tên và các dòng tu khác đã gây nhiều chia rẽ giữa các nhóm thừa sai. Ở Nhật Bản, các thừa sai vu cáo lẫn nhau, cộng với những cáo buộc của nhóm thương gia Tin Lành người Hà Lan đã làm cho các sứ quân (Shogun) nghi ngờ người Công giáo làm tay sai cho đế quốc Tây Ban Nha hoặc Bồ Đào Nha và ra sức cấm đạo. Ở Trung Hoa, các phán quyết của Tòa Thánh trong vụ tranh luận về Lễ Nghi Trung Hoa (1645-1742) đã làm Khang Hi hoàng đế nổi giận và hạn chế việc truyền giáo từ năm 1706; Ung Chánh hoàng đế nối ngôi và ra sắc chỉ cấm đạo năm 1724. Ở Việt Nam, việc bất phục tùng của các thừa sai Dòng Tên với hàng giám mục thuộc Hội Thừa Sai Ba-lê đã gây nhiều bất lợi cho việc truyền giáo của Dòng.

Những khó khăn và chống đối không chỉ ở châu Mỹ và Châu Á, nhưng khó khăn nhất là ngay tại Châu Âu, từ trong nội bộ Hội Thánh đến những trào lưu tư tưởng mới.

Từ những mâu thuẫn nhỏ sang mâu thuẫn lớn, bắt đầu từ năm 1759 tu sĩ Dòng lần lượt bị trục xuất khỏi lãnh thổ của đế quốc Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Pháp. Các tài sản cũng như cơ sở giáo dục của Dòng bị quốc hữu hóa. Nhưng chưa đủ, các nước này áp lực với Đức Giáo Hoàng Clêmentê XIV để ký sắc lệnh Dominus ac Redemptor giải tán Dòng vào ngày 16.8.1773. Tuy vậy, hoàng đế nước Phổ Frederick II và nữ hoàng Nga Catherina I đã cho phép Dòng Tên tiếp tục hoạt động ở Phổ và Nga. Dần dần vì nhu cầu bảo vệ đức tin đã có những cuộc vận động ngầm để phục hồi lại hoạt động của Dòng Tên. Hơn 40 năm sau khi bị giải thể, Đức Giáo Hoàng Piô VII đã cho phép phục hồi Dòng Tên trên toàn thế giới vào ngày 7.8.1814. Bắt đầu lại từ con số không, Dòng đẩy mạnh hoạt động giáo dục, truyền giáo và linh đạo.

DÒNG TÊN NGÀY NAY

Hiện nay (2007) có 19.216 tu sĩ Dòng Tên phục vụ tại 133 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới: Châu Âu (30), Bắc-Nam Mỹ (30), Á-Úc (38), Phi (35). Dòng hoạt động trong 91 Tỉnh Dòng và Miền độc lập, cùng với 13 miền phụ thuộc, tập trung trong 10 Vùng dưới sự điều động của Bề Trên Tổng Quyền Peter-Hans Kolvenbach (từ 1983). Trụ sở chính của Dòng (Curia Societatis Jesu) hiện nay ở số 4 đường Borgo Santo Spirito, Roma bên cạnh Toà Thánh (www.sjweb.info).

Hiện nay Dòng đang chuẩn bị cho Tổng Hội lần thứ 35 (2008) để bàn về hướng đi của Dòng trong thế kỷ XXI.

Ở Hoa Kỳ, Dòng đã thiết lập 28 trường đại học và gần 50 trường trung học, trong đó có nhiều trường danh tiếng thế giới như ĐH Georgetown, ĐH Boston, ĐH Fordham, v.v.

Tại Châu Á, có một số trường đại học danh tiếng do Dòng thiết lập như ĐH Sophia (Nhật Bản), ĐH Sogang (Hàn Quốc), ĐH Fujen (Đài Loan), ĐH Ateneo de Manila và Viện Mục Vụ Đông Á (EAPI) ở Phi Luật Tân, chưa kể đến 26 trường đại học và cao đẳng ở Ấn Độ. Tại Roma, ngoài Đại Học Giáo Hoàng Gregorian và Viện Kinh Thánh Biblicum, Dòng còn phụ trách đài phát thanh Vatican và đài thiên văn Vatican. Ngoài ra Dòng còn điều hành và xuất bản nhiều sách báo, tạp chí và khảo luận có giá trị trong nhiều lãnh vực.

Ngoài các cơ sở giáo dục khắp nơi trên thế giới, các tu sĩ Dòng Tên còn đảm nhiệm các tác vụ khác nhau từ mục vụ giáo xứ, giảng tĩnh tâm và Linh Thao, truyền thông, huấn nghệ, đến chăm sóc sức khoẻ và mục vụ cho người tị nạn, di dân, cho người khuyết tật, bệnh phong, hay lây nhiễm AIDS. Tất cả nhằm rao giảng Tin Mừng. Có thể nói Dòng vẫn tiếp tục tinh thần thừa sai và đặc sủng truyền giáo của thuở ban đầu, tuy hình thức hoạt động có thay đổi để thích nghi với thời đại.

Từ sau Tổng Hội thứ 32 (1975), Dòng đặc biệt hướng về các công tác phục vụ đức tin và thăng tiến công bình xã hội. Để đáp ứng nhu cầu của thời đại Dòng cũng thiết lập các văn phòng chuyên biệt để lo cho người tị nạn (JRS: Jesuit Refugee Service), công bình xã hội (SJS: Social Justice Secretariat), truyền thông (Jes Com: Jesuits in Communication), và đối thoại tôn giáo (SID: Secretariat for Interreligious Dialogue).

Trong việc làm chứng tá cho Tin Mừng, Dòng đã được 50 vị hiển thánh, 146 chân phước được tôn kính trên toàn Giáo Hội (tính đến 2006); ngoài ra có 36 bậc đáng kính và 115 đầy tớ của Thiên Chúa được ghi nhận trong Dòng. Chỉ trong thế kỷ XX, không kể những người bị tù đầy, có trên 300 tu sĩ Dòng trên khắp thế giới đã hy sinh mạng sống vì đức tin và tranh đấu cho nhân phẩm con người. Thí dụ như cha Ignacio Ellacuría và các đồng nghiệp thuộc đại học Trung Mỹ (CAU) bị ám sát ở El Salvador năm 1989.

Trải qua gần năm thế kỷ, Dòng Tên đã đóng góp nhân lực và cả mạng sống vào công việc phục vụ đức tin và thăng tiến con người. Tất cả như khẩu hiệu của Dòng: Ad Majorem Dei Gloriam-Cho Vinh Danh Chúa Hơn[34].

E. Vấn Đề Đắc Lộ Đóng Góp Vào Chữ Quốc Ngữ

Vào năm 1651, ông cho in cuốn Từ Điển Việt-Bồ-La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum) dựa trên các ký tự tiếng Việt của những giáo sĩ người Bồ Đào Nha và Ý trước đó. Có thể coi đây là sự kiện đánh dấu sự ra đời của chữ Quốc ngữ.

MISSI nguyệt san tháng 5/1961 nhân kỷ niệm 300 năm ngày Alexandre de Rhodes qua đời, có thế đã quá lời khi nói đến công trạng của Alexandre de Rhodes:

“Khi cho Việt Nam các mẫu tự La Tinh, Alexandre de Rhodes đã đưa Việt Nam đi trước đến 3 thế kỷ"[35].

Hệ thống mẫu tự la tinh có thể là ưu việt nhất trong các hệ thống mẫu tự còn hiện diện trên trái đất ngày nay. Nhật Bản và Triều Tiên, Việt Nam đã sử dụng chữ viết chữ vuông kiểu Trung Hoa và chịu nhiều ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa từ lâu.

Trong quá trình phát triền chữ viết, văn hóa Việt Nam có hình thức chữ nôm đầu tiên có thể có từ thời Hàn Thuyên[36], so với tương đối chỉ mới cách đây không lâu, người Triều Tiên mới chế biến ra một chữ viết riêng của họ. Thực ra mấu tự Triều Tiên (Hangul) đã được sáng chế và dùng từ năm 1446[37], trước Quốc ngữ La tinh hằng trăm năm).

Còn người Nhật thì, sau nhiều lần thử nghiệm, đã phải bó tay và đành trở về với lối viết khối chữ vuông tượng hình biểu ý của Trung Hoa. Dù chữ viết Nhật[38] ngày nay rất phức tạp. Cũng là chữ tượng âm, không tượng hình, katagana va hiragana có nguồn gốc từ thế kỷ thứ 10, cộng thêm 2000 chữ Hán (Kanji), va Latin (romaji). Nhật không hề bó tay, nhưng vẫn không thoát khỏi khối chữ vuông, tuy có phần uyển chuyển sáng tạo.

Người Trung Hoa dưới thời Mao Trạch Đông cố cải tiến chữ viết Trung Hoa theo hệ thống mẫu tự La Tinh để chế biến ra chữ viết của mình, nhưng cho đến nay vẫn chưa thành công. Nhưng nhờ sáng kiến khoa học kỹ thuật của Internet, người dân Trung Hoa và những tiều quốc khác trong khối văn hóa Đông Á đã có thể cải tiến các bộ phận của hệ thống chữ vuông và ghép lại cũng thuận tiện lón lao.

Vậy mà dân tộc Việt Nam, nhờ công cuộc hình thành chữ viết mới theo hệ thống mẫu tự Latinh do nhiều người mà đáng kể, nhất là Đặc Lộ đã để lại nhiều công trình ban đầu từ thế kỷ XVII.

Không phải chỉ một mình Đắc Lộ khởi xướng chữ Quốc ngữ. Trước đó, các linh mục thừa sai dòng Tên người Bồ Đào Nha ở Ma Cao đã nghĩ ra một số phát âm tiếng Việt, viết bằng các mẫu tự La Tinh rồi.

Vả lại một số người nhân cơ hội đó đặt lại vai trò của Linh mục Đắc Lộ trong lịch sử hình thánh chữ quốc ngữ mới tại Việt Nam. Trước năm 1975, khi làm việc trong văn phòng của phong trào CPS (Chương Trình Phát Triển Sinh Hoạt Hoc Đường) tại khu Vận Động Trường Hoa Lư Đường Phan Đình Phùng, Sàigòn, một giáo sư trung học cùng làm việc với tôi có lần đã nói đại ý:

“Các nhà truyền giáo Công giáo muốn thành lập chữ quốc ngữ, chuyển tải một nội dung văn hóa Tây Phương Mới, nhằm làm nhân dân Việt Nam gián đoạn với nền văn hóa cũ, vốn dựa vào nền tảng tam giáo và văn hóa khối chữ vuông” (sic)

Về sau nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu có phản bác trong Nguyệt san Công Giáo Và Dân Tộc số 145 tháng 1.2007, những luận điệu của tác giả mệnh danh Giáo Sư Tiến Sĩ Phạm Văn Hưởng có những lời lẽ bộc lộ thái độ thiếu bình thản mà tác giả Nguyễn Đình Đầu ghi vắn tắt ở mấy giòng giới thiệu:

Trong báo Người Lao Ðộng chủ nhật ra ngày27.1.2007 nơi trang 23, có đăng bài "Ði tìm nguồn gốc chữ quốc ngữ" của Gs - Ts. Phạm Văn Hường. Nội dung bài báo vu khống và phỉ báng Alexandre de Rhodes (ta phiên âm là A Lịch Sơn Ðắc Lộ, thường gọi tắt là Ðắc Lộ) bốn điều:

1) Ðạo văn, lấy công trình của Amaral và Barbosa đem xuất bản Từ điển Việt Bồ La với tên mình. –

2) Ðã đạo văn lại "tự ý ghép tên mình thêm chữ de kệch cỡm" khi ra từ điển ấy. –

3) "Không biết lễ chủ nhật nằm đầu tuần hay cuối tuần nên Rhodes sinh ý Phép giảng tám ngày".

4) Không được phép trở lại Ðông Nam Á, "Alexandre trôi dạt vào Iran... kết thúc một đời tu hành gian trá".

Tôi chỉ tự hỏi giáo sư CPS kia nói như thế chỉ phản ảnh quan điểm cá nhân hay đó là chính lập trường đã được bàn luận trong giới trí thức thủ cựu. Sự kiện thành lập chữ quốc ngữ mới quả nhiên có làm gián đoạn phần nào với nền văn hóa tam giáo, nhưng người ta chưa nhận thức được giá trị công cụ chuyển tải văn hóa tiện lợi vô song để Việt Nam có thể canh tân đất nước, nhờ một phương tiện giáo dục thuận lợi, đơn giản, cất cánh bước vào những năm tương lai sáng lạn và nhanh chóng cho dân tộc so với nền văn hóa đặt nền tảng trên khối chữ vuông.

Đắc Lộ vẫn cơ bản là người đúc kết và hoàn tất bước đấu công trình chế biến chữ Quốc ngữ thành công. Ngay từ năm 1651, năm tự điển Việt-Bồ-La chào đời. Đây cũng là năm đánh dấu khai sinh chính thức chữ Quốc ngữ. Và Việt Nam có được thứ chữ viết mới của mình.

Từ lâu, người Việt Nam viết theo kiểu khối vuông Trung Hoa. Đã có nỗ lực biến chế ra hình thức chữ Nôm và chữ khoa đẩu thời Trịnh Tráng do họ sáng chế ra từ thế kỷ XIII-XVII. Điều đó thể hiện tinh thần độc lập của dân tộc Việt Nam với khối văn hóa Trung Hoa. Nhưng những nỗ lực ấy vẫn chỉ được sử dụng tạm thời trong giới trí thức nho học. Còn đại đa số người Việt Nam không thể đọc và viết được chữ Hán hay chữ Nôm và Khoa Đầu[39] một cách dễ dàng, vì các bộ tộc Trung Hoa có đến 80 ngàn chữ viết khác nhau. Nỗ lực ban đầu của Linh Mục Majorica nhằm sử dụng chữ Nôm để truyền đạo đã chỉ tồn tại trong một giái đoạn chuyển tiếp ngắn ngủi.

Các nhà truyền giáo đầu tiên khi đến Việt Nam, đã bắt đầu dùng mẫu tự La Tinh để viết lại âm giọng mà họ nghe được từ tiếng Việt. Khi Linh mục Đắc Lộ đến Việt Nam, đã có một số phát âm tiếng Việt được viết bằng chữ La Tinh rồi.

Vì thế, có thể nói rằng, công trình sáng tạo ra chữ Quốc ngữ trước tiên là một công trình chung tập thể của các thừa sai tại Việt Nam vơi sự cộng tác của nhiều người Việt Nam bản địa. Nhưng khi chính thức cho ấn hành công trình chữ viết tiếng Việt của mình, thì đống thời Alexandre de Rhodes đã khai sáng ra chữ viết này. Thứ chữ viết này ban đầu được các nhà truyền giáo sử dụng, sau đó, được toàn thể dân Việt Nam dùng và biến nó thành chữ quốc ngữ, một phần dưới tác động của chế độ chính trị người Pháp tại Việt Nam. Tất cả các quốc gia Đông Á ước ao có hệ thống chữ viết riêng cho quốc gia mình y như chữ Quốc ngữ này vậy.

Hiện nay, nhờ hệ thống mạng lưới vệ tinh, một số người có chủ trương phục hoạt khối chữ vuông cho Việt Nam, vịn cớ trở lại truyền thống văn hóa tam giáo và nguồn gốc phương Đông, như một tư tưởng phần nào mặc cảm chống lại phương Tây, chống lại tàn tích của chủ nghĩa thực dân

Bản thân Alexandre de Rhodes đã viết như sau:

“Chúng tôi khởi hành từ Macao vào tháng 10 năm 1624 và sau mười chính ngày thì tới Đàng Trong, tất cả đều hồ hởi bởi hoạt động tốt. Ở đó chúng tôi gặp cha Pina, ngài rất thông tạo tiếng xứ này, một thứ tiếng khác hẳn tiếng Tàu. Tiếng mới này còn thông dụng ở Đàng Ngoài, ở Cao Bằng, ở Đàng Trong và người ta còn nghe và hiểu ở ba xứ lân bang khác. Đối với tôi, thú thật vừa tới Đàng Trong và nghe dân xứ này nói, nhất là phụ nữ, tôi tưởng như nghe chim hót và tôi không bao giờ mong có thể học được.

Hết các tiếng đều độc vận và chỉ phân biệt ý do nhiều giọng nói khác nhau. Một chữ như “đại” chẳng hạn, có tới hai mươi ba nghĩa hoàn toàn khác nhau, do cách đọc khác nhau, vì thế khi nói thì như ca như hát. Tôi đã đề cập tới nhiều hơn trong cuốn Lịch sử Đàng Ngoài. Căn cứ vào đó thì thấy học thứ ngôn ngữ này không phải là dễ.

Vì thế mà tôi thấy cha Fernandez và cha Buzomi phải dùng thông ngôn để giảng, chỉ có cha Francois de Pina không cần thông ngôn vì nói rất thạo. Tôi nhận thấy bài ngài giảng có ích nhiều hơn bài các vị khác. Điều này khiến tôi tận tuỵ học hỏi, tuy vất vả, thế nhưng khó ít mà lợi nhiều. Tôi liền chuyên chú vào việc. Mỗi ngày tôi học một bài và siêng năng như khi xưa vùi đầu vào khoa thần học ở Rôma. Chúa đã cho tôi trong bốn tháng tôi đủ khả năng để ngồi tòa giải tội và trong sáu tháng tôi đã giảng được bằng ngôn ngữ Đàng Trong và cứ thế tôi tiếp tục trong nhiều năm. Tôi khuyên tất cả các vị nhiệt tâm muốn tới những tỉnh dòng chúng tôi để chinh phục các linh hồn, thì nên chuyên cần ngay từ buổi đầu. Tôi cả quyết rằng hiệu quả của việc trình bày các mầu nhiệm trong ngôn ngữ của họ thì vô cùng lớn lao hơn khi giảng bằng thông ngôn: thông ngôn chỉ nói điều mình dịch chứ không sao nói với hiệu lực của lời từ miệng nhà truyền đạo có Thánh Thần ban sinh khí.”[40]

Tuy nhiên, de Rhodes rõ ràng đã có công lớn trong việc hệ thống hóa việc ghi âm tiếng Việt bằng chữ cái La tinh một cách đầy đủ. Nhờ cuốn từ điển Việt-Bồ-La của ông, chữ Quốc ngữ mới bắt đầu phổ biến trong cộng đồng Ki-tô giáo Việt Nam, đặt nền móng cho việc sử dụng rộng rãi sau này.

Mới đây tác giả linh mục Roland Jacques [41] thuộc một Trường Đại Học St Paul Canada làm một công việc rất có ý nghĩa là khai thác những nguồn tài liệu Tây, Bồ, Ý, Đức… làm sáng tỏ va chi tiết hóa những phần đóng góp cụ thể của các thừa sai quốc tịch khác cùng với dóng góp của Đắc Lộ. Thực ra Nhóm Linh Mục Roland Jacques có nhiều cố gắng để quân bình và làm sáng trỏ thêm những điều kiện các tác giả khác chưa có hay chưa làm

Nếu có một sự ngộ nhận nào, có thể quan điểm nghiên cứu của Roland Jacques làm cho người khác hiểu Đắc Lộ là người Pháp. Mà vì vào một giai đoạn người Pháp đang quản trị Đông Dương, nên có thể các nhà nghiên cứu Pháp và những người Việt Nam khác có thể đề cao công trạng của Đắc Lộ, một thừa sai người Pháp, thái quá chăng?

Về phía người Việt, có lẽ Nguyễn Khắc Xuyên là một học giả thực hiện nhiều nghiên cứu và dịch thuật công trình của Đắc Lộ cũng nhìn nhận là các nhiều thành phần khác nhau góp phần vào quá trình hoàn thành Chữ Quốc Ngữ. Nhưng nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Xuyên có thể chưa hay phong đủ điều kiện để khai thác những tài liệu bằng các ngôn ngữ khác của các thừa sai làm việc với hày sau Đắc Lộ tại Việt Nam vào thời điển đó hay sau này.

F. Vấn Đề Truyền Giáo Và Giáo Lý Hội Nhập Văn Hóa Bản Địa

Buổi ban đầu của lịch sử Công giáo Việt Nam trước thể kỷ XVII, có nhiều điều cho đến nay vẫn còn mù mờ. Người ta chỉ biết

Những chuyến truyền giáo này chỉ có tính tạm thời và không mang lại nhiều kết quả. Chỉ từ khi các thừa sai dòng Tên đặt chân tới đất Việt (1615) công cuộc truyền giáo mới thực sự trở nên khởi sắc.

Thứ nhất, linh mục Đắc Lộ có sáng kiến truyền giáo ở Đàng Ngoài là khéo léo vận dụng các hiểu biết khoa học để thuyết phục người nghe, như kiến thức về điạ lý, về thiên văn

Thứ hai, đặc điểm được nhiều nhà nghiên cứu nhận đình giúp Đắc Lộ gặt hái được nhiều thành công là biết vận dụng tối đa ngôn ngữ địa phương.

Thứ ba, Đắc Lộ còn tỏ ra rất nhạy bén trước nhu cầu của người nghe. Ngoài ra, linh mục cũng rất uyển chuyển khi trình bày về đạo Chúa, mặc dù vẩn chưa thoát khỏi những thành kiến chung của cộng đoàn Cộng giáo vốn có nhiều thánh kiến với các tôn giáo khác.

Thứ tư, giống như các thừa sai dòng Tên khác, linh mục Đắc Lộ rất quan tâm đến các phong tục tập quán địa phương và đưa ra những thích ứng phù hợp. Những tập tục dị đoan của người Việt lúc đó trong ba ngày Tết đã được thay bằng ba ngày dâng kính Ba Ngôi Thiên Chúa. Tục dựng cây nêu cũng được thay thế bằng việc dựng cây thánh giá. Linh mục cũng đã làm cho các lễ nghi Công giáo mang mầu sắc riêng phù hợp với tâm tình của người Việt.

Nhiều sáng kiến của linh mục trong lĩnh vực này tỏ ra có hiệu quả rất lớn và còn được người Công giáo Việt Nam lưu giữ cho tới ngày nay như làm phép nến vào dịp lễ Nến, dùng lá dừa thay lá ô liu vào dịp lễ Lá, ngắm Mười Lăm Sự Thương Khó Chúa Giêsu vào Mùa Chay... Ngoài ra, cha còn khuyến khích giáo dân sáng tác và phổ biến thơ văn về đạo. Những tác phẩm này đã góp phần không nhỏ vào việc giới thiệu Chúa cho người khác.

Sau cùng, vai trò to lớn của Hội Thầy Giảng trong lịch sử Giáo Hội miền Bắc suốt mấy trăm năm là một bài học lớn cho việc tổ chức các hội đoàn, các cộng đoàn dòng tu trong Giáo Hội Việt Nam ngày nay.

Phải nói cho công bình đầy đủ. Công trình có ý nghĩa nhất là Đắc Lộ đã đề nghị với Tòa Thánh một phương án truyền giáo mà sau này phát sinh Hội Thừa Sai Balê truyền giáo cho khắp vùng Đông Á trong đó có Việt Nam, Hội Thừa Sai là hệ quả gần nhất trong sáng kiến truyền giáo của Đắc Lộ.

Thử Đi Đến Một Kết Luận

1. Trong bối cảnh có tự do ngôn luận ở hải ngoại, trong chứng mực nhất định, quyền tự do đó cũng có thể bị những cá nhân hay bộ phận tình báo ngoại vận của Đảng Cộng SảnViệt Nam ở trong nước chủ động chỉ đạo. Đồng thời cũng có những tiếng nói của nhà nghiên cứu này khác lên tiếng nhưng không luôn có trách nhiệm và căn cứ khoa học khi nói đến một nhân vật hay sự kiện quá khứ.

Nhiều tác giả nói đến Đắc Lộ như một phong trào tái phê phán những nhận định đã thành hình về nhân vật Đắc Lộ và vì thành kiến tiêu cực đã có đối với Dòng Tên từ những thế kỷ trước, nhất là sau cuộc Cải Cách Tin Lành ở Phương Tây..

2. Đồng thời trong nước quyền tự do ngôn luận của công dân trong nước ấy lại bị chính quyền tước đoạt, chỉ để chính quyền độc đoàn lèo lái công luận, và cho phép những bải viết nào có ý kiến phù hợp với quan điểm lập trường của Đảng Cộng Sản Việt Nam được công bố.

