Phụng Vụ - Mục Vụ
Cha yêu con từ muôn thuở
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
02:11 15/04/2008
CHA YÊU CON TỪ MUÔN THƯỞ
Cuộc sống mỗi người thể hiện chương trình đặc thù của THIÊN CHÚA. Trong cầu nguyện và thinh lặng gặp gỡ THIÊN CHÚA, con người khám phá ra thánh ý Ngài và cúi đầu chấp nhận thánh ý THIÊN CHÚA. Sau đây là con đường ơn gọi của một nữ tu Phan-Sinh Đức Mẹ Vô Nhiễm người Ý.
Tôi có thể nói - giống như tiên tri Giêrêmia xưa - ơn gọi tu dòng của tôi nẩy sinh từ lúc tôi được thụ thai trong lòng mẹ. Thật thế, khi cưu mang tôi, Mẹ tôi ngã bệnh nặng có thể chết. Và cái chết của mẹ sẽ kéo theo cái chết của đứa con trong dạ. Bà Nội tôi liền khấn hứa cùng Đức Nữ Trinh MARIA Vô Nhiễm rằng: bà sẽ dành trọn cuộc đời còn lại để phụng sự Đức Mẹ nếu Đức Mẹ cứu sống cháu bà. Và Đức Mẹ đã nhận lời bà Nội tôi cầu xin. Tôi thoát chết.
Được Đức Mẹ Vô Nhiễm cứu sống từ trong bụng mẹ, tôi sinh ra và lớn lên với Đức Mẹ. Tôi có lòng sùng kính Đức Mẹ cách riêng. Tôi cũng đặc biệt chú ý đến cuộc đời ba trẻ chăn chiên làng Fatima. Mỗi lần trông thấy tấm hình chụp ba trẻ Lucia-Phanxicô-Giaxinta tôi thì thầm:
- Ba trẻ được diễm phúc trông thấy Đức Mẹ và đã làm không biết bao nhiêu việc hy sinh hãm mình!
Thời thơ trẻ, mọi sự xem ra góp phần đưa tôi đến việc chọn lựa nếp sống tu dòng. Tôi theo học tại trường do các tu sĩ Phan-Sinh điều khiển. Tôi có nhiều dịp tiếp xúc với các nữ tu cũng như các tu huynh và trong tuổi thơ vàng ngọc ấy, đã có không biết bao nhiêu lần tôi tự nhủ:
- Rồi đây mình sẽ đi tu làm bà phước! Thế nhưng, năm tháng trôi qua, lý tưởng tu dòng cũng trôi đi đâu mất!
Mãi đến năm 15 tuổi tôi lại bắt đầu nghĩ đến việc dâng mình cho Chúa. Thế nhưng đó lại là khoảng thời gian trôi-nổi đổi-thay của lứa tuổi dậy thì: muốn đó rồi lại quên đó! Vào tuổi 17, tôi quyết định ra sống riêng, xa cha mẹ và gia đình, nơi một thành phố khác để vừa đi học vừa đi làm. Tôi sống như thế trong vòng ba năm với dẫy đầy những cuộc vui chơi phóng túng bên cạnh các bạn bè đủ loại đủ tuổi. Trong cái bầu khí hỗn-độn ấy, tôi quên mất sự hiện diện của THIÊN CHÚA và các giới răn của Người. Tệ hơn nữa, đôi lúc tôi phân vân tự hỏi không rõ Đức Chúa GIÊSU KITÔ và Giáo Hội Công Giáo có hiện hữu thật sự không, hay chỉ là chuyện bịa đặt do trí khôn con người tưởng tượng ra???
Thỉnh thoảng có dịp, tôi trình bày với hiền mẫu về những nghi ngờ của tôi. Mỗi lần nghe tôi nói như thế mẹ tôi luôn luôn trả lời:
- Con nên xin Đức Chúa GIÊSU KITÔ ban cho con lòng khiêm tốn và một Đức Tin tinh ròng.
Thời gian hỗn-độn hoang-mang rồi cũng trôi qua. Một ngày tôi chấp nhận lời mời đến tham dự buổi hòa nhạc do các bạn trẻ tổ chức. Buổi hòa nhạc thật đặc biệt. Các bạn trẻ cống hiến trọn khả năng đàn ca hát xướng dâng lên THIÊN CHÚA. Âm nhạc xen lẫn với lời cầu nguyện. Và buổi hòa nhạc kết thúc với Phép Lành Mình Thánh Chúa. Thật là chuyện hy hữu, tôi chưa hề chứng kiến! Kể từ ngày phúc lành ấy, tôi bắt đầu cuộc hành trình thống hối, trở về với nếp sống một tín hữu Công Giáo chân chính.
Sau đó tôi có dịp tham dự cuộc tĩnh tâm kéo dài ba ngày. Ba ngày tĩnh tâm gieo vào lòng tôi niềm vui khôn tả và niềm an bình bao la. Tôi chưa bao giờ tận hưởng niềm hạnh phúc chan hòa như thế! Cho tới lúc ấy tôi là thiếu nữ thời đại, ăn mặc dị-hợm kể cả việc mang bông tai nơi lổ mũi và để tóc thật dài! Thế là tôi quyết định làm cuộc thay đổi tận gốc rễ: từ bên ngoài lẫn bên trong. Tôi thay đổi cách thức ăn mặc. Tôi cắt tóc ngắn và bắt đầu tham dự Thánh Lễ hàng ngày. Tôi cũng bắt đầu lần hạt Mân Côi mỗi ngày.
Tuy nhiên, dầu làm cuộc cách mạng đổi đời như thế, lòng tôi vẫn còn cảm thấy như thiếu thốn cái gì đó mà vẫn không hiểu tại sao. Cho đến một ngày, người bạn nói với tôi:
- Bạn có một nghĩa vụ cao cả phải chu toàn!
Câu nói nghiêm trang của bạn khiến tôi nghĩ ngợi mông lung. Tôi bắt đầu tìm và đọc sách viết về cuộc đời thánh Phanxicô thành Assisi, vị thánh tôi rất mực yêu kính. Cùng lúc ấy tôi phải chuẩn bị cuộc thi vào đại học y khoa. Tôi tự làm một giao kèo:
- Nếu rớt tôi sẽ nghỉ học và đi tu làm dì phước, vì xem đó như một dấu chỉ của thánh ý THIÊN CHÚA.
Tôi làm như thế vì lúc ấy tôi chưa có Cha Linh Hướng.
Và tôi thi rớt thật. Tôi di chuyển đến sống nơi một thành phố khác. Tại đây tôi làm việc trong một tiệm bánh. Một ngày, tôi trông thấy một khuôn mặt ”là-lạ” bước vào tiệm xin làm phúc ít bánh mì. Tôi nói khuôn mặt ”là-lạ” nhưng đúng hơn phải nói đó là khuôn mặt ”thiên thần”! Tôi biếu Chị bánh mì và hỏi thăm Chị thuộc về hội dòng nào. Chị cho biết Chị là nữ Phan-Sinh Đức Mẹ Vô Nhiễm, một dòng tu theo sát linh đạo của thánh Phanxicô thành Assisi. Tôi thật vui mừng khi nghe Chị giải thích như thế. Chị mời tôi đến viếng thăm Cộng Đoàn của các Chị.
Vài ngày sau tôi đến thăm Cộng Đoàn các nữ tu Phan-Sinh Đức Mẹ Vô Nhiễm. Và tôi bỗng hiểu rằng:
- Đây chính là nơi chốn tôi hằng mơ tưởng và ước ao! Đây là nơi tôi phải sống.
Những ngày tiếp theo đó tôi sống trong thanh thản mặc dầu phải chiến đấu chống lại tính tự nhiên. Tôi bắt đầu lần hạt Mân Côi với trọn tâm tình con thơ phó thác. Và chính việc lần chuỗi Mân Côi đã đem lại cho tôi sức mạnh cùng sự nâng đỡ. Một lần nữa, Đức Mẹ MARIA Vô Nhiễm ra tay dẫn dắt và cứu thoát tôi. Chính Đức Mẹ cầm tay đưa tôi đi. Nhờ thế tôi có đủ nghị lực dứt khoát từ bỏ TẤT CẢ. Tôi ra đi ôm trọn cuộc sống theo tinh thần tu đức của thánh Phanxicô thành Assisi. Cuộc sống đơn sơ khó nghèo. Từ nay tôi là nữ tu Phan-Sinh Đức Mẹ Vô Nhiễm.
... Có lời Đức Chúa phán với tôi rằng: ”Trước khi cho con thành hình trong dạ mẹ, Ta đã biết con. Trước khi con lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hóa con. Ta đặt con làm ngôn sứ cho chư dân”. Nhưng tôi thưa: ”Ôi! Lạy Đức Chúa là Chúa Thượng, con đây còn quá trẻ, con không biết ăn nói!” Đức Chúa phán với tôi: ”Đừng nói con còn trẻ! Ta sai con đi đâu, con cứ đi. Ta truyền cho con nói gì, con cứ nói. Đừng sợ chúng, vì Ta ở với con để giải thoát con”. Rồi Đức Chúa giơ tay chạm vào miệng tôi và phán: ”Đây Ta đặt lời Ta vào miệng con. Coi, hôm nay Ta đặt con đứng đầu các dân các nước, để nhổ, để lật, để hủy, để phá, để xây, để trồng” (Giêrêmia 1,4-10).
(”Il Settimanale di Padre Pio”, 5 Agosto 2007, n.23, Anno VI, trang 23-25)
Cuộc sống mỗi người thể hiện chương trình đặc thù của THIÊN CHÚA. Trong cầu nguyện và thinh lặng gặp gỡ THIÊN CHÚA, con người khám phá ra thánh ý Ngài và cúi đầu chấp nhận thánh ý THIÊN CHÚA. Sau đây là con đường ơn gọi của một nữ tu Phan-Sinh Đức Mẹ Vô Nhiễm người Ý.
Tôi có thể nói - giống như tiên tri Giêrêmia xưa - ơn gọi tu dòng của tôi nẩy sinh từ lúc tôi được thụ thai trong lòng mẹ. Thật thế, khi cưu mang tôi, Mẹ tôi ngã bệnh nặng có thể chết. Và cái chết của mẹ sẽ kéo theo cái chết của đứa con trong dạ. Bà Nội tôi liền khấn hứa cùng Đức Nữ Trinh MARIA Vô Nhiễm rằng: bà sẽ dành trọn cuộc đời còn lại để phụng sự Đức Mẹ nếu Đức Mẹ cứu sống cháu bà. Và Đức Mẹ đã nhận lời bà Nội tôi cầu xin. Tôi thoát chết.
Được Đức Mẹ Vô Nhiễm cứu sống từ trong bụng mẹ, tôi sinh ra và lớn lên với Đức Mẹ. Tôi có lòng sùng kính Đức Mẹ cách riêng. Tôi cũng đặc biệt chú ý đến cuộc đời ba trẻ chăn chiên làng Fatima. Mỗi lần trông thấy tấm hình chụp ba trẻ Lucia-Phanxicô-Giaxinta tôi thì thầm:
- Ba trẻ được diễm phúc trông thấy Đức Mẹ và đã làm không biết bao nhiêu việc hy sinh hãm mình!
Thời thơ trẻ, mọi sự xem ra góp phần đưa tôi đến việc chọn lựa nếp sống tu dòng. Tôi theo học tại trường do các tu sĩ Phan-Sinh điều khiển. Tôi có nhiều dịp tiếp xúc với các nữ tu cũng như các tu huynh và trong tuổi thơ vàng ngọc ấy, đã có không biết bao nhiêu lần tôi tự nhủ:
- Rồi đây mình sẽ đi tu làm bà phước! Thế nhưng, năm tháng trôi qua, lý tưởng tu dòng cũng trôi đi đâu mất!
Mãi đến năm 15 tuổi tôi lại bắt đầu nghĩ đến việc dâng mình cho Chúa. Thế nhưng đó lại là khoảng thời gian trôi-nổi đổi-thay của lứa tuổi dậy thì: muốn đó rồi lại quên đó! Vào tuổi 17, tôi quyết định ra sống riêng, xa cha mẹ và gia đình, nơi một thành phố khác để vừa đi học vừa đi làm. Tôi sống như thế trong vòng ba năm với dẫy đầy những cuộc vui chơi phóng túng bên cạnh các bạn bè đủ loại đủ tuổi. Trong cái bầu khí hỗn-độn ấy, tôi quên mất sự hiện diện của THIÊN CHÚA và các giới răn của Người. Tệ hơn nữa, đôi lúc tôi phân vân tự hỏi không rõ Đức Chúa GIÊSU KITÔ và Giáo Hội Công Giáo có hiện hữu thật sự không, hay chỉ là chuyện bịa đặt do trí khôn con người tưởng tượng ra???
Thỉnh thoảng có dịp, tôi trình bày với hiền mẫu về những nghi ngờ của tôi. Mỗi lần nghe tôi nói như thế mẹ tôi luôn luôn trả lời:
- Con nên xin Đức Chúa GIÊSU KITÔ ban cho con lòng khiêm tốn và một Đức Tin tinh ròng.
Thời gian hỗn-độn hoang-mang rồi cũng trôi qua. Một ngày tôi chấp nhận lời mời đến tham dự buổi hòa nhạc do các bạn trẻ tổ chức. Buổi hòa nhạc thật đặc biệt. Các bạn trẻ cống hiến trọn khả năng đàn ca hát xướng dâng lên THIÊN CHÚA. Âm nhạc xen lẫn với lời cầu nguyện. Và buổi hòa nhạc kết thúc với Phép Lành Mình Thánh Chúa. Thật là chuyện hy hữu, tôi chưa hề chứng kiến! Kể từ ngày phúc lành ấy, tôi bắt đầu cuộc hành trình thống hối, trở về với nếp sống một tín hữu Công Giáo chân chính.
Sau đó tôi có dịp tham dự cuộc tĩnh tâm kéo dài ba ngày. Ba ngày tĩnh tâm gieo vào lòng tôi niềm vui khôn tả và niềm an bình bao la. Tôi chưa bao giờ tận hưởng niềm hạnh phúc chan hòa như thế! Cho tới lúc ấy tôi là thiếu nữ thời đại, ăn mặc dị-hợm kể cả việc mang bông tai nơi lổ mũi và để tóc thật dài! Thế là tôi quyết định làm cuộc thay đổi tận gốc rễ: từ bên ngoài lẫn bên trong. Tôi thay đổi cách thức ăn mặc. Tôi cắt tóc ngắn và bắt đầu tham dự Thánh Lễ hàng ngày. Tôi cũng bắt đầu lần hạt Mân Côi mỗi ngày.
Tuy nhiên, dầu làm cuộc cách mạng đổi đời như thế, lòng tôi vẫn còn cảm thấy như thiếu thốn cái gì đó mà vẫn không hiểu tại sao. Cho đến một ngày, người bạn nói với tôi:
- Bạn có một nghĩa vụ cao cả phải chu toàn!
Câu nói nghiêm trang của bạn khiến tôi nghĩ ngợi mông lung. Tôi bắt đầu tìm và đọc sách viết về cuộc đời thánh Phanxicô thành Assisi, vị thánh tôi rất mực yêu kính. Cùng lúc ấy tôi phải chuẩn bị cuộc thi vào đại học y khoa. Tôi tự làm một giao kèo:
- Nếu rớt tôi sẽ nghỉ học và đi tu làm dì phước, vì xem đó như một dấu chỉ của thánh ý THIÊN CHÚA.
Tôi làm như thế vì lúc ấy tôi chưa có Cha Linh Hướng.
Và tôi thi rớt thật. Tôi di chuyển đến sống nơi một thành phố khác. Tại đây tôi làm việc trong một tiệm bánh. Một ngày, tôi trông thấy một khuôn mặt ”là-lạ” bước vào tiệm xin làm phúc ít bánh mì. Tôi nói khuôn mặt ”là-lạ” nhưng đúng hơn phải nói đó là khuôn mặt ”thiên thần”! Tôi biếu Chị bánh mì và hỏi thăm Chị thuộc về hội dòng nào. Chị cho biết Chị là nữ Phan-Sinh Đức Mẹ Vô Nhiễm, một dòng tu theo sát linh đạo của thánh Phanxicô thành Assisi. Tôi thật vui mừng khi nghe Chị giải thích như thế. Chị mời tôi đến viếng thăm Cộng Đoàn của các Chị.
Vài ngày sau tôi đến thăm Cộng Đoàn các nữ tu Phan-Sinh Đức Mẹ Vô Nhiễm. Và tôi bỗng hiểu rằng:
- Đây chính là nơi chốn tôi hằng mơ tưởng và ước ao! Đây là nơi tôi phải sống.
Những ngày tiếp theo đó tôi sống trong thanh thản mặc dầu phải chiến đấu chống lại tính tự nhiên. Tôi bắt đầu lần hạt Mân Côi với trọn tâm tình con thơ phó thác. Và chính việc lần chuỗi Mân Côi đã đem lại cho tôi sức mạnh cùng sự nâng đỡ. Một lần nữa, Đức Mẹ MARIA Vô Nhiễm ra tay dẫn dắt và cứu thoát tôi. Chính Đức Mẹ cầm tay đưa tôi đi. Nhờ thế tôi có đủ nghị lực dứt khoát từ bỏ TẤT CẢ. Tôi ra đi ôm trọn cuộc sống theo tinh thần tu đức của thánh Phanxicô thành Assisi. Cuộc sống đơn sơ khó nghèo. Từ nay tôi là nữ tu Phan-Sinh Đức Mẹ Vô Nhiễm.
... Có lời Đức Chúa phán với tôi rằng: ”Trước khi cho con thành hình trong dạ mẹ, Ta đã biết con. Trước khi con lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hóa con. Ta đặt con làm ngôn sứ cho chư dân”. Nhưng tôi thưa: ”Ôi! Lạy Đức Chúa là Chúa Thượng, con đây còn quá trẻ, con không biết ăn nói!” Đức Chúa phán với tôi: ”Đừng nói con còn trẻ! Ta sai con đi đâu, con cứ đi. Ta truyền cho con nói gì, con cứ nói. Đừng sợ chúng, vì Ta ở với con để giải thoát con”. Rồi Đức Chúa giơ tay chạm vào miệng tôi và phán: ”Đây Ta đặt lời Ta vào miệng con. Coi, hôm nay Ta đặt con đứng đầu các dân các nước, để nhổ, để lật, để hủy, để phá, để xây, để trồng” (Giêrêmia 1,4-10).
(”Il Settimanale di Padre Pio”, 5 Agosto 2007, n.23, Anno VI, trang 23-25)
Mỗi ngày một câu chuyện (dành cho trẻ em)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:56 15/04/2008
CON DƠI CÔ ĐỘC
Ngày xửa ngày xưa, loài chim và loài thú bởi vì một chuyện nhỏ mà phát sinh chuyện tranh chấp, song phương triển khai liên tiếp một chuổi chiến tranh kịch liệt. Vừa mới bắt đầu thì loài chim chiếm thượng phong, con dơi sau khi nhìn thấy thì vội bay tới bên loài chim, nó nịnh hót nói: “Tôi sớm nhìn không thuận mắt bọn cầm thú ngu xuẩn kia, các anh có thể thắng thì đúng là như ý của tôi đã dự liệu.
Sau đó, nó duỗi đôi cánh bay đến trên một con chim, nói: “Anh coi, chúng ta đều có cánh, cho nên tôi cũng là loài chim. Từ nay về sau xin cho phép tôi được cùng anh chiến đấu nhé !”
Loài chim tiếp nhận lời cầu xin của con dơi, con dơi ngấm ngầm đắc ý. Nhưng ai mà biết được, trong cuộc chiến ấy bây giờ thì loài thú lại chiếm thượng phong. Con dơi lại vội vàng đến bên loài thú, nó nói với loài thú: “Các anh cầm cự quá giỏi, không phí sức dùng hỏa lực mà lại đánh bại loài chim. Tôi là đồng loại với chuột, xin cho phép tôi trở thành một thành viên của các anh !” loài thú rất vui vì có thêm một người bạn.
Sau đó, khi loài chim đánh thắng, con dơi bèn đi ủng hộ loài chim; khi loài thú đánh thắng, thì con dơi nhập vào loài thú. Sau mấy hồi chiến đấu thì loài chim và loài thú không đánh nhau nữa, quyết định giảng hòa. Bởi vì mọi người đều biết hành vi của con dơi, cho nên không có một người nào giữ nó lại.
Từ đó về sau, con dơi không dám xuất hiện vào ban ngày, chỉ có thể lén lén bay vào ban đêm.
(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)
Gợi ý:
Các em thân mến,
Trong cuộc chiến giữa loài chim và loài thú, thì con dơi coi phe bên nào mạnh thì theo phe bên ấy, mọi người nhìn thấy hành vi theo gió bỏ buồm của nó thì rất phản cảm và chán ghét, cuối cùng thì con dơi tự mình cũng bị rơi vào kết cục là bị mọi người loại trừ.
Đời sống tâm linh của chúng ta cũng như thế, nếu không có quyết tâm làm người thánh thiện, giữ vững đức tin thì có ngày chúng ta cũng sẽ ngã theo ma quỷ, bởi vì có nhiều người theo đạo để được gạo được danh vọng, khi hết gạo hết danh vọng thì cũng bỏ đạo luôn, kết quả là họ trở thành người không nóng không lạnh, không ai muốn làm bạn với họ cả.
Đức tin của chúng ta cần phải được nuôi dưỡng từ trong gia đình, bắt đầu từ đời sống đạo đức của bố mẹ và các anh chị, bằng không thì khi lớn lên đức tin của chúng ta sẽ bị ngộp trước những cạm bẫy của ma quỷ, và cuối cùng thì sẽ chết.
Các em thực hành:
- Đi tham dự thánh lễ là cách bày tỏ niềm tin của mình vào Chúa Giê-su và Giáo Hội.
- Rước lễ hằng ngày để có ơn Chúa mà chiến thắng cám dỗ.
- Trung thành với Chúa Giê-su và Hội Thánh.
N2T |
Ngày xửa ngày xưa, loài chim và loài thú bởi vì một chuyện nhỏ mà phát sinh chuyện tranh chấp, song phương triển khai liên tiếp một chuổi chiến tranh kịch liệt. Vừa mới bắt đầu thì loài chim chiếm thượng phong, con dơi sau khi nhìn thấy thì vội bay tới bên loài chim, nó nịnh hót nói: “Tôi sớm nhìn không thuận mắt bọn cầm thú ngu xuẩn kia, các anh có thể thắng thì đúng là như ý của tôi đã dự liệu.
Sau đó, nó duỗi đôi cánh bay đến trên một con chim, nói: “Anh coi, chúng ta đều có cánh, cho nên tôi cũng là loài chim. Từ nay về sau xin cho phép tôi được cùng anh chiến đấu nhé !”
Loài chim tiếp nhận lời cầu xin của con dơi, con dơi ngấm ngầm đắc ý. Nhưng ai mà biết được, trong cuộc chiến ấy bây giờ thì loài thú lại chiếm thượng phong. Con dơi lại vội vàng đến bên loài thú, nó nói với loài thú: “Các anh cầm cự quá giỏi, không phí sức dùng hỏa lực mà lại đánh bại loài chim. Tôi là đồng loại với chuột, xin cho phép tôi trở thành một thành viên của các anh !” loài thú rất vui vì có thêm một người bạn.
Sau đó, khi loài chim đánh thắng, con dơi bèn đi ủng hộ loài chim; khi loài thú đánh thắng, thì con dơi nhập vào loài thú. Sau mấy hồi chiến đấu thì loài chim và loài thú không đánh nhau nữa, quyết định giảng hòa. Bởi vì mọi người đều biết hành vi của con dơi, cho nên không có một người nào giữ nó lại.
Từ đó về sau, con dơi không dám xuất hiện vào ban ngày, chỉ có thể lén lén bay vào ban đêm.
(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)
Gợi ý:
Các em thân mến,
Trong cuộc chiến giữa loài chim và loài thú, thì con dơi coi phe bên nào mạnh thì theo phe bên ấy, mọi người nhìn thấy hành vi theo gió bỏ buồm của nó thì rất phản cảm và chán ghét, cuối cùng thì con dơi tự mình cũng bị rơi vào kết cục là bị mọi người loại trừ.
Đời sống tâm linh của chúng ta cũng như thế, nếu không có quyết tâm làm người thánh thiện, giữ vững đức tin thì có ngày chúng ta cũng sẽ ngã theo ma quỷ, bởi vì có nhiều người theo đạo để được gạo được danh vọng, khi hết gạo hết danh vọng thì cũng bỏ đạo luôn, kết quả là họ trở thành người không nóng không lạnh, không ai muốn làm bạn với họ cả.
Đức tin của chúng ta cần phải được nuôi dưỡng từ trong gia đình, bắt đầu từ đời sống đạo đức của bố mẹ và các anh chị, bằng không thì khi lớn lên đức tin của chúng ta sẽ bị ngộp trước những cạm bẫy của ma quỷ, và cuối cùng thì sẽ chết.
Các em thực hành:
- Đi tham dự thánh lễ là cách bày tỏ niềm tin của mình vào Chúa Giê-su và Giáo Hội.
- Rước lễ hằng ngày để có ơn Chúa mà chiến thắng cám dỗ.
- Trung thành với Chúa Giê-su và Hội Thánh.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:57 15/04/2008
N2T |
24. Rước lễ là phương pháp mạnh nhất và tốt nhất để khắc chế những tấn công của ma quỷ.
(Thánh John Bosco)Niềm Tin của Thầy Sadhu
Nguyễn Tầm Thường
20:02 15/04/2008
NIỀM TIN CỦA THẦY SADHU
Ấn Ðộ có nhiều thày tu khổ hạnh. Nói đến Ấn Ðộ, nhiều người nghĩ ngay đến những con đường tâm linh, đến những nhà thiền tu trên rặng Hy Mã Lạp Sơn, hay bên dòng Sông Hằng yên lặng.
Sundar Singh là một thanh niên Ấn trẻ, sau những ngày đi tìm con đường tu niệm, ông viết về niềm tin Kitô Giáo của đời ông. Ông kể về cảnh con chim mẹ bón mồi cho con trong tổ.
Lũ chim con bé tí, chưa mở mắt. Chúng nằm im che gió trong cái tổ tối âm thầm. Chú chim non bé bỏng quá. Sự sống của nó như sợi tơ mong manh. Làn da bụng quá mỏng đến độ ta có thể nhìn thấy tất cả mạch máu đỏ li ti. Dường như chỉ búng nhẹ một cái là nó tắt thở. Nó nằm thoi thóp như sắp chết. Sự sống khi mới bắt đầu sao giống như cuối đời sắp chết quá.
Nó chỉ biết chờ đợi, không có một năng lực tự vệ nào cả. Nó hoàn toàn lệ thuộc vào bên ngoài. Tự nó chẳng có gì. Con chim mẹ tìm mồi cho nó.
Nhà đạo sĩ Sadhu nhìn lũ chim con trong tổ. Cái bé bỏng ấy đưa ông vào con đường mà rất có thể ông đã tầm tu bao ngày chưa tìm ra. Người thanh niên trẻ này cứ nhìn cảnh con chim con bé tí chỉ biết nằm chờ mẹ bón mồi. Nó hoàn toàn yếu đuối. Nếu mẹ nó không bón mồi, nó sẽ chết. Rồi, câu chuyện đường vào tâm linh của ông mờ mờ thành đường bayà
***
Trong đời, có nhiều người đã bao lần nhìn cảnh chim mẹ tìm mồi bón cho con. Bao lần ta nhìn cái mỏng manh của thân phận con người. Nhưng trong ta không có ý thiền niệm bao la, vi vu trong trời rộng như nhà đạo sĩ Sadhu này.
Ông kể lại đời ông, ngày xưa còn trẻ ông đốt Kinh Thánh. Ông dị ứng với niềm tin Kitô Giáo. Nhưng rồi, một ngàyà
Con chim nhỏ nghe tiếng động là biết mẹ về. Chúng ta thấy, lũ chim con sẽ kêu líp chíp cho dù không nhìn thấy mẹ. Chúng đang im ả, mà nghe cánh chim mẹ bay về là tất cả chúng ngẩng đầu thi nhau kêu. Miệng há to, tranh nhau kêu. Trời chung quanh chúng nó vẫn tối đen. Thế giới chung quanh chúng nó vẫn mù mịt không ánh sáng, không mầu sắc.
Nhà tu khổ hạnh cứ ngày ngày nhìn con chim nhỏ há miệng đón miếng mồi.
Rồi một giờ linh thiêng nọ, ông bừng tỉnh hỏi lòng:
- Lạ quá, tại sao con chim nhỏ chưa mở mắt, chưa nhìn thấy gì, sao dám ăn?
Bạn thân mến,
Nếu con chim nhỏ không chịu ăn, nếu nó lý luận rằng nó chỉ ăn khi nó chứng minh được miếng mồi này không có thuốc độc thì đời nó ra sao?
Nó cứ nhắm mắt mà vẫn ăn.
Nó không đòi chứng minh miếng mồi có thuốc độc hay không.
Nó không đợi cho đến khi mở mắt, biết nhìn, biết phân biệt rồi mới ăn.
Hôm nay, có những cha mẹ không kiếm mồi cho con. Họ lý luận để con lớn, mở mắt, biết nhìn rồi tự do lựa chọn của ăn thiêng liêng là con đường tôn giáo cho chính nó.
Giữa trời và đất. Giữa sông và biển. Loài chim vẫn cất tiếng trong trẻo giữa cuộc đời. Chúng đang nói với ta về một bài ca vô cùng siêu bạo. Bài ca nói về niềm tin. Cái nhỏ bé của nó đang nói với chúng ta về một trường ca hùng vĩ. Nhưng trái tim chúng ta không trong sáng đủ để thấy chiều sâu về bài ca đó. Không phải bất giác một phút vô minh mà nhà tu Sadhu kia nghe thấy trong hình ảnh nhỏ bé tầm thường ấy chiều sâu cao cả của niềm tin. Ông đã trầm tư bao ngày đi tìm. Ông dành trái tim cho một tiếng gọi trên cao. Chính trong chiều cao ấy, trái tim ông thành trong sáng, và hồn ông bắt gặp ánh sáng ông đang khát khao.
Giả sử con chim kia cứ đòi chứng minh miếng mồi không có thuốc độc mới ăn thì đời nó ra sao?
Giả sử con chim kia cứ đợi đến khi “nhìn” thấy được mới tin đúng là mẹ nó thì đời nó ra sao?
Nhà đạo sĩ Sadhu nhìn con chim mù lòa mà cứ tin là mẹ nó. Ông tự hỏi lòng, tại sao không nhìn thấy mà nó vẫn tin.
Bạn thân mến,
Con chim nhỏ không nhìn thấy mẹ mình mà vẫn tin. Không biết đây có là mẹ mình không, không biết miếng mồi này có thuốc độc không mà nó vẫn ăn.
Hôm nay, trong chiều kích tục hóa đời sống tâm linh, con người có khuynh hướng buông thả mình trong những lý luận rất ngây ngô.
Họ muốn nhìn thấy Thượng Ðế rồi mới tin.
Họ muốn để con cái họ nhìn thấy rồi tự do chấp nhận niềm tin cho chính chúng nó.
Phải chăng loài chim luôn luôn có tiếng hót thanh cao vì niềm tin của chúng là niềm tin đến bằng tình yêu và trái tim trong sáng. Con chim nhỏ chỉ biết kêu xin không lý luận. Và con chim mẹ biết con mình mỏng manh như thế, nó chở che con nó bằng tình thương kiếm mồi. Trên đôi cánh vất vả, nó hạnh phúc đưa con nó vào đời, tiếp nối bài ca.
Tiếng hót nào của loài chim cũng thanh thoát vì nó biết thân phận mỏng manh của nó là phải ăn rồi mới mở mắt nhìn vũ trụ được.
Chớ gì Thiên Chúa hãy cho chúng con biết lãnh nhận để ăn, rồi chúng con mới mở mắt để lý luận. Lý luận là điều cần thiết, nhưng xin đừng để chúng con lý luận trước, vì không ăn, không mở mắt làm sao lý luận.
Sundar Singh tầm thầy học đạo từ lúc mười sáu tuổi. Ông sinh năm 1889 và chết năm 1929. Ông là một trong những khuôn mặt Sadhu nổi tiếng của Ấn Ðộ. Friedrich Heiler viết về ông như sau: “Nơi tâm hồn Sundar Singh, Kitô Giáo và Ấn Giáo gặp nhau. Kitô Giáo như bông hoa rộ nở mà cái cành của nó là Ấn Giáo.” Robert Ellsberg, tác giả cuốn tự điển về các thánh, All Saints, viết về nhà Sadhu này: “Sundar Singh là một trong những nhà tu đức có sức thu hút các tâm hồn của thế kỷ này. Nền tu đức Kitô Giáo của ông đâm chồi từ Ấn Giáo và thách thức người phương Tây vượt qua ý tưởng thần học mà nếm thử chính Phúc Âm.”
Nhà Sadhu này kể là một ngày kia ông lang thang trong núi. Ngồi bên bờ đá, thấy lũ chim con kêu như khóc vì đói. Càng cảm thấy con chim mẹ đến, chúng càng kêu to.
Bạn thân mến,
Lũ chim con không nhìn thấy mẹ, chưa mở mắt sao biết là mẹ mình?
Trong cuộc sống, chúng ta có nhìn thấy Thiên Chúa không?
Thánh Phaolô nói, Ngài thấy Thiên Chúa lờ mờ như trong tấm gương. Khi chết rồi mới mặt giáp mặt (1 Cor. 13: 12).
Chính cái lờ mờ như trong tấm gương mà thánh Phaolô đã tự thú đó đang nói với chúng ta về Ngài. Cái lờ mờ đó là khao khát miếng ăn của con chim mẹ tìm mồi cho con. Cho dù lũ chim con không nhìn thấy miếng mồi. Cái lờ mờ đó là lũ chim con biết mình chết nếu không ăn mà chỉ chờ cho đến khi nhìn thấy mẹ mới ăn. Cái lờ mờ đó là sự yếu đuối của chính chúng nó.
Ðiều nhà mà đạo sĩ Sadhu nhìn thấy ở đây là trong mắt còn nhắm nghiền kia của lũ chim con. Nó chỉ thấy bóng tối trong cái nhìn con mắt. Nhưng biết là mẹ mình qua cái linh cảm, cái đập cánh, cái săn sóc, cái hơi của con chim mẹ, cái lờ mờ.
Hôm nay, nếu cũng ngồi bên gềnh đá thinh lặng, ta sẽ cảm thấy cái hơi kia, cái đập cánh kia của Thiên Chúa trong lương tâm của mình. Trong tình yêu, trong băn khoăn về thân phận con người, trong đau khổ và hạnh phúc. Trong nghèo đói của tha nhân. Trong khắc khoải của tội lỗi. Trong thanh thoát của tâm hồn.
Nhà đạo sĩ nghe tiếng lũ chim con nói với ông:
- Thưa ngài, chúng tôi không lý luận rằng chúng tôi sẽ không mở đôi mỏ cho đến khi nhìn thấy rõ ràng rằng đấy là mẹ chúng tôi, và phải biết rõ bà đang cho chúng tôi loại thức ăn nào, có thích hợp không. Chúng tôi không lý luận rằng, biết đâu thức ăn không hợp với chúng tôi, biết đâu đấy không phải mẹ chúng tôi.
Nhà đạo sĩ nghe tiếng lòng bày chim nhỏ nói như thế với ông. Nhà đạo sĩ tâm sự:
- Nếu chúng lý luận, nếu chúng chờ khi nhìn rõ mẹ mình, biết là thức ăn nào mới ăn, chúng sẽ không bao giờ thấy sự thật. Chúng chết.
Bạn thân mến,
Người ta nghĩ cần lý luận để tìm sự thật. Nhưng có bao giờ họ lý luận rằng có những sự hiểu biết nằm ngoài lý luận không? Bởi, nếu họ biết lý luận thì cũng phải lý luận như thế.
Sau khi nghe tiếng trong tâm hồn qua bày chim con, nhà Sadhu khổ hạnh bước ra khỏi cánh rừng. Ông thấy bày chim con sẽ chết đói nếu cứ lý luận như thế không chịu ăn. Chắc chắn, ông đang nói với chính ông về con đường tâm linh ông đang tìm. Lũ chim không nghi ngờ về sự hiện hữu của mẹ nó. Chúng ăn, rồi ít ngày sau, chúng mở mắt. Một niềm vui òa ngập. Bấy giờ chúng mới nhìn thấy mẹ. Rồi chúng tung cánh bay vào trời, vào cuộc đời. Chúng thấy vũ trụ quá đẹp, quá xinh. Và thế giới có những bài ca.
Ðấy là một ngày tâm linh của nhà đạo sĩ. Ông tự hỏi lòng:
- Loài người nghĩ rằng họ vĩ đại trên trái đất này, sao họ không bằng lũ chim nhỏ trong tổ rơm kia. Tại sao con người cứ đặt câu hỏi về hiện hữu của Thượng Ðế và tình thương của Ngài. Chính Ngài đã chẳng nói: “Phúc cho ai không thấy mà tin” đó sao.
Trong ngày đó, nhà đạo sĩ viết cho chính ông như sau: “Bất cứ khi nào tôi mở tâm hồn cho Thượng Ðế, tôi nhận những miếng mồi thiêng thiêng, tôi ăn mỗi ngày một chút, tôi lớn dần, tôi giống Ngài hơn, cho đến một ngày tôi đạt được sự trưởng thành thiêng liêng. Và khi đôi mắt tâm hồn nhìn thấy sự hiện hữu của Thượng Ðế, bấy giờ tôi sẽ bắt gặp một hạnh phúc vô tận và cũng không thể diễn tả được.”
Bạn thân mến,
Tâm tình của nhà đạo sĩ cũng giống như lời tôi vừa trích trong thư Thánh Phaolô. Rồi đến một ngày, tôi sẽ thấy Thiên Chúa.
Chung quanh ta, ngay trong mùa đông lạnh, cây khô cành, ta vẫn nghe tiếng hót của loài chim kia. Bài ca chúng thật đẹp, tiếng hót trong mùa đông mà cứ trong vắt. Chúng hạnh phúc vì nhìn thấy trời bao la.
Chớ gì chúng ta cảm thấy Ngài như bày chim biết mình sống không phải là nhìn thấy mẹ, nhưng là qua hơi ấm, qua sự sống mẹ ban cho mình.
Nếu bạn lên rừng, bạn sẽ thấy ngay cả trong đêm vắng vẫn có cánh chim bay.
Nếu bạn lên rừng, bạn sẽ thấy vẫn có lời ca ngay cả trong đêm dài rất đen.
Bài ca của chúng thật đẹp, bởi chúng ăn rồi mới mở mắt nhìn thấy vẻ đẹp của cuộc đời.
(Suy niệm Đoàn khúc 96 trong Trích tập "Đường Đi Một Mình")
Ấn Ðộ có nhiều thày tu khổ hạnh. Nói đến Ấn Ðộ, nhiều người nghĩ ngay đến những con đường tâm linh, đến những nhà thiền tu trên rặng Hy Mã Lạp Sơn, hay bên dòng Sông Hằng yên lặng.
Sundar Singh là một thanh niên Ấn trẻ, sau những ngày đi tìm con đường tu niệm, ông viết về niềm tin Kitô Giáo của đời ông. Ông kể về cảnh con chim mẹ bón mồi cho con trong tổ.
Lũ chim con bé tí, chưa mở mắt. Chúng nằm im che gió trong cái tổ tối âm thầm. Chú chim non bé bỏng quá. Sự sống của nó như sợi tơ mong manh. Làn da bụng quá mỏng đến độ ta có thể nhìn thấy tất cả mạch máu đỏ li ti. Dường như chỉ búng nhẹ một cái là nó tắt thở. Nó nằm thoi thóp như sắp chết. Sự sống khi mới bắt đầu sao giống như cuối đời sắp chết quá.
Nó chỉ biết chờ đợi, không có một năng lực tự vệ nào cả. Nó hoàn toàn lệ thuộc vào bên ngoài. Tự nó chẳng có gì. Con chim mẹ tìm mồi cho nó.
Nhà đạo sĩ Sadhu nhìn lũ chim con trong tổ. Cái bé bỏng ấy đưa ông vào con đường mà rất có thể ông đã tầm tu bao ngày chưa tìm ra. Người thanh niên trẻ này cứ nhìn cảnh con chim con bé tí chỉ biết nằm chờ mẹ bón mồi. Nó hoàn toàn yếu đuối. Nếu mẹ nó không bón mồi, nó sẽ chết. Rồi, câu chuyện đường vào tâm linh của ông mờ mờ thành đường bayà
***
Trong đời, có nhiều người đã bao lần nhìn cảnh chim mẹ tìm mồi bón cho con. Bao lần ta nhìn cái mỏng manh của thân phận con người. Nhưng trong ta không có ý thiền niệm bao la, vi vu trong trời rộng như nhà đạo sĩ Sadhu này.
Ông kể lại đời ông, ngày xưa còn trẻ ông đốt Kinh Thánh. Ông dị ứng với niềm tin Kitô Giáo. Nhưng rồi, một ngàyà
Con chim nhỏ nghe tiếng động là biết mẹ về. Chúng ta thấy, lũ chim con sẽ kêu líp chíp cho dù không nhìn thấy mẹ. Chúng đang im ả, mà nghe cánh chim mẹ bay về là tất cả chúng ngẩng đầu thi nhau kêu. Miệng há to, tranh nhau kêu. Trời chung quanh chúng nó vẫn tối đen. Thế giới chung quanh chúng nó vẫn mù mịt không ánh sáng, không mầu sắc.
Nhà tu khổ hạnh cứ ngày ngày nhìn con chim nhỏ há miệng đón miếng mồi.
Rồi một giờ linh thiêng nọ, ông bừng tỉnh hỏi lòng:
- Lạ quá, tại sao con chim nhỏ chưa mở mắt, chưa nhìn thấy gì, sao dám ăn?
Bạn thân mến,
Nếu con chim nhỏ không chịu ăn, nếu nó lý luận rằng nó chỉ ăn khi nó chứng minh được miếng mồi này không có thuốc độc thì đời nó ra sao?
Nó cứ nhắm mắt mà vẫn ăn.
Nó không đòi chứng minh miếng mồi có thuốc độc hay không.
Nó không đợi cho đến khi mở mắt, biết nhìn, biết phân biệt rồi mới ăn.
Hôm nay, có những cha mẹ không kiếm mồi cho con. Họ lý luận để con lớn, mở mắt, biết nhìn rồi tự do lựa chọn của ăn thiêng liêng là con đường tôn giáo cho chính nó.
Giữa trời và đất. Giữa sông và biển. Loài chim vẫn cất tiếng trong trẻo giữa cuộc đời. Chúng đang nói với ta về một bài ca vô cùng siêu bạo. Bài ca nói về niềm tin. Cái nhỏ bé của nó đang nói với chúng ta về một trường ca hùng vĩ. Nhưng trái tim chúng ta không trong sáng đủ để thấy chiều sâu về bài ca đó. Không phải bất giác một phút vô minh mà nhà tu Sadhu kia nghe thấy trong hình ảnh nhỏ bé tầm thường ấy chiều sâu cao cả của niềm tin. Ông đã trầm tư bao ngày đi tìm. Ông dành trái tim cho một tiếng gọi trên cao. Chính trong chiều cao ấy, trái tim ông thành trong sáng, và hồn ông bắt gặp ánh sáng ông đang khát khao.
Giả sử con chim kia cứ đòi chứng minh miếng mồi không có thuốc độc mới ăn thì đời nó ra sao?
Giả sử con chim kia cứ đợi đến khi “nhìn” thấy được mới tin đúng là mẹ nó thì đời nó ra sao?
Nhà đạo sĩ Sadhu nhìn con chim mù lòa mà cứ tin là mẹ nó. Ông tự hỏi lòng, tại sao không nhìn thấy mà nó vẫn tin.
Bạn thân mến,
Con chim nhỏ không nhìn thấy mẹ mình mà vẫn tin. Không biết đây có là mẹ mình không, không biết miếng mồi này có thuốc độc không mà nó vẫn ăn.
Hôm nay, trong chiều kích tục hóa đời sống tâm linh, con người có khuynh hướng buông thả mình trong những lý luận rất ngây ngô.
Họ muốn nhìn thấy Thượng Ðế rồi mới tin.
Họ muốn để con cái họ nhìn thấy rồi tự do chấp nhận niềm tin cho chính chúng nó.
Phải chăng loài chim luôn luôn có tiếng hót thanh cao vì niềm tin của chúng là niềm tin đến bằng tình yêu và trái tim trong sáng. Con chim nhỏ chỉ biết kêu xin không lý luận. Và con chim mẹ biết con mình mỏng manh như thế, nó chở che con nó bằng tình thương kiếm mồi. Trên đôi cánh vất vả, nó hạnh phúc đưa con nó vào đời, tiếp nối bài ca.
Tiếng hót nào của loài chim cũng thanh thoát vì nó biết thân phận mỏng manh của nó là phải ăn rồi mới mở mắt nhìn vũ trụ được.
Chớ gì Thiên Chúa hãy cho chúng con biết lãnh nhận để ăn, rồi chúng con mới mở mắt để lý luận. Lý luận là điều cần thiết, nhưng xin đừng để chúng con lý luận trước, vì không ăn, không mở mắt làm sao lý luận.
Sundar Singh tầm thầy học đạo từ lúc mười sáu tuổi. Ông sinh năm 1889 và chết năm 1929. Ông là một trong những khuôn mặt Sadhu nổi tiếng của Ấn Ðộ. Friedrich Heiler viết về ông như sau: “Nơi tâm hồn Sundar Singh, Kitô Giáo và Ấn Giáo gặp nhau. Kitô Giáo như bông hoa rộ nở mà cái cành của nó là Ấn Giáo.” Robert Ellsberg, tác giả cuốn tự điển về các thánh, All Saints, viết về nhà Sadhu này: “Sundar Singh là một trong những nhà tu đức có sức thu hút các tâm hồn của thế kỷ này. Nền tu đức Kitô Giáo của ông đâm chồi từ Ấn Giáo và thách thức người phương Tây vượt qua ý tưởng thần học mà nếm thử chính Phúc Âm.”
Nhà Sadhu này kể là một ngày kia ông lang thang trong núi. Ngồi bên bờ đá, thấy lũ chim con kêu như khóc vì đói. Càng cảm thấy con chim mẹ đến, chúng càng kêu to.
Bạn thân mến,
Lũ chim con không nhìn thấy mẹ, chưa mở mắt sao biết là mẹ mình?
Trong cuộc sống, chúng ta có nhìn thấy Thiên Chúa không?
Thánh Phaolô nói, Ngài thấy Thiên Chúa lờ mờ như trong tấm gương. Khi chết rồi mới mặt giáp mặt (1 Cor. 13: 12).
Chính cái lờ mờ như trong tấm gương mà thánh Phaolô đã tự thú đó đang nói với chúng ta về Ngài. Cái lờ mờ đó là khao khát miếng ăn của con chim mẹ tìm mồi cho con. Cho dù lũ chim con không nhìn thấy miếng mồi. Cái lờ mờ đó là lũ chim con biết mình chết nếu không ăn mà chỉ chờ cho đến khi nhìn thấy mẹ mới ăn. Cái lờ mờ đó là sự yếu đuối của chính chúng nó.
Ðiều nhà mà đạo sĩ Sadhu nhìn thấy ở đây là trong mắt còn nhắm nghiền kia của lũ chim con. Nó chỉ thấy bóng tối trong cái nhìn con mắt. Nhưng biết là mẹ mình qua cái linh cảm, cái đập cánh, cái săn sóc, cái hơi của con chim mẹ, cái lờ mờ.
Hôm nay, nếu cũng ngồi bên gềnh đá thinh lặng, ta sẽ cảm thấy cái hơi kia, cái đập cánh kia của Thiên Chúa trong lương tâm của mình. Trong tình yêu, trong băn khoăn về thân phận con người, trong đau khổ và hạnh phúc. Trong nghèo đói của tha nhân. Trong khắc khoải của tội lỗi. Trong thanh thoát của tâm hồn.
Nhà đạo sĩ nghe tiếng lũ chim con nói với ông:
- Thưa ngài, chúng tôi không lý luận rằng chúng tôi sẽ không mở đôi mỏ cho đến khi nhìn thấy rõ ràng rằng đấy là mẹ chúng tôi, và phải biết rõ bà đang cho chúng tôi loại thức ăn nào, có thích hợp không. Chúng tôi không lý luận rằng, biết đâu thức ăn không hợp với chúng tôi, biết đâu đấy không phải mẹ chúng tôi.
Nhà đạo sĩ nghe tiếng lòng bày chim nhỏ nói như thế với ông. Nhà đạo sĩ tâm sự:
- Nếu chúng lý luận, nếu chúng chờ khi nhìn rõ mẹ mình, biết là thức ăn nào mới ăn, chúng sẽ không bao giờ thấy sự thật. Chúng chết.
Bạn thân mến,
Người ta nghĩ cần lý luận để tìm sự thật. Nhưng có bao giờ họ lý luận rằng có những sự hiểu biết nằm ngoài lý luận không? Bởi, nếu họ biết lý luận thì cũng phải lý luận như thế.
Sau khi nghe tiếng trong tâm hồn qua bày chim con, nhà Sadhu khổ hạnh bước ra khỏi cánh rừng. Ông thấy bày chim con sẽ chết đói nếu cứ lý luận như thế không chịu ăn. Chắc chắn, ông đang nói với chính ông về con đường tâm linh ông đang tìm. Lũ chim không nghi ngờ về sự hiện hữu của mẹ nó. Chúng ăn, rồi ít ngày sau, chúng mở mắt. Một niềm vui òa ngập. Bấy giờ chúng mới nhìn thấy mẹ. Rồi chúng tung cánh bay vào trời, vào cuộc đời. Chúng thấy vũ trụ quá đẹp, quá xinh. Và thế giới có những bài ca.
Ðấy là một ngày tâm linh của nhà đạo sĩ. Ông tự hỏi lòng:
- Loài người nghĩ rằng họ vĩ đại trên trái đất này, sao họ không bằng lũ chim nhỏ trong tổ rơm kia. Tại sao con người cứ đặt câu hỏi về hiện hữu của Thượng Ðế và tình thương của Ngài. Chính Ngài đã chẳng nói: “Phúc cho ai không thấy mà tin” đó sao.
Trong ngày đó, nhà đạo sĩ viết cho chính ông như sau: “Bất cứ khi nào tôi mở tâm hồn cho Thượng Ðế, tôi nhận những miếng mồi thiêng thiêng, tôi ăn mỗi ngày một chút, tôi lớn dần, tôi giống Ngài hơn, cho đến một ngày tôi đạt được sự trưởng thành thiêng liêng. Và khi đôi mắt tâm hồn nhìn thấy sự hiện hữu của Thượng Ðế, bấy giờ tôi sẽ bắt gặp một hạnh phúc vô tận và cũng không thể diễn tả được.”
Bạn thân mến,
Tâm tình của nhà đạo sĩ cũng giống như lời tôi vừa trích trong thư Thánh Phaolô. Rồi đến một ngày, tôi sẽ thấy Thiên Chúa.
Chung quanh ta, ngay trong mùa đông lạnh, cây khô cành, ta vẫn nghe tiếng hót của loài chim kia. Bài ca chúng thật đẹp, tiếng hót trong mùa đông mà cứ trong vắt. Chúng hạnh phúc vì nhìn thấy trời bao la.
Chớ gì chúng ta cảm thấy Ngài như bày chim biết mình sống không phải là nhìn thấy mẹ, nhưng là qua hơi ấm, qua sự sống mẹ ban cho mình.
Nếu bạn lên rừng, bạn sẽ thấy ngay cả trong đêm vắng vẫn có cánh chim bay.
Nếu bạn lên rừng, bạn sẽ thấy vẫn có lời ca ngay cả trong đêm dài rất đen.
Bài ca của chúng thật đẹp, bởi chúng ăn rồi mới mở mắt nhìn thấy vẻ đẹp của cuộc đời.
(Suy niệm Đoàn khúc 96 trong Trích tập "Đường Đi Một Mình")
Mỗi Ngày Một câu Kinh Thánh - Tháng 4.2008
Pt JB Nguyễn Định-Huyền Đồng
20:04 15/04/2008
MOI NGAY MOT CAU KINH THANH
Tháng 04-2008 (tiếp theo)
Ngày 16-04-08: Không phải chính tôi tự mình nói ra, nhưng là chính Chúa Cha, Đấng đã sai tôi, truyền lệnh cho tôi… (Ga 12, 49)
Bạn kính trọng Lời Đức Giêsu nói trong Kinh Thánh là Lời Thiên Chúa. Xin Thánh Thần giúp con thực thi Lời Ban Sự Sống của Ngài.
Ngày 17-04-08: Anh em đã biết những điêu đó, nếu anh em thực hành, thì thật có phúc cho anh em ! (Ga 13, 17)
Bạn đã được sai đi vì đã biết những Lời Đức Giêsu dạy là phục vụ. Xin giúp con noi gương Chúa hiến mạng sống mình cho anh em.
Ngày 18-04-08: Ông Tô-ma nói: Thưa Thầy chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết được đường? (Ga 14, 5)
Hôm nay tôi cũng thường nói như ông Tô-ma xưa vì chỉ giữ đạo chiếu lệ. Xin dạy con biết đường Chúa chỉ dạy trong Kinh Thánh.
Ngày 19-04-08: Anh em hãy tin., Thầy ở trong Chúa Cha và Ngài ở trong Thầy; bằng không thì hãy tin những việc kia vậy. (Ga 14, 11)
Đức Giêsu luôn kết hợp chặt chẽ với Chúa Cha hết sức sâu xa. Xin Thánh Thần giúp con luôn gặp gỡ Đức Giêsu trong Lời của Ngài.
Ngày 20-04-08: Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy. (Ga 14, 6)
Đức Giêsu là sự sống sung mãn của Thiên Chúa mạc khải cho bạn. Tôi sống luôn là chứng nhân để có cuộc sống vĩnh cửu từ bây giờ.
Ngày 21-04-08: Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ Lời Thầy…Cha của Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại trong người ấy. (Ga 14, 23)
Giữ Lời Thầy là thực hành thực hành yêu thương với đồng loại. Con rất vui mừng vì có Chúa hiện diện mỗi khi tuân giữ Lời Ngài.
Ngày 22-04-08: Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không như thế gian ban tặng… (Ga 14, 27)
Bình an Chúa ban đây chính là niềm vui, sức sống với đầy ân sủng. Xin giúp con xa lánh những bình an tạm bợ và tìm bình an vĩnh cửu.
Ngày 23-04-09: Ai không ở lại trong Thầy, thì bị quăng ra ngoài như cành nho và sẽ khô héo… (Ga 15, 6)
Ở lại đây là gắn bó, liên kết, tương quan với Chúa bằng mọi cách. Con quyết thực hành Lời Chúa và cầu nguyện để sống bên Chúa.
Ngày 24-04-08: Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy… (Ga 15, 10)
Bạn đi lễ để tham dự bữa tiệc Lời Chúa và Mình Máu Chúa là việc rất tốt; nhưng còn cần chia sẻ bữa tiệc ấy cho anh em của mình nữa.
Ngày 25-04-08: Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ,; còn ai không tin thì sẽ bị kết án. (Mc 16, 16)
Phép bí tích là dấu bề ngoài Chúa ban cho những ai đã có đức tin. Xin cho moị tín hữu được sống đức tin với ơn Chúa bằng việc làm.
Ngày 26-04-08: Anh em không thuộc về thế gian, và Thầy đã chọn, đã tách anh ra khỏi thế gian, nên thế gian ghét anh em. (Ga 15,19)
Chúa đã gọi và chọn bạn để hiến thân mình đi rao giảng Tin Mừng.
Tôi sẵn sàng từ bỏ tiền bạc, danh lơị, và bị chê ghét vì danh Chúa.
Ngày 27-04-08: Thần Khí Sự Thật, Đấng mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết Người. (Ga 14,17)
Thiên Chúa là Thần Khí, kẻ đam mê trần thế không thể thấy Ngài.
Xin giúp con có một tâm hồn sám hối ăn năn, để tiếp nhận Chúa.
Ngày 28-04-08: Đấng Bảo Trợ đến,… Người là Thần Khí Sự Thật, phát xuất từ Chúa Cha, Người sẽ làm chứng về Thầy. (Ga 15, 26)
Chúa Thánh Thần là Đấng Bảo Trợ hôm nay vẫn đến khi bạn đón Ngài. Xin giúp con lắng nghe tiếng Chúa nói để làm chứng về Ngài.
Ngày 29-04-08: Khi Người đến, Người sẽ chứng minh rằng thế gian sai lầm về tội lỗi, về sự công chính và việc xét xử. (Ga 16,8)
Chỉ có Chúa Thánh Thần mới soi sáng cho bạn thấy những sai lầm.
Xin giúp con thực sự sám hối để Thần Khí đến thanh tẩy và dẫn dắt.
Ngày 30-04-08: Khi nào Thần Khí Sự Thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn. (Ga 16,13)
Khi nào bạn quyết tâm thay đổi thì Chúa Thánh Thần sẽ đến với bạn. Xin cho con được cảm nghiệm lòng Chúa xót thương vô cùng.
Phó tế: JB Nguyễn Định-Huyền Đồng * johndvn@yahoo.com
Tháng 04-2008 (tiếp theo)
Ngày 16-04-08: Không phải chính tôi tự mình nói ra, nhưng là chính Chúa Cha, Đấng đã sai tôi, truyền lệnh cho tôi… (Ga 12, 49)
Bạn kính trọng Lời Đức Giêsu nói trong Kinh Thánh là Lời Thiên Chúa. Xin Thánh Thần giúp con thực thi Lời Ban Sự Sống của Ngài.
Ngày 17-04-08: Anh em đã biết những điêu đó, nếu anh em thực hành, thì thật có phúc cho anh em ! (Ga 13, 17)
Bạn đã được sai đi vì đã biết những Lời Đức Giêsu dạy là phục vụ. Xin giúp con noi gương Chúa hiến mạng sống mình cho anh em.
Ngày 18-04-08: Ông Tô-ma nói: Thưa Thầy chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết được đường? (Ga 14, 5)
Hôm nay tôi cũng thường nói như ông Tô-ma xưa vì chỉ giữ đạo chiếu lệ. Xin dạy con biết đường Chúa chỉ dạy trong Kinh Thánh.
Ngày 19-04-08: Anh em hãy tin., Thầy ở trong Chúa Cha và Ngài ở trong Thầy; bằng không thì hãy tin những việc kia vậy. (Ga 14, 11)
Đức Giêsu luôn kết hợp chặt chẽ với Chúa Cha hết sức sâu xa. Xin Thánh Thần giúp con luôn gặp gỡ Đức Giêsu trong Lời của Ngài.
Ngày 20-04-08: Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy. (Ga 14, 6)
Đức Giêsu là sự sống sung mãn của Thiên Chúa mạc khải cho bạn. Tôi sống luôn là chứng nhân để có cuộc sống vĩnh cửu từ bây giờ.
Ngày 21-04-08: Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ Lời Thầy…Cha của Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại trong người ấy. (Ga 14, 23)
Giữ Lời Thầy là thực hành thực hành yêu thương với đồng loại. Con rất vui mừng vì có Chúa hiện diện mỗi khi tuân giữ Lời Ngài.
Ngày 22-04-08: Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không như thế gian ban tặng… (Ga 14, 27)
Bình an Chúa ban đây chính là niềm vui, sức sống với đầy ân sủng. Xin giúp con xa lánh những bình an tạm bợ và tìm bình an vĩnh cửu.
Ngày 23-04-09: Ai không ở lại trong Thầy, thì bị quăng ra ngoài như cành nho và sẽ khô héo… (Ga 15, 6)
Ở lại đây là gắn bó, liên kết, tương quan với Chúa bằng mọi cách. Con quyết thực hành Lời Chúa và cầu nguyện để sống bên Chúa.
Ngày 24-04-08: Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy… (Ga 15, 10)
Bạn đi lễ để tham dự bữa tiệc Lời Chúa và Mình Máu Chúa là việc rất tốt; nhưng còn cần chia sẻ bữa tiệc ấy cho anh em của mình nữa.
Ngày 25-04-08: Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ,; còn ai không tin thì sẽ bị kết án. (Mc 16, 16)
Phép bí tích là dấu bề ngoài Chúa ban cho những ai đã có đức tin. Xin cho moị tín hữu được sống đức tin với ơn Chúa bằng việc làm.
Ngày 26-04-08: Anh em không thuộc về thế gian, và Thầy đã chọn, đã tách anh ra khỏi thế gian, nên thế gian ghét anh em. (Ga 15,19)
Chúa đã gọi và chọn bạn để hiến thân mình đi rao giảng Tin Mừng.
Tôi sẵn sàng từ bỏ tiền bạc, danh lơị, và bị chê ghét vì danh Chúa.
Ngày 27-04-08: Thần Khí Sự Thật, Đấng mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết Người. (Ga 14,17)
Thiên Chúa là Thần Khí, kẻ đam mê trần thế không thể thấy Ngài.
Xin giúp con có một tâm hồn sám hối ăn năn, để tiếp nhận Chúa.
Ngày 28-04-08: Đấng Bảo Trợ đến,… Người là Thần Khí Sự Thật, phát xuất từ Chúa Cha, Người sẽ làm chứng về Thầy. (Ga 15, 26)
Chúa Thánh Thần là Đấng Bảo Trợ hôm nay vẫn đến khi bạn đón Ngài. Xin giúp con lắng nghe tiếng Chúa nói để làm chứng về Ngài.
Ngày 29-04-08: Khi Người đến, Người sẽ chứng minh rằng thế gian sai lầm về tội lỗi, về sự công chính và việc xét xử. (Ga 16,8)
Chỉ có Chúa Thánh Thần mới soi sáng cho bạn thấy những sai lầm.
Xin giúp con thực sự sám hối để Thần Khí đến thanh tẩy và dẫn dắt.
Ngày 30-04-08: Khi nào Thần Khí Sự Thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn. (Ga 16,13)
Khi nào bạn quyết tâm thay đổi thì Chúa Thánh Thần sẽ đến với bạn. Xin cho con được cảm nghiệm lòng Chúa xót thương vô cùng.
Phó tế: JB Nguyễn Định-Huyền Đồng * johndvn@yahoo.com
Chúa Chiên Lành
LM Đặng Xuân Thành
20:22 15/04/2008
CHÚA NHẬT 4 MÙA PHỤC SINH
(Các bài đọc: CvTđ 2, 14a. 36-41; 1Pr 2, 20b-25; Ga 10, 1-10)
CHÚA CHIÊN LÀNH
Các bạn hãy thử hình dung: nhà thờ này là một phòng hội, ở giữa có đặt một thùng phiếu, các bạn được yêu cầu viết tên người nào mình hâm mộ nhất; và chắc là khi khui thùng phiếu, chúng ta sẽ nhận được rất nhiều cái tên khác nhau, tùy theo mỗi người chấm và tùy theo mỗi người đứng ở góc độ nào để chấm. Nếu là nhạc sĩ thì có thể có những cái tên như Hoài An, Võ Thiện Thanh, Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên… Nếu là ca sĩ thì có thể có những cái tên như Hồng Nhung, Mỹ Linh, Mỹ Tâm, Hồ Ngọc Hà, Lam Trường, Đan Trường, Đàm Vĩnh Hưng… Nếu là diễn viên điện ảnh thì có thể là Lí Liên Kiệt, Lương Gia Huy, Củng Lợi, Chung Tử Di, Jan Do Gun, Kim Nam Ho… Nếu là những cầu thủ thì có thể có David Bechkam, Thierry Henri, Roger Federer, Michael Jordan … Nếu là những doanh nhân thành đạt thì có thể có Bill Gates, J.K. Rowling… Nếu là những người đấu tranh cho quyền con người thì có Mahatma Gandhi, Mẹ Teresa Calcutta, Abbé Pierre, Somaly Mam… Và còn nhiều cái tên khác nữa. Thậm chí biết đâu trong số lá phiếu ấy cũng có thể có lá phiếu dành cho cha Vũ Khởi Phụng, cha Nguyễn Chấn Hưng, cha Nguyễn Xuân Thủy, cha Mai Xuân Lâm, cha Lê Trọng Cung, cha Tạ Xuân Hòa đang có mặt tại đây, hay một cha, một thầy, một soeur hoặc một bạn nào đó…
Thế nhưng, tất cả những cái tên ấy chỉ thỏa mãn một vài sở thích hay một vài khát vọng của bạn: âm nhạc, điện ảnh, thể thao, kinh tế, xã hội, tôn giáo, học tập… Chẳng ai trong số đó và trong nhiều người khác nữa có thể đem lại hạnh phúc trọn vẹn cho bạn, cả về thời gian lẫn về nội dung. Càng không có ai cho bạn hưởng một hạnh phúc vượt lên cả sự chết và sự dữ. Hôm nay Giáo Hội giới thiệu cho chúng ta nhân vật ấy để chúng ta dồn phiếu chọn Ngài. Đó chính là Giê-su người Nadarét, nước Do-thái, đã sống cách đây hơn 2000 năm, đã làm và nói biết bao điều kì diệu, đã chết và đã sống lại vì chúng ta, và bây giờ đang hiện diện giữa chúng ta.
Một hình ảnh rất tuyệt vời có thể giúp ta hình dung về Đức Giê-su ấy: ĐứC GIÊ-SU CHÚA CHIÊN LÀNH, ĐứC GIÊ-SU NGƯờI MụC Tử TốT LÀNH. Người Chăn Chiên tốt lành không chỉ là người quan tâm đến sức khỏe của bầy chiên: tìm đồng cỏ màu mỡ và nguồn nước tinh khiết nhất cho chiên ăn uống, tìm nơi che nắng che sương và tránh mưa tránh lũ. Người Chăn Chiên tốt lành còn là người gần gũi chiên tới mức ăn ở chung với chiên, biết chiên tường tận tới tên của từng con một hay tới cái hay cái dở của mỗi con. Đáng kể nhất là Người Chăn Chiên tốt lành dám liều lĩnh vì đàn chiên: luôn luôn đi trước đàn chiên để hứng “hòn tên mũi đạn”, liều bỏ tất cả để đi tìm cho bằng được con chiên lạc, hy sinh tới cả thân mình để bảo vệ chiên trước bầy sói (Bài Tin Mừng)
Những hình ảnh vừa kể không phải chỉ là những hình ảnh bóng gió, mà sự thật còn đi xa hơn thế nữa. Như thánh Phê-rô cho biết: “Đức Giê-su đã chịu khổ vì chúng ta. Ngài không hề phạm tội; chẳng ai thấy Ngài nói một lời gian dối. Bị nguyền rủa, Ngài không nguyền rủa lại, chịu đau khổ mà chẳng ngăm đe, nhưng một bề phó thác cho Chúa Cha. Tỗi lỗi chúng ta, Ngài mang vào thân thể để đưa lên thập giá, và nhờ đó, một khi tội của chúng ta đã tiêu tan, chúng ta được sống đời công chính” (Bài đọc 2), Đức Giê-su làm tất cả những điều ấy, không chỉ để chúng ta có thêm cỏ tươi để ăn, nước mát để uống, thảo nguyên bát ngát để chạy nhảy, sạch bóng chó sói để an tâm nhởn nhơ… Ngài chịu chết và sống lại là để thổi Thần Khí của Ngài vào trong chúng ta, biến chúng ta thành con người mới và bắt đầu sống một cuộc đời mới. Đúng là sự CỨU ĐỘ của Thiên Chúa: chúng ta vừa được tha tội vừa được sung mãn mọi mặt; và không chỉ một nhóm người nào đó ngoan đạo được hưởng mà là tất cả mọi người, kể cả những người trước đây không lâu đã từng hô hào đòi giết Ngài (Bài đọc 1).
Đứng trước một Chúa Chiên Lành quá đẹp và quá tốt như thế, bạn sẽ làm gì nào ?
Có những người cảm kích trước tình thương của Chúa và nghe thấy trong lòng mình tiếng Ai đó mời gọi mình hãy lấy tình yêu đáp lại tình yêu ấy, không phải ở mức vừa vừa mà càng nhiều càng tốt, không phải cho riêng mình mà tìm cách lôi kéo nhiều người về với đàn chiên của Chúa để cũng được nếm trải tình thương của Chúa. Họ không coi việc làm này là chuyện gặp chăng hay chớ, “khi vui thì làm, khi buồn thì thôi”, mà coi đây là nghiệp là nghề của mình. Họ cam kết trước mặt Chúa và Giáo Hội sẽ làm chiên ngoan của Chúa và học tập làm người chăn chiên tốt lành của Chúa. Nếu có sống khó nghèo và giản dị, độc thân và khiết tịnh, vâng phục và khiêm tốn, huynh đệ và cộng đoàn, nếu có thinh lặng và nguyện cầu, phục vụ và làm việc… thì đó cũng là để làm chiên của Chúa và học tập làm người chăn chiên của Chúa, hoặc nói cho cùng, để lấy tình yêu đáp lại tình yêu. Chúng ta gọi đó là những người đi tu, những người dâng mình cho Chúa.
Xem ra như thế đời tu rất phong phú và sinh động, chứ không cằn cỗi và tẻ nhạt như nhiều người lầm tưởng. Hai chữ TÌNH YÊU – dù là yêu Chúa hay yêu loài người – cũng đã làm cho tâm hồn bao nhiêu người rạo rực, trí óc bao nhiêu người bừng tỉnh, tay chân bao nhiêu người khua động… Chỉ có điều, như đức giáo hoàng Benedictô XVI nói trong thông điệp “Thiên Chúa là Tình Yêu” (“Deus caritas est”), tình yêu ấy phải luôn được thanh lọc và nâng cao, đi từ tình yêu có phần nào vị kỉ và nặng tình cảm tiến tới tình yêu ngày càng vị tha và siêu nhiên, đi từ tình yêu hay đòi quà tặng đến tình yêu của trách nhiệm và hy sinh. Đồng thời nói tới quá trình thanh lọc và nâng cao tình yêu là nói tới một hành trình, kéo dài cả đời, trong đó có vui có buồn, có thăng có trầm, có thành công và thất bại, có điều đáng khen và điều đáng tiếc, có thánh thiện và tội lỗi… Chính vì thế, người đi tu không những phải nỗ lực thật nhiều, mà còn cần đến những nâng đỡ của người chung quanh, những lời cầu nguyện của người khác.
Có điều lạ là dù thế giới hôm nay có ghét những gì là thiêng liêng và có nghi ngờ những gì là vô vị lợi, có điều là lạ dù ở nhiều nơi trong Giáo Hội các ki-tô hữu ngày càng sa sút trong đức tin và ở một số nơi Giáo Hội nói chung và đời tu nói riêng đang bị bách hại, vẫn luôn luôn có người đi tu, vẫn luôn luôn có những ki-tô hữu muốn làm chiên ngoan của Chúa và tập làm chủ chăn của Chúa. Thậm chí Chúa Thánh Thần vẫn luôn luôn khơi dậy những sáng kiến bất ngờ, những hình thức mới mẻ cho đời tu hôm nay. Có người còn nói: chính vì thế giới lạnh lùng với những gì là thiêng liêng và siêu nhiên, chính vì Giáo Hội đang sa sút trong đức tin, chính vì Giáo Hội đang gặp khó khăn, mà vẫn còn người đi tu, luôn có người đi tu. Đức cố giáo hoàng Gioan-Phaolô II đã từng nói trong tông thư của ngài về “Đời Tu” (‘Vita consecrata”): đời tu là một khía cạnh thiết yếu của Giáo Hội, đến nỗi người ta thật khó hình dung Giáo Hội không có đời tu. Đời tu vừa là công cụ giúp Giáo Hội thể hiện tình thương của Thiên Chúa cho con người qua biết bao hoạt động của các tu sĩ, vừa là lời nhắc nhở Giáo Hội không quên ơn gọi hay sứ mạng trước hết của Giáo Hội chính là lấy tình thương đáp lại tình thương Thiên Chúa, chính là trở thành đàn chiên ngoan của Thiên Chúa và cùng với Thiên Chúa, chăn dắt nhân loại.
Các bạn trẻ thân mến,
Nói tới đây, có thể nhiều bạn trẻ cho rằng đời tu thật là tuyệt vời, nhưng dành cho ai đó chứ không phải cho tôi. Tôi còn quá nhiều bận tâm để lo toan, nhiều giấc mơ phải hoàn thành. Vả lại, Chúa có đâu bắt buộc mọi người phải đi tu. Đó là chưa nói: ở đâu không rõ, chứ tại các giáo phận miền Bắc này số người đi tu vẫn còn đông lắm ! Hay phải nói thành thật và khiêm tốn, tôi vừa bất tài vô tướng vừa lắm điều xấu xa, có tham gia đời tu thì chỉ chuốc thất bại cho mình và làm hỏng người khác.
Phải, bạn có nhiều bận tâm để lo toan và nhiều giấc mơ phải hoàn thành. Thì cứ lo toan những bận tâm nào cần thiết và hãy hoàn thành những giấc mơ nào chính đáng đi. Nhưng xin đừng dập tắt lời mời gọi này, xin hãy nuôi dưỡng nó cho tới khi nào thấy phải trả lời dứt khoát, xin hãy thỉnh thoảng dừng lại suy nghĩ thêm về lời mời gọi ấy.
Phải, đời tu không phải là nếp sống bắt buộc đối với mọi ki-tô hữu. Nhưng bạn có nỡ lòng nào bịt tai không nghe lời mời gọi réo rắt của Chúa: “Con hãy theo Ta”. Bạn có đành lòng khi thấy tận mắt biết bao con chiên lạc bầy, biết bao con chiên ốm yếu tình thương, biết bao con chiên nhơ nhớp phẩm giá, biết bao con chiên thậm chí không biết có một Mục Tử hết sức yêu thương mình…
Phải, đời tu ở Việt Nam vẫn còn sung túc, “không có mợ thì chợ vẫn đông”. Nhưng bạn có biết đâu chỉ có 6% người Việt Nam là Công Giáo – chưa kể trong số đó có mấy phần trăm là Công Giáo chính hiệu ! Trong tổng số dân của các tỉnh thành tổng giáo phận Hà Nội có mặt là 6 triệu người chỉ có hơn 300.000 người Công Giáo, chỉ được 89 linh mục và hơn 300 tu sĩ phục vụ ! Bạn có biết đâu số người không tin và số người hưởng ứng nếp sống vô thần và duy vật đang tăng theo cấp số nhân, thậm chí cấp lũy thừa; đang khi đời tu đang tăng theo cấp số cộng, thậm chí tại các thành phố lớn số người đi tu đã đi xuống từ lâu và tại nông thôn số người đi tu đã chững lại. Đó là chưa kể những nhu cầu của con người và xã hội hôm nay cần sự phục vụ của Giáo Hội lại càng ngày càng phức tạp, càng ngày càng cấp thiết !
Phải, đời tu là một nếp sống lí tưởng. Nhưng có ai sinh ra là đã thành linh mục hay tu sĩ đâu. Đời tu là một hành trình dài cho phép chúng ta nhận ra và biết quẳng đi dần những gì làm cản trở bước đi, cho phép chúng ta nhận ra và tích lũy dần những công cụ cần thiết cho đời tu. Có mấy ai nghĩ Augustinô, Phanxicô Assisi, Inhaxiô Loiôla… sẽ hoán cải và đi tu, khi đã chìm ngập trong những triết lí sai lạc, những thú vui đáng trách và những tham vọng điên cuồng. Đó là mới chỉ kể ra vài người đi tu thời trước. Còn biết bao tâm hồn tận hiến cho Chúa ngày hôm nay cũng đã bắt đầu và tiếp tục hành trình tu trì của mình cách vất vả, có lúc phải “te tua, tơi tả” vì hành trình tu trì ấy. Thật ra, nguyên việc dám theo đuổi một giấc mơ thánh thiện và cao cả, lại sẵn sàng đầu tư công sức cho điều ấy, cũng đã là một điều hết sức đáng khen rồi với các bạn trẻ ngày hôm nay.
Để kết thúc, tôi xin mượn một hình ảnh rất quen thuộc với các bạn trẻ chúng ta: Banh đã được tung lên. Phần còn lại là của bạn – những người đang ở trên sân chơi của cuộc đời, sân chơi Nước Trời. Bạn hãy đá thế nào để banh vào lưới, để banh đến đích phải đến. A-men.
(Các bài đọc: CvTđ 2, 14a. 36-41; 1Pr 2, 20b-25; Ga 10, 1-10)
CHÚA CHIÊN LÀNH
Các bạn hãy thử hình dung: nhà thờ này là một phòng hội, ở giữa có đặt một thùng phiếu, các bạn được yêu cầu viết tên người nào mình hâm mộ nhất; và chắc là khi khui thùng phiếu, chúng ta sẽ nhận được rất nhiều cái tên khác nhau, tùy theo mỗi người chấm và tùy theo mỗi người đứng ở góc độ nào để chấm. Nếu là nhạc sĩ thì có thể có những cái tên như Hoài An, Võ Thiện Thanh, Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên… Nếu là ca sĩ thì có thể có những cái tên như Hồng Nhung, Mỹ Linh, Mỹ Tâm, Hồ Ngọc Hà, Lam Trường, Đan Trường, Đàm Vĩnh Hưng… Nếu là diễn viên điện ảnh thì có thể là Lí Liên Kiệt, Lương Gia Huy, Củng Lợi, Chung Tử Di, Jan Do Gun, Kim Nam Ho… Nếu là những cầu thủ thì có thể có David Bechkam, Thierry Henri, Roger Federer, Michael Jordan … Nếu là những doanh nhân thành đạt thì có thể có Bill Gates, J.K. Rowling… Nếu là những người đấu tranh cho quyền con người thì có Mahatma Gandhi, Mẹ Teresa Calcutta, Abbé Pierre, Somaly Mam… Và còn nhiều cái tên khác nữa. Thậm chí biết đâu trong số lá phiếu ấy cũng có thể có lá phiếu dành cho cha Vũ Khởi Phụng, cha Nguyễn Chấn Hưng, cha Nguyễn Xuân Thủy, cha Mai Xuân Lâm, cha Lê Trọng Cung, cha Tạ Xuân Hòa đang có mặt tại đây, hay một cha, một thầy, một soeur hoặc một bạn nào đó…
Thế nhưng, tất cả những cái tên ấy chỉ thỏa mãn một vài sở thích hay một vài khát vọng của bạn: âm nhạc, điện ảnh, thể thao, kinh tế, xã hội, tôn giáo, học tập… Chẳng ai trong số đó và trong nhiều người khác nữa có thể đem lại hạnh phúc trọn vẹn cho bạn, cả về thời gian lẫn về nội dung. Càng không có ai cho bạn hưởng một hạnh phúc vượt lên cả sự chết và sự dữ. Hôm nay Giáo Hội giới thiệu cho chúng ta nhân vật ấy để chúng ta dồn phiếu chọn Ngài. Đó chính là Giê-su người Nadarét, nước Do-thái, đã sống cách đây hơn 2000 năm, đã làm và nói biết bao điều kì diệu, đã chết và đã sống lại vì chúng ta, và bây giờ đang hiện diện giữa chúng ta.
Một hình ảnh rất tuyệt vời có thể giúp ta hình dung về Đức Giê-su ấy: ĐứC GIÊ-SU CHÚA CHIÊN LÀNH, ĐứC GIÊ-SU NGƯờI MụC Tử TốT LÀNH. Người Chăn Chiên tốt lành không chỉ là người quan tâm đến sức khỏe của bầy chiên: tìm đồng cỏ màu mỡ và nguồn nước tinh khiết nhất cho chiên ăn uống, tìm nơi che nắng che sương và tránh mưa tránh lũ. Người Chăn Chiên tốt lành còn là người gần gũi chiên tới mức ăn ở chung với chiên, biết chiên tường tận tới tên của từng con một hay tới cái hay cái dở của mỗi con. Đáng kể nhất là Người Chăn Chiên tốt lành dám liều lĩnh vì đàn chiên: luôn luôn đi trước đàn chiên để hứng “hòn tên mũi đạn”, liều bỏ tất cả để đi tìm cho bằng được con chiên lạc, hy sinh tới cả thân mình để bảo vệ chiên trước bầy sói (Bài Tin Mừng)
Những hình ảnh vừa kể không phải chỉ là những hình ảnh bóng gió, mà sự thật còn đi xa hơn thế nữa. Như thánh Phê-rô cho biết: “Đức Giê-su đã chịu khổ vì chúng ta. Ngài không hề phạm tội; chẳng ai thấy Ngài nói một lời gian dối. Bị nguyền rủa, Ngài không nguyền rủa lại, chịu đau khổ mà chẳng ngăm đe, nhưng một bề phó thác cho Chúa Cha. Tỗi lỗi chúng ta, Ngài mang vào thân thể để đưa lên thập giá, và nhờ đó, một khi tội của chúng ta đã tiêu tan, chúng ta được sống đời công chính” (Bài đọc 2), Đức Giê-su làm tất cả những điều ấy, không chỉ để chúng ta có thêm cỏ tươi để ăn, nước mát để uống, thảo nguyên bát ngát để chạy nhảy, sạch bóng chó sói để an tâm nhởn nhơ… Ngài chịu chết và sống lại là để thổi Thần Khí của Ngài vào trong chúng ta, biến chúng ta thành con người mới và bắt đầu sống một cuộc đời mới. Đúng là sự CỨU ĐỘ của Thiên Chúa: chúng ta vừa được tha tội vừa được sung mãn mọi mặt; và không chỉ một nhóm người nào đó ngoan đạo được hưởng mà là tất cả mọi người, kể cả những người trước đây không lâu đã từng hô hào đòi giết Ngài (Bài đọc 1).
Đứng trước một Chúa Chiên Lành quá đẹp và quá tốt như thế, bạn sẽ làm gì nào ?
Có những người cảm kích trước tình thương của Chúa và nghe thấy trong lòng mình tiếng Ai đó mời gọi mình hãy lấy tình yêu đáp lại tình yêu ấy, không phải ở mức vừa vừa mà càng nhiều càng tốt, không phải cho riêng mình mà tìm cách lôi kéo nhiều người về với đàn chiên của Chúa để cũng được nếm trải tình thương của Chúa. Họ không coi việc làm này là chuyện gặp chăng hay chớ, “khi vui thì làm, khi buồn thì thôi”, mà coi đây là nghiệp là nghề của mình. Họ cam kết trước mặt Chúa và Giáo Hội sẽ làm chiên ngoan của Chúa và học tập làm người chăn chiên tốt lành của Chúa. Nếu có sống khó nghèo và giản dị, độc thân và khiết tịnh, vâng phục và khiêm tốn, huynh đệ và cộng đoàn, nếu có thinh lặng và nguyện cầu, phục vụ và làm việc… thì đó cũng là để làm chiên của Chúa và học tập làm người chăn chiên của Chúa, hoặc nói cho cùng, để lấy tình yêu đáp lại tình yêu. Chúng ta gọi đó là những người đi tu, những người dâng mình cho Chúa.
Xem ra như thế đời tu rất phong phú và sinh động, chứ không cằn cỗi và tẻ nhạt như nhiều người lầm tưởng. Hai chữ TÌNH YÊU – dù là yêu Chúa hay yêu loài người – cũng đã làm cho tâm hồn bao nhiêu người rạo rực, trí óc bao nhiêu người bừng tỉnh, tay chân bao nhiêu người khua động… Chỉ có điều, như đức giáo hoàng Benedictô XVI nói trong thông điệp “Thiên Chúa là Tình Yêu” (“Deus caritas est”), tình yêu ấy phải luôn được thanh lọc và nâng cao, đi từ tình yêu có phần nào vị kỉ và nặng tình cảm tiến tới tình yêu ngày càng vị tha và siêu nhiên, đi từ tình yêu hay đòi quà tặng đến tình yêu của trách nhiệm và hy sinh. Đồng thời nói tới quá trình thanh lọc và nâng cao tình yêu là nói tới một hành trình, kéo dài cả đời, trong đó có vui có buồn, có thăng có trầm, có thành công và thất bại, có điều đáng khen và điều đáng tiếc, có thánh thiện và tội lỗi… Chính vì thế, người đi tu không những phải nỗ lực thật nhiều, mà còn cần đến những nâng đỡ của người chung quanh, những lời cầu nguyện của người khác.
Có điều lạ là dù thế giới hôm nay có ghét những gì là thiêng liêng và có nghi ngờ những gì là vô vị lợi, có điều là lạ dù ở nhiều nơi trong Giáo Hội các ki-tô hữu ngày càng sa sút trong đức tin và ở một số nơi Giáo Hội nói chung và đời tu nói riêng đang bị bách hại, vẫn luôn luôn có người đi tu, vẫn luôn luôn có những ki-tô hữu muốn làm chiên ngoan của Chúa và tập làm chủ chăn của Chúa. Thậm chí Chúa Thánh Thần vẫn luôn luôn khơi dậy những sáng kiến bất ngờ, những hình thức mới mẻ cho đời tu hôm nay. Có người còn nói: chính vì thế giới lạnh lùng với những gì là thiêng liêng và siêu nhiên, chính vì Giáo Hội đang sa sút trong đức tin, chính vì Giáo Hội đang gặp khó khăn, mà vẫn còn người đi tu, luôn có người đi tu. Đức cố giáo hoàng Gioan-Phaolô II đã từng nói trong tông thư của ngài về “Đời Tu” (‘Vita consecrata”): đời tu là một khía cạnh thiết yếu của Giáo Hội, đến nỗi người ta thật khó hình dung Giáo Hội không có đời tu. Đời tu vừa là công cụ giúp Giáo Hội thể hiện tình thương của Thiên Chúa cho con người qua biết bao hoạt động của các tu sĩ, vừa là lời nhắc nhở Giáo Hội không quên ơn gọi hay sứ mạng trước hết của Giáo Hội chính là lấy tình thương đáp lại tình thương Thiên Chúa, chính là trở thành đàn chiên ngoan của Thiên Chúa và cùng với Thiên Chúa, chăn dắt nhân loại.
Các bạn trẻ thân mến,
Nói tới đây, có thể nhiều bạn trẻ cho rằng đời tu thật là tuyệt vời, nhưng dành cho ai đó chứ không phải cho tôi. Tôi còn quá nhiều bận tâm để lo toan, nhiều giấc mơ phải hoàn thành. Vả lại, Chúa có đâu bắt buộc mọi người phải đi tu. Đó là chưa nói: ở đâu không rõ, chứ tại các giáo phận miền Bắc này số người đi tu vẫn còn đông lắm ! Hay phải nói thành thật và khiêm tốn, tôi vừa bất tài vô tướng vừa lắm điều xấu xa, có tham gia đời tu thì chỉ chuốc thất bại cho mình và làm hỏng người khác.
Phải, bạn có nhiều bận tâm để lo toan và nhiều giấc mơ phải hoàn thành. Thì cứ lo toan những bận tâm nào cần thiết và hãy hoàn thành những giấc mơ nào chính đáng đi. Nhưng xin đừng dập tắt lời mời gọi này, xin hãy nuôi dưỡng nó cho tới khi nào thấy phải trả lời dứt khoát, xin hãy thỉnh thoảng dừng lại suy nghĩ thêm về lời mời gọi ấy.
Phải, đời tu không phải là nếp sống bắt buộc đối với mọi ki-tô hữu. Nhưng bạn có nỡ lòng nào bịt tai không nghe lời mời gọi réo rắt của Chúa: “Con hãy theo Ta”. Bạn có đành lòng khi thấy tận mắt biết bao con chiên lạc bầy, biết bao con chiên ốm yếu tình thương, biết bao con chiên nhơ nhớp phẩm giá, biết bao con chiên thậm chí không biết có một Mục Tử hết sức yêu thương mình…
Phải, đời tu ở Việt Nam vẫn còn sung túc, “không có mợ thì chợ vẫn đông”. Nhưng bạn có biết đâu chỉ có 6% người Việt Nam là Công Giáo – chưa kể trong số đó có mấy phần trăm là Công Giáo chính hiệu ! Trong tổng số dân của các tỉnh thành tổng giáo phận Hà Nội có mặt là 6 triệu người chỉ có hơn 300.000 người Công Giáo, chỉ được 89 linh mục và hơn 300 tu sĩ phục vụ ! Bạn có biết đâu số người không tin và số người hưởng ứng nếp sống vô thần và duy vật đang tăng theo cấp số nhân, thậm chí cấp lũy thừa; đang khi đời tu đang tăng theo cấp số cộng, thậm chí tại các thành phố lớn số người đi tu đã đi xuống từ lâu và tại nông thôn số người đi tu đã chững lại. Đó là chưa kể những nhu cầu của con người và xã hội hôm nay cần sự phục vụ của Giáo Hội lại càng ngày càng phức tạp, càng ngày càng cấp thiết !
Phải, đời tu là một nếp sống lí tưởng. Nhưng có ai sinh ra là đã thành linh mục hay tu sĩ đâu. Đời tu là một hành trình dài cho phép chúng ta nhận ra và biết quẳng đi dần những gì làm cản trở bước đi, cho phép chúng ta nhận ra và tích lũy dần những công cụ cần thiết cho đời tu. Có mấy ai nghĩ Augustinô, Phanxicô Assisi, Inhaxiô Loiôla… sẽ hoán cải và đi tu, khi đã chìm ngập trong những triết lí sai lạc, những thú vui đáng trách và những tham vọng điên cuồng. Đó là mới chỉ kể ra vài người đi tu thời trước. Còn biết bao tâm hồn tận hiến cho Chúa ngày hôm nay cũng đã bắt đầu và tiếp tục hành trình tu trì của mình cách vất vả, có lúc phải “te tua, tơi tả” vì hành trình tu trì ấy. Thật ra, nguyên việc dám theo đuổi một giấc mơ thánh thiện và cao cả, lại sẵn sàng đầu tư công sức cho điều ấy, cũng đã là một điều hết sức đáng khen rồi với các bạn trẻ ngày hôm nay.
Để kết thúc, tôi xin mượn một hình ảnh rất quen thuộc với các bạn trẻ chúng ta: Banh đã được tung lên. Phần còn lại là của bạn – những người đang ở trên sân chơi của cuộc đời, sân chơi Nước Trời. Bạn hãy đá thế nào để banh vào lưới, để banh đến đích phải đến. A-men.
Một buổi chiều bên Chúa Giêsu Mục Tử nhân lành
LM Đặng Xuân Thành
21:14 15/04/2008
MỘT BUỔI CHIỀU BÊN CHÚA GIÊ-SU MỤC TỬ NHÂN LÀNH….
Dù đã ý tứ cho cơn mưa rào rất nặng hột đổ xuống trong sân ngoài phố gần suốt buổi sáng để có một buổi chiều mát mẻ bên nhau, nhưng có lẽ Chúa Giê-su Mục Tử cũng không ngờ nhiệt độ trong nhà nguyện lầu hai dãy nhà B của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội chiều ngày 13.04.2008 (ngày thế giới cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục và tu sĩ) lên cao như thế, đến nỗi máy lạnh mở hết công suất hay sau đó, mọi cửa sổ mở toang hết cũng không xua được cái nóng nực ấy. Hóa ra, sức nóng không đến từ bên ngoài mà từ chính những con tim rạo rực yêu thương: Con Tim của Chúa Giê-su Mục Tử Nhân Lành, con tim của các mục tử phụ việc cho Chúa là đức tổng giám mục giáo phận, các linh mục trong ban tổ chức, các đại chủng sinh chủng viện Hà Nội và các nữ tu các dòng trong ban cộng tác, và nhất là hơn 700 con tim của các bạn trẻ từ các đại học, trung học, đệ tử viện một số dòng đóng trên địa bàn Hà Nội, kể cả 40 em học sinh trung học đang tìm hiểu ơn gọi của giáo xứ Khoan Vĩ xa xôi tận Hà Nam …
Mà làm sao không rạo rực được khi chính Chúa Giê-su đưa mọi người vào đồng cỏ xanh mát chiều hôm ấy, với lời Chúa và Thánh Thể ngọt ngào của Ngài trong thánh lễ, rồi lời Chúa và thân thể Ngài lại được cụ thể hóa qua những ổ bánh mì thịt, trái cây và nước ngọt !
Sau khi cho ăn uống no nê, tựa như hôm nào bên bờ Ti-bê-ri-a với Phê-rô sau khi sống lại, Đức Giê-su hỏi các bạn về chính ý nghĩ và tình cảm của họ về đời tu, qua một bảng điều tra. (Xem thêm “Bảng điều tra”)
Sau cùng, dường như chưa thỏa mãn với những giải đáp của các chủng sinh và tu sĩ trong các tổ, các bạn trẻ muốn được nghe thân hữu Ngài giải đáp rõ ràng hơn cho những vấn nạn của họ về đời tu. Thật bất ngờ không chỉ về số lượng câu hỏi đặt ra, mà về cả nội dung của phần lớn những câu hỏi ấy. Có những câu hỏi phản ảnh cả một băn khoăn không dứt như làm sao biết mình thực sự được Chúa gọi khi thấy mình lúc thích lúc không, lúc thánh thiện lúc tội lỗi, cả một trăn trở đau xót như làm sao tham gia đời tu khi thấy một số người đi tu xa hoa và tự mãn, cả một dằn vặt sâu đậm như có bao giờ đã chọn lầm khi đi tu một thời gian rồi thôi hay khi kết hôn một vài năm rồi bỗng thấy bất hạnh, cả một sự dằng co giữa thánh thiện và tội lỗi, giữa yêu Chúa và yêu một người… Những câu hỏi mà nếu không định thời hạn sẽ chẳng bao giờ dứt. Nhưng điều đó cũng cho thấy đời tu đã được các bạn trẻ đặt ra cách nghiêm túc. Sự nghiêm túc ấy chẳng những không giảm đi mà còn được diễn tả một cách khác qua các tiết mục tự giới thiệu về đời tu của các chủng sinh, các tu sĩ và đệ tử dòng Mến Thánh Giá Hà Nội, dòng thánh Phao-lô, dòng Phan-sinh Thừa Sai. (hình 6) Ban tổ chức đã đề nghị một cách bổ sung phần giải đáp thắc mắc này là trao cho các bạn trẻ tập “Sổ Tay giới thiệu các tổ chức tu trì hiện diện trong tổng giáo phận Hà Nội”, trong đó các bạn có thể có những thông tin cần thiết về các tổ chức ấy cùng với địa chỉ để liên lạc, và mời các bạn trẻ đến Nhà Sách của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội tìm đọc các sách tôn giáo mình ưa thích (có khuyến mãi bằng cách giảm giá tới 50% cách sách Thánh Kinh, và giảm giá ít hơn đối với các sách khác trong vòng một tuần tính từ ngày 14.04).
Để kết thúc, đức tổng giám mục Hà Nội đã nêu ra mấy thí dụ có thật để minh họa cho lời khẳng định của ngài: đời tu vẫn rất cần thiết không chỉ trên bình diện xã hội (để xoa dịu nỗi đau của con người), mà cả trên bình diện bí tích (để thánh hóa con người qua các bí tích), trước khi ngài kêu gọi các bạn trẻ hãy lắng nghe tiếng Chúa gọi và hãy quảng đại đáp lại tiếng Chúa gọi.
Buổi hội ngộ đã kết thúc với lời cầu nguyện thật chân thành của những con chiên trước mặt Chúa. Tạ ơn nhưng không giấu sự tiếc nuối về một ngày sống bên Chúa Chiên Nhân Lành, lo ngại bước vào đời với nhiều thú dữ và bão tố nhưng không thiếu tin tưởng và hy vọng vào tình yêu của Chúa Chiên Nhân Lành. Những lời ca phản ảnh những tâm tình ấy cứ vang mãi vang mãi cho tới khi đã nhận phép lành của đức tổng giám mục rồi mà dòng người vẫn không nhúc nhích di chuyển. Thế mới biết, chỉ có ở bên Chúa người ta mới thấy ơn gọi linh mục và tu sĩ thật đẹp đẽ và cao quí, mới hiểu đúng ơn gọi linh mục và tu sĩ.
Dù đã ý tứ cho cơn mưa rào rất nặng hột đổ xuống trong sân ngoài phố gần suốt buổi sáng để có một buổi chiều mát mẻ bên nhau, nhưng có lẽ Chúa Giê-su Mục Tử cũng không ngờ nhiệt độ trong nhà nguyện lầu hai dãy nhà B của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội chiều ngày 13.04.2008 (ngày thế giới cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục và tu sĩ) lên cao như thế, đến nỗi máy lạnh mở hết công suất hay sau đó, mọi cửa sổ mở toang hết cũng không xua được cái nóng nực ấy. Hóa ra, sức nóng không đến từ bên ngoài mà từ chính những con tim rạo rực yêu thương: Con Tim của Chúa Giê-su Mục Tử Nhân Lành, con tim của các mục tử phụ việc cho Chúa là đức tổng giám mục giáo phận, các linh mục trong ban tổ chức, các đại chủng sinh chủng viện Hà Nội và các nữ tu các dòng trong ban cộng tác, và nhất là hơn 700 con tim của các bạn trẻ từ các đại học, trung học, đệ tử viện một số dòng đóng trên địa bàn Hà Nội, kể cả 40 em học sinh trung học đang tìm hiểu ơn gọi của giáo xứ Khoan Vĩ xa xôi tận Hà Nam …
Mà làm sao không rạo rực được khi chính Chúa Giê-su đưa mọi người vào đồng cỏ xanh mát chiều hôm ấy, với lời Chúa và Thánh Thể ngọt ngào của Ngài trong thánh lễ, rồi lời Chúa và thân thể Ngài lại được cụ thể hóa qua những ổ bánh mì thịt, trái cây và nước ngọt !
Sau khi cho ăn uống no nê, tựa như hôm nào bên bờ Ti-bê-ri-a với Phê-rô sau khi sống lại, Đức Giê-su hỏi các bạn về chính ý nghĩ và tình cảm của họ về đời tu, qua một bảng điều tra. (Xem thêm “Bảng điều tra”)
Sau cùng, dường như chưa thỏa mãn với những giải đáp của các chủng sinh và tu sĩ trong các tổ, các bạn trẻ muốn được nghe thân hữu Ngài giải đáp rõ ràng hơn cho những vấn nạn của họ về đời tu. Thật bất ngờ không chỉ về số lượng câu hỏi đặt ra, mà về cả nội dung của phần lớn những câu hỏi ấy. Có những câu hỏi phản ảnh cả một băn khoăn không dứt như làm sao biết mình thực sự được Chúa gọi khi thấy mình lúc thích lúc không, lúc thánh thiện lúc tội lỗi, cả một trăn trở đau xót như làm sao tham gia đời tu khi thấy một số người đi tu xa hoa và tự mãn, cả một dằn vặt sâu đậm như có bao giờ đã chọn lầm khi đi tu một thời gian rồi thôi hay khi kết hôn một vài năm rồi bỗng thấy bất hạnh, cả một sự dằng co giữa thánh thiện và tội lỗi, giữa yêu Chúa và yêu một người… Những câu hỏi mà nếu không định thời hạn sẽ chẳng bao giờ dứt. Nhưng điều đó cũng cho thấy đời tu đã được các bạn trẻ đặt ra cách nghiêm túc. Sự nghiêm túc ấy chẳng những không giảm đi mà còn được diễn tả một cách khác qua các tiết mục tự giới thiệu về đời tu của các chủng sinh, các tu sĩ và đệ tử dòng Mến Thánh Giá Hà Nội, dòng thánh Phao-lô, dòng Phan-sinh Thừa Sai. (hình 6) Ban tổ chức đã đề nghị một cách bổ sung phần giải đáp thắc mắc này là trao cho các bạn trẻ tập “Sổ Tay giới thiệu các tổ chức tu trì hiện diện trong tổng giáo phận Hà Nội”, trong đó các bạn có thể có những thông tin cần thiết về các tổ chức ấy cùng với địa chỉ để liên lạc, và mời các bạn trẻ đến Nhà Sách của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội tìm đọc các sách tôn giáo mình ưa thích (có khuyến mãi bằng cách giảm giá tới 50% cách sách Thánh Kinh, và giảm giá ít hơn đối với các sách khác trong vòng một tuần tính từ ngày 14.04).
Để kết thúc, đức tổng giám mục Hà Nội đã nêu ra mấy thí dụ có thật để minh họa cho lời khẳng định của ngài: đời tu vẫn rất cần thiết không chỉ trên bình diện xã hội (để xoa dịu nỗi đau của con người), mà cả trên bình diện bí tích (để thánh hóa con người qua các bí tích), trước khi ngài kêu gọi các bạn trẻ hãy lắng nghe tiếng Chúa gọi và hãy quảng đại đáp lại tiếng Chúa gọi.
Buổi hội ngộ đã kết thúc với lời cầu nguyện thật chân thành của những con chiên trước mặt Chúa. Tạ ơn nhưng không giấu sự tiếc nuối về một ngày sống bên Chúa Chiên Nhân Lành, lo ngại bước vào đời với nhiều thú dữ và bão tố nhưng không thiếu tin tưởng và hy vọng vào tình yêu của Chúa Chiên Nhân Lành. Những lời ca phản ảnh những tâm tình ấy cứ vang mãi vang mãi cho tới khi đã nhận phép lành của đức tổng giám mục rồi mà dòng người vẫn không nhúc nhích di chuyển. Thế mới biết, chỉ có ở bên Chúa người ta mới thấy ơn gọi linh mục và tu sĩ thật đẹp đẽ và cao quí, mới hiểu đúng ơn gọi linh mục và tu sĩ.
Theo Đức Kitô là Đường
Lm Giuse Đinh Lập Liễm
21:21 15/04/2008
CHÚA NHẬT V PHỤC SINH A
THEO ĐỨC KITÔ LÀ ĐƯỜNG
A. DẪN NHẬP.
Mọi người đều muốn vươn tới hạnh phúc, hạnh phúc tuyệt đối và trường cửu. Hạnh phúc này chỉ có trên nước Thiên Chúa. Vậy đâu là con đường đưa tới hạnh phúc đó ? Chúng ta biết Đức Kitô vừa là Chúa vừa là người. Ngài là trung gian hòan hảo duy nhất giữa Chúa Cha với chúng ta. Biết bao con đường mở ra trước mắt chúng ta, nhưng chỉ có Ngài mới là con đường đưa chúng ta đến cùng Chúa Cha, vì Ngài biết Chúa Cha và bởi Chúa Cha mà ra. Chúng ta hãy tin tưởng bước theo Ngài vì chính Ngài đã khẳng định với chúng ta: ”Thầy là đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến được với Chúa Cha mà không qua Thầy”(Ga 14,6).
Mục đích của chúng ta phải vươn tới là nhận biết Chúa Cha, mà người ta chỉ có thể nhận biết Chúa Cha nhờ Đức Giêsu. Đức Giêsu được sai đến với lòai người để trả lời những câu hỏi đang làm họ bận tâm như Thiên Chúa là ai, bởi đâu mà có ? Không ai trả lời cho chính xác ngọai trừ Ngài, bởi chính Ngài biết rõ mối dây thân tình Cha Con. Đức Giêsu còn là chân lý, là sự sống. Vì Ngài là hình ảnh Ngôi Cha. Ngài là tiếng nói của Chúa Cha. Thiên Chúa đã phán: ”Này là Con Ta yêu dấu, rất đẹp lòng Ta, các ngươi hãy nghe lời Người”. Thiên Chúa là chân lý thì tiếng nói của Ngài cũng là chân lý vậy.
Chúa nhật trước, chúng ta đã nhận Chúa Giêsu là Chúa chiên nhân lành. Mọi người tín hữu vui mừng và yên tâm vì đã có Chúa Giêsu là mục tử chăn dắt. Người yêu thương và bảo vệ đàn chiên.. Con chiên phải nghe tiếng chủ chăn và đi theo sự hướng dẫn của chủ để được sống và được sống dồi dào. Hôm nay, chúng ta hãy xác định lại lập trường của chúng ta là phải tin theo Chúa Giêsu vì Người là đường, là sự thật và là sự sống. Muốn đến cùng Chúa Cha, cần thiết phải qua Ngài. Chỉ có duy nhất Ngài là đường dẫn tới sự sống. Hãy dấn bước theo Ngài và theo Ngài là phải từ bỏ nếp sống cũ, từ bỏ tất cả những gì không hợp với đường lối của Ngài, phải đi qua cửa hẹp, tức là theo con đường khổ giá mà Ngài đã đi, chính con đường này sẽ dẫn chúng ta tới hạnh phúc chân thật.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA.
+ Bài đọc 1: Cv 6,11-7: Cộng đoàn tín hữu tiên khởi ở Giêrusalem mỗi ngày một thêm đông, đời sống tốt đẹp nhưng cũng không thiếu những khó khăn. Các Tông đồ phải giải quyết cách nào cho êm đẹp. Khó khăn phát xuất từ việc phân phối những nhu cầu đời sống không đồng đều: các bà góa bị lãng quên, do đó mới có những lời kêu trách. Các Tông đồ giải quyết khó khăn đó bằng việc thiết lập tác vụ phó tế để chuyên lo các công việc cứu trợ, bác ái và lương thực của cộng đoàn, để các ngài có thời giờ đi loan báo Tin Mừng. Nhờ cách giải quyết khéo léo này mà cộng đoàn lại đoàn kết thương yêu nhau và tăng số. Đây là mô hình đẹp trong việc phân chia các chức vụ và công tác cho Giáo hội ngày nay: có người chuyên lo đời sống vật chất, có người chuyên lo việc cầu nguyện và loan báo Tin Mừng.
+ Bài đọc 2: 1Pr 2,4-9: Thánh Phêrô nhắc cho các tín hữu nhớ lại phẩm giá cao qúi của mình, cũng như những trách nhiệm mà mình phải chu toàn để đáp lại tình yêu của Chúa Kitô. Phẩm giá của Kitô hữu: là dòng giống được Thiên Chúa tuyển chọn, là hoàng tộc chuyên lo việc tế tự, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa. Trách nhiệm phải chu toàn: Đức Kitô là viên đá tảng, các Kitô là những viên đá sống động được xây lên trên để xây nên một đền thờ thiêng liêng. Cho nên họ phải công bố những việc kỳ diệu của Thiên Chúa, loan báo Tin Mừng, dâng lễ tế thiêng liêng đẹp lòng Chúa, xây dựng hoà bình, công lý và tình yêu.
+. Bài Tin Mừng: Ga 14,11-12: Trong tâm tình Thầy trò trong bữa tiệc ly, Đức Giêsu tiết lộ cho các môn đệ biết Ngài sẽ trở về cùng Cha. Ngài ra đi là để dọn chỗ cho các ông vì nhà Cha còn nhiều chỗ. Người khuyên các ông đừng xao xuyến vì Ngài đi dọn chỗ và sau đó sẽ quay trở lại đón các ông, để Ngài ở đâu, các ông cũng ở đó với Ngài. Có nhiều cách giải thích khác nhau về lời loan báo sự ra đi này của Đức Giêsu. Nhưng đúng hơn hết, sự ra đi này Đức Giêsu trở về với Chúa Cha ám chỉ biến cố Phục sinh. Còn đối với các tông đồ muốn biết Chúa Cha thì Đức Giêsu chỉ trả lời là ai thấy Ngài là thấy Chúa Cha vì Cha ở trong Ngài và Ngài ở trong Cha. Ngài nhắc cho các ông: ”Muốn đến với Chúa Cha thì hãy tin vào Ngài, hãy theo Ngài vì Ngài là đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến được với Cha mà không qua Ngàii”(Ga 14,8).
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA.
I. HÃY TIN VÀO ĐỨC GIÊSU.
1. Những lời trấn an.
Đức Giêsu nhiều lần nói với các môn đệ là Ngài sắp ra đi, dù vậy họ chẳng bao giờ hiểu nổi. Những lời Đức Giêsu báo trước cho các ông: Giuđa sẽ nộp Thầy (Ga 13,21-26), Phêrô chối Thầy (Ga13,3-6), Ngài ra đi chịu tử nạn (Ga 12,32), và viễn cảnh phải xa vắng bóng Thầy giữa một thế giới thù nghịch, đã làm cho tâm trí các môn đệ tràn ngập lo âu xao xuyến (Ga 14,23; 16,6-20). Đức Giêsu trấn an các ông bằng cách tỏ cho các ông thấy Ngài ra đi sẽ làm cho các ông hiệp thông thâm trầm hơn nữa với Ngài và với Chúa Cha, và chính Thánh Linh sẽ bảo đảm cho việc phù trì che chở các ông trong cơn giông tố thiêng liêng của cuộc sống. Trọng tâm lời khuyên nhủ trấn an nằm trong câu: ”Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy”. Câu này có nghĩa rằng: Các con đã tin vào Thiên Chúa thế nào thì cũng hãy tin vào Thầy như vậy. Theo đó, Đức Giêsu muốn kêu gọi các môn đệ tin vào thiên tính của Ngài.
2. Trả lời thắc mắc của Tôma.
Đức Giêsu nói: ”Thầy còn ở với các con ít lâu nữa, rồi Thầy đi về cùng Đấng sai Thầy”(Ga 7,33). Đức Giêsu nói Ngài sẽ về với Cha, là Đấng đã sai Ngài đến, Ngài với Cha là một, nhưng họ vẫn không hiểu. Đức Giêsu còn nói thêm: ”Thầy đi đâu các con đã biết đường rồi” (Ga 14,4). Họ không hiểu con đường Ngài sắp đi là con đường nào vì đó là đường thập tự, nên ông Tôma mới nói: ”Lạy Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết đường đi” (Ga 14,5). Thật vậy Tôma là người thật thà và cũng là con người thực nghiệm, thích sờ mó, nhìn xem và chứng kiến, không chịu thỏa mãn với những câu nói mơ hồ. Ông muốn biết chắc chắn, nên đã bộc lộ những nghi ngờ về những gì ông không hiểu: chẳng hiểu được ý nghĩa việc Chúa ra đi.
Vì thế, Đức Giêsu nói với ông Tôma: ”Thầy là đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến được với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga 14,6). Nói như vậy là Ngài có ý muốn nói gì ? Ngài có ý nói rằng Ngài là người dẫn đường, Ngài sẽ dẫn dắt chúng ta, chúng ta sẽ không sợ lạc đường. Đó là việc Đức Giêsu đang làm cho chúng ta. Ngài không chỉ đưa ra những lời khuyên dạy, chỉ hướng đi mà thôi, nhưng Ngài nắm lấy bàn tay và dẫn chúng ta đi. Ngài cùng đi với chúng ta, đích thân Ngài thêm sức cho chúng ta, hướng dẫn chúng ta mỗi ngày. Không phải Ngài chỉ cho chúng ta con đường mà chính Ngài là Đường đi của chúng ta.
Chữ “Đường” trong Tin mừng hôm nay không những chỉ có nghĩa là Đức Giêsu chỉ dùng giáo huấn mà dẫn ta đến sự sống, mà chính Ngài là con đường dẫn đến Chúa Cha nữa. Vì chính Ngài là mạc khải Chúa Cha (Ga 12,45), tuy Ngài bởi Chúa Cha mà đến và về với Chúa Cha (Ga 7,29-33), nhưng Ngài lại là một với Chúa Cha (Ga 13,30) vì chính Ngài là sự thật và là sự sống (Ga 3,15).
Chúng ta có thể tóm tắt điều Đức Giêsu muốn nói: Nếu không nhờ Thầy, không ai đến được với Cha. Chỉ một mình Đức Giêsu là con đường đến với Thiên Chúa. Chỉ trong Ngài chúng ta mới thấy được Thiên Chúa như thế nào, và chỉ một mình Ngài đưa chúng ta đến với Thiên Chúa mà chúng ta không phải sợ hãi và xấu hổ.
II. TIN TƯỞNG BƯỚC THEO ĐỨC KITÔ.
1. Đức Giêsu là ai ?
Các môn đệ ở bên Chúa Giêsu ba năm mà vẫn chưa biết Đức Giêsu là ai. Sự hiểu biết của họ còn rất lơ mơ. Khi Đức Giêsu nói về Chúa Cha, Cha của Ngài, thì họ càng bỡ ngỡ, không hiểu chút nào. Vì thế, trong các môn đệ quây quần chung quanh Đức Giêsu chiều nay trong bữa tiệc ly tạ từ, có một môn đệ có một đầu óc rất thực tế. Đó là Philipphê. Đối với ông, nghe Chúa, biết Cha là một cái gì quá trừu tượng. Ông muốn được như Maisen nhìn thấy vinh quang của Thiên Chúa (Xh 33,18), nên, đại diện cho các bạn ông nói: ”Lạy Thầy, xin tỏ cho chúng con xem thấy Cha và như thế là đủ cho chúng con”.
Với vẻ mặt buồn buồn, Đức Giêsu đã phản ứng lại mạnh mẽ: ”Philipphê ! Thầy ở với các con bấy lâu rồi, thế mà con chưa biết Thầy”. Sự hiểu biết Thiên Chúa không phải là sự hiểu biết trừu tượng mà là sự hiểu biết và gặp gỡ một con người. Con người ấy chính là Đức Giêsu, hình ảnh của Đức Chúa Cha. Vì thế, Chúa phán: ”Con không tin rằng Thầy ở trong Cha và Cha ở trong Thầy ư “? Hai nhưng là một, đồng nhất trong một bản thể với Chúa Thánh Thần: ”Ai xem thấy Thầy là xem thấy Cha. Cha Ta với Ta là một”. Trọn cuộc sống, mọi lời nói và việc làm của Đức Giêsu là một biểu hiện hoàn hảo hình ảnh của Chúa Cha vì Người kết hợp mật thiết với Chúa Cha. Cuộc sống của Ngài, đó là Chúa Cha, công việc của Ngài là chính Chúa Cha thưc hiện qua Ngài, lời Ngài nói đó là tư tưởng của Chúa Cha (Cf Hồng Phúc, Suy niệm lời Chúa, năm A, tr 75).
Khi nói rằng chúng ta biết Chúa, nhưng thực sự chúng ta mới có một khái niệm về Chúa chứ chưa thể diễn tả ra thế nào cho đúng. Thỉnh thoảng chúng ta nghe thấy có người nói như sau: ”Kitô hữu nói về Chúa thế này. Người Do thái bảo Chúa thế kia. Người Hồi giáo cho Ngài thế khác. Phật tử còn quan niệm Ngài khác hơn nữa. Tôi cảm thấy rối trí quá nên chẳng biết nghĩ gì và cũng chẳng biết tin ai”.
Mỗi khi nghe được một người tuyên bố như thế, tôi liền nhớ lại bài thơ của John Saxe liên quan đến năm gã mù Ấn độ đứng vòng quanh một con voi và thắc mắc con voi giống cái gì. Một gã sờ vào hông voi và bảo nó giống như bức tường. Gã thứ hai sờ vào chiếc ngà và bảo nó giống như một thanh gươm. Gã thứ ba đụng vào chiếc vòi và bảo nó như rắn khổng lồ. Gã thứ tư sờ vào lỗ tai và bảo nó giống như chiếc quạt. Gã mù sau cùng sờ vào đuôi và bảo nó giống như sợi dây thừng. Thế thì ai trong năm gã này là đúng ? Có lẽ câu trả lời hay nhất là cả năm gã đều đúng, mỗi gã đúng theo quan điểm của mình. Chỉ nhờ đối thoại chung với nhau họ mới có thể có được một cái nhìn đầy đủ và sáng suốt hơn để trả lời chú voi thực sự như thế nào.
Vài người bảo: đối với trường hợp Thiên Chúa cũng thế. Họ bảo: Người Do thái có lối hiểu Thiên Chúa, người Hồi giáo có một lối thứ hai để thấu hiểu Chúa, người Phật giáo lối thứ ba và các Kitô hữu lối thứ tư. Chỉ nhờ đối thoại với nhau họ mới có thể đạt được một cái nhìn đầy đủ rõ ràng hơn về Thiên Chúa. Thế là lại khơi lên một vấn nạn: Làm sao tôn giáo này có thể tự hào rằng mình gần với chân lý hơn các tôn giáo khác ? Chẳng hạn, làm sao các Kitô hữu dám cho rằng mình có cái nhìn chính xác về Chúa hơn bất kỳ tôn giáo nào khác ?
Câu trả lời cho vấn nạn trên dĩ nhiên được đặt vào nền tảng đức tin nơi Đức Giêsu của người Kitô hữu. Đức Giêsu đã tuyên bố Ngài là Thiên Chúa bằng một cách thức mà không một vị lãnh đạo tôn giáo nào dám tuyên bố. Và hơn thế nữa, Đức Giêsu còn đồng hoá mình với Thiên Chúa: “Ta và Chúa Cha là một” (Ga 10,30). Từ “một”, không có tiếng trước hay sau đi kèm, có nghĩa là “đồng một bản tính”. Như vậy, Đức Giêsu tuyên bố rõ sự thực này: Ngài và Chúa Cha cùng có một quyền năng chung, tức là “đồng một bản tính”. Điều này không một vị lãnh đạo nào trên thế giới này dám làm (Mark Link, Giảng lễ Chúa nhật, năm A, tr 108-109).
Từ xưa đến nay các nhà sáng lập tôn giáo, không ai dám nói: ”Cha Ta và Ta là một” (Ga 10,30), chỉ có một mình Đức Giêsu mới dám nói: ”Hãy tin vào Ta khi Ta nói rằng Ta ở trong Cha và Ta ở trong Cha” (Ga 14,11). Và chỉ một mình Đức Giêsu dám nói: ”Ta là bánh từ Trời xuống... Ai ăn thịt và uống máu Ta thì được sự sống đời và Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày sau hết”(Ga 6,51,54). Và chỉ một mình Đức Giêsu dám nói: ”Ta là ánh sáng thế gian, ai theo Ta, sẽ có ánh sáng ban sự sống và sẽ không bao giờ bước đi trong tăm tối” (Ga 8,12). Như vậy, chúng ta phải nói rằng Đức Giêsu là hiện thân của Chúa Cha và ai thấy Đức Giêsu là thấy Cha. Chính Chúa Giêsu là Thiên Chúa nên phải tin theo Người.
2. Bước theo Chúa Giêsu Kitô.
Đức Giêsu báo cho các tông đồ việc ra đi của Ngài là để dọn chỗ cho các ông: ”Nếu Thầy đi dọn chỗ cho các con, thì Thầy lại đến và đem các con về với Thầy, để Thầy ở đâu, các con cũng ở đó. Và Thầy đi đâu, thì các con biết đường rồi” (Ga 14, 3-4).
Ông Tôma thắc mắc và rất hồn nhiên chất phác hỏi: ”Lạy Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết đuờng đi”. Nhân dịp này, Đức Giêsu cho biết Ngài là con đường đưa họ đến với Chúa Cha, qua Ngài họ mới có thể vào được Nước Trời nên mới nói: ”Thầy là đường, là sự thật và là sự sống”. Ngài là con đường duy nhất dẫn tới sự sống.
Chúng ta hãy bước theo chân Chúa Giêsu. “Theo” ở đây không phải là một ý tưởng trừu tượng, như chấp nhận một học thuyết, một tư tưởng hay chỉ đi theo sau một người, mà có một ý nghĩa sinh động hơn, nghĩa là phải chấp nhận người mình theo, nhận lậy số phận người mình theo, gắn bó khăng khít với họ như “thuyền theo lái, gái theo chồng”. Ngoài ra còn phải chia sẻ đời sống với người ấy, bất chấp những rủi ro xẩy ra, chấp nhận tất cả như cô gái nói với chàng trai:
Lên non thiếp cũng lên theo,
Tay vịn chân trèo hái trái nuôi nhau. (Ca dao)
Đức Giêsu đã kêu gọi mọi người hãy đi theo Chúa vì chỉ mình Ngài mới có thể ban ơn cứu độ, mới có thể dẫn đưa chúng ta đến sự sống đời đời. Tuy nhiên, muốn theo Chúa cũng cần phải có một số điều kiện, đòi họ phải kiên trung đến cùng, đừng để xẩy ra cảnh “giữa đường đứt gánh. Trước khi theo Chúa hãy suy nghĩ cho kỹ, giống như người định xây nhà, phải tiên liệu để hoàn thành, đừng để dở dang.
a) Từ bỏ mọi sự.
Đức Giêsu kêu gọi mọi người hãy theo Ngài, lời kêu gọi ấy có tính cách hoàn toàn tự do, muốn theo hay không theo cũng được vì Ngài chỉ dùng chữ “nếu”, không có tính cách bắt buộc. Ngài nói: ”Nếu ai muốn theo Ta hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Ta” (Mt 16,24). Đã có trường hợp người ta không dám chấp nhận điều kiện Chúa đưa ra như trường hợp người thanh niên giầu có đến xin làm môn đệ Chúa, nhưng anh ta không thể chấp nhận được điều kiện này nên đã bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải.
Đức Giêsu là Thiên Chúa giầu sang vô cùng đã muốn trở nên con người nghèo khó đến tuyệt cùng để chia sẻ số phận nghèo khó của con người. Chúa đã nói: ”Con cáo có hang, chim trời có tổ, Con Người không có nơi gối đầu”(Mt 8,20; Lc 9,58). Nếu yêu Chúa, muốn theo Ngài thì đòi buộc từ bỏ tất cả, từ bỏ chính con người của mình vàchấp nhận mọi rủi ro trong khi theo Chúa. Chúng ta có dám can đảm chấp nhận điều kiện ấy không ?
Trong văn chương bình dân, người ta có đưa ra một hình ảnh tương tự như thế. Đó là trường hợp một người thanh niên nghèo được một thiếu nữ yêu thương muốn theo, anh ta cho biết là mình nghèo lắm, chỉ sống nhờ sự bố thí của người ta thôi, không có gì cả; hay nói đúng hơn anh ta chỉ có cái nghề đi ăn mày thôi, có dám theo không, nên anh ta nói:
Lấy anh, anh sắm sửa cho:
Cái bị, cái bát, cái quạt mo đuổi ruồi. (Ca dao)
b) Phải qua cửa hẹp.
Theo Chúa thì đòi buộc phải hy sinh, hy sinh cả những cái được phép, có khi phải hy sinh cả thân mình và phải nhận đến cái chết. Theo Chúa là phải khép mình vào như Chúa nói: ”Hãy vào qua cửa hẹp” (Mt 7,13-14; Lc 13,24) vì”Nước Trời chỉ có thể chiếm được bằng sức mạnh”, sức mạnh đây không phải là sức mạnh thể xác nhưng là sức mạnh tinh thần, phải chiến đấu kiên cường, không chịu lùi bước theo phương châm: ”Per crucem ad lucem”.
Từ bỏ mình... Vác thập giá... là khoái khổ sao ? Không. Cần phải từ bỏ mình, thẳng thắn mà tuyên bố tiêu diệt cái “tôi” của chúng ta.. Thế nhưng không phải tiêu diệt “cái tôi” tốt lành, “cái tôi” chân thật. Đức Giêsu yêu cầu chúng ta hãy hiến cái tôi giả tạo mà chúng ta tạo nên bằng những nhu cầu vô ích và những phù phiếm trẻ con: ”Đó là cái tôi, thánh Gioan Thánh giá nói, của những thèm muốn thúc giục chúng ta trở nên bất hạnh đối với chúng ta, khô khan đối với tha nhân, nặng nhọc và biếng nhác đối với các công việc của Chúa” (A. Sève, Sương mai, tr 209).
c) Vâng ý Cha trên trời.
Theo Chúa thì không còn gì là của mình nữa vì đã phó thác trọn vẹn cho Chúa để hoàn toàn thuộc về Người. Trong mọi việc chúng ta chỉ còn biết làm theo thánh ý Chúa, ý Chúa trên hết theo như kinh Lạy Cha: ”Vâng ý Cha dưới đất cũng như trên trời”. Vì thế, Đức Giêsu đã khuyên nhủ những người đã theo Ngài muốn vào được Nước Trời thì phải thi hành thánh ý Chúa: ”Không phải cứ kêu lạy Chúa, lạy Chúa, mà được vào Nước Trời, mà chỉ có những ai thi hành ý Cha Ta ở trên trời”(Mt 7,21-23; Lc 6,46; 13,26-27).
Truyện: cậu bé đánh trống. Trận chiến giữa Pháp và hai nước liên kết Ý và Áo đầu năm 1796, kết liễu ngày 17.11.1796 như sau:
Đại tướng Bonaparte đưa quân đến một địa điểm, có cái cầu bắc qua trận tuyến địch. Trong lúc trận thế đang nguy, đại tướng Bonaparte hô tiến qua cầu. Không một ai qua ! Đại tướng xuống ngựa, giựt lá cờ quân đoàn chân bước qua cầu, miệng hô: ”Ai yêu tổ quốc thì theo ta”. Ngó lại, trên cầu chỉ có một mình mà lá cờ rách nhiều mảnh vì đạn của quân địch. Khi ấy có cậu bé mới 13 tuổi đánh trống thúc quân. Hai tay đập mạnh vào trống chân bước qua cầu theo đại tướng. Quân sĩ tràn theo qua cầu, đại tướng Bonaparte toàn thắng và cũng chấn dứt cuộc chiến tranh ấy.
Tám năm sau, Bonaparte đã là hoàng đế Napoléon trở lại chỗ cũ, có nghi lễ đón tiếp rất linh đình. Hoàng đế Napoléon muốn bắt tay cậu bé Vidal đã 20 tuổi hiện trong quân đoàn tại đó.
Hỏi đến Vidal thì cậu đã nghỉ phép để đưa đám tang mẹ. Hoàng đế Napoléon đã bãi bỏ mọi lễ nghi quân cách, đi thẳng đến làng Vidal, theo sau đám tang đến huyệt, đọc bài điếu văn. Rồi đi bộ với Vidal trở về. Vidal từ chối và mời hoàng đế lên xe. Hoàng đế Napoléon đáp: ”Tám năm trước con đã liều chết theo ta trên con đường chết, nay trên đường đau kho, con cho ta theo con cho có bạn”(Ms Lê văn Thái, Những tia sáng, tập 1, tr 5).
Đạo là đường đưa dẫn đến sự sống chính là Chúa, và không có gian lao khổ cực nào làm cho ta chối bỏ được. Những tháng năm đầu thế kỷ 20 này, nhiều người đã gặp những anh hùng vô danh còn sống sót trên đất nước Việt nam chúng ta. Đó là các cụ ông, cụ bà trước đây đã bị bắt giam cầm, bị người ta rạch mặt lấy mực tầu xâm lên trên má hai chữ “Tả dạo”, đi đâu ai cũng nhận ra là người theo tả đạo; nhưng đối với giáo dân, đây là biểu tượng của Đức tin kiên cường sáng chói. “Chúng ta hãy ca tụng những bậc vĩ nhân, những bậc tiền bối của chúng ta”(Gv 44.1), đã tin Đạo, đã sống Đạo, đã hy sinh vì Đạo, gương sáng chói cho chúng ta trên đường về Trời.
THEO ĐỨC KITÔ LÀ ĐƯỜNG
A. DẪN NHẬP.
Mọi người đều muốn vươn tới hạnh phúc, hạnh phúc tuyệt đối và trường cửu. Hạnh phúc này chỉ có trên nước Thiên Chúa. Vậy đâu là con đường đưa tới hạnh phúc đó ? Chúng ta biết Đức Kitô vừa là Chúa vừa là người. Ngài là trung gian hòan hảo duy nhất giữa Chúa Cha với chúng ta. Biết bao con đường mở ra trước mắt chúng ta, nhưng chỉ có Ngài mới là con đường đưa chúng ta đến cùng Chúa Cha, vì Ngài biết Chúa Cha và bởi Chúa Cha mà ra. Chúng ta hãy tin tưởng bước theo Ngài vì chính Ngài đã khẳng định với chúng ta: ”Thầy là đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến được với Chúa Cha mà không qua Thầy”(Ga 14,6).
Mục đích của chúng ta phải vươn tới là nhận biết Chúa Cha, mà người ta chỉ có thể nhận biết Chúa Cha nhờ Đức Giêsu. Đức Giêsu được sai đến với lòai người để trả lời những câu hỏi đang làm họ bận tâm như Thiên Chúa là ai, bởi đâu mà có ? Không ai trả lời cho chính xác ngọai trừ Ngài, bởi chính Ngài biết rõ mối dây thân tình Cha Con. Đức Giêsu còn là chân lý, là sự sống. Vì Ngài là hình ảnh Ngôi Cha. Ngài là tiếng nói của Chúa Cha. Thiên Chúa đã phán: ”Này là Con Ta yêu dấu, rất đẹp lòng Ta, các ngươi hãy nghe lời Người”. Thiên Chúa là chân lý thì tiếng nói của Ngài cũng là chân lý vậy.
Chúa nhật trước, chúng ta đã nhận Chúa Giêsu là Chúa chiên nhân lành. Mọi người tín hữu vui mừng và yên tâm vì đã có Chúa Giêsu là mục tử chăn dắt. Người yêu thương và bảo vệ đàn chiên.. Con chiên phải nghe tiếng chủ chăn và đi theo sự hướng dẫn của chủ để được sống và được sống dồi dào. Hôm nay, chúng ta hãy xác định lại lập trường của chúng ta là phải tin theo Chúa Giêsu vì Người là đường, là sự thật và là sự sống. Muốn đến cùng Chúa Cha, cần thiết phải qua Ngài. Chỉ có duy nhất Ngài là đường dẫn tới sự sống. Hãy dấn bước theo Ngài và theo Ngài là phải từ bỏ nếp sống cũ, từ bỏ tất cả những gì không hợp với đường lối của Ngài, phải đi qua cửa hẹp, tức là theo con đường khổ giá mà Ngài đã đi, chính con đường này sẽ dẫn chúng ta tới hạnh phúc chân thật.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA.
+ Bài đọc 1: Cv 6,11-7: Cộng đoàn tín hữu tiên khởi ở Giêrusalem mỗi ngày một thêm đông, đời sống tốt đẹp nhưng cũng không thiếu những khó khăn. Các Tông đồ phải giải quyết cách nào cho êm đẹp. Khó khăn phát xuất từ việc phân phối những nhu cầu đời sống không đồng đều: các bà góa bị lãng quên, do đó mới có những lời kêu trách. Các Tông đồ giải quyết khó khăn đó bằng việc thiết lập tác vụ phó tế để chuyên lo các công việc cứu trợ, bác ái và lương thực của cộng đoàn, để các ngài có thời giờ đi loan báo Tin Mừng. Nhờ cách giải quyết khéo léo này mà cộng đoàn lại đoàn kết thương yêu nhau và tăng số. Đây là mô hình đẹp trong việc phân chia các chức vụ và công tác cho Giáo hội ngày nay: có người chuyên lo đời sống vật chất, có người chuyên lo việc cầu nguyện và loan báo Tin Mừng.
+ Bài đọc 2: 1Pr 2,4-9: Thánh Phêrô nhắc cho các tín hữu nhớ lại phẩm giá cao qúi của mình, cũng như những trách nhiệm mà mình phải chu toàn để đáp lại tình yêu của Chúa Kitô. Phẩm giá của Kitô hữu: là dòng giống được Thiên Chúa tuyển chọn, là hoàng tộc chuyên lo việc tế tự, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa. Trách nhiệm phải chu toàn: Đức Kitô là viên đá tảng, các Kitô là những viên đá sống động được xây lên trên để xây nên một đền thờ thiêng liêng. Cho nên họ phải công bố những việc kỳ diệu của Thiên Chúa, loan báo Tin Mừng, dâng lễ tế thiêng liêng đẹp lòng Chúa, xây dựng hoà bình, công lý và tình yêu.
+. Bài Tin Mừng: Ga 14,11-12: Trong tâm tình Thầy trò trong bữa tiệc ly, Đức Giêsu tiết lộ cho các môn đệ biết Ngài sẽ trở về cùng Cha. Ngài ra đi là để dọn chỗ cho các ông vì nhà Cha còn nhiều chỗ. Người khuyên các ông đừng xao xuyến vì Ngài đi dọn chỗ và sau đó sẽ quay trở lại đón các ông, để Ngài ở đâu, các ông cũng ở đó với Ngài. Có nhiều cách giải thích khác nhau về lời loan báo sự ra đi này của Đức Giêsu. Nhưng đúng hơn hết, sự ra đi này Đức Giêsu trở về với Chúa Cha ám chỉ biến cố Phục sinh. Còn đối với các tông đồ muốn biết Chúa Cha thì Đức Giêsu chỉ trả lời là ai thấy Ngài là thấy Chúa Cha vì Cha ở trong Ngài và Ngài ở trong Cha. Ngài nhắc cho các ông: ”Muốn đến với Chúa Cha thì hãy tin vào Ngài, hãy theo Ngài vì Ngài là đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến được với Cha mà không qua Ngàii”(Ga 14,8).
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA.
I. HÃY TIN VÀO ĐỨC GIÊSU.
1. Những lời trấn an.
Đức Giêsu nhiều lần nói với các môn đệ là Ngài sắp ra đi, dù vậy họ chẳng bao giờ hiểu nổi. Những lời Đức Giêsu báo trước cho các ông: Giuđa sẽ nộp Thầy (Ga 13,21-26), Phêrô chối Thầy (Ga13,3-6), Ngài ra đi chịu tử nạn (Ga 12,32), và viễn cảnh phải xa vắng bóng Thầy giữa một thế giới thù nghịch, đã làm cho tâm trí các môn đệ tràn ngập lo âu xao xuyến (Ga 14,23; 16,6-20). Đức Giêsu trấn an các ông bằng cách tỏ cho các ông thấy Ngài ra đi sẽ làm cho các ông hiệp thông thâm trầm hơn nữa với Ngài và với Chúa Cha, và chính Thánh Linh sẽ bảo đảm cho việc phù trì che chở các ông trong cơn giông tố thiêng liêng của cuộc sống. Trọng tâm lời khuyên nhủ trấn an nằm trong câu: ”Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy”. Câu này có nghĩa rằng: Các con đã tin vào Thiên Chúa thế nào thì cũng hãy tin vào Thầy như vậy. Theo đó, Đức Giêsu muốn kêu gọi các môn đệ tin vào thiên tính của Ngài.
2. Trả lời thắc mắc của Tôma.
Đức Giêsu nói: ”Thầy còn ở với các con ít lâu nữa, rồi Thầy đi về cùng Đấng sai Thầy”(Ga 7,33). Đức Giêsu nói Ngài sẽ về với Cha, là Đấng đã sai Ngài đến, Ngài với Cha là một, nhưng họ vẫn không hiểu. Đức Giêsu còn nói thêm: ”Thầy đi đâu các con đã biết đường rồi” (Ga 14,4). Họ không hiểu con đường Ngài sắp đi là con đường nào vì đó là đường thập tự, nên ông Tôma mới nói: ”Lạy Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết đường đi” (Ga 14,5). Thật vậy Tôma là người thật thà và cũng là con người thực nghiệm, thích sờ mó, nhìn xem và chứng kiến, không chịu thỏa mãn với những câu nói mơ hồ. Ông muốn biết chắc chắn, nên đã bộc lộ những nghi ngờ về những gì ông không hiểu: chẳng hiểu được ý nghĩa việc Chúa ra đi.
Vì thế, Đức Giêsu nói với ông Tôma: ”Thầy là đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến được với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga 14,6). Nói như vậy là Ngài có ý muốn nói gì ? Ngài có ý nói rằng Ngài là người dẫn đường, Ngài sẽ dẫn dắt chúng ta, chúng ta sẽ không sợ lạc đường. Đó là việc Đức Giêsu đang làm cho chúng ta. Ngài không chỉ đưa ra những lời khuyên dạy, chỉ hướng đi mà thôi, nhưng Ngài nắm lấy bàn tay và dẫn chúng ta đi. Ngài cùng đi với chúng ta, đích thân Ngài thêm sức cho chúng ta, hướng dẫn chúng ta mỗi ngày. Không phải Ngài chỉ cho chúng ta con đường mà chính Ngài là Đường đi của chúng ta.
Chữ “Đường” trong Tin mừng hôm nay không những chỉ có nghĩa là Đức Giêsu chỉ dùng giáo huấn mà dẫn ta đến sự sống, mà chính Ngài là con đường dẫn đến Chúa Cha nữa. Vì chính Ngài là mạc khải Chúa Cha (Ga 12,45), tuy Ngài bởi Chúa Cha mà đến và về với Chúa Cha (Ga 7,29-33), nhưng Ngài lại là một với Chúa Cha (Ga 13,30) vì chính Ngài là sự thật và là sự sống (Ga 3,15).
Chúng ta có thể tóm tắt điều Đức Giêsu muốn nói: Nếu không nhờ Thầy, không ai đến được với Cha. Chỉ một mình Đức Giêsu là con đường đến với Thiên Chúa. Chỉ trong Ngài chúng ta mới thấy được Thiên Chúa như thế nào, và chỉ một mình Ngài đưa chúng ta đến với Thiên Chúa mà chúng ta không phải sợ hãi và xấu hổ.
II. TIN TƯỞNG BƯỚC THEO ĐỨC KITÔ.
1. Đức Giêsu là ai ?
Các môn đệ ở bên Chúa Giêsu ba năm mà vẫn chưa biết Đức Giêsu là ai. Sự hiểu biết của họ còn rất lơ mơ. Khi Đức Giêsu nói về Chúa Cha, Cha của Ngài, thì họ càng bỡ ngỡ, không hiểu chút nào. Vì thế, trong các môn đệ quây quần chung quanh Đức Giêsu chiều nay trong bữa tiệc ly tạ từ, có một môn đệ có một đầu óc rất thực tế. Đó là Philipphê. Đối với ông, nghe Chúa, biết Cha là một cái gì quá trừu tượng. Ông muốn được như Maisen nhìn thấy vinh quang của Thiên Chúa (Xh 33,18), nên, đại diện cho các bạn ông nói: ”Lạy Thầy, xin tỏ cho chúng con xem thấy Cha và như thế là đủ cho chúng con”.
Với vẻ mặt buồn buồn, Đức Giêsu đã phản ứng lại mạnh mẽ: ”Philipphê ! Thầy ở với các con bấy lâu rồi, thế mà con chưa biết Thầy”. Sự hiểu biết Thiên Chúa không phải là sự hiểu biết trừu tượng mà là sự hiểu biết và gặp gỡ một con người. Con người ấy chính là Đức Giêsu, hình ảnh của Đức Chúa Cha. Vì thế, Chúa phán: ”Con không tin rằng Thầy ở trong Cha và Cha ở trong Thầy ư “? Hai nhưng là một, đồng nhất trong một bản thể với Chúa Thánh Thần: ”Ai xem thấy Thầy là xem thấy Cha. Cha Ta với Ta là một”. Trọn cuộc sống, mọi lời nói và việc làm của Đức Giêsu là một biểu hiện hoàn hảo hình ảnh của Chúa Cha vì Người kết hợp mật thiết với Chúa Cha. Cuộc sống của Ngài, đó là Chúa Cha, công việc của Ngài là chính Chúa Cha thưc hiện qua Ngài, lời Ngài nói đó là tư tưởng của Chúa Cha (Cf Hồng Phúc, Suy niệm lời Chúa, năm A, tr 75).
Khi nói rằng chúng ta biết Chúa, nhưng thực sự chúng ta mới có một khái niệm về Chúa chứ chưa thể diễn tả ra thế nào cho đúng. Thỉnh thoảng chúng ta nghe thấy có người nói như sau: ”Kitô hữu nói về Chúa thế này. Người Do thái bảo Chúa thế kia. Người Hồi giáo cho Ngài thế khác. Phật tử còn quan niệm Ngài khác hơn nữa. Tôi cảm thấy rối trí quá nên chẳng biết nghĩ gì và cũng chẳng biết tin ai”.
Mỗi khi nghe được một người tuyên bố như thế, tôi liền nhớ lại bài thơ của John Saxe liên quan đến năm gã mù Ấn độ đứng vòng quanh một con voi và thắc mắc con voi giống cái gì. Một gã sờ vào hông voi và bảo nó giống như bức tường. Gã thứ hai sờ vào chiếc ngà và bảo nó giống như một thanh gươm. Gã thứ ba đụng vào chiếc vòi và bảo nó như rắn khổng lồ. Gã thứ tư sờ vào lỗ tai và bảo nó giống như chiếc quạt. Gã mù sau cùng sờ vào đuôi và bảo nó giống như sợi dây thừng. Thế thì ai trong năm gã này là đúng ? Có lẽ câu trả lời hay nhất là cả năm gã đều đúng, mỗi gã đúng theo quan điểm của mình. Chỉ nhờ đối thoại chung với nhau họ mới có thể có được một cái nhìn đầy đủ và sáng suốt hơn để trả lời chú voi thực sự như thế nào.
Vài người bảo: đối với trường hợp Thiên Chúa cũng thế. Họ bảo: Người Do thái có lối hiểu Thiên Chúa, người Hồi giáo có một lối thứ hai để thấu hiểu Chúa, người Phật giáo lối thứ ba và các Kitô hữu lối thứ tư. Chỉ nhờ đối thoại với nhau họ mới có thể đạt được một cái nhìn đầy đủ rõ ràng hơn về Thiên Chúa. Thế là lại khơi lên một vấn nạn: Làm sao tôn giáo này có thể tự hào rằng mình gần với chân lý hơn các tôn giáo khác ? Chẳng hạn, làm sao các Kitô hữu dám cho rằng mình có cái nhìn chính xác về Chúa hơn bất kỳ tôn giáo nào khác ?
Câu trả lời cho vấn nạn trên dĩ nhiên được đặt vào nền tảng đức tin nơi Đức Giêsu của người Kitô hữu. Đức Giêsu đã tuyên bố Ngài là Thiên Chúa bằng một cách thức mà không một vị lãnh đạo tôn giáo nào dám tuyên bố. Và hơn thế nữa, Đức Giêsu còn đồng hoá mình với Thiên Chúa: “Ta và Chúa Cha là một” (Ga 10,30). Từ “một”, không có tiếng trước hay sau đi kèm, có nghĩa là “đồng một bản tính”. Như vậy, Đức Giêsu tuyên bố rõ sự thực này: Ngài và Chúa Cha cùng có một quyền năng chung, tức là “đồng một bản tính”. Điều này không một vị lãnh đạo nào trên thế giới này dám làm (Mark Link, Giảng lễ Chúa nhật, năm A, tr 108-109).
Từ xưa đến nay các nhà sáng lập tôn giáo, không ai dám nói: ”Cha Ta và Ta là một” (Ga 10,30), chỉ có một mình Đức Giêsu mới dám nói: ”Hãy tin vào Ta khi Ta nói rằng Ta ở trong Cha và Ta ở trong Cha” (Ga 14,11). Và chỉ một mình Đức Giêsu dám nói: ”Ta là bánh từ Trời xuống... Ai ăn thịt và uống máu Ta thì được sự sống đời và Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày sau hết”(Ga 6,51,54). Và chỉ một mình Đức Giêsu dám nói: ”Ta là ánh sáng thế gian, ai theo Ta, sẽ có ánh sáng ban sự sống và sẽ không bao giờ bước đi trong tăm tối” (Ga 8,12). Như vậy, chúng ta phải nói rằng Đức Giêsu là hiện thân của Chúa Cha và ai thấy Đức Giêsu là thấy Cha. Chính Chúa Giêsu là Thiên Chúa nên phải tin theo Người.
2. Bước theo Chúa Giêsu Kitô.
Đức Giêsu báo cho các tông đồ việc ra đi của Ngài là để dọn chỗ cho các ông: ”Nếu Thầy đi dọn chỗ cho các con, thì Thầy lại đến và đem các con về với Thầy, để Thầy ở đâu, các con cũng ở đó. Và Thầy đi đâu, thì các con biết đường rồi” (Ga 14, 3-4).
Ông Tôma thắc mắc và rất hồn nhiên chất phác hỏi: ”Lạy Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết đuờng đi”. Nhân dịp này, Đức Giêsu cho biết Ngài là con đường đưa họ đến với Chúa Cha, qua Ngài họ mới có thể vào được Nước Trời nên mới nói: ”Thầy là đường, là sự thật và là sự sống”. Ngài là con đường duy nhất dẫn tới sự sống.
Chúng ta hãy bước theo chân Chúa Giêsu. “Theo” ở đây không phải là một ý tưởng trừu tượng, như chấp nhận một học thuyết, một tư tưởng hay chỉ đi theo sau một người, mà có một ý nghĩa sinh động hơn, nghĩa là phải chấp nhận người mình theo, nhận lậy số phận người mình theo, gắn bó khăng khít với họ như “thuyền theo lái, gái theo chồng”. Ngoài ra còn phải chia sẻ đời sống với người ấy, bất chấp những rủi ro xẩy ra, chấp nhận tất cả như cô gái nói với chàng trai:
Lên non thiếp cũng lên theo,
Tay vịn chân trèo hái trái nuôi nhau. (Ca dao)
Đức Giêsu đã kêu gọi mọi người hãy đi theo Chúa vì chỉ mình Ngài mới có thể ban ơn cứu độ, mới có thể dẫn đưa chúng ta đến sự sống đời đời. Tuy nhiên, muốn theo Chúa cũng cần phải có một số điều kiện, đòi họ phải kiên trung đến cùng, đừng để xẩy ra cảnh “giữa đường đứt gánh. Trước khi theo Chúa hãy suy nghĩ cho kỹ, giống như người định xây nhà, phải tiên liệu để hoàn thành, đừng để dở dang.
a) Từ bỏ mọi sự.
Đức Giêsu kêu gọi mọi người hãy theo Ngài, lời kêu gọi ấy có tính cách hoàn toàn tự do, muốn theo hay không theo cũng được vì Ngài chỉ dùng chữ “nếu”, không có tính cách bắt buộc. Ngài nói: ”Nếu ai muốn theo Ta hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Ta” (Mt 16,24). Đã có trường hợp người ta không dám chấp nhận điều kiện Chúa đưa ra như trường hợp người thanh niên giầu có đến xin làm môn đệ Chúa, nhưng anh ta không thể chấp nhận được điều kiện này nên đã bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải.
Đức Giêsu là Thiên Chúa giầu sang vô cùng đã muốn trở nên con người nghèo khó đến tuyệt cùng để chia sẻ số phận nghèo khó của con người. Chúa đã nói: ”Con cáo có hang, chim trời có tổ, Con Người không có nơi gối đầu”(Mt 8,20; Lc 9,58). Nếu yêu Chúa, muốn theo Ngài thì đòi buộc từ bỏ tất cả, từ bỏ chính con người của mình vàchấp nhận mọi rủi ro trong khi theo Chúa. Chúng ta có dám can đảm chấp nhận điều kiện ấy không ?
Trong văn chương bình dân, người ta có đưa ra một hình ảnh tương tự như thế. Đó là trường hợp một người thanh niên nghèo được một thiếu nữ yêu thương muốn theo, anh ta cho biết là mình nghèo lắm, chỉ sống nhờ sự bố thí của người ta thôi, không có gì cả; hay nói đúng hơn anh ta chỉ có cái nghề đi ăn mày thôi, có dám theo không, nên anh ta nói:
Lấy anh, anh sắm sửa cho:
Cái bị, cái bát, cái quạt mo đuổi ruồi. (Ca dao)
b) Phải qua cửa hẹp.
Theo Chúa thì đòi buộc phải hy sinh, hy sinh cả những cái được phép, có khi phải hy sinh cả thân mình và phải nhận đến cái chết. Theo Chúa là phải khép mình vào như Chúa nói: ”Hãy vào qua cửa hẹp” (Mt 7,13-14; Lc 13,24) vì”Nước Trời chỉ có thể chiếm được bằng sức mạnh”, sức mạnh đây không phải là sức mạnh thể xác nhưng là sức mạnh tinh thần, phải chiến đấu kiên cường, không chịu lùi bước theo phương châm: ”Per crucem ad lucem”.
Từ bỏ mình... Vác thập giá... là khoái khổ sao ? Không. Cần phải từ bỏ mình, thẳng thắn mà tuyên bố tiêu diệt cái “tôi” của chúng ta.. Thế nhưng không phải tiêu diệt “cái tôi” tốt lành, “cái tôi” chân thật. Đức Giêsu yêu cầu chúng ta hãy hiến cái tôi giả tạo mà chúng ta tạo nên bằng những nhu cầu vô ích và những phù phiếm trẻ con: ”Đó là cái tôi, thánh Gioan Thánh giá nói, của những thèm muốn thúc giục chúng ta trở nên bất hạnh đối với chúng ta, khô khan đối với tha nhân, nặng nhọc và biếng nhác đối với các công việc của Chúa” (A. Sève, Sương mai, tr 209).
c) Vâng ý Cha trên trời.
Theo Chúa thì không còn gì là của mình nữa vì đã phó thác trọn vẹn cho Chúa để hoàn toàn thuộc về Người. Trong mọi việc chúng ta chỉ còn biết làm theo thánh ý Chúa, ý Chúa trên hết theo như kinh Lạy Cha: ”Vâng ý Cha dưới đất cũng như trên trời”. Vì thế, Đức Giêsu đã khuyên nhủ những người đã theo Ngài muốn vào được Nước Trời thì phải thi hành thánh ý Chúa: ”Không phải cứ kêu lạy Chúa, lạy Chúa, mà được vào Nước Trời, mà chỉ có những ai thi hành ý Cha Ta ở trên trời”(Mt 7,21-23; Lc 6,46; 13,26-27).
Truyện: cậu bé đánh trống. Trận chiến giữa Pháp và hai nước liên kết Ý và Áo đầu năm 1796, kết liễu ngày 17.11.1796 như sau:
Đại tướng Bonaparte đưa quân đến một địa điểm, có cái cầu bắc qua trận tuyến địch. Trong lúc trận thế đang nguy, đại tướng Bonaparte hô tiến qua cầu. Không một ai qua ! Đại tướng xuống ngựa, giựt lá cờ quân đoàn chân bước qua cầu, miệng hô: ”Ai yêu tổ quốc thì theo ta”. Ngó lại, trên cầu chỉ có một mình mà lá cờ rách nhiều mảnh vì đạn của quân địch. Khi ấy có cậu bé mới 13 tuổi đánh trống thúc quân. Hai tay đập mạnh vào trống chân bước qua cầu theo đại tướng. Quân sĩ tràn theo qua cầu, đại tướng Bonaparte toàn thắng và cũng chấn dứt cuộc chiến tranh ấy.
Tám năm sau, Bonaparte đã là hoàng đế Napoléon trở lại chỗ cũ, có nghi lễ đón tiếp rất linh đình. Hoàng đế Napoléon muốn bắt tay cậu bé Vidal đã 20 tuổi hiện trong quân đoàn tại đó.
Hỏi đến Vidal thì cậu đã nghỉ phép để đưa đám tang mẹ. Hoàng đế Napoléon đã bãi bỏ mọi lễ nghi quân cách, đi thẳng đến làng Vidal, theo sau đám tang đến huyệt, đọc bài điếu văn. Rồi đi bộ với Vidal trở về. Vidal từ chối và mời hoàng đế lên xe. Hoàng đế Napoléon đáp: ”Tám năm trước con đã liều chết theo ta trên con đường chết, nay trên đường đau kho, con cho ta theo con cho có bạn”(Ms Lê văn Thái, Những tia sáng, tập 1, tr 5).
Đạo là đường đưa dẫn đến sự sống chính là Chúa, và không có gian lao khổ cực nào làm cho ta chối bỏ được. Những tháng năm đầu thế kỷ 20 này, nhiều người đã gặp những anh hùng vô danh còn sống sót trên đất nước Việt nam chúng ta. Đó là các cụ ông, cụ bà trước đây đã bị bắt giam cầm, bị người ta rạch mặt lấy mực tầu xâm lên trên má hai chữ “Tả dạo”, đi đâu ai cũng nhận ra là người theo tả đạo; nhưng đối với giáo dân, đây là biểu tượng của Đức tin kiên cường sáng chói. “Chúng ta hãy ca tụng những bậc vĩ nhân, những bậc tiền bối của chúng ta”(Gv 44.1), đã tin Đạo, đã sống Đạo, đã hy sinh vì Đạo, gương sáng chói cho chúng ta trên đường về Trời.
Thiên Chúa của Đức Giêsu
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
21:23 15/04/2008
Chúa Nhật V Phục Sinh A:
THIÊN CHÚA CỦA ĐỨC GIÊSU
Phúc Âm Thánh Gioan chương 14 là lời tâm sự của Chúa Giêsu với các môn đệ. Nó có cấu trúc xoay quanh cuộc trở về với Chúa Cha của Chúa Con và vai trò độc nhất của Chúa Con trong việc đưa dẫn các môn đệ về với Chúa Cha.
Tôma và Philípphê đã hỏi Chúa 2 câu và Chúa đã mạc khải 2 chân lý hết sức quan trọng:
- Thầy là đường là sự thật và là sự sống, không ai đến được với Cha mà không qua Thầy.
- Ai thấy Thầy là thấy Cha; Thầy ở trong Cha và Cha ở trong Thầy.
Chỉ có thể đạt tới Cha khi chúng ta đi theo Đấng tự nhận là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống. Và cũng không ai có thể tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa mà lại không do Thánh Thần. Hiểu biết đích thực về Cha và Con mang dấu ấn Thánh Thần. Chính trong Thánh Thần mà Thiên Chúa là Cha và Đức Giêsu là Con ( x. Gm. Bùi Văn Đọc, Thiên Chúa Cha, Đấng giàu lòng thương xót, trang 184 ). Thiên Chúa mà mọi tín hữu tôn thờ và yêu mến hết linh hồn, hết sức lực, hết trí khôn, chính là Thiên Chúa hiện thân nơi Đức Giêsu Kitô "Ai thấy Thầy là thấy Cha" ( Ga 14, 9 ) vì "Thầy ở trong Cha và Cha ở trong Thầy" ( Ga 14, 10 ).
Toàn bộ Lịch Sử Cứu Độ được xây dựng trên tương quan Cha - Con " Chúa Cha yêu Chúa Con". Hai chữ Tình Yêu là cách diễn tả sâu thẳm nhất tương qua Cha- Con. Tình yêu đó được Chúa Giêsu thể hiện qua đời sống nhân hậu, bao dung vô bờ của Ngài. Lời nói việc làm của Ngài chính là lời nói việc làm của Chúa Cha ( Ga 14, 10 ). Toàn bộ cuộc đời của Ngài được Chúa Cha chiếm ngự. Ngài như tấm gương trong suốt phản chiếu khuôn mặt và trái tim Chúa Cha.
Chúa Giêsu dạy cho chúng ta biết về Chúa Cha bằng nhiều cách: bằng lời nói, bằng việc làm, nhưng nhất là chính phận làm Con. Nhiều lần và bằng nhiều cách khác nhau, Chúa Giêsu đã nói với con người về Thiên Chúa là Cha, Đấng mà họ phải tin tưởng phó thác ( Mt 6, 32 ), noi gương ( Mt 5, 45 - 48 ), nguyện cầu ( Lc 11, 2 ), phải tôn thờ vì Ngài là Chúa trời đất ( Mt 10, 28 ), là Cha đầy quan tâm ân cần ( Mt 6, 25 - 32 ) và đặc biệt gần gũi với những kẻ tội lỗi ( x. sđd tr. 191 ).
Điều kỳ diệu và tuyệt vời là chính Đấng Tuyệt Đối, Đấng Toàn Năng, Cao Cả, Chí Thánh Chí Tôn và Hằng Hữu đã có thể trở thành tương đối, thấp hèn, bạn với quân thu thuế với phường tội lỗi, cuối cùng phải chết khổ hình. Nơi Đức Giêsu, sự uy nghi của Thiên Chúa tỏ hiện trong khiêm tốn và yếu đuối cách nghịch thường. Điều đó, sự khôn ngoan của bậc hiền triết không lý giải được, nhưng nói như Pascal, trái tim lại hiểu được vì nó có lý lẽ riêng của nó. Thiên Chúa của Đức Giêsu không phải là Thiên Chúa ngự trên toà cao cho người ta sấp mình thờ lạy mà không dám nhìn đến tôn nhan, không dám gọi tên mà chỉ dám cầu xin với niềm sợ hải. Thiên Chúa của Đức Giêsu dễ gần, dễ thấy, dễ quen. Thiên Chúa hiện diện nơi con người Đức Giêsu khiêm hạ. Chính Ngôi Lời làm người đã chọn máng cỏ làm tổ ấm lúc chào đời, đã chọn xóm làng Nadarét làm nơi sinh sống, đã chọn những kẻ thấp hèn trong xã hội làm bầu bạn, đã quỳ gối rửa chân cho các Môn Đệ, rồi chọn cây thập giá làm giường khi chết cùng với hai kẻ cướp làm bạn đồng hành đi vào thế giới bên kia. Thiên Chúa làm người đã chọn nhà Dakêu để tạm trú, chọn người thiếu phụ Samari để gặp gỡ đối thoại, đã chấp nhận cử chỉ biết ơn của người phụ nữ tội lỗi Mađalêna, đã chọn kẻ trộm lành làm ứng viên đầu tiên vào Thiên Đàng, đã chọn Phaolô kẻ bắt bớ Giáo hội làm Tông Đồ Dân Ngoại...
Quả thật Thiên Chúa của Đức Giêsu chẳng giống tí nào với Thiên Chúa các đạo binh của Ítraen. Người Do thái nghĩ rằng Thiên Chúa chỉ về phe với dân Người chọn, chỉ bênh vực những người Do thái ngoan Đạo và lên án nguyền rủa, trừng phạt các dân ngoại cùng người tội lỗi. Thiên Chúa của Đức Giêsu không về phe với kẻ cầm quyền độc ác, người giàu có ích kỷ hay người đạo đức giả. Vì thế các bậc kinh sư, tư tế, kỳ lão trong dân không chấp nhận Thiên Chúa ấy mà trái lại họ đã giết Đức Giêsu để bảo vệ Thiên Chúa của họ. Họ đã giết Đấng Thánh để bảo vệ đền thờ, đã chà đạp và xoá bỏ "hình ảnh Thiên Chúa vô hình" ( Cl 1, 15 ) để bảo vệ Thiên Chúa của lề luật.
Thiên Chúa của Đức Giêsu, Thiên Chúa của chúng ta cũng không phải là Thiên Chúa của các triết gia, không phải là Thiên Chúa của các nhà du hành vũ trụ tìm kiếm mà là Người Cha nhân hậu, từ bi, đầy lòng thương xót. Người chỉ muốn lòng nhân chứ không cần lễ tế. Người không phải là Người Cha nghiêm khắc độc đoán, Người Cha dễ tính xuề xoà mà là Người Cha yêu thương, tha thứ. Một Người Cha chuẩn bị sẵn sàng quần áo, giày dép, nhẫn đeo tay và vỗ béo con bê chờ sẵn đứa con hoang đàng trở về và hơn thế nữa còn ra ngoài ngóng trông rồi vui sướng tiến về phía con đón nó vào lòng hôn lấy hôn để ( Lc 15, 11 - 32 ). Lòng nhân hậu được tỏ bày khi tha thứ. Thánh Phaolô là người cảm nhận sâu xa lòng từ bi, nhân hậu, thứ tha ấy ( 2 Cr 3, 7 - 11 ).
"Thiên Chúa không ai thấy bao giờ, Con Một, Đấng ở nơi cung lòng Cha, chính Người đã thông tri" ( Ga 1, 18 ). Con người có thể biết Thiên Chúa qua công trình sáng tạo và lịch sử cứu độ, nhưng chưa ai thấy khuôn mặt Ngài. Chính Chúa Con tỏ bày cho nhân loại biết sự thật sâu xa của Thiên Chúa "Ai thấy Thầy là thấy Cha". Qua cuộc sống và lời giảng dạy, Chúa Giêsu đã chỉ cho nhân loại thấy Chúa Cha, một Thiên Chúa là Cha nhân hậu từ bi, đầy lòng xót thương, tha thứ và còn hơn thế nữa Chúa Giêsu là Con đường độc nhất dẫn đến Cha "Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy" ( Ga 14, 6 ). Mọi con đường cứu độ đều phải đi vào Con Đường Giêsu. "Thiên Chúa không ban một danh nào khác dưới bầu trời, để nhờ danh đó mà chúng ta được ơn cứu độ" ( Cv 4, 12 ). Nhân loại được cứu độ nhờ Danh Đức Giêsu.
Đức Giêsu đã về với Chúa Cha trong vinh quang Phục Sinh, sau khi đã sống một đời yêu thương tự hiến. Cuộc đời Đức Giêsu trở thành con đường cho chúng ta đi. Đọc và suy niệm Tin Mừng trong tin yêu, Chúa sẽ dạy chúng ta nghĩ gì, nói gì, làm gì. Khi đi vào con đường Chúa đã đi qua chúng ta cũng trở nên nẻo đường cho anh chị em mình, nẻo đường dẫn lối về Thiên Chúa là Cha yêu thương.
THIÊN CHÚA CỦA ĐỨC GIÊSU
Phúc Âm Thánh Gioan chương 14 là lời tâm sự của Chúa Giêsu với các môn đệ. Nó có cấu trúc xoay quanh cuộc trở về với Chúa Cha của Chúa Con và vai trò độc nhất của Chúa Con trong việc đưa dẫn các môn đệ về với Chúa Cha.
Tôma và Philípphê đã hỏi Chúa 2 câu và Chúa đã mạc khải 2 chân lý hết sức quan trọng:
- Thầy là đường là sự thật và là sự sống, không ai đến được với Cha mà không qua Thầy.
- Ai thấy Thầy là thấy Cha; Thầy ở trong Cha và Cha ở trong Thầy.
Chỉ có thể đạt tới Cha khi chúng ta đi theo Đấng tự nhận là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống. Và cũng không ai có thể tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa mà lại không do Thánh Thần. Hiểu biết đích thực về Cha và Con mang dấu ấn Thánh Thần. Chính trong Thánh Thần mà Thiên Chúa là Cha và Đức Giêsu là Con ( x. Gm. Bùi Văn Đọc, Thiên Chúa Cha, Đấng giàu lòng thương xót, trang 184 ). Thiên Chúa mà mọi tín hữu tôn thờ và yêu mến hết linh hồn, hết sức lực, hết trí khôn, chính là Thiên Chúa hiện thân nơi Đức Giêsu Kitô "Ai thấy Thầy là thấy Cha" ( Ga 14, 9 ) vì "Thầy ở trong Cha và Cha ở trong Thầy" ( Ga 14, 10 ).
Toàn bộ Lịch Sử Cứu Độ được xây dựng trên tương quan Cha - Con " Chúa Cha yêu Chúa Con". Hai chữ Tình Yêu là cách diễn tả sâu thẳm nhất tương qua Cha- Con. Tình yêu đó được Chúa Giêsu thể hiện qua đời sống nhân hậu, bao dung vô bờ của Ngài. Lời nói việc làm của Ngài chính là lời nói việc làm của Chúa Cha ( Ga 14, 10 ). Toàn bộ cuộc đời của Ngài được Chúa Cha chiếm ngự. Ngài như tấm gương trong suốt phản chiếu khuôn mặt và trái tim Chúa Cha.
Chúa Giêsu dạy cho chúng ta biết về Chúa Cha bằng nhiều cách: bằng lời nói, bằng việc làm, nhưng nhất là chính phận làm Con. Nhiều lần và bằng nhiều cách khác nhau, Chúa Giêsu đã nói với con người về Thiên Chúa là Cha, Đấng mà họ phải tin tưởng phó thác ( Mt 6, 32 ), noi gương ( Mt 5, 45 - 48 ), nguyện cầu ( Lc 11, 2 ), phải tôn thờ vì Ngài là Chúa trời đất ( Mt 10, 28 ), là Cha đầy quan tâm ân cần ( Mt 6, 25 - 32 ) và đặc biệt gần gũi với những kẻ tội lỗi ( x. sđd tr. 191 ).
Điều kỳ diệu và tuyệt vời là chính Đấng Tuyệt Đối, Đấng Toàn Năng, Cao Cả, Chí Thánh Chí Tôn và Hằng Hữu đã có thể trở thành tương đối, thấp hèn, bạn với quân thu thuế với phường tội lỗi, cuối cùng phải chết khổ hình. Nơi Đức Giêsu, sự uy nghi của Thiên Chúa tỏ hiện trong khiêm tốn và yếu đuối cách nghịch thường. Điều đó, sự khôn ngoan của bậc hiền triết không lý giải được, nhưng nói như Pascal, trái tim lại hiểu được vì nó có lý lẽ riêng của nó. Thiên Chúa của Đức Giêsu không phải là Thiên Chúa ngự trên toà cao cho người ta sấp mình thờ lạy mà không dám nhìn đến tôn nhan, không dám gọi tên mà chỉ dám cầu xin với niềm sợ hải. Thiên Chúa của Đức Giêsu dễ gần, dễ thấy, dễ quen. Thiên Chúa hiện diện nơi con người Đức Giêsu khiêm hạ. Chính Ngôi Lời làm người đã chọn máng cỏ làm tổ ấm lúc chào đời, đã chọn xóm làng Nadarét làm nơi sinh sống, đã chọn những kẻ thấp hèn trong xã hội làm bầu bạn, đã quỳ gối rửa chân cho các Môn Đệ, rồi chọn cây thập giá làm giường khi chết cùng với hai kẻ cướp làm bạn đồng hành đi vào thế giới bên kia. Thiên Chúa làm người đã chọn nhà Dakêu để tạm trú, chọn người thiếu phụ Samari để gặp gỡ đối thoại, đã chấp nhận cử chỉ biết ơn của người phụ nữ tội lỗi Mađalêna, đã chọn kẻ trộm lành làm ứng viên đầu tiên vào Thiên Đàng, đã chọn Phaolô kẻ bắt bớ Giáo hội làm Tông Đồ Dân Ngoại...
Quả thật Thiên Chúa của Đức Giêsu chẳng giống tí nào với Thiên Chúa các đạo binh của Ítraen. Người Do thái nghĩ rằng Thiên Chúa chỉ về phe với dân Người chọn, chỉ bênh vực những người Do thái ngoan Đạo và lên án nguyền rủa, trừng phạt các dân ngoại cùng người tội lỗi. Thiên Chúa của Đức Giêsu không về phe với kẻ cầm quyền độc ác, người giàu có ích kỷ hay người đạo đức giả. Vì thế các bậc kinh sư, tư tế, kỳ lão trong dân không chấp nhận Thiên Chúa ấy mà trái lại họ đã giết Đức Giêsu để bảo vệ Thiên Chúa của họ. Họ đã giết Đấng Thánh để bảo vệ đền thờ, đã chà đạp và xoá bỏ "hình ảnh Thiên Chúa vô hình" ( Cl 1, 15 ) để bảo vệ Thiên Chúa của lề luật.
Thiên Chúa của Đức Giêsu, Thiên Chúa của chúng ta cũng không phải là Thiên Chúa của các triết gia, không phải là Thiên Chúa của các nhà du hành vũ trụ tìm kiếm mà là Người Cha nhân hậu, từ bi, đầy lòng thương xót. Người chỉ muốn lòng nhân chứ không cần lễ tế. Người không phải là Người Cha nghiêm khắc độc đoán, Người Cha dễ tính xuề xoà mà là Người Cha yêu thương, tha thứ. Một Người Cha chuẩn bị sẵn sàng quần áo, giày dép, nhẫn đeo tay và vỗ béo con bê chờ sẵn đứa con hoang đàng trở về và hơn thế nữa còn ra ngoài ngóng trông rồi vui sướng tiến về phía con đón nó vào lòng hôn lấy hôn để ( Lc 15, 11 - 32 ). Lòng nhân hậu được tỏ bày khi tha thứ. Thánh Phaolô là người cảm nhận sâu xa lòng từ bi, nhân hậu, thứ tha ấy ( 2 Cr 3, 7 - 11 ).
"Thiên Chúa không ai thấy bao giờ, Con Một, Đấng ở nơi cung lòng Cha, chính Người đã thông tri" ( Ga 1, 18 ). Con người có thể biết Thiên Chúa qua công trình sáng tạo và lịch sử cứu độ, nhưng chưa ai thấy khuôn mặt Ngài. Chính Chúa Con tỏ bày cho nhân loại biết sự thật sâu xa của Thiên Chúa "Ai thấy Thầy là thấy Cha". Qua cuộc sống và lời giảng dạy, Chúa Giêsu đã chỉ cho nhân loại thấy Chúa Cha, một Thiên Chúa là Cha nhân hậu từ bi, đầy lòng xót thương, tha thứ và còn hơn thế nữa Chúa Giêsu là Con đường độc nhất dẫn đến Cha "Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy" ( Ga 14, 6 ). Mọi con đường cứu độ đều phải đi vào Con Đường Giêsu. "Thiên Chúa không ban một danh nào khác dưới bầu trời, để nhờ danh đó mà chúng ta được ơn cứu độ" ( Cv 4, 12 ). Nhân loại được cứu độ nhờ Danh Đức Giêsu.
Đức Giêsu đã về với Chúa Cha trong vinh quang Phục Sinh, sau khi đã sống một đời yêu thương tự hiến. Cuộc đời Đức Giêsu trở thành con đường cho chúng ta đi. Đọc và suy niệm Tin Mừng trong tin yêu, Chúa sẽ dạy chúng ta nghĩ gì, nói gì, làm gì. Khi đi vào con đường Chúa đã đi qua chúng ta cũng trở nên nẻo đường cho anh chị em mình, nẻo đường dẫn lối về Thiên Chúa là Cha yêu thương.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chương trình cuộc Tông du của ĐTC Bênêđictô XVI thăm Washington, D.C. và New York
Giuse Đặng Văn Kiếm
20:19 15/04/2008
Đồng hành với ĐTC Bênêđictô XVI thăm Washington, D.C. và New York,
(từ ngày 15 tới 20 tháng 4 năm 2008)
WASHINGTON DC - Hơn 5,000 binh sĩ đứng tề chỉnh cùng với Tổng thống Hoa Kỳ George Bush, phu nhân Laura và cô con gái Jenna đã chào đón khi máy bay Alitalia chở Đứa Giáo Hoàng Beenêdictô XVI hạ cánh tại phi trường quân sự Andrews Air Force Base sau trưa hôm nay (15/4/2008). Bà Anita McBride, chánh văn phòng của đệ nhất phu nhân Laura cho biết rằng chính và Laura Bush đã tự mình sửa soạn từng chi tiết cho cuộc đón tiếp Đức Giáo Hoàng, thiết kế chu đáo cuộc đón tiếp mà đệ nhất phu nhân đã làm như chính lời bà nói là "một dấu hiệu kính trọng, yêu mến, và tình bạn với Đức Thánh Cha". Anita nói rằng: "Tổng thống và phu nhân Bush nhận định rằng ĐGH không chỉ là vị lãnh đạo thế giới nhưng là một vị lãnh đạo của một trong những tôn giáo vĩ đạo của thế giới".
Thứ Ba, ngày 15 (Rome, Washington, D.C.)
(từ ngày 15 tới 20 tháng 4 năm 2008)
WASHINGTON DC - Hơn 5,000 binh sĩ đứng tề chỉnh cùng với Tổng thống Hoa Kỳ George Bush, phu nhân Laura và cô con gái Jenna đã chào đón khi máy bay Alitalia chở Đứa Giáo Hoàng Beenêdictô XVI hạ cánh tại phi trường quân sự Andrews Air Force Base sau trưa hôm nay (15/4/2008). Bà Anita McBride, chánh văn phòng của đệ nhất phu nhân Laura cho biết rằng chính và Laura Bush đã tự mình sửa soạn từng chi tiết cho cuộc đón tiếp Đức Giáo Hoàng, thiết kế chu đáo cuộc đón tiếp mà đệ nhất phu nhân đã làm như chính lời bà nói là "một dấu hiệu kính trọng, yêu mến, và tình bạn với Đức Thánh Cha". Anita nói rằng: "Tổng thống và phu nhân Bush nhận định rằng ĐGH không chỉ là vị lãnh đạo thế giới nhưng là một vị lãnh đạo của một trong những tôn giáo vĩ đạo của thế giới".
Thứ Ba, ngày 15 (Rome, Washington, D.C.)
- Trưa (6 a.m. ET) Khởi hành từ Phi trường Leonardo da Vinci, Rome.
- 4 p.m. Tới Andrews Air Force Base, Washington, D.C.
- 4:14 p.m. Di chuyển bằng xe hơi về Tòa Khâm Sứ Vatican tại Washington, D.C.
- Thánh Lễ và cầu nguyện riêng tại Nhà nguyện Tòa Khâm Sứ.
- 10:10 a.m. Di chuyển bằng xe hơi tới Tòa Bạch Ốc.
- 10:30 a.m. Nghi lễ đón tiếp nơi sân cỏ phía Nam Tòa Bạch Ốc; ĐTC phát biểu. Tiếp kiến với Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush tại Phòng Tiếp Tân.
- Trưa: Di chuyển bằng popemobile về Tòa Khâm Sứ.
- 1 p.m. Ăn trưa với các Hồng y Hoa Kỳ, các thành viên Ban Chấp Hành Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ và phái đoàn tháp tùng ĐTC.
- 4:45 p.m. Tiếp kiến các vị đại diện những cơ quan bác ái Công giáo tại Tòa Khâm Sứ.
- 5:00 p.m. Di chuyển bằng xe, rồi bằng popemobile tới Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, nơi có Nguyện đường Đức Mẹ La Vang.
- 5:45 p.m. Thánh Lễ đại trào và gặp gỡ với các Giám mục Hoa Kỳ tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội; ĐTC phát biểu.
- 7:30 p.m. Di chuyển bằng xe hơi về Tòa Khâm Sứ.
Gia đình TT Bush đón ĐGH Benedictô tại phi trường 15/4/2008 |
- 9 a.m. Di chuyển bằng xe hơi từ Tòa Khâm Sứ tới Nationals Park
- 10 a.m. Thánh Lễ tại Nationals Park; ĐTC giảng thuyết.
- 12:15 p.m. Di chuyển bằng xe hơi về Tòa Khâm Sứ.
- 4:40 p.m. Di chuyển bằng xe hơi tới Catholic University of America.
- 5 p.m. Gặp gỡ với các vị đại diện những Đại học Công giáo trên toàn quốc; ĐTC phát biểu.
- 6:15 p.m. Di chuyển bằng popemobile tới Trung Tâm Văn Hóa ĐTC Gioan Phaolô II.
- 6:30 p.m. Gặp gỡ với các vị đại diên các tôn giáo khác tại Pope John Paul Cultural Center.
- 7:30 p.m. Di chuyển bằng xe hơi về Tòa Khâm Sứ.
- Thánh Lễ và cầu nguyện riêng tại Nguyện đường Tòa Khâm Sứ.
- 7:50 a.m. Cám ơn các nhân viên Tòa Khâm Sứ.
- 8 a.m. Di chuyển bằng xe hơi tới Andrews Air Force Base.
- 8:45 a.m. Khởi hành đi New York.
- 9:45 a.m. Tới Phi trường Quốc tế John F. Kennedy, New York.
- 10 a.m. Di chuyển bằng trực thăng tới Manhattan.
- 10:30 a.m. Tới sân bay Wall Street, và di chuyển bằng xe hơi tới Nhà Liên Hiệp Quốc.
- 10:45 a.m. Thăm Liên Hiệp Quốc. ĐTC phát biểu trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Sau đó gặp gỡ các nhân viên điều hành.
- 1:45 p.m. Di chuyển bằng xe hơi tới tư gia Tổng Giám mục Quan Sát Viên thường trực Vatican tại Liên Hiệp Quốc.
- 5:45 p.m. Di chuyển bằng xe hơi tới Nhà thờ Thánh Giuse, New York.
- 6 p.m. Gặp gỡ Đại kết các Giáo hội Kitô; ĐTC phát biểu.
- 7:15 p.m. Di chuyển bằng xe hơi về tư gia Tổng Giám mục Quan Sát Viên thường trực Vatican tại Liên Hiệp Quốc.
- 7:30 p.m. Ăn tối với các Hồng y Hoa Kỳ, các thành viên Ban Chấp Hành Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ và phái đoàn tháp tùng ĐTC.
- 8:45 a.m. Di chuyển bằng xe hơi tới Nhà thờ Chánh Tòa Thánh Patrick.
- 9:15 a.m. Thánh Lễ với các Linh mục và các Tu sĩ nam nữ; ĐTC giảng thuyết.
- 11:30 a.m. Đi bộ tới tư gia Hồng y Tổng Giám mục New York.
- Trưa. Ăn trưa với Hồng y Edward M. Egan, TGM New York, các Giám mục phụ tá và phái đoàn tháp tùng ĐTC1:15 p.m. Di chuyển bằng popemobile về tư gia Tổng Giám mục Quan Sát Viên thường trực Vatican tại Liên Hiệp Quốc.
- 4 p.m. Di chuyển bằng xe hơi tới Đại Chủng viện Thánh Giuse, Yonders.
- 4:30 p.m. Gặp gỡ với các bạn trẻ và các chủng sinh; ĐTC phát biểu.
- 6:30 p.m. Di chuyển bằng xe hơi về tư gia Tổng Giám mục Quan Sát Viên thường trực Vatican tại Liên Hiệp Quốc
- 9:10 a.m. Di chuyển bằng xe hơi tới Ground Zero, nơi có nhiều người chết do vụ khủng bố.
- 9:30 a.m. Thăm Ground Zero; ĐTC cầu nguyện trong thinh lặng.
- 10 a.m. Di chuyển bằng xe hơi về tư gia Tổng Giám mục Quan Sát Viên thường trực Vatican tại Liên Hiệp Quốc.
- 1:50 p.m. Di chuyển bằng xe hơi tới sân banh Yankee Stadium.
- 2:30 p.m. Thánh Lễ tại Yankee Stadium; ĐTC giảng thuyết.
- 4:45 p.m. Di chuyển bằng xe hơi về tư gia Tổng Giám mục Quan Sát Viên thường trực Vatican tại Liên Hiệp Quốc.
- 7 p.m. Di chuyển bằng xe hơi tới sân bay Wall Street.
- 7:20 p.m. Tới sân bay Wall Street.
- 7:30 p.m. Di chuyển bằng trực thăng tới Phi trường Quốc tế John F. Kennedy, New York.
- 8 p.m. Nghi thức từ giã. Lời cám ơn của ĐTC.
- 8:30 p.m. Khởi hành trở v ề Rome.
- 10:45 a.m. (4:45 a.m. ET) Tới Phi trường Leonardo da Vinci, Rome.
- Kết thúc 5 ngày viếng thăm Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc của ĐTC Bênêđictô XVI.
ĐTC Benedictô XVI tới đến Washington và sẽ đề cập về vấn đề lạm dụng tính dục
Đức Long
21:40 15/04/2008
WASHINGTON DC - Trong chuyến bay đến Hoa Kỳ thứ Ba ngày 15/04, ĐTC nói «hết sức xấu hổ» về vụ tai tiếng trẻ em bị lạm dụng tình dục bởi các linh mục và ngài hứa sẽ cảnh giác với hành vi hãm hiếp để không còn xảy ra với các linh mục.
« Đó là một nỗi đau lớn đối với Giáo Hội Hoa Kỳ nói chung, và cách riêng đối với tôi » những hành vi lạm dục như vậy sẽ không còn tài diễn, ĐTC tuyên bố với các phóng viên trong chuyến bay đặc biệt hãng hàng không Ý Alitalia hôm thứ Ba 15/04 trong chuyến tông du Hoa Kỳ đầu tiên của ngài.
« Đối với tôi thật khó hiểu tại sao các linh mục có thể bóp méo sứ vụ của họ với trẻ em », « tôi hết sức xấu hổ và tất cả chúng tôi sẽ làm hết sức mình để việc đó không còn xảy ra trong tương lai », ĐTC cho biết thêm.
« Chúng tôi tuyệt đối không chấp nhận thừa tác vụ có chức thánh có hành vi hãm hiếp », ngài tuyên bố khi trả lời bằng tiếng Anh trước các câu hỏi của nhóm phóng viên; « Điều quan trọng là cần có những linh mục tốt hơn là số lượng linh mục. Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để chữa lành vết đau này».
Chuyến bay đặc biết Alitalia mang màu sắc Toà Thánh sẽ hạ cánh tại căn cứ không quân Hoa Kỳ Andrews, tai đây tổng thống George. Bush sẽ đích thân đến đón tiếp ngài với cử chỉ đặc biệt. Đây là lần đầu tiên tổng thống Bush từ Nhà Trắng đến khu căn cứ đón tiếp một vị lãnh đạo nước ngoài đến Hoa Kỳ.
Trong chuyến tông du của ngài kéo dài sáu ngày, ĐTC sẽ đến thăm Nhà Trắng, ở New York, và đọc diễn văn tại LHQ, và viếng thăm Khu Đất Trống.
« Đó là một nỗi đau lớn đối với Giáo Hội Hoa Kỳ nói chung, và cách riêng đối với tôi » những hành vi lạm dục như vậy sẽ không còn tài diễn, ĐTC tuyên bố với các phóng viên trong chuyến bay đặc biệt hãng hàng không Ý Alitalia hôm thứ Ba 15/04 trong chuyến tông du Hoa Kỳ đầu tiên của ngài.
« Đối với tôi thật khó hiểu tại sao các linh mục có thể bóp méo sứ vụ của họ với trẻ em », « tôi hết sức xấu hổ và tất cả chúng tôi sẽ làm hết sức mình để việc đó không còn xảy ra trong tương lai », ĐTC cho biết thêm.
« Chúng tôi tuyệt đối không chấp nhận thừa tác vụ có chức thánh có hành vi hãm hiếp », ngài tuyên bố khi trả lời bằng tiếng Anh trước các câu hỏi của nhóm phóng viên; « Điều quan trọng là cần có những linh mục tốt hơn là số lượng linh mục. Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để chữa lành vết đau này».
Chuyến bay đặc biết Alitalia mang màu sắc Toà Thánh sẽ hạ cánh tại căn cứ không quân Hoa Kỳ Andrews, tai đây tổng thống George. Bush sẽ đích thân đến đón tiếp ngài với cử chỉ đặc biệt. Đây là lần đầu tiên tổng thống Bush từ Nhà Trắng đến khu căn cứ đón tiếp một vị lãnh đạo nước ngoài đến Hoa Kỳ.
Trong chuyến tông du của ngài kéo dài sáu ngày, ĐTC sẽ đến thăm Nhà Trắng, ở New York, và đọc diễn văn tại LHQ, và viếng thăm Khu Đất Trống.
Giáo Hội Hoa Kỳ giữa ngã ba đường
Đức Long
21:42 15/04/2008
WASHINGTON DC - Thứ Ba ngày 15/04/08, ĐTC bắt đầu chuyến tông du đầu tiên Hoa Kỳ nơi cộng đồng người công giáo rất năng động, và cũng luôn chứng kiến những hậu quả tai tiếng lạm dụng tình dục.
Đây là chuyến viếng thăm Hoa kỳ quan trọng của ĐTC, bắt đầu thứ Ba ngày 15/04/08. Ngài có 6 ngày gặp gỡ cộng đoàn công giáo lớn thứ tư thế giới ( sau Brasil, MêHi Cô và Phi Luật Tân) và đây là lần đầu tiên của ngài viếng thăm Mỹ.
Một Giáo Hội phát triển mạnh về con số và rất thực hành. Tại Hoa Kỳ, giữa những năm 1965 và 2007, số người công giáo đã vượt từ 46 triệu lên 64 triệu, và mỗi Chúa Nhật có tới một phần ba tín hữu đến tham dự thánh lễ.
Tính năng động này phần nhiều đến từ cộng đoàn thiểu số trẻ Tây Ban Nha đang phát triển nhanh. Nhưng nó cũng ghi nhận một lịch sử dài lâu. « Sự tách Giáo Hội khỏi Nhà Nước là điều tốt cho Giáo Hội Công Giáo, nó cho Giáo Hội sự tự do phát triển không chồng chéo thuộc quyến chính phủ. Hiện nay chúng tôi có phân nửa trường trung học và trường đại học trên thế giới, một hệ thống trường học đầy đủ, y tế, chương trình tư vấn xã hội cho người công giáo và ngoài công giáo », Cha Thomas Reese, cựu chủ bút tạp chí Dòng Tên Mỹ nhấn mạnh như vậy.
Tại Hoa Kỳ, phần nhiều là tín đồ tin lành, đang giữa chiến dịch bầu cử tổng thống, vậy mà tuần qua, báo chí đã bắt đầu nhắc đến chuyên viếng thăm của ĐTC với lợi ích thiết thực. «Tại sao ĐTC yêu mến Hoa Kỳ », tiêu đề tờ tuần báo Time đảm bảo ĐGH Biển Đức XVI say mê Hoa Kỳ và gọi ngài là «Giáo Hoàng Hoa Kỳ», «một đất tác tạo hình ảnh ngài », ngài sẽ thấy sự xen kẻ theo kiểu thế tục hoá Âu Châu.
Tạp chí Us New, ít sôi nổi hơn, nhấn mạnh 70 phần trăm công giáo Hoa Kỳ tán khen phong cách ĐCT Biển Đức. Thực vậy, theo lịch sử, người công giáo Hoa Kỳ rất trung thành với Toà Thánh: lịch sử Giáo Hội của họ bị nhầm lẫn với lịch sử Giáo Hoàng thời hiện đại, từ lâu Roma nhìn tín hữu công giáo Hoa Kỳ như là một trụ cột trong một xã hội bị đánh dấu bởi sự phản công giáo cho đến những năm 1960.
Công Giáo bị tổn thương và đau lòng
Vậy chuyến thăm này sẽ như thế nào cho lợi ích của « thế giới mới » ? Mọi viêc thật không đơn giản. Cũng vì công giáo bị tổn thương và đau lòng mà ĐTC đến viếng thăm. Một cộng đoàn luôn mang gánh nặng tai tiếng về những vụ lạm dục tình dục trẻ em bởi các linh mục. Những tai tiếng này phát ra từ 2002, làm dấy lên phẫn nộ công chúng, tủi hổ và mất uy tín đối với Giáo Hội Công Giáo.
Việc làm sáng tỏ chắc đã có kết quả. Năm 2007, những lời tố cáo hành động lạm dụng tình dục trẻ em vi phạm bởi các linh mục đã giảm xuống 3 % so với năm 2006, và 36% so với 2004. Nhưng cơ quan Giáo Hội sẽ phải gánh chịu lấy đạo đức lâu dài và phải cấp tài chánh cho một vụ bê bối: 1,5 tỷ đô la đã bị ngốn sạch bởi vụ khủng hoảng này và hoá đơn không dừng lại ở đó. Chỉ trong 2007, các giáo phận đã chi ra 625 triệu đôla bồi thường chính thức cho các nạn nhân.
Mọi người ở đây đồng ý nhận ra rằng, trước hết các giám mục chậm chạp trả lời cho vụ tai tiếng, để rồi cuối cùng phải cầm nắm mọi việc trong tay. Giúp đỡ nạn nhân, bồi thường tài chánh, phòng ngừa, giám sát, điều tra… « Giáo Hội có sự cố gắng lớn để một ngày nào đó đem lại lợi ích cho toàn thể xã hội », Têrêsa Kettelkamp, giám đốc thư ký bảo vệ trẻ em thiếu niên cho Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ nhận xét (USCCB)
«Sẽ còn dài, và rất dài để lấy lại lòng tin»
Sự giám sát trong năm 2007 cho thấy những kết quả khích lệ. Trong 180 giáo phận trên 194 tổ chức những khoá đào tạo nhằm cung cấp « môi trường chắc chắn » cho trẻ em và thanh thiếu niên. « Mặc dù khoá đào tạo được mãn nguyện, nhưng cũng chỉ có 18% người công giáo biết đến điều Giáo Hội làm để đáp ứng cho vụ bê bối. Tuy nhiên còn phải lâu dài, thậm chí còn rất lâu mới lấy lại được lòng tin, ít là một thế hệ hoặc hàng thập kỷ », cô thư ký Kettelkamp cho biết.
Nếu như vụ bê bối lạm dụng tình dục trẻ em huy động nhiều năng lực trong những năm gần đây. Thì đây không phải là thách thức duy nhất mà Giáo Hội phải vực dậy. Từ nhiều thập niên nay, sự giảm sút số tu sỹ linh mục đã làm thay đổi sâu sắc bộ mặt của Giáo Hội. Hiện nay đang có 30 000 giáo dân được đào tạo thần học và mục vụ được các giáo xứ và giáo phận nhận vào làm việc. Trong số đó có 80 đến 90 % là nữ, họ là phần lớn làm cho Giáo Hội sống động mỗi ngày.
Cuộc khủng hoảng gần đây ảnh hưởng đến uy quyền của giám mục, làm tăng khoảng cách với hàng giáo phẩm công giáo. « Ngày hôm nay vấn đề truyền chức cho nữ giới ít nhạy cảm hơn. Giới nữ trẻ ngày nay được nuôi dạy trong viễn cảnh được đối xử bình đẳng với nam giới. Tuy nhiên họ ngạc nhiên về lập trường của Giáo Hội, nhưng họ cũng không đưa ra vấn đề sống còn cho việc truyện chức phụ nữ » Sheila Garcia, nữ giám đốc văn phòng giám mục giáo dân ghi nhận.
Ưu tiên: một vị trí thực sự cho giáo dân
Qủa thực chỉ có 58% người công giáo muốn truyền chức linh mục cho nữ giới, nhưng đối với Sheila Garcia, sự ưu tiên « mà chúng ta có thể hành động là cho giáo dân một vị trí thực sự. Câu hỏi cho giáo dân còn được mạnh thêm bởi gánh nặng thiểu số giáo dân Tây Ban Nha rất ít linh mục và tu sỹ.
« Chúng tôi cần tất cả mọi thừa tác viên cho cộng đoàn Tây Ban Nha, những giáo dân Tây Ban Nha ít sẵn lòng, họ lo kiếm tiên sinh nhai, không có thời gian rãnh rỗi, họ không có học hành nhiều, không nói tiếng Anh nhiều. Chúng tôi đang đứng trước câu hỏi lớn, tôi không chắc chắn cách thức chúng tôi có thể đảm nhiệm » Sheila Garcia nhận định.
(Nguồn: La Croix)
Đây là chuyến viếng thăm Hoa kỳ quan trọng của ĐTC, bắt đầu thứ Ba ngày 15/04/08. Ngài có 6 ngày gặp gỡ cộng đoàn công giáo lớn thứ tư thế giới ( sau Brasil, MêHi Cô và Phi Luật Tân) và đây là lần đầu tiên của ngài viếng thăm Mỹ.
Một Giáo Hội phát triển mạnh về con số và rất thực hành. Tại Hoa Kỳ, giữa những năm 1965 và 2007, số người công giáo đã vượt từ 46 triệu lên 64 triệu, và mỗi Chúa Nhật có tới một phần ba tín hữu đến tham dự thánh lễ.
Tính năng động này phần nhiều đến từ cộng đoàn thiểu số trẻ Tây Ban Nha đang phát triển nhanh. Nhưng nó cũng ghi nhận một lịch sử dài lâu. « Sự tách Giáo Hội khỏi Nhà Nước là điều tốt cho Giáo Hội Công Giáo, nó cho Giáo Hội sự tự do phát triển không chồng chéo thuộc quyến chính phủ. Hiện nay chúng tôi có phân nửa trường trung học và trường đại học trên thế giới, một hệ thống trường học đầy đủ, y tế, chương trình tư vấn xã hội cho người công giáo và ngoài công giáo », Cha Thomas Reese, cựu chủ bút tạp chí Dòng Tên Mỹ nhấn mạnh như vậy.
Tại Hoa Kỳ, phần nhiều là tín đồ tin lành, đang giữa chiến dịch bầu cử tổng thống, vậy mà tuần qua, báo chí đã bắt đầu nhắc đến chuyên viếng thăm của ĐTC với lợi ích thiết thực. «Tại sao ĐTC yêu mến Hoa Kỳ », tiêu đề tờ tuần báo Time đảm bảo ĐGH Biển Đức XVI say mê Hoa Kỳ và gọi ngài là «Giáo Hoàng Hoa Kỳ», «một đất tác tạo hình ảnh ngài », ngài sẽ thấy sự xen kẻ theo kiểu thế tục hoá Âu Châu.
Tạp chí Us New, ít sôi nổi hơn, nhấn mạnh 70 phần trăm công giáo Hoa Kỳ tán khen phong cách ĐCT Biển Đức. Thực vậy, theo lịch sử, người công giáo Hoa Kỳ rất trung thành với Toà Thánh: lịch sử Giáo Hội của họ bị nhầm lẫn với lịch sử Giáo Hoàng thời hiện đại, từ lâu Roma nhìn tín hữu công giáo Hoa Kỳ như là một trụ cột trong một xã hội bị đánh dấu bởi sự phản công giáo cho đến những năm 1960.
Công Giáo bị tổn thương và đau lòng
Vậy chuyến thăm này sẽ như thế nào cho lợi ích của « thế giới mới » ? Mọi viêc thật không đơn giản. Cũng vì công giáo bị tổn thương và đau lòng mà ĐTC đến viếng thăm. Một cộng đoàn luôn mang gánh nặng tai tiếng về những vụ lạm dục tình dục trẻ em bởi các linh mục. Những tai tiếng này phát ra từ 2002, làm dấy lên phẫn nộ công chúng, tủi hổ và mất uy tín đối với Giáo Hội Công Giáo.
Việc làm sáng tỏ chắc đã có kết quả. Năm 2007, những lời tố cáo hành động lạm dụng tình dục trẻ em vi phạm bởi các linh mục đã giảm xuống 3 % so với năm 2006, và 36% so với 2004. Nhưng cơ quan Giáo Hội sẽ phải gánh chịu lấy đạo đức lâu dài và phải cấp tài chánh cho một vụ bê bối: 1,5 tỷ đô la đã bị ngốn sạch bởi vụ khủng hoảng này và hoá đơn không dừng lại ở đó. Chỉ trong 2007, các giáo phận đã chi ra 625 triệu đôla bồi thường chính thức cho các nạn nhân.
Mọi người ở đây đồng ý nhận ra rằng, trước hết các giám mục chậm chạp trả lời cho vụ tai tiếng, để rồi cuối cùng phải cầm nắm mọi việc trong tay. Giúp đỡ nạn nhân, bồi thường tài chánh, phòng ngừa, giám sát, điều tra… « Giáo Hội có sự cố gắng lớn để một ngày nào đó đem lại lợi ích cho toàn thể xã hội », Têrêsa Kettelkamp, giám đốc thư ký bảo vệ trẻ em thiếu niên cho Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ nhận xét (USCCB)
«Sẽ còn dài, và rất dài để lấy lại lòng tin»
Sự giám sát trong năm 2007 cho thấy những kết quả khích lệ. Trong 180 giáo phận trên 194 tổ chức những khoá đào tạo nhằm cung cấp « môi trường chắc chắn » cho trẻ em và thanh thiếu niên. « Mặc dù khoá đào tạo được mãn nguyện, nhưng cũng chỉ có 18% người công giáo biết đến điều Giáo Hội làm để đáp ứng cho vụ bê bối. Tuy nhiên còn phải lâu dài, thậm chí còn rất lâu mới lấy lại được lòng tin, ít là một thế hệ hoặc hàng thập kỷ », cô thư ký Kettelkamp cho biết.
Nếu như vụ bê bối lạm dụng tình dục trẻ em huy động nhiều năng lực trong những năm gần đây. Thì đây không phải là thách thức duy nhất mà Giáo Hội phải vực dậy. Từ nhiều thập niên nay, sự giảm sút số tu sỹ linh mục đã làm thay đổi sâu sắc bộ mặt của Giáo Hội. Hiện nay đang có 30 000 giáo dân được đào tạo thần học và mục vụ được các giáo xứ và giáo phận nhận vào làm việc. Trong số đó có 80 đến 90 % là nữ, họ là phần lớn làm cho Giáo Hội sống động mỗi ngày.
Cuộc khủng hoảng gần đây ảnh hưởng đến uy quyền của giám mục, làm tăng khoảng cách với hàng giáo phẩm công giáo. « Ngày hôm nay vấn đề truyền chức cho nữ giới ít nhạy cảm hơn. Giới nữ trẻ ngày nay được nuôi dạy trong viễn cảnh được đối xử bình đẳng với nam giới. Tuy nhiên họ ngạc nhiên về lập trường của Giáo Hội, nhưng họ cũng không đưa ra vấn đề sống còn cho việc truyện chức phụ nữ » Sheila Garcia, nữ giám đốc văn phòng giám mục giáo dân ghi nhận.
Ưu tiên: một vị trí thực sự cho giáo dân
Qủa thực chỉ có 58% người công giáo muốn truyền chức linh mục cho nữ giới, nhưng đối với Sheila Garcia, sự ưu tiên « mà chúng ta có thể hành động là cho giáo dân một vị trí thực sự. Câu hỏi cho giáo dân còn được mạnh thêm bởi gánh nặng thiểu số giáo dân Tây Ban Nha rất ít linh mục và tu sỹ.
« Chúng tôi cần tất cả mọi thừa tác viên cho cộng đoàn Tây Ban Nha, những giáo dân Tây Ban Nha ít sẵn lòng, họ lo kiếm tiên sinh nhai, không có thời gian rãnh rỗi, họ không có học hành nhiều, không nói tiếng Anh nhiều. Chúng tôi đang đứng trước câu hỏi lớn, tôi không chắc chắn cách thức chúng tôi có thể đảm nhiệm » Sheila Garcia nhận định.
(Nguồn: La Croix)
Đức Thánh Cha được tổng thống Bush đón tiếp tại căn cứ không quân Andrews.
Phụng Nghi
23:20 15/04/2008
Andrews Air Force Base (CNS) - Hôm nay 15 tháng 4, sau khi được tổng thống và nhiều viên chức giáo hội ra chào đón, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI bắt đầu chuyến tông du đầu tiên thăm viếng Hoa kỳ trong cương vị giáo hoàng.
Máy bay Đức Thánh Cha hạ cánh dưới bầu gần như không gợn một bóng mây tại căn cứ Không lực Andrews, bang Maryland, lúc 3 giờ 51 chiều, gần 10 phút sớm hơn thời biểu. Ngài sẽ lưu lại Washington hai ngày trước khi đi New York vào ngày 18 tháng 4.
Ra đón Đức Thánh Cha có Hồng y giáo phận Chicago, Francis E. George, chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa kỳ, Tổng Giám Mục Pietro Sambi, sứ thần Tòa thánh tại Hoa kỳ, Tổng Giám Mục Donald W. Wuerl giáo phận Washington, Tổng Giám Mục Timothy P. Broglio, tổng giáo phận Quân lực Hoa kỳ, giám mục Gerald F. Kicanas giáo phận Tucson, Ariz, phó chủ tịch Hội đồng giám mục Hoa kỳ, và bà Mary Ann Glendon, đại sứ Hoa kỳ cạnh Tòa thánh.
Mặc dầu hai vị trò chuyện riêng khoảng 10 phút trong một ngôi nhà thuộc căn cứ không quân, cả ông Bush lẫn Đức Giáo Hoàng đều không chính thức tuyên bố điều nào tại đây. Cuộc chào mừng chính thức Đức Giáo Hoàng sẽ diễn ra ngày mai tại tòa Bạch ốc.
Trong cuộc hội kiến, Đức Giáo Hoàng ngồi cạnh một chiếc bàn tròn nhỏ, đón nhận một một ly nước trái cây. Tổng thống ngồi phía tay mặt ngài và đệ nhất phu nhân ngồi bên trái. Hồng y Tarcisio Bertone, quốc vụ khanh Tòa thánh, cũng ngồi cạnh bàn.
Đây là lần đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống, ông Bush đã ra tận căn cứ Andrews để đón chào một vị quốc trưởng. Từ năm 2006 căn cứ không quân này đã là điểm đưa đón hơn 300 vị quốc trưởng.
Ra chào mừng Đức Thánh Cha cùng với tổng thống còn có đệ nhất phu nhân Laura Bush và con gái là Jenna.
Người phát ngôn tòa Bạch ốc là Dana Perino thuyết trình với báo chí hôm nay 15 tháng 4 trước khi Đức Giáo Hoàng tới. Bà cho biết ông Bush sẽ nói với Đức Giáo Hoàng rằng “tâm hồn dân chúng Mỹ mở rộng để đón nhận sứ điệp hy vọng của ngài.”
Bà nói thêm: Đức Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI “sẽ nghe tổng thống phát biểu rằng Mỹ và thế giới cần được nghe sứ điệp của giáo hoàng, về Thiên Chúa là tình yêu, về mạng sống con người là linh thánh, và tất cả chúng ta phải được hướng dẫn bằng luật luân lý chung, cũng như chúng ta có bổn phận phải giúp đỡ anh chị em chúng ta đang có nhu cầu ở nước nhà cũng như trên khắp thế giới.”
Bà Perino công nhận rằng Đức Giáo Hoàng và tổng thống bất đồng ý kiến về những vấn đề như cuộc chiến ở Iraq và án tử hình, nhưng nói rằng “giữa hai vị lãnh đạo này có nhiều ý kiến đồng thuận hơn là bất đồng.”
Bà nói: “Thực ra, tôi không nghĩ là tổng thống dự trù sẽ mất nhiều thì giờ nói về vấn đề chiến tranh Iraq với Đức Giáo Hoàng. Nhưng tôi quả có nghĩ rằng căn nguyên, gốc rễ của…nạn khủng bố và chủ nghĩa cực đoan sẽ là điều hai vị đàm luận với nhau.”
Tại căn cứ Andrews, ban nhạc trường Trung học Bishop McNamara ở Forestville, Md giúp vui trong lúc một đám đông khoảng 1200 người tập họp trước khi Đức Giáo Hoàng tới. Nhóm này được chọn trình diễn vì họ sẽ đi tranh tài tại cuối tuần nên không thể tới dự thánh lễ Đức Giáo Hoàng cử hành tại Nationals Parks ở Washington.
Sau khi trò chuyện riêng với tổng thống, Đức Giáo Hoàng và Tổng Giám Mục Sambi lên chiếc xe limousine, đi về tòa sứ thần để nghỉ đêm tại đó.
Máy bay Đức Thánh Cha hạ cánh dưới bầu gần như không gợn một bóng mây tại căn cứ Không lực Andrews, bang Maryland, lúc 3 giờ 51 chiều, gần 10 phút sớm hơn thời biểu. Ngài sẽ lưu lại Washington hai ngày trước khi đi New York vào ngày 18 tháng 4.
Ra đón Đức Thánh Cha có Hồng y giáo phận Chicago, Francis E. George, chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa kỳ, Tổng Giám Mục Pietro Sambi, sứ thần Tòa thánh tại Hoa kỳ, Tổng Giám Mục Donald W. Wuerl giáo phận Washington, Tổng Giám Mục Timothy P. Broglio, tổng giáo phận Quân lực Hoa kỳ, giám mục Gerald F. Kicanas giáo phận Tucson, Ariz, phó chủ tịch Hội đồng giám mục Hoa kỳ, và bà Mary Ann Glendon, đại sứ Hoa kỳ cạnh Tòa thánh.
Phu nhan TT Laura bắt tay ĐGH Benedictô |
Trong cuộc hội kiến, Đức Giáo Hoàng ngồi cạnh một chiếc bàn tròn nhỏ, đón nhận một một ly nước trái cây. Tổng thống ngồi phía tay mặt ngài và đệ nhất phu nhân ngồi bên trái. Hồng y Tarcisio Bertone, quốc vụ khanh Tòa thánh, cũng ngồi cạnh bàn.
Đây là lần đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống, ông Bush đã ra tận căn cứ Andrews để đón chào một vị quốc trưởng. Từ năm 2006 căn cứ không quân này đã là điểm đưa đón hơn 300 vị quốc trưởng.
Ra chào mừng Đức Thánh Cha cùng với tổng thống còn có đệ nhất phu nhân Laura Bush và con gái là Jenna.
Người phát ngôn tòa Bạch ốc là Dana Perino thuyết trình với báo chí hôm nay 15 tháng 4 trước khi Đức Giáo Hoàng tới. Bà cho biết ông Bush sẽ nói với Đức Giáo Hoàng rằng “tâm hồn dân chúng Mỹ mở rộng để đón nhận sứ điệp hy vọng của ngài.”
Bà nói thêm: Đức Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI “sẽ nghe tổng thống phát biểu rằng Mỹ và thế giới cần được nghe sứ điệp của giáo hoàng, về Thiên Chúa là tình yêu, về mạng sống con người là linh thánh, và tất cả chúng ta phải được hướng dẫn bằng luật luân lý chung, cũng như chúng ta có bổn phận phải giúp đỡ anh chị em chúng ta đang có nhu cầu ở nước nhà cũng như trên khắp thế giới.”
Bà Perino công nhận rằng Đức Giáo Hoàng và tổng thống bất đồng ý kiến về những vấn đề như cuộc chiến ở Iraq và án tử hình, nhưng nói rằng “giữa hai vị lãnh đạo này có nhiều ý kiến đồng thuận hơn là bất đồng.”
Bà nói: “Thực ra, tôi không nghĩ là tổng thống dự trù sẽ mất nhiều thì giờ nói về vấn đề chiến tranh Iraq với Đức Giáo Hoàng. Nhưng tôi quả có nghĩ rằng căn nguyên, gốc rễ của…nạn khủng bố và chủ nghĩa cực đoan sẽ là điều hai vị đàm luận với nhau.”
Tại căn cứ Andrews, ban nhạc trường Trung học Bishop McNamara ở Forestville, Md giúp vui trong lúc một đám đông khoảng 1200 người tập họp trước khi Đức Giáo Hoàng tới. Nhóm này được chọn trình diễn vì họ sẽ đi tranh tài tại cuối tuần nên không thể tới dự thánh lễ Đức Giáo Hoàng cử hành tại Nationals Parks ở Washington.
Sau khi trò chuyện riêng với tổng thống, Đức Giáo Hoàng và Tổng Giám Mục Sambi lên chiếc xe limousine, đi về tòa sứ thần để nghỉ đêm tại đó.
Bom nổ gây thiệt hại Vương Cung Thánh Đường Zamboanga, Phi Luật Tân
Nguyễn Việt Nam
06:15 15/04/2008
Zamboanga - Cảnh sát ở thành phố Zamboanga, miền Nam Phi Luật Tân đang điều tra một vụ nổ bom gây thiệt hại cho Vương Cung Thánh Đường Zamboanga vào tảng sáng ngày Chúa Nhật. Các nhóm khủng bố Hồi Giáo bị nghi ngờ dính dáng đến vụ này.
Hai quả bom đã phát nổ khi anh chị em giáo dân đang tấp nập đến nhà thờ để dự thánh lễ Chúa Nhật lúc 5giờ sáng. Quả bom thứ nhất làm bể các cửa kính của nhà thờ, làm thiệt hại hai xe hơi đậu gần đó, và để lại trên mặt đường một vết nứt sâu khoảng 1.5 cm. Ba người được nhìn thấy cỡi xe gắn máy và bỏ lại một bao bố vài phút trước khi vụ nổ xảy ra.
Quả bom thứ hai nổ vài phút sau đó tại một quán cà phê cách nhà thờ nửa dặm.
Cảnh sát tin rằng những kẻ khủng bố muốn cho nổ vào lúc giáo dân đang dự thánh lễ lúc 5 giờ nhưng quả bom đã phát nổ sớm hơn dự định nên không có ai bị thương.
Đức Tổng Giám Mục Romulo Valles của Zamboanga lên án vụ đánh bom này. Ngài nói: “Chúng ta đau buồn sâu xa trước những biến cố này. Đây rõ ràng là một hành vi của tối tăm. Chúng ta phải đoàn kết lại với nhau”.
Theo thông tấn xã Reuters, cảnh sát Phi quy trách nhiệm vụ này cho nhóm Hồi Giáo Thánh Chiến Jemaah Islamiah.
Hai quả bom đã phát nổ khi anh chị em giáo dân đang tấp nập đến nhà thờ để dự thánh lễ Chúa Nhật lúc 5giờ sáng. Quả bom thứ nhất làm bể các cửa kính của nhà thờ, làm thiệt hại hai xe hơi đậu gần đó, và để lại trên mặt đường một vết nứt sâu khoảng 1.5 cm. Ba người được nhìn thấy cỡi xe gắn máy và bỏ lại một bao bố vài phút trước khi vụ nổ xảy ra.
Quả bom thứ hai nổ vài phút sau đó tại một quán cà phê cách nhà thờ nửa dặm.
Cảnh sát tin rằng những kẻ khủng bố muốn cho nổ vào lúc giáo dân đang dự thánh lễ lúc 5 giờ nhưng quả bom đã phát nổ sớm hơn dự định nên không có ai bị thương.
Đức Tổng Giám Mục Romulo Valles của Zamboanga lên án vụ đánh bom này. Ngài nói: “Chúng ta đau buồn sâu xa trước những biến cố này. Đây rõ ràng là một hành vi của tối tăm. Chúng ta phải đoàn kết lại với nhau”.
Theo thông tấn xã Reuters, cảnh sát Phi quy trách nhiệm vụ này cho nhóm Hồi Giáo Thánh Chiến Jemaah Islamiah.
Giáo sĩ cao cấp Hồi Giáo tuyên bố: “Rôma sẽ sớm bị chinh phục bởi Hồi Giáo”
Thúy Dung
06:48 15/04/2008
Giêrusalem - Một giáo sĩ Hồi Giáo cao cấp và là thành viên của Hamas, đồng thời là một thành viên Quốc Hội Palestine hôm thứ Sáu vừa qua đã tiên đoán rằng Rôma, “thủ đô của Công Giáo”, sẽ sớm bị chinh phục bởi người Hồi Giáo.
Yunis al-Astal, vị giáo sĩ đã tuyên bố như trên, nói với các tín đồ của ông ta rằng “Rất chóng, theo thánh ý của Allah, Rôma sẽ bị chinh phục như thành Constantinople theo lời tiên đoán của tiên tri Muhammad. Ngày nay, Rôma là thủ đô của người Công Giáo, hay thủ đô Thập Tự Quân, là nơi đã công bố sự thù nghịch của nó đối với Hồi Giáo”.
Lời tấn công Giáo Hội Công Giáo của ông này đã được phát trên đài truyền hình Al-Aqsa của Hamas. Yunis al-Astal tiên đoán rằng Rôma sẽ là “một vị trí tiền phương cho những cuộc chinh phục Hồi Giáo, mà sẽ nhanh chóng lan tràn khắp Âu Châu, sau đó đến lượt Bắc Mỹ và Nam Mỹ, ngay cả Đông Âu nữa”.
Yunis al-Astal kích động “Allah đã chọn anh em cho chính Ngài và cho tôn giáo của Ngài để anh em phục vụ như guồng máy đẩy đưa đất nước này đến chỗ thành công, an ninh và củng cố quyền lực và ngay cả những cuộc chinh phục thông qua da'wa (thuyết phục) và bạo lực để chiếm các thủ đô và toàn thế giới”.
Tháng Sáu năm ngoái, Al-Astal nói rằng nghĩa vụ của phụ nữ Palestine là phải tử đạo qua những cuộc nổ bom tự sát.
Toàn bộ bài kích động bạo lực của Yunis al-Astal có thể xem tại đây: http://www.memritv.org/clip/en/1739.htm
Yunis al-Astal |
Lời tấn công Giáo Hội Công Giáo của ông này đã được phát trên đài truyền hình Al-Aqsa của Hamas. Yunis al-Astal tiên đoán rằng Rôma sẽ là “một vị trí tiền phương cho những cuộc chinh phục Hồi Giáo, mà sẽ nhanh chóng lan tràn khắp Âu Châu, sau đó đến lượt Bắc Mỹ và Nam Mỹ, ngay cả Đông Âu nữa”.
Yunis al-Astal kích động “Allah đã chọn anh em cho chính Ngài và cho tôn giáo của Ngài để anh em phục vụ như guồng máy đẩy đưa đất nước này đến chỗ thành công, an ninh và củng cố quyền lực và ngay cả những cuộc chinh phục thông qua da'wa (thuyết phục) và bạo lực để chiếm các thủ đô và toàn thế giới”.
Tháng Sáu năm ngoái, Al-Astal nói rằng nghĩa vụ của phụ nữ Palestine là phải tử đạo qua những cuộc nổ bom tự sát.
Toàn bộ bài kích động bạo lực của Yunis al-Astal có thể xem tại đây: http://www.memritv.org/clip/en/1739.htm
Đức Thánh Cha sẽ mang đến Hoa Kỳ thông điệp Hy Vọng
Đặng Tự Do
07:26 15/04/2008
Vatican - Đức Tổng Giám Mục Octavo Ruiz Arenas, phó chủ tịch Ủy Ban Tòa Thánh về Châu Mỹ La Tinh nói với Radio Vatican rằng trong chuyến tông du Hoa Kỳ bắt đầu từ ngày hôm nay, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI sẽ mang đến cho các tín hữu một thông điệp Hy Vọng để khích lệ họ công bố Tin Mừng của Chúa Kitô với tình yêu và lòng nhiệt thành.
Đức TGM Octavo Arenas đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của chuyến tông du lần thứ 8 bên ngoài nước Ý của Đức Thánh Cha diễn ra “trong một thời điểm khó khăn của toàn thể Giáo Hội trong đó chúng ta phải dành lại những giá trị kín múc từ Tin Mừng ngõ hầu nhân quyền được tôn trọng” và để sứ điệp Tin Mừng được công bố với “tình yêu và hy vọng”.
Theo Đức Tổng Giám Mục Arenas, Đức Thánh Cha hy vọng có thể mang đến điều gì đó giúp chữa lành các vụ tai tiếng lạm dụng tính dục của một số giáo sĩ tại Hoa Kỳ “để nhắc mọi người rằng như các thừa tác viên chúng ta chắc chắn có những yếu đuối nhưng sức mạnh của Thiên Chúa sẽ linh hoạt toàn thể Giáo Hội”.
Liên quan đến chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, Đức Tổng Giám Mục Arenas ghi nhận điều này thật có ý nghĩa vì chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha trùng vào dịp kỷ niệm 60 năm công bố Hiến Chương Quốc Tế Nhân Quyền.
“Giáo Hội, trong lãnh vực này, có một sứ điệp mạnh mẽ để công bố. Giáo Hội muốn nhấn mạnh một lần nữa phẩm giá con người là gì, đó không phải là điều dựa trên những quyền đã thủ đắc được hay trên những quyền con người đang tranh đấu để đạt được nhưng là trên chính yếu tính của bản ngã chúng ta. Chúng ta là con cái của Thiên Chúa, chúng ta đều là anh chị em với nhau”.
Đức Tổng Giám Mục Ruiz khích lệ người Công Giáo tranh đấu cho sự bình đẳng để tất cả chúng ta có thể sống theo đúng phẩm giá con người của mình “với niềm tự hào, trong khi tôn trọng lẫn nhau”.
Đức Tổng Giám Mục cũng ghi nhận tình cảm người dân Mỹ Châu La Tinh dành cho Đức Thánh Cha, vị mà chúng ta “cầu khẩn cùng Thiên Chúa ban cho người sức mạnh để tiếp tục công việc ngài đang thi hành với một tình cảm tông đồ sâu sắc”.
Đức TGM Octavo Arenas đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của chuyến tông du lần thứ 8 bên ngoài nước Ý của Đức Thánh Cha diễn ra “trong một thời điểm khó khăn của toàn thể Giáo Hội trong đó chúng ta phải dành lại những giá trị kín múc từ Tin Mừng ngõ hầu nhân quyền được tôn trọng” và để sứ điệp Tin Mừng được công bố với “tình yêu và hy vọng”.
Theo Đức Tổng Giám Mục Arenas, Đức Thánh Cha hy vọng có thể mang đến điều gì đó giúp chữa lành các vụ tai tiếng lạm dụng tính dục của một số giáo sĩ tại Hoa Kỳ “để nhắc mọi người rằng như các thừa tác viên chúng ta chắc chắn có những yếu đuối nhưng sức mạnh của Thiên Chúa sẽ linh hoạt toàn thể Giáo Hội”.
Liên quan đến chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, Đức Tổng Giám Mục Arenas ghi nhận điều này thật có ý nghĩa vì chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha trùng vào dịp kỷ niệm 60 năm công bố Hiến Chương Quốc Tế Nhân Quyền.
“Giáo Hội, trong lãnh vực này, có một sứ điệp mạnh mẽ để công bố. Giáo Hội muốn nhấn mạnh một lần nữa phẩm giá con người là gì, đó không phải là điều dựa trên những quyền đã thủ đắc được hay trên những quyền con người đang tranh đấu để đạt được nhưng là trên chính yếu tính của bản ngã chúng ta. Chúng ta là con cái của Thiên Chúa, chúng ta đều là anh chị em với nhau”.
Đức Tổng Giám Mục Ruiz khích lệ người Công Giáo tranh đấu cho sự bình đẳng để tất cả chúng ta có thể sống theo đúng phẩm giá con người của mình “với niềm tự hào, trong khi tôn trọng lẫn nhau”.
Đức Tổng Giám Mục cũng ghi nhận tình cảm người dân Mỹ Châu La Tinh dành cho Đức Thánh Cha, vị mà chúng ta “cầu khẩn cùng Thiên Chúa ban cho người sức mạnh để tiếp tục công việc ngài đang thi hành với một tình cảm tông đồ sâu sắc”.
Thông điệp cho Hồi Giáo
Lữ Giang
23:55 15/04/2008
Thông điệp cho Hồi Giáo
Magdi Allam, một người theo Hồi Giáo, một nhà nghiên cứu văn hóa, một nhà báo và là Phó Giám Đốc của tờ báo nỗi tiếng ở Ý là tờ Il Corriere della Sera, đã trở lại đạo Công Giáo và được Đức Giáo Hoàng Benedict XVI rửa tội vào đêm Vọng Phục Sinh 23.3.2008 tại Roma vừa qua.
Câu chuyện này đã gây ra những phản ứng sôi nổi trong khối Hồi Giáo. Ông Yaha Sergio Yahe Pallavicini, Phó Chủ Tịch Liên Đoàn Hồi Giáo Italia nói với thông tấn xã Reuters:
“Điều làm tôi kinh ngạc là tại sao một nhân vật cao nhất của Tòa Thánh Vatican lại đứng ra cử hành việc cải đạo này”. Theo ông, "Allam lẽ ra nên kín đáo chọn một linh mục tại Viterbo, nơi ông ta sống để được rửa tội". Việc "bội giáo công khai" này sẽ gây tức giận trong thế giới Hồi Giáo.
Mới đây, Website memritv.org của nhóm Hồi Giáo Hamas, đã công bố một cuốn băng ghi lại hình và lời tuyên bố của Giáo Sĩ Yunis Al-Astal vào hôm thứ sáu 11.4.2008 dưới đầu đề “Chúng tôi sẽ chinh phục Roma, và từ đó tiếp tục chinh phục Nam Bắc Mỹ và Đông Âu” (We Will Conquer Rome, and from There Continue to Conquer the Two Americas and Eastern Europe). Cuốn băng này cũng được phát trên đài truyền hình Al-Aqsa của Hamas. Trong cuốn băng đó Giáo Sĩ Yunis Al-Astal, một thành viên của Hamas, đồng thời là một thành viên Quốc Hội Palestine, đã tuyên bố:
“Rất chóng, theo thánh ý của Allah, Rôma sẽ bị chinh phục như thành Constantinople theo lời tiên đoán của tiên tri Muhammad. Ngày nay, Rôma là thủ đô của người Công Giáo, hay thủ đô Thập Tự Quân, là nơi đã công bố sự thù nghịch của nó đối với Hồi Giáo”.
Yunis al-Astal tiên đoán Rôma sẽ là “một vị trí tiền phương cho những cuộc chinh phục Hồi Giáo, và cuộc chinh phục này sẽ nhanh chóng lan tràn khắp Âu Châu, sau đó đến lượt Bắc Mỹ và Nam Mỹ, ngay cả Đông Âu nữa”.
Vậy, chúng ta thử tìm hiểu xem khi chính mình đích thân đứng ra rửa tôi cho Magdi Allam, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI muốn gởi cho thế giới Hồi Giáo thông điệp nào?
LUẬT CẤM CẢI ĐẠO
Sở dĩ có những phản ứng như trên, vì theo Luật Sharia của Hồi Giáo (Islamic Sharia Law), cải từ Hồi Giáo qua tôn giáo khác được coi như bỏ đạo, một tội phạm có thể bị tử hình nếu bị cáo không công khai từ bỏ sự cải đạo (conversion by a Muslim to another religion is considered apostasy, a crime punishable by death if the accused does not recant).
Tại Maroc, ai bỏ đạo Hồi để theo đạo khác sẽ bị phạt tử hình. Luật Iran cũng qui định hình phạt tử hình đối với ai bỏ đạo Hồi để theo đạo Thiên Chúa Giáo. Luật của Saudi Arabia khẳng định: Không thể có hai tôn giáo trên bán đảo A-rập. Do đó, việc thiết lập bất cứ một tôn giáo nào khác ngoài đạo Hồi đều bị cấm chỉ. Tại Sudan, trong thập niên 1990, có hơn 2 triệu người da đen theo Thiên Chúa Giáo đã bị sát hại.
Để các tổ chức truyền giáo đừng khuyến dụ người Hồi Giáo cải đạo, các quốc gia Hồi Giáo đã ban hành luật cấm dụ dỗ người Hồi Giáo bỏ đạo. Thí dụ điều 220 của Hình Luật Ma Rốc quy định rằng “bất cứ ai xử dụng các phương tiện khác nhau để dụ dỗ hay làm lung lạc lòng tin của một tín hữu Hồi Giáo, hoặc khiến cho họ thay đổi tôn giáo”, đều có thể bị kết án từ 6 tháng cho tới 3 năm tù. Tháng 3 năm 2006 chính quyền Algerie đã ban hành Sắc Lệnh nhằm loại trừ và trừng phạt hiện tượng chiêu dụ tín đồ Hồi Giáo cải đạo. Điều 11 của Sắc Lệnh này quy định rằng những ai có ý lôi kéo một tín hữu Hồi Giáo theo tôn giáo khác qua báo chí, tài liệu, sách vở, phim ảnh và các tài liệu giảng dạy khác, có thể bị phạt 5 năm tù và 500 ngàn dina.
Ấn Độ cũng có luật cấm cải đạo, tuy không gắt gao bằng luật Hồi Giáo. Mục tiêu của những đạo luật này là để ngăn chận khoảng 250 triệu người cùng đinh Dalit bỏ Ấn Giáo (Hindu) qua Thiên Chúa Giáo hay các tôn giáo khác để khỏi làm nô lệ cho những đảng cấp cao ở Ấn Độ. Hiện nay, 6 tiểu bang sau đây đã ban hành luật cấm cải đạo: Arunachal Pradesh, Madhya Pradesh, Orissa, Tamil Nadu, Gujarat và Chhattisgarh.
Ở Sri Lanka, một nước có 70% “Phật Giáo hiền hòa”, một số sư sải cũng bắt chước Ấn Giáo, đệ trình dự luật cấm những người theo đạo Phật cải sang tôn giáo khác, và cấm các hình thức truyền giáo, nhưng chưa được Quốc Hội biểu quyết. Các tổ chức Phật Giáo cũng thường tấn công các cơ sở Thiên Giáo.
Dĩ nhiên, những quy định như trên đều trái với những điều khoản của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ngày 10.2.1948. Điều 18 của bản tuyên ngôn này quy định: “Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo; quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng qua sự giảng dạy, hành đạo, thờ phụng và nghi lễ, hoặc riêng mình hoặc với người khác, tại nơi công cộng hay tại nhà riêng.”
Điều nghịch lý là khi đến các nước khác, nhất là các nước Tây Phương, những người theo Hồi Giáo, Ấn Giáo và Phật Giáo đều được tự do truyền đạo của họ, nhưng họ lại muốn cấm các tôn giáo khác không được truyền đạo vào nước họ! Theo Liên Minh Hồi Giáo (UCIDE) hiện nay tại Tây Ban Nha, số người theo Hồi Giáo đã lên đến 1.130.000 người, tức là 2.5% dân số. Đa số người Hồi Giáo tại Tây Ban Nha là người di dân đến từ các nước Hồi Giáo, nhưng trong đó cũng có khoảng 35.000 người là người Tây Ban Nha chính cống.
Mặc dầu có những sự cấm đoán gắt gao như trên, những người cải đạo từ Hồi Giáo và Ấn Giáo sang các tôn giáo khác ngày càng đông. Thí dụ tại Pháp, trong những năm gần đây, mỗi năm có khoảng 150 đến 200 người Hồi Giáo cải sang Thiên Chúa Giáo.
Tại vùng bắc Phi Châu, người ta ghi nhận hiện tượng càng ngày càng có nhiều tín hữu Hồi giáo theo Thiên Chúa giáo. Đây là một hiện tượng xảy ra trong âm thầm, nhưng đều đặn. Dĩ nhiên là không có con số chính xác nào, vì luật lệ khắt khe của Hồi giáo cấm bỏ đạo, và nhất là vì lý do an ninh: Ai bỏ đạo có thể bị sát hại.
Theo kết qủa một cuộc thăm dò mới đây, 60% các tín hữu Thiên Chúa giáo mới người Marốc đã xin theo Thiên Chúa giáo nhờ các tiếp xúc cá nhân; 30% qua truyền hình và Internet và 10% là do các bài giảng của các thừa sai Kitô giáo. Sự kiện này cho thấy người Hồi giáo theo Thiên Chúa giáo vì chính họ suy tư tìm hiểu, chứ không phải vì bị các thừa sai chiêu dụ. Anh Mohammed, 30 tuổi sống tại Casablanca, cho biết anh và các người Hồi giáo theo Thiên Chúa giáo sống kín đáo, vì đám đông dân chúng không thể hiểu được rằng một người A-rập lại có thể là tín hữu Thiên Chúa giáo.
Tại sao ký giả Magdi Allam và nhiều người khác đã vượt qua những khó khăn kinh khủng, kể cả án tử hình, để cải đạo? Thế giới đang làm gì để chống lại các luật lệ quái đản nói trên của Hồi Giáo?
Trước khi trả lời những câu hỏi này, chúng tôi xin trình bày qua tiểu sử của ký giá Magdi Allam và những lời tâm tình của ông.
VÀI NÉT VỀ MAGDI ALLAM
Magdi Allam là người Ai-cập, sinh ngày 22.4.1952. Ông theo Hồi Giáo do cha mẹ ông. Ông được gởi đến học một trường Thiên Chúa giáo ở Ai Cập, tại đây ông được học văn hóa và văn minh của Tây phương. Năm 30 tuổi, ông rời Ai-cập và đến Ý học ở Đại Học La Sapienza University ở Rome và tốt nghiệp về xã hội học. Sau thời gian làm việc cho một vài tờ báo ở Ý, ông được chọn làm Phó Giám Đốc của tờ Corriere della Sera, một tờ báo hàng đầu ở Ý. Ông thường viết những bài phê bình nhóm Hồi Giáo trọng căn (Islamic fundamentalism) và những bài liên quan đến văn hóa Tây phương và văn hóa của thế giới Hồi giáo.
Cuốn sách nổi tiếng nhất của ông là cuốn “In Vincere la paura” (Chiến thắng nỗi sợ) xuất bản năm 2005, trong đó ông tự thuật về chính cuộc đời mình như một ký giả có cảnh sát bảo vệ thường xuyên khi quân Hamas ráo riết tìm giết ông vì ông không ngừng chỉ trích những người Palestine ôm bom tự sát. Ông cũng là một trong những người Hồi Giáo công khai lên tiếng bênh vực Đức Giáo Hoàng trong vụ diễn từ của ngài tại Đại Học Regensburg ở Đức năm 2006.
Những tác phẩm của Allam được công bố gần đây gồm có: “Diario dall'Islam” (Nhật Ký Hồi Giáo), “Bin Laden in Italia. Viaggio nell'Islam Radicale” (Bin Laden ở Ý. Hành trình qua Hồi Giáo quá khích), “Jihad in Italia. Viaggio nell'Islam Radicale” (Thánh Chiến Hồi Giáo ở Ý. Hành trình qua Hồi Giáo quá khích), “Saddam. Storia Segreta di un Dittatore” (Saddam. Bí Sử của nhà độc tài) “Kamikaze made in Europe” (Biệt đội Thần Phong - Kamikaze - sản xuất tại Âu Châu).
Nhiều người Hồi Giáo tại Ai cập đã chú ý đến Allam vì những tác phẩm giới thiệu văn hóa Tây phương và văn hóa Hồi Giáo của ông. Một số người Hồi Giáo xem Allam là “một nhịp cầu hiểu biết” giữa Thiên Chúa giáo và Hồi Giáo. Allam đã từng được giải Dan David Prize vì những cố gắng làm tăng sự hiểu biết giữa Hồi Giáo và Tây phương.
TÂM TÌNH CỦA MADGI ALLA
Trước khi đươc chịu phép rửa tội, Madgi Allam đã gởi cho Giám Đốc tờ Il Corriere della Sera (Người đưa tin buổi chiều) một lá thư nói lên tâm tình của mình. Lá thư đó đã được đăng trên báo này ngày lễ Phục Sinh 23.3.2008. Vì bức tâm thư này khá dài, chúng tôi chỉ đăng lại những đoạn chính do Linh mục Trần Bình Thái dịch ra tiếng Việt. Mở đầu, Madgi Alla nói:
“Kinh thưa ngài giám đốc,
“Điều mà tôi muốn nói với ngài đây liên quan đến sự chọn lựa đức tin tôn giáo và cuộc sống cá nhân của tôi, điều mà tôi không muốn làm ảnh hưởng đến tờ báo Il Corriere della Sera, nơi tôi hân hạnh được làm việc từ 2003 trong tư cách phó giám đốc. Tôi viết cho ngài với tư cách là nhân vật chính của một biến cố. Ngày hôm qua tôi đã từ bỏ đức tin Hồi giáo để cải đạo sang Công giáo. Như thế, nhờ ơn Chúa, một cuộc thai nghén từ lâu được nuôi dưỡng trong đau khổ và niềm vui, giữa suy tư sâu xa và thầm kín với sự bày tỏ ý thức công khai, nay đã trổ sinh trái chín. Tôi đặc biệt cám ơn Đức Thánh Cha Bebedict XVI đã trao ban những Bí tích khai tâm Thiên Chúa giáo: Rửa tội, Thêm Sức va Thánh Thể cho tôi trong đền thờ Thánh Peter trong lễ trọng Vọng Phục Sinh. Và tôi đã nhận một tên thánh rất là đơn sơ và rõ ràng: “Cristiano” (người Kitô hữu)...”
Ở phần “Điểm cập bến”, Tác giả viết:
“Cuộc cải đạo sang Công giáo của tôi là điểm cập bến của một cuộc suy tư nội tâm sâu xa và lâu dài mà tôi không thể tránh né. Bởi vì đã 5 năm rồi tôi bị bó buộc trong một cuộc sống được bảo hộ an ninh, với bảo vệ ở nhà và cảnh sát hộ tống trong mọi di chuyển, do những đe dọa và những án tử hình dành cho tôi từ phía nhưng người Hồi giáo quá khích và khủng bố tại nước Ý cũng như hải ngoại. Tôi đã phải tự vấn mình về thái độ của những người đã công khai phát hành fatwe, về những phản ứng pháp lý Hồi giáo tố cáo tôi - một người Hồi giáo - là “kẻ thù của Hồi giáo”, là “giả hình, là Kitô hữu copto giả dạng Hồi giáo để gây hại cho Hồi giáo”, là “tên dối trá và kẻ bôi nhọ đạo Hồi”, để rồi kết án tử hình tôi. Tôi tự hỏi tại sao tôi, một người đấu tranh không mỏi mệt và cách xác tín cho một “Hồi giáo ôn hòa”, chấp nhận làm người tiên phong đương đầu với những tố cáo của Hồi giáo cực đoan và khủng bố, cuối cùng lại bị kết án tử hình nhân danh Hồi giáo trên cơ sở hợp pháp hóa của Kinh Coran?...”
Trong phần “Sự chọn lựa và những đe dọa”, tác giả tâm sự:
“Thưa ngài giám đốc, ngài đã hỏi tôi có sợ bị mất mạng không, vì ngài biết rằng việc cải đạo sang Thiên Chúa giáo chắc chắn sẽ gây cho tôi nhiều phiền phức và thậm chí án tử hình vì tội phản đạo. Ngài có lý đấy. Tôi biết tôi sẽ gặp phải điều gì, nhưng tôi đối diện với nó ngẩng cao đầu và lưng đứng thẳng với một sự kiên vững nội tâm của một người chắc chắn về đức tin của mình. Và tôi sẽ tiếp tục kiên vững hơn sau hành vi lịch sử và can đảm của Đức Giáo Hoàng, người mà ngay từ phút đầu biết được nguyện vọng của tôi đã muốn đích thân trao ban các Bí tích khai tâm Thiên Chúa giáo cho tôi...”
Tiếp đến, tác giả kêu gọi “Hãy ngừng bạo lực”. Tác giả viết:
“Trên góc nhìn của mình tôi xin nói rằng đã đến lúc chấm dứt sự phóng túng và bạo lực của những người Hồi giáo vốn không tôn trọng tự do chọn lựa tôn giáo. Ở Ý có hàng ngàn người cải đạo sang Hồi giáo và họ sống an bình với đức tin mới. Nhưng lại có hàng ngàn người Hồi giáo cải đạo sang Thiên Chúa giáo thì lại buộc lòng phải che giấu đức tin mới vì sợ bị sát hại bởi những người Hồi giáo cực đoan trà trộn giữa chúng ta. Một trong những trường hợp này đã được nói đến trong bài viết đầu tiên của tôi trên tờ Il Corriere della Sera ngày 3/9/2003 với tựa đề “Những hang toại đạo mới của những người Hồi giáo cải đạo”. Đó là một cuộc điều tra về những người tân tòng nói về nỗi cô đơn thiêng liêng và nhân bản của họ, trước sự trốn tránh của các cơ quan nhà nước và sự im lặng của Giáo hội trong việc chăm lo bảo vệ an toàn cho họ. Thế nhưng tôi cầu mong rằng, từ hành vi lịch sự của Đức Thánh Cha và từ lời chứng của tôi, sẽ dấy lên một niềm tin rằng đã đến lúc đi ra khỏi bóng tối của hang toại đạo và khẳng định công khai ý muốn được là chính mình một cách tròn đầy. Nếu chúng ta không đảm bảo được tự do tôn giáo ngay tại Ý quốc này, là cái nôi của Thiên Chúa giáo, là nhà của chúng ta, thì làm sao chúng ta có thể lên án được sự vi phạm tự do tôn giáo ở những nơi khác trên thế giới? Tôi cầu xin Thiên Chúa để Lễ Phục Sinh đặc biệt này mang lại sự phục sinh tinh thần cho tất cả các tín hữu trong Đức Kitô, những người nào vẫn còn bị sự sợ hãi khuất phục.
Ký tên: Madgi Allam
Ngày 23 tháng 3 năm 2008
Đức Hồng Y Giovanni Re nói với một tờ nhật báo Ý: “Cải đạo là một vấn đề riêng tư, một chuyện cá nhân và chúng tôi hy vọng rằng phép thanh tẩy không bị Hồi giáo giải thích một cách tiêu cực.”
Ông Madgi Allam nói ông đã quyết định theo đạo Công giáo sau nhiều năm tìm kiếm sâu xa tận đáy lòng. Ông khẳng định là Giáo Hội Công Giáo đã “quá dè dặt trong việc cải đạo người Hồi Giáo.”
Bản tuyên bố của Vatican về việc cải đạo của Allam đã nói: “Đối Với Giáo Hội Công Giáo, bất cứ ai xin nhận phép Thanh tẩy sau cuộc tìm kiếm cá nhân sâu sắc, sau sự chọn lựa hoàn toàn tự do và chuẩn bị thích đáng, cũng có quyền nhận lãnh.”
Bản tuyên bố cũng nói mọi người mới nhận đức tin đều “cùng quan yếu trước tình yêu Thiên Chúa và được đón mời vào cộng đồng Giáo Hội”.
THÔNG ĐIỆP CHO HỒI GIÁO
1.- Thông điệp của Đức Giáo Hoàng
Bản tin của hảng thông tấn Zenit.org cho biết hôm 3.4.2008, Linh mục Federico Lombardi, giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh Vatican, nói rằng việc Đức Giáo Hoàng Benedict XVI sẵn sàng rửa tội một người trở lại Công Giáo có gương mặt nổi bật từ Hồi Giáo, là nhằm khẳng định sự tự do chọn lựa tôn giáo, xuất phát từ phẩm giá con người.
Qua lời phát biểu này, chúng ta có thể hiểu rằng khi chính mình đích thân rửa tội cha Magdi Allam, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI muốn gởi đến thế giới Hồi Giáo một thông điệp quan trọng: Những quyền căn bản của con người phải được Hồi Giáo tôn trọng, trong đó có quyền tự do thôn giáo.
Trong thế giới ngày nay, không thể để cho người Hồi Giáo muốn làm gì thì làm. Hồi Giáo phải xét lại những phương thức hành động mà họ đang theo đuổi. Nhiều tổ chức trên thế giới cũng đang gởi đến khối Hồi Giáo những cảnh báo khác.
Thật ra, đây không phải là lần đầu tiên Đức Giáo Hoàng Benedict XVI muốn gởi cho khối Hồi Giáo một thông điệp như vậy.
Chúng ta nhớ lại, trong bài thuyết giảng tại Đại học Regensburg hôm 12.9.2006, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã trích dẫn lời của Đại Đế Manuel II Paleologus của Ba Tư về chủ đề Thiên Chúa giáo và Hồi giáo. Đại Đế nói:
“Hãy chỉ cho tôi thấy Mohammed đã mang lại điều gì mới, và ở đó bạn chỉ thấy toàn là sự dữ và phi nhân bản, chẳng hạn như lệnh truyền của Mahommed là phải dùng gươm giáo để truyền bá niềm tin mà ông ta đã rao giảng”.
Liền sau đó, khối Hồi Giáo đã phản ứng rất mạnh mẽ. Có nhóm đã lên án tử hình Đức Giáo Hoàng.
Nhiều người đã đặt câu hỏi: Đức Giáo Hoàng Benedict XVI là một người rất thận trọng, đang ở địa vị cầm đầu một Giáo Hội lớn nhất thế giới, bài thuyết giảng lại được soạn thảo để đọc trước một cử tọa đa số là các nhà khoa bảng, trong đó Hồi Giáo, một tôn giáo có phiều phần tử quá khích, được đề cập đến..., do đó bài thuyết giáo chắc chắc đã được soạn thảo rất kỷ lưỡng và tiên liệu các phản ứng sẽ xẩy ra..., tại sao Đức Giáo Hoàng lại chọn một lời phê phán Hồi Giáo nặng nề như vậy để trích dẫn?
Nhưng nhiều người tin rằng Vatican và Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã tiên liệu trước phản ứng của các nhóm Hồi Giáo quá khích khi trích dẫn câu nói trên trong bài thuyết giảng. Nếu đọc toàn bài thuyết giảng, chúng ta sẽ nhận ra rằng Vatican và Đức Giáo Hoàng đã cố tình đưa ra một thách đố đối với Hồi Giáo trong thế giới ngày nay, đó là điều mà Đại Đế Manuel II Paleologus đã nêu lên từ thời trung cỗ: ĐỨC TIN và MÁU ME, tức truyền bá Đức Tin bằng chiến tranh và chinh phạt. Ông Reuel Marc Gerecht, chủ bút tờ Wall Street Journal, đã nhận định rằng “chủ nghĩa thánh chiến Hồi Giáo, giống như chủ nghĩa Phát Xít, đang viết lại DNA luân lý của chúng ta, coi tội lỗi như là nhân đức. Chúng ta cần đối thoại và lý sự với họ về những vấn đề này. Chúng ta hãy ngưng coi những người Hồi Giáo là con nít và hãy thẳng thắn đối thoại với họ.”
Muốn cho tất cả khối Hồi Giáo chú ý đến thách đố đó, không gì tốt hơn là trích dẫn câu nói trên của Đại Đế Manuel II Paleologus.
Có thể nói, với bài thuyết giảng nói trên, Vatican và Đức Giáo Hoàng đã thành công trong việc đánh thức tâm thức của các nhà lãnh đạo Hồi Giáo, làm cho khối Hồi Giáo chú ý đến thách đố của họ.
Trong bài xã luận dưới đầu đề “Benedict XVI promotes "interfaith" dialogue. Muslims and Christians need it” (Giáo Hoàng Benedict XVI khuyến khích đối thoại “giữa niềm tin”. Hồi Giáo và Thiên Chúa Giáo cần điều đó), ông Reuel Marc Gerecht khẳng định rằng đa số người Tây phương và cả đa số người Hồi Giáo biết rất rõ “những sai trái” bên trong Hồi Giáo nhưng nén lại trong lòng, không dám nói ra công khai. Chính vì thế các nhà lãnh đạo Hồi Giáo thường cố tình lẩn tránh việc thảo luận công khai về chính niềm tin của họ.
Ông thúc giục những người Hồi Giáo và thế giới Tây phương hãy can đảm chấp nhận lời mời gọi của Đức Giáo Hoàng cho một cuộc đối thoại “thẳng thắn dù phải trải qua đau đớn”, và than trách phản ứng nhanh chóng của Tây phương trong những ngày qua muốn tránh đi một cuộc đối đầu.
2.- Thông điệp của giới truyền thông
Chúng ta nhớ lại, vào tháng 9 năm 2005, Flemming Rose, người phụ trách về văn hóa của tờ nhật báo Jyllands Posten, một tờ nhật báo hàng đầu của Đan Mạch, đã viết thư mời 25 họa sĩ vẽ biếm họa về Mohammad và hứa trả 128 dollars cho mỗi bức biếm họa. Có 12 họa sĩ đã tham dự.
Trong số 12 bức biếm họa, có hai bức đã làm người Hồi Giáo nổi giận. Bức thứ nhất là hình Mohammad với chiếc khăn truyền thống của người A rập được quấn trên đầu trông giống như một quả bom có ngòi nổ. Bức thứ hai là hình Mohammad với lời chú thích là đã hết gái đồng trinh làm phần thưởng cho những kẻ đánh bom tự sát. Sau đó, một tạp chí tại Na uy cũng đăng lại những bức biếm họa này.
Những bức hiếm họa nói trên đã gây phản ứng mạnh trong khối Hồi Giáo, những các cơ tư pháp ở Âu Châu vẫn cương quyết bảo vệ quyền tự do ngôn luận của báo chí tại quốc gia họ.
Mặc dầu bị các phần tử Hồi Giáo quá khích đe dọa, đầu năm nay nhiều tờ báo và tạp chí ở Châu Âu đã lần lượt đăng lại các bức biếm họa đó để nói với người Hối giáo rằng thế giới không sợ sựï đe dọa của họ. Hôm 13.2.2008, các báo ở Đan Mạch đã in lại bức hí họa vẽ hình đầu Mohammad đội khăn có hình trái bom.
Hôm 12.3.2008, một thông điệp thu thanh của Bin Laden được đưa lên mạng lưới của phiến quân, đe dọa sẽ tiến hành cuộc tấn công mới và “mạnh mẽ” vào châu Âu để trả đũa việc những bức tranh hí họa tiên tri Mohammad. Bin Laden gọi những tranh hí họa là một phần trong “cuộc thánh chiến mới”.
Nhưng mọi người đều biết lời đe dọa này nếu có thể thực hiện được, nhóm Hồi Giáo quá khích đã thực hiện từ lâu rồi.
CHỐNG HỒI GIÁO ĐỂ CỨU HỒI GIÁO
Trong kinh Koran, Allah công khai ra lệnh cho các tín đồ Hồi Giáo phải giết hại những người ngoại đạo: "Ta sẽ gieo kinh hoàng nơi trái tim của những kẻ ngoại đạo. Các con hãy chặt đầu chúng và hãy cắt rời tất cả các đầu ngón tay của chúng". (I will cast terrors into the hearts of those who disbelieve. Therefore, trike of their heads and strike off every fingertips of them - Koran 8:12).
Kinh Koran dạy các tín đồ Hồi Giáo rằng họ có thể giết người ngoại đạo mà không phải chịu trách nhiệm về hành vi sát nhân này vì đó là việc Thiên Chúa làm. Kinh Koran viết: "Không phải các con đã giết chúng mà Thiên Chúa mới là đấng đã giết chúng và không phải các con đã đập tan kẻ thù mà Thiên Chúa mới là đấng đã dẹp tan chúng" (You did not slay them but it was God who slew them. You did not smite when you smote the enemy but it was God who smote - Koran 8:17).
Kinh Koran coi “những kẻ ngoại đạo đã đi theo sự sai lầm, vì thế, khi gặp những kẻ ngoại đạo nơi chiến trường, chặt đầu chúng hoặc bắt chúng bỏ tù.” (The unbelievers follow falsehood. When you meet the unbelievers in the battlefield, strike off their heads or make them prisoners - Koran 47: 4).
Vì những lý do trên, nhiều người đã coi Hồi Giáo như một tôn giáo của sự khủng bố (a religion of terror), kinh Koran như một cuốn Sách của Tử Thần (the Book of Death), và thần học Hồi Giáo đã mang lại những hậu quả nguy hiểm chết người (the lethal consequences) cho những người ngoại đạo.
Tuy nhiên, trong tâm thư ngày 23.3.2008 nói trên, ký giả Magdi Allam đã nói với người Hồi Giáo cải đạo và với chúng ta: “Nỗi lo sợ không che chở được cho những người cải đạo trước án tử hình của họ vì tội phản đạo, và nỗi lo sợ các tín hữu Thiên Chúa giáo ở các nước Hồi giáo sẽ bị trả đũa. Thế nhưng, hôm nay, với chứng ta, Đức Benedicto XVI muốn nói rằng phải chiến thắng sự sợ hãi và đừng sợ gì khi khẳng định chân lý về Đức Giêsu ngay cả với những người Hồi giáo.”
Trong cuốn “Lajja” (Sự tủi hổ), Bà Taslima Nasreen, một nữ văn sĩ Bangladesh, đã nói: “Nếu bạn thực tình muốn làm một điều tốt cho những xứ sở Hồi Giáo, bạn phải chống lại Hồi Giáo.”
Magdi Allam, một người theo Hồi Giáo, một nhà nghiên cứu văn hóa, một nhà báo và là Phó Giám Đốc của tờ báo nỗi tiếng ở Ý là tờ Il Corriere della Sera, đã trở lại đạo Công Giáo và được Đức Giáo Hoàng Benedict XVI rửa tội vào đêm Vọng Phục Sinh 23.3.2008 tại Roma vừa qua.
Câu chuyện này đã gây ra những phản ứng sôi nổi trong khối Hồi Giáo. Ông Yaha Sergio Yahe Pallavicini, Phó Chủ Tịch Liên Đoàn Hồi Giáo Italia nói với thông tấn xã Reuters:
“Điều làm tôi kinh ngạc là tại sao một nhân vật cao nhất của Tòa Thánh Vatican lại đứng ra cử hành việc cải đạo này”. Theo ông, "Allam lẽ ra nên kín đáo chọn một linh mục tại Viterbo, nơi ông ta sống để được rửa tội". Việc "bội giáo công khai" này sẽ gây tức giận trong thế giới Hồi Giáo.
Mới đây, Website memritv.org của nhóm Hồi Giáo Hamas, đã công bố một cuốn băng ghi lại hình và lời tuyên bố của Giáo Sĩ Yunis Al-Astal vào hôm thứ sáu 11.4.2008 dưới đầu đề “Chúng tôi sẽ chinh phục Roma, và từ đó tiếp tục chinh phục Nam Bắc Mỹ và Đông Âu” (We Will Conquer Rome, and from There Continue to Conquer the Two Americas and Eastern Europe). Cuốn băng này cũng được phát trên đài truyền hình Al-Aqsa của Hamas. Trong cuốn băng đó Giáo Sĩ Yunis Al-Astal, một thành viên của Hamas, đồng thời là một thành viên Quốc Hội Palestine, đã tuyên bố:
“Rất chóng, theo thánh ý của Allah, Rôma sẽ bị chinh phục như thành Constantinople theo lời tiên đoán của tiên tri Muhammad. Ngày nay, Rôma là thủ đô của người Công Giáo, hay thủ đô Thập Tự Quân, là nơi đã công bố sự thù nghịch của nó đối với Hồi Giáo”.
Yunis al-Astal tiên đoán Rôma sẽ là “một vị trí tiền phương cho những cuộc chinh phục Hồi Giáo, và cuộc chinh phục này sẽ nhanh chóng lan tràn khắp Âu Châu, sau đó đến lượt Bắc Mỹ và Nam Mỹ, ngay cả Đông Âu nữa”.
Vậy, chúng ta thử tìm hiểu xem khi chính mình đích thân đứng ra rửa tôi cho Magdi Allam, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI muốn gởi cho thế giới Hồi Giáo thông điệp nào?
LUẬT CẤM CẢI ĐẠO
Sở dĩ có những phản ứng như trên, vì theo Luật Sharia của Hồi Giáo (Islamic Sharia Law), cải từ Hồi Giáo qua tôn giáo khác được coi như bỏ đạo, một tội phạm có thể bị tử hình nếu bị cáo không công khai từ bỏ sự cải đạo (conversion by a Muslim to another religion is considered apostasy, a crime punishable by death if the accused does not recant).
Tại Maroc, ai bỏ đạo Hồi để theo đạo khác sẽ bị phạt tử hình. Luật Iran cũng qui định hình phạt tử hình đối với ai bỏ đạo Hồi để theo đạo Thiên Chúa Giáo. Luật của Saudi Arabia khẳng định: Không thể có hai tôn giáo trên bán đảo A-rập. Do đó, việc thiết lập bất cứ một tôn giáo nào khác ngoài đạo Hồi đều bị cấm chỉ. Tại Sudan, trong thập niên 1990, có hơn 2 triệu người da đen theo Thiên Chúa Giáo đã bị sát hại.
Để các tổ chức truyền giáo đừng khuyến dụ người Hồi Giáo cải đạo, các quốc gia Hồi Giáo đã ban hành luật cấm dụ dỗ người Hồi Giáo bỏ đạo. Thí dụ điều 220 của Hình Luật Ma Rốc quy định rằng “bất cứ ai xử dụng các phương tiện khác nhau để dụ dỗ hay làm lung lạc lòng tin của một tín hữu Hồi Giáo, hoặc khiến cho họ thay đổi tôn giáo”, đều có thể bị kết án từ 6 tháng cho tới 3 năm tù. Tháng 3 năm 2006 chính quyền Algerie đã ban hành Sắc Lệnh nhằm loại trừ và trừng phạt hiện tượng chiêu dụ tín đồ Hồi Giáo cải đạo. Điều 11 của Sắc Lệnh này quy định rằng những ai có ý lôi kéo một tín hữu Hồi Giáo theo tôn giáo khác qua báo chí, tài liệu, sách vở, phim ảnh và các tài liệu giảng dạy khác, có thể bị phạt 5 năm tù và 500 ngàn dina.
Ấn Độ cũng có luật cấm cải đạo, tuy không gắt gao bằng luật Hồi Giáo. Mục tiêu của những đạo luật này là để ngăn chận khoảng 250 triệu người cùng đinh Dalit bỏ Ấn Giáo (Hindu) qua Thiên Chúa Giáo hay các tôn giáo khác để khỏi làm nô lệ cho những đảng cấp cao ở Ấn Độ. Hiện nay, 6 tiểu bang sau đây đã ban hành luật cấm cải đạo: Arunachal Pradesh, Madhya Pradesh, Orissa, Tamil Nadu, Gujarat và Chhattisgarh.
Ở Sri Lanka, một nước có 70% “Phật Giáo hiền hòa”, một số sư sải cũng bắt chước Ấn Giáo, đệ trình dự luật cấm những người theo đạo Phật cải sang tôn giáo khác, và cấm các hình thức truyền giáo, nhưng chưa được Quốc Hội biểu quyết. Các tổ chức Phật Giáo cũng thường tấn công các cơ sở Thiên Giáo.
Dĩ nhiên, những quy định như trên đều trái với những điều khoản của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ngày 10.2.1948. Điều 18 của bản tuyên ngôn này quy định: “Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo; quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng qua sự giảng dạy, hành đạo, thờ phụng và nghi lễ, hoặc riêng mình hoặc với người khác, tại nơi công cộng hay tại nhà riêng.”
Điều nghịch lý là khi đến các nước khác, nhất là các nước Tây Phương, những người theo Hồi Giáo, Ấn Giáo và Phật Giáo đều được tự do truyền đạo của họ, nhưng họ lại muốn cấm các tôn giáo khác không được truyền đạo vào nước họ! Theo Liên Minh Hồi Giáo (UCIDE) hiện nay tại Tây Ban Nha, số người theo Hồi Giáo đã lên đến 1.130.000 người, tức là 2.5% dân số. Đa số người Hồi Giáo tại Tây Ban Nha là người di dân đến từ các nước Hồi Giáo, nhưng trong đó cũng có khoảng 35.000 người là người Tây Ban Nha chính cống.
Mặc dầu có những sự cấm đoán gắt gao như trên, những người cải đạo từ Hồi Giáo và Ấn Giáo sang các tôn giáo khác ngày càng đông. Thí dụ tại Pháp, trong những năm gần đây, mỗi năm có khoảng 150 đến 200 người Hồi Giáo cải sang Thiên Chúa Giáo.
Tại vùng bắc Phi Châu, người ta ghi nhận hiện tượng càng ngày càng có nhiều tín hữu Hồi giáo theo Thiên Chúa giáo. Đây là một hiện tượng xảy ra trong âm thầm, nhưng đều đặn. Dĩ nhiên là không có con số chính xác nào, vì luật lệ khắt khe của Hồi giáo cấm bỏ đạo, và nhất là vì lý do an ninh: Ai bỏ đạo có thể bị sát hại.
Theo kết qủa một cuộc thăm dò mới đây, 60% các tín hữu Thiên Chúa giáo mới người Marốc đã xin theo Thiên Chúa giáo nhờ các tiếp xúc cá nhân; 30% qua truyền hình và Internet và 10% là do các bài giảng của các thừa sai Kitô giáo. Sự kiện này cho thấy người Hồi giáo theo Thiên Chúa giáo vì chính họ suy tư tìm hiểu, chứ không phải vì bị các thừa sai chiêu dụ. Anh Mohammed, 30 tuổi sống tại Casablanca, cho biết anh và các người Hồi giáo theo Thiên Chúa giáo sống kín đáo, vì đám đông dân chúng không thể hiểu được rằng một người A-rập lại có thể là tín hữu Thiên Chúa giáo.
Tại sao ký giả Magdi Allam và nhiều người khác đã vượt qua những khó khăn kinh khủng, kể cả án tử hình, để cải đạo? Thế giới đang làm gì để chống lại các luật lệ quái đản nói trên của Hồi Giáo?
Trước khi trả lời những câu hỏi này, chúng tôi xin trình bày qua tiểu sử của ký giá Magdi Allam và những lời tâm tình của ông.
VÀI NÉT VỀ MAGDI ALLAM
Magdi Allam là người Ai-cập, sinh ngày 22.4.1952. Ông theo Hồi Giáo do cha mẹ ông. Ông được gởi đến học một trường Thiên Chúa giáo ở Ai Cập, tại đây ông được học văn hóa và văn minh của Tây phương. Năm 30 tuổi, ông rời Ai-cập và đến Ý học ở Đại Học La Sapienza University ở Rome và tốt nghiệp về xã hội học. Sau thời gian làm việc cho một vài tờ báo ở Ý, ông được chọn làm Phó Giám Đốc của tờ Corriere della Sera, một tờ báo hàng đầu ở Ý. Ông thường viết những bài phê bình nhóm Hồi Giáo trọng căn (Islamic fundamentalism) và những bài liên quan đến văn hóa Tây phương và văn hóa của thế giới Hồi giáo.
Cuốn sách nổi tiếng nhất của ông là cuốn “In Vincere la paura” (Chiến thắng nỗi sợ) xuất bản năm 2005, trong đó ông tự thuật về chính cuộc đời mình như một ký giả có cảnh sát bảo vệ thường xuyên khi quân Hamas ráo riết tìm giết ông vì ông không ngừng chỉ trích những người Palestine ôm bom tự sát. Ông cũng là một trong những người Hồi Giáo công khai lên tiếng bênh vực Đức Giáo Hoàng trong vụ diễn từ của ngài tại Đại Học Regensburg ở Đức năm 2006.
Những tác phẩm của Allam được công bố gần đây gồm có: “Diario dall'Islam” (Nhật Ký Hồi Giáo), “Bin Laden in Italia. Viaggio nell'Islam Radicale” (Bin Laden ở Ý. Hành trình qua Hồi Giáo quá khích), “Jihad in Italia. Viaggio nell'Islam Radicale” (Thánh Chiến Hồi Giáo ở Ý. Hành trình qua Hồi Giáo quá khích), “Saddam. Storia Segreta di un Dittatore” (Saddam. Bí Sử của nhà độc tài) “Kamikaze made in Europe” (Biệt đội Thần Phong - Kamikaze - sản xuất tại Âu Châu).
Nhiều người Hồi Giáo tại Ai cập đã chú ý đến Allam vì những tác phẩm giới thiệu văn hóa Tây phương và văn hóa Hồi Giáo của ông. Một số người Hồi Giáo xem Allam là “một nhịp cầu hiểu biết” giữa Thiên Chúa giáo và Hồi Giáo. Allam đã từng được giải Dan David Prize vì những cố gắng làm tăng sự hiểu biết giữa Hồi Giáo và Tây phương.
TÂM TÌNH CỦA MADGI ALLA
Trước khi đươc chịu phép rửa tội, Madgi Allam đã gởi cho Giám Đốc tờ Il Corriere della Sera (Người đưa tin buổi chiều) một lá thư nói lên tâm tình của mình. Lá thư đó đã được đăng trên báo này ngày lễ Phục Sinh 23.3.2008. Vì bức tâm thư này khá dài, chúng tôi chỉ đăng lại những đoạn chính do Linh mục Trần Bình Thái dịch ra tiếng Việt. Mở đầu, Madgi Alla nói:
“Kinh thưa ngài giám đốc,
“Điều mà tôi muốn nói với ngài đây liên quan đến sự chọn lựa đức tin tôn giáo và cuộc sống cá nhân của tôi, điều mà tôi không muốn làm ảnh hưởng đến tờ báo Il Corriere della Sera, nơi tôi hân hạnh được làm việc từ 2003 trong tư cách phó giám đốc. Tôi viết cho ngài với tư cách là nhân vật chính của một biến cố. Ngày hôm qua tôi đã từ bỏ đức tin Hồi giáo để cải đạo sang Công giáo. Như thế, nhờ ơn Chúa, một cuộc thai nghén từ lâu được nuôi dưỡng trong đau khổ và niềm vui, giữa suy tư sâu xa và thầm kín với sự bày tỏ ý thức công khai, nay đã trổ sinh trái chín. Tôi đặc biệt cám ơn Đức Thánh Cha Bebedict XVI đã trao ban những Bí tích khai tâm Thiên Chúa giáo: Rửa tội, Thêm Sức va Thánh Thể cho tôi trong đền thờ Thánh Peter trong lễ trọng Vọng Phục Sinh. Và tôi đã nhận một tên thánh rất là đơn sơ và rõ ràng: “Cristiano” (người Kitô hữu)...”
Ở phần “Điểm cập bến”, Tác giả viết:
“Cuộc cải đạo sang Công giáo của tôi là điểm cập bến của một cuộc suy tư nội tâm sâu xa và lâu dài mà tôi không thể tránh né. Bởi vì đã 5 năm rồi tôi bị bó buộc trong một cuộc sống được bảo hộ an ninh, với bảo vệ ở nhà và cảnh sát hộ tống trong mọi di chuyển, do những đe dọa và những án tử hình dành cho tôi từ phía nhưng người Hồi giáo quá khích và khủng bố tại nước Ý cũng như hải ngoại. Tôi đã phải tự vấn mình về thái độ của những người đã công khai phát hành fatwe, về những phản ứng pháp lý Hồi giáo tố cáo tôi - một người Hồi giáo - là “kẻ thù của Hồi giáo”, là “giả hình, là Kitô hữu copto giả dạng Hồi giáo để gây hại cho Hồi giáo”, là “tên dối trá và kẻ bôi nhọ đạo Hồi”, để rồi kết án tử hình tôi. Tôi tự hỏi tại sao tôi, một người đấu tranh không mỏi mệt và cách xác tín cho một “Hồi giáo ôn hòa”, chấp nhận làm người tiên phong đương đầu với những tố cáo của Hồi giáo cực đoan và khủng bố, cuối cùng lại bị kết án tử hình nhân danh Hồi giáo trên cơ sở hợp pháp hóa của Kinh Coran?...”
Trong phần “Sự chọn lựa và những đe dọa”, tác giả tâm sự:
“Thưa ngài giám đốc, ngài đã hỏi tôi có sợ bị mất mạng không, vì ngài biết rằng việc cải đạo sang Thiên Chúa giáo chắc chắn sẽ gây cho tôi nhiều phiền phức và thậm chí án tử hình vì tội phản đạo. Ngài có lý đấy. Tôi biết tôi sẽ gặp phải điều gì, nhưng tôi đối diện với nó ngẩng cao đầu và lưng đứng thẳng với một sự kiên vững nội tâm của một người chắc chắn về đức tin của mình. Và tôi sẽ tiếp tục kiên vững hơn sau hành vi lịch sử và can đảm của Đức Giáo Hoàng, người mà ngay từ phút đầu biết được nguyện vọng của tôi đã muốn đích thân trao ban các Bí tích khai tâm Thiên Chúa giáo cho tôi...”
Tiếp đến, tác giả kêu gọi “Hãy ngừng bạo lực”. Tác giả viết:
“Trên góc nhìn của mình tôi xin nói rằng đã đến lúc chấm dứt sự phóng túng và bạo lực của những người Hồi giáo vốn không tôn trọng tự do chọn lựa tôn giáo. Ở Ý có hàng ngàn người cải đạo sang Hồi giáo và họ sống an bình với đức tin mới. Nhưng lại có hàng ngàn người Hồi giáo cải đạo sang Thiên Chúa giáo thì lại buộc lòng phải che giấu đức tin mới vì sợ bị sát hại bởi những người Hồi giáo cực đoan trà trộn giữa chúng ta. Một trong những trường hợp này đã được nói đến trong bài viết đầu tiên của tôi trên tờ Il Corriere della Sera ngày 3/9/2003 với tựa đề “Những hang toại đạo mới của những người Hồi giáo cải đạo”. Đó là một cuộc điều tra về những người tân tòng nói về nỗi cô đơn thiêng liêng và nhân bản của họ, trước sự trốn tránh của các cơ quan nhà nước và sự im lặng của Giáo hội trong việc chăm lo bảo vệ an toàn cho họ. Thế nhưng tôi cầu mong rằng, từ hành vi lịch sự của Đức Thánh Cha và từ lời chứng của tôi, sẽ dấy lên một niềm tin rằng đã đến lúc đi ra khỏi bóng tối của hang toại đạo và khẳng định công khai ý muốn được là chính mình một cách tròn đầy. Nếu chúng ta không đảm bảo được tự do tôn giáo ngay tại Ý quốc này, là cái nôi của Thiên Chúa giáo, là nhà của chúng ta, thì làm sao chúng ta có thể lên án được sự vi phạm tự do tôn giáo ở những nơi khác trên thế giới? Tôi cầu xin Thiên Chúa để Lễ Phục Sinh đặc biệt này mang lại sự phục sinh tinh thần cho tất cả các tín hữu trong Đức Kitô, những người nào vẫn còn bị sự sợ hãi khuất phục.
Ký tên: Madgi Allam
Ngày 23 tháng 3 năm 2008
Đức Hồng Y Giovanni Re nói với một tờ nhật báo Ý: “Cải đạo là một vấn đề riêng tư, một chuyện cá nhân và chúng tôi hy vọng rằng phép thanh tẩy không bị Hồi giáo giải thích một cách tiêu cực.”
Ông Madgi Allam nói ông đã quyết định theo đạo Công giáo sau nhiều năm tìm kiếm sâu xa tận đáy lòng. Ông khẳng định là Giáo Hội Công Giáo đã “quá dè dặt trong việc cải đạo người Hồi Giáo.”
Bản tuyên bố của Vatican về việc cải đạo của Allam đã nói: “Đối Với Giáo Hội Công Giáo, bất cứ ai xin nhận phép Thanh tẩy sau cuộc tìm kiếm cá nhân sâu sắc, sau sự chọn lựa hoàn toàn tự do và chuẩn bị thích đáng, cũng có quyền nhận lãnh.”
Bản tuyên bố cũng nói mọi người mới nhận đức tin đều “cùng quan yếu trước tình yêu Thiên Chúa và được đón mời vào cộng đồng Giáo Hội”.
THÔNG ĐIỆP CHO HỒI GIÁO
1.- Thông điệp của Đức Giáo Hoàng
Bản tin của hảng thông tấn Zenit.org cho biết hôm 3.4.2008, Linh mục Federico Lombardi, giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh Vatican, nói rằng việc Đức Giáo Hoàng Benedict XVI sẵn sàng rửa tội một người trở lại Công Giáo có gương mặt nổi bật từ Hồi Giáo, là nhằm khẳng định sự tự do chọn lựa tôn giáo, xuất phát từ phẩm giá con người.
Qua lời phát biểu này, chúng ta có thể hiểu rằng khi chính mình đích thân rửa tội cha Magdi Allam, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI muốn gởi đến thế giới Hồi Giáo một thông điệp quan trọng: Những quyền căn bản của con người phải được Hồi Giáo tôn trọng, trong đó có quyền tự do thôn giáo.
Trong thế giới ngày nay, không thể để cho người Hồi Giáo muốn làm gì thì làm. Hồi Giáo phải xét lại những phương thức hành động mà họ đang theo đuổi. Nhiều tổ chức trên thế giới cũng đang gởi đến khối Hồi Giáo những cảnh báo khác.
Thật ra, đây không phải là lần đầu tiên Đức Giáo Hoàng Benedict XVI muốn gởi cho khối Hồi Giáo một thông điệp như vậy.
Chúng ta nhớ lại, trong bài thuyết giảng tại Đại học Regensburg hôm 12.9.2006, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã trích dẫn lời của Đại Đế Manuel II Paleologus của Ba Tư về chủ đề Thiên Chúa giáo và Hồi giáo. Đại Đế nói:
“Hãy chỉ cho tôi thấy Mohammed đã mang lại điều gì mới, và ở đó bạn chỉ thấy toàn là sự dữ và phi nhân bản, chẳng hạn như lệnh truyền của Mahommed là phải dùng gươm giáo để truyền bá niềm tin mà ông ta đã rao giảng”.
Liền sau đó, khối Hồi Giáo đã phản ứng rất mạnh mẽ. Có nhóm đã lên án tử hình Đức Giáo Hoàng.
Nhiều người đã đặt câu hỏi: Đức Giáo Hoàng Benedict XVI là một người rất thận trọng, đang ở địa vị cầm đầu một Giáo Hội lớn nhất thế giới, bài thuyết giảng lại được soạn thảo để đọc trước một cử tọa đa số là các nhà khoa bảng, trong đó Hồi Giáo, một tôn giáo có phiều phần tử quá khích, được đề cập đến..., do đó bài thuyết giáo chắc chắc đã được soạn thảo rất kỷ lưỡng và tiên liệu các phản ứng sẽ xẩy ra..., tại sao Đức Giáo Hoàng lại chọn một lời phê phán Hồi Giáo nặng nề như vậy để trích dẫn?
Nhưng nhiều người tin rằng Vatican và Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã tiên liệu trước phản ứng của các nhóm Hồi Giáo quá khích khi trích dẫn câu nói trên trong bài thuyết giảng. Nếu đọc toàn bài thuyết giảng, chúng ta sẽ nhận ra rằng Vatican và Đức Giáo Hoàng đã cố tình đưa ra một thách đố đối với Hồi Giáo trong thế giới ngày nay, đó là điều mà Đại Đế Manuel II Paleologus đã nêu lên từ thời trung cỗ: ĐỨC TIN và MÁU ME, tức truyền bá Đức Tin bằng chiến tranh và chinh phạt. Ông Reuel Marc Gerecht, chủ bút tờ Wall Street Journal, đã nhận định rằng “chủ nghĩa thánh chiến Hồi Giáo, giống như chủ nghĩa Phát Xít, đang viết lại DNA luân lý của chúng ta, coi tội lỗi như là nhân đức. Chúng ta cần đối thoại và lý sự với họ về những vấn đề này. Chúng ta hãy ngưng coi những người Hồi Giáo là con nít và hãy thẳng thắn đối thoại với họ.”
Muốn cho tất cả khối Hồi Giáo chú ý đến thách đố đó, không gì tốt hơn là trích dẫn câu nói trên của Đại Đế Manuel II Paleologus.
Có thể nói, với bài thuyết giảng nói trên, Vatican và Đức Giáo Hoàng đã thành công trong việc đánh thức tâm thức của các nhà lãnh đạo Hồi Giáo, làm cho khối Hồi Giáo chú ý đến thách đố của họ.
Trong bài xã luận dưới đầu đề “Benedict XVI promotes "interfaith" dialogue. Muslims and Christians need it” (Giáo Hoàng Benedict XVI khuyến khích đối thoại “giữa niềm tin”. Hồi Giáo và Thiên Chúa Giáo cần điều đó), ông Reuel Marc Gerecht khẳng định rằng đa số người Tây phương và cả đa số người Hồi Giáo biết rất rõ “những sai trái” bên trong Hồi Giáo nhưng nén lại trong lòng, không dám nói ra công khai. Chính vì thế các nhà lãnh đạo Hồi Giáo thường cố tình lẩn tránh việc thảo luận công khai về chính niềm tin của họ.
Ông thúc giục những người Hồi Giáo và thế giới Tây phương hãy can đảm chấp nhận lời mời gọi của Đức Giáo Hoàng cho một cuộc đối thoại “thẳng thắn dù phải trải qua đau đớn”, và than trách phản ứng nhanh chóng của Tây phương trong những ngày qua muốn tránh đi một cuộc đối đầu.
2.- Thông điệp của giới truyền thông
Chúng ta nhớ lại, vào tháng 9 năm 2005, Flemming Rose, người phụ trách về văn hóa của tờ nhật báo Jyllands Posten, một tờ nhật báo hàng đầu của Đan Mạch, đã viết thư mời 25 họa sĩ vẽ biếm họa về Mohammad và hứa trả 128 dollars cho mỗi bức biếm họa. Có 12 họa sĩ đã tham dự.
Trong số 12 bức biếm họa, có hai bức đã làm người Hồi Giáo nổi giận. Bức thứ nhất là hình Mohammad với chiếc khăn truyền thống của người A rập được quấn trên đầu trông giống như một quả bom có ngòi nổ. Bức thứ hai là hình Mohammad với lời chú thích là đã hết gái đồng trinh làm phần thưởng cho những kẻ đánh bom tự sát. Sau đó, một tạp chí tại Na uy cũng đăng lại những bức biếm họa này.
Những bức hiếm họa nói trên đã gây phản ứng mạnh trong khối Hồi Giáo, những các cơ tư pháp ở Âu Châu vẫn cương quyết bảo vệ quyền tự do ngôn luận của báo chí tại quốc gia họ.
Mặc dầu bị các phần tử Hồi Giáo quá khích đe dọa, đầu năm nay nhiều tờ báo và tạp chí ở Châu Âu đã lần lượt đăng lại các bức biếm họa đó để nói với người Hối giáo rằng thế giới không sợ sựï đe dọa của họ. Hôm 13.2.2008, các báo ở Đan Mạch đã in lại bức hí họa vẽ hình đầu Mohammad đội khăn có hình trái bom.
Hôm 12.3.2008, một thông điệp thu thanh của Bin Laden được đưa lên mạng lưới của phiến quân, đe dọa sẽ tiến hành cuộc tấn công mới và “mạnh mẽ” vào châu Âu để trả đũa việc những bức tranh hí họa tiên tri Mohammad. Bin Laden gọi những tranh hí họa là một phần trong “cuộc thánh chiến mới”.
Nhưng mọi người đều biết lời đe dọa này nếu có thể thực hiện được, nhóm Hồi Giáo quá khích đã thực hiện từ lâu rồi.
CHỐNG HỒI GIÁO ĐỂ CỨU HỒI GIÁO
Trong kinh Koran, Allah công khai ra lệnh cho các tín đồ Hồi Giáo phải giết hại những người ngoại đạo: "Ta sẽ gieo kinh hoàng nơi trái tim của những kẻ ngoại đạo. Các con hãy chặt đầu chúng và hãy cắt rời tất cả các đầu ngón tay của chúng". (I will cast terrors into the hearts of those who disbelieve. Therefore, trike of their heads and strike off every fingertips of them - Koran 8:12).
Kinh Koran dạy các tín đồ Hồi Giáo rằng họ có thể giết người ngoại đạo mà không phải chịu trách nhiệm về hành vi sát nhân này vì đó là việc Thiên Chúa làm. Kinh Koran viết: "Không phải các con đã giết chúng mà Thiên Chúa mới là đấng đã giết chúng và không phải các con đã đập tan kẻ thù mà Thiên Chúa mới là đấng đã dẹp tan chúng" (You did not slay them but it was God who slew them. You did not smite when you smote the enemy but it was God who smote - Koran 8:17).
Kinh Koran coi “những kẻ ngoại đạo đã đi theo sự sai lầm, vì thế, khi gặp những kẻ ngoại đạo nơi chiến trường, chặt đầu chúng hoặc bắt chúng bỏ tù.” (The unbelievers follow falsehood. When you meet the unbelievers in the battlefield, strike off their heads or make them prisoners - Koran 47: 4).
Vì những lý do trên, nhiều người đã coi Hồi Giáo như một tôn giáo của sự khủng bố (a religion of terror), kinh Koran như một cuốn Sách của Tử Thần (the Book of Death), và thần học Hồi Giáo đã mang lại những hậu quả nguy hiểm chết người (the lethal consequences) cho những người ngoại đạo.
Tuy nhiên, trong tâm thư ngày 23.3.2008 nói trên, ký giả Magdi Allam đã nói với người Hồi Giáo cải đạo và với chúng ta: “Nỗi lo sợ không che chở được cho những người cải đạo trước án tử hình của họ vì tội phản đạo, và nỗi lo sợ các tín hữu Thiên Chúa giáo ở các nước Hồi giáo sẽ bị trả đũa. Thế nhưng, hôm nay, với chứng ta, Đức Benedicto XVI muốn nói rằng phải chiến thắng sự sợ hãi và đừng sợ gì khi khẳng định chân lý về Đức Giêsu ngay cả với những người Hồi giáo.”
Trong cuốn “Lajja” (Sự tủi hổ), Bà Taslima Nasreen, một nữ văn sĩ Bangladesh, đã nói: “Nếu bạn thực tình muốn làm một điều tốt cho những xứ sở Hồi Giáo, bạn phải chống lại Hồi Giáo.”
Con đường dài quanh co dẫn Đức Giáo Hoàng từ Vatican tới tòa Bạch Ốc
Phụng Nghi
11:49 15/04/2008
Nằm vùi trong đống hồ sơ mật của Tòa thánh Vatican, có một bản báo cáo viết mãi từ năm 1853. Văn bản này là do giám mục Gaetano Bedini, sứ giả đầu tiên của Tòa thánh tại Hoa kỳ, tường thuật một câu chuyện ngài nghe người ta kể lại. Lúc đó ngài đang cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Tu hội Mẹ Dâng con, trong vùng Georgetown kế cận Washington. Một phụ nữ Tin lành bước vào nhà nguyện. Người ta hỏi tại sao bà vô đó, bà ngay thật trả lời rằng bà muốn xem có đích xác là các vị chức sắc của giáo hoàng Piô IX có sừng trên đầu hay không.
Vào hôm thứ Ba này, một thế kỷ rưỡi sau câu chuyện kể trên, một vị giáo tông sẽ đi vào tòa Bạch ốc trong cương vị quốc trưởng một nước và là khách quý của tổng thống Hoa kỳ. Sự hiện diện của Đức Bênêđictô XVI đánh dấu một biến cố lịch sử: đây là cuộc viếng thăm chính thức lần đầu tiên kể từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ giữa Hoa kỳ và Vatican 24 năm trước. Trước đây, chỉ có mình Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã tới Bạch ốc – ngày 6 tháng 10 năm 1979 – nhưng cuộc viếng thăm tổng thống Carter của ngài không có tính cách chính thức.
Phải đợi hàng mấy thế kỷ mới đi được tới giai đoạn này. Câu chuyện về mối liên lạc giữa giáo hoàng và nước Mỹ được đánh dấu bằng những tranh chấp ngoại giao và tôn giáo, bằng những nỗ lực thất bại khi muốn thiết lập mối quan hệ chính thức. Ngay từ đầu, Vatican coi Tân Thế giới như là “vùng đất truyền đạo”. Giáo hội muốn gieo rắc đức tin Công giáo giữa một dân tộc đang tăng trưởng mau chóng, và thiết lập quan hệ với một quốc gia rõ ràng đang quyết tâm trở thành cường quốc trên thế giới.
Nhưng việc đó không dễ gì. Các linh mục Công giáo thuở ban đầu tại Hoa kỳ giảng thuyết bằng tiếng Latinh hoặc tiếng Pháp và không nói được tiếng Anh. Kết quả là chẳng có bao nhiêu người theo đạo. Đối với người Mỹ lúc đó, Công giáo được coi như là tôn giáo thích hợp cho di dân người Ái nhĩ lan, Ý, Pháp và Ba lan, nhưng không phải cho dân Yankee (Mỹ) chính cống. Tệ hơn nữa, tôn giáo này được coi như đạo của người nghèo. Vatican cũng thất bại không nắm được chiều hướng rộng rãi có cái nhìn giáo hoàng như là nhân vật bí ẩn, đe dọa tự do và nền độc lập của người Mỹ. Năm tháng qua đi, con số người Công giáo Hoa kỳ tăng trưởng dần lên, nhưng Vatican ít có những đột kích nào về chính trị.
Ngày tháng, niên đại có thể làm nhàm chán, nhưng nếu người ta muốn tìm ra những dấu mốc trong lịch sử ngoại giao giữa Hoa kỳ - Vatican, thì ít nhất có ba.
Mốc thứ nhất: năm 1867. Lúc đó, Washington chỉ mới có một “tòa công sứ đặc biệt” tại Roma, không phải là một tòa đại sứ -- hầu như chỉ nhằm mục đích mở rộng tai nghe ngóng “ngôi chợ tình báo” - tức là Tòa thánh – giữa thời kỳ có đổi thay nhanh chóng về xã hội và chính trị tại châu Âu. Nhưng mối căng thẳng giữa Tòa thánh và cộng đồng người Mỹ theo đạo Tin lành ở Roma – họ bị bắt buộc phải rời nhà thờ ra phía bên ngoài tường thành – ngầm phá hoại mối liên lạc song phương. Vào tháng Hai năm đó, Quốc hội cắt quỹ dành cho công sứ ở Roma, chấm dứt những mối quan hệ ngoại giao đã có trên thực tế. Nhưng còn có một lý do khác nữa được người ta xác nhận: Quốc gia Vatican sắp bị thôn tính bởi binh lính của một nước Ý đang chỗi dậy. Washington coi Vatican lúc đó như một quốc gia thất bại, bên miệng hố tiêu diệt.
Mốc thứ hai là năm 1939. Năm đó, tổng thống Franklin D. Roosevelt gửi một đại diện cá nhân tới Vatican. Chính thức ra, đó là một “sứ mạng nhân đạo”, nhưng sự thật là Hoa kỳ muốn có cái nhìn gần cận một nước Ý theo chế độ Phát xít, đồng minh của Hitler ở vùng Địa trung hải. Một cuộc liên minh khác, gần như vô hình, được khai triển giữa Roosevelt và tân giáo hoàng Piô XII. Sự liên lạc giữa hai người đã được sắp xếp chu đáo từ ba năm trước do một hồng y người Mỹ là Francis Spellman. Hồng y dàn xếp để có một cuộc họp mật giữa tổng thống và vị giáo hoàng tương lai tại nhà thân mẫu của Roosevelt ở New York. Từ đó phát sinh một liên minh chống cộng sản giữa Bạch ốc và Tòa thánh, kéo dài cho tới khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt.
Tuy vậy, mối liên lạc ngoại giao đầy đủ, vẫn còn bị định mệnh trì hoãn. Các vị giáo hoàng kế nhiệm rất bất bình vì những tổng thống kế tiếp nhau, bởi lo sợ phản ứng dữ dội của người Tin lành nên không dám gửi đại sứ tới Tòa thánh. Ngay cả John F. Kennedy, vị tổng thống Công giáo duy nhất, cũng giữ cho mình không quá thân mật với Vatican.
Ngoài các trở ngại về tôn giáo và ý thức hệ, cũng còn có một sự hiểu lầm sâu xa về bản chất của Tòa thánh. Mỹ coi giáo hoàng như một diễn viên lớn trên chính trường nước Ý, chứ không phải trên sân khấu toàn cầu. Vậy mà Vatican lại là một diễn viên ưu tú đầy quyền lực mềm dẻo. Vào thập niên 1980, Vatican đã bổ nhiệm 102 đại sứ (hiện nay là 176), nhưng lại không có vị nào cạnh Hoa kỳ.
Năm tháng qua đi, hai đế quốc song hành này cùng lớn mạnh – cả hai vươn rộng khắp toàn cầu – và cùng gặp những chồng chéo, trùng lặp trên nhiều vấn đề quốc tế. Nhưng họ vẫn không công nhận nhau.
Mãi cho đến mốc thứ ba: 1984. Đó là khi tổng thống Reagan thỏa thuận gửi một đại sứ tới Vatican và tiếp nhận một sứ thần, là chức vị của Tòa thánh tương đương với cấp bậc đại sứ. Đó cũng như một loại phần thưởng dành cho sự yểm trợ mạnh mẽ và tinh tế của Vatican trong trận chiến chống “đế quốc tội ác” Liên bang Sô viết. Và Tòa thánh thoả mãn với việc Reagan và Quốc hội Mỹ đã chung cục rũ bỏ những gì được coi là tàn tích của thành kiến tôn giáo chống lại giáo hoàng.
Khi Đức Bênêđictô XVI và tổng thống Bush gặp nhau tuần này, chắc chắn không bên nào sẽ quên được lời khiển trách năm 2003 của giáo hoàng Gioan Phaolô II về chiến tranh tại Iraq. Nhưng cả hai người không ai có động cơ hoặc ước muốn lấy chân đá cho lớp bụi ấy lại tung lên. Họ có nhiều địa hạt phải cùng quan tâm chung. Chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo là một đe dọa độc hại cho cả hai, mặc dầu họ thường khác biệt nhau trong phương cách đương đầu với nguy cơ đó. Người ta trông đợi Vatican sẽ đóng một vai trò then chốt trong thời kỳ chuyển đổi của Cuba ra khỏi chế độ cộng sản. Cấp thiết nhất là thúc đẩy cho việc tái tạo bầu khí bình thường ở Iraq: Bush thì vì những lý do địa lý chính trị (geopolitical, chính trị chịu ảnh hưởng của các nhân tố địa lý – ghi chú của người dịch), giáo hoàng thì vì những lý do địa lý tôn giáo (geo-religious), tức là sự hiện diện đầy hiểm nguy của thiểu số tín đồ Kitô giáo trong khu vực đó.
Ngày nay, “khu chợ tình báo” của Vatican cũng đã có giá trị mới – đó là những liên hệ chiến lược trong thế giới Hồi giáo. Mạng lưới toàn cầu của Tòa thánh gồm các linh mục, nữ tu và các nhà truyền giáo làm cho giáo hội Công giáo có tai có mắt ở những khu vực mà Hoa kỳ không hiện diện, không được tin cẩn, không được ưa chuộng.
Cuối cùng thì cuộc viếng thăm của Bênêđictô XVI tới Bạch ốc là dấu hiệu việc bình thường hoá đích thực các quan hệ giữa Hoa kỳ và Vatican, và xảy ra vào một thời điểm khó khăn cho cả hai phía. Trong một thế giới đa cực, họ không thể thực thi bá quyền được nữa, dù là chính trị hay tôn giáo. Quả thực, cả hai đều cần đến nhau.
Nguồn: Massimo Franco / Los Angeles Times
Massimo Franco là một nhà bình luận chính trị cho nhật báo Ý Corriere della Sera. Ông cũng là tác giả cuốn sách sắp xuất bản "Parallel Empires: The Vatican and the United States, Two Centuries of Alliance and Conflict” (Hai đế quốc song hành: Vatican và Hoa kỳ, Hai thế kỷ liên minh và xung đột).
Vào hôm thứ Ba này, một thế kỷ rưỡi sau câu chuyện kể trên, một vị giáo tông sẽ đi vào tòa Bạch ốc trong cương vị quốc trưởng một nước và là khách quý của tổng thống Hoa kỳ. Sự hiện diện của Đức Bênêđictô XVI đánh dấu một biến cố lịch sử: đây là cuộc viếng thăm chính thức lần đầu tiên kể từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ giữa Hoa kỳ và Vatican 24 năm trước. Trước đây, chỉ có mình Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã tới Bạch ốc – ngày 6 tháng 10 năm 1979 – nhưng cuộc viếng thăm tổng thống Carter của ngài không có tính cách chính thức.
Phải đợi hàng mấy thế kỷ mới đi được tới giai đoạn này. Câu chuyện về mối liên lạc giữa giáo hoàng và nước Mỹ được đánh dấu bằng những tranh chấp ngoại giao và tôn giáo, bằng những nỗ lực thất bại khi muốn thiết lập mối quan hệ chính thức. Ngay từ đầu, Vatican coi Tân Thế giới như là “vùng đất truyền đạo”. Giáo hội muốn gieo rắc đức tin Công giáo giữa một dân tộc đang tăng trưởng mau chóng, và thiết lập quan hệ với một quốc gia rõ ràng đang quyết tâm trở thành cường quốc trên thế giới.
Nhưng việc đó không dễ gì. Các linh mục Công giáo thuở ban đầu tại Hoa kỳ giảng thuyết bằng tiếng Latinh hoặc tiếng Pháp và không nói được tiếng Anh. Kết quả là chẳng có bao nhiêu người theo đạo. Đối với người Mỹ lúc đó, Công giáo được coi như là tôn giáo thích hợp cho di dân người Ái nhĩ lan, Ý, Pháp và Ba lan, nhưng không phải cho dân Yankee (Mỹ) chính cống. Tệ hơn nữa, tôn giáo này được coi như đạo của người nghèo. Vatican cũng thất bại không nắm được chiều hướng rộng rãi có cái nhìn giáo hoàng như là nhân vật bí ẩn, đe dọa tự do và nền độc lập của người Mỹ. Năm tháng qua đi, con số người Công giáo Hoa kỳ tăng trưởng dần lên, nhưng Vatican ít có những đột kích nào về chính trị.
Ngày tháng, niên đại có thể làm nhàm chán, nhưng nếu người ta muốn tìm ra những dấu mốc trong lịch sử ngoại giao giữa Hoa kỳ - Vatican, thì ít nhất có ba.
Mốc thứ nhất: năm 1867. Lúc đó, Washington chỉ mới có một “tòa công sứ đặc biệt” tại Roma, không phải là một tòa đại sứ -- hầu như chỉ nhằm mục đích mở rộng tai nghe ngóng “ngôi chợ tình báo” - tức là Tòa thánh – giữa thời kỳ có đổi thay nhanh chóng về xã hội và chính trị tại châu Âu. Nhưng mối căng thẳng giữa Tòa thánh và cộng đồng người Mỹ theo đạo Tin lành ở Roma – họ bị bắt buộc phải rời nhà thờ ra phía bên ngoài tường thành – ngầm phá hoại mối liên lạc song phương. Vào tháng Hai năm đó, Quốc hội cắt quỹ dành cho công sứ ở Roma, chấm dứt những mối quan hệ ngoại giao đã có trên thực tế. Nhưng còn có một lý do khác nữa được người ta xác nhận: Quốc gia Vatican sắp bị thôn tính bởi binh lính của một nước Ý đang chỗi dậy. Washington coi Vatican lúc đó như một quốc gia thất bại, bên miệng hố tiêu diệt.
Mốc thứ hai là năm 1939. Năm đó, tổng thống Franklin D. Roosevelt gửi một đại diện cá nhân tới Vatican. Chính thức ra, đó là một “sứ mạng nhân đạo”, nhưng sự thật là Hoa kỳ muốn có cái nhìn gần cận một nước Ý theo chế độ Phát xít, đồng minh của Hitler ở vùng Địa trung hải. Một cuộc liên minh khác, gần như vô hình, được khai triển giữa Roosevelt và tân giáo hoàng Piô XII. Sự liên lạc giữa hai người đã được sắp xếp chu đáo từ ba năm trước do một hồng y người Mỹ là Francis Spellman. Hồng y dàn xếp để có một cuộc họp mật giữa tổng thống và vị giáo hoàng tương lai tại nhà thân mẫu của Roosevelt ở New York. Từ đó phát sinh một liên minh chống cộng sản giữa Bạch ốc và Tòa thánh, kéo dài cho tới khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt.
Tuy vậy, mối liên lạc ngoại giao đầy đủ, vẫn còn bị định mệnh trì hoãn. Các vị giáo hoàng kế nhiệm rất bất bình vì những tổng thống kế tiếp nhau, bởi lo sợ phản ứng dữ dội của người Tin lành nên không dám gửi đại sứ tới Tòa thánh. Ngay cả John F. Kennedy, vị tổng thống Công giáo duy nhất, cũng giữ cho mình không quá thân mật với Vatican.
Ngoài các trở ngại về tôn giáo và ý thức hệ, cũng còn có một sự hiểu lầm sâu xa về bản chất của Tòa thánh. Mỹ coi giáo hoàng như một diễn viên lớn trên chính trường nước Ý, chứ không phải trên sân khấu toàn cầu. Vậy mà Vatican lại là một diễn viên ưu tú đầy quyền lực mềm dẻo. Vào thập niên 1980, Vatican đã bổ nhiệm 102 đại sứ (hiện nay là 176), nhưng lại không có vị nào cạnh Hoa kỳ.
Năm tháng qua đi, hai đế quốc song hành này cùng lớn mạnh – cả hai vươn rộng khắp toàn cầu – và cùng gặp những chồng chéo, trùng lặp trên nhiều vấn đề quốc tế. Nhưng họ vẫn không công nhận nhau.
Mãi cho đến mốc thứ ba: 1984. Đó là khi tổng thống Reagan thỏa thuận gửi một đại sứ tới Vatican và tiếp nhận một sứ thần, là chức vị của Tòa thánh tương đương với cấp bậc đại sứ. Đó cũng như một loại phần thưởng dành cho sự yểm trợ mạnh mẽ và tinh tế của Vatican trong trận chiến chống “đế quốc tội ác” Liên bang Sô viết. Và Tòa thánh thoả mãn với việc Reagan và Quốc hội Mỹ đã chung cục rũ bỏ những gì được coi là tàn tích của thành kiến tôn giáo chống lại giáo hoàng.
Tổng thống Bush được ĐTC tiếp kiến năm2007 |
Khi Đức Bênêđictô XVI và tổng thống Bush gặp nhau tuần này, chắc chắn không bên nào sẽ quên được lời khiển trách năm 2003 của giáo hoàng Gioan Phaolô II về chiến tranh tại Iraq. Nhưng cả hai người không ai có động cơ hoặc ước muốn lấy chân đá cho lớp bụi ấy lại tung lên. Họ có nhiều địa hạt phải cùng quan tâm chung. Chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo là một đe dọa độc hại cho cả hai, mặc dầu họ thường khác biệt nhau trong phương cách đương đầu với nguy cơ đó. Người ta trông đợi Vatican sẽ đóng một vai trò then chốt trong thời kỳ chuyển đổi của Cuba ra khỏi chế độ cộng sản. Cấp thiết nhất là thúc đẩy cho việc tái tạo bầu khí bình thường ở Iraq: Bush thì vì những lý do địa lý chính trị (geopolitical, chính trị chịu ảnh hưởng của các nhân tố địa lý – ghi chú của người dịch), giáo hoàng thì vì những lý do địa lý tôn giáo (geo-religious), tức là sự hiện diện đầy hiểm nguy của thiểu số tín đồ Kitô giáo trong khu vực đó.
Ngày nay, “khu chợ tình báo” của Vatican cũng đã có giá trị mới – đó là những liên hệ chiến lược trong thế giới Hồi giáo. Mạng lưới toàn cầu của Tòa thánh gồm các linh mục, nữ tu và các nhà truyền giáo làm cho giáo hội Công giáo có tai có mắt ở những khu vực mà Hoa kỳ không hiện diện, không được tin cẩn, không được ưa chuộng.
Cuối cùng thì cuộc viếng thăm của Bênêđictô XVI tới Bạch ốc là dấu hiệu việc bình thường hoá đích thực các quan hệ giữa Hoa kỳ và Vatican, và xảy ra vào một thời điểm khó khăn cho cả hai phía. Trong một thế giới đa cực, họ không thể thực thi bá quyền được nữa, dù là chính trị hay tôn giáo. Quả thực, cả hai đều cần đến nhau.
Nguồn: Massimo Franco / Los Angeles Times
Massimo Franco là một nhà bình luận chính trị cho nhật báo Ý Corriere della Sera. Ông cũng là tác giả cuốn sách sắp xuất bản "Parallel Empires: The Vatican and the United States, Two Centuries of Alliance and Conflict” (Hai đế quốc song hành: Vatican và Hoa kỳ, Hai thế kỷ liên minh và xung đột).
Trên máy bay từ Rôma sang Washington, ĐTC bày tỏ nỗi buồn về các vụ tai tiếng lạm dụng tính dục tại Hoa Kỳ
Đặng Tự Do
14:50 15/04/2008
Đức Thánh Cha đã bày tỏ với các ký giả tháp tùng trên chuyến máy bay từ Rôma sang Washington là ngài “hổ thẹn sâu xa” vì những vụ tai tiếng lạm dụng tính dục của một số giáo sĩ tại Hoa Kỳ, và điều đó gây ra “sự đau khổ lớn lao” cho Giáo Hội và cá nhân ngài. Từ năm 2002 cho đến nay, đã có hơn 5,000 người thưa gởi và Giáo Hội đã phải chi một số tiền hơn 2 tỷ đồng bồi thường.
“Thực là đau khổ lớn lao cho Giáo Hội tại Hoa Kỳ và cho Giáo Hội nói chung cũng như cho cá nhân tôi nói riêng là điều đó đã có thể xảy ra. Khi tôi đọc tường thuật của những nạn nhân này tôi thật khó hiểu là tại sao các linh mục có thể phản bội như thế. Sứ vụ của họ là đem đến sự chữa lành, mang đến tình yêu Thiên Chúa cho những trẻ em này. Chúng tôi hổ thẹn sâu xa và chúng tôi sẽ làm mọi điều có thể để ngăn điều đó đừng xảy ra trong tương lai.”
Đức Thánh Cha nói thêm: “Những kẻ ấu dâm không thể là linh mục được”.
Theo Đức Thánh Cha, cần phải rà xét các chủng viện để loại bỏ từ đầu những ứng sinh nào có khuynh hướng ấu dâm. “Chúng tôi sẽ làm mọi điều khả thi để có một sự nhạy bén mạnh mẽ vì điều quan trọng không phải là có đông đảo linh mục nhưng là đào tạo được những linh mục tốt”.
“Chúng tôi hy vọng là chúng tôi có thể, chúng tôi đã làm và sẽ tiếp tục thực thi mọi điều có thể để chữa lành vết thương này.”
Trước đây, trong tư cách là tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức Thánh Cha lúc bấy giờ còn là Hồng Y đã phải đọc những tài liệu về các vụ lạm dụng tính dục do các Giám Mục gởi về cho ngài. Các vị phụ tá cho biết ngài rất đau buồn khi phải đọc những báo cáo này.
Trong một bài giảng trước khi được bầu lên ngôi Giáo Hoàng, Đức Hồng Y Ratzinger đã lên tiếng tấn công “sự bẩn thỉu” của các giáo sĩ dính dáng trong các vụ lạm dụng tính dục.
Trong buổi gặp gỡ với các ký giả, cũng đề cập đến vấn đề di dân là một trong những vấn đề ngài sẽ thảo luận với tổng thống Bush tại căn cứ không quân Andrews ở Maryland.
Theo chương trình đã được công bố Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI sẽ đến sân bay quân sự Andrews bên ngoài Washington, D.C trong ngày hôm nay (thứ Ba 15/4). Tại đây, ngài sẽ được tổng thống George W. Bush và phu nhân, cùng sứ thần Tòa Thánh đón tiếp.
Sáng thứ Tư, 16/4, Đức Thánh Cha sẽ được tổng thống đón tiếp tại Tòa Bạch Ốc. Hôm đó cũng đúng vào ngày sinh nhật của Đức Thánh Cha. Buổi chiều, Đức Thánh Cha sẽ gặp các Giám Mục Hoa Kỳ tại Đền Thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm và thăm Đại Học Công Giáo Mỹ Châu.
Sáng thứ Năm, 17/4, Đức Thánh Cha dâng lễ tại Vận Động Trường Quốc Gia tại Washington. Buổi trưa ngài sẽ gặp gỡ hiệu trưởng các đại học Công Giáo và những nhà lãnh đạo giáo dục Công Giáo Hoa Kỳ. Sau đó, ngài sẽ có cuộc gặp gỡ với đại diện các tôn giáo tại Trung Tâm Văn Hoá Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Tất cả đại diện các tôn giáo tại Hoa Kỳ sẽ có cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha tại đây trừ ra đạo Sikh. Satnam Singh, lãnh đạo tinh thần của đạo Sikh ở New York, tôn giáo có số tín đồ đông hàng thứ năm trên thế giới đã có ý định gặp gỡ Đức Thánh Cha. Tuy nhiên, theo Sikh Reht Maryada (luật đạo Sikh), Satnam Singh phải đeo một con dao găm Kirpan khi gặp Đức Thánh Cha. Trước đây, trong các cuộc gặp gỡ tại Vatican, Tòa Thánh chấp nhận điều đó. Tuy nhiên, an ninh Hoa Kỳ không đồng ý như vậy. Thành ra, Satnam Singh của New York đã âm thầm rút lui.
Sáng thứ Sáu 18/4, Đức Thánh Cha sẽ ra phi trường JFK gặp gỡ Đức Hồng Y Edward Egan và Đức Giám Mục Nicholas DiMarzio của giáo phận Brooklyn. Từ đó, ngài sẽ đi phi cơ trực thăng lên New York để đọc diễn văn tại Liên Hiệp Quốc lúc 10:45 sáng. Đức Thánh Cha sẽ dùng bữa trưa tại văn phòng Đức Tổng Giám Mục Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc. Buổi trưa ngài sẽ có cuộc gặp gỡ với các hệ phái Kitô tại nhà thờ Thánh Giuse ở Manhattan. Và như chương trình vừa được thay đổi thì ngài sẽ viếng thăm nguyện đường Do Thái Park East vào buổi chiều.
Sáng thứ Bẩy 19/4, Đức Thánh Cha sẽ dâng lễ tại nhà thờ St. Patrick, New York. Đây cũng là ngày 3 năm trước Đức Thánh Cha được bầu vào ngôi Giáo Hoàng. Buổi trưa ngài sẽ dùng bữa tại Tòa Giám Mục. Đức Thánh Cha sẽ dâng lễ tại chủng viện Thánh Giuse ở Yonkers sau đó gặp gỡ giới trẻ.
Sáng Chúa Nhật, 20/04, Đức Thánh Cha sẽ thăm Ground Zero và cử hành thánh lễ tại sân vận động Yankee. Chiều tối cùng ngày, chính quyền Hoa Kỳ sẽ tiễn ngài đáp máy bay trở về Rome.
Tại phi trường quốc tế Fiumicino |
Đức Thánh Cha lên máy bay tại phi trường Fiumicino |
Máy bay chở Đức Thánh Cha sang Hoa Kỳ |
Đền Thánh Quốc Gia Hoa Kỳ ở Washington DC |
Đức Thánh Cha nói thêm: “Những kẻ ấu dâm không thể là linh mục được”.
Theo Đức Thánh Cha, cần phải rà xét các chủng viện để loại bỏ từ đầu những ứng sinh nào có khuynh hướng ấu dâm. “Chúng tôi sẽ làm mọi điều khả thi để có một sự nhạy bén mạnh mẽ vì điều quan trọng không phải là có đông đảo linh mục nhưng là đào tạo được những linh mục tốt”.
“Chúng tôi hy vọng là chúng tôi có thể, chúng tôi đã làm và sẽ tiếp tục thực thi mọi điều có thể để chữa lành vết thương này.”
Trước đây, trong tư cách là tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức Thánh Cha lúc bấy giờ còn là Hồng Y đã phải đọc những tài liệu về các vụ lạm dụng tính dục do các Giám Mục gởi về cho ngài. Các vị phụ tá cho biết ngài rất đau buồn khi phải đọc những báo cáo này.
Trong một bài giảng trước khi được bầu lên ngôi Giáo Hoàng, Đức Hồng Y Ratzinger đã lên tiếng tấn công “sự bẩn thỉu” của các giáo sĩ dính dáng trong các vụ lạm dụng tính dục.
Trong buổi gặp gỡ với các ký giả, cũng đề cập đến vấn đề di dân là một trong những vấn đề ngài sẽ thảo luận với tổng thống Bush tại căn cứ không quân Andrews ở Maryland.
Theo chương trình đã được công bố Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI sẽ đến sân bay quân sự Andrews bên ngoài Washington, D.C trong ngày hôm nay (thứ Ba 15/4). Tại đây, ngài sẽ được tổng thống George W. Bush và phu nhân, cùng sứ thần Tòa Thánh đón tiếp.
Sáng thứ Tư, 16/4, Đức Thánh Cha sẽ được tổng thống đón tiếp tại Tòa Bạch Ốc. Hôm đó cũng đúng vào ngày sinh nhật của Đức Thánh Cha. Buổi chiều, Đức Thánh Cha sẽ gặp các Giám Mục Hoa Kỳ tại Đền Thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm và thăm Đại Học Công Giáo Mỹ Châu.
Sáng thứ Năm, 17/4, Đức Thánh Cha dâng lễ tại Vận Động Trường Quốc Gia tại Washington. Buổi trưa ngài sẽ gặp gỡ hiệu trưởng các đại học Công Giáo và những nhà lãnh đạo giáo dục Công Giáo Hoa Kỳ. Sau đó, ngài sẽ có cuộc gặp gỡ với đại diện các tôn giáo tại Trung Tâm Văn Hoá Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Tất cả đại diện các tôn giáo tại Hoa Kỳ sẽ có cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha tại đây trừ ra đạo Sikh. Satnam Singh, lãnh đạo tinh thần của đạo Sikh ở New York, tôn giáo có số tín đồ đông hàng thứ năm trên thế giới đã có ý định gặp gỡ Đức Thánh Cha. Tuy nhiên, theo Sikh Reht Maryada (luật đạo Sikh), Satnam Singh phải đeo một con dao găm Kirpan khi gặp Đức Thánh Cha. Trước đây, trong các cuộc gặp gỡ tại Vatican, Tòa Thánh chấp nhận điều đó. Tuy nhiên, an ninh Hoa Kỳ không đồng ý như vậy. Thành ra, Satnam Singh của New York đã âm thầm rút lui.
Sáng thứ Sáu 18/4, Đức Thánh Cha sẽ ra phi trường JFK gặp gỡ Đức Hồng Y Edward Egan và Đức Giám Mục Nicholas DiMarzio của giáo phận Brooklyn. Từ đó, ngài sẽ đi phi cơ trực thăng lên New York để đọc diễn văn tại Liên Hiệp Quốc lúc 10:45 sáng. Đức Thánh Cha sẽ dùng bữa trưa tại văn phòng Đức Tổng Giám Mục Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc. Buổi trưa ngài sẽ có cuộc gặp gỡ với các hệ phái Kitô tại nhà thờ Thánh Giuse ở Manhattan. Và như chương trình vừa được thay đổi thì ngài sẽ viếng thăm nguyện đường Do Thái Park East vào buổi chiều.
Sáng thứ Bẩy 19/4, Đức Thánh Cha sẽ dâng lễ tại nhà thờ St. Patrick, New York. Đây cũng là ngày 3 năm trước Đức Thánh Cha được bầu vào ngôi Giáo Hoàng. Buổi trưa ngài sẽ dùng bữa tại Tòa Giám Mục. Đức Thánh Cha sẽ dâng lễ tại chủng viện Thánh Giuse ở Yonkers sau đó gặp gỡ giới trẻ.
Sáng Chúa Nhật, 20/04, Đức Thánh Cha sẽ thăm Ground Zero và cử hành thánh lễ tại sân vận động Yankee. Chiều tối cùng ngày, chính quyền Hoa Kỳ sẽ tiễn ngài đáp máy bay trở về Rome.
Top Stories
Local government agrees to return land of the Basilica of La Vang
J.B. An Dang
09:15 15/04/2008
In a surprising announcement, local government of Quang Tri province stated that they would return nearly the entire land surrounding the Minor Basilica of Our Lady of La Vang that has been seized since the communists took control Vietnam in 1975.
During a meeting between Archbishop Stephen Nguyen Nhu The, bishop Francis Le Van Hong - archbishop and coadjutor bishop of the Archdiocese of Hue - and the local government of Quang Tri province on last Thursday April 10th, Nguyen Duc Chinh, vice chairman of the People Committee of Quang Tri stated that the government had decided to return to the Church an area of 21.18 hectares.
The total area of 23.66 hectares surrounding the Basilica has been seized by the government after 1975. Nguyen Duc Chinh also stated that the other area of 2.48 hectares would remain State property. However, the Church may use the land for its activities.
The news has been received with mixed reactions. Some believe that the government wants to show their goodwill in the dialogue with the Church on the land issues. Others think the government now appreciates the potential of tourism benefits of the site once the Church regains its land to build tourist features. But most express their skepticism referring to the government’s promise to return Hanoi nunciature.
On February 1st, Catholics in Hanoi agreed to stop protesting as the Vietnamese government promised it would return the former nunciature to the Archdiocese of Hanoi. But so far, no moves have been made. For many Catholic activists in Hanoi, the promise seems to be a hollow one. Many call for the resumption of protests.
La Vang is the greatest sanctuary in Vietnam commemorating a vision of the Blessed Virgin Mary that was seen there in 1798. The site has been rebuilt on several occasions and is an important site of pilgrimage for Catholics in Vietnam.
The tradition of Our Lady of La Vang dates back to the time when Catholics were harshly persecuted during the period of 261 years from 1625 to 1886. During that time, there were approximately 130,000 victims to these persecutions, spread all over the country. The Church suffered the worst persecutions under the kingdom of Minh Mang (1820-1840), the “Nero of Indochina”.
Many people who sought refuge in the forest of La Vang, reported that in many occasions Our Lady appeared to comfort them, heal their illness, and protect them.
In 1961, Vietnam Conference of Catholic Bishops designated the church of La Vang as the National Sacred Marian Centre. In the following year, Pope John XXIII elevated it to the rank of Minor Basilica. On June 19, 1988, Pope John Paul II publicly recognized the importance of Our Lady of La Vang and expressed desire to rebuild the La Vang Basilica in the commemoration of the 200th anniversary of the first vision.
Archbishop Stephen Nguyen Nhu The and Nguyen Duc Chinh |
Meeting between Church officials of Hue and the local government |
The total area of 23.66 hectares surrounding the Basilica has been seized by the government after 1975. Nguyen Duc Chinh also stated that the other area of 2.48 hectares would remain State property. However, the Church may use the land for its activities.
The news has been received with mixed reactions. Some believe that the government wants to show their goodwill in the dialogue with the Church on the land issues. Others think the government now appreciates the potential of tourism benefits of the site once the Church regains its land to build tourist features. But most express their skepticism referring to the government’s promise to return Hanoi nunciature.
On February 1st, Catholics in Hanoi agreed to stop protesting as the Vietnamese government promised it would return the former nunciature to the Archdiocese of Hanoi. But so far, no moves have been made. For many Catholic activists in Hanoi, the promise seems to be a hollow one. Many call for the resumption of protests.
La Vang is the greatest sanctuary in Vietnam commemorating a vision of the Blessed Virgin Mary that was seen there in 1798. The site has been rebuilt on several occasions and is an important site of pilgrimage for Catholics in Vietnam.
The tradition of Our Lady of La Vang dates back to the time when Catholics were harshly persecuted during the period of 261 years from 1625 to 1886. During that time, there were approximately 130,000 victims to these persecutions, spread all over the country. The Church suffered the worst persecutions under the kingdom of Minh Mang (1820-1840), the “Nero of Indochina”.
Many people who sought refuge in the forest of La Vang, reported that in many occasions Our Lady appeared to comfort them, heal their illness, and protect them.
In 1961, Vietnam Conference of Catholic Bishops designated the church of La Vang as the National Sacred Marian Centre. In the following year, Pope John XXIII elevated it to the rank of Minor Basilica. On June 19, 1988, Pope John Paul II publicly recognized the importance of Our Lady of La Vang and expressed desire to rebuild the La Vang Basilica in the commemoration of the 200th anniversary of the first vision.
En 2010, l’Eglise au Vietnam commémorera les deux anniversaires les plus importants de son histoire par la célébration d’une année sainte
Eglises d’Asie
12:33 15/04/2008
En 2010, l’Eglise au Vietnam commémorera les deux anniversaires les plus importants de son histoire par la célébration d’une année sainte
En 2010, l’Eglise au Vietnam célébrera le 350ème anniversaire de la création des deux vicariats apostoliques du Tonkin (Dàng Ngoài) et de la Cochinchine (Dàng Trong), deux régions ecclésiastiques dont le territoire correspondait à celui de la Seigneurie des Trinh pour le Tonkin et à celui de la Seigneurie des Nguyên pour la Cochinchine. Le décret de création, « Super Cathedram », avait été publié le 9 septembre 1659 par le pape Alexandre VII. Cette même année 2010, les catholiques au Vietnam fêteront aussi le 50e anniversaire de l’établissement de la hiérarchie dans leur pays, par le décret «Venerabilium Nostrorum » du 24 novembre 1960, qui créait aussi les trois provinces ecclésiastiques actuelles, Hanoi, Huê et Saigon.
Les circonstances actuelles s’y prêtant davantage, la Conférence épiscopale du Vietnam a décidé de faire de 2010 « une année sainte », consacrée à la commémoration de trois siècles et demi d’histoire de l’Eglise dans le pays et à la détermination des orientations essentielle pour l’avenir. Cette année sera marquée par de nombreux événements, dont le plus important sera sans nul doute la réunion d’une « Assemblée spéciale de la communauté du peuple de Dieu au Vietnam ». Déjà, lors de sa dernière réunion à Ba Ria, dans les derniers jours du mois de mars, le Bureau permanent de la Conférence épiscopale a approuvé un document sur le sujet, préparé par le cardinal archevêque de Saigon, Mgr Jean-Baptiste Pham Minh Man, et ses collaborateurs. Il approfondit la signification et les objectifs de l’année sainte et présente les diverses célébrations envisagées, en particulier la tenue de l’Assemblée spéciale du peuple de Dieu. La préparation de l’année sainte est déjà bien avancée puisque la première réunion de son comité d’organisation vient d’avoir lieu, le 8 avril dernier, au Centre pastoral de Saigon, sous le patronage du cardinal archevêque.
Si l’on en croit le document approuvé par le Bureau permanent de la Conférence épiscopale à la fin du mois de mars dernier, il est certain que l’élément central de cette année sera là convocation de l’Assemblée spéciale du peuple de Dieu au Vietnam. Cette convocation s’adresse à toutes les composantes de l’Eglise, pour assurer leur communion, leur collaboration et recueillir leurs opinions. Lors de cette assemblée, placée sous la présidence du Bureau permanent de la Conférence, les évêques auront un pouvoir délibératif avec droit de vote. Un certain nombre d’autres participants bénéficieront d’un pouvoir consultatif: les vicaires généraux, les vicaires épiscopaux, les recteurs de grands séminaires, quinze représentants des congrégations et instituts religieux masculins, quinze représentantes des congrégations et instituts religieux féminins. Ce même pouvoir consultatif sera accordé aux délégations de chacun des 26 diocèses de l’Eglise du Vietnam; elles seront composées, chacune, d’un prêtre et de deux laïcs (un homme et une femme). Seront aussi invités des représentants des associations de la diaspora. Au total, on prévoit que les participants, évêques, prêtres, religieux et laïcs, seront au nombre de 200.
Le travail de cette assemblée du peuple de Dieu sera double. Il s’appuiera sur une récapitulation de l’histoire de l’Eglise au Vietnam pour déterminer les grandes orientations de l’Eglise ainsi que les tâches prioritaires qu’elle devra accomplir dans les années à venir. Lors de sa récente réunion du 8 avril dernier, le comité d’organisation de l’année sainte a déjà commencé à préparer le programme des travaux de l’assemblée.
(Source: Eglises d’Asie - dépêches du 15 avril 2008)
En 2010, l’Eglise au Vietnam célébrera le 350ème anniversaire de la création des deux vicariats apostoliques du Tonkin (Dàng Ngoài) et de la Cochinchine (Dàng Trong), deux régions ecclésiastiques dont le territoire correspondait à celui de la Seigneurie des Trinh pour le Tonkin et à celui de la Seigneurie des Nguyên pour la Cochinchine. Le décret de création, « Super Cathedram », avait été publié le 9 septembre 1659 par le pape Alexandre VII. Cette même année 2010, les catholiques au Vietnam fêteront aussi le 50e anniversaire de l’établissement de la hiérarchie dans leur pays, par le décret «Venerabilium Nostrorum » du 24 novembre 1960, qui créait aussi les trois provinces ecclésiastiques actuelles, Hanoi, Huê et Saigon.
Les circonstances actuelles s’y prêtant davantage, la Conférence épiscopale du Vietnam a décidé de faire de 2010 « une année sainte », consacrée à la commémoration de trois siècles et demi d’histoire de l’Eglise dans le pays et à la détermination des orientations essentielle pour l’avenir. Cette année sera marquée par de nombreux événements, dont le plus important sera sans nul doute la réunion d’une « Assemblée spéciale de la communauté du peuple de Dieu au Vietnam ». Déjà, lors de sa dernière réunion à Ba Ria, dans les derniers jours du mois de mars, le Bureau permanent de la Conférence épiscopale a approuvé un document sur le sujet, préparé par le cardinal archevêque de Saigon, Mgr Jean-Baptiste Pham Minh Man, et ses collaborateurs. Il approfondit la signification et les objectifs de l’année sainte et présente les diverses célébrations envisagées, en particulier la tenue de l’Assemblée spéciale du peuple de Dieu. La préparation de l’année sainte est déjà bien avancée puisque la première réunion de son comité d’organisation vient d’avoir lieu, le 8 avril dernier, au Centre pastoral de Saigon, sous le patronage du cardinal archevêque.
Si l’on en croit le document approuvé par le Bureau permanent de la Conférence épiscopale à la fin du mois de mars dernier, il est certain que l’élément central de cette année sera là convocation de l’Assemblée spéciale du peuple de Dieu au Vietnam. Cette convocation s’adresse à toutes les composantes de l’Eglise, pour assurer leur communion, leur collaboration et recueillir leurs opinions. Lors de cette assemblée, placée sous la présidence du Bureau permanent de la Conférence, les évêques auront un pouvoir délibératif avec droit de vote. Un certain nombre d’autres participants bénéficieront d’un pouvoir consultatif: les vicaires généraux, les vicaires épiscopaux, les recteurs de grands séminaires, quinze représentants des congrégations et instituts religieux masculins, quinze représentantes des congrégations et instituts religieux féminins. Ce même pouvoir consultatif sera accordé aux délégations de chacun des 26 diocèses de l’Eglise du Vietnam; elles seront composées, chacune, d’un prêtre et de deux laïcs (un homme et une femme). Seront aussi invités des représentants des associations de la diaspora. Au total, on prévoit que les participants, évêques, prêtres, religieux et laïcs, seront au nombre de 200.
Le travail de cette assemblée du peuple de Dieu sera double. Il s’appuiera sur une récapitulation de l’histoire de l’Eglise au Vietnam pour déterminer les grandes orientations de l’Eglise ainsi que les tâches prioritaires qu’elle devra accomplir dans les années à venir. Lors de sa récente réunion du 8 avril dernier, le comité d’organisation de l’année sainte a déjà commencé à préparer le programme des travaux de l’assemblée.
(Source: Eglises d’Asie - dépêches du 15 avril 2008)
Vietnam: authorities return piece of confiscated church land
Independent Catholic News
15:32 15/04/2008
In an unexpected announcement yesterday, local government of Quang Tri province stated that they would return most of the land surrounding the Minor Basilica of Our Lady of La Vang, that was confiscated by the communists in 1975.
During a meeting between Archbishop Stephen Nguyen Nhu The, bishop Francis Le Van Hong - archbishop and coadjutor bishop of the Archdiocese of Hue - and the local government of Quang Tri province on last Thursday April 10th, Nguyen Duc Chinh, vice chairman of the People Committee of Quang Tri stated that the government had decided to return to the Church an area of 21.18 hectares. The news has been confirmed by Bishop Francis Le Van Hong in an official letter to Vietnam Conference of Catholic Bishops.
The total area of 23.66 hectares surrounding the Basilica has been seized by the government after 1975. Nguyen Duc Chinh also stated that the other area of 2.48 hectares would remain State property. However, the Church may use the land for its activities.
The news has been received with mixed reactions. Some believe that the government wants to show their goodwill in the dialogue with the Church on the land issues. Others think the government now appreciates the potential of tourism benefits of the site once the Church regains its land to build tourist features. But most express their skepticism that this action means the government will keep its promise to return Hanoi nunciature.
On 1 February, Catholics in Hanoi agreed to stop protesting as the Vietnamese government promised it would return the former nunciature to the Archdiocese of Hanoi. But so far, no moves have been made. For many Catholic activists in Hanoi, the promise seems to be a hollow one. Many call for the resumption of protests.
La Vang is the greatest sanctuary in Vietnam commemorating a vision of the Blessed Virgin Mary that was seen there in 1798. The site has been rebuilt on several occasions and is an important site of pilgrimage for Catholics in Vietnam.
The tradition of Our Lady of La Vang dates back to the time when Catholics were harshly persecuted during the period of 261 years from 1625 to 1886. During that time, there were approximately 130,000 victims to these persecutions, spread all over the country. The Church suffered the worst persecutions under the kingdom of Minh Mang (1820-1840), the "Nero of Indochina".
Many people who sought refuge in the forest of La Vang, reported that in many occasions Our Lady appeared to comfort them, to heal their illness, and to protect them.
In 1961, Vietnam Conference of Catholic Bishops designated the church of La Vang as the National Sacred Marian Centre. In the following year, Pope John XXIII elevated it to the rank of Minor Basilica. On June 19, 1988, Pope John Paul II publicly recognized the importance of Our Lady of La Vang and expressed desire to rebuild the La Vang Basilica in the commemoration of the 200th anniversary of the first vision.
© Independent Catholic News 2008
During a meeting between Archbishop Stephen Nguyen Nhu The, bishop Francis Le Van Hong - archbishop and coadjutor bishop of the Archdiocese of Hue - and the local government of Quang Tri province on last Thursday April 10th, Nguyen Duc Chinh, vice chairman of the People Committee of Quang Tri stated that the government had decided to return to the Church an area of 21.18 hectares. The news has been confirmed by Bishop Francis Le Van Hong in an official letter to Vietnam Conference of Catholic Bishops.
The total area of 23.66 hectares surrounding the Basilica has been seized by the government after 1975. Nguyen Duc Chinh also stated that the other area of 2.48 hectares would remain State property. However, the Church may use the land for its activities.
The news has been received with mixed reactions. Some believe that the government wants to show their goodwill in the dialogue with the Church on the land issues. Others think the government now appreciates the potential of tourism benefits of the site once the Church regains its land to build tourist features. But most express their skepticism that this action means the government will keep its promise to return Hanoi nunciature.
On 1 February, Catholics in Hanoi agreed to stop protesting as the Vietnamese government promised it would return the former nunciature to the Archdiocese of Hanoi. But so far, no moves have been made. For many Catholic activists in Hanoi, the promise seems to be a hollow one. Many call for the resumption of protests.
La Vang is the greatest sanctuary in Vietnam commemorating a vision of the Blessed Virgin Mary that was seen there in 1798. The site has been rebuilt on several occasions and is an important site of pilgrimage for Catholics in Vietnam.
The tradition of Our Lady of La Vang dates back to the time when Catholics were harshly persecuted during the period of 261 years from 1625 to 1886. During that time, there were approximately 130,000 victims to these persecutions, spread all over the country. The Church suffered the worst persecutions under the kingdom of Minh Mang (1820-1840), the "Nero of Indochina".
Many people who sought refuge in the forest of La Vang, reported that in many occasions Our Lady appeared to comfort them, to heal their illness, and to protect them.
In 1961, Vietnam Conference of Catholic Bishops designated the church of La Vang as the National Sacred Marian Centre. In the following year, Pope John XXIII elevated it to the rank of Minor Basilica. On June 19, 1988, Pope John Paul II publicly recognized the importance of Our Lady of La Vang and expressed desire to rebuild the La Vang Basilica in the commemoration of the 200th anniversary of the first vision.
© Independent Catholic News 2008
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ngày ơn thiên triệu tại Tuy Hòa Quy Nhơn
Giáo Xứ Tuy Hòa
10:28 15/04/2008
NGÀY ƠN THIÊN TRIỆU TẠI TUY HÒA
Trong cái nắng dịu của buổi chiều tháng 4 cuối Xuân, sân tiền đường nhà thờ Tuy Hòa rực rỡ hẳn lên với đông đảo giáo dân tập trung để cử hành thánh lễ Chúa Nhật IV Phục Sinh, Chúa Nhật Chúa Chiên Lành và là ngày "Quốc tế cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục và tu sĩ".
Lễ đài chiều nay được trang trí với hai tấm pa-nô: một bến với biểu tương "Con thuyền ra khơi" kèm với lời đáp trả của các tông đồ ngày xưa: "Vâng lời Thầy, con sẽ thả lưới"; và một bên với biểu tượng 'bàn tay cùng với trái tim dâng hiến" kèm với lời của ngôn sứ ngày xưa: "Nầy con đây, xin Chúa hãy gọi con". và đó là tất cả nội dung của ngày Chúa Nhật Chúa Chiên lành, Ngày của ý chí và con tim Dân Chúa dành riêng cho mục vụ ơn gọi tu trì.
Trước thánh lễ, một hàng "giáo sĩ và tu sĩ nhí" đĩnh đạc trong những bộ tu phục từ màu đen, nâu của các dòng Kín, Mến Thánh Giá, đến màu xám, trắng của Phaolô thành Chartres, Đức bà Truyền giáo, tiếp đến là màu xanh tím của Kim Đôi Huế, Nữ Vương Hòa Bình Nha Trang hay Ảnh Vãy Kon tum...Trong các màu sắc thánh thiện với những nét mặt ngây thơ trong trắng của các thiếu nhi, nổi bậc lên cái uy nghi, đạo mạo của "ngài giám mục tý hon và các linh mục triều, dòng khả kính".
Đan xen với chương trình giới thiệu khái quát về đời sống tu trì trong Hội Thánh, các em Thăng Tiến Phaolô và thiếu nhi giáo xứ đã thuyết minh lời mời gọi theo Chúa ra đi làm "lưới người" qua những hình ảnh sống động và những điệu vũ mang tâm tình đạo đức và truyền giáo. Và cao điểm chính là Thánh Lễ Chúa Nhật với trọn ven phong phú của sứ điệp Lời Chúa được công bố và các kinh nguyện của Hội Thánh dâng lên tập chú vào sứ điệp: Chúa Giêsu Phục Sinh chính là Mục Tử và là Cửa chuồng chiên đã đến để cho chiên được sống và sống phong phú. Dân Chúa đang cần biết bao những tâm hồn quảng đại đáp lại lời mời gọi của Đấng Chăn Chiên Lành để dấn thân phục vụ Chúa và các linh hồn trong cánh đồng thế giới hôm nay.
Trong cái nắng dịu của buổi chiều tháng 4 cuối Xuân, sân tiền đường nhà thờ Tuy Hòa rực rỡ hẳn lên với đông đảo giáo dân tập trung để cử hành thánh lễ Chúa Nhật IV Phục Sinh, Chúa Nhật Chúa Chiên Lành và là ngày "Quốc tế cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục và tu sĩ".
Lễ đài chiều nay được trang trí với hai tấm pa-nô: một bến với biểu tương "Con thuyền ra khơi" kèm với lời đáp trả của các tông đồ ngày xưa: "Vâng lời Thầy, con sẽ thả lưới"; và một bên với biểu tượng 'bàn tay cùng với trái tim dâng hiến" kèm với lời của ngôn sứ ngày xưa: "Nầy con đây, xin Chúa hãy gọi con". và đó là tất cả nội dung của ngày Chúa Nhật Chúa Chiên lành, Ngày của ý chí và con tim Dân Chúa dành riêng cho mục vụ ơn gọi tu trì.
Trước thánh lễ, một hàng "giáo sĩ và tu sĩ nhí" đĩnh đạc trong những bộ tu phục từ màu đen, nâu của các dòng Kín, Mến Thánh Giá, đến màu xám, trắng của Phaolô thành Chartres, Đức bà Truyền giáo, tiếp đến là màu xanh tím của Kim Đôi Huế, Nữ Vương Hòa Bình Nha Trang hay Ảnh Vãy Kon tum...Trong các màu sắc thánh thiện với những nét mặt ngây thơ trong trắng của các thiếu nhi, nổi bậc lên cái uy nghi, đạo mạo của "ngài giám mục tý hon và các linh mục triều, dòng khả kính".
Đan xen với chương trình giới thiệu khái quát về đời sống tu trì trong Hội Thánh, các em Thăng Tiến Phaolô và thiếu nhi giáo xứ đã thuyết minh lời mời gọi theo Chúa ra đi làm "lưới người" qua những hình ảnh sống động và những điệu vũ mang tâm tình đạo đức và truyền giáo. Và cao điểm chính là Thánh Lễ Chúa Nhật với trọn ven phong phú của sứ điệp Lời Chúa được công bố và các kinh nguyện của Hội Thánh dâng lên tập chú vào sứ điệp: Chúa Giêsu Phục Sinh chính là Mục Tử và là Cửa chuồng chiên đã đến để cho chiên được sống và sống phong phú. Dân Chúa đang cần biết bao những tâm hồn quảng đại đáp lại lời mời gọi của Đấng Chăn Chiên Lành để dấn thân phục vụ Chúa và các linh hồn trong cánh đồng thế giới hôm nay.
Gặp mặt truyền thống cựu chủng sinh - tu sĩ giáo hạt Phú Yên, Quy Nhơn
LM. Trương Đình Hiền
10:43 15/04/2008
PHÚ YÊN - Nếu không lầm, năm nay-2008, là lần thứ 5, giáo hạt Phú Yên tổ chức cuộc gặp mặt truyền thống của quý anh chị em cựu tu sĩ và chủng sinh các chủng viện đang sống và phục vụ trong các giáo xứ thuộc giáo hạt Phú Yên.
Về dự cuộc gặp mặt truyền thống năm nay có gần 40 anh chị thuộc các giáo xứ: Đồng Tre, Mằng Lăng, Tịnh Sơn, Đông Mỹ, Hoa Châu, Tuy Hòa. Để chia sẻ niềm vui trong ngày gặp gỡ huynh đệ nầy, còn có quý cha: cha sở Đồng Tre, Hoa Châu, Đông Mỹ, cha phó Sơn Nguyên và hai cha sở và phó Tuy Hòa. Cũng có sự hiện diện của quý nữ tu hai hội dòng Phaolô và MTG tại Tuy Hòa.
Nét đặc trưng của lần gặp mặt truyền thống năm nay đó là con số tham dự đông đảo của quý chị cựu tu sĩ thuộc các hội dòng MTG Qui Nhơn và Phaolô Đà nẵng. Ngoài sinh hoạt cao điểm là thánh lễ đồng tế lúc 10.30, chương trình còn lại diễn ra trong khung cảnh thân tình huynh đệ với các mục chia sẻ, góp ý và thảo luận trên nội dung trọng tâm: giáo dục Kitô giáo.
Để động viên tinh thần phục vụ và dấn thân hoạt động tông đồ trong môi trường giáo xứ, cha Giuse Trương Đình Hiền đã chia sẻ đề tài "đi vào cửa hẹp" theo tinh thần của sứ điệp Phụng Vụ Chúa Nhật IV Phục Sinh cùng với áp dung mục vụ cụ thể với chuyên đề "Biết lắng nghe nhau" theo bài gợi ý của GS Nguyễn Văn Thành.
Cuối ngày gặp mặt sau bữa cơm thân mật tại hội trường giáo lý, các anh chị em cựu chủng sinh-tu sĩ đã cùng nhau góp ý kiện toàn Ban Điều Hành Hội cựu chủng sinh-tu sĩ giáo hạt PY với ý chung: Giữ nguyên các thành viên cũ và bổ sung thêm các thành viên mới,đặc biệt thành viên cựu nữ tu sĩ để đặc trách khối cựu nữ tu sĩ trong toàn giáo hạt. Buổi họp mặt kết thúc với hành trang tinh thần là tờ "Nội san Thân Hữu" góp nhặt bằng những suy tư, cảm nhận và thao thức của quý anh chị em trong hiện thực đối mặt với cuộc sống đời thường. Hy vọng lần gặp mặt truyền thống CCS-TS sang năm sẽ đông vui hơn.
Về dự cuộc gặp mặt truyền thống năm nay có gần 40 anh chị thuộc các giáo xứ: Đồng Tre, Mằng Lăng, Tịnh Sơn, Đông Mỹ, Hoa Châu, Tuy Hòa. Để chia sẻ niềm vui trong ngày gặp gỡ huynh đệ nầy, còn có quý cha: cha sở Đồng Tre, Hoa Châu, Đông Mỹ, cha phó Sơn Nguyên và hai cha sở và phó Tuy Hòa. Cũng có sự hiện diện của quý nữ tu hai hội dòng Phaolô và MTG tại Tuy Hòa.
Nét đặc trưng của lần gặp mặt truyền thống năm nay đó là con số tham dự đông đảo của quý chị cựu tu sĩ thuộc các hội dòng MTG Qui Nhơn và Phaolô Đà nẵng. Ngoài sinh hoạt cao điểm là thánh lễ đồng tế lúc 10.30, chương trình còn lại diễn ra trong khung cảnh thân tình huynh đệ với các mục chia sẻ, góp ý và thảo luận trên nội dung trọng tâm: giáo dục Kitô giáo.
Để động viên tinh thần phục vụ và dấn thân hoạt động tông đồ trong môi trường giáo xứ, cha Giuse Trương Đình Hiền đã chia sẻ đề tài "đi vào cửa hẹp" theo tinh thần của sứ điệp Phụng Vụ Chúa Nhật IV Phục Sinh cùng với áp dung mục vụ cụ thể với chuyên đề "Biết lắng nghe nhau" theo bài gợi ý của GS Nguyễn Văn Thành.
Cuối ngày gặp mặt sau bữa cơm thân mật tại hội trường giáo lý, các anh chị em cựu chủng sinh-tu sĩ đã cùng nhau góp ý kiện toàn Ban Điều Hành Hội cựu chủng sinh-tu sĩ giáo hạt PY với ý chung: Giữ nguyên các thành viên cũ và bổ sung thêm các thành viên mới,đặc biệt thành viên cựu nữ tu sĩ để đặc trách khối cựu nữ tu sĩ trong toàn giáo hạt. Buổi họp mặt kết thúc với hành trang tinh thần là tờ "Nội san Thân Hữu" góp nhặt bằng những suy tư, cảm nhận và thao thức của quý anh chị em trong hiện thực đối mặt với cuộc sống đời thường. Hy vọng lần gặp mặt truyền thống CCS-TS sang năm sẽ đông vui hơn.
Sinh viên Công giáo Thanh Hóa thăm Chùa Pháp Vân
Peter Trần Tuấn
21:35 15/04/2008
THANH HÓA - Chủ nhật ngày 14/4/2008. Nhóm Sinh viên Công giáo Thanh Hoá tại Hà Nội đã có buổi thăm viếng chùa Pháp Vân trong khuôn khổ hoạt động của nhóm.
Từ sáng sớm, cơn mưa nặng hạt không thể làm giảm hào khí của sinh viên công giáo Xứ Thanh, trái lại nó còn làm cho chuyến đi thêm phần ý nghĩa và đáng nhớ.
8h sáng, ban cán sự đã tập trung đông đủ tại nhà trưởng nhóm để hoàn tất những công việc cuối cùng: đóng hàng, kiểm tra, chuyển hàng lên xe…và tới 9h chiến dịch bắt đầu.
Sư ông Thích Quảng Tư tiếp đón đoàn bằng những nụ cười thân thiện và niềm nở. Hai bên trao đổi cho nhau về những hoạt động từ thiện của mình, ranh giới giữa Công Giáo và Phật Giáo như đựơc xoá nhoà, thay vào đó là những tấm lòng hướng về người nghèo khổ, bất hạnh, những tấm lòng nhân từ cùng mong muốn chung tay xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
Chùa Pháp Vân là một trong những ngôi chùa đã tham gia dự án Sáng kiến lãnh đạo Phật giáo - một dự án bắt đầu từ năm 2002 với sự hỗ trợ của UNICEF. Dự án này hoạt động mạnh mẽ trong giới tăng ni phật tử ở khu vực bao gồm Thái Lan, Campuchia, Lào, các tỉnh phía nam Trung Quốc, Myanmar và Việt Nam. Nơi đây nổi tiếng với những hoạt động của Câu lạc bộ (CLB) Hương Sen, một CLB do nhà chùa lập ra nhằm chăm sóc và hỗ trợ cho những người nhiễm hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Chuyến đi của Sinh viên Công giáo Thanh Hoá mang một ý nghĩa hết sức tốt đẹp, nó giới thiệu một hình ảnh về những người trẻ Công Giáo năng động, nhiệt tình, luôn nở những nụ cười thân thiện đến với tôn giáo bạn, nó đọng lại trong lòng các sư, ban lãnh đạo của CLB Hương Sen những dấu ấn tốt đẹp về đạo Thiên Chúa và những môn đồ của Ngài.
Thay mặt ban cán sự của Sinh viên Công giáo Thanh Hoá, trưởng ban Phêrô Trần Tuấn cảm ơn sự đón tiếp và cuộc trò truyện hết sức cởi mở đầy ý nghĩa này. Nhóm đã nhờ các sư ở chùa Pháp Vân tặng cho chùa Bồ Đề-nơi nuôi dưỡng 30 cháu nhỏ mồ côi-những bộ quần áo, vật dụng mà nhóm đã quyên góp.
Tạm biệt nhà chùa cũng là lúc trời hửng nắng, Sinh viên Công giáo Thanh Hoá hẹn sẽ có ngày tái ngộ nơi đây.
Từ sáng sớm, cơn mưa nặng hạt không thể làm giảm hào khí của sinh viên công giáo Xứ Thanh, trái lại nó còn làm cho chuyến đi thêm phần ý nghĩa và đáng nhớ.
8h sáng, ban cán sự đã tập trung đông đủ tại nhà trưởng nhóm để hoàn tất những công việc cuối cùng: đóng hàng, kiểm tra, chuyển hàng lên xe…và tới 9h chiến dịch bắt đầu.
Sư ông Thích Quảng Tư tiếp đón đoàn bằng những nụ cười thân thiện và niềm nở. Hai bên trao đổi cho nhau về những hoạt động từ thiện của mình, ranh giới giữa Công Giáo và Phật Giáo như đựơc xoá nhoà, thay vào đó là những tấm lòng hướng về người nghèo khổ, bất hạnh, những tấm lòng nhân từ cùng mong muốn chung tay xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
Chùa Pháp Vân là một trong những ngôi chùa đã tham gia dự án Sáng kiến lãnh đạo Phật giáo - một dự án bắt đầu từ năm 2002 với sự hỗ trợ của UNICEF. Dự án này hoạt động mạnh mẽ trong giới tăng ni phật tử ở khu vực bao gồm Thái Lan, Campuchia, Lào, các tỉnh phía nam Trung Quốc, Myanmar và Việt Nam. Nơi đây nổi tiếng với những hoạt động của Câu lạc bộ (CLB) Hương Sen, một CLB do nhà chùa lập ra nhằm chăm sóc và hỗ trợ cho những người nhiễm hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Chuyến đi của Sinh viên Công giáo Thanh Hoá mang một ý nghĩa hết sức tốt đẹp, nó giới thiệu một hình ảnh về những người trẻ Công Giáo năng động, nhiệt tình, luôn nở những nụ cười thân thiện đến với tôn giáo bạn, nó đọng lại trong lòng các sư, ban lãnh đạo của CLB Hương Sen những dấu ấn tốt đẹp về đạo Thiên Chúa và những môn đồ của Ngài.
Thay mặt ban cán sự của Sinh viên Công giáo Thanh Hoá, trưởng ban Phêrô Trần Tuấn cảm ơn sự đón tiếp và cuộc trò truyện hết sức cởi mở đầy ý nghĩa này. Nhóm đã nhờ các sư ở chùa Pháp Vân tặng cho chùa Bồ Đề-nơi nuôi dưỡng 30 cháu nhỏ mồ côi-những bộ quần áo, vật dụng mà nhóm đã quyên góp.
Tạm biệt nhà chùa cũng là lúc trời hửng nắng, Sinh viên Công giáo Thanh Hoá hẹn sẽ có ngày tái ngộ nơi đây.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Cơn mưa Hạ
Alfonso Hoàng Gia Bảo
21:47 15/04/2008
Cơn mưa Hạ
Thời tiết VN hiện đang rất nóng bức có ngày lên đến 38-390 C cộng thêm những biến động xấu về giá cả thị trường làm ai nấy có phần mệt mỏi lo lắng nhiều hơn mọi năm. Tuy nhiên ngoài những nguyên nhân khách quan do thiên nhiên hoặc bị tác động bởi thế giới bên ngoài còn do chính con người gây ra cho nhau như những căng thẳng đang diễn ra tại giáo xứ Thái Hà suốt mấy tháng qua và có những dấu hiệu cho thấy rất có thể sẽ đạt đến đỉnh điểm nay mai (?).
Giữa bối cảnh một Thái Hà đang âm ỉ chất chứa nhiều chông chênh, bất cập dễ gây nên những đổ vỡ khó lường, một tin vui khác được mọi người đón nhận đó là quyết định của chính quyền tỉnh Quảng Trị đã đồng ý trao trả lại thánh địa La Vang cho giáo hội. Mặc dù mới là sự chỉ đạo miệng nhưng chỉ vài ngày sau khi tin này được VietCatholic đăng tải (có lẽ là sớm nhất?) trên website của đài BBC tiếng Việt cũng đã đưa tin tương tự mà đài này ai cũng biết xưa nay luôn rất thận trọng nên càng có cơ sở để tin vào những lời hứa miệng ấy.
Trong hoàn cảnh phải đi “xin xỏ” lại từng mảnh đất, cơ sở tôn giáo bị nhà nước chiếm đoạt dưới nhiều danh nghĩa chiêu bài khác nhau hết sức là nhiêu khê thì thông tin trên đã tựa như một cơn mưa Hạ làm dịu đi cái ‘nóng bức’ của sự căng thẳng đầu óc với những ai theo dõi tin tức về những đấu tranh của giáo hội VN hiện nay và khơi lên những tia hy vọng nhỏ nhoi về những cơn mưa công lý tiếp theo sẽ đổ xuống những nơi đang thiếu thốn sự công bằng và bác ái.
Một quyết định sáng suốt…
Tuy nhiên bên cạnh niềm vui thì diễn tiến của sự việc còn khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên vì sao việc đề nghị xin lại Thánh địa La vang của giáo phận Huế lại được chính quyền tỉnh Quảng Trị giải quyết nhanh chóng trong khi những người đứng đầu địa phương này dẫu sao cũng chưa phải chịu bất cứ áp lực nào căng thẳng đến mức làm họ phải lo lắng “mất ăn mất ngủ” như chính quyền Hà Nội trong vụ Tòa Khâm Sứ cuối năm vừa qua? Phải chăng vì đất đai ở đấy kém giá trị bằng đất quận Hoàn Kiếm và những nơi đang tranh chấp khác như Sàigòn, Nha Trang v.v…?
Nếu chỉ xét riêng về mặt kinh tế thì quả đúng là vậy nhưng nếu suy nghĩ thêm mọi người không thể không ghi nhận một nhân tố tích cực rất quan trọng đó chính là do sự nhận thức của những người nắm giữ quyền hành tại mỗi địa phương họ có đủ thiện chí và sự sáng suốt trong giái quyết công việc hay không vì kinh nghiệm mỗi khi có việc phải đến ‘cửa quan’ ở VN thì có nhiều sự việc tuy cùng chung một hoàn cảnh, tình huống nhưng ở một địa phương lại có những cách giải quyết khác thậm chí trái ngược nhau hoàn toàn là chuyện bình thường như ‘cơm bữa’
Xin “nói có sách, mách có chứng” đàng hoàng là cùng lúc với bản tin về thiện chí trả đất của tỉnh Quảng Trị thì ở giáo xứ Thái Hà lại xảy ra chuyện lạ đời phản ánh một trình độ tư duy kém cỏi đến độ hài hước của chính quyền phường Ô Cầu Giấy Hà Nội bằng việc phạt hành chính một cụ già tuổi đã xế chiều về tội ra đường không đem theo giấy CMND! Bất cứ ai theo dõi đầu đuôi câu chuyện các cụ đọc kinh cầu nguyện tại nhà thờ Thái Hà nghe tin này cũng nhận ra ngay đó chỉ là cái cớ của việc làm “vạch lá tìm sâu” rất hèn kém, hoàn toàn không xứng đáng với vị thế là lãnh đạo của một địa phương lớn như giữa Hà Nội, thủ đô của những “ngàn năm văn vật” nơi lẽ ra phải cư xử lịch lãm hơn so với tỉnh nghèo như Quảng Trị mới phải.
Hơn thế, nếu lý do CMND được cho là quan trọng hẳn Hà Nội, Sàigòn và các thành phố lớn khác cả nước đã chẳng bao giờ có cảnh nhiều người già còn phải ngủ bờ ngủ bụi sống lây lất la liệt ngoài vệ đường, vỉa hè thậm chí cho đến lúc chết cũng vẫn “homeless” vô gia cư nên người thân cũng đành đau lòng nhìn quan tài phạm thêm tội “lấn chiếm lề đường” như báo VietnamNet mới tường thuật tuần qua. Xin các vị đã ra quyết định phạt cụ già không đem theo CMND ở giáo xứ Thái Hà hôm ấy hãy tìm đến với những người già vô gia cư ấy để hỏi CMND họ xem nhà cửa các cụ ở đâu thuộc địa phương nào có trách nhiệm quản lý vì chính các cụ ấy mới là những người đang trông chờ sự hỏi thăm quan tâm của chính quyền hơn ai hết.
Những vị Quan khôn ngoan (?)
Suy cho cùng, động lực cốt lõi hướng dẫn mọi hành vi của con người đều xuất phát từ cái Tâm của họ. Với người quen sống hẹp lòng ích kỷ chuyện dù có bé cũng dễ bị xé thành to, việc tưởng chừng rất dễ giải quyết lại đâm ra quá khó khăn, đặc biệt với những người quyền cao chức trọng trong mọi xã hội, không biết có phải do mắt họ chỉ quen nhạy cảm với những bước sóng phản chiếu từ tiền tài danh vọng hay không mà xã hội ngày nay rất nhiều người chỉ thấy được lợi lộc của bản thân, của phe nhóm mình mà ‘phớt lờ’ đi bao thiệt hại bất công họ đang gây ra cho người khác.
Làm lãnh đạo bằng “cái Tâm - cái Tầm” thấp kém như vậy là gánh nặng cho người dân đã đành vì lương họ nhận chính là tiền thuế của dân nhưng còn là những vật cản bước tiến của xã hội mới là cái đáng lo hơn và thật buồn thay cho đất nước vì những thành phần này đang có xu hướng chiếm đa số như nhiều báo đưa tin những người có năng lực thật sự đang lần lượt bỏ công sở và họ gọi đó hiện tượng “chảy máu chất xám” chỉ tiếc là chưa thấy tờ báo nào dám mạnh dạn phân tích việc ra đi ấy do lòng tự trọng là chính vì thường những người có cái tài, hiểu biết luôn xem trọng cái Tâm trong một môi trường làm việc thiếu lành mạnh nhiều người vì không muốn sa ngã hoặc bị xem như “cá mè một lứa” nên họ phải ra đi là lẽ phải.
Lãnh đạo là ai, học hành bằng cấp đến đâu dân không mấy người quan tâm (và cũng khó tin với bằng của nhiều quan ngay nay) mà chỉ yêu cầu tối thiểu phải là người làm được điều ‘việc nước chạy cho dân được nhờ’ nhưng thực tế nhìn sự bế tắc hiện nay trong giải quyết khiếu kiện đất đai khiến hàng ngàn người dân phải vật vờ hết cửa quan này đến vườn hoa nọ quanh năm suốt tháng khắp nơi cho thấy phần lớn chỉ có mỗi khả năng thoái thác trách nhiệm. Một chính quyền như vậy thì dân mong gì chuyện “tề gia trị quốc” nói chi đến “bang giao tế thế” với “bơi ra biển nhớn” đấu đá bằng thiên hạ?
Chưa phải là loại người lương tri mù hoàn toàn vì hầu hết còn tỏ ra biết học cách ăn nói rất có bài bản (nhưng thật ra từ trên xuống dưới đều chung một giọng điệu như những chú vẹt bắt chước nói sao cho giống chủ dạy) nên họ chẳng phải là những người không biết đâu là lẽ phải nhưng vì cũng lại do ‘cái Tâm – cái Tầm’ đều kém như nhau nên bằng mọi cách vận dụng luật này lệ nọ ra để biện minh cho những việc làm sai trái và né tránh trách nhiệm đến chừng nào còn có thể né được.
Việc tỉnh Quảng Trị đồng ý trao trả thánh địa La Vang lại cho giáo hội công giáo mặc dù ai cũng hiểu không phải do địa phương này đơn phương quyết định, nhất là trong tình hình nhiều đòi hỏi tương tự của giáo hội đang diễn ra khắp nơi, mà nó đã được xem xét và cân nhắc rất kỹ lưỡng bởi chính quyền trung ương. Nhưng dẫu sao cũng phải nhìn nhận rằng sự việc không thể thuận buồm xuôi gió nếu thiếu những lãnh đạo ít ra họ cũng còn có chút Tâm chút Tầm và hẳn cũng biết đến cái quyết định “trăm bề dại dột” đã lỡ phóng lao nên phải theo lao của bà PCT Quận Hoàn Kiếm trong vụ tòa Khâm Sứ để rút ra được chút kinh nghiệm quí báu để lo giải quyết cho xong bởi việc gì khi đã thành dư luận rồi chẳng những khó ‘sơ múi’ mà còn rất khó tháo gỡ hơn vướng sĩ diện đủ thứ.
Mặc dù chỉ là sự suy diễn nhưng với người khôn ngoan bình thường ai cũng sẽ chọn cách hành xử lãnh đạo tỉnh Quảng Trị nếu là “quan” càng phải chứng tỏ biết nhìn xa trông rộng hơn và trong mắt người dân thì chẳng điều gì nói thay khả năng lãnh đạo của họ một cách thuyết phục bằng chính sự giải quyết được những công việc bị xem là gai góc đó là thước đo chính xác nhất “kích cỡ” của người lãnh đạo.
Trong một xã tắc kỷ cương bát nháo!
Sở dĩ còn có những chuyện ‘tréo ngoe’ diễn ra trong cách hành xử của chính quyền khiến mỗi nơi một khác là do pháp luật ở VN ban hành rất tùy tiện, văn bản dưới luật nhưng lại “đá giò lái” lên lại với luật là chuyện phổ biến. Trong hành chính là các loại thông tư chỉ thị, trong kinh doanh là các giấy phép con v.v… tất cả gây nên cảnh ‘mập mờ huyền ảo’ để cho các địa phương mặc sức vận dụng tùy thích sao cho chính quyền có lợi.
Đối với các nước văn minh tiến bộ thì một khi đã gọi là luật pháp thì mọi công dân từ tổng thống cho đến dân thường đều phải biết và thi hành. Bất cứ ai vi phạm cũng đều bị xử ngang nhau nên nhà nước chẳng cần phải mất công rêu rao nhiều như VN mình đi đâu cũng thấy băng rôn khẩu hiệu “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật” tại sao luật pháp mà cũng phải marketing quảng cáo giống như thương mai nếu chẳng phải vì lý do nó đã bị quá xem thường?
Chỉ riêng chuyện này thôi cũng cho thấy luật lệ ở VN có gì đó khác với thiên hạ nên mới phải làm chuyện tốn kém ‘lãng xẹt’ nhiều đến thế. Luật pháp các nước văn minh được dân tôn trọng là do mọi người tin “chắc như đinh đóng cột” rằng chính phủ sẽ luôn hành xử đúng nếu họ làm sai còn VN mình ngược lại vì luật lệ không mấy rõ ràng đến luật sư mà cũng còn ‘chào thua’ thì huống chi dân thường làm sao hiểu nổi nên đảng “thiên tài” ta biết tình hình là vậy nên phải ‘răn đe’ phụ thêm bằng khẩu hiệu nhưng than ôi! càng treo “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật” nhiều bao nhiêu dường như càng giúp cán bộ càng tự tin nhận hối lộ nhiều bấy nhiêu và với người hiểu biết thì “lăng-xê” nó càng nhiều tức đồng nghĩa với việc thừa nhận luật pháp càng trở nên bèo bọt thêm!
Ngay chính một vị cựu thủ tướng, ông Phan Văn Khải lúc chuẩn bị về vườn trong một hội nghị lớn chuẩn bị cho APEC tại dinh Độc Lập vào cuối năm 2005 đã nói một câu để đời “trên bảo dưới không nghe” mà ngay sau đó đã trở thành đề tài đàm tiếu trong thiên hạ khắp nơi với ý châm chọc tục tĩu không tiện nói ra ở đây. Có thể do trong một thoáng cảm thấy bất lực mình đường đường là một thủ tướng mà nói chẳng địa phương nào thèm nghe khiến ông ta đã phải “lỡ lời” nhưng có thể xem đó là lời tự thú chính xác nhất về tình trạng kỷ cương bát nháo của hệ thống chính quyền trong nước hiện nay.
Tình hình cũng chẳng khá hơn với ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đương nhiệm. Mọi người còn nhớ lúc mới bắt đầu xảy ra vụ ‘Tòa Khâm Sứ’ với việc nhiều giáo dân tụ tập đọc kinh cầu nguyện tình hình chưa mấy căng thẳng đích thân ông thủ tướng đã đến tận hiện trường quan sát và gặp gỡ trao đổi cùng Đức TGM Ngô Quang Kiệt. Sự hiện hiện ấy cho thấy sự quan tâm của người đứng đầu chính phủ khiến ai nấy đều hy vọng mọi khó khăn sẽ được giải quyết ổn thỏa và theo nhiều nguồn tin sau đó cho biết thì nhiều quan chức cấp cao kể cả bên công an cũng muốn trả lại đất Tòa Khâm Sứ cho giáo hội cho xong việc nhưng thật trớ trêu cũng chỉ vì chuyện “trên bảo dưới không nghe” như ông cựu thủ tướng Khải đã từng bị chẳng những điạ phương cấp quận liên quan không chịu thi hành mà bà PCT Thanh Hằng còn thản nhiên ra tối hậu thư ra lệnh đến đúng giờ G phải giải tán mà theo nhiều nguồn tin do quận này đã “lỡ” bán cho đối tác nên muốn bằng mọi giá giao cho họ và chỉ đồng ý với giải pháp giao trả đất nơi khác mà việc này vẫn chưa có lối thoát.
Có hiểu hết bức tranh loang lổ, nham nhúa của nền hành chính VN (mà dân chúng gọi không oan chút nào “Hành dân là Chính”) mới thấy quyết định của lãnh đạo tỉnh Quảng Trị it1 ra họ còn chút sáng suốt và rất đáng hoan nghênh. Quyết định ấy có thể ví giống như cơn mưa đầu mùa làm dịu bớt phần nào tiết trời oi bức mà mọi người đang mong đợi.
Người viết đinh kết thúc bài viết ở đây chưa kịp gởi đi thì vừa mới được xem qua ý kiến của một độc giả ở Bruxelles – Bỉ, được đăng trên mạng khẳng định cử chỉ thiện chí khiến nhiều người ngạc nhiên của chính quyền tỉnh Quảng Trị sẽ chỉ là nước cờ chính trị của chính quyền Hà Nội nhằm tìm cách ‘hoãn binh’ cũng căn cứ vào hai cách giải quyết đầy mâu thuẫn nhau giữa La Vang và Thái Hà như người viết đã nêu trong bài này. Thật ra đây là điều mà bất cứ ai có kinh nghiệm về cách hành xử ‘nói một đàng làm một nẻo’ của cộng sản trogn quá khứ luôn phải nghĩ đến nên lời tiên đoán này hoàn toàn có khả năng xảy ra vì quyết định trả đất La Vang hiện mới chỉ bằng tuyên bố của ông Phó chủ tịch UBND Quảng trị, Ủy Viên thường trực Bộ Chính Trị Nguyễn Đức Chính mà người đời thì vẫn thường hay bảo “lời nói gió bay” nên chẳng có gì là chắc chắn cả.
Chúng ta cũng cần biết một điều là mọi hoàn cảnh ‘đi đòi nợ’ xưa nay thì mặc dù có đầy đủ chứng lý nhưng chủ nợ bao giờ cũng ở vào thế bị động vì việc có được trả hay không còn tùy rất nhiều vào cái Tâm của con nợ đặc biệt khi đụng phải loại xã hội đen luôn tỏ ra bất cần đời mà đôi khi vì để ‘được việc’ chủ nợ phải biết nhún nhường là đằng khác. Tuy nhiên bên cạnh đó một điều đáng chú ý thêm là thời thế nay đã thay đổi và khác xưa rất nhiều, sống trong một thế giới thông tin cực kỳ nhanh nhạy hữu hiệu và mọi thứ ngày càng gắn kết có liên quan mật thiết với nhau hơn thì mọi hành vi bị xem là ngớ ngẩn là điều bất kỳ ai người hay kẻ dở ai cũng đều ngán ngại.
Do vậy sự ‘hăng hái’ làm tiên tri quá sớm của độc giả Bruxelles – Bỉ mà cũng còn thiếu những căn cứ xác thực xa hơn nữa là việc đi đến suy diễn, kết tội các vị chủ chăn trong HĐGM VN hiện nay là quá hiền lành (hay ‘dại khờ’ nhưng có lẽ chưa dám nói thẳng (?) chẳng lẽ chúng ta lại mong các vị phải ‘dữ dằn’ hay đầy mưu mô để ‘ăn miếng trả miếng’ như người đời hay cư xử với nhau mới là chủ chăn giỏi sao?) khi vội đưa ra thông tin về việc trả Thánh địa La Vang trên VietCatholic là “tiếp tục cho giáo dân ăn bánh vẽ“ là điều lẽ ra chẳng nên vội làm mới phải.
(Giáo dân Sàigòn, ngày 15/4/2008)
Thời tiết VN hiện đang rất nóng bức có ngày lên đến 38-390 C cộng thêm những biến động xấu về giá cả thị trường làm ai nấy có phần mệt mỏi lo lắng nhiều hơn mọi năm. Tuy nhiên ngoài những nguyên nhân khách quan do thiên nhiên hoặc bị tác động bởi thế giới bên ngoài còn do chính con người gây ra cho nhau như những căng thẳng đang diễn ra tại giáo xứ Thái Hà suốt mấy tháng qua và có những dấu hiệu cho thấy rất có thể sẽ đạt đến đỉnh điểm nay mai (?).
Giữa bối cảnh một Thái Hà đang âm ỉ chất chứa nhiều chông chênh, bất cập dễ gây nên những đổ vỡ khó lường, một tin vui khác được mọi người đón nhận đó là quyết định của chính quyền tỉnh Quảng Trị đã đồng ý trao trả lại thánh địa La Vang cho giáo hội. Mặc dù mới là sự chỉ đạo miệng nhưng chỉ vài ngày sau khi tin này được VietCatholic đăng tải (có lẽ là sớm nhất?) trên website của đài BBC tiếng Việt cũng đã đưa tin tương tự mà đài này ai cũng biết xưa nay luôn rất thận trọng nên càng có cơ sở để tin vào những lời hứa miệng ấy.
Trong hoàn cảnh phải đi “xin xỏ” lại từng mảnh đất, cơ sở tôn giáo bị nhà nước chiếm đoạt dưới nhiều danh nghĩa chiêu bài khác nhau hết sức là nhiêu khê thì thông tin trên đã tựa như một cơn mưa Hạ làm dịu đi cái ‘nóng bức’ của sự căng thẳng đầu óc với những ai theo dõi tin tức về những đấu tranh của giáo hội VN hiện nay và khơi lên những tia hy vọng nhỏ nhoi về những cơn mưa công lý tiếp theo sẽ đổ xuống những nơi đang thiếu thốn sự công bằng và bác ái.
Một quyết định sáng suốt…
Tuy nhiên bên cạnh niềm vui thì diễn tiến của sự việc còn khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên vì sao việc đề nghị xin lại Thánh địa La vang của giáo phận Huế lại được chính quyền tỉnh Quảng Trị giải quyết nhanh chóng trong khi những người đứng đầu địa phương này dẫu sao cũng chưa phải chịu bất cứ áp lực nào căng thẳng đến mức làm họ phải lo lắng “mất ăn mất ngủ” như chính quyền Hà Nội trong vụ Tòa Khâm Sứ cuối năm vừa qua? Phải chăng vì đất đai ở đấy kém giá trị bằng đất quận Hoàn Kiếm và những nơi đang tranh chấp khác như Sàigòn, Nha Trang v.v…?
Nếu chỉ xét riêng về mặt kinh tế thì quả đúng là vậy nhưng nếu suy nghĩ thêm mọi người không thể không ghi nhận một nhân tố tích cực rất quan trọng đó chính là do sự nhận thức của những người nắm giữ quyền hành tại mỗi địa phương họ có đủ thiện chí và sự sáng suốt trong giái quyết công việc hay không vì kinh nghiệm mỗi khi có việc phải đến ‘cửa quan’ ở VN thì có nhiều sự việc tuy cùng chung một hoàn cảnh, tình huống nhưng ở một địa phương lại có những cách giải quyết khác thậm chí trái ngược nhau hoàn toàn là chuyện bình thường như ‘cơm bữa’
Xin “nói có sách, mách có chứng” đàng hoàng là cùng lúc với bản tin về thiện chí trả đất của tỉnh Quảng Trị thì ở giáo xứ Thái Hà lại xảy ra chuyện lạ đời phản ánh một trình độ tư duy kém cỏi đến độ hài hước của chính quyền phường Ô Cầu Giấy Hà Nội bằng việc phạt hành chính một cụ già tuổi đã xế chiều về tội ra đường không đem theo giấy CMND! Bất cứ ai theo dõi đầu đuôi câu chuyện các cụ đọc kinh cầu nguyện tại nhà thờ Thái Hà nghe tin này cũng nhận ra ngay đó chỉ là cái cớ của việc làm “vạch lá tìm sâu” rất hèn kém, hoàn toàn không xứng đáng với vị thế là lãnh đạo của một địa phương lớn như giữa Hà Nội, thủ đô của những “ngàn năm văn vật” nơi lẽ ra phải cư xử lịch lãm hơn so với tỉnh nghèo như Quảng Trị mới phải.
Hơn thế, nếu lý do CMND được cho là quan trọng hẳn Hà Nội, Sàigòn và các thành phố lớn khác cả nước đã chẳng bao giờ có cảnh nhiều người già còn phải ngủ bờ ngủ bụi sống lây lất la liệt ngoài vệ đường, vỉa hè thậm chí cho đến lúc chết cũng vẫn “homeless” vô gia cư nên người thân cũng đành đau lòng nhìn quan tài phạm thêm tội “lấn chiếm lề đường” như báo VietnamNet mới tường thuật tuần qua. Xin các vị đã ra quyết định phạt cụ già không đem theo CMND ở giáo xứ Thái Hà hôm ấy hãy tìm đến với những người già vô gia cư ấy để hỏi CMND họ xem nhà cửa các cụ ở đâu thuộc địa phương nào có trách nhiệm quản lý vì chính các cụ ấy mới là những người đang trông chờ sự hỏi thăm quan tâm của chính quyền hơn ai hết.
Những vị Quan khôn ngoan (?)
Suy cho cùng, động lực cốt lõi hướng dẫn mọi hành vi của con người đều xuất phát từ cái Tâm của họ. Với người quen sống hẹp lòng ích kỷ chuyện dù có bé cũng dễ bị xé thành to, việc tưởng chừng rất dễ giải quyết lại đâm ra quá khó khăn, đặc biệt với những người quyền cao chức trọng trong mọi xã hội, không biết có phải do mắt họ chỉ quen nhạy cảm với những bước sóng phản chiếu từ tiền tài danh vọng hay không mà xã hội ngày nay rất nhiều người chỉ thấy được lợi lộc của bản thân, của phe nhóm mình mà ‘phớt lờ’ đi bao thiệt hại bất công họ đang gây ra cho người khác.
Làm lãnh đạo bằng “cái Tâm - cái Tầm” thấp kém như vậy là gánh nặng cho người dân đã đành vì lương họ nhận chính là tiền thuế của dân nhưng còn là những vật cản bước tiến của xã hội mới là cái đáng lo hơn và thật buồn thay cho đất nước vì những thành phần này đang có xu hướng chiếm đa số như nhiều báo đưa tin những người có năng lực thật sự đang lần lượt bỏ công sở và họ gọi đó hiện tượng “chảy máu chất xám” chỉ tiếc là chưa thấy tờ báo nào dám mạnh dạn phân tích việc ra đi ấy do lòng tự trọng là chính vì thường những người có cái tài, hiểu biết luôn xem trọng cái Tâm trong một môi trường làm việc thiếu lành mạnh nhiều người vì không muốn sa ngã hoặc bị xem như “cá mè một lứa” nên họ phải ra đi là lẽ phải.
Lãnh đạo là ai, học hành bằng cấp đến đâu dân không mấy người quan tâm (và cũng khó tin với bằng của nhiều quan ngay nay) mà chỉ yêu cầu tối thiểu phải là người làm được điều ‘việc nước chạy cho dân được nhờ’ nhưng thực tế nhìn sự bế tắc hiện nay trong giải quyết khiếu kiện đất đai khiến hàng ngàn người dân phải vật vờ hết cửa quan này đến vườn hoa nọ quanh năm suốt tháng khắp nơi cho thấy phần lớn chỉ có mỗi khả năng thoái thác trách nhiệm. Một chính quyền như vậy thì dân mong gì chuyện “tề gia trị quốc” nói chi đến “bang giao tế thế” với “bơi ra biển nhớn” đấu đá bằng thiên hạ?
Chưa phải là loại người lương tri mù hoàn toàn vì hầu hết còn tỏ ra biết học cách ăn nói rất có bài bản (nhưng thật ra từ trên xuống dưới đều chung một giọng điệu như những chú vẹt bắt chước nói sao cho giống chủ dạy) nên họ chẳng phải là những người không biết đâu là lẽ phải nhưng vì cũng lại do ‘cái Tâm – cái Tầm’ đều kém như nhau nên bằng mọi cách vận dụng luật này lệ nọ ra để biện minh cho những việc làm sai trái và né tránh trách nhiệm đến chừng nào còn có thể né được.
Việc tỉnh Quảng Trị đồng ý trao trả thánh địa La Vang lại cho giáo hội công giáo mặc dù ai cũng hiểu không phải do địa phương này đơn phương quyết định, nhất là trong tình hình nhiều đòi hỏi tương tự của giáo hội đang diễn ra khắp nơi, mà nó đã được xem xét và cân nhắc rất kỹ lưỡng bởi chính quyền trung ương. Nhưng dẫu sao cũng phải nhìn nhận rằng sự việc không thể thuận buồm xuôi gió nếu thiếu những lãnh đạo ít ra họ cũng còn có chút Tâm chút Tầm và hẳn cũng biết đến cái quyết định “trăm bề dại dột” đã lỡ phóng lao nên phải theo lao của bà PCT Quận Hoàn Kiếm trong vụ tòa Khâm Sứ để rút ra được chút kinh nghiệm quí báu để lo giải quyết cho xong bởi việc gì khi đã thành dư luận rồi chẳng những khó ‘sơ múi’ mà còn rất khó tháo gỡ hơn vướng sĩ diện đủ thứ.
Mặc dù chỉ là sự suy diễn nhưng với người khôn ngoan bình thường ai cũng sẽ chọn cách hành xử lãnh đạo tỉnh Quảng Trị nếu là “quan” càng phải chứng tỏ biết nhìn xa trông rộng hơn và trong mắt người dân thì chẳng điều gì nói thay khả năng lãnh đạo của họ một cách thuyết phục bằng chính sự giải quyết được những công việc bị xem là gai góc đó là thước đo chính xác nhất “kích cỡ” của người lãnh đạo.
Trong một xã tắc kỷ cương bát nháo!
Sở dĩ còn có những chuyện ‘tréo ngoe’ diễn ra trong cách hành xử của chính quyền khiến mỗi nơi một khác là do pháp luật ở VN ban hành rất tùy tiện, văn bản dưới luật nhưng lại “đá giò lái” lên lại với luật là chuyện phổ biến. Trong hành chính là các loại thông tư chỉ thị, trong kinh doanh là các giấy phép con v.v… tất cả gây nên cảnh ‘mập mờ huyền ảo’ để cho các địa phương mặc sức vận dụng tùy thích sao cho chính quyền có lợi.
Đối với các nước văn minh tiến bộ thì một khi đã gọi là luật pháp thì mọi công dân từ tổng thống cho đến dân thường đều phải biết và thi hành. Bất cứ ai vi phạm cũng đều bị xử ngang nhau nên nhà nước chẳng cần phải mất công rêu rao nhiều như VN mình đi đâu cũng thấy băng rôn khẩu hiệu “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật” tại sao luật pháp mà cũng phải marketing quảng cáo giống như thương mai nếu chẳng phải vì lý do nó đã bị quá xem thường?
Chỉ riêng chuyện này thôi cũng cho thấy luật lệ ở VN có gì đó khác với thiên hạ nên mới phải làm chuyện tốn kém ‘lãng xẹt’ nhiều đến thế. Luật pháp các nước văn minh được dân tôn trọng là do mọi người tin “chắc như đinh đóng cột” rằng chính phủ sẽ luôn hành xử đúng nếu họ làm sai còn VN mình ngược lại vì luật lệ không mấy rõ ràng đến luật sư mà cũng còn ‘chào thua’ thì huống chi dân thường làm sao hiểu nổi nên đảng “thiên tài” ta biết tình hình là vậy nên phải ‘răn đe’ phụ thêm bằng khẩu hiệu nhưng than ôi! càng treo “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật” nhiều bao nhiêu dường như càng giúp cán bộ càng tự tin nhận hối lộ nhiều bấy nhiêu và với người hiểu biết thì “lăng-xê” nó càng nhiều tức đồng nghĩa với việc thừa nhận luật pháp càng trở nên bèo bọt thêm!
Ngay chính một vị cựu thủ tướng, ông Phan Văn Khải lúc chuẩn bị về vườn trong một hội nghị lớn chuẩn bị cho APEC tại dinh Độc Lập vào cuối năm 2005 đã nói một câu để đời “trên bảo dưới không nghe” mà ngay sau đó đã trở thành đề tài đàm tiếu trong thiên hạ khắp nơi với ý châm chọc tục tĩu không tiện nói ra ở đây. Có thể do trong một thoáng cảm thấy bất lực mình đường đường là một thủ tướng mà nói chẳng địa phương nào thèm nghe khiến ông ta đã phải “lỡ lời” nhưng có thể xem đó là lời tự thú chính xác nhất về tình trạng kỷ cương bát nháo của hệ thống chính quyền trong nước hiện nay.
Tình hình cũng chẳng khá hơn với ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đương nhiệm. Mọi người còn nhớ lúc mới bắt đầu xảy ra vụ ‘Tòa Khâm Sứ’ với việc nhiều giáo dân tụ tập đọc kinh cầu nguyện tình hình chưa mấy căng thẳng đích thân ông thủ tướng đã đến tận hiện trường quan sát và gặp gỡ trao đổi cùng Đức TGM Ngô Quang Kiệt. Sự hiện hiện ấy cho thấy sự quan tâm của người đứng đầu chính phủ khiến ai nấy đều hy vọng mọi khó khăn sẽ được giải quyết ổn thỏa và theo nhiều nguồn tin sau đó cho biết thì nhiều quan chức cấp cao kể cả bên công an cũng muốn trả lại đất Tòa Khâm Sứ cho giáo hội cho xong việc nhưng thật trớ trêu cũng chỉ vì chuyện “trên bảo dưới không nghe” như ông cựu thủ tướng Khải đã từng bị chẳng những điạ phương cấp quận liên quan không chịu thi hành mà bà PCT Thanh Hằng còn thản nhiên ra tối hậu thư ra lệnh đến đúng giờ G phải giải tán mà theo nhiều nguồn tin do quận này đã “lỡ” bán cho đối tác nên muốn bằng mọi giá giao cho họ và chỉ đồng ý với giải pháp giao trả đất nơi khác mà việc này vẫn chưa có lối thoát.
Có hiểu hết bức tranh loang lổ, nham nhúa của nền hành chính VN (mà dân chúng gọi không oan chút nào “Hành dân là Chính”) mới thấy quyết định của lãnh đạo tỉnh Quảng Trị it1 ra họ còn chút sáng suốt và rất đáng hoan nghênh. Quyết định ấy có thể ví giống như cơn mưa đầu mùa làm dịu bớt phần nào tiết trời oi bức mà mọi người đang mong đợi.
Người viết đinh kết thúc bài viết ở đây chưa kịp gởi đi thì vừa mới được xem qua ý kiến của một độc giả ở Bruxelles – Bỉ, được đăng trên mạng khẳng định cử chỉ thiện chí khiến nhiều người ngạc nhiên của chính quyền tỉnh Quảng Trị sẽ chỉ là nước cờ chính trị của chính quyền Hà Nội nhằm tìm cách ‘hoãn binh’ cũng căn cứ vào hai cách giải quyết đầy mâu thuẫn nhau giữa La Vang và Thái Hà như người viết đã nêu trong bài này. Thật ra đây là điều mà bất cứ ai có kinh nghiệm về cách hành xử ‘nói một đàng làm một nẻo’ của cộng sản trogn quá khứ luôn phải nghĩ đến nên lời tiên đoán này hoàn toàn có khả năng xảy ra vì quyết định trả đất La Vang hiện mới chỉ bằng tuyên bố của ông Phó chủ tịch UBND Quảng trị, Ủy Viên thường trực Bộ Chính Trị Nguyễn Đức Chính mà người đời thì vẫn thường hay bảo “lời nói gió bay” nên chẳng có gì là chắc chắn cả.
Chúng ta cũng cần biết một điều là mọi hoàn cảnh ‘đi đòi nợ’ xưa nay thì mặc dù có đầy đủ chứng lý nhưng chủ nợ bao giờ cũng ở vào thế bị động vì việc có được trả hay không còn tùy rất nhiều vào cái Tâm của con nợ đặc biệt khi đụng phải loại xã hội đen luôn tỏ ra bất cần đời mà đôi khi vì để ‘được việc’ chủ nợ phải biết nhún nhường là đằng khác. Tuy nhiên bên cạnh đó một điều đáng chú ý thêm là thời thế nay đã thay đổi và khác xưa rất nhiều, sống trong một thế giới thông tin cực kỳ nhanh nhạy hữu hiệu và mọi thứ ngày càng gắn kết có liên quan mật thiết với nhau hơn thì mọi hành vi bị xem là ngớ ngẩn là điều bất kỳ ai người hay kẻ dở ai cũng đều ngán ngại.
Do vậy sự ‘hăng hái’ làm tiên tri quá sớm của độc giả Bruxelles – Bỉ mà cũng còn thiếu những căn cứ xác thực xa hơn nữa là việc đi đến suy diễn, kết tội các vị chủ chăn trong HĐGM VN hiện nay là quá hiền lành (hay ‘dại khờ’ nhưng có lẽ chưa dám nói thẳng (?) chẳng lẽ chúng ta lại mong các vị phải ‘dữ dằn’ hay đầy mưu mô để ‘ăn miếng trả miếng’ như người đời hay cư xử với nhau mới là chủ chăn giỏi sao?) khi vội đưa ra thông tin về việc trả Thánh địa La Vang trên VietCatholic là “tiếp tục cho giáo dân ăn bánh vẽ“ là điều lẽ ra chẳng nên vội làm mới phải.
(Giáo dân Sàigòn, ngày 15/4/2008)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Lịch Sử Học Lý Kitô Học (2)
Vũ Văn An
22:03 15/04/2008
Lịch Sử Học Lý Kitô Học (2)
3. Việc Khai triển Sau cùng của Học lý trong các Thế kỷ thứ tư và thứ năm
Dưới thời cai trị của Constantine, liền ngay sau khi nhà nước công nhận Ki-tô giáo, đã bắt đầu có sự kình chống sâu sắc trong Giáo Hội về tín lý. Cho đến tận ngày nay, nó vẫn được coi như thời kỳ trong đó người ta vật lộn để giải quyết những vấn đề căn bản trong việc tìm ra một định nghĩa chính xác về quan niệm của Ki-tô giáo về Thiên Chúa và vị trí của con người Chúa Giê-su Ki-tô trong quan niệm ấy. Phần đầu cuộc vật lộn quan trọng này được mệnh danh là cuộc tranh luận Arius, trong đó vấn đề chính là vị trí của Chúa Ki-tô và sau đó của Chúa Thánh Thần trong hữu thể Thiên Chúa, dẫn đến việc hình thành tín điều Thiên Chúa Ba Ngôi. Giai đoạn này kéo dài từ đầu đến cuối thế kỷ thứ tư. Giai đoạn thứ hai tiếp ngay sau giai đoạn đầu, và tiếp diễn trong những điểm chủ yếu cho đến tận thế kỷ thứ sáu. Vấn đề ở đây là làm sao miêu tả chính xác hơn con người Chúa Ki-tô, và mối tương quan giữa bản tính Thiên Chúa và bản tính nhân loại trong Người. Không thể chối cãi rằng những tranh luận sâu sắc trên đã đem lại nhiều ngày tháng không đẹp chút nào mà còn ác độc nữa, nhất là vì thời gian đó tôn giáo và chính trị lại can dự vào nhau cách quá thân thiết. Chúng đã gây nên nhiều đam mê bản thân đầy bạo lực, những ghanh ghét, xuyên tạc, và độc ác nơi các nhà lãnh đạo Giáo Hội, là những người bề ngoài tỏ ra hết sức đạo hạnh. Và cứ thế, theo thiển ý, chúng đã tạo nên một trong những ký ức đau buồn nhất trong toàn bộ lịch sử học lý. Nhưng chưa hết. Các hiệu quả độc hại của chúng như còn đâm rễ trong lòng Giáo Hội đến độ không ai có thể loại bỏ được nữa. Có thể nói đó là nguyên mẫu của mọi tranh chấp về học lý trong Giáo Hội và cái tinh thần tranh chấp của những thần học gia cổ thời kia, mà phần đông, nhất là các phát ngôn viên chính, không phải là những con người đặc biệt lỗi lạc gì, nhưng cái tinh thần ấy chưa bao giờ được coi như đã chết trong Giáo Hội. Nhưng mặt khác, ta lại không thể chối từ được đặc tính cần thiết của những cuộc tranh luận này. Vì cần phải thử nghiệm một đối chất rõ rệt giữa các ưu tư của đức tin và các quan niệm dựa trên cấu trúc tư tưởng lúc bấy giờ, và việc đối chất này phải xẩy ra ở một bình diện không phải chỉ giữa các nhà triết học và thần học xuất chúng mà còn giữa quảng đại Ki-tô hữu như một toàn thể nữa. Có điều việc những công thức được thiết dựng từ đó mà ra trên thực tế chỉ là những hình thức ngôn từ, tự chúng còn đem theo nhiều vấn nạn mới hơn tình thế lúc trước, thì lại không được ai vào lúc đó nhận ra, vì thực sự đó là một ý niệm không được đại đa số tán thưởng. Và bất kể tất cả, cái tín điều đang trong diễn trình hình thành và thiết dựng trong thế kỷ thứ tư và thứ năm kia đã có khả năng hoàn thành mục đích của nó trong trách vụ lịch sử của Giáo Hội. Sự thúc đẩy dẫn đến cuộc tranh luận lớn lao này là việc phải giải quyết vấn đề tương quan của Chúa Giê-su Ki-tô với Thiên Chúa sao cho rõ ràng đầy đủ và thỏa mãn yêu cầu của mọi người. Trong diễn trình giải quyết ấy, Ki-tô Học Ngôi Lời, vì lúc ấy đã được mọi nơi nhìn nhận, nên đã được dùng như dụng cụ triết học. Như ta đã biết, tác giả của cuộc tranh luận này suy cho cùng chính là Origen.
a. Người ta không biết chắc cuộc tranh luận này đã bắt đầu lúc nào, nguyên nhân trực tiếp của nó là gì và diễn tiến lúc ban đầu của nó ra sao. Tuy nhiên, vào năm 318, tại Alexandria, Arius bị giám mục Alexander tố cáo là rối đạo do các lời phát biểu của ông về Chúa Ki-tô, sau đó ông bị giám mục này phát vạ tuyệt thông vào năm 320/321. Theo Arius, Thiên Chúa hiện hữu một mình, không ai tạo dựng và không ai sinh ra Người, hoàn toàn đơn nhất, trong khi Ngôi Lời chỉ là tạo vật đầu hết của Thiên Chúa trong thời gian, do đó không phải là thành phần hữu thể thực sự của Thiên Chúa; đương nhiên, điều này còn đúng hơn khi nói về con người Giêsu Ki-tô, đấng, trong diễn biến lịch sử sau này, sẽ kết hợp làm một với Ngôi Lời. Đối với Arius, đó là cách duy nhất bảo đảm tính đơn nhất, siêu việt và tuyệt đối khác biệt của Thiên Chúa. Chính vì thế, các luận đề của ông được phát biểu như sau: 1. ‘Ngôi Lời khác và không giống hữu thể Chúa Cha chút nào’; 2. ‘Chúa Con có khởi thủy, Thiên Chúa không có khởi thủy’; 3. ‘Đã có lúc Ngài không hiện hữu, và Ngài không hiện hữu cho đến khi bước vào hiện hữu’. Những luận điểm này cho thấy Arius thích luận suy, muốn độc lập đối với Origen. Sau khi bị vạ tuyệt thông, Arius đi lên phương Bắc, đến Palestine, Syria và Tiểu Á. Trong khi ấy, nhận ra Alexander đã hành động quá đột ngột và độc đoán, nhiều giám mục đã ủng hộ quan điểm của Arius, nhất là giám mục Eusebius thành Nicodemia. Điều này mang lại cho Arius sức mạnh và can đảm trở về Alexandria để thuyết giảng, dù bị giám mục ngăn cấm. Kết quả là cuộc diện tại Alexandria biến thành một tranh cãi sôi nổi khiến hoàng đế phải can thiệp vào. Hoàng đế nhận thức rằng trong cảnh hỗn loạn tinh thần này, Giáo Hội chỉ có giá trị và ý nghĩa đối với ông trong kế hoạch nội ngoại tái thiết đế quốc Rô Ma, nếu có được một sự thống nhất chặt chẽ thực sự. Cho nên, trước tiên ông ráng đương đầu với vấn đề bằng cách gửi một trong các giám mục đang phục vụ trong triều là Hosius thành Cordova tới Alexandria (324). Nhưng khi sứ mệnh của giám mục này không thành, hoàng đế đã cho triệu tập Công đồng chung tại Nicea vào năm 325. Chính hoàng đế đã hiện diện trong Công đồng này. Dưới thúc ép của ông, và nhất là nhờ kỹ năng chính trị của Hosius, một người thuộc phương Tây, khéo léo lèo lái dư luận đi theo hướng giải quyết của phương Tây, Công đồng đã quyết định thừa nhận quan điểm của Alexander là chính xác về tín lý, do đó kết án Arius, dù kết quả ấy không hẳn phản ảnh quan điểm của đa số giám mục phương Đông hiện diện trong Công đồng. Công đồng chấp nhận công thức tuyên xưng đức tin do giám mục Eusebius thành Xêsarê đệ trình, người đại diện cho khuynh hướng chiết trung; nhưng người ta đã thêm vào công thức ấy những mệnh đề chống lại Arius và kết cục, thì đó là bản án kết tội Arius. Chính ý hoàng đế và quan điểm phương Tây, nhất là quan niệm homoousios (una substantia – đồng bản thể), một biểu thức trước đây phương Đông không biết đến, bị Athanasius tránh né, đã đem lại sự hiệp nhất cho Giáo Hội bằng sức mạnh, và đạt được chiến thắng cho cánh hữu của trường phái Origen nơi những người chủ trương chiết trung, dù quan điểm ấy chỉ do một thiểu số chủ xướng trước đây.
Sự hiệp nhất của Giáo Hội xem ra đã được duy trì, và do đó Giáo Hội được thiết lập như Giáo Hội của quốc gia. Nhưng chẳng bao lâu sau, ai cũng hiểu đó chỉ là sự hiệp nhất bề ngoài mà thôi. Bất kể sự xuất hiện của Athanasius, người đã trở thành phát ngôn viên chính của chính Giáo Hội và trên thực tế là người đóng vai quyết định trong việc hình thành các tín lý của Giáo Hội. Ông đã từng hiện diện tại Công đồng Nicea trong tư cách phó tế của Alexander, nhưng không phải là thành viên của Công đồng. Năm 326 hoặc 328, ông kế vị Alexander. Nhờ thế ông có quyền can thiệp vào cuộc tranh luận cách chính thức và hăng hái. Dĩ nhiên ta có nhiều tư liệu chính xác hơn về thần học của ông so với Arius. Thần học ấy thực tế dựa trên các ưu tư liên quan đến việc cứu chuộc, dù việc cứu chuộc này được hiểu theo cách nhìn của tư duy Hy Lạp, rất khác với cái nhìn của Augustine và cả của thánh Phao-lô nữa. Mặc dù thế, ngược với Arius, Athanasius tiếp nối một đường lối rất khác với trường phái Origen, khước từ những suy đoán về một thứ Thiên Chúa nửa vời đầy thần thoại (mythical demi-God), do đó duy trì hai khía cạnh chủ yếu tức tính đơn nhất của Thiên Chúa và con người của Ngôi Lời. Tuy nhiên ngay các công thức của ông cũng không thỏa đáng, vì thực ra không có công thức nào có thể hoàn toàn thỏa đáng được; điều này có thể thấy qua việc chúng bỏ quên không nhắc đến chút nào các sinh hoạt của con người Giêsu, và việc quên sót này kéo dài mãi đến thời Cải Cách. Đàng khác, trong khảo luận đầu tiên về chủ đề này, ông đã không sử dụng thuật ngữ homoousios; chỉ dần dà sau đó ông mới làm quen được với ý niệm đó. Nhưng dù có sự can thiệp mạnh mẽ của ông, học lý chính giáo của Nicea cũng đã mất ảnh hưởng đáng kể trong những năm kế tiếp. Eusebius thành Nicodemia, một lãnh tụ hết sức khéo léo của những người tuy không tán thành quan điểm của Arius, nhưng vốn chống đối nền thần học cực đoan của trường phái Alexandria, đã khéo léo tái lập ảnh hưởng của mình nơi hoàng đế và đã thuyết phục được hoàng đế thấy ra rằng quyết định đưa ra tại Nicea không đại biểu cho quan điểm thống nhất của Giáo Hội. Nhưng Nicea là một Công Đồng Chung, không thể đơn giản chỉ cần đưa ra một chiếu chỉ là có thể hủy bỏ được các quyết định của nó. Tuy nhiên Eusebius đâu có chịu thua mà không biết dùng một cách thế cũng hữu hiệu chẳng kém: đó là hạ bệ những ai chấp nhận thần học chính thống của Nicea. Thế là năm 330, Eustathius bị hạ bệ, và năm 336, đến lượt Marcellus thành Ancyra. Tiếp theo, một loạt công đồng địa phương đã hạ bệ thành công được Athanasius. Ông phải biệt xứ đi phương Tây lần đầu từ năm 335 đến năm 337. Một công đồng tại Giêrusalem năm 336 đã công bố rằng quan điểm của Arius là học lý của Giáo Hội, do đó đã phục hồi Arius và các môn đệ của ông ta. Song sự khai triển theo hướng ấy đã bị ngắt quãng do cái chết của chính Arius (năm 336 tại Constantinople) và cái chết của Constantine xẩy ra chẳng bao lâu sau đó. Thế là vào cuối giai đoạn tranh chấp đầu tiên này, tình huống trở nên cực kỳ tối tăm và hỗn độn.
b. Giai đoạn thứ hai trong cuộc giằng co với Arius có thể được mô tả như một trò chơi kéo co giữa nhiều ý kiến dị biệt, dẫn đến việc thiết lập ra học lý chính thống Nicea. Giai đoạn này diễn ra phần lớn dưới thời hoàng đế bên Đông là Constantius, là người rất quan tâm dự phần vào cuộc tranh luận này. Thực thế, vị hoàng đế này đã nghiêng mạnh về phe Arius, và không để tâm chi đến Athanasius cũng như các công thức của phương Tây, nhất là từ lúc ông nhìn thấy thâm ý của Giáo Hội trong các công thức ấy muốn thoát khỏi sự thống trị của nhà nước, và khẳng định tư cách độc lập cũng như quyền kiểm soát của Giáo Hội. Nhưng chỉ đến cuối thời cai trị độc đoán của ông, ông mới cuỡng đặt được ý muốn của mình qua các giám mục trong triều. Tuy vậy, rõ ràng ngay từ đầu sự cưỡng đặt ý muốn của hoàng đế ấy chỉ tồn tại rất ngắn, dù học lý chính thống cũ đã chịu thoả hiệp khá nhiều. Công đồng lớn đầu tiên diễn ra thời Constantius, tức cái gọi là Công Đồng Phụng Hiến (Council of Dedication) họp tại Antioch năm 341, đã hoàn toàn được đặt dưới quyền kiểm soát của Eusebius thành Nicodemia, là người có quan điểm trung dung, và đã đưa ra những công thức, tuy không nhượng bộ học thuyết Arius chút nào, nhưng mục đích là ngăn chặn không cho các quan điểm chính thống được khai triển thêm, nghĩa là quay về với quan niệm tiền Nicea, nhấn mạnh đến học lý Ngôi Lời tùy thuộc.
Tuy nhiên, thành quả đầu tiên về phần Hoàng đế không thọ được bao xa. Phương Tây lại can thiệp vào, và cả hoàng đế Constans nữa, là người có quan điểm đi theo kiểu mẫu phương Tây và do đó có thiện cảm với Anathasius. Công đồng Toàn Đế quốc họp tại Sardica năm 343 cho thấy rõ Athanasius và phương Tây nói riêng đã trở thành những nhân tố mạnh mẽ, và bao lâu Constantius không phải là người cầm quyền duy nhất, thì hiển nhiên phải làm sao để Giáo Hội chịu nhất trí với ý kiến ông ta. Công đồng kết thúc với việc rút lui của các giám mục phương Đông, và hai bên phạt vạ tuyệt thông lẫn nhau. Đó là cuộc ly giáo công khai xẩy ra trong Đế Quốc và sau đó trong Giáo Hội. Công bình mà xét cho Constantius, phải ghi nhận rằng vì nguy cơ quân Ba Tư đang rình rập, ông không muốn khư khư bám lấy quan điểm của mình, nên để cứu nguy cho Đế Quốc, ông đã phải chạy đến với phương Tây. Kết quả của cố gắng hiệp nhất này là một công thức do công đồng tại Antioch tạo ra năm 344. Công thức này miêu tả Chúa Con omoios kata panta to patri (giống Chúa Cha mọi đàng), trong đó hạn từ Hy Lạp omoios (giống) đã nói lên một nhượng bộ hoàn toàn đối với phương Tây và Anathasius. Hoàng đế do đó đã cho phép Anathasius được thoát cảnh lưu đày lần thứ hai (339-346).
Trong khi đó, tình thế khó khăn mà hoàng đế từng phải đương đầu đã trở nên nhẹ nhõm. Sau khi người em mình là Constans qua đời và sau khi cuộc cách mạng quân sự của Magnentius bị lật nhào, ông không cần phải quan tâm nhiều đến phương Tây nữa, và từ nay được rảnh tay lèo lái cuộc tranh chấp về học lý theo ý của mình, với sự trợ lực của các giám mục trong triều. Công trình về Giáo Hội đầu tiên của ông là hai công đồng tại Arles năm 353 và tại Milan năm 355 với mục đích tuyên bố chống lại ý niệm homoousios (đồng bản thể) và lưu đầy các giám mục phản động và bất khoan nhượng của phương Tây (Liberius thành Rô Ma, Lucifer thành Cagliari, Eusebius thành Vercelli, Hilary thành Poitiers, và cả Hosius thành Cordova nữa). Để tránh khỏi bị lưu đầy qua phương Tây một lần nữa, Anathasius đã tự ý rút khỏi Alexandria để vào sa mạc Ai Cập ẩn dật; đó là lần lưu đầy thứ ba của ông từ năm 356 đến năm 362.
Các năm sau đó được đánh dấu bằng các công thức gọi là các công thức Sirmium; vì trong giai đoạn này, thủ phủ đế quốc phần lớn đặt tại Sirmium. Người ta đã để ra nhiều tâm huyết để tạo ra những công thức hiệp nhất, nghĩa là những công thức không cho thấy chủ nghĩa Arius quá khích nhưng cũng phải hết sức làm mờ quan điểm phương Tây và quan điểm Anathasius. Hạn từ omoios (giống) được dùng luôn luôn nhưng không áp dụng cho ousia (bản thể), và do đó mặc ai muốn hiểu thế nào cũng được. Chính vì thế, công thức thứ hai của Sirmium (327) chỉ miêu tả Chúa Con omoios to patri (giống Chúa Cha). Tuy thế nó đã không làm ai hài lòng hết. Những người triệt để theo Arius lại một lần nữa lên tiếng, qua hai đại biểu kiên cường là Aetius và Eunimius; luận chứng của họ dẫn họ đến cái cực đoan trái ngược, khi họ miêu tả Chúa Ki-tô anhomoios (không giống Chúa Cha), đến nỗi sau này người ta đặt tên cho họ là Anhomoian (phái Phi tương đồng). Phe bên kia tìm được các lãnh tụ nơi những người thuộc miền Cappadocea là những người đã có thể mang lại tiến bộ thực sự nhờ không dính líu gì đến chính trị như Athanasius. Công đồng Ancyra dưới dự lãnh đạo tinh thần của Basil Cả (358) một lần nữa đã sử dụng công thức omoios kata ten ousian (‘giống bản thể’), là công thức, đối với những người chiết trung, có mục đích tạo ra cây cầu dẫn vào học lý chính thống Tân Nicea dưới hình thức đồng thể luận (homoousianism). Tiếng tăm của Công đồng và những người thuộc miền Cappadocea lên cao đến nỗi hoàng đế phải nhất trí với họ trong công thức thứ ba của Sirmium đạt được năm 358. Công thức này gần đạt tới mức được mọi người chấp thuận. Công thức thứ tư của Sirmium năm 359 cho thấy một chiến thắng mới cho hạn từ homoios (giống) theo nghĩa thông thường, theo đó Chúa Con được miêu tả là homoios kata tas graphas (‘giống như thánh kinh dạy’), một công thức nói tất cả nhưng lại chẳng nói được gì. Sau hai công đồng chuẩn bị tại Arimanum và Seleucia, các công đồng tại Nicea và Constantinople lại có nghĩa là thần học của hoàng đế đã được cưỡng đặt một lần nữa, dựa trên hạn từ homoios. Nhưng thần học ấy chỉ kéo dài rất ngắn. Cái chết của Constantius đã kết liễu sự hiệp nhất cưỡng ép này, và giờ đây sự xích lại gần nhau giữa những người chủ trương đồng thể luận và nhóm chủ trương bản thể giống nhau trước đây có thể diễn tiến được để đưa tới học lý chính thống Tân Nicea.
Khúc quanh của giai đoạn chót này bắt đầu tại Công Đồng Alexandria (362) có sự hiện diện đích thân của Anathasius. Từ đó trở đi, nhiệm vụ tái lập sự hiệp nhất đã thực hiện được nhiều tiến bộ nhanh chóng mặc dù vẫn cò những ngắt quãng đó đây. Trách vụ đó được hoàn thành tại Công đồng Constantinople năm 381, dưới thời Hoàng đế Theodosius Cả. Công đồng này không đưa ra một tuyên xưng đức tin mới nào, chỉ canh tân lời tuyên xưng của Nicea, nhưng nó đã thay đổi cách giải thích đến độ các giám mục phương Đông cũng phải thỏa mãn. Cách giải thích tân chính thống này về yếu tính là điều Giáo Hội đã bảo tồn từ đó đến nay. Nó bác khước hình thức quá khích đồng bản thể (identity of substance), thay thế vào đó là ý niệm đơn nhất bản thể (unity of substance) hàm nghĩa giống nhau về bản thể theo nghĩa thường thức của phái đồng nhất thể (homoousianism). Học thuyết Arius bị lên án vĩnh viễn. Điều này có nghĩa là án tử của nó đã được ký, mặc dầu nó vẫn thịnh hành trong gần hai thế kỷ kế tiếp tại các vương quốc Đức. Nó chỉ hoàn toàn biến mất khi Clovis, vua người Franks trở lại đạo, và Giáo Hội Visigothic chấp nhận đức tin Công Giáo. Như thế, vào cuối giai đoạn cuộc tranh chấp của phái Arius, học lý về Chúa Thánh Thần đã được ấn định, nhờ thế tín điều Chúa Ba Ngôi đã đạt được hình thức sau cùng.
c. Đối tượng tranh luận trong thời kỳ thứ hai là một vấn đề khác cần có giải đáp, đó là vấn đề tương quan giữa thiên tính và nhân tính nơi Chúa Ki-tô. Vấn đề này đã được nêu lên trong cuộc tranh chấp Arius, nhưng chưa được giải quyết. Thế kỷ thứ tư đã đưa ra một số đường hướng tư tưởng nhằm giải quyết vấn đề ấy. Một là đường hướng của ba nhân vật nổi tiếng vùng Cappadocea là Basil, Gregory thành Nazianzen và Gregory thành Nyssa, hai là đường hướng của Apollinaris thành Laodicea. Ông sau đã mạnh mẽ khẳng định tính đơn nhất (unity) của Chúa Ki-tô bằng cách bác bỏ sự hiện hữu của phần quan trọng nhất trong nhân tính Người là nous (lý tính). Tuy bị chính thức kết án, ông vẫn đã gây nhiều ảnh hưởng mạnh mẽ trên toàn bộ lịch sử Ki-tô Học và cả tư tưởng chính thống của Giáo Hội tận ngày nay nữa. Các nhân vật vùng Cappadocea khẳng định hai bản tính nơi Chúa Ki-tô bằng những ngôn từ mạnh mẽ hơn và đã dùng các ý niệm cùng thâm nhập (perikhoresis - compenetration) và tan hòa (mixis) để giải thích quan điểm của mình tuy không làm người ta thực sự hiểu rõ. Những người nối nghiệp các ông đã khai triển đường hướng thứ ba, tức nền thần học tân Alexandria, do Cyril thành Alexandria đề xướng. Nền thần học này tìm lại các ý niệm của Origen, trong đó đặc điểm nhất tính luận được thấy rất rõ; nhân tính Chúa Ki-tô vẫn chưa hoàn bị. Đường hướng sau cùng là thần học của trường phái Antioch, trong đó, việc đánh giá mạnh mẽ con người nhân bản của Chúa Giê-su được coi như một sức mạnh thực sự sống động, do vì trường phái này rất quan tâm đến Thánh Kinh. Nhưng họ lại không đủ khả năng trình bày một học lý thống nhất giúp người ta hiểu được vấn đề hai bản tính, một học lý mà họ khẳng định cách rất tự tin, khiến cho sau này họ bị trách cứ là đã chủ trương có hai Chúa Con, một Chúa Con tiền hữu và một Chúa Con lịch sử. Dù thế, họ đã cứu Ki-tô Học khỏi rơi vào cái bẫy thuần suy đoán, và chính nhờ có họ mà bản tính nhân loại hoàn hảo của Chúa Ki-tô đã được công đồng Chalcedon (451) khẳng nhận một lần dứt khóat, ít nhất trên nguyên tắc.
Trong khi đó, bên phương Tây đã xuất hiện một đường hướng Ki-tô Học khác biệt. Vì ý hướng giảng hòa các quan điểm đối nghịch, Ki-tô Học này có tầm quan trọng rất lớn trong các quyết định học lý chủ yếu sau này. Bên dưới nền Ki-tô Học này, ta nhìn ra các kĩ năng của Tertullian nhằm đưa lại các công thức thỏa đáng. Nhờ ý niệm hai bản thể trong một ngôi vị duy nhất, nhân tính của Chúa Ki-tô đã được xác định một cách yên ổn, và nhờ hậu cảnh triết học khắc kỉ của Tertullian, các ý niệm đối nghịch đã được giảng hòa khiến cho nền Ki-tô Học ấy quả là một bước tiến nhẩy vọt. Nó tránh được cả nguy cơ mù mờ và do đó sự biến đổi hai bản tính, lẫn việc tước bỏ các đặc điểm yếu tính của một trong hai bản tính – thường là bản tính nhân loại. Kết quả cuộc tranh chấp Arius là đã mang phương Tây lại gần phương Đông hơn. Điều ấy có nghĩa là phương Tây đã trở nên quen thuộc với Ki-tô Học Ngôi Lời dưới hình thức Alexandria, và đặc biệt dười hình thức của Anathasius, và đã tiếp nhận các ý niệm này vào trong các công thức của mình. Điều ấy đặt phương Tây vào vị thế thượng phong đối với các nhóm đối nghịch nhau tại phương Đông, nhất là hai nhóm Apollinaris và Antioch. Cái giá phải trả đương nhiên là từ nay phương Tây sẽ phải dựa vào ý niệm Ngôi Lời để giải thích con người Chúa Ki-tô. Tuy nhiên nhờ có được các công thức khéo léo của mình, phương Tây có khả năng gây ảnh hưởng đối với các định nghĩa sau này.
Chính nền chính trị của Giáo Hội cũng như ý muốn thống trị của các toà thượng phụ hồi đó đã làm cuộc tranh chấp thực sự nổ ra. Giai đoạn nhất được tiến hành bởi Cyril, thượng phụ Alexandria và kết thúc bằng chiến thắng của ông đối với thượng phụ Constantinople là Nestorius. Nói cách khác đó là chiến thắng của Ki-tô Học nhất tính luận (monophysite) đối với chủ trương lưỡng tính luận (duophysitism) triệt để của Nestorius; đức Maria được công nhận là theotokos, đấng cưu mang Thiên Chúa. Chiến thắng đầu này sở dĩ có được cũng nhờ Giám Mục Rô Ma lúc đó là Celestine, người đã về phe với thượng phụ Alexandria vì sợ bị Constantinople cạnh tranh. Tuy nhiên, chiến thắng năm 431 chỉ là bước đầu và Công thức Tái Kết (Formulary of Reunion) của Theodoret thành Kyrrhos năm 433 chỉ kéo dài bao lâu Cyril còn đó để giải thích theo ý mình. Sau khi Cyril qua đời, giai đoạn mới bắt đầu với việc nền thần học của vị đan sĩ già Eutyches đem đến cho Ki-tô Học của trường phái Alexandria những kết luận hợp lý và triệt để, khiến cho đặc điểm nhất tính luận được mọi người thấu hiểu. Giờ đây, Rôma lại thay đổi đường hướng: dung hòa hai trường phái Eutyches và Nestorius bằng cách nói đến một Chúa Ki-tô trong hai bản tính và lần đầu tiên hai ý niệm ngôi (hypostasis) và bản tính (physis) đã được Công đồng Chalcedon phân biệt rõ ràng. Tuy nhiên, ngay từ ngày khai sinh, sự phân biệt ấy đã khiến mỗi người giải thích một cách khác nhau, cho nên công thức một ngôi hai bản tính không hẳn là một công thức đơn giản.
Cuộc tranh chấp vì vậy lại tiếp tục, nhất là vì phương Đông thấy công thức ấy vẫn có tính lưỡng tính luận, chế nhạo nó như ‘một tấm hình với hai khuôn mặt’, do đó đã quay về với quan điểm nhất tính luận theo đường hướng của Cyril. Năm 482, hoàng đế Zeno đưa ra sắc chỉ Henotikon (sắc dụ Hiệp nhất) để giải quyết cuộc xung đột nhất tính dựa trên các ý tưởng của Cyril. Nhưng thực tế lại đã đưa đến cuộc ly giáo khỏi Rôma kéo dài đến năm 519. Những người chủ trương nhất tính luận luôn luôn đe doạ sự thống nhất của đế quốc Rôma, cho đến lúc lãnh thổ của họ bị mất trong thế kỷ thứ 7 trước khi người Hồi Giáo nổi lên. Chính sách của các hoàng đế kế tiếp, nhất là Justinian, vẫn là cố gắng tái lập và duy trì các tiếp xúc giữa phương Tây và phái nhất tính luận của phương Đông. Khó khăn lớn của cố gắng trên được thấy rõ trong cuộc tranh luận thần thụ nạn (theopaschites, tức vấn đề Thiên chúa có chịu nạn hay không), và cuộc tranh luận Tam Chương (Three Chapters), mà Justinian đã đưa ra qua sắc chỉ năm 543 nhằm chống lại con người và các trước tác của Theodore thành Mopsuestia, các trước tác của Theodore nhân danh Nestorius và thư của Ibas thành Edessa, một cuộc tranh luận vốn được coi như nhằm chống lại định nghĩa của công đồng Chalcedon. Tuy nhiên, trong Công đồng Constantinople năm 553, dựa vào học lý chính thống mới của Leontius thành Byzantium, một thần học gia quan trọng nhất của thế kỷ thứ sáu, Justinian đã có thể cho phép một định nghĩa mới được ban hành. Công đồng này đã giải thích câu định nghĩa của Chalcedon theo tư tưởng Cyril, và kết cục đã hạn chế mọi ý niệm của phương Tây và của trường phái Antioch, bằng cách khẳng định một tín điều Ki-tô Học theo hướng nhất tính luận như trên đã bàn.
Những gì xẩy ra sau đó phải kể là không quan trọng, như việc khẳng định hai ý chí trong Chúa Ki-tô tại Công đồng chung thứ sáu họp tại Constantinople năm 680, kết quả của cuộc Tranh luận Đơn ý luận (monothelite dispute). Việc xác định này chỉ là hậu quả đơn thuần của sự kiện có hai bản tính nơi Chúa Ki-tô, nhưng đã không thay đổi gì đối với việc gần như chối phăng cá tính nhân bản của Người. Trên thực tế, lúc đầu phương Tây có phản đối, nhưng sau cùng đã thuận theo ý muốn của Hoàng đế về học lý, nhất là kể từ lúc các Giáo Hội quan trọng vừa được thiết lập chấp nhận Công đồng năm 553, người Ăng-glô Saxông thuận theo năm 664, còn người Franks thì thuận theo năm 791, 794 và 799; và từ lúc Giáo Hội của người Franks lên án các ý niệm được rút ra từ truyền thống phương Tây có trước, trong lúc xẩy ra vụ tranh luận của phương Tây về tiếp nhận (adaptionist) với sự can dự của Elipandus thành Toledo và Felix thành Urgel. Chính tinh thần của Giáo Hội Hy Lạp, và suy cho cùng chính tinh thần của nền thần học Alexandria, đã lần lần thực hiện được một chiến thắng về học lý, bất kể ảnh hưởng do các công thức của phương Tây gây ra, là các công thức người ta vẫn chưa quên đi được, và bất kể sự kiện đó chỉ là ngôn từ của Tertullian và Augustine vốn ẩn tàng trong các công thức tuyên xưng đức tin của phương Tây, công thức Athanasius và cả công thức của công đồng Lateran nữa.
4. Việc Chấp nhận không tranh luận Tín điều Ki-tô Học tại phương Đông và tại phương Tây thời Trung Cổ
a. Đối với phương Đông, học lý Ki-tô Học, khi được khuôn định chính thức, đã cung cấp một biểu thức thoả đáng về đời sống và lòng sùng đạo của Giáo Hội hướng về tương lai. Tuy chỉ một số ít nhà thần học thấu hiểu nó, còn quảng đại quần chúng tín hữu thì không bao giờ hiểu về nó tận tường, ngày nay cũng thế thôi. Nhưng, học lý ấy quả đã được rút tỉa từ chính tinh thần của Giáo Hội Hy Lạp, một Giáo Hội không ngừng có khả năng biết nhận ra mình trong học lý ấy, và ngày qua ngày biết rút tỉa sức mạnh từ nó, dù rằng và có lẽ chính vì nó đã trở thành một mầu nhiệm không một thành viên nào hiểu được. Học lý hay tín điều Ki-tô Học, do hiệu quả của diễn trình mystagogia (huyền nhiệm hóa) đã trở nên một thứ tôn phái gây hiệu quả và ảnh hưởng lạ thường, một thứ bản thể của cứu rỗi theo nghĩa Hy Lạp. Diễn trình huyền nhiệm hóa này được tạo nên bởi bất cứ điều gì trong huyền nhiệm của tôn phái kể cả những phương tiện sơ đẳng nhất là ảnh tượng. Con người lịch sử của Chúa Giê-su Ki-tô trở nên vắng bóng kể cả các quan niệm của thánh Phao-lô về tội và ơn phúc cũng thế. Mục tiêu duy nhất của cứu độ là athanasia (bất tử), nhận đuợc nhờ diễn trình thần hóa qua Thiên Chúa Làm Người. Chỉ trong những năm gần đây, nhờ công trình của Dostoyevsky và một số người khác, Giáo Hội nước Nga mới mở đường trở lại với con người Chúa Giê-su Ki-tô và do đó với cuộc khổ nạn của Người.
b. Học lý của Hy Lạp luôn luôn là một yếu tố ngoại lai đối với phương Tây, và mãi mãi như thế. Nhưng nó đã đi vào chính trọng tâm suy tư của Ki-tô giáo phương Tây với một sức mạnh quan yếu đến nỗi không thể gỡ bỏ được nữa, kể cả lúc này; và trong tương lai, nó sẽ không bao giờ bị Giáo Hội Công Giáo Rô Ma từ bỏ, và cả các Giáo Hội Thệ Phản cũng không bao giờ hoàn toàn quên được nó. Một trong các lý do là sự kiện, như ta đã thấy, chính phương Tây đã đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp cấu trúc chính thức cho tín điều này vào thời điểm quyết định đưa ra định thức của nó. Nhưng hiệu quả còn lớn hơn nữa là do sự thống trị của thiên tài Hy Lạp đối với thế giới tri thức, bắt đầu từ thời Alexander đệ nhất cho đến lúc thế giới cổ thời suy vong, một ảnh hưởng thấy rất rõ nơi nhà tư tưởng số một của phương Tây lúc ấy là Augustine. Tuy nhiên, cuối cùng phải nhớ rằng học lý Hy Lạp đại biểu một loạt các vấn đề và nhiều cố gắng để giải đáp chúng, và không phải ngẫu nhiên khi cố gắng đầu tiên ấy mặc hình thức này, một kết quả tất yếu phát sinh từ chính bản chất của toàn bộ vấn đề. Dù gì đi nữa, ngay từ đầu, bên phương Tây đã có một căng thẳng thấy rõ giữa học lý và lòng đạo đức thực tế. Với thời gian, sự căng thẳng này mỗi ngày một gia tăng thêm. Trước và trong thời Trung cổ, các căng thẳng này chưa trầm trọng đủ để đẩy vấn nạn Ki-tô Học lên hàng đầu. Nhưng chúng đã cho ta lý do tại sao chỉ có phương Tây mới là nơi diễn ra những khai triển trong ngoài Giáo Hội, và cuối cùng tạo ra một Ki-tô Học hoàn toàn mới hẳn.
Thánh Augustine, mà quan niệm về cứu độ dựa vào thánh Phao-lô, đã ủng hộ mạnh mẽ ý niệm chuộc tội, ngược với hy vọng đơn thuần được bất tử (aphtharsia), và nhờ thế đã bảo vệ được chủ đề căn bản của Ki-tô giáo, và phục hồi được cuộc khổ nạn cũng như thập giá Chúa Giê-su Ki-tô đưa nó trở lại vị thế quyết định trong công trình cứu chuộc. Nhờ thế, người ta đã nhấn mạnh nhiều hơn đến con người nhân bản của Chúa Giê-su cũng như đến Ngôi Lời trong học lý huyền nhiệm thần hóa. Điều này đúng trong suốt thời Trung Cổ khi truyền thống Augustine luôn luôn sống động dù đôi lúc bị hạn chế đôi chút. Cũng vì lý do này, lòng sùng đạo huyền học phát sinh tại phương Tây trong thời Trung Cổ, tiếp diễn sang thời hậu Thệ Phản và thời hiện đại của Công Giáo, chưa bao giờ trở thành một thứ huyền học thuần siêu hình và vũ trụ luận như của phương Đông, trái lại luôn duy trì được ít nhất một tiếp xúc nào đó với thực tại lịch sử. Điều này thấy rõ trong biểu thức ‘Chúa Ki-tô huyền học’ (Christ-mysticism) khá nghịch lý. Huyền học này đạt tới đỉnh cao nơi thánh Bernard thành Clairvaux, với ‘tình yêu say đắm Chúa Giê-su’. Nhưng mặc dù phong trào này đưa ra nhiều hình thức rất khác nhau, nhất là ở cao điểm của thời trung cổ, và mặc dù trường phái kinh viện đã khai triển tín điều Ki-tô Học theo nhiều hướng khác nhau, thì đó cũng chỉ là những vấn đề bên lề không gây hiệu quả gì đối với chính tín điều, và chắc một điều là đã không tạo nên một yêu cầu nào đòi phải duyệt lại nó. Thực tế ra, cùng với thời gian, lòng tôn sùng ngày một quay lưng lại Chúa Ki-tô. Mỗi lúc Người mỗi lui vào hậu trường sâu hơn; ý niệm ngột ngạt về một quan án của toàn thể vũ trụ đã khiến Người trở nên ngày một xa thẳm khiến lòng đạo bình dân không sao vươn tới được. Truyền thống Augustine không mạnh đủ để phủ lấp hố sâu ngăn cách. Đức Maria và các thánh đã trám chỗ của Người trong việc thoả mãn hoài mong cứu chuộc; thánh mẫu học đã thay thế Ki-tô Học trong giáo huấn và lòng tôn sùng thực tiễn của Giáo Hội, hệt như diễn trình mystagogia (huyền nhiệm hóa) đã thực hiện bên phương Đông. Và sự phân sẻ giữa thần học và việc sống đạo trên thực tế, một phân sẻ qua tính bí tích ngày một tách người tín hữu giáo dân không cho họ hiểu biết trực tiếp Chúa Ki-tô, đã không tự dẫn nó tới một căng thẳng đủ để có thể gây nên những khai triển Ki-tô Học mới bên trong Giáo Hội Công Giáo.
3. Việc Khai triển Sau cùng của Học lý trong các Thế kỷ thứ tư và thứ năm
Dưới thời cai trị của Constantine, liền ngay sau khi nhà nước công nhận Ki-tô giáo, đã bắt đầu có sự kình chống sâu sắc trong Giáo Hội về tín lý. Cho đến tận ngày nay, nó vẫn được coi như thời kỳ trong đó người ta vật lộn để giải quyết những vấn đề căn bản trong việc tìm ra một định nghĩa chính xác về quan niệm của Ki-tô giáo về Thiên Chúa và vị trí của con người Chúa Giê-su Ki-tô trong quan niệm ấy. Phần đầu cuộc vật lộn quan trọng này được mệnh danh là cuộc tranh luận Arius, trong đó vấn đề chính là vị trí của Chúa Ki-tô và sau đó của Chúa Thánh Thần trong hữu thể Thiên Chúa, dẫn đến việc hình thành tín điều Thiên Chúa Ba Ngôi. Giai đoạn này kéo dài từ đầu đến cuối thế kỷ thứ tư. Giai đoạn thứ hai tiếp ngay sau giai đoạn đầu, và tiếp diễn trong những điểm chủ yếu cho đến tận thế kỷ thứ sáu. Vấn đề ở đây là làm sao miêu tả chính xác hơn con người Chúa Ki-tô, và mối tương quan giữa bản tính Thiên Chúa và bản tính nhân loại trong Người. Không thể chối cãi rằng những tranh luận sâu sắc trên đã đem lại nhiều ngày tháng không đẹp chút nào mà còn ác độc nữa, nhất là vì thời gian đó tôn giáo và chính trị lại can dự vào nhau cách quá thân thiết. Chúng đã gây nên nhiều đam mê bản thân đầy bạo lực, những ghanh ghét, xuyên tạc, và độc ác nơi các nhà lãnh đạo Giáo Hội, là những người bề ngoài tỏ ra hết sức đạo hạnh. Và cứ thế, theo thiển ý, chúng đã tạo nên một trong những ký ức đau buồn nhất trong toàn bộ lịch sử học lý. Nhưng chưa hết. Các hiệu quả độc hại của chúng như còn đâm rễ trong lòng Giáo Hội đến độ không ai có thể loại bỏ được nữa. Có thể nói đó là nguyên mẫu của mọi tranh chấp về học lý trong Giáo Hội và cái tinh thần tranh chấp của những thần học gia cổ thời kia, mà phần đông, nhất là các phát ngôn viên chính, không phải là những con người đặc biệt lỗi lạc gì, nhưng cái tinh thần ấy chưa bao giờ được coi như đã chết trong Giáo Hội. Nhưng mặt khác, ta lại không thể chối từ được đặc tính cần thiết của những cuộc tranh luận này. Vì cần phải thử nghiệm một đối chất rõ rệt giữa các ưu tư của đức tin và các quan niệm dựa trên cấu trúc tư tưởng lúc bấy giờ, và việc đối chất này phải xẩy ra ở một bình diện không phải chỉ giữa các nhà triết học và thần học xuất chúng mà còn giữa quảng đại Ki-tô hữu như một toàn thể nữa. Có điều việc những công thức được thiết dựng từ đó mà ra trên thực tế chỉ là những hình thức ngôn từ, tự chúng còn đem theo nhiều vấn nạn mới hơn tình thế lúc trước, thì lại không được ai vào lúc đó nhận ra, vì thực sự đó là một ý niệm không được đại đa số tán thưởng. Và bất kể tất cả, cái tín điều đang trong diễn trình hình thành và thiết dựng trong thế kỷ thứ tư và thứ năm kia đã có khả năng hoàn thành mục đích của nó trong trách vụ lịch sử của Giáo Hội. Sự thúc đẩy dẫn đến cuộc tranh luận lớn lao này là việc phải giải quyết vấn đề tương quan của Chúa Giê-su Ki-tô với Thiên Chúa sao cho rõ ràng đầy đủ và thỏa mãn yêu cầu của mọi người. Trong diễn trình giải quyết ấy, Ki-tô Học Ngôi Lời, vì lúc ấy đã được mọi nơi nhìn nhận, nên đã được dùng như dụng cụ triết học. Như ta đã biết, tác giả của cuộc tranh luận này suy cho cùng chính là Origen.
a. Người ta không biết chắc cuộc tranh luận này đã bắt đầu lúc nào, nguyên nhân trực tiếp của nó là gì và diễn tiến lúc ban đầu của nó ra sao. Tuy nhiên, vào năm 318, tại Alexandria, Arius bị giám mục Alexander tố cáo là rối đạo do các lời phát biểu của ông về Chúa Ki-tô, sau đó ông bị giám mục này phát vạ tuyệt thông vào năm 320/321. Theo Arius, Thiên Chúa hiện hữu một mình, không ai tạo dựng và không ai sinh ra Người, hoàn toàn đơn nhất, trong khi Ngôi Lời chỉ là tạo vật đầu hết của Thiên Chúa trong thời gian, do đó không phải là thành phần hữu thể thực sự của Thiên Chúa; đương nhiên, điều này còn đúng hơn khi nói về con người Giêsu Ki-tô, đấng, trong diễn biến lịch sử sau này, sẽ kết hợp làm một với Ngôi Lời. Đối với Arius, đó là cách duy nhất bảo đảm tính đơn nhất, siêu việt và tuyệt đối khác biệt của Thiên Chúa. Chính vì thế, các luận đề của ông được phát biểu như sau: 1. ‘Ngôi Lời khác và không giống hữu thể Chúa Cha chút nào’; 2. ‘Chúa Con có khởi thủy, Thiên Chúa không có khởi thủy’; 3. ‘Đã có lúc Ngài không hiện hữu, và Ngài không hiện hữu cho đến khi bước vào hiện hữu’. Những luận điểm này cho thấy Arius thích luận suy, muốn độc lập đối với Origen. Sau khi bị vạ tuyệt thông, Arius đi lên phương Bắc, đến Palestine, Syria và Tiểu Á. Trong khi ấy, nhận ra Alexander đã hành động quá đột ngột và độc đoán, nhiều giám mục đã ủng hộ quan điểm của Arius, nhất là giám mục Eusebius thành Nicodemia. Điều này mang lại cho Arius sức mạnh và can đảm trở về Alexandria để thuyết giảng, dù bị giám mục ngăn cấm. Kết quả là cuộc diện tại Alexandria biến thành một tranh cãi sôi nổi khiến hoàng đế phải can thiệp vào. Hoàng đế nhận thức rằng trong cảnh hỗn loạn tinh thần này, Giáo Hội chỉ có giá trị và ý nghĩa đối với ông trong kế hoạch nội ngoại tái thiết đế quốc Rô Ma, nếu có được một sự thống nhất chặt chẽ thực sự. Cho nên, trước tiên ông ráng đương đầu với vấn đề bằng cách gửi một trong các giám mục đang phục vụ trong triều là Hosius thành Cordova tới Alexandria (324). Nhưng khi sứ mệnh của giám mục này không thành, hoàng đế đã cho triệu tập Công đồng chung tại Nicea vào năm 325. Chính hoàng đế đã hiện diện trong Công đồng này. Dưới thúc ép của ông, và nhất là nhờ kỹ năng chính trị của Hosius, một người thuộc phương Tây, khéo léo lèo lái dư luận đi theo hướng giải quyết của phương Tây, Công đồng đã quyết định thừa nhận quan điểm của Alexander là chính xác về tín lý, do đó kết án Arius, dù kết quả ấy không hẳn phản ảnh quan điểm của đa số giám mục phương Đông hiện diện trong Công đồng. Công đồng chấp nhận công thức tuyên xưng đức tin do giám mục Eusebius thành Xêsarê đệ trình, người đại diện cho khuynh hướng chiết trung; nhưng người ta đã thêm vào công thức ấy những mệnh đề chống lại Arius và kết cục, thì đó là bản án kết tội Arius. Chính ý hoàng đế và quan điểm phương Tây, nhất là quan niệm homoousios (una substantia – đồng bản thể), một biểu thức trước đây phương Đông không biết đến, bị Athanasius tránh né, đã đem lại sự hiệp nhất cho Giáo Hội bằng sức mạnh, và đạt được chiến thắng cho cánh hữu của trường phái Origen nơi những người chủ trương chiết trung, dù quan điểm ấy chỉ do một thiểu số chủ xướng trước đây.
Sự hiệp nhất của Giáo Hội xem ra đã được duy trì, và do đó Giáo Hội được thiết lập như Giáo Hội của quốc gia. Nhưng chẳng bao lâu sau, ai cũng hiểu đó chỉ là sự hiệp nhất bề ngoài mà thôi. Bất kể sự xuất hiện của Athanasius, người đã trở thành phát ngôn viên chính của chính Giáo Hội và trên thực tế là người đóng vai quyết định trong việc hình thành các tín lý của Giáo Hội. Ông đã từng hiện diện tại Công đồng Nicea trong tư cách phó tế của Alexander, nhưng không phải là thành viên của Công đồng. Năm 326 hoặc 328, ông kế vị Alexander. Nhờ thế ông có quyền can thiệp vào cuộc tranh luận cách chính thức và hăng hái. Dĩ nhiên ta có nhiều tư liệu chính xác hơn về thần học của ông so với Arius. Thần học ấy thực tế dựa trên các ưu tư liên quan đến việc cứu chuộc, dù việc cứu chuộc này được hiểu theo cách nhìn của tư duy Hy Lạp, rất khác với cái nhìn của Augustine và cả của thánh Phao-lô nữa. Mặc dù thế, ngược với Arius, Athanasius tiếp nối một đường lối rất khác với trường phái Origen, khước từ những suy đoán về một thứ Thiên Chúa nửa vời đầy thần thoại (mythical demi-God), do đó duy trì hai khía cạnh chủ yếu tức tính đơn nhất của Thiên Chúa và con người của Ngôi Lời. Tuy nhiên ngay các công thức của ông cũng không thỏa đáng, vì thực ra không có công thức nào có thể hoàn toàn thỏa đáng được; điều này có thể thấy qua việc chúng bỏ quên không nhắc đến chút nào các sinh hoạt của con người Giêsu, và việc quên sót này kéo dài mãi đến thời Cải Cách. Đàng khác, trong khảo luận đầu tiên về chủ đề này, ông đã không sử dụng thuật ngữ homoousios; chỉ dần dà sau đó ông mới làm quen được với ý niệm đó. Nhưng dù có sự can thiệp mạnh mẽ của ông, học lý chính giáo của Nicea cũng đã mất ảnh hưởng đáng kể trong những năm kế tiếp. Eusebius thành Nicodemia, một lãnh tụ hết sức khéo léo của những người tuy không tán thành quan điểm của Arius, nhưng vốn chống đối nền thần học cực đoan của trường phái Alexandria, đã khéo léo tái lập ảnh hưởng của mình nơi hoàng đế và đã thuyết phục được hoàng đế thấy ra rằng quyết định đưa ra tại Nicea không đại biểu cho quan điểm thống nhất của Giáo Hội. Nhưng Nicea là một Công Đồng Chung, không thể đơn giản chỉ cần đưa ra một chiếu chỉ là có thể hủy bỏ được các quyết định của nó. Tuy nhiên Eusebius đâu có chịu thua mà không biết dùng một cách thế cũng hữu hiệu chẳng kém: đó là hạ bệ những ai chấp nhận thần học chính thống của Nicea. Thế là năm 330, Eustathius bị hạ bệ, và năm 336, đến lượt Marcellus thành Ancyra. Tiếp theo, một loạt công đồng địa phương đã hạ bệ thành công được Athanasius. Ông phải biệt xứ đi phương Tây lần đầu từ năm 335 đến năm 337. Một công đồng tại Giêrusalem năm 336 đã công bố rằng quan điểm của Arius là học lý của Giáo Hội, do đó đã phục hồi Arius và các môn đệ của ông ta. Song sự khai triển theo hướng ấy đã bị ngắt quãng do cái chết của chính Arius (năm 336 tại Constantinople) và cái chết của Constantine xẩy ra chẳng bao lâu sau đó. Thế là vào cuối giai đoạn tranh chấp đầu tiên này, tình huống trở nên cực kỳ tối tăm và hỗn độn.
b. Giai đoạn thứ hai trong cuộc giằng co với Arius có thể được mô tả như một trò chơi kéo co giữa nhiều ý kiến dị biệt, dẫn đến việc thiết lập ra học lý chính thống Nicea. Giai đoạn này diễn ra phần lớn dưới thời hoàng đế bên Đông là Constantius, là người rất quan tâm dự phần vào cuộc tranh luận này. Thực thế, vị hoàng đế này đã nghiêng mạnh về phe Arius, và không để tâm chi đến Athanasius cũng như các công thức của phương Tây, nhất là từ lúc ông nhìn thấy thâm ý của Giáo Hội trong các công thức ấy muốn thoát khỏi sự thống trị của nhà nước, và khẳng định tư cách độc lập cũng như quyền kiểm soát của Giáo Hội. Nhưng chỉ đến cuối thời cai trị độc đoán của ông, ông mới cuỡng đặt được ý muốn của mình qua các giám mục trong triều. Tuy vậy, rõ ràng ngay từ đầu sự cưỡng đặt ý muốn của hoàng đế ấy chỉ tồn tại rất ngắn, dù học lý chính thống cũ đã chịu thoả hiệp khá nhiều. Công đồng lớn đầu tiên diễn ra thời Constantius, tức cái gọi là Công Đồng Phụng Hiến (Council of Dedication) họp tại Antioch năm 341, đã hoàn toàn được đặt dưới quyền kiểm soát của Eusebius thành Nicodemia, là người có quan điểm trung dung, và đã đưa ra những công thức, tuy không nhượng bộ học thuyết Arius chút nào, nhưng mục đích là ngăn chặn không cho các quan điểm chính thống được khai triển thêm, nghĩa là quay về với quan niệm tiền Nicea, nhấn mạnh đến học lý Ngôi Lời tùy thuộc.
Tuy nhiên, thành quả đầu tiên về phần Hoàng đế không thọ được bao xa. Phương Tây lại can thiệp vào, và cả hoàng đế Constans nữa, là người có quan điểm đi theo kiểu mẫu phương Tây và do đó có thiện cảm với Anathasius. Công đồng Toàn Đế quốc họp tại Sardica năm 343 cho thấy rõ Athanasius và phương Tây nói riêng đã trở thành những nhân tố mạnh mẽ, và bao lâu Constantius không phải là người cầm quyền duy nhất, thì hiển nhiên phải làm sao để Giáo Hội chịu nhất trí với ý kiến ông ta. Công đồng kết thúc với việc rút lui của các giám mục phương Đông, và hai bên phạt vạ tuyệt thông lẫn nhau. Đó là cuộc ly giáo công khai xẩy ra trong Đế Quốc và sau đó trong Giáo Hội. Công bình mà xét cho Constantius, phải ghi nhận rằng vì nguy cơ quân Ba Tư đang rình rập, ông không muốn khư khư bám lấy quan điểm của mình, nên để cứu nguy cho Đế Quốc, ông đã phải chạy đến với phương Tây. Kết quả của cố gắng hiệp nhất này là một công thức do công đồng tại Antioch tạo ra năm 344. Công thức này miêu tả Chúa Con omoios kata panta to patri (giống Chúa Cha mọi đàng), trong đó hạn từ Hy Lạp omoios (giống) đã nói lên một nhượng bộ hoàn toàn đối với phương Tây và Anathasius. Hoàng đế do đó đã cho phép Anathasius được thoát cảnh lưu đày lần thứ hai (339-346).
Trong khi đó, tình thế khó khăn mà hoàng đế từng phải đương đầu đã trở nên nhẹ nhõm. Sau khi người em mình là Constans qua đời và sau khi cuộc cách mạng quân sự của Magnentius bị lật nhào, ông không cần phải quan tâm nhiều đến phương Tây nữa, và từ nay được rảnh tay lèo lái cuộc tranh chấp về học lý theo ý của mình, với sự trợ lực của các giám mục trong triều. Công trình về Giáo Hội đầu tiên của ông là hai công đồng tại Arles năm 353 và tại Milan năm 355 với mục đích tuyên bố chống lại ý niệm homoousios (đồng bản thể) và lưu đầy các giám mục phản động và bất khoan nhượng của phương Tây (Liberius thành Rô Ma, Lucifer thành Cagliari, Eusebius thành Vercelli, Hilary thành Poitiers, và cả Hosius thành Cordova nữa). Để tránh khỏi bị lưu đầy qua phương Tây một lần nữa, Anathasius đã tự ý rút khỏi Alexandria để vào sa mạc Ai Cập ẩn dật; đó là lần lưu đầy thứ ba của ông từ năm 356 đến năm 362.
Các năm sau đó được đánh dấu bằng các công thức gọi là các công thức Sirmium; vì trong giai đoạn này, thủ phủ đế quốc phần lớn đặt tại Sirmium. Người ta đã để ra nhiều tâm huyết để tạo ra những công thức hiệp nhất, nghĩa là những công thức không cho thấy chủ nghĩa Arius quá khích nhưng cũng phải hết sức làm mờ quan điểm phương Tây và quan điểm Anathasius. Hạn từ omoios (giống) được dùng luôn luôn nhưng không áp dụng cho ousia (bản thể), và do đó mặc ai muốn hiểu thế nào cũng được. Chính vì thế, công thức thứ hai của Sirmium (327) chỉ miêu tả Chúa Con omoios to patri (giống Chúa Cha). Tuy thế nó đã không làm ai hài lòng hết. Những người triệt để theo Arius lại một lần nữa lên tiếng, qua hai đại biểu kiên cường là Aetius và Eunimius; luận chứng của họ dẫn họ đến cái cực đoan trái ngược, khi họ miêu tả Chúa Ki-tô anhomoios (không giống Chúa Cha), đến nỗi sau này người ta đặt tên cho họ là Anhomoian (phái Phi tương đồng). Phe bên kia tìm được các lãnh tụ nơi những người thuộc miền Cappadocea là những người đã có thể mang lại tiến bộ thực sự nhờ không dính líu gì đến chính trị như Athanasius. Công đồng Ancyra dưới dự lãnh đạo tinh thần của Basil Cả (358) một lần nữa đã sử dụng công thức omoios kata ten ousian (‘giống bản thể’), là công thức, đối với những người chiết trung, có mục đích tạo ra cây cầu dẫn vào học lý chính thống Tân Nicea dưới hình thức đồng thể luận (homoousianism). Tiếng tăm của Công đồng và những người thuộc miền Cappadocea lên cao đến nỗi hoàng đế phải nhất trí với họ trong công thức thứ ba của Sirmium đạt được năm 358. Công thức này gần đạt tới mức được mọi người chấp thuận. Công thức thứ tư của Sirmium năm 359 cho thấy một chiến thắng mới cho hạn từ homoios (giống) theo nghĩa thông thường, theo đó Chúa Con được miêu tả là homoios kata tas graphas (‘giống như thánh kinh dạy’), một công thức nói tất cả nhưng lại chẳng nói được gì. Sau hai công đồng chuẩn bị tại Arimanum và Seleucia, các công đồng tại Nicea và Constantinople lại có nghĩa là thần học của hoàng đế đã được cưỡng đặt một lần nữa, dựa trên hạn từ homoios. Nhưng thần học ấy chỉ kéo dài rất ngắn. Cái chết của Constantius đã kết liễu sự hiệp nhất cưỡng ép này, và giờ đây sự xích lại gần nhau giữa những người chủ trương đồng thể luận và nhóm chủ trương bản thể giống nhau trước đây có thể diễn tiến được để đưa tới học lý chính thống Tân Nicea.
Khúc quanh của giai đoạn chót này bắt đầu tại Công Đồng Alexandria (362) có sự hiện diện đích thân của Anathasius. Từ đó trở đi, nhiệm vụ tái lập sự hiệp nhất đã thực hiện được nhiều tiến bộ nhanh chóng mặc dù vẫn cò những ngắt quãng đó đây. Trách vụ đó được hoàn thành tại Công đồng Constantinople năm 381, dưới thời Hoàng đế Theodosius Cả. Công đồng này không đưa ra một tuyên xưng đức tin mới nào, chỉ canh tân lời tuyên xưng của Nicea, nhưng nó đã thay đổi cách giải thích đến độ các giám mục phương Đông cũng phải thỏa mãn. Cách giải thích tân chính thống này về yếu tính là điều Giáo Hội đã bảo tồn từ đó đến nay. Nó bác khước hình thức quá khích đồng bản thể (identity of substance), thay thế vào đó là ý niệm đơn nhất bản thể (unity of substance) hàm nghĩa giống nhau về bản thể theo nghĩa thường thức của phái đồng nhất thể (homoousianism). Học thuyết Arius bị lên án vĩnh viễn. Điều này có nghĩa là án tử của nó đã được ký, mặc dầu nó vẫn thịnh hành trong gần hai thế kỷ kế tiếp tại các vương quốc Đức. Nó chỉ hoàn toàn biến mất khi Clovis, vua người Franks trở lại đạo, và Giáo Hội Visigothic chấp nhận đức tin Công Giáo. Như thế, vào cuối giai đoạn cuộc tranh chấp của phái Arius, học lý về Chúa Thánh Thần đã được ấn định, nhờ thế tín điều Chúa Ba Ngôi đã đạt được hình thức sau cùng.
c. Đối tượng tranh luận trong thời kỳ thứ hai là một vấn đề khác cần có giải đáp, đó là vấn đề tương quan giữa thiên tính và nhân tính nơi Chúa Ki-tô. Vấn đề này đã được nêu lên trong cuộc tranh chấp Arius, nhưng chưa được giải quyết. Thế kỷ thứ tư đã đưa ra một số đường hướng tư tưởng nhằm giải quyết vấn đề ấy. Một là đường hướng của ba nhân vật nổi tiếng vùng Cappadocea là Basil, Gregory thành Nazianzen và Gregory thành Nyssa, hai là đường hướng của Apollinaris thành Laodicea. Ông sau đã mạnh mẽ khẳng định tính đơn nhất (unity) của Chúa Ki-tô bằng cách bác bỏ sự hiện hữu của phần quan trọng nhất trong nhân tính Người là nous (lý tính). Tuy bị chính thức kết án, ông vẫn đã gây nhiều ảnh hưởng mạnh mẽ trên toàn bộ lịch sử Ki-tô Học và cả tư tưởng chính thống của Giáo Hội tận ngày nay nữa. Các nhân vật vùng Cappadocea khẳng định hai bản tính nơi Chúa Ki-tô bằng những ngôn từ mạnh mẽ hơn và đã dùng các ý niệm cùng thâm nhập (perikhoresis - compenetration) và tan hòa (mixis) để giải thích quan điểm của mình tuy không làm người ta thực sự hiểu rõ. Những người nối nghiệp các ông đã khai triển đường hướng thứ ba, tức nền thần học tân Alexandria, do Cyril thành Alexandria đề xướng. Nền thần học này tìm lại các ý niệm của Origen, trong đó đặc điểm nhất tính luận được thấy rất rõ; nhân tính Chúa Ki-tô vẫn chưa hoàn bị. Đường hướng sau cùng là thần học của trường phái Antioch, trong đó, việc đánh giá mạnh mẽ con người nhân bản của Chúa Giê-su được coi như một sức mạnh thực sự sống động, do vì trường phái này rất quan tâm đến Thánh Kinh. Nhưng họ lại không đủ khả năng trình bày một học lý thống nhất giúp người ta hiểu được vấn đề hai bản tính, một học lý mà họ khẳng định cách rất tự tin, khiến cho sau này họ bị trách cứ là đã chủ trương có hai Chúa Con, một Chúa Con tiền hữu và một Chúa Con lịch sử. Dù thế, họ đã cứu Ki-tô Học khỏi rơi vào cái bẫy thuần suy đoán, và chính nhờ có họ mà bản tính nhân loại hoàn hảo của Chúa Ki-tô đã được công đồng Chalcedon (451) khẳng nhận một lần dứt khóat, ít nhất trên nguyên tắc.
Trong khi đó, bên phương Tây đã xuất hiện một đường hướng Ki-tô Học khác biệt. Vì ý hướng giảng hòa các quan điểm đối nghịch, Ki-tô Học này có tầm quan trọng rất lớn trong các quyết định học lý chủ yếu sau này. Bên dưới nền Ki-tô Học này, ta nhìn ra các kĩ năng của Tertullian nhằm đưa lại các công thức thỏa đáng. Nhờ ý niệm hai bản thể trong một ngôi vị duy nhất, nhân tính của Chúa Ki-tô đã được xác định một cách yên ổn, và nhờ hậu cảnh triết học khắc kỉ của Tertullian, các ý niệm đối nghịch đã được giảng hòa khiến cho nền Ki-tô Học ấy quả là một bước tiến nhẩy vọt. Nó tránh được cả nguy cơ mù mờ và do đó sự biến đổi hai bản tính, lẫn việc tước bỏ các đặc điểm yếu tính của một trong hai bản tính – thường là bản tính nhân loại. Kết quả cuộc tranh chấp Arius là đã mang phương Tây lại gần phương Đông hơn. Điều ấy có nghĩa là phương Tây đã trở nên quen thuộc với Ki-tô Học Ngôi Lời dưới hình thức Alexandria, và đặc biệt dười hình thức của Anathasius, và đã tiếp nhận các ý niệm này vào trong các công thức của mình. Điều ấy đặt phương Tây vào vị thế thượng phong đối với các nhóm đối nghịch nhau tại phương Đông, nhất là hai nhóm Apollinaris và Antioch. Cái giá phải trả đương nhiên là từ nay phương Tây sẽ phải dựa vào ý niệm Ngôi Lời để giải thích con người Chúa Ki-tô. Tuy nhiên nhờ có được các công thức khéo léo của mình, phương Tây có khả năng gây ảnh hưởng đối với các định nghĩa sau này.
Chính nền chính trị của Giáo Hội cũng như ý muốn thống trị của các toà thượng phụ hồi đó đã làm cuộc tranh chấp thực sự nổ ra. Giai đoạn nhất được tiến hành bởi Cyril, thượng phụ Alexandria và kết thúc bằng chiến thắng của ông đối với thượng phụ Constantinople là Nestorius. Nói cách khác đó là chiến thắng của Ki-tô Học nhất tính luận (monophysite) đối với chủ trương lưỡng tính luận (duophysitism) triệt để của Nestorius; đức Maria được công nhận là theotokos, đấng cưu mang Thiên Chúa. Chiến thắng đầu này sở dĩ có được cũng nhờ Giám Mục Rô Ma lúc đó là Celestine, người đã về phe với thượng phụ Alexandria vì sợ bị Constantinople cạnh tranh. Tuy nhiên, chiến thắng năm 431 chỉ là bước đầu và Công thức Tái Kết (Formulary of Reunion) của Theodoret thành Kyrrhos năm 433 chỉ kéo dài bao lâu Cyril còn đó để giải thích theo ý mình. Sau khi Cyril qua đời, giai đoạn mới bắt đầu với việc nền thần học của vị đan sĩ già Eutyches đem đến cho Ki-tô Học của trường phái Alexandria những kết luận hợp lý và triệt để, khiến cho đặc điểm nhất tính luận được mọi người thấu hiểu. Giờ đây, Rôma lại thay đổi đường hướng: dung hòa hai trường phái Eutyches và Nestorius bằng cách nói đến một Chúa Ki-tô trong hai bản tính và lần đầu tiên hai ý niệm ngôi (hypostasis) và bản tính (physis) đã được Công đồng Chalcedon phân biệt rõ ràng. Tuy nhiên, ngay từ ngày khai sinh, sự phân biệt ấy đã khiến mỗi người giải thích một cách khác nhau, cho nên công thức một ngôi hai bản tính không hẳn là một công thức đơn giản.
Cuộc tranh chấp vì vậy lại tiếp tục, nhất là vì phương Đông thấy công thức ấy vẫn có tính lưỡng tính luận, chế nhạo nó như ‘một tấm hình với hai khuôn mặt’, do đó đã quay về với quan điểm nhất tính luận theo đường hướng của Cyril. Năm 482, hoàng đế Zeno đưa ra sắc chỉ Henotikon (sắc dụ Hiệp nhất) để giải quyết cuộc xung đột nhất tính dựa trên các ý tưởng của Cyril. Nhưng thực tế lại đã đưa đến cuộc ly giáo khỏi Rôma kéo dài đến năm 519. Những người chủ trương nhất tính luận luôn luôn đe doạ sự thống nhất của đế quốc Rôma, cho đến lúc lãnh thổ của họ bị mất trong thế kỷ thứ 7 trước khi người Hồi Giáo nổi lên. Chính sách của các hoàng đế kế tiếp, nhất là Justinian, vẫn là cố gắng tái lập và duy trì các tiếp xúc giữa phương Tây và phái nhất tính luận của phương Đông. Khó khăn lớn của cố gắng trên được thấy rõ trong cuộc tranh luận thần thụ nạn (theopaschites, tức vấn đề Thiên chúa có chịu nạn hay không), và cuộc tranh luận Tam Chương (Three Chapters), mà Justinian đã đưa ra qua sắc chỉ năm 543 nhằm chống lại con người và các trước tác của Theodore thành Mopsuestia, các trước tác của Theodore nhân danh Nestorius và thư của Ibas thành Edessa, một cuộc tranh luận vốn được coi như nhằm chống lại định nghĩa của công đồng Chalcedon. Tuy nhiên, trong Công đồng Constantinople năm 553, dựa vào học lý chính thống mới của Leontius thành Byzantium, một thần học gia quan trọng nhất của thế kỷ thứ sáu, Justinian đã có thể cho phép một định nghĩa mới được ban hành. Công đồng này đã giải thích câu định nghĩa của Chalcedon theo tư tưởng Cyril, và kết cục đã hạn chế mọi ý niệm của phương Tây và của trường phái Antioch, bằng cách khẳng định một tín điều Ki-tô Học theo hướng nhất tính luận như trên đã bàn.
Những gì xẩy ra sau đó phải kể là không quan trọng, như việc khẳng định hai ý chí trong Chúa Ki-tô tại Công đồng chung thứ sáu họp tại Constantinople năm 680, kết quả của cuộc Tranh luận Đơn ý luận (monothelite dispute). Việc xác định này chỉ là hậu quả đơn thuần của sự kiện có hai bản tính nơi Chúa Ki-tô, nhưng đã không thay đổi gì đối với việc gần như chối phăng cá tính nhân bản của Người. Trên thực tế, lúc đầu phương Tây có phản đối, nhưng sau cùng đã thuận theo ý muốn của Hoàng đế về học lý, nhất là kể từ lúc các Giáo Hội quan trọng vừa được thiết lập chấp nhận Công đồng năm 553, người Ăng-glô Saxông thuận theo năm 664, còn người Franks thì thuận theo năm 791, 794 và 799; và từ lúc Giáo Hội của người Franks lên án các ý niệm được rút ra từ truyền thống phương Tây có trước, trong lúc xẩy ra vụ tranh luận của phương Tây về tiếp nhận (adaptionist) với sự can dự của Elipandus thành Toledo và Felix thành Urgel. Chính tinh thần của Giáo Hội Hy Lạp, và suy cho cùng chính tinh thần của nền thần học Alexandria, đã lần lần thực hiện được một chiến thắng về học lý, bất kể ảnh hưởng do các công thức của phương Tây gây ra, là các công thức người ta vẫn chưa quên đi được, và bất kể sự kiện đó chỉ là ngôn từ của Tertullian và Augustine vốn ẩn tàng trong các công thức tuyên xưng đức tin của phương Tây, công thức Athanasius và cả công thức của công đồng Lateran nữa.
4. Việc Chấp nhận không tranh luận Tín điều Ki-tô Học tại phương Đông và tại phương Tây thời Trung Cổ
a. Đối với phương Đông, học lý Ki-tô Học, khi được khuôn định chính thức, đã cung cấp một biểu thức thoả đáng về đời sống và lòng sùng đạo của Giáo Hội hướng về tương lai. Tuy chỉ một số ít nhà thần học thấu hiểu nó, còn quảng đại quần chúng tín hữu thì không bao giờ hiểu về nó tận tường, ngày nay cũng thế thôi. Nhưng, học lý ấy quả đã được rút tỉa từ chính tinh thần của Giáo Hội Hy Lạp, một Giáo Hội không ngừng có khả năng biết nhận ra mình trong học lý ấy, và ngày qua ngày biết rút tỉa sức mạnh từ nó, dù rằng và có lẽ chính vì nó đã trở thành một mầu nhiệm không một thành viên nào hiểu được. Học lý hay tín điều Ki-tô Học, do hiệu quả của diễn trình mystagogia (huyền nhiệm hóa) đã trở nên một thứ tôn phái gây hiệu quả và ảnh hưởng lạ thường, một thứ bản thể của cứu rỗi theo nghĩa Hy Lạp. Diễn trình huyền nhiệm hóa này được tạo nên bởi bất cứ điều gì trong huyền nhiệm của tôn phái kể cả những phương tiện sơ đẳng nhất là ảnh tượng. Con người lịch sử của Chúa Giê-su Ki-tô trở nên vắng bóng kể cả các quan niệm của thánh Phao-lô về tội và ơn phúc cũng thế. Mục tiêu duy nhất của cứu độ là athanasia (bất tử), nhận đuợc nhờ diễn trình thần hóa qua Thiên Chúa Làm Người. Chỉ trong những năm gần đây, nhờ công trình của Dostoyevsky và một số người khác, Giáo Hội nước Nga mới mở đường trở lại với con người Chúa Giê-su Ki-tô và do đó với cuộc khổ nạn của Người.
b. Học lý của Hy Lạp luôn luôn là một yếu tố ngoại lai đối với phương Tây, và mãi mãi như thế. Nhưng nó đã đi vào chính trọng tâm suy tư của Ki-tô giáo phương Tây với một sức mạnh quan yếu đến nỗi không thể gỡ bỏ được nữa, kể cả lúc này; và trong tương lai, nó sẽ không bao giờ bị Giáo Hội Công Giáo Rô Ma từ bỏ, và cả các Giáo Hội Thệ Phản cũng không bao giờ hoàn toàn quên được nó. Một trong các lý do là sự kiện, như ta đã thấy, chính phương Tây đã đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp cấu trúc chính thức cho tín điều này vào thời điểm quyết định đưa ra định thức của nó. Nhưng hiệu quả còn lớn hơn nữa là do sự thống trị của thiên tài Hy Lạp đối với thế giới tri thức, bắt đầu từ thời Alexander đệ nhất cho đến lúc thế giới cổ thời suy vong, một ảnh hưởng thấy rất rõ nơi nhà tư tưởng số một của phương Tây lúc ấy là Augustine. Tuy nhiên, cuối cùng phải nhớ rằng học lý Hy Lạp đại biểu một loạt các vấn đề và nhiều cố gắng để giải đáp chúng, và không phải ngẫu nhiên khi cố gắng đầu tiên ấy mặc hình thức này, một kết quả tất yếu phát sinh từ chính bản chất của toàn bộ vấn đề. Dù gì đi nữa, ngay từ đầu, bên phương Tây đã có một căng thẳng thấy rõ giữa học lý và lòng đạo đức thực tế. Với thời gian, sự căng thẳng này mỗi ngày một gia tăng thêm. Trước và trong thời Trung cổ, các căng thẳng này chưa trầm trọng đủ để đẩy vấn nạn Ki-tô Học lên hàng đầu. Nhưng chúng đã cho ta lý do tại sao chỉ có phương Tây mới là nơi diễn ra những khai triển trong ngoài Giáo Hội, và cuối cùng tạo ra một Ki-tô Học hoàn toàn mới hẳn.
Thánh Augustine, mà quan niệm về cứu độ dựa vào thánh Phao-lô, đã ủng hộ mạnh mẽ ý niệm chuộc tội, ngược với hy vọng đơn thuần được bất tử (aphtharsia), và nhờ thế đã bảo vệ được chủ đề căn bản của Ki-tô giáo, và phục hồi được cuộc khổ nạn cũng như thập giá Chúa Giê-su Ki-tô đưa nó trở lại vị thế quyết định trong công trình cứu chuộc. Nhờ thế, người ta đã nhấn mạnh nhiều hơn đến con người nhân bản của Chúa Giê-su cũng như đến Ngôi Lời trong học lý huyền nhiệm thần hóa. Điều này đúng trong suốt thời Trung Cổ khi truyền thống Augustine luôn luôn sống động dù đôi lúc bị hạn chế đôi chút. Cũng vì lý do này, lòng sùng đạo huyền học phát sinh tại phương Tây trong thời Trung Cổ, tiếp diễn sang thời hậu Thệ Phản và thời hiện đại của Công Giáo, chưa bao giờ trở thành một thứ huyền học thuần siêu hình và vũ trụ luận như của phương Đông, trái lại luôn duy trì được ít nhất một tiếp xúc nào đó với thực tại lịch sử. Điều này thấy rõ trong biểu thức ‘Chúa Ki-tô huyền học’ (Christ-mysticism) khá nghịch lý. Huyền học này đạt tới đỉnh cao nơi thánh Bernard thành Clairvaux, với ‘tình yêu say đắm Chúa Giê-su’. Nhưng mặc dù phong trào này đưa ra nhiều hình thức rất khác nhau, nhất là ở cao điểm của thời trung cổ, và mặc dù trường phái kinh viện đã khai triển tín điều Ki-tô Học theo nhiều hướng khác nhau, thì đó cũng chỉ là những vấn đề bên lề không gây hiệu quả gì đối với chính tín điều, và chắc một điều là đã không tạo nên một yêu cầu nào đòi phải duyệt lại nó. Thực tế ra, cùng với thời gian, lòng tôn sùng ngày một quay lưng lại Chúa Ki-tô. Mỗi lúc Người mỗi lui vào hậu trường sâu hơn; ý niệm ngột ngạt về một quan án của toàn thể vũ trụ đã khiến Người trở nên ngày một xa thẳm khiến lòng đạo bình dân không sao vươn tới được. Truyền thống Augustine không mạnh đủ để phủ lấp hố sâu ngăn cách. Đức Maria và các thánh đã trám chỗ của Người trong việc thoả mãn hoài mong cứu chuộc; thánh mẫu học đã thay thế Ki-tô Học trong giáo huấn và lòng tôn sùng thực tiễn của Giáo Hội, hệt như diễn trình mystagogia (huyền nhiệm hóa) đã thực hiện bên phương Đông. Và sự phân sẻ giữa thần học và việc sống đạo trên thực tế, một phân sẻ qua tính bí tích ngày một tách người tín hữu giáo dân không cho họ hiểu biết trực tiếp Chúa Ki-tô, đã không tự dẫn nó tới một căng thẳng đủ để có thể gây nên những khai triển Ki-tô Học mới bên trong Giáo Hội Công Giáo.
Văn Hóa
Ngàn Thu Không Phai
Nguyễn Thị Thu Vân
20:07 15/04/2008
Ngàn Thu Không Phai
Bay lượn trên không là một trong những mơ ước ngàn đời của nhân loại. Tuy rằng ngành hàng không và khoa học không gian đã phát triển vượt bực nhưng hằng năm người ta vẫn đầu tư những khoản kinh phí lớn để tiếp tục cải tiến về các lãnh vực này. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật mang lại cho loài người cả nụ cười lẫn nước mắt vì đã có một số các chuyến bay không hoàn thành trọn vẹn. Khi con chim sắt rùng mình cất cánh rời khỏi mặt đất thì có lẽ chẳng mấy ai ngồi ở trong ấy nghĩ rằng đôi cánh đó có thể sẽ chở mình đi vào giấc ngủ ngàn thu, ngoại trừ những kẻ tự sát và cố sát mà thôi. Cho đến bây giờ đã có khá nhiều chuyến bay vĩnh viễn không bao giờ mang thân xác con người trở về mặt đất nguyên vẹn. Có chăng chỉ là những mảnh xương vỡ vụn, những mảng thịt da nát rời cháy xém lả tả rơi trong không gian như những chiếc lá cuối mùa.
Cái chết về thể xác đôi khi làm cho người ta sợ hãi tuy rằng không ai có thể tránh khỏi được điều này. Có một số người đã khóc rất nhiều khi tiễn đưa quan tài ra nghĩa trang, tiễn đưa một thân xác đi về miền đất lạnh. Thật ra thì ngoài cái chết về thể xác còn có một cái chết khác đáng sợ hơn, đáng khóc nhiều hơn, nhưng có lẽ chẳng mấy ai nhỏ lệ hoặc mủi lòng. Đó chính là cái chết về tâm linh.
Thân xác hầu hết đều sẽ bị mục nát một thời gian sau khi trái tim ngừng đập nhưng linh hồn thì mãi mãi tồn tại. Thân xác chỉ sống một đời nhưng linh hồn thì vĩnh viễn muôn đời. Thân xác một ngày nào đó sẽ đi qua cửa tử nhưng linh hồn thì bất tử. Mỗi thân xác chỉ đi qua cửa tử một lần. Mỗi người chỉ sống một đời. Mỗi cuộc đời chỉ có một khoảng thời gian nhất định. Bụi tro sẽ trở về tro bụi.
Người ta thường sợ hãi khi phải ở lại một mình bên cạnh cái xác chết, cho dẫu rằng đó là xác của thân nhân mình. Người ta càng sợ hãi hơn nữa khi ở lại bên cạnh một xác chết đã bốc mùi hôi thối hoặc chết không toàn thây. Nhưng thử hỏi có bao nhiêu người sợ hãi khi ngồi ăn nhậu với những loại người lương tâm thối nát. Có bao nhiêu người sợ hãi khi nằm ngủ chung với những thân xác mà tâm hồn chỉ là một bãi tha ma, hôi hám bẩn thỉu vì những đam mê xác thịt. Cái chết về thể xác thì dễ dàng nhận biết nhưng ngược lại cái chết về tâm linh thì không. Một cái tâm chết vẫn có thể chạy xe hằng ngày trên đường phố, có thể cười nói huyên thuyên, nhởn nhơ đi lại trong các sòng bài, trong các siêu thị hay bất kỳ ở nơi nào khác.
Một cái xác đã chết là một cái xác không còn cảm nhận được những điều xảy đến với mình từ môi trường bên ngoài và cũng chẳng còn phản xạ gì đối với môi trường ấy. Đó chỉ là một khối xương thịt vô cảm bất động. Cũng tương tự như vậy thì một cái tâm đã chết là một cái tâm vô cảm vô động. Vô cảm trước nỗi buồn, nỗi đau, nỗi lo lắng của người khác. Vô động, dửng dưng trước sự mất mát, sự nghèo đói thiếu thốn bần cùng của những người kém may mắn hơn mình. Điều này có thể là hậu qủa gây nên bởi đời sống tâm linh vô đạo, lạc đạo hoặc rối đạo.
Đạo đề cập đến ở đây không phải là bất kỳ một tôn giáo nào. Đạo là đường. Không có đường thì thân xác sẽ không có lối đi. Không có đạo thì tâm linh sẽ không có lối thoát. Chưa chắc gì cái tâm của những người mang tiếng là "có đạo" vẫn còn thoi thóp thở trong thân xác của họ. Thánh Giacôbê đã nhấn mạnh rằng: “Đức tin không có việc làm là đức tin chết.” (Giacôbê 2,17; 2,26 ). Khi đức tin đã chết thì dĩ nhiên cội rễ đạo đức chẳng còn chỗ sống trong tâm hồn.
Có thể nói sống đạo là lối sống theo một con đường. Con đường của mình tự lựa chọn để đi vào cõi phúc. Sống đạo theo quan niệm của người Kitô hữu là sống cho những người mình gặp gỡ trên đường đời, sống theo thánh ý Chúa, sống cho tha nhân chứ không phải chỉ sống riêng cho bản thân mình.
Cũng giống như những người Kitô hữu khác, tôi đã chọn cho mình một con đường để bước theo. Đó chính là con đường của Chúa Giêsu Kitô, đấng đã hy sinh mạng sống để cứu chuộc nhân loại. Chính trên con đường ấy Ngài đã đưa tôi bay xa đến những cái đích không ngờ.
Vào một buổi sáng đầu tháng 9 năm 2004, lúc tôi đang ngồi tại bàn làm việc thì bỗng dưng có một người Mỹ da trắng thuộc giới lãnh đạo của công ty đi đến. Ông ta vừa cười chào hỏi xã giao vừa nói:
- Chúng tôi mới đi họp ở xa về ngày hôm qua. Cuộc hội họp lần này đã quy tụ nhiều giới thuộc nhiều chi nhánh khác nhau. Người ta đã thảo luận về nhiều đề tài khác nhau, rút ra ưu khuyết điểm của mỗi nơi. Một trong những đề tài ấy có liên quan đến phần việc của cô. Một số tài liệu kỹ thuật do cô đã viết được đưa ra làm mẫu. Lúc người ta hỏi chi tiết thì tôi chẳng biết giải thích. Giá như tôi biết trước người ta đánh giá cao kết qủa làm việc của cô như vậy thì tôi đã dẫn cô đi theo.
Tôi hết sức bỡ ngỡ nên chỉ hỏi ngược lại:
- Thật vậy hả?
Ông ấy vẫn cười và nói:
- Đúng, người ta rất thích một số tài liệu mà cô đã viết. Có hai người đi theo tôi về đây để thăm tham quan, họ muốn gặp cô.
Tôi qúa ngạc nhiên nên hỏi:
- Họ đang ở đâu vậy?
Ông ấy đưa tay ra dấu:
- Họ đang ở trong phòng họp phía bên kia. Cô theo tôi đi qua bên đó xong mình sẽ hướng dẫn cuộc thăm quan lần này.
Sau khi gặp gỡ chào hỏi xã giao thì chúng tôi đã hướng dẫn hai người đàn ông lạ mặt đó đi thăm quan các nơi sản xuất, các phòng xét nghiệm sản phẩm, trả lời và giải thích những thắc mắc. Xong xuôi chúng tôi chia tay nhau với vài lời cầu chúc thông thưòng cộng thêm chúc hai ông một chuyến bay bình yên.
Thế rồi chúng tôi không liên lạc với nhau, cũng chẳng hỏi han bàn bạc gì nữa. Đột nhiên vào cuối mùa hè năm 2007, tức là khoảng gần ba năm sau lần gặp gỡ ấy thì một trong hai người khách này được giao một việc làm ở mức lương cao hơn. Đó là một người đàn ông Mỹ trắng, tuổi khoảng trung niên. Trước khi chính thức giao việc thì người ta muốn thử sức ông ấy một thời gian. Chính vì vậy nên ông ta cần sự cộng tác của nhiều nhân viên thuộc các chi nhánh khác nhau, sản xuất các loại sản phẩm khác nhau, kể cả trong và ngoài nước Mỹ. Ông ta đã liên lạc với người giám đốc của nơi tôi đang làm để xin chọn một người. Ông này đã nhớ lại lời khen tặng mấy năm về trước nên bàng giao thêm một việc cho tôi mà không hề tăng lương.
Tuy rằng người ta chỉ thêm việc chứ không tăng lương nhưng tôi vẫn cố gắng làm hết sức minh với ý đinh giúp ông ấy thăng tiến trên con đường nghề nghiệp. Tôi đã cảm nhận được sự lo lắng qua giọng nói của ông ta trong điện thoại. Tôi đã dành ra khá nhiều thời gian để tính toán, đúc kết những bài tường thuật đầy đủ chi tiết. Không ngờ trong chuyến đi hội họp đầu tiên của ông ta với mấy người thuộc giới lãnh đạo cao cấp hơn trong công ty thì người ta lại chọn cách tính toán và bản đúc kết của tôi. Người ta đã gợi ý rằng ông ấy nên đem cách làm ngắn gọn súc tích của tôi để chia sẻ với các nơi khác, và rồi ông ta đã thực hiện. Không những vậy ông này còn gửi nhiều lời khen tặng đến với giới lãnh đạo của chi nhánh tôi đang làm.
Trong một cuộc điện đàm với nhiều nhân viên thuộc các chi nhánh khác nhau trên toàn cầu, ông ta đã nói với mọi người rằng ông ra trường làm việc đã lâu nhưng chưa bao giờ thấy được một cách suy luận tính toán rất hay được rút từ những công thức do tôi đã tự nghĩ ra. Sau cùng thì ông ấy nói trực tiếp với tôi:
- Tôi có một khoản tiền để mua sắm dụng cụ cho nơi làm việc. Cô cần bao nhiêu tiền?
Qúa ngạc nhiên trước câu hỏi bất ngờ nên lúc đó tôi liền vọt miệng trả lời ngay một con số mà chẳng hiểu nó ở đâu ra. Tại vì ông này không phải là người đầu tiên mà tôi đã giúp đỡ. Những lời khen tặng của ông không phải là lần đầu tiên tôi được nghe. Trước đó tôi đã giúp một số người khác có hoàn cảnh và chức vụ tương tự nhưng chưa ai có ý định cho tiền cả. Mỗi sáng thức giấc sau khi đọc kinh dâng ngày thì lúc nào tôi cũng nhớ xin Chúa thánh hóa và chúc phúc cho công việc của mình làm trong ngày hôm ấy, và Ngài đã nhậm lời. Tôi biết chắc chắn rằng với số tuổi kinh nghiệm ít ỏi của mình thì dĩ nhiên phải xếp hàng sau lưng những người khác. Nhưng việc Chúa làm đã vượt qúa suy nghĩ hẹp hòi của tôi.
Khi giúp ông thì tôi không hề biết rằng ông này sẽ cho chi nhánh của tôi một số tiền. Tôi cũng không hề có ý định giúp ông để sau này xin việc làm nơi đó. Tại vì chi nhánh của ông ấy nằm trong một tiểu bang miền Bắc Hoa Kỳ. Ở vùng đó khí hậu lạnh lẽo, khắc nghiệt, lai nghèo hơn vùng tôi đang sống nữa. Tôi chỉ làm tất cả vì lòng mến Chúa yêu người mà thôi. Tôi trả lời:
- Tôi cần 55 ngàn mỹ kim.
Ông ấy phá lên cười và bảo:
- Nhiều qúa, tôi sẽ cho cô một nửa.
Ngay hôm ấy tôi đã chạy xuống tầng hầm để báo tin cho những người công nhân làm việc ở đó biết về số tiền khá lớn này. Tôi đã nói cho họ biết rằng tôi muốn xài số tiền này để giúp đỡ họ nhẹ gánh trong công việc thường nhật. Có thể xài để mua thêm một số dụng cụ đời mới loại gì tùy ý, miễn sao đừng nhiều qúa số tiền ông ấy cho là được. Nghe vậy người ta đã hớn hở, mừng rỡ cho tôi biết ngay loại dụng cụ người ta thích. Tại vì trước đây họ đã nộp đơn xin nhiều lần mà chẳng ai cho.
Sau mấy ngày thăm dò giá cả thị trường thì tôi đã gọi lại báo tin cho ông biết về ý định muốn giúp đỡ những người công nhân của mình. Tôi đã nói rằng số tiền người ta cần là 58 ngàn mỹ kim chứ không phải 55 ngàn như tôi đã nói bữa trước. Không ngờ ông trả lời ngay:
- Tôi sẽ đồng ý ký cho chi nhánh của cô 60 ngàn mỹ kim để trừ hao.
Thế là lần đầu tiên từ một công việc vô vị lợi của tôi làm mà chi nhánh này đã nhận được số tiền khá lớn. Những người công nhân kể cả vài người trong giới lãnh đạo vô cùng mừng rỡ, tên tôi được nhắc đến kèm theo nhiều tiếng cười hân hoan. Tôi đã nhận lãnh được phần thưởng bất ngờ từ sự làm việc bằng cả khối óc và con tim mình. Chỉ vì đặt chữ tâm lên trên chữ tiền mà tôi đã lãnh nhận được một món qùa về vật chất cũng như tinh thần. Tuy rằng tôi có thể chỉ cần làm qua loa như một số người khác nhưng tôi đã không làm như vậy. Chính điều này đã khiến cho tên của một cô gái Việt có chỗ đứng trong lòng của những người ngoại quốc xa lạ.
“Giữa một thế hệ gian tà sa đoạ, anh em hãy chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời”. ( Pl 2,15)
Người đời thường thích bon chen nhau trên con đường danh vọng nhưng tôi thì ngược lại. Tôi thường nhìn cuộc đời trước mặt với cặp mắt của ngưòi khách lữ hành. Nhìn Chúa là con đường cho tôi bước theo. Lời Chúa là cái la-bàn để tôi định hưóng đi. Ơn Chúa là những hạt nước mưa thiêng liêng rửa sạch bớt lớp bụi trần. Mình thánh Chúa là thức ăn nuôi dưỡng linh hồn tôi trên con đường lữ thứ. Từ những nhận thức đó khiến tôi coi nhẹ tiền bạc danh vọng.
“Tôi sống không phải là tôi sống mà là Đức Kitô sống trong tôi.” (Gal. 2,20)
Sống theo con đường của Đức Kitô làm cho tâm hồn tôi được nhẹ nhàng thanh thản hơn. Đối với tôi không gì đáng qúy bằng sự bình an trong tâm hồn mà Ngài ban tặng. Có lẽ tôi sẽ chẳng vương vấn nhiều về cõi tạm này khi ngày giờ của tôi chấm hết. Con đường tôi đi chỉ là con đường một chiều. Tự tôi không thể đi ngược thời gian để thay đổi qúa khứ hoặc cắt xén dĩ vãng. Tôi chỉ cố gắng sống những giây phút hiện tại một cách có ý nghĩa để làm vui lòng Chúa, khỏi phụ lòng tha nhân và không hổ thẹn với chính lương tâm mình.
Như những chiếc lá phai màu mục nát dưới lòng đất thế nào thì từng mảnh xương thịt của tôi một ngày nào đó cũng sẽ bị vữa tan cách tương tự. Như những vệt khói của chiếc máy bay tan loãng nhạt nhòa mất dạng trong không gian thế nào thì những cảm tình của người đời dành cho tôi cũng sẽ tan biến nhanh chóng như vậy.
Thân tôi như chiếc lá
Xanh tươi chỉ một thời
Một thời cho người ngắm
Một thời lắm người thương
Thân tôi như chiếc lá
Lả tả rơi giữa đời
Giòng đời muôn bến đỗ
Bến nào đỗ thiên thai
Thân tôi như chiếc lá
Cuốn theo gió vương tình
Tình ngàn thu thiên quốc
Mãi muôn đời không phai.
Cleveland 02.14.08, thuvanthinguyen@yahoo.com
Bay lượn trên không là một trong những mơ ước ngàn đời của nhân loại. Tuy rằng ngành hàng không và khoa học không gian đã phát triển vượt bực nhưng hằng năm người ta vẫn đầu tư những khoản kinh phí lớn để tiếp tục cải tiến về các lãnh vực này. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật mang lại cho loài người cả nụ cười lẫn nước mắt vì đã có một số các chuyến bay không hoàn thành trọn vẹn. Khi con chim sắt rùng mình cất cánh rời khỏi mặt đất thì có lẽ chẳng mấy ai ngồi ở trong ấy nghĩ rằng đôi cánh đó có thể sẽ chở mình đi vào giấc ngủ ngàn thu, ngoại trừ những kẻ tự sát và cố sát mà thôi. Cho đến bây giờ đã có khá nhiều chuyến bay vĩnh viễn không bao giờ mang thân xác con người trở về mặt đất nguyên vẹn. Có chăng chỉ là những mảnh xương vỡ vụn, những mảng thịt da nát rời cháy xém lả tả rơi trong không gian như những chiếc lá cuối mùa.
Cái chết về thể xác đôi khi làm cho người ta sợ hãi tuy rằng không ai có thể tránh khỏi được điều này. Có một số người đã khóc rất nhiều khi tiễn đưa quan tài ra nghĩa trang, tiễn đưa một thân xác đi về miền đất lạnh. Thật ra thì ngoài cái chết về thể xác còn có một cái chết khác đáng sợ hơn, đáng khóc nhiều hơn, nhưng có lẽ chẳng mấy ai nhỏ lệ hoặc mủi lòng. Đó chính là cái chết về tâm linh.
Thân xác hầu hết đều sẽ bị mục nát một thời gian sau khi trái tim ngừng đập nhưng linh hồn thì mãi mãi tồn tại. Thân xác chỉ sống một đời nhưng linh hồn thì vĩnh viễn muôn đời. Thân xác một ngày nào đó sẽ đi qua cửa tử nhưng linh hồn thì bất tử. Mỗi thân xác chỉ đi qua cửa tử một lần. Mỗi người chỉ sống một đời. Mỗi cuộc đời chỉ có một khoảng thời gian nhất định. Bụi tro sẽ trở về tro bụi.
Người ta thường sợ hãi khi phải ở lại một mình bên cạnh cái xác chết, cho dẫu rằng đó là xác của thân nhân mình. Người ta càng sợ hãi hơn nữa khi ở lại bên cạnh một xác chết đã bốc mùi hôi thối hoặc chết không toàn thây. Nhưng thử hỏi có bao nhiêu người sợ hãi khi ngồi ăn nhậu với những loại người lương tâm thối nát. Có bao nhiêu người sợ hãi khi nằm ngủ chung với những thân xác mà tâm hồn chỉ là một bãi tha ma, hôi hám bẩn thỉu vì những đam mê xác thịt. Cái chết về thể xác thì dễ dàng nhận biết nhưng ngược lại cái chết về tâm linh thì không. Một cái tâm chết vẫn có thể chạy xe hằng ngày trên đường phố, có thể cười nói huyên thuyên, nhởn nhơ đi lại trong các sòng bài, trong các siêu thị hay bất kỳ ở nơi nào khác.
Một cái xác đã chết là một cái xác không còn cảm nhận được những điều xảy đến với mình từ môi trường bên ngoài và cũng chẳng còn phản xạ gì đối với môi trường ấy. Đó chỉ là một khối xương thịt vô cảm bất động. Cũng tương tự như vậy thì một cái tâm đã chết là một cái tâm vô cảm vô động. Vô cảm trước nỗi buồn, nỗi đau, nỗi lo lắng của người khác. Vô động, dửng dưng trước sự mất mát, sự nghèo đói thiếu thốn bần cùng của những người kém may mắn hơn mình. Điều này có thể là hậu qủa gây nên bởi đời sống tâm linh vô đạo, lạc đạo hoặc rối đạo.
Đạo đề cập đến ở đây không phải là bất kỳ một tôn giáo nào. Đạo là đường. Không có đường thì thân xác sẽ không có lối đi. Không có đạo thì tâm linh sẽ không có lối thoát. Chưa chắc gì cái tâm của những người mang tiếng là "có đạo" vẫn còn thoi thóp thở trong thân xác của họ. Thánh Giacôbê đã nhấn mạnh rằng: “Đức tin không có việc làm là đức tin chết.” (Giacôbê 2,17; 2,26 ). Khi đức tin đã chết thì dĩ nhiên cội rễ đạo đức chẳng còn chỗ sống trong tâm hồn.
Có thể nói sống đạo là lối sống theo một con đường. Con đường của mình tự lựa chọn để đi vào cõi phúc. Sống đạo theo quan niệm của người Kitô hữu là sống cho những người mình gặp gỡ trên đường đời, sống theo thánh ý Chúa, sống cho tha nhân chứ không phải chỉ sống riêng cho bản thân mình.
Cũng giống như những người Kitô hữu khác, tôi đã chọn cho mình một con đường để bước theo. Đó chính là con đường của Chúa Giêsu Kitô, đấng đã hy sinh mạng sống để cứu chuộc nhân loại. Chính trên con đường ấy Ngài đã đưa tôi bay xa đến những cái đích không ngờ.
Vào một buổi sáng đầu tháng 9 năm 2004, lúc tôi đang ngồi tại bàn làm việc thì bỗng dưng có một người Mỹ da trắng thuộc giới lãnh đạo của công ty đi đến. Ông ta vừa cười chào hỏi xã giao vừa nói:
- Chúng tôi mới đi họp ở xa về ngày hôm qua. Cuộc hội họp lần này đã quy tụ nhiều giới thuộc nhiều chi nhánh khác nhau. Người ta đã thảo luận về nhiều đề tài khác nhau, rút ra ưu khuyết điểm của mỗi nơi. Một trong những đề tài ấy có liên quan đến phần việc của cô. Một số tài liệu kỹ thuật do cô đã viết được đưa ra làm mẫu. Lúc người ta hỏi chi tiết thì tôi chẳng biết giải thích. Giá như tôi biết trước người ta đánh giá cao kết qủa làm việc của cô như vậy thì tôi đã dẫn cô đi theo.
Tôi hết sức bỡ ngỡ nên chỉ hỏi ngược lại:
- Thật vậy hả?
Ông ấy vẫn cười và nói:
- Đúng, người ta rất thích một số tài liệu mà cô đã viết. Có hai người đi theo tôi về đây để thăm tham quan, họ muốn gặp cô.
Tôi qúa ngạc nhiên nên hỏi:
- Họ đang ở đâu vậy?
Ông ấy đưa tay ra dấu:
- Họ đang ở trong phòng họp phía bên kia. Cô theo tôi đi qua bên đó xong mình sẽ hướng dẫn cuộc thăm quan lần này.
Sau khi gặp gỡ chào hỏi xã giao thì chúng tôi đã hướng dẫn hai người đàn ông lạ mặt đó đi thăm quan các nơi sản xuất, các phòng xét nghiệm sản phẩm, trả lời và giải thích những thắc mắc. Xong xuôi chúng tôi chia tay nhau với vài lời cầu chúc thông thưòng cộng thêm chúc hai ông một chuyến bay bình yên.
Thế rồi chúng tôi không liên lạc với nhau, cũng chẳng hỏi han bàn bạc gì nữa. Đột nhiên vào cuối mùa hè năm 2007, tức là khoảng gần ba năm sau lần gặp gỡ ấy thì một trong hai người khách này được giao một việc làm ở mức lương cao hơn. Đó là một người đàn ông Mỹ trắng, tuổi khoảng trung niên. Trước khi chính thức giao việc thì người ta muốn thử sức ông ấy một thời gian. Chính vì vậy nên ông ta cần sự cộng tác của nhiều nhân viên thuộc các chi nhánh khác nhau, sản xuất các loại sản phẩm khác nhau, kể cả trong và ngoài nước Mỹ. Ông ta đã liên lạc với người giám đốc của nơi tôi đang làm để xin chọn một người. Ông này đã nhớ lại lời khen tặng mấy năm về trước nên bàng giao thêm một việc cho tôi mà không hề tăng lương.
Tuy rằng người ta chỉ thêm việc chứ không tăng lương nhưng tôi vẫn cố gắng làm hết sức minh với ý đinh giúp ông ấy thăng tiến trên con đường nghề nghiệp. Tôi đã cảm nhận được sự lo lắng qua giọng nói của ông ta trong điện thoại. Tôi đã dành ra khá nhiều thời gian để tính toán, đúc kết những bài tường thuật đầy đủ chi tiết. Không ngờ trong chuyến đi hội họp đầu tiên của ông ta với mấy người thuộc giới lãnh đạo cao cấp hơn trong công ty thì người ta lại chọn cách tính toán và bản đúc kết của tôi. Người ta đã gợi ý rằng ông ấy nên đem cách làm ngắn gọn súc tích của tôi để chia sẻ với các nơi khác, và rồi ông ta đã thực hiện. Không những vậy ông này còn gửi nhiều lời khen tặng đến với giới lãnh đạo của chi nhánh tôi đang làm.
Trong một cuộc điện đàm với nhiều nhân viên thuộc các chi nhánh khác nhau trên toàn cầu, ông ta đã nói với mọi người rằng ông ra trường làm việc đã lâu nhưng chưa bao giờ thấy được một cách suy luận tính toán rất hay được rút từ những công thức do tôi đã tự nghĩ ra. Sau cùng thì ông ấy nói trực tiếp với tôi:
- Tôi có một khoản tiền để mua sắm dụng cụ cho nơi làm việc. Cô cần bao nhiêu tiền?
Qúa ngạc nhiên trước câu hỏi bất ngờ nên lúc đó tôi liền vọt miệng trả lời ngay một con số mà chẳng hiểu nó ở đâu ra. Tại vì ông này không phải là người đầu tiên mà tôi đã giúp đỡ. Những lời khen tặng của ông không phải là lần đầu tiên tôi được nghe. Trước đó tôi đã giúp một số người khác có hoàn cảnh và chức vụ tương tự nhưng chưa ai có ý định cho tiền cả. Mỗi sáng thức giấc sau khi đọc kinh dâng ngày thì lúc nào tôi cũng nhớ xin Chúa thánh hóa và chúc phúc cho công việc của mình làm trong ngày hôm ấy, và Ngài đã nhậm lời. Tôi biết chắc chắn rằng với số tuổi kinh nghiệm ít ỏi của mình thì dĩ nhiên phải xếp hàng sau lưng những người khác. Nhưng việc Chúa làm đã vượt qúa suy nghĩ hẹp hòi của tôi.
Khi giúp ông thì tôi không hề biết rằng ông này sẽ cho chi nhánh của tôi một số tiền. Tôi cũng không hề có ý định giúp ông để sau này xin việc làm nơi đó. Tại vì chi nhánh của ông ấy nằm trong một tiểu bang miền Bắc Hoa Kỳ. Ở vùng đó khí hậu lạnh lẽo, khắc nghiệt, lai nghèo hơn vùng tôi đang sống nữa. Tôi chỉ làm tất cả vì lòng mến Chúa yêu người mà thôi. Tôi trả lời:
- Tôi cần 55 ngàn mỹ kim.
Ông ấy phá lên cười và bảo:
- Nhiều qúa, tôi sẽ cho cô một nửa.
Ngay hôm ấy tôi đã chạy xuống tầng hầm để báo tin cho những người công nhân làm việc ở đó biết về số tiền khá lớn này. Tôi đã nói cho họ biết rằng tôi muốn xài số tiền này để giúp đỡ họ nhẹ gánh trong công việc thường nhật. Có thể xài để mua thêm một số dụng cụ đời mới loại gì tùy ý, miễn sao đừng nhiều qúa số tiền ông ấy cho là được. Nghe vậy người ta đã hớn hở, mừng rỡ cho tôi biết ngay loại dụng cụ người ta thích. Tại vì trước đây họ đã nộp đơn xin nhiều lần mà chẳng ai cho.
Sau mấy ngày thăm dò giá cả thị trường thì tôi đã gọi lại báo tin cho ông biết về ý định muốn giúp đỡ những người công nhân của mình. Tôi đã nói rằng số tiền người ta cần là 58 ngàn mỹ kim chứ không phải 55 ngàn như tôi đã nói bữa trước. Không ngờ ông trả lời ngay:
- Tôi sẽ đồng ý ký cho chi nhánh của cô 60 ngàn mỹ kim để trừ hao.
Thế là lần đầu tiên từ một công việc vô vị lợi của tôi làm mà chi nhánh này đã nhận được số tiền khá lớn. Những người công nhân kể cả vài người trong giới lãnh đạo vô cùng mừng rỡ, tên tôi được nhắc đến kèm theo nhiều tiếng cười hân hoan. Tôi đã nhận lãnh được phần thưởng bất ngờ từ sự làm việc bằng cả khối óc và con tim mình. Chỉ vì đặt chữ tâm lên trên chữ tiền mà tôi đã lãnh nhận được một món qùa về vật chất cũng như tinh thần. Tuy rằng tôi có thể chỉ cần làm qua loa như một số người khác nhưng tôi đã không làm như vậy. Chính điều này đã khiến cho tên của một cô gái Việt có chỗ đứng trong lòng của những người ngoại quốc xa lạ.
“Giữa một thế hệ gian tà sa đoạ, anh em hãy chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời”. ( Pl 2,15)
Người đời thường thích bon chen nhau trên con đường danh vọng nhưng tôi thì ngược lại. Tôi thường nhìn cuộc đời trước mặt với cặp mắt của ngưòi khách lữ hành. Nhìn Chúa là con đường cho tôi bước theo. Lời Chúa là cái la-bàn để tôi định hưóng đi. Ơn Chúa là những hạt nước mưa thiêng liêng rửa sạch bớt lớp bụi trần. Mình thánh Chúa là thức ăn nuôi dưỡng linh hồn tôi trên con đường lữ thứ. Từ những nhận thức đó khiến tôi coi nhẹ tiền bạc danh vọng.
“Tôi sống không phải là tôi sống mà là Đức Kitô sống trong tôi.” (Gal. 2,20)
Sống theo con đường của Đức Kitô làm cho tâm hồn tôi được nhẹ nhàng thanh thản hơn. Đối với tôi không gì đáng qúy bằng sự bình an trong tâm hồn mà Ngài ban tặng. Có lẽ tôi sẽ chẳng vương vấn nhiều về cõi tạm này khi ngày giờ của tôi chấm hết. Con đường tôi đi chỉ là con đường một chiều. Tự tôi không thể đi ngược thời gian để thay đổi qúa khứ hoặc cắt xén dĩ vãng. Tôi chỉ cố gắng sống những giây phút hiện tại một cách có ý nghĩa để làm vui lòng Chúa, khỏi phụ lòng tha nhân và không hổ thẹn với chính lương tâm mình.
Như những chiếc lá phai màu mục nát dưới lòng đất thế nào thì từng mảnh xương thịt của tôi một ngày nào đó cũng sẽ bị vữa tan cách tương tự. Như những vệt khói của chiếc máy bay tan loãng nhạt nhòa mất dạng trong không gian thế nào thì những cảm tình của người đời dành cho tôi cũng sẽ tan biến nhanh chóng như vậy.
Thân tôi như chiếc lá
Xanh tươi chỉ một thời
Một thời cho người ngắm
Một thời lắm người thương
Thân tôi như chiếc lá
Lả tả rơi giữa đời
Giòng đời muôn bến đỗ
Bến nào đỗ thiên thai
Thân tôi như chiếc lá
Cuốn theo gió vương tình
Tình ngàn thu thiên quốc
Mãi muôn đời không phai.
Cleveland 02.14.08, thuvanthinguyen@yahoo.com
Cảm nghiệm của một Sinh viên Công giáo giữa cuộc sống hôm nay
Hồng Trần
21:37 15/04/2008
Cảm nghiệm của một Sinh viên Công giáo giữa cuộc sống hôm nay
"Đây là một bài chia sẻ của một cựu sinh viên về những cảm nghiệm đã qua của một thời đèn sách; của những suy tư về những cám dỗ lẫn những 'sóng gió' khi sống trong môi trường đại học. Tham gia sinh hoạt trong các Nhóm Sinh viên Công giáo là một phương thức hữu ích để bạn vượt thắng, làm chủ những cảm xúc và tự tin sống trong môi trường mới với nhiều thách đố." (Mây Núi)
Trở thành một sinh viên trong môi trường đại học quả là một thách thức lớn đối với các bạn trẻ công giáo. Các bạn được mời gọi hòa nhập vào môi trường tri thức, môi trường học đường để làm “nhân chứng tình yêu” cho Đức Kitô. Tuy nhiên các bạn cũng gặp một thách đố giống như cụ tổ Ađam và Eva ngày xưa khi sống trong vườn địa đàng.
Ađam và Eva là những người con được Thiên Chúa yêu thương cách đặc biệt hơn tất cả mọi loài thụ tạo khác. Thiên Chúa đã tạo dựng các cụ giống hình ảnh của Ngài, được chọn ra để làm những người bạn thân nghĩa với Ngài. Ngài cho họ sống trong vườn địa đàng, được ăn tất cả mọi thứ trái cây, trừ một loại trái mà sau này con cháu chúng ta gọi là “trái cấm”. Những thứ bị cấm thường là những thứ không có lợi nhưng lại rất hấp dẫn và có sức mạnh to lớn khêu gọi sự tò mò.
Các bạn trẻ công giáo, trước khi bước chân vào môi trường đại học phần lớn đều sống trong những xứ đạo, trong môi trường thuần túy "nhà đạo". Tất cả đều rất yên bình và hòa thuận. Việc giữ đạo và sống đạo đối với các bạn dường như là một việc đương nhiên. Và giả như các bạn không muốn giữ đạo thì đã có gia đình, có ông bà cha mẹ “quản thúc”. Ít có những vấn đề đặt ra cho các bạn.
Bước vào môi trường đại học, các bạn bước vào một môi trường hoàn tòan mới. Môi trường đòi hỏi khả năng sống tự lập và bản lĩnh. Trong môi trường đó phần lớn đều là những người không có tôn giáo. Các bạn được tiếp xúc với những học thuyết đối lập với tôn giáo. Người ta sẽ đặt ra cho các bạn những vấn đề với những thái độ thiếu thiện chí. Cả sự thiếu tôn trọng lẫn sự không ủng hộ của những nhóm bạn không cùng tôn giáo… Nếu các bạn không có một nền tảng đức tin vững chắc, các bạn sẽ rất dễ bị lung lay. Nhất là khi các bạn tự ái. Bỏ nhà thờ, bỏ thánh lễ, bỏ kinh sách, xây dựng cho mình một cách sống mới “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương, yêu hết mình, chơi tẹt ga…” – quả là một “trái cấm” cực kỳ hấp dẫn nhất là với những bạn thích sống “một phút huy hoàng rồi chợt tắt. Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”.
Cụ tổ Ađam và Eva đã phạm tội khi Thiên Chúa “đi vắng” mà kỳ thực là Thiên Chúa vẫn hiện diện. Các bạn trẻ sẽ mất đức tin khi không còn ý thức được sự hiện diện của Thiên Chúa, khi gạt bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc đời mình, đánh mất mối tương quan với Thiên Chúa, phủ nhận hình ảnh của người Cha nhân từ trong cuộc đời của mình.
Để giữ được đức tin, các bạn rất cần trang bị cho mình một nền tảng đức tin vững chắc. Tham gia sinh hoạt Nhóm Sinh viên Công giáo là cần thiết cho các bạn. Khi sinh hoạt trong Nhóm Sinh viên Công giáo các bạn cảm nhận được sự đồng hành của những người khác và các bạn không cô độc trong cuộc chiến đấu với "thế gian", ma quỷ và chính bản thân mình. Nhóm Sinh viên Công giáo cũng giống như một phương tiện Thiên Chúa dùng để giữ những đứa con yêu dấu trong tình yêu của Ngài. Trong Nhóm Sinh viên Công giáo các bạn được sinh hoạt chung với nhau, cùng học hỏi, cùng chia sẻ, cùng tham dự thánh lễ, cùng có những giờ phút cầu nguyện chung, đó là mối dây liên kết các bạn và giúp các bạn cùng nhau giữ mình trước những trái cấm hấp dẫn.
Tôi may mắn được sinh hoạt trong Nhóm Sinh viên Công giáo Quy Nhơn. Chúng tôi được sự quan tâm rất lớn của Đức cha giáo phận. Có cha linh hướng và 2 sơ dòng mến Thánh giá cùng đồng hành. Chúng tôi gặp nhau vào Chủ nhật hàng tuần có sự hiện diện của "cha bố" hoặc 2 sơ. Chúng tôi cùng nhau tổ chức những buổi lễ lớn như lễ bổn mạng, lễ khai giảng, lễ ra trường, tĩnh tâm mùa chay, đi chơi vào ngày lễ Phục sinh…
Có lẽ tất cả các bạn sinh họat trong nhóm đều cảm nhận được niềm vui và bình an như tôi. Khi sinh hoạt trong nhóm tôi cảm nhận được ý nghĩa cuộc đời mình, ý nghĩa của tình yêu thương và những ơn lành to lớn Thiên Chúa dành cho mình. Bây giờ tôi đã tốt nghiệp đại học và đã đi làm. Những kỉ niệm khi còn sinh hoạt với nhóm vẫn còn in nguyên trong trí nhớ của tôi và cũng là một hành trang quý giá để tôi đi vào cuộc đời đầy thách thức và sóng gió.
Ước mong cho tất cả các bạn sinh viên công giáo đều được may mắn khi các bạn nhận được sự quan tâm của các xứ đạo – nơi các bạn đang học tập và nhận được thiện chí của chính các bạn khi các bạn tự nguyện gia nhập nhóm và tích cực xây dựng nhóm ngày càng triển nở. Xin Chúa chúc lành cho các bạn.
"Đây là một bài chia sẻ của một cựu sinh viên về những cảm nghiệm đã qua của một thời đèn sách; của những suy tư về những cám dỗ lẫn những 'sóng gió' khi sống trong môi trường đại học. Tham gia sinh hoạt trong các Nhóm Sinh viên Công giáo là một phương thức hữu ích để bạn vượt thắng, làm chủ những cảm xúc và tự tin sống trong môi trường mới với nhiều thách đố." (Mây Núi)
Trở thành một sinh viên trong môi trường đại học quả là một thách thức lớn đối với các bạn trẻ công giáo. Các bạn được mời gọi hòa nhập vào môi trường tri thức, môi trường học đường để làm “nhân chứng tình yêu” cho Đức Kitô. Tuy nhiên các bạn cũng gặp một thách đố giống như cụ tổ Ađam và Eva ngày xưa khi sống trong vườn địa đàng.
Ađam và Eva là những người con được Thiên Chúa yêu thương cách đặc biệt hơn tất cả mọi loài thụ tạo khác. Thiên Chúa đã tạo dựng các cụ giống hình ảnh của Ngài, được chọn ra để làm những người bạn thân nghĩa với Ngài. Ngài cho họ sống trong vườn địa đàng, được ăn tất cả mọi thứ trái cây, trừ một loại trái mà sau này con cháu chúng ta gọi là “trái cấm”. Những thứ bị cấm thường là những thứ không có lợi nhưng lại rất hấp dẫn và có sức mạnh to lớn khêu gọi sự tò mò.
Các bạn trẻ công giáo, trước khi bước chân vào môi trường đại học phần lớn đều sống trong những xứ đạo, trong môi trường thuần túy "nhà đạo". Tất cả đều rất yên bình và hòa thuận. Việc giữ đạo và sống đạo đối với các bạn dường như là một việc đương nhiên. Và giả như các bạn không muốn giữ đạo thì đã có gia đình, có ông bà cha mẹ “quản thúc”. Ít có những vấn đề đặt ra cho các bạn.
Bước vào môi trường đại học, các bạn bước vào một môi trường hoàn tòan mới. Môi trường đòi hỏi khả năng sống tự lập và bản lĩnh. Trong môi trường đó phần lớn đều là những người không có tôn giáo. Các bạn được tiếp xúc với những học thuyết đối lập với tôn giáo. Người ta sẽ đặt ra cho các bạn những vấn đề với những thái độ thiếu thiện chí. Cả sự thiếu tôn trọng lẫn sự không ủng hộ của những nhóm bạn không cùng tôn giáo… Nếu các bạn không có một nền tảng đức tin vững chắc, các bạn sẽ rất dễ bị lung lay. Nhất là khi các bạn tự ái. Bỏ nhà thờ, bỏ thánh lễ, bỏ kinh sách, xây dựng cho mình một cách sống mới “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương, yêu hết mình, chơi tẹt ga…” – quả là một “trái cấm” cực kỳ hấp dẫn nhất là với những bạn thích sống “một phút huy hoàng rồi chợt tắt. Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”.
Cụ tổ Ađam và Eva đã phạm tội khi Thiên Chúa “đi vắng” mà kỳ thực là Thiên Chúa vẫn hiện diện. Các bạn trẻ sẽ mất đức tin khi không còn ý thức được sự hiện diện của Thiên Chúa, khi gạt bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc đời mình, đánh mất mối tương quan với Thiên Chúa, phủ nhận hình ảnh của người Cha nhân từ trong cuộc đời của mình.
Để giữ được đức tin, các bạn rất cần trang bị cho mình một nền tảng đức tin vững chắc. Tham gia sinh hoạt Nhóm Sinh viên Công giáo là cần thiết cho các bạn. Khi sinh hoạt trong Nhóm Sinh viên Công giáo các bạn cảm nhận được sự đồng hành của những người khác và các bạn không cô độc trong cuộc chiến đấu với "thế gian", ma quỷ và chính bản thân mình. Nhóm Sinh viên Công giáo cũng giống như một phương tiện Thiên Chúa dùng để giữ những đứa con yêu dấu trong tình yêu của Ngài. Trong Nhóm Sinh viên Công giáo các bạn được sinh hoạt chung với nhau, cùng học hỏi, cùng chia sẻ, cùng tham dự thánh lễ, cùng có những giờ phút cầu nguyện chung, đó là mối dây liên kết các bạn và giúp các bạn cùng nhau giữ mình trước những trái cấm hấp dẫn.
Tôi may mắn được sinh hoạt trong Nhóm Sinh viên Công giáo Quy Nhơn. Chúng tôi được sự quan tâm rất lớn của Đức cha giáo phận. Có cha linh hướng và 2 sơ dòng mến Thánh giá cùng đồng hành. Chúng tôi gặp nhau vào Chủ nhật hàng tuần có sự hiện diện của "cha bố" hoặc 2 sơ. Chúng tôi cùng nhau tổ chức những buổi lễ lớn như lễ bổn mạng, lễ khai giảng, lễ ra trường, tĩnh tâm mùa chay, đi chơi vào ngày lễ Phục sinh…
Có lẽ tất cả các bạn sinh họat trong nhóm đều cảm nhận được niềm vui và bình an như tôi. Khi sinh hoạt trong nhóm tôi cảm nhận được ý nghĩa cuộc đời mình, ý nghĩa của tình yêu thương và những ơn lành to lớn Thiên Chúa dành cho mình. Bây giờ tôi đã tốt nghiệp đại học và đã đi làm. Những kỉ niệm khi còn sinh hoạt với nhóm vẫn còn in nguyên trong trí nhớ của tôi và cũng là một hành trang quý giá để tôi đi vào cuộc đời đầy thách thức và sóng gió.
Ước mong cho tất cả các bạn sinh viên công giáo đều được may mắn khi các bạn nhận được sự quan tâm của các xứ đạo – nơi các bạn đang học tập và nhận được thiện chí của chính các bạn khi các bạn tự nguyện gia nhập nhóm và tích cực xây dựng nhóm ngày càng triển nở. Xin Chúa chúc lành cho các bạn.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Nghiêng Nón
Đặng Hà Nội
12:05 15/04/2008
NGHIÊNG NÓN
Ảnh của Đặng Hà Nội, Brooklyn Park, MN.
Em quê nhà đẹp mãi trên hoa thơ.
(Trích thơ của Trường Đinh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền