Phụng Vụ - Mục Vụ
Niềm vui trở về
+GM GB Bùi Tuần
09:15 19/04/2008
NIỀM VUI TRỞ VỀ
Trong đời sống đạo, người tín hữu có nhiều niềm vui. Niềm vui thuộc nhiều loại khác nhau, thuộc nhiều thời gian khác nhau.
Ở đây, tôi xin chia sẻ về niềm vui trở về. Trở về có nhiều hình thức, như:
Từ tình trạng tội lỗi trở về tình trạng đạo đức.
Từ tình trạng nguội lạnh trở về tình trạng sốt sắng.
Từ tình trạng an thân và hưởng thụ trở về tình trạng dấn thân và từ bỏ.
Từ tình trạng tự mãn phô trương trở về tình trạng khó nghèo khiêm tốn.
Và nhiều thứ trở về khác.
Trở về là bỏ cái không tốt để tới cái tốt, mà đáng lẽ mình phải chọn. Cái tốt đó là Tin Mừng Phúc Âm, là chính Chúa Phục sinh.
Mấy nét của niềm vui trở về
Mỗi lần người tín hữu trở về như vậy là mỗi lần họ cảm nhận được niềm vui. Niềm vui này rất thiêng liêng, được chia sẻ từ Chúa Giêsu, do Chúa Thánh Thần thúc đẩy, và hướng về Chúa Cha.
Đoạn Phúc Âm sau đây giúp chúng ta dễ hiểu: "Nhóm Bảy Mươi hai trở về, hớn hở nói với Chúa Giêsu: Thưa Thầy, nghe đến danh Thầy, cả ma quỷ cũng phải khuất phục. Đức Giêsu bảo các ông: Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời sa xuống... Tuy nhiên, các con chớ mừng vì quỷ thần phải khuất phục các con, nhưng hãy mừng vì tên các con đã được ghi trên trời...
"Ngay giờ ấy, được Thánh Thần tác động, Đức Giêsu hớn hở vui mừng và nói: Lạy Cha là Chúa Trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu kín không cho các bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mạc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha" (Lc 10,17-212).
Khi đem bài Phúc Âm trên đây dọi vào mọi biến cố trở về, tôi thấy Chúa ban cho người trở về niềm vui có ba đặc tính:
- Vui, vì được thoát khỏi quyền lực ác thần.
Thực vậy, lòng con người có một vùng tối. Ác thần ra vào đó, để phá Nước Trời trong con người. Nhưng khi con người được ơn trở về, vùng tối đó bị rút nhỏ lại, quyền lực ác thần bị hạ.
- Vui, vì tên của người trở về được ghi trên trời.
Đó là ơn rất trọng. Càng trở về, tên họ càng được ghi sâu ghi đậm trên trời.
- Vui, vì họ thấy mình yếu đuối hèn mọn, nhưng được Chúa xót thương.
So sánh mình với những bậc giàu sang thông thái, người trở về thấy mình được yêu thương đặc biệt.
Một chứng từ sống động
Những năm gần đây, tôi được may mắn tham dự vào sự trở về của hai tín hữu. Cả hai cùng rất hận thù Hội Thánh. Cả hai cùng thuộc một nhóm coi việc trả thù các tư tế là lẽ sống. Cả hai cùng phục tùng một quyền bính có chủ trương phải căm ghét triệt hạ giáo phẩm, giáo sĩ. Họ hăng say thu gom các lửa ghen ghét, để việc trả thù của họ được càng ngày càng lan rộng và quyết liệt.
Nhưng sự người ta không làm được, thì Chúa đã làm. Dần dần họ đã được Chúa đổi lòng. Họ đã trở về. Hành trình trở về của họ là rất dài và rất cam go. Hôm nay, họ đã ra đi. Họ chết trong ơn trở về.
Theo những gì họ viết cho tôi, tôi thấy họ đã cảm được một niềm vui lạ lùng do ơn trở về. Niềm vui lạ lùng đó có thể được hiểu như sự trút bỏ một gánh rất nặng, để được bồi dưỡng bởi lòng hiền lành và khiêm nhường của Chúa phục sinh. Họ không nói rõ, nhưng những gì họ chia sẻ đã gợi ý cho tôi nhớ lại lời Chúa Giêsu phán sau đây: "Tất cả những ai vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng Thầy, Thầy sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của Thầy, và học với Thầy, vì Thầy có lòng hiền lành và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách của Thầy thì êm ái, và gánh của Thầy thì nhẹ nhàng" (Mt 11,28-30).
Đem bài Phúc Âm trên đây soi vào trường hợp trở về của hai người đó, tôi thấy, khi trở về, họ đã rất vui.
- Họ vui vì thoát khỏi gánh nặng quyền lực Satan.
- Họ vui vì họ cảm thấy mình được đưa vào bầu trời thiêng liêng của Chúa.
- Họ vui vì được nghỉ ngơi trong trái tim hiền lành và khiêm nhường của Chúa.
Sự trở về của hai người tín hữu thân thương đó đã giúp tôi suy nghĩ nhiều về sự sám hối. Nó trở thành nguồn vui âm thầm cho tôi trong những ngày tôi đang cần trở về với Chúa một cách sâu xa hơn.
Niềm vui trở về của mục vụ nơi tôi
Sự trở về của tôi lúc này tập trung vào lời Chúa Giêsu đã cầu nguyện xưa: "Lạy Cha... nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha mọi đàng" (Mt 14,36). Tôi trở về với thánh ý Chúa.
Thánh ý Chúa là: Tôi phải cậy nhờ vào ơn thánh trong sống đạo và truyền đạo.
Cậy nhờ vào ơn thánh Chúa là phải tập trung vào Đức Kitô. Thay thế trung tâm Chúa Giêsu bằng những trung tâm khác là sai. Phải trở về.
Cậy nhờ vào ơn thánh đòi phải cầu nguyện và sám hối. Thay thế cầu nguyện và sám hối bằng những tổ chức ồn ào là sai. Phải trở về.
Cậy nhờ vào ơn thánh đòi phải thấm nhuần Lời Chúa. Thay thế Lời Chúa bằng những lời khác là sai. Phải trở về.
Cậy nhờ vào ơn thánh đòi phải mộ mến Mình Thánh. Thay thế Mình Thánh bằng những tôn sùng khác là sai. Phải trở về.
Cậy nhờ vào ơn thánh đòi phải chấp nhận mầu nhiệm thánh giá. Chối từ mầu nhiệm thánh giá là sai. Phải trở về.
Cậy nhờ vào ơn thánh đòi phải trung thành với điều răn mới của Chúa. Thay thế điều răn mới của Chúa bằng những điều răn mới của bất cứ ai là sai. Phải trở về.
Ngoài ra, ý Chúa là mọi sự tôi có, mọi sự tôi nhận, mọi sự tôi cho đi, mọi sự tôi chịu, tất cả đều phải là những tuyên xưng. Tôi tuyên xưng niềm tin của người con hèn mọn đang trên đường về với Cha. Niềm tin đó pha trộn niềm vui. Niềm vui này riêng tư, nhưng vẫn có thể kể lại như một chia sẻ, mà mọi người con Chúa đều có quyền được tham dự.
Trong đời sống đạo, người tín hữu có nhiều niềm vui. Niềm vui thuộc nhiều loại khác nhau, thuộc nhiều thời gian khác nhau.
Ở đây, tôi xin chia sẻ về niềm vui trở về. Trở về có nhiều hình thức, như:
Từ tình trạng tội lỗi trở về tình trạng đạo đức.
Từ tình trạng nguội lạnh trở về tình trạng sốt sắng.
Từ tình trạng an thân và hưởng thụ trở về tình trạng dấn thân và từ bỏ.
Từ tình trạng tự mãn phô trương trở về tình trạng khó nghèo khiêm tốn.
Và nhiều thứ trở về khác.
Trở về là bỏ cái không tốt để tới cái tốt, mà đáng lẽ mình phải chọn. Cái tốt đó là Tin Mừng Phúc Âm, là chính Chúa Phục sinh.
Mấy nét của niềm vui trở về
Mỗi lần người tín hữu trở về như vậy là mỗi lần họ cảm nhận được niềm vui. Niềm vui này rất thiêng liêng, được chia sẻ từ Chúa Giêsu, do Chúa Thánh Thần thúc đẩy, và hướng về Chúa Cha.
Đoạn Phúc Âm sau đây giúp chúng ta dễ hiểu: "Nhóm Bảy Mươi hai trở về, hớn hở nói với Chúa Giêsu: Thưa Thầy, nghe đến danh Thầy, cả ma quỷ cũng phải khuất phục. Đức Giêsu bảo các ông: Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời sa xuống... Tuy nhiên, các con chớ mừng vì quỷ thần phải khuất phục các con, nhưng hãy mừng vì tên các con đã được ghi trên trời...
"Ngay giờ ấy, được Thánh Thần tác động, Đức Giêsu hớn hở vui mừng và nói: Lạy Cha là Chúa Trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu kín không cho các bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mạc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha" (Lc 10,17-212).
Khi đem bài Phúc Âm trên đây dọi vào mọi biến cố trở về, tôi thấy Chúa ban cho người trở về niềm vui có ba đặc tính:
- Vui, vì được thoát khỏi quyền lực ác thần.
Thực vậy, lòng con người có một vùng tối. Ác thần ra vào đó, để phá Nước Trời trong con người. Nhưng khi con người được ơn trở về, vùng tối đó bị rút nhỏ lại, quyền lực ác thần bị hạ.
- Vui, vì tên của người trở về được ghi trên trời.
Đó là ơn rất trọng. Càng trở về, tên họ càng được ghi sâu ghi đậm trên trời.
- Vui, vì họ thấy mình yếu đuối hèn mọn, nhưng được Chúa xót thương.
So sánh mình với những bậc giàu sang thông thái, người trở về thấy mình được yêu thương đặc biệt.
Một chứng từ sống động
Những năm gần đây, tôi được may mắn tham dự vào sự trở về của hai tín hữu. Cả hai cùng rất hận thù Hội Thánh. Cả hai cùng thuộc một nhóm coi việc trả thù các tư tế là lẽ sống. Cả hai cùng phục tùng một quyền bính có chủ trương phải căm ghét triệt hạ giáo phẩm, giáo sĩ. Họ hăng say thu gom các lửa ghen ghét, để việc trả thù của họ được càng ngày càng lan rộng và quyết liệt.
Nhưng sự người ta không làm được, thì Chúa đã làm. Dần dần họ đã được Chúa đổi lòng. Họ đã trở về. Hành trình trở về của họ là rất dài và rất cam go. Hôm nay, họ đã ra đi. Họ chết trong ơn trở về.
Theo những gì họ viết cho tôi, tôi thấy họ đã cảm được một niềm vui lạ lùng do ơn trở về. Niềm vui lạ lùng đó có thể được hiểu như sự trút bỏ một gánh rất nặng, để được bồi dưỡng bởi lòng hiền lành và khiêm nhường của Chúa phục sinh. Họ không nói rõ, nhưng những gì họ chia sẻ đã gợi ý cho tôi nhớ lại lời Chúa Giêsu phán sau đây: "Tất cả những ai vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng Thầy, Thầy sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của Thầy, và học với Thầy, vì Thầy có lòng hiền lành và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách của Thầy thì êm ái, và gánh của Thầy thì nhẹ nhàng" (Mt 11,28-30).
Đem bài Phúc Âm trên đây soi vào trường hợp trở về của hai người đó, tôi thấy, khi trở về, họ đã rất vui.
- Họ vui vì thoát khỏi gánh nặng quyền lực Satan.
- Họ vui vì họ cảm thấy mình được đưa vào bầu trời thiêng liêng của Chúa.
- Họ vui vì được nghỉ ngơi trong trái tim hiền lành và khiêm nhường của Chúa.
Sự trở về của hai người tín hữu thân thương đó đã giúp tôi suy nghĩ nhiều về sự sám hối. Nó trở thành nguồn vui âm thầm cho tôi trong những ngày tôi đang cần trở về với Chúa một cách sâu xa hơn.
Niềm vui trở về của mục vụ nơi tôi
Sự trở về của tôi lúc này tập trung vào lời Chúa Giêsu đã cầu nguyện xưa: "Lạy Cha... nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha mọi đàng" (Mt 14,36). Tôi trở về với thánh ý Chúa.
Thánh ý Chúa là: Tôi phải cậy nhờ vào ơn thánh trong sống đạo và truyền đạo.
Cậy nhờ vào ơn thánh Chúa là phải tập trung vào Đức Kitô. Thay thế trung tâm Chúa Giêsu bằng những trung tâm khác là sai. Phải trở về.
Cậy nhờ vào ơn thánh đòi phải cầu nguyện và sám hối. Thay thế cầu nguyện và sám hối bằng những tổ chức ồn ào là sai. Phải trở về.
Cậy nhờ vào ơn thánh đòi phải thấm nhuần Lời Chúa. Thay thế Lời Chúa bằng những lời khác là sai. Phải trở về.
Cậy nhờ vào ơn thánh đòi phải mộ mến Mình Thánh. Thay thế Mình Thánh bằng những tôn sùng khác là sai. Phải trở về.
Cậy nhờ vào ơn thánh đòi phải chấp nhận mầu nhiệm thánh giá. Chối từ mầu nhiệm thánh giá là sai. Phải trở về.
Cậy nhờ vào ơn thánh đòi phải trung thành với điều răn mới của Chúa. Thay thế điều răn mới của Chúa bằng những điều răn mới của bất cứ ai là sai. Phải trở về.
Ngoài ra, ý Chúa là mọi sự tôi có, mọi sự tôi nhận, mọi sự tôi cho đi, mọi sự tôi chịu, tất cả đều phải là những tuyên xưng. Tôi tuyên xưng niềm tin của người con hèn mọn đang trên đường về với Cha. Niềm tin đó pha trộn niềm vui. Niềm vui này riêng tư, nhưng vẫn có thể kể lại như một chia sẻ, mà mọi người con Chúa đều có quyền được tham dự.
Trở nên hình ảnh Chúa Giêsu
LM Inhaxiô Trần Ngà
09:33 19/04/2008
CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH
TRỞ NÊN HÌNH ẢNH CHÚA GIÊ-SU
Nhiều lần Chúa Giê-su nói về Chúa Cha khiến các môn đệ đâm ra tò mò. Chúa Cha là Ai? Ngài ở đâu? Ngài là Đấng thế nào?
Thế nên Phi-líp-phê mới đề nghị với Chúa Giê-su: "Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện.”
Dùng ngôn ngữ vốn rất hạn hẹp của con người để diễn tả mầu nhiệm cao vời về Chúa Cha thì khác chi lấy gang tay đo chín tầng trời. Vì vậy, thay vì dùng lời để diễn giải, Chúa Giê-su dùng phương pháp trực quan. Ngài chỉ cho Phi-líp-phê cũng như các môn đệ xem chân dung, xem hình ảnh đích thực của Thiên Chúa Cha. Chân dung đó, hình ảnh đó chính là Ngài: “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha”.
Tiếp theo, Chúa Giê-su cũng tỏ cho các môn đệ biết giữa Ngài và Chúa Cha có một mối hiệp thông hết sức mật thiết. Những lời Chúa Giê-su nói chính là những lời của Chúa Cha được phát ra qua môi miệng Chúa Giê-su: “Các lời Thầy nói với anh em, Thầy không tự mình nói ra. Nhưng Chúa Cha, Đấng luôn ở trong Thầy, chính Người làm những việc của mình. (Gioan 14, 10). Những gì Chúa Giê-su thực hiện trong cuộc đời đều cũng là những hành động của Chúa Cha…
Thế là Chúa Cha tự tỏ mình qua Chúa Giê-su. Nhìn vào Chúa Giê-su, nhân loại sẽ biết được Thiên Chúa Cha.
***
Thánh A-tha-na-si-ô đã diễn tả chân lý nầy như sau: "Chúa Cha được bày tỏ qua Chúa Con và Chúa Con được bày tỏ qua Giáo Hội." Nói khác đi, Chúa Con là hình ảnh trung thực của Chúa Cha, còn Giáo Hội là hình ảnh trung thực của Chúa Con, và chúng ta, vì là thành phần của Giáo Hội, nên cũng phải là hình ảnh trung thực của Chúa Giê-su.
***
Theo nhật báo Chứng Nhân kitô hữu (Témoignage Chrétien), vào năm 1941 có một vị linh mục bị Đức Quốc Xã giam trong trại tập trung dành cho người gốc Do thái. Như bao tù nhân khác, ngài cũng bị hành hạ và ngược đãi thậm tệ. Tuy nhiên ngài vẫn vui vẻ và luôn sẵn sàng giúp đỡ anh em đồng cảnh ngộ đang lâm vào tình trạng khủng hoảng và tuyệt vọng.
Trong cảnh tù đày đói khát, một vụn bánh còn quý hơn vàng, vậy mà ngài dám chia sớt phần ăn ít ỏi của mình cho những bạn tù yếu sức hơn.
Những lúc trời rét buốt xương, tấm áo len được xem là kho tàng vô giá, thế mà có lần ngài tặng không chiếc áo len đang mặc cho bạn tù đang lâm trọng bệnh nằm run cầm cập trong xó nhà.
Ngài là nhịp cầu yêu thương giữa những kẻ bất hoà, đem sự khích lệ tinh thần cho những tâm hồn sầu muộn… Ngài đã cứu được mấy bạn tù tuyệt vọng khỏi tự huỷ mình nhờ những khuyên lơn an ủi…. Vì thế, các tù nhân trong trại rất yêu quý và xem ngài như người cha thứ hai. Họ đều gọi ngài cách thân thương là … Bố.
Trong trại tù còn có một thanh niên bụi đời, lớn lên nơi đầu đường xó chợ, căm hờn mọi người, không ngần ngại phạm bất kỳ tội ác nào.
Vị linh mục khả ái từng bước tiếp cận, trò chuyện, giúp đỡ, khuyên răn, và cuối cùng đã cảm hoá được chàng thanh niên chai đá và tưởng chừng như vô phương cứu chữa nầy. Ngài cũng mong ước dần dần dẫn dắt cậu về với đạo thánh Chúa.
Thế rồi, một hôm, có lệnh chuyển cha sang trại Ao-sơ-vích (Auschwitz), một trại tập trung mà chỉ mới nghe danh xưng, mọi trại viên đều phải kinh hoàng. Đó là lò hủy diệt con người bằng những hầm hơi ngạt và lò thiêu xác.
Trước khi chia tay với các bạn tù và đặc biệt với cậu thanh niên mới hoàn lương, ngài quyết định phải giới thiệu đôi nét về Chúa Giê-su cho cậu với hy vọng cậu sẽ trở thành người con Chúa.
Ngài vỗ vai cậu và ôn tồn nói “Này, con yêu của Bố, đã từ lâu Bố rất mong con nhận biết và trở thành môn đệ Chúa Giê-su. ”
Cậu thanh niên thưa lại: “Nhưng con chưa biết gì về Chúa Giêsu cả. Bố có thể kể sơ lược về Ngài cho con biết được không?”
Biết mình không còn thời gian để giới thiệu dông dài vì giờ chuyển trại sắp đến, vị linh mục già thinh lặng cúi đầu, cầu nguyện giây lát, rồi ngài ngẩng lên khiêm tốn đáp: "Chúa Giê-su mà Bố muốn cho con tin và yêu mến, Ngài giống như Bố đây!"
Bấy giờ cậu thanh niên nhìn thẳng vào mắt ngài cách trìu mến và chân thành đáp lại: “Nếu Chúa Giêsu mà giống Bố thì có thể một ngày nào đó, con sẽ tin và yêu mến Chúa Giê-su!”
Sau thế chiến thứ hai, người ta không còn gặp lại vị linh mục nầy nữa. Còn cậu thanh niên thì được sống sót qua các trại tập trung trở về với gia đình và đã thuật lại câu chuyện trên đây về một mục tử đã thực sự trở thành hình ảnh trung thực của Chúa Cứu Thế. Cũng chính nhờ hình ảnh Chúa Giê-su ngời sáng lên nơi con người và cuộc đời của vị mục tử tốt lành nầy, chàng thanh niên được cảm hoá và trở thành người con Chúa.
Lạy Chúa Giê-su,
Đã bao lần chúng con làm cho khuôn mặt Chúa trở méo mó, biến dạng và có thể là rất khó thương vì đời sống không đẹp của chúng con.
Xin cho chúng con biết nhìn lên Chúa như một khuôn mẫu tuyệt vời để đào tạo bản thân mình thành con người mới, có phẩm chất cao đẹp, có đạo đức và văn hoá để nhờ đó, chúng con trở thành hình ảnh trung thực về Chúa cho thế giới hôm nay.
TRỞ NÊN HÌNH ẢNH CHÚA GIÊ-SU
Nhiều lần Chúa Giê-su nói về Chúa Cha khiến các môn đệ đâm ra tò mò. Chúa Cha là Ai? Ngài ở đâu? Ngài là Đấng thế nào?
Thế nên Phi-líp-phê mới đề nghị với Chúa Giê-su: "Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện.”
Dùng ngôn ngữ vốn rất hạn hẹp của con người để diễn tả mầu nhiệm cao vời về Chúa Cha thì khác chi lấy gang tay đo chín tầng trời. Vì vậy, thay vì dùng lời để diễn giải, Chúa Giê-su dùng phương pháp trực quan. Ngài chỉ cho Phi-líp-phê cũng như các môn đệ xem chân dung, xem hình ảnh đích thực của Thiên Chúa Cha. Chân dung đó, hình ảnh đó chính là Ngài: “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha”.
Tiếp theo, Chúa Giê-su cũng tỏ cho các môn đệ biết giữa Ngài và Chúa Cha có một mối hiệp thông hết sức mật thiết. Những lời Chúa Giê-su nói chính là những lời của Chúa Cha được phát ra qua môi miệng Chúa Giê-su: “Các lời Thầy nói với anh em, Thầy không tự mình nói ra. Nhưng Chúa Cha, Đấng luôn ở trong Thầy, chính Người làm những việc của mình. (Gioan 14, 10). Những gì Chúa Giê-su thực hiện trong cuộc đời đều cũng là những hành động của Chúa Cha…
Thế là Chúa Cha tự tỏ mình qua Chúa Giê-su. Nhìn vào Chúa Giê-su, nhân loại sẽ biết được Thiên Chúa Cha.
***
Thánh A-tha-na-si-ô đã diễn tả chân lý nầy như sau: "Chúa Cha được bày tỏ qua Chúa Con và Chúa Con được bày tỏ qua Giáo Hội." Nói khác đi, Chúa Con là hình ảnh trung thực của Chúa Cha, còn Giáo Hội là hình ảnh trung thực của Chúa Con, và chúng ta, vì là thành phần của Giáo Hội, nên cũng phải là hình ảnh trung thực của Chúa Giê-su.
***
Theo nhật báo Chứng Nhân kitô hữu (Témoignage Chrétien), vào năm 1941 có một vị linh mục bị Đức Quốc Xã giam trong trại tập trung dành cho người gốc Do thái. Như bao tù nhân khác, ngài cũng bị hành hạ và ngược đãi thậm tệ. Tuy nhiên ngài vẫn vui vẻ và luôn sẵn sàng giúp đỡ anh em đồng cảnh ngộ đang lâm vào tình trạng khủng hoảng và tuyệt vọng.
Trong cảnh tù đày đói khát, một vụn bánh còn quý hơn vàng, vậy mà ngài dám chia sớt phần ăn ít ỏi của mình cho những bạn tù yếu sức hơn.
Những lúc trời rét buốt xương, tấm áo len được xem là kho tàng vô giá, thế mà có lần ngài tặng không chiếc áo len đang mặc cho bạn tù đang lâm trọng bệnh nằm run cầm cập trong xó nhà.
Ngài là nhịp cầu yêu thương giữa những kẻ bất hoà, đem sự khích lệ tinh thần cho những tâm hồn sầu muộn… Ngài đã cứu được mấy bạn tù tuyệt vọng khỏi tự huỷ mình nhờ những khuyên lơn an ủi…. Vì thế, các tù nhân trong trại rất yêu quý và xem ngài như người cha thứ hai. Họ đều gọi ngài cách thân thương là … Bố.
Trong trại tù còn có một thanh niên bụi đời, lớn lên nơi đầu đường xó chợ, căm hờn mọi người, không ngần ngại phạm bất kỳ tội ác nào.
Vị linh mục khả ái từng bước tiếp cận, trò chuyện, giúp đỡ, khuyên răn, và cuối cùng đã cảm hoá được chàng thanh niên chai đá và tưởng chừng như vô phương cứu chữa nầy. Ngài cũng mong ước dần dần dẫn dắt cậu về với đạo thánh Chúa.
Thế rồi, một hôm, có lệnh chuyển cha sang trại Ao-sơ-vích (Auschwitz), một trại tập trung mà chỉ mới nghe danh xưng, mọi trại viên đều phải kinh hoàng. Đó là lò hủy diệt con người bằng những hầm hơi ngạt và lò thiêu xác.
Trước khi chia tay với các bạn tù và đặc biệt với cậu thanh niên mới hoàn lương, ngài quyết định phải giới thiệu đôi nét về Chúa Giê-su cho cậu với hy vọng cậu sẽ trở thành người con Chúa.
Ngài vỗ vai cậu và ôn tồn nói “Này, con yêu của Bố, đã từ lâu Bố rất mong con nhận biết và trở thành môn đệ Chúa Giê-su. ”
Cậu thanh niên thưa lại: “Nhưng con chưa biết gì về Chúa Giêsu cả. Bố có thể kể sơ lược về Ngài cho con biết được không?”
Biết mình không còn thời gian để giới thiệu dông dài vì giờ chuyển trại sắp đến, vị linh mục già thinh lặng cúi đầu, cầu nguyện giây lát, rồi ngài ngẩng lên khiêm tốn đáp: "Chúa Giê-su mà Bố muốn cho con tin và yêu mến, Ngài giống như Bố đây!"
Bấy giờ cậu thanh niên nhìn thẳng vào mắt ngài cách trìu mến và chân thành đáp lại: “Nếu Chúa Giêsu mà giống Bố thì có thể một ngày nào đó, con sẽ tin và yêu mến Chúa Giê-su!”
Sau thế chiến thứ hai, người ta không còn gặp lại vị linh mục nầy nữa. Còn cậu thanh niên thì được sống sót qua các trại tập trung trở về với gia đình và đã thuật lại câu chuyện trên đây về một mục tử đã thực sự trở thành hình ảnh trung thực của Chúa Cứu Thế. Cũng chính nhờ hình ảnh Chúa Giê-su ngời sáng lên nơi con người và cuộc đời của vị mục tử tốt lành nầy, chàng thanh niên được cảm hoá và trở thành người con Chúa.
Lạy Chúa Giê-su,
Đã bao lần chúng con làm cho khuôn mặt Chúa trở méo mó, biến dạng và có thể là rất khó thương vì đời sống không đẹp của chúng con.
Xin cho chúng con biết nhìn lên Chúa như một khuôn mẫu tuyệt vời để đào tạo bản thân mình thành con người mới, có phẩm chất cao đẹp, có đạo đức và văn hoá để nhờ đó, chúng con trở thành hình ảnh trung thực về Chúa cho thế giới hôm nay.
Thánh ca: Chúa Kitô, Đường, Sự Thật, Sự Sống
Sơn Ca Linh
10:23 19/04/2008
Mười truyện đơn sơ về Giáo Lý và Giáo Dục mỗi tuần
LM Nguyễn Vinh Gioang
17:11 19/04/2008
Mười truyện đơn sơ về Giáo Lý và Giáo Dục mỗi tuần (31)
301. Chúng ta thường ít trông cậy vào Chúa
Khi đến gần Mũi Bão Táp (Cap des Tempêtes), con tàu của thuyền trưởng Jean d’Albuquerque bị một cơn não mạnh, đánh cho sắp chìm. Ai cũng hết sức lo sợ.
Bỗng thấy một một em bé đang nằm ngủ trong vòng tay của một bà mẹ, nhà thuyền trưởng nầy liền xin bà mẹ cho ông bồng đứa bé. Ông giơ đứa bé lên cao và hét to:
- “Lạy Chúa, vì em bé nầy, xin hãy tha cho tất cả chúng con. Những cơn sấm sét của sự công bình của Chúa lẽ nào lại trừng phạt sự vô tội nầy?”
Thiên Chúa cho biển lặng.
Con tàu được cập bến bình an.
Em bé được trao lại cho mẹ mình.
302. Người chết đó, … là tôi.
Nhà báo Mathieu Danzelot đang làm phóng sự một trận đánh nhau ở gần điện Panthéon. Một viên đạn từ đâu không biết, bay thật sâu vào đầu ông. Thấy ông quằn quại đau đớn, một bác sĩ quân y liền chạy đến hỏi. Ông thều thào trả lời:
- “Tôi bị thương rồi. Tôi không viết được nữa.”
Nhưng vì có lương tâm nhà nghề, nhà báo Danzelot nài nỉ vị bác sĩ quân y:
- “Xin ông viết giúp tôi để gởi mẫu tin nầy về cho toà soạn: “Trong trận đánh nầy, có ba người bị thương và một người chết.”
Vị bác sĩ quân y liền hỏi: “Người chết đó, là ai?”
Danzelot rán nhìn vị bác sĩ quân y một lần cuối cùng, rồi nhắm mắt lại, nói trước khi tắt thở:
- “Là tôi!”
303. Quyết giữ vững ngọn đèn đức tin
Thời Thập Tự Quân (Croisade), một kỵ sỹ bị quân nghịch đạo tấn công, sắp chết.
Trong cơn nguy hiểm đó, ông nhìn lên trời và khấn:
- “Lạy Chúa, nếu con đánh trận còn sống, con sẽ thắp một cây sáp nơi Mồ Chúa và đem nó đỏ về tận nhà.”
Ông được thoát nạn.
Giữ lời hứa, ông thắp một cây sáp đỏ nơi mồ Chúa và tìm cách mang nó về tận nhà.
Trên đường về, ông luôn che cho cây nến khỏi tắt vì gió mạnh. Sắp hết cây nến nầy, ông thắp cây nến khác.
Cứ thế, ông đem cây nến đỏ về tận nhà như lời đã hứa với Chúa.
Thật là một gương anh dũng!
Cây đèn Đức Tin của chúng ta, trên con đường về Quê Trời, phải luôn được chúng ta thắp sáng. Ma quỷ, xác thịt, thế gian là những luồng gió độc địa đối với Đức Tin. Chúng ta phải luôn che chở Đức Tin cho khỏi những luồng gió độc nầy làm hại.
304. Khi người dạy giáo lý có đời sống nội tâm, chính Chúa Giêsu hướng dẫn họ
Một giáo sĩ điều khiển Hội Dòng Nữ Tu dạy giáo lý, ngày kia nói với bà bề trên sở tại:
- “Thưa bà, tôi nghĩ nên cho chị X…nghỉ dạy giáo lý ít nhất là một năm.”
Bà bề trên không đồng ý:
- “Nhưng thưa Cha, Cha quá rõ. Chị X… là người có biệt tài chỉ huy. Với tài khôn khéo, chị đã lôi kéo được các trẻ khắp vùng ngoại ô đấy. Không cho chị ấy dạy giáo lý, tức là bỏ rơi một số lớn thiếu nhi.”
Vị giáo sĩ nầy liền đưa ra nhận xét:
- “Tôi đã ngồi dự lớp giáo lý của chị nầy dạy rồi. Chị làm cho thiếu nhi ham thích, nhưng bằng phương pháp quá nhân loại. Sau một năm tập lại để được huấn luyện kỹ về đời nội tâm hơn, chị đó sẽ thánh hoá bản thân, và nhờ lòng nhiệt thành, nhờ tài khéo léo, sẽ thánh hoá thiếu nhi. Nhưng hiện tại, tôi dám chắc chị ấy là trở lực cho tác dụng trực tiếp của Chúa Giêsu nơi linh hồn các em đang sửa soạn rước lễ lần đầu. Chắc bà lấy điều tôi yêu cầu làm phiền lòng. Vậy được! Tôi dàn xếp thế nầy… Tôi biết chị N… là một linh hồn có đời nội tâm khá, nhưng kém tài. Bà hãy xin Bề Trên Cả sai chị đó đến đây ít lâu. Rồi mỗi giờ dạy giáo lý, cho chị X… đến dạy 15 phút để cho bà khỏi lo các em bỏ học, sau đó, chị X… sẽ rút lui hoàn toàn. Lúc đó, bà sẽ thấy các em biết cầu nguyện, ca hát cách sốt sắng hơn nhiều. Sự cầm trí và vâng lời của chúng sẽ phản chiếu tính cách siêu nhiên hơn. Đó là hàn thử biểu để đo lường.”
Nửa tháng sau, bà bề trên cũng nghiệm thấy chị N… dạy giáo lý một mình và số trẻ em lại đông hơn. Lúc nầy, chính Chúa Giêsu dạy giáo lý qua lời chị. Từ cặp mắt, cử chỉ, tính hiền lành, dịu dàng, cho tới cách làm Dấu Thánh Giá, điệu giọng, tất cả đều phản chiếu Chúa Giêsu.
Chị X… có tài tô điểm, làm những gì buồn tẻ nhất thành ra vui vẻ. Nhưng Chị N… còn đi xa hơn. Đành rằng chị vẫn cố gắng sửa soạn bài, cắt nghĩa và giảng hết sức rõ rệt, nhưng bí quyết trổi vượt trong lời chị giảng bảo là nhiệm cảm. Chính nhờ nhiệm cảm nầy, các linh hồn thấy mình được tiếp xúc với Chúa Giêsu.
Trong lớp giáo lý của chị N…, có kém phần vui vẻ nhộn nhịp, ít có những cái nhìn sửng sốt, ít sự say mê thường được gây nên do những bài diễn thuyết vô cùng hấp dẫn của những nhà hùng biện hay là câu truyện rất cảm kích về một cuộc chiến đấu gay go.
Trái lại, với một thái độ chăm chỉ, trầm tĩnh, các em thiếu nhi ngồi trong lớp như ngồi trong thánh đường. Không cần áp dụng phương thế nhân loại nào để giúp các em khỏi chia trí, chán nản nữa. Vậy ở giữa các em, phải chăng có một sức hấp dẫn huyền nhiệm nào? Chúng tôi dám quả quyết đó là ảnh hưởng do Chúa Giêsu trực tiếp gây ra. Vì một linh hồn nội tâm cắt nghĩa giáo lý, chính là cái đàn huyền cầm vang âm thanh dưới ngón tay nhạc sĩ thần linh. Và không một nghệ thuật gia nào, dầu xuất sắc đến đâu, có thể so sánh với tác dụng của Chúa Giêsu được. (x. Hồn Tông Đồ)
305. Chết thình lình, không kịp ăn năn tội
Thánh Tôma More có một người bạn sang trong nhưng đạo đức lơ là. Thánh khuyên ông nầy ăn năn trở về với Chúa nhưng ông nầy cứ nói: “Khi sắp chết, tôi sẽ nói: “Lạy Chúa, xin tha cho con’” và tôi sẽ được tha thứ.”
Ngày kia, khi hai người đang cưỡi hai con ngựa đi ngang qua cầu Luân Đôn, thánh Tôma More thấy con ngựa của ông bạn hất ông ta vào thành cầu, làm cho đầu ông bị dập, Lúc đó, thánh Tôma More nghe ông bạn thốt ra lời: “Đồ quỷ!”, và chết tươi ngay.
Cái chết thường xảy đến rất thình lình. Ta không kịp sửa soạn gì đâu. Và nếu ai đã được sửa soạn, thì đó là một ơn Chúa ban rất quý!
306. Quyết đôi đá cha bể đầu, nhưng sau đó đổi ý
Ngày kia, một vị linh mục đứng giữa công trường của thành phố Philadelphia bên Mỹ. Ngài cổ động cho người ta giúp một công việc từ thiện.
Nghe giảng xong, dân chúng liền cảm động. Nhiều người đem tiền đến dâng cúng.
Một người trac độ ba mươi tuổi, tiến đến gần vị linh mục, vừa quỳ xuống dưới chân ngài, vừa đặt trên mặt đất 12 hòn đá và một vài đồng bạc:
-“Thưa cha – ông đau đớn nói – xin cha hãy nhận lấy của lễ con dâng và xin cha tha tội cho con. Con đến đây với ý định dùng mấy hòn đá nầy để đánh bể đầu cha. Nhưng Lời Chúa mà cha giảng, đã đánh động lòng con.”
307. Những chiếc tàu nầy trên biển không khác chi những ngôi nhà thờ
Ông Kha Luân Bố, nhà hàng hải danh tiếng đã tìm ra được Tân Thế Giới, là một người công giáo rất đạo đức, biết kính sợ Thiên Chúa. Trong Ngày Chúa Nhật hoặc trong những ngày lễ trọng, ông không bao giờ ra lệnh nhổ neo. Ngay cả khi tàu đang lênh đênh trên biển cả, gặp Ngày Chúa Nhật hoặc ngày lễ trọng, ông cũng tổ chức các buổi cầu nguyện và hát thánh ca sốt sắng. Vì thế, những con tàu của ông được người ta sánh như những ngôi nhà thờ trôi lềnh bềnh trên biển cả.
308. “Nhưng trái tim Người vẫn còn ở giữa chúng ta.”
Năm 1800, đại úy La Tour d’Auvergne đã chết một cách oanh liệt nơi chiến trường Neubourg, bên dòng sông Danube.
Quân lính đém xác đại úy về, mổ ngực lấy quả tim, ướp thuốc thơm và cất trong một hộp vàng.
Một tên lính mang cờ danh dự, treo hộp vàng đó trước ngực.
Mỗi khi muốn kích thích tinh thần binh sĩ, viên tướng hô: “Đại úy La Tour d’ Auvergne!”,. tức thì tất cả quân sĩ đồng thanh đáp lại: “Người đã chết anh dũng trên chiến trường, nhưng trái tim Người vẫn còn ở giữa chúng ta!”
308. Bạch Sơn và những con chuột
Ngày kia, cha Cambalot giảng trong một ngôi nhà thờ lớn ở Lyon. Ngài đã kích những kẻ nghịch đạo luôn rêu rao rằng Giáo Hội đã hết thời và đến lúc Giáo Hội xuống mồ.
Giảng xong, ngài bước chầm chậm xuống toà giảng. Bỗng ngài dừng lại rồi quay lên toà giảng.Thính giả sửng sốt lắng tai nghe:
- “Từ thành Lyon, anh chị em thấy ngọn núi Bạch Sơn phải không? Tôi nói với anh chị em rằng những con chuột sẽ không ăn quả núi đó được.”
Thính giả mĩm cười. Họ hiểu rằng ngọn núi Bạch Sơn của Chúa là Giáo Hội, không bao giờ sợ những con chuột nghịch đạo.
309. “Đây là viên đá đầu tiên của một đền thờ tôi muốn xây ở đây.”
Cho đến năm 1896, vùng Cayenne ở Saint-Ouen, nước Pháp, không bao giờ thấy bóng một chiếc áo dòng đen. Nhưng một ngày trong năm đó, một vị linh mục cả gan xâm nhập vùng nầy.
Một người trong vùng nầy, thấy vậy, liền ném mạnh một hòn đá vào đầu vị linh mục.
Vị linh mục cúi xuống nhặt viên đá vấy đầy máu đỏ của mình và nói:
- “Xin cám ơn ông. Đây sẽ là viên đá đầu tiên của một đền thờ tôi muốn xây cất ở đây.”
Và sự thật, viên đá ấy là viên đá đầu tiên của đền Thờ Môi Khôi được xây lên ở đó.
301. Chúng ta thường ít trông cậy vào Chúa
Khi đến gần Mũi Bão Táp (Cap des Tempêtes), con tàu của thuyền trưởng Jean d’Albuquerque bị một cơn não mạnh, đánh cho sắp chìm. Ai cũng hết sức lo sợ.
Bỗng thấy một một em bé đang nằm ngủ trong vòng tay của một bà mẹ, nhà thuyền trưởng nầy liền xin bà mẹ cho ông bồng đứa bé. Ông giơ đứa bé lên cao và hét to:
- “Lạy Chúa, vì em bé nầy, xin hãy tha cho tất cả chúng con. Những cơn sấm sét của sự công bình của Chúa lẽ nào lại trừng phạt sự vô tội nầy?”
Thiên Chúa cho biển lặng.
Con tàu được cập bến bình an.
Em bé được trao lại cho mẹ mình.
302. Người chết đó, … là tôi.
Nhà báo Mathieu Danzelot đang làm phóng sự một trận đánh nhau ở gần điện Panthéon. Một viên đạn từ đâu không biết, bay thật sâu vào đầu ông. Thấy ông quằn quại đau đớn, một bác sĩ quân y liền chạy đến hỏi. Ông thều thào trả lời:
- “Tôi bị thương rồi. Tôi không viết được nữa.”
Nhưng vì có lương tâm nhà nghề, nhà báo Danzelot nài nỉ vị bác sĩ quân y:
- “Xin ông viết giúp tôi để gởi mẫu tin nầy về cho toà soạn: “Trong trận đánh nầy, có ba người bị thương và một người chết.”
Vị bác sĩ quân y liền hỏi: “Người chết đó, là ai?”
Danzelot rán nhìn vị bác sĩ quân y một lần cuối cùng, rồi nhắm mắt lại, nói trước khi tắt thở:
- “Là tôi!”
303. Quyết giữ vững ngọn đèn đức tin
Thời Thập Tự Quân (Croisade), một kỵ sỹ bị quân nghịch đạo tấn công, sắp chết.
Trong cơn nguy hiểm đó, ông nhìn lên trời và khấn:
- “Lạy Chúa, nếu con đánh trận còn sống, con sẽ thắp một cây sáp nơi Mồ Chúa và đem nó đỏ về tận nhà.”
Ông được thoát nạn.
Giữ lời hứa, ông thắp một cây sáp đỏ nơi mồ Chúa và tìm cách mang nó về tận nhà.
Trên đường về, ông luôn che cho cây nến khỏi tắt vì gió mạnh. Sắp hết cây nến nầy, ông thắp cây nến khác.
Cứ thế, ông đem cây nến đỏ về tận nhà như lời đã hứa với Chúa.
Thật là một gương anh dũng!
Cây đèn Đức Tin của chúng ta, trên con đường về Quê Trời, phải luôn được chúng ta thắp sáng. Ma quỷ, xác thịt, thế gian là những luồng gió độc địa đối với Đức Tin. Chúng ta phải luôn che chở Đức Tin cho khỏi những luồng gió độc nầy làm hại.
304. Khi người dạy giáo lý có đời sống nội tâm, chính Chúa Giêsu hướng dẫn họ
Một giáo sĩ điều khiển Hội Dòng Nữ Tu dạy giáo lý, ngày kia nói với bà bề trên sở tại:
- “Thưa bà, tôi nghĩ nên cho chị X…nghỉ dạy giáo lý ít nhất là một năm.”
Bà bề trên không đồng ý:
- “Nhưng thưa Cha, Cha quá rõ. Chị X… là người có biệt tài chỉ huy. Với tài khôn khéo, chị đã lôi kéo được các trẻ khắp vùng ngoại ô đấy. Không cho chị ấy dạy giáo lý, tức là bỏ rơi một số lớn thiếu nhi.”
Vị giáo sĩ nầy liền đưa ra nhận xét:
- “Tôi đã ngồi dự lớp giáo lý của chị nầy dạy rồi. Chị làm cho thiếu nhi ham thích, nhưng bằng phương pháp quá nhân loại. Sau một năm tập lại để được huấn luyện kỹ về đời nội tâm hơn, chị đó sẽ thánh hoá bản thân, và nhờ lòng nhiệt thành, nhờ tài khéo léo, sẽ thánh hoá thiếu nhi. Nhưng hiện tại, tôi dám chắc chị ấy là trở lực cho tác dụng trực tiếp của Chúa Giêsu nơi linh hồn các em đang sửa soạn rước lễ lần đầu. Chắc bà lấy điều tôi yêu cầu làm phiền lòng. Vậy được! Tôi dàn xếp thế nầy… Tôi biết chị N… là một linh hồn có đời nội tâm khá, nhưng kém tài. Bà hãy xin Bề Trên Cả sai chị đó đến đây ít lâu. Rồi mỗi giờ dạy giáo lý, cho chị X… đến dạy 15 phút để cho bà khỏi lo các em bỏ học, sau đó, chị X… sẽ rút lui hoàn toàn. Lúc đó, bà sẽ thấy các em biết cầu nguyện, ca hát cách sốt sắng hơn nhiều. Sự cầm trí và vâng lời của chúng sẽ phản chiếu tính cách siêu nhiên hơn. Đó là hàn thử biểu để đo lường.”
Nửa tháng sau, bà bề trên cũng nghiệm thấy chị N… dạy giáo lý một mình và số trẻ em lại đông hơn. Lúc nầy, chính Chúa Giêsu dạy giáo lý qua lời chị. Từ cặp mắt, cử chỉ, tính hiền lành, dịu dàng, cho tới cách làm Dấu Thánh Giá, điệu giọng, tất cả đều phản chiếu Chúa Giêsu.
Chị X… có tài tô điểm, làm những gì buồn tẻ nhất thành ra vui vẻ. Nhưng Chị N… còn đi xa hơn. Đành rằng chị vẫn cố gắng sửa soạn bài, cắt nghĩa và giảng hết sức rõ rệt, nhưng bí quyết trổi vượt trong lời chị giảng bảo là nhiệm cảm. Chính nhờ nhiệm cảm nầy, các linh hồn thấy mình được tiếp xúc với Chúa Giêsu.
Trong lớp giáo lý của chị N…, có kém phần vui vẻ nhộn nhịp, ít có những cái nhìn sửng sốt, ít sự say mê thường được gây nên do những bài diễn thuyết vô cùng hấp dẫn của những nhà hùng biện hay là câu truyện rất cảm kích về một cuộc chiến đấu gay go.
Trái lại, với một thái độ chăm chỉ, trầm tĩnh, các em thiếu nhi ngồi trong lớp như ngồi trong thánh đường. Không cần áp dụng phương thế nhân loại nào để giúp các em khỏi chia trí, chán nản nữa. Vậy ở giữa các em, phải chăng có một sức hấp dẫn huyền nhiệm nào? Chúng tôi dám quả quyết đó là ảnh hưởng do Chúa Giêsu trực tiếp gây ra. Vì một linh hồn nội tâm cắt nghĩa giáo lý, chính là cái đàn huyền cầm vang âm thanh dưới ngón tay nhạc sĩ thần linh. Và không một nghệ thuật gia nào, dầu xuất sắc đến đâu, có thể so sánh với tác dụng của Chúa Giêsu được. (x. Hồn Tông Đồ)
305. Chết thình lình, không kịp ăn năn tội
Thánh Tôma More có một người bạn sang trong nhưng đạo đức lơ là. Thánh khuyên ông nầy ăn năn trở về với Chúa nhưng ông nầy cứ nói: “Khi sắp chết, tôi sẽ nói: “Lạy Chúa, xin tha cho con’” và tôi sẽ được tha thứ.”
Ngày kia, khi hai người đang cưỡi hai con ngựa đi ngang qua cầu Luân Đôn, thánh Tôma More thấy con ngựa của ông bạn hất ông ta vào thành cầu, làm cho đầu ông bị dập, Lúc đó, thánh Tôma More nghe ông bạn thốt ra lời: “Đồ quỷ!”, và chết tươi ngay.
Cái chết thường xảy đến rất thình lình. Ta không kịp sửa soạn gì đâu. Và nếu ai đã được sửa soạn, thì đó là một ơn Chúa ban rất quý!
306. Quyết đôi đá cha bể đầu, nhưng sau đó đổi ý
Ngày kia, một vị linh mục đứng giữa công trường của thành phố Philadelphia bên Mỹ. Ngài cổ động cho người ta giúp một công việc từ thiện.
Nghe giảng xong, dân chúng liền cảm động. Nhiều người đem tiền đến dâng cúng.
Một người trac độ ba mươi tuổi, tiến đến gần vị linh mục, vừa quỳ xuống dưới chân ngài, vừa đặt trên mặt đất 12 hòn đá và một vài đồng bạc:
-“Thưa cha – ông đau đớn nói – xin cha hãy nhận lấy của lễ con dâng và xin cha tha tội cho con. Con đến đây với ý định dùng mấy hòn đá nầy để đánh bể đầu cha. Nhưng Lời Chúa mà cha giảng, đã đánh động lòng con.”
307. Những chiếc tàu nầy trên biển không khác chi những ngôi nhà thờ
Ông Kha Luân Bố, nhà hàng hải danh tiếng đã tìm ra được Tân Thế Giới, là một người công giáo rất đạo đức, biết kính sợ Thiên Chúa. Trong Ngày Chúa Nhật hoặc trong những ngày lễ trọng, ông không bao giờ ra lệnh nhổ neo. Ngay cả khi tàu đang lênh đênh trên biển cả, gặp Ngày Chúa Nhật hoặc ngày lễ trọng, ông cũng tổ chức các buổi cầu nguyện và hát thánh ca sốt sắng. Vì thế, những con tàu của ông được người ta sánh như những ngôi nhà thờ trôi lềnh bềnh trên biển cả.
308. “Nhưng trái tim Người vẫn còn ở giữa chúng ta.”
Năm 1800, đại úy La Tour d’Auvergne đã chết một cách oanh liệt nơi chiến trường Neubourg, bên dòng sông Danube.
Quân lính đém xác đại úy về, mổ ngực lấy quả tim, ướp thuốc thơm và cất trong một hộp vàng.
Một tên lính mang cờ danh dự, treo hộp vàng đó trước ngực.
Mỗi khi muốn kích thích tinh thần binh sĩ, viên tướng hô: “Đại úy La Tour d’ Auvergne!”,. tức thì tất cả quân sĩ đồng thanh đáp lại: “Người đã chết anh dũng trên chiến trường, nhưng trái tim Người vẫn còn ở giữa chúng ta!”
308. Bạch Sơn và những con chuột
Ngày kia, cha Cambalot giảng trong một ngôi nhà thờ lớn ở Lyon. Ngài đã kích những kẻ nghịch đạo luôn rêu rao rằng Giáo Hội đã hết thời và đến lúc Giáo Hội xuống mồ.
Giảng xong, ngài bước chầm chậm xuống toà giảng. Bỗng ngài dừng lại rồi quay lên toà giảng.Thính giả sửng sốt lắng tai nghe:
- “Từ thành Lyon, anh chị em thấy ngọn núi Bạch Sơn phải không? Tôi nói với anh chị em rằng những con chuột sẽ không ăn quả núi đó được.”
Thính giả mĩm cười. Họ hiểu rằng ngọn núi Bạch Sơn của Chúa là Giáo Hội, không bao giờ sợ những con chuột nghịch đạo.
309. “Đây là viên đá đầu tiên của một đền thờ tôi muốn xây ở đây.”
Cho đến năm 1896, vùng Cayenne ở Saint-Ouen, nước Pháp, không bao giờ thấy bóng một chiếc áo dòng đen. Nhưng một ngày trong năm đó, một vị linh mục cả gan xâm nhập vùng nầy.
Một người trong vùng nầy, thấy vậy, liền ném mạnh một hòn đá vào đầu vị linh mục.
Vị linh mục cúi xuống nhặt viên đá vấy đầy máu đỏ của mình và nói:
- “Xin cám ơn ông. Đây sẽ là viên đá đầu tiên của một đền thờ tôi muốn xây cất ở đây.”
Và sự thật, viên đá ấy là viên đá đầu tiên của đền Thờ Môi Khôi được xây lên ở đó.
Con đường bình an
Pm. Cao Huy Hoàng
17:19 19/04/2008
CON ĐƯỜNG BÌNH AN
(Suy Niệm Tin Mừng CN 5 PS A)
Nếu giờ nầy bạn và tôi có mặt tại Bệnh Viện Chợ Rẫy, hay một bệnh viện nào đó -nhất là Viện Tim - với người thân sắp vào ca phẩu thuật, thì hẳn chúng ta sẽ hiểu ra thế nào là trạng thái xao xuyến. Và có thể hiểu sâu sắc hơn, nếu ta ôn lại những kỷ niệm xao xuyến cuối đời của Cha Mẹ trước lúc sinh thì. Dù có hời hợt cách mấy, có nhất thời cách mấy, ta cũng có ít là một lần xao xuyến. Xao xuyến giữa cái “mất” và “còn” hiện lên rõ nét trên mỗi khuôn mặt, nhất là người đối diện với nguy cơ không còn hiện hữu và những người trong cuộc. Có biết bao người lại xao xuyến quanh năm trong tình trạng bất an vì sống chung với bệnh, không biết lúc nào sẽ ra đi và có thanh thản ra đi không; bất an vì sống chung với nợ, không biết lệnh thu hồi của chủ nợ đến lúc nào, và liệu họ có vui lòng cho khất nợ hay dày vò đay nghiến dẫn đến nỗi thất vọng ê chề; bất an vì một quá khứ đầy bất công, bất chính trong đời sống kinh tế, đời sống xã hội và nhất là đời sống hôn nhân gia đình… Bất an vì tương lai trước mặt mịt mờ không thể định hướng được,do cuộc sống hiện tại mất căn bản - bấp bênh chao đảo từ niềm tin, đạo đức, đến văn hóa, kinh tế, hòa bình, tự do, hạnh phúc…Vâng, cuộc sống này luôn là những ngày bất an và xao xuyến.
Chúa Giêsu cũng đã hơn một lần xao xuyến trước cái chết của Lazaro (Ga 11,33), và trước cuộc thương khó của mình: “Bây giờ, tâm hồn Thầy xao xuyến! Thầy biết nói gì đây? Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này, nhưng chính vì giờ nầy mà con đã đến. Lạy Cha, xin tôn vinh danh Cha” (Ga 12,27-28a). Viết đến đây, tôi muốn dừng lại để nhớ đến một trường hợp xin cầu nguyện cho ca mổ nguy hiểm 8g30 sáng hôm nay và để thưa với Chúa Giêsu rằng: lạy Chúa, chính giờ nầy đây, có biết bao người đang xao xuyến, trong đó có cô L, những người thân của gia đình cô trước ca phẩu thuật khó khăn và nguy hiểm. Xin Chúa ban cho họ niềm tin tưởng tuyệt đối vào tình thương của Chúa, và xin tôn vinh danh Chúa đến muôn đời.
Những tưởng khi Chúa Giêsu biết trước cái chết của mình, thì “người xao xuyến nhất” phải là chính Người chứ chưa phải là các tông đồ; và những tưởng các tông đồ sẽ là những người an ủi Người, nhưng không, điều ngược lại đã xảy ra trong trình thuật tin mừng hôm nay: Chúa Giêsu bảo “Lòng anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha của Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy sẽ trở lại và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó. Và Thầy đi đâu, thì anh em biết đường rồi” (Ga 14,1). Chúa Giêsu có thể vượt qua, chiến thắng, xóa tan sự xao xuyến tự nhiên nơi bản chất con người vì niềm tin và tình yêu của mình đối với Chúa Cha. Niềm tin tưởng nơi Thiên Chúa Cha và tình yêu dành cho Cha luôn là động lực của mọi quyết định của Ngài. Vì tình yêu dành cho Cha, Ngài vui lòng làm theo ý Cha, trong đó, có ý yêu thương nhân loại tội lỗi, như Cha đã yêu. Sự tin tưởng và gắn bó mật thiết với Cha đã làm nên bao điều kỳ diệu cho nhân loại. Điều kỳ diệu vô địch là sự bình-an-của-Thiên-Chúa mà Chúa Giêsu mang lại cho con người biết tin tưởng phó thác hoàn toàn vào Thiên Chúa và vào Chúa Giêsu. Anh HXT, cựu chủng sinh Làng Sông Qui Nhơn, đang bại liệt và cũng đang là Giám Đốc một Công Ty ở Vũng Tàu đã nhiều lần khóc ngon lành như một em bé khi tâm sự với tôi qua điện thoại, khóc vì sung sướng: “Hoàng ơi, tin tưởng vào Thiên Chúa giàu lòng xót thương, qua khổ nạn của Chúa Giêsu, anh sung sướng lắm, anh thanh thản lắm, anh không cảm thấy cô đơn buồn phiền gì cả. Việc gì anh nói, anh làm, anh đều hỏi ý kiến của Chúa cả. và anh thật hạnh phúc. Đôi lúc sự bất tín cám dỗ anh, nhưng không được đâu em ạ. Chúa ở bên anh, Chúa đang ở trong anh” (điện thoại trước 3 giờ chiều, Chúa Nhật kính Lòng Thương Xót Chúa, 2008).
“Tin vào Thiên Chúa và tin vào Chúa Giêsu” là một nguyên lý cơ bản của đời sống tín hữu. Tin vào Thiên Chúa mà không tin vào Chúa Giêsu là một đức tin mơ hồ, vì nếu không có mạc khải của chính Con Thiên Chúa thì loài người hoàn toàn ngu muội về Thiên Chúa và bản chất nội tại của Ngài. Chúa Giêsu biết rõ sứ mạng mạc khải của mình về Thiên Chúa Cha, nên Ngài nói “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy”(Ga 14,6).
Chúa Giêsu là con đường, con đường từ trời xuống đất và con đường từ đất lên trời, con đường từ sự chí thánh của Thiên Chúa xuống phàm tục tội lỗi và con đường từ phạm tục tội lỗi lên sự chí thánh của Thiên Chúa. Con đường từ cõi bình an tuyệt đối của Thiên Chúa xuống đến chốn bất an của nhân loại và con đường từ chốn bất an của nhân loại lên cõi bình an tuyệt đối thường hằng của Thiên Chúa…. Không có con đường nào khác. Vì chỉ có con đường nầy phản ảnh Sự Thật bất biến và Sự Sống vĩnh cửu của Thiên Chúa. Tất cả mọi nẻo đường không phải từ trên trời nối xuống đều không bảo đảm sự thật và sự sống, nếu không nói là ẩn chứa sự giả dối, gian tà và sự chết. Con đường sự thật và sự sống ấy được thể hiện qua chính con người Chúa Giêsu- cuộc sống và lời rao giảng, giáo lý của Ngài. Như vậy, chỉ có tin vào Chúa Giêsu, theo gương cuộc sống của Ngài và làm theo lời Ngài dạy thì mới có thể đến được với Thiên Chúa sự thật và sự sống, thì mới có thể tìm được một bình an của Thiên Chúa trong đời sống gian trần.
Chúa Giêsu biết sự bất an trong cuộc đời là hậu quả của tội lỗi-việc loại trừ sự can thiệp của Thiên Chúa khỏi đời sống con người, Ngài đã mở đầu con đường sự thật sự sống ấy bằng lời mời gọi con người cần có cảm thức về tội và hậu quả của nó “Anh em hãy sám hối và tin vào tin mừng”(Mc1,15). Chúa Giêsu đã mở con đường bình an ấy. “Ngôi Lời Thiên Chúa làm con người để con người được trở nên làm con Chúa. Đó phải chăng nhắn gửi Kitô hữu Công Giáo rằng: Thiên Chúa đã bước trước để mở lối cho con người bước về. Kitô hữu Công Giáo phải có cảm thức về tội để bước theo Chúa Giêsu, bước trước người khác, để dẫn lối cho người khác bước về vớí Thiên Chúa là Cha. Đứa con hoang chỗi dậy mà về cùng Cha nó (Lc 15,11) đó là thái độ đúng đắn, bởi ý nghĩ đúng đắn” (Lm. Khổng Giám, loạt bài Kitô Hữu Công Giáo là ai). Từ cảm thức tội lỗi, con đường Chúa Giêsu đưa ta đến việc noi gương sống và làm việc của Người theo Lời Người dạy và dẫn ta vào cõi bình an khi ta được qua Chúa Giêsu mà kết hiệp với Thiên Chúa Cha Chí Thánh để có thể nói rằng “Kitô Hữu Công Giáo là Thánh” (xem loạt bài của Lm. Khổng Giám).
Như vậy Chúa Giêsu hoàn toàn có lý khi Ngài cũng đang nói với chúng ta rằng “Các con đừng xao xuyến, hãy tin vào Thiên Chúa và Tin vào Thầy”. Trước những bất an của cuộc đời, những cảnh mất-còn tang thương, những phiền muộn sầu đau đời người không tránh khỏi, Ngài không an ủi suông, cho qua chuyện, nhưng Ngài đã tận tình giao cho chúng ta một chìa khóa bình an đó là tin tưởng vào Ngài “là con đường, là sự thật, là sự sống” đến từ sự thật và sự sống của Thiên Chúa Cha, để đưa chúng ta về cõi bình an của Thiên Chúa.
Tôi chợt nhớ bài hát của Cha Jm.Thích đã viết từ lâu lắm rồi, mà cả anh em Hướng Đạo, không phân biệt tôn giáo, có cả Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh vẫn thường hát trong các buổi sinh hoạt: “Anh em chúng ta chung một ĐƯỜNG lên. Chung một ĐƯỜNG lên đến nơi NGUỒN THẬT. Nguồn thật là đây SỨC SỐNG VÔ BIÊN. Sống vô biên là SỐNG CÙNG TẠO VẬT”. Tôi muốn hiểu hai ca từ “Tạo Vật” ấy chính là Thiên Chúa.
Nguyện xin Chúa cho chúng con bình an thật là được sống theo Con Đường, Sự Thật, Sự Sống Thánh Thiện, sống chính sự sống của Chúa Giêsu, để được sự sống của Thiên Chúa Cha; nhờ đó, cuộc sống Kitô Hữu Công Giáo của chúng con luôn là một cuộc sống đầy hoan lạc thánh thiện như khát vọng của Thiên Chúa chí thánh. A men.
(Suy Niệm Tin Mừng CN 5 PS A)
Nếu giờ nầy bạn và tôi có mặt tại Bệnh Viện Chợ Rẫy, hay một bệnh viện nào đó -nhất là Viện Tim - với người thân sắp vào ca phẩu thuật, thì hẳn chúng ta sẽ hiểu ra thế nào là trạng thái xao xuyến. Và có thể hiểu sâu sắc hơn, nếu ta ôn lại những kỷ niệm xao xuyến cuối đời của Cha Mẹ trước lúc sinh thì. Dù có hời hợt cách mấy, có nhất thời cách mấy, ta cũng có ít là một lần xao xuyến. Xao xuyến giữa cái “mất” và “còn” hiện lên rõ nét trên mỗi khuôn mặt, nhất là người đối diện với nguy cơ không còn hiện hữu và những người trong cuộc. Có biết bao người lại xao xuyến quanh năm trong tình trạng bất an vì sống chung với bệnh, không biết lúc nào sẽ ra đi và có thanh thản ra đi không; bất an vì sống chung với nợ, không biết lệnh thu hồi của chủ nợ đến lúc nào, và liệu họ có vui lòng cho khất nợ hay dày vò đay nghiến dẫn đến nỗi thất vọng ê chề; bất an vì một quá khứ đầy bất công, bất chính trong đời sống kinh tế, đời sống xã hội và nhất là đời sống hôn nhân gia đình… Bất an vì tương lai trước mặt mịt mờ không thể định hướng được,do cuộc sống hiện tại mất căn bản - bấp bênh chao đảo từ niềm tin, đạo đức, đến văn hóa, kinh tế, hòa bình, tự do, hạnh phúc…Vâng, cuộc sống này luôn là những ngày bất an và xao xuyến.
Chúa Giêsu cũng đã hơn một lần xao xuyến trước cái chết của Lazaro (Ga 11,33), và trước cuộc thương khó của mình: “Bây giờ, tâm hồn Thầy xao xuyến! Thầy biết nói gì đây? Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này, nhưng chính vì giờ nầy mà con đã đến. Lạy Cha, xin tôn vinh danh Cha” (Ga 12,27-28a). Viết đến đây, tôi muốn dừng lại để nhớ đến một trường hợp xin cầu nguyện cho ca mổ nguy hiểm 8g30 sáng hôm nay và để thưa với Chúa Giêsu rằng: lạy Chúa, chính giờ nầy đây, có biết bao người đang xao xuyến, trong đó có cô L, những người thân của gia đình cô trước ca phẩu thuật khó khăn và nguy hiểm. Xin Chúa ban cho họ niềm tin tưởng tuyệt đối vào tình thương của Chúa, và xin tôn vinh danh Chúa đến muôn đời.
Những tưởng khi Chúa Giêsu biết trước cái chết của mình, thì “người xao xuyến nhất” phải là chính Người chứ chưa phải là các tông đồ; và những tưởng các tông đồ sẽ là những người an ủi Người, nhưng không, điều ngược lại đã xảy ra trong trình thuật tin mừng hôm nay: Chúa Giêsu bảo “Lòng anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha của Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy sẽ trở lại và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó. Và Thầy đi đâu, thì anh em biết đường rồi” (Ga 14,1). Chúa Giêsu có thể vượt qua, chiến thắng, xóa tan sự xao xuyến tự nhiên nơi bản chất con người vì niềm tin và tình yêu của mình đối với Chúa Cha. Niềm tin tưởng nơi Thiên Chúa Cha và tình yêu dành cho Cha luôn là động lực của mọi quyết định của Ngài. Vì tình yêu dành cho Cha, Ngài vui lòng làm theo ý Cha, trong đó, có ý yêu thương nhân loại tội lỗi, như Cha đã yêu. Sự tin tưởng và gắn bó mật thiết với Cha đã làm nên bao điều kỳ diệu cho nhân loại. Điều kỳ diệu vô địch là sự bình-an-của-Thiên-Chúa mà Chúa Giêsu mang lại cho con người biết tin tưởng phó thác hoàn toàn vào Thiên Chúa và vào Chúa Giêsu. Anh HXT, cựu chủng sinh Làng Sông Qui Nhơn, đang bại liệt và cũng đang là Giám Đốc một Công Ty ở Vũng Tàu đã nhiều lần khóc ngon lành như một em bé khi tâm sự với tôi qua điện thoại, khóc vì sung sướng: “Hoàng ơi, tin tưởng vào Thiên Chúa giàu lòng xót thương, qua khổ nạn của Chúa Giêsu, anh sung sướng lắm, anh thanh thản lắm, anh không cảm thấy cô đơn buồn phiền gì cả. Việc gì anh nói, anh làm, anh đều hỏi ý kiến của Chúa cả. và anh thật hạnh phúc. Đôi lúc sự bất tín cám dỗ anh, nhưng không được đâu em ạ. Chúa ở bên anh, Chúa đang ở trong anh” (điện thoại trước 3 giờ chiều, Chúa Nhật kính Lòng Thương Xót Chúa, 2008).
“Tin vào Thiên Chúa và tin vào Chúa Giêsu” là một nguyên lý cơ bản của đời sống tín hữu. Tin vào Thiên Chúa mà không tin vào Chúa Giêsu là một đức tin mơ hồ, vì nếu không có mạc khải của chính Con Thiên Chúa thì loài người hoàn toàn ngu muội về Thiên Chúa và bản chất nội tại của Ngài. Chúa Giêsu biết rõ sứ mạng mạc khải của mình về Thiên Chúa Cha, nên Ngài nói “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy”(Ga 14,6).
Chúa Giêsu là con đường, con đường từ trời xuống đất và con đường từ đất lên trời, con đường từ sự chí thánh của Thiên Chúa xuống phàm tục tội lỗi và con đường từ phạm tục tội lỗi lên sự chí thánh của Thiên Chúa. Con đường từ cõi bình an tuyệt đối của Thiên Chúa xuống đến chốn bất an của nhân loại và con đường từ chốn bất an của nhân loại lên cõi bình an tuyệt đối thường hằng của Thiên Chúa…. Không có con đường nào khác. Vì chỉ có con đường nầy phản ảnh Sự Thật bất biến và Sự Sống vĩnh cửu của Thiên Chúa. Tất cả mọi nẻo đường không phải từ trên trời nối xuống đều không bảo đảm sự thật và sự sống, nếu không nói là ẩn chứa sự giả dối, gian tà và sự chết. Con đường sự thật và sự sống ấy được thể hiện qua chính con người Chúa Giêsu- cuộc sống và lời rao giảng, giáo lý của Ngài. Như vậy, chỉ có tin vào Chúa Giêsu, theo gương cuộc sống của Ngài và làm theo lời Ngài dạy thì mới có thể đến được với Thiên Chúa sự thật và sự sống, thì mới có thể tìm được một bình an của Thiên Chúa trong đời sống gian trần.
Chúa Giêsu biết sự bất an trong cuộc đời là hậu quả của tội lỗi-việc loại trừ sự can thiệp của Thiên Chúa khỏi đời sống con người, Ngài đã mở đầu con đường sự thật sự sống ấy bằng lời mời gọi con người cần có cảm thức về tội và hậu quả của nó “Anh em hãy sám hối và tin vào tin mừng”(Mc1,15). Chúa Giêsu đã mở con đường bình an ấy. “Ngôi Lời Thiên Chúa làm con người để con người được trở nên làm con Chúa. Đó phải chăng nhắn gửi Kitô hữu Công Giáo rằng: Thiên Chúa đã bước trước để mở lối cho con người bước về. Kitô hữu Công Giáo phải có cảm thức về tội để bước theo Chúa Giêsu, bước trước người khác, để dẫn lối cho người khác bước về vớí Thiên Chúa là Cha. Đứa con hoang chỗi dậy mà về cùng Cha nó (Lc 15,11) đó là thái độ đúng đắn, bởi ý nghĩ đúng đắn” (Lm. Khổng Giám, loạt bài Kitô Hữu Công Giáo là ai). Từ cảm thức tội lỗi, con đường Chúa Giêsu đưa ta đến việc noi gương sống và làm việc của Người theo Lời Người dạy và dẫn ta vào cõi bình an khi ta được qua Chúa Giêsu mà kết hiệp với Thiên Chúa Cha Chí Thánh để có thể nói rằng “Kitô Hữu Công Giáo là Thánh” (xem loạt bài của Lm. Khổng Giám).
Như vậy Chúa Giêsu hoàn toàn có lý khi Ngài cũng đang nói với chúng ta rằng “Các con đừng xao xuyến, hãy tin vào Thiên Chúa và Tin vào Thầy”. Trước những bất an của cuộc đời, những cảnh mất-còn tang thương, những phiền muộn sầu đau đời người không tránh khỏi, Ngài không an ủi suông, cho qua chuyện, nhưng Ngài đã tận tình giao cho chúng ta một chìa khóa bình an đó là tin tưởng vào Ngài “là con đường, là sự thật, là sự sống” đến từ sự thật và sự sống của Thiên Chúa Cha, để đưa chúng ta về cõi bình an của Thiên Chúa.
Tôi chợt nhớ bài hát của Cha Jm.Thích đã viết từ lâu lắm rồi, mà cả anh em Hướng Đạo, không phân biệt tôn giáo, có cả Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh vẫn thường hát trong các buổi sinh hoạt: “Anh em chúng ta chung một ĐƯỜNG lên. Chung một ĐƯỜNG lên đến nơi NGUỒN THẬT. Nguồn thật là đây SỨC SỐNG VÔ BIÊN. Sống vô biên là SỐNG CÙNG TẠO VẬT”. Tôi muốn hiểu hai ca từ “Tạo Vật” ấy chính là Thiên Chúa.
Nguyện xin Chúa cho chúng con bình an thật là được sống theo Con Đường, Sự Thật, Sự Sống Thánh Thiện, sống chính sự sống của Chúa Giêsu, để được sự sống của Thiên Chúa Cha; nhờ đó, cuộc sống Kitô Hữu Công Giáo của chúng con luôn là một cuộc sống đầy hoan lạc thánh thiện như khát vọng của Thiên Chúa chí thánh. A men.
Người thợ gương mẫu
LM Trần Đức Phương
17:47 19/04/2008
NGƯỜI THỢ MỘC GƯƠNG MẪU
Có lần đi chung với một phái đoàn, tôi được may mắn viếng thăm Trung Tâm Truyền Giáo Thánh Capistrano (Mission San Juan Capistrano), là một trong những Trung Tâm Truyền Giáo do cha Junipero Serra thiết lập dọc theo tiểu bang California vào thế kỷ thứ 18. Trung Tâm San Juan Capistrano được thiết lập vào ngày 01/11/1776. Trong khi thăm viếng, tôi được nghe kể là, hàng năm cứ vào dịp Lễ kính thánh Giuse, Bạn Đức Trinh Nữ Maria (19/3) là những con chim én bắt đầu bỏ vùng Nam Mỹ xa xôi ngàn dặm để trở về nơi này, và hàng năm đều có đại hội rất lớn ở vùng này để ‘chào đón đoàn chim én trở về’ (Return of the Swallows Celebration). Năm nay, vì Lễ Thánh Giuse vào đúng Tuần Thánh, nên cuộc rước được chuyển vào ngày thứ Bảy 29/3, đúng vào lúc chúng tôi có mặt ở đó và được tham dự cuộc rước rất long trọng với nhiều đoàn biểu diễn khác nhau đi qua các đường phố sát ngay Trung Tâm Truyền Giáo Thánh Capistranô.
Trong khi ngồi nghỉ chân trong vườn cây của Trung Tâm, tôi lại được người bạn kể cho nghe câu chuyện về “Người Thợ Mộc bí mật”. Đó là chuyện xảy ra ở Santa Fe, thủ phủ của tiểu bang New Mexico. Vào thế kỷ thứ 19, khoảng 130 năm trước đây, khi làm nhà nguyện Loretto đã xong, các Bà Phước nhận ra cần phải làm cầu thang lên ‘Gác Đàn’ (Choir loft) mà không ai biết phải làm sao. Các bà liền làm tuần cầu nguyện chín ngày (Novena) khấn Thánh Giuse. Ngay vào ngày cuối tuần khấn, thì có một người thợ mộc đến xin giúp làm cái cầu thang đó. Ông đã làm một cầu thang xoắn ốc để đi lên ‘gác đàn’. Khi làm xong, ông đi biệt tích luôn mà không đòi tiền công gì cả. Đó là một cầu thang kỳ diệu! Một cầu thang xoắn ốc mà không có cột để giữ cho cầu thang khỏi đổ. Hơn nữa, cầu thang được lắp vào mà không hề dùng đến một cây đinh để đóng chặt với nhau, và cũng không dùng keo dán. Các nhà kiến trúc chuyên nghiệp cũng không thể nào hiểu nổi làm sao chiếc cầu thang làm như vậy mà vẫn đứng vững cho người ta đi lên, đi xuống, dù đã trải qua hơn 130 năm nay. Gỗ làm cầu thang cũng không biết lấy từ đâu, vì cả vùng chung quanh không có những loại gỗ như vậy. Ngày nay, khách hành hương đến đây kính viếng rất đông; mỗi năm có cả mấy trăm ngàn người.
Chúng ta thường được nghe nói về những ‘phép lạ’ xảy ra khi cầu khấn với Thánh Giuse. Các vị Thánh đều có lòng sùng kính Thánh Giuse, đi đôi với lòng sùng kính Mẹ Maria. Đọc tiểu sử, thấy có những vị Thánh sau đây có lòng sùng kính Thánh Giuse cách đặc biệt; đó là thánh Margaret Cortona, Briget Sweeden, Vincent Ferrer, Bernadine Sienna, John Gerson Paris. Thánh nữ Terexa Avila lập nhà dòng đầu tiên kính Thánh Giuse và nói ‘cầu nguyện với Thánh Giuse thường được nhận lời!’
Lòng sùng kính Thánh Giuse đã có lâu đời trong Giáo hội và thường đi đôi với lòng sùng kính Mẹ Maria trọn đời đồng trinh. Thánh Giuse là Bổn mạng của Giáo Hội Toàn cầu. Giáo Hội Việt Nam cũng chọn Thánh Giuse làm Bổn Mạng, vì ‘chính vào ngày Lễ Thánh Giuse (Bạn Đức Trinh Nữ Maria) mà các nhà Truyền Giáo đầu tiên đã đặt chân lên Đất Nước Việt Nam’ rao giảng Tin Mừng tình thương của Chúa. Ngoài ra, Thánh Giuse cũng được các nước sau đây nhận làm Thánh bổn mạng: Autralia, Belgium, Bohemia, Canada, Mexico. Vì là ‘Người Thợ Mộc Gương Mẫu’ tuyệt vời, Thánh Giuse cũng là Bổn mạng các thợ thuyền, đặc biệt những người thợ mộc. Nhiều tu viện, đoàn thể, các Hội Bảo Trợ Ơn Gọi, các Thánh đường, các họ đạo cũng nhận Thánh Giuse làm Bổn Mạng. Rất nhiều người có tên thánh bổn mạng là Giuse. Đức đương kim Giáo Hoàng Bêneđíctô XVI cũng nhận Thánh Giuse làm Bổn mạng và mừng vào dịp lễ Thánh Giuse bạn Đức Trinh Nữ Maria. Cũng có nhiều người chọn Thánh Giuse làm Thánh Bổn Mạng và kèm thêm tên Đức Mẹ Maria, như Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Như Khuê, Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn. Vì là ‘Người Cha Gương Mẫu’ tuyệt vời, nên Thánh Giuse cũng là gương mẫu và bổn mạng cho các người cha gia đình.
Theo truyền thống lâu đời trong Giáo Hội, thứ Tư hàng tuần kính Thánh Giuse, và tháng Ba là tháng kính Thánh Giuse. Có hai ngày lễ đặc biệt kính Thánh Giuse: Ngày 19/3 (kính Thánh Giuse bạn Đức Trinh Nữ Maria) và ngày 1/5 (kính Thánh Giuse Thợ).
Đọc Phúc Âm, chúng ta thấy Thánh Giuse làm nghề thợ mộc (Matthêu 13,55), đời sống rất bình dân, giản dị, nghèo khó. Sách Tin Mừng nói rất ít đến Thánh Giuse. Tên Ngài và vai trò của Ngài chỉ được nhắc đến trong Tin Mừng theo Thánh Matthêu (Chương 1: 16, 18, 19, 20, 24; Chương 2: 13, 14, 19; Chương 13: 55, thánh Luca (Chương 1: 27; Chương 2, 4-7, 16, 22, 33, 41-51; Chương 4, 22), thánh Gioan (Chương 6, 42).
Dù tường trình rất ngắn về cuộc đời Thánh Giuse, nhưng các đoạn Tin Mừng trên đây cho chúng ta thấy thánh Giuse đã đóng những vai trò rất quan trọng trong cuộc đời thơ ấu của Chúa Giêsu. Qua những biến cố đó, chúng ta thấy Thánh Giuse có nhiều đức tính gương mẫu sáng ngời để chúng ta học tập và noi theo.
Trước hết, theo thói tục của người Do Thái thời đó (cũng giống như ở Việt Nam thời xa xưa) cha mẹ thường đính hôn cho con cái lúc còn nhỏ. Trẻ Giuse và Maria đã được cha mẹ cho đính hôn với nhau (đó cũng là ý Chúa an bài theo chương trình cứu độ của Ngài). Hai tâm hồn thánh thiện tuyệt vời được đính hôn với nhau, và là vợ chồng thật theo lề luật Do thái hồi đó. Khi Đức Mẹ thưa lời ‘xin vâng’ để chịu thai Chúa Ngôi Hai, lúc đó không ai biết, kể cả Thánh Giuse. Vì thế, Thánh Giuse, khi thấy người bạn của mình có thai khi chưa về làm vợ mình, ông đã ‘không muốn tố giác, chỉ định tâm lià bỏ Maria cách kín đáo’ (Matthêu 1, 19). Đó là một cử chỉ rất anh hùng, vì Thánh Giuse đã không giận dữ, không tìm cách trả thù, không bêu xấu, không ‘tố giác’ Maria để pháp luật trừng trị. Hơn nữa, Ngài lại âm thầm cầu nguyện, và nhờ đó biết ra được thánh ý Chúa và đã ‘rước Maria về làm vợ’ (Matthêu 1, 24) để che chở cho Maria không bị coi là phạm lề luật và bị trừng phạt theo luật Do thái thời đó. Thật là một gương mẫu tuyệt vời để chúng ta noi theo. Khi gặp điều gì bề ngoài có vẻ đi ngược ý chúng ta, xúc phạm đến chúng ta, chúng ta thường nổi giận và hành động ngay theo tính tự ái. “Giận mất khôn” và làm tan vỡ tất cả. Khi nhận ra điều nóng giận sai trái của mình thì đã quá trễ. Noi gương Thánh Giuse, khi gặp điều gì rất bất bình, chúng ta đừng vội nóng giận, nhưng hãy bình tĩnh, cầu nguyện và Chúa sẽ cho chúng ta thấy rõ sự việc, và nhận ra thánh ý Chúa và đường lối nào tốt đẹp nhất để giải quyết sự việc theo thánh ý Chúa. Hành động vội vã, nóng nảy theo tính tự ái, thiếu suy nghĩ và cầu nguyện, luôn đem đến những hậu quả tai hại cho chính mình, cho gia đình và những người xung quanh.
Tiếp theo, khi Đức Maria đang có thai, mà theo lệnh nhà vua, phải về quê hương Belem để khai sổ kiểm tra. Lúc đó, Thánh Giuse đứng trước một hoàn cảnh thật khó khăn, ngặt nghèo, nhưng vâng theo ý Chúa, Ngài cứ lên đường cùng với Maria. Chẳng có phương tiện nào mau chóng hơn là phải đi nhiều ngày đường. Khi đến nơi thì ‘Maria đã đến ngày sinh con, và phải sinh con ‘nơi hang đá bò lừa’ vì ‘hai ông bà không tìm được nhà trọ’ (Luca 2, 7). Thật là một hoàn cảnh cực kỳ khổ sở mà Thánh Giuse vẫn vui vẻ vâng theo Thánh Ý Chúa.
Rồi chỉ ít lâu sau, lại được lệnh ‘Thiên sứ báo tin phải lên đường, đưa con trẻ và mẹ Người trốn sang Ai Cập’ (Matthêu 2, 13). Đường xá xa xôi, phương tiện không có, nhà nghèo túng, không biết nói tiếng Ai cập làm sao mà đi, làm sao mà sinh sống nơi xứ lạ quê người. Nhưng vâng theo ý Chúa, ‘ngay đang đêm, Giuse chỗi dậy đem con trẻ và mẹ Người lên đường đi Ai cập (Matthêu 2,14) chấp nhận tất cả trong sự tuyệt đối tin tưởng nơi sự quan phòng của Chúa. Và hai ông bà đã sống ở Ai cập cho đến khi lại nhận được lệnh thiên sứ báo ‘hãy đưa con trẻ trở về quê hương’, Giuse ‘lại chỗi dậy đưa gia đình về lại quê hương Nagiaret.’
Trong cuộc lạc mất Chúa ‘khi gia đình trẩy hội Đền Thánh Giêrusalem mừng Lễ Vượt Qua’, hai ông bà thất lạc Chúa Con và phải vất vả tìm con trong ba ngày trời; thế mà khi gặp con nơi Đền Thờ, hai ông bà không nóng giận, nhưng chỉ nhẹ nhàng trách khéo Chúa: ‘Con ơi, sao con lại để cha mẹ vất vả tìm con như vậy sao!’ (Matthêu 2, 41…)
Sau thế chiến thứ hai, nhân loại phải trải qua bao biến đổi dồn dập; con người phải đối diện với những khủng hoảng, những lo âu, thử thách đến tuyệt vọng; tiếp theo là những phong trào ‘tự giải phóng’ để hưởng thụ và chà đạp phẩm giá con người, nhất là coi thường giá trị của lao động, của đời sống thợ thuyền; vì thế, vào năm 1955, Đức Giáo Hoàng Pio XII đã thiết lập Lễ thánh Giuse Thợ vào ngày 01 tháng 5 là ngày Quốc Tế Lao Động. Ngài có ý nhắc nhở chúng ta noi gương ‘Người Thợ Mộc Thành Nagiaret’ ‘Người Thợ Mộc Gương Mẫu’’; tôn trọng giá trị đời sống lao động, đời sống những người thợ thuyền; yêu cuộc sống và nghề nghiệp của mình, dùng bàn tay và lao công để sinh sống và xây dựng thế giới trong chương trình sáng tạo của Thiên Chúa.
Cuộc đời mỗi người chúng ta luôn biến chuyển qua nhiều biến cố bất thường, nhiều khó khăn thử thách. Xin Chúa cho chúng ta luôn biết nhìn lên Thánh Giuse ‘Người Thợ Mộc Gương Mẫu’, cầu nguyện và tuyệt đối tin tưởng vào tình thương của Chúa, phó thác mọi sự trong bàn tay quan phòng của Chúa, chăm chỉ chu toàn các bổn phận nhỏ bé hàng ngày, sống lương thiện, công chính trong nghề nghiệp, và chung ta xây dựng bản thân, gia đình và xã hội.
Có lần đi chung với một phái đoàn, tôi được may mắn viếng thăm Trung Tâm Truyền Giáo Thánh Capistrano (Mission San Juan Capistrano), là một trong những Trung Tâm Truyền Giáo do cha Junipero Serra thiết lập dọc theo tiểu bang California vào thế kỷ thứ 18. Trung Tâm San Juan Capistrano được thiết lập vào ngày 01/11/1776. Trong khi thăm viếng, tôi được nghe kể là, hàng năm cứ vào dịp Lễ kính thánh Giuse, Bạn Đức Trinh Nữ Maria (19/3) là những con chim én bắt đầu bỏ vùng Nam Mỹ xa xôi ngàn dặm để trở về nơi này, và hàng năm đều có đại hội rất lớn ở vùng này để ‘chào đón đoàn chim én trở về’ (Return of the Swallows Celebration). Năm nay, vì Lễ Thánh Giuse vào đúng Tuần Thánh, nên cuộc rước được chuyển vào ngày thứ Bảy 29/3, đúng vào lúc chúng tôi có mặt ở đó và được tham dự cuộc rước rất long trọng với nhiều đoàn biểu diễn khác nhau đi qua các đường phố sát ngay Trung Tâm Truyền Giáo Thánh Capistranô.
Trong khi ngồi nghỉ chân trong vườn cây của Trung Tâm, tôi lại được người bạn kể cho nghe câu chuyện về “Người Thợ Mộc bí mật”. Đó là chuyện xảy ra ở Santa Fe, thủ phủ của tiểu bang New Mexico. Vào thế kỷ thứ 19, khoảng 130 năm trước đây, khi làm nhà nguyện Loretto đã xong, các Bà Phước nhận ra cần phải làm cầu thang lên ‘Gác Đàn’ (Choir loft) mà không ai biết phải làm sao. Các bà liền làm tuần cầu nguyện chín ngày (Novena) khấn Thánh Giuse. Ngay vào ngày cuối tuần khấn, thì có một người thợ mộc đến xin giúp làm cái cầu thang đó. Ông đã làm một cầu thang xoắn ốc để đi lên ‘gác đàn’. Khi làm xong, ông đi biệt tích luôn mà không đòi tiền công gì cả. Đó là một cầu thang kỳ diệu! Một cầu thang xoắn ốc mà không có cột để giữ cho cầu thang khỏi đổ. Hơn nữa, cầu thang được lắp vào mà không hề dùng đến một cây đinh để đóng chặt với nhau, và cũng không dùng keo dán. Các nhà kiến trúc chuyên nghiệp cũng không thể nào hiểu nổi làm sao chiếc cầu thang làm như vậy mà vẫn đứng vững cho người ta đi lên, đi xuống, dù đã trải qua hơn 130 năm nay. Gỗ làm cầu thang cũng không biết lấy từ đâu, vì cả vùng chung quanh không có những loại gỗ như vậy. Ngày nay, khách hành hương đến đây kính viếng rất đông; mỗi năm có cả mấy trăm ngàn người.
Chúng ta thường được nghe nói về những ‘phép lạ’ xảy ra khi cầu khấn với Thánh Giuse. Các vị Thánh đều có lòng sùng kính Thánh Giuse, đi đôi với lòng sùng kính Mẹ Maria. Đọc tiểu sử, thấy có những vị Thánh sau đây có lòng sùng kính Thánh Giuse cách đặc biệt; đó là thánh Margaret Cortona, Briget Sweeden, Vincent Ferrer, Bernadine Sienna, John Gerson Paris. Thánh nữ Terexa Avila lập nhà dòng đầu tiên kính Thánh Giuse và nói ‘cầu nguyện với Thánh Giuse thường được nhận lời!’
Lòng sùng kính Thánh Giuse đã có lâu đời trong Giáo hội và thường đi đôi với lòng sùng kính Mẹ Maria trọn đời đồng trinh. Thánh Giuse là Bổn mạng của Giáo Hội Toàn cầu. Giáo Hội Việt Nam cũng chọn Thánh Giuse làm Bổn Mạng, vì ‘chính vào ngày Lễ Thánh Giuse (Bạn Đức Trinh Nữ Maria) mà các nhà Truyền Giáo đầu tiên đã đặt chân lên Đất Nước Việt Nam’ rao giảng Tin Mừng tình thương của Chúa. Ngoài ra, Thánh Giuse cũng được các nước sau đây nhận làm Thánh bổn mạng: Autralia, Belgium, Bohemia, Canada, Mexico. Vì là ‘Người Thợ Mộc Gương Mẫu’ tuyệt vời, Thánh Giuse cũng là Bổn mạng các thợ thuyền, đặc biệt những người thợ mộc. Nhiều tu viện, đoàn thể, các Hội Bảo Trợ Ơn Gọi, các Thánh đường, các họ đạo cũng nhận Thánh Giuse làm Bổn Mạng. Rất nhiều người có tên thánh bổn mạng là Giuse. Đức đương kim Giáo Hoàng Bêneđíctô XVI cũng nhận Thánh Giuse làm Bổn mạng và mừng vào dịp lễ Thánh Giuse bạn Đức Trinh Nữ Maria. Cũng có nhiều người chọn Thánh Giuse làm Thánh Bổn Mạng và kèm thêm tên Đức Mẹ Maria, như Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Như Khuê, Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn. Vì là ‘Người Cha Gương Mẫu’ tuyệt vời, nên Thánh Giuse cũng là gương mẫu và bổn mạng cho các người cha gia đình.
Theo truyền thống lâu đời trong Giáo Hội, thứ Tư hàng tuần kính Thánh Giuse, và tháng Ba là tháng kính Thánh Giuse. Có hai ngày lễ đặc biệt kính Thánh Giuse: Ngày 19/3 (kính Thánh Giuse bạn Đức Trinh Nữ Maria) và ngày 1/5 (kính Thánh Giuse Thợ).
Đọc Phúc Âm, chúng ta thấy Thánh Giuse làm nghề thợ mộc (Matthêu 13,55), đời sống rất bình dân, giản dị, nghèo khó. Sách Tin Mừng nói rất ít đến Thánh Giuse. Tên Ngài và vai trò của Ngài chỉ được nhắc đến trong Tin Mừng theo Thánh Matthêu (Chương 1: 16, 18, 19, 20, 24; Chương 2: 13, 14, 19; Chương 13: 55, thánh Luca (Chương 1: 27; Chương 2, 4-7, 16, 22, 33, 41-51; Chương 4, 22), thánh Gioan (Chương 6, 42).
Dù tường trình rất ngắn về cuộc đời Thánh Giuse, nhưng các đoạn Tin Mừng trên đây cho chúng ta thấy thánh Giuse đã đóng những vai trò rất quan trọng trong cuộc đời thơ ấu của Chúa Giêsu. Qua những biến cố đó, chúng ta thấy Thánh Giuse có nhiều đức tính gương mẫu sáng ngời để chúng ta học tập và noi theo.
Trước hết, theo thói tục của người Do Thái thời đó (cũng giống như ở Việt Nam thời xa xưa) cha mẹ thường đính hôn cho con cái lúc còn nhỏ. Trẻ Giuse và Maria đã được cha mẹ cho đính hôn với nhau (đó cũng là ý Chúa an bài theo chương trình cứu độ của Ngài). Hai tâm hồn thánh thiện tuyệt vời được đính hôn với nhau, và là vợ chồng thật theo lề luật Do thái hồi đó. Khi Đức Mẹ thưa lời ‘xin vâng’ để chịu thai Chúa Ngôi Hai, lúc đó không ai biết, kể cả Thánh Giuse. Vì thế, Thánh Giuse, khi thấy người bạn của mình có thai khi chưa về làm vợ mình, ông đã ‘không muốn tố giác, chỉ định tâm lià bỏ Maria cách kín đáo’ (Matthêu 1, 19). Đó là một cử chỉ rất anh hùng, vì Thánh Giuse đã không giận dữ, không tìm cách trả thù, không bêu xấu, không ‘tố giác’ Maria để pháp luật trừng trị. Hơn nữa, Ngài lại âm thầm cầu nguyện, và nhờ đó biết ra được thánh ý Chúa và đã ‘rước Maria về làm vợ’ (Matthêu 1, 24) để che chở cho Maria không bị coi là phạm lề luật và bị trừng phạt theo luật Do thái thời đó. Thật là một gương mẫu tuyệt vời để chúng ta noi theo. Khi gặp điều gì bề ngoài có vẻ đi ngược ý chúng ta, xúc phạm đến chúng ta, chúng ta thường nổi giận và hành động ngay theo tính tự ái. “Giận mất khôn” và làm tan vỡ tất cả. Khi nhận ra điều nóng giận sai trái của mình thì đã quá trễ. Noi gương Thánh Giuse, khi gặp điều gì rất bất bình, chúng ta đừng vội nóng giận, nhưng hãy bình tĩnh, cầu nguyện và Chúa sẽ cho chúng ta thấy rõ sự việc, và nhận ra thánh ý Chúa và đường lối nào tốt đẹp nhất để giải quyết sự việc theo thánh ý Chúa. Hành động vội vã, nóng nảy theo tính tự ái, thiếu suy nghĩ và cầu nguyện, luôn đem đến những hậu quả tai hại cho chính mình, cho gia đình và những người xung quanh.
Tiếp theo, khi Đức Maria đang có thai, mà theo lệnh nhà vua, phải về quê hương Belem để khai sổ kiểm tra. Lúc đó, Thánh Giuse đứng trước một hoàn cảnh thật khó khăn, ngặt nghèo, nhưng vâng theo ý Chúa, Ngài cứ lên đường cùng với Maria. Chẳng có phương tiện nào mau chóng hơn là phải đi nhiều ngày đường. Khi đến nơi thì ‘Maria đã đến ngày sinh con, và phải sinh con ‘nơi hang đá bò lừa’ vì ‘hai ông bà không tìm được nhà trọ’ (Luca 2, 7). Thật là một hoàn cảnh cực kỳ khổ sở mà Thánh Giuse vẫn vui vẻ vâng theo Thánh Ý Chúa.
Rồi chỉ ít lâu sau, lại được lệnh ‘Thiên sứ báo tin phải lên đường, đưa con trẻ và mẹ Người trốn sang Ai Cập’ (Matthêu 2, 13). Đường xá xa xôi, phương tiện không có, nhà nghèo túng, không biết nói tiếng Ai cập làm sao mà đi, làm sao mà sinh sống nơi xứ lạ quê người. Nhưng vâng theo ý Chúa, ‘ngay đang đêm, Giuse chỗi dậy đem con trẻ và mẹ Người lên đường đi Ai cập (Matthêu 2,14) chấp nhận tất cả trong sự tuyệt đối tin tưởng nơi sự quan phòng của Chúa. Và hai ông bà đã sống ở Ai cập cho đến khi lại nhận được lệnh thiên sứ báo ‘hãy đưa con trẻ trở về quê hương’, Giuse ‘lại chỗi dậy đưa gia đình về lại quê hương Nagiaret.’
Trong cuộc lạc mất Chúa ‘khi gia đình trẩy hội Đền Thánh Giêrusalem mừng Lễ Vượt Qua’, hai ông bà thất lạc Chúa Con và phải vất vả tìm con trong ba ngày trời; thế mà khi gặp con nơi Đền Thờ, hai ông bà không nóng giận, nhưng chỉ nhẹ nhàng trách khéo Chúa: ‘Con ơi, sao con lại để cha mẹ vất vả tìm con như vậy sao!’ (Matthêu 2, 41…)
Sau thế chiến thứ hai, nhân loại phải trải qua bao biến đổi dồn dập; con người phải đối diện với những khủng hoảng, những lo âu, thử thách đến tuyệt vọng; tiếp theo là những phong trào ‘tự giải phóng’ để hưởng thụ và chà đạp phẩm giá con người, nhất là coi thường giá trị của lao động, của đời sống thợ thuyền; vì thế, vào năm 1955, Đức Giáo Hoàng Pio XII đã thiết lập Lễ thánh Giuse Thợ vào ngày 01 tháng 5 là ngày Quốc Tế Lao Động. Ngài có ý nhắc nhở chúng ta noi gương ‘Người Thợ Mộc Thành Nagiaret’ ‘Người Thợ Mộc Gương Mẫu’’; tôn trọng giá trị đời sống lao động, đời sống những người thợ thuyền; yêu cuộc sống và nghề nghiệp của mình, dùng bàn tay và lao công để sinh sống và xây dựng thế giới trong chương trình sáng tạo của Thiên Chúa.
Cuộc đời mỗi người chúng ta luôn biến chuyển qua nhiều biến cố bất thường, nhiều khó khăn thử thách. Xin Chúa cho chúng ta luôn biết nhìn lên Thánh Giuse ‘Người Thợ Mộc Gương Mẫu’, cầu nguyện và tuyệt đối tin tưởng vào tình thương của Chúa, phó thác mọi sự trong bàn tay quan phòng của Chúa, chăm chỉ chu toàn các bổn phận nhỏ bé hàng ngày, sống lương thiện, công chính trong nghề nghiệp, và chung ta xây dựng bản thân, gia đình và xã hội.
Mỗi ngày một câu chuyện (dành cho trẻ em)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:49 19/04/2008
CHÚC TẾT
“Tết vui vẻ, tết đến rồi, ông nội bận phát tiền lì xì, bà nội bận nấu bánh chưng bánh tét.” Sáng sớm mồng một tết, gà con nghêu ngao hát, chuẩn bị cùng với vịt con đi chúc tết.
Chúng nó đang đi thì đội nhiên nghe tiếng khóc “hu hu”, à té ra là chó con Wangwang đang khóc, gà con hỏi: “Wangwang, bạn sao vậy ?”
Wangwang nói: “Đáng lẽ sáng nay tôi chuẩn bị quà để đi chúc tết, nhưng cửa nhà của gấu con đóng kín mít, giống như lâu rồi không có người ở vậy đó; nhà sóc cũng không có người ở, bên hồ nước cũng không thấy nhái con. Không biết họ đi đâu cả rồi, có phải xảy ra chuyện gì rồi không ?”
Ngay lúc ấy, bác trâu đi ngang qua đó, bác nghe xong lời tường thuật của chó con thì nói: “Bé ngốc, lũ gấu con chúng nó là loài ngủ đông mà !”
Sau đó bác trâu giải thích rõ ràng cặn kẻ: “Gấu, sóc, nhái đều là những động vật ngủ đông, khi mùa đông đến, bởi vì thân nhiệt theo thời tiết xuống thấp nên không tiện sinh hoạt, chỉ có cách là ngủ, đợi khi mùa xuân ấm áp hoa nở thì chúng nó sẽ xuất hiện lại.”
Chó con chùi nước mắt nói: “Nguyên nhân là như thế, vậy thì cháu an tâm rồi, đợi khi mùa xuân đến, cháu lại đến tìm các bạn để chơi đùa.”
(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)
Gợi ý:
Các em thân mến,
Rất nhiều động vật ngủ về mùa đông, chẳng hạn như gấu, sóc, nhái, khi chúng nó ngủ đông như thế thì giống như ngủ say vậy, nhưng so với ngủ thì càng thâm trầm hơn, thời gian càng dài hơn. Ngủ đông là một phương pháp quý báu của loài có máu lạnh để tránh mùa đông và để tránh thiếu thốn thức ăn.