Đối với Đắc Lộ, dường như Đảng Cộng Sản phải miễn cưỡng chấp nhận công lao trong quá trình hình thành chữ quốc ngữ. Trong quá trình đấu tranh, Đảng đã lợi dụngchữ quốc ngữ, nếu không hoàn toàn thật lòng tôn trọng và nhìn nhận công lao ấy. Bằng chứng là Đảng đã âm thầm cho thành lập Hội Truyền Bá Chữ Quốc Ngữ[42] để tạo điều kiện thuận lợi cho kế hoạch tuyên truyền chủ nghĩa Cộng Sản, nnúp dưới chiêu bài dạy chữ để mở mang dân trí.

Nhưng mặt khác chủ nghĩa Cộng sản Việt Nam không muốn công nhận việc truyền bá Công giáo ở Việt Nam, vì không chấp nhận tôn giáo. Nhất là đảng có thành kiến trong việc Đắc Lộ có sáng kiến truyền giáo, khi đề nghị Tòa Thánh Vatican lập một Hội Truyền Giáo cho Việt Nam và Đông Á. Về sau trong thực t ế, Hội này là chính Hội Thừa Sai Ba Lê. Trong con mắt của người Cộng sản và nhiều thành phần nho sĩ, quan lại bảo thủ, thì trong lịch sử Việt Nam, Hội Thừa Sai Balê là một công cụ. Nếu Hội ấy và hàng giáo sĩ bản xứ có liên quan không trực tiếp phục vụ cho chủ nghĩa thực dân Pháp, thì cũng có nhiều hoạt động tạo điều kiện thuận lợi cho sự bảnh trướng chủ nghĩa ấy ở Việt Nam

Nhưng, dù trong lịch sử do có tranh chấp quyền lợi và uy tín với Bồ Đào Nhà và Tây Ban Nha, người Pháp, cá nhân hay tập thể, có thể có phần đề cao có thể quá mức vai trò của Đắc Lộ. Dù vậy, người nghiên cứu phải công nhận các thành tích của Đắc Lộ trong quá trình hình thành nền văn hóa quốc ngữ ngày nay. Nền văn hóa ấy kế thừa văn hóa truyền thống ở một giai đoạn lịch sử Việt Nam, xây dựng trên nền tảng và tinh thần của chữ Hán và chữ Nôm

3. Đối với Giáo Hội Việt Nam, Đắc Lộ là vị tông đồ đáng chú ý nhất trong việc hệ thống hóa những công lao của các thừa sai tiên phong thuộc nhiều quốc tịch khác nhau. Nhờ đó Đắc Lộ đáng ghi tên tuổi hơn cả trong số những thừa sai đầu tiên đến đặt nền móng cho Giáo Hội Việt Nam và là người có nhiều công lao và sáng kiến trong việc thành lập Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Ba Lê (quen gọi là Hội Thừa Sai Balê) dẫn đến việc thành hình hàng Giáo sĩ bản quốc dù có những trở ngại, tranh chấp khó nhọc trong công việc truyền giáo trên đây.

Đối với dân tộc, xã hội và quốc gia Việt Nam, người ta cũng không quên Đắc Lộ có nhiều cố gắng cụ thể hữu hình lớn trong việc lập chữ quốc ngữ và là tác giả nhiều cuốn sách có giá trị về văn hoá với những tài liệu quí giá về lịch sử quốc gia, về ngôn ngữ cũng như về tập tục xã hội, đồng thời làm sáng tỏ xã hội và văn hóa Việt Nam Việt bên trời Âu nói riêng và trên toàn thế giới. Người ta không quá lời khi tán dương Đắc Lộ là nhà truyền giáo, đồng thời nhà ngữ học, sử học, dân tộc học, văn hóa học, … Nói tóm lại Đắc Lộ là một kho tàng và bộ óc bách khoa về Việt Nam vào thế kỷ XVII

Một Số Nguồn Tin Tham Khảo

Anh Tran, SJ, anh tran (Georgetown Jesuit Community. Box 571200 Washington, DC 20057-1200): Emails Sun, Feb 8, 2009 at 12:59 PM; Sun, Feb 8, 2009 at 2:34 PM Re: Loi The Dong Ten (1, 2) – Email ngày 2009/2/26 và nhiều email tiếp theo

Alexandre de Rhodes, Divers voyages et missions, bản dịch của Hồng Nhuệ: Hành Trình và Truyền Giáo, tủ sách đại kết, TP. Hồ Chí Minh 1994

Alexandre de Rhodes, Histoire du Royaume de Tunquin, bản dịch của Hồng Nhuệ: Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài, tủ sách đại kết, TP. Hồ Chí Minh 1994

Kim Ân: ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ VIỆC TRUYỀN GIÁO CỦA CHA ALEXANDRE DE RHODES TẠI ĐÀNG NGOÀI TỪ NĂM 1627-1630

http://www.dunglac.org/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=70&ia=1106

http://xuanbichvietnam.wordpress.com/2009/02/09/doi-dieu-suy-nghi-

ve-viec-truyen-giao/

Đỗ Quang Chính Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ 1620-1659, Ra Khơi, Sàigòn 1972

Đỗ Quang Chính: TRÌNH ĐỘ CHỮ QUỐC NGỮ CỦA LM. ĐẮC LỘ TỪ NĂM 1625 ĐẾN 1644 http://www.dunglac.org/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=64&ia=576

Chu Vuong auguschu@yahoo.com (Sàigòn Việt Nam): email Sun, Feb 8, 2009 at 1:53 AM. Re: Alexandre de Rhodes (1591-1660)

Nguyễn Chí Công, Chữ Quốc ngữ, Đông Kinh nghĩa thục và vấn đề cải cách chữ Việt trong thế kỷ XX

http://news.vnu.edu.vn/ttsk/Vietnamese/C1737/C1757/C2030/2007/05/N17555/?35

Nguyễn Đình Đầu: “Về Bài Báo Vu Khống Và Phỉ Báng Cha Ðắc Lộ”. Nguyệt san Công Giáo và Dân Tộc, số 145 (Tháng 1/2007)

1) Rhodes có đạo văn hay không?

2) Ðã đạo văn lại "tự ý ghép tên mình thêm chữ "de" kệch cỡm" khi Rhodes trở về Âu châu cho ra từ điển ấy?

3) "Không biết lễ chủ nhật nằm ở đầu tuần hay cuối tuần nên Rhodes sinh ý Phép giảng tám ngày"!

4) "Alexandre trôi dạt vào Iran cho đến một ngày... chết ở Ispahan (in nhầm là Isfahan cũng như bìa sách Từ điển Việt Bồ La, in sai tên Annam thành Annnam)... kết thúc một đời tu hành gian trá".

http://sinhvienconggiao.net/20/2593/VeBaiBaoVuKhongVaPhiBangCha%C3%90acLo.aspx

Âu Vĩnh Hiền, NGUỒN GỐC CHỮ QUỐC NGỮ VỚI ĐẮC LỘ- ALEXANDRE DE RHODES (trích Hồn Quê)

http://mail.google.com/mail/#inbox/11fb893b602d659b

Nguyễn Hòa, “Những băn khoăn từ lá thư trả lời của ông Nguyễn Hoà” talawas ngày 1.4.2006

http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=6826&rb=07

L.m. Nguyễn Hồng, Lịch Sử Truyền Giáo ở Việt Nam, NXB Hiện tại 1959

Tập I [http://www.dunglac.org/index.php?m=module3&v=detail&ib=110]

Tập II {http://www.dunglac.org/index.php?m=module3&v=detail&ib=109]

Phạm Văn Hưởng:”Đi tìm nguồn gốc chữ quốc ngữ”. Lao Động Chủ Nhật (7/1/2007)

Bùi Kha, Alexandre de Rhodes chữ Quốc ngữ và quan điểm chính trị

http://mail.google.com/mail/#inbox/11f549887dcbf020

http://uk.blog.360.yahoo.com/blog-pAUoc7MjdKiGldMK2dt8RmklqkpJ?p=194

Bùi Kha, LINH MỤC ĐẮC LỘ BIỆN CHÍNH VỚI ÔNG NGUYỄN ĐÌNH ĐẦU

http://giaodiemonline.com/2009/02/bienchinh.htm

Bùi Kha, Chữ Quốc ngữ của chúng ta ngày nay có từ bao giờ

http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=6987&rb=0302

Bùi Kha, A. de Rhodes, trả lời các ông Phạm Quang Tuấn và Phong Uyên

http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=7212&rb=0302

Bùi Kha, Giáo sĩ dòng Tên Alexandre de Rhodes (1591-1660)

http://giaodiemonline.com/2008/07/dihai.htm

Bùi Kha, “Alexandre de Rhodes - Đối luận với tác giả Hoàng Hưng”

http://www.chuyenluan.net/2006/200605/0606_17.htm

Bùi Kha, Alexandre de Rhodes và những nhầm lẫn đáng tiếc, Tạp chí Huế xưa. ..

Trần Duy Nhiên và Roland Jacques, PHẢN HỒI BÀI VIẾT CỦA GS.TS. PHẠM VĂN HƯỜNG: ĐI TÌM NGUỒN GỐC CHỮ QUỐC NGỮ

http://www.dunglac.org/index.php?m=home&v=detail&ia=1605

http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/07news/7news130.htm

[GS TS PHẠM VĂN HƯỜNG: ĐI TÌM NGUỒN GỐC CHỮ QUỐC NGỮ

http://www.nld.com.vn/tintuc/the-gioi/ho-so-tu-lieu/176647.asp

Bản thân tôi cố đi tìm lại nguyên bản đã post lên mạng các bài ngày 27/1/2007 từ trang 30-33và trong suốt cả năm 2007 từ trang 1-18 trong hồ sơ tư liệu báo Lao Động, nhưng không thấy Ban Biên Tập còn lưu trữ trên mạng.

Điều này cho thấy có thể một ai đó mượn danh TSGS Phạm Văn Hưởng để chống Công giáo bằng cách xuyên tạc bôi bác sự nghiệp và uy tín của Đắc Lộ.]

Chân Luận, Alexandre de Rhodes có “đạo” công trình?

http://vslchannel.blogspot.com/2007/03/alexandre-de-rhodes-c-o-cng-trnh.html

Minh Nguyệt Soeur Jean Berchmans, Linh Mục Alexandre De Rhodes, “Giáo Sĩ Đắc-Lộ”, I. THỪA SAI DÒNG TÊN NGƯỜI PHÁP, VỊ KHAI SINH CHỮ QUỐC-NGỮ II. LINH MỤC ALEXANDRE DE RHODES, “GIÁO SĨ ĐẮC-LỘ”, THỪA SAI TẠI VIỆT-NAM.

http://www.binhcang.com/giaosidaclo.html

http://sinhvienconggiao.net/20/2532/LinhMucAlexandreDeRhodesGiaoSiDacLo.aspx

Peter C. Phan MISSION AND CATECHESIS: ALEXANDRE DE RHODES AND INCULTURATION IN SEVENTEENTH-CENTURY VIETNAM. Faith and Culture. Maryknoll, N.Y.: Orbis, 1998. Pp. xxiii + 324. $50.

Trần Gia Phụng, Lịch Sử Chữ Quôc Ngữ. Liên Lạc Nhân Văn Tháng 11/2008 website ttntt.free.fr/

Roland Jacques (Dương Hữu Nhân), Portuguese Pioneers of Vietnamese linguistics Liên Lạc Nhân Văn Website http://ttntt.free.fr/

Roland Jacques: Công cuộc truyền giáo tại Quảng Nam năm 1623 và vấn đề ngôn ngữ. Bức Thư của Francisco de Pina http://ttntt.free.fr/

Roland Jacques Huynh Rafael da Madre da Deus (1571-1606), nhà truyền giáo Dòng Augustinô ở Quảng Nam vào khoảng năm 1595-1605. LLNV Th.3/2006 wesite http://ttntt.free.fr/

Roland Jacques Tương lai giáo hội Việt Nam tại Viễn Đông và những đối thoại liên văn hóa hôm nay Tháng 2/2008 Website Liên Lạc Nhân Văn http://ttntt.free.fr/

Roland Jacques (Đại Học St Paul Canada): Các biên khảo về chữ quốc ngữ và thời kỳ đầu của giáo hội Việt Nam. Liên Lạc Nhân Văn số đặc biệt 1. http://ttntt.free.fr/

Roland Jacques Các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha và thời kỳ đầu của Giáo hội Công giáo Việt Nam” - Les missionnaires portugais et les débuts de l’église catholique au Viêt-nam”. 2004, NXB Định Hướng Tùng Thư, TTNTT, http://ttntt.free.fr/

[Cuốn một 424 trang, đặc biệt nói đến thời kỳ sơ khai của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với sự hiện diện của các nhà truyền giáo tiên khởi thuộc Qui Chế Bảo Trợ (Padroado) Bồ Đào Nha, và công trình của các vị truyền giáo nầy trong sáng kiến và xây dựng công trình chữ quốc ngữ (vần latinh). Ngoài ra tác giả còn đưa ra những chứng liệu về sáng kiến dùng vần latinh trong thời kỳ nầy cho Nhật ngữ và Hoa ngữ.

Cuốn hai 224 trang, dành một phần lớn nói đến chân phước Anrê Phú Yên, vị thế và vai trò của người anh hùng giáo dân, thầy giảng 19 tuổi, vị tử đạo đầu tiên trong thời kỳ đầu của Giáo hội công giáo Việt nam.]

Võ Long Tê, Lịch sử Văn học công giáo Việt Nam, Tư Duy, Sàigòn 1965

Chương Thâu: Từ một câu chữ của Alexandre de Rhodes đến các dẫn dụng khác nhau 2.6.2006

Phạm Huy Thông, NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO VỚI VĂN HOÁ VIỆT

www.conggiaovietnam.net/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=56&ia=5156

Cao Huy Thuần, Giáo sĩ thừa sai và chính sách thuộc địa của Pháp tại Việt Nam, 1857-1914 và trong đó không có câu viết của A. de Rhodes. NXB Tôn Giáo 2002

Cao Huy Thuần. Kính gởi Ban Biên tập talawas. 3.6. www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=7319&rb=12

Đông Tỉnh, Lược sử chữ Quốc Ngữ

http://uk.blog.360.yahoo.com/blog-pAUoc7MjdKiGldMK2dt8RmklqkpJ?p=202

Đông Tỉnh, Lược sử Chữ Quốc Ngữ (Ashort history of Vietnamese writing system)

http://dongtac.net/spip.php?article34

Trần Văn Toàn, Chữ quốc ngữ và chữ nôm - Tự vị Taberd và di sản văn hóa Việt Nam (bài 1)

http://www.vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=29697

Huỳnh Ái Tông: Nguồn Gốc Chữ Quốc Ngữ

http://vietsciences.free.fr/vietnam/tiengviet/nguongocchuquocngu1.htm

Huỳnh Ánh (Ái?) Tông, Chữ Quốc ngữ của chúng ta ngày nay có từ bao giờ

http://svnhanvan.org/forum/index.php?PHPSESSID=a5a6a9cd8be5504582635fd1799c7146&topic=95.msg673#msg673

UCAN, VIETNAM CATHOLICISM ENRICHED VIETNAMESE CULTURE

http://www.ucanews.com/2001/02/16/catholicism-enriched-vietnamese-culture/

Nguyễn Khắc Xuyên (d ịch): NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT CỦA ĐẮC LỘ 1651

http://www.dunglac.org/index.php?m=module2&v=detailbook&id=85&ib=179

Catholicisme: Le serment secret des Jésuites.

http://www.voxdei.org/afficher_info.php?id=14257.104

Compagnie de Jésus - Wikipédia

fr.wikipedia.org/wiki/Ordre_jésuite - 90k - Cached - Similar pages -

Internet Archive: Details: Histoire de la Compagnie de Jésus en. ..

Histoire de la Compagnie de Jésus en France: des origines à la suppression (1528-1762) (1922). Author: Fouqueray, Henri, 1860-1927 www.archive.org/details/histoiredelacampagnie03fouquoft - 14k - Cached - Similar pages

Chữ quốc ngữ trong chuyên m ục ở Website dunglac.org

http://www.dunglac.org/index.php?m=home&v=subject&is=21

www.encyclopedia.com/doc/1P3-44504369.html

http://en.wikipedia.org/wiki/Alexandre_de_Rhodes

http://www.dunglac.org/index.php?m=module2&id=64

http://www.amazon.com/exec/obidos/search-handle-url/ref=ntt_athr_dp_sr_1?%5Fencoding=UTF8&search-type=ss&index=books&field-author=Peter%20C.%20Phan

http://www.manresa-sj.org/stamps/1_Rhodes.htm

http://www.binhcang.com/giaosidaclo.html

http://www.highbeam.com/doc/1G1-54989043.html

rarfaxp.riken.go.jp/~dang/rhodes_motive.html

http://vi.wikipedia.org/wiki/Pigneau_de_Behaine

New World Order (conspiracy theory)

http://www.catholic.com/library/sr_chick_tracts_p4.asp

http://en.wikipedia.org/wiki/Alberto_Rivera

http://en.wikipedia.org/wiki/Alberto_Rivera#cite_note-CORNERSTONE-0#cite_note-CORNERSTONE-0

http://web.archive.org/web/20051202084221/http:/www.cornerstonemag.com/pages/show_page.asp?228

http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%AB_%C4%91i%E1%BB%83n_Vi%E1%BB%87t-B%E1%BB%93-La

http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=7314&rb=0302

Oakland, CA 7/2/2009.7

Phần Chú Giải

--------------------------------------------------------------------------------

[1] sinh tại Avignon, 18/3, 1593; chết tại Ispahan, Ba Tư 5/11, 1660

[2] từ năm 1960, Torralba chứng minh năm sinh 1591 của A.De.Rhodes là sai. Xin xem Đỗ Quang Chính SJ: NHÀ THỪA SAI ALEXANDRE DE RHODES TỪ TRẦN: http://www.dunglac.org/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=64&ia=1604

[3] Gốc gác Do Thái hay Pháp, Tây Ban Nha? Trước đây, người ta cho rằng Rhodes thuộc dòng dõi Do Thái, từ lâu đời có mặt tại Tây Ban Nha, xứ Aragon, miền Calatayud. Bốn năm gần đây, một linh mục Xuân Bích người Pháp, Michel Barnouin (tên Việt là Sơn) công bố một tài liệu về dòng họ Alexandre de Rhodes, nhận định rằng, không có dấu chỉ Rhodes thuộc dòng dõi Do Thái như người ta tưởng (de Rhodes ne laisse percevoir aucun véritable indice de judaité)(1). Hãy cứ tạm nhận cho Rhodes có nguồn gốc Do Thái, vì vậy Cụ Tổ của ông ở Tây Ban Nha bị trục xuất cùng với 300.000 người Do Thái trong đợt 31-3-1492 vì chính quyền nước này kỳ thị người Do Thái (2). Bỏ Calatayud đi đâu? Cụ tổ của Alexandre, Jean Chimenes de Rhodes (ghi trong bản di chúc năm 1497 bằng tên này), tức Jean de Rhodes, phải khăn gói chạy về Avignon, nơi gặp gỡ, hội tụ cho nhiều dân tộc, ngôn ngữ; đó là thành phố đã được Tòa thánh Roma mua lại trước đó 144 năm. Từ đấy Avignon là đất của Tòa thánh; chỉ đến năm 1791, Avignon mới trở thành đất của Pháp hoàn toàn

http://www.dunglac.org/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=64&ia=1604

[4] Thân sinh của Alexandre là Bernardin II de Rhodes, một quan chức giàu có, mang tước vị Ecuyer d’Avigon, kết hôn với Francoise de Raphaelis ngày 10-9-1590, anh ông là Jean (1591-1621), tiến sĩ luật học; em trai Georges (1597-1661) tu trong Dòng Tên, nhiều năm làm giáo sư thần học; ngoài ra còn 5 em ruột nữa: Gabrielle, Laure, Suzanne, Francois, và em út là Hélène sinh năm 1607 http://www.dunglac.org/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=64&ia=1604

[5] Ngày 4-4-1619 nhà truyền giáo lên tàu từ thủ đô Bồ Đào Nha, tới hải cảng Goa 9-10-1619. Vì xứ Anh đào đang cấm đạo nghiêm ngặt, bề trên Dòng Tên ở Goa tạm giữ ông lại hơn 2 năm trời, mãi đến 22-4-1622 Rhodes mới lên tàu từ Goa, tới Malacca 28-7-1622, nhưng rồi phải đến ngày 29-5-1623 Rhodes mới có mặt tại Áo Môn, chờ đi Nhật Bản]

http://www.dunglac.org/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=64&ia=1604

[6] (Theo trích dịch của Wilkipedia, nhưng không nói rõ xuất xứ, có thể là cuốn Voyages et missions du Père Alexandre de Rhodes, de la Compagnie de Jésus, en la Chine et autres royaumes de l'Orient. Paris, Lanier, 1854. 23 cm vii, 448 p. paper.Tác giả vô danh)

[7] Tham khảo bản dịch Wilkipedia như trên

[8] Các websites mang tên Peter C. Phan trên internet, hay Phan Đình Cho, Đỗ Quang Chính, Kim Ân trong website dunglac.org

[9] Chương 3: LẦN THỨ NHẤT TÔI ĐƯỢC PHÁI TỚI ĐÀNG TRONG http://www.dunglac.org/index.php?m=module2&v=chapter&id=85&ib=136&ict=319.

[10] Tổng cộng trong giai đoạn 1640-1645 có bốn lần đi về giữa Áo Môn-Đàng Trong thật là cực khổ; mỗi lần tạm rút lui khỏi Đàng Trong cũng có nghĩa như bị chính quyền hoàn toàn trục xuất khỏi đây. Thời gian những lần đi về:

Tháng 2-1640 đến tháng 8-1640;

Tháng 12-1640 đến tháng 7-1641;

Tháng 1-1642 đến tháng 7-1643;

Tháng 1-1644 đến tháng 7-1645.

http://www.dunglac.org/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=64&ia=1604

[11] Đàng Trong và Đàng Ngoài thời phân tranh Trịnh Nguyễn, 1591-1772.

[12] A. De Rhodes, TƯỜNG TRÌNH VỀ ĐÀNG NGOÀI, ấn hành bằng tiếng Ý năm 1650, tiếng Pháp năm 1651 và tiếng Latinh năm 1652. Quyển II. CHƯƠNG 3. NHỮNG NGƯỜI ĐEM PHÚC ÂM TỚI ĐÀNG NGOÀI KHỞI HÀNH VÀ MAY MẮN TỚI NƠI

http://www.dunglac.org/index.php?m=module3&v=chapter&ib=111&ict=434

[13] A. De Rhodes, TƯỜNG TRÌNH VỀ ĐÀNG NGOÀI, ấn hành bằng tiếng Ý năm 1650, tiếng Pháp năm 1651 và tiếng Latinh năm 1652. Quyển Ìi. CHƯƠNG 6

RẤT ĐÔNG LƯƠNG DÂN TUỐN ĐẾN NGHE LỜI THIÊN CHÚA TRONG NHÀ THỜ ĐẦU TIÊN CỦA CHÚNG TÔI Ở ĐÀNG NGOÀI

http://www.dunglac.org/index.php?m=module2&v=chapter&id=85&ib=111&ict=435

[14] De Rhodes, TƯỜNG TRÌNH VỀ ĐÀNG NGOÀI, ấn hành bằng tiếng Ý năm 1650, tiếng Pháp năm 1651 và tiếng Latinh năm 1652

Phần II. CHƯƠNG 16 PHƯƠNG PHÁP CHÚNG TÔI DÙNG ĐỂ DẠY GIÁO LÝ.

http://www.dunglac.org/index.php?m=module3&v=chapter&ib=111&ict=437

[15] A. De Rhodes, TƯỜNG TRÌNH VỀ ĐÀNG NGOÀI, ấn hành bằng tiếng Ý năm 1650, tiếng Pháp năm 1651 và tiếng Latinh năm 1652. Phần II. Chương 51

NHỮNG ĐIỀU CHÚNG TÔI MỚI NHẬN ĐƯỢC VỀ GIÁO DÂN ĐÀNG NGOÀI

http://www.dunglac.org/index.php?m=module3&v=chapter&ib=111&ict=443

http://vi.wikipedia.org/wiki/D%C3%B2ng_T%C3%AAn

[16] Trên website Đạo Binh Đức Mẹ, mới đây TGM Ngô quang Kiệt nói rõ về h2inh ảnh người tín hữu Công giáo phài chiến đấu thế nào, nhất là trong mỗi Mùa Chay hằng năm:

“Đời sống tâm linh là một cuộc chiến đấu. Chiến đấu với ba thù: ma quỷ, xác thịt, thế gian. Để có đủ khả năng chiến đấu, ta phải được rèn luyện, phải trải qua những thử thách. Đức Giêsu, sau khi chịu phép rửa, được Thánh Thần đưa vào hoang địa để chịu thử thách.

Hoang địa là nơi hoang vu không nhà không cửa, không người thân, không cây cối, tức là không có một tiện nghi tối thiểu nào, không có một nguồn trợ lực nào. Chỉ có cát đá, thú dữ, ma quỷ, tức là chỉ có những khó khăn thách đố bắt ta phải chiến đấu, phải đương đầu.

Cuộc chiến đấu thứ nhất mà Đức Giêsu phải trải qua là cuộc chiến đấu với thiên nhiên…. Cuộc chiến đấu thứ hai mà Đức Giêsu phải trải qua là cuộc chiến đấu chống lại ma quỷ…. Cuộc chiến đấu thứ ba mà Đức Giêsu đã trải qua là cuộc chiến đấu từ bỏ ý riêng để tìm thánh ý Chúa Cha….”

http://www.daobinhducme.net/home/view.aspx?idx=22588fe0-8620-46d7-85f4-7478b3b3f8f4&ag=sncsloichua

[17] http://www.dongcong.net/DoiSongKH/CamNangCG/16.htm

[18] Hành Trình và Truyền Giáo Chương 51: SAU KHI TÔI VỀ MACAO, CHÍN BẠN ĐỒNG SỰ LÀM CHỨNG VÌ ĐẠO,

http://www.dunglac.org/index.php?m=module3&v=chapter&ib=136&ict=325

[19] Trong cuốn sách Divers voyages et missions (Các cuộc hành trình và truyền giáo) của linh mục Alexandre de Rhodes do Cramoisy xuất bản tại Paris năm 1653 ở đoạn cuối chương 19 của phần thứ ba có một câu viết nguyên văn như thế

[20] Chương 19: HÀNH TRÌNH BẤT ĐẮC DĨ ĐI PHI LUẬT TÂN VÀ MẤY SẮC THÁI RIÊNG Ở QUẦN ĐẢO NÀY

http://www.dunglac.org/index.php?m=module3&v=chapter&ib=136&ict=321 “

[21] http://en.wikipedia.org/wiki/Napoleon_I_of_France

[22] asia.msu.edu/seasia/Vietnam/History/FrenchColonization.html

[23] Hành Trình và Truyền Giáo, Sđd., Chương 3: LẦN THỨ NHẤT TÔI ĐƯỢC PHÁI TỚI ĐÀNG TRONG)

http://www.dunglac.org/index.php?m=module3&v= Chương 13: LẦN THỨ HAI TÔI ĐƯỢC PHÁI TỚI ĐÀNG TRONG chapter&ib=136&ict=320

[24] Cao Huy Thuần kính gởi Ban Biên tập talawas ngày 3.6.2006

http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=7319&rb=12

[25] Nhân vật Huyền Thoại Alberto Rivera

Alberto Magno Romero Rivera sinh năm 1935 tại Las Palmas, Quần Đảo Canary, Tây Ban Nha và qua đời ngày June 20, 1997 tại Broken Arrow, Tulsa, Oklahoma Hoa Kỳ. en.wikipedia.org/wiki/Alberto_Rivera

[26] Xin xem trang đầu làm google research Tây Dương Gia Tô Bí Lục:

talawas | Nguyễn Ngọc Lan - Tây Dương Gia Tô bí lục

- 2 visits - 10/28/08 - [ Translate this page ]

Có thể nói rằng là từ trang đầu đến trang cuối cuốn Tây Dương Gia Tô bí lục đều bắt buộc người ta phải nghĩ như vậy. Tôi chỉ xin ghi ra đây một vài nhận xét. ..

www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=10317&rb=0303 - 32k - Cached - Similar pages -

talawas | Tây Dương Gia Tô bí lục - Ghi chép những chuyện kín của. ..

- [ Translate this page ]

22 Tháng Sáu 2007. .. Đưa Tây Dương Gia Tô bí lục lên mạng lần này, chúng tôi tin tưởng ở sự trưởng thành trong kiến thức, nhận thức và văn hoá tranh luận của độc. ..

www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=10257&rb=08 - 90k - Cached - Similar pages -

More results from www.talawas.org »

Tây Dương Gia Tô bí lục, một tài liệu lịch sử? - Diễn đàn X-Cafe

- [ Translate this page ]

5 posts - Last post: Jul 6, 2007

Cái chỗ quí báu của cuốn sách Tây Dương Gia Tô bí lục là ở chỗ này!. .... Cuốn Tây Dương Gia Tô bí lục tự nó không có gì đáng quan tâm bàn. ..

www.x-cafevn.org/forum/showthread.php?t=6961 - 135k - Cached - Similar pages -

Doi Thoai Voi Mot Phat Tu

- [ Translate this page ]

Quyển Tây Dương Gia Tô Bí lục viết ra trong thời nào? Viết ở đâu?. .. Cách đây 16 năm, khi đọc Tây Dương Gia Tô Bí Lục, tôi rất lấy làm hỗ thẹn cho sự hiểu. ..

www.nguoitinhuu.com/kienthuc/ho-giao/nghuenhat/doithoai/chuong46.html - 21k - Cached - Similar pages -

Yahoo! 360° - Love Viet Nam's Blog - Về bản dịch Tây Dương Gia Tô. ..

- [ Translate this page ]

Về bản dịch Tây Dương Gia Tô bí lục. Cuốn Tây Dương Gia Tô bí lục tự nó không có gì đáng quan tâm bàn cãi. Vì cuốn sách quá ngây ngô không thể đánh lừa được. ..

blog.360.yahoo.com/blog-_onDro4lc6dykgXLZCJ_sRftuRMMQaGd?p=154 - 110k - Cached - Similar pages -

Tây Dương Bí Lục 8

- [ Translate this page ]

Tây Dương Bí Lục. Ghi chép những chuyện kín của đạo Gia Tô Tây Dương. cùng soạn:. Phạm Ngộ Hiên, Nguyễn Hoà Đường, Nguyễn Bá Am và Trần Đình Hiên. ..

www.sachhiem.net/TONGIAO/TayDuongBiLuc10.php - 79k - Cached - Similar pages -

Tây Dương Gia tô bí lục - Lịch sử Văn hoá - TTVNOL.com

- [ Translate this page ]

10 posts - Last post: Sep 4, 2008

Nói chung các tác giả Tây Dương Gia Tô bí lục đã trình bày ý kiến của mình bằng những lập luận duy lý, dùng lôgic của đời sống hiện thực để. ..

www10.ttvnol.com/forum/f_533/1088873.ttvn - 143k - Cached - Similar pages -

VIỆN XÃ HỘI HỌC - Thư viện sách

- [ Translate this page ]

Tên sách: Tây Dương Gia Tô Bí lục (ghi chép những chuyện kín của đạo Gia Tô Tây Phương). Tên sách dịch ra:. Tác giả:. Mã số: Vb 1146. ..

www.ios.ac.vn/index.php?option=com_booklibrary&task=view&catid=439&id=5783&Itemid=84 - 32k - Cached - Similar pages -

VVH - Forum: : Nôm: : Tay Duong Gia To bi luc

- [ Translate this page ]

4 posts

Chào quý vị, tôi biết có một tài liệu tên là Tây dương gia tô bí lục, nhưng không biết đó là tài liệu nôm hay hán. Tôi đang đi tìm hiểu lịch sử đạo Thiên. ..

www.viethoc.org/phorum/read.php?11,28592 - 19k - Cached - Similar pages -

Dung lac

- [ Translate this page ]

Về phương diện này, quyển Tây Dương Gia Tô Bí Lục, dịch từ một tập sách chép tay nói là do bốn giáo sĩ Việt Nam sống vào cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XV. ..

www.dunglac.org/index.php?m=home&v=detail&ia=2062 - 46k - Cached - Similar pages -

[27] http://en.wikipedia.org/wiki/William_Arthur_Noble

[28] Catholicisme: Le serment secret des Jésuites.

On sait que les Jésuites forment l'une des armées secrètes du Pape. Leur devise est bien connue: "La fin justifie les moyens," toujours "pour la plus grande gloire de Dieu" ! Voici le texte complet du serment secret que doivent prononcer les Jésuites de haut rang.

Ce serment a été inscrit dans le "United States Congressional Record" (Journal Officiel du Congrès Américain), Archives du 62e Congrès (House Calendar # 397, Report # 1523 du 15 février 1913, pages 3215-3216. Ce serment a également été cité par Charles Didier dans son ouvrage "Subterranean Rome" (La Rome souterraine), édité à New York en 1843, traduit de l'original Français.

Le Dr Alberto Rivera, ancien Jésuite lui-même, qui s'était échappé de l'Ordre des Jésuites en 1967, a pu confirmer que le texte du serment qu'il avait dû prononcer était exactement le même que celui que nous reproduisons ici.

http://www.voxdei.org/afficher_info.php?id=14257.104

[29] http://www.newadvent.org/cathen/j.htm

[30] www.biblebasedministries.co.uk/wp-content/uploads/2008/03/isthereasecretjesuitoath_onlinepamphlet.doc

[31] Jesuits deny existence of any violent oath

http://www.asiantribune.com/oldsite/show_news.php?id=1816

Date: 2003-01-04 By Aditi Khanna New Delhi, Jan. 3.

The Asian Age

[32] Văn bản “Lới Thế Dòng Tên (The Jesuit Oath)” đã do LM Hudon thuộc Trường College of St Mary đã xem và từ chối những lời gán ghép này và nói rằng những xáo trộn tại Ontario đã có cơ sở hoàn toàn chính trị, đăng trên The New York Times, xuất bản ngày 6/3/1889. Copyright © The New York Times. Chúng tôi không trưng dẫn nguyên văn Lời Thế ấy bằng tiếng Anh, vì bản văn ấy dài quá trong khuôn khổ một chú thích kiểu footnotes

[33] http://www.dongten.net/

[34] Xin tham khảo thêm lịch sử Dòng Tên ở Việt Nam sau 1954.

http://www.dongten.net/#

[35] Trích theo Wikipedia

[36] Văn học chữ nôm và Hàn Thuyên (1282)

http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0n_Thuy%C3%AAn http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_h%E1%BB%8Dc_%C4%91%E1%BB%9Di_Tr%E1%BA%A7n

[37] Han-gul được sánh lập dưới thời Vua Sejong trong triều đại Chosun (1393*1910). Năm 1446, hệ thống mẫu tự Triều Tiên đầu tiên được công bố dưới tên nguyên thủy là Hunmin chong-um, có nghĩa đen là “các âm đúng để dạy dân chúng” korean alphabet hangul http://www.geocities.com/Tokyo/Pagoda/1876/hangul.htm

http://www.omniglot.com/writing/korean.htm

[38] Văn học Nhật Bản đạt đến điểm cao trong thế kỷ 11 với Truyện kể Genji (Genji Monotagari) do bà Murakasi Shikibu. Nhiều tác phẩm văn chương Nhật khác cũng do các nữ văn sĩ viết

Tiếng Nhật hiện đại được viết bắng cách phối hợp các hình thức Hiragana, Katagana, và Kanji. Nhiều văn bản tiếng Nhật có thể cũng gồm có hình thức Romaji (chữ Roma), chuẩn mực viết tiếng Nhật bằng mẫu tự Latinh, Eimoji (văn tự Anh), các từ không phải Anh ngữ viết bằng văn tự riêng và có nhiều biểu tượng khác được người ta biết đến là Kigo.

http://www.omniglot.com/writing/japanese.htm

[39] Theo ý kiến của Wikipedia, “Theo truyền thuyết và dã sử, từ thời xa xưa người Việt cổ đã có chữ viết riêng. Sử sách Trung Quốc đã mô tả hình dạng thứ chữ viết này trông như "đàn nòng nọc đang bơi".

Với trình độ phát triển của quốc gia Văn Lang-Âu Lạc, việc người Việt cổ có thể sử dụng một hệ thống chữ viết riêng trong lĩnh vực quản lí, điều hành xã hội là một điều hợp lí. (trang 38, Ngữ văn 10, tập II, NXB Giáo dục, 2006)

Gần đây người ta đã tìm được nhiều bằng chứng chứng tỏ chữ khoa đẩu là có thật, thậm chí nhiều người còn cho rằng chữ quốc ngữ ngày nay là La-tinh hóa chữ khoa đẩu nhưng điều này chưa được kiểm nghiệm chắc chắn”.

http://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD_c%C3%A1c_lo%E1%BA%A1i_ch%E1%BB%AF_vi%E1%BA%BFt_Vi%E1%BB%87t_Nam

Nhưng bản thân tôi đã gặp cụ Trịnh Trọng Nội, một nhân sĩ Bắc Hà di cư vào Nam Việt Nam khoảng năm 1979. Lúc đó gia đình cụ cư ngụ tại một căn nhà ở khu Ngã Ba Ông Tạ, Gia Định. Cụ cho tôi xem một bộ sách cổ bằng thứ chữ khoa đẩu mà tôi không đọc được. Cụ cho biết đấy là thứ chữ bí truyền trong giòng họ có từ đời Trịnh Tráng (1577-1657), mục đích là bảo vệ nền văn hóa cổ truyền Việt Nam, độc lập với người Tàu, mà chính người Tàu không đọc được. Cụ lúc đó 84 tuổ, từng có năm đời vợ, mà còn cường tráng khỏe mạnh, da9ng sống với người vơ cuối cùng và có đến hai mươi người con. Về sau tôi được biết cụ đã di cư sang Úc theo bảo lãnh của một người con gáiva lien lạc của chúng tôi chấm dứt từ đó.

[40] (HÀNH TRÌNH VÀ TRUYỀN GIÁO ALEXANDRE DE RHODES. Chương 3: LẦN THỨ NHẤT TÔI ĐƯỢC PHÁI TỚI ĐÀNG TRONG. http://www.dunglac.org/index.php?m=module2&v=chapter&id=85&ib=136&ict=319 )

[41] BBC Vietnamese | | Giáo sĩ Bồ Đào Nha và chữ Quốc ngữ

- [ Translate this page ]

Các vị thừa sai Paris và các vị giám quản tông toà do Tòa Thánh gửi đến Việt Nam từ năm. .. Các bản chép tay ở Roma, văn khố Propaganda Fide, kho Informazioni;. .. Tác phẩm chính của Pierre Huard và Maurice Durand, "Connaissance du. .. góp ý với Roland Jacques về "Công trình nghiên cứu tiếng Việt của mấy người Bồ. ..

www.bbc.co.uk/vietnamese/specials/1232_jacques_roland/page5.shtml - 25k - Cached - Similar pages -

[42] Trong kỷ niệm 70 nam thành lập Hội Truyền Bá Quốc Ngữ (25/51938- 25/5/2008) chính quyền Cộng sản Việt Nam, qua lời phát biểu của Bộ Trường Bộ Giáo Dục và Đào Tạo:

“Từ đầu thế kỷ XX, chữ quốc ngữ đã trở thành chữ viết chính thống của quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình hoàn thiện chữ quốc ngữ có công lao to lớn của lớp trí thức đầu thế kỷ, như các học giả Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Kế Bính, Nguyễn Đỗ Mục, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền... và đặc biệt là Nguyễn Văn Tố - Hội trưởng đầu tiên của Hội Truyền Bá Quốc Ngữ. Bên cạnh đó, còn có sự đóng góp của các nhà báo, nhà dịch thuật, nhà xuất bản... Chữ quốc ngữ đã phát huy giá trị tới mọi lĩnh vực khoa học, giáo dục, văn hóa, y tế... và có ảnh hưởng lớn đến diện mạo văn hóa của dân tộc.”

(Hà Nội mới: Kỷ Niệm 70 năm ngày thành lập Hội Truyền Bá Quôc Ngữ, ngày 26/5/2008) http://www.hanoimoi.com.vn/vn/53/169087/

Oakland, CA 25/2/2009.4 Ash Wesnesday - Tiếp tục hiệu chính bổ sung cuối cùng, ngày 13/3/2009.6.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Mẹ Đồng Công
Lm. JM Vũ Quang Huy
06:15 06/04/2009

MẸ ĐỒNG CÔNG



Ảnh của Lm. JM. Vũ Quang Huy, CMC, Carthage, MO.

Đau khổ của Đức Mẹ là tiếng nói sâu thẳm của tình yêu!

(Trích bài Đức Mẹ Sầu Bi của GM JB Bùi Tuần)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền