Phụng Vụ - Mục Vụ
Lòng từ bi Chúa tồn tại đến muôn đời
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
10:24 06/04/2015
Lòng từ bi Chúa tồn tại đến muôn đời
SUY NIỆM Chúa Nhật LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA
(Ga 20, 19-31)
Nhân dịp phong thánh cho nữ tu Maria Faustina Kowalska, ngày 30/4 năm 2000, thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã đặt tên cho Chúa Nhật tiếp liền sau Đại Lễ Phục Sinh là Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa, kính nhớ việc Chúa Kitô tỏ cho thánh Tôma thấy cạnh sườn, nơi trào ra nước và máu, suối nguồn ân sủng. Truyền thống Giáo Hội đã coi đây như là nguồn gốc của bí tích hòa giải, nơi mà con người cảm nhận được sự tha thứ do lòng thương xót Chúa.
Bài Tin mừng theo thánh Gioan (20,19-31) hôm nay chung cho cả ba năm Phụng vụ A,B,C nói nhiều đến lòng thương xót và lân tuất của Chúa. Cử chỉ trao ban bình an của Chúa cho các môn đệ, biến các ông từ những người đang lo sợ và kinh ngạc, trở nên những tác viên của Lòng Chúa Thương Xót. Chúa đưa đôi tay và cạnh sườn còn in những dấu tích của cuộc thương khó và nói với các ông : " Bình an cho các con. Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con". Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: "Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại" ( Ga 20, 21- 23). Chúa Giêsu trao phó cho các ông hồng ân "tha thứ các tội lỗi" diễn tả lòng xót thương vô bờ của Thiên Chúa đối với nhân loại, hồng ân này phát sinh từ những vết thương của đôi tay, đôi chân và nhất là của cạnh sườn Chúa bị đâm thâu qua. Đó là những vết thương hằn in trên cơ thể của Người lúc còn sống, ngay cả sau khi phục sinh. Những vết thương vinh quang, mà Tôma đã tận mắt chứng kiến tám ngày sau, thật không thể nào hiểu nổi và tin được lòng thương xót của Thiên Chúa. Từ đó, một làn sóng tình thương nhân từ đổ xuống trên toàn thế giới.
Chúa Kitô Phục Sinh đã ban tặng cho nhân loại hồng ân tha thứ, những con người lầm lạc đang bị thống trị bởi quyền lực sự dữ, của ích kỷ và sợ hãi, tình yêu của Thiên Chúa tha thứ tất cả, hòa giải tất cả và tái tạo tâm hồn, mang lại cho chúng nhân niềm hy vọng . Đó là tình yêu có sức biến đổi con tim và ban tặng bình an. Thế giới ngày nay đầy những thương tích về thể lý, tâm lý và luân lý cần thiết biết bao lòng thương xót của Thiên Chúa!
Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa, Giáo Hội lặp lại câu Thánh Vịnh mà suốt cả tuần Bát Nhật Phục Sinh toàn thế giới ca vang : "Hãy cảm tạ Chúa, vì Chúa hảo tâm, vì đức từ bi của Người muôn thủa" (Tv 117, 1). Lòng từ bi mạnh hơn tội lỗi và sự chết, ngày nay, nhân loại vẫn đang tiếp tục thừa hưởng lòng từ bi tuôn trào từ những vết thương vinh hiển và từ trái tim của Chúa, nguồn mạch không bao giờ cạn.
Trái Tim của Chúa Kitô đã trao ban tất cả cho con người: sự cứu chuộc, ơn cứu rỗi và ơn thánh hóa. Từ Trái Tim Chúa xuất phát ra hai tia sáng chiếu tỏa thế gian mà theo lời Chúa giải thích cho thánh nữ, "hai tia sáng này tượng trưng cho máu và nước". Máu nhắc lại hy tế trên đồi Golgotha và mầu nhiệm Thánh Thể; còn nước, theo hình ảnh phong phú của thánh sử Gioan, làm cho ta nghĩ đến bí tích Rửa Tội và hồng ân Chúa Thánh Thần (x. Ga 3, 5; 4, 14).
Lời kinh chúng ta vẫn đọc: "Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa", diễn tả đúng thái độ mà chúng ta muốn có, để chúng ta đặt niềm tin tưởng, phó thác tuyệt đối vào tay Thiên Chúa, Ðấng cứu độ duy nhất của chúng ta ! Những tia sáng của lòng từ bi Chúa mang lại niềm hy vọng cho những ai cảm thấy mình bị đè bẹp dưới gánh nặng của tội lỗi. Chúa Giêsu Kitô là tình yêu thương của Thiên Chúa nhập thể, là Lòng Thương Xót nhập thể. Vậy, chúng ta hãy luôn tin tưởng nơi lòng thương xót của Chúa, là Ðấng luôn chờ đợi và yêu thương chúng ta, đừng bao giờ đánh mất sự tin tưởng nơi lòng thương xót nhẫn nại của Thiên Chúa, là Ðấng luôn luôn yêu thương, dịu hiền, chờ đợi và tha thứ cho chúng ta. Cả khi chúng ta xa rời, Thiên Chúa vẫn luôn gần gũi và sẵn sàng giang tay ra ôm ấp chúng ta vào lòng, nếu chúng ta trở về với Chúa.
Ngày nay, Lòng thương xót là một chủ đề Đức Thánh Cha Phanxicô rất thường nói đến, như được thể hiện trong châm ngôn giám mục ngài đã chọn: “miserando atque eligendo” (Được thương xót và được chọn).
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin đầu tiên sau khi được bầu làm giáo hoàng, ngài đã nói: “Dung mạo của Thiên Chúa là dung mạo của một người Cha đầy lòng thương xót, đầy nhẫn nại với chúng ta. Người thấu hiểu chúng ta, chờ đợi chúng ta và luôn tha thứ cho chúng ta mà không bao giờ mệt mỏi, nếu chúng ta chạy đến với Người với tâm hồn sám hối… Lòng thương xót sẽ biến đổi thế giới. Một chút lòng thương xót thôi cũng làm cho thế giới bớt lạnh lẽo và thêm công chính” (Kinh Truyền Tin, 17-03-2013).
Gần đây nhất, trong buổi đọc kinh Truyền Tin ngày 11-01-2015, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Ngày nay chúng ta rất cần đến lòng thương xót, Điều quan trọng là các tín hữu sống lòng thương xót ấy và đem vào các môi trường xã hội khác nhau”. Sứ điệp Mùa Chay năm nay, Đức Thánh Cha cũng bày tỏ: “Tôi mong muốn biết bao rằng nơi nào Giáo Hội hiện diện, đặc biệt là các giáo xứ và các cộng đoàn của chúng ta, nơi ấy sẽ trở thành những hải đảo thương xót giữa lòng đại dương vô cảm!”
Ngài xác tín rằng, cốt lõi của Phúc Âm là tình thương, (x. Huấn từ 28-3-2014). Vì thế, theo nguyên tắc, tất cả mọi cơ cấu, nguyên tắc, luật lệ và tổ chức của Giáo Hội đều phải làm sao để hướng về và đạt đến đích điểm là tình thương (x. Niềm vui Phúc Âm,26-43). Bởi vậy, trong thực hành, Giáo Hội cần phải là một bệnh viện lưu động để chữa lành, chứ không phải chỉ mở cửa đón nhận tội nhân và nạn nhân trở về mà thôi (x. trả lời Phỏng Vấn 04-12-2014). Ngài muốn Giáo Hội phải đi đến tận rìa mép của xã hội để tìm kiếm các con chiên lạc đáng thương, thậm chí Giáo Hội phải ăn uống với thành phần đàng điếm và thu thuế tội lỗi (Huấn từ bế mạc Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới ngày 18-10-2014).
Lạy Mẹ maria, Mẹ của lòng nhân từ hay thương xót, xin giúp chúng con là con cái Mẹ duy trì lòng tin vào Con Mẹ, Ðấng cứu chuộc chúng con. Lạy thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, thánh nữ Faustina, xin trợ giúp chúng con, xin cho chúng con được cùng với các thánh, hướng nhìn về Ðấng Cứu Chuộc, và lặp lại lời nguyện : "Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa", bây giờ và mãi mãi. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
SUY NIỆM Chúa Nhật LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA
(Ga 20, 19-31)
Nhân dịp phong thánh cho nữ tu Maria Faustina Kowalska, ngày 30/4 năm 2000, thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã đặt tên cho Chúa Nhật tiếp liền sau Đại Lễ Phục Sinh là Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa, kính nhớ việc Chúa Kitô tỏ cho thánh Tôma thấy cạnh sườn, nơi trào ra nước và máu, suối nguồn ân sủng. Truyền thống Giáo Hội đã coi đây như là nguồn gốc của bí tích hòa giải, nơi mà con người cảm nhận được sự tha thứ do lòng thương xót Chúa.
Bài Tin mừng theo thánh Gioan (20,19-31) hôm nay chung cho cả ba năm Phụng vụ A,B,C nói nhiều đến lòng thương xót và lân tuất của Chúa. Cử chỉ trao ban bình an của Chúa cho các môn đệ, biến các ông từ những người đang lo sợ và kinh ngạc, trở nên những tác viên của Lòng Chúa Thương Xót. Chúa đưa đôi tay và cạnh sườn còn in những dấu tích của cuộc thương khó và nói với các ông : " Bình an cho các con. Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con". Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: "Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại" ( Ga 20, 21- 23). Chúa Giêsu trao phó cho các ông hồng ân "tha thứ các tội lỗi" diễn tả lòng xót thương vô bờ của Thiên Chúa đối với nhân loại, hồng ân này phát sinh từ những vết thương của đôi tay, đôi chân và nhất là của cạnh sườn Chúa bị đâm thâu qua. Đó là những vết thương hằn in trên cơ thể của Người lúc còn sống, ngay cả sau khi phục sinh. Những vết thương vinh quang, mà Tôma đã tận mắt chứng kiến tám ngày sau, thật không thể nào hiểu nổi và tin được lòng thương xót của Thiên Chúa. Từ đó, một làn sóng tình thương nhân từ đổ xuống trên toàn thế giới.
Chúa Kitô Phục Sinh đã ban tặng cho nhân loại hồng ân tha thứ, những con người lầm lạc đang bị thống trị bởi quyền lực sự dữ, của ích kỷ và sợ hãi, tình yêu của Thiên Chúa tha thứ tất cả, hòa giải tất cả và tái tạo tâm hồn, mang lại cho chúng nhân niềm hy vọng . Đó là tình yêu có sức biến đổi con tim và ban tặng bình an. Thế giới ngày nay đầy những thương tích về thể lý, tâm lý và luân lý cần thiết biết bao lòng thương xót của Thiên Chúa!
Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa, Giáo Hội lặp lại câu Thánh Vịnh mà suốt cả tuần Bát Nhật Phục Sinh toàn thế giới ca vang : "Hãy cảm tạ Chúa, vì Chúa hảo tâm, vì đức từ bi của Người muôn thủa" (Tv 117, 1). Lòng từ bi mạnh hơn tội lỗi và sự chết, ngày nay, nhân loại vẫn đang tiếp tục thừa hưởng lòng từ bi tuôn trào từ những vết thương vinh hiển và từ trái tim của Chúa, nguồn mạch không bao giờ cạn.
Trái Tim của Chúa Kitô đã trao ban tất cả cho con người: sự cứu chuộc, ơn cứu rỗi và ơn thánh hóa. Từ Trái Tim Chúa xuất phát ra hai tia sáng chiếu tỏa thế gian mà theo lời Chúa giải thích cho thánh nữ, "hai tia sáng này tượng trưng cho máu và nước". Máu nhắc lại hy tế trên đồi Golgotha và mầu nhiệm Thánh Thể; còn nước, theo hình ảnh phong phú của thánh sử Gioan, làm cho ta nghĩ đến bí tích Rửa Tội và hồng ân Chúa Thánh Thần (x. Ga 3, 5; 4, 14).
Lời kinh chúng ta vẫn đọc: "Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa", diễn tả đúng thái độ mà chúng ta muốn có, để chúng ta đặt niềm tin tưởng, phó thác tuyệt đối vào tay Thiên Chúa, Ðấng cứu độ duy nhất của chúng ta ! Những tia sáng của lòng từ bi Chúa mang lại niềm hy vọng cho những ai cảm thấy mình bị đè bẹp dưới gánh nặng của tội lỗi. Chúa Giêsu Kitô là tình yêu thương của Thiên Chúa nhập thể, là Lòng Thương Xót nhập thể. Vậy, chúng ta hãy luôn tin tưởng nơi lòng thương xót của Chúa, là Ðấng luôn chờ đợi và yêu thương chúng ta, đừng bao giờ đánh mất sự tin tưởng nơi lòng thương xót nhẫn nại của Thiên Chúa, là Ðấng luôn luôn yêu thương, dịu hiền, chờ đợi và tha thứ cho chúng ta. Cả khi chúng ta xa rời, Thiên Chúa vẫn luôn gần gũi và sẵn sàng giang tay ra ôm ấp chúng ta vào lòng, nếu chúng ta trở về với Chúa.
Ngày nay, Lòng thương xót là một chủ đề Đức Thánh Cha Phanxicô rất thường nói đến, như được thể hiện trong châm ngôn giám mục ngài đã chọn: “miserando atque eligendo” (Được thương xót và được chọn).
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin đầu tiên sau khi được bầu làm giáo hoàng, ngài đã nói: “Dung mạo của Thiên Chúa là dung mạo của một người Cha đầy lòng thương xót, đầy nhẫn nại với chúng ta. Người thấu hiểu chúng ta, chờ đợi chúng ta và luôn tha thứ cho chúng ta mà không bao giờ mệt mỏi, nếu chúng ta chạy đến với Người với tâm hồn sám hối… Lòng thương xót sẽ biến đổi thế giới. Một chút lòng thương xót thôi cũng làm cho thế giới bớt lạnh lẽo và thêm công chính” (Kinh Truyền Tin, 17-03-2013).
Gần đây nhất, trong buổi đọc kinh Truyền Tin ngày 11-01-2015, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Ngày nay chúng ta rất cần đến lòng thương xót, Điều quan trọng là các tín hữu sống lòng thương xót ấy và đem vào các môi trường xã hội khác nhau”. Sứ điệp Mùa Chay năm nay, Đức Thánh Cha cũng bày tỏ: “Tôi mong muốn biết bao rằng nơi nào Giáo Hội hiện diện, đặc biệt là các giáo xứ và các cộng đoàn của chúng ta, nơi ấy sẽ trở thành những hải đảo thương xót giữa lòng đại dương vô cảm!”
Ngài xác tín rằng, cốt lõi của Phúc Âm là tình thương, (x. Huấn từ 28-3-2014). Vì thế, theo nguyên tắc, tất cả mọi cơ cấu, nguyên tắc, luật lệ và tổ chức của Giáo Hội đều phải làm sao để hướng về và đạt đến đích điểm là tình thương (x. Niềm vui Phúc Âm,26-43). Bởi vậy, trong thực hành, Giáo Hội cần phải là một bệnh viện lưu động để chữa lành, chứ không phải chỉ mở cửa đón nhận tội nhân và nạn nhân trở về mà thôi (x. trả lời Phỏng Vấn 04-12-2014). Ngài muốn Giáo Hội phải đi đến tận rìa mép của xã hội để tìm kiếm các con chiên lạc đáng thương, thậm chí Giáo Hội phải ăn uống với thành phần đàng điếm và thu thuế tội lỗi (Huấn từ bế mạc Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới ngày 18-10-2014).
Lạy Mẹ maria, Mẹ của lòng nhân từ hay thương xót, xin giúp chúng con là con cái Mẹ duy trì lòng tin vào Con Mẹ, Ðấng cứu chuộc chúng con. Lạy thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, thánh nữ Faustina, xin trợ giúp chúng con, xin cho chúng con được cùng với các thánh, hướng nhìn về Ðấng Cứu Chuộc, và lặp lại lời nguyện : "Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa", bây giờ và mãi mãi. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:53 06/04/2015
LỰC QUAN SÁT
Có một bác sĩ ngoại khoa nói với sinh viên:
- “Làm một bác sĩ ngoại khoa thì cần phải có hai năng lực quan trọng: thứ nhất không được buồn nôn, thứ hai lực quan sát phải mạnh.”
Tiếp theo, ông ta đưa ngón tay ra nhúng vào trong cái dĩa đầy chất dung dịch khiến người khác nhìn muốn buồn nôn, sau đó đưa lên miệng liếm liếm, cuối cùng ông ta yêu cầu các sinh viên đều phải làm như vậy, và họ đã miễn cưỡng làm như thế.
Bác sĩ cất tiếng cười lớn, nói:
- “Chúc mừng các anh chị đã qua được cửa trắc nghiệm thứ nhất, nhưng thật không may, cửa thứ hai các anh chị không qua được, bởi vì các anh chị không chú ý coi tôi liếm ngón tay nào, không phải tôi liếm ngón tay đã nhứng vào trong dĩa đâu.”
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)
Suy tư:
Làm bác sĩ ngoại khoa cần có hai năng lực quan trong là không được buồn nôn và lực quan sát.
Làm người Ki-tô hữu cần có hai năng lực quan trọng là yêu thương và phục vụ, mất đi hai năng lực ấy thì không còn là người Ki-tô hữu hữu chân chính nữa, mà chỉ là những Ki-tô hữu chỉ có tên trong sổ Rửa Tội mà thôi.
Làm một mục tử chân chính cần phải có ba năng lực quan trọng là cầu nguyện, hy sinh và phục vụ, nếu không có ba năng lực ấy thì các ngài chỉ là những công chức cao cấp làm theo giờ hành chánh, với những kiêu căng, học đòi, trưởng giả và cho mình là người được sai đến đề chỉ huy cầm đầu...
Con người thời nay đã cảm nghiệm được Thiên Chúa nơi những việc làm đầy tình bác ái và phục vụ của người Ki-tô hữu, họ cũng đã cảm nhận được các linh mục Công Giáo chính là những mục tử luôn đầy ắp tinh thần yêu thương và hy sinh, không phải được lợi cho cá nhân mình, nhưng là vì Giáo Hội và vì Đức Chúa Giê-su, vì linh hồn của mọi người.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Có một bác sĩ ngoại khoa nói với sinh viên:
- “Làm một bác sĩ ngoại khoa thì cần phải có hai năng lực quan trọng: thứ nhất không được buồn nôn, thứ hai lực quan sát phải mạnh.”
Tiếp theo, ông ta đưa ngón tay ra nhúng vào trong cái dĩa đầy chất dung dịch khiến người khác nhìn muốn buồn nôn, sau đó đưa lên miệng liếm liếm, cuối cùng ông ta yêu cầu các sinh viên đều phải làm như vậy, và họ đã miễn cưỡng làm như thế.
Bác sĩ cất tiếng cười lớn, nói:
- “Chúc mừng các anh chị đã qua được cửa trắc nghiệm thứ nhất, nhưng thật không may, cửa thứ hai các anh chị không qua được, bởi vì các anh chị không chú ý coi tôi liếm ngón tay nào, không phải tôi liếm ngón tay đã nhứng vào trong dĩa đâu.”
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)
Suy tư:
Làm bác sĩ ngoại khoa cần có hai năng lực quan trong là không được buồn nôn và lực quan sát.
Làm người Ki-tô hữu cần có hai năng lực quan trọng là yêu thương và phục vụ, mất đi hai năng lực ấy thì không còn là người Ki-tô hữu hữu chân chính nữa, mà chỉ là những Ki-tô hữu chỉ có tên trong sổ Rửa Tội mà thôi.
Làm một mục tử chân chính cần phải có ba năng lực quan trọng là cầu nguyện, hy sinh và phục vụ, nếu không có ba năng lực ấy thì các ngài chỉ là những công chức cao cấp làm theo giờ hành chánh, với những kiêu căng, học đòi, trưởng giả và cho mình là người được sai đến đề chỉ huy cầm đầu...
Con người thời nay đã cảm nghiệm được Thiên Chúa nơi những việc làm đầy tình bác ái và phục vụ của người Ki-tô hữu, họ cũng đã cảm nhận được các linh mục Công Giáo chính là những mục tử luôn đầy ắp tinh thần yêu thương và hy sinh, không phải được lợi cho cá nhân mình, nhưng là vì Giáo Hội và vì Đức Chúa Giê-su, vì linh hồn của mọi người.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:56 06/04/2015
N2T |
5. Thiên Chúa không ra lệnh cho chúng ta mặc áo gai và mang xiềng xích đi qua sự sống, cũng không cần đánh phạt thân thể chúng ta, nhưng kêu mời chúng ta yêu Ngài trên tất cả mọi sự, và yêu người như mình vậy.
(Thánh Camillus de Lellis)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
--------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ Vọng Phục Sinh tại CĐCGVN-Nam Úc
Jos. Vĩnh SA
02:46 06/04/2015
Lúc 7 giờ 30 tối, thứ Bảy, ngày 04 tháng Tư, năm 2015. Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam – Nam Úc đã long trọng cử hành Thánh Lễ vọng Phục Sinh và ban phép Thánh Tẩy, Thêm Sức cho 2 phụ nữ Tân Tòng, là chị: Têresa Trần Thị Hạnh Phước và Maria Lưu Mỹ Di người Hoa. Chị Têrêsa Hạnh Phước là một người mẫu (Fashion Model) đã xin theo đạo Công Giáo.
Đức ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm Cộng Đồng đã chủ tế Thánh Lễ, ban bí tích Rửa Tội và Thêm Sức cho hai Tân Tòng.
XEM HÌNH
Rất đông tín hữu đến tham dự, lên tới hàng ngàn người, chật kín bên trong hội trường và tràn cả ra phía ngoài đứng, hướng vào bên trong.
Có rất nhiều khuôn mặt lạ từ các tiểu bang đến TP Adelaide nghỉ holidays cũng đến tham dự Thánh Lễ, với lời chúc bình an: HAPPY EASTER
Sau Thánh Lễ mọi người ra sân hóng mát “Cánh Buồn” uống cà phê, trà đàm, Mừng Chúa Phục Sinh.
Đức ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm Cộng Đồng đã chủ tế Thánh Lễ, ban bí tích Rửa Tội và Thêm Sức cho hai Tân Tòng.
XEM HÌNH
Rất đông tín hữu đến tham dự, lên tới hàng ngàn người, chật kín bên trong hội trường và tràn cả ra phía ngoài đứng, hướng vào bên trong.
Có rất nhiều khuôn mặt lạ từ các tiểu bang đến TP Adelaide nghỉ holidays cũng đến tham dự Thánh Lễ, với lời chúc bình an: HAPPY EASTER
Sau Thánh Lễ mọi người ra sân hóng mát “Cánh Buồn” uống cà phê, trà đàm, Mừng Chúa Phục Sinh.
Lễ Phục Sinh: CGVN Sydney hân hoan tiếp nhận 16 Tân tòng
Diệp Hải Dung
08:21 06/04/2015
Chúa Nhật Phục Sinh 05/04/2015 Sau những tháng ngày học hiểu về Giáo Lý, Kinh Thánh 16 Anh Chị Em Tân Tòng thuộc Giáo đoàn Cabramatta và Giáo đoàn Revesby đã đến nhà thờ St. Luke Revesby và nhà thờ Sacred Heart Cabramatta Sydney tham dự Đại Lễ Phục Sinh và lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, Thêm Sức và Bí tích Thánh Thể để chính thức gia nhập vào đoàn chiên của Chúa.
Hình ảnh
Trong bài giảng Cha Paul Văn Chi Đặc trách Ban Truyền Giáo có trắc nghiệm anh chị em Tân Tòng về Giáo Lý và Kinh Thánh đồng thời Cha cũng hỏi các anh chị em có tin vào Chúa Giệsu KiTô chết và đã sống lại không ? Các anh chị em đều trả lời tin vào tình yêu của Chúa và tin vào sự Phục Sinh của Chúa nên xin gia nhập vào Giáo Hội của Chúa.
Sau bài giảng, các anh chị em Tân Tòng lên trước bàn thờ tuyên xưng Đức Tin và lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, đồng thời nhận Khăn Trắng và Ánh Nến Phục Sinh của Chúa KiTô sau đó các anh chị em đón nhận ơn Chúa Thánh Thần qua Bí tích Thêm Sức.
Cha Paul Văn Chi chúc mừng 16 anh chị em Tân Tòng và mọi người cùng vỗ tay chúc mừng. Trước khi kết thúc Thánh lễ cô Quỳnh Như đại diện Tân Tòng Giáo đoàn Cabramatta ngỏ lời cám ơn Cha Paul Văn Chi, Thầy Huỳnh Công Lợi, quý Giảng Viên Giáo Lý và quý Vú Bõ đỡ đầu đã tận tình hướng dẫn cho các anh chị em Tân Tòng chúng con học hiểu Giáo Lý, Kinh Thánh biết về Chúa để chúng con gia nhập đoàn chiên của Chúa. Chúng con kính xin Cha và tất cả mọi người cầu nguyện cho chúng con trên bước đường chập chững bước theo Chúa.
Cha Patrick Chính xứ Cabramatta ngỏ lời chúc mừng các anh chị em Tân Tòng gia nhập vào Giáo Hội nhân ngày mừng Chúa Phục Sinh.
Sau cùng Thánh lễ kết thúc Cha Paul Văn Chi và Ban Mục Vụ Giáo đoàn phát quà “Trứng Phục Sinh Mừng Chúa Sống Lại” cho các anh chị em Tân Tòng và tất cả mọi người.
Hình ảnh
Trong bài giảng Cha Paul Văn Chi Đặc trách Ban Truyền Giáo có trắc nghiệm anh chị em Tân Tòng về Giáo Lý và Kinh Thánh đồng thời Cha cũng hỏi các anh chị em có tin vào Chúa Giệsu KiTô chết và đã sống lại không ? Các anh chị em đều trả lời tin vào tình yêu của Chúa và tin vào sự Phục Sinh của Chúa nên xin gia nhập vào Giáo Hội của Chúa.
Sau bài giảng, các anh chị em Tân Tòng lên trước bàn thờ tuyên xưng Đức Tin và lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, đồng thời nhận Khăn Trắng và Ánh Nến Phục Sinh của Chúa KiTô sau đó các anh chị em đón nhận ơn Chúa Thánh Thần qua Bí tích Thêm Sức.
Cha Paul Văn Chi chúc mừng 16 anh chị em Tân Tòng và mọi người cùng vỗ tay chúc mừng. Trước khi kết thúc Thánh lễ cô Quỳnh Như đại diện Tân Tòng Giáo đoàn Cabramatta ngỏ lời cám ơn Cha Paul Văn Chi, Thầy Huỳnh Công Lợi, quý Giảng Viên Giáo Lý và quý Vú Bõ đỡ đầu đã tận tình hướng dẫn cho các anh chị em Tân Tòng chúng con học hiểu Giáo Lý, Kinh Thánh biết về Chúa để chúng con gia nhập đoàn chiên của Chúa. Chúng con kính xin Cha và tất cả mọi người cầu nguyện cho chúng con trên bước đường chập chững bước theo Chúa.
Cha Patrick Chính xứ Cabramatta ngỏ lời chúc mừng các anh chị em Tân Tòng gia nhập vào Giáo Hội nhân ngày mừng Chúa Phục Sinh.
Sau cùng Thánh lễ kết thúc Cha Paul Văn Chi và Ban Mục Vụ Giáo đoàn phát quà “Trứng Phục Sinh Mừng Chúa Sống Lại” cho các anh chị em Tân Tòng và tất cả mọi người.
Tam Nhật Vượt Qua tại Giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Miami
LM. Giuse Nguyễn Kim Long
10:17 06/04/2015
Tam Nhật Vượt Qua tại Giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Miami
Sau hành trình hơn 30 năm rong ruổi đi tìm miền Đất Hứa, từ một Cộng đoàn nhỏ bé thuở ban đầu, nay những người Công Giáo tại miền Nam Florida đã tự hào được trở thành một Giáo xứ, có nhà thờ riêng và cử hành các Nghi thức Phụng vụ như mình mong muốn.
Xem Hình
Năm nay, lần đầu tiên Giáo xứ tổ chức các ngày Tam Nhật Vượt Qua với các cử hành Phụng vụ thật trang trọng và sốt sắng.
+ Thứ Năm Tuần Thánh: Lễ Tiệc Ly, kỷ niệm biến cố Chúa hạ mình rửa chân cho các tông đồ, lập bí tích Thánh Thể và chức Linh mục. Trong Thánh Lễ, cha chủ tế đã rửa chân cho 12 người được chọn giữa Cộng đoàn. Trước khi làm lại cử chỉ hạ mình rửa chân của Chúa Giêsu, cha chủ tế trong bài giảng, nhấn mạnh đến sự hạ mình của Chúa không phải là một hành động ngẫu hứng, làm để "lấy le", bởi vì việc rửa chân là một hành động của các đầy tớ dành cho ông chủ mà thôi. Chúa Giêsu làm điều dó bởi vì Ngài muốn dạy cho các môn đệ, và cho tất cả những ai theo Ngài, bài học khiêm nhường và phục vụ lẫn nhau. Sau Thánh Lễ, có nghi thức kiệu Mình Thánh Chúa từ nhà thờ sang hội trường, diễn tả hành trình Chúa ra đi chịu chết từ nhà Tiệc Ly đến vườn Giệt-si-ma-ni. Anh chị em giáo dân đã ở lại chầu chung tới gần nửa đêm.
+ Thứ Sáu Tuần Thánh: Cuộc Thương Khó của Chúa. Ngáy hôm nay Giáo Hội kỷ niệm biến cố Chúa bị kết án, hành hạ và chết trên thập. Cử hành Phụng vụ bắt đầu lúc 8:30 tối. Nhà thờ chật kín người. Cảm động nhất là nghị thức suy tôn và hôn kính Thánh giá. Nhìn đoàn người xếp hàng tiến lên, gồm cả những em bé đuợc bồng trong tay mẹ, cũng cúi đầu hôn Thánh giá Chúa. Sau khi cử hành trong nhà thờ, có nghi thức đi 14 chặng đàng Thánh giá ngoài trời trong khung cảnh âm u của màn đêm đã buông xuống. Cả cộng đoàn tham dự qua những phần suy niệm và hát thánh ca. Kềt thúc ở chặng 14 với bài hát Kinh Hoà Bình của Thánh Phanxicô mời gọi mọi người theo chân Chúa, xây dựng hoà bình và đem yêu thương, tha thứ vào trong thế giới.
+ Thứ Bảy Tuần Thánh: Vọng Phục sinh. Theo truyền thống, hôm nay Giáo Hội thinh lặng suy niệm trước cái chết của Chúa trong mồ và cử hành sự phục sinh vinh hiển của Ngài. Đúng 8:30 tối, cả cộng đoàn tập trung trong nhà thờ, đèn tắt hết và nghị thức làm phép lửa và nến Phục sinh được cử hành bên ngoài. Trong Thánh Lễ hôm nay có 8 người lớn và một em gái được lãnh nhận bí tích rửa tội, trở thành người con của Chúa. Cùng đồng tế trong Thánh lễ có 2 cha khách thụôc Dòng Thánh Tâm Huế từ Việt Nam sang. Thánh Lễ kết thúc lúc 11:00 đêm và mọi người ra về trong hân hoan vì Chúa đã sống lại, cho chúng ta niềm hy vọng vào cuộc sống vĩnh cửu mai sau.
Allelui! Chúa đã phục sinh! Cầu chúc tất cả quí vị mùa Phục sinh trần đầy hồng ân.
LM. Giuse Nguyễn Kim Long - Quản xứ.
Sau hành trình hơn 30 năm rong ruổi đi tìm miền Đất Hứa, từ một Cộng đoàn nhỏ bé thuở ban đầu, nay những người Công Giáo tại miền Nam Florida đã tự hào được trở thành một Giáo xứ, có nhà thờ riêng và cử hành các Nghi thức Phụng vụ như mình mong muốn.
Xem Hình
Năm nay, lần đầu tiên Giáo xứ tổ chức các ngày Tam Nhật Vượt Qua với các cử hành Phụng vụ thật trang trọng và sốt sắng.
+ Thứ Năm Tuần Thánh: Lễ Tiệc Ly, kỷ niệm biến cố Chúa hạ mình rửa chân cho các tông đồ, lập bí tích Thánh Thể và chức Linh mục. Trong Thánh Lễ, cha chủ tế đã rửa chân cho 12 người được chọn giữa Cộng đoàn. Trước khi làm lại cử chỉ hạ mình rửa chân của Chúa Giêsu, cha chủ tế trong bài giảng, nhấn mạnh đến sự hạ mình của Chúa không phải là một hành động ngẫu hứng, làm để "lấy le", bởi vì việc rửa chân là một hành động của các đầy tớ dành cho ông chủ mà thôi. Chúa Giêsu làm điều dó bởi vì Ngài muốn dạy cho các môn đệ, và cho tất cả những ai theo Ngài, bài học khiêm nhường và phục vụ lẫn nhau. Sau Thánh Lễ, có nghi thức kiệu Mình Thánh Chúa từ nhà thờ sang hội trường, diễn tả hành trình Chúa ra đi chịu chết từ nhà Tiệc Ly đến vườn Giệt-si-ma-ni. Anh chị em giáo dân đã ở lại chầu chung tới gần nửa đêm.
+ Thứ Sáu Tuần Thánh: Cuộc Thương Khó của Chúa. Ngáy hôm nay Giáo Hội kỷ niệm biến cố Chúa bị kết án, hành hạ và chết trên thập. Cử hành Phụng vụ bắt đầu lúc 8:30 tối. Nhà thờ chật kín người. Cảm động nhất là nghị thức suy tôn và hôn kính Thánh giá. Nhìn đoàn người xếp hàng tiến lên, gồm cả những em bé đuợc bồng trong tay mẹ, cũng cúi đầu hôn Thánh giá Chúa. Sau khi cử hành trong nhà thờ, có nghi thức đi 14 chặng đàng Thánh giá ngoài trời trong khung cảnh âm u của màn đêm đã buông xuống. Cả cộng đoàn tham dự qua những phần suy niệm và hát thánh ca. Kềt thúc ở chặng 14 với bài hát Kinh Hoà Bình của Thánh Phanxicô mời gọi mọi người theo chân Chúa, xây dựng hoà bình và đem yêu thương, tha thứ vào trong thế giới.
+ Thứ Bảy Tuần Thánh: Vọng Phục sinh. Theo truyền thống, hôm nay Giáo Hội thinh lặng suy niệm trước cái chết của Chúa trong mồ và cử hành sự phục sinh vinh hiển của Ngài. Đúng 8:30 tối, cả cộng đoàn tập trung trong nhà thờ, đèn tắt hết và nghị thức làm phép lửa và nến Phục sinh được cử hành bên ngoài. Trong Thánh Lễ hôm nay có 8 người lớn và một em gái được lãnh nhận bí tích rửa tội, trở thành người con của Chúa. Cùng đồng tế trong Thánh lễ có 2 cha khách thụôc Dòng Thánh Tâm Huế từ Việt Nam sang. Thánh Lễ kết thúc lúc 11:00 đêm và mọi người ra về trong hân hoan vì Chúa đã sống lại, cho chúng ta niềm hy vọng vào cuộc sống vĩnh cửu mai sau.
Allelui! Chúa đã phục sinh! Cầu chúc tất cả quí vị mùa Phục sinh trần đầy hồng ân.
LM. Giuse Nguyễn Kim Long - Quản xứ.
Tam Nhật Thánh tại giáo xứ Đức Mẹ La Vang Portland, Oregon
Lê Quang Uyên
13:29 06/04/2015
Tam Nhật Thánh tại giáo xứ Đức Mẹ La Vang Portland, Oregon
Cùng với Giáo Hội hoàn vũ bước vào Tuần Thánh mà trọng điểm là ba ngày Tam Nhật Vượt Qua để tưởng niệm lại cuộc thương khó Chúa Giêsu cách đây hai ngàn năm.
Xem Hình
Thứ Năm Tuần Thánh, Lễ Tiệc Ly, lập Bí Tích Thánh Thể và truyền chức Linh Mục. Thánh lễ được cử hành lúc 7:00 giờ tối do Cha Chánh Xứ Bathôlômêô PHẠM HỮU ĐẠT, SDD chủ sự cùng Đức Ông Giacôbê PHẠM VĂN NINH Nguyên Chánh Xứ và quý Cha Phó Xứ đồng tế, phần phụng vụ Thánh lễ do quý Sơ Hội Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt/Miền Portland OR đảm trách.Trong Thánh Lễ để lập lại biến cố Chúa Giêsu đã rửa chân cho 12 Thánh Tông Đồ, năm nay giáo xứ đề cử những vị đại diện cho các đoàn thể, ban ngành của giáo xứ gồm có: giới trẻ, trung niên, lão thành và đặc biệt cho cả người bệnh nhân. Cuối Thánh Lễ là nghi thức kiệu Minh Thánh Chúa đến nhà tạm để giáo dân và các đoàn thể, ban ngành chầu luân phiên đến 7 giờ sáng hôm sau thứ Sáu thì chấm dứt.
Bước qua ngày thứ Sáu, lúc 3 gìờ chiều giáo xứ cử hành khai mạc tuần cửu nhật suy tôn Lòng Chúa Thương Xót do Cha Chánh Xứ chủ sự và đông đảo giáo dân tham dự. Đúng 6:00 giờ tối là nghi thức đi đàng Thánh Gía sống do các anh em huynh trưởng Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể phụ trách, cùng kết hợp với 14 lời suy niệm của đại diện quý sơ, quý đoàn thể và ban ngành của giáo xứ. Kết thúc chặng đàng Thánh Giá là nghi thức suy tôn và hôn kínhThánh Gía do Cha Phó Xứ Phêrô NGUYỄN NGỌC RẠNG, SDD chủ sự, lần lược tiếp theo sau là: ngắm 15 sự thương khó của Chúa Giêsu, dâng hạt của Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, cuối cùng là nghi thức Tháo Đanh và Táng Xác Chúa do Đoàn Liên Minh Thánh Tâm cùng Hội Đồng Hương Kênh 5 phụ trách vào lúc 11 giờ 30 đêm, sau đó cùng Cha Chánh Xứ và đông đảo giáo dân kiệu táng xác Chúa qua Nhà Nguyện để giáo dân tiếp tục hôn chân Chúa cho đến 3 giờ chiều ngày thứ Bảy thì chấm dứt.
Thứ Bảy giáo xứ bắt đầu Lễ Vọng Phục Sinh lúc 9 giờ tối do Cha Chánh Xứ Bathôlômêô PHẠM HỮU ĐẠT, SDD Chủ sự. cùng Đồng tế có Đức ông Giacôbê PHẠM VĂN NINH Nguyên Chánh Xứ, quý Cha Phó Xứ, quý Sơ Hội Dòng Mến Thánh Gía Đà Lạt/Miền Portland và đông đảo giáo dân tham dự. Khởi đầu Thánh Lễ Vọng Phục Sinh là nghi thức làm phép lửa và nến Phục Sinh ở cuối Thánh Đường trong khi cả nhà thờ đều tắt hết đèn. Sau phần Phụng Vụ Lời Chúa, Cha Chánh Xứ chủ sự đã cử hành Bí Tích Thánh Tẩy cho 12 anh chị em tân tòng và 4 anh chị em nhận lãnh Bí Tích Thêm Sức.
Thánh Lễ kết thúc lúc 11giờ 30 tối, thay mặt quý Cha và Giáo Xứ, Cha Chánh Xứ ngỏ lời chúc mừng lễ Phục Sinh đến Đức Ông và quý Cha, quý Tu Sĩ Nam Nữ cùng tất cả cộng đoàn dân Chúa của Giáo Xứ, cũng như cám ơn quý đoàn thể, ban ngành và cá nhân giáo dân đã hy sinh đóng góp nhiều thời gian để tổ chức ba ngày lễ Tam Nhật ThánhVượt Qua được tốt đẹp và Thánh Thiện.
Lê Quang Uyên
Cùng với Giáo Hội hoàn vũ bước vào Tuần Thánh mà trọng điểm là ba ngày Tam Nhật Vượt Qua để tưởng niệm lại cuộc thương khó Chúa Giêsu cách đây hai ngàn năm.
Xem Hình
Thứ Năm Tuần Thánh, Lễ Tiệc Ly, lập Bí Tích Thánh Thể và truyền chức Linh Mục. Thánh lễ được cử hành lúc 7:00 giờ tối do Cha Chánh Xứ Bathôlômêô PHẠM HỮU ĐẠT, SDD chủ sự cùng Đức Ông Giacôbê PHẠM VĂN NINH Nguyên Chánh Xứ và quý Cha Phó Xứ đồng tế, phần phụng vụ Thánh lễ do quý Sơ Hội Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt/Miền Portland OR đảm trách.Trong Thánh Lễ để lập lại biến cố Chúa Giêsu đã rửa chân cho 12 Thánh Tông Đồ, năm nay giáo xứ đề cử những vị đại diện cho các đoàn thể, ban ngành của giáo xứ gồm có: giới trẻ, trung niên, lão thành và đặc biệt cho cả người bệnh nhân. Cuối Thánh Lễ là nghi thức kiệu Minh Thánh Chúa đến nhà tạm để giáo dân và các đoàn thể, ban ngành chầu luân phiên đến 7 giờ sáng hôm sau thứ Sáu thì chấm dứt.
Bước qua ngày thứ Sáu, lúc 3 gìờ chiều giáo xứ cử hành khai mạc tuần cửu nhật suy tôn Lòng Chúa Thương Xót do Cha Chánh Xứ chủ sự và đông đảo giáo dân tham dự. Đúng 6:00 giờ tối là nghi thức đi đàng Thánh Gía sống do các anh em huynh trưởng Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể phụ trách, cùng kết hợp với 14 lời suy niệm của đại diện quý sơ, quý đoàn thể và ban ngành của giáo xứ. Kết thúc chặng đàng Thánh Giá là nghi thức suy tôn và hôn kínhThánh Gía do Cha Phó Xứ Phêrô NGUYỄN NGỌC RẠNG, SDD chủ sự, lần lược tiếp theo sau là: ngắm 15 sự thương khó của Chúa Giêsu, dâng hạt của Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, cuối cùng là nghi thức Tháo Đanh và Táng Xác Chúa do Đoàn Liên Minh Thánh Tâm cùng Hội Đồng Hương Kênh 5 phụ trách vào lúc 11 giờ 30 đêm, sau đó cùng Cha Chánh Xứ và đông đảo giáo dân kiệu táng xác Chúa qua Nhà Nguyện để giáo dân tiếp tục hôn chân Chúa cho đến 3 giờ chiều ngày thứ Bảy thì chấm dứt.
Thứ Bảy giáo xứ bắt đầu Lễ Vọng Phục Sinh lúc 9 giờ tối do Cha Chánh Xứ Bathôlômêô PHẠM HỮU ĐẠT, SDD Chủ sự. cùng Đồng tế có Đức ông Giacôbê PHẠM VĂN NINH Nguyên Chánh Xứ, quý Cha Phó Xứ, quý Sơ Hội Dòng Mến Thánh Gía Đà Lạt/Miền Portland và đông đảo giáo dân tham dự. Khởi đầu Thánh Lễ Vọng Phục Sinh là nghi thức làm phép lửa và nến Phục Sinh ở cuối Thánh Đường trong khi cả nhà thờ đều tắt hết đèn. Sau phần Phụng Vụ Lời Chúa, Cha Chánh Xứ chủ sự đã cử hành Bí Tích Thánh Tẩy cho 12 anh chị em tân tòng và 4 anh chị em nhận lãnh Bí Tích Thêm Sức.
Thánh Lễ kết thúc lúc 11giờ 30 tối, thay mặt quý Cha và Giáo Xứ, Cha Chánh Xứ ngỏ lời chúc mừng lễ Phục Sinh đến Đức Ông và quý Cha, quý Tu Sĩ Nam Nữ cùng tất cả cộng đoàn dân Chúa của Giáo Xứ, cũng như cám ơn quý đoàn thể, ban ngành và cá nhân giáo dân đã hy sinh đóng góp nhiều thời gian để tổ chức ba ngày lễ Tam Nhật ThánhVượt Qua được tốt đẹp và Thánh Thiện.
Lê Quang Uyên
Hình ảnh Mừng Chúa Phục Sinh tại GX CTTĐ Việt Nam Arlington-Texas
Trần Trọng Long
15:24 06/04/2015
Xem hình ảnh cuả phóng viên Trịnh Hiệp, Nguyễn Vàng
Cùng với toàn Thể Giáo Hội Công Giáo mừng đại Lễ Chúa Phục Sinh trang nghiêm và long trọng, giáo xứ Các Thánh Từ Đạo Việt Nam tại Arlington, Texas năm nay còn tổ chức mừng Lễ Chúa Phục Sinh như là một lễ hội lớn hàng năm của giáo xứ, cộng thêm vào sự vui mừng mới đây là GX vừa đón chào Cha tân chánh xứ, linh mục Phanxicô Maria Vũ văn Vinh, CMC.
Trong thánh lễ Chúa Nhật đầu tiên, Cha tân chánh xứ nói: Tôi đến đây không phải là để được phục vụ, nhưng là để phục vụ quí ông bà cùng toàn thể anh chị em … giữa tiếng pháo vỗ tay vui mừng của giáo dân.
Bắt đầu từ chiều thứ Năm Tuần Thánh cho đến Chúa Nhật Đại Lễ Phục Sinh, giáo dân tấp nập đến nhà thờ tham dự các nghi thức phụng vụ của Giáo Hội và các nghị thức truyền thống của giáo xứ. Xin được sơ lược những sinh hoạt Tam Nhật Vượt Qua của giáo xứ như sau:
Thứ Năm Tuần Thánh: Thánh Lễ Tiệc Ly và sau đó các phiên Chầu Thánh Thể do các hội đoàn đảm trách kéo dài cho đến gần nửa đêm.
Thứ Sáu Tuần Thánh: Viếng đàng Thánh Giá ngoài trời; Nghi thức tưởng niệm cuộc thương khó Chúa Giêsu; Những nghi thức theo truyền thống như: Ngắm Đứng, Dâng Hạt, Nghi thức đóng đanh và về khuya thì có việc rước xác Chúa đi chung quanh thánh đường đến mồ an nghỉ.
Thứ Bảy Tuần Thánh: Viếng Mộ Chúa; Ngắm Dấu đanh Chúa, đêm canh thức vượt qua, và Đại Lễ Vọng Phục Sinh.
Chúa Nhật: Đại Lễ Mừng Chúa Phục Sinh và sau đó các em thiếu nhi trong giáo xứ đi săn trứng – Easter egg hunt trong khu đất mới của giáo xứ.
Toàn thể giao xứ mừng Đại Lễ Chúa Phục Sinh trong hân hoan và vui tươi.
Cùng với toàn Thể Giáo Hội Công Giáo mừng đại Lễ Chúa Phục Sinh trang nghiêm và long trọng, giáo xứ Các Thánh Từ Đạo Việt Nam tại Arlington, Texas năm nay còn tổ chức mừng Lễ Chúa Phục Sinh như là một lễ hội lớn hàng năm của giáo xứ, cộng thêm vào sự vui mừng mới đây là GX vừa đón chào Cha tân chánh xứ, linh mục Phanxicô Maria Vũ văn Vinh, CMC.
Trong thánh lễ Chúa Nhật đầu tiên, Cha tân chánh xứ nói: Tôi đến đây không phải là để được phục vụ, nhưng là để phục vụ quí ông bà cùng toàn thể anh chị em … giữa tiếng pháo vỗ tay vui mừng của giáo dân.
Bắt đầu từ chiều thứ Năm Tuần Thánh cho đến Chúa Nhật Đại Lễ Phục Sinh, giáo dân tấp nập đến nhà thờ tham dự các nghi thức phụng vụ của Giáo Hội và các nghị thức truyền thống của giáo xứ. Xin được sơ lược những sinh hoạt Tam Nhật Vượt Qua của giáo xứ như sau:
Thứ Năm Tuần Thánh: Thánh Lễ Tiệc Ly và sau đó các phiên Chầu Thánh Thể do các hội đoàn đảm trách kéo dài cho đến gần nửa đêm.
Thứ Sáu Tuần Thánh: Viếng đàng Thánh Giá ngoài trời; Nghi thức tưởng niệm cuộc thương khó Chúa Giêsu; Những nghi thức theo truyền thống như: Ngắm Đứng, Dâng Hạt, Nghi thức đóng đanh và về khuya thì có việc rước xác Chúa đi chung quanh thánh đường đến mồ an nghỉ.
Thứ Bảy Tuần Thánh: Viếng Mộ Chúa; Ngắm Dấu đanh Chúa, đêm canh thức vượt qua, và Đại Lễ Vọng Phục Sinh.
Chúa Nhật: Đại Lễ Mừng Chúa Phục Sinh và sau đó các em thiếu nhi trong giáo xứ đi săn trứng – Easter egg hunt trong khu đất mới của giáo xứ.
Toàn thể giao xứ mừng Đại Lễ Chúa Phục Sinh trong hân hoan và vui tươi.
Thông Báo
Cáo phó: LM Guy Marie Nguyễn Hồng Giáo, OFM đã tạ thế
Tỉnh Dòng Thánh Phanxicô Việt Nam
18:22 06/04/2015
Trong niềm tin vào Đức Giêsu Kitô Khổ nạn và Phục sinh,
Tỉnh Dòng Thánh Phanxicô Việt Nam xin kính báo:
Cha GUY MARIE NGUYỄN HỒNG GIÁO, OFM
Sinh ngày 10-05-1937 tại Mỹ Khánh, Yên Thành, Nghệ An
đã được Chúa gọi về lúc 21g 30 tối thứ Hai, ngày 06/04/2015.
54 năm khấn dòng -- 47 năm linh mục. Thọ 78 tuổi.
Nghi thức tẩm liệm được cử hành lúc 10 g00 sáng thứ Ba, ngày 07/04/2015,
tại Tu viện Phanxicô Thủ Đức 42 Đình Phong Phú, P. Tăng Nhơn Phú B, Quận 9, Saigòn
Thánh lễ an táng sẽ được cử hành lúc 08 g00 sáng thứ Năm, ngày 09 – 04 - 2015
tại Nhà nguyện Tu viện Phanxicô Thủ Đức.
Văn Hóa
Tản mạn về Phục Sinh (4)
Vũ Van An
20:37 06/04/2015
IV. Cách tính ngày lễ Phục Sinh hằng năm
Nói đến Công Đồng Nixêa năm 325, người ta thường chỉ nghĩ tới Kinh Tin Kính bất hủ của Công Đồng này, tức công đồng đầu tiên của toàn thể Giáo Hội Công Giáo, nếu ta không coi công đồng Giêrusalem do Thánh Phêrô triệu tập tại Giêrusalem là một công đồng theo nghĩa sau này. Thực ra, công trình tài tình của Công Đồng Nixêa còn bao gồm công thức tính ngày lễ Phục Sinh hằng năm, một công thức, vẫn còn được sử dụng cho tới tận thời đại khoa học tiến bộ ngày nay.
Thực vậy, Công Đồng này ấn định Lễ Phục Sinh rơi vào Chúa Nhật sau trăng tròn vượt qua, nghĩa là trăng tròn vào hay sau ngày xuân phân. Nhưng công thức này không được áp dụng trong nhiều thế kỷ. Giáo Hội Rôma vẫn sử dụng cách tính riêng của mình cho mãi tới thế kỷ thứ sáu.
Tại sao lại chọn ngày trăng tròn vượt qua? Vì đó là ngày Lễ Vượt Qua theo lịch Do Thái, và Bữa Tiệc Ly diễn ra vào ngày Lễ Vượt Qua này. Do đó, Lễ Phục Sinh là Chúa Nhật Sau Lễ Vượt Qua. Tuy nhiên, trong những năm như 2008, các Kitô hữu Tây Phương mừng Lễ Phục Sinh trước khi người Do Thái mừng Lễ Vượt Qua. Thành thử, ta nên để ý một điều không được nhắc đến trong công thức trên, đó là chính Lễ Vượt Qua.
Công Đồng Nixêa đưa ra công thức trên để tách việc Kitô hữu mừng việc Phục Sinh của Chúa Kitô ra khỏi việc người Do Thái mừng Lễ Vượt Qua. Dù Lễ Phục Sinh và Lễ Vượt Qua có liên hệ với nhau về lịch sử và thần học, nhưng Công Đồng Nixêa tuyên bố rằng mối liên kết ấy đã kết liễu với sự chết và sự phục sinh của Chúa Kitô; Người là Chiên Vượt Qua mới, mà chiên hy tế trong Lễ Vượt Qua chỉ là một biểu tượng. Biểu tượng này tìm được sự ứng nghiệm của nó trong lễ hy sinh của Chúa Kitô trên Thánh Giá; việc tiếp tục mừng Lễ Vượt Qua của Do Thái không còn ý nghĩa nào nữa đối với các Kitô hữu, vì Chúa Kitô hiện là Chiên Vượt Qua của chúng ta.
Giáo Hội ước tính một ngày gần ngày trăng tròn vượt qua, nhưng ngày này có thể rơi vào những ngày khác nhau tùy theo các vùng thời gian khác nhau, nghĩa là ngày Lễ Phục Sinh có thể khác tùy vùng thời gian nơi bạn sống. Để dễ tính, ngày trăng tròn luôn được ấn định vào ngày 14 của tháng mặt trăng (tháng mặt trăng bắt đầu với ngày trăng mới). Ngày xuân phân năm nay rơi vào ngày 20 tháng Ba (giống như Nixêa hồi ấy) (Bán cầu là thu phân). Nhưng việc này cũng thay đổi. Năm 2007, nó là 21 tháng Ba. Các giáo phụ xưa đã điều chỉnh việc này bằng cách định nghĩa lại ngày trăng tròn.
Các ngài quyết định rằng Ngày Trăng Tròn Vượt Qua (TTVQ) sẽ không phải là ngày trăng thiên văn nhưng là Ngày Trăng Tròn Giáo Hội (TTGH), một ngày có thể ấn định trước được. Từ năm 325, các nhà thiên văn đã ước tính các ngày TTGH cho Giáo Hội và Lễ Phục Sinh được ấn định là Chúa Nhật sau ngày TTGH thứ nhất sau 20 tháng Ba. Và ngày này là ngày được chỉ định là ngày xuân phân, bất kẻ nó có thật là ngày xuân phân hay không.
Ngày Phục Sinh có thể là bất cứ Chúa Nhật nào từ 22 tháng Ba tới 25 tháng Tư! Nhưng nó luôn là Chúa Nhật thứ nhất sau ngày Trăng Tròn đã tính vào hay sau ngày 21 tháng Ba. Nếu Ngày Trăng Tròn rơi vào Chúa Nhật, Chúa Nhật Phục Sinh sẽ là Chúa Nhật kế tiếp.
Năm 2008, Lễ Phục Sinh rơi vào ngày 23 tháng Ba. Đây có lẽ là Lễ Phục Sinh sớm nhất trong đời những người đang đọc bài này. Năm 1761 và 1818, nó rơi vào ngày 22 tháng Ba, nhưng chỉ xẩy ra lại như thế năm 2285. Nó sẽ rơi vào ngày 23 tháng Ba lần nữa năm 2160. Ngày trễ nhất là là 25 tháng Tư nhưng ta chưa gặp ngày này kể từ năm 1943 và sẽ không xẩy ra cho tới năm 2038. Thông thường nhất là ngày 19 tháng Tư.
Tính ngày lễ Phục Sinh không dễ, bạn phải có ít nhất một năng khiếu toán học nào đó. Nhưng hiện có một số phương pháp để tính ra ngày đó. Dưới đây là một cách có giá trị cho lịch Grêgôrô trong các năm từ 1900 tới 2199, gồm các bước sau đây:
1. Chia năm cho 19: 2015/19 = 106.05
2. Nhân con số trước dấu chấm thập phân cho 19 (106 cho năm 2015): 106 x 19 = 2014
3. Rồi trừ kết quả ở bước 2 khỏi số của năm: 2015-2014 = 1
4. Cộng 1 + 1 = 2
5. Nhìn vào Bảng Vàng trong bảng đính kèm (2 cho năm 2015!). Lễ Phục Sinh rơi vào Chúa Nhật thứ nhất sau ngày trong Bảng Vàng. Năm 2015, nó là ngày 5 tháng Tư. Rất chính xác!
Số Vàng | Ngày | Số Vàng | Ngày | Số Vàng | Ngày | Số Vàng | Ngày |
0 | 27 tháng 3 | 5 | 31 tháng Ba | 10 | 5 tháng Tư | 15 | 10 tháng Tư |
1 | 14 tháng Tư | 6 | 18 tháng Tư | 11 | 25 tháng Ba | 16 | 30 tháng Ba |
2 | 3 tháng Tư | 7 | 8 tháng Tư | 12 | 13 tháng Tư | 17 | 17 tháng Tư |
3 | 23 tháng Ba | 8 | 28 tháng Ba | 13 | 2 tháng Tư | 18 | 7 tháng Tư |
4 | 11 tháng Tư | 9 | 16 tháng Tư | 14 | 22 tháng Ba | 19 | 27 tháng Ba |
Con số 19 được dùng để tìm ra Số Vàng vì các ngày Trăng Tròn gần như luôn luôn được lặp lại mỗi 19 năm. Các ngày trong Bảng Vàng trên đây là các ngày “Trăng Tròn Vượt Qua” (tượng trưng cho ngày Trăng Tròn dùng để tính), rất gần với ngày Trăng Tròn thực sự.
Xin xem thêm: http://www.whyeaster.com/customs/dateofeaster.shtml
http://www.tiemanddate.com/calendar/determining-easter-date.html
http://spreadsheetpage.com/indes.php/tip/calculating_easter
http://www.almanac.com/content/when-easter
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thánh Đường Dưới Nắng Trời
Nguyễn Bá Khanh
21:16 06/04/2015
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Nhà Cha Ta là nhà cầu nguyện.
(Mt 21,130)