Phụng Vụ - Mục Vụ
Con đường Thập giá
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
02:02 09/04/2019
Chúa Nhật LỄ LÁ, năm C
Lc 22,14 – 23,56
Chúa Nhật Lễ lá đưa chúng ta đi vào chặng đường thương khó của Chúa Giêsu. Cuộc thống khổ của Đức Giêsu được gọi là cuộc đau khổ hồng phúc. Gọi là hồng phúc bởi vì không có sự đau khổ, sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu :” Nhân loại không nhận được ơn cứu độ”.Hôm nay ý nghĩa thập giá được biểu lộ rõ nét.Cây thánh giá trở nên nguồn cứu rỗi cho nhân loại, cho con người. Chính nơi thập giá của Chúa ơn cứu chuộc chứa chan nơi Người.
Suy gẫm về thập giá, thánh Gioan Kim Khẩu đã viết :” Cây Thánh Giá là hy vọng của các Kitô hữu, là sự sống lại của kẻ chết, là sự hướng dẫn cho kẻ mù, là sự an ủi cho kẻ nghèo khó, là sự kiềm hãm của kẻ giầu sang, là sự hành hạ đối với kẻ xấu xa, là sự chiến thắng trước ma quỷ, là thành lũy cho những kẻ bị vây hãm “ .Vâng, trong sự vinh quang khải hoàn của Chúa Giêsu khi được dân tung hô và các trẻ Do Thái hát mừng. Sự chiến thắng khải hoàn của Chúa tiến vào thành thánh Giêrusalem tiên báo sự vinh thắng của Người trên thập giá. Khi Chúa Giêsu tiến vào thành thánh Giêrusalem, chúng ta như thấy thánh giá hiển hiện. Thánh Giá vút cao bởi vì Đức Giêsu đã tiên báo khi nào Ta được kéo lên khỏi đất Ta sẽ kéo mọi người đến cùng Ta.
Trong Phụng vụ Tuần thánh, Giáo Hội đưa chúng ta đi từ biến cố này đến biến cố kia, sự kiện này đến sự kiện khác. Chúng ta thấy Chúa Giêsu chịu đau khổ tột cùng. Ba môn đệ thân tín được chiêm ngưỡng vinh quang của Chúa trên núi Taborê : Phêrô, Giacôbê và Gioan. Chính ba môn đệ này trong núi Cây Dầu đã bỏ rơi Chúa, trong khi Ngài đau khổ, mồ hôi và máu chảy ra thì ba ông vẫn ngủ vùi, ngủ say không hay không biết gì ! Giuđa Iscariốt phản bội, đang tâm bán Chúa cho các Thượng tế, Ký lục với giá rẻ mạt 30 đồng, và chỉ điểm cho quân lính bắt Chúa bằng một nụ hôn giả dối… Phêrô, Vị tông đồ trưởng hèn nhát, chối Chúa. Các môn đệ khác sợ hãi chạy trốn tán loạn. Chúa Giêsu bị bắt, bị kết án bất công.Người bị sỉ nhục, bị đánh đập và sau cùng bị quân dữ đóng đinh Người trên Thập giá…Cái chết của Chúa Giêsu thể hiện sự vâng phục của Người đối với Thiên Chúa Cha.Chính tình yêu cao vời của Chúa mới có giá trị cứu độ.
Đứng trước sự đau khổ tột độ và kinh khủng của con người, Chúa Giêsu vẫn thái độ hiền hòa và luôn phó thác vào Cha. Người luôn tuân phục ý Chúa Cha và nhẫn nại với những kẻ phản bội Người, đặc biệt đối với Giuđa, kẻ phản bội, bán Chúa, Người vẫn hiền lành và tử tế đối với Giuđa, Người vẫn giữ tình Thầy trò đối với Giuđa. Người muốn Giuđa quay trở về với Người, nhưng Giuđa quyết tâm ngoảng mặt làm ngơ và ra đi trong đêm tối, có nghĩa là đồng lõa với ma quỷ, với sự dữ, với Satan…Người sống hết tình với các môn đệ và nêu gương sự trung thành, tuân phục của Người đối với Thiên Chúa Cha…
Suy gẫm về cuộc thương khó hồng phúc của Chúa Giêsu, chúng ta nhận ra tình yêu cao vời tuyệt diệu của Chúa Giêsu.Chính tình yêu này mới có giá trị cứu độ. Cuộc thống khổ, tử nạn và phục sinh của Chúa Giêsu mời gọi chúng ta cảm thông, chia sẻ với nỗi đau khổ của Chúa để cùng được sống lại với Người bởi vì “ Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho mỗi người chúng con biết vác Thập giá mà theo chân Chúa Giêsu.Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Trong núi Cây Dầu, Ba môn đệ thân tín của Chúa Giêsu đã làm gì ?
2.Giuđa đã có thái độ nào đối với Chúa Giêsu ?
3.Chúa Giêsu đã có thái độ nào đối với Chúa Cha ?
4.Cuộc thương khó của Chúa Giêsu nói gì đối với mỗi người chúng ta ?
Lc 22,14 – 23,56
Chúa Nhật Lễ lá đưa chúng ta đi vào chặng đường thương khó của Chúa Giêsu. Cuộc thống khổ của Đức Giêsu được gọi là cuộc đau khổ hồng phúc. Gọi là hồng phúc bởi vì không có sự đau khổ, sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu :” Nhân loại không nhận được ơn cứu độ”.Hôm nay ý nghĩa thập giá được biểu lộ rõ nét.Cây thánh giá trở nên nguồn cứu rỗi cho nhân loại, cho con người. Chính nơi thập giá của Chúa ơn cứu chuộc chứa chan nơi Người.
Suy gẫm về thập giá, thánh Gioan Kim Khẩu đã viết :” Cây Thánh Giá là hy vọng của các Kitô hữu, là sự sống lại của kẻ chết, là sự hướng dẫn cho kẻ mù, là sự an ủi cho kẻ nghèo khó, là sự kiềm hãm của kẻ giầu sang, là sự hành hạ đối với kẻ xấu xa, là sự chiến thắng trước ma quỷ, là thành lũy cho những kẻ bị vây hãm “ .Vâng, trong sự vinh quang khải hoàn của Chúa Giêsu khi được dân tung hô và các trẻ Do Thái hát mừng. Sự chiến thắng khải hoàn của Chúa tiến vào thành thánh Giêrusalem tiên báo sự vinh thắng của Người trên thập giá. Khi Chúa Giêsu tiến vào thành thánh Giêrusalem, chúng ta như thấy thánh giá hiển hiện. Thánh Giá vút cao bởi vì Đức Giêsu đã tiên báo khi nào Ta được kéo lên khỏi đất Ta sẽ kéo mọi người đến cùng Ta.
Trong Phụng vụ Tuần thánh, Giáo Hội đưa chúng ta đi từ biến cố này đến biến cố kia, sự kiện này đến sự kiện khác. Chúng ta thấy Chúa Giêsu chịu đau khổ tột cùng. Ba môn đệ thân tín được chiêm ngưỡng vinh quang của Chúa trên núi Taborê : Phêrô, Giacôbê và Gioan. Chính ba môn đệ này trong núi Cây Dầu đã bỏ rơi Chúa, trong khi Ngài đau khổ, mồ hôi và máu chảy ra thì ba ông vẫn ngủ vùi, ngủ say không hay không biết gì ! Giuđa Iscariốt phản bội, đang tâm bán Chúa cho các Thượng tế, Ký lục với giá rẻ mạt 30 đồng, và chỉ điểm cho quân lính bắt Chúa bằng một nụ hôn giả dối… Phêrô, Vị tông đồ trưởng hèn nhát, chối Chúa. Các môn đệ khác sợ hãi chạy trốn tán loạn. Chúa Giêsu bị bắt, bị kết án bất công.Người bị sỉ nhục, bị đánh đập và sau cùng bị quân dữ đóng đinh Người trên Thập giá…Cái chết của Chúa Giêsu thể hiện sự vâng phục của Người đối với Thiên Chúa Cha.Chính tình yêu cao vời của Chúa mới có giá trị cứu độ.
Đứng trước sự đau khổ tột độ và kinh khủng của con người, Chúa Giêsu vẫn thái độ hiền hòa và luôn phó thác vào Cha. Người luôn tuân phục ý Chúa Cha và nhẫn nại với những kẻ phản bội Người, đặc biệt đối với Giuđa, kẻ phản bội, bán Chúa, Người vẫn hiền lành và tử tế đối với Giuđa, Người vẫn giữ tình Thầy trò đối với Giuđa. Người muốn Giuđa quay trở về với Người, nhưng Giuđa quyết tâm ngoảng mặt làm ngơ và ra đi trong đêm tối, có nghĩa là đồng lõa với ma quỷ, với sự dữ, với Satan…Người sống hết tình với các môn đệ và nêu gương sự trung thành, tuân phục của Người đối với Thiên Chúa Cha…
Suy gẫm về cuộc thương khó hồng phúc của Chúa Giêsu, chúng ta nhận ra tình yêu cao vời tuyệt diệu của Chúa Giêsu.Chính tình yêu này mới có giá trị cứu độ. Cuộc thống khổ, tử nạn và phục sinh của Chúa Giêsu mời gọi chúng ta cảm thông, chia sẻ với nỗi đau khổ của Chúa để cùng được sống lại với Người bởi vì “ Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho mỗi người chúng con biết vác Thập giá mà theo chân Chúa Giêsu.Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Trong núi Cây Dầu, Ba môn đệ thân tín của Chúa Giêsu đã làm gì ?
2.Giuđa đã có thái độ nào đối với Chúa Giêsu ?
3.Chúa Giêsu đã có thái độ nào đối với Chúa Cha ?
4.Cuộc thương khó của Chúa Giêsu nói gì đối với mỗi người chúng ta ?
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:27 09/04/2019
134. Xin cho mọi người am hiểu được hàm ý của câu nói “cửa đã đóng rồi” thật là đau khổ; xin cho mọi người lãnh hội được câu nói “nhìn kìa, tân lang đến rồi” thật rất mĩ miều; xin cho mọi người thấu hiểu được câu nói “người đã chuẩn bị tốt thì cùng vào dự tiệc với Ngài” thật là ngọt ngào.
(Thánh Gregorius Magnus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:30 09/04/2019
82. ĐỀU BỊ MÙ MẮT
Ông chủ muốn làm một then cài trong cửa, nhưng thợ mộc lại làm cho ông cái then ngoài cửa, ông chủ trách và nói:
- “Làm gì có chuyện làm then bên ngoài cửa, ông bị mù rồi sao ?”.
Thợ mộc không phục nói:
- “Ông mới là người bị mù.”
Chủ nhà hỏi:
- “Sao anh nói tôi là người bị mù chứ ?”
Thợ mộc nói:
- “Giả sử con mắt của ông mà sáng, thì tại sao ông lại thuê người mù mắt là tôi làm chứ !?”
(Tiếu phủ)
Suy tư 82:
Con người ta khi vì tức giận mà cãi nhau thì lý trí buồn tình chạy mất, lòng yêu mến và kính trọng vốn có thì ẩn mặt, lời lẽ ôn nhu thường ngày thì bị biến dạng, khuôn mặt khả ái dịu dàng trở thành nhăn nhó khó coi và khó chịu, và thế là trở thành người mù không nhìn thấy đức ái...
Người sáng mắt tâm hồn là người có đức ái, nghĩa là họ nhìn thấy cái khó chịu của người khác để sửa mình, họ nhìn thấy cái kiêu ngạo của người khác để răn mình, họ nhìn thấy cái đau khổ của người khác để giúp đỡ an ủi, nhìn thấy cái quá lố nơi người khác để điều chỉnh lại cái ưu cái khuyết nơi mình cho phù hợp với đức ái của Đức Chúa Ki-tô.
Con mắt tâm hồn sáng là ở đó vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ông chủ muốn làm một then cài trong cửa, nhưng thợ mộc lại làm cho ông cái then ngoài cửa, ông chủ trách và nói:
- “Làm gì có chuyện làm then bên ngoài cửa, ông bị mù rồi sao ?”.
Thợ mộc không phục nói:
- “Ông mới là người bị mù.”
Chủ nhà hỏi:
- “Sao anh nói tôi là người bị mù chứ ?”
Thợ mộc nói:
- “Giả sử con mắt của ông mà sáng, thì tại sao ông lại thuê người mù mắt là tôi làm chứ !?”
(Tiếu phủ)
Suy tư 82:
Con người ta khi vì tức giận mà cãi nhau thì lý trí buồn tình chạy mất, lòng yêu mến và kính trọng vốn có thì ẩn mặt, lời lẽ ôn nhu thường ngày thì bị biến dạng, khuôn mặt khả ái dịu dàng trở thành nhăn nhó khó coi và khó chịu, và thế là trở thành người mù không nhìn thấy đức ái...
Người sáng mắt tâm hồn là người có đức ái, nghĩa là họ nhìn thấy cái khó chịu của người khác để sửa mình, họ nhìn thấy cái kiêu ngạo của người khác để răn mình, họ nhìn thấy cái đau khổ của người khác để giúp đỡ an ủi, nhìn thấy cái quá lố nơi người khác để điều chỉnh lại cái ưu cái khuyết nơi mình cho phù hợp với đức ái của Đức Chúa Ki-tô.
Con mắt tâm hồn sáng là ở đó vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thi ca suy niệm Tuần Thánh 2019
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
16:06 09/04/2019
(Lc 19: 28-40)
THÁNH GIÁ
Đường lên núi sọ tới gần,
Thầy sai môn đệ, việc cần phải lo.
Vào làng trước mặt hỏi dò,
Lừa con cột sẵn, thầy trò cần ngay.
Tông đồ trải áo phủ dầy,
Đặt ngồi lên trốc, cùng Thầy bước đi.
Vào Thành trọng vọng uy nghi,
Mọi người nhảy múa, lối đi đền đài.
Áo choàng cành lá trải dài,
Hoan hô vang dậy, Thiên Sai vào đời.
Nhân danh chúc tụng Chúa Trời,
Bình an dưới thế, gọi mời thiện tâm.
Khởi đầu sứ mệnh âm thầm,
Bước vào Tuần Thánh, hương trầm tỏa lan.
Tấm thân đòn vọt nát tan,
Vai mang thánh giá, gian nan khổ hình.
Nhạo cười phỉ báng vô tình,
Con người phản bội, tử hình Chúa Con.
Giang tay chịu chết héo hon,
Thành toàn Thiên Ý, mỏi mòn tấm thân.
Chúa Giêsu tiến vào thành Giêrusalem trong tiếng hò la vang dậy của các môn đệ và dân chúng. Ngài ngồi trên lưng lừa mẹ, dân chúng với cành lá trong tay đón rước Chúa vào thành. Họ tung hô danh Chúa: Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến. Chúng ta cùng đồng hành với Chúa trong Tuần Thánh này. Chúa Giêsu đã hoàn tất mọi lời Kinh Thánh đã loan báo về Ngài. Ngài bắt đầu vào thành Giêrusalem với tiếng tung hô vang dậy và ít ngày sau, Ngài ra khỏi thành vác thánh giá trên vai trong tiếng la ó phỉ báng.
Lễ Lá, chúng ta được nghe trọn hành trình thương khó của Chúa. Chúa đã chịu bao nhiêu nỗi khốn khó dồn dập đổ xuống trên mình cả tinh thần lẫn thể xác. Chúa bị môn đệ thân cận phản bội và bán rẻ. Chúa bị vây bắt như một tên trộm. Bị tông đồ yêu qúi chối bỏ không quen. Bị lên án là tên phạm thượng và bị kết án tử hình. Bị dân chúng thách đố, nhục mạ và cười chê. Sau cùng bị treo trên thập giá giữa hai kẻ trộm. Chúa chấp nhận tất cả mà không hề hé môi than van một lời.
Suy niệm về đường thập giá, chúng ta thấy có nhiều người liên quan kéo phe kết đảng và toa rập để lên án Chúa. Mỗi người chúng ta cũng góp phần giơ tay xin giết Chúa. Những kẻ âm mưu giết Chúa, đại diện tôn giáo là các thầy Thượng tế, Luật sĩ, Biệt Phái, các Đầu mục trong dân và ngoài đời có Philatô, các quân thần, lính tráng và dân chúng. Còn có các Tông đồ như Giuđa phản bội, Phêrô chối Chúa và những tông đồ, môn đệ khác bỏ trốn.
Đám đông dân chúng hùa theo. Họ bị kích thích bởi các nhà lãnh đạo. Họ dựa vào dư luận để rồi lên án Chúa. Họ là những người đã từng chịu ơn, đã được chữa lành bệnh tật, được ăn bánh no nê và được nghe lời giảng dạy. Ấy thế mà trong chốc lát đã thay lòng đổi dạ. Họ đổi lòng có thể vì sợ hoặc không biết. Trước khi tắt thở, Chúa Giêsu đã xin Cha tha cho họ tất cả vì họ lầm chẳng biết.
Truyện kể: Anh Clint Rennis đã một thời xa Chúa. Anh nghe nói trong Tuần Thánh có tổ chức đi Đường Thánh Giá, anh nhập đoàn với mọi người cùng hô to giết đi, giết đi. Có người đến nói với anh, người đóng vai tên trộm chưa đến, anh có thể giúp không? Suy nghĩ một hồi, anh nói: Được. Anh đóng vai người trộm. Đi bên Chúa, có người hỏi anh: Có khi nào anh xin Chúa tha thứ tội cho anh chưa? Anh nói: Chưa. Anh hãy xin Chúa mở rộng tâm hồn và tha thứ. Anh mới ra khỏi tù và tuần qua mới ăn cắp hai chiếc xe. Anh nhận ra ơn Chúa và anh đã thực sự thống hối.
Ngày xưa thiên hạ lầm lẫn vì không biết Chúa, Chúng ta ngày nay đã biết Chúa nhiều hơn nhưng chúng ta vẫn chối Chúa và có khi bán rẻ Chúa nữa. Xin Chúa thương tha thứ. Xin Chúa thương xót chúng con.
THỨ HAI, TUẦN THÁNH
(Ga 12, 1-11).
XỨC DẦU
Sáu ngày trước lễ Vượt Qua,
Bê-ta-ni-á, nơi nhà dấu yêu.
Ghé cùng môn đệ buổi chiều,
Chúa làm phép lạ, ban nhiều phúc ân.
Người ta dọn bữa ân cần,
Ma-ry quỳ gối, sát gần bên chân.
Mar-tha lo việc tiếp tân,
La-gia-rô đó, xác thân phục hồi.
Chị em đón Chúa bồi hồi,
Dầu thơm hảo hạng, khúc nhôi giãi bầy,
Xức dầu chân Chúa tràn đầy,
Hương thơm tỏa ngát, ơn Thầy tri ân.
Tâm tư chia sẻ người thân,
Xức dầu hoan lạc, vọng ngân cao vời.
Gần ngày kết thúc cõi đời,
Vượt Qua sự chết, rạng ngời vinh quang.
THỨ BA, TUẦN THÁNH
(Ga 13, 21-33. 36-38).
THỬ THÁCH
Tâm hồn xao xuyến bồi hồi,
Tông đồ môn đệ, đơn côi lạc đàn.
Một người mắc bẫy Sa-tan,
Bỏ Thầy phản phúc, dối gian gạt người.
Nhìn nhau tự hỏi đôi lời,
Phụ lòng bán Chúa, xin mời ra đi.
Chúa thương rộng lượng từ bi,
Không lời phiền trách, thị phi thói đời.
Ai ngờ quản lý một thời,
Lòng gian dạ ác, nghe lời quỉ ma.
Phản Thầy bỏ bạn đi xa,
Kết cùng cuộc sống, thật là xót thương.
Ba năm huấn luyện tinh tường,
Lời hay lẽ thật, như sương sáng ngày.
Tín trung mời gọi hôm nay,
Kiên trì tin vững, phúc thay tâm hồn.
THỨ TƯ, TUẦN THÁNH
(Mt 26. 14-25).
VƯỢT QUA
Giu-đa ý định nộp Thầy,
Bao nhiêu đồng bạc, xin bầy kế hay.
Mưu tìm thuận dịp ra tay,
Trao Thầy nộp bạn, vào tay kẻ thù.
Vượt Qua lễ hội trong khu,
Thầy trò chia sẻ, đêm thu sầu buồn.
Một người sa ngã mất hồn,
Tâm tư lầm lạc, bán buôn tội tình.
Buồn rầu tự hỏi lòng mình,
Xin Thầy cho biết, thật tình là ai?
Người cùng chấm dĩa công khai,
Lòng đầy thâm độc, một mai phản Thầy.
Giu-đa lòng dạ ác dầy,
Khốn thay kẻ nộp, sa lầy trí tâm.
Cuộc đời hiện hữu sai lầm,
Tiện tâm bán Chúa, âm thầm chết treo.
THỨ NĂM, TUẦN THÁNH
(Mt 13, 1-15).
PHỤC VỤ
Vượt Qua ngày lễ âm thầm,
Thầy trò trao đổi, thâm trầm thâu đêm.
Chúa truyền bài học nhẹ êm,
Lấy khăn cởi áo, bên thềm cúi sâu.
Rửa chân dơ bẩn phục hầu,
Thắt lưng bưng chậu, khẩn cầu rửa chân.
Phê-rô từ chối đôi lần,
Xin Thầy hãy rửa, cả thân con này.
Có người không sạch hôm nay,
Lòng tham ý tiện, khốn thay cuộc đời.
Nêu gương phục vụ mọi người,
Là Thầy là Chúa, đôi lời nhủ khuyên.
Rửa chân phục vụ thường xuyên,
Theo gương Thầy rửa, rao truyền thực thi.
Anh em luôn nhớ khắc ghi,
Thực hành đức ái, đại bi sống đời.
THỨ SÁU, TUẦN THÁNH
(Ga 18, 1-19. 42).
THẬP GIÁ
Giu-đa phản bội nghĩa Thầy,
Ba mươi đồng bạc, một bầy toán quân.
Vệ binh đèn đuốc đi tuần,
Xông vào bắt Chúa, gian truân cực hình.
Tông đồ bỏ trốn cứu sinh,
Một mình Chúa chịu, cung đình xét tra.
Thâu đêm đánh đập xót xa,
Giam trong ngục tối, gian tà bủa vây.
Kết hình tử tội treo thây,
Mạo gai đâm thấu, ngất ngây tủi hờn.
Vai mang thánh giá cô đơn,
Quỵ đau xô ngã, từng cơn mỏi mòn.
Mồ hôi máu chảy héo hon,
Thân tàn thịt nát, đánh đòn không nương.
Đóng đinh thập giá sầu thương,
Hiến thân chịu chết, thiên đường trổ hoa.
THỨ BẨY, TUẦN THÁNH
(Mc 16, 1-8).
MỒ TRỐNG
Thuốc thơm xức xác sẵn sàng,
Hừng đông ngày mới, trên đàng viếng thăm.
Mộ phần cửa lấp xa xăm,
Xác thân tẩm liệm, đặt nằm bên trong.
Ngạc nhiên mồ trống, rối lòng,
Các bà khiếp sợ, ước mong gặp Thầy.
Thiên thần bên phải ngồi đây,
Nhắn lời ‘đừng sợ’, vì Thầy phục sinh.
Hãy đi loan báo thanh minh,
Tông đồ môn đệ, chúng sinh Tin mừng.
Tin yêu chan chứa nổi bừng,
Buồn đau biến mất, vang lừng tâm can.
Chúa nay sống lại khải hoàn,
Niềm tin hy vọng, hân hoan rạng ngời.
Vinh quang sự sống muôn đời,
Chương trình cứu độ, cao vời thánh ân.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đồng hương xứ Xuân Dục,giáo phận Bùi Chu tại miền Nam họp mặt
Martinô Lê Hoàng Vũ
09:07 09/04/2019
Sáng Chúa Nhật ngày 7.4.2019 tại Giáo xứ Bùi Phát,hạt Tân Định,TGP Sài Gòn,bà con đồng hương giáo xứ Xuân Dục, Giáo phận Bùi Chu đang sinh sống tại miền Nam đã họp mặt mừng kính Thánh Vinh sơn Phirêna.
Thánh lễ được long trọng cử hành vào lúc 10 g 30 phút, do cha Gioan B. Vũ Mạnh Hùng chánh xứ Hà Đông,Hạt Trưởng Xóm Mới chủ tế.Cùng đồng tế với ngài có quý cha dòng. quý cha trong đồng hương Xuân Dục ở nhiều nơi, đặc biệt có thầy Phó tế và nhiều quý nữ tu.
Xem Hình
Vì cử hành vào ngày Chúa Nhật V Mùa Chay nên các bài đọc Phụng vụ hôm nay nói đến tình thương và tha thứ của Thiên Chúa. Qua câu chuyện người phụ nữ ngoại tình được Chúa Giêsu tha bổng cho chúng ta thấy hình ảnh Thiên Chúa giàu lòng thương xót.Thiên Chúa không muốn cho người có tội phải chết,nhưng muốn họ ăn năn sám hối trở về. Đó cũng là những gì mà Thánh Vinh sơn trong suốt cuộc đời ngài đã rao giảng cho mỗi người tín hữu Kitô.Sám hối trở về với Thiên Chúa để trong ngày phán xét Ngài sẽ ban thưởng cho chúng ta.
Sau thánh lễ, bà con Xuân Dục đã ngồi lại bên nhau trong bữa tiệc mừng tại Hội Trường giáo xứ Bùi Phát, bà con đồng hương Xuân Dục cùng chia sẻ,thăm hỏi và nâng đỡ nhau trong tình quê hương đằm thắm.
Martinô Lê Hoàng Vũ
Thánh lễ được long trọng cử hành vào lúc 10 g 30 phút, do cha Gioan B. Vũ Mạnh Hùng chánh xứ Hà Đông,Hạt Trưởng Xóm Mới chủ tế.Cùng đồng tế với ngài có quý cha dòng. quý cha trong đồng hương Xuân Dục ở nhiều nơi, đặc biệt có thầy Phó tế và nhiều quý nữ tu.
Xem Hình
Vì cử hành vào ngày Chúa Nhật V Mùa Chay nên các bài đọc Phụng vụ hôm nay nói đến tình thương và tha thứ của Thiên Chúa. Qua câu chuyện người phụ nữ ngoại tình được Chúa Giêsu tha bổng cho chúng ta thấy hình ảnh Thiên Chúa giàu lòng thương xót.Thiên Chúa không muốn cho người có tội phải chết,nhưng muốn họ ăn năn sám hối trở về. Đó cũng là những gì mà Thánh Vinh sơn trong suốt cuộc đời ngài đã rao giảng cho mỗi người tín hữu Kitô.Sám hối trở về với Thiên Chúa để trong ngày phán xét Ngài sẽ ban thưởng cho chúng ta.
Sau thánh lễ, bà con Xuân Dục đã ngồi lại bên nhau trong bữa tiệc mừng tại Hội Trường giáo xứ Bùi Phát, bà con đồng hương Xuân Dục cùng chia sẻ,thăm hỏi và nâng đỡ nhau trong tình quê hương đằm thắm.
Martinô Lê Hoàng Vũ
Sinh Hoạt Giới Trẻ giáo hạt Xóm Mới, Sàigòn trong Mùa Chay Thánh
Martinô Lê Hoàng Vũ
09:19 09/04/2019
Sáng Chúa Nhật 7.4.2019 vừa qua,vào lúc 6 giờ 30 sáng tại giáo xứ Hoàng Mai,hạt Xóm Mới, SG đã diễn ra thánh lễ và tĩnh tâm Mùa Chay dành các bạn trẻ.Thánh lễ do cha Gioan B. Vũ Mạnh Hùng chánh xứ Hà Đông, Hạt Trưởng Xóm Mới chủ tế và ngài cũng hướng dẫn chia sẻ với các bạn trẻ qua những ngày tĩnh tâm.
Cha Hạt Trưởng nhắn nhủ các bạn trẻ,trong cuộc sống hôm nay có nhiều lựa chọn,nhưng là những người trẻ Kitô hữu, chúng ta hãy chọn Đức Giêsu làm lẽ sống.Chúng ta sống vui tươi, dấn thân phục vụ, biết hồi tâm nhìn lại chính mình sám hối và trở về với Thiên Chúa,chứ đừng đoán xét anh em.Những chia sẻ này của Cha được gợi hứng từ các bài Tin Mừng của Chúa Nhật Mùa Chay.
Xem Hình
Như vậy, trong ba buổi tĩnh tâm Mùa chay vào các Chúa Nhật 24.3, 31.3 và 7.4 các bạn trẻ đã cùng với cha Hạt Trưởng nhìn lại đời sống mình, những lầm lỗi khuyết điểm của mình và cũng nhận ra Lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa.Ngài đã tha thứ cho người phụ nữ ngoại tình với lời nhắc nhở : Chị về đi và đừng phạm tội nữa.
Các buổi tĩnh tâm giới trẻ vừa qua tại Giáo xứ Hoàng Mai cũng là bước khởi sự cùa những sinh hoạt Giới trẻ tại Giáo hạt Xóm Mới.Với sự thao thức yêu mến người trẻ của cha Vinh Sơn Vũ Đức Liêm cha sở Hoàng Mai, ngài luôn tạo mọi điều kiện cho các bạn trẻ của giáo hạt Xóm Mới có một nơi để quy tụ lại.Hơn nữa các bạn trẻ Giáo hạt Xóm Mới được cha Hạt Trưởng mời gọi tham dự thánh lễ và tĩnh tâm Mùa Chay, sau thánh lễ các bạn trẻ sinh hoạt với nhau qua những điệu vũ,những trò chơi và được cha sở Hoàng Mai ăn sáng tại nhà xứ.
Trong thánh lễ,đại diện các bạn trẻ Giáo hạt Xóm Mới và giới trẻ giáo xứ Hoàng Mai cũng có những tâm tình tri ân Cha Hạt Trưởng,cách riêng cha Vinh sơn Vũ Đức Liêm chánh xứ Hoàng Mai, kiêm đặc trách Mục vụ giới trẻ Giáo hạt Xóm Mới, nơi mà các bạn đã sinh hoạt trong 3 Chúa Nhật Mùa Chay liên tiếp.Ước mong rằng, những sinh hoạt giới trẻ tại Giáo hạt sẽ ngày càng phát triển, quy tụ ngày càng đông đảo các bạn trẻ hơn nữa.
Martinô Lê Hoàng Vũ
Cha Hạt Trưởng nhắn nhủ các bạn trẻ,trong cuộc sống hôm nay có nhiều lựa chọn,nhưng là những người trẻ Kitô hữu, chúng ta hãy chọn Đức Giêsu làm lẽ sống.Chúng ta sống vui tươi, dấn thân phục vụ, biết hồi tâm nhìn lại chính mình sám hối và trở về với Thiên Chúa,chứ đừng đoán xét anh em.Những chia sẻ này của Cha được gợi hứng từ các bài Tin Mừng của Chúa Nhật Mùa Chay.
Xem Hình
Như vậy, trong ba buổi tĩnh tâm Mùa chay vào các Chúa Nhật 24.3, 31.3 và 7.4 các bạn trẻ đã cùng với cha Hạt Trưởng nhìn lại đời sống mình, những lầm lỗi khuyết điểm của mình và cũng nhận ra Lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa.Ngài đã tha thứ cho người phụ nữ ngoại tình với lời nhắc nhở : Chị về đi và đừng phạm tội nữa.
Các buổi tĩnh tâm giới trẻ vừa qua tại Giáo xứ Hoàng Mai cũng là bước khởi sự cùa những sinh hoạt Giới trẻ tại Giáo hạt Xóm Mới.Với sự thao thức yêu mến người trẻ của cha Vinh Sơn Vũ Đức Liêm cha sở Hoàng Mai, ngài luôn tạo mọi điều kiện cho các bạn trẻ của giáo hạt Xóm Mới có một nơi để quy tụ lại.Hơn nữa các bạn trẻ Giáo hạt Xóm Mới được cha Hạt Trưởng mời gọi tham dự thánh lễ và tĩnh tâm Mùa Chay, sau thánh lễ các bạn trẻ sinh hoạt với nhau qua những điệu vũ,những trò chơi và được cha sở Hoàng Mai ăn sáng tại nhà xứ.
Trong thánh lễ,đại diện các bạn trẻ Giáo hạt Xóm Mới và giới trẻ giáo xứ Hoàng Mai cũng có những tâm tình tri ân Cha Hạt Trưởng,cách riêng cha Vinh sơn Vũ Đức Liêm chánh xứ Hoàng Mai, kiêm đặc trách Mục vụ giới trẻ Giáo hạt Xóm Mới, nơi mà các bạn đã sinh hoạt trong 3 Chúa Nhật Mùa Chay liên tiếp.Ước mong rằng, những sinh hoạt giới trẻ tại Giáo hạt sẽ ngày càng phát triển, quy tụ ngày càng đông đảo các bạn trẻ hơn nữa.
Martinô Lê Hoàng Vũ
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ai phát minh ra việc Đi đàng Thánh Giá?
Đặng Tự Do
02:01 09/04/2019
Đi đàng Thánh Giá là một cử hành Phụng Vụ không thể thiếu được trong suốt năm, đặc biệt là trong Mùa Chay ở bất cứ nơi nào trên thế giới có sự hiện diện của Giáo Hội. Có cả những cuộc đi đàng Thánh Giá được truyền hình trực tiếp trên toàn thế giới như buổi đi đàng Thánh Giá trọng thể tại hý trường Colosseo ở Roma.
Câu hỏi được nhiều người đặt ra là ai đã là người phát minh ra việc Đi đàng Thánh Giá. Tờ Aleteia số ra ngày 8 tháng Ba vừa qua có câu trả lời cho câu hỏi thú vị này.
Trong suốt nhiều thế kỷ qua, một trong những hình thức thể hiện lòng đạo đức bình dân phổ biến nhất đã vượt qua thử thách của thời gian là việc Đi đàng Thánh Giá (tiếng Latin là Via Crucis /vjaˈ - kɾu.sis/). Đàng Thánh Giá bao gồm một số “chặng”, dọc theo đó ta có thể lần theo trong tâm hồn mình những bước chân của Chúa Giêsu Kitô trong Cuộc khổ nạn và cái chết của Người.
Theo một truyền thống có từ ngàn xưa, sau khi Chúa chịu khổ hình, hàng ngày Đức Mẹ đã lang thang qua các địa điểm nơi Chúa Giêsu, Con Mẹ, đã phải chịu nhục hình, vác thánh giá, chịu chết và phục sinh vinh hiển. Nhiều truyền thống khác cũng cả quyết rằng hàng ngày Đức Maria đều đi hết con đường Chúa Giêsu đã đi lên Núi Sọ.
Tuy nhiên, tin tưởng truyền thống này vẫn chưa tạo ra một lòng sùng kính phổ biến trong toàn Giáo Hội với những lời cầu nguyện và các “chặng” cụ thể như ta thấy ngày nay. Khi thực hiện điều này, Đức Mẹ chỉ đơn giản là cố gắng làm sống lại những sự kiện mạnh mẽ trong cuộc thương khó Chúa Giêsu và giữ những hoài niệm này trong lòng Mẹ, cũng như suy đi nghĩ lại về những biến cố đã xảy ra với Mẹ từ khi Thiên thần truyền tin cho đến khi Mẹ phải đứng dưới chân thánh giá chứng kiến cái chết của Con Mẹ.
Theo Bách khoa toàn thư Công Giáo, mãi đến vài thế kỷ sau đó, vào đầu thế kỷ thứ năm, Thánh Petronius, Giám mục thành Bologna bên Ý, đã cho xây dựng các nhà nguyện được kết nối với nhau tiêu biểu cho các đền thờ quan trọng hơn tại Giêrusalem, là nơi mà không phải các tín hữu nào cũng có khả năng tài chính để thực hiện các chuyến hành hương thăm viếng. Ngài gọi các nhà nguyện này là các “stazione” / stá-zi-ố-nề/ hay các “chặng”. Đây có lẽ được coi là mầm mống mà các “chặng” được phát triển sau đó, mặc dù có thể chắc chắn rằng trước thế kỷ thứ 15 không có gì có thể được gọi là Đàng Thánh Giá theo nghĩa chúng ta hiểu hiện nay.
Đến thời Trung cổ, Thánh địa trở thành một khu vực đầy biến động và những người hành hương không dễ dầu gì có thể đến các đền thờ có các di tích cuộc thương khó Chúa Kitô. Do đó, các tu sĩ dòng Phanxicô và những người khác trên khắp châu Âu đã bắt đầu xây dựng các nhà nguyện và các đền thờ mô phỏng các địa điểm ở Giêrusalem. Cụ thể, Chân Phước Álvaro thành Córdoba, linh mục dòng Đa Minh, đã truyền bá lòng sùng kính cuộc thương khó Chúa ở Âu châu, bắt đầu ở Cordoba, nơi ngài dựng lên những nhà nguyện nhỏ có phong cách tương tự như các chặng đàng thánh giá hiện đại.
Theo cha William Saunders, “Ông William Wey, một người hành hương người Anh, đã viếng thăm Thánh địa vào năm 1462 và được coi là người đã dùng thuật ngữ ‘stations’, tức là ‘chặng’, lần đầu tiên khi ông mô tả cách những người hành hương lần theo các bước của Chúa Kitô trong cuộc thương khó. Thuật ngữ này trở nên phổ biến trong Anh ngữ và cuối cùng đã được dùng để chỉ những cảnh được thiết lập trong nhà thờ.
Đến thế kỷ 17, các tu sĩ dòng Phanxicô muốn dựng lên những chặng này bên trong những bức tường của nhà thờ nên nộp đơn xin phép Tòa Thánh. Kèm theo đơn xin phép, các ngài còn muốn Đức Thánh Cha ban những ân xá cho các tín hữu viếng các chặng này tương tự như những ân xá vẫn được ban cho những người hành hương đến Giêrusalem. Đức Giáo Hoàng Innôcentê thứ 11, được ơn soi sáng, đã đánh giá cao sáng kiến này và chấp nhận tất cả các yêu cầu trên, mở đường cho các chặng Đàng Thánh Giá như chúng ta thấy ngày nay.
Do đó, các nhà sử học không thể tuyên dương một cá nhân đặc biệt nào phát minh ra việc đi Đàng Thánh Giá. Nhiều cá nhân thánh thiện khác nhau trong suốt nhiều thế kỷ, bắt đầu với Đức Trinh Nữ Maria, đã đóng góp vào sáng kiến quan trọng này khi các ngài lần theo các bước chân của Chúa Giêsu Kitô, chiêm nghiệm Cuộc Khổ Nạn và cái chết của Người. Đó là một truyền thống đẹp đã được Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 diễn tả như sau:
“Đàng Thánh Giá mời gọi tất cả chúng ta và đặc biệt là các gia đình chiêm ngưỡng Chúa Kitô chịu đóng đinh để có sức mạnh vượt qua những khó khăn. Thập giá của Chúa Kitô là dấu hiệu tối cao của tình yêu của Thiên Chúa dành cho mọi người nam nữ.”
Ngài ghi nhận rằng biết bao người đã được ơn trở lại nhờ cử hành Phụng Vụ đáng quý này.
Source:Aleteia Who invented the Stations of the Cross?
Câu hỏi được nhiều người đặt ra là ai đã là người phát minh ra việc Đi đàng Thánh Giá. Tờ Aleteia số ra ngày 8 tháng Ba vừa qua có câu trả lời cho câu hỏi thú vị này.
Trong suốt nhiều thế kỷ qua, một trong những hình thức thể hiện lòng đạo đức bình dân phổ biến nhất đã vượt qua thử thách của thời gian là việc Đi đàng Thánh Giá (tiếng Latin là Via Crucis /vjaˈ - kɾu.sis/). Đàng Thánh Giá bao gồm một số “chặng”, dọc theo đó ta có thể lần theo trong tâm hồn mình những bước chân của Chúa Giêsu Kitô trong Cuộc khổ nạn và cái chết của Người.
Theo một truyền thống có từ ngàn xưa, sau khi Chúa chịu khổ hình, hàng ngày Đức Mẹ đã lang thang qua các địa điểm nơi Chúa Giêsu, Con Mẹ, đã phải chịu nhục hình, vác thánh giá, chịu chết và phục sinh vinh hiển. Nhiều truyền thống khác cũng cả quyết rằng hàng ngày Đức Maria đều đi hết con đường Chúa Giêsu đã đi lên Núi Sọ.
Tuy nhiên, tin tưởng truyền thống này vẫn chưa tạo ra một lòng sùng kính phổ biến trong toàn Giáo Hội với những lời cầu nguyện và các “chặng” cụ thể như ta thấy ngày nay. Khi thực hiện điều này, Đức Mẹ chỉ đơn giản là cố gắng làm sống lại những sự kiện mạnh mẽ trong cuộc thương khó Chúa Giêsu và giữ những hoài niệm này trong lòng Mẹ, cũng như suy đi nghĩ lại về những biến cố đã xảy ra với Mẹ từ khi Thiên thần truyền tin cho đến khi Mẹ phải đứng dưới chân thánh giá chứng kiến cái chết của Con Mẹ.
Theo Bách khoa toàn thư Công Giáo, mãi đến vài thế kỷ sau đó, vào đầu thế kỷ thứ năm, Thánh Petronius, Giám mục thành Bologna bên Ý, đã cho xây dựng các nhà nguyện được kết nối với nhau tiêu biểu cho các đền thờ quan trọng hơn tại Giêrusalem, là nơi mà không phải các tín hữu nào cũng có khả năng tài chính để thực hiện các chuyến hành hương thăm viếng. Ngài gọi các nhà nguyện này là các “stazione” / stá-zi-ố-nề/ hay các “chặng”. Đây có lẽ được coi là mầm mống mà các “chặng” được phát triển sau đó, mặc dù có thể chắc chắn rằng trước thế kỷ thứ 15 không có gì có thể được gọi là Đàng Thánh Giá theo nghĩa chúng ta hiểu hiện nay.
Đến thời Trung cổ, Thánh địa trở thành một khu vực đầy biến động và những người hành hương không dễ dầu gì có thể đến các đền thờ có các di tích cuộc thương khó Chúa Kitô. Do đó, các tu sĩ dòng Phanxicô và những người khác trên khắp châu Âu đã bắt đầu xây dựng các nhà nguyện và các đền thờ mô phỏng các địa điểm ở Giêrusalem. Cụ thể, Chân Phước Álvaro thành Córdoba, linh mục dòng Đa Minh, đã truyền bá lòng sùng kính cuộc thương khó Chúa ở Âu châu, bắt đầu ở Cordoba, nơi ngài dựng lên những nhà nguyện nhỏ có phong cách tương tự như các chặng đàng thánh giá hiện đại.
Theo cha William Saunders, “Ông William Wey, một người hành hương người Anh, đã viếng thăm Thánh địa vào năm 1462 và được coi là người đã dùng thuật ngữ ‘stations’, tức là ‘chặng’, lần đầu tiên khi ông mô tả cách những người hành hương lần theo các bước của Chúa Kitô trong cuộc thương khó. Thuật ngữ này trở nên phổ biến trong Anh ngữ và cuối cùng đã được dùng để chỉ những cảnh được thiết lập trong nhà thờ.
Đến thế kỷ 17, các tu sĩ dòng Phanxicô muốn dựng lên những chặng này bên trong những bức tường của nhà thờ nên nộp đơn xin phép Tòa Thánh. Kèm theo đơn xin phép, các ngài còn muốn Đức Thánh Cha ban những ân xá cho các tín hữu viếng các chặng này tương tự như những ân xá vẫn được ban cho những người hành hương đến Giêrusalem. Đức Giáo Hoàng Innôcentê thứ 11, được ơn soi sáng, đã đánh giá cao sáng kiến này và chấp nhận tất cả các yêu cầu trên, mở đường cho các chặng Đàng Thánh Giá như chúng ta thấy ngày nay.
Do đó, các nhà sử học không thể tuyên dương một cá nhân đặc biệt nào phát minh ra việc đi Đàng Thánh Giá. Nhiều cá nhân thánh thiện khác nhau trong suốt nhiều thế kỷ, bắt đầu với Đức Trinh Nữ Maria, đã đóng góp vào sáng kiến quan trọng này khi các ngài lần theo các bước chân của Chúa Giêsu Kitô, chiêm nghiệm Cuộc Khổ Nạn và cái chết của Người. Đó là một truyền thống đẹp đã được Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 diễn tả như sau:
“Đàng Thánh Giá mời gọi tất cả chúng ta và đặc biệt là các gia đình chiêm ngưỡng Chúa Kitô chịu đóng đinh để có sức mạnh vượt qua những khó khăn. Thập giá của Chúa Kitô là dấu hiệu tối cao của tình yêu của Thiên Chúa dành cho mọi người nam nữ.”
Ngài ghi nhận rằng biết bao người đã được ơn trở lại nhờ cử hành Phụng Vụ đáng quý này.
Source:Aleteia
Giải đáp phụng vụ: Người tự kỷ được rước lễ không?
Nguyễn Trọng Đa
09:22 09/04/2019
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Một người bạn của con có một đứa con tự kỷ, và linh mục giáo xứ địa phương ngần ngại cho nó rước lễ lần đầu. Điều này có đúng không? Các vấn đề như thế cần được giải quyết như thế nào? - E. K., Jerusalem.
Đáp: Trừ ra một vài trường hợp ngoại lệ, hầu như luôn có thể cho người mắc chứng tự kỷ và hầu hết các bệnh khác được rước lễ.
Trước hết, có một nguyên tắc giáo luật chung nói rằng các tín hữu có quyền lãnh các bí tích, và các vị mục tử buộc phải ban bí tích cho họ, trừ khi có một số trở ngại nghiêm trọng. Khuyết tật về tinh thần hoặc khuyết tật phát triển cơ thể chỉ cản trở quyền rước lễ trong các trường hợp cực đoan nhất mà thôi.
Do đó, Ðiều 213 của Bộ Giáo luật nói: “Các tín hữu có quyền được lãnh nhận từ các Chủ chăn sự hỗ trợ nhờ các của cải thiêng liêng của Hội Thánh, nhất là Lời Chúa và các Bí tích” (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).
Khuyết tật tâm thần không là trở ngại cho việc lãnh nhận bí tích Rửa tội. Nó không phải là một trở ngại không thể vượt qua cho việc lãnh bí tích Thêm sức, và ngay cả các người không bao giờ đạt đến tuổi khôn cũng có thể và nên tiếp tục học khai tâm, và lãnh bí tích này. Các yêu cầu tối thiểu cho việc rước lễ lần đầu trong nghi lễ Latinh không đòi hỏi nhiều, và thường có thể dễ dàng kiểm chứng được.
Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ đã cung cấp các hướng dẫn phong phú về chủ đề này, bởi vì chúng phù hợp với các nguyên tắc giáo luật chung, và có thể được chọn dùng ở bất kỳ quốc gia nào: http://www.usccb.org/about/divine-worship/policies/guidelines-sacraments-persons-with-disabilities.cfm.
Các đoạn giới thiệu của tài liệu này nêu ra tinh thần mà Hội Thánh phải đối mặt với vấn đề:
“Hội Thánh tiếp tục khẳng định phẩm giá của mỗi con người, và gia tăng kiến thức và sự hiểu biết về các ân ban và nhu cầu của các thành viên của Hội Thánh đang sống với khuyết tật. Tương tự như vậy, Hội Thánh nhận ra rằng mỗi cộng đoàn giáo xứ bao gồm các thành viên khuyết tật, và tha thiết mong muốn sự tham gia tích cực của họ. Tất cả các thành viên của Nhiệm thể Chúa Kitô đều được Thiên Chúa kêu gọi qua Bí tích Rửa tội của họ. Trước lời kêu gọi này, Hội Thánh tìm cách hỗ trợ họ tăng trưởng trong sự thánh thiện và khuyến khích tất cả trong ơn gọi của họ. Việc tham gia ân sủng các bí tích, và được nuôi dưỡng bởi ân sủng của các bí tích là cần thiết cho sự tăng trưởng này trên đường thánh thiện. Người trưởng thành và trẻ em khuyết tật Công Giáo, và gia đình của họ, tha thiết mong muốn tham gia đầy đủ và có ý nghĩa vào đời sống bí tích của Hội Thánh.
“Về vấn đề này, khi ban hành ‘Hướng dẫn sửa đổi và mở rộng cho việc Cử hành các Bí tích cho Người khuyết tật’ (Guidelines for the Celebration of the Sacraments with Persons with Disabilities), Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ mong muốn nhắc lại những gì đã nói trong các tuyên bố mục vụ trước đây về vấn đề này:
“Điều cần thiết là rằng tất cả các hình thức phụng vụ là hoàn toàn có thể tiếp cận được với người khuyết tật, bởi vì các hình thức này là bản chất của sự ràng buộc tinh thần gắn kết cộng đoàn Kitô giáo với nhau. Sự loại trừ các thành viên của giáo xứ khỏi các cử hành này của đời sống Hội Thánh, thậm chí bằng cách bỏ qua cách thụ động, là phủ nhận thực tại của cộng đoàn đó. Khả năng tiếp cận là còn đi xa hơn so với xa cách thể lý với các tòa nhà giáo xứ. Việc cung cấp thực tế phải được thực hiện cho người Công Giáo khuyết tật, để họ tham gia đầy đủ vào Bí tích Thánh Thể và các cử hành phụng vụ khác”.
Liên quan đến Bí tích Thánh Thể cho người gặp khó khăn về tinh thần và các vấn đề khác, tài liệu này nói như sau:
“21. Bí tích Thánh Thể là bí tích mạnh mẽ nhất, mà trong đó chính Chúa Kitô được chứa đựng, dâng hiến và tiếp nhận, và nhờ đó, Hội Thánh không ngừng sống và lớn lên. Đó là đỉnh cao và là nguồn gốc của mọi sự thờ phượng và cuộc sống Kitô giáo, biểu thị và ảnh hưởng đến sự hiệp nhất của dân Chúa, cung cấp sự nuôi dưỡng tinh thần cho người nhận và đạt được việc xây dựng Nhiệm thể Chúa Kitô. Việc cử hành Bí tích Thánh Thể là trung tâm của toàn bộ đời sống Kitô hữu.
“22. Cha mẹ hoặc người giám hộ, cùng với các mục tử, phải nhìn thấy rằng trẻ em, khi đã đạt đến tuổi khôn, phải được chuẩn bị chính xác và được Bí tích Thánh Thể nuôi dưỡng càng sớm càng tốt. Các mục tử phải cảnh giác, để đừng cho đứa trẻ nào đến dự tiệc Thánh mà không đạt được việc sử dụng tuổi khôn, hoặc xét thấy rằng các em này là không đủ tuổi khôn. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là rằng tiêu chuẩn để rước lễ là giống nhau đối với người khuyết tật trí tuệ và khuyết tật cơ thể cũng như mọi người, cụ thể là người đó có thể 'phân biệt thân mình của Chúa Kitô với thức ăn thông thường'. ngay cả khi sự công nhận này được chứng minh thông qua cách thức, cử chỉ hoặc sự im lặng tôn kính hơn là bằng lời nói.
Các mục tử được khuyến khích tham khảo ý kiến với cha mẹ, các người thay thế cha mẹ, nhân viên giáo phận phụ trách các vấn đề khuyết tật, nhà tâm lý học, nhà giáo dục tôn giáo và các chuyên gia khác để đưa ra phán quyết của họ. Nếu xác định rằng một giáo dân khuyết tật chưa sẵn sàng lãnh nhận bí tích, thì cần phải hết sức cẩn trọng trong việc giải thích lý do cho quyết định này. Các trường hợp nghi ngờ nên được giải quyết theo hướng có lợi cho người Công Giáo là có quyền lãnh nhận bí tích. Sự tồn tại của một khuyết tật không được coi là không đủ điều kiện để một người được rước lễ.
“23. Do ý nghĩa tối quan trọng của Bí tích Thánh Thể trong đời sống của tín hữu, và trước các tiến bộ y học và công nghệ, vốn ảnh hưởng đến người Công Giáo khuyết tật, các câu hỏi mới đã được đặt ra về việc rước lễ, và các trường hợp trước đây là hiếm thì nay trở nên phổ biến. Các giáo sĩ và các thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ cần được khuyến khích làm quen với nhu cầu của giáo dân của họ. Trong nhiều trường hợp, sự thích nghi đơn giản có thể là rất hữu ích và nên được tất cả mọi người thực hiện ở cấp giáo xứ.
“24. Người Công Giáo nào, thường cần được nuôi dưỡng qua các ống cho ăn, được khuyến khích rước lễ, giống như tất cả các tín hữu Công Giáo. Chúa Kitô hiện diện trong bí tích dưới mỗi hình, và việc rước lễ có thể được nhận dưới một mình hình bánh hoặc hình rượu. Vì sự hiện diện đầy đủ của Chúa Kitô và ơn thánh hóa của Người được tìm thấy ngay cả trong phần nhỏ nhất của Bánh đã truyền phép, hoặc chỉ trong một giọt rượu truyền phép, nên quy định rước lễ qua miệng vẫn là như đối với các người sử dụng ống cho ăn, do đó không cho rước lễ qua ống cho ăn. Đối với các người rước lễ như vậy, thường nên đặt một hoặc một vài giọt Máu Thánh trên lưỡi. Các giáo sĩ và thừa tác viên mục vụ được khuyến khích sử dụng các hướng dẫn này, và tham khảo ý kiến bác sĩ, thành viên gia đình và các chuyên gia khác tùy theo từng trường hợp cụ thể, để xác định làm thế nào các người sử dụng ống cho ăn có thể tận dụng hoa trái dồi dào của việc Rước lễ. Sự hướng dẫn đặc biệt cho các thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ nên được cung cấp theo yêu cầu.
“25. Người Công Giáo mắc bệnh Celiac (không dung nạp gluten) hoặc các điều kiện khác, vốn làm cho họ không dung nạp gluten, nên tạo cơ hội để rước một mảnh nhỏ của Bánh Thánh thông thường, và ý thức chọn rước Bánh Thánh có hàm lượng gluten thấp, hoặc chỉ rước hình rượu mà thôi. Trong trường hợp không dung nạp gluten và rượu, nước nho ép (mustum) cũng có thể là một lựa chọn, với sự chấp thuận của Đấng Bản Quyền địa phương. Các giáo sĩ và các thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ cần phải nhận thức được khả năng lây nhiễm chéo và các vấn đề liên quan, để lên kế hoạch cho rước lễ thật an toàn cho người Công Giáo không dung nạp gluten. Thí dụ, chén thánh được trao cho người không dung nạp gluten không được chứa một chút nào của Bánh Thánh, và bánh lễ có hàm lượng gluten thấp không bao giờ được xen kẽ với bánh lễ thông thường. Bởi vì mọi người có thể cảm thấy tự tin trước viễn cảnh cần sự sắp xếp đặc biệt cho việc rước lễ, sự nhạy cảm mục vụ trong lĩnh vực này là đặc biệt quan trọng.
“26. Khi các người Công Giáo được rửa tội là người thường xuyên rước lễ nhưng lại bị bệnh giảm trí nhớ (Alzheimer), hoặc chứng mất trí nhớ liên quan đến tuổi già, sẽ có một giả định ủng hộ khả năng cá nhân để phân biệt giữa Rước lễ và thức ăn thông thường. Việc cho họ rước lễ nên tiếp tục càng lâu dài càng tốt, và các thừa tác viên được kêu gọi thực hiện chức năng của họ với sự kiên nhẫn đặc biệt. Nếu việc nuốt trở nên đặc biệt khó khăn, các quyết định liên quan đến việc tiếp tục rước lễ có thể được xem xét lại. Quyết định mục vụ này được đưa ra theo từng trường hợp cụ thể, với sự tham khảo ý kiến cá nhân, những người gần gũi nhất với người ấy, bác sĩ và cha xứ”.
Nhiều giáo phận lớn có một văn phòng phụ trách người khuyết tật và các nhu cầu đặc biệt. Các văn phòng này có thể hỗ trợ phụ huynh và các cha xứ trong việc giải quyết các nghi ngờ và cung cấp giải pháp. Ngay cả khi các văn phòng như vậy không tồn tại, phụ huynh không nên sợ phải chạy đến với giáo phận, nếu giáo xứ không thể giải quyết.
Kinh nghiệm rộng hơn ở cấp giáo phận thường sẽ tiết lộ các khả năng mà linh mục giáo xứ không nhìn thấy được. Đại đa số các linh mục muốn phục vụ giáo dân của mình, nhưng có thể do dự nếu họ sợ bất kỳ nguy hiểm nào đối với sự thánh thiêng của Bí tích Thánh Thể. Mặc dù đây là một khả năng, như các tài liệu trên đây nói, nó thường có thể được giải quyết.
Trong số các cơ sở dịch vụ khác, Loyola Press đã tạo ra một chương trình chuẩn bị bí tích đơn giản cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt: https://www.loyolapress.com/products/special-need/adaptive-learning/adaptive-first-eucharist-preparation-kit. Trang sản phẩm của nó trích dẫn Hướng dẫn Quốc gia cho việc Huấn giáo của Hội Đồng Giám mục Hoa Kỳ (the National Directory for Catechesis by the USCCB): “Tất cả các người khuyết tật được rửa tội có quyền học giáo lý đầy đủ, và xứng hưởng các phương tiện để phát triển mối tương quan với Chúa”. (Zenit.org 9-4-2019)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/communion-for-the-autistic/
Hỏi: Một người bạn của con có một đứa con tự kỷ, và linh mục giáo xứ địa phương ngần ngại cho nó rước lễ lần đầu. Điều này có đúng không? Các vấn đề như thế cần được giải quyết như thế nào? - E. K., Jerusalem.
Đáp: Trừ ra một vài trường hợp ngoại lệ, hầu như luôn có thể cho người mắc chứng tự kỷ và hầu hết các bệnh khác được rước lễ.
Trước hết, có một nguyên tắc giáo luật chung nói rằng các tín hữu có quyền lãnh các bí tích, và các vị mục tử buộc phải ban bí tích cho họ, trừ khi có một số trở ngại nghiêm trọng. Khuyết tật về tinh thần hoặc khuyết tật phát triển cơ thể chỉ cản trở quyền rước lễ trong các trường hợp cực đoan nhất mà thôi.
Do đó, Ðiều 213 của Bộ Giáo luật nói: “Các tín hữu có quyền được lãnh nhận từ các Chủ chăn sự hỗ trợ nhờ các của cải thiêng liêng của Hội Thánh, nhất là Lời Chúa và các Bí tích” (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).
Khuyết tật tâm thần không là trở ngại cho việc lãnh nhận bí tích Rửa tội. Nó không phải là một trở ngại không thể vượt qua cho việc lãnh bí tích Thêm sức, và ngay cả các người không bao giờ đạt đến tuổi khôn cũng có thể và nên tiếp tục học khai tâm, và lãnh bí tích này. Các yêu cầu tối thiểu cho việc rước lễ lần đầu trong nghi lễ Latinh không đòi hỏi nhiều, và thường có thể dễ dàng kiểm chứng được.
Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ đã cung cấp các hướng dẫn phong phú về chủ đề này, bởi vì chúng phù hợp với các nguyên tắc giáo luật chung, và có thể được chọn dùng ở bất kỳ quốc gia nào: http://www.usccb.org/about/divine-worship/policies/guidelines-sacraments-persons-with-disabilities.cfm.
Các đoạn giới thiệu của tài liệu này nêu ra tinh thần mà Hội Thánh phải đối mặt với vấn đề:
“Hội Thánh tiếp tục khẳng định phẩm giá của mỗi con người, và gia tăng kiến thức và sự hiểu biết về các ân ban và nhu cầu của các thành viên của Hội Thánh đang sống với khuyết tật. Tương tự như vậy, Hội Thánh nhận ra rằng mỗi cộng đoàn giáo xứ bao gồm các thành viên khuyết tật, và tha thiết mong muốn sự tham gia tích cực của họ. Tất cả các thành viên của Nhiệm thể Chúa Kitô đều được Thiên Chúa kêu gọi qua Bí tích Rửa tội của họ. Trước lời kêu gọi này, Hội Thánh tìm cách hỗ trợ họ tăng trưởng trong sự thánh thiện và khuyến khích tất cả trong ơn gọi của họ. Việc tham gia ân sủng các bí tích, và được nuôi dưỡng bởi ân sủng của các bí tích là cần thiết cho sự tăng trưởng này trên đường thánh thiện. Người trưởng thành và trẻ em khuyết tật Công Giáo, và gia đình của họ, tha thiết mong muốn tham gia đầy đủ và có ý nghĩa vào đời sống bí tích của Hội Thánh.
“Về vấn đề này, khi ban hành ‘Hướng dẫn sửa đổi và mở rộng cho việc Cử hành các Bí tích cho Người khuyết tật’ (Guidelines for the Celebration of the Sacraments with Persons with Disabilities), Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ mong muốn nhắc lại những gì đã nói trong các tuyên bố mục vụ trước đây về vấn đề này:
“Điều cần thiết là rằng tất cả các hình thức phụng vụ là hoàn toàn có thể tiếp cận được với người khuyết tật, bởi vì các hình thức này là bản chất của sự ràng buộc tinh thần gắn kết cộng đoàn Kitô giáo với nhau. Sự loại trừ các thành viên của giáo xứ khỏi các cử hành này của đời sống Hội Thánh, thậm chí bằng cách bỏ qua cách thụ động, là phủ nhận thực tại của cộng đoàn đó. Khả năng tiếp cận là còn đi xa hơn so với xa cách thể lý với các tòa nhà giáo xứ. Việc cung cấp thực tế phải được thực hiện cho người Công Giáo khuyết tật, để họ tham gia đầy đủ vào Bí tích Thánh Thể và các cử hành phụng vụ khác”.
Liên quan đến Bí tích Thánh Thể cho người gặp khó khăn về tinh thần và các vấn đề khác, tài liệu này nói như sau:
“21. Bí tích Thánh Thể là bí tích mạnh mẽ nhất, mà trong đó chính Chúa Kitô được chứa đựng, dâng hiến và tiếp nhận, và nhờ đó, Hội Thánh không ngừng sống và lớn lên. Đó là đỉnh cao và là nguồn gốc của mọi sự thờ phượng và cuộc sống Kitô giáo, biểu thị và ảnh hưởng đến sự hiệp nhất của dân Chúa, cung cấp sự nuôi dưỡng tinh thần cho người nhận và đạt được việc xây dựng Nhiệm thể Chúa Kitô. Việc cử hành Bí tích Thánh Thể là trung tâm của toàn bộ đời sống Kitô hữu.
“22. Cha mẹ hoặc người giám hộ, cùng với các mục tử, phải nhìn thấy rằng trẻ em, khi đã đạt đến tuổi khôn, phải được chuẩn bị chính xác và được Bí tích Thánh Thể nuôi dưỡng càng sớm càng tốt. Các mục tử phải cảnh giác, để đừng cho đứa trẻ nào đến dự tiệc Thánh mà không đạt được việc sử dụng tuổi khôn, hoặc xét thấy rằng các em này là không đủ tuổi khôn. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là rằng tiêu chuẩn để rước lễ là giống nhau đối với người khuyết tật trí tuệ và khuyết tật cơ thể cũng như mọi người, cụ thể là người đó có thể 'phân biệt thân mình của Chúa Kitô với thức ăn thông thường'. ngay cả khi sự công nhận này được chứng minh thông qua cách thức, cử chỉ hoặc sự im lặng tôn kính hơn là bằng lời nói.
Các mục tử được khuyến khích tham khảo ý kiến với cha mẹ, các người thay thế cha mẹ, nhân viên giáo phận phụ trách các vấn đề khuyết tật, nhà tâm lý học, nhà giáo dục tôn giáo và các chuyên gia khác để đưa ra phán quyết của họ. Nếu xác định rằng một giáo dân khuyết tật chưa sẵn sàng lãnh nhận bí tích, thì cần phải hết sức cẩn trọng trong việc giải thích lý do cho quyết định này. Các trường hợp nghi ngờ nên được giải quyết theo hướng có lợi cho người Công Giáo là có quyền lãnh nhận bí tích. Sự tồn tại của một khuyết tật không được coi là không đủ điều kiện để một người được rước lễ.
“23. Do ý nghĩa tối quan trọng của Bí tích Thánh Thể trong đời sống của tín hữu, và trước các tiến bộ y học và công nghệ, vốn ảnh hưởng đến người Công Giáo khuyết tật, các câu hỏi mới đã được đặt ra về việc rước lễ, và các trường hợp trước đây là hiếm thì nay trở nên phổ biến. Các giáo sĩ và các thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ cần được khuyến khích làm quen với nhu cầu của giáo dân của họ. Trong nhiều trường hợp, sự thích nghi đơn giản có thể là rất hữu ích và nên được tất cả mọi người thực hiện ở cấp giáo xứ.
“24. Người Công Giáo nào, thường cần được nuôi dưỡng qua các ống cho ăn, được khuyến khích rước lễ, giống như tất cả các tín hữu Công Giáo. Chúa Kitô hiện diện trong bí tích dưới mỗi hình, và việc rước lễ có thể được nhận dưới một mình hình bánh hoặc hình rượu. Vì sự hiện diện đầy đủ của Chúa Kitô và ơn thánh hóa của Người được tìm thấy ngay cả trong phần nhỏ nhất của Bánh đã truyền phép, hoặc chỉ trong một giọt rượu truyền phép, nên quy định rước lễ qua miệng vẫn là như đối với các người sử dụng ống cho ăn, do đó không cho rước lễ qua ống cho ăn. Đối với các người rước lễ như vậy, thường nên đặt một hoặc một vài giọt Máu Thánh trên lưỡi. Các giáo sĩ và thừa tác viên mục vụ được khuyến khích sử dụng các hướng dẫn này, và tham khảo ý kiến bác sĩ, thành viên gia đình và các chuyên gia khác tùy theo từng trường hợp cụ thể, để xác định làm thế nào các người sử dụng ống cho ăn có thể tận dụng hoa trái dồi dào của việc Rước lễ. Sự hướng dẫn đặc biệt cho các thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ nên được cung cấp theo yêu cầu.
“25. Người Công Giáo mắc bệnh Celiac (không dung nạp gluten) hoặc các điều kiện khác, vốn làm cho họ không dung nạp gluten, nên tạo cơ hội để rước một mảnh nhỏ của Bánh Thánh thông thường, và ý thức chọn rước Bánh Thánh có hàm lượng gluten thấp, hoặc chỉ rước hình rượu mà thôi. Trong trường hợp không dung nạp gluten và rượu, nước nho ép (mustum) cũng có thể là một lựa chọn, với sự chấp thuận của Đấng Bản Quyền địa phương. Các giáo sĩ và các thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ cần phải nhận thức được khả năng lây nhiễm chéo và các vấn đề liên quan, để lên kế hoạch cho rước lễ thật an toàn cho người Công Giáo không dung nạp gluten. Thí dụ, chén thánh được trao cho người không dung nạp gluten không được chứa một chút nào của Bánh Thánh, và bánh lễ có hàm lượng gluten thấp không bao giờ được xen kẽ với bánh lễ thông thường. Bởi vì mọi người có thể cảm thấy tự tin trước viễn cảnh cần sự sắp xếp đặc biệt cho việc rước lễ, sự nhạy cảm mục vụ trong lĩnh vực này là đặc biệt quan trọng.
“26. Khi các người Công Giáo được rửa tội là người thường xuyên rước lễ nhưng lại bị bệnh giảm trí nhớ (Alzheimer), hoặc chứng mất trí nhớ liên quan đến tuổi già, sẽ có một giả định ủng hộ khả năng cá nhân để phân biệt giữa Rước lễ và thức ăn thông thường. Việc cho họ rước lễ nên tiếp tục càng lâu dài càng tốt, và các thừa tác viên được kêu gọi thực hiện chức năng của họ với sự kiên nhẫn đặc biệt. Nếu việc nuốt trở nên đặc biệt khó khăn, các quyết định liên quan đến việc tiếp tục rước lễ có thể được xem xét lại. Quyết định mục vụ này được đưa ra theo từng trường hợp cụ thể, với sự tham khảo ý kiến cá nhân, những người gần gũi nhất với người ấy, bác sĩ và cha xứ”.
Nhiều giáo phận lớn có một văn phòng phụ trách người khuyết tật và các nhu cầu đặc biệt. Các văn phòng này có thể hỗ trợ phụ huynh và các cha xứ trong việc giải quyết các nghi ngờ và cung cấp giải pháp. Ngay cả khi các văn phòng như vậy không tồn tại, phụ huynh không nên sợ phải chạy đến với giáo phận, nếu giáo xứ không thể giải quyết.
Kinh nghiệm rộng hơn ở cấp giáo phận thường sẽ tiết lộ các khả năng mà linh mục giáo xứ không nhìn thấy được. Đại đa số các linh mục muốn phục vụ giáo dân của mình, nhưng có thể do dự nếu họ sợ bất kỳ nguy hiểm nào đối với sự thánh thiêng của Bí tích Thánh Thể. Mặc dù đây là một khả năng, như các tài liệu trên đây nói, nó thường có thể được giải quyết.
Trong số các cơ sở dịch vụ khác, Loyola Press đã tạo ra một chương trình chuẩn bị bí tích đơn giản cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt: https://www.loyolapress.com/products/special-need/adaptive-learning/adaptive-first-eucharist-preparation-kit. Trang sản phẩm của nó trích dẫn Hướng dẫn Quốc gia cho việc Huấn giáo của Hội Đồng Giám mục Hoa Kỳ (the National Directory for Catechesis by the USCCB): “Tất cả các người khuyết tật được rửa tội có quyền học giáo lý đầy đủ, và xứng hưởng các phương tiện để phát triển mối tương quan với Chúa”. (Zenit.org 9-4-2019)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/communion-for-the-autistic/
Văn Hóa
Du lịch Quốc Gia Thành Phố Singapore
Lm. John Trần Công Nghị
15:53 09/04/2019
Ký sự 2 cuộc Hành trình các quốc gia Đông Nam Á vào tháng 12/2018 và tháng 4/2019:
Du lịch Quốc Gia Thành Phố Singapore
Lời mở: Mới tháng 12 năm 2018 tôi đã viếng thăm một số các quốc gia Đông Á và thực sự phải nói là rất kinh ngạc về những phát triển nhanh chóng về kỹ nghệ, thương mại, công trình xây dựng và sự phồn thịnh của các quốc gia này, vì trước đây tôi cũng đã từng có ít nhất là ba bốn lần thắm qua Thái Lan, Cambot, Nhật Bản, Taiwan, Hồng Kong và Trung quốc… Đây là những quốc gia bị ảnh hưởng và có truyền thống Phật giáo sâu rộng, tuy nhiên ngày nay với đà tiến triển vật chất và tiến trình tục hóa, nên về mặt thực hành tôn giáo cũng có những thay đổi rất mạnh – không nguyên gì Phật giáo mà ngây cả các tôn giáo khác như Công Giáo, Tin lành và đạo thờ Ông bà nữa… Do vậy có cơ hội vừa đi làm mục vụ Tuyên úy Tuần Thánh cho hãng Cruise hạng nhất là Seabourn Sojourn, tôi đã nhận lời ngây, vì đây là cơ hội để tìm hiểu thêm sơ qua về tình hình tôn giáo tại các quốc gia này.
Hình ảnh chuyến thăm viếng tháng 4/2019
Hình ảnh chuyến thăm viếng tháng 12/2018
Singapore thành phố được ca tụng là bậc nhất thế giới về nhiều phương diên. Nói đến Singapore ai cũng từng biết đến là thành phố đẹp, sạch sẽ, tiến bộ, thông minh và an toàn.
Thực vậy vừa hạ cánh máy bay và bước vào chỗ lấy hành lý là du khách đã nhận ra ngay vẻ thanh lịch và ấn tượng vì hoa tươi rực rỡ khắp nơi… mùa nào hoa nấy! Phục sinh còn 2 tuần nữa thế mà cảnh Phục Sinh đã được trưng bày cho du khác thưỡng lãm.
Trong 2 ngày qua tôi đã thăm hai khu sinh hoạt đặc trưng của người Ấn độ và khu trung tâm người Hoa, vì đây là 2 sắc dân có ảnh hưởng mạnh tại Singapore không những từ khi lập quốc vào năm 1965 mà còn trước đó khi ký hiệp ước nhượng đất này cho Anh quốc năm 1861.
Singapore là một quốc gia thành phố độc lập tự trị và là đảo quốc ở Đông Nam Á, nằm ở mũi phía nam của bán đảo Malay, với quần đảo Riau của Indonesia về phía Nam và bán đảo Malaysia về phía bắc. Lãnh thổ của Singapore bao gồm một hòn đảo chính cùng với 62 đảo nhỏ khác. Kể từ khi độc lập, cải tạo đất rộng đã tăng tổng kích thước thêm lên tới 23% (130 km vuông hay 50 dặm vuông). Singapore được biết như là một quốc gia chuyển tiếp từ thế giới thứ ba sang thế giới thứ nhất chỉ trong một thế hệ duy nhất, dưới sự lãnh đạo của người cha sáng lập đảo quốc là ông Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew).
Thành phố có 5.6 triệu cư dân, 39% trong số đó là công dân nước ngoài, kể cả cư dân thường trú. Có bốn ngôn ngữ chính thức: tiếng Anh, tiếng Malay, tiếng Quan Thoại và tiếng Tamil; hầu hết người Singapore là song ngữ và tiếng Anh coi như là ngôn ngữ để giáo tế của quốc gia. Sự đa dạng văn hóa được phản ánh trong các món ăn dân tộc phong phú và các lễ hội lớn. Theo khảo sát của hãng Pew Research thì Singapore có sự đa dạng tôn giáo cao nhất ở bất kỳ quốc gia nào. Chủ nghĩa đa chủng tộc tại quốc gia này đã được ghi nhận trong hiến pháp kể từ khi độc lập, và tiếp tục hình thành các chính sách quốc gia về giáo dục, nhà ở, chính trị, trong số những người khác.
Singapore có thể được coi như trung tâm nơi giao thoa nhiều dịch vụ như: giáo dục toàn cầu, giải trí, tài chính, chăm sóc sức khỏe, nguồn vốn nhân lực, kỹ năng đổi mới, hậu cần, sản xuất, công nghệ, du lịch, thương mại và và vận tải.
Thành phố Singapore được xếp hạng cao trong nhiều bảng xếp hạng quốc tế và được công nhận là quốc gia "công nghệ sẵn sàng - the most technology-ready nation” (WEF), thành phố hội nghị quốc tế hàng đầu (UIA), với "tiềm năng đầu tư tốt nhất" (BERI) ), thành phố thông minh nhất thế giới, quốc gia an toàn nhất thế giới, là quốc gia cạnh tranh thứ nhì, là thị trường ngoại hối lớn thứ ba, trung tâm tài chính lớn thứ ba, trung tâm lọc dầu lớn thứ ba, và cảng container đông đúc thứ hai trên thế giới.
Singapore hiện nay cũng là thành phố đắt đỏ nhất thế giới khi chọn để sinh sống tại đây, tuy nhiên nó cũng được xác định là thiên đường thuế. Trên toàn cầu, Cảng Singapore và Sân bay Changi được danh hiệu nhất về hàng hải và không vận ("Maritime Capital" và "Best Airport") trong nhiều năm liên tiếp, trong khi hãng Singapore Airlines là "Hãng hàng không tốt nhất thế giới" từ năm 2018.
Singapore đứng thứ 9 về chỉ số phát triển con người của LHQ với GDP bình quân đầu người cao thứ 3. Cũng được đánh giá cao về chỉ số xã hội như: giáo dục, y tế, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống, an toàn cá nhân và nhà ở. Mặc dù thu nhập bất bình đẳng cao, 90% số hộ gia đình là chủ sở hữu.
Theo Chỉ số dân chủ, Singapore được mô tả như là một "nền dân chủ thiếu sót” (flawed democracy), dân chủ nhưng công dân phải chịu nhiều luật lệ kiềm chế và phải tự cư xử bằng không dễ bị bỏ tù. Hộ chiếu Singapore cũng như Nhật bản là các quốc gia đầu tiên miễn thị thực chiếu khán cho công dân của mình thăm nhiều quốc gia.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Singapore bị Nhật chiếm đóng. Nó giành được độc lập từ Anh vào năm 1963 bằng cách liên kết với các lãnh thổ khác của Anh để hình thành Malaysia, nhưng tách ra hai năm sau đó về những khác biệt ý thức hệ, trở thành một quốc gia có chủ quyền vào năm 1965. Sau nhiều năm bất ổn và mặc dù thiếu tài nguyên thiên nhiên và nội địa, quốc gia phát triển nhanh chóng như một Hổ Con của châu Á, dựa trên thương mại với thế giới bên ngoài và lực lượng lao động nội địa.
Về chính trị, Singapore là một nước cộng hòa nghị viện đơn nhất với một hệ thống quốc hội và của chính phủ nghị viện đơn phương. Là một trong năm thành viên sáng lập của ASEAN, Singapore là thành viên của Ban thư ký Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) và Ban Thư ký Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (PECC), cũng như nhiều hội nghị và sự kiện quốc tế. Nó cũng là một thành viên của Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, Phong trào không liên kết và Liên minh các quốc gia.
Marina Bay Sands là resort tích hợp được khai trương vào năm 2010; một trong những tòa nhà được chụp ảnh nhiều nhất thế giới. Đây là một hotel cao gần 400 mét có 3 tòa tower, trên đầu 2 tòa đội một sân thượng giống như chiếc thuyền. Trên sân thượng này có hồ bơi, tiệm ăn, giải trí… từ sân thượng nhìn bao quát tứ phía: thành phố Singapore tân tiến như nằm tầm nhìn của người phác họa ra nó. Từ trên đây nhìn bao quát bạn sẽ có một kinh nghiệm tuyệt vời không những vẻ đẹp thiên nhiên mà ngay cả vẻ đẹp do bàn tay khéo léo Thượng Đế ban cho con người có tài cộng tác và sang tạo.
Singapore có tỷ lệ triệu phú cao nhất thế giới, với một trong số sáu hộ gia đình có ít nhất một triệu đô la trong tài sản dùng một lần. Điều này không bao gồm tài sản, doanh nghiệp và hàng hóa xa xỉ, nếu được bao gồm sẽ làm tăng số lượng triệu phú, đặc biệt là tài sản ở Singapore thuộc loại đắt nhất thế giới. Singapore không có mức lương tối thiểu, tin rằng nó sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của nó. Nó cũng có một trong những bất bình đẳng thu nhập cao nhất giữa các nước phát triển.
Chính phủ cung cấp nhiều chương trình trợ giúp cho người vô gia cư và thiếu thốn thông qua Bộ Phát triển Xã hội và Gia đình, vì vậy hộ dân nghèo đói rất hiếm. Một số chương trình bao gồm cung cấp từ 400 đô la Singapore đến 1.000 đô la mỗi tháng cho các hộ gia đình nghèo, cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế miễn phí tại các bệnh viện chính phủ và trả tiền học phí cho trẻ em. Chính phủ Singapore cũng cung cấp nhiều lợi ích cho công dân của mình, bao gồm: tiền miễn phí để khuyến khích người dân tập thể dục tại các phòng tập thể dục công cộng, với số tiền thưởng trị giá 166.000 đô la cho mỗi đứa bé sinh ra, tiền để giúp người khuyết tật, máy tính xách tay giá rẻ cho sinh viên nghèo, giảm giá cho nhiều lĩnh vực như giao thông công cộng, hóa đơn tiện ích và nhiều dịch vụ khác nữa.
Mặc dù đã được công nhận rằng lao động nước ngoài rất quan trọng đối với nền kinh tế của đất nước, chính phủ đang xem xét giới hạn những công nhân này, vì lao động nước ngoài chiếm 80% công nghiệp xây dựng và lên tới 50% ngành công nghiệp dịch vụ. Cơ quan xuất nhập cảnh và trạm kiểm soát xuất bản một số tiêu chí để hội đủ điều kiện được thường trú.
Hòa hợp ngôn ngữ và bao dung tôn giáo tại Singapore
(Riêng về quan sát tình hình tôn giáo tại Singapore sẽ có một bài viết riêng)
Mặc dù là quốc gia thành phố nhỏ, Singapore có nhiều ngôn ngữ, tôn giáo và văn hóa. Cựu thủ tướng Singapore, Lee Kuan Yew và Goh Chok Tong, đã tuyên bố rằng Singapore không phù hợp với mô tả truyền thống của một quốc gia, gọi nó là một xã hội trong quá trình chuyển đổi, chỉ ra thực tế là người Singapore không nói cùng một ngôn ngữ, cùng chung một tôn giáo, hoặc có cùng một phong tục. Mặc dù tiếng Anh là ngôn ngữ đầu tiên của quốc gia, theo điều tra dân số năm 2010, 20% người Singapore không biết tiếng Anh. Tuy nhiên, đây là một cải tiến từ năm 1990, khi 40% người Singapore không biết chữ bằng tiếng Anh.
Từ 1819, Singapore phục vụ như một cảng thương mại cho các tàu Anh trên đường đến Ấn Độ. Là một trung tâm thương mại lớn và gần với Malaysia láng giềng, Singapore dễ bị ảnh hưởng từ nước ngoài, cả từ Anh và các nước châu Á khác. Công nhân Trung Quốc và Ấn Độ chuyển đến Singapore để làm việc tại cảng. Đất nước này vẫn là thuộc địa của Anh cho đến năm 1942.
Khi Singapore trở thành độc lập với Vương quốc Anh vào năm 1963, hầu hết công dân Singapore là những lao động không có việc làm từ Malaysia, Trung Quốc và Ấn Độ Nhiều người là lao động tạm thời, muốn kiếm tiền ở Singapore, không có ý định ở lại vĩnh viễn. Cũng có một số ít người trung lưu, người dân địa phương sinh ra - được gọi là người Peranakans hay Baba-Nyonya - con cháu của những người nhập cư Trung Quốc thế kỷ 15 và 16. Ngoại trừ những người Peranakans cam kết lòng trung thành với Singapore, phần lớn lòng trung thành của người lao động nằm ở quê hương của họ là Malaysia, Trung Quốc và Ấn Độ. Sau khi độc lập, chính phủ đã bắt đầu một quá trình cố ý để tạo ra một bản sắc và văn hóa Singapore.
Kampong Glam là ngôi nhà của hoàng gia Malay có diện tích 56 mẫu Anh từ năm 1824. Được bảo tồn như một khu vực lịch sử, nó bao gồm Nhà thờ Hồi giáo Masjid Sultan và Trung tâm Di sản Malay.
Mỗi hành vi và thái độ của người Singapore đều bị ảnh hưởng bởi, trong số những thứ khác, ngôn ngữ gia đình và tôn giáo của người đó. Người Singapore nói tiếng Anh như ngôn ngữ mẹ đẻ của họ có xu hướng nghiêng về phía văn hóa phương Tây, trong khi những người nói tiếng Trung Quốc như ngôn ngữ mẹ đẻ của họ có xu hướng nghiêng về phía văn hóa Trung Quốc và Nho giáo. Người Singapore nói tiếng Malay có khuynh hướng nghiêng về phía văn hóa Malay, bản thân nó gắn liền với văn hóa Hồi giáo.
Sự hòa hợp chủng tộc và tôn giáo được người Singapore coi là một phần quan trọng trong sự thành công của Singapore, và đóng một vai trò trong việc xây dựng một bản sắc Singapore.
Văn học Singapore
Văn học Singapore hoặc SingLit bao gồm một bộ sưu tập các tác phẩm văn học do người Singapore viết chủ yếu bằng bốn ngôn ngữ chính thức của cả nước: tiếng Anh, tiếng Malay, tiếng Quan thoại chuẩn và tiếng Tamil. Nó ngày càng được coi là có bốn tiểu văn học thay vì một. Nhiều tác phẩm quan trọng đã được dịch và giới thiệu trong các ấn phẩm như tạp chí văn học Singa, được xuất bản vào những năm 1980 và 1990 với các biên tập viên bao gồm Edwin Thumboo và Koh Buck Song, cũng như trong các tuyển tập đa ngôn ngữ như Rhythms: Singennial Anthology of Poetry. 2000), trong đó những bài thơ đều được dịch ba lần thành ba thứ tiếng. Một số nhà văn Singapore như Tan Swie Hian và Kuo Pao Kun đã đóng
Hoa quốc gia của Singapore là hoa lan lai, Vanda 'Miss Joaquim', được đặt theo tên của một người phụ nữ Armenia sinh ra ở Singapore, người đã tạo giống hoa lan lai trong khu vườn của mình tại Tanjong Pagar năm 1893.
Nhiều biểu tượng quốc gia như Huy hiệu Singapore và biểu tượng đầu sư tử của Singapore, vì Singapore được biết đến là Thành phố Sư Tử.
Thông tin và truyền thông
Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) là một trong những trụ cột của thành công kinh tế của Singapore. Tuy nhiên, các mạng truyền thông đại chúng của Singapore, bao gồm cả truyền hình và mạng điện thoại, từ lâu đã được chính phủ điều hành. Khi Singapore đầu tiên trực tuyến, người Singapore có thể sử dụng Teleview để giao tiếp với nhau, nhưng không phải với những người bên ngoài thành phố có chủ quyền của họ. Các ấn phẩm như The Wall Street Journal đã bị kiểm duyệt.
'Đảo thông minh' là thuật ngữ được sử dụng để mô tả Singapore trong những năm 1990, liên quan đến mối quan hệ thích nghi ban đầu của quốc đảo với internet. Thuật ngữ này được nhắc đến trong bài luận năm 1993 của William Gibson về Disneyland với hình phạt tử hình.
Singapore có tỷ lệ dân chúng có điện thoại thông minh cao nhất thế giới, theo khảo sát của Deloitte và Google Consumer Barometer - lần lượt là 89% và 85% dân số vào năm 2014. Tỷ lệ thâm nhập điện thoại di động nói chung là 148 thuê bao điện thoại di động trên 100 người. Internet ở Singapore được cung cấp bởi hãng nhà nước có tên Singtel, một phần thuộc sở hữu nhà nước Starhub và M1 Limited cũng như một số nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) cung cấp dịch vụ dân cư có tốc độ lên đến 2 Gbit /một giây.
Các công ty liên kết với chính phủ kiểm soát phần lớn các phương tiện truyền thông trong nước ở Singapore. MediaCorp vận hành hầu hết các kênh truyền hình miễn phí và các đài phát thanh miễn phí tại Singapore. Có tổng cộng bảy kênh truyền hình miễn phí được cung cấp bởi Mediacorp. Starhub Cable Vision (SCV) cũng cung cấp truyền hình cáp với các kênh từ khắp nơi trên thế giới, TV Mio của Singtel cung cấp dịch vụ IPTV. Singapore Press Holdings, một cơ quan có liên kết chặt chẽ với chính phủ, kiểm soát hầu hết ngành công nghiệp báo chí ở Singapore.
Ngành công nghiệp truyền thông của Singapore đôi khi bị chỉ trích vì bị quản lý quá mức và thiếu tự do bởi các nhóm nhân quyền như Freedom House. Tự kiểm duyệt giữa các nhà báo được cho là phổ biến. Trong năm 2014, Singapore đã giảm xuống hạng thấp nhất từ trước tới nay (153/80 quốc gia) trên Chỉ số Tự do Báo chí do các phóng viên Pháp không biên giới xuất bản. Cơ quan phát triển phương tiện truyền thông điều chỉnh phương tiện truyền thông Singapore, yêu cầu cân bằng nhu cầu lựa chọn và bảo vệ chống lại các vật liệu gây hại và có hại.
Quyền sở hữu tư nhân của các chương trình truyền hình vệ tinh bị cấm. Trong năm 2016, đã có khoảng 4,7 triệu người dùng internet ở Singapore, chiếm 82,5% dân số. Chính phủ Singapore không tham gia kiểm duyệt rộng rãi trên internet, nhưng duy trì một danh sách một trăm trang web - chủ yếu là khiêu dâm – chính quyền ngăn chặn mang tính biểu tượng của cộng đồng Singapore về nội dung độc hại và không mong muốn trên Internet ".
Ẩm thực Singapore
Ăn uống được gọi là trò tiêu khiển quốc gia của Singapore, và thậm chí là nỗi ám ảnh đối với nhiều người. Sự đa dạng về ẩm thực của Singapore được chào mời như một lý do để ghé thăm đất nước này, một trong những địa điểm tốt nhất khi nói đến sự kết hợp giữa sự tiện lợi, đa dạng, chất lượng và giá cả.
Thành phố có một khu ẩm thực đang phát triển từ các trung tâm bán rong (ngoài trời), khu ẩm thực (máy lạnh), quán cà phê (ngoài trời với hàng chục quầy hàng rong), quán cà phê, thức ăn nhanh, bếp đơn giản, nhà hàng bình dân, nổi tiếng và cao cấp. Hàng ngày, 2 nhà hàng mới mở cửa hàng ngày tại Singapore. Những người Hồi giáo không ăn thịt lợn và người Hindu không ăn thịt bò, và cũng có một nhóm người ăn chay đáng kể. Đối với hầu hết các sự kiện, các nhà tổ chức sẽ chú ý đến họ và phục vụ thức ăn được chấp nhận cho tất cả hoặc cung cấp sự lựa chọn cho các dân tộc thiểu số. Lễ hội ẩm thực Singapore kỷ niệm ẩm thực Singapore được tổ chức vào tháng 7 hàng năm.
Trước những năm 1980, thức ăn đường phố chủ yếu được bán bởi những người nhập cư từ Trung Quốc, Ấn Độ và Malaysia đến những người nhập cư khác đang tìm kiếm một hương vị quen thuộc. Ở Singapore, thức ăn đường phố từ lâu đã di cư vào các trung tâm bán rong với khu vực tiếp khách chung. Thông thường, các trung tâm này có một vài chục đến hàng trăm quầy hàng thực phẩm, với mỗi chuyên về một hoặc một số món ăn có liên quan. Sự lựa chọn gần như áp đảo ngay cả đối với người dân địa phương. Mặc dù thực phẩm nấu chín có nguồn gốc từ hoặc vẫn được bán trên đường phố có thể được tìm thấy ở nhiều quốc gia, sự đa dạng và tầm với của các trung tâm bán rong tập trung phục vụ thức ăn đường phố di sản ở Singapore là chưa từng có ở nơi khác.
Tôi đã đến khu trung tâm Lau Pa Sat nơi bán hàng rong của người Ấn độ ở giữa khu tài chính Sataycart- quầy hàng cuộn trên một con phố ngang và hỏi anh chà-và món nào là đặc trưng của Ấn độ. Anh ta chỉ vào món “Kambing soup”. Tôi nói xin ordred một phần. Khi anh ta bưng ra thì thấy có 1 bát giống như thịt bò cari nhưng mầu nâu và một đĩa bánh mì được xé nhỏ. Đang khi ăn tôi cũng không biết mình ăn gì… chỉ thấy thịt hơi dai và mùi ca ri. Tôi mới gọi anh hỏi thịt này là gì? Anh ta nói “thịt dê” đó. Mùa chay đi giết con dê!
Theo thống kê của Singapore thì vào năm 2018, có 114 trung tâm bán rong trải rộng khắp trung tâm thành phố và các khu nhà ở trung tâm. Chúng được duy trì bởi Cơ quan Môi trường Quốc gia, cũng cấp cho mỗi gian hàng thực phẩm để vệ sinh. Trung tâm bán hàng rong lớn nhất nằm trên tầng hai của khu phức hợp Chinatown với hơn 200 gian hàng.
Khu phức hợp này cũng là nơi có món ăn được trao tặng sao Michelin rẻ nhất thế giới - một đĩa cơm gà với giá chừng $ 5US. Hai quầy hàng thức ăn đường phố trong thành phố là nơi đầu tiên trên thế giới được trao tặng một ngôi sao Michelin mỗi. Qua các quầy hang ngó đi ngó lại, tôi đả mua một ly nước mía ngọt xay có $1US. Tiếp đến đi các quầy khác rồi chỉ tay vào các món nấu sẵn mỗi gắp lòng như tai heo, dạ dầy, tim… là $2US. Ăn mấy món là đầy dạ dầy vào ban chiều.
Các món ăn địa phương thường thuộc về một dân tộc cụ thể - Trung Quốc, Mã Lai và Ấn Độ; nhưng sự đa dạng của ẩm thực đã tăng thêm bằng cách "lai tạo" các phong cách khác nhau (ví dụ: ẩm thực Peranakan, kết hợp ẩm thực Trung Hoa và Mã Lai). Ở các trung tâm bán rong, sự phổ biến văn hóa cũng có thể được ghi nhận khi các quầy hàng rong Malaysia truyền thống cũng bán thức ăn Tamil. Các quầy hàng Trung Quốc có thể giới thiệu các nguyên liệu, kỹ thuật nấu ăn hoặc toàn bộ món ăn của Malaysia vào trong phạm vi phục vụ của họ. Điều này tiếp tục làm cho ẩm thực của Singapore giàu có và hấp dẫn văn hóa.
Đồ ăn ngon cao cấp như được giới thiệu trong các tour du lịch gồm một chục nhà hàng đầu bếp nổi tiếng quốc tế, nhiều nhà hàng nằm trong khu nghỉ dưỡng resort. Nếu muốn theo tour đi ăn ban chiều có thể ghi tên tham dự và có xe đưa tến tận hotel đón đi và trong bữa ăn gồm có đồ ăn ngon và trình diễn văn nghệ truyền thống, giá từ $70 đến $200.
Tóm tắt về lịch sử hình thành Singapore
Đi ngược dòng lịch sử thì Ông Stamford Raffles người Anh quốc đã đến Singapore vào ngày 28 tháng 1 năm 1819 và sớm nhận ra hòn đảo này là một sự lựa chọn tự nhiên cho cảng mới. Hòn đảo này sau đó được cai trị bởi Sultan của Johor, vị này dưới quyền kiểm soát của người Hà Lan và Bugis. Tuy nhiên, Vương quốc Hà Lan đã bị suy yếu bởi bộ phận phe phái và Tengku Abdu'r Rahman và các quan chức bản quốc. Với sự giúp đỡ của Temenggong, ông Raffles đã tìm cách mua chuộc quan chức và đề nghị công nhận Tengku Long là Sultan của Johor, được trao danh hiệu Sultan Hussein và với điều kiện hàng năm phải trả số tiền là là 5000 đô la cho Raffles và 3000 đô la cho Temenggong; đổi lại, Sultan Hussein sẽ cấp cho Anh quyền thiết lập một điểm giao dịch tại Singapore. Một hiệp ước chính thức được ký vào ngày 6 tháng 2 năm 1819 và Singapore hiện đại được sinh ra. Như vậy Ông Raffles thành lập Singapore thành một điểm giao dịch của Công ty Đông Ấn Độ của Anh (British East India Company). Sau khi công ty sụp đổ vào năm 1858, các hòn đảo được nhượng lại cho Raj như một thuộc địa vương quốc Anh.
Năm 1824, toàn bộ hòn đảo trở thành sở hữu của Anh sau một hiệp ước nữa Sultan. Năm 1826, Singapore trở thành một phần của Khu định cư eo biển, thuộc thẩm quyền của Ấn Độ Anh, trở thành thủ phủ của vùng vào năm 1836.
Trước khi Raffles đến, Singapore chỉ có khoảng 1000 người sống trên đảo, chủ yếu là người Mã Lai bản xứ cùng với một số ít người Hoa. Đến năm 1860, dân số đã tăng lên hơn 80.000 người, hơn một nửa là người Trung hoa. Nhiều người trong số những người nhập cư ban đầu này đến làm việc trên các đồn điền và trồng nho. Sau đó, vào những năm 1890, khi ngành công nghiệp cao su cũng được thành lập ở Malaya và Singapore, hòn đảo này trở thành một trung tâm toàn cầu về phân loại và xuất khẩu cao su.
Singapore không bị ảnh hưởng nhiều bởi Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914–18), khi cuộc xung đột không lan rộng đến Đông Nam Á. Sự kiện quan trọng duy nhất trong chiến tranh là một cuộc đột biến của những người Hồi giáo từ Ấn Độ Anh bị giam giữ tại Singapore, xảy ra vào năm 1915. Sau khi nghe tin đồn rằng họ bị đuổi khỏi Đế quốc Ottoman, một quốc gia Hồi giáo, những người lính nổi dậy. Họ đã giết các sĩ quan và một số thường dân Anh trước khi cuộc đột kích bị đàn áp bởi những người không phải Hồi giáo đến từ Johore và Miến Điện.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, người Anh đã xây dựng căn cứ hải quân Singapore lớn như là một phần của chiến lược phòng thủ Singapore. Ban đầu được công bố vào năm 1923, việc xây dựng cơ sở tiến hành từ từ cho đến khi Nhật Bản xâm chiếm Mãn Châu vào năm 1931. Khi hoàn thành vào năm 1939, với chi phí rất lớn là 500 triệu đô la, Singapore tự hào là bến cảng lớn nhất thế giới, -cầu nổi lớn nhất, và có đủ bình nhiên liệu để hỗ trợ toàn bộ hải quân Anh trong sáu tháng. Winston Churchill cho rằng nơi này như là "Gibraltar của phương Đông". Căn cứ hải quân Singapore là căn cứ lớn nhất của Anh ở phía đông kênh đào Suez, hoàn thành vào năm 1938.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội Nhật hoàng xâm chiếm Malaya của Anh, lên đến đỉnh điểm trong Trận Singapore. Khi lực lượng Anh gồm 60.000 binh sĩ đầu hàng vào ngày 15 tháng 2 năm 1942, Thủ tướng Anh Winston Churchill gọi là thất bại "thảm họa tồi tệ nhất và sự đầu hàng lớn nhất trong lịch sử nước Anh. 85.000 nhân viên bị bắt, ngoài những tổn thất trong cuộc chiến trước đó ở Malaya. Khoảng 5.000 người đã thiệt mạng hoặc bị thương, trong số đó người Úc chiếm đa số. Thương vong Nhật Bản trong cuộc chiến ở Singapore lên tới 1.714 người thiệt mạng.
Các lực lượng Anh đã lên kế hoạch giải phóng Singapore vào năm 1945; tuy nhiên, chiến tranh đã kết thúc trước khi các hoạt động này có thể được thực hiện. Sau đó nó được tái chiếm bởi lực lượng Anh, Ấn Độ và Úc sau khi Nhật Bản đầu hàng vào tháng Chín. Anh sơ tán năm 1945 sau khi Nhật đầu hàng. Tháp kiểm soát của Sân bay Kallang gần thành phố đã được bảo tồn.
Sau khi người Nhật đầu hàng cho Đồng minh vào ngày 15 tháng 8 năm 1945, Singapore rơi vào tình trạng bạo lực và rối loạn ngắn ngủi; cướp bóc và trả thù đã lan tràn rộng rãi. Quân đội Anh dẫn đầu bởi Lord Louis Mountbatten, Tư lệnh Đồng minh tối cao cho Bộ Tư lệnh Đông Nam Á, trở về Singapore để nhận sự đầu hàng chính thức của quân Nhật trong vùng từ Tướng Itagaki Seishiro thay mặt cho Tổng Hisaichi Terauchi ngày 12 tháng 9 năm 1945 và một Cơ quan Quân sự Anh được thành lập để quản lý hòn đảo cho đến tháng 3 năm 1946.
Phần lớn cơ sở hạ tầng đã bị phá hủy trong chiến tranh, bao gồm cả các cơ sở cảng tại cảng Singapore. Ngoài ra còn có sự thiếu hụt thực phẩm dẫn đến suy dinh dưỡng, bệnh tật, và bạo lực và bạo lực lan tràn. Giá lương thực cao, thất nghiệp, và sự bất mãn của người lao động lên đến đỉnh điểm vào một loạt các cuộc đình công vào năm 1947 gây ra sự đình trệ lớn trong giao thông công cộng và các dịch vụ khác. Vào cuối năm 1947, nền kinh tế bắt đầu phục hồi, được hỗ trợ bởi nhu cầu ngày càng tăng về thiếc và cao su trên thế giới, nhưng phải mất vài năm nữa trước khi nền kinh tế trở lại mức trước chiến tranh.
Sự thất bại của Anh để bảo vệ thành công Singapore đã phá hủy uy tín của Anh quốc như là người cai trị không thể sai lầm dưới con mắt của người Singapore. Những thập kỷ sau chiến tranh đã chứng kiến một sự thức tỉnh chính trị giữa dân chúng địa phương và sự nổi dậy do tinh thần dân tộ chống thực dân, được biểu hiện bằng khẩu hiệu Merdeka, hay "độc lập" trong tiếng Malay. Người Anh, về phần mình, đã chuẩn bị từng bước tăng cường tự quản trị cho Singapore và Malaya. Vào ngày 1 tháng 4 năm 1946, các khu định cư eo biển được giải thể và Singapore trở thành một thuộc địa riêng biệt với một cơ quan hành chính dân sự do Thống đốc đứng đầu. Vào tháng 7 năm 1947, các Hội đồng Điều hành và Lập pháp riêng biệt được thành lập và việc bầu sáu thành viên của Hội đồng Lập pháp được lên kế hoạch vào năm sau.
Trong những năm 1950, cộng sản Trung Quốc có quan hệ chặt chẽ với các tổ chức công đoàn và các trường Trung Quốc đã tiến hành một cuộc chiến tranh du kích chống lại chính phủ, dẫn đến tình trạng khẩn cấp của người Mã Lai. Các cuộc bạo loạn vào năm 1954, các cuộc bạo loạn trường trung học Trung Quốc, và cuộc bạo loạn xe buýt Hock Lee ở Singapore đều liên quan đến những sự kiện này. David Marshall, lãnh đạo ủng hộ độc lập của Mặt trận Lao động, đã thắng cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của Singapore vào năm 1955. Ông dẫn đầu một phái đoàn đến London, nhưng nước Anh đã từ chối yêu cầu hoàn toàn tự trị.
Trong cuộc bầu cử tháng 5 năm 1959, Đảng Hành động Nhân dân đã thắng một trận long trời lở đất. Singapore trở thành một quốc gia tự trị trong nội bộ Khối thịnh vượng chung, với Lee Kuan Yew là Thủ tướng đầu tiên và cũng được công nhận là người sáng lập ra Singapore. Kết quả là, các cuộc tổng tuyển cử năm 1959 là lần đầu tiên sau khi chính quyền tự trị nội bộ được cấp bởi chính quyền Anh. Singapore vẫn chưa hoàn toàn độc lập, vì người Anh vẫn kiểm soát các vấn đề đối ngoại như quan hệ quân sự và ngoại giao. Tuy nhiên, Singapore bây giờ là một nhà nước được công nhận.
Mặc dù thành công của họ trong việc quản lý Singapore, các nhà lãnh đạo PAP tin rằng tương lai của Singapore nằm với Malaya do mối quan hệ mạnh mẽ giữa hai quốc gia. Người ta cho rằng việc sáp nhập sẽ mang lại lợi ích cho nền kinh tế bằng cách tạo ra một thị trường chung sẽ hỗ trợ các ngành công nghiệp mới, do đó giải quyết những tai ương thất nghiệp đang diễn ra tại Singapore. Tuy nhiên, một phe cánh cộng sản khá lớn của phe PAP phản đối mạnh mẽ việc sáp nhập, lo sợ mất ảnh hưởng. Đây là vì đảng cầm quyền của Malaya, Tổ chức Quốc gia Mã Lai, là người chống cộng sản kiên cường và ủng hộ phe không cộng sản của PAP chống lại họ. UMNO, ban đầu hoài nghi về ý tưởng sáp nhập khi họ không tin tưởng chính phủ PAP và lo ngại rằng dân số Trung Quốc lớn ở Singapore sẽ thay đổi cục diện chủng tộc mà cơ sở quyền lực chính trị của họ phụ thuộc, thay đổi suy nghĩ của họ về việc sáp nhập sau khi sợ bị chiếm hữu bởi những người ủng hộ cộng sản.
Ngày 27 tháng 5 năm 1961, Thủ tướng Malaya, Tunku Abdul Rahman, đưa ra một đề xuất bất ngờ của Liên bang Malaysia, bao gồm Liên bang Malaya, Singapore, Brunei và các lãnh thổ Borneo của Bắc Borneo và Sarawak. Các nhà lãnh đạo UMNO tin rằng dân số Malay bổ sung trong lãnh thổ Borneo sẽ bù đắp dân số Trung Quốc của Singapore. Chính phủ Anh, một phần, tin rằng việc sáp nhập sẽ ngăn cản Singapore trở thành thiên đường cho chủ nghĩa cộng sản.
Thủ tướng Lee Kuan Yew tyên bố vào ngày 9 tháng 8 năm 1965 như sau "Singapore sẽ mãi mãi là một quốc gia dân chủ và độc lập có chủ quyền, được thành lập dựa trên các nguyên tắc tự do và công lý và bao giờ tìm kiếm phúc lợi và hạnh phúc của người dân trong một xã hội bình đẳng và bình đẳng hơn."
Năm 2004, Lee Hsien Loong, con trai cả của Lee Kuan Yew, trở thành Thủ tướng thứ ba của đất nước. Trong nhiệm kỳ của Lee Hsien Loong bao gồm cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, giải quyết tranh chấp về đất đường sắt Malayan, và giới thiệu các khu nghỉ dưỡng tích hợp. Bất chấp sự tăng trưởng đặc biệt của nền kinh tế, Đảng Hành động Nhân dân (PAP) đã phải chịu kết quả bầu cử tồi tệ nhất trong năm 2011, giành được 60% phiếu bầu, trong bối cảnh các vấn đề nóng bỏng của dòng người lao động nước ngoài và chi phí sinh hoạt cao.
Vào ngày 23 tháng 3 năm 2015, Lee Kuan Yew qua đời, vào năm kỷ niệm độc lập thứ 50, tuyên bố một tuần lễ tang công khai. Sau đó, PAP duy trì đa số trong Quốc hội tại các cuộc tổng tuyển cử tháng 9, nhận được 69,9%; cuộc kiểm phiếu năm 2001 là 75,3%; và cuộc kiểm phiếu năm 1968 là 86,7%.
Vào ngày 12 tháng 6 năm 2018, Singapore đã tổ chức một hội nghị thượng đỉnh lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un, cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo của hai quốc gia. Hội nghị thượng đỉnh diễn ra tại Capella Resorton trên đảo Sentosa.
Lm. John Trần Công Nghị
(Tài liệu được thu thập và tóm tắt từ các nguồn khác nhau: từ internet, thông tin chính phủ, phòng du lịch…)
Du lịch Quốc Gia Thành Phố Singapore
Lời mở: Mới tháng 12 năm 2018 tôi đã viếng thăm một số các quốc gia Đông Á và thực sự phải nói là rất kinh ngạc về những phát triển nhanh chóng về kỹ nghệ, thương mại, công trình xây dựng và sự phồn thịnh của các quốc gia này, vì trước đây tôi cũng đã từng có ít nhất là ba bốn lần thắm qua Thái Lan, Cambot, Nhật Bản, Taiwan, Hồng Kong và Trung quốc… Đây là những quốc gia bị ảnh hưởng và có truyền thống Phật giáo sâu rộng, tuy nhiên ngày nay với đà tiến triển vật chất và tiến trình tục hóa, nên về mặt thực hành tôn giáo cũng có những thay đổi rất mạnh – không nguyên gì Phật giáo mà ngây cả các tôn giáo khác như Công Giáo, Tin lành và đạo thờ Ông bà nữa… Do vậy có cơ hội vừa đi làm mục vụ Tuyên úy Tuần Thánh cho hãng Cruise hạng nhất là Seabourn Sojourn, tôi đã nhận lời ngây, vì đây là cơ hội để tìm hiểu thêm sơ qua về tình hình tôn giáo tại các quốc gia này.
Hình ảnh chuyến thăm viếng tháng 4/2019
Hình ảnh chuyến thăm viếng tháng 12/2018
Singapore thành phố được ca tụng là bậc nhất thế giới về nhiều phương diên. Nói đến Singapore ai cũng từng biết đến là thành phố đẹp, sạch sẽ, tiến bộ, thông minh và an toàn.
Thực vậy vừa hạ cánh máy bay và bước vào chỗ lấy hành lý là du khách đã nhận ra ngay vẻ thanh lịch và ấn tượng vì hoa tươi rực rỡ khắp nơi… mùa nào hoa nấy! Phục sinh còn 2 tuần nữa thế mà cảnh Phục Sinh đã được trưng bày cho du khác thưỡng lãm.
Trong 2 ngày qua tôi đã thăm hai khu sinh hoạt đặc trưng của người Ấn độ và khu trung tâm người Hoa, vì đây là 2 sắc dân có ảnh hưởng mạnh tại Singapore không những từ khi lập quốc vào năm 1965 mà còn trước đó khi ký hiệp ước nhượng đất này cho Anh quốc năm 1861.
Singapore là một quốc gia thành phố độc lập tự trị và là đảo quốc ở Đông Nam Á, nằm ở mũi phía nam của bán đảo Malay, với quần đảo Riau của Indonesia về phía Nam và bán đảo Malaysia về phía bắc. Lãnh thổ của Singapore bao gồm một hòn đảo chính cùng với 62 đảo nhỏ khác. Kể từ khi độc lập, cải tạo đất rộng đã tăng tổng kích thước thêm lên tới 23% (130 km vuông hay 50 dặm vuông). Singapore được biết như là một quốc gia chuyển tiếp từ thế giới thứ ba sang thế giới thứ nhất chỉ trong một thế hệ duy nhất, dưới sự lãnh đạo của người cha sáng lập đảo quốc là ông Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew).
Thành phố có 5.6 triệu cư dân, 39% trong số đó là công dân nước ngoài, kể cả cư dân thường trú. Có bốn ngôn ngữ chính thức: tiếng Anh, tiếng Malay, tiếng Quan Thoại và tiếng Tamil; hầu hết người Singapore là song ngữ và tiếng Anh coi như là ngôn ngữ để giáo tế của quốc gia. Sự đa dạng văn hóa được phản ánh trong các món ăn dân tộc phong phú và các lễ hội lớn. Theo khảo sát của hãng Pew Research thì Singapore có sự đa dạng tôn giáo cao nhất ở bất kỳ quốc gia nào. Chủ nghĩa đa chủng tộc tại quốc gia này đã được ghi nhận trong hiến pháp kể từ khi độc lập, và tiếp tục hình thành các chính sách quốc gia về giáo dục, nhà ở, chính trị, trong số những người khác.
Singapore có thể được coi như trung tâm nơi giao thoa nhiều dịch vụ như: giáo dục toàn cầu, giải trí, tài chính, chăm sóc sức khỏe, nguồn vốn nhân lực, kỹ năng đổi mới, hậu cần, sản xuất, công nghệ, du lịch, thương mại và và vận tải.
Thành phố Singapore được xếp hạng cao trong nhiều bảng xếp hạng quốc tế và được công nhận là quốc gia "công nghệ sẵn sàng - the most technology-ready nation” (WEF), thành phố hội nghị quốc tế hàng đầu (UIA), với "tiềm năng đầu tư tốt nhất" (BERI) ), thành phố thông minh nhất thế giới, quốc gia an toàn nhất thế giới, là quốc gia cạnh tranh thứ nhì, là thị trường ngoại hối lớn thứ ba, trung tâm tài chính lớn thứ ba, trung tâm lọc dầu lớn thứ ba, và cảng container đông đúc thứ hai trên thế giới.
Singapore hiện nay cũng là thành phố đắt đỏ nhất thế giới khi chọn để sinh sống tại đây, tuy nhiên nó cũng được xác định là thiên đường thuế. Trên toàn cầu, Cảng Singapore và Sân bay Changi được danh hiệu nhất về hàng hải và không vận ("Maritime Capital" và "Best Airport") trong nhiều năm liên tiếp, trong khi hãng Singapore Airlines là "Hãng hàng không tốt nhất thế giới" từ năm 2018.
Singapore đứng thứ 9 về chỉ số phát triển con người của LHQ với GDP bình quân đầu người cao thứ 3. Cũng được đánh giá cao về chỉ số xã hội như: giáo dục, y tế, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống, an toàn cá nhân và nhà ở. Mặc dù thu nhập bất bình đẳng cao, 90% số hộ gia đình là chủ sở hữu.
Theo Chỉ số dân chủ, Singapore được mô tả như là một "nền dân chủ thiếu sót” (flawed democracy), dân chủ nhưng công dân phải chịu nhiều luật lệ kiềm chế và phải tự cư xử bằng không dễ bị bỏ tù. Hộ chiếu Singapore cũng như Nhật bản là các quốc gia đầu tiên miễn thị thực chiếu khán cho công dân của mình thăm nhiều quốc gia.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Singapore bị Nhật chiếm đóng. Nó giành được độc lập từ Anh vào năm 1963 bằng cách liên kết với các lãnh thổ khác của Anh để hình thành Malaysia, nhưng tách ra hai năm sau đó về những khác biệt ý thức hệ, trở thành một quốc gia có chủ quyền vào năm 1965. Sau nhiều năm bất ổn và mặc dù thiếu tài nguyên thiên nhiên và nội địa, quốc gia phát triển nhanh chóng như một Hổ Con của châu Á, dựa trên thương mại với thế giới bên ngoài và lực lượng lao động nội địa.
Về chính trị, Singapore là một nước cộng hòa nghị viện đơn nhất với một hệ thống quốc hội và của chính phủ nghị viện đơn phương. Là một trong năm thành viên sáng lập của ASEAN, Singapore là thành viên của Ban thư ký Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) và Ban Thư ký Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (PECC), cũng như nhiều hội nghị và sự kiện quốc tế. Nó cũng là một thành viên của Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, Phong trào không liên kết và Liên minh các quốc gia.
Marina Bay Sands là resort tích hợp được khai trương vào năm 2010; một trong những tòa nhà được chụp ảnh nhiều nhất thế giới. Đây là một hotel cao gần 400 mét có 3 tòa tower, trên đầu 2 tòa đội một sân thượng giống như chiếc thuyền. Trên sân thượng này có hồ bơi, tiệm ăn, giải trí… từ sân thượng nhìn bao quát tứ phía: thành phố Singapore tân tiến như nằm tầm nhìn của người phác họa ra nó. Từ trên đây nhìn bao quát bạn sẽ có một kinh nghiệm tuyệt vời không những vẻ đẹp thiên nhiên mà ngay cả vẻ đẹp do bàn tay khéo léo Thượng Đế ban cho con người có tài cộng tác và sang tạo.
Singapore có tỷ lệ triệu phú cao nhất thế giới, với một trong số sáu hộ gia đình có ít nhất một triệu đô la trong tài sản dùng một lần. Điều này không bao gồm tài sản, doanh nghiệp và hàng hóa xa xỉ, nếu được bao gồm sẽ làm tăng số lượng triệu phú, đặc biệt là tài sản ở Singapore thuộc loại đắt nhất thế giới. Singapore không có mức lương tối thiểu, tin rằng nó sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của nó. Nó cũng có một trong những bất bình đẳng thu nhập cao nhất giữa các nước phát triển.
Chính phủ cung cấp nhiều chương trình trợ giúp cho người vô gia cư và thiếu thốn thông qua Bộ Phát triển Xã hội và Gia đình, vì vậy hộ dân nghèo đói rất hiếm. Một số chương trình bao gồm cung cấp từ 400 đô la Singapore đến 1.000 đô la mỗi tháng cho các hộ gia đình nghèo, cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế miễn phí tại các bệnh viện chính phủ và trả tiền học phí cho trẻ em. Chính phủ Singapore cũng cung cấp nhiều lợi ích cho công dân của mình, bao gồm: tiền miễn phí để khuyến khích người dân tập thể dục tại các phòng tập thể dục công cộng, với số tiền thưởng trị giá 166.000 đô la cho mỗi đứa bé sinh ra, tiền để giúp người khuyết tật, máy tính xách tay giá rẻ cho sinh viên nghèo, giảm giá cho nhiều lĩnh vực như giao thông công cộng, hóa đơn tiện ích và nhiều dịch vụ khác nữa.
Mặc dù đã được công nhận rằng lao động nước ngoài rất quan trọng đối với nền kinh tế của đất nước, chính phủ đang xem xét giới hạn những công nhân này, vì lao động nước ngoài chiếm 80% công nghiệp xây dựng và lên tới 50% ngành công nghiệp dịch vụ. Cơ quan xuất nhập cảnh và trạm kiểm soát xuất bản một số tiêu chí để hội đủ điều kiện được thường trú.
Hòa hợp ngôn ngữ và bao dung tôn giáo tại Singapore
(Riêng về quan sát tình hình tôn giáo tại Singapore sẽ có một bài viết riêng)
Mặc dù là quốc gia thành phố nhỏ, Singapore có nhiều ngôn ngữ, tôn giáo và văn hóa. Cựu thủ tướng Singapore, Lee Kuan Yew và Goh Chok Tong, đã tuyên bố rằng Singapore không phù hợp với mô tả truyền thống của một quốc gia, gọi nó là một xã hội trong quá trình chuyển đổi, chỉ ra thực tế là người Singapore không nói cùng một ngôn ngữ, cùng chung một tôn giáo, hoặc có cùng một phong tục. Mặc dù tiếng Anh là ngôn ngữ đầu tiên của quốc gia, theo điều tra dân số năm 2010, 20% người Singapore không biết tiếng Anh. Tuy nhiên, đây là một cải tiến từ năm 1990, khi 40% người Singapore không biết chữ bằng tiếng Anh.
Từ 1819, Singapore phục vụ như một cảng thương mại cho các tàu Anh trên đường đến Ấn Độ. Là một trung tâm thương mại lớn và gần với Malaysia láng giềng, Singapore dễ bị ảnh hưởng từ nước ngoài, cả từ Anh và các nước châu Á khác. Công nhân Trung Quốc và Ấn Độ chuyển đến Singapore để làm việc tại cảng. Đất nước này vẫn là thuộc địa của Anh cho đến năm 1942.
Khi Singapore trở thành độc lập với Vương quốc Anh vào năm 1963, hầu hết công dân Singapore là những lao động không có việc làm từ Malaysia, Trung Quốc và Ấn Độ Nhiều người là lao động tạm thời, muốn kiếm tiền ở Singapore, không có ý định ở lại vĩnh viễn. Cũng có một số ít người trung lưu, người dân địa phương sinh ra - được gọi là người Peranakans hay Baba-Nyonya - con cháu của những người nhập cư Trung Quốc thế kỷ 15 và 16. Ngoại trừ những người Peranakans cam kết lòng trung thành với Singapore, phần lớn lòng trung thành của người lao động nằm ở quê hương của họ là Malaysia, Trung Quốc và Ấn Độ. Sau khi độc lập, chính phủ đã bắt đầu một quá trình cố ý để tạo ra một bản sắc và văn hóa Singapore.
Kampong Glam là ngôi nhà của hoàng gia Malay có diện tích 56 mẫu Anh từ năm 1824. Được bảo tồn như một khu vực lịch sử, nó bao gồm Nhà thờ Hồi giáo Masjid Sultan và Trung tâm Di sản Malay.
Mỗi hành vi và thái độ của người Singapore đều bị ảnh hưởng bởi, trong số những thứ khác, ngôn ngữ gia đình và tôn giáo của người đó. Người Singapore nói tiếng Anh như ngôn ngữ mẹ đẻ của họ có xu hướng nghiêng về phía văn hóa phương Tây, trong khi những người nói tiếng Trung Quốc như ngôn ngữ mẹ đẻ của họ có xu hướng nghiêng về phía văn hóa Trung Quốc và Nho giáo. Người Singapore nói tiếng Malay có khuynh hướng nghiêng về phía văn hóa Malay, bản thân nó gắn liền với văn hóa Hồi giáo.
Sự hòa hợp chủng tộc và tôn giáo được người Singapore coi là một phần quan trọng trong sự thành công của Singapore, và đóng một vai trò trong việc xây dựng một bản sắc Singapore.
Văn học Singapore
Văn học Singapore hoặc SingLit bao gồm một bộ sưu tập các tác phẩm văn học do người Singapore viết chủ yếu bằng bốn ngôn ngữ chính thức của cả nước: tiếng Anh, tiếng Malay, tiếng Quan thoại chuẩn và tiếng Tamil. Nó ngày càng được coi là có bốn tiểu văn học thay vì một. Nhiều tác phẩm quan trọng đã được dịch và giới thiệu trong các ấn phẩm như tạp chí văn học Singa, được xuất bản vào những năm 1980 và 1990 với các biên tập viên bao gồm Edwin Thumboo và Koh Buck Song, cũng như trong các tuyển tập đa ngôn ngữ như Rhythms: Singennial Anthology of Poetry. 2000), trong đó những bài thơ đều được dịch ba lần thành ba thứ tiếng. Một số nhà văn Singapore như Tan Swie Hian và Kuo Pao Kun đã đóng
Hoa quốc gia của Singapore là hoa lan lai, Vanda 'Miss Joaquim', được đặt theo tên của một người phụ nữ Armenia sinh ra ở Singapore, người đã tạo giống hoa lan lai trong khu vườn của mình tại Tanjong Pagar năm 1893.
Nhiều biểu tượng quốc gia như Huy hiệu Singapore và biểu tượng đầu sư tử của Singapore, vì Singapore được biết đến là Thành phố Sư Tử.
Thông tin và truyền thông
Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) là một trong những trụ cột của thành công kinh tế của Singapore. Tuy nhiên, các mạng truyền thông đại chúng của Singapore, bao gồm cả truyền hình và mạng điện thoại, từ lâu đã được chính phủ điều hành. Khi Singapore đầu tiên trực tuyến, người Singapore có thể sử dụng Teleview để giao tiếp với nhau, nhưng không phải với những người bên ngoài thành phố có chủ quyền của họ. Các ấn phẩm như The Wall Street Journal đã bị kiểm duyệt.
'Đảo thông minh' là thuật ngữ được sử dụng để mô tả Singapore trong những năm 1990, liên quan đến mối quan hệ thích nghi ban đầu của quốc đảo với internet. Thuật ngữ này được nhắc đến trong bài luận năm 1993 của William Gibson về Disneyland với hình phạt tử hình.
Singapore có tỷ lệ dân chúng có điện thoại thông minh cao nhất thế giới, theo khảo sát của Deloitte và Google Consumer Barometer - lần lượt là 89% và 85% dân số vào năm 2014. Tỷ lệ thâm nhập điện thoại di động nói chung là 148 thuê bao điện thoại di động trên 100 người. Internet ở Singapore được cung cấp bởi hãng nhà nước có tên Singtel, một phần thuộc sở hữu nhà nước Starhub và M1 Limited cũng như một số nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) cung cấp dịch vụ dân cư có tốc độ lên đến 2 Gbit /một giây.
Các công ty liên kết với chính phủ kiểm soát phần lớn các phương tiện truyền thông trong nước ở Singapore. MediaCorp vận hành hầu hết các kênh truyền hình miễn phí và các đài phát thanh miễn phí tại Singapore. Có tổng cộng bảy kênh truyền hình miễn phí được cung cấp bởi Mediacorp. Starhub Cable Vision (SCV) cũng cung cấp truyền hình cáp với các kênh từ khắp nơi trên thế giới, TV Mio của Singtel cung cấp dịch vụ IPTV. Singapore Press Holdings, một cơ quan có liên kết chặt chẽ với chính phủ, kiểm soát hầu hết ngành công nghiệp báo chí ở Singapore.
Ngành công nghiệp truyền thông của Singapore đôi khi bị chỉ trích vì bị quản lý quá mức và thiếu tự do bởi các nhóm nhân quyền như Freedom House. Tự kiểm duyệt giữa các nhà báo được cho là phổ biến. Trong năm 2014, Singapore đã giảm xuống hạng thấp nhất từ trước tới nay (153/80 quốc gia) trên Chỉ số Tự do Báo chí do các phóng viên Pháp không biên giới xuất bản. Cơ quan phát triển phương tiện truyền thông điều chỉnh phương tiện truyền thông Singapore, yêu cầu cân bằng nhu cầu lựa chọn và bảo vệ chống lại các vật liệu gây hại và có hại.
Quyền sở hữu tư nhân của các chương trình truyền hình vệ tinh bị cấm. Trong năm 2016, đã có khoảng 4,7 triệu người dùng internet ở Singapore, chiếm 82,5% dân số. Chính phủ Singapore không tham gia kiểm duyệt rộng rãi trên internet, nhưng duy trì một danh sách một trăm trang web - chủ yếu là khiêu dâm – chính quyền ngăn chặn mang tính biểu tượng của cộng đồng Singapore về nội dung độc hại và không mong muốn trên Internet ".
Ẩm thực Singapore
Ăn uống được gọi là trò tiêu khiển quốc gia của Singapore, và thậm chí là nỗi ám ảnh đối với nhiều người. Sự đa dạng về ẩm thực của Singapore được chào mời như một lý do để ghé thăm đất nước này, một trong những địa điểm tốt nhất khi nói đến sự kết hợp giữa sự tiện lợi, đa dạng, chất lượng và giá cả.
Thành phố có một khu ẩm thực đang phát triển từ các trung tâm bán rong (ngoài trời), khu ẩm thực (máy lạnh), quán cà phê (ngoài trời với hàng chục quầy hàng rong), quán cà phê, thức ăn nhanh, bếp đơn giản, nhà hàng bình dân, nổi tiếng và cao cấp. Hàng ngày, 2 nhà hàng mới mở cửa hàng ngày tại Singapore. Những người Hồi giáo không ăn thịt lợn và người Hindu không ăn thịt bò, và cũng có một nhóm người ăn chay đáng kể. Đối với hầu hết các sự kiện, các nhà tổ chức sẽ chú ý đến họ và phục vụ thức ăn được chấp nhận cho tất cả hoặc cung cấp sự lựa chọn cho các dân tộc thiểu số. Lễ hội ẩm thực Singapore kỷ niệm ẩm thực Singapore được tổ chức vào tháng 7 hàng năm.
Trước những năm 1980, thức ăn đường phố chủ yếu được bán bởi những người nhập cư từ Trung Quốc, Ấn Độ và Malaysia đến những người nhập cư khác đang tìm kiếm một hương vị quen thuộc. Ở Singapore, thức ăn đường phố từ lâu đã di cư vào các trung tâm bán rong với khu vực tiếp khách chung. Thông thường, các trung tâm này có một vài chục đến hàng trăm quầy hàng thực phẩm, với mỗi chuyên về một hoặc một số món ăn có liên quan. Sự lựa chọn gần như áp đảo ngay cả đối với người dân địa phương. Mặc dù thực phẩm nấu chín có nguồn gốc từ hoặc vẫn được bán trên đường phố có thể được tìm thấy ở nhiều quốc gia, sự đa dạng và tầm với của các trung tâm bán rong tập trung phục vụ thức ăn đường phố di sản ở Singapore là chưa từng có ở nơi khác.
Tôi đã đến khu trung tâm Lau Pa Sat nơi bán hàng rong của người Ấn độ ở giữa khu tài chính Sataycart- quầy hàng cuộn trên một con phố ngang và hỏi anh chà-và món nào là đặc trưng của Ấn độ. Anh ta chỉ vào món “Kambing soup”. Tôi nói xin ordred một phần. Khi anh ta bưng ra thì thấy có 1 bát giống như thịt bò cari nhưng mầu nâu và một đĩa bánh mì được xé nhỏ. Đang khi ăn tôi cũng không biết mình ăn gì… chỉ thấy thịt hơi dai và mùi ca ri. Tôi mới gọi anh hỏi thịt này là gì? Anh ta nói “thịt dê” đó. Mùa chay đi giết con dê!
Theo thống kê của Singapore thì vào năm 2018, có 114 trung tâm bán rong trải rộng khắp trung tâm thành phố và các khu nhà ở trung tâm. Chúng được duy trì bởi Cơ quan Môi trường Quốc gia, cũng cấp cho mỗi gian hàng thực phẩm để vệ sinh. Trung tâm bán hàng rong lớn nhất nằm trên tầng hai của khu phức hợp Chinatown với hơn 200 gian hàng.
Khu phức hợp này cũng là nơi có món ăn được trao tặng sao Michelin rẻ nhất thế giới - một đĩa cơm gà với giá chừng $ 5US. Hai quầy hàng thức ăn đường phố trong thành phố là nơi đầu tiên trên thế giới được trao tặng một ngôi sao Michelin mỗi. Qua các quầy hang ngó đi ngó lại, tôi đả mua một ly nước mía ngọt xay có $1US. Tiếp đến đi các quầy khác rồi chỉ tay vào các món nấu sẵn mỗi gắp lòng như tai heo, dạ dầy, tim… là $2US. Ăn mấy món là đầy dạ dầy vào ban chiều.
Các món ăn địa phương thường thuộc về một dân tộc cụ thể - Trung Quốc, Mã Lai và Ấn Độ; nhưng sự đa dạng của ẩm thực đã tăng thêm bằng cách "lai tạo" các phong cách khác nhau (ví dụ: ẩm thực Peranakan, kết hợp ẩm thực Trung Hoa và Mã Lai). Ở các trung tâm bán rong, sự phổ biến văn hóa cũng có thể được ghi nhận khi các quầy hàng rong Malaysia truyền thống cũng bán thức ăn Tamil. Các quầy hàng Trung Quốc có thể giới thiệu các nguyên liệu, kỹ thuật nấu ăn hoặc toàn bộ món ăn của Malaysia vào trong phạm vi phục vụ của họ. Điều này tiếp tục làm cho ẩm thực của Singapore giàu có và hấp dẫn văn hóa.
Đồ ăn ngon cao cấp như được giới thiệu trong các tour du lịch gồm một chục nhà hàng đầu bếp nổi tiếng quốc tế, nhiều nhà hàng nằm trong khu nghỉ dưỡng resort. Nếu muốn theo tour đi ăn ban chiều có thể ghi tên tham dự và có xe đưa tến tận hotel đón đi và trong bữa ăn gồm có đồ ăn ngon và trình diễn văn nghệ truyền thống, giá từ $70 đến $200.
Tóm tắt về lịch sử hình thành Singapore
Đi ngược dòng lịch sử thì Ông Stamford Raffles người Anh quốc đã đến Singapore vào ngày 28 tháng 1 năm 1819 và sớm nhận ra hòn đảo này là một sự lựa chọn tự nhiên cho cảng mới. Hòn đảo này sau đó được cai trị bởi Sultan của Johor, vị này dưới quyền kiểm soát của người Hà Lan và Bugis. Tuy nhiên, Vương quốc Hà Lan đã bị suy yếu bởi bộ phận phe phái và Tengku Abdu'r Rahman và các quan chức bản quốc. Với sự giúp đỡ của Temenggong, ông Raffles đã tìm cách mua chuộc quan chức và đề nghị công nhận Tengku Long là Sultan của Johor, được trao danh hiệu Sultan Hussein và với điều kiện hàng năm phải trả số tiền là là 5000 đô la cho Raffles và 3000 đô la cho Temenggong; đổi lại, Sultan Hussein sẽ cấp cho Anh quyền thiết lập một điểm giao dịch tại Singapore. Một hiệp ước chính thức được ký vào ngày 6 tháng 2 năm 1819 và Singapore hiện đại được sinh ra. Như vậy Ông Raffles thành lập Singapore thành một điểm giao dịch của Công ty Đông Ấn Độ của Anh (British East India Company). Sau khi công ty sụp đổ vào năm 1858, các hòn đảo được nhượng lại cho Raj như một thuộc địa vương quốc Anh.
Năm 1824, toàn bộ hòn đảo trở thành sở hữu của Anh sau một hiệp ước nữa Sultan. Năm 1826, Singapore trở thành một phần của Khu định cư eo biển, thuộc thẩm quyền của Ấn Độ Anh, trở thành thủ phủ của vùng vào năm 1836.
Trước khi Raffles đến, Singapore chỉ có khoảng 1000 người sống trên đảo, chủ yếu là người Mã Lai bản xứ cùng với một số ít người Hoa. Đến năm 1860, dân số đã tăng lên hơn 80.000 người, hơn một nửa là người Trung hoa. Nhiều người trong số những người nhập cư ban đầu này đến làm việc trên các đồn điền và trồng nho. Sau đó, vào những năm 1890, khi ngành công nghiệp cao su cũng được thành lập ở Malaya và Singapore, hòn đảo này trở thành một trung tâm toàn cầu về phân loại và xuất khẩu cao su.
Singapore không bị ảnh hưởng nhiều bởi Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914–18), khi cuộc xung đột không lan rộng đến Đông Nam Á. Sự kiện quan trọng duy nhất trong chiến tranh là một cuộc đột biến của những người Hồi giáo từ Ấn Độ Anh bị giam giữ tại Singapore, xảy ra vào năm 1915. Sau khi nghe tin đồn rằng họ bị đuổi khỏi Đế quốc Ottoman, một quốc gia Hồi giáo, những người lính nổi dậy. Họ đã giết các sĩ quan và một số thường dân Anh trước khi cuộc đột kích bị đàn áp bởi những người không phải Hồi giáo đến từ Johore và Miến Điện.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, người Anh đã xây dựng căn cứ hải quân Singapore lớn như là một phần của chiến lược phòng thủ Singapore. Ban đầu được công bố vào năm 1923, việc xây dựng cơ sở tiến hành từ từ cho đến khi Nhật Bản xâm chiếm Mãn Châu vào năm 1931. Khi hoàn thành vào năm 1939, với chi phí rất lớn là 500 triệu đô la, Singapore tự hào là bến cảng lớn nhất thế giới, -cầu nổi lớn nhất, và có đủ bình nhiên liệu để hỗ trợ toàn bộ hải quân Anh trong sáu tháng. Winston Churchill cho rằng nơi này như là "Gibraltar của phương Đông". Căn cứ hải quân Singapore là căn cứ lớn nhất của Anh ở phía đông kênh đào Suez, hoàn thành vào năm 1938.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội Nhật hoàng xâm chiếm Malaya của Anh, lên đến đỉnh điểm trong Trận Singapore. Khi lực lượng Anh gồm 60.000 binh sĩ đầu hàng vào ngày 15 tháng 2 năm 1942, Thủ tướng Anh Winston Churchill gọi là thất bại "thảm họa tồi tệ nhất và sự đầu hàng lớn nhất trong lịch sử nước Anh. 85.000 nhân viên bị bắt, ngoài những tổn thất trong cuộc chiến trước đó ở Malaya. Khoảng 5.000 người đã thiệt mạng hoặc bị thương, trong số đó người Úc chiếm đa số. Thương vong Nhật Bản trong cuộc chiến ở Singapore lên tới 1.714 người thiệt mạng.
Các lực lượng Anh đã lên kế hoạch giải phóng Singapore vào năm 1945; tuy nhiên, chiến tranh đã kết thúc trước khi các hoạt động này có thể được thực hiện. Sau đó nó được tái chiếm bởi lực lượng Anh, Ấn Độ và Úc sau khi Nhật Bản đầu hàng vào tháng Chín. Anh sơ tán năm 1945 sau khi Nhật đầu hàng. Tháp kiểm soát của Sân bay Kallang gần thành phố đã được bảo tồn.
Sau khi người Nhật đầu hàng cho Đồng minh vào ngày 15 tháng 8 năm 1945, Singapore rơi vào tình trạng bạo lực và rối loạn ngắn ngủi; cướp bóc và trả thù đã lan tràn rộng rãi. Quân đội Anh dẫn đầu bởi Lord Louis Mountbatten, Tư lệnh Đồng minh tối cao cho Bộ Tư lệnh Đông Nam Á, trở về Singapore để nhận sự đầu hàng chính thức của quân Nhật trong vùng từ Tướng Itagaki Seishiro thay mặt cho Tổng Hisaichi Terauchi ngày 12 tháng 9 năm 1945 và một Cơ quan Quân sự Anh được thành lập để quản lý hòn đảo cho đến tháng 3 năm 1946.
Phần lớn cơ sở hạ tầng đã bị phá hủy trong chiến tranh, bao gồm cả các cơ sở cảng tại cảng Singapore. Ngoài ra còn có sự thiếu hụt thực phẩm dẫn đến suy dinh dưỡng, bệnh tật, và bạo lực và bạo lực lan tràn. Giá lương thực cao, thất nghiệp, và sự bất mãn của người lao động lên đến đỉnh điểm vào một loạt các cuộc đình công vào năm 1947 gây ra sự đình trệ lớn trong giao thông công cộng và các dịch vụ khác. Vào cuối năm 1947, nền kinh tế bắt đầu phục hồi, được hỗ trợ bởi nhu cầu ngày càng tăng về thiếc và cao su trên thế giới, nhưng phải mất vài năm nữa trước khi nền kinh tế trở lại mức trước chiến tranh.
Sự thất bại của Anh để bảo vệ thành công Singapore đã phá hủy uy tín của Anh quốc như là người cai trị không thể sai lầm dưới con mắt của người Singapore. Những thập kỷ sau chiến tranh đã chứng kiến một sự thức tỉnh chính trị giữa dân chúng địa phương và sự nổi dậy do tinh thần dân tộ chống thực dân, được biểu hiện bằng khẩu hiệu Merdeka, hay "độc lập" trong tiếng Malay. Người Anh, về phần mình, đã chuẩn bị từng bước tăng cường tự quản trị cho Singapore và Malaya. Vào ngày 1 tháng 4 năm 1946, các khu định cư eo biển được giải thể và Singapore trở thành một thuộc địa riêng biệt với một cơ quan hành chính dân sự do Thống đốc đứng đầu. Vào tháng 7 năm 1947, các Hội đồng Điều hành và Lập pháp riêng biệt được thành lập và việc bầu sáu thành viên của Hội đồng Lập pháp được lên kế hoạch vào năm sau.
Trong những năm 1950, cộng sản Trung Quốc có quan hệ chặt chẽ với các tổ chức công đoàn và các trường Trung Quốc đã tiến hành một cuộc chiến tranh du kích chống lại chính phủ, dẫn đến tình trạng khẩn cấp của người Mã Lai. Các cuộc bạo loạn vào năm 1954, các cuộc bạo loạn trường trung học Trung Quốc, và cuộc bạo loạn xe buýt Hock Lee ở Singapore đều liên quan đến những sự kiện này. David Marshall, lãnh đạo ủng hộ độc lập của Mặt trận Lao động, đã thắng cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của Singapore vào năm 1955. Ông dẫn đầu một phái đoàn đến London, nhưng nước Anh đã từ chối yêu cầu hoàn toàn tự trị.
Trong cuộc bầu cử tháng 5 năm 1959, Đảng Hành động Nhân dân đã thắng một trận long trời lở đất. Singapore trở thành một quốc gia tự trị trong nội bộ Khối thịnh vượng chung, với Lee Kuan Yew là Thủ tướng đầu tiên và cũng được công nhận là người sáng lập ra Singapore. Kết quả là, các cuộc tổng tuyển cử năm 1959 là lần đầu tiên sau khi chính quyền tự trị nội bộ được cấp bởi chính quyền Anh. Singapore vẫn chưa hoàn toàn độc lập, vì người Anh vẫn kiểm soát các vấn đề đối ngoại như quan hệ quân sự và ngoại giao. Tuy nhiên, Singapore bây giờ là một nhà nước được công nhận.
Mặc dù thành công của họ trong việc quản lý Singapore, các nhà lãnh đạo PAP tin rằng tương lai của Singapore nằm với Malaya do mối quan hệ mạnh mẽ giữa hai quốc gia. Người ta cho rằng việc sáp nhập sẽ mang lại lợi ích cho nền kinh tế bằng cách tạo ra một thị trường chung sẽ hỗ trợ các ngành công nghiệp mới, do đó giải quyết những tai ương thất nghiệp đang diễn ra tại Singapore. Tuy nhiên, một phe cánh cộng sản khá lớn của phe PAP phản đối mạnh mẽ việc sáp nhập, lo sợ mất ảnh hưởng. Đây là vì đảng cầm quyền của Malaya, Tổ chức Quốc gia Mã Lai, là người chống cộng sản kiên cường và ủng hộ phe không cộng sản của PAP chống lại họ. UMNO, ban đầu hoài nghi về ý tưởng sáp nhập khi họ không tin tưởng chính phủ PAP và lo ngại rằng dân số Trung Quốc lớn ở Singapore sẽ thay đổi cục diện chủng tộc mà cơ sở quyền lực chính trị của họ phụ thuộc, thay đổi suy nghĩ của họ về việc sáp nhập sau khi sợ bị chiếm hữu bởi những người ủng hộ cộng sản.
Ngày 27 tháng 5 năm 1961, Thủ tướng Malaya, Tunku Abdul Rahman, đưa ra một đề xuất bất ngờ của Liên bang Malaysia, bao gồm Liên bang Malaya, Singapore, Brunei và các lãnh thổ Borneo của Bắc Borneo và Sarawak. Các nhà lãnh đạo UMNO tin rằng dân số Malay bổ sung trong lãnh thổ Borneo sẽ bù đắp dân số Trung Quốc của Singapore. Chính phủ Anh, một phần, tin rằng việc sáp nhập sẽ ngăn cản Singapore trở thành thiên đường cho chủ nghĩa cộng sản.
Thủ tướng Lee Kuan Yew tyên bố vào ngày 9 tháng 8 năm 1965 như sau "Singapore sẽ mãi mãi là một quốc gia dân chủ và độc lập có chủ quyền, được thành lập dựa trên các nguyên tắc tự do và công lý và bao giờ tìm kiếm phúc lợi và hạnh phúc của người dân trong một xã hội bình đẳng và bình đẳng hơn."
Năm 2004, Lee Hsien Loong, con trai cả của Lee Kuan Yew, trở thành Thủ tướng thứ ba của đất nước. Trong nhiệm kỳ của Lee Hsien Loong bao gồm cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, giải quyết tranh chấp về đất đường sắt Malayan, và giới thiệu các khu nghỉ dưỡng tích hợp. Bất chấp sự tăng trưởng đặc biệt của nền kinh tế, Đảng Hành động Nhân dân (PAP) đã phải chịu kết quả bầu cử tồi tệ nhất trong năm 2011, giành được 60% phiếu bầu, trong bối cảnh các vấn đề nóng bỏng của dòng người lao động nước ngoài và chi phí sinh hoạt cao.
Vào ngày 23 tháng 3 năm 2015, Lee Kuan Yew qua đời, vào năm kỷ niệm độc lập thứ 50, tuyên bố một tuần lễ tang công khai. Sau đó, PAP duy trì đa số trong Quốc hội tại các cuộc tổng tuyển cử tháng 9, nhận được 69,9%; cuộc kiểm phiếu năm 2001 là 75,3%; và cuộc kiểm phiếu năm 1968 là 86,7%.
Vào ngày 12 tháng 6 năm 2018, Singapore đã tổ chức một hội nghị thượng đỉnh lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un, cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo của hai quốc gia. Hội nghị thượng đỉnh diễn ra tại Capella Resorton trên đảo Sentosa.
Lm. John Trần Công Nghị
(Tài liệu được thu thập và tóm tắt từ các nguồn khác nhau: từ internet, thông tin chính phủ, phòng du lịch…)