Thiên Chúa là Đấng tạo dựng muôn loài, Ngài không thiên vị ai, bởi vì có những loài động vật ngủ suốt mùa đông, nhưng đến mùa xuân thì hình như tất cả mọi loài đều vui vẻ, bừng tỉnh và đầy sức sống mới, bởi vì mùa xuân làm cho cảnh vật thiên nhiên như mới hơn và đẹp hơn, và –đối với con người- là khởi đầu cho một năm mới đầy ước mơ và hạnh phúc.
Khi con người phạm tội thì giống như đang ngủ trong mùa đông, ngủ li bì vì tội lỗi đè nặng trên mình. Nhưng Thiên Chúa là mùa xuân bất diệt, ân sủng của Ngài là gió xuân mát mẻ êm dịu, đủ sức lay động những người đang ngủ mê trong tội thức tỉnh và đứng lên làm lại cuộc đời của mình trong yêu thương của Thiên Chúa.
Các em thực hành:
- Biết quan tâm đến bạn bè.
- Luôn cám ơn Chúa vì có nhiều bạn bè tốt.
- Phải xin lỗi Chúa ngay khi phạm tội.
N2T |
“Tết vui vẻ, tết đến rồi, ông nội bận phát tiền lì xì, bà nội bận nấu bánh chưng bánh tét.” Sáng sớm mồng một tết, gà con nghêu ngao hát, chuẩn bị cùng với vịt con đi chúc tết.
Chúng nó đang đi thì đội nhiên nghe tiếng khóc “hu hu”, à té ra là chó con Wangwang đang khóc, gà con hỏi: “Wangwang, bạn sao vậy ?”
Wangwang nói: “Đáng lẽ sáng nay tôi chuẩn bị quà để đi chúc tết, nhưng cửa nhà của gấu con đóng kín mít, giống như lâu rồi không có người ở vậy đó; nhà sóc cũng không có người ở, bên hồ nước cũng không thấy nhái con. Không biết họ đi đâu cả rồi, có phải xảy ra chuyện gì rồi không ?”
Ngay lúc ấy, bác trâu đi ngang qua đó, bác nghe xong lời tường thuật của chó con thì nói: “Bé ngốc, lũ gấu con chúng nó là loài ngủ đông mà !”
Sau đó bác trâu giải thích rõ ràng cặn kẻ: “Gấu, sóc, nhái đều là những động vật ngủ đông, khi mùa đông đến, bởi vì thân nhiệt theo thời tiết xuống thấp nên không tiện sinh hoạt, chỉ có cách là ngủ, đợi khi mùa xuân ấm áp hoa nở thì chúng nó sẽ xuất hiện lại.”
Chó con chùi nước mắt nói: “Nguyên nhân là như thế, vậy thì cháu an tâm rồi, đợi khi mùa xuân đến, cháu lại đến tìm các bạn để chơi đùa.”
(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)
Gợi ý:
Các em thân mến,
Rất nhiều động vật ngủ về mùa đông, chẳng hạn như gấu, sóc, nhái, khi chúng nó ngủ đông như thế thì giống như ngủ say vậy, nhưng so với ngủ thì càng thâm trầm hơn, thời gian càng dài hơn. Ngủ đông là một phương pháp quý báu của loài có máu lạnh để tránh mùa đông và để tránh thiếu thốn thức ăn.
Thiên Chúa là Đấng tạo dựng muôn loài, Ngài không thiên vị ai, bởi vì có những loài động vật ngủ suốt mùa đông, nhưng đến mùa xuân thì hình như tất cả mọi loài đều vui vẻ, bừng tỉnh và đầy sức sống mới, bởi vì mùa xuân làm cho cảnh vật thiên nhiên như mới hơn và đẹp hơn, và –đối với con người- là khởi đầu cho một năm mới đầy ước mơ và hạnh phúc.
Khi con người phạm tội thì giống như đang ngủ trong mùa đông, ngủ li bì vì tội lỗi đè nặng trên mình. Nhưng Thiên Chúa là mùa xuân bất diệt, ân sủng của Ngài là gió xuân mát mẻ êm dịu, đủ sức lay động những người đang ngủ mê trong tội thức tỉnh và đứng lên làm lại cuộc đời của mình trong yêu thương của Thiên Chúa.
Các em thực hành:
- Biết quan tâm đến bạn bè.
- Luôn cám ơn Chúa vì có nhiều bạn bè tốt.
- Phải xin lỗi Chúa ngay khi phạm tội.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:50 19/04/2008
N2T |
29. Thánh Thể là thức ăn uống ngọt ngào của linh hồn. Người quen rước lễ sẽ trở thành đứa con nối dõi của thiên quốc, có chung phần hưởng phúc đời đời.
(sách Gương Chúa Giê-su)Chúa là Con Đường cho con bước lên
LM. Giuse Trương Đình Hiền
20:00 19/04/2008
CHÚA NHẬT V PHỤC SINH (A - 2008)
Nếu ai đã từng sinh hoạt Hướng Đạo thì đều biết rằng: Tráng sinh là cấp có lứa tuổi lớn nhất, là những thanh niên trưởng thành. Trong các nội dung sinh hoạt và tiêu chí để trở thành một Tráng sinh thực thụ và được mang danh hiệu với hai chữ RS (Rover Scout Hướng đạo sinh lên đường), thì phải qua một thử thách “tự lập trưởng thành” và kết thúc với nghi thức “Lên Đường”. Nghi thức nầy thường được cử hành bằng những dấu chỉ gợi ý sâu sắc: ngã ba đường để người “Tráng sinh lên đường” tự tìm lấy con đường chính thật mà tiến bước vào đời; gậy hai đầu: để người tráng sinh lên đường chọn lựa nẻo thiện tránh bước đường tà...
Hôm nay, sứ điệp Lời Chúa cũng gọi mời chúng ta “cử hành lễ Lên đường” theo Chúa Kitô, Đấng là Đường, Sự Thật, Sự Sống. Bởi chưng, đức tin của chúng ta, đức tin của người Kitô hữu luôn là một cuộc “lên đường” với Đức Kitô và trong Đức Kitô, cuộc lên đường đòi hỏi phải “chọn lựa lại” mỗi ngày những con đường do Đức Kitô đề nghị, canh tân mỗi ngày sự hiểu biết “Sự thật về Đức Kitô” và đào sâu mỗi ngày nguồn sự sống nơi Đức Kitô.
1. Đức Kitô xây đắp những con đường cứu độ:
Qua những chỉ dẫn của các sách Tin Mừng, quả thật chúng ta đã tìm thấy có nhiều con đường do chính Đức Kitô thiết lập, có khi là gián tiếp qua những “thiên triệu”đặc biệt”, nhưng cũng rất nhiều khi trực tiếp qua những gọi mời lôi kéo cụ thể:
- Con đường Truyền tin – Thăm viếng của Đức Maria: Nhờ sự Nhập Thể, Ngài đã đưa Mẹ Maria đi vào con đường cọng tác với Thiên Chúa trong công trình cứu độ; và phải chăng, khi đã được cưu mang trong lòng Trinh Nữ, chính Ngài đã làm cho đôi chân bé bỏng của người thôn nữ Maria băng ngàn vượt suối mang Tin Mừng Nhập Thể báo cho người chị họ Isave.
- Con đường tiền hô, dọn đường của Gioan Tẩy Giả: Người đã làm cho Gioan Tiền Hô, nhãy cửng lên vui mừng trong lòng mẹ khi được Ngài viếng thăm để rồi mấy chục năm sau, cũng chính ông Gioan nầy đã thực hiện vai trò “tiếng hô trong hoang mạc” để dọn đường cho sự xuất hiện công khai của Đấng Cứu Thế. Nhưng cũng chính khi lựa chọn con đường tiền hô nầy, Gioan đã trả giá: bị Hêrôđê tống ngục, và chém đầu.
- Con đường của các mục đồng Bê lem và các đạo sĩ phương Đông: Rồi Người đã kéo đám mục đồng ở Bê Lem khỏi giấc ngủ triền miên để bừng dậy trong nổi vui ngút ngàn được gặp hài Nhi Cứu Thế và đã lôi kéo Ba Vua Phương Đông lẽo đẽo qua muôn dặm đường trường để theo dấu sao lạ về chiêm bái Vua trời…
- Con đường của những người nghèo tìm thấy ơn cứu độ: Và rồi sau đó, những kẻ mù què điếc câm, những người thu thuế bị kết án khinh khi, những cô gái điếm sống vật vờ vất vưởng bên lề đời, những người phung cùi bất hạnh trong hoang mạc cách ly…tất cả đã được “Ngài đưa vào con đường mới của sự đổi đời”, con đường tự do đích thực để mĩm cười sung sướng vì được chữa lành, vì được yêu thương, vì được hoán cải để ngẩng cao đầu bước đi trên một lộ trình mới trong tinyêu hy vọng. Ngài đã đưa những mảnh đời tưởng đâu đã chôn sâu trong lòng đất lạnh như con trai của bà góa ở Naim, như chàng thanh niên Lagiarô ở Bêtania…đã chỗi dậy bước đi trên nẻo đường của sự sống.
- Con đường của những chàng trai dân chài quyết chọn nghề “chài lưới người”. Có ai ngờ trên bờ biển hồ Tibêriat, những tay nghề lão luyện vững vàng như Phêrô, Giacôbê, Gioan, đã vội vàng “bỏ lưới, bỏ cha, bỏ vợ con gia đình” lang thang cùng Ngài trên mọi nẻo đường cát bụi Palestina rao giảng Tin Mừng, để cuối cùng chính con đường ấy đã lần lượt dẫn đưa các ông người thì bị đóng đinh thập giá, kẻ bị lột da, kẻ khác bị chém đầu... ứng theo chính Lời Ngài đã nói hôm nao: “Ai muốn theo Ta hãy từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo”.
Thì ra “con đường mang tên Kitô” không phải là con đường đầy hoa, con đường thênh thang của thảm đỏ thành công và hưởng thụ, của bạc tiền vinh quang trần tục, của sung sướng thỏa mãn dục vọng đam mê...nhưng chính là “con đường hẹp”, con đường thập giá, con đường Tám Mối Phúc Thật”, con đường vượt qua mọi gian nan thử thách ở đời nầy để dẫn lối đưa đường vào hạnh phúc vĩnh cữu. Bởi vì khôg chỉ nói mà chính Đức Kitô đã chọn đi trên con đường đó tới cùng.
Thế nhưng rất lạ ! Suốt 2000 năm nay, đã có hàng hàng lớp lớp con người chọn đi trên “con đường mang danh Kitô” đó cho dù phải trả giá thật cao kể cả mạng sống.
Con chúng ta hôm nay thì sao ? Có lẽ không thiếu người đã chối khéo đề nghị bước theo con đường của Đức Kitô bằng đủ mọi lý do như đã được Tin Mừng liệt kể: “Xin Thầy cho tôi về chôn cất cha tôi, giã từ bạn hữu...”(Lc 9,57-62).
Ngày nay, người ta từ chối con đường Kitô bởi vì con đường đó quấy rầy không cho họ kéo dài giấc ngủ; ngăn cấm không cho họ tự do luyến ái, ngoại tình, phá thai; can thiệp để họ thôi sống ích kỷ, hẹp hòi, gian dối, tham lam,...Bởi vì con đường đó luôn đòi hỏi phải vứt đi chiếc mặt nạ cồng kềnh của giã hình, kiêu căng biệt phái để mặc lại tấm áo đơn sơ trong sáng của trẻ thơ; con đường đó kêu gọi yêu thương tha thứ thì người ta lại thích chia rẽ hận thù; con đường đó hô hào làm phúc bố thí, chia sẻ, cho đi, thì người ta chỉ muốn khư khư nắm giữ cho nhiều cho chặt của cải và nếu bắt buộc phải cho bũn xĩn qua loa lấy lệ.
Chúng ta vẫn thường hát với nhau: “Chúa là con đường cho con bước lên”, nhưng không biết chúng ta đã bước đi được bao nhiêu cây số trên nẻo đường đó hay cho tới mãi hôm nay vẫn “giậm chân tại chỗ”, thậm chí, đã “rẽ lối sang ngang” tự lúc nào !
2. Chân lý của Đức Kitô sao mà giản đơn đến thế.
Trong tư tưởng và cái nhìn của Đức Kitô, mọi hành vi tưởng chừng vụn vặt, tầm thường như Giakê thập thò trèo lên cây sung đón đợi đã trở thành cơ duyên gặp gỡ, việc xức dầu của Maria ở Bêtania đã trở thành dấu chỉ của tình yêu, những đồng xu bé nhỏ của một bà góa nghèo đã trở nên kho tàng vô giá, và những trẻ em bé bỏng dại khờ đã trở nên những”khách quí danh dự và xứng đáng đầu tiên trong bàn tiệc Nước trời”.
Và khi tuyên cáo “sự thật về mầu nhiệm Nước Trời, mầu nhiệm Thiên Chúa, Đấng Quyền năng quan phòng trên vạn vạt, vạn sự...”, thì Ngài cũng chỉ vận dụng những hình ảnh thân quen, những hiện thực gần gũi với đời thường cuộc sống: Con chim sẻ sẻ chẳng đáng mấy xu, cây huệ ngoài đồng không canh không cửi, hạt giống trên đồng, cỏ lùng trong ruộng, viên ngọc quí bỏ công đi tim, nén vàng gởi trao đem chôn dấu...
Quả thật chân lý của Phúc Âm, sự thật của Đức Kitô luôn luôn chỉ là một Tin Mừng.
Bởi chưng “Sự thật” đó đã cung cấp cho thế giới, cho chúng ta một cái nhìn mới mẻ về cuộc đời và kiếp nhân sinh: Kẻ nghèo hèn không phải bị bỏ đi mà là “được chúc phúc”, nước mắt khóc than không còn là bất hạnh phải tránh né mà là dấu chỉ để được phúc “ủi an”, cuộc sống lam lủ khó nghèo không còn là kiếp đọa đầy ô nhục mà đã trở thành “bài trường ca của khiêm hạ yêu thương trên giai điệu của thánh gia Nadarét” và thập giá, bách hại, chết chóc chỉ là “hạt lúa mì rơi xuống mục nát đi để chờ ngày đơm hoa kết trái trong Vương quốc Nước Trời... ”
Đón nhận Sự Thật do Đức Kitô mang đến đó chính là không ngừng tìm thấy “sự thật” nơi chính bản thân mình để bắt đầu lại: sự thật của tôi bây giờ hôm nay chính là “đứa con hoang” thân tàn ma dại phải trở về nhà cha; sự thật của tôi hôm nay chính là một Matthêu, một Gia-kê bận bịu bù đầu với bạc tiền, kinh tế...cần yên lặng nghe tiếng gọi mời để đứng dậy làm lại cuộc đời trong quảng đại công chính; sự thật của tôi hôm nay là những Simon với những thánh gia nặng nề của cuộc sống, gia đình, vợ con, áp lực xã hội...để can đảm đón nhận và vui vẻ bước đi cho tới đĩnh gô-go-ta cuộc đời. Sự thật của tôi hôm nay là chiếc thuyền câu rỗng cá với những cái bụng đói meo nhưng vẫn ngẫng cao đầu để trông lên bờ mà nhận ra “Chúa đó”. Sự thật của tôi một ngày nào đó, trước khi nhắm mắt xuôi tay quyết xin cho được nói lại lời của tên trộm bên hữu: “Hôm nay nếu Ngài vào nước của Ngài xin nhớ đến con”.
3. Tìm cho được Sự sống Kitô
Trong thánh lễ tại Sân vận động công viên quốc gia (Nationals park) sáng ngày 17.4 vừa qua tại thủ đô Washington, Đức Thánh Cha Bênêđictô, sau khi phân tích hai con đường “thiện-ác, tiêu cực và tích cực...” mà nhân dân Hoa Kỳ đang phải đối diện, đã kêu mời họ tìm về sức sống của Chúa kitô: “Nhân danh Chúa Giêsu, Tôi xin anh chị em hãy gạt bỏ mọi chia rẽ, và vui tươi hoạt động dọn đường cho Chúa, trong niềm trung thành với ý Chúa và luôn hoán cải theo ý Chúa. Nhất là tôi tha thiết kêu gọi anh chị em tiếp tục là men hy vọng của Tin Mừng trong xã hội Hoa Kỳ, nỗ lực mang ánh sáng và chân lý Tin Mừng trong sứ mạng xây dựng một thế giới công bằng và tự do hơn cho các thế hệ tương lai”.
Nếu Đức Kitô thật sự là sự Sống dành cho tôi, thì cuộc sống của tôi, của gia đình tôi hôm nay sẽ thế nào đây ? Chắc chắn tiếng cười sẽ thay cho tiếng khóc vì sự Sống đang ban tặng niềm vui. Chắc chắn sẽ quảng đại bác ái; vì sự Sống đã biến tôi thành người giàu ân sũng. Chắc chắn sẽ trên thuận dưới hòa, vì Sự Sống đang mang lại bình an; chắc chắn sẽ chứa chan hy vọng vì Sự Sống đang mách bảo rằng: chết chính là cuộc lữ hành về nhà Cha.
Quả thật, trên con Đường của Đức Kitô hôm nay, chúng ta lại phải bắt đầu. Bởi vì, như lời Đức Cố Giáo Hoàng G.P.II nói với giới trẻ năm 1988: “Khám phá Đức Kitô là một cuộc phiêu lưu đẹp nhất đời chúng con. Nhưng khám phá ra Ngài một lần mà thôi thì không đủ. Mỗi khám phá người ta có về Người lại trở thành một lời mời gọi kiếm tìm Người hơn nữa…”. Chính thái độ khao khát của Tôma, của Philipphê trong Tin Mừng hôm nay đã nhắc bảo chúng ta hãy lên đường khám phá Đức Kitô, đến gần Đức Kitô, học biết và yêu mến Đức Kitô nhiều hơn nữa: “Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết đường ?”…”Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, thì chúng con mãn nguyện”.
Và chúng ta đừng quên: sự khám phá Đức Kitô để tiếp tục tiến bước trên con đường của Ngài không phải là những chuyện “chọc trời khuấy nước”, những công trình vĩ đại lớn lao, những hy sinh hãm mình của những bậc tu trì đạt đạo, những suy niệm thần bí cao siêu… mà cốt yếu là những hành vi ứng xử bình thường trong cuộc sống mỗi ngày, những hy sinh thầm lặng, những việc phục vụ âm thầm, những chiến đấu và chiến thắng tính hư tật xấu với cái tôi, những tràng hạt mân côi, những thánh lễ…Đó chính là những “mũi chỉ đuờng kim dệt nên tấm thảm họa hình Đức Kitô” mà trong lúc nhất thời, nhìn từ mặt trái, chúng ta sẽ không nhận ra cái nét đẹp tuyệt vời của “bức tranh tổng thể”, hay như cách nói của thánh Phêrô trong BĐ 2 hôm nay: “Hãy để Thiên Chúa dùng anh em như những viên đá sống động mà xây nên ngôi Đền Thờ thiêng liêng, và hãy để Thiên Chúa đặt anh em làm hàng tư tế thánh, dâng những lễ tế thiêng liêng đẹp lòng người nhờ Đức Giêsu Ki-tô”.
Chúa là Con Đường cho con bước lên
Nếu ai đã từng sinh hoạt Hướng Đạo thì đều biết rằng: Tráng sinh là cấp có lứa tuổi lớn nhất, là những thanh niên trưởng thành. Trong các nội dung sinh hoạt và tiêu chí để trở thành một Tráng sinh thực thụ và được mang danh hiệu với hai chữ RS (Rover Scout Hướng đạo sinh lên đường), thì phải qua một thử thách “tự lập trưởng thành” và kết thúc với nghi thức “Lên Đường”. Nghi thức nầy thường được cử hành bằng những dấu chỉ gợi ý sâu sắc: ngã ba đường để người “Tráng sinh lên đường” tự tìm lấy con đường chính thật mà tiến bước vào đời; gậy hai đầu: để người tráng sinh lên đường chọn lựa nẻo thiện tránh bước đường tà...
Hôm nay, sứ điệp Lời Chúa cũng gọi mời chúng ta “cử hành lễ Lên đường” theo Chúa Kitô, Đấng là Đường, Sự Thật, Sự Sống. Bởi chưng, đức tin của chúng ta, đức tin của người Kitô hữu luôn là một cuộc “lên đường” với Đức Kitô và trong Đức Kitô, cuộc lên đường đòi hỏi phải “chọn lựa lại” mỗi ngày những con đường do Đức Kitô đề nghị, canh tân mỗi ngày sự hiểu biết “Sự thật về Đức Kitô” và đào sâu mỗi ngày nguồn sự sống nơi Đức Kitô.
1. Đức Kitô xây đắp những con đường cứu độ:
Qua những chỉ dẫn của các sách Tin Mừng, quả thật chúng ta đã tìm thấy có nhiều con đường do chính Đức Kitô thiết lập, có khi là gián tiếp qua những “thiên triệu”đặc biệt”, nhưng cũng rất nhiều khi trực tiếp qua những gọi mời lôi kéo cụ thể:
- Con đường Truyền tin – Thăm viếng của Đức Maria: Nhờ sự Nhập Thể, Ngài đã đưa Mẹ Maria đi vào con đường cọng tác với Thiên Chúa trong công trình cứu độ; và phải chăng, khi đã được cưu mang trong lòng Trinh Nữ, chính Ngài đã làm cho đôi chân bé bỏng của người thôn nữ Maria băng ngàn vượt suối mang Tin Mừng Nhập Thể báo cho người chị họ Isave.
- Con đường tiền hô, dọn đường của Gioan Tẩy Giả: Người đã làm cho Gioan Tiền Hô, nhãy cửng lên vui mừng trong lòng mẹ khi được Ngài viếng thăm để rồi mấy chục năm sau, cũng chính ông Gioan nầy đã thực hiện vai trò “tiếng hô trong hoang mạc” để dọn đường cho sự xuất hiện công khai của Đấng Cứu Thế. Nhưng cũng chính khi lựa chọn con đường tiền hô nầy, Gioan đã trả giá: bị Hêrôđê tống ngục, và chém đầu.
- Con đường của các mục đồng Bê lem và các đạo sĩ phương Đông: Rồi Người đã kéo đám mục đồng ở Bê Lem khỏi giấc ngủ triền miên để bừng dậy trong nổi vui ngút ngàn được gặp hài Nhi Cứu Thế và đã lôi kéo Ba Vua Phương Đông lẽo đẽo qua muôn dặm đường trường để theo dấu sao lạ về chiêm bái Vua trời…
- Con đường của những người nghèo tìm thấy ơn cứu độ: Và rồi sau đó, những kẻ mù què điếc câm, những người thu thuế bị kết án khinh khi, những cô gái điếm sống vật vờ vất vưởng bên lề đời, những người phung cùi bất hạnh trong hoang mạc cách ly…tất cả đã được “Ngài đưa vào con đường mới của sự đổi đời”, con đường tự do đích thực để mĩm cười sung sướng vì được chữa lành, vì được yêu thương, vì được hoán cải để ngẩng cao đầu bước đi trên một lộ trình mới trong tinyêu hy vọng. Ngài đã đưa những mảnh đời tưởng đâu đã chôn sâu trong lòng đất lạnh như con trai của bà góa ở Naim, như chàng thanh niên Lagiarô ở Bêtania…đã chỗi dậy bước đi trên nẻo đường của sự sống.
- Con đường của những chàng trai dân chài quyết chọn nghề “chài lưới người”. Có ai ngờ trên bờ biển hồ Tibêriat, những tay nghề lão luyện vững vàng như Phêrô, Giacôbê, Gioan, đã vội vàng “bỏ lưới, bỏ cha, bỏ vợ con gia đình” lang thang cùng Ngài trên mọi nẻo đường cát bụi Palestina rao giảng Tin Mừng, để cuối cùng chính con đường ấy đã lần lượt dẫn đưa các ông người thì bị đóng đinh thập giá, kẻ bị lột da, kẻ khác bị chém đầu... ứng theo chính Lời Ngài đã nói hôm nao: “Ai muốn theo Ta hãy từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo”.
Thì ra “con đường mang tên Kitô” không phải là con đường đầy hoa, con đường thênh thang của thảm đỏ thành công và hưởng thụ, của bạc tiền vinh quang trần tục, của sung sướng thỏa mãn dục vọng đam mê...nhưng chính là “con đường hẹp”, con đường thập giá, con đường Tám Mối Phúc Thật”, con đường vượt qua mọi gian nan thử thách ở đời nầy để dẫn lối đưa đường vào hạnh phúc vĩnh cữu. Bởi vì khôg chỉ nói mà chính Đức Kitô đã chọn đi trên con đường đó tới cùng.
Thế nhưng rất lạ ! Suốt 2000 năm nay, đã có hàng hàng lớp lớp con người chọn đi trên “con đường mang danh Kitô” đó cho dù phải trả giá thật cao kể cả mạng sống.
Con chúng ta hôm nay thì sao ? Có lẽ không thiếu người đã chối khéo đề nghị bước theo con đường của Đức Kitô bằng đủ mọi lý do như đã được Tin Mừng liệt kể: “Xin Thầy cho tôi về chôn cất cha tôi, giã từ bạn hữu...”(Lc 9,57-62).
Ngày nay, người ta từ chối con đường Kitô bởi vì con đường đó quấy rầy không cho họ kéo dài giấc ngủ; ngăn cấm không cho họ tự do luyến ái, ngoại tình, phá thai; can thiệp để họ thôi sống ích kỷ, hẹp hòi, gian dối, tham lam,...Bởi vì con đường đó luôn đòi hỏi phải vứt đi chiếc mặt nạ cồng kềnh của giã hình, kiêu căng biệt phái để mặc lại tấm áo đơn sơ trong sáng của trẻ thơ; con đường đó kêu gọi yêu thương tha thứ thì người ta lại thích chia rẽ hận thù; con đường đó hô hào làm phúc bố thí, chia sẻ, cho đi, thì người ta chỉ muốn khư khư nắm giữ cho nhiều cho chặt của cải và nếu bắt buộc phải cho bũn xĩn qua loa lấy lệ.
Chúng ta vẫn thường hát với nhau: “Chúa là con đường cho con bước lên”, nhưng không biết chúng ta đã bước đi được bao nhiêu cây số trên nẻo đường đó hay cho tới mãi hôm nay vẫn “giậm chân tại chỗ”, thậm chí, đã “rẽ lối sang ngang” tự lúc nào !
2. Chân lý của Đức Kitô sao mà giản đơn đến thế.
Trong tư tưởng và cái nhìn của Đức Kitô, mọi hành vi tưởng chừng vụn vặt, tầm thường như Giakê thập thò trèo lên cây sung đón đợi đã trở thành cơ duyên gặp gỡ, việc xức dầu của Maria ở Bêtania đã trở thành dấu chỉ của tình yêu, những đồng xu bé nhỏ của một bà góa nghèo đã trở nên kho tàng vô giá, và những trẻ em bé bỏng dại khờ đã trở nên những”khách quí danh dự và xứng đáng đầu tiên trong bàn tiệc Nước trời”.
Và khi tuyên cáo “sự thật về mầu nhiệm Nước Trời, mầu nhiệm Thiên Chúa, Đấng Quyền năng quan phòng trên vạn vạt, vạn sự...”, thì Ngài cũng chỉ vận dụng những hình ảnh thân quen, những hiện thực gần gũi với đời thường cuộc sống: Con chim sẻ sẻ chẳng đáng mấy xu, cây huệ ngoài đồng không canh không cửi, hạt giống trên đồng, cỏ lùng trong ruộng, viên ngọc quí bỏ công đi tim, nén vàng gởi trao đem chôn dấu...
Quả thật chân lý của Phúc Âm, sự thật của Đức Kitô luôn luôn chỉ là một Tin Mừng.
Bởi chưng “Sự thật” đó đã cung cấp cho thế giới, cho chúng ta một cái nhìn mới mẻ về cuộc đời và kiếp nhân sinh: Kẻ nghèo hèn không phải bị bỏ đi mà là “được chúc phúc”, nước mắt khóc than không còn là bất hạnh phải tránh né mà là dấu chỉ để được phúc “ủi an”, cuộc sống lam lủ khó nghèo không còn là kiếp đọa đầy ô nhục mà đã trở thành “bài trường ca của khiêm hạ yêu thương trên giai điệu của thánh gia Nadarét” và thập giá, bách hại, chết chóc chỉ là “hạt lúa mì rơi xuống mục nát đi để chờ ngày đơm hoa kết trái trong Vương quốc Nước Trời... ”
Đón nhận Sự Thật do Đức Kitô mang đến đó chính là không ngừng tìm thấy “sự thật” nơi chính bản thân mình để bắt đầu lại: sự thật của tôi bây giờ hôm nay chính là “đứa con hoang” thân tàn ma dại phải trở về nhà cha; sự thật của tôi hôm nay chính là một Matthêu, một Gia-kê bận bịu bù đầu với bạc tiền, kinh tế...cần yên lặng nghe tiếng gọi mời để đứng dậy làm lại cuộc đời trong quảng đại công chính; sự thật của tôi hôm nay là những Simon với những thánh gia nặng nề của cuộc sống, gia đình, vợ con, áp lực xã hội...để can đảm đón nhận và vui vẻ bước đi cho tới đĩnh gô-go-ta cuộc đời. Sự thật của tôi hôm nay là chiếc thuyền câu rỗng cá với những cái bụng đói meo nhưng vẫn ngẫng cao đầu để trông lên bờ mà nhận ra “Chúa đó”. Sự thật của tôi một ngày nào đó, trước khi nhắm mắt xuôi tay quyết xin cho được nói lại lời của tên trộm bên hữu: “Hôm nay nếu Ngài vào nước của Ngài xin nhớ đến con”.
3. Tìm cho được Sự sống Kitô
Trong thánh lễ tại Sân vận động công viên quốc gia (Nationals park) sáng ngày 17.4 vừa qua tại thủ đô Washington, Đức Thánh Cha Bênêđictô, sau khi phân tích hai con đường “thiện-ác, tiêu cực và tích cực...” mà nhân dân Hoa Kỳ đang phải đối diện, đã kêu mời họ tìm về sức sống của Chúa kitô: “Nhân danh Chúa Giêsu, Tôi xin anh chị em hãy gạt bỏ mọi chia rẽ, và vui tươi hoạt động dọn đường cho Chúa, trong niềm trung thành với ý Chúa và luôn hoán cải theo ý Chúa. Nhất là tôi tha thiết kêu gọi anh chị em tiếp tục là men hy vọng của Tin Mừng trong xã hội Hoa Kỳ, nỗ lực mang ánh sáng và chân lý Tin Mừng trong sứ mạng xây dựng một thế giới công bằng và tự do hơn cho các thế hệ tương lai”.
Nếu Đức Kitô thật sự là sự Sống dành cho tôi, thì cuộc sống của tôi, của gia đình tôi hôm nay sẽ thế nào đây ? Chắc chắn tiếng cười sẽ thay cho tiếng khóc vì sự Sống đang ban tặng niềm vui. Chắc chắn sẽ quảng đại bác ái; vì sự Sống đã biến tôi thành người giàu ân sũng. Chắc chắn sẽ trên thuận dưới hòa, vì Sự Sống đang mang lại bình an; chắc chắn sẽ chứa chan hy vọng vì Sự Sống đang mách bảo rằng: chết chính là cuộc lữ hành về nhà Cha.
Quả thật, trên con Đường của Đức Kitô hôm nay, chúng ta lại phải bắt đầu. Bởi vì, như lời Đức Cố Giáo Hoàng G.P.II nói với giới trẻ năm 1988: “Khám phá Đức Kitô là một cuộc phiêu lưu đẹp nhất đời chúng con. Nhưng khám phá ra Ngài một lần mà thôi thì không đủ. Mỗi khám phá người ta có về Người lại trở thành một lời mời gọi kiếm tìm Người hơn nữa…”. Chính thái độ khao khát của Tôma, của Philipphê trong Tin Mừng hôm nay đã nhắc bảo chúng ta hãy lên đường khám phá Đức Kitô, đến gần Đức Kitô, học biết và yêu mến Đức Kitô nhiều hơn nữa: “Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết đường ?”…”Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, thì chúng con mãn nguyện”.
Và chúng ta đừng quên: sự khám phá Đức Kitô để tiếp tục tiến bước trên con đường của Ngài không phải là những chuyện “chọc trời khuấy nước”, những công trình vĩ đại lớn lao, những hy sinh hãm mình của những bậc tu trì đạt đạo, những suy niệm thần bí cao siêu… mà cốt yếu là những hành vi ứng xử bình thường trong cuộc sống mỗi ngày, những hy sinh thầm lặng, những việc phục vụ âm thầm, những chiến đấu và chiến thắng tính hư tật xấu với cái tôi, những tràng hạt mân côi, những thánh lễ…Đó chính là những “mũi chỉ đuờng kim dệt nên tấm thảm họa hình Đức Kitô” mà trong lúc nhất thời, nhìn từ mặt trái, chúng ta sẽ không nhận ra cái nét đẹp tuyệt vời của “bức tranh tổng thể”, hay như cách nói của thánh Phêrô trong BĐ 2 hôm nay: “Hãy để Thiên Chúa dùng anh em như những viên đá sống động mà xây nên ngôi Đền Thờ thiêng liêng, và hãy để Thiên Chúa đặt anh em làm hàng tư tế thánh, dâng những lễ tế thiêng liêng đẹp lòng người nhờ Đức Giêsu Ki-tô”.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Trợ tử là giải pháp vô luân
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
09:19 19/04/2008
TRỢ TỬ LÀ GIẢI PHÁP VÔ NHÂN
Silvio Sorrentino là sinh niên và là thành viên Liên Hiệp Đại Học Công Giáo Ý FUCI (Federazione Universitaria Cattolica Italiana). Chàng bị ung thư ở giai đoạn chót. Sau đây là chứng từ của chàng về vấn đề trợ-tử (Eutanasia) hay nói hoa mỹ là ”làm-cho-chết-êm-dịu”!
Mấy tháng nay tôi bị đau đớn thể xác hành hạ. Trong niềm đau nhức khôn nguôi trong thân xác, nhưng nhất là trong tinh thần, tôi âu lo tự hỏi:
- Tại sao tôi lại phải chịu đau đớn quá mức như thế này? Tại sao tôi lại bị hành hạ như vậy? Tôi làm gì nên tội để bị trừng phạt đớn đau như thế? Tại sao THIÊN CHÚA như lặng thinh bỏ rơi tôi đơn độc trong cảnh khốn cùng???
Đó là tiếng kêu than của chính tôi. Lời kêu than không mảy may đặt vấn đề Đức Tin tôi có nơi THIÊN CHÚA cho bằng tôi nghi ngờ tự hỏi:
- Không biết THIÊN CHÚA có còn là nơi nương ẩn cho người tuyệt vọng và đớn đau không???
Tôi đã trải qua một kinh nghiệm đau thương nhất trong cuộc đời tôi. Đó là lúc tôi chứng kiến cảnh thân phụ tôi quằn-quại vì quá đau đớn. Chính lúc ấy tôi đâm ra oán ghét cuộc sống. Tôi thầm nghĩ:
- Đôi mắt từng chứng kiến cái đớn đau khôn cùng của Ba sẽ không bao giờ còn có thể chiêm ngắm THIÊN CHÚA được nữa!
Trong những giờ phút kéo dài như bất tận trong cơn hấp hối của Ba, tôi tự nhủ mình sẽ chấp nhận giải pháp trợ-tử, nghĩa là tự ý làm cho Ba sớm ra đi thay vì để Ba phải chịu đau đớn khôn cùng. Thế nhưng khi Ba chết rồi, ý nghĩ của tôi lại đổi khác. Và ý nghĩ đó càng đổi khác hơn khi tôi lâm trọng bệnh.
Biến cố đổi đời xảy ra vào tháng 11 năm 2006. Nơi một Bệnh Viện ở thủ đô Paris của Pháp quốc người ta khám phá ra tôi bị ung thư ruột ở vào giai đoạn sau cùng. Ung thư đã lan vào xương. Lời tuyên án của bác sĩ như cái máy xay bột giáng xuống trên cuộc đời tôi. Trên cuộc đời tôi cũng như trên gia đình và trên tất cả những người thân yêu của tôi. Chứng ung thư của tôi không khỏi được. Nghĩa là hy vọng lành bệnh vô cùng mong manh nhỏ bé, gần như không thể nào xảy ra!
Sau lời tuyên án tử của các bác sĩ, tôi sống bơ-vơ cùng-khốn. Tôi bấn-loạn âu-lo và sợ-hãi cái chết đang rình rập chờ đón tôi. Tôi kêu gào lên Chúa và chất vấn Ngài sao lại đẩy tôi vào hố thẳm của tuyệt vọng??? Tôi muốn dùng trí thông minh để tìm cho ra cái lý do tại sao tôi phải đau khổ và muốn chống lại sự hiện hữu Toàn Năng của THIÊN CHÚA. Tôi trải qua hàng giờ hàng giờ đắm chìm trong nỗi đớn đau.
Tôi vào phòng, đóng kín cửa lại và cô đơn với chứng bệnh. Mỗi ngày qua đi tôi cảm thấy sức lực hao mòn và mỗi ngày qua đi các dự tính tương lai như dần dần vuột khỏi tầm tay.
Tôi hỏi ”Chúa đang ở đâu???” và tôi nghe tiếng Chúa hỏi lại:
- Còn con, con đang ở đâu? Trái tim con đâu rồi? Đường con đang đi mang con tới đâu?
Chỉ khi trả lời các câu hỏi của Chúa, tôi mới khám phá ra rằng, ngay chính lúc ấy THIÊN CHÚA không vắng mặt nhưng Ngài đang canh giữ tôi để biến sự dữ thành sự lành cho tôi.
Từ đó tôi bắt đầu phó thác bệnh tình cho các bác sĩ chữa trị. Trong Đức Tin, tôi tìm thấy trở lại sức mạnh để đương đầu với bệnh tật. Cùng lúc tôi cảm nghiệm sức mạnh tinh thần nơi các bệnh nhân khác mà tôi gặp trên lộ trình đau khổ của tôi, đặc biệt các trẻ em và các người già cả cô đơn, bị bỏ rơi không người viếng thăm an ủi.
Tôi đi từ nhà thương này sang nhà thương khác, chuyển từ lối chữa trị này tới lối chữa trị kia. Nhưng bệnh tình vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Tôi thức trắng đêm với niềm hy vọng ngày mai sẽ khá hơn. Rồi khi ngày đến tôi lại hy vọng tối đến sẽ được nghỉ ngơi đôi chút. Mặc dầu đau đớn khôn cùng, tôi vẫn ngạc nhiên khám phá ra nét đẹp cuộc đời trong ánh mắt cảm thông của gia đình. Tôi cảm nhận sự nâng đỡ của bạn bè, sự hỗ trợ liên đới của các bác sĩ và y tá. Từ đó tôi hiểu sâu xa rằng:
- Cuộc sống luôn luôn là cuộc sống và cuộc sống thật đáng sống ngay cả khi bị bệnh tật.
Tôi xin long trọng quả quyết:
- Bệnh nhân không xin được chết nhưng xin được đau khổ đúng với nhân phẩm. Người bệnh chỉ than phiền duy nhất sự kiện là thiếu các cơ cấu và tổ chức y tế cần thiết.
Riêng tôi, tôi xin làm chứng:
- Tôi từng gặp được những bác sĩ chân chính. Cùng với khả năng chuyên nghiệp họ còn săn sóc bệnh nhân với trọn con tim, lòng yêu mến và cảm thông.
Trong tư cách một bệnh nhân ung thư ở giai đoạn chót, tôi xin nói rằng:
- Trợ tử là một thất bại của con người và của khoa học.
Ngày hôm nay tôi chính thức lên tiếng bày tỏ ước nguyện của riêng tôi cũng như của các bệnh nhân bạn hữu tôi rằng:
- Bệnh nhân chúng tôi không ủng hộ một đạo luật cho phép trợ-tử nghĩa là giết người, nhưng đòi hỏi một cơ cấu y tế giúp người bệnh không cảm thấy mình là gánh nặng cho xã hội và cho gia đình!
... ”Xin nhớ đến nỗi khốn cùng của con, và cuộc đời con vất vưởng nuốt cay ngậm đắng. Nỗi niềm riêng canh cánh bên lòng, khiến hồn con tiêu hao mòn mỏi. Đây là điều con suy đi gẫm lại, nhờ thế mà con vững dạ cậy trông: Lượng từ bi THIÊN CHÚA đâu đã cạn, lòng thương xót của Người mãi không vơi. Sáng nào Người cũng ban ân huệ mới. Lòng trung tín của Người cao cả biết bao! Con tự nhủ: ”THIÊN CHÚA là phần sản nghiệp của con, vì thế nơi Người, con trông cậy” (Sách Ai Ca 3,19-24).
(”Il ROSARIO E LA NUOVA POMPEI”, Anno 124, n.3, Marzo 2008, trang 11)
Silvio Sorrentino là sinh niên và là thành viên Liên Hiệp Đại Học Công Giáo Ý FUCI (Federazione Universitaria Cattolica Italiana). Chàng bị ung thư ở giai đoạn chót. Sau đây là chứng từ của chàng về vấn đề trợ-tử (Eutanasia) hay nói hoa mỹ là ”làm-cho-chết-êm-dịu”!
Mấy tháng nay tôi bị đau đớn thể xác hành hạ. Trong niềm đau nhức khôn nguôi trong thân xác, nhưng nhất là trong tinh thần, tôi âu lo tự hỏi:
- Tại sao tôi lại phải chịu đau đớn quá mức như thế này? Tại sao tôi lại bị hành hạ như vậy? Tôi làm gì nên tội để bị trừng phạt đớn đau như thế? Tại sao THIÊN CHÚA như lặng thinh bỏ rơi tôi đơn độc trong cảnh khốn cùng???
Đó là tiếng kêu than của chính tôi. Lời kêu than không mảy may đặt vấn đề Đức Tin tôi có nơi THIÊN CHÚA cho bằng tôi nghi ngờ tự hỏi:
- Không biết THIÊN CHÚA có còn là nơi nương ẩn cho người tuyệt vọng và đớn đau không???
Tôi đã trải qua một kinh nghiệm đau thương nhất trong cuộc đời tôi. Đó là lúc tôi chứng kiến cảnh thân phụ tôi quằn-quại vì quá đau đớn. Chính lúc ấy tôi đâm ra oán ghét cuộc sống. Tôi thầm nghĩ:
- Đôi mắt từng chứng kiến cái đớn đau khôn cùng của Ba sẽ không bao giờ còn có thể chiêm ngắm THIÊN CHÚA được nữa!
Trong những giờ phút kéo dài như bất tận trong cơn hấp hối của Ba, tôi tự nhủ mình sẽ chấp nhận giải pháp trợ-tử, nghĩa là tự ý làm cho Ba sớm ra đi thay vì để Ba phải chịu đau đớn khôn cùng. Thế nhưng khi Ba chết rồi, ý nghĩ của tôi lại đổi khác. Và ý nghĩ đó càng đổi khác hơn khi tôi lâm trọng bệnh.
Biến cố đổi đời xảy ra vào tháng 11 năm 2006. Nơi một Bệnh Viện ở thủ đô Paris của Pháp quốc người ta khám phá ra tôi bị ung thư ruột ở vào giai đoạn sau cùng. Ung thư đã lan vào xương. Lời tuyên án của bác sĩ như cái máy xay bột giáng xuống trên cuộc đời tôi. Trên cuộc đời tôi cũng như trên gia đình và trên tất cả những người thân yêu của tôi. Chứng ung thư của tôi không khỏi được. Nghĩa là hy vọng lành bệnh vô cùng mong manh nhỏ bé, gần như không thể nào xảy ra!
Sau lời tuyên án tử của các bác sĩ, tôi sống bơ-vơ cùng-khốn. Tôi bấn-loạn âu-lo và sợ-hãi cái chết đang rình rập chờ đón tôi. Tôi kêu gào lên Chúa và chất vấn Ngài sao lại đẩy tôi vào hố thẳm của tuyệt vọng??? Tôi muốn dùng trí thông minh để tìm cho ra cái lý do tại sao tôi phải đau khổ và muốn chống lại sự hiện hữu Toàn Năng của THIÊN CHÚA. Tôi trải qua hàng giờ hàng giờ đắm chìm trong nỗi đớn đau.
Tôi vào phòng, đóng kín cửa lại và cô đơn với chứng bệnh. Mỗi ngày qua đi tôi cảm thấy sức lực hao mòn và mỗi ngày qua đi các dự tính tương lai như dần dần vuột khỏi tầm tay.
Tôi hỏi ”Chúa đang ở đâu???” và tôi nghe tiếng Chúa hỏi lại:
- Còn con, con đang ở đâu? Trái tim con đâu rồi? Đường con đang đi mang con tới đâu?
Chỉ khi trả lời các câu hỏi của Chúa, tôi mới khám phá ra rằng, ngay chính lúc ấy THIÊN CHÚA không vắng mặt nhưng Ngài đang canh giữ tôi để biến sự dữ thành sự lành cho tôi.
Từ đó tôi bắt đầu phó thác bệnh tình cho các bác sĩ chữa trị. Trong Đức Tin, tôi tìm thấy trở lại sức mạnh để đương đầu với bệnh tật. Cùng lúc tôi cảm nghiệm sức mạnh tinh thần nơi các bệnh nhân khác mà tôi gặp trên lộ trình đau khổ của tôi, đặc biệt các trẻ em và các người già cả cô đơn, bị bỏ rơi không người viếng thăm an ủi.
Tôi đi từ nhà thương này sang nhà thương khác, chuyển từ lối chữa trị này tới lối chữa trị kia. Nhưng bệnh tình vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Tôi thức trắng đêm với niềm hy vọng ngày mai sẽ khá hơn. Rồi khi ngày đến tôi lại hy vọng tối đến sẽ được nghỉ ngơi đôi chút. Mặc dầu đau đớn khôn cùng, tôi vẫn ngạc nhiên khám phá ra nét đẹp cuộc đời trong ánh mắt cảm thông của gia đình. Tôi cảm nhận sự nâng đỡ của bạn bè, sự hỗ trợ liên đới của các bác sĩ và y tá. Từ đó tôi hiểu sâu xa rằng:
- Cuộc sống luôn luôn là cuộc sống và cuộc sống thật đáng sống ngay cả khi bị bệnh tật.
Tôi xin long trọng quả quyết:
- Bệnh nhân không xin được chết nhưng xin được đau khổ đúng với nhân phẩm. Người bệnh chỉ than phiền duy nhất sự kiện là thiếu các cơ cấu và tổ chức y tế cần thiết.
Riêng tôi, tôi xin làm chứng:
- Tôi từng gặp được những bác sĩ chân chính. Cùng với khả năng chuyên nghiệp họ còn săn sóc bệnh nhân với trọn con tim, lòng yêu mến và cảm thông.
Trong tư cách một bệnh nhân ung thư ở giai đoạn chót, tôi xin nói rằng:
- Trợ tử là một thất bại của con người và của khoa học.
Ngày hôm nay tôi chính thức lên tiếng bày tỏ ước nguyện của riêng tôi cũng như của các bệnh nhân bạn hữu tôi rằng:
- Bệnh nhân chúng tôi không ủng hộ một đạo luật cho phép trợ-tử nghĩa là giết người, nhưng đòi hỏi một cơ cấu y tế giúp người bệnh không cảm thấy mình là gánh nặng cho xã hội và cho gia đình!
... ”Xin nhớ đến nỗi khốn cùng của con, và cuộc đời con vất vưởng nuốt cay ngậm đắng. Nỗi niềm riêng canh cánh bên lòng, khiến hồn con tiêu hao mòn mỏi. Đây là điều con suy đi gẫm lại, nhờ thế mà con vững dạ cậy trông: Lượng từ bi THIÊN CHÚA đâu đã cạn, lòng thương xót của Người mãi không vơi. Sáng nào Người cũng ban ân huệ mới. Lòng trung tín của Người cao cả biết bao! Con tự nhủ: ”THIÊN CHÚA là phần sản nghiệp của con, vì thế nơi Người, con trông cậy” (Sách Ai Ca 3,19-24).
(”Il ROSARIO E LA NUOVA POMPEI”, Anno 124, n.3, Marzo 2008, trang 11)
Diễn từ của ĐTC Bênêđictô XVI đọc tại Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
09:45 19/04/2008
(đọc trong buổi gặp gỡ các nhà giáo dục Công Giáo tại Đại Học Công Giáo Mỹ (University of America) ở Hoa Thịnh Đốn, vào ngày Thứ Năm 17 tháng 4, năm 2008)
Kính thưa Quý Hồng Y
Các hiền huynh Giám Mục thân mến,
Các Giáo Sư, các Thầy Giáo và các Nhà Giáo ưu tú,
“Đẹp thay bước chân những người đi gieo Tin Mừng” (Rom 10:15-17). Mượn lời Thánh Phaolô trích dẫn từ ngôn sứ Isaia, tôi nồng nhiệt chào mừng mỗi người trong các bạn - là những người mang sự khôn ngoan – và qua các bạn, đến các nhân viên, sinh viên và gia đình của nhiều học viện khác nhau mà các bạn đại diện. Thật là sung sướng cho tôi được gặp và chia sẻ với các bạn một vài tư tưởng về bản chất và căn tính của việc giáo dục Công Giáo ngày nay. Tôi đặc biệt cám ơn Cha David O’Connell, Viện Trưởng và Giám Đốc của Viện Đại Học Công Giáo Mỹ (Catholic University of America). Tôi cảm tạ những lời chào mừng ân cần của Cha. Làm ơn gửi lời cảm ơn tận đáy lòng tôi đến toàn thể cộng đoàn – ban giảng huấn, nhân viên và sinh viên - của trường Đại Học này.
Giáo dục là thành phần của toàn bộ sứ mạng của Hội Thánh trong việc rao giảng Tin Mừng. Trước hết và trên hết, mỗi cơ quan giáo dục Công Giáo phải là một nơi gặp gỡ Thiên Chúa Hằng Sống, là Đấng tỏ bày tình yêu và chân lý có sức biến đổi cho chúng ta qua Đức Chúa Giêsu Kitô (x. Spe Salvi, 4). Sự liên hệ này nảy sinh một ước muốn được lớn lên trong sự hiểu biết Đức Kitô và giáo huấn của Người. Nhờ cách này mà những ai gặp Người được chính quyền năng của Tin Mừng thu hút để sống một đời sống mới được biểu thị bằng tất cả những gì thiện, mỹ và chân thật; một đời sống của một nhân chứng cho Đức Kitô được nuôi dưỡng và củng cố trong cộng đồng các môn đệ của Chúa chúng ta là Hội Thánh.
Động lực giữa sự gặp gỡ riêng tư, sự hiểu biết và làm chứng cho Đức Kitô là những phần trong toàn bộ của việc phục vụ (diakonia) chân lý mà Hội Thánh thực thi giữa nhân loại. Mặc khải của Thiên Chúa cung cấp cho mọi thế hệ cơ hội để khám ra phá chân lý tuyệt đối về chính đời sống mình và mục đích của lịch sử. Công tác này không bao giờ dễ dàng; nó cần sự hợp tác của toàn thể cộng đồng Kitô hữu và thúc đẩy mỗi thế hệ nhà giáo Kitô, để bảo đảm rằng quyền năng chân lý của Thiên Chúa thấm nhuần mọi bình diện của các học viện mà họ phục vụ. Nhờ thế, Tin Mừng của Đức Kitô có thể bắt tay vào việc, hướng dẫn cả thầy lẫn trò đến chân lý khách quan, vượt trên chân lý riêng và chủ quan, hướng về chân lý vạn năng và tuyệt đối, là chân lý giúp chúng ta có thể vững lòng rao giảng niềm hy vọng không làm chúng ta thất vọng (x. Rom 5:5). Được đặt đối diện với những tranh đấu cá nhân, những mập mờ về luân lý, và mảnh vụn kiến thức, các mục tiêu cao quý của việc học rộng và giáo dục được thiết lập trên tính đồng nhất của chân lý, để phục vụ con người và cộng đồng, đã trở thành một dụng cụ rất mạnh mẽ của hy vọng.
Các bạn thân mến, lịch sử dân tộc này có nhiều trường hợp điển hình về quyết tâm của Hội Thánh đối với công tác giáo dục. Thực ra, cộng đồng Công Giáo ở đây đã đặt việc giáo dục lên hàng đầu. Gánh vác trọng trách này không thể xảy ra nếu không có những hy sinh lớn lao. Các nhân vật vĩ đại như Thánh Elizabeth Ann Seton và các Đấng sáng lập nam nữ, với tính hết sức kiên trì và nhìn xa, đã đặt những nền móng cho những hệ thống trường Công Giáo đáng kể ngày nay, góp phần vào sự an mạnh thiêng liêng của Hội Thánh và của quốc gia. Có những vị như Thánh Katharine Drexel, đã hiến trọn đời để giáo dục những người bị người khác bỏ rơi – trong trường hợp Thánh nữ, đó là những người Mỹ gốc Phi Châu và người Mỹ Bản Xứ (Da Đỏ). Qa các trường Công Giáo, không biết bao nhiêu các Nữ Tu, các Thầy Dòng, và Linh Mục cùng với những phụ huynh vị tha đã giúp đỡ những thế hệ dân di cư thoát ra khỏi cảnh nghèo đói để có một thế đứng trong xã hội chính.
Sự hy sinh này vẫn được tiếp tục hôm nay. Đó là một việc tông đồ nổi bật của hy vọng, trong việc tìm cách đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần và tâm linh của trên ba triệu trẻ em, học sinh và sinh viên. Nó cũng cung ứng những dịp đáng khích lệ cho toàn thể cộng đồng Công Giáo để đóng góp cách đại lượng vào nhu cầu tài chánh của các cơ sở giáo dục của chúng ta. Cần phải đảm bảo sự tồn tại của các cơ sở này. Thật ra, phải làm tất cả mọi cách để, với sự hợp tác của cộng đồng rộng lớn hơn, có thể đảm bảo rằng mọi người thuộc mọi tầng lớp xã hội và kinh tế có thể theo học được ở các trường này. Không một trẻ em nào có thể bị khước từ quyền giáo dục về Đức Tin, và chính việc giáo dục này sẽ nuôi dưỡng linh hồn của quốc gia.
Một ít người ngày nay thắc mắc về việc can thiệp vào vấn đề giáo dục của Hội Thánh, và cho rằng tốt hơn Hội Thánh nên dùng tài nguyên vào việc khác. Chắc chắn rằng với một nước như nước này thì quốc gia có thể cung cấp dư thừa những cơ hội cho việc giáo dục và thu hút được nhiều người dấn thân vào nghề cao quý này. Như vậy thật là đúng lúc để suy tư về những gì đặc thù của các học viện Công Giáo. Các học viện này đóng góp thế nào vào lợi ích của xã hội qua sứ vụ chính là truyền giáo của Hội Thánh?
Tất cả mọi hoạt động của Hội Thánh được phát sinh từ việc Hội Thánh ý thức rằng mình là cơ quan mang một sứ điệp phát nguồn từ Chính Thiên Chúa: trong sự tốt lành và khôn ngoan, Thiên Chúa đã chọn để bày tỏ Chính Ngài và cho người ta biết mục đích thầm kín của Thánh Ý Ngài (x. Eph 1:9; Dei Verbum, 2). Thiên Chúa muốn tỏ Mình ra cho chúng ta, và ao ước bẩm sinh của tất cả mọi người là biết chân lý, vì thế mà con người đi tìm ý nghĩa của cuộc sống. Cuộc gặp gỡ đặc biệt này được đứng vững trong cộng đồng Kitô hữu của chúng ta: người đi tìm chân lý là người sống nhờ Đức Tin (x. Fides et Ratio, 31). Điều đó có thể được diễn tả như là một sự di chuyển từ “Tôi” đến “Chúng Tôi”, đưa người ta vào số của những người Dân Thiên Chúa.
Cũng động lực này của căn tính cộng đồng – tôi thuộc về ai? – làm cho nét đặc thù của các học viện Công Giáo của chúng ta trở nên có sinh khí. Căn tính của một đại học hay một trường học Công Giáo không đơn thuần chỉ là vấn đề số lượng sinh viên học sinh Công Giáo. Nhưng là vấn đề xác tín – chúng ta có thực sự tin rằng chỉ có trong mầu nhiệm Ngôi Lời làm người mà chúng ta thật sự hiểu rõ mầu nhiệm về loài người không (Gaudium et Spes, 22)? Chúng ta có sẵn sáng hiến toàn thể con người chúng ta – trí thông minh và ý chí, trí khôn và linh hồn – cho Thiên Chúa không? Chúng ta có chấp nhận chân lý mà Đức Kitô mặc khải không? Đức tin có hiển hiện trong các trường đại học hay trường học của chúng ta không? Đức tin ấy có được diễn tả cách mãnh liệt qua Phụng Vụ, bí tích, cầu nguyện, các việc bác ái, quan tâm đến công lý, và tôn trọng các tạo vật của Thiên Chúa không? Chỉ bằng cách này mà chúng ta mới thật sự làm chứng cho ý nghĩa của việc chúng ta là ai và xác tín gì.
Từ viễn cảnh này một người có thể nhận ra rằng “cuộc khủng hoảng chân lý” bắt nguồn từ “cuộc khủng hoảng Đức Tin.” Chỉ nhờ Đức Tin chúng ta mới tự do tán đồng chứng từ của Thiên Chúa và thừa nhận Ngài như là Đấng bảo đảm siêu việt cho chân lý mà Ngài mặc khải. Một lần nữa, chúng ta thấy tại sao nuôi dưỡng sự liên hệ mật thiết với Đức Chúa Giêsu Kitô và làm chứng cho chân lý yêu thương của Người cách cộng đồng là điều tối cần thiết trong những học viện Công Giáo. Nhưng tất cả chúng ta đều biết, và quan sát với lo ngại, sự khó khăn hay ngần ngại mà nhiều người ngày nay gặp phải trong việc phó thác hoàn toàn cho Thiên Chúa. Đó là một hiện tượng phức tạp mà cũng là điều làm tôi suy nghĩ hoài. Trong khi chúng ta chuyên cần tìm cách tác động trí thông minh của người trẻ thì chúng ta lại bỏ bê ý chí của các em. Hậu quả là chúng ta đau buồn mà quan sát rằng khái niệm về tự do bị méo mó. Tự do không phải là chọn bất hợp tác, nhưng là chọn cộng tác với Chính Đầng Hữu Thể. Vì thế, người ta không bao giờ đạt được tự do chân chính bằng cách chối từ Thiên Chúa. Chọn lựa như thế là tuyệt đối không đếm xỉa gì đến chính chân lý mà chúng ta cần để hiểu chính mình. Cho nên trách nhiệm đặc biệt của mỗi người trong các bạn, và đồng nghiệp của các bạn, là gợi lên giữa những người trẻ ao ước hành động Đức Tin, khuyến khích các em dấn thân vào đời sống Hội Thánh theo niềm tin này. Chính ở đây sự tự do đạt được sự chắc chắn của chân lý. Bằng cách chọn sống theo chân lý này, chúng ta nắm chắc được sự sung mãn của đời sống Đức Tin mà Chúa ban cho chúng ta trong Hội Thánh.
Như thế, rõ ràng là căn tính Công Giáo không lệ thuộc vào thống kê. Căn tính này cũng không thể chỉ được đặt ngang hàng với sự chính thống của nôi dung các môn học. Nó đòi hỏi và gây cảm hứng nhiều hơn nữa: nghĩa là mỗi và mọi bình diện của cộng đồng học hỏi của các bạn phải phản ảnh trong đời sống Đức Tin của Hội Thánh. Chỉ trong Đức Tin mà chân lý mới có thể nhập thể và lý trí mới thật sự là của con người, có thể hướng dẫn ý chí theo đường tự do (x. Spe Salvi, 23). Bằng cách này các học viện của chúng ta có thể đóng góp hữu hiệu vào sứ mạng của Hội Thánh và thực sự phục vụ xã hội. Chúng trở thành những nơi mà ở đó người ta nhận ra sự hiện hữu cách chủ động của Thiên Chúa trong các công việc của con người, và ở đó mỗi người trẻ khám phá ra niềm vui được tham gia vào “việc sống cho tha nhân” của Đức Kitô (x. Spe Salvi, 28).
Sứ vụ chính của Hội Thánh là truyền giáo, mà trong đó các cơ quan giáo dục đóng vai trò chủ yếu, phù hợp với ước vọng của quốc gia là phát triển một xã hội thực sự xứng đáng với nhân phẩm. Đôi khi người ta thắc mắc về giá trị của sự đóng góp của Hội Thánh vào diễn đàn công cộng. Cho nên cần phải nhắc lại rằng chân lý Đức Tin và lý trí không bao giờ đối nghịch nhau (x. CĐ Vaticanô I, Hiến Chương Dei Filius, IV; DS 3017; Th. Augustinô, Contra Academicos, III., 20, 43). Thực ra, sứ vụ của Hội Thánh là phải đóng góp vào cuộc chiến đấu của nhân loại để đi đến chân lý. Bằng cách phát biểu rõ ràng chân lý được mặc khải, Hội Thánh phục vụ tất cả mọi phần tử của xã hội qua việc thanh luyện lý trí, để bảo đảm rằng nó vẫn mở rộng để suy nghĩ về những chân lý tuyệt đối. Rút ra từ sự khôn ngoan của Thiên Chúa, Hội Thánh soi sáng vào nền tảng của luân lý và đạo đức của nhân loại, và nhắc nhở cho tất cả mọi nhóm người trong xã hội rằng không phải tục lệ (praxis) tạo ra chân lý mà phải dùng chân lý làm nền tảng cho tục lệ. Thay vì hạ giá tính khoan dung của sự đa dạng hợp lý, đóng góp như thế tỏa sáng chính chân lý giúp người ta dễ đạt đến thỏa thuận, và giúp cho những cuộc tranh luận công cộng được hợp lý, trung thực, và có trách nhiệm. Cũng thế, Hội Thánh không bao giờ mệt mỏi trong việc duy trì những phạm trù luân lý đúng và sai, nếu không làm như vậy, hy vọng sẽ chỉ còn cách úa tàn, nhường chỗ cho những toan tính vị lợi thực dụng lạnh nhạt, là điều coi con người không hơn gì con tốt trên một bàn cờ tư tưởng nào đó.
Đối với diễn đàn giáo dục, việc phục vụ (diakonia) chân lý có một ý nghĩa cao vời hơn trong một xã hội mà tư tưởng thế tục đang xẻ đôi chân lý và Đức Tin. Sự chia cắt này đưa đến một khuynh hướng coi chân lý ngang hàng với kiến thức, và theo một não trạng thực chứng, trong đó người ta loại bỏ siêu hình học, chối từ nền tảng của Đức Tin và tẩy chay sự cần thiết của một quan điểm luân lý. Chân lý còn có ý nghĩa hơn kiến thức: hiểu biết chân lý đưa chúng ta đến việc khám phá ra sự tốt lành. Chân lý nói với từng cá nhân trong trạng thái toàn vẹn của cá nhân ấy, mời gọi chúng ta đáp trả hết mình. Người ta tìm thấy cái nhìn lạc quan này trong Đức Tin Kitô giáo của chúng ta bởi vì Thiên Chúa đã ban cho một Đức Tin như thế cái nhìn của Ngôi Lời, là Lý Trí sáng tạo của Thiên Chúa, trong việc Nhập Thể, đã được mặc khải như là chính Sự Tốt Lành. Còn hơn là việc chỉ truyền thông những sự kiện có thực – “cung cấp kiến thức” – chân lý đáng yêu của Tin Mừng thì có tính sáng tạo và đổi đời – “làm thể hiện” (x. Spe Salvi, 2). Với niềm tự tin, các nhà giáo dục Kitô giáo có thể giải phóng người trẻ khỏi sự hạn chế của chủ nghĩa thực chứng và đánh thức khả năng đón nhận chân lý, Thiên Chúa và sự tốt lành của Ngài. Bằng cách này các bạn cũng sẽ giúp đào luyện lương tâm của các em, là lương tâm một khi được Đức Tin làm cho phong phú, sẽ mở một con đường chắc chắn cho bình an trong tâm hồn và tôn trọng người khác.
Như vậy chúng ta không ngạc nhiên rằng không những chỉ những cộng đồng Hội Thánh của chúng ta, mà cách chung cả xã hội đang kỳ vọng rất nhiều vào các nhà giáo dục Kitô giáo. Điều này đặt trên các bạn một nhiệm vụ và cho các bạn một cơ hội. Càng ngày càng nhiều người - đặc biệt là các phụ huynh - nhận ra sự cần thiết của sở trường trong việc đào luyện nhân bản cho con cái họ. Như Mẹ và Thầy (Mater et Magistra), Hội Thánh cùng chia sẻ quan tâm này. Khi không có gì vượt trên cá nhân được nhìn nhận là dứt khoát, thì điều kiện tiên quyết của phán đoán trở thành ‘cái tôi’ và việc làm thoả mãn những ước muốn nhất thời của cá nhân. Người ta có thể đánh mất tính khách quan và triển vọng, là những gì chỉ có được nhờ công nhận chiều kích siêu việt cần thiết của con người. Trong một chân trời tương đối như vậy thì không tránh khỏi việc cắt xén mục tiêu của giáo dục. Dần dần, việc hạ thấp các tiêu chuẩn xảy ra. Ngày nay chúng ta nhận thấy có một sự nhát đảm trước phạm trù của điều tốt, và một sự theo đuổi vu vơ điều mới lạ được diễn tả như là việc thể hiện tự do. Chúng ta chúng kiến một sự thừa nhận rằng mọi thí nghiệm đều có giá trị như nhau và một sự miễn cưỡng thú nhận sự bất toàn và sai lầm. Và đáng lo ngại nhất là việc hạ giá phạm vi giáo dục về phái tính xuống thành những cách thế tránh “rủi ro” mà không còn nhắc đến vẻ đẹp của tình yêu hôn nhân.
Các nhà giáo dục Kitô giáo phải trả lời thế nào? Những sự phát triển độc hại này chỉ cho chúng ta thấy một sự cấp bách đặc biệt mà chúng ta có thể gọi là “bác ái trí thức.” Bình diện bác ái này mời gọi các nhà giáo dục nhận ra rằng trách nhiệm nặng nề trong việc dẫn đưa người trẻ đến chân lý không có gì khác hơn là một việc làm bác ái. Thật ra, chân giá trị của việc giáo dục hệ tại việc nuôi dưỡng sự hoàn hảo và hạnh phúc thật sự của những người được giáo dục. Trên thực hành, “bác ái trí thức” mắm vững được sự hợp nhất chính yếu của kiến thức trái ngươc với việc phân hóa là điều phải xảy ra khi người ta tách rời lý trý ra khỏi việc theo đuổi chân lý. Nó hướng dẫn người trẻ đến một thỏa mãn sâu xa trong việc thực hành sự tự do trong tương quan với chân lý, và nó cố gắng giải thích cách rõ ràng liên quan giữa Đức Tin với tất cả các bình diện của đời sống gia đình và công dân. Một khi lòng mê say tìm kiếm sự đầy đủ và hợp nhất của chân lý đã được đánh thức, người trẻ chắc chắn sẽ thích thú khi khám phá ra rằng thắc mắc về điều mà các em có thể biết sẽ mở ra cuộc mạo hiểm rộng lớn về điều các em phải làm. Ở đây các em sẽ cảm nghiệm được rằng các em có thể hy vọng “vào cái gì” và “trong ai”, và sẽ được khích lệ để đóng góp vào xã hội một cách có thể tạo nên hy vọng nơi tha nhân.
Các bạn thân mến, tôi muốn kết luận bằng cách đặc biệt kéo chú ý của chúng ta vào điều quan trọng hết sức của tính cách nhà nghề và việc làm nhân chứng của chính các bạn trong các đại học và các trường Công Giáo. Trước hết, tôi xin cám ơn các bạn về sự tận tâm và đại lượng của các bạn. Tôi biết từ những ngày chính tôi còn là một giáo sư, và tôi đã được nghe từ các Giám Mục của quý bạn, và các nhân viên của Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo, rằng các học viện giáo dục Công Giáo ở nước này được nổi danh phần lớn nhờ các bạn và những người đi trước các bạn. Những đóng góp vô vị lợi - từ việc nghiên cứu xuất sắc đến sự tận tâm của những người làm việc trong những trường trong nội vi thành phố - phục vụ cả quốc gia lẫn Hội Thánh. Vì thế tôi xin chân thành cảm ơn tận đáy lòng.
Về các thành phần ban giảng huấn ở các trường cao đằng và đại học, tôi muốn tái xác nhận giá trị lớn lao của sự tự do nghiên cứu học hỏi. Vì sự tự do này mà các bạn được mời gọi để tìm kiếm chân lý ở bất cứ nơi nào mà bằng chứng đưa các bạn đến. Nhưng cũng có trường hợp nại vào nguyên tắc tự do nghiên cứu học hỏi mà việc biện minh cho những chủ trương ngược lại với Đức Tin và giáo huấn của Hội Thánh sẽ cản trở hay phản lại căn tính và sứ vụ của đại học; một sứ vụ ở trọng tâm của munus docendi (nhiệm vụ giáo huấn) của Hội Thánh, chứ không một cách nào đó tự trị hay độc lập với nhiệm vụ ấy.
Các thầy cô và những người điều hành, dù ở các đại học hay các trường học, có nhiệm vụ và đặc quyền để đảm bảo rằng các sinh viên học sinh nhận được giáo huấn trong giáo lý và thực hành Công Giáo. Điều này đòi hỏi việc làm chứng cho cách sống của Đức Kitô nơi công cộng, như được tìm thấy trong Tin Mừng và xác nhận bởi Huấn Quyền Hội Thánh, hình thành tất cả các bình diện của đời sống học viện, cả trong lẫn ngoài lớp học. Đi sai cái nhìn này là làm yếu đi căn tính Công Giáo và thay vì thăng tiến tự do, nó không tránh khỏi đem lại nhầm lẫn về luân lý, hiểu biết hay tâm linh.
Tôi cũng muốn nói lên một lơì khuyến khích đặc biệt với các thầy cô dạy Giáo Lý cả giáo dân lẫn tu sĩ là những người đang cố gắng để đảm bảo rằng các người trẻ càng ngày càng trở nên quý mến hồng ân Đức Tin hơn. Giáo dục về tôn giáo là một việc tông đồ đầy thách đố, nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy nhiều người trẻ ao ước được học về Đức Tin và thực hành Đức Tin ấy một cách mãnh liệt. Nếu sự tỉnh ngộ này được lan rộng, các thầy cô cần phải hiểu biết cách rõ ràng và chính xác bản chất và vai trò đặc biệt của giáo dục Công Giáo. Họ cũng phải dẫn đầu quyết tâm của toàn thể cộng đồng nhà trường để giúp đỡ những người trẻ của chúng ta, và gia đình các em, để họ cảm nghiệm được sự hòa hợp giữa Đức Tin, đời sống và văn hóa.
Ở đây tôi đặc biệt nài xin các Thầy tu, các Sơ và các Linh Mục: đừng bỏ việc tông đồ trường học; thật ra, hãy tái xác quyết tâm phục vụ các trường học của các bạn, nhất là các trường ở những vủng nghèo. Ở những nơi có quá nhiều lời hứa xuông, đưa đẩy ngưòi trẻ xa rời con đường chân lý và tự do chân chính, việc làm chứng cho các lời khuyên Phúc Âm của những người đã được thánh hiến là một món quà không thể thay thế được. Tôi khuyến khích sự có mặt của các tu sĩ để đem lại một nhiệt tình được đổi mới trong việc cổ võ ơn thiên triệu. Hãy biết rằng việc làm chứng của các bạn về ý tưởng thánh hiến và truyền giáo giữa những người trẻ chính là một nguồn cảm hứng lờn lao về đức tin cho các em và gia đình các em.
Cùng tất cả các bạn tôi xin thưa: hãy làm chứng cho hy vọng. Nuôi nấng việc làm nhân chứng của các bạn bằng cầu nguyện. Trả lời về lý do của niềm hy vọng biểu thị đời sống của các bạn (x. 1 Phr 3:15) bằng cách sống chân lý mà các bạn đề ra cho học sinh của các bạn. Giúp các em biết và yêu mến Đấng mà các bạn đã gặp, mà chân lý và sự tốt lành của Người các bạn đã cảm nghiệm được trong vui mừng. Cùng với Thánh Augustinô, chúng ta hãy nói: “chúng tôi là người nói và các bạn là người nghe, chúng ta cùng coi mình như môn đệ của một Vị Thầy” (Sermons, 23:2). Với những tâm tình hiệp thông này, tôi hân hạnh gửi đến các bạn, các đồng nghiệp và sinh viên học sinh của các bạn, cùng gia đình các bạn Phép Lành Toà Thánh của tôi.
+ ĐTC Bênêđictô XVI
Kính thưa Quý Hồng Y
Các hiền huynh Giám Mục thân mến,
Các Giáo Sư, các Thầy Giáo và các Nhà Giáo ưu tú,
“Đẹp thay bước chân những người đi gieo Tin Mừng” (Rom 10:15-17). Mượn lời Thánh Phaolô trích dẫn từ ngôn sứ Isaia, tôi nồng nhiệt chào mừng mỗi người trong các bạn - là những người mang sự khôn ngoan – và qua các bạn, đến các nhân viên, sinh viên và gia đình của nhiều học viện khác nhau mà các bạn đại diện. Thật là sung sướng cho tôi được gặp và chia sẻ với các bạn một vài tư tưởng về bản chất và căn tính của việc giáo dục Công Giáo ngày nay. Tôi đặc biệt cám ơn Cha David O’Connell, Viện Trưởng và Giám Đốc của Viện Đại Học Công Giáo Mỹ (Catholic University of America). Tôi cảm tạ những lời chào mừng ân cần của Cha. Làm ơn gửi lời cảm ơn tận đáy lòng tôi đến toàn thể cộng đoàn – ban giảng huấn, nhân viên và sinh viên - của trường Đại Học này.
Giáo dục là thành phần của toàn bộ sứ mạng của Hội Thánh trong việc rao giảng Tin Mừng. Trước hết và trên hết, mỗi cơ quan giáo dục Công Giáo phải là một nơi gặp gỡ Thiên Chúa Hằng Sống, là Đấng tỏ bày tình yêu và chân lý có sức biến đổi cho chúng ta qua Đức Chúa Giêsu Kitô (x. Spe Salvi, 4). Sự liên hệ này nảy sinh một ước muốn được lớn lên trong sự hiểu biết Đức Kitô và giáo huấn của Người. Nhờ cách này mà những ai gặp Người được chính quyền năng của Tin Mừng thu hút để sống một đời sống mới được biểu thị bằng tất cả những gì thiện, mỹ và chân thật; một đời sống của một nhân chứng cho Đức Kitô được nuôi dưỡng và củng cố trong cộng đồng các môn đệ của Chúa chúng ta là Hội Thánh.
Động lực giữa sự gặp gỡ riêng tư, sự hiểu biết và làm chứng cho Đức Kitô là những phần trong toàn bộ của việc phục vụ (diakonia) chân lý mà Hội Thánh thực thi giữa nhân loại. Mặc khải của Thiên Chúa cung cấp cho mọi thế hệ cơ hội để khám ra phá chân lý tuyệt đối về chính đời sống mình và mục đích của lịch sử. Công tác này không bao giờ dễ dàng; nó cần sự hợp tác của toàn thể cộng đồng Kitô hữu và thúc đẩy mỗi thế hệ nhà giáo Kitô, để bảo đảm rằng quyền năng chân lý của Thiên Chúa thấm nhuần mọi bình diện của các học viện mà họ phục vụ. Nhờ thế, Tin Mừng của Đức Kitô có thể bắt tay vào việc, hướng dẫn cả thầy lẫn trò đến chân lý khách quan, vượt trên chân lý riêng và chủ quan, hướng về chân lý vạn năng và tuyệt đối, là chân lý giúp chúng ta có thể vững lòng rao giảng niềm hy vọng không làm chúng ta thất vọng (x. Rom 5:5). Được đặt đối diện với những tranh đấu cá nhân, những mập mờ về luân lý, và mảnh vụn kiến thức, các mục tiêu cao quý của việc học rộng và giáo dục được thiết lập trên tính đồng nhất của chân lý, để phục vụ con người và cộng đồng, đã trở thành một dụng cụ rất mạnh mẽ của hy vọng.
Các bạn thân mến, lịch sử dân tộc này có nhiều trường hợp điển hình về quyết tâm của Hội Thánh đối với công tác giáo dục. Thực ra, cộng đồng Công Giáo ở đây đã đặt việc giáo dục lên hàng đầu. Gánh vác trọng trách này không thể xảy ra nếu không có những hy sinh lớn lao. Các nhân vật vĩ đại như Thánh Elizabeth Ann Seton và các Đấng sáng lập nam nữ, với tính hết sức kiên trì và nhìn xa, đã đặt những nền móng cho những hệ thống trường Công Giáo đáng kể ngày nay, góp phần vào sự an mạnh thiêng liêng của Hội Thánh và của quốc gia. Có những vị như Thánh Katharine Drexel, đã hiến trọn đời để giáo dục những người bị người khác bỏ rơi – trong trường hợp Thánh nữ, đó là những người Mỹ gốc Phi Châu và người Mỹ Bản Xứ (Da Đỏ). Qa các trường Công Giáo, không biết bao nhiêu các Nữ Tu, các Thầy Dòng, và Linh Mục cùng với những phụ huynh vị tha đã giúp đỡ những thế hệ dân di cư thoát ra khỏi cảnh nghèo đói để có một thế đứng trong xã hội chính.
Sự hy sinh này vẫn được tiếp tục hôm nay. Đó là một việc tông đồ nổi bật của hy vọng, trong việc tìm cách đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần và tâm linh của trên ba triệu trẻ em, học sinh và sinh viên. Nó cũng cung ứng những dịp đáng khích lệ cho toàn thể cộng đồng Công Giáo để đóng góp cách đại lượng vào nhu cầu tài chánh của các cơ sở giáo dục của chúng ta. Cần phải đảm bảo sự tồn tại của các cơ sở này. Thật ra, phải làm tất cả mọi cách để, với sự hợp tác của cộng đồng rộng lớn hơn, có thể đảm bảo rằng mọi người thuộc mọi tầng lớp xã hội và kinh tế có thể theo học được ở các trường này. Không một trẻ em nào có thể bị khước từ quyền giáo dục về Đức Tin, và chính việc giáo dục này sẽ nuôi dưỡng linh hồn của quốc gia.
Một ít người ngày nay thắc mắc về việc can thiệp vào vấn đề giáo dục của Hội Thánh, và cho rằng tốt hơn Hội Thánh nên dùng tài nguyên vào việc khác. Chắc chắn rằng với một nước như nước này thì quốc gia có thể cung cấp dư thừa những cơ hội cho việc giáo dục và thu hút được nhiều người dấn thân vào nghề cao quý này. Như vậy thật là đúng lúc để suy tư về những gì đặc thù của các học viện Công Giáo. Các học viện này đóng góp thế nào vào lợi ích của xã hội qua sứ vụ chính là truyền giáo của Hội Thánh?
Tất cả mọi hoạt động của Hội Thánh được phát sinh từ việc Hội Thánh ý thức rằng mình là cơ quan mang một sứ điệp phát nguồn từ Chính Thiên Chúa: trong sự tốt lành và khôn ngoan, Thiên Chúa đã chọn để bày tỏ Chính Ngài và cho người ta biết mục đích thầm kín của Thánh Ý Ngài (x. Eph 1:9; Dei Verbum, 2). Thiên Chúa muốn tỏ Mình ra cho chúng ta, và ao ước bẩm sinh của tất cả mọi người là biết chân lý, vì thế mà con người đi tìm ý nghĩa của cuộc sống. Cuộc gặp gỡ đặc biệt này được đứng vững trong cộng đồng Kitô hữu của chúng ta: người đi tìm chân lý là người sống nhờ Đức Tin (x. Fides et Ratio, 31). Điều đó có thể được diễn tả như là một sự di chuyển từ “Tôi” đến “Chúng Tôi”, đưa người ta vào số của những người Dân Thiên Chúa.
Cũng động lực này của căn tính cộng đồng – tôi thuộc về ai? – làm cho nét đặc thù của các học viện Công Giáo của chúng ta trở nên có sinh khí. Căn tính của một đại học hay một trường học Công Giáo không đơn thuần chỉ là vấn đề số lượng sinh viên học sinh Công Giáo. Nhưng là vấn đề xác tín – chúng ta có thực sự tin rằng chỉ có trong mầu nhiệm Ngôi Lời làm người mà chúng ta thật sự hiểu rõ mầu nhiệm về loài người không (Gaudium et Spes, 22)? Chúng ta có sẵn sáng hiến toàn thể con người chúng ta – trí thông minh và ý chí, trí khôn và linh hồn – cho Thiên Chúa không? Chúng ta có chấp nhận chân lý mà Đức Kitô mặc khải không? Đức tin có hiển hiện trong các trường đại học hay trường học của chúng ta không? Đức tin ấy có được diễn tả cách mãnh liệt qua Phụng Vụ, bí tích, cầu nguyện, các việc bác ái, quan tâm đến công lý, và tôn trọng các tạo vật của Thiên Chúa không? Chỉ bằng cách này mà chúng ta mới thật sự làm chứng cho ý nghĩa của việc chúng ta là ai và xác tín gì.
Từ viễn cảnh này một người có thể nhận ra rằng “cuộc khủng hoảng chân lý” bắt nguồn từ “cuộc khủng hoảng Đức Tin.” Chỉ nhờ Đức Tin chúng ta mới tự do tán đồng chứng từ của Thiên Chúa và thừa nhận Ngài như là Đấng bảo đảm siêu việt cho chân lý mà Ngài mặc khải. Một lần nữa, chúng ta thấy tại sao nuôi dưỡng sự liên hệ mật thiết với Đức Chúa Giêsu Kitô và làm chứng cho chân lý yêu thương của Người cách cộng đồng là điều tối cần thiết trong những học viện Công Giáo. Nhưng tất cả chúng ta đều biết, và quan sát với lo ngại, sự khó khăn hay ngần ngại mà nhiều người ngày nay gặp phải trong việc phó thác hoàn toàn cho Thiên Chúa. Đó là một hiện tượng phức tạp mà cũng là điều làm tôi suy nghĩ hoài. Trong khi chúng ta chuyên cần tìm cách tác động trí thông minh của người trẻ thì chúng ta lại bỏ bê ý chí của các em. Hậu quả là chúng ta đau buồn mà quan sát rằng khái niệm về tự do bị méo mó. Tự do không phải là chọn bất hợp tác, nhưng là chọn cộng tác với Chính Đầng Hữu Thể. Vì thế, người ta không bao giờ đạt được tự do chân chính bằng cách chối từ Thiên Chúa. Chọn lựa như thế là tuyệt đối không đếm xỉa gì đến chính chân lý mà chúng ta cần để hiểu chính mình. Cho nên trách nhiệm đặc biệt của mỗi người trong các bạn, và đồng nghiệp của các bạn, là gợi lên giữa những người trẻ ao ước hành động Đức Tin, khuyến khích các em dấn thân vào đời sống Hội Thánh theo niềm tin này. Chính ở đây sự tự do đạt được sự chắc chắn của chân lý. Bằng cách chọn sống theo chân lý này, chúng ta nắm chắc được sự sung mãn của đời sống Đức Tin mà Chúa ban cho chúng ta trong Hội Thánh.
Như thế, rõ ràng là căn tính Công Giáo không lệ thuộc vào thống kê. Căn tính này cũng không thể chỉ được đặt ngang hàng với sự chính thống của nôi dung các môn học. Nó đòi hỏi và gây cảm hứng nhiều hơn nữa: nghĩa là mỗi và mọi bình diện của cộng đồng học hỏi của các bạn phải phản ảnh trong đời sống Đức Tin của Hội Thánh. Chỉ trong Đức Tin mà chân lý mới có thể nhập thể và lý trí mới thật sự là của con người, có thể hướng dẫn ý chí theo đường tự do (x. Spe Salvi, 23). Bằng cách này các học viện của chúng ta có thể đóng góp hữu hiệu vào sứ mạng của Hội Thánh và thực sự phục vụ xã hội. Chúng trở thành những nơi mà ở đó người ta nhận ra sự hiện hữu cách chủ động của Thiên Chúa trong các công việc của con người, và ở đó mỗi người trẻ khám phá ra niềm vui được tham gia vào “việc sống cho tha nhân” của Đức Kitô (x. Spe Salvi, 28).
Sứ vụ chính của Hội Thánh là truyền giáo, mà trong đó các cơ quan giáo dục đóng vai trò chủ yếu, phù hợp với ước vọng của quốc gia là phát triển một xã hội thực sự xứng đáng với nhân phẩm. Đôi khi người ta thắc mắc về giá trị của sự đóng góp của Hội Thánh vào diễn đàn công cộng. Cho nên cần phải nhắc lại rằng chân lý Đức Tin và lý trí không bao giờ đối nghịch nhau (x. CĐ Vaticanô I, Hiến Chương Dei Filius, IV; DS 3017; Th. Augustinô, Contra Academicos, III., 20, 43). Thực ra, sứ vụ của Hội Thánh là phải đóng góp vào cuộc chiến đấu của nhân loại để đi đến chân lý. Bằng cách phát biểu rõ ràng chân lý được mặc khải, Hội Thánh phục vụ tất cả mọi phần tử của xã hội qua việc thanh luyện lý trí, để bảo đảm rằng nó vẫn mở rộng để suy nghĩ về những chân lý tuyệt đối. Rút ra từ sự khôn ngoan của Thiên Chúa, Hội Thánh soi sáng vào nền tảng của luân lý và đạo đức của nhân loại, và nhắc nhở cho tất cả mọi nhóm người trong xã hội rằng không phải tục lệ (praxis) tạo ra chân lý mà phải dùng chân lý làm nền tảng cho tục lệ. Thay vì hạ giá tính khoan dung của sự đa dạng hợp lý, đóng góp như thế tỏa sáng chính chân lý giúp người ta dễ đạt đến thỏa thuận, và giúp cho những cuộc tranh luận công cộng được hợp lý, trung thực, và có trách nhiệm. Cũng thế, Hội Thánh không bao giờ mệt mỏi trong việc duy trì những phạm trù luân lý đúng và sai, nếu không làm như vậy, hy vọng sẽ chỉ còn cách úa tàn, nhường chỗ cho những toan tính vị lợi thực dụng lạnh nhạt, là điều coi con người không hơn gì con tốt trên một bàn cờ tư tưởng nào đó.
Đối với diễn đàn giáo dục, việc phục vụ (diakonia) chân lý có một ý nghĩa cao vời hơn trong một xã hội mà tư tưởng thế tục đang xẻ đôi chân lý và Đức Tin. Sự chia cắt này đưa đến một khuynh hướng coi chân lý ngang hàng với kiến thức, và theo một não trạng thực chứng, trong đó người ta loại bỏ siêu hình học, chối từ nền tảng của Đức Tin và tẩy chay sự cần thiết của một quan điểm luân lý. Chân lý còn có ý nghĩa hơn kiến thức: hiểu biết chân lý đưa chúng ta đến việc khám phá ra sự tốt lành. Chân lý nói với từng cá nhân trong trạng thái toàn vẹn của cá nhân ấy, mời gọi chúng ta đáp trả hết mình. Người ta tìm thấy cái nhìn lạc quan này trong Đức Tin Kitô giáo của chúng ta bởi vì Thiên Chúa đã ban cho một Đức Tin như thế cái nhìn của Ngôi Lời, là Lý Trí sáng tạo của Thiên Chúa, trong việc Nhập Thể, đã được mặc khải như là chính Sự Tốt Lành. Còn hơn là việc chỉ truyền thông những sự kiện có thực – “cung cấp kiến thức” – chân lý đáng yêu của Tin Mừng thì có tính sáng tạo và đổi đời – “làm thể hiện” (x. Spe Salvi, 2). Với niềm tự tin, các nhà giáo dục Kitô giáo có thể giải phóng người trẻ khỏi sự hạn chế của chủ nghĩa thực chứng và đánh thức khả năng đón nhận chân lý, Thiên Chúa và sự tốt lành của Ngài. Bằng cách này các bạn cũng sẽ giúp đào luyện lương tâm của các em, là lương tâm một khi được Đức Tin làm cho phong phú, sẽ mở một con đường chắc chắn cho bình an trong tâm hồn và tôn trọng người khác.
Như vậy chúng ta không ngạc nhiên rằng không những chỉ những cộng đồng Hội Thánh của chúng ta, mà cách chung cả xã hội đang kỳ vọng rất nhiều vào các nhà giáo dục Kitô giáo. Điều này đặt trên các bạn một nhiệm vụ và cho các bạn một cơ hội. Càng ngày càng nhiều người - đặc biệt là các phụ huynh - nhận ra sự cần thiết của sở trường trong việc đào luyện nhân bản cho con cái họ. Như Mẹ và Thầy (Mater et Magistra), Hội Thánh cùng chia sẻ quan tâm này. Khi không có gì vượt trên cá nhân được nhìn nhận là dứt khoát, thì điều kiện tiên quyết của phán đoán trở thành ‘cái tôi’ và việc làm thoả mãn những ước muốn nhất thời của cá nhân. Người ta có thể đánh mất tính khách quan và triển vọng, là những gì chỉ có được nhờ công nhận chiều kích siêu việt cần thiết của con người. Trong một chân trời tương đối như vậy thì không tránh khỏi việc cắt xén mục tiêu của giáo dục. Dần dần, việc hạ thấp các tiêu chuẩn xảy ra. Ngày nay chúng ta nhận thấy có một sự nhát đảm trước phạm trù của điều tốt, và một sự theo đuổi vu vơ điều mới lạ được diễn tả như là việc thể hiện tự do. Chúng ta chúng kiến một sự thừa nhận rằng mọi thí nghiệm đều có giá trị như nhau và một sự miễn cưỡng thú nhận sự bất toàn và sai lầm. Và đáng lo ngại nhất là việc hạ giá phạm vi giáo dục về phái tính xuống thành những cách thế tránh “rủi ro” mà không còn nhắc đến vẻ đẹp của tình yêu hôn nhân.
Các nhà giáo dục Kitô giáo phải trả lời thế nào? Những sự phát triển độc hại này chỉ cho chúng ta thấy một sự cấp bách đặc biệt mà chúng ta có thể gọi là “bác ái trí thức.” Bình diện bác ái này mời gọi các nhà giáo dục nhận ra rằng trách nhiệm nặng nề trong việc dẫn đưa người trẻ đến chân lý không có gì khác hơn là một việc làm bác ái. Thật ra, chân giá trị của việc giáo dục hệ tại việc nuôi dưỡng sự hoàn hảo và hạnh phúc thật sự của những người được giáo dục. Trên thực hành, “bác ái trí thức” mắm vững được sự hợp nhất chính yếu của kiến thức trái ngươc với việc phân hóa là điều phải xảy ra khi người ta tách rời lý trý ra khỏi việc theo đuổi chân lý. Nó hướng dẫn người trẻ đến một thỏa mãn sâu xa trong việc thực hành sự tự do trong tương quan với chân lý, và nó cố gắng giải thích cách rõ ràng liên quan giữa Đức Tin với tất cả các bình diện của đời sống gia đình và công dân. Một khi lòng mê say tìm kiếm sự đầy đủ và hợp nhất của chân lý đã được đánh thức, người trẻ chắc chắn sẽ thích thú khi khám phá ra rằng thắc mắc về điều mà các em có thể biết sẽ mở ra cuộc mạo hiểm rộng lớn về điều các em phải làm. Ở đây các em sẽ cảm nghiệm được rằng các em có thể hy vọng “vào cái gì” và “trong ai”, và sẽ được khích lệ để đóng góp vào xã hội một cách có thể tạo nên hy vọng nơi tha nhân.
Các bạn thân mến, tôi muốn kết luận bằng cách đặc biệt kéo chú ý của chúng ta vào điều quan trọng hết sức của tính cách nhà nghề và việc làm nhân chứng của chính các bạn trong các đại học và các trường Công Giáo. Trước hết, tôi xin cám ơn các bạn về sự tận tâm và đại lượng của các bạn. Tôi biết từ những ngày chính tôi còn là một giáo sư, và tôi đã được nghe từ các Giám Mục của quý bạn, và các nhân viên của Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo, rằng các học viện giáo dục Công Giáo ở nước này được nổi danh phần lớn nhờ các bạn và những người đi trước các bạn. Những đóng góp vô vị lợi - từ việc nghiên cứu xuất sắc đến sự tận tâm của những người làm việc trong những trường trong nội vi thành phố - phục vụ cả quốc gia lẫn Hội Thánh. Vì thế tôi xin chân thành cảm ơn tận đáy lòng.
Về các thành phần ban giảng huấn ở các trường cao đằng và đại học, tôi muốn tái xác nhận giá trị lớn lao của sự tự do nghiên cứu học hỏi. Vì sự tự do này mà các bạn được mời gọi để tìm kiếm chân lý ở bất cứ nơi nào mà bằng chứng đưa các bạn đến. Nhưng cũng có trường hợp nại vào nguyên tắc tự do nghiên cứu học hỏi mà việc biện minh cho những chủ trương ngược lại với Đức Tin và giáo huấn của Hội Thánh sẽ cản trở hay phản lại căn tính và sứ vụ của đại học; một sứ vụ ở trọng tâm của munus docendi (nhiệm vụ giáo huấn) của Hội Thánh, chứ không một cách nào đó tự trị hay độc lập với nhiệm vụ ấy.
Các thầy cô và những người điều hành, dù ở các đại học hay các trường học, có nhiệm vụ và đặc quyền để đảm bảo rằng các sinh viên học sinh nhận được giáo huấn trong giáo lý và thực hành Công Giáo. Điều này đòi hỏi việc làm chứng cho cách sống của Đức Kitô nơi công cộng, như được tìm thấy trong Tin Mừng và xác nhận bởi Huấn Quyền Hội Thánh, hình thành tất cả các bình diện của đời sống học viện, cả trong lẫn ngoài lớp học. Đi sai cái nhìn này là làm yếu đi căn tính Công Giáo và thay vì thăng tiến tự do, nó không tránh khỏi đem lại nhầm lẫn về luân lý, hiểu biết hay tâm linh.
Tôi cũng muốn nói lên một lơì khuyến khích đặc biệt với các thầy cô dạy Giáo Lý cả giáo dân lẫn tu sĩ là những người đang cố gắng để đảm bảo rằng các người trẻ càng ngày càng trở nên quý mến hồng ân Đức Tin hơn. Giáo dục về tôn giáo là một việc tông đồ đầy thách đố, nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy nhiều người trẻ ao ước được học về Đức Tin và thực hành Đức Tin ấy một cách mãnh liệt. Nếu sự tỉnh ngộ này được lan rộng, các thầy cô cần phải hiểu biết cách rõ ràng và chính xác bản chất và vai trò đặc biệt của giáo dục Công Giáo. Họ cũng phải dẫn đầu quyết tâm của toàn thể cộng đồng nhà trường để giúp đỡ những người trẻ của chúng ta, và gia đình các em, để họ cảm nghiệm được sự hòa hợp giữa Đức Tin, đời sống và văn hóa.
Ở đây tôi đặc biệt nài xin các Thầy tu, các Sơ và các Linh Mục: đừng bỏ việc tông đồ trường học; thật ra, hãy tái xác quyết tâm phục vụ các trường học của các bạn, nhất là các trường ở những vủng nghèo. Ở những nơi có quá nhiều lời hứa xuông, đưa đẩy ngưòi trẻ xa rời con đường chân lý và tự do chân chính, việc làm chứng cho các lời khuyên Phúc Âm của những người đã được thánh hiến là một món quà không thể thay thế được. Tôi khuyến khích sự có mặt của các tu sĩ để đem lại một nhiệt tình được đổi mới trong việc cổ võ ơn thiên triệu. Hãy biết rằng việc làm chứng của các bạn về ý tưởng thánh hiến và truyền giáo giữa những người trẻ chính là một nguồn cảm hứng lờn lao về đức tin cho các em và gia đình các em.
Cùng tất cả các bạn tôi xin thưa: hãy làm chứng cho hy vọng. Nuôi nấng việc làm nhân chứng của các bạn bằng cầu nguyện. Trả lời về lý do của niềm hy vọng biểu thị đời sống của các bạn (x. 1 Phr 3:15) bằng cách sống chân lý mà các bạn đề ra cho học sinh của các bạn. Giúp các em biết và yêu mến Đấng mà các bạn đã gặp, mà chân lý và sự tốt lành của Người các bạn đã cảm nghiệm được trong vui mừng. Cùng với Thánh Augustinô, chúng ta hãy nói: “chúng tôi là người nói và các bạn là người nghe, chúng ta cùng coi mình như môn đệ của một Vị Thầy” (Sermons, 23:2). Với những tâm tình hiệp thông này, tôi hân hạnh gửi đến các bạn, các đồng nghiệp và sinh viên học sinh của các bạn, cùng gia đình các bạn Phép Lành Toà Thánh của tôi.
+ ĐTC Bênêđictô XVI
Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ tại Vương Cung Thánh Đường St. Patrick New York
Đặng Tự Do
16:54 19/04/2008
Đức Thánh Cha trên đường phố New York |
Đức Thánh Cha tiến lên bàn thờ |
Các nữ tu Hoa Kỳ trong thánh lễ |
Thánh lễ tại St. Patrick New York |
Đức Thánh Cha đã đưa ra những nhận xét ứng khẩu vào cuối thánh lễ sáng thứ Bẩy 19/4 tại Vương Cung Thánh Đường St. Patrick New York với 3000 Giám Mục, linh mục, tu sĩ nam nữ và chủng sinh để mừng ba năm triều Giáo Hoàng của ngài.
Cộng đoàn đã vỗ tay hoan hô nhiệt liệt sau khi Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đọc một lời chúc mừng bằng tiếng Tây Ban Nha và chúc triều Giáo Hoàng của ngài kéo dài nhiều năm nữa.
Đức Thánh Cha cầm lấy máy vi âm, ngài nhìn một biển người trong ngôi thánh đường kiến trúc theo lối Gothic, mỉm cười và nói rất nhẹ nhàng.
“Tôi chỉ có thể cám ơn anh chị em vì tình yêu dành cho Giáo Hội, vì tình yêu dành cho Chúa chúng ta và tình yêu mà anh chị em cũng dành cho người kế tục kém tài của thánh Phêrô này”.
“Tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để trở nên người kế vị thực sự của thánh Phêrô, người cũng chỉ là một con người với những khiếm khuyết và tội lỗi, nhưng cuối cùng ngài vẫn là đá tảng của Giáo Hội”.
Đức Thánh Cha cầu xin sao cho, với ơn Chúa, ngài cũng xứng đáng trở thành đấng kế vị của thánh Phêrô dù với điều mà ngài gọi là “sự nghèo nàn” thiêng liêng của mình.
Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã được bầu làm vị Giáo Hoàng thứ 265 vào ngày 19/4/2005 trong ngày thứ hai của Cơ Mật Viện gồm 115 vị Hồng Y. Khi xuất hiện trước bao lơn hướng ra quảng trường Thánh Phêrô ngài cũng đã đưa ra một nhận xét khiêm nhường:
“Sau vị đại Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, các Hồng Y đã chọn tôi, một thợ vườn nho đơn giản và khiêm hạ của Chúa. Tôi lấy làm an ủi trước sự kiện Chúa có thể hoạt động ngay cả với những khí cụ bất xứng và tôi đặc biệt ký thác mình trong lời cầu nguyện của anh chị em”.
Trong thánh lễ tại St. Patrick's, New York, Đức Hồng Y Edward M. Egan đã nói với Đức Thánh Cha rằng người Công Giáo tại New York rất hân hạnh khi thấy Đức Thánh Cha “bắt đầu năm thứ Tư của sứ vụ mục tử toàn thể Hội Thánh tại đây giữa chúng con”.
Trong bài giảng Thánh Lễ, Đức Thánh Cha đã chỉ nói vài câu ngắn gọn về triều Giáo Hoàng của mình và sau đó hướng chú ý đến các linh mục, tu sĩ và các chủng sinh.
“Tôi vui mừng cử hành Thánh Lễ với anh chị em, những người đã được Chúa chọn, những người đã đáp lại lời mời gọi của Ngài, những người đã hiến cuộc đời mình theo đuổi sự thánh thiện, việc truyền bá Tin Mừng và sự xây đắp Giáo Hội trên đức tin, hy vọng và tình yêu”.
ĐGH Bênêđictô XVI tại Liên Hiệp Quốc: Tôn trọng Nhân quyền và Tự do Tôn giáo giúp giải quyết các vấn nạn xã hội
Giuse Đặng Văn Kiếm
17:14 19/04/2008
NEW YORK CITY - Trong bài diễn từ trước sự hiện diện của đại diện 195 nước thuộc Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc tại trụ sở New York sáng thứ Sáu 18.4.2008, sau khi nhắc lại các quyền căn bản của con người được trình bày trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và được các nước thành viên đồng thuận từ 60 năm qua, Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI khẳng định rằng tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo sẽ giúp giải quyết các vấn nạn, và góp phần hữu hiệu xây dựng và phát triển đời sống xã hội tốt đẹp.
Tự do tôn giáo là quyền nền tảng của con người
ĐGH nêu lên những điểm về tự do tôn giáo như sau:
"Dĩ nhiên các quyền con người cũng phải bao gồm cả quyền tự do tôn giáo, được hiểu như một sự diễn tả chiều kích vừa cá nhân và cộng đoàn, viễn tượng này phải làm nổi bật sự đơn nhất của con người, đồng thời phân biệt rõ ràng giữa chiều kích công dân và chiều kích tín hữu...
“Vì thế, không thể tưởng tượng được các công dân phải chịu mất một phần của mình, tức là niềm tin của họ, để trở thành những công dân tích cực. Không bao giờ cần phải chối bỏ Thiên Chúa để được hưởng các quyền của mình.
“Nhất là cần phải bảo vệ các quyền liên quan đến tôn giáo, nếu chúng bị coi như đối nghịch với một ý thức hệ thế tục đang thịnh hành hoặc những lập trường tôn giáo của đa số có tính chất loại trừ tôn giáo khác.
“Sự bảo đảm hoàn toàn tự do tôn giáo không thể bị thu hẹp vào việc tự do làm việc thờ phượng, nhưng còn phải để ý đến chiều kích công cộng của tôn giáo và làm sao để các tín hữu có thể tham gia vào việc xây dựng trật tự xã hội.
“Hiện nay họ thực sự thi hành điều đó, ví dụ qua sự dấn thân hữu hiệu và quảng đại trong một hệ thống rộng lớn các sáng kiến, từ các đại học, các học viện khoa học và trường học, cho đến các cơ cấu thăng tiến sức khỏe của các tổ chức bác ái, phục vụ những người nghèo khổ nhất và những người bị bỏ rơi.
“Từ chối nhìn nhận sự đóng góp cho xã hội ăn rễ nơi chiều kích tôn giáo và trong sự tìm kiếm Ðấng Tuyệt Ðối, có nghĩa là dành ưu tiên cho thái độ cá nhân chủ nghĩa và như thế là làm băng hoại sự đơn nhất của con người.”
Nghĩa vụ Liên Hiệp Quốc can thiệp chống độc tài nhằm bảo đảm nhân quyền và tự do tôn giáo.
Một số nhà cầm quyền độc tài đang tiếp tục tước đoạt các quyền sống nền tảng của người dân, và đàn áp việc tự do sống theo niềm tin tôn giáo của mình. Khi thế giới lên tiếng về những sự vi phạm nhân quyền, thì các nước này thường cho rằng đó là việc nội bộ không ai có quyền can thiệp. Đức Bênêđictô XVI xác quyết chẳng những Liên Hiệp Quốc cần can thiệp mà còn là nghĩa vụ chung của cộng đồng quốc tế. Ngài nói:
"Nếu các quốc gia không có khả năng thực hiện sự bảo vệ ấy, thì cộng đồng quốc tế có nghĩa vụ phải can thiệp với những phương thế mà Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và các văn kiện công pháp quốc tế đã dự trù, theo mức độ hoạt động ấy tôn trọng các nguyên tắc của trật tự quốc tế, thì nó không thể bị giải thích như một sự cưỡng bách bất công, hoặc một sự giới hạn chủ quyền quốc gia. Trái lại, chính sự dửng dưng hoặc không can thiệp mới là điều gây thiệt hại đích thực."
Ðức Bênêđictô XVI khẳng định rằng với sự tôn trọng nhân quyền, trong đó đứng đầu là quyền tự do tôn giáo, các nước mới giải quyết được những vấn nạn nghèo đói và xung khắc hiện nay. Ngài nói:
“Thăng tiến các quyền con người vẫn là một chiến lược hữu hiệu nhất để lấp đầy hố chênh lệch giữa các nước và các nhóm xã hội, và để củng cố an ninh. Thực vậy, nạn nhân của lầm than và tuyệt vọng, khi phẩm giá của họ bị người ta chà đạp và những thủ phạm như thế không bị trừng phạt, họ dễ trở thành mồi cho những kẻ chủ trương dùng bạo lực và trở thành những người phá hủy hòa bình."
Nhiệm vụ duy trì tự do tôn giáo của các nước và vai trò của Liên Tôn
Trong buổi gặp gỡ Liên Tôn với 200 vị lãnh đạo các tôn giáo gồm Ấn giáo, Do Thái giáo, đạo Jaina, Hồi giáo, Phật giáo, v.v… chiều thứ Năm 17.4.2008 tại Trung tâm Văn hóa Gioan Phaolô 2, Washington, D.C., Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI khẳng định về việc tôn trọng và nhiệm vụ bảo vệ và duy trì tự do tôn giáo như sau:
"Nhiệm vụ duy trì tự do tôn giáo không bao giờ hoàn tất. Có các hoàn cảnh và thách đố mới mời gọi các công dân và giới lãnh đạo suy tư về việc làm thế nào để các quyết định của họ tôn trọng quyền căn bản này của con người.”
“Bảo vệ tự do tôn giáo trong khuôn khổ luật lệ không bảo đảm cho các dân tộc, đặc biệt là các nhóm thiểu số, tránh được các hình thức kỳ thị bất công và thành kiến. Ðiều này đỏi hỏi một cố gắng liện tục từ phía mọi thành phần xã hội để bảo đảm cho các công dân có cơ may thực hành việc thờ tự trong an bình và thông truyền gia tài tôn giáo cho con cái họ."
"Việc thông truyền các gía trị tôn giáo cho các thế hệ tiếp nối không chỉ giúp duy trì một gia sản, nhưng cũng nâng đỡ và dưỡng nuôi nền văn hóa chung quanh. Ðiều này cũng có giá trị đối với cuộc đối thoại giữa các tôn giáo: người tham dự cũng như xã hội đều hưởng được sự phong phú của nó."
Một lời mời gọi cho đất nước Việt Nam mới
Chúng tôi mong rằng những thao thức cho nhân loại và những lời hướng dẫn trên đây của Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI rất đáng cho mọi người dân Việt chúng ta trân trọng đón nhận và suy tư, đặc biệt các thế hệ trẻ mới cùng nhau bàn thảo để có thể nhận ra được những bài học thực hành, áp dụng những điều hay lẽ phải hầu sớm dựng lại một đất nước Việt Nam mới trong văn minh, tình thương, tự do, công bằng và thịnh vượng.
Và chúng tôi luôn ghi nhớ lời khích lệ giới trẻ Việt Nam của ĐTC Gioan Phaolô II, bằng tiếng Việt, trong lễ bế mạc Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 1998 tại Paris, Pháp:
“Các bạn trẻ Công giáo Việt Nam, anh chị em khắp nơi trên thế giới đương cầu nguyện cho các con trong cuộc hành trình nhân bản và thiêng liêng của các con.”
Tự do tôn giáo là quyền nền tảng của con người
ĐGH nêu lên những điểm về tự do tôn giáo như sau:
"Dĩ nhiên các quyền con người cũng phải bao gồm cả quyền tự do tôn giáo, được hiểu như một sự diễn tả chiều kích vừa cá nhân và cộng đoàn, viễn tượng này phải làm nổi bật sự đơn nhất của con người, đồng thời phân biệt rõ ràng giữa chiều kích công dân và chiều kích tín hữu...
“Vì thế, không thể tưởng tượng được các công dân phải chịu mất một phần của mình, tức là niềm tin của họ, để trở thành những công dân tích cực. Không bao giờ cần phải chối bỏ Thiên Chúa để được hưởng các quyền của mình.
“Nhất là cần phải bảo vệ các quyền liên quan đến tôn giáo, nếu chúng bị coi như đối nghịch với một ý thức hệ thế tục đang thịnh hành hoặc những lập trường tôn giáo của đa số có tính chất loại trừ tôn giáo khác.
“Sự bảo đảm hoàn toàn tự do tôn giáo không thể bị thu hẹp vào việc tự do làm việc thờ phượng, nhưng còn phải để ý đến chiều kích công cộng của tôn giáo và làm sao để các tín hữu có thể tham gia vào việc xây dựng trật tự xã hội.
“Hiện nay họ thực sự thi hành điều đó, ví dụ qua sự dấn thân hữu hiệu và quảng đại trong một hệ thống rộng lớn các sáng kiến, từ các đại học, các học viện khoa học và trường học, cho đến các cơ cấu thăng tiến sức khỏe của các tổ chức bác ái, phục vụ những người nghèo khổ nhất và những người bị bỏ rơi.
“Từ chối nhìn nhận sự đóng góp cho xã hội ăn rễ nơi chiều kích tôn giáo và trong sự tìm kiếm Ðấng Tuyệt Ðối, có nghĩa là dành ưu tiên cho thái độ cá nhân chủ nghĩa và như thế là làm băng hoại sự đơn nhất của con người.”
Nghĩa vụ Liên Hiệp Quốc can thiệp chống độc tài nhằm bảo đảm nhân quyền và tự do tôn giáo.
Một số nhà cầm quyền độc tài đang tiếp tục tước đoạt các quyền sống nền tảng của người dân, và đàn áp việc tự do sống theo niềm tin tôn giáo của mình. Khi thế giới lên tiếng về những sự vi phạm nhân quyền, thì các nước này thường cho rằng đó là việc nội bộ không ai có quyền can thiệp. Đức Bênêđictô XVI xác quyết chẳng những Liên Hiệp Quốc cần can thiệp mà còn là nghĩa vụ chung của cộng đồng quốc tế. Ngài nói:
"Nếu các quốc gia không có khả năng thực hiện sự bảo vệ ấy, thì cộng đồng quốc tế có nghĩa vụ phải can thiệp với những phương thế mà Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và các văn kiện công pháp quốc tế đã dự trù, theo mức độ hoạt động ấy tôn trọng các nguyên tắc của trật tự quốc tế, thì nó không thể bị giải thích như một sự cưỡng bách bất công, hoặc một sự giới hạn chủ quyền quốc gia. Trái lại, chính sự dửng dưng hoặc không can thiệp mới là điều gây thiệt hại đích thực."
Ðức Bênêđictô XVI khẳng định rằng với sự tôn trọng nhân quyền, trong đó đứng đầu là quyền tự do tôn giáo, các nước mới giải quyết được những vấn nạn nghèo đói và xung khắc hiện nay. Ngài nói:
“Thăng tiến các quyền con người vẫn là một chiến lược hữu hiệu nhất để lấp đầy hố chênh lệch giữa các nước và các nhóm xã hội, và để củng cố an ninh. Thực vậy, nạn nhân của lầm than và tuyệt vọng, khi phẩm giá của họ bị người ta chà đạp và những thủ phạm như thế không bị trừng phạt, họ dễ trở thành mồi cho những kẻ chủ trương dùng bạo lực và trở thành những người phá hủy hòa bình."
Nhiệm vụ duy trì tự do tôn giáo của các nước và vai trò của Liên Tôn
Trong buổi gặp gỡ Liên Tôn với 200 vị lãnh đạo các tôn giáo gồm Ấn giáo, Do Thái giáo, đạo Jaina, Hồi giáo, Phật giáo, v.v… chiều thứ Năm 17.4.2008 tại Trung tâm Văn hóa Gioan Phaolô 2, Washington, D.C., Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI khẳng định về việc tôn trọng và nhiệm vụ bảo vệ và duy trì tự do tôn giáo như sau:
"Nhiệm vụ duy trì tự do tôn giáo không bao giờ hoàn tất. Có các hoàn cảnh và thách đố mới mời gọi các công dân và giới lãnh đạo suy tư về việc làm thế nào để các quyết định của họ tôn trọng quyền căn bản này của con người.”
“Bảo vệ tự do tôn giáo trong khuôn khổ luật lệ không bảo đảm cho các dân tộc, đặc biệt là các nhóm thiểu số, tránh được các hình thức kỳ thị bất công và thành kiến. Ðiều này đỏi hỏi một cố gắng liện tục từ phía mọi thành phần xã hội để bảo đảm cho các công dân có cơ may thực hành việc thờ tự trong an bình và thông truyền gia tài tôn giáo cho con cái họ."
"Việc thông truyền các gía trị tôn giáo cho các thế hệ tiếp nối không chỉ giúp duy trì một gia sản, nhưng cũng nâng đỡ và dưỡng nuôi nền văn hóa chung quanh. Ðiều này cũng có giá trị đối với cuộc đối thoại giữa các tôn giáo: người tham dự cũng như xã hội đều hưởng được sự phong phú của nó."
Một lời mời gọi cho đất nước Việt Nam mới
Chúng tôi mong rằng những thao thức cho nhân loại và những lời hướng dẫn trên đây của Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI rất đáng cho mọi người dân Việt chúng ta trân trọng đón nhận và suy tư, đặc biệt các thế hệ trẻ mới cùng nhau bàn thảo để có thể nhận ra được những bài học thực hành, áp dụng những điều hay lẽ phải hầu sớm dựng lại một đất nước Việt Nam mới trong văn minh, tình thương, tự do, công bằng và thịnh vượng.
Và chúng tôi luôn ghi nhớ lời khích lệ giới trẻ Việt Nam của ĐTC Gioan Phaolô II, bằng tiếng Việt, trong lễ bế mạc Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 1998 tại Paris, Pháp:
“Các bạn trẻ Công giáo Việt Nam, anh chị em khắp nơi trên thế giới đương cầu nguyện cho các con trong cuộc hành trình nhân bản và thiêng liêng của các con.”
Đức Thánh Cha viếng thăm nguyện đường Do Thái tại New York
Nguyễn Việt Nam
17:35 19/04/2008
Trẻ con Do Thái chào đón ĐTC |
Cộng đoàn Do Thái New York chào ĐTC |
Nguyện đường Do Thái New York |
Trao quà cho ĐTC |
Đây là lần đầu tiên một vị Giáo Hoàng viếng thăm một nguyện đường Do Thái tại Hoa Kỳ, và cuộc viếng thăm đã diễn ra ngay trước ngày lễ Vượt Qua của người Do Thái.
Đức Thánh Cha cho biết ngài cảm thấy gần gũi cách đặc biệt đối với người Do Thái khi họ “chuẩn bị cử mừng những việc vĩ đại mà Đấng Toàn Năng đã thực hiện và hát lên những bài tụng ca dâng lên Đấng đã làm những điều kỳ diệu cho dân Ngài”.
Đức Thánh Cha đã được chào mừng bởi Rabbi Arthur Schneier, 78 tuổi, người Áo và là người đã sống sót trong vụ tàn sát người Do Thái. Rabbi Arthur Schneier gọi cuộc viếng thăm của ngài là một cuộc viếng thăm lịch sử “một lời xác nhận cho sự vươn ra, thiện chí, và sự dấn thân nhằm tăng cường quan hệ Do Thái Giáo- Công Giáo”
Rabbi Arthur Schneier cũng nhân dịp này chúc Đức Thánh Cha "mazel tov" là lời chúc vạn sự như ý của người Do Thái nhân dịp sinh nhật thứ 81 của Đức Thánh Cha.
Một ban nhạc từ trường Park East Day của Do Thái Giáo đã cử mừng ba bài hát bằng tiếng Hêbrơ: trong đó có bài "Shema Yisrael,", và "Hear, O Israel, the Lord is our God. The Lord is one." (Nghe đây Dân Israel, Chúa là Thiên Chúa chúng ta. Chúa là Thiên Chúa duy nhất).
Đức Thánh Cha đã chào cộng đoàn bằng lời chào bình an "Shalom". Đức Thánh Cha nói ngài rất cảm động “nhớ lại Chúa Giêsu, thời niên thiếu, cũng đã lắng nghe những lời Thánh Kinh ở một nơi như thế này.”
Nguyện đường Do Thái tại Park East, New York chỉ cách tòa sứ thần tại New York, nơi Đức Thánh Cha lưu ngụ, chỉ vài con phố.
Đây là lần thứ Ba một vị Giáo Hoàng viếng thăm một nguyện đường Do Thái. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã thăm một nguyện đường Do Thái tại Rôma năm 1986. Năm 2005, Đức đương kim Giáo Hoàng đã viếng thăm một nguyện đường Do Thái tại Cologne, Đức quốc.
Cuộc gặp gỡ tại New York không giới hạn trong phạm vi cộng đoàn Do Thái Park East, New York vì có rất nhiều nhân vật Do Thái Giáo vị vọng có mặt trong buổi tiếp kiến như chủ tịch Công Nghị Do Thái Giáo Thế Giới, Ronald S. Lauder và nguyên chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới James D. Wolfensohn.
Mất mát lớn lao cho Giáo Hội Công Giáo: Đức Hồng Y Alfonso López Trujillo chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình đã qua đời
Thúy Dung
18:30 19/04/2008
Vatican - Hôm thứ Bẩy 20/4/2008, Đức Hồng Y Alfonso López Trujillo chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình đã qua đời trong bệnh viện tại Rôma sau 4 tuần lễ chiến đấu chống lại những diễn biến phức tạp của bệnh tiểu đường. Vị Hồng Y Colombia, Tổng Giám Mục hiệu tòa Medellin, người được xem là chiến sĩ đấu tranh kiên cường cho những giá trị cao cả của hôn nhân và gia đình, đã qua đi ở tuổi 72.
Đức Hồng Y sinh ngày 8/11/1935 tại Villahermosa, Colombia. Ngài đã di chuyển lên thủ đô Bogotá vào thời niên thiếu.
Sau khi vào chủng viện, ngài đã theo học tại Rôma và đạt được bằng tiến sĩ Triết Học tại Đại Học Angelicum. Ngài cũng theo học Thần Học và Xã Hội Học kể cả triết học Mác Xít khi quê hương ngài chập chờn trước họa cộng sản và trào lưu thần học giải phóng bùng lên tại Nam Mỹ. Ngài đã được thụ phong linh mục ngày 13/11/1960 và còn tiếp tục lưu lại theo học tại Rôma trong 2 năm sau đó.
Trở lại Bogotá, ngài giảng dạy Triết Học trong vòng 4 năm tại Đại Chủng Viện tổng giáo phận Bogotá. Năm 1968, ngài đã đi khắp nước Colombia để giảng về thông điệp “Populorum Progressio” của Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục.
Tháng Hai 1971, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục bổ nhiệm ngài làm Giám Mục Phụ Tá Bogotá. Năm sau đó, ngài là thư ký của Liên Hội Đồng Giám Mục Mỹ Châu La Tinh và vùng Caribê (CELAM). Tháng Năm 1978, ngài được bổ nhiệm Giám Mục Phó của Medellín, và trở thành Tổng Giám Mục vào tháng 6/1979.
Ngài đã trở thành chủ tịch CELAM từ 1979 đến 1983. Trong vai trò này, ngài đã là người đóng vai trò quyết định trong việc dẹp tan trào lưu thần học giải phóng nhuốm mầu cộng sản tại Mỹ Châu La Tinh. Ngài đã giữ chức vụ chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Colombia từ 1987 đến 1990.
Ngài là thành viên của nhiều Thượng Hội Đồng Giám Mục tại Vatican. Tháng Giêng 1991, ngài trở thành Tổng Giám Mục Hiệu Tòa Medellín.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã thăng Hồng Y cho ngài vào tháng Hai năm 1983 và là vị Hồng Y trẻ nhất trong Giáo Hội vào thời điểm đó. Từ tháng 11/1990 đến nay ngài đã giữ chức vụ chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình, một chức vụ được kể là khó khăn tại giáo triều Rôma trong một thời đại mà các định chế về hôn nhân và gia đình lần lượt bị đánh phá ác liệt khắp nơi trên thế giới và ngay cả bên trong lòng Giáo Hội với những trào lưu phò lựa chọn (Pro-Choice tức là phó phá thai), hôn nhân đồng tính..
Đức Hồng Y Trujillo cũng là thành viên của Bộ Giáo Lý Đức Tin, Bộ Phong Thánh, Bộ Giám Mục và Bộ Truyền Giảng Tin Mừng cho các Dân Tộc. Ngài cũng là thành viên của Hội Đồng Tòa Thánh về Mỹ Châu La Tinh.
ĐHY Alfonso López Trujillo |
Sau khi vào chủng viện, ngài đã theo học tại Rôma và đạt được bằng tiến sĩ Triết Học tại Đại Học Angelicum. Ngài cũng theo học Thần Học và Xã Hội Học kể cả triết học Mác Xít khi quê hương ngài chập chờn trước họa cộng sản và trào lưu thần học giải phóng bùng lên tại Nam Mỹ. Ngài đã được thụ phong linh mục ngày 13/11/1960 và còn tiếp tục lưu lại theo học tại Rôma trong 2 năm sau đó.
Trở lại Bogotá, ngài giảng dạy Triết Học trong vòng 4 năm tại Đại Chủng Viện tổng giáo phận Bogotá. Năm 1968, ngài đã đi khắp nước Colombia để giảng về thông điệp “Populorum Progressio” của Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục.
Tháng Hai 1971, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục bổ nhiệm ngài làm Giám Mục Phụ Tá Bogotá. Năm sau đó, ngài là thư ký của Liên Hội Đồng Giám Mục Mỹ Châu La Tinh và vùng Caribê (CELAM). Tháng Năm 1978, ngài được bổ nhiệm Giám Mục Phó của Medellín, và trở thành Tổng Giám Mục vào tháng 6/1979.
Ngài đã trở thành chủ tịch CELAM từ 1979 đến 1983. Trong vai trò này, ngài đã là người đóng vai trò quyết định trong việc dẹp tan trào lưu thần học giải phóng nhuốm mầu cộng sản tại Mỹ Châu La Tinh. Ngài đã giữ chức vụ chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Colombia từ 1987 đến 1990.
Ngài là thành viên của nhiều Thượng Hội Đồng Giám Mục tại Vatican. Tháng Giêng 1991, ngài trở thành Tổng Giám Mục Hiệu Tòa Medellín.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã thăng Hồng Y cho ngài vào tháng Hai năm 1983 và là vị Hồng Y trẻ nhất trong Giáo Hội vào thời điểm đó. Từ tháng 11/1990 đến nay ngài đã giữ chức vụ chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình, một chức vụ được kể là khó khăn tại giáo triều Rôma trong một thời đại mà các định chế về hôn nhân và gia đình lần lượt bị đánh phá ác liệt khắp nơi trên thế giới và ngay cả bên trong lòng Giáo Hội với những trào lưu phò lựa chọn (Pro-Choice tức là phó phá thai), hôn nhân đồng tính..
Đức Hồng Y Trujillo cũng là thành viên của Bộ Giáo Lý Đức Tin, Bộ Phong Thánh, Bộ Giám Mục và Bộ Truyền Giảng Tin Mừng cho các Dân Tộc. Ngài cũng là thành viên của Hội Đồng Tòa Thánh về Mỹ Châu La Tinh.
Một nhà ngoại giao Philippines được bổ nhiệm làm sứ thần ở Hàn Quốc.
UCA News
18:39 19/04/2008
Seoul (UCAN KO04813.1493 Ngày14-4-2008) -- Các giới chức Giáo hội Hàn Quốc và người Công giáo Philippines tại đây hoan nghênh vụ bổ nhiệm một sứ thần người Philippines và hy vọng ngài sẽ đặc biệt quan tâm đến người lao động di dân và tìm cách giúp họ.
Hôm 12-4-2008 Tòa Thánh thông báo Ðức Thánh cha Bênêđictô XVI đã bổ nhiệm Ðức Tổng Giám mục người Philippines Osvaldo Padilla làm sứ thần Tòa Thánh tại Hàn Quốc. Ngài là người châu Á thứ hai nắm giữ chức vụ này, sau Ðức Hồng y người Ấn Ðộ Ivan Dias năm 1987.
Linh mục Peter Pai Young-ho, thư ký điều hành của Hội đồng Giám mục Công giáo Hàn Quốc (CBCK), phát biểu với UCA News hôm 14-4-2008 rằng mặc dù Ðức Tổng Giám mục Padilla đi học ở phương Tây, nhưng "ngài có thể gần gũi với tín hữu Hàn Quốc hơn và đồng hành với họ đơn giản là vì ngài là người châu Á giống như chúng ta".
Ngài nói thêm: "Ðể trở thành một Giáo hội Á châu đích thực, tôi hy vọng Ðức Tổng Giám mục Padilla có thể khích lệ và động viên các tín hữu chúng ta khám phá một điều gì đó mang tính Hàn Quốc hay Á châu thực sự trong Giáo hội địa phương. Ðó sẽ là một sự đóng góp xứng đáng của Giáo hội chúng ta cho Giáo hội hoàn vũ".
Ngài còn hy vọng rằng vì Hàn Quốc có nhiều người lao động di cư, trong đó có nhiều người Philippines, sứ thần sẽ quan tâm nhiều đến những người lao động này và đời sống đức tin của họ.
Linh mục tuyên úy Alvin Parantar của Cộng đoàn Công giáo Di dân Philippines thuộc tổng giáo phận Seoul, nói với UCA News hôm 14-4-2008 rằng ngài "vui sướng" trước cuộc bổ nhiệm sứ thần người Philippines.
"Tôi mong ngài sẽ giúp đỡ nhiều hơn. Vì ngài biết văn hóa và ngôn ngữ của chúng ta, ngài có thể giao tiếp với chúng ta tốt hơn những vị khác. Tôi hy vọng ngài sẽ dâng Thánh lễ cho người lao động Philippines vào các lễ đặc biệt và cổ vũ họ sống tốt hơn với tư cách là Kitô hữu", ngài nói.
Ngài và những người Philippines khác nghe được tin này từ một linh mục người Hàn Quốc tại lễ Chúa nhật ở Seoul hôm 13-4-2008. Họ đã vỗ tay bày tỏ niềm vui sướng của mình.
Từ năm 1972, tân sứ thần làm thư ký và cố vấn tại các tòa sứ thần ở Haiti, Ireland, Mexico, Nigeria, Pháp và Sri Lanka, theo một thông cáo báo chí của CBCK hôm 12-4-2008.
Thông cáo báo chí còn cho biết sau khi được tấn phong tổng giám mục năm 1990, ngài làm sứ thần ở Panama, Sri Lanka, Nigeria và Costa Rica. Ngài kế vị Ðức Tổng Giám mục người Thụy Sĩ Emil Paul Tscheng, ngài được tái bổ nhiệm tại các nước bắc Âu.
Ðức Tổng Giám mục Padilla sinh ngày 5-8-1942 tại tỉnh Cebu, miền trung Philippines. Ngài chịu chức linh mục năm 1966 phục vụ tổng giáo phận Cebu. Sau đó ngài lấy bằng tiến sĩ giáo luật.
Precy Niebres, một người Philippines lao động di cư, nói rằng chị rất vui khi nghe tin này trong Thánh lễ. "Tôi mong ngài sẽ giúp chăm sóc người lao động di cư như tôi nhiều hơn. Chúng tôi gặp nhiều vấn đề ở đây. Chúng tôi đã vỗ tay lớn bày tỏ niềm vui sướng của mình", chị nói thêm.
Ðức Tổng Giám mục Padilla thành thạo các tiếng Anh, Pháp, Ý và Tây Ban Nha.
Hôm 12-4-2008 Tòa Thánh thông báo Ðức Thánh cha Bênêđictô XVI đã bổ nhiệm Ðức Tổng Giám mục người Philippines Osvaldo Padilla làm sứ thần Tòa Thánh tại Hàn Quốc. Ngài là người châu Á thứ hai nắm giữ chức vụ này, sau Ðức Hồng y người Ấn Ðộ Ivan Dias năm 1987.
Linh mục Peter Pai Young-ho, thư ký điều hành của Hội đồng Giám mục Công giáo Hàn Quốc (CBCK), phát biểu với UCA News hôm 14-4-2008 rằng mặc dù Ðức Tổng Giám mục Padilla đi học ở phương Tây, nhưng "ngài có thể gần gũi với tín hữu Hàn Quốc hơn và đồng hành với họ đơn giản là vì ngài là người châu Á giống như chúng ta".
Ngài nói thêm: "Ðể trở thành một Giáo hội Á châu đích thực, tôi hy vọng Ðức Tổng Giám mục Padilla có thể khích lệ và động viên các tín hữu chúng ta khám phá một điều gì đó mang tính Hàn Quốc hay Á châu thực sự trong Giáo hội địa phương. Ðó sẽ là một sự đóng góp xứng đáng của Giáo hội chúng ta cho Giáo hội hoàn vũ".
Ngài còn hy vọng rằng vì Hàn Quốc có nhiều người lao động di cư, trong đó có nhiều người Philippines, sứ thần sẽ quan tâm nhiều đến những người lao động này và đời sống đức tin của họ.
Linh mục tuyên úy Alvin Parantar của Cộng đoàn Công giáo Di dân Philippines thuộc tổng giáo phận Seoul, nói với UCA News hôm 14-4-2008 rằng ngài "vui sướng" trước cuộc bổ nhiệm sứ thần người Philippines.
"Tôi mong ngài sẽ giúp đỡ nhiều hơn. Vì ngài biết văn hóa và ngôn ngữ của chúng ta, ngài có thể giao tiếp với chúng ta tốt hơn những vị khác. Tôi hy vọng ngài sẽ dâng Thánh lễ cho người lao động Philippines vào các lễ đặc biệt và cổ vũ họ sống tốt hơn với tư cách là Kitô hữu", ngài nói.
Ngài và những người Philippines khác nghe được tin này từ một linh mục người Hàn Quốc tại lễ Chúa nhật ở Seoul hôm 13-4-2008. Họ đã vỗ tay bày tỏ niềm vui sướng của mình.
Từ năm 1972, tân sứ thần làm thư ký và cố vấn tại các tòa sứ thần ở Haiti, Ireland, Mexico, Nigeria, Pháp và Sri Lanka, theo một thông cáo báo chí của CBCK hôm 12-4-2008.
Thông cáo báo chí còn cho biết sau khi được tấn phong tổng giám mục năm 1990, ngài làm sứ thần ở Panama, Sri Lanka, Nigeria và Costa Rica. Ngài kế vị Ðức Tổng Giám mục người Thụy Sĩ Emil Paul Tscheng, ngài được tái bổ nhiệm tại các nước bắc Âu.
Ðức Tổng Giám mục Padilla sinh ngày 5-8-1942 tại tỉnh Cebu, miền trung Philippines. Ngài chịu chức linh mục năm 1966 phục vụ tổng giáo phận Cebu. Sau đó ngài lấy bằng tiến sĩ giáo luật.
Precy Niebres, một người Philippines lao động di cư, nói rằng chị rất vui khi nghe tin này trong Thánh lễ. "Tôi mong ngài sẽ giúp chăm sóc người lao động di cư như tôi nhiều hơn. Chúng tôi gặp nhiều vấn đề ở đây. Chúng tôi đã vỗ tay lớn bày tỏ niềm vui sướng của mình", chị nói thêm.
Ðức Tổng Giám mục Padilla thành thạo các tiếng Anh, Pháp, Ý và Tây Ban Nha.
Ðức Tổng Giám Mục Celestino Migliore than phiền về việc lạm dụng tôn giáo để hạ bệ, gây chia rẽ và chiến tranh.
Đặng Thế Dũng
18:43 19/04/2008
Tin New York (Apic 18/04/2008) -
Hôm ngày 17 tháng 4 năm 2008, áp ngày ÐTC đến đọc diễn văn tại Liên Hiệp Quốc, Ðức Tổng Giám Mục Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Toà Thánh tại Liên Hiệp Quốc, đã phát biểu trên đài Phát Thanh Vatican rằng ngài rất lấy làm tiếc vì các tôn giáo đôi khi đã bị lạm dụng để "hạ bệ, truất phế, gây chia rẽ và chiến tranh". Ðức Tổng Giám Mục đã nói như sau: "Chúng tôi chờ đợi ÐTC đến như là một uy tín tinh thần". "Cần đối xử với các tôn giáo đúng theo bản chất của tôn giáo, nghĩa là như những con đường để tôn vinh Thiên Chúa và làm cho con người được hạnh phúc; các tôn giáo cần làm cho con người trở nên kẻ cộng tác để giải quyết vấn đề, hơn là trở thành chính vấn đề." "Chúng ta không đòi các tôn giáo phải lãnh đạo những phương thế kỹ thuật để đem lại hoà bình, cũng không đòi các tôn giáo đưa ra những phương tiện kỹ thuật để thương thuyết, hoặc để công bố những nghị quyết." "Các tôn giáo cần tạo ra con đường tu đức, cần khai sáng một nền văn hoá, cần đào luyện một nhân loại mới, cần một tư tưởng tốt hướng đến việc phục vụ con người và thế giới".
Nhắc đến lễ kỷ niệm 60 năm công bố Tuyên Ngôn Phổ Quát về Nhân Quyền, trong năm 2008 này, Ðức Tổng Giám Mục Migliore đã nhận định rằng hiện tại không có nhân quyền căn bản nào không bị bỏ lơ là hoặc bị xúc phạm, khắp nơi trên thế giới. Theo Ðức Tổng Giám Mục, sở dĩ có tình trạng vừa nói trên, là bởi vì vẫn còn lập trường cho rằng nhà nước là kẻ có quyền trao ban những quyền lợi cho công dân, và có quyền giới hạn tầm mức áp dụng quyền đó, thay vì phải xem những quyền lợi đó như là những quyền tự nhiên, bẩm sinh và gắng liền với ngôi vị con người". Ðức Tổng Giám Mục Migliore cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mở lại sự cộng tác pháp lý giữa các quốc gia. Những tổ chức quốc tế có thể trợ giúp, vì đó là những thành tố quý báu và không thể thay thế của việc áp dụng những nhân quyền.
Cuối cùng, Ðức Tổng Giám Mục còn cho biết rằng phần đóng góp của phái đoàn Toà Thánh cho tổ chức Liên Hiệp Quốc là khai mở cuộc thảo luận về tất cả mọi khía cạnh của sự tự do tôn giáo liên quan đến các chính phủ, các xã hội dân sự, các tôn giáo, và cả đến những ai xem tôn giáo như là "một vấn đề", một ngăn trở cho hoà bình và phát triển.
ĐTC và ĐTGM Celestino Migliore |
Nhắc đến lễ kỷ niệm 60 năm công bố Tuyên Ngôn Phổ Quát về Nhân Quyền, trong năm 2008 này, Ðức Tổng Giám Mục Migliore đã nhận định rằng hiện tại không có nhân quyền căn bản nào không bị bỏ lơ là hoặc bị xúc phạm, khắp nơi trên thế giới. Theo Ðức Tổng Giám Mục, sở dĩ có tình trạng vừa nói trên, là bởi vì vẫn còn lập trường cho rằng nhà nước là kẻ có quyền trao ban những quyền lợi cho công dân, và có quyền giới hạn tầm mức áp dụng quyền đó, thay vì phải xem những quyền lợi đó như là những quyền tự nhiên, bẩm sinh và gắng liền với ngôi vị con người". Ðức Tổng Giám Mục Migliore cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mở lại sự cộng tác pháp lý giữa các quốc gia. Những tổ chức quốc tế có thể trợ giúp, vì đó là những thành tố quý báu và không thể thay thế của việc áp dụng những nhân quyền.
Cuối cùng, Ðức Tổng Giám Mục còn cho biết rằng phần đóng góp của phái đoàn Toà Thánh cho tổ chức Liên Hiệp Quốc là khai mở cuộc thảo luận về tất cả mọi khía cạnh của sự tự do tôn giáo liên quan đến các chính phủ, các xã hội dân sự, các tôn giáo, và cả đến những ai xem tôn giáo như là "một vấn đề", một ngăn trở cho hoà bình và phát triển.
Khi Em Trai Làm Giáo Hoàng
Vũ Văn An
22:06 19/04/2008
Khi Em Trai Làm Giáo Hòang
Trước khi Đức Bênêđictô XVI qua Mỹ, tạp chí The National Catholic Register có thực hiện một cuộc phỏng vấn người anh ruột của ngài là Đức Ông George Ratzinger, người thân duy nhất của ngài hiện còn sống. Ký giả Robert Rauhut gặp và nói chuyện với vị giáo sĩ này tại căn nhà nhỏ ở thành phố lịch sử Regensburg, vị giáo sĩ được anh mô tả là nồng ấm, thân thiện và đạo đức.
Tuổi Nhỏ Ở Bavaria
Đức ông, em trai và em gái đức ông đã giữ đức tin cách nào trong những lúc khó khăn thời niên thiếu?
Ngay từ đầu, Mẹ Thiên Chúa đã đóng một vai trò thiết yếu trong cuộc sống thiêng liêng của chúng tôi.
Trong nhà cha mẹ chúng tôi, chúng tôi thường qùy dưới đất đọc Kinh Mân Côi, tay tựa vào ghế dựa. Điều ấy cho chúng tôi thấy rất sớm tầm quan trọng của Mẹ Thiên Chúa đối với người Kitô Hữu.
Chúng tôi cũng giữ nhiều ngày lễ kính Đức Mẹ. Mẹ và em gái tôi đều lấy tên Maria. Hiển nhiên, tên ấy rất quan trọng trong gia đình tôi. Chúng tôi cũng đến Đền Altotting (một trong các đền Đức Mẹ nổi tiếng nhất Âu Châu). Chúng tôi biết chúng tôi mang ơn Mẹ Thiên Chúa nhiều lắm và có thể đem mọi ưu tư của chúng tôi đến với Người.
Lần chuỗi Mân Côi, các buổi đọc kinh ban trưa ngày Chúa Nhật, các cuộc rước kiệu ngày Lễ Mình Thánh Chúa ở Bavaria: các thực hành lòng đạo bình dân này khiến cho đức tin người ta trở nên bản thân, không trừu tượng hay hình thức nhưng thiết thân, nhân bản, êm ái và qúy hóa, một đức tin đi vào câu truyện đời mình và đòi cho được một chỗ đứng thiết yếu.
Đức ông và người em trai của đức ông đều bị động viên vào quân đội Đức lúc còn thiếu niên. Ngài thoát qua kinh nghiệm ấy ra sao?
Nói chung, đó là thời kỳ đầy nôn nóng, chờ đợi và hy vọng, hy vọng nó sẽ chấm dứt và mình có thể sống thoát. Người ta không chú tâm chi đến hiện tại, mà luôn hướng về tương lai. Tôi xin đơn cử một thí dụ. Một đêm kia, chúng tôi được trao nhiệm vụ sửa đường giây điện thoại. Bầu trời lúc ấy được một đám cháy rừng vĩ đại thắp sáng, và ai trong chúng tôi cũng nghĩ: mình phải sống qua đêm nay. Cứ thế chúng tôi hy vọng sống thoát để có được cuộc sống bình thường, cuộc sống dân sự, trong đó mình có hể thực hiện được các kế hoạch trong đời, tham gia một nghề nghiệp, chuẩn bị một tương lai và rồi thực hiện được tương lai ấy, nghĩa là trở về cuộc sống có trật tự.
Lúc kết thúc chiến tranh, giống như em trai của đức ông, đức ông từng bị bắt làm tù binh. Em trai của đức ông nói rằng ngài không bao giờ quên được niềm vui được trở về nhà.
Tôi bị Mỹ bắt làm tù binh, ở miền Nam nước Ý gần Vesuvius, và không có bất cứ tiếp xúc nào với thế giới bên ngoài. Chúng tôi chỉ biết rằng mọi sự đang rối tung khắp hướng ở Đức, rằng người Mỹ đang tới, và người Đức đang cố đánh trận đánh cuối cùng. Nhưng tôi không biết liệu cha mẹ tôi còn sống hay không, em gái và em trai tôi ra sao. Nhà chúng tôi còn đó hay không? Tôi thật sự không biết gì cả.
Đầu tháng Bẩy, chúng tôi được tầu chở lên miền Bắc rồi đi xe búyt tới Bad Aibling (một trại tù binh khổng lồ). Ở đó ít ngày, rồi chúng tôi được thả. Người Mỹ dùng xe tải chở chúng tôi về quê cũ. Tôi vội chạy về nhà và muốn biết xem “Có ai còn sống không? Vẫn những người cũ ở đấy đấy chứ? Nhà tôi còn đó không?”. Ôi, mẹ tôi đang đứng ngay tại giếng, cha tôi thì ở trong nhà, em trai tôi cũng được thả khỏi tù, và cả em gái tôi cũng đang có mặt. Đấy có lẽ là giây phút ngọt ngào nhất trong suốt cuộc đời tôi.
Về Nước Mỹ
Đức ông đã cùng ca đoàn Regensburg thăm viếng nước Mỹ. Đức ông còn nhớ nước đó không?
Đó là một đất nước rộng lớn với nhiều bộ mặt khác nhau. Các buổi trình diễn của chúng tôi đặc biệt thu hút người Đức lưu vong. Họ rất vui được gặp lại người từ quê cha và được nghe những bài ca đem quê hương lại gần họ.
Tôi nhớ một buổi phụng vụ trong nhà thờ ở Boston, trong đó chúng tôi cũng có hát. Qủa là một buổi lễ đầy nhân bản, thân ái, không gò bó. Chúng tôi rất thích. Đó là khía cạnh quan trọng nhất.
Tôi cũng nhớ có đến tiệm McDonald và rất lấy làm lạ thấy các anh ăn xong liệng hết chén dĩa đi. Nhưng lẽ dĩ nhiên, các anh cũng có nền văn hóa biết ăn trong khung cảnh tư riêng của đời sống Mỹ, bên ngoài các tiệm ăn cho lẹ.
Em trai đức ông sắp sửa thăm viếng nước này. Đức ông có nỗi sợ hay niềm mong ước gì không?
Tôi không hề sợ có chuyện xẩy ra. Tại Mỹ, khó có mưu toan ám sát. Tuy nhiên sợ là sợ không biết ngài có thành công trong việc thực hiện được các hoài mong của công chúng hay không thôi.
Ngài vốn có tài năng biết nói với người khác, tỏ ra một con người nhân bản đầy thiện cảm. Tôi hy vọng điều ấy sẽ rõ ràng đối với mọi người ở Mỹ.
Cuộc thăm viếng này không những chỉ có khía cạnh nhân bản, mà đặc biệt còn có khía cạnh tôn giáo nữa. Tôi hy vọng ngài sẽ làm cho đức tin thành thiện cảm, đáng tin. Đó mới là mục tiêu thực sự của cuộc thăm viếng mục vụ này. Đây không phải là vấn đề đi du lịch.
Tôi thực sự hy vọng rằng điều ấy sẽ thành công ở mọi giới ngài đến thăm. Hy vọng nó sẽ đem lại cho Giáo Hội Hoa Kỳ một thúc đẩy về mục vụ.
Thăm Đức Giáo Hoàng
Bây giờ em trai của đức ông đã là giáo hoàng. Đức ông nhớ gì về cuộc đến thăm ngài mới đây nhất, dịp lễ Giáng Sinh?
Thường thường chúng tôi dâng lễ với nhau vào buổi sáng. Em trai tôi là chủ tế: các thư ký và tôi cùng đồng tế. Sau thánh lễ, chúng tôi im lặng tạ ơn. Rồi ngài đọc sách nguyện cho tôi nghe; vì mắt tôi lôi thôi lắm. Tôi không còn đọc sách nguyện được nữa.
Chúng tôi cũng đọc kinh sáng (lauds) và kinh trưa với nhau. Tôi phải bằng lòng với Kinh Mân Côi thôi. Ngài đọc trọn bộ sách nguyện bằng tiếng Latinh.
Rồi chúng tôi dùng điểm tâm, với một số người khác. Sau đó tôi về phòng riêng. Đôi khi, Nữ Tu Christina đọc to một vài điều cho tôi nghe. Tôi nghe khá nhiều CD.
Trước bữa trưa mấy phút, ngài tới mời tôi, chúng tôi cùng nhau xuống dùng bữa. Ở đó đã có một số các vị thư ký. Ngài lưu tâm đến việc đi bộ, đến vận động, vì điều ấy quan trọng đối với tình trạng thể lý của ngài.
Tôi còn nhớ có lần chúng tôi được lái xe xuống Hang Đức Mẹ Lộ Đức trong Vườn Vatican. Tình trạng của tôi tệ đến nỗi không đi bộ xuống đó được. Và ở đó, chúng tôi cùng lần chuỗi Mân Côi với nhau. Rồi chúng tôi tản bộ trong chốc lát và sau đó gặp nhau ở bữa tối.
Ăn tối xong, chúng tôi xem tin tức trên Đài RAI (Đài Truyền Hình Ý), rồi tản bộ một lần nữa, đọc kinh tối (compline) và thế là hết ngày.
Các ngài có nhiều thì giờ để chuyện trò với nhau không?
Chút chút thôi, nhưng chúng tôi đã có những giờ ăn chung với nhau, cử hành Thánh Thể, đọc kinh Mân Côi buổi chiều và hầu hết buổi chiều Chúa Nhật, sau giờ nghỉ trưa, nhất là lúc ở Castel Gandolfo.
Thí dụ, chúng tôi ngồi bên cạnh hồ tắm, để cùng đọc sách và chuyện gẫu với nhau tại đó… Sau một ngày, thường thì thời giờ chẳng còn bao nhiêu. Nhưng những giây phút ở bên nhau như thế cũng đủ rồi.
Đức ông có dự tính một cuộc viếng thăm khác nữa không?
Tôi sẽ xuống dưới đó ngày 22 tháng Tư này vì ngày 24 tháng Tư sẽ có buổi hòa nhạc do Tổng Thống Ý (Giorgio) Napolitano tổ chức, và tôi sẽ tham dự buổi hòa nhạc đó. Do đó, tôi sẽ lưu lại ít bữa nữa.
Sau khi em trai đức ông được bầu làm giáo hoàng, có điều gì thay đổi trên bình diện bản thân chăng?
Không. Em trai tôi đã 78 tuổi khi được bầu làm giáo hoàng. Mối liên hệ bản thân của chúng tôi lúc ấy đã kéo dài được 78 năm rồi. Nên về căn bản, chả có chi thay đổi về phương diện ấy cả.
Nhưng rất có thể đức ông sẽ phân biệt “đứa em trai” của mình với Đức Thánh Cha chăng?
Chắc chắn rồi, tôi vốn kính trọng ngài và người ta phải phân biệt giữa khía cạnh nhân bản tổng quát, (thì) ngài là em trai tôi, với khía cạnh giáo hội, (thì) ngài lại là bề trên của tôi. Và trong khía cạnh đó, ngài cũng được tôi hết sức thán phục.
Nhưng khi chuyện trò bản thân, chúng tôi vẫn như xưa.
Các ngài có bao giờ chuyện trò về thần học và chính trị giáo hội không?
Ít khi lắm. Chúng tôi thường nói về chuyện thường ngày, và cả các hoài niệm nữa. Về chính trị giáo hội, rất ít, vì nói chung, tôi không muốn can dự vào công việc của ngài và không muốn gây ảnh hưởng bất cứ cách nào đối với ngài.
Những vấn đề mọi người đều biết thì đôi lúc được đưa vào câu truyện, nhưng thường thì rất ít.
Còn thần học?
Tôi thích đọc các tác phẩm của ngài, nhưng nói về chúng lại là chuyện khác. Đôi lúc, sau khi đọc được điều gì đó, tôi mang ra hỏi để ngài giải thích. Nhưng (phần lớn) chúng tôi… chỉ ở bên nhau theo cách nhân bản và nói về cuộc sống nhân sinh hàng ngày.
Ngài hỏi thăm về những người ngài biết ở Regensburg và những nơi khác. Ngài muốn biết họ ra sao, họ sắp làm gì.
Các ngài có thường xuyên gọi điện thoại cho nhau không?
Cái đó không nhất định; không có luật lệ chi cả, nhưng nói chung, ít nhất mỗi tuần một lần. Bắt đầu ngài muốn biết chuyện đã xẩy ra, tôi cho ngài hay. Và ngược lại. Chúng tôi thường nói với nhau khá lâu trên điện thoại.
Có lợi lộc thực tiễn nào cho đức ông khi em trai đức ông làm giáo hoàng không?
Hiển nhiên là có, tôi thấy có lợi lộc thực tiễn khi đến thăm em trai mình ở Rome: từ phi trường về Vatican rất lẹ. Nếu anh biết nạn kẹt xe ở Rome thì hẳn anh biết việc đó không dễ dàng gì đâu.
Cũng còn một chiều kích quan trọng quanh Phép Thánh Thể: ở đây, chính Đấng Đại Diện Chúa Kitô đang cử hành Thánh Thể. Có cả một bầu khí đặc biệt đâu đó. Ngoài những chuyện đó, mọi sự khác đều như nhau thôi.
Di Sản Bênêđíctô
Em trai của đức ông đã quen với chức vụ mới của ngài chưa? Con muốn nói, ngài vốn có kế hoạch khác cho đời sống.
Ngài rất mềm dẻo. Ngài có thể thích ứng dễ dàng với một hoàn cảnh nhất định. Và ngài hoàn toàn chú tâm đến mọi điều người ta đòi hỏi, người ta chờ mong ở ngài. Và đây là một đòi hỏi mới, một chiều kích mới trong cuộc sống hàng ngày của ngài, một điều ngài đã mau chóng thích ứng được.
Việc bầu Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô có thay đổi Giáo Hội tại Đức không?
Khó thấy được sự dị biệt hiển nhiên. Đối với những người đã tin, chắc chắn có cải tiến. Đối với những người đứng bên lề, không hẳn chống lại nó, chắc chắn đây là dịp để suy tư một cách bén nhậy. Nơi một số giới, nó đã dẫn tới sự thay đổi thái độ bản thân. Một số giới đã tìm thấy sự nối kết cách này cách khác với Giáo Hội, đến mức nào thì tôi không thể nói được. Thí dụ, tôi từng được nghe rằng Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Cologne mang lại nhiều thành quả cho thừa tác vụ giới trẻ ở giáo xứ: quan tâm nhiều hơn, nhiều thái độ tích cực hơn, sống động hơn và nhiều thiện chí hơn. Đấy mới chỉ là một chứng tá, chắc chắn còn nhiều chứng tá khác nữa.
Liệu em trai của đức ông có viếng thăm Đức lần nữa không?
Ý muốn thì có đó. Nhưng ngài cũng có cùng một bổn phận ấy với toàn thể thế giới. Ngài vốn đã về Đức hai lần rồi. Bây giờ đến lượt các nước khác. Bởi vậy, một dấu hỏi có lẽ khôn ngoan hơn. Mặt khác, du hành đâu còn dễ dàng gì với tuổi gìa.
Khi cuộc đời về chiều, đức ông có kế hoạch hay ước muốn gì không?
Đến tuổi của chúng tôi, cuộc sống đã được sống trọn rồi. Người ta hoặc đã đạt được mục đích hoặc ngồi mà hối tiếc chúng. Người ta ráng sống những tháng hay những năm cuối cùng một cách nào đó để không gây ra vấn đề, mà là để tạo ra bình an, cố gắng thi hành bổn phận của mình bao nhiêu có thể. Đức Giáo Hoàng có một viễn tượng mới, một chân trời mới, sau khi được bầu, cũng đã được ba năm rồi, (tuy) ngài không có những kế hoạch đặc biệt lớn lao gì (nhưng vẫn phải) giáp mặt với một thực tại hoàn toàn mới và cố gắng tìm ra giải pháp đúng đắn cho thực tại ấy. Còn giấc mơ hay ước muốn ư? Không, giờ đây tôi chả còn giấc mơ hay ước muốn chi.
Trước khi Đức Bênêđictô XVI qua Mỹ, tạp chí The National Catholic Register có thực hiện một cuộc phỏng vấn người anh ruột của ngài là Đức Ông George Ratzinger, người thân duy nhất của ngài hiện còn sống. Ký giả Robert Rauhut gặp và nói chuyện với vị giáo sĩ này tại căn nhà nhỏ ở thành phố lịch sử Regensburg, vị giáo sĩ được anh mô tả là nồng ấm, thân thiện và đạo đức.
Tuổi Nhỏ Ở Bavaria
Đức ông, em trai và em gái đức ông đã giữ đức tin cách nào trong những lúc khó khăn thời niên thiếu?
Ngay từ đầu, Mẹ Thiên Chúa đã đóng một vai trò thiết yếu trong cuộc sống thiêng liêng của chúng tôi.
Trong nhà cha mẹ chúng tôi, chúng tôi thường qùy dưới đất đọc Kinh Mân Côi, tay tựa vào ghế dựa. Điều ấy cho chúng tôi thấy rất sớm tầm quan trọng của Mẹ Thiên Chúa đối với người Kitô Hữu.
Chúng tôi cũng giữ nhiều ngày lễ kính Đức Mẹ. Mẹ và em gái tôi đều lấy tên Maria. Hiển nhiên, tên ấy rất quan trọng trong gia đình tôi. Chúng tôi cũng đến Đền Altotting (một trong các đền Đức Mẹ nổi tiếng nhất Âu Châu). Chúng tôi biết chúng tôi mang ơn Mẹ Thiên Chúa nhiều lắm và có thể đem mọi ưu tư của chúng tôi đến với Người.
Lần chuỗi Mân Côi, các buổi đọc kinh ban trưa ngày Chúa Nhật, các cuộc rước kiệu ngày Lễ Mình Thánh Chúa ở Bavaria: các thực hành lòng đạo bình dân này khiến cho đức tin người ta trở nên bản thân, không trừu tượng hay hình thức nhưng thiết thân, nhân bản, êm ái và qúy hóa, một đức tin đi vào câu truyện đời mình và đòi cho được một chỗ đứng thiết yếu.
Đức ông và người em trai của đức ông đều bị động viên vào quân đội Đức lúc còn thiếu niên. Ngài thoát qua kinh nghiệm ấy ra sao?
Nói chung, đó là thời kỳ đầy nôn nóng, chờ đợi và hy vọng, hy vọng nó sẽ chấm dứt và mình có thể sống thoát. Người ta không chú tâm chi đến hiện tại, mà luôn hướng về tương lai. Tôi xin đơn cử một thí dụ. Một đêm kia, chúng tôi được trao nhiệm vụ sửa đường giây điện thoại. Bầu trời lúc ấy được một đám cháy rừng vĩ đại thắp sáng, và ai trong chúng tôi cũng nghĩ: mình phải sống qua đêm nay. Cứ thế chúng tôi hy vọng sống thoát để có được cuộc sống bình thường, cuộc sống dân sự, trong đó mình có hể thực hiện được các kế hoạch trong đời, tham gia một nghề nghiệp, chuẩn bị một tương lai và rồi thực hiện được tương lai ấy, nghĩa là trở về cuộc sống có trật tự.
Lúc kết thúc chiến tranh, giống như em trai của đức ông, đức ông từng bị bắt làm tù binh. Em trai của đức ông nói rằng ngài không bao giờ quên được niềm vui được trở về nhà.
Tôi bị Mỹ bắt làm tù binh, ở miền Nam nước Ý gần Vesuvius, và không có bất cứ tiếp xúc nào với thế giới bên ngoài. Chúng tôi chỉ biết rằng mọi sự đang rối tung khắp hướng ở Đức, rằng người Mỹ đang tới, và người Đức đang cố đánh trận đánh cuối cùng. Nhưng tôi không biết liệu cha mẹ tôi còn sống hay không, em gái và em trai tôi ra sao. Nhà chúng tôi còn đó hay không? Tôi thật sự không biết gì cả.
Đầu tháng Bẩy, chúng tôi được tầu chở lên miền Bắc rồi đi xe búyt tới Bad Aibling (một trại tù binh khổng lồ). Ở đó ít ngày, rồi chúng tôi được thả. Người Mỹ dùng xe tải chở chúng tôi về quê cũ. Tôi vội chạy về nhà và muốn biết xem “Có ai còn sống không? Vẫn những người cũ ở đấy đấy chứ? Nhà tôi còn đó không?”. Ôi, mẹ tôi đang đứng ngay tại giếng, cha tôi thì ở trong nhà, em trai tôi cũng được thả khỏi tù, và cả em gái tôi cũng đang có mặt. Đấy có lẽ là giây phút ngọt ngào nhất trong suốt cuộc đời tôi.
Về Nước Mỹ
Đức ông đã cùng ca đoàn Regensburg thăm viếng nước Mỹ. Đức ông còn nhớ nước đó không?
Đó là một đất nước rộng lớn với nhiều bộ mặt khác nhau. Các buổi trình diễn của chúng tôi đặc biệt thu hút người Đức lưu vong. Họ rất vui được gặp lại người từ quê cha và được nghe những bài ca đem quê hương lại gần họ.
Tôi nhớ một buổi phụng vụ trong nhà thờ ở Boston, trong đó chúng tôi cũng có hát. Qủa là một buổi lễ đầy nhân bản, thân ái, không gò bó. Chúng tôi rất thích. Đó là khía cạnh quan trọng nhất.
Tôi cũng nhớ có đến tiệm McDonald và rất lấy làm lạ thấy các anh ăn xong liệng hết chén dĩa đi. Nhưng lẽ dĩ nhiên, các anh cũng có nền văn hóa biết ăn trong khung cảnh tư riêng của đời sống Mỹ, bên ngoài các tiệm ăn cho lẹ.
Em trai đức ông sắp sửa thăm viếng nước này. Đức ông có nỗi sợ hay niềm mong ước gì không?
Tôi không hề sợ có chuyện xẩy ra. Tại Mỹ, khó có mưu toan ám sát. Tuy nhiên sợ là sợ không biết ngài có thành công trong việc thực hiện được các hoài mong của công chúng hay không thôi.
Ngài vốn có tài năng biết nói với người khác, tỏ ra một con người nhân bản đầy thiện cảm. Tôi hy vọng điều ấy sẽ rõ ràng đối với mọi người ở Mỹ.
Cuộc thăm viếng này không những chỉ có khía cạnh nhân bản, mà đặc biệt còn có khía cạnh tôn giáo nữa. Tôi hy vọng ngài sẽ làm cho đức tin thành thiện cảm, đáng tin. Đó mới là mục tiêu thực sự của cuộc thăm viếng mục vụ này. Đây không phải là vấn đề đi du lịch.
Tôi thực sự hy vọng rằng điều ấy sẽ thành công ở mọi giới ngài đến thăm. Hy vọng nó sẽ đem lại cho Giáo Hội Hoa Kỳ một thúc đẩy về mục vụ.
Thăm Đức Giáo Hoàng
Bây giờ em trai của đức ông đã là giáo hoàng. Đức ông nhớ gì về cuộc đến thăm ngài mới đây nhất, dịp lễ Giáng Sinh?
Thường thường chúng tôi dâng lễ với nhau vào buổi sáng. Em trai tôi là chủ tế: các thư ký và tôi cùng đồng tế. Sau thánh lễ, chúng tôi im lặng tạ ơn. Rồi ngài đọc sách nguyện cho tôi nghe; vì mắt tôi lôi thôi lắm. Tôi không còn đọc sách nguyện được nữa.
Chúng tôi cũng đọc kinh sáng (lauds) và kinh trưa với nhau. Tôi phải bằng lòng với Kinh Mân Côi thôi. Ngài đọc trọn bộ sách nguyện bằng tiếng Latinh.
Rồi chúng tôi dùng điểm tâm, với một số người khác. Sau đó tôi về phòng riêng. Đôi khi, Nữ Tu Christina đọc to một vài điều cho tôi nghe. Tôi nghe khá nhiều CD.
Trước bữa trưa mấy phút, ngài tới mời tôi, chúng tôi cùng nhau xuống dùng bữa. Ở đó đã có một số các vị thư ký. Ngài lưu tâm đến việc đi bộ, đến vận động, vì điều ấy quan trọng đối với tình trạng thể lý của ngài.
Tôi còn nhớ có lần chúng tôi được lái xe xuống Hang Đức Mẹ Lộ Đức trong Vườn Vatican. Tình trạng của tôi tệ đến nỗi không đi bộ xuống đó được. Và ở đó, chúng tôi cùng lần chuỗi Mân Côi với nhau. Rồi chúng tôi tản bộ trong chốc lát và sau đó gặp nhau ở bữa tối.
Ăn tối xong, chúng tôi xem tin tức trên Đài RAI (Đài Truyền Hình Ý), rồi tản bộ một lần nữa, đọc kinh tối (compline) và thế là hết ngày.
Các ngài có nhiều thì giờ để chuyện trò với nhau không?
Chút chút thôi, nhưng chúng tôi đã có những giờ ăn chung với nhau, cử hành Thánh Thể, đọc kinh Mân Côi buổi chiều và hầu hết buổi chiều Chúa Nhật, sau giờ nghỉ trưa, nhất là lúc ở Castel Gandolfo.
Thí dụ, chúng tôi ngồi bên cạnh hồ tắm, để cùng đọc sách và chuyện gẫu với nhau tại đó… Sau một ngày, thường thì thời giờ chẳng còn bao nhiêu. Nhưng những giây phút ở bên nhau như thế cũng đủ rồi.
Đức ông có dự tính một cuộc viếng thăm khác nữa không?
Tôi sẽ xuống dưới đó ngày 22 tháng Tư này vì ngày 24 tháng Tư sẽ có buổi hòa nhạc do Tổng Thống Ý (Giorgio) Napolitano tổ chức, và tôi sẽ tham dự buổi hòa nhạc đó. Do đó, tôi sẽ lưu lại ít bữa nữa.
Sau khi em trai đức ông được bầu làm giáo hoàng, có điều gì thay đổi trên bình diện bản thân chăng?
Không. Em trai tôi đã 78 tuổi khi được bầu làm giáo hoàng. Mối liên hệ bản thân của chúng tôi lúc ấy đã kéo dài được 78 năm rồi. Nên về căn bản, chả có chi thay đổi về phương diện ấy cả.
Nhưng rất có thể đức ông sẽ phân biệt “đứa em trai” của mình với Đức Thánh Cha chăng?
Chắc chắn rồi, tôi vốn kính trọng ngài và người ta phải phân biệt giữa khía cạnh nhân bản tổng quát, (thì) ngài là em trai tôi, với khía cạnh giáo hội, (thì) ngài lại là bề trên của tôi. Và trong khía cạnh đó, ngài cũng được tôi hết sức thán phục.
Nhưng khi chuyện trò bản thân, chúng tôi vẫn như xưa.
Các ngài có bao giờ chuyện trò về thần học và chính trị giáo hội không?
Ít khi lắm. Chúng tôi thường nói về chuyện thường ngày, và cả các hoài niệm nữa. Về chính trị giáo hội, rất ít, vì nói chung, tôi không muốn can dự vào công việc của ngài và không muốn gây ảnh hưởng bất cứ cách nào đối với ngài.
Những vấn đề mọi người đều biết thì đôi lúc được đưa vào câu truyện, nhưng thường thì rất ít.
Còn thần học?
Tôi thích đọc các tác phẩm của ngài, nhưng nói về chúng lại là chuyện khác. Đôi lúc, sau khi đọc được điều gì đó, tôi mang ra hỏi để ngài giải thích. Nhưng (phần lớn) chúng tôi… chỉ ở bên nhau theo cách nhân bản và nói về cuộc sống nhân sinh hàng ngày.
Ngài hỏi thăm về những người ngài biết ở Regensburg và những nơi khác. Ngài muốn biết họ ra sao, họ sắp làm gì.
Các ngài có thường xuyên gọi điện thoại cho nhau không?
Cái đó không nhất định; không có luật lệ chi cả, nhưng nói chung, ít nhất mỗi tuần một lần. Bắt đầu ngài muốn biết chuyện đã xẩy ra, tôi cho ngài hay. Và ngược lại. Chúng tôi thường nói với nhau khá lâu trên điện thoại.
Có lợi lộc thực tiễn nào cho đức ông khi em trai đức ông làm giáo hoàng không?
Hiển nhiên là có, tôi thấy có lợi lộc thực tiễn khi đến thăm em trai mình ở Rome: từ phi trường về Vatican rất lẹ. Nếu anh biết nạn kẹt xe ở Rome thì hẳn anh biết việc đó không dễ dàng gì đâu.
Cũng còn một chiều kích quan trọng quanh Phép Thánh Thể: ở đây, chính Đấng Đại Diện Chúa Kitô đang cử hành Thánh Thể. Có cả một bầu khí đặc biệt đâu đó. Ngoài những chuyện đó, mọi sự khác đều như nhau thôi.
Di Sản Bênêđíctô
Em trai của đức ông đã quen với chức vụ mới của ngài chưa? Con muốn nói, ngài vốn có kế hoạch khác cho đời sống.
Ngài rất mềm dẻo. Ngài có thể thích ứng dễ dàng với một hoàn cảnh nhất định. Và ngài hoàn toàn chú tâm đến mọi điều người ta đòi hỏi, người ta chờ mong ở ngài. Và đây là một đòi hỏi mới, một chiều kích mới trong cuộc sống hàng ngày của ngài, một điều ngài đã mau chóng thích ứng được.
Việc bầu Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô có thay đổi Giáo Hội tại Đức không?
Khó thấy được sự dị biệt hiển nhiên. Đối với những người đã tin, chắc chắn có cải tiến. Đối với những người đứng bên lề, không hẳn chống lại nó, chắc chắn đây là dịp để suy tư một cách bén nhậy. Nơi một số giới, nó đã dẫn tới sự thay đổi thái độ bản thân. Một số giới đã tìm thấy sự nối kết cách này cách khác với Giáo Hội, đến mức nào thì tôi không thể nói được. Thí dụ, tôi từng được nghe rằng Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Cologne mang lại nhiều thành quả cho thừa tác vụ giới trẻ ở giáo xứ: quan tâm nhiều hơn, nhiều thái độ tích cực hơn, sống động hơn và nhiều thiện chí hơn. Đấy mới chỉ là một chứng tá, chắc chắn còn nhiều chứng tá khác nữa.
Liệu em trai của đức ông có viếng thăm Đức lần nữa không?
Ý muốn thì có đó. Nhưng ngài cũng có cùng một bổn phận ấy với toàn thể thế giới. Ngài vốn đã về Đức hai lần rồi. Bây giờ đến lượt các nước khác. Bởi vậy, một dấu hỏi có lẽ khôn ngoan hơn. Mặt khác, du hành đâu còn dễ dàng gì với tuổi gìa.
Khi cuộc đời về chiều, đức ông có kế hoạch hay ước muốn gì không?
Đến tuổi của chúng tôi, cuộc sống đã được sống trọn rồi. Người ta hoặc đã đạt được mục đích hoặc ngồi mà hối tiếc chúng. Người ta ráng sống những tháng hay những năm cuối cùng một cách nào đó để không gây ra vấn đề, mà là để tạo ra bình an, cố gắng thi hành bổn phận của mình bao nhiêu có thể. Đức Giáo Hoàng có một viễn tượng mới, một chân trời mới, sau khi được bầu, cũng đã được ba năm rồi, (tuy) ngài không có những kế hoạch đặc biệt lớn lao gì (nhưng vẫn phải) giáp mặt với một thực tại hoàn toàn mới và cố gắng tìm ra giải pháp đúng đắn cho thực tại ấy. Còn giấc mơ hay ước muốn ư? Không, giờ đây tôi chả còn giấc mơ hay ước muốn chi.
Toàn bộ diễn từ của Đức Thánh Cha tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc
J.B. Đặng Minh An dịch
22:36 19/04/2008
Thưa ngài chủ tịch
Kính thưa quý vị,
Để bắt đầu bài diễn văn trước Đại Hội Đồng này, trước hết tôi muốn bày tỏ với ngài, thưa ông Chủ tịch, lời cám ơn chân thành của tôi trước những lời tốt đẹp của ngài. Lời cám ơn của tôi cũng muốn được chuyển đến ngài Tổng Thư Ký Ban Ki-moon vì lời mời tôi đến thăm trụ sở của Tổ Chức này và những lời chào mừng dành cho tôi. Tôi chào các vị Đại Sứ và các Nhà Ngoại Giao từ các Quốc Gia Thành Viên, và tất cả những ai đang hiện diện nơi đây. Qua quý vị, xin cho tôi gởi lời chào đến những dân tộc mà quý vị đại diện cho họ nơi đây. Họ hướng nhìn về đây như một cơ chế thực thi khát vọng nền tảng là thiết lập một “trung tâm điều hòa những hoạt động của các quốc gia hầu đạt được những mục đích chung” là hòa bình và phát triển (x. Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, điều 1.2-1.4). Như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phát biểu vào năm 1995, Liên Hiệp Quốc phải trở nên “một trung tâm luân lý nơi mọi dân nước trên thế giới cảm thấy thân thuộc và là nơi mà họ phát triển một nhận thức chung là trở nên, như đã từng là, một ‘gia đình của các dân nước’” (Diễn văn trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc nhân kỷ niệm lần thứ 50 ngày Thành Lập, New York, 5 tháng Mười năm 1995, số 14).
Thông qua Liên Hiệp Quốc, Các Quốc Gia đã hình thành những mục tiêu phổ quát mà dù cho không trùng hợp hoàn toàn với thiện ích chung tổng thể của gia đình nhân loại đi nữa, chúng rõ ràng cũng đại diện cho một phần căn bản của thiện ích đó. Những nguyên tắc căn bản của Tổ Chức này – khát vọng hòa bình, việc mưu tìm công lý, sự kính trọng phẩm giá con người, sự hợp tác và trợ giúp nhân đạo – thể hiện những khát vọng chính đáng của tinh thần nhân loại, và hình thành những lý tưởng đáng lý phải củng cố những quan hệ quốc tế. Như các vị tiền nhiệm của tôi là Đức Phaolô Đệ Lục và Đức Gioan Phaolô II đã nêu lên từ chính bục nói chuyện này, Giáo Hội Công Giáo và Tòa Thánh theo dõi sát tất cả điều này với sự quan tâm, trong khi nhận thấy nơi hoạt động của quý vị một điển hình về cách thế làm sao những vấn nạn và những cuộc tranh chấp liên quan đến cộng đồng quốc tế có thể được giải quyết theo nguyên tắc chung. Liên Hiệp Quốc thể hiện khát vọng cho một “mức độ lớn hơn của trật tự quốc tế” (John Paul II, Sollicitudo Rei Socialis, 43), được linh hứng và hướng dẫn bởi nguyên tắc phụ đới, và do đó có khả năng đáp ứng các đòi hỏi của gia đình nhân loại nhờ những qui luật quốc tế hiệu năng và những cơ cấu có khả năng điều hòa đời sống thường nhật của các dân tộc. Điều này càng cần thiết hơn trong thời điểm hiện nay khi chúng ta đang cảm nghiệm một sự nghịch lý hiển nhiên: sự đồng thuận đa phương giữa các nước tiếp tục bị khủng hoảng vì nó còn phải tùy thuộc những quyết định của một thiểu số, trong khi những vấn đề của thế giới đòi cộng đồng quốc tế phải có những cuộc can thiệp dưới hình thức những hoạt động chung.
Thực vậy, những vấn đề an ninh, các mục tiêu phát triển, sự giảm bớt chênh lệch trên bình diện địa phương và thế giới, việc bảo vệ môi sinh, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và khí hậu, đòi mọi vị hữu trách của đời sống thế giới phải hành động phối hợp với nhau, và chứng tỏ một sự sẵn sàng làm việc chân thành, trong niềm tôn trọng công pháp, để thăng tiến tình liên đới tại những miền mong manh nhất thế giới. Tôi đặc biệt nghĩ đến một số nước tại Phi châu và tại các đại lục khác vẫn còn ở ngoài lề sự phát triển toàn diện đích thực, và do đó có nguy cơ chỉ cảm nhận được những hậu quả tiêu cực của sự toàn cầu hóa. Trong bối cảnh các quan hệ quốc tế, cần phải nhìn nhận vai trò hàng đầu của các qui luật và các cơ cấu, tự bản chất là nhắm thăng tiến công ích, và bảo tồn tự do của con người. Những qui luật ấy không giới hạn tự do, trái lại chúng thăng tiến tự do khi cấm đoán những thái độ và hành vi đi ngược lại công ích, cản trở sự thực thi hữu hiệu tự do và vì thế làm thương tổn phẩm giá của mọi người. Nhân danh tự do, cần phải có một sự tương quan giữa quyền lợi và nghĩa vụ. Ở đây chúng ta hướng đến cách thức sử dụng những thành quả nghiên cứu khoa học và những tiến bộ của kỹ thuật. Tuy những tiến bộ ấy có thể mang lại ích lợi lớn lao cho nhân loại, nhưng một số trường hợp lại tiêu biểu cho một sự vi phạm tỏ tường trật tự tự nhiên, đến độ không những chúng trái ngược đặc tính thánh thiêng của sự sống, nhưng còn tước đoạt căn tính tự nhiên của con người và của gia đình. Cũng thế, việc bảo tồn môi sinh và bảo vệ những hình thái khác nhau của sự sống trên trái đất không nên chỉ giới hạn trong việc sử dụng hợp lý kỹ thuật và khoa học, nhưng còn phải bao gồm cả việc tái khám phá diện mạo đích thật của tạo vật. Điều này không bao giờ đòi hỏi một chọn lựa giữa khoa học và luân lý, nhưng đúng hơn là chấp nhận một phương pháp khoa học thực sự tôn trọng các qui luật của luân lý khách quan.
Sự nhìn nhận tính hiệp nhất của gia đình nhân loại, và sự chú ý đến phẩm giá bẩm sinh của mỗi người nam nữ ngày nay được nhấn mạnh trong nguyên tắc về nghĩa vụ bảo vệ. Điều này tuy chỉ mới được định nghĩa gần đây, nhưng nó đã hiện diện ẩn tàng nơi những nguồn gốc của Liên Hiệp Quốc, và giờ đây ngày càng trở nên nét đặc trưng trong hoạt động của cơ quan này. Mỗi Quốc Gia có trách nhiệm căn bản bảo vệ dân chúng của mình khỏi những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và kéo dài, cũng như những hậu quả của các khủng hoảng nhân đạo dù là do thiên nhiên hay do con người gây ra. Nếu các quốc gia không có khả năng thực hiện sự bảo vệ như thế, thì cộng đồng quốc tế có nghĩa vụ phải can thiệp với những phương thế luật pháp đã được dự trù trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và trong các văn kiện công pháp quốc tế. Hành động của cộng đồng thế giới và các cơ chế phối thuộc không thể bị giải thích như một sự áp đặt bất công, hay một sự giới hạn chủ quyền quốc gia, miễn là hành động ấy tôn trọng các nguyên tắc nâng đỡ trật tự quốc tế. Trái lại, chính sự dửng dưng hoặc không can thiệp mới là điều gây thiệt hại đích thực. Điều cần thiết là một sự tìm kiếm sâu hơn những cách thế ngăn chặn và đương đầu với những cuộc tranh chấp qua việc tìm kiếm mọi phương thế ngoại giao khả thi, chú ý và khích lệ ngay cả dấu chỉ mong manh nhất của đối thoại hay ước ao muốn hòa giải.
Nguyên tắc của “trách nhiệm bảo vệ” đã được xem xét bởi luật dành cho các dân nước (ius gentium) thời xưa như nền tảng cho mỗi hành động của quan chức chính quyền liên quan đến người dân do họ cai trị: vào thời điểm khi khái niệm chủ quyền Quốc Gia đầu tiên được biết đến, Sư huynh Francisco de Vitoria, người đáng được gọi là vị tiền hô cho ý tưởng Liên Hiệp Quốc, đã mô tả trách nhiệm này như một khía cạnh của lý trí tự nhiên được chia sẻ bởi mọi dân nước, và như thành quả của một trật tự quốc tế có nhiệm vụ điều hoà quan hệ giữa các dân tộc. Ngày nay, cũng như vào thời đó, nguyên tắc này phải gợi lên ý tưởng con người như là hình ảnh của Đấng Tạo Hóa, gợi lên ao ước về sự tuyệt đối, và yếu tính của tự do. Như chúng ta biết, việc thành lập Liên Hiệp Quốc trùng hợp với những biến động sâu xa mà nhân loại đã trải qua khi những gì liên quan tới ý nghĩa của siêu việt tính và lý trí tự nhiên bị loại bỏ, và hệ quả là, tự do và nhân phẩm đã bị chà đạp nghiêm trọng. Khi điều này xẩy ra, nó đe dọa những nền tảng khách quan của những giá trị đang linh hướng và chi phối trật tự quốc tế và nó làm suy yếu đi tính chất thuyết phục và những nguyên tắc bất khả vi phạm được Liên Hiệp Quốc hình thành và củng cố. Khi đối diện với những thách đố mới và dai dẳng này thật là sai lầm khi quay trở về với sách lược thực dụng, giới hạn vào việc xác định “nền tảng chung”, nghèo nàn về nội dung, và chẳng đưa lại hiệu quả gì.
Việc tham chiếu đến phẩm giá con người này, là nền tảng và là mục tiêu của trách nhiệm bảo vệ, dẫn chúng ta tới chủ đề chúng ta đang đặc biệt chú trọng trong năm nay là năm đánh dấu 60 năm Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Văn kiện này là thành quả của một sự hội tụ những truyền thống tôn giáo và văn hóa khác nhau, tất cả được tác động bởi một ước vọng chung là đặt con người vào tâm điểm của các cơ cấu, luật lệ và những hoạt động của xã hội, và coi con người là những gì chính yếu đối với thế giới văn hóa, tôn giáo và khoa học. Nhân quyền ngày càng được trình bày như là ngôn ngữ chung và là nền móng đạo lý trong các mối liên hệ quốc tế. Đồng thời, tính cách phổ quát, tính cách bất khả phân ly và tính cách liên thuộc của nhân quyền tất cả giúp vào việc bảo đảm nhân phẩm. Cũng hiển nhiên là các quyền được nhìn nhận và trình bày trong bản Tuyên ngôn được áp dụng cho tất cả mọi người, vì nguồn gốc chung của con người, vốn là cao điểm trong ý định sáng tạo của Thiên Chúa đối với thế giới và lịch sự. Các quyền ấy có nền tảng nơi luật tự nhiên được ghi khắc trong tâm can con người và hiện diện trong mọi nền văn hóa và văn minh khác nhau. Tách rời các quyền con người ra khỏi bối cảnh ấy có nghĩa là thu hẹp phạm vi của chúng và chiều theo một quan niệm duy tương đối, theo đó ý nghĩa và sự diễn dịch các quyền con người có thể thay đổi, và đặc tính phổ quát của các quyền ấy có thể bị phủ nhận nhân danh những quan niệm khác nhau về văn hóa, chính trị, xã hội và cả tôn giáo nữa. Sự dị biệt bao la giữa các quan điểm không được phép làm lu mờ sự kiện là không chỉ có các quyền là phổ quát, nhưng cả con người, chủ thể của những quyền ấy cũng là phổ quát.
Cuộc sống của các cộng đồng, cả quốc nội và quốc tế, minh chứng rằng sự tôn trọng các quyền, và những bảo đảm đi kèm, là những thước đo của thiện ích chung, được dùng để đánh giá quan hệ giữa công lý và bất công, giữa phát triển và nghèo đói, giữa an ninh và tranh chấp. Việc đề cao nhân quyền vẫn là phương sách hiệu quả nhất để loại trừ bất bình đẳng giữa các quốc gia và các nhóm xã hội, và để tăng cường an ninh. Thật vậy, những nạn nhân của lầm than và thất vọng, những người mà nhân phẩm bị tha hồ chà đạp, dễ trở thành mồi ngon cho lời mời gọi bạo lực, và rồi họ trở thành những kẻ phá hủy hòa bình. Tuy nhiên, thiện ích chung mà nhân quyền giúp hoàn thành không thể có được bằng cách đơn giản là áp dụng cách máy móc những thủ tục, hay thậm chí tệ hơn là chỉ mong đạt đến sự quân bình giữa các quyền lợi đối kháng. Điểm son của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền là nó cho phép các nền văn hóa, các diễn đạt luật pháp và các mô thức cơ chế khác nhau hội tụ chung quanh một nhân tử căn bản các giá trị, và do đó là các quyền. Tuy nhiên, ngày nay, những nỗ lực cần được tái nhân lên gấp đôi trước áp lực đòi diễn dịch lại những nền tảng của Tuyên Ngôn này và tương nhượng sự hiệp nhất bên trong của nó hầu tạo thuận lợi cho việc dịch chuyển từ việc bảo vệ nhân phẩm sang việc thỏa mãn những ích lợi đơn giản, thường là những ích lợi đặc thù. Tuyên Ngôn đã được chấp nhận như một “tiêu chuẩn thành tựu chung” (Tiền Đề) và không thể được áp dụng từng phần, theo những xu hướng hay những lựa chọn chỉ đem lại hiểm họa đối nghịch lại với sự hiệp nhất của con người và từ đó dẫn đến sự đối nghịch với tính cách bất khả phân ly của các quyền con người.
Kinh nghiệm cho thấy rằng luật pháp thường lấn lướt công lý khi việc nhấn mạnh trên những quyền này làm cho người ta lầm tưởng rằng những quyền ấy là hệ quả của những tiến trình luật pháp hay những quyết định được đưa ra bởi những cơ quan quyền lực khác nhau. Khi bị trình bày thuần tuý trên phương diện pháp lý, nhân quyền có nguy cơ trở thành những đề đạt yếu ớt tách rời khỏi chiều kích luân lý và hợp lý là căn bản và mục tiêu của chúng. Bản Tuyên Ngôn, trái lại, đã củng cố xác tín rằng việc tôn trọng nhân quyền bắt nguồn cơ bản từ công lý bất biến, cũng là cơ sở cho quyền lực bắt buộc của những tuyên bố quốc tế. Khía cạnh này thường bị xem nhẹ khi người ta mưu toan tước đoạt đi những quyền con người nhân danh một viễn kiến độc tài hẹp hòi. Vì quyền lợi và nghĩa vụ luôn đi đôi với nhau một cách tự nhiên trong ứng xử con người, người ta dễ dàng quên đi rằng chúng là hoa trái của một nhận thức chung về công lý được xây dựng chủ yếu trên tình liên đới giữa các thành viên trong xã hội, và do đó có giá trị ở mọi thời đại và cho mọi dân tộc. Trực giác này đã được diễn tả rất sớm ít nhất là vào thế kỷ thứ Năm bởi thánh Augustinô thành Hippo, một trong những bậc thầy của di sản tri thức của chúng ta. Ngài dạy rằng câu ngạn ngữ: Đừng làm cho kẻ khác điều mà bạn không muốn người ta làm cho mình “nhất thiết không thể thay đổi theo những nhận định khác nhau nổi lên trên thế giới” (De Doctrina Christiana, III, 14). Như thế, nhân quyền, cần phải được tôn trọng như một biểu hiện của công lý, chứ không chỉ đơn giản vì chúng được có hiệu lực nhờ ý muốn của các luật gia.
Thưa quý vị,
Theo dòng lịch sử, những tình huống mới phát sinh, và cố gắng đã được đưa ra để liên kết những tình huống này với những quyền mới. Sự sáng suốt, nghĩa là khả năng phân biệt thiện ác trở nên cần thiết hơn trong bối cảnh của những đòi hỏi liên quan đến chính những sinh mạng và hành vi của con người, của các cộng đoàn và các dân tộc. Khi đề cập đến chủ đề quyền con người, vì liên quan đến những tình huống quan trọng và những thực tại sâu xa, sự sáng suốt là một nhân đức vừa thiết yếu vừa đem lại lợi ích.
Sự sáng suốt chỉ ra rằng giao phó hoàn toàn cho mỗi Quốc Gia, với luật pháp và các cơ chế của họ, trách nhiệm chung cuộc thỏa mãn các khát vọng của con người, của các cộng đồng và toàn thể dân chúng, đôi khi có thể đem lại những hệ quả loại trừ khả năng của một trật tự xã hội tôn trọng phẩm giá và các quyền con người. Mặt khác, một viễn kiến đời sống bám víu chặt chẽ nơi chiều kích tôn giáo có thể đạt được điều này, vì sự nhìn nhận các giá trị siêu việt của mỗi người nam nữ làm thuận lợi cho việc hoán cải con tim, là điều dẫn họ đến dấn thân chống lại bạo lực, chủ nghĩa khủng bố và chiến tranh, đề cao công lý và hòa bình. Điều này cũng đem lại bối cảnh thích hợp cho cuộc đối thoại liên tôn trong những lãnh vực khác của hoạt động con người. Đối thoại cần được nhìn nhận như phương thế qua đó những thành phần khác nhau của xã hội có thể nêu lên quan điểm của họ và xây dựng sự đồng thuận chung quanh sự thật liên quan đến những giá trị hay những mục tiêu đặc thù liên quan. Khi được tự do thực hành, các tôn giáo theo bản chất của mình có thể tự động dẫn đến một cuộc đối thoại giữa tư duy và cuộc sống. Nếu cả trên bình diện này, bầu khí tôn giáo cũng được tách biệt với hoạt động chính trị thì cá nhân và các cộng đồng sẽ được hưởng những lợi ích lớn lao. Mặt khác, Liên Hiệp Quốc có thể trông cậy vào những thành quả của việc đối thoại giữa các tôn giáo, và gặt hái được hoa trái nơi việc các tín hữu sẵn sàng mang kinh nghiệm của mình ra phục vụ cho công ích. Nghĩa vụ của họ là đề ra một nhãn quan đức tin không theo đường hướng bất khoan dung, kỳ thị và xung khắc mà là theo một đường hướng hoàn toàn tôn trọng sự thật, sự sống chung, quyền lợi và hòa giải.
Dĩ nhiên các quyền con người cũng phải bao gồm cả quyền tự do tôn giáo, được hiểu như một sự diễn tả chiều kích vừa cá nhân và cộng đoàn – một viễn tượng vừa làm nổi bật sự hiệp nhất của con người, đồng thời lại phân biệt rõ ràng giữa chiều kích công dân và chiều kích tín hữu. Hoạt động của Liên Hiệp Quốc trong những năm gần đây đã bảo đảm rằng cuộc tranh luận công cộng phải có chỗ cho những quan điểm được linh hướng bởi một nhãn quan tôn giáo nơi tất cả mọi chiều kích của nó, bao gồm cả chiều kích lễ nghi, phụng tự, giáo dục, phổ biến thông tin và quyền tự do tuyên xưng đức tin và chọn lựa tôn giáo. Vì thế, không thể tưởng tượng được việc các công dân buộc phải đè nén một phần của chính mình, tức là niềm tin của họ, ngõ hầu có thể là những công dân tích cực. Không bao giờ cần phải chối bỏ Thiên Chúa để được hưởng các quyền của mình. Những quyền liên quan đến tôn giáo là những quyền cần được bảo vệ hơn hết nếu những quyền ấy đối nghịch với một ý thức hệ thế tục đang thịnh hành hoặc với những lập trường tôn giáo của đa số có tính chất loại trừ tôn giáo khác. Sự bảo đảm hoàn toàn tự do tôn giáo không thể bị thu hẹp vào việc tự do phụng tự, nhưng còn phải để ý đến chiều kích công cộng của tôn giáo và làm sao để các tín hữu có thể tham gia vào việc xây dựng trật tự xã hội. Cố nhiên họ đang thực sự thi hành điều đó, chẳng hạn qua sự dấn thân có tầm ảnh hưởng và quảng đại trong một mạng lưới rộng lớn các sáng kiến, từ các Đại Học, các học viện khoa học và trường học, cho đến các cơ sở chăm sóc y tế và các tổ chức bác ái, phục vụ những người nghèo khổ nhất và những người bị bỏ rơi. Từ chối nhìn nhận sự đóng góp cho xã hội ăn rễ nơi chiều kích tôn giáo và trong sự tìm kiếm Đấng Tuyệt Đối – mà tự bản chất của nó thể hiện một sự hiệp thông giữa con người với nhau - có nghĩa là dành ưu tiên cho thái độ cá nhân chủ nghĩa và như thế là làm băng hoại sự hiệp nhất của con người.
Sự hiện diện của tôi giữa Đại Hội Đồng này là một dấu chỉ nói lên lòng quí chuộng của tôi đối với Liên Hiệp Quốc và có ý bày tỏ mong ước rằng tổ chức này ngày càng trở nên một dấu chỉ đoàn kết giữa các Quốc Gia và là một dụng cụ phục vụ toàn thể gia đình nhân loại. Sự hiện diện này cũng biểu lộ thiện chí sẵn sàng của Giáo Hội Công Giáo đóng góp vào những quan hệ quốc tế trong cách thế sao cho mọi người và toàn thể các dân tộc cảm thấy tầm quan trọng của họ. Trong cách thế nhất quán với đóng góp của mình trong lãnh vực luân lý và đạo đức và với hoạt động tự do của các tín hữu, Giáo Hội cũng hoạt động cho việc nhận ra những mục tiêu này thông qua các hoạt động quốc tế của Tòa Thánh. Thật thế, Tòa Thánh luôn luôn có một chỗ tại Đại Hội Đồng các Quốc Gia, qua đó thể hiện đặc thù của mình như một chủ thể trên trường quốc tế. Như Liên Hiệp Quốc gần đây đã xác nhận, Tòa Thánh đưa ra những đóng góp của mình theo những thiết định của công pháp quốc tế, giúp xác định công pháp và đưa ra thỉnh cầu với luật quốc tế này.
Liên Hiệp Quốc tiếp tục là một nơi ưu tiên trong đó Giáo Hội cố gắng chia sẻ kinh nghiệm của mình về “tình nhân loại”, vốn đã được phát triển qua bao thế kỷ giữa các dân tộc thuộc mọi chủng tộc và văn hóa, và dành kinh nghiệm ấy cho mọi thành phần của cộng đồng quốc tế. Kinh nghiệm và hoạt động này, nhắm đạt được tự do cho mọi tín hữu và cũng nỗ lực làm cho các quyền của con người được bảo vệ một cách hữu hiệu hơn. Những quyền lợi này được đặt căn bản và được hình thành bởi bản tính siêu việt của con người, một bản tính giúp con người có thể theo đuổi hành trình đức tin của họ và việc tìm kiếm Thiên Chúa trên trần gian này. Việc nhìn nhận chiều kích này cần phải được củng cố nếu chúng ta còn muốn nuôi dưỡng niềm hy vọng của nhân loại về một thế giới tốt đẹp hơn, và nếu chúng ta còn muốn tạo được những điều kiện cho hòa bình, phát triển, hợp tác và sự bảo đảm về các quyền lợi cho các thế hệ tương lai.
Trong Thông Điệp gần đây của mình là Spe Salvi, tôi đã xác định rằng “mọi thế hệ đều có nhiệm vụ tham gia một cách mới mẻ vào việc miệt mài tìm kiếm con đường đúng đắn để sắp đặt trật tự công việc con người” (số 25). Đối với các Kitô hữu công việc này được tác động bởi niềm hy vọng được kín múc từ công cuộc cứu độ của Chúa Giêsu Kitô. Đó là lý do tại sao Giáo Hội vui mừng được liên kết với hoạt động của Tổ Chức ưu tú này, một tổ chức có trách nhiệm cổ võ hòa bình và thiện chí khắp trái đất. Các Bạn thân mến, tôi xin cám ơn quý vị về cơ hội được ngỏ lời cùng các bạn hôm nay đây, và tôi hứa với các bạn sự hỗ trợ của tôi qua lời cầu nguyện khi các bạn theo đuổi thực hiện công cuộc cao quí này.
Trước khi rời Đại Hội Đồng này, tôi muốn gửi lời chào của tôi bằng những ngôn ngữ chính, đến tất cả mọi Quốc Gia được đại diện ở nơi đây.
Bình an và thịnh vượng với sự phù trợ của Thiên Chúa!
Peace and Prosperity with God’s help!
Paix et prospérité, avec l’aide de Dieu!
Paz y prosperidad con la ayuda de Dios!
سَلامٌ وَإزْدِهَارٌ بعَوْن ِ الله ِ!
因著天主的幫助願大家 得享平安和繁榮 !
Мира и благоденствия с помощью Боҗией!
Thank you very much.
Cám ơn các Bạn
Kính thưa quý vị,
Để bắt đầu bài diễn văn trước Đại Hội Đồng này, trước hết tôi muốn bày tỏ với ngài, thưa ông Chủ tịch, lời cám ơn chân thành của tôi trước những lời tốt đẹp của ngài. Lời cám ơn của tôi cũng muốn được chuyển đến ngài Tổng Thư Ký Ban Ki-moon vì lời mời tôi đến thăm trụ sở của Tổ Chức này và những lời chào mừng dành cho tôi. Tôi chào các vị Đại Sứ và các Nhà Ngoại Giao từ các Quốc Gia Thành Viên, và tất cả những ai đang hiện diện nơi đây. Qua quý vị, xin cho tôi gởi lời chào đến những dân tộc mà quý vị đại diện cho họ nơi đây. Họ hướng nhìn về đây như một cơ chế thực thi khát vọng nền tảng là thiết lập một “trung tâm điều hòa những hoạt động của các quốc gia hầu đạt được những mục đích chung” là hòa bình và phát triển (x. Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, điều 1.2-1.4). Như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phát biểu vào năm 1995, Liên Hiệp Quốc phải trở nên “một trung tâm luân lý nơi mọi dân nước trên thế giới cảm thấy thân thuộc và là nơi mà họ phát triển một nhận thức chung là trở nên, như đã từng là, một ‘gia đình của các dân nước’” (Diễn văn trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc nhân kỷ niệm lần thứ 50 ngày Thành Lập, New York, 5 tháng Mười năm 1995, số 14).
Thông qua Liên Hiệp Quốc, Các Quốc Gia đã hình thành những mục tiêu phổ quát mà dù cho không trùng hợp hoàn toàn với thiện ích chung tổng thể của gia đình nhân loại đi nữa, chúng rõ ràng cũng đại diện cho một phần căn bản của thiện ích đó. Những nguyên tắc căn bản của Tổ Chức này – khát vọng hòa bình, việc mưu tìm công lý, sự kính trọng phẩm giá con người, sự hợp tác và trợ giúp nhân đạo – thể hiện những khát vọng chính đáng của tinh thần nhân loại, và hình thành những lý tưởng đáng lý phải củng cố những quan hệ quốc tế. Như các vị tiền nhiệm của tôi là Đức Phaolô Đệ Lục và Đức Gioan Phaolô II đã nêu lên từ chính bục nói chuyện này, Giáo Hội Công Giáo và Tòa Thánh theo dõi sát tất cả điều này với sự quan tâm, trong khi nhận thấy nơi hoạt động của quý vị một điển hình về cách thế làm sao những vấn nạn và những cuộc tranh chấp liên quan đến cộng đồng quốc tế có thể được giải quyết theo nguyên tắc chung. Liên Hiệp Quốc thể hiện khát vọng cho một “mức độ lớn hơn của trật tự quốc tế” (John Paul II, Sollicitudo Rei Socialis, 43), được linh hứng và hướng dẫn bởi nguyên tắc phụ đới, và do đó có khả năng đáp ứng các đòi hỏi của gia đình nhân loại nhờ những qui luật quốc tế hiệu năng và những cơ cấu có khả năng điều hòa đời sống thường nhật của các dân tộc. Điều này càng cần thiết hơn trong thời điểm hiện nay khi chúng ta đang cảm nghiệm một sự nghịch lý hiển nhiên: sự đồng thuận đa phương giữa các nước tiếp tục bị khủng hoảng vì nó còn phải tùy thuộc những quyết định của một thiểu số, trong khi những vấn đề của thế giới đòi cộng đồng quốc tế phải có những cuộc can thiệp dưới hình thức những hoạt động chung.
Thực vậy, những vấn đề an ninh, các mục tiêu phát triển, sự giảm bớt chênh lệch trên bình diện địa phương và thế giới, việc bảo vệ môi sinh, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và khí hậu, đòi mọi vị hữu trách của đời sống thế giới phải hành động phối hợp với nhau, và chứng tỏ một sự sẵn sàng làm việc chân thành, trong niềm tôn trọng công pháp, để thăng tiến tình liên đới tại những miền mong manh nhất thế giới. Tôi đặc biệt nghĩ đến một số nước tại Phi châu và tại các đại lục khác vẫn còn ở ngoài lề sự phát triển toàn diện đích thực, và do đó có nguy cơ chỉ cảm nhận được những hậu quả tiêu cực của sự toàn cầu hóa. Trong bối cảnh các quan hệ quốc tế, cần phải nhìn nhận vai trò hàng đầu của các qui luật và các cơ cấu, tự bản chất là nhắm thăng tiến công ích, và bảo tồn tự do của con người. Những qui luật ấy không giới hạn tự do, trái lại chúng thăng tiến tự do khi cấm đoán những thái độ và hành vi đi ngược lại công ích, cản trở sự thực thi hữu hiệu tự do và vì thế làm thương tổn phẩm giá của mọi người. Nhân danh tự do, cần phải có một sự tương quan giữa quyền lợi và nghĩa vụ. Ở đây chúng ta hướng đến cách thức sử dụng những thành quả nghiên cứu khoa học và những tiến bộ của kỹ thuật. Tuy những tiến bộ ấy có thể mang lại ích lợi lớn lao cho nhân loại, nhưng một số trường hợp lại tiêu biểu cho một sự vi phạm tỏ tường trật tự tự nhiên, đến độ không những chúng trái ngược đặc tính thánh thiêng của sự sống, nhưng còn tước đoạt căn tính tự nhiên của con người và của gia đình. Cũng thế, việc bảo tồn môi sinh và bảo vệ những hình thái khác nhau của sự sống trên trái đất không nên chỉ giới hạn trong việc sử dụng hợp lý kỹ thuật và khoa học, nhưng còn phải bao gồm cả việc tái khám phá diện mạo đích thật của tạo vật. Điều này không bao giờ đòi hỏi một chọn lựa giữa khoa học và luân lý, nhưng đúng hơn là chấp nhận một phương pháp khoa học thực sự tôn trọng các qui luật của luân lý khách quan.
Sự nhìn nhận tính hiệp nhất của gia đình nhân loại, và sự chú ý đến phẩm giá bẩm sinh của mỗi người nam nữ ngày nay được nhấn mạnh trong nguyên tắc về nghĩa vụ bảo vệ. Điều này tuy chỉ mới được định nghĩa gần đây, nhưng nó đã hiện diện ẩn tàng nơi những nguồn gốc của Liên Hiệp Quốc, và giờ đây ngày càng trở nên nét đặc trưng trong hoạt động của cơ quan này. Mỗi Quốc Gia có trách nhiệm căn bản bảo vệ dân chúng của mình khỏi những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và kéo dài, cũng như những hậu quả của các khủng hoảng nhân đạo dù là do thiên nhiên hay do con người gây ra. Nếu các quốc gia không có khả năng thực hiện sự bảo vệ như thế, thì cộng đồng quốc tế có nghĩa vụ phải can thiệp với những phương thế luật pháp đã được dự trù trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và trong các văn kiện công pháp quốc tế. Hành động của cộng đồng thế giới và các cơ chế phối thuộc không thể bị giải thích như một sự áp đặt bất công, hay một sự giới hạn chủ quyền quốc gia, miễn là hành động ấy tôn trọng các nguyên tắc nâng đỡ trật tự quốc tế. Trái lại, chính sự dửng dưng hoặc không can thiệp mới là điều gây thiệt hại đích thực. Điều cần thiết là một sự tìm kiếm sâu hơn những cách thế ngăn chặn và đương đầu với những cuộc tranh chấp qua việc tìm kiếm mọi phương thế ngoại giao khả thi, chú ý và khích lệ ngay cả dấu chỉ mong manh nhất của đối thoại hay ước ao muốn hòa giải.
Nguyên tắc của “trách nhiệm bảo vệ” đã được xem xét bởi luật dành cho các dân nước (ius gentium) thời xưa như nền tảng cho mỗi hành động của quan chức chính quyền liên quan đến người dân do họ cai trị: vào thời điểm khi khái niệm chủ quyền Quốc Gia đầu tiên được biết đến, Sư huynh Francisco de Vitoria, người đáng được gọi là vị tiền hô cho ý tưởng Liên Hiệp Quốc, đã mô tả trách nhiệm này như một khía cạnh của lý trí tự nhiên được chia sẻ bởi mọi dân nước, và như thành quả của một trật tự quốc tế có nhiệm vụ điều hoà quan hệ giữa các dân tộc. Ngày nay, cũng như vào thời đó, nguyên tắc này phải gợi lên ý tưởng con người như là hình ảnh của Đấng Tạo Hóa, gợi lên ao ước về sự tuyệt đối, và yếu tính của tự do. Như chúng ta biết, việc thành lập Liên Hiệp Quốc trùng hợp với những biến động sâu xa mà nhân loại đã trải qua khi những gì liên quan tới ý nghĩa của siêu việt tính và lý trí tự nhiên bị loại bỏ, và hệ quả là, tự do và nhân phẩm đã bị chà đạp nghiêm trọng. Khi điều này xẩy ra, nó đe dọa những nền tảng khách quan của những giá trị đang linh hướng và chi phối trật tự quốc tế và nó làm suy yếu đi tính chất thuyết phục và những nguyên tắc bất khả vi phạm được Liên Hiệp Quốc hình thành và củng cố. Khi đối diện với những thách đố mới và dai dẳng này thật là sai lầm khi quay trở về với sách lược thực dụng, giới hạn vào việc xác định “nền tảng chung”, nghèo nàn về nội dung, và chẳng đưa lại hiệu quả gì.
Việc tham chiếu đến phẩm giá con người này, là nền tảng và là mục tiêu của trách nhiệm bảo vệ, dẫn chúng ta tới chủ đề chúng ta đang đặc biệt chú trọng trong năm nay là năm đánh dấu 60 năm Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Văn kiện này là thành quả của một sự hội tụ những truyền thống tôn giáo và văn hóa khác nhau, tất cả được tác động bởi một ước vọng chung là đặt con người vào tâm điểm của các cơ cấu, luật lệ và những hoạt động của xã hội, và coi con người là những gì chính yếu đối với thế giới văn hóa, tôn giáo và khoa học. Nhân quyền ngày càng được trình bày như là ngôn ngữ chung và là nền móng đạo lý trong các mối liên hệ quốc tế. Đồng thời, tính cách phổ quát, tính cách bất khả phân ly và tính cách liên thuộc của nhân quyền tất cả giúp vào việc bảo đảm nhân phẩm. Cũng hiển nhiên là các quyền được nhìn nhận và trình bày trong bản Tuyên ngôn được áp dụng cho tất cả mọi người, vì nguồn gốc chung của con người, vốn là cao điểm trong ý định sáng tạo của Thiên Chúa đối với thế giới và lịch sự. Các quyền ấy có nền tảng nơi luật tự nhiên được ghi khắc trong tâm can con người và hiện diện trong mọi nền văn hóa và văn minh khác nhau. Tách rời các quyền con người ra khỏi bối cảnh ấy có nghĩa là thu hẹp phạm vi của chúng và chiều theo một quan niệm duy tương đối, theo đó ý nghĩa và sự diễn dịch các quyền con người có thể thay đổi, và đặc tính phổ quát của các quyền ấy có thể bị phủ nhận nhân danh những quan niệm khác nhau về văn hóa, chính trị, xã hội và cả tôn giáo nữa. Sự dị biệt bao la giữa các quan điểm không được phép làm lu mờ sự kiện là không chỉ có các quyền là phổ quát, nhưng cả con người, chủ thể của những quyền ấy cũng là phổ quát.
Cuộc sống của các cộng đồng, cả quốc nội và quốc tế, minh chứng rằng sự tôn trọng các quyền, và những bảo đảm đi kèm, là những thước đo của thiện ích chung, được dùng để đánh giá quan hệ giữa công lý và bất công, giữa phát triển và nghèo đói, giữa an ninh và tranh chấp. Việc đề cao nhân quyền vẫn là phương sách hiệu quả nhất để loại trừ bất bình đẳng giữa các quốc gia và các nhóm xã hội, và để tăng cường an ninh. Thật vậy, những nạn nhân của lầm than và thất vọng, những người mà nhân phẩm bị tha hồ chà đạp, dễ trở thành mồi ngon cho lời mời gọi bạo lực, và rồi họ trở thành những kẻ phá hủy hòa bình. Tuy nhiên, thiện ích chung mà nhân quyền giúp hoàn thành không thể có được bằng cách đơn giản là áp dụng cách máy móc những thủ tục, hay thậm chí tệ hơn là chỉ mong đạt đến sự quân bình giữa các quyền lợi đối kháng. Điểm son của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền là nó cho phép các nền văn hóa, các diễn đạt luật pháp và các mô thức cơ chế khác nhau hội tụ chung quanh một nhân tử căn bản các giá trị, và do đó là các quyền. Tuy nhiên, ngày nay, những nỗ lực cần được tái nhân lên gấp đôi trước áp lực đòi diễn dịch lại những nền tảng của Tuyên Ngôn này và tương nhượng sự hiệp nhất bên trong của nó hầu tạo thuận lợi cho việc dịch chuyển từ việc bảo vệ nhân phẩm sang việc thỏa mãn những ích lợi đơn giản, thường là những ích lợi đặc thù. Tuyên Ngôn đã được chấp nhận như một “tiêu chuẩn thành tựu chung” (Tiền Đề) và không thể được áp dụng từng phần, theo những xu hướng hay những lựa chọn chỉ đem lại hiểm họa đối nghịch lại với sự hiệp nhất của con người và từ đó dẫn đến sự đối nghịch với tính cách bất khả phân ly của các quyền con người.
Kinh nghiệm cho thấy rằng luật pháp thường lấn lướt công lý khi việc nhấn mạnh trên những quyền này làm cho người ta lầm tưởng rằng những quyền ấy là hệ quả của những tiến trình luật pháp hay những quyết định được đưa ra bởi những cơ quan quyền lực khác nhau. Khi bị trình bày thuần tuý trên phương diện pháp lý, nhân quyền có nguy cơ trở thành những đề đạt yếu ớt tách rời khỏi chiều kích luân lý và hợp lý là căn bản và mục tiêu của chúng. Bản Tuyên Ngôn, trái lại, đã củng cố xác tín rằng việc tôn trọng nhân quyền bắt nguồn cơ bản từ công lý bất biến, cũng là cơ sở cho quyền lực bắt buộc của những tuyên bố quốc tế. Khía cạnh này thường bị xem nhẹ khi người ta mưu toan tước đoạt đi những quyền con người nhân danh một viễn kiến độc tài hẹp hòi. Vì quyền lợi và nghĩa vụ luôn đi đôi với nhau một cách tự nhiên trong ứng xử con người, người ta dễ dàng quên đi rằng chúng là hoa trái của một nhận thức chung về công lý được xây dựng chủ yếu trên tình liên đới giữa các thành viên trong xã hội, và do đó có giá trị ở mọi thời đại và cho mọi dân tộc. Trực giác này đã được diễn tả rất sớm ít nhất là vào thế kỷ thứ Năm bởi thánh Augustinô thành Hippo, một trong những bậc thầy của di sản tri thức của chúng ta. Ngài dạy rằng câu ngạn ngữ: Đừng làm cho kẻ khác điều mà bạn không muốn người ta làm cho mình “nhất thiết không thể thay đổi theo những nhận định khác nhau nổi lên trên thế giới” (De Doctrina Christiana, III, 14). Như thế, nhân quyền, cần phải được tôn trọng như một biểu hiện của công lý, chứ không chỉ đơn giản vì chúng được có hiệu lực nhờ ý muốn của các luật gia.
Thưa quý vị,
Theo dòng lịch sử, những tình huống mới phát sinh, và cố gắng đã được đưa ra để liên kết những tình huống này với những quyền mới. Sự sáng suốt, nghĩa là khả năng phân biệt thiện ác trở nên cần thiết hơn trong bối cảnh của những đòi hỏi liên quan đến chính những sinh mạng và hành vi của con người, của các cộng đoàn và các dân tộc. Khi đề cập đến chủ đề quyền con người, vì liên quan đến những tình huống quan trọng và những thực tại sâu xa, sự sáng suốt là một nhân đức vừa thiết yếu vừa đem lại lợi ích.
Sự sáng suốt chỉ ra rằng giao phó hoàn toàn cho mỗi Quốc Gia, với luật pháp và các cơ chế của họ, trách nhiệm chung cuộc thỏa mãn các khát vọng của con người, của các cộng đồng và toàn thể dân chúng, đôi khi có thể đem lại những hệ quả loại trừ khả năng của một trật tự xã hội tôn trọng phẩm giá và các quyền con người. Mặt khác, một viễn kiến đời sống bám víu chặt chẽ nơi chiều kích tôn giáo có thể đạt được điều này, vì sự nhìn nhận các giá trị siêu việt của mỗi người nam nữ làm thuận lợi cho việc hoán cải con tim, là điều dẫn họ đến dấn thân chống lại bạo lực, chủ nghĩa khủng bố và chiến tranh, đề cao công lý và hòa bình. Điều này cũng đem lại bối cảnh thích hợp cho cuộc đối thoại liên tôn trong những lãnh vực khác của hoạt động con người. Đối thoại cần được nhìn nhận như phương thế qua đó những thành phần khác nhau của xã hội có thể nêu lên quan điểm của họ và xây dựng sự đồng thuận chung quanh sự thật liên quan đến những giá trị hay những mục tiêu đặc thù liên quan. Khi được tự do thực hành, các tôn giáo theo bản chất của mình có thể tự động dẫn đến một cuộc đối thoại giữa tư duy và cuộc sống. Nếu cả trên bình diện này, bầu khí tôn giáo cũng được tách biệt với hoạt động chính trị thì cá nhân và các cộng đồng sẽ được hưởng những lợi ích lớn lao. Mặt khác, Liên Hiệp Quốc có thể trông cậy vào những thành quả của việc đối thoại giữa các tôn giáo, và gặt hái được hoa trái nơi việc các tín hữu sẵn sàng mang kinh nghiệm của mình ra phục vụ cho công ích. Nghĩa vụ của họ là đề ra một nhãn quan đức tin không theo đường hướng bất khoan dung, kỳ thị và xung khắc mà là theo một đường hướng hoàn toàn tôn trọng sự thật, sự sống chung, quyền lợi và hòa giải.
Dĩ nhiên các quyền con người cũng phải bao gồm cả quyền tự do tôn giáo, được hiểu như một sự diễn tả chiều kích vừa cá nhân và cộng đoàn – một viễn tượng vừa làm nổi bật sự hiệp nhất của con người, đồng thời lại phân biệt rõ ràng giữa chiều kích công dân và chiều kích tín hữu. Hoạt động của Liên Hiệp Quốc trong những năm gần đây đã bảo đảm rằng cuộc tranh luận công cộng phải có chỗ cho những quan điểm được linh hướng bởi một nhãn quan tôn giáo nơi tất cả mọi chiều kích của nó, bao gồm cả chiều kích lễ nghi, phụng tự, giáo dục, phổ biến thông tin và quyền tự do tuyên xưng đức tin và chọn lựa tôn giáo. Vì thế, không thể tưởng tượng được việc các công dân buộc phải đè nén một phần của chính mình, tức là niềm tin của họ, ngõ hầu có thể là những công dân tích cực. Không bao giờ cần phải chối bỏ Thiên Chúa để được hưởng các quyền của mình. Những quyền liên quan đến tôn giáo là những quyền cần được bảo vệ hơn hết nếu những quyền ấy đối nghịch với một ý thức hệ thế tục đang thịnh hành hoặc với những lập trường tôn giáo của đa số có tính chất loại trừ tôn giáo khác. Sự bảo đảm hoàn toàn tự do tôn giáo không thể bị thu hẹp vào việc tự do phụng tự, nhưng còn phải để ý đến chiều kích công cộng của tôn giáo và làm sao để các tín hữu có thể tham gia vào việc xây dựng trật tự xã hội. Cố nhiên họ đang thực sự thi hành điều đó, chẳng hạn qua sự dấn thân có tầm ảnh hưởng và quảng đại trong một mạng lưới rộng lớn các sáng kiến, từ các Đại Học, các học viện khoa học và trường học, cho đến các cơ sở chăm sóc y tế và các tổ chức bác ái, phục vụ những người nghèo khổ nhất và những người bị bỏ rơi. Từ chối nhìn nhận sự đóng góp cho xã hội ăn rễ nơi chiều kích tôn giáo và trong sự tìm kiếm Đấng Tuyệt Đối – mà tự bản chất của nó thể hiện một sự hiệp thông giữa con người với nhau - có nghĩa là dành ưu tiên cho thái độ cá nhân chủ nghĩa và như thế là làm băng hoại sự hiệp nhất của con người.
Sự hiện diện của tôi giữa Đại Hội Đồng này là một dấu chỉ nói lên lòng quí chuộng của tôi đối với Liên Hiệp Quốc và có ý bày tỏ mong ước rằng tổ chức này ngày càng trở nên một dấu chỉ đoàn kết giữa các Quốc Gia và là một dụng cụ phục vụ toàn thể gia đình nhân loại. Sự hiện diện này cũng biểu lộ thiện chí sẵn sàng của Giáo Hội Công Giáo đóng góp vào những quan hệ quốc tế trong cách thế sao cho mọi người và toàn thể các dân tộc cảm thấy tầm quan trọng của họ. Trong cách thế nhất quán với đóng góp của mình trong lãnh vực luân lý và đạo đức và với hoạt động tự do của các tín hữu, Giáo Hội cũng hoạt động cho việc nhận ra những mục tiêu này thông qua các hoạt động quốc tế của Tòa Thánh. Thật thế, Tòa Thánh luôn luôn có một chỗ tại Đại Hội Đồng các Quốc Gia, qua đó thể hiện đặc thù của mình như một chủ thể trên trường quốc tế. Như Liên Hiệp Quốc gần đây đã xác nhận, Tòa Thánh đưa ra những đóng góp của mình theo những thiết định của công pháp quốc tế, giúp xác định công pháp và đưa ra thỉnh cầu với luật quốc tế này.
Liên Hiệp Quốc tiếp tục là một nơi ưu tiên trong đó Giáo Hội cố gắng chia sẻ kinh nghiệm của mình về “tình nhân loại”, vốn đã được phát triển qua bao thế kỷ giữa các dân tộc thuộc mọi chủng tộc và văn hóa, và dành kinh nghiệm ấy cho mọi thành phần của cộng đồng quốc tế. Kinh nghiệm và hoạt động này, nhắm đạt được tự do cho mọi tín hữu và cũng nỗ lực làm cho các quyền của con người được bảo vệ một cách hữu hiệu hơn. Những quyền lợi này được đặt căn bản và được hình thành bởi bản tính siêu việt của con người, một bản tính giúp con người có thể theo đuổi hành trình đức tin của họ và việc tìm kiếm Thiên Chúa trên trần gian này. Việc nhìn nhận chiều kích này cần phải được củng cố nếu chúng ta còn muốn nuôi dưỡng niềm hy vọng của nhân loại về một thế giới tốt đẹp hơn, và nếu chúng ta còn muốn tạo được những điều kiện cho hòa bình, phát triển, hợp tác và sự bảo đảm về các quyền lợi cho các thế hệ tương lai.
Trong Thông Điệp gần đây của mình là Spe Salvi, tôi đã xác định rằng “mọi thế hệ đều có nhiệm vụ tham gia một cách mới mẻ vào việc miệt mài tìm kiếm con đường đúng đắn để sắp đặt trật tự công việc con người” (số 25). Đối với các Kitô hữu công việc này được tác động bởi niềm hy vọng được kín múc từ công cuộc cứu độ của Chúa Giêsu Kitô. Đó là lý do tại sao Giáo Hội vui mừng được liên kết với hoạt động của Tổ Chức ưu tú này, một tổ chức có trách nhiệm cổ võ hòa bình và thiện chí khắp trái đất. Các Bạn thân mến, tôi xin cám ơn quý vị về cơ hội được ngỏ lời cùng các bạn hôm nay đây, và tôi hứa với các bạn sự hỗ trợ của tôi qua lời cầu nguyện khi các bạn theo đuổi thực hiện công cuộc cao quí này.
Trước khi rời Đại Hội Đồng này, tôi muốn gửi lời chào của tôi bằng những ngôn ngữ chính, đến tất cả mọi Quốc Gia được đại diện ở nơi đây.
Bình an và thịnh vượng với sự phù trợ của Thiên Chúa!
Peace and Prosperity with God’s help!
Paix et prospérité, avec l’aide de Dieu!
Paz y prosperidad con la ayuda de Dios!
سَلامٌ وَإزْدِهَارٌ بعَوْن ِ الله ِ!
因著天主的幫助願大家 得享平安和繁榮 !
Мира и благоденствия с помощью Боҗией!
Thank you very much.
Cám ơn các Bạn
Video Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ với các chủng sinh tại Yonkers
CNA Television
22:45 19/04/2008
Top Stories
At St. Patrick's, Pope prays for healing from sex abuse scandal
AP
10:51 19/04/2008
NEW YORK - Pope Benedict XVI returned to the clergy sex abuse scandal as he preached Saturday in St. Patrick's cathedral, assuring priests and nuns that he was close to them as they battled the damage left by the scandal.
Addressing some 3,000 people, most of them clergy, he called it a time for purification and healing.
"I simply wish to assure you, dear priests and religious, of my spiritual closeness as you strive to respond with Christian hope to he continuing challenges that this situation presents," Benedict said.
He also urged them to cooperate with bishops, who he said were working to resolve the crisis.
Saturday was the third anniversary of Benedict's election as pope and he was feted by cardinals and bishops, priests and nuns who jammed the magnificent Gothic church on Fifth Avenue.
He was met outside by Mayor Michael Bloomberg, while former Mayor Rudy Giuliani was inside.
Benedict blessed the cathedral with holy water before making his way to the altar of the landmark church. As the pope walked down the center aisle, nuns clutched at his robes, showing an enthusiasm for his presence that has spread among the general public.
The Vatican said the German-born pope came outside from his residence on the Upper East Side Friday night to greet a crowd of more than 500 people who had lined up for hours. He shook hands and blessed the crowd before returning inside.
At the cathedral, Benedict touched on the theme of his trip — Christian hope — saying he wanted to communicate the joy born of faith to a cynical world.
But since the start of his trip Tuesday, Benedict has concentrated on the clergy sex abuse scandal that has shaken the U.S. church. He has said that it is more important to have good priests than many priests.
A top Vatican official now says the Roman Catholic Church is weighing a further change to clean up the clergy: revising church law so predators could be more easily removed.
"It's possible," said Cardinal William Levada, head of the Vatican office that reviews abuse claims against priests worldwide.
"There are some things under consideration that I'm not able to say," Levada told reporters Friday, in a meeting at Time magazine's offices.
It is the latest signal during Benedict's first papal visit to America that he is intent on purifying the priesthood as he affirms traditional Catholic practices and teaching.
He spoke privately with victims — in what is believed to be the first time a pope has met with people who had been abused by priests. He also told bishops the problem had sometimes been very "badly handled" — an indirect but clear papal admonition.
Still, Benedict has offered support to America's clergy during his visit.
He said priests who had done nothing wrong had been unfairly tarred by the crisis. More than 4,000 clergy have been accused of molesting minors in the U.S. since 1950. Abuse-related costs have surpassed $2 billion in that period, with much of the payouts in just the last six years. But most of the recent claims concern wrongdoing that occurred decades ago.
At the height of the scandal, which erupted in 2002 with the case of one predator in the Archdiocese of Boston, the shame was so intense that some priests took off their clergy collars before going out in public. Benedict compared their suffering to "Christ in his Passion."
However, morale has been improving as the intensity of the crisis has eased.
Seminary rectors say that their students are eager to show through their service to parishioners that the priesthood can still be a noble calling.
Yet Catholic clergy face other challenges beyond fallout from the abuse problem.
The priesthood has been shrinking for decades. More than 3,200 of the 18,600 U.S. parishes don't have resident priests, according to the Center for Research in the Apostolate at Georgetown University. More lay people than clergy work full-time in the churches.
The U.S. Conference of Catholic Bishops created a recruitment campaign called "Fishers of Men," that encourages priests to invite young men to consider entering the priesthood.
Dioceses have been hiring recruiters to travel overseas to find clergy candidates. The number of priests from other countries has grown so steadily that some seminaries are adding English classes, hiring accent reduction tutors and providing courses on American culture.
International recruitment is motivated partly by the exploding demand for Spanish speakers for the Hispanic immigrants filling the pews.
Leading a Mass in Nationals Park in Washington Thursday, Benedict asked the thousands of parishioners who crammed the stadium to "love your priests, and to affirm them in the excellent work that they do."
Later Saturday in New York, Benedict will speak to seminarians at a youth rally. Then on Sunday, the final day of his trip, he will visit ground zero and hold a Mass at Yankee Stadium.
By RACHEL ZOLL, AP Religion Writer
Addressing some 3,000 people, most of them clergy, he called it a time for purification and healing.
"I simply wish to assure you, dear priests and religious, of my spiritual closeness as you strive to respond with Christian hope to he continuing challenges that this situation presents," Benedict said.
He also urged them to cooperate with bishops, who he said were working to resolve the crisis.
Saturday was the third anniversary of Benedict's election as pope and he was feted by cardinals and bishops, priests and nuns who jammed the magnificent Gothic church on Fifth Avenue.
He was met outside by Mayor Michael Bloomberg, while former Mayor Rudy Giuliani was inside.
Benedict blessed the cathedral with holy water before making his way to the altar of the landmark church. As the pope walked down the center aisle, nuns clutched at his robes, showing an enthusiasm for his presence that has spread among the general public.
The Vatican said the German-born pope came outside from his residence on the Upper East Side Friday night to greet a crowd of more than 500 people who had lined up for hours. He shook hands and blessed the crowd before returning inside.
At the cathedral, Benedict touched on the theme of his trip — Christian hope — saying he wanted to communicate the joy born of faith to a cynical world.
But since the start of his trip Tuesday, Benedict has concentrated on the clergy sex abuse scandal that has shaken the U.S. church. He has said that it is more important to have good priests than many priests.
A top Vatican official now says the Roman Catholic Church is weighing a further change to clean up the clergy: revising church law so predators could be more easily removed.
"It's possible," said Cardinal William Levada, head of the Vatican office that reviews abuse claims against priests worldwide.
"There are some things under consideration that I'm not able to say," Levada told reporters Friday, in a meeting at Time magazine's offices.
It is the latest signal during Benedict's first papal visit to America that he is intent on purifying the priesthood as he affirms traditional Catholic practices and teaching.
He spoke privately with victims — in what is believed to be the first time a pope has met with people who had been abused by priests. He also told bishops the problem had sometimes been very "badly handled" — an indirect but clear papal admonition.
Still, Benedict has offered support to America's clergy during his visit.
He said priests who had done nothing wrong had been unfairly tarred by the crisis. More than 4,000 clergy have been accused of molesting minors in the U.S. since 1950. Abuse-related costs have surpassed $2 billion in that period, with much of the payouts in just the last six years. But most of the recent claims concern wrongdoing that occurred decades ago.
At the height of the scandal, which erupted in 2002 with the case of one predator in the Archdiocese of Boston, the shame was so intense that some priests took off their clergy collars before going out in public. Benedict compared their suffering to "Christ in his Passion."
However, morale has been improving as the intensity of the crisis has eased.
Seminary rectors say that their students are eager to show through their service to parishioners that the priesthood can still be a noble calling.
Yet Catholic clergy face other challenges beyond fallout from the abuse problem.
The priesthood has been shrinking for decades. More than 3,200 of the 18,600 U.S. parishes don't have resident priests, according to the Center for Research in the Apostolate at Georgetown University. More lay people than clergy work full-time in the churches.
The U.S. Conference of Catholic Bishops created a recruitment campaign called "Fishers of Men," that encourages priests to invite young men to consider entering the priesthood.
Dioceses have been hiring recruiters to travel overseas to find clergy candidates. The number of priests from other countries has grown so steadily that some seminaries are adding English classes, hiring accent reduction tutors and providing courses on American culture.
International recruitment is motivated partly by the exploding demand for Spanish speakers for the Hispanic immigrants filling the pews.
Leading a Mass in Nationals Park in Washington Thursday, Benedict asked the thousands of parishioners who crammed the stadium to "love your priests, and to affirm them in the excellent work that they do."
Later Saturday in New York, Benedict will speak to seminarians at a youth rally. Then on Sunday, the final day of his trip, he will visit ground zero and hold a Mass at Yankee Stadium.
By RACHEL ZOLL, AP Religion Writer
Homily of His Holiness Benedict XVI at St. Patrick Cathedral New York
+ Pope Benedict XVI
21:08 19/04/2008
HOMILY OF HIS HOLINESS BENEDICT XVI
St Patrick's Cathedral, New York
Saturday, 19 April 2008
Dear Brothers and Sisters in Christ,
With great affection in the Lord, I greet all of you, who represent the Bishops, priests and deacons, the men and women in consecrated life, and the seminarians of the United States. I thank Cardinal Egan for his warm welcome and the good wishes which he has expressed in your name as I begin the fourth year of my papal ministry. I am happy to celebrate this Mass with you, who have been chosen by the Lord, who have answered his call, and who devote your lives to the pursuit of holiness, the spread of the Gospel and the building up of the Church in faith, hope and love.
Gathered as we are in this historic cathedral, how can we not think of the countless men and women who have gone before us, who labored for the growth of the Church in the United States, and left us a lasting legacy of faith and good works? In today’s first reading we saw how, in the power of the Holy Spirit, the Apostles went forth from the Upper Room to proclaim God’s mighty works to people of every nation and tongue. In this country, the Church’s mission has always involved drawing people “from every nation under heaven” (cf. Acts 2:5) into spiritual unity, and enriching the Body of Christ by the variety of their gifts. As we give thanks for these precious past blessings, and look to the challenges of the future, let us implore from God the grace of a new Pentecost for the Church in America. May tongues of fire, combining burning love of God and neighbor with zeal for the spread of Christ’s Kingdom, descend on all present!
In this morning’s second reading, Saint Paul reminds us that spiritual unity – the unity which reconciles and enriches diversity – has its origin and supreme model in the life of the triune God. As a communion of pure love and infinite freedom, the Blessed Trinity constantly brings forth new life in the work of creation and redemption. The Church, as “a people made one by the unity of the Father, the Son and the Spirit” (cf. Lumen Gentium, 4), is called to proclaim the gift of life, to serve life, and to promote a culture of life. Here in this cathedral, our thoughts turn naturally to the heroic witness to the Gospel of life borne by the late Cardinals Cooke and O’Connor. The proclamation of life, life in abundance, must be the heart of the new evangelization. For true life – our salvation – can only be found in the reconciliation, freedom and love which are God’s gracious gift.
This is the message of hope we are called to proclaim and embody in a world where self-centeredness, greed, violence, and cynicism so often seem to choke the fragile growth of grace in people’s hearts. Saint Irenaeus, with great insight, understood that the command which Moses enjoined upon the people of Israel: “Choose life!” (Dt 30:19) was the ultimate reason for our obedience to all God’s commandments (cf. Adv. Haer. IV, 16, 2-5). Perhaps we have lost sight of this: in a society where the Church seems legalistic and “institutional” to many people, our most urgent challenge is to communicate the joy born of faith and the experience of God’s love.
I am particularly happy that we have gathered in Saint Patrick’s Cathedral. Perhaps more than any other church in the United States, this place is known and loved as “a house of prayer for all peoples” (cf. Is 56:7; Mk 11:17). Each day thousands of men, women and children enter its doors and find peace within its walls. Archbishop John Hughes, who – as Cardinal Egan has reminded us – was responsible for building this venerable edifice, wished it to rise in pure Gothic style. He wanted this cathedral to remind the young Church in America of the great spiritual tradition to which it was heir, and to inspire it to bring the best of that heritage to the building up of Christ’s body in this land. I would like to draw your attention to a few aspects of this beautiful structure which I think can serve as a starting point for a reflection on our particular vocations within the unity of the Mystical Body.
The first has to do with the stained glass windows, which flood the interior with mystic light. From the outside, those windows are dark, heavy, even dreary. But once one enters the church, they suddenly come alive; reflecting the light passing through them, they reveal all their splendor. Many writers – here in America we can think of Nathaniel Hawthorne – have used the image of stained glass to illustrate the mystery of the Church herself. It is only from the inside, from the experience of faith and ecclesial life, that we see the Church as she truly is: flooded with grace, resplendent in beauty, adorned by the manifold gifts of the Spirit. It follows that we, who live the life of grace within the Church’s communion, are called to draw all people into this mystery of light.
This is no easy task in a world which can tend to look at the Church, like those stained glass windows, “from the outside”: a world which deeply senses a need for spirituality, yet finds it difficult to “enter into” the mystery of the Church. Even for those of us within, the light of faith can be dimmed by routine, and the splendor of the Church obscured by the sins and weaknesses of her members. It can be dimmed too, by the obstacles encountered in a society which sometimes seems to have forgotten God and to resent even the most elementary demands of Christian morality. You, who have devoted your lives to bearing witness to the love of Christ and the building up of his Body, know from your daily contact with the world around us how tempting it is at times to give way to frustration, disappointment and even pessimism about the future. In a word, it is not always easy to see the light of the Spirit all about us, the splendor of the Risen Lord illuminating our lives and instilling renewed hope in his victory over the world (cf. Jn 16:33).
Yet the word of God reminds us that, in faith, we see the heavens opened, and the grace of the Holy Spirit lighting up the Church and bringing sure hope to our world. “O Lord, my God,” the Psalmist sings, “when you send forth your spirit, they are created, and you renew the face of the earth” (Ps 104:30). These words evoke the first creation, when the Spirit of God hovered over the deep (cf. Gen 1:2). And they look forward to the new creation, at Pentecost, when the Holy Spirit descended upon the Apostles and established the Church as the first fruits of a redeemed humanity (cf. Jn 20:22-23). These words summon us to ever deeper faith in God’s infinite power to transform every human situation, to create life from death, and to light up even the darkest night. And they make us think of another magnificent phrase of Saint Irenaeus: “where the Church is, there is the Spirit of God; where the Spirit of God is, there is the Church and all grace” (Adv. Haer. III, 24, 1).
This leads me to a further reflection about the architecture of this church. Like all Gothic cathedrals, it is a highly complex structure, whose exact and harmonious proportions symbolize the unity of God’s creation. Medieval artists often portrayed Christ, the creative Word of God, as a heavenly “geometer”, compass in hand, who orders the cosmos with infinite wisdom and purpose. Does this not bring to mind our need to see all things with the eyes of faith, and thus to grasp them in their truest perspective, in the unity of God’s eternal plan? This requires, as we know, constant conversion, and a commitment to acquiring “a fresh, spiritual way of thinking” (cf. Eph 4:23). It also calls for the cultivation of those virtues which enable each of us to grow in holiness and to bear spiritual fruit within our particular state of life. Is not this ongoing “intellectual” conversion as necessary as “moral” conversion for our own growth in faith, our discernment of the signs of the times, and our personal contribution to the Church’s life and mission?
For all of us, I think, one of the great disappointments which followed the Second Vatican Council, with its call for a greater engagement in the Church’s mission to the world, has been the experience of division between different groups, different generations, different members of the same religious family. We can only move forward if we turn our gaze together to Christ! In the light of faith, we will then discover the wisdom and strength needed to open ourselves to points of view which may not necessarily conform to our own ideas or assumptions. Thus we can value the perspectives of others, be they younger or older than ourselves, and ultimately hear “what the Spirit is saying” to us and to the Church (cf. Rev 2:7). In this way, we will move together towards that true spiritual renewal desired by the Council, a renewal which can only strengthen the Church in that holiness and unity indispensable for the effective proclamation of the Gospel in today’s world.
Was not this unity of vision and purpose – rooted in faith and a spirit of constant conversion and self-sacrifice – the secret of the impressive growth of the Church in this country? We need but think of the remarkable accomplishment of that exemplary American priest, the Venerable Michael McGivney, whose vision and zeal led to the establishment of the Knights of Columbus, or of the legacy of the generations of religious and priests who quietly devoted their lives to serving the People of God in countless schools, hospitals and parishes.
Here, within the context of our need for the perspective given by faith, and for unity and cooperation in the work of building up the Church, I would like say a word about the sexual abuse that has caused so much suffering. I have already had occasion to speak of this, and of the resulting damage to the community of the faithful. Here I simply wish to assure you, dear priests and religious, of my spiritual closeness as you strive to respond with Christian hope to the continuing challenges that this situation presents. I join you in praying that this will be a time of purification for each and every particular Church and religious community, and a time for healing. And I also encourage you to cooperate with your Bishops who continue to work effectively to resolve this issue. May our Lord Jesus Christ grant the Church in America a renewed sense of unity and purpose, as all – Bishops, clergy, religious and laity – move forward in hope, in love for the truth and for one another.
Dear friends, these considerations lead me to a final observation about this great cathedral in which we find ourselves. The unity of a Gothic cathedral, we know, is not the static unity of a classical temple, but a unity born of the dynamic tension of diverse forces which impel the architecture upward, pointing it to heaven. Here too, we can see a symbol of the Church’s unity, which is the unity – as Saint Paul has told us – of a living body composed of many different members, each with its own role and purpose. Here too we see our need to acknowledge and reverence the gifts of each and every member of the body as “manifestations of the Spirit given for the good of all” (1 Cor 12:7). Certainly within the Church’s divinely-willed structure there is a distinction to be made between hierarchical and charismatic gifts (cf. Lumen Gentium, 4). Yet the very variety and richness of the graces bestowed by the Spirit invite us constantly to discern how these gifts are to be rightly ordered in the service of the Church’s mission. You, dear priests, by sacramental ordination have been configured to Christ, the Head of the Body. You, dear deacons, have been ordained for the service of that Body. You, dear men and women religious, both contemplative and apostolic, have devoted your lives to following the divine Master in generous love and complete devotion to his Gospel. All of you, who fill this cathedral today, as wells as your retired, elderly and infirm brothers and sisters, who unite their prayers and sacrifices to your labors, are called to be forces of unity within Christ’s Body. By your personal witness, and your fidelity to the ministry or apostolate entrusted to you, you prepare a path for the Spirit. For the Spirit never ceases to pour out his abundant gifts, to awaken new vocations and missions, and to guide the Church, as our Lord promised in this morning’s Gospel, into the fullness of truth (cf. Jn 16:13).
So let us lift our gaze upward! And with great humility and confidence, let us ask the Spirit to enable us each day to grow in the holiness that will make us living stones in the temple which he is even now raising up in the midst of our world. If we are to be true forces of unity, let us be the first to seek inner reconciliation through penance. Let us forgive the wrongs we have suffered and put aside all anger and contention. Let us be the first to demonstrate the humility and purity of heart which are required to approach the splendor of God’s truth. In fidelity to the deposit of faith entrusted to the Apostles (cf. 1 Tim 6:20), let us be joyful witnesses of the transforming power of the Gospel!
Dear brothers and sisters, in the finest traditions of the Church in this country, may you also be the first friend of the poor, the homeless, the stranger, the sick and all who suffer. Act as beacons of hope, casting the light of Christ upon the world, and encouraging young people to discover the beauty of a life given completely to the Lord and his Church. I make this plea in a particular way to the many seminarians and young religious present. All of you have a special place in my heart. Never forget that you are called to carry on, with all the enthusiasm and joy that the Spirit has given you, a work that others have begun, a legacy that one day you too will have to pass on to a new generation. Work generously and joyfully, for he whom you serve is the Lord!
The spires of Saint Patrick’s Cathedral are dwarfed by the skyscrapers of the Manhattan skyline, yet in the heart of this busy metropolis, they are a vivid reminder of the constant yearning of the human spirit to rise to God. As we celebrate this Eucharist, let us thank the Lord for allowing us to know him in the communion of the Church, to cooperate in building up his Mystical Body, and in bringing his saving word as good news to the men and women of our time. And when we leave this great church, let us go forth as heralds of hope in the midst of this city, and all those places where God’s grace has placed us. In this way, the Church in America will know a new springtime in the Spirit, and point the way to that other, greater city, the new Jerusalem, whose light is the Lamb (Rev 21:23). For there God is even now preparing for all people a banquet of unending joy and life. Amen.
Words spoken spontaneously by the Holy Father at the conclusion of the Holy Mass:
At this moment I can only thank you for your love of the Church and Our Lord, and for the love which you show to the poor Successor of Saint Peter. I will try to do all that is possible to be a worthy successor of the great Apostle, who also was a man with faults and sins, but remained in the end the rock for the Church. And so I too, with all my spiritual poverty, can be for this time, in virtue of the Lord’s grace, the Successor of Peter.
It is also your prayers and your love which give me the certainty that the Lord will help me in this my ministry. I am therefore deeply grateful for your love and for your prayers. My response now for all that you have given to me during this visit is my blessing, which I impart to you at the conclusion of this beautiful Celebration.
© Copyright 2008 - Libreria Editrice Vaticana
St Patrick's Cathedral, New York
Saturday, 19 April 2008
Dear Brothers and Sisters in Christ,
With great affection in the Lord, I greet all of you, who represent the Bishops, priests and deacons, the men and women in consecrated life, and the seminarians of the United States. I thank Cardinal Egan for his warm welcome and the good wishes which he has expressed in your name as I begin the fourth year of my papal ministry. I am happy to celebrate this Mass with you, who have been chosen by the Lord, who have answered his call, and who devote your lives to the pursuit of holiness, the spread of the Gospel and the building up of the Church in faith, hope and love.
Gathered as we are in this historic cathedral, how can we not think of the countless men and women who have gone before us, who labored for the growth of the Church in the United States, and left us a lasting legacy of faith and good works? In today’s first reading we saw how, in the power of the Holy Spirit, the Apostles went forth from the Upper Room to proclaim God’s mighty works to people of every nation and tongue. In this country, the Church’s mission has always involved drawing people “from every nation under heaven” (cf. Acts 2:5) into spiritual unity, and enriching the Body of Christ by the variety of their gifts. As we give thanks for these precious past blessings, and look to the challenges of the future, let us implore from God the grace of a new Pentecost for the Church in America. May tongues of fire, combining burning love of God and neighbor with zeal for the spread of Christ’s Kingdom, descend on all present!
In this morning’s second reading, Saint Paul reminds us that spiritual unity – the unity which reconciles and enriches diversity – has its origin and supreme model in the life of the triune God. As a communion of pure love and infinite freedom, the Blessed Trinity constantly brings forth new life in the work of creation and redemption. The Church, as “a people made one by the unity of the Father, the Son and the Spirit” (cf. Lumen Gentium, 4), is called to proclaim the gift of life, to serve life, and to promote a culture of life. Here in this cathedral, our thoughts turn naturally to the heroic witness to the Gospel of life borne by the late Cardinals Cooke and O’Connor. The proclamation of life, life in abundance, must be the heart of the new evangelization. For true life – our salvation – can only be found in the reconciliation, freedom and love which are God’s gracious gift.
This is the message of hope we are called to proclaim and embody in a world where self-centeredness, greed, violence, and cynicism so often seem to choke the fragile growth of grace in people’s hearts. Saint Irenaeus, with great insight, understood that the command which Moses enjoined upon the people of Israel: “Choose life!” (Dt 30:19) was the ultimate reason for our obedience to all God’s commandments (cf. Adv. Haer. IV, 16, 2-5). Perhaps we have lost sight of this: in a society where the Church seems legalistic and “institutional” to many people, our most urgent challenge is to communicate the joy born of faith and the experience of God’s love.
I am particularly happy that we have gathered in Saint Patrick’s Cathedral. Perhaps more than any other church in the United States, this place is known and loved as “a house of prayer for all peoples” (cf. Is 56:7; Mk 11:17). Each day thousands of men, women and children enter its doors and find peace within its walls. Archbishop John Hughes, who – as Cardinal Egan has reminded us – was responsible for building this venerable edifice, wished it to rise in pure Gothic style. He wanted this cathedral to remind the young Church in America of the great spiritual tradition to which it was heir, and to inspire it to bring the best of that heritage to the building up of Christ’s body in this land. I would like to draw your attention to a few aspects of this beautiful structure which I think can serve as a starting point for a reflection on our particular vocations within the unity of the Mystical Body.
The first has to do with the stained glass windows, which flood the interior with mystic light. From the outside, those windows are dark, heavy, even dreary. But once one enters the church, they suddenly come alive; reflecting the light passing through them, they reveal all their splendor. Many writers – here in America we can think of Nathaniel Hawthorne – have used the image of stained glass to illustrate the mystery of the Church herself. It is only from the inside, from the experience of faith and ecclesial life, that we see the Church as she truly is: flooded with grace, resplendent in beauty, adorned by the manifold gifts of the Spirit. It follows that we, who live the life of grace within the Church’s communion, are called to draw all people into this mystery of light.
This is no easy task in a world which can tend to look at the Church, like those stained glass windows, “from the outside”: a world which deeply senses a need for spirituality, yet finds it difficult to “enter into” the mystery of the Church. Even for those of us within, the light of faith can be dimmed by routine, and the splendor of the Church obscured by the sins and weaknesses of her members. It can be dimmed too, by the obstacles encountered in a society which sometimes seems to have forgotten God and to resent even the most elementary demands of Christian morality. You, who have devoted your lives to bearing witness to the love of Christ and the building up of his Body, know from your daily contact with the world around us how tempting it is at times to give way to frustration, disappointment and even pessimism about the future. In a word, it is not always easy to see the light of the Spirit all about us, the splendor of the Risen Lord illuminating our lives and instilling renewed hope in his victory over the world (cf. Jn 16:33).
Yet the word of God reminds us that, in faith, we see the heavens opened, and the grace of the Holy Spirit lighting up the Church and bringing sure hope to our world. “O Lord, my God,” the Psalmist sings, “when you send forth your spirit, they are created, and you renew the face of the earth” (Ps 104:30). These words evoke the first creation, when the Spirit of God hovered over the deep (cf. Gen 1:2). And they look forward to the new creation, at Pentecost, when the Holy Spirit descended upon the Apostles and established the Church as the first fruits of a redeemed humanity (cf. Jn 20:22-23). These words summon us to ever deeper faith in God’s infinite power to transform every human situation, to create life from death, and to light up even the darkest night. And they make us think of another magnificent phrase of Saint Irenaeus: “where the Church is, there is the Spirit of God; where the Spirit of God is, there is the Church and all grace” (Adv. Haer. III, 24, 1).
This leads me to a further reflection about the architecture of this church. Like all Gothic cathedrals, it is a highly complex structure, whose exact and harmonious proportions symbolize the unity of God’s creation. Medieval artists often portrayed Christ, the creative Word of God, as a heavenly “geometer”, compass in hand, who orders the cosmos with infinite wisdom and purpose. Does this not bring to mind our need to see all things with the eyes of faith, and thus to grasp them in their truest perspective, in the unity of God’s eternal plan? This requires, as we know, constant conversion, and a commitment to acquiring “a fresh, spiritual way of thinking” (cf. Eph 4:23). It also calls for the cultivation of those virtues which enable each of us to grow in holiness and to bear spiritual fruit within our particular state of life. Is not this ongoing “intellectual” conversion as necessary as “moral” conversion for our own growth in faith, our discernment of the signs of the times, and our personal contribution to the Church’s life and mission?
For all of us, I think, one of the great disappointments which followed the Second Vatican Council, with its call for a greater engagement in the Church’s mission to the world, has been the experience of division between different groups, different generations, different members of the same religious family. We can only move forward if we turn our gaze together to Christ! In the light of faith, we will then discover the wisdom and strength needed to open ourselves to points of view which may not necessarily conform to our own ideas or assumptions. Thus we can value the perspectives of others, be they younger or older than ourselves, and ultimately hear “what the Spirit is saying” to us and to the Church (cf. Rev 2:7). In this way, we will move together towards that true spiritual renewal desired by the Council, a renewal which can only strengthen the Church in that holiness and unity indispensable for the effective proclamation of the Gospel in today’s world.
Was not this unity of vision and purpose – rooted in faith and a spirit of constant conversion and self-sacrifice – the secret of the impressive growth of the Church in this country? We need but think of the remarkable accomplishment of that exemplary American priest, the Venerable Michael McGivney, whose vision and zeal led to the establishment of the Knights of Columbus, or of the legacy of the generations of religious and priests who quietly devoted their lives to serving the People of God in countless schools, hospitals and parishes.
Here, within the context of our need for the perspective given by faith, and for unity and cooperation in the work of building up the Church, I would like say a word about the sexual abuse that has caused so much suffering. I have already had occasion to speak of this, and of the resulting damage to the community of the faithful. Here I simply wish to assure you, dear priests and religious, of my spiritual closeness as you strive to respond with Christian hope to the continuing challenges that this situation presents. I join you in praying that this will be a time of purification for each and every particular Church and religious community, and a time for healing. And I also encourage you to cooperate with your Bishops who continue to work effectively to resolve this issue. May our Lord Jesus Christ grant the Church in America a renewed sense of unity and purpose, as all – Bishops, clergy, religious and laity – move forward in hope, in love for the truth and for one another.
Dear friends, these considerations lead me to a final observation about this great cathedral in which we find ourselves. The unity of a Gothic cathedral, we know, is not the static unity of a classical temple, but a unity born of the dynamic tension of diverse forces which impel the architecture upward, pointing it to heaven. Here too, we can see a symbol of the Church’s unity, which is the unity – as Saint Paul has told us – of a living body composed of many different members, each with its own role and purpose. Here too we see our need to acknowledge and reverence the gifts of each and every member of the body as “manifestations of the Spirit given for the good of all” (1 Cor 12:7). Certainly within the Church’s divinely-willed structure there is a distinction to be made between hierarchical and charismatic gifts (cf. Lumen Gentium, 4). Yet the very variety and richness of the graces bestowed by the Spirit invite us constantly to discern how these gifts are to be rightly ordered in the service of the Church’s mission. You, dear priests, by sacramental ordination have been configured to Christ, the Head of the Body. You, dear deacons, have been ordained for the service of that Body. You, dear men and women religious, both contemplative and apostolic, have devoted your lives to following the divine Master in generous love and complete devotion to his Gospel. All of you, who fill this cathedral today, as wells as your retired, elderly and infirm brothers and sisters, who unite their prayers and sacrifices to your labors, are called to be forces of unity within Christ’s Body. By your personal witness, and your fidelity to the ministry or apostolate entrusted to you, you prepare a path for the Spirit. For the Spirit never ceases to pour out his abundant gifts, to awaken new vocations and missions, and to guide the Church, as our Lord promised in this morning’s Gospel, into the fullness of truth (cf. Jn 16:13).
So let us lift our gaze upward! And with great humility and confidence, let us ask the Spirit to enable us each day to grow in the holiness that will make us living stones in the temple which he is even now raising up in the midst of our world. If we are to be true forces of unity, let us be the first to seek inner reconciliation through penance. Let us forgive the wrongs we have suffered and put aside all anger and contention. Let us be the first to demonstrate the humility and purity of heart which are required to approach the splendor of God’s truth. In fidelity to the deposit of faith entrusted to the Apostles (cf. 1 Tim 6:20), let us be joyful witnesses of the transforming power of the Gospel!
Dear brothers and sisters, in the finest traditions of the Church in this country, may you also be the first friend of the poor, the homeless, the stranger, the sick and all who suffer. Act as beacons of hope, casting the light of Christ upon the world, and encouraging young people to discover the beauty of a life given completely to the Lord and his Church. I make this plea in a particular way to the many seminarians and young religious present. All of you have a special place in my heart. Never forget that you are called to carry on, with all the enthusiasm and joy that the Spirit has given you, a work that others have begun, a legacy that one day you too will have to pass on to a new generation. Work generously and joyfully, for he whom you serve is the Lord!
The spires of Saint Patrick’s Cathedral are dwarfed by the skyscrapers of the Manhattan skyline, yet in the heart of this busy metropolis, they are a vivid reminder of the constant yearning of the human spirit to rise to God. As we celebrate this Eucharist, let us thank the Lord for allowing us to know him in the communion of the Church, to cooperate in building up his Mystical Body, and in bringing his saving word as good news to the men and women of our time. And when we leave this great church, let us go forth as heralds of hope in the midst of this city, and all those places where God’s grace has placed us. In this way, the Church in America will know a new springtime in the Spirit, and point the way to that other, greater city, the new Jerusalem, whose light is the Lamb (Rev 21:23). For there God is even now preparing for all people a banquet of unending joy and life. Amen.
Words spoken spontaneously by the Holy Father at the conclusion of the Holy Mass:
At this moment I can only thank you for your love of the Church and Our Lord, and for the love which you show to the poor Successor of Saint Peter. I will try to do all that is possible to be a worthy successor of the great Apostle, who also was a man with faults and sins, but remained in the end the rock for the Church. And so I too, with all my spiritual poverty, can be for this time, in virtue of the Lord’s grace, the Successor of Peter.
It is also your prayers and your love which give me the certainty that the Lord will help me in this my ministry. I am therefore deeply grateful for your love and for your prayers. My response now for all that you have given to me during this visit is my blessing, which I impart to you at the conclusion of this beautiful Celebration.
© Copyright 2008 - Libreria Editrice Vaticana
Homily of His Holiness Benedict XVI with Seminarians and Young People
+ Pope Benedict XVI
22:51 19/04/2008
Rally with Seminarians and Young People
April 19, 2008 - By Benedict XVI
Your Eminence,
Dear Brother Bishops,
Dear Young Friends,
"Proclaim the Lord Christ … and always have your answer ready for people who ask the reason for the hope that is within you" (1 Pet 3:15). With these words from the First Letter of Peter I greet each of you with heartfelt affection. I thank Cardinal Egan for his kind words of welcome and I also thank the representatives chosen from among you for their gestures of welcome. To Bishop Walsh, Rector of Saint Joseph Seminary, staff and seminarians, I offer my special greetings and gratitude.
Young friends, I am very happy to have the opportunity to speak with you. Please pass on my warm greetings to your family members and relatives, and to the teachers and staff of the various schools, colleges and universities you attend. I know that many people have worked hard to ensure that our gathering could take place. I am most grateful to them all. Also, I wish to acknowledge your singing to me Happy Birthday! Thank you for this moving gesture; I give you all an "A plus" for your German pronunciation! This evening I wish to share with you some thoughts about being disciples of Jesus Christ ? walking in the Lord's footsteps, our own lives become a journey of hope.
In front of you are the images of six ordinary men and women who grew up to lead extraordinary lives. The Church honors them as Venerable, Blessed, or Saint: each responded to the Lord's call to a life of charity and each served him here, in the alleys, streets and suburbs of New York. I am struck by what a remarkably diverse group they are: poor and rich, lay men and women - one a wealthy wife and mother - priests and sisters, immigrants from afar, the daughter of a Mohawk warrior father and Algonquin mother, another a Haitian slave, and a Cuban intellectual.
Saint Elizabeth Ann Seton, Saint Frances Xavier Cabrini, Saint John Neumann, Blessed Kateri Tekakwitha, Venerable Pierre Toussaint, and Padre Felix Varela: any one of us could be among them, for there is no stereotype to this group, no single mold. Yet a closer look reveals that there are common elements. Inflamed with the love of Jesus, their lives became remarkable journeys of hope. For some, that meant leaving home and embarking on a pilgrim journey of thousands of miles. For each there was an act of abandonment to God, in the confidence that he is the final destination of every pilgrim. And all offered an outstretched hand of hope to those they encountered along the way, often awakening in them a life of faith. Through orphanages, schools and hospitals, by befriending the poor, the sick and the marginalized, and through the compelling witness that comes from walking humbly in the footsteps of Jesus, these six people laid open the way of faith, hope and charity to countless individuals, including perhaps your own ancestors.
And what of today? Who bears witness to the Good News of Jesus on the streets of New York, in the troubled neighborhoods of large cities, in the places where the young gather, seeking someone in whom they can trust? God is our origin and our destination, and Jesus the way. The path of that journey twists and turns ? just as it did for our saints ? through the joys and the trials of ordinary, everyday life: within your families, at school or college, during your recreation activities, and in your parish communities. All these places are marked by the culture in which you are growing up. As young Americans you are offered many opportunities for personal development, and you are brought up with a sense of generosity, service and fairness. Yet you do not need me to tell you that there are also difficulties: activities and mindsets which stifle hope, pathways which seem to lead to happiness and fulfillment but in fact end only in confusion and fear.
My own years as a teenager were marred by a sinister regime that thought it had all the answers; its influence grew - infiltrating schools and civic bodies, as well as politics and even religion - before it was fully recognized for the monster it was. It banished God and thus became impervious to anything true and good. Many of your grandparents and great-grandparents will have recounted the horror of the destruction that ensued. Indeed, some of them came to America precisely to escape such terror.
Let us thank God that today many people of your generation are able to enjoy the liberties which have arisen through the extension of democracy and respect for human rights. Let us thank God for all those who strive to ensure that you can grow up in an environment that nurtures what is beautiful, good, and true: your parents and grandparents, your teachers and priests, those civic leaders who seek what is right and just.
The power to destroy does, however, remain. To pretend otherwise would be to fool ourselves. Yet, it never triumphs; it is defeated. This is the essence of the hope that defines us as Christians; and the Church recalls this most dramatically during the Easter Triduum and celebrates it with great joy in the season of Easter! The One who shows us the way beyond death is the One who shows us how to overcome destruction and fear: thus it is Jesus who is the true teacher of life (cf. Spe Salvi, 6). His death and resurrection mean that we can say to the Father "you have restored us to life!" (Prayer after Communion, Good Friday). And so, just a few weeks ago, during the beautiful Easter Vigil liturgy, it was not from despair or fear that we cried out to God for our world, but with hope-filled confidence: dispel the darkness of our heart! dispel the darkness of our minds! (cf. Prayer at the Lighting of the Easter Candle).
What might that darkness be? What happens when people, especially the most vulnerable, encounter a clenched fist of repression or manipulation rather than a hand of hope? A first group of examples pertains to the heart. Here, the dreams and longings that young people pursue can so easily be shattered or destroyed. I am thinking of those affected by drug and substance abuse, homelessness and poverty, racism, violence, and degradation - especially of girls and women. While the causes of these problems are complex, all have in common a poisoned attitude of mind which results in people being treated as mere objects ? a callousness of heart takes hold which first ignores, then ridicules, the God-given dignity of every human being. Such tragedies also point to what might have been and what could be, were there other hands - your hands - reaching out. I encourage you to invite others, especially the vulnerable and the innocent, to join you along the way of goodness and hope.
The second area of darkness - that which affects the mind - often goes unnoticed, and for this reason is particularly sinister. The manipulation of truth distorts our perception of reality, and tarnishes our imagination and aspirations. I have already mentioned the many liberties which you are fortunate enough to enjoy. The fundamental importance of freedom must be rigorously safeguarded. It is no surprise then that numerous individuals and groups vociferously claim their freedom in the public forum. Yet freedom is a delicate value. It can be misunderstood or misused so as to lead not to the happiness which we all expect it to yield, but to a dark arena of manipulation in which our understanding of self and the world becomes confused, or even distorted by those who have an ulterior agenda.
Have you noticed how often the call for freedom is made without ever referring to the truth of the human person? Some today argue that respect for freedom of the individual makes it wrong to seek truth, including the truth about what is good. In some circles to speak of truth is seen as controversial or divisive, and consequently best kept in the private sphere. And in truth's place - or better said its absence - an idea has spread which, in giving value to everything indiscriminately, claims to assure freedom and to liberate conscience. This we call relativism. But what purpose has a "freedom" which, in disregarding truth, pursues what is false or wrong? How many young people have been offered a hand which in the name of freedom or experience has led them to addiction, to moral or intellectual confusion, to hurt, to a loss of self-respect, even to despair and so tragically and sadly to the taking of their own life? Dear friends, truth is not an imposition. Nor is it simply a set of rules. It is a discovery of the One who never fails us; the One whom we can always trust. In seeking truth we come to live by belief because ultimately truth is a person: Jesus Christ. That is why authentic freedom is not an opting out. It is an opting in; nothing less than letting go of self and allowing oneself to be drawn into Christ's very being for others (cf. Spe Salvi, 28).
How then can we as believers help others to walk the path of freedom which brings fulfillment and lasting happiness? Let us again turn to the saints. How did their witness truly free others from the darkness of heart and mind? The answer is found in the kernel of their faith; the kernel of our faith. The Incarnation, the birth of Jesus, tells us that God does indeed find a place among us. Though the inn is full, he enters through the stable, and there are people who see his light. They recognize Herod's dark closed world for what it is, and instead follow the bright guiding star of the night sky. And what shines forth? Here you might recall the prayer uttered on the most holy night of Easter: "Father we share in the light of your glory through your Son the light of the world … inflame us with your hope!" (Blessing of the Fire). And so, in solemn procession with our lighted candles we pass the light of Christ among us. It is "the light which dispels all evil, washes guilt away, restores lost innocence, brings mourners joy, casts out hatred, brings us peace, and humbles earthly pride" (Exsultet). This is Christ's light at work. This is the way of the saints. It is a magnificent vision of hope - Christ's light beckons you to be guiding stars for others, walking Christ's way of forgiveness, reconciliation, humility, joy and peace.
At times, however, we are tempted to close in on ourselves, to doubt the strength of Christ's radiance, to limit the horizon of hope. Take courage! Fix your gaze on our saints. The diversity of their experience of God's presence prompts us to discover anew the breadth and depth of Christianity. Let your imaginations soar freely along the limitless expanse of the horizons of Christian discipleship. Sometimes we are looked upon as people who speak only of prohibitions. Nothing could be further from the truth! Authentic Christian discipleship is marked by a sense of wonder. We stand before the God we know and love as a friend, the vastness of his creation, and the beauty of our Christian faith.
Dear friends, the example of the saints invites us, then, to consider four essential aspects of the treasure of our faith: personal prayer and silence, liturgical prayer, charity in action, and vocations.
What matters most is that you develop your personal relationship with God. That relationship is expressed in prayer. God by his very nature speaks, hears, and replies. Indeed, Saint Paul reminds us: we can and should "pray constantly" (1 Thess 5:17). Far from turning in on ourselves or withdrawing from the ups and downs of life, by praying we turn towards God and through him to each other, including the marginalized and those following ways other than God's path (cf. Spe Salvi, 33). As the saints teach us so vividly, prayer becomes hope in action. Christ was their constant companion, with whom they conversed at every step of their journey for others.
There is another aspect of prayer which we need to remember: silent contemplation. Saint John, for example, tells us that to embrace God's revelation we must first listen, then respond by proclaiming what we have heard and seen (cf. 1 Jn 1:2-3; Dei Verbum, 1). Have we perhaps lost something of the art of listening? Do you leave space to hear God's whisper, calling you forth into goodness? Friends, do not be afraid of silence or stillness, listen to God, adore him in the Eucharist. Let his word shape your journey as an unfolding of holiness.
In the liturgy we find the whole Church at prayer. The word liturgy means the participation of God's people in "the work of Christ the Priest and of His Body which is the Church" (Sacrosanctum Concilium, 7). What is that work? First of all it refers to Christ's Passion, his Death and Resurrection, and his Ascension - what we call the Paschal Mystery. It also refers to the celebration of the liturgy itself. The two meanings are in fact inseparably linked because this "work of Jesus" is the real content of the liturgy. Through the liturgy, the "work of Jesus" is continually brought into contact with history; with our lives in order to shape them. Here we catch another glimpse of the grandeur of our Christian faith. Whenever you gather for Mass, when you go to Confession, whenever you celebrate any of the sacraments, Jesus is at work. Through the Holy Spirit, he draws you to himself, into his sacrificial love of the Father which becomes love for all. We see then that the Church's liturgy is a ministry of hope for humanity. Your faithful participation, is an active hope which helps to keep the world - saints and sinners alike - open to God; this is the truly human hope we offer everyone (cf. Spe Salvi, 34).
Your personal prayer, your times of silent contemplation, and your participation in the Church's liturgy, bring you closer to God and also prepare you to serve others. The saints accompanying us this evening show us that the life of faith and hope is also a life of charity. Contemplating Jesus on the Cross we see love in its most radical form. We can begin to imagine the path of love along which we must move (cf. Deus Caritas Est, 12). The opportunities to make this journey are abundant. Look about you with Christ's eyes, listen with his ears, feel and think with his heart and mind. Are you ready to give all as he did for truth and justice? Many of the examples of the suffering which our saints responded to with compassion are still found here in this city and beyond. And new injustices have arisen: some are complex and stem from the exploitation of the heart and manipulation of the mind; even our common habitat, the earth itself, groans under the weight of consumerist greed and irresponsible exploitation. We must listen deeply. We must respond with a renewed social action that stems from the universal love that knows no bounds. In this way, we ensure that our works of mercy and justice become hope in action for others.
Dear young people, finally I wish to share a word about vocations. First of all my thoughts go to your parents, grandparents and godparents. They have been your primary educators in the faith. By presenting you for baptism, they made it possible for you to receive the greatest gift of your life. On that day you entered into the holiness of God himself. You became adoptive sons and daughters of the Father. You were incorporated into Christ. You were made a dwelling place of his Spirit. Let us pray for mothers and fathers throughout the world, particularly those who may be struggling in any way - socially, materially, spiritually. Let us honor the vocation of matrimony and the dignity of family life. Let us always appreciate that it is in families that vocations are given life.
Gathered here at Saint Joseph Seminary, I greet the seminarians present and indeed encourage all seminarians throughout America. I am glad to know that your numbers are increasing! The People of God look to you to be holy priests, on a daily journey of conversion, inspiring in others the desire to enter more deeply into the ecclesial life of believers. I urge you to deepen your friendship with Jesus the Good Shepherd. Talk heart to heart with him. Reject any temptation to ostentation, careerism, or conceit. Strive for a pattern of life truly marked by charity, chastity and humility, in imitation of Christ, the Eternal High Priest, of whom you are to become living icons (cf. Pastores Dabo Vobis, 33). Dear seminarians, I pray for you daily. Remember that what counts before the Lord is to dwell in his love and to make his love shine forth for others.
Religious Sisters, Brothers and Priests contribute greatly to the mission of the Church. Their prophetic witness is marked by a profound conviction of the primacy with which the Gospel shapes Christian life and transforms society. Today, I wish to draw your attention to the positive spiritual renewal which Congregations are undertaking in relation to their charism. The word charism means a gift freely and graciously given. Charisms are bestowed by the Holy Spirit, who inspires founders and foundresses, and shapes Congregations with a subsequent spiritual heritage. The wondrous array of charisms proper to each Religious Institute is an extraordinary spiritual treasury. Indeed, the history of the Church is perhaps most beautifully portrayed through the history of her schools of spirituality, most of which stem from the saintly lives of founders and foundresses. Through the discovery of charisms, which yield such a breadth of spiritual wisdom, I am sure that some of you young people will be drawn to a life of apostolic or contemplative service. Do not be shy to speak with Religious Brothers, Sisters or Priests about the charism and spirituality of their Congregation. No perfect community exists, but it is fidelity to a founding charism, not to particular individuals, that the Lord calls you to discern. Have courage! You too can make your life a gift of self for the love of the Lord Jesus and, in him, of every member of the human family (cf. Vita Consecrata, 3).
Friends, again I ask you, what about today? What are you seeking? What is God whispering to you? The hope which never disappoints is Jesus Christ. The saints show us the selfless love of his way. As disciples of Christ, their extraordinary journeys unfolded within the community of hope, which is the Church. It is from within the Church that you too will find the courage and support to walk the way of the Lord. Nourished by personal prayer, prompted in silence, shaped by the Church's liturgy you will discover the particular vocation God has for you. Embrace it with joy. You are Christ's disciples today. Shine his light upon this great city and beyond. Show the world the reason for the hope that resonates within you. Tell others about the truth that sets you free. With these sentiments of great hope in you I bid you farewell, until we meet again in Sydney this July for World Youth Day! And as a pledge of my love for you and your families, I gladly impart my Apostolic Blessing.
* * *
Queridos Seminaristas, queridos jóvenes:
Es para mí una gran alegría poder encontrarme con todos ustedes en este día de mi cumpleaños. Gracias por su acogida y por el cariño que me han demostrado.
Les animo a abrirle al Señor su corazón para que Él lo llene por completo y con el fuego de su amor lleven su Evangelio a todos los barrios de Nueva York.
La luz de la fe les impulsará a responder al mal con el bien y la santidad de vida, como lo hicieron los grandes testigos del Evangelio a lo largo de los siglos. Ustedes están llamados a continuar esa cadena de amigos de Jesús, que encontraron en su amor el gran tesoro de sus vidas. Cultiven esta amistad a través de la oración, tanto personal como litúrgica, y por medio de las obras de caridad y del compromiso por ayudar a los más necesitados. Si no lo han hecho, plantéense seriamente si el Señor les pide seguirlo de un modo radical en el ministerio sacerdotal o en la vida consagrada. No basta una relación esporádica con Cristo. Una amistad así no es tal. Cristo les quiere amigos suyos íntimos, fieles y perseverantes.
A la vez que les renuevo mi invitación a participar en la Jornada Mundial de la Juventud en Sidney, les aseguro mi recuerdo en la oración, en la que suplico a Dios que los haga auténticos discípulos de Cristo Resucitado. Muchas gracias.
April 19, 2008 - By Benedict XVI
Your Eminence,
Dear Brother Bishops,
Dear Young Friends,
"Proclaim the Lord Christ … and always have your answer ready for people who ask the reason for the hope that is within you" (1 Pet 3:15). With these words from the First Letter of Peter I greet each of you with heartfelt affection. I thank Cardinal Egan for his kind words of welcome and I also thank the representatives chosen from among you for their gestures of welcome. To Bishop Walsh, Rector of Saint Joseph Seminary, staff and seminarians, I offer my special greetings and gratitude.
Young friends, I am very happy to have the opportunity to speak with you. Please pass on my warm greetings to your family members and relatives, and to the teachers and staff of the various schools, colleges and universities you attend. I know that many people have worked hard to ensure that our gathering could take place. I am most grateful to them all. Also, I wish to acknowledge your singing to me Happy Birthday! Thank you for this moving gesture; I give you all an "A plus" for your German pronunciation! This evening I wish to share with you some thoughts about being disciples of Jesus Christ ? walking in the Lord's footsteps, our own lives become a journey of hope.
In front of you are the images of six ordinary men and women who grew up to lead extraordinary lives. The Church honors them as Venerable, Blessed, or Saint: each responded to the Lord's call to a life of charity and each served him here, in the alleys, streets and suburbs of New York. I am struck by what a remarkably diverse group they are: poor and rich, lay men and women - one a wealthy wife and mother - priests and sisters, immigrants from afar, the daughter of a Mohawk warrior father and Algonquin mother, another a Haitian slave, and a Cuban intellectual.
Saint Elizabeth Ann Seton, Saint Frances Xavier Cabrini, Saint John Neumann, Blessed Kateri Tekakwitha, Venerable Pierre Toussaint, and Padre Felix Varela: any one of us could be among them, for there is no stereotype to this group, no single mold. Yet a closer look reveals that there are common elements. Inflamed with the love of Jesus, their lives became remarkable journeys of hope. For some, that meant leaving home and embarking on a pilgrim journey of thousands of miles. For each there was an act of abandonment to God, in the confidence that he is the final destination of every pilgrim. And all offered an outstretched hand of hope to those they encountered along the way, often awakening in them a life of faith. Through orphanages, schools and hospitals, by befriending the poor, the sick and the marginalized, and through the compelling witness that comes from walking humbly in the footsteps of Jesus, these six people laid open the way of faith, hope and charity to countless individuals, including perhaps your own ancestors.
And what of today? Who bears witness to the Good News of Jesus on the streets of New York, in the troubled neighborhoods of large cities, in the places where the young gather, seeking someone in whom they can trust? God is our origin and our destination, and Jesus the way. The path of that journey twists and turns ? just as it did for our saints ? through the joys and the trials of ordinary, everyday life: within your families, at school or college, during your recreation activities, and in your parish communities. All these places are marked by the culture in which you are growing up. As young Americans you are offered many opportunities for personal development, and you are brought up with a sense of generosity, service and fairness. Yet you do not need me to tell you that there are also difficulties: activities and mindsets which stifle hope, pathways which seem to lead to happiness and fulfillment but in fact end only in confusion and fear.
My own years as a teenager were marred by a sinister regime that thought it had all the answers; its influence grew - infiltrating schools and civic bodies, as well as politics and even religion - before it was fully recognized for the monster it was. It banished God and thus became impervious to anything true and good. Many of your grandparents and great-grandparents will have recounted the horror of the destruction that ensued. Indeed, some of them came to America precisely to escape such terror.
Let us thank God that today many people of your generation are able to enjoy the liberties which have arisen through the extension of democracy and respect for human rights. Let us thank God for all those who strive to ensure that you can grow up in an environment that nurtures what is beautiful, good, and true: your parents and grandparents, your teachers and priests, those civic leaders who seek what is right and just.
The power to destroy does, however, remain. To pretend otherwise would be to fool ourselves. Yet, it never triumphs; it is defeated. This is the essence of the hope that defines us as Christians; and the Church recalls this most dramatically during the Easter Triduum and celebrates it with great joy in the season of Easter! The One who shows us the way beyond death is the One who shows us how to overcome destruction and fear: thus it is Jesus who is the true teacher of life (cf. Spe Salvi, 6). His death and resurrection mean that we can say to the Father "you have restored us to life!" (Prayer after Communion, Good Friday). And so, just a few weeks ago, during the beautiful Easter Vigil liturgy, it was not from despair or fear that we cried out to God for our world, but with hope-filled confidence: dispel the darkness of our heart! dispel the darkness of our minds! (cf. Prayer at the Lighting of the Easter Candle).
What might that darkness be? What happens when people, especially the most vulnerable, encounter a clenched fist of repression or manipulation rather than a hand of hope? A first group of examples pertains to the heart. Here, the dreams and longings that young people pursue can so easily be shattered or destroyed. I am thinking of those affected by drug and substance abuse, homelessness and poverty, racism, violence, and degradation - especially of girls and women. While the causes of these problems are complex, all have in common a poisoned attitude of mind which results in people being treated as mere objects ? a callousness of heart takes hold which first ignores, then ridicules, the God-given dignity of every human being. Such tragedies also point to what might have been and what could be, were there other hands - your hands - reaching out. I encourage you to invite others, especially the vulnerable and the innocent, to join you along the way of goodness and hope.
The second area of darkness - that which affects the mind - often goes unnoticed, and for this reason is particularly sinister. The manipulation of truth distorts our perception of reality, and tarnishes our imagination and aspirations. I have already mentioned the many liberties which you are fortunate enough to enjoy. The fundamental importance of freedom must be rigorously safeguarded. It is no surprise then that numerous individuals and groups vociferously claim their freedom in the public forum. Yet freedom is a delicate value. It can be misunderstood or misused so as to lead not to the happiness which we all expect it to yield, but to a dark arena of manipulation in which our understanding of self and the world becomes confused, or even distorted by those who have an ulterior agenda.
Have you noticed how often the call for freedom is made without ever referring to the truth of the human person? Some today argue that respect for freedom of the individual makes it wrong to seek truth, including the truth about what is good. In some circles to speak of truth is seen as controversial or divisive, and consequently best kept in the private sphere. And in truth's place - or better said its absence - an idea has spread which, in giving value to everything indiscriminately, claims to assure freedom and to liberate conscience. This we call relativism. But what purpose has a "freedom" which, in disregarding truth, pursues what is false or wrong? How many young people have been offered a hand which in the name of freedom or experience has led them to addiction, to moral or intellectual confusion, to hurt, to a loss of self-respect, even to despair and so tragically and sadly to the taking of their own life? Dear friends, truth is not an imposition. Nor is it simply a set of rules. It is a discovery of the One who never fails us; the One whom we can always trust. In seeking truth we come to live by belief because ultimately truth is a person: Jesus Christ. That is why authentic freedom is not an opting out. It is an opting in; nothing less than letting go of self and allowing oneself to be drawn into Christ's very being for others (cf. Spe Salvi, 28).
How then can we as believers help others to walk the path of freedom which brings fulfillment and lasting happiness? Let us again turn to the saints. How did their witness truly free others from the darkness of heart and mind? The answer is found in the kernel of their faith; the kernel of our faith. The Incarnation, the birth of Jesus, tells us that God does indeed find a place among us. Though the inn is full, he enters through the stable, and there are people who see his light. They recognize Herod's dark closed world for what it is, and instead follow the bright guiding star of the night sky. And what shines forth? Here you might recall the prayer uttered on the most holy night of Easter: "Father we share in the light of your glory through your Son the light of the world … inflame us with your hope!" (Blessing of the Fire). And so, in solemn procession with our lighted candles we pass the light of Christ among us. It is "the light which dispels all evil, washes guilt away, restores lost innocence, brings mourners joy, casts out hatred, brings us peace, and humbles earthly pride" (Exsultet). This is Christ's light at work. This is the way of the saints. It is a magnificent vision of hope - Christ's light beckons you to be guiding stars for others, walking Christ's way of forgiveness, reconciliation, humility, joy and peace.
At times, however, we are tempted to close in on ourselves, to doubt the strength of Christ's radiance, to limit the horizon of hope. Take courage! Fix your gaze on our saints. The diversity of their experience of God's presence prompts us to discover anew the breadth and depth of Christianity. Let your imaginations soar freely along the limitless expanse of the horizons of Christian discipleship. Sometimes we are looked upon as people who speak only of prohibitions. Nothing could be further from the truth! Authentic Christian discipleship is marked by a sense of wonder. We stand before the God we know and love as a friend, the vastness of his creation, and the beauty of our Christian faith.
Dear friends, the example of the saints invites us, then, to consider four essential aspects of the treasure of our faith: personal prayer and silence, liturgical prayer, charity in action, and vocations.
What matters most is that you develop your personal relationship with God. That relationship is expressed in prayer. God by his very nature speaks, hears, and replies. Indeed, Saint Paul reminds us: we can and should "pray constantly" (1 Thess 5:17). Far from turning in on ourselves or withdrawing from the ups and downs of life, by praying we turn towards God and through him to each other, including the marginalized and those following ways other than God's path (cf. Spe Salvi, 33). As the saints teach us so vividly, prayer becomes hope in action. Christ was their constant companion, with whom they conversed at every step of their journey for others.
There is another aspect of prayer which we need to remember: silent contemplation. Saint John, for example, tells us that to embrace God's revelation we must first listen, then respond by proclaiming what we have heard and seen (cf. 1 Jn 1:2-3; Dei Verbum, 1). Have we perhaps lost something of the art of listening? Do you leave space to hear God's whisper, calling you forth into goodness? Friends, do not be afraid of silence or stillness, listen to God, adore him in the Eucharist. Let his word shape your journey as an unfolding of holiness.
In the liturgy we find the whole Church at prayer. The word liturgy means the participation of God's people in "the work of Christ the Priest and of His Body which is the Church" (Sacrosanctum Concilium, 7). What is that work? First of all it refers to Christ's Passion, his Death and Resurrection, and his Ascension - what we call the Paschal Mystery. It also refers to the celebration of the liturgy itself. The two meanings are in fact inseparably linked because this "work of Jesus" is the real content of the liturgy. Through the liturgy, the "work of Jesus" is continually brought into contact with history; with our lives in order to shape them. Here we catch another glimpse of the grandeur of our Christian faith. Whenever you gather for Mass, when you go to Confession, whenever you celebrate any of the sacraments, Jesus is at work. Through the Holy Spirit, he draws you to himself, into his sacrificial love of the Father which becomes love for all. We see then that the Church's liturgy is a ministry of hope for humanity. Your faithful participation, is an active hope which helps to keep the world - saints and sinners alike - open to God; this is the truly human hope we offer everyone (cf. Spe Salvi, 34).
Your personal prayer, your times of silent contemplation, and your participation in the Church's liturgy, bring you closer to God and also prepare you to serve others. The saints accompanying us this evening show us that the life of faith and hope is also a life of charity. Contemplating Jesus on the Cross we see love in its most radical form. We can begin to imagine the path of love along which we must move (cf. Deus Caritas Est, 12). The opportunities to make this journey are abundant. Look about you with Christ's eyes, listen with his ears, feel and think with his heart and mind. Are you ready to give all as he did for truth and justice? Many of the examples of the suffering which our saints responded to with compassion are still found here in this city and beyond. And new injustices have arisen: some are complex and stem from the exploitation of the heart and manipulation of the mind; even our common habitat, the earth itself, groans under the weight of consumerist greed and irresponsible exploitation. We must listen deeply. We must respond with a renewed social action that stems from the universal love that knows no bounds. In this way, we ensure that our works of mercy and justice become hope in action for others.
Dear young people, finally I wish to share a word about vocations. First of all my thoughts go to your parents, grandparents and godparents. They have been your primary educators in the faith. By presenting you for baptism, they made it possible for you to receive the greatest gift of your life. On that day you entered into the holiness of God himself. You became adoptive sons and daughters of the Father. You were incorporated into Christ. You were made a dwelling place of his Spirit. Let us pray for mothers and fathers throughout the world, particularly those who may be struggling in any way - socially, materially, spiritually. Let us honor the vocation of matrimony and the dignity of family life. Let us always appreciate that it is in families that vocations are given life.
Gathered here at Saint Joseph Seminary, I greet the seminarians present and indeed encourage all seminarians throughout America. I am glad to know that your numbers are increasing! The People of God look to you to be holy priests, on a daily journey of conversion, inspiring in others the desire to enter more deeply into the ecclesial life of believers. I urge you to deepen your friendship with Jesus the Good Shepherd. Talk heart to heart with him. Reject any temptation to ostentation, careerism, or conceit. Strive for a pattern of life truly marked by charity, chastity and humility, in imitation of Christ, the Eternal High Priest, of whom you are to become living icons (cf. Pastores Dabo Vobis, 33). Dear seminarians, I pray for you daily. Remember that what counts before the Lord is to dwell in his love and to make his love shine forth for others.
Religious Sisters, Brothers and Priests contribute greatly to the mission of the Church. Their prophetic witness is marked by a profound conviction of the primacy with which the Gospel shapes Christian life and transforms society. Today, I wish to draw your attention to the positive spiritual renewal which Congregations are undertaking in relation to their charism. The word charism means a gift freely and graciously given. Charisms are bestowed by the Holy Spirit, who inspires founders and foundresses, and shapes Congregations with a subsequent spiritual heritage. The wondrous array of charisms proper to each Religious Institute is an extraordinary spiritual treasury. Indeed, the history of the Church is perhaps most beautifully portrayed through the history of her schools of spirituality, most of which stem from the saintly lives of founders and foundresses. Through the discovery of charisms, which yield such a breadth of spiritual wisdom, I am sure that some of you young people will be drawn to a life of apostolic or contemplative service. Do not be shy to speak with Religious Brothers, Sisters or Priests about the charism and spirituality of their Congregation. No perfect community exists, but it is fidelity to a founding charism, not to particular individuals, that the Lord calls you to discern. Have courage! You too can make your life a gift of self for the love of the Lord Jesus and, in him, of every member of the human family (cf. Vita Consecrata, 3).
Friends, again I ask you, what about today? What are you seeking? What is God whispering to you? The hope which never disappoints is Jesus Christ. The saints show us the selfless love of his way. As disciples of Christ, their extraordinary journeys unfolded within the community of hope, which is the Church. It is from within the Church that you too will find the courage and support to walk the way of the Lord. Nourished by personal prayer, prompted in silence, shaped by the Church's liturgy you will discover the particular vocation God has for you. Embrace it with joy. You are Christ's disciples today. Shine his light upon this great city and beyond. Show the world the reason for the hope that resonates within you. Tell others about the truth that sets you free. With these sentiments of great hope in you I bid you farewell, until we meet again in Sydney this July for World Youth Day! And as a pledge of my love for you and your families, I gladly impart my Apostolic Blessing.
* * *
Queridos Seminaristas, queridos jóvenes:
Es para mí una gran alegría poder encontrarme con todos ustedes en este día de mi cumpleaños. Gracias por su acogida y por el cariño que me han demostrado.
Les animo a abrirle al Señor su corazón para que Él lo llene por completo y con el fuego de su amor lleven su Evangelio a todos los barrios de Nueva York.
La luz de la fe les impulsará a responder al mal con el bien y la santidad de vida, como lo hicieron los grandes testigos del Evangelio a lo largo de los siglos. Ustedes están llamados a continuar esa cadena de amigos de Jesús, que encontraron en su amor el gran tesoro de sus vidas. Cultiven esta amistad a través de la oración, tanto personal como litúrgica, y por medio de las obras de caridad y del compromiso por ayudar a los más necesitados. Si no lo han hecho, plantéense seriamente si el Señor les pide seguirlo de un modo radical en el ministerio sacerdotal o en la vida consagrada. No basta una relación esporádica con Cristo. Una amistad así no es tal. Cristo les quiere amigos suyos íntimos, fieles y perseverantes.
A la vez que les renuevo mi invitación a participar en la Jornada Mundial de la Juventud en Sidney, les aseguro mi recuerdo en la oración, en la que suplico a Dios que los haga auténticos discípulos de Cristo Resucitado. Muchas gracias.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thầy dòng Phanxicô người Việt thụ phong Linh mục
Mai Vĩnh Thăng
02:48 19/04/2008
Tin Queensland - Úc – Thứ Bảy 12/4/08 thầy Vũ Lâm, một tu sĩ Việt Nam thuộc dòng Franciscô áo nâu (OFM Cap.) được Giám Mục phụ tá Joseph Oudeman cũng thuộc dòng Phanxicô truyền chức linh mục nơi thánh đường St Mark giáo xứ Inala.
Số người tham dự thánh lễ truyền chức khá đông; gồm 30 tu sĩ trong đó có cha Giám Tỉnh dòng Úc, Julian Messina, đến từ Sydney, gia đình thân thuộc của thầy Lâm và độ chừng 500 giáo dân.
Cha Lâm năm nay 36 tuổi cho biết lễ truyền chức Linh mục rất đặc biệt vì vi trí hành lễ, nơi mà cha đã sống và trưởng thành. Tám anh chị em của cha Lâm cùng với gia đình đều có mặt trong thánh lễ truyền chức. Thân sinh của cha Lâm, ông bà Vũ Rinh và Phan Hồng đã bày tỏ sự vui mừng và niềm hãnh diện khi người con thứ tám của ông bà, Vũ Lâm đã đi theo ơn kêu gọi.
Sau thánh lễ truyền chức vào sáng thứ Bảy gia đình cha Lâm tiếp tục vui mừng tại tư gia nhân dịp kỷ niệm khó quên nầy. Hôm sau Chúa Nhật 13/4 cha Lâm chính thức chủ tế Thánh lễ Tạ Ơn cũng tại thánh đường St Mark thuộc giáo xứ Inala.
Năm lên tám, cha Lâm cùng thân phụ tị nạn tại Úc và theo học trường tiểu học Công Giáo Darra-Jindalee. Sau đó tiếp tục bậc trung học tại một số trường gồm Inala, Oxley và Indooroopilly. Xong chương trình trung học cha đã hoàn tất bằng cử nhân kiến trúc tại đại học Queensland (UQ) và sau đó hành nghề kiến trúc bốn năm.
Cuộc hành trình đức tin của cha Lâm bắt đầu từ năm 1999, là thầy dòng năm thứ nhất tại tu viện Francisco vùng ngoại ô Wynnum North và chuyển về Sydney tiếp tục tu học. Sau đó cha Lâm theo học tại Melbourne và tiếp theo hai năm tu học tại Rome. Nhân dịp truyền chức Phó Tế ngày 6/10/07 tại Sydney, cha Lâm cho biết sự chọn ơn kêu gọi là do gia đình và bạn bè tích cực khuyến khích trong đó có người cháu Nguyễn Patrick mười tuổi. Cha Lâm còn cho biết Patrick hứa sẽ theo bước chân Lâm làm linh mục.
Phần đông các bạn của cha Lâm không phải là người Công Giáo. Đối với bạn, cha Lâm là một chứng nhân trong đời sống của họ, vì Chúa là sự sống và tràn đầy ý nghĩa đối với cha Lâm. Trong thời gian tu học, cha Lâm đã dùng nhiều thời giờ để chăm sóc những kẻ vô gia cư và nghiện ngập, cha sẽ trở lại Leichhardt (tiểu bang NSW) vào cuối tháng 4 và sẽ chính thức nhận nhiệm sở. Trời đất bao la đi đâu cũng được, cha Lâm hy vọng sẽ hoàn thành ước muốn chân thành của mình. Tuy nhiên cha Lâm vẫn mong muốn ưu tiên thực hiện sứ mạng tông đồ tại quê hương Việt Nam, nơi đó chưa có dòng nam Phanxicô áo nâu, nên sẽ là cơ hội tốt để bắt đầu sứ mạng truyền giáo nhưng còn tùy theo Thánh ý Chúa.
Cha Lâm cữ hành một Thánh lễ Tạ Ơn nữa ở giáo xứ Guardian Angels, Wynnum hôm Chúa Nhật 20/4.
(Nguồn: The Catholic Leader (Brisbane) – April 20, 2008. Issue No 4997)
Xin bấm vào link để xem hình ảnh Lễ Truyền Chức của Cha Vũ Lâm OFM Cap.:
http://www.stmarksinala.net.au/ordination08
Số người tham dự thánh lễ truyền chức khá đông; gồm 30 tu sĩ trong đó có cha Giám Tỉnh dòng Úc, Julian Messina, đến từ Sydney, gia đình thân thuộc của thầy Lâm và độ chừng 500 giáo dân.
Cha Lâm năm nay 36 tuổi cho biết lễ truyền chức Linh mục rất đặc biệt vì vi trí hành lễ, nơi mà cha đã sống và trưởng thành. Tám anh chị em của cha Lâm cùng với gia đình đều có mặt trong thánh lễ truyền chức. Thân sinh của cha Lâm, ông bà Vũ Rinh và Phan Hồng đã bày tỏ sự vui mừng và niềm hãnh diện khi người con thứ tám của ông bà, Vũ Lâm đã đi theo ơn kêu gọi.
Sau thánh lễ truyền chức vào sáng thứ Bảy gia đình cha Lâm tiếp tục vui mừng tại tư gia nhân dịp kỷ niệm khó quên nầy. Hôm sau Chúa Nhật 13/4 cha Lâm chính thức chủ tế Thánh lễ Tạ Ơn cũng tại thánh đường St Mark thuộc giáo xứ Inala.
Năm lên tám, cha Lâm cùng thân phụ tị nạn tại Úc và theo học trường tiểu học Công Giáo Darra-Jindalee. Sau đó tiếp tục bậc trung học tại một số trường gồm Inala, Oxley và Indooroopilly. Xong chương trình trung học cha đã hoàn tất bằng cử nhân kiến trúc tại đại học Queensland (UQ) và sau đó hành nghề kiến trúc bốn năm.
Cuộc hành trình đức tin của cha Lâm bắt đầu từ năm 1999, là thầy dòng năm thứ nhất tại tu viện Francisco vùng ngoại ô Wynnum North và chuyển về Sydney tiếp tục tu học. Sau đó cha Lâm theo học tại Melbourne và tiếp theo hai năm tu học tại Rome. Nhân dịp truyền chức Phó Tế ngày 6/10/07 tại Sydney, cha Lâm cho biết sự chọn ơn kêu gọi là do gia đình và bạn bè tích cực khuyến khích trong đó có người cháu Nguyễn Patrick mười tuổi. Cha Lâm còn cho biết Patrick hứa sẽ theo bước chân Lâm làm linh mục.
Phần đông các bạn của cha Lâm không phải là người Công Giáo. Đối với bạn, cha Lâm là một chứng nhân trong đời sống của họ, vì Chúa là sự sống và tràn đầy ý nghĩa đối với cha Lâm. Trong thời gian tu học, cha Lâm đã dùng nhiều thời giờ để chăm sóc những kẻ vô gia cư và nghiện ngập, cha sẽ trở lại Leichhardt (tiểu bang NSW) vào cuối tháng 4 và sẽ chính thức nhận nhiệm sở. Trời đất bao la đi đâu cũng được, cha Lâm hy vọng sẽ hoàn thành ước muốn chân thành của mình. Tuy nhiên cha Lâm vẫn mong muốn ưu tiên thực hiện sứ mạng tông đồ tại quê hương Việt Nam, nơi đó chưa có dòng nam Phanxicô áo nâu, nên sẽ là cơ hội tốt để bắt đầu sứ mạng truyền giáo nhưng còn tùy theo Thánh ý Chúa.
Cha Lâm cữ hành một Thánh lễ Tạ Ơn nữa ở giáo xứ Guardian Angels, Wynnum hôm Chúa Nhật 20/4.
(Nguồn: The Catholic Leader (Brisbane) – April 20, 2008. Issue No 4997)
Xin bấm vào link để xem hình ảnh Lễ Truyền Chức của Cha Vũ Lâm OFM Cap.:
http://www.stmarksinala.net.au/ordination08
Tọa đàm “Tả quân Lê Văn Duyệt với Nam bộ và với Công giáo”
Quốc Ngọc
11:04 19/04/2008
SAIGÒN - Chiều 19/4/2008 vừa qua, Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình đã tổ chức buổi tọa đàm về thân thế, sự nghiệp và nỗi oan khuất của một trong những vị khai quốc công thần lẫy lừng của Nhà Nguyễn - Đức tả quân Lê Văn Duyệt (1763-1832) - người được nhân dân Nam bộ đặc biệt tôn kính trong việc mở mang, bình định và phát triển vùng đất này, với hai lần được bổ nhiệm làm Tổng trấn Gia Định.
Người Nam bộ tôn xưng ông là “Ông Lớn Thượng” và khi ông mất, đã lập đền thờ - tức Lăng Ông - tại Bình Thạnh hiện nay. Phan Thanh Giản từng hết lời ca ngợi đức độ và tấm lòng vì dân của Lê Văn Duyệt: “Gia Định này thật có phúc mới gặp được một Tổng trấn như đại quan”. Theo các nhà nghiên cứu, riêng đối với người Công giáo và đồng bào Hoa kiều, Lê Văn Duyệt cũng đã có những đối sách sáng suốt, khoan hòa. Cái nhìn của ông trước cục diện dân tộc vào thời điểm ấy đáng khâm phục và ghi ân.
Mới đây, ngày 4/2/2008, lần đầu tiên kể từ biến cố 30/4/1975, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã long trọng cử hành lễ an vị bức tượng đồng của Đức tả quân, cũng đặt tại Lăng Ông Bà Chiểu.
Buổi tọa đàm - gồm các diễn giả chính là PGS. TS. Nguyễn Minh Tường (Viện Sử học), Nhà Sử học Dương Trung Quốc (Tổng Biên tạp chí Xưa - Nay) và Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu - đã tập trung vào mấu chốt khiến Lê Văn Duyệt đã trở thành “nạn nhân” của lịch sử kể từ ngày ông qua đời. Lê Văn Duyệt đã phải hứng chịu bao điều thị phi do cách đánh giá thiên lệch. Chính điều này, đã đang là một phần nguyên nhân của những vấn nạn dạy và học sử ở nước ta hiện nay, khiến dư luận bức xúc.
Tham dự buổi tọa đàm tại Trung tâm Nguyễn Văn Bình (số 43 Nguyễn Thông, Quận 3, Sài Gòn) còn có nhà văn Hoàng Lại Giang (tác giả tiểu thuyết lịch sử “Lê Văn Duyệt - Từ nấm mồ oan khuất đến Lăng Ông”, Hà Nội - 1999), ông Bành Quang Huệ (người tài trợ cho việc đúc tượng đồng Đức tả quân và bộ sách “Lê Văn Duyệt với vùng đất Nam bộ”), TS. Nguyễn Chơn Trung (Phó Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Phương Nam), Lm Trần Tam Tỉnh, Nữ tu Mai Thành, Lm Thiện Cẩm, nhà báo Nguyễn Quốc Thái, ông Trần Duy Nhiên, ông Vương Đình Chữ, nhà thơ Lê Đình Bảng… cùng gần 200 tham dự viên thuộc nhiều thành phần.
Người Nam bộ tôn xưng ông là “Ông Lớn Thượng” và khi ông mất, đã lập đền thờ - tức Lăng Ông - tại Bình Thạnh hiện nay. Phan Thanh Giản từng hết lời ca ngợi đức độ và tấm lòng vì dân của Lê Văn Duyệt: “Gia Định này thật có phúc mới gặp được một Tổng trấn như đại quan”. Theo các nhà nghiên cứu, riêng đối với người Công giáo và đồng bào Hoa kiều, Lê Văn Duyệt cũng đã có những đối sách sáng suốt, khoan hòa. Cái nhìn của ông trước cục diện dân tộc vào thời điểm ấy đáng khâm phục và ghi ân.
Mới đây, ngày 4/2/2008, lần đầu tiên kể từ biến cố 30/4/1975, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã long trọng cử hành lễ an vị bức tượng đồng của Đức tả quân, cũng đặt tại Lăng Ông Bà Chiểu.
Buổi tọa đàm - gồm các diễn giả chính là PGS. TS. Nguyễn Minh Tường (Viện Sử học), Nhà Sử học Dương Trung Quốc (Tổng Biên tạp chí Xưa - Nay) và Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu - đã tập trung vào mấu chốt khiến Lê Văn Duyệt đã trở thành “nạn nhân” của lịch sử kể từ ngày ông qua đời. Lê Văn Duyệt đã phải hứng chịu bao điều thị phi do cách đánh giá thiên lệch. Chính điều này, đã đang là một phần nguyên nhân của những vấn nạn dạy và học sử ở nước ta hiện nay, khiến dư luận bức xúc.
Tham dự buổi tọa đàm tại Trung tâm Nguyễn Văn Bình (số 43 Nguyễn Thông, Quận 3, Sài Gòn) còn có nhà văn Hoàng Lại Giang (tác giả tiểu thuyết lịch sử “Lê Văn Duyệt - Từ nấm mồ oan khuất đến Lăng Ông”, Hà Nội - 1999), ông Bành Quang Huệ (người tài trợ cho việc đúc tượng đồng Đức tả quân và bộ sách “Lê Văn Duyệt với vùng đất Nam bộ”), TS. Nguyễn Chơn Trung (Phó Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Phương Nam), Lm Trần Tam Tỉnh, Nữ tu Mai Thành, Lm Thiện Cẩm, nhà báo Nguyễn Quốc Thái, ông Trần Duy Nhiên, ông Vương Đình Chữ, nhà thơ Lê Đình Bảng… cùng gần 200 tham dự viên thuộc nhiều thành phần.
Văn Hóa
Chào mừng Đức Thánh Cha!
Đặng Xuân Hường
17:22 19/04/2008
Chào mừng Đức Thánh Cha!
Ngài đã đến đây, đôi bàn tay
Đầy tình thương của một vị Thầy
Đem nguồn vui, tràn niềm hy vọng
Cho mỗi người trong thế giới này
Lời Ngài thể hiện một niềm tin
Vào người dân bao đời đấu tranh
Cho nền tự do và dân chủ
Tôn thờ Thượng Đế, đặt lên trên
Trải qua nhiều năm tháng đau thương
Di dân, lập quốc, bãi chiến trường
Niềm tin tôn giáo nguồn trợ lực
Tổ quốc ngày nay được phú cường
Ngài ca ngợi đất nước tự do
Người dân tự lương tâm phụng thờ
Và cũng là thành phần dân tộc
Tiếng nói của mình được lắng nghe
Hãy ý thức trách nhiệm cá nhân
Bảo vệ tự do là hồng ân
Bằng chính con người, lòng đạo đức
Niềm xác tín, can đảm dấn thân
Nếu như thế giới thiếu chân thành
Nền tảng tự do cũng tiêu tan
Nền dân chủ không còn giá trị
Người ta sẽ đánh mất cả hồn
Giáo hội góp bàn tay dựng xây
Thế giới tốt hơn cho ngày mai
Xứng đáng để loài người tồn tại
Đức tin là ánh sáng soi đời
Mọi người chung sống trên địa cầu
Cần tình liên đới giúp đỡ nhau
Được tôn trọng đúng theo phẩm giá
Chia sẻ tài nguyên Chúa ban trao
Cùng nhau bàn cách tránh chiến tranh
Suy diễn luân lý và tâm linh
Tìm hiểu trào lưu nhân bản mới
Nhân loại mới mau được hoà bình
Ước mong chân lý sẽ dẫn đường
Cho các nhà lãnh đạo bốn phương
Hành xử theo nguyên tắc đạo lý
Trọng nhân quyền, phát triển quê hương.
Ngài đã đến đây, đôi bàn tay
Đầy tình thương của một vị Thầy
Đem nguồn vui, tràn niềm hy vọng
Cho mỗi người trong thế giới này
Lời Ngài thể hiện một niềm tin
Vào người dân bao đời đấu tranh
Cho nền tự do và dân chủ
Tôn thờ Thượng Đế, đặt lên trên
Trải qua nhiều năm tháng đau thương
Di dân, lập quốc, bãi chiến trường
Niềm tin tôn giáo nguồn trợ lực
Tổ quốc ngày nay được phú cường
Ngài ca ngợi đất nước tự do
Người dân tự lương tâm phụng thờ
Và cũng là thành phần dân tộc
Tiếng nói của mình được lắng nghe
Hãy ý thức trách nhiệm cá nhân
Bảo vệ tự do là hồng ân
Bằng chính con người, lòng đạo đức
Niềm xác tín, can đảm dấn thân
Nếu như thế giới thiếu chân thành
Nền tảng tự do cũng tiêu tan
Nền dân chủ không còn giá trị
Người ta sẽ đánh mất cả hồn
Giáo hội góp bàn tay dựng xây
Thế giới tốt hơn cho ngày mai
Xứng đáng để loài người tồn tại
Đức tin là ánh sáng soi đời
Mọi người chung sống trên địa cầu
Cần tình liên đới giúp đỡ nhau
Được tôn trọng đúng theo phẩm giá
Chia sẻ tài nguyên Chúa ban trao
Cùng nhau bàn cách tránh chiến tranh
Suy diễn luân lý và tâm linh
Tìm hiểu trào lưu nhân bản mới
Nhân loại mới mau được hoà bình
Ước mong chân lý sẽ dẫn đường
Cho các nhà lãnh đạo bốn phương
Hành xử theo nguyên tắc đạo lý
Trọng nhân quyền, phát triển quê hương.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Ruộng Đồng Quê Ta
Nguyễn Đăng Khoa
00:19 19/04/2008
RUỘNG ĐỒNG QUÊ TA
Ảnh của Nguyễn Đăng Khoa, Giáo phận Vinh Việt Nam.
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cầy..
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Nhớ công hôm sớm cấy cầy cho chăng?.
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền