Phụng Vụ - Mục Vụ
Danh xưng
Karen Edmisten
00:01 06/04/2011
Ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ; vì dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ (Cv 4:12).
Khi tôi suy nghĩ về việc Thiên Chúa có một danh xưng, tôi để ý đến chính điều tân mật, riêng tư và mạnh mẽ. Chồng tôi có tên, con cái, bạn bè và gia đình tôi cũng có tên – những người có quan hệ với tôi. Khi chúng ta đặt tên cho các vật, nghĩa là chúng ta nhân cách hóa chúng. Danh xưng cho phép các mối quan hệ.
Thiên Chúa Cha có danh xưng. Ngài không là một vật. Ngài là Người. Có danh xưng. Khi tôi lần bước về phía Kitô giáo, sau nhiều năm vô thần, tôi suy nghĩ nhiều về tư tưởng đó. Tôi ngạc nhiên suy nghĩ rằng chúng ta chia sẻ tính chất này với Ngài. Đó là một danh xưng. Đó là điều chúng ta thì thầm với người mình yêu thương. Đó là điều chúng ta đặt cho cho con cái sau khi cân nhắc kỹ lưỡng. Tên gọi để nhắc nhớ những người bạn, cha mẹ, anh chị em, những vị anh hùng,… Tên tuổi xác định chúng ta, định dạng chúng ta, và nối kết chúng ta.
Trong Kinh thánh, tên xác định một sứ vụ, và việc thay đổi tên xác định sự thay đổi quan trọng về vai trò và mục đích. Thế nên Abram trở thành Abraham, Sarai trở thành Sarah, và Giacóp trở thành Israel. Simon trở thành Đá và Saolê bị tan rã để phục sinh thành Phaolô. Một cái tên xác định sứ vụ từ ban đầu: Giêsu nghĩa là Đấng Cứu Độ.
Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giê-su, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: “Đức Giê-su Ki-tô là Chúa” (Phil 2:9-11).
Tên có ý nghĩa. Tôi trở thành tên của tôi, nó là tôi. Tên tôi là chính con người tôi nhưng bắt đầu bằng nguồn gốc mọi sự, với Thiên Chúa – Ngài có tên, cao cả và thánh thiện. Theo nghĩa nào đó, tôi là tên tôi. Tôi là Karen. Nhưng Ngài – Ngài chỉ là TÔI LÀ. Ngài hiện diện theo cách mà tôi không thể và không hiện diện. Nhưng đồng thời, Ngài muốn tôi chia sẻ sự hiện hữu đó, là một phần của Ngài. Được gọi bằng tên.
Nhưng bây giờ, đây là lời Đức Chúa phán, lời của Đấng tạo thành ngươi, hỡi Giacóp, lời của Đấng nắn ra ngươi, hỡi Israel: Đừng sợ, vì Ta đã chuộc ngươi về, đã gọi ngươi bằng chính tên ngươi, ngươi là của riêng Ta! (Is 43:1).
Chúng ta được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa và giống theo những cách khác – Ngài ban cho chúng ta cả ý muốn và trí thông minh, như Ngài sở hữu – vậy cái gì không theo cách này? Trí Tuệ của Thiên Chúa phải sâu sắc, tại sao không cho chúng ta sự thân mật của danh xưng?
Danh ĐỨC CHÚA là tháp canh kiên vững, chính nhân chạy đến là được an toàn (Cn 18:10).
Tôi chỉ có thể “đo” được Thiên Chúa là Ai và là Cái gì, nhưng tôi kêu cầu Danh Ngài, khi Ngài gọi tên tôi, tôi nhìn những gì Ngài muốn ban cho tôi và cho mọi sinh vật khác – một sự liên kết mật thiết, vĩnh hằng, thánh thiện. Và tôi thay đổi mãi mãi bằng cách TÔI LÀ.
…Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, danh Người thật chí thánh chí tôn! (Lc 1:49).
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ ConversionDiary.com)
Khi tôi suy nghĩ về việc Thiên Chúa có một danh xưng, tôi để ý đến chính điều tân mật, riêng tư và mạnh mẽ. Chồng tôi có tên, con cái, bạn bè và gia đình tôi cũng có tên – những người có quan hệ với tôi. Khi chúng ta đặt tên cho các vật, nghĩa là chúng ta nhân cách hóa chúng. Danh xưng cho phép các mối quan hệ.
Thiên Chúa Cha có danh xưng. Ngài không là một vật. Ngài là Người. Có danh xưng. Khi tôi lần bước về phía Kitô giáo, sau nhiều năm vô thần, tôi suy nghĩ nhiều về tư tưởng đó. Tôi ngạc nhiên suy nghĩ rằng chúng ta chia sẻ tính chất này với Ngài. Đó là một danh xưng. Đó là điều chúng ta thì thầm với người mình yêu thương. Đó là điều chúng ta đặt cho cho con cái sau khi cân nhắc kỹ lưỡng. Tên gọi để nhắc nhớ những người bạn, cha mẹ, anh chị em, những vị anh hùng,… Tên tuổi xác định chúng ta, định dạng chúng ta, và nối kết chúng ta.
Trong Kinh thánh, tên xác định một sứ vụ, và việc thay đổi tên xác định sự thay đổi quan trọng về vai trò và mục đích. Thế nên Abram trở thành Abraham, Sarai trở thành Sarah, và Giacóp trở thành Israel. Simon trở thành Đá và Saolê bị tan rã để phục sinh thành Phaolô. Một cái tên xác định sứ vụ từ ban đầu: Giêsu nghĩa là Đấng Cứu Độ.
Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giê-su, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: “Đức Giê-su Ki-tô là Chúa” (Phil 2:9-11).
Tên có ý nghĩa. Tôi trở thành tên của tôi, nó là tôi. Tên tôi là chính con người tôi nhưng bắt đầu bằng nguồn gốc mọi sự, với Thiên Chúa – Ngài có tên, cao cả và thánh thiện. Theo nghĩa nào đó, tôi là tên tôi. Tôi là Karen. Nhưng Ngài – Ngài chỉ là TÔI LÀ. Ngài hiện diện theo cách mà tôi không thể và không hiện diện. Nhưng đồng thời, Ngài muốn tôi chia sẻ sự hiện hữu đó, là một phần của Ngài. Được gọi bằng tên.
Nhưng bây giờ, đây là lời Đức Chúa phán, lời của Đấng tạo thành ngươi, hỡi Giacóp, lời của Đấng nắn ra ngươi, hỡi Israel: Đừng sợ, vì Ta đã chuộc ngươi về, đã gọi ngươi bằng chính tên ngươi, ngươi là của riêng Ta! (Is 43:1).
Chúng ta được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa và giống theo những cách khác – Ngài ban cho chúng ta cả ý muốn và trí thông minh, như Ngài sở hữu – vậy cái gì không theo cách này? Trí Tuệ của Thiên Chúa phải sâu sắc, tại sao không cho chúng ta sự thân mật của danh xưng?
Danh ĐỨC CHÚA là tháp canh kiên vững, chính nhân chạy đến là được an toàn (Cn 18:10).
Tôi chỉ có thể “đo” được Thiên Chúa là Ai và là Cái gì, nhưng tôi kêu cầu Danh Ngài, khi Ngài gọi tên tôi, tôi nhìn những gì Ngài muốn ban cho tôi và cho mọi sinh vật khác – một sự liên kết mật thiết, vĩnh hằng, thánh thiện. Và tôi thay đổi mãi mãi bằng cách TÔI LÀ.
…Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, danh Người thật chí thánh chí tôn! (Lc 1:49).
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ ConversionDiary.com)
“Không bao giờ chết”
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09:36 06/04/2011
Chúa nhật 5 A mùa chay
Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai, các ngôn sứ đã loan báo từ ngàn xưa. Ngài là Thiên Chúa làm người và là Đấng cứu độ nhân loại.
Tin Mừng các Chúa Nhật Mùa Chay từng bước trình bày mầu nhiệm nhân tính và thần tính của Chúa Giêsu.
Chúa Nhật I, Chúa Giêsu chịu cám dỗ. Ngài là người đích thực nên luôn cảm thông với phận người yếu đuối mỏng dòn. Chúa Nhật II, Chúa Giêsu hiển dung, bày tỏ thần tính vinh quang. Ngài là Con Thiên Chúa được chính Chúa Cha giới thiệu. Chúa Nhật III, câu chuyện nước hằng sống. Chúa Giêsu có khả năng đem lại sự sống vĩnh cửu cho con người. Ngài là Sự Sống.
Chúa Nhật IV, phép lạ chữa sáng mắt người mù từ thưở mới sinh. Ngài là Ánh Sáng thế gian. Chúa Nhật V, Chúa Giêsu cho Ladarô sống lại từ cõi chết. Ngài là Sự Sống lại.
Đỉnh cao của mầu nhiệm cứu độ chính là Tử Nạn Phục Sinh. Chúa Nhật Lễ Lá, Chúa Giêsu chết trong đau thương làm hy tế đền tội cho nhân loại. Chúa Nhật Phục Sinh, Ngài sống lại, dấu chứng vĩ đại và chắc chắn nhất chứng tỏ Ngài là Con Thiên Chúa, là Đấng Mêsia.
Trong chuyến hành hương Đất Thánh vào Mùa Chay năm 2008, tôi có đến thăm ngôi mộ Ladarô. Từ Vườn Cây Dầu, nếu đi băng đồi theo đường thẳng chỉ chừng 4 km, nhưng hiện nay nằm trong phần đất thuộc Palestine với bức tường bêtông ngăn lối cũ, nên phải đi vòng bằng xe ca khoảng 20 km mất chừng 30 phút. Bêtania tên hiện nay là El – Eizarya. Thăm căn nhà Bêtania. Viếng nhà thờ dâng kính cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và Matta trước khi Chúa làm phép lạ cho Ladarô sống lại. Nhà thờ bằng đá không lớn lắm. Phía ngoài nhà thờ, ngay bên đường lộ, một hầm sâu với bậc thang đi xuống, là mộ Ladarô. Mộ đục sâu vào đá, mấy chục bước tam cấp đi xuống, ánh sáng mờ ảo hắt lên những phiến đá lạnh lẽo nhập nhoà lung linh nơi Ladarô đã an nghĩ bốn ngày.
Đứng trước mộ Ladarô, tôi nhớ đến đoạn Tin Mừng Ga 11,1-45.
Ladarô đau nặng, Matta và Maria sai người đến báo tin cho Chúa Giêsu hay: “Thưa Thầy, người Thầy thương mến đang bị đau nặng”. Chúa bảo: “Bệnh này không đến nỗi chết đâu, nhưng là dịp để bày tỏ vinh quang Thiên Chúa”.
Cho dù Ladarô đã chết, nhưng Chúa Giêsu vẫn nói với các môn đệ: “Thầy mừng cho anh em, vì Thầy đã không có mặt ở đó để anh em tin”. Chúa Giêsu và các môn đệ lên đường tới Bêtania. Matta đón Ngài và biểu lộ niềm tin tưởng tuyệt đối: “Lạy Thầy, nếu Thầy có mặt ở đây thì em con không chết. Nhưng bây giờ con biết: bất cứ điều gì Thầy xin cùng Thiên Chúa, Người cũng sẽ ban cho Thầy”. Ladarô đã chết nhưng Matta tin chắc chắn Chúa có thể làm cho em trai mình được sống bởi vì Ngài là Đấng quyền năng. Chúa Giêsu mạc khải: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy thì dù đã chết cũng sẽ sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết”. Với lời xác quyết vừa trang trọng vừa lạ lùng này, Chúa Giêsu đòi hỏi Matta phải xác tín: “Con có tin điều đó không?”. Matta tuyên xưng: “Thưa Thầy có, con vẫn tin Thầy là Đức Kitô Con Thiên Chúa, Đấng phải đến trong thế gian”. Matta biết Chúa Giêsu là Đấng quyền năng, Ngài có thể truyền lệnh cho sự chết cũng như Ngài đã truyền lệnh cho sóng gió phải im lặng. Và Chúa Giêsu đã thực hiện phép lạ. Ngài truyền cho Ladarô sống lại bước ra khỏi mồ, sau khi đã cầu nguyện và cảm tạ Chúa Cha. Trước sự thật hiển nhiên này, một số người đã tin theo Chúa. Một số khác, nhất là các Biệt phái và các Thượng tế lại chống đối cách quyết liệt hơn nữa. Họ hội họp với nhau và quyết định kết án tử hình cho Chúa.
“Thầy là sự sống lại và sự sống”, lời tuyên bố của Chúa Giêsu trước khi làm cho Ladarô sống lại là một trong những lời kỳ diệu nhất đối với người thời đại cũng như bao người ngoài Kitô giáo và những người vô thần ngày nay. Nhưng đối với chúng ta, lời tuyên bố đó là chính nền tảng, và là hy vọng của cuộc đời.
Là Kitô hữu, chúng ta tin có tội lỗi, tin vào thánh giá, tin có sự đau khổ và sự chết, tin vào ơn tha thứ, tin vào niềm vui, vào sự giải thoát, tin vào sự sống và sự sống lại.
Chính vì thế mà tất cả những lời chứa đựng trong Kinh Thánh Tân ước được gọi là Tin Mừng. Chúa Giêsu Kitô chính là nội dung Tin Mừng. Thánh Phaolô thường gọi những lời thuyết giáo của Chúa là “Tin mừng Chúa Kitô” (x.1Tx 3,2; 1Cr 2,12; 4,4; 8,13; 10,14; Pl 1,27; Rm 15,19). Trong Tin Mừng bao giờ cũng nêu lên hai điểm chính yếu: Chúa Kitô đã chết và Ngài đã sống lại (x.1Tx 4,14; 2 Cr 13,4; Rm 4,24-25; 8,34; 14,9).
Chết và sống lại đó là hai sự kiện căn bản không thể tách rời. Không thể có sống lại nếu không chết. Trái lại, nếu Chúa Kitô chết không sống lại thì nói như Thánh Phaolô “đức tin của chúng ta chỉ là trống rỗng” (1Cr 15,14), nghĩa là vô giá trị, giả dối. Chết và sống lại là hai sự kiện “bất khả phân”. Hai sự kiện của một mầu nhiệm Chúa Kitô.
Bài Tin Mừng hôm nay chứng minh cách tổng hợp, Chúa Giêsu vừa là Thiên Chúa quyền năng vừa là con người yêu thương. Ngài là Thiên Chúa, vì có quyền năng làm cho kẻ chết sống lại. Là con người nhân ái đến thăm gia đình quý mến có người yêu thương đã chết, trái tim Chúa rung động trước những muộn phiền niềm đau chia ly trước sự chết. Chúa “thổn thức trong lòng và xao xuyến”, Chúa đã khóc khi đứng trước mộ Ladarô. Chắc hẳn Chúa đã tỏ ra xúc động rất nhiều đến nỗi những người có mặt ở đó đã phải thốt lên: “Kìa xem! ông ta thương anh Ladarô biết mấy!”.
Chúa đã cho Ladarô sống lại, hứa hẹn niềm hy vọng cho nhân loại “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy thì dù đã chết cũng sẽ sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết”. Niềm hy vọng vào sự sống lại của những người đã chết được Thiên Chúa mạc khải dần dần, dựa trên niềm tin vào Thiên Chúa.Người “không phải Thiên Chúa của những người chết, nhưng của những người sống” (Mc 12,27).
Ladarô đi vào đường hầm của sự chết. Chúa đã gọi Ladarô quay trở lại “Ladarô, hãy ra đây!”. Người chết đi ra, chân tay còn quấn những mãnh vải…”. Ladarô xuất hiện với cùng một thân xác như khi đi vào mồ. Trong Cựu Ước, ngôn sứ Êlia đã làm cho con trai của bà góa ở Sarépta sống lại (x.1V 17,17-24), ngôn sứ Êlisa cũng làm cho đứa con trai của bà Sunêm sống lại (x.2V 4,32-37). Trong Tân Ước, Phêrô đã làm cho bà Tabitha đã chết sống lại (x.Cv 9,39-42). Chúa Giêsu đã làm cho người chết sống lại ít nhất ba lần: cho con trai bà góa thành Naim (x. Lc 7,11-15), cho con gái một ông trưởng hội đường (x. Mt 9,18-26; Mc 5,35-43; Lc 8,49-56), và cho Ladarô. Cũng như những người được hồng ân sống lại từ cõi chết, Ladarô sau này sẽ lại chết, người thân phải mai táng ông lần nữa.
Chúa Giêsu đối đầu với sự chết ngay trong lãnh địa của nó. Ngài vào và ra khỏi đó như một người chủ vì Ngài nắm giữ chìa khóa sự chết và âm phủ (Kh 1,18). Ngài đã chịu chết nên Thiên Chúa đã ban triều thiên vinh quang cho Ngài (Dt 2,9); Ngài trở nên “trưởng tử giữa các vong nhân” (Cl 1,18). “Nhờ sự chết của mình, Chúa Giêsu đã giao hòa chúng ta với Thiên Chúa” (Rm 5,10) “để chúng ta được lãnh gia nghiệp đã hứa cho” (Dt 9,15). Đối với người Kitô hữu chính cái chết thân xác mang một ý nghĩa mới. Chết không còn là một định luật con người đành phải tuân theo, đành phải chấp nhận hay một hình phạt do tội lỗi gây ra. Người Kitô hữu “chết cho Chúa”, như đã sống cho chúa (Rm 14,7; Pl 1,20). Nếu họ hy sinh đổ máu để làm chứng cho Chúa, cái chết của họ là một hy lễ tiến dâng lên Thiên Chúa (1Tim 4,6) và đáng được triều thiên sự sống (Kh 2,10; 12,11). Từ chỗ là do định luật thiên nhiên đáng lo sợ, cái chết trở thành cội phúc “Phúc thay những người chết trong Chúa” (Kh 14,13), để được sống đời sống mới và ở đó “không còn sự chết nữa” (Kh 21,4). Đối với những ai sống lại với Chúa Kitô sẽ không có “cái chết lần thứ hai” (Kh 20,6). Như thế đối với người Kitô hữu chết là một phúc lợi vì được chính Chúa Kitô là sự sống (Pl 1,21).
Thiên Chúa là Đấng có quyền trên sự sống của con người. Chúa Giêsu hứa ban sự sống lại vào ngày sau hết cho những ai tin vào Ngài. Chúa Giêsu đã nối kết niềm tin vào sự sống lại của con người với niềm tin vào chính sự sống lại của Ngài. “Ta là sự sống lại và là sự sống” (Ga 11,25; 1Cor 15,16-19).
Chúa Giêsu không chỉ yêu thương chúng ta bằng tình yêu thần linh của một vị Thiên Chúa, mà còn yêu bằng chính tình cảm đầy tính người của con người. Và dù mang tính con người, tình yêu ấy vẫn rất bao la, rộng rãi, và triệt để: “Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1b). “Đến cùng” ở đây là tới mức tận cùng của tình yêu con người, không ai có thể yêu hơn được nữa: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13).
Sự chết và sống lại của Chúa Giêsu Kitô không những đã chuộc lại những gì con người đã mất do tội lỗi nhưng còn là một cuộc sáng tạo. Nhờ sự chết và sống lại mà Ngài đã nối nhịp cầu hiệp thông liên kết giữa Thiên Chúa và con người, thiết lập một tương quan mới Cha con. Nhân loại từ đây không những được ơn tha thứ, được gột rửa sạch tội lỗi để khỏi án chết đời đời, nhưng còn được trở nên con cái Thiên Chúa, được gọi Người là Abba, Cha ơi (Rm 8,15).
Sự sống mà Thiên Chúa ban cho con người khi sáng tạo là sự sống trong tương quan giữa Hoá Công và thọ tạo. Sự sống mà Chúa Kitô đem lại cho con người là sự sống trong tương quan giữa Thiên Chúa là Cha và loài người được nâng lên địa vị làm con. Sự sống “tự nhiên” là một thực tại khách quan. Sự sống mới hay sự sống”siêu nhiên” là một trạng thái ân tình mà con người phải đi vào để được thực sự thông hiệp với Thiên Chúa. “Sự hiệp thông với Chúa Kitô, trong cuộc sống này, chuẩn bị cho chúng ta vượt qua trở ngại của cái chết để sống đời đời trong Ngài. Niềm tin vào sự phục sinh của kẻ chết và niềm hy vọng vào sự sống đời đời mở tâm trí chúng ta đến ý nghĩa tối hậu của cuộc sống của chúng ta: Thiên Chúa đã tạo dựng con người cho sự phục sinh và sự sống; chân lý này trao ban một chiều kích đích thực và dứt khoát cho lịch sử nhân loại, cho cuộc sống bản thân, cho cuộc sống xã hội, cho văn hóa, chính trị, kinh tế”. (Sứ điệp Mùa Chay 2011, số 2).
Tin và sống trong ân tình Chúa Kitô chính là chiến thắng sự chết, chính là đã mang trong mình mầm mống của sự sống đời đời. “Ai sống và tin vào Thầy thì sẽ không bao giờ chết” (Ga11,26;1Ga,14). “Không bao giờ chết” là không bao giờ mất hiện hữu trong tương quan với Ba Ngôi Thiên Chúa, không bao giờ mất sự sống trong tương quan ân tình với Người.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm đức tin cho chúng con.
Xin cho chúng con được sống lại trong niềm tin vào Chúa để chúng con được sống dồi dào trong tình thương của Chúa. Amen.
Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai, các ngôn sứ đã loan báo từ ngàn xưa. Ngài là Thiên Chúa làm người và là Đấng cứu độ nhân loại.
Tin Mừng các Chúa Nhật Mùa Chay từng bước trình bày mầu nhiệm nhân tính và thần tính của Chúa Giêsu.
Chúa Nhật I, Chúa Giêsu chịu cám dỗ. Ngài là người đích thực nên luôn cảm thông với phận người yếu đuối mỏng dòn. Chúa Nhật II, Chúa Giêsu hiển dung, bày tỏ thần tính vinh quang. Ngài là Con Thiên Chúa được chính Chúa Cha giới thiệu. Chúa Nhật III, câu chuyện nước hằng sống. Chúa Giêsu có khả năng đem lại sự sống vĩnh cửu cho con người. Ngài là Sự Sống.
Chúa Nhật IV, phép lạ chữa sáng mắt người mù từ thưở mới sinh. Ngài là Ánh Sáng thế gian. Chúa Nhật V, Chúa Giêsu cho Ladarô sống lại từ cõi chết. Ngài là Sự Sống lại.
Đỉnh cao của mầu nhiệm cứu độ chính là Tử Nạn Phục Sinh. Chúa Nhật Lễ Lá, Chúa Giêsu chết trong đau thương làm hy tế đền tội cho nhân loại. Chúa Nhật Phục Sinh, Ngài sống lại, dấu chứng vĩ đại và chắc chắn nhất chứng tỏ Ngài là Con Thiên Chúa, là Đấng Mêsia.
Trong chuyến hành hương Đất Thánh vào Mùa Chay năm 2008, tôi có đến thăm ngôi mộ Ladarô. Từ Vườn Cây Dầu, nếu đi băng đồi theo đường thẳng chỉ chừng 4 km, nhưng hiện nay nằm trong phần đất thuộc Palestine với bức tường bêtông ngăn lối cũ, nên phải đi vòng bằng xe ca khoảng 20 km mất chừng 30 phút. Bêtania tên hiện nay là El – Eizarya. Thăm căn nhà Bêtania. Viếng nhà thờ dâng kính cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và Matta trước khi Chúa làm phép lạ cho Ladarô sống lại. Nhà thờ bằng đá không lớn lắm. Phía ngoài nhà thờ, ngay bên đường lộ, một hầm sâu với bậc thang đi xuống, là mộ Ladarô. Mộ đục sâu vào đá, mấy chục bước tam cấp đi xuống, ánh sáng mờ ảo hắt lên những phiến đá lạnh lẽo nhập nhoà lung linh nơi Ladarô đã an nghĩ bốn ngày.
Đứng trước mộ Ladarô, tôi nhớ đến đoạn Tin Mừng Ga 11,1-45.
Ladarô đau nặng, Matta và Maria sai người đến báo tin cho Chúa Giêsu hay: “Thưa Thầy, người Thầy thương mến đang bị đau nặng”. Chúa bảo: “Bệnh này không đến nỗi chết đâu, nhưng là dịp để bày tỏ vinh quang Thiên Chúa”.
Cho dù Ladarô đã chết, nhưng Chúa Giêsu vẫn nói với các môn đệ: “Thầy mừng cho anh em, vì Thầy đã không có mặt ở đó để anh em tin”. Chúa Giêsu và các môn đệ lên đường tới Bêtania. Matta đón Ngài và biểu lộ niềm tin tưởng tuyệt đối: “Lạy Thầy, nếu Thầy có mặt ở đây thì em con không chết. Nhưng bây giờ con biết: bất cứ điều gì Thầy xin cùng Thiên Chúa, Người cũng sẽ ban cho Thầy”. Ladarô đã chết nhưng Matta tin chắc chắn Chúa có thể làm cho em trai mình được sống bởi vì Ngài là Đấng quyền năng. Chúa Giêsu mạc khải: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy thì dù đã chết cũng sẽ sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết”. Với lời xác quyết vừa trang trọng vừa lạ lùng này, Chúa Giêsu đòi hỏi Matta phải xác tín: “Con có tin điều đó không?”. Matta tuyên xưng: “Thưa Thầy có, con vẫn tin Thầy là Đức Kitô Con Thiên Chúa, Đấng phải đến trong thế gian”. Matta biết Chúa Giêsu là Đấng quyền năng, Ngài có thể truyền lệnh cho sự chết cũng như Ngài đã truyền lệnh cho sóng gió phải im lặng. Và Chúa Giêsu đã thực hiện phép lạ. Ngài truyền cho Ladarô sống lại bước ra khỏi mồ, sau khi đã cầu nguyện và cảm tạ Chúa Cha. Trước sự thật hiển nhiên này, một số người đã tin theo Chúa. Một số khác, nhất là các Biệt phái và các Thượng tế lại chống đối cách quyết liệt hơn nữa. Họ hội họp với nhau và quyết định kết án tử hình cho Chúa.
“Thầy là sự sống lại và sự sống”, lời tuyên bố của Chúa Giêsu trước khi làm cho Ladarô sống lại là một trong những lời kỳ diệu nhất đối với người thời đại cũng như bao người ngoài Kitô giáo và những người vô thần ngày nay. Nhưng đối với chúng ta, lời tuyên bố đó là chính nền tảng, và là hy vọng của cuộc đời.
Là Kitô hữu, chúng ta tin có tội lỗi, tin vào thánh giá, tin có sự đau khổ và sự chết, tin vào ơn tha thứ, tin vào niềm vui, vào sự giải thoát, tin vào sự sống và sự sống lại.
Chính vì thế mà tất cả những lời chứa đựng trong Kinh Thánh Tân ước được gọi là Tin Mừng. Chúa Giêsu Kitô chính là nội dung Tin Mừng. Thánh Phaolô thường gọi những lời thuyết giáo của Chúa là “Tin mừng Chúa Kitô” (x.1Tx 3,2; 1Cr 2,12; 4,4; 8,13; 10,14; Pl 1,27; Rm 15,19). Trong Tin Mừng bao giờ cũng nêu lên hai điểm chính yếu: Chúa Kitô đã chết và Ngài đã sống lại (x.1Tx 4,14; 2 Cr 13,4; Rm 4,24-25; 8,34; 14,9).
Chết và sống lại đó là hai sự kiện căn bản không thể tách rời. Không thể có sống lại nếu không chết. Trái lại, nếu Chúa Kitô chết không sống lại thì nói như Thánh Phaolô “đức tin của chúng ta chỉ là trống rỗng” (1Cr 15,14), nghĩa là vô giá trị, giả dối. Chết và sống lại là hai sự kiện “bất khả phân”. Hai sự kiện của một mầu nhiệm Chúa Kitô.
Bài Tin Mừng hôm nay chứng minh cách tổng hợp, Chúa Giêsu vừa là Thiên Chúa quyền năng vừa là con người yêu thương. Ngài là Thiên Chúa, vì có quyền năng làm cho kẻ chết sống lại. Là con người nhân ái đến thăm gia đình quý mến có người yêu thương đã chết, trái tim Chúa rung động trước những muộn phiền niềm đau chia ly trước sự chết. Chúa “thổn thức trong lòng và xao xuyến”, Chúa đã khóc khi đứng trước mộ Ladarô. Chắc hẳn Chúa đã tỏ ra xúc động rất nhiều đến nỗi những người có mặt ở đó đã phải thốt lên: “Kìa xem! ông ta thương anh Ladarô biết mấy!”.
Chúa đã cho Ladarô sống lại, hứa hẹn niềm hy vọng cho nhân loại “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy thì dù đã chết cũng sẽ sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết”. Niềm hy vọng vào sự sống lại của những người đã chết được Thiên Chúa mạc khải dần dần, dựa trên niềm tin vào Thiên Chúa.Người “không phải Thiên Chúa của những người chết, nhưng của những người sống” (Mc 12,27).
Ladarô đi vào đường hầm của sự chết. Chúa đã gọi Ladarô quay trở lại “Ladarô, hãy ra đây!”. Người chết đi ra, chân tay còn quấn những mãnh vải…”. Ladarô xuất hiện với cùng một thân xác như khi đi vào mồ. Trong Cựu Ước, ngôn sứ Êlia đã làm cho con trai của bà góa ở Sarépta sống lại (x.1V 17,17-24), ngôn sứ Êlisa cũng làm cho đứa con trai của bà Sunêm sống lại (x.2V 4,32-37). Trong Tân Ước, Phêrô đã làm cho bà Tabitha đã chết sống lại (x.Cv 9,39-42). Chúa Giêsu đã làm cho người chết sống lại ít nhất ba lần: cho con trai bà góa thành Naim (x. Lc 7,11-15), cho con gái một ông trưởng hội đường (x. Mt 9,18-26; Mc 5,35-43; Lc 8,49-56), và cho Ladarô. Cũng như những người được hồng ân sống lại từ cõi chết, Ladarô sau này sẽ lại chết, người thân phải mai táng ông lần nữa.
Chúa Giêsu đối đầu với sự chết ngay trong lãnh địa của nó. Ngài vào và ra khỏi đó như một người chủ vì Ngài nắm giữ chìa khóa sự chết và âm phủ (Kh 1,18). Ngài đã chịu chết nên Thiên Chúa đã ban triều thiên vinh quang cho Ngài (Dt 2,9); Ngài trở nên “trưởng tử giữa các vong nhân” (Cl 1,18). “Nhờ sự chết của mình, Chúa Giêsu đã giao hòa chúng ta với Thiên Chúa” (Rm 5,10) “để chúng ta được lãnh gia nghiệp đã hứa cho” (Dt 9,15). Đối với người Kitô hữu chính cái chết thân xác mang một ý nghĩa mới. Chết không còn là một định luật con người đành phải tuân theo, đành phải chấp nhận hay một hình phạt do tội lỗi gây ra. Người Kitô hữu “chết cho Chúa”, như đã sống cho chúa (Rm 14,7; Pl 1,20). Nếu họ hy sinh đổ máu để làm chứng cho Chúa, cái chết của họ là một hy lễ tiến dâng lên Thiên Chúa (1Tim 4,6) và đáng được triều thiên sự sống (Kh 2,10; 12,11). Từ chỗ là do định luật thiên nhiên đáng lo sợ, cái chết trở thành cội phúc “Phúc thay những người chết trong Chúa” (Kh 14,13), để được sống đời sống mới và ở đó “không còn sự chết nữa” (Kh 21,4). Đối với những ai sống lại với Chúa Kitô sẽ không có “cái chết lần thứ hai” (Kh 20,6). Như thế đối với người Kitô hữu chết là một phúc lợi vì được chính Chúa Kitô là sự sống (Pl 1,21).
Thiên Chúa là Đấng có quyền trên sự sống của con người. Chúa Giêsu hứa ban sự sống lại vào ngày sau hết cho những ai tin vào Ngài. Chúa Giêsu đã nối kết niềm tin vào sự sống lại của con người với niềm tin vào chính sự sống lại của Ngài. “Ta là sự sống lại và là sự sống” (Ga 11,25; 1Cor 15,16-19).
Chúa Giêsu không chỉ yêu thương chúng ta bằng tình yêu thần linh của một vị Thiên Chúa, mà còn yêu bằng chính tình cảm đầy tính người của con người. Và dù mang tính con người, tình yêu ấy vẫn rất bao la, rộng rãi, và triệt để: “Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1b). “Đến cùng” ở đây là tới mức tận cùng của tình yêu con người, không ai có thể yêu hơn được nữa: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13).
Sự chết và sống lại của Chúa Giêsu Kitô không những đã chuộc lại những gì con người đã mất do tội lỗi nhưng còn là một cuộc sáng tạo. Nhờ sự chết và sống lại mà Ngài đã nối nhịp cầu hiệp thông liên kết giữa Thiên Chúa và con người, thiết lập một tương quan mới Cha con. Nhân loại từ đây không những được ơn tha thứ, được gột rửa sạch tội lỗi để khỏi án chết đời đời, nhưng còn được trở nên con cái Thiên Chúa, được gọi Người là Abba, Cha ơi (Rm 8,15).
Sự sống mà Thiên Chúa ban cho con người khi sáng tạo là sự sống trong tương quan giữa Hoá Công và thọ tạo. Sự sống mà Chúa Kitô đem lại cho con người là sự sống trong tương quan giữa Thiên Chúa là Cha và loài người được nâng lên địa vị làm con. Sự sống “tự nhiên” là một thực tại khách quan. Sự sống mới hay sự sống”siêu nhiên” là một trạng thái ân tình mà con người phải đi vào để được thực sự thông hiệp với Thiên Chúa. “Sự hiệp thông với Chúa Kitô, trong cuộc sống này, chuẩn bị cho chúng ta vượt qua trở ngại của cái chết để sống đời đời trong Ngài. Niềm tin vào sự phục sinh của kẻ chết và niềm hy vọng vào sự sống đời đời mở tâm trí chúng ta đến ý nghĩa tối hậu của cuộc sống của chúng ta: Thiên Chúa đã tạo dựng con người cho sự phục sinh và sự sống; chân lý này trao ban một chiều kích đích thực và dứt khoát cho lịch sử nhân loại, cho cuộc sống bản thân, cho cuộc sống xã hội, cho văn hóa, chính trị, kinh tế”. (Sứ điệp Mùa Chay 2011, số 2).
Tin và sống trong ân tình Chúa Kitô chính là chiến thắng sự chết, chính là đã mang trong mình mầm mống của sự sống đời đời. “Ai sống và tin vào Thầy thì sẽ không bao giờ chết” (Ga11,26;1Ga,14). “Không bao giờ chết” là không bao giờ mất hiện hữu trong tương quan với Ba Ngôi Thiên Chúa, không bao giờ mất sự sống trong tương quan ân tình với Người.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm đức tin cho chúng con.
Xin cho chúng con được sống lại trong niềm tin vào Chúa để chúng con được sống dồi dào trong tình thương của Chúa. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC Gioan Phaolô II được phong chân phước vì ngài thánh thiện, không phải vì giáo triều của ngài
Bùi Hữu Thư
10:05 06/04/2011
ROME (CNS) -- Đức Hồng Y Angelo Amato, tổng trưởng Thánh Bộ Phong Thánh nói: Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II được phong chân phước không phải vì ảnh hưởng của ngài đối với lịch sử hay Giáo Hội Công Giáo, nhưng vì đường lối sống của ngài về các nhân đức Kitô giáo: Đức Tin, Cậy và Mến.
Đức Hồng Y nói ngày 1 tháng Tư trong một buổi họp tại Giáo Hoàng Học Viện Thánh Giá tại Rôma: "Rõ ràng là nguyên nhân phong thánh của ngài được xúc tiến mau lẹ, nhưng tiến trình được thực hiện rất cẩn thận và tỉ mỉ, theo các quy luật chính Đức Thánh Cha Gioan Phaolô đã ban hành năm 1983."
Đức Hồng Y nói Giáo Hội muốn đáp ứng tích cực cho những niềm hy vọng của rất nhiều người Công Giáo là thấy Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II được phong chân phước nhanh chóng, nhưng cũng muốn biết chắc là Đức Thánh Cha qua đời năm 2005, đang ở trên Thiên Đàng.
Đức Hồng Y Amato nói thể thức phong thánh là một trong những lãnh vực của đời sống giáo hội nơi có sự đồng ý của các thành viên trong giáo hội, trên phương diện kỹ thuật "cảm nghĩ của các tín hữu" "sensus fidelium" rất quan trọng.
Đức Hồng Y nói: "Ngay từ ngày ngài qua đời, 2 tháng Tư, 2005, dân Chúa đã tuyên xưng sự thánh thiện của ngài," và hàng trăm, hàng ngàn người đã viếng thăm ngôi mộ của ngài mỗi ngày."
Đức Hồng Y nói: Ngoài ra có những dấu hiệu khác là con số các tài liệu về tiểu sử của ngài đã được xuất bản cũng như các văn bản ngài soạn thảo đã được phiên dịch và phát hành.
Đức Hồng Y nói: "Trong tiến trình của nguyên hân phong chân phước, có tiếng nói của quần chúng "vox populi," và phải được kèm theo bởi lời của Thiên Chúa "vox dei" -- các phép lạ -- và tiếng nói của Giáo Hội "vox ecclesiae", đó là phán quyết chính thức được ban hành sau khi phỏng vấn các nhân chứng và tham vấn các sử gia, bác sĩ, thần học gia và các lãnh đạo giáo hội để kiểm chứng sự thánh thiện của ứng viên.
Đức Hồng Y nói ngày 1 tháng Tư trong một buổi họp tại Giáo Hoàng Học Viện Thánh Giá tại Rôma: "Rõ ràng là nguyên nhân phong thánh của ngài được xúc tiến mau lẹ, nhưng tiến trình được thực hiện rất cẩn thận và tỉ mỉ, theo các quy luật chính Đức Thánh Cha Gioan Phaolô đã ban hành năm 1983."
Đức Hồng Y nói Giáo Hội muốn đáp ứng tích cực cho những niềm hy vọng của rất nhiều người Công Giáo là thấy Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II được phong chân phước nhanh chóng, nhưng cũng muốn biết chắc là Đức Thánh Cha qua đời năm 2005, đang ở trên Thiên Đàng.
Đức Hồng Y Amato nói thể thức phong thánh là một trong những lãnh vực của đời sống giáo hội nơi có sự đồng ý của các thành viên trong giáo hội, trên phương diện kỹ thuật "cảm nghĩ của các tín hữu" "sensus fidelium" rất quan trọng.
Đức Hồng Y nói: "Ngay từ ngày ngài qua đời, 2 tháng Tư, 2005, dân Chúa đã tuyên xưng sự thánh thiện của ngài," và hàng trăm, hàng ngàn người đã viếng thăm ngôi mộ của ngài mỗi ngày."
Đức Hồng Y nói: Ngoài ra có những dấu hiệu khác là con số các tài liệu về tiểu sử của ngài đã được xuất bản cũng như các văn bản ngài soạn thảo đã được phiên dịch và phát hành.
Đức Hồng Y nói: "Trong tiến trình của nguyên hân phong chân phước, có tiếng nói của quần chúng "vox populi," và phải được kèm theo bởi lời của Thiên Chúa "vox dei" -- các phép lạ -- và tiếng nói của Giáo Hội "vox ecclesiae", đó là phán quyết chính thức được ban hành sau khi phỏng vấn các nhân chứng và tham vấn các sử gia, bác sĩ, thần học gia và các lãnh đạo giáo hội để kiểm chứng sự thánh thiện của ứng viên.
Việc chữa lành người thợ sửa Tivi được công nhận là phép lạ thứ 68 tại Lộ Đức
Bùi Hữu Thư
07:20 06/04/2011
ANGERS, Pháp (CNS) -- Việc chữa lành một người thợ sửa Tivi đã hoàn tất một cuộc chạy bộ 1.000 dặm sau khi chân bị tê liệt được chữa lành cách lạ lùng, đã trở nên phép lạ thứ 68 sẽ được chính thức công nhận tại Đền Thánh Đức Mẹ tại Lộ Đức, Pháp.
Đức Giám Mục Emmanuel Delmas ở Angers nói: "Sau khi đã khám nghiệm kỹ lưỡng, một Uỷ Ban Y Khoa Quốc Tế đã kết luận rằng đây là một điều hy hữu đã xẩy ra, một việc chữa lành không giải thích được theo tình trạng khoa học hiện thời.
Ngài tiếp: "Việc chữa lành này có thể được coi như một qùa tặng cá nhân từ Thiên Chúa ban cho ông này, một ân sủng và một dấu chỉ của Chúa Kitô Đấng Cứu Thế.
Ông Serge Francois, năm nay 65 tuổi, đã hai lần được giải phẫu cột sống không thành công khi ông đến Lộ Đức theo đoàn hành hương của giáo phận ngày 12 tháng Tư 2002.
Ông nói “sự đau nhức không thể cam chịu” trên chân trái của ông đã được thay thế sau một vài phút cầu nguyện bởi một “cảm giác vui sướng và ấm êm rất mạnh. Cảm giác này tiếp tục cho đến chân bị tê liệt hoàn toàn được khỏi.
Người thợ sửa Tivi bây giờ đã về hưu, đã báo cáo sự việc một năm sau lên Văn Phòng Y Khoa Lộ Đức, và việc chữa lành của ông được phán quyết bởi một Uỷ Ban Y Khoa Quốc Tế gồm 20 người ngày 1 tháng 12, 2008. Trường hợp của ông đã được một Uỷ Ban Giáo Luật nghiên cứu vào tháng Chín năm 2010.
Đức Giám Mục Emmanuel Delmas ở Angers nói: "Sau khi đã khám nghiệm kỹ lưỡng, một Uỷ Ban Y Khoa Quốc Tế đã kết luận rằng đây là một điều hy hữu đã xẩy ra, một việc chữa lành không giải thích được theo tình trạng khoa học hiện thời.
Ngài tiếp: "Việc chữa lành này có thể được coi như một qùa tặng cá nhân từ Thiên Chúa ban cho ông này, một ân sủng và một dấu chỉ của Chúa Kitô Đấng Cứu Thế.
Ông Serge Francois, năm nay 65 tuổi, đã hai lần được giải phẫu cột sống không thành công khi ông đến Lộ Đức theo đoàn hành hương của giáo phận ngày 12 tháng Tư 2002.
Ông nói “sự đau nhức không thể cam chịu” trên chân trái của ông đã được thay thế sau một vài phút cầu nguyện bởi một “cảm giác vui sướng và ấm êm rất mạnh. Cảm giác này tiếp tục cho đến chân bị tê liệt hoàn toàn được khỏi.
Người thợ sửa Tivi bây giờ đã về hưu, đã báo cáo sự việc một năm sau lên Văn Phòng Y Khoa Lộ Đức, và việc chữa lành của ông được phán quyết bởi một Uỷ Ban Y Khoa Quốc Tế gồm 20 người ngày 1 tháng 12, 2008. Trường hợp của ông đã được một Uỷ Ban Giáo Luật nghiên cứu vào tháng Chín năm 2010.
Chương trình lễ phong chân phước cho ĐTC Gioan Phaolô II
Nguyễn Trọng Đa
09:00 06/04/2011
Chương trình lễ phong chân phước cho ĐTC Gioan Phaolô II
Roma – Ngày 5-4, Văn phòng Báo chí Tòa Thánh công bố chương trình lễ phong chân phước cho ĐTC Gioan Phaolô II. Đức Hồng Y Vallini, Tổng đại diện giáo phận Rome cho biết, dịp lễ này sẽ có "các yếu tố đặc biệt nhằm nhấn mạnh sự phong phú của nhân cách ĐTC Gioan Phaolô II, và sự tác động triều đại giáo hoàng của Ngài trên đời sống của giáo phận Rôma và toàn thế giới".
Lễ Vọng, ngày 30-4 tại Circus Maximus, từ 20g đến 22g30
Việc cử hành sẽ được chia thành hai phần. Phần đầu sẽ được dành riêng để tưởng nhớ các lời nói và hành động của ĐTC. Sau đó sẽ có cuộc rước kiệu long trọng, trong đó ảnh tượng của Maria Salus Populi Romani (Đức Maria vị Cứu tinh của dân Rôma) sẽ được rước trên ngai, đi sau là đại diện của tất cả các giáo xứ và hạt tuyên úy của giáo phận. Ông Joaquin Navarro-Valls và Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz sẽ kể chuyện về ĐTC, vì hai vị đều làm việc chặt chẽ với ĐTC trước đây, và nữ tu Marie Simon-Pierre, người Pháp đã được lành bệnh cách diệu kỳ và việc lành bệnh này đã mở đường cho tiến trình phong chân phước, cũng sẽ kể chuyện. Phần đầu này sẽ kết thúc với bài hát "Totus tuus”, đã được sáng tác nhân 50 năm ngày thụ phong linh mục của ĐTC Gioan Phaolô II.
Phần hai sẽ tập trung vào việc cử hành Năm sự Sáng của chuỗi Mân Côi, vốn được ĐTC Gioan Phaolô II đề nghị thực hành. Sau bài thánh ca "Hãy mở cửa cho Chúa Kitô”, Đức Hồng Y Vallini sẽ giới thiệu tóm tắt tính cách đạo đức và mục vụ của ĐTC Gioan Phaolô II. Mọi người sẽ lần chuỗi, với màn hình kết nối trực tiếp đến năm Đền thánh Đức Mẹ trên thế giới. Mỗi một sự Sáng của Kinh Mân Côi sẽ được liên kết với một ý cầu nguyện quan trọng đối với Ngài. Tại đền thánh Lagniewniki, Krakow, ý cầu nguyện sẽ lấy chủ đề cho giới trẻ; tại đền thánh Kawekamo, Bugando, Tanzania, ý cầu nguyện cho gia đình; tại đền thờ Đức Mẹ Li Băng, Harissa, ý cầu nguyện cho truyền giáo; tại Vương Cung Thánh Đường Sancta Maria ở Guadalupe, Mexico City, ý cầu nguyện cho hy vọng và hòa bình giữa các dân tộc; và tại đến thánh Fatima, ý cầu nguyện cho Giáo Hội.
Để kết thúc buổi cầu nguyện, ĐTC Biển Đức 16 sẽ đọc lời nguyện cuối cùng và ban phép lành Tòa thánh cho mọi người tham gia, được truyền hình trực tiếp từ Cung điện Tông đồ.
Đêm ấy, các nhà thờ sau đây được mở cửa cho người ta đến cầu nguyện: Thánh Anê, Piazza Navona; thánh Máccô, al Campidoglio; thánh nữ Anastasia; Thánh Danh Chúa Giêsu all’Argentina; Đức Bà Maria ở Vallicella; thánh Gioan dei Fiorentini, Thánh Anrê della Valley, và thánh Batôlômêô all’Isola.
Thánh lễ phong Chân phước, ngày 1-5, Chủ nhật sau lễ Phục sinh, tại Quảng trường thánh Phêrô. 9g: nghi thức chuẩn bị; 10g: ĐTC chủ sự thánh lễ.
Buổi phụng vụ long trọng tuyên phong chân phước sẽ diễn ra sau nghi thức chuẩn bị, kéo dài một giờ, trong đó các tín hữu sẽ cầu nguyện với việc lần chuỗi Lòng Thương xót Chúa, một việc đạo đức do thánh nữ Maria Faustina Kowalska giới thiệu và được ĐTC Gioan Phaolô II mến chuộng. Nghi thức chuẩn bị sẽ kết thúc với một Lời cầu xin lòng Thương xót Chúa trên thế giới, với bài thánh ca 'ezu ufam tobie'. Sau đó là Thánh Lễ, với các bài đọc của chủ nhật sau lễ Phục Sinh. Cuối nghi thức phong chân phước, có việc mở rộng tấm thảm thêu hình tân Chân phước, trong khi ca đoàn hát bài “Ca ngợi Chân phước” bằng tiếng Latinh.
Thánh Lễ Tạ Ơn, Thứ Hai 2-5, do Đức Hồng y Quốc vụ khanh Tòa thánh Tarcisio Bertone cử hành, tại Quảng trường thánh Phêrô lúc 10g30’.
Đây là Thánh lễ đầu tiên cử hành tôn vinh tân Chân phước Gioan Phaolô II. Các bài đọc sẽ là bài đọc của lễ kính Chân phước Gioan Phaolô II. Thánh ca trong các buổi cử hành do ca đoàn Giáo phận Roma cung cấp, với sự tham gia của Ca đoàn Warsaw và Dàn nhạc giao hưởng Wadowice, Ba Lan.
Linh mục Lombardi giải thích rằng tối ngày thứ Sáu 29-4 ngôi mộ của Chân phước Giáo hoàng Innocent XI - hiện tại ở trong Nhà nguyện thánh Sebastian tại đền thờ thánh Phêrô - sẽ được chuyển sang Bàn thờ Chúa Biến Hình, để nhường chỗ cho thi hài của ĐTC Gioan Phaolô II. Sáng hôm đó, quan tài của ĐTC Gioan Phaolô II sẽ được chuyển ra trước mộ Thánh Phêrô, trong hầm mộ ở Vatican. Sáng ngày 1-5, quan tài sẽ được đưa ra trước Bàn thờ Thú tội trong Đền thờ.
Sau buổi lễ phong chân phước, ĐTC Biển Đức 16 và các Hồng y đồng tế sẽ đi đến Bàn thờ Thú tội trong Đền thờ, và sẽ cầu nguyện trong chốc lát trước thi hài của Tân Chân phước. Từ tối hôm ấy, những người muốn làm như thế có thể đến tôn kính hài cốt của ĐTC Gioan Phaolô II.
Linh mục Walter Insero sẽ trình bày dự án mới, ‘Lính canh kỹ thuật số', làm nhớ lại bài diễn văn của ĐTC Ba Lan cho giới trẻ khi gọi họ là ‘lính canh buổi sáng’ trong Ngày Giới trẻ Thế giới năm 2000 tại Roma.
Thông qua trang web 'Pope2You', được cung cấp bởi Hội đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội, dự án sẽ có thể gửi bưu thiếp kỹ thuật số với vài câu chữ, trong nhiều ngôn ngữ, trích từ các bài nói khác nhau của ĐTC Gioan Phaolô II với giới trẻ. Các tấm bưu thiếp này có thể được sử dụng như thư mời người trẻ tuổi đến Roma, để mừng lễ phong chân phước của ĐTC Gioan Phaolô II. Người ta cũng có thể theo dõi các buổi lễ dự kiến trên trang web.
Sáng kiến này, được thực hiện với sự phối hợp giữa Đài phát thanh Vatican, Trung tâm Truyền hình Vatican và Văn phòng Truyền thông xã hội của giáo phận Roma, được điều hành bởi một nhóm các tình nguyện viên trẻ, một số chủng sinh từ các trường đại học ở Roma phụ trách việc dịch thuật nhiều ngôn ngữ, và bạn bè từ các châu lục khác. (ICN 5-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Roma – Ngày 5-4, Văn phòng Báo chí Tòa Thánh công bố chương trình lễ phong chân phước cho ĐTC Gioan Phaolô II. Đức Hồng Y Vallini, Tổng đại diện giáo phận Rome cho biết, dịp lễ này sẽ có "các yếu tố đặc biệt nhằm nhấn mạnh sự phong phú của nhân cách ĐTC Gioan Phaolô II, và sự tác động triều đại giáo hoàng của Ngài trên đời sống của giáo phận Rôma và toàn thế giới".
Lễ Vọng, ngày 30-4 tại Circus Maximus, từ 20g đến 22g30
Việc cử hành sẽ được chia thành hai phần. Phần đầu sẽ được dành riêng để tưởng nhớ các lời nói và hành động của ĐTC. Sau đó sẽ có cuộc rước kiệu long trọng, trong đó ảnh tượng của Maria Salus Populi Romani (Đức Maria vị Cứu tinh của dân Rôma) sẽ được rước trên ngai, đi sau là đại diện của tất cả các giáo xứ và hạt tuyên úy của giáo phận. Ông Joaquin Navarro-Valls và Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz sẽ kể chuyện về ĐTC, vì hai vị đều làm việc chặt chẽ với ĐTC trước đây, và nữ tu Marie Simon-Pierre, người Pháp đã được lành bệnh cách diệu kỳ và việc lành bệnh này đã mở đường cho tiến trình phong chân phước, cũng sẽ kể chuyện. Phần đầu này sẽ kết thúc với bài hát "Totus tuus”, đã được sáng tác nhân 50 năm ngày thụ phong linh mục của ĐTC Gioan Phaolô II.
Phần hai sẽ tập trung vào việc cử hành Năm sự Sáng của chuỗi Mân Côi, vốn được ĐTC Gioan Phaolô II đề nghị thực hành. Sau bài thánh ca "Hãy mở cửa cho Chúa Kitô”, Đức Hồng Y Vallini sẽ giới thiệu tóm tắt tính cách đạo đức và mục vụ của ĐTC Gioan Phaolô II. Mọi người sẽ lần chuỗi, với màn hình kết nối trực tiếp đến năm Đền thánh Đức Mẹ trên thế giới. Mỗi một sự Sáng của Kinh Mân Côi sẽ được liên kết với một ý cầu nguyện quan trọng đối với Ngài. Tại đền thánh Lagniewniki, Krakow, ý cầu nguyện sẽ lấy chủ đề cho giới trẻ; tại đền thánh Kawekamo, Bugando, Tanzania, ý cầu nguyện cho gia đình; tại đền thờ Đức Mẹ Li Băng, Harissa, ý cầu nguyện cho truyền giáo; tại Vương Cung Thánh Đường Sancta Maria ở Guadalupe, Mexico City, ý cầu nguyện cho hy vọng và hòa bình giữa các dân tộc; và tại đến thánh Fatima, ý cầu nguyện cho Giáo Hội.
Để kết thúc buổi cầu nguyện, ĐTC Biển Đức 16 sẽ đọc lời nguyện cuối cùng và ban phép lành Tòa thánh cho mọi người tham gia, được truyền hình trực tiếp từ Cung điện Tông đồ.
Đêm ấy, các nhà thờ sau đây được mở cửa cho người ta đến cầu nguyện: Thánh Anê, Piazza Navona; thánh Máccô, al Campidoglio; thánh nữ Anastasia; Thánh Danh Chúa Giêsu all’Argentina; Đức Bà Maria ở Vallicella; thánh Gioan dei Fiorentini, Thánh Anrê della Valley, và thánh Batôlômêô all’Isola.
Thánh lễ phong Chân phước, ngày 1-5, Chủ nhật sau lễ Phục sinh, tại Quảng trường thánh Phêrô. 9g: nghi thức chuẩn bị; 10g: ĐTC chủ sự thánh lễ.
Buổi phụng vụ long trọng tuyên phong chân phước sẽ diễn ra sau nghi thức chuẩn bị, kéo dài một giờ, trong đó các tín hữu sẽ cầu nguyện với việc lần chuỗi Lòng Thương xót Chúa, một việc đạo đức do thánh nữ Maria Faustina Kowalska giới thiệu và được ĐTC Gioan Phaolô II mến chuộng. Nghi thức chuẩn bị sẽ kết thúc với một Lời cầu xin lòng Thương xót Chúa trên thế giới, với bài thánh ca 'ezu ufam tobie'. Sau đó là Thánh Lễ, với các bài đọc của chủ nhật sau lễ Phục Sinh. Cuối nghi thức phong chân phước, có việc mở rộng tấm thảm thêu hình tân Chân phước, trong khi ca đoàn hát bài “Ca ngợi Chân phước” bằng tiếng Latinh.
Thánh Lễ Tạ Ơn, Thứ Hai 2-5, do Đức Hồng y Quốc vụ khanh Tòa thánh Tarcisio Bertone cử hành, tại Quảng trường thánh Phêrô lúc 10g30’.
Đây là Thánh lễ đầu tiên cử hành tôn vinh tân Chân phước Gioan Phaolô II. Các bài đọc sẽ là bài đọc của lễ kính Chân phước Gioan Phaolô II. Thánh ca trong các buổi cử hành do ca đoàn Giáo phận Roma cung cấp, với sự tham gia của Ca đoàn Warsaw và Dàn nhạc giao hưởng Wadowice, Ba Lan.
Linh mục Lombardi giải thích rằng tối ngày thứ Sáu 29-4 ngôi mộ của Chân phước Giáo hoàng Innocent XI - hiện tại ở trong Nhà nguyện thánh Sebastian tại đền thờ thánh Phêrô - sẽ được chuyển sang Bàn thờ Chúa Biến Hình, để nhường chỗ cho thi hài của ĐTC Gioan Phaolô II. Sáng hôm đó, quan tài của ĐTC Gioan Phaolô II sẽ được chuyển ra trước mộ Thánh Phêrô, trong hầm mộ ở Vatican. Sáng ngày 1-5, quan tài sẽ được đưa ra trước Bàn thờ Thú tội trong Đền thờ.
Sau buổi lễ phong chân phước, ĐTC Biển Đức 16 và các Hồng y đồng tế sẽ đi đến Bàn thờ Thú tội trong Đền thờ, và sẽ cầu nguyện trong chốc lát trước thi hài của Tân Chân phước. Từ tối hôm ấy, những người muốn làm như thế có thể đến tôn kính hài cốt của ĐTC Gioan Phaolô II.
Linh mục Walter Insero sẽ trình bày dự án mới, ‘Lính canh kỹ thuật số', làm nhớ lại bài diễn văn của ĐTC Ba Lan cho giới trẻ khi gọi họ là ‘lính canh buổi sáng’ trong Ngày Giới trẻ Thế giới năm 2000 tại Roma.
Thông qua trang web 'Pope2You', được cung cấp bởi Hội đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội, dự án sẽ có thể gửi bưu thiếp kỹ thuật số với vài câu chữ, trong nhiều ngôn ngữ, trích từ các bài nói khác nhau của ĐTC Gioan Phaolô II với giới trẻ. Các tấm bưu thiếp này có thể được sử dụng như thư mời người trẻ tuổi đến Roma, để mừng lễ phong chân phước của ĐTC Gioan Phaolô II. Người ta cũng có thể theo dõi các buổi lễ dự kiến trên trang web.
Sáng kiến này, được thực hiện với sự phối hợp giữa Đài phát thanh Vatican, Trung tâm Truyền hình Vatican và Văn phòng Truyền thông xã hội của giáo phận Roma, được điều hành bởi một nhóm các tình nguyện viên trẻ, một số chủng sinh từ các trường đại học ở Roma phụ trách việc dịch thuật nhiều ngôn ngữ, và bạn bè từ các châu lục khác. (ICN 5-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Thánh nhạc hấp dẫn tuổi trẻ
Nguyễn Trọng Đa
09:01 06/04/2011
Thánh nhạc hấp dẫn tuổi trẻ
Roma - Thánh nhạc có một sự hấp dẫn phổ quát, nhưng là một sự thu hút đặc biệt đối với giới trẻ, theo một Đức Ông tài trợ một loạt các buổi hòa nhạc tại các vương cung thánh đường Roma.
Chương trình “In Signo Domini (Nhân danh Chúa): Thánh nhạc trong các Vương cung thánh đường Roma” đang được tài trợ bởi Học viện âm nhạc châu Âu và A Voce Sola.
Một loạt buổi biểu diễn sẽ cung cấp cho thính giả cơ hội đào sâu trong mùa phụng vụ, chẳng hạn ngày 13-4 sẽ trình bày tác phẩm của nhạc sĩ Bach về Cuộc Thương khó của Chúa Giêsu theo thánh Gioan, ngày 20-4 sẽ trình bày nhạc oratô của nhạc sĩ Vinci về Đức Mẹ Sầu Bi, và ngày 27-4 sẽ trình diễn tác phẩm “Sự Phục Sinh” của nhạc sĩ Handel.
Tại một buổi giới thiệu lễ hội, Đức ông Andreatta nói về “ngôn ngữ mạnh” của thánh nhạc trong một “xã hội tiêu thụ và sung túc”.
Ngài nói với hãng ZENIT thế nào là một “thành phần thiết yếu của phụng vụ mà chúng ta đang tái khám phá và đặc biệt đến với người trẻ tuổi, là những người có một ngôn ngữ gần gũi hơn”.
Đức ông Andreatta nói về “tình trạng thất vọng, trống vắng, cô đơn của con người, trong đó con người thật là quá thất vọng”. Trong bối cảnh như vậy, ngài nói, thánh nhạc là một công cụ và ngôn ngữ để giúp đỡ con người tái khám phá các điểm tham chiếu cho cuộc đời.
Đức ông khẳng định: “Nỗi nhớ mà mỗi người có về nguồn gốc và số phận của mình là nỗi nhớ về Thiên Chúa”.
Ngài tiếp tục nói về tầm quan trọng của các biểu tượng, được xem là một ngôn ngữ nguyên sơ – chẳng hạn các điều như một nụ hôn, một ánh mắt, hoặc một sự ôm chặt. Ngài nhận xét rằng cần phục hồi một ngữ nghĩa học của các dấu hiệu và ngôn ngữ, và đó là nơi những người trẻ có một lợi thế.
Ngài phát biểu: “Giới trẻ có một khả năng bản năng tức thời, bởi vì họ chưa bị hư hỏng hoặc chưa bị ô nhiễm bởi kinh nghiệm cuộc sống, vốn có thể tước mất ý nghĩa từ ý nghĩa của ngôn ngữ”.
Đức ông Andreatta nói về thánh nhạc như là một “thành phần thiết yếu của phụng vụ”, ngài nhắc lại thánh nhạc trong Cựu Ước được trình tấu trước Cung Cực Thánh. Theo ngài, đó là biểu hiện sâu sắc của một ngôn ngữ, vốn không phải là của con người mà là của Chúa.
Đức Ông phản ánh rằng một điều gì đó của tính thánh thiêng đã bị mất trong phụng vụ hôm nay. Ngài tố cáo các giai điệu tùy hứng, vốn là “hoa trái của thời hiện đại, chứ không phải là của truyền thống sâu xa của Giáo Hội, mà sau hàng ngàn năm đã có một di sản đã phần nào bị lãng phí theo cách ấy”.
Tuy nhiên theo ngài, ĐTC Biển Đức 16 đang dẫn dắt việc phục hồi cho sự phong phú này. Ngài kết luận bằng cách bày tỏ niềm hy vọng rằng “các linh mục trẻ và thế hệ tương lai sẽ xây dựng lại di sản phi thường này”. (Zenit.org 5-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Roma - Thánh nhạc có một sự hấp dẫn phổ quát, nhưng là một sự thu hút đặc biệt đối với giới trẻ, theo một Đức Ông tài trợ một loạt các buổi hòa nhạc tại các vương cung thánh đường Roma.
Chương trình “In Signo Domini (Nhân danh Chúa): Thánh nhạc trong các Vương cung thánh đường Roma” đang được tài trợ bởi Học viện âm nhạc châu Âu và A Voce Sola.
Một loạt buổi biểu diễn sẽ cung cấp cho thính giả cơ hội đào sâu trong mùa phụng vụ, chẳng hạn ngày 13-4 sẽ trình bày tác phẩm của nhạc sĩ Bach về Cuộc Thương khó của Chúa Giêsu theo thánh Gioan, ngày 20-4 sẽ trình bày nhạc oratô của nhạc sĩ Vinci về Đức Mẹ Sầu Bi, và ngày 27-4 sẽ trình diễn tác phẩm “Sự Phục Sinh” của nhạc sĩ Handel.
Tại một buổi giới thiệu lễ hội, Đức ông Andreatta nói về “ngôn ngữ mạnh” của thánh nhạc trong một “xã hội tiêu thụ và sung túc”.
Ngài nói với hãng ZENIT thế nào là một “thành phần thiết yếu của phụng vụ mà chúng ta đang tái khám phá và đặc biệt đến với người trẻ tuổi, là những người có một ngôn ngữ gần gũi hơn”.
Đức ông Andreatta nói về “tình trạng thất vọng, trống vắng, cô đơn của con người, trong đó con người thật là quá thất vọng”. Trong bối cảnh như vậy, ngài nói, thánh nhạc là một công cụ và ngôn ngữ để giúp đỡ con người tái khám phá các điểm tham chiếu cho cuộc đời.
Đức ông khẳng định: “Nỗi nhớ mà mỗi người có về nguồn gốc và số phận của mình là nỗi nhớ về Thiên Chúa”.
Ngài tiếp tục nói về tầm quan trọng của các biểu tượng, được xem là một ngôn ngữ nguyên sơ – chẳng hạn các điều như một nụ hôn, một ánh mắt, hoặc một sự ôm chặt. Ngài nhận xét rằng cần phục hồi một ngữ nghĩa học của các dấu hiệu và ngôn ngữ, và đó là nơi những người trẻ có một lợi thế.
Ngài phát biểu: “Giới trẻ có một khả năng bản năng tức thời, bởi vì họ chưa bị hư hỏng hoặc chưa bị ô nhiễm bởi kinh nghiệm cuộc sống, vốn có thể tước mất ý nghĩa từ ý nghĩa của ngôn ngữ”.
Đức ông Andreatta nói về thánh nhạc như là một “thành phần thiết yếu của phụng vụ”, ngài nhắc lại thánh nhạc trong Cựu Ước được trình tấu trước Cung Cực Thánh. Theo ngài, đó là biểu hiện sâu sắc của một ngôn ngữ, vốn không phải là của con người mà là của Chúa.
Đức Ông phản ánh rằng một điều gì đó của tính thánh thiêng đã bị mất trong phụng vụ hôm nay. Ngài tố cáo các giai điệu tùy hứng, vốn là “hoa trái của thời hiện đại, chứ không phải là của truyền thống sâu xa của Giáo Hội, mà sau hàng ngàn năm đã có một di sản đã phần nào bị lãng phí theo cách ấy”.
Tuy nhiên theo ngài, ĐTC Biển Đức 16 đang dẫn dắt việc phục hồi cho sự phong phú này. Ngài kết luận bằng cách bày tỏ niềm hy vọng rằng “các linh mục trẻ và thế hệ tương lai sẽ xây dựng lại di sản phi thường này”. (Zenit.org 5-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Nữ tu người Pháp được chữa lành sẽ trình bầy trong đêm canh thức cầu cho ĐGH Gioan Phaolô II
Bùi Hữu Thư
10:05 06/04/2011
VATICAN (CNS) -- Nữ tu người Pháp, mà việc chữa lành bệnh Parkinson đã được công nhận là phép lạ cần thiết cho việc phong chân phước cho Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, sẽ chia sẻ câu chuyện của bà với khách hành hương trong một đêm canh thức cầu nguyện tại Rôma trước ngày có Thánh Lễ phong chân phước cho ngài.
Đức Hồng Y Agostino Vallini, Giám mục phụ tá giáo phận Rôma nói: đêm canh thức 30 tháng 4 sẽ có "nhân chứng quý báu" của Joaquin Navarro-Valls, cựu phát ngôn viên của Đức Thánh Cha; Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz Tổng Giáo Phận Krakow, Ba Lan, đã từng là thư ký riêng của Đức Thánh Cha trong gần 40 năm; và Nữ tu Marie-Simon-Pierre, thuộc Dòng Các Nữ Tu Hèn Mọn của Tỉnh Mẫu Tử Công Giáo (Little Sisters of the Catholic Motherhood), một người đã bị định bệnh Parkinson và được tin tưởng đã hoàn toàn khỏi bệnh năm 2005, nhờ sự cầu bầu của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II.
Đức Hồng Y Vallini, và các giới chức thuộc giáo phận Rôma và linh mục Dòng Tên Federico Lombardi, phát ngôn viên Vatican, tổ chức một buổi họp báo ngày 5 tháng Tư để thảo luận về các chi tiết liên quan đến việc phong chân phước cho Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ngày 1 tháng Năm và các biến cố khác chung quanh nghi thức.
Đức Hồng Y nói: Sau đêm canh thức cầu nguyện tại Hý Trường Circus Maximus tại Rôma, tám thánh đường nằm giữa điạ điểm canh thức và Vatican sẽ mở cửa suốt đêm cho khách hành hương cầu nguyện.
Đức Hồng Y cũng tuyên bố lá các kinh cầu trong Thánh Lễ và các bài đọc cho ngày lễ Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cần phải được chấp thuận trước ngày phong chân phước, mặc dầu ngài nói mọi người phải chờ tới khi có Thánh Lễ phong chân phước mới biết ngày nào là ngày lễ nhớ Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II hàng năm.
Ngài nói, Vatican sẽ "rất uyển chuyển" trong việc cho phép sử dụng các bản văn của Thánh Lễ Chân Phước Gioan Phaolô II trên khắp thế giới.
Đức Hồng Y Agostino Vallini, Giám mục phụ tá giáo phận Rôma nói: đêm canh thức 30 tháng 4 sẽ có "nhân chứng quý báu" của Joaquin Navarro-Valls, cựu phát ngôn viên của Đức Thánh Cha; Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz Tổng Giáo Phận Krakow, Ba Lan, đã từng là thư ký riêng của Đức Thánh Cha trong gần 40 năm; và Nữ tu Marie-Simon-Pierre, thuộc Dòng Các Nữ Tu Hèn Mọn của Tỉnh Mẫu Tử Công Giáo (Little Sisters of the Catholic Motherhood), một người đã bị định bệnh Parkinson và được tin tưởng đã hoàn toàn khỏi bệnh năm 2005, nhờ sự cầu bầu của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II.
Đức Hồng Y Vallini, và các giới chức thuộc giáo phận Rôma và linh mục Dòng Tên Federico Lombardi, phát ngôn viên Vatican, tổ chức một buổi họp báo ngày 5 tháng Tư để thảo luận về các chi tiết liên quan đến việc phong chân phước cho Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ngày 1 tháng Năm và các biến cố khác chung quanh nghi thức.
Đức Hồng Y nói: Sau đêm canh thức cầu nguyện tại Hý Trường Circus Maximus tại Rôma, tám thánh đường nằm giữa điạ điểm canh thức và Vatican sẽ mở cửa suốt đêm cho khách hành hương cầu nguyện.
Đức Hồng Y cũng tuyên bố lá các kinh cầu trong Thánh Lễ và các bài đọc cho ngày lễ Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cần phải được chấp thuận trước ngày phong chân phước, mặc dầu ngài nói mọi người phải chờ tới khi có Thánh Lễ phong chân phước mới biết ngày nào là ngày lễ nhớ Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II hàng năm.
Ngài nói, Vatican sẽ "rất uyển chuyển" trong việc cho phép sử dụng các bản văn của Thánh Lễ Chân Phước Gioan Phaolô II trên khắp thế giới.
Đức Thánh Cha đề cao tấm gương Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng
LM Trần Đức Anh OP
09:45 06/04/2011
VATICAN - Trong buổi tiếp kiến chung 20 ngàn tín hữu hành hương sáng thứ tư, 6-4-2011, tại Quảng trường Thánh Phêrô, ĐTC Biển Đức 16 đã đề cao tấm gương của thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu như mẫu gương của mọi tín hữu, đặc biệt là cho các nhà thần học.
Buổi tiếp kiến chung mở đầu với phần tôn vinh Lời Chúa, qua bài đọc ngắn trích từ thánh vịnh 144: “Chúa là Đấng từ bi và nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình thương”.
Trong bài huấn dụ tiếp đó, ĐTC đã tiếp tục trình bày về các vị thánh đã ảnh hưởng đến nền thần học và tu đức của Giáo hội. Lần trước ngài đã nói về thánh Alphongsô Liguori, thánh tổ dòng Chúa Cứu Thế, và hôm qua, ngài nói về thánh nữ Têrêsa Hài đồng Giêsu.
Tóm lược
Với các tín hữu nói tiếng Pháp, ĐTC nói:
Anh chị em thân mến,
Con gái của hai chân phước Louis và Zélie Martin là thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu và Nhan Thánh, sinh năm 1873 tại Pháp. Mới lên 4 tuổi, Têrêsa mồ côi mẹ, điều này gây tổn thương sâu xa cho thánh nữ. Têrêsa hoàn toàn được chữa lành và hoán cải vào lễ Giáng Sinh năm 1886, và trở thành nữ tu dòng kín Cát Minh năm 15 tuổi, trở thành hiền thê của Chúa Kitô, như chính thánh nữ đã nói, để “cứu vớt các linh hồn và cầu nguyện cho các linh mục”. Têrêsa đã trải qua những đau đớn về thể lý và tinh thần, kết hiệp với cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu và trong một đức tin anh hùng cho tới khi qua đời năm 24 tuổi. Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng là Tiến Sĩ Hội Thánh và là Bổn Mạng các xứ truyền giáo, ngài tự hiến hoàn toàn cho Đấng là Tình Yêu Thương Xót, và muốn trở thành tình yêu giữa lòng Giáo Hội. Tác phẩm của thánh nữ, “Chuyện một tâm hồn” là một cuốn chú giải sáng ngời về Tin Mừng được sống dưới ánh sáng khoa học tình yêu. Tình yêu có một Khuôn Mặt, một Danh Xưng, đó chính là Chúa Giêsu! Bí tích Thánh Thể không thể tách rời khỏi Tin Mừng, chính là Bí tích Tình Thương của Chúa. Tình yêu giống như hơi thở liên tục của linh hồn và nhịp đập con tim của thánh nữ Têrêsa. “Yêu là cho đi tất cả, là tự hiến thân mình”. Các bạn thân mến, thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu là vị hướng đạo cho tất cả mọi người, đặc biệt là cho các nhà thần học. Vốn là một chuyên gia về khoa học tình yêu, thánh nữ dạy chúng ta rằng con đường nên thánh chính là hoàn toàn tín thác và yêu thương”.
Quảng diễn
Trước bài huấn dụ bằng tiếng Pháp trên đây, ĐTC đã quảng diễn dài hơn bằng tiếng Ý về cuộc sống và giáo huấn của thánh nữ Têrêsa Hài Đồng. Ngài nói:
“Thánh nữ Têrêsa Hài đồng Giêsu sinh ngày 2-1-1873 tại Alencon miền Normandie, con thứ 9 và cũng là con út của ông bà Louis và Zélie Martin, đôi vợ chồng và là cha mẹ gương mẫu, được phong chân phước chung với nhau ngày 19-10-2008. 4 người con qua đời và còn lại 5 người con gái, tất cả đều trở thành nữ tu. Sau khi bà Zélie qua đời, Ông Louis cùng với các con dọn đến Lisieux. Về sau Têrêsa bị bệnh nặng về thần kinh, nhưng được lành bệnh nhờ ơn Chúa, ơn mà thánh nữ gọi là “nụ cười của Đức Mẹ”.
Năm 14 tuổi, Têrêsa ngày càng đến gần với với Chúa Giêsu chịu đóng đanh, và đặc biệt quan tâm đến trường hợp tuyệt vọng của một tử tội bị kết án tử hình mà không hoán cải. Têrêsa cầu nguyện để anh ta khỏi sa hỏa ngục. “Đó là kinh nghiệm đầu tiên và cơ bản của thánh nữ về tình mẫu tử thiêng liêng”.
Tháng 11 năm 1887, Têrêsa hành hương Roma cùng với thân phụ và chị Céline và trong cuộc tiếp kiến của Đức Lêô 13, Têrêsa xin phép ĐGH cho vào Đan viện Cát Minh ở Lisieux mặc dù mới gần được 15 tuổi. Một năm sau ước nguyện này được thành tựu. Nhưng đồng thời, bệnh tâm trí đau thương và tủi nhục của cha cũng bắt đầu. Chính sự đau khổ lớn lao ấy dẫn đưa Têrêsa đến chỗ chiêm ngắm tôn nhan Chúa Giêsu trong cuộc khổ nạn của Người. Vì thế tên dòng của thánh nữ “Têrêsa Hài Đồng Giêsu và Nhan Thánh” diễn tả trọn vẹn chương trình sống của thánh nữ, trong niềm hiệp thông với các mầu nhiệm chủ yếu Nhập Thể và Cứu Chuộc. Lễ khấn dòng của thánh nữ vào ngày lễ Sinh Nhật Đức Mẹ năm 1890 thực là một “hôn lễ thiêng liêng thực sự' đối với Têrêsa. Hôm đó, Têrêsa viết một kinh nguyện nói lên hướng đi cho cả cuộc đời: “Xin Chúa Giêsu ban hồng ân tình yêu vô biên của Ngài, được trở nên bé nhỏ nhất, và nhất là xin ơn cứu độ cho tất cả mọi người: ước gì không một linh hồn nào bị luận phạt ngày nay”.
ĐTC nói thêm rằng: Năm 1896, “Ơn Vượt Qua” được gửi đến cho Têrêsa, mở ra giai đoạn cuối cùng trong cuộc đời thánh nữ, bắt đầu cuộc khổ nạn của Têrêsa: đó là một cuộc khổ nạn về thể xác, với bệnh tật dẫn thánh nữ đến cái chết qua những đau khổ lớn, nhưng hơn hết, đó là một cuộc khổ nạn của linh hồn, với một thử thách rất lớn về đức tin. Têrêsa sống đức tin anh hùng nhất, như ánh sáng trong tăm tối tràn ngập tâm hồn thánh nữ. Têrêsa ý thức mình đang sống thử thách lớn để cứu độ tất cả những người vô thần trong thế giới tân tiến, những người mà Têrêsa gọi là “anh em”. Thánh nữ càng sống khẩn trương hơn tình huynh đệ đối với các nữ tu trong cộng đoàn, đối với hai người anh tinh thần thừa sai, cũng như với các linh mục và đặc biệt là những người xa xăm nhất. Thánh nữ thực sự trở thành một “người chị đại đồng”.
Thánh nữ Têrêsa qua đời ngày 30-9-1897 miệng thốt lên câu “Lạy Chúa của con, con yêu mến Chúa!”, mặt chị nhìn cây Thánh Giá mà chị cầm chặt trong tay. Những lời cuối cùng ấy của thánh nữ chính là chìa khóa để hiểu toàn thể đạo lý, sự giải thích của thánh nữ về Tin Mừng. Cử chỉ yêu thương được biểu lộ trong hơi thở cuối cùng, như một nhịp thở liên tục của tâm hồn thánh nữ, như nhịp đập của tim”.
Thánh nữ Têrêsa Hài đồng Giêsu là tác giả cuốn “chuyện một tâm hồn” được dịch ra nhiều thứ tiếng và được đọc trên toàn thế giới. Thánh nữ được phong thánh, rồi năm 1997, được Đức Gioan Phaolô 2 tôn làm Tiến Sĩ Hội Thánh.
ĐTC nhận xét rằng thánh nữ Têrêsa thành Lisieux là vị hướng đạo cho mọi người, nhất là cho các nhà thần học, với lòng khiêm tốn và bác ái, đức tin và đức cậy. Thánh nữ Têrêsa liên tục đi vào trọng tâm của Kinh Thánh, bao trùm mầu nhiệm Chúa Kitô. Việc đọc Kinh Thánh như thế, được nuôi dưỡng bằng khoa học tình yêu, không hề đi ngược với khoa học nghiên cứu. Thực vậy, khoa học của các thánh là khoa học cao cả nhất”.
Chào thăm
Trong phần chào thăm các phái đoàn hành hương, ĐTC cũng đưa ra những lời khích lệ vắn tắt, như với các em học sinh trung học từ Pháp, ĐTC nói: “Các con đừng sợ noi gương thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu! Đời sống Kitô hệ tại sống trọn vẹn ơn bí tích rửa tội qua sự tận hiến cho tình yêu Chúa Cha, để, như Chúa Kitô, trong ngọn lửa của Chúa Thánh Linh, biểu lộ tình yêu của Chúa cho tha nhân”.
Với các tín hữu nói tiếng Anh, ĐTC nhiệt liệt chào thăm các tham dự viên hội nghị về bệnh Parkison cho Hàn lập viện Tòa Thánh bảo trợ. Ngài cũng nhắc đến một nhóm sĩ quan thuộc Học viện Quốc Phòng của khối Nato và chúc mừng họ vì công việc phục vụ quan trọng dành cho hòa bình. ĐTC chào thăm các LM từ Mỹ đang tham gia khóa thường huấn tại Học viện Bắc Mỹ, trong đó cũng có 2 LM Việt Nam đến từ San José California và New York.
Với đông đảo tín hữu nói tiếng Đức, ĐTC nhắc nhở rằng thánh nữ Têrêsa Hài Đồng mời gọi chúng ta đi vào “con đường nhỏ”: qua đó chúng ta tín thác rằng Chúa Kitô hoạt động trong chúng ta và chúng ta đáp lại qua tình yêu thương đối với tha nhân. Như thế, chúng ta có thể dành chỗ đứng cho hoạt động của Thiên Chúa trong trần thế.
Với các tín hữu nói tiếng Croát, ĐTC nhắc đến sự hiện diện đặc biệt của các cảnh sát và nhân viên bộ nội vụ của nước này. Ngài nhắn nhủ rằng: “Trong công tác cao quí là phục vụ tha nhân, anh chị em hãy theo Chúa Giêsu Đấng đã yêu thương anh chị em đến cùng và đã hiến mạng để chúng ta được sống”.
Sau cùng, bằng tiếng Ý, ĐTC chào thăm một nhóm đông đảo tín hữu có lòng sùng mộ và gắn bó đặc biệt với Đền Thánh Chúa Ba Ngôi ở Vallepietra. Ngài nhiệt liệt khích lệ họ tiếp tục bảo tồn sinh động truyền thống hành hương tại Đền thánh ấy. ĐTC cũng không quên chào thăm các sinh viên người Do thái và Palestine tham dự một khóa học do Văn phòng mục vụ đại học thuộc Tòa Giám Quản Roma tổ chức. Ngài khuyến khích họ luôn dấn thân làm chứng về tình huynh đệ và hòa bình. Với các bệnh nhân và các đôi tân hôn, ngài nói: “Anh chị em bệnh nhân quí mến, anh chị em hãy để cho Thánh Giá Chúa soi sáng hầu được vững mạnh trong thử thách. Và hỡi các đôi tân hôn, hãy chị em hãy biết ơn Chúa vì hồng ân gia đình: hãy luôn trông cậy nơi ơn phù trợ của Chúa, hãy biến cuộc sống của anh chị em thành một sứ mạng yêu thương chung thủy và quảng đại”.
Buổi tiếp kiến chung mở đầu với phần tôn vinh Lời Chúa, qua bài đọc ngắn trích từ thánh vịnh 144: “Chúa là Đấng từ bi và nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình thương”.
Trong bài huấn dụ tiếp đó, ĐTC đã tiếp tục trình bày về các vị thánh đã ảnh hưởng đến nền thần học và tu đức của Giáo hội. Lần trước ngài đã nói về thánh Alphongsô Liguori, thánh tổ dòng Chúa Cứu Thế, và hôm qua, ngài nói về thánh nữ Têrêsa Hài đồng Giêsu.
Tóm lược
Với các tín hữu nói tiếng Pháp, ĐTC nói:
Anh chị em thân mến,
Con gái của hai chân phước Louis và Zélie Martin là thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu và Nhan Thánh, sinh năm 1873 tại Pháp. Mới lên 4 tuổi, Têrêsa mồ côi mẹ, điều này gây tổn thương sâu xa cho thánh nữ. Têrêsa hoàn toàn được chữa lành và hoán cải vào lễ Giáng Sinh năm 1886, và trở thành nữ tu dòng kín Cát Minh năm 15 tuổi, trở thành hiền thê của Chúa Kitô, như chính thánh nữ đã nói, để “cứu vớt các linh hồn và cầu nguyện cho các linh mục”. Têrêsa đã trải qua những đau đớn về thể lý và tinh thần, kết hiệp với cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu và trong một đức tin anh hùng cho tới khi qua đời năm 24 tuổi. Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng là Tiến Sĩ Hội Thánh và là Bổn Mạng các xứ truyền giáo, ngài tự hiến hoàn toàn cho Đấng là Tình Yêu Thương Xót, và muốn trở thành tình yêu giữa lòng Giáo Hội. Tác phẩm của thánh nữ, “Chuyện một tâm hồn” là một cuốn chú giải sáng ngời về Tin Mừng được sống dưới ánh sáng khoa học tình yêu. Tình yêu có một Khuôn Mặt, một Danh Xưng, đó chính là Chúa Giêsu! Bí tích Thánh Thể không thể tách rời khỏi Tin Mừng, chính là Bí tích Tình Thương của Chúa. Tình yêu giống như hơi thở liên tục của linh hồn và nhịp đập con tim của thánh nữ Têrêsa. “Yêu là cho đi tất cả, là tự hiến thân mình”. Các bạn thân mến, thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu là vị hướng đạo cho tất cả mọi người, đặc biệt là cho các nhà thần học. Vốn là một chuyên gia về khoa học tình yêu, thánh nữ dạy chúng ta rằng con đường nên thánh chính là hoàn toàn tín thác và yêu thương”.
Quảng diễn
Trước bài huấn dụ bằng tiếng Pháp trên đây, ĐTC đã quảng diễn dài hơn bằng tiếng Ý về cuộc sống và giáo huấn của thánh nữ Têrêsa Hài Đồng. Ngài nói:
“Thánh nữ Têrêsa Hài đồng Giêsu sinh ngày 2-1-1873 tại Alencon miền Normandie, con thứ 9 và cũng là con út của ông bà Louis và Zélie Martin, đôi vợ chồng và là cha mẹ gương mẫu, được phong chân phước chung với nhau ngày 19-10-2008. 4 người con qua đời và còn lại 5 người con gái, tất cả đều trở thành nữ tu. Sau khi bà Zélie qua đời, Ông Louis cùng với các con dọn đến Lisieux. Về sau Têrêsa bị bệnh nặng về thần kinh, nhưng được lành bệnh nhờ ơn Chúa, ơn mà thánh nữ gọi là “nụ cười của Đức Mẹ”.
Năm 14 tuổi, Têrêsa ngày càng đến gần với với Chúa Giêsu chịu đóng đanh, và đặc biệt quan tâm đến trường hợp tuyệt vọng của một tử tội bị kết án tử hình mà không hoán cải. Têrêsa cầu nguyện để anh ta khỏi sa hỏa ngục. “Đó là kinh nghiệm đầu tiên và cơ bản của thánh nữ về tình mẫu tử thiêng liêng”.
Tháng 11 năm 1887, Têrêsa hành hương Roma cùng với thân phụ và chị Céline và trong cuộc tiếp kiến của Đức Lêô 13, Têrêsa xin phép ĐGH cho vào Đan viện Cát Minh ở Lisieux mặc dù mới gần được 15 tuổi. Một năm sau ước nguyện này được thành tựu. Nhưng đồng thời, bệnh tâm trí đau thương và tủi nhục của cha cũng bắt đầu. Chính sự đau khổ lớn lao ấy dẫn đưa Têrêsa đến chỗ chiêm ngắm tôn nhan Chúa Giêsu trong cuộc khổ nạn của Người. Vì thế tên dòng của thánh nữ “Têrêsa Hài Đồng Giêsu và Nhan Thánh” diễn tả trọn vẹn chương trình sống của thánh nữ, trong niềm hiệp thông với các mầu nhiệm chủ yếu Nhập Thể và Cứu Chuộc. Lễ khấn dòng của thánh nữ vào ngày lễ Sinh Nhật Đức Mẹ năm 1890 thực là một “hôn lễ thiêng liêng thực sự' đối với Têrêsa. Hôm đó, Têrêsa viết một kinh nguyện nói lên hướng đi cho cả cuộc đời: “Xin Chúa Giêsu ban hồng ân tình yêu vô biên của Ngài, được trở nên bé nhỏ nhất, và nhất là xin ơn cứu độ cho tất cả mọi người: ước gì không một linh hồn nào bị luận phạt ngày nay”.
ĐTC nói thêm rằng: Năm 1896, “Ơn Vượt Qua” được gửi đến cho Têrêsa, mở ra giai đoạn cuối cùng trong cuộc đời thánh nữ, bắt đầu cuộc khổ nạn của Têrêsa: đó là một cuộc khổ nạn về thể xác, với bệnh tật dẫn thánh nữ đến cái chết qua những đau khổ lớn, nhưng hơn hết, đó là một cuộc khổ nạn của linh hồn, với một thử thách rất lớn về đức tin. Têrêsa sống đức tin anh hùng nhất, như ánh sáng trong tăm tối tràn ngập tâm hồn thánh nữ. Têrêsa ý thức mình đang sống thử thách lớn để cứu độ tất cả những người vô thần trong thế giới tân tiến, những người mà Têrêsa gọi là “anh em”. Thánh nữ càng sống khẩn trương hơn tình huynh đệ đối với các nữ tu trong cộng đoàn, đối với hai người anh tinh thần thừa sai, cũng như với các linh mục và đặc biệt là những người xa xăm nhất. Thánh nữ thực sự trở thành một “người chị đại đồng”.
Thánh nữ Têrêsa qua đời ngày 30-9-1897 miệng thốt lên câu “Lạy Chúa của con, con yêu mến Chúa!”, mặt chị nhìn cây Thánh Giá mà chị cầm chặt trong tay. Những lời cuối cùng ấy của thánh nữ chính là chìa khóa để hiểu toàn thể đạo lý, sự giải thích của thánh nữ về Tin Mừng. Cử chỉ yêu thương được biểu lộ trong hơi thở cuối cùng, như một nhịp thở liên tục của tâm hồn thánh nữ, như nhịp đập của tim”.
Thánh nữ Têrêsa Hài đồng Giêsu là tác giả cuốn “chuyện một tâm hồn” được dịch ra nhiều thứ tiếng và được đọc trên toàn thế giới. Thánh nữ được phong thánh, rồi năm 1997, được Đức Gioan Phaolô 2 tôn làm Tiến Sĩ Hội Thánh.
ĐTC nhận xét rằng thánh nữ Têrêsa thành Lisieux là vị hướng đạo cho mọi người, nhất là cho các nhà thần học, với lòng khiêm tốn và bác ái, đức tin và đức cậy. Thánh nữ Têrêsa liên tục đi vào trọng tâm của Kinh Thánh, bao trùm mầu nhiệm Chúa Kitô. Việc đọc Kinh Thánh như thế, được nuôi dưỡng bằng khoa học tình yêu, không hề đi ngược với khoa học nghiên cứu. Thực vậy, khoa học của các thánh là khoa học cao cả nhất”.
Chào thăm
Trong phần chào thăm các phái đoàn hành hương, ĐTC cũng đưa ra những lời khích lệ vắn tắt, như với các em học sinh trung học từ Pháp, ĐTC nói: “Các con đừng sợ noi gương thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu! Đời sống Kitô hệ tại sống trọn vẹn ơn bí tích rửa tội qua sự tận hiến cho tình yêu Chúa Cha, để, như Chúa Kitô, trong ngọn lửa của Chúa Thánh Linh, biểu lộ tình yêu của Chúa cho tha nhân”.
Với các tín hữu nói tiếng Anh, ĐTC nhiệt liệt chào thăm các tham dự viên hội nghị về bệnh Parkison cho Hàn lập viện Tòa Thánh bảo trợ. Ngài cũng nhắc đến một nhóm sĩ quan thuộc Học viện Quốc Phòng của khối Nato và chúc mừng họ vì công việc phục vụ quan trọng dành cho hòa bình. ĐTC chào thăm các LM từ Mỹ đang tham gia khóa thường huấn tại Học viện Bắc Mỹ, trong đó cũng có 2 LM Việt Nam đến từ San José California và New York.
Với đông đảo tín hữu nói tiếng Đức, ĐTC nhắc nhở rằng thánh nữ Têrêsa Hài Đồng mời gọi chúng ta đi vào “con đường nhỏ”: qua đó chúng ta tín thác rằng Chúa Kitô hoạt động trong chúng ta và chúng ta đáp lại qua tình yêu thương đối với tha nhân. Như thế, chúng ta có thể dành chỗ đứng cho hoạt động của Thiên Chúa trong trần thế.
Với các tín hữu nói tiếng Croát, ĐTC nhắc đến sự hiện diện đặc biệt của các cảnh sát và nhân viên bộ nội vụ của nước này. Ngài nhắn nhủ rằng: “Trong công tác cao quí là phục vụ tha nhân, anh chị em hãy theo Chúa Giêsu Đấng đã yêu thương anh chị em đến cùng và đã hiến mạng để chúng ta được sống”.
Sau cùng, bằng tiếng Ý, ĐTC chào thăm một nhóm đông đảo tín hữu có lòng sùng mộ và gắn bó đặc biệt với Đền Thánh Chúa Ba Ngôi ở Vallepietra. Ngài nhiệt liệt khích lệ họ tiếp tục bảo tồn sinh động truyền thống hành hương tại Đền thánh ấy. ĐTC cũng không quên chào thăm các sinh viên người Do thái và Palestine tham dự một khóa học do Văn phòng mục vụ đại học thuộc Tòa Giám Quản Roma tổ chức. Ngài khuyến khích họ luôn dấn thân làm chứng về tình huynh đệ và hòa bình. Với các bệnh nhân và các đôi tân hôn, ngài nói: “Anh chị em bệnh nhân quí mến, anh chị em hãy để cho Thánh Giá Chúa soi sáng hầu được vững mạnh trong thử thách. Và hỡi các đôi tân hôn, hãy chị em hãy biết ơn Chúa vì hồng ân gia đình: hãy luôn trông cậy nơi ơn phù trợ của Chúa, hãy biến cuộc sống của anh chị em thành một sứ mạng yêu thương chung thủy và quảng đại”.
Đài Loan: chào đón thánh quan Don Bosco
Tiền Hô
10:14 06/04/2011
Đài Bắc, 4 Tháng Tư 2011 (AsiaNews) - Giáo Hội Công Giáo ở Đài Loan đang chuẩn bị để chào đón các thánh quan Gioan Bosco đến Đài Bắc vào ngày 7 Tháng Tư. Chuyến đi Đài Loan là một phần nằm trong cuộc thánh du trên toàn thế giới nhằm chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 200 ngày sinh của Ngài.
Quan tài có chứa thánh tích sẽ được trưng bày cho công chúng từ ngày 8-10 Tháng Tư tại giáo xứ Thánh Gioan Bosco, thủ đô Đài Loan. Trong dịp này, người Công giáo đã tổ chức các buổi cầu nguyện và thánh lễ tưởng nhớ hạnh tích của Thánh Don Bosco và công việc của Ngài dành cho giới trẻ.
Trong những ngày gần đây, một tuần san Công Giáo của Tổng Giáo Phận Trung Hoa Đài Bắc đã xuất bản hai bài báo đặc biệt kể về những câu chuyện về vị thánh này và công việc của các tu sĩ Salêdiêng ở Á Châu. Trước khi qua đời, Thánh Don Bosco đã tiên báo sứ vụ của mình trong tương lai là đến các quốc gia Á Châu. Bắt đầu từ năm 1905 với sự xuất hiện của nhóm tu sĩ Salêdiêng đầu tiên tại Bắc Kinh và mở sứ vụ tại Thượng Hải và Hồng Kông. Đến nay, các nhà truyền giáo của Thánh Don Bosco đang hoạt động tại Đài Loan, Macau và Hồng Kông, nơi mà thánh tích đã đến vào ngày 26-27 Tháng Ba.
Cuộc hành trình của thánh tích Don Bosco đi qua 130 quốc gia, bắt đầu từ ngày 31 Tháng Giêng 2009 - ngày kỷ niệm 150 năm thành lập Dòng Salêdiêng và sẽ kết thúc vào năm 2015 nhân dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh của thánh nhân.
Quan tài có chứa thánh tích sẽ được trưng bày cho công chúng từ ngày 8-10 Tháng Tư tại giáo xứ Thánh Gioan Bosco, thủ đô Đài Loan. Trong dịp này, người Công giáo đã tổ chức các buổi cầu nguyện và thánh lễ tưởng nhớ hạnh tích của Thánh Don Bosco và công việc của Ngài dành cho giới trẻ.
Trong những ngày gần đây, một tuần san Công Giáo của Tổng Giáo Phận Trung Hoa Đài Bắc đã xuất bản hai bài báo đặc biệt kể về những câu chuyện về vị thánh này và công việc của các tu sĩ Salêdiêng ở Á Châu. Trước khi qua đời, Thánh Don Bosco đã tiên báo sứ vụ của mình trong tương lai là đến các quốc gia Á Châu. Bắt đầu từ năm 1905 với sự xuất hiện của nhóm tu sĩ Salêdiêng đầu tiên tại Bắc Kinh và mở sứ vụ tại Thượng Hải và Hồng Kông. Đến nay, các nhà truyền giáo của Thánh Don Bosco đang hoạt động tại Đài Loan, Macau và Hồng Kông, nơi mà thánh tích đã đến vào ngày 26-27 Tháng Ba.
Cuộc hành trình của thánh tích Don Bosco đi qua 130 quốc gia, bắt đầu từ ngày 31 Tháng Giêng 2009 - ngày kỷ niệm 150 năm thành lập Dòng Salêdiêng và sẽ kết thúc vào năm 2015 nhân dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh của thánh nhân.
Pakistan: một vị giám mục động viên tín hữu ''Đừng sợ!''
Tiền Hô
10:14 06/04/2011
Lahore, Pakistan, 4 Tháng Tư 2011 (ZENIT) - Tại Thánh Lễ Chúa Nhật ở Pakistan, các tín hữu đã được lắng nghe Đức Giám Mục của họ động viên họ "đừng sợ", bất chấp bầu khí mất an ninh dành cho các Kitô hữu đã diễn ra khá lâu tại quốc gia này.
Một lá thư mục vụ với chủ đề trích từ Luca 12:32, có tên "Hỡi đoàn chiên nhỏ bé, đừng sợ!" đã được đọc trong một Thánh Lễ Chúa Nhật. Lá thư được ký bởi Đức Giám Mục Joseph Coutts của Faisalabad, người vừa được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Giám mục Pakistan.
Hãng tin Fides báo cáo rằng, lá thư này xác nhận: "tình hình hiện nay của nước ta đã gây ra cho mọi người trong chúng ta cảm giác lo âu, sợ hãi và bất an". Lá thư nhắc lại vụ sát hại ông Bộ trưởng Shahbaz Bhatti hồi tháng trước, cũng như vụ sát hại hai Kitô hữu ở Hyderabad và các diễn biến tương tự xẩy ra gần đây.
Trong bối cảnh này, Đức Giám Mục đã ra lời kêu gọi hãy chuyên tâm lắng nghe lời của Chúa Giêsu Kitô đã nói: "Hãy can đảm ... Đừng sợ!". Ngài khuyên họ nên thực hiện những điều trong Mùa Chay: cầu nguyện, ăn chay và bố thí. Lá thư viết, "Nhờ ân sủng của Chúa Thánh Thần, chúng ta hãy trở nên vững vàng trong cuộc sống thường ngày của chúng ta, ngay cả trong những lúc hoạn nạn".
Đức Giám Mục Coutts còn nói rằng, Lễ Phục Sinh, lễ lớn nhất của Thiên Chúa chúng ta "sẽ giúp chúng ta thoát khỏi bóng tối, sợ hãi và tuyệt vọng" và mang sức mạnh để làm "một nhân chứng can đảm cho Chúa Kitô".
Giống như các tông đồ đầu tiên đã được ban Chúa Thánh Thần, "chúng ta cũng sẽ có được can đảm và trung tín để xây dựng nền văn hóa hòa hợp, hòa bình và khoan dung để cho ánh sáng và sự chữa lành của Tin Mừng có thể đến được mỗi người, và thúc đẩy mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc và các tôn giáo khác nhau thay cho chủ nghĩa hận thù".
Một lá thư mục vụ với chủ đề trích từ Luca 12:32, có tên "Hỡi đoàn chiên nhỏ bé, đừng sợ!" đã được đọc trong một Thánh Lễ Chúa Nhật. Lá thư được ký bởi Đức Giám Mục Joseph Coutts của Faisalabad, người vừa được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Giám mục Pakistan.
Hãng tin Fides báo cáo rằng, lá thư này xác nhận: "tình hình hiện nay của nước ta đã gây ra cho mọi người trong chúng ta cảm giác lo âu, sợ hãi và bất an". Lá thư nhắc lại vụ sát hại ông Bộ trưởng Shahbaz Bhatti hồi tháng trước, cũng như vụ sát hại hai Kitô hữu ở Hyderabad và các diễn biến tương tự xẩy ra gần đây.
Trong bối cảnh này, Đức Giám Mục đã ra lời kêu gọi hãy chuyên tâm lắng nghe lời của Chúa Giêsu Kitô đã nói: "Hãy can đảm ... Đừng sợ!". Ngài khuyên họ nên thực hiện những điều trong Mùa Chay: cầu nguyện, ăn chay và bố thí. Lá thư viết, "Nhờ ân sủng của Chúa Thánh Thần, chúng ta hãy trở nên vững vàng trong cuộc sống thường ngày của chúng ta, ngay cả trong những lúc hoạn nạn".
Đức Giám Mục Coutts còn nói rằng, Lễ Phục Sinh, lễ lớn nhất của Thiên Chúa chúng ta "sẽ giúp chúng ta thoát khỏi bóng tối, sợ hãi và tuyệt vọng" và mang sức mạnh để làm "một nhân chứng can đảm cho Chúa Kitô".
Giống như các tông đồ đầu tiên đã được ban Chúa Thánh Thần, "chúng ta cũng sẽ có được can đảm và trung tín để xây dựng nền văn hóa hòa hợp, hòa bình và khoan dung để cho ánh sáng và sự chữa lành của Tin Mừng có thể đến được mỗi người, và thúc đẩy mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc và các tôn giáo khác nhau thay cho chủ nghĩa hận thù".
Cẩn thận: ''Lễ phong chân phước Đức Gioan Phaolô II bị hoãn lại'' chỉ là tin đồn!
Tiền Hô
10:15 06/04/2011
Rôma, 4 Tháng Tư 2011 (Zenit) - Một blogger đã làm khuấy động phương tiện truyền thông vào ngày 1 Tháng Tư (ngày Cá Tháng Tư) bằng cách tung ra một tin đồn nói rằng: "Lễ phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô II bị hoãn lại vô thời hạn của. Vị Giáo Hoàng được tân phong sẽ thay đổi, vấn đề kỳ diệu".
Blogger này đã sử dụng hình ảnh đồ họa từ ZENIT, làm tăng độ tin cậy cho mẩu tin, mặc dù nó kết thúc bằng câu "Đùa chút chơi. Bạn đã bị lừa", với một liên kết đến blog. Do "tin tức" này đang bị phát tán, ZENIT muốn xác nhận rằng họ hề không công bố bài viết này, và rằng, ZENIT không có mối liên hệ nào với các những trang web đã phát tán nó.
Blogger này đã sử dụng hình ảnh đồ họa từ ZENIT, làm tăng độ tin cậy cho mẩu tin, mặc dù nó kết thúc bằng câu "Đùa chút chơi. Bạn đã bị lừa", với một liên kết đến blog. Do "tin tức" này đang bị phát tán, ZENIT muốn xác nhận rằng họ hề không công bố bài viết này, và rằng, ZENIT không có mối liên hệ nào với các những trang web đã phát tán nó.
Rôma: Vẫn còn khách sạn cho du khách tham dự lễ phong chân phước Đức Gioan Phaolô II
Tiền Hô
10:15 06/04/2011
Rôma, 4 Tháng Tư 2011 (Rome Reports) - Thành phố Rôma đang hoàn tất công việc chuẩn bị cho lễ phong Chân Phước Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Theo các nguồn tin chính thức thì cho đến thời điểm này, đã có 300.000 người có kế hoạch đến tham dự. Tuy nhiên, Thành Đô Vĩnh Hằng vẫn còn rất nhiều phòng trống. Công suất đặt phòng khách sạn của thành phố hiện đang ở mức 80%. Có hai khu vực cắm trại ngay bên ngoài Rôma với mức giá rất thấp. Nói về việc tăng giá phòng, các khách sạn đã cam kết sẽ đảm bảo "chất lượng cao và không có việc đầu cơ giá phòng".
Đức Giám Mục Cesare Atuire - Giám đốc điều hành tổ chức hành hương của Rôma (Opera Romana Pellegrinaggi) nói: "Khi có một lễ phong chân phước hay một sự kiện như thế này được loan báo, một số khách sạn chạy đua và nói những con số khống. Nhưng thực ra không giống như những gì đang xảy ra lúc này. Và việc dự đoán không đúng như những gì họ nghĩ. Vì vậy, chúng tôi đang bàn bạc với các khách sạn xem thực tế là thế nào để phát triển một hệ thống phòng dự trù với giá cả hợp lý khiến tất cả mọi người đều có chỗ lưu trú".
Nhà nước Italia sẽ không chi tài chính cho lễ phong chân phước, do đó, ban tổ chức thánh lễ đang có những nỗ lực tìm nguồn tài trợ đặc biệt. Họ đã mở một số tài khoản tín dụng và kê gọi các công ty khác nhau hợp tác. Số tiền còn sót lại sẽ đi để xây dựng một nhà bếp bác ái tại nhà ga Termini.
Sự kiện trọng đại này bắt đầu vào ngày 29 Tháng Tư bằng việc ra mắt con tem và mề-đay kỷ niệm lễ phong chân phước của Đức Gioan Phaolô II.
Ngày Thứ Bảy 30 Tháng Tư, sẽ có một buổi cầu nguyện tại Hý Trường Circus Maximus. Buổi cầu nguyện được chủ trì bởi ĐHY Agostino Vallini, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI sẽ tham dự sự kiện thông qua cầu truyền hình. Ngoài ra sẽ có kết nối qua vệ tinh với khách hành hương tại 5 Đền Thánh Đức Trinh Nữ Maria trên toàn thế giới. Các khu vực nhà thờ vẫn mở cửa thâu đêm.
Lễ phong chân phước sẽ diễn ra vào ngày 1 Tháng Năm do Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI chủ tế. Công trường Thánh Phêrô sẽ mở cửa lúc 3 giờ sáng và sẽ vẫn mở cho đến khi kín chỗ. Dọc theo Đại lộ Hòa Giải (Via della Conciliazione), Lâu Đài Thiên Thần (Castel Sant'Angelo) và tại các nhà thờ trong khu vực sẽ có đặt màn hình khổng lồ để có thể theo dõi thánh lễ từ xa.
Sau Thánh Lễ phong chân phước, thi hài của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II sẽ được quàn tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, mở cửa cho khách hành hương đến viếng.
Lễ phong chân phước này sẽ là một sự kiện lịch sử. Đây được xem là tiến trình phong chân phước nhanh nhất trong lịch sử hiện đại, và đó sẽ là lần đầu tiên mà một vị giáo hoàng được phong chân phước bởi chính người kế nhiệm.
Đức Giám Mục Cesare Atuire - Giám đốc điều hành tổ chức hành hương của Rôma (Opera Romana Pellegrinaggi) nói: "Khi có một lễ phong chân phước hay một sự kiện như thế này được loan báo, một số khách sạn chạy đua và nói những con số khống. Nhưng thực ra không giống như những gì đang xảy ra lúc này. Và việc dự đoán không đúng như những gì họ nghĩ. Vì vậy, chúng tôi đang bàn bạc với các khách sạn xem thực tế là thế nào để phát triển một hệ thống phòng dự trù với giá cả hợp lý khiến tất cả mọi người đều có chỗ lưu trú".
Nhà nước Italia sẽ không chi tài chính cho lễ phong chân phước, do đó, ban tổ chức thánh lễ đang có những nỗ lực tìm nguồn tài trợ đặc biệt. Họ đã mở một số tài khoản tín dụng và kê gọi các công ty khác nhau hợp tác. Số tiền còn sót lại sẽ đi để xây dựng một nhà bếp bác ái tại nhà ga Termini.
Sự kiện trọng đại này bắt đầu vào ngày 29 Tháng Tư bằng việc ra mắt con tem và mề-đay kỷ niệm lễ phong chân phước của Đức Gioan Phaolô II.
Ngày Thứ Bảy 30 Tháng Tư, sẽ có một buổi cầu nguyện tại Hý Trường Circus Maximus. Buổi cầu nguyện được chủ trì bởi ĐHY Agostino Vallini, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI sẽ tham dự sự kiện thông qua cầu truyền hình. Ngoài ra sẽ có kết nối qua vệ tinh với khách hành hương tại 5 Đền Thánh Đức Trinh Nữ Maria trên toàn thế giới. Các khu vực nhà thờ vẫn mở cửa thâu đêm.
Lễ phong chân phước sẽ diễn ra vào ngày 1 Tháng Năm do Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI chủ tế. Công trường Thánh Phêrô sẽ mở cửa lúc 3 giờ sáng và sẽ vẫn mở cho đến khi kín chỗ. Dọc theo Đại lộ Hòa Giải (Via della Conciliazione), Lâu Đài Thiên Thần (Castel Sant'Angelo) và tại các nhà thờ trong khu vực sẽ có đặt màn hình khổng lồ để có thể theo dõi thánh lễ từ xa.
Sau Thánh Lễ phong chân phước, thi hài của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II sẽ được quàn tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, mở cửa cho khách hành hương đến viếng.
Lễ phong chân phước này sẽ là một sự kiện lịch sử. Đây được xem là tiến trình phong chân phước nhanh nhất trong lịch sử hiện đại, và đó sẽ là lần đầu tiên mà một vị giáo hoàng được phong chân phước bởi chính người kế nhiệm.
Ảrập Saudi: mang tràng hạt Mân Côi là phạm pháp
Tiền Hô
10:16 06/04/2011
5 Tháng Tư 2011 (CWNEWS) - Camille Eid, một giáo sư tại Đại học Milan đã mô tả các cuộc bách hại mà Kitô hữu phải gánh chịu ở Ảrập Saudi. Eid đã sống ở Jeddah (thành phố lớn thứ hai của quốc gia này) nói trên chương trình truyền hình "Nơi Chúa khóc" như sau:
"Thật khó để làm một giáo dân Công Giáo ở Ảrập Saudi, bởi vì bạn phải có một nền tảng đức tin sâu sắc. Bạn không thể có sách Tin Mừng trong nhà của bạn. Bạn không thể mang một chuỗi tràng hạt. Bạn không thể liên hệ với bạn bè Kitô hữu của mình làm thành một cộng đoàn, bạn có thể có những người bạn Kitô hữu, bạn có thể thường xuyên liên hệ với các cộng đoàn ở nước ngoài nhưng bạn không được phép nói về đức tin của bạn...
Ở các nước Hồi giáo khác, ngày Thứ sáu là một ngày có thể cử hành Thánh Lễ [nếu cộng đoàn được cho phép], nhưng không phải vào ngày Chúa Nhật bởi vì Chúa Nhật được coi là một ngày làm việc, nhưng ngay cả điều này cũng không hề có ở Ảrập Saudi.
Chúng tôi có một trường hợp tử đạo của một cô gái Ảrập Saudi, cô đã cải sang đạo sang Công Giáo", Eid cho biết thêm. "Anh trai của cô phát hiện ra điều hành. Cô đã viết một bài thơ về Chúa Kitô và cô đã cắt lưỡi của mình rồi bỏ trốn, và sau này người ra tìm thấy cô đã chết. Tên của cô là Fatima Al-Mutairi và sự việc này xảy ra vào Tháng Tám năm 2008. Năm 2008, có hai trường hợp cảnh sát tôn giáo đột kích và người ta thấy đàn ông, phụ nữ và trẻ em dưới ba tuổi bị bắt giữ. Chúng ta có nhiều báo cáo về việc tra tấn họ".
"Thật khó để làm một giáo dân Công Giáo ở Ảrập Saudi, bởi vì bạn phải có một nền tảng đức tin sâu sắc. Bạn không thể có sách Tin Mừng trong nhà của bạn. Bạn không thể mang một chuỗi tràng hạt. Bạn không thể liên hệ với bạn bè Kitô hữu của mình làm thành một cộng đoàn, bạn có thể có những người bạn Kitô hữu, bạn có thể thường xuyên liên hệ với các cộng đoàn ở nước ngoài nhưng bạn không được phép nói về đức tin của bạn...
Ở các nước Hồi giáo khác, ngày Thứ sáu là một ngày có thể cử hành Thánh Lễ [nếu cộng đoàn được cho phép], nhưng không phải vào ngày Chúa Nhật bởi vì Chúa Nhật được coi là một ngày làm việc, nhưng ngay cả điều này cũng không hề có ở Ảrập Saudi.
Chúng tôi có một trường hợp tử đạo của một cô gái Ảrập Saudi, cô đã cải sang đạo sang Công Giáo", Eid cho biết thêm. "Anh trai của cô phát hiện ra điều hành. Cô đã viết một bài thơ về Chúa Kitô và cô đã cắt lưỡi của mình rồi bỏ trốn, và sau này người ra tìm thấy cô đã chết. Tên của cô là Fatima Al-Mutairi và sự việc này xảy ra vào Tháng Tám năm 2008. Năm 2008, có hai trường hợp cảnh sát tôn giáo đột kích và người ta thấy đàn ông, phụ nữ và trẻ em dưới ba tuổi bị bắt giữ. Chúng ta có nhiều báo cáo về việc tra tấn họ".
Chân phúc Emmerich, người được thị kiến Bữa Tiệc Ly
Vũ Văn An
23:31 06/04/2011
Sau một cuộc điều tra thật dài, bắt đầu từ năm 1892, mãi tới năm 2004, Đức Gioan Phaolô II mới phong chân phúc cho vị nữ tu Dòng Augustinô người Đức tên là Anne Catherine Emmerich. Bà vừa là người được ngất trí, vừa được in năm dấu như Thánh Phanxicô Assisi. Ngay từ lúc nhập tu viện Agnetenberg, Dulmen, bà đã có những sức mạnh lạ lùng, tiên đoán trước cả 12 năm ngày Napoleon bị hạ bệ. Bà chẩn đúng bệnh bất cứ ai đến xin giúp đỡ và cho thuốc giúp họ khỏi bệnh. Cả hai ủy ban đạo đời cũng không tìm thấy bất cứ điều gì dối trá trong các thành tích kỳ diệu của bà.
Điều kỳ diệu hơn nữa là bà được thị kiến cuộc đời của Đức Mẹ và cuộc đời của Chúa Giêsu từ đầu đến cuối. Chính các thị kiến của bà đã dẫn những nhà thám hiểm Kitô Giáo tìm ra căn nhà của Đức Mẹ tại Êphêsô, và đã gợi hứng cho Mel Gibson sản xuất cuốn phim nổi tiếng gần đây “The Passion of Christ”.
Các thị kiến ấy được thi sĩ nổi danh Clemens Brentano ghi lại và cho phổ biến, mà cuốn đầu nói về cuộc thương khó của Chúa Giêsu. Các thị kiến này bao gồm những hình ảnh hết sức sống động khiến người đọc hết sức say mê. Cũng chính nét sống động này đã giúp các nhà thám hiểm tìm ra ngôi nhà Đức Mẹ trước khi ngài lên trời tại Êphêsô, nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, dù cả Emmerich lẫn Brentano chưa bao giờ thăm viếng nơi đó; vả lại nơi đó, lúc ấy, chưa được khai quật. Dù Giáo Hội chưa công nhận chính thức tính chân thực của ngôi nhà, nhưng năm 1896, Đức Lêô XIII đã viếng thăm ngôi nhà này; năm 1951, Đức Piô XII tuyên bố nó là Nơi Thánh; Đức Phaolô VI viếng nó năm 1967, Đức Gioan Phaolô II viếng nó năm 1979 và Đức Bênêđíctô viếng nó năm 2006, coi nó như một đền thánh.
Dù không dựa vào các thị kiến này để phong chân phúc cho bà, mà dựa vào lối sống gương mẫu, anh hùng của bà, Toà Thánh vẫn coi các trước tác ghi lại các thị kiến ấy như “một lời công bố Tin Mừng phi thường để phục vụ ơn cứu rỗi”.
Nhân dịp Tuần Thánh năm 2011, chúng tôi xin lược dịch phần thị kiến nói về việc Chúa Giêsu cử hành lễ Vượt Qua và việc Người lập phép Thánh Thể. Trước khi vào chính thị kiến, cũng nên nói qua: ta sẽ gặp một số dị biệt so với trình thuật của Tin Mừng. Chân phúc Emmerich thấy các biến cố quanh Bữa Tiệc Ly theo thứ tự sau đây: Chiên vượt qua được sát tế và được chuẩn bị tại phòng tiệc ly; Chúa Giêsu đọc một diễn từ nhân dịp này (các thực khách mặc theo lối du hành, đứng mà ăn thịt chiên cũng như các thức ăn theo luật; ly rượu được trình cho Chúa Giêsu 2 lần, nhưng Người không uống nó lần thứ hai; phân phối ly rượu cho các tông đồ, Người nói với họ: Thầy sẽ không uống sản phẩm này của cây nho… Rồi các ngài ngồi xuống; Chúa Giêsu nói về tên phản bội; Thánh Phêrô sợ có thể là mình; Giuđa nhận mẩu bánh đã chấm của Chúa, dấu chỉ là chính hắn; chuẩn bị rửa chân; Thánh Phêrô không muốn chân mình được rửa; rồi tới việc lập Thánh Thể: Giuđa có hiệp lễ, sau đó mới rời căn phòng; các thứ dầu được thánh hiến, và Chúa cho chỉ thị về chúng; Thánh Phêrô và các tông đồ khác được thụ phong; Chúa Giêsu ban huấn từ cuối cùng; Thánh Phêrô phản đối cho hay sẽ không bao giờ bỏ Người; rồi Bữa Tiệc Ly kết thúc.
Thứ tự này xem ra có vẻ đi ngược với trình thuật Mátthêu (26:29) và Máccô, trong đó, câu: Thầy sẽ không uống sản phẩm này của cây nho… xẩy ra sau khi truyền phép. Nhưng thực ra, trong trình thuật Luca, nó cũng xẩy ra trước. Ngược lại, những gì liên quan tới tên phản bội Giuđa đều xẩy ra trước truyền phép, giống Mátthêu và Máccô, nhưng Luca lại để chúng về phía sau. Thánh Gioan, người không thuật lại lịch sử việc lập Thánh Thể, đã cho hiểu là Giuđa rời phòng Tiệc Ly ngay sau khi Chúa Giêsu trao cho hắn mẩu bánh đã chấm. Nhưng theo các soạn già Tin Mừng khác, xem ra Giuđa “rước lễ” dưới cả hai hình; một số giáo phụ như Thánh Augustinô, Thánh Grêgôriô Cả, Thánh Lêô Cả, cũng như truyền thống Giáo Hội Công Giáo nói chung cũng nghĩ vậy… Thành thử phải kết luận rằng các tác giả thánh chỉ chú trọng tới trình thuật như một toàn bộ, không chú trọng tới thứ tự các chi tiết. Và thị kiến của chân phúc Emmerich cũng thế.
Chuẩn bị bữa ăn Vượt Qua
Chân phúc Emmerich thị kiến đầy đủ các chi tiết từ lúc các Tông Đồ lo chuẩn bị bữa ăn Vượt Qua. Ngày 13 tháng Nisan (Thứ Năm Tuần Thánh), Chúa Giêsu cho vời Phêrô, Giacôbê và Gioan và cho các ông hay mọi chi tiết liên quan đến việc chuẩn bị cho bữa ăn Vượt Qua và sai các ông vào Giêrusalem, gặp người đàn ông mang vò nước. Chân phúc Emmerich cho hay: các tông đồ từng biết người này vì năm trước, anh ta đã chuẩn bị bữa Vượt Qua cho Chúa Giêsu tại Bêtania.
“Tôi thấy hai Tông Đồ leo về hướng Giêrusalem, dọc theo một khe núi, tới phía nam Đền Thờ, và theo hướng bắc núi Sion. Trên sườn phía nam của ngọn núi nơi có Đền Thờ, có một số dẫy nhà; và hai vị bước đối diện những căn nhà này, theo dòng một con suối cắt ngang. Khi họ tới đỉnh Núi Sion, là đỉnh cao hơn núi Đền Thờ, họ quay về hướng nam, và ngay ở khoảng đầu một con dốc nhỏ, họ gặp người đàn ông đã quen biết; họ đi theo và nói với người này như Chúa Giêsu đã truyền. Người này rất hài lòng về lời lẽ của hai vị và trả lời rằng một bữa ăn tối đã được đặt và được chuẩn bị tại nhà anh ta (có lẽ bởi Nicôđêmô), nhưng anh không biết là cho ai, nên rất vui khi biết đó là Chúa Giêsu. Người đàn ông này tên là Heli. Anh ta là em rể của Giacari ở Hêbron, người mà tại nhà ông năm trước, Chúa Giêsu từng công bố cái chết của Gioan Tẩy Giả. Anh ta chỉ có một con trai làm thầy Lêvi và là bạn của Thánh Luca, và 5 cô con gái không kết hôn. Hàng năm, anh ta cùng đầy tớ lên Giêrusalem dịp Lễ Vượt Qua, thuê một căn phòng và chuẩn bị bữa Vượt Qua cho những người không có bạn bè ở trong Thành để cư ngụ với. Năm nay, anh ta thuê một căn phòng vốn thuộc quyền của Nicôđêmô và Giuse người Arimatêa. Anh ta chỉ cho hai tông đồ địa điểm căn phòng”.
Phòng tiệc ly nằm ở phía nam Núi Sion, không xa Lâu Đài Đavít đã đổ nát và là nơi cư ngụ của các tướng sĩ gan dạ của Đavít ngày trước. Trước khi xây Đền Thờ, Hòm Bia Giao Ước từng được đặt khá lâu tại đây và “dấu tích của nó vẫn còn được nhận ra trong căn phòng phía dưới. Tôi cũng thấy Tiên Tri Malaki trốn dưới mái căn phòng này và chính tại đây, ngài viết các lời tiên tri liên quan tới Phép Thánh Thể và Hy Lễ của Lề Luật Mới”.
Rồi các môn đện tới nhà của ông già Simêong, người đã qua đời, nhưng các con trai của ông còn sống tại đó. Họ đều là môn đệ trong bí mật của Chúa Giêsu. Các môn đệ nói với một trong số họ. Anh này ra chợ súc vật và mua đem tới phòng tiệc ly 4 con chiên. “Vào buổi chiều, tôi thấy anh ta tại phòng tiệc ly, bận bịu chuẩn bị Chiên Vượt Qua”.
“ Tôi cũng thấy Phêrô và Gioan tới lui một vài nơi trong thành để đặt mua một số đồ. Tôi thấy hai vị đứng trước cửa một căn nhà tọa lạc tại phía bắc Núi Canvariô, nơi các môn đệ của Chúa Giêsu thường hay cư ngụ, và căn nhà này của Seraphia (sau này có tên là Vêrônica)… Chồng bà, một thành viên của hội đồng, thường vắng nhà vì việc làm ăn, mà dù có ở nhà, thì bà cũng ít được gặp ông. Bà là một phụ nữ gần bằng tuổi Đức Mẹ, và có liên hệ với Thánh Gia từ lâu; vì khi Con Trẻ Giêsu ở lại Giêrusalem 3 ngày sau ngày lễ, chính bà đã cung cấp thực phẩm cho Người”.
Trong số vật dụng các môn đệ nhận được từ căn nhà này là chiếc chén đặc biệt qúy giá mà Chúa Giêsu sẽ dùng khi lập Phép Thánh Thể. Chân Phúc Emmerich bảo rằng chiếc chén này “bề ngoài coi hết sức kỳ diệu và đầy mầu nhiệm. Nó từng được giữ lâu đời tại Đền Thờ trong số những đồ vật qúy giá rất cổ xưa, không ai biết nguồn gốc của nó ra sao”. Lâu đời, người ta quên khuấy cả nó. Tình cờ một tư tế khám phá ra nó trong số các đồ vật phế thải, ông đem bán cho người chuyên mua đồ cổ. Rồi Seraphia mua được. Chúa Giêsu từng sử dụng nó nhiều lần khi cử hành các ngày lễ.
Bà cũng bảo rằng: chiếc chén này trước đây vốn của Menkixêđê. Vị thượng tế này đem nó theo mình từ đất Semiramis vào đất Canaan, sử dụng nó để dâng hy lễ khi ông dâng bánh và rượu nho trước mặt Ápraham, và sau đó, để lại cho vị tổ phụ này. Chén ấy cũng đã được bảo toàn trong Thuyền Nôê.
Chúa Giêsu lên Giêrusalem
Vào buổi sáng, khi các tông đồ đang bận chuẩn bị Lễ Vượt Qua tại Giêrusalem, thì Chúa Giêsu, lúc ấy đang ở Bêtania, nói lời từ giã đầy xúc động với các phụ nữ thánh thiện, với Ladarô, và với Mẹ Thánh của Người, và cho họ một vài nhắn nhủ sau cùng. Tôi thấy Chúa chúng ta đàm đạo riêng với Mẹ của Người, cho Mẹ của Người hay Người đã sai Phêrô, người tông đồ của đức tin, và Gioan, người tông đồ của đức mến, đi chuẩn bị Lễ Vượt Qua tại Giêrusalem. Khi đề cập tới Mađalêna, người phụ nữ sầu buồn thái quá, Người cho hay tình yêu của bà lớn thật, nhưng hơi chút con người quá, và về điểm này, nỗi sầu buồn đã làm bà mất tự chủ. Người cũng nói tới các ý đồ của tên phản bội Giuđa… Hắn lại đã bỏ Bêtania để đi Giêrusalem, lấy cớ là đi trả các món nợ đã đến hẹn. Nhưng thực ra, suốt ngày, hắn đi tới đi lui gặp các người Biệt Phái, hết người này đến người nọ, sau cùng mới đạt được thỏa hiệp. Hắn được chỉ cho gặp các binh lính có nhiệm vụ bắt Chúa Giêsu… Tôi thấy rõ mọi ý đồ xấu xa và mọi suy nghĩ của hắn. Bình thường hắn rất hoạt bát và sốt sắng, nhưng những đức tính này đã bị chết ngạt bởi lòng hà tiện, tham vọng và ganh tị, những dục vọng mà hắn không bao giờ cố gắng kiểm soát…
Khi Chúa cho Mẹ Thánh của Người biết mọi điều sẽ xẩy ra, Mẹ của Người khẩn khoản xin được cùng chết với Người. Nhưng Người khuyên Đức Mẹ nên tỏ ra bình tĩnh trong cơn đau buồn hơn các phụ nữ khác, cho Đức Mẹ hay: Người sẽ trỗi dậy và nói rõ tên nơi Người sẽ hiện ra với Đức Mẹ. Đức Mẹ không khóc nhiều nhưng nỗi sầu của ngài thì không ai tả cho xiết được, và có một điều gì đó gần như khủng khiếp trong ánh mắt đầy ưu tư của ngài. Chúa chúng ta, trong tư cách người con yêu dấu, cám ơn Đức Mẹ về mọi niềm yêu thương Đức Mẹ đã dành cho Người, rồi ôm hôn Đức Mẹ thật thắm thiết…
Vào khoảng 12 giờ trong ngày, Chúa Giêsu và 9 tông đồ từ Bêtania lên đường đi Giêrusalem, theo sau là 7 môn đệ, là những người xuất thân từ Giêrusalem và vùng lân cận, ngoại trừ Nathanien và Sila… Các phụ nữ thánh thiện sau đó mới lên đường.
Chúa Giêsu và những người đồng hành băng qua Núi Cây Dầu, theo ngả thung lũng Giosaphát, tới tận Núi Canvariô. Trong suốt hành trình này, Người không ngừng dạy dỗ mọi người. Người cho các Tông Đồ hay cho tới lúc này, Người cho họ bánh và rượu, nhưng hôm nay, Người sắp ban cho họ Mình và Máu Người, trọn con người của Người: mọi sự Người có và mọi sự Người là. Khi Người nói, sắc diện của Chúa mang một nét cảm kích đến nỗi trọn linh hồn Người xem như được thoát thành hơi thở qua làn môi. Người như mòn mỏi vì yêu ta và những mong đến giây phút được hiến thân cho nhân loại. Các môn đệ của Người không hiểu Người, nên nghĩ rằng Người đang nói về Con Chiên Vượt Qua. Không lời nói nào có thể giải thích thỏa đáng tấm tình yêu và lòng nhịn nhục vô bờ được phát biểu trong các diễn từ sau cùng này của Chúa chúng ta tại Bêtania, và trên đường Người tới Giêrusalem.
Bẩy môn đệ trước đây từng theo chân Chúa tới Giêrusalem thì lần này không đi tới đó cùng với Người, nhưng đem các y phục hành lễ cho Bữa Vượt Qua tới phòng tiệc ly, và sau đó trở lại nhà của Bà Maria, mẹ Thánh Máccô. Khi Thánh Phêrô và Thánh Gioan mang chiếc chén tới phòng tiệc ly, tất cả y phục hành lễ đã có sẵn ở phòng ngoài rồi, do các môn đệ và một số người đồng hành mang tới. Họ cũng đã treo các tấm vải xếp nếp lên tường, mở rộng các cánh cửa sổ cao ở hai bên, và treo ba cây đèn. Thánh Phêrô và Thánh Gioan, sau đó, tới Thung Lũng Gioasaphát để mời Chúa Giêsu và các tông đồ. Các môn đệ và bằng hữu, tức những người cũng tổ chức Lễ Vượt Qua tại phòng tiệc ly, thì đến sau.
Bữa Vượt Qua Sau Cùng
Chúa Giêsu và các môn đệ ăn Chiên Vượt Qua tại phòng tiệc ly. Các vị được chia thành 3 nhóm. Chúa Giêsu ăn Chiên Vượt Qua với 12 Tông Đồ tại chính phòng tiệc ly; Nathanien và 12 môn đệ khác ăn tại một trong các phòng bên cạnh, còn Eliacim (con trai Clêôpát và Maria, con gái Hêli) trước đây vốn là môn đệ của Thánh Gioan Tẩy Giả, cùng với 12 người nữa ăn tại một phòng bên cạnh khác.
Ba con chiên được sát tế cho họ trong Đền Thờ, còn con thứ tư thì được sát tế ngay tại phòng tiệc ly, và là con được Chúa Giêsu và 12 Tông Đồ ăn. Giuđa không biết tình thế ấy, vì còn đang mải mê âm mưu phản bội Chúa. Anh ta chỉ trở lại trong giây lát trước bữa ăn, và sau khi con chiên đã được sát tế. Cảm động nhất là khung cảnh sát tế con chiên được Chúa Giêsu và các Tông Đồ của Người ăn; khung cảnh này diễn ra tại gian ngoài của phòng tiệc ly. Các tông đồ và môn đệ đều có mặt và cùng hát Thánh Vịnh 118. Chúa Giêsu nói đến một thời kỳ mới đang khởi đầu. Người cho hay: hy lễ của Môsê và hình ảnh Chiên Vượt Qua sắp sửa tiếp nhận sự nên trọn của chúng, nhưng cũng chính vì vậy, con chiên phải được sát tế y hệt như cách đã sát tế ngày xưa tại Ai Cập, và họ sắp sửa được thực sự thoát khỏi nhà nô lệ.
Các đồ đựng và vật dụng khác được chuẩn bị, rồi các người phụ việc đem vào một con chiên con rất xinh, đầu đội một vòng hoa, mà người ta đã mang tới cho Đức Mẹ tại căn phòng ngài cư ngụ cùng với các phụ nữ thánh thiện khác. Người ta trói lưng con chiên vào một tấm ván bằng một sợi dây vòng quanh thân nó. Điều này làm tôi nhớ đến cảnh Chúa Giêsu bị trói vào cột đá và bị đánh đòn. Con trai ông Simêong giữ chặt đầu con chiên; Chúa Giêsu dùng đầu con dao vạch một đường nhỏ vào cổ chiên, sau đó, đưa con dao cho con trai ông Simêong để anh ta kết thúc việc sát tế. Rõ ràng Chúa Giêsu cực chẳng đã mới gây ra vết thương, nên Người làm hành vi đó rất nhanh, mặc dù sắc diện Người rất nghiêm trọng, và phong thái Người khiến người ta kính phục. Máu chiên chẩy vào một chiếc chậu. Các người phụ việc mang tới một nhành hương thảo. Chúa Giêsu nhúng nhành này vào máu chiên. Rồi Người tiến tới cửa phòng, lấy máu ấy bôi lên cột cửa và ổ khóa rồi để nhành hương thảo đã nhúng máu lên trên cửa. Sau đó, Người nói với các môn đệ, cho họ hay: thiên thần diệt sinh sẽ đi qua, còn họ cứ an tâm thờ phượng ở trong phòng. Khi chính Người, Chiên Vượt Qua thực sự được sát tế, một thời đại mới và một hy lễ mới sẽ bắt đầu và sẽ kéo dài đến ngày tận thế.
Sau đó, các vị tiến qua phía kia của căn phòng, gần khu vực lò nấu nơi trước đây vốn đặt Hòm Bia Giao Ước. Người ta đã đốt lửa tại đây. Chúa Giêsu nhỏ một ít máu trên lò sưởi, cung hiến nó làm bàn thờ; số máu còn lại và mỡ béo được ném vào lửa bên dưới bàn thờ. Sau đó, Chúa Giêsu, có các Tông Đồ đi theo, bước quanh phòng tiệc ly, vừa đi vừa hát các thánh vịnh và cung hiến phòng này làm Đền Thờ mới. Trong suốt thời gian này, các cửa ra vào đều được đóng kín. Trong khi ấy, con trai ông Simêong đã hoàn tất việc chuẩn bị con chiên. Anh thọc một chiếc gậy qua mình nó, cột hai chân trước vào một chạc cây, rồi kéo hai chân sau dọc theo chiếc gậy. Trông nó thật giống Chúa Giêsu trên thánh giá. Rồi người ta đặt nó vào lò nướng cùng với 3 con chiên khác đem từ Đền Thờ về.
Các Con Chiên Vượt Qua của người Do Thái đều được sát tế ở tiền đình Đền Thờ, nhưng ở nhiều chỗ khác nhau, tùy theo người ăn chúng giầu, nghèo hay là người ngoại quốc. Chiên Vượt Qua của Chúa Giêsu không được sát tế ở Đền Thờ, nhưng mọi điều khác đều được thi hành hoàn toàn theo luật. Chúa Giêsu một lần nữa lại nói với các môn đệ, cho họ hay con chiên chỉ là một hình ảnh, Người mới thực sự là Chiên Vượt Qua vào ngày hôm sau…
Khi Chúa Giêsu đã kết thúc các giáo huấn của Người liên quan đến Chiên Vượt Qua và ý nghĩa của nó, thì giờ đã đến, vả lại Giuđa cũng vừa trở về, thế là các bàn được dọn lên. Các môn đệ mặc quần áo di hành đã để sẵn ở phòng ngoài, gồm giầy, áo thụng màu trắng trông giống như áo sơ-mi, áo khóac, ngắn về phía trước, dài về phía sau, tay áo rộng và được cuộn lên và họ cột chặt áo sống của họ ngang thắt lưng. Mỗi nhóm vào bàn của mình; hai nhóm môn đệ ở phòng bên cạnh, còn Chúa chúng ta và các Tông Đồ của Người thì ở phòng tiệc ly. Các vị cầm gậy trong tay, và từng hai vị một tiến vào bàn, mỗi vị đứng vào một chỗ dành riêng…
Đây là một chiếc bàn hẹp, cao hơn đầu gối chừng nửa bộ Anh (foot); hình thù nó giống như chiếc móng ngựa, và đối diện với Chúa Giêsu, ở phần nửa vòng cung phía trong, có một khoảng trống để người giúp việc đem đồ ăn vào. Theo trí nhớ của tôi, các thánh Gioan, Giacôbê Tiền, và Giacôbê Hậu ngồi bên phải Chúa Giêsu; sau các vị là Thánh Barthôlômêô, và chính góc là Thánh Tôma và Giuđa Iscariốt. Các thánh Phêrô, Anđrê và Thađêô ngồi bên trái Chúa Giêsu; sau đó là Thánh Simong, và ở góc là 2 thánh Mátthêu và Philíp.
Chiên Vượt Qua được trưng trên một chiếc đĩa đặt ở giữa bàn. Đầu nó tựa trên 2 chân trước vốn được cột vào chạc gỗ, 2 chân sau được kéo thẳng ra, và đĩa này được bày biện thêm những nhánh tỏi. Bên cạnh đó, có đĩa thịt nướng Vượt Qua, rồi một đĩa gồm nhiều thứ rau xanh cân đối với nhau, và một đĩa khác gồm nhiều bó rau đắng nhỏ, trông giống các thứ dược thảo có mùi thơm. Đối diện với Chúa Giêsu cũng còn một đĩa gồm nhiều thứ dược thảo khác, và một đĩa thứ hai chứa một thứ nước chấm hay nước uống mầu nâu. Trước mặt các thực khách là một số ổ bánh tròn chứ không phải đĩa, và các vị dùng dao cắt bằng ngà.
Sau lời cầu nguyện, người quản tiệc đặt con dao để cắt thịt chiên lên bàn trước mặt Chúa Giêsu. Người đặt một ly rượu trước mặt mình, rồi đổ rượu đầy vào 6 chiếc ly khác, mỗi ly đặt giữa 2 Tông Đồ. Chúa Giêsu làm phép rượu rồi uống, còn các Tông Đồ thì cứ 2 vị uống chung một ly. Sau đó, Chúa tiến ra cắt thịt chiên; các Tông Đồ lần lượt trình các mẩu bánh của mình để nhận phần thịt. Các vị ăn vội vàng, dùng dao bằng ngà tách thịt ra khỏi xương là chất sẽ được thiêu sau đó. Các vị cũng ăn tỏi và rau xanh một cách vội vã, sau khi nhúng chúng vào nước chấm. Đến lúc này, các vị vẫn đứng, chỉ hơi tựa nhẹ vào lưng ghế. Chúa Giêsu bẻ một trong các ổ bánh không men, dấu đi một phần, rồi chia phần kia cho các Tông Đồ. Một ly rượu nữa đã được đem tới, nhưng Chúa Giêsu không uống ly này. Người nói: “Các con hãy cầm lấy chén này và chia nhau, vì Thầy sẽ không uống sản phẩm này của cây nho, cho tới ngày Thầy cùng các con uống rượu mới trên nước Cha Thầy” (Mt 26:29). Khi đã uống rượu xong, các vị hát một thánh vịnh; rồi Chúa Giêsu cầu nguyện hay giảng dạy, và sau đó, các vị rửa tay. Và rồi ngồi xuống.
Chúa chúng ta xẻ thịt con chiên thứ hai, là con chiên đã được mang tới chỗ các phụ nữ thánh thiện cư trú, nơi hiện các vị cũng đang ngồi bàn. Các Tông Đồ dùng thêm một ít rau và rau diếp. Sắc diện Chúa Cứu Thế của chúng ta mang một nét thanh thản và suy tư thật khó tả, cao cả hơn là tôi từng thấy xưa nay. Người khuyên các Tông Đồ quên hết mọi âu lo của họ. Đức Mẹ cũng thế, khi ngồi cùng bàn với các phụ nữ khác, trông ngài thật bình yên và thanh thản. Lúc các phụ nữ tới gần, đụng nhẹ vào khăn che mặt để xin ngài quay về hướng họ và nói với họ, các cử động của ngài cũng nói lên một thái độ tự chủ và một tình thần bình thản rất dịu dàng.
Khởi đầu, Chúa Giêsu âu yếm và bình thản chuyện trò với các môn đệ, nhưng sau đó không lâu, Người trở nên nghiêm nghị và buồn rầu mà phán: “Thật, Thầy bảo thật với các con, một trong các con sắp phản bội Thầy… Kẻ giơ tay chấm chung một đĩa với Thầy, đó là kẻ nộp Thầy” (Mt 26:21, 23). Rồi Chúa Giêsu phân phối rau diếp cho các Tông Đồ bên cạnh Người, vì chỉ có một đĩa rau diếp mà thôi, rồi Người trao cho Giuđa, kẻ ngồi gần như đối diện với Người, để hắn phân chia cho những người khác. Khi nói tới kẻ phản bội, một tin khiến mọi Tông Đồ đều lo sợ, Chúa Giêsu chỉ nói rằng: “Kẻ giơ tay chấm chung một đĩa với Thầy…” nghĩa là “một trong nhóm 12 đang ăn và uống với Thầy, một trong những kẻ Thầy đang cùng ăn bánh”. Chứ Người không chỉ thẳng Giuđa cho người khác thấy qua những lời lẽ ấy; vì kiểu nói “giơ tay chấm chung một đĩa” vốn được dùng để chỉ mối liên hệ bằng hữu và thân mật nhất. Tuy nhiên, Người muốn cảnh cáo Giuđa, kẻ vào chính lúc ấy đang thực sự giơ tay chấm chung một đĩa với Chúa Cứu Thế của chúng ta… Chúa Giêsu nói tiếp: “Đã hẳn, Con Người phải ra đi như lời đã chép về Người, nhưng khốn cho kẻ nào nộp Con Người: thà nó đừng sinh ra thì hơn’.
Các Tông Đồ hết sức bối rối, và hết người này tới người khác lên tiếng hỏi: “Thưa Thầy, chẳng lẽ con sao?” vì quả tình các vị biết rõ mình hoàn toàn không hiểu được lời lẽ của Người. Thánh Phêrô quay về hướng Thánh Gioan, từ phía sau Chúa Giêsu, và ra hiệu cho Thánh Gioan hỏi xem kẻ phản bội là ai, vì, sau khi bị Chúa quở nhiều lần, ngài sợ có khi Chúa ám chỉ mình chăng. Thánh Gioan ngồi bên tay phải Chúa Giêsu, và vì mọi người tựa trên cánh tay trái của mình và chỉ dùng tay phải để ăn, nên đầu của ngài rất gần với ngực Chúa Giêsu. Ngài tựa vào lòng Chúa và hỏi: “Thưa Thầy, ai vậy Thầy?” Tôi không thấy Chúa máy môi nói với Thánh Gioan “Đó là kẻ Thầy trao mẩu bánh đã chấm”. Tôi không biết có phải Người nói nhỏ với Thánh Gioan hay không, nhưng vị thánh này hiểu rõ khi Chúa Giêsu chấm mẩu bánh được bọc bằng rau diếp và âu yếm đưa cho Giuđa, kẽ cũng từng hỏi: “Lạy thầy, chẳng lẽ con sao?”. Chúa Giêsu yêu thương nhìn anh ta, và trả lời anh ta một cách chung chung. Đối với người Do Thái, cho ai mẩu bánh đã chấm là dấu chỉ tình bằng hữu và tin tưởng; trong dịp này, Chúa Giêsu ban mẩu bánh ấy cho Giuđa, mục đích nhờ thế mà cảnh cáo anh ta, chứ không muốn cho người khác thấy tội lỗi của anh ta. Nhưng tâm hồn Giuđa chỉ bừng bừng một nỗi giận hờn, và trong suốt bữa ăn, tôi chỉ thấy một khuôn hình nhỏ thó đầy khiếp hãi ngồi dưới chân hắn, đôi khi leo lên tận trái tim hắn. Tôi không thấy Thánh Gioan nhắc lại điều ngài nghe biết từ Chúa Giêsu, nhưng nỗi sợ của ngài rõ ràng đã tan biến.
Rửa chân
Rồi các vị rời khỏi bàn ăn, và trong khi các vị xếp lại y phục như vẫn thường làm trước khi tham dự lời cầu nguyện long trọng, người quản tiệc cùng các người phục dịch khác tới khiêng bàn ăn đi. Đứng giữa các Tông Đồ, Chúa Giêsu nói một lúc lâu với các vị một cách hết sức long trọng. Tôi không tài nào nhắc lại nguyên văn các lời lẽ của Người, nhưng tôi nhớ: Người nói về nước của Người, về việc Người đi về cùng Cha của Người, về điều Người để lại cho họ khi sắp sửa bị điệu đi… Người cũng dạy dỗ họ ít điều về đền tội, xưng thú tội lỗi mình, ăn năn và công chính hóa.
Tôi cảm thấy các lời giáo huấn này có ý nhắc đến việc rửa chân, nên tôi thấy các Tông Đồ đều nhìn nhận tội lỗi mình, ăn năn vì chúng, ngoại trừ Giuđa. Huấn từ của Chúa Giêsu khá dài và long trọng. Kết thúc rồi, Chúa Giêsu sai Thánh Gioan và Thánh Giacôbê Hậu đi lấy nước từ phòng ngoài, đồng thời sai các Tông Đồ sắp xếp chỗ ngồi thành nửa vòng tròn. Chính Người ra phòng ngoài, nơi Người cột ngang lưng một khăn lau. Trong lúc ấy, các Tông Đồ đấu láo với nhau và bắt đầu đoán phỏng xem ai là người lớn nhất, vì Chúa đã tuyên bố một cách rõ ràng rằng Người sắp lìa xa họ và nước của Người sắp sửa gần tới rồi, nên họ cảm thấy vững tin như mới trước ý nghĩ Chúa đã có những kế hoạch bí mật, và giờ đây Người đang nói tới một chiến thắng trần thế vốn là của họ vào giờ phút sau cùng.
Giữa lúc đó, ở phòng ngoài, Chúa Giêsu bảo Thánh Gioan lấy một chiếc chậu, còn Thánh Giacôbê thì lấy một chiếc bình đầy nước. Với các vật dụng ấy, các vị theo Người vào phòng trong, nơi người quản gia đã để sẵn một chậu trống khác.
Trở lại với các môn đệ với một cử chỉ hết sức khiêm hạ như thế, Chúa Giêsu lên tiếng nói với họ mấy lời trách móc về việc các vị tranh luận với nhau. Người cho các vị hay chính Người cũng chỉ là người phục dịch và Người bảo các vị ngồi xuống để Người rửa chân cho. Bởi vậy, các vị ngồi xuống theo cùng một thứ tự như lúc ở bàn ăn. Chúa Giêsu đi tới từng vị một, đổ nước lên chân từng vị từ chậu nước mà Thánh Gioan mang theo, rồi lấy khăn mà Người vốn gài ở thắt lưng mà lau chân cho các vị. Tác phong của Chúa Giêsu hết sức âu yếm và dịu dàng khi khiêm nhường dưới chân các Tông Đồ.
Khi đến lượt Thánh Phêrô, vì khiêm nhường, ngài cố gắng ngăn không cho Chúa Giêsu rửa chân mình. Ngài kêu lên: “Lạy Thầy, Thầy mà rửa chân cho con sao?”. Chúa Giêsu đáp: “Điều Thầy làm, bây giờ con không hiểu đâu, nhưng sau này, con sẽ hiểu”. Tôi thấy như Chúa nói riêng với ngài: “Này Simong, con đáng được Cha Thầy mạc khải cho con Thầy là ai, Thầy từ đâu tới, và Thầy đi đâu, chỉ có con đã minh nhiên tuyên xưng điều đó, bởi thế, Thầy sẽ xây dựng Giáo Hội Thầy trên con, và các cửa hoả ngục sẽ không chống lại được nó. Quyền lực của Thầy sẽ ở với những kẻ nối nghiệp con cho đến ngày tận thế”.
Chúa Giêsu trình diện Thánh Phêrô cho các Tông Đồ khác mà nói rằng: khi Người không còn ở bên các vị nữa, thì Thánh Phêrô giữ vị trí của Người bên cạnh các vị. Thánh Phêrô thưa: “Thầy sẽ không bao giờ rửa chân con!”. Chúa trả lời; “Nếu Thầy không rửa chân con, con sẽ không được dự phần với Thầy”. Thấy vậy, Thánh Pherô kêu lên: “Lạy Thầy, không những chân con, mà còn cả tay và đầu con nữa”. Chúa trả lời: “Ai đã sạch rồi, thì chỉ cần rửa chân mà thôi, vì đã sạch cả rồi. Các con sạch, nhưng không phải tất cả”.
Những lời cuối cùng ấy, Người có ý ám chỉ Giuđa. Trước đó, Người từng nói tới việc rửa chân như một biểu tượng cho việc thanh tẩy tội lỗi hàng ngày, vì chân, luôn luôn tiếp xúc với đất, nên lúc nào cũng dễ bị dơ bẩn, ngoại trừ được chăm sóc cẩn thận.
Việc rửa chân này có tính thiêng liêng và được dùng như một loại tha tội. Thánh Phêrô, do lòng sốt sắng, chỉ thấy trong cử chỉ này một hành vi quá tự hạ mình của Thầy Chí Thánh; ngài đâu có biết rằng để cứu rỗi ngài, Chúa Giêsu còn hạ mình hơn nữa vào ngày hôm sau để chấp nhận cái chết nhục nhã trên thánh giá.
Lúc Chúa Giêsu rửa chân cho Giuđa thì việc này là một cử chỉ yêu thương và cảm động nhất; Người cúi khuôn mặt thánh thiêng của Người xuống phía chân tên phản bội; rồi bằng một giọng nhỏ nhẹ, Người khuyên hắn trở lại với chính con người mình, vì hắn vốn là tên phản bội không một chút niềm tin suốt một năm qua. Giuđa tỏ ra chẳng thèm lưu ý gì tới lời lẽ của Người, quay qua nói chuyện với Thánh Gioan, khiến Thánh Phêrô tức giận quát lên: “Ê Giuđa, Thầy đang nói với ngươi mà!”. Lúc ấy, Giuđa mới ấp úng thưa với Chúa một câu mơ hồ, đại loại như: “Thưa Thầy, xin Trời ngăn cấm!”. Những người khác không để ý tới việc Chúa nói với Giuđa, vì Người nói rất nhỏ, không cố ý để các vị nghe thấy. Vả lại, các vị cũng đang bận lo mang giầy vào. Trong suốt cuộc khổ nạn, Chúa Giêsu không lúc nào buồn rầu một cách sâu xa như lúc đứng trước sự phản bội của Giuđa. Cuối cùng, Chúa Giêsu rửa chân cho Thánh Gioan và Thánh Giacôbê. Rồi Người lại nói về lòng khiêm nhường, cho các vị hay: người lớn nhất trong các vị phải là người phục dịch các vị, và từ nay trở đi, các vị phải rửa chân cho nhau. Rồi Người mặc áo vào. Các Tông Đồ cởi bỏ y phục mà họ đã mặc khi ăn Chiên Vượt Qua.
Lập Phép Thánh Thể
Theo lệnh Chúa, người quản gia lại đặt bàn ăn. Lần này, ông ta đặt cao hơn một chút; rồi, sau khi đã đặt bàn ở giữa phòng, ông ta để lên đó một bình đầy rượu nho, và một bình khác đựng nước. Thánh Phêrô và Thánh Gioan tới phía phòng gần lò nướng lấy chiếc chén mà hai vị đã đem từ nhà Seraphia về, vẫn còn được bọc kỹ. Hai vị cùng đem chiếc chén ấy tới như thể đang rước nhà tạm, rồi đặt nó trên chiếc bàn trước mặt Chúa Giêsu. Một chiếc đĩa hình bầu dục đã để sẵn ở đó, với ba chiếc bánh không men nhỏ sinh sắn mầu trắng đặt trên một miếng vải, bên cạnh nửa ổ bánh Chúa Giêsu đã để lại trong bữa Vượt Qua, và cũng có một bình đựng rượu và nước, và 3 chiếc hộp, một hộp đầy thứ dầu đặc, hộp thứ hai đựng dầu loãng và hộp thứ ba để trống.
Thời trước, người ta có thói quen để mọi người cùng bàn ăn cùng một ổ bánh và uống cùng một chén rượu vào cuối bữa ăn, để qua đó, biểu lộ tình bằng hữu và tình anh em, cũng như để chào đón và chia tay nhau. Tôi nghĩ Sách Thánh hẳn chứa đựng một điều gì đó về chủ đề này.
Vào ngày Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã nâng thói quen này (vốn chỉ có ý nghĩa biểu tượng và hình ảnh nghi thức) lên hàng bí tích thánh thiện nhất. Một trong những lời buộc tội trước mặt Caipha, nhân dịp Giuđa phản bội, là họ cho rằng Chúa Giêsu đã đưa ra một điều mới lạ cho các nghi thức Vượt Qua, nhưng Nicôđêmô lấy Thánh Kinh mà chứng minh rằng đây là một thói quen từ nghìn xưa.
Chúa Giêsu ngồi giữa Thánh Phêrô và Thánh Gioan. Các cửa đều đóng kín, và mọi sự diễn ra một cách hết sứ mầu nhiệm và đường bệ. Khi chiếc chén được lấy ra khỏi vỏ bọc, Chúa Giêsu lên tiếng cầu nguyện và nói với các Tông Đồ một cách hết sức long trọng. Tôi thấy Người giải thích cho các vị ý nghĩa của Bữa Tiệc Ly và trọn bộ nghi lễ, và tôi buộc phải nhớ tới cảnh linh mục đang dạy người khác cách đọc Thánh Lễ.
Sau đó, Người kéo một mảnh gỗ có rãnh từ tấm ván trên đó có đặt các chiếc bình, và lấy một miếng vải trắng vốn dùng để bọc chiếc chén, phủ lên cả tấm ván lẫn mảnh gỗ. Sau đó, tôi thấy Người nâng chiếc đĩa tròn, mà Người vốn đặt trên mảnh gỗ kia, lên khỏi chiếc chén. Sau đó, Người lấy các ổ bánh không men ở bên dưới chiếc khăn vốn bọc lấy chúng và đặt chúng trên tấm ván trước mặt Người; rồi Người lấy một chiếc lọ nhỏ hơn ra khỏi chiếc chén, và sắp 6 chiếc ly nhỏ bằng thủy tinh ở hai bên chiếc lọ này. Rồi Người chúc lành ổ bánh và cả dầu nữa, sau đó, Người nâng chiếc đĩa có đựng các ổ bánh lên, trong đôi tay Người, ngước mắt lên trời, cầu nguyện và dâng tiến, rồi đặt chiếc đĩa xuống bàn trở lại, và che nó đi một lần nữa. Sau đó, Người cầm lấy chiếc chén, nhờ Thánh Phêrô đổ vào đó ít rượu, và thánh Gioan thì đổ vào ít nước, được Người làm phép trước… sau đó, Người làm phép chiếc chén, nâng nó lên với lời cầu nguyện… rồi đặt nó xuống bàn trở lại.
Thánh Gioan và Thánh Phêrô đổ chút nước lên hai bàn tay của Người… Người cho một ít nước đã được đổ lên tay Người vào một chiếc muỗng nhỏ, mà Người lấy ra từ phía dưới chiếc chén, và đổ lên tay hai vị. Sau đó, bình nước được chuyền quanh bàn để tất cả các Tông Đồ cùng rửa tay trong đó. Tôi không nhớ có phải đó là thứ tự chính xác của các nghi thức này hay không; tôi chỉ biết rằng các nghi thức này nhắc tôi nhớ đến hy lễ thánh của Thánh Lễ Mixa một cách hết sức rõ ràng.
Trong khi ấy, Chúa Chí Thánh mỗi lúc mỗi dịu dàng và yêu thương hơn trong cách đối xử; Người cho các Tông Đồ hay: Người sắp sửa ban cho các vị mọi điều Người có, nghĩa là toàn thân Người. Xem như Người đã hoàn toàn được tình yêu biến đổi. Tôi thấy Người sáng láng hẳn lên, giống như chiếc bóng đầy ánh quang. Người bẻ ổ bánh thành nhiều mẩu nhỏ rồi đặt chúng trên chiếc đĩa. Sau đó, Người lấy một góc của mẩu bánh thứ nhất và thả nó vào trong chén. Lúc Người đang làm việc đó, tôi thấy như Đức Mẹ đang rước Thánh Thể một cách thiêng liêng, dù ngài không hiện diện ngay trong phòng tiệc ly. Tôi không rõ việc ấy xẩy ra thế nào, nhưng tôi nghĩ tôi thấy Đức Mẹ bước vào nhưng không đụng chân xuống đất. Ngài tiến về phía Chúa Giêsu để tiếp nhận Thánh Thể; sau đó, tôi không thấy Đức Mẹ nữa. Buổi sáng, tại Bêtania, Chúa Giêsu từng nói với Đức Mẹ rằng Người sẽ giữ Lễ Vượt Qua một cách thiêng liêng với Đức Mẹ. Người còn ấn định cả giờ giấc để Đức Mẹ sẵn sàng cầu nguyện, hầu có thể tiếp nhận Chiên Vượt Qua một cách thiêng liêng.
Chúa lại cầu nguyện và giảng dạy; lời lẽ thoát ra từ môi miệng Người giống như lửa và ánh sáng, đi thật sâu vào tâm hồn các Tông Đồ, ngoại trừ Giuđa. Người cầm lấy chiếc đĩa có mấy mẩu bánh và nói: “Các con hãy cầm lấy mà ăn: này là Mình Thầy sẽ được ban cho các con”. Người giang rộng bàn tay phải của Người như muốn chúc phúc, và trong khi làm như vậy, một luồng ánh sáng chói lọi từ Người phát ra, lời của Người sáng láng, bánh đi vào miệng các Tông Đồ cũng trở nên một vật sáng láng, ánh sáng dường như thấu suốt và bao quanh các vị, chỉ một mình Giuđa là vẫn tối tăm. Chúa Giêsu trao bánh trước nhất cho Thánh Phêrô, sau đó là Thánh Gioan (1) rồi Người làm hiệu cho Giuđa tới gần. Như thế, Giuđa là người thứ ba lãnh nhận Bí Tích Đáng Tôn Thờ, nhưng lời của Chúa xem ra bị miệng tên phản bội cho ra rìa, và do đó chúng đã trở lại với chính Tác Giả Thần Linh của chúng. Tôi bối rối trong tinh thần khi thấy cảnh tượng ấy đến nỗi không còn biết phải diễn tả tâm tư mình như thế nào. Chúa Giêsu nói với hắn: “Việc con làm, hãy làm mau đi”. Rồi Chúa ban Bí Tích Cực Thánh cho các Tông Đồ khác. Các vị tiến lên từng 2 vị một.
Chúa Giêsu nâng chiếc chén bằng hai quai của nó lên ngang tầm mặt của Người, và đọc các lời truyền phép. Trong khi làm như thế, trông Người hoàn toàn được biến hình, hết sức sáng láng, dường như hoàn toàn biến đổi thành điều Người sắp ban cho các Tông Đồ. Người cho Thánh Phêrô và Thánh Gioan uống từ chiếc chén Người cầm trong tay, sau đó, đặt nó xuống bàn. Thánh Gioan đổ Máu Thánh từ chiếc chén qua các ly nhỏ hơn và sau đó được Thánh Phêrô trao cho các Tông Đồ, cứ hai vị uống chung cùng một ly. Tôi nghĩ, nhưng một cách chắc chắn, rằng: Giuđa cũng tham dự phần này. Tuy nhiên, hắn không trở về chỗ của mình, mà lập tức rời khỏi căn phòng. Các Tông Đồ chỉ nghĩ rằng Chúa Giêsu trao cho anh ta một nhiệm vụ nào đó cần làm. Anh ta ra đi không kịp cầu nguyện cũng như thực hành bất cứ việc tạ ơn nào, và từ đó, bạn hẳn thấy rõ ta sẽ tội lỗi xiết bao nếu quên không tạ ơn sau khi tiếp nhận của ăn hàng ngày hay sau khi dự phần vào Bánh Ban Sự Sống Của Các Thiên Thần. Trong suốt bữa ăn, tôi luôn thấy khuôn hình nhỏ thó đầy khiếp sợ, với chiếc chân như bộ xương khô, luẩn quẩn cạnh Giuđa, nhưng khi hắn ra tới cửa, tôi thấy 3 tên qủi vội vã bao quanh hắn; một tên nhập vào miệng hắn, tên thứ hai giục hắn đi nhanh, còn tên thứ ba thì đi trước hắn. Trời đã sang đêm, nhưng ba tên này như chiếu sáng cho hắn, nên hắn phóng đi như một tên điên.
Chúa Giêsu đổ một ít Máu Thánh còn sót lại trong chén vào một chiếc lọ nhỏ mà tôi đã nói tới, rồi đặt mấy ngón tay của Người lên chiếc chén, trong khi Thánh Phêrô và Thánh Gioan đổ nước và rượu lên trên mấy ngón tay của Người. Khi đã làm xong, Người bảo hai vị uống lần nữa từ chiếc chén, còn bao nhiêu đổ vào các ly nhỏ hơn để phân phối cho các Tông Đồ khác. Rồi Chúa Giêsu lau chén, đặt trong đó chiếc lọ nhỏ có đựng Máu Thánh dư, đặt trên miệng chén chiếc đĩa có chứa các mẩu bánh đã truyền phép. Rồi Người đậy chiếc chén trở lại, gói gọn và đặt nó giữa 6 chiếc ly nhỏ. Sau Phục Sinh, tôi có thấy các Tông Đồ rước lễ những phần còn lại này của Bí Tích Đáng Tôn Thờ.
Tôi không nhớ có thấy chính Chúa Giêsu ăn và uống các yếu tố được truyền phép này, mà tôi cũng không thấy Menkixêđê, khi dâng bánh rượu, có nếm những thứ này. Tôi vốn được biết tại sao các linh mục rước chúng, dù Chúa Giêsu không rước chúng (2).
Trong nghi thức thiết lập Thánh Thể, mọi hành động của Chúa Giêsu đều tỏa ra một sự long trọng và trật tự không thể nào diễn tả được, mọi cử chỉ của Người đều hết sức uy nghi. Tôi thấy các Tông Đồ ghi chép mọi sự xuống cuộn giấy mà họ luôn mang theo người. Trong các nghi thức này, nhiều lần tôi thấy các vị cúi đầu chào nhau, cùng môt cách như các linh mục của chúng ta ngày nay.
Những căn dặn và truyền phép riêng
Chúa Giêsu còn căn dặn riêng các Tông Đồ nhiều điều; Người bảo các ông phải duy trì Bí Tích Cực Thánh như thế nào để tưởng nhớ Người, cho đến tận thế; Người dạy các vị những hình thức cần thiết để sử dụng và thông truyền bí tích ấy, và các vị phải dạy dỗ và công bố mầu nhiệm này như thế nào; cuối cùng, Người bảo các vị khi nào phải tiếp nhận những gì còn sót lại từ Bánh Rượu đã truyền phép, khi nào phải cho Đức Mẹ rước lễ, và các vị phải truyền phép như thế nào, sau khi Người sai Đấng An Ủi Thần Linh đến với các vị. Rồi Người nói tới chức linh mục, đến việc xức dầu thánh, và việc chuẩn bị Dầu Thánh Hiến (Chrism) và các Dầu Thánh khác (3). Người có ba chiếc hộp, hai chiếc chứa hợp chất dầu và cam lồ (balm). Người dạy các ông phải làm hợp chất này ra sao, phải xức trên những phần cơ thể nào và vào dịp nào. Tôi nhớ: Người có nhắc tới trường hợp không được ban Phép Thánh Thể; có lẽ, điều Người nói có liên quan tới Phép Xức Dầu Sau Hết, vì trí nhớ tôi về điểm này không được rõ ràng lắm. Người nói tới nhiều loại xức dầu khác nhau, cách riêng việc xức dầu tấn phong vua. Người bảo rằng: ngay những ông vua xấu xa, nhưng nếu được xức dầu, đều nhờ đó mà lãnh nhận được những quyền lực đặc biệt. Người cho chất mỡ và dầu vào chiếc hộp rỗng rồi trộn chúng lẫn với nhau, nhưng tôi không thể nói chắc có phải Người làm phép dầu vào chính lúc này hay lúc truyền phép bánh thánh.
Rồi tôi thấy Chúa Giêsu xức dầu cho Thánh Phêrô và Thánh Gioan, hai vị mà trước đây Người từng đổ nước chẩy ra từ chính đôi tay của Người và được Người cho uống từ chính chén thánh. Sau đó, Người đặt tay lên vai và đầu hai vị trong khi hai vị chắp tay và bắt chéo hai ngón cái của mình, đầu cuí thật sâu trước mặt Người. Tôi không dám chắc liệu các vị có qùy hay không. Người xức dầu ngón cái và ngón trỏ cả hai bàn tay của hai vị và đánh dấu bằng dầu thánh trên đầu hai vị. Người cũng bảo rằng: dấu này sẽ ở lại mãi trong hai vị cho đến ngày tận thế.
Thánh Giacôbê Hậu, Thánh Anđrê, Thánh Giacôbê Tiền, và Thánh Bartôlômêô, cũng đều được thánh hiến. Tôi cũng thấy Chúa đặt quanh cổ Thánh Phêrô một dây “stôla” trong khi đối với các vị khác, Người đặt nó từ vai phải qua vai trái. Tôi không biết việc này được thực hiện lúc lập phép Thánh Thể, hay chỉ lúc xức dầu này.
Tôi hiểu rằng qua việc xức dầu này, Chúa Giêsu thông truyền cho các vị một điều gì đó hết sức chủ yếu và siêu nhiên, vượt ngoài khả năng diễn tả của tôi. Người nói với các vị rằng khi đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần rồi, các vị có nhiệm vụ phải truyền phép bánh và rượu, và xức dầu các Tông Đồ khác. Sau đó, tôi được biết: vào ngày Lễ Ngũ Tuần, Thánh Phêrô và Thánh Gioan đã đặt tay lên các Tông Đồ khác, và một tuần sau đó, cũng đã đặt tay trên một số môn đệ khác. Sau Phục Sinh, Thánh Gioan ban Bí Tích Đáng Tôn Thờ cho Đức Mẹ lần đầu tiên. Biến cố này được mừng trọng thể như một lễ hội giữa các Tông Đồ. Lễ hội này nay không còn được kính trong Giáo Hội trên trần gian nữa, nhưng tôi thấy nó vẫn được cử hành trên Giáo Hội chiến thắng. Trong vài ngày sau Lễ Ngũ Tuần, tôi chỉ thấy Thánh Phêrô và Thánh Gioan truyền Phép Thánh Thể, nhưng sau đó, các Tông Đồ khác cũng cử hành phép này.
Rồi Chúa chúng ta tiến hành việc làm phép lửa trong một chiếc chậu bằng thau và người ta hết sức cẩn thận không để nó thoát ra ngoài, và giữ nó gần địa điểm đặt Bí Tích Cực Thánh, tại chỗ có lò Vượt Qua ngày xưa, và lửa luôn được lấy từ đó khi cần vì các mục đích thiêng liêng.
Mọi điều Chúa Giêsu làm trong dịp này đều được làm nơi riêng tư, và được giảng dạy trong riêng tư. Giáo Hội giữ lại tất cả những gì chủ yếu trong các giáo huấn riêng tư này, và dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần, đã khai triển và thích ứng chúng theo mọi đòi hỏi của mình.
Tôi không có hoài bão xác định việc liệu có phải cả Thánh Phêrô lẫn Thánh Gioan đều được phong giám mục, hay chỉ có Thánh Phêrô được phong giám mục còn Thánh Gioan chỉ được phong linh mục, hay cả bốn vị Tông Đồ được phong phẩm chức gì. Nhưng căn cứ cách Chúa chúng ta sắp xếp các dây “stôla” của các Tông Đồ, thì hình như có những cấp bậc khác nhau của việc phong chức.
Khi kết thúc các nghi thức thánh thiện này, chén thánh (mà gần đó có cả Dầu Thánh Hiến nữa) lại được tháo khăn ra, và Bí Tích Đáng Tôn Thờ được hai Thánh Phêrô và Gioan khiêng vào phần trong của căn phòng, được ngăn cách bằng một tấm màn, và từ đó, trở thành Nơi Thánh. Địa điểm nơi đặt Bí Tích Cực Thánh không xa lò Vượt Qua nói trên bao nhiêu. Ông Giuse Arimatêa và Ông Nicôđêmô có nhiệm vụ chăm sóc Nơi Thánh và phòng tiệc ly lúc các Tông Đồ vắng mặt.
Chúa Giêsu lại dạy dỗ các Tông Đồ một lúc lâu, cũng như cầu nguyện nhiều lần. Xem ra Người thường xuyên chuyện vãn với Cha trên Trời của Người, và tràn trề hứng khởi và tình yêu. Các Tông Đồ cũng tràn ngập niềm vui và sốt sắng, đặt cho Chúa nhiều câu hỏi được Người sẵn sàng trả lời. Sách Thánh hẳn chứa nhiều phần trong các bàn luận và đối thoại này. Người nói với Thánh Phêrô và Gioan nhiều điều mà các ngài có bổn phận nói lại cho các Tông Đồ khác. Đến lượt mình, các vị này phải truyền đạt cho các môn đệ và các phụ nữ thánh thiện, tùy theo khả năng hiêu biết của mỗi vị. Người có cuộc đàm đạo riêng với Thánh Gioan, vị Tông Đồ mà Người cho hay sẽ sống lâu hơn các vị khác. Người cũng nói với ngài về 7 Giáo Hội… và dạy ngài về ý nghĩa của một vài hình ảnh bí nhiệm mà theo niềm tin của tôi, có ý nói tới các thời kỳ khác nhau. Các Tông Đồ khác hơi ghen tuông đôi chút khi thấy Chúa đàm đạo riêng như thế với Thánh Gioan.
Chúa Giêsu cũng nói về tên phản bội. Người cho hay: “Hắn đang làm điều này điều nọ” và qủa thực, tôi thấy Giuđa đang làm đúng điều Chúa nói. Vì Thánh Phêrô cực lực phản đối, cho rằng mình luôn luôn trung thành, nên Chúa Giêsu nói với ngài: “Simong, Simong, này Xa tan những muốn sàng con như sàng lúa. Nhưng Thầy đã cầu nguyện để con khỏi mất đức tin: và khi đã hồi tâm, con sẽ củng cố anh em con”.
Một lần nữa, Chúa lại nói rằng nơi Người sắp đi, các vị không thể theo Người được. Khi Thánh Phêrô quả quyết: “Thưa Thầy, con sẵn sàng đi với Thầy cả vào nhà tù lẫn cái chết”, thì Chúa Giêsu bảo ngài: “Qủa thật, quả thật, Thầy bảo con, trước khi gà gáy 2 lần, con sẽ chối Thầy 3 lần”.
Để các Tông Đồ hay giờ thử thách đã gần các ông lắm rồi, Chúa Giêsu nói: “Khi ta sai các con đi mà không có túi tiền, hay cổ phần, hay giầy dép, các con có thiếu gì không?” Các vị trả lời: “Thưa không”. Người tiếp: “Nhưng bây giờ, ai có túi tiền hãy cầm lấy nó, cả cổ phần nữa, còn ai không có, thì hãy bán áo khoác mà mua lấy thanh gươm. Vì Thầy bảo thật các con, những gì đã được viết phải được nên trọn nơi Thầy: Kẻ dữ sẽ phải tính sổ. Vì những gì liên quan đến Thầy đã đến hồi kết thúc”. Các Tông Đồ chỉ hiểu các lời của Người theo nghĩa xác thịt, nên Thánh Phêrô trình cho Người xem hai cây gươm vừa ngắn vừa dầy, giống hai con dao phay. Chúa Giêsu bảo: “Đủ rồi, ta hãy rời nơi đây”. Rồi các vị hát thánh vịnh tạ ơn, xếp bàn qua một bên và bước ra phòng ngoài.
Tại đây, Chúa Giêsu gặp mẹ của Người, bà Maria Clêôpát và Mađalêna. Những vị này khẩn khoản xin Người đừng lên Núi Cây Dầu, vì có tường trình cho hay các kẻ thù của Người đang tìm cách bắt Người. Nhưng Chúa Giêsu chỉ an ủi các vị đôi lời, rồi vội vã ra đi, lúc ấy vào khoảng 9 giờ. Các vị đi xuống con đường mà Thánh Phêrô và Thánh Gioan đã đi qua để tới phòng tiệc ly, và trực chỉ Núi Cây Dầu mà tiến bước…
Ghi Chú
(1) Người hiệu đính có ghi rằng: Nữ Tu Emmerich không chắc chắn là Thánh Thể đã được tiếp nhận theo thứ tự này, vì trong một dịp khác, bà thấy Thánh Gioan rước lễ cuối cùng.
(2)Người hiệu đính có ghi chú rằng: Ở đây, Nữ Tu Emmerich bỗng nhiên nhìn lên và hình như muốn lắng nghe. Một số giải thích đã được bà nói tới về vấn đề này, nhưng các lời sau đây là những lời duy nhất bà nhắc đi nhắc lại với chúng ta: “Nếu nhiệm vụ phân phối bí tích này được trao cho các thiên thần, chắc chắn các ngài cũng không dự phần vào, nhưng nếu các linh mục không dự phần vào, thì Phép Thánh Thể sẽ bị mai một, chính nhờ các vị dự phần vào mà bí tích này được duy trì”.
(3) Không ngạc nhiên gì, ít năm sau khi những sự kiện này được Nữ Tu Emmerich thuật lại, người hiệu đính có đọc trong ấn bản La Tinh cuốn Giáo Lý Rôma (Mayence, Muller), liên quan tới Bí Tích Thêm Sức, rằng theo tương truyền từ đời thánh giáo hoàng Fabianô, Chúa Giêsu, sau khi thiết lập Phép Thánh Thể, có dạy các Tông Đồ cách thức phải chuẩn bị Dầu Thánh Hiến như thế nào. Ở đoạn 54 thư thứ hai gửi các giám mục Đông Phương của mình, vị giáo hoàng này minh nhiên nói rằng: “Các vị tiền nhiệm của tôi đã tiếp nhận từ các Tông Đồ và truyền lại cho chúng tôi rằng Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Thế của chúng ta, sau khi cử hành Bữa Tối Sau Cùng với các Tông Đồ và rửa chân cho họ, đã dạy họ phải chuẩn bị Dầu Thánh Hiến ra sao”.
Điều kỳ diệu hơn nữa là bà được thị kiến cuộc đời của Đức Mẹ và cuộc đời của Chúa Giêsu từ đầu đến cuối. Chính các thị kiến của bà đã dẫn những nhà thám hiểm Kitô Giáo tìm ra căn nhà của Đức Mẹ tại Êphêsô, và đã gợi hứng cho Mel Gibson sản xuất cuốn phim nổi tiếng gần đây “The Passion of Christ”.
Các thị kiến ấy được thi sĩ nổi danh Clemens Brentano ghi lại và cho phổ biến, mà cuốn đầu nói về cuộc thương khó của Chúa Giêsu. Các thị kiến này bao gồm những hình ảnh hết sức sống động khiến người đọc hết sức say mê. Cũng chính nét sống động này đã giúp các nhà thám hiểm tìm ra ngôi nhà Đức Mẹ trước khi ngài lên trời tại Êphêsô, nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, dù cả Emmerich lẫn Brentano chưa bao giờ thăm viếng nơi đó; vả lại nơi đó, lúc ấy, chưa được khai quật. Dù Giáo Hội chưa công nhận chính thức tính chân thực của ngôi nhà, nhưng năm 1896, Đức Lêô XIII đã viếng thăm ngôi nhà này; năm 1951, Đức Piô XII tuyên bố nó là Nơi Thánh; Đức Phaolô VI viếng nó năm 1967, Đức Gioan Phaolô II viếng nó năm 1979 và Đức Bênêđíctô viếng nó năm 2006, coi nó như một đền thánh.
Dù không dựa vào các thị kiến này để phong chân phúc cho bà, mà dựa vào lối sống gương mẫu, anh hùng của bà, Toà Thánh vẫn coi các trước tác ghi lại các thị kiến ấy như “một lời công bố Tin Mừng phi thường để phục vụ ơn cứu rỗi”.
Nhân dịp Tuần Thánh năm 2011, chúng tôi xin lược dịch phần thị kiến nói về việc Chúa Giêsu cử hành lễ Vượt Qua và việc Người lập phép Thánh Thể. Trước khi vào chính thị kiến, cũng nên nói qua: ta sẽ gặp một số dị biệt so với trình thuật của Tin Mừng. Chân phúc Emmerich thấy các biến cố quanh Bữa Tiệc Ly theo thứ tự sau đây: Chiên vượt qua được sát tế và được chuẩn bị tại phòng tiệc ly; Chúa Giêsu đọc một diễn từ nhân dịp này (các thực khách mặc theo lối du hành, đứng mà ăn thịt chiên cũng như các thức ăn theo luật; ly rượu được trình cho Chúa Giêsu 2 lần, nhưng Người không uống nó lần thứ hai; phân phối ly rượu cho các tông đồ, Người nói với họ: Thầy sẽ không uống sản phẩm này của cây nho… Rồi các ngài ngồi xuống; Chúa Giêsu nói về tên phản bội; Thánh Phêrô sợ có thể là mình; Giuđa nhận mẩu bánh đã chấm của Chúa, dấu chỉ là chính hắn; chuẩn bị rửa chân; Thánh Phêrô không muốn chân mình được rửa; rồi tới việc lập Thánh Thể: Giuđa có hiệp lễ, sau đó mới rời căn phòng; các thứ dầu được thánh hiến, và Chúa cho chỉ thị về chúng; Thánh Phêrô và các tông đồ khác được thụ phong; Chúa Giêsu ban huấn từ cuối cùng; Thánh Phêrô phản đối cho hay sẽ không bao giờ bỏ Người; rồi Bữa Tiệc Ly kết thúc.
Thứ tự này xem ra có vẻ đi ngược với trình thuật Mátthêu (26:29) và Máccô, trong đó, câu: Thầy sẽ không uống sản phẩm này của cây nho… xẩy ra sau khi truyền phép. Nhưng thực ra, trong trình thuật Luca, nó cũng xẩy ra trước. Ngược lại, những gì liên quan tới tên phản bội Giuđa đều xẩy ra trước truyền phép, giống Mátthêu và Máccô, nhưng Luca lại để chúng về phía sau. Thánh Gioan, người không thuật lại lịch sử việc lập Thánh Thể, đã cho hiểu là Giuđa rời phòng Tiệc Ly ngay sau khi Chúa Giêsu trao cho hắn mẩu bánh đã chấm. Nhưng theo các soạn già Tin Mừng khác, xem ra Giuđa “rước lễ” dưới cả hai hình; một số giáo phụ như Thánh Augustinô, Thánh Grêgôriô Cả, Thánh Lêô Cả, cũng như truyền thống Giáo Hội Công Giáo nói chung cũng nghĩ vậy… Thành thử phải kết luận rằng các tác giả thánh chỉ chú trọng tới trình thuật như một toàn bộ, không chú trọng tới thứ tự các chi tiết. Và thị kiến của chân phúc Emmerich cũng thế.
Chuẩn bị bữa ăn Vượt Qua
Chân phúc Emmerich thị kiến đầy đủ các chi tiết từ lúc các Tông Đồ lo chuẩn bị bữa ăn Vượt Qua. Ngày 13 tháng Nisan (Thứ Năm Tuần Thánh), Chúa Giêsu cho vời Phêrô, Giacôbê và Gioan và cho các ông hay mọi chi tiết liên quan đến việc chuẩn bị cho bữa ăn Vượt Qua và sai các ông vào Giêrusalem, gặp người đàn ông mang vò nước. Chân phúc Emmerich cho hay: các tông đồ từng biết người này vì năm trước, anh ta đã chuẩn bị bữa Vượt Qua cho Chúa Giêsu tại Bêtania.
“Tôi thấy hai Tông Đồ leo về hướng Giêrusalem, dọc theo một khe núi, tới phía nam Đền Thờ, và theo hướng bắc núi Sion. Trên sườn phía nam của ngọn núi nơi có Đền Thờ, có một số dẫy nhà; và hai vị bước đối diện những căn nhà này, theo dòng một con suối cắt ngang. Khi họ tới đỉnh Núi Sion, là đỉnh cao hơn núi Đền Thờ, họ quay về hướng nam, và ngay ở khoảng đầu một con dốc nhỏ, họ gặp người đàn ông đã quen biết; họ đi theo và nói với người này như Chúa Giêsu đã truyền. Người này rất hài lòng về lời lẽ của hai vị và trả lời rằng một bữa ăn tối đã được đặt và được chuẩn bị tại nhà anh ta (có lẽ bởi Nicôđêmô), nhưng anh không biết là cho ai, nên rất vui khi biết đó là Chúa Giêsu. Người đàn ông này tên là Heli. Anh ta là em rể của Giacari ở Hêbron, người mà tại nhà ông năm trước, Chúa Giêsu từng công bố cái chết của Gioan Tẩy Giả. Anh ta chỉ có một con trai làm thầy Lêvi và là bạn của Thánh Luca, và 5 cô con gái không kết hôn. Hàng năm, anh ta cùng đầy tớ lên Giêrusalem dịp Lễ Vượt Qua, thuê một căn phòng và chuẩn bị bữa Vượt Qua cho những người không có bạn bè ở trong Thành để cư ngụ với. Năm nay, anh ta thuê một căn phòng vốn thuộc quyền của Nicôđêmô và Giuse người Arimatêa. Anh ta chỉ cho hai tông đồ địa điểm căn phòng”.
Phòng tiệc ly nằm ở phía nam Núi Sion, không xa Lâu Đài Đavít đã đổ nát và là nơi cư ngụ của các tướng sĩ gan dạ của Đavít ngày trước. Trước khi xây Đền Thờ, Hòm Bia Giao Ước từng được đặt khá lâu tại đây và “dấu tích của nó vẫn còn được nhận ra trong căn phòng phía dưới. Tôi cũng thấy Tiên Tri Malaki trốn dưới mái căn phòng này và chính tại đây, ngài viết các lời tiên tri liên quan tới Phép Thánh Thể và Hy Lễ của Lề Luật Mới”.
Rồi các môn đện tới nhà của ông già Simêong, người đã qua đời, nhưng các con trai của ông còn sống tại đó. Họ đều là môn đệ trong bí mật của Chúa Giêsu. Các môn đệ nói với một trong số họ. Anh này ra chợ súc vật và mua đem tới phòng tiệc ly 4 con chiên. “Vào buổi chiều, tôi thấy anh ta tại phòng tiệc ly, bận bịu chuẩn bị Chiên Vượt Qua”.
“ Tôi cũng thấy Phêrô và Gioan tới lui một vài nơi trong thành để đặt mua một số đồ. Tôi thấy hai vị đứng trước cửa một căn nhà tọa lạc tại phía bắc Núi Canvariô, nơi các môn đệ của Chúa Giêsu thường hay cư ngụ, và căn nhà này của Seraphia (sau này có tên là Vêrônica)… Chồng bà, một thành viên của hội đồng, thường vắng nhà vì việc làm ăn, mà dù có ở nhà, thì bà cũng ít được gặp ông. Bà là một phụ nữ gần bằng tuổi Đức Mẹ, và có liên hệ với Thánh Gia từ lâu; vì khi Con Trẻ Giêsu ở lại Giêrusalem 3 ngày sau ngày lễ, chính bà đã cung cấp thực phẩm cho Người”.
Trong số vật dụng các môn đệ nhận được từ căn nhà này là chiếc chén đặc biệt qúy giá mà Chúa Giêsu sẽ dùng khi lập Phép Thánh Thể. Chân Phúc Emmerich bảo rằng chiếc chén này “bề ngoài coi hết sức kỳ diệu và đầy mầu nhiệm. Nó từng được giữ lâu đời tại Đền Thờ trong số những đồ vật qúy giá rất cổ xưa, không ai biết nguồn gốc của nó ra sao”. Lâu đời, người ta quên khuấy cả nó. Tình cờ một tư tế khám phá ra nó trong số các đồ vật phế thải, ông đem bán cho người chuyên mua đồ cổ. Rồi Seraphia mua được. Chúa Giêsu từng sử dụng nó nhiều lần khi cử hành các ngày lễ.
Bà cũng bảo rằng: chiếc chén này trước đây vốn của Menkixêđê. Vị thượng tế này đem nó theo mình từ đất Semiramis vào đất Canaan, sử dụng nó để dâng hy lễ khi ông dâng bánh và rượu nho trước mặt Ápraham, và sau đó, để lại cho vị tổ phụ này. Chén ấy cũng đã được bảo toàn trong Thuyền Nôê.
Chúa Giêsu lên Giêrusalem
Vào buổi sáng, khi các tông đồ đang bận chuẩn bị Lễ Vượt Qua tại Giêrusalem, thì Chúa Giêsu, lúc ấy đang ở Bêtania, nói lời từ giã đầy xúc động với các phụ nữ thánh thiện, với Ladarô, và với Mẹ Thánh của Người, và cho họ một vài nhắn nhủ sau cùng. Tôi thấy Chúa chúng ta đàm đạo riêng với Mẹ của Người, cho Mẹ của Người hay Người đã sai Phêrô, người tông đồ của đức tin, và Gioan, người tông đồ của đức mến, đi chuẩn bị Lễ Vượt Qua tại Giêrusalem. Khi đề cập tới Mađalêna, người phụ nữ sầu buồn thái quá, Người cho hay tình yêu của bà lớn thật, nhưng hơi chút con người quá, và về điểm này, nỗi sầu buồn đã làm bà mất tự chủ. Người cũng nói tới các ý đồ của tên phản bội Giuđa… Hắn lại đã bỏ Bêtania để đi Giêrusalem, lấy cớ là đi trả các món nợ đã đến hẹn. Nhưng thực ra, suốt ngày, hắn đi tới đi lui gặp các người Biệt Phái, hết người này đến người nọ, sau cùng mới đạt được thỏa hiệp. Hắn được chỉ cho gặp các binh lính có nhiệm vụ bắt Chúa Giêsu… Tôi thấy rõ mọi ý đồ xấu xa và mọi suy nghĩ của hắn. Bình thường hắn rất hoạt bát và sốt sắng, nhưng những đức tính này đã bị chết ngạt bởi lòng hà tiện, tham vọng và ganh tị, những dục vọng mà hắn không bao giờ cố gắng kiểm soát…
Khi Chúa cho Mẹ Thánh của Người biết mọi điều sẽ xẩy ra, Mẹ của Người khẩn khoản xin được cùng chết với Người. Nhưng Người khuyên Đức Mẹ nên tỏ ra bình tĩnh trong cơn đau buồn hơn các phụ nữ khác, cho Đức Mẹ hay: Người sẽ trỗi dậy và nói rõ tên nơi Người sẽ hiện ra với Đức Mẹ. Đức Mẹ không khóc nhiều nhưng nỗi sầu của ngài thì không ai tả cho xiết được, và có một điều gì đó gần như khủng khiếp trong ánh mắt đầy ưu tư của ngài. Chúa chúng ta, trong tư cách người con yêu dấu, cám ơn Đức Mẹ về mọi niềm yêu thương Đức Mẹ đã dành cho Người, rồi ôm hôn Đức Mẹ thật thắm thiết…
Vào khoảng 12 giờ trong ngày, Chúa Giêsu và 9 tông đồ từ Bêtania lên đường đi Giêrusalem, theo sau là 7 môn đệ, là những người xuất thân từ Giêrusalem và vùng lân cận, ngoại trừ Nathanien và Sila… Các phụ nữ thánh thiện sau đó mới lên đường.
Chúa Giêsu và những người đồng hành băng qua Núi Cây Dầu, theo ngả thung lũng Giosaphát, tới tận Núi Canvariô. Trong suốt hành trình này, Người không ngừng dạy dỗ mọi người. Người cho các Tông Đồ hay cho tới lúc này, Người cho họ bánh và rượu, nhưng hôm nay, Người sắp ban cho họ Mình và Máu Người, trọn con người của Người: mọi sự Người có và mọi sự Người là. Khi Người nói, sắc diện của Chúa mang một nét cảm kích đến nỗi trọn linh hồn Người xem như được thoát thành hơi thở qua làn môi. Người như mòn mỏi vì yêu ta và những mong đến giây phút được hiến thân cho nhân loại. Các môn đệ của Người không hiểu Người, nên nghĩ rằng Người đang nói về Con Chiên Vượt Qua. Không lời nói nào có thể giải thích thỏa đáng tấm tình yêu và lòng nhịn nhục vô bờ được phát biểu trong các diễn từ sau cùng này của Chúa chúng ta tại Bêtania, và trên đường Người tới Giêrusalem.
Bẩy môn đệ trước đây từng theo chân Chúa tới Giêrusalem thì lần này không đi tới đó cùng với Người, nhưng đem các y phục hành lễ cho Bữa Vượt Qua tới phòng tiệc ly, và sau đó trở lại nhà của Bà Maria, mẹ Thánh Máccô. Khi Thánh Phêrô và Thánh Gioan mang chiếc chén tới phòng tiệc ly, tất cả y phục hành lễ đã có sẵn ở phòng ngoài rồi, do các môn đệ và một số người đồng hành mang tới. Họ cũng đã treo các tấm vải xếp nếp lên tường, mở rộng các cánh cửa sổ cao ở hai bên, và treo ba cây đèn. Thánh Phêrô và Thánh Gioan, sau đó, tới Thung Lũng Gioasaphát để mời Chúa Giêsu và các tông đồ. Các môn đệ và bằng hữu, tức những người cũng tổ chức Lễ Vượt Qua tại phòng tiệc ly, thì đến sau.
Bữa Vượt Qua Sau Cùng
Chúa Giêsu và các môn đệ ăn Chiên Vượt Qua tại phòng tiệc ly. Các vị được chia thành 3 nhóm. Chúa Giêsu ăn Chiên Vượt Qua với 12 Tông Đồ tại chính phòng tiệc ly; Nathanien và 12 môn đệ khác ăn tại một trong các phòng bên cạnh, còn Eliacim (con trai Clêôpát và Maria, con gái Hêli) trước đây vốn là môn đệ của Thánh Gioan Tẩy Giả, cùng với 12 người nữa ăn tại một phòng bên cạnh khác.
Ba con chiên được sát tế cho họ trong Đền Thờ, còn con thứ tư thì được sát tế ngay tại phòng tiệc ly, và là con được Chúa Giêsu và 12 Tông Đồ ăn. Giuđa không biết tình thế ấy, vì còn đang mải mê âm mưu phản bội Chúa. Anh ta chỉ trở lại trong giây lát trước bữa ăn, và sau khi con chiên đã được sát tế. Cảm động nhất là khung cảnh sát tế con chiên được Chúa Giêsu và các Tông Đồ của Người ăn; khung cảnh này diễn ra tại gian ngoài của phòng tiệc ly. Các tông đồ và môn đệ đều có mặt và cùng hát Thánh Vịnh 118. Chúa Giêsu nói đến một thời kỳ mới đang khởi đầu. Người cho hay: hy lễ của Môsê và hình ảnh Chiên Vượt Qua sắp sửa tiếp nhận sự nên trọn của chúng, nhưng cũng chính vì vậy, con chiên phải được sát tế y hệt như cách đã sát tế ngày xưa tại Ai Cập, và họ sắp sửa được thực sự thoát khỏi nhà nô lệ.
Các đồ đựng và vật dụng khác được chuẩn bị, rồi các người phụ việc đem vào một con chiên con rất xinh, đầu đội một vòng hoa, mà người ta đã mang tới cho Đức Mẹ tại căn phòng ngài cư ngụ cùng với các phụ nữ thánh thiện khác. Người ta trói lưng con chiên vào một tấm ván bằng một sợi dây vòng quanh thân nó. Điều này làm tôi nhớ đến cảnh Chúa Giêsu bị trói vào cột đá và bị đánh đòn. Con trai ông Simêong giữ chặt đầu con chiên; Chúa Giêsu dùng đầu con dao vạch một đường nhỏ vào cổ chiên, sau đó, đưa con dao cho con trai ông Simêong để anh ta kết thúc việc sát tế. Rõ ràng Chúa Giêsu cực chẳng đã mới gây ra vết thương, nên Người làm hành vi đó rất nhanh, mặc dù sắc diện Người rất nghiêm trọng, và phong thái Người khiến người ta kính phục. Máu chiên chẩy vào một chiếc chậu. Các người phụ việc mang tới một nhành hương thảo. Chúa Giêsu nhúng nhành này vào máu chiên. Rồi Người tiến tới cửa phòng, lấy máu ấy bôi lên cột cửa và ổ khóa rồi để nhành hương thảo đã nhúng máu lên trên cửa. Sau đó, Người nói với các môn đệ, cho họ hay: thiên thần diệt sinh sẽ đi qua, còn họ cứ an tâm thờ phượng ở trong phòng. Khi chính Người, Chiên Vượt Qua thực sự được sát tế, một thời đại mới và một hy lễ mới sẽ bắt đầu và sẽ kéo dài đến ngày tận thế.
Sau đó, các vị tiến qua phía kia của căn phòng, gần khu vực lò nấu nơi trước đây vốn đặt Hòm Bia Giao Ước. Người ta đã đốt lửa tại đây. Chúa Giêsu nhỏ một ít máu trên lò sưởi, cung hiến nó làm bàn thờ; số máu còn lại và mỡ béo được ném vào lửa bên dưới bàn thờ. Sau đó, Chúa Giêsu, có các Tông Đồ đi theo, bước quanh phòng tiệc ly, vừa đi vừa hát các thánh vịnh và cung hiến phòng này làm Đền Thờ mới. Trong suốt thời gian này, các cửa ra vào đều được đóng kín. Trong khi ấy, con trai ông Simêong đã hoàn tất việc chuẩn bị con chiên. Anh thọc một chiếc gậy qua mình nó, cột hai chân trước vào một chạc cây, rồi kéo hai chân sau dọc theo chiếc gậy. Trông nó thật giống Chúa Giêsu trên thánh giá. Rồi người ta đặt nó vào lò nướng cùng với 3 con chiên khác đem từ Đền Thờ về.
Các Con Chiên Vượt Qua của người Do Thái đều được sát tế ở tiền đình Đền Thờ, nhưng ở nhiều chỗ khác nhau, tùy theo người ăn chúng giầu, nghèo hay là người ngoại quốc. Chiên Vượt Qua của Chúa Giêsu không được sát tế ở Đền Thờ, nhưng mọi điều khác đều được thi hành hoàn toàn theo luật. Chúa Giêsu một lần nữa lại nói với các môn đệ, cho họ hay con chiên chỉ là một hình ảnh, Người mới thực sự là Chiên Vượt Qua vào ngày hôm sau…
Khi Chúa Giêsu đã kết thúc các giáo huấn của Người liên quan đến Chiên Vượt Qua và ý nghĩa của nó, thì giờ đã đến, vả lại Giuđa cũng vừa trở về, thế là các bàn được dọn lên. Các môn đệ mặc quần áo di hành đã để sẵn ở phòng ngoài, gồm giầy, áo thụng màu trắng trông giống như áo sơ-mi, áo khóac, ngắn về phía trước, dài về phía sau, tay áo rộng và được cuộn lên và họ cột chặt áo sống của họ ngang thắt lưng. Mỗi nhóm vào bàn của mình; hai nhóm môn đệ ở phòng bên cạnh, còn Chúa chúng ta và các Tông Đồ của Người thì ở phòng tiệc ly. Các vị cầm gậy trong tay, và từng hai vị một tiến vào bàn, mỗi vị đứng vào một chỗ dành riêng…
Đây là một chiếc bàn hẹp, cao hơn đầu gối chừng nửa bộ Anh (foot); hình thù nó giống như chiếc móng ngựa, và đối diện với Chúa Giêsu, ở phần nửa vòng cung phía trong, có một khoảng trống để người giúp việc đem đồ ăn vào. Theo trí nhớ của tôi, các thánh Gioan, Giacôbê Tiền, và Giacôbê Hậu ngồi bên phải Chúa Giêsu; sau các vị là Thánh Barthôlômêô, và chính góc là Thánh Tôma và Giuđa Iscariốt. Các thánh Phêrô, Anđrê và Thađêô ngồi bên trái Chúa Giêsu; sau đó là Thánh Simong, và ở góc là 2 thánh Mátthêu và Philíp.
Chiên Vượt Qua được trưng trên một chiếc đĩa đặt ở giữa bàn. Đầu nó tựa trên 2 chân trước vốn được cột vào chạc gỗ, 2 chân sau được kéo thẳng ra, và đĩa này được bày biện thêm những nhánh tỏi. Bên cạnh đó, có đĩa thịt nướng Vượt Qua, rồi một đĩa gồm nhiều thứ rau xanh cân đối với nhau, và một đĩa khác gồm nhiều bó rau đắng nhỏ, trông giống các thứ dược thảo có mùi thơm. Đối diện với Chúa Giêsu cũng còn một đĩa gồm nhiều thứ dược thảo khác, và một đĩa thứ hai chứa một thứ nước chấm hay nước uống mầu nâu. Trước mặt các thực khách là một số ổ bánh tròn chứ không phải đĩa, và các vị dùng dao cắt bằng ngà.
Sau lời cầu nguyện, người quản tiệc đặt con dao để cắt thịt chiên lên bàn trước mặt Chúa Giêsu. Người đặt một ly rượu trước mặt mình, rồi đổ rượu đầy vào 6 chiếc ly khác, mỗi ly đặt giữa 2 Tông Đồ. Chúa Giêsu làm phép rượu rồi uống, còn các Tông Đồ thì cứ 2 vị uống chung một ly. Sau đó, Chúa tiến ra cắt thịt chiên; các Tông Đồ lần lượt trình các mẩu bánh của mình để nhận phần thịt. Các vị ăn vội vàng, dùng dao bằng ngà tách thịt ra khỏi xương là chất sẽ được thiêu sau đó. Các vị cũng ăn tỏi và rau xanh một cách vội vã, sau khi nhúng chúng vào nước chấm. Đến lúc này, các vị vẫn đứng, chỉ hơi tựa nhẹ vào lưng ghế. Chúa Giêsu bẻ một trong các ổ bánh không men, dấu đi một phần, rồi chia phần kia cho các Tông Đồ. Một ly rượu nữa đã được đem tới, nhưng Chúa Giêsu không uống ly này. Người nói: “Các con hãy cầm lấy chén này và chia nhau, vì Thầy sẽ không uống sản phẩm này của cây nho, cho tới ngày Thầy cùng các con uống rượu mới trên nước Cha Thầy” (Mt 26:29). Khi đã uống rượu xong, các vị hát một thánh vịnh; rồi Chúa Giêsu cầu nguyện hay giảng dạy, và sau đó, các vị rửa tay. Và rồi ngồi xuống.
Chúa chúng ta xẻ thịt con chiên thứ hai, là con chiên đã được mang tới chỗ các phụ nữ thánh thiện cư trú, nơi hiện các vị cũng đang ngồi bàn. Các Tông Đồ dùng thêm một ít rau và rau diếp. Sắc diện Chúa Cứu Thế của chúng ta mang một nét thanh thản và suy tư thật khó tả, cao cả hơn là tôi từng thấy xưa nay. Người khuyên các Tông Đồ quên hết mọi âu lo của họ. Đức Mẹ cũng thế, khi ngồi cùng bàn với các phụ nữ khác, trông ngài thật bình yên và thanh thản. Lúc các phụ nữ tới gần, đụng nhẹ vào khăn che mặt để xin ngài quay về hướng họ và nói với họ, các cử động của ngài cũng nói lên một thái độ tự chủ và một tình thần bình thản rất dịu dàng.
Khởi đầu, Chúa Giêsu âu yếm và bình thản chuyện trò với các môn đệ, nhưng sau đó không lâu, Người trở nên nghiêm nghị và buồn rầu mà phán: “Thật, Thầy bảo thật với các con, một trong các con sắp phản bội Thầy… Kẻ giơ tay chấm chung một đĩa với Thầy, đó là kẻ nộp Thầy” (Mt 26:21, 23). Rồi Chúa Giêsu phân phối rau diếp cho các Tông Đồ bên cạnh Người, vì chỉ có một đĩa rau diếp mà thôi, rồi Người trao cho Giuđa, kẻ ngồi gần như đối diện với Người, để hắn phân chia cho những người khác. Khi nói tới kẻ phản bội, một tin khiến mọi Tông Đồ đều lo sợ, Chúa Giêsu chỉ nói rằng: “Kẻ giơ tay chấm chung một đĩa với Thầy…” nghĩa là “một trong nhóm 12 đang ăn và uống với Thầy, một trong những kẻ Thầy đang cùng ăn bánh”. Chứ Người không chỉ thẳng Giuđa cho người khác thấy qua những lời lẽ ấy; vì kiểu nói “giơ tay chấm chung một đĩa” vốn được dùng để chỉ mối liên hệ bằng hữu và thân mật nhất. Tuy nhiên, Người muốn cảnh cáo Giuđa, kẻ vào chính lúc ấy đang thực sự giơ tay chấm chung một đĩa với Chúa Cứu Thế của chúng ta… Chúa Giêsu nói tiếp: “Đã hẳn, Con Người phải ra đi như lời đã chép về Người, nhưng khốn cho kẻ nào nộp Con Người: thà nó đừng sinh ra thì hơn’.
Các Tông Đồ hết sức bối rối, và hết người này tới người khác lên tiếng hỏi: “Thưa Thầy, chẳng lẽ con sao?” vì quả tình các vị biết rõ mình hoàn toàn không hiểu được lời lẽ của Người. Thánh Phêrô quay về hướng Thánh Gioan, từ phía sau Chúa Giêsu, và ra hiệu cho Thánh Gioan hỏi xem kẻ phản bội là ai, vì, sau khi bị Chúa quở nhiều lần, ngài sợ có khi Chúa ám chỉ mình chăng. Thánh Gioan ngồi bên tay phải Chúa Giêsu, và vì mọi người tựa trên cánh tay trái của mình và chỉ dùng tay phải để ăn, nên đầu của ngài rất gần với ngực Chúa Giêsu. Ngài tựa vào lòng Chúa và hỏi: “Thưa Thầy, ai vậy Thầy?” Tôi không thấy Chúa máy môi nói với Thánh Gioan “Đó là kẻ Thầy trao mẩu bánh đã chấm”. Tôi không biết có phải Người nói nhỏ với Thánh Gioan hay không, nhưng vị thánh này hiểu rõ khi Chúa Giêsu chấm mẩu bánh được bọc bằng rau diếp và âu yếm đưa cho Giuđa, kẽ cũng từng hỏi: “Lạy thầy, chẳng lẽ con sao?”. Chúa Giêsu yêu thương nhìn anh ta, và trả lời anh ta một cách chung chung. Đối với người Do Thái, cho ai mẩu bánh đã chấm là dấu chỉ tình bằng hữu và tin tưởng; trong dịp này, Chúa Giêsu ban mẩu bánh ấy cho Giuđa, mục đích nhờ thế mà cảnh cáo anh ta, chứ không muốn cho người khác thấy tội lỗi của anh ta. Nhưng tâm hồn Giuđa chỉ bừng bừng một nỗi giận hờn, và trong suốt bữa ăn, tôi chỉ thấy một khuôn hình nhỏ thó đầy khiếp hãi ngồi dưới chân hắn, đôi khi leo lên tận trái tim hắn. Tôi không thấy Thánh Gioan nhắc lại điều ngài nghe biết từ Chúa Giêsu, nhưng nỗi sợ của ngài rõ ràng đã tan biến.
Rửa chân
Rồi các vị rời khỏi bàn ăn, và trong khi các vị xếp lại y phục như vẫn thường làm trước khi tham dự lời cầu nguyện long trọng, người quản tiệc cùng các người phục dịch khác tới khiêng bàn ăn đi. Đứng giữa các Tông Đồ, Chúa Giêsu nói một lúc lâu với các vị một cách hết sức long trọng. Tôi không tài nào nhắc lại nguyên văn các lời lẽ của Người, nhưng tôi nhớ: Người nói về nước của Người, về việc Người đi về cùng Cha của Người, về điều Người để lại cho họ khi sắp sửa bị điệu đi… Người cũng dạy dỗ họ ít điều về đền tội, xưng thú tội lỗi mình, ăn năn và công chính hóa.
Tôi cảm thấy các lời giáo huấn này có ý nhắc đến việc rửa chân, nên tôi thấy các Tông Đồ đều nhìn nhận tội lỗi mình, ăn năn vì chúng, ngoại trừ Giuđa. Huấn từ của Chúa Giêsu khá dài và long trọng. Kết thúc rồi, Chúa Giêsu sai Thánh Gioan và Thánh Giacôbê Hậu đi lấy nước từ phòng ngoài, đồng thời sai các Tông Đồ sắp xếp chỗ ngồi thành nửa vòng tròn. Chính Người ra phòng ngoài, nơi Người cột ngang lưng một khăn lau. Trong lúc ấy, các Tông Đồ đấu láo với nhau và bắt đầu đoán phỏng xem ai là người lớn nhất, vì Chúa đã tuyên bố một cách rõ ràng rằng Người sắp lìa xa họ và nước của Người sắp sửa gần tới rồi, nên họ cảm thấy vững tin như mới trước ý nghĩ Chúa đã có những kế hoạch bí mật, và giờ đây Người đang nói tới một chiến thắng trần thế vốn là của họ vào giờ phút sau cùng.
Giữa lúc đó, ở phòng ngoài, Chúa Giêsu bảo Thánh Gioan lấy một chiếc chậu, còn Thánh Giacôbê thì lấy một chiếc bình đầy nước. Với các vật dụng ấy, các vị theo Người vào phòng trong, nơi người quản gia đã để sẵn một chậu trống khác.
Trở lại với các môn đệ với một cử chỉ hết sức khiêm hạ như thế, Chúa Giêsu lên tiếng nói với họ mấy lời trách móc về việc các vị tranh luận với nhau. Người cho các vị hay chính Người cũng chỉ là người phục dịch và Người bảo các vị ngồi xuống để Người rửa chân cho. Bởi vậy, các vị ngồi xuống theo cùng một thứ tự như lúc ở bàn ăn. Chúa Giêsu đi tới từng vị một, đổ nước lên chân từng vị từ chậu nước mà Thánh Gioan mang theo, rồi lấy khăn mà Người vốn gài ở thắt lưng mà lau chân cho các vị. Tác phong của Chúa Giêsu hết sức âu yếm và dịu dàng khi khiêm nhường dưới chân các Tông Đồ.
Khi đến lượt Thánh Phêrô, vì khiêm nhường, ngài cố gắng ngăn không cho Chúa Giêsu rửa chân mình. Ngài kêu lên: “Lạy Thầy, Thầy mà rửa chân cho con sao?”. Chúa Giêsu đáp: “Điều Thầy làm, bây giờ con không hiểu đâu, nhưng sau này, con sẽ hiểu”. Tôi thấy như Chúa nói riêng với ngài: “Này Simong, con đáng được Cha Thầy mạc khải cho con Thầy là ai, Thầy từ đâu tới, và Thầy đi đâu, chỉ có con đã minh nhiên tuyên xưng điều đó, bởi thế, Thầy sẽ xây dựng Giáo Hội Thầy trên con, và các cửa hoả ngục sẽ không chống lại được nó. Quyền lực của Thầy sẽ ở với những kẻ nối nghiệp con cho đến ngày tận thế”.
Chúa Giêsu trình diện Thánh Phêrô cho các Tông Đồ khác mà nói rằng: khi Người không còn ở bên các vị nữa, thì Thánh Phêrô giữ vị trí của Người bên cạnh các vị. Thánh Phêrô thưa: “Thầy sẽ không bao giờ rửa chân con!”. Chúa trả lời; “Nếu Thầy không rửa chân con, con sẽ không được dự phần với Thầy”. Thấy vậy, Thánh Pherô kêu lên: “Lạy Thầy, không những chân con, mà còn cả tay và đầu con nữa”. Chúa trả lời: “Ai đã sạch rồi, thì chỉ cần rửa chân mà thôi, vì đã sạch cả rồi. Các con sạch, nhưng không phải tất cả”.
Những lời cuối cùng ấy, Người có ý ám chỉ Giuđa. Trước đó, Người từng nói tới việc rửa chân như một biểu tượng cho việc thanh tẩy tội lỗi hàng ngày, vì chân, luôn luôn tiếp xúc với đất, nên lúc nào cũng dễ bị dơ bẩn, ngoại trừ được chăm sóc cẩn thận.
Việc rửa chân này có tính thiêng liêng và được dùng như một loại tha tội. Thánh Phêrô, do lòng sốt sắng, chỉ thấy trong cử chỉ này một hành vi quá tự hạ mình của Thầy Chí Thánh; ngài đâu có biết rằng để cứu rỗi ngài, Chúa Giêsu còn hạ mình hơn nữa vào ngày hôm sau để chấp nhận cái chết nhục nhã trên thánh giá.
Lúc Chúa Giêsu rửa chân cho Giuđa thì việc này là một cử chỉ yêu thương và cảm động nhất; Người cúi khuôn mặt thánh thiêng của Người xuống phía chân tên phản bội; rồi bằng một giọng nhỏ nhẹ, Người khuyên hắn trở lại với chính con người mình, vì hắn vốn là tên phản bội không một chút niềm tin suốt một năm qua. Giuđa tỏ ra chẳng thèm lưu ý gì tới lời lẽ của Người, quay qua nói chuyện với Thánh Gioan, khiến Thánh Phêrô tức giận quát lên: “Ê Giuđa, Thầy đang nói với ngươi mà!”. Lúc ấy, Giuđa mới ấp úng thưa với Chúa một câu mơ hồ, đại loại như: “Thưa Thầy, xin Trời ngăn cấm!”. Những người khác không để ý tới việc Chúa nói với Giuđa, vì Người nói rất nhỏ, không cố ý để các vị nghe thấy. Vả lại, các vị cũng đang bận lo mang giầy vào. Trong suốt cuộc khổ nạn, Chúa Giêsu không lúc nào buồn rầu một cách sâu xa như lúc đứng trước sự phản bội của Giuđa. Cuối cùng, Chúa Giêsu rửa chân cho Thánh Gioan và Thánh Giacôbê. Rồi Người lại nói về lòng khiêm nhường, cho các vị hay: người lớn nhất trong các vị phải là người phục dịch các vị, và từ nay trở đi, các vị phải rửa chân cho nhau. Rồi Người mặc áo vào. Các Tông Đồ cởi bỏ y phục mà họ đã mặc khi ăn Chiên Vượt Qua.
Lập Phép Thánh Thể
Theo lệnh Chúa, người quản gia lại đặt bàn ăn. Lần này, ông ta đặt cao hơn một chút; rồi, sau khi đã đặt bàn ở giữa phòng, ông ta để lên đó một bình đầy rượu nho, và một bình khác đựng nước. Thánh Phêrô và Thánh Gioan tới phía phòng gần lò nướng lấy chiếc chén mà hai vị đã đem từ nhà Seraphia về, vẫn còn được bọc kỹ. Hai vị cùng đem chiếc chén ấy tới như thể đang rước nhà tạm, rồi đặt nó trên chiếc bàn trước mặt Chúa Giêsu. Một chiếc đĩa hình bầu dục đã để sẵn ở đó, với ba chiếc bánh không men nhỏ sinh sắn mầu trắng đặt trên một miếng vải, bên cạnh nửa ổ bánh Chúa Giêsu đã để lại trong bữa Vượt Qua, và cũng có một bình đựng rượu và nước, và 3 chiếc hộp, một hộp đầy thứ dầu đặc, hộp thứ hai đựng dầu loãng và hộp thứ ba để trống.
Thời trước, người ta có thói quen để mọi người cùng bàn ăn cùng một ổ bánh và uống cùng một chén rượu vào cuối bữa ăn, để qua đó, biểu lộ tình bằng hữu và tình anh em, cũng như để chào đón và chia tay nhau. Tôi nghĩ Sách Thánh hẳn chứa đựng một điều gì đó về chủ đề này.
Vào ngày Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã nâng thói quen này (vốn chỉ có ý nghĩa biểu tượng và hình ảnh nghi thức) lên hàng bí tích thánh thiện nhất. Một trong những lời buộc tội trước mặt Caipha, nhân dịp Giuđa phản bội, là họ cho rằng Chúa Giêsu đã đưa ra một điều mới lạ cho các nghi thức Vượt Qua, nhưng Nicôđêmô lấy Thánh Kinh mà chứng minh rằng đây là một thói quen từ nghìn xưa.
Chúa Giêsu ngồi giữa Thánh Phêrô và Thánh Gioan. Các cửa đều đóng kín, và mọi sự diễn ra một cách hết sứ mầu nhiệm và đường bệ. Khi chiếc chén được lấy ra khỏi vỏ bọc, Chúa Giêsu lên tiếng cầu nguyện và nói với các Tông Đồ một cách hết sức long trọng. Tôi thấy Người giải thích cho các vị ý nghĩa của Bữa Tiệc Ly và trọn bộ nghi lễ, và tôi buộc phải nhớ tới cảnh linh mục đang dạy người khác cách đọc Thánh Lễ.
Sau đó, Người kéo một mảnh gỗ có rãnh từ tấm ván trên đó có đặt các chiếc bình, và lấy một miếng vải trắng vốn dùng để bọc chiếc chén, phủ lên cả tấm ván lẫn mảnh gỗ. Sau đó, tôi thấy Người nâng chiếc đĩa tròn, mà Người vốn đặt trên mảnh gỗ kia, lên khỏi chiếc chén. Sau đó, Người lấy các ổ bánh không men ở bên dưới chiếc khăn vốn bọc lấy chúng và đặt chúng trên tấm ván trước mặt Người; rồi Người lấy một chiếc lọ nhỏ hơn ra khỏi chiếc chén, và sắp 6 chiếc ly nhỏ bằng thủy tinh ở hai bên chiếc lọ này. Rồi Người chúc lành ổ bánh và cả dầu nữa, sau đó, Người nâng chiếc đĩa có đựng các ổ bánh lên, trong đôi tay Người, ngước mắt lên trời, cầu nguyện và dâng tiến, rồi đặt chiếc đĩa xuống bàn trở lại, và che nó đi một lần nữa. Sau đó, Người cầm lấy chiếc chén, nhờ Thánh Phêrô đổ vào đó ít rượu, và thánh Gioan thì đổ vào ít nước, được Người làm phép trước… sau đó, Người làm phép chiếc chén, nâng nó lên với lời cầu nguyện… rồi đặt nó xuống bàn trở lại.
Thánh Gioan và Thánh Phêrô đổ chút nước lên hai bàn tay của Người… Người cho một ít nước đã được đổ lên tay Người vào một chiếc muỗng nhỏ, mà Người lấy ra từ phía dưới chiếc chén, và đổ lên tay hai vị. Sau đó, bình nước được chuyền quanh bàn để tất cả các Tông Đồ cùng rửa tay trong đó. Tôi không nhớ có phải đó là thứ tự chính xác của các nghi thức này hay không; tôi chỉ biết rằng các nghi thức này nhắc tôi nhớ đến hy lễ thánh của Thánh Lễ Mixa một cách hết sức rõ ràng.
Trong khi ấy, Chúa Chí Thánh mỗi lúc mỗi dịu dàng và yêu thương hơn trong cách đối xử; Người cho các Tông Đồ hay: Người sắp sửa ban cho các vị mọi điều Người có, nghĩa là toàn thân Người. Xem như Người đã hoàn toàn được tình yêu biến đổi. Tôi thấy Người sáng láng hẳn lên, giống như chiếc bóng đầy ánh quang. Người bẻ ổ bánh thành nhiều mẩu nhỏ rồi đặt chúng trên chiếc đĩa. Sau đó, Người lấy một góc của mẩu bánh thứ nhất và thả nó vào trong chén. Lúc Người đang làm việc đó, tôi thấy như Đức Mẹ đang rước Thánh Thể một cách thiêng liêng, dù ngài không hiện diện ngay trong phòng tiệc ly. Tôi không rõ việc ấy xẩy ra thế nào, nhưng tôi nghĩ tôi thấy Đức Mẹ bước vào nhưng không đụng chân xuống đất. Ngài tiến về phía Chúa Giêsu để tiếp nhận Thánh Thể; sau đó, tôi không thấy Đức Mẹ nữa. Buổi sáng, tại Bêtania, Chúa Giêsu từng nói với Đức Mẹ rằng Người sẽ giữ Lễ Vượt Qua một cách thiêng liêng với Đức Mẹ. Người còn ấn định cả giờ giấc để Đức Mẹ sẵn sàng cầu nguyện, hầu có thể tiếp nhận Chiên Vượt Qua một cách thiêng liêng.
Chúa lại cầu nguyện và giảng dạy; lời lẽ thoát ra từ môi miệng Người giống như lửa và ánh sáng, đi thật sâu vào tâm hồn các Tông Đồ, ngoại trừ Giuđa. Người cầm lấy chiếc đĩa có mấy mẩu bánh và nói: “Các con hãy cầm lấy mà ăn: này là Mình Thầy sẽ được ban cho các con”. Người giang rộng bàn tay phải của Người như muốn chúc phúc, và trong khi làm như vậy, một luồng ánh sáng chói lọi từ Người phát ra, lời của Người sáng láng, bánh đi vào miệng các Tông Đồ cũng trở nên một vật sáng láng, ánh sáng dường như thấu suốt và bao quanh các vị, chỉ một mình Giuđa là vẫn tối tăm. Chúa Giêsu trao bánh trước nhất cho Thánh Phêrô, sau đó là Thánh Gioan (1) rồi Người làm hiệu cho Giuđa tới gần. Như thế, Giuđa là người thứ ba lãnh nhận Bí Tích Đáng Tôn Thờ, nhưng lời của Chúa xem ra bị miệng tên phản bội cho ra rìa, và do đó chúng đã trở lại với chính Tác Giả Thần Linh của chúng. Tôi bối rối trong tinh thần khi thấy cảnh tượng ấy đến nỗi không còn biết phải diễn tả tâm tư mình như thế nào. Chúa Giêsu nói với hắn: “Việc con làm, hãy làm mau đi”. Rồi Chúa ban Bí Tích Cực Thánh cho các Tông Đồ khác. Các vị tiến lên từng 2 vị một.
Chúa Giêsu nâng chiếc chén bằng hai quai của nó lên ngang tầm mặt của Người, và đọc các lời truyền phép. Trong khi làm như thế, trông Người hoàn toàn được biến hình, hết sức sáng láng, dường như hoàn toàn biến đổi thành điều Người sắp ban cho các Tông Đồ. Người cho Thánh Phêrô và Thánh Gioan uống từ chiếc chén Người cầm trong tay, sau đó, đặt nó xuống bàn. Thánh Gioan đổ Máu Thánh từ chiếc chén qua các ly nhỏ hơn và sau đó được Thánh Phêrô trao cho các Tông Đồ, cứ hai vị uống chung cùng một ly. Tôi nghĩ, nhưng một cách chắc chắn, rằng: Giuđa cũng tham dự phần này. Tuy nhiên, hắn không trở về chỗ của mình, mà lập tức rời khỏi căn phòng. Các Tông Đồ chỉ nghĩ rằng Chúa Giêsu trao cho anh ta một nhiệm vụ nào đó cần làm. Anh ta ra đi không kịp cầu nguyện cũng như thực hành bất cứ việc tạ ơn nào, và từ đó, bạn hẳn thấy rõ ta sẽ tội lỗi xiết bao nếu quên không tạ ơn sau khi tiếp nhận của ăn hàng ngày hay sau khi dự phần vào Bánh Ban Sự Sống Của Các Thiên Thần. Trong suốt bữa ăn, tôi luôn thấy khuôn hình nhỏ thó đầy khiếp sợ, với chiếc chân như bộ xương khô, luẩn quẩn cạnh Giuđa, nhưng khi hắn ra tới cửa, tôi thấy 3 tên qủi vội vã bao quanh hắn; một tên nhập vào miệng hắn, tên thứ hai giục hắn đi nhanh, còn tên thứ ba thì đi trước hắn. Trời đã sang đêm, nhưng ba tên này như chiếu sáng cho hắn, nên hắn phóng đi như một tên điên.
Chúa Giêsu đổ một ít Máu Thánh còn sót lại trong chén vào một chiếc lọ nhỏ mà tôi đã nói tới, rồi đặt mấy ngón tay của Người lên chiếc chén, trong khi Thánh Phêrô và Thánh Gioan đổ nước và rượu lên trên mấy ngón tay của Người. Khi đã làm xong, Người bảo hai vị uống lần nữa từ chiếc chén, còn bao nhiêu đổ vào các ly nhỏ hơn để phân phối cho các Tông Đồ khác. Rồi Chúa Giêsu lau chén, đặt trong đó chiếc lọ nhỏ có đựng Máu Thánh dư, đặt trên miệng chén chiếc đĩa có chứa các mẩu bánh đã truyền phép. Rồi Người đậy chiếc chén trở lại, gói gọn và đặt nó giữa 6 chiếc ly nhỏ. Sau Phục Sinh, tôi có thấy các Tông Đồ rước lễ những phần còn lại này của Bí Tích Đáng Tôn Thờ.
Tôi không nhớ có thấy chính Chúa Giêsu ăn và uống các yếu tố được truyền phép này, mà tôi cũng không thấy Menkixêđê, khi dâng bánh rượu, có nếm những thứ này. Tôi vốn được biết tại sao các linh mục rước chúng, dù Chúa Giêsu không rước chúng (2).
Trong nghi thức thiết lập Thánh Thể, mọi hành động của Chúa Giêsu đều tỏa ra một sự long trọng và trật tự không thể nào diễn tả được, mọi cử chỉ của Người đều hết sức uy nghi. Tôi thấy các Tông Đồ ghi chép mọi sự xuống cuộn giấy mà họ luôn mang theo người. Trong các nghi thức này, nhiều lần tôi thấy các vị cúi đầu chào nhau, cùng môt cách như các linh mục của chúng ta ngày nay.
Những căn dặn và truyền phép riêng
Chúa Giêsu còn căn dặn riêng các Tông Đồ nhiều điều; Người bảo các ông phải duy trì Bí Tích Cực Thánh như thế nào để tưởng nhớ Người, cho đến tận thế; Người dạy các vị những hình thức cần thiết để sử dụng và thông truyền bí tích ấy, và các vị phải dạy dỗ và công bố mầu nhiệm này như thế nào; cuối cùng, Người bảo các vị khi nào phải tiếp nhận những gì còn sót lại từ Bánh Rượu đã truyền phép, khi nào phải cho Đức Mẹ rước lễ, và các vị phải truyền phép như thế nào, sau khi Người sai Đấng An Ủi Thần Linh đến với các vị. Rồi Người nói tới chức linh mục, đến việc xức dầu thánh, và việc chuẩn bị Dầu Thánh Hiến (Chrism) và các Dầu Thánh khác (3). Người có ba chiếc hộp, hai chiếc chứa hợp chất dầu và cam lồ (balm). Người dạy các ông phải làm hợp chất này ra sao, phải xức trên những phần cơ thể nào và vào dịp nào. Tôi nhớ: Người có nhắc tới trường hợp không được ban Phép Thánh Thể; có lẽ, điều Người nói có liên quan tới Phép Xức Dầu Sau Hết, vì trí nhớ tôi về điểm này không được rõ ràng lắm. Người nói tới nhiều loại xức dầu khác nhau, cách riêng việc xức dầu tấn phong vua. Người bảo rằng: ngay những ông vua xấu xa, nhưng nếu được xức dầu, đều nhờ đó mà lãnh nhận được những quyền lực đặc biệt. Người cho chất mỡ và dầu vào chiếc hộp rỗng rồi trộn chúng lẫn với nhau, nhưng tôi không thể nói chắc có phải Người làm phép dầu vào chính lúc này hay lúc truyền phép bánh thánh.
Rồi tôi thấy Chúa Giêsu xức dầu cho Thánh Phêrô và Thánh Gioan, hai vị mà trước đây Người từng đổ nước chẩy ra từ chính đôi tay của Người và được Người cho uống từ chính chén thánh. Sau đó, Người đặt tay lên vai và đầu hai vị trong khi hai vị chắp tay và bắt chéo hai ngón cái của mình, đầu cuí thật sâu trước mặt Người. Tôi không dám chắc liệu các vị có qùy hay không. Người xức dầu ngón cái và ngón trỏ cả hai bàn tay của hai vị và đánh dấu bằng dầu thánh trên đầu hai vị. Người cũng bảo rằng: dấu này sẽ ở lại mãi trong hai vị cho đến ngày tận thế.
Thánh Giacôbê Hậu, Thánh Anđrê, Thánh Giacôbê Tiền, và Thánh Bartôlômêô, cũng đều được thánh hiến. Tôi cũng thấy Chúa đặt quanh cổ Thánh Phêrô một dây “stôla” trong khi đối với các vị khác, Người đặt nó từ vai phải qua vai trái. Tôi không biết việc này được thực hiện lúc lập phép Thánh Thể, hay chỉ lúc xức dầu này.
Tôi hiểu rằng qua việc xức dầu này, Chúa Giêsu thông truyền cho các vị một điều gì đó hết sức chủ yếu và siêu nhiên, vượt ngoài khả năng diễn tả của tôi. Người nói với các vị rằng khi đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần rồi, các vị có nhiệm vụ phải truyền phép bánh và rượu, và xức dầu các Tông Đồ khác. Sau đó, tôi được biết: vào ngày Lễ Ngũ Tuần, Thánh Phêrô và Thánh Gioan đã đặt tay lên các Tông Đồ khác, và một tuần sau đó, cũng đã đặt tay trên một số môn đệ khác. Sau Phục Sinh, Thánh Gioan ban Bí Tích Đáng Tôn Thờ cho Đức Mẹ lần đầu tiên. Biến cố này được mừng trọng thể như một lễ hội giữa các Tông Đồ. Lễ hội này nay không còn được kính trong Giáo Hội trên trần gian nữa, nhưng tôi thấy nó vẫn được cử hành trên Giáo Hội chiến thắng. Trong vài ngày sau Lễ Ngũ Tuần, tôi chỉ thấy Thánh Phêrô và Thánh Gioan truyền Phép Thánh Thể, nhưng sau đó, các Tông Đồ khác cũng cử hành phép này.
Rồi Chúa chúng ta tiến hành việc làm phép lửa trong một chiếc chậu bằng thau và người ta hết sức cẩn thận không để nó thoát ra ngoài, và giữ nó gần địa điểm đặt Bí Tích Cực Thánh, tại chỗ có lò Vượt Qua ngày xưa, và lửa luôn được lấy từ đó khi cần vì các mục đích thiêng liêng.
Mọi điều Chúa Giêsu làm trong dịp này đều được làm nơi riêng tư, và được giảng dạy trong riêng tư. Giáo Hội giữ lại tất cả những gì chủ yếu trong các giáo huấn riêng tư này, và dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần, đã khai triển và thích ứng chúng theo mọi đòi hỏi của mình.
Tôi không có hoài bão xác định việc liệu có phải cả Thánh Phêrô lẫn Thánh Gioan đều được phong giám mục, hay chỉ có Thánh Phêrô được phong giám mục còn Thánh Gioan chỉ được phong linh mục, hay cả bốn vị Tông Đồ được phong phẩm chức gì. Nhưng căn cứ cách Chúa chúng ta sắp xếp các dây “stôla” của các Tông Đồ, thì hình như có những cấp bậc khác nhau của việc phong chức.
Khi kết thúc các nghi thức thánh thiện này, chén thánh (mà gần đó có cả Dầu Thánh Hiến nữa) lại được tháo khăn ra, và Bí Tích Đáng Tôn Thờ được hai Thánh Phêrô và Gioan khiêng vào phần trong của căn phòng, được ngăn cách bằng một tấm màn, và từ đó, trở thành Nơi Thánh. Địa điểm nơi đặt Bí Tích Cực Thánh không xa lò Vượt Qua nói trên bao nhiêu. Ông Giuse Arimatêa và Ông Nicôđêmô có nhiệm vụ chăm sóc Nơi Thánh và phòng tiệc ly lúc các Tông Đồ vắng mặt.
Chúa Giêsu lại dạy dỗ các Tông Đồ một lúc lâu, cũng như cầu nguyện nhiều lần. Xem ra Người thường xuyên chuyện vãn với Cha trên Trời của Người, và tràn trề hứng khởi và tình yêu. Các Tông Đồ cũng tràn ngập niềm vui và sốt sắng, đặt cho Chúa nhiều câu hỏi được Người sẵn sàng trả lời. Sách Thánh hẳn chứa nhiều phần trong các bàn luận và đối thoại này. Người nói với Thánh Phêrô và Gioan nhiều điều mà các ngài có bổn phận nói lại cho các Tông Đồ khác. Đến lượt mình, các vị này phải truyền đạt cho các môn đệ và các phụ nữ thánh thiện, tùy theo khả năng hiêu biết của mỗi vị. Người có cuộc đàm đạo riêng với Thánh Gioan, vị Tông Đồ mà Người cho hay sẽ sống lâu hơn các vị khác. Người cũng nói với ngài về 7 Giáo Hội… và dạy ngài về ý nghĩa của một vài hình ảnh bí nhiệm mà theo niềm tin của tôi, có ý nói tới các thời kỳ khác nhau. Các Tông Đồ khác hơi ghen tuông đôi chút khi thấy Chúa đàm đạo riêng như thế với Thánh Gioan.
Chúa Giêsu cũng nói về tên phản bội. Người cho hay: “Hắn đang làm điều này điều nọ” và qủa thực, tôi thấy Giuđa đang làm đúng điều Chúa nói. Vì Thánh Phêrô cực lực phản đối, cho rằng mình luôn luôn trung thành, nên Chúa Giêsu nói với ngài: “Simong, Simong, này Xa tan những muốn sàng con như sàng lúa. Nhưng Thầy đã cầu nguyện để con khỏi mất đức tin: và khi đã hồi tâm, con sẽ củng cố anh em con”.
Một lần nữa, Chúa lại nói rằng nơi Người sắp đi, các vị không thể theo Người được. Khi Thánh Phêrô quả quyết: “Thưa Thầy, con sẵn sàng đi với Thầy cả vào nhà tù lẫn cái chết”, thì Chúa Giêsu bảo ngài: “Qủa thật, quả thật, Thầy bảo con, trước khi gà gáy 2 lần, con sẽ chối Thầy 3 lần”.
Để các Tông Đồ hay giờ thử thách đã gần các ông lắm rồi, Chúa Giêsu nói: “Khi ta sai các con đi mà không có túi tiền, hay cổ phần, hay giầy dép, các con có thiếu gì không?” Các vị trả lời: “Thưa không”. Người tiếp: “Nhưng bây giờ, ai có túi tiền hãy cầm lấy nó, cả cổ phần nữa, còn ai không có, thì hãy bán áo khoác mà mua lấy thanh gươm. Vì Thầy bảo thật các con, những gì đã được viết phải được nên trọn nơi Thầy: Kẻ dữ sẽ phải tính sổ. Vì những gì liên quan đến Thầy đã đến hồi kết thúc”. Các Tông Đồ chỉ hiểu các lời của Người theo nghĩa xác thịt, nên Thánh Phêrô trình cho Người xem hai cây gươm vừa ngắn vừa dầy, giống hai con dao phay. Chúa Giêsu bảo: “Đủ rồi, ta hãy rời nơi đây”. Rồi các vị hát thánh vịnh tạ ơn, xếp bàn qua một bên và bước ra phòng ngoài.
Tại đây, Chúa Giêsu gặp mẹ của Người, bà Maria Clêôpát và Mađalêna. Những vị này khẩn khoản xin Người đừng lên Núi Cây Dầu, vì có tường trình cho hay các kẻ thù của Người đang tìm cách bắt Người. Nhưng Chúa Giêsu chỉ an ủi các vị đôi lời, rồi vội vã ra đi, lúc ấy vào khoảng 9 giờ. Các vị đi xuống con đường mà Thánh Phêrô và Thánh Gioan đã đi qua để tới phòng tiệc ly, và trực chỉ Núi Cây Dầu mà tiến bước…
Ghi Chú
(1) Người hiệu đính có ghi rằng: Nữ Tu Emmerich không chắc chắn là Thánh Thể đã được tiếp nhận theo thứ tự này, vì trong một dịp khác, bà thấy Thánh Gioan rước lễ cuối cùng.
(2)Người hiệu đính có ghi chú rằng: Ở đây, Nữ Tu Emmerich bỗng nhiên nhìn lên và hình như muốn lắng nghe. Một số giải thích đã được bà nói tới về vấn đề này, nhưng các lời sau đây là những lời duy nhất bà nhắc đi nhắc lại với chúng ta: “Nếu nhiệm vụ phân phối bí tích này được trao cho các thiên thần, chắc chắn các ngài cũng không dự phần vào, nhưng nếu các linh mục không dự phần vào, thì Phép Thánh Thể sẽ bị mai một, chính nhờ các vị dự phần vào mà bí tích này được duy trì”.
(3) Không ngạc nhiên gì, ít năm sau khi những sự kiện này được Nữ Tu Emmerich thuật lại, người hiệu đính có đọc trong ấn bản La Tinh cuốn Giáo Lý Rôma (Mayence, Muller), liên quan tới Bí Tích Thêm Sức, rằng theo tương truyền từ đời thánh giáo hoàng Fabianô, Chúa Giêsu, sau khi thiết lập Phép Thánh Thể, có dạy các Tông Đồ cách thức phải chuẩn bị Dầu Thánh Hiến như thế nào. Ở đoạn 54 thư thứ hai gửi các giám mục Đông Phương của mình, vị giáo hoàng này minh nhiên nói rằng: “Các vị tiền nhiệm của tôi đã tiếp nhận từ các Tông Đồ và truyền lại cho chúng tôi rằng Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Thế của chúng ta, sau khi cử hành Bữa Tối Sau Cùng với các Tông Đồ và rửa chân cho họ, đã dạy họ phải chuẩn bị Dầu Thánh Hiến ra sao”.
Top Stories
Philippines: L’Eglise catholique tente de sauver le processus de paix en cours sur l’île de Mindanao
Eglises d'Asie
09:34 06/04/2011
Le 5 avril dernier, Mgr Jose Colin Bagaforo, évêque auxiliaire de l’archidiocèse de Cotabato, a appelé le gouvernement à une résolution immédiate des conflits armés dans la province de Maguindanao, située dans la Région autonome musulmane de Mindanao (ARMM). Au moins onze personnes ont été tuées dimanche 3 avril, lors d’un affrontement entre des membres du Front moro de libération islamique (MILF) (1)...
... et les milices du gouverneur de Maguindanao, Esmael « Toto » Mangudadatu. Le mouvement indépendantiste a déclaré avoir voulu défendre les habitants contre l’armée privée du gouverneur qui se livrait au pillage (2). L’armée fédérale a été déployée dans la région, et près de 200 familles ont été évacuées dans des camps du gouvernement.
Depuis plus de quarante ans, cette région du sud philippin, où se trouve une grande partie de la minorité musulmane de l’archipel, vit dans un climat de guerre civile permanent, entrecoupé de cessez-le-feu éphémères suivis de massacres interreligieux et de règlements de comptes entre clans rivaux. Outre les groupes armés se réclamant du MILF, l’armée philippine y combat le groupuscule Abu Sayyaf, proche d’Al-Qaeda, la Nouvelle armée du peuple (communiste) ainsi que divers groupes évoluant à la lisière du terrorisme et du grand banditisme. Des armées privées commanditées par les clans puissants de l’île multiplient parallèlement les vendettas, renforçant l’insécurité à Mindanao, en particulier dans l’enclave de l’ARMM.
« Nous invitons les autorités de Maguindanao à envisager toutes les solutions pour éviter l’escalade de la violence », a demandé Mgr Bagaforo, soulignant que le processus de paix qui était à nouveau en bonne voie risquait une nouvelle fois d’être rompu, déjà fragilisé par le contexte du procès en cours des responsables du massacre de Maguindanao (3) et des prochaines élections dans la région autonome musulmane.
Le 14 mars dernier, Teresita Quintos-Deles affirmait pourtant que « le processus de paix n’avait jamais connu d’avancées aussi importantes » depuis qu’il avait été relancé officiellement en 2009. La responsable auprès du gouvernement du processus de paix avait déclaré qu’un calendrier avait été fixé, échelonnant sur dix-huit mois les échanges entre les parties afin de réaliser les ajustements juridiques et constitutionnels nécessaires, le désarmement des troupes rebelles étant envisagé pour l’été 2012.
Une grande étape semblait également avoir été franchie le 30 mars dernier, lors d’une rencontre à Davao City entre les chefs rebelles moro et les évêques catholiques qualifiée d’« historique » par Mgr Orlando Quevedo, archevêque de Cotabato et président de la Conférence des évêques et des oulémas (BUC) (4). Les leaders du MILF mènent, depuis le 6 mars, une série de consultations des différentes parties impliquées dans le processus de paix afin d’« expliquer la question de l’identité moro » et de les convaincre de les soutenir dans leur projet d’un Etat islamique à Mindanao.
Cette rencontre au sommet avait été organisée par le Mindanao Peoples Caucus (MPC), un rassemblement de différents mouvements aborigènes, chrétiens, bangsamoro (moro) et musulmans, en faveur de la paix. Créé en 2001 et travaillant en étroite collaboration avec la Conférence des évêques et des oulémas, ce réseau a déjà participé de façon active à plusieurs cessez-le-feu et à l’organisation de pourparlers entre les parties.
Aux évêques de Mindanao qui l’interrogeaient sur l’épineuse question du « domaine ancestral », principale pierre d’achoppement entre Manille et le MILF (5), Mohagner Iqbal Mohagner Iqbal, chargé des négociations de paix pour le MILF, a répondu que les institutions de l’Eglise catholique seraient respectées et qu’aucune terre appartenant aux chrétiens ne serait confisquée si les négociations de paix avec le gouvernement aboutissaient.
Lorsque la Cour suprême avait rejeté en août 2008 le Memorandum of Agreement on Ancestral Domain (MOA), projet qui devait donner naissance à un Etat islamique bangsamoro, des chrétiens avaient été tués, des maisons brûlées et des biens saisis par des groupes du MILF. « Ne craignez pas pour vos diocèses, nos revendications ne concernent pas les propriétés et les institutions d’Eglise », a assuré encore Datu Michael Mastura, ancien député et actuellement membre du comité de négociation pour la paix du MILF, à Mgr Orlando dont le diocèse avait particulièrement souffert des violences de 2008 et qui relayait l’inquiétude de ses fidèles.
Mgr Fernando Capalla, archevêque de Davao, a quant à lui interrogé les représentants du MILF sur l’organisation des pouvoirs exécutif, judiciaire et administratif au sein du futur Etat Bangsamoro, notamment sur l’éventuelle application de la charia, sur la liberté de culte, d’association et de religion. Il a également demandé des éclaircissements au sujet de la proposition du MILF d’ériger un « mémorial aux victimes de la violence », soulignant que les victimes appartenaient aux deux communautés. Mohagner Iqbal a répondu qu’il fallait comprendre ce mémorial comme un symbole de « réconciliation post-conflit » dans le cadre d’un processus de guérison pour des peuples qui avaient longtemps souffert.
A l’issue de ces échanges, Mgr Orlando Quevedo a tenu à préciser : « Ill s’agissait d’une « consultation », et non d’accepter ou de refuser des dispositions particulières. Nous étions là, évêques, avant tout pour écouter et faire des observations. »
(1) Le MILF (Front moro de libération islamique) a repris le flambeau de la lutte pour l’autonomie des populations musulmanes de Mindanao, après la paix signée en 1996 entre Manille et le MNLF (Front moro de libération nationale). La guerre civile, commencée dans les années 1960, entre les rebelles moro et l’armée philippine aurait plus 160 000 morts. Voir EDA 409, 490, 491, 501 (‘Pour approfondir’ : « Mindanao : la paix insaisissable »), 511, 518, 519, 520, 521, 527, 534, 535
(2) La province de Maguindanao est l’une des plus affectées par le phénomène des armées privées (on en dénombrerait 132 dans le pays), dépendant de personnalités politiques locales, officiellement afin de défendre la population contre les groupes terroristes de la région. Le massacre de Maguindanao en novembre 2009 a relancé la polémique sur l’impunité des clans qui entretiennent ces milices, souvent protégés par le gouvernement, à l’époque, la présidente Gloria Arroyo.
(3) Le 23 novembre 2009, 57 personnes, dont plusieurs femmes et de nombreux journalistes, étaient massacrées dans une embuscade tendue par une centaine d’hommes armés, à la solde de la puissante famille Ampatuan, alliée de la présidente Arroyo, dont l’un des membres était gouverneur de la Région autonome musulmane de Mindanao. Les victimes appartenaient au clan rival et venaient déposer la candidature de Datu Ismail Mangudadatu au poste de gouverneur de la province de Maguindanao. Le principal inculpé Andal Ampatuan Jr. est actuellement jugé pour meurtre ainsi qu’une centaine d’autres personnes.
(4) La Conférence des évêques et des oulémas est l’héritière du Forum des évêques et des oulémas, créé en 1996 pour instaurer un dialogue islamo-chrétien à Mindanao. La Conférence, qui mène ses activités en coordination avec Manille, organise régulièrement des consultations (Konsult Mindanaw) avec les communautés locales. Aujourd’hui, elle réunit 24 évêques catholiques, 18 pasteurs et évêques protestants et 26 responsables religieux musulmans. Voir EDA 405 (‘Dossiers et documents’ : « Une expérience de dialogue islamo-chrétien aux Philippines : la Conférence des évêques et des oulémas » par le P. Michel de Gigord, MEP), 505, 525
(5) Le « domaine ancestral » désigne le territoire qui serait concédé à la Région autonome musulmane de Mindanao créée en 1990, une fois élargie aux communautés qui la rejoindraient afin de créer l’« Entité juridique Bangsamoro » (BJE). En 2003, une trêve des combats avait été signée entre Manille et le MILF, le gouvernement philippin ayant reconnu au MILF « le droit à l’autodétermination » dans le sud-ouest de l’île de Mindanao. Manille avait accepté un préaccord fixant les modalités de la future Région autonome musulmane, le « Memorandum of Agreement on Ancestral Domain » (MOA-AD), texte qui n’a finalement jamais été signé, la Cour suprême ayant décrété qu’il était inconstitutionnel le 5 août 2008. Une décision qui avait déclenché une vague de violence contre les chrétiens et l’exode de plus de 600 000 personnes.
(Source: Eglises d'Asie, 6 avril 2011)
... et les milices du gouverneur de Maguindanao, Esmael « Toto » Mangudadatu. Le mouvement indépendantiste a déclaré avoir voulu défendre les habitants contre l’armée privée du gouverneur qui se livrait au pillage (2). L’armée fédérale a été déployée dans la région, et près de 200 familles ont été évacuées dans des camps du gouvernement.
Depuis plus de quarante ans, cette région du sud philippin, où se trouve une grande partie de la minorité musulmane de l’archipel, vit dans un climat de guerre civile permanent, entrecoupé de cessez-le-feu éphémères suivis de massacres interreligieux et de règlements de comptes entre clans rivaux. Outre les groupes armés se réclamant du MILF, l’armée philippine y combat le groupuscule Abu Sayyaf, proche d’Al-Qaeda, la Nouvelle armée du peuple (communiste) ainsi que divers groupes évoluant à la lisière du terrorisme et du grand banditisme. Des armées privées commanditées par les clans puissants de l’île multiplient parallèlement les vendettas, renforçant l’insécurité à Mindanao, en particulier dans l’enclave de l’ARMM.
« Nous invitons les autorités de Maguindanao à envisager toutes les solutions pour éviter l’escalade de la violence », a demandé Mgr Bagaforo, soulignant que le processus de paix qui était à nouveau en bonne voie risquait une nouvelle fois d’être rompu, déjà fragilisé par le contexte du procès en cours des responsables du massacre de Maguindanao (3) et des prochaines élections dans la région autonome musulmane.
Le 14 mars dernier, Teresita Quintos-Deles affirmait pourtant que « le processus de paix n’avait jamais connu d’avancées aussi importantes » depuis qu’il avait été relancé officiellement en 2009. La responsable auprès du gouvernement du processus de paix avait déclaré qu’un calendrier avait été fixé, échelonnant sur dix-huit mois les échanges entre les parties afin de réaliser les ajustements juridiques et constitutionnels nécessaires, le désarmement des troupes rebelles étant envisagé pour l’été 2012.
Une grande étape semblait également avoir été franchie le 30 mars dernier, lors d’une rencontre à Davao City entre les chefs rebelles moro et les évêques catholiques qualifiée d’« historique » par Mgr Orlando Quevedo, archevêque de Cotabato et président de la Conférence des évêques et des oulémas (BUC) (4). Les leaders du MILF mènent, depuis le 6 mars, une série de consultations des différentes parties impliquées dans le processus de paix afin d’« expliquer la question de l’identité moro » et de les convaincre de les soutenir dans leur projet d’un Etat islamique à Mindanao.
Cette rencontre au sommet avait été organisée par le Mindanao Peoples Caucus (MPC), un rassemblement de différents mouvements aborigènes, chrétiens, bangsamoro (moro) et musulmans, en faveur de la paix. Créé en 2001 et travaillant en étroite collaboration avec la Conférence des évêques et des oulémas, ce réseau a déjà participé de façon active à plusieurs cessez-le-feu et à l’organisation de pourparlers entre les parties.
Aux évêques de Mindanao qui l’interrogeaient sur l’épineuse question du « domaine ancestral », principale pierre d’achoppement entre Manille et le MILF (5), Mohagner Iqbal Mohagner Iqbal, chargé des négociations de paix pour le MILF, a répondu que les institutions de l’Eglise catholique seraient respectées et qu’aucune terre appartenant aux chrétiens ne serait confisquée si les négociations de paix avec le gouvernement aboutissaient.
Lorsque la Cour suprême avait rejeté en août 2008 le Memorandum of Agreement on Ancestral Domain (MOA), projet qui devait donner naissance à un Etat islamique bangsamoro, des chrétiens avaient été tués, des maisons brûlées et des biens saisis par des groupes du MILF. « Ne craignez pas pour vos diocèses, nos revendications ne concernent pas les propriétés et les institutions d’Eglise », a assuré encore Datu Michael Mastura, ancien député et actuellement membre du comité de négociation pour la paix du MILF, à Mgr Orlando dont le diocèse avait particulièrement souffert des violences de 2008 et qui relayait l’inquiétude de ses fidèles.
Mgr Fernando Capalla, archevêque de Davao, a quant à lui interrogé les représentants du MILF sur l’organisation des pouvoirs exécutif, judiciaire et administratif au sein du futur Etat Bangsamoro, notamment sur l’éventuelle application de la charia, sur la liberté de culte, d’association et de religion. Il a également demandé des éclaircissements au sujet de la proposition du MILF d’ériger un « mémorial aux victimes de la violence », soulignant que les victimes appartenaient aux deux communautés. Mohagner Iqbal a répondu qu’il fallait comprendre ce mémorial comme un symbole de « réconciliation post-conflit » dans le cadre d’un processus de guérison pour des peuples qui avaient longtemps souffert.
A l’issue de ces échanges, Mgr Orlando Quevedo a tenu à préciser : « Ill s’agissait d’une « consultation », et non d’accepter ou de refuser des dispositions particulières. Nous étions là, évêques, avant tout pour écouter et faire des observations. »
(1) Le MILF (Front moro de libération islamique) a repris le flambeau de la lutte pour l’autonomie des populations musulmanes de Mindanao, après la paix signée en 1996 entre Manille et le MNLF (Front moro de libération nationale). La guerre civile, commencée dans les années 1960, entre les rebelles moro et l’armée philippine aurait plus 160 000 morts. Voir EDA 409, 490, 491, 501 (‘Pour approfondir’ : « Mindanao : la paix insaisissable »), 511, 518, 519, 520, 521, 527, 534, 535
(2) La province de Maguindanao est l’une des plus affectées par le phénomène des armées privées (on en dénombrerait 132 dans le pays), dépendant de personnalités politiques locales, officiellement afin de défendre la population contre les groupes terroristes de la région. Le massacre de Maguindanao en novembre 2009 a relancé la polémique sur l’impunité des clans qui entretiennent ces milices, souvent protégés par le gouvernement, à l’époque, la présidente Gloria Arroyo.
(3) Le 23 novembre 2009, 57 personnes, dont plusieurs femmes et de nombreux journalistes, étaient massacrées dans une embuscade tendue par une centaine d’hommes armés, à la solde de la puissante famille Ampatuan, alliée de la présidente Arroyo, dont l’un des membres était gouverneur de la Région autonome musulmane de Mindanao. Les victimes appartenaient au clan rival et venaient déposer la candidature de Datu Ismail Mangudadatu au poste de gouverneur de la province de Maguindanao. Le principal inculpé Andal Ampatuan Jr. est actuellement jugé pour meurtre ainsi qu’une centaine d’autres personnes.
(4) La Conférence des évêques et des oulémas est l’héritière du Forum des évêques et des oulémas, créé en 1996 pour instaurer un dialogue islamo-chrétien à Mindanao. La Conférence, qui mène ses activités en coordination avec Manille, organise régulièrement des consultations (Konsult Mindanaw) avec les communautés locales. Aujourd’hui, elle réunit 24 évêques catholiques, 18 pasteurs et évêques protestants et 26 responsables religieux musulmans. Voir EDA 405 (‘Dossiers et documents’ : « Une expérience de dialogue islamo-chrétien aux Philippines : la Conférence des évêques et des oulémas » par le P. Michel de Gigord, MEP), 505, 525
(5) Le « domaine ancestral » désigne le territoire qui serait concédé à la Région autonome musulmane de Mindanao créée en 1990, une fois élargie aux communautés qui la rejoindraient afin de créer l’« Entité juridique Bangsamoro » (BJE). En 2003, une trêve des combats avait été signée entre Manille et le MILF, le gouvernement philippin ayant reconnu au MILF « le droit à l’autodétermination » dans le sud-ouest de l’île de Mindanao. Manille avait accepté un préaccord fixant les modalités de la future Région autonome musulmane, le « Memorandum of Agreement on Ancestral Domain » (MOA-AD), texte qui n’a finalement jamais été signé, la Cour suprême ayant décrété qu’il était inconstitutionnel le 5 août 2008. Une décision qui avait déclenché une vague de violence contre les chrétiens et l’exode de plus de 600 000 personnes.
(Source: Eglises d'Asie, 6 avril 2011)
Philippines: L’Eglise catholique s’inquiète du sort de travailleurs philippins pris au piège des combats en Libye
Eglises d'Asie
09:43 06/04/2011
Tandis que la situation à Misrata, troisième ville de Libye, située à 210 km à l’est de la capitale Tripoli, bastion du régime Kadhafi, reste incertaine, les troupes loyalistes bombardant sans relâche cette ville tenue par les insurgés anti-Kadhafi, l’Eglise catholique s’inquiète du sort des populations civiles, notamment des travailleurs migrants philippins dont les dernières nouvelles remontent au 14 mars dernier.
Dans le conflit qui déchire la Libye actuellement, les travailleurs étrangers, très nombreux, ont pour une grande partie d’entre eux fui le pays. Les gouvernements chinois et sud-coréens ont ainsi organisé des évacuations massives, la Chine populaire ayant fait sortir de Libye près de 35 000 de ses ressortissants. Le gouvernement philippin est, quant à lui, parvenu à faire sortir 12 000 de ses ressortissants du pays, les chiffres officiels avant le conflit faisant état de la présence de 26 000 Philippins dans le pays, voire de 32 000 selon la Croix-Rouge. Une des difficultés de ces évacuations tient au fait que les travailleurs étrangers sont le plus souvent sans passeport, celui-ci étant généralement entre les mains de leurs employeurs ou des autorités locales.
De Tripoli, le P. Allan Jose Arcebuche, franciscain philippin, vicaire à la paroisse San Francisco, tente de suivre la situation à Misrata malgré la rupture des communications avec cette ville. Il est sans nouvelles d’au moins 40 travailleurs philippins, dont 25 enseignants, six employés d’une société métallurgique, huit d’une fabrique de yaourts, et une dizaine d’infirmières, l’une d’elles étant enceinte. Il s’inquiète d’informations, impossibles à recouper, selon lesquelles des Philippins seraient utilisés comme boucliers humains ou auraient été rassemblés de manière à servir d’otages. Envoyée par l’ambassade des Philippines à Tripoli, une équipe a tenté d’approcher la ville afin d’en savoir plus mais les combats qui font rage l’en ont empêché.
Depuis Manille, le 5 avril, le ministère philippin des Affaires étrangères a confirmé que des infirmières étaient prises au piège dans Misrata. Migrante International, une ONG de soutien aux Philippins expatriés, a affirmé que, selon ses informations, des infirmières philippines avaient été réquisitionnées par des forces armées, sans plus de précision. Selon Garry Martinez, il resterait quelque 15 000 travailleurs philippins en Libye, dont 4 000 sont à Tripoli. La plupart seraient livrés à eux-mêmes, leurs employeurs étrangers ayant quitté le pays en les laissant sur place.
A Tripoli, le P. Hermilo Vilason, aumônier des Philippins, témoigne du fait que de nombreux Philippins ont trouvé refuge dans la cathédrale du vicariat apostolique de Tripoli. Depuis plus d’un mois, ils campent à l’intérieur du lieu de culte, craignant pour leur sécurité à l’extérieur de l’enceinte de la cathédrale. Mgr Giovanni Innocenzo Martinelli, vicaire apostolique de Tripoli, les réconforte en leur demandant de prier pour eux et la Libye.
Que ce soit dans les villes tenues par les forces pro-Kadhafi ou dans les villes tenues par les insurgés, les responsables de l’Eglise locale témoignent du respect dont jouissent les infirmières et le personnel hospitalier philippins qui ont choisi de ne pas quitter le pays. Selon le P. Allan Arcebuche, les infirmières philippines font figure d’« héroïnes » pour les Libyens. « En choisissant de rester dans les hôpitaux auprès de leurs patients, elles ont gagné le respect de nombreux Libyens », rapporte le prêtre, qui souligne qu’au cas où le personnel soignant philippin choisirait de partir, de nombreux hôpitaux seraient contraints de fermer. Pour les Philippins, le respect ainsi gagné leur vaut un certain degré de protection, estime-t-il encore.
(Source: Eglises d'Asie, 6 avril 2011)
Dans le conflit qui déchire la Libye actuellement, les travailleurs étrangers, très nombreux, ont pour une grande partie d’entre eux fui le pays. Les gouvernements chinois et sud-coréens ont ainsi organisé des évacuations massives, la Chine populaire ayant fait sortir de Libye près de 35 000 de ses ressortissants. Le gouvernement philippin est, quant à lui, parvenu à faire sortir 12 000 de ses ressortissants du pays, les chiffres officiels avant le conflit faisant état de la présence de 26 000 Philippins dans le pays, voire de 32 000 selon la Croix-Rouge. Une des difficultés de ces évacuations tient au fait que les travailleurs étrangers sont le plus souvent sans passeport, celui-ci étant généralement entre les mains de leurs employeurs ou des autorités locales.
De Tripoli, le P. Allan Jose Arcebuche, franciscain philippin, vicaire à la paroisse San Francisco, tente de suivre la situation à Misrata malgré la rupture des communications avec cette ville. Il est sans nouvelles d’au moins 40 travailleurs philippins, dont 25 enseignants, six employés d’une société métallurgique, huit d’une fabrique de yaourts, et une dizaine d’infirmières, l’une d’elles étant enceinte. Il s’inquiète d’informations, impossibles à recouper, selon lesquelles des Philippins seraient utilisés comme boucliers humains ou auraient été rassemblés de manière à servir d’otages. Envoyée par l’ambassade des Philippines à Tripoli, une équipe a tenté d’approcher la ville afin d’en savoir plus mais les combats qui font rage l’en ont empêché.
Depuis Manille, le 5 avril, le ministère philippin des Affaires étrangères a confirmé que des infirmières étaient prises au piège dans Misrata. Migrante International, une ONG de soutien aux Philippins expatriés, a affirmé que, selon ses informations, des infirmières philippines avaient été réquisitionnées par des forces armées, sans plus de précision. Selon Garry Martinez, il resterait quelque 15 000 travailleurs philippins en Libye, dont 4 000 sont à Tripoli. La plupart seraient livrés à eux-mêmes, leurs employeurs étrangers ayant quitté le pays en les laissant sur place.
A Tripoli, le P. Hermilo Vilason, aumônier des Philippins, témoigne du fait que de nombreux Philippins ont trouvé refuge dans la cathédrale du vicariat apostolique de Tripoli. Depuis plus d’un mois, ils campent à l’intérieur du lieu de culte, craignant pour leur sécurité à l’extérieur de l’enceinte de la cathédrale. Mgr Giovanni Innocenzo Martinelli, vicaire apostolique de Tripoli, les réconforte en leur demandant de prier pour eux et la Libye.
Que ce soit dans les villes tenues par les forces pro-Kadhafi ou dans les villes tenues par les insurgés, les responsables de l’Eglise locale témoignent du respect dont jouissent les infirmières et le personnel hospitalier philippins qui ont choisi de ne pas quitter le pays. Selon le P. Allan Arcebuche, les infirmières philippines font figure d’« héroïnes » pour les Libyens. « En choisissant de rester dans les hôpitaux auprès de leurs patients, elles ont gagné le respect de nombreux Libyens », rapporte le prêtre, qui souligne qu’au cas où le personnel soignant philippin choisirait de partir, de nombreux hôpitaux seraient contraints de fermer. Pour les Philippins, le respect ainsi gagné leur vaut un certain degré de protection, estime-t-il encore.
(Source: Eglises d'Asie, 6 avril 2011)
Seminarians in Vietnam forced to take courses on how to obey and protect the Communist party
Kelly-Ann Nguyen
23:35 06/04/2011
Seminarians in Vietnam are forced to take courses on how to obey and protect the Communist party at a time of growing criticism towards the current system, State media report.
On April 6, the newspaper Dai Doan Ket (Great Unity), voice of the so-called Vietnam’s Father Front, reports that “191 seminarians of St. Quy Major Seminary in Can Tho province have started in a pilot program on national security policies which is expected to last up to May 8”.
“These seminarians will learn about the viewpoints, outlooks and policies of the Communist party and the State on how national security is built, and on Party’s religious policies” said the mouthpiece of a powerful “patriotic” organization affiliated with the Communist Party. In more details, these priestly candidates who are trained in one of the largest seminaries in Vietnam will "study responsibilities of Catholic clergy to prevent and breakup any attempts of hostile forces to overthrow the government through riots and social upheavals or through ‘peaceful evolution’” - a term exclusively used by Vietnamese leadership and State media which many view as the reflection of their fear that closer ties to the West might unleash forces of political liberalization that the ruling communist party can no longer control.
In recent years, Vietnam government has slowly relaxed its restrictions on the number of seminarians. Since 2005, St. Joseph Major Seminary in Hanoi has been able to recruit annually instead of every three or two years. St. Joseph Major Seminary in Saigon, reopened in 1986 after being closed for 11 years, has shared the same “privilege” since 2007. Latest statistical figures in 2009 showed that the number of major seminarians studying at the six major seminaries of the country had jumped from 1,580 in 2002 to 2,186 in 2009.
However, the government keeps close eyes on the priestly formation program; and has repeatedly rudely interfered in all aspects of the training process.
For decades, seminarians in Vietnam have been forced to learn Marxist-Leninism as a mandatory subject. Before being ordained as a Catholic priest, certain civil requirements must be met first, including qualifications on Marxist Philosophy and the History of Vietnam Communist Party. A tough requirement of a politically background clearance is still a must. The state also interferes arbitrarily with the process of priest appointments.
In wake of Vietnam government's attempts to force Catholic clergy to enthusiastically obey and protect the regime, Catholics in Vietnam are heeding Cardinal Joseph Zen Zekiun's warnings published on AsiaNews on April 1.
The article titled “Card. Zen’s anger over Fr. Heyndrickx and Propaganda Fide’s ‘dialogue at all costs’” was translated into Vietnamese and posted on most Catholic Websites of dioceses and other ecclesiastical organizations.
It has become increasingly obvious that Vietnam has slavishly copied China’s religious policies. The Church in Vietnam, therefore, has faced many similar challenges as those in China. Typically, the atheist government often “rudely slams the door in the face of their all-too-gentle interlocutors” rejecting any channels of dialogue with ecclesiastics of the country, except through the medium of those in the Vietnam Committee for Catholic Solidarity who are often willing to – as in the words of the former bishop of Hong Kong- “renounce the principles of our faith and our basic ecclesiastical discipline” just to please Hanoi Government.
On April 6, the newspaper Dai Doan Ket (Great Unity), voice of the so-called Vietnam’s Father Front, reports that “191 seminarians of St. Quy Major Seminary in Can Tho province have started in a pilot program on national security policies which is expected to last up to May 8”.
“These seminarians will learn about the viewpoints, outlooks and policies of the Communist party and the State on how national security is built, and on Party’s religious policies” said the mouthpiece of a powerful “patriotic” organization affiliated with the Communist Party. In more details, these priestly candidates who are trained in one of the largest seminaries in Vietnam will "study responsibilities of Catholic clergy to prevent and breakup any attempts of hostile forces to overthrow the government through riots and social upheavals or through ‘peaceful evolution’” - a term exclusively used by Vietnamese leadership and State media which many view as the reflection of their fear that closer ties to the West might unleash forces of political liberalization that the ruling communist party can no longer control.
In recent years, Vietnam government has slowly relaxed its restrictions on the number of seminarians. Since 2005, St. Joseph Major Seminary in Hanoi has been able to recruit annually instead of every three or two years. St. Joseph Major Seminary in Saigon, reopened in 1986 after being closed for 11 years, has shared the same “privilege” since 2007. Latest statistical figures in 2009 showed that the number of major seminarians studying at the six major seminaries of the country had jumped from 1,580 in 2002 to 2,186 in 2009.
However, the government keeps close eyes on the priestly formation program; and has repeatedly rudely interfered in all aspects of the training process.
For decades, seminarians in Vietnam have been forced to learn Marxist-Leninism as a mandatory subject. Before being ordained as a Catholic priest, certain civil requirements must be met first, including qualifications on Marxist Philosophy and the History of Vietnam Communist Party. A tough requirement of a politically background clearance is still a must. The state also interferes arbitrarily with the process of priest appointments.
In wake of Vietnam government's attempts to force Catholic clergy to enthusiastically obey and protect the regime, Catholics in Vietnam are heeding Cardinal Joseph Zen Zekiun's warnings published on AsiaNews on April 1.
The article titled “Card. Zen’s anger over Fr. Heyndrickx and Propaganda Fide’s ‘dialogue at all costs’” was translated into Vietnamese and posted on most Catholic Websites of dioceses and other ecclesiastical organizations.
It has become increasingly obvious that Vietnam has slavishly copied China’s religious policies. The Church in Vietnam, therefore, has faced many similar challenges as those in China. Typically, the atheist government often “rudely slams the door in the face of their all-too-gentle interlocutors” rejecting any channels of dialogue with ecclesiastics of the country, except through the medium of those in the Vietnam Committee for Catholic Solidarity who are often willing to – as in the words of the former bishop of Hong Kong- “renounce the principles of our faith and our basic ecclesiastical discipline” just to please Hanoi Government.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo họ Vinh Sơn, Hố Nai, mừng lễ thánh Quan thầy Vicentê
Giuse Khổng Hữu Nguồn
09:40 06/04/2011
HỐI NAI - Chiều thứ Ba 05.4.2011 Giáo họ Vinh Sơn xứ Bắc Hải Hạt Hố Nai long trọng tổ chức kiệu rước và thánh lễ mừng kính thánh Vicente quan thầy.
Xem hình ảnh
Cùng dâng lễ đồng tế với cha Đaminh Trần Xuân Thảo, quản hạt Hố Nai là quý cha trong ngoài hạt, tham dự lễ có đông đảo quý tu sĩ nam nữ, quý cộng đoàn gần xa trong ngoài xứ Bắc Hải.
Khác mấy ngày trước, chiều nay trời u ám bởi những đám mây đen phủ kín tứ bề, nhưng không mưa, tiết trời mát mẻ giúp cộng đoàn tham dự thánh lễ trang nghiêm trật tự sốt sắng.
Đúng 17 giờ hơn là cuộc rước xương thánh và tượng thánh Vicente từ nhà thờ giáo xứ về nguyện đường giáo họ Vinh Sơn, trong khung cảnh rộn ràng cờ hoa đèn điện, tiếng trống tiếng kèn cùng đoàn rước đồng phục theo giới theo đoàn hội của mình, và trông vui mắt là các em bé xinh xinh mặc tu phục Dòng Đaminh Minh tay cầm bông huệ trắng hân hoan bước theo đoàn rước.
Mở đầu thánh lễ, cha Đaminh Bùi Văn Án chánh xứ Bắc Hải thay lời cộng đoàn giáo xứ dâng lời chào mừng cha quản hạt, quý cha, quý tu sĩ, và ngài rất vui mừng trước sự hiện diện cả một rừng người trong dịp lễ mừng thánh Vicente quan thầy giáo họ Vinh Sơn hôm nay, liền sau lời chào mừng của cha xứ là vang dội tràng pháo tay của cộng đoàn.
Cha Phero Phạm Duy Liễm chánh xứ Ninh Phát, bằng chất giọng nhẹ nhàng gần gũi đầy thánh thiện, ngài giảng giải giúp cộng đoàn hiểu rõ hơn tài đức của Thánh nhân, ngài động viên mọi người nam phụ lão ấu đều có thể học nơi Ông Thánh sự nhiệt thành tông đồ phụng sự Thiên Chúa và cứu rỗi các linh hồn.
Trước khi nhận phép lành cuối lễ, cộng đoàn chú ý lắng nghe lời giáo huấn của cha quản hạt Hố Nai, Ngài thao thức chia sẻ với cộng đoàn về tình trạng còn nhiều giáo dân tham dự các lễ ngày Chúa nhật cách hời hợt, chiếu lệ, ngồi gốc cây, hay lề đường, thậm chí là nói chuyện điện thoại, hút thuốc lá trong khi tham dự thánh lễ.
Ngài kêu gọi mọi người hãy tham dự thánh lễ Chúa nhật tại giáo xứ của mình, để hiệp thông với cộng đoàn, nắm bắt được các thông tin sinh hoạt trong giáo xứ của mình, cũng như Ngài mời gọi mọi người, mọi gia đình các thành phần, các nhóm sống đạo hãy duy trì các giờ kinh chung trong gia đình, nghe đọc suy niệm lời Chúa hàng ngày.
Buổi lễ được diễn ra cách hết sức tốt đẹp, bởi có sự chuẩn bị chu đáo của mọi người mọi gia đình trong giáo họ Vinh Sơn.
Mừng lễ hôm nay, Giáo họ Vinh Sơn muốn gởi đến cộng đoàn tinh thần muốn trùng tu đền thánh Vicente, với lòng khát khao tinh thần quảng đại vật chất, lời cầu nguyện và hiệp nhất để đền thánh được khang trang, xinh đẹp và danh Chúa được rạng sang.
Giuse Khổng Hữu Nguồn
Xem hình ảnh
Cùng dâng lễ đồng tế với cha Đaminh Trần Xuân Thảo, quản hạt Hố Nai là quý cha trong ngoài hạt, tham dự lễ có đông đảo quý tu sĩ nam nữ, quý cộng đoàn gần xa trong ngoài xứ Bắc Hải.
Khác mấy ngày trước, chiều nay trời u ám bởi những đám mây đen phủ kín tứ bề, nhưng không mưa, tiết trời mát mẻ giúp cộng đoàn tham dự thánh lễ trang nghiêm trật tự sốt sắng.
Đúng 17 giờ hơn là cuộc rước xương thánh và tượng thánh Vicente từ nhà thờ giáo xứ về nguyện đường giáo họ Vinh Sơn, trong khung cảnh rộn ràng cờ hoa đèn điện, tiếng trống tiếng kèn cùng đoàn rước đồng phục theo giới theo đoàn hội của mình, và trông vui mắt là các em bé xinh xinh mặc tu phục Dòng Đaminh Minh tay cầm bông huệ trắng hân hoan bước theo đoàn rước.
Mở đầu thánh lễ, cha Đaminh Bùi Văn Án chánh xứ Bắc Hải thay lời cộng đoàn giáo xứ dâng lời chào mừng cha quản hạt, quý cha, quý tu sĩ, và ngài rất vui mừng trước sự hiện diện cả một rừng người trong dịp lễ mừng thánh Vicente quan thầy giáo họ Vinh Sơn hôm nay, liền sau lời chào mừng của cha xứ là vang dội tràng pháo tay của cộng đoàn.
Cha Phero Phạm Duy Liễm chánh xứ Ninh Phát, bằng chất giọng nhẹ nhàng gần gũi đầy thánh thiện, ngài giảng giải giúp cộng đoàn hiểu rõ hơn tài đức của Thánh nhân, ngài động viên mọi người nam phụ lão ấu đều có thể học nơi Ông Thánh sự nhiệt thành tông đồ phụng sự Thiên Chúa và cứu rỗi các linh hồn.
Trước khi nhận phép lành cuối lễ, cộng đoàn chú ý lắng nghe lời giáo huấn của cha quản hạt Hố Nai, Ngài thao thức chia sẻ với cộng đoàn về tình trạng còn nhiều giáo dân tham dự các lễ ngày Chúa nhật cách hời hợt, chiếu lệ, ngồi gốc cây, hay lề đường, thậm chí là nói chuyện điện thoại, hút thuốc lá trong khi tham dự thánh lễ.
Ngài kêu gọi mọi người hãy tham dự thánh lễ Chúa nhật tại giáo xứ của mình, để hiệp thông với cộng đoàn, nắm bắt được các thông tin sinh hoạt trong giáo xứ của mình, cũng như Ngài mời gọi mọi người, mọi gia đình các thành phần, các nhóm sống đạo hãy duy trì các giờ kinh chung trong gia đình, nghe đọc suy niệm lời Chúa hàng ngày.
Buổi lễ được diễn ra cách hết sức tốt đẹp, bởi có sự chuẩn bị chu đáo của mọi người mọi gia đình trong giáo họ Vinh Sơn.
Mừng lễ hôm nay, Giáo họ Vinh Sơn muốn gởi đến cộng đoàn tinh thần muốn trùng tu đền thánh Vicente, với lòng khát khao tinh thần quảng đại vật chất, lời cầu nguyện và hiệp nhất để đền thánh được khang trang, xinh đẹp và danh Chúa được rạng sang.
Giuse Khổng Hữu Nguồn
Châu Sơn – mảnh đất Thánh, con người Thánh, tinh thần Thánh
J.B Lê Đình Nam
13:31 06/04/2011
Đôi dòng tâm sự sau những ngày tĩnh tâm tại Đan viện Xito – Châu Sơn của Cộng đoàn Giáo Phận Vinh tại Hà nội:
Một không gian yên tĩnh nhưng không trống vắng, một mảnh đất nhìn vắng bóng người nhưng màu mỡ, xanh tươi, một Đan viện rộng lớn với những con người nhỏ bé, đơn sơ nhưng đầy sức sống và chan chứa tình người… Đó là những gì mà tôi cảm nhận được khi đặt chân lên Đan viện Xito – mảnh đất Thánh, con người Thánh.
Mảnh đất mà nơi đây chứa đựng những con người đầy sức sống, đầy tình yêu thương và chan chứa tình người. Một mảnh đất mà người ta không thể nghĩ tới là chỉ có bàn tay của những Đan sĩ làm nên. Một mảnh đất mà sẽ không bao giờ quên đối với những ai đã đặt chân đến dù chỉ là một lần.
Có lẽ mỗi chúng ta sẽ đặt câu hỏi tại sao những Đan sĩ lại sống một cách vô vị như thế? Khi họ không tiếp xúc với thế giới bên ngoài, không tìm những giá trị mà cả thế giới đang vất vả kiếm tìm như tiền tài, danh vọng, địa vị … Mà cả cuộc đời họ chỉ gắn bó với cầu nguyện, chiêm niệm, lao động và học tập. Phải chăng họ đang lẫn tránh cuộc sống ở trần gian này?
Nhưng chúng ta thử hỏi lại mình xem tại sao chúng ta lại về đây? Tại sao chúng ta lại chọn nơi đây? Mà không phải là một khu du lịch, một nơi vui chơi giải trí hay một nơi nào đó?Chính cuộc sống của các Đan sĩ sẽ trả lời cho mỗi chúng ta. Chính nơi đây, nơi mảnh đất Thánh này họ đã, đang và sẽ đi tìm cái mục đích của cuộc đời mình, đó chính là Thiên Chúa – Thiên Chúa của Tình Yêu, của sự thật, của sự sống đời đời.
Cộng đoàn chúng ta chọn nơi đây không phải để nghĩ ngơi, để vui chơi, để giải trí nhưng chính chúng ta đang cần nơi đây, nơi mảnh đất này, Đan viện này để tìm lại chính mình, tìm kiếm Thiên Chúa và xác định mục đích của cuộc đời mỗi chúng ta. Chính nơi đây chúng ta mới có thể tìm được những giá trị đích thực, giá trị vĩnh cửu cho cuộc đời chúng ta. Mà những giá trị đó chúng ta sẽ không tìm được nơi thành phố nhộn nhịp, nơi giảng đường hay là nơi những thế lực mà mình đang có như quyền lực, địa vị, tiền của…
“ Chỉ có một điều cần thiết mà thôi, Maria đã chọn phần tốt nhất và không bị lấy đi ” ( Lc 10, 42). Chính những con người nơi Đan viện này đã hy sinh tất cả, từ bỏ tất cả đã chọn phần tốt nhất cho mình. Nhưng trái lại những cái họ hy sinh, từ bỏ thì lại là những cái mà hầu như mỗi con người hôm nay đang tìm kiếm, đang tranh dành dù có phải đánh đổi tất cả, , kể cả đạo đức và nhân phẩm của một con người.
Còn chúng ta thì sao? Chúng ta đã chọn phần tốt nhất cho mình chưa? Những gì chúng ta tìm kiếm được và sẽ kiếm tìm một ngày nào đó có bị lấy đi không? Sau 2 ngày tĩnh tâm, có lẽ phần nào đó có thể giúp ta trả lời được những câu hỏi trên và cũng qua đó chúng ta cũng cố được tinh thần, tăng thêm Thần Khí để lên đường kiếm tìm và chọn lựa những giá trị đích thực và vĩnh cửu cho cuộc sống mình.
Cầu chúc cho tất cả mọi người sau những ngày ý nghĩ tại Đan viện Châu Sơn, anh chị em sẽ tìm lại được chính mình, kiếm tìm được Thiên Chúa và chọn được phần tốt nhất mà không bị lấy đi. Chính cái chúng ta cho là vô vị, là điên khùng mà các Đan sĩ đang mãi kiếm tìm lại là phần tốt nhất, cho nên mỗi chúng ta hãy là một “Đan sĩ” nơi chốn Thành Đô, nơi giảng đường, nơi ta đang sống để luôn tìm kiếm cái cùng đích của đời mình đó chính là Thiên Chúa, nơi Ngài sẽ có tất cả và không ai lấy được.
Kiếm tìm và kết hợp với Thiên Chúa là phần tốt nhất, bền vững nhất và vĩnh cửu nhất. Để qua đó chính mỗi chúng ta “ trở nên tấm bánh bẻ ra cho muôn người ”. Chính cuộc sống chúng ta sẽ làm chứng cho Chúa ở chung quanh ta và thế giới này, một thế giới đầy tội lỗi, bất công, một thế giới đang đưa con người đến chỗ chết. Chính Thần Khí Ngài sẽ sống trong ta, hướng dẫn ta để chúng ta phần nào cứu vớt thế giới này tìm về sự thật, tìm về tình yêu mà những cái đó chỉ có một nơi duy nhất đó là Thiên Chúa chúng ta. Từ đó chúng ta có thể dõng dạc nói lên như Thánh Phaolo rằng: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20)
Trong đợt tĩnh tâm này con cũng xin gửi lời cám ơn đặc biệt tới Đức Tổng Giuse, Cha Simon Hòa đã giảng dạy, chia sẽ ân cần và tận tình cho con những điều tốt đẹp, giúp con định hướng được cuộc sống của mình. Con cũng xin cám ơn Quý Cha và Quý Thầy trong Đan viện đã tạo điều kiện và giúp con có những ngày tĩnh tâm ý nghĩa. Nguyện xin Chúa, qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria ban muôn ơn lành cho Đức Tổng Giuse, Quý Cha, Quý Thầy.
Ngày 7 – 4 - 2011
Một không gian yên tĩnh nhưng không trống vắng, một mảnh đất nhìn vắng bóng người nhưng màu mỡ, xanh tươi, một Đan viện rộng lớn với những con người nhỏ bé, đơn sơ nhưng đầy sức sống và chan chứa tình người… Đó là những gì mà tôi cảm nhận được khi đặt chân lên Đan viện Xito – mảnh đất Thánh, con người Thánh.
Có lẽ mỗi chúng ta sẽ đặt câu hỏi tại sao những Đan sĩ lại sống một cách vô vị như thế? Khi họ không tiếp xúc với thế giới bên ngoài, không tìm những giá trị mà cả thế giới đang vất vả kiếm tìm như tiền tài, danh vọng, địa vị … Mà cả cuộc đời họ chỉ gắn bó với cầu nguyện, chiêm niệm, lao động và học tập. Phải chăng họ đang lẫn tránh cuộc sống ở trần gian này?
Nhưng chúng ta thử hỏi lại mình xem tại sao chúng ta lại về đây? Tại sao chúng ta lại chọn nơi đây? Mà không phải là một khu du lịch, một nơi vui chơi giải trí hay một nơi nào đó?Chính cuộc sống của các Đan sĩ sẽ trả lời cho mỗi chúng ta. Chính nơi đây, nơi mảnh đất Thánh này họ đã, đang và sẽ đi tìm cái mục đích của cuộc đời mình, đó chính là Thiên Chúa – Thiên Chúa của Tình Yêu, của sự thật, của sự sống đời đời.
Cộng đoàn chúng ta chọn nơi đây không phải để nghĩ ngơi, để vui chơi, để giải trí nhưng chính chúng ta đang cần nơi đây, nơi mảnh đất này, Đan viện này để tìm lại chính mình, tìm kiếm Thiên Chúa và xác định mục đích của cuộc đời mỗi chúng ta. Chính nơi đây chúng ta mới có thể tìm được những giá trị đích thực, giá trị vĩnh cửu cho cuộc đời chúng ta. Mà những giá trị đó chúng ta sẽ không tìm được nơi thành phố nhộn nhịp, nơi giảng đường hay là nơi những thế lực mà mình đang có như quyền lực, địa vị, tiền của…
“ Chỉ có một điều cần thiết mà thôi, Maria đã chọn phần tốt nhất và không bị lấy đi ” ( Lc 10, 42). Chính những con người nơi Đan viện này đã hy sinh tất cả, từ bỏ tất cả đã chọn phần tốt nhất cho mình. Nhưng trái lại những cái họ hy sinh, từ bỏ thì lại là những cái mà hầu như mỗi con người hôm nay đang tìm kiếm, đang tranh dành dù có phải đánh đổi tất cả, , kể cả đạo đức và nhân phẩm của một con người.
Còn chúng ta thì sao? Chúng ta đã chọn phần tốt nhất cho mình chưa? Những gì chúng ta tìm kiếm được và sẽ kiếm tìm một ngày nào đó có bị lấy đi không? Sau 2 ngày tĩnh tâm, có lẽ phần nào đó có thể giúp ta trả lời được những câu hỏi trên và cũng qua đó chúng ta cũng cố được tinh thần, tăng thêm Thần Khí để lên đường kiếm tìm và chọn lựa những giá trị đích thực và vĩnh cửu cho cuộc sống mình.
Cầu chúc cho tất cả mọi người sau những ngày ý nghĩ tại Đan viện Châu Sơn, anh chị em sẽ tìm lại được chính mình, kiếm tìm được Thiên Chúa và chọn được phần tốt nhất mà không bị lấy đi. Chính cái chúng ta cho là vô vị, là điên khùng mà các Đan sĩ đang mãi kiếm tìm lại là phần tốt nhất, cho nên mỗi chúng ta hãy là một “Đan sĩ” nơi chốn Thành Đô, nơi giảng đường, nơi ta đang sống để luôn tìm kiếm cái cùng đích của đời mình đó chính là Thiên Chúa, nơi Ngài sẽ có tất cả và không ai lấy được.
Kiếm tìm và kết hợp với Thiên Chúa là phần tốt nhất, bền vững nhất và vĩnh cửu nhất. Để qua đó chính mỗi chúng ta “ trở nên tấm bánh bẻ ra cho muôn người ”. Chính cuộc sống chúng ta sẽ làm chứng cho Chúa ở chung quanh ta và thế giới này, một thế giới đầy tội lỗi, bất công, một thế giới đang đưa con người đến chỗ chết. Chính Thần Khí Ngài sẽ sống trong ta, hướng dẫn ta để chúng ta phần nào cứu vớt thế giới này tìm về sự thật, tìm về tình yêu mà những cái đó chỉ có một nơi duy nhất đó là Thiên Chúa chúng ta. Từ đó chúng ta có thể dõng dạc nói lên như Thánh Phaolo rằng: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20)
Trong đợt tĩnh tâm này con cũng xin gửi lời cám ơn đặc biệt tới Đức Tổng Giuse, Cha Simon Hòa đã giảng dạy, chia sẽ ân cần và tận tình cho con những điều tốt đẹp, giúp con định hướng được cuộc sống của mình. Con cũng xin cám ơn Quý Cha và Quý Thầy trong Đan viện đã tạo điều kiện và giúp con có những ngày tĩnh tâm ý nghĩa. Nguyện xin Chúa, qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria ban muôn ơn lành cho Đức Tổng Giuse, Quý Cha, Quý Thầy.
Ngày 7 – 4 - 2011
Văn Hóa
Chuyện Sống Chết, Chiên Thiên Chúa
Trầm Thiên Thu
00:15 06/04/2011
Chúa Nhật Thứ Năm Mùa Chay
Có một người đau nặng
Tên là Ladarô
Quê Bêtania
Làng của hai cô nọ
Mácta, Maria
Maria rồi sẽ
Xức dầu thơm cho Chúa
Lấy tóc lau chân Người
Ladarô là người
Đang bị đau nặng lắm
Hai cô cho người đến
Nói với Đức Giêsu:
“Người mà Thầy thương yêu
Đang đau nặng dữ dội”
Nghe vậy, Chúa liền nói:
“Bệnh này không chết đâu
Nhưng Con Chúa chí cao
Được tôn vinh rạng rỡ”
Đức Giêsu rất quý
Ba chị em Mácta
Ngài ở hai ngày nữa
Tại nơi đang ở kia
Người nói với môn đệ:
“Chúng ta về Giu-đê!”
Các môn đệ liền thưa:
“Thưa Thầy, người Do-thái
Muốn ném đá Thầy vậy
Thầy lại còn đến đó sao?”
Chúa không hề lo âu:
“Ngày có mười hai tiếng
Ai đi giữa ánh sáng
Chẳng hề vấp ngã đâu
Ai đi giữa đêm thâu
Ngã vì không ánh sáng”
Nói xong, Ngài lên tiếng:
“Người bạn Ladarô
Đang yên giấc say sưa
Nhưng Thầy đi đánh thức
Để anh dậy mới được”
Các môn đệ ôn tồn:
“Nếu anh ấy ngủ ngon
Anh ấy sẽ khỏe lại”
Nhưng thực ra Chúa nói
Về cái chết của anh
Họ cứ tưởng Thầy mình
Nói về giấc ngủ thường
Bấy giờ Người nói rõ:
“Anh ấy chết rồi đó
Thầy mừng cho anh em
Vì Thầy không ở đó
Là để anh em tin
Thôi, nào hãy mau lên
Cùng đến với anh ấy”
Ông Tôma liền nói:
“Tất cả chúng ta đây
Đi cùng chết với Thầy!”
Khi đến nơi, Chúa thấy
Ladarô được chôn
Đã bốn ngày rồi vậy
Bêtania thôn
Cách Giêrusalem
Không đầy ba cây số
Nhiều người Do Thái đó
Chia buồn với tang gia
Vừa được tin Chúa đến
Mácta ra đón vô
Maria im lặng
Cứ ngồi ở trong nhà
Cô Mácta thân thưa:
“Giá mà Thầy đến trước
Em con đã không chết
Nhưng bất cứ điều gì
Thầy xin cùng Chúa Cha
Người sẽ ban ngay vậy”
Đức Giêsu liền nói:
“Em chị sống lại thôi!”
Cô Mácta thưa ngay:
“Em con sẽ sống lại
Trong ngày giờ cuối cùng”
Chúa Giêsu liền nói:
“Thầy là sự sống lại
Ai vững tin vào Thầy
Thì dù có chết rồi
Cũng sẽ được sống lại
Sống và tin như vậy
Không phải chết bào giờ
Chị tin không, Mácta?”
Cô Mácta thưa lại:
“Thưa Thầy, con tin vậy
Thầy là Đức Kitô
Con Thiên Chúa nhân từ
Đấng phải đến trần thế”
Mácta đến nói nhỏ
Với em Maria:
“Thầy đến, gọi em kìa!”
Maria vội vã
Đứng dậy đến bên Chúa
Cô quỳ xuống và thưa:
“Nếu Thầy ở đây thì
Em con đã không chết”
Mọi người sụt sùi khóc
Chúa cũng thấy xuyến xao
Rồi hỏi: “Anh ấy ở đâu?”
Và cũng lau nước mắt…
Vài người như thách thức:
“Đã mở mắt người mù
Làm sống không được ư?”
Chúa lại càng thổn thức
Rồi Ngài đi ra huyệt
Nói đẩy tảng đá ra
Thấy vậy Mácta thưa:
“Thưa Thầy, nặng mùi đấy
Đã bốn ngày rồi vậy”
Đức Giêsu ôn tồn:
“Thầy đã nói nếu tin
Sẽ thấy vinh quang Chúa”
Người ta đẩy phiến đá
Chúa ngước mắt lên trời:
“Lạy Cha, con cảm tạ
Vì Cha hằng nhậm lời
Nhưng vì dân chúng đó
Con nói để họ tin
Rằng Cha đã sai con”
Nói xong, Ngài gọi lớn:
“Hãy ra đây mau chóng
Hỡi anh Ladarô!”
Người chết liền bước ra
Chân, tay còn quấn vải
Mặt còn phủ khăn vậy
Chúa bảo cởi vải, khăn
Cho anh gặp người thân
Trong số người Do Thái
Chứng kiến tỏ tường vậy
Có nhiều người đã tin
Lạy Thiên Chúa uy quyền
Xin giúp con tin vững
Không một chút giao động
Rằng cùng Chúa phục sinh
CHIÊN THIÊN CHÚA
Đức Giêsu Kitô
Con Chiên bị sát tế
Đền thay tội nhân thế
Để cứu độ muôn người
Ngài là Đức Chúa Trời
Nhưng chấp nhận tự hạ
Mặc thân phận nhân thế
Cùng chia sẻ khổ đau
Ngôi Hai vì thương yêu
Đến nỗi bằng lòng chết
Trên Thập hình ô nhục
Ôi, Tình Chúa diệu kỳ!
Con đã giết Giêsu
Đấng được Cha sai đến
Con thật là ti tiện
Mà cả dám kiêu sa
Lạy Thiên Chúa nhân từ
Xin thương tha tội lỗi
Giờ thành tâm sám hối
Mong được chết với Ngài
Mùa Chay – 2011
KHÔNG ĐỀ
Ngày dài hay ngày ngắn
Thì cũng đủ một đời
Thời gian đen hay trắng
Thì cũng là mình thôi
Bước lên hay bước xuống
Dù người lạ hay quen
Dù ngang dọc định hướng
Chết ai cũng một thân
Yêu nhau mấy lần hẹn
Thương nhau mấy lần đò
Quen nhau mấy người bạn
Mai cũng hóa bụi tro
Tình yêu hẹn rồi trễ
Tình người vẫn quanh ta
Tình yêu là tất cả
Chỉ cần biết thứ tha
Tình từ trời hay đất
Thì cũng từ trái tim
Tình không bao giờ hết
Vẫn mãi mãi vô biên
Khung trời mùa hạ, Một góc đời
Trầm Thiên Thu
00:16 06/04/2011
KHUNG TRỜI MÙA HẠ
Cớ sao Phượng thắm đỏ
Để lòng ta xuyến xao
Bâng khuâng trang lưu bút
Bịn rịn chia tay nhau
Hình như Hè đến vội
Áo trắng buồn vu vơ
Có điều gì khó nói
Ngồn ngộn như tứ thơ
Rồi cũng phải cách xa
Dẫu rằng không ai muốn
Giữa khung trời kỷ niệm
Lẫn một chút vấn vương
Bây giờ là mùa Hạ
Ưu tư một mùa thi
Tiếng ve ru nhè nhẹ
Ai ở lại, ai đi?
Cõi lòng mình lạ quá
Xôn xao mưa đầu mùa
Viết bài thơ lặng lẽ
Như tình đầu ngây ngô
MỘT GÓC ĐỜI
Một góc đời anh ngồi suy nghĩ
Đến tím ngát buổi chiều
Rồi một hôm giật mình
Thấy mái tóc đã hình như hai màu
Một góc đời anh làm thơ thiếu tứ
Trầm tư cũng già nua
Tuế nguyệt có bao giờ cằn cỗi?
Trăm năm luống tuổi ngu ngơ
Một góc đời anh viết nhạc kiệt ý
Thăng giáng hoài cũng nhàm
Cộng hưởng âm thanh và phức điệu
Cung bậc nào rơi hay giông gió cuộc đời?
Anh nhặt được chữ thương
Con tim bỗng vô thường
Đời miệt mài gian khổ
Mà chưa hết vấn vương
NHỚ MẸ
Đêm nay ngồi nhớ Mẹ
Nghe nỗi buồn tả tơi
Những ngày tháng mồ côi
Khát khao tình mẫu tử
Con một mình mắt lệ
Không có ai dỗ dành
Ưu phiền nát tâm can
Không có người an ủi
Chỉ một mình thui thủi
Nỗi gian nan phận người
Dòng đời vẫn ngược xuôi
Nỗi nhớ Mẹ da diết!
NHƯ CỔTÍCH TUỔI THƠ
Tôi trở về khu vườn tuổi thơ
Góp nhặt ký ức
Tìm dòng cổ tích
Ngây thơ như ngày xưa
Thấp thoáng Cô Bé Lọ Lem
Thấp thoáng Cô Tấm
Thoang thoảng mùi Thị chín
Cá bống có lên ăn cơm vàng?
Tôi đếm tuổi thơ bằng là bàng
Sáng sớm có giọt sương chưa tan
Trong suốt và nho nhỏ
Còn đọng trên ngọn cỏ
Một thoáng trở về
Tôi lại phải ra đi
Lẩn quẩn vòng danh lợi
Chuyện áo cơm mòn cả thi ca
Cớ sao Phượng thắm đỏ
Để lòng ta xuyến xao
Bâng khuâng trang lưu bút
Bịn rịn chia tay nhau
Hình như Hè đến vội
Áo trắng buồn vu vơ
Có điều gì khó nói
Ngồn ngộn như tứ thơ
Rồi cũng phải cách xa
Dẫu rằng không ai muốn
Giữa khung trời kỷ niệm
Lẫn một chút vấn vương
Bây giờ là mùa Hạ
Ưu tư một mùa thi
Tiếng ve ru nhè nhẹ
Ai ở lại, ai đi?
Cõi lòng mình lạ quá
Xôn xao mưa đầu mùa
Viết bài thơ lặng lẽ
Như tình đầu ngây ngô
MỘT GÓC ĐỜI
Một góc đời anh ngồi suy nghĩ
Đến tím ngát buổi chiều
Rồi một hôm giật mình
Thấy mái tóc đã hình như hai màu
Một góc đời anh làm thơ thiếu tứ
Trầm tư cũng già nua
Tuế nguyệt có bao giờ cằn cỗi?
Trăm năm luống tuổi ngu ngơ
Một góc đời anh viết nhạc kiệt ý
Thăng giáng hoài cũng nhàm
Cộng hưởng âm thanh và phức điệu
Cung bậc nào rơi hay giông gió cuộc đời?
Anh nhặt được chữ thương
Con tim bỗng vô thường
Đời miệt mài gian khổ
Mà chưa hết vấn vương
NHỚ MẸ
Đêm nay ngồi nhớ Mẹ
Nghe nỗi buồn tả tơi
Những ngày tháng mồ côi
Khát khao tình mẫu tử
Con một mình mắt lệ
Không có ai dỗ dành
Ưu phiền nát tâm can
Không có người an ủi
Chỉ một mình thui thủi
Nỗi gian nan phận người
Dòng đời vẫn ngược xuôi
Nỗi nhớ Mẹ da diết!
NHƯ CỔTÍCH TUỔI THƠ
Tôi trở về khu vườn tuổi thơ
Góp nhặt ký ức
Tìm dòng cổ tích
Ngây thơ như ngày xưa
Thấp thoáng Cô Bé Lọ Lem
Thấp thoáng Cô Tấm
Thoang thoảng mùi Thị chín
Cá bống có lên ăn cơm vàng?
Tôi đếm tuổi thơ bằng là bàng
Sáng sớm có giọt sương chưa tan
Trong suốt và nho nhỏ
Còn đọng trên ngọn cỏ
Một thoáng trở về
Tôi lại phải ra đi
Lẩn quẩn vòng danh lợi
Chuyện áo cơm mòn cả thi ca
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mẹ Con
Thérésa Nguyễn
22:02 06/04/2011
MẸ CON
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Chữ Mẹ cao đẹp tuyệt vời
Là câu tập nói đầu đời của con
Nuôi con bằng sửa, bằng cơm
"Lòng Mẹ như nước trong nguồn chảy ra"..
(Trích thơ của Trịnh Hưng)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Chữ Mẹ cao đẹp tuyệt vời
Là câu tập nói đầu đời của con
Nuôi con bằng sửa, bằng cơm
"Lòng Mẹ như nước trong nguồn chảy ra"..
(Trích thơ của Trịnh Hưng)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền