Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:40 09/04/2018
60. HAI NGƯỜI THÔNG GIA
Hai vị thông gia, một người có tính hấp tấp và một người thì có tính chậm chạp, một hôm hai người gặp nhau trên đường đi, sau khi chắp tay vái chào thi lễ thì cùng nhau chuyện trò sang sảng.
Người thông gia tính chậm chạp tự khom mình nói ê a cám ơn hậu ý tình thâm của đối phương như: trong tháng giêng ông ta được như thế nào như thế nào...? Trong tháng hai lại được như thế nào như thế nào...?, nói một mạch “được như thế nào” cho đến tháng mười hai, nói xong ngẩng đầu nhìn lên thì không nhìn thấy bóng dáng người thông gia tính hấp tấp đâu cả.
Ông ta kinh ngạc nói
- “Thông gia đi lâu rồi sao ?”
Người đi đường cười nói:
- “Ông ta bỏ đi từ giữa tháng giêng và tháng hai ạ”.
(Chuyện tiếu thời thượng)
Suy tư 60:
Từ câu chuyện trên đây, xin chia sẻ chuyện thông gia.
Có những thông gia không thèm ngó mặt nhau vì người thông gia kia đối xử quá khắc khe với con gái của mình; có những thông gia hể uống rượu vào là nói móc họng thông gia kia, bởi vì thông gia kia coi con trai của mình không ra gì
Thông gia là từ chỗ hai gia đình chưa quen biết nhau nhưng con trai con gái của họ quen nhau và trở thành vợ chồng, xem ra thì họ đã trở thành thân thuộc của nhau rồi vậy, do đó mà thông gia đôi bên cần phải tôn trọng lẫn nhau, có như thế tình cảm gia đình dâu rể của mình mới mặn mà thắm thiết, tình nghĩa xóm giềng cũng vì thế mà vui hơn.
Trước đây, chúng ta không “quen biết” Thiên Chúa, như người xa lạ, lại càng không biết lòng yêu thương của Ngài đối với chúng ta ra sao, nhưng từ khi Đức Chúa Giê-su xuống thế làm người, Ngài đã dạy cho chúng ta biết rằng chúng ta có một Cha ở trên trời, người Cha ấy hằng luôn thương yêu và săn sóc chúng ta.
Trước đây chúng ta –những con người với nhau- đã không thân thiện nhau, lại còn thù nghịch nhau, nhưng từ khi Đức Chúa Giê-su xuống thế làm người, chịu chết trên thập giá để chúng ta trở thành anh em chị em với nhau, trở thành một thân thể mầu nhiệm của Đức Chúa Giê-su, tức là Hội Thánh Công Giáo, trở thành một đại gia đình của Thiên Chúa, biết tương thân tương trợ lẫn nhau...
Con trai con gái cưới hỏi nhau, gia đình của cha mẹ đôi bên đã trở thành thông gia của nhau thì cũng là thân thuộc của nhau, đó là lẽ tất nhiên của người đời.
Đức Chúa Giê-su cũng đã trở thành “thông gia” khi xuống thế làm người và chịu chết trên thập giá, là để chúng ta được quen biết, thân thuộc, yêu mến và trở thành con cái của Thiên Chúa.
Thông gia của thế gian và “thông gia” của Đức Chúa Ki-tô tuy có khác nhau, nhưng giống nhau một điểm là đem hai gia đình xa lạ trở thành thân thuộc của nhau.
Vậy thì hà cớ gì mà hai bên thông gia ghét nhau, chưởi mắng nhau chứ ?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Hai vị thông gia, một người có tính hấp tấp và một người thì có tính chậm chạp, một hôm hai người gặp nhau trên đường đi, sau khi chắp tay vái chào thi lễ thì cùng nhau chuyện trò sang sảng.
Người thông gia tính chậm chạp tự khom mình nói ê a cám ơn hậu ý tình thâm của đối phương như: trong tháng giêng ông ta được như thế nào như thế nào...? Trong tháng hai lại được như thế nào như thế nào...?, nói một mạch “được như thế nào” cho đến tháng mười hai, nói xong ngẩng đầu nhìn lên thì không nhìn thấy bóng dáng người thông gia tính hấp tấp đâu cả.
Ông ta kinh ngạc nói
- “Thông gia đi lâu rồi sao ?”
Người đi đường cười nói:
- “Ông ta bỏ đi từ giữa tháng giêng và tháng hai ạ”.
(Chuyện tiếu thời thượng)
Suy tư 60:
Từ câu chuyện trên đây, xin chia sẻ chuyện thông gia.
Có những thông gia không thèm ngó mặt nhau vì người thông gia kia đối xử quá khắc khe với con gái của mình; có những thông gia hể uống rượu vào là nói móc họng thông gia kia, bởi vì thông gia kia coi con trai của mình không ra gì
Thông gia là từ chỗ hai gia đình chưa quen biết nhau nhưng con trai con gái của họ quen nhau và trở thành vợ chồng, xem ra thì họ đã trở thành thân thuộc của nhau rồi vậy, do đó mà thông gia đôi bên cần phải tôn trọng lẫn nhau, có như thế tình cảm gia đình dâu rể của mình mới mặn mà thắm thiết, tình nghĩa xóm giềng cũng vì thế mà vui hơn.
Trước đây, chúng ta không “quen biết” Thiên Chúa, như người xa lạ, lại càng không biết lòng yêu thương của Ngài đối với chúng ta ra sao, nhưng từ khi Đức Chúa Giê-su xuống thế làm người, Ngài đã dạy cho chúng ta biết rằng chúng ta có một Cha ở trên trời, người Cha ấy hằng luôn thương yêu và săn sóc chúng ta.
Trước đây chúng ta –những con người với nhau- đã không thân thiện nhau, lại còn thù nghịch nhau, nhưng từ khi Đức Chúa Giê-su xuống thế làm người, chịu chết trên thập giá để chúng ta trở thành anh em chị em với nhau, trở thành một thân thể mầu nhiệm của Đức Chúa Giê-su, tức là Hội Thánh Công Giáo, trở thành một đại gia đình của Thiên Chúa, biết tương thân tương trợ lẫn nhau...
Con trai con gái cưới hỏi nhau, gia đình của cha mẹ đôi bên đã trở thành thông gia của nhau thì cũng là thân thuộc của nhau, đó là lẽ tất nhiên của người đời.
Đức Chúa Giê-su cũng đã trở thành “thông gia” khi xuống thế làm người và chịu chết trên thập giá, là để chúng ta được quen biết, thân thuộc, yêu mến và trở thành con cái của Thiên Chúa.
Thông gia của thế gian và “thông gia” của Đức Chúa Ki-tô tuy có khác nhau, nhưng giống nhau một điểm là đem hai gia đình xa lạ trở thành thân thuộc của nhau.
Vậy thì hà cớ gì mà hai bên thông gia ghét nhau, chưởi mắng nhau chứ ?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:44 09/04/2018
9. Phàm là có nơi để tu dưỡng và yên lặng thì sẽ không có nỗi lo, và cũng sẽ không có tạp niệm.
(Thánh Phan-xi-cô Năm Dấu)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Suy Niệm Chúa Nhật III Phục Sinh - B
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
21:23 09/04/2018
Chúa giải thích Kinh Thánh và bẻ bánh
( Lc 24, 35 – 48 )
Sự kiến Chúa Giêsu phục sinh được các Thiên Thần loan báo cho các bà Maria Mađalêna, bà Maria, mẹ ông Gia-côbê và bà Salômê (x. Lc 24, 1 - 12), các bà về thuật lại cho các Tông Đồ ở Galilêa, hai môn đệ làng Emmaus trong nhóm các bà chẳng những chưa tin mà còn lo sợ (x. Lc 24). Chúa Giêsu Phục Sinh tiếp tục hiện ra dưới dáng dấp của một người lữ hành, tỏ ra không biết, rồi đồng cảm với hai ông, đã dùng Kinh Thánh để giải thích, bẻ bánh trước mặt hai ông, giúp lòng họ sốt sáng lên và làm cho mắt họ sáng ra để nhận ra Người (x. Lc 24, 13 - 35).
Trở lại Giêrusalem, hai ông thuật lại cho các Tông Đồ trong khung cảnh cửa đóng then cài. Đang lúc đứng bàn chuyện, Chúa Giêsu hiện đến với họ khiến họ kinh hoàng khiếp sợ "bối rối tưởng mình thấy ma" (Lc 24, 37).
"Bình an cho các con ! Thầy đây, đừng sợ" (Lc 24, 36). Đó là lời cầu chúc đầu tiên của Đức Kitô Phục Sinh, kèm theo là những chứng tích ở tay chân với những vết thương, họ "vẫn còn chưa tin" (Lc 24, 41). Chúa phải nghĩ đến cách ăn cá nướng và mật ong, trích dẫn luật Môisen, lời các tiên tri và Thánh Vịnh là những bằng chứng không thể sai lầm về sự phục sinh và cuộc sống mới của Chúa. Chính Chúa thực hiện những lời Sách Thánh đã chép, và tiếp theo bằng miệng : "Chính Thầy đây" (Lc 24, 39), đúng Thầy là sự thật và là sự sống. Đó là lý do tại sao các tông đồ, những người ban đầu nghi ngờ, thậm chí khi nhìn thấy cơ thể sống của Chúa cũng chưa tin đã trở nên những chứng nhân rao giảng về sự sống lại của Chúa cách hùng hồn (x. Cv 4).
Lời Chúa sưởi ấm con tim
Giả bộ khách đồng hành, tham gia vào cuộc hành trình buồn bã của hai môn đệ, giữa bóng đêm của ngày đang qua và bóng tối đang phủ kín tâm trí họ, Chúa Giêsu Phục Sinh bắt đầu gợi chuyện, nghe họ bộc bạch về đau khổ và thất vọng cũng như đắng cay của chính mình sau khi Thầy chết, các môn đệ tản mác mỗi người một ngả, đức tin của họ bị tan vỡ, mọi sự xem ra đã hết, các xác tín sụp đổ, niềm hy vọng tắt ngóm. Thấy họ buồn sầu như thế, Chúa nói chuyện với hai ông và "giải thích" Kinh Thánh, "bắt đầu từ Môsê và các tiên tri", giúp họ hiểu rằng cuộc khổ nạn và cái chết của Ðấng Cứu Thế đã được thấy trước trong chương trình của Thiên chúa và được loan báo trước trong Thánh Kinh (x. Lc 24, 27). Như thế, Chúa đốt cháy lên trong con tim họ một ngọn lửa hy vọng. Khi đó hai mộn đệ cảm thấy một sức thu hút ngoại thường nơi con người bí mật ấy và mời Người ở lại với họ chiều hôm đó : "Mời ông ở lại với chúng tôi", lý do "vì trời đã về chiều và ngày sắp tàn " ( Lc 24, 29 ).
Thánh Thể mở mắt đức tin
"Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã về chiều và ngày sắp tàn" (Lc 24, 29 ). Đây là lời mời xin tha thiết của hai ông vào ngày thứ nhất trong tuần, lúc mà tâm hồn đang trĩu nặng vì buồn nản, đang trên đường trở về quê. Chúa Giêsu chấp nhận và cùng họ vào nhà và khi ngồi vào bàn Người làm phép và bẻ bánh, thì họ nhận ra Người, nhưng Người đã biến khỏi cái nhìn của họ, để họ lại đầy kinh ngạc. Họ không bao giờ nghĩ rằng người khách lạ ấy lại chính là Thầy mình mới sống lại. Hai ông đã nhận ra Người tại bàn ăn chỉ với một hành vi " bẻ bánh " đơngiản ( Lc 24, 35 ). Khi trí khôn được chiếu sáng, con tim được đốt nóng, những dấu chỉ bắt đầu gợi lên lòng sốt mến và thôi thúc họ " chỗi dậy trở về Giêrusalem " ( Lc 24, 33 ) để thuật lại tất cả những gì họ đã thấy và đã nghe cho " mười một tông đồ và các bạn khác đang tụ họp " (Lc 24, 33).
Lời Chúa và Thánh Thể trong đời sống người tín hữu
Lời Chúa giúp tâm hồn các ông nóng lại, mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh. Cử chỉ bẻ bánh giúp các môn đệ nhận ra Chúa Giê-su (x. Lc 24,35). Như thế, con đường về làng Emmaus trở thành con đường lòng tin của chúng ta: Thánh Kinh và Thánh Thể là hai yếu tố không thể thiếu được cho cuộc gặp gỡ với Chúa. Bàn tiệc Lời Chúa và bàn tiệc Thánh Thể luôn dọn sẵn cho chúng ta, chúng ta nghe Chúa nói, gặp gỡ và đón rước Chúa trong khi cử hành Thánh lễ và rước lễ. Hai môn đệ nhận ra Ðức Giêsu khi người bẻ bánh, liền về Giêrusalem kể lại kinh nghiệm ngoại thường mà họ đã sống: đó là cuộc gặp gỡ với Ðấng Phục Sinh.
Trong đời sống thường ngày của người tín hữu, có những lúc gặp khó khăn, thất vọng, dẫn đến buồn sầu trở về "làng Emmaus", quay lưng lại với chương trình của Thiên Chúa, rời xa Thiên Chúa. Lời Chúa và Thánh Thể luôn luôn làm cho chúng ta tràn đầy niềm vui như hai môn đệ làng Emmaus, sau khi đã "nhận ra" Chúa trong việc bẻ bánh, thì mau mắn trở lại Giêrusalem lòng tràn đầy niềm vui, kể cho anh em mình tất cả những gì đã xảy ra.Niềm vui gặp gỡ Đấng Phục Sinh, niềm vui phải lây sang người khác làm cho Giáo hội tăng trưởng và lớn mạnh nhờ những chứng tá nảy sinh từ niềm vui được đón nhận và được biến thành lời loan báo. Ðó là một niềm vui tông đồ, lan tỏa.
Thánh Phaolô cũng bảo chúng ta : " Mỗi khi anh em ăn bánh và uống chén này, anh em loan truyền sự chết của Chúa cho tới khi Người đến" ( 1 Cr 11, 26 ). Như thế, chúng ta phải nỗ lực phấn đấu trở thành những chứng nhân, sẵn sàng loan báo cái chết và sự phục sinh của Ðức Kitô với lòng hăng say và niềm vui vì được gặp gỡ Chúa. Hãy để cho Lời Chúa sưởi ấm con tim và Thánh Thể Người mở đôi mắt đức tin của chúng ta và nuôi dưỡng chúng ta bằng niềm hy vọng và tình bác ái, để chúng ta có thể đồng hành với các anh chị em buồn sầu và tuyệt vọng, sưởi ấm con tim họ với Tin Mừng, và bẻ bánh tình huynh đệ với họ.
Cùng với Mẹ Maria, chúng ta nhìn lên Mẹ Maria như gương mẫu để bắt chước. Xin Mẹ giúp chúng ta chiêm ngắm Chúa Giêsu Thánh Thể và nghe Lời Chúa, nhất là hăng say loan báo Tin Mừng Chúa sống lại để mọi người tin mà được cứu độ. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
( Lc 24, 35 – 48 )
Sự kiến Chúa Giêsu phục sinh được các Thiên Thần loan báo cho các bà Maria Mađalêna, bà Maria, mẹ ông Gia-côbê và bà Salômê (x. Lc 24, 1 - 12), các bà về thuật lại cho các Tông Đồ ở Galilêa, hai môn đệ làng Emmaus trong nhóm các bà chẳng những chưa tin mà còn lo sợ (x. Lc 24). Chúa Giêsu Phục Sinh tiếp tục hiện ra dưới dáng dấp của một người lữ hành, tỏ ra không biết, rồi đồng cảm với hai ông, đã dùng Kinh Thánh để giải thích, bẻ bánh trước mặt hai ông, giúp lòng họ sốt sáng lên và làm cho mắt họ sáng ra để nhận ra Người (x. Lc 24, 13 - 35).
Trở lại Giêrusalem, hai ông thuật lại cho các Tông Đồ trong khung cảnh cửa đóng then cài. Đang lúc đứng bàn chuyện, Chúa Giêsu hiện đến với họ khiến họ kinh hoàng khiếp sợ "bối rối tưởng mình thấy ma" (Lc 24, 37).
"Bình an cho các con ! Thầy đây, đừng sợ" (Lc 24, 36). Đó là lời cầu chúc đầu tiên của Đức Kitô Phục Sinh, kèm theo là những chứng tích ở tay chân với những vết thương, họ "vẫn còn chưa tin" (Lc 24, 41). Chúa phải nghĩ đến cách ăn cá nướng và mật ong, trích dẫn luật Môisen, lời các tiên tri và Thánh Vịnh là những bằng chứng không thể sai lầm về sự phục sinh và cuộc sống mới của Chúa. Chính Chúa thực hiện những lời Sách Thánh đã chép, và tiếp theo bằng miệng : "Chính Thầy đây" (Lc 24, 39), đúng Thầy là sự thật và là sự sống. Đó là lý do tại sao các tông đồ, những người ban đầu nghi ngờ, thậm chí khi nhìn thấy cơ thể sống của Chúa cũng chưa tin đã trở nên những chứng nhân rao giảng về sự sống lại của Chúa cách hùng hồn (x. Cv 4).
Lời Chúa sưởi ấm con tim
Giả bộ khách đồng hành, tham gia vào cuộc hành trình buồn bã của hai môn đệ, giữa bóng đêm của ngày đang qua và bóng tối đang phủ kín tâm trí họ, Chúa Giêsu Phục Sinh bắt đầu gợi chuyện, nghe họ bộc bạch về đau khổ và thất vọng cũng như đắng cay của chính mình sau khi Thầy chết, các môn đệ tản mác mỗi người một ngả, đức tin của họ bị tan vỡ, mọi sự xem ra đã hết, các xác tín sụp đổ, niềm hy vọng tắt ngóm. Thấy họ buồn sầu như thế, Chúa nói chuyện với hai ông và "giải thích" Kinh Thánh, "bắt đầu từ Môsê và các tiên tri", giúp họ hiểu rằng cuộc khổ nạn và cái chết của Ðấng Cứu Thế đã được thấy trước trong chương trình của Thiên chúa và được loan báo trước trong Thánh Kinh (x. Lc 24, 27). Như thế, Chúa đốt cháy lên trong con tim họ một ngọn lửa hy vọng. Khi đó hai mộn đệ cảm thấy một sức thu hút ngoại thường nơi con người bí mật ấy và mời Người ở lại với họ chiều hôm đó : "Mời ông ở lại với chúng tôi", lý do "vì trời đã về chiều và ngày sắp tàn " ( Lc 24, 29 ).
Thánh Thể mở mắt đức tin
"Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã về chiều và ngày sắp tàn" (Lc 24, 29 ). Đây là lời mời xin tha thiết của hai ông vào ngày thứ nhất trong tuần, lúc mà tâm hồn đang trĩu nặng vì buồn nản, đang trên đường trở về quê. Chúa Giêsu chấp nhận và cùng họ vào nhà và khi ngồi vào bàn Người làm phép và bẻ bánh, thì họ nhận ra Người, nhưng Người đã biến khỏi cái nhìn của họ, để họ lại đầy kinh ngạc. Họ không bao giờ nghĩ rằng người khách lạ ấy lại chính là Thầy mình mới sống lại. Hai ông đã nhận ra Người tại bàn ăn chỉ với một hành vi " bẻ bánh " đơngiản ( Lc 24, 35 ). Khi trí khôn được chiếu sáng, con tim được đốt nóng, những dấu chỉ bắt đầu gợi lên lòng sốt mến và thôi thúc họ " chỗi dậy trở về Giêrusalem " ( Lc 24, 33 ) để thuật lại tất cả những gì họ đã thấy và đã nghe cho " mười một tông đồ và các bạn khác đang tụ họp " (Lc 24, 33).
Lời Chúa và Thánh Thể trong đời sống người tín hữu
Lời Chúa giúp tâm hồn các ông nóng lại, mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh. Cử chỉ bẻ bánh giúp các môn đệ nhận ra Chúa Giê-su (x. Lc 24,35). Như thế, con đường về làng Emmaus trở thành con đường lòng tin của chúng ta: Thánh Kinh và Thánh Thể là hai yếu tố không thể thiếu được cho cuộc gặp gỡ với Chúa. Bàn tiệc Lời Chúa và bàn tiệc Thánh Thể luôn dọn sẵn cho chúng ta, chúng ta nghe Chúa nói, gặp gỡ và đón rước Chúa trong khi cử hành Thánh lễ và rước lễ. Hai môn đệ nhận ra Ðức Giêsu khi người bẻ bánh, liền về Giêrusalem kể lại kinh nghiệm ngoại thường mà họ đã sống: đó là cuộc gặp gỡ với Ðấng Phục Sinh.
Trong đời sống thường ngày của người tín hữu, có những lúc gặp khó khăn, thất vọng, dẫn đến buồn sầu trở về "làng Emmaus", quay lưng lại với chương trình của Thiên Chúa, rời xa Thiên Chúa. Lời Chúa và Thánh Thể luôn luôn làm cho chúng ta tràn đầy niềm vui như hai môn đệ làng Emmaus, sau khi đã "nhận ra" Chúa trong việc bẻ bánh, thì mau mắn trở lại Giêrusalem lòng tràn đầy niềm vui, kể cho anh em mình tất cả những gì đã xảy ra.Niềm vui gặp gỡ Đấng Phục Sinh, niềm vui phải lây sang người khác làm cho Giáo hội tăng trưởng và lớn mạnh nhờ những chứng tá nảy sinh từ niềm vui được đón nhận và được biến thành lời loan báo. Ðó là một niềm vui tông đồ, lan tỏa.
Thánh Phaolô cũng bảo chúng ta : " Mỗi khi anh em ăn bánh và uống chén này, anh em loan truyền sự chết của Chúa cho tới khi Người đến" ( 1 Cr 11, 26 ). Như thế, chúng ta phải nỗ lực phấn đấu trở thành những chứng nhân, sẵn sàng loan báo cái chết và sự phục sinh của Ðức Kitô với lòng hăng say và niềm vui vì được gặp gỡ Chúa. Hãy để cho Lời Chúa sưởi ấm con tim và Thánh Thể Người mở đôi mắt đức tin của chúng ta và nuôi dưỡng chúng ta bằng niềm hy vọng và tình bác ái, để chúng ta có thể đồng hành với các anh chị em buồn sầu và tuyệt vọng, sưởi ấm con tim họ với Tin Mừng, và bẻ bánh tình huynh đệ với họ.
Cùng với Mẹ Maria, chúng ta nhìn lên Mẹ Maria như gương mẫu để bắt chước. Xin Mẹ giúp chúng ta chiêm ngắm Chúa Giêsu Thánh Thể và nghe Lời Chúa, nhất là hăng say loan báo Tin Mừng Chúa sống lại để mọi người tin mà được cứu độ. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Trong Tông Huấn mới Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra các bước thực tiễn để đạt đến sự thánh thiện
Đặng Tự Do
13:13 09/04/2018
Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố một tông huấn mới, Gaudete et Exsultate (Mừng rỡ Hân hoan), trong đó ngài đưa ra các chỉ dẫn thực hành nhằm đạt đến sự thánh thiện trong thế giới hiện đại.
Toàn bộ Tông huấn được chia làm 5 chương với 177 đoạn.
Đức Thánh Cha nói rằng tài liệu này “không phải muốn trở thành là một luận văn về sự thánh thiện”, nhưng muốn “tái đề nghị lời mời gọi thánh thiện một cách thực tế cho thời đại chúng ta, với mọi rủi ro, thách thức và cơ hội”.
Sự thánh thiện, theo Đức Thánh Cha, không chỉ dựa vào lời cầu nguyện thôi mà còn phải bao gồm việc phục vụ những người quẫn bách và việc tự làm chủ bản thân.
Ngài đưa ra một ví dụ: “một người phụ nữ đi mua sắm, cô ấy gặp một người hàng xóm và họ bắt đầu nói chuyện, và những lời tán gẫu bắt đầu nổi lên. Nhưng cô ấy nói trong tâm hồn mình: ‘Không, tôi sẽ không nói xấu ai’. Đây là một bước tiến trong sự thánh thiện.”
Ngài viết tiếp: “Sau đó, ở nhà, một đứa con của cô muốn nói chuyện với cô về những hy vọng và ước mơ của nó, và mặc dù mệt mỏi, cô ấy ngồi xuống và lắng nghe với sự kiên nhẫn và tình yêu. Đó là một sự hy sinh mang lại sự thánh thiện.”
“Sau đó cô ấy cảm nghiệm một số lo lắng, nhưng nhớ lại tình yêu của Đức Trinh Nữ Maria, cô ấy lấy chuỗi hạt của mình ra và cầu nguyện lòng đầy đức tin. Một con đường thánh thiện khác lại mở ra. Sau đó, cô ấy đi ra đường, gặp một người nghèo và dừng lại để nói một lời tốt đẹp với người ấy. Lại thêm một bước hướng đến sự thánh thiện.”
Mở rộng thêm trong bối cảnh gặp người vô gia cư vào một đêm lạnh giá, Đức Giáo Hoàng viết: “Tôi có thể xem ông ta như là một điều bực bội.. . hoặc tôi có thể đáp lại với đức tin và đức ái, và tôi nhìn thấy trong người này một con người có phẩm giá giống hệt như phẩm giá của riêng tôi.”
“Một Kitô hữu là như thế!”
Trong chương thứ ba, Đức Thánh Cha Phanxicô tập trung vào mỗi mối phúc trong tám mối phúc thật và cách Kitô hữu có thể sống theo những đòi buộc này, và sau đó trong chương bốn, ngài hướng cái nhìn của độc giả vào những dấu chỉ của sự thánh thiện trong thế giới ngày nay, bao gồm sự kiên nhẫn, hiền lành và niềm vui.
Đức Thánh Cha cũng chỉ trích các Kitô hữu chỉ tập trung vào một vấn đề chuyên biệt, chẳng hạn như phá thai, hay việc gây thiệt hại cho người khác.
Mặc dù việc chống đối phá thai “cần phải rõ ràng, mạnh mẽ và nhiệt thành, vì ở đây mối đe dọa là phẩm giá của một mạng sống con người, là điều luôn luôn là thánh thiêng”, tuy nhiên, Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm: “Cuộc sống của người nghèo, là những người đã chào đời, đang trong cảnh thiếu thốn, bị bỏ rơi và bị thiệt thòi, cũng thánh thiêng không kém”
Đức Thánh Cha đặc biệt chỉ trích những người theo thuyết “tân Pelagia”, mà theo Đức Thánh Cha, là những người “bị ám ảnh bởi lề luật, bởi những lợi ích xã hội và chính trị, bởi một mối quan tâm thận trọng đối với phụng vụ, giáo lý và uy tín của Giáo Hội, và một sự mơ hồ về khả năng đối phó với các vấn đề thực tiễn, cũng như sự quan tâm quá mức đối với các chương trình tự hoàn thiện cá nhân.”
Ngài nhận xét rằng: “Một số Kitô hữu dành quá nhiều thời gian và sức lực cho những điều này, hơn là để cho Thánh Linh dẫn dắt mình theo con đường yêu thương”.
Đức Thánh Cha cảnh báo rằng chủ nghĩa “tân pelagia” này có thể khiến cho Giáo hội “trở thành một bảo tàng viện hoặc là sở hữu của một số ít người được chọn.”
Trong chương cuối cùng, Đức Giáo Hoàng nhắc đến ma quỷ nhiều lần, đó không phải là “chuyện thần thoại” và các Kitô hữu cần phải có tinh thần chiến đấu liên tục chống lại ma quỷ.
Ngài nói: “Chúng ta không nên nghĩ về ma quỷ như một huyền thoại, một biểu trưng, một biểu tượng, một hình dung từ hoặc một ý tưởng”.
“Sai lầm này sẽ dẫn chúng ta đến sự mất cảnh giác, gây ra những bất cẩn và cuối cùng dễ bị tổn thương hơn. Ma quỷ không cần phải nhập vào chúng ta. Nó đầu độc chúng ta với những nọc độc của hận thù, biệt lập, ghen tị và tội lỗi. Khi chúng ta mất cảnh giác, nó tận dụng cơ hội để phá hủy cuộc sống của chúng ta, gia đình và cộng đồng của của chúng ta.”
Tông huấn cũng đặc biệt nhắc đến Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận của Việt Nam. Đức Thánh Cha viết:
“Khi Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận bị giam trong tù, ngài đã không mòn mỏi chờ đợi được trả tự do. Nhưng chọn lựa của ngài là: ‘Tôi sống giây phút hiện tại, tràn đầy tình thương’; và cách ngài cụ thể hóa điều đó là: ‘Tôi lợi dụng những cơ hội xảy ra mỗi ngày, để hoàn thành những công việc thông thường một cách ngoại thường’”.
Tông huấn này là tài liệu quan trọng thứ năm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, sau Lumen Fidei, Laudato Si ', Evangelii Gaudium và Amoris Laetitia.
Tông huấn Gaudete et Exsultate (Mừng rỡ Hân hoan) của Đức Thánh Cha Phanxicô về “ơn gọi thánh thiện trong thế giới hiện đại” đã được công bố vào sáng ngày thứ Hai 9 tháng Tư., Đức Thánh Cha đã ký vào tài liệu này ngày 19 tháng Ba năm nay, lễ kính Thánh Giuse.
Tài liệu này đã được Đức Tổng Giám Mục Angelo De Donatis, Giám quản Giáo phận Roma trình bày tại một cuộc họp báo tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh.
Tham dự cùng Đức Tổng Giám Mục còn có nhà báo Gianni Valente, một người Ý làm việc cho Fides, cơ quan thông tấn xã Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, và Paola Bignardi, một nhà giáo dục và là cựu Chủ tịch Tổ chức Công Giáo Tiến Hành Italia.
Tựa đề của lời Tông huấn là cụm từ được sử dụng trong Phúc Âm Matthêu chương 5 câu 12, phần cuối của Tám Mối Phúc Thật “Anh em hãy mừng rỡ hân hoan, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như thế.”
Source: Catholic Herald - Pope Francis offers practical steps to holiness in new exhortation
Toàn bộ Tông huấn được chia làm 5 chương với 177 đoạn.
Đức Thánh Cha nói rằng tài liệu này “không phải muốn trở thành là một luận văn về sự thánh thiện”, nhưng muốn “tái đề nghị lời mời gọi thánh thiện một cách thực tế cho thời đại chúng ta, với mọi rủi ro, thách thức và cơ hội”.
Sự thánh thiện, theo Đức Thánh Cha, không chỉ dựa vào lời cầu nguyện thôi mà còn phải bao gồm việc phục vụ những người quẫn bách và việc tự làm chủ bản thân.
Ngài đưa ra một ví dụ: “một người phụ nữ đi mua sắm, cô ấy gặp một người hàng xóm và họ bắt đầu nói chuyện, và những lời tán gẫu bắt đầu nổi lên. Nhưng cô ấy nói trong tâm hồn mình: ‘Không, tôi sẽ không nói xấu ai’. Đây là một bước tiến trong sự thánh thiện.”
Ngài viết tiếp: “Sau đó, ở nhà, một đứa con của cô muốn nói chuyện với cô về những hy vọng và ước mơ của nó, và mặc dù mệt mỏi, cô ấy ngồi xuống và lắng nghe với sự kiên nhẫn và tình yêu. Đó là một sự hy sinh mang lại sự thánh thiện.”
“Sau đó cô ấy cảm nghiệm một số lo lắng, nhưng nhớ lại tình yêu của Đức Trinh Nữ Maria, cô ấy lấy chuỗi hạt của mình ra và cầu nguyện lòng đầy đức tin. Một con đường thánh thiện khác lại mở ra. Sau đó, cô ấy đi ra đường, gặp một người nghèo và dừng lại để nói một lời tốt đẹp với người ấy. Lại thêm một bước hướng đến sự thánh thiện.”
Mở rộng thêm trong bối cảnh gặp người vô gia cư vào một đêm lạnh giá, Đức Giáo Hoàng viết: “Tôi có thể xem ông ta như là một điều bực bội.. . hoặc tôi có thể đáp lại với đức tin và đức ái, và tôi nhìn thấy trong người này một con người có phẩm giá giống hệt như phẩm giá của riêng tôi.”
“Một Kitô hữu là như thế!”
Trong chương thứ ba, Đức Thánh Cha Phanxicô tập trung vào mỗi mối phúc trong tám mối phúc thật và cách Kitô hữu có thể sống theo những đòi buộc này, và sau đó trong chương bốn, ngài hướng cái nhìn của độc giả vào những dấu chỉ của sự thánh thiện trong thế giới ngày nay, bao gồm sự kiên nhẫn, hiền lành và niềm vui.
Đức Thánh Cha cũng chỉ trích các Kitô hữu chỉ tập trung vào một vấn đề chuyên biệt, chẳng hạn như phá thai, hay việc gây thiệt hại cho người khác.
Mặc dù việc chống đối phá thai “cần phải rõ ràng, mạnh mẽ và nhiệt thành, vì ở đây mối đe dọa là phẩm giá của một mạng sống con người, là điều luôn luôn là thánh thiêng”, tuy nhiên, Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm: “Cuộc sống của người nghèo, là những người đã chào đời, đang trong cảnh thiếu thốn, bị bỏ rơi và bị thiệt thòi, cũng thánh thiêng không kém”
Đức Thánh Cha đặc biệt chỉ trích những người theo thuyết “tân Pelagia”, mà theo Đức Thánh Cha, là những người “bị ám ảnh bởi lề luật, bởi những lợi ích xã hội và chính trị, bởi một mối quan tâm thận trọng đối với phụng vụ, giáo lý và uy tín của Giáo Hội, và một sự mơ hồ về khả năng đối phó với các vấn đề thực tiễn, cũng như sự quan tâm quá mức đối với các chương trình tự hoàn thiện cá nhân.”
Ngài nhận xét rằng: “Một số Kitô hữu dành quá nhiều thời gian và sức lực cho những điều này, hơn là để cho Thánh Linh dẫn dắt mình theo con đường yêu thương”.
Đức Thánh Cha cảnh báo rằng chủ nghĩa “tân pelagia” này có thể khiến cho Giáo hội “trở thành một bảo tàng viện hoặc là sở hữu của một số ít người được chọn.”
Trong chương cuối cùng, Đức Giáo Hoàng nhắc đến ma quỷ nhiều lần, đó không phải là “chuyện thần thoại” và các Kitô hữu cần phải có tinh thần chiến đấu liên tục chống lại ma quỷ.
Ngài nói: “Chúng ta không nên nghĩ về ma quỷ như một huyền thoại, một biểu trưng, một biểu tượng, một hình dung từ hoặc một ý tưởng”.
“Sai lầm này sẽ dẫn chúng ta đến sự mất cảnh giác, gây ra những bất cẩn và cuối cùng dễ bị tổn thương hơn. Ma quỷ không cần phải nhập vào chúng ta. Nó đầu độc chúng ta với những nọc độc của hận thù, biệt lập, ghen tị và tội lỗi. Khi chúng ta mất cảnh giác, nó tận dụng cơ hội để phá hủy cuộc sống của chúng ta, gia đình và cộng đồng của của chúng ta.”
Tông huấn cũng đặc biệt nhắc đến Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận của Việt Nam. Đức Thánh Cha viết:
“Khi Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận bị giam trong tù, ngài đã không mòn mỏi chờ đợi được trả tự do. Nhưng chọn lựa của ngài là: ‘Tôi sống giây phút hiện tại, tràn đầy tình thương’; và cách ngài cụ thể hóa điều đó là: ‘Tôi lợi dụng những cơ hội xảy ra mỗi ngày, để hoàn thành những công việc thông thường một cách ngoại thường’”.
Tông huấn này là tài liệu quan trọng thứ năm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, sau Lumen Fidei, Laudato Si ', Evangelii Gaudium và Amoris Laetitia.
Tông huấn Gaudete et Exsultate (Mừng rỡ Hân hoan) của Đức Thánh Cha Phanxicô về “ơn gọi thánh thiện trong thế giới hiện đại” đã được công bố vào sáng ngày thứ Hai 9 tháng Tư., Đức Thánh Cha đã ký vào tài liệu này ngày 19 tháng Ba năm nay, lễ kính Thánh Giuse.
Tài liệu này đã được Đức Tổng Giám Mục Angelo De Donatis, Giám quản Giáo phận Roma trình bày tại một cuộc họp báo tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh.
Tham dự cùng Đức Tổng Giám Mục còn có nhà báo Gianni Valente, một người Ý làm việc cho Fides, cơ quan thông tấn xã Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, và Paola Bignardi, một nhà giáo dục và là cựu Chủ tịch Tổ chức Công Giáo Tiến Hành Italia.
Tựa đề của lời Tông huấn là cụm từ được sử dụng trong Phúc Âm Matthêu chương 5 câu 12, phần cuối của Tám Mối Phúc Thật “Anh em hãy mừng rỡ hân hoan, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như thế.”
Source: Catholic Herald - Pope Francis offers practical steps to holiness in new exhortation
Nên thánh từ những sinh hoạt thường ngày.
Giuse Thẩm Nguyễn
21:21 09/04/2018
(Vatican News) Tông huấn mới Gaudete et Exsultate (Vui Mừng Hân Hoan) của ĐGH Phanxicô nhấn mạnh đến việc nên thánh qua những sinh hoạt hàng ngày và đề cập đến vai trò nhân chứng của người Kitô hữu.
Lời mời gọi bắt chước Chúa Kitô qua những sinh hoạt hàng ngày trong gia đình, trong hôn nhân và trong công việc cũng chính là sứ điệp và lối sống của hội dòng Opus Dei, một hội dòng được thành lập bởi Thánh Josemaria Escriva vào năm 1928.
Richard Marden của tờ Tin Vatican đã nói với Jack Valero, Giám đốc truyền thông của Opus Dei ở Anh về quan điểm của ông đối với tông huấn Gaudete et Exsultate mới này.
Thánh thiện trong đời thường
Valero nói rằng “ Đây là một văn kiện tuyệt vời gởi đến mọi người, dĩ nhiên là từng người một, và nói cho họ biết rằng họ không cần phải là một người đặc biệt, một linh mục, một nữ tu hay là giáo hoàng mới cố gắng để nên thánh. Ai cũng cần cố gắng để nên thánh và điều này rất dễ: Bạn chỉ cần có lòng muốn và mở lòng để Thiên Chúa làm cho bạn nên thánh - ân sủng của Chúa luôn luôn sẵn sàng cho mọi người.
Bạn sẽ tìm thấy việc nên thánh trong những công việc thường ngày trong đời sống. Đó thực sự là tinh thần sống mà chúng tôi đã nhiều năm nói với những tín hữu tham gia sinh hoạt với chúng tôi trong hội dòng Opus Dei
Valero nói rằng ĐGH Phanxicô đã vạch ra những cách nên thánh theo truyền thống- cầu nguyện, ăn chay và bố thí, nhất là phần bố thí vì hành động làm phúc này liên quan đến việc “ nhìn thấy những người xung quanh là hình ảnh của Chúa Kitô đối với chúng ta.”
Hành động nhân ái và sự thánh thiện trong công việc.
Có lòng thương xót đối với những người khốn khổ thì cũng quan trọng như việc cống gắng để trở nên thánh thiện. Sự thánh thiện gồm những việc liên quan như “đi làm việc, làm tốt việc của mình, tình đồng nghiệp trong sở làm, cha mẹ trông nom con cái . Ông Valero nói rằng “bất cứ công việc gì trong đời thường liên quan đến những người khác đều là một phần trong việc cố gắng để trở nên thánh thiện.”
Gia đình là trường học để nên thánh.
Cuộc sống thánh thiện của các bậc cha mẹ mang lại gương tốt cho con cái trong việc trưởng thành đức tin. “Các ơn gọi đến từ các gia đình tốt. Chúng tôi nhìn thấy các ơn gọi về đời sống độc thân chẳng hạn – linh mục, tu sĩ hay cam kết sống độc thân nơi các tín hữu – đến từ những gia đình có những cuộc hôn nhâ vững chắc.”
Lạm dụng truyền thông xã hội
Valero cũng là điều phối viên của Tiếng Nói Công Giáo Anh Quốc, một chương trình dành cho diễn giả bình luận từ quan điểm Công Giáo.
Đề cập đến lời cảnh cáo của ĐGH Phanxicô trong tông huấn chống lại việc lạm dụng truyền thông kỹ thuật số qua “những lời bạo lực trên mạng”, Valero gọi những lời nhiều chuyện ấy là “ nguy hiểm và phá hoại” và nhấn mạnh rằng người Công Giáo “cần học cách xử dụng những kỹ thuật này cho đúng.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Lời mời gọi bắt chước Chúa Kitô qua những sinh hoạt hàng ngày trong gia đình, trong hôn nhân và trong công việc cũng chính là sứ điệp và lối sống của hội dòng Opus Dei, một hội dòng được thành lập bởi Thánh Josemaria Escriva vào năm 1928.
Richard Marden của tờ Tin Vatican đã nói với Jack Valero, Giám đốc truyền thông của Opus Dei ở Anh về quan điểm của ông đối với tông huấn Gaudete et Exsultate mới này.
Thánh thiện trong đời thường
Valero nói rằng “ Đây là một văn kiện tuyệt vời gởi đến mọi người, dĩ nhiên là từng người một, và nói cho họ biết rằng họ không cần phải là một người đặc biệt, một linh mục, một nữ tu hay là giáo hoàng mới cố gắng để nên thánh. Ai cũng cần cố gắng để nên thánh và điều này rất dễ: Bạn chỉ cần có lòng muốn và mở lòng để Thiên Chúa làm cho bạn nên thánh - ân sủng của Chúa luôn luôn sẵn sàng cho mọi người.
Bạn sẽ tìm thấy việc nên thánh trong những công việc thường ngày trong đời sống. Đó thực sự là tinh thần sống mà chúng tôi đã nhiều năm nói với những tín hữu tham gia sinh hoạt với chúng tôi trong hội dòng Opus Dei
Valero nói rằng ĐGH Phanxicô đã vạch ra những cách nên thánh theo truyền thống- cầu nguyện, ăn chay và bố thí, nhất là phần bố thí vì hành động làm phúc này liên quan đến việc “ nhìn thấy những người xung quanh là hình ảnh của Chúa Kitô đối với chúng ta.”
Hành động nhân ái và sự thánh thiện trong công việc.
Có lòng thương xót đối với những người khốn khổ thì cũng quan trọng như việc cống gắng để trở nên thánh thiện. Sự thánh thiện gồm những việc liên quan như “đi làm việc, làm tốt việc của mình, tình đồng nghiệp trong sở làm, cha mẹ trông nom con cái . Ông Valero nói rằng “bất cứ công việc gì trong đời thường liên quan đến những người khác đều là một phần trong việc cố gắng để trở nên thánh thiện.”
Gia đình là trường học để nên thánh.
Cuộc sống thánh thiện của các bậc cha mẹ mang lại gương tốt cho con cái trong việc trưởng thành đức tin. “Các ơn gọi đến từ các gia đình tốt. Chúng tôi nhìn thấy các ơn gọi về đời sống độc thân chẳng hạn – linh mục, tu sĩ hay cam kết sống độc thân nơi các tín hữu – đến từ những gia đình có những cuộc hôn nhâ vững chắc.”
Lạm dụng truyền thông xã hội
Valero cũng là điều phối viên của Tiếng Nói Công Giáo Anh Quốc, một chương trình dành cho diễn giả bình luận từ quan điểm Công Giáo.
Đề cập đến lời cảnh cáo của ĐGH Phanxicô trong tông huấn chống lại việc lạm dụng truyền thông kỹ thuật số qua “những lời bạo lực trên mạng”, Valero gọi những lời nhiều chuyện ấy là “ nguy hiểm và phá hoại” và nhấn mạnh rằng người Công Giáo “cần học cách xử dụng những kỹ thuật này cho đúng.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Tin Giáo Hội Việt Nam
Video Đoàn Vũ Phụng Vụ Lễ Lòng Chúa Thương Xót tại CĐ Abbeville GP Lafayette Lousianna
Sr. Maria Mến Nguyễn
11:42 09/04/2018
Thánh Lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa tại Brunswick, Melbourne, Australia
Khắc Thái
13:27 09/04/2018
Nhà thờ Collingwood, Melbourne được mở cửa trở lại
Khắc Thái
13:30 09/04/2018
Tài Liệu - Sưu Khảo
Chuyện lạ các thánh: vì ngã vào đống phân mà nên thánh.
Trần Mạnh Trác
18:43 09/04/2018
Các sĩ tử dòng Đa Minh thì đều biết, thánh Phêrô Gonzales nếu không ngã vào đống phân ngựa thì có lẽ chẳng nhập dòng Đa Minh và có lẽ cũng chẳng trở nên một vị thánh lớn. Câu chuyện như sau:
Sinh năm 1190 trong một gia đình quí tộc ở Astoga, Tây Ban Nha, và tuy được dậy dỗ bởi chính người chú ruột là giám mục Astoga, thánh Phêrô Gonzales đã có một cuộc sống được mô tả là ‘buông thả phàm tục’.
Lúc trưởng thành cần một điạ vị xã hội, vị thánh đã chọn công việc ‘làm linh mục’ và ‘chạy chọt’ lên đến Đức Giáo Hoàng để được ‘đặc miễn về tuổi tác’ và trở thành một Kinh Sĩ (canon, chamois) cho nhà thờ chánh toà Palencia.
Ở Việt Nam ta ít nghe đến chức Kinh Sĩ, nhưng ở bên Âu Mỹ thì một vài nhà thờ lớn vẫn còn có chức vụ này, đó là một linh mục thuộc ‘giáo sĩ đoàn’ (tăng hội) phục vụ cho một nhà thờ chánh toà, giữ một nhiệm vụ quan trọng đặc biệt, ví dụ như được giữ quyền hoá giải những ‘vạ trầm trọng’ mà các cha sở ở điạ phương không được phép giải vv..
Ngày xưa ở những quốc gia Công Giáo thì đây là một địa vị vừa có tính cách ‘lễ nghi trang trọng’ vừa có nhiều bổng lộc.
Trong cuộc ‘đón rước tân chức’ long trọng vào đúng ngày Giáng Sinh, Gonzales súng sính trong bộ đồ ‘đại lễ’, uy nghi ngồi trên lưng ngựa, trẩy qua hai hàng dân chúng, xếp hàng từ cửa thành cho đến cửa nhà thờ.
Nhưng những tiếng hoan hô vang dậy cuả dân chúng có lẽ đã làm cho con ngựa hoảng sợ, nó lồng lên và hất Gonzales xuống đất, làm cho cả người và ‘bộ đồ lông đầy vòng vàng chuỗi ngọc’ xa vào một đống …phân ngựa.
Ngã ngựa thì chắc chắn là đau rồi, nhưng đau nhất là khi nhìn lên, chạm phải ánh mắt cuả đám cùng đinh, thì thấy có cái gì phản chiếu một sự ‘thích thú hả hê’ lắm, có vẻ như chúng muốn nói rằng “đáng đời cho một tên ăn hại đái nát”.
Nhục nhã như thế, Gonzales đóng cửa nhiều ngày, xa lánh mọi chuyện thế gian, để cầu nguyện và suy ngẫm.
Gia đình và mọi người thân thuộc đều van xin ngài trở về với chức vụ cũ, một chức vụ mà họ đã tính toán cho ngài trong một chương trình ‘hoạn lộ’ đầy hứa hẹn, nhưng ngài trả lời, “Nếu quí vị thương tôi, thì hãy theo tôi! Nếu quí vị không thể theo tôi, thì hãy quên tôi đi!”
Tuy đã là một tu sĩ dòng, thánh Gonzales vẫn bị sai đi phục vụ nhiều chức vụ lớn lao như làm ‘linh hướng’ cho triều đình và ‘giải tội’ cho vua (và cũng là thánh) Ferdinand III thành Castile. Ngài chấn chỉnh triều đình, tham gia ‘Thập Tự quân’ chống lại quân Moors, tháp tùng nhà vua lâm trận nhiều lần, và sau cuộc chiến thì chăm lo việc nhân đạo cho các tù binh.
Tuy được nhà vua tin dùng, thánh Gonzales lo lắng rằng danh dự và cuộc sống cung đình sẽ làm cho ngài vấn vương vào nếp sống cũ, cho nên ngài đã xin rời xa triều đình để đi giảng đạo cho các dân du mục ở vùng đồi núi, và cho dân ngư phủ ở ven biển. Ngày nay thuỷ thủ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha vẫn nhận ngài là ‘Thánh Quan Thầy’cuả họ, họ cầu tên ngài mỗi khi gặp bão.
Có nhiều truyền thuyết về ngài, thí dụ như mỗi khi thiếu lương thực cho đoàn quân, thì ngài quì gối cầu nguyện bên sông, và bỗng ở đâu cá phóng lên bờ hằng hà xa số...
Ngài mất ngày 15 tháng 4 năm 1246 tại Saintiago de Compostela, Tui, Tây Ban Nha.
Năm 1254 Đức Giáo Hoàng Innocent IV phong chân phước.
Ngày 13 tháng 12 năm 1741, Đức Giáo Hoàng Benedict XIV ban hành sắc lệnh chuẩn y tước hiệu thánh theo tục lệ cuả nhiều nơi đã có trước đó.
Thông Báo
Thông báo quan trọng về các videos mang tên Vietcatholic Px
w.w.w.Vietcatholic. net
09:12 09/04/2018
Một số độc giả trên thế giới viết thơ hỏi Ban Giám Đốc mạng lưói w.w.w.Vietcatholic.net rằng trên trang Youtube, có những videos mang tên VIETCATHOLIC Px kêu gọi giáo dân theo dõi những video Công Giáo từ kênh Youtube Vietcatholic Px. Vậy những videos này có thực là của mạng lưới Vietcatholic. net không?
Thay mặt Ban Giám Đốc Vietcatholic.net chúng tôi xin trả lời như sau:
1. Trang Vietcatholic. net, là cơ quan truyền thông Công Giáo VN đầu tiên hoạt động trên mạng lưới toàn cầu, đã đăng ký tên miền và hoạt động liên tục từ năm 1986 tới nay, được sự cộng tác của một số Giám Mục, Linh Mục, Tu Sĩ Nam Nữ và Giáo Dân VN trên khắp thế giới.
2. Nhờ có uy tín, trang Vietcatholic.net được Tòa Thánh Vatican coi là mạng lưới Công Giáo Việt Nam nên Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã cấp phép đặc biệt cho các ký giả của Vietcatholic được tháp tùng các chuyến tông du của Đức Thánh Cha để tường trình tin tức và hình ảnh cho giáo dân Việt Nam.
3. Trang Vietcatholic. net minh xác: các videos mang tên VIETCATHOLIC PX hoàn toàn không phải là do cơ quan thông tấn xã Vietcatholic.net làm ra và phổ biến.
4. Vietcatholic.net hoàn toàn không chịu trách nhiệm về hình thức cũng như nội dung, nhất là những nội dung về tín lý và thần học Công Giáo của các videos mang tên VIETCATHOLIC PX.
Trân trọng thông báo
California, 9 tháng Tư năm 2018
Thay mặt Ban Giám Đốc:
LM Gioan Trần Công Nghị.
Thay mặt Ban Giám Đốc Vietcatholic.net chúng tôi xin trả lời như sau:
1. Trang Vietcatholic. net, là cơ quan truyền thông Công Giáo VN đầu tiên hoạt động trên mạng lưới toàn cầu, đã đăng ký tên miền và hoạt động liên tục từ năm 1986 tới nay, được sự cộng tác của một số Giám Mục, Linh Mục, Tu Sĩ Nam Nữ và Giáo Dân VN trên khắp thế giới.
2. Nhờ có uy tín, trang Vietcatholic.net được Tòa Thánh Vatican coi là mạng lưới Công Giáo Việt Nam nên Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã cấp phép đặc biệt cho các ký giả của Vietcatholic được tháp tùng các chuyến tông du của Đức Thánh Cha để tường trình tin tức và hình ảnh cho giáo dân Việt Nam.
3. Trang Vietcatholic. net minh xác: các videos mang tên VIETCATHOLIC PX hoàn toàn không phải là do cơ quan thông tấn xã Vietcatholic.net làm ra và phổ biến.
4. Vietcatholic.net hoàn toàn không chịu trách nhiệm về hình thức cũng như nội dung, nhất là những nội dung về tín lý và thần học Công Giáo của các videos mang tên VIETCATHOLIC PX.
Trân trọng thông báo
California, 9 tháng Tư năm 2018
Thay mặt Ban Giám Đốc:
LM Gioan Trần Công Nghị.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ban Mai Hoa Nở
Thérésa Nguyễn
08:28 09/04/2018
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Ban mai hoa nở sau nhà
Cảm ơn buổi sáng thật là bình yên.
(tn)
VietCatholic TV
Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 09/04/2018, Câu chuyện Lửa Thánh tại Đền Thờ Mộ Chúa
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
19:47 09/04/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Hôm thứ Sáu 6 tháng Tư, Tòa Thánh đã công bố một đoạn video về ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha Phanxicô trong tháng Tư với chủ đề “Cầu nguyện cho những ai có trách nhiệm trong các vấn đề kinh tế”.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Chúng ta hãy cùng nhau lên tiếng, yêu cầu các nhà kinh tế biết can đảm từ chối một nền kinh tế loại trừ và biết cách mở ra những con đường mới”.
Mỗi tháng một đoạn video như thế được Vatican News công bố để Đức Thánh Cha trình bày các ý cầu nguyện của ngài trong tháng và kêu gọi người Công Giáo cùng cầu nguyện với ngài. Trong video tháng Tư, 2018, Đức Thánh Cha nói:
Nền kinh tế không thể chỉ tập chú vào cố gắng tăng lợi nhuận bằng cách giảm lực lượng lao động và do đó tăng thêm hàng ngũ những người bị loại trừ.
Nó phải theo con đường được vạch ra bởi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, các chính trị gia, các nhà tư tưởng, và các nhà lãnh đạo trong xã hội, là những người đặt con người vào vị trí đầu tiên, và làm mọi thứ có thể để bảo đảm rằng có những cơ hội làm việc xứng với phẩm giá.
Chúng ta hãy cùng lên tiếng với nhau, yêu cầu các nhà kinh tế hãy có can đảm từ chối một nền kinh tế loại trừ và biết cách mở ra những con đường mới.
Mạng Tông Đồ Cầu Nguyện Toàn Cầu theo ý Đức Thánh Cha đã phát triển sáng kiến thực hiện các videos “Ý cầu nguyện của Đức Giáo Hoàng” để trợ giúp việc truyền bá khắp thế giới những ý cầu nguyện hàng tháng của Đức Thánh Cha liên quan đến những thách thức mà nhân loại phải đối mặt.
2. Câu Chuyện Lửa Thánh tại Đền Thờ Mộ Thánh
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Tuần qua, anh chị em tín hữu Chính Thống Giáo của chúng ta đã cử hành Tuần Thánh và Lễ Phục sinh. Trong Phụng Vụ Chính Thống Giáo, ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh là một ngày đầy ắp các cử hành Phụng Vụ.
Chẳng hạn, tại Ethiopia, từ 3 giờ sáng ngày thứ Bẩy các linh mục liên tục cử hành các thánh lễ xen lẫn với những giờ canh thức. Tại Ai Cập, các tín hữu than khóc bên Mộ Chúa từ sáng sớm đến chiều tối.
Tuy nhiên, đến trưa ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh theo giờ Giêrusalem, mọi sinh hoạt đều dừng lại. Các tín hữu Chính Thống Giáo dán mắt vào màn ảnh truyền hình để xem tường thuật một biến cố trọng đại là Lễ Lửa Thánh của Chính Thống Giáo tại nhà thờ Mộ Chúa ở Giêrusalem.
Lễ Lửa Thánh được truyền hình trực tiếp đến Hy Lạp, các nước Đông Âu và Nga. Tại Cộng Hoà Liên Bang Nga, lễ này được truyền trực tiếp trên đài truyền hình quốc gia Rossiya 1 và cả các đài khác.
Truyền thống Chính Thống Giáo tin rằng hiện tượng Lửa Thánh là một phép lạ xảy ra hàng năm vào ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh. Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Hy Lạp tại Giêrusalem được tin tường là nhận được lửa từ trời xuống bên trong ngôi mộ Chúa.
Lúc 10 giờ sáng ngày thứ Bẩy Tuần Thánh 7 tháng Tư vừa qua, theo truyền thống hàng chục cảnh sát Do Thái đã vào trong Edicule, là ngôi đền nhỏ bên trong đền thờ Thánh Mộ, bao bọc khu hầm mộ Chúa, lục soát để bảo đảm rằng bên trong không hề có vật dụng gì có thể tạo ra lửa.
Đúng 11 giờ, thanh tra cảnh sát Do Thái niêm phong Edicule.
Những người tham dự buổi lễ, hầu hết là các khách hành hương Chính Thống Giáo người Nga, người Hy lạp, người Armenia và người Rumani được vào bên trong đền thờ Thánh Mộ.
Nghi thức bắt đầu lúc 12 giờ trưa với kinh cầu Các Thánh. Đức Thượng Phụ Chính Thống Hy Lạp và các Giám Mục đến trước Edicule. Đức Thượng Phụ cởi bỏ phẩm phục bên ngoài và chịu sự khám xét nghiêm ngặt của một tiểu đội cảnh sát Do Thái để chứng minh rằng ngài không hề mang theo bất cứ vật dụng nào có thể tạo ra lửa. Sau đó, chỉ một mình ngài được vào trong Edicule, hai tay cầm hai bó nến, mỗi bó 33 cây tượng trưng cho 33 năm Chúa Kitô sống trên trần gian này.
Đức Thượng Phụ qùy cầu nguyện trước tấm đá cẩm thạch bao bọc chiếc giường bằng đá nơi thi thể Chúa được an táng. Bên ngoài một sự im lặng căng thẳng chụp xuống trên đám đông các tín hữu.
Một lúc sau, một ánh sáng xanh phát ra từ bên trong ngôi mộ của Chúa Kitô có thể kèm theo một tiếng nổ lớn. Ánh sáng này từ từ biến thành một lưỡi lửa thắp các ngọn nến của ngài, và thoát ra ngoài lượn trên các tín hữu. Họ giơ cao các cây nến để đón ánh sáng này.
Ngay cả trước khi Đức Thượng Phụ tiến ra với hai bó nến được thắp sáng, đền thờ Thánh Mộ đã được thắp sáng với những ánh nến huy hoàng.
Những người hành hương và hàng giáo phẩm Chính Thống Giáo cho biết trong 33 phút đầu tiên lửa này không hề làm phỏng họ nếu họ giơ tay trên ngọn lửa.
Lửa Thánh được rước đến Bethlehem và sau đó được đưa đến các quốc gia Chính Thống Giáo như Nga, Ukraine, Hy Lạp, Rumani bằng các chuyến bay đặc biệt, và được các nhà lãnh đạo Chính Thống Giáo và cả các nhà lãnh đạo dân sự ra tận sân bay đón nhận.
Hiện tượng lửa thiêng được ghi lại trong một cuốn sách của Bernardus Monachus vào năm 876, và được tin là diễn ra mỗi năm, trừ ra vào năm 1101, là năm duy nhất hiện tượng này không xảy ra.
Anh chị em tín hữu và hàng giáo sĩ Chính Thống Giáo rất tin tưởng vào hiện tượng này và cho là một phép lạ.
3. Không thể dừng lại trong việc than khóc vinh quang quá khứ
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một sứ điệp video cho hàng trăm nam nữ tu sĩ Tây Ban Nha đang tham gia cuộc họp ở thủ đô Madrid.
Cuộc gặp gỡ, do viện Thần học quốc gia về cuộc sống tu trì tổ chức, được khai mạc vào hôm Thứ Năm 5 tháng Tư và kéo dài đến Chúa Nhật ngày 8 tháng 4, tập trung vào chủ đề của sự phân định ơn gọi của thanh thiếu niên đối với cuộc sống thánh hiến.
Trong thông điệp gửi đến người đứng đầu của viện thần học, là cha Carlos Martìnez Oliveras, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài sợ rằng những người trẻ tuổi đang mất dần căn cội của họ. Ngài ghi nhận rằng lý do sâu xa dẫn đến cuộc gặp gỡ này là sự thiếu vắng ơn gọi trong đời sống tôn giáo ở Tây Ban Nha ngày nay.
Nhưng Đức Giáo Hoàng nói thêm rằng: “chúng ta không thể giới hạn chính mình trong những lời phàn nàn” hoặc chỉ đơn giản vây quanh chúng ta với những “than khóc cho những vinh quang trong quá khứ, trong khi Chúa nói với chúng ta hãy nhìn về phía trước và xem chúng ta phải làm gì”.
Mục tiêu của cuộc họp là để suy ngẫm về Thượng Hội Đồng Giám Mục sắp tới về giới trẻ và ơn gọi, đặc biệt chú trọng vào ơn gọi sống đời thánh hiến. Trong số các vị sẽ phát biểu tại cuộc gặp gỡ này có Đức Hồng Y Carlos Osoro Sierra, Tổng Giám Mục giáo phận Madrid, Đức Hồng Y Oscar Rodriguez Maradiaga, dòng Don Bosco, Tổng Giám Mục giáo phận Tegucigalpa, Honduras, và Đức Tổng Giám Mục José Rodriguez Carballo, Tổng thư ký Bộ các dòng tu. Ngoài ra cũng có tu huynh Alois, Tu viện trưởng tu viện Taizé.
Trong thông điệp, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng điều quan trọng là phải tránh việc chiêu dụ các tu sinh, thay vào đó tìm kiếm việc “mở đường để Chúa có thể nói và gọi” những người trẻ tuổi.
Trên hết, Đức Giáo Hoàng nói, chúng ta phải tránh các cuộc “vận động bầu cử” hoặc các “chiến dịch quảng cáo” bởi vì “lời mời gọi của Chúa không đến với con người qua các mô hình tiếp thị”.
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các tu sĩ Tây Ban Nha can đảm và giúp những người trẻ tuổi phục hồi căn cội của mình, để “con trai con gái các ngươi sẽ trở thành ngôn sứ, thanh niên sẽ thấy thị kiến, bô lão sẽ được báo mộng” (Cvtd 2:17).
Đức Giáo Hoàng kết luận rằng hơn bao giờ hết cần thiết lập lại cuộc đối thoại liên thế hệ giữa người trẻ và người cao niên, giữa ông bà và cháu chắt. Chúng ta phải lắng nghe những quan tâm của người trẻ và người già, trong khi cầu nguyện và đưa ra các chứng tá, còn số ơn gọi được bao nhiêu xin phó thác trong tay của Chúa.