Phụng Vụ - Mục Vụ
Đức Maria - Mẫu gương đức tin
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09:11 07/04/2013
Lễ Truyền Tin
Năm nay, ngày 25 tháng 3 trùng với ngày Thứ Hai Tuần Thánh nên Giáo Hội dời ngày lễ Truyền Tin vào ngày 8.4. Phụng vụ mừng kính Mầu nhiệm Nhập thể của Ngôi Lời Thiên Chúa. Sứ thần Gabriel truyền tin, Đức Maria đã đáp lời xin vâng, Ngôi Hai nhập thể làm người và ở giữa chúng ta.
Thiên Chúa Nhập Thể làm người là một mầu nhiệm vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại. Ngôi Hai làm người để cứu chuộc nhân loại, thiết lập Nước Trời. Công trình cứu độ đựơc khởi đầu cách âm thầm, giản dị tại một làng quê nghèo, với một thôn nữ bình thường chẳng mấy người biết tới.
Sứ Thần đến Nazareth và cung kính thưa với người nữ ấy rằng: “Mừng vui lên, hỡi Ðấng đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng bà!" (Lc 1,28). "Ðấng đầy ơn phước" là tên gọi đẹp nhất của Mẹ Maria, tên gọi mà Thiên Chúa đã ban cho Đức Mẹ, để chỉ cho biết rằng từ muôn thuở và cho đến muôn đời, Đức Mẹ là Ðấng được yêu thương, được Thiên Chúa tuyển chọn, được tiền định để đón nhận hồng ân quý giá nhất, là Chúa Giêsu, "tình thương nhập thể của Thiên Chúa" (Thông điệp: Thiên Chúa là tình yêu, số 12).
Sau khi đã tuyển chọn và trang điểm cho người nữ ấy với muôn vẻ đẹp và ơn phước, Thiên Chúa đã sai Sứ thần Gabriel đến báo tin và thỉnh ý ngài tại làng quê Nazareth.
Sứ thần cung kính bái chào vì thấy Đức Mẹ cao trọng và trong sạch hơn các thiên thần. Tước hiệu “Bà đầy ơn phước” xác nhận lòng Đức Mẹ không có chổ dành cho tội lỗi vì luôn được đầy tràn ơn phước của Thiên Chúa. “Thiên Chúa ở cùng Bà”: Ở đâu có Thiên Chúa, ở đó bóng tối của tội lỗi không thể có mặt. Mẹ luôn sống trong ân sủng và tình yêu của Thiên Chúa. “Bà có phúc hơn mọi người phụ nữ”, vì Mẹ là người duy nhất không vướng mắc tội tổ tông.
Sứ điệp Truyền tin chính là: Đức Mẹ được Thiên Chúa tuyển chọn, ngài đáp tiếng “xin vâng” cách tự do và từ đó Đức Mẹ trở nên thầy dạy tuyệt vời cho nhân loại.
1. Đức Mẹ đựơc Thiên Chúa tuyển chọn.
Nếu tôi có quyền chọn người mẹ sinh ra tôi, tất nhiên tôi sẽ chọn một người nữ hết sức xinh đẹp và thánh đức. Xinh đẹp đến nổi làm cho tất cả các phụ nữ khác đều phải ghen tuông sửng sốt. Thánh đức đến nổi làm cho mọi người đều phải cảm phục, ngợi khen. Ai cũng ước mong như thế.
Trong một lớp giáo lý, cô giáo hỏi các em học sinh: Em mơ ước điều gì cho mẹ của các em? Các em đua nhau trả lời:
• Em muốn cho mẹ em là người đẹp nhất trên thế giới nầy.
• Em mơ ước mẹ em có một sức khoẻ thật dồi dào.
• Em cầu mong cho mẹ em giàu sang, có thật nhiều tiền bạc.
• Em chỉ ước mong cho mẹ em là một bà mẹ hiền lành, đạo đức và nhân hậu.
Chỉ là ước mơ vì không ai có quyền chọn người mẹ sinh ra mình. Nhưng đối với Thiên Chúa thì khác hẳn. Ngài đã sinh ra bởi một người nữ được tuyển chọn. Đây là trường hợp độc nhất vô nhị trong lịch sử loài người. Đức Maria đã được Thiên Chúa chọn làm Mẹ Đấng Cứu Thế để cộng tác với Ngài trong công trình cứu độ. Ngài chọn Maria vì Ngài muốn chọn, theo sự tự do của Ngài (x. Rm 9,12.16), và cũng “vì bà đẹp lòng Thiên Chúa”.
Thời Đức Mẹ, ai cũng mong chờ Đấng Cứu Thế, nhưng chỉ mình Đức Mẹ được diễm phúc mà thôi. Chúa chọn Đức Mẹ, đó là do ân huệ nhưng không của Chúa, và cũng bởi Đức Mẹ có tâm hồn khiêm nhường đón nhận.
Nhờ lòng khiêm nhường nên Đức Mẹ đựơc quyền năng Thiên Chúa bao phủ.
Sứ thần nói với Đức Mẹ: “Quyền năng của Đấng tối cao sẽ bao trùm lên bà, vì thế Đấng Thánh con của bà sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa” (Lc 1,35). Tiếng quan trọng ở trong câu đó là “bao trùm lên” hay “bao phủ lên”. Lều tạm nơi dân Do Thái để hòm Giao Ước. Câu (Xh 40,34) nói rằng bao lâu đám mây còn bao phủ lều tạm thì “lều tạm có Thiên Chúa hiện diện”.
Thánh Luca chọn và dùng từ “bao trùm lên” có ý nghĩa thâm sâu. Thánh sử so sánh thân thế Đức Maria với lều tạm nơi đặt Hòm Giao Ước của Thiên Chúa. Luca so sánh cung lòng Đức Maria nơi Đức Giêsu sẽ tới cư ngụ với Hòm Giao Ước nơi đặt hai phiến đá có ghi 10 điều răn của Thiên Chúa. Như vậy nghĩa là khi quyền năng của Thiên Chúa bao trùm lên Đức Maria, thì có “Thiên Chúa hiện diện” trong Mẹ. Nhưng sự hiện diện của Thiên Chúa trong Đức Maria thì vô cùng phong phú hơn sự hiện diện của Ngài trong “lều tạm”. Sự hiện diện của Thiên Chúa nơi Đức Maria chính là sự hiện của Đức Giêsu bằng xương bằng thịt.Quyền năng Chúa Thánh Thần bao trùm, cùng với máu thịt của mình, Đức Maria đã tạo nên hình hài Đức Giêsu.Ngôi Hai mặc lấy thân xác con người nhờ máu thịt Mẹ và Ngài vẫn là Thiên Chúa được Chúa Cha sinh ra từ muôn thuở. Cả hai bài đọc giúp chúng ta hiểu thêm về mầu nhiệm ấy. Bài đọc 1 trong (2 Sm 7,1-16): Thiên Chúa từ chối ngôi đền vật chất mà Đavit muốn xây cho Ngài; nhưng trái lại Thiên Chúa hứa cho Đavit một ngôi nhà thiên thu là dòng dõi Đavit.Lời hứa này được thực hiện nơi Đức Maria, Đấng trở nên Hòm Bia Thiên Chúa,nơi đây Con Thiên Chúa đến với loài người. Đó chính là mạc khải của mầu nhiệm được giữ kín từ muôn thuở nay được bày tỏ ra mà Thánh Phaolô đề cập đến trong bài đọc 2 (Rm16,25-27).
2. Đức Mẹ đã tự do đáp tiếng “Xin vâng”.
Thiên Chúa không chọn lựa cách độc đoán. Ngài tôn trọng tự do của người đựơc chọn. Ngài sai Sứ Thần đến và muốn Đức Mẹ hoàn toàn ưng thuận theo suy nghĩ và sự tự do của mình. Thiên Chúa “bật mí” cái bí mật từ ngàn đời. Thiên Chúa đã yêu thương con người đến nổi muốn trở thành một con người giữa nhân loại. Và Thiên Chúa đã chọn Mẹ Maria là để Ngài sai Con Một đến giữa nhân loại, thực hiện chương trình cứu độ. Giây phút Đức Mẹ tự do đáp lời “Xin vâng” là khởi đầu bình mình ơn cứu độ cho thế nhân. Nếu như Nguyên Tổ bị con rắn cám dỗ bằng lời nghi nan, lừa lọc dối trá, gây cuộc nổi loạn, và Adam và Evà đã sa ngã, đau khổ sự chết tràn vào thế gian; thì Sứ thần Gabriel đề nghị một sự tự do ưng thuận. Đức Maria thưa “Xin vâng”, lời ấy đã làm cho Ngôi Hai làm người. Từ đây, nhờ Đức Maria, tin tưởng và vâng phục, nhân loại được liên kết trở lại với Thiên Chúa.
Thái độ “Xin vâng” của Mẹ hoàn toàn khác với Adam Evà trong câu chuyện vườn địa đàng. Sau khi ăn quả cấm trái lệnh Chúa, Adam đã đổ lỗi cho Evà, Evà đổ lỗi cho con rắn. Và đó chính là thảm kịch của con người: không ai nhận lỗi, không ai chịu trách nhiệm, không ai có thiện chí nên xã hội mãi chậm tiến, nên hạnh phúc trở thành khó khăn xa vời. Mẹ Maria đã đáp “Xin vâng” không chỉ một lần mà còn nhiều lần trong đời. Mẹ luôn đảm nhận trách nhiệm và chu toàn thánh ý Thiên Chúa. Mẹ Maria mãi mãi là tấm gương cho chúng ta soi trong cuộc đối thoại lắng nghe Lời Chúa và đáp trả Lời Chúa. Thiên Chúa đã chứng tỏ nơi Mẹ điều không thể để trở nên điều có thể. Vì “cái gì cũng có thể đối với người có lòng tin” (Mc 9,23).
3. Đức Mẹ là nhà giáo dục tài giỏi.
Thư chung HĐGM Việt Nam năm 2008, với chủ đề "Giáo dục Kitô giáo"có viết: “Thánh Cả Giuse và Đức Maria là những bậc cha mẹ gương mẫu, luôn biết đón nhận thánh ý Chúa và đem ra thực hành. Trong gia đình Nazareth mọi thành viên đều tôn trọng nhau, mong muốn cho nhau điều tốt và cùng nhau thực hiện ý của Cha trên trời. Thánh Giuse và Đức Maria là những nhà giáo dục tài giỏi đã chu toàn sứ mạng được trao phó trong sự khôn ngoan và trung tín”.(Thư HĐGMVN 2008, số 20).
Thiên Chúa đã tín nhiệm Mẹ khi để Con Một là Chúa Giêsu sinh ra và lớn lên trong gia đình Nazareth dưới sự dìu dắt và dạy dỗ của Mẹ. Như thế chúng ta có thể nói rằng Đức Maria là nhà giáo dục tài giỏi và trở thành gương mẫu cho tất cả mọi nhà giáo dục.
“Giáo Hội ước mong mỗi gia đình Kitô giáo phải là trường học đầu tiên để thông truyền, dạy dỗ và bảo dưỡng cho con cái về đời sống đức tin, đức ái, đời sống cầu nguyện, tình liên đới, vị tha, hài hòa, quảng đại, những đức tính nhân bản như khôn ngoan, công bằng, can đảm và tiết độ. Các môi trường khác như giáo xứ hay học đường chỉ tiếp tay với gia đình chứ không thể thay thế gia đình trong vấn đề giáo dục đức tin, đức ái. Cha mẹ phải là những nhà giáo dục tuyệt đối cần thiết cho sự phát triển hài hoà và bền vững của đời sống đạo đức cho mọi người trong gia đình.Gương sáng của cha mẹ và những bậc cha anh đóng vai trò quan trọng để giáo dục lương tâm cho những thế hệ nối tiếp”. (Thư HĐGMVN 2008); “Trong suốt lịch sử mấy trăm năm của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam, gia đình vẫn là cái nôi thông truyền đức tin cho con cái, là trường dạy giáo lý đầu tiên cho thế hệ trẻ, là nơi đào tạo những Kitô hữu vững mạnh trong đức tin và gương mẫu trong đời sống đạo đức. Ngày nay, dù phải đối diện với nhiều lo toan trong cuộc sống, xin anh chị em cố gắng duy trì và phát huy truyền thống tốt đẹp này của gia đình công giáo. Hãy xây dựng gia đình mình thành ngôi nhà thờ phượng Chúa, trường dạy đức tin, và mái ấm tình thương. Đây là phương thế cụ thể và hữu hiệu nhất để anh chị em góp phần vào công cuộc Tân Phúc Âm hoá mà Chúa Giêsu đã trao phó cho Giáo Hội và từng người chúng ta”. (Thư Mục Vụ Năm Đức Tin HĐGMVN).
Thư Mục Vụ Năm Đức Tin HĐGMVN mời gọi Dân Chúa hướng lòng về Đức Mẹ như mẫu gương Đức Tin: “Mẹ có phúc hơn mọi người nữ vì đã tin rằng Lời Chúa phán cùng Mẹ sẽ được thực hiện (x. Lc 1,42). Trong ngày Truyền Tin, Mẹ dạy chúng ta sống đức tin khiêm tốn và vâng phục: “Tôi đây là nữ tỳ của Chúa. Xin Chúa thực hiện nơi tôi điều thiên sứ truyền” (Lc 1,38). Bằng những bước chân vội vã lên đường thăm viếng bà Elisabeth, Mẹ thúc đẩy chúng ta sống đức tin dấn thân loan báo Tin Mừng, đem niềm vui cứu độ đến cho mọi người. Dưới chân thập giá, Mẹ nêu gương cho chúng ta về đức tin chứa chan hy vọng”.
Đức Mẹ chính là thầy dạy đức tin và lòng yêu mến. Tin và yêu giống như đôi cánh giúp cho Mẹ bay lên rất cao lên tới Thiên Chúa.Tin và yêu giống như dòng thác nước. Càng gặp đập ngăn cản càng dâng lên cao. Càng dâng lên cao sức mạnh càng tăng. Và khi đổ ào xuống sẽ phát sinh công hiệu lớn. Tin và yêu giống như chiếc chìa khóa có thể mở được cánh cửa khó mở nhất. Mở được cả cánh cửa nước trời, mở được cả tâm hồn của Thiên Chúa.
Hãy lắng nghe những lời giáo huấn của Đức Mẹ và hãy noi gương giáo dục của Đức Mẹ để sống tốt lành và thánh thiện hơn.
Năm nay, ngày 25 tháng 3 trùng với ngày Thứ Hai Tuần Thánh nên Giáo Hội dời ngày lễ Truyền Tin vào ngày 8.4. Phụng vụ mừng kính Mầu nhiệm Nhập thể của Ngôi Lời Thiên Chúa. Sứ thần Gabriel truyền tin, Đức Maria đã đáp lời xin vâng, Ngôi Hai nhập thể làm người và ở giữa chúng ta.
Thiên Chúa Nhập Thể làm người là một mầu nhiệm vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại. Ngôi Hai làm người để cứu chuộc nhân loại, thiết lập Nước Trời. Công trình cứu độ đựơc khởi đầu cách âm thầm, giản dị tại một làng quê nghèo, với một thôn nữ bình thường chẳng mấy người biết tới.
Sứ Thần đến Nazareth và cung kính thưa với người nữ ấy rằng: “Mừng vui lên, hỡi Ðấng đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng bà!" (Lc 1,28). "Ðấng đầy ơn phước" là tên gọi đẹp nhất của Mẹ Maria, tên gọi mà Thiên Chúa đã ban cho Đức Mẹ, để chỉ cho biết rằng từ muôn thuở và cho đến muôn đời, Đức Mẹ là Ðấng được yêu thương, được Thiên Chúa tuyển chọn, được tiền định để đón nhận hồng ân quý giá nhất, là Chúa Giêsu, "tình thương nhập thể của Thiên Chúa" (Thông điệp: Thiên Chúa là tình yêu, số 12).
Sau khi đã tuyển chọn và trang điểm cho người nữ ấy với muôn vẻ đẹp và ơn phước, Thiên Chúa đã sai Sứ thần Gabriel đến báo tin và thỉnh ý ngài tại làng quê Nazareth.
Sứ thần cung kính bái chào vì thấy Đức Mẹ cao trọng và trong sạch hơn các thiên thần. Tước hiệu “Bà đầy ơn phước” xác nhận lòng Đức Mẹ không có chổ dành cho tội lỗi vì luôn được đầy tràn ơn phước của Thiên Chúa. “Thiên Chúa ở cùng Bà”: Ở đâu có Thiên Chúa, ở đó bóng tối của tội lỗi không thể có mặt. Mẹ luôn sống trong ân sủng và tình yêu của Thiên Chúa. “Bà có phúc hơn mọi người phụ nữ”, vì Mẹ là người duy nhất không vướng mắc tội tổ tông.
Sứ điệp Truyền tin chính là: Đức Mẹ được Thiên Chúa tuyển chọn, ngài đáp tiếng “xin vâng” cách tự do và từ đó Đức Mẹ trở nên thầy dạy tuyệt vời cho nhân loại.
1. Đức Mẹ đựơc Thiên Chúa tuyển chọn.
Nếu tôi có quyền chọn người mẹ sinh ra tôi, tất nhiên tôi sẽ chọn một người nữ hết sức xinh đẹp và thánh đức. Xinh đẹp đến nổi làm cho tất cả các phụ nữ khác đều phải ghen tuông sửng sốt. Thánh đức đến nổi làm cho mọi người đều phải cảm phục, ngợi khen. Ai cũng ước mong như thế.
Trong một lớp giáo lý, cô giáo hỏi các em học sinh: Em mơ ước điều gì cho mẹ của các em? Các em đua nhau trả lời:
• Em muốn cho mẹ em là người đẹp nhất trên thế giới nầy.
• Em mơ ước mẹ em có một sức khoẻ thật dồi dào.
• Em cầu mong cho mẹ em giàu sang, có thật nhiều tiền bạc.
• Em chỉ ước mong cho mẹ em là một bà mẹ hiền lành, đạo đức và nhân hậu.
Chỉ là ước mơ vì không ai có quyền chọn người mẹ sinh ra mình. Nhưng đối với Thiên Chúa thì khác hẳn. Ngài đã sinh ra bởi một người nữ được tuyển chọn. Đây là trường hợp độc nhất vô nhị trong lịch sử loài người. Đức Maria đã được Thiên Chúa chọn làm Mẹ Đấng Cứu Thế để cộng tác với Ngài trong công trình cứu độ. Ngài chọn Maria vì Ngài muốn chọn, theo sự tự do của Ngài (x. Rm 9,12.16), và cũng “vì bà đẹp lòng Thiên Chúa”.
Thời Đức Mẹ, ai cũng mong chờ Đấng Cứu Thế, nhưng chỉ mình Đức Mẹ được diễm phúc mà thôi. Chúa chọn Đức Mẹ, đó là do ân huệ nhưng không của Chúa, và cũng bởi Đức Mẹ có tâm hồn khiêm nhường đón nhận.
Nhờ lòng khiêm nhường nên Đức Mẹ đựơc quyền năng Thiên Chúa bao phủ.
Sứ thần nói với Đức Mẹ: “Quyền năng của Đấng tối cao sẽ bao trùm lên bà, vì thế Đấng Thánh con của bà sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa” (Lc 1,35). Tiếng quan trọng ở trong câu đó là “bao trùm lên” hay “bao phủ lên”. Lều tạm nơi dân Do Thái để hòm Giao Ước. Câu (Xh 40,34) nói rằng bao lâu đám mây còn bao phủ lều tạm thì “lều tạm có Thiên Chúa hiện diện”.
Thánh Luca chọn và dùng từ “bao trùm lên” có ý nghĩa thâm sâu. Thánh sử so sánh thân thế Đức Maria với lều tạm nơi đặt Hòm Giao Ước của Thiên Chúa. Luca so sánh cung lòng Đức Maria nơi Đức Giêsu sẽ tới cư ngụ với Hòm Giao Ước nơi đặt hai phiến đá có ghi 10 điều răn của Thiên Chúa. Như vậy nghĩa là khi quyền năng của Thiên Chúa bao trùm lên Đức Maria, thì có “Thiên Chúa hiện diện” trong Mẹ. Nhưng sự hiện diện của Thiên Chúa trong Đức Maria thì vô cùng phong phú hơn sự hiện diện của Ngài trong “lều tạm”. Sự hiện diện của Thiên Chúa nơi Đức Maria chính là sự hiện của Đức Giêsu bằng xương bằng thịt.Quyền năng Chúa Thánh Thần bao trùm, cùng với máu thịt của mình, Đức Maria đã tạo nên hình hài Đức Giêsu.Ngôi Hai mặc lấy thân xác con người nhờ máu thịt Mẹ và Ngài vẫn là Thiên Chúa được Chúa Cha sinh ra từ muôn thuở. Cả hai bài đọc giúp chúng ta hiểu thêm về mầu nhiệm ấy. Bài đọc 1 trong (2 Sm 7,1-16): Thiên Chúa từ chối ngôi đền vật chất mà Đavit muốn xây cho Ngài; nhưng trái lại Thiên Chúa hứa cho Đavit một ngôi nhà thiên thu là dòng dõi Đavit.Lời hứa này được thực hiện nơi Đức Maria, Đấng trở nên Hòm Bia Thiên Chúa,nơi đây Con Thiên Chúa đến với loài người. Đó chính là mạc khải của mầu nhiệm được giữ kín từ muôn thuở nay được bày tỏ ra mà Thánh Phaolô đề cập đến trong bài đọc 2 (Rm16,25-27).
2. Đức Mẹ đã tự do đáp tiếng “Xin vâng”.
Thiên Chúa không chọn lựa cách độc đoán. Ngài tôn trọng tự do của người đựơc chọn. Ngài sai Sứ Thần đến và muốn Đức Mẹ hoàn toàn ưng thuận theo suy nghĩ và sự tự do của mình. Thiên Chúa “bật mí” cái bí mật từ ngàn đời. Thiên Chúa đã yêu thương con người đến nổi muốn trở thành một con người giữa nhân loại. Và Thiên Chúa đã chọn Mẹ Maria là để Ngài sai Con Một đến giữa nhân loại, thực hiện chương trình cứu độ. Giây phút Đức Mẹ tự do đáp lời “Xin vâng” là khởi đầu bình mình ơn cứu độ cho thế nhân. Nếu như Nguyên Tổ bị con rắn cám dỗ bằng lời nghi nan, lừa lọc dối trá, gây cuộc nổi loạn, và Adam và Evà đã sa ngã, đau khổ sự chết tràn vào thế gian; thì Sứ thần Gabriel đề nghị một sự tự do ưng thuận. Đức Maria thưa “Xin vâng”, lời ấy đã làm cho Ngôi Hai làm người. Từ đây, nhờ Đức Maria, tin tưởng và vâng phục, nhân loại được liên kết trở lại với Thiên Chúa.
Thái độ “Xin vâng” của Mẹ hoàn toàn khác với Adam Evà trong câu chuyện vườn địa đàng. Sau khi ăn quả cấm trái lệnh Chúa, Adam đã đổ lỗi cho Evà, Evà đổ lỗi cho con rắn. Và đó chính là thảm kịch của con người: không ai nhận lỗi, không ai chịu trách nhiệm, không ai có thiện chí nên xã hội mãi chậm tiến, nên hạnh phúc trở thành khó khăn xa vời. Mẹ Maria đã đáp “Xin vâng” không chỉ một lần mà còn nhiều lần trong đời. Mẹ luôn đảm nhận trách nhiệm và chu toàn thánh ý Thiên Chúa. Mẹ Maria mãi mãi là tấm gương cho chúng ta soi trong cuộc đối thoại lắng nghe Lời Chúa và đáp trả Lời Chúa. Thiên Chúa đã chứng tỏ nơi Mẹ điều không thể để trở nên điều có thể. Vì “cái gì cũng có thể đối với người có lòng tin” (Mc 9,23).
3. Đức Mẹ là nhà giáo dục tài giỏi.
Thư chung HĐGM Việt Nam năm 2008, với chủ đề "Giáo dục Kitô giáo"có viết: “Thánh Cả Giuse và Đức Maria là những bậc cha mẹ gương mẫu, luôn biết đón nhận thánh ý Chúa và đem ra thực hành. Trong gia đình Nazareth mọi thành viên đều tôn trọng nhau, mong muốn cho nhau điều tốt và cùng nhau thực hiện ý của Cha trên trời. Thánh Giuse và Đức Maria là những nhà giáo dục tài giỏi đã chu toàn sứ mạng được trao phó trong sự khôn ngoan và trung tín”.(Thư HĐGMVN 2008, số 20).
Thiên Chúa đã tín nhiệm Mẹ khi để Con Một là Chúa Giêsu sinh ra và lớn lên trong gia đình Nazareth dưới sự dìu dắt và dạy dỗ của Mẹ. Như thế chúng ta có thể nói rằng Đức Maria là nhà giáo dục tài giỏi và trở thành gương mẫu cho tất cả mọi nhà giáo dục.
“Giáo Hội ước mong mỗi gia đình Kitô giáo phải là trường học đầu tiên để thông truyền, dạy dỗ và bảo dưỡng cho con cái về đời sống đức tin, đức ái, đời sống cầu nguyện, tình liên đới, vị tha, hài hòa, quảng đại, những đức tính nhân bản như khôn ngoan, công bằng, can đảm và tiết độ. Các môi trường khác như giáo xứ hay học đường chỉ tiếp tay với gia đình chứ không thể thay thế gia đình trong vấn đề giáo dục đức tin, đức ái. Cha mẹ phải là những nhà giáo dục tuyệt đối cần thiết cho sự phát triển hài hoà và bền vững của đời sống đạo đức cho mọi người trong gia đình.Gương sáng của cha mẹ và những bậc cha anh đóng vai trò quan trọng để giáo dục lương tâm cho những thế hệ nối tiếp”. (Thư HĐGMVN 2008); “Trong suốt lịch sử mấy trăm năm của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam, gia đình vẫn là cái nôi thông truyền đức tin cho con cái, là trường dạy giáo lý đầu tiên cho thế hệ trẻ, là nơi đào tạo những Kitô hữu vững mạnh trong đức tin và gương mẫu trong đời sống đạo đức. Ngày nay, dù phải đối diện với nhiều lo toan trong cuộc sống, xin anh chị em cố gắng duy trì và phát huy truyền thống tốt đẹp này của gia đình công giáo. Hãy xây dựng gia đình mình thành ngôi nhà thờ phượng Chúa, trường dạy đức tin, và mái ấm tình thương. Đây là phương thế cụ thể và hữu hiệu nhất để anh chị em góp phần vào công cuộc Tân Phúc Âm hoá mà Chúa Giêsu đã trao phó cho Giáo Hội và từng người chúng ta”. (Thư Mục Vụ Năm Đức Tin HĐGMVN).
Thư Mục Vụ Năm Đức Tin HĐGMVN mời gọi Dân Chúa hướng lòng về Đức Mẹ như mẫu gương Đức Tin: “Mẹ có phúc hơn mọi người nữ vì đã tin rằng Lời Chúa phán cùng Mẹ sẽ được thực hiện (x. Lc 1,42). Trong ngày Truyền Tin, Mẹ dạy chúng ta sống đức tin khiêm tốn và vâng phục: “Tôi đây là nữ tỳ của Chúa. Xin Chúa thực hiện nơi tôi điều thiên sứ truyền” (Lc 1,38). Bằng những bước chân vội vã lên đường thăm viếng bà Elisabeth, Mẹ thúc đẩy chúng ta sống đức tin dấn thân loan báo Tin Mừng, đem niềm vui cứu độ đến cho mọi người. Dưới chân thập giá, Mẹ nêu gương cho chúng ta về đức tin chứa chan hy vọng”.
Đức Mẹ chính là thầy dạy đức tin và lòng yêu mến. Tin và yêu giống như đôi cánh giúp cho Mẹ bay lên rất cao lên tới Thiên Chúa.Tin và yêu giống như dòng thác nước. Càng gặp đập ngăn cản càng dâng lên cao. Càng dâng lên cao sức mạnh càng tăng. Và khi đổ ào xuống sẽ phát sinh công hiệu lớn. Tin và yêu giống như chiếc chìa khóa có thể mở được cánh cửa khó mở nhất. Mở được cả cánh cửa nước trời, mở được cả tâm hồn của Thiên Chúa.
Hãy lắng nghe những lời giáo huấn của Đức Mẹ và hãy noi gương giáo dục của Đức Mẹ để sống tốt lành và thánh thiện hơn.
Hãy trở thành địa chỉ để Thiên Chúa truyền tin
LM. Giuse Trương Đình Hiền
09:46 07/04/2013
Hãy trở thành địa chỉ để Thiên Chúa truyền tin
(Truyền tin 2013)
Dẫn nhập đầu lễ : Kính thưa Cộng đoàn,
Trung tâm của cử hành phụng vụ lễ Truyền Tin hôm nay chính là Ngôi Lời nhập thể, Đấng hôm nay “cất bước vào đời” với thái độ xin vâng trọn hảo : “Nầy Con xin đế để thực thi thánh ý Cha”.
Tuy nhiên, để đóng góp phần mình vào công trình cứu độ của Thiên Chúa, chúng ta đặc biệt chiêm ngưỡng Đức Maria trong cung cách Mẹ nói lời xin vâng với Thiên Chúa để nhận lời cưu mang Chúa Giêsu trong cung lòng trinh khiết hầu ban ơn cứu độ cho nhân loại, cho mọi người.
Giờ đây, chúng ta hãy thành tâm sám hối để xứng đáng cử hành thánh lễ.
Giảng Lời Chúa :
Nếu có lời Kinh Thánh nào được đọc nhiều nhất trên môi miệng nhân loại, thì đó chính là lời thiên sứ chào kính Trinh nữ Maria trong biến cố Truyền tin mà hôm nay Phụng vụ Lời Chúa đang công bố giữa cộng đoàn chúng ta : “Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà”.
Tại sao câu Lời Chúa giản đơn ấy lại được cái vinh dự lớn lao như thế ? Giản đơn, vì những lời trên có liên quan đến một mầu nhiệm vĩ đại, một biến cố “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử nhân loại : mầu nhiệm Con Thiên Chúa nhập thể làm người.
Để hiểu thêm mầu nhiệm đặc biệt nầy và vai trò cọng tác của Đức Mẹ, chúng ta có thể nghe Thánh Bênađô thuyết minh bằng những lời thật đẹp :
“Lạy Đức Trinh Nữ, xin mau trả lời. Xin mau mau trả lời cho thần sứ, hay đúng hơn, trả lời cho Thiên Chúa qua thần sứ. Xin Mẹ đáp lời và đón nhận Ngôi Lời : xin nói lên lời của Mẹ và cưu mang Lời của Thiên Chúa. Xin nói lên lời chóng qua và ôm ấp Lời vĩnh cửu. Mẹ lưỡng lự làm gì, run sợ làm chi ? Mẹ cứ việc tin, cứ tuyên xưng và đón nhận. Mẹ khiêm tốn nhưng xin Mẹ cứ tin tưởng. Lúc nầy đơn sơ trong trắng mà quên lãng khôn ngoan thì chẳng xứng hợp chút nào. Lạy Đức Trinh Nữ khôn ngoan, trong sự việc có một không hai, xin Mẹ đừng sợ phải liều. Mẹ làm thinh vì e ngại, đó là điều đẹp lòng Chúa, nhưng bây giờ Mẹ nói ra vì hiếu thảo thì lại là điều cần thiết hơn. Lạy Đức Trinh Nữ diễm phúc, xin Mẹ mở tâm hồn để tin, mở miệng nói lên lời ưng thuận và mở lòng để đón Đấng đã tạo thành nên Mẹ. Nầy Đấng mọi dân tộc khao khát đang đứng bên ngoài và gõ cửa. Ôi, nếu như Mẹ chần chừ mà Người đi qua mất, thì Mẹ lại phải khổ công tìm kiếm Đấng lòng Mẹ mến yêu ! Xin Mẹ chỗi dậy, chạy ra với lòng mến và mở cửa bằng sự ưng thuận. Đây Mẹ đã nói : Vâng, nầy tôi là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa làm cho tôi như lời thần sứ nói.”
Vâng, Lời chào của thiên sứ Gabriel chính là TIN VUI trọng đại báo tin thời khắc thiêng liêng và tối ư quan trọng mà Thiên Chúa đã chuẩn bị lâu dài ngút mắt và nhân loại đã ngóng trông đến mõi mòn : Thiên Chúa chuẩn bị để hiện thực lời hứa thuở ban đầu “dòng giống người nữ sẽ đạp dập đầu ngươi”, và nhân loại mõi mòn ngóng đợi “Vị cứu tinh” quang lâm để dựng xây “vương quốc Thiên Chúa”.
Bời vì, mầu nhiệm Nhập Thể đã thực sự bắt đầu từ sau tiếng XIN VÂNG can đảm và ngoan ngùy đó : “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1,14).
Và chúng ta đọc thấy gì trong sâu thẳm của lời “Xin Vâng” nơi Ngôi Hai nhập thể ?
1. Chúng ta đọc thấy rằng : phải luôn yêu cuộc sống !
Vì yêu cuộc sống nên sau lời “Xin vâng” của Đức Trinh nữ Maria, tức khắc Ngôi Lời đã trở thành một thai nhi. Con Thiên Chúa mang lấy thân phận và cuộc sống loài người. Và kể từ đó, Ngôi Hai Thiên Chúa đã bắt đầu chọn đi trên nẻo bấp bênh của kiếp phận con người : lớn lên chín tháng trong lòng mẹ như bao vạn triệu con người để rồi cất tiếng khóc oa oa chào đời giữa đêm đông giá rét. Ngài đã không chọn cách kiểu vào đời oai phong lẫm lẫm bước xuống từ trời như một thiên sứ giáng lâm, mà Ngài cần sự sống được chuyển thông từ dòng sửa mẹ, để đi ra cuộc đời bằng xác thân mỏng manh yếu đuối.
Vì yêu cuộc sống lầm than nhân loại nên Ngài không chọn gác tía lầu son để xa xôi cách biệt giữa Thiên Chúa Tối Cao với đớn hèn nhân loại, nhưng đã sẻ chia trọn vẹn phận người như ta ngoại trừ tội lỗi. Cuộc sống của Ngôi Lời quyền năng từ đây sẽ là cuộc hành trình mang theo tất cả buồn vui, âu lo, trăn trở ; sẽ đong đầy nước mắt đoạn trường, sẽ dập dìu những đau thương khổ lụy. Cuộc sống của Ngài phản ảnh chính cuộc đời của Mẹ mà sau đó chẳng bao lâu đã được ông già Simêon tiên báo : “Một lưỡi gươm sẽ đâm thấu cõi lòng bà” (Lc 2, 35).
Vì yêu cuộc sống nên Ngài đâu dám xem thường lưỡi gươm truy sát của bạo chúa Hêrôđê nên đã tất tả trốn sang Ai Cập ; vì yêu cuộc sống đó nên Ngài đã chấp nhận lao động vất vả bằng nghề thợ mộc để nuôi sống bản thân và phụng dưỡng cha mẹ. Vì yêu cuộc sống đó nên Ngài không cầm lòng để người chị Matta, Maria phải mất em, để mẹ già thành Naim vĩnh biệt con trai yêu dấu, để ông Giairô mất đứa con gái rượu, nên đã quyết định thi thố quyền năng “hoàn sanh cải tử”. Vì yêu cuộc sống nên Ngài cảm thông nổi thất vọng ê chề của những người phong cùi, mù què, câm, điếc, quỷ ám, bại liệt…nên đã ra tay phục hoạt chữa lành. Vì yêu cuộc sống nên Ngài đã đem niềm hy vọng làm lại cuộc đời cho Mai-đệ-liên, xóa đi nổi hổ thẹn ê chề của người phụ nữ ngoại tình bị loài người kết án. Vì yêu cuộc sống nên Ngài đã động lòng xót thương mấy ngàn người bơ vơ như chiên không người chăn và đã làm phép lạ bánh, cá hóa nhiều để cho họ no lòng chắc dạ trên đường từ hoang mạc về nhà…Và vì yêu cuộc sống, cuộc sống vĩnh cửu của mọi con người, nên Ngài đã chấp nhận “trở thành hạt lúa mì chôn vào lòng đất” qua cái chết tủi nhục đau thương để rồi sống lại trong vinh quang bất diệt.
Và Lời Chúa hôm nay còn nói gì với ta nữa ?
2/. Chúng ta đọc thấy rằng : phải luôn yêu con người.
Mầu nhiệm Truyền tin hôm nay đã hiện thực hóa chính lời ngôn sứ Isaia báo trước : “Nầy đây một Trinh nữ sẽ mang thai, sẽ sinh hạ con trai, và đặt tên là Emmanuen nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta”.(BĐ 1)
Emmanuen : đó chẳng phải là : khi dấn bước vào đời, Con Thiên Chúa muốn đích thân kết bạn với chúng ta cho dù tội lỗi đã làm cho ta mất đi khuôn mặt giống ảnh hình Thiên Chúa.
Emmanuen : đó chẳng phải là : khi mang lấy khuôn mặt loài người, Ngôi Lời đã dạy chúng ta phải yêu thương con người, bởi vì kể từ biến cố nầy, khuôn mặt của nhân loại sẽ lại được tái tạo sao cho giống ảnh hình của Thiên Chúa, con của một Cha, anh em một nhà, cho dù khác nhau về màu da, tôn giáo, ngôn ngữ, ý thức hệ…
Trong một thế giới mà nạn tàn sát sự sống thai nhi đã đến hồi nghiêm trọng cảnh báo, một thế giới mà quyền sống và tự do của con người vẫn bị chà đạp, nạn chiến tranh, khủng bố, bạo lực lan tràn khắp chốn…, thì “Sứ điệp Truyền Tin” hôm nay quả thật cần thiết để suy niệm và thực hành, để lắng nghe và cầu nguyện để sống và làm chứng ! Bước theo Ngôi Lời nhập thể, chúng ta yêu cuộc sống, yêu con người, chúng ta tích cực dấn thân để vun đắp nền “văn minh sự sống” và can đảm nói không với mãnh lực của nền văn hóa sự chết.
3. Chúng ta đọc thấy rằng: Hãy luôn trở thành địa chỉ đáng tin cậy để Thiên Chúa tiếp tục truyền tin.
Ở Na-da-rét trong thời gian cách nhau chỉ 6 tháng nhưng đã có hai cuộc Truyền tin : Truyền tin cho Giacaria và truyền tin cho Đức Mẹ. Giacaria bị câm vì hồ nghi Tin vui của Thiên Chúa. Trong khi đó Đức Maria đã mở miệng xin vâng và sau đó là lời ca khen chúc tụng với bài Magnificat. Đến với Mẹ Maria, quả thật, thiên sứ Gabriel đã tìm đúng địa chỉ.
Bởi vì, như lời nhạc trong ca khúc của Trầm Hương, “kể “từ lúc Mẹ nói lời xin vâng, Mẹ trở nên Thánh Mẫu tuyệt vời…kỷ nguyên mới đã đến trong đời…Ngôi Lời Thiên Chúa đến với nhân loại…Huyền diệu quá muôn đời tiếng Xin Vâng”!
Thiên Chúa vẫn đang tiếp tục “truyền tin” và Ngài vẫn luôn cần những địa chỉ như thế để Lời Thiên Chúa được đón nhận và thực hiện.
Và như thế, sống sứ điệp Truyền Tin đó chính là hãy biến mình thành một địa chỉ đáng tin cậy như Đức Maria để Thiên Chúa tiếp tục “truyền tin” cứu độ, để Thiên Chúa tiếp tục vào đời bằng đôi mắt, đôi tay, bằng trái tim và khối óc của chính chúng ta như ngụ ý của một bài thơ :
Mẹ Maria cho Thiên Chúa một thân xác, hình hài để mắt trần có thể nhìn thấy, để Ngài chạm đến vết thương đau của những người phong cùi. Mẹ Maria cho Thiên Chúa đôi tay để chúc lành các trẻ thơ bé nhỏ, để làm phép lạ nuôi đám đông no nê. Mẹ Maria cho Thiên Chúa đôi chân để đi đến với người đau yếu, để kiếm tìm người tội lỗi. Mẹ cho Thiên Chúa đôi mắt để khóc thương bên nấm mồ người bạn, để nhìn vào tận đáy lòng con người. …
Lạy Mẹ Maria, Xin Mẹ giúp chúng con biết sống xin vâng như Mẹ với trái tim thảo hiền. Amen.
(Truyền tin 2013)
Dẫn nhập đầu lễ : Kính thưa Cộng đoàn,
Trung tâm của cử hành phụng vụ lễ Truyền Tin hôm nay chính là Ngôi Lời nhập thể, Đấng hôm nay “cất bước vào đời” với thái độ xin vâng trọn hảo : “Nầy Con xin đế để thực thi thánh ý Cha”.
Tuy nhiên, để đóng góp phần mình vào công trình cứu độ của Thiên Chúa, chúng ta đặc biệt chiêm ngưỡng Đức Maria trong cung cách Mẹ nói lời xin vâng với Thiên Chúa để nhận lời cưu mang Chúa Giêsu trong cung lòng trinh khiết hầu ban ơn cứu độ cho nhân loại, cho mọi người.
Giờ đây, chúng ta hãy thành tâm sám hối để xứng đáng cử hành thánh lễ.
Giảng Lời Chúa :
Nếu có lời Kinh Thánh nào được đọc nhiều nhất trên môi miệng nhân loại, thì đó chính là lời thiên sứ chào kính Trinh nữ Maria trong biến cố Truyền tin mà hôm nay Phụng vụ Lời Chúa đang công bố giữa cộng đoàn chúng ta : “Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà”.
Tại sao câu Lời Chúa giản đơn ấy lại được cái vinh dự lớn lao như thế ? Giản đơn, vì những lời trên có liên quan đến một mầu nhiệm vĩ đại, một biến cố “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử nhân loại : mầu nhiệm Con Thiên Chúa nhập thể làm người.
Để hiểu thêm mầu nhiệm đặc biệt nầy và vai trò cọng tác của Đức Mẹ, chúng ta có thể nghe Thánh Bênađô thuyết minh bằng những lời thật đẹp :
“Lạy Đức Trinh Nữ, xin mau trả lời. Xin mau mau trả lời cho thần sứ, hay đúng hơn, trả lời cho Thiên Chúa qua thần sứ. Xin Mẹ đáp lời và đón nhận Ngôi Lời : xin nói lên lời của Mẹ và cưu mang Lời của Thiên Chúa. Xin nói lên lời chóng qua và ôm ấp Lời vĩnh cửu. Mẹ lưỡng lự làm gì, run sợ làm chi ? Mẹ cứ việc tin, cứ tuyên xưng và đón nhận. Mẹ khiêm tốn nhưng xin Mẹ cứ tin tưởng. Lúc nầy đơn sơ trong trắng mà quên lãng khôn ngoan thì chẳng xứng hợp chút nào. Lạy Đức Trinh Nữ khôn ngoan, trong sự việc có một không hai, xin Mẹ đừng sợ phải liều. Mẹ làm thinh vì e ngại, đó là điều đẹp lòng Chúa, nhưng bây giờ Mẹ nói ra vì hiếu thảo thì lại là điều cần thiết hơn. Lạy Đức Trinh Nữ diễm phúc, xin Mẹ mở tâm hồn để tin, mở miệng nói lên lời ưng thuận và mở lòng để đón Đấng đã tạo thành nên Mẹ. Nầy Đấng mọi dân tộc khao khát đang đứng bên ngoài và gõ cửa. Ôi, nếu như Mẹ chần chừ mà Người đi qua mất, thì Mẹ lại phải khổ công tìm kiếm Đấng lòng Mẹ mến yêu ! Xin Mẹ chỗi dậy, chạy ra với lòng mến và mở cửa bằng sự ưng thuận. Đây Mẹ đã nói : Vâng, nầy tôi là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa làm cho tôi như lời thần sứ nói.”
Vâng, Lời chào của thiên sứ Gabriel chính là TIN VUI trọng đại báo tin thời khắc thiêng liêng và tối ư quan trọng mà Thiên Chúa đã chuẩn bị lâu dài ngút mắt và nhân loại đã ngóng trông đến mõi mòn : Thiên Chúa chuẩn bị để hiện thực lời hứa thuở ban đầu “dòng giống người nữ sẽ đạp dập đầu ngươi”, và nhân loại mõi mòn ngóng đợi “Vị cứu tinh” quang lâm để dựng xây “vương quốc Thiên Chúa”.
Bời vì, mầu nhiệm Nhập Thể đã thực sự bắt đầu từ sau tiếng XIN VÂNG can đảm và ngoan ngùy đó : “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1,14).
Và chúng ta đọc thấy gì trong sâu thẳm của lời “Xin Vâng” nơi Ngôi Hai nhập thể ?
1. Chúng ta đọc thấy rằng : phải luôn yêu cuộc sống !
Vì yêu cuộc sống nên sau lời “Xin vâng” của Đức Trinh nữ Maria, tức khắc Ngôi Lời đã trở thành một thai nhi. Con Thiên Chúa mang lấy thân phận và cuộc sống loài người. Và kể từ đó, Ngôi Hai Thiên Chúa đã bắt đầu chọn đi trên nẻo bấp bênh của kiếp phận con người : lớn lên chín tháng trong lòng mẹ như bao vạn triệu con người để rồi cất tiếng khóc oa oa chào đời giữa đêm đông giá rét. Ngài đã không chọn cách kiểu vào đời oai phong lẫm lẫm bước xuống từ trời như một thiên sứ giáng lâm, mà Ngài cần sự sống được chuyển thông từ dòng sửa mẹ, để đi ra cuộc đời bằng xác thân mỏng manh yếu đuối.
Vì yêu cuộc sống lầm than nhân loại nên Ngài không chọn gác tía lầu son để xa xôi cách biệt giữa Thiên Chúa Tối Cao với đớn hèn nhân loại, nhưng đã sẻ chia trọn vẹn phận người như ta ngoại trừ tội lỗi. Cuộc sống của Ngôi Lời quyền năng từ đây sẽ là cuộc hành trình mang theo tất cả buồn vui, âu lo, trăn trở ; sẽ đong đầy nước mắt đoạn trường, sẽ dập dìu những đau thương khổ lụy. Cuộc sống của Ngài phản ảnh chính cuộc đời của Mẹ mà sau đó chẳng bao lâu đã được ông già Simêon tiên báo : “Một lưỡi gươm sẽ đâm thấu cõi lòng bà” (Lc 2, 35).
Vì yêu cuộc sống nên Ngài đâu dám xem thường lưỡi gươm truy sát của bạo chúa Hêrôđê nên đã tất tả trốn sang Ai Cập ; vì yêu cuộc sống đó nên Ngài đã chấp nhận lao động vất vả bằng nghề thợ mộc để nuôi sống bản thân và phụng dưỡng cha mẹ. Vì yêu cuộc sống đó nên Ngài không cầm lòng để người chị Matta, Maria phải mất em, để mẹ già thành Naim vĩnh biệt con trai yêu dấu, để ông Giairô mất đứa con gái rượu, nên đã quyết định thi thố quyền năng “hoàn sanh cải tử”. Vì yêu cuộc sống nên Ngài cảm thông nổi thất vọng ê chề của những người phong cùi, mù què, câm, điếc, quỷ ám, bại liệt…nên đã ra tay phục hoạt chữa lành. Vì yêu cuộc sống nên Ngài đã đem niềm hy vọng làm lại cuộc đời cho Mai-đệ-liên, xóa đi nổi hổ thẹn ê chề của người phụ nữ ngoại tình bị loài người kết án. Vì yêu cuộc sống nên Ngài đã động lòng xót thương mấy ngàn người bơ vơ như chiên không người chăn và đã làm phép lạ bánh, cá hóa nhiều để cho họ no lòng chắc dạ trên đường từ hoang mạc về nhà…Và vì yêu cuộc sống, cuộc sống vĩnh cửu của mọi con người, nên Ngài đã chấp nhận “trở thành hạt lúa mì chôn vào lòng đất” qua cái chết tủi nhục đau thương để rồi sống lại trong vinh quang bất diệt.
Và Lời Chúa hôm nay còn nói gì với ta nữa ?
2/. Chúng ta đọc thấy rằng : phải luôn yêu con người.
Mầu nhiệm Truyền tin hôm nay đã hiện thực hóa chính lời ngôn sứ Isaia báo trước : “Nầy đây một Trinh nữ sẽ mang thai, sẽ sinh hạ con trai, và đặt tên là Emmanuen nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta”.(BĐ 1)
Emmanuen : đó chẳng phải là : khi dấn bước vào đời, Con Thiên Chúa muốn đích thân kết bạn với chúng ta cho dù tội lỗi đã làm cho ta mất đi khuôn mặt giống ảnh hình Thiên Chúa.
Emmanuen : đó chẳng phải là : khi mang lấy khuôn mặt loài người, Ngôi Lời đã dạy chúng ta phải yêu thương con người, bởi vì kể từ biến cố nầy, khuôn mặt của nhân loại sẽ lại được tái tạo sao cho giống ảnh hình của Thiên Chúa, con của một Cha, anh em một nhà, cho dù khác nhau về màu da, tôn giáo, ngôn ngữ, ý thức hệ…
Trong một thế giới mà nạn tàn sát sự sống thai nhi đã đến hồi nghiêm trọng cảnh báo, một thế giới mà quyền sống và tự do của con người vẫn bị chà đạp, nạn chiến tranh, khủng bố, bạo lực lan tràn khắp chốn…, thì “Sứ điệp Truyền Tin” hôm nay quả thật cần thiết để suy niệm và thực hành, để lắng nghe và cầu nguyện để sống và làm chứng ! Bước theo Ngôi Lời nhập thể, chúng ta yêu cuộc sống, yêu con người, chúng ta tích cực dấn thân để vun đắp nền “văn minh sự sống” và can đảm nói không với mãnh lực của nền văn hóa sự chết.
3. Chúng ta đọc thấy rằng: Hãy luôn trở thành địa chỉ đáng tin cậy để Thiên Chúa tiếp tục truyền tin.
Ở Na-da-rét trong thời gian cách nhau chỉ 6 tháng nhưng đã có hai cuộc Truyền tin : Truyền tin cho Giacaria và truyền tin cho Đức Mẹ. Giacaria bị câm vì hồ nghi Tin vui của Thiên Chúa. Trong khi đó Đức Maria đã mở miệng xin vâng và sau đó là lời ca khen chúc tụng với bài Magnificat. Đến với Mẹ Maria, quả thật, thiên sứ Gabriel đã tìm đúng địa chỉ.
Bởi vì, như lời nhạc trong ca khúc của Trầm Hương, “kể “từ lúc Mẹ nói lời xin vâng, Mẹ trở nên Thánh Mẫu tuyệt vời…kỷ nguyên mới đã đến trong đời…Ngôi Lời Thiên Chúa đến với nhân loại…Huyền diệu quá muôn đời tiếng Xin Vâng”!
Thiên Chúa vẫn đang tiếp tục “truyền tin” và Ngài vẫn luôn cần những địa chỉ như thế để Lời Thiên Chúa được đón nhận và thực hiện.
Và như thế, sống sứ điệp Truyền Tin đó chính là hãy biến mình thành một địa chỉ đáng tin cậy như Đức Maria để Thiên Chúa tiếp tục “truyền tin” cứu độ, để Thiên Chúa tiếp tục vào đời bằng đôi mắt, đôi tay, bằng trái tim và khối óc của chính chúng ta như ngụ ý của một bài thơ :
Mẹ Maria cho Thiên Chúa một thân xác, hình hài để mắt trần có thể nhìn thấy, để Ngài chạm đến vết thương đau của những người phong cùi. Mẹ Maria cho Thiên Chúa đôi tay để chúc lành các trẻ thơ bé nhỏ, để làm phép lạ nuôi đám đông no nê. Mẹ Maria cho Thiên Chúa đôi chân để đi đến với người đau yếu, để kiếm tìm người tội lỗi. Mẹ cho Thiên Chúa đôi mắt để khóc thương bên nấm mồ người bạn, để nhìn vào tận đáy lòng con người. …
Lạy Mẹ Maria, Xin Mẹ giúp chúng con biết sống xin vâng như Mẹ với trái tim thảo hiền. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC: Hãy luôn luôn tín thác nơi lòng thương xót Chúa và đừng sợ hãi là kitô hữu và sống như kitô hữu
Linh Tiến Khải
11:42 07/04/2013
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hơn 100.000 tín hữu và du khách hành hương tụ tập tại quảng trường thánh Phêrô để đọc Kinh Lậy Nữ Vương Thiân Đàng với ngài trưa Chúa Nhật lòng Thương Xót Chúa hôm qua. Đã có rất nhiều đoàn tín hữu đem theo hình Chúa Thương Xót và các biểu ngữ. Đặc biệt là các tín hữu Roma đã tham dự thánh lễ do Đức Hồng Y Giám Quản cử hành tại nhà thờ kính Lòng Thương Xót Chúa ở gần quảng trường thánh Phêrô.
Nhắc lại lời chào bình Chúa Giêsu nói khi hiện ra với các môn đệ Đức Thánh Cha nói với mọi người:
Đậy không phải là một lời chào, cũng không phải là một lời cầu chúc đơn sơ, nhưng là một ơn, là ơn qúy trọng mà Chúa Kitô cống hiến cho các mộn đệ sau khi đã đi qua cái chết và thế giới bên dưới. Ngài trao ban bình an như đã hứa: ”Thầy ban bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con. Thầy ban cho các con không như kiểu thế gian ban” (Ga 14,27). Sự bình an này là hoa trái của chiến thắng tình yêu của Thiên Chúa trên sự dữ, nó là hoa trái của sự tha thứ. Và qủa thật là như vậy: bình an thực sự, bình an sâu thẳm đến từ kinh nghiệm lòng xót thương của Thiên Chúa.
Tín hữu đã vỗ tay khi Đức Thánh Cha nhắc tới ngày lễ Lòng Thương Xót Chúa, do Đức Chân Phước Gioan Phaolô II thiết lập. và người đã nhắm mắt lìa trần cách đây 8 năm vào chiều hôm trước ngày lễ.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói Phúc Âm thánh Gioan kể rằng Chúa Giêsu đã hiện ra hai lần với các Tông Đồ đóng kín trong nhà Tiệc Ly: lần đầu ngay buổi chiều ngày sống lại, lần đó không có Tôma, là người đã tuyên bố: nếu tôi không trông thấy và sờ vào Chúa, thì tôi không tin. Lần thứ hai, tám ngày sau, cũng có cả Tôma nữa. Chúa Giêsu nói với Tôma, mời ông nhìn các vết thương của Ngài và sờ vào chúng, và Tôma kêu lên: ”Lậy Chúa là Thiên Chúa của con” (Ga 20,28), Chúa Giêsu nói: ”Vì con đã thấy Thầy nên con đã tin; nhưng phúc cho những ai đã không thấy mà đã tin” (c. 29). Những người đã không trông thấy nhưng đã tin đó là là các môn đệ, các người nam nữ khác của thành Giêsusalem, dù đã không gặp gỡ Chúa Giêsu phục sinh, nhưng đã tin vào chứng tá của các Tông Đồ và các phụ nữ. Đức Thánh Cha giải thích tầm quan trọng lời nói này của Chúa Giêsu như sau:
Đây là một lời nói rất quan trọng đối với đức tin, mà chúng ta có thể gọi là phúc thật của đức tin. ”Phúc cho những ai đã không thấy và đã tin”, đó là phúc thật của lòng tin. Trong mọi thời đại và tại mọi nơi phúc cho những ai, qua Lời Chúa được Giáo Hội rao giảng và các tín hữu kitô làm chứng, tin rằng Chúa Giêsu Kitô là tình yêu thương của Thiên Chúa nhập thể, là Lòng Thương Xót nhập thể. Và điều này có giá trị đối với từng người trong chúng ta!
Cùng với sự bình an của Ngài Chúa Giêsu ban Thánh Thần cho các Tông Đồ để các vị có thể phổ biến trong thế giới ơn tha thứ tội lỗi, ơn mà chỉ có Thiên Chúa mới có thể ban, và nó đã được trả bằng giá Máu của Con Thiên Chúa (x. Ga 20,21-23). Giáo Hội được Chúa Kitô phục sinh sai đi thông truyền cho con người ơn tha tội, và như thế làm cho Nước tình yêu được lớn lên, gieo vãi hòa bình trong các con tim, để nó cũng được vững mạnh trong các tương quan, trong các xã hội và các cơ cấu. Và Thần Khí của Chúa Kitô phục sinh xua đuổi sự sợ hãi khỏi trái tim các Tông Đồ và thúc đẩy họ đem Tin Mừng ra khỏi Nhà Tiệc Ly. Đức Thánh Cha nói:
Cả chúng ta nữa cũng hãy can đảm hơn để làm chứng cho đức tin nơi Chúa Kitô Phục Sinh! Chúng ta không được sợ hãi là tín hữu kitô và sống như kitô hữu! Chúng ta phải có lòng can đảm này, ra đi loan báo Chúa Kitô Phục Sinh, bởi vì Ngài là sự bình an của chúng ta, Ngài đã trao ban cho chúng ta sự bình an với tình yêu thương cùng với sự tha thứ của Ngài, với máu và với lòng thương xót của Ngài.
Rồi Đức Thánh Cha kết luận bài huấn dụ như sau: Các bạn thân mến, chiều hộm nay tôi sẽ dâng thánh lễ tại Vương cung thánh đường thánh Gioan Laterano, là nhà thờ chính tòa của Giám Mục Roma. Chúng ta hãy cùng cầu xin Đức Trinh Nữ Maria, để Mẹ giúp chúng ta, Giám Mục và Dân Chúa, tiến bước trong đức tin và trong tình mến, luôn luôn tin tưởng nơi lòng thương xót của Chúa, là Đấng luôn chờ đợi chúng ta, yêu thương chúng ta, tha thứ cho chúng ta với máu của Ngài và tha thứ cho chúng ta mỗi khi chúng ta đến găp gỡ Ngài và xin ơn tha thứ. Chúng ta hãy tin tưởng nơi lòng Thương xót của Ngài.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Sau Kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng Đức Thánh Cha đã chào nhiều nhóm tín hữu hiện diện, trong đó có các thành viên phong trào Tân Dự Tòng bắt đầu chiến dịch loan báo Chúa Kitô tại các quảng trường thành phố Roma. Ngài nói: ”Tôi mời gọi tất cả đem Tin Mừng vào mọi môi trường cuộc sống ”với sự dịu hiền và lòng kính trọng”. Anh chị em hãy đến các quảng trường và loan báo Chúa Giêsu Kitô Đấng Cứu độ của chúng ta”.
Vào lúc 5 giơ 30 chiều Đức Thánh Cha đã chủ sự thánh lễ tại đền thờ thánh Gioan Laterano là nhà chính tòa của Giám Mục Roma. Cùng đồng tế thánh lễ có Đức Hồng Y Agostino Vallini, Giám Quản Roma và các Giám Mục Phụ Tá, trước sự tham dự của đông đảo các linh mục nam nữ và đại diện các hội đoàn và giáo dân các họ đạo Roma. Trước đó Đức Thánh Cha đã khánh thành tấm bia quảng trường chân phước Gioan Phaolộ II trước tòa Giám Quản. Trước khi bắt thánh lễ bắt đầu một số vị đại diện các thành phần dân Chúa Roma đã lên bầy tỏ sự vâng phục đồi với Đức Thánh Cha là Giám Mục Roma.
Cơ cấu giáo phận Roma bắt đầu được củng cố từ thời Đức Chân phước Giáo Hoàng Gioan XXIII. Thay thế Đức Thánh Cha cai quản giáo phận Roma có Đức Hồng Y Giám quảm, một Tổng Giám Mục phó giám quản, và 4 Giám Mục phụ tá đặc trách bốn vùng. Số Linh Mục của giáo phận là 746 vị, cộng với 119 Phó tễ vĩnh viễn, và có 145 Linh Mục đi truyền giáo. Số Linh Mục thuộc các giáo phận khác làm việc ở Roma là 689 vị. Số tu sĩ nam nữ được 30.000, thuộc 28 dan viên kín, 1.160 dòng nữ, 395 dòng nam, 41 tu hội đời, 20 hiệp hội tông đồ, và hàng chục tu hội giáo phận Roma và các giáo phận khác. Ngoài ra còn có gần 80 các nhóm và phong trào với lời khấn. Có khoảng 730 các nhà tổng quyền các dòng tu nam nữ, các nhà quản lý, nhà tỉnh dòng, trung tâm huấn luyện các dòng nam nữ.
Giảng trong thánh lễ nhận nhà thờ chính tòa, Đức Thánh Cha đã kêu gọi mọi người đừng bao giờ đánh mất đi sự tin tưởng nơi lòng thương xót nhẫn nại của Thiên Chúa, là Đấng luôn luôn yêu thương, dịu hiền, chờ đợi và tha thứ cho chúng ta. Cả khi chúng ta xa rời Ngài, Thiên Chúa vẫn luôn gần gữi chúng ta và sẵn sàng giang tay ra ôm ấp chúng ta vào lòng, nếu chúng ta trở về với Ngài. Sự nhẫn nại của Thiên Chúa phải tìm thấy nơi chúng ta lòng can đảm trở về với Chúa, cho dù chúng ta đã phạm lầm lỗi và tội nào đi nữa. Cũng như thánh Tôma chúng ta có thể vào trong các vết thương của Chúa Giêsu và thực sự sờ vào Ngài mỗi khi chúng ta lãnh nhận các Bí tích với lòng tin. Chính trong các vết thương của Chúa Giêsu chúng ta được an ninh vì tình yêu thương vộ bờ của trái tim Ngài được biểu lộ nơi đó. Vì thế phải có can đảm tín thác nơi lòng thương xót của Chúa Giêsu. Chúng ta hãy để cho mình đươc bao bọc bởi lòng thương xót của Thiên Chúa, chúng ta hãy tín tưởng nơi sự nhẫn nại của Ngài, là Đấng luôn cho chúng ta thời gian để trở về nhà Cha. Hãy để cho Chúa yêu thương chúng ta và hãy gặp gỡ Ngài trong các Bí Tích để cảm nhận được sự dịu hiền và vòng tay yêu thương của Ngài hầu có thể xót thương, kiên nhẫn, tha thứ và yêu thương như Ngài.
Nhắc lại lời chào bình Chúa Giêsu nói khi hiện ra với các môn đệ Đức Thánh Cha nói với mọi người:
Đậy không phải là một lời chào, cũng không phải là một lời cầu chúc đơn sơ, nhưng là một ơn, là ơn qúy trọng mà Chúa Kitô cống hiến cho các mộn đệ sau khi đã đi qua cái chết và thế giới bên dưới. Ngài trao ban bình an như đã hứa: ”Thầy ban bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con. Thầy ban cho các con không như kiểu thế gian ban” (Ga 14,27). Sự bình an này là hoa trái của chiến thắng tình yêu của Thiên Chúa trên sự dữ, nó là hoa trái của sự tha thứ. Và qủa thật là như vậy: bình an thực sự, bình an sâu thẳm đến từ kinh nghiệm lòng xót thương của Thiên Chúa.
Tín hữu đã vỗ tay khi Đức Thánh Cha nhắc tới ngày lễ Lòng Thương Xót Chúa, do Đức Chân Phước Gioan Phaolô II thiết lập. và người đã nhắm mắt lìa trần cách đây 8 năm vào chiều hôm trước ngày lễ.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói Phúc Âm thánh Gioan kể rằng Chúa Giêsu đã hiện ra hai lần với các Tông Đồ đóng kín trong nhà Tiệc Ly: lần đầu ngay buổi chiều ngày sống lại, lần đó không có Tôma, là người đã tuyên bố: nếu tôi không trông thấy và sờ vào Chúa, thì tôi không tin. Lần thứ hai, tám ngày sau, cũng có cả Tôma nữa. Chúa Giêsu nói với Tôma, mời ông nhìn các vết thương của Ngài và sờ vào chúng, và Tôma kêu lên: ”Lậy Chúa là Thiên Chúa của con” (Ga 20,28), Chúa Giêsu nói: ”Vì con đã thấy Thầy nên con đã tin; nhưng phúc cho những ai đã không thấy mà đã tin” (c. 29). Những người đã không trông thấy nhưng đã tin đó là là các môn đệ, các người nam nữ khác của thành Giêsusalem, dù đã không gặp gỡ Chúa Giêsu phục sinh, nhưng đã tin vào chứng tá của các Tông Đồ và các phụ nữ. Đức Thánh Cha giải thích tầm quan trọng lời nói này của Chúa Giêsu như sau:
Đây là một lời nói rất quan trọng đối với đức tin, mà chúng ta có thể gọi là phúc thật của đức tin. ”Phúc cho những ai đã không thấy và đã tin”, đó là phúc thật của lòng tin. Trong mọi thời đại và tại mọi nơi phúc cho những ai, qua Lời Chúa được Giáo Hội rao giảng và các tín hữu kitô làm chứng, tin rằng Chúa Giêsu Kitô là tình yêu thương của Thiên Chúa nhập thể, là Lòng Thương Xót nhập thể. Và điều này có giá trị đối với từng người trong chúng ta!
Cùng với sự bình an của Ngài Chúa Giêsu ban Thánh Thần cho các Tông Đồ để các vị có thể phổ biến trong thế giới ơn tha thứ tội lỗi, ơn mà chỉ có Thiên Chúa mới có thể ban, và nó đã được trả bằng giá Máu của Con Thiên Chúa (x. Ga 20,21-23). Giáo Hội được Chúa Kitô phục sinh sai đi thông truyền cho con người ơn tha tội, và như thế làm cho Nước tình yêu được lớn lên, gieo vãi hòa bình trong các con tim, để nó cũng được vững mạnh trong các tương quan, trong các xã hội và các cơ cấu. Và Thần Khí của Chúa Kitô phục sinh xua đuổi sự sợ hãi khỏi trái tim các Tông Đồ và thúc đẩy họ đem Tin Mừng ra khỏi Nhà Tiệc Ly. Đức Thánh Cha nói:
Cả chúng ta nữa cũng hãy can đảm hơn để làm chứng cho đức tin nơi Chúa Kitô Phục Sinh! Chúng ta không được sợ hãi là tín hữu kitô và sống như kitô hữu! Chúng ta phải có lòng can đảm này, ra đi loan báo Chúa Kitô Phục Sinh, bởi vì Ngài là sự bình an của chúng ta, Ngài đã trao ban cho chúng ta sự bình an với tình yêu thương cùng với sự tha thứ của Ngài, với máu và với lòng thương xót của Ngài.
Rồi Đức Thánh Cha kết luận bài huấn dụ như sau: Các bạn thân mến, chiều hộm nay tôi sẽ dâng thánh lễ tại Vương cung thánh đường thánh Gioan Laterano, là nhà thờ chính tòa của Giám Mục Roma. Chúng ta hãy cùng cầu xin Đức Trinh Nữ Maria, để Mẹ giúp chúng ta, Giám Mục và Dân Chúa, tiến bước trong đức tin và trong tình mến, luôn luôn tin tưởng nơi lòng thương xót của Chúa, là Đấng luôn chờ đợi chúng ta, yêu thương chúng ta, tha thứ cho chúng ta với máu của Ngài và tha thứ cho chúng ta mỗi khi chúng ta đến găp gỡ Ngài và xin ơn tha thứ. Chúng ta hãy tin tưởng nơi lòng Thương xót của Ngài.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Sau Kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng Đức Thánh Cha đã chào nhiều nhóm tín hữu hiện diện, trong đó có các thành viên phong trào Tân Dự Tòng bắt đầu chiến dịch loan báo Chúa Kitô tại các quảng trường thành phố Roma. Ngài nói: ”Tôi mời gọi tất cả đem Tin Mừng vào mọi môi trường cuộc sống ”với sự dịu hiền và lòng kính trọng”. Anh chị em hãy đến các quảng trường và loan báo Chúa Giêsu Kitô Đấng Cứu độ của chúng ta”.
Vào lúc 5 giơ 30 chiều Đức Thánh Cha đã chủ sự thánh lễ tại đền thờ thánh Gioan Laterano là nhà chính tòa của Giám Mục Roma. Cùng đồng tế thánh lễ có Đức Hồng Y Agostino Vallini, Giám Quản Roma và các Giám Mục Phụ Tá, trước sự tham dự của đông đảo các linh mục nam nữ và đại diện các hội đoàn và giáo dân các họ đạo Roma. Trước đó Đức Thánh Cha đã khánh thành tấm bia quảng trường chân phước Gioan Phaolộ II trước tòa Giám Quản. Trước khi bắt thánh lễ bắt đầu một số vị đại diện các thành phần dân Chúa Roma đã lên bầy tỏ sự vâng phục đồi với Đức Thánh Cha là Giám Mục Roma.
Cơ cấu giáo phận Roma bắt đầu được củng cố từ thời Đức Chân phước Giáo Hoàng Gioan XXIII. Thay thế Đức Thánh Cha cai quản giáo phận Roma có Đức Hồng Y Giám quảm, một Tổng Giám Mục phó giám quản, và 4 Giám Mục phụ tá đặc trách bốn vùng. Số Linh Mục của giáo phận là 746 vị, cộng với 119 Phó tễ vĩnh viễn, và có 145 Linh Mục đi truyền giáo. Số Linh Mục thuộc các giáo phận khác làm việc ở Roma là 689 vị. Số tu sĩ nam nữ được 30.000, thuộc 28 dan viên kín, 1.160 dòng nữ, 395 dòng nam, 41 tu hội đời, 20 hiệp hội tông đồ, và hàng chục tu hội giáo phận Roma và các giáo phận khác. Ngoài ra còn có gần 80 các nhóm và phong trào với lời khấn. Có khoảng 730 các nhà tổng quyền các dòng tu nam nữ, các nhà quản lý, nhà tỉnh dòng, trung tâm huấn luyện các dòng nam nữ.
Giảng trong thánh lễ nhận nhà thờ chính tòa, Đức Thánh Cha đã kêu gọi mọi người đừng bao giờ đánh mất đi sự tin tưởng nơi lòng thương xót nhẫn nại của Thiên Chúa, là Đấng luôn luôn yêu thương, dịu hiền, chờ đợi và tha thứ cho chúng ta. Cả khi chúng ta xa rời Ngài, Thiên Chúa vẫn luôn gần gữi chúng ta và sẵn sàng giang tay ra ôm ấp chúng ta vào lòng, nếu chúng ta trở về với Ngài. Sự nhẫn nại của Thiên Chúa phải tìm thấy nơi chúng ta lòng can đảm trở về với Chúa, cho dù chúng ta đã phạm lầm lỗi và tội nào đi nữa. Cũng như thánh Tôma chúng ta có thể vào trong các vết thương của Chúa Giêsu và thực sự sờ vào Ngài mỗi khi chúng ta lãnh nhận các Bí tích với lòng tin. Chính trong các vết thương của Chúa Giêsu chúng ta được an ninh vì tình yêu thương vộ bờ của trái tim Ngài được biểu lộ nơi đó. Vì thế phải có can đảm tín thác nơi lòng thương xót của Chúa Giêsu. Chúng ta hãy để cho mình đươc bao bọc bởi lòng thương xót của Thiên Chúa, chúng ta hãy tín tưởng nơi sự nhẫn nại của Ngài, là Đấng luôn cho chúng ta thời gian để trở về nhà Cha. Hãy để cho Chúa yêu thương chúng ta và hãy gặp gỡ Ngài trong các Bí Tích để cảm nhận được sự dịu hiền và vòng tay yêu thương của Ngài hầu có thể xót thương, kiên nhẫn, tha thứ và yêu thương như Ngài.
Một phương thuốc chữa trị loại đức tin “kiểu dầu thơm”
Bùi Hữu Thư
20:22 07/04/2013
Một kinh nguyện cần đọc hàng ngày
Rome, 6 tháng 4, 2013 (Le Monde vu de Rome)
Để cho đức tin của những người đã chịu phép rửa không trở thành như “dầu thơm hoa hồng”. Đức Thánh Cha Phanxicô đề nghị phải đọc kinh nguyện này hàng ngày: “Lạy Chúa, cám ơn Chúa đã ban cho con đức tin. Xin hãy che chở đức tin của con, xin làm cho nó lớn mạnh. Xin cho đức tin của con mạnh mẽ và can đảm. Và xin giúp con trong những lúc giống như Phêrô và Gioan, con phải tuyên xưng đức tin trước công chúng. Xin ban cho con niềm can đảm.”
Thực vậy, Đức Thánh Cha đã dành bải giàng ngày thứ bẩy 6 tháng 4, trong thánh lễ 7 giờ tại đền Thánh Mác-Tha, cho niềm can đảm để làm nhân chứng đức tin, theo báo L’Osservatore Romano, đã trình thuật các trích dẫn bài giảng
của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Đức Thánh Cha nhận xét: “Muốn gặp gỡ các vị tử đạo, chúng ta không cần phải đến các hang toại đạo tại hý trường Colisée. Các vị tử đạo đang sống ngày nay trong biết bao nhiêu quốc gia. Các Kitô hữu đang bị đàn áp vì đức tin của họ. Trong các quốc gia này, họ không thể mang thập giá, họ sẽ bị trừng phạt nếu làm như vậy. Ngày nay, trong thế kỷ XXI, Giáo Hội của chúng ta là một Giáo Hội tử đạo.”
Đức Thánh Cha đã bình giải Phúc Âm Thánh Mác-cô (16, 9-15) trình thuật các vụ Chúa Giêsu hiện ra với bà Maria Madalêna, với các môn đệ trên đường Emmau, và với 11 môn đệ. Rồi ngài tự hỏi có phải là một ân sủng không: “một ân sủng của Chúa Kitô” chúng ta không thể làm thinh, ân sủng này cũng được ban cho “tất cả mọi dân nước”.
Và điều này vì “chúng ta không dính líu đến một cái gì trừu tưởng,” nhưng là “một thực tại chúng ta đã thấy và đã nghe.” Đức Thánh Cha đã trích dẫn sách Công Vụ Tông Đồ (4, 13-21) trong bài đọc một.
Trước lệnh của các thầy thượng tế và các người pharisêu không cho nói về Giêsu, Phêrô và Gioan “đã giữ vững đức tin” và họ đã tuyên bố: “Chúng tôi không thể không nói về những gì chúng tôi đã nghe và đã thấy.” Đức Thánh Cha nhấn mạnh: Nhân chứng của hai môn đệ này “khiến cho tôi phải nghĩ đến đức tin của chúng ta: đức tin chúng ta ra sao? Khi gặp khó khăn, chúng ta có can đảm như Phêrô hay chúng ta chỉ hâm hấp? Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định: Phêrô dậy cho chúng ta rằng “người ta không thể mặc cả về đức tin: sự cám dỗ này đã luôn luôn hiện diện trong lịch sử của Dân Chúa, đã lấy đi một chút đức tin, tuy nhiên không làm mất bao nhiêu.”
Nhưng, Đức Thánh Cha tiếp: “đức tin như chúng ta tuyên xưng trong kinh Tin Kính.” Cần phải vượt thắng “sự cám dỗ là trở nên giống như “tất cả mọi người”, là không quá “cứng rắn”. Vì, nếu không chính nơi đây sẽ bắt đầu con đường dẫn đưa tới sự phản đạo.” Thật vậy, khi chúng ta bắt đầu cắt đức tin thành từng mảnh nhỏ, thương lượng về đức tin, và bán đức tin cho ai trả giá cao nhất, chúng ta đi theo con đường phản giáo, và bất trung với Chúa Kitô.”
Đúng thế, “gương sáng của Phêrô và Gioan giúp chúng ta và ban sức mạnh cho chúng ta”, cũng như sức mạnh của các vị tử đạo của Giáo Hội. Chính họ “đã nói như Phêrô và Gioan: “Chúng tôi không thể không nói.” Và điều này ban cho chúng ta sức mạnh, cho chúng ta là những người đôi khi có đức tin mềm yếu. Điều này ban cho chúng ta sức mạnh để sống cuộc đời với đức tin chúng ta đã nhận lãnh, đức tin này là một ân sủng của Thiên Chúa ban cho mọi dân nước.”
Trong số các vị đồng tế, tờ báo L’Osservatore Romano bằng tiếng Ý ra ngày 7 tháng 4 đã kể là có Hồng Y Francesco Monterisi, và Đức Giám Mục Joseph Kalathiparambil, thư ký Hội Đồng Giáo Hoàng về mục vụ các di dân; và trong cử tọa, có Mẹ Laura Biondo, bề trên tổng quyền Dòng Nữ Tử Thánh Camille, các sơ của Dòng Đức Bà Bác Ái, và một nhóm người Công Giáo Á Căn Đình.
Rome, 6 tháng 4, 2013 (Le Monde vu de Rome)
Để cho đức tin của những người đã chịu phép rửa không trở thành như “dầu thơm hoa hồng”. Đức Thánh Cha Phanxicô đề nghị phải đọc kinh nguyện này hàng ngày: “Lạy Chúa, cám ơn Chúa đã ban cho con đức tin. Xin hãy che chở đức tin của con, xin làm cho nó lớn mạnh. Xin cho đức tin của con mạnh mẽ và can đảm. Và xin giúp con trong những lúc giống như Phêrô và Gioan, con phải tuyên xưng đức tin trước công chúng. Xin ban cho con niềm can đảm.”
Thực vậy, Đức Thánh Cha đã dành bải giàng ngày thứ bẩy 6 tháng 4, trong thánh lễ 7 giờ tại đền Thánh Mác-Tha, cho niềm can đảm để làm nhân chứng đức tin, theo báo L’Osservatore Romano, đã trình thuật các trích dẫn bài giảng
Đức Thánh Cha Phanxicô. |
Đức Thánh Cha nhận xét: “Muốn gặp gỡ các vị tử đạo, chúng ta không cần phải đến các hang toại đạo tại hý trường Colisée. Các vị tử đạo đang sống ngày nay trong biết bao nhiêu quốc gia. Các Kitô hữu đang bị đàn áp vì đức tin của họ. Trong các quốc gia này, họ không thể mang thập giá, họ sẽ bị trừng phạt nếu làm như vậy. Ngày nay, trong thế kỷ XXI, Giáo Hội của chúng ta là một Giáo Hội tử đạo.”
Đức Thánh Cha đã bình giải Phúc Âm Thánh Mác-cô (16, 9-15) trình thuật các vụ Chúa Giêsu hiện ra với bà Maria Madalêna, với các môn đệ trên đường Emmau, và với 11 môn đệ. Rồi ngài tự hỏi có phải là một ân sủng không: “một ân sủng của Chúa Kitô” chúng ta không thể làm thinh, ân sủng này cũng được ban cho “tất cả mọi dân nước”.
Và điều này vì “chúng ta không dính líu đến một cái gì trừu tưởng,” nhưng là “một thực tại chúng ta đã thấy và đã nghe.” Đức Thánh Cha đã trích dẫn sách Công Vụ Tông Đồ (4, 13-21) trong bài đọc một.
Trước lệnh của các thầy thượng tế và các người pharisêu không cho nói về Giêsu, Phêrô và Gioan “đã giữ vững đức tin” và họ đã tuyên bố: “Chúng tôi không thể không nói về những gì chúng tôi đã nghe và đã thấy.” Đức Thánh Cha nhấn mạnh: Nhân chứng của hai môn đệ này “khiến cho tôi phải nghĩ đến đức tin của chúng ta: đức tin chúng ta ra sao? Khi gặp khó khăn, chúng ta có can đảm như Phêrô hay chúng ta chỉ hâm hấp? Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định: Phêrô dậy cho chúng ta rằng “người ta không thể mặc cả về đức tin: sự cám dỗ này đã luôn luôn hiện diện trong lịch sử của Dân Chúa, đã lấy đi một chút đức tin, tuy nhiên không làm mất bao nhiêu.”
Nhưng, Đức Thánh Cha tiếp: “đức tin như chúng ta tuyên xưng trong kinh Tin Kính.” Cần phải vượt thắng “sự cám dỗ là trở nên giống như “tất cả mọi người”, là không quá “cứng rắn”. Vì, nếu không chính nơi đây sẽ bắt đầu con đường dẫn đưa tới sự phản đạo.” Thật vậy, khi chúng ta bắt đầu cắt đức tin thành từng mảnh nhỏ, thương lượng về đức tin, và bán đức tin cho ai trả giá cao nhất, chúng ta đi theo con đường phản giáo, và bất trung với Chúa Kitô.”
Đúng thế, “gương sáng của Phêrô và Gioan giúp chúng ta và ban sức mạnh cho chúng ta”, cũng như sức mạnh của các vị tử đạo của Giáo Hội. Chính họ “đã nói như Phêrô và Gioan: “Chúng tôi không thể không nói.” Và điều này ban cho chúng ta sức mạnh, cho chúng ta là những người đôi khi có đức tin mềm yếu. Điều này ban cho chúng ta sức mạnh để sống cuộc đời với đức tin chúng ta đã nhận lãnh, đức tin này là một ân sủng của Thiên Chúa ban cho mọi dân nước.”
Trong số các vị đồng tế, tờ báo L’Osservatore Romano bằng tiếng Ý ra ngày 7 tháng 4 đã kể là có Hồng Y Francesco Monterisi, và Đức Giám Mục Joseph Kalathiparambil, thư ký Hội Đồng Giáo Hoàng về mục vụ các di dân; và trong cử tọa, có Mẹ Laura Biondo, bề trên tổng quyền Dòng Nữ Tử Thánh Camille, các sơ của Dòng Đức Bà Bác Ái, và một nhóm người Công Giáo Á Căn Đình.
Top Stories
Pope Francis confirms Benedict XVI's decisive line on sex abuse
Vatican Radio
11:17 07/04/2013
(Vatican Radio) Below we publish a translation of a communique issued Friday morning by the Congregation for the Doctrine of the Faith:
The Holy Father today received in audience Archbishop Gerhard Ludwig Mueller, Prefect of the Congregation for the Doctrine of the Faith. During the audience, various subjects pertaining to the Dicastery were discussed, the Holy Father recommended in particular that the Congregation, continue the line desired by Benedict XVI of decisive action regarding cases of sexual abuse, primarily by promoting measures for child protection; help for the many who in the past have suffered such violence; due process against those who are guilty; the commitment of Bishops' Conferences in the formulation and implementation of the necessary directives in this area which is of great importance to the witness of the Church and its credibility. The Holy Father assured that the victims of abuse and their suffering are especially present in his thoughts and prayers.
The Holy Father today received in audience Archbishop Gerhard Ludwig Mueller, Prefect of the Congregation for the Doctrine of the Faith. During the audience, various subjects pertaining to the Dicastery were discussed, the Holy Father recommended in particular that the Congregation, continue the line desired by Benedict XVI of decisive action regarding cases of sexual abuse, primarily by promoting measures for child protection; help for the many who in the past have suffered such violence; due process against those who are guilty; the commitment of Bishops' Conferences in the formulation and implementation of the necessary directives in this area which is of great importance to the witness of the Church and its credibility. The Holy Father assured that the victims of abuse and their suffering are especially present in his thoughts and prayers.
Pope Francis on Sunday urged the faithful to be courageous in proclaiming their faith.
ViS
11:18 07/04/2013
VATICAN April 7, 2013 - Speaking to crowds of pilgrims gathered in St. Peter’s Square for the Regina Coeli prayer, the Pope highlighted the fact that the eighth Sunday of Easter is also Divine Mercy Sunday, and he renewed his Easter greetings with the words of the Risen Christ: Peace be with you. These words – he said – are not a simple greeting: they are a gift – the precious gift that Christ offered to his disciples after he rose from the dead.
“Peace I leave with you. My peace I give to you. Not as the world gives do I give to you…” And the Pope said "this peace is the fruit of the victory of God’s love over evil, it’s the fruit of forgiveness". And he said this is the true peace that comes from having experienced God’s mercy.And speaking of the peace Jesus gave to the Apostles so that they could spread it in the world the Pope said we too must have the courage to be witnesses of the faith in the Risen Christ. We must not be afraid – he said – to be Christians and to live as Christians.
Pope Francis urged those listening to have the courage to go forth and to announce the Risen Christ because He is our peace, He made peace possible with his love and his forgiveness, with his blood and with his mercy.And Pope Francis concluded his address announcing he would be celebrating Mass in the afternoon in the Basilica of St. John Lateran, the Cathedral of the Bishop of Rome, and he invited those present to pray for the bishop and for the people of Rome in their journey of faith and charity.
“Peace I leave with you. My peace I give to you. Not as the world gives do I give to you…” And the Pope said "this peace is the fruit of the victory of God’s love over evil, it’s the fruit of forgiveness". And he said this is the true peace that comes from having experienced God’s mercy.And speaking of the peace Jesus gave to the Apostles so that they could spread it in the world the Pope said we too must have the courage to be witnesses of the faith in the Risen Christ. We must not be afraid – he said – to be Christians and to live as Christians.
Pope Francis urged those listening to have the courage to go forth and to announce the Risen Christ because He is our peace, He made peace possible with his love and his forgiveness, with his blood and with his mercy.And Pope Francis concluded his address announcing he would be celebrating Mass in the afternoon in the Basilica of St. John Lateran, the Cathedral of the Bishop of Rome, and he invited those present to pray for the bishop and for the people of Rome in their journey of faith and charity.
Tin Giáo Hội Việt Nam
GHPG Hòa Hảo Thuần Túy gởi Thư Hiệp Thông đến ĐHY Phạm Minh Mẫn
Lê Quang Liêm
06:59 07/04/2013
Gia đình di dân GP Vinh tại Saigòn khai mạc giải bóng đá Phục Sinh
Xuân Sơn Nguyễn
09:31 07/04/2013
SAIGÒN - Sáng ngày 07/04/2013, Bạn Mục vụ di dân Giáo phận Vinh tại Sài Gòn đã khai mạc giải bóng đá Đồng Hương Vinh – Mừng Chúa Phục Sinh kéo dài 8 tuần, tại sân cỏ nhân tạo Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức. Đây là giải bóng đá truyền thống hằng năm của những người xa quê từ Giáo phận Vinh đến Sài Gòn họp tập và sinh sống. Cùng với lời hiệp thông động viên của Đức Giám Mục Giáo phận Vinh Phaolô Nguyễn Thái Hợp, các thành phần Ban tổ chức đã tiến hành khai mạc giải Bóng đá Mừng Chúa Phục Sinh 2013 cho anh chị em trí thức, sinh viên, công nhân và những người bạn bè lương giáo của Giáo phận. Rất tiếc, linh mục GB Phạm Quang Long – đặc trách Gia đình Di dân của Giáo phận Vinh tại Sài Gòn đã không thể có mặt trong giải bóng đá này.
Xem hình ảnh
Các trận đấu sẽ diễn ra đồng loạt trên 3 sân vào các buổi sáng Chúa nhật, các đội được chia theo đơn vị giáo hạt. Vòng loại của gải được chia làm 4 bảng, dự tính đến ngày 19/05 kết thúc vòng loại và sau đó là vòng chung kết. Giải năm nay quy tụ khoảng 20 hạt của Giáo phận như: Bảo Nham, Bột Đà, Cẩm Xuyên, Can Lộc, Cầu Rầm, Cửa Lò, Đông Tháp, Hòa Ninh, Hướng Phương, Kỳ Anh, Minh Cầm, Ngàn Sâu, Nghĩa Yên, Nguồn Son, Nhân Hòa, Phủ Quỳ, Thuận Nghĩa, Văn Hạnh, Vạn Lộc, Xã Đoài... (Thầy Phong – Trưởng Ban tổ chức cho biết).
Được biết, Đức Giám Mục Giáo phận rất quan tậm đến anh chị em di dân và Ngài cũng dành nhiều sự hướng dẫn, giúp đỡ để anh chị em dù xa nhà nhưng vẫn luôn giữ tình cảm quê hương, ý thức mình là con cái Giáo phận và cố gắng để duy trì mối liên lạc sâu xa với cha mẹ, giáo xứ và quê hương. Ngài cũng nhấn mạnh, người con của Giáo phận Vinh có thế mạnh là tình tương thân tương ai, chịu khó chịu cực trong mọi hoàn cảnh và cố gắng vươn lên không ngừng. Mặt khác, người Miền Trung thường thật thà, thẳng thắn, vì thế nếu ai hiểu được thì sẽ dễ có thiện cảm, cũng có một ít người chưa hiểu hết tâm tính vùng miền nên đôi khi hiểu nhầm thật đáng tiếc (Bài giảng của Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp - lễ họp mặt di dân Giáo phận Vinh tại Sài Gòn, Giáng Sinh 2012). Giải bóng đá “Mừng Chúa Phục Sinh 2013” là dịp để anh chị em gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ và động viên nhau sống tình nghĩa quê hương nơi đất khách quê người, cũng là lúc anh chị em nói lên tâm tình hiệp thông cầu nguyện cho nhau và cầu nguyện cho giáo phận nhà.
Mặt khác, cuộc sống xa quê thường vất vả, có những cái “nghèo” cả vật chất lẫn cái “nghèo” về tinh thần. Vì vậy, sân bóng là nơi quy tụ anh chị em giúp họ chia sẻ, hiệp thông và làm vơi đi phần nào nỗi khó khăn vất vả cuộc sống. Chị Lan quê ở giáo xứ Kim Cương, Hương Sơn – Hà Tĩnh chia sẻ: “Nhà em ở quê, làm ăn vất vả lắm, vào đây 5-6 đứa thuê được cái phòng trọ ở chung cho đỡ buồn với lại đỡ tiền thuê nhà. Gần phòng nhà em cũng có nhiều đứa nói giọng Nghệ An, nhưng mà nhiều lúc cụng ngại làm quen, vì mình phận gái mới vào. Bựa ni đi coi đá bóng gặp nhiều người đồng hương, thấy có mấy người ở gần đó cụng đi đá, rứa là quen luôn (rất tự nhiên). Nhớ nhà nhưng mà có mấy người ni nên nói giọng Hà Tịnh – Nghệ An thoải mái anh ạ!”
Với thời gian kéo dài của giải là 8 buổi sáng Chúa nhật liên tiếp trong mùa Phục Sinh, có nhiều anh chị em phải hy sinh công việc và thời gian để có thể đến với giải, nơi đó, tình đồng hương và niềm vui chia sẻ làm vơi đi hoặc có khi lấp đầy những khoảng trống trong cuộc sống khó khăn đem lại. Vì vậy, có nhiều người làm công nhân cho nhà máy, họ sẵn sàng sắp xếp tăng ca bù vào ngày khác để chủ nhật có thời gian mà đi đá bóng. Với các bậc tu sĩ, giáo viên, nhân viên thì chủ nhật sẽ không vướng bận gì nhiều, họ dễ dàng sắp xếp hơn. Hùng, một sinh viên quê xứ Đông Tháp và là cầu thủ đá cho giáo hạt nhà cho biết: “Trên trường nhà em bựa ni tổ chức dạ ngoại theo nhóm, mà em bỏ em đi đá giải đồng hương Vinh là anh biết rồi nà!!! Nhiều khi mình muốn sắp xếp lắm, nhiều việc quá cụng khó mà chọn! Em đá thì nỏ hay mô, nhưng mà gặp lại mấy người trong xứ trong hạt thì đá cho vui rứa rò... Vui là chính!!!”
Niềm đam mê bóng đá gần như ngấm vào trong tinh thần, trong máu thịt của người Giáo phận Vinh thì phải! Các giáo xứ thỉnh thoảng giao lưu với nhau, đá một trận bóng; các nhóm đồng hương Vinh gặp nhau, đi đá một trận; các nhóm tu sĩ, chủng sinh hẹn với nhau, đá bóng với nhau; nhóm này nhóm kia, hội này hội nọ, ban này ban kia, khối này khối nọ... hễ gặp nhau là. .. đá bóng. Đá cho vui, đá cho có tinh thần, đá để nên nghĩa thiết và gắn kết! Nơi sân cỏ vuông vức và quả bóng tròn trịa, người ta có thể trải lòng cho nhau cách chân thực và chỉ có những người cùng chung tâm tình, chung ước muốn, chung khát vọng mới hiểu được nhau, thông cảm cho nhau và giúp nhau vươn tới. Ước mong rằng, Giải bóng đá những người di dân của Giáo phận Vinh năm nay sẽ phần nào góp thành tâm tình, niềm vui, lời nguyện cho con em Giáo phận xa nhà dâng lên Chúa Phục Sinh và trở nên nhịp cầu kết nối yêu thương và sẻ chia tình nghĩa quê hương nơi đất Sài thành này.
Qua bao thăng trầm của cuộc sống, với chiều dài của hàng chục năm nay, anh chị em Di dân của Giáo phận Vinh tại Sài Gòn luôn tự nguyên tự giác quy tụ và họp mặt trong các dịp lễ trọng của Hội Thánh, có lúc thì có linh mục phụ trách, có lúc không, họ vẫn tự nguyện tổ chức và duy trì truyền thống tốt đẹp này.
Xem hình ảnh
Các trận đấu sẽ diễn ra đồng loạt trên 3 sân vào các buổi sáng Chúa nhật, các đội được chia theo đơn vị giáo hạt. Vòng loại của gải được chia làm 4 bảng, dự tính đến ngày 19/05 kết thúc vòng loại và sau đó là vòng chung kết. Giải năm nay quy tụ khoảng 20 hạt của Giáo phận như: Bảo Nham, Bột Đà, Cẩm Xuyên, Can Lộc, Cầu Rầm, Cửa Lò, Đông Tháp, Hòa Ninh, Hướng Phương, Kỳ Anh, Minh Cầm, Ngàn Sâu, Nghĩa Yên, Nguồn Son, Nhân Hòa, Phủ Quỳ, Thuận Nghĩa, Văn Hạnh, Vạn Lộc, Xã Đoài... (Thầy Phong – Trưởng Ban tổ chức cho biết).
Được biết, Đức Giám Mục Giáo phận rất quan tậm đến anh chị em di dân và Ngài cũng dành nhiều sự hướng dẫn, giúp đỡ để anh chị em dù xa nhà nhưng vẫn luôn giữ tình cảm quê hương, ý thức mình là con cái Giáo phận và cố gắng để duy trì mối liên lạc sâu xa với cha mẹ, giáo xứ và quê hương. Ngài cũng nhấn mạnh, người con của Giáo phận Vinh có thế mạnh là tình tương thân tương ai, chịu khó chịu cực trong mọi hoàn cảnh và cố gắng vươn lên không ngừng. Mặt khác, người Miền Trung thường thật thà, thẳng thắn, vì thế nếu ai hiểu được thì sẽ dễ có thiện cảm, cũng có một ít người chưa hiểu hết tâm tính vùng miền nên đôi khi hiểu nhầm thật đáng tiếc (Bài giảng của Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp - lễ họp mặt di dân Giáo phận Vinh tại Sài Gòn, Giáng Sinh 2012). Giải bóng đá “Mừng Chúa Phục Sinh 2013” là dịp để anh chị em gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ và động viên nhau sống tình nghĩa quê hương nơi đất khách quê người, cũng là lúc anh chị em nói lên tâm tình hiệp thông cầu nguyện cho nhau và cầu nguyện cho giáo phận nhà.
Mặt khác, cuộc sống xa quê thường vất vả, có những cái “nghèo” cả vật chất lẫn cái “nghèo” về tinh thần. Vì vậy, sân bóng là nơi quy tụ anh chị em giúp họ chia sẻ, hiệp thông và làm vơi đi phần nào nỗi khó khăn vất vả cuộc sống. Chị Lan quê ở giáo xứ Kim Cương, Hương Sơn – Hà Tĩnh chia sẻ: “Nhà em ở quê, làm ăn vất vả lắm, vào đây 5-6 đứa thuê được cái phòng trọ ở chung cho đỡ buồn với lại đỡ tiền thuê nhà. Gần phòng nhà em cũng có nhiều đứa nói giọng Nghệ An, nhưng mà nhiều lúc cụng ngại làm quen, vì mình phận gái mới vào. Bựa ni đi coi đá bóng gặp nhiều người đồng hương, thấy có mấy người ở gần đó cụng đi đá, rứa là quen luôn (rất tự nhiên). Nhớ nhà nhưng mà có mấy người ni nên nói giọng Hà Tịnh – Nghệ An thoải mái anh ạ!”
Với thời gian kéo dài của giải là 8 buổi sáng Chúa nhật liên tiếp trong mùa Phục Sinh, có nhiều anh chị em phải hy sinh công việc và thời gian để có thể đến với giải, nơi đó, tình đồng hương và niềm vui chia sẻ làm vơi đi hoặc có khi lấp đầy những khoảng trống trong cuộc sống khó khăn đem lại. Vì vậy, có nhiều người làm công nhân cho nhà máy, họ sẵn sàng sắp xếp tăng ca bù vào ngày khác để chủ nhật có thời gian mà đi đá bóng. Với các bậc tu sĩ, giáo viên, nhân viên thì chủ nhật sẽ không vướng bận gì nhiều, họ dễ dàng sắp xếp hơn. Hùng, một sinh viên quê xứ Đông Tháp và là cầu thủ đá cho giáo hạt nhà cho biết: “Trên trường nhà em bựa ni tổ chức dạ ngoại theo nhóm, mà em bỏ em đi đá giải đồng hương Vinh là anh biết rồi nà!!! Nhiều khi mình muốn sắp xếp lắm, nhiều việc quá cụng khó mà chọn! Em đá thì nỏ hay mô, nhưng mà gặp lại mấy người trong xứ trong hạt thì đá cho vui rứa rò... Vui là chính!!!”
Niềm đam mê bóng đá gần như ngấm vào trong tinh thần, trong máu thịt của người Giáo phận Vinh thì phải! Các giáo xứ thỉnh thoảng giao lưu với nhau, đá một trận bóng; các nhóm đồng hương Vinh gặp nhau, đi đá một trận; các nhóm tu sĩ, chủng sinh hẹn với nhau, đá bóng với nhau; nhóm này nhóm kia, hội này hội nọ, ban này ban kia, khối này khối nọ... hễ gặp nhau là. .. đá bóng. Đá cho vui, đá cho có tinh thần, đá để nên nghĩa thiết và gắn kết! Nơi sân cỏ vuông vức và quả bóng tròn trịa, người ta có thể trải lòng cho nhau cách chân thực và chỉ có những người cùng chung tâm tình, chung ước muốn, chung khát vọng mới hiểu được nhau, thông cảm cho nhau và giúp nhau vươn tới. Ước mong rằng, Giải bóng đá những người di dân của Giáo phận Vinh năm nay sẽ phần nào góp thành tâm tình, niềm vui, lời nguyện cho con em Giáo phận xa nhà dâng lên Chúa Phục Sinh và trở nên nhịp cầu kết nối yêu thương và sẻ chia tình nghĩa quê hương nơi đất Sài thành này.
Qua bao thăng trầm của cuộc sống, với chiều dài của hàng chục năm nay, anh chị em Di dân của Giáo phận Vinh tại Sài Gòn luôn tự nguyên tự giác quy tụ và họp mặt trong các dịp lễ trọng của Hội Thánh, có lúc thì có linh mục phụ trách, có lúc không, họ vẫn tự nguyện tổ chức và duy trì truyền thống tốt đẹp này.
Đại lễ kính Lòng Thương xót Chúa tại Melbourne
Trần Văn Minh
09:33 07/04/2013
Melbourne, Vào lúc 15 giờ chiều Chúa nhật Ngày 7 Tháng Tư Năm 2013. Tại Nguyện đường Thánh Vinh Sơn Liêm. Đại lễ Kính Lòng Thương xót Chúa, nhân Chúa nhật Thứ Hai Phục Sinh, đã được tổ chức thật trọng thể với hàng ngàn giáo dân từ khắp mọi nơi trong Tổng Giáo Phận Melbourne về tham dự.
Xem hình ảnh
Năm nay cộng đoàn vinh dự được đón mừng Đức cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi Giám mục Giáo phận Qui Nhơn từ Việt Nam qua để cùng cộng đoàn mừng lễ kính Lòng Thương xót Chúa.
Để buổi lễ kính Lòng Thương Xót Chúa thêm phần sốt sắng, riêng Cộng đoàn Công giáo Thánh Vinh Sơn Liêm đã tổ chức cho mọi người chuẩn bị tâm hồn cho ngày đại lễ với tuần 9 ngày từ trước lễ Phục Sinh. Về hình thức tổ chức, phiá ngoài khuôn viên trung tâm, cờ giáo hội được trang trí tung bay phất phới. Một băng rôn được treo ngang vừa với tầm mắt mọi người: Chào mừng ngày lễ hội Tôn vinh Lòng Thương Xót Chúa 2013. Chữ trắng nổi bật trên nền xanh dương
Những giáo dân ở miền Đông tiểu bang đã thuê những chiếc xe bus để đi cùng nhau cho tiện, vừa tránh khỏi bị kẹt xe, không bị lạc đường mà cũng đúng với giờ tham dự buổi lễ.
Với một chương trình nguyên một buổi chiều Chúa nhật gồm bốn phần mà ban tổ chức đã theo đúng ý chỉ của Đức Thánh Cha Gioan Phaolo Đệ Nhị là người đã thiết lập ngày lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa vào Chúa nhật Thứ Hai Phục sinh hằng năm. Và ban tổ chức cũng chọn khai mạc tôn vinh vào đúng 15 giờ, là giờ mà Chúa đã chịu chết trên cây Thập giá vì tội lỗi loài người chúng ta.
Nguyện đường Thánh Vinh Sơn Liêm đã không còn chỗ trống. Trong khi đó ở hội trường của trung tâm cũng có một số rất đông giáo dân đủ mọi lứa tuổi, từ em bé cho đến các cụ cao niên, không thiếu các cụ phải dùng xe đẩy để về tham dự đại lễ qua màn ảnh rộng nối trực tiếp từ nhà nguyện xuống. Sau phần kinh khai mạc, mọi người sốt sắng lần chuỗi Lòng Thương Xót Chúa và hát thánh ca trong khi lần chuỗi. Lời kinh và tiếng hát vang cao dâng lên cảm tạ về Lòng Thương Xót vô biên của Chúa. Tiếp đến là phần thuyết giảng với chủ đề: “Lòng Thương Xót Chúa là triển nở tình bác ái” do Đức cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi giảng.
Đức Giám mục với tài thuyết giảng rất lôi cuối, kèm theo những câu chuyện dí dỏm minh họa, dẫn dắt người nghe hiểu thêm, hiểu sâu sa hơn về Lòng Thương Xót Chúa đối với nhân loại.
Sau phần thuyết giảng và giải lao, Linh mục quản nhiệm Raphael Võ Đức Thiện đã long trọng rước mình Thánh Chúa đặt trong mặt nhật và cung nghinh đặt trên bàn thánh để khai mạc giờ tôn vương, Chầu Thánh Thể để giáo dân cùng suy niệm và hát Thánh ca suy tôn Chúa.
Đến 19 giờ trong một ngày thời tiết thất thường, trời có những cơn mưa nhẹ, nhưng nhờ vào Lòng Thương Xót Chúa, đến giờ lễ thì trời ngừng mưa hẳn. Đại lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa của Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Tổng Giáo phận Melbourne được kết thúc bằng Thánh Lễ Chúa nhật 2 Phục Sinh thật trọng thể do Đức cha Vintcent Nguyễn Văn Long chủ tế cùng với Đức cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi, linh mục quản nhiệm Raphael Võ Đức Thiện, Linh mục Trần Thanh Giang, Linh mục Trứ, Linh mục Huy, Linh mục Phong cùng đồng tế.
Ca đoàn Cecillia thật xuất sắc trong phần Thánh ca phụng vụ Thánh lễ, với những bài ca hùng hồn vinh danh Chúa sống lại làm cho buổi đại lễ thêm phần long trọng và sốt sắng.
Mọi người được mời đến trước lễ đài ngoài trời, số người thật đông đảo vì đây là buổi lễ chung của toàn thể Cộng đoàn Công giáo Việt nam thuộc Tổng Giáo phận Melbourne cùng hân hoan đến tham dự để Suy Tôn về Lòng Thương Xót Chúa.
Cuối cùng, Linh mục quản nhiệm Raphael thay mặt cho ban tổ chức đã cám ơn đến quý Đức cha, quý cha và mọi người đã hưởng ứng tham dự Đại lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa, đã không kể đường xá xa xôi để về dâng lời cầu nguyện chung và cảm tạ Hồng ân Thiên Chúa. Ước mong hằng năm vẫn được Đức cha và quý cha ưu ái cùng đến dâng Thánh lễ trong dịp Đại lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa.
Đức cha Vintcent Nguyễn Văn Long đã cám ơn cha quản nhiệm và ban tổ chức đã cố gắng kéo mọi người Công giáo trong TGP gần lại nhau. Mong sao cộng đoàn có nhiều buổi lễ chung đông đảo như ngày đại lễ hôm nay nhờ vào Lòng Thương Xót của Chúa, xin mọi người cùng cầu nguyện xin Chúa thương ban cho Cộng đoàn Công giáo Việt Nam đoàn kết, yêu thương gắn bó gần nhau để có nhiều buổi lễ chung.
Ban tổ chức cũng đã mời mọi người cùng dự tiệc mừng nhân dịp đại lễ tại khuân viên, mọi người vui vẻ tham dự bữa tiệc trong tình thân ái yêu thương.
Xem hình ảnh
Năm nay cộng đoàn vinh dự được đón mừng Đức cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi Giám mục Giáo phận Qui Nhơn từ Việt Nam qua để cùng cộng đoàn mừng lễ kính Lòng Thương xót Chúa.
Để buổi lễ kính Lòng Thương Xót Chúa thêm phần sốt sắng, riêng Cộng đoàn Công giáo Thánh Vinh Sơn Liêm đã tổ chức cho mọi người chuẩn bị tâm hồn cho ngày đại lễ với tuần 9 ngày từ trước lễ Phục Sinh. Về hình thức tổ chức, phiá ngoài khuôn viên trung tâm, cờ giáo hội được trang trí tung bay phất phới. Một băng rôn được treo ngang vừa với tầm mắt mọi người: Chào mừng ngày lễ hội Tôn vinh Lòng Thương Xót Chúa 2013. Chữ trắng nổi bật trên nền xanh dương
Những giáo dân ở miền Đông tiểu bang đã thuê những chiếc xe bus để đi cùng nhau cho tiện, vừa tránh khỏi bị kẹt xe, không bị lạc đường mà cũng đúng với giờ tham dự buổi lễ.
Với một chương trình nguyên một buổi chiều Chúa nhật gồm bốn phần mà ban tổ chức đã theo đúng ý chỉ của Đức Thánh Cha Gioan Phaolo Đệ Nhị là người đã thiết lập ngày lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa vào Chúa nhật Thứ Hai Phục sinh hằng năm. Và ban tổ chức cũng chọn khai mạc tôn vinh vào đúng 15 giờ, là giờ mà Chúa đã chịu chết trên cây Thập giá vì tội lỗi loài người chúng ta.
Nguyện đường Thánh Vinh Sơn Liêm đã không còn chỗ trống. Trong khi đó ở hội trường của trung tâm cũng có một số rất đông giáo dân đủ mọi lứa tuổi, từ em bé cho đến các cụ cao niên, không thiếu các cụ phải dùng xe đẩy để về tham dự đại lễ qua màn ảnh rộng nối trực tiếp từ nhà nguyện xuống. Sau phần kinh khai mạc, mọi người sốt sắng lần chuỗi Lòng Thương Xót Chúa và hát thánh ca trong khi lần chuỗi. Lời kinh và tiếng hát vang cao dâng lên cảm tạ về Lòng Thương Xót vô biên của Chúa. Tiếp đến là phần thuyết giảng với chủ đề: “Lòng Thương Xót Chúa là triển nở tình bác ái” do Đức cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi giảng.
Đức Giám mục với tài thuyết giảng rất lôi cuối, kèm theo những câu chuyện dí dỏm minh họa, dẫn dắt người nghe hiểu thêm, hiểu sâu sa hơn về Lòng Thương Xót Chúa đối với nhân loại.
Sau phần thuyết giảng và giải lao, Linh mục quản nhiệm Raphael Võ Đức Thiện đã long trọng rước mình Thánh Chúa đặt trong mặt nhật và cung nghinh đặt trên bàn thánh để khai mạc giờ tôn vương, Chầu Thánh Thể để giáo dân cùng suy niệm và hát Thánh ca suy tôn Chúa.
Đến 19 giờ trong một ngày thời tiết thất thường, trời có những cơn mưa nhẹ, nhưng nhờ vào Lòng Thương Xót Chúa, đến giờ lễ thì trời ngừng mưa hẳn. Đại lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa của Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Tổng Giáo phận Melbourne được kết thúc bằng Thánh Lễ Chúa nhật 2 Phục Sinh thật trọng thể do Đức cha Vintcent Nguyễn Văn Long chủ tế cùng với Đức cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi, linh mục quản nhiệm Raphael Võ Đức Thiện, Linh mục Trần Thanh Giang, Linh mục Trứ, Linh mục Huy, Linh mục Phong cùng đồng tế.
Ca đoàn Cecillia thật xuất sắc trong phần Thánh ca phụng vụ Thánh lễ, với những bài ca hùng hồn vinh danh Chúa sống lại làm cho buổi đại lễ thêm phần long trọng và sốt sắng.
Mọi người được mời đến trước lễ đài ngoài trời, số người thật đông đảo vì đây là buổi lễ chung của toàn thể Cộng đoàn Công giáo Việt nam thuộc Tổng Giáo phận Melbourne cùng hân hoan đến tham dự để Suy Tôn về Lòng Thương Xót Chúa.
Cuối cùng, Linh mục quản nhiệm Raphael thay mặt cho ban tổ chức đã cám ơn đến quý Đức cha, quý cha và mọi người đã hưởng ứng tham dự Đại lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa, đã không kể đường xá xa xôi để về dâng lời cầu nguyện chung và cảm tạ Hồng ân Thiên Chúa. Ước mong hằng năm vẫn được Đức cha và quý cha ưu ái cùng đến dâng Thánh lễ trong dịp Đại lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa.
Đức cha Vintcent Nguyễn Văn Long đã cám ơn cha quản nhiệm và ban tổ chức đã cố gắng kéo mọi người Công giáo trong TGP gần lại nhau. Mong sao cộng đoàn có nhiều buổi lễ chung đông đảo như ngày đại lễ hôm nay nhờ vào Lòng Thương Xót của Chúa, xin mọi người cùng cầu nguyện xin Chúa thương ban cho Cộng đoàn Công giáo Việt Nam đoàn kết, yêu thương gắn bó gần nhau để có nhiều buổi lễ chung.
Ban tổ chức cũng đã mời mọi người cùng dự tiệc mừng nhân dịp đại lễ tại khuân viên, mọi người vui vẻ tham dự bữa tiệc trong tình thân ái yêu thương.
Học Viện Phan-xi-cô Hành Hương và Dã Ngoại
Fx. Phan Dương, a.a.
09:41 07/04/2013
Thứ 7 ngày 6 tháng 4 năm 2013, ban giám đốc, ban giáo sư, các nhân viên, quý khách và gần 150 tu sĩ sinh viên của Học viên Phan-xi-cô đã hành hương về nhà thờ Đức Mẹ La Mã Bến Tre, Gp. Vĩnh Long và tham quan khu du lịch Cồn Phụng, Bến Tre.
Hành hương và dã ngoại được tổ chức sau đại lễ Phục Sinh như là một việc làm mang tính thông lệ của Học viện này.
Năm nay, Học Viện chọn nhà thờ Đức Mẹ La Mã Bến Tre và khu du lịch Cồn Phụng để vừa được về bên Mẹ, cùng Mẹ đồng hành và hiện diện với Đức Giê-su trên con đường khổ giá và biến cố phục sinh, vừa có cơ hội khám phá vùng đất mang tính lịch sử và lãng mạn của Miền Tây.
Ngày hành hương – dã ngoại được bắt đầu bằng thánh lễ. Cha Phao-lô Nguyễn Đình Vịnh, cựu giám đốc Học viện đã chủ tế thánh lễ này. Đồng tế với ngài có cha Giu-se Vũ Liên Minh, giám đốc, cha FX. Phó Đức Giang, giám học và các cha trong ban giáo sư của.
Trong lời chào đầu lễ, cha chủ tế chia sẻ: “Quy tụ nơi đây, trong ngôi thánh đường này, chúng ta mang trong mình tâm tình của những người hành hương đi tìm sự sống, mang trong mình tâm tình của người hành hương đi ăn mày ân sủng của Thiên Chúa. Chúng ta đến đây, dâng thánh lễ, để tìm lại sự sống của Đức Ki-tô ở trong chúng ta. Chúng ta đến đây để tìm lại nguồn ân sủng của Đức Maria đã nhận được từ Thiên Chúa… Đây là dịp tốt để chúng ta cầu nguyện cách đặc biệt cho Học viện, để Học viện tiến tới trong ân sủng, bình an và thánh ý của Thiên Chúa; đồng thời, chúng ta cầu nguyện cho hết mọi người, nhất là những ai đang mang bên mình khao khát tìm về sự sống và nguồn ân sủng của Đức Ki-tô…”
Thánh lễ diễn ra trong bầu khí trang nghiêm, sốt sắng và cảm động.
Kết thúc thánh lễ, mọi người quy tụ bên nhau trước linh ảnh Đức Maria, để cùng với Mẹ dâng lên Thiên Chúa những lời tạ ơn và cầu xin. Qua đó, như Mẹ, nhờ lòng tin, đón nhận lời Thiên thần, và trong tinh thần vâng phục, tin vào lời của Thiên Chúa (x. Tông thư – Tự sắc Porta Fidei về Năm Đức Tin 2012 – 2013, số 13).
Sau thánh lễ, ban giám đốc, ban giáo sư, các nhân viên, quý khách và các tu sĩ sinh viên đi đến khu du lịch Cồn Phụng, Bến Tre để tham quan và nghỉ ngơi.
Đến với khu du lịch nằm bên cạnh cầu Rạch Miễu nối Mỹ Tho với Bến Tre, với diện tích khoảng 28héc-ta này, anh em được tiếp cận với nhiều nét văn hóa đặc trưng của vùng sông nước Nam bộ, như chèo xuồng trong những kênh rạch dọc theo những rặng dừa nước xanh tươi, đi xe ngựa tham quan các vườn cây ăn trái hay làng nghề truyền thống với những chế tác thủ công nhưng vẫn đầy tính chuyên nghiệp, thưởng thức loại trà pha mật ong thoang thoảng mùi hương nhãn và đắm mình trong những luyến láy ngọt ngào của đờn ca tài tử Nam bộ… Ngoài ra, anh em còn có dịp khám ra đời sống của những người dân nơi đây. Ngoài việc trồng cây ăn quả, họ còn phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Đặc biệt, trong sinh hoạt đời thường, những người dân này còn biết tận dụng từ thân, xơ, lá, sợi của cây dừa để chế tác thành những sản phẩm độc đáo như giỏ, đũa, thìa, hàng thủ công mỹ nghệ, quà lưu niệm và, kẹo dừa-vốn sản phẩm nổi tiếng của vùng đất này…
Sau khi tham quan khu du lịch Cồn Phụng, anh em lên xe trở về Học viện trong tâm tình cảm tạ. Cảm tạ vì được về bên Mẹ để “ăn mày ân sủng của Thiên Chúa” cũng như đến với vùng đất mới để khám phá đời sống và sinh hoạt của những con người… Nhờ đó, qua ân sủng của Thiên Chúa, mọi người trở nên chứng tá, để loan truyền cho nhau về tình yêu thương và nền văn minh sự sống, ngõ hầu triều đại Thiên Chúa ngự trị nơi chính mình và nơi những người xung quanh.
Học Viện Phan-xi-cô do cha Giu-se Vũ Liên Minh làm giám đốc, được thành lập vào năm 2007. Hiện nay, Học viện có 170 tu sĩ sinh viên, đến từ 13 Hội Dòng, chia thành sáu lớp !
Năm nay, Học Viện chọn nhà thờ Đức Mẹ La Mã Bến Tre và khu du lịch Cồn Phụng để vừa được về bên Mẹ, cùng Mẹ đồng hành và hiện diện với Đức Giê-su trên con đường khổ giá và biến cố phục sinh, vừa có cơ hội khám phá vùng đất mang tính lịch sử và lãng mạn của Miền Tây.
Ngày hành hương – dã ngoại được bắt đầu bằng thánh lễ. Cha Phao-lô Nguyễn Đình Vịnh, cựu giám đốc Học viện đã chủ tế thánh lễ này. Đồng tế với ngài có cha Giu-se Vũ Liên Minh, giám đốc, cha FX. Phó Đức Giang, giám học và các cha trong ban giáo sư của.
Trong lời chào đầu lễ, cha chủ tế chia sẻ: “Quy tụ nơi đây, trong ngôi thánh đường này, chúng ta mang trong mình tâm tình của những người hành hương đi tìm sự sống, mang trong mình tâm tình của người hành hương đi ăn mày ân sủng của Thiên Chúa. Chúng ta đến đây, dâng thánh lễ, để tìm lại sự sống của Đức Ki-tô ở trong chúng ta. Chúng ta đến đây để tìm lại nguồn ân sủng của Đức Maria đã nhận được từ Thiên Chúa… Đây là dịp tốt để chúng ta cầu nguyện cách đặc biệt cho Học viện, để Học viện tiến tới trong ân sủng, bình an và thánh ý của Thiên Chúa; đồng thời, chúng ta cầu nguyện cho hết mọi người, nhất là những ai đang mang bên mình khao khát tìm về sự sống và nguồn ân sủng của Đức Ki-tô…”
Thánh lễ diễn ra trong bầu khí trang nghiêm, sốt sắng và cảm động.
Kết thúc thánh lễ, mọi người quy tụ bên nhau trước linh ảnh Đức Maria, để cùng với Mẹ dâng lên Thiên Chúa những lời tạ ơn và cầu xin. Qua đó, như Mẹ, nhờ lòng tin, đón nhận lời Thiên thần, và trong tinh thần vâng phục, tin vào lời của Thiên Chúa (x. Tông thư – Tự sắc Porta Fidei về Năm Đức Tin 2012 – 2013, số 13).
Sau thánh lễ, ban giám đốc, ban giáo sư, các nhân viên, quý khách và các tu sĩ sinh viên đi đến khu du lịch Cồn Phụng, Bến Tre để tham quan và nghỉ ngơi.
Đến với khu du lịch nằm bên cạnh cầu Rạch Miễu nối Mỹ Tho với Bến Tre, với diện tích khoảng 28héc-ta này, anh em được tiếp cận với nhiều nét văn hóa đặc trưng của vùng sông nước Nam bộ, như chèo xuồng trong những kênh rạch dọc theo những rặng dừa nước xanh tươi, đi xe ngựa tham quan các vườn cây ăn trái hay làng nghề truyền thống với những chế tác thủ công nhưng vẫn đầy tính chuyên nghiệp, thưởng thức loại trà pha mật ong thoang thoảng mùi hương nhãn và đắm mình trong những luyến láy ngọt ngào của đờn ca tài tử Nam bộ… Ngoài ra, anh em còn có dịp khám ra đời sống của những người dân nơi đây. Ngoài việc trồng cây ăn quả, họ còn phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Đặc biệt, trong sinh hoạt đời thường, những người dân này còn biết tận dụng từ thân, xơ, lá, sợi của cây dừa để chế tác thành những sản phẩm độc đáo như giỏ, đũa, thìa, hàng thủ công mỹ nghệ, quà lưu niệm và, kẹo dừa-vốn sản phẩm nổi tiếng của vùng đất này…
Sau khi tham quan khu du lịch Cồn Phụng, anh em lên xe trở về Học viện trong tâm tình cảm tạ. Cảm tạ vì được về bên Mẹ để “ăn mày ân sủng của Thiên Chúa” cũng như đến với vùng đất mới để khám phá đời sống và sinh hoạt của những con người… Nhờ đó, qua ân sủng của Thiên Chúa, mọi người trở nên chứng tá, để loan truyền cho nhau về tình yêu thương và nền văn minh sự sống, ngõ hầu triều đại Thiên Chúa ngự trị nơi chính mình và nơi những người xung quanh.
Học Viện Phan-xi-cô do cha Giu-se Vũ Liên Minh làm giám đốc, được thành lập vào năm 2007. Hiện nay, Học viện có 170 tu sĩ sinh viên, đến từ 13 Hội Dòng, chia thành sáu lớp !
Hội đồng Mục Vụ các giáo xứ GP Mỹ Tho cử hành Năm Đức Tin
Hoài Bão
09:39 07/04/2013
MỸ THO - Sáng Thứ Bảy, ngày 06.04.2013 Hội Đồng Mục Vụ Giáo phận Mỹ Tho đã tổ chức Ngày Cử Hành Năm Đức Tin Cho Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ (HĐMVGX); với sự chủ tọa của Cha Hạt trưởng Hạt Mỹ Tho Giuse Phạm Thanh Minh (Cha Giuse) – Cha Đặc trách Hội Đồng Mục Vụ Giáo Phận. Nhà thờ Nữ Vương Hòa Bình, nằm trong khuôn viên của Trung Tâm Mục Vụ Giáo phận Mỹ Tho (TTMVGPMT) tọa lạc tại 23 Lý Thường Kiệt, P6 Thành phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang được chọn làm địa điểm để tổ chức cho sự kiện này.
Xem hình ảnh
Số người tham dự khoảng 500 người đến từ 117 giáo xứ trong Giáo phận Mỹ Tho. Các giáo xứ này chia thành 6 giáo hạt: Mỹ Tho, Cái Bè, Long An, Đức Hòa, Đồng Tháp, và Cù Lao Tây; thuộc ba tỉnh Tiền Giang, Long An và Đồng Tháp.
Từ rất sớm, một số tham dự viên ở các địa phương gần đã có mặt trong khuôn viên TTMVGPMT. Đến 8g15, khi tất cả đã tập trung vào Nhà thờ, anh Giuse Trần Văn Lý ở giáo xứ Giuse Lao Công bắt đầu tập hát cho cộng đoàn. Ngay sau khi hát kinh Chúa Thánh Thần, đúng 8g40 Cha Giuse khai mạc Ngày Cử Hành Năm Đức Tin cho HĐMVGX bằng một diễn văn ngắn. Cha nói: “Việc cử hành chúng ta sẽ tham dự hôm nay làm chứng cho đức tin của chúng ta đối với Thiên Chúa” và “chúng ta hy vọng sẽ được mạnh mẽ hơn trong quyết tâm thăng tiến trong đời sống đức tin”
Sau đó, Cha Phêrô Hồ Bản Chánh (Cha Phêrô) – Cha Đặc trách Tu sĩ và Chủng sinh đã chia sẻ với cộng đoàn về “Ý nghĩa Năm Đức Tin và Thánh Phêrô Nguyễn Văn Lựu- tấm gương sáng đức tin cho người tín hữu”. Đầu tiên, bằng ngôn từ khúc chiết và dễ hiểu, Cha lược sơ tiểu sử Cha Thánh Phêrô Nguyễn Văn Lựu – Vị Bổn mạng của Giáo Phận; ngài đã nhấn mạnh câu nói bất hủ của Cha Thánh: “Đạo đã thấm nhập trong xương trong tủy, tôi làm sao bỏ được”. Kế tiếp, bằng diễn tiến và ý nghĩa của các sự kiện, Cha dẫn cộng đoàn xuyên qua các biến cố trong lịch sử của Giáo hội: Từ Công Đồng Chung Vaticanô II, kế đến Năm Đức Tin lần thứ 1 (1967), và cuối cùng là Năm Đức Tin lần thứ 2 (2013). Cha cũng nhắc nhở quý thành viên HĐMVGX hãy năng học tập tài liệu Công Đồng Vaticanô II. Nhờ đó, sẽ củng cố được niềm tin vững chắc vào Chúa Giêsu; là vị thầy dạy ta về khiêm nhường, phục vụ và vâng lời. Sau cùng, Cha hướng dẫn cho các tham dự viên phương pháp cầu nguyện đơn giản, bằng cách lặp lại nhiều lần các lời nguyện tắt; hầu để các lời nguyện này từ từ thấm sâu vào tim óc của mỗi người. Ngài khuyên các tham dự viên hãy noi gương đời sống đạo đức tốt đẹp của Cha Thánh; để củng cố niềm tin, lý tưởng sống và làm chứng tình yêu của Thiên Chúa.
Sau bài chia sẻ của Cha Phêrô, cộng đoàn cùng nhau sám hối và xưng tội, để chuẩn bị tham dự Thánh lễ thật sốt sắng và đạt được nhiều ơn ích. Một số tham dự viên đã tranh thủ viếng mộ Đức Cha Anrê Nguyễn Văn Nam nằm bên cạnh Nhà thờ, sau khi đã hòa giải cùng Thiên Chúa.
Đến 10g35, cộng đoàn lại tập trung vào Nhà thờ để dự Thánh lễ Cử Hành Năm Đức Tin do Cha Phaolô Trần Kỳ Minh - Tổng Đại diện Giáo phận Mỹ Tho (TĐD) chủ tế. Đồng tế với Cha có 14 linh mục trong Giáo phận.
Đầu bài giảng lễ, Cha lần lượt trình thuật các biến cố, từ sau khi Chúa Phục Sinh cho đến cuộc gặp gỡ của 2 môn đệ với Chúa trên đường Emmaus. Sau khi thuật lại các biến cố trên, Cha hướng dẫn cho cộng đoàn nhận ra lòng tin của các tông đồ đối với thầy Giêsu, cũng có khi đầy khi vơi. Nhưng nhờ sự nhẫn nại của Thầy Giêsu mà các tông đồ từ sợ hãi và lo âu trở nên can đảm và phó thác. Cha còn nhấn mạnh đến sự tác động của Chúa Thánh Linh, đã khiến các tông đồ vui vẻ chấp nhận cái chết, để minh chứng cho tình yêu Giêsu. Ngài diễn giải thêm: ngày nay không còn có sự bách hại đạo, bắt bỏ đạo; nhưng tử đạo ngày hôm nay là dám chết đi cho tính ích kỷ và thói hư tật xấu của mình.
Để kết thúc bài giảng, Cha mời gọi mọi người tín thác sâu xa vào Chúa Phục Sinh đang ở trong tâm hồn của mỗi người. Ngài mong ước quý thành viên HĐMVGX gặp được Chúa Phục Sinh và mang Chúa Giêsu đến cho mọi người
Sau bài giảng, thay cho Kinh Tin Kính là nghi thức Tuyên Xưng Đức Tin. Trong nghi thức này, Cha chủ sự sẽ hỏi cộng đoàn các câu hỏi về Đức Tin và cộng đoàn sẽ hát bài “Lạy Chúa Con Tin” để đáp lại. Sau đó, Thánh lễ tiếp tục như thường lệ.
Sau Lời Nguyện Hiệp Lễ, đại diện cho quý thành viên HĐMVGX, Cha Giuse cám ơn Cha TĐD và quý cha, đã yêu thương và quan tâm đến anh chị em cách đặc biệt, khi đến dâng Thánh lễ này. Cha cũng cám ơn Cha Phêrô về những chia sẻ quý báu và thực tế về cách sống đạo trong Năm Đức Tin 2013.
Trong phần đáp từ, Cha TĐD khuyên cộng đoàn hãy đem cái nóng của ngọn lửa Đức tin, mà cộng đoàn vừa nhận được trong Thánh Lễ; đem chia sẻ cho mọi người khi trở về giáo xứ của mình.
Thánh lễ kết thúc vào lúc 11g25, các tham dự viên sau khi nhận phần cơm đã ra về trong vui vẻ và an bình.
Ước mong niềm tin mà các thành viên vừa nhận được trong Thánh lễ, sẽ tỏa lan cho những người xung quanh, để mọi người càng thêm yêu mến Chúa nhiều hơn.
Xem hình ảnh
Số người tham dự khoảng 500 người đến từ 117 giáo xứ trong Giáo phận Mỹ Tho. Các giáo xứ này chia thành 6 giáo hạt: Mỹ Tho, Cái Bè, Long An, Đức Hòa, Đồng Tháp, và Cù Lao Tây; thuộc ba tỉnh Tiền Giang, Long An và Đồng Tháp.
Từ rất sớm, một số tham dự viên ở các địa phương gần đã có mặt trong khuôn viên TTMVGPMT. Đến 8g15, khi tất cả đã tập trung vào Nhà thờ, anh Giuse Trần Văn Lý ở giáo xứ Giuse Lao Công bắt đầu tập hát cho cộng đoàn. Ngay sau khi hát kinh Chúa Thánh Thần, đúng 8g40 Cha Giuse khai mạc Ngày Cử Hành Năm Đức Tin cho HĐMVGX bằng một diễn văn ngắn. Cha nói: “Việc cử hành chúng ta sẽ tham dự hôm nay làm chứng cho đức tin của chúng ta đối với Thiên Chúa” và “chúng ta hy vọng sẽ được mạnh mẽ hơn trong quyết tâm thăng tiến trong đời sống đức tin”
Sau đó, Cha Phêrô Hồ Bản Chánh (Cha Phêrô) – Cha Đặc trách Tu sĩ và Chủng sinh đã chia sẻ với cộng đoàn về “Ý nghĩa Năm Đức Tin và Thánh Phêrô Nguyễn Văn Lựu- tấm gương sáng đức tin cho người tín hữu”. Đầu tiên, bằng ngôn từ khúc chiết và dễ hiểu, Cha lược sơ tiểu sử Cha Thánh Phêrô Nguyễn Văn Lựu – Vị Bổn mạng của Giáo Phận; ngài đã nhấn mạnh câu nói bất hủ của Cha Thánh: “Đạo đã thấm nhập trong xương trong tủy, tôi làm sao bỏ được”. Kế tiếp, bằng diễn tiến và ý nghĩa của các sự kiện, Cha dẫn cộng đoàn xuyên qua các biến cố trong lịch sử của Giáo hội: Từ Công Đồng Chung Vaticanô II, kế đến Năm Đức Tin lần thứ 1 (1967), và cuối cùng là Năm Đức Tin lần thứ 2 (2013). Cha cũng nhắc nhở quý thành viên HĐMVGX hãy năng học tập tài liệu Công Đồng Vaticanô II. Nhờ đó, sẽ củng cố được niềm tin vững chắc vào Chúa Giêsu; là vị thầy dạy ta về khiêm nhường, phục vụ và vâng lời. Sau cùng, Cha hướng dẫn cho các tham dự viên phương pháp cầu nguyện đơn giản, bằng cách lặp lại nhiều lần các lời nguyện tắt; hầu để các lời nguyện này từ từ thấm sâu vào tim óc của mỗi người. Ngài khuyên các tham dự viên hãy noi gương đời sống đạo đức tốt đẹp của Cha Thánh; để củng cố niềm tin, lý tưởng sống và làm chứng tình yêu của Thiên Chúa.
Sau bài chia sẻ của Cha Phêrô, cộng đoàn cùng nhau sám hối và xưng tội, để chuẩn bị tham dự Thánh lễ thật sốt sắng và đạt được nhiều ơn ích. Một số tham dự viên đã tranh thủ viếng mộ Đức Cha Anrê Nguyễn Văn Nam nằm bên cạnh Nhà thờ, sau khi đã hòa giải cùng Thiên Chúa.
Đến 10g35, cộng đoàn lại tập trung vào Nhà thờ để dự Thánh lễ Cử Hành Năm Đức Tin do Cha Phaolô Trần Kỳ Minh - Tổng Đại diện Giáo phận Mỹ Tho (TĐD) chủ tế. Đồng tế với Cha có 14 linh mục trong Giáo phận.
Đầu bài giảng lễ, Cha lần lượt trình thuật các biến cố, từ sau khi Chúa Phục Sinh cho đến cuộc gặp gỡ của 2 môn đệ với Chúa trên đường Emmaus. Sau khi thuật lại các biến cố trên, Cha hướng dẫn cho cộng đoàn nhận ra lòng tin của các tông đồ đối với thầy Giêsu, cũng có khi đầy khi vơi. Nhưng nhờ sự nhẫn nại của Thầy Giêsu mà các tông đồ từ sợ hãi và lo âu trở nên can đảm và phó thác. Cha còn nhấn mạnh đến sự tác động của Chúa Thánh Linh, đã khiến các tông đồ vui vẻ chấp nhận cái chết, để minh chứng cho tình yêu Giêsu. Ngài diễn giải thêm: ngày nay không còn có sự bách hại đạo, bắt bỏ đạo; nhưng tử đạo ngày hôm nay là dám chết đi cho tính ích kỷ và thói hư tật xấu của mình.
Để kết thúc bài giảng, Cha mời gọi mọi người tín thác sâu xa vào Chúa Phục Sinh đang ở trong tâm hồn của mỗi người. Ngài mong ước quý thành viên HĐMVGX gặp được Chúa Phục Sinh và mang Chúa Giêsu đến cho mọi người
Sau bài giảng, thay cho Kinh Tin Kính là nghi thức Tuyên Xưng Đức Tin. Trong nghi thức này, Cha chủ sự sẽ hỏi cộng đoàn các câu hỏi về Đức Tin và cộng đoàn sẽ hát bài “Lạy Chúa Con Tin” để đáp lại. Sau đó, Thánh lễ tiếp tục như thường lệ.
Sau Lời Nguyện Hiệp Lễ, đại diện cho quý thành viên HĐMVGX, Cha Giuse cám ơn Cha TĐD và quý cha, đã yêu thương và quan tâm đến anh chị em cách đặc biệt, khi đến dâng Thánh lễ này. Cha cũng cám ơn Cha Phêrô về những chia sẻ quý báu và thực tế về cách sống đạo trong Năm Đức Tin 2013.
Trong phần đáp từ, Cha TĐD khuyên cộng đoàn hãy đem cái nóng của ngọn lửa Đức tin, mà cộng đoàn vừa nhận được trong Thánh Lễ; đem chia sẻ cho mọi người khi trở về giáo xứ của mình.
Thánh lễ kết thúc vào lúc 11g25, các tham dự viên sau khi nhận phần cơm đã ra về trong vui vẻ và an bình.
Ước mong niềm tin mà các thành viên vừa nhận được trong Thánh lễ, sẽ tỏa lan cho những người xung quanh, để mọi người càng thêm yêu mến Chúa nhiều hơn.
Đức TGM Leopoldo Girelli thăm mục vụ Giáo Xứ Kim Ngọc
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
20:47 07/04/2013
Trong trong hai ngày 6 -7 tháng 4 năm 2013, Giáo Phận Phan Thiết hân hoan đón tiếp Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, đại diện Đức Thánh Cha Phanxicô tại Việt Nam, viếng thăm mục vụ Giáo phận lần thứ hai.
Xem hình ảnh
Trưa Chúa nhật ngày 7 tháng 4, Đức Tổng Giám Mục đến thăm mục vụ Giáo xứ Kim Ngọc. Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám mục GP Phan Thiết, cha Tổng đại diện GB Hoàng Văn Khanh, cha Anrê Nhân thư ký của Đức Tổng, cha Đaminh Ngô Quang Tuyên, Tổng thư ký Uỷ ban Loan báo Tin mừng và quý cha Tòa Giám Mục cùng tháp tùng.
Đây là sự kiện lịch sử, lần đầu tiên trong chiều dài 265 năm thành lập, Giáo xứ được vinh dự đón tiếp vị đại diện Tòa Thánh Vatican viếng thăm.
Dù thời tiết nóng bức giữa trưa nắng gắt, cha xứ, quý tu sĩ và đông đảo bà con giáo dân đã chỉnh tề đón đợi trong niềm vui tiếng cười.
12g trưa phái đoàn đến, Đức TGM nở nụ cười tươi đưa tay chúc lành cho đoàn con cái đang hân hoan mừng đón. Hai vòng hoa tươi dâng tặng Đức Tổng và Đức Cha Giuse. Đội lân các em lễ sinh nhảy múa vui nhộn. Mọi người cầm cờ vẫy chào. Mọi ánh mắt đều hướng về ngài nhìn ngắm. Cộng đoàn hát vang bài ca “Vivat” chúc mừng.
Đoàn rước tiếp tục tiến về nhà thờ. Tiền sảnh nhà thờ nổi bật biểu ngữ chào mừng “Benedictus qui venit in nomine Domini”. Kim Ngọc hôm nay rực rỡ muôn sắc màu, ngập tràn niềm hạnh phúc. Ai cũng rạng rỡ niềm vui được trực tiếp diện kiến vị đại diện của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Đức TGM và Đức Cha vào nhà thờ. Hai vị Giám mục quỳ gối viếng Thánh Thể. Cả hai ngài đều dâng vòng hoa lên Đức Mẹ quyện trong lời ca kính dâng.
Sau đó, cha Tổng đại diện giới thiệu đôi nét về giáo xứ và giới thiệu phái đoàn với cộng đoàn.
Vị đại diện giáo xứ đọc diễn văn chào mừng.
-Trọng kính Đức TGM Leopoldo Girelli, đại diện Tòa thánh tại Việt Nam.
- Trọng kính Đức Cha Giuse, Giám Mục Giáo Phận Phan Thiết.
- Kính thưa Cha Tổng Đại Diện – Quý Cha và Quý Tu Sĩ Nam Nữ.
Giáo xứ Kim ngọc chúng thật hân hạnh và vui mừng được đón tiếp vị đại diện Đức Thánh Cha Phanxicô đến viếng thăm mục vụ. Chúng con chân thành bày tỏ lòng biết ơn và kính phục lên Đức Tổng Giám Mục và Đức Cha Giuse.
Cuộc viếng thăm của Đức Tổng là niềm vinh hạnh lớn lao, một sự kiện trọng đại có tính lịch sử đối với giáo xứ chúng con kể từ năm 1748, năm thành lập giáo xứ đến nay.
Trong giờ phút hân hoan này, sự diện của Đức Tổng, Đức Cha, Cha Tổng làm cho chúng con cảm động và cảm nhận sự gần gũi mật thiết trong vòng tay yêu thương của Mẹ Hội Thánh.
Trọng kính Đức Tổng.
Thế kỷ 17, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam bị bách hại khốc liệt dưới triều đại các vua Chúa nhà Nguyễn. Do bị bách hại tàn khốc nên người tín hữu từ các tỉnh Quãng Ngãi, Bình Định, Quãng Bình đến Phan thiết lập nghiệp. Tin mừng được rao truyền tại đây từ năm 1650-1680. Các tín hữu chạy trốn các cuộc bách đạo là những hạt lúa Tin Mừng được Thiên Chúa gieo vào miền đất mới. Giáo xứ Kim Ngọc được thiết lập từ năm 1748. Từ chiếc nôi Kim ngọc và một vài họ đạo cổ xưa khác đã lan toả các cộng đoàn để hình thành Giáo phận Phan Thiết ngày nay.
Có nhiều Linh mục Thừa Sai Paris đã làm quản xứ Kim Ngọc và góp phần xây dựng nên Giáo phận Phan thiết.
Từ buổi đầu với khoảng 100 tín hữu, đến nay Giáo xứ có 2.663 giáo dân trên tổng số 19.800 dân của xã Hàm thắng, đạt tỷ lệ 13,4%.
Trải qua chiều dài lịch sử 265 năm, Giáo xứ đã 6 lần xây Nhà thờ. Nhà thờ hiện nay do công sức giáo dân xây dựng trong 4 năm và hoàn thành tháng 8 năm 2006, với tước hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Trong quá trình hình thành và phát triển Giáo xứ đã có 40 vị Linh mục Quản xứ và cha Quản xứ Giuse hiện nay là thứ 41. Thừa kế gia tài truyền thống đức tin của các bậc tiền nhân, đời sống đức tin của giáo xứ luôn sống động qua các sinh hoạt đạo đức, phụng vụ, tổ chức các hội đoàn.Quan hệ với lương dân và các tôn giáo bạn được nối kết tích cực trong tinh thần yêu thương phục vụ. Giáo xứ đóng góp tích cực trong các công tác bác ái xã hội tại địa phương.
Giáo xứ cũng góp phần cho Hội Thánh 5 Linh mục, 1 Nam tu, 1 Đại chủng sinh, 11 Nữ tu và 6 Thỉnh sinh.
Đôi nét đơn sơ trình bày về giáo xứ kính dâng lên như tâm tình hiếu thảo của đoàn con cái.Chúng con trân trọng cám ơn Đức Tổng, Đức Cha, Cha Tổng Đại Diện đã đến thăm mục vụ giáo xứ.
Kính chúc Đức Tổng, Đức Cha, Cha Tổng Đại Diện và quý Cha nhiều sức khỏe, tràn đầy ân sủng Chúa Phục Sinh.
Nhân dịp này, giáo xứ chúng con kính xin Đức Tổng dâng lên Đức Thánh Cha Phanxicô, vị Cha chung của Hội Thánh, lòng kính yêu, vâng phục và tuyệt đối trung thành của chúng con. Chúng ta luôn hãnh diện là Kitô hữu, là con cái của Hội Thánh Công Giáo, Duy Nhất, Thánh Thiện và Tông Truyền.
Với cả tấm lòng thảo kính, chúng con dâng lên Đức Tổng, Đức Cha, Cha Tổng Đại Diện những bông hoa tươi thắm như tình yêu của chúng con dành cho Mẹ Hội Thánh.
Chúng con trân trọng kính chào.
Các bạn trẻ dâng lên Đức TGM và Đức Cha Giuse và Quý Cha những lẳng hoa tươi và cuốn kỷ yếu lịch sử giáo xứ.
Đức Tổng ban huấn từ bằng tiếng Pháp. Cha Tổng đại diện chuyển ngữ. Bài huấn từ dừng lại nhiều lần bởi những tràng pháo tay nồng nhiệt và sau những câu chào tiếng Việt của Đức Tổng.
Cha chào các con thiếu nhi. Cha chào các con trước vì chúng con là tương lai nên được hưởng lời chào trước.
Kính chào Đức Cha Giuse, quý Cha, quý Tu sĩ. Xin chào anh chị em.
Cha rất rất vui và hạnh phúc khi đến thăm Giáo xứ Kim Ngọc. Cha cảm ơn chúng con đã đón tiếp bằng tất cả lòng mến và hân hoan. Cha cảm ơn vị đại diện giáo xứ đã thay mặt cho tất cả cộng đoàn nói lời chào mừng Đức Tổng Giám Mục.
Cha biết, Giáo xứ Kim Ngọc chúng con là một trong những giáo xứ cổ xưa nhất của địa phận Phan Thiết. Và cha cũng biết, nhà thờ của chúng con là một trong những nhà thờ xưa nay được xây dựng lại đẹp đẽ. Và cha cũng khích lệ chúng con đã hết sức can đảm trong đức tin đuợc thụ huởng từ tổ tiên của chúng con.
Cha thấy trong Nhà thờ có bức ảnh kính lòng thuơng xót Chúa thật lớn. Hình ảnh này cho thấy Thiên Chúa rất yêu chúng ta. Ngài đã biểu lộ tình yêu đó bằng sự hạ mình. Chúa cũng muốn chúng con thể hiện lòng thương xót của Ngài trong gia đình, giữa chồng vợ, con cái, và với những người chung quanh. Chúng con hãy kêu cầu lòng thương xót của Ngài, hãy siêng năng cầu nguyện với lòng thương xót Chúa hàng ngày.
Hôm nay, cha đến đây nhân danh Đức Thánh Cha, đại diện cho Đức Thánh Cha Phanxicô.Cha mời gọi chúng con vững tin vào Đức Giêsu Kitô. Mỗi ngày Chúa nhật chúng con tham dự thánh lễ, đọc kinh tin kính, chúng con tuyên xưng lại niềm tin ấy. Chúng con tuyên xưng: Hội Thánh Công Giáo, Thánh Thiện, Duy Nhất, và Tông Truyền. Sự Hiệp nhất của Giáo hội là do chúng con trung thành và vâng lời Giáo hội. Giáo hội Hiệp nhất là do chúng con hiệp nhất với Đức Giáo Hoàng. Giáo hội Thánh thiện vì Chúa Giêsu là Đấng Thánh, Ngài hiện diện giữa chúng con. Chúa Thánh Thần luôn luôn hiện diện với chúng con và do đó mà chúng con thuộc về Đức Kitô, thuộc về Giáo hội Thánh thiện. Công giáo là mầu nhiệm Giáo hội mở ra cho tất cả thế giới. Giáo hội là Tông truyền vì chúng con lãnh nhận đức tin từ các Tông Đồ. Cha thấy nhà thờ của chúng con có 12 cây cột gỗ từ lâu đời, diễn tả tính chất truyền thống. Nhà thờ chúng con có nhiều cột làm thành một nhà thờ cổ. Tất cả chúng con tuy khác nhau nhưng liên kết lại thành một. Nhà thờ có Nhà Tạm Chúa Thánh Thể hiện diện, có cử hành các bí tích và chúng con tới để cầu nguyện. Nhà thờ chúng con là Công giáo vì có nhiều cửa sổ, nhiều cửa lớn luôn mở ra đón tiếp tất cả mọi người. Nhà thờ chúng con cũng mang tính Tông truyền, có 12 cột gỗ trên cung thánh, biểu tượng cho 12 tông đồ. Như vậy nhà thờ chúng con có rất nhiều biểu tượng và các biểu tượng này biểu lộ niềm tin của tất cả chúng con. Và nhà thờ của chúng con cũng là viên ngọc quý như là tên của giáo xứ “Kim Ngọc”.
Giờ đây, nhân danh Đức Thánh Cha, cha ban phép lành cho chúng con.
Bằng tiếng Việt, ngài đọc Kinh Lạy Cha cùng cộng đoàn và ban phép lành.
Cả cộng đoàn cùng múa đồng diễn bài “Tâm điểm yêu thương” rộn rã niềm vui. Các em thiếu nhi lớp Chồi múa thật dễ thương hòa trong tiếng cười tán thưởng của cộng đoàn.
Lần lượt mọi người xếp hàng lên hôn nhẫn và xin phúc lành. Đức Tổng vui vẻ với nụ cười đôn hậu đặt tay ban phúc cho thiếu nhi và đưa tay cho mọi người hôn nhẫn. Có những cụ ông cụ bà cảm động vì đã sống hơn 80 tuổi nay mới được diện kiến và cầm tay hôn nhẫn vị đại diện Đức Thánh Cha. Các hội đoàn chụp hình lưu niệm, Đức Tổng cười nhân từ.
Đức Tổng trở về TGM, bà con giáo dân lưu luyến đưa tay vẫy chào.
Trong chuyến thăm mục vụ lần thứ hai, tuy ngắn ngũi nhưng TGM đã sắp xếp để Đức Tổng ghé thăm nhiều giáo xứ.
Ngày 5.4.2013, sau lễ tấn phong Giám Mục, Đức Tân Giám Mục Giuse Đinh Đức Đạo tại Giáo Phận Xuân Lộc, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli lên đường đến Phan Thiết. Trên đường đi, ngài đã ghé thăm giáo xứ Hiệp Đức và giáo xứ Phaolô. Đoàn về đến TGM Phan Thiết lúc 5g chiều.
7g30 sáng ngày 06.04.2013, Đức TGM gặp gỡ Liên Tu Sĩ Giáo Phận nhân dịp tĩnh tâm. Sau đó, ngài lên tận phòng thăm hỏi sức khỏe và bệnh tình của Đức Cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi và ban phép lành cho Đức Cha Nicôla.
8g30, ngài đến thăm và dâng lễ tại giáo xứ Vinh Lưu.
12g00, ngài đến viếng nghĩa trang linh mục GP Phan Thiết. Tại đây, ngài cùng với cộng đoàn cầu nguyện cho các linh mục đã qua đời và rảy nước thánh trên các mộ phần. Tiếp sau đó, Đức TGM và Đức Cha Giuse chủ sự nghi thức làm phép và cắt băng khánh thành nhà giáo lý của Giáo xứ Vinh An.
Ngày Chúa nhật 07.04.2013, Đức TGM đến thăm và dâng lễ tại giáo xứ Tầm Hưng, một giáo xứ cổ kính của Giáo phận.
Sau khi thăm giáo xứ Kim ngọc, Đức Tổng đã đến thăm giáo xứ Mũi Né và Rạng. Cuối ngày bận rộn thăm mục vụ, ngài đến thăm các cha già hưu.
Sáng 8.4, Lễ Truyền Tin, Đức Tổng thăm và dâng lễ tại nhà thờ Mẹ Thiên Chúa. Sau đó ngài về Sài gòn kết thúc chuyến viếng mục vụ Giáo Phận Phan Thiết.
Xem hình ảnh
Trưa Chúa nhật ngày 7 tháng 4, Đức Tổng Giám Mục đến thăm mục vụ Giáo xứ Kim Ngọc. Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám mục GP Phan Thiết, cha Tổng đại diện GB Hoàng Văn Khanh, cha Anrê Nhân thư ký của Đức Tổng, cha Đaminh Ngô Quang Tuyên, Tổng thư ký Uỷ ban Loan báo Tin mừng và quý cha Tòa Giám Mục cùng tháp tùng.
Đây là sự kiện lịch sử, lần đầu tiên trong chiều dài 265 năm thành lập, Giáo xứ được vinh dự đón tiếp vị đại diện Tòa Thánh Vatican viếng thăm.
Dù thời tiết nóng bức giữa trưa nắng gắt, cha xứ, quý tu sĩ và đông đảo bà con giáo dân đã chỉnh tề đón đợi trong niềm vui tiếng cười.
12g trưa phái đoàn đến, Đức TGM nở nụ cười tươi đưa tay chúc lành cho đoàn con cái đang hân hoan mừng đón. Hai vòng hoa tươi dâng tặng Đức Tổng và Đức Cha Giuse. Đội lân các em lễ sinh nhảy múa vui nhộn. Mọi người cầm cờ vẫy chào. Mọi ánh mắt đều hướng về ngài nhìn ngắm. Cộng đoàn hát vang bài ca “Vivat” chúc mừng.
Đoàn rước tiếp tục tiến về nhà thờ. Tiền sảnh nhà thờ nổi bật biểu ngữ chào mừng “Benedictus qui venit in nomine Domini”. Kim Ngọc hôm nay rực rỡ muôn sắc màu, ngập tràn niềm hạnh phúc. Ai cũng rạng rỡ niềm vui được trực tiếp diện kiến vị đại diện của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Đức TGM và Đức Cha vào nhà thờ. Hai vị Giám mục quỳ gối viếng Thánh Thể. Cả hai ngài đều dâng vòng hoa lên Đức Mẹ quyện trong lời ca kính dâng.
Sau đó, cha Tổng đại diện giới thiệu đôi nét về giáo xứ và giới thiệu phái đoàn với cộng đoàn.
Vị đại diện giáo xứ đọc diễn văn chào mừng.
-Trọng kính Đức TGM Leopoldo Girelli, đại diện Tòa thánh tại Việt Nam.
- Trọng kính Đức Cha Giuse, Giám Mục Giáo Phận Phan Thiết.
- Kính thưa Cha Tổng Đại Diện – Quý Cha và Quý Tu Sĩ Nam Nữ.
Giáo xứ Kim ngọc chúng thật hân hạnh và vui mừng được đón tiếp vị đại diện Đức Thánh Cha Phanxicô đến viếng thăm mục vụ. Chúng con chân thành bày tỏ lòng biết ơn và kính phục lên Đức Tổng Giám Mục và Đức Cha Giuse.
Cuộc viếng thăm của Đức Tổng là niềm vinh hạnh lớn lao, một sự kiện trọng đại có tính lịch sử đối với giáo xứ chúng con kể từ năm 1748, năm thành lập giáo xứ đến nay.
Trong giờ phút hân hoan này, sự diện của Đức Tổng, Đức Cha, Cha Tổng làm cho chúng con cảm động và cảm nhận sự gần gũi mật thiết trong vòng tay yêu thương của Mẹ Hội Thánh.
Trọng kính Đức Tổng.
Thế kỷ 17, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam bị bách hại khốc liệt dưới triều đại các vua Chúa nhà Nguyễn. Do bị bách hại tàn khốc nên người tín hữu từ các tỉnh Quãng Ngãi, Bình Định, Quãng Bình đến Phan thiết lập nghiệp. Tin mừng được rao truyền tại đây từ năm 1650-1680. Các tín hữu chạy trốn các cuộc bách đạo là những hạt lúa Tin Mừng được Thiên Chúa gieo vào miền đất mới. Giáo xứ Kim Ngọc được thiết lập từ năm 1748. Từ chiếc nôi Kim ngọc và một vài họ đạo cổ xưa khác đã lan toả các cộng đoàn để hình thành Giáo phận Phan Thiết ngày nay.
Có nhiều Linh mục Thừa Sai Paris đã làm quản xứ Kim Ngọc và góp phần xây dựng nên Giáo phận Phan thiết.
Từ buổi đầu với khoảng 100 tín hữu, đến nay Giáo xứ có 2.663 giáo dân trên tổng số 19.800 dân của xã Hàm thắng, đạt tỷ lệ 13,4%.
Trải qua chiều dài lịch sử 265 năm, Giáo xứ đã 6 lần xây Nhà thờ. Nhà thờ hiện nay do công sức giáo dân xây dựng trong 4 năm và hoàn thành tháng 8 năm 2006, với tước hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Trong quá trình hình thành và phát triển Giáo xứ đã có 40 vị Linh mục Quản xứ và cha Quản xứ Giuse hiện nay là thứ 41. Thừa kế gia tài truyền thống đức tin của các bậc tiền nhân, đời sống đức tin của giáo xứ luôn sống động qua các sinh hoạt đạo đức, phụng vụ, tổ chức các hội đoàn.Quan hệ với lương dân và các tôn giáo bạn được nối kết tích cực trong tinh thần yêu thương phục vụ. Giáo xứ đóng góp tích cực trong các công tác bác ái xã hội tại địa phương.
Giáo xứ cũng góp phần cho Hội Thánh 5 Linh mục, 1 Nam tu, 1 Đại chủng sinh, 11 Nữ tu và 6 Thỉnh sinh.
Đôi nét đơn sơ trình bày về giáo xứ kính dâng lên như tâm tình hiếu thảo của đoàn con cái.Chúng con trân trọng cám ơn Đức Tổng, Đức Cha, Cha Tổng Đại Diện đã đến thăm mục vụ giáo xứ.
Kính chúc Đức Tổng, Đức Cha, Cha Tổng Đại Diện và quý Cha nhiều sức khỏe, tràn đầy ân sủng Chúa Phục Sinh.
Nhân dịp này, giáo xứ chúng con kính xin Đức Tổng dâng lên Đức Thánh Cha Phanxicô, vị Cha chung của Hội Thánh, lòng kính yêu, vâng phục và tuyệt đối trung thành của chúng con. Chúng ta luôn hãnh diện là Kitô hữu, là con cái của Hội Thánh Công Giáo, Duy Nhất, Thánh Thiện và Tông Truyền.
Với cả tấm lòng thảo kính, chúng con dâng lên Đức Tổng, Đức Cha, Cha Tổng Đại Diện những bông hoa tươi thắm như tình yêu của chúng con dành cho Mẹ Hội Thánh.
Chúng con trân trọng kính chào.
Các bạn trẻ dâng lên Đức TGM và Đức Cha Giuse và Quý Cha những lẳng hoa tươi và cuốn kỷ yếu lịch sử giáo xứ.
Đức Tổng ban huấn từ bằng tiếng Pháp. Cha Tổng đại diện chuyển ngữ. Bài huấn từ dừng lại nhiều lần bởi những tràng pháo tay nồng nhiệt và sau những câu chào tiếng Việt của Đức Tổng.
Cha chào các con thiếu nhi. Cha chào các con trước vì chúng con là tương lai nên được hưởng lời chào trước.
Kính chào Đức Cha Giuse, quý Cha, quý Tu sĩ. Xin chào anh chị em.
Cha rất rất vui và hạnh phúc khi đến thăm Giáo xứ Kim Ngọc. Cha cảm ơn chúng con đã đón tiếp bằng tất cả lòng mến và hân hoan. Cha cảm ơn vị đại diện giáo xứ đã thay mặt cho tất cả cộng đoàn nói lời chào mừng Đức Tổng Giám Mục.
Cha biết, Giáo xứ Kim Ngọc chúng con là một trong những giáo xứ cổ xưa nhất của địa phận Phan Thiết. Và cha cũng biết, nhà thờ của chúng con là một trong những nhà thờ xưa nay được xây dựng lại đẹp đẽ. Và cha cũng khích lệ chúng con đã hết sức can đảm trong đức tin đuợc thụ huởng từ tổ tiên của chúng con.
Cha thấy trong Nhà thờ có bức ảnh kính lòng thuơng xót Chúa thật lớn. Hình ảnh này cho thấy Thiên Chúa rất yêu chúng ta. Ngài đã biểu lộ tình yêu đó bằng sự hạ mình. Chúa cũng muốn chúng con thể hiện lòng thương xót của Ngài trong gia đình, giữa chồng vợ, con cái, và với những người chung quanh. Chúng con hãy kêu cầu lòng thương xót của Ngài, hãy siêng năng cầu nguyện với lòng thương xót Chúa hàng ngày.
Hôm nay, cha đến đây nhân danh Đức Thánh Cha, đại diện cho Đức Thánh Cha Phanxicô.Cha mời gọi chúng con vững tin vào Đức Giêsu Kitô. Mỗi ngày Chúa nhật chúng con tham dự thánh lễ, đọc kinh tin kính, chúng con tuyên xưng lại niềm tin ấy. Chúng con tuyên xưng: Hội Thánh Công Giáo, Thánh Thiện, Duy Nhất, và Tông Truyền. Sự Hiệp nhất của Giáo hội là do chúng con trung thành và vâng lời Giáo hội. Giáo hội Hiệp nhất là do chúng con hiệp nhất với Đức Giáo Hoàng. Giáo hội Thánh thiện vì Chúa Giêsu là Đấng Thánh, Ngài hiện diện giữa chúng con. Chúa Thánh Thần luôn luôn hiện diện với chúng con và do đó mà chúng con thuộc về Đức Kitô, thuộc về Giáo hội Thánh thiện. Công giáo là mầu nhiệm Giáo hội mở ra cho tất cả thế giới. Giáo hội là Tông truyền vì chúng con lãnh nhận đức tin từ các Tông Đồ. Cha thấy nhà thờ của chúng con có 12 cây cột gỗ từ lâu đời, diễn tả tính chất truyền thống. Nhà thờ chúng con có nhiều cột làm thành một nhà thờ cổ. Tất cả chúng con tuy khác nhau nhưng liên kết lại thành một. Nhà thờ có Nhà Tạm Chúa Thánh Thể hiện diện, có cử hành các bí tích và chúng con tới để cầu nguyện. Nhà thờ chúng con là Công giáo vì có nhiều cửa sổ, nhiều cửa lớn luôn mở ra đón tiếp tất cả mọi người. Nhà thờ chúng con cũng mang tính Tông truyền, có 12 cột gỗ trên cung thánh, biểu tượng cho 12 tông đồ. Như vậy nhà thờ chúng con có rất nhiều biểu tượng và các biểu tượng này biểu lộ niềm tin của tất cả chúng con. Và nhà thờ của chúng con cũng là viên ngọc quý như là tên của giáo xứ “Kim Ngọc”.
Giờ đây, nhân danh Đức Thánh Cha, cha ban phép lành cho chúng con.
Bằng tiếng Việt, ngài đọc Kinh Lạy Cha cùng cộng đoàn và ban phép lành.
Cả cộng đoàn cùng múa đồng diễn bài “Tâm điểm yêu thương” rộn rã niềm vui. Các em thiếu nhi lớp Chồi múa thật dễ thương hòa trong tiếng cười tán thưởng của cộng đoàn.
Lần lượt mọi người xếp hàng lên hôn nhẫn và xin phúc lành. Đức Tổng vui vẻ với nụ cười đôn hậu đặt tay ban phúc cho thiếu nhi và đưa tay cho mọi người hôn nhẫn. Có những cụ ông cụ bà cảm động vì đã sống hơn 80 tuổi nay mới được diện kiến và cầm tay hôn nhẫn vị đại diện Đức Thánh Cha. Các hội đoàn chụp hình lưu niệm, Đức Tổng cười nhân từ.
Đức Tổng trở về TGM, bà con giáo dân lưu luyến đưa tay vẫy chào.
Trong chuyến thăm mục vụ lần thứ hai, tuy ngắn ngũi nhưng TGM đã sắp xếp để Đức Tổng ghé thăm nhiều giáo xứ.
Ngày 5.4.2013, sau lễ tấn phong Giám Mục, Đức Tân Giám Mục Giuse Đinh Đức Đạo tại Giáo Phận Xuân Lộc, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli lên đường đến Phan Thiết. Trên đường đi, ngài đã ghé thăm giáo xứ Hiệp Đức và giáo xứ Phaolô. Đoàn về đến TGM Phan Thiết lúc 5g chiều.
7g30 sáng ngày 06.04.2013, Đức TGM gặp gỡ Liên Tu Sĩ Giáo Phận nhân dịp tĩnh tâm. Sau đó, ngài lên tận phòng thăm hỏi sức khỏe và bệnh tình của Đức Cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi và ban phép lành cho Đức Cha Nicôla.
8g30, ngài đến thăm và dâng lễ tại giáo xứ Vinh Lưu.
12g00, ngài đến viếng nghĩa trang linh mục GP Phan Thiết. Tại đây, ngài cùng với cộng đoàn cầu nguyện cho các linh mục đã qua đời và rảy nước thánh trên các mộ phần. Tiếp sau đó, Đức TGM và Đức Cha Giuse chủ sự nghi thức làm phép và cắt băng khánh thành nhà giáo lý của Giáo xứ Vinh An.
Ngày Chúa nhật 07.04.2013, Đức TGM đến thăm và dâng lễ tại giáo xứ Tầm Hưng, một giáo xứ cổ kính của Giáo phận.
Sau khi thăm giáo xứ Kim ngọc, Đức Tổng đã đến thăm giáo xứ Mũi Né và Rạng. Cuối ngày bận rộn thăm mục vụ, ngài đến thăm các cha già hưu.
Sáng 8.4, Lễ Truyền Tin, Đức Tổng thăm và dâng lễ tại nhà thờ Mẹ Thiên Chúa. Sau đó ngài về Sài gòn kết thúc chuyến viếng mục vụ Giáo Phận Phan Thiết.
Tuần Cửu Nhật và mừng Đại Lễ Lòng Chúa Thương Xót tại Sydney
Diệp Hải Dung
20:50 07/04/2013
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney tổ chức tuần Cửu Nhật kính Lòng Chúa Thương Xót tại Giáo đoàn Thánh Tử Đạo Lê Đăng Thị Fairfield từ Thứ Sáu Tuần Thánh 29/03/2013 và kết thúc vào ngày Chúa Nhật 07/04/2013 mừng kính Đại Lễ Lòng Chúa Thương Xót tại Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly, Sydney.
Xem hình ảnh
Suốt 9 ngày của tuần Cửu Nhật trong những giờ nguyện kinh cầu nguyện Lòng Chúa Thương Xót, Cha Linh hướng Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót FX Nguyễn Văn Tuyết đã lồng vào những bài chia sẻ theo chủ đề riêng của từng ngày và dâng Thánh lễ tạ ơn. Đặc biệt thứ Bảy 06/04/2013, ngày cuối cùng của tuần Cửu Nhật, Đức Giám Mục Mathêu Nguyễn Văn Khôi Giám Mục Giáo Phận Qui Nhơn Việt Nam trong dịp thăm viếng Úc Châu đã thuyết giảng về Lòng Chúa Thương Xót và cùng với Cha FX Nguyễn Văn Tuyết hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn.
Sáng Chúa Nhật 07/04/2013 rất đông giáo dân đã đến Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bingelly Sydney tham dự mừng kính Đại Lễ Lòng Chúa Thương Xót. Tất cả mọi người tập trung trên tượng đài Đức Mẹ. Cha FX Nguyễn Văn Tuyết làm phép tượng Lòng Chúa Thương Xót và cùng với mọi người dâng giờ đền tạ Đức Mẹ. Sau 3 hồi chiêng trống, kiệu cung nghinh Thánh tượng Lòng Chúa Thương Xót về hội trường Trung Tâm. Cuộc kiệu rất trang nghiêm và sốt sắng, mọi người cùng dâng lên Chúa chuỗi kinh Lòng Chúa Thương Xót cầu nguyện cho bản thân, cho gia đình, Cộng Đồng và Giáo Hội.
Khi Thánh tượng Lòng Chúa Thương Xót tiến vào hội trường và an vị trên bàn thờ. Cha Nguyễn Văn Tuyết ngỏ lời chào mừng tất cả mọi người đã đến tham dự Đại Lễ Mừng Kính Lòng Chúa Thương Xót và mừng Bổn Mạng Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót TGP Sydney mới được thành lập trong Cộng Đồng và Cha cùng với Cha Nguyễn Thái Hoạch hiệp dâng Thánh lễ.
Sau bài giảng các anh chị em trong Ban Chấp Hành Phong Trào Lòng Chúa Thương TGP Sydney và BCH Nhóm trong các Giáo Đoàn Cabramatta, Fairfield, Georges Hall, Lakemba, Marrickville, Milller, Mt. Pritchard, Revesby và Trung Tâm Bringelly lên trước bàn thờ tuyên thệ và nhận Bổ Nhiệm Thư do Cha Linh hướng Nguyễn Văn Tuyết trao cấp.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, anh Trần Anh Vũ Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót TGP Sydney mơi được thành lập trong Cộng Đồng với những lời sau: Nguyện xin Thiên Chúa là người Cha yêu thương chúc lành cho những hy sinh đóng góp của quý vị và cách riêng cho Phong Trào được sự hiệp nhất yêu thương, can đảm làm chứng nhân cho Tin Mừng
Kế tiếp bà Agatha Nguyễn Thị Kim Nhẫn Trưởng Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót TGP Sydney ngỏ lời cám ơn quý cha, quý Ban ThườngVụ Sydney, Ban Mục Vụ, quý quan khách, quý ân nhân và mọi người đã không quản ngại cùng đến hiệp chung lời cầu nguyện cho Phong Trào. Với sự giúp đỡ của quý ban mục vụ các giáo đoàn, anh chị em trong ban đại diện đã tổ chức những buổi đọc kinh kính Lòng Chúa Thương Xót tại gia đình hoặc trước thánh lễ của Giáo Đoàn.
Thánh lễ kết thúc, mọi người cùng ở lại tham dự tiệc liên hoan mừng kính Đại lễ Lòng Chúa Thương Xót trong nhà ăn Trung Tâm. Đặc biệt hôm nay 19 anh chị em Tân Tòng vừa mới được Rửa Tội hôm Chúa Nhật Phục Sinh cũng đến Trung Tâm tham dự mừng kính Đại Lễ Lòng Chúa Thương Xót và Bổn Mạng của Phong Trào. Xin Chúa Kitô Phục Sinh, Đấng giàu lòng thương xót ban muôn hồng ân xuống trên anh chị em vừa mới nhận bí tích rửa tội này.
Được biết ĐGM Matthêu Nguyễn Văn Khôi vào hai ngày 16 và 17/04/2013 sẽ thuyết giảng tại nhà thờ St. Mary of Heaven, Giáo Đoàn Georges Halls và nhà thờ Our Lady Of Mt. Carmel, Giáo Đoàn Mt Pritchard với hai chủ đề Lòng Chúa Thương Xót và Đức Mẹ.
Xem hình ảnh
Suốt 9 ngày của tuần Cửu Nhật trong những giờ nguyện kinh cầu nguyện Lòng Chúa Thương Xót, Cha Linh hướng Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót FX Nguyễn Văn Tuyết đã lồng vào những bài chia sẻ theo chủ đề riêng của từng ngày và dâng Thánh lễ tạ ơn. Đặc biệt thứ Bảy 06/04/2013, ngày cuối cùng của tuần Cửu Nhật, Đức Giám Mục Mathêu Nguyễn Văn Khôi Giám Mục Giáo Phận Qui Nhơn Việt Nam trong dịp thăm viếng Úc Châu đã thuyết giảng về Lòng Chúa Thương Xót và cùng với Cha FX Nguyễn Văn Tuyết hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn.
Sáng Chúa Nhật 07/04/2013 rất đông giáo dân đã đến Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bingelly Sydney tham dự mừng kính Đại Lễ Lòng Chúa Thương Xót. Tất cả mọi người tập trung trên tượng đài Đức Mẹ. Cha FX Nguyễn Văn Tuyết làm phép tượng Lòng Chúa Thương Xót và cùng với mọi người dâng giờ đền tạ Đức Mẹ. Sau 3 hồi chiêng trống, kiệu cung nghinh Thánh tượng Lòng Chúa Thương Xót về hội trường Trung Tâm. Cuộc kiệu rất trang nghiêm và sốt sắng, mọi người cùng dâng lên Chúa chuỗi kinh Lòng Chúa Thương Xót cầu nguyện cho bản thân, cho gia đình, Cộng Đồng và Giáo Hội.
Khi Thánh tượng Lòng Chúa Thương Xót tiến vào hội trường và an vị trên bàn thờ. Cha Nguyễn Văn Tuyết ngỏ lời chào mừng tất cả mọi người đã đến tham dự Đại Lễ Mừng Kính Lòng Chúa Thương Xót và mừng Bổn Mạng Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót TGP Sydney mới được thành lập trong Cộng Đồng và Cha cùng với Cha Nguyễn Thái Hoạch hiệp dâng Thánh lễ.
Sau bài giảng các anh chị em trong Ban Chấp Hành Phong Trào Lòng Chúa Thương TGP Sydney và BCH Nhóm trong các Giáo Đoàn Cabramatta, Fairfield, Georges Hall, Lakemba, Marrickville, Milller, Mt. Pritchard, Revesby và Trung Tâm Bringelly lên trước bàn thờ tuyên thệ và nhận Bổ Nhiệm Thư do Cha Linh hướng Nguyễn Văn Tuyết trao cấp.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, anh Trần Anh Vũ Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót TGP Sydney mơi được thành lập trong Cộng Đồng với những lời sau: Nguyện xin Thiên Chúa là người Cha yêu thương chúc lành cho những hy sinh đóng góp của quý vị và cách riêng cho Phong Trào được sự hiệp nhất yêu thương, can đảm làm chứng nhân cho Tin Mừng
Kế tiếp bà Agatha Nguyễn Thị Kim Nhẫn Trưởng Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót TGP Sydney ngỏ lời cám ơn quý cha, quý Ban ThườngVụ Sydney, Ban Mục Vụ, quý quan khách, quý ân nhân và mọi người đã không quản ngại cùng đến hiệp chung lời cầu nguyện cho Phong Trào. Với sự giúp đỡ của quý ban mục vụ các giáo đoàn, anh chị em trong ban đại diện đã tổ chức những buổi đọc kinh kính Lòng Chúa Thương Xót tại gia đình hoặc trước thánh lễ của Giáo Đoàn.
Thánh lễ kết thúc, mọi người cùng ở lại tham dự tiệc liên hoan mừng kính Đại lễ Lòng Chúa Thương Xót trong nhà ăn Trung Tâm. Đặc biệt hôm nay 19 anh chị em Tân Tòng vừa mới được Rửa Tội hôm Chúa Nhật Phục Sinh cũng đến Trung Tâm tham dự mừng kính Đại Lễ Lòng Chúa Thương Xót và Bổn Mạng của Phong Trào. Xin Chúa Kitô Phục Sinh, Đấng giàu lòng thương xót ban muôn hồng ân xuống trên anh chị em vừa mới nhận bí tích rửa tội này.
Được biết ĐGM Matthêu Nguyễn Văn Khôi vào hai ngày 16 và 17/04/2013 sẽ thuyết giảng tại nhà thờ St. Mary of Heaven, Giáo Đoàn Georges Halls và nhà thờ Our Lady Of Mt. Carmel, Giáo Đoàn Mt Pritchard với hai chủ đề Lòng Chúa Thương Xót và Đức Mẹ.
Nhóm Kinh Thánh Cầu Nguyện Gx. Thị Nghè Mừng Bổn Mạng
Fx. Phan Dương, a.a.
21:03 07/04/2013
SAIGÒN - Vào lúc 18h00 ngày 06 tháng 4 năm 2013, tại nhà thờ Gx. Thị Nghè, Gp. Sài Gòn, đã diễn ra thánh lễ bổn mạng Lòng Thương Xót Chúa của Nhóm Kinh Thánh Cầu Nguyện của giáo xứ.
Chủ tế thánh lễ là cha Phê-rô Trần Văn Huyền, dòng Đức Mẹ Lên Trời; cùng đồng tế với ngài có cha Phê-rô Maria Giu-se Hà Thiên Trúc, phụ tá giáo xứ Thị Nghè.
Thánh lễ diễn ra trong bầu khí sốt sắng và trang nghiêm, với sự tham dự của đông đảo tu sĩ và giáo dân trong cũng như ngoài giáo xứ.
Trong bài giảng, cha chủ tế nhấn mạnh đến lòng thương xót của Thiên Chúa ban xuống cho con người qua Con Một của Người là Đức Giê-su Ki-tô. Ngài nói: Tình yêu thương của Thiên Chúa được trải dài nơi cuộc đời của mỗi chúng ta. Tình yêu thương ấy đến với chúng ta một cách nhưng không… Và hôm nay, chúng ta nhận thấy, cùng với những người tin vào Chúa, nhóm Kinh Thánh Cầu Nguyện của giáo xứ đã và đang đón nhận tình yêu ấy bằng sự yêu thương, sống động, và tràn đầy hy vọng. Các thành viên trong nhóm đã đáp trả và đón nhận qua việc học hỏi, suy niệm và chia sẻ Lời của Thiên Chúa...
Cha diễn giải thêm: Tình yêu thương của Thiên Chúa được bộc lộ cách rõ nét qua cái chết và sự sống lại của Đức Giê-su Ki-tô, Người Con Chí Ái của Người. Cái chết và sự sống lại ấy đã thay đổi tận căn số phận của nhân loại nói chung và mỗi người chúng ta nói riêng. Ðây là điều kỳ diệu trong đó được thể hiện trọn vẹn tình thương của Thiên Chúa Cha, một tình yêu không ai hiểu thấu, Ðấng vì phần rỗi chúng ta và, để cứu chúng ta, Chúa đã nộp chính Con yêu…
Kết thúc thánh lễ, mọi người quy tụ bên nhau trong khuôn viên giáo xứ để cùng hát ca ngợi Chúa và tiếp tục niềm vui với Nhóm qua bữa cơm huynh đệ.
Buổi ca ngợi Chúa và dùng cơm huynh đệ có sự hiện diện của cha sở và các cha phụ tá Gx.Thị Nghè, Cha giám đốc Đại Chủng Viện Giu-se Sài Gòn, cha Giu-se Đặng Lĩnh, quý cha quý thầy dòng Đức Mẹ Lên Trời, dòng Thánh Thể, dòng Thánh Tâm…, hội đồng mục vụ các giáo xứ, đại diện nhóm Kinh Thánh Cầu Nguyện của các giáo xứ và đông đảo quý khách.
Những tiết mục liên quan đến ngợi ca lòng thương xót Chúa, tôn vinh Lời của Người và những ca khúc nói về phận người… được các linh mục nhạc sĩ, các nghệ sĩ, các em thiếu nhi, các ca đoàn và các nhóm Kinh Thánh hát lên làm cho buổi ngợi ca thêm linh thiêng và ý nghĩa.
Kết thúc buổi ngợi ca lòng thương xót Chúa, quý cha, quý tu sĩ và mọi người chia tay nhau ra về mang theo ước vọng làm cho Thiên Chúa lớn lên, trong tim mình và trong tim người khác, trên quê hương và trên thế giới; vì Thiên Chúa là ánh sáng, là đường đi, là sự sống, là chân lý; Ngài đã đến để soi nẻo đường ta đi, đưa ta lên quê trời, cho ta sống muôn đời và giải thoát chúng ta (theo bài hát Hãy Làm Cho Ngài Lớn Lên).
Nhóm Kinh Thánh Cầu Nguyện Gx. Thị Nghè được thành lập vào năm 2004, do cô Maria Đoàn Thanh Loan. Hiện tại, Nhóm có 50 thành viên; vào các buổi chiều thứ hai trong tuần, các thành viên trong nhóm quy tụ với nhau trong khuôn viên giáo xứ để học hỏi, suy niệm, chia sẻ và cầu nguyện với Kinh Thánh; mỗi tháng, Nhóm được cha Giu-se Nguyễn Trọng Viễn, o.p. đến chia sẻ và truyền lại những kinh nghiệm về việc tiếp cận và cầu nguyện với Thánh Kinh; mỗi năm, ít nhất có ba lần các thành viên trong Nhóm quy tụ bên nhau để tĩnh tâm…
Hiện diện trong giáo xứ Thị Nghè, Nhóm đã có những đóng góp cụ thể như hát lễ (ca đoàn Kinh Thánh Cầu Nguyện được cha sở chính thức thành lập vào năm 2012), tham gia các hoạt động mục vụ của giáo xứ, đến với các mái ấm và các vùng dân tộc thiểu số để thăm viếng và sẻ chia, v.v.
Fx. Phan Dương, a.a.
Thánh lễ diễn ra trong bầu khí sốt sắng và trang nghiêm, với sự tham dự của đông đảo tu sĩ và giáo dân trong cũng như ngoài giáo xứ.
Trong bài giảng, cha chủ tế nhấn mạnh đến lòng thương xót của Thiên Chúa ban xuống cho con người qua Con Một của Người là Đức Giê-su Ki-tô. Ngài nói: Tình yêu thương của Thiên Chúa được trải dài nơi cuộc đời của mỗi chúng ta. Tình yêu thương ấy đến với chúng ta một cách nhưng không… Và hôm nay, chúng ta nhận thấy, cùng với những người tin vào Chúa, nhóm Kinh Thánh Cầu Nguyện của giáo xứ đã và đang đón nhận tình yêu ấy bằng sự yêu thương, sống động, và tràn đầy hy vọng. Các thành viên trong nhóm đã đáp trả và đón nhận qua việc học hỏi, suy niệm và chia sẻ Lời của Thiên Chúa...
Cha diễn giải thêm: Tình yêu thương của Thiên Chúa được bộc lộ cách rõ nét qua cái chết và sự sống lại của Đức Giê-su Ki-tô, Người Con Chí Ái của Người. Cái chết và sự sống lại ấy đã thay đổi tận căn số phận của nhân loại nói chung và mỗi người chúng ta nói riêng. Ðây là điều kỳ diệu trong đó được thể hiện trọn vẹn tình thương của Thiên Chúa Cha, một tình yêu không ai hiểu thấu, Ðấng vì phần rỗi chúng ta và, để cứu chúng ta, Chúa đã nộp chính Con yêu…
Kết thúc thánh lễ, mọi người quy tụ bên nhau trong khuôn viên giáo xứ để cùng hát ca ngợi Chúa và tiếp tục niềm vui với Nhóm qua bữa cơm huynh đệ.
Buổi ca ngợi Chúa và dùng cơm huynh đệ có sự hiện diện của cha sở và các cha phụ tá Gx.Thị Nghè, Cha giám đốc Đại Chủng Viện Giu-se Sài Gòn, cha Giu-se Đặng Lĩnh, quý cha quý thầy dòng Đức Mẹ Lên Trời, dòng Thánh Thể, dòng Thánh Tâm…, hội đồng mục vụ các giáo xứ, đại diện nhóm Kinh Thánh Cầu Nguyện của các giáo xứ và đông đảo quý khách.
Những tiết mục liên quan đến ngợi ca lòng thương xót Chúa, tôn vinh Lời của Người và những ca khúc nói về phận người… được các linh mục nhạc sĩ, các nghệ sĩ, các em thiếu nhi, các ca đoàn và các nhóm Kinh Thánh hát lên làm cho buổi ngợi ca thêm linh thiêng và ý nghĩa.
Kết thúc buổi ngợi ca lòng thương xót Chúa, quý cha, quý tu sĩ và mọi người chia tay nhau ra về mang theo ước vọng làm cho Thiên Chúa lớn lên, trong tim mình và trong tim người khác, trên quê hương và trên thế giới; vì Thiên Chúa là ánh sáng, là đường đi, là sự sống, là chân lý; Ngài đã đến để soi nẻo đường ta đi, đưa ta lên quê trời, cho ta sống muôn đời và giải thoát chúng ta (theo bài hát Hãy Làm Cho Ngài Lớn Lên).
Nhóm Kinh Thánh Cầu Nguyện Gx. Thị Nghè được thành lập vào năm 2004, do cô Maria Đoàn Thanh Loan. Hiện tại, Nhóm có 50 thành viên; vào các buổi chiều thứ hai trong tuần, các thành viên trong nhóm quy tụ với nhau trong khuôn viên giáo xứ để học hỏi, suy niệm, chia sẻ và cầu nguyện với Kinh Thánh; mỗi tháng, Nhóm được cha Giu-se Nguyễn Trọng Viễn, o.p. đến chia sẻ và truyền lại những kinh nghiệm về việc tiếp cận và cầu nguyện với Thánh Kinh; mỗi năm, ít nhất có ba lần các thành viên trong Nhóm quy tụ bên nhau để tĩnh tâm…
Hiện diện trong giáo xứ Thị Nghè, Nhóm đã có những đóng góp cụ thể như hát lễ (ca đoàn Kinh Thánh Cầu Nguyện được cha sở chính thức thành lập vào năm 2012), tham gia các hoạt động mục vụ của giáo xứ, đến với các mái ấm và các vùng dân tộc thiểu số để thăm viếng và sẻ chia, v.v.
Fx. Phan Dương, a.a.
Đại lễ Lòng Chúa Thương Xót tại Trung tâm Mục vụ TGP Saigon
Trầm Thiên Thu
21:03 07/04/2013
TGP SAIGON - Chúa Nhật II Phục Sinh, 7-4-2013, Đại lễ mừng kính Lòng Chúa Thương Xót (LCTX) được tổ chức tại Trung tâm Mục vụ TGP Saigon (số 6 bis, đường Tôn Đức Thắng, P. Bến Nghé, Saigon).
Nhận thấy có một số người vẫn “mơ hồ” về ngày lễ này, dù họ là những người vẫn hằng ngày đi lần Chuỗi LCTX lúc 3 giờ chiều, thật buồn cho họ! Thiết tưởng cũng nên nhắc lại: Trước đây, Chúa Nhật II Phục Sinh được gọi là Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, và hơn 10 năm qua được gọi là Chúa Nhật mừng kính LCTX. Đại lễ LCTX được CP GH Gioan Phaolô II chính thức thành lập vào ngày phong thánh cho Thánh Faustina (30-4-2000). Đây là lễ ghi rõ trong lịch Phụng vụ Công giáo, áp dụng toàn cầu, chứ không phải là lễ riêng của một nhóm người hoặc một vùng miền nào.
Về Đại lễ kính LCTX, Chúa Giêsu đã hứa: “Linh hồn nào xưng tội và rước lễ sẽ được ân xá cả tội lỗi và hình phạt” (Nhật Ký, số 699). Đó là điều chắc chắn, vì Ngài bày tỏ với Thánh nữ Fuastina: “Ta muốn ban ơn tha thứ hoàn toàn cho các linh hồn nào xưng tội và rước lễ trong ngày lễ kính Lòng Thương Xót của Ta” (Nhật Ký, số 1109). Và ai có đức tin chân thành mới thực hành điều mà Thầy Chí Thánh Giêsu mong muốn.
Tin là CHẤP NHẬN hoặc TỪ CHỐI. Một cách định nghĩa rất đơn giản. Tuy nhiên, đơn giản mà không kém phần nhiêu khê, vì đó chỉ là một lằn ranh mong manh và cũng là một hành trình dài. Vấn đề là tin ai, tin cái gì, và tin thế nào. Một khoảng “giằng co” cần phải thực sự can đảm mới có thể dứt khoát.
Đức tin dẫn tới hành động. Tuy nhiên, Thánh nữ Faustina đã viết trong Nhật Ký: “Lạy Chúa Giêsu, Ngài đã cho con biết và hiểu sự vĩ đại của một linh hồn gồm những gì: KHÔNG PHẢI LÀ HÀNH ĐỘNG VĨ ĐẠI MÀ LÀ TÌNH YÊU VĨ ĐẠI. Tình yêu có sự xứng đáng riêng, và tình yêu đó tạo sự vĩ đại trong mọi hành động của chúng con. Mặc dù tự bản chất các hành động đó là nhỏ bé và bình thường, nhưng nhờ tình yêu mà người ta trở nên vĩ đại và mạnh mẽ trước mặt Thiên Chúa” (số 889).
Mấy ngày trước, Saigon nắng như đổ lửa, oi bức vô cùng, mồ hôi nhễ nhại. Nhưng thật lạ, buổi trưa có một cơn mưa khá to nên khí hậu dịu xuống, lòng người thấy sảng khoái hơn. Chắc chắn đó chính là LCTX, vì Ngài biết buổi chiều sẽ có biển người đổ về Trung tâm Mục vụ TGP Saigon để tôn kính và cầu nguyện với LCTX, điều mà Chúa Giêsu luôn mong mỏi.
Năm nay, số người về TTMV TGP Saigon để mừng kính Đại lễ LCTX lên tới hơn 20.000 người, đủ mọi lứa tuổi, từ em bé tới cụ già, có cả một số bệnh nhân phải ngồi xe lăn. Tất cả đều thành kính, trật tự, vui vẻ, hòa đồng,... không điều gì đáng tiếc xảy ra, dù chỉ là điều nhỏ. Đó là cách thể hiện vừa nhân bản vừa đậm chất Công giáo, đặc biệt là “chất” LCTX. Chắc chắn Chúa Giêsu rất vui khi thấy con cái như vậy.
14 giờ, trời chỉ nắng nhẹ. Mọi người từ khắp nơi đổ về, không chỉ từ các nẻo đường thuộc TP Saigon, mà còn các đoàn người từ các giáo phận lân cận như Xuân Lộc, Phú Cường, Phan Thiết, Vĩnh Long,... càng lúc càng đông như thủy triều dâng cao dần. Cảm thấy những đoàn người này như dòng Máu và Nước tuôn đổ về TTMV TGP Saigon chỉ vì yêu mến LCTX.
14 giờ 20, đoàn trống Gx Tân Thái Sơn (Giáo hạt Tân Sơn Nhì, TGP Saigon) khai mạc bằng một bài trống hùng hồn. Sau đó, mọi người cùng lần Chuỗi Mân Côi và Chuỗi LCTX.
16 giờ, chương trình diễn nguyện bắt đầu. Ca sĩ Gia Ân, Diệu Hiền, và các nữ tu Dòng Đức Mẹ Mân Côi hát những bài Thánh ca về LCTX. Sau đó là tiểu phẩm “Lạy Chúa, con tin!” do Dòng Đức Mẹ Mân Côi phụ trách. Vở kịch ngắn này nói về những con người rốt hết trong xã hội, bị người ta khinh bỉ, bì chà đạp nhân vị và nhân phẩm, bị tước đoạt cả quyền cơ bản nhất của con người là QUYỀN SỐNG. Và rồi những con người khốn cùng này đã gặp được Mẹ Teresa Calcutta, nhưng họ vẫn khước từ, không tin có lòng nhân đạo. Mẹ Teresa Calcutta xác quyết: “Hãy nhìn vào mắt Mẹ, anh đã gặp được Chúa Giêsu ở trong Mẹ, Ngài thương xót mọi người”. Cuối cùng, anh ta đã “đầu hàng” và tín thác vào LCTX.
Vở kịch thật xúc động, những lời thoại có sức đánh động lòng người. Cách diễn xuất của các diễn viên khá chuyên nghiệp, nhất là em trai đóng vai người khốn khổ. Âm nhạc quyện vào làm tăng thêm phần sinh động cho vở diễn.
Tiếp theo, ĐGM Antôn Vũ Huy Chương (Giám mục GP Đà-lạt) chia sẻ về LCTX, ngài có nhắc đến ĐGH Phanxicô đã lưu ý tới LCTX ngay từ khi bắt đầu nhận sứ vụ kế vị Thánh Phêrô. ĐGH Phanxicô là người rất quan tâm người nghèo như Ý Chúa mong muốn, chính Tông hiệu của ngài đã đủ nói lên về con người của ngài. Khẩu hiệu giám mục và giáo hoàng của ngài là “Miserando atque eligendo” (Thương xót và Tuyển chọn) cũng có liên quan LCTX. Điều này rất phù hợp với ước muốn của Chúa Giêsu về LCTX.
17 giờ 15, đoàn rước linh tượng LCTX và đoàn đồng tế bắt đầu tiến lên lễ đài. Thánh lễ mừng kính LCTX do ĐGM Cosma Hoàng Văn Đạt (GP Bắc Ninh, thư ký HĐGMVN, gốc Dòng Tên) chủ tế, đồng tế có ĐGM Antôn Vũ Huy Chương (GP Đà-lạt), ĐGM Nguyễn Thái Hợp (GP Vinh, gốc Dòng Đa-minh), Lm G.B. Võ Văn Ánh (Tổng tuyên úy CĐ LCTX của TGP Saigon, chính xứ kiêm hạt trưởng Tân Định), và 9 linh mục, còn có thêm 14 phó tế.
Sách Công vụ cho biết: “Nhiều dấu lạ điềm thiêng được thực hiện trong dân, nhờ bàn tay các Tông Đồ. Không một ai khác dám nhập đoàn với họ. Nhưng dân thì lại ca tụng họ. Càng ngày càng có thêm nhiều người tin theo Chúa: cả đàn ông, đàn bà rất đông” (Cv 5:12-14). Những người đó đã chấp nhận lời rao giảng của các Tông Đồ về Ơn Cứu Độ duy nhất nơi Đức-Kitô-chịu-chết-và-phục-sinh là thật nên họ mới TIN vào Đức Kitô là Con Thiên Chúa, và họ sẵn sàng tín thác vào LCTX. Quả thật, “muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (Tv 118). Thật tuyệt vời! Tuy nhiên, hãy đến với LCTX một cách thành tín, đừng đến với sự tò mò hoặc hiếu kỳ vì chỉ muốn tìm những “sự lạ”!
Còn Thánh sử Gioan xác định: “Đức Giêsu đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ; nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách này. Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em TIN rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô là Con Thiên Chúa, và để anh em TIN mà ĐƯỢC SỰ SỐNG nhờ danh Người” (Ga 20:30-31). Tin Chúa là tin vào Tình Yêu Thiên Chúa, tin vào Đức Kitô Cứu Độ, là tín thác vào LCTX vô biên.
ĐGM Cosma chia sẻ trong bài giảng: “Xin chào anh chị em, và xin được gọi là anh chị em, vì chúng ta cùng là con của Cha trên trời. Tôi bất ngờ và vui vì thấy anh chị em đông quá. Nhưng cũng tại Chúa hết, vì Chúa yêu thương người ta quá. Ngày nay người ta sống vô cảm quá. Mới đây, báo chí cho biết một vụ án về người cha bị kết án tù, thế nhưng cả 5 đứa con lại xin tòa án xử tử người cha. Rồi còn biết bao chuyện khác xảy ra hằng ngày. Kinh Thánh cũng có những trường hợp vô cảm: Người bị cướp đánh bán sống bán chết bên vệ đường, chính tư tế cũng làm ngơ và bỏ đi, chỉ có người Samari (ngoại giáo) xót thương; hoặc người được chủ tha nợ nhưng lại không tha nợ cho người bạn”.
ĐGM Cosma nói thêm: “Tin Mừng hôm nay nói về sự cứng lòng tin của Tôma. Các Tông Đồ kia đều tin Chúa Giêsu phục sinh, chỉ Tôma nhất định không tin. Ông còn thách thức là phải xỏ sờ và tay vào lỗ đinh trên người Chúa Giêsu thì ông mới tin. Ngày nay cũng có nhiều “bản sao” của Tôma, muốn kiểm chứng thực tế mới tin. Nhưng ngày nay không thể kiểm nghiệm như Tôma. ĐGH Phanxicô kể chuyện một người đến xưng tội, ngài hỏi bà tìm gì, bà nói tìm LCTX, và bà này nói: Nếu không có LCTX, thế giới này không tồn tại. Những vết thương và những lỗ đinh trên thân thể Đức Kitô là bằng chứng hùng hồn nhất về LCTX”.
Đức tin vô cùng quan trọng, đặc biệt trong Năm Đức Tin này. Chính Chúa Giêsu đã cầu chúc: “Phúc thay những người không thấy mà tin!” (Ga 20:29). Không thấy mà tin. Đó là điều mà chính Chúa Giêsu nói là diễm phúc. ĐGH Phanxicô nói: “Chúng ta có thể gọi đây là Mối Phúc Đức Tin” (Beatitude of Faith).
Trong Kinh Cầu Xin LCTX có lời Chúa Giêsu đã nói với hánh nữ Faustina: “Thà rằng trời đất này biến ra không, nhưng lòng thương xót của Ta luôn ấp ủ những linh hồn tín thác”. Một lời xác quyết mà nhân loài không thể nào hiểu nổi. Quá bao la, quá nhân từ, quá đại lượng, chúng ta chỉ biết cúi đầu cảm tạ Đức Kitô, Đấng đã vâng lời Chúa Cha mà tự nguyện chết vì yêu thương nhân loại. LCTX quá kỳ diệu, quá tuyệt vời!
Phúc Âm có một số dụ ngôn “điển hình” về LCTX: Tên Mắc Nợ Không Biết Thương Xót (Mt 18:23-35), Người Samari Tốt Lành (Lc 10:30-37), Con Chiên Bị Mất (Lc 15:4-7), Đồng Bạc Bị Mất (Lc 15:8-10), Người Phụ Nữ Ngoại Tình (Ga 8:2-11), và Người Cha Nhân Hậu (Lc 15:11-32).
Về Đại lễ kính LCTX, Chúa Giêsu đã hứa: “Linh hồn nào xưng tội và rước lễ sẽ được ân xá cả tội lỗi và hình phạt” (Nhật Ký, số 699). Đó là điều chắc chắn, vì Ngài bày tỏ với Thánh nữ Fuastina: “Ta muốn ban ơn tha thứ hoàn toàn cho các linh hồn nào xưng tội và rước lễ trong ngày lễ kính Lòng Thương Xót của Ta” (Nhật Ký, số 1109). Và ai có đức tin chân thành mới thực hành điều mà Thầy Chí Thánh Giêsu mong muốn.
Tin là CHẤP NHẬN hoặc TỪ CHỐI. Một cách định nghĩa rất đơn giản. Tuy nhiên, đơn giản mà không kém phần nhiêu khê, vì đó chỉ là một lằn ranh mong manh và cũng là một hành trình dài. Vấn đề là tin ai, tin cái gì, và tin thế nào. Một khoảng “giằng co” cần phải thực sự can đảm mới có thể dứt khoát.
Đức tin dẫn tới hành động. Tuy nhiên, Thánh nữ Faustina đã viết trong Nhật Ký: “Lạy Chúa Giêsu, Ngài đã cho con biết và hiểu sự vĩ đại của một linh hồn gồm những gì: KHÔNG PHẢI LÀ HÀNH ĐỘNG VĨ ĐẠI MÀ LÀ TÌNH YÊU VĨ ĐẠI. Tình yêu có sự xứng đáng riêng, và tình yêu đó tạo sự vĩ đại trong mọi hành động của chúng con. Mặc dù tự bản chất các hành động đó là nhỏ bé và bình thường, nhưng nhờ tình yêu mà người ta trở nên vĩ đại và mạnh mẽ trước mặt Thiên Chúa” (số 889).
Mấy ngày trước, Saigon nắng như đổ lửa, oi bức vô cùng, mồ hôi nhễ nhại. Nhưng thật lạ, buổi trưa có một cơn mưa khá to nên khí hậu dịu xuống, lòng người thấy sảng khoái hơn. Chắc chắn đó chính là LCTX, vì Ngài biết buổi chiều sẽ có biển người đổ về Trung tâm Mục vụ TGP Saigon để tôn kính và cầu nguyện với LCTX, điều mà Chúa Giêsu luôn mong mỏi.
Năm nay, số người về TTMV TGP Saigon để mừng kính Đại lễ LCTX lên tới hơn 20.000 người, đủ mọi lứa tuổi, từ em bé tới cụ già, có cả một số bệnh nhân phải ngồi xe lăn. Tất cả đều thành kính, trật tự, vui vẻ, hòa đồng,... không điều gì đáng tiếc xảy ra, dù chỉ là điều nhỏ. Đó là cách thể hiện vừa nhân bản vừa đậm chất Công giáo, đặc biệt là “chất” LCTX. Chắc chắn Chúa Giêsu rất vui khi thấy con cái như vậy.
14 giờ, trời chỉ nắng nhẹ. Mọi người từ khắp nơi đổ về, không chỉ từ các nẻo đường thuộc TP Saigon, mà còn các đoàn người từ các giáo phận lân cận như Xuân Lộc, Phú Cường, Phan Thiết, Vĩnh Long,... càng lúc càng đông như thủy triều dâng cao dần. Cảm thấy những đoàn người này như dòng Máu và Nước tuôn đổ về TTMV TGP Saigon chỉ vì yêu mến LCTX.
14 giờ 20, đoàn trống Gx Tân Thái Sơn (Giáo hạt Tân Sơn Nhì, TGP Saigon) khai mạc bằng một bài trống hùng hồn. Sau đó, mọi người cùng lần Chuỗi Mân Côi và Chuỗi LCTX.
16 giờ, chương trình diễn nguyện bắt đầu. Ca sĩ Gia Ân, Diệu Hiền, và các nữ tu Dòng Đức Mẹ Mân Côi hát những bài Thánh ca về LCTX. Sau đó là tiểu phẩm “Lạy Chúa, con tin!” do Dòng Đức Mẹ Mân Côi phụ trách. Vở kịch ngắn này nói về những con người rốt hết trong xã hội, bị người ta khinh bỉ, bì chà đạp nhân vị và nhân phẩm, bị tước đoạt cả quyền cơ bản nhất của con người là QUYỀN SỐNG. Và rồi những con người khốn cùng này đã gặp được Mẹ Teresa Calcutta, nhưng họ vẫn khước từ, không tin có lòng nhân đạo. Mẹ Teresa Calcutta xác quyết: “Hãy nhìn vào mắt Mẹ, anh đã gặp được Chúa Giêsu ở trong Mẹ, Ngài thương xót mọi người”. Cuối cùng, anh ta đã “đầu hàng” và tín thác vào LCTX.
Vở kịch thật xúc động, những lời thoại có sức đánh động lòng người. Cách diễn xuất của các diễn viên khá chuyên nghiệp, nhất là em trai đóng vai người khốn khổ. Âm nhạc quyện vào làm tăng thêm phần sinh động cho vở diễn.
Tiếp theo, ĐGM Antôn Vũ Huy Chương (Giám mục GP Đà-lạt) chia sẻ về LCTX, ngài có nhắc đến ĐGH Phanxicô đã lưu ý tới LCTX ngay từ khi bắt đầu nhận sứ vụ kế vị Thánh Phêrô. ĐGH Phanxicô là người rất quan tâm người nghèo như Ý Chúa mong muốn, chính Tông hiệu của ngài đã đủ nói lên về con người của ngài. Khẩu hiệu giám mục và giáo hoàng của ngài là “Miserando atque eligendo” (Thương xót và Tuyển chọn) cũng có liên quan LCTX. Điều này rất phù hợp với ước muốn của Chúa Giêsu về LCTX.
17 giờ 15, đoàn rước linh tượng LCTX và đoàn đồng tế bắt đầu tiến lên lễ đài. Thánh lễ mừng kính LCTX do ĐGM Cosma Hoàng Văn Đạt (GP Bắc Ninh, thư ký HĐGMVN, gốc Dòng Tên) chủ tế, đồng tế có ĐGM Antôn Vũ Huy Chương (GP Đà-lạt), ĐGM Nguyễn Thái Hợp (GP Vinh, gốc Dòng Đa-minh), Lm G.B. Võ Văn Ánh (Tổng tuyên úy CĐ LCTX của TGP Saigon, chính xứ kiêm hạt trưởng Tân Định), và 9 linh mục, còn có thêm 14 phó tế.
Sách Công vụ cho biết: “Nhiều dấu lạ điềm thiêng được thực hiện trong dân, nhờ bàn tay các Tông Đồ. Không một ai khác dám nhập đoàn với họ. Nhưng dân thì lại ca tụng họ. Càng ngày càng có thêm nhiều người tin theo Chúa: cả đàn ông, đàn bà rất đông” (Cv 5:12-14). Những người đó đã chấp nhận lời rao giảng của các Tông Đồ về Ơn Cứu Độ duy nhất nơi Đức-Kitô-chịu-chết-và-phục-sinh là thật nên họ mới TIN vào Đức Kitô là Con Thiên Chúa, và họ sẵn sàng tín thác vào LCTX. Quả thật, “muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (Tv 118). Thật tuyệt vời! Tuy nhiên, hãy đến với LCTX một cách thành tín, đừng đến với sự tò mò hoặc hiếu kỳ vì chỉ muốn tìm những “sự lạ”!
Còn Thánh sử Gioan xác định: “Đức Giêsu đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ; nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách này. Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em TIN rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô là Con Thiên Chúa, và để anh em TIN mà ĐƯỢC SỰ SỐNG nhờ danh Người” (Ga 20:30-31). Tin Chúa là tin vào Tình Yêu Thiên Chúa, tin vào Đức Kitô Cứu Độ, là tín thác vào LCTX vô biên.
ĐGM Cosma chia sẻ trong bài giảng: “Xin chào anh chị em, và xin được gọi là anh chị em, vì chúng ta cùng là con của Cha trên trời. Tôi bất ngờ và vui vì thấy anh chị em đông quá. Nhưng cũng tại Chúa hết, vì Chúa yêu thương người ta quá. Ngày nay người ta sống vô cảm quá. Mới đây, báo chí cho biết một vụ án về người cha bị kết án tù, thế nhưng cả 5 đứa con lại xin tòa án xử tử người cha. Rồi còn biết bao chuyện khác xảy ra hằng ngày. Kinh Thánh cũng có những trường hợp vô cảm: Người bị cướp đánh bán sống bán chết bên vệ đường, chính tư tế cũng làm ngơ và bỏ đi, chỉ có người Samari (ngoại giáo) xót thương; hoặc người được chủ tha nợ nhưng lại không tha nợ cho người bạn”.
ĐGM Cosma nói thêm: “Tin Mừng hôm nay nói về sự cứng lòng tin của Tôma. Các Tông Đồ kia đều tin Chúa Giêsu phục sinh, chỉ Tôma nhất định không tin. Ông còn thách thức là phải xỏ sờ và tay vào lỗ đinh trên người Chúa Giêsu thì ông mới tin. Ngày nay cũng có nhiều “bản sao” của Tôma, muốn kiểm chứng thực tế mới tin. Nhưng ngày nay không thể kiểm nghiệm như Tôma. ĐGH Phanxicô kể chuyện một người đến xưng tội, ngài hỏi bà tìm gì, bà nói tìm LCTX, và bà này nói: Nếu không có LCTX, thế giới này không tồn tại. Những vết thương và những lỗ đinh trên thân thể Đức Kitô là bằng chứng hùng hồn nhất về LCTX”.
Đức tin vô cùng quan trọng, đặc biệt trong Năm Đức Tin này. Chính Chúa Giêsu đã cầu chúc: “Phúc thay những người không thấy mà tin!” (Ga 20:29). Không thấy mà tin. Đó là điều mà chính Chúa Giêsu nói là diễm phúc. ĐGH Phanxicô nói: “Chúng ta có thể gọi đây là Mối Phúc Đức Tin” (Beatitude of Faith).
Trong Kinh Cầu Xin LCTX có lời Chúa Giêsu đã nói với hánh nữ Faustina: “Thà rằng trời đất này biến ra không, nhưng lòng thương xót của Ta luôn ấp ủ những linh hồn tín thác”. Một lời xác quyết mà nhân loài không thể nào hiểu nổi. Quá bao la, quá nhân từ, quá đại lượng, chúng ta chỉ biết cúi đầu cảm tạ Đức Kitô, Đấng đã vâng lời Chúa Cha mà tự nguyện chết vì yêu thương nhân loại. LCTX quá kỳ diệu, quá tuyệt vời!
Phúc Âm có một số dụ ngôn “điển hình” về LCTX: Tên Mắc Nợ Không Biết Thương Xót (Mt 18:23-35), Người Samari Tốt Lành (Lc 10:30-37), Con Chiên Bị Mất (Lc 15:4-7), Đồng Bạc Bị Mất (Lc 15:8-10), Người Phụ Nữ Ngoại Tình (Ga 8:2-11), và Người Cha Nhân Hậu (Lc 15:11-32).
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đêm thắp nến ủng hộ các Tôn Giáo, các Đoàn thể, nhân sĩ trong nước đòi hỏi sửa dổi Hiến Pháp
William Nguyễn
09:09 07/04/2013
LỜI CHÀO MỪNG VÀ TUYÊN BỐ LÝ DO ĐÊM THẮP NẾN ỦNG HỘ VIỆC ĐÒI HỎI THAY ĐỔI HIẾN PHÁP CỦA CÁC TÔN GIÁO VÀ ĐỒNG BÀO TRONG NƯỚC
Kính thưa quý vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo,
Quý vi dân biểu, quy vị lãnh đạo các cộng đồng, đoàn thể,
Quý quan khách, quý bậc trưởng thượng, quý cơ quan truyền thông,
Quý thân hữu và quý đồng hương.
Chúng tôi hân hoan vui mừng trước sự hiện diện đông đảo của quý vị trong Đêm Thắp Nến cầu nguyện hôm nay. Quý vị đang dùng những thì giờ quý giá để tặng hiến cho quê hương Việt Nam qua sự ủng hộ việc đòi hỏi thay đổi hiến pháp của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, của các vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, của các vị nhân sĩ trí thức và đồng bào trong nước.
Xem hình ảnh
Ban Tổ Chức chúng tôi được hình thành bởi năm tôn giáo lớn cùng các cộng đồng và gần 50 đoàn thể hợp lại để kêu gọi mọi người tham gia, khơi gợi trách nhiệm tinh thần đối với tương lai đất nước, sát cánh và ủng hộ những khát khao của đồng bào mình. Và sự việc này nói lên tình đoàn kết của người Việt chúng ta trước những biến cố ảnh hưởng đến vận mệnh dân tộc.
Như quý vị đã theo dõi tình hình thời sự tại Việt Nam trong những tuần lễ qua, một cao trào nổi lên đòi hỏi thay đổi hiến pháp và những tiếng nói cất lên đều đồng thanh đòi quyền làm người, dân chủ và tự do.
Trước sự đòi hỏi nghiêm trọng này, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đứng trước sự lựa chọn:
Thứ nhất, thay đổi hiến pháp là con đường sống cho dân tộc và cho chính họ.
Thứ hai, không thay đổi hiến pháp họ sẽ phải đối diện với một làn sóng đứng dậy của người dân đủ mọi thành phần mà bạo lực có mạnh tới đâu cũng không thể ngăn cản được. Những tấm gương ở Trung Đông và Bắc Phi là những điển hình.
Như vậy, họ chỉ có một sự lưa chọn duy nhất là thay đổi hiến pháp, mà thay đổi hiến pháp theo đòi hỏi của đồng bào trong nước là chấp nhận dân chủ tự do.
Đêm Thắp Nến cầu nguyện này muốn gửi một thông điệp ủng hộ và hiệp thông tới các vị lãnh đạo tôn giáo, các vị nhân sĩ trí thức và người dân trong nước về đòi hỏi thay đổi hiến pháp, nói một cách rõ ràng là tranh đấu cho tự do dân chủ của người dân Việt nam.
Chúng tôi cảm tạ sự hiện diện biểu tỏ tấm lòng yêu nước thương nòi của toàn thể quý vị.
Chắc chắn rằng ánh sáng bình minh của tự do đang hé mở ở chân trời Việt Nam và những bàn tay của nhà cầm quyền cộng sản dù cố gắng tới đâu cũng không thể che khuất được ánh sáng mặt trời.
Trân trọng kính chào quý vị,
Dear distinguished guests,
Ladies and gentlemen,
We welcome and thank you for being here tonight to support and pray for the conscience voice of Vietnamese Religious Leaders, Community Activists and all the people in the country of Vietnam regarding the constitution revision draft. Their declarations concluded four demands:
First, Human rights must be respected,
Second, Article 4 of the constitution must be abolished because this article only allows the Communist Party to use its force to assume leadership of the State and society.
Third, support a democratic system which upholds the independence of the executive, the legislative and the judiciary branches.
And lastly, support a pluralistic and multi-party system. All political parties who fairly complete for the advancement of freedom, peace and prosperity of the people.
Tonight your presence shows your support for the people in Vietnam and this will encourage more to fight for freedom and democracy.
Thank you very much
Trưởng ban tổ chức,
Nguyễn Văn Liêm
Kính thưa quý vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo,
Quý vi dân biểu, quy vị lãnh đạo các cộng đồng, đoàn thể,
Quý quan khách, quý bậc trưởng thượng, quý cơ quan truyền thông,
Quý thân hữu và quý đồng hương.
Chúng tôi hân hoan vui mừng trước sự hiện diện đông đảo của quý vị trong Đêm Thắp Nến cầu nguyện hôm nay. Quý vị đang dùng những thì giờ quý giá để tặng hiến cho quê hương Việt Nam qua sự ủng hộ việc đòi hỏi thay đổi hiến pháp của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, của các vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, của các vị nhân sĩ trí thức và đồng bào trong nước.
Xem hình ảnh
Ban Tổ Chức chúng tôi được hình thành bởi năm tôn giáo lớn cùng các cộng đồng và gần 50 đoàn thể hợp lại để kêu gọi mọi người tham gia, khơi gợi trách nhiệm tinh thần đối với tương lai đất nước, sát cánh và ủng hộ những khát khao của đồng bào mình. Và sự việc này nói lên tình đoàn kết của người Việt chúng ta trước những biến cố ảnh hưởng đến vận mệnh dân tộc.
Như quý vị đã theo dõi tình hình thời sự tại Việt Nam trong những tuần lễ qua, một cao trào nổi lên đòi hỏi thay đổi hiến pháp và những tiếng nói cất lên đều đồng thanh đòi quyền làm người, dân chủ và tự do.
Trước sự đòi hỏi nghiêm trọng này, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đứng trước sự lựa chọn:
Thứ nhất, thay đổi hiến pháp là con đường sống cho dân tộc và cho chính họ.
Thứ hai, không thay đổi hiến pháp họ sẽ phải đối diện với một làn sóng đứng dậy của người dân đủ mọi thành phần mà bạo lực có mạnh tới đâu cũng không thể ngăn cản được. Những tấm gương ở Trung Đông và Bắc Phi là những điển hình.
Như vậy, họ chỉ có một sự lưa chọn duy nhất là thay đổi hiến pháp, mà thay đổi hiến pháp theo đòi hỏi của đồng bào trong nước là chấp nhận dân chủ tự do.
Đêm Thắp Nến cầu nguyện này muốn gửi một thông điệp ủng hộ và hiệp thông tới các vị lãnh đạo tôn giáo, các vị nhân sĩ trí thức và người dân trong nước về đòi hỏi thay đổi hiến pháp, nói một cách rõ ràng là tranh đấu cho tự do dân chủ của người dân Việt nam.
Chúng tôi cảm tạ sự hiện diện biểu tỏ tấm lòng yêu nước thương nòi của toàn thể quý vị.
Chắc chắn rằng ánh sáng bình minh của tự do đang hé mở ở chân trời Việt Nam và những bàn tay của nhà cầm quyền cộng sản dù cố gắng tới đâu cũng không thể che khuất được ánh sáng mặt trời.
Trân trọng kính chào quý vị,
Dear distinguished guests,
Ladies and gentlemen,
We welcome and thank you for being here tonight to support and pray for the conscience voice of Vietnamese Religious Leaders, Community Activists and all the people in the country of Vietnam regarding the constitution revision draft. Their declarations concluded four demands:
First, Human rights must be respected,
Second, Article 4 of the constitution must be abolished because this article only allows the Communist Party to use its force to assume leadership of the State and society.
Third, support a democratic system which upholds the independence of the executive, the legislative and the judiciary branches.
And lastly, support a pluralistic and multi-party system. All political parties who fairly complete for the advancement of freedom, peace and prosperity of the people.
Tonight your presence shows your support for the people in Vietnam and this will encourage more to fight for freedom and democracy.
Thank you very much
Trưởng ban tổ chức,
Nguyễn Văn Liêm
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa: Tuổi Trẻ và Thế Giới Kỹ Thuật Số
Vũ Văn An
11:21 07/04/2013
Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa: Tuổi Trẻ và Thế Giới Kỹ Thuật Số
Vũ Văn An2/10/2013
________________________________________
Trong tuần qua, Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa đã tổ chức một hội nghị khoáng đại với chủ đề “Các Nền Văn Hóa Tuổi Trẻ Đang Thành Hình” nhằm xem sét nhiều vấn đề khác nhau liên quan tới tầm quan trọng của tuổi trẻ và phương thức mục vụ Giáo Hội cần đưa ra để thoả mãn nhu cầu của giới trẻ ngày nay. Đức HY Dinardo, TGM Galveston-Houston, một thành viên của Hội Đồng, nhân dịp này có dành cho Zenit một cuộc phỏng vấn.
Nói về vai trò của văn hóa trong việc phúc âm hóa giới trẻ thế giới, Đức HY cho hay: văn hóa rất quan trọng nhưng văn hóa không ở số ít mà là ở số nhiều. Đó là điều được Hội Nghị lưu ý. Vì coi văn hóa như một cái khối duy nhất (monolithic) là điều không đúng sự thật. Văn hóa bao gồm trọn bộ các biểu tượng, các lối sống, ngôn ngữ và v.v…
Điều đó đúng đối với cả những nhóm nhỏ của tuổi trẻ, chứ đừng nói tới tuổi trẻ thế giới nói chung. Ta cần nhớ một số khía cạnh mà người ta thường nói về tuổi trẻ trên thế giới ngày nay. Một trong những con số thống kê đáng lưu ý nhất là hiện có tới hơn một trăm triệu người trẻ sống một mức nghèo khó đến nỗi hầu như không với tới được bất cứ điều gì. Họ đang phải sống lây lất bên lề xã hội.
Mặt khác, đối với hội nghị khoáng đại lần này, sự kiện giới trẻ ngày nay chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những gì đang xẩy ra trong thế giới kỹ thuật số là điều được hết sức quan tâm. Thực vậy, một diễn giả cho hay liên mạng và những gì liên hệ với nó không phải chỉ là các phương tiện truyền thông, mà thực ra còn là chính toàn bộ môi trường sống nữa. Chúng ta phải giáp mặt với vấn đề này. Khi nói về đức tin Công Giáo, điều quan trọng đối với khả tín tính là nhân chứng, một nhân chứng đầy mạnh dạn, và phải làm cho cảm nghiệm cầu nguyện trong Giáo Hội đi đôi với những gì đang diễn ra trên thế giới. Giới trẻ hết sức nhạy cảm về điều này, còn hơn cả sự thật của sứ điệp: họ muốn có một sứ điệp từng được đem ra sống một cách hân hoan và mạnh dạn.
Tuy nhiên, theo Đức Hồng Y, trong khi lưu ý tới các phương tiện kỹ thuật số, ta phải đồng thời khuyến khích người trẻ tìm kiếm thinh lặng, cầu nguyện và tương tác nhân bản ở bên ngoài thế giới kỹ thuật số. Đây là điều rất quan trọng. Vì thế giới kỹ thuật số có thể khiến người trẻ trở thành tự cô lập hoàn toàn (solopsistic).
Một đa trụ
Trong buổi tiếp kiến dành cho Hội Nghị Khoáng Đại tại Phòng Clementine, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI cũng có cùng một quan điểm: ngài không coi văn hóa tuổi trẻ như một cái gì nguyên khối, không phải là một vũ trụ mà là một đa trụ, theo lối chơi chữ “not a universe but a multiverse” nghĩa là bao gồm nhiều quan điểm, nhiều viễn tượng và chiến lược.
Đức Giáo Hoàng cho rằng các yếu tố phân biệt và dị biệt hoá các hiện tượng văn hóa quan trọng hơn là các yếu tố có chung đối với các nền văn hóa tuổi trẻ. Một số nhân tố từng góp phần tạo ra khung cảnh văn hóa càng ngày càng trở nên phân mảnh và biến hóa không ngừng và nhanh chóng. Các phương tiện truyền thông mới vừa làm dễ vừa tạo nên các thay đổi nhanh chóng trong tâm thức, phong tục và tác phong.
Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh rằng các khó khăn hiện nay trong lãnh vực chính trị và kinh tế đã và đang tác động đối với tuổi trẻ trên bình diện tâm lý và tương quan, thậm chí còn đẩy họ ra bên lề xã hội nữa. Trong các nền văn hóa này, cả chiều kích tôn giáo, tức cảm nghiệm đức tin và cảm nghiệm thuộc về Giáo Hội, thường cũng chỉ được sống trong một viễn tượng xúc cảm và riêng tư mà thôi.
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha vẫn nhận thấy nhiều hiện tượng tích cực. Như các thiện nguyện viên đầy độ lượng và can đảm, đã hiến thân phục vụ người nghèo, người túng thiếu cũng như nhiều thanh thiếu niên hân hoan làm chứng cho việc mình thuộc về Giáo Hội.
Đức Thánh Cha kết luận: “Bởi thế, ta không thể tự bằng lòng với việc đọc các hiện tượng văn hóa tuổi trẻ theo những khuôn mẫu định sẵn, hiện đã trở thành thông lệ, hay phân tích chúng bằng những phương pháp không còn hữu dụng nữa, vì khởi đi từ những phạm trù văn hóa lỗi thời và bất cập”
Đức tin đổi mới và tuổi trẻ thời nay
Dù tình hình xã hội ngày nay hiện đang tác động mạnh trên đức tin và cảm thức thuộc về Giáo Hội của người ta, Đức Giáo Hoàng vẫn muốn đổi mới niềm tin tưởng vào Giáo Hội nơi tuổi trẻ ngày nay. Trích dẫn sứ điệp của Công Đồng Vatican II gửi giới trẻ nói chung, Đức Thánh Cha kêu gọi tuổi trẻ hãy tạo cơ sở cho thế hệ mai sau suy nghĩ và gợi hứng cho họ. Đức GH cũng theo gương Đức Phaolô VI kêu gọi giới trẻ “chiến đấu chống lại mọi hình thức vị kỷ. Khước từ , đừng bao giờ để mình buông theo bản năng bạo động và thù hận, chỉ đem lại chiến tranh và mọi thứ khổ lụy đáng buồn. Hãy quảng đại, trong trắng, biết tôn kính và thành thực. Và hân hoan cố gắng xây dựng một thế giới tốt hơn thế giới của các bậc cha anh”.
Ngài nói tiếp: “Cả cha nữa, cha cũng muốn mạnh mẽ tái khẳng định điều này: Giáo Hội tin tưởng giới trẻ, Giáo Hội hy vọng nơi họ và nơi các năng lực của họ, Giáo Hội rất cần họ và sinh lực của họ, biết tiếp tục sống sứ mệnh đã được Chúa Kitô trao phó cho họ… Cha hy vọng rằng, đối với thế hệ trẻ, Năm Đức Tin sẽ là một dịp may hiếm có để tái khám phá và củng cố tình bạn của ta với Chúa Kitô, nhờ đó tìm được niềm vui và phấn khởi để biến cải các nền văn hóa và các xã hội một cách sâu xa”.
Vũ Văn An2/10/2013
________________________________________
Trong tuần qua, Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa đã tổ chức một hội nghị khoáng đại với chủ đề “Các Nền Văn Hóa Tuổi Trẻ Đang Thành Hình” nhằm xem sét nhiều vấn đề khác nhau liên quan tới tầm quan trọng của tuổi trẻ và phương thức mục vụ Giáo Hội cần đưa ra để thoả mãn nhu cầu của giới trẻ ngày nay. Đức HY Dinardo, TGM Galveston-Houston, một thành viên của Hội Đồng, nhân dịp này có dành cho Zenit một cuộc phỏng vấn.
Nói về vai trò của văn hóa trong việc phúc âm hóa giới trẻ thế giới, Đức HY cho hay: văn hóa rất quan trọng nhưng văn hóa không ở số ít mà là ở số nhiều. Đó là điều được Hội Nghị lưu ý. Vì coi văn hóa như một cái khối duy nhất (monolithic) là điều không đúng sự thật. Văn hóa bao gồm trọn bộ các biểu tượng, các lối sống, ngôn ngữ và v.v…
Điều đó đúng đối với cả những nhóm nhỏ của tuổi trẻ, chứ đừng nói tới tuổi trẻ thế giới nói chung. Ta cần nhớ một số khía cạnh mà người ta thường nói về tuổi trẻ trên thế giới ngày nay. Một trong những con số thống kê đáng lưu ý nhất là hiện có tới hơn một trăm triệu người trẻ sống một mức nghèo khó đến nỗi hầu như không với tới được bất cứ điều gì. Họ đang phải sống lây lất bên lề xã hội.
Mặt khác, đối với hội nghị khoáng đại lần này, sự kiện giới trẻ ngày nay chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những gì đang xẩy ra trong thế giới kỹ thuật số là điều được hết sức quan tâm. Thực vậy, một diễn giả cho hay liên mạng và những gì liên hệ với nó không phải chỉ là các phương tiện truyền thông, mà thực ra còn là chính toàn bộ môi trường sống nữa. Chúng ta phải giáp mặt với vấn đề này. Khi nói về đức tin Công Giáo, điều quan trọng đối với khả tín tính là nhân chứng, một nhân chứng đầy mạnh dạn, và phải làm cho cảm nghiệm cầu nguyện trong Giáo Hội đi đôi với những gì đang diễn ra trên thế giới. Giới trẻ hết sức nhạy cảm về điều này, còn hơn cả sự thật của sứ điệp: họ muốn có một sứ điệp từng được đem ra sống một cách hân hoan và mạnh dạn.
Tuy nhiên, theo Đức Hồng Y, trong khi lưu ý tới các phương tiện kỹ thuật số, ta phải đồng thời khuyến khích người trẻ tìm kiếm thinh lặng, cầu nguyện và tương tác nhân bản ở bên ngoài thế giới kỹ thuật số. Đây là điều rất quan trọng. Vì thế giới kỹ thuật số có thể khiến người trẻ trở thành tự cô lập hoàn toàn (solopsistic).
Một đa trụ
Trong buổi tiếp kiến dành cho Hội Nghị Khoáng Đại tại Phòng Clementine, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI cũng có cùng một quan điểm: ngài không coi văn hóa tuổi trẻ như một cái gì nguyên khối, không phải là một vũ trụ mà là một đa trụ, theo lối chơi chữ “not a universe but a multiverse” nghĩa là bao gồm nhiều quan điểm, nhiều viễn tượng và chiến lược.
Đức Giáo Hoàng cho rằng các yếu tố phân biệt và dị biệt hoá các hiện tượng văn hóa quan trọng hơn là các yếu tố có chung đối với các nền văn hóa tuổi trẻ. Một số nhân tố từng góp phần tạo ra khung cảnh văn hóa càng ngày càng trở nên phân mảnh và biến hóa không ngừng và nhanh chóng. Các phương tiện truyền thông mới vừa làm dễ vừa tạo nên các thay đổi nhanh chóng trong tâm thức, phong tục và tác phong.
Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh rằng các khó khăn hiện nay trong lãnh vực chính trị và kinh tế đã và đang tác động đối với tuổi trẻ trên bình diện tâm lý và tương quan, thậm chí còn đẩy họ ra bên lề xã hội nữa. Trong các nền văn hóa này, cả chiều kích tôn giáo, tức cảm nghiệm đức tin và cảm nghiệm thuộc về Giáo Hội, thường cũng chỉ được sống trong một viễn tượng xúc cảm và riêng tư mà thôi.
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha vẫn nhận thấy nhiều hiện tượng tích cực. Như các thiện nguyện viên đầy độ lượng và can đảm, đã hiến thân phục vụ người nghèo, người túng thiếu cũng như nhiều thanh thiếu niên hân hoan làm chứng cho việc mình thuộc về Giáo Hội.
Đức Thánh Cha kết luận: “Bởi thế, ta không thể tự bằng lòng với việc đọc các hiện tượng văn hóa tuổi trẻ theo những khuôn mẫu định sẵn, hiện đã trở thành thông lệ, hay phân tích chúng bằng những phương pháp không còn hữu dụng nữa, vì khởi đi từ những phạm trù văn hóa lỗi thời và bất cập”
Đức tin đổi mới và tuổi trẻ thời nay
Dù tình hình xã hội ngày nay hiện đang tác động mạnh trên đức tin và cảm thức thuộc về Giáo Hội của người ta, Đức Giáo Hoàng vẫn muốn đổi mới niềm tin tưởng vào Giáo Hội nơi tuổi trẻ ngày nay. Trích dẫn sứ điệp của Công Đồng Vatican II gửi giới trẻ nói chung, Đức Thánh Cha kêu gọi tuổi trẻ hãy tạo cơ sở cho thế hệ mai sau suy nghĩ và gợi hứng cho họ. Đức GH cũng theo gương Đức Phaolô VI kêu gọi giới trẻ “chiến đấu chống lại mọi hình thức vị kỷ. Khước từ , đừng bao giờ để mình buông theo bản năng bạo động và thù hận, chỉ đem lại chiến tranh và mọi thứ khổ lụy đáng buồn. Hãy quảng đại, trong trắng, biết tôn kính và thành thực. Và hân hoan cố gắng xây dựng một thế giới tốt hơn thế giới của các bậc cha anh”.
Ngài nói tiếp: “Cả cha nữa, cha cũng muốn mạnh mẽ tái khẳng định điều này: Giáo Hội tin tưởng giới trẻ, Giáo Hội hy vọng nơi họ và nơi các năng lực của họ, Giáo Hội rất cần họ và sinh lực của họ, biết tiếp tục sống sứ mệnh đã được Chúa Kitô trao phó cho họ… Cha hy vọng rằng, đối với thế hệ trẻ, Năm Đức Tin sẽ là một dịp may hiếm có để tái khám phá và củng cố tình bạn của ta với Chúa Kitô, nhờ đó tìm được niềm vui và phấn khởi để biến cải các nền văn hóa và các xã hội một cách sâu xa”.
Những sự kiện chung quanh việc Đức Bênêđíctô XVI từ nhiệm
Vũ Văn An
11:21 07/04/2013
Những sự kiện chung quanh việc Đức Bênêđíctô XVI từ nhiệm
Vũ Văn An2/11/2013
________________________________________
1. Bộ giáo luật năm 1983 đã dự trù trường hợp Đức Giáo Hoàng từ chức (Ðiều 332 # 2): “Nếu xảy ra trường hợp Ðức Thánh Cha từ chức, thì để được hữu hiệu, sự từ chức phải được tự do và được bày tỏ cách hợp thức nhưng không cần được ai chấp nhận.”
2. Trong cuộc phỏng vấn của Peter Seewald năm 2010, khi trả lời câu hỏi về nạn lạm dụng tình dục đang làm rung động Giáo Hội hồi ấy, Đức Bênêđíctô XVI cho hay đấy không phải lúc để “bỏ chạy”, “không phải là lúc để từ chức”. Và ngài hêm: “người ta có thể từ chức trong thời điểm yên hàn hoặc khi thấy mình không còn kham nổi”. Seewald đã nhân dịp đó, hỏi thẳng ngài: “Nghĩa là ngài cho rằng có thể từ chức trong một hoàn cảnh nào đó?”. Ngài thẳng thắn trả lời: “Đúng. Khi một giáo hoàng hiểu rõ, mình không còn khả năng về thể lý, tâm lý và tinh thần để cáng đáng nhiệm vụ được giao phó nữa, thì vị đó có quyền từ chức, và trong một số hoàn cảnh vị đó có nhiệm vụ phải từ chức”.
3. Và ngày 11 tháng 2 vừa qua, Đức Thánh Cha đã dựa vào lý do “Năng lực của tôi trong vài tháng qua, đã xấu đi đến mức mà tôi phải thừa nhận sự bất lực của tôi không thể đáp ứng đầy đủ sứ vụ được giao phó cho mình” để từ nhiệm.
4. Năng lực ở đây là năng lực nào? Thể lý, tâm lý hay tinh thần? Đức Thánh Cha không nhấn mạnh điểm nào, nhưng ngài cho hay: muốn lèo lái được con thuyền của Thánh Phêrô trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng, “cả năng lực của thân xác lẫn trí óc đều cần thiết”. Và trước đó, ngài qui sự xuống dốc về năng lực “trong mấy tháng qua” là “do tuổi cao”. Tuổi cao có thể khiến cả hai năng lực thể lý và tinh thần giảm thiểu đi. Nhưng theo Đài BBC, bác sĩ riêng của Đức GH cho hay: sức khỏe của ngài không còn thích hợp để du hành liên lục địa, một việc chính ngài cho là cần thiết đối với thừa tác vụ Phêrô trong một thế giới “với quá nhiều những thay đổi nhanh chóng và đang rúng động bởi những vấn nạn liên quan sâu sắc đến đời sống đức tin”. Về sức khỏe thể lý của Đức Giáo Hoàng, nhiều dấu chỉ xuống dốc đã được nhận diện trong mấy năm qua: tới lui đền thánh Phêrô trên một bục di động, từng bị đột quị năm 1991, năm 2009, bị té và gẫy xương cổ tay, bị trục trặc tiền liệt tuyến, và thường phải chống gậy.
5. Quyết định trên được đưa ra “hoàn toàn với tự do” , “sau nhiều lần tự vấn lương tâm trước mặt Chúa” và được công bố long trọng trước một công nghị của hồng y đoàn, và không cần được chấp nhận hay không đúng như giáo luật qui định. Tự do ở đây còn có nghĩa là không bị thúc bách bởi bất cứ hoàn cảnh nào. Theo Cha Lombardi, Đức Thánh Cha không mắc bất cứ bệnh tật gì và hoàn toàn tỉnh trí khi đưa ra quyết định trên. Vả lại, đây là một quyết định được đưa ra sau nhiều tháng suy niệm đắn đo. Tự do cũng có nghĩa là hoàn toàn do quyết định của chính Đức Thánh Cha. Chính người anh ruột duy nhất của ngài cũng chỉ được thông báo chứ không được hỏi ý kiến. Theo Cha Lombardi, nhiều vị hồng y có mặt không hiểu lời Đức Thánh Cha. Nhiều vị giáo phẩm trong giáo triều hoàn toàn ngỡ ngàng khi nghe tin trên. Tự do cũng đi đôi với thanh thản. Phong thái của Đức Bênêđíctô XVI khi đọc diễn văn công bố việc từ nhiệm đã toát ra sự thanh thản ấy.
6. Đức Bênêđíctô XVI không phải là vị giáo hoàng đầu tiên từ nhiệm. Vị giáo hoàng đầu tiên từ nhiệm là Đức GH Celestine V vào tháng 12 năm 1294. Và gần đây nhất là Đức Gregory XII từ chức năm 1415, tức cách nay gần 600 năm. Nhưng trong khi Đức Celestine V từ chức “khi nhận ra mình chỉ là dụng cụ trong tay các lãnh Chúa” và Đức Gregory XII từ chức vì lợi ích Giáo Hội trong thời đại ly giáo Tây Phương, thì Đức Bênêđíctô XVI là vị giáo hoàng đầu tiên từ chức vì lý do sức khỏe.
7. Chỉ khi việc từ nhiệm của Đức Giáo Hoàng có hiệu lực vào lúc 20 giờ ngày 28 tháng 2 năm 2013, Tòa Phêrô mới trống ngôi và do đó, cơ mật viện bầu tân giáo hoàng mới được triệu tập. Lúc đó, Đức Bênêđíctô XVI đã lui về Castel Gandolfo và theo lời ngài, sẽ tiếp tục phục vụ Giáo Hội bằng một đời cầu nguyện. Vị giáo hoàng từ nhiệm sẽ không trực tiếp can dự vào việc bầu người thay thế mình. Và với nhân cách của ngài, Đức Bênêđíctô XVI sẽ không bao giờ đóng vai “thái thượng hoàng”, gây ảnh hưởng tới vị kế nhiệm mình. Hơn mọi người khác, ngài là người thâm tín vai trò của Chúa Thánh Thần trong việc dìu dắt Giáo Hội. Việc ly giáo vì thế chắc chắn sẽ không xẩy ra do việc từ nhiệm này, như một số người lo ngại.
Vũ Văn An2/11/2013
________________________________________
1. Bộ giáo luật năm 1983 đã dự trù trường hợp Đức Giáo Hoàng từ chức (Ðiều 332 # 2): “Nếu xảy ra trường hợp Ðức Thánh Cha từ chức, thì để được hữu hiệu, sự từ chức phải được tự do và được bày tỏ cách hợp thức nhưng không cần được ai chấp nhận.”
2. Trong cuộc phỏng vấn của Peter Seewald năm 2010, khi trả lời câu hỏi về nạn lạm dụng tình dục đang làm rung động Giáo Hội hồi ấy, Đức Bênêđíctô XVI cho hay đấy không phải lúc để “bỏ chạy”, “không phải là lúc để từ chức”. Và ngài hêm: “người ta có thể từ chức trong thời điểm yên hàn hoặc khi thấy mình không còn kham nổi”. Seewald đã nhân dịp đó, hỏi thẳng ngài: “Nghĩa là ngài cho rằng có thể từ chức trong một hoàn cảnh nào đó?”. Ngài thẳng thắn trả lời: “Đúng. Khi một giáo hoàng hiểu rõ, mình không còn khả năng về thể lý, tâm lý và tinh thần để cáng đáng nhiệm vụ được giao phó nữa, thì vị đó có quyền từ chức, và trong một số hoàn cảnh vị đó có nhiệm vụ phải từ chức”.
3. Và ngày 11 tháng 2 vừa qua, Đức Thánh Cha đã dựa vào lý do “Năng lực của tôi trong vài tháng qua, đã xấu đi đến mức mà tôi phải thừa nhận sự bất lực của tôi không thể đáp ứng đầy đủ sứ vụ được giao phó cho mình” để từ nhiệm.
4. Năng lực ở đây là năng lực nào? Thể lý, tâm lý hay tinh thần? Đức Thánh Cha không nhấn mạnh điểm nào, nhưng ngài cho hay: muốn lèo lái được con thuyền của Thánh Phêrô trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng, “cả năng lực của thân xác lẫn trí óc đều cần thiết”. Và trước đó, ngài qui sự xuống dốc về năng lực “trong mấy tháng qua” là “do tuổi cao”. Tuổi cao có thể khiến cả hai năng lực thể lý và tinh thần giảm thiểu đi. Nhưng theo Đài BBC, bác sĩ riêng của Đức GH cho hay: sức khỏe của ngài không còn thích hợp để du hành liên lục địa, một việc chính ngài cho là cần thiết đối với thừa tác vụ Phêrô trong một thế giới “với quá nhiều những thay đổi nhanh chóng và đang rúng động bởi những vấn nạn liên quan sâu sắc đến đời sống đức tin”. Về sức khỏe thể lý của Đức Giáo Hoàng, nhiều dấu chỉ xuống dốc đã được nhận diện trong mấy năm qua: tới lui đền thánh Phêrô trên một bục di động, từng bị đột quị năm 1991, năm 2009, bị té và gẫy xương cổ tay, bị trục trặc tiền liệt tuyến, và thường phải chống gậy.
5. Quyết định trên được đưa ra “hoàn toàn với tự do” , “sau nhiều lần tự vấn lương tâm trước mặt Chúa” và được công bố long trọng trước một công nghị của hồng y đoàn, và không cần được chấp nhận hay không đúng như giáo luật qui định. Tự do ở đây còn có nghĩa là không bị thúc bách bởi bất cứ hoàn cảnh nào. Theo Cha Lombardi, Đức Thánh Cha không mắc bất cứ bệnh tật gì và hoàn toàn tỉnh trí khi đưa ra quyết định trên. Vả lại, đây là một quyết định được đưa ra sau nhiều tháng suy niệm đắn đo. Tự do cũng có nghĩa là hoàn toàn do quyết định của chính Đức Thánh Cha. Chính người anh ruột duy nhất của ngài cũng chỉ được thông báo chứ không được hỏi ý kiến. Theo Cha Lombardi, nhiều vị hồng y có mặt không hiểu lời Đức Thánh Cha. Nhiều vị giáo phẩm trong giáo triều hoàn toàn ngỡ ngàng khi nghe tin trên. Tự do cũng đi đôi với thanh thản. Phong thái của Đức Bênêđíctô XVI khi đọc diễn văn công bố việc từ nhiệm đã toát ra sự thanh thản ấy.
6. Đức Bênêđíctô XVI không phải là vị giáo hoàng đầu tiên từ nhiệm. Vị giáo hoàng đầu tiên từ nhiệm là Đức GH Celestine V vào tháng 12 năm 1294. Và gần đây nhất là Đức Gregory XII từ chức năm 1415, tức cách nay gần 600 năm. Nhưng trong khi Đức Celestine V từ chức “khi nhận ra mình chỉ là dụng cụ trong tay các lãnh Chúa” và Đức Gregory XII từ chức vì lợi ích Giáo Hội trong thời đại ly giáo Tây Phương, thì Đức Bênêđíctô XVI là vị giáo hoàng đầu tiên từ chức vì lý do sức khỏe.
7. Chỉ khi việc từ nhiệm của Đức Giáo Hoàng có hiệu lực vào lúc 20 giờ ngày 28 tháng 2 năm 2013, Tòa Phêrô mới trống ngôi và do đó, cơ mật viện bầu tân giáo hoàng mới được triệu tập. Lúc đó, Đức Bênêđíctô XVI đã lui về Castel Gandolfo và theo lời ngài, sẽ tiếp tục phục vụ Giáo Hội bằng một đời cầu nguyện. Vị giáo hoàng từ nhiệm sẽ không trực tiếp can dự vào việc bầu người thay thế mình. Và với nhân cách của ngài, Đức Bênêđíctô XVI sẽ không bao giờ đóng vai “thái thượng hoàng”, gây ảnh hưởng tới vị kế nhiệm mình. Hơn mọi người khác, ngài là người thâm tín vai trò của Chúa Thánh Thần trong việc dìu dắt Giáo Hội. Việc ly giáo vì thế chắc chắn sẽ không xẩy ra do việc từ nhiệm này, như một số người lo ngại.
Tình yêu Giáo Hội của Đức Bênêđíctô XVI
Vũ Văn An
11:20 07/04/2013
Tình yêu Giáo Hội của Đức Bênêđíctô XVI
Vũ Văn An2/12/2013
________________________________________
Tiếp theo lời công bố từ nhiệm của Đức GH Bênêđíctô XVI, nhiều lời ca tụng ngài đã được công khai phát biểu từ mọi phía. Đức Cha John J. Myers, TGM Newark, New Jersey, cho hay: ngài là “một mục tử mẫn cảm, một học giả và bậc thầy sáng chói…”. Đức Hồng Y Sean O’Malley, TGM Boston, cũng cho hay: ngài là một học giả và một bậc thầy có tư cách cao độ… trung thành duy trì chân lý và sự trong sáng của đức tin Công Giáo, vun sới đối thoại đại kết và liên tôn và vươn tay ra gợi hứng cho thế hệ Công Giáo tương lai. Đức Hồng Y cũng nhấn mạnh tới quan tâm mục vụ sâu sắc của ngài đối với các nạn nhân của sách nhiễu tình dục, cam kết và quyết tâm của ngài trong việc chữa lành các vết thương của họ.
Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, Đức HY Timothy Dolan, TGM New York, trong một bản tuyên bố, đã viết rằng: Đức Benêđíctô XVI đem tới cho chúng ta “một trái tim dịu hiền của mục tử, một trí óc sắc sảo của học giả và lòng tin tưởng của một tâm hồn luôn kết hợp với Thiên Chúa trong mọi điều ngài làm”... ngài là nhà lãnh đạo quên mình. Đức HY cũng không quên nhắc ta nhớ ngài là một quốc khách được sủng ái, một nhà lãnh đạo tinh thần và là một mục tử biết đau cái đau của con chiên, một trái tim biết lắng nghe tâm tư nạn nhân, một sứ giả của những chân lý trường cửu, một người tạo hợp nhất cho người Công Giáo, vươn tay ra với các nhóm ly giáo để lôi kéo họ trở về, lên tiếng cho người nghèo, ủng hộ việc chia sẻ công bằng các tài nguyên thế giới và cổ vũ lòng tôn trọng đối với môi sinh, một người có lối viết và lối nói sáng sủa và sâu sắc.
Đức HY Dzwisz, cựu bí thư của Chân Phúc Gioan Phaolô II, cho rằng Đức Bênêđíctô XVI dẫn dắt Giáo Hội với suy tư và khôn ngoan sâu sắc, những năng khiếu phát xuất từ một khả năng trí thức ngoại hạng cũng như một đức tin sâu xa. Các cố gắng của ngài nhằm canh tân Giáo Hội trong tinh thần hoàn toàn tín trung với lời dạy của Vị Thầy thành Nadarét.
Linh mục Lombardi, phát ngôn viên Tòa Thánh, thì cho rằng ngài là chứng tá vĩ đại của tự do thiêng liêng và của khôn ngoan tuyệt vời trong việc quản trị Giáo Hội trong thế giới hiện nay. Còn Đức HY Sodano, niên trưởng hồng y đoàn, thì gọi tám năm cai trị của Đức Bênêđíctô XVI là “sáng ngời”, sáng ngời trong liên tục tính với 265 vị tiền nhiệm trên Tòa Phêrô, trong liên tục tính với suốt 2000 năm lịch sử, từ Tông Đồ Phêrô, người đánh cá khiêm hạ của Galilê, tới những vị giáo hoàng vĩ đại của thế kỷ trước, từ Thánh Piô X tới chân phúc Gioan Phaolô II.
Giáo Trưởng Israel, Yona Metzger, ca ngợi các cố gắng của Đức Bênêđíctô trong việc cải thiện các liên hệ giữa Do Thái Giáo, Hồi Giáo và Kitô Giáo. Các liên hệ này đã trở nên tốt nhất xưa nay.
Đức Cha Jeffrey Steenton, Bản Quyền Tòng Nhân của Tòa Phêrô, cho rằng công trình đáng kể nhất trong triều đại Bênêđíctô XVI là cố gắng hòa giải người Anh Giáo. Trong một bản tuyên bố vào ngày thứ hai vừa qua, Đức Cha Steenton cho rằng các thành viên của Tòa Bản Quyền là con cái thiêng liêng của Đức Bênêđíctô XVI. Còn Đức Cha Keith Newton, Đấng Bản Quyền của Toà Bản Quyền Tòng Nhân Đức Mẹ Walsingham, thì cho rằng Đức Bênêđíctô XVI đã thi hành triều đại của ngài với “một đức khôn ngoan dịu hiền và đức khiêm nhường sâu sắc và ngài mãi mãi sẽ được tưởng nhớ vì giáo huấn rõ ràng và sâu sắc của mình.
Đối với Bà Angela Merkel, nữ Thủ Tướng Đức, Đức Bênêđíctô XVI hiện là và mãi mãi vẫn sẽ là một trong các nhà tư tưởng tôn giáo quan trọng nhất của thời đại ta”.
Từ Sydney, cha mẹ bé gái Claire Hill, em bé được Đức Bênêđíctô XVI ôm hôn và chúc lành tại Trường Đua Ranwick nhân dịp Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2008, đã lên tiếng cám ơn Đức Thánh Cha vì nhờ phép lành của ngài, bé Claire đã thoát chết một cách kỳ lạ trong tai nạn xe hơi 2 năm rưỡi sau đó: em bị mắc kẹt giữa bánh sau của chiếc xe buýt 3 tấn mà ai cũng tưởng là em đã mất mạng. Em được chở vội vào bệnh viện cứu cấp giữa lời khích lệ của một ai đó: “Claire sẽ không sao, vì em đã được Đức Giáo Hoàng chúc phúc!”. Vài ngày sau đó, em được nhà thương cho về vì chỉ bị trầy xát nhẹ. Bà Hill cho rằng gia đình bà yêu Đức Bênêđíctô XVI như yêu một người ông. Bà nhấn mạnh “ngài là người khiêm nhường, là người thánh thiện chỉ biết hiến thân vì người khác”.
Một phụ nữ khác từ Sydney là Claire Brown, người được gặp Đức Bênêđíctô XVI tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2011 tại Tây Ban Nha, cũng mô tả ngài là “người hòa nhã và khiêm nhường”. Bà cho rằng phúc lành của ngài giúp bà vượt qua được nhiều lo lắng: “Thực là một đặc ân, ngài là người khiêm hạ của Thiên Chúa”.
Yêu Giáo Hội
Tuy nhiên, nét nổi bật nhất của Đức Bênêđíctô XVI được nhiều người nhấn mạnh chính là tình yêu của ngài đối với Giáo Hội. Đức HY George Pell, TGM Sydney, cho hay: Đức Bênêđíctô XVI “luôn luôn yêu mến Giáo Hội và làm những gì tốt nhất cho Giáo Hội”. Chúng ta cám ơn ngài về các năm tháng ngài đã hiến mình cho việc lãnh đạo và phục vụ cũng như giáo huấn tuyệt vời.
Đức HY Seán Brady, TGM Armagh và Giáo Chủ Ái Nhĩ Lan, cám ơn Đức Thánh Cha về lòng tận tụy phục vụ Giáo Hội hoàn vũ cũng như tấm tình yêu và sự quan tâm của ngài đối với Giáo Hội Ái Nhĩ Lan. Trong bản tuyên bố của mình, Đức HY Dolan của New York cũng cho rằng Đức Giáo Hoàng “hết sức chăm lo cho Giáo Hội”. Ray Flynn, cựu Đại Sứ Mỹ bên cạnh Tòa Thánh và hiện là thị trưởng Boston, trong một tuyên bố báo chí, cho rằng Giáo Hội và thế giới sẽ mãi mãi tiếc nhớ vị linh mục đạo hạnh và đầy quan tâm này…, một người từng cho rằng mình sẽ phục vụ Giáo Hội bao lâu Thiên Chúa còn ban cho đủ sức mạnh. Ông viết: “Tôi biết Đức Giáo Hoàng nhiều năm và hành động hy sinh này rất nhất quán đối với con người của ngài. Với một thế giới đang hỗn loạn, ngài ra đi để dọn đường cho một nhà lãnh đạo nhiều năng lực và hữu hiệu hơn. Tôi không ngạc nhiên, vì ngài không bao giờ quan tâm tới chính ngài, mà là quan tâm tới những gì tốt đẹp nhất cho Thiên Chúa và Giáo Hội".
Còn Mario Ponti, Thủ Tướng Ý, thì trong một tuyên bố báo chí, đã cho rằng quyết định của Đức Giáo Hoàng là do ước nguyện muốn phục vụ Giáo Hội cho tới cùng và đảm bảo rằng trong tương lai, Giáo Hội được lãnh đạo mạnh mẽ hơn.
Nhận định của Monti có vẻ khó hiểu nhất: Đức Bênêđíctô XVI “muốn phục vụ Giáo Hội đến cùng”. Đến cùng thì phải tiếp tục làm giáo hoàng như các vị tiền nhiệm suốt 600 năm qua, chứ sao lại từ nhiệm? Đọc bài Zenit phỏng vấn giáo sư Donald Prudho, Ph.D., Giáo Sư Lịch Sử Cổ Thời Và Trung Cổ tại Đại Học Jacksonville, ta hiểu được phần nào nét nghịch thường này.
Theo GS Prudho, Đức Giáo Hoàng làm thế “để tránh bị những người muốn lợi dụng sự yếu đuối thể lý của ngài thao túng mà làm hại đến Giáo Hội. Tôi cũng nghĩ rằng đây là một chứng tá hiển nhiên cho thấy chân lý sâu sắc về chủ quyền tối cao của ngôi vị giáo hoàng; ngài tự ý công bố việc từ nhiệm của ngài, một tuyên bố không cần được ai chấp nhận. Điều này có những hệ luận hiến chế lớn lao . Ngài quả là giáo hoàng, người bắc cầu tối cao”.
Giáo Sư Prudho cho rằng phần lớn các vị Giáo Hoàng không từ nhiệm vì các ngài cho rằng sứ mệnh của các ngài là trực tiếp do Thiên Chúa trao phó nên phải thi hành cho tới chết. Tuy nhiên, ngày nay, người ta sống thọ hơn, và nhiều bệnh tật song hành với tuổi già. Bởi thế, khi cảm thấy mình có thể gây trở ngại cho sứ mệnh của Giáo Hội, nhiều vị như Đức Celestine V, Gregory XII và Đức Bênêđíctô XVI hiện nay đã từ nhiệm. Chúa Thánh Thần hướng dẫn Giáo Hội trong tất cả những vụ việc này.
Ông tin rằng việc từ nhiệm này tạo khung cảnh cho một tiền lệ. Theo ông, sự hiện diện của vị cựu giáo hoàng chắc chắn có ảnh hưởng đối với vị tân giáo hoàng, như cố vấn chẳng hạn. Các vị giáo hoàng về sau cũng cảm thấy từ nhiệm là việc dễ thực hiện hơn.
Nói cho ngay, “phục vụ đến cùng” có nghĩa tiêu cực như Giáo Sư Prudho nhấn mạnh đã đành, mà nó còn có nghĩa tích cực nữa. Vì trong lời công bố từ nhiệm, Đức Bênêđíctô XVI cho hay: “Về phần tôi, tôi muốn được tận tâm phục vụ Hội Thánh của Chúa trong tương lai qua một đời tận hiến cho cầu nguyện”. Phục vụ trong cầu nguyện cho các miền truyền giáo đã đem lại cho Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu tước hiệu quan thầy các nơi truyền giáo, không thua gì người bôn ba bao nhiêu năm trường và vùi thân cách nơi mình sinh trưởng nghìn trùng xa cách là Thánh Phanxicô Xaviê.
Vũ Văn An2/12/2013
________________________________________
Tiếp theo lời công bố từ nhiệm của Đức GH Bênêđíctô XVI, nhiều lời ca tụng ngài đã được công khai phát biểu từ mọi phía. Đức Cha John J. Myers, TGM Newark, New Jersey, cho hay: ngài là “một mục tử mẫn cảm, một học giả và bậc thầy sáng chói…”. Đức Hồng Y Sean O’Malley, TGM Boston, cũng cho hay: ngài là một học giả và một bậc thầy có tư cách cao độ… trung thành duy trì chân lý và sự trong sáng của đức tin Công Giáo, vun sới đối thoại đại kết và liên tôn và vươn tay ra gợi hứng cho thế hệ Công Giáo tương lai. Đức Hồng Y cũng nhấn mạnh tới quan tâm mục vụ sâu sắc của ngài đối với các nạn nhân của sách nhiễu tình dục, cam kết và quyết tâm của ngài trong việc chữa lành các vết thương của họ.
Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, Đức HY Timothy Dolan, TGM New York, trong một bản tuyên bố, đã viết rằng: Đức Benêđíctô XVI đem tới cho chúng ta “một trái tim dịu hiền của mục tử, một trí óc sắc sảo của học giả và lòng tin tưởng của một tâm hồn luôn kết hợp với Thiên Chúa trong mọi điều ngài làm”... ngài là nhà lãnh đạo quên mình. Đức HY cũng không quên nhắc ta nhớ ngài là một quốc khách được sủng ái, một nhà lãnh đạo tinh thần và là một mục tử biết đau cái đau của con chiên, một trái tim biết lắng nghe tâm tư nạn nhân, một sứ giả của những chân lý trường cửu, một người tạo hợp nhất cho người Công Giáo, vươn tay ra với các nhóm ly giáo để lôi kéo họ trở về, lên tiếng cho người nghèo, ủng hộ việc chia sẻ công bằng các tài nguyên thế giới và cổ vũ lòng tôn trọng đối với môi sinh, một người có lối viết và lối nói sáng sủa và sâu sắc.
Đức HY Dzwisz, cựu bí thư của Chân Phúc Gioan Phaolô II, cho rằng Đức Bênêđíctô XVI dẫn dắt Giáo Hội với suy tư và khôn ngoan sâu sắc, những năng khiếu phát xuất từ một khả năng trí thức ngoại hạng cũng như một đức tin sâu xa. Các cố gắng của ngài nhằm canh tân Giáo Hội trong tinh thần hoàn toàn tín trung với lời dạy của Vị Thầy thành Nadarét.
Linh mục Lombardi, phát ngôn viên Tòa Thánh, thì cho rằng ngài là chứng tá vĩ đại của tự do thiêng liêng và của khôn ngoan tuyệt vời trong việc quản trị Giáo Hội trong thế giới hiện nay. Còn Đức HY Sodano, niên trưởng hồng y đoàn, thì gọi tám năm cai trị của Đức Bênêđíctô XVI là “sáng ngời”, sáng ngời trong liên tục tính với 265 vị tiền nhiệm trên Tòa Phêrô, trong liên tục tính với suốt 2000 năm lịch sử, từ Tông Đồ Phêrô, người đánh cá khiêm hạ của Galilê, tới những vị giáo hoàng vĩ đại của thế kỷ trước, từ Thánh Piô X tới chân phúc Gioan Phaolô II.
Giáo Trưởng Israel, Yona Metzger, ca ngợi các cố gắng của Đức Bênêđíctô trong việc cải thiện các liên hệ giữa Do Thái Giáo, Hồi Giáo và Kitô Giáo. Các liên hệ này đã trở nên tốt nhất xưa nay.
Đức Cha Jeffrey Steenton, Bản Quyền Tòng Nhân của Tòa Phêrô, cho rằng công trình đáng kể nhất trong triều đại Bênêđíctô XVI là cố gắng hòa giải người Anh Giáo. Trong một bản tuyên bố vào ngày thứ hai vừa qua, Đức Cha Steenton cho rằng các thành viên của Tòa Bản Quyền là con cái thiêng liêng của Đức Bênêđíctô XVI. Còn Đức Cha Keith Newton, Đấng Bản Quyền của Toà Bản Quyền Tòng Nhân Đức Mẹ Walsingham, thì cho rằng Đức Bênêđíctô XVI đã thi hành triều đại của ngài với “một đức khôn ngoan dịu hiền và đức khiêm nhường sâu sắc và ngài mãi mãi sẽ được tưởng nhớ vì giáo huấn rõ ràng và sâu sắc của mình.
Đối với Bà Angela Merkel, nữ Thủ Tướng Đức, Đức Bênêđíctô XVI hiện là và mãi mãi vẫn sẽ là một trong các nhà tư tưởng tôn giáo quan trọng nhất của thời đại ta”.
Từ Sydney, cha mẹ bé gái Claire Hill, em bé được Đức Bênêđíctô XVI ôm hôn và chúc lành tại Trường Đua Ranwick nhân dịp Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2008, đã lên tiếng cám ơn Đức Thánh Cha vì nhờ phép lành của ngài, bé Claire đã thoát chết một cách kỳ lạ trong tai nạn xe hơi 2 năm rưỡi sau đó: em bị mắc kẹt giữa bánh sau của chiếc xe buýt 3 tấn mà ai cũng tưởng là em đã mất mạng. Em được chở vội vào bệnh viện cứu cấp giữa lời khích lệ của một ai đó: “Claire sẽ không sao, vì em đã được Đức Giáo Hoàng chúc phúc!”. Vài ngày sau đó, em được nhà thương cho về vì chỉ bị trầy xát nhẹ. Bà Hill cho rằng gia đình bà yêu Đức Bênêđíctô XVI như yêu một người ông. Bà nhấn mạnh “ngài là người khiêm nhường, là người thánh thiện chỉ biết hiến thân vì người khác”.
Một phụ nữ khác từ Sydney là Claire Brown, người được gặp Đức Bênêđíctô XVI tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2011 tại Tây Ban Nha, cũng mô tả ngài là “người hòa nhã và khiêm nhường”. Bà cho rằng phúc lành của ngài giúp bà vượt qua được nhiều lo lắng: “Thực là một đặc ân, ngài là người khiêm hạ của Thiên Chúa”.
Yêu Giáo Hội
Tuy nhiên, nét nổi bật nhất của Đức Bênêđíctô XVI được nhiều người nhấn mạnh chính là tình yêu của ngài đối với Giáo Hội. Đức HY George Pell, TGM Sydney, cho hay: Đức Bênêđíctô XVI “luôn luôn yêu mến Giáo Hội và làm những gì tốt nhất cho Giáo Hội”. Chúng ta cám ơn ngài về các năm tháng ngài đã hiến mình cho việc lãnh đạo và phục vụ cũng như giáo huấn tuyệt vời.
Đức HY Seán Brady, TGM Armagh và Giáo Chủ Ái Nhĩ Lan, cám ơn Đức Thánh Cha về lòng tận tụy phục vụ Giáo Hội hoàn vũ cũng như tấm tình yêu và sự quan tâm của ngài đối với Giáo Hội Ái Nhĩ Lan. Trong bản tuyên bố của mình, Đức HY Dolan của New York cũng cho rằng Đức Giáo Hoàng “hết sức chăm lo cho Giáo Hội”. Ray Flynn, cựu Đại Sứ Mỹ bên cạnh Tòa Thánh và hiện là thị trưởng Boston, trong một tuyên bố báo chí, cho rằng Giáo Hội và thế giới sẽ mãi mãi tiếc nhớ vị linh mục đạo hạnh và đầy quan tâm này…, một người từng cho rằng mình sẽ phục vụ Giáo Hội bao lâu Thiên Chúa còn ban cho đủ sức mạnh. Ông viết: “Tôi biết Đức Giáo Hoàng nhiều năm và hành động hy sinh này rất nhất quán đối với con người của ngài. Với một thế giới đang hỗn loạn, ngài ra đi để dọn đường cho một nhà lãnh đạo nhiều năng lực và hữu hiệu hơn. Tôi không ngạc nhiên, vì ngài không bao giờ quan tâm tới chính ngài, mà là quan tâm tới những gì tốt đẹp nhất cho Thiên Chúa và Giáo Hội".
Còn Mario Ponti, Thủ Tướng Ý, thì trong một tuyên bố báo chí, đã cho rằng quyết định của Đức Giáo Hoàng là do ước nguyện muốn phục vụ Giáo Hội cho tới cùng và đảm bảo rằng trong tương lai, Giáo Hội được lãnh đạo mạnh mẽ hơn.
Nhận định của Monti có vẻ khó hiểu nhất: Đức Bênêđíctô XVI “muốn phục vụ Giáo Hội đến cùng”. Đến cùng thì phải tiếp tục làm giáo hoàng như các vị tiền nhiệm suốt 600 năm qua, chứ sao lại từ nhiệm? Đọc bài Zenit phỏng vấn giáo sư Donald Prudho, Ph.D., Giáo Sư Lịch Sử Cổ Thời Và Trung Cổ tại Đại Học Jacksonville, ta hiểu được phần nào nét nghịch thường này.
Theo GS Prudho, Đức Giáo Hoàng làm thế “để tránh bị những người muốn lợi dụng sự yếu đuối thể lý của ngài thao túng mà làm hại đến Giáo Hội. Tôi cũng nghĩ rằng đây là một chứng tá hiển nhiên cho thấy chân lý sâu sắc về chủ quyền tối cao của ngôi vị giáo hoàng; ngài tự ý công bố việc từ nhiệm của ngài, một tuyên bố không cần được ai chấp nhận. Điều này có những hệ luận hiến chế lớn lao . Ngài quả là giáo hoàng, người bắc cầu tối cao”.
Giáo Sư Prudho cho rằng phần lớn các vị Giáo Hoàng không từ nhiệm vì các ngài cho rằng sứ mệnh của các ngài là trực tiếp do Thiên Chúa trao phó nên phải thi hành cho tới chết. Tuy nhiên, ngày nay, người ta sống thọ hơn, và nhiều bệnh tật song hành với tuổi già. Bởi thế, khi cảm thấy mình có thể gây trở ngại cho sứ mệnh của Giáo Hội, nhiều vị như Đức Celestine V, Gregory XII và Đức Bênêđíctô XVI hiện nay đã từ nhiệm. Chúa Thánh Thần hướng dẫn Giáo Hội trong tất cả những vụ việc này.
Ông tin rằng việc từ nhiệm này tạo khung cảnh cho một tiền lệ. Theo ông, sự hiện diện của vị cựu giáo hoàng chắc chắn có ảnh hưởng đối với vị tân giáo hoàng, như cố vấn chẳng hạn. Các vị giáo hoàng về sau cũng cảm thấy từ nhiệm là việc dễ thực hiện hơn.
Nói cho ngay, “phục vụ đến cùng” có nghĩa tiêu cực như Giáo Sư Prudho nhấn mạnh đã đành, mà nó còn có nghĩa tích cực nữa. Vì trong lời công bố từ nhiệm, Đức Bênêđíctô XVI cho hay: “Về phần tôi, tôi muốn được tận tâm phục vụ Hội Thánh của Chúa trong tương lai qua một đời tận hiến cho cầu nguyện”. Phục vụ trong cầu nguyện cho các miền truyền giáo đã đem lại cho Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu tước hiệu quan thầy các nơi truyền giáo, không thua gì người bôn ba bao nhiêu năm trường và vùi thân cách nơi mình sinh trưởng nghìn trùng xa cách là Thánh Phanxicô Xaviê.
Các vết chân được Đức Bênêđíctô XVI bước theo
Vũ Văn An
11:20 07/04/2013
Các vết chân được Đức Bênêđíctô XVI bước theo
Vũ Văn An2/14/2013
________________________________________
Tin bất ngờ Đức Bênêđíctô XVI từ chức đã tạo ra rất nhiều phản ứng và giải thích. Nhiều cơ sở truyền thông tại Rôma đã đùa dỡn với những từ ngữ đao to búa lớn như ly giáo hay gương mù gương xấu hoặc kẻ đào ngũ, mà quên không hiểu ra ngữ cảnh lịch sử trong quyết định của Đức Bênêđíctô XVI hay các động lực góp phần tạo ra nó. Tình yêu Giáo Hội và cuộc đối thoại thân mật của cầu nguyện không phải là những ý niệm được các cơ sở này thấu hiểu.
Một số người tại Rôma, nhậy cảm trước sự thay đổi của thời tiết và đôi chút mê tín, đã vội run rẩy khi thấy sét đánh trúng vòm nhà thờ Thánh Phêrô vào đêm quyết định. Họ không biết rằng cũng đã có sấm sét vào ngày Chân Phúc Piô IX tuyên bố tín điều Vô Nhiễm Thai mà thực ra có gì xẩy ra đâu! Tuy nhiên, phần đông đã phấn khích bước vào vùng nước lạ, vì ý thức được rằng cùng với Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, ta đang viết một trang mới cho lịch sử Giáo Hội.
Tôi dành ngày Thứ Ba để đọc mọi loại phúc trình tin tức từ những phúc trình đứng đắn nhất cho tới những phúc trình nực cười nhất, trong khi cố gắng hiểu càng thấu càng tốt quyết định của Đức Bênêđíctô. Vào buổi chiều, tôi cuốc bộ tới Castel Sant'Angelo nơi mới mở một cuộc triển lãm ngày 7 vừa qua. “Con Đường Thánh Phêrô”, tựa đề cuộc triển lãm xem ra quá thích hợp với giây phút lịch sử này, gần như thể do chính Đức Bênêđíctô tổ chức, giúp ta hiểu rõ hơn vai trò của Thánh Phêrô và các vị kế nhiệm ngài.
Được trưng bày trong một viện bảo tàng mà ngày xưa vốn là lăng tẩm nhà vua và sau đó là thành trì giáo hoàng, cuộc triển lãm qui tụ 40 công trình nghệ thuật từ Đông sang Tây, và từ hừng đông thời đại Kitô Giáo tới thời hiện đại, nhằm chiếu sáng lịch sử ơn gọi, lời đáp trả và số phận người ngư phủ Phêrô. Đây là tặng phẩm của thành phố Rôma cho Năm Đức Tin, dưới sự chăm sóc của Hội Đồng Giáo Hoàng về Tân Phúc Âm Hóa và Cơ Quan Giám Sát Di Sản Lịch Sử Và Nghệ Thuật Rôma.
“Thánh Phêrô luôn kích thích tâm trí các nghệ sĩ”, đó là lời phát biểu của Đức TGM Salvatore Fisichella, chủ tịch Hội Đồng Tân Phúc Âm Hóa. Thực vậy, từ ảnh tới tượng, tới những bức khắc vĩ đại ở bàn thờ, các giai đoạn trong cuộc đời Thánh Phêrô đã được mô tả từ thế hệ này qua thế hệ nọ bằng thiên tài nghệ thuật .
Sự hợp tác đầy thành quả này giữa Giáo Hội và nhà nước thế tục trong cuộc triển lãm là một mô thức gợi cho thấy sự thánh thiện và vẻ đẹp đã đem con người lại với nhau như thế nào.
Phụ đề của cuộc triển lãm “Con người có thể làm gì cho Thiên Chúa và Thiên Chúa có thể làm gì cho con người” đã biến những bức tranh và những bức điêu khắc này từ những ảnh tượng đẹp đẽ thành chứng tá phong phú cho những điều kỳ diệu mà con người có thể đạt được khi hợp tác với ơn thánh Chúa.
Cách trưng bày thật tuyệt diệu được tăng tiến nhờ các hiệu quả thính thị đặc biệt khiến cho câu truyện về cuộc đời của Thánh Phêrô trở thành một phần trong đời sống hiện nay của Giáo Hội, giống như cuộc đời của vị kế nhiệm ngài hiện nay. Lời chú giải của Linh Mục Alessio Geretti, giám đốc cuộc trưng bày, cho ta nhiều cái nhìn sâu sắc về thần học… Nó buộc khách viếng thăm phải suy nghĩ về các ảnh tượng họ đang thưởng ngoạn, để tìm ra mầu nhiệm vây quanh Vị Lãnh Tụ Các Tông Đồ.
Tảng đá trong thời nhiễu nhương
Đoạn đường dốc cong cong tại Castel Sant'Angelo dẫn tới cuộc trưng bày xem ra rất hợp với ngày tiếp theo việc Đức Giáo Hoàng từ nhiệm. Hai bên đoạn đường uốn khúc, dường như chẳng dẫn ta tới đâu này là hai bức tường nặng nề đến như muốn úp thẳng xuống khách viếng thăm. Tôi là người rất hân hoan trước việc bầu Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI vào năm 2005, và tôi đã hết sức cố gắng để bắt kịp các thách đố trí thức của triều đại ngài. Tôi đã học hỏi được rất nhiều và còn học hỏi nhiều hơn nữa và luôn trông chờ những bài học sau. Nên việc ngài từ nhiệm, một đàng để lại trong tôi niềm xác tín rằng đây là một quyết định được đưa ra với và nhờ ơn Chúa Thánh Thần, nhưng đàng khác, nó không khỏi làm tôi mê mẩn đến không hiểu nổi Chúa Thánh Thần đang nghĩ gì.
Đứa trẻ trong tôi muốn thưa với ngài “Thưa Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha hãy trở lại, con sẽ ăn ở tốt hơn, Đức Thánh Cha đừng bỏ đi”. Sự kiện vị giáo hoàng từ nhiệm nổi tiếng nhất xưa nay là Celestine V từng viết trong chỉ dụ thoái vị rằng ngài từ nhiệm vì “sức khỏe kém và vì sự xấu xa của con người” vang lên bên tai tôi. Nhưng Đức Hồng Y Arinze, trong cuộc phỏng vấn vào ngày Thứ Ba, đã trách cứ các ý nghĩ trẻ con ấy khi mời gọi ta hãy trưởng thành trong đức tin, bằng cách để lại sau lưng cái thứ tình cảm “tôi thích” hay “tôi muốn” để củng cố đức tin của ta nơi Chúa Kitô.
Tuy thế, tâm thức bất an phát xuất từ viễn tượng mờ ảo vẫn cứ ám ảnh tôi mãi trong lúc bước vào căn phòng thứ nhất của cuộc triển lãm. Nhưng kìa, hình ảnh đầu tiên chính là hình ảnh Thánh Phêrô bị chìm xuống nước. Con thuyền gặp bão, Chúa Giêsu ung dung bước đi trên nước, Thánh Phêrô chạy lại với Người nhưng rồi ngài bắt đầu chìm. Bức khắc gỗ, thực hiện tại Brunico, miền Bắc nước Ý vào 1480, mô tả Chúa Giêsu vừa vươn tay ra với Phêrô vừa nói: “Ôi kẻ kém đức tin, tại sao con hoài nghi?” (xem Mt 14:31). Câu nghiêm khắc đó dường như muốn nói với tôi trong những ngày giông bão này.
Phần mở đầu cuộc triển lãm có tựa đề là “Gặp Gỡ”, một tựa đề muốn nói rằng đức tin phát sinh từ gặp gỡ. Giống Thánh Phêrô trên bờ hồ Galilê, mọi tín hữu đều đã gặp Chúa Kitô trong đời và như Đức Hồng Y Arinze viết, đức tin của ta phát sinh từ cuộc gặp gỡ này. Các hình ảnh Thánh Phêrô từ các bức khắc gỗ cho tới các bức tranh sơn dầu đều mô tả một con người mở rộng mắt, hoàn toàn tập chú vào Chúa Giêsu. Ý thức của ngài về sự hiện diện của Thiên Chúa chính là tập chú của mọi cố gắng của nhà nghệ sĩ.
Phần thứ hai có tựa đề là “Ngẩn Ngơ” và ở đây, các hoạ sĩ và điêu khắc gia cố gắng nắm bắt cho được cái giây phút con người “phải lòng” Thiên Chúa. Cuộc hôn nhân của đức tin và triết học, của ngưỡng phục và thực tại, đã gợi hứng cho nghệ thuật từ thuở ban đầu. Nhiều họa sĩ đã chọn sử dụng ánh sáng. Bức ảnh thế kỷ 15 của miền Novgorod vẽ cảnh Hiển Dung cho thấy Thánh Phêrô cúi đầu trước ánh sáng chan hòa của Chúa Kitô. Bức Trả Thuế của Mattia Preti, thực hiện năm 1645, vẽ một nhóm nhỏ bao quanh một chiếc bàn, riêng Thánh Phêrô thì được một tia sáng duy nhất chiếu lên trán khi ngài móc đồng tiền ra khỏi con cá. Công trình thứ ba của Hàn Lâm Viện Mỹ Thuật St. Petersburg dựng lại khung cảnh lịch sử của căn nhà thế kỷ thứ nhất trong bức “Con Gái Giai-rô” năm 1871, ấy thế nhưng chính ánh sáng mà Chúa Giêsu toả chiếu trên bé gái và biểu thức ngẩn ngơ của Phêrô từ phía bên kia căn phòng mới thực sự minh họa được ý nghĩa của kiểu nói "thaumaturgus," hay “người làm phép lạ”.
Còn nhiều phòng trưng bày nữa, mỗi phòng đều mang đến cho ta cơ may độc nhất để suy niệm. “Đối Kháng” đã nói với tôi một cách mạnh mẽ trong cái ngày khó hiểu kia, khi tôi khảo sát các bức tranh mô tả nỗi khó khăn của Thánh Phêrô trong việc hoàn toàn chấp nhận “sự khác biệt giữa cách Thiên Chúa tự tỏ mình ra và cách con người muốn Người tỏ mình ra”. Thánh Phêrô rút chân khỏi Chúa Giêsu trong bức “Rửa Chân” của Giovanni Baglioni thế nào, tôi cũng thấy mình chao đảo trong việc chấp nhận ý Chúa như thế, một ý chí chẳng phù hợp chút nào với điều tôi nghĩ Người nên hành động.
Đức tin của Thánh Phêrô được rèn luyện trong thử thách, trong đấu tranh, một cuộc đấu tranh “vụng về giáp mặt với sự ưu tuyển mênh mông Người dành cho ông” cho tới kết cục, ở chương cuối Tin Mừng Gioan, ông đành thưa “Lạy Thầy, Thầy biết mọi sự; Thầy biết con yêu mến Thầy” (Ga 21:17).
"Khủng Hoảng và Tái Sinh” đem ta vào Khổ Nạn, tâm điểm của cuộc trưng bày. Cuốn phim “Tin Mừng Theo Thánh Mátthêu” của Pier Paolo Pasolini trải dài trên một màn ảnh lớn khi ta vừa từ phòng trưng bày cảnh Thánh Phêrô chối Chúa bước vào. Âm thanh trong phòng thuật lại câu truyện Phêrô chối Thầy. Khi những lời ấy vang lên trong căn phòng xử án, làm sao ta lại không thấy chúng lên án tội lỗi ta?
Nhưng rồi ánh sáng bỗng mờ dần trên bức tranh của George de la Tour mô tả giờ phút đen tối nhất của Thánh Phêrô, để rồi rực rỡ trên bức tranh tuyệt vời mô tả ngài và Thánh Gioan vội vã chạy tới cửa mồ vào sáng Phục Sinh. Do Eugene Burnand vẽ, sắc mầu đầy mặt trời của danh họa Thụy Sĩ thế kỷ 19 này và nét mặt rạng rỡ của Thánh Phêrô quả làm ấm lòng người, nâng cao tinh thần họ.
Rời căn phòng Thánh Phêrô chứng kiến Phục Sinh, ta bước vào khu vực mang tên “Phó Thác Cho Thiên Chúa”. Một Thánh Phêrô chăm chỉ đang miệt mài viết, giữa lúc “Phêrô Hối Lỗi” của Guercino xuất hiện như tấm gương trước mặt người thưởng ngoạn. Vừa từ ăn chay đền tội bước ra, Thánh Phêrô ngước mắt lên trời, dàn dụa nước mắt. Nhờ thanh luyện, giờ đây ngài sẵn sàng thi hành sứ mệnh.
Một vài phần sau đó của cuộc trưng bày đưa ta vào tình đồng đệ với Thánh Phaolô và cuộc tử đạo cuối cùng của Thánh Phêrô, nhưng phần sau cùng của cuộc triển lãm không nằm trong các căn phòng tối tăm chất đầy các bức tranh, mà diễn ra ở bên ngoài khi từ sân thượng ta bỗng thấy mái vòm hùng vĩ của Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô. Ngôi mộ hiển vinh của vị tông đồ, dựng trên nấm mồ người nghèo nơi thi thể Thánh Phêrô được tìm thấy, nhắc ta nhớ rằng Giáo Hội đã trải qua rất nhiều thách đố đối với Tòa Phêrô, nhưng “cửa hoả ngục không làm gì được nó”.
Qua cuộc triển lãm, ta thoáng nhận ra các vết chân mà Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI từng bước theo. Ta thấy rõ cái gánh nặng mênh mông từng được đặt lên đôi vai ngài nhưng đồng thời cũng thấy được sự hiện diện năng động của Thiên Chúa bên cạnh ngài, giúp ngài chu toàn ơn gọi cách tối hảo.
Phóng dịch bài của Elisabeth Lev trên Zenit ngày 14 tháng 2, 2013. Elisabeth Lev dạy môn nghệ thuật và kiến trúc Kitô Giáo tại Đại Học Duquesne tại Ý.
Vũ Văn An2/14/2013
________________________________________
Tin bất ngờ Đức Bênêđíctô XVI từ chức đã tạo ra rất nhiều phản ứng và giải thích. Nhiều cơ sở truyền thông tại Rôma đã đùa dỡn với những từ ngữ đao to búa lớn như ly giáo hay gương mù gương xấu hoặc kẻ đào ngũ, mà quên không hiểu ra ngữ cảnh lịch sử trong quyết định của Đức Bênêđíctô XVI hay các động lực góp phần tạo ra nó. Tình yêu Giáo Hội và cuộc đối thoại thân mật của cầu nguyện không phải là những ý niệm được các cơ sở này thấu hiểu.
Một số người tại Rôma, nhậy cảm trước sự thay đổi của thời tiết và đôi chút mê tín, đã vội run rẩy khi thấy sét đánh trúng vòm nhà thờ Thánh Phêrô vào đêm quyết định. Họ không biết rằng cũng đã có sấm sét vào ngày Chân Phúc Piô IX tuyên bố tín điều Vô Nhiễm Thai mà thực ra có gì xẩy ra đâu! Tuy nhiên, phần đông đã phấn khích bước vào vùng nước lạ, vì ý thức được rằng cùng với Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, ta đang viết một trang mới cho lịch sử Giáo Hội.
Tôi dành ngày Thứ Ba để đọc mọi loại phúc trình tin tức từ những phúc trình đứng đắn nhất cho tới những phúc trình nực cười nhất, trong khi cố gắng hiểu càng thấu càng tốt quyết định của Đức Bênêđíctô. Vào buổi chiều, tôi cuốc bộ tới Castel Sant'Angelo nơi mới mở một cuộc triển lãm ngày 7 vừa qua. “Con Đường Thánh Phêrô”, tựa đề cuộc triển lãm xem ra quá thích hợp với giây phút lịch sử này, gần như thể do chính Đức Bênêđíctô tổ chức, giúp ta hiểu rõ hơn vai trò của Thánh Phêrô và các vị kế nhiệm ngài.
Được trưng bày trong một viện bảo tàng mà ngày xưa vốn là lăng tẩm nhà vua và sau đó là thành trì giáo hoàng, cuộc triển lãm qui tụ 40 công trình nghệ thuật từ Đông sang Tây, và từ hừng đông thời đại Kitô Giáo tới thời hiện đại, nhằm chiếu sáng lịch sử ơn gọi, lời đáp trả và số phận người ngư phủ Phêrô. Đây là tặng phẩm của thành phố Rôma cho Năm Đức Tin, dưới sự chăm sóc của Hội Đồng Giáo Hoàng về Tân Phúc Âm Hóa và Cơ Quan Giám Sát Di Sản Lịch Sử Và Nghệ Thuật Rôma.
“Thánh Phêrô luôn kích thích tâm trí các nghệ sĩ”, đó là lời phát biểu của Đức TGM Salvatore Fisichella, chủ tịch Hội Đồng Tân Phúc Âm Hóa. Thực vậy, từ ảnh tới tượng, tới những bức khắc vĩ đại ở bàn thờ, các giai đoạn trong cuộc đời Thánh Phêrô đã được mô tả từ thế hệ này qua thế hệ nọ bằng thiên tài nghệ thuật .
Sự hợp tác đầy thành quả này giữa Giáo Hội và nhà nước thế tục trong cuộc triển lãm là một mô thức gợi cho thấy sự thánh thiện và vẻ đẹp đã đem con người lại với nhau như thế nào.
Phụ đề của cuộc triển lãm “Con người có thể làm gì cho Thiên Chúa và Thiên Chúa có thể làm gì cho con người” đã biến những bức tranh và những bức điêu khắc này từ những ảnh tượng đẹp đẽ thành chứng tá phong phú cho những điều kỳ diệu mà con người có thể đạt được khi hợp tác với ơn thánh Chúa.
Cách trưng bày thật tuyệt diệu được tăng tiến nhờ các hiệu quả thính thị đặc biệt khiến cho câu truyện về cuộc đời của Thánh Phêrô trở thành một phần trong đời sống hiện nay của Giáo Hội, giống như cuộc đời của vị kế nhiệm ngài hiện nay. Lời chú giải của Linh Mục Alessio Geretti, giám đốc cuộc trưng bày, cho ta nhiều cái nhìn sâu sắc về thần học… Nó buộc khách viếng thăm phải suy nghĩ về các ảnh tượng họ đang thưởng ngoạn, để tìm ra mầu nhiệm vây quanh Vị Lãnh Tụ Các Tông Đồ.
Tảng đá trong thời nhiễu nhương
Đoạn đường dốc cong cong tại Castel Sant'Angelo dẫn tới cuộc trưng bày xem ra rất hợp với ngày tiếp theo việc Đức Giáo Hoàng từ nhiệm. Hai bên đoạn đường uốn khúc, dường như chẳng dẫn ta tới đâu này là hai bức tường nặng nề đến như muốn úp thẳng xuống khách viếng thăm. Tôi là người rất hân hoan trước việc bầu Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI vào năm 2005, và tôi đã hết sức cố gắng để bắt kịp các thách đố trí thức của triều đại ngài. Tôi đã học hỏi được rất nhiều và còn học hỏi nhiều hơn nữa và luôn trông chờ những bài học sau. Nên việc ngài từ nhiệm, một đàng để lại trong tôi niềm xác tín rằng đây là một quyết định được đưa ra với và nhờ ơn Chúa Thánh Thần, nhưng đàng khác, nó không khỏi làm tôi mê mẩn đến không hiểu nổi Chúa Thánh Thần đang nghĩ gì.
Đứa trẻ trong tôi muốn thưa với ngài “Thưa Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha hãy trở lại, con sẽ ăn ở tốt hơn, Đức Thánh Cha đừng bỏ đi”. Sự kiện vị giáo hoàng từ nhiệm nổi tiếng nhất xưa nay là Celestine V từng viết trong chỉ dụ thoái vị rằng ngài từ nhiệm vì “sức khỏe kém và vì sự xấu xa của con người” vang lên bên tai tôi. Nhưng Đức Hồng Y Arinze, trong cuộc phỏng vấn vào ngày Thứ Ba, đã trách cứ các ý nghĩ trẻ con ấy khi mời gọi ta hãy trưởng thành trong đức tin, bằng cách để lại sau lưng cái thứ tình cảm “tôi thích” hay “tôi muốn” để củng cố đức tin của ta nơi Chúa Kitô.
Tuy thế, tâm thức bất an phát xuất từ viễn tượng mờ ảo vẫn cứ ám ảnh tôi mãi trong lúc bước vào căn phòng thứ nhất của cuộc triển lãm. Nhưng kìa, hình ảnh đầu tiên chính là hình ảnh Thánh Phêrô bị chìm xuống nước. Con thuyền gặp bão, Chúa Giêsu ung dung bước đi trên nước, Thánh Phêrô chạy lại với Người nhưng rồi ngài bắt đầu chìm. Bức khắc gỗ, thực hiện tại Brunico, miền Bắc nước Ý vào 1480, mô tả Chúa Giêsu vừa vươn tay ra với Phêrô vừa nói: “Ôi kẻ kém đức tin, tại sao con hoài nghi?” (xem Mt 14:31). Câu nghiêm khắc đó dường như muốn nói với tôi trong những ngày giông bão này.
Phần mở đầu cuộc triển lãm có tựa đề là “Gặp Gỡ”, một tựa đề muốn nói rằng đức tin phát sinh từ gặp gỡ. Giống Thánh Phêrô trên bờ hồ Galilê, mọi tín hữu đều đã gặp Chúa Kitô trong đời và như Đức Hồng Y Arinze viết, đức tin của ta phát sinh từ cuộc gặp gỡ này. Các hình ảnh Thánh Phêrô từ các bức khắc gỗ cho tới các bức tranh sơn dầu đều mô tả một con người mở rộng mắt, hoàn toàn tập chú vào Chúa Giêsu. Ý thức của ngài về sự hiện diện của Thiên Chúa chính là tập chú của mọi cố gắng của nhà nghệ sĩ.
Phần thứ hai có tựa đề là “Ngẩn Ngơ” và ở đây, các hoạ sĩ và điêu khắc gia cố gắng nắm bắt cho được cái giây phút con người “phải lòng” Thiên Chúa. Cuộc hôn nhân của đức tin và triết học, của ngưỡng phục và thực tại, đã gợi hứng cho nghệ thuật từ thuở ban đầu. Nhiều họa sĩ đã chọn sử dụng ánh sáng. Bức ảnh thế kỷ 15 của miền Novgorod vẽ cảnh Hiển Dung cho thấy Thánh Phêrô cúi đầu trước ánh sáng chan hòa của Chúa Kitô. Bức Trả Thuế của Mattia Preti, thực hiện năm 1645, vẽ một nhóm nhỏ bao quanh một chiếc bàn, riêng Thánh Phêrô thì được một tia sáng duy nhất chiếu lên trán khi ngài móc đồng tiền ra khỏi con cá. Công trình thứ ba của Hàn Lâm Viện Mỹ Thuật St. Petersburg dựng lại khung cảnh lịch sử của căn nhà thế kỷ thứ nhất trong bức “Con Gái Giai-rô” năm 1871, ấy thế nhưng chính ánh sáng mà Chúa Giêsu toả chiếu trên bé gái và biểu thức ngẩn ngơ của Phêrô từ phía bên kia căn phòng mới thực sự minh họa được ý nghĩa của kiểu nói "thaumaturgus," hay “người làm phép lạ”.
Còn nhiều phòng trưng bày nữa, mỗi phòng đều mang đến cho ta cơ may độc nhất để suy niệm. “Đối Kháng” đã nói với tôi một cách mạnh mẽ trong cái ngày khó hiểu kia, khi tôi khảo sát các bức tranh mô tả nỗi khó khăn của Thánh Phêrô trong việc hoàn toàn chấp nhận “sự khác biệt giữa cách Thiên Chúa tự tỏ mình ra và cách con người muốn Người tỏ mình ra”. Thánh Phêrô rút chân khỏi Chúa Giêsu trong bức “Rửa Chân” của Giovanni Baglioni thế nào, tôi cũng thấy mình chao đảo trong việc chấp nhận ý Chúa như thế, một ý chí chẳng phù hợp chút nào với điều tôi nghĩ Người nên hành động.
Đức tin của Thánh Phêrô được rèn luyện trong thử thách, trong đấu tranh, một cuộc đấu tranh “vụng về giáp mặt với sự ưu tuyển mênh mông Người dành cho ông” cho tới kết cục, ở chương cuối Tin Mừng Gioan, ông đành thưa “Lạy Thầy, Thầy biết mọi sự; Thầy biết con yêu mến Thầy” (Ga 21:17).
"Khủng Hoảng và Tái Sinh” đem ta vào Khổ Nạn, tâm điểm của cuộc trưng bày. Cuốn phim “Tin Mừng Theo Thánh Mátthêu” của Pier Paolo Pasolini trải dài trên một màn ảnh lớn khi ta vừa từ phòng trưng bày cảnh Thánh Phêrô chối Chúa bước vào. Âm thanh trong phòng thuật lại câu truyện Phêrô chối Thầy. Khi những lời ấy vang lên trong căn phòng xử án, làm sao ta lại không thấy chúng lên án tội lỗi ta?
Nhưng rồi ánh sáng bỗng mờ dần trên bức tranh của George de la Tour mô tả giờ phút đen tối nhất của Thánh Phêrô, để rồi rực rỡ trên bức tranh tuyệt vời mô tả ngài và Thánh Gioan vội vã chạy tới cửa mồ vào sáng Phục Sinh. Do Eugene Burnand vẽ, sắc mầu đầy mặt trời của danh họa Thụy Sĩ thế kỷ 19 này và nét mặt rạng rỡ của Thánh Phêrô quả làm ấm lòng người, nâng cao tinh thần họ.
Rời căn phòng Thánh Phêrô chứng kiến Phục Sinh, ta bước vào khu vực mang tên “Phó Thác Cho Thiên Chúa”. Một Thánh Phêrô chăm chỉ đang miệt mài viết, giữa lúc “Phêrô Hối Lỗi” của Guercino xuất hiện như tấm gương trước mặt người thưởng ngoạn. Vừa từ ăn chay đền tội bước ra, Thánh Phêrô ngước mắt lên trời, dàn dụa nước mắt. Nhờ thanh luyện, giờ đây ngài sẵn sàng thi hành sứ mệnh.
Một vài phần sau đó của cuộc trưng bày đưa ta vào tình đồng đệ với Thánh Phaolô và cuộc tử đạo cuối cùng của Thánh Phêrô, nhưng phần sau cùng của cuộc triển lãm không nằm trong các căn phòng tối tăm chất đầy các bức tranh, mà diễn ra ở bên ngoài khi từ sân thượng ta bỗng thấy mái vòm hùng vĩ của Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô. Ngôi mộ hiển vinh của vị tông đồ, dựng trên nấm mồ người nghèo nơi thi thể Thánh Phêrô được tìm thấy, nhắc ta nhớ rằng Giáo Hội đã trải qua rất nhiều thách đố đối với Tòa Phêrô, nhưng “cửa hoả ngục không làm gì được nó”.
Qua cuộc triển lãm, ta thoáng nhận ra các vết chân mà Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI từng bước theo. Ta thấy rõ cái gánh nặng mênh mông từng được đặt lên đôi vai ngài nhưng đồng thời cũng thấy được sự hiện diện năng động của Thiên Chúa bên cạnh ngài, giúp ngài chu toàn ơn gọi cách tối hảo.
Phóng dịch bài của Elisabeth Lev trên Zenit ngày 14 tháng 2, 2013. Elisabeth Lev dạy môn nghệ thuật và kiến trúc Kitô Giáo tại Đại Học Duquesne tại Ý.
Các bình luận chung quanh việc Đức Bênêđíctô từ nhiệm
Vũ Văn An
11:20 07/04/2013
Các bình luận chung quanh việc Đức Bênêđíctô từ nhiệm
Vũ Văn An2/15/2013
________________________________________
Truyền thông chính dòng bỗng nhiên chú mục tới các vụ việc của Vatican, do đó, đã gửi rất nhiều phóng viên tới Rôma để nhào nặn khá nhiều tin đồn thất thiệt. Trong khi đó, nhiều chuyên gia tự phong về Công Giáo đang phóng lên liên mạng hàng loạt những lý thuyết giật gân. Thành thử, mỗi ngày đều có cả hàng nghìn những câu truyện không chính xác.
Những bình luận sai lạc hoặc bất cập
Phil Lawler, trên catholicculture.org, cho rằng những câu truyện ấy nhiều đến nỗi không thể nào đính chính hết được. Tuy nhiên sau đây là một số những điều không đúng, nhưng đã “được” truyền thông thế tục thổi phồng sai lạc:
1) Vatican không hề che dấu chứng cớ khủng hoảng y khoa khiến Đức Giáo Hoàng từ nhiệm. Đúng là mới đây Đức Thánh Cha được thay pin cho chiếc máy trợ tim pacemaker của ngài, nhưng đây là một thủ tục thông thường. Đúng là ngài bị té và bị thương ở đầu khi tông du Mexico năm ngoái, nhưng vết thương không nặng, ngài đã hoàn tất cuộc tông du như dự định và đã hoàn toàn bình phục. Những người được gặp Đức Giáo Hoàng thường xuyên không ghi nhận bất cứ dấu hiệu nào cho thấy ngài mắc một trở ngại đáng kể nào về thể lý, ngoại trừ các hiệu quả thông thường của việc về già nói chung và của căn bệnh thấp khớp nói riêng. Rất có thể trong mấy tuần gần đây, Đức Giáo Hoàng bị một trở ngại mới về y khoa, nhưng nếu đúng như thế, thì ngay đến các chức sắc cao cấp nhất của Vatican cũng không hay biết gì cả. Cho nên lý thuyết cho rằng có âm mưu che dấu một căn bệnh cũ hoàn toàn không chính xác.
2) Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI sẽ không ảnh hưởng trực tiếp tới việc chọn lựa người kế vị mình. Ngài sẽ rời Rôma sau khi từ nhiệm, để sống ít lâu tại Castel Gandolfo. Có lẽ ngài sẽ không trở lại Rôma trước khi có vị giáo hoàng mới. Ngài sẽ không tham dự cuộc họp của các vị hồng y trước khi tham dự mật nghị bầu giáo hoàng. Mà dù gì đi chăng nữa, ngài cũng không hội đủ điều kiện làm cử tri bầu cử vì đã quá 80. Dĩ nhiên, bất cứ ngài nói điều gì từ nay cho tới 8 giờ tối ngày 28 tháng 2 cũng đều được truyền thông “chẻ” ra làm tám làm mười để tìm ra dấu chỉ có thể ảnh hưởng tới cuộc bầu cử sắp tới. Nhưng những ai biết rõ Đức Bênêđíctô đều nhất trí rằng ngài sẽ cố gắng hết sức tránh ảnh hưởng tới cuộc bầu cử này.
3) Đức Giáo Hoàng không từ chức vì gương mù xách nhiễu tình dục, vì ngài từng gánh cái gánh nặng này cả mười năm nay và đã thực hiện được nhiều tiến triển. Cũng không phải vì vụ rối bời ở Ngân Hàng Vatican, vì với viễn tượng sẽ có vị chủ tịch mới được cử nhiệm nay mai (nay có tin đã cử nhiệm rồi, một luật gia Đức, ông Ernst von Freyberg), các rối bời sẽ được vượt qua. Cũng không phải vì ngài bị trầm cảm bởi những điều đọc được trên Twitter, vì ngài không hề sử dụng internet: các nhân viên phải trình các trích dẫn trên twitter cho ngài. Ngài đã hai lần cho biết động cơ khiến ngài từ nhiệm: không đủ năng lực để tiếp tục thi hành nhiệm vụ nữa. Một lần nữa, lý thuyết cho rằng có âm mưu là điều bịa đặt.
4) Đức Giáo Hoàng không có dự định gia nhập một đan viện. Ngài sẽ có trú sở tại một tòa nhà thuộc sở hữu của Vatican mà trước đây có lúc đã được dùng làm đan viện. Các nữ đan sĩ từng cư ngụ ở đấy nay đã rời khỏi và tòa nhà đang được trùng tu. Đức Giáo Hoàng cho hay ngài muốn biến nó thành nhà cầu nguyện của mình.
5) Đức Bênêđíctô XVI không hề ra sắc chỉ buộc vị kế nhiệm ngài phải tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Rio de Janeiro, hay vị thư ký riêng của ngài là TGM Georg Ganswein tiếp tục đứng đầu phủ giáo hoàng sau khi ngài từ nhiệm. Dù hai việc này rất có thể xẩy ra, nhưng Đức Giáo Hoàng không có quyền buộc vị kế nhiệm mình bất cứ điều gì. Mà dù có ra sắc chỉ như thế, thì vị tân giáo hoàng cũng không bắt buộc phải thi hành, ngài vẫn có thể không đi Rio và không giữ TGM Ganswein tại chức vụ cũ.
6) Không vị hồng y nào mất quyền bầu giáo hoàng giữa ngày Đức Giáo Hoàng từ nhiệm và ngày mở mật nghị. Giáo luật qui định rằng một hồng y chỉ mất quyền bầu cử nếu ngài quá 80 tuổi trước khi Tòa Thánh trống ngôi. Ngày trống ngôi này là ngày 28 tháng 2. Như thế Đức Hồng Y Walter Kasper sẽ có quyền bầu giáo hoàng mới, vì ngài sẽ 80 vào ngày 5 tháng 3.
Những bình luận quân bình
Phil Lawler, cũng nhân dịp này, nêu ra một số bình luận đúng đắn:
1) Quyết định của Đức Bênêđíctô XVI là vì sứ mệnh của Giáo Hội. Đó là nhận định của Linh Mục Bernardo Cervellera, giám đốc AsiaNews. Ngài coi quyết định can đảm của Đức Giáo Hoàng là sản phẩm của đức tin. Sau nhiều lần cầu nguyện liên lỉ, Đức Giáo Hoàng đã đi đến kết luận đây là ý Chúa, chứ không là gì khác. Đây là thái độ được Đức Giáo Hoàng lấy làm điển hình cho tín hữu trong buổi triều yết vào Thứ Tư Lễ Tro. Linh Mục Cervellera viết: “khi đưa ra quyết định này, ngài đã trở thành bậc thầy cho mọi Kitô hữu, mọi linh mục, giám mục, hồng y… Với quyết định này, Đức Bênêđíctô XVI muốn nói với ta rằng sự hữu hiệu của cuộc sống hệ ở việc ta hoàn toàn phó thác trong tay Chúa Kitô, Đấng thực sự bảo đảm mọi hữu hiệu của ta”.
2) Cuộc canh tan của Đức Bênêđíctô. Đó là nhận định của John O’Sullivan. Trên tờ The Spectator, ông cho rằng quyết định từ nhiệm của Đức Giáo Hoàng cho thấy: ngài đặt các đòi hỏi Tin Mừng của Giáo Hội lên trước các đòi hỏi do áp lực chính trị đặt lên ngôi vị giáo hoàng. O’Sullivan nghĩ rằng “việc từ nhiệm của ngài là giai đoạn mới nhất trong cố gắng đã hai thế kỷ qua, ngôi vị giáo hoàng rũ bỏ quyền bính trần thế và các dây nhợ của nền quân chủ thiêng liêng”.
3) Làm bối rối các nhà phê bình cho tới chót. Đó là nhận định của Michael Kelly. Viết trên tờ Irish Catholic, Kelly tin rằng Đức Giáo Hoàng đã kiệt sức sau nhiều năm tiến hành cuộc chiến thành công chống lại những vận xui, với rất ít trợ giúp quí hóa của nhân viên. Nhớ lại những vụng về và ù lỳ của Giáo Triều dưới thời vị giáo hoàng này, Kelly cho rằng “Đức Bênêđíctô đã được phục vụ một cách hết sức thiếu sót bởi những người đáng lý phải giúp ngài trong việc quản trị Giáo Hội”.
Đem lại các cơ may cho Giáo Hội
Đó là nhận định của E.J. Dionne. Viết cho tờ Washington Post, Dionne cho rằng là một nhà duy định chế (institutionalist), nghĩa là người tin rằng Giáo Hội Công Giáo là người mang chân lý trong một thế giới tội lỗi, đương nhiên Đức Bênêđíctô phải lo lắng trước viễn tượng sức khỏe yếu ớt của ngài có tác động xấu đối với tiềm năng triển nở của Giáo Hội. Là một nhà duy truyền thống (traditionalist) nhưng chịu ảnh hưởng của thế giới tân tiến, Đức Bênêđíctô vừa không lạ gì trong lịch sử Giáo Hội từng đã có những vị Giáo Hoàng từ nhiệm vì lợi ích của Giáo Hội, vừa biết rõ: một vị giáo hoàng khập khiễng vì bệnh hoạn, yếu ớt quả là một biểu tượng chẳng hay chút nào đối với thời đại kỹ thuật số.
Dionne cũng cho rằng Đức Bênêđíctô XVI là một nhà tân bảo thủ, không theo nghĩa ngoại giao mà theo nghĩa xã hội học. Giống các nhà tân bảo thủ buổi đầu cách nay 40 năm, Đức Bênêđíctô XVI từng là một người cấp tiến ôn hòa trước khi trở thành bảo thủ. Ngài bị đẩy về cánh hữu, giống rất nhiều các nhà tân bảo thủ khác, do phản ứng mạnh mẽ chống lại những cuộc bạo động của thập niên 1960.
Năm 1985, khi viết về Hồng Y Joseph Ratzinger cho tờ The New York Times Magazine, Dionne được phỏng vấn ngài. Theo đó, thì cuộc bạo động của sinh viên năm 1968 đã khiến ngài xoay chiều hẳn. Ngài nói: “Lúc ấy, tôi là khoa trưởng phân khoa thần học của Đại Học Tubingen, và trong mọi cuộc tụ tập ở đại học mà tôi tham dự, tôi đều nhận ra đủ thứ khủng bố, từ khủng bố tâm lý nhẹ nhàng đến bạo động thực sự”. Bởi thế mà từ chỗ coi chủ nghĩa Mác như có tiềm năng sửa chữa một số sai lầm trong tư duy hiện đại, ngài đã nhìn nó như một thứ “khủng bố”. Ngài nói: “Tôi nghĩ trong những năm đó, tôi học được: đến lúc nào phải chấm dứt thảo luận vì nó đã trở thành dối trá và đối kháng cần được bắt đầu để duy trì tự do”
Từ đó, ta có thể thấy một người có thời cấp tiến đã trở thành người phê phán ra sao không những chủ nghĩa Mác mà cả các khuynh hướng cấp tiến hóa trong Giáo Hội, kể cả các cải cách của Vatican II và của Đức Gioan XXIII. Chính vì thế, trong loạt bài ký giả Ý Vittorio Messori phỏng vấn, trước khi làm giáo hoàng, ngài cho hay: “Ta đã và đang chứng kiến những bất đồng (trong Giáo Hội), những bất đồng xem ra đang từ tự phê tiến qua tự hủy”.
Chính vì thế, những người Công Giáo cấp tiến, như Dionne, rất lo âu khi ngài được bầu làm giáo hoàng năm 2005. Ấy thế nhưng cuối cùng, ngài tỏ ra ít bảo thủ hơn người cấp tiến lo ngại, và dù sao, cũng ít bảo thủ hơn người bảo thủ chờ mong. Các thông điệp quan trọng nhất của ngài nhất định có tính cấp tiến trong các vấn đề kinh tế, và ngài nhấn mạnh tới tình yêu Thiên Chúa hơn là phán xử của Người.
Các nghịch thường của Đức Bênêđíctô XVI, và cũng là các nghịch thường của chính Đạo Công Giáo, được thấy rõ trong hai tuyên bố dịp Giáng Sinh vừa qua. Người cấp tiến không thể không hoan hô bài ngài viết cho tờ Financial Times vào ngày 19 tháng 12, trong đó, ngài tuyên bố “Kitô hữu chiến đấu chống nghèo đói vì chân nhận phẩm giá tối cao của mọi con người nhân bản, được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa và nhằm cùng đích sự sống đời đời”. Tuy nhiên, trong bài giảng Lễ Giáng Sinh, ngài không ngần ngại lên án hôn nhân đồng tính, bằng cách nhấn mạnh rằng người đồng tính đã quay lưng lại “yếu tính của con người nhân bản” và bác bỏ “bản nhiên của họ”.
Dù gì, Dionne cũng đồng ý với Michael Sean Winters khi ông này viết trên tờ National Catholic Reporter rằng việc từ nhiệm là “quyết định có tính hiện đại hóa hơn cả của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI” vì nó nhấn mạnh tới các trách nhiệm của vị giáo hoàng trong tư cách lãnh đạo chứ không phải “cái hào quang” của ngôi vị giáo hoàng.
Vũ Văn An2/15/2013
________________________________________
Truyền thông chính dòng bỗng nhiên chú mục tới các vụ việc của Vatican, do đó, đã gửi rất nhiều phóng viên tới Rôma để nhào nặn khá nhiều tin đồn thất thiệt. Trong khi đó, nhiều chuyên gia tự phong về Công Giáo đang phóng lên liên mạng hàng loạt những lý thuyết giật gân. Thành thử, mỗi ngày đều có cả hàng nghìn những câu truyện không chính xác.
Những bình luận sai lạc hoặc bất cập
Phil Lawler, trên catholicculture.org, cho rằng những câu truyện ấy nhiều đến nỗi không thể nào đính chính hết được. Tuy nhiên sau đây là một số những điều không đúng, nhưng đã “được” truyền thông thế tục thổi phồng sai lạc:
1) Vatican không hề che dấu chứng cớ khủng hoảng y khoa khiến Đức Giáo Hoàng từ nhiệm. Đúng là mới đây Đức Thánh Cha được thay pin cho chiếc máy trợ tim pacemaker của ngài, nhưng đây là một thủ tục thông thường. Đúng là ngài bị té và bị thương ở đầu khi tông du Mexico năm ngoái, nhưng vết thương không nặng, ngài đã hoàn tất cuộc tông du như dự định và đã hoàn toàn bình phục. Những người được gặp Đức Giáo Hoàng thường xuyên không ghi nhận bất cứ dấu hiệu nào cho thấy ngài mắc một trở ngại đáng kể nào về thể lý, ngoại trừ các hiệu quả thông thường của việc về già nói chung và của căn bệnh thấp khớp nói riêng. Rất có thể trong mấy tuần gần đây, Đức Giáo Hoàng bị một trở ngại mới về y khoa, nhưng nếu đúng như thế, thì ngay đến các chức sắc cao cấp nhất của Vatican cũng không hay biết gì cả. Cho nên lý thuyết cho rằng có âm mưu che dấu một căn bệnh cũ hoàn toàn không chính xác.
2) Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI sẽ không ảnh hưởng trực tiếp tới việc chọn lựa người kế vị mình. Ngài sẽ rời Rôma sau khi từ nhiệm, để sống ít lâu tại Castel Gandolfo. Có lẽ ngài sẽ không trở lại Rôma trước khi có vị giáo hoàng mới. Ngài sẽ không tham dự cuộc họp của các vị hồng y trước khi tham dự mật nghị bầu giáo hoàng. Mà dù gì đi chăng nữa, ngài cũng không hội đủ điều kiện làm cử tri bầu cử vì đã quá 80. Dĩ nhiên, bất cứ ngài nói điều gì từ nay cho tới 8 giờ tối ngày 28 tháng 2 cũng đều được truyền thông “chẻ” ra làm tám làm mười để tìm ra dấu chỉ có thể ảnh hưởng tới cuộc bầu cử sắp tới. Nhưng những ai biết rõ Đức Bênêđíctô đều nhất trí rằng ngài sẽ cố gắng hết sức tránh ảnh hưởng tới cuộc bầu cử này.
3) Đức Giáo Hoàng không từ chức vì gương mù xách nhiễu tình dục, vì ngài từng gánh cái gánh nặng này cả mười năm nay và đã thực hiện được nhiều tiến triển. Cũng không phải vì vụ rối bời ở Ngân Hàng Vatican, vì với viễn tượng sẽ có vị chủ tịch mới được cử nhiệm nay mai (nay có tin đã cử nhiệm rồi, một luật gia Đức, ông Ernst von Freyberg), các rối bời sẽ được vượt qua. Cũng không phải vì ngài bị trầm cảm bởi những điều đọc được trên Twitter, vì ngài không hề sử dụng internet: các nhân viên phải trình các trích dẫn trên twitter cho ngài. Ngài đã hai lần cho biết động cơ khiến ngài từ nhiệm: không đủ năng lực để tiếp tục thi hành nhiệm vụ nữa. Một lần nữa, lý thuyết cho rằng có âm mưu là điều bịa đặt.
4) Đức Giáo Hoàng không có dự định gia nhập một đan viện. Ngài sẽ có trú sở tại một tòa nhà thuộc sở hữu của Vatican mà trước đây có lúc đã được dùng làm đan viện. Các nữ đan sĩ từng cư ngụ ở đấy nay đã rời khỏi và tòa nhà đang được trùng tu. Đức Giáo Hoàng cho hay ngài muốn biến nó thành nhà cầu nguyện của mình.
5) Đức Bênêđíctô XVI không hề ra sắc chỉ buộc vị kế nhiệm ngài phải tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Rio de Janeiro, hay vị thư ký riêng của ngài là TGM Georg Ganswein tiếp tục đứng đầu phủ giáo hoàng sau khi ngài từ nhiệm. Dù hai việc này rất có thể xẩy ra, nhưng Đức Giáo Hoàng không có quyền buộc vị kế nhiệm mình bất cứ điều gì. Mà dù có ra sắc chỉ như thế, thì vị tân giáo hoàng cũng không bắt buộc phải thi hành, ngài vẫn có thể không đi Rio và không giữ TGM Ganswein tại chức vụ cũ.
6) Không vị hồng y nào mất quyền bầu giáo hoàng giữa ngày Đức Giáo Hoàng từ nhiệm và ngày mở mật nghị. Giáo luật qui định rằng một hồng y chỉ mất quyền bầu cử nếu ngài quá 80 tuổi trước khi Tòa Thánh trống ngôi. Ngày trống ngôi này là ngày 28 tháng 2. Như thế Đức Hồng Y Walter Kasper sẽ có quyền bầu giáo hoàng mới, vì ngài sẽ 80 vào ngày 5 tháng 3.
Những bình luận quân bình
Phil Lawler, cũng nhân dịp này, nêu ra một số bình luận đúng đắn:
1) Quyết định của Đức Bênêđíctô XVI là vì sứ mệnh của Giáo Hội. Đó là nhận định của Linh Mục Bernardo Cervellera, giám đốc AsiaNews. Ngài coi quyết định can đảm của Đức Giáo Hoàng là sản phẩm của đức tin. Sau nhiều lần cầu nguyện liên lỉ, Đức Giáo Hoàng đã đi đến kết luận đây là ý Chúa, chứ không là gì khác. Đây là thái độ được Đức Giáo Hoàng lấy làm điển hình cho tín hữu trong buổi triều yết vào Thứ Tư Lễ Tro. Linh Mục Cervellera viết: “khi đưa ra quyết định này, ngài đã trở thành bậc thầy cho mọi Kitô hữu, mọi linh mục, giám mục, hồng y… Với quyết định này, Đức Bênêđíctô XVI muốn nói với ta rằng sự hữu hiệu của cuộc sống hệ ở việc ta hoàn toàn phó thác trong tay Chúa Kitô, Đấng thực sự bảo đảm mọi hữu hiệu của ta”.
2) Cuộc canh tan của Đức Bênêđíctô. Đó là nhận định của John O’Sullivan. Trên tờ The Spectator, ông cho rằng quyết định từ nhiệm của Đức Giáo Hoàng cho thấy: ngài đặt các đòi hỏi Tin Mừng của Giáo Hội lên trước các đòi hỏi do áp lực chính trị đặt lên ngôi vị giáo hoàng. O’Sullivan nghĩ rằng “việc từ nhiệm của ngài là giai đoạn mới nhất trong cố gắng đã hai thế kỷ qua, ngôi vị giáo hoàng rũ bỏ quyền bính trần thế và các dây nhợ của nền quân chủ thiêng liêng”.
3) Làm bối rối các nhà phê bình cho tới chót. Đó là nhận định của Michael Kelly. Viết trên tờ Irish Catholic, Kelly tin rằng Đức Giáo Hoàng đã kiệt sức sau nhiều năm tiến hành cuộc chiến thành công chống lại những vận xui, với rất ít trợ giúp quí hóa của nhân viên. Nhớ lại những vụng về và ù lỳ của Giáo Triều dưới thời vị giáo hoàng này, Kelly cho rằng “Đức Bênêđíctô đã được phục vụ một cách hết sức thiếu sót bởi những người đáng lý phải giúp ngài trong việc quản trị Giáo Hội”.
Đem lại các cơ may cho Giáo Hội
Đó là nhận định của E.J. Dionne. Viết cho tờ Washington Post, Dionne cho rằng là một nhà duy định chế (institutionalist), nghĩa là người tin rằng Giáo Hội Công Giáo là người mang chân lý trong một thế giới tội lỗi, đương nhiên Đức Bênêđíctô phải lo lắng trước viễn tượng sức khỏe yếu ớt của ngài có tác động xấu đối với tiềm năng triển nở của Giáo Hội. Là một nhà duy truyền thống (traditionalist) nhưng chịu ảnh hưởng của thế giới tân tiến, Đức Bênêđíctô vừa không lạ gì trong lịch sử Giáo Hội từng đã có những vị Giáo Hoàng từ nhiệm vì lợi ích của Giáo Hội, vừa biết rõ: một vị giáo hoàng khập khiễng vì bệnh hoạn, yếu ớt quả là một biểu tượng chẳng hay chút nào đối với thời đại kỹ thuật số.
Dionne cũng cho rằng Đức Bênêđíctô XVI là một nhà tân bảo thủ, không theo nghĩa ngoại giao mà theo nghĩa xã hội học. Giống các nhà tân bảo thủ buổi đầu cách nay 40 năm, Đức Bênêđíctô XVI từng là một người cấp tiến ôn hòa trước khi trở thành bảo thủ. Ngài bị đẩy về cánh hữu, giống rất nhiều các nhà tân bảo thủ khác, do phản ứng mạnh mẽ chống lại những cuộc bạo động của thập niên 1960.
Năm 1985, khi viết về Hồng Y Joseph Ratzinger cho tờ The New York Times Magazine, Dionne được phỏng vấn ngài. Theo đó, thì cuộc bạo động của sinh viên năm 1968 đã khiến ngài xoay chiều hẳn. Ngài nói: “Lúc ấy, tôi là khoa trưởng phân khoa thần học của Đại Học Tubingen, và trong mọi cuộc tụ tập ở đại học mà tôi tham dự, tôi đều nhận ra đủ thứ khủng bố, từ khủng bố tâm lý nhẹ nhàng đến bạo động thực sự”. Bởi thế mà từ chỗ coi chủ nghĩa Mác như có tiềm năng sửa chữa một số sai lầm trong tư duy hiện đại, ngài đã nhìn nó như một thứ “khủng bố”. Ngài nói: “Tôi nghĩ trong những năm đó, tôi học được: đến lúc nào phải chấm dứt thảo luận vì nó đã trở thành dối trá và đối kháng cần được bắt đầu để duy trì tự do”
Từ đó, ta có thể thấy một người có thời cấp tiến đã trở thành người phê phán ra sao không những chủ nghĩa Mác mà cả các khuynh hướng cấp tiến hóa trong Giáo Hội, kể cả các cải cách của Vatican II và của Đức Gioan XXIII. Chính vì thế, trong loạt bài ký giả Ý Vittorio Messori phỏng vấn, trước khi làm giáo hoàng, ngài cho hay: “Ta đã và đang chứng kiến những bất đồng (trong Giáo Hội), những bất đồng xem ra đang từ tự phê tiến qua tự hủy”.
Chính vì thế, những người Công Giáo cấp tiến, như Dionne, rất lo âu khi ngài được bầu làm giáo hoàng năm 2005. Ấy thế nhưng cuối cùng, ngài tỏ ra ít bảo thủ hơn người cấp tiến lo ngại, và dù sao, cũng ít bảo thủ hơn người bảo thủ chờ mong. Các thông điệp quan trọng nhất của ngài nhất định có tính cấp tiến trong các vấn đề kinh tế, và ngài nhấn mạnh tới tình yêu Thiên Chúa hơn là phán xử của Người.
Các nghịch thường của Đức Bênêđíctô XVI, và cũng là các nghịch thường của chính Đạo Công Giáo, được thấy rõ trong hai tuyên bố dịp Giáng Sinh vừa qua. Người cấp tiến không thể không hoan hô bài ngài viết cho tờ Financial Times vào ngày 19 tháng 12, trong đó, ngài tuyên bố “Kitô hữu chiến đấu chống nghèo đói vì chân nhận phẩm giá tối cao của mọi con người nhân bản, được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa và nhằm cùng đích sự sống đời đời”. Tuy nhiên, trong bài giảng Lễ Giáng Sinh, ngài không ngần ngại lên án hôn nhân đồng tính, bằng cách nhấn mạnh rằng người đồng tính đã quay lưng lại “yếu tính của con người nhân bản” và bác bỏ “bản nhiên của họ”.
Dù gì, Dionne cũng đồng ý với Michael Sean Winters khi ông này viết trên tờ National Catholic Reporter rằng việc từ nhiệm là “quyết định có tính hiện đại hóa hơn cả của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI” vì nó nhấn mạnh tới các trách nhiệm của vị giáo hoàng trong tư cách lãnh đạo chứ không phải “cái hào quang” của ngôi vị giáo hoàng.
Vui buồn của tuổi già, những suy tư của Đức Bênêđictô, mấy tháng trước khi công bố từ nhiệm
Vũ Văn An
11:19 07/04/2013
Vui buồn của tuổi già, những suy tư của Đức Bênêđictô, mấy tháng trước khi công bố từ nhiệm
Vũ Văn An2/17/2013
________________________________________
Ngày 12 tháng 11 năm 2012, nhân dịp viếng thăm một nhà dưỡng lão tại Rôma do Cộng Đồng Sant’Egidio trông coi, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã có những suy tư sau đây về những nỗi vui buồn của tuổi già, phần nào cho thấy những dấu chỉ dẫn tới việc ngài quyết định từ nhiệm.
Tôi đến với anh chị em không những trong tư cách giám mục Rôma, mà còn trong tư cách một người già đi thăm những người bạn già nữa. Quả là dư thừa khi nói rằng tôi rất quen thuộc với những khó khăn, những nan đề và giới hạn của lớp tuổi này, nhưng tôi biết rõ: với nhiều anh chị em các khó khăn này càng thấm thía hơn do khủng hoảng kinh tế. Đôi khi, vào một độ tuổi nào đó, ta bỗng nuối tiếc nhìn lại những năm tháng thanh xuân khi mình còn tươi trẻ và dự tính nhiều cho tương lai. Bởi thế, đôi khi nét mặt ta phủ đầy một vẻ buồn trước cái viễn tượng hoàng hôn của cuộc đời này.
Nhưng sáng nay, lên tiếng với mọi người cao niên trong tinh thần, dù biết rõ các khó khăn của tuổi già chúng ta, tôi vẫn muốn nói với anh chị em một cách đầy xác tín rằng: già quả là đẹp! Ở mọi giai đoạn của cuộc đời, điều cần là có khả năng nhìn thấy sự hiện hữu và chúc lành của Chúa cũng như các phong phú do chúng mang tới. Ta không bao giờ được để mình bị buồn sầu vây hãm! Ta đã và đang tiếp nhận được ơn trường thọ. Sống ngay trong độ tuổi của ta vẫn là điều tươi đẹp, bất chấp những đau cùng đớn và một số giới hạn nào đó. Ước mong sao trên nét mặt ta luôn có niềm vui vì cảm thấy được Chúa thương yêu, chứ không phải nỗi buồn.
Trong Thánh Kinh, trường thọ luôn được coi là hồng phúc của Chúa; ngày nay, hồng phúc này khá phổ biến và được coi như một hồng phúc đáng được trân quí và vận dụng bao nhiêu có thể. Ấy thế mà cái xã hội bị khống chế bởi luận lý học hiệu năng và lợi lộc này thường lại không muốn chấp nhận nó như thế: trái lại, xã hội này thường bác bỏ nó, vì coi người già như là vô dụng, thiếu sản xuất. Rất nhiều khi ta được nghe nói tới những nỗi đau của những người bị cho ra rìa, sống xa nhà và đầy cô đơn. Tôi nghĩ cần phải có nhiều dấn thân hơn, bắt đầu từ gia đình và các định chế công cộng, để bảo đảm cho người già có khả năng ở lại nhà mình. Cái khôn ngoan của đời sống mà chúng ta là những người đem theo quả là một kho tàng lớn lao.
Phẩm chất của một xã hội, hay của một nền văn minh, cũng được phán định dựa vào cung cách nó xử sự với người già và vị trí nó dành cho họ trong đời sống của cộng đồng. Những cộng đồng nào biết dành vị trí cho người già đều là những cộng đồng biết dành vị trí cho sự sống! Cộng đồng nào biết chào đón người già cũng là cộng đồng biết chào đón sự sống!... Khi sự sống trở thành mỏng dòn trong những năm tháng già nua, nó vẫn không bao giờ mất giá trị và phẩm vị: ở bất cứ giai đoạn cuộc sống nào mỗi người trong chúng ta đều được Thiên Chúa mong muốn và yêu thương, mỗi một chúng ta đều quan trọng và cần thiết.
Các bạn thân mến, vào độ tuổi này, ta hay cảm thấy cần có sự giúp đỡ của người khác; và điều này cũng xẩy ra cho vị giáo hoàng của các bạn. Trong Tin Mừng, ta đọc thấy Chúa Giêsu nói với Thánh Phêrô: “khi con còn trẻ, con tự thắt lấy dây lưng và muốn đi đâu thì đi; nhưng lúc về già, con sẽ phải chìa tay ra để người khác thắt dây lưng cho con và dẫn con đi nơi con chẳng muốn” (Ga 21:18). Chúa có ý nói tới cách Thánh Phêrô sẽ phải làm chứng cho đức tin đến độ phải tử vì đạo, nhưng câu ấy khiến chúng ta nghĩ tới sự kiện này: cần người khác giúp đỡ vốn là thân phận của người già chúng ta. Tôi chỉ xin các bạn tìm thấy ơn Chúa trong thân phận ấy, bởi vì được nâng đỡ và được đồng hành, cảm nhận được tình âu yếm của người khác quả là một ơn phúc! Điều này quan trọng đối với mọi giai đoạn của cuộc sống: không ai sống được một mình mà không cần người khác giúp đỡ; con người là hữu thể có tương quan. Và trong tình thế này, tôi vui mừng nhận thấy: những người giúp đỡ và những người được giúp đỡ đã tạo thành một gia đình mà sinh huyết chính là tình yêu.
Anh chị em cao niên thân mến, ngày giờ xem ra dài và trống rỗng quá, với thật nhiều khó khăn, ít cam kết và gặp gỡ; nhưng anh chị em đừng bao giờ chán nản trong lòng: anh chị em làm cho xã hội phong phú, ngay cả trong đau đớn và bệnh hoạn. Và giai đoạn này của cuộc sống vẫn là một hồng phúc để ta thâm hậu hóa mối liên hệ với Thiên Chúa… Anh chị em đừng quên rằng một trong các tài nguyên vô giá của anh chị em là tài nguyên cầu nguyện: trở thành những người cầu bầu với Thiên Chúa, cầu nguyện với đức tin và sự kiên định. Anh chị em hãy cầu nguyện cho Giáo Hội, và cầu nguyện cho tôi, cho nhu cầu thế giới, cho người nghèo, để không còn bạo lực trên thế giới. Lời cầu nguyện của người già có thể che chở được thế giới, giúp đỡ thế giới, có khi còn hữu hiệu hơn là sự lo lắng của tập thể. Hôm nay, tôi muốn ủy thác cho anh chị em việc cầu nguyện cho thiện ích Giáo Hội và cho hòa bình thế giới. Vị giáo hoàng này yêu mến anh chị em và trông cậy vào mọi người trong anh chị em! Ước mong anh chị em cảm nhận được tình yêu của Thiên Chúa và biết cách đem tia lửa yêu thương của Chúa cho xã hội chúng ta, một xã hội thường quá cá nhân chủ nghĩa và chỉ chuộng hiệu năng. Và Thiên Chúa sẽ luôn luôn ở với anh chị em và với mọi người đang trợ giúp anh chị em với tấm tình âu yếm và tận tụy của họ.
Vũ Văn An2/17/2013
________________________________________
Ngày 12 tháng 11 năm 2012, nhân dịp viếng thăm một nhà dưỡng lão tại Rôma do Cộng Đồng Sant’Egidio trông coi, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã có những suy tư sau đây về những nỗi vui buồn của tuổi già, phần nào cho thấy những dấu chỉ dẫn tới việc ngài quyết định từ nhiệm.
Tôi đến với anh chị em không những trong tư cách giám mục Rôma, mà còn trong tư cách một người già đi thăm những người bạn già nữa. Quả là dư thừa khi nói rằng tôi rất quen thuộc với những khó khăn, những nan đề và giới hạn của lớp tuổi này, nhưng tôi biết rõ: với nhiều anh chị em các khó khăn này càng thấm thía hơn do khủng hoảng kinh tế. Đôi khi, vào một độ tuổi nào đó, ta bỗng nuối tiếc nhìn lại những năm tháng thanh xuân khi mình còn tươi trẻ và dự tính nhiều cho tương lai. Bởi thế, đôi khi nét mặt ta phủ đầy một vẻ buồn trước cái viễn tượng hoàng hôn của cuộc đời này.
Nhưng sáng nay, lên tiếng với mọi người cao niên trong tinh thần, dù biết rõ các khó khăn của tuổi già chúng ta, tôi vẫn muốn nói với anh chị em một cách đầy xác tín rằng: già quả là đẹp! Ở mọi giai đoạn của cuộc đời, điều cần là có khả năng nhìn thấy sự hiện hữu và chúc lành của Chúa cũng như các phong phú do chúng mang tới. Ta không bao giờ được để mình bị buồn sầu vây hãm! Ta đã và đang tiếp nhận được ơn trường thọ. Sống ngay trong độ tuổi của ta vẫn là điều tươi đẹp, bất chấp những đau cùng đớn và một số giới hạn nào đó. Ước mong sao trên nét mặt ta luôn có niềm vui vì cảm thấy được Chúa thương yêu, chứ không phải nỗi buồn.
Trong Thánh Kinh, trường thọ luôn được coi là hồng phúc của Chúa; ngày nay, hồng phúc này khá phổ biến và được coi như một hồng phúc đáng được trân quí và vận dụng bao nhiêu có thể. Ấy thế mà cái xã hội bị khống chế bởi luận lý học hiệu năng và lợi lộc này thường lại không muốn chấp nhận nó như thế: trái lại, xã hội này thường bác bỏ nó, vì coi người già như là vô dụng, thiếu sản xuất. Rất nhiều khi ta được nghe nói tới những nỗi đau của những người bị cho ra rìa, sống xa nhà và đầy cô đơn. Tôi nghĩ cần phải có nhiều dấn thân hơn, bắt đầu từ gia đình và các định chế công cộng, để bảo đảm cho người già có khả năng ở lại nhà mình. Cái khôn ngoan của đời sống mà chúng ta là những người đem theo quả là một kho tàng lớn lao.
Phẩm chất của một xã hội, hay của một nền văn minh, cũng được phán định dựa vào cung cách nó xử sự với người già và vị trí nó dành cho họ trong đời sống của cộng đồng. Những cộng đồng nào biết dành vị trí cho người già đều là những cộng đồng biết dành vị trí cho sự sống! Cộng đồng nào biết chào đón người già cũng là cộng đồng biết chào đón sự sống!... Khi sự sống trở thành mỏng dòn trong những năm tháng già nua, nó vẫn không bao giờ mất giá trị và phẩm vị: ở bất cứ giai đoạn cuộc sống nào mỗi người trong chúng ta đều được Thiên Chúa mong muốn và yêu thương, mỗi một chúng ta đều quan trọng và cần thiết.
Các bạn thân mến, vào độ tuổi này, ta hay cảm thấy cần có sự giúp đỡ của người khác; và điều này cũng xẩy ra cho vị giáo hoàng của các bạn. Trong Tin Mừng, ta đọc thấy Chúa Giêsu nói với Thánh Phêrô: “khi con còn trẻ, con tự thắt lấy dây lưng và muốn đi đâu thì đi; nhưng lúc về già, con sẽ phải chìa tay ra để người khác thắt dây lưng cho con và dẫn con đi nơi con chẳng muốn” (Ga 21:18). Chúa có ý nói tới cách Thánh Phêrô sẽ phải làm chứng cho đức tin đến độ phải tử vì đạo, nhưng câu ấy khiến chúng ta nghĩ tới sự kiện này: cần người khác giúp đỡ vốn là thân phận của người già chúng ta. Tôi chỉ xin các bạn tìm thấy ơn Chúa trong thân phận ấy, bởi vì được nâng đỡ và được đồng hành, cảm nhận được tình âu yếm của người khác quả là một ơn phúc! Điều này quan trọng đối với mọi giai đoạn của cuộc sống: không ai sống được một mình mà không cần người khác giúp đỡ; con người là hữu thể có tương quan. Và trong tình thế này, tôi vui mừng nhận thấy: những người giúp đỡ và những người được giúp đỡ đã tạo thành một gia đình mà sinh huyết chính là tình yêu.
Anh chị em cao niên thân mến, ngày giờ xem ra dài và trống rỗng quá, với thật nhiều khó khăn, ít cam kết và gặp gỡ; nhưng anh chị em đừng bao giờ chán nản trong lòng: anh chị em làm cho xã hội phong phú, ngay cả trong đau đớn và bệnh hoạn. Và giai đoạn này của cuộc sống vẫn là một hồng phúc để ta thâm hậu hóa mối liên hệ với Thiên Chúa… Anh chị em đừng quên rằng một trong các tài nguyên vô giá của anh chị em là tài nguyên cầu nguyện: trở thành những người cầu bầu với Thiên Chúa, cầu nguyện với đức tin và sự kiên định. Anh chị em hãy cầu nguyện cho Giáo Hội, và cầu nguyện cho tôi, cho nhu cầu thế giới, cho người nghèo, để không còn bạo lực trên thế giới. Lời cầu nguyện của người già có thể che chở được thế giới, giúp đỡ thế giới, có khi còn hữu hiệu hơn là sự lo lắng của tập thể. Hôm nay, tôi muốn ủy thác cho anh chị em việc cầu nguyện cho thiện ích Giáo Hội và cho hòa bình thế giới. Vị giáo hoàng này yêu mến anh chị em và trông cậy vào mọi người trong anh chị em! Ước mong anh chị em cảm nhận được tình yêu của Thiên Chúa và biết cách đem tia lửa yêu thương của Chúa cho xã hội chúng ta, một xã hội thường quá cá nhân chủ nghĩa và chỉ chuộng hiệu năng. Và Thiên Chúa sẽ luôn luôn ở với anh chị em và với mọi người đang trợ giúp anh chị em với tấm tình âu yếm và tận tụy của họ.
Hai người bạn trở thành đối nghịch của Đức Bênêdíctô XVI
Vũ Văn An
11:19 07/04/2013
Hai người bạn trở thành đối nghịch của Đức Bênêdíctô XVI
Vũ Văn An2/19/2013
________________________________________
Người bạn cũ thứ nhất nay trở thành người đối nghịch với Đức Bênêđíctô là Hans Kung, người Thụy Sĩ, linh mục, thần học gia và nhà văn. Hans Kung vốn được Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan XXIII cử nhiệm làm chuyên viên cho Công Đồng Vatican II cùng với thần học gia Joseph Ratzinger, người mà ông cho là do ông tiến cử đã được mời làm giáo sư thần học tín lý tại Đại Học Tubingen. Sau này, vì chống lại tín điều vô ngộ của Vatican I, ông bị tước quyền giảng dạy trong tư cách giáo sư Công Giáo vào năm 1979, trước khi Đức Hồng Y Joseph Ratzinger được Đức Gioan Phaolô mời làm Bộ Trưởng Giáo Lý Đức Tin.
Hans Kung
Như thế, có thể nói việc Hans Kung bị tước quyền giảng dạy không liên hệ gì tới thời gian Đức Hồng Y Ratzinger phục vụ tại giáo triều Rôma. Tuy nhiên, đã từ lâu ông vốn chỉ trích ngài là người phản bội lý tưởng của Vatican II, khi rời bỏ hàng ngũ cấp tiến để mon men trở lại với phe bảo thủ trong Giáo Hội của thời trước Vatican II, nhất là từ ngày ngài đảm nhiệm vai trò “lý thuyết gia” hàng đầu của Giáo Hội.
Hans Kung mỗi ngày một đi xa hơn trong “trận tuyến” tín lý. Ông chính thức chấp nhận an tử (euthanasia) theo quan điểm Kitô Giáo, trong cuốn Dying with Dignity viết chung với Walter Jens năm 1998. Năm 2005, ông cho đăng trên báo chí Ý và Đức một bài kịch liệt chỉ trích Đức Gioan Phaolô II, tựa là Các Thất Bại Của Giáo Hoàng Wojtyla. Thay vì cổ vũ một thời hồi tâm, cải cách và đối thoại, vị giáo hoàng này, theo ông, đã cố gắng phục hồi thời kỳ tiền Vatican II, hoàn toàn chống đối cải cách và đối thoại liên tôn, đồng thời tái lập quyền thống trị tuyệt đối của Rôma. Thay vì hiện đại hóa, đối thoại và đại kết, vị giáo hoàng này chỉ lo tái lập, làm chủ và bắt người ta vâng lời, tạo ra cả một hàng giáo phẩm cứng ngắc, tầm thường và càng ngày càng bảo thủ.
Có điều đáng lưu ý: ông chưa bao giờ bị vạ tuyệt thông chính thức và chức linh mục của ông vẫn còn nguyên vẹn. Không những thế, ngày 26 tháng 9 năm 2005, vừa lên ngôi giáo hoàng không bao lâu, Đức Bênêđíctô XVI đã thân hành mời ông tới Castel Gandolfo để chuyện vãn khiến ông và các quan sát viên phải bỡ ngỡ. Tuy nhiên, ông dựa vào biến cố này để tấn công thêm Đức Bênêđictô XVI. Năm 2009, trong một cuộc phỏng vấn của tờ Le Monde, Hans Kung chỉ trích quyết định của ngài liên quan tới việc bãi bỏ vạ tuyệt thông cho các giám mục của Hội Thánh Piô X. Đồng thời, ông cũng cho rằng nền thần học của ngài chỉ ngang tầm với nền thần học của Công Đồng Nixêa năm 325.
Tháng 4 năm 2010, ông gửi tới nhiều tờ báo lá thư ngõ gửi toàn thể giám mục Công Giáo thế giới để chỉ trích cách Đức Bênêđíctô XVI xử lý các vấn đề phụng vụ, liên tôn, tính hợp đoàn của giám mục và gương xấu xách nhiễu tình dục. Ông kêu gọi các giám mục xem sét sáu đề nghị của ông, từ việc mạnh dạn lên tiếng, đưa ra các giải pháp miền cho tới việc kêu gọi triệu tập một công đồng Vatican mới.
Gần đây, ngày 24 tháng 5, 2012, trên blog của tạp chí The Tablet, ông cho rằng Đức Bênêđíctô XVI đang khuyến khích việc không vâng lời, qua việc dọn đường để hoà giải dứt khoát với Hội Duy Truyền Thống Thánh Piô X cùng các giám mục và linh mục của họ, những người ông cho là được thụ phong không những trái phép mà còn bất thành nữa. Với hành động này, Đức Bênêđíctô, người vốn sống xa cách người khác, sẽ càng tách mình ra xa dân Chúa hơn nữa. Hans Kung còn đi xa hơn, coi hành vi của ngài là ly giáo, vì qua hành động này, ngài tự tách mình không những ra khỏi Giáo Hội mà còn ra khỏi nhiệm thể Giáo Hội nữa, là hai nhân tố tạo ra ly giáo như Francisco Suarez (1548-1617) từng dạy. Mà đã là ly giáo, thì ngài hết chức vụ, hay ít nhất, cũng không còn được người ta vâng theo nữa. Ông kết luận: “Giáo Hoàng Bênêđíctô đang cổ vũ hơn nữa một phong trào “bất vâng phục” đã và đang càng ngày càng lớn mạnh hiện nay đối với hàng giáo phẩm bất vâng phục Tin Mừng”.
Rồi gần đây nhất, trên tờ The Guardian, ngày 5 tháng 10, 2012, ông kêu gọi các linh mục và giáo dân đứng lên thách thức phẩm trật Công Giáo, lât đổ giáo hoàng và triệt để cải cách Vatican. Ông mô tả Giáo Hội Công Giáo như một “hệ thống chuyên quyền” y hệt nền độc tài Quốc Xã Đức. Ông ví việc các giám mục thề vâng lời giáo hoàng với việc chế độ Quốc Xã đòi các tướng lãnh phải thề trung thành với Hitler. Điều duy nhất hiện nay là cuộc cải cách từ dưới đi lên: các linh mục cần phải chấm dứt việc phục tùng và tự tổ chức lại để nói thẳng rằng mình không còn chịu đựng nổi nữa.
Riêng đối với vị đương kim giáo hoàng, nhân nhắc lại những lần cho Ratzinger quá giang trên chiếc Alfa Romeo bóng loáng của mình lúc còn dạy với nhau ở Tubingen, Kung cho rằng cái hình ảnh tự phóng đại về một người khiêm hạ cỡi xe đạp, không bao giờ có bằng lái xe, của ngài đã tan biến với việc đăng quang năm 2005: “Ngài triển khai một lối hào nhóang chẳng thích hợp chút nào với con người mà tôi và nhiều người khác từng biết: một người trước đây vốn lui tới với chiếc mũ berê kiểu Basque trên đầu và tác phong khá khiêm tốn. Bây giờ thì người ta thường thấy ngài phủ đầy mình những lụa là vàng bạc đầy khoe khoang. Chính ngài tỏ ý muốn đội chiếc triều thiên của giáo hoàng thời thế kỷ 19, thậm chí mặc cả phẩm phục của giáo hoàng Lêô X thuộc nhà Medici nữa”.
Và dù phê bình sự hào nhoáng biểu hiện của Ratzinger từ ngày “đăng quang” giáo hoàng, Kung dường như cũng đang cạnh tranh về phương diện ấy: ông cho dựng bức tượng cao 2 mét của mình tại vườn trước nhà để ngày nào cũng thấy nó từ phòng đọc sách nhìn ra và ông đang cố gắng tạo ra một thứ Đạo Đức Hoàn Cầu (Stiftung Weltethos) nhằm mục đích đem các tôn giáo hoàn cầu lại với nhau bằng cách nhấn mạnh những gì họ có chung với nhau hơn là những gì họ khác nhau. Ông cho soạn thảo một bộ luật sống mà ông hy vọng cuối cùng được mọi người nhìn nhận như tổ chức Liên Hiệp Quốc vậy!
Điều lạ là Kung ví Vatican với Điệm Kremlin: “Putin, một nhân viên tình báo, trở thành người đứng đầu nước Nga thế nào, Ratzinger, đứng đầu ngành tình báo của Giáo Hội Công Giáo, cũng đã trở thành người cầm đầu Vatican như thế!”. Ông chơi chữ bằng cách cho rằng vị giáo hoàng này không bao giờ xin lỗi trước sự kiện nhiều vụ xách nhiễu tình dục bị khóa chặt vì lý do secretum pontificium (bí mật của giáo hoàng).
Tuy nhiên, Đức Bênêđíctô không hề cắt đứt liên hệ với Kung. Chính Kung nhìn nhận hai bên vẫn tiếp tục liên lạc với nhau. Không kể cuộc hội ngộ kéo dài 4 tiếng tại Castel Gandolfo năm 2005, từ đó, “hai chúng tôi vẫn tiếp tục thư từ với nhau, tuy không gặp nhau”.
Ngày 21 tháng 9 năm 2011, trên tờ Spiegel, tuy đã ví Đức Bênêđíctô với Putin rồi, ông nhắc lại kỷ niệm buổi hội hộ năm 2005, mà ông cho là “thân thiện”. Lúc ấy ông hy vọng một kỷ nguyên cởi mở sẽ được mở ra, nhưng niềm hy vọng ấy không tới. Tuy vậy, họ vẫn tiếp tục thư từ qua lại. Kung vẫn gửi biếu Đức Giáo Hoàng các tác phẩm mới nhất của ông, và rất vui “vì ngài không chấm dứt mối liên hệ bản thân mặc dù tôi phê bình ngài gay gắt”.
Trước quyết định từ nhiệm của Đức Bênêđíctô XVI, đồng nghiệp trước đây của ông, Kung vắn tắt cho rằng việc này đem lại cho ngài lòng kính trọng của mọi người, gọi đó là “một quyết định dễ hiểu vì nhiều lý do”, và hy vọng rằng “Ratzinger sẽ không gây ảnh hưởng tới việc chọn người kế vị mình”. Nỗi lo ngại của ông là: dưới triều đại của mình, Đức Bênêđíctô đã xây dựng một nhóm hồng y hết sức bảo thủ đến độ khó hy vọng có được một vị kế nhiệm cấp tiến, do đó, Giáo Hội khó thoát ra ngoài cơn khủng hoảng nhiều mặt hiện nay.
Uta Ranke-Heinemann
Bạn cũ nay trở thành người chống đối thứ hai là nữ thần học gia Uta Ranke-Heinemann. Thực ra, Heinemann chưa bao giờ làm việc chung với Ratzinger. Bà chỉ là bạn cùng lớp với ngài khi dọn tiến sĩ tại Đại Học Munich vào đầu thập niên 1950. Bà sinh năm 1927; thân phụ là Gustav Heinemann, Tổng Thống Đức từ 1969 tới 1974; học trò của Rudolf Bultmann, trở lại Công Giáo năm 1953, là phụ nữ Công Giáo đầu tiên đậu tiến sĩ năm 1954 và là phụ nữ đầu tiên trên thế giới được giữ ghế giáo sư thần học Công Giáo tại Đại Học Essen từ năm 1970. Năm 1987, bà cũng là nữ giáo sư Công Giáo đầu tiên bị mất chức vì bác bỏ tín điều đời đời đồng trinh của Đức Maria. Bà tự nhận bị tuyệt thông tiền kết (latae sententiae) theo giáo luật điều 1364 tiết 1, tuy nhiên, chưa bao giờ bị tuyệt thông chính thức (ferendae sententiae). Năm 1999, bà từng ra tranh cử tổng thống Đức, nhưng thua người cháu gái của chồng là Johannes Rau. Sau khi chồng qua đời ngày 9 tháng 11 năm 2001, bà tuyên bố ly khai khỏi Kitô Giáo truyền thống, với 7 chủ trương sau: Thánh Kinh chỉ là lời của con người; Thiên Chúa Ba Ngôi chỉ là tưởng tượng của con người; Chúa Giêsu chỉ là người; Đức Maria chỉ là mẹ Chúa Giêsu; hoả ngục là sản phẩm của tưởng tượng; qủy và tội nguyên tổ không hề có; việc cứu chuộc có đổ máu chỉ là hình thức sát tế người của ngoại giáo mà thôi, dựa vào huyền thoại của Thời Kỳ Đồ Đá.
Chỉ cần đọc tựa các tác phẩm chính của bà cũng đủ thấy Heinemann tách mình ra khỏi chính dòng thần học Công Giáo ra sao: Eunuchs for the kingdom of heaven: Women, sexuality, and the Catholic Church (1988); Putting away childish things: the Virgin birth, the empty tomb, and other fairy tales you don't need to believe to have a living faith (1992).
Riêng đối với ngôi vị giáo hoàng, Heinemann được coi như một trong những người chỉ trích Đức Gioan Phaolô II lớn tiếng nhất. Bà cho rằng suốt trong 26 năm trị vì, Đức Gioan Phaolô II thường xuyên làm bà khó chịu. Theo bà, Đức Gioan Phaolô II chán ngán đến cùng cực khiến bà chịu không nổi. Ngài bị ám ảnh bởi Đức Maria, lải nhải “Maria, Maria, Maria” hoài. Bà nói Đức Maria đối với bà rất có ý nghĩa vì ngài đã mất một người con. Thế mà Đức Gioan Phaolô II lại bảo là ngài vui khi thấy con trên thánh giá và chính ngài muốn đóng đinh con vì phần rỗi của chúng ta.
Bà ác cảm đối với Đức Gioan Phaolô II đến nỗi bà gọi ngài là “Ông thần học Người Cát” (Theological Sandman) vì khi muốn buồn ngủ, bà mở Đài Phát Thanh Vatican để nghe ngài nói. Tuy nhiên, bà cho hay: bà đã làm hòa với ngài sau khi ngài qua đời.
Riêng với Đức Bênêđíctô, bà làm hòa ngay lúc ngài còn sống. Đó là cảm tưởng bà phát biểu khi nghe tin ngài được bầu làm giáo hoàng. “Trong đời tôi, tôi chưa bao giờ tưởng tượng mình có thể vui trước tin bầu cử một giáo hoàng mới. Nhưng tôi quả vui vì Đức Hồng Y Ratzinger, đúng hơn phải nói là Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, vì chúng tôi vốn có lòng kính trọng nhau từ xưa tới nay”. Thực ra, chính bà, bà cũng không hiểu tại sao “tôi luôn luôn thích Ratzinger, trong suốt hơn 51 năm qua, trong khi trong hơn 26 năm qua, Đức Gioan Phaolô II luôn làm tôi khó chịu. Xin thú thực, tôi không có câu trả lời”. Có lẽ vì cùng là sinh viên dọn tiến sĩ với nhau ở Đại Học Munich trong các năm 1953 và 1954, là những năm lần đầu tiên một nữ sinh viên được phép dọn tiến sĩ về thần học Công Giáo. Và lòng kính trọng nhau càng được thâm hậu hóa nhờ cả hai cùng bảo vệ luận án bằng tiếng La Tinh. Khi chuẩn bị luận án, cả hai đã dịch chúng từ tiếng Đức qua tiếng La Tinh.
Nhân dịp trên, bà cho rằng Ratzinger rất thông minh, là sinh viên xuất sắc, ai nấy đều ngưỡng mộ. Nhưng điều Uta ngưỡng mộ hơn cả nơi Ratzinger là ngài khá khiêm tốn, không bị ám ảnh bởi cái tôi của mình. Bà thích trí thông minh khiêm nhường của ngài. Bà vẫn còn rất thích nhiều đoạn trong các tác phẩm của ngài và thường xuyên trích dẫn chúng. Trong suốt đời bà, nhiều người tỏ ra ngạc nhiên khi thấy bà luôn bênh vực Ratzinger, dù bà công khai cho rằng nhiều ý kiến của ngài hoàn toàn sai lầm.
Uta cho rằng Ratzinger là một thần học gia cấp tiến, được chọn làm chuyên viên của Vatican II là do các viễn kiến cấp tiến của ngài. Nhưng dưới thời của Đức Gioan Phaolô II, ngài không hề lên tiếng chỉ trích việc đàn áp phụ nữ và chủ nghĩa bi quan về tình dục, dù ngài có điều mà người Pháp quen gọi là esprit de finesse (tinh thần tinh tế). Ngược lại, Ratzinger đã chịu ảnh hưởng nặng nề của Đức Gioan Phaolô II, đặc biệt về thánh mẫu học, phản bội lại cả vị giáo sư hướng dẫn ngài làm luận án tiến sĩ là Söhngen, người đã nhại lại câu nói của Thánh Giêrôm vào năm 400 “Tôi thức giấc và thở dài: thế giới đã trở thành Ariô cả” (Ariô là lạc giáo bác bỏ thần tính của Chúa Giêsu) để nói về việc Đức Piô XII tuyên bố Tín Điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời: “Tôi thức giấc và thở dài: thế giới đã trở thành Maria cả”. Tuy nhiên “lòng trung thành của tôi với ngài và lòng trung thành của ngài với tôi vẫm luôn bền bỉ”.
Bà tin rằng với Đức Bênêđíctô, bà không bị ngưng chức. “Ngài quá thông minh… Ngài hiểu đó chỉ là ý kiến cá nhân của tôi khi dạy rằng Đức Maria không thể nào vừa là trinh nữ vừa là mẹ được. Ratzinger chắc chắn ủng hộ tôi… Thực thế, sau khi mất chức và bị tuyệt thông năm 1987, Ratzinger là người duy nhất viết thư cho tôi một cách thân hữu”.
Ấy thế, nhưng ngay năm 2005, bà cho rằng sẽ chẳng có gì thay đổi đáng kể trong Giáo Hội: “Ratzinger sẽ không thay đổi 2,000 năm thống trị của đàn ông”. Nhưng bà hy vọng sẽ có thay đổi nhỏ như cho phép phụ nữ tại các nước bị AIDS hoành hành của Phi Châu được sử dụng áo mưa ngừa thai. Tuy nhiên, hy vọng này đã tan biến nhanh chóng, nên nhân dịp Đức Bênêđíctô về thăm Đức năm 2006, bà đã viết bài: Đức Giáo Hoàng và Các Lỗ Thủng Trong Áo Mưa Ngừa Thai: “vì thảm kịch AIDS, tôi tố giác Đức GH Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI về tội: hàng chục năm nay chuyên đánh lừa nhân loại bằng những hậu quả chết người. Tôi tố giác các ngài phạm tội đã kết án nhiều người phải hành xử theo các chủ trương đần độn và bất nhất cho rằng áo mưa ngừa thai có lỗ và sẽ dẫn người ta tới trầm luân đời đời. Tôi đòi hỏi Vatican phải trả chi phí chăm sóc y tế cho các bà vợ ở Phi Châu và thế giới và đền bồi thiệt hại cho họ và gia đình họ”.
Mặc dù thế, đối với bà, người đồng môn của bà vẫn là một bí ẩn, vì một đàng ngài rất thông minh, nhưng mặt khác lại qủa quyết được những điều trái với lý trí như Thiên Chúa làm người, hay Thiên Chúa Ba Ngôi! Nói với Kate Connolly của tờ The Guardian, Uta hoan nghinh việc Đức Bênêđíctô XVI từ nhiệm, coi nó là việc duy nhất bà thích nơi ngài.
Vũ Văn An2/19/2013
________________________________________
Người bạn cũ thứ nhất nay trở thành người đối nghịch với Đức Bênêđíctô là Hans Kung, người Thụy Sĩ, linh mục, thần học gia và nhà văn. Hans Kung vốn được Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan XXIII cử nhiệm làm chuyên viên cho Công Đồng Vatican II cùng với thần học gia Joseph Ratzinger, người mà ông cho là do ông tiến cử đã được mời làm giáo sư thần học tín lý tại Đại Học Tubingen. Sau này, vì chống lại tín điều vô ngộ của Vatican I, ông bị tước quyền giảng dạy trong tư cách giáo sư Công Giáo vào năm 1979, trước khi Đức Hồng Y Joseph Ratzinger được Đức Gioan Phaolô mời làm Bộ Trưởng Giáo Lý Đức Tin.
Hans Kung
Như thế, có thể nói việc Hans Kung bị tước quyền giảng dạy không liên hệ gì tới thời gian Đức Hồng Y Ratzinger phục vụ tại giáo triều Rôma. Tuy nhiên, đã từ lâu ông vốn chỉ trích ngài là người phản bội lý tưởng của Vatican II, khi rời bỏ hàng ngũ cấp tiến để mon men trở lại với phe bảo thủ trong Giáo Hội của thời trước Vatican II, nhất là từ ngày ngài đảm nhiệm vai trò “lý thuyết gia” hàng đầu của Giáo Hội.
Hans Kung mỗi ngày một đi xa hơn trong “trận tuyến” tín lý. Ông chính thức chấp nhận an tử (euthanasia) theo quan điểm Kitô Giáo, trong cuốn Dying with Dignity viết chung với Walter Jens năm 1998. Năm 2005, ông cho đăng trên báo chí Ý và Đức một bài kịch liệt chỉ trích Đức Gioan Phaolô II, tựa là Các Thất Bại Của Giáo Hoàng Wojtyla. Thay vì cổ vũ một thời hồi tâm, cải cách và đối thoại, vị giáo hoàng này, theo ông, đã cố gắng phục hồi thời kỳ tiền Vatican II, hoàn toàn chống đối cải cách và đối thoại liên tôn, đồng thời tái lập quyền thống trị tuyệt đối của Rôma. Thay vì hiện đại hóa, đối thoại và đại kết, vị giáo hoàng này chỉ lo tái lập, làm chủ và bắt người ta vâng lời, tạo ra cả một hàng giáo phẩm cứng ngắc, tầm thường và càng ngày càng bảo thủ.
Có điều đáng lưu ý: ông chưa bao giờ bị vạ tuyệt thông chính thức và chức linh mục của ông vẫn còn nguyên vẹn. Không những thế, ngày 26 tháng 9 năm 2005, vừa lên ngôi giáo hoàng không bao lâu, Đức Bênêđíctô XVI đã thân hành mời ông tới Castel Gandolfo để chuyện vãn khiến ông và các quan sát viên phải bỡ ngỡ. Tuy nhiên, ông dựa vào biến cố này để tấn công thêm Đức Bênêđictô XVI. Năm 2009, trong một cuộc phỏng vấn của tờ Le Monde, Hans Kung chỉ trích quyết định của ngài liên quan tới việc bãi bỏ vạ tuyệt thông cho các giám mục của Hội Thánh Piô X. Đồng thời, ông cũng cho rằng nền thần học của ngài chỉ ngang tầm với nền thần học của Công Đồng Nixêa năm 325.
Tháng 4 năm 2010, ông gửi tới nhiều tờ báo lá thư ngõ gửi toàn thể giám mục Công Giáo thế giới để chỉ trích cách Đức Bênêđíctô XVI xử lý các vấn đề phụng vụ, liên tôn, tính hợp đoàn của giám mục và gương xấu xách nhiễu tình dục. Ông kêu gọi các giám mục xem sét sáu đề nghị của ông, từ việc mạnh dạn lên tiếng, đưa ra các giải pháp miền cho tới việc kêu gọi triệu tập một công đồng Vatican mới.
Gần đây, ngày 24 tháng 5, 2012, trên blog của tạp chí The Tablet, ông cho rằng Đức Bênêđíctô XVI đang khuyến khích việc không vâng lời, qua việc dọn đường để hoà giải dứt khoát với Hội Duy Truyền Thống Thánh Piô X cùng các giám mục và linh mục của họ, những người ông cho là được thụ phong không những trái phép mà còn bất thành nữa. Với hành động này, Đức Bênêđíctô, người vốn sống xa cách người khác, sẽ càng tách mình ra xa dân Chúa hơn nữa. Hans Kung còn đi xa hơn, coi hành vi của ngài là ly giáo, vì qua hành động này, ngài tự tách mình không những ra khỏi Giáo Hội mà còn ra khỏi nhiệm thể Giáo Hội nữa, là hai nhân tố tạo ra ly giáo như Francisco Suarez (1548-1617) từng dạy. Mà đã là ly giáo, thì ngài hết chức vụ, hay ít nhất, cũng không còn được người ta vâng theo nữa. Ông kết luận: “Giáo Hoàng Bênêđíctô đang cổ vũ hơn nữa một phong trào “bất vâng phục” đã và đang càng ngày càng lớn mạnh hiện nay đối với hàng giáo phẩm bất vâng phục Tin Mừng”.
Rồi gần đây nhất, trên tờ The Guardian, ngày 5 tháng 10, 2012, ông kêu gọi các linh mục và giáo dân đứng lên thách thức phẩm trật Công Giáo, lât đổ giáo hoàng và triệt để cải cách Vatican. Ông mô tả Giáo Hội Công Giáo như một “hệ thống chuyên quyền” y hệt nền độc tài Quốc Xã Đức. Ông ví việc các giám mục thề vâng lời giáo hoàng với việc chế độ Quốc Xã đòi các tướng lãnh phải thề trung thành với Hitler. Điều duy nhất hiện nay là cuộc cải cách từ dưới đi lên: các linh mục cần phải chấm dứt việc phục tùng và tự tổ chức lại để nói thẳng rằng mình không còn chịu đựng nổi nữa.
Riêng đối với vị đương kim giáo hoàng, nhân nhắc lại những lần cho Ratzinger quá giang trên chiếc Alfa Romeo bóng loáng của mình lúc còn dạy với nhau ở Tubingen, Kung cho rằng cái hình ảnh tự phóng đại về một người khiêm hạ cỡi xe đạp, không bao giờ có bằng lái xe, của ngài đã tan biến với việc đăng quang năm 2005: “Ngài triển khai một lối hào nhóang chẳng thích hợp chút nào với con người mà tôi và nhiều người khác từng biết: một người trước đây vốn lui tới với chiếc mũ berê kiểu Basque trên đầu và tác phong khá khiêm tốn. Bây giờ thì người ta thường thấy ngài phủ đầy mình những lụa là vàng bạc đầy khoe khoang. Chính ngài tỏ ý muốn đội chiếc triều thiên của giáo hoàng thời thế kỷ 19, thậm chí mặc cả phẩm phục của giáo hoàng Lêô X thuộc nhà Medici nữa”.
Và dù phê bình sự hào nhoáng biểu hiện của Ratzinger từ ngày “đăng quang” giáo hoàng, Kung dường như cũng đang cạnh tranh về phương diện ấy: ông cho dựng bức tượng cao 2 mét của mình tại vườn trước nhà để ngày nào cũng thấy nó từ phòng đọc sách nhìn ra và ông đang cố gắng tạo ra một thứ Đạo Đức Hoàn Cầu (Stiftung Weltethos) nhằm mục đích đem các tôn giáo hoàn cầu lại với nhau bằng cách nhấn mạnh những gì họ có chung với nhau hơn là những gì họ khác nhau. Ông cho soạn thảo một bộ luật sống mà ông hy vọng cuối cùng được mọi người nhìn nhận như tổ chức Liên Hiệp Quốc vậy!
Điều lạ là Kung ví Vatican với Điệm Kremlin: “Putin, một nhân viên tình báo, trở thành người đứng đầu nước Nga thế nào, Ratzinger, đứng đầu ngành tình báo của Giáo Hội Công Giáo, cũng đã trở thành người cầm đầu Vatican như thế!”. Ông chơi chữ bằng cách cho rằng vị giáo hoàng này không bao giờ xin lỗi trước sự kiện nhiều vụ xách nhiễu tình dục bị khóa chặt vì lý do secretum pontificium (bí mật của giáo hoàng).
Tuy nhiên, Đức Bênêđíctô không hề cắt đứt liên hệ với Kung. Chính Kung nhìn nhận hai bên vẫn tiếp tục liên lạc với nhau. Không kể cuộc hội ngộ kéo dài 4 tiếng tại Castel Gandolfo năm 2005, từ đó, “hai chúng tôi vẫn tiếp tục thư từ với nhau, tuy không gặp nhau”.
Ngày 21 tháng 9 năm 2011, trên tờ Spiegel, tuy đã ví Đức Bênêđíctô với Putin rồi, ông nhắc lại kỷ niệm buổi hội hộ năm 2005, mà ông cho là “thân thiện”. Lúc ấy ông hy vọng một kỷ nguyên cởi mở sẽ được mở ra, nhưng niềm hy vọng ấy không tới. Tuy vậy, họ vẫn tiếp tục thư từ qua lại. Kung vẫn gửi biếu Đức Giáo Hoàng các tác phẩm mới nhất của ông, và rất vui “vì ngài không chấm dứt mối liên hệ bản thân mặc dù tôi phê bình ngài gay gắt”.
Trước quyết định từ nhiệm của Đức Bênêđíctô XVI, đồng nghiệp trước đây của ông, Kung vắn tắt cho rằng việc này đem lại cho ngài lòng kính trọng của mọi người, gọi đó là “một quyết định dễ hiểu vì nhiều lý do”, và hy vọng rằng “Ratzinger sẽ không gây ảnh hưởng tới việc chọn người kế vị mình”. Nỗi lo ngại của ông là: dưới triều đại của mình, Đức Bênêđíctô đã xây dựng một nhóm hồng y hết sức bảo thủ đến độ khó hy vọng có được một vị kế nhiệm cấp tiến, do đó, Giáo Hội khó thoát ra ngoài cơn khủng hoảng nhiều mặt hiện nay.
Uta Ranke-Heinemann
Bạn cũ nay trở thành người chống đối thứ hai là nữ thần học gia Uta Ranke-Heinemann. Thực ra, Heinemann chưa bao giờ làm việc chung với Ratzinger. Bà chỉ là bạn cùng lớp với ngài khi dọn tiến sĩ tại Đại Học Munich vào đầu thập niên 1950. Bà sinh năm 1927; thân phụ là Gustav Heinemann, Tổng Thống Đức từ 1969 tới 1974; học trò của Rudolf Bultmann, trở lại Công Giáo năm 1953, là phụ nữ Công Giáo đầu tiên đậu tiến sĩ năm 1954 và là phụ nữ đầu tiên trên thế giới được giữ ghế giáo sư thần học Công Giáo tại Đại Học Essen từ năm 1970. Năm 1987, bà cũng là nữ giáo sư Công Giáo đầu tiên bị mất chức vì bác bỏ tín điều đời đời đồng trinh của Đức Maria. Bà tự nhận bị tuyệt thông tiền kết (latae sententiae) theo giáo luật điều 1364 tiết 1, tuy nhiên, chưa bao giờ bị tuyệt thông chính thức (ferendae sententiae). Năm 1999, bà từng ra tranh cử tổng thống Đức, nhưng thua người cháu gái của chồng là Johannes Rau. Sau khi chồng qua đời ngày 9 tháng 11 năm 2001, bà tuyên bố ly khai khỏi Kitô Giáo truyền thống, với 7 chủ trương sau: Thánh Kinh chỉ là lời của con người; Thiên Chúa Ba Ngôi chỉ là tưởng tượng của con người; Chúa Giêsu chỉ là người; Đức Maria chỉ là mẹ Chúa Giêsu; hoả ngục là sản phẩm của tưởng tượng; qủy và tội nguyên tổ không hề có; việc cứu chuộc có đổ máu chỉ là hình thức sát tế người của ngoại giáo mà thôi, dựa vào huyền thoại của Thời Kỳ Đồ Đá.
Chỉ cần đọc tựa các tác phẩm chính của bà cũng đủ thấy Heinemann tách mình ra khỏi chính dòng thần học Công Giáo ra sao: Eunuchs for the kingdom of heaven: Women, sexuality, and the Catholic Church (1988); Putting away childish things: the Virgin birth, the empty tomb, and other fairy tales you don't need to believe to have a living faith (1992).
Riêng đối với ngôi vị giáo hoàng, Heinemann được coi như một trong những người chỉ trích Đức Gioan Phaolô II lớn tiếng nhất. Bà cho rằng suốt trong 26 năm trị vì, Đức Gioan Phaolô II thường xuyên làm bà khó chịu. Theo bà, Đức Gioan Phaolô II chán ngán đến cùng cực khiến bà chịu không nổi. Ngài bị ám ảnh bởi Đức Maria, lải nhải “Maria, Maria, Maria” hoài. Bà nói Đức Maria đối với bà rất có ý nghĩa vì ngài đã mất một người con. Thế mà Đức Gioan Phaolô II lại bảo là ngài vui khi thấy con trên thánh giá và chính ngài muốn đóng đinh con vì phần rỗi của chúng ta.
Bà ác cảm đối với Đức Gioan Phaolô II đến nỗi bà gọi ngài là “Ông thần học Người Cát” (Theological Sandman) vì khi muốn buồn ngủ, bà mở Đài Phát Thanh Vatican để nghe ngài nói. Tuy nhiên, bà cho hay: bà đã làm hòa với ngài sau khi ngài qua đời.
Riêng với Đức Bênêđíctô, bà làm hòa ngay lúc ngài còn sống. Đó là cảm tưởng bà phát biểu khi nghe tin ngài được bầu làm giáo hoàng. “Trong đời tôi, tôi chưa bao giờ tưởng tượng mình có thể vui trước tin bầu cử một giáo hoàng mới. Nhưng tôi quả vui vì Đức Hồng Y Ratzinger, đúng hơn phải nói là Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, vì chúng tôi vốn có lòng kính trọng nhau từ xưa tới nay”. Thực ra, chính bà, bà cũng không hiểu tại sao “tôi luôn luôn thích Ratzinger, trong suốt hơn 51 năm qua, trong khi trong hơn 26 năm qua, Đức Gioan Phaolô II luôn làm tôi khó chịu. Xin thú thực, tôi không có câu trả lời”. Có lẽ vì cùng là sinh viên dọn tiến sĩ với nhau ở Đại Học Munich trong các năm 1953 và 1954, là những năm lần đầu tiên một nữ sinh viên được phép dọn tiến sĩ về thần học Công Giáo. Và lòng kính trọng nhau càng được thâm hậu hóa nhờ cả hai cùng bảo vệ luận án bằng tiếng La Tinh. Khi chuẩn bị luận án, cả hai đã dịch chúng từ tiếng Đức qua tiếng La Tinh.
Nhân dịp trên, bà cho rằng Ratzinger rất thông minh, là sinh viên xuất sắc, ai nấy đều ngưỡng mộ. Nhưng điều Uta ngưỡng mộ hơn cả nơi Ratzinger là ngài khá khiêm tốn, không bị ám ảnh bởi cái tôi của mình. Bà thích trí thông minh khiêm nhường của ngài. Bà vẫn còn rất thích nhiều đoạn trong các tác phẩm của ngài và thường xuyên trích dẫn chúng. Trong suốt đời bà, nhiều người tỏ ra ngạc nhiên khi thấy bà luôn bênh vực Ratzinger, dù bà công khai cho rằng nhiều ý kiến của ngài hoàn toàn sai lầm.
Uta cho rằng Ratzinger là một thần học gia cấp tiến, được chọn làm chuyên viên của Vatican II là do các viễn kiến cấp tiến của ngài. Nhưng dưới thời của Đức Gioan Phaolô II, ngài không hề lên tiếng chỉ trích việc đàn áp phụ nữ và chủ nghĩa bi quan về tình dục, dù ngài có điều mà người Pháp quen gọi là esprit de finesse (tinh thần tinh tế). Ngược lại, Ratzinger đã chịu ảnh hưởng nặng nề của Đức Gioan Phaolô II, đặc biệt về thánh mẫu học, phản bội lại cả vị giáo sư hướng dẫn ngài làm luận án tiến sĩ là Söhngen, người đã nhại lại câu nói của Thánh Giêrôm vào năm 400 “Tôi thức giấc và thở dài: thế giới đã trở thành Ariô cả” (Ariô là lạc giáo bác bỏ thần tính của Chúa Giêsu) để nói về việc Đức Piô XII tuyên bố Tín Điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời: “Tôi thức giấc và thở dài: thế giới đã trở thành Maria cả”. Tuy nhiên “lòng trung thành của tôi với ngài và lòng trung thành của ngài với tôi vẫm luôn bền bỉ”.
Bà tin rằng với Đức Bênêđíctô, bà không bị ngưng chức. “Ngài quá thông minh… Ngài hiểu đó chỉ là ý kiến cá nhân của tôi khi dạy rằng Đức Maria không thể nào vừa là trinh nữ vừa là mẹ được. Ratzinger chắc chắn ủng hộ tôi… Thực thế, sau khi mất chức và bị tuyệt thông năm 1987, Ratzinger là người duy nhất viết thư cho tôi một cách thân hữu”.
Ấy thế, nhưng ngay năm 2005, bà cho rằng sẽ chẳng có gì thay đổi đáng kể trong Giáo Hội: “Ratzinger sẽ không thay đổi 2,000 năm thống trị của đàn ông”. Nhưng bà hy vọng sẽ có thay đổi nhỏ như cho phép phụ nữ tại các nước bị AIDS hoành hành của Phi Châu được sử dụng áo mưa ngừa thai. Tuy nhiên, hy vọng này đã tan biến nhanh chóng, nên nhân dịp Đức Bênêđíctô về thăm Đức năm 2006, bà đã viết bài: Đức Giáo Hoàng và Các Lỗ Thủng Trong Áo Mưa Ngừa Thai: “vì thảm kịch AIDS, tôi tố giác Đức GH Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI về tội: hàng chục năm nay chuyên đánh lừa nhân loại bằng những hậu quả chết người. Tôi tố giác các ngài phạm tội đã kết án nhiều người phải hành xử theo các chủ trương đần độn và bất nhất cho rằng áo mưa ngừa thai có lỗ và sẽ dẫn người ta tới trầm luân đời đời. Tôi đòi hỏi Vatican phải trả chi phí chăm sóc y tế cho các bà vợ ở Phi Châu và thế giới và đền bồi thiệt hại cho họ và gia đình họ”.
Mặc dù thế, đối với bà, người đồng môn của bà vẫn là một bí ẩn, vì một đàng ngài rất thông minh, nhưng mặt khác lại qủa quyết được những điều trái với lý trí như Thiên Chúa làm người, hay Thiên Chúa Ba Ngôi! Nói với Kate Connolly của tờ The Guardian, Uta hoan nghinh việc Đức Bênêđíctô XVI từ nhiệm, coi nó là việc duy nhất bà thích nơi ngài.
Di sản của Đức Bênêđíctô XVI
Vũ Văn An
11:22 07/04/2013
Di sản của Đức Bênêđíctô XVI
Vũ Văn An2/13/2013
________________________________________
Dư luận thế giới mấy ngày qua tiếp tục có chiều hướng tích cực đối với quyết định từ nhiệm của Đức Bênêđíctô XVI. Những tờ báo Công Giáo cấp tiến như America cũng có nhiều bài tích cực đề cập tới việc từ nhiệm này.
Linh mục Christiansen, Dòng Tên, cựu chủ nhiệm, sau khi liệt kê một số “sở đoản”, đã kể ra khá nhiều đóng góp đáng kể của Đức Bênêđíctô XVI. Về sở đoản, ngài bị người Công Giáo cánh tả coi chừng dè dặt, các thay đổi lớn về phụng vụ như bản dịch mới và hình thức cử hành thánh lễ đặc biệt bằng tiếng La Tinh bị nhiều vị cử hành hoài nghi chỉ trích, và việc hoà giải xem ra với bất cứ giá nào với phe Lefèbre khiến nhiều người lo ngại và nhất là việc ngài không muốn buộc các vị giám mục phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về các vụ xách nhiễu tình dục bị chỉ trích rất nhiều.
Về sở trường, thông điệp Caritas in Veritate, với đòi hỏi thay đổi cơ cấu, để mang lấy hình thức “bác ái chính trị” và lời yêu cầu phải có một thẩm quyền hoàn cầu để điều hòa lãnh vực tài chánh, được coi là cấp tiến nhất kể từ thông điệp Pacem in Terris của Đức GIoan XXIII cách nay 50 năm. Và dù không phải là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, ngài đã tiến hành những cuộc công du hết sức thành công tại Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Đất Thánh. Bài diễn văn của ngài với giới lãnh đạo Anh tại Đại Sảnh Westminster là một chiến thắng cả về ngoại giao lẫn bản thân.
Liền ngay sau những phản ứng dữ dội của Hồi Giáo đối với bài diễn văn đọc tại Regensburg, ngài đã can đảm lên đường công du Thổ Nhĩ Kỳ và đã thành công dựng lại mối liên hệ tốt đẹp với thế giới Hồi Giáo. Tại Mỹ và Anh, lời ngài xin lỗi các nạn nhân của xách nhiễu tình dục phần lớn đã giúp làm dịu lại mối liên hệ đang căng thẳng với các nước này.
Có một điều gì đó cần phải nói đến sự tương phản giữa các quyết định chính thức của Đức Bênêđíctô XVI và các nhậy cảm về mục vụ của Ngài. Một đàng, ngài lên án “nền độc tài của chủ nghĩa duy tương đối” nhưng đàng khác ngài lại biết nhận ra các khát vọng thiêng liêng của giới trẻ “không đi nhà thờ” và yêu cầu họ hãy thách đố để Giáo Hội biết sống trung thực. Dù việc thiết lập các tòa bản quyền đặc biệt để chào đón các anh chị em cựu Anh Giáo đã làm nhiều người khó chịu, kể cả một số vị trong Giáo Triều, nhưng ngài đã nhanh chóng tái lập được các liên hệ thân hữu với TGM Anh Giáo Rowan Williams.
Thiên bẩm mục vụ của Đức Bênêđíctô XVI thấy rõ trong các bài nói về các thánh lúc đọc kinh Sai Thiên Thần hàng ngày. Ngài không những trình bày kiến thức và lượng giá về các vị, mà còn có khả năng khám phá ra sự liên hệ của các vị đối với người thời nay nữa. Những cuộc gặp gỡ vào đầu triều đại giáo hoàng của ngài với các linh mục sở tại lúc nghỉ hè cho thấy ngài hiểu rất rõ các thực tại của thừa tác mục vụ hàng ngày. Cũng thế, nhiều bài diễn văn lúc các giám mục tới thăm “ad limina” cho thấy ngài đích thân quan tâm đến giáo hội hoàn vũ, một quan tâm hết sức mới mẻ, không phải chỉ là những điểm được Giáo Triều “mớm cho”.
Củng cố nền chính thống của Giáo Hội
Linh Mục James Martin, Dòng Tên, cũng ca ngợi thiên phú của Đức Bênêđíctô XVI trong các sứ điệp tuyệt diệu lúc đọc Kinh Sai Thiên Thần. Ngài sẽ được tưởng nhớ như một vị giáo hoàng luôn tìm cách củng cố nền chính thống của Giáo Hội bằng nhiều phương cách khác nhau: nhiều thông điệp quan yếu, rất sâu sắc và có sức lôi cuốn về thần học, nhiều cuộc xuất hiện công khai trước công chúng, và dù rất bận rộ, vẫn cho xuất bản 3 cuốn sách về cuộc đời Chúa Giêsu, được nồng nhiệp tiếp đón. Dù không phải là một “siêu sao truyền thông” như vị tiền nhiệm, ngài vẫn có đặc sủng riêng của một học giả lâu đời và nhậy bén.
Di sản lâu dài của ngài không hẳn là các hành động được truyền thông ghi nhận đặc biệt như các cuộc thương thảo lâu dài với Hội Thánh Piô X, phản ứng cương quyết đối với các sai lầm của người sáng lập ra Đạo Binh Chúa Kitô, hay bài diễn văn tại Regensburg, mà là cuốn Chúa Giêsu Thành Nadarét. Có thể nói đây là chứng tá cảm động nhất về một con người vốn làm tâm điểm cho đời ngài. Nó là kết tinh của nhiều thập niên nghiên cứu và cầu nguyện, giải đáp cho câu hỏi quan trọng nhất của Kitô hữu: Chúa Giêsu là ai? Nhiệm vụ hàng đầu của ngài chỉ có thế: dẫn khởi để người ta tìm tới với Chúa Giêsu.
Không như vị tiền nhiệm, là người đã quyết định tiếp tục thi hành sứ mệnh chăn chiên tối cao ngay trong đớn đau bệnh hoạn, Đức Bênêđíctô XVI đã từ nhiệm trước khi thực sự rơi vào bệnh hoạn đến không còn khả năng thể lý và tinh thần nữa. Sự tương phản này hình như đã được nhiều người “đoán định”, trong đó có cựu bề trên cả Dòng Tên là Linh Mục Peter-Hans Kolvenbach, SJ, vị bề trên cả đầu tiên của Dòng đã từ nhiệm. Có lần, ngài thổ lộ với các vị cố vấn của mình rằng: đệ đơn xin từ nhiệm vì lý do sức khỏe với Đức Gioan Phaolô II chắc chắn sẽ bị từ chối, nên ngài đã đợi đến thời Đức Bênêđíctô XVI mới dám đệ đơn. Quả thực đơn của ngài đã được chấp thuận!
Như thế, Đức Bênêđíctô XVI và Đức Gioan Phaolô II đã đạt tới hai kết luận hoàn toàn khác nhau đối với cùng một câu hỏi: vị giáo hoàng bệnh hoạn có nên từ nhiệm hay không? Đối với Đức Gioan Phaolô II, hình ảnh vị giáo hoàng đau đớn, bệnh hoạn có giá trị thiêng liêng đối với tín hữu; đối với Đức Bênêđíctô XVI, việc cần làm mới quan trọng. Biện phân luôn có tính bản thân là thế. Thiên Chúa nói khác nhau với những con người khác nhau dù họ giáp mặt với cùng một vấn nạn. Người đã hành xử như thế với các vị thánh. Thánh Phanxicô Assisi chẳng hạn, khi gặp nguy cơ mắc bệnh về mắt vì theo bác sĩ, ngài hay khóc lúc cử hành Thánh Lễ, đã quyết định cứ tiếp tục cử hành thánh lễ như thường lệ. Trái lại, Thánh Inhaxiô đệ Loyola cũng gặp nguy cơ như thế, nhưng vì bác sĩ khuyên, nên đã hạn chế lòng sùng kính của mình, để đủ sức khỏe mà làm việc phải làm. Cả hai đều đã đáp lại điều các ngài tin là ơn Chúa thúc đẩy.
Một hành vi huấn giáo
Vincent J. Miller, một cộng tác viên của America, nhìn quyết định từ nhiệm của Đức Bênêđictô XVI cách khác. Ông coi đây là hành vi huấn giáo cuối cùng của vị giáo hoàng hiện tại. Ông bảo: Đây không hẳn chỉ là việc rút khỏi thời biểu bận rộn của công vụ, mà là một hành vi dạy dỗ của huấn quyền, một huấn giáo làm vang dội một mạch tư tưởng quan trọng nhưng rất dễ bị bỏ qua của triều đại ngài. Đức Bênêđíctô XVI muốn nhấn mạnh tới bộ mặt nhân bản của ngôi vị giáo hoàng và các đòi hỏi của lịch sử. Ngài khiêm nhường thừa nhận rằng ngài không còn khả năng thể lý và tinh thần nữa để lãnh đạo Giáo Hội lúc Giáo Hội phải giáp mặt với các thay đổi nhanh chóng và bị rúng động bởi nhiều vấn nạn sâu xa liên quan tới đời sống đức tin.
Từ đầu triều đại của mình, dưới cái bóng của Đức Gioan Phaolô Cả, Đức Bênêđíctô XVI đã duy trì một lối ứng xử kín đáo. Dĩ nhiên, ngài không có sức lôi cuốn của vị tiền nhiệm, nhưng các cử chỉ của ngài thường là hữu ý. Tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần đầu tiên, ngài quay mặt khỏi đám đông đang hò la “Ben-ne-det-to” vang dội để im lặng bái qùy thờ lạy Thánh Thể. Và gần nửa triệu người tại Trường Đua Ranwick tháng 7 năm 2008 không thể nào quên cái thinh lặng mênh mông bỗng như từ trời phủ xuống không gian Sydney khi ngài bái gối trước Thiên Chúa làm người đang ngự trong Mặt Nhật chói lói.
Việc ngài từ nhiệm quả đang tiếp nối cái mạch tư duy ấy: thu nhỏ giáo vụ, bắt nó phụ thuộc truyền thống. Các thông điệp của ngài cho thấy rõ việc ngài đặt tiếng nói thuộc thẩm quyền riêng dưới các chứng tá khái quát của truyền thống. Ngài tiếp tục viết các tác phẩm thần học của mình, nhưng chỉ cho công bố chúng ở các cơ quan truyền thông thế tục, thận trọng tránh không gán cho các tác phẩm ấy một thế giá huấn quyền nào.
Đức Bênêđíctô XVI không đi theo các triều giáo hoàng hiện đại từ Đức Piô IX, nhất là với Đức Gioan Phaolô II, vị giáo hoàng hiểu chức vụ tối cao của mình như một điều thánh thiêng đến không thể rời xa dù cho đau đớn bệnh hoạn, vì coi việc này như một thứ tử đạo. Đức Bênêđíctô XVI không nghĩ như thế mà chọn rời xa khi thấy mình không đủ năng lực tiếp tục.
Nhiều người cho rằng ngài đã thu nhỏ ngôi vị giáo hoàng. Việc từ nhiệm này quả cho thấy đó là ý định của ngài thực sự. Và chính lúc lìa bỏ chức vụ, ngài đã tái định nghĩa ngôi vị giáo hoàng vậy.
Cái hậu của một cựu giáo hoàng
Nhưng việc từ nhiệm này ảnh hưởng lâu dài như thế nào đối với đời sống Giáo Hội? Linh Mục Thomas J. Reese, SJ, cho hay: việc này có thể giúp các vị giáo hoàng già nua hay bệnh hoạn sau này dễ từ nhiệm hơn. Nó cũng có thể khuyến khích các vị hồng y chọn lựa một vị giáo hoàng trẻ hơn với hy vọng vị này sẽ tự ý từ nhiệm lúc 75 hay 80 tuổi. Tuy nhiên, với tiền lệ này, rất có thể có việc trong tương lai, người ta dám làm áp lực buộc các vị giáo hoàng phải từ chức vì các lý do không phải là sức khỏe.
Một câu hỏi khác: liệu Đức Bênêđíctô XVI có gây ảnh hưởng nào đối với cuộc bầu tân giáo hoàng sắp tới hay không? Linh mục Reese cho hay việc này khó tránh khỏi, vì dù sao, trong số 118 vị hồng y cử tri, hết 67 vị do ngài bổ nhiệm. Đương nhiên, những người được ngài bổ nhiệm phải là những người đồng ý với ngài trong các vấn đề chính yếu của Giáo Hội. Ngoài khía cạnh ấy ra, ngài sẽ không trực tiếp can thiệp vào chính diễn trình bầu cử bởi lẽ đến lúc có mật nghị bầu cử, ngài đã đang ngụ tại Castel Gandolfo rồi. Hơn nữa, đã 85 tuổi, ngài không hội đủ điều kiện của một hồng y cử tri nữa.
Nếu thế, Giáo Hội sẽ xử sự như thế nào đối với một vị cựu giáo hoàng? Linh mục Reese cho rằng Giáo Hội Công Giáo không có chỗ cho hai vị giáo hoàng. Thành thử, sau khi từ nhiệm, Đức Bênêđíctô XVI không còn là giáo hoàng nữa, mà chỉ còn là hồng y. Lúc đó, theo Linh mục Reese, ngài sẽ không mang phẩm phục trắng của giáo hoàng nữa, mà là phẩm phục của một hồng y, không được gọi là giáo hoàng, Bênêđíctô, hay đức thánh cha, mà là Đức Hồng Y Joseph Ratzinger. Thiển nghĩ đây chỉ là ý kiến của linh mục Reese. Mà ý kiến này không hẳn xác đáng, vì ông Clinton hay ông Bush vẫn được người ta xưng hô là tổng thống, kính thưa tổng thống, dù đã mãn nhiệm.
Linh mục Reese cũng cho rằng: sau khi tân giáo hoàng được bầu, ngài nên tham dự lễ đăng quang cùng với các hồng y đã về hưu khác và tuyên thệ trung thành với tân giáo hoàng, và sẵn sàng nhận bất cứ nhiệm vụ gì được tân giáo hoàng trao phó. Tuy nhiên, những việc này khó có thể xẩy ra vì tuổi già sức yếu. Người ta lo ngại là ngài có thể viết hay lên tiếng phát biểu điều gì đó khiến giới truyền thông có thể khai thác gây chia rẽ giữa vị cựu giáo hoàng và vị đương kim Giáo Hoàng, và do đó, vô tình gây chia rẽ trong hàng ngũ Giáo Hội. Nhưng với căn tính trí thức của Đức Bênêđíctô XVI, nỗi lo ngại này chắc chắn sẽ không diễn ra. Ngài đã có cái sáng suốt của nhà trí thức, nhận chân giới hạn của mình trong việc lãnh đạo Giáo Hội, tự ý quyết định ra đi và tiếp tục phục vụ Giáo Hội bằng cầu nguyện, sau khi đã tự vấn lương tâm trước mặt Chúa nhiều ngày tháng, thì không thể đảo ngược hành trình tự do này để có thể làm hại Giáo Hội, một định chế ngài đã suốt đời yêu mến phục vụ.
Vũ Văn An2/13/2013
________________________________________
Dư luận thế giới mấy ngày qua tiếp tục có chiều hướng tích cực đối với quyết định từ nhiệm của Đức Bênêđíctô XVI. Những tờ báo Công Giáo cấp tiến như America cũng có nhiều bài tích cực đề cập tới việc từ nhiệm này.
Linh mục Christiansen, Dòng Tên, cựu chủ nhiệm, sau khi liệt kê một số “sở đoản”, đã kể ra khá nhiều đóng góp đáng kể của Đức Bênêđíctô XVI. Về sở đoản, ngài bị người Công Giáo cánh tả coi chừng dè dặt, các thay đổi lớn về phụng vụ như bản dịch mới và hình thức cử hành thánh lễ đặc biệt bằng tiếng La Tinh bị nhiều vị cử hành hoài nghi chỉ trích, và việc hoà giải xem ra với bất cứ giá nào với phe Lefèbre khiến nhiều người lo ngại và nhất là việc ngài không muốn buộc các vị giám mục phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về các vụ xách nhiễu tình dục bị chỉ trích rất nhiều.
Về sở trường, thông điệp Caritas in Veritate, với đòi hỏi thay đổi cơ cấu, để mang lấy hình thức “bác ái chính trị” và lời yêu cầu phải có một thẩm quyền hoàn cầu để điều hòa lãnh vực tài chánh, được coi là cấp tiến nhất kể từ thông điệp Pacem in Terris của Đức GIoan XXIII cách nay 50 năm. Và dù không phải là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, ngài đã tiến hành những cuộc công du hết sức thành công tại Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Đất Thánh. Bài diễn văn của ngài với giới lãnh đạo Anh tại Đại Sảnh Westminster là một chiến thắng cả về ngoại giao lẫn bản thân.
Liền ngay sau những phản ứng dữ dội của Hồi Giáo đối với bài diễn văn đọc tại Regensburg, ngài đã can đảm lên đường công du Thổ Nhĩ Kỳ và đã thành công dựng lại mối liên hệ tốt đẹp với thế giới Hồi Giáo. Tại Mỹ và Anh, lời ngài xin lỗi các nạn nhân của xách nhiễu tình dục phần lớn đã giúp làm dịu lại mối liên hệ đang căng thẳng với các nước này.
Có một điều gì đó cần phải nói đến sự tương phản giữa các quyết định chính thức của Đức Bênêđíctô XVI và các nhậy cảm về mục vụ của Ngài. Một đàng, ngài lên án “nền độc tài của chủ nghĩa duy tương đối” nhưng đàng khác ngài lại biết nhận ra các khát vọng thiêng liêng của giới trẻ “không đi nhà thờ” và yêu cầu họ hãy thách đố để Giáo Hội biết sống trung thực. Dù việc thiết lập các tòa bản quyền đặc biệt để chào đón các anh chị em cựu Anh Giáo đã làm nhiều người khó chịu, kể cả một số vị trong Giáo Triều, nhưng ngài đã nhanh chóng tái lập được các liên hệ thân hữu với TGM Anh Giáo Rowan Williams.
Thiên bẩm mục vụ của Đức Bênêđíctô XVI thấy rõ trong các bài nói về các thánh lúc đọc kinh Sai Thiên Thần hàng ngày. Ngài không những trình bày kiến thức và lượng giá về các vị, mà còn có khả năng khám phá ra sự liên hệ của các vị đối với người thời nay nữa. Những cuộc gặp gỡ vào đầu triều đại giáo hoàng của ngài với các linh mục sở tại lúc nghỉ hè cho thấy ngài hiểu rất rõ các thực tại của thừa tác mục vụ hàng ngày. Cũng thế, nhiều bài diễn văn lúc các giám mục tới thăm “ad limina” cho thấy ngài đích thân quan tâm đến giáo hội hoàn vũ, một quan tâm hết sức mới mẻ, không phải chỉ là những điểm được Giáo Triều “mớm cho”.
Củng cố nền chính thống của Giáo Hội
Linh Mục James Martin, Dòng Tên, cũng ca ngợi thiên phú của Đức Bênêđíctô XVI trong các sứ điệp tuyệt diệu lúc đọc Kinh Sai Thiên Thần. Ngài sẽ được tưởng nhớ như một vị giáo hoàng luôn tìm cách củng cố nền chính thống của Giáo Hội bằng nhiều phương cách khác nhau: nhiều thông điệp quan yếu, rất sâu sắc và có sức lôi cuốn về thần học, nhiều cuộc xuất hiện công khai trước công chúng, và dù rất bận rộ, vẫn cho xuất bản 3 cuốn sách về cuộc đời Chúa Giêsu, được nồng nhiệp tiếp đón. Dù không phải là một “siêu sao truyền thông” như vị tiền nhiệm, ngài vẫn có đặc sủng riêng của một học giả lâu đời và nhậy bén.
Di sản lâu dài của ngài không hẳn là các hành động được truyền thông ghi nhận đặc biệt như các cuộc thương thảo lâu dài với Hội Thánh Piô X, phản ứng cương quyết đối với các sai lầm của người sáng lập ra Đạo Binh Chúa Kitô, hay bài diễn văn tại Regensburg, mà là cuốn Chúa Giêsu Thành Nadarét. Có thể nói đây là chứng tá cảm động nhất về một con người vốn làm tâm điểm cho đời ngài. Nó là kết tinh của nhiều thập niên nghiên cứu và cầu nguyện, giải đáp cho câu hỏi quan trọng nhất của Kitô hữu: Chúa Giêsu là ai? Nhiệm vụ hàng đầu của ngài chỉ có thế: dẫn khởi để người ta tìm tới với Chúa Giêsu.
Không như vị tiền nhiệm, là người đã quyết định tiếp tục thi hành sứ mệnh chăn chiên tối cao ngay trong đớn đau bệnh hoạn, Đức Bênêđíctô XVI đã từ nhiệm trước khi thực sự rơi vào bệnh hoạn đến không còn khả năng thể lý và tinh thần nữa. Sự tương phản này hình như đã được nhiều người “đoán định”, trong đó có cựu bề trên cả Dòng Tên là Linh Mục Peter-Hans Kolvenbach, SJ, vị bề trên cả đầu tiên của Dòng đã từ nhiệm. Có lần, ngài thổ lộ với các vị cố vấn của mình rằng: đệ đơn xin từ nhiệm vì lý do sức khỏe với Đức Gioan Phaolô II chắc chắn sẽ bị từ chối, nên ngài đã đợi đến thời Đức Bênêđíctô XVI mới dám đệ đơn. Quả thực đơn của ngài đã được chấp thuận!
Như thế, Đức Bênêđíctô XVI và Đức Gioan Phaolô II đã đạt tới hai kết luận hoàn toàn khác nhau đối với cùng một câu hỏi: vị giáo hoàng bệnh hoạn có nên từ nhiệm hay không? Đối với Đức Gioan Phaolô II, hình ảnh vị giáo hoàng đau đớn, bệnh hoạn có giá trị thiêng liêng đối với tín hữu; đối với Đức Bênêđíctô XVI, việc cần làm mới quan trọng. Biện phân luôn có tính bản thân là thế. Thiên Chúa nói khác nhau với những con người khác nhau dù họ giáp mặt với cùng một vấn nạn. Người đã hành xử như thế với các vị thánh. Thánh Phanxicô Assisi chẳng hạn, khi gặp nguy cơ mắc bệnh về mắt vì theo bác sĩ, ngài hay khóc lúc cử hành Thánh Lễ, đã quyết định cứ tiếp tục cử hành thánh lễ như thường lệ. Trái lại, Thánh Inhaxiô đệ Loyola cũng gặp nguy cơ như thế, nhưng vì bác sĩ khuyên, nên đã hạn chế lòng sùng kính của mình, để đủ sức khỏe mà làm việc phải làm. Cả hai đều đã đáp lại điều các ngài tin là ơn Chúa thúc đẩy.
Một hành vi huấn giáo
Vincent J. Miller, một cộng tác viên của America, nhìn quyết định từ nhiệm của Đức Bênêđictô XVI cách khác. Ông coi đây là hành vi huấn giáo cuối cùng của vị giáo hoàng hiện tại. Ông bảo: Đây không hẳn chỉ là việc rút khỏi thời biểu bận rộn của công vụ, mà là một hành vi dạy dỗ của huấn quyền, một huấn giáo làm vang dội một mạch tư tưởng quan trọng nhưng rất dễ bị bỏ qua của triều đại ngài. Đức Bênêđíctô XVI muốn nhấn mạnh tới bộ mặt nhân bản của ngôi vị giáo hoàng và các đòi hỏi của lịch sử. Ngài khiêm nhường thừa nhận rằng ngài không còn khả năng thể lý và tinh thần nữa để lãnh đạo Giáo Hội lúc Giáo Hội phải giáp mặt với các thay đổi nhanh chóng và bị rúng động bởi nhiều vấn nạn sâu xa liên quan tới đời sống đức tin.
Từ đầu triều đại của mình, dưới cái bóng của Đức Gioan Phaolô Cả, Đức Bênêđíctô XVI đã duy trì một lối ứng xử kín đáo. Dĩ nhiên, ngài không có sức lôi cuốn của vị tiền nhiệm, nhưng các cử chỉ của ngài thường là hữu ý. Tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần đầu tiên, ngài quay mặt khỏi đám đông đang hò la “Ben-ne-det-to” vang dội để im lặng bái qùy thờ lạy Thánh Thể. Và gần nửa triệu người tại Trường Đua Ranwick tháng 7 năm 2008 không thể nào quên cái thinh lặng mênh mông bỗng như từ trời phủ xuống không gian Sydney khi ngài bái gối trước Thiên Chúa làm người đang ngự trong Mặt Nhật chói lói.
Việc ngài từ nhiệm quả đang tiếp nối cái mạch tư duy ấy: thu nhỏ giáo vụ, bắt nó phụ thuộc truyền thống. Các thông điệp của ngài cho thấy rõ việc ngài đặt tiếng nói thuộc thẩm quyền riêng dưới các chứng tá khái quát của truyền thống. Ngài tiếp tục viết các tác phẩm thần học của mình, nhưng chỉ cho công bố chúng ở các cơ quan truyền thông thế tục, thận trọng tránh không gán cho các tác phẩm ấy một thế giá huấn quyền nào.
Đức Bênêđíctô XVI không đi theo các triều giáo hoàng hiện đại từ Đức Piô IX, nhất là với Đức Gioan Phaolô II, vị giáo hoàng hiểu chức vụ tối cao của mình như một điều thánh thiêng đến không thể rời xa dù cho đau đớn bệnh hoạn, vì coi việc này như một thứ tử đạo. Đức Bênêđíctô XVI không nghĩ như thế mà chọn rời xa khi thấy mình không đủ năng lực tiếp tục.
Nhiều người cho rằng ngài đã thu nhỏ ngôi vị giáo hoàng. Việc từ nhiệm này quả cho thấy đó là ý định của ngài thực sự. Và chính lúc lìa bỏ chức vụ, ngài đã tái định nghĩa ngôi vị giáo hoàng vậy.
Cái hậu của một cựu giáo hoàng
Nhưng việc từ nhiệm này ảnh hưởng lâu dài như thế nào đối với đời sống Giáo Hội? Linh Mục Thomas J. Reese, SJ, cho hay: việc này có thể giúp các vị giáo hoàng già nua hay bệnh hoạn sau này dễ từ nhiệm hơn. Nó cũng có thể khuyến khích các vị hồng y chọn lựa một vị giáo hoàng trẻ hơn với hy vọng vị này sẽ tự ý từ nhiệm lúc 75 hay 80 tuổi. Tuy nhiên, với tiền lệ này, rất có thể có việc trong tương lai, người ta dám làm áp lực buộc các vị giáo hoàng phải từ chức vì các lý do không phải là sức khỏe.
Một câu hỏi khác: liệu Đức Bênêđíctô XVI có gây ảnh hưởng nào đối với cuộc bầu tân giáo hoàng sắp tới hay không? Linh mục Reese cho hay việc này khó tránh khỏi, vì dù sao, trong số 118 vị hồng y cử tri, hết 67 vị do ngài bổ nhiệm. Đương nhiên, những người được ngài bổ nhiệm phải là những người đồng ý với ngài trong các vấn đề chính yếu của Giáo Hội. Ngoài khía cạnh ấy ra, ngài sẽ không trực tiếp can thiệp vào chính diễn trình bầu cử bởi lẽ đến lúc có mật nghị bầu cử, ngài đã đang ngụ tại Castel Gandolfo rồi. Hơn nữa, đã 85 tuổi, ngài không hội đủ điều kiện của một hồng y cử tri nữa.
Nếu thế, Giáo Hội sẽ xử sự như thế nào đối với một vị cựu giáo hoàng? Linh mục Reese cho rằng Giáo Hội Công Giáo không có chỗ cho hai vị giáo hoàng. Thành thử, sau khi từ nhiệm, Đức Bênêđíctô XVI không còn là giáo hoàng nữa, mà chỉ còn là hồng y. Lúc đó, theo Linh mục Reese, ngài sẽ không mang phẩm phục trắng của giáo hoàng nữa, mà là phẩm phục của một hồng y, không được gọi là giáo hoàng, Bênêđíctô, hay đức thánh cha, mà là Đức Hồng Y Joseph Ratzinger. Thiển nghĩ đây chỉ là ý kiến của linh mục Reese. Mà ý kiến này không hẳn xác đáng, vì ông Clinton hay ông Bush vẫn được người ta xưng hô là tổng thống, kính thưa tổng thống, dù đã mãn nhiệm.
Linh mục Reese cũng cho rằng: sau khi tân giáo hoàng được bầu, ngài nên tham dự lễ đăng quang cùng với các hồng y đã về hưu khác và tuyên thệ trung thành với tân giáo hoàng, và sẵn sàng nhận bất cứ nhiệm vụ gì được tân giáo hoàng trao phó. Tuy nhiên, những việc này khó có thể xẩy ra vì tuổi già sức yếu. Người ta lo ngại là ngài có thể viết hay lên tiếng phát biểu điều gì đó khiến giới truyền thông có thể khai thác gây chia rẽ giữa vị cựu giáo hoàng và vị đương kim Giáo Hoàng, và do đó, vô tình gây chia rẽ trong hàng ngũ Giáo Hội. Nhưng với căn tính trí thức của Đức Bênêđíctô XVI, nỗi lo ngại này chắc chắn sẽ không diễn ra. Ngài đã có cái sáng suốt của nhà trí thức, nhận chân giới hạn của mình trong việc lãnh đạo Giáo Hội, tự ý quyết định ra đi và tiếp tục phục vụ Giáo Hội bằng cầu nguyện, sau khi đã tự vấn lương tâm trước mặt Chúa nhiều ngày tháng, thì không thể đảo ngược hành trình tự do này để có thể làm hại Giáo Hội, một định chế ngài đã suốt đời yêu mến phục vụ.
Phaolô và sự nghiệp cầm bút viết cho người thị thành ở La Mã
Mai Tá
22:35 07/04/2013
Phaolô và sự nghiệp cầm bút viết cho người thị thành ở La Mã
Phần 3
THƯ RÔMA
Ở thư Rôma đoạn 3 câu 24 đến 26, thánh Phao lô lại đã viết:
“Nay họ được giải án tuyên công, một cách nhưng không,
bởi ơn Người, nhờ việc cứu chuộc trong Đức Kitô Giêsu.
Đấng Thiên Chúa đã bày ra trước mặt thiên hạ như bàn xá tội.
Nhờ bởi lòng tin trong máu Ngài,
làm cách chứng tỏ sự Công Chính của Người.
vì đã bất chấp các tội lỗi họ phạm trước kia,
trong khi Thiên Chúa cầm mình nhẫn nại,
hầu chứng tỏ sự công chính của Người vào thời bây giờ
rằng Người thực công chính, và giải án tuyên công
kẻ nại đến lòng tin vào Đức Giêsu.”
“Trở nên công chính”, là: mọi người được tham gia vào sự công bằng thủy chung của Thiên Chúa một cách tự do, nhờ vào quà tặng Ngài ban cho cách “nhưng-không” thật khó giải thích theo thói thường.
“Nhờ ơn cứu chuộc” (Apolutrosis), tiếng Hy Lạp có nghĩa: thực hiện việc tặng ban huệ lộc, ơn cứu chuộc và sứ mạng giải thoát nô lệ, để mọi người được tự do. Nhưng tất cả, là để dẫn vào ý niệm quản cai vĩ đại, ngõ hầu tẩy gột mọi sự trong hiến tế. Ý niệm “Đền bù mọi lỗi tội” (Hilasterion, Kapporeth), là nói về lớp vàng dát nơi “bàn xá tội” có “khám giao ước” ở đền thờ, trên đó có hình cánh thiên thần, cốt để nói về sự hiện diện của Đấng Thánh, tức Shekinah. Thánh Phaolô lại viết thêm: “Thiên Chúa đã bày Đức Giêsu Kitô ra trước mặt thiên hạ” và coi Ngài là Đấng hiến tế chứ không là hiện thân của động thái “đền bù mọi lỗi tội”. Ngôn ngữ Hy Lạp và Do thái, việc tế hiến thú vật không hẳn là “đền bù mọi lỗi tội” (hilasterion) mà là cách diễn tả việc “trở nên một”. Một hiện diện, không tách rời. Chẳng đánh bật được gốc rễ, để trừ khử.
“Máu”, đây có nghĩa là: sự sống, trong đó máu trở thành thứ “bột tẩy” gột sạch mọi vết nhơ, đặc biệt lôi cuốn việc bù thay cho mọi lỗi phạm của con người. Máu ấy, vị thượng tế hằng rắc vãi khắp chốn, vào buổi tẩy sạch lỗi lầm được tổ chức mỗi năm gọi là “Yom Kippur” hầu trừ khử mọi uế-tạp, bẩn nhơ.
“Công chính” (dikaiosume), có nghĩa: tham gia vào sự công bằng phải lẽ của Thiên Chúa.
“Giải án tuyên công” (aphesis), nghĩa tự vựng, là: xoá sạch hoặc gỡ bỏ mọi lỗi tội, coi đó như hậu quả của nhiều hành xử. Bởi lẽ, lỗi và tội chống lại sự công bằng thủy chung của Thiên Chúa, vẫn thể hiện nơi Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc.
Ngôn ngữ đây, đưa ra ví dụ cụ thể như chất lỏng chảy xuyên suốt, rất nhào quyện. Thánh Phaolô không viết thêm chú thích nào mang tính chuyên nghiệp ở dưới thư. Thay vào đó, ông vẫn cứ khâu/may các mẩu da thú làm bạt lều và đọc cho thư ký ghi chép những điều ông nghĩ theo kiểu “nhát gừng”, “từng chữ” vẫn rất nhanh. Thành thử, người đọc có thể sẽ phạm phải sai lầm không nhỏ, nếu cứ phân tách hoặc biện giải lời của thánh-nhân theo tinh-thần nhà phê-bình văn-học nghệ-thuật rất chi ly, khúc chiết. Những điều được thánh Phaolô đọc cho thư ký ghi, là giòng tư tưởng gây ấn tượng, chứ tuyệt nhiên không là hệ thống triết lý tự tại, có từ trước.
Tựa như những gì thánh Phaolô sử dụng trong mạch-nguồn tư tưởng, chỉ một thành ngữ “Ngài chết cho ta”, là điều thánh-nhân muốn nói: Ngài lướt vượt cung cách chết cho đạo, như cho đi chính mình Ngài theo cung cách phụng thờ (kapporeth), tựa hồ mô-hình kinh-tế để trả cái giá của tự do. Và, dựa vào kiểu cách của các xã hội sống có pháp luật, nhờ vào đó Ngài cho phép ta gia nhập vào sự Công-chính của Thiên Chúa. Đây, là động thái nhằm đúc kết các ý niệm vào với nhau, để nên một.
Thời Hậu-Phaolô
Trong các thư được thánh Phaolô đọc cho thư ký ghi chép về lề luật hoặc mục vụ, các ý tưởng trên đã giảm xuống thành một ý nghĩa duy nhất, là: tất cả đã khiến ta gọi đó là “cứu chuộc”, nhận từ Chúa.
“Trong Ngài, ta được cứu chuộc nhờ máu của Ngài.” (Ep 1: 7)
“Đức Kitô Giêsu, Đấng tự hiến mình làm giá cứu chuộc mọi người.” (1Tim 1:6)
“Vì chúng ta, Ngài đã tự hiến mình để cứu chuộc chúng ta khỏi mọi điều bất chính, và để thanh luyện chúng ta, khiến chúng ta thành Dân riêng của Ngài, một dân hăng say làm việc thiện.”( Titô 2: 14)
“Anh em hãy biết cho rằng, không phải nhờ vào những của chóng hư nát như vàng bạc mà anh em được cứu thoát khỏi lối sống phù phiếm do cha ông anh em truyền lại. Nhưng anh em đã được cứu chuộc nhờ bửu huyết của Chiên Con vẹn toàn, vô tỳ tích, là Đức Kitô.” (1Ph 1: 18-19)
Những điều trên, đã tạo sắc thái đặc trưng lên trên mẫu mã tốt nhất là chỉ trải rộng theo chiều ngang nếu, ở vào thời tiên khởi đầy truyền thống, nó không bị khước từ như thể trả thay cho giá của kinh tế. Đây, còn là bước đầu trong nhiều cố gắng vượt quá thời kỳ của Kinh sách để đi vào với học thuyết “cứu chuộc”, “toại nguyện”, “ảnh hưởng luân lý” và các sự thể như thế.
Loren Rosson có lần cũng nhận xét: “Tân Ước chỉ đưa ra đoạn viết khả dĩ gợi lên việc thay cho hình phạt, là thư thứ nhất do thánh Phêrô viết ở đoạn 2 câu 24b; mà, đoạn này lại được rút từ sách tiên tri Ysaya 53 trong đó có chi tiết nói rất rõ: “nhờ thương tích của Ngài mà ta được chữa lành.”
Thêm vào đó, có thể người Do thái vẫn duy trì lập trường của nhiều vị vào thời trước đây. Ina Willi-Plein, trong “Some Remarks on Hebrews from the Viewpoint of Old Testament Exegesis”, và trong G. Gelardini, ở sách có tựa đề: “Hebrews: Contemporary Methods – New Insights, Leiden, Brill, 2005” lại coi sự kiện Đức Giêsu, qua cung cách của vị Thượng tế Ngài đã thực hiện việc gỡ bỏ mọi điều phiền nhiễu do lỗi và tội gây ra hơn là trải nghiệm bằng những hành xử có tính “chuộc thế mọi lỗi tội”. Đoạn 6 câu 6 của thư cũng diễn ý rằng: “Người sa ngã lỡ lầm trong cộng đoàn, vẫn được bảo là: làm như thế cũng giống như “người đóng đinh Con Chúa vào thập giá, thêm lần nữa”. Đây là ví dụ cụ thể mang tính mỉa mai/châm biếm thấy rất rõ. Điều đó, còn cho thấy: do lầm lỗi, họ đã biến ơn cứu chuộc thành việc khó có thể hiện thực. Ở đây nữa, tác giả lại muốn nói về sự thể như nó vẫn thế --mà giả như nó có thể như thế, nhưng sự thật thì không—đã cho thấy đây là lần đầu (và chỉ một lần mà thôi) qua đó Đức Giêsu đã thí mạng sống của Ngài cho con người theo cách thức không mấy tương xứng…
Phẩm bình các bài viết về thư Rôma
và thánh Phaolô.
(Xem J. McRay, Paul in Recent Research)
Một số nhà cải cách lại đã diễn giải vấn đề nóng bỏng liên quan đến cuộc đời của thánh Phaolô dựa theo điều mà các vị phấn đấu chống hệ thống pháp lý. Các vị dựa theo khuôn mẫu của những người mộ đạo có từ cuối thời Trung Cổ, để coi đó như “mẫu mực” luật lệ đề ra cho người bình thường ở đời. Các vị những muốn đi vào lề lối ấy nhân danh kinh nghiệm riêng tư sâu sắc của mình về niềm tin. Thế nên, các vị đọc thư thánh Phaolô như phấn đấu cho ân huệ để chống báng lề luật.
Làm như thế, các vị lại tạo ra bức hiếm hoạ về Do-thái-giáo như Đạo của hệ thống pháp lý. Điều này, vẫn thấy nơi các bản văn kinh điển của các tác giả từ Ferdinand Weber, Emil Schurer, cho đến Wilhelm Bousset và cả Rudolf Bultmann nữa. Hiểu thế, là hiểu theo cung cách rất “Luther” và “Đức quốc”. Bằng vào chỉ-trích hệ thống pháp lý như thế, nhiều vị đã ngấm ngầm biện luận chống chủ thuyết Công giáo La Mã (về hệ thống pháp lý) và nghe theo nhóm Thệ Phản (về ân huệ).
Các thách đố khác lại đến từ H. Montefiore (người Do thái), hoặc G.F. Moore (người nước Anh). Thế nhưng, bản chất đích thực lại là lập trường của Ed Sanders trong “Paul and Palestinian Judaism”. Tác giả này đã chế ra thành ngữ “định hình giao ước” để nói về đặc tính dễ dạy của con người trong mọi việc, nhưng không coi đó như phương thế thực tiễn dẫn ta đi vào Giao ước của Chúa. Đúng ra, đây là ràng buộc do “tính cách quí tộc cột chặt” một khi ta vào với tính chất ấy, cách tự do. Tự do vào trong đó, không thể là chuyện mình có thể tạo được cho mình. Thế nên, giao ước là thành ngữ quan trọng hơn luật lệ: bởi, giao ước hoàn toàn mang tính tự do và là quà tặng ban đầu. Và, qui định (tức lề luật) đơn giản chỉ là kết quả đối với ta và cho ta, mà thôi. Bằng việc tuân thủ mọi qui định, ta công khai chứng tỏ rằng lâu nay ta vẫn được tặng ban giao ước ấy.
Krister Standhal vốn dĩ khi xưa là giáo sư đại học Harvard và về sau đã trở thành Giám mục thuộc hệ phái Luther ở Thụy Điển, từng xác chứng rằng: thánh Phaolô đã không trải nghiệm về cái nhìn nội tại khá gay gắt vốn dĩ trở thành đặc tính của người phương Tây thời sau thánh Âu Tinh. Thánh-nhân chưa bao giờ có được đặc tính sâu sắc về tâm lý có một không hai của lối chú giải Tin Mừng theo kiểu thánh Âu Tinh hoặc kiểu hệ phái Luther. Nhưng, thánh Phaolô lại có lương tâm rất trong sáng. Chẳng bao giờ ông lại vãn than về những lỗi và tội, hết. Thánh-nhân không chê trách “cái tôi” của bất cứ ai, mà chỉ phiền trách lỗi tội vẫn là rào cản của nhiều thứ. Thánh-nhân không phản chống mọi cố gắng ở cho công bằng/phải lẽ ngõ hầu được hưởng ân lộc của Chúa.
Và, khi tác giả Stendahl bày tỏ điều đó, ông lại đã kéo theo một vấn nạn: vậy thì, thánh Phaolô chống đối những gì?
Trong khi đó, Ed Sanders lại nghĩ rằng: thánh Phaolô có kinh nghiệm từng trải để giải quyết cả trước khi vấn đề được đặt ra nữa. Giải pháp quyết định, là cách thế duy nhất của Đức Kitô trong lịch sử và là quà tặng cứu rỗi vũ trụ nơi Đức Kitô. Nếu điều này đúng, thì ơn cứu chuộc hẳn sẽ không ngang qua luật lệ của người Do thái hoặc bất cứ lề luật nào khác. Tác giả Ed Sanders còn minh xác: luận cứ đích thực nơi thánh Phaolô là thế này: thánh nhân bác bỏ nhu cầu cần trở thành người Do thái mới được đi vào giao ước với Chúa. Thật ra thì, mọi người đều có nhu cầu ở với và ở trong Đức Kitô, đó là điều rất phải lẽ.
James Dunn lại chế ra ý tưởng về cái-gọi-là “viễn tượng mới của thánh Phaolô” (1982). Đó không là lề luật khiến thánh Phaolô từng chỉ trích người khác, nhưng vì nhiều vị sử dụng lề luật cách sai trái để rồi biến nó thành thứ rào cản có từ xã hội bên ngoài. Những sai trái được thánh Phaolô định danh như “động tác của luật lệ”. Đằng khác, gọi là sử dụng luật lệ một cách sai trái, là bởi nhiều người lại coi đó như phù-hiệu đặc trưng để chứng tỏ mình là hội viên trong giao ước được Chúa tặng ban theo cách thế tự do. Cũng tựa như việc buộc người hồi hướng trở về Đạo Chúa phải chấp chịu cắt bì hoặc giữ luật kiêng đồ cúng.
Tom Right, trong sách do ông viết có tựa đề là “Những Điều Được Thánh Phaolô Thực Sự Nói Ra”, đã nhấn mạnh đến cốt tủy của sứ điệp thần-học do thánh Phaolô chủ trương, không là sự “công chính” do niềm tin mình đã có, mà do cái chết và sự sống lại của Đức Giêsu đem đến mà thôi. “Công chính”, không là tư tưởng cốt cán của thánh Phaolô, nhưng là khẳng định rõ nét về những chuyện như thế. Lập trường của Saolô ở giai đoạn trước khi ông trở thành Phaolô-tín-hữu-Đạo-Chúa không mang tính cách của nhà luân-lý mộ-đạo luôn phản chống cung cách của Pelagius vào với giao ước hoặc đạt chốn Thiên đàng bằng công lênh của mình. Ngay từ đầu, thánh Phaolô không thiết tha gì chuyện “đạt chốn Thiên đàng, sau khi chết”. Thánh nhân là kiều bào gốc Do thái sùng đạo luôn ưu tư/quan ngại về việc gột rửa Israel khỏi tầm tay của người ngoại nay về với Đạo, tức những người từng có thái độ thiếu nghiêm túc đối với luật Torah Do thái. Khi hồi hướng về với Đạo Chúa và trở thành tín hữu rất chuyên chăm, thánh Phaolô quyết duy trì lập trường mang dáng-dấp Do thái, nhưng vẫn đầy ắp tư tưởng có nội dung rất mới. Thánh Phaolô khám phá ra niềm tin nơi Giao ước với Chúa lâu nay được biểu hiện bằng quà tặng nhờ cái chết và sự sống lại của Đức Giêsu. Và, điều đó đã xảy ra cho cộng đoàn hội thánh sống khác biệt vốn dĩ là kết quả của chuyển đổi, cải tân.
Nay, bằng việc nhấn mạnh tương quan thần học về Đế quốc La Mã mà tác giả Crossan và Reed cùng những người cộng tác với hai ông mang đến, khiến ta có thể đặt lớp vỏ chính trị bọc lên xương cốt, lẫn thịt da.
Sự Công chính
Tuyên ngôn Augsburg ban hành ngày 31/10/1999 được ký kết giữa Đức Gioan Phaolô II đại diện cho Hội thánh Công giáo và phía bên kia là Hiệp hội hệ phái Luther thế giới, có viết:
“Cùng nhau, chúng tôi tuyên xưng: chỉ mỗi ơn thánh, trong niềm tin vào ơn cứu chuộc của Đức Kitô chứ không do công nghiệp của con người, mà ta được Chúa chấp nhận cho hưởng ơn lành từ Thần Khí đã canh cải tâm can bằng việc trang bị cho ta và kêu mời ta vào với công trình lành thánh này.
Ơn lành rất thánh, là bạn đồng hành của người công chính có Chúa ở với niềm tin, ở sự thương yêu, hy vọng ngõ hầu lãnh nhận công trình tạo dựng và ơn cứu chuộc của Thiên Chúa. Tuy nhiên, bổn phận của người công chính là không được phí phạm ơn lành thánh này, mà phải sống đích thực ơn lành ấy. Ta được khích lệ làm việc lành phúc đức, là để sống thực hiện niềm tin ta có được.”
Trên nguyên tắc, việc này chấm dứt mọi tranh luận về ơn thánh. Và, thánh Phaolô vẫn ở giữa mọi cải cách và hội thánh La Mã kể từ khi có sự canh cải.
Diễn giải của giới Công giáo và Anh giáo về cải tân
Thế nào là sự công chính vốn là nền tảng cho công cuộc đại kết?
Tư thế của Hội thánh Công giáo là muốn xoay quanh toàn bộ tranh luận về sự “công chính” dựa vào sự công bằng/phải lẽ trong Chúa, trước nhất không thấy ở “thế giới” thụ tạo. Khi nói “công chính của Chúa”, tôi muốn nói đến đường lối qua đó Thiên Chúa hướng về với người được Ngài hướng tới, qua vinh danh tính nội tại của Chúa. Đây là ý nghĩa của sự việc mà người Hy Lạp gọi đó là “dikaiosume tou theou”. Đây là điểm nhấn qui về tính nội tại ở trật tự khác với bất kỳ thụ tạo nào. Tôi đồng ý có cái gì đó nói về đặc tính “công chính” của Thiên Chúa (mà người Hy Lạp gọi là dik.tou theou) đã không đi vào thế giới thụ tạo một cách có chừng mực, nhưng đó chỉ là sự tham gia tiếp theo sau, chứ không trực tiếp qui về “công minh/chính trực” ngay từ đầu. Không từ đầu, nhưng phát sinh từ trật tự có trong hiện tại hoặc từ vũ trụ thụ tạo của ta, hoặc vào không gian và thời gian, chuỗi lý luận của nó hoặc sự hiện hữu của vũ trụ trong thời hiện tại hoặc vị lai. Lối suy tư của Công giáo tùy vào thần học tiên khởi về Đấng Tạo Dựng và triết lý tham gia vào những gì mang tính chừng mực có được từ Đấng Tạo Dựng rất không chừng. Tham gia vào tạo dựng là quà tặng thuần túy, và bản chất được tặng ban như thụ tạo tốt lành hàm ẩn trong quan hệ giữa các thụ tạo và Thiên Chúa là Đấng Tạo Dựng, vẫn thế mãi. Công cuộc tạo dựng đã là và mãi mãi vẫn “công chính” ở trong và ngang qua sự hiện hữu sống động của Đấng Tạo Dựng rất Công minh.
Theo kinh điển, Thần học Cải cách và theo nghĩa rộng, thì thần học Anh Giáo không tiếp cận vấn đề từ góc cạnh này. Thiên Chúa là Đấng Tạo Dựng, Ngài không hề là nguồn mạch sống động của tham gia nhưng, như một chút nào đó, Ngài là Đấng Trọn Hảo hơi xa vắng, theo tính siêu việt thì Ngài ở trên mọi thụ tạo. Khi thần học nhìn vào thế giới, vào nhân loại như đang có đó, thì thần học này coi thế giới như mớ bòng bong, hỗn độn. Thiên Chúa là Đấng vượt xa mọi hỗn độn, từng bộc lộ Ngài sẽ gột sạch hỗn độn ấy, vào lúc nào đó. Điểm nhấn ở đây là khía cạnh chữa lành của việc Thiên Chúa hiện hữu với thụ tạo, chứ không phải khía cạnh tạo dựng của thế giới. Thế nên, thần học này “thực tiễn” khi nhìn vào hiện tại, như việc chữa lành/gột sạch xảy đến. Và từ đó, nó đặt động thái của Thiên Chúa trong tương lai, thời Cánh Chung.
Điểm nhấn về sự công chính là phải có trong thế giới của ta, sau sa ngã. Bởi, sự công bằng/phải lẽ không thấy có (ít là theo nghĩa trọn vẹn) trong thế giới hiện tại của ta, nên nó chỉ xảy đến trong tương lai, mai ngày (tiếng Hy Lạp gọi là eschaton). Nhưng hiện đã có những bước đi trước của sự việc này –tức: thời khắc ta cảm thấy sự hiện diện tích cực của Thiên Chúa Đấng chữa lành mọi sự. Niềm tin là sự tin tưởng vào sự “công bằng/phải lẽ” này trong hiện tại không tròn đầy của hôm nay, trong hiện hữu trọn vẹn vào vị lai, trong cả việc xảy ra như bước đi trước, của hiện tại. Điều này khiến các nhà thần học nói trên có được lập trường về “công chính và lỗi phạm” cùng lúc. Do bởi tư thế này, nay có điểm nhấn về ơn cứu chuộc không theo chiều kích của sự công chính lẽ đáng phải thế, nhưng như kết cuộc kiểu cánh chung, thời vị lai. Thành thử, giờ đây, ta ở vào tình huống có cả hai, tức: chưa-được-cứu-chuộc và đã-được-cứu-chuộc-trong-lai-thời, thứ cứu chuộc ta hằng tin tưởng và hy vọng, kể từ đây.
Một số vị, đặc biệt là các vị bên Anh giáo, lại cũng nói: tạo dựng nguyên thủy đã có và xứng đáng có được sự “công chính” của nó. Đó là lý do cho thấy tại sao các vị lại đã coi việc Đức Giêsu sống lại như bước tiến vĩ đại trong tái hồi tạo dựng từ nguyên thủy. Sở dĩ sự thể ra như thế, là vì các vị nhìn vào sự công bằng/phải lẽ nơi tạo dựng nguyên thủy, ngay bên trong chứ không chỉ như động thái tham gia vào Đấng Tạo Dựng ở nội tại, nên các ngài lại nghĩ: công bằng/phải lẽ như thế, hẳn phải mang tính chất rất thể lý. Và từ đó, các vị đã nhấn mạnh lên tính chất xác thể của Đức Giêsu Phục sinh. Đây là điểm khởi đầu cho một khẳng định về sự trỗi dậy của thế giới nhân trần, rất vũ trụ.
Xem như thế, có tầm mức ở bên dưới nói về thể loại nào đó có công bằng/phải lẽ rất chức năng mang cung cách Anh quốc trong đó một số vị bên Anh-giáo lại cũng đề cập đến công bằng và phải lẽ.
Riêng tôi, tôi thường nghĩ: đúng hơn, ta được Chúa ban cho khả năng tiếp cận những gì khác lạ hơn thể chế trật tự ở thời hiện tại và tương lai của thế giới này. Từ cái nhìn có tính cách khoa học, tôi nghiêng về lập trường coi toàn bộ trật tự hiện tại và tương lai ở tạo dựng như tiến dần vào “sự thể khác” và thấy nó đầy đặn ở nội tâm.
Nhiều lúc, ta cũng cảm nghiệm được sự thăng hoa của hiện tại và tương lai (tức: mở ra với lập trường lưỡng nguyên rất hữu lý) và có thế, ta mới được nâng nhấc dẫn vào thế “chạc ba/vòng kiềng”. Thánh Phaolô cũng có thời khắc tựa như thế, chí ít là khi thánh-nhân thăng hoa lập trường đối lập lưỡng-nguyên, như: Do thái/dân ngoại, tự do/nô lệ, nam nhân/tự do, vv.. trong điều mà người Hy Lạp gọi là koimonia cũng rất thực. Theo tôi, kinh nghiệm không hẳn là đã mang tính cách “tin tưởng”, dù ta gọi đó là như thế. Bởi, niềm tin là xác nhận trong tin tưởng rằng sự thể đầy tính cách ngoại lệ có thể không thấy nơi và qua Đức Giêsu Kitô, Đấng đi vào phần nội tại của điều mà ta gọi là “Phục Sinh” quang vinh.
Chọn lựa nền thần học nào đó ắt sẽ có ảnh hưởng lên cung cách của người đọc thư do thánh Phaolô ghi, đặc biệt là thư Rôma. Trình bày của tôi, ở đây, chỉ mang tính động lực thúc đẩy dẫn ta vào với Tình Thương Yêu để rồi nhận ra rằng: cuối cùng thì, ta cũng nhận ra được thuốc giải từ thánh Phaolô đế chống lại tình hình của Đế quốc trong đó thánh-nhân đã sinh sống. Đó cũng là lý do khiến tôi đề nghị: ta nên tìm về với Lyonnet cũng như tác giả Crossan, khi đọc thư Rôma, để nắm rõ bối cảnh và tình tiết này.
Thư tịch đọc thêm:
-Helmut Koester, Paul’s proclamation of God’s Justice for the nations, chương 1 trong Paul and his World, Interpreting the New Testament in its context, Fortress Press, Minneapolis, 2007, t. 3-14
-John Dominic Crossan and Jonathan L. Reed, In Search of Paul, how Jesus’s Apostle opposed Rome’s Empire with God’s Kingdom, 2004
-Aloysius Pieris, Jon Sobrino and the Theology of Liberation, East Asian Pastoral Quaterly, 2007.
(còn tiếp)
____________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
Chú giải của giới Công giáo và Anh giáo về cải tân
Thế nào là sự công bằng/phải lẽ vốn là nền tảng cho công cuộc đại kết?
Thế đứng của Hội thánh Công giáo là muốn xoay quanh toàn bộ cuộc tranh luận về sự “công chính” dựa vào sự công bằng/phải lẽ ở nơi Chúa, trước nhất không hiện diện ở “thế giới” thọ tạo. Khi nói sự “công bằng/phải lẽ ở nơi Chúa”, tôi muốn nói đến đường lối qua đó Thiên Chúa hướng về những người được Ngài đoái nhìn, bằng vào việc vinh danh tính nội tại của Ngài. Đây là ý nghĩa sự việc mà người Hy Lạp thường gọi đó là “dikaiosume tou theou”, tức điểm nhấn qui về tính nội tại ở một trật tự khác bất kỳ thọ tạo nào. Tôi đồng ý có cái gì đó nói về đặc tính công bằng/phải lẽ của Thiên Chúa (mà người Hy Lạp gọi là dik.tou theou) đã không đi vào thế giới thọ tạo một cách chừng mực, nhưng đó chỉ là sự tham gia nối tiếp theo sau, chứ không trực tiếp qui về sự “công bằng/phải lẽ” ngay từ đầu. Không phải là nó có mặt ngay từ lúc đầu, mà là phát sinh từ trật tự hiện đang có hoặc từ vũ trụ thọ tạo của chúng ta; hoặc thể hiện ở không gian và thời gian, hoặc ở chuỗi lý luận có sự hiện hữu của vũ trụ trong hiện tại hoặc tương lai mai ngày. Lề lối suy tư của giới Công giáo tùy thuộc nền thần học tiên khởi về Đấng Tạo Dựng và vào triết lý về việc tham gia vào những gì mang tính chừng mực có từ Đấng Tạo Dựng Không Hạn Chế. Tham gia công cuộc tạo dựng là quà tặng thuần túy và bản chất tặng trao như thọ tạo tốt lành vốn hàm ẩn trong quan hệ giữa thọ tạo và Thiên Chúa, Đấng Tạo Dựng, mãi mãi vẫn là thế. Công cuộc tạo dựng đã là và mãi là “công bằng/phải lẽ” ở bên trong và ngang qua hiện hữu sống động của Đấng Tạo Dựng rất Công Chính.
Theo kinh điển, thì nền thần học Cải cách và, theo nghĩa rộng rãi hơn, thần học của Anh Giáo không tiếp cận vấn đề từ góc cạnh này. Thiên Chúa là Đấng Tạo Dựng, Ngài không hề là nguồn mạch sống tham gia một chút nào đó nhưng Ngài là Đấng Trọn Hảo hơi xa cách, theo tính siêu việt, thì Ngài ở bên trên mọi thọ tạo. Khi nền thần học nhìn vào thế giới và nhân loại như đang hiện hữu, thì thần học này coi thế giới như mớ bòng bong, hỗn độn. Thiên Chúa là Đấng lướt thắng mọi hỗn độn, ngài từng bộc lộ rằng Ngài sẽ gột rửa hỗn độn ấy, vào lúc nào đó cũng rất chóng. Điểm nhấn ở sự việc này, là tính chữa lành của Thiên Chúa vẫn có mặt với thọ tạo, chứ không phải khía cạnh tạo dựng thế giới. Thế nên, thần học này cũng “thực tiễn” khi nhìn vào hiện tại, như việc chữa lành/gột rửa đang xảy đến. Và từ đó, nó đặt động thái của Thiên Chúa vào tương lai, thời Cánh Chung.
Điểm nhấn về sự công chính phải có trong thế giới của ta, sau sa ngã. Bởi, sự công chính ấy không thể như thế (ít nhất theo nghĩa trọn vẹn) ở thế giới hiện tại của ta, nên nó sẽ xảy đến trong tương lai, mai ngày (tiếng Hy Lạp gọi là eschaton). Nhưng, hiện có những bước đi trước của sự việc sẽ xảy ra như thế –tức: thời khắc trong đó ta thấy được sự có mặt rất tích cực của Thiên Chúa, Đấng chữa lành mọi sự. Niềm tin, là tin tưởng vào sự “công chính” ở vào thời hiện tại không đầy đặn của hôm nay, nơi hiện hữu trọn vẹn ở lai thời, và cả ở sự việc xảy ra như bước đi trước, của hiện tại. Điều này khiến cho các nhà thần học nói trên có được lập trường về “công chính và lỗi phạm” cùng một lúc. Do tự tư thế này, nay đã có điểm nhấn về ơn cứu chuộc không theo chiều kích của sự công chính lẽ đáng ra phải như thế, nhưng như một kết cuộc theo kiểu cánh chung, thời vị lai. Thành thử, bây giờ đây, ta đang ở vào tình huống có được cả hai thứ, tức: chưa-được-cứu-chuộc và đã-được-cứu-chuộc-trong-lai-thời, tức ơn cứu chuộc ta hằng tin tưởng và hy vọng, kể từ đây.
Một số vị, đặc biệt là các vị bên Anh giáo, lại cũng nói: tạo dựng nguyên thủy đã có và xứng đáng để có được tính “công chính” của nó. Đó là lý do cho thấy: tại sao các vị ấy đã coi việc Đức Giêsu sống lại như một bước tiến rất lớn trong việc tái hồi tạo dựng từ nguyên thủy. Sở dĩ như thế, là do các vị này nhìn vào sự công chính nơi tạo dựng nguyên thủy ngay tận bên trong, chứ không chỉ như động thái tham gia tùy thuộc Đấng Tạo Dựng ở phần nội tại, nên các ngài lại nghĩ: sự công chính như thế hẳn sẽ mang tính chất rất thể lý. Và từ đó, các vị lại nhấn mạnh lên tính chất xác thể của Đức-Giêsu-Phục-sinh. Đây cũng là điểm khởi đầu cho một khẳng định về sự trỗi dậy của thế giới nhân trần, rất vũ trụ.
Xem như thế, có tầm mức ở bên dưới, lại đã nói về thể loại nào đó có sự công chính rất chức năng mang phong cách rất Anh quốc trong đó một số vị bên Anh-giáo lại cũng đề cập đến sự công chính này.
Riêng tôi, tôi lại nghĩ: đúng hơn, ta được Chúa ban cho khả năng tiếp cận những gì khác lạ nhưng vẫn là thể-chế trọn vẹn có trật tự thời hiện tại và tương lai của vũ trụ này. Từ cái nhìn có tính khoa học, tôi nghiêng về lập trường coi toàn bộ trật tự hiện tại và tương lai ở tạo dựng như việc tiến dần vào “sự thể khác” và thấy nó đầy đặn ở nội tâm.
Nhiều lúc, ta cảm nghiệm được sự thăng hoa của hiện tại và tương lai (tức: mở ra với lập trường lưỡng nguyên rất hữu lý) và có như thế, ta mới được nâng nhấc dẫn vào thế “chạc ba/vòng kiềng”. Thánh Phaolô cũng có nhiều thời khắc tựa như thế, chí ít là khi thánh-nhân thăng hoa lập trường đối lập về lưỡng-nguyên, như: Do thái/dân ngoại, tự do/nô lệ, nam nhân/tự do, vv.. trong điều mà người Hy Lạp gọi là “koimonia” cũng rất thực. Theo tôi, kinh nghiệm không hẳn là đã mang tính cách “tin tưởng”, dù ta có gọi đó là như thế. Bởi, tin là xác nhận trong tin tưởng rằng: sự thể đầy tính cách ngoại lệ có thể không thấy nơi và qua Đức Giêsu Kitô, Đấng đi vào phần nội tại của điều mà ta gọi là “Phục Sinh” quang vinh.
Chọn lựa nền thần học nào đó, ắt sẽ ảnh hưởng lên cung cách của người đọc thư do thánh Phaolô ghi, đặc biệt là thư Rôma. Trình bày của tôi, ở đây, chỉ mang tính động lực dẫn ta đi vào với Tình Thương Yêu để rồi sẽ nhận ra rằng: cuối cùng thì, ta cũng nhận ra được thuốc giải từ thánh Phaolô đế chống lại tình hình của Đế quốc, trong đó thánh-nhân sinh sống. Đó cũng là lý do khiến tôi đề nghị: ta nên tìm về với Lyonnet cùng tác giả Crossan, khi đọc thư Rôma, để nắm rõ bối cảnh và tình tiết này.
Thư tịch đọc thêm:
-Helmut Koester, Paul’s proclamation of God’s Justice for the nations, chương 1 trong Paul and his World, Interpreting the New Testament in its context, Fortress Press, Minneapolis, 2007, t. 3-14
-John Dominic Crossan and Jonathan L. Reed, In Search of Paul, how Jesus’s Apostle opposed Rome’s Empire with God’s Kingdom, 2004
-Aloysius Pieris, Jon Sobrino and the Theology of Liberation, East Asian Pastoral Quaterly, 2007.
(còn tiếp)
____________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
PHAOLÔ và các thư
Philêmôn, Côlôssê và Êphêsô
Chương 9
Tóm lược
Thư Philêmôn
Đây là thư ngắn gọn, không mấy tình tiết nhưng vẫn có thể do thánh Phaolô viết vào cùng lúc với thư Philípphê, từ Êphêsô. Ôsênimô là tay nô lệ thuộc quyền sở hữu của Philêmôn. Thánh Phaolô đề nghị Philêmôn trả tự do cho anh và yêu cầu cộng đoàn nhận anh làm thành viên chính thức. Yêu cầu này, không do nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của dân con Đạo Chúa thường làm thế. Bởi, trước thời Chúa Quang Lâm đến lại cũng không lâu, các tín hữu theo chân Chúa vẫn sống năng nổ và không đòi mọi người phải đổi thay tương quan mình đang có với xã hội ở bên ngoài. Thế nên, thánh Phaolô đã nhân danh tự do không hạn định Chúa ban cho những người đi theo Ngài, mới yêu cầu Philêmôn trả tự do cho nô lệ của Philêmôn.
Thư Côlôsê và Êphêsô
Hai thư đây, có thể không do thánh Phaolô đích thân đọc cho thư ký ghi, nhưng có lẽ do người học trò nào đó thuộc cộng đoàn Phaolô đã viết lên, vào thời sau. Có thể nói, đây là thư viết theo tinh thần được thánh Phaolô khởi xướng, xuất hiện vào thời “Hậu-Phaolô” nghĩa là: người viết thư đã thêm vào đó nhiều lý thuyết cũng như linh-đạo ở trong thư. Nói cách khác, hai thư đây có thể do tự tay thánh Phaolô ghi ra, nhưng vẫn hàm ngụ tư tưởng do thánh-nhân chủ trương một cách rất khôn ngoan.
Trên lý thuyết, Đức Khôn ngoan sáng láng của Thiên Chúa là trọng tâm ý nghĩa và mạch lạc nơi thọ tạo. Bởi, ở nơi thọ tạo, đã thấy xuất hiện sự đầy đặn/trọn vẹn (tiếng Hy Lạp gọi là Pleroma) tức: đặc trưng hiển hiện nơi Đức Kitô. Xem như thế, thì Đức Kitô đã hiện hữu vào giai đoạn trước cả khi mọi sự được tạo dựng. Ngài là mấu chốt cho thọ tạo hiện hữu vì Ngài và cho Ngài. Và, Đức Khôn ngoan sáng láng đã hiện diện nơi Ngài, vào lúc sớm. Bởi, Ngài là “đầu não” cho thọ tạo được như thế. Với con người, Ngài là “Ađam” thứ hai, nhưng lại là “Ađam” rất thực hữu. Với nỗi chết, Ngài đi đầu trong Phục sinh, trỗi dậy rất tự do. Nơi nhân loại, xác thể vật chất là ảnh hình của “Thân mình” Ngài. Loài người có được “Thân Mình” Ngài để rồi sẽ biến đổi nhờ “Thân Mình” ấy, ở Tiệc Thánh. Công việc của loài người, ở cõi thế này, là phải nâng nhấc mọi người và mọi sự lên với Đức Kitô, Đấng duy nhất Tạo dựng nên con người mà tiếng Hy Lạp gọi là anakephalaisasthai. Thư Êphêsô gọi sự việc này là sự “trọn vẹn/tràn đầy” Thiên Chúa đã tỏ bày ra bên ngoài. Sự việc ấy, hợp cùng với con người để ngợi ca tôn vinh sự cao cả Chúa thắng vượt mọi sự, bởi Ngài là Đấng Tạo dựng nên mọi sự và Ngài sẽ còn làm thế, trong mai ngày.
“Trong số 27 tín hữu dấn bước theo Chúa được liệt kê trong danh sách, có 10 vị là bậc nữ lưu, như: chị Phôêbê, Priscilla, Maria, Giu-ni-a, Triphêna, Triphôsa, Persis và một vị bảo mẫu ẩn danh. Ngoài ra, còn có cả Giu-li-a và một chị khác không rõ tên tuổi, vẫn sinh hoạt đều đặn. Còn lại, là 17 vị kia rặt nam giới…” (Xem Crossan & Reed, In Search of Paul)
----------------------
Chi tiết lịch sử
Thư Philêmôn, Êphêsô và Côlôsê được coi như “thánh thư của người viết khi bị giam giữ” và mọi người cứ nghĩ rằng thánh Phaolô viết lên các thư này vào lúc ông bị tống ngục ở La Mã. Đành rằng, nội dung các thư trên đều kể thánh Phaolô bị cầm chân/giam giữ vào buổi sớm. Kể từ lúc ông lưu lại ít ngày sống ở Xêdarê hoặc Êphêsô. Hẳn ai cũng biết: ngay khi chào đời, thánh Phaolô đã là công dân thành La Mã –ông không chỉ là người thuộc Đế quốc này mà thôi, nhưng ông còn là người từng sinh sống ở Rôma nữa. Điều đó khiến ông trở thành nhân vật chủ chốt, hơi na ná giống kiểu mà người Ấn Độ gọi là KBE. Thánh Phaolô sống ở Rôma suốt hai năm trời quần quật kiếm sống bằng ngành nghề mình đã chọn.
Ở đây, tưởng cũng nên mở một dấu ngoặc để hỏi: không biết tại chốn thành đô chộn rộn này, ông có được phép hành nghề khâu/may bạt/lều như khi trước không? Thật ra, thì sách Công Vụ, chả có chỗ nào nói những chuyện đại để như thế, và sách này không đả động gì đến chuyện thánh-nhân đích thân phải ra toà, bị kết án hoặc là phạm nhân từng đứng trước pháp đình chịu xử án. Về thời gian xảy ra các vụ việc như thế, có thể cũng qua nhanh trước khi ông bị truy tố, trên thực tế. Thật sự, thì chẳng ai biết rõ tháng ngày nào thánh-nhân đã bỏ mình tại Rôma không một lời từ biệt.
---------------------------
Thư Philêmôn
Diễn giải thư Philêmôn cách riêng, tác giả Murphy O’Connor đã có lần từng viết:
“Yếu tố chủ chốt trong công cuộc mục vụ của thánh Phaolô, là niềm xác tín ông vẫn có, tuy ông không áp đặt quyết định nào mang tính đạo đức với dự tòng bằng lệnh truyền trực tiếp gửi cho họ. Nhưng, thánh Phaolô vẫn ưa thích kêu gọi lòng trắc ẩn của Philêmôn, nên mới thêm: “Không có sự ưng thuận của ông, tôi đã không định làm gì cả, kẻo việc nghĩa ông làm, lại ra như việc cưỡng bức, chứ không bởi tự ý mình làm.” (Phil 1: 14).
Muốn ép buộc ai làm gì, dù họ có ưa có thích hay không, chỉ một cách hay nhất là biến người ấy thành phạm nhân, nhốt giam trong tù. Có làm thế, mới loại trừ được tự do khỏi nơi họ. Ép buộc một ai dù có để họ làm việc nghĩa đi nữa, cũng phản chống lại bản chất tự do của người đó và của Đạo Chúa nữa. Chỉ hành xử nào mang tính tự do chọn lựa mới có giá trị đạo đức, thôi. Chả thế mà, thánh Phaolô lại đã kêu gọi hết mọi người, rằng:
“Anh em hãy cho đi tùy tâm trạng của mình, không cau có, cũng chẳng miễn cưỡng, vì có hớn hở mà trao ban/hiến tặng, thì Thiên Chúa mới ưa chuộng.”
Một khi con người không còn được ban cho mình ơn cứu chuộc cách tự do, thì con người sẽ chỉ biến thành nô lệ cho tội lỗi hoặc Lề luật, thôi. Người ngoài Đạo, thường được khích lệ làm việc gì để mọi người vui lòng cách chung chung, nên mới bị lôi cuốn vào với giá trị tạm bợ, chóng qua, tức những thứ tầm thường, dễ phạm lỗi. Và, người Do thái lại cứ như người mù chỉ biết tuân theo lệnh truyền của Lề luật, rất Torah mà thôi. Những người như thế đều bị gộp vào kế hoạch định sẵn, để rồi họ sẽ bị guồng máy luật lệ khống chế, khuynh loát. Trong khi đó, thánh Phaolô lại khẳng định với họ rằng: “Chính vì muốn cho ta được tự do mà Đức Kitô đã giải phóng ta! (Gal 5:1) Với thánh Phaolô, cũng như với mọi người trong cộng đồng dân Chúa, việc đưa ra mệnh lệnh có liên quan đến các hành xử mang tính luân lý/đạo đức là tạo cớ để tín hữu Đạo Chúa quay trở về với tình trạng chưa có hoặc không có ơn cứu chuộc.
Đây cũng là lý do khiến thánh Phaolô đã không đích thân chọn lựa cá nhân người nào để trao cho người ấy phần vụ nắm quyền lãnh đạo giáo hội ấy. Làm như thế, khác nào áp đặt lệnh truyền nào đó đối với họ. Thay vì thế, thánh Phaolô lại vẫn muốn các vị biết “trân trọng những người đã và đang sinh hoạt vất vả/cật lực trong cộng đoàn, hầu dẫn đưa họ về với Chúa. Nên thánh-nhân đã khuyên nhủ bằng những lời rất xác thực:
“Hỡi anh em, chúng tôi xin anh em tỏ lòng tri ngộ những người có công lao khó nhọc nơi anh em, những người chủ sự anh em trong Chúa và sửa bảo anh em. Đối với họ, hãy hết lòng kính trọng, mến yêu, vì công việc của họ. Hãy ở hoà thuận cùng nhau.” (1Th 5: 12-13)
Xem thế thì, các vị không là người được lựa lọc/bầu chọn hoặc chỉ định/mời gọi, nhưng rõ ràng chỉ do công việc mà các vị đã làm thôi. Chẳng hạn như, ở Côrinthô, chính gia nhân của Stêphana là những người thuộc vùng A-Kai-a, tức những người đi tiên phong trong số các người hồi hướng về với Đạo. Hệt như thế, thánh Phaolô đã nhận Gaius ở Côrinthô, Phôêbê ở Cenchrae và vợ chồng Prisca, Aquila và những vị có chân trong ủy ban thành lập cộng đoàn gồm có Philêmôn, Ápphia và Akhipô (Plm 1-2). Cũng chẳng thành vấn đề nếu các vị này làm việc cách riêng rẽ hay hợp lực, là đàn ông hay đàn bà, già hay trẻ.
Quan hệ với Philêmôn rõ ràng được coi như ví dụ cụ thể về thái độ của thánh Phaolô. Thánh-nhân không ra lệnh cho Philêmôn làm bất cứ điều gì. Nhưng, bằng giọng điệu êm đềm, từ tốn thánh-nhân muốn thuyết phục Philêmôn để ông tự ý làm công việc lành/thánh ấy. Thư ở đây, là lề lối sinh hoạt rất sắc bén của Hội thánh thời sau này.
---------------------------------
Thư Côlôsê
Côlôsê là thủ phủ toạ lạc tại Phrygia, nơi vùng thung lũng Lycus gần Laođixê và Hiêrapôlis. Cộng đoàn ở đây không do thánh Phaolô sáng lập, nhưng do Êpápphra tạo nên. Nội dung thư, là về sức mạnh tinh tú có quyền phép trên con người, từ đó có nhu cầu khắc khổ dẫn đến đức Khôn ngoan sáng láng. Điểm nhấn đây, là đặt nặng vai trò hàng đầu của Đức Kitô. Và, Hội thánh là như vũ trụ nhân trần nay đã có Đức Kitô Đấng làm đầu. Hội thánh, là chốn không gian trong đó các kẻ tin được bảo bọc khỏi uy lực của vũ trụ; thế nên, Hội thánh là chốn “Thiên đường” dành cho những kẻ nhận thanh tẩy được trỗi dậy từ cõi chết và sống đạo đức, chức năng vẫn rất mới. Thánh Phaolô được coi là nhân vật trung gian giữa vũ trụ và những người sống ở đây.
Phần lớn các nhà chú giải đều thấy khó mà gán thư Côlôsê cho tác giả các thánh thư rất tốt lành là thánh Phaolô. Thông thường thì, các vị vẫn coi thư này là do học trò của thánh nhân là tác giả viết vào thời Hậu-Phaolô. Bởi:
* Lời lẽ cũng như âm giọng rất khác với thủ thuật bút chiến thánh Phaolô vẫn sử dụng;
* “Đối phương” đây, mang sắc thái lờ mờ chứ không như thư do thánh-nhân viết;
* Các câu trong thư được rút từ thư Phillípphê và Philêmôn, tức: thư sao chép nhái lại.
Theo tôi thì, chủ đề kết hiệp với Đức Kitô trong thư Colôsê và Êphêsô mang tính chất linh đạo/thần bí hơn các thư do thánh Phaolô đọc cho thư ký viết. Thư thánh Phaolô đượm tính chất “chính trị” nhiều hơn các thư này. Nói thế nghĩa là: người viết thư đây có quan điểm/lập trường phản chống tính độc tài cách công khai như Đức Kitô từng làm. Ở thư Côlôsê, đó là sự kết hợp linh đạo nhiều hơn chứ không hề kết nối với lập trường nói ở trên.
-------------------------------
Thư Côlôsê mở đầu bằng bài vịnh ca mang tính chất Kitô luận (Côl 1: 15-20). Có lẽ đây là bài vịnh vẫn được hát vào thời tiên khởi, gồm hai tiểu khúc. LỜI đã xâm nhập thế giới vũ trụ. Và, Đức Kitô chính là LỜI thấy ở đây.
15. Ngài là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình 18. Ngài là đầu,
là trưởng tử giữa mọi thụ sinh. là trưởng tử giữa các vong nhân,
ngõ hầu trong muôn sự,
Ngài là đệ nhất vô song.
16. Vì trong Ngài vạn vật đã được tạo thành
chốn trời cao và nơi dương thế
vật hữu hình, vật vô hình,
19. Vì chưng Thiên Chúa đã quyết ý cho tất cả
Viên mãn đậu lại trong Ngài 20. Và đã giảng hoà cả vạn vật
Nhờ Ngài và cho Ngài
đã ban lại bình an
nhờ bửu huyết đổ ra
nơi Thập giá của Ngài
cho mọi vật ở dưới đất hay trên trời;
17. Ngài có ưu thắng trên mọi sự
và mọi sự tồn tại trong Ngài.” (Côl 1: 15-20)
Tiểu khúc đầu, phù hợp những điều mà người Hy Lạp và Do thái nói về “LỜI”. LỜI đã biến giải Đức Khôn ngoan sáng láng của người Do thái thành tư tưởng của người Hy Lạp. Các bản văn sách Khôn ngoan đã gọi Đức Khôn ngoan là sự Sáng láng của Thiên Chúa. Xem như thế, ta hiện hữu trước cả thời Địa Đàng. Và theo đây, thì Đức Kitô, có trước cả mọi sự và Ngài là tác nhân của tạo dựng. Thọ tạo được dựng nên cho Ngài. Ở đây, Đức Kitô đích thực hiện hữu trước khi có tạo dựng và sinh hoạt của Đức Kitô lại có trước cả vào lúc thọ tạo thoạt hiện hữu. Đức Giêsu hiện hữu ngay trong địa hạt Thần Thiêng Thánh Ái.
Đức Kitô là Trưởng Tử trỗi dậy từ cõi chết, là Ađam Thứ Hai và nơi Ngài muôn vật được tạo thành, rất ổn định. Việc này lại đã xảy ra ở thập tự. Tính chất “đầu hết” của Đức Kitô được hạn chế là để cho con người và sau đó là cho Hội thánh, tiếp đến là cho người nhận thư.
Ở đây cũng có tình trạng dao động về ý nghĩa của Thân Mình Chúa. Chính thánh Phaolô cũng từng nói: “Thân xác của ta là Thân Mình Đức Kitô”. Thánh-nhân lại cũng bảo: bánh ta ăn vào người ở Tiệc Thánh đó chính là Thân Mình Đức Kitô. Thánh Phaolô còn khẳng định: cùng nhau, ta trở thành cùng một Thân Mình Đức Giêsu, và mỗi thành phần trong cơ thể có trọng trách và phần vụ riêng rẽ. Xem ra, khi thư Êphêsô nói đến Thân Mình Đức Kitô tức Hội thánh, thì ở thư Côlôsê đây, Đức Kitô bao choàng cả thể xác như ta đã từng nghe biết. Thật không rõ, Đức Kitô là Đầu của Thân mình này thôi hoặc của toàn thể vũ trụ nhân trần. Tóm lại, Anakephalaiosasthai là nâng nhấc ta vào với Ngài. Và như thế, Thân Mình Chúa còn lớn rộng hơn Hội thánh nữa.
-----------------------
Thư Êphêsô
Về thư này, xem ra nhiều người vẫn cho rằng: thánh Phaolô không phải là tác giả, dù thánh-nhân đã sống rất nhiều ngày ở nơi đây. Đúng ra, thư Êphêsô đây mang tính cách của một thư luân lưu/mục vụ về qui cách. Thư Êphêsô rút tỉa được khá nhiều điều lấy từ thư Côlôsê. Đọc thư, ta không thấy dấu có ám chỉ nào về sự Công chính như thánh Phaolô từng đề cập, nhưng lại nói nhiều hơn về cứu chuộc và sự thứ tha mọi lỗi tội, tức ngôn từ mà thánh Phaolô đặc biệt không sử dụng. Ơn cứu chuộc đã thành toàn và bao gộp hết mọi người. Hội thánh, vốn là thân mình Chúa gồm những người từng nhận được ơn lành cứu chuộc ấy. Và, Hội thánh được thiết lập không ở trên Đức Kitô nhưng trên các tông đồ và ngôn sứ. Ơn cứu chuộc, là xuất từ quyền uy sức mạnh lạ lùng ở bầu trời và nơi khí quyển. Và, ơn cứu chuộc đã như thể vượt quá khỏi tầm tay do con người họ kiểm soát. Người được ơn này vẫn thuộc về Đức Kitô Đấng từ trời đến, nhưng lại không sử dụng chủ đề bè rối như phần chính yếu của Thiên Chúa xuống với gian trần.
Phần đông các nhà phê bình đều xem xét thật kỹ thư Êphêsô trước khi xem ai là tác giả thực thụ của thư này. Các đặc trưng ở trong thư, gồm có:
• Văn bản xưa cũ nhất không đề tên người nhận;
• Cụm từ “bí nhiệm” được sử dụng thường xuyên hơn các thư đích thực do chính thánh Phaolô đọc cho viết lại có ý nghĩa khác hẳn. Ở thư Êphêsô, cụm từ “bí nhiệm” lại có nghĩa là kết hợp mọi người và mọi sự vào với Đức Kitô;
• Điểm nhấn ở thư Êphêsô là về Phục Sinh, nhưng lại ít nói về thập giá;
• Tác giả thư, có cái nhìn tự mãn nguyện về vai trò tông đồ mục vụ của mình, còn thánh Phaolô lại chả bao giờ muốn làm như thế;
• Trong thư, không thấy chỗ nào nói về giai đoạn khó khăn mà thánh Phaolô gặp;
• Israel là chuyện đã qua trong quá khứ và lề luật nay bị Đức Kitô loại trừ;
• Hội thánh toàn cầu vẫn chỉ là một và không mang ý nghĩa một giáo hội sở tại;
• Cung cách phụng vụ ở thư có vẻ hơi khoa trương –nhịp điệu thì như thể đang tiến dần về phía thung lũng lấn chiếm từng gang tấc;
• Thánh Phaolô quan niệm hôn nhân như hành động để xoa dịu kẻ yếu hèn, trong khi tác giả đây lại tôn vinh nó như tương quan mật thiết giữa Đức Kitô và Hội thánh;
• Đức Kitô được coi như viễn tượng về vũ trụ, bởi Ngài ngự trị chốn Thiên đường;
• Thư đây có nhiều câu lấy từ thư Côlôsê, theo kiểu lù mù bạ đâu lấy đó.
Vậy thì, ai mới thực là tác giả thư Êphêsô?
Theo Holtmann, tác giả thư Côlôsê và Êphêsô vẫn chỉ là một.
Còn Goodspeed lại cho rằng: thư Êphêsô là lời nói đầu viết cho tuyển tập gồm các thư được thánh Phaolô gửi đi các nơi.
Goguel lại nghĩ: thư Êphêsô là phần diễn giải các thư thực sự do thánh Phaolô viết;
Boismard vẫn cho rằng: thư Êphêsô do thánh Phaolô viết từ Rôma, sau đó được một vị nào đó quen thuộc với thư Colôsê phát tán rộng thêm ra. Tác giả Boismard lại vẫn bảo: thư Colôsê là phần diễn đạt nhằm gửi cho các đồng đạo sống ở Laođixê như có nói trong thư Côlôsê đoạn 5 câu 16.
Muddiman có nói: thư Êphêsô lúc đầu là do thánh Phaolô viết nhưng không phải ở Êphêsô, như một thư mục vụ gửi giáo đoàn theo truyền thống Phaolô như đã được phổ biến rộng rãi.
Tác giả Wansborough lại vẫn suy rằng: các vị trong cộng đoàn Phaolô đã sử dụng giáo huấn nói trong thư như khuôn vàng thước ngọc, hầu mừng kính thiết lập cộng đoàn. Tác giả chuyển đạt lối diễn giải truyền thống Phaolô theo phương án giáo huấn người đọc. Tác giả đây trở thành loại hình của một Phaolô vào thời Hậu-Phaolô, thế cũng nên.
Chúc lành thư Êphêsô
Lời lẽ trong thư Êphêsô ở đoạn 1 câu 3-14 và các đoạn sau xem như lời cầu mà tác giả James Dunn gọi đó là “Kitô-luận làm nổ tung đầu óc người đọc.”
Chúc lành trải rộng cả vào lúc trước khi thế giới được tạo dựng, kéo dài mãi mãi động thái của nó. Lời cầu, thấy ở thư Êphêsô mô tả Đức Giêsu trụ trì chốn thiên đường. Điểm nhấn của thư đặt nơi quyền uy lướt vượt mọi sự để tôn Ngài lên trên đó.
Trọn vẹn
Theo từ vựng, điều này mang ý nghĩa của khoang chứa trên tầu, hoặc chỉ về dân số sống tại thị trấn nào đó, hoặc nêu rõ nội dung trong sách hoặc trong thư. Thư Galata sử dụng lời này vào nhiều lúc. Còn với thư Côlôsê và Êphêsô, thì ý tưởng đề ra là Thiên Chúa đã lấp đầy trái đất cách trọn vẹn, có Đức Khôn ngoan hiện diện ở khắp chốn.
Triết lý của nhóm Khắc Kỷ, cho thấy nguyên lý thần linh thánh ái ngập tràn vào tất cả và tất cả được lấp cho đầy. Thư Côlôsê mang ý nghĩa khá thụ động ở chỗ: Thiên Chúa muốn mọi sự tràn đầy vẫn thấy có nơi Người. Thư Êphêsô, có nghĩa chủ động hơn, khi bảo rằng: Đức Kitô chủ động trong tâm can ta và nhờ đó ta được lấp đầy bằng sự trọn vẹn của Thiên Chúa, bằng LỜi. Từ đó, tất cả chúng ta sẽ nên toàn hảo, có sự tràn đầy trọn vẹn của Đức Kitô.
Ơn cứu thuộc ở thư do thánh Phaolô viết, chỉ xảy đến vào lai thời; nhưng thư này, ơn Chúa đã thắng vượt cả thời gian. Thư Rôma do thánh Phaolô đích thân đọc cho thư ký viết, thì người ngoại giáo được ghép vào cây ô-liu của Israel. Còn thư này, việc tháp ghép sẽ xảy ra trong tương lai, mai ngày thôi. Hình ảnh chính được thánh-nhân sử dụng là bức tường thành. Tường chống đối/đố kỵ đã vỡ đổ…
Tư-duy Do thái và Hy Lạp
Thật dễ thấy trong thư Côlôsê và Êphêsô, người đọc có được chủ đề gần gũi với tư-duy Hy Lạp. Có người bảo: chủ đề đây, cũng xa vời tư tưởng Do thái. Theo tôi, thì chủ đề trong cả hai thư được nối kết với Đức Khôn ngoan và LỜI. Chủ đề, tác giả muốn nói, là: đặc trưng của triết thuyết Platô, khá trung hoà.
Tôi xin được gợi ý ở đây, là: nếu quả như thế, thì tác giả hẳn cũng nói đến thần học về Đức Khôn ngoan và LỜI xuất hiện vào cuối thế kỷ thứ nhất, sau Công nguyên. Và chủ đề này cứ ẩn hiện dưới lớp mặt của bản văn. Có vị, như D. Boyarin lại cho rằng: Lời nói đầu của thánh Gioan mang tính gợi nhớ như thế. Có lẽ ta cũng nên nghiên cứu xem lời nói đầu này có phù hợp với ý trong thư Côlôsê và Êphêsô không. (Xem Daniel Boyarin, The Gospel of Memra: Jewish Binitarianism and the Prologue to John, Harvard Theological Review, 2001, 243-284)
Thông thường ta lại vẫn nghĩ rằng Đạo Chúa và Do-thái-giáo tách rời nhau rất sớm; và nền thần học về Đức Khôn ngoan và LỜI trong Đạo Chúa không nói gì nhiều về Do-thái-giáo ở Palestin. Một số sử gia nay bác bỏ lối biện luận này.
Thần học về Đức Khôn ngoan và LỜI nhập chung làm một với thế giới của người Do thái ở thế kỷ đầu. Đây là lẽ thường tình theo lối tư-duy Do thái. Bởi, ít nhất cũng có một hoặc nhiều nhóm/phái Do-thái-giáo có trước khi Đạo Chúa được lập ra; thế nên, chẳng lạ gì khi thấy các vị đều chủ trương sử dụng cụm từ Thiên Chúa (theos) khi đề cấp đến Đức Khôn ngoan và LỜI.
Với truyền thống ngoài Đạo thời đó, các vị đã bắt đầu suy tưởng về Thiên Chúa lưỡng-vị nếu không muốn nói Ba Ngôi thì ta chỉ nói Thiên Chúa Ngôi thứ hai vô hình vô dạng có danh xưng là LỜI, là Memra; là, Đức Khôn Ngoan, Con Chúa.
Mãi về sau, Do-thái-giáo của các thày tư tế mới có phản ứng đối chọi lại chủ thuyết Hy Lạp.
------------------------
Các chủ đề trong văn chương Do thái
Thần học Do thái và Hy Lạp nói về Đức Khôn ngoan và LỜI thấy rõ trong tiếng Hy Lạp Philo Judaios. Theo thuyết này, Đức Khôn ngoan/LỜI được nối kết với Sự Sáng. Đức Khôn ngoan/LỜI, là Thiên Chúa nên có Chúa ở đó.
Bằng chứng thấy được ở các văn bản dịch từ tiếng Aram của các dịch giả hấu hết là tư tế, thì Đức Chúa có danh xưng: Memra/Shekinah/Kabod đích thực là Thiên Chúa, Đấng Bản Vị.
LỜI trong Tin Mừng thánh Gioan
Dẫn nhập Tin Mừng, thánh Gioan giảng giải và diễn nghĩa, chứ không chủ ý ca tụng, thờ lạy. LỜI, là những điều được kể về thời khởi thủy của nhân loại ở sách Sáng Thế. Là, diễn giải kể truyện chứ không là bài vịnh ở phụng vụ. Là, bài chia sẻ ở hội đường tựa như lời nói đầu thôi. Là, văn chương tư tế chứ không là vịnh ca, khúc hát rất thăng trầm. Không là bài thơ, nhưng là truyện kể “có đầu có đuôi” theo thứ tự thời gian xảy đến. Đó cũng là bài giảng dựa vào kinh sách rút từ Ngũ thư có trích thơ văn từ các sách tiên tri và lề luật, đặc biệt là Văn Chương ở sách Cách ngôn.
Văn bản về Sáng Thế là sách Khởi nguyên Chương 1 câu 1-5. Còn, văn bản về Đức Khôn ngoan là đoạn sách Cách ngôn chương 8 câu 22-31. Vịnh ca Khôn ngoan không là khuôn mẫu qua đó thánh Gioan dùng để viết Tin Mừng nối kết với văn chương tư tế. Ở văn bản này, người viết đã sử dụng thoải mái các nhân vật, từ ngữ và chất lượng của thần linh khác. Điều này bao gồm nhận thức về Đức Khôn ngoan được nhân-cách-hoá như LỜI ở phần dẫn nhập Tin Mừng thánh Gioan. Đây là những gì xảy đến cả vào lúc có trước thời Đạo Chúa ra đời, và rút từ thế giới tư tưởng bình thường của Do-thái, tức thần học về LỜi như hiện trạng.
“Từ khởi thủy Thiên Chúa đã dựng nên trời và đất, và đất thời trống không mông quạnh”. “Và rồi Thiên Chúa ở bên con người.” “Ở với Thiên Chúa là Đức Khôn ngoan.” “Và sau đó, Đức Khôn ngoan xuất hiện ở dướt đất và sống với con người.”
Tin Mừng thánh Gioan, dẫn con người biết sử dụng tất cả các thứ này. Chính thần thoại về sự bất mãn của Đức Khôn ngoan trong đó, nên ý định của Thiên Chúa quyết tìm chốn cơ ngơi cho Đức Khôn ngoan ở trái đất. Và, để chữa cho khó khăn này là việc Nhập thể. Tính độc đáo nơi Tin Mừng thánh Gioan tuyệt nhiên không nằm ở nền thần học về LỜI nhưng là Kitô-luận về nhập thể: thánh Gioan không chế ra LỜI, nhưng thánh-nhân diễn tả cách độc đáo về LỜI đã mặc xác phàm.
“Đức Khôn ngoan không tìm ra nơi nào để cư ngụ; nhưng chỉ một chỗ dành cho Đức Khôn ngoan là thiên quốc. Sau đó, Đức Khôn ngoan ra ngoài ở với con cái loài người, nhưng vẫn không tìm ra được chỗ nào. Thành thử, Đức Khôn ngoan trở về lại nơi cũ, sống với thiên thần.” (1 Enoch 42: 1-2)
Đức Khôn ngoan từng đến với thế gian trước cả Đức Giêsu Kitô, nhưng không được đón nhận dù là Sự Sáng. Israel từ đó mới đưa Đức Khôn ngoan về lại Thiên đường, sống với thiên thần. Và lúc đó, một số người mới nhận Đức Khôn ngoan. Một số người Do thái lại cũng đón nhận LỜI. Người đó trước nhất là Abraham. Và những người như thế đã trở thành con Thiên Chúa, qua LỜI.
Ở đây, đã thấy rõ sự khởi đầu lời rao giảng đặc biệt nơi Đạo: thánh Gioan nói: chính Đức Khôn ngoan/LỜI đã trở về từ thiên quốc và nhập thể vào với Đức Giêsu và nhờ đó trở thành ánh sáng và là thày dạy tốt nhất về tuổi thơ ấu của Đấng nhập thể vào với con người…
Toàn bộ bài giảng giải ở lời tựa Tin Mừng thánh Gioan đã trở thành cây cầu bắc ngang nối liền khoảng cách giữa thời mà LỜI chưa hiện hữu và lúc LỜI nhập thể và từ đó cắt nghĩa được thời gian tạo động lực cho nhập thể.
Đức Giêsu hoàn thành sứ vụ Môsê nhận được và Ngài không đổi dời sứ vụ ấy. Thế nên, chỉ cần giải thích Luật Torah cho tốt, và LỜI nhập thể là Thày dạy thích hợp nhất cho việc mặc xác phàm. Dạy bằng LỜI vẫn trong sáng, xác thực hơn văn viết (Derrida). Thiên Chúa đã thử bằng văn bản, nhưng sau đó Ngài gửi LỜI nhập vào xác thể của Đức Giêsu.
LỜI nhập xác phàm là Thày dạy tốt và là nhà chú giải tốt nhất nên Ngài mới nhập thể.
Thế nên, sự khác biệt đích thực giữa người Do thái đi Đạo và ngoài Đạo không mang tính thần học. Khác biệt thực thụ giữa hai bên là sự kết hợp giữa thần-học và thần-thoại-học Do thái lúc trước, và Đức Giêsu thành Nadarét là người Do thái rất đặc biệt.
Tin Mừng thánh Gioan đoạn 18:
Tư tế Eliezer là con trai của Tư tế Yose người Galilê có nói: Chín trăm bảy mươi bốn thế hệ đã xảy đến trước khi thế gian được tạo dựng, Luật Torah cũng được viết ra và đặt dưới gót chân của Đấng Chúc Phúc và người con đã cùng với thiên thần hát mừng rằng:
“Ta ở bên Người như đứa trẻ được quý mến,
và ngày ngày ta là nguồn vui sướng của Người,
chơi giỡn trước mặt Người mọi thời.”
(Cách ngôn 8; 30)
Ở đoạn khác, tư tế lại cũng viết:
“Ta đã cưu mang hết những người này
Và ta đã cho chúng được sinh ra
và rồi các ngươi lại sẽ bảo:
Hãy mang Người trong bụng
như bà mụ đỡ mang đứa trẻ”
Bởi lẽ, các tư tế và trẻ thân yêu ấy được Cha mang Con của Thiên Chúa, tức Luật Torah ở trong bụng. Văn chương tư tế vào thời trước khi có Tin Mừng thánh Gioan, Người là LỜI. Là Con Chúa, rất rõ ràng.
---------------------
Khác biệt giữa LỜI và thuyết ngộ đạo
Nhiều lối mòn đi vào Đạo Chúa, thời ban đầu. Nơi họ, có người bị gọi là Bè ngộ đạo, tức những người sùng đạo được dưỡng nuôi vào cùng thời. Cụm từ “ngộ đạo” theo nghĩa từ vựng lại là “tự biết mình”. Bởi, bè nhóm này tự cho mình biết rõ về chính mình. Rồi, họ còn nghĩ: hồn người có linh có gốc từ trời cao, do Đấng Quyền Uy Thánh Ái sơ xuất bước hụt lầm lỡ nên ra thế. Theo nhóm bè này, thì: ở nơi mình, linh hồn bị nhốt hãm vào thân xác chất thể. Vì thế nên, ta quên mất đường đất gốc nguồn rất thánh thiêng của chính mình. Đấng Cứu Chuộc -mà nhóm bè này quan niệm là Đấng được Đạo Chúa gọi là Đức Giêsu- đã kêu gọi con người hãy thức tỉnh, đừng ngủ mê.
Từ đó, vấn đề đặt ra cho ta, là: trước kia, ta là người thế nào? Từng bị thúc thủ, dồn ép vào những đâu? Sao vội vã đi về đâu thế? Ta được cứu vớt khỏi nơi nào? Sản sinh có nghĩa gì? Tái sinh là gì thế? Nghĩ thế rồi, bè nhóm Ngộ đạo bèn triển khai sử liệu của chính con người, như tia sáng chớp soi bóng tối. Họ đưa ra nhiều huyền thoại kể lể bằng ảnh hình rất uy lực. Nhưng, trong giòng chảy nhận thức về đạo như thế lại có nhiều giòng nước vẫn song hành. Nói chung, thì bè Ngộ đạo lại đã cách ly Thiên Chúa Đấng Tạo dựng ở Kinh sách của người Do thái khỏi Đức Chúa cứu chuộc mà họ đạt được nhận thức và đã định danh Ngài vào với Đức Giêsu. Nhóm bè này không nhấn mạnh -và một số vị trong đám người này lại cũng chẳng chấp nhận được- đến cái chết của Đức Giêsu trên thập giá. Họ cũng chẳng bận tâm quan niệm rằng Đức Chúa Cứu Chuộc thực sự đã chết. Họ cứ nghĩ Ngài là Đấng linh thiêng vẫn dẫn dắt họ có nhiều nhận thức, ngày càng nhiều hơn nữa.
Thánh Phaolô lịch sử tuyệt nhiên không thuộc nhóm ngộ đạo nào cả. Thánh-nhân có lẽ cũng không tư-duy về Đức Giêsu Phục sinh ngoại trừ Ngài là Đức Chúa chịu-nạn-chịu-chết-trên-thập-giá đã trỗi dậy từ nơi đó. Thánh nhân vẫn cứ neo chặt vào với thực tại của con người, thực tại của nỗi chết, cả đến thực tại của thứ chính trị bẩn nhơ, và thực tại khủng khiếp gắn liền với thực tại của hành xử đóng đinh Ngài vào thập giá. Thánh-nhân, cuối cùng cũng đạt đến ý niệm để hiểu rằng tình thân thương, yêu mến chính là tên gọi của trò chơi; và không bè nhóm ngộ đạo nào lại trụ vững nơi cung cách của tình thương mến vẫn có giữa Thiên Chúa của Đức Giêsu và con người của ta. Thánh nhân chẳng bao giờ công khai nhân nhượng hiệp thương với bè nhóm Ngộ đạo nào như thế; nhưng, thánh-nhân vẫn luôn giảng rao thực trạng về tình thương mến ấy trước muôn muôn người ở Athens, nhưng quan điểm lập trường của ông đã bắt rễ thật kiên cố trong các nhận định khác nhau.
Thật tình thì, thư Côlôsê và Êphêsô không thể là nhận định thần học mang tính Ngộ đạo nào hết. Cả đến lời tựa của Tin Mừng do thánh Gioan viết cũng không là ý tưởng ngộ đạo nào cả. Tất cả chỉ là giòng chảy thần học trầm mình trong Đức Khôn ngoan rất Do thái cả ở Do-thái-giáo lẫn Đạo Chúa.
-------------------------------
Ngụy thư Phaolô
Xem ra, phần lớn ở Êphêsô, đã thấy xuất hiện một loại hình gọi được là “trường phái Phaolô” gồm những vị đưa ra các bài viết hoặc thừ từ lấy tên vị sáng lập nhóm này.
Nhiều tác giả cũng đã dàn dựng một số vụ việc liên quan đến tác quyền thực thụ mang danh Phaolô ở các thư được viết tiếp theo sau thời buổi đó, ngoại trừ thư gửi giáo đoàn Do thái đồng loạt được coi như không phải là thư thánh Phaolô đích thân đọc cho thư ký mình viết. Bức thư mang danh là “thư gửi cộng đoàn Do thái” được cho rằng không trực tiếp xuất từ thánh Phaolô hoặc trường phái của thánh-nhân. Thực sự đó không là thư viết và có viết cũng không để gửi cho người Do thái nào hết! Tuy nhiên, có sự nhất loạt đồng ý bảo rằng chỉ mỗi 7 thư nói ở trên mới thực sự và không còn nghi ngại gì nữa, là do chính thánh Phaolô chủ xướng.
Thư thứ hai Thessalônikê
Nhiều ý kiến cho rằng thư này là do chính thánh Phaolô, Silas và đồ đệ của thánh-nhân là Timothê gửi đi, tức cùng một người gửi như trước đầu. Nhưng, địa chỉ người nhận có thể là giả tưởng. Bởi, mục đích của thư thứ hai này, trái nghịch hẳn thư thứ nhất, tức chỉ nói về những ngày sau hết, của con người. Tư tưởng nền tảng trong thư này lại đối nghịch với quan niệm về thời Quang Lâm Chúa Đến Lại đã rõ ràng. Điều này xảy đến là do có nhiều dấu chỉ được nghĩ là sẽ đi kèm với thời này, vẫn chưa thấy. Có vị nghĩ là thời ấy được dời lại, mãi về sau. Kết cuộc thì, Hội thánh cần có nhu cầu của một trật tự trong cộng đoàn, với tổ chức sẽ phải thế.
Trong các dấu chỉ mà mọi người kỳ vọng sẽ xảy đến, có sự kiện bội giáo, tức tình trạng rã rữa nói chung về luân lý/đạo đức, và hiện tượng đấng bậc được mệnh danh là “người của tình trạng bất cần luật” đã xuất hiện tương đương với hiện tượng xảy ra ở một vài nơi khác vẫn được gọi là Phản-Kitô hay Giả danh Đức Kitô. Ngược giòng lịch sử, người đọc hẳn sẽ nhận ra một số truyền thống được mệnh danh như: phong trào có liên quan đến phong trào Linh Hiển kiểu Antiochus IV, như: Pôm-pê, Ca-li-gu-la, vv…
Thư Mục Vụ - Thư thứ nhất và thứ hai gửi Timôthê, Titô
Các thư này được gửi cho cá nhân từng người như đấng làm đầu hội thánh sở tại để đưa ra các đường hướng mục vụ, mà tuân theo. Từ vựng của thư gần với thần học Hy Lạp, nói chung chứ không mang tính chất rất Phaolô, như thư khác.
(còn tiếp)
____________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
Phần 3
THƯ RÔMA
Ở thư Rôma đoạn 3 câu 24 đến 26, thánh Phao lô lại đã viết:
“Nay họ được giải án tuyên công, một cách nhưng không,
bởi ơn Người, nhờ việc cứu chuộc trong Đức Kitô Giêsu.
Đấng Thiên Chúa đã bày ra trước mặt thiên hạ như bàn xá tội.
Nhờ bởi lòng tin trong máu Ngài,
làm cách chứng tỏ sự Công Chính của Người.
vì đã bất chấp các tội lỗi họ phạm trước kia,
trong khi Thiên Chúa cầm mình nhẫn nại,
hầu chứng tỏ sự công chính của Người vào thời bây giờ
rằng Người thực công chính, và giải án tuyên công
kẻ nại đến lòng tin vào Đức Giêsu.”
“Trở nên công chính”, là: mọi người được tham gia vào sự công bằng thủy chung của Thiên Chúa một cách tự do, nhờ vào quà tặng Ngài ban cho cách “nhưng-không” thật khó giải thích theo thói thường.
“Nhờ ơn cứu chuộc” (Apolutrosis), tiếng Hy Lạp có nghĩa: thực hiện việc tặng ban huệ lộc, ơn cứu chuộc và sứ mạng giải thoát nô lệ, để mọi người được tự do. Nhưng tất cả, là để dẫn vào ý niệm quản cai vĩ đại, ngõ hầu tẩy gột mọi sự trong hiến tế. Ý niệm “Đền bù mọi lỗi tội” (Hilasterion, Kapporeth), là nói về lớp vàng dát nơi “bàn xá tội” có “khám giao ước” ở đền thờ, trên đó có hình cánh thiên thần, cốt để nói về sự hiện diện của Đấng Thánh, tức Shekinah. Thánh Phaolô lại viết thêm: “Thiên Chúa đã bày Đức Giêsu Kitô ra trước mặt thiên hạ” và coi Ngài là Đấng hiến tế chứ không là hiện thân của động thái “đền bù mọi lỗi tội”. Ngôn ngữ Hy Lạp và Do thái, việc tế hiến thú vật không hẳn là “đền bù mọi lỗi tội” (hilasterion) mà là cách diễn tả việc “trở nên một”. Một hiện diện, không tách rời. Chẳng đánh bật được gốc rễ, để trừ khử.
“Máu”, đây có nghĩa là: sự sống, trong đó máu trở thành thứ “bột tẩy” gột sạch mọi vết nhơ, đặc biệt lôi cuốn việc bù thay cho mọi lỗi phạm của con người. Máu ấy, vị thượng tế hằng rắc vãi khắp chốn, vào buổi tẩy sạch lỗi lầm được tổ chức mỗi năm gọi là “Yom Kippur” hầu trừ khử mọi uế-tạp, bẩn nhơ.
“Công chính” (dikaiosume), có nghĩa: tham gia vào sự công bằng phải lẽ của Thiên Chúa.
“Giải án tuyên công” (aphesis), nghĩa tự vựng, là: xoá sạch hoặc gỡ bỏ mọi lỗi tội, coi đó như hậu quả của nhiều hành xử. Bởi lẽ, lỗi và tội chống lại sự công bằng thủy chung của Thiên Chúa, vẫn thể hiện nơi Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc.
Ngôn ngữ đây, đưa ra ví dụ cụ thể như chất lỏng chảy xuyên suốt, rất nhào quyện. Thánh Phaolô không viết thêm chú thích nào mang tính chuyên nghiệp ở dưới thư. Thay vào đó, ông vẫn cứ khâu/may các mẩu da thú làm bạt lều và đọc cho thư ký ghi chép những điều ông nghĩ theo kiểu “nhát gừng”, “từng chữ” vẫn rất nhanh. Thành thử, người đọc có thể sẽ phạm phải sai lầm không nhỏ, nếu cứ phân tách hoặc biện giải lời của thánh-nhân theo tinh-thần nhà phê-bình văn-học nghệ-thuật rất chi ly, khúc chiết. Những điều được thánh Phaolô đọc cho thư ký ghi, là giòng tư tưởng gây ấn tượng, chứ tuyệt nhiên không là hệ thống triết lý tự tại, có từ trước.
Tựa như những gì thánh Phaolô sử dụng trong mạch-nguồn tư tưởng, chỉ một thành ngữ “Ngài chết cho ta”, là điều thánh-nhân muốn nói: Ngài lướt vượt cung cách chết cho đạo, như cho đi chính mình Ngài theo cung cách phụng thờ (kapporeth), tựa hồ mô-hình kinh-tế để trả cái giá của tự do. Và, dựa vào kiểu cách của các xã hội sống có pháp luật, nhờ vào đó Ngài cho phép ta gia nhập vào sự Công-chính của Thiên Chúa. Đây, là động thái nhằm đúc kết các ý niệm vào với nhau, để nên một.
Thời Hậu-Phaolô
Trong các thư được thánh Phaolô đọc cho thư ký ghi chép về lề luật hoặc mục vụ, các ý tưởng trên đã giảm xuống thành một ý nghĩa duy nhất, là: tất cả đã khiến ta gọi đó là “cứu chuộc”, nhận từ Chúa.
“Trong Ngài, ta được cứu chuộc nhờ máu của Ngài.” (Ep 1: 7)
“Đức Kitô Giêsu, Đấng tự hiến mình làm giá cứu chuộc mọi người.” (1Tim 1:6)
“Vì chúng ta, Ngài đã tự hiến mình để cứu chuộc chúng ta khỏi mọi điều bất chính, và để thanh luyện chúng ta, khiến chúng ta thành Dân riêng của Ngài, một dân hăng say làm việc thiện.”( Titô 2: 14)
“Anh em hãy biết cho rằng, không phải nhờ vào những của chóng hư nát như vàng bạc mà anh em được cứu thoát khỏi lối sống phù phiếm do cha ông anh em truyền lại. Nhưng anh em đã được cứu chuộc nhờ bửu huyết của Chiên Con vẹn toàn, vô tỳ tích, là Đức Kitô.” (1Ph 1: 18-19)
Những điều trên, đã tạo sắc thái đặc trưng lên trên mẫu mã tốt nhất là chỉ trải rộng theo chiều ngang nếu, ở vào thời tiên khởi đầy truyền thống, nó không bị khước từ như thể trả thay cho giá của kinh tế. Đây, còn là bước đầu trong nhiều cố gắng vượt quá thời kỳ của Kinh sách để đi vào với học thuyết “cứu chuộc”, “toại nguyện”, “ảnh hưởng luân lý” và các sự thể như thế.
Loren Rosson có lần cũng nhận xét: “Tân Ước chỉ đưa ra đoạn viết khả dĩ gợi lên việc thay cho hình phạt, là thư thứ nhất do thánh Phêrô viết ở đoạn 2 câu 24b; mà, đoạn này lại được rút từ sách tiên tri Ysaya 53 trong đó có chi tiết nói rất rõ: “nhờ thương tích của Ngài mà ta được chữa lành.”
Thêm vào đó, có thể người Do thái vẫn duy trì lập trường của nhiều vị vào thời trước đây. Ina Willi-Plein, trong “Some Remarks on Hebrews from the Viewpoint of Old Testament Exegesis”, và trong G. Gelardini, ở sách có tựa đề: “Hebrews: Contemporary Methods – New Insights, Leiden, Brill, 2005” lại coi sự kiện Đức Giêsu, qua cung cách của vị Thượng tế Ngài đã thực hiện việc gỡ bỏ mọi điều phiền nhiễu do lỗi và tội gây ra hơn là trải nghiệm bằng những hành xử có tính “chuộc thế mọi lỗi tội”. Đoạn 6 câu 6 của thư cũng diễn ý rằng: “Người sa ngã lỡ lầm trong cộng đoàn, vẫn được bảo là: làm như thế cũng giống như “người đóng đinh Con Chúa vào thập giá, thêm lần nữa”. Đây là ví dụ cụ thể mang tính mỉa mai/châm biếm thấy rất rõ. Điều đó, còn cho thấy: do lầm lỗi, họ đã biến ơn cứu chuộc thành việc khó có thể hiện thực. Ở đây nữa, tác giả lại muốn nói về sự thể như nó vẫn thế --mà giả như nó có thể như thế, nhưng sự thật thì không—đã cho thấy đây là lần đầu (và chỉ một lần mà thôi) qua đó Đức Giêsu đã thí mạng sống của Ngài cho con người theo cách thức không mấy tương xứng…
Phẩm bình các bài viết về thư Rôma
và thánh Phaolô.
(Xem J. McRay, Paul in Recent Research)
Một số nhà cải cách lại đã diễn giải vấn đề nóng bỏng liên quan đến cuộc đời của thánh Phaolô dựa theo điều mà các vị phấn đấu chống hệ thống pháp lý. Các vị dựa theo khuôn mẫu của những người mộ đạo có từ cuối thời Trung Cổ, để coi đó như “mẫu mực” luật lệ đề ra cho người bình thường ở đời. Các vị những muốn đi vào lề lối ấy nhân danh kinh nghiệm riêng tư sâu sắc của mình về niềm tin. Thế nên, các vị đọc thư thánh Phaolô như phấn đấu cho ân huệ để chống báng lề luật.
Làm như thế, các vị lại tạo ra bức hiếm hoạ về Do-thái-giáo như Đạo của hệ thống pháp lý. Điều này, vẫn thấy nơi các bản văn kinh điển của các tác giả từ Ferdinand Weber, Emil Schurer, cho đến Wilhelm Bousset và cả Rudolf Bultmann nữa. Hiểu thế, là hiểu theo cung cách rất “Luther” và “Đức quốc”. Bằng vào chỉ-trích hệ thống pháp lý như thế, nhiều vị đã ngấm ngầm biện luận chống chủ thuyết Công giáo La Mã (về hệ thống pháp lý) và nghe theo nhóm Thệ Phản (về ân huệ).
Các thách đố khác lại đến từ H. Montefiore (người Do thái), hoặc G.F. Moore (người nước Anh). Thế nhưng, bản chất đích thực lại là lập trường của Ed Sanders trong “Paul and Palestinian Judaism”. Tác giả này đã chế ra thành ngữ “định hình giao ước” để nói về đặc tính dễ dạy của con người trong mọi việc, nhưng không coi đó như phương thế thực tiễn dẫn ta đi vào Giao ước của Chúa. Đúng ra, đây là ràng buộc do “tính cách quí tộc cột chặt” một khi ta vào với tính chất ấy, cách tự do. Tự do vào trong đó, không thể là chuyện mình có thể tạo được cho mình. Thế nên, giao ước là thành ngữ quan trọng hơn luật lệ: bởi, giao ước hoàn toàn mang tính tự do và là quà tặng ban đầu. Và, qui định (tức lề luật) đơn giản chỉ là kết quả đối với ta và cho ta, mà thôi. Bằng việc tuân thủ mọi qui định, ta công khai chứng tỏ rằng lâu nay ta vẫn được tặng ban giao ước ấy.
Krister Standhal vốn dĩ khi xưa là giáo sư đại học Harvard và về sau đã trở thành Giám mục thuộc hệ phái Luther ở Thụy Điển, từng xác chứng rằng: thánh Phaolô đã không trải nghiệm về cái nhìn nội tại khá gay gắt vốn dĩ trở thành đặc tính của người phương Tây thời sau thánh Âu Tinh. Thánh-nhân chưa bao giờ có được đặc tính sâu sắc về tâm lý có một không hai của lối chú giải Tin Mừng theo kiểu thánh Âu Tinh hoặc kiểu hệ phái Luther. Nhưng, thánh Phaolô lại có lương tâm rất trong sáng. Chẳng bao giờ ông lại vãn than về những lỗi và tội, hết. Thánh-nhân không chê trách “cái tôi” của bất cứ ai, mà chỉ phiền trách lỗi tội vẫn là rào cản của nhiều thứ. Thánh-nhân không phản chống mọi cố gắng ở cho công bằng/phải lẽ ngõ hầu được hưởng ân lộc của Chúa.
Và, khi tác giả Stendahl bày tỏ điều đó, ông lại đã kéo theo một vấn nạn: vậy thì, thánh Phaolô chống đối những gì?
Trong khi đó, Ed Sanders lại nghĩ rằng: thánh Phaolô có kinh nghiệm từng trải để giải quyết cả trước khi vấn đề được đặt ra nữa. Giải pháp quyết định, là cách thế duy nhất của Đức Kitô trong lịch sử và là quà tặng cứu rỗi vũ trụ nơi Đức Kitô. Nếu điều này đúng, thì ơn cứu chuộc hẳn sẽ không ngang qua luật lệ của người Do thái hoặc bất cứ lề luật nào khác. Tác giả Ed Sanders còn minh xác: luận cứ đích thực nơi thánh Phaolô là thế này: thánh nhân bác bỏ nhu cầu cần trở thành người Do thái mới được đi vào giao ước với Chúa. Thật ra thì, mọi người đều có nhu cầu ở với và ở trong Đức Kitô, đó là điều rất phải lẽ.
James Dunn lại chế ra ý tưởng về cái-gọi-là “viễn tượng mới của thánh Phaolô” (1982). Đó không là lề luật khiến thánh Phaolô từng chỉ trích người khác, nhưng vì nhiều vị sử dụng lề luật cách sai trái để rồi biến nó thành thứ rào cản có từ xã hội bên ngoài. Những sai trái được thánh Phaolô định danh như “động tác của luật lệ”. Đằng khác, gọi là sử dụng luật lệ một cách sai trái, là bởi nhiều người lại coi đó như phù-hiệu đặc trưng để chứng tỏ mình là hội viên trong giao ước được Chúa tặng ban theo cách thế tự do. Cũng tựa như việc buộc người hồi hướng trở về Đạo Chúa phải chấp chịu cắt bì hoặc giữ luật kiêng đồ cúng.
Tom Right, trong sách do ông viết có tựa đề là “Những Điều Được Thánh Phaolô Thực Sự Nói Ra”, đã nhấn mạnh đến cốt tủy của sứ điệp thần-học do thánh Phaolô chủ trương, không là sự “công chính” do niềm tin mình đã có, mà do cái chết và sự sống lại của Đức Giêsu đem đến mà thôi. “Công chính”, không là tư tưởng cốt cán của thánh Phaolô, nhưng là khẳng định rõ nét về những chuyện như thế. Lập trường của Saolô ở giai đoạn trước khi ông trở thành Phaolô-tín-hữu-Đạo-Chúa không mang tính cách của nhà luân-lý mộ-đạo luôn phản chống cung cách của Pelagius vào với giao ước hoặc đạt chốn Thiên đàng bằng công lênh của mình. Ngay từ đầu, thánh Phaolô không thiết tha gì chuyện “đạt chốn Thiên đàng, sau khi chết”. Thánh nhân là kiều bào gốc Do thái sùng đạo luôn ưu tư/quan ngại về việc gột rửa Israel khỏi tầm tay của người ngoại nay về với Đạo, tức những người từng có thái độ thiếu nghiêm túc đối với luật Torah Do thái. Khi hồi hướng về với Đạo Chúa và trở thành tín hữu rất chuyên chăm, thánh Phaolô quyết duy trì lập trường mang dáng-dấp Do thái, nhưng vẫn đầy ắp tư tưởng có nội dung rất mới. Thánh Phaolô khám phá ra niềm tin nơi Giao ước với Chúa lâu nay được biểu hiện bằng quà tặng nhờ cái chết và sự sống lại của Đức Giêsu. Và, điều đó đã xảy ra cho cộng đoàn hội thánh sống khác biệt vốn dĩ là kết quả của chuyển đổi, cải tân.
Nay, bằng việc nhấn mạnh tương quan thần học về Đế quốc La Mã mà tác giả Crossan và Reed cùng những người cộng tác với hai ông mang đến, khiến ta có thể đặt lớp vỏ chính trị bọc lên xương cốt, lẫn thịt da.
Sự Công chính
Tuyên ngôn Augsburg ban hành ngày 31/10/1999 được ký kết giữa Đức Gioan Phaolô II đại diện cho Hội thánh Công giáo và phía bên kia là Hiệp hội hệ phái Luther thế giới, có viết:
“Cùng nhau, chúng tôi tuyên xưng: chỉ mỗi ơn thánh, trong niềm tin vào ơn cứu chuộc của Đức Kitô chứ không do công nghiệp của con người, mà ta được Chúa chấp nhận cho hưởng ơn lành từ Thần Khí đã canh cải tâm can bằng việc trang bị cho ta và kêu mời ta vào với công trình lành thánh này.
Ơn lành rất thánh, là bạn đồng hành của người công chính có Chúa ở với niềm tin, ở sự thương yêu, hy vọng ngõ hầu lãnh nhận công trình tạo dựng và ơn cứu chuộc của Thiên Chúa. Tuy nhiên, bổn phận của người công chính là không được phí phạm ơn lành thánh này, mà phải sống đích thực ơn lành ấy. Ta được khích lệ làm việc lành phúc đức, là để sống thực hiện niềm tin ta có được.”
Trên nguyên tắc, việc này chấm dứt mọi tranh luận về ơn thánh. Và, thánh Phaolô vẫn ở giữa mọi cải cách và hội thánh La Mã kể từ khi có sự canh cải.
Diễn giải của giới Công giáo và Anh giáo về cải tân
Thế nào là sự công chính vốn là nền tảng cho công cuộc đại kết?
Tư thế của Hội thánh Công giáo là muốn xoay quanh toàn bộ tranh luận về sự “công chính” dựa vào sự công bằng/phải lẽ trong Chúa, trước nhất không thấy ở “thế giới” thụ tạo. Khi nói “công chính của Chúa”, tôi muốn nói đến đường lối qua đó Thiên Chúa hướng về với người được Ngài hướng tới, qua vinh danh tính nội tại của Chúa. Đây là ý nghĩa của sự việc mà người Hy Lạp gọi đó là “dikaiosume tou theou”. Đây là điểm nhấn qui về tính nội tại ở trật tự khác với bất kỳ thụ tạo nào. Tôi đồng ý có cái gì đó nói về đặc tính “công chính” của Thiên Chúa (mà người Hy Lạp gọi là dik.tou theou) đã không đi vào thế giới thụ tạo một cách có chừng mực, nhưng đó chỉ là sự tham gia tiếp theo sau, chứ không trực tiếp qui về “công minh/chính trực” ngay từ đầu. Không từ đầu, nhưng phát sinh từ trật tự có trong hiện tại hoặc từ vũ trụ thụ tạo của ta, hoặc vào không gian và thời gian, chuỗi lý luận của nó hoặc sự hiện hữu của vũ trụ trong thời hiện tại hoặc vị lai. Lối suy tư của Công giáo tùy vào thần học tiên khởi về Đấng Tạo Dựng và triết lý tham gia vào những gì mang tính chừng mực có được từ Đấng Tạo Dựng rất không chừng. Tham gia vào tạo dựng là quà tặng thuần túy, và bản chất được tặng ban như thụ tạo tốt lành hàm ẩn trong quan hệ giữa các thụ tạo và Thiên Chúa là Đấng Tạo Dựng, vẫn thế mãi. Công cuộc tạo dựng đã là và mãi mãi vẫn “công chính” ở trong và ngang qua sự hiện hữu sống động của Đấng Tạo Dựng rất Công minh.
Theo kinh điển, Thần học Cải cách và theo nghĩa rộng, thì thần học Anh Giáo không tiếp cận vấn đề từ góc cạnh này. Thiên Chúa là Đấng Tạo Dựng, Ngài không hề là nguồn mạch sống động của tham gia nhưng, như một chút nào đó, Ngài là Đấng Trọn Hảo hơi xa vắng, theo tính siêu việt thì Ngài ở trên mọi thụ tạo. Khi thần học nhìn vào thế giới, vào nhân loại như đang có đó, thì thần học này coi thế giới như mớ bòng bong, hỗn độn. Thiên Chúa là Đấng vượt xa mọi hỗn độn, từng bộc lộ Ngài sẽ gột sạch hỗn độn ấy, vào lúc nào đó. Điểm nhấn ở đây là khía cạnh chữa lành của việc Thiên Chúa hiện hữu với thụ tạo, chứ không phải khía cạnh tạo dựng của thế giới. Thế nên, thần học này “thực tiễn” khi nhìn vào hiện tại, như việc chữa lành/gột sạch xảy đến. Và từ đó, nó đặt động thái của Thiên Chúa trong tương lai, thời Cánh Chung.
Điểm nhấn về sự công chính là phải có trong thế giới của ta, sau sa ngã. Bởi, sự công bằng/phải lẽ không thấy có (ít là theo nghĩa trọn vẹn) trong thế giới hiện tại của ta, nên nó chỉ xảy đến trong tương lai, mai ngày (tiếng Hy Lạp gọi là eschaton). Nhưng hiện đã có những bước đi trước của sự việc này –tức: thời khắc ta cảm thấy sự hiện diện tích cực của Thiên Chúa Đấng chữa lành mọi sự. Niềm tin là sự tin tưởng vào sự “công bằng/phải lẽ” này trong hiện tại không tròn đầy của hôm nay, trong hiện hữu trọn vẹn vào vị lai, trong cả việc xảy ra như bước đi trước, của hiện tại. Điều này khiến các nhà thần học nói trên có được lập trường về “công chính và lỗi phạm” cùng lúc. Do bởi tư thế này, nay có điểm nhấn về ơn cứu chuộc không theo chiều kích của sự công chính lẽ đáng phải thế, nhưng như kết cuộc kiểu cánh chung, thời vị lai. Thành thử, giờ đây, ta ở vào tình huống có cả hai, tức: chưa-được-cứu-chuộc và đã-được-cứu-chuộc-trong-lai-thời, thứ cứu chuộc ta hằng tin tưởng và hy vọng, kể từ đây.
Một số vị, đặc biệt là các vị bên Anh giáo, lại cũng nói: tạo dựng nguyên thủy đã có và xứng đáng có được sự “công chính” của nó. Đó là lý do cho thấy tại sao các vị lại đã coi việc Đức Giêsu sống lại như bước tiến vĩ đại trong tái hồi tạo dựng từ nguyên thủy. Sở dĩ sự thể ra như thế, là vì các vị nhìn vào sự công bằng/phải lẽ nơi tạo dựng nguyên thủy, ngay bên trong chứ không chỉ như động thái tham gia vào Đấng Tạo Dựng ở nội tại, nên các ngài lại nghĩ: công bằng/phải lẽ như thế, hẳn phải mang tính chất rất thể lý. Và từ đó, các vị đã nhấn mạnh lên tính chất xác thể của Đức Giêsu Phục sinh. Đây là điểm khởi đầu cho một khẳng định về sự trỗi dậy của thế giới nhân trần, rất vũ trụ.
Xem như thế, có tầm mức ở bên dưới nói về thể loại nào đó có công bằng/phải lẽ rất chức năng mang cung cách Anh quốc trong đó một số vị bên Anh-giáo lại cũng đề cập đến công bằng và phải lẽ.
Riêng tôi, tôi thường nghĩ: đúng hơn, ta được Chúa ban cho khả năng tiếp cận những gì khác lạ hơn thể chế trật tự ở thời hiện tại và tương lai của thế giới này. Từ cái nhìn có tính cách khoa học, tôi nghiêng về lập trường coi toàn bộ trật tự hiện tại và tương lai ở tạo dựng như tiến dần vào “sự thể khác” và thấy nó đầy đặn ở nội tâm.
Nhiều lúc, ta cũng cảm nghiệm được sự thăng hoa của hiện tại và tương lai (tức: mở ra với lập trường lưỡng nguyên rất hữu lý) và có thế, ta mới được nâng nhấc dẫn vào thế “chạc ba/vòng kiềng”. Thánh Phaolô cũng có thời khắc tựa như thế, chí ít là khi thánh-nhân thăng hoa lập trường đối lập lưỡng-nguyên, như: Do thái/dân ngoại, tự do/nô lệ, nam nhân/tự do, vv.. trong điều mà người Hy Lạp gọi là koimonia cũng rất thực. Theo tôi, kinh nghiệm không hẳn là đã mang tính cách “tin tưởng”, dù ta gọi đó là như thế. Bởi, niềm tin là xác nhận trong tin tưởng rằng sự thể đầy tính cách ngoại lệ có thể không thấy nơi và qua Đức Giêsu Kitô, Đấng đi vào phần nội tại của điều mà ta gọi là “Phục Sinh” quang vinh.
Chọn lựa nền thần học nào đó ắt sẽ có ảnh hưởng lên cung cách của người đọc thư do thánh Phaolô ghi, đặc biệt là thư Rôma. Trình bày của tôi, ở đây, chỉ mang tính động lực thúc đẩy dẫn ta vào với Tình Thương Yêu để rồi nhận ra rằng: cuối cùng thì, ta cũng nhận ra được thuốc giải từ thánh Phaolô đế chống lại tình hình của Đế quốc trong đó thánh-nhân đã sinh sống. Đó cũng là lý do khiến tôi đề nghị: ta nên tìm về với Lyonnet cũng như tác giả Crossan, khi đọc thư Rôma, để nắm rõ bối cảnh và tình tiết này.
Thư tịch đọc thêm:
-Helmut Koester, Paul’s proclamation of God’s Justice for the nations, chương 1 trong Paul and his World, Interpreting the New Testament in its context, Fortress Press, Minneapolis, 2007, t. 3-14
-John Dominic Crossan and Jonathan L. Reed, In Search of Paul, how Jesus’s Apostle opposed Rome’s Empire with God’s Kingdom, 2004
-Aloysius Pieris, Jon Sobrino and the Theology of Liberation, East Asian Pastoral Quaterly, 2007.
(còn tiếp)
____________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
Chú giải của giới Công giáo và Anh giáo về cải tân
Thế nào là sự công bằng/phải lẽ vốn là nền tảng cho công cuộc đại kết?
Thế đứng của Hội thánh Công giáo là muốn xoay quanh toàn bộ cuộc tranh luận về sự “công chính” dựa vào sự công bằng/phải lẽ ở nơi Chúa, trước nhất không hiện diện ở “thế giới” thọ tạo. Khi nói sự “công bằng/phải lẽ ở nơi Chúa”, tôi muốn nói đến đường lối qua đó Thiên Chúa hướng về những người được Ngài đoái nhìn, bằng vào việc vinh danh tính nội tại của Ngài. Đây là ý nghĩa sự việc mà người Hy Lạp thường gọi đó là “dikaiosume tou theou”, tức điểm nhấn qui về tính nội tại ở một trật tự khác bất kỳ thọ tạo nào. Tôi đồng ý có cái gì đó nói về đặc tính công bằng/phải lẽ của Thiên Chúa (mà người Hy Lạp gọi là dik.tou theou) đã không đi vào thế giới thọ tạo một cách chừng mực, nhưng đó chỉ là sự tham gia nối tiếp theo sau, chứ không trực tiếp qui về sự “công bằng/phải lẽ” ngay từ đầu. Không phải là nó có mặt ngay từ lúc đầu, mà là phát sinh từ trật tự hiện đang có hoặc từ vũ trụ thọ tạo của chúng ta; hoặc thể hiện ở không gian và thời gian, hoặc ở chuỗi lý luận có sự hiện hữu của vũ trụ trong hiện tại hoặc tương lai mai ngày. Lề lối suy tư của giới Công giáo tùy thuộc nền thần học tiên khởi về Đấng Tạo Dựng và vào triết lý về việc tham gia vào những gì mang tính chừng mực có từ Đấng Tạo Dựng Không Hạn Chế. Tham gia công cuộc tạo dựng là quà tặng thuần túy và bản chất tặng trao như thọ tạo tốt lành vốn hàm ẩn trong quan hệ giữa thọ tạo và Thiên Chúa, Đấng Tạo Dựng, mãi mãi vẫn là thế. Công cuộc tạo dựng đã là và mãi là “công bằng/phải lẽ” ở bên trong và ngang qua hiện hữu sống động của Đấng Tạo Dựng rất Công Chính.
Theo kinh điển, thì nền thần học Cải cách và, theo nghĩa rộng rãi hơn, thần học của Anh Giáo không tiếp cận vấn đề từ góc cạnh này. Thiên Chúa là Đấng Tạo Dựng, Ngài không hề là nguồn mạch sống tham gia một chút nào đó nhưng Ngài là Đấng Trọn Hảo hơi xa cách, theo tính siêu việt, thì Ngài ở bên trên mọi thọ tạo. Khi nền thần học nhìn vào thế giới và nhân loại như đang hiện hữu, thì thần học này coi thế giới như mớ bòng bong, hỗn độn. Thiên Chúa là Đấng lướt thắng mọi hỗn độn, ngài từng bộc lộ rằng Ngài sẽ gột rửa hỗn độn ấy, vào lúc nào đó cũng rất chóng. Điểm nhấn ở sự việc này, là tính chữa lành của Thiên Chúa vẫn có mặt với thọ tạo, chứ không phải khía cạnh tạo dựng thế giới. Thế nên, thần học này cũng “thực tiễn” khi nhìn vào hiện tại, như việc chữa lành/gột rửa đang xảy đến. Và từ đó, nó đặt động thái của Thiên Chúa vào tương lai, thời Cánh Chung.
Điểm nhấn về sự công chính phải có trong thế giới của ta, sau sa ngã. Bởi, sự công chính ấy không thể như thế (ít nhất theo nghĩa trọn vẹn) ở thế giới hiện tại của ta, nên nó sẽ xảy đến trong tương lai, mai ngày (tiếng Hy Lạp gọi là eschaton). Nhưng, hiện có những bước đi trước của sự việc sẽ xảy ra như thế –tức: thời khắc trong đó ta thấy được sự có mặt rất tích cực của Thiên Chúa, Đấng chữa lành mọi sự. Niềm tin, là tin tưởng vào sự “công chính” ở vào thời hiện tại không đầy đặn của hôm nay, nơi hiện hữu trọn vẹn ở lai thời, và cả ở sự việc xảy ra như bước đi trước, của hiện tại. Điều này khiến cho các nhà thần học nói trên có được lập trường về “công chính và lỗi phạm” cùng một lúc. Do tự tư thế này, nay đã có điểm nhấn về ơn cứu chuộc không theo chiều kích của sự công chính lẽ đáng ra phải như thế, nhưng như một kết cuộc theo kiểu cánh chung, thời vị lai. Thành thử, bây giờ đây, ta đang ở vào tình huống có được cả hai thứ, tức: chưa-được-cứu-chuộc và đã-được-cứu-chuộc-trong-lai-thời, tức ơn cứu chuộc ta hằng tin tưởng và hy vọng, kể từ đây.
Một số vị, đặc biệt là các vị bên Anh giáo, lại cũng nói: tạo dựng nguyên thủy đã có và xứng đáng để có được tính “công chính” của nó. Đó là lý do cho thấy: tại sao các vị ấy đã coi việc Đức Giêsu sống lại như một bước tiến rất lớn trong việc tái hồi tạo dựng từ nguyên thủy. Sở dĩ như thế, là do các vị này nhìn vào sự công chính nơi tạo dựng nguyên thủy ngay tận bên trong, chứ không chỉ như động thái tham gia tùy thuộc Đấng Tạo Dựng ở phần nội tại, nên các ngài lại nghĩ: sự công chính như thế hẳn sẽ mang tính chất rất thể lý. Và từ đó, các vị lại nhấn mạnh lên tính chất xác thể của Đức-Giêsu-Phục-sinh. Đây cũng là điểm khởi đầu cho một khẳng định về sự trỗi dậy của thế giới nhân trần, rất vũ trụ.
Xem như thế, có tầm mức ở bên dưới, lại đã nói về thể loại nào đó có sự công chính rất chức năng mang phong cách rất Anh quốc trong đó một số vị bên Anh-giáo lại cũng đề cập đến sự công chính này.
Riêng tôi, tôi lại nghĩ: đúng hơn, ta được Chúa ban cho khả năng tiếp cận những gì khác lạ nhưng vẫn là thể-chế trọn vẹn có trật tự thời hiện tại và tương lai của vũ trụ này. Từ cái nhìn có tính khoa học, tôi nghiêng về lập trường coi toàn bộ trật tự hiện tại và tương lai ở tạo dựng như việc tiến dần vào “sự thể khác” và thấy nó đầy đặn ở nội tâm.
Nhiều lúc, ta cảm nghiệm được sự thăng hoa của hiện tại và tương lai (tức: mở ra với lập trường lưỡng nguyên rất hữu lý) và có như thế, ta mới được nâng nhấc dẫn vào thế “chạc ba/vòng kiềng”. Thánh Phaolô cũng có nhiều thời khắc tựa như thế, chí ít là khi thánh-nhân thăng hoa lập trường đối lập về lưỡng-nguyên, như: Do thái/dân ngoại, tự do/nô lệ, nam nhân/tự do, vv.. trong điều mà người Hy Lạp gọi là “koimonia” cũng rất thực. Theo tôi, kinh nghiệm không hẳn là đã mang tính cách “tin tưởng”, dù ta có gọi đó là như thế. Bởi, tin là xác nhận trong tin tưởng rằng: sự thể đầy tính cách ngoại lệ có thể không thấy nơi và qua Đức Giêsu Kitô, Đấng đi vào phần nội tại của điều mà ta gọi là “Phục Sinh” quang vinh.
Chọn lựa nền thần học nào đó, ắt sẽ ảnh hưởng lên cung cách của người đọc thư do thánh Phaolô ghi, đặc biệt là thư Rôma. Trình bày của tôi, ở đây, chỉ mang tính động lực dẫn ta đi vào với Tình Thương Yêu để rồi sẽ nhận ra rằng: cuối cùng thì, ta cũng nhận ra được thuốc giải từ thánh Phaolô đế chống lại tình hình của Đế quốc, trong đó thánh-nhân sinh sống. Đó cũng là lý do khiến tôi đề nghị: ta nên tìm về với Lyonnet cùng tác giả Crossan, khi đọc thư Rôma, để nắm rõ bối cảnh và tình tiết này.
Thư tịch đọc thêm:
-Helmut Koester, Paul’s proclamation of God’s Justice for the nations, chương 1 trong Paul and his World, Interpreting the New Testament in its context, Fortress Press, Minneapolis, 2007, t. 3-14
-John Dominic Crossan and Jonathan L. Reed, In Search of Paul, how Jesus’s Apostle opposed Rome’s Empire with God’s Kingdom, 2004
-Aloysius Pieris, Jon Sobrino and the Theology of Liberation, East Asian Pastoral Quaterly, 2007.
(còn tiếp)
____________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
PHAOLÔ và các thư
Philêmôn, Côlôssê và Êphêsô
Chương 9
Tóm lược
Thư Philêmôn
Đây là thư ngắn gọn, không mấy tình tiết nhưng vẫn có thể do thánh Phaolô viết vào cùng lúc với thư Philípphê, từ Êphêsô. Ôsênimô là tay nô lệ thuộc quyền sở hữu của Philêmôn. Thánh Phaolô đề nghị Philêmôn trả tự do cho anh và yêu cầu cộng đoàn nhận anh làm thành viên chính thức. Yêu cầu này, không do nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của dân con Đạo Chúa thường làm thế. Bởi, trước thời Chúa Quang Lâm đến lại cũng không lâu, các tín hữu theo chân Chúa vẫn sống năng nổ và không đòi mọi người phải đổi thay tương quan mình đang có với xã hội ở bên ngoài. Thế nên, thánh Phaolô đã nhân danh tự do không hạn định Chúa ban cho những người đi theo Ngài, mới yêu cầu Philêmôn trả tự do cho nô lệ của Philêmôn.
Thư Côlôsê và Êphêsô
Hai thư đây, có thể không do thánh Phaolô đích thân đọc cho thư ký ghi, nhưng có lẽ do người học trò nào đó thuộc cộng đoàn Phaolô đã viết lên, vào thời sau. Có thể nói, đây là thư viết theo tinh thần được thánh Phaolô khởi xướng, xuất hiện vào thời “Hậu-Phaolô” nghĩa là: người viết thư đã thêm vào đó nhiều lý thuyết cũng như linh-đạo ở trong thư. Nói cách khác, hai thư đây có thể do tự tay thánh Phaolô ghi ra, nhưng vẫn hàm ngụ tư tưởng do thánh-nhân chủ trương một cách rất khôn ngoan.
Trên lý thuyết, Đức Khôn ngoan sáng láng của Thiên Chúa là trọng tâm ý nghĩa và mạch lạc nơi thọ tạo. Bởi, ở nơi thọ tạo, đã thấy xuất hiện sự đầy đặn/trọn vẹn (tiếng Hy Lạp gọi là Pleroma) tức: đặc trưng hiển hiện nơi Đức Kitô. Xem như thế, thì Đức Kitô đã hiện hữu vào giai đoạn trước cả khi mọi sự được tạo dựng. Ngài là mấu chốt cho thọ tạo hiện hữu vì Ngài và cho Ngài. Và, Đức Khôn ngoan sáng láng đã hiện diện nơi Ngài, vào lúc sớm. Bởi, Ngài là “đầu não” cho thọ tạo được như thế. Với con người, Ngài là “Ađam” thứ hai, nhưng lại là “Ađam” rất thực hữu. Với nỗi chết, Ngài đi đầu trong Phục sinh, trỗi dậy rất tự do. Nơi nhân loại, xác thể vật chất là ảnh hình của “Thân mình” Ngài. Loài người có được “Thân Mình” Ngài để rồi sẽ biến đổi nhờ “Thân Mình” ấy, ở Tiệc Thánh. Công việc của loài người, ở cõi thế này, là phải nâng nhấc mọi người và mọi sự lên với Đức Kitô, Đấng duy nhất Tạo dựng nên con người mà tiếng Hy Lạp gọi là anakephalaisasthai. Thư Êphêsô gọi sự việc này là sự “trọn vẹn/tràn đầy” Thiên Chúa đã tỏ bày ra bên ngoài. Sự việc ấy, hợp cùng với con người để ngợi ca tôn vinh sự cao cả Chúa thắng vượt mọi sự, bởi Ngài là Đấng Tạo dựng nên mọi sự và Ngài sẽ còn làm thế, trong mai ngày.
“Trong số 27 tín hữu dấn bước theo Chúa được liệt kê trong danh sách, có 10 vị là bậc nữ lưu, như: chị Phôêbê, Priscilla, Maria, Giu-ni-a, Triphêna, Triphôsa, Persis và một vị bảo mẫu ẩn danh. Ngoài ra, còn có cả Giu-li-a và một chị khác không rõ tên tuổi, vẫn sinh hoạt đều đặn. Còn lại, là 17 vị kia rặt nam giới…” (Xem Crossan & Reed, In Search of Paul)
----------------------
Chi tiết lịch sử
Thư Philêmôn, Êphêsô và Côlôsê được coi như “thánh thư của người viết khi bị giam giữ” và mọi người cứ nghĩ rằng thánh Phaolô viết lên các thư này vào lúc ông bị tống ngục ở La Mã. Đành rằng, nội dung các thư trên đều kể thánh Phaolô bị cầm chân/giam giữ vào buổi sớm. Kể từ lúc ông lưu lại ít ngày sống ở Xêdarê hoặc Êphêsô. Hẳn ai cũng biết: ngay khi chào đời, thánh Phaolô đã là công dân thành La Mã –ông không chỉ là người thuộc Đế quốc này mà thôi, nhưng ông còn là người từng sinh sống ở Rôma nữa. Điều đó khiến ông trở thành nhân vật chủ chốt, hơi na ná giống kiểu mà người Ấn Độ gọi là KBE. Thánh Phaolô sống ở Rôma suốt hai năm trời quần quật kiếm sống bằng ngành nghề mình đã chọn.
Ở đây, tưởng cũng nên mở một dấu ngoặc để hỏi: không biết tại chốn thành đô chộn rộn này, ông có được phép hành nghề khâu/may bạt/lều như khi trước không? Thật ra, thì sách Công Vụ, chả có chỗ nào nói những chuyện đại để như thế, và sách này không đả động gì đến chuyện thánh-nhân đích thân phải ra toà, bị kết án hoặc là phạm nhân từng đứng trước pháp đình chịu xử án. Về thời gian xảy ra các vụ việc như thế, có thể cũng qua nhanh trước khi ông bị truy tố, trên thực tế. Thật sự, thì chẳng ai biết rõ tháng ngày nào thánh-nhân đã bỏ mình tại Rôma không một lời từ biệt.
---------------------------
Thư Philêmôn
Diễn giải thư Philêmôn cách riêng, tác giả Murphy O’Connor đã có lần từng viết:
“Yếu tố chủ chốt trong công cuộc mục vụ của thánh Phaolô, là niềm xác tín ông vẫn có, tuy ông không áp đặt quyết định nào mang tính đạo đức với dự tòng bằng lệnh truyền trực tiếp gửi cho họ. Nhưng, thánh Phaolô vẫn ưa thích kêu gọi lòng trắc ẩn của Philêmôn, nên mới thêm: “Không có sự ưng thuận của ông, tôi đã không định làm gì cả, kẻo việc nghĩa ông làm, lại ra như việc cưỡng bức, chứ không bởi tự ý mình làm.” (Phil 1: 14).
Muốn ép buộc ai làm gì, dù họ có ưa có thích hay không, chỉ một cách hay nhất là biến người ấy thành phạm nhân, nhốt giam trong tù. Có làm thế, mới loại trừ được tự do khỏi nơi họ. Ép buộc một ai dù có để họ làm việc nghĩa đi nữa, cũng phản chống lại bản chất tự do của người đó và của Đạo Chúa nữa. Chỉ hành xử nào mang tính tự do chọn lựa mới có giá trị đạo đức, thôi. Chả thế mà, thánh Phaolô lại đã kêu gọi hết mọi người, rằng:
“Anh em hãy cho đi tùy tâm trạng của mình, không cau có, cũng chẳng miễn cưỡng, vì có hớn hở mà trao ban/hiến tặng, thì Thiên Chúa mới ưa chuộng.”
Một khi con người không còn được ban cho mình ơn cứu chuộc cách tự do, thì con người sẽ chỉ biến thành nô lệ cho tội lỗi hoặc Lề luật, thôi. Người ngoài Đạo, thường được khích lệ làm việc gì để mọi người vui lòng cách chung chung, nên mới bị lôi cuốn vào với giá trị tạm bợ, chóng qua, tức những thứ tầm thường, dễ phạm lỗi. Và, người Do thái lại cứ như người mù chỉ biết tuân theo lệnh truyền của Lề luật, rất Torah mà thôi. Những người như thế đều bị gộp vào kế hoạch định sẵn, để rồi họ sẽ bị guồng máy luật lệ khống chế, khuynh loát. Trong khi đó, thánh Phaolô lại khẳng định với họ rằng: “Chính vì muốn cho ta được tự do mà Đức Kitô đã giải phóng ta! (Gal 5:1) Với thánh Phaolô, cũng như với mọi người trong cộng đồng dân Chúa, việc đưa ra mệnh lệnh có liên quan đến các hành xử mang tính luân lý/đạo đức là tạo cớ để tín hữu Đạo Chúa quay trở về với tình trạng chưa có hoặc không có ơn cứu chuộc.
Đây cũng là lý do khiến thánh Phaolô đã không đích thân chọn lựa cá nhân người nào để trao cho người ấy phần vụ nắm quyền lãnh đạo giáo hội ấy. Làm như thế, khác nào áp đặt lệnh truyền nào đó đối với họ. Thay vì thế, thánh Phaolô lại vẫn muốn các vị biết “trân trọng những người đã và đang sinh hoạt vất vả/cật lực trong cộng đoàn, hầu dẫn đưa họ về với Chúa. Nên thánh-nhân đã khuyên nhủ bằng những lời rất xác thực:
“Hỡi anh em, chúng tôi xin anh em tỏ lòng tri ngộ những người có công lao khó nhọc nơi anh em, những người chủ sự anh em trong Chúa và sửa bảo anh em. Đối với họ, hãy hết lòng kính trọng, mến yêu, vì công việc của họ. Hãy ở hoà thuận cùng nhau.” (1Th 5: 12-13)
Xem thế thì, các vị không là người được lựa lọc/bầu chọn hoặc chỉ định/mời gọi, nhưng rõ ràng chỉ do công việc mà các vị đã làm thôi. Chẳng hạn như, ở Côrinthô, chính gia nhân của Stêphana là những người thuộc vùng A-Kai-a, tức những người đi tiên phong trong số các người hồi hướng về với Đạo. Hệt như thế, thánh Phaolô đã nhận Gaius ở Côrinthô, Phôêbê ở Cenchrae và vợ chồng Prisca, Aquila và những vị có chân trong ủy ban thành lập cộng đoàn gồm có Philêmôn, Ápphia và Akhipô (Plm 1-2). Cũng chẳng thành vấn đề nếu các vị này làm việc cách riêng rẽ hay hợp lực, là đàn ông hay đàn bà, già hay trẻ.
Quan hệ với Philêmôn rõ ràng được coi như ví dụ cụ thể về thái độ của thánh Phaolô. Thánh-nhân không ra lệnh cho Philêmôn làm bất cứ điều gì. Nhưng, bằng giọng điệu êm đềm, từ tốn thánh-nhân muốn thuyết phục Philêmôn để ông tự ý làm công việc lành/thánh ấy. Thư ở đây, là lề lối sinh hoạt rất sắc bén của Hội thánh thời sau này.
---------------------------------
Thư Côlôsê
Côlôsê là thủ phủ toạ lạc tại Phrygia, nơi vùng thung lũng Lycus gần Laođixê và Hiêrapôlis. Cộng đoàn ở đây không do thánh Phaolô sáng lập, nhưng do Êpápphra tạo nên. Nội dung thư, là về sức mạnh tinh tú có quyền phép trên con người, từ đó có nhu cầu khắc khổ dẫn đến đức Khôn ngoan sáng láng. Điểm nhấn đây, là đặt nặng vai trò hàng đầu của Đức Kitô. Và, Hội thánh là như vũ trụ nhân trần nay đã có Đức Kitô Đấng làm đầu. Hội thánh, là chốn không gian trong đó các kẻ tin được bảo bọc khỏi uy lực của vũ trụ; thế nên, Hội thánh là chốn “Thiên đường” dành cho những kẻ nhận thanh tẩy được trỗi dậy từ cõi chết và sống đạo đức, chức năng vẫn rất mới. Thánh Phaolô được coi là nhân vật trung gian giữa vũ trụ và những người sống ở đây.
Phần lớn các nhà chú giải đều thấy khó mà gán thư Côlôsê cho tác giả các thánh thư rất tốt lành là thánh Phaolô. Thông thường thì, các vị vẫn coi thư này là do học trò của thánh nhân là tác giả viết vào thời Hậu-Phaolô. Bởi:
* Lời lẽ cũng như âm giọng rất khác với thủ thuật bút chiến thánh Phaolô vẫn sử dụng;
* “Đối phương” đây, mang sắc thái lờ mờ chứ không như thư do thánh-nhân viết;
* Các câu trong thư được rút từ thư Phillípphê và Philêmôn, tức: thư sao chép nhái lại.
Theo tôi thì, chủ đề kết hiệp với Đức Kitô trong thư Colôsê và Êphêsô mang tính chất linh đạo/thần bí hơn các thư do thánh Phaolô đọc cho thư ký viết. Thư thánh Phaolô đượm tính chất “chính trị” nhiều hơn các thư này. Nói thế nghĩa là: người viết thư đây có quan điểm/lập trường phản chống tính độc tài cách công khai như Đức Kitô từng làm. Ở thư Côlôsê, đó là sự kết hợp linh đạo nhiều hơn chứ không hề kết nối với lập trường nói ở trên.
-------------------------------
Thư Côlôsê mở đầu bằng bài vịnh ca mang tính chất Kitô luận (Côl 1: 15-20). Có lẽ đây là bài vịnh vẫn được hát vào thời tiên khởi, gồm hai tiểu khúc. LỜI đã xâm nhập thế giới vũ trụ. Và, Đức Kitô chính là LỜI thấy ở đây.
15. Ngài là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình 18. Ngài là đầu,
là trưởng tử giữa mọi thụ sinh. là trưởng tử giữa các vong nhân,
ngõ hầu trong muôn sự,
Ngài là đệ nhất vô song.
16. Vì trong Ngài vạn vật đã được tạo thành
chốn trời cao và nơi dương thế
vật hữu hình, vật vô hình,
19. Vì chưng Thiên Chúa đã quyết ý cho tất cả
Viên mãn đậu lại trong Ngài 20. Và đã giảng hoà cả vạn vật
Nhờ Ngài và cho Ngài
đã ban lại bình an
nhờ bửu huyết đổ ra
nơi Thập giá của Ngài
cho mọi vật ở dưới đất hay trên trời;
17. Ngài có ưu thắng trên mọi sự
và mọi sự tồn tại trong Ngài.” (Côl 1: 15-20)
Tiểu khúc đầu, phù hợp những điều mà người Hy Lạp và Do thái nói về “LỜI”. LỜI đã biến giải Đức Khôn ngoan sáng láng của người Do thái thành tư tưởng của người Hy Lạp. Các bản văn sách Khôn ngoan đã gọi Đức Khôn ngoan là sự Sáng láng của Thiên Chúa. Xem như thế, ta hiện hữu trước cả thời Địa Đàng. Và theo đây, thì Đức Kitô, có trước cả mọi sự và Ngài là tác nhân của tạo dựng. Thọ tạo được dựng nên cho Ngài. Ở đây, Đức Kitô đích thực hiện hữu trước khi có tạo dựng và sinh hoạt của Đức Kitô lại có trước cả vào lúc thọ tạo thoạt hiện hữu. Đức Giêsu hiện hữu ngay trong địa hạt Thần Thiêng Thánh Ái.
Đức Kitô là Trưởng Tử trỗi dậy từ cõi chết, là Ađam Thứ Hai và nơi Ngài muôn vật được tạo thành, rất ổn định. Việc này lại đã xảy ra ở thập tự. Tính chất “đầu hết” của Đức Kitô được hạn chế là để cho con người và sau đó là cho Hội thánh, tiếp đến là cho người nhận thư.
Ở đây cũng có tình trạng dao động về ý nghĩa của Thân Mình Chúa. Chính thánh Phaolô cũng từng nói: “Thân xác của ta là Thân Mình Đức Kitô”. Thánh-nhân lại cũng bảo: bánh ta ăn vào người ở Tiệc Thánh đó chính là Thân Mình Đức Kitô. Thánh Phaolô còn khẳng định: cùng nhau, ta trở thành cùng một Thân Mình Đức Giêsu, và mỗi thành phần trong cơ thể có trọng trách và phần vụ riêng rẽ. Xem ra, khi thư Êphêsô nói đến Thân Mình Đức Kitô tức Hội thánh, thì ở thư Côlôsê đây, Đức Kitô bao choàng cả thể xác như ta đã từng nghe biết. Thật không rõ, Đức Kitô là Đầu của Thân mình này thôi hoặc của toàn thể vũ trụ nhân trần. Tóm lại, Anakephalaiosasthai là nâng nhấc ta vào với Ngài. Và như thế, Thân Mình Chúa còn lớn rộng hơn Hội thánh nữa.
-----------------------
Thư Êphêsô
Về thư này, xem ra nhiều người vẫn cho rằng: thánh Phaolô không phải là tác giả, dù thánh-nhân đã sống rất nhiều ngày ở nơi đây. Đúng ra, thư Êphêsô đây mang tính cách của một thư luân lưu/mục vụ về qui cách. Thư Êphêsô rút tỉa được khá nhiều điều lấy từ thư Côlôsê. Đọc thư, ta không thấy dấu có ám chỉ nào về sự Công chính như thánh Phaolô từng đề cập, nhưng lại nói nhiều hơn về cứu chuộc và sự thứ tha mọi lỗi tội, tức ngôn từ mà thánh Phaolô đặc biệt không sử dụng. Ơn cứu chuộc đã thành toàn và bao gộp hết mọi người. Hội thánh, vốn là thân mình Chúa gồm những người từng nhận được ơn lành cứu chuộc ấy. Và, Hội thánh được thiết lập không ở trên Đức Kitô nhưng trên các tông đồ và ngôn sứ. Ơn cứu chuộc, là xuất từ quyền uy sức mạnh lạ lùng ở bầu trời và nơi khí quyển. Và, ơn cứu chuộc đã như thể vượt quá khỏi tầm tay do con người họ kiểm soát. Người được ơn này vẫn thuộc về Đức Kitô Đấng từ trời đến, nhưng lại không sử dụng chủ đề bè rối như phần chính yếu của Thiên Chúa xuống với gian trần.
Phần đông các nhà phê bình đều xem xét thật kỹ thư Êphêsô trước khi xem ai là tác giả thực thụ của thư này. Các đặc trưng ở trong thư, gồm có:
• Văn bản xưa cũ nhất không đề tên người nhận;
• Cụm từ “bí nhiệm” được sử dụng thường xuyên hơn các thư đích thực do chính thánh Phaolô đọc cho viết lại có ý nghĩa khác hẳn. Ở thư Êphêsô, cụm từ “bí nhiệm” lại có nghĩa là kết hợp mọi người và mọi sự vào với Đức Kitô;
• Điểm nhấn ở thư Êphêsô là về Phục Sinh, nhưng lại ít nói về thập giá;
• Tác giả thư, có cái nhìn tự mãn nguyện về vai trò tông đồ mục vụ của mình, còn thánh Phaolô lại chả bao giờ muốn làm như thế;
• Trong thư, không thấy chỗ nào nói về giai đoạn khó khăn mà thánh Phaolô gặp;
• Israel là chuyện đã qua trong quá khứ và lề luật nay bị Đức Kitô loại trừ;
• Hội thánh toàn cầu vẫn chỉ là một và không mang ý nghĩa một giáo hội sở tại;
• Cung cách phụng vụ ở thư có vẻ hơi khoa trương –nhịp điệu thì như thể đang tiến dần về phía thung lũng lấn chiếm từng gang tấc;
• Thánh Phaolô quan niệm hôn nhân như hành động để xoa dịu kẻ yếu hèn, trong khi tác giả đây lại tôn vinh nó như tương quan mật thiết giữa Đức Kitô và Hội thánh;
• Đức Kitô được coi như viễn tượng về vũ trụ, bởi Ngài ngự trị chốn Thiên đường;
• Thư đây có nhiều câu lấy từ thư Côlôsê, theo kiểu lù mù bạ đâu lấy đó.
Vậy thì, ai mới thực là tác giả thư Êphêsô?
Theo Holtmann, tác giả thư Côlôsê và Êphêsô vẫn chỉ là một.
Còn Goodspeed lại cho rằng: thư Êphêsô là lời nói đầu viết cho tuyển tập gồm các thư được thánh Phaolô gửi đi các nơi.
Goguel lại nghĩ: thư Êphêsô là phần diễn giải các thư thực sự do thánh Phaolô viết;
Boismard vẫn cho rằng: thư Êphêsô do thánh Phaolô viết từ Rôma, sau đó được một vị nào đó quen thuộc với thư Colôsê phát tán rộng thêm ra. Tác giả Boismard lại vẫn bảo: thư Colôsê là phần diễn đạt nhằm gửi cho các đồng đạo sống ở Laođixê như có nói trong thư Côlôsê đoạn 5 câu 16.
Muddiman có nói: thư Êphêsô lúc đầu là do thánh Phaolô viết nhưng không phải ở Êphêsô, như một thư mục vụ gửi giáo đoàn theo truyền thống Phaolô như đã được phổ biến rộng rãi.
Tác giả Wansborough lại vẫn suy rằng: các vị trong cộng đoàn Phaolô đã sử dụng giáo huấn nói trong thư như khuôn vàng thước ngọc, hầu mừng kính thiết lập cộng đoàn. Tác giả chuyển đạt lối diễn giải truyền thống Phaolô theo phương án giáo huấn người đọc. Tác giả đây trở thành loại hình của một Phaolô vào thời Hậu-Phaolô, thế cũng nên.
Chúc lành thư Êphêsô
Lời lẽ trong thư Êphêsô ở đoạn 1 câu 3-14 và các đoạn sau xem như lời cầu mà tác giả James Dunn gọi đó là “Kitô-luận làm nổ tung đầu óc người đọc.”
Chúc lành trải rộng cả vào lúc trước khi thế giới được tạo dựng, kéo dài mãi mãi động thái của nó. Lời cầu, thấy ở thư Êphêsô mô tả Đức Giêsu trụ trì chốn thiên đường. Điểm nhấn của thư đặt nơi quyền uy lướt vượt mọi sự để tôn Ngài lên trên đó.
Trọn vẹn
Theo từ vựng, điều này mang ý nghĩa của khoang chứa trên tầu, hoặc chỉ về dân số sống tại thị trấn nào đó, hoặc nêu rõ nội dung trong sách hoặc trong thư. Thư Galata sử dụng lời này vào nhiều lúc. Còn với thư Côlôsê và Êphêsô, thì ý tưởng đề ra là Thiên Chúa đã lấp đầy trái đất cách trọn vẹn, có Đức Khôn ngoan hiện diện ở khắp chốn.
Triết lý của nhóm Khắc Kỷ, cho thấy nguyên lý thần linh thánh ái ngập tràn vào tất cả và tất cả được lấp cho đầy. Thư Côlôsê mang ý nghĩa khá thụ động ở chỗ: Thiên Chúa muốn mọi sự tràn đầy vẫn thấy có nơi Người. Thư Êphêsô, có nghĩa chủ động hơn, khi bảo rằng: Đức Kitô chủ động trong tâm can ta và nhờ đó ta được lấp đầy bằng sự trọn vẹn của Thiên Chúa, bằng LỜi. Từ đó, tất cả chúng ta sẽ nên toàn hảo, có sự tràn đầy trọn vẹn của Đức Kitô.
Ơn cứu thuộc ở thư do thánh Phaolô viết, chỉ xảy đến vào lai thời; nhưng thư này, ơn Chúa đã thắng vượt cả thời gian. Thư Rôma do thánh Phaolô đích thân đọc cho thư ký viết, thì người ngoại giáo được ghép vào cây ô-liu của Israel. Còn thư này, việc tháp ghép sẽ xảy ra trong tương lai, mai ngày thôi. Hình ảnh chính được thánh-nhân sử dụng là bức tường thành. Tường chống đối/đố kỵ đã vỡ đổ…
Tư-duy Do thái và Hy Lạp
Thật dễ thấy trong thư Côlôsê và Êphêsô, người đọc có được chủ đề gần gũi với tư-duy Hy Lạp. Có người bảo: chủ đề đây, cũng xa vời tư tưởng Do thái. Theo tôi, thì chủ đề trong cả hai thư được nối kết với Đức Khôn ngoan và LỜI. Chủ đề, tác giả muốn nói, là: đặc trưng của triết thuyết Platô, khá trung hoà.
Tôi xin được gợi ý ở đây, là: nếu quả như thế, thì tác giả hẳn cũng nói đến thần học về Đức Khôn ngoan và LỜI xuất hiện vào cuối thế kỷ thứ nhất, sau Công nguyên. Và chủ đề này cứ ẩn hiện dưới lớp mặt của bản văn. Có vị, như D. Boyarin lại cho rằng: Lời nói đầu của thánh Gioan mang tính gợi nhớ như thế. Có lẽ ta cũng nên nghiên cứu xem lời nói đầu này có phù hợp với ý trong thư Côlôsê và Êphêsô không. (Xem Daniel Boyarin, The Gospel of Memra: Jewish Binitarianism and the Prologue to John, Harvard Theological Review, 2001, 243-284)
Thông thường ta lại vẫn nghĩ rằng Đạo Chúa và Do-thái-giáo tách rời nhau rất sớm; và nền thần học về Đức Khôn ngoan và LỜI trong Đạo Chúa không nói gì nhiều về Do-thái-giáo ở Palestin. Một số sử gia nay bác bỏ lối biện luận này.
Thần học về Đức Khôn ngoan và LỜI nhập chung làm một với thế giới của người Do thái ở thế kỷ đầu. Đây là lẽ thường tình theo lối tư-duy Do thái. Bởi, ít nhất cũng có một hoặc nhiều nhóm/phái Do-thái-giáo có trước khi Đạo Chúa được lập ra; thế nên, chẳng lạ gì khi thấy các vị đều chủ trương sử dụng cụm từ Thiên Chúa (theos) khi đề cấp đến Đức Khôn ngoan và LỜI.
Với truyền thống ngoài Đạo thời đó, các vị đã bắt đầu suy tưởng về Thiên Chúa lưỡng-vị nếu không muốn nói Ba Ngôi thì ta chỉ nói Thiên Chúa Ngôi thứ hai vô hình vô dạng có danh xưng là LỜI, là Memra; là, Đức Khôn Ngoan, Con Chúa.
Mãi về sau, Do-thái-giáo của các thày tư tế mới có phản ứng đối chọi lại chủ thuyết Hy Lạp.
------------------------
Các chủ đề trong văn chương Do thái
Thần học Do thái và Hy Lạp nói về Đức Khôn ngoan và LỜI thấy rõ trong tiếng Hy Lạp Philo Judaios. Theo thuyết này, Đức Khôn ngoan/LỜI được nối kết với Sự Sáng. Đức Khôn ngoan/LỜI, là Thiên Chúa nên có Chúa ở đó.
Bằng chứng thấy được ở các văn bản dịch từ tiếng Aram của các dịch giả hấu hết là tư tế, thì Đức Chúa có danh xưng: Memra/Shekinah/Kabod đích thực là Thiên Chúa, Đấng Bản Vị.
LỜI trong Tin Mừng thánh Gioan
Dẫn nhập Tin Mừng, thánh Gioan giảng giải và diễn nghĩa, chứ không chủ ý ca tụng, thờ lạy. LỜI, là những điều được kể về thời khởi thủy của nhân loại ở sách Sáng Thế. Là, diễn giải kể truyện chứ không là bài vịnh ở phụng vụ. Là, bài chia sẻ ở hội đường tựa như lời nói đầu thôi. Là, văn chương tư tế chứ không là vịnh ca, khúc hát rất thăng trầm. Không là bài thơ, nhưng là truyện kể “có đầu có đuôi” theo thứ tự thời gian xảy đến. Đó cũng là bài giảng dựa vào kinh sách rút từ Ngũ thư có trích thơ văn từ các sách tiên tri và lề luật, đặc biệt là Văn Chương ở sách Cách ngôn.
Văn bản về Sáng Thế là sách Khởi nguyên Chương 1 câu 1-5. Còn, văn bản về Đức Khôn ngoan là đoạn sách Cách ngôn chương 8 câu 22-31. Vịnh ca Khôn ngoan không là khuôn mẫu qua đó thánh Gioan dùng để viết Tin Mừng nối kết với văn chương tư tế. Ở văn bản này, người viết đã sử dụng thoải mái các nhân vật, từ ngữ và chất lượng của thần linh khác. Điều này bao gồm nhận thức về Đức Khôn ngoan được nhân-cách-hoá như LỜI ở phần dẫn nhập Tin Mừng thánh Gioan. Đây là những gì xảy đến cả vào lúc có trước thời Đạo Chúa ra đời, và rút từ thế giới tư tưởng bình thường của Do-thái, tức thần học về LỜi như hiện trạng.
“Từ khởi thủy Thiên Chúa đã dựng nên trời và đất, và đất thời trống không mông quạnh”. “Và rồi Thiên Chúa ở bên con người.” “Ở với Thiên Chúa là Đức Khôn ngoan.” “Và sau đó, Đức Khôn ngoan xuất hiện ở dướt đất và sống với con người.”
Tin Mừng thánh Gioan, dẫn con người biết sử dụng tất cả các thứ này. Chính thần thoại về sự bất mãn của Đức Khôn ngoan trong đó, nên ý định của Thiên Chúa quyết tìm chốn cơ ngơi cho Đức Khôn ngoan ở trái đất. Và, để chữa cho khó khăn này là việc Nhập thể. Tính độc đáo nơi Tin Mừng thánh Gioan tuyệt nhiên không nằm ở nền thần học về LỜI nhưng là Kitô-luận về nhập thể: thánh Gioan không chế ra LỜI, nhưng thánh-nhân diễn tả cách độc đáo về LỜI đã mặc xác phàm.
“Đức Khôn ngoan không tìm ra nơi nào để cư ngụ; nhưng chỉ một chỗ dành cho Đức Khôn ngoan là thiên quốc. Sau đó, Đức Khôn ngoan ra ngoài ở với con cái loài người, nhưng vẫn không tìm ra được chỗ nào. Thành thử, Đức Khôn ngoan trở về lại nơi cũ, sống với thiên thần.” (1 Enoch 42: 1-2)
Đức Khôn ngoan từng đến với thế gian trước cả Đức Giêsu Kitô, nhưng không được đón nhận dù là Sự Sáng. Israel từ đó mới đưa Đức Khôn ngoan về lại Thiên đường, sống với thiên thần. Và lúc đó, một số người mới nhận Đức Khôn ngoan. Một số người Do thái lại cũng đón nhận LỜI. Người đó trước nhất là Abraham. Và những người như thế đã trở thành con Thiên Chúa, qua LỜI.
Ở đây, đã thấy rõ sự khởi đầu lời rao giảng đặc biệt nơi Đạo: thánh Gioan nói: chính Đức Khôn ngoan/LỜI đã trở về từ thiên quốc và nhập thể vào với Đức Giêsu và nhờ đó trở thành ánh sáng và là thày dạy tốt nhất về tuổi thơ ấu của Đấng nhập thể vào với con người…
Toàn bộ bài giảng giải ở lời tựa Tin Mừng thánh Gioan đã trở thành cây cầu bắc ngang nối liền khoảng cách giữa thời mà LỜI chưa hiện hữu và lúc LỜI nhập thể và từ đó cắt nghĩa được thời gian tạo động lực cho nhập thể.
Đức Giêsu hoàn thành sứ vụ Môsê nhận được và Ngài không đổi dời sứ vụ ấy. Thế nên, chỉ cần giải thích Luật Torah cho tốt, và LỜI nhập thể là Thày dạy thích hợp nhất cho việc mặc xác phàm. Dạy bằng LỜI vẫn trong sáng, xác thực hơn văn viết (Derrida). Thiên Chúa đã thử bằng văn bản, nhưng sau đó Ngài gửi LỜI nhập vào xác thể của Đức Giêsu.
LỜI nhập xác phàm là Thày dạy tốt và là nhà chú giải tốt nhất nên Ngài mới nhập thể.
Thế nên, sự khác biệt đích thực giữa người Do thái đi Đạo và ngoài Đạo không mang tính thần học. Khác biệt thực thụ giữa hai bên là sự kết hợp giữa thần-học và thần-thoại-học Do thái lúc trước, và Đức Giêsu thành Nadarét là người Do thái rất đặc biệt.
Tin Mừng thánh Gioan đoạn 18:
Tư tế Eliezer là con trai của Tư tế Yose người Galilê có nói: Chín trăm bảy mươi bốn thế hệ đã xảy đến trước khi thế gian được tạo dựng, Luật Torah cũng được viết ra và đặt dưới gót chân của Đấng Chúc Phúc và người con đã cùng với thiên thần hát mừng rằng:
“Ta ở bên Người như đứa trẻ được quý mến,
và ngày ngày ta là nguồn vui sướng của Người,
chơi giỡn trước mặt Người mọi thời.”
(Cách ngôn 8; 30)
Ở đoạn khác, tư tế lại cũng viết:
“Ta đã cưu mang hết những người này
Và ta đã cho chúng được sinh ra
và rồi các ngươi lại sẽ bảo:
Hãy mang Người trong bụng
như bà mụ đỡ mang đứa trẻ”
Bởi lẽ, các tư tế và trẻ thân yêu ấy được Cha mang Con của Thiên Chúa, tức Luật Torah ở trong bụng. Văn chương tư tế vào thời trước khi có Tin Mừng thánh Gioan, Người là LỜI. Là Con Chúa, rất rõ ràng.
---------------------
Khác biệt giữa LỜI và thuyết ngộ đạo
Nhiều lối mòn đi vào Đạo Chúa, thời ban đầu. Nơi họ, có người bị gọi là Bè ngộ đạo, tức những người sùng đạo được dưỡng nuôi vào cùng thời. Cụm từ “ngộ đạo” theo nghĩa từ vựng lại là “tự biết mình”. Bởi, bè nhóm này tự cho mình biết rõ về chính mình. Rồi, họ còn nghĩ: hồn người có linh có gốc từ trời cao, do Đấng Quyền Uy Thánh Ái sơ xuất bước hụt lầm lỡ nên ra thế. Theo nhóm bè này, thì: ở nơi mình, linh hồn bị nhốt hãm vào thân xác chất thể. Vì thế nên, ta quên mất đường đất gốc nguồn rất thánh thiêng của chính mình. Đấng Cứu Chuộc -mà nhóm bè này quan niệm là Đấng được Đạo Chúa gọi là Đức Giêsu- đã kêu gọi con người hãy thức tỉnh, đừng ngủ mê.
Từ đó, vấn đề đặt ra cho ta, là: trước kia, ta là người thế nào? Từng bị thúc thủ, dồn ép vào những đâu? Sao vội vã đi về đâu thế? Ta được cứu vớt khỏi nơi nào? Sản sinh có nghĩa gì? Tái sinh là gì thế? Nghĩ thế rồi, bè nhóm Ngộ đạo bèn triển khai sử liệu của chính con người, như tia sáng chớp soi bóng tối. Họ đưa ra nhiều huyền thoại kể lể bằng ảnh hình rất uy lực. Nhưng, trong giòng chảy nhận thức về đạo như thế lại có nhiều giòng nước vẫn song hành. Nói chung, thì bè Ngộ đạo lại đã cách ly Thiên Chúa Đấng Tạo dựng ở Kinh sách của người Do thái khỏi Đức Chúa cứu chuộc mà họ đạt được nhận thức và đã định danh Ngài vào với Đức Giêsu. Nhóm bè này không nhấn mạnh -và một số vị trong đám người này lại cũng chẳng chấp nhận được- đến cái chết của Đức Giêsu trên thập giá. Họ cũng chẳng bận tâm quan niệm rằng Đức Chúa Cứu Chuộc thực sự đã chết. Họ cứ nghĩ Ngài là Đấng linh thiêng vẫn dẫn dắt họ có nhiều nhận thức, ngày càng nhiều hơn nữa.
Thánh Phaolô lịch sử tuyệt nhiên không thuộc nhóm ngộ đạo nào cả. Thánh-nhân có lẽ cũng không tư-duy về Đức Giêsu Phục sinh ngoại trừ Ngài là Đức Chúa chịu-nạn-chịu-chết-trên-thập-giá đã trỗi dậy từ nơi đó. Thánh nhân vẫn cứ neo chặt vào với thực tại của con người, thực tại của nỗi chết, cả đến thực tại của thứ chính trị bẩn nhơ, và thực tại khủng khiếp gắn liền với thực tại của hành xử đóng đinh Ngài vào thập giá. Thánh-nhân, cuối cùng cũng đạt đến ý niệm để hiểu rằng tình thân thương, yêu mến chính là tên gọi của trò chơi; và không bè nhóm ngộ đạo nào lại trụ vững nơi cung cách của tình thương mến vẫn có giữa Thiên Chúa của Đức Giêsu và con người của ta. Thánh nhân chẳng bao giờ công khai nhân nhượng hiệp thương với bè nhóm Ngộ đạo nào như thế; nhưng, thánh-nhân vẫn luôn giảng rao thực trạng về tình thương mến ấy trước muôn muôn người ở Athens, nhưng quan điểm lập trường của ông đã bắt rễ thật kiên cố trong các nhận định khác nhau.
Thật tình thì, thư Côlôsê và Êphêsô không thể là nhận định thần học mang tính Ngộ đạo nào hết. Cả đến lời tựa của Tin Mừng do thánh Gioan viết cũng không là ý tưởng ngộ đạo nào cả. Tất cả chỉ là giòng chảy thần học trầm mình trong Đức Khôn ngoan rất Do thái cả ở Do-thái-giáo lẫn Đạo Chúa.
-------------------------------
Ngụy thư Phaolô
Xem ra, phần lớn ở Êphêsô, đã thấy xuất hiện một loại hình gọi được là “trường phái Phaolô” gồm những vị đưa ra các bài viết hoặc thừ từ lấy tên vị sáng lập nhóm này.
Nhiều tác giả cũng đã dàn dựng một số vụ việc liên quan đến tác quyền thực thụ mang danh Phaolô ở các thư được viết tiếp theo sau thời buổi đó, ngoại trừ thư gửi giáo đoàn Do thái đồng loạt được coi như không phải là thư thánh Phaolô đích thân đọc cho thư ký mình viết. Bức thư mang danh là “thư gửi cộng đoàn Do thái” được cho rằng không trực tiếp xuất từ thánh Phaolô hoặc trường phái của thánh-nhân. Thực sự đó không là thư viết và có viết cũng không để gửi cho người Do thái nào hết! Tuy nhiên, có sự nhất loạt đồng ý bảo rằng chỉ mỗi 7 thư nói ở trên mới thực sự và không còn nghi ngại gì nữa, là do chính thánh Phaolô chủ xướng.
Thư thứ hai Thessalônikê
Nhiều ý kiến cho rằng thư này là do chính thánh Phaolô, Silas và đồ đệ của thánh-nhân là Timothê gửi đi, tức cùng một người gửi như trước đầu. Nhưng, địa chỉ người nhận có thể là giả tưởng. Bởi, mục đích của thư thứ hai này, trái nghịch hẳn thư thứ nhất, tức chỉ nói về những ngày sau hết, của con người. Tư tưởng nền tảng trong thư này lại đối nghịch với quan niệm về thời Quang Lâm Chúa Đến Lại đã rõ ràng. Điều này xảy đến là do có nhiều dấu chỉ được nghĩ là sẽ đi kèm với thời này, vẫn chưa thấy. Có vị nghĩ là thời ấy được dời lại, mãi về sau. Kết cuộc thì, Hội thánh cần có nhu cầu của một trật tự trong cộng đoàn, với tổ chức sẽ phải thế.
Trong các dấu chỉ mà mọi người kỳ vọng sẽ xảy đến, có sự kiện bội giáo, tức tình trạng rã rữa nói chung về luân lý/đạo đức, và hiện tượng đấng bậc được mệnh danh là “người của tình trạng bất cần luật” đã xuất hiện tương đương với hiện tượng xảy ra ở một vài nơi khác vẫn được gọi là Phản-Kitô hay Giả danh Đức Kitô. Ngược giòng lịch sử, người đọc hẳn sẽ nhận ra một số truyền thống được mệnh danh như: phong trào có liên quan đến phong trào Linh Hiển kiểu Antiochus IV, như: Pôm-pê, Ca-li-gu-la, vv…
Thư Mục Vụ - Thư thứ nhất và thứ hai gửi Timôthê, Titô
Các thư này được gửi cho cá nhân từng người như đấng làm đầu hội thánh sở tại để đưa ra các đường hướng mục vụ, mà tuân theo. Từ vựng của thư gần với thần học Hy Lạp, nói chung chứ không mang tính chất rất Phaolô, như thư khác.
(còn tiếp)
____________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
Văn Hóa
Chuyện Phiếm đọc trong tuần thứ hai Phục sinh
Trần Ngọc Mười Hai
11:38 07/04/2013
Chuyện Phiếm đọc trong tuần thứ hai Phục sinh năm C 07/4/2013
“Trong đôi mắt anh, em là tất cả,”
“Là nguồn vui là, hạnh phúc anh dấu yêu.”
(Đức Huy - Như Đã Dấu Yêu)
( Ga 13: 35)
“Em là tất cả”, là “nguồn vui” và là “hạnh phúc anh dấu yêu”, ư? Lời ở trên, phải chăng là lời trần tình của vị truởng thượng trong Hội thánh vừa gửi đến toàn thể dân con nhà Đạo, như một nhắn nhủ rất chân tình?
Nhắn nhủ này, nay còn gộp cả giòng chảy có ý/lời cũng rất nhẹ, ở bên dưới:
“Anh sẽ cố quên khung trời hoa mộng
Ngày hè bên em tình mình đến rất nhanh
Em sẽ cố quên lần đầu mình đến bên nhau
Nồng nàn như đã dấu yêu từ thưở nào.”
(Đức Huy – bđd)
Vâng. Đúng thế. Đến với thánh hội để gửi gắm/nhắn nhủ những lời vàng của bậc chủ chăn, vẫn là động thái cũng rất tình, như bao giờ. Lời vàng từ bậc trưởng thượng có trách nhiệm chăn dắt hơn một tỷ người, vẫn hàm ngụ thêm một tình tiết rất da diết, như:
“Anh đến với em với tất cả tâm hồn
Em đến với anh với tất cả trái tim
Ta đến với nhau muộn màng cho đớn đau
Một lần cho mãi nhớ thương dài lâu.”
(Đức Huy – bđd)
Hôm nay đây, ở trời Tây bên đó, lại cũng có tình huống diễn tả tâm tình “đến với nhau muộn màng”, nhưng không “đớn đau”. Đến với nhau, một lần “cho mãi nhớ thương dài lâu.”
Hôm nay đây, sự kiện đăng quang Giáo Hoàng của Đức Phanxicô đệ Nhất hôm 19/3/2013 cũng đã có âm vang rộn ràng khắp chốn, được báo đài/truyền thông chuyển tải nhiều chi tiết, rất độc đáo:
“Đức Giáo Hoàng Phanxicô đệ Nhất đã chúc mừng và khen ngợi 6,000 phóng viên được ủy nhiệm đến Rôma để tường thuật về cơ-mật-viện và cuộc bầu cử Giáo Hoàng. Ngài đã giải trừ họ bằng nụ cười mỉm nhẹ nhàng, dễ thương và chuyển đến các vị này một thông điệp sâu sắc, trực tiếp đi thẳng đến họ nhưng êm đềm. Đức Giáo Hoàng nói với họ, rằng:
“Vai trò của truyền thông đại chúng trong những năm gần đây đã phát triển rộng rãi đến độ nó trở thành phương tiện thiết yếu ngõ hầu cho thế giới biết về các sự kiện đã diễn biến trong lịch sử hiện giờ. Chính vì thế, mà tôi đây hôm nay, muốn gửi đến quý vị lời cảm tạ đặc biệt về sự việc quý vị đã tường trình theo qui cách chuyên nghiệp trong những ngày này. Quý vị đã thực sự việc rất đắc lực, phải thế không? Bởi, khi mọi con mắt của thế giới, chứ không chỉ mỗi người Công giáo, đều dồn về Thành Đô Vĩnh Cửu này và đặc biệt ở nơi này, ngay trung tâm đây, có mộ phần của thánh cả Phêrô ở bên dưới. Trong mấy tuần vừa qua, quý vị đã cung cấp thông tin về Đức Thánh Cha và Hội thánh, về các nghi lễ và truyền thống, về niềm tin yêu và trên hết mọi sự, về vai trò của Giáo Hoàng và các cộng sự viên.
Tôi đặc biệt biết ơn những vị đã chứng kiến và trình bày các sự kiện lịch sử Hội thánh theo cung cách nhạy bén, trực chỉ bối cảnh trong đó mọi người cần nhận rõ thế nào là niềm tin. Các sự kiện lịch sử hầu như lúc nào cũng đòi một sự diễn giải mang sắc thái mà nhiều lúc cũng chú trọng đến chiều kích của niềm tin. Các sự kiện trong Đạo chắc chắn không đến nỗi phức tạp hơn các biến cố chính trị và kinh tế. Nhưng nó cũng có sắc thái đặc biệt cần ta nhấn mạnh là đang theo kiểu không sẵn sàng đáp ứng với các phạm trù trần thế mà ta quen sử dụng. Thế nên, thật không dễ để ta diễn giải và thông chuyển các điều đó cho quảng đại quần chúng, vẫn đa dạng. Hội thánh, là thể chế mang tính con người lịch sử vốn bao hàm tất cả những chuyện như thế. Chí ít, là bản chất Hội thánh không nhất thiết mang tính cách chính trị, nhưng linh đạo…”
Chừng như, khi đã thông truyền với giới truyền thông rồi, đấng bậc trưởng thượng lại đã có hứng để nói đôi điều cho báo/đài biết thêm:
“Một số bà con lại muốn biết tại sao đấng chủ quản Giáo phận Rôma thích được mọi người gọi mình bằng tên Phanxicô Đệ Nhất. Có người nghĩ: đó có thể là thánh Phanxicô Xaviê, hoặc Phanxicô đệ Lasan. Cũng có người liên tưởng đến thánh Phanxicô thành Assisi. Thôi thì, để tôi kể cho nghe chuyện xảy ra mới đây thôi.
Trong quá trình bầu bán, tôi ngồi cạnh Đức Tổng Giám Mục chủ quản Giáo phận Sao Paolô và vị Tổng quản thánh bộ Giáo sĩ là Hồng Y Claudio Hummes, ofm cả hai đều là bạn thân thiết của tôi.
Khi chuyện bầu bán đã đến hồi căng thẳng, vị này đã khích lệ tôi ghê lắm. Và, khi số phiếu đã đạt kết quả 2/3 rồi, mọi người bắt đầu vỗ tay vì đã có Giáo hoàng mới. Và, hồng y này đã tới quàng vai ôm hôn tôi rồi nói: “Này! đừng quên người nghèo đấy nhé!” Và, cụm từ “người nghèo”, “người nghèo” cứ thế lẩn quẩn bên tai tôi. Thế rồi, ngay lúc đó, tôi đã nghĩ đến thánh Phanxicô thành Assisi. Bởi, thánh-nhân là người của giới nghèo. Và cứ thế, trong lúc diễn tiến cuộc bầu cử cho đến phút chót, tôi vẫn nghĩ đến các cuộc chiến xảy ra ở nhiều nơi. Mà, thánh Phanxicô đích thực là người của hoà bình. Đó là sự thể về tên gọi Phanxicô thành Assisi đã đến với tâm trí tôi là như thế. Với tôi, ngài là người của giới nghèo, của hoà bình, tức một người luôn yêu thương bảo bọc mọi thụ tạo. Quý vị chắc thừa biết rằng ngày hôm nay, ta không có được quan hệ tốt đẹp với mọi thụ tạo, phải thế không? Và, thánh Phanxicô là người đem đến cho ta tinh thần hoà bình. Ôi vị thánh nghèo!…
Xem như thế, đủ biết là tôi rất muốn Hội thánh mình trở nên nghèo và sống cho người nghèo. Và sau đó, có người đến nói đôi câu diễu cợt bảo rằng: Không được. Ngài phải chọn tên Clêmentê mới được. Tại sao ư? Gọi ngài là Clêmentê thứ 15 như thế ngài sẽ trả được món nợ cho Đức Clêmentê thứ 14 là vị Giáo hoàng từng o ép Dòng Tên của ngài… Tóm lại, đó đều là chuyện diễu cợt cho vui thôi. Thật tình, tôi rất thương mến quý vị và cảm ơn quý vị về các công việc quý vị từng làm. Tôi cầu nguyện cho công việc của quý vị được lành mạnh và tạo nhiều hoa trái và rồi quý vị cũng sẽ hiểu tốt Phúc Âm của Chúa và biết rõ sự thực về cuộc sống của Hội thánh một cách dồi dào, phong phú.” (xem Sheila Liaugminas, MercatorNet 19/3/2013)
Nói chuyện với truyền thông đại chúng là nói như thế. Dù có nói theo tư thế của đấng bậc trưởng thượng cả một thánh hội. Cũng thế, giới truyền thông đại chúng cũng từ một tư thế của dân gian quần chúng cũng thường tường trình mọi biến cố/sự kiện xảy ra ở đời hoặc trong Đạo. Và, một tay viết rất chuyên về tiểu sử các vị giáo hoàng là phóng viên George Weigel lại cũng nói và viết một cách chuyên nghiệp như chuyện bình thường, rất như sau:
“Đã có lần, Hồng y Bergoglio (tức đương kim Giáo hoàng Phanxicô Đệ Nhất) từng hạ bút viết lên những điều mà Đức Gioan Phaolô đệ Nhị và Đức Bênêđíchtô thứ 16 gọi là “Rao truyền Phúc Âm theo cung cách rất mới”, bằng giòng chảy suy tư nho nhỏ, như sau:
Hội thánh ở thế kỷ 21 không thể tin tưởng vào thứ văn hoá “lang bạt kỳ hồ” của quần chúng hoặc cứ dựa vào với ký ức của một nền văn hoá thuyền thống ở Đạo Chúa, ngõ hầu rao truyền Phúc Âm theo đường lối khả dĩ chuyển đổi được cuộc sống cá nhân, sửa đổi các văn hoá và xã hội. Điều ta cần là: phải có cái gì đó sâu sắc hơn, phong phú hơn…”
Đó là thông điệp mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đệ Nhất sẽ đem đến với thế giới. Đó là Đạo Chúa tập trung vào Phúc Âm, tức thứ Đạo vẫn thách thức những người luôn cay cú vào thời hiện tại, cả những vị hiện đã chán chường những chuyện siêu hình học và những người đang thấy khô khan về linh đạo, để rồi lại sẽ khám phá ra mạo hiểm to lớn của con người khi họ sống nội tâm với những gì được đề cập trong trình thuật Kinh thánh, suốt nhiều thế kỷ…
Tắt một lời, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đệ Nhất đã chính thức đăng quang vào ngày thứ Ba 19/3/2013 vừa rồi. Ngày đó, có thể là một ngày như mọi ngày đối với nhiều người. Tuy nhiên, gọi đó là ngày gì thì gọi, tự nó vẫn là một ngày rất mới đối với nhiều người, trên thế giới.” (xem Sheila Liaugminas, bđd)
Thế đó là những điều được giới truyền thông ở nhà Đạo nói về Đạo và về đấng bậc trưởng thượng trong thánh Hội, tức Hội thánh rất Công giáo. Nói cho cùng, nói như nhà Đạo lại cũng quanh quẩn những điều như thế. Thế nhưng, là nghệ sĩ, có lẽ bạn và tôi, ta lại sẽ không nói nhiều và nói dài dài nhưng sẽ hát vnhững câu của người nghệ sĩ có ý/lời như sau:
“Trong đôi mắt anh em là tất cả.
Là niềm vui là mộng ước trong thoáng giây.
Em sẽ cố quên rằng mình đã đến trong nhau.
Nồng nàn như đã dấu yêu từ thưở nào.”
(Đức huy – bđd)
Là nhà Đạo, có thể bạn hoặc tôi, ta sẽ không nói và hát như người nghệ sĩ, nhưng lại vẫn cứ kể về lời của Chúa được đấng thánh hiền ghi chép cũng như sau:
“Chính nơi điều này
mà mọi người sẽ biết các ngươi là môn đồ Ta:
ấy là: anh em hãy có lòng yêu thương nhau.”
(Ga 13: 35)
Thật ra thì, chưa chắc ý/lời của người nghệ sĩ cũng na ná giống Lời vàng của Đức Chúa khi Ngài nói về Tình Yêu quan hệ giữa Chúa Cha và Chúa Con. Quan hệ ấy, vẫn là quan hệ của tình thân thương đùm bọc nhau, dù mình có ở địa vị nào.
“Truyện rằng:
Thời võ sĩ Đạo tại Nhật, có kiếm khách nổi tiếng với đường kiếm tuyệt luân của mình. Ngoài ra, Ông còn có tài đánh cờ thuộc hàng thượng thặng. Sau một quãng đời tung hoành ngang dọc trong chốn giang hồ, vị kiếm khách này đã ngộ ra lý Thiền nên đã “rửa tay gác kiếm”, khoác áo tu hành. Qua nhiều năm dài tu hành tinh tấn, Ông đã trở thành một Thiền Sư được nhiều người biết đến về đạo hạnh.
Trong suốt thời gian đó, Ông cũng đã đem hết tâm huyết ra để nâng khả năng về Kiếm và Cờ của Ông lên hàng Kiếm Đạo và Kỳ Đạo. Vì vậy, tên tuổi của Ông ngày càng thêm lừng lẫy.Nhiều người đã đến xin học đạo với Ông và do đó Ông đã có nhiều môn đệ. Một ngày kia, có một chàng thanh niên đến ra mắt Ông để xin theo học Đạo. Vị Thiền Sư đã nhìn kỹ chàng thanh niên và nói :
- Ta chỉ nhận làm đệ tử những ai có đạo hạnh cao hoặc có khả năng khá về Kiếm hoặc Cờ. Ngươi tự xét thấy có khả năng nào trong các thứ ấy để có thể được ta thu nhận đây? Sau một thoáng suy nghĩ, chàng thanh niên vội đáp :
- Con có khả năng chơi Cờ; mặc dù không phải là hạng cao thủ nhưng con cũng đã từng hạ nhiều tay chơi Cờ giỏi có hạng. Liền đấy vị Thiền Sư lại hỏi :
- Vậy, bây giờ ngươi có muốn thi đấu về Cờ không?
- Dạ, thưa ! Con muốn thử. – Chàng thanh niên đáp.
Nghe vậy, vị Thiền sư vội đi vào phía sau Thiền viện và trong khoảnh khắc lại trở ra với một thiền sinh. Đó là một nhà sư đã có tuổi vẻ mặt hiền lành, phúc hậu và là một trong những thiền sinh rất giỏi về Cờ trong Thiền viện. Sau khi giới thiệu thiền sinh này với chàng thanh niên để thi đấu với nhau, ông đã nghiêm nghị nói:
- Trước khi bắt đầu cuộc đấu, Ta cần phải nói rõ: đây sẽ là một ván cờ “sinh tử”, người thua cuộc sẽ phải chết dưới lưỡi kiếm của ta. Các ngươi có đồng ý nguyên tắc này không? Cả hai đều tỏ vẻ đồng ý và ngồi xuống chiếc bàn có đặt sẵn bàn cờ để bắt đầu thi đấu, trong khi vị Thiền sư đặt thanh kiếm trên chiếc bàn nhỏ trước mặt rồi ngồi xuống chiếc ghế cạnh bên để giám sát cuộc đấu.
Thoạt tiên, khi bắt đầu cuộc đấu cả hai đều rất thận trọng khi đi cờ như để dò ý và tìm hiểu về khả năng cũng như lối chơi cờ của đối phương. Khoảng một lúc sau, với những bước vững chắc về thủ và linh động về công, vị thiền sinh đã đưa chàng thanh niên vào trạng thái bị động, phải lui về thế thủ. Chàng thanh niên đã tỏ ra bối rối trước sự tiến công dũng mãnh của đối phương. Chàng bỗng đâm ra lo ngại là không những sẽ bị thua cuộc và mất dịp được theo học Đạo mà còn bị mất mạng nữa. Do đó, chàng ta cố vận dụng trí óc để moi ra từ ký ức những thế cờ đã từng đánh và từng học được trước đây để mong chận bớt những nước cờ tấn công rất hiệu lực của đối phương.
Nhưng chàng ta chẳng nhớ ra được điều gì có thể xử dụng để thay đổi tình thế. Trong cơn lo lắng miên man, bất chợt chàng có ý nghĩ: hay là xử dụng những nước cờ “liều”, biết đâu sẽ chẳng có kết quả tốt. Nghĩ xong chàng liền áp dụng ngay. Đang ở trong thế thủ, bỗng bất thình lình chàng vùng lên tấn công quyết liệt. Những nước cờ “liều mạng” của chàng vừa đánh ra chẳng có một quy tắc căn bản nào cả, chỉ toàn là những nước cờ “thí” không ai dám sử dụng hay nghĩ đến trong khi chơi Cờ, nhất là trong một ván cờ sinh tử như thế này. Chỉ trong vài nước, thế cờ liều đột nhiên có kết quả. Nước cờ đang ở vào thế thủ bỗng chuyển sang thành thế công, bắt buộc đối thủ phải lui về chống đỡ.
Người thiền sinh cao cờ giờ đây bị đưa vào thế bị động vì những bước đi cờ lạ lùng, kỳ dị không thể tiên đoán được của chàng thanh niên liều mạng này. Chàng thanh niên đang ở vào thế “thượng phong”, chàng tấn công tới tấp để mong chiến thắng. Trong lúc hăng say để đạt chiến thắng đó, từ trong nội tâm của chàng bỗng nổi lên ý nghĩ: “Hôm nay, đến nơi này để xin học Đạo, phải đánh ván Cờ “sinh tử” để được nhập môn, rồi trong lúc nguy khốn vì bị tấn công dồn dập đã phải dùng thế cờ “liều mạng” để chuyển bại thành thắng, đưa đối phương vào thế thúc thủ. Trong chốc lát đây ván cờ sẽ kết thúc, người thiền sinh phúc hậu kia sẽ phải chết dưới lưỡi kiếm của Thầy. Người Thiền sinh đã mất gần suốt cuộc đời để học Đạo, tu hành tinh tấn, có được đạo hạnh cao; nay lại phải trở thành “cây thước” để đo tài người đến xin học Đạo, để rồi phải bỏ mạng vì kết quả của ván cờ. Thật là oan uổng… Trong khi những ý niệm đó hiện ra và đưa chàng thanh niên vào suy tư thì nước cờ của chàng đang đi bỗng nhiên có vẻ chậm lại và mất phần kiến hiệu.
Vì vậy, chỉ trong năm, ba nước cờ nguời thiền sinh đã tiến dần đến thế quân bình, rồi trong khoảnh khắc đã nắm lại được thế chủ động. Bây giờ đến lượt chàng thanh niên mất thế “thượng phong”.
Chỉ thêm vài nước, người thiền sinh đã đưa chàng thanh niên vào thế gần như không có lối thoát. Nhưng bất chợt, đột nhiên thế cờ của người thiền sinh bỗng như chậm lại và có vẻ hòa hoãn, ngập ngừng trong khi thế cờ của chàng thanh niên lại có phần chần chừ, bất định. Do đó, ván cờ đang ở vào giai đoạn sắp kết thúc bỗng nhiên như dừng hẳn lại. Nhưng cuối cùng, dù muốn dù không, ván Cờ cũng phải đi đến chỗ kết thúc. Vì vậy, người thiền sinh nhân hậu kia bắt buộc phải ra tay hạ thủ để kết thúc ván Cờ. Thế thắng, bại đã hiện ra trước mắt.
Đột nhiên, vị Thiền Sư bỗng vụt đứng phắt dậy, hét lên một tiếng thật to và rút kiếm ra khỏi vỏ.Mũi kiếm được chĩa ngay vào đỉnh đầu của chàng thanh niên. Nghe tiếng hét của Sư phụ, người thiền sinh vội cúi đầu, chấp tay niệm Phật. Với một đường kiếm tuyệt luân và thần tốc không thể ngờ được, thoáng một cái lưỡi kiếm của vị Thiền sư đã cạo nhẵn mái tóc trên đỉnh đầu của chàng thanh niên. Giờ đây, trông chàng thanh niên chẳng khác nào một người vừa được “thí phát” để “quy y”. Và vị Thiền sư đã cất tiếng nói với chàng thanh niên:
- Hôm nay, ta chính thức nhận con làm môn đệ.
Ván Cờ đã kết thúc trước khi nước cờ cuối cùng được đánh ra để quyết định việc thắng bại mà chiến thắng đang nằm trong tay của vị Thiền sinh nhân hậu. Là một bậc Thầy về Kiếm và Cờ, vị Thiền sư trong khi ngồi giám sát cuộc thi đấu đã thấy và hiểu rõ khả năng và lối chơi Cờ của đôi bên. Ngoài ra, là một Thiền sư đắc đạo, Ông đã đọc được từng tâm niệm khởi nghĩ của hai kẻ ngồi trước mặt, nên hiểu được tánh ý, đức hạnh của người môn đệ của mình và thấy rõ tâm hạnh của người thanh niên xa lạ kia; sau cùng Ông đã đi đến quyết định. Dưới mắt vị Thiền sư: ván cờ đang sắp sửa được kết thúc mà phần thắng lợi đang nghiêng về phía người thiền sinh, môn đệ của Ông, nhưng chàng thanh niên lại là kẻ chiến thắng.
Chàng trở thành kẻ chiến thắng vì đã đánh bại được cái ước vọng nhiều tham muốn và lòng háo thắng của chính mình, dẹp bỏ được cái “ngã” riêng tư để nghĩ đến người mà không màng đến sự an nguy của chính bản thân. Chàng đã tự chiến thắng mình bằng lòng nhân ái. Chàng thực sự là một kẻ chiến thắng trong một chiến công vô cùng oanh liệt và quả cảm đúng như lời dạy của Đức Phật: “Chiến thắng oanh liệt và dũng cảm nhất mà không gây đổ máu và thù hận là tự chiến thắng bản thân mình”.
Chàng thanh niên vô cùng xứng đáng được thu nhận để bái sư học Đạo và có cơ duyên để trở thành huynh đệ với thiền sinh nhân hậu họ Triều kia. “(Tâm Ảnh kể)
Truyện kể thường như thế. Bao giờ cũng “có hậu” và gửi đến người đọc một thông điệp. Thông điệp hôm nay được người nghe chứ không phải người kể liên tưởng đến các đấng bậc dẫn dắt dân con nhà Đạo rất mô phạm, đạo mạo. Hy vọng, truyện kể đem đến cho người nghe ở đây đó thêm đôi điều vào quyết tâm sống Đạo, vì Đạo, mãi về sau.
Quyết tâm ấy, sẽ là tâm can quyết chí theo một con đường cho riêng mình. Lại cũng hy vọng: con Đường sẽ là Đạo, là Đường vẫn sáng chói ở khắp nơi.
Nghĩ thế rồi, nay bần đạo lại xin đề nghị người nghe và người kể truyện, ta ngâm nga hát theo ý/lời của nghệ sĩ từng diễn tả, rằng:
“Trong đôi mắt anh, em là tất cả,”
“Là nguồn vui là, hạnh phúc anh dấu yêu.
Nhưng anh ước gì,
Mình gặp nhau lúc em chưa ràng buộc
và anh chưa thuộc về ai.”
(Đức Huy - Như Đã Dấu Yêu)
Vâng. khi “chưa thuộc về ai”, thì anh có nói câu “Như đã dấu yêu”, thật cũng dễ. Và khi anh đã trở thành đấng bậc trưởng thượng ở đâu đó, có lẽ cũng khó. Khó, vì không chỉ mỗi dấu yêu một mình em thôi, mà là nhiều người, rất nhiều. Ở nhiều nơi, từ chân trời, góc biển đến thôn làng bé nhỏ của quê tôi, quê anh quê chị, rất tế nhị và đẹp đẽ.
Trần Ngọc Mười Hai
Cũng cứ xin nói lời
“Như đã dấu yêu”
với hết mọi người,
dù không là trưởng thượng.
.
Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ Hai Phục Sinh năm C 07.4.2013
“Tôi tự nguyện sẽ một lòng chung thủy,"
Qua những lần buổn tủi giữa đảo điên.”
(dẫn từ thơ Bùi Giáng)
Ga 20: 19-31
Đảo điên hôm nay, không chỉ nói về lòng thủy chung, buồn tủi của ai đó. Nhưng, nói về sự thân tình đồ đệ như trình thuật thánh Gioan hơn một lần kể lể. Thánh Gioan, nay vẫn kể về quan hệ thân tình giữa thánh Tôma và Thày mình, rất thủy chung, thân tình.
Thân tình, thủy chung được đề cập theo cung cách đặc biệt khi thánh Gioan ghi chép về sự kiện Đức Giêsu “đến ở giữa” họ và nói: “Bình an cho các ngưoi!”
“Đến ở giữa” họ, là đến trong ta và đi vào thế giới của ta, cả thời này. “Đến ở giữa” ta, còn là tiến trình xảy đến chứ không là thành quả ta đạt được. Không cần biết tiến trình này kéo dài bao lâu, nhưng việc Ngài “đến ở giữa” ta là Ngài thực hiện điều Ngài quả quyết “hễ có hai ba người tụ họp vì Danh Ta, thì Ta sẽ đến ở giữa mọi người.”
Trình thuật hôm nay lại cũng ghi: đồ đệ Chúa mất tinh thần, nên cứ phải cửa đóng then cài, “vì sợ người Do thái”. Nên, Chúa “đến ở giữa” các ngài là ở cùng và ở với mối lo ngại về an toàn và “sợ người Do thái”. Xem thế thì, nỗi lo ngại và hãi sợ người Do thái nơi đồ đệ và chúng ta, vẫn là lý do và nơi chốn để Chúa “đến ở giữa”.
Thánh Gioan kể: những lần Chúa “đến ở giữa” ta là Ngài đến vào lúc con người cứ mãi lo ngại và hãi sợ. Đặc biệt hơn, dân con Chúa vẫn “sợ người Do thái”, suốt nhiều thời. Ta cũng thấy đồ đệ Chúa tụ họp để nguyện cầu tại một nơi rõ ràng đã “cửa đóng then cài” rất cẩn thận, vì “sợ người Do thái”. Làm như thế, giống như thể các ngài đang giữ lời Chúa khi được bảo: “Mỗi khi anh em nguyện cầu, hãy vào phòng riêng đóng cửa lại và nguyện cùng Cha anh em, trong thinh lặng..”
Ở đây, đồ đệ Chúa nguyện cầu thinh lặng trong phòng kín có “cửa đóng then cài”, nhưng vẫn “sợ người Do thái.” Chữ “sợ” này, thánh Gioan đã lập đi lập lại rất nhiều lần. Vào lần Chúa lên đền thánh cách lặng lẽ vì “Hêrôđê muốn giết Ngài”. Và, vào lúc không một ai dám nói gì về Ngài, cách công khai, vì “sợ nguời Do thái”. Và, cả vào lúc Chúa chữa cho người mù từ ngày bẩm sinh, cũng như lúc người của Chúa xin phép được chôn Chúa cách bí mật, “vì sợ nguời Do thái”. Cứ thế, nỗi “sợ” này xảy đến rất nhiều nơi.
Tuy nhiên, sau cảnh âu sầu xảy ra trên núi “Sọ”, có hai người xem ra không biết “sợ” và chẳng bao giờ “sợ người Do thái”; đó là: bà Maria Magđala và thánh Tôma. Tảng sáng ngày Chúa trỗi dậy từ cõi chết, các nữ phụ ùn ùn kéo nhau đến mộ phần canh chừng xác Chúa còn đó không, đã thấy mộ phần trống rỗng. Kịp lúc ấy, các bà đã biết “sợ”, nên vội lảng tránh khỏi hiện trường. Duy có bà Maria Magđala là dám “ở lại một mình”, không hề sợ.
Cả vào khi trả lời câu hỏi của thần sứ cứ vấn nạn: “Bà đang tìm ai thế?” bà liền đáp: “Họ lấy xác của Thày tôi đem đi rồi!” Xem thế thì, với Maria Magđala, Đức Giêsu không chỉ là Đấng Tiên Tri cao cả hoặc Đức Mêsia Cứu Chúa mà thôi, nhưng Ngài là Thầy, là Chúa và là Con Thiên Chúa. Bà biết rõ: Ngài là Đấng Thánh Cao Cả nên bà không biết “sợ” điều gì hết. Và khi ấy, bà không chỉ gọi Ngài là Chúa mà thôi, nhưng còn coi Ngài là Thầy và là Chúa của bà nữa. Với bà, Ngài đã tỏ lộ chính mình Ngài giữa cơn “hãi sợ” của nhiều nguời.
Trình thuật thánh Gioan còn nói: thánh Tôma là đồ đệ đầu tiên dám thưa chuyện trực tiếp với Đức Giêsu như Chúa của mình. Làm như thế, thánh Tôma chứng tỏ mình là đồ đệ không biết “sợ” và cũng chẳng “sợ người Do thái”, chút nào hết. Ít ra, thánh-nhân đã tỏ ra can đảm hơn đồ đệ khác. Và khi Chúa “đến ở giữa” các tông đồ, thánh Tôma lúc đó không có mặt. Có thể, thánh-nhân đi mua thức ăn cho bạn đồng môn/đồng hành vốn không dám xuất đầu lộ diện vì “sợ người Do thái”.
Lúc thánh Tôma về lại, đồng môn/đồng hành của thánh-nhân cho biết các thánh đã gặp Thày. Và khi ấy, thánh Tôma yêu cầu xem dấu đinh nơi mình Thày để còn tin. Thánh Tôma biết rõ: lúc ấy, đồng môn/đồng hành của mình vẫn còn lo sợ. Và, một khi con người đã sợ rồi, thì họ chỉ tin vào những gì họ kỳ vọng để được yên thân. Tuần lễ sau đó, Chúa lại đến với đồ đệ đồng hành, có thánh Tôma ở đó. Và thánh-nhân muốn sờ chạm vào Thày Chí Thánh đã “trỗi dậy”. Thánh-nhân đã toại nguyện.
Và ngay lúc đó, Đức Giêsu đã nâng-nhấc tinh-thần của thánh Tôma, con người không biết sợ như đồng hành của mình. Cùng với Ngài, hai Thày trò lại đã nâng-nhấc chính mình lên với Cha. Đó là lúc thánh Tôma có động thái tin tưởng rất đích thực, nên quả quyết: “Lạy Chúa là Chúa tôi!” Quả quyết này, chứng tỏ là thánh-nhân đã thực sự tin tưởng vào Chúa và là Thày mình. Như thế có nghĩa: thánh-nhân đã có được niềm tin-yêu của con người quả cảm dám tuyên xưng Thày là Chúa và là Thiên Chúa của người Do thái. Và khi ấy, thánh-nhân đã tiếp cận Thày mình, bằng niềm tin.
Ở đây, hẳn ai cũng thấy một sự thể cũng hơi lạ. Lạ, ở chỗ: sao ta cứ gọi đó là nỗi sợ sệt? Sợ, là sợ ai? Sợ gì? Phải chăng giới cầm quyền Do thái lúc ấy cũng hãi sợ? Họ sợ hãi, thoạt khi khám phá ra Đức Giêsu và đồ đệ Ngài? Là quan, như đấng bậc Philatô mà cũng “sợ”. Ông sợ điều gì? Phải chăng họ đã bắt đầu sợ Đức Giêsu khi Ngài thực sự đã chết?
Nhưng sao họ lại cứ “sợ” một người Do thái bình thường nay chết rồi? Và, đồ đệ Chúa cũng vì “sợ người Do thái” nên mới tụ tập trong phòng có “cửa đóng then cài”, rất cẩn thận! Có lẽ, đồ đệ nào đó đã phá vỡ bầu khí yên lặng trong phòng, nên mới lên tiếng: “Tôi e Thày mình chết thật rồi!” Lại có vị cũng sẽ bảo: không phải thế! Có vị khác, lại cứ nói thẳng ý nghĩ mình từng giấu kín rồi mới bảo: “Chắc tôi phải về thôi, nhưng biết ăn làm sao nói làm sao với người Galilê, bây giờ? Tôi e rằng mình cũng phải cho mấy người ấy biết là tôi đã bỏ chạy! Và nếu tôi báo cho họ biết Thày mình đã trỗi dậy từ cõi chết, tôi sợ những người như họ sẽ bảo tôi khùng, thế mới khó!”
Chắc hẳn có vị tông đồ nào đó vẫn còn “sợ” nên mới bảo: “Họ đã giết được Thày mình, thì sá gì lại không ra tay với anh em mình chứ? Chắc rồi, họ cũng rớ tới anh em mình thôi!” Có điều lạ, là: Chả ai chú ý đến cuộc sống của đồ đệ Chúa, ngoại trừ Đức Giêsu thôi. Nên, có thể cũng có vị nào đó vẫn nghĩ bụng: “Giá tôi không có mặt ở hiện trường này, hôm nay, cũng đâu đến nỗi phải sợ thế này!”
Một điều khác lạ nữa, là: Đức Giêsu đã trỗi dậy từ nỗi sợ sệt của ta nữa! Giả như, Ngài đến với ta, hôm nay, trong hoàn cảnh này, chắc hẳn cũng có người vẫn “sợ” đấy chứ? Sợ gì và sợ ai? Có ai là người Do thái ở đây mà ta phải sợ, chứ?
Nói cho cùng, mỗi người và mọi người đều có nỗi lo ngại và hãi sợ nào đó. Sợ, cái chết đang từ từ trờ đến, với mình? Cũng có thể là: khi nghe tin bạn bè/nguời thân vừa qua đời, cũng chẳng ai sợ sệt nỗi gì, vì đâu nào liên can đến mình. Nhưng, nếu biết rằng: rồi cũng sẽ đến lượt mình phải chết như người ấy, hẳn mình cũng có nỗi “sợ” nào đó, đâu biết được! Bởi thế nên, nỗi sợ và cái chết thường sánh đôi rất nhịp nhàng. Chả thế mà, mọi người ở đời thường lại cứ la hoảng lên mà nói: “Sợ chết mồ!” Vậy thì, “sợ” là điểm đến nhằm kết thúc sự sống của ta, hôm nay hoặc mai ngày.
Nếu có một ngày nào đó, ta trỗi dậy từ cái chết của chính ta, thì điều trước tiên ta cần làm, là: làm sao trỗi dậy khỏi nỗi “sợ”. Người trỗi dậy, phải chứng tỏ được điều ấy cho riêng mình. Đức Giêsu đã trỗi dậy từ cái chết của Ngài. Và, trên nguyên tắc, Ngài cũng trỗi dậy khỏi cái chết của chúng ta nữa. Nay, có thể là: Ngài vẫn thực sự trỗi dậy từ bên trong nỗi sợ của ta, để giúp ta loại bỏ nỗi “sợ” ra khỏi chính mình. Vì thế nên, cảnh Phục Sinh ở trình thuật hôm nay cho thấy Đức Chúa đã trỗi dậy. Trỗi dậy rồi, Ngài đã và vẫn “đến ở giữa” mọi người, thế nhưng mọi người chẳng ai đả động gì đến chuyện ấy, tức: chẳng ai quan tâm đến sự thể là Chúa đã và đang “đến ở giữa” ta và mọi người, rất nhất mực.
Thiên Chúa còn làm hơn thế nữa. Ngài vẫn sống, không biết sợ. Với thế giới có sự sống đã trỗi dậy, thì không còn nỗi “sợ người Do thái” nữa; và cũng chẳng còn tình huống để ta sợ bất cứ ai. Bởi, tất cả đều đã tập trung nơi Ngài. Tất cả đã đặt tin tưởng nơi Ngài rồi, ta còn sợ chi.
Kể từ hôm nay, ta lại đã nhận ra rằng: chẳng nỗi “sợ” nào là tuyệt đối hết. Sợ, là do con người tưởng như thế, mà thôi. Bởi còn sợ, nên các thánh tông đồ mới vào phòng họp/nguyện cầu ở trên lầu vẫn “cửa đóng then cài” rất cẩn thận. Nhưng thực tế, đã có Chúa “đến ở giữa” ta và mọi người rồi, sao ta lại cứ sợ? Sợ Chúa ư? Chắc chắn mọi sự sẽ không phải thế, và không như thế, bao giờ.
Để loại bỏ tâm tình hãi sợ, ta sẽ hiên ngang ngâm tiếp ý/lời của nhà thơ không biết sợ, mà rằng:
“Tôi tự nguyện sẽ một lòng chung thủy,
Qua những lần buồn tủi giữa đảo điên.
Thân xương máu đã đành là ủy mị,
Thì xin em cùng lên thác xuống ghềnh…”
(Bùi Giáng – Phụng Hiến)
Đã đành, người nhà Đạo cũng “lên thác xuống ghềnh”, “ủy mị” như nhà thơ, nhưng không sợ. Sợ sao được, vì có Chúa “tự nguyện sẽ một lòng thủy chung” khi Ngài trỗi dậy rồi nay “đến ở giữa” mỗi người và mọi người. Khắp mọi nơi.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh –
Mai Tá lược dịch
“Trong đôi mắt anh, em là tất cả,”
“Là nguồn vui là, hạnh phúc anh dấu yêu.”
(Đức Huy - Như Đã Dấu Yêu)
( Ga 13: 35)
“Em là tất cả”, là “nguồn vui” và là “hạnh phúc anh dấu yêu”, ư? Lời ở trên, phải chăng là lời trần tình của vị truởng thượng trong Hội thánh vừa gửi đến toàn thể dân con nhà Đạo, như một nhắn nhủ rất chân tình?
Nhắn nhủ này, nay còn gộp cả giòng chảy có ý/lời cũng rất nhẹ, ở bên dưới:
“Anh sẽ cố quên khung trời hoa mộng
Ngày hè bên em tình mình đến rất nhanh
Em sẽ cố quên lần đầu mình đến bên nhau
Nồng nàn như đã dấu yêu từ thưở nào.”
(Đức Huy – bđd)
Vâng. Đúng thế. Đến với thánh hội để gửi gắm/nhắn nhủ những lời vàng của bậc chủ chăn, vẫn là động thái cũng rất tình, như bao giờ. Lời vàng từ bậc trưởng thượng có trách nhiệm chăn dắt hơn một tỷ người, vẫn hàm ngụ thêm một tình tiết rất da diết, như:
“Anh đến với em với tất cả tâm hồn
Em đến với anh với tất cả trái tim
Ta đến với nhau muộn màng cho đớn đau
Một lần cho mãi nhớ thương dài lâu.”
(Đức Huy – bđd)
Hôm nay đây, ở trời Tây bên đó, lại cũng có tình huống diễn tả tâm tình “đến với nhau muộn màng”, nhưng không “đớn đau”. Đến với nhau, một lần “cho mãi nhớ thương dài lâu.”
Hôm nay đây, sự kiện đăng quang Giáo Hoàng của Đức Phanxicô đệ Nhất hôm 19/3/2013 cũng đã có âm vang rộn ràng khắp chốn, được báo đài/truyền thông chuyển tải nhiều chi tiết, rất độc đáo:
“Đức Giáo Hoàng Phanxicô đệ Nhất đã chúc mừng và khen ngợi 6,000 phóng viên được ủy nhiệm đến Rôma để tường thuật về cơ-mật-viện và cuộc bầu cử Giáo Hoàng. Ngài đã giải trừ họ bằng nụ cười mỉm nhẹ nhàng, dễ thương và chuyển đến các vị này một thông điệp sâu sắc, trực tiếp đi thẳng đến họ nhưng êm đềm. Đức Giáo Hoàng nói với họ, rằng:
“Vai trò của truyền thông đại chúng trong những năm gần đây đã phát triển rộng rãi đến độ nó trở thành phương tiện thiết yếu ngõ hầu cho thế giới biết về các sự kiện đã diễn biến trong lịch sử hiện giờ. Chính vì thế, mà tôi đây hôm nay, muốn gửi đến quý vị lời cảm tạ đặc biệt về sự việc quý vị đã tường trình theo qui cách chuyên nghiệp trong những ngày này. Quý vị đã thực sự việc rất đắc lực, phải thế không? Bởi, khi mọi con mắt của thế giới, chứ không chỉ mỗi người Công giáo, đều dồn về Thành Đô Vĩnh Cửu này và đặc biệt ở nơi này, ngay trung tâm đây, có mộ phần của thánh cả Phêrô ở bên dưới. Trong mấy tuần vừa qua, quý vị đã cung cấp thông tin về Đức Thánh Cha và Hội thánh, về các nghi lễ và truyền thống, về niềm tin yêu và trên hết mọi sự, về vai trò của Giáo Hoàng và các cộng sự viên.
Tôi đặc biệt biết ơn những vị đã chứng kiến và trình bày các sự kiện lịch sử Hội thánh theo cung cách nhạy bén, trực chỉ bối cảnh trong đó mọi người cần nhận rõ thế nào là niềm tin. Các sự kiện lịch sử hầu như lúc nào cũng đòi một sự diễn giải mang sắc thái mà nhiều lúc cũng chú trọng đến chiều kích của niềm tin. Các sự kiện trong Đạo chắc chắn không đến nỗi phức tạp hơn các biến cố chính trị và kinh tế. Nhưng nó cũng có sắc thái đặc biệt cần ta nhấn mạnh là đang theo kiểu không sẵn sàng đáp ứng với các phạm trù trần thế mà ta quen sử dụng. Thế nên, thật không dễ để ta diễn giải và thông chuyển các điều đó cho quảng đại quần chúng, vẫn đa dạng. Hội thánh, là thể chế mang tính con người lịch sử vốn bao hàm tất cả những chuyện như thế. Chí ít, là bản chất Hội thánh không nhất thiết mang tính cách chính trị, nhưng linh đạo…”
Chừng như, khi đã thông truyền với giới truyền thông rồi, đấng bậc trưởng thượng lại đã có hứng để nói đôi điều cho báo/đài biết thêm:
“Một số bà con lại muốn biết tại sao đấng chủ quản Giáo phận Rôma thích được mọi người gọi mình bằng tên Phanxicô Đệ Nhất. Có người nghĩ: đó có thể là thánh Phanxicô Xaviê, hoặc Phanxicô đệ Lasan. Cũng có người liên tưởng đến thánh Phanxicô thành Assisi. Thôi thì, để tôi kể cho nghe chuyện xảy ra mới đây thôi.
Trong quá trình bầu bán, tôi ngồi cạnh Đức Tổng Giám Mục chủ quản Giáo phận Sao Paolô và vị Tổng quản thánh bộ Giáo sĩ là Hồng Y Claudio Hummes, ofm cả hai đều là bạn thân thiết của tôi.
Khi chuyện bầu bán đã đến hồi căng thẳng, vị này đã khích lệ tôi ghê lắm. Và, khi số phiếu đã đạt kết quả 2/3 rồi, mọi người bắt đầu vỗ tay vì đã có Giáo hoàng mới. Và, hồng y này đã tới quàng vai ôm hôn tôi rồi nói: “Này! đừng quên người nghèo đấy nhé!” Và, cụm từ “người nghèo”, “người nghèo” cứ thế lẩn quẩn bên tai tôi. Thế rồi, ngay lúc đó, tôi đã nghĩ đến thánh Phanxicô thành Assisi. Bởi, thánh-nhân là người của giới nghèo. Và cứ thế, trong lúc diễn tiến cuộc bầu cử cho đến phút chót, tôi vẫn nghĩ đến các cuộc chiến xảy ra ở nhiều nơi. Mà, thánh Phanxicô đích thực là người của hoà bình. Đó là sự thể về tên gọi Phanxicô thành Assisi đã đến với tâm trí tôi là như thế. Với tôi, ngài là người của giới nghèo, của hoà bình, tức một người luôn yêu thương bảo bọc mọi thụ tạo. Quý vị chắc thừa biết rằng ngày hôm nay, ta không có được quan hệ tốt đẹp với mọi thụ tạo, phải thế không? Và, thánh Phanxicô là người đem đến cho ta tinh thần hoà bình. Ôi vị thánh nghèo!…
Xem như thế, đủ biết là tôi rất muốn Hội thánh mình trở nên nghèo và sống cho người nghèo. Và sau đó, có người đến nói đôi câu diễu cợt bảo rằng: Không được. Ngài phải chọn tên Clêmentê mới được. Tại sao ư? Gọi ngài là Clêmentê thứ 15 như thế ngài sẽ trả được món nợ cho Đức Clêmentê thứ 14 là vị Giáo hoàng từng o ép Dòng Tên của ngài… Tóm lại, đó đều là chuyện diễu cợt cho vui thôi. Thật tình, tôi rất thương mến quý vị và cảm ơn quý vị về các công việc quý vị từng làm. Tôi cầu nguyện cho công việc của quý vị được lành mạnh và tạo nhiều hoa trái và rồi quý vị cũng sẽ hiểu tốt Phúc Âm của Chúa và biết rõ sự thực về cuộc sống của Hội thánh một cách dồi dào, phong phú.” (xem Sheila Liaugminas, MercatorNet 19/3/2013)
Nói chuyện với truyền thông đại chúng là nói như thế. Dù có nói theo tư thế của đấng bậc trưởng thượng cả một thánh hội. Cũng thế, giới truyền thông đại chúng cũng từ một tư thế của dân gian quần chúng cũng thường tường trình mọi biến cố/sự kiện xảy ra ở đời hoặc trong Đạo. Và, một tay viết rất chuyên về tiểu sử các vị giáo hoàng là phóng viên George Weigel lại cũng nói và viết một cách chuyên nghiệp như chuyện bình thường, rất như sau:
“Đã có lần, Hồng y Bergoglio (tức đương kim Giáo hoàng Phanxicô Đệ Nhất) từng hạ bút viết lên những điều mà Đức Gioan Phaolô đệ Nhị và Đức Bênêđíchtô thứ 16 gọi là “Rao truyền Phúc Âm theo cung cách rất mới”, bằng giòng chảy suy tư nho nhỏ, như sau:
Hội thánh ở thế kỷ 21 không thể tin tưởng vào thứ văn hoá “lang bạt kỳ hồ” của quần chúng hoặc cứ dựa vào với ký ức của một nền văn hoá thuyền thống ở Đạo Chúa, ngõ hầu rao truyền Phúc Âm theo đường lối khả dĩ chuyển đổi được cuộc sống cá nhân, sửa đổi các văn hoá và xã hội. Điều ta cần là: phải có cái gì đó sâu sắc hơn, phong phú hơn…”
Đó là thông điệp mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đệ Nhất sẽ đem đến với thế giới. Đó là Đạo Chúa tập trung vào Phúc Âm, tức thứ Đạo vẫn thách thức những người luôn cay cú vào thời hiện tại, cả những vị hiện đã chán chường những chuyện siêu hình học và những người đang thấy khô khan về linh đạo, để rồi lại sẽ khám phá ra mạo hiểm to lớn của con người khi họ sống nội tâm với những gì được đề cập trong trình thuật Kinh thánh, suốt nhiều thế kỷ…
Tắt một lời, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đệ Nhất đã chính thức đăng quang vào ngày thứ Ba 19/3/2013 vừa rồi. Ngày đó, có thể là một ngày như mọi ngày đối với nhiều người. Tuy nhiên, gọi đó là ngày gì thì gọi, tự nó vẫn là một ngày rất mới đối với nhiều người, trên thế giới.” (xem Sheila Liaugminas, bđd)
Thế đó là những điều được giới truyền thông ở nhà Đạo nói về Đạo và về đấng bậc trưởng thượng trong thánh Hội, tức Hội thánh rất Công giáo. Nói cho cùng, nói như nhà Đạo lại cũng quanh quẩn những điều như thế. Thế nhưng, là nghệ sĩ, có lẽ bạn và tôi, ta lại sẽ không nói nhiều và nói dài dài nhưng sẽ hát vnhững câu của người nghệ sĩ có ý/lời như sau:
“Trong đôi mắt anh em là tất cả.
Là niềm vui là mộng ước trong thoáng giây.
Em sẽ cố quên rằng mình đã đến trong nhau.
Nồng nàn như đã dấu yêu từ thưở nào.”
(Đức huy – bđd)
Là nhà Đạo, có thể bạn hoặc tôi, ta sẽ không nói và hát như người nghệ sĩ, nhưng lại vẫn cứ kể về lời của Chúa được đấng thánh hiền ghi chép cũng như sau:
“Chính nơi điều này
mà mọi người sẽ biết các ngươi là môn đồ Ta:
ấy là: anh em hãy có lòng yêu thương nhau.”
(Ga 13: 35)
Thật ra thì, chưa chắc ý/lời của người nghệ sĩ cũng na ná giống Lời vàng của Đức Chúa khi Ngài nói về Tình Yêu quan hệ giữa Chúa Cha và Chúa Con. Quan hệ ấy, vẫn là quan hệ của tình thân thương đùm bọc nhau, dù mình có ở địa vị nào.
“Truyện rằng:
Thời võ sĩ Đạo tại Nhật, có kiếm khách nổi tiếng với đường kiếm tuyệt luân của mình. Ngoài ra, Ông còn có tài đánh cờ thuộc hàng thượng thặng. Sau một quãng đời tung hoành ngang dọc trong chốn giang hồ, vị kiếm khách này đã ngộ ra lý Thiền nên đã “rửa tay gác kiếm”, khoác áo tu hành. Qua nhiều năm dài tu hành tinh tấn, Ông đã trở thành một Thiền Sư được nhiều người biết đến về đạo hạnh.
Trong suốt thời gian đó, Ông cũng đã đem hết tâm huyết ra để nâng khả năng về Kiếm và Cờ của Ông lên hàng Kiếm Đạo và Kỳ Đạo. Vì vậy, tên tuổi của Ông ngày càng thêm lừng lẫy.Nhiều người đã đến xin học đạo với Ông và do đó Ông đã có nhiều môn đệ. Một ngày kia, có một chàng thanh niên đến ra mắt Ông để xin theo học Đạo. Vị Thiền Sư đã nhìn kỹ chàng thanh niên và nói :
- Ta chỉ nhận làm đệ tử những ai có đạo hạnh cao hoặc có khả năng khá về Kiếm hoặc Cờ. Ngươi tự xét thấy có khả năng nào trong các thứ ấy để có thể được ta thu nhận đây? Sau một thoáng suy nghĩ, chàng thanh niên vội đáp :
- Con có khả năng chơi Cờ; mặc dù không phải là hạng cao thủ nhưng con cũng đã từng hạ nhiều tay chơi Cờ giỏi có hạng. Liền đấy vị Thiền Sư lại hỏi :
- Vậy, bây giờ ngươi có muốn thi đấu về Cờ không?
- Dạ, thưa ! Con muốn thử. – Chàng thanh niên đáp.
Nghe vậy, vị Thiền sư vội đi vào phía sau Thiền viện và trong khoảnh khắc lại trở ra với một thiền sinh. Đó là một nhà sư đã có tuổi vẻ mặt hiền lành, phúc hậu và là một trong những thiền sinh rất giỏi về Cờ trong Thiền viện. Sau khi giới thiệu thiền sinh này với chàng thanh niên để thi đấu với nhau, ông đã nghiêm nghị nói:
- Trước khi bắt đầu cuộc đấu, Ta cần phải nói rõ: đây sẽ là một ván cờ “sinh tử”, người thua cuộc sẽ phải chết dưới lưỡi kiếm của ta. Các ngươi có đồng ý nguyên tắc này không? Cả hai đều tỏ vẻ đồng ý và ngồi xuống chiếc bàn có đặt sẵn bàn cờ để bắt đầu thi đấu, trong khi vị Thiền sư đặt thanh kiếm trên chiếc bàn nhỏ trước mặt rồi ngồi xuống chiếc ghế cạnh bên để giám sát cuộc đấu.
Thoạt tiên, khi bắt đầu cuộc đấu cả hai đều rất thận trọng khi đi cờ như để dò ý và tìm hiểu về khả năng cũng như lối chơi cờ của đối phương. Khoảng một lúc sau, với những bước vững chắc về thủ và linh động về công, vị thiền sinh đã đưa chàng thanh niên vào trạng thái bị động, phải lui về thế thủ. Chàng thanh niên đã tỏ ra bối rối trước sự tiến công dũng mãnh của đối phương. Chàng bỗng đâm ra lo ngại là không những sẽ bị thua cuộc và mất dịp được theo học Đạo mà còn bị mất mạng nữa. Do đó, chàng ta cố vận dụng trí óc để moi ra từ ký ức những thế cờ đã từng đánh và từng học được trước đây để mong chận bớt những nước cờ tấn công rất hiệu lực của đối phương.
Nhưng chàng ta chẳng nhớ ra được điều gì có thể xử dụng để thay đổi tình thế. Trong cơn lo lắng miên man, bất chợt chàng có ý nghĩ: hay là xử dụng những nước cờ “liều”, biết đâu sẽ chẳng có kết quả tốt. Nghĩ xong chàng liền áp dụng ngay. Đang ở trong thế thủ, bỗng bất thình lình chàng vùng lên tấn công quyết liệt. Những nước cờ “liều mạng” của chàng vừa đánh ra chẳng có một quy tắc căn bản nào cả, chỉ toàn là những nước cờ “thí” không ai dám sử dụng hay nghĩ đến trong khi chơi Cờ, nhất là trong một ván cờ sinh tử như thế này. Chỉ trong vài nước, thế cờ liều đột nhiên có kết quả. Nước cờ đang ở vào thế thủ bỗng chuyển sang thành thế công, bắt buộc đối thủ phải lui về chống đỡ.
Người thiền sinh cao cờ giờ đây bị đưa vào thế bị động vì những bước đi cờ lạ lùng, kỳ dị không thể tiên đoán được của chàng thanh niên liều mạng này. Chàng thanh niên đang ở vào thế “thượng phong”, chàng tấn công tới tấp để mong chiến thắng. Trong lúc hăng say để đạt chiến thắng đó, từ trong nội tâm của chàng bỗng nổi lên ý nghĩ: “Hôm nay, đến nơi này để xin học Đạo, phải đánh ván Cờ “sinh tử” để được nhập môn, rồi trong lúc nguy khốn vì bị tấn công dồn dập đã phải dùng thế cờ “liều mạng” để chuyển bại thành thắng, đưa đối phương vào thế thúc thủ. Trong chốc lát đây ván cờ sẽ kết thúc, người thiền sinh phúc hậu kia sẽ phải chết dưới lưỡi kiếm của Thầy. Người Thiền sinh đã mất gần suốt cuộc đời để học Đạo, tu hành tinh tấn, có được đạo hạnh cao; nay lại phải trở thành “cây thước” để đo tài người đến xin học Đạo, để rồi phải bỏ mạng vì kết quả của ván cờ. Thật là oan uổng… Trong khi những ý niệm đó hiện ra và đưa chàng thanh niên vào suy tư thì nước cờ của chàng đang đi bỗng nhiên có vẻ chậm lại và mất phần kiến hiệu.
Vì vậy, chỉ trong năm, ba nước cờ nguời thiền sinh đã tiến dần đến thế quân bình, rồi trong khoảnh khắc đã nắm lại được thế chủ động. Bây giờ đến lượt chàng thanh niên mất thế “thượng phong”.
Chỉ thêm vài nước, người thiền sinh đã đưa chàng thanh niên vào thế gần như không có lối thoát. Nhưng bất chợt, đột nhiên thế cờ của người thiền sinh bỗng như chậm lại và có vẻ hòa hoãn, ngập ngừng trong khi thế cờ của chàng thanh niên lại có phần chần chừ, bất định. Do đó, ván cờ đang ở vào giai đoạn sắp kết thúc bỗng nhiên như dừng hẳn lại. Nhưng cuối cùng, dù muốn dù không, ván Cờ cũng phải đi đến chỗ kết thúc. Vì vậy, người thiền sinh nhân hậu kia bắt buộc phải ra tay hạ thủ để kết thúc ván Cờ. Thế thắng, bại đã hiện ra trước mắt.
Đột nhiên, vị Thiền Sư bỗng vụt đứng phắt dậy, hét lên một tiếng thật to và rút kiếm ra khỏi vỏ.Mũi kiếm được chĩa ngay vào đỉnh đầu của chàng thanh niên. Nghe tiếng hét của Sư phụ, người thiền sinh vội cúi đầu, chấp tay niệm Phật. Với một đường kiếm tuyệt luân và thần tốc không thể ngờ được, thoáng một cái lưỡi kiếm của vị Thiền sư đã cạo nhẵn mái tóc trên đỉnh đầu của chàng thanh niên. Giờ đây, trông chàng thanh niên chẳng khác nào một người vừa được “thí phát” để “quy y”. Và vị Thiền sư đã cất tiếng nói với chàng thanh niên:
- Hôm nay, ta chính thức nhận con làm môn đệ.
Ván Cờ đã kết thúc trước khi nước cờ cuối cùng được đánh ra để quyết định việc thắng bại mà chiến thắng đang nằm trong tay của vị Thiền sinh nhân hậu. Là một bậc Thầy về Kiếm và Cờ, vị Thiền sư trong khi ngồi giám sát cuộc thi đấu đã thấy và hiểu rõ khả năng và lối chơi Cờ của đôi bên. Ngoài ra, là một Thiền sư đắc đạo, Ông đã đọc được từng tâm niệm khởi nghĩ của hai kẻ ngồi trước mặt, nên hiểu được tánh ý, đức hạnh của người môn đệ của mình và thấy rõ tâm hạnh của người thanh niên xa lạ kia; sau cùng Ông đã đi đến quyết định. Dưới mắt vị Thiền sư: ván cờ đang sắp sửa được kết thúc mà phần thắng lợi đang nghiêng về phía người thiền sinh, môn đệ của Ông, nhưng chàng thanh niên lại là kẻ chiến thắng.
Chàng trở thành kẻ chiến thắng vì đã đánh bại được cái ước vọng nhiều tham muốn và lòng háo thắng của chính mình, dẹp bỏ được cái “ngã” riêng tư để nghĩ đến người mà không màng đến sự an nguy của chính bản thân. Chàng đã tự chiến thắng mình bằng lòng nhân ái. Chàng thực sự là một kẻ chiến thắng trong một chiến công vô cùng oanh liệt và quả cảm đúng như lời dạy của Đức Phật: “Chiến thắng oanh liệt và dũng cảm nhất mà không gây đổ máu và thù hận là tự chiến thắng bản thân mình”.
Chàng thanh niên vô cùng xứng đáng được thu nhận để bái sư học Đạo và có cơ duyên để trở thành huynh đệ với thiền sinh nhân hậu họ Triều kia. “(Tâm Ảnh kể)
Truyện kể thường như thế. Bao giờ cũng “có hậu” và gửi đến người đọc một thông điệp. Thông điệp hôm nay được người nghe chứ không phải người kể liên tưởng đến các đấng bậc dẫn dắt dân con nhà Đạo rất mô phạm, đạo mạo. Hy vọng, truyện kể đem đến cho người nghe ở đây đó thêm đôi điều vào quyết tâm sống Đạo, vì Đạo, mãi về sau.
Quyết tâm ấy, sẽ là tâm can quyết chí theo một con đường cho riêng mình. Lại cũng hy vọng: con Đường sẽ là Đạo, là Đường vẫn sáng chói ở khắp nơi.
Nghĩ thế rồi, nay bần đạo lại xin đề nghị người nghe và người kể truyện, ta ngâm nga hát theo ý/lời của nghệ sĩ từng diễn tả, rằng:
“Trong đôi mắt anh, em là tất cả,”
“Là nguồn vui là, hạnh phúc anh dấu yêu.
Nhưng anh ước gì,
Mình gặp nhau lúc em chưa ràng buộc
và anh chưa thuộc về ai.”
(Đức Huy - Như Đã Dấu Yêu)
Vâng. khi “chưa thuộc về ai”, thì anh có nói câu “Như đã dấu yêu”, thật cũng dễ. Và khi anh đã trở thành đấng bậc trưởng thượng ở đâu đó, có lẽ cũng khó. Khó, vì không chỉ mỗi dấu yêu một mình em thôi, mà là nhiều người, rất nhiều. Ở nhiều nơi, từ chân trời, góc biển đến thôn làng bé nhỏ của quê tôi, quê anh quê chị, rất tế nhị và đẹp đẽ.
Trần Ngọc Mười Hai
Cũng cứ xin nói lời
“Như đã dấu yêu”
với hết mọi người,
dù không là trưởng thượng.
.
Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ Hai Phục Sinh năm C 07.4.2013
“Tôi tự nguyện sẽ một lòng chung thủy,"
Qua những lần buổn tủi giữa đảo điên.”
(dẫn từ thơ Bùi Giáng)
Ga 20: 19-31
Đảo điên hôm nay, không chỉ nói về lòng thủy chung, buồn tủi của ai đó. Nhưng, nói về sự thân tình đồ đệ như trình thuật thánh Gioan hơn một lần kể lể. Thánh Gioan, nay vẫn kể về quan hệ thân tình giữa thánh Tôma và Thày mình, rất thủy chung, thân tình.
Thân tình, thủy chung được đề cập theo cung cách đặc biệt khi thánh Gioan ghi chép về sự kiện Đức Giêsu “đến ở giữa” họ và nói: “Bình an cho các ngưoi!”
“Đến ở giữa” họ, là đến trong ta và đi vào thế giới của ta, cả thời này. “Đến ở giữa” ta, còn là tiến trình xảy đến chứ không là thành quả ta đạt được. Không cần biết tiến trình này kéo dài bao lâu, nhưng việc Ngài “đến ở giữa” ta là Ngài thực hiện điều Ngài quả quyết “hễ có hai ba người tụ họp vì Danh Ta, thì Ta sẽ đến ở giữa mọi người.”
Trình thuật hôm nay lại cũng ghi: đồ đệ Chúa mất tinh thần, nên cứ phải cửa đóng then cài, “vì sợ người Do thái”. Nên, Chúa “đến ở giữa” các ngài là ở cùng và ở với mối lo ngại về an toàn và “sợ người Do thái”. Xem thế thì, nỗi lo ngại và hãi sợ người Do thái nơi đồ đệ và chúng ta, vẫn là lý do và nơi chốn để Chúa “đến ở giữa”.
Thánh Gioan kể: những lần Chúa “đến ở giữa” ta là Ngài đến vào lúc con người cứ mãi lo ngại và hãi sợ. Đặc biệt hơn, dân con Chúa vẫn “sợ người Do thái”, suốt nhiều thời. Ta cũng thấy đồ đệ Chúa tụ họp để nguyện cầu tại một nơi rõ ràng đã “cửa đóng then cài” rất cẩn thận, vì “sợ người Do thái”. Làm như thế, giống như thể các ngài đang giữ lời Chúa khi được bảo: “Mỗi khi anh em nguyện cầu, hãy vào phòng riêng đóng cửa lại và nguyện cùng Cha anh em, trong thinh lặng..”
Ở đây, đồ đệ Chúa nguyện cầu thinh lặng trong phòng kín có “cửa đóng then cài”, nhưng vẫn “sợ người Do thái.” Chữ “sợ” này, thánh Gioan đã lập đi lập lại rất nhiều lần. Vào lần Chúa lên đền thánh cách lặng lẽ vì “Hêrôđê muốn giết Ngài”. Và, vào lúc không một ai dám nói gì về Ngài, cách công khai, vì “sợ nguời Do thái”. Và, cả vào lúc Chúa chữa cho người mù từ ngày bẩm sinh, cũng như lúc người của Chúa xin phép được chôn Chúa cách bí mật, “vì sợ nguời Do thái”. Cứ thế, nỗi “sợ” này xảy đến rất nhiều nơi.
Tuy nhiên, sau cảnh âu sầu xảy ra trên núi “Sọ”, có hai người xem ra không biết “sợ” và chẳng bao giờ “sợ người Do thái”; đó là: bà Maria Magđala và thánh Tôma. Tảng sáng ngày Chúa trỗi dậy từ cõi chết, các nữ phụ ùn ùn kéo nhau đến mộ phần canh chừng xác Chúa còn đó không, đã thấy mộ phần trống rỗng. Kịp lúc ấy, các bà đã biết “sợ”, nên vội lảng tránh khỏi hiện trường. Duy có bà Maria Magđala là dám “ở lại một mình”, không hề sợ.
Cả vào khi trả lời câu hỏi của thần sứ cứ vấn nạn: “Bà đang tìm ai thế?” bà liền đáp: “Họ lấy xác của Thày tôi đem đi rồi!” Xem thế thì, với Maria Magđala, Đức Giêsu không chỉ là Đấng Tiên Tri cao cả hoặc Đức Mêsia Cứu Chúa mà thôi, nhưng Ngài là Thầy, là Chúa và là Con Thiên Chúa. Bà biết rõ: Ngài là Đấng Thánh Cao Cả nên bà không biết “sợ” điều gì hết. Và khi ấy, bà không chỉ gọi Ngài là Chúa mà thôi, nhưng còn coi Ngài là Thầy và là Chúa của bà nữa. Với bà, Ngài đã tỏ lộ chính mình Ngài giữa cơn “hãi sợ” của nhiều nguời.
Trình thuật thánh Gioan còn nói: thánh Tôma là đồ đệ đầu tiên dám thưa chuyện trực tiếp với Đức Giêsu như Chúa của mình. Làm như thế, thánh Tôma chứng tỏ mình là đồ đệ không biết “sợ” và cũng chẳng “sợ người Do thái”, chút nào hết. Ít ra, thánh-nhân đã tỏ ra can đảm hơn đồ đệ khác. Và khi Chúa “đến ở giữa” các tông đồ, thánh Tôma lúc đó không có mặt. Có thể, thánh-nhân đi mua thức ăn cho bạn đồng môn/đồng hành vốn không dám xuất đầu lộ diện vì “sợ người Do thái”.
Lúc thánh Tôma về lại, đồng môn/đồng hành của thánh-nhân cho biết các thánh đã gặp Thày. Và khi ấy, thánh Tôma yêu cầu xem dấu đinh nơi mình Thày để còn tin. Thánh Tôma biết rõ: lúc ấy, đồng môn/đồng hành của mình vẫn còn lo sợ. Và, một khi con người đã sợ rồi, thì họ chỉ tin vào những gì họ kỳ vọng để được yên thân. Tuần lễ sau đó, Chúa lại đến với đồ đệ đồng hành, có thánh Tôma ở đó. Và thánh-nhân muốn sờ chạm vào Thày Chí Thánh đã “trỗi dậy”. Thánh-nhân đã toại nguyện.
Và ngay lúc đó, Đức Giêsu đã nâng-nhấc tinh-thần của thánh Tôma, con người không biết sợ như đồng hành của mình. Cùng với Ngài, hai Thày trò lại đã nâng-nhấc chính mình lên với Cha. Đó là lúc thánh Tôma có động thái tin tưởng rất đích thực, nên quả quyết: “Lạy Chúa là Chúa tôi!” Quả quyết này, chứng tỏ là thánh-nhân đã thực sự tin tưởng vào Chúa và là Thày mình. Như thế có nghĩa: thánh-nhân đã có được niềm tin-yêu của con người quả cảm dám tuyên xưng Thày là Chúa và là Thiên Chúa của người Do thái. Và khi ấy, thánh-nhân đã tiếp cận Thày mình, bằng niềm tin.
Ở đây, hẳn ai cũng thấy một sự thể cũng hơi lạ. Lạ, ở chỗ: sao ta cứ gọi đó là nỗi sợ sệt? Sợ, là sợ ai? Sợ gì? Phải chăng giới cầm quyền Do thái lúc ấy cũng hãi sợ? Họ sợ hãi, thoạt khi khám phá ra Đức Giêsu và đồ đệ Ngài? Là quan, như đấng bậc Philatô mà cũng “sợ”. Ông sợ điều gì? Phải chăng họ đã bắt đầu sợ Đức Giêsu khi Ngài thực sự đã chết?
Nhưng sao họ lại cứ “sợ” một người Do thái bình thường nay chết rồi? Và, đồ đệ Chúa cũng vì “sợ người Do thái” nên mới tụ tập trong phòng có “cửa đóng then cài”, rất cẩn thận! Có lẽ, đồ đệ nào đó đã phá vỡ bầu khí yên lặng trong phòng, nên mới lên tiếng: “Tôi e Thày mình chết thật rồi!” Lại có vị cũng sẽ bảo: không phải thế! Có vị khác, lại cứ nói thẳng ý nghĩ mình từng giấu kín rồi mới bảo: “Chắc tôi phải về thôi, nhưng biết ăn làm sao nói làm sao với người Galilê, bây giờ? Tôi e rằng mình cũng phải cho mấy người ấy biết là tôi đã bỏ chạy! Và nếu tôi báo cho họ biết Thày mình đã trỗi dậy từ cõi chết, tôi sợ những người như họ sẽ bảo tôi khùng, thế mới khó!”
Chắc hẳn có vị tông đồ nào đó vẫn còn “sợ” nên mới bảo: “Họ đã giết được Thày mình, thì sá gì lại không ra tay với anh em mình chứ? Chắc rồi, họ cũng rớ tới anh em mình thôi!” Có điều lạ, là: Chả ai chú ý đến cuộc sống của đồ đệ Chúa, ngoại trừ Đức Giêsu thôi. Nên, có thể cũng có vị nào đó vẫn nghĩ bụng: “Giá tôi không có mặt ở hiện trường này, hôm nay, cũng đâu đến nỗi phải sợ thế này!”
Một điều khác lạ nữa, là: Đức Giêsu đã trỗi dậy từ nỗi sợ sệt của ta nữa! Giả như, Ngài đến với ta, hôm nay, trong hoàn cảnh này, chắc hẳn cũng có người vẫn “sợ” đấy chứ? Sợ gì và sợ ai? Có ai là người Do thái ở đây mà ta phải sợ, chứ?
Nói cho cùng, mỗi người và mọi người đều có nỗi lo ngại và hãi sợ nào đó. Sợ, cái chết đang từ từ trờ đến, với mình? Cũng có thể là: khi nghe tin bạn bè/nguời thân vừa qua đời, cũng chẳng ai sợ sệt nỗi gì, vì đâu nào liên can đến mình. Nhưng, nếu biết rằng: rồi cũng sẽ đến lượt mình phải chết như người ấy, hẳn mình cũng có nỗi “sợ” nào đó, đâu biết được! Bởi thế nên, nỗi sợ và cái chết thường sánh đôi rất nhịp nhàng. Chả thế mà, mọi người ở đời thường lại cứ la hoảng lên mà nói: “Sợ chết mồ!” Vậy thì, “sợ” là điểm đến nhằm kết thúc sự sống của ta, hôm nay hoặc mai ngày.
Nếu có một ngày nào đó, ta trỗi dậy từ cái chết của chính ta, thì điều trước tiên ta cần làm, là: làm sao trỗi dậy khỏi nỗi “sợ”. Người trỗi dậy, phải chứng tỏ được điều ấy cho riêng mình. Đức Giêsu đã trỗi dậy từ cái chết của Ngài. Và, trên nguyên tắc, Ngài cũng trỗi dậy khỏi cái chết của chúng ta nữa. Nay, có thể là: Ngài vẫn thực sự trỗi dậy từ bên trong nỗi sợ của ta, để giúp ta loại bỏ nỗi “sợ” ra khỏi chính mình. Vì thế nên, cảnh Phục Sinh ở trình thuật hôm nay cho thấy Đức Chúa đã trỗi dậy. Trỗi dậy rồi, Ngài đã và vẫn “đến ở giữa” mọi người, thế nhưng mọi người chẳng ai đả động gì đến chuyện ấy, tức: chẳng ai quan tâm đến sự thể là Chúa đã và đang “đến ở giữa” ta và mọi người, rất nhất mực.
Thiên Chúa còn làm hơn thế nữa. Ngài vẫn sống, không biết sợ. Với thế giới có sự sống đã trỗi dậy, thì không còn nỗi “sợ người Do thái” nữa; và cũng chẳng còn tình huống để ta sợ bất cứ ai. Bởi, tất cả đều đã tập trung nơi Ngài. Tất cả đã đặt tin tưởng nơi Ngài rồi, ta còn sợ chi.
Kể từ hôm nay, ta lại đã nhận ra rằng: chẳng nỗi “sợ” nào là tuyệt đối hết. Sợ, là do con người tưởng như thế, mà thôi. Bởi còn sợ, nên các thánh tông đồ mới vào phòng họp/nguyện cầu ở trên lầu vẫn “cửa đóng then cài” rất cẩn thận. Nhưng thực tế, đã có Chúa “đến ở giữa” ta và mọi người rồi, sao ta lại cứ sợ? Sợ Chúa ư? Chắc chắn mọi sự sẽ không phải thế, và không như thế, bao giờ.
Để loại bỏ tâm tình hãi sợ, ta sẽ hiên ngang ngâm tiếp ý/lời của nhà thơ không biết sợ, mà rằng:
“Tôi tự nguyện sẽ một lòng chung thủy,
Qua những lần buồn tủi giữa đảo điên.
Thân xương máu đã đành là ủy mị,
Thì xin em cùng lên thác xuống ghềnh…”
(Bùi Giáng – Phụng Hiến)
Đã đành, người nhà Đạo cũng “lên thác xuống ghềnh”, “ủy mị” như nhà thơ, nhưng không sợ. Sợ sao được, vì có Chúa “tự nguyện sẽ một lòng thủy chung” khi Ngài trỗi dậy rồi nay “đến ở giữa” mỗi người và mọi người. Khắp mọi nơi.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh –
Mai Tá lược dịch
Lòng thương xót của Chúa cứu đời
Thanh Sơn
11:37 07/04/2013
LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA CHÚA CỨU ĐỜI
Đời con cọng cỏ mọn hèn
Bơ vơ giữa kiếp bon chen thế trần
Đổ xiêu vào bến phù vân
Vật vờ lem luốc cơ bần đau thương
Lạy Ngài xin hãy chỉ đường
"Lòng Thương Xót Chúa" Thiên Vương hải hà
Chúa ơi! xin hãy thứ tha
Thánh Tâm chí ái lòng Cha nhân hiền
Đi hoang gây lắm lụy phiền
Liêu xiêu vất vưởng cơn ghiền đau thương
Lạc vào phù phiếm nhiễu nhương
Lao xao chẳng biết hướng phương trở về
Khốn cùng trong những cơn mê
Tỉnh nơi đáy cốc, người chê kẻ cười
Thân tàn giữa chốn đông người
Đáy sầu khắc khoải cuộc đời còn đâu
Đói lòng suốt cả canh thâu
Trở về vật vưỡng kêu cầu Danh Cha
Lại Ngài xin hãy thứ tha
"Lòng Thương Xót Chúa" bao la hải hà
Khi con còn ở đàng xa
Thì Cha đã chạy vội ra dẫn vào
Con chưa kịp nói lời nào
Áo hoa nhẫn đẹp Cha trao tình đầy
"Lòng Thương Xót Chúa" là đây
Cha không nhắc lại những ngày đi hoang
Đặt vào bàn tiệc cao sang
Rượu tình hảo hạng chén vàng thơm tho
Thần Lương Thánh Ái thỏa no
"Lòng Thương Xót Chúa" ban cho mọi người
"Long Thương Xót Chúa" cứu đời
"Lòng Thương Xót Chúa" ngàn lời tạ ơn.
LỄ LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
Chủ Nhật sau Lễ Phục Sinh – Lễ Lòng Chúa Thương Xót
Chị Thánh Faustina, tên thật là Maria Faustyna Kowalska (1905-1938), là một nữ tu dòng Đức Mẹ Từ Bi ở Ba-Lan (Poland), một nhà dòng chuyên lo cho những phụ nữ trong hoàn cảnh khó khăn. Chị đi tu lúc 20 tuổi và chị muốn tận hiến đời mình để sống theo lời Chúa: “Các con hãy thương xót như Cha các con ở trên trời là đấng đầy lòng xót thương” (Lc 6:36). Chúa Giêsu hiện ra nhiều lần trong thập niên 1930 để mặc khải cho chị về lòng thương xót của Chúa; những mặc khải này được chép lại trong quyển Nhật Ký, Thánh Maria Faustina Kowalska, Lòng Thương Xót Diệu Kỳ Trong Hồn Tôi (1987).
Chúa Giêsu đã tỏ cho Thánh Faustina rằng Ngài muốn chủ nhật ngay sau lễ Phục Sinh là ngày lễ kính về sự sùng mộ này. Lễ lòng Chúa Thương Xót đã được áp dụng đầu tiên năm 1937 – một năm trước khi Thánh Faustina chết – tại nhà dòng của chị thánh; các giáo phận nước Ba-Lan đã bắt đầu lòng sùng kính này từ thập niên 1970. Khi Chị Thánh Faustina được phong thánh ngày 30 tháng 4 năm 2000 – vị thánh đầu tiên trong thế kỷ 21 – lòng sùng kính này đã được phát động ra toàn thế giới.
Lòng sùng kính này được tóm tắt như sau:
(1) Hãy xin Chúa thương xót chúng ta;
(2) Hãy thực thi lòng thương xót qua cuộc sống của mình vì nếu chúng ta xin Chúa tha tội cho chúng ta như chúng ta cũng tha cho kẻ khác;
(3) Hãy tin tưởng hoàn toàn vào Chúa vì chúng ta cứ tin thì sẽ được; và
(4) Lòng sùng kính này sẽ cứu chúng ta khi chúng ta chết và trong ngày tận thế. Kinh Lòng Thương Xót Chúa được cô đọng hóa với lời này: “Lậy Chúa Giêsu, con tin tưởng ở nơi Ngài”.
Lời kinh này được làm sáng tỏ với hình ảnh Chúa Giêsu với quả tim rộng mở và ánh sáng chán hòa chói ngời từ trái tim đó. Thánh Faustina đã được Chúa Giêsu cho thấy quả tim này, và Ngài đã cùng với cha linh hướng để nhờ họa sĩ vẽ ra hình ảnh đó vì trên thánh giá – Chúa Giêsu đã ban hết mọi ơn tha thứ khi người lính dùng giáo mà đâm thủng trái tim Ngài.
Ai trong chúng ta tỏ lòng sùng kính Lòng Chúa Thương Xót trong chủ nhật này sẽ được ơn Đại Xá, nghĩa là nếu chúng ta chết trong lúc này thì sẽ được lên thiên đàng lập tức với điều kiện là chúng ta xưng tội va rước lễ trong chủ nhật này (Văn Kiện Misericors et miserator, 5 tháng 5, 2000).
LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
Kể em nghe chuyện “Lòng Thương Xót Chúa”
Bao mảnh đời đã héo úa tàn phai
Khi xung quanh chẳng còn có một ai
Bơ vơ, vật vờ, tương lai đã hết
Bao nhiêu năm lạc bước vào cõi chết
Theo vô thần ”tập kết” thời năm tư
Chúng đày đọa hồn xác ta mệt nhừ
Đói, rách, hiểm, nguy, thực, hư, chẳng biết
Chuyên mị dân một lũ mang tà thuyết
Chúng gian manh đã giết cả Quê Hương
Giết đồng bào không một chút xót thương
Đem đấu tố, đủ đường chúng vu cáo
Đảng vô thần toàn chủ trương nói láo
Vì đảng trưởng là con cáo hóa thân
Chúng cướp đất giết hơn nửa Triệu Dân
Vào miền trung “Tết Mậu Thân” giết tiếp
Tội tầy trời nghĩ mà ta kinh khiếp!
Bị chúng lừa gây ác nghiệp bao năm
Cơn ác mộng hằng đêm lúc ta nằm
Luôn hiện về ôi! quanh năm cứ thế
Khi tỉnh ngộ thì đời đã qúa trễ
Bao nhiêu năm lạc bước vào bến mê
Nay cuối đường, nẻo chính con tìm về
Thiên Chúa ơi! chỉ mình Ngài quyền bính
Chỉ có Ngài mới giúp con an bình
Trong đêm tối xin Bình Minh soi lối
Bao nhiêu đêm, qùy, thú tội, ăn năn
Cuộc đời con, chỉ là, kiếp cho săn
Chúng lợi dụng, cho ăn, toàn bánh vẽ
Toàn thịt lừa, giờ đây, mới vỡ lẽ
Giờ đây thành chó ghẻ, bước lang thang
Tìm đâu ra ngã chính bước lên đàng
Ôi Lạy Chúa! con xin Ngài, thương xót
Xin thứ tha, những dại khờ, đã trót
Xin ngài ban, chút vị ngọt, ủi an
“Lòng Thương Xót” là phước cả vô ngàn
Chỉ theo NGÀI hồn con mới BÌNH AN
“Lòng Chúa Thương Xót” mọi kẻ, cơ hàn
“Lòng Chúa Thương Xót” khi đời, nát tan
“Lòng Chúa Thương Xót” ta sẽ “BÌNH AN”.
(Viết dựa theo lời thú nhận của một cán bộ cộng sản)
Đời con cọng cỏ mọn hèn
Bơ vơ giữa kiếp bon chen thế trần
Đổ xiêu vào bến phù vân
Vật vờ lem luốc cơ bần đau thương
"Lòng Thương Xót Chúa" Thiên Vương hải hà
Chúa ơi! xin hãy thứ tha
Thánh Tâm chí ái lòng Cha nhân hiền
Đi hoang gây lắm lụy phiền
Liêu xiêu vất vưởng cơn ghiền đau thương
Lạc vào phù phiếm nhiễu nhương
Lao xao chẳng biết hướng phương trở về
Khốn cùng trong những cơn mê
Tỉnh nơi đáy cốc, người chê kẻ cười
Thân tàn giữa chốn đông người
Đáy sầu khắc khoải cuộc đời còn đâu
Đói lòng suốt cả canh thâu
Trở về vật vưỡng kêu cầu Danh Cha
Lại Ngài xin hãy thứ tha
"Lòng Thương Xót Chúa" bao la hải hà
Khi con còn ở đàng xa
Thì Cha đã chạy vội ra dẫn vào
Con chưa kịp nói lời nào
Áo hoa nhẫn đẹp Cha trao tình đầy
"Lòng Thương Xót Chúa" là đây
Cha không nhắc lại những ngày đi hoang
Đặt vào bàn tiệc cao sang
Rượu tình hảo hạng chén vàng thơm tho
Thần Lương Thánh Ái thỏa no
"Lòng Thương Xót Chúa" ban cho mọi người
"Long Thương Xót Chúa" cứu đời
"Lòng Thương Xót Chúa" ngàn lời tạ ơn.
LỄ LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
Chủ Nhật sau Lễ Phục Sinh – Lễ Lòng Chúa Thương Xót
Chị Thánh Faustina, tên thật là Maria Faustyna Kowalska (1905-1938), là một nữ tu dòng Đức Mẹ Từ Bi ở Ba-Lan (Poland), một nhà dòng chuyên lo cho những phụ nữ trong hoàn cảnh khó khăn. Chị đi tu lúc 20 tuổi và chị muốn tận hiến đời mình để sống theo lời Chúa: “Các con hãy thương xót như Cha các con ở trên trời là đấng đầy lòng xót thương” (Lc 6:36). Chúa Giêsu hiện ra nhiều lần trong thập niên 1930 để mặc khải cho chị về lòng thương xót của Chúa; những mặc khải này được chép lại trong quyển Nhật Ký, Thánh Maria Faustina Kowalska, Lòng Thương Xót Diệu Kỳ Trong Hồn Tôi (1987).
Chúa Giêsu đã tỏ cho Thánh Faustina rằng Ngài muốn chủ nhật ngay sau lễ Phục Sinh là ngày lễ kính về sự sùng mộ này. Lễ lòng Chúa Thương Xót đã được áp dụng đầu tiên năm 1937 – một năm trước khi Thánh Faustina chết – tại nhà dòng của chị thánh; các giáo phận nước Ba-Lan đã bắt đầu lòng sùng kính này từ thập niên 1970. Khi Chị Thánh Faustina được phong thánh ngày 30 tháng 4 năm 2000 – vị thánh đầu tiên trong thế kỷ 21 – lòng sùng kính này đã được phát động ra toàn thế giới.
Lòng sùng kính này được tóm tắt như sau:
(1) Hãy xin Chúa thương xót chúng ta;
(2) Hãy thực thi lòng thương xót qua cuộc sống của mình vì nếu chúng ta xin Chúa tha tội cho chúng ta như chúng ta cũng tha cho kẻ khác;
(3) Hãy tin tưởng hoàn toàn vào Chúa vì chúng ta cứ tin thì sẽ được; và
(4) Lòng sùng kính này sẽ cứu chúng ta khi chúng ta chết và trong ngày tận thế. Kinh Lòng Thương Xót Chúa được cô đọng hóa với lời này: “Lậy Chúa Giêsu, con tin tưởng ở nơi Ngài”.
Lời kinh này được làm sáng tỏ với hình ảnh Chúa Giêsu với quả tim rộng mở và ánh sáng chán hòa chói ngời từ trái tim đó. Thánh Faustina đã được Chúa Giêsu cho thấy quả tim này, và Ngài đã cùng với cha linh hướng để nhờ họa sĩ vẽ ra hình ảnh đó vì trên thánh giá – Chúa Giêsu đã ban hết mọi ơn tha thứ khi người lính dùng giáo mà đâm thủng trái tim Ngài.
Ai trong chúng ta tỏ lòng sùng kính Lòng Chúa Thương Xót trong chủ nhật này sẽ được ơn Đại Xá, nghĩa là nếu chúng ta chết trong lúc này thì sẽ được lên thiên đàng lập tức với điều kiện là chúng ta xưng tội va rước lễ trong chủ nhật này (Văn Kiện Misericors et miserator, 5 tháng 5, 2000).
LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
Kể em nghe chuyện “Lòng Thương Xót Chúa”
Bao mảnh đời đã héo úa tàn phai
Khi xung quanh chẳng còn có một ai
Bơ vơ, vật vờ, tương lai đã hết
Bao nhiêu năm lạc bước vào cõi chết
Theo vô thần ”tập kết” thời năm tư
Chúng đày đọa hồn xác ta mệt nhừ
Đói, rách, hiểm, nguy, thực, hư, chẳng biết
Chuyên mị dân một lũ mang tà thuyết
Chúng gian manh đã giết cả Quê Hương
Giết đồng bào không một chút xót thương
Đem đấu tố, đủ đường chúng vu cáo
Đảng vô thần toàn chủ trương nói láo
Vì đảng trưởng là con cáo hóa thân
Chúng cướp đất giết hơn nửa Triệu Dân
Vào miền trung “Tết Mậu Thân” giết tiếp
Tội tầy trời nghĩ mà ta kinh khiếp!
Bị chúng lừa gây ác nghiệp bao năm
Cơn ác mộng hằng đêm lúc ta nằm
Luôn hiện về ôi! quanh năm cứ thế
Khi tỉnh ngộ thì đời đã qúa trễ
Bao nhiêu năm lạc bước vào bến mê
Nay cuối đường, nẻo chính con tìm về
Thiên Chúa ơi! chỉ mình Ngài quyền bính
Chỉ có Ngài mới giúp con an bình
Trong đêm tối xin Bình Minh soi lối
Bao nhiêu đêm, qùy, thú tội, ăn năn
Cuộc đời con, chỉ là, kiếp cho săn
Chúng lợi dụng, cho ăn, toàn bánh vẽ
Toàn thịt lừa, giờ đây, mới vỡ lẽ
Giờ đây thành chó ghẻ, bước lang thang
Tìm đâu ra ngã chính bước lên đàng
Ôi Lạy Chúa! con xin Ngài, thương xót
Xin thứ tha, những dại khờ, đã trót
Xin ngài ban, chút vị ngọt, ủi an
“Lòng Thương Xót” là phước cả vô ngàn
Chỉ theo NGÀI hồn con mới BÌNH AN
“Lòng Chúa Thương Xót” mọi kẻ, cơ hàn
“Lòng Chúa Thương Xót” khi đời, nát tan
“Lòng Chúa Thương Xót” ta sẽ “BÌNH AN”.
(Viết dựa theo lời thú nhận của một cán bộ cộng sản)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hà Nội Phố Xưa
Nguyễn Ngọc Liên
21:23 07/04/2013
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Hà nội ba mươi sáu phố phường,
Lòng chàng có để một tơ vương .
Chàng qua chiều ấy qua chiều khác,
Góp lại đường đi, vạn dặm đường .
(Trích thơ của Nguyễn Bính)