Phụng Vụ - Mục Vụ
Phúc cho ai không thấy mà tin
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
09:47 13/04/2012
CN II PHỤC SINH NĂM B
Chủ đề chính của Chúa Nhật II Phục Sinh là Niềm Tin vào Đấng Phục Sinh. Trong bối cảnh năm Đức Tin, tôi muốn chúng ta tập trung suy nghĩ về đề tài.
Tin là gì?
Khi được Rửa Tội, chúng ta mang một danh hiệu mới đó là “người kitô hữu”, người tin vào Chúa Kitô, người theo Chúa Kitô.
Vậy thì Tin có nghĩa là gì? Sách Giáo Lý Công giáo định nghĩa rất vắn gọn: “Tin là lời con người đáp trả lại Thiên Chúa, Đấng tự mặc khải và hiến mình cho con người, khi ban ánh sáng chứa chan cho con người đang đi tìm ý nghĩa tối hậu của cuộc đời mình” (s. 26).
Trong cuốn sách nổi tiếng Đức Tin Kitô Giáo Hôm Qua và Hôm Nay, Đức Giáo Hoàng Benedetto XVI định nghĩa đức tin theo một cách thức khác:
“Tin là điều đem lại ý nghĩa, đem lại nền tảng cho cuộc sống con người, và ý nghĩa đó không những đi trước mọi tính toán hay hành động của con người mà còn là điều kiện thiết yếu để con người có thể tính toán hay hành động... Tin đối với Kitô hữu là biến cuộc đời mình thành tiếng xin vâng, là đáp trả lại Lời, đáp lại Logos là nền tảng đỡ nâng và giữ gìn mọi sự” (tr. 73-74).
Quả thế, Tin không phải là tin vào một cái gì, một ý tưởng, một học thuyết, một ý thức hệ. Tin không chỉ đơn thuần là giữ một số lề luật, hiểu biết một số giáo lý, tín điều..., nhưng Tin căn bản là gặp gỡ, gắn bó và bước theo một Con Người cụ thể. Con người đó có tên là Đức Giêsu Nazareth.
Như thế, Đức Tin vừa là một hồng ân của Thiên Chúa, vừa là lời đáp trả của con người, dựa vào đó, ta sống, chọn lựa và xây dựng cuộc đời mình.
Những thách đố mới của Đức tin
Nhưng sống niềm tin vào Đức Kitô trong xã hội hôm nay, chúng ta phải đối diện với những thách đố mới:
Xã hội mà chúng ta đang sống là xã hội vô thần duy vật chất, một xã hội vắng bóng Thiên Chúa và đề cao tiền bạc. Người ta cho rằng: Tiền tôn thành tiên, thiếu tiền, tình tan, tư tưởng tồi tàn, tâm tư tù tội. Có tiền mua tiên cũng được! Nhiều người bị cuốn vào ma lực của đồng tiền, nên đánh mất niềm tin, xa rời Giáo Hội.
Xã hội Việt Nam đang bị báo động bởi đầy dẫy những bất công, lạm quyền và giả dối lan tràn. Đạo đức suy thoái, lương tâm và nhân phẩm bị xúc phạm. Mấy câu thơ sau đây có thể đúc kết thực trạng xã hội: “Nhân phẩm ngày nay giảm giá rồi/ Chỉ còn thực phẩm tăng giá thôi/ Lương tâm bán rẻ hơn lương thực/ Chân lý chân giò một giá thôi”.
Sống trong môi trường như thế, có nhiều người lập luận: người ta gian dối mà mình trung thực là mình thiệt! Nhiều người công giáo cũng hành xử như người không tin, cũng lừa lọc, gian lận đủ cách.
Chưa hết, chúng ta đang sống trong một xã hội bị thống trị bởi nền văn hóa tính dục: con người chạy theo hưởng thụ cá nhân, biến người khác như một món hàng để chiếm đoạt và mua bán. Tương quan yêu thương và nhân bản bị xếp sau tương quan trao đổi và lợi ích kinh tế. Xã hội này đẻ ra những kiểu sống: bằng mọi cách để kiếm tiền và hì hục hưởng thụ!
Còn có một thách đố lớn hơn đối với niềm tin mà Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI luôn cảnh báo: đó là chủ trương duy tương đối: chủ nghĩa duy tương đối khiến cho con người hôm nay không còn muốn chấp nhận các chân lý tuyệt đối nữa, không sống theo một chuẩn mục luân lý nào nữa. Tất cả là tương đối và mỗi người có thể thay đổi các chân lý.
Những lối sống và não trạng đó đang len lõi vào các ngõ xóm, các xứ đạo của Việt Nam. Đức Tin của người kitô hữu như con thuyền giữa biển bị đong đưa, trôi dạt bởi những làn sóng đó.
Sứ điệp của Tin Mừng Phục Sinh
Trước những thách đố mới đó, vậy đâu là sức mạnh để giúp chúng ta giữ vững đức tin? Đọc lại Lời Chúa của Chúa Nhật II Phục Sinh, Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót, tôi tìm thấy những câu trả lời cho vấn nạn trên. Xin được gợi lên 3 điểm:
Trước hết, Đức tin của chúng ta phải thực sự trở thành đời sống: lex credendi, lex vivendi:
Sách Công Vụ Tông Đồ kể lại đời sống của Giáo Hội sơ khai sau khi Chúa Phục Sinh: “Các tín hữu thời bấy giờ đông đảo, mà chỉ có một lòng một ý. Không ai coi bất cứ cái gì mình có là của riêng, nhưng đối với họ, mọi sự đều là của chung” (Cv 4,32). Tin vào Đức Kitô phục sinh, các tín hữu sống hiệp thông với nhau, yêu thương nhau, đối xử với nhau như anh em một nhà. Niềm tin vào Đức Kitô Phục Sinh đã thay đổi tận gốc rễ cách sống của họ. Hay nói đúng hơn, đức tin đã đi vào đời sống và sinh hoạt hằng ngày của các tín hữu sơ khai. Đến nỗi mà ai có tiền bạc, của cải đều đem ra làm của chung. Đúng là thiên đàng ở trần gian!
Đức tin như thế đã thực sự trở thành đời sống. “Nếu một đức tin chưa trở thành (đời sống) văn hóa, thì đức tin đó chưa được đón nhận trọn vẹn, chưa thực sự được suy tư và chưa được sống cách chân thành” (Gioan Phaolô II).
Điểm thứ hai: Tin là yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự và tuân giữ các giới răn của Người.
Trong Bài đọc II Thánh Gioan quả quyết: “Phàm ai tin rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô, kẻ ấy được Thiên Chúa sinh ra”. Đối với thánh Gioan: tin vào Thiên Chúa cũng có nghĩa là yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự. Và “yêu mến Thiên Chúa là thi hành các điều răn của Người” (1Ga 5,1-3). Như thế, tin là yêu mến và tuân giữ các giới răn của Thiên Chúa. Tất cả chúng ta được mời gọi tuân giữ các giới răn của Thiên Chúa trong môi trường sống hôm nay.
Điểm thứ ba: Đức Tin phải là kinh nghiệm gặp gỡ cá vị của mỗi người với Thiên Chúa như thánh Tôma trong bài Tin Mừng:
Tôma đã tin vào Chúa và theo Chúa. Nhưng khi chứng kiến Chúa Giêsu bị bắt, bị đóng đinh và chết trên thập giá, ông bỏ cuộc. Chúa Kitô Phục Sinh đã hiện ra với các phụ nữ và nhiều Tông Đồ khác khi họ họp nhau. Họ kể lại với Tôma: “Chúng tôi đã được thấy Chúa” (Ga 20,22). Nhưng Tôma vẫn không tin, ông nói: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và đặt tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin” (Ga 20,24). Tám ngày sau các Tông Đồ họp nhau lại cùng với Tôma. Chúa lại hiện ra và nói với ông: “Đặt ngón tay vào đây và hãy nhìn xem Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin. Ông Tôma thưa Người: Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!” (Ga 20,30). Tôma đã bị khủng hoảng Đức Tin, nhưng Tôma đó đã được cũng cố Đức Tin nhờ kinh nghiệm gặp gỡ cá vị với Đấng Phục Sinh.
Trước những thử thách của cuộc sống, mỗi người chúng ta phải có một Đức Tin mang tính cá vị vào Đức Kitô. Có nghĩa là Đức Tin đó phải dựa trên một xác tín, một chọn lựa và dấn thân riêng của tôi để sống gắn bó với Chúa mỗi ngày. Dù đời có nhiều lối rẽ, nhiều cám dỗ mời mọc; dù hoàn cảnh sống thay đổi, tôi vẫn xác tín rằng: Chỉ có Chúa mới mang lại cho tôi ý nghĩa cuộc đời và hạnh phúc bền vững. Chỉ có “Chúa là gia nghiệp đời con” (Tv 32, 12b), tôi bám lấy Chúa, vẫn trung thành với Chúa cho đến cùng. Đức tin như thế là cuộc gặp gỡ mang tính cá vị. Chỉ có Đức Tin đó mới giúp chúng ta vững vàng trước sóng gió cuộc đời và chỉ có đức tin đó mới giúp chúng ta khám phá sự hiện diện và lòng thương xót của Chúa trong cuộc sống của chúng ta.
Hôm nay, ngày lễ “Lòng Thương xót Chúa” mà Đức cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II đã thiết lập ngày 30-4-2000, chúng ta nhớ đến hình ảnh Đức Giêsu từ bi thương xót do thánh Faustina Kowalska để lại: Người mặc y phục trắng, bàn tay phải ban phép lành, bàn tay trái vén mép áo ngực, từ đó thoát ra các tia sáng xám và đỏ, tượng trưng Bí tích Thánh Thể và Bí tích Rửa Tội. Đức Giêsu là hiện thân Lòng Thương Xót của Thiên Chúa. Chúng ta hãy cùng với thánh nữ Faustina Kowalska và Đức Gioan-Phaolô II thưa với Người: “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Người!” Chúng ta hãy trở thành hiện thân của Lòng Chúa thương xót qua lối sống hợp nhất, chia sẻ nâng đỡ nhau, sẵn sàng tha thứ cho nhau.
Lạy Chúa, con thuyền đức tin của chúng con đang bị sống gió cuộc đời vùi dập, xin Chúa ban cho chúng con có một Đức tin sống động, mang tính cá vị và biết tĩnh thức, để dù có phải trải qua những thử thách, chúng con vẫn trung kiên theo Chúa đến cùng. Xin cho cặp mắt đức tin của chúng con luôn sáng ngời để nhận ra sự hiện diện của Chúa trong đời chúng con. Amen!
Kính Lòng Chúa Thương Xót
Chủ đề chính của Chúa Nhật II Phục Sinh là Niềm Tin vào Đấng Phục Sinh. Trong bối cảnh năm Đức Tin, tôi muốn chúng ta tập trung suy nghĩ về đề tài.
Tin là gì?
Khi được Rửa Tội, chúng ta mang một danh hiệu mới đó là “người kitô hữu”, người tin vào Chúa Kitô, người theo Chúa Kitô.
Vậy thì Tin có nghĩa là gì? Sách Giáo Lý Công giáo định nghĩa rất vắn gọn: “Tin là lời con người đáp trả lại Thiên Chúa, Đấng tự mặc khải và hiến mình cho con người, khi ban ánh sáng chứa chan cho con người đang đi tìm ý nghĩa tối hậu của cuộc đời mình” (s. 26).
Trong cuốn sách nổi tiếng Đức Tin Kitô Giáo Hôm Qua và Hôm Nay, Đức Giáo Hoàng Benedetto XVI định nghĩa đức tin theo một cách thức khác:
“Tin là điều đem lại ý nghĩa, đem lại nền tảng cho cuộc sống con người, và ý nghĩa đó không những đi trước mọi tính toán hay hành động của con người mà còn là điều kiện thiết yếu để con người có thể tính toán hay hành động... Tin đối với Kitô hữu là biến cuộc đời mình thành tiếng xin vâng, là đáp trả lại Lời, đáp lại Logos là nền tảng đỡ nâng và giữ gìn mọi sự” (tr. 73-74).
Quả thế, Tin không phải là tin vào một cái gì, một ý tưởng, một học thuyết, một ý thức hệ. Tin không chỉ đơn thuần là giữ một số lề luật, hiểu biết một số giáo lý, tín điều..., nhưng Tin căn bản là gặp gỡ, gắn bó và bước theo một Con Người cụ thể. Con người đó có tên là Đức Giêsu Nazareth.
Như thế, Đức Tin vừa là một hồng ân của Thiên Chúa, vừa là lời đáp trả của con người, dựa vào đó, ta sống, chọn lựa và xây dựng cuộc đời mình.
Những thách đố mới của Đức tin
Nhưng sống niềm tin vào Đức Kitô trong xã hội hôm nay, chúng ta phải đối diện với những thách đố mới:
Xã hội mà chúng ta đang sống là xã hội vô thần duy vật chất, một xã hội vắng bóng Thiên Chúa và đề cao tiền bạc. Người ta cho rằng: Tiền tôn thành tiên, thiếu tiền, tình tan, tư tưởng tồi tàn, tâm tư tù tội. Có tiền mua tiên cũng được! Nhiều người bị cuốn vào ma lực của đồng tiền, nên đánh mất niềm tin, xa rời Giáo Hội.
Xã hội Việt Nam đang bị báo động bởi đầy dẫy những bất công, lạm quyền và giả dối lan tràn. Đạo đức suy thoái, lương tâm và nhân phẩm bị xúc phạm. Mấy câu thơ sau đây có thể đúc kết thực trạng xã hội: “Nhân phẩm ngày nay giảm giá rồi/ Chỉ còn thực phẩm tăng giá thôi/ Lương tâm bán rẻ hơn lương thực/ Chân lý chân giò một giá thôi”.
Sống trong môi trường như thế, có nhiều người lập luận: người ta gian dối mà mình trung thực là mình thiệt! Nhiều người công giáo cũng hành xử như người không tin, cũng lừa lọc, gian lận đủ cách.
Chưa hết, chúng ta đang sống trong một xã hội bị thống trị bởi nền văn hóa tính dục: con người chạy theo hưởng thụ cá nhân, biến người khác như một món hàng để chiếm đoạt và mua bán. Tương quan yêu thương và nhân bản bị xếp sau tương quan trao đổi và lợi ích kinh tế. Xã hội này đẻ ra những kiểu sống: bằng mọi cách để kiếm tiền và hì hục hưởng thụ!
Còn có một thách đố lớn hơn đối với niềm tin mà Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI luôn cảnh báo: đó là chủ trương duy tương đối: chủ nghĩa duy tương đối khiến cho con người hôm nay không còn muốn chấp nhận các chân lý tuyệt đối nữa, không sống theo một chuẩn mục luân lý nào nữa. Tất cả là tương đối và mỗi người có thể thay đổi các chân lý.
Những lối sống và não trạng đó đang len lõi vào các ngõ xóm, các xứ đạo của Việt Nam. Đức Tin của người kitô hữu như con thuyền giữa biển bị đong đưa, trôi dạt bởi những làn sóng đó.
Sứ điệp của Tin Mừng Phục Sinh
Trước những thách đố mới đó, vậy đâu là sức mạnh để giúp chúng ta giữ vững đức tin? Đọc lại Lời Chúa của Chúa Nhật II Phục Sinh, Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót, tôi tìm thấy những câu trả lời cho vấn nạn trên. Xin được gợi lên 3 điểm:
Trước hết, Đức tin của chúng ta phải thực sự trở thành đời sống: lex credendi, lex vivendi:
Sách Công Vụ Tông Đồ kể lại đời sống của Giáo Hội sơ khai sau khi Chúa Phục Sinh: “Các tín hữu thời bấy giờ đông đảo, mà chỉ có một lòng một ý. Không ai coi bất cứ cái gì mình có là của riêng, nhưng đối với họ, mọi sự đều là của chung” (Cv 4,32). Tin vào Đức Kitô phục sinh, các tín hữu sống hiệp thông với nhau, yêu thương nhau, đối xử với nhau như anh em một nhà. Niềm tin vào Đức Kitô Phục Sinh đã thay đổi tận gốc rễ cách sống của họ. Hay nói đúng hơn, đức tin đã đi vào đời sống và sinh hoạt hằng ngày của các tín hữu sơ khai. Đến nỗi mà ai có tiền bạc, của cải đều đem ra làm của chung. Đúng là thiên đàng ở trần gian!
Đức tin như thế đã thực sự trở thành đời sống. “Nếu một đức tin chưa trở thành (đời sống) văn hóa, thì đức tin đó chưa được đón nhận trọn vẹn, chưa thực sự được suy tư và chưa được sống cách chân thành” (Gioan Phaolô II).
Điểm thứ hai: Tin là yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự và tuân giữ các giới răn của Người.
Trong Bài đọc II Thánh Gioan quả quyết: “Phàm ai tin rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô, kẻ ấy được Thiên Chúa sinh ra”. Đối với thánh Gioan: tin vào Thiên Chúa cũng có nghĩa là yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự. Và “yêu mến Thiên Chúa là thi hành các điều răn của Người” (1Ga 5,1-3). Như thế, tin là yêu mến và tuân giữ các giới răn của Thiên Chúa. Tất cả chúng ta được mời gọi tuân giữ các giới răn của Thiên Chúa trong môi trường sống hôm nay.
Điểm thứ ba: Đức Tin phải là kinh nghiệm gặp gỡ cá vị của mỗi người với Thiên Chúa như thánh Tôma trong bài Tin Mừng:
Tôma đã tin vào Chúa và theo Chúa. Nhưng khi chứng kiến Chúa Giêsu bị bắt, bị đóng đinh và chết trên thập giá, ông bỏ cuộc. Chúa Kitô Phục Sinh đã hiện ra với các phụ nữ và nhiều Tông Đồ khác khi họ họp nhau. Họ kể lại với Tôma: “Chúng tôi đã được thấy Chúa” (Ga 20,22). Nhưng Tôma vẫn không tin, ông nói: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và đặt tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin” (Ga 20,24). Tám ngày sau các Tông Đồ họp nhau lại cùng với Tôma. Chúa lại hiện ra và nói với ông: “Đặt ngón tay vào đây và hãy nhìn xem Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin. Ông Tôma thưa Người: Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!” (Ga 20,30). Tôma đã bị khủng hoảng Đức Tin, nhưng Tôma đó đã được cũng cố Đức Tin nhờ kinh nghiệm gặp gỡ cá vị với Đấng Phục Sinh.
Trước những thử thách của cuộc sống, mỗi người chúng ta phải có một Đức Tin mang tính cá vị vào Đức Kitô. Có nghĩa là Đức Tin đó phải dựa trên một xác tín, một chọn lựa và dấn thân riêng của tôi để sống gắn bó với Chúa mỗi ngày. Dù đời có nhiều lối rẽ, nhiều cám dỗ mời mọc; dù hoàn cảnh sống thay đổi, tôi vẫn xác tín rằng: Chỉ có Chúa mới mang lại cho tôi ý nghĩa cuộc đời và hạnh phúc bền vững. Chỉ có “Chúa là gia nghiệp đời con” (Tv 32, 12b), tôi bám lấy Chúa, vẫn trung thành với Chúa cho đến cùng. Đức tin như thế là cuộc gặp gỡ mang tính cá vị. Chỉ có Đức Tin đó mới giúp chúng ta vững vàng trước sóng gió cuộc đời và chỉ có đức tin đó mới giúp chúng ta khám phá sự hiện diện và lòng thương xót của Chúa trong cuộc sống của chúng ta.
Hôm nay, ngày lễ “Lòng Thương xót Chúa” mà Đức cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II đã thiết lập ngày 30-4-2000, chúng ta nhớ đến hình ảnh Đức Giêsu từ bi thương xót do thánh Faustina Kowalska để lại: Người mặc y phục trắng, bàn tay phải ban phép lành, bàn tay trái vén mép áo ngực, từ đó thoát ra các tia sáng xám và đỏ, tượng trưng Bí tích Thánh Thể và Bí tích Rửa Tội. Đức Giêsu là hiện thân Lòng Thương Xót của Thiên Chúa. Chúng ta hãy cùng với thánh nữ Faustina Kowalska và Đức Gioan-Phaolô II thưa với Người: “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Người!” Chúng ta hãy trở thành hiện thân của Lòng Chúa thương xót qua lối sống hợp nhất, chia sẻ nâng đỡ nhau, sẵn sàng tha thứ cho nhau.
Lạy Chúa, con thuyền đức tin của chúng con đang bị sống gió cuộc đời vùi dập, xin Chúa ban cho chúng con có một Đức tin sống động, mang tính cá vị và biết tĩnh thức, để dù có phải trải qua những thử thách, chúng con vẫn trung kiên theo Chúa đến cùng. Xin cho cặp mắt đức tin của chúng con luôn sáng ngời để nhận ra sự hiện diện của Chúa trong đời chúng con. Amen!
Kính Lòng Chúa Thương Xót
Lòng Chúa Thương Xót của Chúa Kitô Phục Sinh
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
20:25 13/04/2012
Chúa Nhật II Phục Sinh
LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA ĐỨC KITÔ PHỤC SINH
Trang Vietcatholic.net, ngày 10.4 vừa qua, có đăng mẫu tin nhan đề: “Trên đài truyền hình quốc gia, Hugo Chavéz khóc lóc xin Chúa tha tội”. Đây là một chuyện lạ. Chuyện lạ, vì theo bản tin, tổng thống Hugo Chavéz đeo một chuỗi tràng hạt như một người Công Giáo mộ đạo, và đứng trên bục giảng vừa khóc, vừa nói trước mặt các linh mục đồng tế trong Thánh lễ và anh chị em giáo dân những lời như sau: "Lạy Chúa xin cho con cuộc sống, thậm chí là một cuộc sống bị thiêu đốt, hoặc đau đớn đi nữa cũng không quan trọng [miễn còn sống là được]". "Lạy Chúa Kitô, cứ trao cho con mão gai của Ngài... đưa nó cho con, con sẽ mang lên dù chảy máu... xin cho con thánh giá của Chúa, một trăm thánh giá đi nữa con cũng chịu vác, nhưng xin cho con cuộc sống bởi vì còn có nhiều thứ con chưa làm xong... đừng bắt con đi bây giờ."
Căn bệnh ung thư giai đoạn 3 mà ông đang mang phải chăng cũng chính là “lòng thương xót” mà Đức Kitô muốn gởi trao cho ông để ông biết trân quý hồng ân sự sống, điều mà trước đây ông đã từng coi rẻ (ông là vị tổng thống độc tài, từng cổ vũ cho việc phá thai). Căn bệnh ung thư cũng là cơ hội để ông tìm về với lòng thương xót Chúa để được thứ tha, để được chữa lành. Vì cũng trong quá khứ, ông đã từng là người “nhiệt thành” công khai lên án Giáo Hội, cũng như đả kích và lăng mạ hàng Giám mục Vênêzuela.
Lời thú tội và van xin sự tha thứ trên đây của tổng thống Hugo Chavéz có thể nói là một chứng từ làm sáng lên sứ điệp của lòng thương xót của Chúa trong Chúa Nhật II Phục Sinh hôm nay. Đọc lại trình thuật Tin Mừng của thánh Gioan, ta thấy lòng thương xót của Đức Kitô Phục Sinh được thể hiện qua 3 nét chấm phá sau đây.
- Thứ nhất, là thể hiện qua việc hiện ra nhiều lần nhằm củng cố niềm tin và trao ban bình an cho các môn đệ.
Thấu hiểu tâm trạng thất vọng não nề của các môn sinh sau biến cố đau thương chiều Thứ Sáu Tuần Thánh, và cũng thấu hiểu nỗi lòng của họ, nỗi lòng hoang mang, rối bời như mớ canh hẹ sau cái tin “xác của Thầy bị tay trộm nào đó cuỗm mất”, Đức Kitô Phục Sinh đã hiện ra với họ nhiều lần để trấn an, để khích lệ và để củng cố niềm tin, niềm hy vọng cho họ. Củng cố bằng việc trao ban bình an cho họ, thứ mà họ đang cần hơn bao giờ hết. Rồi Ngài cho họ xem tay chân và cạnh sườn của Ngài, đồng thời ăn uống trước mặt họ, để chứng tỏ Ngài đang hiện diện bằng xương bằng thịt chứ không phải là bóng ma. Ngài còn mở trí mở lòng cho họ hiểu Kinh Thánh và hiểu toàn bộ chương trình cứu độ của Thiên Chúa.
Rõ ràng ở đây ta bắt gặp một Đức Kitô Phục Sinh rất ân cần, rất trìu mến đối với các môn sinh của mình, tựa như gà mẹ qui tụ ấp ủ đàn con. Được gặp lại Đức Kitô Phục Sinh và được Ngài khích lệ động viên, con tim của các ngài đã “vui trở lại”, niềm tin của các ngài đã vững vàng hơn lên và nhất là các ngài đã cảm thấy được bình an thực sự, bình an của ơn cứu độ vĩnh hằng. Đây là những yếu tố chuẩn bị cho một cuộc lên đường trong nay mai đây thôi. Lên đường để cao rao, để loan truyền Tin Mừng Phục Sinh cho mọi nước mọi dân.
- Thứ hai là thể hiện qua việc nhẹ nhàng, tế nhị với Tôma.
Nhiều người khi đọc trình thuật Phục Sinh thường có thái độ trách móc Tôma: nào là cứng lòng, nào là chậm tin, nào là đa nghi đa ngờ… Thực sự, đối với Đức Kitô Phục Sinh, Tôma là người đáng thương hơn là đáng trách, đáng xót hơn là đáng mắng. Quả vậy, Đức Giêsu biết rất rõ tâm trạng của Tôma, một Tông Đồ vốn có rất nhiều tham vọng. Chính vì có nhiều tham vọng nên khi thấy Thầy mình chết một cách “vô duyên”, “vô tích sự”, Tôma đã hoá tuyệt vọng. Không còn mặt mũi nào để lên mặt với bà con lối xóm nữa vì đã lỡ “to tiếng”, lỡ “ngẩng đầu quá cao” đối với họ, nên ông chỉ còn việc đi lang thang trong vô định, lòng dạ rối tung. Tin đồn mất xác Thầy dường như cũng chẳng làm ông quan tâm. Vì đối với ông, Thầy chết là đặt dấu chấm hết - một dấu chấm hết to tướng. Chấm hết cho mọi ước mơ hoài bão. Bởi đó chiều ngày thứ nhất trong tuần khi các môn đệ khác họp nhau “tìm hướng đi mới”, Tôma đã vắng mặt. Hay nói đúng hơn là Tôma không muốn có mặt, vì gặp mặt nhau chỉ làm cho con tim thêm tan nát. Cả khi các Tông đồ khác háo hức báo tin cho ông là họ đã nhìn thấy Chúa Phục Sinh, ông còn thách thức ra mặt: “Đừng mong tôi tin khi tôi chưa xỏ được ngón tay vào lỗ đinh của Thầy; đừng đợi tôi mừng khi tôi chưa thọc được bàn tay vào cạnh sườn Thầy”. Chúa Giêsu thấu hiểu tất cả nỗi lòng của ông. Ngài không trách móc ông, cũng không “mắng vốn” ông. Ngài âm thầm chờ đợi “tám ngày sau” và nhẹ nhàng đáp ứng đòi hỏi của ông muốn được kiểm chứng tận mắt tận tay. Đây cũng là một nét chấm phá nữa làm sáng lên lòng xót thương vô ngần của Đức Kitô Phục Sinh.
Đứng trước thái độ nhân hậu từ tâm của Đức Kitô Phục Sinh, thánh Tôma đã cảm xúc đến tận cõi sâu thẳm của lòng mình. Cùng với phản ứng ấy là một hành vi đức tin của sự suy phục, suy phục Đức Giêsu là Thiên Chúa của mình: “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi” (Ga 20,28). Để rồi từ đây thánh nhân dành trọn quảng đời còn lại để làm chứng cho Tin Mừng Chúa Kitô Phục Sinh và lòng thương xót vô biên của Ngài.
- Thứ ba là thể hiện qua việc ban bố mối phúc cho những ai “không thấy mà tin”.
“Phúc cho những ai không thấy mà tin” là lời thể hiện lòng thương xót của Đức Kitô Phục Sinh. Bởi chưng con số những người được tận mắt thấy Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra thực sự là rất ít. Chỉ có nhóm Mười Một, nhóm Bảy Mươi Hai, nhóm các bà gồm Maria Macđala, Salômê,…và một số người khác. Còn con số các tín hữu không được thấy Chúa Phục Sinh là bao la không đếm xuể, từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây. Tuy nhiên, chẳng phải họ là người không có phúc đâu. Trái lại họ còn có phúc hơn cả các Tông Đồ nữa là khác, ít ra là ở khía cạnh này. Chẳng phải Chúa Giêsu đã khẳng định với Tôma và qua Tôma với tất cả mọi người mọi thời: “Phúc cho những ai không thấy mà tin” là gì? Tôma vì được thấy Chúa Phục Sinh hiện ra tỏ tường với mình nên ông mới tin. Còn chúng ta là những người chưa thấy Chúa Giêsu Phục Sinh hiện hình, dù chỉ là một lần; nhưng ta vẫn vững tin vào Ngài. Tin Ngài đã Phục Sinh và đang sống giữa chúng ta. Và vì tin như thế nên chúng ta là những người có phúc có phận hơn cả Tôma. Tạ ơn lòng thương xót Chúa vì mối phúc lớn lao này mà Ngài đã ân ban cho chúng ta là con cháu, là hậu duệ của của các Tông Đồ.
Hôm nay, trên đường lữ thứ dương trần, người Kitô hữu chúng ta có lẽ đang cần lòng thương xót của Đức Kitô Phục Sinh hơn bao giờ hết, vì cuộc sống hôm nay đầy dẫy những bệnh tật, khổ đau, tai ương hoạn nạn, chiến tranh khủng bố, kinh tế đình đốn, nợ nần túng thiếu, con cái khó răn khó dạy, v.v… Đức Kitô phục sinh vẫn đang sống và đang hoạt động trong thế giới này. Ngài vẫn tiếp tục lặp lại sứ điệp: “Bình an cho anh em”. Bình an mà Ngài muốn ban tặng đó là bình an của Nước Trời, bình an ơn cứu độ. Ngài vẫn tiếp tục cất cao lời dễ thương: Phúc cho ông, phúc cho bà, phúc cho anh, phúc cho chị, phúc cho em đã không thấy mà tin…
Hãy đến với Ngài để được Ngài thi thố lòng nhân hậu xót thương; hãy đến với Ngài để được Ngài ủi an nâng đỡ; hãy đến với Ngài để được Ngài tặng ban ơn bình an cứu rỗi tràn trào. Amen.
LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA ĐỨC KITÔ PHỤC SINH
Trang Vietcatholic.net, ngày 10.4 vừa qua, có đăng mẫu tin nhan đề: “Trên đài truyền hình quốc gia, Hugo Chavéz khóc lóc xin Chúa tha tội”. Đây là một chuyện lạ. Chuyện lạ, vì theo bản tin, tổng thống Hugo Chavéz đeo một chuỗi tràng hạt như một người Công Giáo mộ đạo, và đứng trên bục giảng vừa khóc, vừa nói trước mặt các linh mục đồng tế trong Thánh lễ và anh chị em giáo dân những lời như sau: "Lạy Chúa xin cho con cuộc sống, thậm chí là một cuộc sống bị thiêu đốt, hoặc đau đớn đi nữa cũng không quan trọng [miễn còn sống là được]". "Lạy Chúa Kitô, cứ trao cho con mão gai của Ngài... đưa nó cho con, con sẽ mang lên dù chảy máu... xin cho con thánh giá của Chúa, một trăm thánh giá đi nữa con cũng chịu vác, nhưng xin cho con cuộc sống bởi vì còn có nhiều thứ con chưa làm xong... đừng bắt con đi bây giờ."
Căn bệnh ung thư giai đoạn 3 mà ông đang mang phải chăng cũng chính là “lòng thương xót” mà Đức Kitô muốn gởi trao cho ông để ông biết trân quý hồng ân sự sống, điều mà trước đây ông đã từng coi rẻ (ông là vị tổng thống độc tài, từng cổ vũ cho việc phá thai). Căn bệnh ung thư cũng là cơ hội để ông tìm về với lòng thương xót Chúa để được thứ tha, để được chữa lành. Vì cũng trong quá khứ, ông đã từng là người “nhiệt thành” công khai lên án Giáo Hội, cũng như đả kích và lăng mạ hàng Giám mục Vênêzuela.
Lời thú tội và van xin sự tha thứ trên đây của tổng thống Hugo Chavéz có thể nói là một chứng từ làm sáng lên sứ điệp của lòng thương xót của Chúa trong Chúa Nhật II Phục Sinh hôm nay. Đọc lại trình thuật Tin Mừng của thánh Gioan, ta thấy lòng thương xót của Đức Kitô Phục Sinh được thể hiện qua 3 nét chấm phá sau đây.
- Thứ nhất, là thể hiện qua việc hiện ra nhiều lần nhằm củng cố niềm tin và trao ban bình an cho các môn đệ.
Thấu hiểu tâm trạng thất vọng não nề của các môn sinh sau biến cố đau thương chiều Thứ Sáu Tuần Thánh, và cũng thấu hiểu nỗi lòng của họ, nỗi lòng hoang mang, rối bời như mớ canh hẹ sau cái tin “xác của Thầy bị tay trộm nào đó cuỗm mất”, Đức Kitô Phục Sinh đã hiện ra với họ nhiều lần để trấn an, để khích lệ và để củng cố niềm tin, niềm hy vọng cho họ. Củng cố bằng việc trao ban bình an cho họ, thứ mà họ đang cần hơn bao giờ hết. Rồi Ngài cho họ xem tay chân và cạnh sườn của Ngài, đồng thời ăn uống trước mặt họ, để chứng tỏ Ngài đang hiện diện bằng xương bằng thịt chứ không phải là bóng ma. Ngài còn mở trí mở lòng cho họ hiểu Kinh Thánh và hiểu toàn bộ chương trình cứu độ của Thiên Chúa.
Rõ ràng ở đây ta bắt gặp một Đức Kitô Phục Sinh rất ân cần, rất trìu mến đối với các môn sinh của mình, tựa như gà mẹ qui tụ ấp ủ đàn con. Được gặp lại Đức Kitô Phục Sinh và được Ngài khích lệ động viên, con tim của các ngài đã “vui trở lại”, niềm tin của các ngài đã vững vàng hơn lên và nhất là các ngài đã cảm thấy được bình an thực sự, bình an của ơn cứu độ vĩnh hằng. Đây là những yếu tố chuẩn bị cho một cuộc lên đường trong nay mai đây thôi. Lên đường để cao rao, để loan truyền Tin Mừng Phục Sinh cho mọi nước mọi dân.
- Thứ hai là thể hiện qua việc nhẹ nhàng, tế nhị với Tôma.
Nhiều người khi đọc trình thuật Phục Sinh thường có thái độ trách móc Tôma: nào là cứng lòng, nào là chậm tin, nào là đa nghi đa ngờ… Thực sự, đối với Đức Kitô Phục Sinh, Tôma là người đáng thương hơn là đáng trách, đáng xót hơn là đáng mắng. Quả vậy, Đức Giêsu biết rất rõ tâm trạng của Tôma, một Tông Đồ vốn có rất nhiều tham vọng. Chính vì có nhiều tham vọng nên khi thấy Thầy mình chết một cách “vô duyên”, “vô tích sự”, Tôma đã hoá tuyệt vọng. Không còn mặt mũi nào để lên mặt với bà con lối xóm nữa vì đã lỡ “to tiếng”, lỡ “ngẩng đầu quá cao” đối với họ, nên ông chỉ còn việc đi lang thang trong vô định, lòng dạ rối tung. Tin đồn mất xác Thầy dường như cũng chẳng làm ông quan tâm. Vì đối với ông, Thầy chết là đặt dấu chấm hết - một dấu chấm hết to tướng. Chấm hết cho mọi ước mơ hoài bão. Bởi đó chiều ngày thứ nhất trong tuần khi các môn đệ khác họp nhau “tìm hướng đi mới”, Tôma đã vắng mặt. Hay nói đúng hơn là Tôma không muốn có mặt, vì gặp mặt nhau chỉ làm cho con tim thêm tan nát. Cả khi các Tông đồ khác háo hức báo tin cho ông là họ đã nhìn thấy Chúa Phục Sinh, ông còn thách thức ra mặt: “Đừng mong tôi tin khi tôi chưa xỏ được ngón tay vào lỗ đinh của Thầy; đừng đợi tôi mừng khi tôi chưa thọc được bàn tay vào cạnh sườn Thầy”. Chúa Giêsu thấu hiểu tất cả nỗi lòng của ông. Ngài không trách móc ông, cũng không “mắng vốn” ông. Ngài âm thầm chờ đợi “tám ngày sau” và nhẹ nhàng đáp ứng đòi hỏi của ông muốn được kiểm chứng tận mắt tận tay. Đây cũng là một nét chấm phá nữa làm sáng lên lòng xót thương vô ngần của Đức Kitô Phục Sinh.
Đứng trước thái độ nhân hậu từ tâm của Đức Kitô Phục Sinh, thánh Tôma đã cảm xúc đến tận cõi sâu thẳm của lòng mình. Cùng với phản ứng ấy là một hành vi đức tin của sự suy phục, suy phục Đức Giêsu là Thiên Chúa của mình: “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi” (Ga 20,28). Để rồi từ đây thánh nhân dành trọn quảng đời còn lại để làm chứng cho Tin Mừng Chúa Kitô Phục Sinh và lòng thương xót vô biên của Ngài.
- Thứ ba là thể hiện qua việc ban bố mối phúc cho những ai “không thấy mà tin”.
“Phúc cho những ai không thấy mà tin” là lời thể hiện lòng thương xót của Đức Kitô Phục Sinh. Bởi chưng con số những người được tận mắt thấy Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra thực sự là rất ít. Chỉ có nhóm Mười Một, nhóm Bảy Mươi Hai, nhóm các bà gồm Maria Macđala, Salômê,…và một số người khác. Còn con số các tín hữu không được thấy Chúa Phục Sinh là bao la không đếm xuể, từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây. Tuy nhiên, chẳng phải họ là người không có phúc đâu. Trái lại họ còn có phúc hơn cả các Tông Đồ nữa là khác, ít ra là ở khía cạnh này. Chẳng phải Chúa Giêsu đã khẳng định với Tôma và qua Tôma với tất cả mọi người mọi thời: “Phúc cho những ai không thấy mà tin” là gì? Tôma vì được thấy Chúa Phục Sinh hiện ra tỏ tường với mình nên ông mới tin. Còn chúng ta là những người chưa thấy Chúa Giêsu Phục Sinh hiện hình, dù chỉ là một lần; nhưng ta vẫn vững tin vào Ngài. Tin Ngài đã Phục Sinh và đang sống giữa chúng ta. Và vì tin như thế nên chúng ta là những người có phúc có phận hơn cả Tôma. Tạ ơn lòng thương xót Chúa vì mối phúc lớn lao này mà Ngài đã ân ban cho chúng ta là con cháu, là hậu duệ của của các Tông Đồ.
Hôm nay, trên đường lữ thứ dương trần, người Kitô hữu chúng ta có lẽ đang cần lòng thương xót của Đức Kitô Phục Sinh hơn bao giờ hết, vì cuộc sống hôm nay đầy dẫy những bệnh tật, khổ đau, tai ương hoạn nạn, chiến tranh khủng bố, kinh tế đình đốn, nợ nần túng thiếu, con cái khó răn khó dạy, v.v… Đức Kitô phục sinh vẫn đang sống và đang hoạt động trong thế giới này. Ngài vẫn tiếp tục lặp lại sứ điệp: “Bình an cho anh em”. Bình an mà Ngài muốn ban tặng đó là bình an của Nước Trời, bình an ơn cứu độ. Ngài vẫn tiếp tục cất cao lời dễ thương: Phúc cho ông, phúc cho bà, phúc cho anh, phúc cho chị, phúc cho em đã không thấy mà tin…
Hãy đến với Ngài để được Ngài thi thố lòng nhân hậu xót thương; hãy đến với Ngài để được Ngài ủi an nâng đỡ; hãy đến với Ngài để được Ngài tặng ban ơn bình an cứu rỗi tràn trào. Amen.
Lời Giải Đáp Cho Sự Sống Đời Đời
LM. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
19:17 13/04/2012
Trong kinh Tin Kính có đoạn chúng ta tuyên xưng: “Vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thế”. Hôm nay, chúng ta phải lặp lại một lần nữa công thức đó: “Vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta. Người đã sống lại, lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha”. Vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta, Con Thiên Chúa đã xuống thế làm người, không phải để vinh quang trần thế, bởi lẽ Ngài đã tự hủy mình ra không, mặc lấy thân xác con người, hư hèn, tội lỗi và nhất là mang án chết vào mình.
Suốt một tuần Thương Khó và đặc biệt là Tam Nhật Vượt Qua. Giáo Hội cùng cử hành những nghi lễ Con Chúa chịu đau khổ, chịu chết. Đó đâu phải là vinh quang dành cho một vị Thiên Chúa. Ngài đã mặc lấy mọi sự thống khổ của nhân loại, và nhất là Ngài đã chấp nhận đến tận cùng với sự chết. Sự chết vốn là án phạt của con người. Vậy nếu hôm nay Đức Kitô từ trong cõi chết sống lại, chiến thắng tử thần, chiến thắng sự dữ, chiến thắng thế gian thì không phải là Ngài đã lập được một công trạng gì mới. Bởi lẽ, Thiên Chúa toàn năng và vinh quang vĩnh cửu, chẳng cần thêm gì cho Chúa. Nếu hôm nay, niềm vinh quang được giãi tỏa, sức sống mới được trao ban, thì một lần nữa khẳng định cho chúng ta là “Vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta”. Chính vì vậy, chúng ta có thể nói mà không phải xin phép Chúa, rằng chúng ta vui hơn Chúa! Chúng ta vui hơn Chúa, bởi vì sự sống lại của Chúa chính là để cho chúng ta được hạnh phúc đời đời. Chúa sống lại trước mắt mọi người, cũng như Chúa ăn uống trước mắt các tông đồ là để làm chứng cho các ông biết, đây là sự sống lại, không phải là ma để các ông phải sợ hãi. Vậy, việc Chúa từ trong mồ bật dậy, cũng là để cho chúng ta thấy thời điểm đã đến, Chúa phất cao ngọn cờ chiến thắng. Ngọn cờ chiến thắng này, không phải là trên nhân loại nhưng là trên thế gian, trên ma quỉ, trên sự dữ, trên tử thần. Ngọn cờ chiến thắng này, để người Kitô hữu ngẩng cao đầu với niềm hy vọng vào sự sống mới. Họ biết rằng, bao lâu còn sống trong thân xác này, những đau khổ, những vất vả, những gánh nặng chất chồng. Nhưng từ nay, nhìn vào Đức Kitô từ trong cõi chết sống lại, họ được một niềm hy vọng, luôn luôn mời gọi ở phía trước, luôn luôn chờ đón trên cao. Người Ki tô hữu bước xa mà không sợ vất vả, người Kitô hữu nhìn cao mà không sợ hẫng hụt. Từ nay, ý nghĩa của đau khổ và kể cả ý nghĩa của sự chết, có lời giải đáp rõ ràng trong Đức Kitô Giêsu Phục Sinh.
Khi thánh Phêrô nói với chúng ta rằng: “Hãy luôn luôn sn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em”(1Pr 3,15). Nhiều người không biết trả lời thế nào. Nhưng hôm nay, câu trả lời rõ ràng đến từ Đức Giêsu Kitô Phục Sinh. Chúng ta chỉ cần lớn tiếng tuyên xưng trong Kinh Tin Kính: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy”. Một lời tuyên xưng đó đã cho thấy người Kitô hữu thực sự khác biệt so với những người không có đức tin trong sự sống đời đời. Chính xác loài người ngày sau sống lại. Bằng chứng đâu? Người ta sẽ chất vấn lại chúng ta về đức tin đó. Và chúng ta hãy chỉ lên cây Thập Giá. Đây! Đức Giêsu Kitô, Đấng đã tuyên bố “Ngày thứ ba sẽ sống lại”, và điều đó đã được ứng nghiệm. Hãy lớn tiêng nói với thế giới rằng: Chúng tôi không tôn thờ một người đã chết, chúng tôi không tôn thờ một con người bị tử tội. Vì đằng sau Thập Giá là tình yêu, đằng sau cái chết là sự phục sinh. Vì vậy, người Kitô hữu tuyên xưng vào một Đấng bị đóng đinh để thấy một tình yêu cao cả nhất, hiến mạng vì người mình yêu. Tôn thờ một Đấng đã chết trên Thập Giá để qua đó nhìn thấy ánh vinh quang của Đấng Phục Sinh rạng rỡ từ sau cái chết. Câu trả lời của chúng ta rõ ràng như thế là nhờ ngày hôm nay, ngày Phục Sinh vinh quang của Đức Kitô. Người ta đã không thể loại trừ gia phả Đức Giêsu Kitô như các thánh sử đã ghi; người ta không thể phủ nhận một Giêsu Nazareth con ông Giuse và bà Maria ở giữa chúng ta; người ta đã không thể xóa nhòa niên hiệu lịch sử đời Phongxio Philato, quan tổng trấn thay mặt đế quốc Roma làm quan tòa toàn quyền trên nước bị trị Do Thái. Nếu tất cả những dữ kiện đó không thể phủ nhận thì việc Đức Giêsu Kitô từ trong cõi chết sống lại cũng hiển nhiên như đã từng đi vào lịch sử của loài người. Điều này không phải chúng ta áp chế cho tất cả mọi người đều phải tin, cũng không phải chúng ta lớn tiếng đòi hỏi lịch sử phải ghi dấu và buộc các quốc gia phải lưu trữ trong kho biên niên sử của nước mình. Nhưng niềm tin và chứng từ của cuộc sống đã cho chúng ta một sự thật đó, để những ai nhắm mắt từ chối sự thật thì như là người đã chối từ không nhìn thấy ánh mặt trời trên trái đất này. Một sự thật hiển nhiên như thế, một mặt trời công chính như thế cho người Kitô hữu hôm nay bước đi trong hiên ngang và trong niềm vui, hạnh phúc.
Thánh Phaolo đã dám đưa ra một biện luận rất rõ ràng việc Chúa Phục Sinh, đó là: “Nếu Đức Giêsu Kitô không sống lại thì lời rao giảng của chúng tôi là vô ích và đức tin của anh chị em là mơ hồ”(1Cr 15,14). Người đời coi mọi nhân đức Kitô giáo là phương thế ủy mị, coi những hy sinh của Kitô giáo bị đánh giá là dại dột và niềm tin vào Con Người đã chết được coi là điên rồ. Cho đến khi “từ trong cõi chết sống lại” thì mọi giá trị của chân lý được khẳng định. Những gì mà người Kitô hữu hôm nay bị coi là dại dột thì trở nên khôn ngoan trước mặt Thiên Chúa, và những gì thế gian coi là khôn ngoan thì trở nên dại dột trước mặt Thiên Chúa. Tại sao lại có sự đảo lộn và nghịch lý như vậy? Là bởi vì con người đã đảo lộn ngay từ khi nguyên tổ phạm tội. Người ta hướng về cái chết chứ không hướng về sự sống. Người ta hành trình đi từ trời cao xuống vực thẳm. Còn hôm nay, Đức Kitô lại đi từ trong cõi chết, thậm chí xuống cả ngục tổ tông để đi lên và người đem các thánh theo. Người đem tất cả những ai tin vào Ngài, như trong Tin Mừng Gioan ghi lại: “Khi nào Ta bị treo lên cao, Ta cũng sẽ kéo mọi sự lên cùng Ta” (Ga 12,32). Ngày hôm nay chính lời khẳng định đó được chứng thực. Đức Giêsu xuống tận ngục tổ tông đưa các thánh lên, niềm hy vọng đưa chúng ta lên cao để người Kitô hữu nhìn lên Đức Kitô mà thấy sự sống đích thật của mình. Một lời giải đáp cho tất cả mọi vấn nạn. Một lời soi sáng cho tất cả ý nghĩa của đau khổ, của sự chết, và ý nghĩa sự sống của con người trên thế giới này.
Con người ta đã không thể tự hiểu được chính mình với những câu hỏi “Tôi từ đâu đến?” và “Tôi sẽ đi về đâu?”, hay “Cuộc sống của tôi hiện tại ra sao?”, rồi “Tôi sẽ được bù đắp thế nào?”, hoặc “Đâu là nguyên do của đau khổ?” và “Tôi sẽ giải đáp những đau khổ này bởi đâu?”… Không thiếu những tôn giáo như Phật giáo, Lão giáo đã cố gắng tìm mọi cách để lý giải, để đưa con người thoát khỏi bể khổ. Nhưng tất cả những lời giải đáp đó chỉ là những phương thế. Người ta gọi như đó là một giải pháp tình thế, còn khi chúng ta nhìn vào Đức Giêsu Kitô từ trong cõi chết sống lại, chúng ta mới nhìn thấy tất cả toàn cảnh, ý nghĩa của cuộc đời. Con người sẽ được giải thoát, con người sẽ đi vào cõi vĩnh cửu, con người sẽ được đi trong ánh sáng chân lý như Đức Giêsu đã tuyên bố “Thầy là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6). Đức Giêsu là đường. Một con đường chân chính mà Ngài đưa chúng ta bước trên con đường chính lộ; Đức Giêsu là sự thật để giải thoát chúng ta khỏi những vấn nạn mà khoa học, triết học ngàn đời cũng không trả lời được; Đức Giêsu là sự sống để trả lời cho chúng ta rằng dù Đức Giêsu Kitô có đi vào cõi chết, nhưng Ca tiếp liên lễ Phục Sinh đặt trên miệng Maria Madalen lời này: “Tôi đã thấy mồ Đức Kitô đang sống và vinh quang của Đấng Phục Sinh”. Đó là sự sống đích thật của mỗi người chúng ta.
Chúa nay sống lại vinh quang.
Niềm vui chất ngất hân hoan mọi đời.
Chúa Con xuống thế làm người.
Người làm con Chúa, diệu vời hoan ca.
Halleluia, Halleluia!
LM. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:13 13/04/2012
ĂN BÊN TRONG
Một phú ông bủn xỉn rất lấy làm bực mình khi có khách đến thăm trong giờ ăn của mình, bởi vì ông ta không muốn khách tùy tiện ăn cơm của mình.
Một hôm chuyện như thế lại xảy ra, nên ông ta dứt khoát ngồi trong phòng ăn cho thật no rồi mới ra tiếp khách. Người khách biết việc như thế nên cũng không muốn phơi trần, chỉ hỏi thăm gia cảnh của phú ông:
- “Căn hộ này của ông, trong phạm vi trăm dặm mà lầu một lầu hai san sát thật quy mô, kết cấu cũng rất tài tình, nhưng thật đáng tiếc, cột kèo đều bị mối mọt gặm hết”.
Phú ông nghe nói như thế thì rất kinh ngạc:
- “Trong nhà tôi từ trước đến nay chưa hề thấy một con mối con mọt nào”.
Người khách chắm chú nhìn chủ nhân, nói:
- “Mối mọt đục khoét ở bên trong, bên ngoài không thể thấy được”.
Suy tư:
Có người không muốn tiếp khách khi ăn cơm, có người không muốn đến thăm bạn bè trong giờ cơm, lại có người không muốn cùng khách ăn cơm, đó chẳng qua là cá tính và sở thích của mỗi người, không có gì là xấu. Nhưng thật là bất lịch sự khi khách đến gặp lúc mình đang ăn cơm mà không ra tiếp khách, hoặc không nói vài câu xã giao rồi xin khách đợi chút xíu, mà để khách ngồi đợi mình ăn xong rồi mời ra tiếp, đó chính là thái độ không tôn trọng khách.
Đức Chúa Giê-su là vị khách quý của mỗi người Ki-tô hữu, mỗi ngày trên bàn thờ Ngài đều tự nguyện đến viếng thăm chúng ta, nhưng có những người Ki-tô hữu lại không tiếp Ngài cách lịch sự với tấm lòng yêu mến:
- Có người thường đi lễ trễ nên không rước lễ.
- Có người rước lễ khi tâm hồn còn tình trạng tội lỗi.
- Có người đi rước lễ với thái độ không yêu mến.
- Có người đi rước lễ nhưng không có tâm tình rước lễ, coi việc rước lễ như là báo cáo mình có mặt khi tham dự thánh lễ…
Tất cả những tình trạng rước lễ trên đều có nguyên nhân, nguyên nhân đó chính là tâm hồn đã bị mối mọt của ma quỷ đục khoét bên trong, làm cho linh hồn ngày càng yếu đuối xa lìa Chúa và ân sủng của Ngài.
---------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Một phú ông bủn xỉn rất lấy làm bực mình khi có khách đến thăm trong giờ ăn của mình, bởi vì ông ta không muốn khách tùy tiện ăn cơm của mình.
Một hôm chuyện như thế lại xảy ra, nên ông ta dứt khoát ngồi trong phòng ăn cho thật no rồi mới ra tiếp khách. Người khách biết việc như thế nên cũng không muốn phơi trần, chỉ hỏi thăm gia cảnh của phú ông:
- “Căn hộ này của ông, trong phạm vi trăm dặm mà lầu một lầu hai san sát thật quy mô, kết cấu cũng rất tài tình, nhưng thật đáng tiếc, cột kèo đều bị mối mọt gặm hết”.
Phú ông nghe nói như thế thì rất kinh ngạc:
- “Trong nhà tôi từ trước đến nay chưa hề thấy một con mối con mọt nào”.
Người khách chắm chú nhìn chủ nhân, nói:
- “Mối mọt đục khoét ở bên trong, bên ngoài không thể thấy được”.
Suy tư:
Có người không muốn tiếp khách khi ăn cơm, có người không muốn đến thăm bạn bè trong giờ cơm, lại có người không muốn cùng khách ăn cơm, đó chẳng qua là cá tính và sở thích của mỗi người, không có gì là xấu. Nhưng thật là bất lịch sự khi khách đến gặp lúc mình đang ăn cơm mà không ra tiếp khách, hoặc không nói vài câu xã giao rồi xin khách đợi chút xíu, mà để khách ngồi đợi mình ăn xong rồi mời ra tiếp, đó chính là thái độ không tôn trọng khách.
Đức Chúa Giê-su là vị khách quý của mỗi người Ki-tô hữu, mỗi ngày trên bàn thờ Ngài đều tự nguyện đến viếng thăm chúng ta, nhưng có những người Ki-tô hữu lại không tiếp Ngài cách lịch sự với tấm lòng yêu mến:
- Có người thường đi lễ trễ nên không rước lễ.
- Có người rước lễ khi tâm hồn còn tình trạng tội lỗi.
- Có người đi rước lễ với thái độ không yêu mến.
- Có người đi rước lễ nhưng không có tâm tình rước lễ, coi việc rước lễ như là báo cáo mình có mặt khi tham dự thánh lễ…
Tất cả những tình trạng rước lễ trên đều có nguyên nhân, nguyên nhân đó chính là tâm hồn đã bị mối mọt của ma quỷ đục khoét bên trong, làm cho linh hồn ngày càng yếu đuối xa lìa Chúa và ân sủng của Ngài.
---------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 2 PS)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:14 13/04/2012
CHÚA NHẬT II PHỤC SINH
Tin Mừng : Ga 20, 19-31
“Bình an cho anh em ! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em” .
Anh chị em thân mến,
Hôm nay chúa nhật thứ hai phục sinh, tin mừng hôm nay rất phong phú, có những sự kiện liên quan đến đức tin của chúng ta, đó là Đức Chúa Giê-su lập bí tích Giải Tội trao quyền tha tội cho các tông đồ, và câu chuyện “cứng lòng tin” của thánh Tô-ma tông đồ. Tuy nhiên, tôi tin chắc rằng, trong chủ nhật này sẽ có rất nhiều bài chia sẻ rất hay và ý nghĩa của các linh mục về vấn đề của thánh Tô-ma và về bí tích Giải Tội cho giáo dân, do đó, tôi chỉ xin chia sẻ ngắn gọn về một vấn đề mà trong cuộc sống ai cũng tìm kiếm và mong gặp, đó là sự bình an của Thiên Chúa.
1. Bình an – Quà tặng của Đức Chúa Giê-su Phục Sinh.
Những người đi xa về thường có quà tặng cho gia đình, cho người thân, bè bạn, quà tặng ấy chính là sự chia sẻ chân tình của người xa quê hương, nay về lại trong tình thương của gia đình của mọi người.
Đức Chúa Giê-su đã chết và đã sống lại, niềm vui này, dù không quà tặng, cũng vẫn là niềm vui lớn lao nhất của các thánh tông đồ và của các phụ nữ đạo đức thánh thiện, niềm vui này được nhân lên gấp bội khi Đức Chúa Giê-su hiện ra với các Tông Đồ và trao ban món quà chí tình của Ngài: bình an cho các con. Vâng, sự bình an chính là quà tặng đẹp nhất, hạnh phúc nhất của Đức Chúa Giê-su Phục Sinh, Ngài đã đi vào cõi chết và đã trở lại với vinh quang của Thiên Chúa, và món quà Bình An này xứng hợp với quà tặng của một vị Thiên Chúa.
“Bình an cho các con” – khi mà tâm hồn của các tông đồ hoang mang lo lắng buồn vui lẫn lộn về sự việc Chúa chết và sống lại, thì lời chúc lành của Đức Chúa Giê-su rất hợp thời và đúng lúc để củng cố đức tin và đem lại an bình cho tâm hồn của các ông.
“Bình an cho các con” – sự bình an này không giống bình an của người đời ban tặng, sự bình an của người đời là giả tạo, là tạm bợ và sẽ không tồn tại, bởi vì người đời chỉ dựa vào của cải vật chất để trấn an tâm hồn đầy những bất an. Người ta thường chúc nhau được bình an, nhưng không ai tìm được bình an trong cuộc sống, người giàu có thì cảm thấy bất an khi đêm về vì sợ kẻ trộm; người có địa vị thì sợ kẻ khác chiếm đoạt, lật đổ; người mạnh khoẻ thì sợ đau ốm.v.v... tất cả đều ở trong trạng thái mất bình an.
Chỉ có bình an của Chúa mới làm cho chúng ta được hạnh phúc, bởi vì không ai đem những thứ vô giá trị làm quà tặng, nhưng phải quý và có giá trị, quà tặng của Đức Chúa Giê-su Phục Sinh -sự bình an- là món quà vô giá mà Chúa ban tặng cho các tông đồ và cho chúng ta, những người tin.
“Bình an cho các con” – thế giới như đang sống trên một lò lửa – lò lửa chiến tranh, nước này đánh nước nọ, quốc gia này hù doạ quốc gia kia, tổ chức này bắt cóc lật đổ ám sát tổ chức nọ, và do đó mà thế gian chưa có bình an, cho nên sự bình an của Đức Chúa Giê-su ban tặng cho các tông đồ sau khi sống lại ấy, ngày hôm nay vẫn luôn còn giá trị đích thực cho nhân loại, cho những tâm hồn khắc khoải tìm kiếm bình an đích thực trong cuộc sống.
2. Hoa quả của Bình An.
Anh chị em thân mến,
Có nhân thì có quả, có làm việc thì mới có mà ăn, có cày cấy mới có cơm gạo...
Có tranh chấp thì có cải cọ và sinh ra hận thù, có ghét ghen thì sinh ra mưu mô hại người... đó chính là chuyện nhân quả mà hằng ngày chúng ta đều thấy và biết, việc lành cũng như việc xấu, mọi thứ đều có nhân quả của nó.
Hoa quả của bình an, nhưng phải là bình an của Đức Chúa Giê-su Phục Sinh, đó chính là yêu thương, là tha thứ, là bao dung, là quảng đại, là khiêm tốn, là nhẫn nại và nhịn nhục.v.v...
Khi trong tâm hồn chúng ta có sự bình an của Đức Chúa Giê-su Phục Sinh, thì chúng ta rất biết thông cảm với người làm chúng ta bực mình; khi tâm hồn của chúng ta có sự bình an của Đức Chúa Giê-su, thì chúng ta rất dễ dàng cảm thông với những người không yêu mến chúng ta, chúng ta sẽ khiêm tốn hơn trong lời nói, trong cử chỉ và thái độ của mình... Hoa quả của bình an là như thế, nó chính là tình yêu của Đức Chúa Ki-tô thúc bách chúng ta làm việc thiện, thúc bách chúng ta vì anh em mà phục vụ như chính Ngài đã phục vụ, như các thánh tông đồ đã phục vụ Hội Thánh và phục vụ cho đến “hi sinh tính mạng vì bạn hữu của mình...” .
Anh chị em thân mến,
Bình an này, chính Đức Chúa Giê-su đã hứa với các tông đồ trong bữa tiệc ly –chiều thứ năm- trước khi đau khổ và chịu chết, Ngài hứa: “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không như thế gian ban tặng”. Không như thế gian ban tặng có nghĩa là Ngài đem chính tinh thần của Ngài đặt vào trong tâm hồn, trong quả tim của các tông đồ, để khi các ngài sống và làm việc, thì chính sự bình an này sẽ làm cho mọi người nhận ra Đức Chúa Ki-tô Phục Sinh trong con người của các tông đồ.
Con người ta ai cũng thích có bình an trong tâm hồn, nên luôn cầu chúc cho nhau được bình an, đó là một việc làm tốt đẹp, nhưng sẽ không có bình an thật, nếu tâm hồn chúng ta không có tinh thần Phục Sinh của Đức Chúa Ki-tô, tức là tinh thần tích cực đổi mới con người cũ của chúng ta.
Xin Đức Mẹ Ma-ri-a, Đấng đã vui mừng hoan hỉ vì con mình –Đức Chúa Giê-su- đã phục sinh, luôn ban cho chúng ta được ơn bình an của Chúa trong cuộc sống đời thường.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin Mừng : Ga 20, 19-31
“Bình an cho anh em ! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em” .
Anh chị em thân mến,
Hôm nay chúa nhật thứ hai phục sinh, tin mừng hôm nay rất phong phú, có những sự kiện liên quan đến đức tin của chúng ta, đó là Đức Chúa Giê-su lập bí tích Giải Tội trao quyền tha tội cho các tông đồ, và câu chuyện “cứng lòng tin” của thánh Tô-ma tông đồ. Tuy nhiên, tôi tin chắc rằng, trong chủ nhật này sẽ có rất nhiều bài chia sẻ rất hay và ý nghĩa của các linh mục về vấn đề của thánh Tô-ma và về bí tích Giải Tội cho giáo dân, do đó, tôi chỉ xin chia sẻ ngắn gọn về một vấn đề mà trong cuộc sống ai cũng tìm kiếm và mong gặp, đó là sự bình an của Thiên Chúa.
1. Bình an – Quà tặng của Đức Chúa Giê-su Phục Sinh.
Những người đi xa về thường có quà tặng cho gia đình, cho người thân, bè bạn, quà tặng ấy chính là sự chia sẻ chân tình của người xa quê hương, nay về lại trong tình thương của gia đình của mọi người.
Đức Chúa Giê-su đã chết và đã sống lại, niềm vui này, dù không quà tặng, cũng vẫn là niềm vui lớn lao nhất của các thánh tông đồ và của các phụ nữ đạo đức thánh thiện, niềm vui này được nhân lên gấp bội khi Đức Chúa Giê-su hiện ra với các Tông Đồ và trao ban món quà chí tình của Ngài: bình an cho các con. Vâng, sự bình an chính là quà tặng đẹp nhất, hạnh phúc nhất của Đức Chúa Giê-su Phục Sinh, Ngài đã đi vào cõi chết và đã trở lại với vinh quang của Thiên Chúa, và món quà Bình An này xứng hợp với quà tặng của một vị Thiên Chúa.
“Bình an cho các con” – khi mà tâm hồn của các tông đồ hoang mang lo lắng buồn vui lẫn lộn về sự việc Chúa chết và sống lại, thì lời chúc lành của Đức Chúa Giê-su rất hợp thời và đúng lúc để củng cố đức tin và đem lại an bình cho tâm hồn của các ông.
“Bình an cho các con” – sự bình an này không giống bình an của người đời ban tặng, sự bình an của người đời là giả tạo, là tạm bợ và sẽ không tồn tại, bởi vì người đời chỉ dựa vào của cải vật chất để trấn an tâm hồn đầy những bất an. Người ta thường chúc nhau được bình an, nhưng không ai tìm được bình an trong cuộc sống, người giàu có thì cảm thấy bất an khi đêm về vì sợ kẻ trộm; người có địa vị thì sợ kẻ khác chiếm đoạt, lật đổ; người mạnh khoẻ thì sợ đau ốm.v.v... tất cả đều ở trong trạng thái mất bình an.
Chỉ có bình an của Chúa mới làm cho chúng ta được hạnh phúc, bởi vì không ai đem những thứ vô giá trị làm quà tặng, nhưng phải quý và có giá trị, quà tặng của Đức Chúa Giê-su Phục Sinh -sự bình an- là món quà vô giá mà Chúa ban tặng cho các tông đồ và cho chúng ta, những người tin.
“Bình an cho các con” – thế giới như đang sống trên một lò lửa – lò lửa chiến tranh, nước này đánh nước nọ, quốc gia này hù doạ quốc gia kia, tổ chức này bắt cóc lật đổ ám sát tổ chức nọ, và do đó mà thế gian chưa có bình an, cho nên sự bình an của Đức Chúa Giê-su ban tặng cho các tông đồ sau khi sống lại ấy, ngày hôm nay vẫn luôn còn giá trị đích thực cho nhân loại, cho những tâm hồn khắc khoải tìm kiếm bình an đích thực trong cuộc sống.
2. Hoa quả của Bình An.
Anh chị em thân mến,
Có nhân thì có quả, có làm việc thì mới có mà ăn, có cày cấy mới có cơm gạo...
Có tranh chấp thì có cải cọ và sinh ra hận thù, có ghét ghen thì sinh ra mưu mô hại người... đó chính là chuyện nhân quả mà hằng ngày chúng ta đều thấy và biết, việc lành cũng như việc xấu, mọi thứ đều có nhân quả của nó.
Hoa quả của bình an, nhưng phải là bình an của Đức Chúa Giê-su Phục Sinh, đó chính là yêu thương, là tha thứ, là bao dung, là quảng đại, là khiêm tốn, là nhẫn nại và nhịn nhục.v.v...
Khi trong tâm hồn chúng ta có sự bình an của Đức Chúa Giê-su Phục Sinh, thì chúng ta rất biết thông cảm với người làm chúng ta bực mình; khi tâm hồn của chúng ta có sự bình an của Đức Chúa Giê-su, thì chúng ta rất dễ dàng cảm thông với những người không yêu mến chúng ta, chúng ta sẽ khiêm tốn hơn trong lời nói, trong cử chỉ và thái độ của mình... Hoa quả của bình an là như thế, nó chính là tình yêu của Đức Chúa Ki-tô thúc bách chúng ta làm việc thiện, thúc bách chúng ta vì anh em mà phục vụ như chính Ngài đã phục vụ, như các thánh tông đồ đã phục vụ Hội Thánh và phục vụ cho đến “hi sinh tính mạng vì bạn hữu của mình...” .
Anh chị em thân mến,
Bình an này, chính Đức Chúa Giê-su đã hứa với các tông đồ trong bữa tiệc ly –chiều thứ năm- trước khi đau khổ và chịu chết, Ngài hứa: “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không như thế gian ban tặng”. Không như thế gian ban tặng có nghĩa là Ngài đem chính tinh thần của Ngài đặt vào trong tâm hồn, trong quả tim của các tông đồ, để khi các ngài sống và làm việc, thì chính sự bình an này sẽ làm cho mọi người nhận ra Đức Chúa Ki-tô Phục Sinh trong con người của các tông đồ.
Con người ta ai cũng thích có bình an trong tâm hồn, nên luôn cầu chúc cho nhau được bình an, đó là một việc làm tốt đẹp, nhưng sẽ không có bình an thật, nếu tâm hồn chúng ta không có tinh thần Phục Sinh của Đức Chúa Ki-tô, tức là tinh thần tích cực đổi mới con người cũ của chúng ta.
Xin Đức Mẹ Ma-ri-a, Đấng đã vui mừng hoan hỉ vì con mình –Đức Chúa Giê-su- đã phục sinh, luôn ban cho chúng ta được ơn bình an của Chúa trong cuộc sống đời thường.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:16 13/04/2012
N2T |
3. Tất cả những hồng ân mà tôi đón nhận, đều là do nương cậy vào lòng nhân từ vô hạn của Thiên Chúa mà có.
(Thánh nữ Gertrude)Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:17 13/04/2012
TÔN TRỌNG
Cha sở lúc nào đi dự tiệc cưới hoặc đi chơi thì mặc áo quần rất đẹp, mang giày tây bóng loáng, nhưng mỗi khi ngài cử hành thánh lễ thì mặc áo lễ rất cũ, áo trắng đã biến thành màu vàng ố và đầy vết hằn mồ hôi, chân mang đôi dép lẹp xẹp.
Giáo dân lắc đầu nói với nhau:
- “Cha sở không có lòng kính trọng Chúa và không biết tôn trọng cộng đoàn khi cử hành thánh lễ !”
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Cha sở lúc nào đi dự tiệc cưới hoặc đi chơi thì mặc áo quần rất đẹp, mang giày tây bóng loáng, nhưng mỗi khi ngài cử hành thánh lễ thì mặc áo lễ rất cũ, áo trắng đã biến thành màu vàng ố và đầy vết hằn mồ hôi, chân mang đôi dép lẹp xẹp.
Giáo dân lắc đầu nói với nhau:
- “Cha sở không có lòng kính trọng Chúa và không biết tôn trọng cộng đoàn khi cử hành thánh lễ !”
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vatican: Nuôi dưỡng đối thoại Kitô giáo - Phật giáo
Bùi Hữu Thư dịch
07:05 13/04/2012
Radio Vatican, 3/4/2012
Hội đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn đã gửi một điện văn cho các Phật tử nhân dịp lễ Phật Đản Vesakh/Hanamatsuri, điện văn mang tên: “Kitô hữu và Phật tử: cùng chia xẻ trách nhiệm giáo huấn thế hệ trẻ về công lý và hòa bình qua đối thoại liên tôn”.
Lễ Phật Đản Vesak, ngày quan trọng nhất trong niên lịch Phật giáo trên khắp thế giới, kỷ niệm ngày sinh nhật, giác ngộ và qua đời của Đức Phật. Tầm quan trọng của ngày này nằm ở chỗ có liên quan đến sứ điệp hoàn vũ của Đức Phật về hoà hình và được cử hành bởi các Phật tử ở Nam và Đông Nam Á Châu. Tại Nhật Bản có tên là Hanamatsuri, dịch nguyên văn là Lễ Hội Ngàn Hoa.
Điện văn này được Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran Chủ Tịch và Tổng Giám Mục Pier Luigi Celata, thư ký của Hội Đồng Giáo Hoàng đồng ký. Điện văn chú tâm đến nhu cầu giáo dục giới trẻ phải tôn trọng và hiểu biết các tín ngưỡng và nghi thức của các tôn giáo khác.
Điện văn nói, “Ngày nay, trong càng nhiều lớp học trên khắp thế giới, có các học sinh thuộc về nhiều tôn giáo và tín ngưỡng khác nhau đang ngồi cạnh nhau, họ học cùng với nhau và học nơi nhau”.
Các bạn Phật tử thân mến,
1. Thay mặt cho Hội đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn, một lần nữa, năm nay, tôi lại hân hoan chúc mừng các bạn nhân dịp Lễ Phật Đản Vesakh/Hanamatsuri. Tôi cầu chúc cho ngày lễ năm nay sẽ mang đến niềm vui và thanh bình đến trong trái tim của tất cả các bạn trên khắp thế giới.
2. Ngày nay, trong càng nhiều lớp học trên khắp thế giới, có các học sinh thuộc về nhiều tôn giáo và tín ngưỡng khác nhau đang ngồi cạnh nhau, họ học cùng với nhau và học nơi nhau. Sự đa dạng này gây nên các thách đố và thúc đẩy những suy tư sâu xa hơn về nhu cầu giáo dục giới trẻ để họ biết tôn trọng và hiểu biết các tín ngưỡng và nghi thức của các tôn giáo khác, để họ tăng tiến trong sự hiểu biết chính tôn giáo của họ, để cùng tiến bước như những con người có trách nhiệm và sẵn sàng bắt tay với các tôn giáo khác để giải quyết các tranh chấp và cổ võ cho tình thân hữu, công lý, hòa bình và phát triển con người.
3. Cùng với Đức Thánh Cha Benedict XVI, chúng tôi công nhận là một nền giáo dục chân chính có thể trợ giúp cho một sự cởi mở cho sự siêu việt cũng như cho những người ở chung quanh chúng ta. Ở nơi nào nền giáo dục là một thực tại, thì nơi nó có cơ hội để đối thoại, để tương quan và lắng nghe cùng chấp nhận lẫn nhau. Trong một bầu khí như vậy, giới trẻ sẽ cảm nghiệm được họ là ai và có thể đóng góp những gì; họ có thể học để tăng trưởng trong sự tôn trọng các anh chị em có những tín ngưỡng và thực hành khác họ. Khi điều này xẩy ra, sẽ có niềm vui vì họ là những người biết liên đới và cảm thương, được mời gọi để xây dựng một xã hội công bình và thân hữu, do đó mang lại niềm hy vọng cho tương lai (Xem Sứ Điệp về Hòa Bình Thế Giới ngày 1 tháng 1, 2012).
4. Là những Phật tử, các bạn chuyển tiếp cho giới trẻ sự khôn ngoan về nhu cầu tự kiếm chế không làm hại người khác và sống cuộc sống quảng đại và thương cảm, một thực hành cần được quý chuộng và công nhận là một quà tặng cho xã hội. Đây là một phương cách cụ thể theo đó, tôn giáo đóng góp cho việc giáo dục các thế hệ trẻ, chia xẻ trách nhiệm và hợp tác với người khác.
5. Thật vậy, giới trẻ là một tài nguyên của tất cả mọi xã hội. Qua bản tính chân thật, họ khuyến khích chúng ta tìm giải pháp cho những vấn đề nền tảng về sự sống và sự chết, công lý và hòa bình, ý nghĩa của đau khổ, và những lý do để hy vọng. Do đó, họ giúp chúng ta tiến bộ trong hành trình về Chân Lý. Bằng sự năng động của họ, như những người xây dựng tương lai, họ thúc dục chúng ta phải phá hủy những bức tường, rất tiếc vẫn còn ngăn cách chúng ta. Bằng những câu hỏi và thắc mắc, họ nuôi dưỡng việc đối thoại giữa các tôn giáo và văn hóa.
6. Các bạn thân mến, chúng tôi xin được kết hiệp tâm hồn và cầu nguyện với các bạn, để cùng nhau chúng ta sẽ có thể hướng dẫn giới trẻ bằng gương sáng, và giáo huấn để họ trở thành công cụ cho công lý và hòa bình. Chúng ta hãy cùng chia xẻ trách nhiệm chung đối với các thế hệ hiện đại và tương lai, để nuôi dưỡng họ trở thành những con người hoà bình và kiến tạo hòa bình.
Hội đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn đã gửi một điện văn cho các Phật tử nhân dịp lễ Phật Đản Vesakh/Hanamatsuri, điện văn mang tên: “Kitô hữu và Phật tử: cùng chia xẻ trách nhiệm giáo huấn thế hệ trẻ về công lý và hòa bình qua đối thoại liên tôn”.
Lễ Phật Đản Vesak, ngày quan trọng nhất trong niên lịch Phật giáo trên khắp thế giới, kỷ niệm ngày sinh nhật, giác ngộ và qua đời của Đức Phật. Tầm quan trọng của ngày này nằm ở chỗ có liên quan đến sứ điệp hoàn vũ của Đức Phật về hoà hình và được cử hành bởi các Phật tử ở Nam và Đông Nam Á Châu. Tại Nhật Bản có tên là Hanamatsuri, dịch nguyên văn là Lễ Hội Ngàn Hoa.
Điện văn này được Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran Chủ Tịch và Tổng Giám Mục Pier Luigi Celata, thư ký của Hội Đồng Giáo Hoàng đồng ký. Điện văn chú tâm đến nhu cầu giáo dục giới trẻ phải tôn trọng và hiểu biết các tín ngưỡng và nghi thức của các tôn giáo khác.
Điện văn nói, “Ngày nay, trong càng nhiều lớp học trên khắp thế giới, có các học sinh thuộc về nhiều tôn giáo và tín ngưỡng khác nhau đang ngồi cạnh nhau, họ học cùng với nhau và học nơi nhau”.
Các bạn Phật tử thân mến,
1. Thay mặt cho Hội đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn, một lần nữa, năm nay, tôi lại hân hoan chúc mừng các bạn nhân dịp Lễ Phật Đản Vesakh/Hanamatsuri. Tôi cầu chúc cho ngày lễ năm nay sẽ mang đến niềm vui và thanh bình đến trong trái tim của tất cả các bạn trên khắp thế giới.
2. Ngày nay, trong càng nhiều lớp học trên khắp thế giới, có các học sinh thuộc về nhiều tôn giáo và tín ngưỡng khác nhau đang ngồi cạnh nhau, họ học cùng với nhau và học nơi nhau. Sự đa dạng này gây nên các thách đố và thúc đẩy những suy tư sâu xa hơn về nhu cầu giáo dục giới trẻ để họ biết tôn trọng và hiểu biết các tín ngưỡng và nghi thức của các tôn giáo khác, để họ tăng tiến trong sự hiểu biết chính tôn giáo của họ, để cùng tiến bước như những con người có trách nhiệm và sẵn sàng bắt tay với các tôn giáo khác để giải quyết các tranh chấp và cổ võ cho tình thân hữu, công lý, hòa bình và phát triển con người.
3. Cùng với Đức Thánh Cha Benedict XVI, chúng tôi công nhận là một nền giáo dục chân chính có thể trợ giúp cho một sự cởi mở cho sự siêu việt cũng như cho những người ở chung quanh chúng ta. Ở nơi nào nền giáo dục là một thực tại, thì nơi nó có cơ hội để đối thoại, để tương quan và lắng nghe cùng chấp nhận lẫn nhau. Trong một bầu khí như vậy, giới trẻ sẽ cảm nghiệm được họ là ai và có thể đóng góp những gì; họ có thể học để tăng trưởng trong sự tôn trọng các anh chị em có những tín ngưỡng và thực hành khác họ. Khi điều này xẩy ra, sẽ có niềm vui vì họ là những người biết liên đới và cảm thương, được mời gọi để xây dựng một xã hội công bình và thân hữu, do đó mang lại niềm hy vọng cho tương lai (Xem Sứ Điệp về Hòa Bình Thế Giới ngày 1 tháng 1, 2012).
4. Là những Phật tử, các bạn chuyển tiếp cho giới trẻ sự khôn ngoan về nhu cầu tự kiếm chế không làm hại người khác và sống cuộc sống quảng đại và thương cảm, một thực hành cần được quý chuộng và công nhận là một quà tặng cho xã hội. Đây là một phương cách cụ thể theo đó, tôn giáo đóng góp cho việc giáo dục các thế hệ trẻ, chia xẻ trách nhiệm và hợp tác với người khác.
5. Thật vậy, giới trẻ là một tài nguyên của tất cả mọi xã hội. Qua bản tính chân thật, họ khuyến khích chúng ta tìm giải pháp cho những vấn đề nền tảng về sự sống và sự chết, công lý và hòa bình, ý nghĩa của đau khổ, và những lý do để hy vọng. Do đó, họ giúp chúng ta tiến bộ trong hành trình về Chân Lý. Bằng sự năng động của họ, như những người xây dựng tương lai, họ thúc dục chúng ta phải phá hủy những bức tường, rất tiếc vẫn còn ngăn cách chúng ta. Bằng những câu hỏi và thắc mắc, họ nuôi dưỡng việc đối thoại giữa các tôn giáo và văn hóa.
6. Các bạn thân mến, chúng tôi xin được kết hiệp tâm hồn và cầu nguyện với các bạn, để cùng nhau chúng ta sẽ có thể hướng dẫn giới trẻ bằng gương sáng, và giáo huấn để họ trở thành công cụ cho công lý và hòa bình. Chúng ta hãy cùng chia xẻ trách nhiệm chung đối với các thế hệ hiện đại và tương lai, để nuôi dưỡng họ trở thành những con người hoà bình và kiến tạo hòa bình.
Sống với trái tim bình an
+GM FX Nguyễn văn Sang
09:42 13/04/2012
SỐNG VỚI TRÁI TIM BÌNH AN
Lời nói đầu: Sau đây là cuộc phỏng vấn Đức cha Hán Chí Hải, là một Giám mục ở Trung Hoa chưa được nhà cầm quyền Bắc Kinh công nhận. Bài phỏng vấn này do phóng viên Gannivalente thực hiện, rất hữu ích cho những người công giáo ở Việt Nam. Đất nước công giáo Trung Hoa khổng lồ hiện nay về lãnh vực kinh tế gây nhiều ảnh hưởng tới Việt Nam. Nhưng trong lãnh vực tôn giáo chúng ta vẫn vui mừng vì thấy Giáo Hội trên đất nước này còn giữ được tinh thần hiệp nhất, và vẫn còn trung thành với Giáo hội mẹ ở Rôma do Đức Thánh Cha coi sóc.
Lan Châu trong nước Trung Hoa, có lẽ là một thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Có những ngày miền Tây Bắc Lan Châu sương mù dầy đặc đến nỗi không thể nhìn thế rõ ngọn núi Liên Sơn cách phía Nam thành phố chừng độ mấy cây số.
Cha Hán được tấn phong Giám mục năm 2003, các nhà cầm quyền chính trị địa phương cũng như quốc gia chưa chính thức nhìn cuộc tấn phong này. Nhưng vì tình trạng là một đấng kế vị các Tông đồ, dù chưa được nhà nước này công nhận nhưng cũng không ngăn cản Ngài hoạt động, và ít ra cũng làm chứng cho một sự tự do đang tiến triển và sống với một trái tim bình an trong đức tin của các Tông đồ. Ngài đã nói về mình rằng: “Tôi đến từ một gia đình đã biết Chúa Giêsu từ 400 năm nay, bố mẹ tôi đã đem tôi chịu phép rửa tội 8 ngày sau khi sinh. Các ngài vẫn biết Giáo hội đòi buộc các cha mẹ phải đem con cái đi rửa tội sớm hết sức”.
Sau đây là bài phỏng vấn:
Pv: Đức cha sinh ra năm 1966, lúc đó Trung Quốc đang ở giữa thời kỳ cách mạng văn hóa. Đức Cha nhớ lại thời thơ ấu của Đức cha ra sao?
ĐC: Chúng tôi ở một ngôi làng, cánh xa ở Lan Châu chừng 200 km. Đây không phải là một ngôi làng công giáo, nhưng toàn tòng và những cuộc bách hại cũng tới đến suốt trong thời kỳ đó, cha mẹ tôi vẫn trung thành với đức tin nhưng trong thâm tâm của mình không được bày tỏ ra ngoài. Các ngài lúc đó không còn đi lễ, vì tình hình bó buộc không thể làm khác, rất may gia đình chúng tôi ở cách xa với những ngôi nhà khác, vì thế chúng tôi vẫn dễ dàng đọc kinh chung. Ông nội tôi, không bao giờ ngừng đọc kinh chung với nhau trong gia đình. Chính ngài giúp tôi bảo toàn đức tin.
Pv: Vậy còn những nhân vật quan trọng nào khác mà Đức cha tiếp tục gặp ở trên đường đời?
ĐC: Chắc chắn là Cha Philipphe, sau đó trở thành Giám mục Lan Châu năm 1981. Chính ngài đã tấn phong Linh mục cho tôi. Chính ngài đã được trả lại tự do năm 1978, sau 30 năm tù tội và bị cấm cố. Ngay từ lúc được trả lại tự do không một chút gì phàn nàn, ngài bắt đầu rao giảng Tin mừng rảo khắp các thành thị và nông thôn, luôn luôn lúc nào cũng thế ngài lên đường thăm người có đạo, trong miền từ nhà này sang nhà khác. Ngài dâng lễ và cầu nguyện với họ, để an ủi họ. Lúc đó tôi còn là một sinh viên trẻ trung chiêm ngắm ngài, đã nảy sinh trong tôi ý muốn trở thành Linh mục. Nhưng lúc đó không có chủng viện nào, chúng tôi bó buộc phải đi tìm đây đó những tập sách cổ và những bản văn thần học còn sót lại sau khi bị phá hoại. Chúng tôi đành phải học chút ít trong sách vở mà chúng tôi tìm thấy. Sau đó chính phủ cho xây lại các nhà thờ, lúc đó các gia đình hợp sức xây dựng lại. Từ đó đức tin nở hoa trở lại.
Pv: Nếu Đức cha so sánh thời kỳ đó với thời gian hiện tại, Đức cha nhận xét thấy, có thay đổi nào trong đời sống của người Kitô giáo?
ĐC: Tôi thấy, ngày nay có sự cởi mở rất lớn, có tự do nhiều hơn lúc đó. Ngày nay, vẫn còn có nhiều cộng đoàn có đức tin. Nhưng các thanh niên nam nữ bị liên lụy trong phong trào vật chất hóa đang nổi bật trong xã hội. Mối họa mất đức tin do khao khát được hưởng thụ và do phong trào vật chất hóa của đời sống tân thời, cũng như mối liên hệ với nhau còn gặp nhiều khó khăn.
Pv: Còn Đức cha, Đức cha hoạt động thế nào để giúp các thanh thiếu niên?
ĐC: Chúng tôi làm việc đặc biệt với các sinh viên sắp gia nhập vào đại học, chúng tôi tổ chức các lớp vào dịp hè và các dịp tết. Như vậy thêm vào những sáng kiến tập thể điều đáng chú ý là có sự liên hệ cá nhân giữa người trẻ với nhau.
Pv: Đức cha đã trở thành Linh mục như thế nào?, và vào lúc nào?
ĐC: Tôi được thụ phong Linh mục nhờ Đức Cha Philipphe năm 1994, cùng thời với 4 Linh mục khác. Các chủng viện đã được mở ra với quyền kiểm soát của chính phủ, nhưng không có ai trong chúng tôi thường xuyên tới học. Giáo huấn căn bản mà tôi lãnh nhận từ một người giáo dân có hiểu biết về thần học.
Pv: Thế rồi mấy năm sau, sau cai chết của Đức cha Philipphe, Đức cha cũng đã trở thành Giám mục, nhưng Đức cha được tấn phong không có sự ưng chuẩn của các nhà cầm quyền chính phủ?
ĐC: Vào tháng Giêng năm 2003, tôi đã sớm nhận thấy từ lâu có sự chia sẽ tại Trung Quốc với các cộng đoàn và Giám mục “chính thức, hầm trú” là đa số không có ý nghĩa. Đa số các Giám mục được chọn do các thể thức của chính phủ. Sau đó được chính Tòa Thánh công nhận, và các ngài cũng được hiệp thông với Đức Thánh Cha. Có nhiều hướng dẫn, cổ vũ đang được phổ biến trong Giáo hội, xúi dục các tín hữu tránh xa các Thánh lễ, do các Linh mục và Giám mục hợp tác với chính phủ, đối với tôi đã qua rồi.
Pv: Còn Đức cha, ngài giữ ý kiến riêng cho ngài mà thôi...?
ĐC: Sau khi thụ phong được mấy tháng, tôi có viết một lá thư ngỏ kêu gọi các Giám mục hãy giải thoát cho những người công giáo khỏi nỗi khổ trên. Công việc đơn giản nhất là bình thản và can đảm tuyên xưng, sự hiệp thông đức tin với Đức Giáo Hoàng. Như vậy người ta mới loại bỏ được những sự hiểu nhầm vô ích, và những sự hồ nghi độc hại.
Pv: Ngày nay tình trạng chưa thay đổi được bao nhiêu so với lúc đầu sự chia rẽ...?
ĐC: Nếu người ta muốn hiểu sự việc đúng thực tế của nó thì theo tôi, cần phải phân biệt, ngày nay hơn là lúc trước. Đa số các Giám mục được tấn phong theo thể thức của nhà nước, ngày nay đã hiệp thông với Rôma. Không ai đích thức muốn lập một Giáo hội Trung Hoa tách ra khỏi Giáo hội toàn cầu, những điều kiện thế nào là tùy thuộc vào tình huống chính trị mà chúng ta đang sống trong đó.
Pv: Có phải vì thế vẫn còn sự chia sẽ không?
ĐC: Trong hàng ngũ cộng đoàn Hầm Trú có những phần tử cực đoan, không chấp nhận bất cứ một đối chứng nào, sẵn sàng kết án những ai không có suy nghĩ như mình. Trong số những Linh mục và Giám mục được ghi nhận theo cấu trúc chính trị tôn giáo của chính phủ có một số đấng đã đi nhầm đường. Thế nhưng, tôi chắc chắn rằng, đa số ước mong và trông đợi có một sự hiệp thông công khai và hiển hiện của tất cả những ai thuộc về Giáo hội công giáo Trung Hoa.
Pv: Vậy phải có thái độ như thế nào?, trước những đòi hỏi của chính phủ?
ĐC: Tôi đã lợi dụng những thời gian cởi mở, tôi tránh những trường hợp không phải đối đầu với chính phủ, và như vậy có nhiều nghị lực và lợi dụng được nhiều hoàn cảnh để loan báo Phúc âm cho nhiều người. Theo tôi, nơi nào có thể, các Giám mục phải thoát ra khỏi tình trạng Hầm Trú công nhận tình trạng hiện thời, và đối xử với nhà nước với một thái độ đối chứng chứ không đối đầu.
Pv: Việc các người công giáo chia rẽ sinh ra những kết quả trầm trọng nào?
ĐC: Kết quả là không cử hành phép Thánh Thể với nhau được và tự tố cáo lẫn nhau. Bởi vì nếu chúng ta tuyên xưng cùng một Đức tin thì nguyên sự kiện hiệp lễ vào một chén Mình và Máu Chúa Kitô có thể làm nở hoa hợp nhất và hiệp thông. Thánh Thể là nguồn gốc của sự hợp nhất, nếu nguồn gốc ấy biến đi thì những lý lẽ của con người dù có sự nhắc nhở của các chỉ dẫn đến từ bên ngoài khó làm cho sự hiệp nhất trở lại.
Pv: Ngay cả những lời kêu gọi và chỉ dẫn tới từ Vatican hay sao?
ĐC: Đôi khi cũng có những người nghĩ rằng ở Trung Hoa chúng tôi không còn nghe và làm theo Đức Giêsu. Đó là một sự sai lầm, phải khởi đi từ việc làm. Ở Trung Quốc luôn có một Giáo hội của Chúa Kitô. Giáo hội duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền, như chúng ta tuyên xưng trong kinh Tin Kính. Sự thông công của chúng ta không thể nở hoa nếu chính Đức Kitô và ở đây trong nước Trung Hoa, đã nuôi dưỡng và giữ cho duy nhất, Giáo hội bằng chính các phép bí tích và giữ gìn nơi đây đức tin của các Tông đồ. Sự hiệp thông với đấng kế vị Thánh Phêrô và vâng theo sứ vụ của ngài là thành phần của đức tin ấy như chính Chúa Giêsu đã muốn. Nếu không có điều đó, nếu ở đây tại Trung Quốc giữa nhân dân và các vị mục tử đức tin công giáo mà không được như vậy thì thật vô ích, dù lên tiếng bằng những diễn văn hay dùng các biện pháp kỷ luật để giải quyết những vấn đề trên.
Pv: Điều công nhận trên, đã gợi ý cho những suy luận về Giáo hội Trung Hoa được diễn tả trong bức thư mà Đức Thánh Cha Benedichto thứ 16 năm 2007, đã gửi cho tất cả những người công giáo Trung Hoa những tuyên truyền trên của Đức Thánh Cha đã trả lời một cách rõ ràng mà Đức Cha đã đặt ra trong bức thư ngỏ cách đây 4 năm?
ĐC: Bức thư của Đức Giáo Hoàng đã đáp ứng rất quan trọng cho rất nhiều vấn đề đang quay cuồng trong Giáo Hội tại Trung Quốc. Chúng tôi đã đọc bức thư với niềm xúc động nhiều, và nghĩ rằng không thể không chờ một bức thư rõ rệt và đã gây sửng sốt. Như thế với thời gian một số kẻ đã thêm thắt điều này điều khác, đã thêm các chú thích và tự ý truyền bá những lời giải thích thiên lệch. Và như vậy ít ra ở một số đoạn những tuyên bố đó đã mất sức mạnh.
Pv: Người ta nói rằng những nhà cầm quyền chính trị địa phương đã ngăn cản truyền bá bức thư đó?
ĐC: Sự truyền bá bức thư đó đã bị cấm cản trong một số miền, nhưng trong thực tế sự cấm cản vô hiệu lực và bức thư vẫn được lưu hành hay nói cách khác, ở một số tỉnh như: Phúc Kiến vv. Có những cộng đoàn địa phương đã đón nhận bức thư với sự dè dặt nào đó.
Pv: Trong thời kỳ công bố bức thư của Đức Thánh Cha việc tấn phong một số Giám Mục đã được công nhận, song bởi Tòa Thánh cũng như bởi các nhà cầm quyền Trung Hoa đã xảy ra thật là nhiều Đức Cha nghĩ thế nào về những cánh thế tiến hành dựa vào kinh nhiệm xảy ra từ 2009 đến 2010?
ĐC: Chính phủ vẫn tiếp tục đường lối chính trị của họ, họ vẫn giữ việc kiểm soát các thể thức bổ nhiệm Giám mục. Theo tôi, họ chấp thuận việc thụ phong các Giám mục đã được Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm thì phải tiến hành cách như sau: các ứng viên được chọn lựa phải xứng đáng, và phải tỏ ra ý thức được trách nhiệm mà các ngài sẽ lãnh nhận, cần phải tránh những vấn nạn và những rắc rối vô ích.
Pv: Thực tế thì thời kỳ các cuộc tấn phong với sự đồng thuận, song ngầm kín đã bị đứt quãng khi chính quyền dân sự đã ép buộc ba cuộc tấn phong Giám mục bất hợp pháp. Các Giám mục bất hợp pháp này bị vạ tuyệt thông .Các vạ này Tòa Thánh công bố công khai vậy Đức Cha nghĩ thế nào về tình huống này?
ĐC: Nếu một ai được tấn phong Giám Mục mà biết rằng Tòa Thánh chống đối thì không tránh khỏi vạ theo giáo luật, nhưng vẫn phải luôn luôn lượng định các tình huống từng nố một không bao giờ quên những trường hợp đặc biệt mà chúng tôi đang phải sống, thấy rõ được sức ép nặng nề mà các Giám Mục Trung Hoa phải chịu.
Pv: Sau các biến cố này có một bầu không khí nghi hoặc bao quanh các tân Giám Mục, đã hành động hợp với đường lối chính trị tôn giáo của nhà nước?
ĐC: Trước tiên phải nói rằng ở đây tức Trung Hoa chúng tôi luôn hiệp thông với Giám mục Thành Rôma, chúng tôi cũng là các Giám mục công giáo. Chúng tôi biết rằng điều đó nói lên sự gì, bởi vì chúng tôi là Giám mục công giáo ở Trung Hoa. Chúng tôi sống trong đất nước này mà chính phủ có một đường lối chính trị rõ rệt. Ngày nay, nếu không sống đúng đường lối chính trị đó thì hậu quả đó ít nghiêm trọng hơn trước đây, nhưng nếu cứng rắn quá chúng tôi sẽ bước vào tình trạng đối nghịch, gây khó khăn cho đười sống thường ngày của Giáo hội và việc mục vụ thường xuyên. Chúng tôi phải để ý đến tất cả cái đó, đồng thời với cả nhiệm vụ đặc biệt của chúng tôi.
Pv: Đức cha làm thế nào để thể hiện rõ rệt sự hiệp thông với vị kế vị Thánh Phêrô?
ĐC: Khi cộng tác với chính phủ tôi luôn luôn nhấn mạnh công khai, với chúng tôi là người công giáo sự hiệp thông với Đức Thánh Cha là cần thiết. Đó là đặc tính công giáo của chúng tôi, nhưng chúng tôi phải nói rằng, các vị đại diện chính phủ cũng công nhận điều đó, hay ít ra không chống đối gì. Còn họ, họ theo đường lối chính trị của họ, và chỉ để ý đến những gì là khía cạnh chính trị mà thôi. Đối với chúng tôi là một sự quan trọng chính yếu đó là trung thành với Đức Giáo Hoàng, Ngài là đấng bảo vệ Truyền Thống thì đối với họ chẳng có ý nghĩa gì.
Pv: Còn sự kiện Đức cha vẫn còn ở tình trạng Giám mục “không chính thức”, chưa được nhà nước công nhận ,thì sau đó việc gì sẽ đến với Đức cha, ở Lan Châu không có một Giám mục chính thức nào khác đã được nhà nước công nhận?
ĐC: Từ ít lâu nay người của nhà nước nói với tôi rằng, họ sẽ mau chóng công nhận tôi là Giám mục Giáo mhận, nhưng không biết vào thời gian nào.
Pv: Nếu điều đó xảy ra Đức cha có sợ rằng điều đó gây nên những sự hiểu nhầm và mất mãn trong cộng đoàn Giáo hội không?
ĐC: Về điều này, chúng tôi hoàn toàn đoàn kết, mọi người đều có cách nhìn như nhau. Mọi người nghĩ rằng sự công nhận về phía nhà nước không phải là trở ngại và không mâu thuấn với sự hiệp thông với Đức Thánh Cha và Giáo hội hoàn vũ.
Pv: Trường hợp này Đức cha cũng phải có sự tiếp xúc với Ủy ban Ái quốc, một ủy ban mà nhà nước kiểm soát rõ rệt như vậy thì Đức cha nghĩ phải có những liên hệ nào?
ĐC: Vị Chủ tịch ủy ban ái quốc này, còn là một giáo dân. Nhưng trong tương lai có thể được một Giám mục địa phận lãnh nhận chức vụ này, như thế các hoạt động sẽ hữu nghị hơn.
Pv: Đức cha sẽ nói gì với Đức Giáo Hoàng nếu Đức cha phải trình bày cho ngài về tình hình Trung Quốc?
ĐC: Hiện lúc này, tình hình còn mờ mịt và không thể tiếp tục như thế này mãi. Trong tương lai có hai điều cần phải được giới thiệu, trước hết chúng tôi muốn hiệp thông với Đức Thánh Cha và muốn đoàn kết như một với Ngài. Sau đó, cần phải chỉ ra rõ rệt trong những bất toàn tình hình mà chúng ta đang sống cái điều gì sai thì phải sửa chữa. Nhưng khi làm như vậy không bao giờ được mất liên lạc tiếp xúc phải mở những kênh thông tin vì có những trường hợp chỉ có thể giải quyết được qua đối thoại, đối chứng.
Pv: Có thể Đức cha sẽ gặp được Đức Thánh Cha vào ngày gần đây nếu Đức cha được Rôma triệu tập họp Thường Hội Đồng các Giám mục?
ĐC: Như thế tôi thật hạnh phúc, thế nhưng tôi không tin rằng, tôi có thể đến được....
(Nguồn: Theo báo 30 ngày tháng 12 năm 2011, tác giả Valente, Bản lược dịch GM F.X. Nguyễn Văn Sang)
Lời nói đầu: Sau đây là cuộc phỏng vấn Đức cha Hán Chí Hải, là một Giám mục ở Trung Hoa chưa được nhà cầm quyền Bắc Kinh công nhận. Bài phỏng vấn này do phóng viên Gannivalente thực hiện, rất hữu ích cho những người công giáo ở Việt Nam. Đất nước công giáo Trung Hoa khổng lồ hiện nay về lãnh vực kinh tế gây nhiều ảnh hưởng tới Việt Nam. Nhưng trong lãnh vực tôn giáo chúng ta vẫn vui mừng vì thấy Giáo Hội trên đất nước này còn giữ được tinh thần hiệp nhất, và vẫn còn trung thành với Giáo hội mẹ ở Rôma do Đức Thánh Cha coi sóc.
Lan Châu trong nước Trung Hoa, có lẽ là một thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Có những ngày miền Tây Bắc Lan Châu sương mù dầy đặc đến nỗi không thể nhìn thế rõ ngọn núi Liên Sơn cách phía Nam thành phố chừng độ mấy cây số.
Cha Hán được tấn phong Giám mục năm 2003, các nhà cầm quyền chính trị địa phương cũng như quốc gia chưa chính thức nhìn cuộc tấn phong này. Nhưng vì tình trạng là một đấng kế vị các Tông đồ, dù chưa được nhà nước này công nhận nhưng cũng không ngăn cản Ngài hoạt động, và ít ra cũng làm chứng cho một sự tự do đang tiến triển và sống với một trái tim bình an trong đức tin của các Tông đồ. Ngài đã nói về mình rằng: “Tôi đến từ một gia đình đã biết Chúa Giêsu từ 400 năm nay, bố mẹ tôi đã đem tôi chịu phép rửa tội 8 ngày sau khi sinh. Các ngài vẫn biết Giáo hội đòi buộc các cha mẹ phải đem con cái đi rửa tội sớm hết sức”.
Sau đây là bài phỏng vấn:
Pv: Đức cha sinh ra năm 1966, lúc đó Trung Quốc đang ở giữa thời kỳ cách mạng văn hóa. Đức Cha nhớ lại thời thơ ấu của Đức cha ra sao?
ĐC: Chúng tôi ở một ngôi làng, cánh xa ở Lan Châu chừng 200 km. Đây không phải là một ngôi làng công giáo, nhưng toàn tòng và những cuộc bách hại cũng tới đến suốt trong thời kỳ đó, cha mẹ tôi vẫn trung thành với đức tin nhưng trong thâm tâm của mình không được bày tỏ ra ngoài. Các ngài lúc đó không còn đi lễ, vì tình hình bó buộc không thể làm khác, rất may gia đình chúng tôi ở cách xa với những ngôi nhà khác, vì thế chúng tôi vẫn dễ dàng đọc kinh chung. Ông nội tôi, không bao giờ ngừng đọc kinh chung với nhau trong gia đình. Chính ngài giúp tôi bảo toàn đức tin.
Pv: Vậy còn những nhân vật quan trọng nào khác mà Đức cha tiếp tục gặp ở trên đường đời?
ĐC: Chắc chắn là Cha Philipphe, sau đó trở thành Giám mục Lan Châu năm 1981. Chính ngài đã tấn phong Linh mục cho tôi. Chính ngài đã được trả lại tự do năm 1978, sau 30 năm tù tội và bị cấm cố. Ngay từ lúc được trả lại tự do không một chút gì phàn nàn, ngài bắt đầu rao giảng Tin mừng rảo khắp các thành thị và nông thôn, luôn luôn lúc nào cũng thế ngài lên đường thăm người có đạo, trong miền từ nhà này sang nhà khác. Ngài dâng lễ và cầu nguyện với họ, để an ủi họ. Lúc đó tôi còn là một sinh viên trẻ trung chiêm ngắm ngài, đã nảy sinh trong tôi ý muốn trở thành Linh mục. Nhưng lúc đó không có chủng viện nào, chúng tôi bó buộc phải đi tìm đây đó những tập sách cổ và những bản văn thần học còn sót lại sau khi bị phá hoại. Chúng tôi đành phải học chút ít trong sách vở mà chúng tôi tìm thấy. Sau đó chính phủ cho xây lại các nhà thờ, lúc đó các gia đình hợp sức xây dựng lại. Từ đó đức tin nở hoa trở lại.
Pv: Nếu Đức cha so sánh thời kỳ đó với thời gian hiện tại, Đức cha nhận xét thấy, có thay đổi nào trong đời sống của người Kitô giáo?
ĐC: Tôi thấy, ngày nay có sự cởi mở rất lớn, có tự do nhiều hơn lúc đó. Ngày nay, vẫn còn có nhiều cộng đoàn có đức tin. Nhưng các thanh niên nam nữ bị liên lụy trong phong trào vật chất hóa đang nổi bật trong xã hội. Mối họa mất đức tin do khao khát được hưởng thụ và do phong trào vật chất hóa của đời sống tân thời, cũng như mối liên hệ với nhau còn gặp nhiều khó khăn.
Pv: Còn Đức cha, Đức cha hoạt động thế nào để giúp các thanh thiếu niên?
ĐC: Chúng tôi làm việc đặc biệt với các sinh viên sắp gia nhập vào đại học, chúng tôi tổ chức các lớp vào dịp hè và các dịp tết. Như vậy thêm vào những sáng kiến tập thể điều đáng chú ý là có sự liên hệ cá nhân giữa người trẻ với nhau.
Pv: Đức cha đã trở thành Linh mục như thế nào?, và vào lúc nào?
ĐC: Tôi được thụ phong Linh mục nhờ Đức Cha Philipphe năm 1994, cùng thời với 4 Linh mục khác. Các chủng viện đã được mở ra với quyền kiểm soát của chính phủ, nhưng không có ai trong chúng tôi thường xuyên tới học. Giáo huấn căn bản mà tôi lãnh nhận từ một người giáo dân có hiểu biết về thần học.
Pv: Thế rồi mấy năm sau, sau cai chết của Đức cha Philipphe, Đức cha cũng đã trở thành Giám mục, nhưng Đức cha được tấn phong không có sự ưng chuẩn của các nhà cầm quyền chính phủ?
ĐC: Vào tháng Giêng năm 2003, tôi đã sớm nhận thấy từ lâu có sự chia sẽ tại Trung Quốc với các cộng đoàn và Giám mục “chính thức, hầm trú” là đa số không có ý nghĩa. Đa số các Giám mục được chọn do các thể thức của chính phủ. Sau đó được chính Tòa Thánh công nhận, và các ngài cũng được hiệp thông với Đức Thánh Cha. Có nhiều hướng dẫn, cổ vũ đang được phổ biến trong Giáo hội, xúi dục các tín hữu tránh xa các Thánh lễ, do các Linh mục và Giám mục hợp tác với chính phủ, đối với tôi đã qua rồi.
Pv: Còn Đức cha, ngài giữ ý kiến riêng cho ngài mà thôi...?
ĐC: Sau khi thụ phong được mấy tháng, tôi có viết một lá thư ngỏ kêu gọi các Giám mục hãy giải thoát cho những người công giáo khỏi nỗi khổ trên. Công việc đơn giản nhất là bình thản và can đảm tuyên xưng, sự hiệp thông đức tin với Đức Giáo Hoàng. Như vậy người ta mới loại bỏ được những sự hiểu nhầm vô ích, và những sự hồ nghi độc hại.
Pv: Ngày nay tình trạng chưa thay đổi được bao nhiêu so với lúc đầu sự chia rẽ...?
ĐC: Nếu người ta muốn hiểu sự việc đúng thực tế của nó thì theo tôi, cần phải phân biệt, ngày nay hơn là lúc trước. Đa số các Giám mục được tấn phong theo thể thức của nhà nước, ngày nay đã hiệp thông với Rôma. Không ai đích thức muốn lập một Giáo hội Trung Hoa tách ra khỏi Giáo hội toàn cầu, những điều kiện thế nào là tùy thuộc vào tình huống chính trị mà chúng ta đang sống trong đó.
Pv: Có phải vì thế vẫn còn sự chia sẽ không?
ĐC: Trong hàng ngũ cộng đoàn Hầm Trú có những phần tử cực đoan, không chấp nhận bất cứ một đối chứng nào, sẵn sàng kết án những ai không có suy nghĩ như mình. Trong số những Linh mục và Giám mục được ghi nhận theo cấu trúc chính trị tôn giáo của chính phủ có một số đấng đã đi nhầm đường. Thế nhưng, tôi chắc chắn rằng, đa số ước mong và trông đợi có một sự hiệp thông công khai và hiển hiện của tất cả những ai thuộc về Giáo hội công giáo Trung Hoa.
Pv: Vậy phải có thái độ như thế nào?, trước những đòi hỏi của chính phủ?
ĐC: Tôi đã lợi dụng những thời gian cởi mở, tôi tránh những trường hợp không phải đối đầu với chính phủ, và như vậy có nhiều nghị lực và lợi dụng được nhiều hoàn cảnh để loan báo Phúc âm cho nhiều người. Theo tôi, nơi nào có thể, các Giám mục phải thoát ra khỏi tình trạng Hầm Trú công nhận tình trạng hiện thời, và đối xử với nhà nước với một thái độ đối chứng chứ không đối đầu.
Pv: Việc các người công giáo chia rẽ sinh ra những kết quả trầm trọng nào?
ĐC: Kết quả là không cử hành phép Thánh Thể với nhau được và tự tố cáo lẫn nhau. Bởi vì nếu chúng ta tuyên xưng cùng một Đức tin thì nguyên sự kiện hiệp lễ vào một chén Mình và Máu Chúa Kitô có thể làm nở hoa hợp nhất và hiệp thông. Thánh Thể là nguồn gốc của sự hợp nhất, nếu nguồn gốc ấy biến đi thì những lý lẽ của con người dù có sự nhắc nhở của các chỉ dẫn đến từ bên ngoài khó làm cho sự hiệp nhất trở lại.
Pv: Ngay cả những lời kêu gọi và chỉ dẫn tới từ Vatican hay sao?
ĐC: Đôi khi cũng có những người nghĩ rằng ở Trung Hoa chúng tôi không còn nghe và làm theo Đức Giêsu. Đó là một sự sai lầm, phải khởi đi từ việc làm. Ở Trung Quốc luôn có một Giáo hội của Chúa Kitô. Giáo hội duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền, như chúng ta tuyên xưng trong kinh Tin Kính. Sự thông công của chúng ta không thể nở hoa nếu chính Đức Kitô và ở đây trong nước Trung Hoa, đã nuôi dưỡng và giữ cho duy nhất, Giáo hội bằng chính các phép bí tích và giữ gìn nơi đây đức tin của các Tông đồ. Sự hiệp thông với đấng kế vị Thánh Phêrô và vâng theo sứ vụ của ngài là thành phần của đức tin ấy như chính Chúa Giêsu đã muốn. Nếu không có điều đó, nếu ở đây tại Trung Quốc giữa nhân dân và các vị mục tử đức tin công giáo mà không được như vậy thì thật vô ích, dù lên tiếng bằng những diễn văn hay dùng các biện pháp kỷ luật để giải quyết những vấn đề trên.
Pv: Điều công nhận trên, đã gợi ý cho những suy luận về Giáo hội Trung Hoa được diễn tả trong bức thư mà Đức Thánh Cha Benedichto thứ 16 năm 2007, đã gửi cho tất cả những người công giáo Trung Hoa những tuyên truyền trên của Đức Thánh Cha đã trả lời một cách rõ ràng mà Đức Cha đã đặt ra trong bức thư ngỏ cách đây 4 năm?
ĐC: Bức thư của Đức Giáo Hoàng đã đáp ứng rất quan trọng cho rất nhiều vấn đề đang quay cuồng trong Giáo Hội tại Trung Quốc. Chúng tôi đã đọc bức thư với niềm xúc động nhiều, và nghĩ rằng không thể không chờ một bức thư rõ rệt và đã gây sửng sốt. Như thế với thời gian một số kẻ đã thêm thắt điều này điều khác, đã thêm các chú thích và tự ý truyền bá những lời giải thích thiên lệch. Và như vậy ít ra ở một số đoạn những tuyên bố đó đã mất sức mạnh.
Pv: Người ta nói rằng những nhà cầm quyền chính trị địa phương đã ngăn cản truyền bá bức thư đó?
ĐC: Sự truyền bá bức thư đó đã bị cấm cản trong một số miền, nhưng trong thực tế sự cấm cản vô hiệu lực và bức thư vẫn được lưu hành hay nói cách khác, ở một số tỉnh như: Phúc Kiến vv. Có những cộng đoàn địa phương đã đón nhận bức thư với sự dè dặt nào đó.
Pv: Trong thời kỳ công bố bức thư của Đức Thánh Cha việc tấn phong một số Giám Mục đã được công nhận, song bởi Tòa Thánh cũng như bởi các nhà cầm quyền Trung Hoa đã xảy ra thật là nhiều Đức Cha nghĩ thế nào về những cánh thế tiến hành dựa vào kinh nhiệm xảy ra từ 2009 đến 2010?
ĐC: Chính phủ vẫn tiếp tục đường lối chính trị của họ, họ vẫn giữ việc kiểm soát các thể thức bổ nhiệm Giám mục. Theo tôi, họ chấp thuận việc thụ phong các Giám mục đã được Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm thì phải tiến hành cách như sau: các ứng viên được chọn lựa phải xứng đáng, và phải tỏ ra ý thức được trách nhiệm mà các ngài sẽ lãnh nhận, cần phải tránh những vấn nạn và những rắc rối vô ích.
Pv: Thực tế thì thời kỳ các cuộc tấn phong với sự đồng thuận, song ngầm kín đã bị đứt quãng khi chính quyền dân sự đã ép buộc ba cuộc tấn phong Giám mục bất hợp pháp. Các Giám mục bất hợp pháp này bị vạ tuyệt thông .Các vạ này Tòa Thánh công bố công khai vậy Đức Cha nghĩ thế nào về tình huống này?
ĐC: Nếu một ai được tấn phong Giám Mục mà biết rằng Tòa Thánh chống đối thì không tránh khỏi vạ theo giáo luật, nhưng vẫn phải luôn luôn lượng định các tình huống từng nố một không bao giờ quên những trường hợp đặc biệt mà chúng tôi đang phải sống, thấy rõ được sức ép nặng nề mà các Giám Mục Trung Hoa phải chịu.
Pv: Sau các biến cố này có một bầu không khí nghi hoặc bao quanh các tân Giám Mục, đã hành động hợp với đường lối chính trị tôn giáo của nhà nước?
ĐC: Trước tiên phải nói rằng ở đây tức Trung Hoa chúng tôi luôn hiệp thông với Giám mục Thành Rôma, chúng tôi cũng là các Giám mục công giáo. Chúng tôi biết rằng điều đó nói lên sự gì, bởi vì chúng tôi là Giám mục công giáo ở Trung Hoa. Chúng tôi sống trong đất nước này mà chính phủ có một đường lối chính trị rõ rệt. Ngày nay, nếu không sống đúng đường lối chính trị đó thì hậu quả đó ít nghiêm trọng hơn trước đây, nhưng nếu cứng rắn quá chúng tôi sẽ bước vào tình trạng đối nghịch, gây khó khăn cho đười sống thường ngày của Giáo hội và việc mục vụ thường xuyên. Chúng tôi phải để ý đến tất cả cái đó, đồng thời với cả nhiệm vụ đặc biệt của chúng tôi.
Pv: Đức cha làm thế nào để thể hiện rõ rệt sự hiệp thông với vị kế vị Thánh Phêrô?
ĐC: Khi cộng tác với chính phủ tôi luôn luôn nhấn mạnh công khai, với chúng tôi là người công giáo sự hiệp thông với Đức Thánh Cha là cần thiết. Đó là đặc tính công giáo của chúng tôi, nhưng chúng tôi phải nói rằng, các vị đại diện chính phủ cũng công nhận điều đó, hay ít ra không chống đối gì. Còn họ, họ theo đường lối chính trị của họ, và chỉ để ý đến những gì là khía cạnh chính trị mà thôi. Đối với chúng tôi là một sự quan trọng chính yếu đó là trung thành với Đức Giáo Hoàng, Ngài là đấng bảo vệ Truyền Thống thì đối với họ chẳng có ý nghĩa gì.
Pv: Còn sự kiện Đức cha vẫn còn ở tình trạng Giám mục “không chính thức”, chưa được nhà nước công nhận ,thì sau đó việc gì sẽ đến với Đức cha, ở Lan Châu không có một Giám mục chính thức nào khác đã được nhà nước công nhận?
ĐC: Từ ít lâu nay người của nhà nước nói với tôi rằng, họ sẽ mau chóng công nhận tôi là Giám mục Giáo mhận, nhưng không biết vào thời gian nào.
Pv: Nếu điều đó xảy ra Đức cha có sợ rằng điều đó gây nên những sự hiểu nhầm và mất mãn trong cộng đoàn Giáo hội không?
ĐC: Về điều này, chúng tôi hoàn toàn đoàn kết, mọi người đều có cách nhìn như nhau. Mọi người nghĩ rằng sự công nhận về phía nhà nước không phải là trở ngại và không mâu thuấn với sự hiệp thông với Đức Thánh Cha và Giáo hội hoàn vũ.
Pv: Trường hợp này Đức cha cũng phải có sự tiếp xúc với Ủy ban Ái quốc, một ủy ban mà nhà nước kiểm soát rõ rệt như vậy thì Đức cha nghĩ phải có những liên hệ nào?
ĐC: Vị Chủ tịch ủy ban ái quốc này, còn là một giáo dân. Nhưng trong tương lai có thể được một Giám mục địa phận lãnh nhận chức vụ này, như thế các hoạt động sẽ hữu nghị hơn.
Pv: Đức cha sẽ nói gì với Đức Giáo Hoàng nếu Đức cha phải trình bày cho ngài về tình hình Trung Quốc?
ĐC: Hiện lúc này, tình hình còn mờ mịt và không thể tiếp tục như thế này mãi. Trong tương lai có hai điều cần phải được giới thiệu, trước hết chúng tôi muốn hiệp thông với Đức Thánh Cha và muốn đoàn kết như một với Ngài. Sau đó, cần phải chỉ ra rõ rệt trong những bất toàn tình hình mà chúng ta đang sống cái điều gì sai thì phải sửa chữa. Nhưng khi làm như vậy không bao giờ được mất liên lạc tiếp xúc phải mở những kênh thông tin vì có những trường hợp chỉ có thể giải quyết được qua đối thoại, đối chứng.
Pv: Có thể Đức cha sẽ gặp được Đức Thánh Cha vào ngày gần đây nếu Đức cha được Rôma triệu tập họp Thường Hội Đồng các Giám mục?
ĐC: Như thế tôi thật hạnh phúc, thế nhưng tôi không tin rằng, tôi có thể đến được....
(Nguồn: Theo báo 30 ngày tháng 12 năm 2011, tác giả Valente, Bản lược dịch GM F.X. Nguyễn Văn Sang)
Linh mục người dân tộc Oraon đầu tiên ở Napal
Trầm Thiên Thu
13:59 13/04/2012
NEPAL (UCANews, 12-4-2012) – Ngày 11-4-2012, một người dân tộc Oraon đầu tiên được thụ phong linh mục tại Gx Damak qua nghi thức đặt tay của ĐGM Anthony Sharma, cùng đồng tế có hơn 20 linh mục.
Phó tế Promod Toppo được thụ phong linh mục tại trường trung học Suryodaya, đây cũng là Nhà thờ Vô Nhiễm và nữ tu viện Thánh Giuse Cluny.
LM Toppo, 34 tuổi, sinh trưởng tại Damak, nói rằng ngài cảm ơn về cơ hội phục vụ cộng đoàn mà ngài được giáo dục.
LM Toppo cho biết: “Theo quy luật, người ta không bao giờ được đặt ở nơi sinh của mình, nhưng con không ở đây chỉ để phục vụ anh chị em mình. Chính Chúa Giêsu đã không hoạt động vì dân Do Thái mà vì tất cả mọi người. Thế nên con sẽ đi rao giảng và và thực hiện sứ vụ Ngài trao”.
Damak được coi la một trong các giáo xứ lâu đời nhất ở Nepal. Gx Damak ở gần đồn điền trà của Nepal và gần các trại tị nạn của Bhutan, cách biên giới Ấn Độ khoảng 2 giờ đi, đã được các nhà truyền giáo Ấn Độ phục vụ từ thập niên 1940. Dân tộc Oraon là bộ lạc người Adivasi đến từ Ấn Độ nhưng định cư ở Nepal từ nhiều thế hệ trước.
Nữ tu Winifred Mukhia (Nữ tu viện Thánh Giuse Cluny) đã giúp thành lập trường trung học Suryodaya năm 1986, lúc đó cậu Toppo là học sinh của trường. Nữ tu Winifred Mukhia nói: “Tôi là hiệu trưởng khi cha Toppo đang học ở đây. Cha là người hiền lành và trầm tĩnh từ nhỏ”.
Anh Bina Toppo nói: “Thánh lễ truyền chức này là phép lành đối với giáo xứ. Chúng tôi rất hạnh phúc, vì cha Promod Toppo là linh mục đầu tiên của dân tộc chúng tôi. Ngài là tấm gương sáng và là câu trả lời cho những lời cầu nguyện của chúng tôi”.
Chưa đến 12 linh mục người dân tộc phục vụ ở Nepal, tất cả có 69 linh mục, kể cả 36 linh mục Dòng Tên.
LM Toppo, 34 tuổi, sinh trưởng tại Damak, nói rằng ngài cảm ơn về cơ hội phục vụ cộng đoàn mà ngài được giáo dục.
LM Toppo cho biết: “Theo quy luật, người ta không bao giờ được đặt ở nơi sinh của mình, nhưng con không ở đây chỉ để phục vụ anh chị em mình. Chính Chúa Giêsu đã không hoạt động vì dân Do Thái mà vì tất cả mọi người. Thế nên con sẽ đi rao giảng và và thực hiện sứ vụ Ngài trao”.
Damak được coi la một trong các giáo xứ lâu đời nhất ở Nepal. Gx Damak ở gần đồn điền trà của Nepal và gần các trại tị nạn của Bhutan, cách biên giới Ấn Độ khoảng 2 giờ đi, đã được các nhà truyền giáo Ấn Độ phục vụ từ thập niên 1940. Dân tộc Oraon là bộ lạc người Adivasi đến từ Ấn Độ nhưng định cư ở Nepal từ nhiều thế hệ trước.
Nữ tu Winifred Mukhia (Nữ tu viện Thánh Giuse Cluny) đã giúp thành lập trường trung học Suryodaya năm 1986, lúc đó cậu Toppo là học sinh của trường. Nữ tu Winifred Mukhia nói: “Tôi là hiệu trưởng khi cha Toppo đang học ở đây. Cha là người hiền lành và trầm tĩnh từ nhỏ”.
Anh Bina Toppo nói: “Thánh lễ truyền chức này là phép lành đối với giáo xứ. Chúng tôi rất hạnh phúc, vì cha Promod Toppo là linh mục đầu tiên của dân tộc chúng tôi. Ngài là tấm gương sáng và là câu trả lời cho những lời cầu nguyện của chúng tôi”.
Chưa đến 12 linh mục người dân tộc phục vụ ở Nepal, tất cả có 69 linh mục, kể cả 36 linh mục Dòng Tên.
Ứng dụng điện thoại di động dành cho Đại hội Giới trẻ Thế giới Rio 2013
Tiền Hô
10:34 13/04/2012
Brasilia (Brazil), 11 Tháng Tư 2012 (CNA) - Ban tổ chức Đại hội Giới trẻ Thế giới Rio 2013 vừa tung ra một ứng dụng mới (app.) trên điện thoại di động cho phép người dùng có thể theo dõi hành trình của Thánh Giá Đại hội Giới trẻ và Linh Ảnh Đức Mẹ Maria đang được cung nghinh đi khắp đất nước Brazil.
Cả hai biểu tượng này đã được rước về Brazil từ ngày 18 Tháng Chín năm ngoái và đang đi đến mỗi giáo phận của Brazil cũng như các giáo phận của những quốc gia láng giềng như: Argentina, Uruguay, Chile và Paraguay, để chuẩn bị cho kỳ Đại hội Giới trẻ Thế giới lần tiếp theo vào mùa hè năm sau.
Ứng dụng miễn phí này có tên gọi là "Theo Chân Thánh Giá" ("Follow the Cross") dành cho các loại điện thoại thông minh (smart phone) như iPhone, iPod, iPad và Android. Nó do Cục Công nghệ Thông tin của Cộng đoàn Công Giáo Cancion Nueva thiết lập, và cho phép người dùng tương tác với bạn bè trên Twitter và Facebook.
Nếu bạn dùng iPhone, iPod và iPad, có thể tải ứng dụng ở đây: http://itunes.apple.com/br/app/siga-a-cruz/id473939689?mt=8
Và nếu bạn dùng Android thì tải ở đây: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.cancaonova.sigaacruz&feature=search_result#?t=W251bGwsMSwxLDEsImNvbS5jYW5jYW9ub3ZhLnNpZ2FhY3J1eiJd
Cả hai biểu tượng này đã được rước về Brazil từ ngày 18 Tháng Chín năm ngoái và đang đi đến mỗi giáo phận của Brazil cũng như các giáo phận của những quốc gia láng giềng như: Argentina, Uruguay, Chile và Paraguay, để chuẩn bị cho kỳ Đại hội Giới trẻ Thế giới lần tiếp theo vào mùa hè năm sau.
Ứng dụng miễn phí này có tên gọi là "Theo Chân Thánh Giá" ("Follow the Cross") dành cho các loại điện thoại thông minh (smart phone) như iPhone, iPod, iPad và Android. Nó do Cục Công nghệ Thông tin của Cộng đoàn Công Giáo Cancion Nueva thiết lập, và cho phép người dùng tương tác với bạn bè trên Twitter và Facebook.
Nếu bạn dùng iPhone, iPod và iPad, có thể tải ứng dụng ở đây: http://itunes.apple.com/br/app/siga-a-cruz/id473939689?mt=8
Và nếu bạn dùng Android thì tải ở đây: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.cancaonova.sigaacruz&feature=search_result#?t=W251bGwsMSwxLDEsImNvbS5jYW5jYW9ub3ZhLnNpZ2FhY3J1eiJd
Các phiến đá sống động của Aquileia
Bùi Hữu Thư dịch
18:11 13/04/2012
Ngày 13/4/2012: Radio Vatican
Khoảng một năm về trước, vào ngày 7 tháng 5, 2011, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã rời Vatican để đi thăm Aquileia và Venice vào một cuối tuần.
Veronica Scarisbrick, phóng viên đài Radio Vatican, đã nói rõ về những đặc điểm thành phố Aquileia mà ít người biết đến. Đây là một thành phố cổ nằm ở phía Đông Bắc nước Ý.
Không hẳn chỉ vì là một năm sau khi Đức Thánh Cha viếng thăm nơi này, nhưng vì là ngày 13 tháng 5, ngay trước ngày 15 Hội Nghị lần thứ hai của Giáo Hội Aquileia được tổ chức tại đây và tại thành phố Grado kế bên.
Khi Đức Thánh Cha đến Aquileia năm vừa qua, ngài đã tham dự Buổi Họp Chuẩn Bị cho biến cố này tại Vương Cung Thánh Đường ở đây. Hội Nghị Thứ Nhất được tổ chức tại đây năm 1990.
Vào dịp này, ngài đề cao vai trò quan trọng của Giáo Hội xưa cổ Aquileia trong việc truyền giáo tại Trung Âu:
" Điều hợp lý là quý vị muốn Hội Nghị Giáo Hội được tổ chức tại Giáo Hội Mẹ Aquileia, từ đó các Giáo Hội Đông Bắc Ý đã nẩy mầm, nhưng cũng còn cả các Giáo Hội Slovenia, Áo, và một vài giáo hội Croatia, Bavaria và cả Hung Gia Lợi nữa. .."Dĩ nhiên Đức Thánh Cha cũng nói về tương lai của toàn miền, về sứ mệnh của miền Đông Bắc nơi các Kitô hữu phải đối phó với các thách đố mới:
“ …Trở lại Aquileia có ý nghĩa trên hết là học hỏi nơi Giáo Hội vinh quang đã nẩy sinh ra quý vị, để biết làm sao quý vị có thể cam kết ngày hôm nay, trong một thế giới đã hoàn toàn đổi mới, đến một sự cải tiến về Phúc Âm hoá trong khu vực của quý vị, và để chuyển tiếp xuống các thế hệ tương lai di sản quý giá của đức tin Kitô của chúng ta.”
Trong khi ở đó, Đức Thánh Cha Benedict XVI cũng nói về buổi hội này như: “một sự trở về “gốc rễ” đáng ghi nhớ, để tái khám phá những “phiến đá sống động” của tòa nhà thiêng liêng đã có nền tảng trong Chúa Kitô và sự bành trướng qua những chứng nhân hào hùng nhất của Giáo Hội Aquileia: là các Thánh Hermagoras và Fortunatus, Hilary và Tatian, Chrysogonus, Valerian và Chromatius.
Bà Veronica định vi trí của Aquileia trên bản đồ trước khi đi ngược giòng thời gian cùng với một nhà khảo cổ có kiến thức đặc biệt về các phiến đá Aquileia; nhất là các hàng chữ đã khắc ghi trên đó làm chứng cho di sản Kitô giáo của Aquileia. Nhà khảo cổ này là bà Katherine McDonnell, giáo sư Khảo Cổ về La Mã tại Đại học California, Los Angeles, Hoa Kỳ.
Khoảng một năm về trước, vào ngày 7 tháng 5, 2011, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã rời Vatican để đi thăm Aquileia và Venice vào một cuối tuần.
Veronica Scarisbrick, phóng viên đài Radio Vatican, đã nói rõ về những đặc điểm thành phố Aquileia mà ít người biết đến. Đây là một thành phố cổ nằm ở phía Đông Bắc nước Ý.
Không hẳn chỉ vì là một năm sau khi Đức Thánh Cha viếng thăm nơi này, nhưng vì là ngày 13 tháng 5, ngay trước ngày 15 Hội Nghị lần thứ hai của Giáo Hội Aquileia được tổ chức tại đây và tại thành phố Grado kế bên.
Khi Đức Thánh Cha đến Aquileia năm vừa qua, ngài đã tham dự Buổi Họp Chuẩn Bị cho biến cố này tại Vương Cung Thánh Đường ở đây. Hội Nghị Thứ Nhất được tổ chức tại đây năm 1990.
Vào dịp này, ngài đề cao vai trò quan trọng của Giáo Hội xưa cổ Aquileia trong việc truyền giáo tại Trung Âu:
" Điều hợp lý là quý vị muốn Hội Nghị Giáo Hội được tổ chức tại Giáo Hội Mẹ Aquileia, từ đó các Giáo Hội Đông Bắc Ý đã nẩy mầm, nhưng cũng còn cả các Giáo Hội Slovenia, Áo, và một vài giáo hội Croatia, Bavaria và cả Hung Gia Lợi nữa. .."Dĩ nhiên Đức Thánh Cha cũng nói về tương lai của toàn miền, về sứ mệnh của miền Đông Bắc nơi các Kitô hữu phải đối phó với các thách đố mới:
“ …Trở lại Aquileia có ý nghĩa trên hết là học hỏi nơi Giáo Hội vinh quang đã nẩy sinh ra quý vị, để biết làm sao quý vị có thể cam kết ngày hôm nay, trong một thế giới đã hoàn toàn đổi mới, đến một sự cải tiến về Phúc Âm hoá trong khu vực của quý vị, và để chuyển tiếp xuống các thế hệ tương lai di sản quý giá của đức tin Kitô của chúng ta.”
Trong khi ở đó, Đức Thánh Cha Benedict XVI cũng nói về buổi hội này như: “một sự trở về “gốc rễ” đáng ghi nhớ, để tái khám phá những “phiến đá sống động” của tòa nhà thiêng liêng đã có nền tảng trong Chúa Kitô và sự bành trướng qua những chứng nhân hào hùng nhất của Giáo Hội Aquileia: là các Thánh Hermagoras và Fortunatus, Hilary và Tatian, Chrysogonus, Valerian và Chromatius.
Bà Veronica định vi trí của Aquileia trên bản đồ trước khi đi ngược giòng thời gian cùng với một nhà khảo cổ có kiến thức đặc biệt về các phiến đá Aquileia; nhất là các hàng chữ đã khắc ghi trên đó làm chứng cho di sản Kitô giáo của Aquileia. Nhà khảo cổ này là bà Katherine McDonnell, giáo sư Khảo Cổ về La Mã tại Đại học California, Los Angeles, Hoa Kỳ.
Top Stories
Amnesty International: Blogger Điếu Cầy's trial imminent
Amnesty International
09:46 13/04/2012
Blogger Nguyen Hoang Hai, known as Dieu Cay ( " the peasant’s pipe " ) , in prison since 2008,will be brought to trial shortly for " conducting propaganda "against the state . His lawyer was recently allowed to visit him , andsaid he was ill and had lost a lot of weight.
Nguyen Hoang Hai is a prisoner of conscience,detained solely for the peaceful exercise of his right to freedom of expression.He is due to be tried on 17 April, and could be sentenced from three to20 years’ imprisonment.
Nguyen Hoang Hai co-founded the independentFree Vietnamese Journalists’ Club in 2007. He has written articles criticalof China’s foreign policy on Viet Nam and taken part in peaceful protests.He used his blogs to expose corruption and promote human rights in VietNam.
He has been detained since his arrestin April 2008. In September 2008, he was convicted on politically motivatedcharges of tax fraud and sentenced to two-and-a-half years in prison, whichhe completed in October 2010. Instead of releasing him, the authoritiestold his family he was being held for investigation for “conducting propaganda”against the state.
His family have been repeatedly deniedaccess to him, and his lawyer saw him for the first time only at the endof March 2012. In July 2011, a prison official told his family he had “lost”an arm or hand, without further explanation. The authorities have ignoredhis family's appeals for information.
Nguyen Hoang Hai is a prisoner of conscience,detained solely for the peaceful exercise of his right to freedom of expression.He is due to be tried on 17 April, and could be sentenced from three to20 years’ imprisonment.
Nguyen Hoang Hai co-founded the independentFree Vietnamese Journalists’ Club in 2007. He has written articles criticalof China’s foreign policy on Viet Nam and taken part in peaceful protests.He used his blogs to expose corruption and promote human rights in VietNam.
He has been detained since his arrestin April 2008. In September 2008, he was convicted on politically motivatedcharges of tax fraud and sentenced to two-and-a-half years in prison, whichhe completed in October 2010. Instead of releasing him, the authoritiestold his family he was being held for investigation for “conducting propaganda”against the state.
His family have been repeatedly deniedaccess to him, and his lawyer saw him for the first time only at the endof March 2012. In July 2011, a prison official told his family he had “lost”an arm or hand, without further explanation. The authorities have ignoredhis family's appeals for information.
Indonésie: L’alerte au tsunami a révélé l’importance des lieux de culte dans le dispositif de prévention et d’évacuation
Eglises d'Asie
10:01 13/04/2012
Deux jours après le séisme qui a semé la panique et déclenché une alerte au tsunami dans 28 pays de l’océan Indien, l’heure est au bilan. En Indonésie, pour les ONG et les organismes religieux, qui se sont faits les relais de l’information et de la coordination, l’alerte a été un test révélateur.
Mercredi 11 avril 2012, à 15h38 heure locale, se produisait au large de l’île indonésienne de Sumatra un séisme de magnitude 8,7, accompagné d’une vingtaine de fortes répliques ressenties jusqu’au Népal. Une alerte au tsunami, ravivant le spectre de la catastrophe de 2004, ...
... était immédiatement émise pour 28 pays de l’océan Indien, lesquels procédaient dans l’urgence à des évacuations préventives des îles et des zones côtières, avant que l’alerte ne soit levée en début de soirée. « En 2004, le tsunami qui avait attient la magnitude de 9,1 sur l’échelle de Richter était plus proche des côtes, plus fort et surtout provoqué par un déplacement vertical des plaques, ce qui déplace une quantité d’eau bien supérieure à un glissement horizontal comme ici », explique Dave Hennen, météorologiste de CNN.
En Indonésie, où en 2004 le séisme suivi d’un tsunami dévastateur avait fait plus de 240 000 morts dont près de 170 000 dans la seule province de Banda Aceh, de nombreuses scènes de panique ont été enregistrées lors des premières heures de l’alerte. Les sources locales et internationales ont fait état de milliers de personnes à Aceh courant dans les rues et fuyant les côtes tandis que les haut-parleurs des mosquées diffusaient en continu des versets du Coran sur fond de sirène. Sur la chaîne de télévision locale Metro TV, on pouvait voir des malades s’échappant des hôpitaux, des perfusions encore accrochées à leur bras et des centaines de personnes vêtues de blanc, se rassemblant en priant et pleurant dans les principales moquées de la région. Aujourd’hui, le calme revenu, le bilan est de six morts (la plupart de crise cardiaque) et quelques dégâts matériels dans les villes et sur les côtes.
Dans les régions côtières, les mosquées et les églises ont joué un rôle central dans la diffusion des messages d’alerte et la transmission des informations. « Les gens ont réagi rapidement et se sont dirigés vers les lieux en hauteur, alertés par les mosquées et les églises », a rapporté Sutopo Purwo Nugroho, porte-parole du ministère de la Gestion des catastrophes. Cette mention, par un membre du gouvernement, du rôle et de l’action des Eglises est pour le moins inhabituelle. En 2004, pour la province d’Aceh, musulmane à 98 % et en particulier la ville de Banda Aceh, qui ne comptait qu’une seule paroisse catholique, l’Eglise avait dû passer par des ONG islamiques pour apporter son aide aux sinistrés. Dans le diocèse de Padang et l’archidiocèse de Medan, situés dans les régions de Sumatra mises sous alerte, les paroisses catholiques ont, malgré le relativement petit nombre de leurs fidèles, assuré le relais de l’information parallèlement aux mosquées et autres lieux de culte. Alors que la panique s’emparait de la ville de Padang, l’agence AsiaNews répercutait les propos rassurants de Mgr Martinus Situmorang, évêque du diocèse, qui rapportait que seuls quelques dégâts matériels dus aux secousses sismiques étaient à déplorer.
L’ONG protestante World Vision, qui avait participé aux secours lors du tsunami de 2004, considère quant à elle que l’alerte du mercredi 11 avril a représenté un exercice grandeur nature de l’efficacité des systèmes d’information et d’évacuation pour un pays où le risque de catastrophes naturelles dévastatrices est réel. « Nos équipes ont été immédiatement averties et ont pris leurs dispositions pour mettre en sécurité les populations, en particulier les enfants et les personnes les plus vulnérables », rapporte le 12 avril, Geoff Shepherd, responsable des actions d’urgence de World Vision pour le secteur Asie-Pacifique.
L’ONG souligne que, depuis 2004, des refuges pouvant abriter plusieurs centaines de personnes ont été construits sur les hauteurs, des panneaux indiquant les voies d’évacuation installés dans les zones à risque et les lieux de culte situés sur les côtes équipés de sirènes. « Avant le tsunami, il n’y avait absolument rien, reconnaît l’un des bénévoles de l’organisation. Personne ne savait ce qu’il fallait faire en cas d’alerte, ni même ce qu’était un tsunami. »
Cette amélioration de l’information de la population a été également soulignée par Surin Pitsuwan, secrétaire général de l’ASEAN et coordinateur de l’ASEAN Humanitarian Assistance (AHA), lequel a déclaré dans le Jakarta Post du 12 avril que « le système d’alerte au tsunami (TEWS) avait parfaitement bien fonctionné », les autorités indonésiennes ayant réussi à « anticiper les événements grâce à une communication et une logistique tout à fait performantes ». Il a néanmoins souligné que des efforts restaient à faire, notamment en matière de coordination, rappelant que d’ici à la fin 2012, le centre AHA de Djakarta dont il avait la charge serait totalement équipé et opérationnel. « Les instruments de détection de l’océan Indien ont bien fonctionné et toutes les capitales ont pu être alertées à temps », s’est encore félicité Surin Pitsuwan.
Une déclaration optimiste qui n’est cependant pas partagée par toutes les ONG présentes sur le territoire indonésien. « Le nombre des appareils de mesures dans l’océan Indien est infime comparé à celui du Pacifique ; c’est un début mais il y a besoin de beaucoup plus », confie notamment un autre membre de World Vision, qui rappelle que le premier bulletin d’alerte au tsunami n’a pas été émis par les centres de surveillance de l’océan Indien mais par la base américaine située dans le Pacifique (PTWC).
Outre l’information et la logistique, il semble également que la compréhension des désastres naturels par la population ait été négligée, occasionnant des réactions aux conséquences préjudiciables. Dans le Jakarta Post de ce vendredi 13 avril, un éditorialiste souligne ainsi le rôle des oulémas dans les scènes de panique et de désespoir qui se sont produites dans la province d’Aceh lors de l’alerte du 11 avril. L’auteur, chercheur à la Paramadina Foundation, une institution universitaire islamique réputée, fait part de sa consternation lorsqu’assistant au prêche du vendredi matin à la mosquée, il a constaté la conviction fortement ancrée dans tous les esprits que le séisme était un avertissement destiné aux « habitants d’Aceh et de Padang qui ont péché à la face de Dieu ». S’inquiétant de l’universalité de ce discours entendu dans toutes les mosquées, il souligne « l’influence grandissante de ces leaders religieux » qui conduisent « une population ignorante » à considérer les victimes des catastrophes naturelles, dont celles du tsunami de 2004, comme ayant « reçu ce qu’elles avaient mérité».
(Source: Eglises d'Asie, 13 avril 2012)
Mercredi 11 avril 2012, à 15h38 heure locale, se produisait au large de l’île indonésienne de Sumatra un séisme de magnitude 8,7, accompagné d’une vingtaine de fortes répliques ressenties jusqu’au Népal. Une alerte au tsunami, ravivant le spectre de la catastrophe de 2004, ...
... était immédiatement émise pour 28 pays de l’océan Indien, lesquels procédaient dans l’urgence à des évacuations préventives des îles et des zones côtières, avant que l’alerte ne soit levée en début de soirée. « En 2004, le tsunami qui avait attient la magnitude de 9,1 sur l’échelle de Richter était plus proche des côtes, plus fort et surtout provoqué par un déplacement vertical des plaques, ce qui déplace une quantité d’eau bien supérieure à un glissement horizontal comme ici », explique Dave Hennen, météorologiste de CNN.
En Indonésie, où en 2004 le séisme suivi d’un tsunami dévastateur avait fait plus de 240 000 morts dont près de 170 000 dans la seule province de Banda Aceh, de nombreuses scènes de panique ont été enregistrées lors des premières heures de l’alerte. Les sources locales et internationales ont fait état de milliers de personnes à Aceh courant dans les rues et fuyant les côtes tandis que les haut-parleurs des mosquées diffusaient en continu des versets du Coran sur fond de sirène. Sur la chaîne de télévision locale Metro TV, on pouvait voir des malades s’échappant des hôpitaux, des perfusions encore accrochées à leur bras et des centaines de personnes vêtues de blanc, se rassemblant en priant et pleurant dans les principales moquées de la région. Aujourd’hui, le calme revenu, le bilan est de six morts (la plupart de crise cardiaque) et quelques dégâts matériels dans les villes et sur les côtes.
Dans les régions côtières, les mosquées et les églises ont joué un rôle central dans la diffusion des messages d’alerte et la transmission des informations. « Les gens ont réagi rapidement et se sont dirigés vers les lieux en hauteur, alertés par les mosquées et les églises », a rapporté Sutopo Purwo Nugroho, porte-parole du ministère de la Gestion des catastrophes. Cette mention, par un membre du gouvernement, du rôle et de l’action des Eglises est pour le moins inhabituelle. En 2004, pour la province d’Aceh, musulmane à 98 % et en particulier la ville de Banda Aceh, qui ne comptait qu’une seule paroisse catholique, l’Eglise avait dû passer par des ONG islamiques pour apporter son aide aux sinistrés. Dans le diocèse de Padang et l’archidiocèse de Medan, situés dans les régions de Sumatra mises sous alerte, les paroisses catholiques ont, malgré le relativement petit nombre de leurs fidèles, assuré le relais de l’information parallèlement aux mosquées et autres lieux de culte. Alors que la panique s’emparait de la ville de Padang, l’agence AsiaNews répercutait les propos rassurants de Mgr Martinus Situmorang, évêque du diocèse, qui rapportait que seuls quelques dégâts matériels dus aux secousses sismiques étaient à déplorer.
L’ONG protestante World Vision, qui avait participé aux secours lors du tsunami de 2004, considère quant à elle que l’alerte du mercredi 11 avril a représenté un exercice grandeur nature de l’efficacité des systèmes d’information et d’évacuation pour un pays où le risque de catastrophes naturelles dévastatrices est réel. « Nos équipes ont été immédiatement averties et ont pris leurs dispositions pour mettre en sécurité les populations, en particulier les enfants et les personnes les plus vulnérables », rapporte le 12 avril, Geoff Shepherd, responsable des actions d’urgence de World Vision pour le secteur Asie-Pacifique.
L’ONG souligne que, depuis 2004, des refuges pouvant abriter plusieurs centaines de personnes ont été construits sur les hauteurs, des panneaux indiquant les voies d’évacuation installés dans les zones à risque et les lieux de culte situés sur les côtes équipés de sirènes. « Avant le tsunami, il n’y avait absolument rien, reconnaît l’un des bénévoles de l’organisation. Personne ne savait ce qu’il fallait faire en cas d’alerte, ni même ce qu’était un tsunami. »
Cette amélioration de l’information de la population a été également soulignée par Surin Pitsuwan, secrétaire général de l’ASEAN et coordinateur de l’ASEAN Humanitarian Assistance (AHA), lequel a déclaré dans le Jakarta Post du 12 avril que « le système d’alerte au tsunami (TEWS) avait parfaitement bien fonctionné », les autorités indonésiennes ayant réussi à « anticiper les événements grâce à une communication et une logistique tout à fait performantes ». Il a néanmoins souligné que des efforts restaient à faire, notamment en matière de coordination, rappelant que d’ici à la fin 2012, le centre AHA de Djakarta dont il avait la charge serait totalement équipé et opérationnel. « Les instruments de détection de l’océan Indien ont bien fonctionné et toutes les capitales ont pu être alertées à temps », s’est encore félicité Surin Pitsuwan.
Une déclaration optimiste qui n’est cependant pas partagée par toutes les ONG présentes sur le territoire indonésien. « Le nombre des appareils de mesures dans l’océan Indien est infime comparé à celui du Pacifique ; c’est un début mais il y a besoin de beaucoup plus », confie notamment un autre membre de World Vision, qui rappelle que le premier bulletin d’alerte au tsunami n’a pas été émis par les centres de surveillance de l’océan Indien mais par la base américaine située dans le Pacifique (PTWC).
Outre l’information et la logistique, il semble également que la compréhension des désastres naturels par la population ait été négligée, occasionnant des réactions aux conséquences préjudiciables. Dans le Jakarta Post de ce vendredi 13 avril, un éditorialiste souligne ainsi le rôle des oulémas dans les scènes de panique et de désespoir qui se sont produites dans la province d’Aceh lors de l’alerte du 11 avril. L’auteur, chercheur à la Paramadina Foundation, une institution universitaire islamique réputée, fait part de sa consternation lorsqu’assistant au prêche du vendredi matin à la mosquée, il a constaté la conviction fortement ancrée dans tous les esprits que le séisme était un avertissement destiné aux « habitants d’Aceh et de Padang qui ont péché à la face de Dieu ». S’inquiétant de l’universalité de ce discours entendu dans toutes les mosquées, il souligne « l’influence grandissante de ces leaders religieux » qui conduisent « une population ignorante » à considérer les victimes des catastrophes naturelles, dont celles du tsunami de 2004, comme ayant « reçu ce qu’elles avaient mérité».
(Source: Eglises d'Asie, 13 avril 2012)
A Vatican document to make Socrates proud
John L Allen Jr
11:01 13/04/2012
Yet whenever the church tries to say something on economics, it faces a “damned if you do, damned if you don’t” dilemma about whether or not to get concrete.
If the church sticks to abstract principles, it’s accused of being pie in the sky and irrelevant. If it endorses specific policy proposals, it’s accused of exceeding its competence, blurring the lines between church and state, and confusing prudential judgment with dogmatic certainty.
Too much specificity courts other risks too:
•Ideological criticism from the left or the right, depending upon whose ox is being gored. (A variant is ideological cherry-picking; sort of like Kennedy and the Khrushchev letter, both conservatives and liberals tend to focus on what they like in Catholic social teaching and pretend the other stuff doesn’t exist.)
•Media focus on the most sensational policy stance, usually distorting the big picture. (Remember reaction to Benedict XVI’s call for global governance in his 2009 encyclical Caritas in Veritate? To read paranoid anti-globalist blogs, you might have started scanning the horizon for black helicopters bearing the papal coat of arms.)
Given that this briar patch seems basically unavoidable, what’s the church to do? As it happens, a new document from the Pontifical Council for Justice and Peace, entitled “Vocation of the Business Leader”, hints at an intriguing solution.
In a sound-bite, the idea is to be didactic on principle but interrogatory on policy. The church may not have to offer specific answers; perhaps it’s enough to frame the right questions. Think of it as Catholic social teaching, Socrates-style.
The 32-page document is designed as a vade-mecum, or practical handbook, for business leaders trying to integrate their faith with their work. It was presented on March 30 by Cardinal Peter Turkson, a Ghanian who serves as president of the Pontifical Council for Justice and Peace, at an assembly of 2,000 Catholic businesspeople in Lyon, France.
Though the text has the council’s backing, it’s presented as a “reflection” by scholars and experts rather than a formal note or document. The editorial team was led by Michael Naughton, director of the John A. Ryan Institute for Catholic Social Thought at the University of St. Thomas in Minnesota, and Dominican Sr. Helen Alford at the Angelicum University in Rome. It also included Italian economist Stefano Zamagni, a principal contributor to Caritas in Veritate.
One distinct note is the text’s rather lofty conception of the business enterprise: “When businesses and market economies function properly and focus on serving the common good,” it says, “they contribute greatly to the material and even the spiritual well-being of society.”
As Samuel Gregg observed for National Review Online, that’s a powerful corrective to “the essentially condescending view of business often adopted by some clergy.” In effect, the document acknowledges that business doesn’t just fill bellies or line coffers; properly practiced, it also cultivates virtue.
Among other things, the document says that ethically responsible business is a “vehicle of cultural engagement” and a force for “peace and prosperity,” that it has “a special role to play in the unfolding of creation,” and that through creative work, people don’t just “make more” but “become more.”
The document also says something out loud which might seem stunningly obvious, especially to Americans raised on the capitalist creed, but which hasn’t always appeared so in official Catholic teaching -- that financial profit is a perfectly legitimate aim of business, albeit not the only one.
“If financial wealth is not created,” the document says, “it cannot be distributed and organizations cannot be sustained.”
In terms of method, the document endorses the “See-Judge-Act” approach to moral discernment pioneered by Belgian Cardinal Joseph Cardijn and his Young Christian Workers movement in the early 20th century. “See-Judge-Act” was embraced by Pope John XXIII in his 1961 social encyclical Mater et Magistra, and has been a cornerstone of Catholic social teaching ever since. (Speaking of ideological blowback, Pope John’s encyclical famously inspired the witticism “Mater si, magistra no” from the National Review, which regarded its social analysis as quasi-Marxist.)
The document offers six practical principles for business, including solidarity with the poor “by being alert for opportunities to serve otherwise deprived and underserved populations,” and “stewardship of resources, whether capital, human, or environmental.”
One early sign of success is that reaction in the blogosphere seems positive across the usual party lines. Conservatives seem to appreciate the fundamentally positive vision of business that runs through the document, while liberals have applauded its suggestion that corporations need a moral check-up.
Perhaps the most striking element of the text, however, comes in its appendix. There one finds a “Discernment Checklist for the Business Leader,” composed of thirty questions which amount to an examination of conscience informed by Catholic social teaching.
Some are fairly broad (yet still packing a punch), such as, “Have I been living a divided life, separating Gospel principles from my work?” and “Am I receiving the sacraments regularly and with attention to how they support and inform my business practices?”
Others are more concrete, and with real bite. For instance:
•Am I creating wealth, or am I engaging in rent-seeking behavior? (That’s jargon for trying to get rich by manipulating the political and economic environment, for example by lobbying for tax breaks, rather than by actually creating something.)
•Is my company making every reasonable effort to take responsibility for unintended consequences [such as] environmental damage or other negative effects on suppliers, local communities and even competitors?
•Do I provide working conditions which allow my employees appropriate autonomy at each level?
•Am I making sure that the company provides safe working conditions, living wages, training, and the opportunity for employees to organize themselves?
•Do I follow the same standard of morality in all geographic locations?
•Am I seeking ways to deliver fair returns to providers of capital, fair wages to employees, fair prices to customers and suppliers, and fair taxes to local communities?
•Does my company honor its fiduciary obligations ... with regular and truthful financial reporting?
•When economic conditions demand layoffs, is my company giving adequate notifications, employee transition assistance, and severance pay?
Human nature being what it is, not every business professional is likely to take these questions seriously, or to answer them honestly. Yet if even a handful were to do so, the result could be a new moral depth in what has long been regarded as a basically amoral realm.
“Vocation of the Business Leader” may thus be that rarest of Vatican texts: Something that isn’t just dissected by vaticanisti and other denizens of the church’s chattering classes, but actually used out in the field. One can imagine, for instance, retreats for business leaders organized around the document, culminating in the examination of conscience it invites. One also hopes it becomes a cornerstone of business education, especially in Catholic venues. There are some 1,800 church-affiliated colleges and universities worldwide, roughly 800 of which have business programs, and this text would be a compelling addition to their curricula.
To return to where we began, the real novelty of “Vocation of the Business Leader” is that it manages to bring Catholic social teaching down to earth without actually floating a single concrete policy proposal. Instead, it asks hard questions and trusts people of intelligence and good will to figure out the right answers.
Socrates would be proud.
“Vocation of the Business Leader” is available on-line at http://www.stthomas.edu/cathstudies/cst/VocationBusinessLead/
(Source: John L. Allen Jr. is NCR senior correspondent. http://ncronline.org/blogs/all-things-catholic/vatican-document-make-socrates-proud)
The rise of atheism in America - Why many are leaving religion
TheWeek.com
16:41 13/04/2012
The number of disbelievers is growing, but they remain America's least trusted minority. Why?
How many atheists are there?
It depends on your definition of the term. Only between 1.5 and 4 percent of Americans admit to so-called "hard atheism," the conviction that no higher power exists. But a much larger share of the American public (19 percent) spurns organized religion in favor of a nondefined skepticism about faith. This group, sometimes collectively labeled the "Nones," is growing faster than any religious faith in the U.S. About two thirds of Nones say they are former believers; 24 percent are lapsed Catholics and 29 percent once identified with other Christian denominations. David Silverman, president of American Atheists, claims these Nones as members of his tribe. "If you don't have a belief in God, you're an atheist," he said. "It doesn't matter what you call yourself."
Why are so many people leaving religion?
It's primarily a backlash against the religious Right, say political scientists Robert Putnam and David Campbell. In their book, American Grace, they argue that the religious Right's politicization of faith in the 1990s turned younger, socially liberal Christians away from churches, even as conservatives became more zealous. The dropouts were turned off by churches' Old Testament condemnation of homosexuals, premarital sex, contraception, and abortion. The Catholic Church's sex scandals also prompted millions to equate religion with moralistic hypocrisy. "While the Republican base has become ever more committed to mixing religion and politics," Putnam and Campbell write, "the rest of the country has been moving in the opposite direction." As society becomes more secular, researchers say, doubters are more confident about identifying themselves as nonbelievers. "The collapse of institutional religion in the first 10 years of this century [has] freed so many people to say they don't really care," said author Diana Butler Bass.
How are nonbelievers perceived?
Most polls suggest that atheists are among the most disliked groups in the U.S. One study last year asked participants whether a fictional hit-and-run driver was more likely to be an atheist or a rapist. A majority chose atheist. In 2006, another study found that Americans rated atheists as less likely to agree with their vision of America than Muslims, Hispanics, or homosexuals. "Wherever there are religious majorities, atheists are among the least trusted people," said University of British Columbia sociologist Will M. Gervais. As a result, avowed atheists are rare in nearly all areas of public life. Of the 535 legislators in Congress, for example, only one — Rep. Pete Stark (D-Calif.) — calls himself an atheist. Few sports stars or Hollywood celebrities own up to having no religious faith.
Why so much distrust?
Many Americans raised in the Judeo-Christian tradition are convinced that atheists can have no moral compass. Azim Shariff, a University of Oregon psychologist who studies religious thinking, sums up how believers view nonbelievers: "They don't fear God, so we should distrust them. They do not have the same moral obligations as others." The antipathy may have actually grown with the recent emergence of "New Atheist" writers such as Richard Dawkins and the late Christopher Hitchens, who have launched impassioned attacks on organized religion. Dawkins has encouraged his followers to "ridicule" anyone who could believe in "an unforgiving control freak" and "a capriciously malevolent bully" like the God portrayed in the Old Testament. Dawkins's harsh approach, said Barbara J. King, an anthropologist at the College of William and Mary, has confirmed "some of the negative stereotypes associated with the nonreligious — intolerance of the faithful, first and foremost."
How have atheists responded to this negative image?
A coalition of nonbelievers is out to make atheism more acceptable, starting with last month's "Reason Rally" on the National Mall in Washington, D.C., where thousands stood up for their right to not believe. Silverman of American Atheists, who helped organize the rally, said it was intended to give heart to young, "closet atheists" who fear the social stigma of being "outed," in much the same way closeted gays do. "We will never be closeted again," he said. Some within the movement advocate taking a more conciliatory approach to believers, too. Alain de Botton, the Anglo-Swiss writer of the new book Religion for Atheists, assails Dawkins as being "very narrow-minded," and praises religions as "the most successful educational and intellectual movements the planet has ever witnessed."
Will atheism ever be accepted?
If growth continues at the current rate, one in four Americans will profess no religious faith within 20 years. Silverman hopes that as nonbelief spreads, atheists can become a "legitimate political segment of the American population," afforded the same protections as religious groups and ethnic minorities. But he's not advocating a complete secular takeover of the U.S. — nor would he be likely to achieve one, given the abiding religious faith of most Americans. "We don't want the obliteration of religion; we don't want religion wiped off the face of the earth," Silverman said. "All we demand is equality."
Atheists in foxholes
Atheists are barely visible in politics and entertainment, but they are clamoring for recognition in another area of public life — the military. The Military Association of Atheists and Freethinkers estimates that 40,000 soldiers identify as nonbelievers, and counts the most famous casualty of the war in Afghanistan, former NFL star Pat Tillman, as one of its own. In attempting to secure the same rights and support enjoyed by religious soldiers, the association lobbies against the idea that "there are no atheists in foxholes," and wants "atheist chaplains" made available for the ranks of the armed nonbelievers. Jason Torpy, the association's president, says that nonbelievers outnumber every religious group in the military except Christians, yet receive no ethical and family counseling geared to their own nonbeliefs. "These are things that chaplains do for everybody," he said, "except us."
(Source: http://news.yahoo.com/rise-atheism-america-110700315.html)
How many atheists are there?
It depends on your definition of the term. Only between 1.5 and 4 percent of Americans admit to so-called "hard atheism," the conviction that no higher power exists. But a much larger share of the American public (19 percent) spurns organized religion in favor of a nondefined skepticism about faith. This group, sometimes collectively labeled the "Nones," is growing faster than any religious faith in the U.S. About two thirds of Nones say they are former believers; 24 percent are lapsed Catholics and 29 percent once identified with other Christian denominations. David Silverman, president of American Atheists, claims these Nones as members of his tribe. "If you don't have a belief in God, you're an atheist," he said. "It doesn't matter what you call yourself."
Why are so many people leaving religion?
It's primarily a backlash against the religious Right, say political scientists Robert Putnam and David Campbell. In their book, American Grace, they argue that the religious Right's politicization of faith in the 1990s turned younger, socially liberal Christians away from churches, even as conservatives became more zealous. The dropouts were turned off by churches' Old Testament condemnation of homosexuals, premarital sex, contraception, and abortion. The Catholic Church's sex scandals also prompted millions to equate religion with moralistic hypocrisy. "While the Republican base has become ever more committed to mixing religion and politics," Putnam and Campbell write, "the rest of the country has been moving in the opposite direction." As society becomes more secular, researchers say, doubters are more confident about identifying themselves as nonbelievers. "The collapse of institutional religion in the first 10 years of this century [has] freed so many people to say they don't really care," said author Diana Butler Bass.
How are nonbelievers perceived?
Most polls suggest that atheists are among the most disliked groups in the U.S. One study last year asked participants whether a fictional hit-and-run driver was more likely to be an atheist or a rapist. A majority chose atheist. In 2006, another study found that Americans rated atheists as less likely to agree with their vision of America than Muslims, Hispanics, or homosexuals. "Wherever there are religious majorities, atheists are among the least trusted people," said University of British Columbia sociologist Will M. Gervais. As a result, avowed atheists are rare in nearly all areas of public life. Of the 535 legislators in Congress, for example, only one — Rep. Pete Stark (D-Calif.) — calls himself an atheist. Few sports stars or Hollywood celebrities own up to having no religious faith.
Why so much distrust?
Many Americans raised in the Judeo-Christian tradition are convinced that atheists can have no moral compass. Azim Shariff, a University of Oregon psychologist who studies religious thinking, sums up how believers view nonbelievers: "They don't fear God, so we should distrust them. They do not have the same moral obligations as others." The antipathy may have actually grown with the recent emergence of "New Atheist" writers such as Richard Dawkins and the late Christopher Hitchens, who have launched impassioned attacks on organized religion. Dawkins has encouraged his followers to "ridicule" anyone who could believe in "an unforgiving control freak" and "a capriciously malevolent bully" like the God portrayed in the Old Testament. Dawkins's harsh approach, said Barbara J. King, an anthropologist at the College of William and Mary, has confirmed "some of the negative stereotypes associated with the nonreligious — intolerance of the faithful, first and foremost."
How have atheists responded to this negative image?
A coalition of nonbelievers is out to make atheism more acceptable, starting with last month's "Reason Rally" on the National Mall in Washington, D.C., where thousands stood up for their right to not believe. Silverman of American Atheists, who helped organize the rally, said it was intended to give heart to young, "closet atheists" who fear the social stigma of being "outed," in much the same way closeted gays do. "We will never be closeted again," he said. Some within the movement advocate taking a more conciliatory approach to believers, too. Alain de Botton, the Anglo-Swiss writer of the new book Religion for Atheists, assails Dawkins as being "very narrow-minded," and praises religions as "the most successful educational and intellectual movements the planet has ever witnessed."
Will atheism ever be accepted?
If growth continues at the current rate, one in four Americans will profess no religious faith within 20 years. Silverman hopes that as nonbelief spreads, atheists can become a "legitimate political segment of the American population," afforded the same protections as religious groups and ethnic minorities. But he's not advocating a complete secular takeover of the U.S. — nor would he be likely to achieve one, given the abiding religious faith of most Americans. "We don't want the obliteration of religion; we don't want religion wiped off the face of the earth," Silverman said. "All we demand is equality."
Atheists in foxholes
Atheists are barely visible in politics and entertainment, but they are clamoring for recognition in another area of public life — the military. The Military Association of Atheists and Freethinkers estimates that 40,000 soldiers identify as nonbelievers, and counts the most famous casualty of the war in Afghanistan, former NFL star Pat Tillman, as one of its own. In attempting to secure the same rights and support enjoyed by religious soldiers, the association lobbies against the idea that "there are no atheists in foxholes," and wants "atheist chaplains" made available for the ranks of the armed nonbelievers. Jason Torpy, the association's president, says that nonbelievers outnumber every religious group in the military except Christians, yet receive no ethical and family counseling geared to their own nonbeliefs. "These are things that chaplains do for everybody," he said, "except us."
(Source: http://news.yahoo.com/rise-atheism-america-110700315.html)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Hạt Mỹ Điện - Giáo Phận Thanh Hóa Thi Chung Kết Giáo Lý
Thanh Hoa
09:56 13/04/2012
Giáo Hạt Mỹ Điện - Giáo Phận Thanh Hóa Thi Chung Kết Giáo Lý
Sáng nay, ngày 11/04/2012, tại giáo xứ Kẻ Rừa, hội thi giáo lý Mùa Chay của giới hiền mẫu toàn hạt Mỹ Điện đã diễn ra sôi nổi. Tham dự hội thi có cha Trưởng hạt cũng là cha xứ chủ nhà Antôn Phạm Văn Châu, cha Phaolô Trần Quang Kính – trưởng ban giáo lý giáo hạt Mỹ Điện, quí cha trong giáo hạt và 10 đội thi đến từ 9 giáo xứ và giáo họ Đa Nam.
Mỹ Điện là một trong số ít hạt có chương trình thi giáo lý cấp giáo hạt. Ý tưởng chính của cuộc thi là để cho mọi người có cơ hội gặp gỡ, giao lưu với nhau, nâng cao tình liên đới trong phạm vi hạt. Hơn nữa, thông qua những cuộc thi cấp cao hơn cấp giáo xứ này mà mọi người có tinh thần cố gắng và phấn đấu hơn trong việc học giáo lý. Hiền mẫu là giới đầu tiên tham gia cuộc thi. Sau đó sẽ là gia trưởng, thiếu nhi, giới trẻ … toàn hạt thi đấu với nhau. Với một cuộc thi mang cấp giáo hạt, các thành viên có mặt đều là những cá nhân xuất sắc, những bông hoa tươi thắm nhất, những học viên chăm chỉ nhất của các giáo xứ. Qua cuộc thi là lúc các thành viên này đại diện cho giáo xứ của mình báo cáo tình hình học tập giáo lý suốt Mùa Chay, cái gì được và chưa được để các cha xứ có điều kiện lấp đầy lỗ hổng, thiếu sót. Vì vậy, đồng hành cùng các đội thi có sự tham dự đầy đủ của quí cha hạt. Đó cũng nói lên sự hưởng ứng, sự quan tâm cũng như vai trò đặc biệt của cuộc thi.
Mỗi đội đến thi bao gồm có 10 người. Trong trang phục truyền thống là tà áo dài, các bà các mẹ, các chị trông tươi tắn hơn bao giờ hết. Ẩn sau tất cả vẫn là sự hồi hộp chung mà mỗi người đều trải qua trong một cuộc thi bất kỳ.
Đúng 8 giờ, cuộc thi được bắt đầu với lời giới thiệu của cha trưởng ban giáo lý giáo hạt Phaolô Trần Quang Kính. Cha Phaolô khẳng định “cái mà chúng ta nhận được nhiều nhất, thành công nhất, món quà giá trị nhất, phần thưởng ý nghĩa nhất của hội thi hôm nay là chúng ta có thể hội tụ với nhau, gặp gỡ nhau, giao lưu với nhau…” Cha cũng nhấn mạnh những thí sinh có mặt trong hội thi hôm nay là những thành viên xuất sắc, những bông hoa tiêu biểu từ các giáo xứ. Cha Phaolô cũng thay mặt ban tổ chức cuộc thi thông báo thể lệ cuộc thi, hướng dẫn cách trả lời, hình thức các câu hỏi… Tham gia cuộc thi có 10 đơn vị đến từ 9 giáo xứ và giáo họ Đa Nam (Kẻ Rừa). Như vậy sẽ có 10 bộ đề (vẫn đang còn niêm phong). Mỗi một bộ đề có câu hỏi về học thuộc: Kinh, Giáo lý, bổn, Kinh Thánh và một câu trả lời thiên về trình độ hiểu biết, thông minh về Kinh Thánh. Điểm hiểu biết cùng với điểm phong cách quyết định nhiều đến tổng điểm của các đơn vị.
Cha hạt trưởng hạt Mỹ Điện Antôn Phạm Văn Châu cũng khẳng định ý nghĩa lớn nhất của cuộc thi chính là nâng cao tình liên đới trong giáo hạt. Hiền mẫu cũng là giới có vai trò đặc biệt trong mỗi cuộc thi, là những thành phần chăm chỉ nhất của việc học giáo lý. Vì vậy, các mẹ sẽ đóng vai trò tiên phong cho các giới đoàn tham gia vào cuộc thi giáo lý cấp giáo hạt. Cha cũng chúc các đội thi bình tĩnh, tự tin và giành được kết quả thi cao nhất. Bởi lẽ mỗi đội đến với cuộc thi đều đã là những người chiến thắng.
Sau huấn từ của cha hạt trưởng, cuộc thi được bắt đầu, các đội thi lên bắt thăm số thứ tự thi và bộ đề thi của giáo xứ mình. Nhận xét chung về cuộc thi, các cá nhân, các đội thi đều tích cực và nghiêm chỉnh tham gia cuộc thi. Về hình thức, các đội thi đều ăn mặc đúng phong cách, trang phục truyền thống chỉnh tề. Về các câu hỏi học thuộc, đa số các đội đều giành được điểm tối đa. Điều đó cho thấy sự đầu tư nghiêm túc của các thành phần tham dự. Tuy nhiên về câu hỏi thông minh kiểm tra sự hiểu của cá nhân về một số chi tiết trong câu Kinh Thánh vừa học thuộc thì nhiều người lúng túng. Có lẽ vì câu hỏi lạ và do run nên nhiều người có câu trả lời chưa được tốt. Tuy vậy, qua cách trả lời của các đội thi, mới thấy được cái tình dành cho Thiên Chúa uy quyền của người lao động chân quê cũng đơn sơ, hồn nhiên và giản dị. Những câu giáo lý triết lý và cao vời qua cách hiểu của họ hóa ra lại đơn giản vô cùng…
11 giờ, cuộc thi kết thúc. Kết quả chung cuộc giáo họ Đa Nam (Kẻ Rừa) đạt giải nhất, giáo xứ Tiên Thôn đạt giải nhì. Còn lại tất cả các giáo xứ đạt giải ba. Một lần nữa trước khi bế mạc cuộc thi cha hạt trưởng Antôn nhấn mạnh cuộc thi chính là ý tưởng mới đầy sáng tạo. Nhờ đó mà đức tin, Thánh kinh ngày càng được mở rộng và lan truyền. Cha Antôn đáp lại mong muốn của vị trưởng ban liên lạc giáo hạt về cuộc thi chung hai giới gia trưởng hiền mầu kết hợp trong một ngày, để gia trưởng học tập hiền mẫu. Cha bày tỏ đó là ý kiến hay nhưng cần được sự đồng ý của các cha trong hạt. Đây sẽ là một gợi ý cho cách tổ chức cuộc thi ở lần sau.
Không cần biết quà là gì, nhất, nhì, ba có gì khác nhau nhưng kết thúc cuộc thi mọi người đều quay quần trong mâm cơm huynh đệ. Người xứ này, kẻ xứ kia làm quen với nhau, hẹn nhau trong những dịp sinh hoạt chung, những lời mời về thăm nơi này nơi kia đã được gợi mở. Và thế là mỗi người sẽ có thêm những người bạn, người quen, người anh em ở nhiều nơi hơn. Đó chính là món quà ý nghĩa nhất mà hội thi mang lại…
Hi vọng rằng trong lần tới, các giới còn lại sẽ cho thấy không chỉ hiền mẫu hạt Mỹ Điện mới làm nên một cuộc thi ý nghĩa…
BTT
Mỹ Điện là một trong số ít hạt có chương trình thi giáo lý cấp giáo hạt. Ý tưởng chính của cuộc thi là để cho mọi người có cơ hội gặp gỡ, giao lưu với nhau, nâng cao tình liên đới trong phạm vi hạt. Hơn nữa, thông qua những cuộc thi cấp cao hơn cấp giáo xứ này mà mọi người có tinh thần cố gắng và phấn đấu hơn trong việc học giáo lý. Hiền mẫu là giới đầu tiên tham gia cuộc thi. Sau đó sẽ là gia trưởng, thiếu nhi, giới trẻ … toàn hạt thi đấu với nhau. Với một cuộc thi mang cấp giáo hạt, các thành viên có mặt đều là những cá nhân xuất sắc, những bông hoa tươi thắm nhất, những học viên chăm chỉ nhất của các giáo xứ. Qua cuộc thi là lúc các thành viên này đại diện cho giáo xứ của mình báo cáo tình hình học tập giáo lý suốt Mùa Chay, cái gì được và chưa được để các cha xứ có điều kiện lấp đầy lỗ hổng, thiếu sót. Vì vậy, đồng hành cùng các đội thi có sự tham dự đầy đủ của quí cha hạt. Đó cũng nói lên sự hưởng ứng, sự quan tâm cũng như vai trò đặc biệt của cuộc thi.
Mỗi đội đến thi bao gồm có 10 người. Trong trang phục truyền thống là tà áo dài, các bà các mẹ, các chị trông tươi tắn hơn bao giờ hết. Ẩn sau tất cả vẫn là sự hồi hộp chung mà mỗi người đều trải qua trong một cuộc thi bất kỳ.
Cha hạt trưởng hạt Mỹ Điện Antôn Phạm Văn Châu cũng khẳng định ý nghĩa lớn nhất của cuộc thi chính là nâng cao tình liên đới trong giáo hạt. Hiền mẫu cũng là giới có vai trò đặc biệt trong mỗi cuộc thi, là những thành phần chăm chỉ nhất của việc học giáo lý. Vì vậy, các mẹ sẽ đóng vai trò tiên phong cho các giới đoàn tham gia vào cuộc thi giáo lý cấp giáo hạt. Cha cũng chúc các đội thi bình tĩnh, tự tin và giành được kết quả thi cao nhất. Bởi lẽ mỗi đội đến với cuộc thi đều đã là những người chiến thắng.
11 giờ, cuộc thi kết thúc. Kết quả chung cuộc giáo họ Đa Nam (Kẻ Rừa) đạt giải nhất, giáo xứ Tiên Thôn đạt giải nhì. Còn lại tất cả các giáo xứ đạt giải ba. Một lần nữa trước khi bế mạc cuộc thi cha hạt trưởng Antôn nhấn mạnh cuộc thi chính là ý tưởng mới đầy sáng tạo. Nhờ đó mà đức tin, Thánh kinh ngày càng được mở rộng và lan truyền. Cha Antôn đáp lại mong muốn của vị trưởng ban liên lạc giáo hạt về cuộc thi chung hai giới gia trưởng hiền mầu kết hợp trong một ngày, để gia trưởng học tập hiền mẫu. Cha bày tỏ đó là ý kiến hay nhưng cần được sự đồng ý của các cha trong hạt. Đây sẽ là một gợi ý cho cách tổ chức cuộc thi ở lần sau.
Hi vọng rằng trong lần tới, các giới còn lại sẽ cho thấy không chỉ hiền mẫu hạt Mỹ Điện mới làm nên một cuộc thi ý nghĩa…
BTT
Giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm hạt Gia Định – Ngày Hồng Ân
Trầm Thiên Thu
13:58 13/04/2012
TGP SAIGON – Theo quan niệm người đời trên thế giới, thứ Sáu 13-4 là ngày “xấu”, la ngày “đen”, là ngày “xui xẻo”; nhưng thứ Sáu 13-4-2012 đối với Gx Đức Mẹ Vô Nhiễm (Giáo hạt Gia Định, gọi tắt là Gx Vô Nhiễm) lại là Ngày Hồng Ân.
Thật vậy, đây là niềm-vui-3-trong-1: Thánh lễ tạ ơn Lòng Chúa Thương Xót (LCTX) luân phiên của giáo hạt Gia Định, ngày kỷ niệm 3 năm thành lập Cộng đoàn LCTX của giáo xứ, và mừng tân LM Phanxicô Saviô Nguyễn Văn Thượng (GP Mỹ Tho, chịu chức ngày 26-3-2012, cháu linh tông của LM Giuse Đinh Hoàn Năng, chính xứ Vô Nhiễm).
16 giờ 30 lần chuỗi LCTX. 17 giờ 30 Thánh lễ. Chủ tế là tân linh mục. Cùng đồng tế là linh mục chính xứ và 2 linh mục khác (một ở Đồng Tháp, một ở Vũng Tàu). Số giáo dân tham dự Thánh lễ khoảng hơn 300 người.
Trong bài giảng, LM Phêrô Phạm Ngọc Tuyến (tổng linh hướng CĐ LCTX GP Vũng Tàu) nói về thần học của LCTX và ý nghĩa linh ảnh LCTX. Thánh sử Gioan định nghĩa: “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4:8). Sau khi bà tổ Êva nghe lời con rắn xúi giục, Thiên Chúa quyết định: “Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót người phụ nữ đó” (St 3:15). Rồi Thiên Chúa nói với người đàn bà: “Ta sẽ làm cho ngươi phải cực nhọc thật nhiều khi thai nghén; ngươi sẽ phải cực nhọc lúc sinh con”, đồng thời “ngươi sẽ phải cực nhọc mọi ngày trong đời ngươi, mới kiếm được miếng ăn từ đất mà ra” (St 3:16-17). Từ đó con người phải gánh chịu đau khổ. Và vì đau khổ mà con người cần đến LCTX.
Chúa Giêsu đã muốn linh ảnh LCTX phải được tôn kính và được đặt nơi trang trọng nhất trong các nhà thờ, và Chúa Nhật II Phục Sinh phải là ngày lễ kính LCTX. Vì thế, ngày 4-8-2002, Tòa Ân giải Tối cao đã công bố sắc lệnh do Chân phước GH Gioan Phaolô II ấn ký. Sắc lệnh này quyết định ban Ơn Toàn Xá cho những ai xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý ĐGH trong ngày Đại lễ LCTX.
LM Tuyến nói: “Người trộm lành, phải nói là tướng cướp, đã xin Chúa Giêsu 1 lần khi cùng bị đóng đinh với Ngài, thế mà Ngài tha thứ hết tội lỗi của anh ta và cho anh ta vào Thiên đàng ngay. Còn chúng ta, khi lần chuỗi LCTX, chúng ta nhiều lần khẩn cầu LCTX tha tội cho chính chúng ta và cả thế giới, chắc chắn chúng ta sẽ được lên Thiên đàng cả dép”.
ĐHY P.X. Nguyễn Văn Thuận có cách nói rằng “Thiên Chúa là người hay quên và không biết tính toán”. Vì Chúa “hay quên” và “không rành làm toán” nên Ngài đã cho Dimas (người trộm lành) vào Thiên đàng ngay lập tức – và đến lượt chúng ta cũng vậy. Chắc chắn Chúa Giêsu là chủ nhân của Nước Trời nên Ngài mới có “chìa khóa” mở Cửa Thiên Đàng cho Dimas vào. Chìa-khóa-vạn-năng đó là LCTX, và Chúa Giêsu cũng đang dùng “chìa khóa” đó để đưa chúng ta vào Nước Trời. Chúa Giêsu là “Đấng gánh tội trần gian”, do đó mà LCTX luôn lớn hơn cả tội lỗi của mỗi chúng ta và cả thế giới. Kỳ diệu quá!
Người-trộm-lành-Dimas thật khôn ngoan, vì biết mình đã “trắng tay” với thế gian, Dimas đã bám lấy “phao cứu sinh” là Đức Giêsu Kitô. Cả đời trộm cướp, nay Dimas lại “trộm” được cả Nước Trời. Khôn quá chừng!
Giáo hội luôn tha thiết kêu gọi: “Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (Tv 118:1). Điệp khúc “muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” cứ được lặp đi lặp lại trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh để nhắc chúng ta nhớ đến Tình yêu cao cả của Chúa, cũng chính là Lòng Chúa Thương Xót. Đức Kitô là “tảng đá thợ xây nhà loại bỏ” nhưng lại “trở nên đá tảng góc tường” (Tv 118:22), và “đó chính là công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta” (Tv 118:23).
“Đây là ngày Chúa đã làm ra, nào ta hãy vui mừng hoan hỷ” (Tv 118:24). Vì là “ngày Chúa đã làm ra” nên chúng ta phải vui mừng mà cầu xin: “Lạy Chúa, xin ban ơn cứu độ, lạy Chúa, xin thương giúp thành công” (Tv 118:25). “Đức Chúa là Thượng Đế, Ngài giãi sáng trên ta” (Tv 118:27), đó là điều chắc chắn xảy ra đối với những ai tín thác vào LCTX.
Được biết, theo văn thư số 31bis/BT/70, Đức cố TGM Phaolô Nguyễn Văn Bình ký ngày 01-06-1970, Gx Đức Mẹ Vô Nhiễm chính thức được được thành lập. Khởi công xây dựng nhà thờ ngày 30-4-1987 thời LM Phêrô Phạm Minh Công, làm phép nhà thờ va thánh hiến bàn thờ ngày 20-11-1988.
Nhà thờ Vô Nhiễm (đã qua một lần trùng tu vào năm 1990) tọa lạc tại số 4bis Hoàng Hoa Thám, Phường 7, Quận Bình Thạnh, Saigon. Bổn mạng giáo xứ là Đức Mẹ Vô Nhiễm, lễ kính ngày 8 tháng 12. Linh mục quản xứ hiện nay là Giuse Đinh Hoàn Năng (nhận “bài sai” năm 2005). Số giáo dân là 2.107, gồm 409 gia đình (thống kê cuối năm 2009). Giáo xứ có 4 giáo khu: khu Fatima (588 giáo dân), khu Giuse (234 giáo dân), khu Vinh Sơn (515 giáo dân), và khu Antôn (770 giáo dân). Gx Vô Nhiễm có website riêng là www.DucMeVoNhiem.com.vn.
16 giờ 30 lần chuỗi LCTX. 17 giờ 30 Thánh lễ. Chủ tế là tân linh mục. Cùng đồng tế là linh mục chính xứ và 2 linh mục khác (một ở Đồng Tháp, một ở Vũng Tàu). Số giáo dân tham dự Thánh lễ khoảng hơn 300 người.
Trong bài giảng, LM Phêrô Phạm Ngọc Tuyến (tổng linh hướng CĐ LCTX GP Vũng Tàu) nói về thần học của LCTX và ý nghĩa linh ảnh LCTX. Thánh sử Gioan định nghĩa: “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4:8). Sau khi bà tổ Êva nghe lời con rắn xúi giục, Thiên Chúa quyết định: “Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót người phụ nữ đó” (St 3:15). Rồi Thiên Chúa nói với người đàn bà: “Ta sẽ làm cho ngươi phải cực nhọc thật nhiều khi thai nghén; ngươi sẽ phải cực nhọc lúc sinh con”, đồng thời “ngươi sẽ phải cực nhọc mọi ngày trong đời ngươi, mới kiếm được miếng ăn từ đất mà ra” (St 3:16-17). Từ đó con người phải gánh chịu đau khổ. Và vì đau khổ mà con người cần đến LCTX.
Chúa Giêsu đã muốn linh ảnh LCTX phải được tôn kính và được đặt nơi trang trọng nhất trong các nhà thờ, và Chúa Nhật II Phục Sinh phải là ngày lễ kính LCTX. Vì thế, ngày 4-8-2002, Tòa Ân giải Tối cao đã công bố sắc lệnh do Chân phước GH Gioan Phaolô II ấn ký. Sắc lệnh này quyết định ban Ơn Toàn Xá cho những ai xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý ĐGH trong ngày Đại lễ LCTX.
LM Tuyến nói: “Người trộm lành, phải nói là tướng cướp, đã xin Chúa Giêsu 1 lần khi cùng bị đóng đinh với Ngài, thế mà Ngài tha thứ hết tội lỗi của anh ta và cho anh ta vào Thiên đàng ngay. Còn chúng ta, khi lần chuỗi LCTX, chúng ta nhiều lần khẩn cầu LCTX tha tội cho chính chúng ta và cả thế giới, chắc chắn chúng ta sẽ được lên Thiên đàng cả dép”.
ĐHY P.X. Nguyễn Văn Thuận có cách nói rằng “Thiên Chúa là người hay quên và không biết tính toán”. Vì Chúa “hay quên” và “không rành làm toán” nên Ngài đã cho Dimas (người trộm lành) vào Thiên đàng ngay lập tức – và đến lượt chúng ta cũng vậy. Chắc chắn Chúa Giêsu là chủ nhân của Nước Trời nên Ngài mới có “chìa khóa” mở Cửa Thiên Đàng cho Dimas vào. Chìa-khóa-vạn-năng đó là LCTX, và Chúa Giêsu cũng đang dùng “chìa khóa” đó để đưa chúng ta vào Nước Trời. Chúa Giêsu là “Đấng gánh tội trần gian”, do đó mà LCTX luôn lớn hơn cả tội lỗi của mỗi chúng ta và cả thế giới. Kỳ diệu quá!
Người-trộm-lành-Dimas thật khôn ngoan, vì biết mình đã “trắng tay” với thế gian, Dimas đã bám lấy “phao cứu sinh” là Đức Giêsu Kitô. Cả đời trộm cướp, nay Dimas lại “trộm” được cả Nước Trời. Khôn quá chừng!
Giáo hội luôn tha thiết kêu gọi: “Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (Tv 118:1). Điệp khúc “muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” cứ được lặp đi lặp lại trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh để nhắc chúng ta nhớ đến Tình yêu cao cả của Chúa, cũng chính là Lòng Chúa Thương Xót. Đức Kitô là “tảng đá thợ xây nhà loại bỏ” nhưng lại “trở nên đá tảng góc tường” (Tv 118:22), và “đó chính là công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta” (Tv 118:23).
“Đây là ngày Chúa đã làm ra, nào ta hãy vui mừng hoan hỷ” (Tv 118:24). Vì là “ngày Chúa đã làm ra” nên chúng ta phải vui mừng mà cầu xin: “Lạy Chúa, xin ban ơn cứu độ, lạy Chúa, xin thương giúp thành công” (Tv 118:25). “Đức Chúa là Thượng Đế, Ngài giãi sáng trên ta” (Tv 118:27), đó là điều chắc chắn xảy ra đối với những ai tín thác vào LCTX.
Được biết, theo văn thư số 31bis/BT/70, Đức cố TGM Phaolô Nguyễn Văn Bình ký ngày 01-06-1970, Gx Đức Mẹ Vô Nhiễm chính thức được được thành lập. Khởi công xây dựng nhà thờ ngày 30-4-1987 thời LM Phêrô Phạm Minh Công, làm phép nhà thờ va thánh hiến bàn thờ ngày 20-11-1988.
Nhà thờ Vô Nhiễm (đã qua một lần trùng tu vào năm 1990) tọa lạc tại số 4bis Hoàng Hoa Thám, Phường 7, Quận Bình Thạnh, Saigon. Bổn mạng giáo xứ là Đức Mẹ Vô Nhiễm, lễ kính ngày 8 tháng 12. Linh mục quản xứ hiện nay là Giuse Đinh Hoàn Năng (nhận “bài sai” năm 2005). Số giáo dân là 2.107, gồm 409 gia đình (thống kê cuối năm 2009). Giáo xứ có 4 giáo khu: khu Fatima (588 giáo dân), khu Giuse (234 giáo dân), khu Vinh Sơn (515 giáo dân), và khu Antôn (770 giáo dân). Gx Vô Nhiễm có website riêng là www.DucMeVoNhiem.com.vn.
Ban Lãnh Đạo thăm và họp với Liên Dòng Nữ Tu Việt Nam tại Hoa Kỳ
VP LĐCGVNHK
20:34 13/04/2012
ST LOUIS - Từ ngày 11 đến ngày 13 tháng 4, 2012 Liên Dòng Nữ Việt Nam tại Hoa Kỳ họp tại Mercy Center, Thành Phố St. Louis, Tiểu Bang Missouri. Đây là cuộc họp hằng năm của các Sơ Tổng Phụ Trách. Năm nay, có 14 Sơ đại diện các Dòng về họp.
Xem hình ảnh
Cuộc họp của Quý Sơ Bề Trên nhằm chia sẻ các kinh nghiệm mục vụ, làm sao phát triển và quản lý Nhà Dòng. Đề cập nhiều vấn đề như cổ võ ơn gọi, phát triển đời sống tâm linh, bảo hiểm y tế cho các sơ, tài chánh cho nhà dòng, xây dựng các cộng đoàn tu trì, hiểu biết các luật lệ của chính phủ, v.v.
Nhân dịp này, Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí, Chủ Tịch Liên Đoàn, và linh mục Peter Võ Sơn, Tổng Thư Ký, đến tham dự. Đức Ông Giuse và Cha Tổng Thư Ký đã trình bày những sinh hoạt của Liên Đoàn trong thời gian qua và sắp đến; trả lời những câu hỏi và lắng nghe những đề nghị, những ý kiến đóng góp giúp cho Liên Đòng Nữ Tu và Liên Đoàn ngày càng phát triển.
Trong đó, có những vấn đề các Sơ quan tâm sau đây:
Làm sao dạy giáo lý cho các em được hiệu quả tốt; sách Giáo Lý nào hiện nay hay nhất giúp các em học tốt hơn; có nên soạn Sách Giáo Lý gồm 2 ngôn ngữ Mỹ-Việt chung cho các em trong Giáo Hội Hoa Kỳ.
Việc cổ võ ơn gọi cho cho các dòng rất cần thiết. Liên Dòng Nữ Tu đề nghị Liên Đoàn có cách nào giúp đỡ, tạo điều kiện tốt cho việc quảng bá ơn gọi không chỉ cho ơn gọi nữ tu, mà ơn gọi các thầy dòng, ơn gọi linh mục. Bỡi vì hiện nay, có một số Cha Sở hay Cha Quản nhiệm-nơi có Giáo Xứ/Cộng Đoàn Việt Nam chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các Sơ để nói về ơn gọi trong các Thánh Lễ.
Tại Miền Tây Hoa Kỳ, dưới sự hướng dẫn của Cha Chủ Tịch Miền Lm Paul Phan Quang Cường, các dòng tu nam nữ cùng với Ban Lãnh Đạo Miền Tây đã và đang chuẩn bị tổ chức 1 ngày cổ võ Ơn Thiên Triệu, Chúa Nhật 29/4 tại Trung Tâm Công Giáo – Giáo Phận San Jose.
Quý Sơ cũng đưa ra sự quan tâm về việc đăng tải các bài viết trong các Website Công Giáo: làm sao có được sự kiểm tra trước khi đăng, tránh gây ra sự hiểu lầm, hay chia rẻ, v.v.
Nhân dịp này, Đức Ông Joseph và Cha Peter có đến thăm Tu Viện Mến Thánh Giá Phát Diệm; có 10 Sơ vừa từ Việt Nam sang. Được biết, Đức Tổng Giám Mục Robert J. Carlson của TGP St. Louis đã nhờ Nhà Dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm giúp gởi các Sơ đến làm mục vụ trong Tổng Giáo Phận.
Chân thành cám ơn rất nhiều đến Cha Dominic Nguyễn Anh Dũng, SVD Cha Sở Nhà Thờ The Resurrection of Our Lord, đã tạo điều kiện thuận lợi như đưa đón phi trường, chổ ở, để công việc mục vụ của Đức Ông Chủ Tịch và Cha Tổng Thư Ký được tốt đẹp.
Xem hình ảnh
Cuộc họp của Quý Sơ Bề Trên nhằm chia sẻ các kinh nghiệm mục vụ, làm sao phát triển và quản lý Nhà Dòng. Đề cập nhiều vấn đề như cổ võ ơn gọi, phát triển đời sống tâm linh, bảo hiểm y tế cho các sơ, tài chánh cho nhà dòng, xây dựng các cộng đoàn tu trì, hiểu biết các luật lệ của chính phủ, v.v.
Nhân dịp này, Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí, Chủ Tịch Liên Đoàn, và linh mục Peter Võ Sơn, Tổng Thư Ký, đến tham dự. Đức Ông Giuse và Cha Tổng Thư Ký đã trình bày những sinh hoạt của Liên Đoàn trong thời gian qua và sắp đến; trả lời những câu hỏi và lắng nghe những đề nghị, những ý kiến đóng góp giúp cho Liên Đòng Nữ Tu và Liên Đoàn ngày càng phát triển.
Trong đó, có những vấn đề các Sơ quan tâm sau đây:
Làm sao dạy giáo lý cho các em được hiệu quả tốt; sách Giáo Lý nào hiện nay hay nhất giúp các em học tốt hơn; có nên soạn Sách Giáo Lý gồm 2 ngôn ngữ Mỹ-Việt chung cho các em trong Giáo Hội Hoa Kỳ.
Việc cổ võ ơn gọi cho cho các dòng rất cần thiết. Liên Dòng Nữ Tu đề nghị Liên Đoàn có cách nào giúp đỡ, tạo điều kiện tốt cho việc quảng bá ơn gọi không chỉ cho ơn gọi nữ tu, mà ơn gọi các thầy dòng, ơn gọi linh mục. Bỡi vì hiện nay, có một số Cha Sở hay Cha Quản nhiệm-nơi có Giáo Xứ/Cộng Đoàn Việt Nam chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các Sơ để nói về ơn gọi trong các Thánh Lễ.
Tại Miền Tây Hoa Kỳ, dưới sự hướng dẫn của Cha Chủ Tịch Miền Lm Paul Phan Quang Cường, các dòng tu nam nữ cùng với Ban Lãnh Đạo Miền Tây đã và đang chuẩn bị tổ chức 1 ngày cổ võ Ơn Thiên Triệu, Chúa Nhật 29/4 tại Trung Tâm Công Giáo – Giáo Phận San Jose.
Quý Sơ cũng đưa ra sự quan tâm về việc đăng tải các bài viết trong các Website Công Giáo: làm sao có được sự kiểm tra trước khi đăng, tránh gây ra sự hiểu lầm, hay chia rẻ, v.v.
Nhân dịp này, Đức Ông Joseph và Cha Peter có đến thăm Tu Viện Mến Thánh Giá Phát Diệm; có 10 Sơ vừa từ Việt Nam sang. Được biết, Đức Tổng Giám Mục Robert J. Carlson của TGP St. Louis đã nhờ Nhà Dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm giúp gởi các Sơ đến làm mục vụ trong Tổng Giáo Phận.
Chân thành cám ơn rất nhiều đến Cha Dominic Nguyễn Anh Dũng, SVD Cha Sở Nhà Thờ The Resurrection of Our Lord, đã tạo điều kiện thuận lợi như đưa đón phi trường, chổ ở, để công việc mục vụ của Đức Ông Chủ Tịch và Cha Tổng Thư Ký được tốt đẹp.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Ai cứu Non Sông?
Bảo Giang
08:20 13/04/2012
Ai cứu Non Sông?
Một trong những bài hùng ca vang dội nhất trong lịch sử của dân tộc mà tiền nhân còn để lại cho cháu con ngàn đời sau là: Bài ca chiến thắng trên sông Bạch Đằng. Trận chiến này đã tiêu diệt quân Nam Hán và mở ra một trang sử oanh liệt cho dân tộc Việt. Nhờ đâu, Tiền Nhân ta đã tạo nên trang sử vĩ đại ấy? Hẳn nhiên, khi đọc lịch sử, ngưòi ta dễ nhận ra hai điểm chính yếu đã tạo nên Lịch Sử ngàn đời này là:
1. Do lòng yêu nước của toàn dân, hợp với một tài năng quân sự nổi bật đã biết dùng sức nước, sức người và chọn điểm chết cho quân xâm lược.
2. Trước khi diệt ngoại xâm phải trảm kẻ nội thù.
Thật vậy, để cứu Non Sông, chính Thống Soái Ngô Quyền đã ưu tiên chọn lựa phương sách: Trảm cái đầu của tên nội gian Kiều công Tiễn trước khi xuất binh diệt ngoại xâm. Kết qủa, chiến lược này đã chứng minh được tính cách đứng đắn và hoàn hảo của nó để dẫn đến thành công.
Nhìn vào tình thế Việt Nam hiện nay, cái nguy mất nước và bị đô hộ từ phương bắc không khác xưa. Nhưng trong thực tế, còn cấp bách, tồi tệ gấp nhiều lần thời của Ngô Quyền. Bởi vì, từ ngoài biên, đội quân phương bắc được rước vào đất Nam bằng nhiều phương cách, hình thức khác nhau. Tệ hơn, không phải họ được rước vào bởi một tên bán nước Kiều công Tiễn, nhưng là một tập đoàn Lê chiêu Thống trong cái gọi là chính trị bộ, hay trong cái ủy ban trung ương của nhà nước Việt cộng. Tập thể này đã luôn ngày đêm tận lực, tận trí, thực hiện cho bằng được công tác đón rước khách vào, và mở ra những phương sách để đồng hóa người Việt Nam theo yêu cầu của phương bắc, kể cả việc dùng bạo lực thô bỉ với chính đồng bào của mình. Trước vận nước nguy nan và cảnh người dân sống trong thống khổ điêu linh, người Việt Nam nếu muốn cứu Non Sông, không còn cách chọn lựa nào khác ngoài cái tiên kiến mà Thống Soái Ngô Quyền đã thực hiện trước khi diệt quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.
- Tại sao chúng ta phải trảm Kiều công Tiễn trước?
- Dĩ nhiên, câu trả lời phải bằng sự cân đo của lý trí, của phân tích vì tương lai, vì lịch sử của dân tộc và đất nước, hơn là trả lời theo cảm tính giận hờn, thù ghét hay yêu thích! Nghĩa là, câu trả lời sẽ không chỉ dựa vào những kết qủa có thể khách quan, hoặt tất yếu phát sinh từ những hành động của họ đã gây ra cho dân tộc như tang thương chia lìa, mất mát, suy đồi nền đạo lý, văn hóa hay bị mất Nam Quan, Bản Giốc, Trường Sa, Hoàng Sa, để họ đổ lỗi cho nhau và bảo đó là do hoàn cảnh xã hội tạo ra. Nhưng là dựa vào những văn bản chủ thể làm nền, làm hướng đi cho chế độ này để trả lời. Có thế, sự kiện dứt khoát của người dân Việt mới là một sự rõ ràng trước lịch sử. Muốn thế, buộc chúng ta phải lần lượt nhìn lại những văn kiện từ phía cá nhân của người lãnh đạo, đến những hàng ngũ cán bộ thực thi kế hoạch, chương trình của họ trong suốt 80 năm qua như thế nào?
1. Về cá nhân Hồ chí Minh, người được coi là lãnh đạo của tổ chức cộng sản tại Việt Nam ra sao?
Hồ chí Minh là một ngưòi được nghe nhắc đến bằng qúa nhiều cái tên. Trong đó, cái tên nào là của y, cái tên nào là vay mượn hay được gán ghép cho y, chẳng mấy ai dám khẳng định? Nói cách khác, Hồ chí Minh, có cái xác nằm phơi khô ở Ba Đình kia có phải là Nguyễn Sinh Cung, con của của Nguyễn Sinh Sắc, cháu của Hồ Sỹ Tạo, và cũng là Nguyễn tất Thành, Lý Thụy, rồi Trần Dân Tiên hay không? Hay Y chỉ là ngưòi được đẻ ngang vào bản lý lịch của Nguyễn tất Thành, sau khi Nguyễn ái Quốc bị bắt ở Hồng Kông và đã chết ở trong tù, hay đã chết vì ho lao sau đó? Nghĩa là, có thể có một kẻ đã được dịch dung và được cho sống lại bằng cái tên Hồ chí Minh sau khi Nguyễn ái Quốc đã chết. Rồi được đưa vào tổ chức của cụ Hồ Học Lãm. Sau đó nhờ Trường Chinh, Lâm đức Thụ, và Phạm văn Đồng công kênh về Việt Nam mở hội nghị ở Tân Trào vào ngày 3-2-1930 và thành Hồ chí Minh cũng là Trần dân Tiên, với cái xác đang nằm ở trong lăng mộ Ba Đình cho bầy đoàn cộng sản cúng tế tranh ăn?
Sở dĩ có nhiều người nói đến chuyện này là vì theo sở tình báo Pháp thì Nguyễn Ái Quốc, tức Nguyễn tất Thành đã chết vì bệnh phổi vào năm 1932 ở bên Tầu. Có lẽ vin vào cái chết này, mà Hồ Tuấn Hùng chuyên gia sử học của Đài Loan viết một cuốn sách, với những bằng chứng xác quyết Hồ Chí Minh ở Việt Nam sau này, là kẻ đóng thế vai, là một người Tầu gốc Hẹ, thuộc dòng tộc của tác giả thay vì là người Việt theo dòng của Nguyễn sinh Sắc. Việc đúng, sai của cuốn sách chưa thể xác nhận. Nhưng trong thực tế, Tàu đã muốn nhờ cuốn sách này để đồng hóa Hồ là người Tàu.
Riêng về phía Việt Cộng tự nhiên lạnh tay lạnh chân, không dám công khai thực nghiệm DNA trên cái xác của Hồ để chứng minh chuyện của Hồ tấn Hùng là gỉa tạo. Hoặc đã làm thử nghệm nhưng không dám công bố. Bởi lẽ, nếu chẳng may lộ chuyện Hồ không có DNA theo dòng của Nguyễn sinh Sắc thì chết cả nút! Lúc ấy có muốn bỏ chạy cũng chạy không kịp. Hoặc gỉa đã biết rõ vụ việc này nên các quan chức Việt cộng phải kín miệng, thi nhau vơ vét tiền bạc, công quỹ, tài sản của Quốc Gia trước khi bỏ chạy? Dĩ nhiên, trong cả hai trường hợp giữ im lặng, các chú khách là những người vui mừng và hưởng lợi. Mừng vì nó là Tàu thật hay tàu gỉa thì cũng đều là Tàu cả!
Ở đây, nên bỏ ra bên ngoài cái lý lịch mờ ám và không đáng tin của Hồ. Bởi vì, dù y là người Việt Nam có quê đẻ ở làng Kim Liên, hay là được dịch dung từ một nhân vật thuộc cánh Tàu Hẹ nào đó, không phải là vấn đề của giai đoạn này ( vì không thể xác minh được). Nhưng thành tích của Hồ chí Minh còn để lại không thể không nhắc đến. Theo đó, một người được gọi là người yêu dân, thương nước, người đi cứu Non Sông thì phải có những hành động nào?
Họ là người liều chết để bảo vệ danh dự và sự Độc Lập của tổ quốc như trường hợp của Thống Soái Ngô Quyền, hai bà Trưng, Đức Hưng Đạo Vương, Đức Lê Lợi, Đức Quang Trung Nguyễn Huệ, như Tổng Thống Ngô đính Diệm? Hay người ấy phải làm đề án, xin phép người ngoài phê chuẩn để được giết dân mình cho thoải mái. Rồi đưa dân vào vòng nô lệ cho ngoại bang như Hồ chí Minh, Lê chiêu Thống, Phạm văn Đồng, Đặng xuân Khu, nói chung là tập đoàn lãnh đạo cộng sản tại Việt Nam?
Rồi một người lãnh đạo phải nhận lệnh từ ngoại bang để “điều hành việc nước” thì kẻ đó phục vụ cho quyền lợi của đất nước mình, hay là phục vụ cho ý đồ bạo tàn của ngoại bang? Phần trả lời tôi xin nhường cho qúy độc gỉa. Ở đây, tôi chỉ xin trích lại những bản văn do chính Hồ chí Minh viết như là một chứng cứ để mọi người có được câu trả lời xác đáng về Y.
• Thư ngày 06-6-2038, Hồ gởi Stalin. “Đồng chí hãy phân tôi đi đâu đó, hay là giữ tôi ở lại đây. Hãy giao cho tôi một việc làm gì mà theo đồng chí cho là có ích. ( HCM toàn tập, tập 3 trang 90). Bạn hãy nhìn cho thật tường tận cung cách của kẻ xin làm nô lệ của Hồ. Bạn sẽ hiểu được việc y giết đồng bào mình để lấy lòng cộng sản là đáng kinh tởm như thế nào? Việc Y xin giết đồng bào Việt Nam cũng là điều có ích chăng?
• R ồi vào ngày 31-10-1952 . Hồ viết: “Đồng chí Stalin kính mến, Tôi gởi cho đồng chí đề án cải cách ruộng đất của đảng Lao Động Việt Nam ( tên của đảng cộng sản lúc bấy giờ). Đề án này tôi đã hoàn thành với sự giúp đỡ của hai đồng chí Liu Shaoshi và Van szia-Sian. Đề nghị đồng chí tìm hiểu và đưa ra chỉ thị về đề án này”.
Khi viết lá thư này, Hồ có coi tập thể người Việt Nam là đồng bào với Y hay không? Hay mạng sống của người dân Việt sẽ tuỳ thuộc vào lời phê chuẩn của Stalin trong cái gọi là cải cách ruộng đất sau này? Tệ hơn thế, cách giết dân trong cái đề án này lại do Tàu cộng chỉ đạo!
• Cùng với lá thư tự biên tự diễn trên, Hồ chí Minh đã cương quyết đẩy Việt Nam vào hướng đi khốn cùng, ảo tưởng của cộng sản theo tinh thần của đại hội kỳ V với nghị quyết vào tháng 6,1924 như sau:: ““Điều mà chúng ta bắt buộc các đảng Cộng Sản phải làm là tìm cách xử dụng các phần tử dân tộc chống lại giai cấp tư sản. Các đảng Cộng Sản phải thúc đẩy các phần tử bất mãn chống lại chế độ…Dĩ nhiên chúng ta không bao giờ chấp nhận các phần tử dân tộc…Chúng ta chỉ lợi dụng sự bất mãn của họ để phục vụ cuộc cách mạng vô sản mà thôi.”
Với chủ trương này, Hồ đã mở cuộc đấu tố rập theo khuôn mẫu của Mao ở trên toàn miền bắc từ 1954-56 với kết qủa là hơn 170000 người dân Việt Nam đã bị giết, và hàng trăm ngàn người khác mất sản nghiệp! Cũng nên nhớ rằng, trong hàng ngũ Việt Minh chống Pháp, có rất nhiều người có tinh thần dân tộc, không đảng phái. Họ đi chiến đấu dưới ngọn cờ của Việt minh, không phải vì theo cộng sản, nhưng mang tinh thần của người yêu nước đi chống xâm lăng.
Vì không thể lợi dụng được và cũng không cùng chí hướng, nên cuộc cải cách ruộng đất do Hồ chí Minh chỉ đạo và Trương Chinh, kẻ làm ra kế hoạch đã mượn gío bẻ măng, tiêu diệt hầu như tất cả những thành phần có tinh thần quốc gia, dân tộc tự chủ ở trong tổ chức của Việt Minh. Con số này không nhỏ. Họ là những sỹ quan ưu tú trong quân đội đánh tây. Là những nhà văn, nhà báo, trí thức chân chính cũng như các điền chủ, phú nông, thương buôn địa phương, đã từng bỏ tài lực, bỏ cả xương máu ra trong công cuộc chống xâm lăng, đều bị thanh toán sạch sẽ trong thời kỳ này. Mục đích của việc thanh toán này là mở đưòng cho những người chủ trương theo tàu có chỗ đứng và tiêu diệt hết những thành phần có khuynh hướng dân tộc. Dĩ nhiên, Hồ chí Minh và Trường Chinh chỉ là những kẻ thi hành cho một kế hoạch lớn từ các “cố vấn” Tàu.
Với hạng ngưòi vong bản, coi rẻ mạng sống của đồng bào. Hay là kẻ mù quáng, bệnh họan đã mang chủ nghĩa duy vật vào đất nước, rồi suốt mấy chục năm qua đã tạo nên một cuộc sống khố đáy điêu linh cho đồng bào theo những văn bản còn để lại. Trong đó, mọi người đều chứng kiến tận mặt những cảnh tang thương như: Con mất cha, vợ mất chồng, anh chị em mất nhau. Người thân mất họ hàng, xóm giềng mất bằng hữu. Đồng bào mất tình nghĩa, dân tộc mất văn hóa, xã hội mất luân lý. Gia đình mất đạo nghĩa. Con người mất tín trung. Tổ quốc mất đất đai bờ biển. Non sông mất bờ cõi. Dân tộc mất Độc Lập, toàn dân mất Tự Do, mất Nhân Quyền, mất Công Lý… Hỏi xem, chúng ta có thể cộng tác với Y trong việc đánh đuổi bá quyền phương bắc hay không?
2. Về tập thể được gọi là chính trị bộ của đảng cộng sản tại Việt Nam thì sao?
Họ là những người biết bảo vệ cho quyền lợi của dân tộc và đất nước hay là một tập đoàn bán nước cầu vinh theo Hồ? Họ là những tài lương đống của quốc gia, hay là một thứ công cụ được dùng để thi hành sách lược mà Hồ chí Minh đã đề ra ngay từ khi thành lập đảng cộng sản là đưa đất nước Việt Nam vào qũy đạo cộng sản để tận diệt nhân bản và lương tri của xã hội?
a. Họ là ai?
Theo những tài liệu còn lưu trữ, chuyện Việt cộng bán đất cho Tàu không phải đến nay mới có, nhưng ngay sau khi cộng sản chiếm được miền bắc Việt Nam vào năm 1954. Hồ chí Minh đã chỉ thị cho Phạm văn Đồng, thực hiện công hàm, công nhận hải phận của tàu cộng trên vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam vào năm 1958.
“CHÍNH PHỦ NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ CÔNG NHẬN QUYẾT ĐỊNH VỀ HẢI PHẬN CỦA TRUNG-QUỐC
Thưa đồng chí Chu Ân-lai,
Tổng lý Quốc vụ viện nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa,
Chúng tôi xin trân trọng thông báo tin để đồng chí Tổng lý rõ:
Chính phủ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc.
Chính phủ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà tôn trọng quyết định ấy và chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung-quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa trên mặt biển.
Chúng tôi xin kính gửi đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.
Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 1958
PHẠM VĂN ĐỒNG”
Bản văn này đã chứng minh một cách rõ ràng cái bản chất bán nước vầu vinh trong hàng ngũ cộng sản. Và nó cũng đủ chứng minh lý do tại sao cái nhà nước gọi là “ Việt Nam dân chủ cộng hòa” do Hồ lãnh đạo đã hoàn toàn im lặng, nếu như không muốn nói là đã vui mừng nhảy múa, reo hò khi Tàu cộng chiếm được hai quần đảo này từ tay quân đội của Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1974. Để rồi, tiếp theo cái công hàm quái gở này là những Hiệp Định, Hiệp Thương biên giới do Lê khả Phiêu, Đỗ Mười, Nguyễn mạnh Cầm, Phan văn Khải, Võ văn Kiệt, Lê đức Anh... ký kết với Trung cộng. Kết qủa, nhờ có những tên tuổi này mà những vùng đất của quê hương Việt Nam như Bản Giốc, Nam Quan, Lão Sơn, Tục Lãm... đã là phần nội địa của tàu cộng từ năm 1999 và 2000.
Và còn tệ hại hơn cả những phần đất đã bị bán đứt ấy, Nguyễn tấn Dũng, Nông đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Minh Triết... đưa rước tàu cộng sang thầu và trúng thầu tất cả mọi công trình xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng từ cầu đường, đến các nhà máy điện từ bắc đến nam. Có thể nói, không còn một nơi chốn nào trên mảnh đất quê hương Việt thiếu dấu chân của quan cán Trung cộng vào ra mà không cần phải có giấy thông hành. Ấy là chưa kể đến việc Nguyễn tán Dũng đưa rước Tàu cộng vào xây dựng cơ sở ( bí mật?) ở cao nguyên trung phần và được che dấu bằng cái mỹ từ khai thác Bauxite ở Đak Nông, Tân Rai, Nông Cơ... mà không một quan cán Việt cộng nào được phép lai vãng đến những vùng đất này nữa. Thêm vào đó là việc nhà cầm quyền cộng sản đã đỡ đầu, tích cực hỗ trợ cho các quan cán cấp tỉnh, thành, địa phương tự do ký kết các khế ước cho thuê rừng, thuê biển dài hạn, không thuế hay thuế nhẹ cho các hoa kiều ( tàu cộng) trong khi dân ta không có một mảnh đất làm nhà. Tện hơn, bị coi như một thứ nô lệ trên quê hương của mình. Vậy họ là ai? Kẻ bán nước cầu vinh hay những lương đống của đất nước?
b. Tư duy của thành phần này thế nào?
Không phải đến hôm nay, những Kiều công Tiễn trong cái gọi là chính trị bộ mới có sáng kiến đưa ra vấn đề học tiếng Hoa với mục đích đưa Việt Nam tiến nhanh vào vòng nô lệ văn hóa cho tàu. Nhưng trước đó, Trường Chinh tức Đặng xuân Khu, viên bí thư đầu tiên của đảng cộng sản tại Việt Nam cũng đã mở ra chương trình ngu dân này cho toàn đảng cộng học tập và chấp hành. Có khác là vào thời gian trước, Việt cộng chưa nắm được quyền lực, nên Khu chỉ có thể ra lời kêu gọi. Nhưng nay, Phạm vũ Luận, cho rằng đã vững chân để vận động và thực hiện hoài bão, buộc học sinh học tiếng tàu? Trước là để biết cách cung nghinh tàu theo lời chỉ đạo của Thái Thú. Sau là để cá nhân hoặc phe nhóm của Luận giữ được cái ghế? Bởi vì, cả hai cùng một luận điệu như nhau. Chinh viết:
“Việt Minh Vận Động cho Việt Nam làm Chư Hầu Trung Quốc
ỦY BAN HÀNH CHÁNH KHÁNG CHIẾN VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG Hòa
Hỡi đồng bào thân mến!
Tại sao lại nhận vào trong nước Việt Nam yêu mến của chúng ta, là một nước biết bao lâu làm chư hầu cho Trung quốc, cái thứ chữ kỳ quặc của bọn da trắng Tư Bản đem vào! Tại sao ta lại truyền bá trong dân chúng từ ải Nam Quan đến mủi Cà Mau, cách viết chữ dị kỳ của tên thực dân Alexandre de Rhodes đã đem qua xứ mình như thế ?
Không, đồng bào của ta nên loại hẳn cách viết theo lối âu tây ấy - một cách viết rõ ràng có mau thật đấy - và ta hãy trở về với thứ chữ của ông bà ta ngày trước, là thứ chữ nho của Trung Quốc.
Vả chăng, người Trung Hoa, bạn của ta - mà có lẽ là thầy của chúng ta nữa, ta không hổ thẹn mà nhìn nhận như thế - có phải là dân tộc văn minh trước nhất hoàn cầu không?
Còn nói gì đến y khoa của Âu Mỹ: Chúng chỉ cắt, đục, khoét, nạo! Có thế thôi! Hỡi đồng bào yêu mến! Chúng ta hãy gạt bỏ cách chữa bệnh của bọn Ðế quốc phương Tây đem qua xứ ta! Ta hãy bỏ nhà bảo sinh của chúng, bỏ bệnh viện của chúng, ta hãy dùng thuốc dán của ông cha ta để lại và nhất là dùng thuốc Tàu danh tiếng khắp cả hoàn cầu. Ta hãy trở về phương pháp này, trước nữa để ủng hộ các bạn Trung Hoa, sau nữa để loại ra khỏi nước Việt Nam yêu mến của ta bao nhiêu những đồ nhập cảng thực dân như là khoa hoc, phát minh v.v.
Ta hãy quét sạch lủ "trí thức" đã xuất thân ở các trường Âu Mỹ, đế quốc và thực dân! Chúc "Tổng phản công" và "Thi hành mọi phương pháp bài trừ thực dân".
Trường Chinh , Tổng thư ký đảng Lao Ðộng ( cộng sản)”
Thật là một tủi nhục cho đất nước và dân tộc Việt Nam khi bản văn này xuất hiện và còn lưu truyền. ! Nhưng có lẽ nó lại là một hãnh diện to lớn nhất cho cái dòng họ đã đẻ ra Khu và cho cái đảng và nhà nước Việt cộng mà Khu đóng vai trò chỉ đạo chăng? Bởi vì, lãnh tụ, cây lý thuyết của đảng đã đẻ ra được cái bản văn nô lệ có một không hai trong lịch sử loài người!
Hỏi xem, có bao nhiêu người Việt Nam đã đọc bản văn này? Họ đọc và nghĩ gì? Họ, kể cả các đoàn đảng viên của cộng sản, thấy tủi nhục cho dân tộc và đất nước hay hãnh diện vì việc làm của kẻ nô lệ? Rồi có bao nhiêu ngưòi nhìn ra được hướng đi, xin làm nô lệ cho Tàu cộng nằm ngay trong cơ chế lãnh đạo của cái đảng gọi là Việt cộng? Hay, ngoại trừ một chính quyền của Tổng Thống Ngô đình Diệm với ngài cố vấn Ngô đình Nhu?
Ai cũng biết, dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa đã có những quy chế về cư trú và các ngành nghề dành riêng cho giới Hoa kiều cư trú tại Việt Nam. Hơn thế, Tổng Thống Ngô đình Diệm và chính phủ đã có một kế hoạch đứng đắn cho người Hoa hội nhập vào đất nước Việt, nơi mà họ đang sinh sống. Đề, từ nơi đó, họ hòa minh và là người Việt, dần dần quên và bỏ hẳn cái gốc gác của mình đi. Những ai ở Sài Gòn trước kia, đều nhận ra rằng: Chương trình này đã mang lại rất nhiều kết qủa tốt đẹp. Chợ lớn không còn phải là cái chợ của mấy chú ba bụng phệ, một mình một chiếu “ ngổ ái nỉ” hoặc hô hóan giữa đường “Hồ chí Mỉnh qúa thối, qúa thối” như xưa. Nhưng là một khuôn khổ sinh hoạt trong phong cảnh, luật lệ Việt Nam. Từ tên đường phố, đến tên các hàng quán đều là những dòng chữ Việt. Đặc biệt các trưòng tư của Hoa kiều vẫn được mở cửa nhưng tiếng Việt, văn hóa Việt phải là ngôn ngữ chính cho học sinh.
Nay bộ GD&ĐT của nhà nước Việt cộng lại có kế hoạch làm những điều trái ngưọc với chính sách của Tổng Thống Diệm khi họ công bố cái gọi là “xin ý kiến rộng rãi” về dự thảo chương trình tiếng Hoa cho cấp tiểu học và cấp THCS, nhằm mục đích “thông qua tiếng Hoa có hiểu biết ban đầu về con người, cuộc sống, văn hóa của người Hoa ở Việt Nam; xây dựng thái độ ham mê học tập tiếng Hoa, tăng cường nhận biết về vai trò của tiếng Hoa trong đời sống ”. Ai nghe qua cũng đều phẫn nộ vì biết rõ: Đây chính là mưu đồ Hán hóa người Việt của những quan chức Tàu trong hàng ngũ Việt cộng.
Vì theo đuổi mộng ước làm quan cho Tàu, nên ngay khi cái thông báo của Luận vừa tung lên mạng, lập tức một làn sóng dư luận phẫn nộ trong công chúng đã trỗi lên khắp nơi, trong nước cũng như ngoài nước. Trước tình cảnh ngậm hờn đó, chưa đầy một ngày sau, bộ Giáo không Dục của nhà nước Việt cộng đã phải ra thông báo "đính chính" rằng: “Ðối tượng áp dụng là học sinh dân tộc Hoa cấp tiểu học và trung học cơ sở đang sinh sống ở Việt Nam.”. Nghe qua tưởng xuôi tai. Thực tế lại khác. Bởi lẽ, nếu đúng như sự việc đính chính thì có khác nào nhà nước này đã xác định rằng, số học sinh người Hoa ở Việt Nam đã qúa nhiều. Nhiều đến nỗi phải đưa tiếng Hoa vào trong chương trình của bậc tiểu học và trung học cơ sở để đáp ứng như cầu cho học sinh?
Hay bản đính chính này chỉ là một cách che đạy mờ ám cung cách dối trá, chạy xin chỗ tựa của Luận. Bởi lẽ, theo bản thống kê dân số của cuộc điều tra dân số chính thức của Tổng cục Thống kê năm 2009, xác định dân số các sắc tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam như sau: Dân tộc Tày có 1.626.392 người - Dân tộc Thái có 1.550.423 người; Dân tộc Mường có 1.268.963 người - Dân tộc Nùng có 968.800 người - Dân tộc Khmer có 1.260.640 người - Dân tộc Chăm có 132.873 người - Dân tộc Hoa có 823.071 người. Dĩ nhiên con số 823971 chỉ bằng nửa con số 1,626391 của người Tày. Nhưng tại sao lại được Luận nâng lên hàng ” cuốc” sách của bộ giáo dục Việt cộng, thay vì quy hoạch theo vùng, nơi có các sắc tộc sinh sống để giúp bảo vệ tiếng nói của sắc tộc trong đất nước Việt Nam?
Hỏi như thế là để có thể đưa ra một kết luận tạm cho vụ việc này là: Luận muốn nhập cảng thêm nhiều, có thể là rất nhiêu người Hoa theo nhãn hiệu giảo viên và gia đình của họ nhập vào trong lòng nội địa Việt Nam. Sau đó, những người này sẽ dần dần chiếm chỗ và quản trị ngành giáo dục của Việt cộng để chương trình Hán hóa văn hóa Việt Nam được tiến nhanh tiến mạnh lên theo yêu cầu của bành trướng bắc phương? Phần cá nhân, chẳng nói ra thì Luận đã mơ sẽ là một quan viên Thái Thú nhớn nhất?
Đến đây, với những văn bản còn rành rành kia. Với những thành tích “đặc biệt” của giai cấp lãnh đạo đảng và nhà nước Việt cộng ở Việt Nam đã làm trong suốt 80 năm qua, liệu chúng ta có thể có được một câu trả lời rõ ràng, dứt khoát trước lịch sữ hay không? Nghĩa là, chúng ta có thể cộng tác với họ trong việc chống xâm lăng từ phương bắc không? Hay cộng tác với Việt cộng chống bành trướng Bắc Kinh chi là một hành động thiếu lý trí, hỗ trợ chúng đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc vào vòng nô lệ cho Tàu cộng. Hoặc giả, cộng tác với Việt cộng là ta giúp ta và giúp con cháu ta làm nô lệ cho bành trướng từ phương bắc sớm hơn?
Bởi vì, từ xưa đến nay, có bao giờ, từ Tống, Minh, Nguyên, Hán, Mãn, thôi dòm ngó về phương Nam chưa? Hẳn nhiên là chưa và càng lúc mưu đồ Hán hóa phương nam càng lớn. Nhất là lúc phong cách của một anh bán hàng rong, bán ve chai để kíếm sống cách đây 50 năm đã được tây phương đầu tư và dạy cho học biết về kỹ thuật tân tiến, nên Bắc Kinh càng nóng lòng muốn phô trưong cái khả năng của mình ra thế giới bên ngoài hơn là chấp nhận cái phần hèn của những ngày Thanh mạt, hay ngày đầu của “ cải cách ruộng đất” và “cách mạng văn hóa” với Mao và nhóm tứ nhân bang!
Khi cái khát vọng muốn phô trương càng lớn, sức ép ấy đè lên phần đất phương nam càng nhiều. Nghĩa là, bành trướng Bắc Kinh muốn dùng Việt Nam như cái bàn đạp để phô trương và thách đố sức mạnh của mình ra thế giới bên ngoài. Theo đó, Biển Đông được chọn như là bàn cờ. Và con cờ lại chính là những kẻ xin làm nô lệ cho Tàu trong hàng ngũ lãnh đạo của đảng và nhà nước Việt cộng. Ở trong trường hợp này, nếu người Việt Nam không vận động được toàn lực sức mạnh của đồng bào ở trong nước, cộng với sự yểm trợ hữu hiệu của đồng bào ở hải ngoại. Không vận động được các lân bang trợ giúp, nguy cơ bị chính Việt cộng tiếp tay, đưa Việt Nam vào vòng Hán hóa như Tây Tạng là rất lớn. Nếu như không muốn nói là rất nhanh. Ngoại trừ một trường hợp. Sau thời qúa độ của cộng sản, Trung cộng lại sẽ quay về với cái bản đồ của thời Chiến Quốc.
Nhìn lại chuyện xưa. Người Do Thái đã có được một đoạn kết sau 40 năm lưu đày. Dân Việt Nam ta thế nào? Thế nào và ra sao thì chưa biết sao. Nhưng con số 40 tính từ ngày 30- 4-1975 đến nay đã gần kề. Đó tuy không phải là một con số qúa lớn. Nhưng đủ cho chúng ta nhìn thấy một hình ảnh. Hầu như những ngưòi đã trưởng thành khi rời Ai Cập đều không vào được đất hứa, dù rằng họ là những người hăng hái nhất quyết ra đi và tìm về đất hứa. Như thế có phải là một bất công hay không? Tôi không biết có phải là một bất công hay không. Nhưng cho rằng, cái trưởng thành ấy phải lùi lại dĩ vãng, dù phía bên này hay là bên kia, để cho những thành tựu mới phát triển vươn lên. Và trong cái nhìn trưởng thành ấy, thiết tưởng đến lúc, mỗi ngưòi nên có cái nhìn định hướng rõ ràng cho tương lai của đất nước hơn là mơ hồ với màu sắc ảo giác chính trị. Rồi tích cực hơn, nên đặt ra một câu hỏi để mọi người đều có cơ hội trả lời và thực tâm hỗ trợ cho câu trả lời của chính mình:
Ai sẽ cứu Non Sông?
1- Đồng bào ở hải ngoại chăng?
2- Trí thức lỡ thời, dở thầy, dở thợ,(móc ngoặc với Việt cộng) ở hải ngoại ?
3- Thanh niên, sinh viên, học sinh và đồng bào ở trong nước?
4- Trí thức xã hội, dân tộc ở trong nước?
5- Quân đội Việt Nam chăng?
• Trách nhiệm Cứu Non Sông là của mọi con dân Việt Nam. Nhưng về thành phần, động lực, dư luận cho rằng. Thuyền đã ra khơi rất khó quay về. Những ngưòi dở hơi sức lực của họ dành “ oánh” nhau còn không đù, sức đâu cứu non sông? Theo đó, sức sống, năng lực của dân tộc chỉ còn ở trong huyết quản của người thanh niên, sinh viên học sinh. Họ sẽ dâng cao ngọn cờ cứu Non Sông. Rồi Ngô quyền, trong hàng ngũ quân đội vì mệnh nước mà chém Kiều công Tiễn, xuất binh. Khi đó, đồng bào trong cả nước, như ngọn sóng thần dâng lên quyét sạch rác rưởi cộng sản và bành trướng ra khỏi quê hương Việt Nam. Mong lắm thay.
• Câu trả lời của bạn là gì nào?.
Xương trắng tiền nhân xây Đất Mẹ,
Máu hồng con cháu cứu Non Sông.
Bảo Giang
4-2012
Một trong những bài hùng ca vang dội nhất trong lịch sử của dân tộc mà tiền nhân còn để lại cho cháu con ngàn đời sau là: Bài ca chiến thắng trên sông Bạch Đằng. Trận chiến này đã tiêu diệt quân Nam Hán và mở ra một trang sử oanh liệt cho dân tộc Việt. Nhờ đâu, Tiền Nhân ta đã tạo nên trang sử vĩ đại ấy? Hẳn nhiên, khi đọc lịch sử, ngưòi ta dễ nhận ra hai điểm chính yếu đã tạo nên Lịch Sử ngàn đời này là:
1. Do lòng yêu nước của toàn dân, hợp với một tài năng quân sự nổi bật đã biết dùng sức nước, sức người và chọn điểm chết cho quân xâm lược.
2. Trước khi diệt ngoại xâm phải trảm kẻ nội thù.
Thật vậy, để cứu Non Sông, chính Thống Soái Ngô Quyền đã ưu tiên chọn lựa phương sách: Trảm cái đầu của tên nội gian Kiều công Tiễn trước khi xuất binh diệt ngoại xâm. Kết qủa, chiến lược này đã chứng minh được tính cách đứng đắn và hoàn hảo của nó để dẫn đến thành công.
Nhìn vào tình thế Việt Nam hiện nay, cái nguy mất nước và bị đô hộ từ phương bắc không khác xưa. Nhưng trong thực tế, còn cấp bách, tồi tệ gấp nhiều lần thời của Ngô Quyền. Bởi vì, từ ngoài biên, đội quân phương bắc được rước vào đất Nam bằng nhiều phương cách, hình thức khác nhau. Tệ hơn, không phải họ được rước vào bởi một tên bán nước Kiều công Tiễn, nhưng là một tập đoàn Lê chiêu Thống trong cái gọi là chính trị bộ, hay trong cái ủy ban trung ương của nhà nước Việt cộng. Tập thể này đã luôn ngày đêm tận lực, tận trí, thực hiện cho bằng được công tác đón rước khách vào, và mở ra những phương sách để đồng hóa người Việt Nam theo yêu cầu của phương bắc, kể cả việc dùng bạo lực thô bỉ với chính đồng bào của mình. Trước vận nước nguy nan và cảnh người dân sống trong thống khổ điêu linh, người Việt Nam nếu muốn cứu Non Sông, không còn cách chọn lựa nào khác ngoài cái tiên kiến mà Thống Soái Ngô Quyền đã thực hiện trước khi diệt quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.
- Tại sao chúng ta phải trảm Kiều công Tiễn trước?
- Dĩ nhiên, câu trả lời phải bằng sự cân đo của lý trí, của phân tích vì tương lai, vì lịch sử của dân tộc và đất nước, hơn là trả lời theo cảm tính giận hờn, thù ghét hay yêu thích! Nghĩa là, câu trả lời sẽ không chỉ dựa vào những kết qủa có thể khách quan, hoặt tất yếu phát sinh từ những hành động của họ đã gây ra cho dân tộc như tang thương chia lìa, mất mát, suy đồi nền đạo lý, văn hóa hay bị mất Nam Quan, Bản Giốc, Trường Sa, Hoàng Sa, để họ đổ lỗi cho nhau và bảo đó là do hoàn cảnh xã hội tạo ra. Nhưng là dựa vào những văn bản chủ thể làm nền, làm hướng đi cho chế độ này để trả lời. Có thế, sự kiện dứt khoát của người dân Việt mới là một sự rõ ràng trước lịch sử. Muốn thế, buộc chúng ta phải lần lượt nhìn lại những văn kiện từ phía cá nhân của người lãnh đạo, đến những hàng ngũ cán bộ thực thi kế hoạch, chương trình của họ trong suốt 80 năm qua như thế nào?
1. Về cá nhân Hồ chí Minh, người được coi là lãnh đạo của tổ chức cộng sản tại Việt Nam ra sao?
Hồ chí Minh là một ngưòi được nghe nhắc đến bằng qúa nhiều cái tên. Trong đó, cái tên nào là của y, cái tên nào là vay mượn hay được gán ghép cho y, chẳng mấy ai dám khẳng định? Nói cách khác, Hồ chí Minh, có cái xác nằm phơi khô ở Ba Đình kia có phải là Nguyễn Sinh Cung, con của của Nguyễn Sinh Sắc, cháu của Hồ Sỹ Tạo, và cũng là Nguyễn tất Thành, Lý Thụy, rồi Trần Dân Tiên hay không? Hay Y chỉ là ngưòi được đẻ ngang vào bản lý lịch của Nguyễn tất Thành, sau khi Nguyễn ái Quốc bị bắt ở Hồng Kông và đã chết ở trong tù, hay đã chết vì ho lao sau đó? Nghĩa là, có thể có một kẻ đã được dịch dung và được cho sống lại bằng cái tên Hồ chí Minh sau khi Nguyễn ái Quốc đã chết. Rồi được đưa vào tổ chức của cụ Hồ Học Lãm. Sau đó nhờ Trường Chinh, Lâm đức Thụ, và Phạm văn Đồng công kênh về Việt Nam mở hội nghị ở Tân Trào vào ngày 3-2-1930 và thành Hồ chí Minh cũng là Trần dân Tiên, với cái xác đang nằm ở trong lăng mộ Ba Đình cho bầy đoàn cộng sản cúng tế tranh ăn?
Sở dĩ có nhiều người nói đến chuyện này là vì theo sở tình báo Pháp thì Nguyễn Ái Quốc, tức Nguyễn tất Thành đã chết vì bệnh phổi vào năm 1932 ở bên Tầu. Có lẽ vin vào cái chết này, mà Hồ Tuấn Hùng chuyên gia sử học của Đài Loan viết một cuốn sách, với những bằng chứng xác quyết Hồ Chí Minh ở Việt Nam sau này, là kẻ đóng thế vai, là một người Tầu gốc Hẹ, thuộc dòng tộc của tác giả thay vì là người Việt theo dòng của Nguyễn sinh Sắc. Việc đúng, sai của cuốn sách chưa thể xác nhận. Nhưng trong thực tế, Tàu đã muốn nhờ cuốn sách này để đồng hóa Hồ là người Tàu.
Riêng về phía Việt Cộng tự nhiên lạnh tay lạnh chân, không dám công khai thực nghiệm DNA trên cái xác của Hồ để chứng minh chuyện của Hồ tấn Hùng là gỉa tạo. Hoặc đã làm thử nghệm nhưng không dám công bố. Bởi lẽ, nếu chẳng may lộ chuyện Hồ không có DNA theo dòng của Nguyễn sinh Sắc thì chết cả nút! Lúc ấy có muốn bỏ chạy cũng chạy không kịp. Hoặc gỉa đã biết rõ vụ việc này nên các quan chức Việt cộng phải kín miệng, thi nhau vơ vét tiền bạc, công quỹ, tài sản của Quốc Gia trước khi bỏ chạy? Dĩ nhiên, trong cả hai trường hợp giữ im lặng, các chú khách là những người vui mừng và hưởng lợi. Mừng vì nó là Tàu thật hay tàu gỉa thì cũng đều là Tàu cả!
Ở đây, nên bỏ ra bên ngoài cái lý lịch mờ ám và không đáng tin của Hồ. Bởi vì, dù y là người Việt Nam có quê đẻ ở làng Kim Liên, hay là được dịch dung từ một nhân vật thuộc cánh Tàu Hẹ nào đó, không phải là vấn đề của giai đoạn này ( vì không thể xác minh được). Nhưng thành tích của Hồ chí Minh còn để lại không thể không nhắc đến. Theo đó, một người được gọi là người yêu dân, thương nước, người đi cứu Non Sông thì phải có những hành động nào?
Họ là người liều chết để bảo vệ danh dự và sự Độc Lập của tổ quốc như trường hợp của Thống Soái Ngô Quyền, hai bà Trưng, Đức Hưng Đạo Vương, Đức Lê Lợi, Đức Quang Trung Nguyễn Huệ, như Tổng Thống Ngô đính Diệm? Hay người ấy phải làm đề án, xin phép người ngoài phê chuẩn để được giết dân mình cho thoải mái. Rồi đưa dân vào vòng nô lệ cho ngoại bang như Hồ chí Minh, Lê chiêu Thống, Phạm văn Đồng, Đặng xuân Khu, nói chung là tập đoàn lãnh đạo cộng sản tại Việt Nam?
Rồi một người lãnh đạo phải nhận lệnh từ ngoại bang để “điều hành việc nước” thì kẻ đó phục vụ cho quyền lợi của đất nước mình, hay là phục vụ cho ý đồ bạo tàn của ngoại bang? Phần trả lời tôi xin nhường cho qúy độc gỉa. Ở đây, tôi chỉ xin trích lại những bản văn do chính Hồ chí Minh viết như là một chứng cứ để mọi người có được câu trả lời xác đáng về Y.
• Thư ngày 06-6-2038, Hồ gởi Stalin. “Đồng chí hãy phân tôi đi đâu đó, hay là giữ tôi ở lại đây. Hãy giao cho tôi một việc làm gì mà theo đồng chí cho là có ích. ( HCM toàn tập, tập 3 trang 90). Bạn hãy nhìn cho thật tường tận cung cách của kẻ xin làm nô lệ của Hồ. Bạn sẽ hiểu được việc y giết đồng bào mình để lấy lòng cộng sản là đáng kinh tởm như thế nào? Việc Y xin giết đồng bào Việt Nam cũng là điều có ích chăng?
• R ồi vào ngày 31-10-1952 . Hồ viết: “Đồng chí Stalin kính mến, Tôi gởi cho đồng chí đề án cải cách ruộng đất của đảng Lao Động Việt Nam ( tên của đảng cộng sản lúc bấy giờ). Đề án này tôi đã hoàn thành với sự giúp đỡ của hai đồng chí Liu Shaoshi và Van szia-Sian. Đề nghị đồng chí tìm hiểu và đưa ra chỉ thị về đề án này”.
Khi viết lá thư này, Hồ có coi tập thể người Việt Nam là đồng bào với Y hay không? Hay mạng sống của người dân Việt sẽ tuỳ thuộc vào lời phê chuẩn của Stalin trong cái gọi là cải cách ruộng đất sau này? Tệ hơn thế, cách giết dân trong cái đề án này lại do Tàu cộng chỉ đạo!
• Cùng với lá thư tự biên tự diễn trên, Hồ chí Minh đã cương quyết đẩy Việt Nam vào hướng đi khốn cùng, ảo tưởng của cộng sản theo tinh thần của đại hội kỳ V với nghị quyết vào tháng 6,1924 như sau:: ““Điều mà chúng ta bắt buộc các đảng Cộng Sản phải làm là tìm cách xử dụng các phần tử dân tộc chống lại giai cấp tư sản. Các đảng Cộng Sản phải thúc đẩy các phần tử bất mãn chống lại chế độ…Dĩ nhiên chúng ta không bao giờ chấp nhận các phần tử dân tộc…Chúng ta chỉ lợi dụng sự bất mãn của họ để phục vụ cuộc cách mạng vô sản mà thôi.”
Với chủ trương này, Hồ đã mở cuộc đấu tố rập theo khuôn mẫu của Mao ở trên toàn miền bắc từ 1954-56 với kết qủa là hơn 170000 người dân Việt Nam đã bị giết, và hàng trăm ngàn người khác mất sản nghiệp! Cũng nên nhớ rằng, trong hàng ngũ Việt Minh chống Pháp, có rất nhiều người có tinh thần dân tộc, không đảng phái. Họ đi chiến đấu dưới ngọn cờ của Việt minh, không phải vì theo cộng sản, nhưng mang tinh thần của người yêu nước đi chống xâm lăng.
Vì không thể lợi dụng được và cũng không cùng chí hướng, nên cuộc cải cách ruộng đất do Hồ chí Minh chỉ đạo và Trương Chinh, kẻ làm ra kế hoạch đã mượn gío bẻ măng, tiêu diệt hầu như tất cả những thành phần có tinh thần quốc gia, dân tộc tự chủ ở trong tổ chức của Việt Minh. Con số này không nhỏ. Họ là những sỹ quan ưu tú trong quân đội đánh tây. Là những nhà văn, nhà báo, trí thức chân chính cũng như các điền chủ, phú nông, thương buôn địa phương, đã từng bỏ tài lực, bỏ cả xương máu ra trong công cuộc chống xâm lăng, đều bị thanh toán sạch sẽ trong thời kỳ này. Mục đích của việc thanh toán này là mở đưòng cho những người chủ trương theo tàu có chỗ đứng và tiêu diệt hết những thành phần có khuynh hướng dân tộc. Dĩ nhiên, Hồ chí Minh và Trường Chinh chỉ là những kẻ thi hành cho một kế hoạch lớn từ các “cố vấn” Tàu.
Với hạng ngưòi vong bản, coi rẻ mạng sống của đồng bào. Hay là kẻ mù quáng, bệnh họan đã mang chủ nghĩa duy vật vào đất nước, rồi suốt mấy chục năm qua đã tạo nên một cuộc sống khố đáy điêu linh cho đồng bào theo những văn bản còn để lại. Trong đó, mọi người đều chứng kiến tận mặt những cảnh tang thương như: Con mất cha, vợ mất chồng, anh chị em mất nhau. Người thân mất họ hàng, xóm giềng mất bằng hữu. Đồng bào mất tình nghĩa, dân tộc mất văn hóa, xã hội mất luân lý. Gia đình mất đạo nghĩa. Con người mất tín trung. Tổ quốc mất đất đai bờ biển. Non sông mất bờ cõi. Dân tộc mất Độc Lập, toàn dân mất Tự Do, mất Nhân Quyền, mất Công Lý… Hỏi xem, chúng ta có thể cộng tác với Y trong việc đánh đuổi bá quyền phương bắc hay không?
2. Về tập thể được gọi là chính trị bộ của đảng cộng sản tại Việt Nam thì sao?
Họ là những người biết bảo vệ cho quyền lợi của dân tộc và đất nước hay là một tập đoàn bán nước cầu vinh theo Hồ? Họ là những tài lương đống của quốc gia, hay là một thứ công cụ được dùng để thi hành sách lược mà Hồ chí Minh đã đề ra ngay từ khi thành lập đảng cộng sản là đưa đất nước Việt Nam vào qũy đạo cộng sản để tận diệt nhân bản và lương tri của xã hội?
a. Họ là ai?
Theo những tài liệu còn lưu trữ, chuyện Việt cộng bán đất cho Tàu không phải đến nay mới có, nhưng ngay sau khi cộng sản chiếm được miền bắc Việt Nam vào năm 1954. Hồ chí Minh đã chỉ thị cho Phạm văn Đồng, thực hiện công hàm, công nhận hải phận của tàu cộng trên vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam vào năm 1958.
“CHÍNH PHỦ NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ CÔNG NHẬN QUYẾT ĐỊNH VỀ HẢI PHẬN CỦA TRUNG-QUỐC
Thưa đồng chí Chu Ân-lai,
Tổng lý Quốc vụ viện nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa,
Chúng tôi xin trân trọng thông báo tin để đồng chí Tổng lý rõ:
Chính phủ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc.
Chính phủ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà tôn trọng quyết định ấy và chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung-quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa trên mặt biển.
Chúng tôi xin kính gửi đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.
Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 1958
PHẠM VĂN ĐỒNG”
Bản văn này đã chứng minh một cách rõ ràng cái bản chất bán nước vầu vinh trong hàng ngũ cộng sản. Và nó cũng đủ chứng minh lý do tại sao cái nhà nước gọi là “ Việt Nam dân chủ cộng hòa” do Hồ lãnh đạo đã hoàn toàn im lặng, nếu như không muốn nói là đã vui mừng nhảy múa, reo hò khi Tàu cộng chiếm được hai quần đảo này từ tay quân đội của Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1974. Để rồi, tiếp theo cái công hàm quái gở này là những Hiệp Định, Hiệp Thương biên giới do Lê khả Phiêu, Đỗ Mười, Nguyễn mạnh Cầm, Phan văn Khải, Võ văn Kiệt, Lê đức Anh... ký kết với Trung cộng. Kết qủa, nhờ có những tên tuổi này mà những vùng đất của quê hương Việt Nam như Bản Giốc, Nam Quan, Lão Sơn, Tục Lãm... đã là phần nội địa của tàu cộng từ năm 1999 và 2000.
Và còn tệ hại hơn cả những phần đất đã bị bán đứt ấy, Nguyễn tấn Dũng, Nông đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Minh Triết... đưa rước tàu cộng sang thầu và trúng thầu tất cả mọi công trình xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng từ cầu đường, đến các nhà máy điện từ bắc đến nam. Có thể nói, không còn một nơi chốn nào trên mảnh đất quê hương Việt thiếu dấu chân của quan cán Trung cộng vào ra mà không cần phải có giấy thông hành. Ấy là chưa kể đến việc Nguyễn tán Dũng đưa rước Tàu cộng vào xây dựng cơ sở ( bí mật?) ở cao nguyên trung phần và được che dấu bằng cái mỹ từ khai thác Bauxite ở Đak Nông, Tân Rai, Nông Cơ... mà không một quan cán Việt cộng nào được phép lai vãng đến những vùng đất này nữa. Thêm vào đó là việc nhà cầm quyền cộng sản đã đỡ đầu, tích cực hỗ trợ cho các quan cán cấp tỉnh, thành, địa phương tự do ký kết các khế ước cho thuê rừng, thuê biển dài hạn, không thuế hay thuế nhẹ cho các hoa kiều ( tàu cộng) trong khi dân ta không có một mảnh đất làm nhà. Tện hơn, bị coi như một thứ nô lệ trên quê hương của mình. Vậy họ là ai? Kẻ bán nước cầu vinh hay những lương đống của đất nước?
b. Tư duy của thành phần này thế nào?
Không phải đến hôm nay, những Kiều công Tiễn trong cái gọi là chính trị bộ mới có sáng kiến đưa ra vấn đề học tiếng Hoa với mục đích đưa Việt Nam tiến nhanh vào vòng nô lệ văn hóa cho tàu. Nhưng trước đó, Trường Chinh tức Đặng xuân Khu, viên bí thư đầu tiên của đảng cộng sản tại Việt Nam cũng đã mở ra chương trình ngu dân này cho toàn đảng cộng học tập và chấp hành. Có khác là vào thời gian trước, Việt cộng chưa nắm được quyền lực, nên Khu chỉ có thể ra lời kêu gọi. Nhưng nay, Phạm vũ Luận, cho rằng đã vững chân để vận động và thực hiện hoài bão, buộc học sinh học tiếng tàu? Trước là để biết cách cung nghinh tàu theo lời chỉ đạo của Thái Thú. Sau là để cá nhân hoặc phe nhóm của Luận giữ được cái ghế? Bởi vì, cả hai cùng một luận điệu như nhau. Chinh viết:
“Việt Minh Vận Động cho Việt Nam làm Chư Hầu Trung Quốc
ỦY BAN HÀNH CHÁNH KHÁNG CHIẾN VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG Hòa
Hỡi đồng bào thân mến!
Tại sao lại nhận vào trong nước Việt Nam yêu mến của chúng ta, là một nước biết bao lâu làm chư hầu cho Trung quốc, cái thứ chữ kỳ quặc của bọn da trắng Tư Bản đem vào! Tại sao ta lại truyền bá trong dân chúng từ ải Nam Quan đến mủi Cà Mau, cách viết chữ dị kỳ của tên thực dân Alexandre de Rhodes đã đem qua xứ mình như thế ?
Không, đồng bào của ta nên loại hẳn cách viết theo lối âu tây ấy - một cách viết rõ ràng có mau thật đấy - và ta hãy trở về với thứ chữ của ông bà ta ngày trước, là thứ chữ nho của Trung Quốc.
Vả chăng, người Trung Hoa, bạn của ta - mà có lẽ là thầy của chúng ta nữa, ta không hổ thẹn mà nhìn nhận như thế - có phải là dân tộc văn minh trước nhất hoàn cầu không?
Còn nói gì đến y khoa của Âu Mỹ: Chúng chỉ cắt, đục, khoét, nạo! Có thế thôi! Hỡi đồng bào yêu mến! Chúng ta hãy gạt bỏ cách chữa bệnh của bọn Ðế quốc phương Tây đem qua xứ ta! Ta hãy bỏ nhà bảo sinh của chúng, bỏ bệnh viện của chúng, ta hãy dùng thuốc dán của ông cha ta để lại và nhất là dùng thuốc Tàu danh tiếng khắp cả hoàn cầu. Ta hãy trở về phương pháp này, trước nữa để ủng hộ các bạn Trung Hoa, sau nữa để loại ra khỏi nước Việt Nam yêu mến của ta bao nhiêu những đồ nhập cảng thực dân như là khoa hoc, phát minh v.v.
Ta hãy quét sạch lủ "trí thức" đã xuất thân ở các trường Âu Mỹ, đế quốc và thực dân! Chúc "Tổng phản công" và "Thi hành mọi phương pháp bài trừ thực dân".
Trường Chinh , Tổng thư ký đảng Lao Ðộng ( cộng sản)”
Thật là một tủi nhục cho đất nước và dân tộc Việt Nam khi bản văn này xuất hiện và còn lưu truyền. ! Nhưng có lẽ nó lại là một hãnh diện to lớn nhất cho cái dòng họ đã đẻ ra Khu và cho cái đảng và nhà nước Việt cộng mà Khu đóng vai trò chỉ đạo chăng? Bởi vì, lãnh tụ, cây lý thuyết của đảng đã đẻ ra được cái bản văn nô lệ có một không hai trong lịch sử loài người!
Hỏi xem, có bao nhiêu người Việt Nam đã đọc bản văn này? Họ đọc và nghĩ gì? Họ, kể cả các đoàn đảng viên của cộng sản, thấy tủi nhục cho dân tộc và đất nước hay hãnh diện vì việc làm của kẻ nô lệ? Rồi có bao nhiêu ngưòi nhìn ra được hướng đi, xin làm nô lệ cho Tàu cộng nằm ngay trong cơ chế lãnh đạo của cái đảng gọi là Việt cộng? Hay, ngoại trừ một chính quyền của Tổng Thống Ngô đình Diệm với ngài cố vấn Ngô đình Nhu?
Ai cũng biết, dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa đã có những quy chế về cư trú và các ngành nghề dành riêng cho giới Hoa kiều cư trú tại Việt Nam. Hơn thế, Tổng Thống Ngô đình Diệm và chính phủ đã có một kế hoạch đứng đắn cho người Hoa hội nhập vào đất nước Việt, nơi mà họ đang sinh sống. Đề, từ nơi đó, họ hòa minh và là người Việt, dần dần quên và bỏ hẳn cái gốc gác của mình đi. Những ai ở Sài Gòn trước kia, đều nhận ra rằng: Chương trình này đã mang lại rất nhiều kết qủa tốt đẹp. Chợ lớn không còn phải là cái chợ của mấy chú ba bụng phệ, một mình một chiếu “ ngổ ái nỉ” hoặc hô hóan giữa đường “Hồ chí Mỉnh qúa thối, qúa thối” như xưa. Nhưng là một khuôn khổ sinh hoạt trong phong cảnh, luật lệ Việt Nam. Từ tên đường phố, đến tên các hàng quán đều là những dòng chữ Việt. Đặc biệt các trưòng tư của Hoa kiều vẫn được mở cửa nhưng tiếng Việt, văn hóa Việt phải là ngôn ngữ chính cho học sinh.
Nay bộ GD&ĐT của nhà nước Việt cộng lại có kế hoạch làm những điều trái ngưọc với chính sách của Tổng Thống Diệm khi họ công bố cái gọi là “xin ý kiến rộng rãi” về dự thảo chương trình tiếng Hoa cho cấp tiểu học và cấp THCS, nhằm mục đích “thông qua tiếng Hoa có hiểu biết ban đầu về con người, cuộc sống, văn hóa của người Hoa ở Việt Nam; xây dựng thái độ ham mê học tập tiếng Hoa, tăng cường nhận biết về vai trò của tiếng Hoa trong đời sống ”. Ai nghe qua cũng đều phẫn nộ vì biết rõ: Đây chính là mưu đồ Hán hóa người Việt của những quan chức Tàu trong hàng ngũ Việt cộng.
Vì theo đuổi mộng ước làm quan cho Tàu, nên ngay khi cái thông báo của Luận vừa tung lên mạng, lập tức một làn sóng dư luận phẫn nộ trong công chúng đã trỗi lên khắp nơi, trong nước cũng như ngoài nước. Trước tình cảnh ngậm hờn đó, chưa đầy một ngày sau, bộ Giáo không Dục của nhà nước Việt cộng đã phải ra thông báo "đính chính" rằng: “Ðối tượng áp dụng là học sinh dân tộc Hoa cấp tiểu học và trung học cơ sở đang sinh sống ở Việt Nam.”. Nghe qua tưởng xuôi tai. Thực tế lại khác. Bởi lẽ, nếu đúng như sự việc đính chính thì có khác nào nhà nước này đã xác định rằng, số học sinh người Hoa ở Việt Nam đã qúa nhiều. Nhiều đến nỗi phải đưa tiếng Hoa vào trong chương trình của bậc tiểu học và trung học cơ sở để đáp ứng như cầu cho học sinh?
Hay bản đính chính này chỉ là một cách che đạy mờ ám cung cách dối trá, chạy xin chỗ tựa của Luận. Bởi lẽ, theo bản thống kê dân số của cuộc điều tra dân số chính thức của Tổng cục Thống kê năm 2009, xác định dân số các sắc tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam như sau: Dân tộc Tày có 1.626.392 người - Dân tộc Thái có 1.550.423 người; Dân tộc Mường có 1.268.963 người - Dân tộc Nùng có 968.800 người - Dân tộc Khmer có 1.260.640 người - Dân tộc Chăm có 132.873 người - Dân tộc Hoa có 823.071 người. Dĩ nhiên con số 823971 chỉ bằng nửa con số 1,626391 của người Tày. Nhưng tại sao lại được Luận nâng lên hàng ” cuốc” sách của bộ giáo dục Việt cộng, thay vì quy hoạch theo vùng, nơi có các sắc tộc sinh sống để giúp bảo vệ tiếng nói của sắc tộc trong đất nước Việt Nam?
Hỏi như thế là để có thể đưa ra một kết luận tạm cho vụ việc này là: Luận muốn nhập cảng thêm nhiều, có thể là rất nhiêu người Hoa theo nhãn hiệu giảo viên và gia đình của họ nhập vào trong lòng nội địa Việt Nam. Sau đó, những người này sẽ dần dần chiếm chỗ và quản trị ngành giáo dục của Việt cộng để chương trình Hán hóa văn hóa Việt Nam được tiến nhanh tiến mạnh lên theo yêu cầu của bành trướng bắc phương? Phần cá nhân, chẳng nói ra thì Luận đã mơ sẽ là một quan viên Thái Thú nhớn nhất?
Đến đây, với những văn bản còn rành rành kia. Với những thành tích “đặc biệt” của giai cấp lãnh đạo đảng và nhà nước Việt cộng ở Việt Nam đã làm trong suốt 80 năm qua, liệu chúng ta có thể có được một câu trả lời rõ ràng, dứt khoát trước lịch sữ hay không? Nghĩa là, chúng ta có thể cộng tác với họ trong việc chống xâm lăng từ phương bắc không? Hay cộng tác với Việt cộng chống bành trướng Bắc Kinh chi là một hành động thiếu lý trí, hỗ trợ chúng đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc vào vòng nô lệ cho Tàu cộng. Hoặc giả, cộng tác với Việt cộng là ta giúp ta và giúp con cháu ta làm nô lệ cho bành trướng từ phương bắc sớm hơn?
Bởi vì, từ xưa đến nay, có bao giờ, từ Tống, Minh, Nguyên, Hán, Mãn, thôi dòm ngó về phương Nam chưa? Hẳn nhiên là chưa và càng lúc mưu đồ Hán hóa phương nam càng lớn. Nhất là lúc phong cách của một anh bán hàng rong, bán ve chai để kíếm sống cách đây 50 năm đã được tây phương đầu tư và dạy cho học biết về kỹ thuật tân tiến, nên Bắc Kinh càng nóng lòng muốn phô trưong cái khả năng của mình ra thế giới bên ngoài hơn là chấp nhận cái phần hèn của những ngày Thanh mạt, hay ngày đầu của “ cải cách ruộng đất” và “cách mạng văn hóa” với Mao và nhóm tứ nhân bang!
Khi cái khát vọng muốn phô trương càng lớn, sức ép ấy đè lên phần đất phương nam càng nhiều. Nghĩa là, bành trướng Bắc Kinh muốn dùng Việt Nam như cái bàn đạp để phô trương và thách đố sức mạnh của mình ra thế giới bên ngoài. Theo đó, Biển Đông được chọn như là bàn cờ. Và con cờ lại chính là những kẻ xin làm nô lệ cho Tàu trong hàng ngũ lãnh đạo của đảng và nhà nước Việt cộng. Ở trong trường hợp này, nếu người Việt Nam không vận động được toàn lực sức mạnh của đồng bào ở trong nước, cộng với sự yểm trợ hữu hiệu của đồng bào ở hải ngoại. Không vận động được các lân bang trợ giúp, nguy cơ bị chính Việt cộng tiếp tay, đưa Việt Nam vào vòng Hán hóa như Tây Tạng là rất lớn. Nếu như không muốn nói là rất nhanh. Ngoại trừ một trường hợp. Sau thời qúa độ của cộng sản, Trung cộng lại sẽ quay về với cái bản đồ của thời Chiến Quốc.
Nhìn lại chuyện xưa. Người Do Thái đã có được một đoạn kết sau 40 năm lưu đày. Dân Việt Nam ta thế nào? Thế nào và ra sao thì chưa biết sao. Nhưng con số 40 tính từ ngày 30- 4-1975 đến nay đã gần kề. Đó tuy không phải là một con số qúa lớn. Nhưng đủ cho chúng ta nhìn thấy một hình ảnh. Hầu như những ngưòi đã trưởng thành khi rời Ai Cập đều không vào được đất hứa, dù rằng họ là những người hăng hái nhất quyết ra đi và tìm về đất hứa. Như thế có phải là một bất công hay không? Tôi không biết có phải là một bất công hay không. Nhưng cho rằng, cái trưởng thành ấy phải lùi lại dĩ vãng, dù phía bên này hay là bên kia, để cho những thành tựu mới phát triển vươn lên. Và trong cái nhìn trưởng thành ấy, thiết tưởng đến lúc, mỗi ngưòi nên có cái nhìn định hướng rõ ràng cho tương lai của đất nước hơn là mơ hồ với màu sắc ảo giác chính trị. Rồi tích cực hơn, nên đặt ra một câu hỏi để mọi người đều có cơ hội trả lời và thực tâm hỗ trợ cho câu trả lời của chính mình:
Ai sẽ cứu Non Sông?
1- Đồng bào ở hải ngoại chăng?
2- Trí thức lỡ thời, dở thầy, dở thợ,(móc ngoặc với Việt cộng) ở hải ngoại ?
3- Thanh niên, sinh viên, học sinh và đồng bào ở trong nước?
4- Trí thức xã hội, dân tộc ở trong nước?
5- Quân đội Việt Nam chăng?
• Trách nhiệm Cứu Non Sông là của mọi con dân Việt Nam. Nhưng về thành phần, động lực, dư luận cho rằng. Thuyền đã ra khơi rất khó quay về. Những ngưòi dở hơi sức lực của họ dành “ oánh” nhau còn không đù, sức đâu cứu non sông? Theo đó, sức sống, năng lực của dân tộc chỉ còn ở trong huyết quản của người thanh niên, sinh viên học sinh. Họ sẽ dâng cao ngọn cờ cứu Non Sông. Rồi Ngô quyền, trong hàng ngũ quân đội vì mệnh nước mà chém Kiều công Tiễn, xuất binh. Khi đó, đồng bào trong cả nước, như ngọn sóng thần dâng lên quyét sạch rác rưởi cộng sản và bành trướng ra khỏi quê hương Việt Nam. Mong lắm thay.
• Câu trả lời của bạn là gì nào?.
Xương trắng tiền nhân xây Đất Mẹ,
Máu hồng con cháu cứu Non Sông.
Bảo Giang
4-2012
Văn Hóa
''Ngàn Đời Chúa Vẫn Trọn Tình Thương''
Phạm Trung
07:02 13/04/2012
Mừng Lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa. Xin giới thiệu bài hát "Ngàn Đời Chúa Vẫn Trọn Tình Thương"
Cảm Hứng TV 136. Trình bày Tốp Ca, của Phạm Trung
Cảm Hứng TV 136. Trình bày Tốp Ca, của Phạm Trung
Cuộc đời cần có Chúa
Tuyết Mai
09:44 13/04/2012
Ừ thì cuộc đời thật đen bạc, ai lại chẳng biết thưa có phải?. Con người ta sống không qua khỏi bốn cái cửa là sinh, bệnh, lão, rồi thì tử. Nhưng chẳng lẽ thế ta cứ ở đó mà than thở à?. Ngày nào thì cũng giống như ngày nấy thôi!. Chúa ban cho tất cả mọi người đều giống nhau là có 24 tiếng để sống, để thở, để ăn, ngủ nghỉ, và thờ phượng Chúa. Làm kiếp người thì ai cũng như ai, chỉ khác nhau ở chỗ ta biết làm sao để sống cho tâm trí và tâm hồn được thoải mái và bình an. Kiếp người thì cũng chẳng khác mấy với loài động vật chỉ trừ Chúa ban cho con người cái trí thông minh hơn chúng, và linh hồn sống đời đời.
Thế thì ta phải làm sao cho khác với loài động vật những gì Chúa ban cho con người nhỉ?. À, khác cái là chúng ta biết có Thiên Chúa. Người là Đấng ban cho chúng ta sự sống và sự sống muôn đời. Người ban cho tất cả nhân loại con người cái quyền tự do để sống và tự do để chọn tôn thờ Người. Quả cái khó là ở chỗ đấy!. Vì Chúa ban cho chúng ta tự do, nên chúng ta đã để Người ở vị trí thấp nhất trong cuộc đời của chúng ta.
Vị trí của Người chúng ta để đằng sau hết thảy những gì chúng ta cảm thấy rất cần trong cuộc sống. Mở mắt bừng thức dậy việc đầu tiên chúng ta liền nghĩ đến là gì?. À có phải là hôm nay chúng ta phải gặp gỡ ai?. Phải làm gì nói gì để được cấp trên để ý?. Dân thương mại thì ôi thôi nghĩ đủ thứ cách để cho công ty ngày được thành công. Nghĩ không chưa đủ, phải thực hành, để có kết quả tốt đẹp. Dù là cho người này nghỉ việc, cắt bớt lương của người kia, và đì ải người nọ, để công ty được lời nhiều hơn. Có nhiều công ty sau khi cắt bớt và sa thải nhân viên thì hàng CEO tự tăng lương cho họ. Đời là buồn cười ra nước mắt thế đấy thưa anh chị em. Cũng như hiện nay bao nhiêu trường học cho thầy cô giáo nghỉ việc và cắt giờ, nhưng ở hạng cấp cao thì vẫn được trả lương hàng năm đến cả triệu đô la.
Cô giáo, học trò, đình công inh ỏi nhưng cũng chẳng làm hay thay đổi gì được họ. Họ có quyền làm vậy!. Ôi, nhân tình thế thái là thế đấy!. Rồi thì chuyện quốc gia cũng không khá gì hơn. Thế giới quay cuồng, nơi nơi nổi lên những sự phản đối của người nắm chính quyền. Nơi đâu chúng ta cũng thấy sự phẫn nộ của con người đối với con người. Và chúng ta đã, đang, hay làm được gì để thay đổi cho bộ mặt thế giới ngày tươi mát và hòa bình hơn?. Quả là khó lắm!. Chẳng những chúng ta chẳng làm được gì, nhưng không hết những lời bàn cãi và góp ý kiến, mà chúng ta nghe thao thao trong những giờ bình luận trên đài của TV hay Radio hằng đêm.
Phải như chúng ta nói ít đi một tí mà ra công sức làm nhiều hơn thì hay biết mấy nhỉ?. Lời bàn nào thì cũng hay. Lời bàn nào thì cũng có nhiều sự chống đối hơn là đồng tình. Lời bàn nào thì cũng có vẻ hợp lý và hợp tình, nhưng sự thật thì chẳng ai dám, muốn làm, có thể, hay có khả năng để làm. Bởi vì chúng ta ai cũng tự cho mình làm vua một cõi. Ý của ta là ý Trời. Việc Làm của ta là Phải. Ý Kiến của Ta phải được mọi người xem là Quan Trọng. Cho nên ai cũng là Quân Sư mà chẳng ai chịu làm lính thì kết quả hẳn ra sao ai ai cũng hiểu rồi!.
Điều tôi muốn nói ở đây là làm thân phận con người thì ai cũng như nhau. Chỉ khác rất nhiều ở chỗ nếu chúng ta biết sống theo Thánh Ý Chúa và để Người ở trong cái đầu, trái tim, và trong dạ của chúng ta, thì dù chúng ta có dở, Người cũng cho chúng ta sự thông minh vừa đủ để sống cùng với anh chị em, hòa thuận một nhà, và mọi sự đều được trở nên tốt lành theo Thánh Ý Chúa. Ai trong chúng ta chưa từng thấy cái chết của anh chị em chúng ta bao giờ? Mà vẫn ham muốn sống đời trên thế gian này?.
Mỗi một lần chúng ta dự một đám tang của ai đấy dù thân hay không thân, có làm cho chúng ta suy nghĩ về thân phận yếu hèn của chúng ta không?. Thưa có chứ, dù ít dù nhiều, cũng làm cho chúng ta khó xua đuổi những sự suy nghĩ ấy ít là vài ngày. Chúng ta sợ gì nhất khi thấy người thân thương của chúng ta bị chôn vùi sâu dưới lòng đất?. Buồn lắm phải không anh chị em?. Nhất là khi anh chị em đó hiện đang có tất cả, nhưng ra đi cách rất đột ngột, không gì báo trước. Lúc ấy chúng ta có cảm thấy rằng chẳng gì còn là quan trọng trong cuộc sống nữa!. Ngoài linh hồn sống đời đời của chúng ta mà thôi!.
Hẳn lúc bấy giờ chúng ta ít nhất cảm thấy rằng cuộc đời của chúng ta rất cần phải có Chúa hiện hữu. Cần phải được trở về. Cần phải được Chúa tha thứ tội, và xin được cho bỏ lối sống tội lỗi và bê tha trước đây. Vì chẳng có ai hay hoặc giỏi mà đoán trước ngày ra đi của chúng ta được. Thường là ra đi bất đắc kỳ tử. Một cơn đau tim, đứt mạch máu não, đụng xe, cháy nhà, và v.v…... Thế thì sự gì trên trần gian này còn có ý nghĩa khi chúng ta ra đi với hai bàn tay trắng?. Một tủ hột soàn có bán hết cũng chẳng mua được sự sống của chúng ta. Vàng ròng chất đầy kho thân thối rữa vẫn hoàn thân thối rữa. Nhà lầu, xe hơi, ruộng đất cũng chẳng làm cho bộ xương của chúng ta đắp bồi thịt để sống lại được. Vâng, từ ngàn xưa đến nay con người chết rồi là hết. Chẳng ai còn nhắc đến và cũng chẳng ai còn muốn chửi rủa hay trù ẻo cho chết nữa được.
Sống trên đời chỉ mong xin Chúa ban cho chúng ta hằng ngày dùng đủ và sự bình an của Người là quá đủ. Để còn có nhiều thời giờ mà chuẩn bị cho Nơi chúng ta sẽ đến. Ôi, còn hạnh phúc nào hơn khi có Chúa ở cùng từ bây giờ cho đến ngày thu …… Amen.
Thế thì ta phải làm sao cho khác với loài động vật những gì Chúa ban cho con người nhỉ?. À, khác cái là chúng ta biết có Thiên Chúa. Người là Đấng ban cho chúng ta sự sống và sự sống muôn đời. Người ban cho tất cả nhân loại con người cái quyền tự do để sống và tự do để chọn tôn thờ Người. Quả cái khó là ở chỗ đấy!. Vì Chúa ban cho chúng ta tự do, nên chúng ta đã để Người ở vị trí thấp nhất trong cuộc đời của chúng ta.
Vị trí của Người chúng ta để đằng sau hết thảy những gì chúng ta cảm thấy rất cần trong cuộc sống. Mở mắt bừng thức dậy việc đầu tiên chúng ta liền nghĩ đến là gì?. À có phải là hôm nay chúng ta phải gặp gỡ ai?. Phải làm gì nói gì để được cấp trên để ý?. Dân thương mại thì ôi thôi nghĩ đủ thứ cách để cho công ty ngày được thành công. Nghĩ không chưa đủ, phải thực hành, để có kết quả tốt đẹp. Dù là cho người này nghỉ việc, cắt bớt lương của người kia, và đì ải người nọ, để công ty được lời nhiều hơn. Có nhiều công ty sau khi cắt bớt và sa thải nhân viên thì hàng CEO tự tăng lương cho họ. Đời là buồn cười ra nước mắt thế đấy thưa anh chị em. Cũng như hiện nay bao nhiêu trường học cho thầy cô giáo nghỉ việc và cắt giờ, nhưng ở hạng cấp cao thì vẫn được trả lương hàng năm đến cả triệu đô la.
Cô giáo, học trò, đình công inh ỏi nhưng cũng chẳng làm hay thay đổi gì được họ. Họ có quyền làm vậy!. Ôi, nhân tình thế thái là thế đấy!. Rồi thì chuyện quốc gia cũng không khá gì hơn. Thế giới quay cuồng, nơi nơi nổi lên những sự phản đối của người nắm chính quyền. Nơi đâu chúng ta cũng thấy sự phẫn nộ của con người đối với con người. Và chúng ta đã, đang, hay làm được gì để thay đổi cho bộ mặt thế giới ngày tươi mát và hòa bình hơn?. Quả là khó lắm!. Chẳng những chúng ta chẳng làm được gì, nhưng không hết những lời bàn cãi và góp ý kiến, mà chúng ta nghe thao thao trong những giờ bình luận trên đài của TV hay Radio hằng đêm.
Phải như chúng ta nói ít đi một tí mà ra công sức làm nhiều hơn thì hay biết mấy nhỉ?. Lời bàn nào thì cũng hay. Lời bàn nào thì cũng có nhiều sự chống đối hơn là đồng tình. Lời bàn nào thì cũng có vẻ hợp lý và hợp tình, nhưng sự thật thì chẳng ai dám, muốn làm, có thể, hay có khả năng để làm. Bởi vì chúng ta ai cũng tự cho mình làm vua một cõi. Ý của ta là ý Trời. Việc Làm của ta là Phải. Ý Kiến của Ta phải được mọi người xem là Quan Trọng. Cho nên ai cũng là Quân Sư mà chẳng ai chịu làm lính thì kết quả hẳn ra sao ai ai cũng hiểu rồi!.
Điều tôi muốn nói ở đây là làm thân phận con người thì ai cũng như nhau. Chỉ khác rất nhiều ở chỗ nếu chúng ta biết sống theo Thánh Ý Chúa và để Người ở trong cái đầu, trái tim, và trong dạ của chúng ta, thì dù chúng ta có dở, Người cũng cho chúng ta sự thông minh vừa đủ để sống cùng với anh chị em, hòa thuận một nhà, và mọi sự đều được trở nên tốt lành theo Thánh Ý Chúa. Ai trong chúng ta chưa từng thấy cái chết của anh chị em chúng ta bao giờ? Mà vẫn ham muốn sống đời trên thế gian này?.
Mỗi một lần chúng ta dự một đám tang của ai đấy dù thân hay không thân, có làm cho chúng ta suy nghĩ về thân phận yếu hèn của chúng ta không?. Thưa có chứ, dù ít dù nhiều, cũng làm cho chúng ta khó xua đuổi những sự suy nghĩ ấy ít là vài ngày. Chúng ta sợ gì nhất khi thấy người thân thương của chúng ta bị chôn vùi sâu dưới lòng đất?. Buồn lắm phải không anh chị em?. Nhất là khi anh chị em đó hiện đang có tất cả, nhưng ra đi cách rất đột ngột, không gì báo trước. Lúc ấy chúng ta có cảm thấy rằng chẳng gì còn là quan trọng trong cuộc sống nữa!. Ngoài linh hồn sống đời đời của chúng ta mà thôi!.
Hẳn lúc bấy giờ chúng ta ít nhất cảm thấy rằng cuộc đời của chúng ta rất cần phải có Chúa hiện hữu. Cần phải được trở về. Cần phải được Chúa tha thứ tội, và xin được cho bỏ lối sống tội lỗi và bê tha trước đây. Vì chẳng có ai hay hoặc giỏi mà đoán trước ngày ra đi của chúng ta được. Thường là ra đi bất đắc kỳ tử. Một cơn đau tim, đứt mạch máu não, đụng xe, cháy nhà, và v.v…... Thế thì sự gì trên trần gian này còn có ý nghĩa khi chúng ta ra đi với hai bàn tay trắng?. Một tủ hột soàn có bán hết cũng chẳng mua được sự sống của chúng ta. Vàng ròng chất đầy kho thân thối rữa vẫn hoàn thân thối rữa. Nhà lầu, xe hơi, ruộng đất cũng chẳng làm cho bộ xương của chúng ta đắp bồi thịt để sống lại được. Vâng, từ ngàn xưa đến nay con người chết rồi là hết. Chẳng ai còn nhắc đến và cũng chẳng ai còn muốn chửi rủa hay trù ẻo cho chết nữa được.
Sống trên đời chỉ mong xin Chúa ban cho chúng ta hằng ngày dùng đủ và sự bình an của Người là quá đủ. Để còn có nhiều thời giờ mà chuẩn bị cho Nơi chúng ta sẽ đến. Ôi, còn hạnh phúc nào hơn khi có Chúa ở cùng từ bây giờ cho đến ngày thu …… Amen.
Lòng Chúa Thương Xót
Đinh văn Tiến Hùng
10:37 13/04/2012
Lễ kính 15/4/12
"Kẻ tội lỗi càng nhiều bao nhiêu,thì kẻ ấy càng có
quyền đón nhận Lòng Thương Xót của Ta bấy nhiêu."
(Lời Chúa phán cùng Thánh Nữ Faustina)
--------------------------
Ngài như ánh Chiêu Dương,
Hướng dẫn con lạc đường,
Thoát khỏi vùng tăm tối,
Trong Tình Chúa Xót Thương.
Con bừng tỉnh giấc mơ,
Như kẻ chết trông chờ,
Được Phục Sinh trong Chúa,
Lời Ngài hứa năm xưa.
Xưa dân Ít-ra-en,
Bốn mươi năm ngày đêm,
Chúa dẫn vào Đất Hứa,
Qua sa mạc bình yên.
Tội A-đam,E-và,
Nhờ Mẹ Ma-ri-a.
Ngôi Hai đã Giáng-Thế,
Để Cứu chuộc tội ta.
Ngài khác vị quan toà,
Không nỡ trừng phạt ai,
Lập Bí tích Hoà-giải,
Muốn con được thứ tha
Nuôi dưỡng xác hồn ta,
Không phải bằng Man-na,
Nhưng chính Màu nhiệm Thánh,
Mình Máu Chúa đổ ra.
Đâu có Tình yêu nào,
Mà nhân loại được trao,
Như Tình Yêu Thiên Chúa,
Chết thay tội thế gian ?
Ta đứa con hoang đàng,
Của cải đã tiêu tan,
Mới hồi tâm trở lại,
Ngài chờ đón sẵn sàng
Con đã tỉnh giấc mơ,
Xám hối đợi Ngày Giờ.
Chúa Quang Lâm vinh hiển,
Ngày Phục Sinh mong chờ.
Ngài như Ánh Chiêu Dương,
Hướng dẫn con lạc đường,
Thoát khỏi vùng tăm tối
Trong Lòng Chúa Xót Thương.
Chuyện phiếm Đạo Đời: Suy tư Lời Chúa qua cuộc sống
Trần Ngọc Mười Hai
22:23 13/04/2012
Chuyện phiếm đọc vào tuần thứ Hai Phục Sinh năm B 15.4.2012
“Bình yên một thoáng cho tim mềm,”
“Bình yên ta vào đêm.”
(Quốc Bảo – Bình Yên)
(St 1: 1-2)
Thập niên ’60 mà ngồi nghe lại câu thơ trên, hẳn người người cũng như tôi đây cứ là vui triền miên, rất “bình yên”, suốt một đời!
Cũng vào thập niên năm ấy, Học viện Dòng Chúa Cứu…Chuộc của bần đạo rộ lên không ít bầu khí “bình yên”, cũng giống thế. Nếu phải kể, thì bần đạo đây chẳng biết tìm đâu ra giấy bút để kể cho hết, bấy nhiêu chuyện xưa cũ. Thôi thì bần đạo chỉ xin ghi lại ở đây đôi ba sự kiện ít thấy, để cho vui. Ngoài việc ít thấy là sự chào đời của ban Hallêluyah “Ca Vào Đời” rồi lại đến sự kiện các lớp đàn anh được ra nước ngoài thụ huấn các môn triết/thần, cũng khá nhiều.
Bần đạo còn nhớ, phần đông anh em du học/thực tập, là để học thần học Kinh thánh. Tuy rằng, cũng có địa hạt khác mà đàn anh hăng say không ít, là: tham gia nhóm hội vẫn được gọi là “Thanh Sinh Công” (tiếng Pháp là JEC, tức: Jeunes Étudiants Catholiques) và “Thanh Lao Công” (JOC, tức: Jeunes Ouvriers Catholiques).
Ở Pháp khi đó còn có hiện tượng khá lạ, là: các cụ cứ là đổ xô nhau tìm đến với tác giả Gilbert Cesbron từng viết cuốn “Les Saints vont en enfer” (tạm dịch là: “Thánh nhân dồn về chốn hoả ngục”) để làm gì thì bần đạo đây chẳng rõ, chỉ hiểu loáng thoáng mỗi điều, là: muốn rao giảng cho giới thợ thuyền thì phải quyết tâm trở nên như họ, tức: sống và làm việc với họ. Thì ra, ý nghĩa của quyết tâm này từa tựa câu ca ở bên dưới:
“Bình yên để đóa hoa ra chào
Bình yên để trăng cao
Bình yên để sóng nâng niu bờ
Bình yên không ngờ
Lòng ta se sẽ câu kinh bình yên.”
(Quốc Bảo – bđd)
Thật ra thì, mức độ hiểu biết thi ca/âm nhạc của bần đạo chưa gọi là tạm đủ để cảm nhận giòng chảy nảy sinh ở bên trên. Duy có điều, là: chừng như lòng người thuở ấy rất hăng say nhưng nay lại ra như nguội lạnh, khô cứng, rất đứng tuổi. Nên không còn say sưa như giới trẻ bây giờ dám xả thân vào chốn ít người héo lánh, kể cả âm nhạc.
Và hôm nay, có say sưa ưa bộc phát với loại nhạc của giới trẻ thời đại, mới hát những ý/lời hoặc giai điệu lên lên/xuống xuống rất thất thường đến cực “bạo”, như:
“Bình yên để gió đưa em về
Bình yên ta chờ nghe
Chờ nghe tình vỗ lên tim mình
Chờ nghe tình lung linh
Bình yên để nắng soi môi thơm
Bình yên ta mừng
Mừng em đã hết đau thương về đây ấm cúng
Mừng em đã biết xót thương tình yêu.”
(Quốc Bảo – bđd)
Quả có thế. Bần đạo đây, tuy chưa cảm nhận hết cái hay/đẹp của giòng chảy âm nhạc thời thượng sáng tác theo thể loại Blues, Swing, hoặc Jazz của nước ngoài. Và có lẽ, vì nhạc trẻ của thế hệ mới hôm nay lại có điệu ru nghe qua tưởng như “tối hù”, nhưng nghe thật kỹ lại thấy lời ru có dáng dấp rất không cũ:
“Như từ bao la ta ra đời một kiếp nữa
Như từ trong nhau lớn lên khôn lên cùng nhau
Như một câu hát ứa ra từ tim
Tặng nhau nhé tiếng nghe hồn nhiên
Để quên hết khó khăn chia lìa.”
(Quốc Bảo – bđd)
Quả cũng đúng. Đi vào giòng đời, có “khó khăn chia lìa” thì cũng xin “tặng nhau nhé tiếng nghe hồn nhiên”, để “quên hết khó khăn chia lìa.” Và, bà con hôm nay tặng cho nhau những gì đây, khi thấy: đời đi Đạo, cái khó trong nhiều cái khó là biết dung hoà cuộc sống nhà Đạo có tin và yêu để đồng hành và hội nhập nền khoa học khô cứng, nhiều biện chứng?
Lớp người có tuổi cũng như bần đạo, hễ cứ đụng đến khoa học và niềm tin là đã thấy hơi bị khô, rất khó hợp. Còn giới trẻ vẫn thấy đó là chuyện ở đời, khó tránh né. Để dẫn chứng, bần đạo xin mượn ý/lời của bạn trẻ ở Sydney có đôi giòng cảm nhận mà bần đạo vừa “chộp” được, như sau:
“Nói về vấn đề có liên quan đến khoa học và niềm tin, thì vô cùng. Chỉ biết là: từ thời xưa, người Ấn Độ cũng băn khoăn không kém khi đi tìm cho mình đáp án cho luận đề cổ lỗ nhất của nhân loại, cổ hơn cả cổ sử. Đó là câu hỏi: vũ trụ là gì? Vũ trụ từ đâu mà có? Loài người từ đâu đến? Do ai tạo ra? Khi chết đi về đâu?... Đó là những câu hỏi khá hiểm hóc. Những vấn đề thú vị của khoa học tự nhiên và triết học mà có lẽ con người sẽ không bao giờ có được câu trả lời chung cuộc, dù ban đầu chúng xem ra không mấy thiết thực, có khi còn ngớ ngẫn nữa. Lịch sử tư duy của loài người cho thấy: khoa học tự nhiên và triết học luôn tìm cách lý giải vấn đề này và từng bước rồi từng bước đi từ giản đơn đến phức tạp, từ chỗ thô sơ đến tinh vi, tế nhị. Hai ngành luôn hỗ trợ nhau, vẫn là tiền đề để giúp nhau phát triển…
Ấn Độ, hồi thế kỷ thứ 15 đã khai sinh ra tôn giáo cải cách nhằm giải thích các hiện tượng siêu hình có niềm tin tôn giáo kể trên, dưới góc nhìn khoa học hợp lý hơn, thay vì chỉ biết mù quáng tin một cách tuyệt đối mà không vận dụng bộ óc suy luận của mình để phán đoán sự việc hiện hữu trên thế gian. Đó là đạo Sikh, do Guru Khai tổ Nanak sáng lập tại bang Punjab. Không giống như tôn giáo khác, đạo Sikh cho rằng đã đến lúc cần tách rời tôn giáo khỏi khoa học, thần học khỏi triết lý, điều mình tin tưởng khỏi nhận thức, ở bất cứ lãnh vực học thuật này khác. Theo họ, khoa học phải do lý tính hoặc khả năng suy luận tạo ra, và phải được kiểm chứng bằng kết quả thử nghiệm, chứ không chỉ dựa vào niềm tin mà thôi.
Đây là ý tưởng vô cùng mới mẻ, nhằm đả kích các quan điểm thần học chính thống đã khuynh loát lên đời sống tâm linh nhân loại lúc bấy giờ. Đến thời điểm đạo Sikh ra đời, ở Phương Đông cũng như phương Tây, con người mặc nhiên chấp nhận định luật bất thành văn cho rằng niềm tin và khoa học là hai khái niệm đồng nhất không thể tách rời, trong đó mọi vật được xem như hình ảnh và dấu ấn của Thượng Đế hiện hữu ở cõi trần. Từ triết gia Plato người Hy Lạp mà nền văn minh Kitô giáo Tây Phương dựa làm nền tảng, cho đến Ấn giáo thuỷ tổ của triết học Ấn Độ, hoặc Khổng giáo ở Trung Hoa, tất cả đều không thoát khỏi qui luật bất biến này. Nay, nhờ luồng tư tưởng mới, do đạo Sikh đề xướng, một phong trào canh tân tôn giáo đã nhanh chóng bùng nổ khắp Ấn Độ, và qua ngả Ả Rập để du nhập Âu Châu.
Các biến động này đã buộc các giáo hội trên thế giới phải đối phó với những vấn đề hết sức nan giải và có khả năng bị xã hội cô lập nếu không trả lời thoả đáng các vấn đề thời đại. Những mâu thuẫn một bên là lý tính và bên kia là niềm tin, chính quyền nhiều nước không thể làm gì khác hơn là đàn áp tôn giáo cách mãnh liệt. Điều này đưa đến hai thái cực ở thế đối chọi giữa hai hệ tư tưởng Đông phương và Tây phương. Kể từ đó, tôn giáo và khoa học không thể dung hoà với nhau được, mà cuộc chiến giữa hai khuynh hướng canh tân và bảo thủ vẫn tiếp diễn hàng ngày mãi đến nay.
Giáo lý cốt tuỷ của đạo Sikh dựa trên tín điều mà Guru Sáng Tổ Nanak và 9 vị Guru Thế Tổ khác truyền lại qua bộ kinh cơ bản là Adi Granth, còn gọi là Guru Granth Sahib. Tín đồ đạo Sikh chỉ tôn thờ duy nhất có một vị thần thôi, đó là Chúa Trời hay Thượng Đế, trong đó vũ trụ, con người, lý tính và niềm tin đều bắt nguồn từ Thượng Đế cả. Con người nhận thức thực tại bằng ánh dọi từ Thượng Đế. Thượng Đế tạo nên vũ trụ, cũng như con người tạo ra dụng cụ, rồi sử dụng chúng, như nghệ nhân tạo tác phẩm nghệ thuật bằng ý chí và quyết tâm của mình. Thượng Đế tạo vũ trụ và các ‘đơn vị’ (thí dụ một con người, đoá hoa hồng hay con lừa) sống trong vũ trụ đó với tính cá thể riêng, nhưng mang hình ảnh và tính chất như Ngài. Thượng Đế, với sức sáng tạo vô biên, đã tạo dựng mọi ‘đơn vị’ theo cách thức riêng của Ngài và để chúng phát triển rất tự nhiên theo quy luật do Ngài đặt ra. Khi cần thiết, Thượng Đế có thể trực tiếp can thiệp vào thực tại và đó là lý do có ‘phép lạ nhiệm mầu’.
Tuy nhiên, cũng đạo lý này khi truyền đạt vào Phương Tây thì lại đi đến kết luận khác hẳn với hệ thống tư tưởng Ấn Độ và triết học Đông Phương. Giới trí thức Âu Châu thời đó bèn đem ra bàn luận về học thuyết của triết gia cổ đại Hy Lạp là Aristotle, vốn có nhiều nét giống với tư tưởng đạo Sikh bị họ lãng quên ở Âu Châu suốt hơn 1500 năm. Sau này được thánh Tôma Akinô đúc kết thành triết thuyết hoàn chỉnh, làm nền cho Giáo hội Chúa suốt nhiều thế kỷ, giúp Giáo hội vượt qua bao sóng gió, thử thách đến từ các thế lực đối nghịch. Từ đó, Giáo hội Tây Phương ra thông cáo chính thức về quan điểm của mình đối với các vấn đề có liên quan đến thần học và tôn giáo, đến khoa học và triết học, đến niềm tin và nhận thức, trên cơ sở bảo rằng: trái đất cũng như con người do Thượng Đế tạo, đang sinh trưởng trên mặt đất, là trung tâm vũ trụ, trung tâm của thế giới muôn loài. Con người là hiện thân của Thượng Đế đương nhiên được xem là chúa tể muôn loài ở trái đất, điều đó trở thành cái cớ để người Châu Âu chinh phục và thám hiểm thế giới…” (trích Một vài cảm nghiệm nhân chuyến đi thăm Ấn Độ năm 2009 do Anthony Quốc Trần, Sydney ghi lại)
Về niềm tin và khoa học theo lịch sử dưới tầm nhìn của người trẻ ở Sydney chuyên tra cứu sử Ấn Độ, là như thế. Tức: như một nhận định thông thoáng trong muôn ngàn nhận xét, vẫn có giới hạn. Nói về vũ trụ vạn vật theo cung cách cổ sử Do thái, là nói và viết như sau:
“Từ khởi thủy,
Thiên Chúa đã dựng nên trời và đất.
Đất thời trống không mông quạnh,
và tối tăm trên mặt uông mang
và khí thần là là trên mặt nước.”
(Sáng thế ký 1: 1-2)
Dẫn giải chương đầu sách Khởi nguyên, cha giáo Giuse Nguyễn Thế Thuấn CSsR, có viết:
“5 quyển đầu của Cựu Ước làm thành một khối mà người Do thái gọi chung là “Torah”, tiếng Hipri này thường được dịch là Lề Luật, nhưng đúng nghĩa hơn phải dịch là Giáo điều... ”
“Mười một chương đầu của sách Khởi Nguyên nên được để riêng. Qua việc tả lại nguồn gốc loài người, với một lối hành văn đơn giản và nhiều hình ảnh hợp với tâm não của một dân chưa được mở mang mấy, các chương này đưa ra những chân lý căn bản của kế đồ Cứu Chuộc: Thiên Chúa tạo dựng vào buổi đầu thời gian, việc can thiệp đặc biệt của Thiên Chúa trong sự xuất hiện của con người, nam và nữ, tính cách thống nhất của loài người, tội của tổ tiên tiên-khởi, sự sa ngã và những khổ đau, coi như một hình phạt, được lưu truyền.” (x. Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR, Tiểu dẫn vào Kinh thánh, Kinh Thánh nxb Dòng Chúa Cứu Thế 1976 tr. XLIII, XLVI)
Nói theo bài bản, thì như thế. Nhưng, bài bản và gì nữa cũng vẫn là bản và bài của ai đó, bởi người thời nay đều thấy khoa học và niềm tin luôn có xung đột khó tránh. Xung đột xảy đến từng ngày. Xung đột xảy đến lai rai. Bởi, với niềm tin Kitô giáo, Thiên Chúa là Đấng làm cho thế giới mở rộng thêm để người người kịp khám phá ra sự thật đúng/sai.
Về phía Ngài, Chúa vẫn khích lệ con người đưa nhiều thắc mắc/hỏi han về thế giới với tương quan giữa Chúa và khoa học ngõ hầu củng cố một nhận thức. Nói cho cùng, khoa học và niềm tin vẫn như hai chị em cùng nhà mà lại sống riêng rẽ, nên vẫn có lập trường riêng tư, khác biệt. Mỗi bên có cơ hội khám phá ra bản chất của mình, nên tầm nhìn thường vẫn khác.
Bảo rằng, ngay như anh em cùng nhà nhiều lúc còn đấu tranh giành phần thắng lợi về mình nữa, thay vì nhường nhịn nhau, hợp tác chung sống, huống hồ là khoa học và niềm tin cũng hành xử hệt như thế. Ngược giòng sử, người người thấy rõ hai sự kiện nói lên xung đột giữa hai chị em cùng nhà từng xảy đến với thế giới, rất khó chữa.
Trước hết, là trường hợp của khoa học gia Galilêô hồi thế kỷ thứ 16 có liên quan đến chuyện trưng bằng chứng nói trái đất xoay quanh mặt trời. Trong khi đó, Hội thánh lại giải thích khoa thiên văn theo Kinh thánh quyết bảo rằng: trái đất là tâm điểm của vũ trụ. Cuối cùng, Hội thánh đành chọn giải pháp lên án Galilêô, để trấn an các nhà thần học. Về sau, Giáo triều biết là lối giải thích khoa học theo kiểu triết/thần của thời đó có sai sót, nhưng vì Galilêo vẫn muốn khoa học tách bạch khỏi mọi kềm chế của tôn giáo, nên mới thành chuyện. Galilêô bị hành hình và bị vạ tuyệt thông và chỉ được hồi phục danh dự qua lời xin lỗi của Hội thánh mới đây thôi.
Thứ hai, là: xung đột nhằm vào thuyết tiến hoá do Darwin chủ xướng, vào thế kỷ thứ 19. Khi ấy, Darwin dựa vào nghiên cứu hoá-thạch, chủ trương con người tiến hoá qua tiến trình lựa lọc của thiên nhiên. Nghĩa là, mọi sinh thái xuất hiện trên trái đất không là thọ tạo riêng rẽ, nhưng là thành phần của chuỗi sự sống cứ biến hoá, cứ liên tục hiện hữu, ngàn năm không thiếu. Với người nhà Đạo, lối giải thích này không thuần nhịp với trình thuật tạo dựng trời đất theo Thánh Kinh. Nên, giới chức nhà Đạo mới đả kích chủ thuyết Darwin, rất kịch liệt.
Trường hợp Galilêô, người nhà Đạo cũng thấy lối giải thích công cuộc tạo dựng trời đất của nhà Đạo khi xưa có cái gì đó không ổn. Suy cho kỹ, mới thấy trình thuật kể trong Cựu Ước không mang chủ đích giải thích chuyện tạo dựng theo khoa học, mà chỉ muốn nói về tương quan giữa Thiên Chúa và thế giới nhân trần, mà thôi. Theo dõi mọi xung đột giữa khoa học và tôn giáo, người đọc lại càng liên tưởng đến ca từ vừa hát, như sau:
“Bình yên một thoáng cho tim mềm
Bình yên ta vào đêm
Bình yên để đóa hoa ra chào
Bình yên để trăng cao
Bình yên để sóng nâng niu bờ
Bình yên không ngờ
Lòng ta se sẽ câu kinh bình yên.”
(Quốc Bảo – bđd)
“Câu bình yên” lòng se sẽ ấy, vẫn là câu thổn thức dồn đến mọi người, cả trong Đạo lẫn ngoài đời. Thổn thức lắm, khi nhớ lại cuộc xung đột giữa khoa học và niềm tin. Thổn thức, khi người người tưởng nhớ những điều sai quấy, cần hối lỗi. Nói đúng ra, người xưa hoặc hôm nay vẫn khư khư với lập trường cố định mình nắm bắt, nên mới để mất nỗi niềm “bình yên” cần thiết.
Chính vì thế, mà nghệ sĩ hôm nay lại hát câu bình yên với mục đích sau đây:
“Bình yên để gió đưa em về
Bình yên ta chờ nghe
Chờ nghe tình vỗ lên tim mình
Chờ nghe tình lung linh
Bình yên để nắng soi môi thơm
Bình yên ta mừng
Mừng em đã hết đau thương về đây ấm cúng
Mừng em đã biết xót thương tình yêu.”
(Quốc Bảo – bđd)
Kinh nghiệm của mất mát “bình yên” giữa nhà khoa học và nhà Đạo chuyên lý giải thần học, là do nghĩ rằng lập trường hiểu biết và lý giải mọi chuyện trên trời dưới đất chỉ dẫn đến xung đột, chẳng bao giờ “bình yên”. Chí ít, là bình yên trong tâm hồn. Kinh nghiệm rút từ cuộc xung đột giữa khoa học và tôn giáo, đem đến cho ta một đề nghị thiết thực.
Đề nghị rằng: sống đời bình yên, đừng tìm giải thích các vấn đề ngoài tầm hiểu biết hoặc chuyên môn của mình. Bởi làm thế, càng gây chia rẽ rất khó sống “bình yên”. Biết hỗ trợ và tìm hiểu cái hay cái mới, vẫn hơn là đả kích huỷ diệt nhau. Hãy đề cao nét vẻ bình yên của thiên nhiên. Rồi từ đó, ta mới tuyên dương quan hệ thân thương giữa Thiên Chúa của tình thương và vũ trụ vạn vật.
Đề nghị thêm nữa là: ai ưu tư lý sự hoặc nghĩ về nguồn gốc vạn vật hãy cứ về mà tìm hiểu nét đẹp của tương quan ấy, tự khắc sẽ bắt gặp bình yên nằm sẵn ở cái hay, nét đẹp ấy mà góp phần tạo tuyệt mỹ trong mọi sự, kể cả sự sống con người cùng vạn vật, thay vì tìm cách sáng chế phương tiện huỷ diệt tất cả. Con người lẫn vạn vật, đã mất dần “bình yên” trong tình yêu và tình của bình yên.
Để minh hoạ lập trường thiết thực ấy, cũng nên về với truyện kể nhẹ êm, rất tích cực:
“Có một vị hiền triết đã hỏi các đệ tử rằng:
“Tại sao trong cơn giận dữ người ta thường phải hét thật to vào mặt nhau?”
Sau một lúc trầm ngâm suy nghĩ, một trong các đệ tử trả lời:
“Bởi, người ta mất bình tĩnh, mất tự chủ!”
Vị hiền triết không đồng ý với câu trả lời quá mau mắn này, bèn bảo:
“Nhưng tại sao phải hét lên trong khi cả hai đang ở bên nhau, sao không nói bằng âm thanh vừa đủ nghe?”
Các đệ tử lại ngẫm nghĩ để trả lời nhưng không có câu giải thích nào khiến thầy họ hài lòng.
Sau cùng ông bảo:
“Khi hai người giận nhau, thì trái tim họ không còn ở gần nhau nữa. Từ thâm tâm, họ thấy giữa họ và người kia có khoảng cách rất xa, nên muốn nói cho nhau nghe thì họ phải dùng hết sức bình sinh để nói thật to.
Giận dữ càng lớn thì khoảng cách càng xa, lại càng phải nói to hơn để tiếng nói của họ bao trùm khoảng cách ấy.”
Ngừng một chút, ngài lại hỏi:
“Còn khi hai người bắt đầu yêu nhau thì thế nào? Họ không bao giờ hét to mà chỉ nói nhỏ nhẹ, thế là tại sao? Bởi, trái tim họ cận kề nhau. Khoảng cách giữa họ cũng rất nhỏ…”
Rồi ngài tiếp:
“Khi hai người yêu nhau đậm đà thì họ không cần nói nữa, mà chỉ thì thầm, họ đến với nhau rất gần bằng tình yêu của mình. Cuối cùng, cả thì thầm cũng không cần thiết nữa, họ chỉ đưa mắt nhìn nhau, thôi! Vì ngang qua ánh mắt đó, họ biết đối phương nghĩ gì, muốn gì rồi ..”
Ngài kết luận:
“Khi các con bàn cãi với nhau về vấn đề gì, phải giữ trái tim của các con lúc nào cũng cận kề. Đừng thốt ra điều gì khiến các con thấy xa cách nhau. Bằng không, thì một ngày nào đó, khoảng cách ấy càng lúc càng rộng, càng xa và các con cũng sẽ không tìm ra được con đường mà quay về với sự bình yên cần có, cho đời mình!”
Kể truyện rồi, nay mời bạn mời tôi, ta lại hát lời cuối của bài ca “bình yên”, dẫn ở trên:
“Như từ bao la ta ra đời một kiếp nữa
Như từ trong nhau lớn lên khôn lên cùng nhau
Như một câu hát ứa ra từ tim
Tặng nhau nhé tiếng nghe hồn nhiên
Để quên hết khó khăn chia lìa.”
(Quốc Bảo – bđd)
Và cứ thế, với giòng nhạc nhẹ êm, bạn và tôi ta “quên hết khó khăn chia lìa” để rồi sẽ đi dần vào với “bình yên’ đích thực, của cuộc đời. Ngay lúc này.
Trần Ngọc Mười Hai
vẫn cứ ca và cứ hát
những lời lẽ rất bình yên
cho tim mình mềm
nhẹ êm, suốt một đời.
Suy niệm Chúa Nhật Thứ Hai Phục Sinh Năm B 15.4.2012
“Mà mãi đêm nay mới nhớ ra”
“Đời mình chẳng khác chuyến tàu qua.”
(dẫn từ thơ Nguyễn Bính)
Ga 20: 19-31
Nhà thơ tuy rất giỏi, vẫn thấy đời mình “chẳng khác chuyến tàu qua”. Nhà Đạo nay cũng khác, nhưng tất cả đã nhớ chăng điều Chúa nhắn nhủ hôm lễ Vượt Qua? Lễ Vuợt Qua, không là nỗi thống khổ Chúa gánh chịu. Nhưng “vượt và qua”, là để Ngài về với Cha, bằng sự kiện Phục Sinh quang vinh.
Về Phục Sinh, Tin Mừng Nhất Lãm bao giờ cũng kể lại truyện thánh Tôma hơi “cứng lòng” khi thấy Chúa không hiện ra với mình, ngày Ngài sống lại. Kịp khi Ngài hiện đến với tông đồ, Chúa khuyên thánh nhân đừng cứng lòng, nhưng hãy tin. Và, thánh nhân đã tin. Sở dĩ thánh nhân tin, là vì có kinh nghiệm sống với Thày nay nhất quyết: “Lạy Chúa tôi! Lạy Thiên Chúa của tôi!” (Ga 20: 28)
Trình thuật nay kể, là kể truyện như thế. Nhưng, với tác giả Tin Mừng theo thánh Gioan, thánh Tôma đại diện cho nhóm đạo xưa nay sống mật thiết với Chúa, nên vẫn tin rằng Thày đang cận kề “nhóm đạo” mình cách đặc biệt. Bằng vào kinh nghiệm Thày hiện diện ở đời mình, các vị trênhiểu là “nhóm đạo” họ có tâm tư mật thiết với Chúa hơn nhiều người khác. Thường thì, các vị này chẳng kể lại cho ai biết điều này. Bởi có kể, cũng sẽ bị hiểu lầm, phản bác hoặc bị người không kinh nghiệm sẽ chê bai, hạch sách. Thế nên, “nhóm bạn đạo của thánh Tôma” càng sống mật thiết với Chúa theo cung cách thánh thiêng, chứ không chỉ nói về Ngài thôi.
“Nhóm đạo” của thánh Tôma đặt ưu tiên rất thực dụng hầu hướng dẫn đời mình. Các vị coi đó như “bí mật niềm tin” nên vẫn mong rằng chuyện đó được đưa vào với thánh truyền hầu chào đón những người khác chính kiến/lập trường về Đức Chúa Phục Sinh. Hội thánh tiên khởi, gồm nhiều tín hữu Đạo Chúa cũng tin vào Chúa theo cung cách như thế. Và thánh Tôma được coi như ‘bổn mạng’ của nhóm này. “Nhóm đạo” này vẫn mong sao được chấp nhận đưa vào nguồn mạch chính của thánh Hội ngay từ đầu. Nhưng, chuyện này thật ra cũng không dễ.
Thái độ thường thấy nơi tín hữu Hội thánh -nhất là các đấng bậc chỉ đặt nặng vào Tin Mừng Nhất Lãm thôi- vẫn là chuyện xảy ra trên thực tế xưa kia và cản đến hôm nay. Nó ăn sâu vào lịch sử đích thực về chuyện người thường ở Hội thánh đáp ứng ra sao với cuộc đời giảng rao của Chúa và chuyện Chúa tranh đấu cho người nghèo đích thực đã bị giới cầm quyền chống báng rất mực cũng không tài nào đánh bại được Ngài. Bởi thế nên, họ mới đem Ngài đến chỗ chết. Ngài chết, là để thay cho mọi người. Và, là cái chết trên thập giá.
Truyện kể về Chúa Sống lại, ra như là Ngài vẫn còn sống và vẫn tiếp tục hoạt động trong lịch sử rất năng động. Nói cách khác, đó là lối sống do Cha thiết lập lại vẫn tạo ảnh hưởng lên người có nhu cầu. Sự sống lại, ra như là vẫn xảy đến thời tương lai nào khác cho con người. Truyền thống Tin Mừng Nhất Lãm (tức: Tin Mừng Máccô, Mátthêu và Luca) dường như không thiết tha và cũng không muốn đưa vào Phúc âm chính của Hội thánh “truyền thống thánh Tôma” vốn dĩ chỉ nói về nội tâm riêng tư ‘thầm kín’ của Đức Giêsu, chứ không có truyện kể.
Về truyền thống thánh Tôma, Phúc Âm thánh Gioan phải “đi giây” giữa “Bè lạc đạo” và điều mà mọi người vẫn gọi là đặc trưng chính thống của Đạo Chúa. Thật ra, không thể có cái-gọi-là “bè lạc đạo” tách rời khỏi Do-thái-giáo và/hoặc Kitô-giáo. Bởi, chủ trương ban đầu của nhóm/bè này đã nằm ngay trong Do-thái-giáo. Có thể nói, đây là lối đọc Kinh thánh một chiều. Là, đọc theo kiểu triết học Hy lạp (chí ít là khoa vũ-trụ-học kiểu Plato rất chung chung và rất cổ-sinh-vật-học). Ngôn ngữ Hy Lạp gọi “bè lạc đạo” là “kiến thức”. Suy tư kiểu đó, hẳn ta cũng sẽ bị mọi người cho mình thuộc nhóm “đạo rối”, dù theo đúng Do-thái-giáo. Đây là học thuyết song hành về Đạo có từ thời tiên khởi. Tức, những người như thế đã đóng khung chính bản thân họ vào cảm nghiệm tư riêng của họ.
Với họ, “đạo rối” -hiểu theo nghĩa “kiến thức” tiếng Hy Lạp- tức: bắt đầu mang ý nghĩa “tự biết mình”. Họ vẫn nghĩ, hồn người vốn có gốc nguồn khởi từ trời, nhưng nay ra thế là do uy lực thánh thiêng bị vấp váp nên mới lệch lạc, khập khiễng. Cũng theo quan niệm của nhóm này, con người là hồn linh thánh thiêng nay bị chôn chặt trong khuôn khổ xác thể. Thế nên, con người không thể biết những gì đang hiện đến với chính mình. Và Đấng Cứu Độ (dù ta có định nghĩa là đấng nào thì cũng thế) đã đến để kêu gọi ta hãy tỉnh thức khỏi giấc ngủ mơ nào đó. Ngài làm thế, ngang qua các câu hỏi như: trước đây ta là ai? Ta bị đẩy vào chốn nào? Ta đi đâu? Ta được cứu vớt khỏi những gì? Tái sinh, có nghĩa là gì?
Và, “nhóm đạo” này lâu nay triển khai lịch sử loài người, như ánh dương lâu nay bị vùi chôn trong tăm tối của bè rối. Nói chung, “nhóm-đạo-bị-gọi-là-rối” đã rời khỏi Đấng Tạo Thành Trời Đất, ra khỏi Sách Thánh Do thái, hiểu theo nghĩa riêng mà họ vẫn có từ truyện Chúa nhập vào Đức Giêsu ngõ hầu giúp đỡ các người con bé nhỏ ở thế trần được cứu vớt. Các vị trong nhóm bị-gọi-là-rối này không hài lòng truyện kể sơ sài về Đức Giêsu thời Ngài hoạt động, chết đi rồi sống lại. “Nhóm Đạo” của các vị này không tin việc nói về Chúa mà lại kể những truyện như thế, nhưng các vị chỉ muốn Chúa dẫn dắt con người vào việc tự nhận-thức chính mình theo cách thiêng liêng. Và các vị cũng đề nghị làm sao để ta xa rời thế gian càng xa bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.
Đạo Chúa ở thời đầu, cũng bao gồm nhiều nhóm/hội từng cảm nghiệm một cách nội tâm/linh thiêng về Đức Chúa Phục sinh, nên mới bị tín hữu khác chính kiến coi mình là nhóm “đạo rối”. Đàng khác, thánh “Tôma” là đấng thánh đã nắm được sự thực rất thật nên ngài mới đến với “nhóm” này. Tin Mừng thánh Gioan kể truyện thánh Tôma (thuộc nhóm Mười Hai) đặt ở vị trí đặc biệt của niềm tin qua kinh nghiệm nội tâm, tuy bề ngoài các ngài xem ra hơi giống nhóm/bè “đạo rối” nhưng sự thực không phải thế. Thánh nhân cũng là tín hữu hiền lành như các đấng bậc nào khác đến với Chúa theo kiểu phàm trần. Có khi thánh Tôma lại đã sống tốt lành hơn nhiều tín hữu thông thường khác nữa, cũng không chừng.
Ngày nay, ta có khuynh hướng cho rằng cách sống ‘công khai trần tục’ là đường lối đúng đắn. Vì thế nên, có lúc ta cũng châm chước bỏ qua cho một số “sự thể về đạo” nếu thấy vui. Lịch sử đã chứng minh rằng sự thể không phải như thế. Thời tiên khởi, có rất nhiều nhóm tín hữu cũng tin vào Đức Giêsu, nhưng theo cung cách khác biệt. Phải chờ đến thế kỷ thứ II và III, trước khi ảnh hưởng của Alexandria, Antiôkia và Rôma tạo áp lực lên Đạo Chúa, lúc ấy Hội thánh mới thu về một mối. Và Giáo hội cũng phải trải dài nhiều thế kỷ mới tới được bến bờ như bây giờ. Thế nên, mỗi khi về với lịch sử, ta có thói quen gọi các “nhóm đạo” này là bè/nhóm rất “đạo rối”. Gọi thế, không hay cho lắm khi đề cập đến nhóm chính-thống đối chọi với nhóm khác mình, ở thời đầu; hoặc về “nhóm đạo” gọi là chính-mạch đối chọi với nhóm thời sau thay thế.
Với Tin Mừng theo thánh Gioan, thì nhóm “đặc trưng” lúc ấy chưa xuất hiện. Và, thánh Gioan xem ra cũng đến từ “nhóm đạo” tin vào kinh nghiệm thiêng liêng/nội tại hơn các nhóm khác. Và, nhóm của thánh Gioan đã công nhận và bao gồm các kẻ tin giống như mình. Và tác giả thánh coi đó như niềm tin xuyên suốt, rất rộng lớn. Thánh Gioan chống lại lối suy tư của nhóm “đạo rối” vì họ cho rằng Kinh thánh của người Do thái có sai sót. Và, thánh Gioan mở rộng cho những ai có kinh nghiệm về niềm tin vốn không là “đạo rối”. Và đó không là truyền thống “đích thực ở ngoài” như truyền thống chính thức của Tin Mừng Nhất Lãm.
Và, thánh Gioan dùng truyện kể về Tôma thánh nhân là vị thánh có kinh-nghiệm thiêng-liêng rất cá biệt hầu đề cao giá trị của “nhóm đạo” có thánh Tôma làm đại diện. Thật sự, thì bên ngoài Hội thánh, hiện có tài liệu gọi là “Tin Mừng theo thánh Tôma”. Tin Mừng này, viết từ giữa thế kỷ đầu hoặc trễ hơn, tức: cùng thời với thánh Gioan. Tin Mừng theo thánh Tôma, đến từ miền Đông nước Syria nhưng tuyệt nhiên không mang tính “đạo rối” hoặc lạc thuyết, cũng chẳng có gì là sai lầm, nhưng không là văn bản chính mạch/đặc trưng theo nghĩa Tin Mừng Nhất Lãm hoặc Phúc Âm truyên thống xuất hiện thời về sau.
Tin Mừng theo thánh Tôma, không được Hội thánh công nhận. Nhưng Tin Mừng thứ tư của thánh Gioan lâu nay là đối tác đắc lực về Lời Chúa! Tin Mừng theo thánh Tôma, có 114 lời phán của Đức Giêsu Phục sinh, nhưng không có truyện kể về Chúa vào thời Ngài sống ở thế trần!
Ngày nay, người trong Đạo có nhiều cách khác nhau để đến với niềm tin. Tin vào Đức Giêsu Phục Sinh, theo cung cách khác biệt. Một số rất tiến bộ. Một số khác đi vào “nội tâm” hơn. Nhưng, điều hay nhất có lẽ nên làm là đọc lại Tin Mừng thánh Gioan kể về cung cách thánh Tôma đến với niềm tin, ngõ hầu thấy rằng: sống lại, vẫn có chỗ cho mọi người để ta suy tư, xem xét và tin tưởng trong yêu thương.
Trong tinh thần đó, cũng nên ngâm thêm lời thơ vừa trích dẫn, rằng:
“Mà mãi đêm nay mới nhớ ra,
đời mình chẳng khác chuyến tàu qua.
Nhưng từ ga lớn, từ ga nhỏ,
Đời chẳng làm cho lấy một ga.”
(Nguyễn Bính – Chuyến Tầu Đêm)
Tầu niềm tin, có từ ga lớn/nhỏ, cũng là tầu. Cũng đừng nên có lập trường như nhà thơ nay cứ tiếp:
“Bỏ đây một chiếc tầu kiêng đổ,
Chở một toa tim nặng oán sấu.”
(Nguyễn Bính – bđd)
Và “toa tim” hôm nay không còn “nặng oán sấu”, tranh cãi nữa, nhưng sẽ chuyên chở mọi người đến với Đức Chúa của niềm tin nay sống lại với mọi người, tận thâm tâm.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh - Mai Tá phỏng dịch
“Bình yên một thoáng cho tim mềm,”
“Bình yên ta vào đêm.”
(Quốc Bảo – Bình Yên)
(St 1: 1-2)
Thập niên ’60 mà ngồi nghe lại câu thơ trên, hẳn người người cũng như tôi đây cứ là vui triền miên, rất “bình yên”, suốt một đời!
Cũng vào thập niên năm ấy, Học viện Dòng Chúa Cứu…Chuộc của bần đạo rộ lên không ít bầu khí “bình yên”, cũng giống thế. Nếu phải kể, thì bần đạo đây chẳng biết tìm đâu ra giấy bút để kể cho hết, bấy nhiêu chuyện xưa cũ. Thôi thì bần đạo chỉ xin ghi lại ở đây đôi ba sự kiện ít thấy, để cho vui. Ngoài việc ít thấy là sự chào đời của ban Hallêluyah “Ca Vào Đời” rồi lại đến sự kiện các lớp đàn anh được ra nước ngoài thụ huấn các môn triết/thần, cũng khá nhiều.
Bần đạo còn nhớ, phần đông anh em du học/thực tập, là để học thần học Kinh thánh. Tuy rằng, cũng có địa hạt khác mà đàn anh hăng say không ít, là: tham gia nhóm hội vẫn được gọi là “Thanh Sinh Công” (tiếng Pháp là JEC, tức: Jeunes Étudiants Catholiques) và “Thanh Lao Công” (JOC, tức: Jeunes Ouvriers Catholiques).
Ở Pháp khi đó còn có hiện tượng khá lạ, là: các cụ cứ là đổ xô nhau tìm đến với tác giả Gilbert Cesbron từng viết cuốn “Les Saints vont en enfer” (tạm dịch là: “Thánh nhân dồn về chốn hoả ngục”) để làm gì thì bần đạo đây chẳng rõ, chỉ hiểu loáng thoáng mỗi điều, là: muốn rao giảng cho giới thợ thuyền thì phải quyết tâm trở nên như họ, tức: sống và làm việc với họ. Thì ra, ý nghĩa của quyết tâm này từa tựa câu ca ở bên dưới:
“Bình yên để đóa hoa ra chào
Bình yên để trăng cao
Bình yên để sóng nâng niu bờ
Bình yên không ngờ
Lòng ta se sẽ câu kinh bình yên.”
(Quốc Bảo – bđd)
Thật ra thì, mức độ hiểu biết thi ca/âm nhạc của bần đạo chưa gọi là tạm đủ để cảm nhận giòng chảy nảy sinh ở bên trên. Duy có điều, là: chừng như lòng người thuở ấy rất hăng say nhưng nay lại ra như nguội lạnh, khô cứng, rất đứng tuổi. Nên không còn say sưa như giới trẻ bây giờ dám xả thân vào chốn ít người héo lánh, kể cả âm nhạc.
Và hôm nay, có say sưa ưa bộc phát với loại nhạc của giới trẻ thời đại, mới hát những ý/lời hoặc giai điệu lên lên/xuống xuống rất thất thường đến cực “bạo”, như:
“Bình yên để gió đưa em về
Bình yên ta chờ nghe
Chờ nghe tình vỗ lên tim mình
Chờ nghe tình lung linh
Bình yên để nắng soi môi thơm
Bình yên ta mừng
Mừng em đã hết đau thương về đây ấm cúng
Mừng em đã biết xót thương tình yêu.”
(Quốc Bảo – bđd)
Quả có thế. Bần đạo đây, tuy chưa cảm nhận hết cái hay/đẹp của giòng chảy âm nhạc thời thượng sáng tác theo thể loại Blues, Swing, hoặc Jazz của nước ngoài. Và có lẽ, vì nhạc trẻ của thế hệ mới hôm nay lại có điệu ru nghe qua tưởng như “tối hù”, nhưng nghe thật kỹ lại thấy lời ru có dáng dấp rất không cũ:
“Như từ bao la ta ra đời một kiếp nữa
Như từ trong nhau lớn lên khôn lên cùng nhau
Như một câu hát ứa ra từ tim
Tặng nhau nhé tiếng nghe hồn nhiên
Để quên hết khó khăn chia lìa.”
(Quốc Bảo – bđd)
Quả cũng đúng. Đi vào giòng đời, có “khó khăn chia lìa” thì cũng xin “tặng nhau nhé tiếng nghe hồn nhiên”, để “quên hết khó khăn chia lìa.” Và, bà con hôm nay tặng cho nhau những gì đây, khi thấy: đời đi Đạo, cái khó trong nhiều cái khó là biết dung hoà cuộc sống nhà Đạo có tin và yêu để đồng hành và hội nhập nền khoa học khô cứng, nhiều biện chứng?
Lớp người có tuổi cũng như bần đạo, hễ cứ đụng đến khoa học và niềm tin là đã thấy hơi bị khô, rất khó hợp. Còn giới trẻ vẫn thấy đó là chuyện ở đời, khó tránh né. Để dẫn chứng, bần đạo xin mượn ý/lời của bạn trẻ ở Sydney có đôi giòng cảm nhận mà bần đạo vừa “chộp” được, như sau:
“Nói về vấn đề có liên quan đến khoa học và niềm tin, thì vô cùng. Chỉ biết là: từ thời xưa, người Ấn Độ cũng băn khoăn không kém khi đi tìm cho mình đáp án cho luận đề cổ lỗ nhất của nhân loại, cổ hơn cả cổ sử. Đó là câu hỏi: vũ trụ là gì? Vũ trụ từ đâu mà có? Loài người từ đâu đến? Do ai tạo ra? Khi chết đi về đâu?... Đó là những câu hỏi khá hiểm hóc. Những vấn đề thú vị của khoa học tự nhiên và triết học mà có lẽ con người sẽ không bao giờ có được câu trả lời chung cuộc, dù ban đầu chúng xem ra không mấy thiết thực, có khi còn ngớ ngẫn nữa. Lịch sử tư duy của loài người cho thấy: khoa học tự nhiên và triết học luôn tìm cách lý giải vấn đề này và từng bước rồi từng bước đi từ giản đơn đến phức tạp, từ chỗ thô sơ đến tinh vi, tế nhị. Hai ngành luôn hỗ trợ nhau, vẫn là tiền đề để giúp nhau phát triển…
Ấn Độ, hồi thế kỷ thứ 15 đã khai sinh ra tôn giáo cải cách nhằm giải thích các hiện tượng siêu hình có niềm tin tôn giáo kể trên, dưới góc nhìn khoa học hợp lý hơn, thay vì chỉ biết mù quáng tin một cách tuyệt đối mà không vận dụng bộ óc suy luận của mình để phán đoán sự việc hiện hữu trên thế gian. Đó là đạo Sikh, do Guru Khai tổ Nanak sáng lập tại bang Punjab. Không giống như tôn giáo khác, đạo Sikh cho rằng đã đến lúc cần tách rời tôn giáo khỏi khoa học, thần học khỏi triết lý, điều mình tin tưởng khỏi nhận thức, ở bất cứ lãnh vực học thuật này khác. Theo họ, khoa học phải do lý tính hoặc khả năng suy luận tạo ra, và phải được kiểm chứng bằng kết quả thử nghiệm, chứ không chỉ dựa vào niềm tin mà thôi.
Đây là ý tưởng vô cùng mới mẻ, nhằm đả kích các quan điểm thần học chính thống đã khuynh loát lên đời sống tâm linh nhân loại lúc bấy giờ. Đến thời điểm đạo Sikh ra đời, ở Phương Đông cũng như phương Tây, con người mặc nhiên chấp nhận định luật bất thành văn cho rằng niềm tin và khoa học là hai khái niệm đồng nhất không thể tách rời, trong đó mọi vật được xem như hình ảnh và dấu ấn của Thượng Đế hiện hữu ở cõi trần. Từ triết gia Plato người Hy Lạp mà nền văn minh Kitô giáo Tây Phương dựa làm nền tảng, cho đến Ấn giáo thuỷ tổ của triết học Ấn Độ, hoặc Khổng giáo ở Trung Hoa, tất cả đều không thoát khỏi qui luật bất biến này. Nay, nhờ luồng tư tưởng mới, do đạo Sikh đề xướng, một phong trào canh tân tôn giáo đã nhanh chóng bùng nổ khắp Ấn Độ, và qua ngả Ả Rập để du nhập Âu Châu.
Các biến động này đã buộc các giáo hội trên thế giới phải đối phó với những vấn đề hết sức nan giải và có khả năng bị xã hội cô lập nếu không trả lời thoả đáng các vấn đề thời đại. Những mâu thuẫn một bên là lý tính và bên kia là niềm tin, chính quyền nhiều nước không thể làm gì khác hơn là đàn áp tôn giáo cách mãnh liệt. Điều này đưa đến hai thái cực ở thế đối chọi giữa hai hệ tư tưởng Đông phương và Tây phương. Kể từ đó, tôn giáo và khoa học không thể dung hoà với nhau được, mà cuộc chiến giữa hai khuynh hướng canh tân và bảo thủ vẫn tiếp diễn hàng ngày mãi đến nay.
Giáo lý cốt tuỷ của đạo Sikh dựa trên tín điều mà Guru Sáng Tổ Nanak và 9 vị Guru Thế Tổ khác truyền lại qua bộ kinh cơ bản là Adi Granth, còn gọi là Guru Granth Sahib. Tín đồ đạo Sikh chỉ tôn thờ duy nhất có một vị thần thôi, đó là Chúa Trời hay Thượng Đế, trong đó vũ trụ, con người, lý tính và niềm tin đều bắt nguồn từ Thượng Đế cả. Con người nhận thức thực tại bằng ánh dọi từ Thượng Đế. Thượng Đế tạo nên vũ trụ, cũng như con người tạo ra dụng cụ, rồi sử dụng chúng, như nghệ nhân tạo tác phẩm nghệ thuật bằng ý chí và quyết tâm của mình. Thượng Đế tạo vũ trụ và các ‘đơn vị’ (thí dụ một con người, đoá hoa hồng hay con lừa) sống trong vũ trụ đó với tính cá thể riêng, nhưng mang hình ảnh và tính chất như Ngài. Thượng Đế, với sức sáng tạo vô biên, đã tạo dựng mọi ‘đơn vị’ theo cách thức riêng của Ngài và để chúng phát triển rất tự nhiên theo quy luật do Ngài đặt ra. Khi cần thiết, Thượng Đế có thể trực tiếp can thiệp vào thực tại và đó là lý do có ‘phép lạ nhiệm mầu’.
Tuy nhiên, cũng đạo lý này khi truyền đạt vào Phương Tây thì lại đi đến kết luận khác hẳn với hệ thống tư tưởng Ấn Độ và triết học Đông Phương. Giới trí thức Âu Châu thời đó bèn đem ra bàn luận về học thuyết của triết gia cổ đại Hy Lạp là Aristotle, vốn có nhiều nét giống với tư tưởng đạo Sikh bị họ lãng quên ở Âu Châu suốt hơn 1500 năm. Sau này được thánh Tôma Akinô đúc kết thành triết thuyết hoàn chỉnh, làm nền cho Giáo hội Chúa suốt nhiều thế kỷ, giúp Giáo hội vượt qua bao sóng gió, thử thách đến từ các thế lực đối nghịch. Từ đó, Giáo hội Tây Phương ra thông cáo chính thức về quan điểm của mình đối với các vấn đề có liên quan đến thần học và tôn giáo, đến khoa học và triết học, đến niềm tin và nhận thức, trên cơ sở bảo rằng: trái đất cũng như con người do Thượng Đế tạo, đang sinh trưởng trên mặt đất, là trung tâm vũ trụ, trung tâm của thế giới muôn loài. Con người là hiện thân của Thượng Đế đương nhiên được xem là chúa tể muôn loài ở trái đất, điều đó trở thành cái cớ để người Châu Âu chinh phục và thám hiểm thế giới…” (trích Một vài cảm nghiệm nhân chuyến đi thăm Ấn Độ năm 2009 do Anthony Quốc Trần, Sydney ghi lại)
Về niềm tin và khoa học theo lịch sử dưới tầm nhìn của người trẻ ở Sydney chuyên tra cứu sử Ấn Độ, là như thế. Tức: như một nhận định thông thoáng trong muôn ngàn nhận xét, vẫn có giới hạn. Nói về vũ trụ vạn vật theo cung cách cổ sử Do thái, là nói và viết như sau:
“Từ khởi thủy,
Thiên Chúa đã dựng nên trời và đất.
Đất thời trống không mông quạnh,
và tối tăm trên mặt uông mang
và khí thần là là trên mặt nước.”
(Sáng thế ký 1: 1-2)
Dẫn giải chương đầu sách Khởi nguyên, cha giáo Giuse Nguyễn Thế Thuấn CSsR, có viết:
“5 quyển đầu của Cựu Ước làm thành một khối mà người Do thái gọi chung là “Torah”, tiếng Hipri này thường được dịch là Lề Luật, nhưng đúng nghĩa hơn phải dịch là Giáo điều... ”
“Mười một chương đầu của sách Khởi Nguyên nên được để riêng. Qua việc tả lại nguồn gốc loài người, với một lối hành văn đơn giản và nhiều hình ảnh hợp với tâm não của một dân chưa được mở mang mấy, các chương này đưa ra những chân lý căn bản của kế đồ Cứu Chuộc: Thiên Chúa tạo dựng vào buổi đầu thời gian, việc can thiệp đặc biệt của Thiên Chúa trong sự xuất hiện của con người, nam và nữ, tính cách thống nhất của loài người, tội của tổ tiên tiên-khởi, sự sa ngã và những khổ đau, coi như một hình phạt, được lưu truyền.” (x. Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR, Tiểu dẫn vào Kinh thánh, Kinh Thánh nxb Dòng Chúa Cứu Thế 1976 tr. XLIII, XLVI)
Nói theo bài bản, thì như thế. Nhưng, bài bản và gì nữa cũng vẫn là bản và bài của ai đó, bởi người thời nay đều thấy khoa học và niềm tin luôn có xung đột khó tránh. Xung đột xảy đến từng ngày. Xung đột xảy đến lai rai. Bởi, với niềm tin Kitô giáo, Thiên Chúa là Đấng làm cho thế giới mở rộng thêm để người người kịp khám phá ra sự thật đúng/sai.
Về phía Ngài, Chúa vẫn khích lệ con người đưa nhiều thắc mắc/hỏi han về thế giới với tương quan giữa Chúa và khoa học ngõ hầu củng cố một nhận thức. Nói cho cùng, khoa học và niềm tin vẫn như hai chị em cùng nhà mà lại sống riêng rẽ, nên vẫn có lập trường riêng tư, khác biệt. Mỗi bên có cơ hội khám phá ra bản chất của mình, nên tầm nhìn thường vẫn khác.
Bảo rằng, ngay như anh em cùng nhà nhiều lúc còn đấu tranh giành phần thắng lợi về mình nữa, thay vì nhường nhịn nhau, hợp tác chung sống, huống hồ là khoa học và niềm tin cũng hành xử hệt như thế. Ngược giòng sử, người người thấy rõ hai sự kiện nói lên xung đột giữa hai chị em cùng nhà từng xảy đến với thế giới, rất khó chữa.
Trước hết, là trường hợp của khoa học gia Galilêô hồi thế kỷ thứ 16 có liên quan đến chuyện trưng bằng chứng nói trái đất xoay quanh mặt trời. Trong khi đó, Hội thánh lại giải thích khoa thiên văn theo Kinh thánh quyết bảo rằng: trái đất là tâm điểm của vũ trụ. Cuối cùng, Hội thánh đành chọn giải pháp lên án Galilêô, để trấn an các nhà thần học. Về sau, Giáo triều biết là lối giải thích khoa học theo kiểu triết/thần của thời đó có sai sót, nhưng vì Galilêo vẫn muốn khoa học tách bạch khỏi mọi kềm chế của tôn giáo, nên mới thành chuyện. Galilêô bị hành hình và bị vạ tuyệt thông và chỉ được hồi phục danh dự qua lời xin lỗi của Hội thánh mới đây thôi.
Thứ hai, là: xung đột nhằm vào thuyết tiến hoá do Darwin chủ xướng, vào thế kỷ thứ 19. Khi ấy, Darwin dựa vào nghiên cứu hoá-thạch, chủ trương con người tiến hoá qua tiến trình lựa lọc của thiên nhiên. Nghĩa là, mọi sinh thái xuất hiện trên trái đất không là thọ tạo riêng rẽ, nhưng là thành phần của chuỗi sự sống cứ biến hoá, cứ liên tục hiện hữu, ngàn năm không thiếu. Với người nhà Đạo, lối giải thích này không thuần nhịp với trình thuật tạo dựng trời đất theo Thánh Kinh. Nên, giới chức nhà Đạo mới đả kích chủ thuyết Darwin, rất kịch liệt.
Trường hợp Galilêô, người nhà Đạo cũng thấy lối giải thích công cuộc tạo dựng trời đất của nhà Đạo khi xưa có cái gì đó không ổn. Suy cho kỹ, mới thấy trình thuật kể trong Cựu Ước không mang chủ đích giải thích chuyện tạo dựng theo khoa học, mà chỉ muốn nói về tương quan giữa Thiên Chúa và thế giới nhân trần, mà thôi. Theo dõi mọi xung đột giữa khoa học và tôn giáo, người đọc lại càng liên tưởng đến ca từ vừa hát, như sau:
“Bình yên một thoáng cho tim mềm
Bình yên ta vào đêm
Bình yên để đóa hoa ra chào
Bình yên để trăng cao
Bình yên để sóng nâng niu bờ
Bình yên không ngờ
Lòng ta se sẽ câu kinh bình yên.”
(Quốc Bảo – bđd)
“Câu bình yên” lòng se sẽ ấy, vẫn là câu thổn thức dồn đến mọi người, cả trong Đạo lẫn ngoài đời. Thổn thức lắm, khi nhớ lại cuộc xung đột giữa khoa học và niềm tin. Thổn thức, khi người người tưởng nhớ những điều sai quấy, cần hối lỗi. Nói đúng ra, người xưa hoặc hôm nay vẫn khư khư với lập trường cố định mình nắm bắt, nên mới để mất nỗi niềm “bình yên” cần thiết.
Chính vì thế, mà nghệ sĩ hôm nay lại hát câu bình yên với mục đích sau đây:
“Bình yên để gió đưa em về
Bình yên ta chờ nghe
Chờ nghe tình vỗ lên tim mình
Chờ nghe tình lung linh
Bình yên để nắng soi môi thơm
Bình yên ta mừng
Mừng em đã hết đau thương về đây ấm cúng
Mừng em đã biết xót thương tình yêu.”
(Quốc Bảo – bđd)
Kinh nghiệm của mất mát “bình yên” giữa nhà khoa học và nhà Đạo chuyên lý giải thần học, là do nghĩ rằng lập trường hiểu biết và lý giải mọi chuyện trên trời dưới đất chỉ dẫn đến xung đột, chẳng bao giờ “bình yên”. Chí ít, là bình yên trong tâm hồn. Kinh nghiệm rút từ cuộc xung đột giữa khoa học và tôn giáo, đem đến cho ta một đề nghị thiết thực.
Đề nghị rằng: sống đời bình yên, đừng tìm giải thích các vấn đề ngoài tầm hiểu biết hoặc chuyên môn của mình. Bởi làm thế, càng gây chia rẽ rất khó sống “bình yên”. Biết hỗ trợ và tìm hiểu cái hay cái mới, vẫn hơn là đả kích huỷ diệt nhau. Hãy đề cao nét vẻ bình yên của thiên nhiên. Rồi từ đó, ta mới tuyên dương quan hệ thân thương giữa Thiên Chúa của tình thương và vũ trụ vạn vật.
Đề nghị thêm nữa là: ai ưu tư lý sự hoặc nghĩ về nguồn gốc vạn vật hãy cứ về mà tìm hiểu nét đẹp của tương quan ấy, tự khắc sẽ bắt gặp bình yên nằm sẵn ở cái hay, nét đẹp ấy mà góp phần tạo tuyệt mỹ trong mọi sự, kể cả sự sống con người cùng vạn vật, thay vì tìm cách sáng chế phương tiện huỷ diệt tất cả. Con người lẫn vạn vật, đã mất dần “bình yên” trong tình yêu và tình của bình yên.
Để minh hoạ lập trường thiết thực ấy, cũng nên về với truyện kể nhẹ êm, rất tích cực:
“Có một vị hiền triết đã hỏi các đệ tử rằng:
“Tại sao trong cơn giận dữ người ta thường phải hét thật to vào mặt nhau?”
Sau một lúc trầm ngâm suy nghĩ, một trong các đệ tử trả lời:
“Bởi, người ta mất bình tĩnh, mất tự chủ!”
Vị hiền triết không đồng ý với câu trả lời quá mau mắn này, bèn bảo:
“Nhưng tại sao phải hét lên trong khi cả hai đang ở bên nhau, sao không nói bằng âm thanh vừa đủ nghe?”
Các đệ tử lại ngẫm nghĩ để trả lời nhưng không có câu giải thích nào khiến thầy họ hài lòng.
Sau cùng ông bảo:
“Khi hai người giận nhau, thì trái tim họ không còn ở gần nhau nữa. Từ thâm tâm, họ thấy giữa họ và người kia có khoảng cách rất xa, nên muốn nói cho nhau nghe thì họ phải dùng hết sức bình sinh để nói thật to.
Giận dữ càng lớn thì khoảng cách càng xa, lại càng phải nói to hơn để tiếng nói của họ bao trùm khoảng cách ấy.”
Ngừng một chút, ngài lại hỏi:
“Còn khi hai người bắt đầu yêu nhau thì thế nào? Họ không bao giờ hét to mà chỉ nói nhỏ nhẹ, thế là tại sao? Bởi, trái tim họ cận kề nhau. Khoảng cách giữa họ cũng rất nhỏ…”
Rồi ngài tiếp:
“Khi hai người yêu nhau đậm đà thì họ không cần nói nữa, mà chỉ thì thầm, họ đến với nhau rất gần bằng tình yêu của mình. Cuối cùng, cả thì thầm cũng không cần thiết nữa, họ chỉ đưa mắt nhìn nhau, thôi! Vì ngang qua ánh mắt đó, họ biết đối phương nghĩ gì, muốn gì rồi ..”
Ngài kết luận:
“Khi các con bàn cãi với nhau về vấn đề gì, phải giữ trái tim của các con lúc nào cũng cận kề. Đừng thốt ra điều gì khiến các con thấy xa cách nhau. Bằng không, thì một ngày nào đó, khoảng cách ấy càng lúc càng rộng, càng xa và các con cũng sẽ không tìm ra được con đường mà quay về với sự bình yên cần có, cho đời mình!”
Kể truyện rồi, nay mời bạn mời tôi, ta lại hát lời cuối của bài ca “bình yên”, dẫn ở trên:
“Như từ bao la ta ra đời một kiếp nữa
Như từ trong nhau lớn lên khôn lên cùng nhau
Như một câu hát ứa ra từ tim
Tặng nhau nhé tiếng nghe hồn nhiên
Để quên hết khó khăn chia lìa.”
(Quốc Bảo – bđd)
Và cứ thế, với giòng nhạc nhẹ êm, bạn và tôi ta “quên hết khó khăn chia lìa” để rồi sẽ đi dần vào với “bình yên’ đích thực, của cuộc đời. Ngay lúc này.
Trần Ngọc Mười Hai
vẫn cứ ca và cứ hát
những lời lẽ rất bình yên
cho tim mình mềm
nhẹ êm, suốt một đời.
Suy niệm Chúa Nhật Thứ Hai Phục Sinh Năm B 15.4.2012
“Mà mãi đêm nay mới nhớ ra”
“Đời mình chẳng khác chuyến tàu qua.”
(dẫn từ thơ Nguyễn Bính)
Ga 20: 19-31
Nhà thơ tuy rất giỏi, vẫn thấy đời mình “chẳng khác chuyến tàu qua”. Nhà Đạo nay cũng khác, nhưng tất cả đã nhớ chăng điều Chúa nhắn nhủ hôm lễ Vượt Qua? Lễ Vuợt Qua, không là nỗi thống khổ Chúa gánh chịu. Nhưng “vượt và qua”, là để Ngài về với Cha, bằng sự kiện Phục Sinh quang vinh.
Về Phục Sinh, Tin Mừng Nhất Lãm bao giờ cũng kể lại truyện thánh Tôma hơi “cứng lòng” khi thấy Chúa không hiện ra với mình, ngày Ngài sống lại. Kịp khi Ngài hiện đến với tông đồ, Chúa khuyên thánh nhân đừng cứng lòng, nhưng hãy tin. Và, thánh nhân đã tin. Sở dĩ thánh nhân tin, là vì có kinh nghiệm sống với Thày nay nhất quyết: “Lạy Chúa tôi! Lạy Thiên Chúa của tôi!” (Ga 20: 28)
Trình thuật nay kể, là kể truyện như thế. Nhưng, với tác giả Tin Mừng theo thánh Gioan, thánh Tôma đại diện cho nhóm đạo xưa nay sống mật thiết với Chúa, nên vẫn tin rằng Thày đang cận kề “nhóm đạo” mình cách đặc biệt. Bằng vào kinh nghiệm Thày hiện diện ở đời mình, các vị trênhiểu là “nhóm đạo” họ có tâm tư mật thiết với Chúa hơn nhiều người khác. Thường thì, các vị này chẳng kể lại cho ai biết điều này. Bởi có kể, cũng sẽ bị hiểu lầm, phản bác hoặc bị người không kinh nghiệm sẽ chê bai, hạch sách. Thế nên, “nhóm bạn đạo của thánh Tôma” càng sống mật thiết với Chúa theo cung cách thánh thiêng, chứ không chỉ nói về Ngài thôi.
“Nhóm đạo” của thánh Tôma đặt ưu tiên rất thực dụng hầu hướng dẫn đời mình. Các vị coi đó như “bí mật niềm tin” nên vẫn mong rằng chuyện đó được đưa vào với thánh truyền hầu chào đón những người khác chính kiến/lập trường về Đức Chúa Phục Sinh. Hội thánh tiên khởi, gồm nhiều tín hữu Đạo Chúa cũng tin vào Chúa theo cung cách như thế. Và thánh Tôma được coi như ‘bổn mạng’ của nhóm này. “Nhóm đạo” này vẫn mong sao được chấp nhận đưa vào nguồn mạch chính của thánh Hội ngay từ đầu. Nhưng, chuyện này thật ra cũng không dễ.
Thái độ thường thấy nơi tín hữu Hội thánh -nhất là các đấng bậc chỉ đặt nặng vào Tin Mừng Nhất Lãm thôi- vẫn là chuyện xảy ra trên thực tế xưa kia và cản đến hôm nay. Nó ăn sâu vào lịch sử đích thực về chuyện người thường ở Hội thánh đáp ứng ra sao với cuộc đời giảng rao của Chúa và chuyện Chúa tranh đấu cho người nghèo đích thực đã bị giới cầm quyền chống báng rất mực cũng không tài nào đánh bại được Ngài. Bởi thế nên, họ mới đem Ngài đến chỗ chết. Ngài chết, là để thay cho mọi người. Và, là cái chết trên thập giá.
Truyện kể về Chúa Sống lại, ra như là Ngài vẫn còn sống và vẫn tiếp tục hoạt động trong lịch sử rất năng động. Nói cách khác, đó là lối sống do Cha thiết lập lại vẫn tạo ảnh hưởng lên người có nhu cầu. Sự sống lại, ra như là vẫn xảy đến thời tương lai nào khác cho con người. Truyền thống Tin Mừng Nhất Lãm (tức: Tin Mừng Máccô, Mátthêu và Luca) dường như không thiết tha và cũng không muốn đưa vào Phúc âm chính của Hội thánh “truyền thống thánh Tôma” vốn dĩ chỉ nói về nội tâm riêng tư ‘thầm kín’ của Đức Giêsu, chứ không có truyện kể.
Về truyền thống thánh Tôma, Phúc Âm thánh Gioan phải “đi giây” giữa “Bè lạc đạo” và điều mà mọi người vẫn gọi là đặc trưng chính thống của Đạo Chúa. Thật ra, không thể có cái-gọi-là “bè lạc đạo” tách rời khỏi Do-thái-giáo và/hoặc Kitô-giáo. Bởi, chủ trương ban đầu của nhóm/bè này đã nằm ngay trong Do-thái-giáo. Có thể nói, đây là lối đọc Kinh thánh một chiều. Là, đọc theo kiểu triết học Hy lạp (chí ít là khoa vũ-trụ-học kiểu Plato rất chung chung và rất cổ-sinh-vật-học). Ngôn ngữ Hy Lạp gọi “bè lạc đạo” là “kiến thức”. Suy tư kiểu đó, hẳn ta cũng sẽ bị mọi người cho mình thuộc nhóm “đạo rối”, dù theo đúng Do-thái-giáo. Đây là học thuyết song hành về Đạo có từ thời tiên khởi. Tức, những người như thế đã đóng khung chính bản thân họ vào cảm nghiệm tư riêng của họ.
Với họ, “đạo rối” -hiểu theo nghĩa “kiến thức” tiếng Hy Lạp- tức: bắt đầu mang ý nghĩa “tự biết mình”. Họ vẫn nghĩ, hồn người vốn có gốc nguồn khởi từ trời, nhưng nay ra thế là do uy lực thánh thiêng bị vấp váp nên mới lệch lạc, khập khiễng. Cũng theo quan niệm của nhóm này, con người là hồn linh thánh thiêng nay bị chôn chặt trong khuôn khổ xác thể. Thế nên, con người không thể biết những gì đang hiện đến với chính mình. Và Đấng Cứu Độ (dù ta có định nghĩa là đấng nào thì cũng thế) đã đến để kêu gọi ta hãy tỉnh thức khỏi giấc ngủ mơ nào đó. Ngài làm thế, ngang qua các câu hỏi như: trước đây ta là ai? Ta bị đẩy vào chốn nào? Ta đi đâu? Ta được cứu vớt khỏi những gì? Tái sinh, có nghĩa là gì?
Và, “nhóm đạo” này lâu nay triển khai lịch sử loài người, như ánh dương lâu nay bị vùi chôn trong tăm tối của bè rối. Nói chung, “nhóm-đạo-bị-gọi-là-rối” đã rời khỏi Đấng Tạo Thành Trời Đất, ra khỏi Sách Thánh Do thái, hiểu theo nghĩa riêng mà họ vẫn có từ truyện Chúa nhập vào Đức Giêsu ngõ hầu giúp đỡ các người con bé nhỏ ở thế trần được cứu vớt. Các vị trong nhóm bị-gọi-là-rối này không hài lòng truyện kể sơ sài về Đức Giêsu thời Ngài hoạt động, chết đi rồi sống lại. “Nhóm Đạo” của các vị này không tin việc nói về Chúa mà lại kể những truyện như thế, nhưng các vị chỉ muốn Chúa dẫn dắt con người vào việc tự nhận-thức chính mình theo cách thiêng liêng. Và các vị cũng đề nghị làm sao để ta xa rời thế gian càng xa bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.
Đạo Chúa ở thời đầu, cũng bao gồm nhiều nhóm/hội từng cảm nghiệm một cách nội tâm/linh thiêng về Đức Chúa Phục sinh, nên mới bị tín hữu khác chính kiến coi mình là nhóm “đạo rối”. Đàng khác, thánh “Tôma” là đấng thánh đã nắm được sự thực rất thật nên ngài mới đến với “nhóm” này. Tin Mừng thánh Gioan kể truyện thánh Tôma (thuộc nhóm Mười Hai) đặt ở vị trí đặc biệt của niềm tin qua kinh nghiệm nội tâm, tuy bề ngoài các ngài xem ra hơi giống nhóm/bè “đạo rối” nhưng sự thực không phải thế. Thánh nhân cũng là tín hữu hiền lành như các đấng bậc nào khác đến với Chúa theo kiểu phàm trần. Có khi thánh Tôma lại đã sống tốt lành hơn nhiều tín hữu thông thường khác nữa, cũng không chừng.
Ngày nay, ta có khuynh hướng cho rằng cách sống ‘công khai trần tục’ là đường lối đúng đắn. Vì thế nên, có lúc ta cũng châm chước bỏ qua cho một số “sự thể về đạo” nếu thấy vui. Lịch sử đã chứng minh rằng sự thể không phải như thế. Thời tiên khởi, có rất nhiều nhóm tín hữu cũng tin vào Đức Giêsu, nhưng theo cung cách khác biệt. Phải chờ đến thế kỷ thứ II và III, trước khi ảnh hưởng của Alexandria, Antiôkia và Rôma tạo áp lực lên Đạo Chúa, lúc ấy Hội thánh mới thu về một mối. Và Giáo hội cũng phải trải dài nhiều thế kỷ mới tới được bến bờ như bây giờ. Thế nên, mỗi khi về với lịch sử, ta có thói quen gọi các “nhóm đạo” này là bè/nhóm rất “đạo rối”. Gọi thế, không hay cho lắm khi đề cập đến nhóm chính-thống đối chọi với nhóm khác mình, ở thời đầu; hoặc về “nhóm đạo” gọi là chính-mạch đối chọi với nhóm thời sau thay thế.
Với Tin Mừng theo thánh Gioan, thì nhóm “đặc trưng” lúc ấy chưa xuất hiện. Và, thánh Gioan xem ra cũng đến từ “nhóm đạo” tin vào kinh nghiệm thiêng liêng/nội tại hơn các nhóm khác. Và, nhóm của thánh Gioan đã công nhận và bao gồm các kẻ tin giống như mình. Và tác giả thánh coi đó như niềm tin xuyên suốt, rất rộng lớn. Thánh Gioan chống lại lối suy tư của nhóm “đạo rối” vì họ cho rằng Kinh thánh của người Do thái có sai sót. Và, thánh Gioan mở rộng cho những ai có kinh nghiệm về niềm tin vốn không là “đạo rối”. Và đó không là truyền thống “đích thực ở ngoài” như truyền thống chính thức của Tin Mừng Nhất Lãm.
Và, thánh Gioan dùng truyện kể về Tôma thánh nhân là vị thánh có kinh-nghiệm thiêng-liêng rất cá biệt hầu đề cao giá trị của “nhóm đạo” có thánh Tôma làm đại diện. Thật sự, thì bên ngoài Hội thánh, hiện có tài liệu gọi là “Tin Mừng theo thánh Tôma”. Tin Mừng này, viết từ giữa thế kỷ đầu hoặc trễ hơn, tức: cùng thời với thánh Gioan. Tin Mừng theo thánh Tôma, đến từ miền Đông nước Syria nhưng tuyệt nhiên không mang tính “đạo rối” hoặc lạc thuyết, cũng chẳng có gì là sai lầm, nhưng không là văn bản chính mạch/đặc trưng theo nghĩa Tin Mừng Nhất Lãm hoặc Phúc Âm truyên thống xuất hiện thời về sau.
Tin Mừng theo thánh Tôma, không được Hội thánh công nhận. Nhưng Tin Mừng thứ tư của thánh Gioan lâu nay là đối tác đắc lực về Lời Chúa! Tin Mừng theo thánh Tôma, có 114 lời phán của Đức Giêsu Phục sinh, nhưng không có truyện kể về Chúa vào thời Ngài sống ở thế trần!
Ngày nay, người trong Đạo có nhiều cách khác nhau để đến với niềm tin. Tin vào Đức Giêsu Phục Sinh, theo cung cách khác biệt. Một số rất tiến bộ. Một số khác đi vào “nội tâm” hơn. Nhưng, điều hay nhất có lẽ nên làm là đọc lại Tin Mừng thánh Gioan kể về cung cách thánh Tôma đến với niềm tin, ngõ hầu thấy rằng: sống lại, vẫn có chỗ cho mọi người để ta suy tư, xem xét và tin tưởng trong yêu thương.
Trong tinh thần đó, cũng nên ngâm thêm lời thơ vừa trích dẫn, rằng:
“Mà mãi đêm nay mới nhớ ra,
đời mình chẳng khác chuyến tàu qua.
Nhưng từ ga lớn, từ ga nhỏ,
Đời chẳng làm cho lấy một ga.”
(Nguyễn Bính – Chuyến Tầu Đêm)
Tầu niềm tin, có từ ga lớn/nhỏ, cũng là tầu. Cũng đừng nên có lập trường như nhà thơ nay cứ tiếp:
“Bỏ đây một chiếc tầu kiêng đổ,
Chở một toa tim nặng oán sấu.”
(Nguyễn Bính – bđd)
Và “toa tim” hôm nay không còn “nặng oán sấu”, tranh cãi nữa, nhưng sẽ chuyên chở mọi người đến với Đức Chúa của niềm tin nay sống lại với mọi người, tận thâm tâm.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh - Mai Tá phỏng dịch
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nghệ Sĩ Độc Tấu
Giuse Nguyễn Cao Hoàn (ĐCV Hànội)
21:25 13/04/2012
NGHỆ SĨ ĐỘC TẤU
Ảnh của Giuse Nguyễn Cao Hoàn (ĐCV Hànội)
Người nghệ sĩ dù sống trong cô lẻ,
Vẫn bình an vì có Chúa ở cùng.
Vẫn tận tình phục vụ, rất bao dung..
(Trích thơ của Mặc Trầm Cung)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Giuse Nguyễn Cao Hoàn (ĐCV Hànội)
Người nghệ sĩ dù sống trong cô lẻ,
Vẫn bình an vì có Chúa ở cùng.
Vẫn tận tình phục vụ, rất bao dung..
(Trích thơ của Mặc Trầm Cung)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 6-13/4/2012 Lễ Phục Sinh tại Giêrusalem
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
07:26 13/04/2012
1. Buổi Triều Yết Chung Thứ Tư 11/4
Đức Thánh Cha đang nghỉ tại Castel Gandolfo. Tuy nhiên, vào sáng thứ Tư 11 tháng 4, ngài đã đi xe hơi về Vatican để gặp gỡ các tín hữu và du khách hành hương tại quảng trường Thánh Phêrô.
Trước khi bắt đầu buổi Triều Yết Chung, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã nhận được một bức tranh khảm có hình Thánh Gia, đã được thực hiện bởi một nghệ nhân người Slovenia là ông Marko Ivan Rupnik. Đức Hồng Y Ennio Antonelli, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Gia đình, đã trình món quà lên Đức Thánh Cha. Ngài đã làm phép bức tranh và một quả chuông rất độc đáo.
Trong bài Huấn Đức, Đức Thánh Cha đã mời gọi khoảng 25.000 người tham dự, suy tư sâu xa về ý nghĩa của Lễ Phục Sinh.
Ngài nói:
Anh chị em thân mến,
"Buổi Triều Yết Chung ngày hôm nay của chúng ta được đánh dấu bởi niềm vui tinh thần của Lễ Phục Sinh, xuất phát từ chiến thắng của Chúa Kitô trên tội lỗi và sự chết. Khi Chúa Phục Sinh hiện ra với các môn đệ trong phòng Tiệc Ly và cho họ thấy vết thương cứu độ của mình, cuộc sống của họ đã thay đổi.. Với ân sủng của Chúa Thánh Thần, Chúa Kitô đã ban cho họ sự bình an mà thế gian không thể đem lại cho họ (x. Ga 14:27) và gửi họ ra đi để mang lại an bình cho thế giới. Sứ vụ của các môn đệ khai mạc cuộc hành trình của Giáo Hội, là dân Giao ước mới, được gọi là để làm chứng trong mọi thời đại cho sự thật của biến cố Phục sinh và sự sống mới mà biến cố ấy mang lại.
Hôm nay, Chúa đi vào trái tim của chúng ta, vào gia đình của chúng ta với quà tặng của niềm vui và hòa bình, cuộc sống và hy vọng. Giống như các môn đệ trên đường Emmaus, chúng ta có thể nhận ra sự hiện diện của Ngài giữa chúng ta trong lời Ngài và qua cử chỉ bẻ bánh của Ngài. Trong mùa Phục Sinh này, chúng ta hãy quyết tâm tiến bước đồng hành với Chúa Kitô Phục sinh và để cho cuộc sống của chúng ta được biến đổi bởi đức tin vào Ngài và bởi quyền năng Phục sinh của Người.
Tôi nhiệt liệt chào đón các thầy của Học Viện Giáo Hoàng Ireland mới được phong phó tế, cùng với gia đình và bạn bè của họ. Các phó tế trẻ thân mến, cầu xin cho các thầy có thể uốn nắn cuộc sống của các thầy để dâng mình hoàn toàn cho Chúa hơn bao giờ và quảng đại xây dựng Giáo Hội tại quốc gia của các thầy. Tôi cũng hoan nghênh đoàn đại biểu từ trường Cao đẳng Quốc phòng NATO, với lời cầu nguyện để sự phục vụ của họ đóng góp vào sự nghiệp hòa bình. Với tất cả các du khách nói tiếng Anh có mặt tại buổi triều yết chung hôm nay, đặc biệt là những người từ Anh, Ireland, Thụy Điển, Australia, Canada và Hoa Kỳ, tôi cầu khẩn Thiên Chúa ban niềm vui và sự bình an của Chúa Phục Sinh cho anh chị em. Chúc Mừng Phục Sinh! "
2. Buổi đọc Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng hôm thứ Hai 09 tháng Tư
Trước đó, hôm thứ Hai 09 tháng Tư, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi đọc Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng tại Castel Gandolfo cách Rôma 25km. Theo truyền thống của Giáo Hội, trong Mùa Phục Sinh, chúng ta đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng thay cho Kinh Truyền Tin trong các Mùa Phụng Vụ khác.
Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã mời gọi các tín hữu đọc lại các chứng từ của Kinh Thánh về cuộc phục sinh của Chúa Kitô và ngài cũng đề cao chứng tá của các phụ nữ trong lãnh vực này.
Đức Thánh Cha đã nhắc đến sự kiện ngày thứ hai sau Phục Sinh là ngày nghỉ tại nhiều nước và nói rằng: “nhưng tôi ước mong rằng lý do của ngày nghỉ này luôn ở trong tâm trí của các tín hữu Kitô: Trong những ngày này, điều quan trọng là đọc lại các trình thuật về sự sống lại của Chúa Kitô mà chúng ta thấy trong 4 sách Tin Mừng. Đó là những trình thuật, bằng nhiều cách khác nhau, trình bày những cuộc gặp gỡ của các môn đệ với Chúa Giêsu Phục Sinh, và qua đó giúp chúng ta suy niệm về biến cố tuyệt vời này, biến cố đã biến đổi lịch sử và mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của con người”.
Đức Thánh Cha cũng nhận xét rằng:
“Trong tất cả các sách Tin Mừng, các phụ nữ đều được nói đến nhiều trong các trình thuật về những lần Chúa Giêsu Phục Sinh hiện ra, cũng như trong các trình thuật về cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu. Thời đó ở Israel, chứng từ của phụ nữ không thể có giá trị chính thức, về pháp lý, nhưng các phụ nữ đã trải qua một kinh nghiệm về liên hệ đặc biệt với Chúa, liên hệ ấy là điều cơ bản đối với đời sống cụ thể của cộng đoàn Kitô, và đó là điều ở mọi thời đại, chứ không phải chỉ vào thời bắt đầu hành trình của Giáo Hội mà thôi”.
Đức Thánh Cha nói thêm rằng: “Kiểu mẫu tuyệt vời và gương mẫu về quan hệ với Chúa Giêsu, nhất là trong mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa, chính là Đức Maria, Mẹ của Chúa. Chính nhờ kinh nghiệm có sức biến đổi về cuộc Vượt Qua của Con, mà Đức Trinh Nữ trở thành Mẹ Giáo Hội, nghĩa là của mỗi Kitô hữu và của toàn thể cộng đoàn tín hữu”.
Trong ý hướng đó, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu, qua kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, cầu xin Mẹ Maria giúp chúng ta cảm nghiệm được sự hiện diện sinh động của Chúa Phục Sinh, là nguồn hy vọng và an bình”.
Sau khi ban phép lành cho các tín hữu, Đức Thánh Cha còn chào thăm các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Giống như năm ngoái, Đức Thánh Cha đã đến dinh thự Castel Gandolfo từ chiều Chúa nhật Phục sinh 8 tháng Tư vừa qua để nghỉ ngơi cho đến chiều thứ Sáu tới đây 13 tháng Tư.
3. Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Liban từ ngày 14 đến 16 tháng 9
Chính quyền và Giáo quyền Công Giáo tại Liban loan báo: Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 sẽ đến viếng thăm nước này từ ngày 14 đến 16 tháng 9 năm nay.
Hôm Chúa nhật Phục sinh vừa qua Phủ Tổng thống Liban và Đức Cha Boulos Matar, Tổng Giám Mục giáo phận Beirut của Công Giáo nghi lễ Maronite, kiêm Chủ tịch Ủy ban Giám Mục Liban về truyền thông xã hội đã đưa tin: Đức Thánh Cha đã nhận lời mời của chính quyền cũng như của các Thượng Phụ và Giám Mục Công Giáo Liban để đến viếng thăm nước này trong thời gian vừa nêu.
Thông cáo của Phủ Tổng Thống cho biết Tổng thống Michel Sleiman đã mời Đức Giáo Hoàng đến viếng thăm và bày tỏ hy vọng rằng cuộc tông du của Ngài tại Liban “sẽ củng cố quan hệ lịch sử sâu xa giữa Liban và Tòa Thánh, đồng thời sẽ tái khẳng định vị thế, vai trò và sứ mạng của Liban trong tư cách là chứng nhân cho tự do và sự sống chung”.
Theo chương trình sơ khởi, Đức Thánh Cha sẽ đến Liban ngày 14 tháng 9. Ngài sẽ gặp gỡ chính quyền và giáo quyền, và chủ tọa một cuộc gặp gỡ giới trẻ Liban. Chúa nhật 16 tháng 9, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự thánh lễ tại trung tâm thủ đô Beirut và công bố Tông Huấn hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục Trung Đông cho các vị Thượng Phụ và Giám Mục trong vùng này. Ban chiều cùng ngày ngài sẽ trở về Vatican.
Đây sẽ là chuyến viếng thăm thứ 24 của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 tại hải ngoại và là lần thứ 2 ngài đến Trung Đông, sau cuộc viếng thăm hồi tháng 5 năm 2009 tại Giordani, Israel và lãnh thổ Palestine.
Cách đây 15 năm, Đức Gioan Phaolô 2 cũng đã viếng thăm Liban trong hai ngày 10 và 11 tháng 5 năm1997. Trong dịp đó ngài đã ký và công bố Tông huấn hậu Thượng HĐGM về Liban, với tựa đề “Một niềm hy vọng cho Liban”.
4. Đức Hồng Y William Levada, tổng trưởng bộ Giáo Lý Đức Tin cử hành lễ Phục sinh tại Thánh Địa
Ngài không ở đây, Ngài đã sống lại! Lời công bố xảy ra nơi này cách đây hơn 2000 năm, vẫn còn vang vọng từ nơi này đến toàn bộ thế giới. Đây là lý do tại sao các thánh lễ trọng thể đã được tổ chức hôm Chúa Nhật Phục sinh tại đền thờ Mộ Thánh ở Jeruselem.
Tại nơi Chúa sống lại đã được bảo quản trong nhiều thế kỷ, các thánh lễ bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau đã được cử hành để thể hiện niềm vui của buổi sáng Phục Sinh.
Hôm sáng Chúa Nhật 8 tháng Tư, các linh mục, và tu sĩ sống tại Đất Thánh, cùng các Kitô hữu địa phương và khách hành hương đến từ những khắp nơi trên thế giới đã tham dự phụng vụ long trọng được cử hành bởi Đức Thượng Phụ Latinh của Jeruselem là Đức Tổng Giám Mục Fouad Twal và Đức Hồng Y William Levada, Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin.
Cộng đoàn đã tập hợp lại với nhau xung quanh ngôi mộ trống Anastasis như người Hy Lạp thường gọi, hoặc Kanisat al Kiama như các tín hữu Công Giáo Ả Rập thường nói. Từ ngày hôm nay và trong suốt mùa lễ Phục sinh, anh chị em sẽ chào nhau bằng câu chào “Chúa Kitô đã sống lại, Ngài đã sống lại thật."
"Tôi cầu chúc tất cả mọi người một lễ Phục sinh hạnh phúc". Trong khi thừa nhận rằng các sự kiện ở Trung Đông đang đe dọa khu vực, dân chúng, và anh chị em tín hữu Kitô, “tạo nên một áng mây mờ trên niềm vui của chúng ta”, Đức Thượng Phụ đã nhấn mạnh trong bài giảng rằng chúng ta cần tiếp tục "làm nhân chứng cho sự sống lại và chúng ta không có lý do gì để sợ hãi hoặc nghi ngờ. Ngôi mộ trống rỗng, Đấng chịu đóng đinh đã sống lại và vẫn sống và tất cả những khó khăn và bất hạnh mà chúng ta phải gánh chịu sẽ không lung lay đức tin của chúng ta, nhưng sẽ làm tăng thêm sự bền đỗ của chúng ta. Tình cảm của chúng ta thuộc về Jeruselem và Giáo Hội của chúng ta. ' Đức Thượng Phụ đặc biệt kêu gọi một sự thay đổi triệt để con tim 'Chúng ta hãy chôn trong ngôi mộ của Chúa Kitô khuynh hướng thế tục của chúng ta, sự chia rẽ tôn giáo giữa chúng ta, bạo lực của chúng ta, đức tin bị lung lạc và nỗi sợ hãi của chúng ta.
Đức Thượng Phụ kết luận "Chúng ta hãy xin Chúa cho giấc mơ hòa bình, đã được sinh ra ở đây, có thể được thực hiện trên Thánh Địa và trên toàn thế giới.
Đỉnh cao của thánh lễ là cuộc rước xung quanh Mộ Chúa kết thúc với việc tuyên đọc các bài sách thánh và phúc âm tại 4 địa điểm khác nhau với ngụ ý rằng Tin Mừng cần phải được công bố khắp tứ phương thiên hạ, nghĩa là trên toàn thế giới cho đến ngày thế mạt. Thánh Lễ đại trào tại Mộ Thánh là một cử hành của vui mừng. Đó cũng là một dàn hợp xướng cộng đồng tuyệt vời, với đủ loại âm nhạc.
Đôi khi cũng có sự lúng túng vì các tôn giáo bạn như Chính Thống giáo Hy Lạp, Giáo Hội Armenia tông truyền và Công Giáo Coptic, là những người chia sẻ cùng không gian và thời gian trong đền thờ Mộ Thánh đang cử hành Chúa Nhật Lễ Lá.
Vào buổi sáng sớm sau khi dừng chân trên Đồi Sọ, Thủ tướng Ý Mario Monti, người hiện đang đi thăm một số nước ở Trung Đông đã tham dự thánh lễ Phục Sinh tại nhà thờ Mộ Thánh. Thánh lễ đã được tổ chức riêng và được cha Pizzaballa, trưởng đoàn hiệp sĩ Thánh Mộ cử hành.
Cha Pizzaballa cầu nguyện trong thánh lễ: 'Chúng ta hãy hy vọng sẽ được như các môn đệ là khi đến ngôi mộ họ không hiểu điều gì, mặc dù họ đã đọc thánh thư, nhưng khi họ đi vào trong và nhìn thấy các dấu chỉ này, thì họ hiểu ngay, tin tưởng và sấp mình thờ lạy”
5. Ðức Thánh Cha kể lại cuộc tông du của ngài tại Mễ Tây Cơ và Cuba
Trong buổi tiếp kiến chung dành cho 20 ngàn tín hữu hành hương sáng ngày 4 tháng 4 năm 2012, Ðức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã hài lòng kể lại cuộc tông du của ngài tại Mễ Tây Cơ và Cuba.
Vì mới viếng thăm mục vụ tại Mễ Tây Cơ và Cuba từ ngày 23 đến 29 tháng 3 năm 2012, Ðức Thánh Cha đã dành bài huấn dụ để thuật lại cho các tín hữu những nét nổi bật cũng như cảm tưởng của ngài về chuyến viếng thăm.
Ðức Thánh Cha nói:
Và Ðức Thánh Cha kết luận rằng: "Tạ ơn Chúa, cuộc viếng thăm này tại Mễ Tây Cơ và Cuba, đã đạt được thành công mục vụ mong muốn. Ước gì dân tộc Mễ Tây Cơ và Cuba rút được những thành quả dồi dào từ đó để xây dựng một tương lai an bình và huynh đệ trong tình hiệp thông của Giáo Hội và với lòng can đảm theo tinh thần Tin Mừng."
6. Giáo Hội mất đi hai vị Hồng Y
Trong tuần qua, Giáo Hội mất đi hai vị Hồng Y. Đức Hồng Y Ignace Moussa I Daoud Thượng Phụ danh dự thành Antiôkia của Syria đã qua đời vào ngày Thứ Bảy Tuần Thánh.
Thêm vào đó, hôm thứ Ba 10 tháng Tư trong tuần bát nhật lễ Phục sinh, Đức Hồng y Luis Aponte Martinez người Puerto Rico, cũng đã qua đời ở tuổi 89.
Với cái chết của hai vị Hồng Y, Hồng Y Đoàn giảm xuống còn 210 vị.
Tuy nhiên, chỉ có 123 vị Hồng Y có quyền bỏ phiếu bầu Giáo Hoàng. 87 vị Hồng Y còn lại đều trên 80 tuổi, và theo luật định không còn quyền bầu Giáo Hoàng.
7.Chúa Nhật kính nhớ Lòng Thương Xót Chúa.
Trải qua lịch sử, Chúa Nhật sau lễ Phục sinh đã được gọi bằng nhiều danh xưng khác nhau: Chúa Nhật bát nhật sau lễ Phục sinh, Chúa Nhật “Áo trắng”, bởi vì các tân tòng cởi chiếc áo trắng mà họ đã lãnh nhận khi lãnh các bí tích khai tâm vào đêm Vọng Phục sinh, đánh dấu việc kết thúc giai đoạn huấn giáo khai tâm. Tại vài Giáo hội bên Ấn độ (tục truyền do thánh Tôma tông đồ thành lập), Chúa Nhật sau lễ Phục sinh được gọi là Chúa Nhật thánh Tôma, bởi vì bài Phúc âm thuật lại cuộc gặp gỡ của Tông Đồ Tôma với Chúa Kitô.
Ngày 30/4/2000 là Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Phục Sinh. Trong lễ phong hiển thánh cho nữ tu Faustina, người đã tận hiến đời mình để rao truyền Lòng Thương Xót Chúa, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã công bố quyết định dành riêng ngày Chúa Nhật Thứ Hai của Mùa Phục Sinh là ngày Chúa Nhật kính nhớ Lòng Thương Xót Chúa.
Năm năm sau, ngài qua đời đúng vào đêm hôm trước ngày lễ này.
Trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng hôm Chúa Nhật 23/04/2006, khi Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI nhắc đến Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II như "Vị Giáo Hoàng của lòng Thương Xót Chúa", quảng trường Thánh Phêrô đông chật hàng mấy chục ngàn người đã bùng lên trong những tiếng vỗ tay vang dội.
8. Thánh lễ của Con Đường Tân Dự Tòng
Đức Thánh Cha Benedict XVI đã yêu cầu Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin và đặc biệt là Đức Hồng Y William Levada, vị tổng trưởng của Thánh Bộ kiểm tra xem liệu các thành viên của Con Đường Tân Dự Tòng có cử hành Thánh Lễ đúng theo giáo lý và các thực hành phụng vụ của Giáo Hội hay không.
Tòa Thánh sẽ phân tích vấn đề này để ngăn chặn các cộng đoàn trong Con Đường Tân Dự Tòng phát triển một nghi thức phụng vụ mới không phù hợp với truyền thống của Giáo Hội. Đây là một vấn đề gây tranh cãi đến mức vào năm 2010, Hội Đồng Giám Mục Nhật Bản đã yêu cầu Con Đường Tân Dự Tòng ngưng hoạt động tại quốc gia này trong vòng 5 năm.
Tháng Giêng vừa qua, Đức Thánh Cha đã chấp thuận nghi lễ khai tâm Kitô Giáo do Con Đường Tân Dự Tòng đề nghị.
Con Đường Tân Dự Tòng là một sáng kiến nhằm dạy giáo lý cho người lớn, mà mục tiêu là để họ khám phá hồng ân bí tích rửa tội của họ.
Con Đường Tân Dự Tòng hiện nay được dẫn dắt dưới sự chỉ đạo của một giám mục, nhưng khởi đầu là do Kiko Arguello và Carmen Hernandez.
9. Ông bà Danilo và Anna Maria Zanzucchi
Lần đầu tiên một đôi vợ chồng giáo dân đã được Tòa Thánh ủy thác soạn các bài suy niệm cho buổi đi Đàng Thánh Giá trọng thể do Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 cử hành lúc 21.15 tối thứ Sáu Tuần Thánh 6 tháng Tư tại Hý trường Colosseo ở Roma.
Đó là ông bà Danilo và Anna Maria Zanzucchi, người Italia. Ông Danilo năm nay đã 92 tuổi, sinh năm 1920 tại Parma, tốt nghiệp kỹ sư, từng làm chủ tịch phong trào Công giáo tiến hành ở Parma từ năm 1956 đến 1959. Cách đây 59 năm (1953), Danilo thành hôn với cô Anna Maria, một dược sĩ trẻ hơn ông 9 tuổi. Do cuộc hôn nhân này hai người sinh được 5 người con và hiện có 12 cháu nội ngoại.
Năm 1967, cùng với Chị Chiara Lubich, ông bà Zanzucchi thành lập Phong trào các Gia Đình mới và hiện nay Phong trào có hơn 300 ngàn thành viên, với 4 triệu người thiện cảm tại 5 châu. Phong trào đề ra một phương thức mới để sống đời gia đình và canh tân nền văn hóa gia đình dựa trên 4 đường hướng chủ yếu là: linh đạo, giáo dục, xã hội tính và tình liên đới. Các thành viên phong trào dấn thân sống quyết liệt linh đạo hiệp nhất của Phong trào Tổ Ấm.
Các bài suy niệm của ông bà Danilo và Anna Maria Zanzucchi được công bố trước trên báo Quan sát viên Roma của Tòa Thánh, qua đó tác giả nhắc đến những tình trạng đau khổ trong đời sống gia đình: bất trung, ly dị hoặc bệnh tật, khó khăn tài chánh, nghèo đói, những lối cư xử vô luân, bất hòa với cha mẹ, thiên tai.
10. Tổng thống Hugo Chavéz khóc lóc xin Chúa tha tội.
Trong một diễn biến bất ngờ và gây sửng sốt cho dân chúng tại Venezuela, đặc biệt là các Giám Mục nước này, đài truyền hình quốc gia Venezuela, cơ quan thông tấn chính thức của nhà nước Venezuela, đã cho phát hình thánh lễ Tiệc Ly ngày thứ Năm Tuần Thánh mùng 5 tháng Tư vừa qua tại một nhà thờ tại Barinas.
Lạ lùng hơn nữa là Hugo Chavéz, một người khét tiếng chống phá Giáo Hội tại Venezuela, đã đeo một chuỗi tràng hạt như một người Công Giáo mộ đạo, và khóc ngay trước mặt các linh mục đồng tế trong thánh lễ và anh chị em giáo dân. Tờ The Wall Street Journal tường thuật rằng, đứng trên bục giảng quay mặt xuống anh chị em giáo dân, Hugo Chavéz vừa khóc, vừa nói như sau:
"Lạy Chúa xin cho con cuộc sống, thậm chí là một cuộc sống bị thiêu đốt, hoặc đau đớn đi nữa cũng không quan trọng [miễn còn sống là được]".
"Lạy Chúa Kitô, cứ trao cho con mão gai của Ngài... đưa nó cho con, con sẽ mang lên dù chảy máu... xin cho con thánh giá của Chúa, một trăm thánh giá đi nữa con cũng chịu vác, nhưng xin cho con cuộc sống bởi vì còn có nhiều thứ con chưa làm xong... đừng bắt con đi bây giờ."
Tổng thống Hugo Chavéz đã mắc phải bệnh ung thư. Khi Đức Thánh Cha sang thăm Cuba từ Thứ Hai 26 đến Thứ Tư 28 tháng Ba, Hugo Chavéz đã có mặt tại đó vào hôm thứ Bẩy 24 tháng Ba để xạ trị và được tường trình là cũng bày tỏ ý muốn được gặp Đức Giáo Hoàng. Tuy nhiên, sau đó chuyện không thành.
11. Logo chính thức cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2013
Chỉ còn hơn một năm nữa là đến ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Rio de Janeiro. Logo chính thức cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2013 đã được lựa chọn từ 200 bản dự thi trong một cuộc thi chính thức. Logo này có hình dạng của một trái tim với bức tượng nổi tiếng Chúa Kitô Đấng Cứu Chuộc tại Rio De Janeiro.
Đức Hồng Y Stanislaw Rylko, Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân, đã giới thiệu logo này tại Rôma
Ngài nói:
"Đó sẽ là một biểu tượng cho Ngày Giới trẻ Thế giới tại Rio de Janeiro, Chúa Kitô với vòng tay rộng mở. Những cánh tay này là của Chúa Kitô, nhưng cũng là của Giáo Hội đang rộng mở vòng tay chào đón thế hệ mới. "
Dịp này Đức Hồng Y Rylko cũng cho biết rằng một phần trong chặng đàng Thánh Giácủa giới trẻ sẽ đi qua những khu ổ chuột nổi tiếng của thành phố.
Lần đầu tiên sau 26 năm, Ngày Giới trẻ Thế giới trở lại Mỹ Châu Latinh, nơi 44% người Công giáo trên thế giới cư ngụ.
Ngày Thanh niên Thế giới cuối cùng được tổ chức trên lục địa này là ở Buenos Aires Argentina vào năm 1987.
Ngày Thanh niên Thế giới 2013 sẽ diễn ra ở Rio de Janeiro từ ngày 23 đến 28 tháng Bẩy năm 2013 và khoảng hai triệu bạn trẻ được dự kiến sẽ tham dự.
12. Đại Hội Giới Trẻ Rio de Janeiro tăng cường sự hiện diện tại Twitter và Facebook
Các nhà tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế giới tại Rio đã đến Rôma để nói về tất cả các chuẩn bị cho ngày hội lớn này. Cùng với các nhà tổ chức, đại diện của 100 quốc gia cũng có mặt trong phiên họp.
Giám đốc truyền thông Đại Hội Giới Trẻ Rio de Janeiro là cha Marcio Queiroz. Cha cho biết hiện nay có hơn 22 người làm việc trên các trang web mạng xã hội như Twitter và Facebook để giải thích và cổ động cho ngày Quốc Tế Giới Trẻ 2013bằng 21 ngôn ngữ khác nhau.
Một trong những mục tiêu của nhóm thông tin liên lạc gồm 22 bạn trẻ này là để trình bày sức sống và tính chất phổ quát của Giáo Hội Công Giáo. Họ khuyến khích thanh thiếu niên tình nguyện và loan báo cho thế giới, thông qua các trang web mạng xã hội, về ngày Quốc Tế Giới Trẻ trong năm tới ở Brazil.
13. Đức Giáo Hoàng nhận được một quả trứng Phục Sinh khổng lồ
Trong dịp Lễ Phục sinh vừa qua một công ty chocolate Ý đã tặng cho Đức Thánh Cha một quả trứng Phục Sinh bằng chocolate rất ấn tượng vì cao hơn 2 thước và nặng hơn 250 kí lô.
Quả trứng còn được trang trí bằng huy hiệu Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16.
Sau khi nhận món quà và cám ơn công ty, Đức Thánh Cha đã tặng lại cho các thanh thiếu niên đang bị giam giữ tại nhà tù Casal del Marmo, nằm ở ngoại ô Rôma.
14. Đức Thánh Cha kêu gọi các bạn trẻ đào sâu hiểu biết về Chúa Giêsu.
Trong buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư 4 tháng Tư, Đức Thánh Cha đã chào đón nồng nhiệt 5000 sinh viên đại học đang thăm viếng Rôma để tham dự hội nghị Diễn đàn Đại học và tham dự các nghi lễ trong Tuần Thánh tại Vatican.
Đức Thánh Cha nói:
Đặc biệt, tôi muốn chào đón tất cả các sinh viên đại học, những người đến đây từ các quốc gia khác nhau để tham gia Đại hội Quốc tế, được tổ chức bởi giáo hạt tòng nhân Opus Dei.
Các con thân mến, cha chào đón các con đến Rôma trong Tuần Thánh, để các con có thể sống một kinh nghiệm của đức tin, tình bạn và làm phong phú tinh thần. Cha mời gọi các con dành những ngày này để đào sâu kiến thức các con về Chúa Giêsu, đáp lại các lời mờ gọi của tình yêu được gửi đến cho mỗi một người trong các con. Cha muốn nhắc đến những gì Thánh Josemaría đã từng viết: "Tất cả mọi thứ được thực hiện vì tình yêu đều vĩ đại và đẹp đẽ'"
Đức Thánh Cha đang nghỉ tại Castel Gandolfo. Tuy nhiên, vào sáng thứ Tư 11 tháng 4, ngài đã đi xe hơi về Vatican để gặp gỡ các tín hữu và du khách hành hương tại quảng trường Thánh Phêrô.
Trước khi bắt đầu buổi Triều Yết Chung, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã nhận được một bức tranh khảm có hình Thánh Gia, đã được thực hiện bởi một nghệ nhân người Slovenia là ông Marko Ivan Rupnik. Đức Hồng Y Ennio Antonelli, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Gia đình, đã trình món quà lên Đức Thánh Cha. Ngài đã làm phép bức tranh và một quả chuông rất độc đáo.
Trong bài Huấn Đức, Đức Thánh Cha đã mời gọi khoảng 25.000 người tham dự, suy tư sâu xa về ý nghĩa của Lễ Phục Sinh.
Ngài nói:
Anh chị em thân mến,
"Buổi Triều Yết Chung ngày hôm nay của chúng ta được đánh dấu bởi niềm vui tinh thần của Lễ Phục Sinh, xuất phát từ chiến thắng của Chúa Kitô trên tội lỗi và sự chết. Khi Chúa Phục Sinh hiện ra với các môn đệ trong phòng Tiệc Ly và cho họ thấy vết thương cứu độ của mình, cuộc sống của họ đã thay đổi.. Với ân sủng của Chúa Thánh Thần, Chúa Kitô đã ban cho họ sự bình an mà thế gian không thể đem lại cho họ (x. Ga 14:27) và gửi họ ra đi để mang lại an bình cho thế giới. Sứ vụ của các môn đệ khai mạc cuộc hành trình của Giáo Hội, là dân Giao ước mới, được gọi là để làm chứng trong mọi thời đại cho sự thật của biến cố Phục sinh và sự sống mới mà biến cố ấy mang lại.
Hôm nay, Chúa đi vào trái tim của chúng ta, vào gia đình của chúng ta với quà tặng của niềm vui và hòa bình, cuộc sống và hy vọng. Giống như các môn đệ trên đường Emmaus, chúng ta có thể nhận ra sự hiện diện của Ngài giữa chúng ta trong lời Ngài và qua cử chỉ bẻ bánh của Ngài. Trong mùa Phục Sinh này, chúng ta hãy quyết tâm tiến bước đồng hành với Chúa Kitô Phục sinh và để cho cuộc sống của chúng ta được biến đổi bởi đức tin vào Ngài và bởi quyền năng Phục sinh của Người.
Tôi nhiệt liệt chào đón các thầy của Học Viện Giáo Hoàng Ireland mới được phong phó tế, cùng với gia đình và bạn bè của họ. Các phó tế trẻ thân mến, cầu xin cho các thầy có thể uốn nắn cuộc sống của các thầy để dâng mình hoàn toàn cho Chúa hơn bao giờ và quảng đại xây dựng Giáo Hội tại quốc gia của các thầy. Tôi cũng hoan nghênh đoàn đại biểu từ trường Cao đẳng Quốc phòng NATO, với lời cầu nguyện để sự phục vụ của họ đóng góp vào sự nghiệp hòa bình. Với tất cả các du khách nói tiếng Anh có mặt tại buổi triều yết chung hôm nay, đặc biệt là những người từ Anh, Ireland, Thụy Điển, Australia, Canada và Hoa Kỳ, tôi cầu khẩn Thiên Chúa ban niềm vui và sự bình an của Chúa Phục Sinh cho anh chị em. Chúc Mừng Phục Sinh! "
2. Buổi đọc Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng hôm thứ Hai 09 tháng Tư
Trước đó, hôm thứ Hai 09 tháng Tư, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi đọc Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng tại Castel Gandolfo cách Rôma 25km. Theo truyền thống của Giáo Hội, trong Mùa Phục Sinh, chúng ta đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng thay cho Kinh Truyền Tin trong các Mùa Phụng Vụ khác.
Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã mời gọi các tín hữu đọc lại các chứng từ của Kinh Thánh về cuộc phục sinh của Chúa Kitô và ngài cũng đề cao chứng tá của các phụ nữ trong lãnh vực này.
Đức Thánh Cha đã nhắc đến sự kiện ngày thứ hai sau Phục Sinh là ngày nghỉ tại nhiều nước và nói rằng: “nhưng tôi ước mong rằng lý do của ngày nghỉ này luôn ở trong tâm trí của các tín hữu Kitô: Trong những ngày này, điều quan trọng là đọc lại các trình thuật về sự sống lại của Chúa Kitô mà chúng ta thấy trong 4 sách Tin Mừng. Đó là những trình thuật, bằng nhiều cách khác nhau, trình bày những cuộc gặp gỡ của các môn đệ với Chúa Giêsu Phục Sinh, và qua đó giúp chúng ta suy niệm về biến cố tuyệt vời này, biến cố đã biến đổi lịch sử và mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của con người”.
Đức Thánh Cha cũng nhận xét rằng:
“Trong tất cả các sách Tin Mừng, các phụ nữ đều được nói đến nhiều trong các trình thuật về những lần Chúa Giêsu Phục Sinh hiện ra, cũng như trong các trình thuật về cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu. Thời đó ở Israel, chứng từ của phụ nữ không thể có giá trị chính thức, về pháp lý, nhưng các phụ nữ đã trải qua một kinh nghiệm về liên hệ đặc biệt với Chúa, liên hệ ấy là điều cơ bản đối với đời sống cụ thể của cộng đoàn Kitô, và đó là điều ở mọi thời đại, chứ không phải chỉ vào thời bắt đầu hành trình của Giáo Hội mà thôi”.
Đức Thánh Cha nói thêm rằng: “Kiểu mẫu tuyệt vời và gương mẫu về quan hệ với Chúa Giêsu, nhất là trong mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa, chính là Đức Maria, Mẹ của Chúa. Chính nhờ kinh nghiệm có sức biến đổi về cuộc Vượt Qua của Con, mà Đức Trinh Nữ trở thành Mẹ Giáo Hội, nghĩa là của mỗi Kitô hữu và của toàn thể cộng đoàn tín hữu”.
Trong ý hướng đó, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu, qua kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, cầu xin Mẹ Maria giúp chúng ta cảm nghiệm được sự hiện diện sinh động của Chúa Phục Sinh, là nguồn hy vọng và an bình”.
Sau khi ban phép lành cho các tín hữu, Đức Thánh Cha còn chào thăm các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Giống như năm ngoái, Đức Thánh Cha đã đến dinh thự Castel Gandolfo từ chiều Chúa nhật Phục sinh 8 tháng Tư vừa qua để nghỉ ngơi cho đến chiều thứ Sáu tới đây 13 tháng Tư.
3. Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Liban từ ngày 14 đến 16 tháng 9
Chính quyền và Giáo quyền Công Giáo tại Liban loan báo: Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 sẽ đến viếng thăm nước này từ ngày 14 đến 16 tháng 9 năm nay.
Hôm Chúa nhật Phục sinh vừa qua Phủ Tổng thống Liban và Đức Cha Boulos Matar, Tổng Giám Mục giáo phận Beirut của Công Giáo nghi lễ Maronite, kiêm Chủ tịch Ủy ban Giám Mục Liban về truyền thông xã hội đã đưa tin: Đức Thánh Cha đã nhận lời mời của chính quyền cũng như của các Thượng Phụ và Giám Mục Công Giáo Liban để đến viếng thăm nước này trong thời gian vừa nêu.
Thông cáo của Phủ Tổng Thống cho biết Tổng thống Michel Sleiman đã mời Đức Giáo Hoàng đến viếng thăm và bày tỏ hy vọng rằng cuộc tông du của Ngài tại Liban “sẽ củng cố quan hệ lịch sử sâu xa giữa Liban và Tòa Thánh, đồng thời sẽ tái khẳng định vị thế, vai trò và sứ mạng của Liban trong tư cách là chứng nhân cho tự do và sự sống chung”.
Theo chương trình sơ khởi, Đức Thánh Cha sẽ đến Liban ngày 14 tháng 9. Ngài sẽ gặp gỡ chính quyền và giáo quyền, và chủ tọa một cuộc gặp gỡ giới trẻ Liban. Chúa nhật 16 tháng 9, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự thánh lễ tại trung tâm thủ đô Beirut và công bố Tông Huấn hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục Trung Đông cho các vị Thượng Phụ và Giám Mục trong vùng này. Ban chiều cùng ngày ngài sẽ trở về Vatican.
Đây sẽ là chuyến viếng thăm thứ 24 của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 tại hải ngoại và là lần thứ 2 ngài đến Trung Đông, sau cuộc viếng thăm hồi tháng 5 năm 2009 tại Giordani, Israel và lãnh thổ Palestine.
Cách đây 15 năm, Đức Gioan Phaolô 2 cũng đã viếng thăm Liban trong hai ngày 10 và 11 tháng 5 năm1997. Trong dịp đó ngài đã ký và công bố Tông huấn hậu Thượng HĐGM về Liban, với tựa đề “Một niềm hy vọng cho Liban”.
4. Đức Hồng Y William Levada, tổng trưởng bộ Giáo Lý Đức Tin cử hành lễ Phục sinh tại Thánh Địa
Ngài không ở đây, Ngài đã sống lại! Lời công bố xảy ra nơi này cách đây hơn 2000 năm, vẫn còn vang vọng từ nơi này đến toàn bộ thế giới. Đây là lý do tại sao các thánh lễ trọng thể đã được tổ chức hôm Chúa Nhật Phục sinh tại đền thờ Mộ Thánh ở Jeruselem.
Tại nơi Chúa sống lại đã được bảo quản trong nhiều thế kỷ, các thánh lễ bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau đã được cử hành để thể hiện niềm vui của buổi sáng Phục Sinh.
Hôm sáng Chúa Nhật 8 tháng Tư, các linh mục, và tu sĩ sống tại Đất Thánh, cùng các Kitô hữu địa phương và khách hành hương đến từ những khắp nơi trên thế giới đã tham dự phụng vụ long trọng được cử hành bởi Đức Thượng Phụ Latinh của Jeruselem là Đức Tổng Giám Mục Fouad Twal và Đức Hồng Y William Levada, Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin.
Cộng đoàn đã tập hợp lại với nhau xung quanh ngôi mộ trống Anastasis như người Hy Lạp thường gọi, hoặc Kanisat al Kiama như các tín hữu Công Giáo Ả Rập thường nói. Từ ngày hôm nay và trong suốt mùa lễ Phục sinh, anh chị em sẽ chào nhau bằng câu chào “Chúa Kitô đã sống lại, Ngài đã sống lại thật."
"Tôi cầu chúc tất cả mọi người một lễ Phục sinh hạnh phúc". Trong khi thừa nhận rằng các sự kiện ở Trung Đông đang đe dọa khu vực, dân chúng, và anh chị em tín hữu Kitô, “tạo nên một áng mây mờ trên niềm vui của chúng ta”, Đức Thượng Phụ đã nhấn mạnh trong bài giảng rằng chúng ta cần tiếp tục "làm nhân chứng cho sự sống lại và chúng ta không có lý do gì để sợ hãi hoặc nghi ngờ. Ngôi mộ trống rỗng, Đấng chịu đóng đinh đã sống lại và vẫn sống và tất cả những khó khăn và bất hạnh mà chúng ta phải gánh chịu sẽ không lung lay đức tin của chúng ta, nhưng sẽ làm tăng thêm sự bền đỗ của chúng ta. Tình cảm của chúng ta thuộc về Jeruselem và Giáo Hội của chúng ta. ' Đức Thượng Phụ đặc biệt kêu gọi một sự thay đổi triệt để con tim 'Chúng ta hãy chôn trong ngôi mộ của Chúa Kitô khuynh hướng thế tục của chúng ta, sự chia rẽ tôn giáo giữa chúng ta, bạo lực của chúng ta, đức tin bị lung lạc và nỗi sợ hãi của chúng ta.
Đức Thượng Phụ kết luận "Chúng ta hãy xin Chúa cho giấc mơ hòa bình, đã được sinh ra ở đây, có thể được thực hiện trên Thánh Địa và trên toàn thế giới.
Đỉnh cao của thánh lễ là cuộc rước xung quanh Mộ Chúa kết thúc với việc tuyên đọc các bài sách thánh và phúc âm tại 4 địa điểm khác nhau với ngụ ý rằng Tin Mừng cần phải được công bố khắp tứ phương thiên hạ, nghĩa là trên toàn thế giới cho đến ngày thế mạt. Thánh Lễ đại trào tại Mộ Thánh là một cử hành của vui mừng. Đó cũng là một dàn hợp xướng cộng đồng tuyệt vời, với đủ loại âm nhạc.
Đôi khi cũng có sự lúng túng vì các tôn giáo bạn như Chính Thống giáo Hy Lạp, Giáo Hội Armenia tông truyền và Công Giáo Coptic, là những người chia sẻ cùng không gian và thời gian trong đền thờ Mộ Thánh đang cử hành Chúa Nhật Lễ Lá.
Vào buổi sáng sớm sau khi dừng chân trên Đồi Sọ, Thủ tướng Ý Mario Monti, người hiện đang đi thăm một số nước ở Trung Đông đã tham dự thánh lễ Phục Sinh tại nhà thờ Mộ Thánh. Thánh lễ đã được tổ chức riêng và được cha Pizzaballa, trưởng đoàn hiệp sĩ Thánh Mộ cử hành.
Cha Pizzaballa cầu nguyện trong thánh lễ: 'Chúng ta hãy hy vọng sẽ được như các môn đệ là khi đến ngôi mộ họ không hiểu điều gì, mặc dù họ đã đọc thánh thư, nhưng khi họ đi vào trong và nhìn thấy các dấu chỉ này, thì họ hiểu ngay, tin tưởng và sấp mình thờ lạy”
5. Ðức Thánh Cha kể lại cuộc tông du của ngài tại Mễ Tây Cơ và Cuba
Trong buổi tiếp kiến chung dành cho 20 ngàn tín hữu hành hương sáng ngày 4 tháng 4 năm 2012, Ðức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã hài lòng kể lại cuộc tông du của ngài tại Mễ Tây Cơ và Cuba.
Vì mới viếng thăm mục vụ tại Mễ Tây Cơ và Cuba từ ngày 23 đến 29 tháng 3 năm 2012, Ðức Thánh Cha đã dành bài huấn dụ để thuật lại cho các tín hữu những nét nổi bật cũng như cảm tưởng của ngài về chuyến viếng thăm.
Ðức Thánh Cha nói:
Và Ðức Thánh Cha kết luận rằng: "Tạ ơn Chúa, cuộc viếng thăm này tại Mễ Tây Cơ và Cuba, đã đạt được thành công mục vụ mong muốn. Ước gì dân tộc Mễ Tây Cơ và Cuba rút được những thành quả dồi dào từ đó để xây dựng một tương lai an bình và huynh đệ trong tình hiệp thông của Giáo Hội và với lòng can đảm theo tinh thần Tin Mừng."
6. Giáo Hội mất đi hai vị Hồng Y
Trong tuần qua, Giáo Hội mất đi hai vị Hồng Y. Đức Hồng Y Ignace Moussa I Daoud Thượng Phụ danh dự thành Antiôkia của Syria đã qua đời vào ngày Thứ Bảy Tuần Thánh.
Thêm vào đó, hôm thứ Ba 10 tháng Tư trong tuần bát nhật lễ Phục sinh, Đức Hồng y Luis Aponte Martinez người Puerto Rico, cũng đã qua đời ở tuổi 89.
Với cái chết của hai vị Hồng Y, Hồng Y Đoàn giảm xuống còn 210 vị.
Tuy nhiên, chỉ có 123 vị Hồng Y có quyền bỏ phiếu bầu Giáo Hoàng. 87 vị Hồng Y còn lại đều trên 80 tuổi, và theo luật định không còn quyền bầu Giáo Hoàng.
7.Chúa Nhật kính nhớ Lòng Thương Xót Chúa.
Trải qua lịch sử, Chúa Nhật sau lễ Phục sinh đã được gọi bằng nhiều danh xưng khác nhau: Chúa Nhật bát nhật sau lễ Phục sinh, Chúa Nhật “Áo trắng”, bởi vì các tân tòng cởi chiếc áo trắng mà họ đã lãnh nhận khi lãnh các bí tích khai tâm vào đêm Vọng Phục sinh, đánh dấu việc kết thúc giai đoạn huấn giáo khai tâm. Tại vài Giáo hội bên Ấn độ (tục truyền do thánh Tôma tông đồ thành lập), Chúa Nhật sau lễ Phục sinh được gọi là Chúa Nhật thánh Tôma, bởi vì bài Phúc âm thuật lại cuộc gặp gỡ của Tông Đồ Tôma với Chúa Kitô.
Ngày 30/4/2000 là Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Phục Sinh. Trong lễ phong hiển thánh cho nữ tu Faustina, người đã tận hiến đời mình để rao truyền Lòng Thương Xót Chúa, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã công bố quyết định dành riêng ngày Chúa Nhật Thứ Hai của Mùa Phục Sinh là ngày Chúa Nhật kính nhớ Lòng Thương Xót Chúa.
Năm năm sau, ngài qua đời đúng vào đêm hôm trước ngày lễ này.
Trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng hôm Chúa Nhật 23/04/2006, khi Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI nhắc đến Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II như "Vị Giáo Hoàng của lòng Thương Xót Chúa", quảng trường Thánh Phêrô đông chật hàng mấy chục ngàn người đã bùng lên trong những tiếng vỗ tay vang dội.
8. Thánh lễ của Con Đường Tân Dự Tòng
Đức Thánh Cha Benedict XVI đã yêu cầu Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin và đặc biệt là Đức Hồng Y William Levada, vị tổng trưởng của Thánh Bộ kiểm tra xem liệu các thành viên của Con Đường Tân Dự Tòng có cử hành Thánh Lễ đúng theo giáo lý và các thực hành phụng vụ của Giáo Hội hay không.
Tòa Thánh sẽ phân tích vấn đề này để ngăn chặn các cộng đoàn trong Con Đường Tân Dự Tòng phát triển một nghi thức phụng vụ mới không phù hợp với truyền thống của Giáo Hội. Đây là một vấn đề gây tranh cãi đến mức vào năm 2010, Hội Đồng Giám Mục Nhật Bản đã yêu cầu Con Đường Tân Dự Tòng ngưng hoạt động tại quốc gia này trong vòng 5 năm.
Tháng Giêng vừa qua, Đức Thánh Cha đã chấp thuận nghi lễ khai tâm Kitô Giáo do Con Đường Tân Dự Tòng đề nghị.
Con Đường Tân Dự Tòng là một sáng kiến nhằm dạy giáo lý cho người lớn, mà mục tiêu là để họ khám phá hồng ân bí tích rửa tội của họ.
Con Đường Tân Dự Tòng hiện nay được dẫn dắt dưới sự chỉ đạo của một giám mục, nhưng khởi đầu là do Kiko Arguello và Carmen Hernandez.
9. Ông bà Danilo và Anna Maria Zanzucchi
Lần đầu tiên một đôi vợ chồng giáo dân đã được Tòa Thánh ủy thác soạn các bài suy niệm cho buổi đi Đàng Thánh Giá trọng thể do Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 cử hành lúc 21.15 tối thứ Sáu Tuần Thánh 6 tháng Tư tại Hý trường Colosseo ở Roma.
Đó là ông bà Danilo và Anna Maria Zanzucchi, người Italia. Ông Danilo năm nay đã 92 tuổi, sinh năm 1920 tại Parma, tốt nghiệp kỹ sư, từng làm chủ tịch phong trào Công giáo tiến hành ở Parma từ năm 1956 đến 1959. Cách đây 59 năm (1953), Danilo thành hôn với cô Anna Maria, một dược sĩ trẻ hơn ông 9 tuổi. Do cuộc hôn nhân này hai người sinh được 5 người con và hiện có 12 cháu nội ngoại.
Năm 1967, cùng với Chị Chiara Lubich, ông bà Zanzucchi thành lập Phong trào các Gia Đình mới và hiện nay Phong trào có hơn 300 ngàn thành viên, với 4 triệu người thiện cảm tại 5 châu. Phong trào đề ra một phương thức mới để sống đời gia đình và canh tân nền văn hóa gia đình dựa trên 4 đường hướng chủ yếu là: linh đạo, giáo dục, xã hội tính và tình liên đới. Các thành viên phong trào dấn thân sống quyết liệt linh đạo hiệp nhất của Phong trào Tổ Ấm.
Các bài suy niệm của ông bà Danilo và Anna Maria Zanzucchi được công bố trước trên báo Quan sát viên Roma của Tòa Thánh, qua đó tác giả nhắc đến những tình trạng đau khổ trong đời sống gia đình: bất trung, ly dị hoặc bệnh tật, khó khăn tài chánh, nghèo đói, những lối cư xử vô luân, bất hòa với cha mẹ, thiên tai.
10. Tổng thống Hugo Chavéz khóc lóc xin Chúa tha tội.
Trong một diễn biến bất ngờ và gây sửng sốt cho dân chúng tại Venezuela, đặc biệt là các Giám Mục nước này, đài truyền hình quốc gia Venezuela, cơ quan thông tấn chính thức của nhà nước Venezuela, đã cho phát hình thánh lễ Tiệc Ly ngày thứ Năm Tuần Thánh mùng 5 tháng Tư vừa qua tại một nhà thờ tại Barinas.
Lạ lùng hơn nữa là Hugo Chavéz, một người khét tiếng chống phá Giáo Hội tại Venezuela, đã đeo một chuỗi tràng hạt như một người Công Giáo mộ đạo, và khóc ngay trước mặt các linh mục đồng tế trong thánh lễ và anh chị em giáo dân. Tờ The Wall Street Journal tường thuật rằng, đứng trên bục giảng quay mặt xuống anh chị em giáo dân, Hugo Chavéz vừa khóc, vừa nói như sau:
"Lạy Chúa xin cho con cuộc sống, thậm chí là một cuộc sống bị thiêu đốt, hoặc đau đớn đi nữa cũng không quan trọng [miễn còn sống là được]".
"Lạy Chúa Kitô, cứ trao cho con mão gai của Ngài... đưa nó cho con, con sẽ mang lên dù chảy máu... xin cho con thánh giá của Chúa, một trăm thánh giá đi nữa con cũng chịu vác, nhưng xin cho con cuộc sống bởi vì còn có nhiều thứ con chưa làm xong... đừng bắt con đi bây giờ."
Tổng thống Hugo Chavéz đã mắc phải bệnh ung thư. Khi Đức Thánh Cha sang thăm Cuba từ Thứ Hai 26 đến Thứ Tư 28 tháng Ba, Hugo Chavéz đã có mặt tại đó vào hôm thứ Bẩy 24 tháng Ba để xạ trị và được tường trình là cũng bày tỏ ý muốn được gặp Đức Giáo Hoàng. Tuy nhiên, sau đó chuyện không thành.
11. Logo chính thức cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2013
Chỉ còn hơn một năm nữa là đến ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Rio de Janeiro. Logo chính thức cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2013 đã được lựa chọn từ 200 bản dự thi trong một cuộc thi chính thức. Logo này có hình dạng của một trái tim với bức tượng nổi tiếng Chúa Kitô Đấng Cứu Chuộc tại Rio De Janeiro.
Đức Hồng Y Stanislaw Rylko, Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân, đã giới thiệu logo này tại Rôma
Ngài nói:
"Đó sẽ là một biểu tượng cho Ngày Giới trẻ Thế giới tại Rio de Janeiro, Chúa Kitô với vòng tay rộng mở. Những cánh tay này là của Chúa Kitô, nhưng cũng là của Giáo Hội đang rộng mở vòng tay chào đón thế hệ mới. "
Dịp này Đức Hồng Y Rylko cũng cho biết rằng một phần trong chặng đàng Thánh Giácủa giới trẻ sẽ đi qua những khu ổ chuột nổi tiếng của thành phố.
Lần đầu tiên sau 26 năm, Ngày Giới trẻ Thế giới trở lại Mỹ Châu Latinh, nơi 44% người Công giáo trên thế giới cư ngụ.
Ngày Thanh niên Thế giới cuối cùng được tổ chức trên lục địa này là ở Buenos Aires Argentina vào năm 1987.
Ngày Thanh niên Thế giới 2013 sẽ diễn ra ở Rio de Janeiro từ ngày 23 đến 28 tháng Bẩy năm 2013 và khoảng hai triệu bạn trẻ được dự kiến sẽ tham dự.
12. Đại Hội Giới Trẻ Rio de Janeiro tăng cường sự hiện diện tại Twitter và Facebook
Các nhà tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế giới tại Rio đã đến Rôma để nói về tất cả các chuẩn bị cho ngày hội lớn này. Cùng với các nhà tổ chức, đại diện của 100 quốc gia cũng có mặt trong phiên họp.
Giám đốc truyền thông Đại Hội Giới Trẻ Rio de Janeiro là cha Marcio Queiroz. Cha cho biết hiện nay có hơn 22 người làm việc trên các trang web mạng xã hội như Twitter và Facebook để giải thích và cổ động cho ngày Quốc Tế Giới Trẻ 2013bằng 21 ngôn ngữ khác nhau.
Một trong những mục tiêu của nhóm thông tin liên lạc gồm 22 bạn trẻ này là để trình bày sức sống và tính chất phổ quát của Giáo Hội Công Giáo. Họ khuyến khích thanh thiếu niên tình nguyện và loan báo cho thế giới, thông qua các trang web mạng xã hội, về ngày Quốc Tế Giới Trẻ trong năm tới ở Brazil.
13. Đức Giáo Hoàng nhận được một quả trứng Phục Sinh khổng lồ
Trong dịp Lễ Phục sinh vừa qua một công ty chocolate Ý đã tặng cho Đức Thánh Cha một quả trứng Phục Sinh bằng chocolate rất ấn tượng vì cao hơn 2 thước và nặng hơn 250 kí lô.
Quả trứng còn được trang trí bằng huy hiệu Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16.
Sau khi nhận món quà và cám ơn công ty, Đức Thánh Cha đã tặng lại cho các thanh thiếu niên đang bị giam giữ tại nhà tù Casal del Marmo, nằm ở ngoại ô Rôma.
14. Đức Thánh Cha kêu gọi các bạn trẻ đào sâu hiểu biết về Chúa Giêsu.
Trong buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư 4 tháng Tư, Đức Thánh Cha đã chào đón nồng nhiệt 5000 sinh viên đại học đang thăm viếng Rôma để tham dự hội nghị Diễn đàn Đại học và tham dự các nghi lễ trong Tuần Thánh tại Vatican.
Đức Thánh Cha nói:
Đặc biệt, tôi muốn chào đón tất cả các sinh viên đại học, những người đến đây từ các quốc gia khác nhau để tham gia Đại hội Quốc tế, được tổ chức bởi giáo hạt tòng nhân Opus Dei.
Các con thân mến, cha chào đón các con đến Rôma trong Tuần Thánh, để các con có thể sống một kinh nghiệm của đức tin, tình bạn và làm phong phú tinh thần. Cha mời gọi các con dành những ngày này để đào sâu kiến thức các con về Chúa Giêsu, đáp lại các lời mờ gọi của tình yêu được gửi đến cho mỗi một người trong các con. Cha muốn nhắc đến những gì Thánh Josemaría đã từng viết: "Tất cả mọi thứ được thực hiện vì tình yêu đều vĩ đại và đẹp đẽ'"