Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy tin
Lm Jude Siciliano, OP
06:36 12/04/2012
CHÚA NHẬT 2 PHỤC SINH B
Cv 4: 32-35; Tv 118; I Ga 5: 1-6; Ga 20: 19-31
Quí vị có thực sự chê trách Tôma không? Làm sao ông có thể chấp nhận những gì mà các môn đệ khác đang nói với ông, “Chúng tôi đã nhìn thấy Chúa”? Ông Tôma có thể kinh nghiệm được gì khác trong cuộc đời mình qua lời các môn đệ đang xác quyết? Những điều mà các môn đệ đang nói với ông chẳng có chút ý nghĩa gì cả. Ở đây không phải là vấn đề họ thân thiết thế nào với ông trong suốt khoảng thời gian cùng đồng hành với nhau.
Khi một người mà chúng ta yêu thương và tin tưởng lại nói một điều gì đó khiến người khác nghi ngờ, thì chúng ta vẫn tin người thân của mình vì mối quan hệ mật thiết với chúng ta. Nhưng có những điều không thể tin được – ngay cả khi những người thân thiết nhất với chúng ta vẫn khăng khăng như thế. “Sự phục sinh từ cõi chết” được liệt vào đầu danh sách những điều “không thể tin được”. Chẳng có ai hy vọng Đức Giêsu sống lại – trước Người không có ai làm được như vậy nên chẳng có cơ sở gì đáng tin là Người thực hiện được điều đó – mặc dù lời tuyên bố rất khẳng khái được phát ra từ miệng các môn đệ rằng, “Chúng tôi đã nhìn thấy Chúa.”
Nhưng nếu Đức Giêsu thực sự trỗi dậy, thì đó chỉ là trận bóng hoàn toàn mới mà thôi. Chẳng có gì giống như trước cả. Các môn đệ của Người có lẽ đã nhìn về cuộc đời của họ và cuộc sống nói chung theo một cách hoàn toàn mới lạ. Có lẽ họ lập lại những gì mà họ nghe được từ Đức Giêsu nói trước đây, những điều đó thoạt đầu các môn đệ cảm thấy khó nghe và vô lý, thì nay họ nghe lại với đôi tai mới và cách hiểu mới. Chẳng hạn như: “Ai giữ mạng sống mình thì sẽ mất… Kẻ rốt hết sẽ lên hàng đầu, người trước hết sẽ… Nếu hạt lúa không gieo vào lòng đất và chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình, nhưng nếu nó chết đi, thì nó sẽ sinh nhiều bông hạt… Đi bán tất cả những gì anh có và đem chia cho những người nghèo rồi đến đây theo tôi…”
Với lối nhìn của thế gian những lời dạy như thế quả là ngây ngô và không thể nào thực hiện được. Nhưng nếu các môn đệ của Đức Giêsu nói đúng và họ đã “nhìn thấy Chúa thật,” thì mọi người và mọi vật phải được nhìn thấy qua lăng kính của sự phục sinh. Cuộc đời mà Đức Giêsu đã sống và mời gọi các môn đệ đi theo thì bây giờ có thể thực hiện được – nếu Đức Kitô trỗi dậy từ cõi chết, đúng như lời các môn đệ loan báo cho ông Tôma.
Trình thuật về sự hiện ra sau phục sinh của Gioan (và Luca) có chi tiết hơn của Máccô và Mátthêu. Thánh Gioan viết cho những thế hệ muộn hơn, như chúng ta, là những người không chứng kiến. Thánh Gioan viết cho những người muốn nói rằng, “Tôi ao ước được có mặt ở đó thì dễ tin hơn nhiều.” Ông Tôma là một người phát ngôn giỏi cho những lưu truyền của chúng ta, ông đã đưa nói thay cho những ngờ vực của chúng ta. Vì Tôma nói ra những lời lẽ hết sức nghi ngờ, “Nếu tôi không thấy dấu đinh…,” nên lời tuyên bố về niềm tin của ông đã thuyết phục chúng ta hơn.
Những anh chị em chính thống của chúng ta đã tạo cho mình một cảm nghiệm rất riêng và thậm chí rất cảm động đối với Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần. Chúng ta không theo truyền thống đó. Nhưng trong những tuần này, các câu chuyện phục sinh của chúng ta vẫn dẫn dắt mọi người đến trải nghiệm rất riêng về Chúa Kitô với cách thức khác nhau. Vài người gặp Chúa Kitô như một người họ nghĩ là xa lạ - Maria Mađalêna trong khu vườn, hai môn đệ trên đường về Emmaus. Số khác được sức dầu bởi Thánh Thần của Người và họ gặp Đức Kitô khi cầu nguyện với nhau. Phêrô và Gioan có kinh nghiệm về quyền năng của Đức Kitô ở với họ khi chữa lành người hành khất tàn tật khi họ vào Đền thờ (Cv 3, 1-10).
Ông Tôma, người đa nghi, cuối cùng đến đối diện với Đức Kitô và thực hiện một hành động lớn lao trong niềm tin, “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con.” Ông Tôma đã đi từ hoài nghi đến xác tín. Nhờ thuyết hoài nghi của Tôma mà chúng ta biết được rằng Đức Kitô không chỉ đơn thuần là hồn ma đi thăm lại chốn quen. Nhưng những vết thương của Người là thực, lỗ đinh nơi người có thể đụng chạm được. Qua đó, Đức Giêsu mời gọi ông Tôma và cả chúng ta hãy vượt lên trên việc tìm kiếm chứng có thể đụng chạm được để “Tin”, dù không nhìn thấy.
Trong những cách thức khác, mỗi người chúng ta đến để có kinh nghiệm về cái chết và sự phục sinh của Đức Giêsu. Trong khi hầu hết chúng ta được rửa tội khi còn bé và niềm tin của chúng ta ngay từ đầu được xây dựng trên những lời tuyên xưng của người khác, chúng ta có thể tự chất vấn với chính mình rằng “Chúng ta đã nhìn thấy và đụng chạm Chúa phục sinh theo cách riêng của mình như thế nào?”
Đối với một số người, chúng ta gặp Đức Kitô qua Bí tích Hòa giải, ở đó chúng ta nghe những lời tha thứ và bảo đảm nhận được cùng một sự chữa lành mà các môn đệ đã trải nghiệm khi Chúa Giêsu xuất hiện ở giữa họ và nói, “Bình an cho anh em”. Chúng ta cũng cảm nghiệm sự hiện diện sống động của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể qua việc bẻ bánh, như hai môn đệ trên đường Emmaus đã trải qua. Những ai được rửa tội trong đêm Vọng Phục sinh đều nói rằng họ đã cảm nhận, nhìn thấy và đụng chạm đến Chúa Kitô phục sinh nơi những người dạy giáo lý và đỡ đầu cho họ, những người đồng hành với họ trong hành trình đức tin.
Có lẽ chúng ta đã gặp Chúa Kitô nơi một người đang hấp hối dù họ đón nhận niềm khi sự chết gần kề. Hoặc là chúng ta đã đi qua một giai đoạn mất mát và thất bại nào đó, và rồi nhận ra thấp thoáng hình ảnh của một sự sống mới đang mở ra trước mắt chúng ta. Tình yêu của người khác dành cho chúng ta nhiều khi là những cảm nhận cụ thể khiến chúng ta nhận ra rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta biết dường nào – nói cách khác, trong nhiều trường hợp, chúng ta đã nhìn thấy và đụng chạm đến Thiên Chúa.
Ngày nay tôi mong muốn sống trong Giáo hội lý tưởng như là bức tranh mà thánh Luca đã vẽ về Giáo hội thời sơ khai trong bài đọc Công vụ Tông đồ hôm nay. Ngài mô tả các Kitô hữu đều “một lòng một ý.” Ngài nói rằng họ là một Giáo hội nơi đó không có ai túng thiếu và mọi người đều chia sẻ của cải mình có, giống như một gia đình hoàn hảo. Nghe như là gia đình Ozzie và Harriet kỳ cựu trước đây được trình chiếu trên truyền hình. Không còn hận thù cá nhân, chẳng khác biệt tôn giáo hoặc tranh chấp, cũng không có phân biệt giáo dân hay giáo sĩ, không còn bất lương, cũng không tranh cãi về phụng vụ hay chủ nghĩa cá nhân,… Thánh Luca như đang mô tả về các thụ tạo từ một hành tinh khác vậy! Chứ không phải tả về Giáo hội mà chúng ta đang sống.
Quí vị đã hiểu là thánh Luca muốn đang lý tưởng hóa cộng đồng Kitô giáo tiên khởi vì trong chương kế tiếp (5,l-11) có hai thành viên của Giáo hội, Ananiô và Sapphira, họ nói dối và lừa gạt, đang sắp đặt những chương trình giả trá từ việc bán của cải trước mặt các Tông đồ. Họ đã chết vì việc làm sai trái này. Vì thế, qua cách kể chuyện của mình, thánh Luca muốn giới thiệu đôi nét về thực trạng trong Giáo hội sơ khai. Và chúng ta trả lời rằng, “Bây giờ thực trạng đó còn hơn thế nữa!”
Cũng vậy, thánh Luca dường như đang trình bày với chúng ta một lý tưởng. Không cộng đoàn giáo xứ hay tôn giáo nào, mà cũng chẳng chẳng phải vấn đề những thành viên cảm thấy mình tốt ra sao, về các việc làm phụng vụ và những việc đạo đức của họ, lại là nội dung mà thánh Luca nói về Giáo hội. Ngài ra như mô tả về những gì mà chúng ta sẽ thấy, chẳng hạn cộng đoàn các môn đệ của Đức Giêsu sống động nhờ Thần Khí của Người. Khi lắng nghe mô tả của ngài về cộng đoàn Kitô hữu ấy, chúng ta chỉ có thể nói với chính mình rằng “Chúng ta có nhiều chỗ cần cải thiện”.
Có những giai đoạn chúng ta rất tự hào về giáo xứ của mính. Chúng ta dường như đã phản chiếu rất tốt hình ảnh về Đức Giêsu. Nhưng lại có những thời gian, chúng ta biết rằng mình còn một con đường dài để đi. Ý thức về những thiếu xót của mình, chúng ta chuẩn bị cho ngày Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, một lần nữa chúng ta lại cầu nguyện cho Giáo hội, “Xin Chúa Thánh Thần ngự đến, giúp chúng con dễ dàng nhận ra một cộng đoàn các môn đệ của Đức Giêsu Kitô. Giúp chúng con tha thứ cho nhau, quan tâm đến những nhu cầu của nhau và đồng tâm nhất trí vui mừng cử hành các phụng vụ ngợi ca và chúc tụng”.
Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh Gò-Vấp
2nd SUNDAY OF EASTER B
Acts 4: 32-35; Psalm 118; I John 5: 1-6; John 20: 19-31
Really – can you blame Thomas? How could he accept what the other disciples were telling him, "We have seen the Lord"? What other experience in his life could he draw upon to help him process what the other disciples were claiming? What they were telling him made no sense at all. It didn’t matter how close they had been to him during their years as they traveled together.
When someone we love and trust tells us something that others doubt, we believe them because of our relationship with them. But there are some things too incredible to believe – even when those closest to us are insisting on it . Place "resurrection from the dead" at the very top of the list of "unbelievables." No one expected Jesus to rise – no one had before him and there was no credible reason to believe he had – despite the excited claim by the other disciples, "We have seen the Lord!"
But if Jesus did rise, then it was a whole new ballgame! Nothing would be the same – his disciples would have to view their lives and life in general, in an entirely new way. They would have to replay what they heard Jesus say, which at first sounded impossible or contradictory to them and now they would have to listen with new ears and new understanding. Things like: "Those who want to gain their life must lose it….The last shall be first, the first last….Unless a grain of wheat fall to the ground and die, it remains just a grain of wheat, but if it dies, it bears much fruit….Go sell what you have and give to the poor and then come follow me… etc.
Using the eyes of the world such teachings are naïve or impossible. But if Jesus’ disciples were right and they had "seen the Lord," then everyone and everything would have to be looked at through the lens of the resurrection. The life Jesus lived and invited his disciples to follow would now be possible – if Christ rose from the dead, as his disciples were proclaiming to Thomas.
John (and Luke’s) account of the resurrection appearances are more detailed than Mark and Matthew’s. He was writing for a later generation, like us, who had not seen. John wrote for those who were tempted to say, "I wish I had been there, it would be much easier to believe." Thomas is a good spokesperson for our reservations, he puts words on our doubts. Because he words his doubts so firmly, "Unless I see the mark of the nails...," his declaration of faith is more convincing to us.
Our fundamentalist sisters and brothers make much of a personal, even emotional, experience with Christ and his Spirit. We don’t follow that tradition. Still, our resurrection stories these weeks show people coming to experience Christ personally in various ways. Some met him in one they thought was a stranger – Mary Magdalene in the garden, the Emmaus disciples on the road. Some were anointed by his Spirit and met him as they prayed together. Peter and John experienced his power with them when they cured the crippled beggar as they entered the Temple (Acts 3: 1-10) .
Thomas, the doubter, finally comes face to face with Christ and makes a huge act of faith, "My Lord and my God." He went from doubt to faith. Because of Thomas’ skepticism we learn that Christ was not merely a ghost revisiting old haunts. His wounds were real, the crucified one was tangible. Jesus invited Thomas and us to move beyond our need for tangible proofs by urging us, "Believe," even without seeing.
In different ways each of us comes to an experience of Jesus’ death and resurrection. While most of us were baptized as infants and our faith is initially based on the words of others still, we can ask ourselves, "How have we personally seen and touched the risen Lord?"
For some, we met Christ through the Sacrament of Reconciliation, in which we heard words of forgiveness and were assured of the same reconciliation the disciples experienced when Jesus appeared in their midst and said, "Peace be with you." We also experienced Jesus’ living presence in the Eucharistic breaking of the bread, as the Emmaus disciples did. Those who were baptized at the Easter Vigil have said they felt they saw and touched the risen Christ in their catechists and sponsors who journeyed with them in their faith walk.
Perhaps we met Christ in a dying person who possessed faith even as death approached. Or, we might have gone through a period of loss and failure and then received a glimpse of new life opening before us. The love of another person may have given us some concrete sense of how much we are loved by God – in other words, in these and many other instances, we saw and touched the Lord.
I wish living in the church today was as ideal as the picture Luke paints of the early church in our Acts reading today. He describes those Christians as being of "one heart and mind." He says they were a church in which no one went in need and everyone shared what they had, just like a perfect family. Sounds like the old Ozzie and Harriet family of early television days. There were no personal feuds, differing sects, rivalries, lay/clerical divides, malfeasance, liturgical squabbles, individualism, etc. Luke sounds like he’s describing creatures from another planet! Not the church we live in.
You get a hint that Luke is idealizing the early Christian community because in the next chapter (5: 1-11) two church members, Ananias and Sapphira, lie and cheat, laying false proceeds from the sale of their property before the apostles. They are struck dead for their misdeeds. So, Luke introduces more than a little dose of realism into his narrative about the early church. And we might respond, "Now that’s more like it!"
Still, Luke seems to be setting out an ideal for us. No parish or religious community, no matter how good its members feel about themselves, their liturgies and good works, should be content in the light of Luke’s vision for the church. Luke seems to be proposing what we should look like as a community of Jesus’ disciples enlivened by his Spirit. Hearing his description of a Christian community, we can only say to ourselves, "We have plenty of room for improvement."
Some days we are very proud of our parish. We seem to be a very good reflection of Jesus. But other days, we know we have a long way to go. Conscious of our shortcomings, as we prepare for Pentecost, we could pray once again for our church, "Come Spirit, help us to be easily recognizable as a community of disciples of Jesus Christ. Help us forgive each other, care for one another’s needs and joyfully celebrate our liturgies of praise with one mind and one heart."
Cv 4: 32-35; Tv 118; I Ga 5: 1-6; Ga 20: 19-31
Quí vị có thực sự chê trách Tôma không? Làm sao ông có thể chấp nhận những gì mà các môn đệ khác đang nói với ông, “Chúng tôi đã nhìn thấy Chúa”? Ông Tôma có thể kinh nghiệm được gì khác trong cuộc đời mình qua lời các môn đệ đang xác quyết? Những điều mà các môn đệ đang nói với ông chẳng có chút ý nghĩa gì cả. Ở đây không phải là vấn đề họ thân thiết thế nào với ông trong suốt khoảng thời gian cùng đồng hành với nhau.
Khi một người mà chúng ta yêu thương và tin tưởng lại nói một điều gì đó khiến người khác nghi ngờ, thì chúng ta vẫn tin người thân của mình vì mối quan hệ mật thiết với chúng ta. Nhưng có những điều không thể tin được – ngay cả khi những người thân thiết nhất với chúng ta vẫn khăng khăng như thế. “Sự phục sinh từ cõi chết” được liệt vào đầu danh sách những điều “không thể tin được”. Chẳng có ai hy vọng Đức Giêsu sống lại – trước Người không có ai làm được như vậy nên chẳng có cơ sở gì đáng tin là Người thực hiện được điều đó – mặc dù lời tuyên bố rất khẳng khái được phát ra từ miệng các môn đệ rằng, “Chúng tôi đã nhìn thấy Chúa.”
Nhưng nếu Đức Giêsu thực sự trỗi dậy, thì đó chỉ là trận bóng hoàn toàn mới mà thôi. Chẳng có gì giống như trước cả. Các môn đệ của Người có lẽ đã nhìn về cuộc đời của họ và cuộc sống nói chung theo một cách hoàn toàn mới lạ. Có lẽ họ lập lại những gì mà họ nghe được từ Đức Giêsu nói trước đây, những điều đó thoạt đầu các môn đệ cảm thấy khó nghe và vô lý, thì nay họ nghe lại với đôi tai mới và cách hiểu mới. Chẳng hạn như: “Ai giữ mạng sống mình thì sẽ mất… Kẻ rốt hết sẽ lên hàng đầu, người trước hết sẽ… Nếu hạt lúa không gieo vào lòng đất và chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình, nhưng nếu nó chết đi, thì nó sẽ sinh nhiều bông hạt… Đi bán tất cả những gì anh có và đem chia cho những người nghèo rồi đến đây theo tôi…”
Với lối nhìn của thế gian những lời dạy như thế quả là ngây ngô và không thể nào thực hiện được. Nhưng nếu các môn đệ của Đức Giêsu nói đúng và họ đã “nhìn thấy Chúa thật,” thì mọi người và mọi vật phải được nhìn thấy qua lăng kính của sự phục sinh. Cuộc đời mà Đức Giêsu đã sống và mời gọi các môn đệ đi theo thì bây giờ có thể thực hiện được – nếu Đức Kitô trỗi dậy từ cõi chết, đúng như lời các môn đệ loan báo cho ông Tôma.
Trình thuật về sự hiện ra sau phục sinh của Gioan (và Luca) có chi tiết hơn của Máccô và Mátthêu. Thánh Gioan viết cho những thế hệ muộn hơn, như chúng ta, là những người không chứng kiến. Thánh Gioan viết cho những người muốn nói rằng, “Tôi ao ước được có mặt ở đó thì dễ tin hơn nhiều.” Ông Tôma là một người phát ngôn giỏi cho những lưu truyền của chúng ta, ông đã đưa nói thay cho những ngờ vực của chúng ta. Vì Tôma nói ra những lời lẽ hết sức nghi ngờ, “Nếu tôi không thấy dấu đinh…,” nên lời tuyên bố về niềm tin của ông đã thuyết phục chúng ta hơn.
Những anh chị em chính thống của chúng ta đã tạo cho mình một cảm nghiệm rất riêng và thậm chí rất cảm động đối với Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần. Chúng ta không theo truyền thống đó. Nhưng trong những tuần này, các câu chuyện phục sinh của chúng ta vẫn dẫn dắt mọi người đến trải nghiệm rất riêng về Chúa Kitô với cách thức khác nhau. Vài người gặp Chúa Kitô như một người họ nghĩ là xa lạ - Maria Mađalêna trong khu vườn, hai môn đệ trên đường về Emmaus. Số khác được sức dầu bởi Thánh Thần của Người và họ gặp Đức Kitô khi cầu nguyện với nhau. Phêrô và Gioan có kinh nghiệm về quyền năng của Đức Kitô ở với họ khi chữa lành người hành khất tàn tật khi họ vào Đền thờ (Cv 3, 1-10).
Ông Tôma, người đa nghi, cuối cùng đến đối diện với Đức Kitô và thực hiện một hành động lớn lao trong niềm tin, “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con.” Ông Tôma đã đi từ hoài nghi đến xác tín. Nhờ thuyết hoài nghi của Tôma mà chúng ta biết được rằng Đức Kitô không chỉ đơn thuần là hồn ma đi thăm lại chốn quen. Nhưng những vết thương của Người là thực, lỗ đinh nơi người có thể đụng chạm được. Qua đó, Đức Giêsu mời gọi ông Tôma và cả chúng ta hãy vượt lên trên việc tìm kiếm chứng có thể đụng chạm được để “Tin”, dù không nhìn thấy.
Trong những cách thức khác, mỗi người chúng ta đến để có kinh nghiệm về cái chết và sự phục sinh của Đức Giêsu. Trong khi hầu hết chúng ta được rửa tội khi còn bé và niềm tin của chúng ta ngay từ đầu được xây dựng trên những lời tuyên xưng của người khác, chúng ta có thể tự chất vấn với chính mình rằng “Chúng ta đã nhìn thấy và đụng chạm Chúa phục sinh theo cách riêng của mình như thế nào?”
Đối với một số người, chúng ta gặp Đức Kitô qua Bí tích Hòa giải, ở đó chúng ta nghe những lời tha thứ và bảo đảm nhận được cùng một sự chữa lành mà các môn đệ đã trải nghiệm khi Chúa Giêsu xuất hiện ở giữa họ và nói, “Bình an cho anh em”. Chúng ta cũng cảm nghiệm sự hiện diện sống động của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể qua việc bẻ bánh, như hai môn đệ trên đường Emmaus đã trải qua. Những ai được rửa tội trong đêm Vọng Phục sinh đều nói rằng họ đã cảm nhận, nhìn thấy và đụng chạm đến Chúa Kitô phục sinh nơi những người dạy giáo lý và đỡ đầu cho họ, những người đồng hành với họ trong hành trình đức tin.
Có lẽ chúng ta đã gặp Chúa Kitô nơi một người đang hấp hối dù họ đón nhận niềm khi sự chết gần kề. Hoặc là chúng ta đã đi qua một giai đoạn mất mát và thất bại nào đó, và rồi nhận ra thấp thoáng hình ảnh của một sự sống mới đang mở ra trước mắt chúng ta. Tình yêu của người khác dành cho chúng ta nhiều khi là những cảm nhận cụ thể khiến chúng ta nhận ra rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta biết dường nào – nói cách khác, trong nhiều trường hợp, chúng ta đã nhìn thấy và đụng chạm đến Thiên Chúa.
Ngày nay tôi mong muốn sống trong Giáo hội lý tưởng như là bức tranh mà thánh Luca đã vẽ về Giáo hội thời sơ khai trong bài đọc Công vụ Tông đồ hôm nay. Ngài mô tả các Kitô hữu đều “một lòng một ý.” Ngài nói rằng họ là một Giáo hội nơi đó không có ai túng thiếu và mọi người đều chia sẻ của cải mình có, giống như một gia đình hoàn hảo. Nghe như là gia đình Ozzie và Harriet kỳ cựu trước đây được trình chiếu trên truyền hình. Không còn hận thù cá nhân, chẳng khác biệt tôn giáo hoặc tranh chấp, cũng không có phân biệt giáo dân hay giáo sĩ, không còn bất lương, cũng không tranh cãi về phụng vụ hay chủ nghĩa cá nhân,… Thánh Luca như đang mô tả về các thụ tạo từ một hành tinh khác vậy! Chứ không phải tả về Giáo hội mà chúng ta đang sống.
Quí vị đã hiểu là thánh Luca muốn đang lý tưởng hóa cộng đồng Kitô giáo tiên khởi vì trong chương kế tiếp (5,l-11) có hai thành viên của Giáo hội, Ananiô và Sapphira, họ nói dối và lừa gạt, đang sắp đặt những chương trình giả trá từ việc bán của cải trước mặt các Tông đồ. Họ đã chết vì việc làm sai trái này. Vì thế, qua cách kể chuyện của mình, thánh Luca muốn giới thiệu đôi nét về thực trạng trong Giáo hội sơ khai. Và chúng ta trả lời rằng, “Bây giờ thực trạng đó còn hơn thế nữa!”
Cũng vậy, thánh Luca dường như đang trình bày với chúng ta một lý tưởng. Không cộng đoàn giáo xứ hay tôn giáo nào, mà cũng chẳng chẳng phải vấn đề những thành viên cảm thấy mình tốt ra sao, về các việc làm phụng vụ và những việc đạo đức của họ, lại là nội dung mà thánh Luca nói về Giáo hội. Ngài ra như mô tả về những gì mà chúng ta sẽ thấy, chẳng hạn cộng đoàn các môn đệ của Đức Giêsu sống động nhờ Thần Khí của Người. Khi lắng nghe mô tả của ngài về cộng đoàn Kitô hữu ấy, chúng ta chỉ có thể nói với chính mình rằng “Chúng ta có nhiều chỗ cần cải thiện”.
Có những giai đoạn chúng ta rất tự hào về giáo xứ của mính. Chúng ta dường như đã phản chiếu rất tốt hình ảnh về Đức Giêsu. Nhưng lại có những thời gian, chúng ta biết rằng mình còn một con đường dài để đi. Ý thức về những thiếu xót của mình, chúng ta chuẩn bị cho ngày Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, một lần nữa chúng ta lại cầu nguyện cho Giáo hội, “Xin Chúa Thánh Thần ngự đến, giúp chúng con dễ dàng nhận ra một cộng đoàn các môn đệ của Đức Giêsu Kitô. Giúp chúng con tha thứ cho nhau, quan tâm đến những nhu cầu của nhau và đồng tâm nhất trí vui mừng cử hành các phụng vụ ngợi ca và chúc tụng”.
Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh Gò-Vấp
2nd SUNDAY OF EASTER B
Acts 4: 32-35; Psalm 118; I John 5: 1-6; John 20: 19-31
Really – can you blame Thomas? How could he accept what the other disciples were telling him, "We have seen the Lord"? What other experience in his life could he draw upon to help him process what the other disciples were claiming? What they were telling him made no sense at all. It didn’t matter how close they had been to him during their years as they traveled together.
When someone we love and trust tells us something that others doubt, we believe them because of our relationship with them. But there are some things too incredible to believe – even when those closest to us are insisting on it . Place "resurrection from the dead" at the very top of the list of "unbelievables." No one expected Jesus to rise – no one had before him and there was no credible reason to believe he had – despite the excited claim by the other disciples, "We have seen the Lord!"
But if Jesus did rise, then it was a whole new ballgame! Nothing would be the same – his disciples would have to view their lives and life in general, in an entirely new way. They would have to replay what they heard Jesus say, which at first sounded impossible or contradictory to them and now they would have to listen with new ears and new understanding. Things like: "Those who want to gain their life must lose it….The last shall be first, the first last….Unless a grain of wheat fall to the ground and die, it remains just a grain of wheat, but if it dies, it bears much fruit….Go sell what you have and give to the poor and then come follow me… etc.
Using the eyes of the world such teachings are naïve or impossible. But if Jesus’ disciples were right and they had "seen the Lord," then everyone and everything would have to be looked at through the lens of the resurrection. The life Jesus lived and invited his disciples to follow would now be possible – if Christ rose from the dead, as his disciples were proclaiming to Thomas.
John (and Luke’s) account of the resurrection appearances are more detailed than Mark and Matthew’s. He was writing for a later generation, like us, who had not seen. John wrote for those who were tempted to say, "I wish I had been there, it would be much easier to believe." Thomas is a good spokesperson for our reservations, he puts words on our doubts. Because he words his doubts so firmly, "Unless I see the mark of the nails...," his declaration of faith is more convincing to us.
Our fundamentalist sisters and brothers make much of a personal, even emotional, experience with Christ and his Spirit. We don’t follow that tradition. Still, our resurrection stories these weeks show people coming to experience Christ personally in various ways. Some met him in one they thought was a stranger – Mary Magdalene in the garden, the Emmaus disciples on the road. Some were anointed by his Spirit and met him as they prayed together. Peter and John experienced his power with them when they cured the crippled beggar as they entered the Temple (Acts 3: 1-10) .
Thomas, the doubter, finally comes face to face with Christ and makes a huge act of faith, "My Lord and my God." He went from doubt to faith. Because of Thomas’ skepticism we learn that Christ was not merely a ghost revisiting old haunts. His wounds were real, the crucified one was tangible. Jesus invited Thomas and us to move beyond our need for tangible proofs by urging us, "Believe," even without seeing.
In different ways each of us comes to an experience of Jesus’ death and resurrection. While most of us were baptized as infants and our faith is initially based on the words of others still, we can ask ourselves, "How have we personally seen and touched the risen Lord?"
For some, we met Christ through the Sacrament of Reconciliation, in which we heard words of forgiveness and were assured of the same reconciliation the disciples experienced when Jesus appeared in their midst and said, "Peace be with you." We also experienced Jesus’ living presence in the Eucharistic breaking of the bread, as the Emmaus disciples did. Those who were baptized at the Easter Vigil have said they felt they saw and touched the risen Christ in their catechists and sponsors who journeyed with them in their faith walk.
Perhaps we met Christ in a dying person who possessed faith even as death approached. Or, we might have gone through a period of loss and failure and then received a glimpse of new life opening before us. The love of another person may have given us some concrete sense of how much we are loved by God – in other words, in these and many other instances, we saw and touched the Lord.
I wish living in the church today was as ideal as the picture Luke paints of the early church in our Acts reading today. He describes those Christians as being of "one heart and mind." He says they were a church in which no one went in need and everyone shared what they had, just like a perfect family. Sounds like the old Ozzie and Harriet family of early television days. There were no personal feuds, differing sects, rivalries, lay/clerical divides, malfeasance, liturgical squabbles, individualism, etc. Luke sounds like he’s describing creatures from another planet! Not the church we live in.
You get a hint that Luke is idealizing the early Christian community because in the next chapter (5: 1-11) two church members, Ananias and Sapphira, lie and cheat, laying false proceeds from the sale of their property before the apostles. They are struck dead for their misdeeds. So, Luke introduces more than a little dose of realism into his narrative about the early church. And we might respond, "Now that’s more like it!"
Still, Luke seems to be setting out an ideal for us. No parish or religious community, no matter how good its members feel about themselves, their liturgies and good works, should be content in the light of Luke’s vision for the church. Luke seems to be proposing what we should look like as a community of Jesus’ disciples enlivened by his Spirit. Hearing his description of a Christian community, we can only say to ourselves, "We have plenty of room for improvement."
Some days we are very proud of our parish. We seem to be a very good reflection of Jesus. But other days, we know we have a long way to go. Conscious of our shortcomings, as we prepare for Pentecost, we could pray once again for our church, "Come Spirit, help us to be easily recognizable as a community of disciples of Jesus Christ. Help us forgive each other, care for one another’s needs and joyfully celebrate our liturgies of praise with one mind and one heart."
Bình an cho các con
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
07:27 12/04/2012
Chúa nhật 2 Phục Sinh
Trên những chuyến xe khách, xe buýt, các bến xe… người ta thường thấy những hàng chữ “chúc quý khách thượng lộ bình an”. Người tài xế Công giáo treo hình Đức Mẹ trên xe có kèm theo hàng chữ “Nữ Vương ban sự bình an”. Người tài xế Phật giáo treo hình Đức Phật, dù có hay không có hàng chữ nào, trong lòng họ vẫn cầu mong Đức Phật ban bình an.
Theo Hán tự, chữ “bình” có nghĩa là bằng phẳng, đều hòa, hòa hợp, thoải mái. Chữ “an”, theo cách viết là “người nữ ở trong nhà”, có nghĩa là được bảo vệ, an toàn. Như vậy, bình an nói lên trạng thái tâm hồn, trạng thái nội tâm thư thái, an hòa, vui tươi, bình thản, vững chắc. Do đó, bình an khác với hòa bình. Hòa bình nói lên trạng thái bên ngoài: không còn cạnh tranh, không còn chinh chiến, xô xát, súng đạn, gươm đao. Cho nên có khi có hòa bình nhưng không có bình an. Nhân loại thì khao khát hòa bình, còn mỗi con người thì khao khát bình an. Chúa Giêsu sống lại từ ngày thứ nhất trong tuần đã hiện ra với các môn đệ và ban bình an cho các ông. Lời đầu tiên của Chúa Phục Sinh là : “ Bình an cho anh em” (Ga 20,19-21). Bình an là hồng ân của Chúa Phục Sinh ban cho các môn đệ (Ga 20,26; Lc 24,36). Các sách Tin Mừng và Công vụ Tông đồ thuật lại: mỗi lần Chúa Giêsu hiện đến đều thấy các môn đệ hội họp trong nhà, cửa đóng then cài vì sợ người Do thái. Khi Chúa hiện diện, sự sợ hãi của các môn đệ tan biến và các ông có được niềm vui, bình an, can đảm. “Thầy ban bình an của Thầy cho anh em… anh em đừng xao xuyến, đừng sợ hãi”(Ga 14,27).
Có một sự khác biệt cơ bản giữa bình an “thế gian ban tặng” và “bình an Chúa Giêsu ban tặng”. 1. Bình an Chúa Giêsu là bình an trong tâm hồn. Chúa Giêsu Phục Sinh là niềm vui lớn lao nhất của các Tông Đồ và của các phụ nữ đạo đức. Niềm vui nhân lên gấp bội khi Chúa trao quà tặng Bình an.
-"Bình an cho các con". Khi tâm hồn của các Tông Đồ hoang mang lo lắng buồn vui lẫn lộn về sự việc Chúa chết và sống lại, thì lời chúc lành của Chúa Giêsu rất đúng lúc để củng cố đức tin và đem lại an bình cho tâm hồn của các ông.
-"Bình an cho các con". Sự bình an này không giống bình an của người đời ban tặng. Sự bình an của người đời là tạm bợ và sẽ không tồn tại; bởi vì người đời chỉ dựa vào của cải vật chất để trấn an tâm hồn đầy bất an. Người ta chúc nhau được bình an, nhưng không ai tìm được bình an trong cuộc sống. Người giàu có thì cảm thấy bất an khi đêm về vì sợ kẻ trộm. Người có địa vị thì sợ kẻ khác chiếm đoạt, lật đổ. Người mạnh khoẻ thì sợ đau ốm... Tất cả đều ở trong trạng thái mất bình an.
Có câu chuyện kể rằng: trong triều của một vị vua nọ có hai họa sĩ rất tài ba nhưng luôn ganh ghét đố kỵ nhau. Một hôm nhà vua phán : “Ta muốn phán quyết một lần dứt khoát ai trong hai ngươi là người giỏi nhất. Vậy hai ngươi hãy vẽ mỗi người một bức tranh theo cùng một đề tài, đó là bình an”. Hai họa sĩ đồng ý. Một tuần sau họ trở lại, mỗi người mang theo bức vẽ của mình. Bức họa của người thứ nhất vẽ một khung cảnh thơ mộng : những ngọn đồi nhấp nhô bao quanh một cái hồ rộng với mặt nước phẳng lì không một gợn sóng. Toàn cảnh gợi lên một cảm giác thanh thản, thoải mái. Sau khi xem xong, nhà vua nói : “Bức họa này rất đẹp, nhưng trẫm chưa hài lòng.”. Bức họa của người thứ hai vẽ một thác nước. Hình ảnh rất sinh động đến nỗi nhìn nó người ta như nghe được tiếng nước đổ ầm ầm xuống vực thẳm. Nhà vua nói : “Đây đâu phải là một cảnh bình an”. Họa sĩ thứ hai bình tĩnh đáp : “Xin bệ hạ nhìn kỹ hơn một chút nữa xem”. Nhà vua nhìn kỹ và khám phá một chi tiết mà ông chưa chú ý : Trong một nhành cây nép mình sau dòng thác lũ, có một tổ chim. Trong tổ, chim mẹ đang ấp trứng, đôi mắt nửa nhắm nửa mở. Chim mẹ đang bình thản chờ các con mình nở ra. Nhà vua nói : “Ta rất thích bức tranh này. Nó đã chuyển tải được một ý tưởng độc đáo về bình an, đó là vẫn có thể sống bình an ngay giữa những xáo trộn của cuộc đời”. Và nhà vua đã trao giải nhất cho tác giả bức hoạ này.
Bình an không giống như yên ổn. Yên ổn là ở bên ngoài còn bình an thì ở bên trong. Bình an là tình trạng của một tâm hồn đang có tương quan tốt với Thiên Chúa và với tha nhân. Thành tố quan trọng của bình an là sự công chính. Bởi thế, không có bình an cho kẻ dữ. Bình an là kết quả của lòng trông cậy vào Chúa và khi ước muốn làm đẹp lòng Chúa là điều quan trọng bậc nhất trong đời. Đây là điều mà ta có thể có ngay giữa những xáo trộn, xung đột và những vấn đề rắc rối chưa giải quyết được. Chỉ có Bình An của Chúa mới làm cho chúng ta được hạnh phúc. Bởi vì bình an là thông hiệp với Thiên Chúa. Chúa Giêsu đang hiệp thông mật thiết với Thiên Chúa nên Ngài vẫn có thể nói về bình an ngay cả khi kẻ thù của Ngài đã đến gần và sắp giết chết Ngài.
-"Bình an cho các con". Thế giới như đang sống trên một lò lửa. Chiến tranh, khủng bố, thiên tai, động đất… Thế gian chưa có bình an. Cho nên sự Bình An của Chúa Giêsu vẫn luôn có giá trị đích thực cho nhân loại, cho những tâm hồn khắc khoải tìm kiếm bình an trong cuộc sống. 2. Hoa quả của Bình An. Có nhân thì có quả. Có tranh chấp thì sinh ra hận thù. Có ghét ghen thì sinh ra mưu mô thủ đoạn. Đó chính là chuyện nhân quả mà hằng ngày chúng ta đều thấy và biết. Việc lành cũng như việc xấu, mọi thứ đều có nhân quả của nó. Hoa quả của Bình An là : yêu thương, tha thứ, bao dung, quảng đại, khiêm tốn, nhẫn nại , nhịn nhục... Tâm hồn có sự bình an của Chúa Giêsu Phục Sinh; chúng ta biết thông cảm với người làm ta bực mình; dễ dàng cảm thông với những người không yêu mến; sẽ khiêm tốn hơn trong lời nói trong cử chỉ thái độ của mình...
Hoa quả của bình an chính là tình yêu của Chúa Kitô thúc bách chúng ta làm việc thiện, thúc bách chúng ta vì anh em mà phục vụ như Chúa Kitô đã phục vụ, như các thánh Tông Đồ đã phục vụ Giáo Hội. Hoa qủa bình an thể hiện bằng tiếng cười, niềm vui, hạnh phúc trong gia đình, an hoà thư thái trong tâm hồn. Hoa quả bình an cũng chính là sự thật. Ta cảm thấy bình an khi mình sống ngay thẳng, sống theo sự thật. Con người ta ai cũng muốn có bình an trong tâm hồn, nên luôn cầu chúc cho nhau được bình an. Nhưng sẽ không có bình an thật, nếu tâm hồn không có tinh thần Phục Sinh của Chúa Kitô, tinh thần đổi mới con người cũ trở nên con người mới sống theo hướng dẫn của Thánh Thần. Tâm hồn tràn ngập bình an là tâm hồn đạo đức. Đó là người hạnh phúc. Tâm hồn bình an khi hòa giải với Chúa, tin yêu Chúa. Tâm hồn bình an khi hòa giải với chình mình. Tâm hồn bình an khi hòa giải với mọi người sống chung quanh. Tâm hồn bình an khi không chất chưa tham vọng, không chất chứa oán hờn ganh ghét bất hòa. Tâm hồn bình an khi tâm hồn không bị xáo trộn bởi đam mê bất chính. Tâm hồn bình an khi là con người tự do đích thực và tôn trọng người khác. Đó là bình an Chúa Kitô để lại cho chúng ta.
Con người ta ai cũng cần sự bình an, có khi còn cần hơn cả cơm ăn áo mặc nữa. Chúa luôn muốn ban bình an cho chúng ta. Giáo hội cũng mong muốn như vậy. Cho nên mỗi khi tham dự thánh lễ, linh mục thay mặt Chúa và Giáo hội cầu chúc: “Bình an của Chúa ở cùng anh chị em”, rồi linh mục nói với chúng ta: “Anh chị em hãy chúc bình an cho nhau”. Có bình an của Chúa ở nơi mình, chúng ta mới có bình an để chia sẻ cho nhau.
Bình an là một hồng ân Chúa ban và cũng là một trách nhiệm. Không phải chúng ta chỉ cầu khẩn và tìm kiếm bình an cho mình mà còn phải là “khí cụ bình an của Chúa”, góp phần tạo nên bình an cho mọi người và cho toàn xã hội.
Ước gì cuộc đời của tôi của bạn, trong mọi nơi mọi lúc, nhất là lúc xao xuyến, âu lo, sợ hãi, thử thách, luôn nghe được lời chúc bình an của Chúa Phục Sinh: Bình an cho anh em.
Trên những chuyến xe khách, xe buýt, các bến xe… người ta thường thấy những hàng chữ “chúc quý khách thượng lộ bình an”. Người tài xế Công giáo treo hình Đức Mẹ trên xe có kèm theo hàng chữ “Nữ Vương ban sự bình an”. Người tài xế Phật giáo treo hình Đức Phật, dù có hay không có hàng chữ nào, trong lòng họ vẫn cầu mong Đức Phật ban bình an.
Theo Hán tự, chữ “bình” có nghĩa là bằng phẳng, đều hòa, hòa hợp, thoải mái. Chữ “an”, theo cách viết là “người nữ ở trong nhà”, có nghĩa là được bảo vệ, an toàn. Như vậy, bình an nói lên trạng thái tâm hồn, trạng thái nội tâm thư thái, an hòa, vui tươi, bình thản, vững chắc. Do đó, bình an khác với hòa bình. Hòa bình nói lên trạng thái bên ngoài: không còn cạnh tranh, không còn chinh chiến, xô xát, súng đạn, gươm đao. Cho nên có khi có hòa bình nhưng không có bình an. Nhân loại thì khao khát hòa bình, còn mỗi con người thì khao khát bình an. Chúa Giêsu sống lại từ ngày thứ nhất trong tuần đã hiện ra với các môn đệ và ban bình an cho các ông. Lời đầu tiên của Chúa Phục Sinh là : “ Bình an cho anh em” (Ga 20,19-21). Bình an là hồng ân của Chúa Phục Sinh ban cho các môn đệ (Ga 20,26; Lc 24,36). Các sách Tin Mừng và Công vụ Tông đồ thuật lại: mỗi lần Chúa Giêsu hiện đến đều thấy các môn đệ hội họp trong nhà, cửa đóng then cài vì sợ người Do thái. Khi Chúa hiện diện, sự sợ hãi của các môn đệ tan biến và các ông có được niềm vui, bình an, can đảm. “Thầy ban bình an của Thầy cho anh em… anh em đừng xao xuyến, đừng sợ hãi”(Ga 14,27).
Có một sự khác biệt cơ bản giữa bình an “thế gian ban tặng” và “bình an Chúa Giêsu ban tặng”. 1. Bình an Chúa Giêsu là bình an trong tâm hồn. Chúa Giêsu Phục Sinh là niềm vui lớn lao nhất của các Tông Đồ và của các phụ nữ đạo đức. Niềm vui nhân lên gấp bội khi Chúa trao quà tặng Bình an.
-"Bình an cho các con". Khi tâm hồn của các Tông Đồ hoang mang lo lắng buồn vui lẫn lộn về sự việc Chúa chết và sống lại, thì lời chúc lành của Chúa Giêsu rất đúng lúc để củng cố đức tin và đem lại an bình cho tâm hồn của các ông.
-"Bình an cho các con". Sự bình an này không giống bình an của người đời ban tặng. Sự bình an của người đời là tạm bợ và sẽ không tồn tại; bởi vì người đời chỉ dựa vào của cải vật chất để trấn an tâm hồn đầy bất an. Người ta chúc nhau được bình an, nhưng không ai tìm được bình an trong cuộc sống. Người giàu có thì cảm thấy bất an khi đêm về vì sợ kẻ trộm. Người có địa vị thì sợ kẻ khác chiếm đoạt, lật đổ. Người mạnh khoẻ thì sợ đau ốm... Tất cả đều ở trong trạng thái mất bình an.
Có câu chuyện kể rằng: trong triều của một vị vua nọ có hai họa sĩ rất tài ba nhưng luôn ganh ghét đố kỵ nhau. Một hôm nhà vua phán : “Ta muốn phán quyết một lần dứt khoát ai trong hai ngươi là người giỏi nhất. Vậy hai ngươi hãy vẽ mỗi người một bức tranh theo cùng một đề tài, đó là bình an”. Hai họa sĩ đồng ý. Một tuần sau họ trở lại, mỗi người mang theo bức vẽ của mình. Bức họa của người thứ nhất vẽ một khung cảnh thơ mộng : những ngọn đồi nhấp nhô bao quanh một cái hồ rộng với mặt nước phẳng lì không một gợn sóng. Toàn cảnh gợi lên một cảm giác thanh thản, thoải mái. Sau khi xem xong, nhà vua nói : “Bức họa này rất đẹp, nhưng trẫm chưa hài lòng.”. Bức họa của người thứ hai vẽ một thác nước. Hình ảnh rất sinh động đến nỗi nhìn nó người ta như nghe được tiếng nước đổ ầm ầm xuống vực thẳm. Nhà vua nói : “Đây đâu phải là một cảnh bình an”. Họa sĩ thứ hai bình tĩnh đáp : “Xin bệ hạ nhìn kỹ hơn một chút nữa xem”. Nhà vua nhìn kỹ và khám phá một chi tiết mà ông chưa chú ý : Trong một nhành cây nép mình sau dòng thác lũ, có một tổ chim. Trong tổ, chim mẹ đang ấp trứng, đôi mắt nửa nhắm nửa mở. Chim mẹ đang bình thản chờ các con mình nở ra. Nhà vua nói : “Ta rất thích bức tranh này. Nó đã chuyển tải được một ý tưởng độc đáo về bình an, đó là vẫn có thể sống bình an ngay giữa những xáo trộn của cuộc đời”. Và nhà vua đã trao giải nhất cho tác giả bức hoạ này.
Bình an không giống như yên ổn. Yên ổn là ở bên ngoài còn bình an thì ở bên trong. Bình an là tình trạng của một tâm hồn đang có tương quan tốt với Thiên Chúa và với tha nhân. Thành tố quan trọng của bình an là sự công chính. Bởi thế, không có bình an cho kẻ dữ. Bình an là kết quả của lòng trông cậy vào Chúa và khi ước muốn làm đẹp lòng Chúa là điều quan trọng bậc nhất trong đời. Đây là điều mà ta có thể có ngay giữa những xáo trộn, xung đột và những vấn đề rắc rối chưa giải quyết được. Chỉ có Bình An của Chúa mới làm cho chúng ta được hạnh phúc. Bởi vì bình an là thông hiệp với Thiên Chúa. Chúa Giêsu đang hiệp thông mật thiết với Thiên Chúa nên Ngài vẫn có thể nói về bình an ngay cả khi kẻ thù của Ngài đã đến gần và sắp giết chết Ngài.
-"Bình an cho các con". Thế giới như đang sống trên một lò lửa. Chiến tranh, khủng bố, thiên tai, động đất… Thế gian chưa có bình an. Cho nên sự Bình An của Chúa Giêsu vẫn luôn có giá trị đích thực cho nhân loại, cho những tâm hồn khắc khoải tìm kiếm bình an trong cuộc sống. 2. Hoa quả của Bình An. Có nhân thì có quả. Có tranh chấp thì sinh ra hận thù. Có ghét ghen thì sinh ra mưu mô thủ đoạn. Đó chính là chuyện nhân quả mà hằng ngày chúng ta đều thấy và biết. Việc lành cũng như việc xấu, mọi thứ đều có nhân quả của nó. Hoa quả của Bình An là : yêu thương, tha thứ, bao dung, quảng đại, khiêm tốn, nhẫn nại , nhịn nhục... Tâm hồn có sự bình an của Chúa Giêsu Phục Sinh; chúng ta biết thông cảm với người làm ta bực mình; dễ dàng cảm thông với những người không yêu mến; sẽ khiêm tốn hơn trong lời nói trong cử chỉ thái độ của mình...
Hoa quả của bình an chính là tình yêu của Chúa Kitô thúc bách chúng ta làm việc thiện, thúc bách chúng ta vì anh em mà phục vụ như Chúa Kitô đã phục vụ, như các thánh Tông Đồ đã phục vụ Giáo Hội. Hoa qủa bình an thể hiện bằng tiếng cười, niềm vui, hạnh phúc trong gia đình, an hoà thư thái trong tâm hồn. Hoa quả bình an cũng chính là sự thật. Ta cảm thấy bình an khi mình sống ngay thẳng, sống theo sự thật. Con người ta ai cũng muốn có bình an trong tâm hồn, nên luôn cầu chúc cho nhau được bình an. Nhưng sẽ không có bình an thật, nếu tâm hồn không có tinh thần Phục Sinh của Chúa Kitô, tinh thần đổi mới con người cũ trở nên con người mới sống theo hướng dẫn của Thánh Thần. Tâm hồn tràn ngập bình an là tâm hồn đạo đức. Đó là người hạnh phúc. Tâm hồn bình an khi hòa giải với Chúa, tin yêu Chúa. Tâm hồn bình an khi hòa giải với chình mình. Tâm hồn bình an khi hòa giải với mọi người sống chung quanh. Tâm hồn bình an khi không chất chưa tham vọng, không chất chứa oán hờn ganh ghét bất hòa. Tâm hồn bình an khi tâm hồn không bị xáo trộn bởi đam mê bất chính. Tâm hồn bình an khi là con người tự do đích thực và tôn trọng người khác. Đó là bình an Chúa Kitô để lại cho chúng ta.
Con người ta ai cũng cần sự bình an, có khi còn cần hơn cả cơm ăn áo mặc nữa. Chúa luôn muốn ban bình an cho chúng ta. Giáo hội cũng mong muốn như vậy. Cho nên mỗi khi tham dự thánh lễ, linh mục thay mặt Chúa và Giáo hội cầu chúc: “Bình an của Chúa ở cùng anh chị em”, rồi linh mục nói với chúng ta: “Anh chị em hãy chúc bình an cho nhau”. Có bình an của Chúa ở nơi mình, chúng ta mới có bình an để chia sẻ cho nhau.
Bình an là một hồng ân Chúa ban và cũng là một trách nhiệm. Không phải chúng ta chỉ cầu khẩn và tìm kiếm bình an cho mình mà còn phải là “khí cụ bình an của Chúa”, góp phần tạo nên bình an cho mọi người và cho toàn xã hội.
Ước gì cuộc đời của tôi của bạn, trong mọi nơi mọi lúc, nhất là lúc xao xuyến, âu lo, sợ hãi, thử thách, luôn nghe được lời chúc bình an của Chúa Phục Sinh: Bình an cho anh em.
Không tin và tin sự gì
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:39 12/04/2012
Chúa Nhật II Phục Sinh B
Hằng năm cứ dịp Chúa Nhật II Phục Sinh về thì ngài Tôma lại được đem ra xăm soi, bình luận với đủ cả lý lẽ khen chê đủ bề. Một lần nữa xin thánh nhân cho con góp chút thiển ý để chung phần bàn luận chuyện của ngài trong hai lần Chúa Phục Sinh hiện ra tại căn nhà Tiệc Ly năm nào.
I.Tôi không tin. Ngài Tôma không tin chuyện gì đây? Không quá khó để khẳng định rằng ngài không tin chuyện Thầy Giêsu của mình đã chỗi dậy từ cõi chết. Dĩ nhiên trong ba năm theo Thầy Giêsu, ngài Tôma đã từng chứng kiến thầy mình dùng quyền năng làm cho không dưới ba người đã chết được sống lại: cô bé gái con ông Giairô, chàng thanh niên con một bà goá thành Naim và Lagiarô em của Maria và Matta (x.Mt 9,18-26; Lc 7,11-17; Ga 11,1-44). Ngài Tôma cũng đã không dưới ba lần nghe Thầy tiên báo về cuộc khổ nạn thập giá và sự phục sinh của Người. Thế nhưng chuyện một người đã chết thật và rồi tự mình phục sinh thì không dễ gì tin nhận. Có thể luận suy rằng người ta chỉ thực sự có quyền năng và thể hiện quyền năng của mình khi mình còn sống. Một người dù có quyền năng đến đâu mà đã chết rồi thì còn làm được sự gì. Những yêu sách được ngài Tôma đưa ra như là “thọc ngón tay vào lỗ đinh, đưa bàn tay vào cạnh sườn” chỉ là những lý lẽ biện minh.
Có người đổ lỗi cho ngài Tôma vì đã rời bỏ cộng đoàn trong cảnh dầu sôi lữa bõng, nên đã không được diện kiến Đấng Phục Sinh. Biết đâu ngài có lý do riêng cần thiết nào đó. Hơn nữa Chúa Phục Sinh cũng đã hiện ra với riêng ngài Phêrô, với Phaolô, với chị Mađalêna. Đức tin không chỉ có tính cộng đoàn mà còn có tính cá nhân mà (x.GLCG Chung số 153-175).
Bên cạnh đó, chúng ta không thể không nói đến một nguyên cớ không nhỏ gây ra sự nghi ngờ của Tôma đó là lời chứng của tập thể mười vị tông đồ không tương hợp với thái độ của họ, vì họ vẫn còn sợ người Do Thái, biểu lộ là các cửa căn phòng Tiệc Ly đóng kín mít. Tin mừng tường thuật rằng một tuần sau, các cánh cửa ấy vẫn còn đóng kín (x.Ga 20,19.26).
Vần đề cần bàn ở đây đó là khi Tôma không tin chuyện Thầy Phục Sinh thì cũng có nghĩa là ngài không tin thầy mình chính là Con Thiên Chúa, là Thiên Chúa thật. Ròng rã ba năm gắn bó với Thầy Giêsu, chứng kiến cái tình và quyền năng của Thầy, Tôma chắc hẳn ít nhiều tin nhận Thầy là Đấng Messia. Thế nhưng Đấng Thiên Sai theo quan niệm Tôma và các Tông đồ thì cũng là một người được Thiên Chúa tuyển chọn như các ngôn sứ hay các vị vua. Dù Thầy có hơn các vị này thì cũng chỉ là một đấng trong con cái loài người mà thôi. Nếu Thầy là Thiên Chúa thì không thể “thua” quan Philatô, không thể “thua” Thượng Tế Caipha và nhiều vị lãnh đạo Do Thái giáo lúc bấy giờ được.
II.Tôi tin: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!”(Ga 20,28). Lời tuyên xưng đức tin của ngài Tôma thật ngắn gọn mà đủ đầy ý nghĩa. Khi tuyên xưng Thầy là Thiên Chúa thì ngài khẳng định Thầy thực sự đã Phục sinh từ cõi chết. Là Thiên Chúa thật thì không thể bị sự chết kìm giữ. Chính vì thế ngài không cần phải xỏ ngón tay vào lỗ đinh hay thọc bàn tay vào cạnh sườn của Thầy.
Ngài Tôma đã thấy và đã tin. Có thể khẳng định rằng điều mà ngài thấy không hệ tại ở lãnh vực thị giác, nhưng là tận sâu trong tâm hồn. Ngài Tôma cảm nhận rằng Thầy biết tâm tư ý nghĩ của mình và Thầy sẵn sàng đón nhận mình với tất cả những gì mình có, những gì mình là. Đó chính là động thái yêu thương đích thực. Một Đấng biết rõ ngọn nguồn mọi bí ẩn tâm tư của mình và sẵn sàng đón nhận mình, thì đó chính là Đấng mà mình phải thần phục, tôn thờ, mến yêu. Chỉ có một mình Thiên Chúa mà thôi là Đấng mà mọi loài, mọi người phải yêu mến, tôn thờ.
Với các tông đồ xưa, nhờ chứng nghiệm mầu nhiệm Chúa Phục Sinh nên các ngài tin Thầy mình, Giêsu là Thiên Chúa thật. Còn chúng ta hôm nay qua chứng tá của các tông đồ và những đấng kế vị truyền lại, chúng ta tin Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật nên chúng ta đón nhận mầu nhiệm Chúa Phục Sinh. Theo góc nhìn này, chúng ta mới có thể hiểu được phần nào lời của Chúa Giêsu nói với ngài Tôma: “ Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!” Ngày nay ít ai hiểu hạn từ “phúc thay” theo nghĩa là “có công trạng” mà theo nghĩa là “có phúc”, là “được may mắn hơn”.
Như thế vấn đề cốt yếu đối với chúng ta hôm nay là có tin Giêsu Kitô là Thiên Chúa thật hay không. Khi đã tin Giêsu Kitô là Thiên Chúa thật thì dĩ nhiên chúng ta tin Người đã Phục Sinh, Người đang sống, đang đồng hành với mỗi người chúng ta. Trong mọi cảnh huống của cuộc đời chúng ta luôn có đó Giêsu Kitô là Vị Lãnh đạo dẫn chúng ta đến cùng Chân lý, là người huynh đệ sẵn sàng đồng cam cộng khổ với chúng ta, là người anh cả mãi giang rộng đôi tay để nhận lấy mọi hậu quả do tội chúng ta gây ra, là người tôi tớ đang quỳ dưới chân chúng ta để rữa sạch mọi lỗi lầm của chúng ta, là hiện thân của “Đấng Toàn Năng” và giàu “Lòng Thương Xót” mà Chúa Nhật này cả Giáo Hội đều phủ phục suy tôn.
Theo lời dạy của thánh Giacôbê tông đồ, ước gì chúng ta dùng chính cuộc sống, việc làm của mình để minh chứng điều mình tin: Giêsu Kitô là Thiên Chúa, Đấng đã Phục Sinh, Đấng đang sống và mãi đồng hành với chúng ta (x.Gc 2,17-26). Đó là một cuộc sống bớt dần sự vị kỷ để hiệp thông nên một với nhau trong tình liên đới như đoàn tín hữu Kitô thuở ban đầu (x.Cvtđ 4,32-35 - Bài đọc 1). Đó là một cuộc sống tuân giới răn Chúa Kitô truyền dạy: Yêu thương nhau như Chúa Kitô yêu thương (x.Ga 15,10-13). Như thế chúng ta có thể quả quyết rằng đây chính là lời tuyên xưng khả tín nhất trước mặt thế gian và có sức mạnh chiến thắng thế gian (x.1Ga 5,1-6 – Bài đọc 2).
Hằng năm cứ dịp Chúa Nhật II Phục Sinh về thì ngài Tôma lại được đem ra xăm soi, bình luận với đủ cả lý lẽ khen chê đủ bề. Một lần nữa xin thánh nhân cho con góp chút thiển ý để chung phần bàn luận chuyện của ngài trong hai lần Chúa Phục Sinh hiện ra tại căn nhà Tiệc Ly năm nào.
I.Tôi không tin. Ngài Tôma không tin chuyện gì đây? Không quá khó để khẳng định rằng ngài không tin chuyện Thầy Giêsu của mình đã chỗi dậy từ cõi chết. Dĩ nhiên trong ba năm theo Thầy Giêsu, ngài Tôma đã từng chứng kiến thầy mình dùng quyền năng làm cho không dưới ba người đã chết được sống lại: cô bé gái con ông Giairô, chàng thanh niên con một bà goá thành Naim và Lagiarô em của Maria và Matta (x.Mt 9,18-26; Lc 7,11-17; Ga 11,1-44). Ngài Tôma cũng đã không dưới ba lần nghe Thầy tiên báo về cuộc khổ nạn thập giá và sự phục sinh của Người. Thế nhưng chuyện một người đã chết thật và rồi tự mình phục sinh thì không dễ gì tin nhận. Có thể luận suy rằng người ta chỉ thực sự có quyền năng và thể hiện quyền năng của mình khi mình còn sống. Một người dù có quyền năng đến đâu mà đã chết rồi thì còn làm được sự gì. Những yêu sách được ngài Tôma đưa ra như là “thọc ngón tay vào lỗ đinh, đưa bàn tay vào cạnh sườn” chỉ là những lý lẽ biện minh.
Có người đổ lỗi cho ngài Tôma vì đã rời bỏ cộng đoàn trong cảnh dầu sôi lữa bõng, nên đã không được diện kiến Đấng Phục Sinh. Biết đâu ngài có lý do riêng cần thiết nào đó. Hơn nữa Chúa Phục Sinh cũng đã hiện ra với riêng ngài Phêrô, với Phaolô, với chị Mađalêna. Đức tin không chỉ có tính cộng đoàn mà còn có tính cá nhân mà (x.GLCG Chung số 153-175).
Bên cạnh đó, chúng ta không thể không nói đến một nguyên cớ không nhỏ gây ra sự nghi ngờ của Tôma đó là lời chứng của tập thể mười vị tông đồ không tương hợp với thái độ của họ, vì họ vẫn còn sợ người Do Thái, biểu lộ là các cửa căn phòng Tiệc Ly đóng kín mít. Tin mừng tường thuật rằng một tuần sau, các cánh cửa ấy vẫn còn đóng kín (x.Ga 20,19.26).
Vần đề cần bàn ở đây đó là khi Tôma không tin chuyện Thầy Phục Sinh thì cũng có nghĩa là ngài không tin thầy mình chính là Con Thiên Chúa, là Thiên Chúa thật. Ròng rã ba năm gắn bó với Thầy Giêsu, chứng kiến cái tình và quyền năng của Thầy, Tôma chắc hẳn ít nhiều tin nhận Thầy là Đấng Messia. Thế nhưng Đấng Thiên Sai theo quan niệm Tôma và các Tông đồ thì cũng là một người được Thiên Chúa tuyển chọn như các ngôn sứ hay các vị vua. Dù Thầy có hơn các vị này thì cũng chỉ là một đấng trong con cái loài người mà thôi. Nếu Thầy là Thiên Chúa thì không thể “thua” quan Philatô, không thể “thua” Thượng Tế Caipha và nhiều vị lãnh đạo Do Thái giáo lúc bấy giờ được.
II.Tôi tin: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!”(Ga 20,28). Lời tuyên xưng đức tin của ngài Tôma thật ngắn gọn mà đủ đầy ý nghĩa. Khi tuyên xưng Thầy là Thiên Chúa thì ngài khẳng định Thầy thực sự đã Phục sinh từ cõi chết. Là Thiên Chúa thật thì không thể bị sự chết kìm giữ. Chính vì thế ngài không cần phải xỏ ngón tay vào lỗ đinh hay thọc bàn tay vào cạnh sườn của Thầy.
Ngài Tôma đã thấy và đã tin. Có thể khẳng định rằng điều mà ngài thấy không hệ tại ở lãnh vực thị giác, nhưng là tận sâu trong tâm hồn. Ngài Tôma cảm nhận rằng Thầy biết tâm tư ý nghĩ của mình và Thầy sẵn sàng đón nhận mình với tất cả những gì mình có, những gì mình là. Đó chính là động thái yêu thương đích thực. Một Đấng biết rõ ngọn nguồn mọi bí ẩn tâm tư của mình và sẵn sàng đón nhận mình, thì đó chính là Đấng mà mình phải thần phục, tôn thờ, mến yêu. Chỉ có một mình Thiên Chúa mà thôi là Đấng mà mọi loài, mọi người phải yêu mến, tôn thờ.
Với các tông đồ xưa, nhờ chứng nghiệm mầu nhiệm Chúa Phục Sinh nên các ngài tin Thầy mình, Giêsu là Thiên Chúa thật. Còn chúng ta hôm nay qua chứng tá của các tông đồ và những đấng kế vị truyền lại, chúng ta tin Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật nên chúng ta đón nhận mầu nhiệm Chúa Phục Sinh. Theo góc nhìn này, chúng ta mới có thể hiểu được phần nào lời của Chúa Giêsu nói với ngài Tôma: “ Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!” Ngày nay ít ai hiểu hạn từ “phúc thay” theo nghĩa là “có công trạng” mà theo nghĩa là “có phúc”, là “được may mắn hơn”.
Như thế vấn đề cốt yếu đối với chúng ta hôm nay là có tin Giêsu Kitô là Thiên Chúa thật hay không. Khi đã tin Giêsu Kitô là Thiên Chúa thật thì dĩ nhiên chúng ta tin Người đã Phục Sinh, Người đang sống, đang đồng hành với mỗi người chúng ta. Trong mọi cảnh huống của cuộc đời chúng ta luôn có đó Giêsu Kitô là Vị Lãnh đạo dẫn chúng ta đến cùng Chân lý, là người huynh đệ sẵn sàng đồng cam cộng khổ với chúng ta, là người anh cả mãi giang rộng đôi tay để nhận lấy mọi hậu quả do tội chúng ta gây ra, là người tôi tớ đang quỳ dưới chân chúng ta để rữa sạch mọi lỗi lầm của chúng ta, là hiện thân của “Đấng Toàn Năng” và giàu “Lòng Thương Xót” mà Chúa Nhật này cả Giáo Hội đều phủ phục suy tôn.
Theo lời dạy của thánh Giacôbê tông đồ, ước gì chúng ta dùng chính cuộc sống, việc làm của mình để minh chứng điều mình tin: Giêsu Kitô là Thiên Chúa, Đấng đã Phục Sinh, Đấng đang sống và mãi đồng hành với chúng ta (x.Gc 2,17-26). Đó là một cuộc sống bớt dần sự vị kỷ để hiệp thông nên một với nhau trong tình liên đới như đoàn tín hữu Kitô thuở ban đầu (x.Cvtđ 4,32-35 - Bài đọc 1). Đó là một cuộc sống tuân giới răn Chúa Kitô truyền dạy: Yêu thương nhau như Chúa Kitô yêu thương (x.Ga 15,10-13). Như thế chúng ta có thể quả quyết rằng đây chính là lời tuyên xưng khả tín nhất trước mặt thế gian và có sức mạnh chiến thắng thế gian (x.1Ga 5,1-6 – Bài đọc 2).
Hành trình đức tin của thánh Tôma
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
09:41 12/04/2012
Chúa Nhật II Phục Sinh B
Nếu hỏi rằng trong số Mười Hai Tông Đồ, vị thánh nào có hành trình đức tin tiêu biểu nhất thì câu trả lời có lẽ là thánh Tôma, người được trình thuật Tin Mừng Chúa Nhật II Phục sinh nêu danh đến 5 lần. Nét tiêu biểu của hành trình đức tin ấy được thể hiện rất rõ qua 5 giai đoạn sau đây:
1. Giai đoạn 1 - Đức tin được khai lối
Như bao người Dothái khác, thánh Tôma được thừa hưởng gia sản niềm tin từ các tổ phụ vào một Giavê Thiên Chúa, Đấng đã đồng hành với dân tộc mình trong suốt dòng lịch sử. Tuy nhiên đối với ngài, Giavê Thiên Chúa ấy vẫn chỉ là một Thiên Chúa uy quyền xa cách. Chỉ khi được gặp gỡ Đức Kitô, một con người cụ thể bằng xương bằng thịt, thì niềm tin vào một Đấng Cứu Thế nơi thánh nhân mới được khai lối. Đấng Mêssia mà ngài và toàn thể dân tộc Israel đang mong đợi, giờ đang mời gọi ngài dấn bước theo. Ngài đón nhận niềm tin ấy với một lòng trân quý. Và chính thái độ mau mắn đáp trả tiếng gọi “Hãy theo Ta” đã biến ngài trở thành một trong số Mười Hai Tông Đồ thân tín của Đức Giêsu.
2. Giai đoạn 2 - Đức tin được nuôi dưỡng và lớn lên
Lúc mới đáp trả tiếng mời gọi của Thầy Giêsu, có lẽ bước chân của thánh Tôma vẫn còn chập chững, đức tin của ngài chắc hẳn cũng đang còn non yếu. Thế nhưng qua những năm tháng được sống với Thầy Giêsu, được nghe những lời Thầy Giêsu giảng, được thấy các việc Thầy Giêsu làm, nhất là được chứng kiến các phép lạ mà Thầy Giêsu đã thực hiện, đức tin của ngài được lớn lên rõ rệt. Càng ngày ngài càng xác tín hơn về con người và sứ mạng của Đức Giêsu, và có thể hết lòng gắn bó với Người. Lúc này đây, ngài có thể cùng với thánh Phêrô nói lên lời tuyên tín : “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16), hay nói lời cương quyết như thánh Phêrô : “Bỏ Thầy con biết theo ai vì Thầy mới có lời ban sự sống đời đời ?” (Ga 6, 68).
3. Giai đoạn 3 - Đức tin bị thử thách và khủng hoảng
Quả vậy, hành trình theo Chúa không êm xuôi như ngài nghĩ. Hơn nữa, đức tin cần được thanh luyện nhiều mới có thể trở nên tinh ròng và kiên vững. Khi nghe Chúa Giêsu loan báo về cuộc thương khó lần thứ nhất, thánh Tôma cũng như các Tông đồ khác hoàn toàn không hiểu được, hay nói đúng hơn là ngài không muốn hiểu. Khi nghe Chúa Giêsu loan báo lần thứ hai, niềm tin của ngài bắt đầu bị lung lay. Lung lay vì đường lối, vì chương trình của Thầy mập mờ khó hiểu, như lời ngài bộc bạch : “Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết đường đi” (Ga 14,5). Và đến khi nghe Chúa Giêsu loan báo về cuộc thương khó lần thứ ba, ngài mới vỡ lẽ rằng chương trình của Thầy hoàn toàn không như mình tưởng nghĩ. Đấng Messia mà ngài đang đặt niền tin tưởng và mong chờ không phải là một đấng Messia theo kiểu trần thế. Choáng váng trước viễn tượng chết chóc mà Thầy mình loan báo, ngài bắt đầu rơi vào cuộc khủng hoảng đức tin. Nhất là khi chứng kiến cuộc thương khó và cái chết bi thảm, tủi nhục của Thầy trên thập giá, đức tin của ngài bị thử thách nặng nề và bị khủng hoảng trầm trọng : Thầy chết, đồng nghĩa với đức tin của mình chết. Bởi đó, ngay khi nghe các Tông Đồ khác báo tin là họ đã thấy Chúa phục sinh, thánh nhân vẫn phản ứng quyết liệt : “Nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin” (Ga 20,25).
4. Giai đoạn 4 - Đức tin được củng cố và chắp cánh bay cao
Nếu trước đó 8 ngày, thánh Tôma vẫn tỏ ra cứng cỏi, thì khi được Đức Giêsu hiện ra cho thấy các dấu đinh, ngài đã cảm xúc đến tận cõi sâu thẳm con người của mình. Đồng thời với phản ứng ấy là một hành vi đức tin của sự suy phục, suy phục Đức Giêsu là Thiên Chúa của mình : “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi” (Ga 20, 28). Ngay lúc này, ngài hiểu rõ Đức Kitô thật sự là ai, và con đường Người đã đi là con đường nào rồi: con đường thương khó, tử nạn và phục sinh. Từ giây phút gặp gỡ Đức Kitô phục sinh, thánh nhân đã hoàn toàn trở thành một con người khác. Niềm tin của ngài đã được chắp đôi cánh mới, đôi cánh của Đức Kitô phục sinh. Đặc biệt khi được Đấng Phù Trợ mà Đức Giêsu hứa ban, tăng thêm sức mạnh vào ngày lễ Ngũ Tuần, thì đức tin của ngài đã có thể bay cao, bay xa.
5. Giai đoạn 5 - Đức tin được vinh thăng
Sau khi Đức Giêsu về trời, thánh nhân đã cùng với các Tông Đồ khác ra đi loan báo Tin mừng khắp nơi và “có Chúa cùng hoạt động” (Mc 16,20). Thao thức của ngài lúc này không còn là chức quyền, điạ vị hay danh vọng trần thế nữa mà là làm sao cho danh Đức Kitô được loan báo. Quả vậy, ngài đã can đảm hiên ngang làm chứng cho Tin mừng Đức Kitô và sẵn sàng chịu moị thử thách gian lao. Tương truyền, thánh nhân đã rao giảng Tin mừng cho dân Ba tư và đến mãi tận Ấn độ, và cuối cùng chịu chết vì danh Đức Kitô đang khi thi hành sứ mạng. Ngài đã được phúc bước lên đài cao vinh quang dành cho các vị tử đạo và được ngồi vào một trong 12 ngai toà xét xử muôn dân nơi Thành thánh Giêrusalem trên trời.
Thiết nghĩ hành trình đức tin của thánh Tôma cũng chính là hành trình đức tin của mỗi người chúng ta. Ngày chúng ta lãnh nhận Bí tích rửa tội là ngày đức tin của chúng ta được khai mở. Và rồi qua Bí tích Thánh thể và Thêm sức, đức tin ấy được tăng trưởng và lớn lên theo thời gian. Song cũng có những lúc đức tin của chúng ta bị thử thách nặng nề, điều mà chúng ta gọi là đêm tối của đức tin, tối đến độ không còn thấy một tia hy vọng nào. Đó là những lúc gặp đau khổ, bệnh tật, tai ương, hay thất bại trong công ăn việc làm, trong chuyện gia đình…, nhưng nhờ những lúc như thế mà đức tin của chúng ta được tôi luyện, được thanh lọc, vì “lửa thử vàng, gian nan thử đức”.
Nguyện xin thánh Tôma Tông Đồ từ nơi Thiên quốc hằng nhìn đến mỗi người chúng ta và cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta trên hành trình đức tin, được một lòng một dạ kiên trung đi theo Đức Kitô, dẫu có gặp thử thách gian truân, để mai sau chúng ta được cùng ngài chung hưởng hạnh phúc muôn đời với Chúa trên Nước Hằng Sống. Amen.
Nếu hỏi rằng trong số Mười Hai Tông Đồ, vị thánh nào có hành trình đức tin tiêu biểu nhất thì câu trả lời có lẽ là thánh Tôma, người được trình thuật Tin Mừng Chúa Nhật II Phục sinh nêu danh đến 5 lần. Nét tiêu biểu của hành trình đức tin ấy được thể hiện rất rõ qua 5 giai đoạn sau đây:
1. Giai đoạn 1 - Đức tin được khai lối
Như bao người Dothái khác, thánh Tôma được thừa hưởng gia sản niềm tin từ các tổ phụ vào một Giavê Thiên Chúa, Đấng đã đồng hành với dân tộc mình trong suốt dòng lịch sử. Tuy nhiên đối với ngài, Giavê Thiên Chúa ấy vẫn chỉ là một Thiên Chúa uy quyền xa cách. Chỉ khi được gặp gỡ Đức Kitô, một con người cụ thể bằng xương bằng thịt, thì niềm tin vào một Đấng Cứu Thế nơi thánh nhân mới được khai lối. Đấng Mêssia mà ngài và toàn thể dân tộc Israel đang mong đợi, giờ đang mời gọi ngài dấn bước theo. Ngài đón nhận niềm tin ấy với một lòng trân quý. Và chính thái độ mau mắn đáp trả tiếng gọi “Hãy theo Ta” đã biến ngài trở thành một trong số Mười Hai Tông Đồ thân tín của Đức Giêsu.
2. Giai đoạn 2 - Đức tin được nuôi dưỡng và lớn lên
Lúc mới đáp trả tiếng mời gọi của Thầy Giêsu, có lẽ bước chân của thánh Tôma vẫn còn chập chững, đức tin của ngài chắc hẳn cũng đang còn non yếu. Thế nhưng qua những năm tháng được sống với Thầy Giêsu, được nghe những lời Thầy Giêsu giảng, được thấy các việc Thầy Giêsu làm, nhất là được chứng kiến các phép lạ mà Thầy Giêsu đã thực hiện, đức tin của ngài được lớn lên rõ rệt. Càng ngày ngài càng xác tín hơn về con người và sứ mạng của Đức Giêsu, và có thể hết lòng gắn bó với Người. Lúc này đây, ngài có thể cùng với thánh Phêrô nói lên lời tuyên tín : “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16), hay nói lời cương quyết như thánh Phêrô : “Bỏ Thầy con biết theo ai vì Thầy mới có lời ban sự sống đời đời ?” (Ga 6, 68).
3. Giai đoạn 3 - Đức tin bị thử thách và khủng hoảng
Quả vậy, hành trình theo Chúa không êm xuôi như ngài nghĩ. Hơn nữa, đức tin cần được thanh luyện nhiều mới có thể trở nên tinh ròng và kiên vững. Khi nghe Chúa Giêsu loan báo về cuộc thương khó lần thứ nhất, thánh Tôma cũng như các Tông đồ khác hoàn toàn không hiểu được, hay nói đúng hơn là ngài không muốn hiểu. Khi nghe Chúa Giêsu loan báo lần thứ hai, niềm tin của ngài bắt đầu bị lung lay. Lung lay vì đường lối, vì chương trình của Thầy mập mờ khó hiểu, như lời ngài bộc bạch : “Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết đường đi” (Ga 14,5). Và đến khi nghe Chúa Giêsu loan báo về cuộc thương khó lần thứ ba, ngài mới vỡ lẽ rằng chương trình của Thầy hoàn toàn không như mình tưởng nghĩ. Đấng Messia mà ngài đang đặt niền tin tưởng và mong chờ không phải là một đấng Messia theo kiểu trần thế. Choáng váng trước viễn tượng chết chóc mà Thầy mình loan báo, ngài bắt đầu rơi vào cuộc khủng hoảng đức tin. Nhất là khi chứng kiến cuộc thương khó và cái chết bi thảm, tủi nhục của Thầy trên thập giá, đức tin của ngài bị thử thách nặng nề và bị khủng hoảng trầm trọng : Thầy chết, đồng nghĩa với đức tin của mình chết. Bởi đó, ngay khi nghe các Tông Đồ khác báo tin là họ đã thấy Chúa phục sinh, thánh nhân vẫn phản ứng quyết liệt : “Nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin” (Ga 20,25).
4. Giai đoạn 4 - Đức tin được củng cố và chắp cánh bay cao
Nếu trước đó 8 ngày, thánh Tôma vẫn tỏ ra cứng cỏi, thì khi được Đức Giêsu hiện ra cho thấy các dấu đinh, ngài đã cảm xúc đến tận cõi sâu thẳm con người của mình. Đồng thời với phản ứng ấy là một hành vi đức tin của sự suy phục, suy phục Đức Giêsu là Thiên Chúa của mình : “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi” (Ga 20, 28). Ngay lúc này, ngài hiểu rõ Đức Kitô thật sự là ai, và con đường Người đã đi là con đường nào rồi: con đường thương khó, tử nạn và phục sinh. Từ giây phút gặp gỡ Đức Kitô phục sinh, thánh nhân đã hoàn toàn trở thành một con người khác. Niềm tin của ngài đã được chắp đôi cánh mới, đôi cánh của Đức Kitô phục sinh. Đặc biệt khi được Đấng Phù Trợ mà Đức Giêsu hứa ban, tăng thêm sức mạnh vào ngày lễ Ngũ Tuần, thì đức tin của ngài đã có thể bay cao, bay xa.
5. Giai đoạn 5 - Đức tin được vinh thăng
Sau khi Đức Giêsu về trời, thánh nhân đã cùng với các Tông Đồ khác ra đi loan báo Tin mừng khắp nơi và “có Chúa cùng hoạt động” (Mc 16,20). Thao thức của ngài lúc này không còn là chức quyền, điạ vị hay danh vọng trần thế nữa mà là làm sao cho danh Đức Kitô được loan báo. Quả vậy, ngài đã can đảm hiên ngang làm chứng cho Tin mừng Đức Kitô và sẵn sàng chịu moị thử thách gian lao. Tương truyền, thánh nhân đã rao giảng Tin mừng cho dân Ba tư và đến mãi tận Ấn độ, và cuối cùng chịu chết vì danh Đức Kitô đang khi thi hành sứ mạng. Ngài đã được phúc bước lên đài cao vinh quang dành cho các vị tử đạo và được ngồi vào một trong 12 ngai toà xét xử muôn dân nơi Thành thánh Giêrusalem trên trời.
Thiết nghĩ hành trình đức tin của thánh Tôma cũng chính là hành trình đức tin của mỗi người chúng ta. Ngày chúng ta lãnh nhận Bí tích rửa tội là ngày đức tin của chúng ta được khai mở. Và rồi qua Bí tích Thánh thể và Thêm sức, đức tin ấy được tăng trưởng và lớn lên theo thời gian. Song cũng có những lúc đức tin của chúng ta bị thử thách nặng nề, điều mà chúng ta gọi là đêm tối của đức tin, tối đến độ không còn thấy một tia hy vọng nào. Đó là những lúc gặp đau khổ, bệnh tật, tai ương, hay thất bại trong công ăn việc làm, trong chuyện gia đình…, nhưng nhờ những lúc như thế mà đức tin của chúng ta được tôi luyện, được thanh lọc, vì “lửa thử vàng, gian nan thử đức”.
Nguyện xin thánh Tôma Tông Đồ từ nơi Thiên quốc hằng nhìn đến mỗi người chúng ta và cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta trên hành trình đức tin, được một lòng một dạ kiên trung đi theo Đức Kitô, dẫu có gặp thử thách gian truân, để mai sau chúng ta được cùng ngài chung hưởng hạnh phúc muôn đời với Chúa trên Nước Hằng Sống. Amen.
Qua đau khổ tới vinh quang
Lm Đan Vinh
13:35 12/04/2012
CHÚA NHẬT II PHỤC SINH A.B.C (Cv 4.32-35 ; 1 Ga 5,1-6 ; Ga 20,19-31)
1. Đức Kitô phục sinh phải qua đau khổ thập giá:
Một hôm do muốn cám dỗ thánh Martinô phạm tội, nên quỷ đã hiện hình thành một ông vua oai phong và phán rằng “Hỡi Martinô, Ta cám ơn con đã tin vào Ta, và Ta mong rằng từ nay con sẽ luôn ở bên Ta và vâng nghe lời Ta truyền dạy”.
Martinô chăm chú nhìn ông vua giàu sang kia và hỏi: “Nhưng thưa ngài, ngài là ai vậy?”. Vua liền trà lời: “Ta là Vua Kitô đây !”
Martinô lại hỏi: “Vậy những vết thương ở tay chân của Đức Kitô đã biến đi đâu cả rồi ?” Vua liền đáp “Ta từ trời xuống, nên không cần đến các vết hương đó nữa !”
Bấy giờ Martinô nói: “Tôi sẽ không bao giờ tin vào một Đức Kitô không chịu khổ nạn và tay chân không mang thương tích!” Tên vua quỷ nghe vậy liền biến mất.
2. Phúc thay những người không thấy mà tin:
Tin Mừng Gio-an hôm nay tường thuật hai lần Đức Giê-su hiện ra với các tông đồ sau khi sống lại. Cả hai lần Chúa đều hiện ra vào buổi chiều Ngày Thứ Nhất trong tuần và cách nhau đúng một tuần lễ. Lần thứ nhất vắng mặt Tôma, và lần thứ hai ông đã hiện diện cùng với các anh em. Trước đó, Tôma đã đòi phải được “mắt thấy tay sờ” mới chịu tin Thầy sống lại. Do đó, trong lần thứ hai hiện ra, Chúa Giêsu đã thỏa mãn đòi hỏi của Tôma khi chỉ cho ông xem các vết đinh ở hai bàn tay và vết thương do lưỡi đòng đâm thâu ở cạnh sườn Người. Bấy giờ Tôma lập tức đạt tới đức tin trọn vẹn khi tuyên xưng Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế và là Con Thiên Chúa qua lời cầu nguyện: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!”(Ga 20,28). Sau đó Đức Giê-su đã nhắn nhủ Tôma và qua ông, Người chúc phúc cho những ai dù mắt không thấy, nhưng vẫn tin vào Người khi nghe lời rao giảng của các chứng nhân: “Vì đã thấy Thầy nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà Tin!”(Ga 20,29).
3. Tiến trình đức tin của các môn đệ Chúa:
Các môn đệ của Chúa Giêsu không phải là những người dễ tin. Đức tin của các ông được diễn tiến như sau:
-Vào sáng ngày Thứ Nhất trong tuần, khi nghe bà Maria bao tin xác Thầy biến mất, hai môn đệ Phêrô và Gioan đã chạy đến mồ quan sát thực hư. Gioan đã đạt tới đức tin trước các anh em nhờ đã nhìn thấy những tấm khăn liệm xác và các dây băng được xếp gọn để lại trong mồ. “Ông đã thấy và đã tin” nhờ sự tư duy và trực giác (x Ga 20,1-8).
-Bà Maria Mácđala đã gặp Chúa phục sinh nhưng không nhận ra Người và bà tưởng là người giữ vườn. Bà chỉ nhận ra Ngừơi khi nghe gọi đích danh “Maria” Ga 20,16).
-Hai môn đệ làng Emmau đã nhận ra Chúa phục sinh sau khi nghe người giải thích Kinh thánh và chứng kiến việc Người bẻ bánh (x Lc 24,13-31).
-Bảy môn đệ rủ nhau đi đánh cá tại biển hồ Galilê đã nhận ra Chúa Phục Sinh do vâng lời Người nên đã bắt được mẻ cá lạ lùng (x Ga 21,1-14).
-Còn Tôma trong Tin mừng hôm nay đã có đức tin khi được Người cho thỏa mãn đòi hỏi “mắt thấy tay sờ” của ông (x Ga 20,19-29).
-Tuy nhiên các môn đệ chỉ đạt tới đức tin trọn vẹn vào ngày lễ Ngũ Tuần, sau khi đã cầu nguyện kết hiệp với Đức Maria và các anh em Chúa trong Nhà Tiệc Ly (x Cv 2,1-12); Chính nhờ đón nhận được sức mạnh Thánh Thần từ trên cao, các ngài đã hăng say chu tòan sứ mệnh “loan báo Tin Mừng đến tận cùng thế giới”.(x Cv 1,8).
4. Loan báo Tin Mừng cho thế giới hôm nay:
Như Tôma xưa, con người ngày nay cũng không dễ tin: họ luôn đòi phải được “mắt thấy tay sờ”, phải thấy được bằng chứng đáng tin. Do đó, các tín hữu cần trình bày khuôn mặt của Chúa Phục Sinh cho người khác thấy.
Thực vậy: Làm sao họ có thể tin vào Chúa Phục Sinh, nếu không được xem những vết chai cứng nơi bàn tay lao động, những khuôn mặt ướt đẫm mồ hôi vì phục vụ những người nghèo khổ của các tín hữu chúng ta?
Làm sao họ tin Chúa đã yêu thương chịu chết đền tội thay và sống lại để ban cho họ sự sống đời đời, nếu họ không nhìn thấy những dấu chỉ yêu thương quên mình phục vụ giữa các cộng đòan tín hữu hay các hội đòan công giáo tiến hành… như sách Công vụ đã thuật lại sinh họat của cộng đòan sơ khai tại Giêrusalem:
“Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ Bẻ Bánh và cầu nguyện không ngừng. Mọi người đều kính sợ, vì các Tông Đồ làm nhiều điềm thiêng dấu lạ. Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của cải , lấy tiền chia cho mỗi người tùy theo nhu cầu. Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền Thờ. Khi làm lễ Bẻ Bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ,. Họ ca tụng Thiên Chúa, và được tòan dân thương mến. Và Chúa cho cộng đòan mỗi ngày có thêm những người được cứu độ” (Cv 2,42-47).
Đó chính là những dấu hiệu tình yêu đích thực của các môn đệ Đức Giêsu: “Ở điểm này , mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy, là anh em có lòng yệu thương nhau” (Ga 13,35). Con người ngày nay luôn đòi thấy những chứng tích tình yêu như thế nơi các tín hữu.
5. Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh.
Khi chúng con đi tìm kiếm Chúa trong nước mắt đau thương, xin hãy âu yếm gọi tên chúng con như Chúa đã gọi tên bà Maria đang khóc bên mộ Chúa khi xưa.
Khi chúng con chán nản muốn bỏ Chú, xin hãy đi với chúng con trên những đọan đường dài, như Chúa đã đồng hành với hai môn đệ trên đường về làng Em-mau.
Khi chúng con đang đóng cửa lòng vì sợ hãi, xin hãy đến ban sự bình an cho chúng con, như Chúa đã đến ban bình an cho các môn đệ vào chiều ngày phục sinh.
Khi chúng con đang hòai nghi bất tín, xin hãy tiếp tục kiên nhẫn và khoan dung với chúng con, như Chúa đã tỏ lòng khoan dung với sự cứng lòng của Tôma.
Khi chúng con gặp thất bại trong cuộc sống, xin hãy đến nâng đỡ ủi an chúng con, như Chúa đã đến phục vụ bánh và cá cho bảy môn đệ trên bờ biển hồ Galilê xưa.
Lạy Chúa Giêsu phục sinh, xin hãy tỏ mình ra cho chúng con thấy Chúa đang hiện thân nơi những người đau khổ cả về thể xác cũng như tâm hồn, để chúng con quảng đại chia sẻ cơm bánh vật chất và nhiệt tình phục vụ họ như phục vụ chính Chúa, hầu sau này chúng con sẽ được Chúa liệt vào hàng các chiên ngoan trong đàn chiên Chúa. Amen
1. Đức Kitô phục sinh phải qua đau khổ thập giá:
Một hôm do muốn cám dỗ thánh Martinô phạm tội, nên quỷ đã hiện hình thành một ông vua oai phong và phán rằng “Hỡi Martinô, Ta cám ơn con đã tin vào Ta, và Ta mong rằng từ nay con sẽ luôn ở bên Ta và vâng nghe lời Ta truyền dạy”.
Martinô chăm chú nhìn ông vua giàu sang kia và hỏi: “Nhưng thưa ngài, ngài là ai vậy?”. Vua liền trà lời: “Ta là Vua Kitô đây !”
Martinô lại hỏi: “Vậy những vết thương ở tay chân của Đức Kitô đã biến đi đâu cả rồi ?” Vua liền đáp “Ta từ trời xuống, nên không cần đến các vết hương đó nữa !”
Bấy giờ Martinô nói: “Tôi sẽ không bao giờ tin vào một Đức Kitô không chịu khổ nạn và tay chân không mang thương tích!” Tên vua quỷ nghe vậy liền biến mất.
2. Phúc thay những người không thấy mà tin:
Tin Mừng Gio-an hôm nay tường thuật hai lần Đức Giê-su hiện ra với các tông đồ sau khi sống lại. Cả hai lần Chúa đều hiện ra vào buổi chiều Ngày Thứ Nhất trong tuần và cách nhau đúng một tuần lễ. Lần thứ nhất vắng mặt Tôma, và lần thứ hai ông đã hiện diện cùng với các anh em. Trước đó, Tôma đã đòi phải được “mắt thấy tay sờ” mới chịu tin Thầy sống lại. Do đó, trong lần thứ hai hiện ra, Chúa Giêsu đã thỏa mãn đòi hỏi của Tôma khi chỉ cho ông xem các vết đinh ở hai bàn tay và vết thương do lưỡi đòng đâm thâu ở cạnh sườn Người. Bấy giờ Tôma lập tức đạt tới đức tin trọn vẹn khi tuyên xưng Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế và là Con Thiên Chúa qua lời cầu nguyện: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!”(Ga 20,28). Sau đó Đức Giê-su đã nhắn nhủ Tôma và qua ông, Người chúc phúc cho những ai dù mắt không thấy, nhưng vẫn tin vào Người khi nghe lời rao giảng của các chứng nhân: “Vì đã thấy Thầy nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà Tin!”(Ga 20,29).
3. Tiến trình đức tin của các môn đệ Chúa:
Các môn đệ của Chúa Giêsu không phải là những người dễ tin. Đức tin của các ông được diễn tiến như sau:
-Vào sáng ngày Thứ Nhất trong tuần, khi nghe bà Maria bao tin xác Thầy biến mất, hai môn đệ Phêrô và Gioan đã chạy đến mồ quan sát thực hư. Gioan đã đạt tới đức tin trước các anh em nhờ đã nhìn thấy những tấm khăn liệm xác và các dây băng được xếp gọn để lại trong mồ. “Ông đã thấy và đã tin” nhờ sự tư duy và trực giác (x Ga 20,1-8).
-Bà Maria Mácđala đã gặp Chúa phục sinh nhưng không nhận ra Người và bà tưởng là người giữ vườn. Bà chỉ nhận ra Ngừơi khi nghe gọi đích danh “Maria” Ga 20,16).
-Hai môn đệ làng Emmau đã nhận ra Chúa phục sinh sau khi nghe người giải thích Kinh thánh và chứng kiến việc Người bẻ bánh (x Lc 24,13-31).
-Bảy môn đệ rủ nhau đi đánh cá tại biển hồ Galilê đã nhận ra Chúa Phục Sinh do vâng lời Người nên đã bắt được mẻ cá lạ lùng (x Ga 21,1-14).
-Còn Tôma trong Tin mừng hôm nay đã có đức tin khi được Người cho thỏa mãn đòi hỏi “mắt thấy tay sờ” của ông (x Ga 20,19-29).
-Tuy nhiên các môn đệ chỉ đạt tới đức tin trọn vẹn vào ngày lễ Ngũ Tuần, sau khi đã cầu nguyện kết hiệp với Đức Maria và các anh em Chúa trong Nhà Tiệc Ly (x Cv 2,1-12); Chính nhờ đón nhận được sức mạnh Thánh Thần từ trên cao, các ngài đã hăng say chu tòan sứ mệnh “loan báo Tin Mừng đến tận cùng thế giới”.(x Cv 1,8).
4. Loan báo Tin Mừng cho thế giới hôm nay:
Như Tôma xưa, con người ngày nay cũng không dễ tin: họ luôn đòi phải được “mắt thấy tay sờ”, phải thấy được bằng chứng đáng tin. Do đó, các tín hữu cần trình bày khuôn mặt của Chúa Phục Sinh cho người khác thấy.
Thực vậy: Làm sao họ có thể tin vào Chúa Phục Sinh, nếu không được xem những vết chai cứng nơi bàn tay lao động, những khuôn mặt ướt đẫm mồ hôi vì phục vụ những người nghèo khổ của các tín hữu chúng ta?
Làm sao họ tin Chúa đã yêu thương chịu chết đền tội thay và sống lại để ban cho họ sự sống đời đời, nếu họ không nhìn thấy những dấu chỉ yêu thương quên mình phục vụ giữa các cộng đòan tín hữu hay các hội đòan công giáo tiến hành… như sách Công vụ đã thuật lại sinh họat của cộng đòan sơ khai tại Giêrusalem:
“Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ Bẻ Bánh và cầu nguyện không ngừng. Mọi người đều kính sợ, vì các Tông Đồ làm nhiều điềm thiêng dấu lạ. Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của cải , lấy tiền chia cho mỗi người tùy theo nhu cầu. Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền Thờ. Khi làm lễ Bẻ Bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ,. Họ ca tụng Thiên Chúa, và được tòan dân thương mến. Và Chúa cho cộng đòan mỗi ngày có thêm những người được cứu độ” (Cv 2,42-47).
Đó chính là những dấu hiệu tình yêu đích thực của các môn đệ Đức Giêsu: “Ở điểm này , mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy, là anh em có lòng yệu thương nhau” (Ga 13,35). Con người ngày nay luôn đòi thấy những chứng tích tình yêu như thế nơi các tín hữu.
5. Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh.
Khi chúng con đi tìm kiếm Chúa trong nước mắt đau thương, xin hãy âu yếm gọi tên chúng con như Chúa đã gọi tên bà Maria đang khóc bên mộ Chúa khi xưa.
Khi chúng con chán nản muốn bỏ Chú, xin hãy đi với chúng con trên những đọan đường dài, như Chúa đã đồng hành với hai môn đệ trên đường về làng Em-mau.
Khi chúng con đang đóng cửa lòng vì sợ hãi, xin hãy đến ban sự bình an cho chúng con, như Chúa đã đến ban bình an cho các môn đệ vào chiều ngày phục sinh.
Khi chúng con đang hòai nghi bất tín, xin hãy tiếp tục kiên nhẫn và khoan dung với chúng con, như Chúa đã tỏ lòng khoan dung với sự cứng lòng của Tôma.
Khi chúng con gặp thất bại trong cuộc sống, xin hãy đến nâng đỡ ủi an chúng con, như Chúa đã đến phục vụ bánh và cá cho bảy môn đệ trên bờ biển hồ Galilê xưa.
Lạy Chúa Giêsu phục sinh, xin hãy tỏ mình ra cho chúng con thấy Chúa đang hiện thân nơi những người đau khổ cả về thể xác cũng như tâm hồn, để chúng con quảng đại chia sẻ cơm bánh vật chất và nhiệt tình phục vụ họ như phục vụ chính Chúa, hầu sau này chúng con sẽ được Chúa liệt vào hàng các chiên ngoan trong đàn chiên Chúa. Amen
Ý nghĩa những vết sẹo
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
17:20 12/04/2012
Trong mùa Phục Sinh, các bài đọc sách Tin Mừng và Công vụ Tông đồ thuật lại: mỗi lần Chúa Giêsu hiện đến với các môn đệ, Ngài đều trao ban bình an: “bình an cho các con” và “cho các ông xem tay chân và cạnh sườn” là những vết thương cuộc khổ nạn của Ngài.
Điều quan trọng được Thánh Kinh ghi nhận là thân xác phục sinh của Chúa Giêsu vẫn còn mang thương tích của cuộc khổ nạn, vẫn còn lỗ đinh ở chân tay và vết giáo đâm ở cạnh sườn. Tin Mừng phục sinh là Tin Mừng về các vết thương đã lành nay thành những vết sẹo.Tôma muốn sờ đến để biết chắc Thầy đã sống lại. Khi Chúa Phục Sinh mời gọi Tôma: “hãy đặt ngón tay vào lỗ đinh và hãy đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn”, chắc hẳn Tôma đã nhìn thật lâu những dấu đinh. Khi ấy, Tôma khám phá thật sâu một Tình Yêu.Tình yêu hy sinh mạng sống và đủ mạnh để lấy lại.Tình yêu khiêm hạ cúi xuống để chinh phục ông. Các vết sẹo của Thầy đã chữa lành vết thương hoài nghi của Tôma. Lòng ông tràn ngập niềm cảm mến tri ân. Ông thoát ra khỏi sự cứng cỏi, khép kín, tự cô lập, để bước vào thế giới của lòng tin. Tôma đã tin vượt quá điều ông thấy. Ông chỉ thấy và chạm đến các vết sẹo của Thầy, nhưng ông tin Thầy là Chúa, là Thiên Chúa của ông.
Tại sao thân xác phục sinh của Chúa Giêsu vẫn còn mang các thương tích của cuộc khổ nạn? Các vết sẹo ấy có ý nghĩa gì đối với chúng ta?
1. Những vết sẹo giúp các môn đệ nhận ra Chúa
Chúa Giêsu phục sinh giúp các môn đệ nhận ra Ngài nhờ những vết sẹo. Ngài cho họ xem những vết sẹo ở tay và cạnh sườn. Những vết sẹo nói lên một điều quan trọng: Thầy chính là Đấng đã bị đóng đinh và đâm thâu; Thầy đã chết nhưng Thầy đã thắng được tử thần. Các môn đệ mặc dầu được tiên báo trước về cuộc Phục sinh (Mt 18,31-34), nhưng những tang tóc và lo sợ xâm chiếm hết tâm hồn họ lúc này. Cho nên để họ được an tâm và bình an hơn, Chúa nói: “hãy xem chân tay Thầy đây...”. Thân xác phục sinh của Chúa bây giờ vẫn còn mang những dấu vết của cuộc thụ nạn như các dấu đinh, lằn roi... Chúa bảo họ cứ sờ vào đó để khỏi còn phải nghi ngờ về bóng ma hay thần linh nào khác “Chính Thầy đây mà! Cứ rờ xem, ma đâu có xương thịt như anh em thấy Thầy có đây” (Lc 24,39); “Người đưa tay chân ra cho các ông xem” (Lc 24,40). Bàn tay mang dấu đinh là bàn tay nhen lửa và nướng cá bên biển hồ Tibêria. Bàn tay trao tấm bánh đời mình trong bữa Tiệc Ly bây giờ trao tấm bánh mình mới nướng cho môn đệ.(x.Ga 21,1-14).
Các Tông đồ đã thấy được thân xác vinh quang phục sinh của Chúa.
Thân xác Chúa phục sinh cũng là thân xác trước khổ nạn, nhưng nay không còn bị lệ thuộc vào không gian vào thời gian như thân xác trước nữa. Chúa ra khỏi mồ (Lc 24,3), Chúa vào giữa nhà các Tông đồ đang cửa đóng then cài (Ga 20,19), Chúa đi trên biển (Ga 21,7). Vì thế, thánh Phaolô gọi thân xác phục sinh của Chúa là thân xác thiêng liêng, chí thiện (1Cr 15,40). Thánh Thần tràn ngập trong thân xác ấy.Thân xác Chúa Kitô Phục Sinh được Kinh Thánh gọi là: bất tử (1Cor 15,53), bất diệt, linh thiêng (1Cor 15,44), bất khả thực (Kh 7,16), huyền diệu (Mt 28,1; Ga 20,19). Lanh lẹ (Lc 24,26). Chúa Kitô Phục Sinh đã cởi bỏ tất cả những yếu hèn của nhân loại như đói khát, mệt mỏi. Dù Chúa có ăn uống chút ít, song đó không phải là nhu cầu tự nhiên. Nhưng Chúa làm như vậy để các Tông đồ xác tín hơn rằng Ngài đã sống lại thật với cùng một thân xác trước kia.
2. Những vết sẹo là chứng tích của tình yêu cao cả
Thương tích trên thân thể phục sinh của Chúa Giêsu là một nhắc nhở rằng, Ngài là Thiên Chúa nhưng cũng là một con người như chúng ta, và Ngài đã chịu đau khổ để thông cảm với mọi đau khổ của loài người và để làm gương cho chúng ta.
Khi nhìn đến Chúa Giêsu với các thương tích của cuộc khổ nạn, chúng ta sẽ cảm thấy an ủi hơn, gần gũi hơn với Thiên Chúa và cố gắng vươn lên, không chìm đắm trong buồn sầu cay đắng, không tầm thường hóa cuộc đời trong tội lỗi và vững tin rằng, sự sống lại vinh hiển có giá trị hơn đời này gấp bao lần mà chính Chúa Giêsu đã mở đường đi về sự sống mới.
Qua cuộc khổ nạn mà các vết sẹo vẫn còn lưu lại trên thân thể, Chúa Giêsu Phục Sinh muốn nói với chúng ta rằng sự đau khổ, trong ý nghĩa tích cực là những hy sinh có giá trị cứu độ. Với các vết sẹo ấy, Chúa Giêsu muốn nói với chúng ta rằng, đau khổ không là một bất hạnh cần phải lẫn tránh, mà tội lỗi gây ra đau khổ mới là điều xấu xa cần phải tránh xa.
Thiên Chúa đã yêu thương nhân loại đến nỗi ban chính Người Con Một; và Người Con Một đã yêu cho đến cùng, đã chịu khổ nạn với trái tim bị đâm thâu khi tự hiến trên thánh giá. Chúng ta cũng phải đáp trả sao cho cân xứng với tình yêu ấy.
Có câu chuyện “Trái tim có nhiều vết sẹo” diễn tả tình yêu chia sẽ trao ban qua những thương tích cuộc đời.
Một buổi chiều trong công viên, có một chàng trai đang chăm chú vẽ một trái tim. Trên khung giấy trắng dần dần hiện ra một trái tim thật đẹp, thật hoàn hảo khiến mọi người đứng xem đều trầm trồ khen ngợi.
Bỗng một ông lão đi đến. Ông trầm tư ngắm nghía bức tranh của chàng trai một hồi lâu, rồi lặng lẽ mượn bút vẽ một hình thoạt nhìn rất lạ, nhìn thật kỹ mới nhận ra đó là hình một trái tim…
Chàng trai ngac nhiên nhìn trái tim ông lão vừa vẽ, nó bị chắp vá chằng chịt, nhưng rõ ràng vẫn là một trái tim. Trên trái tim ấy, có chỗ như bị khuyết lõm, có chỗ như bị cắt đi và được ghép nối bởi những mảnh to nhỏ khác nhau. Mọi người bắt đầu bàn tán và lắc đầu tỏ ý không hiểu ý nghĩa hình vẽ trái tim của ông lão.
Chàng trai thắc mắc:
- Cụ ơi! Cháu không hiểu vì sao ông lại vẽ trái tim như vậy? Làm sao trái tim lại mang nhiều vết sẹo và ráp nối như thế?
Ông cụ mỉm cười rồi nói:
- Đúng! Trái tim của ta có thể không hoàn hảo, nhưng nó là một trái tim thật sự. Đấy chỉ là do trái tim này đã có thời gian sống và trải nghiệm nhiều hơn trái tim của cậu. Hãy nhìn những dấu vết này! Tuy có nhiều thương tích nhưng tôi luôn tự hào về nó. Cậu biết không, khi tôi trao một mảnh tim của tôi cho một người thân, cha mẹ, anh chị, bạn bè và cả những người mà tôi tình cờ gặp được… thì ngược lại, họ cũng trao cho tôi một mảnh tim của họ để đắp vào chỗ trống ấy. Những mảnh tim này không hoàn toàn giống nhau: phần trái tim mà cha mẹ trao cho tôi bao giờ cũng lớn hơn phần tôi trao lại; con gái tôi dành cho tôi phần trái tim trong trẻo nhất; bạn đời tôi tặng cho tôi phần trái tim đẹp nhất và chung thủy nhất… Những mảnh tim ấy đã ghép vàp nhau và tạo thành những vết chắp vá của trái tim tôi. Chính điều này luôn nhắc tôi nhớ về những người tôi yêu dấu, những tình yêu mà tôi đã được chia sẻ trong đời…
Ông lão nói tiếp:
- Còn những vết lõm này là phần trái tim tôi trao đi mà chưa được nhận lại. Cậu biết đấy, tình yêu trao đi chẳng cần đến sự đền đáp. Dù những khoảng trống này nhiều lúc làm tôi đau đớn, nhưng cũng chính nhờ chúng mà tôi có động lực để khao khát được sống, và có niềm tin vào một ngày mai tốt đẹp hơn. Chàng trai ạ, nhờ những mảnh chắp vá này mà trái tim của tôi có sức sống mãnh liệt, trưởng thành và cảm nhận cuộc sống trọn vẹn, sâu sắc hơn.
Đám đông im lặng, còn chàng trai không giấu được nỗi xúc động đang dâng trào trong lòng. Anh tự hào cầm bút cắt đi một mảnh trong trái tim hoàn hảo của mình và đắp vào một phần khuyết của trái tim ông lão. Đáp lại, ông lão cũng tặng anh một mảnh trái tim ông.
Giờ đây, trái tim của chàng trai đã có một vết sẹo. Tuy không còn hoàn hảo nữa, nhưng chàng trai cảm thấy trái tim mình đầy sức sống hơn bao giờ hết. Anh nhận ra sức mạnh và vẻ đẹp của trái tim không phải ở chỗ nó được giữ kỹ để không có một vết tích, tổn thương nào của cuộc đời mà trái lại, càng hòa nhập và biết chia sẻ, dám yêu, dám sống và sẵn sàng cho đi, trái tim của con người càng trở nên nhạy cảm, sâu sắc và đập mạnh mẽ hơn...
3. Những vết sẹo là dấu chứng của phục sinh
Thân xác Chúa Phục Sinh mang những vết sẹo cuộc khổ nạn. Những cái sẹo ấy sẽ ở mãi với Ngài trên thiên quốc. Những cái sẹo gợi lên những kỷ niệm buồn phiền, thất bại, đớn đau. Nhưng nếu không có những cái sẹo thì cũng chẳng có phục sinh. Chúa Giêsu vượt thắng sự chết, đập tan quyền lực của tử thần, Ngài phục sinh và bước vào một cuộc sống mới viên mãn hơn, vững bền hơn. Dẫu rằng vẫn còn đó những dấu vết của thương đau, những vết sẹo của bạo lực bất công, nhưng giờ đây Ngài đã khởi sự một sự sống bất diệt, vượt trên vòng lao lý của khổ đau, của giới hạn kiếp người, Ngài đã bước vào thế giới của niềm vui, của Tình Yêu!
Con người chúng ta, ai cũng thường mang những vết sẹo trên thân xác. Có những vết sẹo gợi lại cả một vùng trời kỷ niệm. Sống chiều kích Phục Sinh trong ý nghĩa trao ban và tận hiến chính là sống ý nghĩa “trái tim có nhiều vết sẹo”.
Nếu hiểu cuộc phục sinh của Chúa Giêsu là sự vượt qua nghịch cảnh để bước vào đời sống mới, thì mỗi khi một cá nhân, một gia đình hoặc một tập thể vượt qua được những nghịch cảnh của đời mình thì cũng có thể gọi đó là sự phục sinh!
Tony Melendez là một người Nicaragua, sinh năm 1962 và bị mất cả hai tay vì ảnh hưởng tai hại của một loại thuốc cảm cúm mà bà mẹ đã uống khi không biết là bà đang mang thai. Sau khi Tony được 1 tuổi, cả gia đình được ông ngoại bảo lãnh sang Los Angeles Hoa Kỳ, ở đây Tony học sử dụng mọi thứ bằng đôi chân, kể cả học đánh đàn ghita. Đến năm 16 tuổi, với cây đàn ghita, anh thường hát dạo ở một góc phố Laguna Beach để kiếm tiền cho gia đình. Anh cũng rất chán nản với tương lai đi ăn xin như vậy, và anh tự hỏi, "chẳng lẽ cuộc đời mình chỉ đi ăn xin như thế thôi hay sao?".
Rồi một ngày kia anh nhận được lá thư mời đến trình diễn cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong ngày Đại Hội Giới Trẻ vào tháng 9 năm 1987 ở Los Angeles. Trong cuộc họp mặt đó có trên 6.000 người trẻ từ khắp nơi đến tham dự.
Anh đã nhận lời trình diễn và cũng kể từ đó cuộc đời anh thay đổi. Sau khi trình diễn một bài do anh sáng tác, cả hội trường đứng dậy hoan hô anh, ngay cả Đức Giáo Hoàng cũng đứng dậy và đi đến tận bục trình diễn để hôn anh, và điều quan trọng là câu nói của Đức Gioan Phaolô II. Ngài nói, "Tony, con là một người thực sự can đảm. Con đang đem lại hy vọng cho mọi người ở đây. Cha ao ước con sẽ tiếp tục đem hy vọng cho tất cả mọi người".
Từ lúc đó trở đi, anh được mời đi lưu diễn ở nhiều nơi trong nước, và bất cứ ai trông thấy một thanh niên cụt hai tay nhưng vui vẻ dùng đôi chân đánh đàn và say sưa cất tiếng hát với những lời lẽ không than van, không cay đắng, không oán hờn thì tất cả mọi người đều ngập tràn hy vọng. Chính Tony, anh chia sẻ như thế này: "Có lúc tôi thực sự tin rằng tôi phải có đầy đủ chân tay, mắt mũi để yêu thương, để phục vụ, để lo lắng cho người khác. Tôi nghĩ là tôi cần những điều đó. Dĩ nhiên, có đôi tay thì giúp đỡ người khác dễ dàng hơn. Nhưng tình yêu thì không cần đôi tay. Để yêu thương ai đó, tất cả những gì bạn cần là con tim và để ý đến họ."
Với thân thể tật nguyền, Tony Melendez đã đem lại hy vọng cho những người thấy anh trình diễn. Đó là chứng từ của một hành trình phục sinh.
Điều quan trọng được Thánh Kinh ghi nhận là thân xác phục sinh của Chúa Giêsu vẫn còn mang thương tích của cuộc khổ nạn, vẫn còn lỗ đinh ở chân tay và vết giáo đâm ở cạnh sườn. Tin Mừng phục sinh là Tin Mừng về các vết thương đã lành nay thành những vết sẹo.Tôma muốn sờ đến để biết chắc Thầy đã sống lại. Khi Chúa Phục Sinh mời gọi Tôma: “hãy đặt ngón tay vào lỗ đinh và hãy đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn”, chắc hẳn Tôma đã nhìn thật lâu những dấu đinh. Khi ấy, Tôma khám phá thật sâu một Tình Yêu.Tình yêu hy sinh mạng sống và đủ mạnh để lấy lại.Tình yêu khiêm hạ cúi xuống để chinh phục ông. Các vết sẹo của Thầy đã chữa lành vết thương hoài nghi của Tôma. Lòng ông tràn ngập niềm cảm mến tri ân. Ông thoát ra khỏi sự cứng cỏi, khép kín, tự cô lập, để bước vào thế giới của lòng tin. Tôma đã tin vượt quá điều ông thấy. Ông chỉ thấy và chạm đến các vết sẹo của Thầy, nhưng ông tin Thầy là Chúa, là Thiên Chúa của ông.
Tại sao thân xác phục sinh của Chúa Giêsu vẫn còn mang các thương tích của cuộc khổ nạn? Các vết sẹo ấy có ý nghĩa gì đối với chúng ta?
1. Những vết sẹo giúp các môn đệ nhận ra Chúa
Chúa Giêsu phục sinh giúp các môn đệ nhận ra Ngài nhờ những vết sẹo. Ngài cho họ xem những vết sẹo ở tay và cạnh sườn. Những vết sẹo nói lên một điều quan trọng: Thầy chính là Đấng đã bị đóng đinh và đâm thâu; Thầy đã chết nhưng Thầy đã thắng được tử thần. Các môn đệ mặc dầu được tiên báo trước về cuộc Phục sinh (Mt 18,31-34), nhưng những tang tóc và lo sợ xâm chiếm hết tâm hồn họ lúc này. Cho nên để họ được an tâm và bình an hơn, Chúa nói: “hãy xem chân tay Thầy đây...”. Thân xác phục sinh của Chúa bây giờ vẫn còn mang những dấu vết của cuộc thụ nạn như các dấu đinh, lằn roi... Chúa bảo họ cứ sờ vào đó để khỏi còn phải nghi ngờ về bóng ma hay thần linh nào khác “Chính Thầy đây mà! Cứ rờ xem, ma đâu có xương thịt như anh em thấy Thầy có đây” (Lc 24,39); “Người đưa tay chân ra cho các ông xem” (Lc 24,40). Bàn tay mang dấu đinh là bàn tay nhen lửa và nướng cá bên biển hồ Tibêria. Bàn tay trao tấm bánh đời mình trong bữa Tiệc Ly bây giờ trao tấm bánh mình mới nướng cho môn đệ.(x.Ga 21,1-14).
Các Tông đồ đã thấy được thân xác vinh quang phục sinh của Chúa.
Thân xác Chúa phục sinh cũng là thân xác trước khổ nạn, nhưng nay không còn bị lệ thuộc vào không gian vào thời gian như thân xác trước nữa. Chúa ra khỏi mồ (Lc 24,3), Chúa vào giữa nhà các Tông đồ đang cửa đóng then cài (Ga 20,19), Chúa đi trên biển (Ga 21,7). Vì thế, thánh Phaolô gọi thân xác phục sinh của Chúa là thân xác thiêng liêng, chí thiện (1Cr 15,40). Thánh Thần tràn ngập trong thân xác ấy.Thân xác Chúa Kitô Phục Sinh được Kinh Thánh gọi là: bất tử (1Cor 15,53), bất diệt, linh thiêng (1Cor 15,44), bất khả thực (Kh 7,16), huyền diệu (Mt 28,1; Ga 20,19). Lanh lẹ (Lc 24,26). Chúa Kitô Phục Sinh đã cởi bỏ tất cả những yếu hèn của nhân loại như đói khát, mệt mỏi. Dù Chúa có ăn uống chút ít, song đó không phải là nhu cầu tự nhiên. Nhưng Chúa làm như vậy để các Tông đồ xác tín hơn rằng Ngài đã sống lại thật với cùng một thân xác trước kia.
2. Những vết sẹo là chứng tích của tình yêu cao cả
Thương tích trên thân thể phục sinh của Chúa Giêsu là một nhắc nhở rằng, Ngài là Thiên Chúa nhưng cũng là một con người như chúng ta, và Ngài đã chịu đau khổ để thông cảm với mọi đau khổ của loài người và để làm gương cho chúng ta.
Khi nhìn đến Chúa Giêsu với các thương tích của cuộc khổ nạn, chúng ta sẽ cảm thấy an ủi hơn, gần gũi hơn với Thiên Chúa và cố gắng vươn lên, không chìm đắm trong buồn sầu cay đắng, không tầm thường hóa cuộc đời trong tội lỗi và vững tin rằng, sự sống lại vinh hiển có giá trị hơn đời này gấp bao lần mà chính Chúa Giêsu đã mở đường đi về sự sống mới.
Qua cuộc khổ nạn mà các vết sẹo vẫn còn lưu lại trên thân thể, Chúa Giêsu Phục Sinh muốn nói với chúng ta rằng sự đau khổ, trong ý nghĩa tích cực là những hy sinh có giá trị cứu độ. Với các vết sẹo ấy, Chúa Giêsu muốn nói với chúng ta rằng, đau khổ không là một bất hạnh cần phải lẫn tránh, mà tội lỗi gây ra đau khổ mới là điều xấu xa cần phải tránh xa.
Thiên Chúa đã yêu thương nhân loại đến nỗi ban chính Người Con Một; và Người Con Một đã yêu cho đến cùng, đã chịu khổ nạn với trái tim bị đâm thâu khi tự hiến trên thánh giá. Chúng ta cũng phải đáp trả sao cho cân xứng với tình yêu ấy.
Có câu chuyện “Trái tim có nhiều vết sẹo” diễn tả tình yêu chia sẽ trao ban qua những thương tích cuộc đời.
Một buổi chiều trong công viên, có một chàng trai đang chăm chú vẽ một trái tim. Trên khung giấy trắng dần dần hiện ra một trái tim thật đẹp, thật hoàn hảo khiến mọi người đứng xem đều trầm trồ khen ngợi.
Bỗng một ông lão đi đến. Ông trầm tư ngắm nghía bức tranh của chàng trai một hồi lâu, rồi lặng lẽ mượn bút vẽ một hình thoạt nhìn rất lạ, nhìn thật kỹ mới nhận ra đó là hình một trái tim…
Chàng trai ngac nhiên nhìn trái tim ông lão vừa vẽ, nó bị chắp vá chằng chịt, nhưng rõ ràng vẫn là một trái tim. Trên trái tim ấy, có chỗ như bị khuyết lõm, có chỗ như bị cắt đi và được ghép nối bởi những mảnh to nhỏ khác nhau. Mọi người bắt đầu bàn tán và lắc đầu tỏ ý không hiểu ý nghĩa hình vẽ trái tim của ông lão.
Chàng trai thắc mắc:
- Cụ ơi! Cháu không hiểu vì sao ông lại vẽ trái tim như vậy? Làm sao trái tim lại mang nhiều vết sẹo và ráp nối như thế?
Ông cụ mỉm cười rồi nói:
- Đúng! Trái tim của ta có thể không hoàn hảo, nhưng nó là một trái tim thật sự. Đấy chỉ là do trái tim này đã có thời gian sống và trải nghiệm nhiều hơn trái tim của cậu. Hãy nhìn những dấu vết này! Tuy có nhiều thương tích nhưng tôi luôn tự hào về nó. Cậu biết không, khi tôi trao một mảnh tim của tôi cho một người thân, cha mẹ, anh chị, bạn bè và cả những người mà tôi tình cờ gặp được… thì ngược lại, họ cũng trao cho tôi một mảnh tim của họ để đắp vào chỗ trống ấy. Những mảnh tim này không hoàn toàn giống nhau: phần trái tim mà cha mẹ trao cho tôi bao giờ cũng lớn hơn phần tôi trao lại; con gái tôi dành cho tôi phần trái tim trong trẻo nhất; bạn đời tôi tặng cho tôi phần trái tim đẹp nhất và chung thủy nhất… Những mảnh tim ấy đã ghép vàp nhau và tạo thành những vết chắp vá của trái tim tôi. Chính điều này luôn nhắc tôi nhớ về những người tôi yêu dấu, những tình yêu mà tôi đã được chia sẻ trong đời…
Ông lão nói tiếp:
- Còn những vết lõm này là phần trái tim tôi trao đi mà chưa được nhận lại. Cậu biết đấy, tình yêu trao đi chẳng cần đến sự đền đáp. Dù những khoảng trống này nhiều lúc làm tôi đau đớn, nhưng cũng chính nhờ chúng mà tôi có động lực để khao khát được sống, và có niềm tin vào một ngày mai tốt đẹp hơn. Chàng trai ạ, nhờ những mảnh chắp vá này mà trái tim của tôi có sức sống mãnh liệt, trưởng thành và cảm nhận cuộc sống trọn vẹn, sâu sắc hơn.
Đám đông im lặng, còn chàng trai không giấu được nỗi xúc động đang dâng trào trong lòng. Anh tự hào cầm bút cắt đi một mảnh trong trái tim hoàn hảo của mình và đắp vào một phần khuyết của trái tim ông lão. Đáp lại, ông lão cũng tặng anh một mảnh trái tim ông.
Giờ đây, trái tim của chàng trai đã có một vết sẹo. Tuy không còn hoàn hảo nữa, nhưng chàng trai cảm thấy trái tim mình đầy sức sống hơn bao giờ hết. Anh nhận ra sức mạnh và vẻ đẹp của trái tim không phải ở chỗ nó được giữ kỹ để không có một vết tích, tổn thương nào của cuộc đời mà trái lại, càng hòa nhập và biết chia sẻ, dám yêu, dám sống và sẵn sàng cho đi, trái tim của con người càng trở nên nhạy cảm, sâu sắc và đập mạnh mẽ hơn...
3. Những vết sẹo là dấu chứng của phục sinh
Thân xác Chúa Phục Sinh mang những vết sẹo cuộc khổ nạn. Những cái sẹo ấy sẽ ở mãi với Ngài trên thiên quốc. Những cái sẹo gợi lên những kỷ niệm buồn phiền, thất bại, đớn đau. Nhưng nếu không có những cái sẹo thì cũng chẳng có phục sinh. Chúa Giêsu vượt thắng sự chết, đập tan quyền lực của tử thần, Ngài phục sinh và bước vào một cuộc sống mới viên mãn hơn, vững bền hơn. Dẫu rằng vẫn còn đó những dấu vết của thương đau, những vết sẹo của bạo lực bất công, nhưng giờ đây Ngài đã khởi sự một sự sống bất diệt, vượt trên vòng lao lý của khổ đau, của giới hạn kiếp người, Ngài đã bước vào thế giới của niềm vui, của Tình Yêu!
Con người chúng ta, ai cũng thường mang những vết sẹo trên thân xác. Có những vết sẹo gợi lại cả một vùng trời kỷ niệm. Sống chiều kích Phục Sinh trong ý nghĩa trao ban và tận hiến chính là sống ý nghĩa “trái tim có nhiều vết sẹo”.
Nếu hiểu cuộc phục sinh của Chúa Giêsu là sự vượt qua nghịch cảnh để bước vào đời sống mới, thì mỗi khi một cá nhân, một gia đình hoặc một tập thể vượt qua được những nghịch cảnh của đời mình thì cũng có thể gọi đó là sự phục sinh!
Tony Melendez là một người Nicaragua, sinh năm 1962 và bị mất cả hai tay vì ảnh hưởng tai hại của một loại thuốc cảm cúm mà bà mẹ đã uống khi không biết là bà đang mang thai. Sau khi Tony được 1 tuổi, cả gia đình được ông ngoại bảo lãnh sang Los Angeles Hoa Kỳ, ở đây Tony học sử dụng mọi thứ bằng đôi chân, kể cả học đánh đàn ghita. Đến năm 16 tuổi, với cây đàn ghita, anh thường hát dạo ở một góc phố Laguna Beach để kiếm tiền cho gia đình. Anh cũng rất chán nản với tương lai đi ăn xin như vậy, và anh tự hỏi, "chẳng lẽ cuộc đời mình chỉ đi ăn xin như thế thôi hay sao?".
Rồi một ngày kia anh nhận được lá thư mời đến trình diễn cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong ngày Đại Hội Giới Trẻ vào tháng 9 năm 1987 ở Los Angeles. Trong cuộc họp mặt đó có trên 6.000 người trẻ từ khắp nơi đến tham dự.
Anh đã nhận lời trình diễn và cũng kể từ đó cuộc đời anh thay đổi. Sau khi trình diễn một bài do anh sáng tác, cả hội trường đứng dậy hoan hô anh, ngay cả Đức Giáo Hoàng cũng đứng dậy và đi đến tận bục trình diễn để hôn anh, và điều quan trọng là câu nói của Đức Gioan Phaolô II. Ngài nói, "Tony, con là một người thực sự can đảm. Con đang đem lại hy vọng cho mọi người ở đây. Cha ao ước con sẽ tiếp tục đem hy vọng cho tất cả mọi người".
Từ lúc đó trở đi, anh được mời đi lưu diễn ở nhiều nơi trong nước, và bất cứ ai trông thấy một thanh niên cụt hai tay nhưng vui vẻ dùng đôi chân đánh đàn và say sưa cất tiếng hát với những lời lẽ không than van, không cay đắng, không oán hờn thì tất cả mọi người đều ngập tràn hy vọng. Chính Tony, anh chia sẻ như thế này: "Có lúc tôi thực sự tin rằng tôi phải có đầy đủ chân tay, mắt mũi để yêu thương, để phục vụ, để lo lắng cho người khác. Tôi nghĩ là tôi cần những điều đó. Dĩ nhiên, có đôi tay thì giúp đỡ người khác dễ dàng hơn. Nhưng tình yêu thì không cần đôi tay. Để yêu thương ai đó, tất cả những gì bạn cần là con tim và để ý đến họ."
Với thân thể tật nguyền, Tony Melendez đã đem lại hy vọng cho những người thấy anh trình diễn. Đó là chứng từ của một hành trình phục sinh.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha đọc Kinh Nữ Vương Thiên Đàng Ngày Thứ Hai Phục Sinh
Bùi Hữu Thư dịch
07:37 12/04/2012
Ngày 9/4/2012: Radio Vatican
Đức Thánh Cha Benedict XVI cầu nguyện Kinh Nữ Vương Thiên Đàng Regina coeli với các tín hữu tụ tập trong sân trong của nhà nghỉ mát Castel Gandolfo ngày Thứ Hai Phục Sinh - một ngày trong sáng, có gió tháng Tư thổi nhẹ.
Thứ Hai Phục Sinh - một ngày nghỉ tại nhiều quốc gia, khi Đức Thánh Cha ghi nhận vào phần đầu của diễn từ gửi các tín hữu tụ tập để tôn kính Đức Maria theo truyền thống - một ngày mà người ta thường đi dạo chơi trong thành phố, về miền quê chơi, hay dành thì giờ quý báu cho bạn hữu và gia đình.
Tuy nhiên, lý do chính cho ngày nghỉ này là sự sống lại của Chúa Kitô - như Đức Thánh Cha Benedict đã gọi là, “Mầu nhiệm quyết định của đức tin chúng ta.”
Đức Thánh Cha ghi nhận là các Thánh Sử đã không mô tả chính sự phục sinh. Ngài nói "biến cố này vẫn còn bí nhiệm" - không phải như một cái gì hư ảo, nhưng là một cái gì vượt quá tầm hiểu biết của chúng ta - như một ánh sáng quá chói lọi khiến cho con mắt chúng ta khộng chịu nổi." Câu chuyện được kể bắt đầu vào sáng sớm của ngày sau ngày Sa-bát, các phụ nữ đến ngôi mộ và thấy cửa mở và trống rỗng.
Thánh Mát-thêu viết về một chấn động trên mặt đất và một thiên thần sáng láng lăn táng đá lớn lấp cửa mộ và ngồi trên đó (Mt 28.2). Các phụ nữ, sau khi đã tiếp nhận lời loan báo Phục Sinh, đã chạy đi báo tin cho các môn đệ, trong lòng họ đầy sợ hãi và hoan hỉ - và đó chính là lúc họ gặp Chúa Giêsu, họ phủ phục dưới chân Người và thờ lạy Người - và Chúa Giêsu bảo họ, "Xin đừng sợ hãi: đi nói với các bạn Ta rằng hãy tới Galilê: nơi đó họ sẽ gặp Ta (Mt 28:10).”
Đức Thánh Cha tiếp và ghi nhận vai trò quan trọng các phụ nữ đã đóng trong trình thuật Phúc Âm về sự hiện ra của Chúa Giêsu sống lại, cũng như về cuộc khổ nạn và cái chết của Người.
Đức Thánh Cha Benedict nói, "Vào thời đó, tại Ít-raen, nhân chứng của phụ nữ có thể không có giá trị về pháp lý." Tuy nhiên, Đức Thánh Cha tiếp, "các phụ nữ đã có kinh nghiệm về một mối tương quan đặc biệt với Chúa Kitô, đây là điều quan trọng cho dời sống thực tế của cộng đồng Kitô, và bằng cách này, trong mọi thời đại, không chỉ riêng vào lúc khởi đầu của cuộc hành hương của Giáo Hội.”
Sau đó Đức Thánh Cha kêu gọi các tín hữu chú ý đến Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa: cao trọng và là gương mẫu tuyệt vời của mối tương quan với Chúa Giêsu, nhất là trong mầu nhiệm Phục Sinh của Người. Chính là qua kinh nghiệm biến đổi của sự Vượt Qua của Con Mẹ, Đức Trinh Nữ Maria đã trở nên Mẹ của Giáo Hội, nghĩa là, của tất cả mọi tín hữu và các cộng đồng của họ.
Ngài kết luận, “Xin Mẹ Maria giúp cho chúng ta cũng cảm nghiệm được sự hiện diện sống động của Chúa Phục Sinh, là suối nguồn hy vọng và hòa bình."
Sau khi đọc kinh Regina coeli, Đức Thánh Cha chào mừng các khách hành hương bằng nhiều thứ tiếng kể cả tiếng Anh.
Tôi hân hoan chào đón tất cả các khách hành hương nói tiếng Anh hiện diện hôm nay để dọc kinh Regina coeli. Hôm nay chúng ta tiếp tục cử hành lễ trọng Phục Sinh, và tưởng nhớ với niềm vui lớn lao hơn bao giờ hết về sự việc chúng ta được cứu rỗi khỏi tội lỗi và sự chết trong Chúa Giêsu Kitô. Xin Chúa Kitô Phục Sinh đổ tràn đầy ân sủng của Người trên chúng ta, và ban cho chúng ta lòng can đảm để đem Tin Mừng đến cho mọi người. Tôi gửi lời chúc lành Phục Sinh đến cho tất cả quý vị!
Đức Thánh Cha Benedict XVI cầu nguyện Kinh Nữ Vương Thiên Đàng Regina coeli với các tín hữu tụ tập trong sân trong của nhà nghỉ mát Castel Gandolfo ngày Thứ Hai Phục Sinh - một ngày trong sáng, có gió tháng Tư thổi nhẹ.
Thứ Hai Phục Sinh - một ngày nghỉ tại nhiều quốc gia, khi Đức Thánh Cha ghi nhận vào phần đầu của diễn từ gửi các tín hữu tụ tập để tôn kính Đức Maria theo truyền thống - một ngày mà người ta thường đi dạo chơi trong thành phố, về miền quê chơi, hay dành thì giờ quý báu cho bạn hữu và gia đình.
Tuy nhiên, lý do chính cho ngày nghỉ này là sự sống lại của Chúa Kitô - như Đức Thánh Cha Benedict đã gọi là, “Mầu nhiệm quyết định của đức tin chúng ta.”
Đức Thánh Cha ghi nhận là các Thánh Sử đã không mô tả chính sự phục sinh. Ngài nói "biến cố này vẫn còn bí nhiệm" - không phải như một cái gì hư ảo, nhưng là một cái gì vượt quá tầm hiểu biết của chúng ta - như một ánh sáng quá chói lọi khiến cho con mắt chúng ta khộng chịu nổi." Câu chuyện được kể bắt đầu vào sáng sớm của ngày sau ngày Sa-bát, các phụ nữ đến ngôi mộ và thấy cửa mở và trống rỗng.
Thánh Mát-thêu viết về một chấn động trên mặt đất và một thiên thần sáng láng lăn táng đá lớn lấp cửa mộ và ngồi trên đó (Mt 28.2). Các phụ nữ, sau khi đã tiếp nhận lời loan báo Phục Sinh, đã chạy đi báo tin cho các môn đệ, trong lòng họ đầy sợ hãi và hoan hỉ - và đó chính là lúc họ gặp Chúa Giêsu, họ phủ phục dưới chân Người và thờ lạy Người - và Chúa Giêsu bảo họ, "Xin đừng sợ hãi: đi nói với các bạn Ta rằng hãy tới Galilê: nơi đó họ sẽ gặp Ta (Mt 28:10).”
Đức Thánh Cha tiếp và ghi nhận vai trò quan trọng các phụ nữ đã đóng trong trình thuật Phúc Âm về sự hiện ra của Chúa Giêsu sống lại, cũng như về cuộc khổ nạn và cái chết của Người.
Đức Thánh Cha Benedict nói, "Vào thời đó, tại Ít-raen, nhân chứng của phụ nữ có thể không có giá trị về pháp lý." Tuy nhiên, Đức Thánh Cha tiếp, "các phụ nữ đã có kinh nghiệm về một mối tương quan đặc biệt với Chúa Kitô, đây là điều quan trọng cho dời sống thực tế của cộng đồng Kitô, và bằng cách này, trong mọi thời đại, không chỉ riêng vào lúc khởi đầu của cuộc hành hương của Giáo Hội.”
Sau đó Đức Thánh Cha kêu gọi các tín hữu chú ý đến Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa: cao trọng và là gương mẫu tuyệt vời của mối tương quan với Chúa Giêsu, nhất là trong mầu nhiệm Phục Sinh của Người. Chính là qua kinh nghiệm biến đổi của sự Vượt Qua của Con Mẹ, Đức Trinh Nữ Maria đã trở nên Mẹ của Giáo Hội, nghĩa là, của tất cả mọi tín hữu và các cộng đồng của họ.
Ngài kết luận, “Xin Mẹ Maria giúp cho chúng ta cũng cảm nghiệm được sự hiện diện sống động của Chúa Phục Sinh, là suối nguồn hy vọng và hòa bình."
Sau khi đọc kinh Regina coeli, Đức Thánh Cha chào mừng các khách hành hương bằng nhiều thứ tiếng kể cả tiếng Anh.
Tôi hân hoan chào đón tất cả các khách hành hương nói tiếng Anh hiện diện hôm nay để dọc kinh Regina coeli. Hôm nay chúng ta tiếp tục cử hành lễ trọng Phục Sinh, và tưởng nhớ với niềm vui lớn lao hơn bao giờ hết về sự việc chúng ta được cứu rỗi khỏi tội lỗi và sự chết trong Chúa Giêsu Kitô. Xin Chúa Kitô Phục Sinh đổ tràn đầy ân sủng của Người trên chúng ta, và ban cho chúng ta lòng can đảm để đem Tin Mừng đến cho mọi người. Tôi gửi lời chúc lành Phục Sinh đến cho tất cả quý vị!
ĐTC: Chúa Kitô phục sinh mở các nấm mồ con tim và ban đức tin hăng say cho các môn đệ
Linh Tiến Khải
07:32 12/04/2012
Mùa Phục Sinh là dịp thuận tiện giúp tất cả chúng ta tái khám phá ra các suối nguồn của đức tin và sự hiện diện của Chúa Phục Sinh giữa chúng ta với niềm vui và lòng hăng say; tái khám phá ra Lời Chúa và bí tích Thánh Thể như hai môn đệ trên đường làng Emmaus.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói như trên với hơn 40.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư 11-4-2012.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã trình bầy đề tài Chúa Kitô Phục Sinh biến đổi tâm trí các môn đệ. Người mở toang các nấm mồ của trái tim và trao ban cho họ nhiệt huyết đức tin. Vào chiều ngày Phục Sinh các môn đệ ở trong nhà đóng kín cửa vì sợ người do thái (Ga 20,19). Sự sợ hãi làm cho con tim họ co thắt, và ngăn cản họ ra đi gặp gỡ tha nhân và cuộc sống. Thầy không còn nữa. Ký ức về cuộc Khổ Nạn của Người nuôi dưỡng sự bất an. Nhưng Chúa Giêsu lưu tâm đến các môn đệ và sắp sửa hoàn thành điều đã hứa trong Bữa Tiệc Ly: ”Thầy không để các con mồ côi, Thầy sẽ đến với các con” (Ga 14,18). Và đó là điều Người cũng nói với chúng ta ngày nay trong các giai đoạn ảm đạm đen tối: ”Thầy sẽ không để các con mồ cÔi”. Đức Thánh Cha nói:
Tình trạng lo lắng này của các môn đệ thay đổi một cách triệt để với biến cố Chúa Giêsu tới. Người vào nhà khi cửa đóng kín, ngự giữa các ông và ban cho các ông sự bình an trấn tĩnh: ”Bình an cho các con” (Ga 20,19). Đây là một lời chào thông thường, nhưng giờ đây mang một ý nghĩa mới, bởi vì nó tạo ra một sự thay đổi nội tâm. Nó là lời chào phục sinh khiến cho các môn đệ thắng vượt mọi sợ hãi. Sự bình an mà Chúa Giêsu đem tới là ơn cứu độ Người đã hứa trong các diễn văn từ biệt các môn đệ: ”Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con. Thầy ban cho các con không theo kiểu thế gian. Các con đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi” (Ga 14,27). Trong ngày Phục Sinh này Chúa ban bình an tràn đầy cho chúng ta và nó trở thành cho cộng đoàn suối nguồn của niềm vui, sự chắc chắn của chiến thắng, sự an ninh cậy dựa vào Thiên Chúa.
Sau lời chào đó Chúa Giêsu cho các môn đệ trông thấy các vết thương ở tay và cạnh sườn (Ga 20,20), dấu chỉ của điều đã xảy ra và sẽ không bao giờ bị xóa bỏ nữa: nhân tính vinh quang của Người bị thương tích. Cử chỉ này có mục đích xác nhận thực tại mới của sự Phục Sinh: Chúa Kitô đang ở giữa các môn đệ Người là một người thật sự, là chính Đức Giêsu mà ba ngày trước đó đã bị đóng đanh vào thập giá. Chính như thế mà trong ánh sáng chói ngời của sự Phục Sinh, trong cuộc gặp gỡ với Chúa Phục Sinh các môn đệ tiếp nhận được ý nghĩa cứu độ của cuộc khổ nạn và cái chết của Người. Khi đó từ buồn sầu và sợ hãi các ông bước sang niềm vui tràn đầy. Các buồn sầu và thương tích trở thành suối nguồn của niềm vui. Niềm vui nảy sinh trong con tim của các ông bắt nguồn từ việc ”trông thấy Chúa” (Ga 20,20). Người lại nói với họ: ”Bình an cho các con” (c. 21). Hiển nhiên đây không còn là lời chào thông thường nữa, mà là một ơn mà Chúa Phục Sinh muốn ban cho các bạn hữu Người, đồng thời là một lệnh truyền: sự bình an đã được Chúa Kitô chiếm hữu với máu của Người được dành để cho họ và cho tất cả mọi người, và các môn đệ có bổn phận mang nó đến cho toàn thế giới. Thật vậy Chúa Kitô nói: ”Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai các con”. Chúa Giêsu phục sinh trở lại với các môn đệ để gửi các ông ra đi. Người đã hoàn thành công trình của Người trong thế gian, giờ đây tới phiên các môn đệ gieo vãi đức tin trong các con tim, để Thiên Chúa Cha được hiểu biết và yêu thương quy tụ các con cái Người tản mác khắp nơi lại. Nhưng Chúa Giêsu biết trong tim các môn đệ vẫn còn có sự sợ hãi, nên Người làm cử chỉ thổi trên họ và tái sinh họ trong Thần Khí của Người (x. Ga 20,22): đó là cử chỉ của việc tạo dựng mới. Đức Thánh Cha giải thích ý nghĩa cử chỉ này như sau:
Thật thế, với ơn Thánh Thần đến từ Chúa Kitô phục sinh, một thế giới mới bắt đầu. Với việc gửi các môn đệ ra đi bắt đầu con đường của dân giao ước mới trong thế giới, dân tin nơi Người và công trình cứu độ của Người, dân làm chứng cho sự thật của sự phục sinh. Sự mới mẻ này của một cuộc sống không chết, đã được lễ Phục Sinh đem tới được phổ biến khắp nơi, để các gai góc của tội lỗi đả thương trái tim con người nhường chỗ cho các mầm giống của Ơn Thánh, của sự hiện diện của Thiên Chúa và tình yêu của Người, chiến thắng tội lỗi và cái chết.
Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: Các bạn thân mến, cả ngày nay nữa, Chúa Phục Sinh bước vào trong nhà và con tim của chúng ta, mặc dù thường khi cửa đóng. Người vào và ban niềm vui, sự bình an, sự sống và niềm hy vọng, là các ơn mà chúng ta cần đến cho sự tái sinh nhân bản và tinh thần của chúng ta. Đức Thánh Cha quảng diễn thêm điểm này như sau:
Chỉ có Người mới có thể lay động các tảng đá lấp huyệt mộ, mà con người thường lăn lên trên các tâm tình, các tương quan, các cung cách hành xử của mình, các tảng đá thừa nhận cái chết: các chia rẽ, các thù nghịch, bất hòa, oán hận, ghen tương, nghi ngờ, thờ ơ. Chỉ có Chúa, Đấng Hằng Sống, mới có thể trao ban ý nghĩa cho cuộc sống và khiến cho người mệt mỏi và buồn sầu, mất tin tưởng và không hy vọng tiếp tục tiến bước. Đó là điều hai môn đệ trên đường từ Giêrusalem về làng Emmaus đã sống trong ngày lễ Phục Sinh (x. Lc 24,13-35). Họ nói về Đức Giêsu, nhưng gương mặt sầu muộn của họ diễn tả các niềm hy vọng tan vỡ, sự bất an và nỗi nhớ tiếc. Họ đã bỏ quê sinh để theo Đức Giêsu với các bạn hữu, và họ đã khám phá ra một thực tại mới, trong đó sự tha thứ và tình yêu thương không phải chỉ là các lời nói, nhưng họ đã sờ mó được sự hiện hữu của Đức Giêsu một cách cụ thể. Đức Giêsu thành Nagiarét đã khiến cho tất cả mọi sự đều mới mẻ, đã biến đổi cuộc sống của họ. Nhưng giờ đây Người đã chết và tất cả xem ra chấm dứt.
Tuy nhiên bất thình lình có ba người bộ hành, chứ không phải là hai nữa. Đức Giêsu tới gần hai môn đệ và cùng đi với họ, nhưng họ không có khả năng nhận ra Người. Chắc chắn họ đã nghe các tiếng nói về sự phục sinh của Người, vì họ kể: ”Thật ra, cũng có mấy người đàn bà trong nhóm chúng tôi đã làm chúng tôi kinh ngạc. Các bà ấy ra mộ hồi sáng sớm, không thấy xác Người đâu cả, về còn nói là đã thấy thiên thần hiện ra bảo rằng Người vẫn sống” (cc. 22-23). Nhưng tất cả những điều đó đã không đủ để thuyết phục họ, bởi vì ”họ đã không thấy Người” (c. 24). Khi đó Chúa Giêsu mới kiên nhẫn giải thích cho họ hiểu những gì liên quan đến Người, bắt đầu từ ông Môshê và tất cả các ngôn sứ. Chúa Giêsu giải thích cho các môn đệ Thánh Kinh bằng cách cống hiến cho các ông chìa khóa đọc hiểu nền tảng là những gì liên quan tới chính Người và Mầu nhiệm phục sinh của Người... Ý nghĩa của mọi sự: Lề Luật, các Ngôn sứ, và các Thánh vịnh bất thình lình mở ra và trở thành rõ ràng trước mắt các ông. Chúa Giêsu đã mở trí thông minh cho các ông hiểu Thánh Kinh (x. Lc 24,45)...
Trong khi đó thì họ tới làng, chắc là nhà của một trong hai người. Người khách lạ làm như còn phải đi xa hơn, nhưng vì họ nài nỉ ”Hãy ở lại với chúng tôi”, nên Người ở lại với họ. Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho họ. Mắt họ liền mở ra, và họ nhận ra Người, nhưng Người đã biến mất”. Sự hiện diện của Chúa Giêsu, trước tiên với lời nói rồi với cử chỉ bẻ bánh, khiến cho các môn đệ nhận ra Người và họ có thể cảm nhận một cách mới mẻ điều họ đã cảm thấy trong khi đồng hành với Người: lòng họ bừng cháy lên. Câu chuyện này cho thấy có hai nơi giúp chúng ta gặp gỡ Chúa Phục Sinh biến đổi cuộc sống: việc lắng nghe lời Chúa trong niềm hiệp thông với Chúa Kitô và việc bẻ bánh: Lời Chúa và Thánh Thể gắn liền mật thiết với nhau.
Sau cuộc gặp gỡ, ngay lúc ấy hai môn đệ đã trở lại Giêrusalem chia sẻ kinh nghiệm của họ với Mười Một Tông Đồ và các môn đệ khác. Những người này nói với họ: ”Chúa chỗi dậy thật rồi và đã hiện ra với ông Simon” (c. 33-34). Hai người đã thuật lại những gì đã xảy ra dọc đường và việc mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh. Họ đã được tái sinh vào niềm hy vọng sống động bởi việc Chúa phục sinh từ cõi chết. Thật thế, tái sinh trong họ niềm hăng say của đức tin, tình yệu thương đối với cộng đoàn, việc cần phải thông truyền tin vui cho người khác.
Trước khi cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người, Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Ngài chúc tất cả mùa Phục Sinh sốt mến tràn đầy ơn thánh của Chúa Kitô phục sinh khải hoàn.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói như trên với hơn 40.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư 11-4-2012.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã trình bầy đề tài Chúa Kitô Phục Sinh biến đổi tâm trí các môn đệ. Người mở toang các nấm mồ của trái tim và trao ban cho họ nhiệt huyết đức tin. Vào chiều ngày Phục Sinh các môn đệ ở trong nhà đóng kín cửa vì sợ người do thái (Ga 20,19). Sự sợ hãi làm cho con tim họ co thắt, và ngăn cản họ ra đi gặp gỡ tha nhân và cuộc sống. Thầy không còn nữa. Ký ức về cuộc Khổ Nạn của Người nuôi dưỡng sự bất an. Nhưng Chúa Giêsu lưu tâm đến các môn đệ và sắp sửa hoàn thành điều đã hứa trong Bữa Tiệc Ly: ”Thầy không để các con mồ côi, Thầy sẽ đến với các con” (Ga 14,18). Và đó là điều Người cũng nói với chúng ta ngày nay trong các giai đoạn ảm đạm đen tối: ”Thầy sẽ không để các con mồ cÔi”. Đức Thánh Cha nói:
Tình trạng lo lắng này của các môn đệ thay đổi một cách triệt để với biến cố Chúa Giêsu tới. Người vào nhà khi cửa đóng kín, ngự giữa các ông và ban cho các ông sự bình an trấn tĩnh: ”Bình an cho các con” (Ga 20,19). Đây là một lời chào thông thường, nhưng giờ đây mang một ý nghĩa mới, bởi vì nó tạo ra một sự thay đổi nội tâm. Nó là lời chào phục sinh khiến cho các môn đệ thắng vượt mọi sợ hãi. Sự bình an mà Chúa Giêsu đem tới là ơn cứu độ Người đã hứa trong các diễn văn từ biệt các môn đệ: ”Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con. Thầy ban cho các con không theo kiểu thế gian. Các con đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi” (Ga 14,27). Trong ngày Phục Sinh này Chúa ban bình an tràn đầy cho chúng ta và nó trở thành cho cộng đoàn suối nguồn của niềm vui, sự chắc chắn của chiến thắng, sự an ninh cậy dựa vào Thiên Chúa.
Sau lời chào đó Chúa Giêsu cho các môn đệ trông thấy các vết thương ở tay và cạnh sườn (Ga 20,20), dấu chỉ của điều đã xảy ra và sẽ không bao giờ bị xóa bỏ nữa: nhân tính vinh quang của Người bị thương tích. Cử chỉ này có mục đích xác nhận thực tại mới của sự Phục Sinh: Chúa Kitô đang ở giữa các môn đệ Người là một người thật sự, là chính Đức Giêsu mà ba ngày trước đó đã bị đóng đanh vào thập giá. Chính như thế mà trong ánh sáng chói ngời của sự Phục Sinh, trong cuộc gặp gỡ với Chúa Phục Sinh các môn đệ tiếp nhận được ý nghĩa cứu độ của cuộc khổ nạn và cái chết của Người. Khi đó từ buồn sầu và sợ hãi các ông bước sang niềm vui tràn đầy. Các buồn sầu và thương tích trở thành suối nguồn của niềm vui. Niềm vui nảy sinh trong con tim của các ông bắt nguồn từ việc ”trông thấy Chúa” (Ga 20,20). Người lại nói với họ: ”Bình an cho các con” (c. 21). Hiển nhiên đây không còn là lời chào thông thường nữa, mà là một ơn mà Chúa Phục Sinh muốn ban cho các bạn hữu Người, đồng thời là một lệnh truyền: sự bình an đã được Chúa Kitô chiếm hữu với máu của Người được dành để cho họ và cho tất cả mọi người, và các môn đệ có bổn phận mang nó đến cho toàn thế giới. Thật vậy Chúa Kitô nói: ”Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai các con”. Chúa Giêsu phục sinh trở lại với các môn đệ để gửi các ông ra đi. Người đã hoàn thành công trình của Người trong thế gian, giờ đây tới phiên các môn đệ gieo vãi đức tin trong các con tim, để Thiên Chúa Cha được hiểu biết và yêu thương quy tụ các con cái Người tản mác khắp nơi lại. Nhưng Chúa Giêsu biết trong tim các môn đệ vẫn còn có sự sợ hãi, nên Người làm cử chỉ thổi trên họ và tái sinh họ trong Thần Khí của Người (x. Ga 20,22): đó là cử chỉ của việc tạo dựng mới. Đức Thánh Cha giải thích ý nghĩa cử chỉ này như sau:
Thật thế, với ơn Thánh Thần đến từ Chúa Kitô phục sinh, một thế giới mới bắt đầu. Với việc gửi các môn đệ ra đi bắt đầu con đường của dân giao ước mới trong thế giới, dân tin nơi Người và công trình cứu độ của Người, dân làm chứng cho sự thật của sự phục sinh. Sự mới mẻ này của một cuộc sống không chết, đã được lễ Phục Sinh đem tới được phổ biến khắp nơi, để các gai góc của tội lỗi đả thương trái tim con người nhường chỗ cho các mầm giống của Ơn Thánh, của sự hiện diện của Thiên Chúa và tình yêu của Người, chiến thắng tội lỗi và cái chết.
Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: Các bạn thân mến, cả ngày nay nữa, Chúa Phục Sinh bước vào trong nhà và con tim của chúng ta, mặc dù thường khi cửa đóng. Người vào và ban niềm vui, sự bình an, sự sống và niềm hy vọng, là các ơn mà chúng ta cần đến cho sự tái sinh nhân bản và tinh thần của chúng ta. Đức Thánh Cha quảng diễn thêm điểm này như sau:
Chỉ có Người mới có thể lay động các tảng đá lấp huyệt mộ, mà con người thường lăn lên trên các tâm tình, các tương quan, các cung cách hành xử của mình, các tảng đá thừa nhận cái chết: các chia rẽ, các thù nghịch, bất hòa, oán hận, ghen tương, nghi ngờ, thờ ơ. Chỉ có Chúa, Đấng Hằng Sống, mới có thể trao ban ý nghĩa cho cuộc sống và khiến cho người mệt mỏi và buồn sầu, mất tin tưởng và không hy vọng tiếp tục tiến bước. Đó là điều hai môn đệ trên đường từ Giêrusalem về làng Emmaus đã sống trong ngày lễ Phục Sinh (x. Lc 24,13-35). Họ nói về Đức Giêsu, nhưng gương mặt sầu muộn của họ diễn tả các niềm hy vọng tan vỡ, sự bất an và nỗi nhớ tiếc. Họ đã bỏ quê sinh để theo Đức Giêsu với các bạn hữu, và họ đã khám phá ra một thực tại mới, trong đó sự tha thứ và tình yêu thương không phải chỉ là các lời nói, nhưng họ đã sờ mó được sự hiện hữu của Đức Giêsu một cách cụ thể. Đức Giêsu thành Nagiarét đã khiến cho tất cả mọi sự đều mới mẻ, đã biến đổi cuộc sống của họ. Nhưng giờ đây Người đã chết và tất cả xem ra chấm dứt.
Tuy nhiên bất thình lình có ba người bộ hành, chứ không phải là hai nữa. Đức Giêsu tới gần hai môn đệ và cùng đi với họ, nhưng họ không có khả năng nhận ra Người. Chắc chắn họ đã nghe các tiếng nói về sự phục sinh của Người, vì họ kể: ”Thật ra, cũng có mấy người đàn bà trong nhóm chúng tôi đã làm chúng tôi kinh ngạc. Các bà ấy ra mộ hồi sáng sớm, không thấy xác Người đâu cả, về còn nói là đã thấy thiên thần hiện ra bảo rằng Người vẫn sống” (cc. 22-23). Nhưng tất cả những điều đó đã không đủ để thuyết phục họ, bởi vì ”họ đã không thấy Người” (c. 24). Khi đó Chúa Giêsu mới kiên nhẫn giải thích cho họ hiểu những gì liên quan đến Người, bắt đầu từ ông Môshê và tất cả các ngôn sứ. Chúa Giêsu giải thích cho các môn đệ Thánh Kinh bằng cách cống hiến cho các ông chìa khóa đọc hiểu nền tảng là những gì liên quan tới chính Người và Mầu nhiệm phục sinh của Người... Ý nghĩa của mọi sự: Lề Luật, các Ngôn sứ, và các Thánh vịnh bất thình lình mở ra và trở thành rõ ràng trước mắt các ông. Chúa Giêsu đã mở trí thông minh cho các ông hiểu Thánh Kinh (x. Lc 24,45)...
Trong khi đó thì họ tới làng, chắc là nhà của một trong hai người. Người khách lạ làm như còn phải đi xa hơn, nhưng vì họ nài nỉ ”Hãy ở lại với chúng tôi”, nên Người ở lại với họ. Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho họ. Mắt họ liền mở ra, và họ nhận ra Người, nhưng Người đã biến mất”. Sự hiện diện của Chúa Giêsu, trước tiên với lời nói rồi với cử chỉ bẻ bánh, khiến cho các môn đệ nhận ra Người và họ có thể cảm nhận một cách mới mẻ điều họ đã cảm thấy trong khi đồng hành với Người: lòng họ bừng cháy lên. Câu chuyện này cho thấy có hai nơi giúp chúng ta gặp gỡ Chúa Phục Sinh biến đổi cuộc sống: việc lắng nghe lời Chúa trong niềm hiệp thông với Chúa Kitô và việc bẻ bánh: Lời Chúa và Thánh Thể gắn liền mật thiết với nhau.
Sau cuộc gặp gỡ, ngay lúc ấy hai môn đệ đã trở lại Giêrusalem chia sẻ kinh nghiệm của họ với Mười Một Tông Đồ và các môn đệ khác. Những người này nói với họ: ”Chúa chỗi dậy thật rồi và đã hiện ra với ông Simon” (c. 33-34). Hai người đã thuật lại những gì đã xảy ra dọc đường và việc mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh. Họ đã được tái sinh vào niềm hy vọng sống động bởi việc Chúa phục sinh từ cõi chết. Thật thế, tái sinh trong họ niềm hăng say của đức tin, tình yệu thương đối với cộng đoàn, việc cần phải thông truyền tin vui cho người khác.
Trước khi cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người, Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Ngài chúc tất cả mùa Phục Sinh sốt mến tràn đầy ơn thánh của Chúa Kitô phục sinh khải hoàn.
Ấn Độ: 10.000 tín hữu Kitô giáo và Ấn giáo cùng cử hành Lễ Phục Sinh
Lã Thụ Nhân
09:08 12/04/2012
Ấn Độ: 10.000 tín hữu Kitô giáo và Ấn giáo cùng cử hành Lễ Phục Sinh
Bhubaneshwar (AsiaNews) - Lần đầu tiên, hơn 10.000 tín hữu Kitô giáo và Ấn giáo cử hành Lễ Phục Sinh với nhau ở bang Orissa của Ấn Độ. Đáng chú ý nhất, việc cử hành được tổ chức ở khu đất của Trường Công Giáo Vijaya thuộc Raikia, quận Kandhamal, hiện trường của những vụ tàn sát bạo lực chống Kitô giáo vào năm 2008 của các phần tử quá khích Ấn giáo.
Người dân thuộc mọi tầng lớp xã hội, gồm trẻ em, người già, phụ nữ, các chính trị gia, viên chức chính phủ, trưởng làng, tu sĩ và nữ tu, đã tham dự một nghi thức cầu nguyện dài 12 giờ và tham gia vào các cuộc gặp gỡ văn hoá khác nhau.
Sau những bài hát, bài đọc Kinh Thánh và lời cầu nguyện, các Kitô hữu thuộc nhiều giáo phái khác nhau đã tổ chức các màn độc tấu, biểu diễn và vũ hội nhỏ.
Cha Jorlal Singh, từ Giáo xứ Đức Mẹ Bác Ái của Raikia cho Hãng tin tức AsiaNews hay: "Mục tiêu của chúng tôi là củng cố sự hiệp nhất của mình và trở nên chứng tá Kitô giáo cho tất cả mọi người”.
Phát biểu về buổi lễ, Cha Ajaya Sabhasundar, một giáo lý viên, cho hay: "Sự sống lại của Chúa Giêsu đem lại niềm hy vọng mới để vượt qua những khó khăn của đời sống. Đó là một cơ hội để làm việc cho hòa bình, công lý và hiệp nhất trong xã hội Ấn Độ".
Bhubaneshwar (AsiaNews) - Lần đầu tiên, hơn 10.000 tín hữu Kitô giáo và Ấn giáo cử hành Lễ Phục Sinh với nhau ở bang Orissa của Ấn Độ. Đáng chú ý nhất, việc cử hành được tổ chức ở khu đất của Trường Công Giáo Vijaya thuộc Raikia, quận Kandhamal, hiện trường của những vụ tàn sát bạo lực chống Kitô giáo vào năm 2008 của các phần tử quá khích Ấn giáo.
Người dân thuộc mọi tầng lớp xã hội, gồm trẻ em, người già, phụ nữ, các chính trị gia, viên chức chính phủ, trưởng làng, tu sĩ và nữ tu, đã tham dự một nghi thức cầu nguyện dài 12 giờ và tham gia vào các cuộc gặp gỡ văn hoá khác nhau.
Sau những bài hát, bài đọc Kinh Thánh và lời cầu nguyện, các Kitô hữu thuộc nhiều giáo phái khác nhau đã tổ chức các màn độc tấu, biểu diễn và vũ hội nhỏ.
Cha Jorlal Singh, từ Giáo xứ Đức Mẹ Bác Ái của Raikia cho Hãng tin tức AsiaNews hay: "Mục tiêu của chúng tôi là củng cố sự hiệp nhất của mình và trở nên chứng tá Kitô giáo cho tất cả mọi người”.
Phát biểu về buổi lễ, Cha Ajaya Sabhasundar, một giáo lý viên, cho hay: "Sự sống lại của Chúa Giêsu đem lại niềm hy vọng mới để vượt qua những khó khăn của đời sống. Đó là một cơ hội để làm việc cho hòa bình, công lý và hiệp nhất trong xã hội Ấn Độ".
Người Công Giáo Lào trải qua Lễ Phục Sinh không có linh mục hay nhà thờ
Lã Thụ Nhân
09:18 12/04/2012
Người Công Giáo Lào trải qua Lễ Phục Sinh không có linh mục hay nhà thờ
Viêng Chăn (AsiaNews/Agencies) - Hàng trăm người Công Giáo Lào cử hành Lễ Phục Sinh ở Kengweng, tỉnh Savannakhet mà không có sự chủ trì của linh mục. Họ đã từng sử dụng một nhà nguyện như là nơi thờ phượng và cầu nguyện, nhưng nó đã bị các quan chức cộng sản tịch thu do bị cáo buộc có những bất thường trong quyền sở hữu.
Nữ tu Josephine Seusy, Dòng Mến Thánh Giá, người tổ chức sự kiện này cho hay: "Khoảng 200 người Công Giáo Lào đọc kinh Mân Côi, hát các bài thánh ca, và đọc Tin Mừng để cử hành Lễ Phục Sinh trước nhà nguyện Kengweng, trong khi 4 binh lính vũ trang theo dõi từ cửa của nhà nguyện. Chúng tôi cầu xin Chúa Kitô Phục Sinh để chính quyền trả lại nhà nguyện".
Được xây dựng vào năm 1964, nhà nguyện đã bị chính quyền tỉnh Savannakhet đóng cửa vào tháng Hai. Tòa nhà 200 mét vuông trên mảnh đất 500 mét vuông tại huyện Xaybuly này là nơi chính quyền có kế hoạch xây dựng một trường học.
Hôm thứ Bảy, các viên chức an ninh đã bắt giữ và thẩm vấn ba giáo dân địa phương vì họ đã gỡ thông báo đóng cửa của các viên chức chính quyền dán lên cửa chính của nhà nguyện.
Sơ Seusy cho biết các linh mục từ những nơi khác vẫn còn bị ngăn cản thực hiện các hoạt động mục cho người Công Giáo địa phương.
Hôm Thứ Năm và Thứ Sáu Tuần Thánh, một số các tổ chức Kitô giáo phi chính phủ và Tổ chứa Quan Sát Nhân Quyền cho Tự do Tôn giáo Lào (HRWLRF) than phiền về các hành động mới nhất của chính quyền Lào đối với người Tin Lành địa phương, những người bị lên án vì mối quan hệ của họ với kẻ thù (Hoa Kỳ) và làm mất ổn định đất nước.
Ở Khamnonsung, tỉnh Savannakhet, các lãnh đạo làng đã tịch thu một nhà thờ địa phương và ngăn cản các thành viên cử hành Lễ Phục Sinh.
Tại đất nước cộng sản Lào, hầu hết người dân (67%) là Phật tử. Kitô hữu chỉ đại diện 2% trên tổng dân số 6 triệu người. với người Công Giáo chiếm 0,7%.
Viêng Chăn (AsiaNews/Agencies) - Hàng trăm người Công Giáo Lào cử hành Lễ Phục Sinh ở Kengweng, tỉnh Savannakhet mà không có sự chủ trì của linh mục. Họ đã từng sử dụng một nhà nguyện như là nơi thờ phượng và cầu nguyện, nhưng nó đã bị các quan chức cộng sản tịch thu do bị cáo buộc có những bất thường trong quyền sở hữu.
Nữ tu Josephine Seusy, Dòng Mến Thánh Giá, người tổ chức sự kiện này cho hay: "Khoảng 200 người Công Giáo Lào đọc kinh Mân Côi, hát các bài thánh ca, và đọc Tin Mừng để cử hành Lễ Phục Sinh trước nhà nguyện Kengweng, trong khi 4 binh lính vũ trang theo dõi từ cửa của nhà nguyện. Chúng tôi cầu xin Chúa Kitô Phục Sinh để chính quyền trả lại nhà nguyện".
Được xây dựng vào năm 1964, nhà nguyện đã bị chính quyền tỉnh Savannakhet đóng cửa vào tháng Hai. Tòa nhà 200 mét vuông trên mảnh đất 500 mét vuông tại huyện Xaybuly này là nơi chính quyền có kế hoạch xây dựng một trường học.
Hôm thứ Bảy, các viên chức an ninh đã bắt giữ và thẩm vấn ba giáo dân địa phương vì họ đã gỡ thông báo đóng cửa của các viên chức chính quyền dán lên cửa chính của nhà nguyện.
Sơ Seusy cho biết các linh mục từ những nơi khác vẫn còn bị ngăn cản thực hiện các hoạt động mục cho người Công Giáo địa phương.
Hôm Thứ Năm và Thứ Sáu Tuần Thánh, một số các tổ chức Kitô giáo phi chính phủ và Tổ chứa Quan Sát Nhân Quyền cho Tự do Tôn giáo Lào (HRWLRF) than phiền về các hành động mới nhất của chính quyền Lào đối với người Tin Lành địa phương, những người bị lên án vì mối quan hệ của họ với kẻ thù (Hoa Kỳ) và làm mất ổn định đất nước.
Ở Khamnonsung, tỉnh Savannakhet, các lãnh đạo làng đã tịch thu một nhà thờ địa phương và ngăn cản các thành viên cử hành Lễ Phục Sinh.
Tại đất nước cộng sản Lào, hầu hết người dân (67%) là Phật tử. Kitô hữu chỉ đại diện 2% trên tổng dân số 6 triệu người. với người Công Giáo chiếm 0,7%.
Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ kỷ niệm 125 năm thành lập
Lã Thụ Nhân
09:18 12/04/2012
Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ kỷ niệm 125 năm thành lập
Washington DC (CNA) – Hôm 10 tháng Tư, Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ đã kỷ niệm 125 năm thành lập, một dịp mang lại "lời chúc mừng thân ái" từ Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI.
Trong bức thư gửi cho Đức Hồng Y Donald W. Wuerl của Washington, D.C., Đức Thánh Cha đã phó dâng cộng đoàn trường đại học lên Đức Mẹ Maria. Ngài cũng cầu xin để lễ kỷ niệm sẽ là một cơ hội "dấn thân canh tân sứ mạng đặc biệt của Đại học Công Giáo nhằm phục vụ Giáo Hội và xã hội Hoa Kỳ".
Đức Hồng Y Wuerl đã đọc bức thư trong một Thánh Lễ hôm 10 tháng Tư để kỷ niệm ngày thành lập Đại học tại Vương Cung Thánh Đường Đền Quốc Gia Đức Mẹ Vô Nhiễm tại Washington, D.C.
Trong bài giảng, Đức Hồng Y Wuerl cho hay thật là thích hợp khi lễ kỷ niệm diễn ra trong bối cảnh cử hành trọng đại của Giáo Hội", Lễ Phục Sinh, khi Giáo Hội cử hành "trang nghiêm và độc đáo" sứ điệp Chúa Kitô thực sự sống lại.
Ngài giải thích Chúa Giêsu giao trọng trách cho Thánh Phêrô và các tông đồ đi khắp thế gian làm cho muôn dân trở thành môn đệ, và giáo dục Công Giáo là một trong những cách mà Giáo Hội thực hiện trọng trách này.
Thánh Lễ hôm 10 tháng Tư bắt đầu những hoạt động kéo dài một tuần lễ nhằm kỷ niệm việc phê chuẩn của Đức Giáo Hoàng Lêô XIII vào năm 1887 để thành lập Trường Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ là trường đại học quốc gia của Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ.
Lúc trường đại học mới được khánh thành, chỉ có 46 sinh viên và 10 giảng viên. Hiện nay, trường giảng dạy hơn 3.500 sinh viên chưa qua đào tạo bằng cấp và 3.000 sinh viên đã qua đào tạo từ tất cả 50 tiểu bang Hoa Kỳ và từ 85 quốc gia trên thế giớ.
Hiệu trưởng đương nhiệm John Garvey đã đưa ra lời chúc mừng những thành tựu của 125 năm qua và nhấn mạnh tầm quan trọng tiếp tục dấn thân phục vụ.
Ông Garvey đã thử thách cộng đoàn trường đại học thực hiện 125.000 giờ phục vụ trong năm vừa qua, một mục tiêu dễ dàng vượt qua và tăng gần gấp ba trong những tháng gần đây.
Đức Hồng Y Wuerl hoan nghênh cộng đoàn vì 125 năm "thực hiện thách đố rất tuyệt vời đó" để trở nên ánh sáng cho thế gian. Ngài cho hay khi trường đại học tổ chức kỷ niệm "chúng ta thắp lên thêm một ngọn nến vào nguồn sáng to lớn chính là Đại học Công giáo Hoa Kỳ".
Washington DC (CNA) – Hôm 10 tháng Tư, Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ đã kỷ niệm 125 năm thành lập, một dịp mang lại "lời chúc mừng thân ái" từ Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI.
Trong bức thư gửi cho Đức Hồng Y Donald W. Wuerl của Washington, D.C., Đức Thánh Cha đã phó dâng cộng đoàn trường đại học lên Đức Mẹ Maria. Ngài cũng cầu xin để lễ kỷ niệm sẽ là một cơ hội "dấn thân canh tân sứ mạng đặc biệt của Đại học Công Giáo nhằm phục vụ Giáo Hội và xã hội Hoa Kỳ".
Đức Hồng Y Wuerl đã đọc bức thư trong một Thánh Lễ hôm 10 tháng Tư để kỷ niệm ngày thành lập Đại học tại Vương Cung Thánh Đường Đền Quốc Gia Đức Mẹ Vô Nhiễm tại Washington, D.C.
Trong bài giảng, Đức Hồng Y Wuerl cho hay thật là thích hợp khi lễ kỷ niệm diễn ra trong bối cảnh cử hành trọng đại của Giáo Hội", Lễ Phục Sinh, khi Giáo Hội cử hành "trang nghiêm và độc đáo" sứ điệp Chúa Kitô thực sự sống lại.
Ngài giải thích Chúa Giêsu giao trọng trách cho Thánh Phêrô và các tông đồ đi khắp thế gian làm cho muôn dân trở thành môn đệ, và giáo dục Công Giáo là một trong những cách mà Giáo Hội thực hiện trọng trách này.
Thánh Lễ hôm 10 tháng Tư bắt đầu những hoạt động kéo dài một tuần lễ nhằm kỷ niệm việc phê chuẩn của Đức Giáo Hoàng Lêô XIII vào năm 1887 để thành lập Trường Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ là trường đại học quốc gia của Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ.
Lúc trường đại học mới được khánh thành, chỉ có 46 sinh viên và 10 giảng viên. Hiện nay, trường giảng dạy hơn 3.500 sinh viên chưa qua đào tạo bằng cấp và 3.000 sinh viên đã qua đào tạo từ tất cả 50 tiểu bang Hoa Kỳ và từ 85 quốc gia trên thế giớ.
Hiệu trưởng đương nhiệm John Garvey đã đưa ra lời chúc mừng những thành tựu của 125 năm qua và nhấn mạnh tầm quan trọng tiếp tục dấn thân phục vụ.
Ông Garvey đã thử thách cộng đoàn trường đại học thực hiện 125.000 giờ phục vụ trong năm vừa qua, một mục tiêu dễ dàng vượt qua và tăng gần gấp ba trong những tháng gần đây.
Đức Hồng Y Wuerl hoan nghênh cộng đoàn vì 125 năm "thực hiện thách đố rất tuyệt vời đó" để trở nên ánh sáng cho thế gian. Ngài cho hay khi trường đại học tổ chức kỷ niệm "chúng ta thắp lên thêm một ngọn nến vào nguồn sáng to lớn chính là Đại học Công giáo Hoa Kỳ".
Hội đồng Giám mục Công giáo HK kêu gọi 'Chiến dịch Tự Do Tôn Giáo'
Trần Mạnh Trác
20:21 12/04/2012
Nếu cần, người Công giáo phải có cam đảm "bất tuân những đạo luật bất chính".
Đây là một tài liệu được phát triển bởi Ủy ban đặc nhiệm về Tự do Tôn giáo của Hội đồng Giám mục Công giáo HK (USCCB), được Uỷ ban hành chính Hội Ðồng Giám Mục chấp thuận cho công bố ngày 13 tháng ba, và được xuất bản bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha ngày 12 Tháng Tư.
Đây là một thông điệp mạnh mẽ với những phân tích rõ ràng và nhiều bằng chứng lịch sử, và có lẽ là phản ứng rõ ràng nhất chống lại nguyên tắc cuả chính quyền hiện tại là coi Tự Do Tôn Giaó chỉ là "Tự Do trong việc Thờ Phượng" mà thôi.
Tự do tôn giáo không chỉ là khả năng đi lễ ngày chủ nhật hoặc đọc kinh Mân Côi ở nhà. Mà còn là việc chúng ta có thể đóng góp cho lợi ích chung của tất cả người Mỹ, có thể thực hành những gì đức tin kêu gọi chúng ta làm, mà không cần phải thỏa hiệp, thích nghi cái đức tin ấy.
Mỗi giáo phận trên toàn quốc sẽ tổ chức một chương trình dài hai tuần lễ gọi là "Hai Tuần choTự Do" ("Fortnight for Freedom") ngay trước ngày lễ Độc Lập (Fourth of July) (từ 21 tháng sáu - 4 Tháng 7 ), để giáo dân có dịp tham gia học tập, cầu nguyện và phát động những hoạt động chống lại những nỗ lực cắt giảm tự do tôn giáo của chính phủ.
"Là người Công Giáo Mỹ không có nghĩa là không thể vừa là Công Giáo vừa là Mỹ" bản tuyên ngôn viết.
Đã trên nửa năm nay, các giám mục HK đã đặt vấn đề tự do tôn giáo làm trung tâm, nhưng một số người Công giáo cấp tiến cho rằng hàng giáo phẩm đang tiếp tay với đảng Cộng hòa để đánh bại Tổng thống Obama trong kỳ bầu cử tới. Trả lời thẳng vào lời cáo buộc ấy và gửi lời kêu gọi tới các nhà lãnh đạo quốc gia, bản tuyên ngôn viết:
"Không nên đặt vấn đề này là một vấn đề đảng phái, bản Hiến Pháp không phải cuả riêng đảng Dân Chủ hay Cộng Hòa hay Độc Lập. Đó là Hiến Pháp chung cuả tất cả chúng ta, và do đó các vị đại diện được chúng tôi bầu lên cần phải tham gia vào một nỗ lực lớn phi đảng phái để bảo toàn sự trung thực cuả Hiến pháp."
Bản tuyên ngôn cho biết lý do cuả chiến dịch không chỉ là vì sắc lệnh cải cách y tế, một sắc lệnh bắt buộc các trường cao đẳng và bệnh viện Công giáo phải bảo hiểm việc kiểm soát sinh đẻ, nhưng là vì một lịch sử vi phạm tự do tôn giáo dài. Bản tuyên ngôn đưa ra 7 ví dụ trong đó bao gồm những luật di trú cuả một số tiểu bang đã làm cản trở việc chăm lo cho các ngoại kiều cuả Giáo Hội.
Chính phủ đã vi phạm tự do tôn giáo của người Công giáo bằng cách cắt đứt các hợp đồng với các cơ quan Công Giáo. Một số tiểu bang đã ngưng tài trợ hoặc thu hồi giấy phép các cơ quan xã hội Công Giáo chỉ vì các cơ quan này đã không trao con nuôi cho các cặp đồng tính. Và mới đây chính phủ liên bang đã cắt trợ cấp cho một tổ chức Công giáo, hằng có một lịch sử tuyệt vời về các dịch vụ tị nạn nhất là về việc giúp đỡ nạn nhân cuả nạn mãi dâm, bởi vì, là Công giáo, tổ chức này sẽ không cung cấp các dịch vụ phá thai và ngừa thai.
Trích dẫn lời Mục sư Martin Luther King Jr trong bức thư "Letter from a Birmingham Jail," các giám mục HK nói rằng một luật bất chính thì phải được thay đổi hoặc phải bị phản đối.
"Đứng trước một đạo luật bất chính (unjust law)," các giám mục HK viết, "chúng ta không thể tìm sự thích nghi, đặc biệt là những thích nghi dựa vào những hứa hẹn thiếu minh bạch và hành vi lừa đảo. Nếu ngày hôm nay chúng ta phải đối mặt với một luật pháp có tiềm năng tạo ra sự bất chính, thì người Công giáo Mỹ, trong tình liên đới với các giới công dân khác, phải có can đảm bất tuân."
Bản tuyên ngôn có thể truy cập tại http://www.usccb.org/issues-and-action/religious-liberty/our-first-most-cherished-liberty.cfm.
Top Stories
Inde: Pour la première fois, un catholique siège au politburo du Parti communiste d’Inde (CPI-M)
Eglises d’Asie
09:42 12/04/2012
Pour la première fois depuis 73 ans que le communisme a pris racine en Inde, un catholique a été porté au cœur de l’instance dirigeante de l’une des deux principales organisations communistes du pays (1). Le 10 avril dernier en effet, à l’issue de son XXe congrès, tenu à Kochi (Cochin), le Parti communiste d’Inde (CPI-M, Communist Party of India - Marxist) a procédé à un renouvellement partiel de son bureau politique, qui compte quinze membres. Parmi les trois nouveaux ...
... responsables à faire leur entrée au politburo du CPI-M figure un catholique, Mariam Alexander Baby, personnalité politique du Kerala.
Agé de 58 ans, M.A. Baby était il y a un an encore ministre de l’Education dans l’Etat du Kerala. Poste où il a tenté – et en partie réussi – de réformer le système éducatif local, non sans croiser le fer avec l’Eglise catholique, très présente dans ce secteur dans un Etat où les chrétiens comptent pour 23,3 % de la population. Toutefois, à la faveur des élections législatives de l’an dernier, les communistes, au pouvoir depuis 2006, ont été défaits et ont rejoint les rangs de l’opposition (ainsi qu’ils le font régulièrement depuis 1957 dans un jeu d’alternance bien rodé entre une coalition de gauche emmenée par eux et une coalition de droite emmenée par le Parti du Congrès).
M.A. Baby ne fait pas mystère de son appartenance à la religion catholique. Baptisé dans le rite latin, il explique qu’il a rejoint les rangs des communistes à l’âge de 12 ans « afin de lutter contre les oppresseurs ». « Si l’Eglise avait combattu pour les pauvres, j’aurais adhéré à un mouvement d’Eglise », explique-t-il, mais, dans son village natal du district de Kollam, seuls les communistes et les syndicalistes se battaient pour les pauvres, ajoute-t-il en précisant que son engagement auprès des communistes l’a amené « au point où, s’[il] ne connaît pas le mystère divin, [il] sait où se trouve la misère humaine ».
M.A. Baby explique encore que son attachement au Christ est « idéologique », voyant dans la personne de Jésus un grand révolutionnaire qui a combattu toutes les formes d’injustices, tout en se tenant à l’écart des riches et des puissants, oppresseurs des pauvres. « Je ne pratique aucune religion. Je suis un marxiste qui croit en l’égalitarisme », valeur défendue par le Christ « avec une grande passion », précise-t-il encore, non sans appeler l’Eglise à jouer un plus grand rôle social en collaboration avec les communistes afin de venir en aide aux pauvres. « Si les responsables de l’Eglise pratiquaient ce que Jésus a enseigné, nous n’aurions pas de problème. Nous nous opposons à ceux qui utilisent la religion à des fins politiques ou personnelles », conclut-il.
Membre du Comité central du CPI-M, A. Vijayaraghavan explique pour sa part que si son parti a choisi de faire entrer M.A. Baby au politburo, c’est parce que les communistes ont besoin au plan national de son expérience et de son leadership. Conscient de son affaiblissement graduel (en même temps que le CPI-M perdait le pouvoir en 2011 au Kerala, il le perdait aussi au Bengale-Occidental après un règne ininterrompu de trente-quatre ans), le parti cherche le moyen de réagir à la montée en puissance, au plan national comme au plan régional, de partis de basses castes qui monopolisent le vote des exclus du « miracle » économique indien.
A. Vijayaraghavan ne fait ainsi pas mystère de la volonté de son parti d’élargir sa base électorale. « Notre objectif est d’élargir notre présence parmi les dalits et les minorités religieuses qui ont besoin de protection », déclare-t-il, ajoutant que le CPI-M s’est toujours battu contre les discriminations liées à l’appartenance religieuse ou de caste en Inde. « Partout où les chrétiens et les musulmans sont poursuivis, nous nous battons pour eux », affirme-t-il.
Après la perte du Kerala et du Bengale-Occidental lors des élections de 2011 (seul le petit Etat de Tripura, dans le Nord-Est, restant entre les mains des communistes), le CPI-M ne compte plus au Lok Sabha, la Chambre basse du Parlement fédéral, que 16 députés (sur 543 sièges). Le parti estime pourtant qu’il peut rassembler de 5 à 6 % de l’électorat indien. Avec une base revendiquée d’un million de membres, le CPI-M souhaite désormais étendre son électorat parmi les minorités chrétienne (2,3 % des Indiens) et musulmane (14 % des Indiens). A ce jour, il estime que seulement 7 % de ses membres sont soit chrétiens soit musulmans. Dans cette perspective, le Kerala, avec 34 millions d’habitants dont 24 % sont musulmans et 22 % sont chrétiens, constitue une cible de choix.
Dans l’immédiat, il n’est pas évident que le calcul des dirigeants du CPI-M se concrétise par des succès. La presse indienne a été prompte à qualifier la montée de M.A. Baby au politburo du parti de « tentative désespérée » de séduire les chrétiens kéralais. Ce à quoi l’intéressé a répondu en reprochant à « des médias partisans » d’inventer une lutte entre l’Eglise et les communistes au Kerala. « Si j’ai été élu (au bureau politique du CPI-M), je ne le dois qu’à mon travail pour le parti et nullement à ma religion », a-t-il déclaré.
Du côté de l’Eglise catholique, aucun commentaire n’a été fait après l’élection de M.A. Baby au politburo du CPI-M. Certains rappellent seulement que l’Eglise a eu à se plaindre d’une exposition organisée par le parti à Triruvananthapuram dans le cadre de son XXe congrès. Intitulée Marx Alone Is Right, l’exposition comprenait une section placée sous le titre : « Le martyre, du Christ au Che [Guevara] ». L’évêque du lieu, Mgr Maria Calist Soosapakiam, archevêque de Trivandrum et président du Conseil épiscopal latin du Kerala, a dénoncé « les arrière-pensées cachées » derrière une telle exposition. « Les communistes ont toujours montré du dédain pour l’enseignement de Jésus et tenté d’humilier les responsables de l’Eglise (…). Nous espérons qu’ils corrigeront leurs erreurs et veilleront à ne pas heurter les sentiments religieux des authentiques croyants en Jésus-Christ », a-t-il déclaré par voie de communiqué. Le P. Paul Thelakat, porte-parole de l’Eglise syro-malabar, a pour sa part ajouté : « Ils (les communistes) ont perdu toutes leurs figures iconiques. Ils cherchent à quoi se raccrocher. Mais les gens feront la part des choses dans leurs noirs desseins », a-t-il affirmé, confiant dans le fait que, si les communistes étaient à la recherche d’une nouvelle identité, l’Eglise catholique au Kerala avait toujours su s’accommoder de leur présence, y compris lorsqu’ils étaient au pouvoir.
(1) Outre la puissante insurrection naxalite, plus ou moins regroupée sous la houlette du Parti communiste indien maoïste (PCI-Maoïste), le mouvement communiste indien est divisé entre le CPI et le CPI-M (M pour marxiste) depuis 1964, année de la scission du CPI consécutive à la rupture entre l’Union soviétique et la Chine de Mao.
(Source: Eglises d’Asie, 12 avril 2012)
... responsables à faire leur entrée au politburo du CPI-M figure un catholique, Mariam Alexander Baby, personnalité politique du Kerala.
Agé de 58 ans, M.A. Baby était il y a un an encore ministre de l’Education dans l’Etat du Kerala. Poste où il a tenté – et en partie réussi – de réformer le système éducatif local, non sans croiser le fer avec l’Eglise catholique, très présente dans ce secteur dans un Etat où les chrétiens comptent pour 23,3 % de la population. Toutefois, à la faveur des élections législatives de l’an dernier, les communistes, au pouvoir depuis 2006, ont été défaits et ont rejoint les rangs de l’opposition (ainsi qu’ils le font régulièrement depuis 1957 dans un jeu d’alternance bien rodé entre une coalition de gauche emmenée par eux et une coalition de droite emmenée par le Parti du Congrès).
M.A. Baby ne fait pas mystère de son appartenance à la religion catholique. Baptisé dans le rite latin, il explique qu’il a rejoint les rangs des communistes à l’âge de 12 ans « afin de lutter contre les oppresseurs ». « Si l’Eglise avait combattu pour les pauvres, j’aurais adhéré à un mouvement d’Eglise », explique-t-il, mais, dans son village natal du district de Kollam, seuls les communistes et les syndicalistes se battaient pour les pauvres, ajoute-t-il en précisant que son engagement auprès des communistes l’a amené « au point où, s’[il] ne connaît pas le mystère divin, [il] sait où se trouve la misère humaine ».
M.A. Baby explique encore que son attachement au Christ est « idéologique », voyant dans la personne de Jésus un grand révolutionnaire qui a combattu toutes les formes d’injustices, tout en se tenant à l’écart des riches et des puissants, oppresseurs des pauvres. « Je ne pratique aucune religion. Je suis un marxiste qui croit en l’égalitarisme », valeur défendue par le Christ « avec une grande passion », précise-t-il encore, non sans appeler l’Eglise à jouer un plus grand rôle social en collaboration avec les communistes afin de venir en aide aux pauvres. « Si les responsables de l’Eglise pratiquaient ce que Jésus a enseigné, nous n’aurions pas de problème. Nous nous opposons à ceux qui utilisent la religion à des fins politiques ou personnelles », conclut-il.
Membre du Comité central du CPI-M, A. Vijayaraghavan explique pour sa part que si son parti a choisi de faire entrer M.A. Baby au politburo, c’est parce que les communistes ont besoin au plan national de son expérience et de son leadership. Conscient de son affaiblissement graduel (en même temps que le CPI-M perdait le pouvoir en 2011 au Kerala, il le perdait aussi au Bengale-Occidental après un règne ininterrompu de trente-quatre ans), le parti cherche le moyen de réagir à la montée en puissance, au plan national comme au plan régional, de partis de basses castes qui monopolisent le vote des exclus du « miracle » économique indien.
A. Vijayaraghavan ne fait ainsi pas mystère de la volonté de son parti d’élargir sa base électorale. « Notre objectif est d’élargir notre présence parmi les dalits et les minorités religieuses qui ont besoin de protection », déclare-t-il, ajoutant que le CPI-M s’est toujours battu contre les discriminations liées à l’appartenance religieuse ou de caste en Inde. « Partout où les chrétiens et les musulmans sont poursuivis, nous nous battons pour eux », affirme-t-il.
Après la perte du Kerala et du Bengale-Occidental lors des élections de 2011 (seul le petit Etat de Tripura, dans le Nord-Est, restant entre les mains des communistes), le CPI-M ne compte plus au Lok Sabha, la Chambre basse du Parlement fédéral, que 16 députés (sur 543 sièges). Le parti estime pourtant qu’il peut rassembler de 5 à 6 % de l’électorat indien. Avec une base revendiquée d’un million de membres, le CPI-M souhaite désormais étendre son électorat parmi les minorités chrétienne (2,3 % des Indiens) et musulmane (14 % des Indiens). A ce jour, il estime que seulement 7 % de ses membres sont soit chrétiens soit musulmans. Dans cette perspective, le Kerala, avec 34 millions d’habitants dont 24 % sont musulmans et 22 % sont chrétiens, constitue une cible de choix.
Dans l’immédiat, il n’est pas évident que le calcul des dirigeants du CPI-M se concrétise par des succès. La presse indienne a été prompte à qualifier la montée de M.A. Baby au politburo du parti de « tentative désespérée » de séduire les chrétiens kéralais. Ce à quoi l’intéressé a répondu en reprochant à « des médias partisans » d’inventer une lutte entre l’Eglise et les communistes au Kerala. « Si j’ai été élu (au bureau politique du CPI-M), je ne le dois qu’à mon travail pour le parti et nullement à ma religion », a-t-il déclaré.
Du côté de l’Eglise catholique, aucun commentaire n’a été fait après l’élection de M.A. Baby au politburo du CPI-M. Certains rappellent seulement que l’Eglise a eu à se plaindre d’une exposition organisée par le parti à Triruvananthapuram dans le cadre de son XXe congrès. Intitulée Marx Alone Is Right, l’exposition comprenait une section placée sous le titre : « Le martyre, du Christ au Che [Guevara] ». L’évêque du lieu, Mgr Maria Calist Soosapakiam, archevêque de Trivandrum et président du Conseil épiscopal latin du Kerala, a dénoncé « les arrière-pensées cachées » derrière une telle exposition. « Les communistes ont toujours montré du dédain pour l’enseignement de Jésus et tenté d’humilier les responsables de l’Eglise (…). Nous espérons qu’ils corrigeront leurs erreurs et veilleront à ne pas heurter les sentiments religieux des authentiques croyants en Jésus-Christ », a-t-il déclaré par voie de communiqué. Le P. Paul Thelakat, porte-parole de l’Eglise syro-malabar, a pour sa part ajouté : « Ils (les communistes) ont perdu toutes leurs figures iconiques. Ils cherchent à quoi se raccrocher. Mais les gens feront la part des choses dans leurs noirs desseins », a-t-il affirmé, confiant dans le fait que, si les communistes étaient à la recherche d’une nouvelle identité, l’Eglise catholique au Kerala avait toujours su s’accommoder de leur présence, y compris lorsqu’ils étaient au pouvoir.
(1) Outre la puissante insurrection naxalite, plus ou moins regroupée sous la houlette du Parti communiste indien maoïste (PCI-Maoïste), le mouvement communiste indien est divisé entre le CPI et le CPI-M (M pour marxiste) depuis 1964, année de la scission du CPI consécutive à la rupture entre l’Union soviétique et la Chine de Mao.
(Source: Eglises d’Asie, 12 avril 2012)
US Bishops issue call to action to defend Religious Liberty
USCCB Office of Media Relations
12:05 12/04/2012
Urge strong lay involvement
Outline threats to First Freedom at all levels of government and abroad
Call upon dioceses to pursue religious liberty fortnight, June 21-July 4
WASHINGTON April 12, 2012 —The U.S. bishops have issued a call to action to defend religious liberty and urged laity to work to protect the First Freedom of the Bill of Rights. They outlined their position in “Our First, Most Cherished Liberty.” The document was developed by the Ad Hoc Committee on Religious Liberty of the U.S. Conference of Catholic Bishops (USCCB), approved for publication by the USCCB Administrative Committee March 13, and published in English and Spanish April 12.
The document can be found at http://www.usccb.org/issues-and-action/religious-liberty/our-first-most-cherished-liberty.cfm.
“We have been staunch defenders of religious liberty in the past. We have a solemn duty to discharge that duty today,” the bishops said in the document, “… for religious liberty is under attack, both at home and abroad.”
The document lists concerns that prompt the bishops to act now.Among concerns are:
• The Health and Human Services (HHS) mandate forcing all employers, including religious organizations, to provide and pay for coverage of employees’ contraception, sterilization, and abortion-inducing drugs even when they have moral objections to them. Another concern is HHS’s defining which religious institutions are “religious enough” to merit protection of their religious liberty.
• Driving Catholic foster care and adoption services out of business. Boston, San Francisco, the District of Columbia and Illinois have driven local Catholic Charities adoption or foster care services out of business by revoking their licenses, by ending their government contracts, or both—because those Charities refused to place children with same-sex couples or unmarried opposite-sex couples who cohabit.
• Discrimination against Catholic humanitarian services. Despite years of excellent performance by the USCCB’s Migration and Refugee Services in administering contract services for victims of human trafficking, the federal government changed its contract specifications to require USCCB to provide or refer for contraceptive and abortion services in violation of Catholic teaching. Religious institutions should not be disqualified from a government contract based on religious belief, and they do not lose their religious identity or liberty upon entering such contracts. Recently, a federal court judge in Massachusetts turned religious liberty on its head when he declared that such a disqualification is required by the First Amendment—that the government violates religious liberty by allowing Catholic organizations to participate in contracts in a manner consistent with their beliefs on contraception and abortion.
The statement lists other examples such as laws punishing charity to undocumented immigrants; a proposal to restructure Catholic parish corporations to limit the bishop’s role; and a state university’s excluding a religious student group because it limits leadership positions to those who share the group’s religion.
Other topics include the history and deep resonance of Catholic and American visions of religious freedom, the recent tactic of reducing freedom of religion to freedom of worship, the distinction between conscientious objection to a just law, and civil disobedience of an unjust law, the primacy of religious freedom among civil liberties, the need for active vigilance in protecting that freedom, and concern for religious liberty among interfaith and ecumenical groups and across partisan lines.
The bishops decry limiting religious freedom to the sanctuary.
“Religious liberty is not only about our ability to go to Mass on Sunday or pray the Rosary at home. It is about whether we can make our contribution to the common good of all Americans,” they said. “Can we do the good works our faith calls us to do, without having to compromise that very same faith?”
“This is not a Catholic issue. This is not a Jewish issue. This is not an Orthodox, Mormon, or Muslim issue. It is an American issue,” they said.
The bishops highlighted religious freedom abroad.
“Our obligation at home is to defend religious liberty robustly, but we cannot overlook the much graver plight that religious believers, most of them Christian, face around the world,” they said. “The age of martyrdom has not passed. Assassinations, bombings of churches, torching of orphanages—these are only the most violent attacks Christians have suffered because of their faith in Jesus Christ. More systematic denials of basic human rights are found in the laws of several countries, and also in acts of persecution by adherents of other faiths.”
The document ends with a call to action.
“What we ask is nothing more than that our God-given right to religious liberty be respected. We ask nothing less than that the Constitution and laws of the United States, which recognize that right, be respected.” They specifically addressed several groups: the laity, those in public office, heads of Catholic charitable agencies, priests, experts in communication, and urged each to employ the gifts and talents of its members for religious liberty.
The bishops called for “A Fortnight for Freedom,” the two-week period from June 21 to July 4—beginning with the feasts of St. Thomas More and St. John Fisher and ending with Independence Day—to focus “all the energies the Catholic community can muster” for religious liberty. They also asked that, later in the year, the feast of Christ the King be “a day specifically employed by bishops and priests to preach about religious liberty, both here and abroad.”
Members of the Ad Hoc Committee for Religious Liberty include
Archbishop-designate William E. Lori of Baltimore, chairman; and Cardinal Donald Wuerl of Washington; Archbishop Charles J. Chaput, OFM Cap, of Philadelphia; Archbishop Wilton D. Gregory of Atlanta; Archbishop John C. Nienstedt of St. Paul–Minneapolis; Archbishop Thomas J. Rodi, of Mobile, Alabama: Archbishop J. Peter Sartain of Seattle; Bishop John O. Barres of Allentown, Pennsylvania; Bishop Daniel E. Flores of Brownsville, Texas; Bishop Thomas J. Olmsted of Phoenix; Bishop Thomas J. Paprocki of Springfield, Illinois. Consultants include Archbishop José H. Gomez of Los Angeles, Bishop Stephen E. Blaire of Stockton, California; Bishop Joseph P. McFadden of Harrisburg, Pennsylvania; Bishop Richard E. Pates of Des Moines, Iowa and Bishop Kevin C. Rhoades of Fort Wayne–South Bend, Indiana.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Gs Vũ Quốc Thúc đã cùng 24 tân tòng khác gia nhập Giáo Hội Công Giáo Tại Giáo Xứ Viêt Nam Paris
Trần Văn Cảnh
18:56 12/04/2012
Paris, 08.04.2012, Lễ Phục Sinh, Giáo xứ Việt Nam Paris đã đón nhận 25 tân tòng nhập đạo, trong đó có Giáo sư Vũ quốc Thúc.
1. ÔNG ĐÃ THẤY VÀ ĐÃ TIN
Phúc Âm Gioan, đọc trong lễ Phục Sinh, ngày Gs Vũ Quốc Thúc lãnh nhận phép rửa, kể lại việc bà Maria Mácđala, ông Simon Phêrô và ông Gioan đã ra mộ tìm Chúa. Cả ba người đã thấy và đã tin.
Gs Vũ Quốc Thúc và các tân tòng khác cũng đã thấy và đã tin. Họ đã thấy gì ? Họ đã thấy một ân huệ Chúa ban, một nghĩa cử đáng phục, một người bạn đáng mến ? Hay một điều gì khác ?
Trước và sau nghi lễ rửa tội, người viết có dịp được nói chuyện với dăm ba tân tòng. Người viết hỏi họ xem lý do nào đã thúc đẩy họ gia nhập đạo công giáo. Một chị trả lời rằng : « Hai năm trước đây, em học xong, ra trường, tìm mãi, không được việc làm. Trong lúc chán nản, một người bạn rủ em đi Lộ Đức cầu nguyện. Em nghe theo. Mấy tháng sau, em tìm được việc làm. Em nghĩ rằng đó là ơn Đức Bà phù hộ. Em đến trình bày với cha Vinh và xin học đạo ». Một anh thanh niên kể rằng : « Cách đây đúng 4 năm, em không phải là công giáo, nhưng thích sinh hoạt và du lịch, đã ghi danh dự ngày JMJ Sydney. Em đã gặp được vài người bạn. Gương bác ái của họ làm em xúc động và suy nghĩ rồi quyết định đi sinh hoạt theo họ. Trong các sinh hoạt đó, em gặp được một thiếu nữ công giáo. Em muốn xây dựng cuộc đời lâu dài với nàng và để đảm bảo hạnh phúc lâu bền gia đình, em đã xin học giáo lý vào đạo ».
• Vì đã khấn hứa với Chúa và Đức Mẹ (đặc biệt khi rời Việt Nam,…) ;
• Vì đã lãnh nhận một ân huệ Chúa và Đức Mẹ ban (ơn khỏi bệnh, ơn thoát nạn, được việc làm,…) ;
• Vì muốn gia đình được hiệp nhất trọn vẹn và bảo đảm hạnh phúc lâu bền (các đôi bạn đã lập gia đình một số năm, hay sắp lập gia đình,…) ;
• Vì cảm mến đạo công giáo (thấy đạo công giáo quan tâm nhiều về bác ái nhân đạo, có những nhân vật nổi tiếng, như Mẹ Têrêxa Calcutta, Abbé Pierre, Đức Gioan Phaolô II, hoạt động bác ái của Giáo Xứ Việt Nam,…) ;
• Vì ảnh hưởng tốt của các bạn công giáo (ngoại quốc hay Việt Nam, có khi đã quen thân lâu năm, có khi những năm ở ca đoàn, trong một sinh hoạt, như JMJ, trại hè,…)
• Ngoài ra, Đức Ông còn nhắc đến một động lực khác nữa, thúc đẩy, lôi cuốn và đưa đến Thiên Chúa Tình Yêu. Đó là ảnh hưởng của những người bạn đời hay bạn thân, có đời sống và liên hệ hằng ngày với các lương dân dự tòng, những người đồng hành lâu dài, những người giúp hiểu giáo lý, những người nhận đỡ đầu.
Ông đã thấy ơn Đức Mẹ. Ông kể rằng « Tôi còn nhớ vào năm 1976, trong lúc tinh thần hoang mang, chờ người ta đến bắt mình đi “cải tạo”, chưa biết tương lai sẽ ra sao, một lòng chỉ muốn ra khỏi nước. Lúc đó tôi đã lên cầu xin Đức Mẹ ở Bình Triệu. Nhà tôi ở Saigon, gần nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, đường Kỳ Đồng, có tượng Đức Mẹ Lộ Đức. Trong lúc hoang mang, tôi đến cầu Đức Mẹ. Hôm đó tôi đã lên Bình Triệu và đã có sự linh ứng. Tôi có lời nguyện, tôi xin Đức Mẹ cứu cho vợ chồng tôi và bốn con còn nhỏ ra được ngoại quốc, thì tôi sẽ xin nguyện đem tất cả những năm còn lại trong đời tôi, trước hết để tranh đấu cho dân tộc, và tranh đấu cho tôn giáo. Sau khi tôi vừa cầu nguyện xong, thì tượng Đức Mẹ sáng rực lên và trong lòng tôi thấy bồi hồi vô cùng, và sau lần đó tôi đã vận động và sang được bên Pháp này. Còn nhiều chuyện tôi không muốn nói ra đây, nhưng quả thật là linh ứng » (2).
Từ khi sang Pháp, ông thường xuyên hay gặp một người cựu học trò ở Trường Chính Trị Kinh Doanh Đại Học Đà Lạt khi xưa, khóa I, 1964-1968. Ông đã thấy gương đức tin của anh. Ông quyết định xin học giáo lý, vào đạo công giáo, giữ lời hứa với Đức Mẹ Fatima Bình Triệu. Ông xin anh làm bõ đỡ đầu. Đó là anh Lê Đình Thông. Ông nói : « Trong việc đi tìm Chúa, người mà tôi phải cảm tạ vô cùng, cảm tạ rất đặc biệt là GS Lê Đình Thông. Anh LĐT quả thực đã giúp đỡ tôi rất nhiều, có lẽ đến cả chục năm nay, tôi đã tâm sự với anh về bao nhiêu những vấn đề đã khiến cho tôi phải trăn trở. Và khi tôi nói đến chuyện trăn trở của tôi về cõi thiêng liêng thì chính anh đã có những lời tâm tình làm tôi cảm động, và chính anh đã giúp tôi làm các thủ tục và luôn luôn dìu dắt tôi để cho tôi khỏi mệt nhọc. Và hôm nay, anh Thông đã đối xử với tôi, quả thật không khác chi là một người anh em ruột thịt, xin cám ơn anh, cám ơn anh » (3).
Ông muốn xin được rửa tội công khai và trang trọng theo đủ các nghi thức của Giáo hội, như mọi tân tòng khác, như một biểu lộ và dấu chứng làm chứng nhân, công khai công bố đức tin của mình.
Và hôm nay, đã nhận Bí tích Thêm sức, có lẽ họ cũng đã cảm nhận được sức thúc bách sống và biểu lộ đức tin, làm chứng nhân về Chúa Phục Sinh, rao giảng Lời Chúa và liên đới bác ái với mọi người, như lời Đức Phaolô VI đã nói trong thông điệp Thiên Chúa là Tình Yêu rằng : « Bản chất Hội Thánh được thể hiện qua một trách nhiệm có ba mặt : rao giảng Lời Chúa, cử hành các Bí tích, phục vụ bác ái. Đó là những trách nhiệm lệ thuộc vào nhau và không thể tách rời nhau được. Việc phục vụ bác ái đối với Hội Thánh không phải là một cách thức hoạt động trợ giúp có thể giao cho người khác, nhưng nó thuộc về bản chất của Hội Thánh, là một biểu lộ bản chất không thể từ bỏ được » (4).
2. HỘI ÁI HỮU VIỆN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT CHÚC MỪNG
Nhân dịp này, trong niềm vui chung cho cộng đoàn Giáo xứ và đại gia đình Thụ Nhân trên khắp thế giới và riêng tại Paris, các cựu giáo sư, sinh viên và gia đình thuộc Viện Đại Học Đà Lạt đã tổ chức một bữa tiệc, vừa để chúc mừng Lễ Rửa Tội gia nhập Giáo Hội Công Giáo, vừa để chúc mừng sinh nhật thứ 92 của Giáo Sư Vũ Quốc Thúc. Khoảng 70 người đã đến tham dự.
«Trong đời sống hàng ngày của mỗi người, ai cũng có niềm tin. Bình thường niềm tin đó là những ước muốn, những tin tưởng, những hy vọng về vật chất hay cho thăng tiến trong xã hội. Tuy nhiên, còn có những niềm tin thiêng liêng cao cả, sâu đậm, thánh hóa, đó là niềm tin về tôn giáo. Hôm nay trong ngày lễ Phục Sinh, thầy Vũ Quốc Thúc đã chọn niềm tin vào Thiên Chúa, đón nhận bí tích rửa tội để trở thành một tín đồ Công giáo. Đại diện cho toàn thể Hội Ái Hữu Đại Học Dalat tại Âu Châu, chúng con xin cảm ơn Đức Ông, quý Cha, quý vị và quý anh chị đã đến để chứng kiến, và chia sẻ niềm vui này với thầy Thúc, là một người cha trong gia đình Thụ Nhân.
Thưa Thầy, đối với những người đã trưởng thành, mỗi quyết định gia nhập bất cứ tôn giáo nào, vì nhiều lý do khác nhau, đều là chính đáng. Con nhớ những lần Thầy kể cho chúng con nghe về những phép lạ, những ơn lành mà Thầy đã nhận được, chắc hẳn đó là một trong những lý do đã tạo được niềm tin của Thầy với Thiên Chúa.
Trong một bài giảng của một linh mục người Mỹ mà con được nghe, vị linh mục này nói:“Hãy đến với Thượng đế, chứ đừng dùng Thượng Đế như số 911, chỉ khi nào cần thì mới gọi, xong rồi thôi”. Thầy không vậy, sau khi tìm thấy được lòng tin vào Thiên Chúa, Thầy đã quyết định trở thành tín đồ để thờ phượng Ngài. Ở tuổi của Thầy, đây không phải là một quyết định dễ dàng, cũng như trước những phê bình, dèm pha của người đời, nhưng thưa Thầy, đức tin bao giờ cũng thắng.
Đây là một bài học “dấn thân” thứ hai của Thầy cho chúng con. Đọc tác phẩm“Thời Đại của tôi” của Thầy, con đã học được bài học dấn thân cho đất nước, một lần nữa, Thầy lại cho chúng con thấy, ở bất cứ tuổi nào, việc có khó khăn đến đâu, khi đã tin tưởng, Thầy sẽ dấn thân vào việc đó.
Chúng con không được nhiều dịp gặp Thầy đông đủ, cho nên mỗi lần có cơ hội như hôm nay, là một lần chúng con xin được phép chúc mừng thượng thọ Thầy. Chúng con xin có một bài thơ của anh Thông xin kính tặng Thầy:
Thiều quang chợt đến lúc tinh sương.
Niên kỷ cửu thập tri quốc mệnh,
年 纪 九 十 知 國 命
Bách niên chi kế chí cương thường.
百 年 之 計 志 綱 常
Thượng đế ban ơn qua vận hạn,
Thiên thần giáng phúc thoát tai ương.
Mừng Thầy rửa tội mùa xuân mới :
Bách niên trường thọ phúc miên trường.
百 年 長 壽 福 綿 長
Chúng con xin thành thật cầu mong Thầy tiếp tục được ơn trên che chở, và tìm được sự bình an đạo, đời với đức tin mà Thầy vừa lãnh nhận » (5).
Sau đó, một chị đã dâng bon sai kính chúc thượng thọ thầy. Rồi anh Lê Đình Thông đã đích thân đọc bài Đường thi chúc mừng. Đức Ông Giám đốc Mai Đức Vinh, bận đi làm lễ, không đến tham dự được, nhưng gửi biếu chuỗi tràng hạt do Đức Bênêdictô XVI làm phép. Cha Tuyên úy Đinh Đồng Thượng Sách (thi sĩ Cung Chi) đã ghé chúc mừng Giáo sư Vũ Quốc Thúc và đề tặng một bài thơ.
Thầy Vũ Quốc Thúc có đôi lời cám ơn Đức Ông đã ban phép Rửa tội, phép Thêm sức, phép Mình Thánh Chúa và cám ơn Ngài đã trao tặng cỗ tràng hạt do Đức Bênêđictô XVI làm phép. Thầy cũng đã cám ơn cha Tuyên úy Đinh Đồng Thượng Sách đã ghé thăm và chúc mừng. Rồi thầy kể lý do tại sao theo đạo, tại sao đã chọn Giáo Sư Lê Đình Thông làm bõ đỡ đầu và tại sao lại đã muốn công khai nhận phép rửa tội. Thầy cám ơn các cựu giáo sư và sinh viên Viện Đại Học Đà Lạt hiện diện hôm nay, cám ơn chân tình và thịnh tình của họ, đã tổ chức tiệc mừng lễ rửa tội và chúc thọ. Việc anh chị em ăn mừng thượng thọ cho thầy vào ngày Phục sinh, thật chẳng khác chi nhắc nhở cho thầy rằng đời sống tinh thần không bao giờ chấm dứt, không bao giờ hết. Đặc biệt hôm nay thầy nhận ăn mừng thượng thọ bởi vì nó đem lại một niềm vui, phấn khởi ; đánh tan nỗi buồn man mác của những người tuổi đã xế chiều như thầy.
Thầy chúc cho mọi người theo gương văn hóa và giáo dục trong tinh thần THỤ NHÂN của Viện Đại Học Đà Lạt, đặc biệt là gương của ba vị Cựu Viện Trưởng : Lm Trần Văn Thiện (1957-1960), Lm Nguyễn Văn Lập (1960-1969) và Lm Giáo Sư Tiến sỹ Lê Văn Lý (1969-1975).
Paris, ngày 12 tháng 04 năm 2012
Trần Văn Cảnh
Ghi chú :
(1). Mai Đức Vinh, In : 60 năm Giáo xứ Việt nam Paris, 1947-2007, Giáo Xứ Việt Nam Paris ; 2010, tr. 579
(2). Tài liệu ghi âm, do anh Phạm Trọng Khoát đánh máy và chuyển. Xin cám ơn anh Khoát
(3). Ibidem
(4). ĐTC Phaolô XVI, Thông điệp Thiên Chúa là tình yêu, http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/Giaohoi/ThongDiep/01DEUS_CARITAS_EST.htm, số 25
(5). Tài liệu đánh máy, do anh Phạm Trọng Khoát chuyển. Xin cám ơn anh Khoát
Thông Báo
Cáo phó: Nữ tu Rosa Maria Trần thị Nhi qua đời tại Gò Vấp
Nt. Têrêsa Nguyễn Thị Bích Thuỷ
20:22 12/04/2012
“Nhờ Thánh Giá tới ánh sáng vinh quang của Đấng Phục Sinh” (HC 65)
Hội Dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp
Trân trọng kính báo : Người chị em chúng con
Nữ tu ROSA MARIA TRẦN THỊ NHI
Sinh ngày 24 tháng 08 năm 1924 tại Đồng Đắc – Hà Nam Ninh
Đã an nghỉ trong Chúa lúc 23 giờ 15’ Thứ Năm, ngày 12 tháng 04 năm 2012
Tại Tu viện Nhà Mẹ, 578 Lê Đức Thọ, Phường 16, Quận Gò Vấp
Hưởng thọ 88 tuổi - Khấn Dòng 67 năm
Nghi thức tẩm liệm : 16 giờ 00’ Thứ Sáu, ngày 13 tháng 04 năm 2012
Nghi thức di quan : 16 giờ 45’ Thứ Bảy, ngày 14 tháng 04 năm 2012
Thánh lễ đồng tế An Táng sẽ được cử hành vào lúc 17 giờ 00’ Thứ Bảy, ngày 14 tháng 04 năm 2012
tại Nguyện Đường Nhà Mẹ Hội Dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp.
Sau đó sẽ được An táng tại nghĩa trang An Dưỡng Viện Phát Diệm, Phường 15, Gò Vấp.
Chúng con kính xin Đức Hồng Y, Quý Đức Cha, Quý Đức Ông, Quý Cha, Quý Bề Trên,
Quý Chị Tổng Phụ Trách các Hội dòng Mến Thánh Giá, Quý Tu sĩ Nam Nữ và Quý Vị
thương cầu nguyện cho linh hồn Rosa Maria – người chị em của chúng con sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa.
Hội dòng chúng con xin chân thành cảm tạ.
Tm. Hội Dòng
Nt. Têrêsa Nguyễn Thị Bích Thuỷ
Tổng Phụ Trách
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chờ Ai !?
Nguyễn Hùng
21:21 12/04/2012
CHỜ AI !?
Ảnh của Nguyễn Hùng
Ánh sáng, ôi ánh sáng ở đâu?
Hãy thắp nó lên bằng lửa thiêu đốt của lòng khao khát!
Đừng để thời gian trôi qua trong bóng đêm.
Hãy thắp ngọn đèn tình yêu bằng chính sự sống của mình.
Light, oh where is the light!
Kindle it with the burning fire of desire!
Let not the hours pass by in the dark.
Kindle the lamp of love with thy life.
(R. Tagore)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Nguyễn Hùng
Ánh sáng, ôi ánh sáng ở đâu?
Hãy thắp nó lên bằng lửa thiêu đốt của lòng khao khát!
Đừng để thời gian trôi qua trong bóng đêm.
Hãy thắp ngọn đèn tình yêu bằng chính sự sống của mình.
Light, oh where is the light!
Kindle it with the burning fire of desire!
Let not the hours pass by in the dark.
Kindle the lamp of love with thy life.
(R. Tagore)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền