Ngày 06-04-2022
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 07/04: Đức Giêsu là ai? - Lm. Antôn Nguyễn Thế Nhân, SSS
Giáo Hội Năm Châu
03:24 06/04/2022

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.

Khi ấy, Đức Giê-su nói với người Do-thái rằng: “Thật, tôi bảo thật các ông: ai tuân giữ lời tôi, thì sẽ không bao giờ phải chết.”

“Người Do-thái liền nói: “Bây giờ, chúng tôi biết chắc là ông bị quỷ ám. Ông Áp-ra-ham đã chết, các ngôn sứ cũng vậy; thế mà ông lại nói: ‘Ai tuân giữ lời tôi, thì sẽ không bao giờ phải chết.’

“Chẳng lẽ ông lại cao trọng hơn cha chúng tôi là ông Áp-ra-ham sao? Người đã chết, các ngôn sứ cũng đã chết. Ông tự coi mình là ai?” Đức Giê-su đáp: “Nếu tôi tôn vinh chính mình, vinh quang của tôi chẳng là gì cả. Đấng tôn vinh tôi chính là Cha tôi, Đấng mà các ông gọi là Thiên Chúa của các ông. Các ông không biết Người; còn tôi, tôi biết Người. Nếu tôi nói là tôi không biết Người, thì tôi cũng là kẻ nói dối như các ông. Nhưng tôi biết Người và giữ lời Người. Ông Áp-ra-ham là cha các ông đã hớn hở vui mừng vì hy vọng được thấy ngày của tôi. Ông đã thấy và đã mừng rỡ.”

Người Do-thái nói: “Ông chưa được năm mươi tuổi mà đã thấy ông Áp-ra-ham !” Đức Giê-su đáp : “Thật, tôi bảo thật các ông : trước khi có ông Áp-ra-ham, thì tôi, Tôi Hằng Hữu !”

Họ liền lượm đá để ném Người. Nhưng Đức Giê-su lánh đi và ra khỏi Đền Thờ.

Đó là lời Chúa
 
Ở lại trong Lời
Lm. Minh Anh
05:53 06/04/2022
Ở LẠI TRONG LỜI
“Nếu các ông ở lại trong lời của Tôi, các ông thật là môn đệ Tôi!”.

Hudson Taylor, một Phaolô của thế kỷ 19, truyền giáo 51 năm tại Trung Hoa lục địa, đem về cho Chúa hàng vạn linh hồn. Những ngày cuối đời, ông nói với một người bạn, “Tôi rất yếu, tôi không thể đọc Thánh Kinh; thậm chí, tôi không thể cầu nguyện. Tôi chỉ có thể nằm yên trong vòng tay Chúa như một em bé, và hạnh phúc ‘ở lại trong lời’ của Ngài!”.

Kính thưa Anh Chị em,

“Hạnh phúc ‘ở lại trong lời’ của Ngài”, trải nghiệm của Hudson Taylor, một lần nữa, được cảm nghiệm qua hai bài đọc Lời Chúa hôm nay. Ba người bạn của Đaniel có một niềm tin sắt đá vào Chúa, đã ‘ở lại trong lời’ Ngài; và Chúa đã giải thoát họ. Cũng thế, Chúa Giêsu, một người đã ‘ở lại trong lời’ của Cha, chu toàn đến cùng sứ vụ Cha trao, Ngài được Chúa Cha tôn vinh!

‘Ở lại trong lời’ của ai giả thiết phải tin vào người ấy! Niềm tin sẽ không có thật cho đến khi nó chạm đến thái độ; và trên hết, chạm đến những lựa chọn cụ thể của một con người. Bài đọc Đaniel cho thấy thái độ anh hùng và sự lựa chọn anh dũng không phải của một người, nhưng của những ba người. Họ chọn chịu ném vào lò lửa phừng phừng khi tỏ thái độ bất tuân lệnh vua, buộc họ bái lạy tượng thần. Thật tuyệt vời, “Con của thần minh” đã đến, ‘cùng đi với họ’ giữa lửa; Ngài giải thoát họ, đến nỗi vua Nabucôđônosor cũng phải ngưỡng mộ và hẳn, ông đã cùng họ ca khen, “Chúa đáng ca ngợi và tôn vinh muôn đời!” như lời Thánh Vịnh đáp ca.

Với bài Tin Mừng, Chúa Giêsu nói, “Nếu các ông ‘ở lại trong lời’ của Tôi, các ông thật là môn đệ Tôi!”. ‘Ở lại trong lời’ của Chúa Kitô là làm cho cuộc sống chúng ta phù hợp với cuộc sống và các nhân đức của Ngài, đặc biệt là nhân đức yêu mến và vâng lời. ‘Ở lại trong lời’ của Chúa Giêsu là nên giống Ngài, nói như Ngài, làm như Ngài và nhất là làm những gì Chúa Cha muốn Ngài làm. Chúa Giêsu từng nói, “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy, “Lạy Chúa! Lạy Chúa!” là được vào Nước Trời cả đâu. Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời”. Tắt một lời, ‘ở lại trong lời’ Chúa Giêsu là thuộc về Ngài, trở nên môn đệ Ngài. ‘Ở lại trong lời’ còn là một điều gì đó thánh thiêng, một điều gì đó kiên trì bền bỉ mỗi ngày và biết cách đứng dậy, ‘phủi bụi’ bản thân để bắt đầu lại mỗi khi chúng ta chùn bước hay vấp ngã trên đường đời.

Chúa Giêsu còn nói, “Các ông sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng các ông!”. Sự thật ở đây chính là sự tự do đích thực Ngài ban cho những ai ‘ở lại trong lời’ của Ngài. Nó sâu xa hơn nhiều so với tự do thế gian ban tặng. Tự do của Chúa Giêsu không chỉ đơn giản là tự do chính kiến; hoặc tự do chọn bất cứ điều gì tôi muốn, khi nào tôi muốn và theo cách tôi muốn. Ai ‘ở lại trong lời’ Ngài, sẽ được tự do để làm điều lành, đạo đức, nội tâm và chính trực; và nhất là được ‘tự do hy tế’, nghĩa là sẵn sàng hiến mình làm một lễ dâng như Ngài đã nên một “Lễ Dâng!”.

Anh Chị em,

“Nếu các ông ở lại trong lời của Tôi, các ông thật là môn đệ Tôi!”. Nếu xác tín Lời là Ánh Sáng, là Sự Sống, và là chính Thiên Chúa thì khi ‘ở lại trong lời’ Ngài, chúng ta ở lại trong cung lòng Thiên Chúa; nói như Hudson Taylor, “nằm yên trong vòng tay Chúa như một em bé”. Và quả thế! Bởi một lòng xót thương vô điều kiện, Lời đã trở nên một người phàm như bạn và tôi! Như “Con của thần minh” đã ‘cùng đi với’ các bạn trẻ giữa lửa, Chúa Giêsu cũng sẽ đồng hành, dẫn chúng ta tự do bước đi trong cuộc đời này. ‘Ở lại trong lời’ của Ngài, coi Lời Ngài như “nhà” của mình, chúng ta sẽ được tự do thoát khỏi cái tôi ích kỷ, khỏi bị ràng buộc để sống theo bản năng nhưng theo các phẩm tính thần linh. Chính xác hơn, chúng ta được tự do để nên giống Chúa Giêsu và làm theo ý Ngài. Lúc đó, dù đi qua lửa, hay lao vào giông bão cuộc đời, chúng ta vẫn bước đi trong sự ung dung tự do với phong thái của một người con trai, con gái của Thiên Chúa.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin cho con luôn muốn điều Chúa muốn, làm điều Chúa ưa thích; đó chính là sự khôn ngoan của con khi con biết ‘ở lại trong lời’ của Ngài”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:30 06/04/2022

3. Ai có thể hiểu rõ việc các thiên thần rất cẩn thận và quan tâm khi cùng chúng ta đọc kinh hát ca, tham dự việc cầu nguyện của chúng ta, nhắc nhở chúng ta suy tư, bảo vệ khi chúng ta nghỉ ngơi, khai sáng những công việc chúng ta làm.

(Thánh Bernard)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:34 06/04/2022
42. THẤY GÀ HÀNH SỰ

Có một địa chủ chuẩn bị rất nhiều đất cho Trương Tam thuê cày cấy, nhưng thuê mỗi mẫu ruộng thì phải giao trước một con gà.

Một hôm, Trương Tam đi làm thủ tục thuê ruộng, cố ý đem con gà bỏ phía sau, địa chủ ngó Trương Tam một cái, nói:

- “Ruộng này không để Trương Tam cày”.

Trương Tam vội vàng đưa con gà ra, địa chủ bèn đổi lời nói:

- “Không cho Trương Tam cày thì cho ai chứ?”

Trương Tam hỏi:

- “Trước ông nói không cho tôi cày, bây giờ lại nói để tôi cày, sao vậy?”

Địa chủ trả lời:

- “Vừa rồi nói là không có gà, bây giờ thì thấy gà hành sự rồi”.

(Tiếu lâm quảng ký)

Suy tư 42:

Cũng một cái miệng và cũng một cái lưỡi ấy, nhưng hai câu nói đều khác nhau chỉ trong tíc tắc, thế mới biết lưỡi không xương nhiều đường lắc léo, nhưng xét cho cùng cái lưỡi lắc léo thì cũng bởi cái óc cái tâm điều khiển, cho nên lắc léo là tại tâm mà ra.

Có người hôm qua khen ngợi anh chị em hết lời, nhưng hôm nay thì chê bai họ đủ điều, đó là cái tâm không thật; có người trước mặt anh em chị em thì khen lấy khen để, nhưng sau lưng thì chuẩn bị chém lụi anh chị em, đó là cái tâm ác độc; có người thấy người khác dáng vẻ nghèo khó thì khinh bỉ, không thèm kết thân, nhưng khi thấy họ giàu có thì lại xởi lởi nịnh hót, đó là cái tâm hám lợi...

Cái tâm của người Ki-tô hữu là tâm của Đức Chúa Giê-su, cho nên miệng lưỡi của họ cũng luôn nói lời của Đức Chúa Giê-su, tức là lời an ủi, lời vui tươi, lời khích lệ, bởi vì Ki-tô hữu là có Chúa Ki-tô ở trong mình.

Người khác thấy gà, thấy vịt hay hoặc thấy tiền của người khác mới giúp đỡ, nhưng người Ki-tô hữu thì chỉ thấy Đức Chúa Giê-su nghèo khó bất hạnh nơi người khác nên giúp đỡ mà thôi.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Bức tranh Ba Thập Giá
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
06:36 06/04/2022

Bức Tranh “Ba Thập Giá”
LỄ LÁ

Một trong những bức tranh nổi tiếng nhất của danh họa Rembrandt, người Hoà Lan, sống vào thế kỷ 17, đó là bức tranh "ba thập giá". Nhìn vào tác phẩm, ai cũng bị thu hút ngay vào trung tâm: giữa thập giá của hai người bất lương, thập giá của Chúa Giêsu nổi bật lung linh trong mầu nhiệm đau thương và cứu độ. Dưới chân thập giá là cả một đám đông, gương mặt nào cũng biểu lộ hận thù oán ghét...giữa nét đau khổ của hai tử tội, hận thù của đám đông là dung mạo Đấng Chịu Đóng Đinh hiền hòa chan chứa tình thương.

Tuần Thánh bắt đầu từ Chúa nhật Lễ Lá. Cử hành phụng vụ hôm nay khởi sự bằng việc làm phép lá và đi kiệu lá. Cộng đoàn đi kiệu để tưởng niệm việc Chúa Cứu Thế khải hoàn tiến vào thành Giêrusalem. Ngay sau đó là Thánh Lễ tưởng niệm cuộc Khổ nạn, đặc biệt với việc đọc Bài Thương khó. Việc cử hành hôm nay với hai nhịp tương phản, mang hai sắc thái nghịch nhau : người Do thái tung hô Chúa Cứu Thế, ngập tràn tiếng reo vui, sau đó họ đòi lên án tử hình Người và cuộc thương khó đầy máu nước mắt.

Ôi nhân tình thế thái, sao mau đổi trắng thay đen!

Màu đen sự dữ, màu trắng tinh khôi bàng bạc trong bức tranh “ba thập giá” và cuộc thương khó.

1. Sắc đen sự dữ

Chìa khóa để đọc tất cả những sự vô lý, bất công, phi đạo đức trong vụ bắt và xét xử Chúa Giêsu là: quyền lực của tối tăm. Bốn sách Tin Mừng đều kể rằng Chúa Giêsu bị bắt ban đêm. Matthêu, Maccô và Gioan kể một đám người mang gươm giáo gậy gộc do các thượng tế, kỳ mục, Pharisêu sai đến. Thánh Luca lại nói có cả các thượng tế, lãnh binh Đền Thờ và kỳ mục ở trong bọn người mang gươm giáo gậy gộc. Trong đêm tối, đang khi Chúa Giêsu cầu nguyện thì giới lãnh đạo cao nhất của dân Do thái đã hội họp tại nhà thủ lãnh của họ, sai thuộc hạ đi bắt Chúa Giêsu theo sự hướng dẫn của Giuđa, người môn đệ phản Thầy. Họ ngồi chờ để kết án ngay trong đêm.Phiên họp ban đêm này do chính Caipha, chủ tịch Thuợng Hội Đồng chủ sự. Thánh Matthêu kể: “Các thượng tế và toàn thể Thượng Hội Đồng tìm chứng gian buộc tội Đức Giêsu để lên án tử hình” (Mt 26,59). Họ dùng chứng gian vu khống và xuyên tạc chụp mũ để kết án tử hình Đức Giêsu (Mt 26,60-61; Mc 14,59).

Trong bộ phim 12 giờ cuối cùng của Chúa Giêsu, nhà đạo diễn đã hoạ lại hình ảnh của đêm tối vườn Cây Dầu. Đó là đêm tối của đức tin và cũng là đêm tối của lòng người.

Bộ phim bắt đầu với cảnh Chúa Giêsu đưa các môn đệ lên núi cầu nguyện vào một đêm đen như bao đêm khác.Thế nhưng, đêm nay khác hẳn mọi đêm. Bóng tối của sự dữ phủ kín, bóng đêm của quyền lực Satan bao trùm. Đêm nay, bóng tối của sự dữ hoành hành. Đêm nay, quyền lực của Satan như muốn thống lãnh thế gian. Con người đã toa rập với Satan để giết hại Con Thiên Chúa. Đêm tối vườn Cây Dầu chỉ còn lại một mình Chúa cô đơn.

“Giuđa tới đó, dẫn một toán quân cùng đám thuộc hạ của các Thượng tế và nhóm Pharisiêu; họ mang theo đèn đuốc khí giới…” (Ga 18,3). Người ta phải sử dụng đèn, đuốc…chứng tỏ họ đang ở trong bóng tối. Họ sử dụng khí giới tức là tựa vào sức mạnh và quyền lực thế gian. Với những từ ngữ này, Thánh Gioan giới thiệu họ như là biểu tượng của sức mạnh thế gian và quyền lực bóng tối. Giữa bóng đêm của vườn Cây Dầu thấp thoáng những khuôn mặt hung tợn với gươm giáo gậy gộc, xâu xé tấm thân đơn độc của Chúa Giêsu. Bóng tối như tiếp tay cho những hành động lén lút, bắt giữ bất minh. Màn đêm đó cũng che kín lý trí của những người tham dự phiên tòa bóng tối. Tất cả mọi chứng cứ kết án đều nằm trong vòng tròn gian dối. Mọi sự vật lúc này như nhuốm một màu đen đồng lõa cho sự dữ. Màu đen của những tâm hồn đen tối che lấp luôn cả màu đen của bóng đêm âm u. Đây là đêm của hận thù. Đây là giờ của bóng tối. Đây là thời điểm của xấu xa ngự trị. Không ai còn có thể nhận ra được ánh sáng chân lý trong màu đen của ác tâm.

Và trong các giờ kế tiếp, bóng tối càng bao trùm. Chúa Giêsu càng lẻ loi cô độc hơn.

Kể từ khi Giuđa bước ra khỏi phòng Tiệc Ly thì trời tối đen. Giuđa lẩn vào bóng đêm với đôi tay đen đúa nhận lấy những đồng bạc là giá máu của Thầy mình. Thánh Gioan trình bày, Giuđa rõ ràng thực hiện công việc này dưới tác động của Satan. Khi Giuđa rời phòng Tiệc Ly, “lúc đó, trời đã tối” (Ga 13,30). Trời tối bên ngoài chưa quan trọng. Ở đây, trời tối trong tâm hồn Giuđa. Đối với Gioan, Giuđa trong hành động nộp Chúa Giêsu đã thật sự là hiện thân của quyền lực bóng tối, đối lại với Chúa Giêsu là ánh sáng tinh tuyền.

Giuđa khoác lên trái tim màu đen của tội lỗi qua nụ hôn phản bội.Từ đó, bóng tối của sự dữ đã bao trùm lên Thượng Hội Đồng từ Thượng tế Caipha đến các Luật sĩ và Kỳ mục. Bóng tối như đồng lõa và biện minh cho mọi âm mưu thâm độc của những người đại diện cho lề luật.

Những mảng đen được tô đậm lên trên bức tranh Tình Yêu Giêsu, không phải bằng những nét vẽ dịu dàng, những nét chấm phá đặc sắc nhưng là những vết màu ngoằn nghèo, vô lối. Tình Yêu Giêsu lúc này đang bị tàn phá theo từng vết đen xấu xa của đám đông. Bóng tối đã làm tất cả mờ ảo trong điên cuồng. Mọi âm mưu đã được trù tính cẩn mật. Mọi lý lẽ độc dữ đã được hoạch định. Mọi hành vi được thực hiện ngay trong bóng tối của thần chết. Cứ thế, từng mảng đen tội lỗi như được dịp trút hẳn xuống Đức Giêsu, như muốn nhuộm đen toàn bộ cuộc đời và tình yêu của Ngài bằng mọi cách và mọi phương tiện. Ngài bị cho là đồ mê ăn uống, là phường tội lỗi. Ngài bị liệt vào hàng trộm cướp, hàng nô lệ cùng đinh. Ngài bị xem là phường gian dối, tiên tri giả. Ngài bị kết án là quân nói lộng ngôn, phạm thượng. Ngài bị xử tử vì bị gán cho việc kích động phản loạn. Đám đông dân chúng, từ những tên đầy tớ mạt hạng đến những bậc vị vọng, từ những người quen biết đến cả khách thập phương không từ chối điều gì để bôi đen con người Đức Giêsu. Ngài đã bị nhúng xuống bùn nhơ của sự khinh miệt, phỉ báng. Ngài đã bị đày đọa tận cùng của kiếp làm người.(x. Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu qua tấm khăn liệm Turin, trang 252-253).Tình Yêu Giêsu đã bị tội lỗi nhân loại nhuộm đen màu tăm tối. Cuộc đời Chúa Giêsu đã bị dã tâm con người hủy hoại trong bóng đêm của sự bêu riếu, sỉ nhục và cái chết trần trụi thương đau. Nào ai có thể tin vào con người tàn tạ như thế! Còn ai có thể trông cậy vào con người yếu đuối bất lực này!!!

2. Sắc trắng thanh khiết

Tưởng chừng như bức tranh cuộc đời của Đức Giêsu chỉ là một vệt đen khiếp đảm với những ẩn tình vô lối mà nhân loại áp đặt lên chân dung Ngài. Nhưng thật nhẹ nhàng và linh động, Tình Yêu Giêsu như ngọn bút tài hoa đã gợi mở những nét vẽ thật diễm tuyệt. Tình Yêu sáng lên một màu trắng tinh khôi và mênh mang huyền ảo của trái tim thanh khiết trao ban đến tận cùng.

Tình Yêu ấy không mang một chút bợn nhơ của hận thù chia cắt nhưng lóng lánh sắc màu hồng tươi của Tình Yêu phục hồi và giải thoát. Tình Yêu ấy chấp nhận tất, dâng hiến tất cả để xóa đi mặc cảm tội lỗi của con người, cho con người cái nhìn mới của Thần Khí, cái nhìn của Thiên Chúa trong một tổng thể toàn vẹn và đưa con người đến với Tình Yêu sung mãn tuyệt hảo của Thiên Chúa. (x. Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu qua tấm khăn liệm Turin, trang 254-255).

Màu đen sắc tối của con người đã được Tình Yêu Giêsu làm cho trắng tinh và trả lại sự trong sáng trong Sự Thật. Ngài đã đáp trả lại tất cả mọi bất công và hận thù bằng lòng bao dung tha thứ. Khổ đau của Thập Giá Đức Kitô không bao giờ là nỗi đau của hận thù, oán ghét mà luôn mang dáng đứng của tình yêu và sự khoan dung tha thứ. Trên thập giá, Chúa Giêsu đã cầu nguyện cùng Chúa Cha: “Xin Cha tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm”. Hơn thế nữa, Ngài công bố ơn cứu độ của Thiên Chúa ngay trên thập giá, lúc mà thế trần nhìn thấy Ngài trần trụi và yếu đuối nhất, khi Ngài ôm trọn con người tội lỗi trần gian qua hình ảnh tên gian phi biết cúi mình nhận ra Chân Lý: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng" (Lc 23,43). Đức Giêsu đã xóa màu đen ghê tởm của sự dữ trong lòng con người qua việc phục hồi giá trị của mỗi nhân vị và đưa nhân loại đến với Thiên Chúa qua Tình Yêu toàn tha của Ngài. Đức Giêsu đã dùng cạn hết mọi dấu chỉ của thế trần để biểu lộ Tình Yêu thâm sâu của Ngài cho chúng ta. Đó là màu trắng thanh khiết nhất và là ánh sáng đẹp nhất mà nhân trần này có thể chiêm ngưỡng.

3. Trắng đen trong lòng người.

Tiến bước theo Chúa Giêsu trong cuộc thương khó, chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng của lòng người, thấy sự tráo trở thay lòng đổi dạ, đổi trắng thay đen của nhân tình thế thái, chúng ta thấy bàng bạc một màu đen của những ý đồ xấu xa, những manh tâm gian ác và những hành vi tội lỗi thấp hèn và thấy sáng lên tình yêu thanh khiết của Đấng Cứu Độ.

Cuộc đời hôm nay vẫn còn đó những sắc tối của lòng người. Dòng đời hôm nay vẫn còn đó những con người công chính, lương thiện lại là nạn nhân của bất công, gian dối và tham lam. Biết bao người đã để cho bóng tối của lòng tham nổi loạn đến nổi sẵn sàng chà đạp và lường gạt nhau. Biết bao người vì lòng tham, vì tính ghen tương đố kỵ,vì thói tự mãn kiêu căng vẫn đang tìm cách làm khổ nhau và làm hại đời nhau. Bao lâu lòng người còn chất chưa những ý đồ bất chính, những thủ đoạn lừa lọc, những ích kỷ nhỏ nhen, bấy lâu vẫn còn đó những con người lương thiện bị đe doạ, bị hành hạ và bị loại trừ.

Con người thời nay vẫn nhân danh hạnh phúc của riêng mình để kết án tử cho người khác, nhất là các thai nhi vô tội. Họ giết người vô tội không cần bản án, không cần thẩm phán hay quan toà. Tử tội thai nhi đã bị giết, chỉ vì một bà mẹ không muốn sinh con. Cả xã hội từ ông bà, cha mẹ, họ hàng và các người hành nghề lương y đã sẵn sàng giết chết sự sống của một sinh linh không có khả năng tự vệ. Biết bao cha mẹ đã viện ra nhiều lý do để loại trừ những đứa con của mình cách dửng dưng vô cảm.

Điều ác và sự thiện cũng chỉ là sự khác biệt của hành động rút gươm “hãy xỏ gươm vào bao, vì tất cả những ai dùng gươm sẽ chết vì gươm” (Mt 26,52). Khi tất cả mọi lưỡi gươm được cất vào vỏ, sự thiện và thiên đàng đang ở giữa lòng thế giới. Khi thanh gươm được rút khỏi bao, nhân loại đang đắm chìm trong hỏa ngục của chính mình. Con người luôn muốn hành xử tất cả theo lối quyền uy và bạo lực của bóng tối. Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã dùng một phương cách kỳ lạ để cho con người thấy đâu là sự thật nhân loại cần hướng về. Qua Ngài, những cơn cuồng nộ của sự dữ, những bão táp của nhục hình, những tiếng thét hận thù như bị cuốn vào một lực hút vô hình của Tình Yêu thanh khiết. Sức của của tình yêu nơi Chúa Giêsu đã thâu tóm mọi sự xấu xa độc dữ của nhân loại và hóa giải tất cả để biến nên những giá trị mới của hiền lành, khiêm nhường và khoan dung.(x. Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu qua tấm khăn liệm Turin, trang 258-260).

Chúa Giêsu không quỵ lụy, không riên xiết trong cuộc khổ nạn, nhưng Ngài luôn kiên cường và nhẫn nại để mời gọi và mở ra cho nhân loại một cái nhìn về chân lý, về tình yêu, về một Thiên Chúa yêu thương đến cùng. Chúa Giêsu không oán trách hay hận thù ai, Ngài vượt lên trên tất cả bằng tình thương tha thứ. Chúa Giêsu đã biểu lộ sức mạnh của tình yêu, sức mạnh của niềm tin và phó thác trọn vẹn cho Thiên Chúa. Chính sức mạnh tình yêu đã làm mọi chia rẽ được hàn gắn, mọi hận thù được xóa bỏ và mọi xa cách được nên hiệp nhất. Chúa Giêsu đã hợp nhất nhân loại trong trái tim rộng mở của Ngài, trái tim chỉ có tình yêu thanh khiết. Ngài nâng con người lên giá trị cao hơn trong sự kết hiệp với tình yêu Thiên Chúa, một tình yêu Nguyên Tuyền.

Ánh Sáng Tình Yêu chính là Ánh Sáng Phục Sinh. Ánh Sáng ấy không làm mờ đi bóng cây thập giá nhưng lại mang một ý nghĩa và sắc màu huyền diệu lung linh. Tin và bước theo Chúa Giêsu, chúng ta được tháp nhập vào tình yêu thanh khiết của Ngài, nhờ đó cuộc sống luôn có niềm vui bình an và hạnh phúc. Thánh Gioan đã đi trọn cuộc khổ nạn cùng với Chúa Giêsu và đã viết những lời thật đẹp, thật ý vị về Tình Yêu Chúa Giêsu: “Tình yêu cốt ở điều này: không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta. Anh em thân mến, nếu Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta như thế, chúng ta cũng phải yêu thương nhau.Thiên Chúa chưa ai được chiêm ngưỡng bao giờ.Nếu chúng ta yêu thương nhau, thì Thiên Chúa ở lại trong chúng ta, và tình yêu của Người nơi chúng ta mới nên hoàn hảo”. (1Ga 4,10-12).
 
Ngài yêu thương nhân loại đến cùng
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
20:25 06/04/2022


Trong cuộc khổ nạn, sau khi Chúa Giê-su bị lùng bắt giữa đêm khuya như một tên gian phi và bị kết án bất công trước tòa Phi-la-tô, Ngài bị đánh đòn dã man, tàn bạo… rồi phải vác thập giá lảo đảo lên đồi Can-vê. Đến nơi, Ngài bị lột trần và trải qua cơn đau khủng khiếp khi đội hành quyết đóng đinh tay chân Ngài vào thập giá. Sau đó, Ngài chịu treo thân trần trụi trên thập giá cho ruồi mòng chích hút, lại còn bị bao người qua lại phỉ báng, thách thức, nhạo cười…

Dù vậy, Chúa Giê-su không thù không oán, không dùng lời lăng mạ để đáp lại lăng mạ, không xuống khỏi thập giá để tiêu diệt quân thù, không dùng quyền năng mà trừng trị những tên khốn kiếp… Trái lại, Ngài nhìn họ bằng ánh mắt xót thương. Ngài sợ Chúa Cha trừng phạt họ vì tội ác tày trời đã gây ra, nên trước khi tắt thở, Ngài ngước mắt lên trời, tha thiết cầu xin Cha tha thứ cho những kẻ gây đau thương khốn đốn cho Ngài: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23, 34).

Ôi! Tuyệt vời biết bao! Chỉ có Chúa Giê-su là Đấng duy nhất trên đời đã tỏ lòng thương xót và tha thứ cho kẻ lăng nhục, hành hạ, phỉ báng và giết chết Ngài… đến mức cao vời như thế mà thôi.

Đối với quân gian ác đã nhẫn tâm sỉ nhục, hành hạ và đóng đinh Ngài cách hung bạo đến thế mà Ngài vẫn bao dung, thương xót và cầu nguyện cho họ, thì chẳng còn ai trên đời lại bị Chúa bỏ rơi!

Như vậy, Chúa Giê-su trải rộng tình thương Ngài cho hết mọi người; chẳng có ai trên đời không được Chúa xót thương.

Như lòng mẹ đại dương ôm trọn mọi loài tôm cá vào lòng mình thế nào thì tình thương bao la của Chúa Giê-su cũng ấp ủ hết mọi người như thế. Ngài không để bất cứ ai ở ngoài biển thương xót của mình; trái lại mỗi người đều có chỗ đặc biệt trong Trái tim Chúa Giê-su. Cho dù mọi người trên thế gian có ruồng bỏ bạn đi nữa thì Chúa Giê-su vẫn không bao giờ ruồng bỏ nhưng luôn ấp ủ bạn vào lòng.

Lạy Chúa Giê-su,

Chúa yêu thương chúng con hết lòng hết sức trên hết mọi sự nên đã hiến thân chịu đau thương khốn khổ và chấp nhận chịu chết để đổi lấy sự sống đời đời cho chúng con. Tình thương Chúa thật bao la vô hạn. Chúng con biết lấy gì đáp nghĩa, đền ơn?

Xin cho chúng con đừng bao giờ phạm tội làm mất lòng Chúa nhưng cố sống sao cho đẹp lòng Chúa mỗi ngày. Amen.

Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
 
Thăm Lần Cuối
Lm Vũđình Tường
22:17 06/04/2022
Ba lần Đức Kitô tiên báo về cái chết của Ngài. Đây là tin kinh hoàng cho các tông đồ. Các ông không hiểu việc Đức Kitô ra đi là cần thiết bởi qua cái chết và sự Phục Sinh của Đức Kitô mang lại sự sống trường sinh cho toàn thể nhân loại. Không có cuộc tử nạn, Đức Kitô không hoàn thành sứ mạng cứu độ nơi trần thế. Môn đệ Đức Kitô luôn sống trong hy vọng,

'Xin Chúa thương đừng để Thầy phải gặp chuyện ấy' Mt 16,22.

Đến lúc này các ông không thể chối bỏ dược thực tế đó nữa bởi các Kì Mục, Thượng Tế và Kinh Sư ra thông cáo,

'Ai biết được ông ấy ở đâu thì phải báo cho họ đến bắt Gn 11,57.

Nghe tin bạn, Lazaro qua đời, Đức Kitô nói với môn đệ chuẩn bị để đi Jerusalem. Một trong số các ông phản đối,

'Cả chúng ta nữa, chúng ta cùng đi để cùng chết với Thầy Gn 11,16.

Không phải các tông đồ quyết định mà chính Đức Kitô là Đấng có quyền quyết định. Biết chắc hiểm nguy trước mắt. Bất chấp nguy hiểm đến tính mạng, Đức Kitô vẫn vào thành thánh như dự trù. Không gì ngăn cản Đức Kitô. Ngài không trốn chạy, không hoãn binh bởi 'Giờ' của Ngài đã đến. Ngài đến để hoàn thành sứ mạng cứu chuộc Chúa Cha trao trong tay. Đức Kitô cũng không hy vọng cái chết nhanh chóng, hay bớt đau khổ. Ngài hy vọng môn đệ cảm nhận tình yêu vô biên Ngài dành cho họ.

Trên đường vào thành Jerusalem, dân chúng hoan hô, chúc tụng Ngài là vua của họ. Í kiến dân chúng bị hướng dẫn, lung lạc bởi người lãnh đạo. Hôm nay dân thành Jerusalem hoan hô, đón chào Đức Kitô; ngày mai chính họ lại dơ tay phản đối, đòi đóng đanh Ngài vào thập giá. Đây là điểm trái khoáy thứ hai trong cuộc tử nạn của Đức Kitô. Điểm trái khoáy đầu tiên là việc Đức Kitô đến ban lại sự sống cho ông Lazaro, người chết chôn trong mộ ba ngày trước khi Đức Kitô ban cho ông sự sống. Trong khi chính Ngài lại tự nguyện lãnh nhận cái chết bi ai, thê thảm trên thập tự. Chính điều này làm cho các Thượng Tế chễ diễu Ngài'

'Hắn cứu được thiên hạ, mà chẳng cứu nổi mình' Mt 27,42.

Môn đệ mượn con lừa của người quen, trải áo lên lưng nó cho Đức Kitô cưỡi đi vào thành. Dân thành vang lời ca ngợi, tung hô,

'Chúc tụng Đức Vua, Đấng ngự đến nhân Danh Chúa. Bình an trên cõi trời cao, vinh quang trên các tầng trời' Lc 19,38

Nhóm Pharisiêu lên tiếng phản đối, không cho dân chúng ta tụng Đức Kitô. Ngài đáp lại họ,

'Tôi bảo các ông, họ mà làm thinh, thì sỏi đá cũng sẽ kêu lên' Lc 19,40

Vinh quang trần thế mau qua, chóng hết. Ngay sau đó là bắt bớ và xử án. Việc đóng đanh Đức Kitô làm thoả mãn những kẻ chống đối Đức Kitô, trong khi đó nó làm con tim rỉ máu cho những người yêu mến Đức Kitô.

Nọc độc của tội thể hiện qua bàn tay tàn bạo của con người. Nhóm Pharisiêu tìm cách làm cho Đức Kitô đau khổ hết sức có thể. Về thể lí, họ lột áo cho xấu hổ, ra lệnh cho lí hình khạc nhổ, đánh đập, bắt đội mạo gại, trước khi hành hình, đóng đanh trên thập giá, giữa hai tên phạm nhân. Họ kết tội Đức Kitô phản loạn nhân nên phải chết thảm như một tội phạm. Về tâm lí, họ thay nhau tố cáo, vu vạ, làm chứng gian. Môn đệ sợ hãi trốn chạy. Đức kitô bị bỏ rọi một mình. Sau khi thoả mãn hành hình, án tử hình được loan báo.- Đóng Đinh vào thập giá. Để cho việc xét xử kinh hoàng hơn, họ không xử vào ban ngày nhưng xử trong đêm tối, dưới ánh sáng ma quái, lúc mờ, khi ảo. Thêm vào đó là cái giá buốt của gió đông thổi đến, màn đêm chập chùng, bóng người thình lình xuất hiện, bing mất, tuỳ theo ánh bập bùng từ lò sưởi gần đó, tất cả quyện lại làm cho mọi người có cảm tưởng không phải chỉ có con người hành hạ con người, mà ngay cả thiên nhiên cũng góp phần trong đó.

Sức nặng của Thập giá dường như nặng hơn sau mỗi bước chân lên đồi. Mọi cử động dường như làm cho vết thương rạn nứt thêm một chút, ăn sâu vào thịt xương hơn một chút. Đức Kitô âm thầm đón nhận tất cả. Kinh nghiệm khổ cực bốn mươi ngày chay tịnh trong hoang địa giúp Ngài tự tin, vui lòng đón nhận được mọi đau khổ, tủi nhục. Đức Kitô chọn trung thành theo í Chúa Cha đến tận cùng.

'Lậy Cha, xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm' Lc 23,34.

Câu nói trên cho biết tình yêu Đức Kitô dành cho nhân loại vượt lên trên mọi nhục hình, đau khổ nhân loại dành cho Ngài.

TiengChuong.org

The Last Visit

Jesus had prophesised three times about his coming death. This was a devastating news for His apostles to grasp. They failed to understand that His departure was essential, since it was through His death and resurrection, that He gained salvation for the whole world. Without death, Jesus would not complete His earthly mission. The apostles continued to cling to the hope that

'This must not happen to you. Mt 16,22'.

They were now facing the awful reality, because the Pharisees and Scribe had publicly ordered that,

'everyone who knew where he was must inform them so that they could arrest him' Jn 11: 57.

Hearing the death of His friend, Lazarus, Jesus told His apostles to go to Jerusalem. One of His apostles protested, saying:

'Let us go too, and die with Him' Jn 11:16.

It was not the apostles, but Jesus himself decided on the course of action. He knew that a horrible death was waiting ahead of Him, but that would not deter Him from entering Jerusalem. He knew His hour was coming, and was certain of it. He would not run away from it, but would fulfil what the Father had expected of Him- to redeem the world. Jesus would hope to have neither a quick nor less painful death, but He hoped people could appreciate His sacrificial love He had for them.

On His way to Jerusalem, people welcomed Him like they welcomed their king. Public opinion is guided by propaganda, changing from giving support to withdrawing it. The people at Jerusalem today welcomed Jesus; tomorrow they would demand for Him to be crucified. This is the second twist of His Passion. The first one happened when Jesus gave life back to his friend Lazarus, who had been dead, and was buried three days in the tomb. Jesus raised him up from the grave, but He Himself would choose to go to His own death. This made His opponents mock Him saying,

'He saved others, he can't save himself'. Mt 27,42.

Jesus rode on a donkey covered with garments over its back. The crowds shouted on top of their voice:

'Blessings on the King who comes, in the name of the Lord! Peace in heaven and glory in the highest heavens!' Lk 19,38.

The Pharisees tried hard to interrupt this joyful celebration but Jesus told them: 'I tell you, if these keep silence the stones will cry out' Lk 19,40.

The singing and chanting on the road had soon vanished. What follows was the arrest and the unjust trial. His crucifixion brought joy and satisfaction to those who hated Him, but bled the hearts of those who loved Him. The sting of sin was manifested through human's brutality. The Pharisees would inflict the greatest pain upon Jesus. The physical brutality included stripping to humiliate, and then beating and whipping and crowing, and finally nailing Him on the cross, between the two criminals. The Pharisees judged, that Jesus was a criminal and should deserve to die as a criminal. The psychological form of punishment began with false accusations, giving fake witnesses, and the abandonment. His apostles deserted Him because they were frightened. After the physical and mental torture, the verdict given - the capital punishment by nailing on the cross. To intensify the horror, the Pharisee didn't judge Jesus at day time; they judged Him at night, under dim light. Added to the fear was the chilling cold breeze of winter, the flicking lights of burning charcoals nearby, and the actions of soldiers, all blended together to create an atmosphere as if it was not just humankind who punished Jesus, but even the nature also took part in it.

The weight of the cross on His shoulders seemed to be heavier as He walked up the hill; every move, the open wounds seemed to crack a bit wider and deeper. Jesus could take them all in. His resilience during the wilderness experience had toughened Him. He chose to be faithful to the Father till the end.

'Father, forgive them, for they don't know what they are doing'. Lk 23,34.

This statement asserts that God's love for humankind is stronger than human brutality.
 
Không thể phi thường hơn
Lm. Minh Anh
23:44 06/04/2022

KHÔNG THỂ PHI THƯỜNG HƠN
“Trước khi có Abraham, thì Tôi, Tôi Hằng Hữu!”; “Ai tuân giữ lời Tôi, sẽ không bao giờ chết”.

Khoảng năm 125 sau Công Nguyên, Aristeides, một người Hy Lạp, viết cho bạn mình; ông giải thích sự thành công lạ thường của “một tôn giáo mới”, Kitô giáo! Trong thư, ông nói, “Bất kỳ một người công chính nào trong các Kitô hữu rời khỏi thế giới, họ đều vui mừng dâng lời cảm tạ Thiên Chúa; họ mang theo thân xác mình những ca khúc và lời tạ ơn! Như ‘bất tử’, họ đang đi từ một nơi này đến một nơi khác gần đó; một sự dịch chuyển ‘không thể phi thường hơn!’.

Kính thưa Anh Chị em,

Nhận xét về sự ‘bất tử’ của Aristeides thật phù hợp với Lời Chúa hôm nay! Những ngày cuối đời, những gì cần nói, người ta phải nói, và Chúa Giêsu cũng không là một ngoại lệ. Hôm nay, Ngài đưa ra một tuyên bố khiến người Do Thái phải lấy đá ném Ngài, một tuyên bố ‘không thể phi thường hơn’, “Trước khi có Abraham, thì Tôi, Tôi Hằng Hữu!”.

Ghi lại lời Chúa Giêsu, “Trước khi có Abraham, thì Tôi, Tôi Hằng Hữu!”, phượng hoàng Gioan khác nào đang chấp cánh bay về tận dẫn nhập lời tựa Phúc Âm của mình, “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời, Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa”. Ngôi Lời đã có mặt cùng Chúa Cha ngay buổi đầu tạo dựng; Ngài xuất hiện trước cả Abraham, trước cả phút chào đời của bất cứ tạo vật nào! Tuy nhiên, Ngôi Lời lại đã hoá thành nhục thể; Ngài nên giống chúng ta mọi đàng, ngoại trừ tội lỗi. Xuống thế làm người, Ngài vẫn ở với Chúa Cha; trở về với Chúa Cha sau cái chết và phục sinh, Ngài vẫn ở với loài người; và giờ đây, Ngài vừa đang ở với Chúa Cha, vừa đang ở với chúng ta. Đây là sự hiện diện tất yếu của một tình yêu ngàn đời bất tử nơi Thiên Chúa, một sự hiện diện ‘không thể phi thường hơn!’.

Chúa Giêsu nói, “Ai tuân giữ lời Tôi, sẽ không bao giờ chết!”. Phải chăng, đây là một tóm kết gọn ghẽ điều Chúa hứa với Abraham, một người xem ra “không bao giờ chết” mà sách Sáng Thế hôm nay tiết lộ, “Ta sẽ lập giao ước giữa Ta với ngươi… từ thế hệ này qua thế hệ khác”. Kỳ diệu thay! Giao ước Chúa lập với Abraham; cũng như về sau, với Đavít, “Dòng dõi ngươi sẽ trường tồn vạn kỹ”, đã nên hiện thực nơi Chúa Giêsu, một giao ước ‘không thể phi thường hơn!’. Một lần nữa, Thánh Vịnh đáp ca xác tín, “Giao ước lập ra, muôn đời Chúa nhớ mãi!”.

Nói rằng, “sẽ không bao giờ phải chết”; ở đây, Chúa Giêsu nói đến cái chết linh hồn, cái chết đời đời. Ai giữ lời Ngài, sẽ không biết đến cái chết ‘kiểu đời đời’ này! Bởi lẽ, họ đã bắt đầu chia sẻ cuộc sống Thiên Chúa ‘ở đây và lúc này’, một cuộc sống vượt quá cái chết thể xác. Nếu trao phó đời mình cho Chúa, để lời Ngài uốn nắn, chúng ta sẽ bắt đầu sống cuộc sống không bị cái chết thể xác làm gián đoạn. Cuộc sống hiệp thông với Chúa đã bắt đầu từ bây giờ, sự hiệp thông này sẽ không bị phá vỡ bởi cái chết; đúng hơn, được đào sâu hơn qua cái chết! Nếu nhận ra ‘Chủ Nhân’ của sự sống và cái chết là ai, người Do Thái sẽ tò mò thay vì tức giận, hy vọng thay vì dể duôi, đón nhận thay vì báng bổ! Têrêxa Hài Đồng nói, “Không phải Thần Chết sẽ đến tìm tôi, nhưng là Chúa nhân lành. Tôi không sợ một cuộc chia ly như thế! Đó là cuộc chia ly gắn kết tôi với Đấng từ nhân. Một cuộc chia ly đáng ao ước, ‘không thể phi thường hơn!’”.

Anh Chị em,

“Ai tuân giữ lời Tôi, sẽ không bao giờ chết!”. Đó là một lời hứa tuyệt vời của Đấng Hằng Hữu, Đấng đã chết cho tội lỗi của con người và đã sống lại cho sự bất tử của nó! Ngài đang sống trong bạn, trong tôi, ngay trong thế giới thê lương này. Vì thế, ngày ngày, không chỉ khi còn sống, chúng ta hân hoan ca tụng Ngài, mà cả khi rời thế giới này, chúng ta mang theo thân xác những ca khúc tạ ơn! Là con của ‘Đấng Bất Tử’, chúng ta đang được thông chuyển sự sống thần linh và sống muôn đời với Ngài. Quả thế, tuân giữ Lời Thiên Chúa, thì ‘không thể phi thường hơn’; chúng ta đã quá vĩ đại! Do đó, đừng để cho sự tẻ nhạt của đời sống với những tân toan kéo ghì chúng ta xuống. Hãy sống tâm thế của con cái Thiên Chúa ngay giữa đời sống thường nhật này, “Tâm hồn luôn hướng lên cao cùng với lời tạ ơn trong mọi hoàn cảnh!”.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, Chúa đã gọi con cho một sứ vụ phi thường. Đừng để con hoá tầm thường; vì như vậy, con sẽ cản trở những công trình ‘không thể phi thường hơn’ Chúa dành cho con!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nghị sĩ Phần Lan trắng án đối với các cáo buộc về lời nói căm thù vì đăng các câu Kinh thánh
Đặng Tự Do
06:08 06/04/2022


Nghị sĩ Kitô Giáo đã bị xét xử vì một dòng tweet trong đó cô đặt câu hỏi tại sao Giáo hội Luther Phần Lan lại ủng hộ tuần lễ tự hào đồng tính của Phần Lan. Một giám mục cũng bị buộc tội phân phát một tập sách nhỏ mà nhà lập pháp đã viết.

Päivi Räsänen, một bác sĩ 62 tuổi, người đã phục vụ trong quốc hội Phần Lan từ năm 1995, và Juhana Pohjola, Giám mục của Giáo phận Truyền giáo Tin lành Lutheran ở Phần Lan, đã phải đối mặt với cáo buộc do một cuốn sách nhỏ dạy rằng hành vi đồng tính là trái với đức tin Kitô.

Một tòa án quận Helsinki nhất trí bác bỏ các cáo buộc, nói rằng tòa án không được hình thành để giải thích các khái niệm trong Kinh thánh. Tòa án đã yêu cầu công tố phải trả hơn 60,000 euro chi phí pháp lý và cho họ bảy ngày để kháng cáo phán quyết.

Räsänen, cựu Bộ trưởng Bộ Nội vụ, đã bị buộc tội “lời nói căm thù” vì chia sẻ quan điểm dựa trên đức tin của mình về hôn nhân và đạo đức tình dục trong một tweet năm 2019, và trong một cuộc tranh luận trên đài phát thanh năm 2019, cũng như trong một cuốn sách nhỏ năm 2004. Giám mục Pohjola phải đối mặt với cáo buộc xuất bản cuốn sách nhỏ của Räsänen cho cộng đoàn của mình hơn 17 năm trước.

Trong một tweet năm 2019, Räsänen đã đặt câu hỏi tại sao lãnh đạo của Giáo Hội Luther Phần Lan, mà cô ấy là một thành viên tích cực, lại tài trợ cho một sự kiện LGBT, gọi là “Tự hào đồng tính 2019.” Bài đăng trên mạng xã hội bao gồm những câu trong Kinh thánh lên án hành vi đồng tính luyến ái là tội lỗi. Dòng tweet đã dẫn đến các cuộc điều tra chống lại Räsänen, điều này đã phát hiện ra một cuốn sách nhỏ về Giáo Hội mà cô đã viết gần 20 năm trước.

Vào tháng 4 năm 2021, Tổng công tố Phần Lan đã đưa ra ba cáo buộc hình sự đối với Räsänen, người từng là chủ tịch đảng Dân chủ Kitô giáo từ năm 2004 đến năm 2015 và cũng từng là Bộ trưởng Bộ Nội vụ từ năm 2011-2015. Hai trong số ba cáo buộc mà Räsänen phải đối mặt được đưa ra sau khi cảnh sát đưa ra khuyến nghị mạnh mẽ không tiếp tục truy tố. Các tuyên bố của Räsänen cũng không vi phạm các chính sách của Twitter hoặc đài truyền hình quốc gia, đó là lý do tại sao chúng vẫn hiện diện trên nền tảng của họ.

Phiên tòa được tiến hành trong hai ngày - 24 tháng 1 và 14 tháng 2. Công tố đã cáo buộc vị giám mục và Räsänen sử dụng từ “tội lỗi” có thể “có hại”. Các luật sư bào chữa cho rằng việc kết án Räsänen có tội sẽ làm tổn hại đáng kể đến quyền tự do ngôn luận ở Phần Lan. Những gì Räsänen nói và viết là một biểu hiện của giáo huấn Kitô Giáo.

Tòa án, trong phán quyết dài 30 trang của mình, công nhận rằng mặc dù một số người có thể phản đối tuyên bố của Räsänen, nhưng “phải có một lý do xã hội quan trọng để can thiệp và hạn chế quyền tự do ngôn luận”. Tòa án kết luận không có sự biện minh nào như vậy.

“Tôi rất biết ơn tòa án đã nhận ra mối đe dọa đối với quyền tự do ngôn luận và phán quyết có lợi cho chúng tôi,” Räsänen nói sau chiến thắng của mình.

Vụ việc thu hút sự chú ý của quốc tế. Một số Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đã viết một bức thư gửi tới Rashad Hussain, Đại sứ Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế, bày tỏ mối quan ngại của họ về việc truy tố Räsänen là “đáng báo động”.

“Chúng tôi rất lo ngại rằng việc sử dụng luật về lời nói căm thù của Phần Lan tương đương với luật báng bổ thế tục,” các thượng nghị sĩ viết. “Nó có thể mở ra cánh cửa cho việc truy tố những người theo Kitô Giáo, người Hồi giáo, người Do Thái và tín đồ của các tôn giáo khác vì đã công khai tuyên bố niềm tin tôn giáo của họ.”
Source:Aleteia
 
Tòa án bang Brazil cho phép lắp đặt tượng Đức Mẹ ở Aparecida
Đặng Tự Do
06:08 06/04/2022


Tòa án Công lý São Paulo đã cho phép xây dựng một bức tượng Đức Mẹ ở Aparecida, sau cuộc chiến pháp lý kéo dài hơn hai năm liên quan đến một hiệp hội những người vô thần muốn ngăn cản việc lắp đặt tượng Đức Mẹ.

Bức tượng khổng lồ bằng thép không gỉ sét do nghệ sĩ Gilmar Pinna tặng vào năm 2017 cao khoảng 165 feet, tức là cao hơn gần 65 feet so với Tượng Chúa Cứu Thế ở Rio de Janeiro. Các phần của công trình, vẫn đang trong giai đoạn xây dựng, nằm gần Rodovia Presidente Dutra, bên cạnh đường cao tốc chính giữa Sao Paulo và Rio de Janeiro.

Vào tháng 10 năm 2019, Thẩm phán Luciene Ferreira Allemand đã ra phán quyết ủng hộ đơn kiện của Hiệp hội những người theo chủ nghĩa vô thần và các nông dân Brazil nhằm cấm lắp đặt tác phẩm, với cáo buộc sử dụng công quỹ và hiến đất thành phố để quảng bá đức tin Công Giáo, vì điều này sẽ gây bất lợi cho nhà nước thế tục.

Tuy nhiên, thành phố đã kháng cáo quyết định này và vào ngày 9 tháng 3, các thẩm phán của Tòa án Tư pháp São Paulo đã đảo ngược phán quyết và xác định rằng tác phẩm nghệ thuật này là hợp lý vì trọng tâm kinh tế chính của Aparecida là tôn giáo, du lịch, thu hút hàng nghìn người và thúc đẩy thương mại địa phương.

Các thẩm phán cũng lưu ý rằng tại thời điểm đó nguyên tắc thế tục của nhà nước không bị vi phạm bởi thị trưởng.

“Aparecida là thủ đô của Đức Mẹ ở Brazil, và quyết định tư pháp này đã công nhận lòng sùng mộ tôn giáo của người dân Brazil,” thị trưởng cho biết sau phán quyết.

Phán quyết của tòa án cũng khẳng định rằng năm tác phẩm điêu khắc khác về Đức Mẹ Aparecida, được xây dựng bởi cùng một nghệ sĩ và được đặt ở các khu vực khác nhau của thành phố vào năm 2017 nhân dịp kỷ niệm 300 năm ngày tìm thấy bức tượng ban đầu của Đức Mẹ không thể bị gỡ bỏ.

Theo truyền thống, bức tượng ban đầu của Đức Mẹ Aparecida, được đặt trong Vương cung thánh đường Đức Mẹ Aparecida, được tìm thấy vào năm 1717 bởi ba người đánh cá, sau khi cầu nguyện với Đức Mẹ, đã bắt được nhiều cá một cách thần kỳ sau một buổi sáng không đánh bắt được gì cả.

Miguel da Costa Carvalho Vidigal, một luật sư và là giám đốc của Liên minh các luật gia Công Giáo của Sao Paulo, đã ca ngợi quyết định của Tòa án, “trước hết, vì trật tự quốc gia phải được tôn trọng, chống lại các hành vi gây tổn hại cho hoạt động tư pháp đang nổi lên trong thời đại của chúng ta”.

Và “thứ hai, bởi vì lịch sử của đất nước chúng ta, rất gắn bó với Công Giáo, đã được bảo tồn.”
Source:Catholic News Agency
 
ĐGH Phanxicô : Máu người dân Ukraìne kêu trời xin chấm dứt chiến tranh
Nguyễn Long Thao
10:45 06/04/2022
Hôm thứ Tư, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã lên án “những hành động tàn ác khủng khiếp” đối với phụ nữ và trẻ em không vũ trang ở Bucha, Ukraine. Ngài nói máu của những thường dân vô tội “kêu tới trời” để chấm dứt sự tàn bạo của chiến tranh.

Trong buổi yết kiến ​​chung vào ngày 6/4, ĐGH đã nói: “Tin tức gần đây về cuộc chiến ở Ukraine, thay vì mang đố cứu trợ và hy vọng lại thì chỉ mang đến những hành động tàn bạo mới, chẳng hạn như vụ thảm sát ở Bucha, những hành động tàn ác ngày càng khủng khiếp được thực hiện ngay cả đối với dân thường, phụ nữ và trẻ em không có vũ khí”.

“Họ là những nạn nhân vô tội kêu trời và cầu xin chấm dứt cuộc chiến này. Chúng ta hãy bỏ vũ khí, chúng ta hãy ngừng gieo rắc chết chóc và hủy diệt ”.

Vào cuối buổi tiếp kiến ​​chung vào sáng thứ Tư ĐGH đã giương cao một lá cờ Ukraine màu xanh và vàng mà Ngài nói đã được mang đến từ “thành phố tử đạo” Bucha, Ukraine.

Sau đó, ĐGH đã kêu gọi những trẻ em tị nạn Ukraine cùng đứng trên sân khấu với Ngài trong Hội trường Paul VI của Vatican.

Hướng về những đứa trẻ phải chạy trốn khỏi chiến tranh, ĐGH nói với cử toạ: “Đây là một trong những thành quả của chiến tranh. Đừng quên và đừng quên người dân Ukraine. ”

Ngài nói thêm: "Thật khó mà nhổ bỏ tận gốc rễ quê hương vì chiến tranh,"

Những đứa trẻ Ukraine đã dâng cho ĐGH một số bức tranh vẽ mà chúng đã thực hiện và giáo hoàng đã cho các em một số quả trứng Phục sinh bằng sô cô la.

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine cáo buộc các lực lượng Nga vào ngày 3 tháng 4 đã tiến hành một "cuộc thảm sát có chủ ý"nhắm vào thường dân ở Bucha, một thành phố phía tây bắc thủ đô Kyiv.

Các tổ chức tin tức đưa tin ít nhất 20 thi thể mặc trang phục dân sự đã được tìm thấy trên một con phố khi lực lượng Ukraine tái chiếm thành phố sau khi các chiến binh Nga rút lui.

Ngoại trưởng Dmytro Kuleba viết trên tài khoản Twitter của mình, cùng với các bức ảnh về những xác chết.“Vụ thảm sát Bucha có chủ ý. Người Nga đặt mục tiêu loại bỏ càng nhiều người Ukraine càng tốt".

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Anthony Blinken mô tả những hình ảnh này như một "cú đấm vào ruột (punch to the gut)", trong khi Phó Thủ tướng Đức Robert Habeck nói rằng "tội ác chiến tranh khủng khiếp này không thể giải thích được."

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga bác bỏ những bức ảnh và video từ Bucha, cho là "bức ảnh giả mạo mới nhất của chế độ Kyiv", nhấn mạnh rằng cư dân địa phương không bị tổn hại bởi quân đội Nga vì Nga đã rời khỏi khu vực này vào ngày 30 tháng 3.

Tại buổi tiếp kiến chung, ĐGH đã có những lời lẽ mạnh mẽ về hiệu quả của các tổ chức quốc tế trong việc chấm dứt chiến tranh ở Ukraine. Đức Thánh Cha nói tại Hội trường Paul VI: “Trong cuộc chiến hiện nay ở Ukraine, chúng ta đang chứng kiến ​​sự bất lực của các tổ chức của Liên Hợp Quốc,”

ĐGH cũng có một thông điệp đặc biệt dành cho những người hành hương Ba Lan, Ngài bày tỏ lòng biết ơn đối với việc dân chúng Ba Lan đã chào đón đặc biệt hơn 2,4 triệu người tị nạn Ukraine chạy sang Ba Lan kể từ cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine từ ngày 24 tháng 2.

Ngài nói thêm “Trong suốt Mùa Chay, chuẩn bị cử hành Lễ Phục sinh của Chúa, các bạn đã thể hiện một tấm lòng hảo tâm phi thường và gương mẫu đối với những người anh em Ukraine của chúng ta, những người mà các bạn đã mở rộng trái tim và cánh cửa nhà mình,”.

"Cầu xin Chúa ban phước lành cho quê hương các bạn và xin Chúa tỏ diện mào của Ngài cho các bạn."

Nguyễn Long Thao
 
ĐTGM Shevchuk: Ukraine mạnh mẽ vì quốc gia này tiêu biểu cho sự thật
Đặng Tự Do
16:27 06/04/2022


Ukraine đang bảo vệ sự thật. Đấu tranh cho sự thật, đấu tranh cho chân lý rằng mạng sống của con người có phẩm giá của nó, nó là vô giá và không thể nao chấp nhận được tội ác tiêu diệt con người hoặc biến con người thành công cụ, thành con tin trong chính trường của bọn tội phạm chính trị. Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk đã đưa ra lập trường trên trong bài phát biểu hàng ngày của mình vào ngày thứ 35 của cuộc chiến đẫm máu do Liên bang Nga gây ra.

Ngài lưu ý rằng kẻ thù đang tàn phá tàn nhẫn các thành phố và làng mạc của chúng tôi, bắn giết dân thường, phá hủy cả các di sản văn hóa và tinh thần của người dân Ukraine. Đức Tổng Giám Mục nói: “Bây giờ chúng ta bắt đầu thấy những hậu quả xa hơn của cuộc chiến này. Chiến tranh luôn mang đến sự hủy diệt. Toàn bộ thành phố và làng mạc đã biến thành các thị trấn ma. Nơi từng có đời sống công cộng về tinh thần và trí tuệ hưng thịnh, ngày nay chỉ có lửa và bom”.

Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh rằng chiến tranh luôn mang lại đói khổ, bần cùng cho con người. Chúng ta phải sẵn sàng để khắc phục tất cả những hậu quả này.

Liên Hợp Quốc báo cáo rằng bốn triệu người tị nạn đã rời khỏi Ukraine. Khoảng sáu triệu người đã rời khỏi các thị trấn và làng mạc của họ, một nửa trong số đó là trẻ em. Ukraine đã mất một nửa nền kinh tế.

“Nó có nghĩa là tháng tới có lẽ sẽ là một trong những tháng khó khăn nhất. Nhưng Ukraine đang đứng vững. Ukraine đang gặp khó khăn. Nhưng, Ukraine đang chiến thắng và gây bất ngờ cho thế giới”

Nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương tuyên bố rằng Ukraine đứng vững vì quốc gia này bảo vệ sự thật và cuộc chiến này nhắc nhở chúng ta ngày càng nhiều hơn về quy luật đấu tranh tâm linh mà mọi Kitô hữu phải chống lại ma quỷ, cái ác và những tay sai của hắn.

“Hôm nay tôi muốn nhắc lại một quy luật khác của cuộc đấu tranh tinh thần này. Cái ác luôn ẩn mình trong bóng tối. Nếu ma quỷ và những việc làm xấu xa được đưa ra ánh sáng, nếu chúng bị vạch trần, thì ngay lập tức ma quỷ mất đi sức mạnh. Nó bị tiêu diệt trong ánh sáng. Vì vậy, nếu chúng ta phủ nhận hoặc che giấu tội lỗi, khuyết điểm của mình, chúng trở nên mạnh mẽ hơn, chúng thống trị chúng ta. Nhưng khi chúng ta đưa những tội lỗi ấy ra ánh sáng, đi xưng tội, nói thật về họ với chính mình, và mở lòng với một linh mục, thì giống như thể chúng ta đưa ma quỷ ra ánh sáng và lấy đi quyền năng của nó”.

Suy ngẫm về quy luật đấu tranh tâm linh, về việc phải vạch mặt, vạch trần cái ác, Đức Tổng Giám Mục đặc biệt cảm ơn các cơ quan truyền thông, tất cả các nhà báo đã và đang nói lên sự thật về nỗi đau, nỗi khổ của Ukraine với cuộc sống của họ.


Source:UGCC
 
Bài Giáo lý Hàng tuần của Đức Phanxicô: Cuộc Tông du Malta
Vũ Văn An
17:22 06/04/2022

Theo tin Tòa Thánh, tại Hội trường Phaolô VI, Thứ tư, ngày 6 tháng 4 năm 2022, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, thay vì dạy về tuổi gìa, đã nói về chuyến tông du Malta của ngài, đồng thời kêu gọi mọi người cầu nguyện cho việc chấm dứt chiến tranh tại Ukraine. Sau đây là nguyên văn bài nói chuyện của ngài, dựa vào bản tiếng Anh của Tòa Thánh:



Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!

Thứ Bảy và Chúa Nhật tuần trước, tôi đã du hành tới Malta: một cuộc Tông du đã được lên kế hoạch từ khá lâu. Nó đã bị hoãn lại hai năm trước do Covid và những điều này. Ít người biết Malta, cho dù đây là một hòn đảo nằm giữa Địa Trung Hải. Nó đã đón nhận Tin Mừng từ rất sớm. Tại sao? Bởi vì Thánh Tông đồ Phaolô bị đắm tàu gần bờ biển và đã tự cứu mình một cách kỳ diệu cùng với tất cả những người trên tàu với ngài - hơn hai trăm bảy mươi người. Sách Tông đồ Công vụ kể lại rằng người Malta đã chào đón tất cả các ngài, và sử dụng cụm từ này: “với lòng tốt khác thường” (28: 2). Tôi đã chọn chính cụm từ này - với lòng tốt khác thường - làm khẩu hiệu cho cuộc Hành trình của tôi vì chúng chỉ ra con đường phải đi theo, không những để đối diện với hiện tượng di dân, mà nói chung, để thế giới có thể trở nên huynh đệ hơn, đáng sống hơn và có thể được cứu khỏi một "cuộc đắm tàu" đang đe dọa tất cả chúng ta. Vì tất cả chúng ta - như chúng ta đã học – đang trên cùng một con thuyền, tất cả chúng ta. Nhìn từ đường chân trời đó, Malta là một địa điểm chủ yếu.

Hơn hết, về mặt địa lý, do vị trí của nó ở trung tâm Biển giữa Châu Âu và Châu Phi, nó cũng tắm gội cho cả Châu Á. Malta là một loại “bông hồng trước gió”, nơi các dân tộc và các nền văn hóa gặp gỡ nhau. Đó là một nơi hoàn hảo để quan sát khu vực Địa Trung Hải từ góc nhìn 360 độ. Ngày nay chúng ta thường nghe nói về "địa chính trị". Nhưng thật không may, luận lý học thống trị lại là chiến lược của các quốc gia hùng mạnh nhất để khẳng định lợi ích của chính họ, mở rộng khu vực ảnh hưởng kinh tế, hoặc ảnh hưởng ý thức hệ, và / hoặc ảnh hưởng quân sự. Chúng ta đang thấy điều này với chiến tranh. Trong sơ đồ này, Malta đại diện cho quyền lợi và sức mạnh của các quốc gia “nhỏ”, nhỏ nhưng giàu lịch sử và văn minh, những điều sẽ dẫn đến một luận lý học khác - đó là tôn trọng và tự do – luận lý học của sự tôn trọng và cũng là luận lý học của sự tự do, của việc cùng tồn tại các khác biệt, chống lại việc thực dân hóa của những kẻ mạnh nhất. Chúng ta đang thấy điều này ngay lúc này. Và không những chỉ từ một phía: thậm chí từ những phía khác… Sau Thế chiến II, nỗ lực đã được thực hiện để đặt nền móng cho một kỷ nguyên hòa bình mới. Nhưng, thật không may - chúng ta không bao giờ học được gì, phải không? - câu chuyện cũ về sự cạnh tranh giữa các cường quốc lại tiếp tục. Và, trong cuộc chiến hiện nay ở Ukraine, chúng ta đang chứng kiến sự bất lực của các cơ quan Liên hiệp quốc.

Khía cạnh thứ hai: Malta là một địa điểm trọng yếu liên quan đến hiện tượng di dân. Tại trung tâm chào đón Gioan XXIII, tôi đã gặp rất nhiều người di cư đổ bộ lên đảo sau những chuyến đi khủng khiếp. Chúng ta không bao giờ được mệt mỏi khi lắng nghe những chứng từ của họ bởi vì chỉ có cách này, chúng ta mới có thể thoát khỏi một tầm nhìn méo mó thường được loan truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng, và khuôn mặt, câu chuyện, vết thương, ước mơ và hy vọng của những di dân này mới có thể được phát hiện. Mỗi di dân đều độc đáo. Họ không phải là một con số mà là một con người. Mỗi người đều độc đáo y như mỗi người chúng ta. Mỗi di dân có phẩm giá, có cội nguồn, có văn hóa. Mỗi người trong số họ đều là người mang một sự phong phú vô cùng lớn lao hơn những rắc rối họ mang tới. Và chúng ta đừng quên rằng Châu Âu được tạo ra từ những cuộc di dân.

Chắc chắn, việc chào đón họ phải được tổ chức - điều này đúng - và được giám sát; và trước hết, nó phải được lên kế hoạch với nhau, ở bình diện quốc tế. Không thể giản lược hiện tượng di dân thành một cuộc khủng hoảng; nó là một dấu chỉ thời đại của chúng ta. Nó nên được đọc và giải thích như vậy. Nó có thể trở thành một dấu chỉ xung đột, hay đúng hơn một dấu chỉ hòa bình. Nó phụ thuộc vào cách chúng ta tiếp nhận nó; nó phụ thuộc vào chúng ta. Những người đã trao phó sự sống cho Trung tâm Gioan XXIII ở Malta đã thực hiện một cuộc lựa chọn Kitô giáo. Đây là lý do tại sao nó được gọi là “Phòng thí nghiệm hòa bình”: phòng thí nghiệm của hòa bình. Nhưng tôi muốn nói rằng toàn bộ Malta là một phòng thí nghiệm cho hòa bình! Toàn bộ quốc gia xuyên qua các thái độ, các thái độ của chính nó, là một phòng thí nghiệm cho hòa bình. Và nó có thể thể hiện điều này, tức sứ mệnh của nó, nếu nó biết rút tỉa nhựa sống của tình huynh đệ, lòng trắc ẩn và sự đoàn kết từ cội nguồn của nó. Dân tộc Malta đã tiếp nhận những giá trị này, cùng với Tin Mừng. Và, nhờ Tin Mừng, họ sẽ có thể giữ cho chúng sinh động.

Vì lý do này, với tư cách là Giám mục Rôma, tôi đã đi để củng cố dân tộc đó trong đức tin và hiệp thông. Thực vậy - khía cạnh thứ ba - Malta cũng là nơi chủ chốt do khía cạnh truyền giảng tin mừng. Từ Malta và từ Gozo, hai giáo phận của đất nước, nhiều linh mục và tu sĩ, nhưng cả giáo dân nữa, đã ra đi mang chứng tá Kitô giáo của họ tới khắp thế giới. Như thể Thánh Phaolô đi qua đó để lại sứ mệnh của mình trong DNA của người Malta! Vì lý do này, chuyến thăm của tôi trên hết là một hành động biết ơn - biết ơn đối với Thiên Chúa và những người thánh thiện, trung thành từ Malta và Gozo.

Tuy nhiên, làn gió của chủ nghĩa thế tục, của một nền văn hóa giả tạo hoàn cầu hóa dựa trên chủ nghĩa tiêu dùng, chủ nghĩa tân tư bản và chủ nghĩa tương đối, cũng thổi đến đó. Do đó, đã đến lúc phải có một cuộc Phúc âm hóa mới ở đó nữa. Giống các vị tiền nhiệm của tôi, chuyến thăm mà tôi thực hiện tại Hang đá Thánh Phaolô giống như rút ra từ suối nguồn để Tin Mừng có thể tràn qua Malta với sự tươi mát từ nguồn gốc của nó và làm sống lại di sản vĩ đại của lòng đạo bình dân. Điều này được tượng trưng ở Đền thờ Đức Mẹ Quốc gia Ta ’Pinu trên đảo Gozo, nơi chúng tôi đã cử hành một khoảnh khắc cầu nguyện mãnh liệt. Ở đó, tôi nghe thấy trái tim của người Malta đập. Họ có một sự tin tưởng bao la vào Mẹ Thánh của họ. Mẹ Maria luôn đưa chúng ta trở lại những điều cốt yếu, với Chúa Kitô chịu đóng đinh và sống lại. Và điều này cho chúng ta, trở lại với tình yêu thương xót của Người. Mẹ Maria giúp chúng ta làm sống lại ngọn lửa đức tin bằng cách lấy ngọn lửa của Chúa Thánh Thần để lôi cuốn thế hệ này sang thế hệ khác đến với việc vui mừng loan báo Tin Mừng, vì niềm vui của Giáo Hội là được loan báo Tin Mừng! Chúng ta đừng quên điều này, đừng quên câu nói này của Thánh Phaolô VI: ơn gọi của Giáo Hội là truyền giảng tin mừng. Niềm vui của Giáo hội là truyền giảng tin mừng. Chúng ta đừng quên điều này nữa: đó là định nghĩa đẹp nhất về Giáo Hội.

Tôi lấy cơ hội này để nói lại lòng biết ơn của tôi đối với Tổng thống Cộng hòa Malta, rất lịch thiệp và đầy tình anh em: cảm ơn ông và gia đình ông; với Thủ tướng Chính phủ và các Cơ quan dân sự khác, những người đã tiếp đón tôi với sự ân cần xiết bao; cũng như các Giám mục và tất cả các thành viên của cộng đồng giáo hội, các tình nguyện viên và tất cả những người đã đồng hành với tôi trong lời cầu nguyện. Tôi không muốn bỏ qua việc đề cập đến Trung tâm Gioan XXIII chào đón những người di cư: và vị tu sĩ dòng Phanxicô ở đó [Cha Dionisio Mintoff], người đã duy trì để nó sống động ở tuổi 91, và tiếp tục làm việc như vậy với các cộng tác viên của giáo phận. Đó là một mẫu gương về lòng nhiệt thành tông đồ và tình yêu đối với người di cư, điều rất cần ngày nay. Qua chuyến thăm này, chúng ta gieo hạt, nhưng chính Chúa làm nó lớn lên. Cầu mong lòng nhân từ vô hạn của Người ban cho hoa trái dồi dào là hòa bình và mọi điều tốt lành cho những người Malta thân yêu! Cảm ơn dân tộc Malta về cuộc chào đón đầy tình người, đầy tình Kitô giáo như vậy. Cảm ơn anh chị em rất nhiều.

_______________________

Lời Kêu gọi

Tin tức gần đây về cuộc chiến ở Ukraine, thay vì mang lại sự nhẹ lòng và hy vọng, lại là các hành động tàn bạo mới, như vụ thảm sát ở Bucha: sự tàn ác càng khủng khiếp hơn bao giờ hết được thực hiện ngay cả đối với thường dân, phụ nữ và trẻ em không có khả năng tự vệ. Họ là những nạn nhân mà dòng máu vô tội của họ đang kêu thấu trời và nài xin: hãy chấm dứt cuộc chiến này! Hãy làm im bặt tiếng vũ khí! Hãy ngừng gieo rắc cái chết và sự hủy diệt! Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện cho điều này…

Và hôm qua, chính từ Bucha, họ đã mang cho tôi lá cờ này. Lá cờ này xuất phát từ chiến tranh, chính từ thành phố bị chiến tranh tàn phá, Bucha. Cũng có một số trẻ em Ukraine đang ở đây với chúng ta. Chúng ta hãy chào đón các em và cầu nguyện cùng với các em.

Những trẻ em này đã phải trốn thoát và đến một vùng đất xa lạ: đây là một trong những hậu quả của chiến tranh. Chúng ta đừng quên các em, và chúng ta đừng quên những người dân Ukraine. Thật khó khăn khi bị nhổ khỏi mảnh đất của chính anh chị em vì chiến tranh.
 
Đức Giáo Hoàng cải tổ giáo triều để thích nghi với sự thay đổi của thời đại
RFI / LM. Phạm Hoàng Dũng
21:40 06/04/2022
Đức Giáo Hoàng cải tổ giáo triều để thích nghi với sự thay đổi của thời đại

Ngày 19/03/2022, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ký Tông hiến Praedicate Evangelium (Hãy loan báo Tin mừng) tổ chức lại giáo triều (curia) và văn bản này được công bố cho công chúng trong buổi họp báo ngày thứ Hai 21/03/2022 dưới sự chủ tọa của Đức Hồng Y Marcello Semeraro, bộ trưởng bộ Phong Thánh.

Tông hiến (Costituzione apostolica) về “Giáo triều Rôma và sự phục vụ đối với Giáo hội và thế giới” đánh dấu 9 năm làm việc của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 05 tháng sáu tới và thay thế cho Tông hiến Pastor Bonus (Mục tử nhân lành) do Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II ban hành hồi cuối tháng sáu 1988. Văn bản này gồm 11 chương và 250 điều.

Văn bản cho thấy có những thay đổi gì trong giáo triều? Đâu là điểm cốt lõi? Và mục tiêu của những cải tổ này là gì? Linh mục Phạm Hoàng Dũng từ Roma giải thích.


Văn bản là một sáng kiến của Đức Phanxicô?

Tông hiến Praedicate Evangelium (Hãy loan báo Tin mừng) ra đời trong bối cảnh Giáo Hội Công Giáo đang tiến hành thượng hội đồng các giám mục với chủ đề “Hướng tới một Giáo hội hiệp hành: hiệp thông, tham gia và sứ vụ”. Và sẽ kết thúc vào năm tới 2023 với Công đồng quy tụ về Roma toàn bộ các giám mục trên toàn thế giới. Còn riêng với Đức Thánh Cha Phanxicô, việc này đã được bàn đến và bắt đầu ngay trong cuộc họp các Hồng Y bầu Giáo hoàng năm 2013.

Cải tổ để thích nghi với sự đổi thay của thời đại là điều căn cốt của Giáo Hội Công Giáo. Giáo hội là một thực thể sống động chứ không phải là một cơ chế cứng nhắc hay một tổ chức hội nhóm đứng bên lề sự phát triển của xã hội. Nếu chỉ đọc bản văn tiếng Việt chúng ta sẽ không thấy được sự thay đổi ý nghĩ trong cơ cấu tổ chức hay các bản văn bằng các thứ tiếng như Anh, Pháp, Ý và cả bản gốc tiếng La-tinh cho thấy có sự thay đổi về mặt từ ngữ từ “congregazione” hay “consiglio” thành “Dicastero”. Mà tiếng Việt dịch chung là “Bộ”.

Trong số mười lăm Dicasteri (Bộ), đứng đầu là bộ Loan báo Tin mừng, do Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin mừng và bộ Truyền giáo gộp lại, do chính Đức Giáo Hoàng điều khiển. Cơ quan này được chia làm hai phân bộ và mỗi phân bộ do một Quyền Tổng trưởng cai quản: Phân bộ thứ nhất đặc trách các vấn đề cơ bản trong việc loan báo Tin mừng trên thế giới; Phân bộ thứ hai đặc trách về việc loan báo Tin mừng cho dân ngoại và các giáo phận mới thuộc vùng truyền giáo, cụ thể là bộ Truyền Giáo, như cho đến nay.

Đó là điều mới mẻ mà chúng ta thấy được ngay từ tên gọi, tức là 2 chữ đầu tiên trong bản văn tiếng La-tinh: Praedicate Evangelium (Hãy loan báo Tin mừng) và đây chính là mệnh lệnh của Đức Giê-su khi kết thúc sứ vụ trần thế, giành cho các tông đồ, những người tiếp tục sứ vụ của ngài.

Bộ Giáo lý đức tin trước kia đứng đầu trong các Bộ, nay đứng hàng thứ hai sau Bộ Loan báo Tin mừng. Bộ này gồm có hai phân bộ: thứ nhất là phân bộ thăng tiến và bảo vệ toàn vẹn đạo lý đức tin và luân lý; thứ hai là phân bộ kỷ luật. Thuộc bộ này, có Ủy ban thần học quốc tế và Ủy ban Tòa Thánh bảo vệ trẻ vị thành niên.

Về phần bộ Dịch vụ bác ái, đây là một sự thăng cấp Sở từ thiện của Đức Giáo Hoàng, nay dưới quyền một vị bộ trưởng, cho đến nay được gọi là Chánh sở từ thiện của Đức Thánh Cha.

Các bộ khác và ba tòa án hầu như không có thay đổi đáng kể. Riêng Bộ Văn hóa và Giáo dục được hình thành bằng cách gộp lại Hội đồng Tòa Thánh về văn hóa và Bộ giáo dục Công Giáo.

Về phương diện kinh tế, thì vẫn có Hội đồng Kinh tế gồm tám Hồng Y và bảy giáo dân chuyên gia, có nhiệm vụ giám sát các cơ cấu và hoạt động quản trị, tài chánh của các cơ quan trung ương Tòa Thánh. Văn Phòng hay bộ Kinh tế, là cơ quan của Đức Giáo Hoàng lo về vấn đề kinh tế và tài chánh.

Tiếp đến là cơ quan quản trị của Tòa Thánh, gọi tắt là Apsa. Hai cơ quan này từ lâu vẫn hoạt động theo qui chế mới đã được Đức Giáo Hoàng thiết định trong những năm gần đây, tức là hoạt động thông qua công cụ của Istituto per le Opere di Religione tức là Ngân Hàng Vatican.

Đâu là từ khóa của văn bản này?

Như đã thấy nơi việc sáp nhập bộ Truyền giáo với Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin mừng và đặt lên hàng đầu dưới sự điều hành của Đức Giáo Hoàng cho thấy sự đáp trả cho những thay đổi của thời đại, một thế hệ trẻ mới không biết đến, không còn được nghe nói đến hay hiểu ngôn ngữ đức tin ki-tô giáo. Một thế giới không biết Chúa Giê-su là ai. Vì thế truyền giáo hay sứ vụ (missione) là một trong 2 từ khóa của tông hiến này.

Khi chúng ta phải đối chiếu với bản văn sau hết liên quan đến Giáo triều, tức là Tông hiến Pastor Bonus (Mục tử nhân lành). Ở điều số 7 của tông hiến này nói rằng “những công việc đòi hỏi thực thi quyền cai quản, phải được dành cho những người được trao chức thánh”. Tuy nhiên, trong tông hiến mới này, Đức Phanxicô đã nhắc lại, ngay trong Lời mở đầu, vai trò quan trọng của người giáo dân, tức là những ai đã lãnh bí tích rửa tội: “Đức Giáo Hoàng, các giám mục và những người lãnh nhận chức thánh không phải là những người duy nhất loan báo tin mừng trong Giáo hội… Mỗi ki-tô hữu, với quyền năng của Bí tích thanh tẩy, là một tông đồ truyền giáo trong chừng mực gặp gỡ tình yêu của Thiên Chúa nơi Đức Giê-su Ki-tô".

Đây là sự quay trở lại điều mà Công Đồng Vatican II nhắc đến sự tham gia của người giáo dân trong việc điều hành những cơ quan cao cấp của Toà thánh. Và chính Đức Giáo Hoàng cũng đang thực hiện điều này trong việc chỉ định và bộ nhiệm những người giáo dân, nữ tu có năng lực điều hành các cơ quan quản Tòa Thánh. Như vậy “Bí tích Thanh Tẩy” là từ khóa thứ hai để hiểu rõ văn bản này.

Nói cách khác, không gian của người tín hữu đã được mở rộng trong việc tham dự vào việc điều hành Giáo hội. Họ không chỉ thụ động tham dự và chủ động hơn và sâu rộng hơn trong công việc điều hành và cai quản giáo hội từ địa phương cho tới trung ương. Điều này không khác biệt hay xa lạ trong thần học về người giáo dân, các ki-tô hữu, mà Công đồng Vatican II đã lần lại các cột mốc quan trọng trong lịch sử và truyền thống của Giáo hội từ thời Chúa Giê-su và Các Tông đồ. Khi đó mọi người đều bình đẳng.

Bổ nhiệm người giáo dân vào các vị trí vốn của hàng giáo sỹ

Nếu thần học về người giáo dân cho phép mọi người lãnh bí tích thanh tẩy được quyền tham dự vào việc quản trị Giáo hội thì tông hiến này tạo điều kiện cho họ có khả năng nắm giữ các chức vụ vốn được giành riêng cho hàng giáo sỹ hay những người có chức thánh. Chẳng hạn, về lý thuyết một người giáo dân có khả năng nắm chức vụ Quốc vụ khanh Tòa Thánh của Đức Hồng Y Pietro Parolin hay Bộ trưởng bộ tu sỹ, v.v…

Tuy nhiên, về vấn đề này, Đức ông Marco Mellino, thư ký của Hội đồng Hồng Y từ năm 2020, nói rõ rằng "người giáo dân được bổ nhiệm hay không là do thẩm quyền cụ thể của Bộ đó". Việc đó cần một đánh giá đặc biệt: "Đó không phải là thứ áp dụng máy móc tự động".

Bổ nhiệm theo nhiệm kỳ thay cho “công chức trọn đời”

Theo Tông hiến mới này, mọi “nhân viên” làm việc cho các cơ quan bộ ngành của Tòa Thánh đều được bổ nhiệm (nôm na là ký hợp đồng) 5 năm và có thể thì bổ nhiệm lại 5 năm nữa. Sau đó, họ phải trở về giáo phận của mình. Việc này, theo giới báo chí, thì không chỉ giảm bớt việc phát triển các kỹ năng chuyên môn mà còn gây khó khăn cho việc tìm người thích hợp.

Tuy nhiên theo tu sĩ Dòng Tên Ghirlanda “Đúng là kinh nghiệm đến từ việc luyện tập, nhưng nếu người đó trong 5 năm mà không có tiến bộ gì hoặc thấy anh ta sống lâu lên lão làng, thì không đáng để gia hạn hợp đồng. Mặt khác, nếu trong năm năm đó một người đã làm việc hiệu quả, thì có thể tái ký. Và không chỉ một lần mà miễn là nó được coi là hợp lệ”. Và theo chuyên viên Giáo luật này: “những người giữ các vị trí quản trị quá lâu có thể phát triển các trung tâm quyền lực. Và trong Giáo hội, điều đó không bao giờ nên xảy ra. Sự thay đổi mang lại ý tưởng mới, kỹ năng mới, sự cởi mở”.

Vai trò của Hội đồng Giám mục

Tông huấn đề cập đến vấn đề quyền lực của các Hội đồng Giám mục, dựa trên nguyên tắc “phân quyền - decentralizzazione”. Theo tu sỹ Ghirlanda: “Những gì được thiết lập bởi một hội đồng giám mục không thể mâu thuẫn với huấn quyền phổ quát (magistero universale), nếu không, nó đặt chúng ta ra ngoài sự hiệp thông của Giáo hội.” Tông Hiến mới được đặt "trên bình diện của sự hiệp thông trong giáo hội giữa các giám mục, bất kể đó là một hành động lập pháp hay một sự giải thích giáo lý". Đức Hồng Y Marcello Semeraro lặp lại: “Điều quan trọng là phải tạo ra một sự hiệp thông sâu sắc hơn giữa các giám mục và Hội đồng Giám mục”, Hồng Y Semeraro nói rằng ông đã tham dự cuộc họp của một Hội đồng Giám mục “nơi có thể nhìn thấy rõ ràng hai bên. Điều này không được xảy ra trong Giáo hội”.

Đấu tranh chống nạn lạm dụng tình dục

Đây là vấn nạn lớn trong Giáo hội hiện nay. Trước đây, các vụ việc vốn bị đùn đẩy qua lại giữa các bộ tùy theo vụ việc, thì nay đã có một Ủy ban giáo hoàng đặc trách việc này trực thuộc Bộ Giáo Lý Đức Tin. “Ủy ban này có nhiệm vụ ngăn chặn những tội ác như vậy, bộ phận kỷ luật của Bộ (giáo lý đức tin) tiến hành tố tụng hình sự chống lại chúng".

Đây là một dấu hiệu cho thấy Giáo hội đang nỗ lực như thế nào để ngăn chặn những tội ác nghiêm trọng như vậy tiếp tục gây ra bởi các linh mục, tu sĩ và ngay cả những người giáo dân thực hiện các chức năng trong Giáo hội. Nói như vị Hồng Y chủ tịch Ủy ban bảo vệ trẻ vị thành niên (Pontificia Commissione per la Tutela dei Minori) Sean Patrick O’Malley, tổng giám mục Boston, thì tông hiến đã tạo nên bầu khi văn hóa bảo vệ cho trẻ em, những người vị thành niên và những người dễ tổn thương trong Giáo hội và xã hội.

RFI Tiếng Việt xin cảm ơn linh mục Phạm Hoàng Dũng từ Roma.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giới thiệu : Bản dịch Kinh Thánh thu âm do Nhóm phiên dịch các giờ kinh Phụng vụ thực hiện
TGM Giuse Nguyễn Chí Linh
09:33 06/04/2022
 
VietCatholic TV
Diễn từ rơi lệ của Zelenskiy tại LHQ. Lính Dù Ukraine đột kích xe tăng Nga. Cả đại đội Nga ngã gục
VietCatholic Media
03:45 06/04/2022


1. Tổng thống Zelenskiy nói với các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Quốc: Nga phải bị đưa ra công lý vì tội ác chiến tranh

Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, đã tố cáo trước Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc về những hành động tàn bạo ở đất nước ông và yêu cầu rằng các nhà lãnh đạo Nga phải bị “đưa ra công lý vì tội ác chiến tranh”.

Một ngày sau khi tổng thống Joe Biden gọi Putin là tên tội phạm chiến tranh và phải bị đưa ra trước công lý, tổng thống Zelenskiy nói rằng cần phải có một tòa án quốc tế tương tự như phiên tòa Nuremberg đối với Đức Quốc xã sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Đã có sự phản đối trên toàn cầu về những vụ giết hại dân thường có chủ ý của quân đội Nga ở Ukraine. Tổng thống Zelenskiy đã đến thăm thị trấn Bucha hôm thứ Hai sau khi các quan chức cho biết thi thể của 410 thường dân đã được tìm thấy tại thị trấn Bucha trong miền Kiev sau khi quân đội Nga rút lui.

“Không có một tội ác nào mà họ không phạm ở đó,” Zelenskiy nói qua liên kết video và một thông dịch viên.” Người Nga đã tìm kiếm và cố tình giết bất cứ ai phục vụ đất nước của chúng tôi. Họ bắn và giết phụ nữ bên ngoài ngôi nhà của họ. Họ đã giết toàn bộ gia đình - người lớn và trẻ em - và họ cố gắng đốt các thi thể.”

Ông Zelenskiy nhấn mạnh rằng thường dân đã “bị bắn và bị giết ở phía sau đầu sau khi bị tra tấn. Một số người trong số họ đã bị bắn trên đường phố; những người khác bị ném xuống giếng. Họ đã chết ở đó trong đau khổ”.

Ông nói thêm, trong nhiều trường hợp “Thường dân đã bị xe tăng đè bẹp khi đang ngồi trên xe của họ giữa đường. Người Nga đã làm như thế chỉ để mua vui.”

Tổng thống đã trình bày chi tiết về sự tàn bạo bị cáo buộc của các lực lượng Nga. “Họ chặt chân tay, cứa cổ, phụ nữ bị hãm hiếp và giết trước mặt con cái họ. Lưỡi của họ bị kéo ra chỉ vì kẻ xâm lược không nghe thấy những gì họ muốn nghe”.

Ông nói, điều này không khác gì so với hành vi của bọn khủng bố trong cái gọi là Nhà nước Hồi giáo, là nhóm khủng bố khét tiếng với những hành động tàn ác ở Iraq và Syria, nhưng trong trường hợp này, thủ phạm là Nga, một thành viên của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Ông kêu gọi hội đồng sống đúng với tên gọi của mình. “Rõ ràng rằng thể chế quan trọng của thế giới này phải bảo đảm sự cưỡng chế đối với bất kỳ kẻ xâm lược nào, nếu không đơn giản là tổ chức này không thể hoạt động hiệu quả.”

Zelenskiy cũng cho biết Bucha “chỉ là một trong nhiều ví dụ về những gì những kẻ xâm lược đã làm trên đất của chúng tôi trong 41 ngày qua” và còn nhiều điều nữa mà thế giới vẫn chưa biết được sự thật đầy đủ.

Ông cáo buộc Nga đã hành xử giống như những người khai hoang thời cổ đại, đó là bắt cóc trẻ em và cướp của cải, bao gồm cả đôi bông tai bằng vàng bị xé toạc từ tai của thường dân. Ông nói: “Nga muốn biến Ukraine thành những nô lệ thầm lặng”.

Tổng thống Zelenskiy nói thêm: “Quân đội Nga và những người ra lệnh cho họ phải bị đưa ra công lý ngay lập tức vì tội ác chiến tranh ở Ukraine. Bất cứ ai đã ra lệnh phạm tội và thực hiện chúng bằng cách giết người của chúng tôi phải bị đưa ra trước tòa án, tương tự như tòa án Nuremberg”.

Ông nhắc nhở các nhà ngoại giao Nga rằng Joachim von Ribbentrop, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Quốc xã, đã “không thoát khỏi sự trừng phạt vì những tội ác trong thế chiến thứ hai”. Von Ribbentrop bị hành quyết năm 1946.

Có một lúc bài phát biểu của tổng thống Zelinskiy đã bị gián đoạn trong giây lát vì trở ngại kỹ thuật. Sau khi trở ngại này được khắc phục, tổng thống Zelinskiy đã phát một video gây sốc hiển thị các xác chết, một số cháy đen hoặc trơ xương, một số nằm trên đường phố hoặc trong các mồ chôn tập thể, một số là trẻ em, kèm theo thông điệp đơn giản: “#StopRussianAggression.”

Trước đó, người phát ngôn của văn phòng nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Liz Throssell cho biết đã có “tất cả các dấu hiệu” cho thấy thường dân “bị nhắm mục tiêu trực tiếp và bị giết trực tiếp” ở Bucha. “Đây là điều cực kỳ đáng lo ngại,” cô nói. “Và điều chúng ta phải nhấn mạnh là theo luật nhân đạo quốc tế, việc cố ý giết thường dân là một tội ác chiến tranh.”

Zelenskiy thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình rằng các cuộc đàm phán với Nga, được cho là sẽ tiếp tục vào thứ Ba qua liên kết video, vẫn là lựa chọn duy nhất. Tuy nhiên, ông cho biết các cuộc đàm phán giờ đây là một “thách thức” sau vụ giết người, đồng thời nói thêm rằng có thể ông và Putin sẽ không đích thân hội đàm.

2. Nga phủ nhận vụ Bucha

Mạc Tư Khoa tìm mọi cách phủ nhận vụ Bucha

Những hình ảnh về xác chết của dân thường bị bắn ở cự ly gần trên đường phố Bucha đã khiến quốc tế lên án Mạc Tư Khoa, kêu gọi các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn và yêu cầu những kẻ chịu trách nhiệm phải bị xét xử vì tội ác chiến tranh.

Nga đã phủ nhận trách nhiệm, cho rằng những hình ảnh này là giả hoặc những cái chết xảy ra sau khi lực lượng Nga rút quân. Tuy nhiên, các bức ảnh vệ tinh được chụp trước khi quân đội rút lui cho thấy các thi thể được thấy ở một số nơi giống như sau đó đã được tìm thấy.

Trả lời bài phát biểu của Zelenskiy, Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vassily Nebenzia nói rằng trong khi Bucha nằm dưới sự kiểm soát của Nga, “không một người dân địa phương nào phải chịu bất kỳ hành động bạo lực nào”. Ông tuyên bố rằng đoạn video quay các thi thể trên đường phố là “một sự giả mạo thô thiển” do người Ukraine dàn dựng.

Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố “các sự kiện” được dàn dựng tương tự cũng đã được “tổ chức bởi các lực lượng đặc biệt Ukraine ở Sumy, Konotop và các thành phố khác”, trong khi phát ngôn nhân của quốc hội Nga Vyacheslav Volodin nói rằng Bucha là “một sự khiêu khích”, trong đó “Washington và Brussels là các nhà biên kịch và các đạo diễn còn Kiev là các diễn viên”.

Tuy nhiên, hình ảnh vệ tinh của Maxar Technologies về một con phố ở Bucha từ ngày 19 và 21 tháng 3 đã cho thấy một số thi thể ở vị trí chính xác như trong đoạn phim và ảnh được chụp vào cuối tuần này trên cùng một con phố.

Một phân tích của tờ New York Times về những bức ảnh cận cảnh của Phố Yablonska ở Bucha kết luận, sau khi so sánh chúng với các đoạn phim từ ngày 1 và ngày 2 tháng 4, rằng nhiều xác chết đã ở đó từ ít nhất ba tuần trước, khi lực lượng Nga còn kiểm soát thị trấn.

Đại sứ Anh tại Liên Hiệp Quốc, Barbara Woodward, gọi những hình ảnh từ Bucha là “bằng chứng đáng kinh ngạc, đáng sợ, là tội ác chiến tranh và có thể là tội ác diệt chủng” và nói rằng Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc cần “suy nghĩ về cách chúng ta đối phó với điều đó”.

Trong một hành động hết sức quyết liệt, Lithuania đã đuổi đại sứ Nga về nước.

Bộ trưởng Ngoại giao Lithuania, Gabrielius Landsbergis, cho biết quyết định này được đưa ra vì Lithuania “kinh hoàng trước những cảnh tượng tàn bạo khủng khiếp ở Bucha và các thị trấn khác ở Ukraine”


Source:The Guardian

3. Lính dù Ukraine đột kích phá hủy 3 xe tăng và một xe chở nhiên liệu của Nga.

Dịch vụ báo chí của Lực lượng tấn công đường không thuộc Lực lượng vũ trang Ukraine đã báo cáo về một vụ nhảy toán của lính dù Ukraine hôm thứ Ba 5 tháng Tư.

Khuya thứ hai, rạng sáng thứ Ba, “tại một trong những khu vực thực thi nhiệm vụ, các đội chống thiết giáp cơ động của lữ đoàn dù tấn công đường không số 95 của Lực lượng vũ trang Ukraine đã tiêu diệt ba xe tăng và một xe chở nhiên liệu của Lực lượng vũ trang Nga.”

Trước đó, lữ đoàn dù tấn công số 95 đã tiêu diệt trực thăng Ka-52 của Nga bằng hệ thống tên lửa chống tăng Stugna do chính Ukraine sản xuất.


Source:UKRInform

4. Tổn thất nặng của Nga ở phía đông, cả một đại đội Nga ngã gục

Trong tuyên bố hôm thứ Ba, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết “Hôm nay, ngày 5 tháng 4, tại khu vực trách nhiệm của Cụm tác chiến và chiến thuật Phía đông, quân đội Ukraine đã đẩy lui một cuộc tấn công của người Nga và loại bỏ khoảng 80 quân xâm lược Nga”.

“Vào ngày 5 tháng 4, quân đội phát xít Nga đã thực hiện một cuộc tấn công. Pháo binh của chúng ta đã gây thiệt hại về hỏa lực cho việc tập trung nhân sự và thiết bị.”

Quân xâm lược bị thiệt hại đáng kể: lên đến 80 người, 4 xe tăng, trong đó có 3 chiếc bị bắn cháy, và một chiếc bị bắt sống, 9 xe bọc thép chở quân, 10 xe chiến đấu bộ binh, 1 súng cối, 1 bệ phóng BM-21, một máy bay không người lái và 2 thùng nhiên liệu.

Như đã đưa tin, theo Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine, từ ngày 24 tháng 2 đến ngày 3 tháng Tư, Liên bang Nga đã mất khoảng 18,000 quân, 644 xe tăng, 143 máy bay, 134 máy bay trực thăng và nhiều vũ khí, trang thiết bị khác.


Source:UKRInform

5. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov phản bác vụ Bucha cho rằng mồ chôn chiến tranh 'một sự khiêu khích'

Hôm thứ Ba, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng những ngôi mộ tập thể được phát hiện ở Bucha là một “hành động khiêu khích” nhằm đình trệ các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine.

Trong một thông điệp video được phát trên truyền hình Nga, Ngoại trưởng Lavrov nói:

Một câu hỏi được đặt ra: Sự khiêu khích trắng trợn không trung thực này nhằm mục đích gì? Chúng tôi tin rằng đó là lý do để ngăn chặn các cuộc đàm phán đang diễn ra.

Ngoại trưởng Lavrov nói thêm rằng tình hình ở Bucha, mà nhiều người gọi là bằng chứng về tội ác chiến tranh do Nga gây ra, nhằm “đánh lạc hướng sự chú ý khỏi quá trình đàm phán, đánh lạc hướng sự chú ý khỏi thực tế là bên Ukraine, sau Istanbul, đã bắt đầu quay trở lại, đã cố gắng đưa ra những điều kiện mới “.

Các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine đã tiếp tục sau khi các nhà ngoại giao hàng đầu của hai nước gặp nhau vào tháng trước tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Source:The Guardian

6. Hơn 3,800 người đã di tản qua các hành lang nhân đạo trong ngày thứ Ba

Trong ngày thứ Ba, 5 tháng Tư, 3,800 người đã được di tản qua các hành lang nhân đạo ở Ukraine.

“Tổng cộng 3,846 người đã được di tản trong ngày hôm nay. Đặc biệt, 2,216 người đã đến Zaporizhzhia bằng xe riêng của họ từ Mariupol và Berdyansk, bao gồm 1,496 người từ Mariupol, dọc theo các hành lang nhân đạo. Ngoài ra, 720 người đến từ các thị trấn của vùng Zaporizhzhia bao gồm Polohy, Vasylivka, Berdiansk, và Melitopol”, Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Tái hòa nhập các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Ukraine Iryna Vereshchuk cho biết như trên trong một video.

Theo bà, một đoàn gồm 7 xe buýt để di tản người dân khỏi Mariupol, đang di chuyển theo lộ trình đã thỏa thuận, cùng với một phái đoàn của Ủy ban Hồng Thập Tự Quốc tế, đã buộc phải quay trở lại sau khi thị trấn Manhush bị phong tỏa. Cô lưu ý rằng cư dân Mariupol và Berdiansk đã được di tản bằng những chiếc xe buýt này trên đường đi.

“Ngoài ra, hơn 40 xe ô tô cá nhân đang chạy theo xe buýt. Hiện họ đang đi qua các trạm kiểm soát ở thị trấn Vasylivka. Trong tương lai gần, 400 người sẽ được an toàn ở Zaporizhzhia.”

Cô nói thêm rằng 17 xe buýt nhỏ đã quay trở lại Zaporizhzhia, vừa được gửi đến Berdiansk vào buổi sáng, và di tản 150 người.

Theo Vereshchuk, 1,080 người đã được di tản khỏi Lysychansk, Severodonetsk, Rubizhne và Kreminna ở các vùng Luhansk.

Như đã đưa tin, bảy hành lang nhân đạo đã được mở vào ngày 5 tháng 4 để di tản dân thường.


Source:UKRInform
 
Công lý chiến thắng: Cựu bộ trưởng Nội Vụ tweet các câu Kinh Thánh, bị đưa ra tòa, đã được trắng án
VietCatholic Media
06:07 06/04/2022


1. Nghị sĩ Phần Lan trắng án đối với các cáo buộc về lời nói căm thù vì đăng các câu Kinh thánh

Nghị sĩ Kitô Giáo đã bị xét xử vì một dòng tweet trong đó cô đặt câu hỏi tại sao Giáo hội Luther Phần Lan lại ủng hộ tuần lễ tự hào đồng tính của Phần Lan. Một giám mục cũng bị buộc tội phân phát một tập sách nhỏ mà nhà lập pháp đã viết.

Päivi Räsänen, một bác sĩ 62 tuổi, người đã phục vụ trong quốc hội Phần Lan từ năm 1995, và Juhana Pohjola, Giám mục của Giáo phận Truyền giáo Tin lành Lutheran ở Phần Lan, đã phải đối mặt với cáo buộc do một cuốn sách nhỏ dạy rằng hành vi đồng tính là trái với đức tin Kitô.

Một tòa án quận Helsinki nhất trí bác bỏ các cáo buộc, nói rằng tòa án không được hình thành để giải thích các khái niệm trong Kinh thánh. Tòa án đã yêu cầu công tố phải trả hơn 60,000 euro chi phí pháp lý và cho họ bảy ngày để kháng cáo phán quyết.

Räsänen, cựu Bộ trưởng Bộ Nội vụ, đã bị buộc tội “lời nói căm thù” vì chia sẻ quan điểm dựa trên đức tin của mình về hôn nhân và đạo đức tình dục trong một tweet năm 2019, và trong một cuộc tranh luận trên đài phát thanh năm 2019, cũng như trong một cuốn sách nhỏ năm 2004. Giám mục Pohjola phải đối mặt với cáo buộc xuất bản cuốn sách nhỏ của Räsänen cho cộng đoàn của mình hơn 17 năm trước.

Trong một tweet năm 2019, Räsänen đã đặt câu hỏi tại sao lãnh đạo của Giáo Hội Luther Phần Lan, mà cô ấy là một thành viên tích cực, lại tài trợ cho một sự kiện LGBT, gọi là “Tự hào đồng tính 2019.” Bài đăng trên mạng xã hội bao gồm những câu trong Kinh thánh lên án hành vi đồng tính luyến ái là tội lỗi. Dòng tweet đã dẫn đến các cuộc điều tra chống lại Räsänen, điều này đã phát hiện ra một cuốn sách nhỏ về Giáo Hội mà cô đã viết gần 20 năm trước.

Vào tháng 4 năm 2021, Tổng công tố Phần Lan đã đưa ra ba cáo buộc hình sự đối với Räsänen, người từng là chủ tịch đảng Dân chủ Kitô giáo từ năm 2004 đến năm 2015 và cũng từng là Bộ trưởng Bộ Nội vụ từ năm 2011-2015. Hai trong số ba cáo buộc mà Räsänen phải đối mặt được đưa ra sau khi cảnh sát đưa ra khuyến nghị mạnh mẽ không tiếp tục truy tố. Các tuyên bố của Räsänen cũng không vi phạm các chính sách của Twitter hoặc đài truyền hình quốc gia, đó là lý do tại sao chúng vẫn hiện diện trên nền tảng của họ.

Phiên tòa được tiến hành trong hai ngày - 24 tháng 1 và 14 tháng 2. Công tố đã cáo buộc vị giám mục và Räsänen sử dụng từ “tội lỗi” có thể “có hại”. Các luật sư bào chữa cho rằng việc kết án Räsänen có tội sẽ làm tổn hại đáng kể đến quyền tự do ngôn luận ở Phần Lan. Những gì Räsänen nói và viết là một biểu hiện của giáo huấn Kitô Giáo.

Tòa án, trong phán quyết dài 30 trang của mình, công nhận rằng mặc dù một số người có thể phản đối tuyên bố của Räsänen, nhưng “phải có một lý do xã hội quan trọng để can thiệp và hạn chế quyền tự do ngôn luận”. Tòa án kết luận không có sự biện minh nào như vậy.

“Tôi rất biết ơn tòa án đã nhận ra mối đe dọa đối với quyền tự do ngôn luận và phán quyết có lợi cho chúng tôi,” Räsänen nói sau chiến thắng của mình.

Vụ việc thu hút sự chú ý của quốc tế. Một số Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đã viết một bức thư gửi tới Rashad Hussain, Đại sứ Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế, bày tỏ mối quan ngại của họ về việc truy tố Räsänen là “đáng báo động”.

“Chúng tôi rất lo ngại rằng việc sử dụng luật về lời nói căm thù của Phần Lan tương đương với luật báng bổ thế tục,” các thượng nghị sĩ viết. “Nó có thể mở ra cánh cửa cho việc truy tố những người theo Kitô Giáo, người Hồi giáo, người Do Thái và tín đồ của các tôn giáo khác vì đã công khai tuyên bố niềm tin tôn giáo của họ.”
Source:Aleteia

2. Tòa án bang Brazil cho phép lắp đặt tượng Đức Mẹ ở Aparecida

Tòa án Công lý São Paulo đã cho phép xây dựng một bức tượng Đức Mẹ ở Aparecida, sau cuộc chiến pháp lý kéo dài hơn hai năm liên quan đến một hiệp hội những người vô thần muốn ngăn cản việc lắp đặt tượng Đức Mẹ.

Bức tượng khổng lồ bằng thép không gỉ sét do nghệ sĩ Gilmar Pinna tặng vào năm 2017 cao khoảng 165 feet, tức là cao hơn gần 65 feet so với Tượng Chúa Cứu Thế ở Rio de Janeiro. Các phần của công trình, vẫn đang trong giai đoạn xây dựng, nằm gần Rodovia Presidente Dutra, bên cạnh đường cao tốc chính giữa Sao Paulo và Rio de Janeiro.

Vào tháng 10 năm 2019, Thẩm phán Luciene Ferreira Allemand đã ra phán quyết ủng hộ đơn kiện của Hiệp hội những người theo chủ nghĩa vô thần và các nông dân Brazil nhằm cấm lắp đặt tác phẩm, với cáo buộc sử dụng công quỹ và hiến đất thành phố để quảng bá đức tin Công Giáo, vì điều này sẽ gây bất lợi cho nhà nước thế tục.

Tuy nhiên, thành phố đã kháng cáo quyết định này và vào ngày 9 tháng 3, các thẩm phán của Tòa án Tư pháp São Paulo đã đảo ngược phán quyết và xác định rằng tác phẩm nghệ thuật này là hợp lý vì trọng tâm kinh tế chính của Aparecida là tôn giáo, du lịch, thu hút hàng nghìn người và thúc đẩy thương mại địa phương.

Các thẩm phán cũng lưu ý rằng tại thời điểm đó nguyên tắc thế tục của nhà nước không bị vi phạm bởi thị trưởng.

“Aparecida là thủ đô của Đức Mẹ ở Brazil, và quyết định tư pháp này đã công nhận lòng sùng mộ tôn giáo của người dân Brazil,” thị trưởng cho biết sau phán quyết.

Phán quyết của tòa án cũng khẳng định rằng năm tác phẩm điêu khắc khác về Đức Mẹ Aparecida, được xây dựng bởi cùng một nghệ sĩ và được đặt ở các khu vực khác nhau của thành phố vào năm 2017 nhân dịp kỷ niệm 300 năm ngày tìm thấy bức tượng ban đầu của Đức Mẹ không thể bị gỡ bỏ.

Theo truyền thống, bức tượng ban đầu của Đức Mẹ Aparecida, được đặt trong Vương cung thánh đường Đức Mẹ Aparecida, được tìm thấy vào năm 1717 bởi ba người đánh cá, sau khi cầu nguyện với Đức Mẹ, đã bắt được nhiều cá một cách thần kỳ sau một buổi sáng không đánh bắt được gì cả.

Miguel da Costa Carvalho Vidigal, một luật sư và là giám đốc của Liên minh các luật gia Công Giáo của Sao Paulo, đã ca ngợi quyết định của Tòa án, “trước hết, vì trật tự quốc gia phải được tôn trọng, chống lại các hành vi gây tổn hại cho hoạt động tư pháp đang nổi lên trong thời đại của chúng ta”.

Và “thứ hai, bởi vì lịch sử của đất nước chúng ta, rất gắn bó với Công Giáo, đã được bảo tồn.”
Source:Catholic News Agency

3. Các Hội Giáo hoàng Truyền giáo tại Australia giúp người tị nạn Ukraine

Các Hội Giáo hoàng Truyền giáo ở Australia đang động viên trong chiến dịch cầu nguyện và lạc quyên, trợ giúp người tị nạn Ukraine tại các nước láng giềng, đặc biệt tại Ba Lan, Rumani và các nước khác.

Cha Brian Lucas, Giám đốc toàn quốc Các Hội Giáo hoàng Truyền giáo ở Australia, cho biết “Kinh nguyện liên lỷ và hỗ trợ vật chất cho những người bị thảm trạng chiến tranh ở Ukraine là biểu lộ tình liên đới của Giáo hội hoàn vũ. “Chúng tôi đang cố gắng hết sức để mang lại hy vọng cho những người đang ở trong tình trạng đau thương như vậy”.

Các Hội Giáo hoàng Truyền giáo ở Australia được gọi là “Catholic Mission” được thành lập năm 1847 nhắm góp phần tài trợ các dự án truyền giáo tại Á, Phi, Châu Đại Dương và Nam Mỹ. Trong số các dự án được tài trợ có việc huấn luyện tinh thần, chăm sóc mục vụ, giáo dục, y tế và các chương trình nông nghiệp.

Hội Catholic Mission hiện tại tại 27 giáo phận ở Australia, và cũng đảm trách việc huấn luyện tinh thần và linh đạo truyền giáo trong đời sống nghề nghiệp và bản thân của các tín hữu.
 
Hơn 7,000 quân Nga ngã gục ở Mariupol. Nga đối xử với nữ quân nhân Ukraine bị bắt làm tù binh ra sao
VietCatholic Media
16:21 06/04/2022


1. Hơn 7,000 quân Nga ngã gục tại Mariupol

Quân đội Nga hôm thứ Ba cho biết họ đã bắn rơi hai máy bay trực thăng Ukraine đang cố gắng di tản các chỉ huy quân sự bảo vệ cảng Mariupol đang bị bao vây.

“Sáng nay, ngày 5 tháng 4, xung quanh Mariupol, một nỗ lực mới của chế độ Kiev nhằm di tản các thủ lĩnh của tiểu đoàn Azov đã bị đập tan. Hai máy bay trực thăng Mi-8 của Ukraine, cố gắng tiếp cận thành phố từ biển, đã bị bắn hạ bởi hệ thống phòng không di động”, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Igor Konashenkov cho biết.

Konashenkov nói vào sáng thứ Ba, Mạc Tư Khoa đã đề xuất rằng các chiến binh Ukraine đầu hàng và rời thành phố “thông qua một tuyến đường đã thỏa thuận” đến lãnh thổ dưới sự kiểm soát của Kiev.

Konashenkov nói rằng quân đội Ukraine đã “phớt lờ” đề xuất này, vì thế quân Nga sẽ làm mọi cách, với bất cứ giá nào, bắt cho được các chỉ huy quân sự bảo vệ cảng Mariupol.

Tuần trước, ông cho biết quân đội Nga đã bắn rơi một máy bay trực thăng của Ukraine trên Biển Azov để di tản các chỉ huy của tiểu đoàn Azov, nơi đã xảy ra các cuộc chiến ác liệt trong nhiều tuần.

Trong khi đó, Tham mưu trưởng Trung đoàn Azov, Đại Tá Bohdan Krotevych, cho biết trên kênh truyền hình Belsat TV như sau:

“Mariupol đã bị bao vây từ ngày 1 tháng 3. Hiện tại, quân đội của chúng ta vẫn giữ được một phần của thành phố. Quân Nga đã cố thủ một phần trong thị xã. Khi chúng tôi thống kê lực lượng của họ cách đây khoảng một tuần, có khoảng 14,000 lính Nga của cái gọi là 'LPR / DPR' và lính đánh thuê người Chechnya đang chiến đấu và các tiểu đoàn của các công ty quân sự tư nhân. Hiện quân ta tiếp tục tiêu diệt địch. Mỗi ngày, kẻ thù mất tới 4 xe tăng, hoặc đôi khi nhiều hơn, và một trung đội hoặc một đại đội binh lính”.

Ông nhắc nhở rằng quân đội Ukraine đã bảo vệ thị trấn được một tháng nay, và tinh thần chiến đấu của các binh sĩ vẫn rất cao.

Krotevych lưu ý rằng ông đã chứng kiến rất nhiều các tội ác trong cuộc chiến với tư cách là một người lính, nhưng những tội ác mà quân xâm lược Nga gây ra là hoàn toàn khủng khiếp.

Như đã đưa tin, Tư lệnh Trung đoàn Azov Denys Prokopenko đã không di tản đi đâu và tiếp tục bảo vệ Mariupol, nơi đã bị quân xâm lược Nga phong tỏa.

Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine ước lượng quân Nga đã mất ít nhất là 7,000 quân trong cuộc chiến tại Mariupol.

Mariupol phải gánh chịu một trong những thảm họa nhân đạo lớn nhất do sự xâm lược của Nga. Những kẻ xâm lược ném bom những cư dân không có vũ khí và chặn việc cung cấp viện trợ nhân đạo. Theo Thị trưởng Mariupol Vadym Boychenko, số dân thường thương vong ở Mariupol là khoảng 5,000 người, trong đó có khoảng 210 trẻ em, tính đến ngày 27 tháng 3. Khoảng 160,000 thường dân hiện ở lại Mariupol, đang bị quân xâm lược Nga phong tỏa.

Quân đội Nga đã biến Mariupol thành một đống đổ nát. Cư dân ngất xỉu vì đói trên đường phố, và bom đạn kẻ thù đang chôn sống họ trong các hầm tránh bom.

Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk cho biết, quân đội Nga đã phá hủy gần hết thành phố, vì vậy cần phải di tản toàn bộ dân thường.
Source:The Guardian

2. Các nữ quân nhân Ukraine bị tra tấn dã man trong các trại giam ở Nga

Các nữ binh sĩ Ukraine mới được thả ra khỏi nơi giam cầm của Nga đã bị những kẻ xâm lược tra tấn và ngược đãi.

Ủy viên Quốc hội Ukraine về Nhân quyền, Liudmyla Denisova, đã cho biết như trên hôm thứ Ba.

Theo Thanh tra viên, những phụ nữ này nằm trong số 86 tù binh được trao đổi với quân Nga. Họ cho biết đã bị tra tấn và ngược đãi trong điều kiện giam cầm của Nga.

“Những người phụ nữ được vận chuyển đến Belarus trước khi bị đưa vào một trung tâm giam giữ trước khi bị đưa ra xét xử ở Bryansk, Nga, nơi họ bị tra tấn và đe dọa. Những phụ nữ Ukraine bị bắt buộc phải cởi quần áo trước mặt các lính canh nam. Họ cũng liên tục bị thẩm vấn - tất cả đều nhằm hủy hoại tinh thần của họ.”

Một số nữ tù binh buộc phải tham gia quay các phóng sự tuyên truyền.

Theo Ủy viên, những hành động như vậy của Liên bang Nga vi phạm Điều 13 của Công ước Geneva, trong đó nhấn mạnh việc đối xử nhân đạo với các tù nhân chiến tranh. Họ phải luôn được bảo vệ, đặc biệt là khỏi các hành vi bạo lực hoặc đe dọa, cũng như khỏi sự lăng mạ và tò mò của công chúng.

Liudmyla Denisova đã kêu gọi ủy ban của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc điều tra các vi phạm được thực hiện trong cuộc xâm lược quân sự của Nga vào Ukraine và phái đoàn chuyên gia của OSCE được thành lập theo Cơ chế Mạc Tư Khoa xem xét những vi phạm quyền của tù nhân chiến tranh Ukraine.

Một cuộc trao đổi tù nhân đã diễn ra tại Khu vực Zaporizhia vào ngày 1 tháng 4, dẫn đến việc 86 binh sĩ Ukraine được thả, trong đó có 15 nữ quân nhân.
Source:UKRInform

3. Ukraine công bố các băng thu âm cho thấy các chỉ huy Nga ra lệnh cho binh sĩ Nga bắn vào dân thường ở Ukraine

Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, đã chặn liên lạc của các lực lượng Nga, và đã đưa ra các bằng chứng cho thấy các chỉ huy Nga ra lệnh cho binh sĩ của họ nổ súng vào dân thường ở Ukraine.

Cần lưu ý rằng quân xâm lược Nga đã và đang thực hiện những mệnh lệnh này, trong khi các chính trị gia và nhà tuyên truyền của Nga tuyên bố mọi hành động tàn ác đã được Ukraine “dàn dựng” để vu oan cho quân đội Nga.

SBU cho biết: “Đó không phải là dàn dựng. Đây là những tội ác mà họ sẽ phải chịu trách nhiệm!”

Đồng thời, SBU lưu ý rằng các thông tin liên lạc mới do SBU chặn được cho thấy những kẻ xâm lược phàn nàn về những khó khăn của họ khi đối đầu với Quân đội Ukraine.

Vì quá sợ hãi, họ bịa ra trong các cuộc điện thoại những câu chuyện phi thực tế về quân đội Ukraine đông hơn nhiều hơn gấp bội chỉ để giải thích cho sự bất lực của chính họ.

Trong một cuộc điện đàm, một sĩ quan Nga báo cáo với cấp trên để xin lệnh rút lui: “Nhóm của họ có tới 150,000 tên! Chúng tôi chỉ có 3,000 binh lính có thể coi là có khả năng chiến đấu. Họ đang ở bên trái, bên phải, đang bao vây chúng tôi. Điều khiến tôi kinh ngạc nhất là họ đông hơn chúng tôi, rất đông”
Source:UKRInform

4. Nga chuẩn bị tấn công quy mô lớn ở Mariupol xóa bỏ các vết tích tội ác chiến tranh

Nga đang chuẩn bị một vụ khiêu khích quy mô lớn ở Mariupol để buộc tội Ukraine và xóa bỏ các vết tích tội ác chiến tranh tại Mariupol.

Dịch vụ báo chí của Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, đã cảnh giác trên Telegram rằng: “những lời dối trá về những tội ác bị cáo buộc là do quân đội Ukraine gây ra ở Mariupol đang được ném vào lĩnh vực thông tin”.

Theo dữ liệu hiện có, những kẻ xâm lược Nga đang chuẩn bị một vụ giả mạo quy mô lớn: chúng đang lên kế hoạch tập trung tại một nơi thi thể của cư dân Mariupol và giới thiệu họ như những nạn nhân của quân đội Ukraine. Gần đây, Nga đã lan truyền những luận điểm sai lầm rằng “Người Ukraine đang sử dụng thường dân làm lá chắn sống”. Đây là một điều hoàn toàn vô nghĩa. SBU cho biết: “Trên thực tế, chính quân đội Nga đang giết người dân Mariupol. Vào đầu tháng 3, thành phố đã buộc phải chôn những người thiệt mạng trong những ngôi mộ tập thể”.

Những hành động tàn bạo của người Nga ở Bucha đã gây ra một cú sốc cho toàn thế giới. Đội quân “những người giải phóng” đã cho thấy rõ cái gọi là “Thế giới Nga” trên thực tế là gì - những đứa trẻ bị sát hại bằng trói tay, phụ nữ bị hãm hiếp, cơ thể đàn ông bị cắt xẻo... Ác độc tập trung tàn nhẫn che đậy hành động của nó với những câu chuyện vụng về theo kiểu Đức quốc xã.

Do đó, nhiệm vụ chính của tuyên truyền Nga ngày nay là chuyển hướng sự chú ý của khán giả, cả quốc tế và trong nước.


Source:UKRInform

5. Mỹ và các đồng minh đang lên kế hoạch trừng phạt Nga nhiều hơn.

Theo thông tấn xã AP, các hình phạt mới sẽ bao gồm lệnh cấm tất cả các khoản đầu tư mới vào Nga.

Theo Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki, trong số các biện pháp khác đang được áp dụng chống lại Nga là các biện pháp trừng phạt lớn hơn đối với các tổ chức tài chính và doanh nghiệp nhà nước, đồng thời trừng phạt các quan chức chính phủ và thành viên gia đình của họ. “Mục đích là buộc họ phải lựa chọn,” cô nói. “Phần lớn nhất trong mục tiêu của chúng tôi ở đây là làm cạn kiệt các nguồn lực mà Putin có thể dùng để tiếp tục cuộc chiến chống Ukraine.”

Bộ Tài chính đã ra lệnh chặn bất kỳ khoản thanh toán nợ nào của chính phủ Nga bằng đô la Mỹ từ các tài khoản tại các tổ chức tài chính của Mỹ, khiến Nga khó đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của mình.

Tổng thống Joe Biden và các đồng minh của Mỹ đã làm việc cùng nhau để áp dụng các hình phạt kinh tế đối với Nga vì xâm lược Ukraine hơn một tháng trước, bao gồm việc đóng băng tài sản của ngân hàng trung ương, kiểm soát xuất khẩu và tịch thu tài sản, bao gồm cả du thuyền, thuộc sở hữu của Nga giới thượng lưu giàu có. Tuy nhiên, những lời kêu gọi gia tăng các biện pháp trừng phạt đã tăng cường trong tuần này để đáp trả các vụ tấn công, giết người và tàn phá ở thành phố Bucha của Ukraine.

Các biện pháp trừng phạt nhằm mục đích tiếp tục “cô lập” kinh tế, tài chính và công nghệ của Nga với phần còn lại của thế giới như một hình phạt cho các cuộc tấn công vào dân thường ở Ukraine, Psaki nói. Sự cô lập đó là một khía cạnh then chốt trong chiến lược của Mỹ, vốn được đặt ra trước ý tưởng rằng Nga cuối cùng sẽ thiếu các nguồn lực và thiết bị để tiếp tục chiến đấu trong một cuộc chiến kéo dài ở Ukraine.

Psaki cho biết chính quyền đang đánh giá “những hậu quả bổ sung và các bước mà chúng tôi có thể thực hiện” nhưng nhấn mạnh rằng tổng thống Biden không cân nhắc bất kỳ hành động quân sự nào.

Một nước Nga ngày càng tuyệt vọng đã tham gia vào các chiến dịch quân sự đã gây phẫn nộ cho phần lớn cộng đồng toàn cầu, dẫn đến các cáo buộc rằng nước này phạm tội ác chiến tranh và gây ra các lệnh trừng phạt khác.

Tuy nhiên, gần như toàn bộ Liên Hiệp Âu Châu đã kiềm chế trước lệnh cấm hoàn toàn đối với dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của Nga có thể sẽ phá hủy nền kinh tế Nga. Mỹ đã cấm sử dụng nhiên liệu hóa thạch từ Nga, trong khi Lithuania đã chặn khí đốt tự nhiên từ nước này vào hôm thứ Bảy, trở thành nước đầu tiên trong số 27 thành viên Liên Hiệp Âu Châu làm như vậy. Cơ quan hành pháp Liên Hiệp Âu Châu hôm thứ Ba đề xuất lệnh cấm đối với than của Nga, trong khi chính phủ Đức dự định chấm dứt việc sử dụng khí đốt tự nhiên của Nga trong vòng hai năm tới.
Source:The Guardian

6. Thủ tướng Boris Johnson, đang kêu gọi các lực lượng Nga trung thực chia sẻ báo cáo về “những hành động tàn bạo” mà quân đội của họ đã thực hiện

Theo Reuters, Thủ tướng Anh, Boris Johnson, đang kêu gọi các lực lượng Nga chia sẻ các báo cáo về “những hành động tàn bạo” mà quân đội của họ đã thực hiện ở Ukraine.

Trong một tin nhắn video, Johnson kêu gọi quân đội Nga chia sẻ những câu chuyện về những gì đang được thực hiện ở Ukraine, đặc biệt là về những hành động tàn bạo ở Bucha, Irpin và các vùng khác của đất nước.

Thủ tướng Johnson nói:

Những hành động tàn bạo mà quân đội Nga gây ra ở Bucha, Irpin và những nơi khác ở Ukraine đã khiến cả thế giới kinh hoàng… Các báo cáo gây sốc, kinh tởm đến nỗi, không có gì lạ khi chính phủ của bạn đang tìm cách che giấu những điều đó… Tổng thống của bạn biết rõ rằng nếu các bạn có thể thấy những gì đã xảy ra, các bạn sẽ không ủng hộ cuộc chiến của ông ta.

Thủ tướng Johnson cũng khuyến khích người Nga sử dụng mạng riêng ảo, gọi tắt là VPN, để truy cập thông tin độc lập về cuộc chiến, và nói thêm:

“Và khi bạn tìm thấy sự thật, hãy chia sẻ nó. Những người chịu trách nhiệm sẽ phải chịu trách nhiệm. Và lịch sử sẽ ghi nhớ ai đã che giấu sự thật ở Nga. Tổng thống của các bạn đã bị buộc phạm tội ác chiến tranh. Nhưng tôi không thể tin rằng ông ta đang hành động nhân danh các bạn”.
Source:The Guardian

7. Đoàn xe của Hội Hồng Thập Tự Quốc tế vẫn chưa thể đến thành phố Mariupol

Phó thủ tướng Ukraine hôm nay cho biết một đoàn xe của Hội Hồng Thập Tự Quốc tế, gọi tắt là ICRC, vẫn chưa thể đến thành phố Mariupol sau khi bị chặn lại.

Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk khẳng định cho đến chiều thứ Ba, đoàn xe vẫn chưa thể tiếp cận thành phố bị bao vây.

Vereshchuk nói thêm rằng những người hiện đang ở Mariupol vẫn chỉ có thể đi bộ hoặc dùng xe hơi cá nhân di tản khỏi thành phố vì những nỗ lực lớn hơn để di tản dân thường đã thất bại. Khi đi bộ hay đi xe hơi riêng, họ có thể bị quân Nga bắn chết bất cứ lúc nào.

Vereshchuk đưa tin rằng các lực lượng Nga đang chặn một đoàn xe di tản do Ủy ban Hồng Thập Tự quốc tế hộ tống ở thị trấn Manhush, miền đông nước này.

Người phát ngôn của ICRC đã xác nhận tin này của Vereshchuk, đồng thời nói thêm rằng đây không phải là một tình huống bắt giữ dân thường làm con tin. ICRC phải thanh minh như thế vì lo sợ người Nga sẽ gây khó dễ cho họ trong các nỗ lực cứu thường dân.


Source:The Guardian
 
Quốc hội Ukraine thảo luận việc cấm mọi liên hệ với Thượng Phụ Kirill của Moscow
VietCatholic Media
16:25 06/04/2022


1. Tòa Thượng Phụ Chính thống Nga lo ngại quốc hội Ukraine cấm Chính thống Nga hoạt động ở nước này.

Tòa Thượng phụ Chính thống Mạc Tư Khoa cáo buộc quốc hội Ukraine đang tìm cách thông qua hai dự luật cấm các hoạt động của Giáo hội Chính thống Nga tại Ukraine.

Tại Ukraine, trước kia có một cộng đoàn Chính thống chiếm đa số là Chính thống Nga, thuộc quyền Tòa Thượng phụ ở Mạc Tư Khoa nhưng được nhiều quyền tự trị. Năm 1991, Ukraine được độc lập khỏi Liên Xô, sau khi cộng sản sụp đổ. Trào lưu tách rời khỏi Chính thống Nga bắt đầu thành hình và đầu năm 2019, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô của Constantinople cũng là vị “Giáo chủ danh dự chung” đã ban sắc lệnh nhìn nhận sự độc lập của Giáo hội Chính thống Ukraine.

Trong chiến tranh hiện nay, có một số cộng đoàn Chính thống Nga ở Ukraine chuyển sang Giáo hội Chính thống địa phương và hiện có khoảng 70% tín hữu Chính thống tại Ukraine thuộc Giáo hội địa phương.

Hôm 28 tháng Ba vừa qua, Quốc hội Ukraine nhận được hai dự luật cấm các hoạt động của Giáo hội Chính thống thuộc quyền Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa hoạt động trên lãnh thổ Ukraine với lý do Giáo hội này trung thành với Tổng thống Vladimir Putin và do đó có hại cho đất nước Ukraine, mặc dù trong những tuần lễ gần đây, Đức Tổng Giám Mục Onufry, thủ lãnh của Chính thống Nga tại Ukraine nhiều lần kêu gọi Tổng thống Putin chấm dứt chiến tranh tại Ukraine.

Đức Tổng Giám Mục Epiphanius, Giáo chủ Chính thống Ukraine nói rằng: “Chúng ta biết Đức Thượng phụ Kirill, Giáo chủ Chính thống Nga là đồng minh mật thiết của Tổng thống Putin, và vì thế Giáo hội Chính thống Nga tại Ukraine là thành trì cuối cùng hỗ trợ Putin tại nước này”.

Trong bối cảnh trên đây, hôm 29 tháng Ba vừa qua, ông Vladimir Legoida, Phát ngôn viên Tòa Thượng phụ Chính thống Mạc Tư Khoa nói rằng việc thông qua hai dự luật nói trên, trong thực tế là một sự tiêu diệt Giáo hội Chính thống Nga tại Ukraine và chắc chắn sẽ làm gia tăng cuộc khủng hoảng trong xã hội: “Một quyết định như thế của quốc hội Ukraine sẽ tạo nên “Một giai đoạn mới trong cuộc đụng độ và làm cho sự ly giáo trở nên trầm trọng hơn.” Ông cũng lặp lại một cáo buộc của Thượng Phụ Kirill rằng “cuộc ly giáo này do Tòa Thượng phụ Constantinople gây ra”.

Tuy nhiên, những người ủng hộ các dự luật cho rằng hai dự luật này chỉ phản ánh thực tế rằng các cộng đồng Chính Thống Giáo Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đang lũ lượt bỏ sang Chính Thống Giáo Ukraine vì thái độ của Thượng Phụ Kirill đối với cuộc xâm lược của Nga.

Cho đến gần đây, các tín hữu Chính thống giáo của Ukraine được chia thành Giáo Hội Chính thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa, và Giáo Hội Chính thống Ukraine với Tòa thượng phụ đặt ở Kiev.

Đức Tổng Giám Mục Epiphanius I của Kiev và Toàn Ukraine đã đưa ra thông báo vào ngày 26 tháng 3 rằng 28 cộng đồng bao gồm các giáo xứ và tu viện trong chín giáo phận trước đây trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã chính thức chuyển sang Giáo Hội Chính thống Ukraine độc lập kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine.

Tưởng cũng nên nhắc lại, với hơn 500 chữ ký của đông đảo trí thức và nhà thần học, bao gồm cả một số Kitô hữu Chính thống giáo nổi tiếng của Nga, một tuyên bố được xuất bản bởi Trung tâm Nghiên cứu Kitô Chính thống tại Đại học Fordham ở New York đã tấn công quan điểm của Thượng Phụ Kirill kể từ đầu cuộc chiến.

Theo tuần báo La Vie của Pháp, Kirill bị cáo buộc “biện minh” cho cuộc xâm lược và những điều khủng khiếp đã gây ra ở Ukraine dưới danh nghĩa “dị giáo”, và khái niệm về một “thế giới Nga”. Điều này đang hợp nhất một tinh thần “dân tộc Nga” với chính trị của nước Nga, mang lại cho Tổng thống Putin những vũ khí để biện minh cho cuộc thập tự chinh của ông ta ở Ukraine.

“Cũng giống như Nga đã xâm lược Ukraine, Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa của Thượng phụ Kirill đã xâm lược các Giáo Hội Chính thống”, các trí thức trách móc, phẫn nộ trước việc tạo ra sự chia rẽ và những nguy cơ to lớn đe dọa phần rỗi của các tín hữu.

Một trong những người ký tên, Sergei Chapnin, cựu phó tổng biên tập Tạp chí của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa, cho rằng Thượng phụ Kirill đã “mất thẩm quyền” và gây ra sự chia rẽ trong Chính thống giáo Nga giữa một Giáo hội chính thức “sẵn sàng quên đi Phúc âm. và biện minh cho tội ác chiến tranh và một Giáo hội tìm cách sống theo các điều răn của Chúa Kitô, trước khi ông kết luận rằng “Hai Giáo hội này không thể tiếp tục tồn tại dưới cùng một mái nhà”.

Hơn thế nữa, trong một diễn biến hết sức kinh khủng đối với nhiều người, tại nhà thờ chính tòa Chúa Cứu Thế tại Mạc Tư Khoa, Thượng phụ Kirill đã trao cho lãnh đạo Lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga là tướng Viktor Zolotov một bức ảnh Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa trong một buổi lễ hôm Chúa Nhật 13 tháng Ba để xin Đức Mẹ phù hộ cho quân Nga mau thắng trận. Cử chỉ này của Thượng Phụ Kirill là một cử chỉ quá sức báng bổ. Làm sao Đức Mẹ lại có thể phù hộ cho những kẻ xâm lược giết hại thường dân vô tội như thế.

Đáp lại, tướng Viktor Zolotov nói:

“Chúng tôi tin rằng hình ảnh này sẽ bảo vệ quân đội Nga và mang lại chiến thắng nhanh hơn cho chúng tôi”

Đức Tổng Giám Mục Chrysostomos của Cyprus lắc đầu chán nản nói: “người Nga đầu tiên làm dấu thánh giá và sau đó họ giết người”, tiếp tục khơi dậy đức tin nơi Chúa cho một mục tiêu cuối cùng, được Chính Thống Giáo Nga “chúc lành”.

2. Giáo hoàng Học viện Đông phương giúp 85.000 Euro cho Ukraine.

Giáo hoàng Học viện Đông phương ở Roma đã quyên góp được 95.000 Mỹ kim, khoảng 85.000 Euro và bốn kiện thuốc men, quần áo và lương thực để gửi giúp người tị nạn chiến tranh đang ở Ukraine và các nước láng giềng.

Học viện này chuyên đào tạo các sinh viên về các Giáo hội, truyền thống, giáo luật và linh đạo Đông phương. Hôm 30 tháng Ba vừa qua, cha David Nazar, dòng Tên, người Canada gốc Ukraine, Giám đốc Học viện, cho biết những phẩm vật cứu trợ này là niềm “tin, cậy, mến, biểu lộ hy vọng và nâng đỡ tất cả chúng ta trên con đường hòa bình và Công lý.

Hôm 30 tháng Ba vừa qua, Giáo hoàng Học viện Đông phương đã tổ chức một cuộc trao đổi trực tuyến về tình trạng tại Ukraine. Trong số các tham dự viên, có Đức Hồng Y Michael Czerny, dòng Tên, Quyền Bộ trưởng Bộ phát triển nhân bản toàn diện, người Canada gốc Tiệp, là vị đã hai lần được Đức Thánh Cha ủy thác nhiệm vụ sang Ukraine và các nước láng giềng để viếng thăm và ủy lại những người tị nạn chiến tranh từ Ukraine.

Đức Hồng Y nhắc lại rằng nơi những người tị nạn ấy cần luôn nhìn thấy Chúa Kitô: “Khi chúng ta đối xử với họ như những anh chị em, chắc chắn chúng ta sẽ thấy rằng tất cả chúng ta là anh chị em con cùng một Cha trên trời, là con cái người Mẹ Thánh của chúng ta. Điều đó có vẻ là dĩ nhiên, nhưng chúng ta không phải chỉ nói điều đó mà thôi, nhưng còn phải quyết tâm đối xử với nhau như anh chị em”. Đức Hồng Y Czerny không quên ca ngợi tình liên đới sâu đậm liên kết mọi người với nhau”.

3. Ukraine mạnh mẽ vì quốc gia này tiêu biểu cho sự thật.

Ukraine đang bảo vệ sự thật. Đấu tranh cho sự thật, đấu tranh cho chân lý rằng mạng sống của con người có phẩm giá của nó, nó là vô giá và không thể nao chấp nhận được tội ác tiêu diệt con người hoặc biến con người thành công cụ, thành con tin trong chính trường của bọn tội phạm chính trị. Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk đã đưa ra lập trường trên trong bài phát biểu hàng ngày của mình vào ngày thứ 35 của cuộc chiến đẫm máu do Liên bang Nga gây ra.

Ngài lưu ý rằng kẻ thù đang tàn phá tàn nhẫn các thành phố và làng mạc của chúng tôi, bắn giết dân thường, phá hủy cả các di sản văn hóa và tinh thần của người dân Ukraine. Đức Tổng Giám Mục nói: “Bây giờ chúng ta bắt đầu thấy những hậu quả xa hơn của cuộc chiến này. Chiến tranh luôn mang đến sự hủy diệt. Toàn bộ thành phố và làng mạc đã biến thành các thị trấn ma. Nơi từng có đời sống công cộng về tinh thần và trí tuệ hưng thịnh, ngày nay chỉ có lửa và bom”.

Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh rằng chiến tranh luôn mang lại đói khổ, bần cùng cho con người. Chúng ta phải sẵn sàng để khắc phục tất cả những hậu quả này.

Liên Hợp Quốc báo cáo rằng bốn triệu người tị nạn đã rời khỏi Ukraine. Khoảng sáu triệu người đã rời khỏi các thị trấn và làng mạc của họ, một nửa trong số đó là trẻ em. Ukraine đã mất một nửa nền kinh tế.

“Nó có nghĩa là tháng tới có lẽ sẽ là một trong những tháng khó khăn nhất. Nhưng Ukraine đang đứng vững. Ukraine đang gặp khó khăn. Nhưng, Ukraine đang chiến thắng và gây bất ngờ cho thế giới”

Nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương tuyên bố rằng Ukraine đứng vững vì quốc gia này bảo vệ sự thật và cuộc chiến này nhắc nhở chúng ta ngày càng nhiều hơn về quy luật đấu tranh tâm linh mà mọi Kitô hữu phải chống lại ma quỷ, cái ác và những tay sai của hắn.

“Hôm nay tôi muốn nhắc lại một quy luật khác của cuộc đấu tranh tinh thần này. Cái ác luôn ẩn mình trong bóng tối. Nếu ma quỷ và những việc làm xấu xa được đưa ra ánh sáng, nếu chúng bị vạch trần, thì ngay lập tức ma quỷ mất đi sức mạnh. Nó bị tiêu diệt trong ánh sáng. Vì vậy, nếu chúng ta phủ nhận hoặc che giấu tội lỗi, khuyết điểm của mình, chúng trở nên mạnh mẽ hơn, chúng thống trị chúng ta. Nhưng khi chúng ta đưa những tội lỗi ấy ra ánh sáng, đi xưng tội, nói thật về họ với chính mình, và mở lòng với một linh mục, thì giống như thể chúng ta đưa ma quỷ ra ánh sáng và lấy đi quyền năng của nó”.

Suy ngẫm về quy luật đấu tranh tâm linh, về việc phải vạch mặt, vạch trần cái ác, Đức Tổng Giám Mục đặc biệt cảm ơn các cơ quan truyền thông, tất cả các nhà báo đã và đang nói lên sự thật về nỗi đau, nỗi khổ của Ukraine với cuộc sống của họ.


Source:UGCC