Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Thánh Thần dẫn chúng ta vào mầu nhiệm tử nạn của Chúa Kitô
Lm Raniero Cantalamessa
06:43 07/04/2017
Bài Giảng III Mùa Chay của Lm Raniero Cantalamessa
Chúa Thánh Thần dẫn chúng ta vào mầu nhiệm tử nạn của Chúa Kitô
1- Chúa Thánh Thần trong mầu nhiệm vượt qua của Chúa Kitô
Trong hai bài suy niệm trước chúng ta đã cố gắng chỉ cho thấy Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta như thế nào vào “sự viên mãn của chân lý” về con người Chúa Kitô, khi làm cho Người được nhận biết như là “Chúa” và như là “Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật.” Trong những suy niệm còn lại chúng ta sẽ thay đổi chú ý từ con người của Chúa Kitô tới công trình của Chúa Kitô, từ hữu thể tới hành vi của Người. Chúng ta sẽ cố gắng minh chứng Chúa Thánh Thần chiếu sáng như thế nào trong mầu nhiệm vượt qua.
Khi vừa mới công bố chương trình cho những bài giảng Mùa Chay, tôi được hỏi câu hỏi này trong một cuộc phỏng vấn từ báo L’Osservatore Romano: “Những suy niệm của cha sẽ có tính thời sự như thế nào?” Tôi trả lời rằng nếu “tính thời sự” liên hệ tới những biến cố và những hoàn cảnh đương thời, tôi sợ rằng có lẽ có rất ít điều đó trong những bài giảng Mùa Chay. Nhưng, theo ý của tôi, “tính thời sự” (current) không chỉ hiểu “là những gì đang xảy ra” và nó không phải là một từ đồng nghĩa với từ “gần đây” (recent). Những điều “có tính thời sự” nhất là những điều vĩnh cữu, những điều đụng chạm tới con người trong sâu thẳm nhất của nó ở mọi thời và mọi nền văn hóa. Đây cũng chính là sự phân biệt giữa “khẩn thiết” (urgent) và “quan trọng” (important). Chúng ta luôn luôn bị cám dỗ đặt điều khẩn thiết trước điều quan trọng và đặt “tính thời sự” trước “điều vĩnh cữu.” Đây là khuynh hướng mà tốc độ nhanh chóng của truyền thông và nhu cầu về sự mới mẻ của truyền thông ngày hôm nay mang lại đặc biệt mau lẹ.
Điều gì quan trọng và thời sự đối với người tín hữu, và với mọi người nam người nữ, hơn là biết rằng cuộc sống này có ý nghĩa hay không, nếu cái chết là kết thúc mọi sự, hay ngược lại, nếu cái chết là bắt đầu một cuộc sống đích thực chăng? Mầu nhiệm vượt qua của cái chết và sự sống lại của Chúa Kitô là câu trả lời duy nhất cho những câu hỏi này. Sự khác biệt tồn tại giữa tính thời sự này và những thông tin của truyền thông thì tương tự như sự khác biệt giữa một người dùng thời gian quan sát một hình thù mà con sóng để lại trên bờ biển (mà con sóng sau đó xóa tan!) và với một người nâng cao tầm nhìn mình để chiêm ngưỡng sự mênh mông của biển cả.
Với ý thức điều đó giờ đây chúng ta hãy suy niệm về mầu nhiệm vượt qua của Chúa Kitô, bắt đầu từ cái chết trên thập giá của Người.
Thư gửi tín hữu Do Thái nói rằng Chúa Kitô “nhờ Thánh Thần hằng hữu thúc đẩy, Đức Kitô đã tự hiến tế như lễ vật vẹn toàn dâng lên Thiên Chúa” (Dt 9,14). “Thánh Thần hằng hữu” là cách thức khác để nói về Chúa Thánh Thần, mà nhiều bản văn cổ đã dùng. Điều này có nghĩa là Chúa Giêsu, như là con người, đã đón nhận từ Chúa Thánh Thần ở trong Người sức mạnh để dâng chính mình làm của lễ cho Chúa Cha cũng như sức mạnh nâng đỡ Người trong suốt cuộc khổ nạn. Phụng vụ diễn tả sự xác tín này trong lời cầu nguyện trước lúc hiệp lễ, khi linh mục nói: “Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống, theo thánh ý Chúa Cha và nhờ Chúa Thánh Thần hợp tác, Chúa đã chết cho thế gian được sống, xin Mình và Máu Thánh Chúa đây cứu con khỏi mọi tội lỗi và mọi sự dữ…”
Năng động tương tự đã diễn ra trong hiến lễ đồng thời cũng diễn ra trong lời cầu nguyện. Một ngày kia Chúa Giêsu “hoan lạc trong Thần Khí và nói: “Lạy Cha, con ngợi khen Cha, Chúa trời đất…” (Lc 10,21). Chính Chúa Thánh Thần là Đấng làm cho lời cầu nguyện trào dâng trong Người, và chính Chúa Thánh Thần là Đấng thúc đẩy Người hiến mình cho Chúa Cha. Chúa Thánh Thần là quà tặng vĩnh cửu mà Chúa Con hiến trao cho Chúa Cha từ đời đời, cũng là Đấng thúc đẩy Người trở thành quà tặng hy sinh chính mình cho Chúa vì lợi ích của chúng ta trong thời gian.
Sự liên kết giữa Chúa Thánh Thần và cái chết của Chúa Giêsu trước tiên được làm sáng tỏ trong Tin Mừng thánh Gioan. “Thật thế, bấy giờ họ chưa nhận được Thần Khí, vì Đức Kitô chưa được tôn vinh (Ga 7,39). Tác giả Tin Mừng chú thích liên quan đến lời hứa về nước hằng sống. Nghĩa là theo ý nghĩa của “sự vinh hiển” trong Gioan, Chúa Giêsu (đã) chưa được nâng lên thập giá. Chúa Giêsu “trao thần khí” (Mt 27,50) trên thập giá, tượng trưng cho nước và máu; Quả thật Gioan viết trong thư Thứ Nhất: “Có ba chứng tá, Thần Khí, nước và máu” (1 Ga 5,8).
Chúa Thánh Thần đưa Chúa Giêsu lên thập giá và từ thập giá Chúa Giêsu ban Thánh Thần. Tại lúc Người sinh ra và cách công khai lúc chịu phép rửa, Chúa Thánh Thần được ban cho Chúa Giêsu; tại lúc Người chết, Chúa Giêsu ban Thánh Thần. Phêrô nói với đám đông tập họp trong ngày lễ Ngũ Tuần: “Thiên Chúa Cha đã ra tay uy quyền nâng Người lên, trao cho Người Thánh Thần đã hứa, để Người đổ xuống: đó là điều anh em đang thấy đang nghe” (Cv 2,33). Các Giáo Phụ của Giáo Hội thích làm sáng tỏ sự tương hỗ này. Thánh Ignatiô thành Antiochia nói: “Chúa đã nhận sự xức dầu (myron) trên đầu, để thổi sự bất tử trên Hội Thánh.” (1)
Theo nghĩa này chúng ta cần nhớ lại lời nhận định của thánh Augustinô liên quan đến bản tính của các mầu nhiệm trong Chúa Kitô. Theo ngài, có một sự cử hành đích thực của một mầu nhiệm, và không chỉ theo cách thức của kỷ niệm “khi không chỉ tưởng nhớ một biến cố, nhưng là làm cho mình tham dự vào biến cố mà chúng ta hiểu ý nghĩa của nó vì chúng ta và đón nhận nó một cách thánh thiện.” (2) Và đây là điều mà chúng ta sẽ làm trong suy niệm này, được hướng dẫn bởi Thánh Thần: hãy tìm hiểu xem cái chết của Chúa Kitô có ý nghĩa gì đối với chúng ta, cái chết này đã thay đổi điều gì liên quan đến các chết chúng ta.
2- Một người chết vì tất cả
Kinh Tinh Kính của Giáo Hội kết thúc bằng những lời này: “Tôi trông đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau.” Nó không đề cập đến điều sẽ xảy ra trước sự sống lại và đời sống vĩnh cửu, là cái chết. Đúng như thế, bởi vì, cái chết không phải là đối tượng của đức tin, nhưng thuộc kinh nghiệm của chúng ta. Tuy nhiên, sự chết liên hệ quá gần gũi với chúng ta làm cho chúng ta qua đi trong thinh lặng.
Để định giá sự thay đổi mà Chúa Kitô mang lại liên quan đến cái chết, chúng ta hãy nhìn xem đâu là những phương thuốc mà con người đã tìm kiếm cho vấn đề sự chết, và tại sao nó là những điều mà cả ngày hôm nay con người còn tìm kiếm để “an ủi mình.” Cái chết là vấn đề số một của con người. Thánh Augustinô đã tiên đoán những suy tư triết học đương thời về cái chết:
“Khi một đứa trẻ được sinh ra có nhiều sự suy đoán. Có lẽ nó sẽ đẹp trai, có lẽ nó xấu; có lẽ nó giàu có, hoặc có lẽ nó nghèo; có lẽ nó trở thành to lớn, có lẽ nó không. Nhưng không ai nói: Có lẽ nó sẽ chết, có lẽ nó không chết. Chết là điều tuyệt đối chắc chắn trong đời sống. Khi chúng ta biết rằng ai đó bị phù ra (đây là một bệnh không thể chữa lúc đó, như ngày nay có những bệnh khác), chúng ta nói: “Tội nghiệp người bạn, anh ấy sắp chết; anh ấy bị kết án cho đến chết; không có cứu được.” Chúng ta không phải nói tương tự như thế về bất cứ ai được sinh ra chăng? “Tội nghiệp cho người bạn, anh ấy phải chết; không còn cách cứu chữa; anh ấy bị kết án cho đến chết!” Anh tạo ra sự khác biệt nào nếu anh có một chuỗi thời gian dài hơn hoặc một thời gian ngắn ngủi hơn để sống? Cái chết là căn bệnh không tránh khỏi mà chúng ta mắc phải vì có sinh thì có tử.” (3)
Có lẽ tốt hơn khi nghĩ về đời sống chúng ta như là “một cuộc sống phải chết”, chúng ta nên suy nghĩ về nó như là “một cái chết sống động” (4), một cuộc sống đang chết. Tư tưởng này của Augustinô được đón nhận theo một quan điểm thế tục do Martin Heidegger, người biến cái chết trong phạm vi của nó, thành một chủ đề cho triết học. Khi định nghĩa sự sống và hữu thể con người như là một “hữu thể - hướng về - cái chết”, ông nhìn thấy cái chết không phải là một biến cố đưa sự sống tới tận cùng nhưng như là một bản chất của đời sống, nghĩa là, như một cách thế mà sự sống bày tỏ. Sống là để chết. Mỗi giây phút mà chúng ta sống là điều gì đó bị tiêu hao, bị bớt sự sống và phải phó nộp cho cái chết. (5) “Sống để chết” có nghĩa chết không chỉ là kết thúc nhưng cũng là mục đích của sống. Một người sinh ra để chết và không vì điều gì khác nữa. Chúng ta đến từ hư không và trở về từ hư không. Hư không như thế là một khả năng duy nhất của con người.
Đây là sự đảo ngược tận căn nhất của cái nhìn Kitô giáo, bởi lẽ, Kitô giáo nhìn hữu thể con người như là “hữu thể vì sự vĩnh cữu.” Tuy nhiên, khẳng định mà triết học đạt được sau những suy tư lâu dài về hữu thể con người không phải là xấu hổ và vô lý. Triết học đơn thuần làm công việc của mình; nó cho thấy định mệnh nào của con người để lại cho chính mình. Nó giúp chúng ta hiểu sự khác biệt mà đức tin trong Chúa Kitô làm.
Hơn cả triết học, có lẽ đó là một nhà thơ đã nói những từ ngữ đúng đắn và đơn giản nhất của sự khôn ngoan về cái chết. Một trong số họ, Giuseppe Ungaretti, khi nói về thái độ của những người lính dưới hầm chiến đấu trong cuộc Chiến Thế giới I, đã mô tả tình trạng của mỗi con người khi đối diện với sự chết:
“Họ đứng giống / như lá trên cây / vào mùa thu.” (6)
Chính Kinh Thánh trong Cựu Ước không có một câu trả lời rõ ràng nào về cái chết. Các sách Khôn Ngoan nói về cái chết nhưng luôn từ lập trường của một vấn nạn hơn là một câu trả lời. Sách Gióp, Thánh Vịnh, Giảng Viên, Huấn Ca, Khôn Ngoan – tất cả những sách này dành chỗ đáng kể cho chủ đề chết. “Xin dạy chúng con đếm những ngày mình sống ngõ hầu tâm trí được khôn ngoan,” một Thánh Vịnh nói như thế (Tv 90,12). Tại sao chúng ta được sinh ra? Tại sao chúng ta lại chết? Chúng ta đi về đâu khi chúng ta chết? Đây là những câu hỏi không có câu trả lời đối với các bậc hiền nhân Cựu Ước ngoại trừ điều này: Thiên Chúa muốn như vậy; sẽ có phán xét cho mỗi người.
Kinh Thánh quy chiếu những ý kiến bất an của những người không tin thời đó: “Đời ta thật buồn sầu, vắn vỏi: không thuốc nào chữa cho con người khỏi chết, chẳng ai biết có kẻ nào thoát được cõi âm ty. Bởi ngẫu nhiên ta đã ra đời, rồi lại như chưa hề có mặt (Kn 2,1-2). Chỉ trong sách Khôn Ngoan này, là cuốn sách cuối thuộc văn chương khôn ngoan Kinh Thánh, cái chết bắt đầu được soi sáng bởi ý tưởng về sự thưởng phạt nào đó sau cái chết. Họ nghĩ rằng: “Linh hồn những người công chính ở trong tay Chúa, dẫu họ không biết chính xác điều đó có nghĩa là gì (Kn 3,1). Điều này thật chí lý trong một câu của Thánh Vịnh mà chúng ta đọc: “Đối với Chúa thật là đắt giá cái chết của những ai trung hiếu với Người” (Tv 116,15). Nhưng chúng ta không thể trông cậy quá nhiều vào câu này vốn đã được trích dẫn nhiều, bởi vì ý nghĩa của nó có lẽ muốn nói một điều khác: Thiên Chúa trả giá đắt vì cái chết của người công chính, nghĩa là Người báo thù cho họ và thưởng công cho họ.
Con người đã phản ứng như thế nào trước sự cần thiết ác nghiệt của cái chết? Câu trả lời tùy tiện không giúp suy tư về nó và không biết được ý nghĩa đời mình. Đối với Epicurus, chẳng hạn, chết thì không quan trọng, ông nói: “Khi nào tôi còn hiện hữu, cái chết không có và bất cứ lúc nào nó có, thì chúng ta không hiện hữu.” (7) Vì thế, chết không phải thực sự làm chúng ta lo lắng. Lối tiếp cận này muốn xua đuổi cái chết cũng được tìm thấy trong lề luật của bộ luật Napoleon khi quy định đặt những nghĩa trang ở ngoài biên giới thành phố.
Con người cũng muốn bám lấy những phương thuốc tích cực. Mỗi người trên thế giới đều muốn có con cái và tiếp tục sống qua các hậu duệ của mình. Những người khác đang sống nhờ sự nổi tiếng: “Tôi sẽ không chết hoàn toàn” (“non omnis moriar”), nhà thơ La Mã Horace nói như thế, bởi vì “sự nổi tiếng của tôi sẽ là màu xanh và lớn lên. Dài hơn cả đồ đồng đồ thiếc, là tượng đài mà tôi đã làm nên.” (8) Trong chủ nghĩa Marxism, một người sống sót nhờ xã hội tương lai, không như một cá nhân nhưng là một tập thể.
Một cách thế khác của những phương thuốc “giảm đau” này là quan niệm luân hồi. Nhưng đây là một sự điên rồ. Những người tuyên xưng học thuyết này như là một phần không thể thiếu của văn hóa và tôn giáo họ, nghĩa là những người biết rõ luân hồi là cái gì, họ biết rằng đây không phải là một phương thuốc hoặc một sự an ủi nhưng là một hình phạt. Nó không làm một sự kéo dài của đời sống vì niềm vui sướng nhưng là một sự thanh tẩy. Một linh hồn được tái nhập thể bởi vì nó còn có điều gì đó để chuộc lỗi và nếu một người phải đền tội, thì người đó sẽ phải đau khổ. Lời Chúa phá tan tất cả những lối ẩn trốn ảo tưởng này: “Phận con người là phải chết một lần, rồi sau đó chịu phán xét” (Dt 9,27). Chỉ một lần duy nhất! Học thuyết về sự luân hồi không thể phù hợp với đức tin của các Kitô hữu.
Có những phương thuốc khác đã xuất hiện trong thời đại chúng ta. Một phong trào quốc tế được gọi là “transhumanism – chuyển đổi con người” xuất hiện. Nó có nhiều mặt, không phải tất cả đều tiêu cực, nhưng trung tâm điểm của nó là xác tín rằng tập thể con người, nhờ tiến bộ của công nghệ, từ đây đã đạt tới một sự vượt trội tận căn trên chính mình, để có thể sống hàng thế kỷ hoặc có lẽ là trường tồn! Theo một người trong số những đại diện nổi tiếng nhất của phong trào, ông Zoltan Istvan, mục đích tối hậu sẽ là “trở thành giống Thiên Chúa và chiến thắng cái chết.” Một người tín hữu Do Thái hoặc Kitô hữu không thể không lập tức nghĩ rằng những lời tương tự tại lúc khởi đầu lịch sử nhân loại: “Các ngươi sẽ không chết… các ngươi sẽ giống Thiên Chúa (St 3,4-5), mà kết quả của nó chúng ta đã biết.
3- Tử thần đã bị chôn vùi nhờ chiến thắng
Chỉ có một phương thuốc thực sự hiệu nghiệm đối với cái chết, và nếu chúng ta không tuyên xưng bằng lời nói và cuộc sống, thì chúng ta, những Kitô hữu, đang lừa dối thế giới. Chúng ta hãy nghe thánh Phaolô loan báo như thế nào về sự thay đổi này cho thế giới: “Thật vậy, nếu vì một người duy nhất đã sa ngã, mà muôn người phải chết, thì ân sủng của Thiên Chúa ban nhờ một người duy nhất là Đức Giêsu Kitô, còn dồi dào hơn biết mấy cho muôn người… Nếu chỉ vì một người, một người duy nhất sa ngã, mà sự chết đã thống trị, thì điều Thiên Chúa làm qua một người duy nhất là Đức Giêsu Kitô, lại còn lớn lao hơn biết mấy” (Rm 5,15-17).
Chiến thắng của Chúa Kitô trên sự chết được miêu tả với những lời rất ấn tượng trong thư Thứ Nhất gửi tín hữu Côrintô:
“Tử thần đã bị chôn vùi. Đây giờ chiến thắng! Hỡi tử thần, đâu là chiến thắng của ngươi? Hỡi tử thần, đâu là nọc độc của người? Tử thần có độc là vì tội lỗi, mà tội lỗi có mạnh cũng tại có Lề Luật. Nhưng tạ ơn Thiên Chúa, vì Người đã cho chúng ta chiến thắng nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (1 Cr 15,54-57).
Nhân tố quyết định xảy ra tại giây phút của cái chết Chúa Kitô: “Người chết vì mọi người” (2 Cr 5,15). Nhưng điều gì có tính quyết định như vậy mà tại giây phút đó đã thay đổi bản chất của cái chết? Chúng ta có thể trình bày nó bằng hình ảnh như thế này. Con Thiên Chúa xuống trong mồ, giống như một nhà tù tăm tối, nhưng khi Người đi ra thì hoàn toàn ngược lại. Người không còn quay lại nơi Người đã vào, như Ladarô đã làm và như thế phải chết lần nữa. Không, Người mở ra một lỗ ở phía đối diện nhờ đó mà những ai tin vào Người có thể đi theo Người.
Một giáo phụ thời xưa viết: “Người gánh trên mình đau khổ con người, đau khổ trong thể xác có thể chịu đựng, nhưng nhờ Thần Khí mà Người không thể chết, Người xoay chuyển sự chết thành sự sống và mở ra một con đường cho chúng ta là những người tin vào sự phục sinh để chúng ta có thể vượt qua cái chết tới sự sống.” (9) Thánh Augustinô nói: “Nhờ cuộc khổ nạn của Người, Chúa chúng ta đã đi từ cái chết tới sự sống và đã mở một con đường cho chúng ta những người tin vào sự sống lại của Người rằng chúng ta cũng có thể vượt qua cái chết để tới sự sống.” (10) Cái chết trở thành một hành lang, và đây là một hành lang cho điều không phải qua đi! Thánh Gioan Kim Khẩu nói rất hay về điều này:
“Quả thật, chúng ta phải chết trước, nhưng chúng ta không ở trong sự chết: nó không phải là chết. Vì quyền lực và sức mạnh đích thực của cái chết chỉ là điều này: một người chết không còn khả năng trở lại với sự sống. Nhưng sau khi chết, nó đón nhận sự sống mới, và đây là một sự sống tốt hơn, đây không phải là chết, nhưng là đang yên nghỉ.” (11)
Tất cả những cách thế này diễn tả ý nghĩa cái chết Chúa Kitô là thật, nhưng chúng không cho chúng ta sự giải thích sâu sắc hơn. Một cách thế này được tìm thấy trong những gì Chúa Kitô đã đến, nhờ cái chết của mình, để mang cho điều kiện nhân loại nhiều hơn cả những gì Người đến để xóa bỏ: Đó là tình yêu Thiên Chúa, chứ không phải là tội lỗi con người. Nếu Chúa Giêsu chịu đau khổ và chết bằng cái chết tức tưởi vì sự thù ghét, Người đã không đi vào cái chết cách đơn thuần để trả một món nợ không thể trả của con người mắc nợ (món nợ 10,000 yến trong dụ ngôn được tha bởi nhà vua!); Người chết trên thập giá để sự đau khổ và sự chết của con người sẽ được ở trong tình yêu!
Con người bị kết án với một cái chết vô lý, nhưng khi đi vào cái chết, con người khám phá rằng bây giờ cái chết đã được thấm nhuần bởi tình yêu của Thiên Chúa. Tình yêu có thể không miễn trừ cái chết, vì tự do của con người: tình yêu của Thiên Chúa không xóa bỏ thực tại bi thương của tội lỗi và sự chết với một cú đánh của cây đũa thần diệu. Tình yêu của Người phải để cho đau khổ và cái chết nói lên tiếng nói của mình. Nhưng từ khi tình yêu thấm nhập sự chết và đổ đầy bằng sự hiện diện thần linh, tình yêu bây giờ là tiếng nói cuối cùng.
4- Điều gì đã thay đổi sự chết
Vậy điều gì đã thay đổi liên quan đến cái chết vì Chúa Giêsu? Không có gì cả và tất cả! Không gì cả đối với lý trí chúng ta, nhưng tất cả đối với đức tin. Sự cần thiết của việc đi vào trong nấm mồ đã không được thay đổi, nhưng giờ đây có khả năng thoát khỏi cái chết. Đây là điều mà bức tranh Icône Chính Thống về sự phục sinh minh chứng một cách mạnh mẽ, và chúng ta có thể thấy một giải thích hiện đại về nó bên trái bức tường của ngôi nhà nguyện Redemptoris Mater. Đấng Phục Sinh đi xuống ngục tổ tông và đưa Ađam và Evà đi lên với Người và đằng sau họ là tất cả những ai đang chờ Người trong địa ngục của thế giới này.
Điều này diễn tả thái độ nghịch lý của người tín hữu khi đối diện với cái chết, nó giống với thái độ của những người khác và cũng rất khác biệt. Thái độ đau buồn, sợ hãi, khiếp sợ, khi biết họ phải đi vào trong vực thẳm đen tối, nhưng còn là một thái độ của hy vọng khi biết họ có thể ra khỏi đó. “Để dù có buồn sầu vì số phận phải chết, chúng con cũng được an ủi, bởi Cha đã hứa ban phúc trường sinh bất diệt” (Lời Tiền Tụng I cầu cho các tín hữu qua đời). Thánh Phaolô đã viết cho các tín hữu ở thành Thessalônica là những người đang khóc than cái chết của những thân nhân của họ.
“Về những ai đã an giấc ngàn thu, chúng tôi không muốn để anh em chẳng hay biết gì, hầu anh em khỏi buồn phiền như những người khác, là những người không có niềm hy vọng. Vì nếu chúng ta tin rằng Đức Giêsu đã chết và đã sống lại, thì chúng ta cũng tin rằng những người đã an giấc trong Đức Giêsu, sẽ được Thiên Chúa đưa về cùng Đức Giêsu” (1 Tx 4,13-14).
Phaolô không yêu cầu họ đừng có buồn phiền vì cái chết của họ nhưng nói với họ “đừng có buồn phiền như những người khác buồn”, như những người vô đạo buồn. Cái chết không phải là chấm tận của đời sống đối với những ai tin nhưng là bắt đầu một đời sống thật; nghĩa là không phải một bước nhảy vào chỗ trống nhưng là một bước nhảy vào vĩnh cửu. Đó là một sự sinh ra và là một phép rửa. Đó là một sự sinh ra bởi vì chỉ khi đó sự sống thật mới bắt đầu, sự sống mà không dẫn tới cái chết nhưng kéo dài mãi mãi. Vì lý do này Giáo Hội không cử hành lễ các thánh vào ngày mà họ được sinh ra về thể lý, nhưng vào ngày họ được sinh ra ở trên trời, đó là “dies natalis – ngày sinh nhật” của họ. Sự nối kết giữa đời sống trần thế của đức tin và đời sống vĩnh cửu là tương tự với sự nối kết giữa đời sống của một bào thai trong dạ mẹ và đời sống của một đứa trẻ khi được sinh ra. Nicolas Cabasilas viết:
“Thế giới này cưu mang trong lòng con người nội tâm, con người mới, được tạo dựng giống Thiên Chúa, cho đến khi nó được biến đổi, tạo dựng và trở nên hoàn hảo, có lẽ nó không được sinh ra cho thế giới hoàn hảo này nếu không già cỗi đi. Theo cách thức của bào thai khi nó ở trong sự sống còn tăm tối và hay thay đổi, vì sự sống này mà nó được sinh ra…, tương tự như vậy trong đời sống của cách thánh.” (12)
Chết cũng là một phép rửa. Đó là điều mà Chúa Giêsu miêu tả về cái chết của mình như thế: “Tôi còn phải chịu một phép rửa nữa” (Lc 12,50). Thánh Phaolô nói về phép rửa như là được “mai táng với Người nhờ phép rửa là cái chết” (Rm 6,4). Trong thời cổ xưa, tại lúc rửa tội, một người được dìm mình hoàn toàn trong nước; tất cả mọi tội lỗi và bản tính sai lầm của họ được chôn vùi trong nước và người đó đi ra như một thụ tạo mới, tượng trưng bằng chiếc áo trắng họ mặc. Điều tương tự xảy ra trong cái chết: con sâu chết, con bướm được sinh ra. Thiên Chúa “sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau buồn nữa, vì những điều cũ đã biến mất” (Kh 21,4). Tất cả những điều này bị chôn vùi mãi mãi.
Trong nhiều thế kỷ, đặc biệt từ thế kỷ thứ mười bảy trở đi, một khía cạnh quan trọng của việc khổ chế Công Giáo đó là “chuẩn bị cho cái chết” (13) nghĩa là, khi suy nhiệm về cái chết và về miêu tả cách trực quan về những giai đoạn khác nhau và tiến trình không thể thay đổi của nó từ bên ngoài thân thể đến con tim. Hầu hết tất cả sự miêu tả của các thánh trong giai đoạn này diễn tả chúng bằng một cái đầu lâu bên cạnh, cả thánh Phanxicô Assisi người đã gọi chết là “chị”.
Nhà hầm nguyện Dòng Capuncinô trên đường Veneto tiếp tục là một trong những sự thu hút khách du lịch ở Roma. Người ta không thể phủ nhận tất cả, điều này có thể thiết lập một lời kêu gọi vẫn còn hữu ích cho thời đại đã bị tục hóa và vô tâm như thời đại chúng ta. Điều này đặc biệt rất đúng nếu một người đọc lại lời nhắc nhở được viết ở trên một bộ xương: “Hôm nay anh, hôm qua chúng tôi, hôm nay chúng tôi, ngày mai anh.”
Tất cả điều này đã cho ai đó lý do để nói rằng Kitô giáo phát triển với sự sợ hãi của sự chết. Nhưng đây là một sai lầm kinh khủng. Kitô giáo như chúng ta thấy, không ở đây để gia tăng nỗi sợ hãi về cái chết nhưng là để xóa bỏ cái chết; thư Do Thái nói rằng Chúa Kitô đến để “giải phóng tất cả những ai vì sợ chết mà suốt đời sống trong tình trạng nô lệ” (Dt 2,15). Kitô giáo không phát triển nhờ tư tưởng về sự chết của chúng ta nhưng nhờ tư tưởng về cái chết của Chúa Kitô!
Vì điều này, nó còn hiệu nghiệm để suy ngắm về cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu, hơn là suy nhiệm về cái chết của chúng ta, và chúng ta cần nói rằng – phải tôn kính các thế hệ đi trước đã thường suy niệm như thế mỗi ngày trong tu đức của các thế kỷ qua. Đó là một sự suy niệm phát sinh cảm xúc và thái độ biết ơn, chứ không phải là sự lo sợ; nó làm cho chúng ta kêu lên giống như Tông Đồ Phaolô, Chúa Kitô “đã yêu tôi và đã hiến mình vì tôi!” (Gl 2,20).
Một “việc thực hành đạo đức” mà tôi muốn mời gọi mỗi người trong Mùa Chay là hãy cầm lấy Tin Mừng và đọc toàn bộ tường thuật về cuộc khổ nạn, một cách chậm rải và liên hệ đến chúng ta. Nó mất chưa đến nữa giờ. Tôi biết một người phụ nữ thông minh đã tuyên bố là một người vô thần. Một ngày kia bà tình cờ nhận được một tin trong những tin làm cho nhiều người ngất đi: đưa con gái lớn mười sáu tuổi của bà đã bị u xương. Họ đã mổ cho cô. Cô bé trở về từ phòng mổ với một bình nước chuyền và nhiều ống trên mình cô. Cô bé đang đau đớn kinh khủng và rên rỉ; cô không muốn nghe bất cứ lời an ủi nào.
Mẹ cô, khi biết đứa con mình là một người sốt sắng và đạo hạnh và nghĩ rằng phải làm hài lòng cô, nên đã hỏi: “Con có muốn mẹ đọc cho con điều gì từ Tin Mừng không? “Vâng, thưa mẹ.” “Con muốn mẹ đọc cho con điều gì?” “Hãy đọc cho con cuộc khổ nạn.” Người mẹ chưa bao giờ đọc một Tin Mừng, đã chạy đi mua một cuốn từ cha tuyên úy; bà ngồi bên giường cô con gái và bắt đầu đọc. Sau một hồi đứa con gái ngủ, nhưng người mẹ tiếp tục đọc trong thinh lặng, trong tranh tối tranh sáng cho đến hết. Bà nói trong cuốn sách bà viết sau khi đứa con bà chết: “Đứa con gái ngủ nhưng người mẹ đã thức!” Bà đã thức dậy khỏi sự vô thần của bà. Việc đọc cuộc khổ nạn của Chúa Kitô đã thay đổi mãi mãi cuộc đời của bà. (15)
Chúng ta hãy kết thúc với lời nguyện đơn sơ nhưng đầy sức mạnh từ phụng vụ: “Adoramus te, Christe, et benedicimus tibi, quia per sanctam tuam redemisti mundum,” Lạy Chúa Kitô, chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa, vì đã dùng thánh giá mà cứu chuộc thế gian.”
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
Chuyển ngữ
Chú Thích:
1. St. Ignatius of Antioch, “Letter to the Ephesians,”17, in Ignatius of Antioch and Polycarp of Smyrna, trans. and comm. Kenneth J. Howell (Zanesville, OH: CHResources, 2009), p. 87.
2.St. Augustine, “Letter 55,” 1, 2, The Confessions and Letters of St. Augustine , series 1, vol. 1, Nicene and Post-Nicene Fathers, ed. Philip Schaff (New York: Cosimo, 2007), p. 303; see CSEL 34, 1, p. 170.
3.See St. Augustine, “Sermon 47,” 3, Sermons on Selected Lessons of the New Testament, trans. R. G. MacMullen, series 1, vol. 6, Nicene and Post-Nicene Fathers, ed. Philip Schaff (New York: Christian Literature Publishing, 1886), p. 413; see Sermo Guelf., 12, 3 (Misc. Ag. I, p. 482ff).
4.St. Augustine, The Confessions of St. Augustine, 1, 6, 7, trans. John K Ryan (Garden City, NY: Image Books, 1960), p. 46.
5.See Martin Heidegger, Being and Time, #51, trans. Joan Stambaugh (Albany: State University Press of New York, 2010), pp. 242ff.
6.Giuseppe Ungaretti, “Soldiers” [“Soldati”], trans. Stuart Flynn, Modern Poetry in Translation, New Series no.18 (2001): 185.
7. Epicurus, “Letter to Menoeceus,” trans. George K. Stodach (New York: Penguin Books, 2012), p. 157.
8.Horace, The Odes of Horace, 3, 30, trans. James Michie (New York: Washington Square Press, 1963), p. 203.
9. See Melito of Sardis, On Pascha, 66, trans. Alistair Stewart-Sykes (Crestwood, NY: St. Vladimir’s Seminary, 2001), p. 54; see SCh 123, p. 96.
10.St. Augustine, “Psalm 120,” 6, Expositions of the Psalms, trans. Maria Boulding, Part 3, vol. 19, The Works of Saint Augustine (Hyde Park, NY: New City Press, 2003), p. 514.
11. John Chrysostom, “Homily 17,” 4, Homilies on the Epistle to the Hebrews, vol. 14, Nicene and Post-Nicene Fathers, ed. Philip Schaff (Reprinted by Veritatis Splendor, 2012), pp. 327-328; see PG 63, 129.
12. Nicholas Cabasilas, The Life in Christ, 1, 2 trans. Camino J. deCatanzaro (Crestwood NY: St. Vladimir’s Seminary, 1974), p. 44.
13. See St. Alphonsus Ligouri’s 1758 book, Preparation for Death [Apparecchio alla morte] (Charlotte, NC: TAN Books, 1982).
14. See St. Alphonsus Ligouri’s 1760 book, Reflections and Affections on the Passion of Jesus Christ [Considerazioni sopra la passione di Gesù Cristo], trans. Eugene Grimm, vol. 5, The Ascetical Works (reprint of the 1887 edition by Kassock Brothers publishing, 2014).
15. See Rosanna Garofalo, Sopra le ali dell’aquila (Milan: Ancora, 1993).
Chúa Thánh Thần dẫn chúng ta vào mầu nhiệm tử nạn của Chúa Kitô
1- Chúa Thánh Thần trong mầu nhiệm vượt qua của Chúa Kitô
Trong hai bài suy niệm trước chúng ta đã cố gắng chỉ cho thấy Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta như thế nào vào “sự viên mãn của chân lý” về con người Chúa Kitô, khi làm cho Người được nhận biết như là “Chúa” và như là “Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật.” Trong những suy niệm còn lại chúng ta sẽ thay đổi chú ý từ con người của Chúa Kitô tới công trình của Chúa Kitô, từ hữu thể tới hành vi của Người. Chúng ta sẽ cố gắng minh chứng Chúa Thánh Thần chiếu sáng như thế nào trong mầu nhiệm vượt qua.
Khi vừa mới công bố chương trình cho những bài giảng Mùa Chay, tôi được hỏi câu hỏi này trong một cuộc phỏng vấn từ báo L’Osservatore Romano: “Những suy niệm của cha sẽ có tính thời sự như thế nào?” Tôi trả lời rằng nếu “tính thời sự” liên hệ tới những biến cố và những hoàn cảnh đương thời, tôi sợ rằng có lẽ có rất ít điều đó trong những bài giảng Mùa Chay. Nhưng, theo ý của tôi, “tính thời sự” (current) không chỉ hiểu “là những gì đang xảy ra” và nó không phải là một từ đồng nghĩa với từ “gần đây” (recent). Những điều “có tính thời sự” nhất là những điều vĩnh cữu, những điều đụng chạm tới con người trong sâu thẳm nhất của nó ở mọi thời và mọi nền văn hóa. Đây cũng chính là sự phân biệt giữa “khẩn thiết” (urgent) và “quan trọng” (important). Chúng ta luôn luôn bị cám dỗ đặt điều khẩn thiết trước điều quan trọng và đặt “tính thời sự” trước “điều vĩnh cữu.” Đây là khuynh hướng mà tốc độ nhanh chóng của truyền thông và nhu cầu về sự mới mẻ của truyền thông ngày hôm nay mang lại đặc biệt mau lẹ.
Điều gì quan trọng và thời sự đối với người tín hữu, và với mọi người nam người nữ, hơn là biết rằng cuộc sống này có ý nghĩa hay không, nếu cái chết là kết thúc mọi sự, hay ngược lại, nếu cái chết là bắt đầu một cuộc sống đích thực chăng? Mầu nhiệm vượt qua của cái chết và sự sống lại của Chúa Kitô là câu trả lời duy nhất cho những câu hỏi này. Sự khác biệt tồn tại giữa tính thời sự này và những thông tin của truyền thông thì tương tự như sự khác biệt giữa một người dùng thời gian quan sát một hình thù mà con sóng để lại trên bờ biển (mà con sóng sau đó xóa tan!) và với một người nâng cao tầm nhìn mình để chiêm ngưỡng sự mênh mông của biển cả.
Với ý thức điều đó giờ đây chúng ta hãy suy niệm về mầu nhiệm vượt qua của Chúa Kitô, bắt đầu từ cái chết trên thập giá của Người.
Thư gửi tín hữu Do Thái nói rằng Chúa Kitô “nhờ Thánh Thần hằng hữu thúc đẩy, Đức Kitô đã tự hiến tế như lễ vật vẹn toàn dâng lên Thiên Chúa” (Dt 9,14). “Thánh Thần hằng hữu” là cách thức khác để nói về Chúa Thánh Thần, mà nhiều bản văn cổ đã dùng. Điều này có nghĩa là Chúa Giêsu, như là con người, đã đón nhận từ Chúa Thánh Thần ở trong Người sức mạnh để dâng chính mình làm của lễ cho Chúa Cha cũng như sức mạnh nâng đỡ Người trong suốt cuộc khổ nạn. Phụng vụ diễn tả sự xác tín này trong lời cầu nguyện trước lúc hiệp lễ, khi linh mục nói: “Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống, theo thánh ý Chúa Cha và nhờ Chúa Thánh Thần hợp tác, Chúa đã chết cho thế gian được sống, xin Mình và Máu Thánh Chúa đây cứu con khỏi mọi tội lỗi và mọi sự dữ…”
Năng động tương tự đã diễn ra trong hiến lễ đồng thời cũng diễn ra trong lời cầu nguyện. Một ngày kia Chúa Giêsu “hoan lạc trong Thần Khí và nói: “Lạy Cha, con ngợi khen Cha, Chúa trời đất…” (Lc 10,21). Chính Chúa Thánh Thần là Đấng làm cho lời cầu nguyện trào dâng trong Người, và chính Chúa Thánh Thần là Đấng thúc đẩy Người hiến mình cho Chúa Cha. Chúa Thánh Thần là quà tặng vĩnh cửu mà Chúa Con hiến trao cho Chúa Cha từ đời đời, cũng là Đấng thúc đẩy Người trở thành quà tặng hy sinh chính mình cho Chúa vì lợi ích của chúng ta trong thời gian.
Sự liên kết giữa Chúa Thánh Thần và cái chết của Chúa Giêsu trước tiên được làm sáng tỏ trong Tin Mừng thánh Gioan. “Thật thế, bấy giờ họ chưa nhận được Thần Khí, vì Đức Kitô chưa được tôn vinh (Ga 7,39). Tác giả Tin Mừng chú thích liên quan đến lời hứa về nước hằng sống. Nghĩa là theo ý nghĩa của “sự vinh hiển” trong Gioan, Chúa Giêsu (đã) chưa được nâng lên thập giá. Chúa Giêsu “trao thần khí” (Mt 27,50) trên thập giá, tượng trưng cho nước và máu; Quả thật Gioan viết trong thư Thứ Nhất: “Có ba chứng tá, Thần Khí, nước và máu” (1 Ga 5,8).
Chúa Thánh Thần đưa Chúa Giêsu lên thập giá và từ thập giá Chúa Giêsu ban Thánh Thần. Tại lúc Người sinh ra và cách công khai lúc chịu phép rửa, Chúa Thánh Thần được ban cho Chúa Giêsu; tại lúc Người chết, Chúa Giêsu ban Thánh Thần. Phêrô nói với đám đông tập họp trong ngày lễ Ngũ Tuần: “Thiên Chúa Cha đã ra tay uy quyền nâng Người lên, trao cho Người Thánh Thần đã hứa, để Người đổ xuống: đó là điều anh em đang thấy đang nghe” (Cv 2,33). Các Giáo Phụ của Giáo Hội thích làm sáng tỏ sự tương hỗ này. Thánh Ignatiô thành Antiochia nói: “Chúa đã nhận sự xức dầu (myron) trên đầu, để thổi sự bất tử trên Hội Thánh.” (1)
Theo nghĩa này chúng ta cần nhớ lại lời nhận định của thánh Augustinô liên quan đến bản tính của các mầu nhiệm trong Chúa Kitô. Theo ngài, có một sự cử hành đích thực của một mầu nhiệm, và không chỉ theo cách thức của kỷ niệm “khi không chỉ tưởng nhớ một biến cố, nhưng là làm cho mình tham dự vào biến cố mà chúng ta hiểu ý nghĩa của nó vì chúng ta và đón nhận nó một cách thánh thiện.” (2) Và đây là điều mà chúng ta sẽ làm trong suy niệm này, được hướng dẫn bởi Thánh Thần: hãy tìm hiểu xem cái chết của Chúa Kitô có ý nghĩa gì đối với chúng ta, cái chết này đã thay đổi điều gì liên quan đến các chết chúng ta.
2- Một người chết vì tất cả
Kinh Tinh Kính của Giáo Hội kết thúc bằng những lời này: “Tôi trông đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau.” Nó không đề cập đến điều sẽ xảy ra trước sự sống lại và đời sống vĩnh cửu, là cái chết. Đúng như thế, bởi vì, cái chết không phải là đối tượng của đức tin, nhưng thuộc kinh nghiệm của chúng ta. Tuy nhiên, sự chết liên hệ quá gần gũi với chúng ta làm cho chúng ta qua đi trong thinh lặng.
Để định giá sự thay đổi mà Chúa Kitô mang lại liên quan đến cái chết, chúng ta hãy nhìn xem đâu là những phương thuốc mà con người đã tìm kiếm cho vấn đề sự chết, và tại sao nó là những điều mà cả ngày hôm nay con người còn tìm kiếm để “an ủi mình.” Cái chết là vấn đề số một của con người. Thánh Augustinô đã tiên đoán những suy tư triết học đương thời về cái chết:
“Khi một đứa trẻ được sinh ra có nhiều sự suy đoán. Có lẽ nó sẽ đẹp trai, có lẽ nó xấu; có lẽ nó giàu có, hoặc có lẽ nó nghèo; có lẽ nó trở thành to lớn, có lẽ nó không. Nhưng không ai nói: Có lẽ nó sẽ chết, có lẽ nó không chết. Chết là điều tuyệt đối chắc chắn trong đời sống. Khi chúng ta biết rằng ai đó bị phù ra (đây là một bệnh không thể chữa lúc đó, như ngày nay có những bệnh khác), chúng ta nói: “Tội nghiệp người bạn, anh ấy sắp chết; anh ấy bị kết án cho đến chết; không có cứu được.” Chúng ta không phải nói tương tự như thế về bất cứ ai được sinh ra chăng? “Tội nghiệp cho người bạn, anh ấy phải chết; không còn cách cứu chữa; anh ấy bị kết án cho đến chết!” Anh tạo ra sự khác biệt nào nếu anh có một chuỗi thời gian dài hơn hoặc một thời gian ngắn ngủi hơn để sống? Cái chết là căn bệnh không tránh khỏi mà chúng ta mắc phải vì có sinh thì có tử.” (3)
Có lẽ tốt hơn khi nghĩ về đời sống chúng ta như là “một cuộc sống phải chết”, chúng ta nên suy nghĩ về nó như là “một cái chết sống động” (4), một cuộc sống đang chết. Tư tưởng này của Augustinô được đón nhận theo một quan điểm thế tục do Martin Heidegger, người biến cái chết trong phạm vi của nó, thành một chủ đề cho triết học. Khi định nghĩa sự sống và hữu thể con người như là một “hữu thể - hướng về - cái chết”, ông nhìn thấy cái chết không phải là một biến cố đưa sự sống tới tận cùng nhưng như là một bản chất của đời sống, nghĩa là, như một cách thế mà sự sống bày tỏ. Sống là để chết. Mỗi giây phút mà chúng ta sống là điều gì đó bị tiêu hao, bị bớt sự sống và phải phó nộp cho cái chết. (5) “Sống để chết” có nghĩa chết không chỉ là kết thúc nhưng cũng là mục đích của sống. Một người sinh ra để chết và không vì điều gì khác nữa. Chúng ta đến từ hư không và trở về từ hư không. Hư không như thế là một khả năng duy nhất của con người.
Đây là sự đảo ngược tận căn nhất của cái nhìn Kitô giáo, bởi lẽ, Kitô giáo nhìn hữu thể con người như là “hữu thể vì sự vĩnh cữu.” Tuy nhiên, khẳng định mà triết học đạt được sau những suy tư lâu dài về hữu thể con người không phải là xấu hổ và vô lý. Triết học đơn thuần làm công việc của mình; nó cho thấy định mệnh nào của con người để lại cho chính mình. Nó giúp chúng ta hiểu sự khác biệt mà đức tin trong Chúa Kitô làm.
Hơn cả triết học, có lẽ đó là một nhà thơ đã nói những từ ngữ đúng đắn và đơn giản nhất của sự khôn ngoan về cái chết. Một trong số họ, Giuseppe Ungaretti, khi nói về thái độ của những người lính dưới hầm chiến đấu trong cuộc Chiến Thế giới I, đã mô tả tình trạng của mỗi con người khi đối diện với sự chết:
“Họ đứng giống / như lá trên cây / vào mùa thu.” (6)
Chính Kinh Thánh trong Cựu Ước không có một câu trả lời rõ ràng nào về cái chết. Các sách Khôn Ngoan nói về cái chết nhưng luôn từ lập trường của một vấn nạn hơn là một câu trả lời. Sách Gióp, Thánh Vịnh, Giảng Viên, Huấn Ca, Khôn Ngoan – tất cả những sách này dành chỗ đáng kể cho chủ đề chết. “Xin dạy chúng con đếm những ngày mình sống ngõ hầu tâm trí được khôn ngoan,” một Thánh Vịnh nói như thế (Tv 90,12). Tại sao chúng ta được sinh ra? Tại sao chúng ta lại chết? Chúng ta đi về đâu khi chúng ta chết? Đây là những câu hỏi không có câu trả lời đối với các bậc hiền nhân Cựu Ước ngoại trừ điều này: Thiên Chúa muốn như vậy; sẽ có phán xét cho mỗi người.
Kinh Thánh quy chiếu những ý kiến bất an của những người không tin thời đó: “Đời ta thật buồn sầu, vắn vỏi: không thuốc nào chữa cho con người khỏi chết, chẳng ai biết có kẻ nào thoát được cõi âm ty. Bởi ngẫu nhiên ta đã ra đời, rồi lại như chưa hề có mặt (Kn 2,1-2). Chỉ trong sách Khôn Ngoan này, là cuốn sách cuối thuộc văn chương khôn ngoan Kinh Thánh, cái chết bắt đầu được soi sáng bởi ý tưởng về sự thưởng phạt nào đó sau cái chết. Họ nghĩ rằng: “Linh hồn những người công chính ở trong tay Chúa, dẫu họ không biết chính xác điều đó có nghĩa là gì (Kn 3,1). Điều này thật chí lý trong một câu của Thánh Vịnh mà chúng ta đọc: “Đối với Chúa thật là đắt giá cái chết của những ai trung hiếu với Người” (Tv 116,15). Nhưng chúng ta không thể trông cậy quá nhiều vào câu này vốn đã được trích dẫn nhiều, bởi vì ý nghĩa của nó có lẽ muốn nói một điều khác: Thiên Chúa trả giá đắt vì cái chết của người công chính, nghĩa là Người báo thù cho họ và thưởng công cho họ.
Con người đã phản ứng như thế nào trước sự cần thiết ác nghiệt của cái chết? Câu trả lời tùy tiện không giúp suy tư về nó và không biết được ý nghĩa đời mình. Đối với Epicurus, chẳng hạn, chết thì không quan trọng, ông nói: “Khi nào tôi còn hiện hữu, cái chết không có và bất cứ lúc nào nó có, thì chúng ta không hiện hữu.” (7) Vì thế, chết không phải thực sự làm chúng ta lo lắng. Lối tiếp cận này muốn xua đuổi cái chết cũng được tìm thấy trong lề luật của bộ luật Napoleon khi quy định đặt những nghĩa trang ở ngoài biên giới thành phố.
Con người cũng muốn bám lấy những phương thuốc tích cực. Mỗi người trên thế giới đều muốn có con cái và tiếp tục sống qua các hậu duệ của mình. Những người khác đang sống nhờ sự nổi tiếng: “Tôi sẽ không chết hoàn toàn” (“non omnis moriar”), nhà thơ La Mã Horace nói như thế, bởi vì “sự nổi tiếng của tôi sẽ là màu xanh và lớn lên. Dài hơn cả đồ đồng đồ thiếc, là tượng đài mà tôi đã làm nên.” (8) Trong chủ nghĩa Marxism, một người sống sót nhờ xã hội tương lai, không như một cá nhân nhưng là một tập thể.
Một cách thế khác của những phương thuốc “giảm đau” này là quan niệm luân hồi. Nhưng đây là một sự điên rồ. Những người tuyên xưng học thuyết này như là một phần không thể thiếu của văn hóa và tôn giáo họ, nghĩa là những người biết rõ luân hồi là cái gì, họ biết rằng đây không phải là một phương thuốc hoặc một sự an ủi nhưng là một hình phạt. Nó không làm một sự kéo dài của đời sống vì niềm vui sướng nhưng là một sự thanh tẩy. Một linh hồn được tái nhập thể bởi vì nó còn có điều gì đó để chuộc lỗi và nếu một người phải đền tội, thì người đó sẽ phải đau khổ. Lời Chúa phá tan tất cả những lối ẩn trốn ảo tưởng này: “Phận con người là phải chết một lần, rồi sau đó chịu phán xét” (Dt 9,27). Chỉ một lần duy nhất! Học thuyết về sự luân hồi không thể phù hợp với đức tin của các Kitô hữu.
Có những phương thuốc khác đã xuất hiện trong thời đại chúng ta. Một phong trào quốc tế được gọi là “transhumanism – chuyển đổi con người” xuất hiện. Nó có nhiều mặt, không phải tất cả đều tiêu cực, nhưng trung tâm điểm của nó là xác tín rằng tập thể con người, nhờ tiến bộ của công nghệ, từ đây đã đạt tới một sự vượt trội tận căn trên chính mình, để có thể sống hàng thế kỷ hoặc có lẽ là trường tồn! Theo một người trong số những đại diện nổi tiếng nhất của phong trào, ông Zoltan Istvan, mục đích tối hậu sẽ là “trở thành giống Thiên Chúa và chiến thắng cái chết.” Một người tín hữu Do Thái hoặc Kitô hữu không thể không lập tức nghĩ rằng những lời tương tự tại lúc khởi đầu lịch sử nhân loại: “Các ngươi sẽ không chết… các ngươi sẽ giống Thiên Chúa (St 3,4-5), mà kết quả của nó chúng ta đã biết.
3- Tử thần đã bị chôn vùi nhờ chiến thắng
Chỉ có một phương thuốc thực sự hiệu nghiệm đối với cái chết, và nếu chúng ta không tuyên xưng bằng lời nói và cuộc sống, thì chúng ta, những Kitô hữu, đang lừa dối thế giới. Chúng ta hãy nghe thánh Phaolô loan báo như thế nào về sự thay đổi này cho thế giới: “Thật vậy, nếu vì một người duy nhất đã sa ngã, mà muôn người phải chết, thì ân sủng của Thiên Chúa ban nhờ một người duy nhất là Đức Giêsu Kitô, còn dồi dào hơn biết mấy cho muôn người… Nếu chỉ vì một người, một người duy nhất sa ngã, mà sự chết đã thống trị, thì điều Thiên Chúa làm qua một người duy nhất là Đức Giêsu Kitô, lại còn lớn lao hơn biết mấy” (Rm 5,15-17).
Chiến thắng của Chúa Kitô trên sự chết được miêu tả với những lời rất ấn tượng trong thư Thứ Nhất gửi tín hữu Côrintô:
“Tử thần đã bị chôn vùi. Đây giờ chiến thắng! Hỡi tử thần, đâu là chiến thắng của ngươi? Hỡi tử thần, đâu là nọc độc của người? Tử thần có độc là vì tội lỗi, mà tội lỗi có mạnh cũng tại có Lề Luật. Nhưng tạ ơn Thiên Chúa, vì Người đã cho chúng ta chiến thắng nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (1 Cr 15,54-57).
Nhân tố quyết định xảy ra tại giây phút của cái chết Chúa Kitô: “Người chết vì mọi người” (2 Cr 5,15). Nhưng điều gì có tính quyết định như vậy mà tại giây phút đó đã thay đổi bản chất của cái chết? Chúng ta có thể trình bày nó bằng hình ảnh như thế này. Con Thiên Chúa xuống trong mồ, giống như một nhà tù tăm tối, nhưng khi Người đi ra thì hoàn toàn ngược lại. Người không còn quay lại nơi Người đã vào, như Ladarô đã làm và như thế phải chết lần nữa. Không, Người mở ra một lỗ ở phía đối diện nhờ đó mà những ai tin vào Người có thể đi theo Người.
Một giáo phụ thời xưa viết: “Người gánh trên mình đau khổ con người, đau khổ trong thể xác có thể chịu đựng, nhưng nhờ Thần Khí mà Người không thể chết, Người xoay chuyển sự chết thành sự sống và mở ra một con đường cho chúng ta là những người tin vào sự phục sinh để chúng ta có thể vượt qua cái chết tới sự sống.” (9) Thánh Augustinô nói: “Nhờ cuộc khổ nạn của Người, Chúa chúng ta đã đi từ cái chết tới sự sống và đã mở một con đường cho chúng ta những người tin vào sự sống lại của Người rằng chúng ta cũng có thể vượt qua cái chết để tới sự sống.” (10) Cái chết trở thành một hành lang, và đây là một hành lang cho điều không phải qua đi! Thánh Gioan Kim Khẩu nói rất hay về điều này:
“Quả thật, chúng ta phải chết trước, nhưng chúng ta không ở trong sự chết: nó không phải là chết. Vì quyền lực và sức mạnh đích thực của cái chết chỉ là điều này: một người chết không còn khả năng trở lại với sự sống. Nhưng sau khi chết, nó đón nhận sự sống mới, và đây là một sự sống tốt hơn, đây không phải là chết, nhưng là đang yên nghỉ.” (11)
Tất cả những cách thế này diễn tả ý nghĩa cái chết Chúa Kitô là thật, nhưng chúng không cho chúng ta sự giải thích sâu sắc hơn. Một cách thế này được tìm thấy trong những gì Chúa Kitô đã đến, nhờ cái chết của mình, để mang cho điều kiện nhân loại nhiều hơn cả những gì Người đến để xóa bỏ: Đó là tình yêu Thiên Chúa, chứ không phải là tội lỗi con người. Nếu Chúa Giêsu chịu đau khổ và chết bằng cái chết tức tưởi vì sự thù ghét, Người đã không đi vào cái chết cách đơn thuần để trả một món nợ không thể trả của con người mắc nợ (món nợ 10,000 yến trong dụ ngôn được tha bởi nhà vua!); Người chết trên thập giá để sự đau khổ và sự chết của con người sẽ được ở trong tình yêu!
Con người bị kết án với một cái chết vô lý, nhưng khi đi vào cái chết, con người khám phá rằng bây giờ cái chết đã được thấm nhuần bởi tình yêu của Thiên Chúa. Tình yêu có thể không miễn trừ cái chết, vì tự do của con người: tình yêu của Thiên Chúa không xóa bỏ thực tại bi thương của tội lỗi và sự chết với một cú đánh của cây đũa thần diệu. Tình yêu của Người phải để cho đau khổ và cái chết nói lên tiếng nói của mình. Nhưng từ khi tình yêu thấm nhập sự chết và đổ đầy bằng sự hiện diện thần linh, tình yêu bây giờ là tiếng nói cuối cùng.
4- Điều gì đã thay đổi sự chết
Vậy điều gì đã thay đổi liên quan đến cái chết vì Chúa Giêsu? Không có gì cả và tất cả! Không gì cả đối với lý trí chúng ta, nhưng tất cả đối với đức tin. Sự cần thiết của việc đi vào trong nấm mồ đã không được thay đổi, nhưng giờ đây có khả năng thoát khỏi cái chết. Đây là điều mà bức tranh Icône Chính Thống về sự phục sinh minh chứng một cách mạnh mẽ, và chúng ta có thể thấy một giải thích hiện đại về nó bên trái bức tường của ngôi nhà nguyện Redemptoris Mater. Đấng Phục Sinh đi xuống ngục tổ tông và đưa Ađam và Evà đi lên với Người và đằng sau họ là tất cả những ai đang chờ Người trong địa ngục của thế giới này.
Điều này diễn tả thái độ nghịch lý của người tín hữu khi đối diện với cái chết, nó giống với thái độ của những người khác và cũng rất khác biệt. Thái độ đau buồn, sợ hãi, khiếp sợ, khi biết họ phải đi vào trong vực thẳm đen tối, nhưng còn là một thái độ của hy vọng khi biết họ có thể ra khỏi đó. “Để dù có buồn sầu vì số phận phải chết, chúng con cũng được an ủi, bởi Cha đã hứa ban phúc trường sinh bất diệt” (Lời Tiền Tụng I cầu cho các tín hữu qua đời). Thánh Phaolô đã viết cho các tín hữu ở thành Thessalônica là những người đang khóc than cái chết của những thân nhân của họ.
“Về những ai đã an giấc ngàn thu, chúng tôi không muốn để anh em chẳng hay biết gì, hầu anh em khỏi buồn phiền như những người khác, là những người không có niềm hy vọng. Vì nếu chúng ta tin rằng Đức Giêsu đã chết và đã sống lại, thì chúng ta cũng tin rằng những người đã an giấc trong Đức Giêsu, sẽ được Thiên Chúa đưa về cùng Đức Giêsu” (1 Tx 4,13-14).
Phaolô không yêu cầu họ đừng có buồn phiền vì cái chết của họ nhưng nói với họ “đừng có buồn phiền như những người khác buồn”, như những người vô đạo buồn. Cái chết không phải là chấm tận của đời sống đối với những ai tin nhưng là bắt đầu một đời sống thật; nghĩa là không phải một bước nhảy vào chỗ trống nhưng là một bước nhảy vào vĩnh cửu. Đó là một sự sinh ra và là một phép rửa. Đó là một sự sinh ra bởi vì chỉ khi đó sự sống thật mới bắt đầu, sự sống mà không dẫn tới cái chết nhưng kéo dài mãi mãi. Vì lý do này Giáo Hội không cử hành lễ các thánh vào ngày mà họ được sinh ra về thể lý, nhưng vào ngày họ được sinh ra ở trên trời, đó là “dies natalis – ngày sinh nhật” của họ. Sự nối kết giữa đời sống trần thế của đức tin và đời sống vĩnh cửu là tương tự với sự nối kết giữa đời sống của một bào thai trong dạ mẹ và đời sống của một đứa trẻ khi được sinh ra. Nicolas Cabasilas viết:
“Thế giới này cưu mang trong lòng con người nội tâm, con người mới, được tạo dựng giống Thiên Chúa, cho đến khi nó được biến đổi, tạo dựng và trở nên hoàn hảo, có lẽ nó không được sinh ra cho thế giới hoàn hảo này nếu không già cỗi đi. Theo cách thức của bào thai khi nó ở trong sự sống còn tăm tối và hay thay đổi, vì sự sống này mà nó được sinh ra…, tương tự như vậy trong đời sống của cách thánh.” (12)
Chết cũng là một phép rửa. Đó là điều mà Chúa Giêsu miêu tả về cái chết của mình như thế: “Tôi còn phải chịu một phép rửa nữa” (Lc 12,50). Thánh Phaolô nói về phép rửa như là được “mai táng với Người nhờ phép rửa là cái chết” (Rm 6,4). Trong thời cổ xưa, tại lúc rửa tội, một người được dìm mình hoàn toàn trong nước; tất cả mọi tội lỗi và bản tính sai lầm của họ được chôn vùi trong nước và người đó đi ra như một thụ tạo mới, tượng trưng bằng chiếc áo trắng họ mặc. Điều tương tự xảy ra trong cái chết: con sâu chết, con bướm được sinh ra. Thiên Chúa “sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau buồn nữa, vì những điều cũ đã biến mất” (Kh 21,4). Tất cả những điều này bị chôn vùi mãi mãi.
Trong nhiều thế kỷ, đặc biệt từ thế kỷ thứ mười bảy trở đi, một khía cạnh quan trọng của việc khổ chế Công Giáo đó là “chuẩn bị cho cái chết” (13) nghĩa là, khi suy nhiệm về cái chết và về miêu tả cách trực quan về những giai đoạn khác nhau và tiến trình không thể thay đổi của nó từ bên ngoài thân thể đến con tim. Hầu hết tất cả sự miêu tả của các thánh trong giai đoạn này diễn tả chúng bằng một cái đầu lâu bên cạnh, cả thánh Phanxicô Assisi người đã gọi chết là “chị”.
Nhà hầm nguyện Dòng Capuncinô trên đường Veneto tiếp tục là một trong những sự thu hút khách du lịch ở Roma. Người ta không thể phủ nhận tất cả, điều này có thể thiết lập một lời kêu gọi vẫn còn hữu ích cho thời đại đã bị tục hóa và vô tâm như thời đại chúng ta. Điều này đặc biệt rất đúng nếu một người đọc lại lời nhắc nhở được viết ở trên một bộ xương: “Hôm nay anh, hôm qua chúng tôi, hôm nay chúng tôi, ngày mai anh.”
Tất cả điều này đã cho ai đó lý do để nói rằng Kitô giáo phát triển với sự sợ hãi của sự chết. Nhưng đây là một sai lầm kinh khủng. Kitô giáo như chúng ta thấy, không ở đây để gia tăng nỗi sợ hãi về cái chết nhưng là để xóa bỏ cái chết; thư Do Thái nói rằng Chúa Kitô đến để “giải phóng tất cả những ai vì sợ chết mà suốt đời sống trong tình trạng nô lệ” (Dt 2,15). Kitô giáo không phát triển nhờ tư tưởng về sự chết của chúng ta nhưng nhờ tư tưởng về cái chết của Chúa Kitô!
Vì điều này, nó còn hiệu nghiệm để suy ngắm về cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu, hơn là suy nhiệm về cái chết của chúng ta, và chúng ta cần nói rằng – phải tôn kính các thế hệ đi trước đã thường suy niệm như thế mỗi ngày trong tu đức của các thế kỷ qua. Đó là một sự suy niệm phát sinh cảm xúc và thái độ biết ơn, chứ không phải là sự lo sợ; nó làm cho chúng ta kêu lên giống như Tông Đồ Phaolô, Chúa Kitô “đã yêu tôi và đã hiến mình vì tôi!” (Gl 2,20).
Một “việc thực hành đạo đức” mà tôi muốn mời gọi mỗi người trong Mùa Chay là hãy cầm lấy Tin Mừng và đọc toàn bộ tường thuật về cuộc khổ nạn, một cách chậm rải và liên hệ đến chúng ta. Nó mất chưa đến nữa giờ. Tôi biết một người phụ nữ thông minh đã tuyên bố là một người vô thần. Một ngày kia bà tình cờ nhận được một tin trong những tin làm cho nhiều người ngất đi: đưa con gái lớn mười sáu tuổi của bà đã bị u xương. Họ đã mổ cho cô. Cô bé trở về từ phòng mổ với một bình nước chuyền và nhiều ống trên mình cô. Cô bé đang đau đớn kinh khủng và rên rỉ; cô không muốn nghe bất cứ lời an ủi nào.
Mẹ cô, khi biết đứa con mình là một người sốt sắng và đạo hạnh và nghĩ rằng phải làm hài lòng cô, nên đã hỏi: “Con có muốn mẹ đọc cho con điều gì từ Tin Mừng không? “Vâng, thưa mẹ.” “Con muốn mẹ đọc cho con điều gì?” “Hãy đọc cho con cuộc khổ nạn.” Người mẹ chưa bao giờ đọc một Tin Mừng, đã chạy đi mua một cuốn từ cha tuyên úy; bà ngồi bên giường cô con gái và bắt đầu đọc. Sau một hồi đứa con gái ngủ, nhưng người mẹ tiếp tục đọc trong thinh lặng, trong tranh tối tranh sáng cho đến hết. Bà nói trong cuốn sách bà viết sau khi đứa con bà chết: “Đứa con gái ngủ nhưng người mẹ đã thức!” Bà đã thức dậy khỏi sự vô thần của bà. Việc đọc cuộc khổ nạn của Chúa Kitô đã thay đổi mãi mãi cuộc đời của bà. (15)
Chúng ta hãy kết thúc với lời nguyện đơn sơ nhưng đầy sức mạnh từ phụng vụ: “Adoramus te, Christe, et benedicimus tibi, quia per sanctam tuam redemisti mundum,” Lạy Chúa Kitô, chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa, vì đã dùng thánh giá mà cứu chuộc thế gian.”
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
Chuyển ngữ
Chú Thích:
1. St. Ignatius of Antioch, “Letter to the Ephesians,”17, in Ignatius of Antioch and Polycarp of Smyrna, trans. and comm. Kenneth J. Howell (Zanesville, OH: CHResources, 2009), p. 87.
2.St. Augustine, “Letter 55,” 1, 2, The Confessions and Letters of St. Augustine , series 1, vol. 1, Nicene and Post-Nicene Fathers, ed. Philip Schaff (New York: Cosimo, 2007), p. 303; see CSEL 34, 1, p. 170.
3.See St. Augustine, “Sermon 47,” 3, Sermons on Selected Lessons of the New Testament, trans. R. G. MacMullen, series 1, vol. 6, Nicene and Post-Nicene Fathers, ed. Philip Schaff (New York: Christian Literature Publishing, 1886), p. 413; see Sermo Guelf., 12, 3 (Misc. Ag. I, p. 482ff).
4.St. Augustine, The Confessions of St. Augustine, 1, 6, 7, trans. John K Ryan (Garden City, NY: Image Books, 1960), p. 46.
5.See Martin Heidegger, Being and Time, #51, trans. Joan Stambaugh (Albany: State University Press of New York, 2010), pp. 242ff.
6.Giuseppe Ungaretti, “Soldiers” [“Soldati”], trans. Stuart Flynn, Modern Poetry in Translation, New Series no.18 (2001): 185.
7. Epicurus, “Letter to Menoeceus,” trans. George K. Stodach (New York: Penguin Books, 2012), p. 157.
8.Horace, The Odes of Horace, 3, 30, trans. James Michie (New York: Washington Square Press, 1963), p. 203.
9. See Melito of Sardis, On Pascha, 66, trans. Alistair Stewart-Sykes (Crestwood, NY: St. Vladimir’s Seminary, 2001), p. 54; see SCh 123, p. 96.
10.St. Augustine, “Psalm 120,” 6, Expositions of the Psalms, trans. Maria Boulding, Part 3, vol. 19, The Works of Saint Augustine (Hyde Park, NY: New City Press, 2003), p. 514.
11. John Chrysostom, “Homily 17,” 4, Homilies on the Epistle to the Hebrews, vol. 14, Nicene and Post-Nicene Fathers, ed. Philip Schaff (Reprinted by Veritatis Splendor, 2012), pp. 327-328; see PG 63, 129.
12. Nicholas Cabasilas, The Life in Christ, 1, 2 trans. Camino J. deCatanzaro (Crestwood NY: St. Vladimir’s Seminary, 1974), p. 44.
13. See St. Alphonsus Ligouri’s 1758 book, Preparation for Death [Apparecchio alla morte] (Charlotte, NC: TAN Books, 1982).
14. See St. Alphonsus Ligouri’s 1760 book, Reflections and Affections on the Passion of Jesus Christ [Considerazioni sopra la passione di Gesù Cristo], trans. Eugene Grimm, vol. 5, The Ascetical Works (reprint of the 1887 edition by Kassock Brothers publishing, 2014).
15. See Rosanna Garofalo, Sopra le ali dell’aquila (Milan: Ancora, 1993).
Con đường vào vinh quang ngang qua Thập Giá
Lm Đan Vinh
06:56 07/04/2017
Chúa Nhật Lễ Lá A
- Kiệu lá: Mt 21,1-11
-Thánh lễ: Is 50,4-7; Pl 2,6-11; Mt 27,11-54
Con đường vào vinh quang ngang qua Thập Giá
I. HỌC LỜI CHÚA
1A. TIN MỪNG KIỆU LÁ: Mt 21,1-11
(1) Khi thầy trò đến gần thành Giê-ru-sa-lem và tới làng Bết-pha-ghê, phía núi Ô-liu, Đức Giê-su sai hai môn đệ (2) và bảo: “Các anh đi vào làng trước mặt kia, và sẽ thấy ngay một con lừa mẹ đang cột sẵn đó, có con lừa con bên cạnh. Các anh tháo dây ra và dắt về cho Thầy. (3) Nếu có ai nói gì với các anh, thì trả lời là Chúa cần đến chúng. Người sẽ gởi lại ngay. (4) Sự việc đó xảy ra như thế để ứng nghiệm lời ngôn sứ: (5) Hãy bảo thiếu nữ Xi-on: Kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi, hiền hậu ngồi trên lưng lừa, lưng lừa con, là con của một con vật chở đồ”. (6) Các môn đệ ra đi và làm theo lời Đức Giê-su đã truyền. (7) Các ông dắt lừa mẹ và lừa con về, trải áo choàng của mình trên lưng chúng, và Đức Giê-su cỡi lên: (8) Một đám người rất đông lấy áo mình trải xuống mặt đường, một số khác lại chặt nhành chặt lá mà rải lên lối đi. (9) Đám đông, người đi trước, kẻ theo sau, reo hò vang dậy: “Hoan hô Con vua Đa-vít ! Chúa tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa ! Hoan hô trên các tầng trời”. (10) Khi Đức Giê-su vào Giê-ru-sa-lem, cả thành náo động, và thiên hạ hỏi nhau: “Ông này là ai vậy ?” (11) Đám đông trả lời: “Ngôn sứ Giê-su, người Na-da-rét, xứ Ga-li-lê đấy”.
1B. TIN MỪNG TRONG THÁNH LỄ: Mt 27,11-54
2. Ý CHÍNH PHỤNG VỤ CN LỄ LÁ:
Phụng vụ CN Lễ Lá gồm hai phần:
Phần đầu lễ, bài Tin Mừng diễn tả cuộc khải hoàn của Đức Giê-su như một ông vua ngồi trên lưng lừa khải hoàn vào thành Giê-ru-sa-lem, giữa những tiếng hoan hô tưng bừng của mọi người: ” Hoan hô con Vua Đa-vít! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa! Hoan hô trên các tầng trời”.
Nhưng rồi Tin mừng trong thánh lễ thuật lại buổi xử án Đức Giêsu và cuộc khổ hình Người phải vác cây thập giá lên Núi Sọ, chịu đóng đinh giữa hai tên trộm cướp như một kẻ tội đồ. Người vô tội nhưng đã chịu hình phạt thập giá đau thương nhục nhã của một tử tội để đền tội thay cho mọi người chúng ta.
3. CHÚ THÍCH:
- C 1-6: + Thầy trò đến gần Giê-ru-sa-lem: Theo Tin Mừng Gio-an (x Ga 12,1), sáu ngày trước lễ Vượt Qua, Đức Giê-su tới Bê-ta-ni-a cách Giê-ru-sa-lem khỏang gần 3 cây số vào buổi chiều, và thầy trò đã đến ở trọ qua đêm tại Bê-ta-ni-a trong nhà ba chị em Mác-ta Ma-ri-a và La-da-rô. + Tới làng Bết-pha-ghê: Giữa Bê-ta-ni-a và Giê-ru-sa-lem có làng Bết-pha-ghê, nằm dưới chân núi Ô-liu về phía Đông. + Sẽ thấy ngay một con lừa mẹ đang cột sẵn đó…: Câu này nói lên tính siêu việt nơi con người Đức Giê-su: Ngài có cái nhìn thấu suốt không gian thời gian, thấu suốt tâm can con người (x. Mt 9,4; Lc 7,39-40). + Một con lừa mẹ đang cột sẵn đó, có con lừa con bên cạnh: Chỉ Tin Mừng Mát-thêu mới nói đến con vật là lừa mẹ và lừa con. Còn ba Tin Mừng kia chỉ nói đến một con lừa tơ chưa một lần sử dụng, như dành riêng cho công việc linh thánh này. + “Chúa cần đến chúng”: Chủ lừa chắc là chỗ quen biết trước nên Đức Giê-su căn dặn môn đệ trả lời như vậy. Từ “Chúa” ở đây ám chỉ ông chủ lừa này đã tin Người là Đấng Thiên Sai.
- C 7-9: + Một đám người rất đông lấy áo mình trải xuống mặt đường: Dân chúng ở đây phần lớn là những người từ xứ Ga-li-lê lên Giê-ru-sa-lem dự lễ Vượt Qua. Họ nghỉ trong các quán trọ trên đường vào Thành, hoặc tạm trú trên sườn núi Cây Dầu. Những người này phấn khởi ra đón vị Vua Thiên Sai mà họ hy vọng sẽ giúp họ chống lại ách thống trị của ngoại bang. Họ lấy áo lót đường và chặt cành cây Ô-liu trải trên lối đi để bày tỏ lòng trọng kính Đức Giê-su như một vị Vua Thiên Sai theo phong tục Cận Đông thời bấy giờ. + Con vua Đa-vít: Dân chúng đã tin Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai, là “Con Vua Đa-vít” khi họ thấy Người làm cho hai người mù được sáng mắt (x. Mt 20,30), và truyền cho La-da-rô chết bốn ngày sống lại (x. Ga 11,45). Đó là dấu chỉ thời đại Thiên Sai đã bắt đầu (x. Is 29,18-19; 25,7-9). + Hoan hô: Dân chúng nô nức theo sau và phấn khởi hoan hô Người bằng lời hoan hô được ghi trong Thánh Vịnh 118 (x. Tv 118,25-26).
4. HỎI ĐÁP:
- HỎI 1: Đức Giê-su lên Giê-ru-sa-lem mấy lần trong đời của Người ?
ĐÁP: Đọc Tin Mừng Mát-thêu, ta có cảm tưởng Đức Giê-su chỉ lên Giê-ru-sa-lem một lần duy nhất trong cuộc sống trần gian. Nhưng thực ra, Người đã lên Đền thờ ít là 5 lần quan trọng: Lần 1 khi mới sinh được 40 ngày (x. Lc 2,22-24). Lần 2 năm 12 tuổi, trẻ Giê-su theo cha mẹ lên Đền thờ (x. Lc 2,42). Lần 3,4,5: Trong gần 3 năm rao giảng Tin Mừng, mỗi năm Đức Giê-su đều lên Đền thờ dự lễ Vượt Qua (x. Ga 2,13; 5,1; 12,12), và vào nhiều lễ khác (x. Ga 7,10.14; 10,22-23).
- HỎI 2: Tại sao Người không cưỡi ngựa mà lại dùng lừa ?
ĐÁP: Đức Giê-su ngồi trên lừa con chưa mang ách và chưa ai cưỡi cho thấy Người là Đấng Thiên Sai. Vì lừa mẹ ám chỉ dân Do thái đã từng mang ách của Luật Mô-sê (x. Cv 15,10), còn lừa con ám chỉ dân ngoại chưa từng mang ách, giờ đây sẽ được mang ách êm ái và gánh nhẹ nhàng của Đức Ki-tô (x. Mt 11,29-30). Người cưỡi trên mình lừa thay ngựa để nói lên sự khiêm tốn và hiếu hòa của Vua Thiên Sai. Bên Do thái, các bậc vua chúa quan quyền thường dùng lừa thay vì dùng ngựa. Như hoàng tử Áp-sa-lon đã chết thảm khi đang cưỡi lừa (x. 2 Sm 18,9).
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi, hiền hậu ngồi trên lưng lừa” (Mt 21,5).
2. CÂU CHUYỆN:
1) ĐƯỜNG CỨU ĐỘ “QUA ĐAU KHỔ VÀO TRONG VINH QUANG” CỦA ĐỨC GIÊ-SU:
Vào một ngày Chúa Nhật nọ, BOB lái xe đưa vợ đi mua sắm một số đồ cần dùng. Hai vợ chồng bàn nhau vào một tiệm cầm đồ bình dân để tìm mua hàng rẻ. Bà chủ tiệm chỉ cho họ một số hàng quá hạn cần thanh lý. Bà vợ của BOB cầm lên xem một cây Thánh giá đã cũ, rồi ghé tai chồng nói nhỏ: “Đây là cây Thánh giá bằng bạc đắt tiền mà sao bà chủ tiệm lại để giữa các món hàng rẻ tiền này ?” Sau đó, hai vợ chồng đã mua được cây Thánh giá ấy với giá chỉ một đôla ! Về đến nhà, BOB liền mang cây Thánh giá ra lau chùi sạch sẽ. Một lát sau, cây Thánh giá cũ kia đã trở nên bóng lộn và giá trị đã tăng lên cả trăm đôla ! Rồi BOB trân trọng đặt cây Thánh giá kia lên bàn. Sau đó cậu con trai của BOB đi học giáo lý về. Cậu chăm chú nhìn cây Thánh giá và tự nhiên hai giọt nước mắt từ từ lăn trên gò má. BOB rất ngạc nhiên trước thái độ của con trai và hỏi cậu nguyên nhân tại sao khóc như thế ? Bấy giờ cậu bé trả lời như sau: “Thưa ba, hôm nay ở nhà thờ con học giáo lý về cây Thánh giá của Chúa Giê-su. Con biết Chúa Giê-su vì yêu thương nhân loại, nên đã sẵn lòng chịu chết trên cây Thánh giá, để đền tội thay cho chúng ta. Vì thế khi nhìn thấy cây Thánh giá này, con liền nghĩ đến tình thưong của Chúa thật quá lớn lao, và dù con đã cố kìm nén lại mà tự nhiên nước mắt cứ chảy ra !”.
2) MỖI NGƯỜI CHÚNG TA ĐỀU THAM PHẦN VÀO VIỆC ĐÓNG ĐANH ĐỨC GIÊ-SU:
Danh hoạ Rembrandt, người Hoà Lan, sống vào thế kỷ 17, đã để lại nhiều bức tranh nổi tiếng, trong đó nổi tiếng nhất là bức tranh "Ba cây thập giá".
Chiêm ngưỡng tác phẩm, hầu như ai cũng chú ý vào ba cây thập giá ở trung tâm: giữa hai cây thập giá của hai tên gian phi, thập giá của Chúa Giê-su đã nổi bật. Dưới chân thập giá là một đám đông mà gương mặt nào cũng biểu lộ sự hận thù ganh ghét... tác giả như muốn nói rằng: mọi người đều tham phần vào việc đóng đinh Chúa Giê-su trên cây thập giá.
Khi quan sát đám đông, người ta thấy một gương mặt dường như bị mất hút trong bóng tối, nhưng chỉ cần một vài nét cũng đủ để các nhà chuyên môn nhận ra đó là khuôn mặt của tác giả bức tranh là danh hoạ Rembrandt.
Tại sao giữa đám đông đằng đằng sát khí thảm sát Chúa Giê-su, mà Rembrandt lại chen thêm khuôn mặt của mình? Câu trả lời duy nhất có lẽ là do ý thức về tội lỗi của ông. Rembrandt như muốn thú nhận rằng: Chính ông do tội lỗi của mình cũng đã cùng với mọi người khác tham phần vào việc hành hạ và treo Chúa Giê-su trên cây thập giá.
3) TÌNH YÊU CỦA CHÚA GIÊ-SU TRỔI VƯỢT HƠN TÌNH YÊU CỦA NGƯỜI ĐỜI:
Môn đệ của một vị đạo sĩ kia muốn từ bỏ thế gian, nhưng anh ta xem ra còn quyến luyến với tình cảm gia đình nên nói với đạo sĩ: "Vợ con của con rất thương yêu con, nên chắc sẽ không bằng lòng cho con thoát tục theo thầy đâu".
Nghe vậy, vị đạo sĩ muốn chứng minh cho anh chàng biết sự thật nên đã dạy cho anh một kỹ năng chết giả. Sau khi thực tập thuần thục, vị đạo sĩ bảo anh hãy về nhà áp dụng kỹ thuật chết giả này. Quả thật, anh ta đã áp dụng tuyệt vời bài học chết giả bằng việc nhắm mắt xuôi tay và ngừng thở, nhưng vẫn nghe được tiếng khóc than của vợ con và người thân.
Ngày hôm sau, vị đạo sĩ đến để phân ưu cùng tang quyến. Sau giây phút tưởng niệm người quá cố, ông bảo với vợ con đang khóc thương người thân mới chết như sau: "Tôi có bí quyết để cứu sống anh này, nếu có ai đó sẵn sàng chết thế cho anh thì anh sẽ sống lại".
Bấy giờ anh chàng giả chết rất ngạc nhiên khi nghe từng người trong gia đình anh nêu ra các lý do để từ chối chết thế cho anh. Sau cùng anh lại càng ngạc nhiên hơn nữa khi nghe người vợ nghĩa thiết của anh đã tóm lại quyết định của mọi người như sau: "Tôi nghĩ là không ai đồng ý chết thay cho chồng tôi đâu. Không có anh ta, chúng tôi vẫn có thể sống được ! ".
3. SUY NIỆM:
1) ĐẠO Công Giáo LÀ ĐƯỜNG VÀO VINH QUANG NGANG QUA THẬP GIÁ:
Người tín hữu Công Giáo là người chấp nhận đi trên Con Đường của Chúa Giê-su là “Sự Thật và là Sự Sống”. Là đòi phải bỏ đi ý riêng của mình để vâng theo ý Thiên Chúa muốn như lời cầu của Chúa Giê-su với Chúa Cha: “Lạy Cha, nếu được, xin cho con khỏi uống chén này. Nhưng đừng theo ý con mà xin vâng ý Cha”, và như Người đã dạy các môn đệ: “Ai muốn theo tôi phải từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo tôi”. Mỗi người tín hữu chúng ta cần ý thức rằng: Đi Con Đường Giê-su không được dừng lại trong cuộc khải hoàn vào thành Giêrusalem với cành lá, quần áo trải thảm trên đường, và với đám đông hoan hô… nhưng phải trung thành theo Chúa trên đường thập giá, kết thúc trên Núi Sọ, chịu chết ô nhục giữa hai tên trộm cướp như một kẻ đại gian đại ác.
- Đường lên Giê-ru-sa-lem mọi người đều đi theo Chúa, đều là môn đệ Chúa. Nhưng đường lên Núi Sọ chỉ còn ít người theo Chúa. Có những người đã phản bội Chúa như Giu-đa bán Thầy, Phê-rô chối bỏ Thầy. Còn những người khác thì hèn nhất bỏ trốn…
2) TÔN VINH CHÚA GIÊ-SU LÀ VUA THIÊN SAI:
- Bài Tin Mừng khi rước lá thuật lại việc Đức Giê-su khải hoàn vào thành Giê-ru-sa-lem như một vị Vua Thiên Sai, được dân chúng theo sau hoan hô như đón mừng một ông vua khải hoàn vào thành, hầu ứng nghiệm lời sấm của ngôn sứ Gia-ca-ri-a. Vào thời Đức Giê-su, nhiều người Do thái đang chờ mong Đấng Thiên Sai đến để đánh đuổi quân Rô-ma ra khỏi nước Do thái và thiết lập một Triều Đại Mới, giống như triều đại vua Đa-vít và vua Sa-lô-mon xưa. Nhưng thực ra sứ mệnh của Đức Giê-su không phải như dân Do thái đang trông đợi. Người là Đấng Thiên Sai nhưng là một ông Vua “Mục Tử tốt lành, hiền hậu và khiêm nhường”. Người đã không xưng vương trong cuộc khải hoàn vào thành Giê-ru-sa-lem, nhưng xưng mình là Vua trước mặt Tổng Trấn Phi-la-tô, khi hai tay đang bị trói, thân thể bị đòn đánh tan nát không còn hình tượng người như trước, khi phải đứng trước tòa án như một tội nhân. Danh hiệu Vua của Chúa Giê-su chỉ được ghi bằng dòng chữ viết tắt “INRI”, nghĩa là: “Giê-su Na-da-rét Vua dân Do thái”, khi bị treo trên cây thập giá.
- Đức Giê-su chính là Vua nhưng không phải như một ông Vua trần tục, đòi người khác phải hầu hạ mình, nhưng là ông Vua Mục Tử Tốt Lành, hiền hậu và khiêm nhường:
+ Người biết đàn chiên, yêu thương mọi con chiên và chăm sóc từng con chiên một, nhất là đi tìm kiếm những con đi hoang, băng bó những con bị thương tích, âu yếm vác chúng trên vai để đưa về đàn. Người yêu thương đàn chiên Hội Thánh và yêu đến tột cùng, nên đã thiết lập bí tích Thánh Thể để ở với Hội Thánh mãi mãi và trở nên của ăn của uống nuôi dưỡng Hội Thánh. Người nêu gương khiêm nhường cho các tín hữu chúng ta, để mời gọi chúng ta hãy học nơi Người sự hiền lành và khiêm nhường trong lòng.
+ Người là Vua không ngồi trên ngựa chiến và ham mê quyền lực, đòi người khác hầu hạ, nhưng ngồi trên con lừa khải hoàn vào thành Gie-ru-sa-lem. Người đến không nhằm kết án và trừng phạt tội nhân, nhưng để yêu thương, sẵn sàng thứ tha cho những tội nhân thực lòng sám hối ăn năn. Người là Vua Mục Tử chiến đấu với sói dữ để bảo vệ đàn chiên, sẵn sàng chịu chết để cho chiên được sống và sống dồi dào.
Còn chúng ta hôm nay, chúng ta sẽ làm gì để đáp lại tình thương vô biên của Vua Giê-su?
3) ĐÁP LẠI TÌNH THƯƠNG CỨU ĐỘ CỦA VUA GIÊ-SU:
Một số việc các tín hữu chúng ta nên thực hiện để trở thành môn đệ của Chúa Giê-su và xứng đáng được Chúa đón nhận vào Nước Trời đời sau:
+ Luôn vâng theo thánh ý Chúa Cha: Khi gặp rủi ro, bệnh tật và những điều trái ý cực lòng, chúng ta hãy vâng theo ý Chúa Cha. Tránh đi coi bói toán, tin vào bùa phép và các thứ mê tín khác… Hãy xin Chúa thêm sức mạnh giúp chúng ta chấp nhận những đau khổ không thể tránh khỏi, coi đau khổ gặp phải như phương thế đền tội mình và góp phần cứu rỗi anh em.
+ Siêng năng cầu nguyện: Lý do Tông đồ Phê-rô sa ngã và hèn nhát chối Thầy ba lần là vì đã quá tự tin vào sức riêng hơn là tin cậy vào ơn Chúa giúp, đã ăn uống no say nên dễ chiều theo tính mê xác thịt, nhất là đã không chịu tỉnh thức và cầu nguyện như Thầy.
+ Tránh cố tình phạm tội như Giu-đa, vì sẽ trở thành cứng lòng và bị Chúa Giê-su trách: “Khốn cho kẻ nộp Con Người. Thà nó đừng sinh ra thì hơn”.
+ Sẵn sàng tha thứ cho những kẻ có lỗi với mình, như Chúa đã tha thứ cho ông Phê-rô bằng ánh mắt nhắc nhở sau khi ông đã phạm tội chối Thầy ba lần; Hãy cầu xin Chúa Cha tha thứ cho những kẻ thù ghét làm hại mình noi gương Người đã xin Chúa Cha tha cho những kẻ làm khốn mình, vì họ không biết việc họ làm.
+ Luôn giữ thái độ bình tĩnh và dùng tình thương hoán cải kẻ thù, noi gương Chúa Giê-su đã tỏ thái độ lịch sự, tế nhị khi môn đệ Giu-đa đến hôn mặt để nộp Người cho kẻ thù.
+ Kiên nhẫn chịu đựng khi bị khích bác, noi gương Chúa Giê-su đã im lặng chịu đựng trước những lời hò hét đả đảo của đám đông cuồng nộ.
+ Hãy có lòng sám hối và tin yêu Chúa noi gương kẻ trộm lành trên cây thập tự. Anh đã trách bạn rằng: “Mi chịu cùng một án, mà mi chẳng sợ Thiên Chúa sao? Phần chúng ta, bị như thế này là đích đáng, vì xứng với tội ta đã làm. Còn ông Giê-su này đâu có làm điều gì xấu?” Rồi anh quay sang cầu xin Chúa Giê-su: “Lạy ông Giê-su. Khi nào về Nước Ngài, xin nhớ đến tôi cùng”. Chúa Giê-su đã phán: “Ta bảo thật. Ngay hôm nay anh sẽ được ở trên Thiên Đàng với Ta”.
+ Sau cùng, mỗi người chúng ta cần bỏ đi lòng ganh tỵ những ai hơn mình, để tránh phạm tội ác như các đầu mục dân Do Thái đã tìm giết Chúa Giê-su do lòng ganh ghét, đố kỵ với sự thành công của Người.
4. THẢO LUẬN:
Trước đau khổ thập giá gặp phải do bản thân, người khác và do hoàn cảnh tự nhiên gây ra, chúng ta phải ứng xử thế nào để thể hiện đức tin vào tình thương quan phòng của Thiên Chúa noi gương Đức Giê-su?
5. NGUYỆN CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Trong những ngày Tuần Thánh này: Vì Chúa đã lấy thịt mình mà nuôi dưỡng chúng con, xin giúp chúng con năng nhớ đến những người nghèo khó để nhường cơm xẻ áo cho họ. Vì Chúa đã xao xuyến buồn sầu trong vườn Cây Dầu, xin giúp chúng con sẵn lòng chấp nhận chén đắng gặp phải trong cuộc sống. Vì Chúa đã bị kết án bất công, xin giúp chúng con dám lên tiếng bênh vực công lý. Vì Chúa đã chịu xỉ nhục nhạo cười, xin giúp chúng con biết nhẫn nhịn chịu đựng tha nhân. Vì Chúa đã vác cây thập giá nặng nề, xin giúp những ai đang đau khổ trên giường bệnh, biết sẵn sàng vác Thánh giá mà theo chân Chúa. Vì Chúa đã bị lột áo và chịu đóng đinh tay chân vào thập giá, xin giúp chúng con biết đóng đinh tính xác thịt mình vào thập giá Chúa. Vì Chúa đã giang tay chịu chết trên thập giá, xin giúp chúng con biết luôn cầu nguyện điều tốt cho tha nhân. Vì Chúa đã phục sinh vinh quang, xin cho chúng con biết đón nhận mọi sự xảy đến cho mình với niềm cậy trông phó thác vào tình thương quan phòng của Thiên Chúa… Nhờ đó, sau này chúng con hy vọng sẽ được tham phần vào hạnh phúc với Chúa trong Nước Trời muôn đời.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
- Kiệu lá: Mt 21,1-11
-Thánh lễ: Is 50,4-7; Pl 2,6-11; Mt 27,11-54
Con đường vào vinh quang ngang qua Thập Giá
I. HỌC LỜI CHÚA
1A. TIN MỪNG KIỆU LÁ: Mt 21,1-11
(1) Khi thầy trò đến gần thành Giê-ru-sa-lem và tới làng Bết-pha-ghê, phía núi Ô-liu, Đức Giê-su sai hai môn đệ (2) và bảo: “Các anh đi vào làng trước mặt kia, và sẽ thấy ngay một con lừa mẹ đang cột sẵn đó, có con lừa con bên cạnh. Các anh tháo dây ra và dắt về cho Thầy. (3) Nếu có ai nói gì với các anh, thì trả lời là Chúa cần đến chúng. Người sẽ gởi lại ngay. (4) Sự việc đó xảy ra như thế để ứng nghiệm lời ngôn sứ: (5) Hãy bảo thiếu nữ Xi-on: Kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi, hiền hậu ngồi trên lưng lừa, lưng lừa con, là con của một con vật chở đồ”. (6) Các môn đệ ra đi và làm theo lời Đức Giê-su đã truyền. (7) Các ông dắt lừa mẹ và lừa con về, trải áo choàng của mình trên lưng chúng, và Đức Giê-su cỡi lên: (8) Một đám người rất đông lấy áo mình trải xuống mặt đường, một số khác lại chặt nhành chặt lá mà rải lên lối đi. (9) Đám đông, người đi trước, kẻ theo sau, reo hò vang dậy: “Hoan hô Con vua Đa-vít ! Chúa tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa ! Hoan hô trên các tầng trời”. (10) Khi Đức Giê-su vào Giê-ru-sa-lem, cả thành náo động, và thiên hạ hỏi nhau: “Ông này là ai vậy ?” (11) Đám đông trả lời: “Ngôn sứ Giê-su, người Na-da-rét, xứ Ga-li-lê đấy”.
1B. TIN MỪNG TRONG THÁNH LỄ: Mt 27,11-54
2. Ý CHÍNH PHỤNG VỤ CN LỄ LÁ:
Phụng vụ CN Lễ Lá gồm hai phần:
Phần đầu lễ, bài Tin Mừng diễn tả cuộc khải hoàn của Đức Giê-su như một ông vua ngồi trên lưng lừa khải hoàn vào thành Giê-ru-sa-lem, giữa những tiếng hoan hô tưng bừng của mọi người: ” Hoan hô con Vua Đa-vít! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa! Hoan hô trên các tầng trời”.
Nhưng rồi Tin mừng trong thánh lễ thuật lại buổi xử án Đức Giêsu và cuộc khổ hình Người phải vác cây thập giá lên Núi Sọ, chịu đóng đinh giữa hai tên trộm cướp như một kẻ tội đồ. Người vô tội nhưng đã chịu hình phạt thập giá đau thương nhục nhã của một tử tội để đền tội thay cho mọi người chúng ta.
3. CHÚ THÍCH:
- C 1-6: + Thầy trò đến gần Giê-ru-sa-lem: Theo Tin Mừng Gio-an (x Ga 12,1), sáu ngày trước lễ Vượt Qua, Đức Giê-su tới Bê-ta-ni-a cách Giê-ru-sa-lem khỏang gần 3 cây số vào buổi chiều, và thầy trò đã đến ở trọ qua đêm tại Bê-ta-ni-a trong nhà ba chị em Mác-ta Ma-ri-a và La-da-rô. + Tới làng Bết-pha-ghê: Giữa Bê-ta-ni-a và Giê-ru-sa-lem có làng Bết-pha-ghê, nằm dưới chân núi Ô-liu về phía Đông. + Sẽ thấy ngay một con lừa mẹ đang cột sẵn đó…: Câu này nói lên tính siêu việt nơi con người Đức Giê-su: Ngài có cái nhìn thấu suốt không gian thời gian, thấu suốt tâm can con người (x. Mt 9,4; Lc 7,39-40). + Một con lừa mẹ đang cột sẵn đó, có con lừa con bên cạnh: Chỉ Tin Mừng Mát-thêu mới nói đến con vật là lừa mẹ và lừa con. Còn ba Tin Mừng kia chỉ nói đến một con lừa tơ chưa một lần sử dụng, như dành riêng cho công việc linh thánh này. + “Chúa cần đến chúng”: Chủ lừa chắc là chỗ quen biết trước nên Đức Giê-su căn dặn môn đệ trả lời như vậy. Từ “Chúa” ở đây ám chỉ ông chủ lừa này đã tin Người là Đấng Thiên Sai.
- C 7-9: + Một đám người rất đông lấy áo mình trải xuống mặt đường: Dân chúng ở đây phần lớn là những người từ xứ Ga-li-lê lên Giê-ru-sa-lem dự lễ Vượt Qua. Họ nghỉ trong các quán trọ trên đường vào Thành, hoặc tạm trú trên sườn núi Cây Dầu. Những người này phấn khởi ra đón vị Vua Thiên Sai mà họ hy vọng sẽ giúp họ chống lại ách thống trị của ngoại bang. Họ lấy áo lót đường và chặt cành cây Ô-liu trải trên lối đi để bày tỏ lòng trọng kính Đức Giê-su như một vị Vua Thiên Sai theo phong tục Cận Đông thời bấy giờ. + Con vua Đa-vít: Dân chúng đã tin Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai, là “Con Vua Đa-vít” khi họ thấy Người làm cho hai người mù được sáng mắt (x. Mt 20,30), và truyền cho La-da-rô chết bốn ngày sống lại (x. Ga 11,45). Đó là dấu chỉ thời đại Thiên Sai đã bắt đầu (x. Is 29,18-19; 25,7-9). + Hoan hô: Dân chúng nô nức theo sau và phấn khởi hoan hô Người bằng lời hoan hô được ghi trong Thánh Vịnh 118 (x. Tv 118,25-26).
4. HỎI ĐÁP:
- HỎI 1: Đức Giê-su lên Giê-ru-sa-lem mấy lần trong đời của Người ?
ĐÁP: Đọc Tin Mừng Mát-thêu, ta có cảm tưởng Đức Giê-su chỉ lên Giê-ru-sa-lem một lần duy nhất trong cuộc sống trần gian. Nhưng thực ra, Người đã lên Đền thờ ít là 5 lần quan trọng: Lần 1 khi mới sinh được 40 ngày (x. Lc 2,22-24). Lần 2 năm 12 tuổi, trẻ Giê-su theo cha mẹ lên Đền thờ (x. Lc 2,42). Lần 3,4,5: Trong gần 3 năm rao giảng Tin Mừng, mỗi năm Đức Giê-su đều lên Đền thờ dự lễ Vượt Qua (x. Ga 2,13; 5,1; 12,12), và vào nhiều lễ khác (x. Ga 7,10.14; 10,22-23).
- HỎI 2: Tại sao Người không cưỡi ngựa mà lại dùng lừa ?
ĐÁP: Đức Giê-su ngồi trên lừa con chưa mang ách và chưa ai cưỡi cho thấy Người là Đấng Thiên Sai. Vì lừa mẹ ám chỉ dân Do thái đã từng mang ách của Luật Mô-sê (x. Cv 15,10), còn lừa con ám chỉ dân ngoại chưa từng mang ách, giờ đây sẽ được mang ách êm ái và gánh nhẹ nhàng của Đức Ki-tô (x. Mt 11,29-30). Người cưỡi trên mình lừa thay ngựa để nói lên sự khiêm tốn và hiếu hòa của Vua Thiên Sai. Bên Do thái, các bậc vua chúa quan quyền thường dùng lừa thay vì dùng ngựa. Như hoàng tử Áp-sa-lon đã chết thảm khi đang cưỡi lừa (x. 2 Sm 18,9).
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi, hiền hậu ngồi trên lưng lừa” (Mt 21,5).
2. CÂU CHUYỆN:
1) ĐƯỜNG CỨU ĐỘ “QUA ĐAU KHỔ VÀO TRONG VINH QUANG” CỦA ĐỨC GIÊ-SU:
Vào một ngày Chúa Nhật nọ, BOB lái xe đưa vợ đi mua sắm một số đồ cần dùng. Hai vợ chồng bàn nhau vào một tiệm cầm đồ bình dân để tìm mua hàng rẻ. Bà chủ tiệm chỉ cho họ một số hàng quá hạn cần thanh lý. Bà vợ của BOB cầm lên xem một cây Thánh giá đã cũ, rồi ghé tai chồng nói nhỏ: “Đây là cây Thánh giá bằng bạc đắt tiền mà sao bà chủ tiệm lại để giữa các món hàng rẻ tiền này ?” Sau đó, hai vợ chồng đã mua được cây Thánh giá ấy với giá chỉ một đôla ! Về đến nhà, BOB liền mang cây Thánh giá ra lau chùi sạch sẽ. Một lát sau, cây Thánh giá cũ kia đã trở nên bóng lộn và giá trị đã tăng lên cả trăm đôla ! Rồi BOB trân trọng đặt cây Thánh giá kia lên bàn. Sau đó cậu con trai của BOB đi học giáo lý về. Cậu chăm chú nhìn cây Thánh giá và tự nhiên hai giọt nước mắt từ từ lăn trên gò má. BOB rất ngạc nhiên trước thái độ của con trai và hỏi cậu nguyên nhân tại sao khóc như thế ? Bấy giờ cậu bé trả lời như sau: “Thưa ba, hôm nay ở nhà thờ con học giáo lý về cây Thánh giá của Chúa Giê-su. Con biết Chúa Giê-su vì yêu thương nhân loại, nên đã sẵn lòng chịu chết trên cây Thánh giá, để đền tội thay cho chúng ta. Vì thế khi nhìn thấy cây Thánh giá này, con liền nghĩ đến tình thưong của Chúa thật quá lớn lao, và dù con đã cố kìm nén lại mà tự nhiên nước mắt cứ chảy ra !”.
2) MỖI NGƯỜI CHÚNG TA ĐỀU THAM PHẦN VÀO VIỆC ĐÓNG ĐANH ĐỨC GIÊ-SU:
Danh hoạ Rembrandt, người Hoà Lan, sống vào thế kỷ 17, đã để lại nhiều bức tranh nổi tiếng, trong đó nổi tiếng nhất là bức tranh "Ba cây thập giá".
Chiêm ngưỡng tác phẩm, hầu như ai cũng chú ý vào ba cây thập giá ở trung tâm: giữa hai cây thập giá của hai tên gian phi, thập giá của Chúa Giê-su đã nổi bật. Dưới chân thập giá là một đám đông mà gương mặt nào cũng biểu lộ sự hận thù ganh ghét... tác giả như muốn nói rằng: mọi người đều tham phần vào việc đóng đinh Chúa Giê-su trên cây thập giá.
Khi quan sát đám đông, người ta thấy một gương mặt dường như bị mất hút trong bóng tối, nhưng chỉ cần một vài nét cũng đủ để các nhà chuyên môn nhận ra đó là khuôn mặt của tác giả bức tranh là danh hoạ Rembrandt.
Tại sao giữa đám đông đằng đằng sát khí thảm sát Chúa Giê-su, mà Rembrandt lại chen thêm khuôn mặt của mình? Câu trả lời duy nhất có lẽ là do ý thức về tội lỗi của ông. Rembrandt như muốn thú nhận rằng: Chính ông do tội lỗi của mình cũng đã cùng với mọi người khác tham phần vào việc hành hạ và treo Chúa Giê-su trên cây thập giá.
3) TÌNH YÊU CỦA CHÚA GIÊ-SU TRỔI VƯỢT HƠN TÌNH YÊU CỦA NGƯỜI ĐỜI:
Môn đệ của một vị đạo sĩ kia muốn từ bỏ thế gian, nhưng anh ta xem ra còn quyến luyến với tình cảm gia đình nên nói với đạo sĩ: "Vợ con của con rất thương yêu con, nên chắc sẽ không bằng lòng cho con thoát tục theo thầy đâu".
Nghe vậy, vị đạo sĩ muốn chứng minh cho anh chàng biết sự thật nên đã dạy cho anh một kỹ năng chết giả. Sau khi thực tập thuần thục, vị đạo sĩ bảo anh hãy về nhà áp dụng kỹ thuật chết giả này. Quả thật, anh ta đã áp dụng tuyệt vời bài học chết giả bằng việc nhắm mắt xuôi tay và ngừng thở, nhưng vẫn nghe được tiếng khóc than của vợ con và người thân.
Ngày hôm sau, vị đạo sĩ đến để phân ưu cùng tang quyến. Sau giây phút tưởng niệm người quá cố, ông bảo với vợ con đang khóc thương người thân mới chết như sau: "Tôi có bí quyết để cứu sống anh này, nếu có ai đó sẵn sàng chết thế cho anh thì anh sẽ sống lại".
Bấy giờ anh chàng giả chết rất ngạc nhiên khi nghe từng người trong gia đình anh nêu ra các lý do để từ chối chết thế cho anh. Sau cùng anh lại càng ngạc nhiên hơn nữa khi nghe người vợ nghĩa thiết của anh đã tóm lại quyết định của mọi người như sau: "Tôi nghĩ là không ai đồng ý chết thay cho chồng tôi đâu. Không có anh ta, chúng tôi vẫn có thể sống được ! ".
3. SUY NIỆM:
1) ĐẠO Công Giáo LÀ ĐƯỜNG VÀO VINH QUANG NGANG QUA THẬP GIÁ:
Người tín hữu Công Giáo là người chấp nhận đi trên Con Đường của Chúa Giê-su là “Sự Thật và là Sự Sống”. Là đòi phải bỏ đi ý riêng của mình để vâng theo ý Thiên Chúa muốn như lời cầu của Chúa Giê-su với Chúa Cha: “Lạy Cha, nếu được, xin cho con khỏi uống chén này. Nhưng đừng theo ý con mà xin vâng ý Cha”, và như Người đã dạy các môn đệ: “Ai muốn theo tôi phải từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo tôi”. Mỗi người tín hữu chúng ta cần ý thức rằng: Đi Con Đường Giê-su không được dừng lại trong cuộc khải hoàn vào thành Giêrusalem với cành lá, quần áo trải thảm trên đường, và với đám đông hoan hô… nhưng phải trung thành theo Chúa trên đường thập giá, kết thúc trên Núi Sọ, chịu chết ô nhục giữa hai tên trộm cướp như một kẻ đại gian đại ác.
- Đường lên Giê-ru-sa-lem mọi người đều đi theo Chúa, đều là môn đệ Chúa. Nhưng đường lên Núi Sọ chỉ còn ít người theo Chúa. Có những người đã phản bội Chúa như Giu-đa bán Thầy, Phê-rô chối bỏ Thầy. Còn những người khác thì hèn nhất bỏ trốn…
2) TÔN VINH CHÚA GIÊ-SU LÀ VUA THIÊN SAI:
- Bài Tin Mừng khi rước lá thuật lại việc Đức Giê-su khải hoàn vào thành Giê-ru-sa-lem như một vị Vua Thiên Sai, được dân chúng theo sau hoan hô như đón mừng một ông vua khải hoàn vào thành, hầu ứng nghiệm lời sấm của ngôn sứ Gia-ca-ri-a. Vào thời Đức Giê-su, nhiều người Do thái đang chờ mong Đấng Thiên Sai đến để đánh đuổi quân Rô-ma ra khỏi nước Do thái và thiết lập một Triều Đại Mới, giống như triều đại vua Đa-vít và vua Sa-lô-mon xưa. Nhưng thực ra sứ mệnh của Đức Giê-su không phải như dân Do thái đang trông đợi. Người là Đấng Thiên Sai nhưng là một ông Vua “Mục Tử tốt lành, hiền hậu và khiêm nhường”. Người đã không xưng vương trong cuộc khải hoàn vào thành Giê-ru-sa-lem, nhưng xưng mình là Vua trước mặt Tổng Trấn Phi-la-tô, khi hai tay đang bị trói, thân thể bị đòn đánh tan nát không còn hình tượng người như trước, khi phải đứng trước tòa án như một tội nhân. Danh hiệu Vua của Chúa Giê-su chỉ được ghi bằng dòng chữ viết tắt “INRI”, nghĩa là: “Giê-su Na-da-rét Vua dân Do thái”, khi bị treo trên cây thập giá.
- Đức Giê-su chính là Vua nhưng không phải như một ông Vua trần tục, đòi người khác phải hầu hạ mình, nhưng là ông Vua Mục Tử Tốt Lành, hiền hậu và khiêm nhường:
+ Người biết đàn chiên, yêu thương mọi con chiên và chăm sóc từng con chiên một, nhất là đi tìm kiếm những con đi hoang, băng bó những con bị thương tích, âu yếm vác chúng trên vai để đưa về đàn. Người yêu thương đàn chiên Hội Thánh và yêu đến tột cùng, nên đã thiết lập bí tích Thánh Thể để ở với Hội Thánh mãi mãi và trở nên của ăn của uống nuôi dưỡng Hội Thánh. Người nêu gương khiêm nhường cho các tín hữu chúng ta, để mời gọi chúng ta hãy học nơi Người sự hiền lành và khiêm nhường trong lòng.
+ Người là Vua không ngồi trên ngựa chiến và ham mê quyền lực, đòi người khác hầu hạ, nhưng ngồi trên con lừa khải hoàn vào thành Gie-ru-sa-lem. Người đến không nhằm kết án và trừng phạt tội nhân, nhưng để yêu thương, sẵn sàng thứ tha cho những tội nhân thực lòng sám hối ăn năn. Người là Vua Mục Tử chiến đấu với sói dữ để bảo vệ đàn chiên, sẵn sàng chịu chết để cho chiên được sống và sống dồi dào.
Còn chúng ta hôm nay, chúng ta sẽ làm gì để đáp lại tình thương vô biên của Vua Giê-su?
3) ĐÁP LẠI TÌNH THƯƠNG CỨU ĐỘ CỦA VUA GIÊ-SU:
Một số việc các tín hữu chúng ta nên thực hiện để trở thành môn đệ của Chúa Giê-su và xứng đáng được Chúa đón nhận vào Nước Trời đời sau:
+ Luôn vâng theo thánh ý Chúa Cha: Khi gặp rủi ro, bệnh tật và những điều trái ý cực lòng, chúng ta hãy vâng theo ý Chúa Cha. Tránh đi coi bói toán, tin vào bùa phép và các thứ mê tín khác… Hãy xin Chúa thêm sức mạnh giúp chúng ta chấp nhận những đau khổ không thể tránh khỏi, coi đau khổ gặp phải như phương thế đền tội mình và góp phần cứu rỗi anh em.
+ Siêng năng cầu nguyện: Lý do Tông đồ Phê-rô sa ngã và hèn nhát chối Thầy ba lần là vì đã quá tự tin vào sức riêng hơn là tin cậy vào ơn Chúa giúp, đã ăn uống no say nên dễ chiều theo tính mê xác thịt, nhất là đã không chịu tỉnh thức và cầu nguyện như Thầy.
+ Tránh cố tình phạm tội như Giu-đa, vì sẽ trở thành cứng lòng và bị Chúa Giê-su trách: “Khốn cho kẻ nộp Con Người. Thà nó đừng sinh ra thì hơn”.
+ Sẵn sàng tha thứ cho những kẻ có lỗi với mình, như Chúa đã tha thứ cho ông Phê-rô bằng ánh mắt nhắc nhở sau khi ông đã phạm tội chối Thầy ba lần; Hãy cầu xin Chúa Cha tha thứ cho những kẻ thù ghét làm hại mình noi gương Người đã xin Chúa Cha tha cho những kẻ làm khốn mình, vì họ không biết việc họ làm.
+ Luôn giữ thái độ bình tĩnh và dùng tình thương hoán cải kẻ thù, noi gương Chúa Giê-su đã tỏ thái độ lịch sự, tế nhị khi môn đệ Giu-đa đến hôn mặt để nộp Người cho kẻ thù.
+ Kiên nhẫn chịu đựng khi bị khích bác, noi gương Chúa Giê-su đã im lặng chịu đựng trước những lời hò hét đả đảo của đám đông cuồng nộ.
+ Hãy có lòng sám hối và tin yêu Chúa noi gương kẻ trộm lành trên cây thập tự. Anh đã trách bạn rằng: “Mi chịu cùng một án, mà mi chẳng sợ Thiên Chúa sao? Phần chúng ta, bị như thế này là đích đáng, vì xứng với tội ta đã làm. Còn ông Giê-su này đâu có làm điều gì xấu?” Rồi anh quay sang cầu xin Chúa Giê-su: “Lạy ông Giê-su. Khi nào về Nước Ngài, xin nhớ đến tôi cùng”. Chúa Giê-su đã phán: “Ta bảo thật. Ngay hôm nay anh sẽ được ở trên Thiên Đàng với Ta”.
+ Sau cùng, mỗi người chúng ta cần bỏ đi lòng ganh tỵ những ai hơn mình, để tránh phạm tội ác như các đầu mục dân Do Thái đã tìm giết Chúa Giê-su do lòng ganh ghét, đố kỵ với sự thành công của Người.
4. THẢO LUẬN:
Trước đau khổ thập giá gặp phải do bản thân, người khác và do hoàn cảnh tự nhiên gây ra, chúng ta phải ứng xử thế nào để thể hiện đức tin vào tình thương quan phòng của Thiên Chúa noi gương Đức Giê-su?
5. NGUYỆN CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Trong những ngày Tuần Thánh này: Vì Chúa đã lấy thịt mình mà nuôi dưỡng chúng con, xin giúp chúng con năng nhớ đến những người nghèo khó để nhường cơm xẻ áo cho họ. Vì Chúa đã xao xuyến buồn sầu trong vườn Cây Dầu, xin giúp chúng con sẵn lòng chấp nhận chén đắng gặp phải trong cuộc sống. Vì Chúa đã bị kết án bất công, xin giúp chúng con dám lên tiếng bênh vực công lý. Vì Chúa đã chịu xỉ nhục nhạo cười, xin giúp chúng con biết nhẫn nhịn chịu đựng tha nhân. Vì Chúa đã vác cây thập giá nặng nề, xin giúp những ai đang đau khổ trên giường bệnh, biết sẵn sàng vác Thánh giá mà theo chân Chúa. Vì Chúa đã bị lột áo và chịu đóng đinh tay chân vào thập giá, xin giúp chúng con biết đóng đinh tính xác thịt mình vào thập giá Chúa. Vì Chúa đã giang tay chịu chết trên thập giá, xin giúp chúng con biết luôn cầu nguyện điều tốt cho tha nhân. Vì Chúa đã phục sinh vinh quang, xin cho chúng con biết đón nhận mọi sự xảy đến cho mình với niềm cậy trông phó thác vào tình thương quan phòng của Thiên Chúa… Nhờ đó, sau này chúng con hy vọng sẽ được tham phần vào hạnh phúc với Chúa trong Nước Trời muôn đời.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:27 07/04/2017
42. XÀ HOÀNG (1) VÀ NGƯU HOÀNG (2)
Pháp đình của âm phủ bắt đầu xét tội, rắn vì cắn chết người, trâu vì húc chết người nên đều bị án tử hình, nhưng chúng nó đều biện minh rằng đã dùng “xà hoàng” và “ngưu hoàng” cứu sống được rất nhiều người, do đó mà được miễn tội chết.
Qua một lúc sau, tên cai ngục lại lôi ra một tên phạm tội giết người, người ấy lắp bắp nói rằng trên thân mình cũng có “hoàng”. Quan âm phủ chất vấn:
- “Xà hoàng và ngưu hoàng đều có thể làm thuốc, chuyện này thiên hạ đều biết, mày là con người, có cái gì là “hoàng” chứ ?“
Người ấy lắp bắp nói:
- “Tôi không có “hoàng” gì khác, chỉ là khi xấu hổ lo sợ nên mặt “hoàng” (vàng) vậy thôi”.
(Đông Cao tạp lục)
Suy tư 42:
Rồi một ngày nào đó khi chúng ta nhắm mắt tắt hơi, thì pháp đình công thẳng của Thiên Chúa cũng sẽ xét xử chúng ta, thật khủng khiếp vì ngày đó không còn có luật sư biện hộ, không còn nại lý do để xin khoan hồng cho khỏi sa hoả ngục...
Nhưng thực ra toà án của Thiên Chúa đều xét xử chúng ta mỗi ngày, đó chính là toà án lương tâm của mỗi người. Toà án này không luận tội, nhưng nhắc nhở chúng ta làm điều lành xa tránh điều dữ, và đồng thời cũng ra “án treo” cho chúng ta: khi chúng ta chuẩn bị phạm tội thì nó phân tích nhắc nhở là không được phạm tội, khi chúng ta lỡ mà phạm tội, thì chính nó cũng thúc giục ta mau hối cải ăn năn, khi chúng ta cố tình sống trong tội thì chính nó như một đồng hồ báo thức ngày ngày la lên “hối cải ăn năn” không dứt...
Toà án của Thiên Chúa cũng chính là bí tích Giải Tội, nơi đây chúng ta được thấy lòng nhân từ thương xót của Chúa rất rất rõ ràng và bao la, bởi vì Ngài đã dùng những vị thẩm phán rất con người và bất toàn –là các linh mục- để xét xử chúng ta. Nếu Ngài dành trọn quyền xét xử và tha tội này mà không chia sẻ cho ai, thì có phải là chúng ta là những kẻ khốn nạn đời đời không ?
Toà án của Thiên Chúa cũng chính là lời nhắc nhở của người khác khi chúng ta phạm tội làm sai trái, họ là những công tố viên nhắc nhở chúng ta hãy coi chừng đừng nói đừng làm những gì không phù hợp với tinh thần Phúc Âm...
Cho nên công bằng mà nói: Thiên Chúa đã xét xử rất nhẹ (bí tích Giải Tội) với chúng ta trước khi đến giờ chung kết (phán xét) của mỗi người, chúng ta có thấy được điều đó để cảm tạ Thiên Chúa và yêu mến Ngài nhiều hơn không, mà đã yêu mến Thiên Chúa thì chắc chắn sẽ không làm điều gì mất lòng Chúa cả.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Pháp đình của âm phủ bắt đầu xét tội, rắn vì cắn chết người, trâu vì húc chết người nên đều bị án tử hình, nhưng chúng nó đều biện minh rằng đã dùng “xà hoàng” và “ngưu hoàng” cứu sống được rất nhiều người, do đó mà được miễn tội chết.
Qua một lúc sau, tên cai ngục lại lôi ra một tên phạm tội giết người, người ấy lắp bắp nói rằng trên thân mình cũng có “hoàng”. Quan âm phủ chất vấn:
- “Xà hoàng và ngưu hoàng đều có thể làm thuốc, chuyện này thiên hạ đều biết, mày là con người, có cái gì là “hoàng” chứ ?“
Người ấy lắp bắp nói:
- “Tôi không có “hoàng” gì khác, chỉ là khi xấu hổ lo sợ nên mặt “hoàng” (vàng) vậy thôi”.
(Đông Cao tạp lục)
Suy tư 42:
Rồi một ngày nào đó khi chúng ta nhắm mắt tắt hơi, thì pháp đình công thẳng của Thiên Chúa cũng sẽ xét xử chúng ta, thật khủng khiếp vì ngày đó không còn có luật sư biện hộ, không còn nại lý do để xin khoan hồng cho khỏi sa hoả ngục...
Nhưng thực ra toà án của Thiên Chúa đều xét xử chúng ta mỗi ngày, đó chính là toà án lương tâm của mỗi người. Toà án này không luận tội, nhưng nhắc nhở chúng ta làm điều lành xa tránh điều dữ, và đồng thời cũng ra “án treo” cho chúng ta: khi chúng ta chuẩn bị phạm tội thì nó phân tích nhắc nhở là không được phạm tội, khi chúng ta lỡ mà phạm tội, thì chính nó cũng thúc giục ta mau hối cải ăn năn, khi chúng ta cố tình sống trong tội thì chính nó như một đồng hồ báo thức ngày ngày la lên “hối cải ăn năn” không dứt...
Toà án của Thiên Chúa cũng chính là bí tích Giải Tội, nơi đây chúng ta được thấy lòng nhân từ thương xót của Chúa rất rất rõ ràng và bao la, bởi vì Ngài đã dùng những vị thẩm phán rất con người và bất toàn –là các linh mục- để xét xử chúng ta. Nếu Ngài dành trọn quyền xét xử và tha tội này mà không chia sẻ cho ai, thì có phải là chúng ta là những kẻ khốn nạn đời đời không ?
Toà án của Thiên Chúa cũng chính là lời nhắc nhở của người khác khi chúng ta phạm tội làm sai trái, họ là những công tố viên nhắc nhở chúng ta hãy coi chừng đừng nói đừng làm những gì không phù hợp với tinh thần Phúc Âm...
Cho nên công bằng mà nói: Thiên Chúa đã xét xử rất nhẹ (bí tích Giải Tội) với chúng ta trước khi đến giờ chung kết (phán xét) của mỗi người, chúng ta có thấy được điều đó để cảm tạ Thiên Chúa và yêu mến Ngài nhiều hơn không, mà đã yêu mến Thiên Chúa thì chắc chắn sẽ không làm điều gì mất lòng Chúa cả.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Chúa nhật Lễ Lá
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:32 07/04/2017
Chúa Nhật LỄ LÁ
Tin mừng : Mt 26, 14- 27, 66.
“Cuộc thương khó của Đức Chúa Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta”.
Bạn thân mến,
Hôm nay là Chúa Nhật Lễ Lá, và cũng là ngày mở đầu tuần Thương Khó của Đức Chúa Giê-su đã chịu vì tội lỗi của nhân loại và của chúng ta. Trong tuần này Giáo Hội mời gọi chúng ta cùng nhau chia sẻ những đau khổ của Đức Chúa Giê-su từ khi vào thành Giê-ru-sa-lem cho đến khi Ngài trút hơi thở cuối cùng trên thập giá.
Có câu chuyện nhỏ này:
Một hôm mùa xuân hỏi:
- “Có cái gì so với sự chết càng đau khổ hơn không ?”
Đấng tạo hóa trả lời :
- “Có, giữa chết và không chết”.
- “Nghĩa là sao ?”
- “Thể xác thì sống nhưng tâm hồn thì đã chết rồi” .
Ai đã từng bị hiểu lầm, ai đã từng bị kết án cách bất công, ai đã từng nếm mùi nhục nhã trước những người đã chịu ơn mình bây giờ lại đấu tố mình, thì mới thấy những đau khổ trong tâm hồn của Đức Chúa Giê-su là chừng nào.
Ngồi trên mình lừa và được tung hô “vạn tuế, vạn tuế”, được dân chúng cởi áo lót đường đi, được tuyên xưng “Đấng nhân danh Thiên Chúa mà đến...” thì còn gì hãnh diện và oai cho bằng! Nhưng Đức Chúa Giê-su thì lại khác, tâm hồn của Ngài đang đau khổ, đau khổ vì biết rằng chính những con người cầm lá tung hô vạn tuế Ngài ngày hôm nay, thì ngày mai cũng chính họ vung nắm tay la hét đấu tố và khống cáo Ngài trước tòa án Phi-la-tô: đóng đinh nó vào thập giá.
Quan tổng trấn Phi-la-tô đang sống nhưng tâm hồn đã chết trước những quyền lợi cá nhân; đám đông dân chúng đang hò hét la mắng Đức Chúa Giê-su, thế là họ đang sống nhưng tâm hồn đã chết trước những vô ơn bội nghĩa.
Những hình ảnh đó vẫn còn đậm nét trong tâm hồn chúng ta, khi chúng ta, ngày hôm nay, cũng cầm lá trong tay để tung hô Đức Chúa Giê-su là vua, là Đấng nhân danh Chúa mà đến, nhưng rồi cũng chính chúng ta, ngày mai, sẽ đóng đinh Ngài vào thập giá vì những tội lỗi của chính mình, Đức Chúa Giê-su thật sự đang đau khổ khi tiến vào thành Giê-ru-sa-lem, bởi vì Ngài biết chúng ta đang sống nhưng tâm hồn đã chết trước những cám dỗ của ma quỷ và thế gian.
Vâng, Đức Chúa Giê-su chẳng được gì cả khi thi ân giáng phúc cho những người Do Thái, Ngài đã phí công vô ích, vì những người mà Ngài đã hết lòng yêu thương, ban ơn, giờ đây đang kết án tử cho Ngài. Nhưng Chúa Giê-su tin chắc rằng với máu Ngài đổ ra, với những cực hình mà Ngài phải chịu, và với cái chết nhục nhã trên thập giá, Ngài sẽ cứu chúng ta là những người đang sống nhưng tâm hồn thì đã chết, cũng được sống lại với Ngài.
Bạn thân mến,
Bài Thương Khó của Đức Chúa Giê-su mà chúng ta vừa nghe, đã khiến cho nhiều tâm hồn tội lỗi trở lại con đường ngay nẻo chính, nó cũng đã đánh động nhiều tâm hồn kiêu ngạo chỉ biết kết án tha nhân chứ không biết kết án mình.
Trong Tuần Thánh này chúng ta học hỏi Đức Chúa Giê-su không oán trách người hiểu lầm mình, không trả thù người vô ơn, không giận ghét người bạc nghĩa, không nói xấu người chỉ trích mình.v.v... đó là việc làm tích cực nhất của chúng ta, để chia sẻ nỗi đau với Đức Chúa Giê-su trong cuộc sống của mình, đó chính là cuộc thương khó nối dài của Ngài trên con người chúng ta, và đó cũng chính là tâm tình của một người bạn trung tín vậy !
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin mừng : Mt 26, 14- 27, 66.
“Cuộc thương khó của Đức Chúa Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta”.
Bạn thân mến,
Hôm nay là Chúa Nhật Lễ Lá, và cũng là ngày mở đầu tuần Thương Khó của Đức Chúa Giê-su đã chịu vì tội lỗi của nhân loại và của chúng ta. Trong tuần này Giáo Hội mời gọi chúng ta cùng nhau chia sẻ những đau khổ của Đức Chúa Giê-su từ khi vào thành Giê-ru-sa-lem cho đến khi Ngài trút hơi thở cuối cùng trên thập giá.
Có câu chuyện nhỏ này:
Một hôm mùa xuân hỏi:
- “Có cái gì so với sự chết càng đau khổ hơn không ?”
Đấng tạo hóa trả lời :
- “Có, giữa chết và không chết”.
- “Nghĩa là sao ?”
- “Thể xác thì sống nhưng tâm hồn thì đã chết rồi” .
Ai đã từng bị hiểu lầm, ai đã từng bị kết án cách bất công, ai đã từng nếm mùi nhục nhã trước những người đã chịu ơn mình bây giờ lại đấu tố mình, thì mới thấy những đau khổ trong tâm hồn của Đức Chúa Giê-su là chừng nào.
Ngồi trên mình lừa và được tung hô “vạn tuế, vạn tuế”, được dân chúng cởi áo lót đường đi, được tuyên xưng “Đấng nhân danh Thiên Chúa mà đến...” thì còn gì hãnh diện và oai cho bằng! Nhưng Đức Chúa Giê-su thì lại khác, tâm hồn của Ngài đang đau khổ, đau khổ vì biết rằng chính những con người cầm lá tung hô vạn tuế Ngài ngày hôm nay, thì ngày mai cũng chính họ vung nắm tay la hét đấu tố và khống cáo Ngài trước tòa án Phi-la-tô: đóng đinh nó vào thập giá.
Quan tổng trấn Phi-la-tô đang sống nhưng tâm hồn đã chết trước những quyền lợi cá nhân; đám đông dân chúng đang hò hét la mắng Đức Chúa Giê-su, thế là họ đang sống nhưng tâm hồn đã chết trước những vô ơn bội nghĩa.
Những hình ảnh đó vẫn còn đậm nét trong tâm hồn chúng ta, khi chúng ta, ngày hôm nay, cũng cầm lá trong tay để tung hô Đức Chúa Giê-su là vua, là Đấng nhân danh Chúa mà đến, nhưng rồi cũng chính chúng ta, ngày mai, sẽ đóng đinh Ngài vào thập giá vì những tội lỗi của chính mình, Đức Chúa Giê-su thật sự đang đau khổ khi tiến vào thành Giê-ru-sa-lem, bởi vì Ngài biết chúng ta đang sống nhưng tâm hồn đã chết trước những cám dỗ của ma quỷ và thế gian.
Vâng, Đức Chúa Giê-su chẳng được gì cả khi thi ân giáng phúc cho những người Do Thái, Ngài đã phí công vô ích, vì những người mà Ngài đã hết lòng yêu thương, ban ơn, giờ đây đang kết án tử cho Ngài. Nhưng Chúa Giê-su tin chắc rằng với máu Ngài đổ ra, với những cực hình mà Ngài phải chịu, và với cái chết nhục nhã trên thập giá, Ngài sẽ cứu chúng ta là những người đang sống nhưng tâm hồn thì đã chết, cũng được sống lại với Ngài.
Bạn thân mến,
Bài Thương Khó của Đức Chúa Giê-su mà chúng ta vừa nghe, đã khiến cho nhiều tâm hồn tội lỗi trở lại con đường ngay nẻo chính, nó cũng đã đánh động nhiều tâm hồn kiêu ngạo chỉ biết kết án tha nhân chứ không biết kết án mình.
Trong Tuần Thánh này chúng ta học hỏi Đức Chúa Giê-su không oán trách người hiểu lầm mình, không trả thù người vô ơn, không giận ghét người bạc nghĩa, không nói xấu người chỉ trích mình.v.v... đó là việc làm tích cực nhất của chúng ta, để chia sẻ nỗi đau với Đức Chúa Giê-su trong cuộc sống của mình, đó chính là cuộc thương khó nối dài của Ngài trên con người chúng ta, và đó cũng chính là tâm tình của một người bạn trung tín vậy !
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:39 07/04/2017
14. Thiên Chúa là căn nguyên của đồng tâm hiệp ý, dạy chúng ta cầu nguyện cho mọi người là muốn thế nhân có một tâm hồn nhân đức, không phân biệt anh và tôi, giống như Thiên Chúa chăm sóc tất cả mọi người đều như nhau vậy.
(Thánh Cyprian)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Toàn bộ videos 14 chặng Đàng Thánh Giá Thiên Chúa là Lòng Thương Xót
VietCatholic Network
06:19 07/04/2017
Đàng Thánh Giá "Thiên Chúa là Lòng Thương Xót” do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự tại hí trường Côlôsêô
Bài Suy Niệm của Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti Tổng Giám Mục Perugia
Bản dịch Việt Ngữ của J.B. Đặng Minh An
Lời Dẫn Nhập
Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Người là Cha giàu lòng từ bi lân ái, và là Thiên Chúa hằng sẵn sàng nâng đỡ ủi an (2 Cor 1:3)
Trong Năm Thánh ngoại thường này, chúng ta được lôi cuốn đến với Đàng Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh bởi một sức mạnh đặc biệt, là lòng thương xót của Cha chúng ta trên trời, là Đấng mong muốn lấp đầy chúng ta với Thần Khí là ân sủng và niềm an ủi của Ngài.
Lòng Thương Xót là máng chuyển ân sủng Thiên Chúa ban cho tất cả mọi người ngày nay là những người nam nữ thường xuyên bị lạc lối và hoang mang, duy vật chất và tôn thờ ngẫu tượng, nghèo đói và cô đơn, những con người thuộc về một xã hội dường như đã đánh mất ý niệm về tội lỗi và sự thật.
“Họ sẽ nhìn vào Đấng họ đã đâm thâu qua” (Zech 12:10). Tối nay, những lời tiên báo của tiên tri Zechariah có thể được ứng nghiệm nơi chúng ta! Cầu xin cho ánh mắt chúng ta có thể được nâng lên từ sự nghèo đói của chúng ta để tìm kiếm Đức Kitô, Chúa chúng ta, Đấng là tình yêu Thương Xót. Khi đó, chúng ta sẽ có thể chiêm ngưỡng thiên nhan Ngài và lắng nghe lời Người: “Cha đã yêu thương con với một tình yêu vĩnh cửu” (Gr 31: 3). Bằng sự tha thứ, Ngài lau sạch tội lỗi của chúng ta và mở ra cho chúng ta con đường nên thánh, trên đó chúng ta sẽ chấp nhận thánh giá chúng ta, cùng với Ngài, vì tình yêu đối với anh chị em của chúng ta. Giếng nước đã rửa sạch tội lỗi của chúng ta sẽ trở nên nơi chúng ta “một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời” (Ga 4:14).
Lời nguyện
Lạy Cha Hằng Hữu,
Nhờ cuộc khổ nạn của Con yêu dấu Cha,
Cha muốn mạc khải trái tim Cha cho chúng con
và tuôn đổ trên chúng con Lòng Thương Xót của Cha
Trong sự hiệp thông với Đức Maria, Mẹ Người và cũng là Mẹ chúng con,
Xin cho chúng con biết luôn luôn chào đón và bảo vệ món quà của tình yêu.
Xin Mẹ, Mẹ của Lòng Thương Xót,
Dâng lên Cha những lời cầu nguyện
chúng con dâng lên cho bản thân và cho tất cả nhân loại,
để các ân sủng của Đàng Thánh Giá này
có thể chạm đến mỗi trái tim con người
và đổ đầy chúng con với niềm hy vọng mới,
một niềm hy vọng không bao giờ tàn phai
tỏa ra từ thập giá của Chúa Giêsu.
Đấng sống hằng trị cùng Chúa
và Chúa Thánh Thần
đến muôn đời. Amen.
Bài Suy Niệm của Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti Tổng Giám Mục Perugia
Bản dịch Việt Ngữ của J.B. Đặng Minh An
Lời Dẫn Nhập
Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Người là Cha giàu lòng từ bi lân ái, và là Thiên Chúa hằng sẵn sàng nâng đỡ ủi an (2 Cor 1:3)
Trong Năm Thánh ngoại thường này, chúng ta được lôi cuốn đến với Đàng Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh bởi một sức mạnh đặc biệt, là lòng thương xót của Cha chúng ta trên trời, là Đấng mong muốn lấp đầy chúng ta với Thần Khí là ân sủng và niềm an ủi của Ngài.
Lòng Thương Xót là máng chuyển ân sủng Thiên Chúa ban cho tất cả mọi người ngày nay là những người nam nữ thường xuyên bị lạc lối và hoang mang, duy vật chất và tôn thờ ngẫu tượng, nghèo đói và cô đơn, những con người thuộc về một xã hội dường như đã đánh mất ý niệm về tội lỗi và sự thật.
“Họ sẽ nhìn vào Đấng họ đã đâm thâu qua” (Zech 12:10). Tối nay, những lời tiên báo của tiên tri Zechariah có thể được ứng nghiệm nơi chúng ta! Cầu xin cho ánh mắt chúng ta có thể được nâng lên từ sự nghèo đói của chúng ta để tìm kiếm Đức Kitô, Chúa chúng ta, Đấng là tình yêu Thương Xót. Khi đó, chúng ta sẽ có thể chiêm ngưỡng thiên nhan Ngài và lắng nghe lời Người: “Cha đã yêu thương con với một tình yêu vĩnh cửu” (Gr 31: 3). Bằng sự tha thứ, Ngài lau sạch tội lỗi của chúng ta và mở ra cho chúng ta con đường nên thánh, trên đó chúng ta sẽ chấp nhận thánh giá chúng ta, cùng với Ngài, vì tình yêu đối với anh chị em của chúng ta. Giếng nước đã rửa sạch tội lỗi của chúng ta sẽ trở nên nơi chúng ta “một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời” (Ga 4:14).
Lời nguyện
Lạy Cha Hằng Hữu,
Nhờ cuộc khổ nạn của Con yêu dấu Cha,
Cha muốn mạc khải trái tim Cha cho chúng con
và tuôn đổ trên chúng con Lòng Thương Xót của Cha
Trong sự hiệp thông với Đức Maria, Mẹ Người và cũng là Mẹ chúng con,
Xin cho chúng con biết luôn luôn chào đón và bảo vệ món quà của tình yêu.
Xin Mẹ, Mẹ của Lòng Thương Xót,
Dâng lên Cha những lời cầu nguyện
chúng con dâng lên cho bản thân và cho tất cả nhân loại,
để các ân sủng của Đàng Thánh Giá này
có thể chạm đến mỗi trái tim con người
và đổ đầy chúng con với niềm hy vọng mới,
một niềm hy vọng không bao giờ tàn phai
tỏa ra từ thập giá của Chúa Giêsu.
Đấng sống hằng trị cùng Chúa
và Chúa Thánh Thần
đến muôn đời. Amen.
- Lời Dẫn Nhập: Đàng Thánh Giá Thiên Chúa là Lòng Thương Xót
- Chặng Thứ Nhất - Chúa Giêsu bị kết án tử hình
- Chặng thứ Hai - Chúa Giêsu vác Thánh Giá
- Chặng Thứ Ba - Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ nhất
- Chặng thứ Tư - Chúa Giêsu gặp Đức Mẹ
- Chặng Thứ Năm - Ông Simôn vác đỡ thánh giá Chúa Giêsu
- Chặng thứ Sáu - Bà Vêrônica lau mặt Chúa Giêsu
- Chặng thứ Bẩy - Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ hai
- Chặng thứ Tám - Chúa Giêsu an ủi những người phụ nữ thành Giêrusalem
- Chặng thứ Chín - Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ ba
- Chặng thứ Mười - Chúa Giêsu bị lột áo
- Chặng thứ Mười Một - Chúa Giêsu chịu đóng đinh
- Chặng thứ Mười Hai - Chúa Giêsu chết trên thánh giá
- Chặng thứ Mười Ba - Hạ xác Chúa Giêsu xuống khỏi thánh giá
- Chặng thứ Mười Bốn - Táng xác Chúa Giêsu vào huyệt
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Những người dân bị ruồng bỏ.
Pt Huỳnh Mai Trác
08:37 07/04/2017
Giới giáo sĩ trong Giáo Hội đã có một lầm lẫn rất lớn lao do những cội rễ rất xa xưa và những nạn nhân là “dân chúng thấp hèn và nghèo khổ”: không phải là ngẩu nhiên mà Chúa Kitô đã nói, sự việc đó cũng đang xẩy ra hôm nay đối với những “giới trí thức về tôn giáo” mà Chúa nói là những kẻ tội lỗi và đĩ điếm sẽ vào nước Thiên Đàng trước họ. Đó thực sự là một cuộc khám xét lại lương tâm mà Đức Giáo Hoàng đề ra trong bài giảng trong thánh lễ ngày 13 tháng 12 tại Nhà Nguyện thánh Mát Ta.
Nhắc lại đoạn Phúc Âm của thánh Ma thêu (21,28-32). Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh khi Chúa nói với các thầy cả thượng tế và các bô lão, là những người có quyền hành, quyền xét xử, quyền luân lý và quyền tín ngưỡng: mọi thứ quyền hành”. Họ là các thầy cả và các cấp chỉ huy.”
Những người này, Đức Phan xi cô giải thích,”đã lạm dụng quyền hành, đến độ gian ác đối với dân chúng, bằng cách lạm dụng lề luật”. Nhưng hãy coi chừng, đó là luật không có căn cơ: họ đã quên đi điều luật mà Thiên Chúa đã ban cho tổ phụ Abraham :hãy bước đi dưới sự hiện diện của ta và luôn luôn ngay chính”.
Lại nữa, Đức Giáo Hoàng tiếp tục,”họ không có trí nhớ, vì họ quên đi mười điều răn của Mai sen”. Ngài đã dạy cho họ những điều răn này, mà họ từ đó họ thêm vào nhiều lề luật thông thái, tiến bộ, chi tiết và quên đi điều răn của Mai sen”. Chúa Giê su là nạn nhân của họ, nhưng những nạn nhân hằng ngày là dân chúng thấp hèn và nghèo khổ.
Chúa Giê su phán cùng họ :vấn đề không phải là ứng dụng hoàn hảo lề luật, vấn đề là làm sao cho họ hoán cải”. Nhắc tới Tin Mừng của thánh Mát thêu. Đức Giáo Hoàng nói đến trường hợp thứ nhất của hai người con được người cha sai đi ra vườn nho làm việc: lúc đầu cả hai đều từ chối, “nhưng sau cùng người con thứ nhất đã hối hận và đi ra vườn nho”.Thật vậy, các nhà cầm quyền không biết hối hận là gì? Bởi vì họ cảm thấy họ là hoàn hảo: “Tôi cám ơn Chúa bởi vì tôi không như những kẻ khác cũng không giống như người đang cầu nguyện đàng kia”. Nếu như,”họ không khoe khoang, cao ngạo,tự phụ và khi đó nạn nhân của họ là dân chúng”, đang là nạn nhân của những bất công, và những người thấp kém và nghèo khổ cảm thấy bị hạng người này kết án và lạm dụng”.
Còn tệ hại hơn nữa là “những người thấp kém và nghèo đói này còn bị hât hủi lánh xa”.Chắc chắn, họ sẽ nói với tôi:”Cám ơn Chúa, đó là những sự việc trong quá khứ”. Không phải các bạn ạ, hôm nay vẫn còn xẩy ra trong Giáo Hội. Và gây ra không biết bao là điều phiền toái”.
Đúng vậy, đang có tinh thần bè phái của giáo sĩ trong Giáo Hội, mà chúng ta cảm thấy:các giáo sĩ cảm thấy họ là thành phần bề trên, họ xa lánh dân chúng và họ luôn thường nói rằng: điều đó là như vậy, và các ngươi hãy lui ra!”. Lề lối đó tạo ra:”khi giới giáo sĩ không có thì giờ để lắng nghe người đang chịu đâu khổ, người nghèo đói, người bệnh tật, kẻ tù tội: điều xấu xa của giới giáo sĩ thật là tệ hại, đo là sự lặp lại sự tệ hại trong quá khứ”.Nhưng những nạn nhân vẫn là dân chúng nghèo khổ thấp kém, họ đang mong chờ nơi Chúa Kitô”.
Đức Giáo Hoàng kêt luận là Chúa Cha luôn tìm cách gần gũi chúng ta, Chúa Cha đã gởi Đúc Chúa Con đến. Chúng ta chờ đợi, chờ đợi trong niềm hân hoan. Chúa đã đến không phải cho đám người này lợi dụng: Chúa Con đến với những kẻ bệnh tật, người nghèo khổ, kẻ bị loại bỏ, với kẻ tội lỗi và thật là khó chịu – những đĩ điếm”. Nhưng hôm nay Chúa Giê su cũng nói với tất cả chúng ta ngay cả đến những hàng giáo sĩ:”Những người tội lỗi và những đĩ điếm sẽ vào Nước Thiên Đàng trước các ngươi”.
Cảnh sát Bangladesh tấn công một làng Kitô giáo
Hồng Thủy
10:40 07/04/2017
Dacca – Hôm 24/03, các nhân viên cảnh sát đã tấn công vào một làng Kitô giáo, làm cho 25 người bị thương.
Theo tin từ hãng tin Fides, 4 cảnh sát mặc thường phục đã đột nhập vào nhà của Mina Dores, một phụ nữ Kitô giáo, ở làng Doripara, gần Dacca. Các cảnh sát này đã không trình thẻ cảnh sát cũng như giấy khám xét; họ đã nhốt các thành viên của gia đình vào một phòng và đã lấy đi 5000 taka (khoảng 50 euro) của gia đình này.
Những người hàng xóm đã đến giúp gia đình bị nạn, họ đã đánh các cảnh sát mặc thường phục cho đến khi 30 cảnh sát khác đến và bắt đầu bắn và đánh đập dân làng.
Một số ngôi nhà đã bị hư hại và khoảng 25 người bị thương, trong đó có 5 người bị thương nặng.
Vì lo sợ cho sự an toàn của mình, dân làng đã do dự nộp đơn khiếu kiện lên cảnh sát, nhưng chính cảnh sát đã tố cáo chống lại cộng đồng Kitô hữu.
Hiệp hội Kitô hữu Bangladesh đã bày tở sự kinh hoàng vì
Hiệp hội Kitô giáo của Bangladesh đã bày tỏ sự kinh hoàng vì mức độ nghiêm trọng của cuộc tấn công vào cộng đoàn Kitô hữu; họ kêu gọi một cuộc điều tra tức thì và công bằng cho các nạn nhân.
Trong quá khứ, cảnh sát đã bị buộc tội bắt giữ tùy tiện và tống tiền các Kitô hữu ở quận Gazipur. Các Kitô hữu và các tôn giáo thiểu số khác tiếp tục phải đối mặt với sự kỳ thị trong xã hội. (Asia News 07/04/2017)
Theo tin từ hãng tin Fides, 4 cảnh sát mặc thường phục đã đột nhập vào nhà của Mina Dores, một phụ nữ Kitô giáo, ở làng Doripara, gần Dacca. Các cảnh sát này đã không trình thẻ cảnh sát cũng như giấy khám xét; họ đã nhốt các thành viên của gia đình vào một phòng và đã lấy đi 5000 taka (khoảng 50 euro) của gia đình này.
Những người hàng xóm đã đến giúp gia đình bị nạn, họ đã đánh các cảnh sát mặc thường phục cho đến khi 30 cảnh sát khác đến và bắt đầu bắn và đánh đập dân làng.
Một số ngôi nhà đã bị hư hại và khoảng 25 người bị thương, trong đó có 5 người bị thương nặng.
Vì lo sợ cho sự an toàn của mình, dân làng đã do dự nộp đơn khiếu kiện lên cảnh sát, nhưng chính cảnh sát đã tố cáo chống lại cộng đồng Kitô hữu.
Hiệp hội Kitô hữu Bangladesh đã bày tở sự kinh hoàng vì
Hiệp hội Kitô giáo của Bangladesh đã bày tỏ sự kinh hoàng vì mức độ nghiêm trọng của cuộc tấn công vào cộng đoàn Kitô hữu; họ kêu gọi một cuộc điều tra tức thì và công bằng cho các nạn nhân.
Trong quá khứ, cảnh sát đã bị buộc tội bắt giữ tùy tiện và tống tiền các Kitô hữu ở quận Gazipur. Các Kitô hữu và các tôn giáo thiểu số khác tiếp tục phải đối mặt với sự kỳ thị trong xã hội. (Asia News 07/04/2017)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót Sydney Tham Dự Chặng Đàng Thánh Giá Mùa Chay.
Diệp Hải Dung
08:30 07/04/2017
Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót Sydney Tham Dự Chặng Đàng Thánh Giá Mùa Chay.
Sáng thứ Sáu 7/04/2017 rất đông đủ mọi người trong Cộng Đồng đã đến Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Brinbelly Sydney tham dự Chặng Đàng Thánh Giá nhân Mùa Chay.
Xem Hình
Mọi người đều tập trung trước tượng đài Đức Mẹ và Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết Linh hướng dâng lời nguyện lên Đức Mẹ và mọi người cùng dâng giờ đền tạ, đồng thời mọi người cùng tham dự 14 chặng Đàng Thánh Giá tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu KiTô đã cứu chuộc nhân loại.
Sau khi chấm dứt nghi thức đi chặng Đàng Thánh Giá mọi người trở về hội trường Trung Tâm dâng giờ Kinh Nguyện Lòng Chúa Thương Xót và Cha Linh hướng Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót TGP Sydney FX. Nguyễn Văn Tuyết và Cha Canut Nguyễn Thái Hoạch cùng hiệp dâng Thánh lễ.
Sau bài giảng Cha Nguyễn Văn Tuyết giới thiệu Ban Chấp Hành Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót của Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly. Thánh lễ kết thúc mọi người cùng tham dự giờ Chầu Thánh Thể.
Danh sách Ban Chấp Hành PT/LCTX Trung tâm Bringelly Sydney:
Trưởng : Chị Maria Nguyễn Thị Chiêm
Phó Nội 1 : Chị Maria Nguyễn Thị Kim Toàn
Phó Nội 2 : Chị Maria Trịnh Thị Hòa
Phó Ngoại : Chị Têrêsa Phạm Thị Yến Thu
Thư Ký : Chị Maria Madalena Đặng thị Kim Thanh
Thủ Quỹ : Chị Maria Hoàng Thị Kim Dung
Diệp Hải Dung
Sáng thứ Sáu 7/04/2017 rất đông đủ mọi người trong Cộng Đồng đã đến Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Brinbelly Sydney tham dự Chặng Đàng Thánh Giá nhân Mùa Chay.
Xem Hình
Mọi người đều tập trung trước tượng đài Đức Mẹ và Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết Linh hướng dâng lời nguyện lên Đức Mẹ và mọi người cùng dâng giờ đền tạ, đồng thời mọi người cùng tham dự 14 chặng Đàng Thánh Giá tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu KiTô đã cứu chuộc nhân loại.
Sau khi chấm dứt nghi thức đi chặng Đàng Thánh Giá mọi người trở về hội trường Trung Tâm dâng giờ Kinh Nguyện Lòng Chúa Thương Xót và Cha Linh hướng Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót TGP Sydney FX. Nguyễn Văn Tuyết và Cha Canut Nguyễn Thái Hoạch cùng hiệp dâng Thánh lễ.
Sau bài giảng Cha Nguyễn Văn Tuyết giới thiệu Ban Chấp Hành Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót của Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly. Thánh lễ kết thúc mọi người cùng tham dự giờ Chầu Thánh Thể.
Danh sách Ban Chấp Hành PT/LCTX Trung tâm Bringelly Sydney:
Trưởng : Chị Maria Nguyễn Thị Chiêm
Phó Nội 1 : Chị Maria Nguyễn Thị Kim Toàn
Phó Nội 2 : Chị Maria Trịnh Thị Hòa
Phó Ngoại : Chị Têrêsa Phạm Thị Yến Thu
Thư Ký : Chị Maria Madalena Đặng thị Kim Thanh
Thủ Quỹ : Chị Maria Hoàng Thị Kim Dung
Diệp Hải Dung
Thông Báo
Đại hội kỳ VII Cộng đồng Phó Tế Việt Nam tại Hoa Kỳ
Phó tế Giuse Nguyễn Hòa Phú
09:20 07/04/2017
CỘNG ĐỒNG PHÓ TẾ VIỆT NAM TẠI HOA KỲ ĐẠI HỘI KỲ VII
“Ai là Mẹ tôi? Ai là anh em tôi?” là chủ đề Kỳ VII của Đại Hội CĐTVN HK. Tiếp chuyện với Trưởng Ban Tổ Chức, Phó tế Nguyễn Ánh cho biết:
I- Dòng thời gian:
Theo tinh thần chung quyết tại Đại Hội kỳ VI vừa qua tại Seatlle, cứ hai năm một lần, anh em Phó tế và phu nhân trên toàn nuớc Mỹ sẽ họp mặt. Anh cho biết thêm, quá trình các dịp Đại Hội Phó Tế VN đã diễn tiến như sau:
-Đại Hội kỳ I, năm 2006: Phó tế Vincentê Trần Văn Luận đã có sáng kiến triệu tập lần họp đầu tiên tại Los Angeles / California. Đây là dịp sơ ngộ, hiện diện lần này có 18 Phó tế và quý phu nhân.
-Đại Hội II, năm 2007: Cuộc họp mặt Kỳ II được tổ chức tại Quận Cam (Orange County). Điểm son trong dịp họp mặt lần 2 là Tân Ban Điều Hành đã được hình thành và “ra mắt” bà con. Phó tế Giuse Nguyễn Ánh là Chủ Tịch CĐPTVN HK tiên khởi.
-Đại Hội III, năm 2009:“Cali đi dễ khó về”, California lại đuợc vinh dự tiếp đón gia đình phó tế. Nhờ phuơng tiện truyền thông đa năng đa dụng nên Phó tế và quý phu nhân về tham dự đại hội mỗi kỳ một đông hơn.
-Đại Hội IV, năm 2011: Thay đổi là quy nhật tự nhiên để thăng tiến. Thành phố Houston, Texas nhận trọng trách đăng cai dịp hội ngộ lần này. Có 40 Phó tế cùng quý phu nhân về tham dự. Cũng trong dịp này, Phó tế Micae Nguyễn Kim Khánh đuợc quý tham dự viên tín nhiệm vào chức vụ Chủ tịch CĐPTVN HK.
-Đại Hội V, năm 2013: Đã đuợc tổ chức tại Dallas / Fort Worth, Texas. Đúng với câu: “Nhất Cali, Nhì Dallas” (Nhất Nhì ý nói là địa phương quy tụ đông người Việt Nam). Lần họp mặt này, Phó tế Phaolô Hòang Ngọc Quý đã đắc cử Chủ Tịch CĐPTVN HK.
-Đại Hội VI, năm 2015: Seattle - Washington State là địa danh được ưu ái tuyển chọn. “Tân binh” Phó Tế Phạm Thể trong “ĐÔI LỜI TÂM TÌNH” đã chia sẻ:“Hiện nay chỉ có hai anh em Phó Tế là Thầy Mậu (trước em một khóa) và em.” Có hai anh và có Chúa cùng đồng hành nên:
“Một cây làm chẳng nên non,
ba cây chụm lại lên hòn núi cao”.
Quả thật, Đại Hội VI trên phương diện tổ chức đã thành công với những dấu ấn cần ghi lại:
a/Cứ 2 năm một lần, Đại Hội Phó tế được tổ chức.
b/Từ nay, nhiệm kỳ Chủ tịch CĐPTVN HK là 4 năm thay vì 2 năm.
c/Và như sự trùng hợp huyền nhiệm:“Ánh đi rồi Ánh lại về”, thật vui vì trong lần họp mặt lần này, Phó tế Giuse Nguyễn Ánh lại được bầu làm Chủ Tịch nhiệm kỳ (2015-2019).
-Đại Hội VII, năm 2017: Đại hội lần này cũng là dịp kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima (1917 - 2017). Cuộc hội ngộ sắp đến, gia đình phó tế trong tâm niệm chung, cùng hiệp dâng với lời tán tạ hồng ân Thiên Chúa qua lời chuyển cầu của Đức Mẹ Fatima đã thuơng ban muôn hồng ân cho anh em Phó tế VN và gia đình. Đây cũng là thời điểm “ôn cố tri tân”, trong thời gian tham gia đại hội, anh em có thời gian để chia sẻ kinh nghiệm mục vụ, phục vụ và cùng giúp nhau thăng tiến trong tương lai.
II-Hồng ân và thách đố:
“Nhìn về quá khứ với lòng biết ơn, sống hiện tại luôn sẵn sàng để phục vụ và hướng về tương lai với niềm tin vào Chúa Kitô phục sinh”.
Qua dòng thời gian, mỗi lần đại hội là dịp thuận lợi để anh em Phó tế sống chương trình thường huấn của giáo phận, để thăng tiến hơn trong thừa tác vụ, đồng cảm và để chia sẻ kinh nghiệm mục vụ và phục vụ.
Dẫn lời Phó tế Ánh và theo danh sách Phó Tế VN tính đến tháng 2-2017, hiện có 115 anh em đã nhận chức thánh trên toàn Hoa Kỳ.(Số Phó tế có thể thay đổi vì một số anh chịu chức chưa kịp liên lạc và cập nhật). Ngòai ra, số ứng viên Phó tế Vĩnh viễn người Việt (candidate) tại các giáo phận cũng gia tăng tựa trăm hoa đua nở.
Tất cả là hồng ân nhưng những thách đố trong đời sống phục vụ không ngọai lệ:
“Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả.
Anh hùng hào kiệt có hơn ai !”
Thật vậy, sau khi chịu chức, với tư cách là một thừa tác viên có Thánh Chức của Giáo Hội, Phó tế phải chu tòan bổn phận đối với Giáo Hội. Song hành với Bí tích Truyền chức là Bí tích Hôn phối, Phó tế là người chồng, người cha gương mẫu trong gia đình; ơn gọi làm chủ gia đình là sứ mạng tiên thiên, chưa kể đến trách nhiệm cần hòan thành của một nhân viên tại hãng xưởng hay nơi văn phòng của những phó tế còn “trai trẻ”.
Cho dù gặp thử thách hoặc đối diện với gian khổ tâm linh, Phó tế VN hôm nay luôn ý thức chức năng và cố gắng chu tòan ơn gọi của mình cách tốt đẹp, vì “Ơn của Thầy đã đủ cho anh” (2 Cr 12); ngòai ra, lời tâm niệm ngày chịu chức còn văng vẳng đâu đây:
-Tin điều con đọc.
-Dạy điều con tin.
-Sống điều con dạy.
Kết hợp trong công việc phục vụ và bác ái, tin tưởng vào lòng thương xót của Chúa Kitô Phục Sinh là bửu bối, là thần duợc và là hành trang cho anh em phó tế. Hơn thế nữa, luôn sống vững tin vì “nếu việc đó do ý định của Thiên Chúa, quý vị không thể nào phá huỷ được.”(Cv 22:3)
III-Chương trình Đại Hội VII:
Đại Hội kỳ VII năm 2017 trùng hợp với kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima. Vì vậy Đại Hội lần này chọn chủ đề chính là:
1-Chủ đề:“Ai là Mẹ tôi ? Ai là anh em tôi ?” (Mt 12)
2-Địa điểm:
Saint Jeanne De Lestonnac
16791 East Main Street
Tustin, California 92870
3-Thời gian:
-Thứ Năm ngày 13 tháng 7 năm 2017 đến
-Chúa Nhật ngày 16 tháng 7 năm 2017.
4- Chương trình tổng quát
Thứ Năm ngày 13 tháng 7, 2017
-Giờ tâm tình huynh đệ
Thứ Sáu ngày 14 tháng 7, 2017
-Du ngọan (1) - St Juan Mission Church
-Du ngọan (2) - Christ Cathedral
Thứ Bẩy 15 tháng 7, 2017
-Hội luận: “Ai là Mẹ tôi ? Ai là anh em tôi ?” (Mt 12)
Chúa Nhật ngày 16 tháng 7, 2017
11:00AM: THÁNH LỄ ĐẠI TRÀO (St. Barbara Church ) / Chụp hình / Bế mạc.
-Phó Tế: Mang theo áo Alba và dây Stola Xanh
-Phu Nhân: Áo dài
Như lời mời gọi theo chủ đề đại hội năm nay và trong tâm tình cảm tạ tri ân, hy vọng anh em phó tế khắp nơi sẽ về họp mặt đông đảo tại California (mong rằng anh em Phó tế VN tại Pháp và Gia Nã Đại cũng sẽ kịp thu xếp về dự: Thầy Luận và Thầy San đã thư mời).
Để thay lời kết, xin muợn câu hát:“Bốn phương trời ta về đây chung vui” thật thú vị mỗi lần tham dự đại hội, anh em phó tế đầy ắp niềm vui, tiếng cuời khi gặp lại bạn bè cũ thân quen thuở xa xưa nay tái ngộ sau thời gian ngăn cách vì quê huơng đắm chìm trong cảnh chiến tranh loạn lạc; càng thú vị hơn khi được diện kiến dung nhan nhiều “lính mới tò te” biểu hiện trên khuôn mặt tươi vui, nhìn đời bằng lăng kính mầu hồng và lạc quan tiến về tương lai với tâm nguyện “đời chỉ đẹp khi mình mang dây chéo !”
I- Dòng thời gian:
Theo tinh thần chung quyết tại Đại Hội kỳ VI vừa qua tại Seatlle, cứ hai năm một lần, anh em Phó tế và phu nhân trên toàn nuớc Mỹ sẽ họp mặt. Anh cho biết thêm, quá trình các dịp Đại Hội Phó Tế VN đã diễn tiến như sau:
-Đại Hội kỳ I, năm 2006: Phó tế Vincentê Trần Văn Luận đã có sáng kiến triệu tập lần họp đầu tiên tại Los Angeles / California. Đây là dịp sơ ngộ, hiện diện lần này có 18 Phó tế và quý phu nhân.
-Đại Hội II, năm 2007: Cuộc họp mặt Kỳ II được tổ chức tại Quận Cam (Orange County). Điểm son trong dịp họp mặt lần 2 là Tân Ban Điều Hành đã được hình thành và “ra mắt” bà con. Phó tế Giuse Nguyễn Ánh là Chủ Tịch CĐPTVN HK tiên khởi.
-Đại Hội III, năm 2009:“Cali đi dễ khó về”, California lại đuợc vinh dự tiếp đón gia đình phó tế. Nhờ phuơng tiện truyền thông đa năng đa dụng nên Phó tế và quý phu nhân về tham dự đại hội mỗi kỳ một đông hơn.
-Đại Hội IV, năm 2011: Thay đổi là quy nhật tự nhiên để thăng tiến. Thành phố Houston, Texas nhận trọng trách đăng cai dịp hội ngộ lần này. Có 40 Phó tế cùng quý phu nhân về tham dự. Cũng trong dịp này, Phó tế Micae Nguyễn Kim Khánh đuợc quý tham dự viên tín nhiệm vào chức vụ Chủ tịch CĐPTVN HK.
-Đại Hội V, năm 2013: Đã đuợc tổ chức tại Dallas / Fort Worth, Texas. Đúng với câu: “Nhất Cali, Nhì Dallas” (Nhất Nhì ý nói là địa phương quy tụ đông người Việt Nam). Lần họp mặt này, Phó tế Phaolô Hòang Ngọc Quý đã đắc cử Chủ Tịch CĐPTVN HK.
-Đại Hội VI, năm 2015: Seattle - Washington State là địa danh được ưu ái tuyển chọn. “Tân binh” Phó Tế Phạm Thể trong “ĐÔI LỜI TÂM TÌNH” đã chia sẻ:“Hiện nay chỉ có hai anh em Phó Tế là Thầy Mậu (trước em một khóa) và em.” Có hai anh và có Chúa cùng đồng hành nên:
“Một cây làm chẳng nên non,
ba cây chụm lại lên hòn núi cao”.
Quả thật, Đại Hội VI trên phương diện tổ chức đã thành công với những dấu ấn cần ghi lại:
a/Cứ 2 năm một lần, Đại Hội Phó tế được tổ chức.
b/Từ nay, nhiệm kỳ Chủ tịch CĐPTVN HK là 4 năm thay vì 2 năm.
c/Và như sự trùng hợp huyền nhiệm:“Ánh đi rồi Ánh lại về”, thật vui vì trong lần họp mặt lần này, Phó tế Giuse Nguyễn Ánh lại được bầu làm Chủ Tịch nhiệm kỳ (2015-2019).
-Đại Hội VII, năm 2017: Đại hội lần này cũng là dịp kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima (1917 - 2017). Cuộc hội ngộ sắp đến, gia đình phó tế trong tâm niệm chung, cùng hiệp dâng với lời tán tạ hồng ân Thiên Chúa qua lời chuyển cầu của Đức Mẹ Fatima đã thuơng ban muôn hồng ân cho anh em Phó tế VN và gia đình. Đây cũng là thời điểm “ôn cố tri tân”, trong thời gian tham gia đại hội, anh em có thời gian để chia sẻ kinh nghiệm mục vụ, phục vụ và cùng giúp nhau thăng tiến trong tương lai.
II-Hồng ân và thách đố:
“Nhìn về quá khứ với lòng biết ơn, sống hiện tại luôn sẵn sàng để phục vụ và hướng về tương lai với niềm tin vào Chúa Kitô phục sinh”.
Qua dòng thời gian, mỗi lần đại hội là dịp thuận lợi để anh em Phó tế sống chương trình thường huấn của giáo phận, để thăng tiến hơn trong thừa tác vụ, đồng cảm và để chia sẻ kinh nghiệm mục vụ và phục vụ.
Dẫn lời Phó tế Ánh và theo danh sách Phó Tế VN tính đến tháng 2-2017, hiện có 115 anh em đã nhận chức thánh trên toàn Hoa Kỳ.(Số Phó tế có thể thay đổi vì một số anh chịu chức chưa kịp liên lạc và cập nhật). Ngòai ra, số ứng viên Phó tế Vĩnh viễn người Việt (candidate) tại các giáo phận cũng gia tăng tựa trăm hoa đua nở.
Tất cả là hồng ân nhưng những thách đố trong đời sống phục vụ không ngọai lệ:
“Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả.
Anh hùng hào kiệt có hơn ai !”
Thật vậy, sau khi chịu chức, với tư cách là một thừa tác viên có Thánh Chức của Giáo Hội, Phó tế phải chu tòan bổn phận đối với Giáo Hội. Song hành với Bí tích Truyền chức là Bí tích Hôn phối, Phó tế là người chồng, người cha gương mẫu trong gia đình; ơn gọi làm chủ gia đình là sứ mạng tiên thiên, chưa kể đến trách nhiệm cần hòan thành của một nhân viên tại hãng xưởng hay nơi văn phòng của những phó tế còn “trai trẻ”.
Cho dù gặp thử thách hoặc đối diện với gian khổ tâm linh, Phó tế VN hôm nay luôn ý thức chức năng và cố gắng chu tòan ơn gọi của mình cách tốt đẹp, vì “Ơn của Thầy đã đủ cho anh” (2 Cr 12); ngòai ra, lời tâm niệm ngày chịu chức còn văng vẳng đâu đây:
-Tin điều con đọc.
-Dạy điều con tin.
-Sống điều con dạy.
Kết hợp trong công việc phục vụ và bác ái, tin tưởng vào lòng thương xót của Chúa Kitô Phục Sinh là bửu bối, là thần duợc và là hành trang cho anh em phó tế. Hơn thế nữa, luôn sống vững tin vì “nếu việc đó do ý định của Thiên Chúa, quý vị không thể nào phá huỷ được.”(Cv 22:3)
III-Chương trình Đại Hội VII:
1-Chủ đề:“Ai là Mẹ tôi ? Ai là anh em tôi ?” (Mt 12)
2-Địa điểm:
Saint Jeanne De Lestonnac
16791 East Main Street
Tustin, California 92870
3-Thời gian:
-Thứ Năm ngày 13 tháng 7 năm 2017 đến
-Chúa Nhật ngày 16 tháng 7 năm 2017.
4- Chương trình tổng quát
Thứ Năm ngày 13 tháng 7, 2017
-Giờ tâm tình huynh đệ
Thứ Sáu ngày 14 tháng 7, 2017
-Du ngọan (1) - St Juan Mission Church
-Du ngọan (2) - Christ Cathedral
Thứ Bẩy 15 tháng 7, 2017
-Hội luận: “Ai là Mẹ tôi ? Ai là anh em tôi ?” (Mt 12)
Chúa Nhật ngày 16 tháng 7, 2017
11:00AM: THÁNH LỄ ĐẠI TRÀO (St. Barbara Church ) / Chụp hình / Bế mạc.
-Phó Tế: Mang theo áo Alba và dây Stola Xanh
-Phu Nhân: Áo dài
Như lời mời gọi theo chủ đề đại hội năm nay và trong tâm tình cảm tạ tri ân, hy vọng anh em phó tế khắp nơi sẽ về họp mặt đông đảo tại California (mong rằng anh em Phó tế VN tại Pháp và Gia Nã Đại cũng sẽ kịp thu xếp về dự: Thầy Luận và Thầy San đã thư mời).
Để thay lời kết, xin muợn câu hát:“Bốn phương trời ta về đây chung vui” thật thú vị mỗi lần tham dự đại hội, anh em phó tế đầy ắp niềm vui, tiếng cuời khi gặp lại bạn bè cũ thân quen thuở xa xưa nay tái ngộ sau thời gian ngăn cách vì quê huơng đắm chìm trong cảnh chiến tranh loạn lạc; càng thú vị hơn khi được diện kiến dung nhan nhiều “lính mới tò te” biểu hiện trên khuôn mặt tươi vui, nhìn đời bằng lăng kính mầu hồng và lạc quan tiến về tương lai với tâm nguyện “đời chỉ đẹp khi mình mang dây chéo !”
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Khói Nhang Tháng Tư
Đặng Đức Cương
20:14 07/04/2017
Ảnh của Đặng Đức Cương
Tháng tư thắp nén nhang này
Nhớ về quê cũ những ngày thương đau
(bt)
VietCatholic TV
Chặng thứ Mười Ba – Đàng Thánh Giá Thiên Chúa là Lòng Thương Xót
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:07 07/04/2017
Hạ xác Chúa Giêsu xuống khỏi thánh giá
X. Chúng con kính lạy và ngợi khen Chúa Giêsu
Đ. Vì Chúa đã dùng rất Thánh Giá mà chuộc tội cho thiên hạ
Phúc Âm theo Thánh Máccô (15: 42-43, 46a)
Chiều đến, vì hôm ấy là ngày áp lễ, tức là hôm trước ngày sa-bát, nên ông Giôxếp tới. Ông là người thành A-ri-ma-thê, thành viên có thế giá của hội đồng, và cũng là người vẫn mong đợi Triều Đại của Thiên Chúa. Ông đã mạnh dạn đến gặp tổng trấn Philatô để xin thi hài Đức Giêsu. Ông này mua một tấm vải gai, hạ xác Đức Giêsu xuống.
Ông Giôxếp người thành A-ri-ma-thê chào đón Chúa Giêsu ngay cả trước khi ông nhìn thấy vinh quang của Người. Ông hoan nghênh Ngài khi Ngài xem chừng như đang thất bại, đang là một tên tội phạm, đang là một trong kẻ bị đời từ chối. Ông hỏi Philatô xin thi hài của Chúa Giêsu để thi hài ấy không bị ném vào một ngôi mộ chung. Ông Giôxếp chấp nhận những rủi ro cho danh tiếng mình và, có lẽ, như Tobit, cả những rủi ro cho mạng sống của mình nữa (x Tóp 1: 15-20). Nhưng lòng can đảm của ông Giôxếp không phải là lòng can đảm của một anh hùng trong trận chiến. Lòng dũng cảm của ông là sức mạnh của đức tin. Một đức tin được thể hiện ra trong sự cởi mở, vị tha và tình yêu. Tắt một lời, đó là lòng bác ái.
Trong lặng lẽ, sự đơn giản và trang nhã mà ông Giôxếp tiếp cận với cơ thể của Chúa Giêsu trái ngược với sự phô trương, lộng lẫy nhưng tầm thường của các đám tang những người có thế giá trong thế gian này. Tuy nhiên, chứng tá của ông Giôxếp nhắc nhớ đến tất cả các Kitô hữu, là những người mà thậm chí đến nay, vẫn phải liều mạng sống để chôn cất được những người thân yêu của mình.
Ai đáng được nhận lại cơ thể không còn sự sống của Chúa Giêsu nếu không phải là người đã cho Ngài cuộc sống? Chúng ta có thể tưởng tượng được cảm xúc của Đức Maria khi Mẹ đón nhận Ngài trong vòng tay của mình, Mẹ đã tin những lời thiên thần truyền và hằng suy đi nghĩ lại tất cả những điều này trong trái tim mình.
Đức Maria, khi ôm lấy xác con không còn chút sinh khí, đã lặp lại một lần nữa tiếng xin vâng của Mẹ. Đó là một bi kịch và một thử thách của đức tin. Không có thụ tạo nào đã phải chịu đựng như Đức Maria, mẹ của tất cả chúng ta mà Mẹ đã đón nhận trong đức tin dưới chân Thánh Giá.
Người đã lặp lại lời cầu nguyện cho thế giới:
“Lạy Cha, Abba, nếu có thể được.. .”
Một cành ôliu
rơi lặng lẽ trên đầu Ngài.. .
Tuy nhiên, Cha đã không nhổ đi thậm chí dù là một cái gai nhọn trên vương miện của Người.
Cả những suy nghĩ của Người cũng bị xuyên thấu,
và chảy máu trên thập giá ngất cao!
Cha cũng không gỡ ngay cả một tay Người khỏi cây gỗ
để Người có thể lau những vệt máu khỏi mắt mình
ít nhất để xem mẹ mình,
cô đơn.. .
Cả những kẻ gan dạ, và các bậc thầy trong nghề tra tấn
và đám đông dân chúng, khi nhìn thấy Người
phải che mặt lại.
Người bị trôi dạt trong một đám mây:
đám mây của sự bỏ rơi bởi Cha.
Và sau đó, chỉ sau đó,
Cha mới khôi phục lại sự sống cho Người, và cho chúng con.
(Padre Davide Turoldo)
Thánh Ca
Thánh Ca Mùa Chay - Bẩy Lời Cuối Cùng Của Chúa Giêsu Trên Thánh Giá
Khắc Thái
08:41 07/04/2017