Phụng Vụ - Mục Vụ
Chối bỏ
Lm Vũđình Tường
03:49 19/04/2012
Chúa Nhật 3 Mùa Phục Sinh Năm B
Lc 24, 35-48
Dường như cuộc đời người nào không ít thì nhiều đều có kinh nghiệm được chào đón và kinh nghiệm bị từ chối. Những đón nhận, từ chối trong đời ảnh hưởng rất nhiều đến tâm tình, cảm xúc người đó. Một người bị từ chối nhiều quá sẽ mất niềm tin, mất tự tin nơi chính mình trước khi mang thành kiến, mặc cảm. Trái lại không có kinh nghiệm thất bại, chỉ có thành công sẽ dẫn đến tự kiêu, cao ngạo coi thường người, rẻ đời.
Có những chối bỏ sau đó đón nhận thay đổi cả cuộc đời. Lại có những chối bỏ suốt đời không bao giờ được đón nhận. Cũng có những chối bỏ dù có đón nhận hay không cũng không ảnh hưởng đến cuộc sống bao nhiêu.
Cuộc đời của Đức Kitô là một chuỗi những chối bỏ. Bắt đầu từ gia đình đến người thân quen, người cùng làng, cùng nước, cùng quê hương, rồi đến thân hữu, đệ tử và cuối cùng là những kẻ cầm quyền. Số người chối bỏ Đức Kitô không chỉ giới hạn trong phạm vi trong nước mà lan tràn thế giới, không phải chỉ giới hạn trong một năm hay một đời mà kéo dài năm này qua năm khác, thế kỉ này qua thế kỉ nọ và đời này kéo dài qua đời kia. Người ta chối bỏ con người Giêsu, chối bỏ Ngài hiện hữu, chối bỏ giáo lí Ngài loan truyền, chối bỏ tình thương Ngài trao ban. Người ta quá khích đến độ chối bỏ, cấm đoán, bắt tù tội, chém giết những ai tin đón nhận tình yêu Đức Kitô trao ban.
Những chối bỏ trong đời Đức Kitô được nhiều học giả tên tuổi khai thác. Gọi là khai thác vì họ thành danh nhờ vào những chối bỏ đó. Thành danh do củng cố, bảo vệ hoặc ngược lại do bài bác, tấn công sự hiện hữu và giáo huấn Đức Kitô ban.
Điều chối bỏ đầu tiên trong cuộc đời Đức Kitô chính là sự xuất hiện đột ngột của Ngài nơi trần thế. Khi sứ thần Thiên Chúa hỏi bà Maria về việc thụ thai Đức Kitô chính bà trả lời không biết. Tôi không biết đến đàn ông thì không thể thụ thai. Đến lượt ông Giuse cha nuôi đức Kitô khi họ hàng chất vấn ông về sự kiện bà Maria thụ thai trước khi hai ông bà về sống chung với nhau. Ông Giuse cũng chối không biết. Ông không biết bào thai đó từ đâu đến, ai là tác giả của một cuộc đời sắp sinh ra. Một người chưa ra đời mà cả cha lẫn mẹ đều từ chối không biết từ đâu đến hẳn không thể đến từ con người vì chính hai người đó đều xác quyết là không biết. Đức Kitô trở thành người con vô thừa nhận. Người con bị cả cha lẫn mẹ không chấp nhận sau này trở thành Đấng Cứu Thế cho muôn dân. Kinh nghiệm bị đời chối bỏ không biến Đức Kitô thành kẻ thù đời, ghét người trái lại Ngài thành Con Người cho mọi người, đón nhận tất cả mọi người là anh em, không trừ một ai, kể cả kẻ chê trách Ngài.
Khi lớn lên Đức Kitô rao giảng và thu nhận các môn đệ. Nghe những điều Ngài giảng dậy đám đông dân chúng đều thắc mắc tự hỏi nhau bởi đâu ông ta thông thái như thế. Không phải chỉ đám đông mà ngay cả những người có thời sinh sống chung, lớn lên trong làng khi nghe Ngài giảng dậy cũng thắc mắc tương tự. Bởi đâu ông có được sự khôn ngoan, thông thái như vậy. Rõ ràng cả đám đông lẫn dân làng đều không biết ông Giêsu có những tư tưởng khôn ngoan, việc làm đạo đức và cuộc sống giản dị như thế từ đâu ra. Vì thế họ từ chối đón tiếp Ngài. Những kẻ chống đối Đức Kitô thì cho rằng ông là tướng quỷ nên có khả năng trừ quỉ. Câu nói trên chứng tỏ những kẻ kết án, chê trách Ngài không biết Ngài từ đâu mà đến. Giả như có ai nêu thắc mắc, hoặc chất vấn họ do đâu mà ông Giêsu được làm tướng quỉ. Câu trả lời sẽ là không biết.
Người môn đệ thân tín dơ tay quả quyết dù tất cả có chối bỏ thì ông cũng không, dẫu có chết cũng một mực trung thành thế mà khi bị đứa đầy tớ gái chất vấn ông thề không biết Ngài là ai. Lời Ngài giảng dậy bị chê trách là lời nói chói tai như thế ai nghe cho được.
Cuối cùng ngay cả kẻ kết án Ngài cũng chối bỏ không muốn liên luỵ. Ông dùng nước rửa tay phân bua ta không dính máu người này. Các ngươi muốn làm gì tuỳ í.
Điều hết sức thật là những ai đón nhận Ngài đều được Ngài mặc khải cho biết Ngài là ai.
Mẹ Maria đón nhận Ngài trở thành Mẹ Thiên Chúa.
Thánh Giuse đón nhận Ngài trở thành cha nuôi Đức Kitô.
Mục đồng đón nhận Ngài trở thành kẻ loan Tin Mừng cứu độ và nghe lời ca vang của Thiên Thần.
Ba vua đón nhận Ngài được ánh sao chỉ đường dẫn lối tránh được sự dữ và một nội tâm bình an.
Tên trộm đón nhận Ngài được vào nước Thiên Chúa.
Hai môn đệ trên đường Emaus đón nhận Ngài được biết Ngài thực sự sống lại từ cõi chết.
Hãy đón nhận Đức Kitô để nhận biết Ngài là Thiên Chúa và thừa kế gia nghiệp Thiên quốc.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Lc 24, 35-48
Dường như cuộc đời người nào không ít thì nhiều đều có kinh nghiệm được chào đón và kinh nghiệm bị từ chối. Những đón nhận, từ chối trong đời ảnh hưởng rất nhiều đến tâm tình, cảm xúc người đó. Một người bị từ chối nhiều quá sẽ mất niềm tin, mất tự tin nơi chính mình trước khi mang thành kiến, mặc cảm. Trái lại không có kinh nghiệm thất bại, chỉ có thành công sẽ dẫn đến tự kiêu, cao ngạo coi thường người, rẻ đời.
Có những chối bỏ sau đó đón nhận thay đổi cả cuộc đời. Lại có những chối bỏ suốt đời không bao giờ được đón nhận. Cũng có những chối bỏ dù có đón nhận hay không cũng không ảnh hưởng đến cuộc sống bao nhiêu.
Cuộc đời của Đức Kitô là một chuỗi những chối bỏ. Bắt đầu từ gia đình đến người thân quen, người cùng làng, cùng nước, cùng quê hương, rồi đến thân hữu, đệ tử và cuối cùng là những kẻ cầm quyền. Số người chối bỏ Đức Kitô không chỉ giới hạn trong phạm vi trong nước mà lan tràn thế giới, không phải chỉ giới hạn trong một năm hay một đời mà kéo dài năm này qua năm khác, thế kỉ này qua thế kỉ nọ và đời này kéo dài qua đời kia. Người ta chối bỏ con người Giêsu, chối bỏ Ngài hiện hữu, chối bỏ giáo lí Ngài loan truyền, chối bỏ tình thương Ngài trao ban. Người ta quá khích đến độ chối bỏ, cấm đoán, bắt tù tội, chém giết những ai tin đón nhận tình yêu Đức Kitô trao ban.
Những chối bỏ trong đời Đức Kitô được nhiều học giả tên tuổi khai thác. Gọi là khai thác vì họ thành danh nhờ vào những chối bỏ đó. Thành danh do củng cố, bảo vệ hoặc ngược lại do bài bác, tấn công sự hiện hữu và giáo huấn Đức Kitô ban.
Điều chối bỏ đầu tiên trong cuộc đời Đức Kitô chính là sự xuất hiện đột ngột của Ngài nơi trần thế. Khi sứ thần Thiên Chúa hỏi bà Maria về việc thụ thai Đức Kitô chính bà trả lời không biết. Tôi không biết đến đàn ông thì không thể thụ thai. Đến lượt ông Giuse cha nuôi đức Kitô khi họ hàng chất vấn ông về sự kiện bà Maria thụ thai trước khi hai ông bà về sống chung với nhau. Ông Giuse cũng chối không biết. Ông không biết bào thai đó từ đâu đến, ai là tác giả của một cuộc đời sắp sinh ra. Một người chưa ra đời mà cả cha lẫn mẹ đều từ chối không biết từ đâu đến hẳn không thể đến từ con người vì chính hai người đó đều xác quyết là không biết. Đức Kitô trở thành người con vô thừa nhận. Người con bị cả cha lẫn mẹ không chấp nhận sau này trở thành Đấng Cứu Thế cho muôn dân. Kinh nghiệm bị đời chối bỏ không biến Đức Kitô thành kẻ thù đời, ghét người trái lại Ngài thành Con Người cho mọi người, đón nhận tất cả mọi người là anh em, không trừ một ai, kể cả kẻ chê trách Ngài.
Khi lớn lên Đức Kitô rao giảng và thu nhận các môn đệ. Nghe những điều Ngài giảng dậy đám đông dân chúng đều thắc mắc tự hỏi nhau bởi đâu ông ta thông thái như thế. Không phải chỉ đám đông mà ngay cả những người có thời sinh sống chung, lớn lên trong làng khi nghe Ngài giảng dậy cũng thắc mắc tương tự. Bởi đâu ông có được sự khôn ngoan, thông thái như vậy. Rõ ràng cả đám đông lẫn dân làng đều không biết ông Giêsu có những tư tưởng khôn ngoan, việc làm đạo đức và cuộc sống giản dị như thế từ đâu ra. Vì thế họ từ chối đón tiếp Ngài. Những kẻ chống đối Đức Kitô thì cho rằng ông là tướng quỷ nên có khả năng trừ quỉ. Câu nói trên chứng tỏ những kẻ kết án, chê trách Ngài không biết Ngài từ đâu mà đến. Giả như có ai nêu thắc mắc, hoặc chất vấn họ do đâu mà ông Giêsu được làm tướng quỉ. Câu trả lời sẽ là không biết.
Người môn đệ thân tín dơ tay quả quyết dù tất cả có chối bỏ thì ông cũng không, dẫu có chết cũng một mực trung thành thế mà khi bị đứa đầy tớ gái chất vấn ông thề không biết Ngài là ai. Lời Ngài giảng dậy bị chê trách là lời nói chói tai như thế ai nghe cho được.
Cuối cùng ngay cả kẻ kết án Ngài cũng chối bỏ không muốn liên luỵ. Ông dùng nước rửa tay phân bua ta không dính máu người này. Các ngươi muốn làm gì tuỳ í.
Điều hết sức thật là những ai đón nhận Ngài đều được Ngài mặc khải cho biết Ngài là ai.
Mẹ Maria đón nhận Ngài trở thành Mẹ Thiên Chúa.
Thánh Giuse đón nhận Ngài trở thành cha nuôi Đức Kitô.
Mục đồng đón nhận Ngài trở thành kẻ loan Tin Mừng cứu độ và nghe lời ca vang của Thiên Thần.
Ba vua đón nhận Ngài được ánh sao chỉ đường dẫn lối tránh được sự dữ và một nội tâm bình an.
Tên trộm đón nhận Ngài được vào nước Thiên Chúa.
Hai môn đệ trên đường Emaus đón nhận Ngài được biết Ngài thực sự sống lại từ cõi chết.
Hãy đón nhận Đức Kitô để nhận biết Ngài là Thiên Chúa và thừa kế gia nghiệp Thiên quốc.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Làm chứng nhân
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:16 19/04/2012
Chúa Nhật III Phục Sinh B
“Chính anh em là chứng nhân về những điều này”(Lc 24,48). Những điều này là những điều gì đây? Chúa Giêsu đã minh nhiên khẳng định: “Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại; phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội” (Lc 24,47).
Phải nhìn nhận rằng cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Kitô là một chủ đề chính của lời rao giảng của các tông đồ. Đã có lúc, có nhiều đấng vì muốn nhấn mạnh đến mầu nhiệm Phục sinh nên thích chưng ảnh tượng Chúa Phục sinh trong cung thánh Nhà thờ, thế mà Hội Thánh vẫn không chuẩn nhận. Theo luật hiện hành thì phải chưng ảnh tượng Chúa chịu nạn (Crucifix), dù rằng mầu nhiệm Chúa Phục sinh chính là mầu nhiệm nền tảng của Kitô giáo, vì như lời thánh Phaolô Tông đồ rằng: Nếu Chúa Kitô không sống lại thì Kitô hữu là những người khốn khổ nhất.
Cả hai mầu nhiệm Tử nạn và Phục sinh luôn song hành với nhau, không thể tách rời. Mầu nhiệm Phục sinh khẳng định rằng Chúa Kitô chính là Thiên Chúa thật, vì chỉ có Thiên Chúa mới có thể làm chủ sự sống và sự chết. Mầu nhiệm Tử nạn lại mạc khải cho chúng ta biết: “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1 Ga 4,8). Không có tình yêu nào cao quý cho bằng tình yêu của người hiến dâng mạng sống vì người mình yêu (x.Ga 15,13). Cũng như các Tông đồ xưa, Kitô hũu chúng ta mọi thời cần phải làm chứng rằng Đấng tử nạn đã phục sinh đồng thời phải làm chứng rằng Đấng phục sinh là Đấng đã tử nạn.
Đấng tử nạn đã phục sinh: Khi tuyên bố chân lý này, chúng ta tuyên tín rằng Chúa Kitô chính là Thiên Chúa thật. Người đã phục sinh như lời Người đã tiên báo. Nhìn nhận Chúa Kitô là Thiên Chúa có nghĩa là kính dâng lên Người sự thần phục của chúng ta. Không chỉ chúng ta mà mọi vật mọi loài cần phải suy phục Đấng đã phục sinh như là nguyên lý và là cứu cánh của mọi hiện hữu. Cùng với thánh Phaolô chúng ta tuyên xưng: “Trong Người, muôn vật được tạo thành trên trời cùng dưới đất, hữu hình với vô hình. Dẫu là hàng dũng lực thần thiêng hay là bậc quyền năng thượng giới, tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng, nhờ Người và cho Người…” (Col 1,16).
Sự suy tôn, thần phục không chỉ thể hiện bằng việc nhìn nhận những gì chúng ta là, chúng ta có, đều do bởi Đấng đã phục sinh mà còn thể hiện bằng việc gắn bó với Người và hết tâm hết lòng tuân giữ lời Người phán dạy. Thánh Gioan khẳng định qua bài đọc thứ hai:“Căn cứ vào điều này, chúng ta nhận ra rằng chúng ta biết Thiên Chúa: đó là chúng ta tuân giữ các điều răn của Người…”(1 Ga 2, 4). Các Tông đồ xưa đã thực thi điều này khi khẳng khái trước mặt quan quyền rằng: Phải vâng lời Chúa hơn là vâng lời phàm nhân (x.Cvtđ 4,19).
Đấng phục sinh là Đấng đã tử nạn: Chân lý này gợi mở cho chúng ta niềm hy vọng, khi cho thấy tình yêu bao la của Thiên Chúa trong Đức Kitô. Vì yêu thương thế gian, Thiên Chúa đã ban chính Con Một (x.Ga 3,16). “Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện ở nơi Người, cũng như muốn nhờ Người mà làm cho muôn vật được hoà giải với mình. Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời” (Col 1,19-20).
Tuyên xưng Đấng phục sinh là Đấng đã tử nạn thì cũng là nhìn nhận tội ác của con người, của chính mỗi người chúng ta. Vì chúng ta, Đức Kitô đã chịu nộp, chịu khổ hình thập giá. Như thế lời tuyên xưng này luôn bao hàm lời mời gọi hoán cải ăn năn để được ơn tha tội. Thiên Chúa đã rộng ban ơn tha thứ, sự giải hòa, qua cái chết của Đức Kitô. Thánh Tông đồ dân ngoại khẳng định rằng Chúa Kitô đã chết cho chúng ta ngay khi chúng ta còn là kẻ phản nghịch. Ơn cứu độ đã được trao ban, nhưng chúng ta có nhận được sự thứ tha hay không, vẫn còn tuỳ ở mỗi người chúng ta. Nói như thánh Âugustinô: “Thiên Chúa dựng nên tôi, không cần có tôi, nhưng Người không thể cứu tôi mà không cần có tôi”. Và sự sám hối, ăn năn chính là một cách thế căn bản để đón nhận hồng ân tha thứ, hồng ân cứu độ.
Chính anh em là chứng nhân về những điều này. Lời truyền của Đấng Phục sinh năm xưa vẫn còn vọng vang đến những người tin là các Kitô hữu. Ước gì bà con lương dân, anh chị em khác đạo không chỉ nghe các bài ca “Hallêluia, Chúa đã sống lại”, mà còn nhìn thấy các Kitô hữu, cách riêng các mục tử trong Hội Thánh biết sám hối ăn năn, thay đổi đời sống. Các Tông đồ xưa, đã làm chứng nhân trước hết bằng việc dứt bỏ sự ích kỷ, háo danh, hám lợi để sống quảng đại, xả thân vì Danh Chúa và vì hạnh phúc của tha nhân. Các Ngài đã dần bỏ sự hèn nhát mà hiên ngang làm chứng cho sự thật cho dù phải trả bằng chính giá máu… Xin lỗi Đức cố Giáo Hoàng Phaolô VI, không chỉ hôm nay mà cả trước đây lẫn sau này người ta vẫn thích nghe theo các chứng nhân hơn là các nhà giảng thuyết. Cha ông dân Việt đã từng cảm nghiệm rằng: “lời nói gió bay, gương bày lôi kéo”.
“Chính anh em là chứng nhân về những điều này”(Lc 24,48). Những điều này là những điều gì đây? Chúa Giêsu đã minh nhiên khẳng định: “Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại; phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội” (Lc 24,47).
Phải nhìn nhận rằng cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Kitô là một chủ đề chính của lời rao giảng của các tông đồ. Đã có lúc, có nhiều đấng vì muốn nhấn mạnh đến mầu nhiệm Phục sinh nên thích chưng ảnh tượng Chúa Phục sinh trong cung thánh Nhà thờ, thế mà Hội Thánh vẫn không chuẩn nhận. Theo luật hiện hành thì phải chưng ảnh tượng Chúa chịu nạn (Crucifix), dù rằng mầu nhiệm Chúa Phục sinh chính là mầu nhiệm nền tảng của Kitô giáo, vì như lời thánh Phaolô Tông đồ rằng: Nếu Chúa Kitô không sống lại thì Kitô hữu là những người khốn khổ nhất.
Cả hai mầu nhiệm Tử nạn và Phục sinh luôn song hành với nhau, không thể tách rời. Mầu nhiệm Phục sinh khẳng định rằng Chúa Kitô chính là Thiên Chúa thật, vì chỉ có Thiên Chúa mới có thể làm chủ sự sống và sự chết. Mầu nhiệm Tử nạn lại mạc khải cho chúng ta biết: “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1 Ga 4,8). Không có tình yêu nào cao quý cho bằng tình yêu của người hiến dâng mạng sống vì người mình yêu (x.Ga 15,13). Cũng như các Tông đồ xưa, Kitô hũu chúng ta mọi thời cần phải làm chứng rằng Đấng tử nạn đã phục sinh đồng thời phải làm chứng rằng Đấng phục sinh là Đấng đã tử nạn.
Đấng tử nạn đã phục sinh: Khi tuyên bố chân lý này, chúng ta tuyên tín rằng Chúa Kitô chính là Thiên Chúa thật. Người đã phục sinh như lời Người đã tiên báo. Nhìn nhận Chúa Kitô là Thiên Chúa có nghĩa là kính dâng lên Người sự thần phục của chúng ta. Không chỉ chúng ta mà mọi vật mọi loài cần phải suy phục Đấng đã phục sinh như là nguyên lý và là cứu cánh của mọi hiện hữu. Cùng với thánh Phaolô chúng ta tuyên xưng: “Trong Người, muôn vật được tạo thành trên trời cùng dưới đất, hữu hình với vô hình. Dẫu là hàng dũng lực thần thiêng hay là bậc quyền năng thượng giới, tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng, nhờ Người và cho Người…” (Col 1,16).
Sự suy tôn, thần phục không chỉ thể hiện bằng việc nhìn nhận những gì chúng ta là, chúng ta có, đều do bởi Đấng đã phục sinh mà còn thể hiện bằng việc gắn bó với Người và hết tâm hết lòng tuân giữ lời Người phán dạy. Thánh Gioan khẳng định qua bài đọc thứ hai:“Căn cứ vào điều này, chúng ta nhận ra rằng chúng ta biết Thiên Chúa: đó là chúng ta tuân giữ các điều răn của Người…”(1 Ga 2, 4). Các Tông đồ xưa đã thực thi điều này khi khẳng khái trước mặt quan quyền rằng: Phải vâng lời Chúa hơn là vâng lời phàm nhân (x.Cvtđ 4,19).
Đấng phục sinh là Đấng đã tử nạn: Chân lý này gợi mở cho chúng ta niềm hy vọng, khi cho thấy tình yêu bao la của Thiên Chúa trong Đức Kitô. Vì yêu thương thế gian, Thiên Chúa đã ban chính Con Một (x.Ga 3,16). “Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện ở nơi Người, cũng như muốn nhờ Người mà làm cho muôn vật được hoà giải với mình. Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời” (Col 1,19-20).
Tuyên xưng Đấng phục sinh là Đấng đã tử nạn thì cũng là nhìn nhận tội ác của con người, của chính mỗi người chúng ta. Vì chúng ta, Đức Kitô đã chịu nộp, chịu khổ hình thập giá. Như thế lời tuyên xưng này luôn bao hàm lời mời gọi hoán cải ăn năn để được ơn tha tội. Thiên Chúa đã rộng ban ơn tha thứ, sự giải hòa, qua cái chết của Đức Kitô. Thánh Tông đồ dân ngoại khẳng định rằng Chúa Kitô đã chết cho chúng ta ngay khi chúng ta còn là kẻ phản nghịch. Ơn cứu độ đã được trao ban, nhưng chúng ta có nhận được sự thứ tha hay không, vẫn còn tuỳ ở mỗi người chúng ta. Nói như thánh Âugustinô: “Thiên Chúa dựng nên tôi, không cần có tôi, nhưng Người không thể cứu tôi mà không cần có tôi”. Và sự sám hối, ăn năn chính là một cách thế căn bản để đón nhận hồng ân tha thứ, hồng ân cứu độ.
Chính anh em là chứng nhân về những điều này. Lời truyền của Đấng Phục sinh năm xưa vẫn còn vọng vang đến những người tin là các Kitô hữu. Ước gì bà con lương dân, anh chị em khác đạo không chỉ nghe các bài ca “Hallêluia, Chúa đã sống lại”, mà còn nhìn thấy các Kitô hữu, cách riêng các mục tử trong Hội Thánh biết sám hối ăn năn, thay đổi đời sống. Các Tông đồ xưa, đã làm chứng nhân trước hết bằng việc dứt bỏ sự ích kỷ, háo danh, hám lợi để sống quảng đại, xả thân vì Danh Chúa và vì hạnh phúc của tha nhân. Các Ngài đã dần bỏ sự hèn nhát mà hiên ngang làm chứng cho sự thật cho dù phải trả bằng chính giá máu… Xin lỗi Đức cố Giáo Hoàng Phaolô VI, không chỉ hôm nay mà cả trước đây lẫn sau này người ta vẫn thích nghe theo các chứng nhân hơn là các nhà giảng thuyết. Cha ông dân Việt đã từng cảm nghiệm rằng: “lời nói gió bay, gương bày lôi kéo”.
Nghe ca khúc: Dấu chân
Thông Vi Vu - Gia Ân
09:25 19/04/2012
Chúa Nhật III Phục Sinh B
DẤU CHÂN
Nhạc sĩ Thông Vi Vu viết ca khúc: “Dấu Chân”, giai điệu slow nhẹ nhàng thiết tha, ca từ thấm đẫm chất thơ, bài ca lấp lánh niềm tín thác. (Nghe bài hát ở cuối bài này)
1. Hôm nao dưới nắng reo vui, mình tôi rong chơi trên bãi biển.
Chiều về nhìn sau lưng mình, hiển hiện hình một hàng dấu chân đôi.
Này là dấu chân to, và kìa là dấu chân nhỏ.
Cả hai cùng chiều đi tới, tựa hình với bóng bước song đôi.
ĐK. Bao nhiêu dấu chân qua, bấy nhiêu niềm cảm tạ.
Đôi khi có những bước phôi pha, mà hình bên bóng chẳng rời xa.
Hôm nao thấy dấu chân đôi: Đó là Chúa đi bên tôi.
Hôm nào còn một dấu chân thôi: Là bởi vì Chúa ẵm tôi lên rồi.
2. Hôm nao giữa bước chân đi, chợt nghe dâng mênh mang nỗi buồn.
Chiều về nhìn sau lưng mình, hiển hiện hình một hàng dấu chân đơn.
Lạ lùng dấu chân to, và nặng nề vết in đậm.
Mà sao chỉ còn một dấu, lại chẳng thấy có dấu chân tôi?
Ca khúc được dệt nhạc từ truyện “Footprints”.
Có một người nọ ví cuộc đời của mình như một người lữ hành đang đi trên một bãi biển đầy cát. Khi nhìn lại cuộc hành trình, anh nhận ra hai điều kỳ lạ.
- Khi anh thành công, hạnh phúc, vui sướng… anh thấy có bốn dấu chân trên cát. Đó là hai dấu chân của anh và hai dấu chân của Chúa. Thiên Chúa đồng hành để chia sẻ niềm vui với anh.
- Khi anh thất bại, đau khổ, buồn sầu…anh chỉ thấy có hai dấu chân trên cát. Và anh nghĩ đó là hai dấu chân của mình. Thiên Chúa đã bỏ rơi khi anh thất bại. Thiên Chúa đã vắng bóng khi anh đau khổ.
Sau đó, anh thắc mắc với Chúa: “Khi con thành công, hạnh phúc…Chúa lại đồng hành với con, đi với con…Nhưng khi con thất bại, đau khổ…những lúc con cần Chúa nhất thì Chúa lại bỏ rơi con. Tại sao Chúa lại đối xử với con như thế?”.
Chúa Giêsu trả lời: “Khi con vui thì Ta đi bên cạnh con, đi với con, song hành cùng con. Còn khi con buồn, đau khổ, thất vọng thì Ta lại vác con trên vai của Ta. Cho nên dấu chân trên cát là của Ta chứ không phải của con”.
Câu chuyện gợi lên ý tưởng: Thiên Chúa luôn đồng hành với con người trên mọi nẻo đường trần thế. Ngài không bao giờ bỏ rơi con người. Khi con người gặp đau khổ và thất vọng, Ngài an ủi, đỡ nâng, ban thêm sức mạnh và tình yêu.
Câu chuyện “Trên đường Emmau” là một trong những câu chuyện Tin Mừng tuyệt tác và rất riêng của thánh sử Luca. Kể từ khi tảng đá to đã niêm phong cửa mộ thì đối với các môn đệ, tất cả đã hết, không còn gì ngoài những kỷ niệm xót xa chua chát. Một thực tế phủ phàng trĩu nặng nổi âu lo sợ hãi. Niềm hy vọng lớn lao xưa đã bị chôn vùi với Giêsu Nazareth. Bởi đó họ ở lại Giêrusalem để làm gì khi người ta đã đặt dấu chấm hết cho mọi hy vọng giải thoát dân tộc.Thập giá được giương cao và vị cứu tinh được chờ đợi với biết bao kỳ vọng đã kết thúc sự nghiệp bằng cái chết đớn đau ô nhục. Hai môn đệ quyết định trở về quê nhà. Bước chân mỏi mệt chán chường, tuyệt vọng và cô đơn trên cuộc lữ hành. Nổi buồn mất mát và nổi đau tuyệt vọng đã làm cho họ không còn nhạy cảm với những thực tại xung quanh. Các ông có biết đâu, trên hành trình thất vọng và cô đơn đó, có một người vẫn hằng dõi theo từng bước đi, chú ý từng tâm sự nhỏ to của các ông. Người ấy tiến về phía các ông, trò chuyện và đồng hành với các ông mà các ông nào hay biết. Các ông không nhận ra Người mặc dù Người vẫn có đó, vẫn hiện diện và chia sẻ với các ông. Các ông còn được vị khách này giải thích tường tận những gì đã nói về Đấng Messia mà Môisen và các Ngôn sứ, tức là toàn bộ Kinh thánh đã loan báo. Cho đến khi được đồng bàn với Người, tận mắt chứng kiến Người cầm bánh, dâng lời chúc tụng tạ ơn, bẻ ra và trao cho, mắt các ông mới bừng sáng. Các ông hân hoan vui mừng. Tâm hồn các ông được Đấng Phục sinh chiếu dọi. Tâm trí các ông được Người khai mở. Đức Kitô, Thầy của các ông đã thực sự sống lại. Không nghi ngờ gì nữa, vị khách bộ hành, người đã giảng dạy Kinh Thánh và cùng với các ông chia sẻ nghi lễ Bẻ Bánh chính là Đức Kitô Phục Sinh. Niềm vui vì được gặp Chúa Phục Sinh, được Người dạy dỗ và chia sẻ bàn tiệc Thánh, khiến cho hai môn đệ Emmau quên hết nhọc nhằn. Các ông lập tức lên đường với niềm vui mừng trở về Giêrusalem. Hội ngộ với các môn đệ khác và công bố Tin Mừng Phục Sinh. Kể từ đó, Tin Mừng Phục Sinh theo dấu chân của các Tông Đồ lan rộng khắp hoàn cầu.
Đường Emmau thật kỳ lạ. Đường dẫn đưa những lữ khách từ Giêrusalem về Emmau sao xa xôi vạn lý, thế mà giờ đây lúc trở về lại hoá nên gần gũi thân quen. Cùng một con đường, cùng một buổi chiều mà hai môn đệ đi lại hai lần, mỗi lần lại mỗi dáng vẻ hoàn toàn khác nhau. Khi đi thì đường xa vời vợi, đi mãi không đến. Lúc về sao ngắn ngũi, chưa đi đã đến. Khi đi thì chán nản u sầu. Lúc về phấn khởi hân hoan. Khi đi chán chường chậm chạp. Lúc về nhanh nhẹn vui tươi. Điều kỳ diệu của đường về là hai môn đệ đã gặp được Chúa Kitô Phục Sinh. Chính Người làm nên khác biệt giữa hai lần đi về. Gặp Chúa Kitô Phục Sinh là bí quyết giúp thay đổi cuộc đời, giúp cuộc sống có ý nghĩa, có niềm vui, có hy vọng và có lẽ sống.
Sứ điệp Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay có thể được tóm kết trong ba chữ T: Thánh Kinh, Thánh Thể và Hội Thánh. Đó cũng là cũng chính là ba con đường chính yếu để chúng ta gặp gỡ Đấng Phục Sinh và thể hiện niềm tin của mình trong đời sống.
1. Gặp gỡ Chúa Phục Sinh nhờ Thánh Kinh
Chúa Giêsu Phục Sinh đến như người bạn đồng hành. Người chăm chú lắng nghe họ kể nổi đau buồn. Người đốt lên ngọn lửa bừng cháy trong tim họ khi giải thích Thánh Kinh “Bắt đầu từ Môisen và duyệt qua hết các Tiên tri, chú giải cho họ những gì liên quan đến Người trong các bản văn Thánh Kinh”. Người đã giải thích cho các ông: “Khi còn ở với anh em, Thầy đã từng nói với anh em rằng tất cả những gì sách Luật Môisen, các sách Ngôn Sứ và các Thánh Vịnh đã chép về Thầy đều phải được ứng nghiệm” (Lc 24, 44).Vậy thì cả lịch sử cứu độ hướng về Người và chỉ có ý nghĩa vì Người. Lịch sử vũ trụ, lịch sử nhân loại, mọi lịch sử chỉ là lịch sử cứu độ, lịch sử của “Đức Kitô hôm qua, hôm nay, mãi mãi vẫn là một”. Nghe Lời Chúa, lòng họ bừng lên, nội tâm được biến đổi. Chúa Phục Sinh cũng soi lòng mở trí cho các môn đệ đang quy tụ ở Giêrusalem. Người giúp các ông hiểu được những lời Kinh Thánh loan báo cuộc Thương Khó và Phục Sinh. Người cũng giúp các ông hiểu những thành quả tinh thần của việc sám hối và ơn tha thứ tội lỗi mà Đấng Phục Sinh đem lại cho muôn dân nước. Bài đọc 1, sách CVTĐ kể lại diễn từ thứ hai ngỏ lời với đám đông dân chúng Giêrusalem, thánh Phêrô lớn tiếng công bố sự Phục Sinh của Đấng Chịu Đóng Đinh và chứng minh rằng Kinh Thánh đã tiên báo những đau khổ của Đấng Mêsia.
Thánh Giêrônimô đã nói: Không biết Thánh Kinh là không biết Chúa Kitô.
Thánh Kinh là bức tâm thư Thiên Chúa gởi cho Dân được tuyển chọn.Cần có đức tin và lòng mến để tiếp nhận như giáo huấn của CĐVTC II đã dạy:”Trong các Sách Thánh,Chúa Cha trên trời bằng tất cả lòng trìu mến đến gặp gỡ con cái mình và ngỏ lời với họ.Vậy sức mạnh và quyền năng chứa đựng trong Lời Chúa lớn lao đến độ trở thành điểm tựa đầy năng lực cho Hội Thánh và là sức mạnh của đức tin,lương thực nuôi linh hồn,nguồn sống thiêng liêng,tinh tuyền và trường cửu cho con cái của Hội Thánh”(MK21).
Học hỏi Thánh Kinh để tìm được nguồn năng lực cho sức mạnh đức tin, lương thực thần thiêng nuôi linh hồn, nguồn sống thiêng liêng, tinh tuyền và trường cửu (MK 21), trau dồi và phát triển kiến thức thần học, nhưng điều căn bản vẫn là để giúp biết rõ hơn về mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể, Đức Giêsu Kitô (MK 26); Đấng mà cả hai Giao ước đều nhắm đến: Cựu ước nhìn với tất cả lòng mong đợi, Tân ước nhìn Người như Đấng hoàn tất các lời hứa cứu độ, cả hai đều đặt Người như trung tâm. Việc đọc và suy niệm Lời Chúa mang lại nguồn sáng, soi dẫn cuộc đời và lương thực thần thiêng cho cuộc sống, sau nữa là để “khi phải truyền đạt kho tàng bao la của Lời Chúa, không ai trở thành kẻ huênh hoang rao giảng Lời Chúa ngoài môi miệng vì không lắng nghe Lời trong lòng” (MK 26).
2. Gặp gỡ Chúa Phục Sinh trong Bí Tích Thánh Thể.
Thánh Luca tường thuật, suốt trên con đường đi về Emmau có một khách bộ hành đi cùng, hai môn đệ không nhận ra Thầy kính yêu của mình. Mãi đến lúc ngồi vào bàn, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, tạ ơn, bẻ ra trao ban thì hai ông mới nhận ra. Chính qua cử chỉ bẻ bánh mà các môn đệ nhận ra Chúa Giêsu Phục Sinh. Chúa Giêsu bẻ bánh, nhắc lại cử chỉ khi lập phép Thánh Thể. Nhờ phép Thánh Thể toàn bộ con người các ông đổi mới.
Chúng ta không thấy Chúa Kitô về mặt thể lý tự nhiên, nhưng có thể gặp Chúa Kitô Phục Sinh trong Bí Tích Thánh Thể.
Thánh Thể là trung tâm của cộng đoàn phụng vụ cử hành biến cố Vượt Qua của Chúa Giêsu. Thánh Thể quy tụ các tín hữu hiệp thông trong đức ái. Hội Thánh “duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền” biểu lộ căn tính của mình rõ nét nhất lúc cử hành Thánh Thể. Thánh Thể làm nên thân thể Chúa Kitô. Thánh Thể là thần lương nuôi dưỡng con cái Hội Thánh. Qua bí tích Thánh Thể, mọi tín hữu không những được hiệp nhất với Thiên Chúa mà còn được nên một với nhau trong Hội Thánh.Thánh Thể là một bài học yêu thương tuyệt hảo nhất, yêu thương đến tột cùng, trao ban đến tận cùng. Nhờ tham dự việc cử hành Thánh Thể, cộng đoàn tín hữu trở thành một thực thể sống động, hiệp thông, liên kết trong đức ái, làm nên một thân thể mầu nhiệm. (x.Tông Thư “Mane Nobiscum Domine", số 11-18, Đức Gioan Phaolô II, ban hành ngày 7.10.2004).
Chúng ta gặp Chúa Phục Sinh khi cử hành Bí Tích Thánh Thể: cầm bánh, tạ ơn, bẻ ra và trao cho nhau. Điều quan trọng là chúng ta có cử hành Bí Tích Thánh Thể như một cuộc gặp gỡ Chúa Giêsu không hay chỉ còn là một nghi thức.
Chúng ta vẫn gặp được Chúa Giêsu mỗi lần cùng nhau cử hành Bí Tích Thánh Thể. Miễn là có đủ lòng tin và có một cảm thức nhạy bén trước mầu nhiệm của Thiên Chúa để chúng ta có thể đón nhận sự hiện diện sống động của Người và đi vào cuộc gặp gỡ thực sự với Người.
3. Gặp gỡ Chúa Phục Sinh giữa lòng Hội Thánh
Hai môn đệ hân hoan trở về gặp các Tông đồ và kể lại cuộc gặp gỡ kỳ diệu với Đấng Phục Sinh. Tin vui phải được loan đi. Tin Mừng Phục Sinh phải được công bố. Từ nay, các ông sẽ là những chứng nhân cho Đấng cùng đồng hành với các ông, chia sẽ vui buồn, dẫn dắt tâm hồn, thắp sáng niềm tin, đốt nóng niềm hăng say cũng như sẽ đồng bàn và trao sự sống mới trong cử chỉ thân quen. Từ nay các ông sẽ là người loan báo Đấng Phục Sinh cho anh chị em của mình bằng chứng từ của một đời sống dấn thân phục vụ. Không có rào cản nào chắn được bước chân của các ngài nữa vì Đấng Phục Sinh đang cùng đồng hành trên khắp mọi nẻo đường trần thế.
Chính Đức Kitô đã củng cố niềm tin Phục Sinh cho các Tông Đồ. Thành thánh Giêrusalem là nơi Chúa Giêsu hoàn tất sứ mạng và cũng là nơi Hội Thánh khởi sự thi hành sứ mạng của mình. Tất cả những ai đã gặp gỡ Chúa Giêsu Phục Sinh giữa lòng Hội Thánh đều trở thành những sứ giả loan báo Tin Mừng Phục Sinh. Tất cả các môn đệ đều đã lấy máu mình mà làm chứng cho lời rao giảng. Vì Chúa Kitô Phục Sinh là một Tin Mừng không thể không chia sẻ. Vì lệnh sai đi của Chúa Kitô là một lệnh truyền không thể chống cưỡng. Như Thánh Phaolô sau này đã nói: "Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng".
Mỗi Thánh Lễ, chúng ta được diễm phúc cử hành cao điểm của niềm tin, mầu nhiệm cái chết thập giá và sự sống lại của Đức Kitô Giêsu. Người đang ban Lời chân lý (Thánh Kinh) và Bánh Trường Sinh (Thánh Thể), đang ủi an và chia sẻ tình yêu, đang động viên và soi sáng giúp chúng ta trở thành một cộng đoàn huynh đệ hiệp nhất (Hội Thánh). Mỗi Thánh Lễ, chúng ta được đồng hành bên nhau trong tình hiệp nhất, được chia sẻ Lời Chúa và được rước lấy Thánh Thể. Chúa Giêsu luôn đồng hành với chúng ta trên mọi nẻo đường loan báo Tin Mừng Phục Sinh.
Chúa Giêsu Cứu Thế đã in dấu chân trên những nẻo đường truyền giáo “bao nhiêu dấu chân qua, bấy nhiêu niềm cảm tạ”. Chúng ta bước theo Chúa trên hành trình sứ vụ, mỗi ngày đã qua như một dấu chân trên cát, nối lại những dấu chân, cuộc đời sẽ thành đường dài của niềm vui và hy vọng.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
DẤU CHÂN
Nhạc sĩ Thông Vi Vu viết ca khúc: “Dấu Chân”, giai điệu slow nhẹ nhàng thiết tha, ca từ thấm đẫm chất thơ, bài ca lấp lánh niềm tín thác. (Nghe bài hát ở cuối bài này)
1. Hôm nao dưới nắng reo vui, mình tôi rong chơi trên bãi biển.
Chiều về nhìn sau lưng mình, hiển hiện hình một hàng dấu chân đôi.
Này là dấu chân to, và kìa là dấu chân nhỏ.
Cả hai cùng chiều đi tới, tựa hình với bóng bước song đôi.
ĐK. Bao nhiêu dấu chân qua, bấy nhiêu niềm cảm tạ.
Đôi khi có những bước phôi pha, mà hình bên bóng chẳng rời xa.
Hôm nao thấy dấu chân đôi: Đó là Chúa đi bên tôi.
Hôm nào còn một dấu chân thôi: Là bởi vì Chúa ẵm tôi lên rồi.
2. Hôm nao giữa bước chân đi, chợt nghe dâng mênh mang nỗi buồn.
Chiều về nhìn sau lưng mình, hiển hiện hình một hàng dấu chân đơn.
Lạ lùng dấu chân to, và nặng nề vết in đậm.
Mà sao chỉ còn một dấu, lại chẳng thấy có dấu chân tôi?
Ca khúc được dệt nhạc từ truyện “Footprints”.
Có một người nọ ví cuộc đời của mình như một người lữ hành đang đi trên một bãi biển đầy cát. Khi nhìn lại cuộc hành trình, anh nhận ra hai điều kỳ lạ.
- Khi anh thành công, hạnh phúc, vui sướng… anh thấy có bốn dấu chân trên cát. Đó là hai dấu chân của anh và hai dấu chân của Chúa. Thiên Chúa đồng hành để chia sẻ niềm vui với anh.
- Khi anh thất bại, đau khổ, buồn sầu…anh chỉ thấy có hai dấu chân trên cát. Và anh nghĩ đó là hai dấu chân của mình. Thiên Chúa đã bỏ rơi khi anh thất bại. Thiên Chúa đã vắng bóng khi anh đau khổ.
Sau đó, anh thắc mắc với Chúa: “Khi con thành công, hạnh phúc…Chúa lại đồng hành với con, đi với con…Nhưng khi con thất bại, đau khổ…những lúc con cần Chúa nhất thì Chúa lại bỏ rơi con. Tại sao Chúa lại đối xử với con như thế?”.
Chúa Giêsu trả lời: “Khi con vui thì Ta đi bên cạnh con, đi với con, song hành cùng con. Còn khi con buồn, đau khổ, thất vọng thì Ta lại vác con trên vai của Ta. Cho nên dấu chân trên cát là của Ta chứ không phải của con”.
Câu chuyện gợi lên ý tưởng: Thiên Chúa luôn đồng hành với con người trên mọi nẻo đường trần thế. Ngài không bao giờ bỏ rơi con người. Khi con người gặp đau khổ và thất vọng, Ngài an ủi, đỡ nâng, ban thêm sức mạnh và tình yêu.
Câu chuyện “Trên đường Emmau” là một trong những câu chuyện Tin Mừng tuyệt tác và rất riêng của thánh sử Luca. Kể từ khi tảng đá to đã niêm phong cửa mộ thì đối với các môn đệ, tất cả đã hết, không còn gì ngoài những kỷ niệm xót xa chua chát. Một thực tế phủ phàng trĩu nặng nổi âu lo sợ hãi. Niềm hy vọng lớn lao xưa đã bị chôn vùi với Giêsu Nazareth. Bởi đó họ ở lại Giêrusalem để làm gì khi người ta đã đặt dấu chấm hết cho mọi hy vọng giải thoát dân tộc.Thập giá được giương cao và vị cứu tinh được chờ đợi với biết bao kỳ vọng đã kết thúc sự nghiệp bằng cái chết đớn đau ô nhục. Hai môn đệ quyết định trở về quê nhà. Bước chân mỏi mệt chán chường, tuyệt vọng và cô đơn trên cuộc lữ hành. Nổi buồn mất mát và nổi đau tuyệt vọng đã làm cho họ không còn nhạy cảm với những thực tại xung quanh. Các ông có biết đâu, trên hành trình thất vọng và cô đơn đó, có một người vẫn hằng dõi theo từng bước đi, chú ý từng tâm sự nhỏ to của các ông. Người ấy tiến về phía các ông, trò chuyện và đồng hành với các ông mà các ông nào hay biết. Các ông không nhận ra Người mặc dù Người vẫn có đó, vẫn hiện diện và chia sẻ với các ông. Các ông còn được vị khách này giải thích tường tận những gì đã nói về Đấng Messia mà Môisen và các Ngôn sứ, tức là toàn bộ Kinh thánh đã loan báo. Cho đến khi được đồng bàn với Người, tận mắt chứng kiến Người cầm bánh, dâng lời chúc tụng tạ ơn, bẻ ra và trao cho, mắt các ông mới bừng sáng. Các ông hân hoan vui mừng. Tâm hồn các ông được Đấng Phục sinh chiếu dọi. Tâm trí các ông được Người khai mở. Đức Kitô, Thầy của các ông đã thực sự sống lại. Không nghi ngờ gì nữa, vị khách bộ hành, người đã giảng dạy Kinh Thánh và cùng với các ông chia sẻ nghi lễ Bẻ Bánh chính là Đức Kitô Phục Sinh. Niềm vui vì được gặp Chúa Phục Sinh, được Người dạy dỗ và chia sẻ bàn tiệc Thánh, khiến cho hai môn đệ Emmau quên hết nhọc nhằn. Các ông lập tức lên đường với niềm vui mừng trở về Giêrusalem. Hội ngộ với các môn đệ khác và công bố Tin Mừng Phục Sinh. Kể từ đó, Tin Mừng Phục Sinh theo dấu chân của các Tông Đồ lan rộng khắp hoàn cầu.
Đường Emmau thật kỳ lạ. Đường dẫn đưa những lữ khách từ Giêrusalem về Emmau sao xa xôi vạn lý, thế mà giờ đây lúc trở về lại hoá nên gần gũi thân quen. Cùng một con đường, cùng một buổi chiều mà hai môn đệ đi lại hai lần, mỗi lần lại mỗi dáng vẻ hoàn toàn khác nhau. Khi đi thì đường xa vời vợi, đi mãi không đến. Lúc về sao ngắn ngũi, chưa đi đã đến. Khi đi thì chán nản u sầu. Lúc về phấn khởi hân hoan. Khi đi chán chường chậm chạp. Lúc về nhanh nhẹn vui tươi. Điều kỳ diệu của đường về là hai môn đệ đã gặp được Chúa Kitô Phục Sinh. Chính Người làm nên khác biệt giữa hai lần đi về. Gặp Chúa Kitô Phục Sinh là bí quyết giúp thay đổi cuộc đời, giúp cuộc sống có ý nghĩa, có niềm vui, có hy vọng và có lẽ sống.
Sứ điệp Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay có thể được tóm kết trong ba chữ T: Thánh Kinh, Thánh Thể và Hội Thánh. Đó cũng là cũng chính là ba con đường chính yếu để chúng ta gặp gỡ Đấng Phục Sinh và thể hiện niềm tin của mình trong đời sống.
1. Gặp gỡ Chúa Phục Sinh nhờ Thánh Kinh
Chúa Giêsu Phục Sinh đến như người bạn đồng hành. Người chăm chú lắng nghe họ kể nổi đau buồn. Người đốt lên ngọn lửa bừng cháy trong tim họ khi giải thích Thánh Kinh “Bắt đầu từ Môisen và duyệt qua hết các Tiên tri, chú giải cho họ những gì liên quan đến Người trong các bản văn Thánh Kinh”. Người đã giải thích cho các ông: “Khi còn ở với anh em, Thầy đã từng nói với anh em rằng tất cả những gì sách Luật Môisen, các sách Ngôn Sứ và các Thánh Vịnh đã chép về Thầy đều phải được ứng nghiệm” (Lc 24, 44).Vậy thì cả lịch sử cứu độ hướng về Người và chỉ có ý nghĩa vì Người. Lịch sử vũ trụ, lịch sử nhân loại, mọi lịch sử chỉ là lịch sử cứu độ, lịch sử của “Đức Kitô hôm qua, hôm nay, mãi mãi vẫn là một”. Nghe Lời Chúa, lòng họ bừng lên, nội tâm được biến đổi. Chúa Phục Sinh cũng soi lòng mở trí cho các môn đệ đang quy tụ ở Giêrusalem. Người giúp các ông hiểu được những lời Kinh Thánh loan báo cuộc Thương Khó và Phục Sinh. Người cũng giúp các ông hiểu những thành quả tinh thần của việc sám hối và ơn tha thứ tội lỗi mà Đấng Phục Sinh đem lại cho muôn dân nước. Bài đọc 1, sách CVTĐ kể lại diễn từ thứ hai ngỏ lời với đám đông dân chúng Giêrusalem, thánh Phêrô lớn tiếng công bố sự Phục Sinh của Đấng Chịu Đóng Đinh và chứng minh rằng Kinh Thánh đã tiên báo những đau khổ của Đấng Mêsia.
Thánh Giêrônimô đã nói: Không biết Thánh Kinh là không biết Chúa Kitô.
Thánh Kinh là bức tâm thư Thiên Chúa gởi cho Dân được tuyển chọn.Cần có đức tin và lòng mến để tiếp nhận như giáo huấn của CĐVTC II đã dạy:”Trong các Sách Thánh,Chúa Cha trên trời bằng tất cả lòng trìu mến đến gặp gỡ con cái mình và ngỏ lời với họ.Vậy sức mạnh và quyền năng chứa đựng trong Lời Chúa lớn lao đến độ trở thành điểm tựa đầy năng lực cho Hội Thánh và là sức mạnh của đức tin,lương thực nuôi linh hồn,nguồn sống thiêng liêng,tinh tuyền và trường cửu cho con cái của Hội Thánh”(MK21).
Học hỏi Thánh Kinh để tìm được nguồn năng lực cho sức mạnh đức tin, lương thực thần thiêng nuôi linh hồn, nguồn sống thiêng liêng, tinh tuyền và trường cửu (MK 21), trau dồi và phát triển kiến thức thần học, nhưng điều căn bản vẫn là để giúp biết rõ hơn về mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể, Đức Giêsu Kitô (MK 26); Đấng mà cả hai Giao ước đều nhắm đến: Cựu ước nhìn với tất cả lòng mong đợi, Tân ước nhìn Người như Đấng hoàn tất các lời hứa cứu độ, cả hai đều đặt Người như trung tâm. Việc đọc và suy niệm Lời Chúa mang lại nguồn sáng, soi dẫn cuộc đời và lương thực thần thiêng cho cuộc sống, sau nữa là để “khi phải truyền đạt kho tàng bao la của Lời Chúa, không ai trở thành kẻ huênh hoang rao giảng Lời Chúa ngoài môi miệng vì không lắng nghe Lời trong lòng” (MK 26).
2. Gặp gỡ Chúa Phục Sinh trong Bí Tích Thánh Thể.
Thánh Luca tường thuật, suốt trên con đường đi về Emmau có một khách bộ hành đi cùng, hai môn đệ không nhận ra Thầy kính yêu của mình. Mãi đến lúc ngồi vào bàn, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, tạ ơn, bẻ ra trao ban thì hai ông mới nhận ra. Chính qua cử chỉ bẻ bánh mà các môn đệ nhận ra Chúa Giêsu Phục Sinh. Chúa Giêsu bẻ bánh, nhắc lại cử chỉ khi lập phép Thánh Thể. Nhờ phép Thánh Thể toàn bộ con người các ông đổi mới.
Chúng ta không thấy Chúa Kitô về mặt thể lý tự nhiên, nhưng có thể gặp Chúa Kitô Phục Sinh trong Bí Tích Thánh Thể.
Thánh Thể là trung tâm của cộng đoàn phụng vụ cử hành biến cố Vượt Qua của Chúa Giêsu. Thánh Thể quy tụ các tín hữu hiệp thông trong đức ái. Hội Thánh “duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền” biểu lộ căn tính của mình rõ nét nhất lúc cử hành Thánh Thể. Thánh Thể làm nên thân thể Chúa Kitô. Thánh Thể là thần lương nuôi dưỡng con cái Hội Thánh. Qua bí tích Thánh Thể, mọi tín hữu không những được hiệp nhất với Thiên Chúa mà còn được nên một với nhau trong Hội Thánh.Thánh Thể là một bài học yêu thương tuyệt hảo nhất, yêu thương đến tột cùng, trao ban đến tận cùng. Nhờ tham dự việc cử hành Thánh Thể, cộng đoàn tín hữu trở thành một thực thể sống động, hiệp thông, liên kết trong đức ái, làm nên một thân thể mầu nhiệm. (x.Tông Thư “Mane Nobiscum Domine", số 11-18, Đức Gioan Phaolô II, ban hành ngày 7.10.2004).
Chúng ta gặp Chúa Phục Sinh khi cử hành Bí Tích Thánh Thể: cầm bánh, tạ ơn, bẻ ra và trao cho nhau. Điều quan trọng là chúng ta có cử hành Bí Tích Thánh Thể như một cuộc gặp gỡ Chúa Giêsu không hay chỉ còn là một nghi thức.
Chúng ta vẫn gặp được Chúa Giêsu mỗi lần cùng nhau cử hành Bí Tích Thánh Thể. Miễn là có đủ lòng tin và có một cảm thức nhạy bén trước mầu nhiệm của Thiên Chúa để chúng ta có thể đón nhận sự hiện diện sống động của Người và đi vào cuộc gặp gỡ thực sự với Người.
3. Gặp gỡ Chúa Phục Sinh giữa lòng Hội Thánh
Hai môn đệ hân hoan trở về gặp các Tông đồ và kể lại cuộc gặp gỡ kỳ diệu với Đấng Phục Sinh. Tin vui phải được loan đi. Tin Mừng Phục Sinh phải được công bố. Từ nay, các ông sẽ là những chứng nhân cho Đấng cùng đồng hành với các ông, chia sẽ vui buồn, dẫn dắt tâm hồn, thắp sáng niềm tin, đốt nóng niềm hăng say cũng như sẽ đồng bàn và trao sự sống mới trong cử chỉ thân quen. Từ nay các ông sẽ là người loan báo Đấng Phục Sinh cho anh chị em của mình bằng chứng từ của một đời sống dấn thân phục vụ. Không có rào cản nào chắn được bước chân của các ngài nữa vì Đấng Phục Sinh đang cùng đồng hành trên khắp mọi nẻo đường trần thế.
Chính Đức Kitô đã củng cố niềm tin Phục Sinh cho các Tông Đồ. Thành thánh Giêrusalem là nơi Chúa Giêsu hoàn tất sứ mạng và cũng là nơi Hội Thánh khởi sự thi hành sứ mạng của mình. Tất cả những ai đã gặp gỡ Chúa Giêsu Phục Sinh giữa lòng Hội Thánh đều trở thành những sứ giả loan báo Tin Mừng Phục Sinh. Tất cả các môn đệ đều đã lấy máu mình mà làm chứng cho lời rao giảng. Vì Chúa Kitô Phục Sinh là một Tin Mừng không thể không chia sẻ. Vì lệnh sai đi của Chúa Kitô là một lệnh truyền không thể chống cưỡng. Như Thánh Phaolô sau này đã nói: "Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng".
Mỗi Thánh Lễ, chúng ta được diễm phúc cử hành cao điểm của niềm tin, mầu nhiệm cái chết thập giá và sự sống lại của Đức Kitô Giêsu. Người đang ban Lời chân lý (Thánh Kinh) và Bánh Trường Sinh (Thánh Thể), đang ủi an và chia sẻ tình yêu, đang động viên và soi sáng giúp chúng ta trở thành một cộng đoàn huynh đệ hiệp nhất (Hội Thánh). Mỗi Thánh Lễ, chúng ta được đồng hành bên nhau trong tình hiệp nhất, được chia sẻ Lời Chúa và được rước lấy Thánh Thể. Chúa Giêsu luôn đồng hành với chúng ta trên mọi nẻo đường loan báo Tin Mừng Phục Sinh.
Chúa Giêsu Cứu Thế đã in dấu chân trên những nẻo đường truyền giáo “bao nhiêu dấu chân qua, bấy nhiêu niềm cảm tạ”. Chúng ta bước theo Chúa trên hành trình sứ vụ, mỗi ngày đã qua như một dấu chân trên cát, nối lại những dấu chân, cuộc đời sẽ thành đường dài của niềm vui và hy vọng.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Người sống lại
Lm Jude Siciliano, OP
16:38 19/04/2012
CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH B
Công Vụ TĐ 3: 13-15, 17-19; Tv 4; I Gioan 2: 1-5a; Luca 24: 35-48
Trong Tin mừng Luca và sách Công vụ tông đồ (cuốn tiếp theo của Tin mừng Luca) các môn đệ là những chứng nhân - từ chính trải nghiệm của bản thân, họ làm chứng cho cuộc đời công khai, cái chết và sự Phục sinh của Đức Giêsu. Họ không chỉ làm chứng cho một vài sự hiện cho bằng làm chứng cho ý nghĩa của các biến cố. Ý nghĩa này được khám phá nhờ niềm tin và được mặc khải cho họ qua ân sủng của Thánh Thần vào Lễ ngũ tuần.
Trong bài đọc thứ nhất, ta thấy Phêrô giảng dạy cho dân chúng tụ họp quanh mình sau việc ông chữa lành cho người ăn xin bị què ở trước cửa Đền thờ. Ông là chứng nhân cho cuộc khổ nạn và cái chết của Đức Giêsu. Sau này, Phaolô và Stêphanô (Cv 22,15 và 22,20) cũng được gọi là chứng nhân, cho dù họ không chứng kiến những sự kiện mà Phêrô đang mô tả. Giống như Phêrô và những môn đệ đầu tiên, họ làm chứng cho sự thật, điều đã được mặc khải cho họ về Đức Kitô. Qua sách Công vụ tông đồ, Chúa sẽ củng cố lời chứng của họ bằng những dấu lạ, điềm thiêng (14,3).
Chứng nhân của lời mang một ý nghĩa đặc biệt trong Giáo hội sơ khai như chúng ta đọc thấy trong sách Khải huyền (2,13). Làm chứng nghĩa là “tử đạo”. Hy sinh mạng sống vì Đức Kitô là một hình thức làm chứng căn bản. Thường thì tính xác thực của một chứng nhân phải được điều tra kỹ lưỡng và nếu, sau khi kiểm tra thấy họ đúng thì lời giảng của họ sẽ được đón nhận. Điều gì có thể xác thực cho lời chứng của các nhân chứng Kitô hữu tốt hơn sự sẵn sàng hy sinh cho những gì họ tin? Phêrô khởi đầu vai trò của mình là một chứng nhân. Sau đó, ông hoàn thành sứ mạng chứng tá khi ông chịu tử đạo vì tin vào Đức Kitô – Phaolô và Stêphanô và nhiều vị khác trong giáo hội sơ khai cũng vậy.
Phêrô, làm chứng cho Đức Kitô, lên tiếng nói với dân chúng: “Anh em đã chối bỏ Đấng Thánh và Đấng Công Chính, mà lại xin ân xá cho sát nhân”. Ông cho biết rằng họ đã đặt “tác giả của sự sống” vào cái chết. Phêrô biết đây là sự thật vì ông đã chứng kiến những sự kiện này, dù cho ông chối từ Đức Giêsu khi bị thử thách. Sau này, ông đã nhận biết Đức Kitô Phục Sinh và đón nhận sự tha thứ. Lúc này đây ông chính là chứng nhân cho những ai đòi sát hại Đức Giêsu. Ông nói với họ “Anh em đã hành động vì không biết”.
Nhưng đó không phải là kết cục của câu chuyện, vì họ được ban cho một cơ hội để ăn năn hoán cải. Phêrô đã nhận được sự tha thứ và giờ đây ông rao giảng cho những người khác. Thiên Chúa không đóng cửa lại trước con người, ngay cả những người nhúng tay vào việc sát hại Đức Giêsu. Trong bài đọc thứ hai, Gioan cho chúng ta biết Đức Kitô là “của lễ đền bù tội lỗi chúng ta, không những tội lỗi chúng ta mà thôi, nhưng còn tội lỗi cả thế gian nữa”.
Ra như tặng phẩm đầu tiên do niềm tin vào sự phục sinh mang lại là sự tha thứ. Sau khi nêu ra sự không biết của họ và hậu quả đau thương về cái chết của Đức Giêsu, Phêrô mời gọi dân chúng: “Vậy anh em hãy sám hối và trở lại cùng Thiên Chúa, để Người xóa bỏ tội lỗi cho anh em”. Biết bao tội chúng ta đã phạm trong quá khứ; biết bao đường lối sai lầm và những chọn lựa ngu muội; biết bao lần chúng ta đã hành động như Phêrô mô tả “anh em đã hành động vì không biết”? Và hậu quả nào chúng ta đã gây ra cho những người xung quanh chúng ta?
Hôm nay, Phêrô không la mắng chúng ta. Ông không đay nghiến và chỉ tay kết án chúng ta. Thay vào đó, ông bảo đảm cho chúng ta rằng tất cả mọi người có thể được Thiên Chúa “xóa bỏ” tội lỗi. Nghe giống như cánh cửa sổ mỗi lần dơ bẩn được chúng ta xịt nước rửa và lau chùi sạch sẽ. Không một dấu vết nào của quá khứ làm dơ bẩn cánh cửa và không còn chỗ cho bụi bẩn bám lại – ánh sáng chiếu qua cánh cửa rất tươi sáng.
“Hai môn đệ” nào đóng vai trò mở đường của Tin mừng hôm nay? Vâng, đây sự tiếp nối của câu chuyện Emmau. Sau cái chết của Đức Giêsu, hai người rời Giêrusalem thì Đức Giêsu đã gặp họ trên đường trở về Emmau. Người đã mở trí cho họ hiểu kế hoạch của Thiên Chúa được mặc khải trong Kinh thánh. Thế rồi, họ nhận ra Đức Kitô Phục Sinh khi Người bẻ bánh cho họ.
Lời chứng của hai môn đệ cho cộng đoàn bị ngắt ngang vì chính Đức Kitô Phục sinh hiện ra, trao ban bình an cho họ. Họ, giống như dân chúng mà Phêrô đã nói trong Công vụ, hành động vì “không biết” qua việc rời bỏ Đức Giêsu trong lúc Người rất cần sự hiện diện của các ông. Qua lời của Đức Giêsu, những lầm lỗi của họ cũng được “xóa bỏ”. Thực vậy, giống như cánh cửa sổ được lau chùi sạch sẽ, cái nhìn của họ cũng đã được lau sạch và lúc này đây họ bắt đầu nhìn bằng con mắt đức tin.
Rõ ràng, từ trình thuật Tin mừng hôm nay và trình thuật Emmau xem ra sự hiện diện của Đấng Phục sinh với chúng ta không dễ gì có thể nhận ra. Điều Đức Kitô làm cho các môn đệ trên đường Emmau, Người cũng thực hiện cho các môn đệ đang qui tụ ở Giêrusalem. “Người mở trí cho họ hiểu Kinh thánh”.
Một phần của câu chuyện này là đưa ra thực hành tâm linh căn bản cho chúng ta những môn đệ cũng đang trên hành trình, trên con đường muôn vẻ - hướng chúng ta đến Kinh thánh. Mỗi chúng ta đang ở một nơi duy nhất trong cuộc sống. Mỗi chúng ta cần đến kinh nghiệm Đức Kitô Phục Sinh đang đồng hành với chúng ta trên hành trình, hầu chúng ta có thể ca tụng và đón nhận sức mạnh trên những đoạn đường ghồ ghề. Chúng ta không đi một mình, ngay cả khi đau khổ và bị chống đối và cám dỗ chúng ta rời bỏ.
Một chút tự kiểm điểm có lẽ thích hợp với chỗ này. Tôi chú tâm đọc khi đọc Lời Chúa trong Thánh lễ thế nào? Nếu tôi là một thừa tác viên, tôi chuẩn bị thế nào để giúp giáo dân nghe sứ điệp? Nếu tôi đang ngồi trong nhà thờ có khi nào tôi chuẩn bị cho phụng vụ bằng việc đọc những đoạn Kinh thánh trước chưa? Tôi có đọc và cầu nguyện Kinh thánh hằng ngày không? Có khi nào tôi lấy Kinh thánh làm kim chỉ nam khi tôi đến ngã tư và khi cần phải đưa ra những quyết định quan trọng có thể ảnh hưởng cả tương lai mình?
Đây không phải chỉ là vấn đề của “việc đọc Kinh thánh”? Hoặc, tham dự một lớp Kinh thánh - hữu ích bao nhiêu có thể. Thay vào đó, chúng ta cần phải là “những độc giả mến mộ, mời gọi Thần khí của Đức Giêsu đến “mở trí cho chúng ta hiểu Kinh thánh” theo cách mà Người thực hiện cho những môn đệ cứng lòng tin của mình. Chú ý đến tính liên tục: sau khi trí họ mở ra với Kinh thánh thì họ hiểu được những những điều vừa xảy ra. Đức Giêsu truyền cho các môn đệ và chúng ta hãy trở nên “những chứng nhân cho những điều này này”.
Cuộc sống chẳng bao giờ êm đềm. Nó luôn biến đổi, chúng ta đang “trên đường”. Dọc theo con đường Đức kitô Phục sinh hiện ra với chúng ta và như các môn đệ: chúng ta không nhận ra Người. Nhưng để có thể nhận ra Người dễ dàng hơn thì chúng ta phải theo sự hướng dẫn của những câu chuyện phục sinh này: Tiếp tục qui tụ trong cộng đoàn, đặc biệt trong những thời gian khó khăn; trao Lời cho nhau; chia sẻ bánh rượu trong Thánh lễ và rồi, chuẩn bị kỹ lưỡng, làm chứng cho Đức Kitô Phục sinh qua lời nói và việc làm hầu giúp tha nhân tin nhận: “Người sống lại!”
Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh Gò-Vấp
3rd SUNDAY OF EASTER (B)
Acts 3: 13-15, 17-19; Psalm 4; I John 2: 1-5a; Luke 24: 35-48
In the Gospel of Luke and the Acts of the Apostles (the sequel to Luke’s gospel) the disciples are witnesses – they attest, from their own experience, to the public life, death and resurrection of Jesus. They are not merely witnesses of certain events, but they witness to the meaning of the events. This meaning is discovered by faith and has been revealed to them through the gift of the Spirit on Pentecost.
In our first reading Peter is preaching to the people who have gathered after the cure of the cripple beggar outside the Temple. He is a witness to the suffering and death of Jesus. Later Paul and Stephen (Acts 22:15 and 22:20) are also called to witness, though they haven’t been present at the events Peter is describing. Like Peter, they, and the first disciples, witness to the truth, that has been revealed to them about Christ. Throughout the Acts of the Apostles the Lord will support their witness by powerful signs and wonders (14:3).
The word witness takes on a special meaning in the early church as we read in the Book of Revelation (2:13). Witness will come to mean "martyr." Dying for Christ was the ultimate form of witness. Usually the authenticity of a witness is probed and if, under examination, they are proven true, their word is accepted. What better authentification could there be for the testimony of Christian witnesses than their willingness to lay down their lives for what they believe? Peter is beginning his role as witness. Later he will complete his witnessing when he is martyred for his belief in Christ – as Paul and Stephen and many in the early church were.
Peter, the witness for Christ, addresses the people and tells them that they, "denied the Holy and Righteous One and asked for a murderer to be released." He tells them that they put "the author of life" to death. Peter knows this to be true because he was there for the events, though he denied Jesus when challenged. He later came to know the Risen Christ and to receive forgiveness at his hands. Now he is a witness to those who called for Jesus’ death. "You acted out of a ignorance," he tells them.
But that is not the end of the story, for they are offered a chance at repentance. Peter has known forgiveness and now preaches it to others. God doesn’t slam the door on anyone, even those responsible for Jesus’ death! John, in our second reading, tells us Christ is the "...expiation for our sins and not our sins only but for those of the whole world."
It seems that the first gift that comes after faith in the resurrection is forgiveness. After naming their ignorance and its tragic consequence in the death of Jesus, Peter invites his hearers, "Repent therefore and be converted that your sins may be wiped away." How many mistakes have we made in our past; how many mis-directions and poor choices; how many times did we, as Peter would describe it, "act out of ignorance?" And what were the consequences for those around us?
Peter isn’t shouting at us today. He isn’t nagging and pointing an accusing finger at us. Instead, he is assuring us that all can be "wiped away" by God. It sounds like what a once-dirty window looks like after we have sprayed it with cleaner and wiped away the grime. Not a trace of the past smudges and grime left – the light shines through bright and clear.
Who are these "two disciples" featured in the opening line of today’s gospel? Well, this is the continuation of the Emmaus story. After Jesus’ death the two were leaving Jerusalem when Jesus met them on the road to Emmaus. He opened their minds to understand God’s plan revealed in the Scriptures. Then they recognized the Risen Christ when he broke bread for them.
The two disciples’ witness to the community is interrupted by the appearance of the Risen Christ himself, who wastes no time in offering them peace. They, like the people Peter addressed in Acts, had acted "out of ignorance" by deserting Christ in his moment of need. With Jesus’ words their failures are also "wiped away." In fact, their vision, like a newly-cleaned window, has been cleared and now they begin to see with the eyes of faith.
It’s clear from today’s narrative and the Emmaus account that the presence of the risen Lord with us is not easily recognizable. What the Christ did for the disciples on the road to Emmaus, he does also for the gathered disciples in Jerusalem. "He opened their minds to understand the Scriptures."
This part of the story suggests a primary spiritual practice for us disciples who are also on a journey, a road trip of sorts – turning our attention to the Scriptures. Each of us is in a unique place in our lives. Each of us needs to come to experience the risen Christ accompanying us on the journey so we can celebrate our joys and receive strength during the rough passages. We are not on our own, even when suffering and struggles tempt us to feel that way.
A little self-examination might be appropriate at this point. How attentive am I to the reading/proclamation of the Scriptures at Eucharist? If I am a Lector, how well do I prepare to help people hear the message? If I am in the pews do I ever prepare for liturgy by reading the Scripture passages in advance? Do I read and pray the Scriptures daily? Do I turn to them for guidance when I come to crossroads and the need to make important decisions that will influence the course of my future?
It isn’t just a matter of "reading the Bible" is it? Or, taking a Bible class – as helpful as that can be. Instead, we need to be "devotional readers, inviting the Spirit of Jesus to "open our minds to understand the Scriptures" in the way he did for his incredulous followers. Note the sequence: after their minds were opened to the Scriptures and they came to understand the events that had just happened, Jesus commissioned his disciples and us to be "witnesses of these things."
Life is never static for us. It is always in flux, we are "on the road." Along the way the risen Christ appears to us and like his disciples: we don’t immediately recognize him. But he would be more readily recognizable to us if we followed the guidance of these resurrection stories: continue to gather in community, especially in hard times; break open the Word for one another; share the bread and wine of the Eucharist and then, well prepared, witness to the risen Christ through our words and actions to help others come to believe that, "He is risen!"
Fr. Jude Siciliano, OP
Công Vụ TĐ 3: 13-15, 17-19; Tv 4; I Gioan 2: 1-5a; Luca 24: 35-48
Trong Tin mừng Luca và sách Công vụ tông đồ (cuốn tiếp theo của Tin mừng Luca) các môn đệ là những chứng nhân - từ chính trải nghiệm của bản thân, họ làm chứng cho cuộc đời công khai, cái chết và sự Phục sinh của Đức Giêsu. Họ không chỉ làm chứng cho một vài sự hiện cho bằng làm chứng cho ý nghĩa của các biến cố. Ý nghĩa này được khám phá nhờ niềm tin và được mặc khải cho họ qua ân sủng của Thánh Thần vào Lễ ngũ tuần.
Trong bài đọc thứ nhất, ta thấy Phêrô giảng dạy cho dân chúng tụ họp quanh mình sau việc ông chữa lành cho người ăn xin bị què ở trước cửa Đền thờ. Ông là chứng nhân cho cuộc khổ nạn và cái chết của Đức Giêsu. Sau này, Phaolô và Stêphanô (Cv 22,15 và 22,20) cũng được gọi là chứng nhân, cho dù họ không chứng kiến những sự kiện mà Phêrô đang mô tả. Giống như Phêrô và những môn đệ đầu tiên, họ làm chứng cho sự thật, điều đã được mặc khải cho họ về Đức Kitô. Qua sách Công vụ tông đồ, Chúa sẽ củng cố lời chứng của họ bằng những dấu lạ, điềm thiêng (14,3).
Chứng nhân của lời mang một ý nghĩa đặc biệt trong Giáo hội sơ khai như chúng ta đọc thấy trong sách Khải huyền (2,13). Làm chứng nghĩa là “tử đạo”. Hy sinh mạng sống vì Đức Kitô là một hình thức làm chứng căn bản. Thường thì tính xác thực của một chứng nhân phải được điều tra kỹ lưỡng và nếu, sau khi kiểm tra thấy họ đúng thì lời giảng của họ sẽ được đón nhận. Điều gì có thể xác thực cho lời chứng của các nhân chứng Kitô hữu tốt hơn sự sẵn sàng hy sinh cho những gì họ tin? Phêrô khởi đầu vai trò của mình là một chứng nhân. Sau đó, ông hoàn thành sứ mạng chứng tá khi ông chịu tử đạo vì tin vào Đức Kitô – Phaolô và Stêphanô và nhiều vị khác trong giáo hội sơ khai cũng vậy.
Phêrô, làm chứng cho Đức Kitô, lên tiếng nói với dân chúng: “Anh em đã chối bỏ Đấng Thánh và Đấng Công Chính, mà lại xin ân xá cho sát nhân”. Ông cho biết rằng họ đã đặt “tác giả của sự sống” vào cái chết. Phêrô biết đây là sự thật vì ông đã chứng kiến những sự kiện này, dù cho ông chối từ Đức Giêsu khi bị thử thách. Sau này, ông đã nhận biết Đức Kitô Phục Sinh và đón nhận sự tha thứ. Lúc này đây ông chính là chứng nhân cho những ai đòi sát hại Đức Giêsu. Ông nói với họ “Anh em đã hành động vì không biết”.
Nhưng đó không phải là kết cục của câu chuyện, vì họ được ban cho một cơ hội để ăn năn hoán cải. Phêrô đã nhận được sự tha thứ và giờ đây ông rao giảng cho những người khác. Thiên Chúa không đóng cửa lại trước con người, ngay cả những người nhúng tay vào việc sát hại Đức Giêsu. Trong bài đọc thứ hai, Gioan cho chúng ta biết Đức Kitô là “của lễ đền bù tội lỗi chúng ta, không những tội lỗi chúng ta mà thôi, nhưng còn tội lỗi cả thế gian nữa”.
Ra như tặng phẩm đầu tiên do niềm tin vào sự phục sinh mang lại là sự tha thứ. Sau khi nêu ra sự không biết của họ và hậu quả đau thương về cái chết của Đức Giêsu, Phêrô mời gọi dân chúng: “Vậy anh em hãy sám hối và trở lại cùng Thiên Chúa, để Người xóa bỏ tội lỗi cho anh em”. Biết bao tội chúng ta đã phạm trong quá khứ; biết bao đường lối sai lầm và những chọn lựa ngu muội; biết bao lần chúng ta đã hành động như Phêrô mô tả “anh em đã hành động vì không biết”? Và hậu quả nào chúng ta đã gây ra cho những người xung quanh chúng ta?
Hôm nay, Phêrô không la mắng chúng ta. Ông không đay nghiến và chỉ tay kết án chúng ta. Thay vào đó, ông bảo đảm cho chúng ta rằng tất cả mọi người có thể được Thiên Chúa “xóa bỏ” tội lỗi. Nghe giống như cánh cửa sổ mỗi lần dơ bẩn được chúng ta xịt nước rửa và lau chùi sạch sẽ. Không một dấu vết nào của quá khứ làm dơ bẩn cánh cửa và không còn chỗ cho bụi bẩn bám lại – ánh sáng chiếu qua cánh cửa rất tươi sáng.
“Hai môn đệ” nào đóng vai trò mở đường của Tin mừng hôm nay? Vâng, đây sự tiếp nối của câu chuyện Emmau. Sau cái chết của Đức Giêsu, hai người rời Giêrusalem thì Đức Giêsu đã gặp họ trên đường trở về Emmau. Người đã mở trí cho họ hiểu kế hoạch của Thiên Chúa được mặc khải trong Kinh thánh. Thế rồi, họ nhận ra Đức Kitô Phục Sinh khi Người bẻ bánh cho họ.
Lời chứng của hai môn đệ cho cộng đoàn bị ngắt ngang vì chính Đức Kitô Phục sinh hiện ra, trao ban bình an cho họ. Họ, giống như dân chúng mà Phêrô đã nói trong Công vụ, hành động vì “không biết” qua việc rời bỏ Đức Giêsu trong lúc Người rất cần sự hiện diện của các ông. Qua lời của Đức Giêsu, những lầm lỗi của họ cũng được “xóa bỏ”. Thực vậy, giống như cánh cửa sổ được lau chùi sạch sẽ, cái nhìn của họ cũng đã được lau sạch và lúc này đây họ bắt đầu nhìn bằng con mắt đức tin.
Rõ ràng, từ trình thuật Tin mừng hôm nay và trình thuật Emmau xem ra sự hiện diện của Đấng Phục sinh với chúng ta không dễ gì có thể nhận ra. Điều Đức Kitô làm cho các môn đệ trên đường Emmau, Người cũng thực hiện cho các môn đệ đang qui tụ ở Giêrusalem. “Người mở trí cho họ hiểu Kinh thánh”.
Một phần của câu chuyện này là đưa ra thực hành tâm linh căn bản cho chúng ta những môn đệ cũng đang trên hành trình, trên con đường muôn vẻ - hướng chúng ta đến Kinh thánh. Mỗi chúng ta đang ở một nơi duy nhất trong cuộc sống. Mỗi chúng ta cần đến kinh nghiệm Đức Kitô Phục Sinh đang đồng hành với chúng ta trên hành trình, hầu chúng ta có thể ca tụng và đón nhận sức mạnh trên những đoạn đường ghồ ghề. Chúng ta không đi một mình, ngay cả khi đau khổ và bị chống đối và cám dỗ chúng ta rời bỏ.
Một chút tự kiểm điểm có lẽ thích hợp với chỗ này. Tôi chú tâm đọc khi đọc Lời Chúa trong Thánh lễ thế nào? Nếu tôi là một thừa tác viên, tôi chuẩn bị thế nào để giúp giáo dân nghe sứ điệp? Nếu tôi đang ngồi trong nhà thờ có khi nào tôi chuẩn bị cho phụng vụ bằng việc đọc những đoạn Kinh thánh trước chưa? Tôi có đọc và cầu nguyện Kinh thánh hằng ngày không? Có khi nào tôi lấy Kinh thánh làm kim chỉ nam khi tôi đến ngã tư và khi cần phải đưa ra những quyết định quan trọng có thể ảnh hưởng cả tương lai mình?
Đây không phải chỉ là vấn đề của “việc đọc Kinh thánh”? Hoặc, tham dự một lớp Kinh thánh - hữu ích bao nhiêu có thể. Thay vào đó, chúng ta cần phải là “những độc giả mến mộ, mời gọi Thần khí của Đức Giêsu đến “mở trí cho chúng ta hiểu Kinh thánh” theo cách mà Người thực hiện cho những môn đệ cứng lòng tin của mình. Chú ý đến tính liên tục: sau khi trí họ mở ra với Kinh thánh thì họ hiểu được những những điều vừa xảy ra. Đức Giêsu truyền cho các môn đệ và chúng ta hãy trở nên “những chứng nhân cho những điều này này”.
Cuộc sống chẳng bao giờ êm đềm. Nó luôn biến đổi, chúng ta đang “trên đường”. Dọc theo con đường Đức kitô Phục sinh hiện ra với chúng ta và như các môn đệ: chúng ta không nhận ra Người. Nhưng để có thể nhận ra Người dễ dàng hơn thì chúng ta phải theo sự hướng dẫn của những câu chuyện phục sinh này: Tiếp tục qui tụ trong cộng đoàn, đặc biệt trong những thời gian khó khăn; trao Lời cho nhau; chia sẻ bánh rượu trong Thánh lễ và rồi, chuẩn bị kỹ lưỡng, làm chứng cho Đức Kitô Phục sinh qua lời nói và việc làm hầu giúp tha nhân tin nhận: “Người sống lại!”
Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh Gò-Vấp
3rd SUNDAY OF EASTER (B)
Acts 3: 13-15, 17-19; Psalm 4; I John 2: 1-5a; Luke 24: 35-48
In the Gospel of Luke and the Acts of the Apostles (the sequel to Luke’s gospel) the disciples are witnesses – they attest, from their own experience, to the public life, death and resurrection of Jesus. They are not merely witnesses of certain events, but they witness to the meaning of the events. This meaning is discovered by faith and has been revealed to them through the gift of the Spirit on Pentecost.
In our first reading Peter is preaching to the people who have gathered after the cure of the cripple beggar outside the Temple. He is a witness to the suffering and death of Jesus. Later Paul and Stephen (Acts 22:15 and 22:20) are also called to witness, though they haven’t been present at the events Peter is describing. Like Peter, they, and the first disciples, witness to the truth, that has been revealed to them about Christ. Throughout the Acts of the Apostles the Lord will support their witness by powerful signs and wonders (14:3).
The word witness takes on a special meaning in the early church as we read in the Book of Revelation (2:13). Witness will come to mean "martyr." Dying for Christ was the ultimate form of witness. Usually the authenticity of a witness is probed and if, under examination, they are proven true, their word is accepted. What better authentification could there be for the testimony of Christian witnesses than their willingness to lay down their lives for what they believe? Peter is beginning his role as witness. Later he will complete his witnessing when he is martyred for his belief in Christ – as Paul and Stephen and many in the early church were.
Peter, the witness for Christ, addresses the people and tells them that they, "denied the Holy and Righteous One and asked for a murderer to be released." He tells them that they put "the author of life" to death. Peter knows this to be true because he was there for the events, though he denied Jesus when challenged. He later came to know the Risen Christ and to receive forgiveness at his hands. Now he is a witness to those who called for Jesus’ death. "You acted out of a ignorance," he tells them.
But that is not the end of the story, for they are offered a chance at repentance. Peter has known forgiveness and now preaches it to others. God doesn’t slam the door on anyone, even those responsible for Jesus’ death! John, in our second reading, tells us Christ is the "...expiation for our sins and not our sins only but for those of the whole world."
It seems that the first gift that comes after faith in the resurrection is forgiveness. After naming their ignorance and its tragic consequence in the death of Jesus, Peter invites his hearers, "Repent therefore and be converted that your sins may be wiped away." How many mistakes have we made in our past; how many mis-directions and poor choices; how many times did we, as Peter would describe it, "act out of ignorance?" And what were the consequences for those around us?
Peter isn’t shouting at us today. He isn’t nagging and pointing an accusing finger at us. Instead, he is assuring us that all can be "wiped away" by God. It sounds like what a once-dirty window looks like after we have sprayed it with cleaner and wiped away the grime. Not a trace of the past smudges and grime left – the light shines through bright and clear.
Who are these "two disciples" featured in the opening line of today’s gospel? Well, this is the continuation of the Emmaus story. After Jesus’ death the two were leaving Jerusalem when Jesus met them on the road to Emmaus. He opened their minds to understand God’s plan revealed in the Scriptures. Then they recognized the Risen Christ when he broke bread for them.
The two disciples’ witness to the community is interrupted by the appearance of the Risen Christ himself, who wastes no time in offering them peace. They, like the people Peter addressed in Acts, had acted "out of ignorance" by deserting Christ in his moment of need. With Jesus’ words their failures are also "wiped away." In fact, their vision, like a newly-cleaned window, has been cleared and now they begin to see with the eyes of faith.
It’s clear from today’s narrative and the Emmaus account that the presence of the risen Lord with us is not easily recognizable. What the Christ did for the disciples on the road to Emmaus, he does also for the gathered disciples in Jerusalem. "He opened their minds to understand the Scriptures."
This part of the story suggests a primary spiritual practice for us disciples who are also on a journey, a road trip of sorts – turning our attention to the Scriptures. Each of us is in a unique place in our lives. Each of us needs to come to experience the risen Christ accompanying us on the journey so we can celebrate our joys and receive strength during the rough passages. We are not on our own, even when suffering and struggles tempt us to feel that way.
A little self-examination might be appropriate at this point. How attentive am I to the reading/proclamation of the Scriptures at Eucharist? If I am a Lector, how well do I prepare to help people hear the message? If I am in the pews do I ever prepare for liturgy by reading the Scripture passages in advance? Do I read and pray the Scriptures daily? Do I turn to them for guidance when I come to crossroads and the need to make important decisions that will influence the course of my future?
It isn’t just a matter of "reading the Bible" is it? Or, taking a Bible class – as helpful as that can be. Instead, we need to be "devotional readers, inviting the Spirit of Jesus to "open our minds to understand the Scriptures" in the way he did for his incredulous followers. Note the sequence: after their minds were opened to the Scriptures and they came to understand the events that had just happened, Jesus commissioned his disciples and us to be "witnesses of these things."
Life is never static for us. It is always in flux, we are "on the road." Along the way the risen Christ appears to us and like his disciples: we don’t immediately recognize him. But he would be more readily recognizable to us if we followed the guidance of these resurrection stories: continue to gather in community, especially in hard times; break open the Word for one another; share the bread and wine of the Eucharist and then, well prepared, witness to the risen Christ through our words and actions to help others come to believe that, "He is risen!"
Fr. Jude Siciliano, OP
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tòa Thánh cải tổ LCWR (Hội Đồng Lãnh Đạo các Nữ Tu HK)
Trần Mạnh Trác
11:45 19/04/2012
Mới đây một tài liệu 'lượng giá' của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin (Congregation for the Doctrine of the Faith) đã cho thấy có nhiều 'khủng hoảng' về tín lý, nhất là trong giới lãnh đạo của Hội Đồng này.
Đây là một tổ chức đại diện cho khỏang 1.500 thành viên tại Hoa Kỳ, đó là khoảng 80% các 'chức sắc' cuả các dòng nữ tu cuả Hoa Kỳ (Tổng số nữ tu tại HK là 57113)
Tại Mỹ, các dòng nam tu sĩ có một tổ chức khác gọi là CMSM (Conference of Major Superiors of Men: Hội Đồng các Bề Trên Nam).
Mỹ là nước duy nhất có hai hội đồng cao cấp cho các Nữ tu sĩ và Nam tu sĩ.
Tài liệu 'lượng giá' cho biết "Thật là rõ ràng cần phải nhấn mạnh hơn đến hai vấn đề, thứ nhất là mối quan hệ giữa LCWR và Hội Đồng Các Giám Mục HK, và thứ hai là sự cần thiết phải gây dựng cho LCWR một nền tảng thích hợp hơn với đức tin của Giáo Hội."
Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã khởi động những nghiên cứu về tình trạng các dòng Nữ Tu cuả Hoa Kỳ vào năm 2008, và Đức Giám Mục Leonard P. Blair của Toledo, Ohio, một thành viên của ủy ban giáo lý của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, đã đúc kết thành bản 'lượng giá' này.
Trong số những quan ngại chính về LCWR là những sai sót nghiêm trọng về thần học và tín lý trong các bài thuyết trình tại các hội nghị hàng năm gần đây.
Một số diễn văn đã cổ động một lối sống tu trì không phù hợp với nền tảng đức tin của Giáo Hội. Một số khác đã cổ võ cho sự bất đồng với học thuyết của Giáo Hội và đã tỏ ra khinh thường "Huấn Quyền của hàng giáo phẩm" cách rõ ràng.
Bản 'lượng giá' trích dẫn một bài nói chuyện đã hô hào các nữ tu hãy "vượt ra ngoài Giáo Hội" (“moving beyond the Church” ) và thậm chí vượt ra ngoài Chúa Giêsu. Những quan điểm như vậy là "một sự từ bỏ đức tin" và là một "gây tai tiếng nghiêm trọng", nhưng LCWR thường không cải chính.
Bản 'lượng giá' cũng ghi nhận các Bề Trên và các Quản Giáo (superiors and formators) cuả các dòng tu trong tổ chức LCWR đã không được huấn luyện đầy đủ về giáo lý, cho nên có thể phát sinh ra những nhầm lẫn về học thuyết của Giáo Hội.
Hơn nữa, Bản 'lượng giá' đã quan ngại về một số chủ đề "nữ quyền" không phù hợp với đức tin Công Giáo "đã được LCWR phổ biến và tài trợ trong một số chương trình và thuyết trình. Trong những hoạt động này, đã có những luận điệu xuyên tạc về những giảng dạy cuả Giáo Hội, bóp méo thiên tính của Chúa Kitô, Thiên Chúa Ba Ngôi, Thánh Thể và sự mặc khải của Thánh Kinh.
Bản 'lượng giá' cho biết những thư tín giữa các cấp lãnh đạo cuả LCWR đã cổ võ bất đồng chính kiến với giáo huấn cuả Giáo Hội về tình dục và phản đối hành động của Tòa Thánh không phong chức linh mục cho phụ nữ và người đồng tính.
Trong khi các cộng đoàn nữ tu cuả LCWR ủng hộ mạnh mẽ vấn đề công bằng xã hội, nhưng trái lại họ đã im lặng về quyền sống từ lúc thụ thai đến cái chết tự nhiên. Đây là một chủ đề quan trọng trong cuộc tranh luận công cộng tại Hoa Kỳ về phá thai và an tử.
Để giải quyết những "thiếu sót nghiêm trọng về giáo lý," Đức Tổng Giám Mục Sartain đã được uỷ quyền năm năm để làm việc với giới lãnh đạo LCWR trong những nỗ lực đổi mới.
Đức tổng giám mục sẽ báo cáo thường xuyên lên Tòa Thánh và sẽ được hỗ trợ bởi Đức Giám Mục Blair và Đức Giám mục Thomas J. Paprocki của Springfield, cùng với một nhóm tư vấn bao gồm các giáo sĩ, nữ tu và nhiều chuyên gia khác.
Đức Tổng Giám Mục Sartain sẽ làm việc với hội đồng để duyệt lại nôi qui, trước khi trình duyệt lên Tòa Thánh, và duyệt lại các mối quan hệ giữa Hội Đồng với các tổ chức liên hệ.
Những thuyết trình viên trong các chương trình lớn trong tương lai sẽ phải được sự chấp thuận của Đức Tổng Giám Mục. Ngài sẽ làm việc để tạo ra các chương trình đào tạo mới để cung cấp một sự hiểu biết sâu sắc hơn về những giảng dạy cuả Giáo Hội.
Ngoài ra, Đức Tổng Giám mục Sartain sẽ "xem xét và đưa ra hướng dẫn" trong việc áp dụng các qui tắc phụng vụ, để đảm bảo, ví dụ, rằng Bí Tích Thánh Thể và Kinh Nhật Tụng có ưu tiên trong các sinh hoạt cuả LCWR.
Đức Hồng Y William Levada, Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, cho biết rằng những phát hiện nêu ra trong bản 'lượng giá' là nhằm mục đích "thúc đẩy tinh thần kiên nhẫn và hợp tác cho sự đổi mới của các Bề Trên chính của hội đồng này."
Ngài hy vọng rằng các biện pháp mới sẽ giúp cung cấp một nền tảng giáo lý mạnh mẽ hơn cho "LCWR", vốn là môt tổ chức có nhiều sáng kiến và nhiều hoạt động đáng khen ngợi."
ĐTC: hiệp nhất một cộng đồng trong lời cầu nguyện
Jos. Tú Nạc, NMS
07:57 19/04/2012
Tiếp tục những loạt bài giáo lý về cầu nguyện bằng những hoạt động của các Tông Đồ, ĐTC Benedict tuần này đã tập trung sự chú ý của ngài vào sự hiệp nhất của cộng đồng Ki-tô giáo sơ khai, điều mà Ngài nói là nền tảng bởi họ cùng nhau cầu nguyện.
Anh Chị Em thân mến,
Trong bài giáo lý tiếp theo của tôi về việc cầu nguyện Ki-tô giáo, bây giờ chúng ta trở lại lời cầu nguyện của Mẹ Maria và các Thánh Tông Đồ mong chờ Thánh Thần đến vào Lễ Hiện Xuống với sự “Hiện Xuống ngắn ngủi” đã được mô tả trong chương bốn Sách Tông Đồ Công Vụ. Sau vụ việc bắt giữ và phóng thích hai Thánh Phê-rô và Gio-an, cộng đồng này đã tham gia cầu nguyện “nơi mà họ cùng nhau tập trung bị lay chuyển, và tất cả họ đều được tràn đầy ơn Thánh Thần và họ đã dõng dạc nói lên Lời Chúa” (v. 31). Lời cầu nguyện này chứng tỏ sự hiếp nhất của cộng đồng sơ khai, điều mà duy nhất đòi hỏi việc tuyên xưng Lời Chúa một cách dũng cảm xét theo bề ngoài bị ngược đãi khổ đau. Nó truy tìm để nhận thức rõ những sự kiện trong ánh sáng thuộc kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa và đáp ứng tiên đoán mầu nhiệm Đức Ki-tô. Nó cũng cầu xin Thiên Chúa kéo theo quyền lực của người trong việc rao giảng Tin Mừng. Có thể lời cầu của Giáo Hội sơ khai tạo một cảm giác sinh động cho lời nguyện của chính chúng ta. Có thể chúng ta truy tìm để nhận thức kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa trong ánh sáng của Đức Ki-tô và lãnh nhận món quà của Thánh Thần, người mà ban cho chúng ta hy vọng không bao giờ thất ước (Rom. 5: 5)
Tôi gừi lời chào nồng nhiệt đến Tổng Giáo đoàn các Sư Huynh Thánh Gabriel. Tôi cũng xin chào phài đoàn từ Khoa Sắc Luật của Trường Đại học Thánh Phao-lô Ottawa, Gia Nã Đại. Tôi cảm ơn các ca đoàn đã hát khen Thiên Chúa. Với tất cả khách hành hương và du lịch nói tiếng Anh, gồm những người đến từ Anh quốc, Ai-len, Phần Lan, Nam Phi, Quần đảo Nam Dương, Srilanca, Thái Lan, Việt Nam, Trinidad, Gia Nã Đại và Hoa Kỳ, tôi cầu chúc an vui trong Chúa Phục Sinh.
Anh Chị Em thân mến,
Trong bài giáo lý tiếp theo của tôi về việc cầu nguyện Ki-tô giáo, bây giờ chúng ta trở lại lời cầu nguyện của Mẹ Maria và các Thánh Tông Đồ mong chờ Thánh Thần đến vào Lễ Hiện Xuống với sự “Hiện Xuống ngắn ngủi” đã được mô tả trong chương bốn Sách Tông Đồ Công Vụ. Sau vụ việc bắt giữ và phóng thích hai Thánh Phê-rô và Gio-an, cộng đồng này đã tham gia cầu nguyện “nơi mà họ cùng nhau tập trung bị lay chuyển, và tất cả họ đều được tràn đầy ơn Thánh Thần và họ đã dõng dạc nói lên Lời Chúa” (v. 31). Lời cầu nguyện này chứng tỏ sự hiếp nhất của cộng đồng sơ khai, điều mà duy nhất đòi hỏi việc tuyên xưng Lời Chúa một cách dũng cảm xét theo bề ngoài bị ngược đãi khổ đau. Nó truy tìm để nhận thức rõ những sự kiện trong ánh sáng thuộc kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa và đáp ứng tiên đoán mầu nhiệm Đức Ki-tô. Nó cũng cầu xin Thiên Chúa kéo theo quyền lực của người trong việc rao giảng Tin Mừng. Có thể lời cầu của Giáo Hội sơ khai tạo một cảm giác sinh động cho lời nguyện của chính chúng ta. Có thể chúng ta truy tìm để nhận thức kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa trong ánh sáng của Đức Ki-tô và lãnh nhận món quà của Thánh Thần, người mà ban cho chúng ta hy vọng không bao giờ thất ước (Rom. 5: 5)
Tôi gừi lời chào nồng nhiệt đến Tổng Giáo đoàn các Sư Huynh Thánh Gabriel. Tôi cũng xin chào phài đoàn từ Khoa Sắc Luật của Trường Đại học Thánh Phao-lô Ottawa, Gia Nã Đại. Tôi cảm ơn các ca đoàn đã hát khen Thiên Chúa. Với tất cả khách hành hương và du lịch nói tiếng Anh, gồm những người đến từ Anh quốc, Ai-len, Phần Lan, Nam Phi, Quần đảo Nam Dương, Srilanca, Thái Lan, Việt Nam, Trinidad, Gia Nã Đại và Hoa Kỳ, tôi cầu chúc an vui trong Chúa Phục Sinh.
Đức Thánh Cha của ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh
Bùi Hữu Thư
09:40 19/04/2012
Vatican Radio 17/4/2012
Mầu nhiệm của hạt cải như biểu tượng của niềm hy vong tại trọng tâm của xã hội ngoài đời: đây là hình ảnh Đức Hồng Y Kurt Koch, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng vể Hiệp Nhất Kitô giáo, đã dùng làm tiêu đề cho một cuốn sách mới, khai thác các tư tưởng và thần học của Đức Thánh Cha Benedict XVI.
Trong cuốn sách, được phát hành ngày thứ hai – ngày sinh nhật thứ 85 của Đức Thánh Cha – Đức Hồng Y người Thụy Sĩ nói Đức Thánh Cha thường bị hiểu nhầm và chỉ trích quan điểm của ngài về sự cải tiến Giáo Hội Công Giáo. Nhưng theo quan điểm của Đức Thánh Cha Benedict, ngài nói, Giáo Hội giống như hạt cải nhỏ bé, tác dụng như muối men khởi động với những phong trào được Chúa Thánh Thần linh ứng.
Đức Hồng Y Koch nói đây là một hình ảnh đặc biệt thích hợp cho một người sanh ra và được rửa tội vào một ngày đặc biệt nhất của năm phụng vụ, là ngày nằm giữa Thứ Sáu Tuần Thánh và Chúa Nhật Phục Sinh…..
"Đây là một hình ảnh Đức Thánh Cha thường dùng…. để cho thấy tất cả những gì quan trọng trong thế giới và trong Giáo Hội luôn luôn khởi sự rất nhỏ bé… và Đức Thánh Cha đã giải thích hình ảnh này như sau: là Giáo Hội luôn luôn nằm giữa Thứ Sáu Tuần Thánh và Phục Sinh….
Tôi nghĩ rằng điều Đức Thánh Cha nói tại Erfurt, trong cuộc tiếp xúc của ngài với Giáo Hội Phúc Âm (the Evangelical Church) tại Đức, rất quan trọng cho viễn tượng của ngài về đại kết – và câu hỏi về Thiên Chúa là vấn đề quan trọng nhất xã hội chúng ta phải đáp ứng… và điều thứ hai là quan điểm đức tin tập trung vào Đức Kitô (the Christocentric view of the faith)... khi chúng ta có thể tập trung tất cả năng lực và chứng tá của chúng ta vào Chúa Kitô Phục Sinh... chúng ta có thể làm nhân chứng cho đức tin của chúng ta và đây là nền tảng sâu xa nhất của đại kết.
Tôi không biết câu trả lời cho cộng đồng Lefebvre, nhưng tôi hy vọng họ có thể chấp nhận Công Đồng Vatican II vì tôi không thể thấy bằng cách nào chúng ta có thể là người Công Giáo mà không chấp nhận Công Đồng.”
Mầu nhiệm của hạt cải như biểu tượng của niềm hy vong tại trọng tâm của xã hội ngoài đời: đây là hình ảnh Đức Hồng Y Kurt Koch, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng vể Hiệp Nhất Kitô giáo, đã dùng làm tiêu đề cho một cuốn sách mới, khai thác các tư tưởng và thần học của Đức Thánh Cha Benedict XVI.
Trong cuốn sách, được phát hành ngày thứ hai – ngày sinh nhật thứ 85 của Đức Thánh Cha – Đức Hồng Y người Thụy Sĩ nói Đức Thánh Cha thường bị hiểu nhầm và chỉ trích quan điểm của ngài về sự cải tiến Giáo Hội Công Giáo. Nhưng theo quan điểm của Đức Thánh Cha Benedict, ngài nói, Giáo Hội giống như hạt cải nhỏ bé, tác dụng như muối men khởi động với những phong trào được Chúa Thánh Thần linh ứng.
Đức Hồng Y Koch nói đây là một hình ảnh đặc biệt thích hợp cho một người sanh ra và được rửa tội vào một ngày đặc biệt nhất của năm phụng vụ, là ngày nằm giữa Thứ Sáu Tuần Thánh và Chúa Nhật Phục Sinh…..
"Đây là một hình ảnh Đức Thánh Cha thường dùng…. để cho thấy tất cả những gì quan trọng trong thế giới và trong Giáo Hội luôn luôn khởi sự rất nhỏ bé… và Đức Thánh Cha đã giải thích hình ảnh này như sau: là Giáo Hội luôn luôn nằm giữa Thứ Sáu Tuần Thánh và Phục Sinh….
Tôi nghĩ rằng điều Đức Thánh Cha nói tại Erfurt, trong cuộc tiếp xúc của ngài với Giáo Hội Phúc Âm (the Evangelical Church) tại Đức, rất quan trọng cho viễn tượng của ngài về đại kết – và câu hỏi về Thiên Chúa là vấn đề quan trọng nhất xã hội chúng ta phải đáp ứng… và điều thứ hai là quan điểm đức tin tập trung vào Đức Kitô (the Christocentric view of the faith)... khi chúng ta có thể tập trung tất cả năng lực và chứng tá của chúng ta vào Chúa Kitô Phục Sinh... chúng ta có thể làm nhân chứng cho đức tin của chúng ta và đây là nền tảng sâu xa nhất của đại kết.
Tôi không biết câu trả lời cho cộng đồng Lefebvre, nhưng tôi hy vọng họ có thể chấp nhận Công Đồng Vatican II vì tôi không thể thấy bằng cách nào chúng ta có thể là người Công Giáo mà không chấp nhận Công Đồng.”
Sự vui mừng thiêng liêng lễ Phục Sinh
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
16:12 19/04/2012
“Sự buồn thảm và chính những vết thương trở thành những nguồn gốc niềm vui”
VATICAN(Zebit. Org).- Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần tại Quảng Trường Thánh Phêro ngày thứ Tư 11/4/2012.
* * *
Anh Chị Em thân mến,
Sau những cử hành trọng thể Lễ Phục Sinh, cuộc gặp gỡ của chúng ta hôm nay được tràn đầy niềm vui thiêng liêng; cho dầu các bầu trời trên cao vẫn xám xịt, trong những tâm hồn chúng ta, chúng ta mang niềm vui Phục Sinh và sự chắc chắn về sự Phục Sinh của Chúa Kitô, Đấng đã dứt khoát thắng sự chết. Trước hết, tôi muốn lập lại những lời chào Phục Sinh chân tình của tôi cho mỗi người của anh chị em: trong mỗi gia đình và mổi tâm hồn, mong sao sự loan báo vui mừng về việc Phục Sinh của Chúa Kitô van dội, mang lại niềm hy vọng mới.
Trong bài Giáo lý này, tôi muốn chứng tỏ sự biến đổi lễ Phục Sinh mang lại trong các môn đệ Chúa Giêsu. Chúng ta hãy bắt đầu với buổi chiều ngày Phục Sinh. Các môn đệ bị nhốt kín trong nhà nơi các ông đang ở vì sợ người Do Thái (x. Gioan 20:19). Sự sợ siết chặt tâm hồn các ông và ngăn chận không cho các ông ra ngoài gặp những kẻ khác, gặp sự sống. Thầy đi rồi. Kỷ niệm về sự Thương Khó của Người kích thích thêm sự không chắc chắn của các ông. Tuy nhiên, Chúa Giêsu nhớ tới những kẻ thuộc về Người và nghỉ phải làm trọn lời hứa Người đã hứa với các ông trong bữa Tiệc Cuối: “Thầy sẽ không để anh em mồ côi; Thầy đến cùng anh em” ( Gioan 14: 18); và Người cũng nói như vậy với chúng ta, cả khi các thời gian là u ám: “Thầy sẽ không để anh em mồ côi.”
Tình huống áy náy của các môn đệ thay đổi triệt để với sự đến của Chúa Giêsu. Người đi vào qua cửa đóng, Người đứng giữa các ông và ban cho các ông sự bình an làm các ông được vui mừng Bình an cho anh em” ( Gioan 20:19b). Đó là một lời chào bình thường, nhưng bây giờ nó có một ý nghĩa mới, vì nó thực hiện một sự biến đối nội tâm; đó là lời chào Phục Sinh, thắng tất cả sự sợ của các môn đệ. Bình an mà Chúa Giêsu mang đến là ơn cứu rỗi, mà Người đã hứa trong lời từ biệt của Người :” Thầy để lại bình an cho anh em; Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Lòng anh em đùng xao xuyến cũng đừng sợ hãi (Gioan 14: 27). Trong ngày Phục Sinh này, Người ban nó đầy đủ, và đối với cộng đồng nó trở thành một nguồn vui mừng, sự chác chắn chiến thắng và an ninh trong khi cậy dựa vào Chúa. “ Lòng anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hải” (Gioan 14 :27b), Người cũng nói như vậy với chúng ta.
Sau lời chào này Chúa Giêsu chỉ cho các môn đệ Người các vết thương trong tay và cạnh sườn Người ( Gioan 20:20), những dấu của điều đã đi trước và sẽ không bao giờ bị tẩy xoá. Nhân tánh vinh hiển của Người sẽ bị “thương tich mãi mãi?”. Hành vi này là có ý củng cố thực tại mới về sự Phục Sinh của Chúa Kitô, Đấng bây giờ đang đứng giữa các môn đệ Người là một con người thật, cũng là một Giêsu trước đây ba ngày bị đóng đinh trên Thập Giá. Như vậy đó là điều, trong sự sáng chói của sự Phục Sinh, trong việc gặp gỡ với Đấng Phục Sinh, các môn đệ bắt được ý nghĩa cứu chuộc về sự thương khó và sự chết của Người. Lúc đó các ông đi qua từ sự buồn thảm và sợ hãi cho tới sự tràn đày niềm vui. Sự buồn thảm và chính những vết thương trở thành những nguồn vui. Sự vui sinh ra trong những tâm hồn các ông đến từ việc “thấy Chúa” ( Gioan 20:20). Người lại nói với các ông: “ Bình an cho anh em” (c.21).
Cho tới điểm này, rõ ràng đó không chỉ là một sự chào. Đó là một ân huệ. Ân huệ của Đấng Phục Sinh muốn ban cho các bạn hữu Người, và đồng thời đó là một sự trao tay: sự bình an này, mà Chúa Kitô đạt được bằng máu mình, là cho các ông mà cũng cho mọi người, và các Các môn đệ sẽ phải mang đi khắp thế giới. Trên thật tế , Người nói thêm: “ Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em” (ibid).
Chúa Giêsu Phục Sinh trở lại giữa các môn đệ Người hầu sai họ đi. Ngươi hoàn thành công trình của Người trong thế giới; bây giờ tới phiên họ gieo đức tin trong các tâm hồn, ngõ hầu Chúa Cha—được biết và được yêu—có thể qui tụ tất cả con cái Người đang tản mát. Tuy nhiên, Chúa Giêsu biết rằng những môn đệ Người còn rất sợ, luôn luôn. Do đó, Người thổi trên họ và tái sinh họ trong Thần Khi của Người (x. Gioan 20:22); hành động này là dấu sự tái sáng tạo. Trên thật tế, một thế giới mới bắt đầu bằng ân huệ Chúa Thánh Thần, điều này đến từ Chúa Kitô Phục Sinh.
Với việc sai các môn đệ Người đi làm nhiệm vụ, cuộc hành trình của dân giao ước mới bắt đầu, dân tin tưởng vào Người và vào công trình cứu chuộc của Người, dân minh chứng cho sự thật Phục Sinh của Người. Sự mới mẻ này của một sự sống không bao giờ chết__ mà Lễ Phục Sinh mang lại—nhằm mục tiêu lan rộng khắp nơi, hầu những gai tội lỗi đâm con tim con người có thể mở đàng cho những chồi Ân Sủng, cho sự hiện diện của Chúa và tình yêu của Người, tình yêu chiến thắng tội lỗi và sự chết.
Các bạn thân mến, hôm nay cũng vậy Đấng Phục Sinh đi vào trong nhà chúng ta và trong tâm hồn chúng ta, mặc dầu thỉnh thoảng những cửa đóng. Người đi vào, ban niềm vui và sự bình an, sự sống và hy vọng, những ân huệ chúng ta cần cho sự tái sinh nhân bản và thiêng liêng của chúng ta. Miễn là Người có thể lăn ra những tảng đá mộ này mà chúng ta thường đặt trên những tâm tình chúng ta, những tương quang của chúng ta và cách ở của chúng ta; những tản đá phê chuẩn sự chết : những sự chia rẽ, sự hận thù, những sự oán giận, hững sự ganh tị, sự bất tín và vô tư. Một mình Người, Đấng hằng sống, có thể ban ý nghĩa sự sống, và ban khả năng cho kẻ mỏi mệt và buồn thảm, ngã lòng và tuyệt vọng, tiếp tục cuộc hành trình.
Đó là điều hai môn đệ trải nghiệm, những môn đệ đang đi trong ngày Phục Sinh từ Jerusalem tới làng Emmau (x. Luca 24:13-35). Họ nói về Chúa Giêsu, nhưng “những gương mặt buồn thảm của họ” (x. c.17) diễn tả những sự thất vọng, sự không chắc và sự u sầu. Hai ông đã bỏ quê hương mình để theo Chúa Giêsu với các bạn của Người, và đã khám phá một thực tại mới nơi sự tha thứ và tình yêu không còn là những lời suông nhưng cụ thể chạm tới những sự sống của các ông. Đức Giêsu thành Nadareth đã làm mọi sự mới; Người đã biến đổi sự sống của họ. Nhưng bây giờ Người đã chết và mọi sự xem ra đã chấm dứt.
Tuy nhiên, thình lình, không còn hai mà ba người đi. Chúa Giêsu tới gần hai môn đệ và đi với họ, nhưng họ không thể nhận ra Người. Chắc chắn, họ đã nghe những tiếng đồn về sự Phục Sinh của Người; họ qui chiếu về sự đó: “Thật ra cũng có mấy người đàn bà trong nhóm chúng tôi đã làm chúng tôi kinh ngạc. Các bà ấy ra mộ hồi sáng sớm, không thấy xác người đâu cả, về còn nói là đã thấy thiên thần hiện ra bảo Người còn sống” ( LC 24 :22-23). Nhưng chính điều này không đủ thuyết phục họ, vì chính Người thì họ không thấy “ (c. 24).
Lúc đó, Chúa Giêsu, kiên nhẫn, “khởi sự với Maisen và tất cả các tiên tri, giải thích cho các ông trong tất cả Kinh Thánh những sự liên hệ chính mình” ( c.27). Đấng Phục Sinh giải thích Kinh Thánh cho các môn đệ, cống hiến chìa khoá cơ bản cho cách hiểu của các ông ; tưc là, Chính Người và Mầu nhiệm phục sinh của Người: Kinh Thánh làm chứng về Người (x. Gioan 5 :39-47). Ý nghĩa của mọi sự--của Luật, của các Tiên Tri và các Thánh Vịnh—liền được mở ra và sáng tỏ trước mắt các ông. Chúa Gie6su mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh (x. Luca 24: 45).-
Lúc đó, họ tới làng, có lẽ một nhà của hai người. Người khách lạ “làm như còn phải đi xa hơn nữa” (c. 28), nhưng lúc đó ông dừng lại, vì họ nài nỉ ông, “Mời ông ở lại với chúng tôi” (c.29) Chúng ta cũng vậy, luôn luôn, chúng ta sẽ nài nỉ Chúa: “Xin mời Chúa ở lại với chúng con”.
Khi Chúa vào bàn với họ, Người cầm lấy bánh và làm phép, và bẻ ra và trao cho các ông “ (c.30). Sự qui chiếu về những hành động Chúa Giêsu thực hiện tại buổi Tiệc Cuối là rõ ràng: “Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người” (c.31). Sự hiện diện của Chúa Giêsu—trước bằng lời nói của Người, sau đó bằng việc bẻ bánh—cho phép các môn đệ nhận ra Người, và họ có khả năng nghe trong một cách mới tất cả những gì họ đã trải nghiệm trong lúc đi đàng với Người: “Dọc đường khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao? “ (c.32).
Tình tiết này chỉ cho chúng ta hai “chỗ” đặc ân nơi chúng ta có thể gặp Đấng Phục Sinh, Người biến đổi sự sống chúng ta: sự nghe Lời trong sự hiệp thông vói Chúa Kitô, và sự bẻ Bánh; hai “chỗ liên kết sâu sắc vì “Lơi và Thánh Thể ràng buộc sâu xa với nhau đến nổi chúng ta không thể hiểu một mà không có cái kia: Lời của Chúa qua cách Thánh Thể lấy thịt trong biến cố Thánh Thể (Tông huấn hậu thượng hội đồng (VERBUM DOMINI, 54--55).
Sau cuộc gặp gỡ này, ngay lúc ấy , hai môn đệ “đứng dậy,quay trở lại Jerusalem, gặp nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp tại đó. Những người này bảo hai ông: “ Chúa chỗi dậy thật rồi và đã hiện ra với ông Simon.”’ (C.33-34). Tại Jerusalem họ nghe những tin tức về sự Phục Sinh của Chúa Giesu. Còn hai ông thì thuật lại những việc đã xảy ra dọc đường, được đốt cháy bởi tình yêu với Đấng Phục Sinh, Đấng đã mở ra lòng họ cho một niềm vui không thể kiềm chế. Như Thánh Phero nói : Họ được “tái sinh cho một hy vọng sống động qua sự phục sinh của Chúa Giesu Kitô từ cõi chết” (I Peter 1:30). Thật tế, sự hăng say vì đức tin, vì tình yêu cộng đồng và nhu cầu loan báo những tin mừng được tái sinh trong họ. Thầy đã sống lại, và với Người tất cả sự sống nở hoa; việc làm chứng cho biến cố này trở nên cho họ một nhu cầu không thể nén được.
Các bạn thân mến, mong sao mùa Phục Sinh, đối với tất cả chúng ta , là dịp tiện để tái khám phá cách vui vẻ và hăng say nguồn đức tin, sự hiện diện của Đấng Phục Sinh giữa chúng ta. Đều đó có nghĩa là theo cũng một con đường Chúa Giesu có hai môn đệ Emmaus đi, nhờ sự tái khám phá về Lời Chúa và Thánh Thể; nói cách khác, nó có nghĩa là đi với Chúa và để cho Người mở mắt chúng ta cho ý nghĩa thật của Kinh Thánh và sự hiện diện của Người trong sự bẻ bánh. Đỉnh điểm của hành trình này, hôm nay cũng như lúc đó, là sự Hiệp Thông Thánh Thể: trong Sự Rước Lễ, Chúa Giêsu nuôi dưỡng chúng ta với Mình và Máu Người để Người hiện diện trong những sự sống chúng ta, hầu chúng ta nên mới, được sống động bởi quyền của Chúa Thánh Thần.
Để kết thúc, kinh nghiệm của các môn đệ này mời chúng ta suy nghĩ về ý nghĩa Phục Sinh cho chúng ta. Chúng ta hãy để mình được Chúa Giêsu Phục Sinh gặp gỡ! Người, sống động và thật, là luôn luôn hiện diện giữa chúng ta; Người đi với chúng ta hầu dẫn đời sống chúng ta và mở mắt chúng ta. Chúng ta hãy tin tưởng Một Đấng Phục Sinh, Người có quyền ban sự sống, và ban cho chúng ta sự tái sinh như Con Chúa, có khả năng tin và yêu. Đức Tin vào Người biến đổi những sự sống chúng ta; Đức tin đó giải thoát chúng khỏi sự sợ, ban cho chúng hy vọng chắc chắn và làm sống động chúng bằng điếu ban sự sống đầy đủ ý nghĩa, là tình yêu của Chúa. Cám ơn anh chị em.
VATICAN(Zebit. Org).- Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần tại Quảng Trường Thánh Phêro ngày thứ Tư 11/4/2012.
* * *
Anh Chị Em thân mến,
Sau những cử hành trọng thể Lễ Phục Sinh, cuộc gặp gỡ của chúng ta hôm nay được tràn đầy niềm vui thiêng liêng; cho dầu các bầu trời trên cao vẫn xám xịt, trong những tâm hồn chúng ta, chúng ta mang niềm vui Phục Sinh và sự chắc chắn về sự Phục Sinh của Chúa Kitô, Đấng đã dứt khoát thắng sự chết. Trước hết, tôi muốn lập lại những lời chào Phục Sinh chân tình của tôi cho mỗi người của anh chị em: trong mỗi gia đình và mổi tâm hồn, mong sao sự loan báo vui mừng về việc Phục Sinh của Chúa Kitô van dội, mang lại niềm hy vọng mới.
Trong bài Giáo lý này, tôi muốn chứng tỏ sự biến đổi lễ Phục Sinh mang lại trong các môn đệ Chúa Giêsu. Chúng ta hãy bắt đầu với buổi chiều ngày Phục Sinh. Các môn đệ bị nhốt kín trong nhà nơi các ông đang ở vì sợ người Do Thái (x. Gioan 20:19). Sự sợ siết chặt tâm hồn các ông và ngăn chận không cho các ông ra ngoài gặp những kẻ khác, gặp sự sống. Thầy đi rồi. Kỷ niệm về sự Thương Khó của Người kích thích thêm sự không chắc chắn của các ông. Tuy nhiên, Chúa Giêsu nhớ tới những kẻ thuộc về Người và nghỉ phải làm trọn lời hứa Người đã hứa với các ông trong bữa Tiệc Cuối: “Thầy sẽ không để anh em mồ côi; Thầy đến cùng anh em” ( Gioan 14: 18); và Người cũng nói như vậy với chúng ta, cả khi các thời gian là u ám: “Thầy sẽ không để anh em mồ côi.”
Tình huống áy náy của các môn đệ thay đổi triệt để với sự đến của Chúa Giêsu. Người đi vào qua cửa đóng, Người đứng giữa các ông và ban cho các ông sự bình an làm các ông được vui mừng Bình an cho anh em” ( Gioan 20:19b). Đó là một lời chào bình thường, nhưng bây giờ nó có một ý nghĩa mới, vì nó thực hiện một sự biến đối nội tâm; đó là lời chào Phục Sinh, thắng tất cả sự sợ của các môn đệ. Bình an mà Chúa Giêsu mang đến là ơn cứu rỗi, mà Người đã hứa trong lời từ biệt của Người :” Thầy để lại bình an cho anh em; Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Lòng anh em đùng xao xuyến cũng đừng sợ hãi (Gioan 14: 27). Trong ngày Phục Sinh này, Người ban nó đầy đủ, và đối với cộng đồng nó trở thành một nguồn vui mừng, sự chác chắn chiến thắng và an ninh trong khi cậy dựa vào Chúa. “ Lòng anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hải” (Gioan 14 :27b), Người cũng nói như vậy với chúng ta.
Sau lời chào này Chúa Giêsu chỉ cho các môn đệ Người các vết thương trong tay và cạnh sườn Người ( Gioan 20:20), những dấu của điều đã đi trước và sẽ không bao giờ bị tẩy xoá. Nhân tánh vinh hiển của Người sẽ bị “thương tich mãi mãi?”. Hành vi này là có ý củng cố thực tại mới về sự Phục Sinh của Chúa Kitô, Đấng bây giờ đang đứng giữa các môn đệ Người là một con người thật, cũng là một Giêsu trước đây ba ngày bị đóng đinh trên Thập Giá. Như vậy đó là điều, trong sự sáng chói của sự Phục Sinh, trong việc gặp gỡ với Đấng Phục Sinh, các môn đệ bắt được ý nghĩa cứu chuộc về sự thương khó và sự chết của Người. Lúc đó các ông đi qua từ sự buồn thảm và sợ hãi cho tới sự tràn đày niềm vui. Sự buồn thảm và chính những vết thương trở thành những nguồn vui. Sự vui sinh ra trong những tâm hồn các ông đến từ việc “thấy Chúa” ( Gioan 20:20). Người lại nói với các ông: “ Bình an cho anh em” (c.21).
Cho tới điểm này, rõ ràng đó không chỉ là một sự chào. Đó là một ân huệ. Ân huệ của Đấng Phục Sinh muốn ban cho các bạn hữu Người, và đồng thời đó là một sự trao tay: sự bình an này, mà Chúa Kitô đạt được bằng máu mình, là cho các ông mà cũng cho mọi người, và các Các môn đệ sẽ phải mang đi khắp thế giới. Trên thật tế , Người nói thêm: “ Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em” (ibid).
Chúa Giêsu Phục Sinh trở lại giữa các môn đệ Người hầu sai họ đi. Ngươi hoàn thành công trình của Người trong thế giới; bây giờ tới phiên họ gieo đức tin trong các tâm hồn, ngõ hầu Chúa Cha—được biết và được yêu—có thể qui tụ tất cả con cái Người đang tản mát. Tuy nhiên, Chúa Giêsu biết rằng những môn đệ Người còn rất sợ, luôn luôn. Do đó, Người thổi trên họ và tái sinh họ trong Thần Khi của Người (x. Gioan 20:22); hành động này là dấu sự tái sáng tạo. Trên thật tế, một thế giới mới bắt đầu bằng ân huệ Chúa Thánh Thần, điều này đến từ Chúa Kitô Phục Sinh.
Với việc sai các môn đệ Người đi làm nhiệm vụ, cuộc hành trình của dân giao ước mới bắt đầu, dân tin tưởng vào Người và vào công trình cứu chuộc của Người, dân minh chứng cho sự thật Phục Sinh của Người. Sự mới mẻ này của một sự sống không bao giờ chết__ mà Lễ Phục Sinh mang lại—nhằm mục tiêu lan rộng khắp nơi, hầu những gai tội lỗi đâm con tim con người có thể mở đàng cho những chồi Ân Sủng, cho sự hiện diện của Chúa và tình yêu của Người, tình yêu chiến thắng tội lỗi và sự chết.
Các bạn thân mến, hôm nay cũng vậy Đấng Phục Sinh đi vào trong nhà chúng ta và trong tâm hồn chúng ta, mặc dầu thỉnh thoảng những cửa đóng. Người đi vào, ban niềm vui và sự bình an, sự sống và hy vọng, những ân huệ chúng ta cần cho sự tái sinh nhân bản và thiêng liêng của chúng ta. Miễn là Người có thể lăn ra những tảng đá mộ này mà chúng ta thường đặt trên những tâm tình chúng ta, những tương quang của chúng ta và cách ở của chúng ta; những tản đá phê chuẩn sự chết : những sự chia rẽ, sự hận thù, những sự oán giận, hững sự ganh tị, sự bất tín và vô tư. Một mình Người, Đấng hằng sống, có thể ban ý nghĩa sự sống, và ban khả năng cho kẻ mỏi mệt và buồn thảm, ngã lòng và tuyệt vọng, tiếp tục cuộc hành trình.
Đó là điều hai môn đệ trải nghiệm, những môn đệ đang đi trong ngày Phục Sinh từ Jerusalem tới làng Emmau (x. Luca 24:13-35). Họ nói về Chúa Giêsu, nhưng “những gương mặt buồn thảm của họ” (x. c.17) diễn tả những sự thất vọng, sự không chắc và sự u sầu. Hai ông đã bỏ quê hương mình để theo Chúa Giêsu với các bạn của Người, và đã khám phá một thực tại mới nơi sự tha thứ và tình yêu không còn là những lời suông nhưng cụ thể chạm tới những sự sống của các ông. Đức Giêsu thành Nadareth đã làm mọi sự mới; Người đã biến đổi sự sống của họ. Nhưng bây giờ Người đã chết và mọi sự xem ra đã chấm dứt.
Tuy nhiên, thình lình, không còn hai mà ba người đi. Chúa Giêsu tới gần hai môn đệ và đi với họ, nhưng họ không thể nhận ra Người. Chắc chắn, họ đã nghe những tiếng đồn về sự Phục Sinh của Người; họ qui chiếu về sự đó: “Thật ra cũng có mấy người đàn bà trong nhóm chúng tôi đã làm chúng tôi kinh ngạc. Các bà ấy ra mộ hồi sáng sớm, không thấy xác người đâu cả, về còn nói là đã thấy thiên thần hiện ra bảo Người còn sống” ( LC 24 :22-23). Nhưng chính điều này không đủ thuyết phục họ, vì chính Người thì họ không thấy “ (c. 24).
Lúc đó, Chúa Giêsu, kiên nhẫn, “khởi sự với Maisen và tất cả các tiên tri, giải thích cho các ông trong tất cả Kinh Thánh những sự liên hệ chính mình” ( c.27). Đấng Phục Sinh giải thích Kinh Thánh cho các môn đệ, cống hiến chìa khoá cơ bản cho cách hiểu của các ông ; tưc là, Chính Người và Mầu nhiệm phục sinh của Người: Kinh Thánh làm chứng về Người (x. Gioan 5 :39-47). Ý nghĩa của mọi sự--của Luật, của các Tiên Tri và các Thánh Vịnh—liền được mở ra và sáng tỏ trước mắt các ông. Chúa Gie6su mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh (x. Luca 24: 45).-
Lúc đó, họ tới làng, có lẽ một nhà của hai người. Người khách lạ “làm như còn phải đi xa hơn nữa” (c. 28), nhưng lúc đó ông dừng lại, vì họ nài nỉ ông, “Mời ông ở lại với chúng tôi” (c.29) Chúng ta cũng vậy, luôn luôn, chúng ta sẽ nài nỉ Chúa: “Xin mời Chúa ở lại với chúng con”.
Khi Chúa vào bàn với họ, Người cầm lấy bánh và làm phép, và bẻ ra và trao cho các ông “ (c.30). Sự qui chiếu về những hành động Chúa Giêsu thực hiện tại buổi Tiệc Cuối là rõ ràng: “Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người” (c.31). Sự hiện diện của Chúa Giêsu—trước bằng lời nói của Người, sau đó bằng việc bẻ bánh—cho phép các môn đệ nhận ra Người, và họ có khả năng nghe trong một cách mới tất cả những gì họ đã trải nghiệm trong lúc đi đàng với Người: “Dọc đường khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao? “ (c.32).
Tình tiết này chỉ cho chúng ta hai “chỗ” đặc ân nơi chúng ta có thể gặp Đấng Phục Sinh, Người biến đổi sự sống chúng ta: sự nghe Lời trong sự hiệp thông vói Chúa Kitô, và sự bẻ Bánh; hai “chỗ liên kết sâu sắc vì “Lơi và Thánh Thể ràng buộc sâu xa với nhau đến nổi chúng ta không thể hiểu một mà không có cái kia: Lời của Chúa qua cách Thánh Thể lấy thịt trong biến cố Thánh Thể (Tông huấn hậu thượng hội đồng (VERBUM DOMINI, 54--55).
Sau cuộc gặp gỡ này, ngay lúc ấy , hai môn đệ “đứng dậy,quay trở lại Jerusalem, gặp nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp tại đó. Những người này bảo hai ông: “ Chúa chỗi dậy thật rồi và đã hiện ra với ông Simon.”’ (C.33-34). Tại Jerusalem họ nghe những tin tức về sự Phục Sinh của Chúa Giesu. Còn hai ông thì thuật lại những việc đã xảy ra dọc đường, được đốt cháy bởi tình yêu với Đấng Phục Sinh, Đấng đã mở ra lòng họ cho một niềm vui không thể kiềm chế. Như Thánh Phero nói : Họ được “tái sinh cho một hy vọng sống động qua sự phục sinh của Chúa Giesu Kitô từ cõi chết” (I Peter 1:30). Thật tế, sự hăng say vì đức tin, vì tình yêu cộng đồng và nhu cầu loan báo những tin mừng được tái sinh trong họ. Thầy đã sống lại, và với Người tất cả sự sống nở hoa; việc làm chứng cho biến cố này trở nên cho họ một nhu cầu không thể nén được.
Các bạn thân mến, mong sao mùa Phục Sinh, đối với tất cả chúng ta , là dịp tiện để tái khám phá cách vui vẻ và hăng say nguồn đức tin, sự hiện diện của Đấng Phục Sinh giữa chúng ta. Đều đó có nghĩa là theo cũng một con đường Chúa Giesu có hai môn đệ Emmaus đi, nhờ sự tái khám phá về Lời Chúa và Thánh Thể; nói cách khác, nó có nghĩa là đi với Chúa và để cho Người mở mắt chúng ta cho ý nghĩa thật của Kinh Thánh và sự hiện diện của Người trong sự bẻ bánh. Đỉnh điểm của hành trình này, hôm nay cũng như lúc đó, là sự Hiệp Thông Thánh Thể: trong Sự Rước Lễ, Chúa Giêsu nuôi dưỡng chúng ta với Mình và Máu Người để Người hiện diện trong những sự sống chúng ta, hầu chúng ta nên mới, được sống động bởi quyền của Chúa Thánh Thần.
Để kết thúc, kinh nghiệm của các môn đệ này mời chúng ta suy nghĩ về ý nghĩa Phục Sinh cho chúng ta. Chúng ta hãy để mình được Chúa Giêsu Phục Sinh gặp gỡ! Người, sống động và thật, là luôn luôn hiện diện giữa chúng ta; Người đi với chúng ta hầu dẫn đời sống chúng ta và mở mắt chúng ta. Chúng ta hãy tin tưởng Một Đấng Phục Sinh, Người có quyền ban sự sống, và ban cho chúng ta sự tái sinh như Con Chúa, có khả năng tin và yêu. Đức Tin vào Người biến đổi những sự sống chúng ta; Đức tin đó giải thoát chúng khỏi sự sợ, ban cho chúng hy vọng chắc chắn và làm sống động chúng bằng điếu ban sự sống đầy đủ ý nghĩa, là tình yêu của Chúa. Cám ơn anh chị em.
Nếu Đức Giáo Hoàng là một cổ phiếu…
Lm. Paul phạm Văn Tuấn
17:46 19/04/2012
Frankfurt - Tờ nhật báo Handelsblatt, tờ báo Kinh Tế và Tài Chính hàng đầu của nước Đức cũng như trong vùng nói tiếng Đức, vào đầu tuần thứ Hai vừa qua dịp Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI mừng sinh nhật 85 tuổi, tòa báo đã chúc mừng ĐGH và lại nhắc đến biến cố lịch sử vào ngày 19 tháng 4 năm 2005 Đức Hồng Y Joseph Ratzinger đăng quang Giáo Hoàng, một sự kiện đã 500 năm mới lập lại cho một người Đức được bầu vào chức vụ đứng đầu Giáo Hội Công Giáo toàn cầu.
Chủ bút của báo Handelsblatt, ông Gabor Steingart đã bình luận theo cách nghĩ của một nhà kinh tế nói về Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI dịp mừng sinh nhật: "Khi ĐGH Bênêđictô mừng sinh nhật 85 tuổi của mình hôm nay. Ngài đang làm việc tốt, nếu đánh giá Ngài như một người con của địa cầu thì nhìn thấy Ngài đang điều hành trách nhiệm rất cao (trong Giáo Hội) với niềm vui, nguồn cảm hứng và tạo ra sự tôn trọng cần thiết trước các liên hệ thế tục. Nếu Đức Giáo Hoàng là một cổ phiếu, chúng tôi muốn giới thiệu vào thời điểm này: nên mua thêm".
Đây là một cách khen ngợi tuyệt vời và khéo léo từ cách nhìn của giới kinh doanh Đức quốc dành cho Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI.
Tờ nhật báo Handelsblatt là tạp chí chính thức của thị trường chứng khoán tại thủ phủ kinh tế Âu Châu ở Frankfurt và Düsseldorf. Báo kinh tế này phát hành từ thứ Hai đến thứ Sáu hằng tuần.
Đây là một cách khen ngợi tuyệt vời và khéo léo từ cách nhìn của giới kinh doanh Đức quốc dành cho Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI.
Tờ nhật báo Handelsblatt là tạp chí chính thức của thị trường chứng khoán tại thủ phủ kinh tế Âu Châu ở Frankfurt và Düsseldorf. Báo kinh tế này phát hành từ thứ Hai đến thứ Sáu hằng tuần.
Top Stories
Vietnam: The Terrible Tiger - the most repressive country in Southeast Asia
Dustin Roasa
08:01 19/04/2012
Vietnam may look like a success story, but with Burma's recent thaw, it's now the most repressive country in Southeast Asia.
APRIL 17, 2012 - Nearly four decades after the end of the Vietnam War, America's former foe is seen globally as a success story. It boasts a booming economy, a growing middle class, and thriving tourism and manufacturing industries. But as political reforms transform Burma, Vietnam is in danger of becoming something else: the most repressive country in Southeast Asia. This week, prosecutors at a court in Ho Chi Minh City charged three Vietnamese bloggers for "conducting propaganda against the state," the latest in a series of arrests designed to silence a growing opposition movement.
As Burma liberalizes, Vietnam continues to crack down on dissent. Since January 13, when the Burmese junta released hundreds of political prisoners in a major amnesty, the Vietnamese security forces have arrested at least 15 political dissidents and sentenced a further 11 to prison. With Aung San Suu Kyi fresh from an election victory and ready to take her seat in parliament, Vietnam's most prominent opposition figures languish in jail, under house arrest, or in reeducation camps (yes, those are still in use). And as Burma issues visas to foreign correspondents and loosens the muzzle on its domestic press, Vietnam continues to tightly control foreign and local journalists and block Facebook and other "sensitive" websites, prompting Reporters Without Borders to rank it last among Southeast Asian countries in its 2011-2012 Press Freedom Index. By way of comparison, Vietnam is only two spots ahead of China, ranking 172nd out of 179 countries overall.
"Vietnam is starting to recognize that by continuing its crackdown on rights, it invites unwelcome comparisons with Burma as the worst human rights abuser in ASEAN [the Association of Southeast Asian Nations]," said Phil Roberson, deputy Asia director of Human Rights Watch.
Political repression is not new in Vietnam. Since the fall of Saigon in 1975, the Communist Party has ruled with an iron fist. But years of Cold War isolation and the lack of an organized domestic opposition -- not to mention the West's feelings of guilt from the war and lingering ideological sympathy for Hanoi among parts of the left -- meant few cared to notice the country's poor human rights record. When the government opened up the economy in the 1990s, foreign investors and expatriates began pouring in, and since then international attention has focused largely on Vietnam's economic miracle. The country went from being one of the poorest in the world in the mid 1980s, with a per capita income below $100, to an Asian Tiger with rapid growth and a per capita income of $1,130 by the end of 2010. To the outside world, which heralded the government's economic reforms, the country looked to be firmly on the path of post-Cold War liberalization chosen by many countries in the former Soviet bloc. It hasn't hurt the government's image that the millions of foreigners visiting and living in Vietnam are largely untroubled by the restrictions on speech and assembly that are an everyday reality for Vietnamese.
Despite this façade of liberalization, the Communist Party's current core leadership is as politically conservative as any since reunification. Headed by a handful of officials including Prime Minister Nguyen Tan Dung and President Truong Tan Sang, this inner circle has mercilessly cracked down on Bloc 8406, a homegrown pro-democracy movement styled on Czechoslovakia's Charter 77. Founded in 2006, the group attracted thousands of public supporters -- and likely many more in private -- before the government decapitated it by throwing dozens of organizers in jail. In addition, the authorities have targeted religious leaders, including Buddhist monks and Catholic priests, for advocating greater religious tolerance, and they have also in recent years harassed and imprisoned Vietnamese nationalists calling for the country to stand up to China. Still, in spite of the risks, Vietnamese activists continue to speak out about political pluralism, corruption, and free speech -- and end up in prison or as political refugees.
The Burmese thaw might prove to be their greatest gift. The changes there should challenge myopic thinking about Vietnam among the international community and bring human rights to the fore. No less than the Vietnamese leadership fears this happening, according to long-time observers of the country. "The leadership is following developments in Burma closely, and it is worried," said Nguyen Manh Hung, an expert on Vietnamese foreign policy at George Mason University. "In the past, Vietnam used its role in ASEAN to push Burma to change. But now, Burma is moving faster than Vietnam." The leadership in Hanoi appears to have miscalculated: Previously, concerns about human rights in Burma were a drag on ASEAN's international legitimacy, so Vietnam and others discreetly asked the junta to shape up. What they didn't bargain for, though, was a 180-degree turn and the resulting drastic reform. With Burma looking less and less like a police state, Hanoi fears unwanted scrutiny. "If Burma improves on human rights and gets rewarded, Vietnam would need to meet the same standards," said Carl Thayer, a Vietnam expert at the AustralianDefense Force Academy. The Vietnamese leadership also fears losing its role as ASEAN's key mediator between the United States and China. "Vietnam is worried that Burma is becoming the darling of ASEAN," Thayer said.
These fears provide those concerned about human rights in Vietnam with something that has been in short supply in recent years: leverage. The Communist Party long ago reaped the rewards normally offered to isolated authoritarian regimes as incentives to change -- World Trade Organization membership, improved diplomatic relations, and preferential trade deals -- without making the substantive concessions on human rights that are customarily required. But as Vietnam worries about being left behind in south-east Asia, the U.S.and European governments, which profess to care about political reform in Vietnam, should take advantage and apply the consistent and firm pressure that has been lacking in the past.
As the Vietnamese leadership grows more and more concerned about Chinese intentions in the region, in particular about competing territorial claims over resource-rich islands in the South China Sea, it has begun discussions with the Obama administration about military cooperation. This is a natural opportunity to press the Vietnamese on human rights, and U.S. officials have been saying the right things so far. "There's certain weapons systems that the Vietnamese would like to buy from us or receive from us, and we'd like to be able to transfer these systems to them. But it's not going to happen unless they improve their human rights record," Senator Joe Lieberman said after visiting Hanoi with Senator John McCain in January. The Vietnamese leadership is facing pressure from its own people to stand up to its historic enemy China, and American military backing would make Vietnam's navy a much more credible adversary in the South China Sea.
But if Burma has shown anything, it's that international attention from activists, journalists, and human rights groups is essential in holding Western governments to account for these sorts of promises about human rights. Burma would not have received premature rewards without accompanying reforms; the international uproar would have been too great. In addition, Aung San Suu Kyi has spoken numerous times -- as have countless other dissidents around the world -- about the moral authority conferred upon their causes by support from the international public.
The problem with the Vietnamese pro-democracy movement is that it has not captured the international imagination like Burma, Tibet, or China -- despite its members advocating similar positions and making comparable personal sacrifices. "We don't have any leaders that have won the Nobel Peace Prize like the Dalai Lama or Aung San Suu Kyi. These are voices with international influence," said Nguyen Quan, a Vietnamese-American doctor whose brother, Nguyen Dan Que, is a prominent activist who has spent more than 30 years in prison and is now under house arrest. Nguyen Quan represents the movement abroad in meetings with foreign governments, an often Sisyphean task. "We have to work very hard to get people to pay attention. People still don't want to talk about Vietnam because of the war. But the more we talk, the more we are exposing the abuses of the Vietnamese government," he said. Two U.S. Congressmen nominated Nguyen Dan Que for the Nobel Peace Prize this year.
Burma has also shown that predicting how and when regimes will change is a fool's game. But if modern history is any guide, the Vietnamese people have shown that they are fully capable of standing up to oppression. The current government was reminded of this during unprecedented events in January. Outside the northern coastal city of Haiphong, a fish farmer led an armed insurrection against local authorities who attempted to confiscate his land after his lease expired (private ownership of property is not permitted in Vietnam). He became a national hero, and in a dramatic turn of events the central government and state-controlled press, which initially criticized the farmer, came to his defense. Next year, similar leases are set to expire throughout the country, potentially affecting thousands of poor villagers. "This is a ticking time bomb," Thayer said.
Thus far, the Communist Party has been adept at navigating such time bombs -- and shaping the narrative of contemporary Vietnam into one of economic success and political stability. But with the changes wrought by Burma's turnaround, and the Vietnamese Communist Party's parallel crackdown on its critics, the time has come for human rights to finally take center stage in the West's dealings with Vietnam. The country's pro-democracy movement -- embattled but emboldened by years of persecution -- says it is ready to tell its story to the world. Nguyen Quan, who is in regular contact with his dissident brother Nguyen Dan Que, recalled a conversation the two had recently. "He told me that things are different now. People aren't afraid like they were 10 years ago. More and more young people are getting involved," he said. "The more they arrest people, the stronger and bigger the movement becomes."
(Source: www.foreignpolicy.com/articles/2012/04/17/the_terrible_tiger)
APRIL 17, 2012 - Nearly four decades after the end of the Vietnam War, America's former foe is seen globally as a success story. It boasts a booming economy, a growing middle class, and thriving tourism and manufacturing industries. But as political reforms transform Burma, Vietnam is in danger of becoming something else: the most repressive country in Southeast Asia. This week, prosecutors at a court in Ho Chi Minh City charged three Vietnamese bloggers for "conducting propaganda against the state," the latest in a series of arrests designed to silence a growing opposition movement.
As Burma liberalizes, Vietnam continues to crack down on dissent. Since January 13, when the Burmese junta released hundreds of political prisoners in a major amnesty, the Vietnamese security forces have arrested at least 15 political dissidents and sentenced a further 11 to prison. With Aung San Suu Kyi fresh from an election victory and ready to take her seat in parliament, Vietnam's most prominent opposition figures languish in jail, under house arrest, or in reeducation camps (yes, those are still in use). And as Burma issues visas to foreign correspondents and loosens the muzzle on its domestic press, Vietnam continues to tightly control foreign and local journalists and block Facebook and other "sensitive" websites, prompting Reporters Without Borders to rank it last among Southeast Asian countries in its 2011-2012 Press Freedom Index. By way of comparison, Vietnam is only two spots ahead of China, ranking 172nd out of 179 countries overall.
"Vietnam is starting to recognize that by continuing its crackdown on rights, it invites unwelcome comparisons with Burma as the worst human rights abuser in ASEAN [the Association of Southeast Asian Nations]," said Phil Roberson, deputy Asia director of Human Rights Watch.
Political repression is not new in Vietnam. Since the fall of Saigon in 1975, the Communist Party has ruled with an iron fist. But years of Cold War isolation and the lack of an organized domestic opposition -- not to mention the West's feelings of guilt from the war and lingering ideological sympathy for Hanoi among parts of the left -- meant few cared to notice the country's poor human rights record. When the government opened up the economy in the 1990s, foreign investors and expatriates began pouring in, and since then international attention has focused largely on Vietnam's economic miracle. The country went from being one of the poorest in the world in the mid 1980s, with a per capita income below $100, to an Asian Tiger with rapid growth and a per capita income of $1,130 by the end of 2010. To the outside world, which heralded the government's economic reforms, the country looked to be firmly on the path of post-Cold War liberalization chosen by many countries in the former Soviet bloc. It hasn't hurt the government's image that the millions of foreigners visiting and living in Vietnam are largely untroubled by the restrictions on speech and assembly that are an everyday reality for Vietnamese.
Despite this façade of liberalization, the Communist Party's current core leadership is as politically conservative as any since reunification. Headed by a handful of officials including Prime Minister Nguyen Tan Dung and President Truong Tan Sang, this inner circle has mercilessly cracked down on Bloc 8406, a homegrown pro-democracy movement styled on Czechoslovakia's Charter 77. Founded in 2006, the group attracted thousands of public supporters -- and likely many more in private -- before the government decapitated it by throwing dozens of organizers in jail. In addition, the authorities have targeted religious leaders, including Buddhist monks and Catholic priests, for advocating greater religious tolerance, and they have also in recent years harassed and imprisoned Vietnamese nationalists calling for the country to stand up to China. Still, in spite of the risks, Vietnamese activists continue to speak out about political pluralism, corruption, and free speech -- and end up in prison or as political refugees.
The Burmese thaw might prove to be their greatest gift. The changes there should challenge myopic thinking about Vietnam among the international community and bring human rights to the fore. No less than the Vietnamese leadership fears this happening, according to long-time observers of the country. "The leadership is following developments in Burma closely, and it is worried," said Nguyen Manh Hung, an expert on Vietnamese foreign policy at George Mason University. "In the past, Vietnam used its role in ASEAN to push Burma to change. But now, Burma is moving faster than Vietnam." The leadership in Hanoi appears to have miscalculated: Previously, concerns about human rights in Burma were a drag on ASEAN's international legitimacy, so Vietnam and others discreetly asked the junta to shape up. What they didn't bargain for, though, was a 180-degree turn and the resulting drastic reform. With Burma looking less and less like a police state, Hanoi fears unwanted scrutiny. "If Burma improves on human rights and gets rewarded, Vietnam would need to meet the same standards," said Carl Thayer, a Vietnam expert at the AustralianDefense Force Academy. The Vietnamese leadership also fears losing its role as ASEAN's key mediator between the United States and China. "Vietnam is worried that Burma is becoming the darling of ASEAN," Thayer said.
These fears provide those concerned about human rights in Vietnam with something that has been in short supply in recent years: leverage. The Communist Party long ago reaped the rewards normally offered to isolated authoritarian regimes as incentives to change -- World Trade Organization membership, improved diplomatic relations, and preferential trade deals -- without making the substantive concessions on human rights that are customarily required. But as Vietnam worries about being left behind in south-east Asia, the U.S.and European governments, which profess to care about political reform in Vietnam, should take advantage and apply the consistent and firm pressure that has been lacking in the past.
As the Vietnamese leadership grows more and more concerned about Chinese intentions in the region, in particular about competing territorial claims over resource-rich islands in the South China Sea, it has begun discussions with the Obama administration about military cooperation. This is a natural opportunity to press the Vietnamese on human rights, and U.S. officials have been saying the right things so far. "There's certain weapons systems that the Vietnamese would like to buy from us or receive from us, and we'd like to be able to transfer these systems to them. But it's not going to happen unless they improve their human rights record," Senator Joe Lieberman said after visiting Hanoi with Senator John McCain in January. The Vietnamese leadership is facing pressure from its own people to stand up to its historic enemy China, and American military backing would make Vietnam's navy a much more credible adversary in the South China Sea.
But if Burma has shown anything, it's that international attention from activists, journalists, and human rights groups is essential in holding Western governments to account for these sorts of promises about human rights. Burma would not have received premature rewards without accompanying reforms; the international uproar would have been too great. In addition, Aung San Suu Kyi has spoken numerous times -- as have countless other dissidents around the world -- about the moral authority conferred upon their causes by support from the international public.
The problem with the Vietnamese pro-democracy movement is that it has not captured the international imagination like Burma, Tibet, or China -- despite its members advocating similar positions and making comparable personal sacrifices. "We don't have any leaders that have won the Nobel Peace Prize like the Dalai Lama or Aung San Suu Kyi. These are voices with international influence," said Nguyen Quan, a Vietnamese-American doctor whose brother, Nguyen Dan Que, is a prominent activist who has spent more than 30 years in prison and is now under house arrest. Nguyen Quan represents the movement abroad in meetings with foreign governments, an often Sisyphean task. "We have to work very hard to get people to pay attention. People still don't want to talk about Vietnam because of the war. But the more we talk, the more we are exposing the abuses of the Vietnamese government," he said. Two U.S. Congressmen nominated Nguyen Dan Que for the Nobel Peace Prize this year.
Burma has also shown that predicting how and when regimes will change is a fool's game. But if modern history is any guide, the Vietnamese people have shown that they are fully capable of standing up to oppression. The current government was reminded of this during unprecedented events in January. Outside the northern coastal city of Haiphong, a fish farmer led an armed insurrection against local authorities who attempted to confiscate his land after his lease expired (private ownership of property is not permitted in Vietnam). He became a national hero, and in a dramatic turn of events the central government and state-controlled press, which initially criticized the farmer, came to his defense. Next year, similar leases are set to expire throughout the country, potentially affecting thousands of poor villagers. "This is a ticking time bomb," Thayer said.
Thus far, the Communist Party has been adept at navigating such time bombs -- and shaping the narrative of contemporary Vietnam into one of economic success and political stability. But with the changes wrought by Burma's turnaround, and the Vietnamese Communist Party's parallel crackdown on its critics, the time has come for human rights to finally take center stage in the West's dealings with Vietnam. The country's pro-democracy movement -- embattled but emboldened by years of persecution -- says it is ready to tell its story to the world. Nguyen Quan, who is in regular contact with his dissident brother Nguyen Dan Que, recalled a conversation the two had recently. "He told me that things are different now. People aren't afraid like they were 10 years ago. More and more young people are getting involved," he said. "The more they arrest people, the stronger and bigger the movement becomes."
(Source: www.foreignpolicy.com/articles/2012/04/17/the_terrible_tiger)
Excommunicated Bishop at Nanchong ordination. Abp. Savio Hon: Disobedience leads to self-destruction
Bernardo Cervellera
08:07 19/04/2012
The ordination took place this morning. In addition to the excommunicated bishop, there were five other bishops in communion with the pope. The faithful speak of "disrespect" to the newly ordained bishop, and to the community. The risks of division between official and underground communities will lead to the failure of Hu Jintao’s "harmonious society". Secretary of Propaganda Fide, “Lack of respect for the person of the new bishop and his community."
Vatican City (AsiaNews) - Mgr Joseph Chen Guangao this morning was ordained bishop of Nanchong (Sichuan). The newly ordained prelate was approved by the Holy See in 2010, but had wanted to delay the ordination ceremony to ensure no excommunicated bishops participated. Instead, today, together with the five bishops in communion with the pope, Msgr. Paul Lei Shiyin of Leshan, ordained June 29 last year without papal mandate, insisted on participating. The Vatican has repeatedly requested that the ordinations of bishops are done according to Christian tradition, excluding those not in communion with the pope. Commenting on the incident to AsiaNews, Mgr. Savio Hon said: "If you choose the path of disobedience, it solves nothing and you risk self-destruction."
The ceremony was held in Nanchong in a quiet way. In addition to the bishops, 80 priests attended and almost a thousand faithful: 800 housed in the Cathedral of the Sacred Heart, the remaining in a nearby area with an audio-video link.
Presiding at the celebration Msgr. Peter Fang Jianping of Tangshan, along with Msgr. Joseph Li Jing of Ningxia, Paul He Zeqing of Wanzhou, Msgr. Paul Xiao Zejiang of Guiyang and Msgr. Peter Luo Xuegang of Yibin. They were joined by Msgr. Paul Lei Shiyin, president of the Patriotic Association of Sichuan, who also insisted on laying his hands on the newly ordained.
Some faithful see Msgr. Lei's gesture as one of "disrespect" to the new bishop - known for his loyalty to the Church and the commitment to evangelization - and to the community of Nanchong. The insistence on not following the instructions of the Holy See with regards to ordinations threatens to divide the official and underground communities, and also increases criticism of the false religious freedom that the government guarantees. "President Hu Jintao is always talking about harmony in society - said one believer - but these presumptuous gestures create division." An underground priest expressed his "sorrow for what has been done by Msgr. Lei. A bishop should be a sign of unity, but instead he foments division."
From the Vatican, Msgr. Savio Hon, Secretary of the Congregation for the Evangelization of Peoples, spoke to AsiaNews of his "sorrow" at what has been done by Msgr. Lei. "He has failed to respect the person of the new bishop and to the community. He should have considered the needs of others and certainly not take part."
Archbishop Hon, adds: "This explicit act of disobedience creates even more problems for him and the community. In China, the Church has so many problems and issues: the path of disobedience does not solve anything, in fact it runs the risk of self-destruction. "
The ceremony was held in Nanchong in a quiet way. In addition to the bishops, 80 priests attended and almost a thousand faithful: 800 housed in the Cathedral of the Sacred Heart, the remaining in a nearby area with an audio-video link.
Presiding at the celebration Msgr. Peter Fang Jianping of Tangshan, along with Msgr. Joseph Li Jing of Ningxia, Paul He Zeqing of Wanzhou, Msgr. Paul Xiao Zejiang of Guiyang and Msgr. Peter Luo Xuegang of Yibin. They were joined by Msgr. Paul Lei Shiyin, president of the Patriotic Association of Sichuan, who also insisted on laying his hands on the newly ordained.
Some faithful see Msgr. Lei's gesture as one of "disrespect" to the new bishop - known for his loyalty to the Church and the commitment to evangelization - and to the community of Nanchong. The insistence on not following the instructions of the Holy See with regards to ordinations threatens to divide the official and underground communities, and also increases criticism of the false religious freedom that the government guarantees. "President Hu Jintao is always talking about harmony in society - said one believer - but these presumptuous gestures create division." An underground priest expressed his "sorrow for what has been done by Msgr. Lei. A bishop should be a sign of unity, but instead he foments division."
From the Vatican, Msgr. Savio Hon, Secretary of the Congregation for the Evangelization of Peoples, spoke to AsiaNews of his "sorrow" at what has been done by Msgr. Lei. "He has failed to respect the person of the new bishop and to the community. He should have considered the needs of others and certainly not take part."
Archbishop Hon, adds: "This explicit act of disobedience creates even more problems for him and the community. In China, the Church has so many problems and issues: the path of disobedience does not solve anything, in fact it runs the risk of self-destruction. "
Hanoi archbishop calls for investigation into assault against Fr Van Binh
AsiaNews
17:41 19/04/2012
As police stand idly by, a group of "thugs" attack the clergyman, destroy a house slated to become an orphanage. A press release by the archdiocese slams the violation of the law, describes the incident as a brutal attack against human dignity that has filled priests and believers with outrage as well as sown disquiet among Catholic communities.
Hanoi (AsiaNews) - In a letter to the authorities, the archbishopric of Hanoi urged the authorities to carry out an investigation into the "brutal aggression" against Fr Nguyễn Văn Bình (pictured). In the same letter, it called for an inquiry into the attack against a house slated to become an orphanage and demanded respect for human dignity and an end to such "savage practices". The letter was issued in response to an incident that occurred last Saturday in Hanoi's Chương Mỹ District.
Fr Van Binh is parish priest in Yên Kiên. He had bought 500 m2 of land in Go Cao parish, in Chương Mỹ (Hanoi). Here he built a house that he planned to turn into an orphanage in cooperation with Agape Family, a Catholic association.
In the early morning last Saturday, a group of thugs attacked and destroyed the house. Alerted at 9 am of what was happening, the priest in charge of the building rushed to the site where he was savagely assaulted. He was eventually taken to hospital after his attackers left him unconscious.
In its statement the next day, the archbishopric said that at the time of his hospitalisation, the priest was bleeding from one ear, had an injured eardrum, suffered headaches and pain to the stomach as well as bruises to the face.
Thanks to the intervention of the archbishopric and the pastoral council, the clergyman was taken to a specialised medical facility where he underwent a series of tests.
Currently, he is recovering in the archbishop's building and his conditions appear to have improved.
According to some accounts obtained by AsiaNews, dozens of police officers were present at the scene of the assault as it was underway. None of the agents tried to intervene to stop the thugs who destroyed the building and assaulted Fr Văn Bình.
The archdiocese's press statement voiced its indignation at the violation of the law, describing the brutal attack as a violation of human dignity that has filled priests and believers with outrage as well as sown disquiet among Catholic communities.
Hanoi (AsiaNews) - In a letter to the authorities, the archbishopric of Hanoi urged the authorities to carry out an investigation into the "brutal aggression" against Fr Nguyễn Văn Bình (pictured). In the same letter, it called for an inquiry into the attack against a house slated to become an orphanage and demanded respect for human dignity and an end to such "savage practices". The letter was issued in response to an incident that occurred last Saturday in Hanoi's Chương Mỹ District.
Fr Van Binh is parish priest in Yên Kiên. He had bought 500 m2 of land in Go Cao parish, in Chương Mỹ (Hanoi). Here he built a house that he planned to turn into an orphanage in cooperation with Agape Family, a Catholic association.
In the early morning last Saturday, a group of thugs attacked and destroyed the house. Alerted at 9 am of what was happening, the priest in charge of the building rushed to the site where he was savagely assaulted. He was eventually taken to hospital after his attackers left him unconscious.
In its statement the next day, the archbishopric said that at the time of his hospitalisation, the priest was bleeding from one ear, had an injured eardrum, suffered headaches and pain to the stomach as well as bruises to the face.
Thanks to the intervention of the archbishopric and the pastoral council, the clergyman was taken to a specialised medical facility where he underwent a series of tests.
Currently, he is recovering in the archbishop's building and his conditions appear to have improved.
According to some accounts obtained by AsiaNews, dozens of police officers were present at the scene of the assault as it was underway. None of the agents tried to intervene to stop the thugs who destroyed the building and assaulted Fr Văn Bình.
The archdiocese's press statement voiced its indignation at the violation of the law, describing the brutal attack as a violation of human dignity that has filled priests and believers with outrage as well as sown disquiet among Catholic communities.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Việt Nam: Con hổ tồi - là một quốc gia đàn áp, hà khắc nhất trong khu vực Đông Nam Á
Dustin Roasa /Bần Cố Nông
18:56 19/04/2012
Việt Nam: Con hổ tồi - là một quốc gia đàn áp, hà khắc nhất trong khu vực Đông Nam Á
Chuyển ngữ: Bần Cố Nông (Danlambao)
Gần bốn thập kỷ sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, kẻ cựu thù của Mỹ được thế giới coi như là một câu chuyện thành công. Nó tự hào có một nền kinh tế đang bùng nổ, một tầng lớp trung lưu ngày càng nhiều, và các ngành công nghiệp du lịch và sản xuất phát triển mạnh. Nhưng những cải cách chính trị đang chuyển đổi tại Miến Điện, Việt Nam lại có nguy cơ trở thành một cái gì đó khác: là một quốc gia đàn áp, hà khắc nhất trong khu vực Đông Nam Á. Tuần này, các công tố viên tại một tòa án ở thành phố Hồ Chí Minh buộc tội ba nhà blogger Việt Nam về tội "tuyên truyền chống phá nhà nước", đây là vụ mới nhất trong một loạt các vụ bắt giữ nhằm bịt miệng một phong trào đối lập ngày càng gia tăng.
Trong khi Miến Điện đang nới lỏng tự do thì ngược lại Việt Nam đang tiếp tục đàn áp các nhà bất đồng chính kiến. Kể từ ngày 13 Tháng Giêng, khi chính quyền quân sự Miến Điện trả tự do cho hàng trăm tù nhân chính trị trong một lệnh ân xá lớn, thì các lực lượng an ninh Việt Nam lại bắt giữ ít nhất 15 nhà bất đồng chính kiến chính trị và kết án tù với 11 người khác. Đối với Aung San Suu Kyi và một chiến thắng bầu cử vẫn chưa phai và chuẩn bị nhận vai trò mới trong quốc hội (Miến Điện), thì những người đối lập nổi bật nhất của Việt Nam lại đang mòn mỏi trong tù, bị quản thúc tại gia, hoặc trong các trại cải tạo (đúng vậy, danh từ này vẫn còn được sử dụng). Và trong khi Miến Điện cấp thị thực cho các phóng viên nước ngoài và nới lỏng sự kiểm soát báo chí trong nước, thì Việt Nam tiếp tục kiểm soát chặt chẽ các nhà báo nước ngoài và địa phương và ngăn chặn Facebook cùng các trang web "nhạy cảm" khác, khiến cho hội Phóng Viên Không Biên Giới xếp hạng Việt Nam vào hạng chót trong số các nước vùng Đông Nam Á trong năm 2011-2012 về Chỉ số Tự do Báo chí. Với cách so sánh khác thì Việt Nam chỉ đứng trước Trung Quốc hai vị trí mà thôi, xếp hạng 172 trong số 179 quốc gia.
"(Chính quyền) Việt Nam đang bắt đầu nhận ra rằng bằng cách tiếp tục đàn áp về nhân quyền, họ vô tình bị mang ra so sánh ngang với Miến Điện như là một chính quyền ngược đãi nhân quyền tồi tệ nhất trong ASEAN [Hiệp hội các nước Đông Nam Á]", theo như Phó giám đốc Châu Á của Human Rights Watch, ông Phil Roberson đã cho biết.
Đàn áp chính trị không phải là mới tại Việt Nam. Kể từ sự sụp đổ của Sài Gòn năm 1975, Đảng Cộng sản đã cai trị với một bàn tay sắt. Tuy nhiên, những năm tháng bị cô lập bởi Chiến tranh Lạnh và sự thiếu vắng của một phe đối lập có tổ chứ trong nước -- chưa kể đến cảm giác tội lỗi của phương Tây vì cuộc chiến và sự cảm thông tư tưởng cho (chính quyền) Hà Nội giữa các phần cánh tả -- có nghĩa là ít có ai quan tâm, chú ý đến thành tích tồi tệ về Nhân quyền của chính quyền Việt Nam. Khi chính quyền mở cửa nền kinh tế trong những năm của thập niêm 90, thì các nhà đầu tư cùng những người nước ngoài bắt đầu đổ vào, và kể từ đó thu hút sự chú ý quốc tế tập trung chủ yếu vào phép lạ kinh tế của Việt Nam. Đất nước đi từ một trong những nước nghèo nhất trên thế giới vào giữa những năm của thập niên 80, với thu nhập bình quân đầu người dưới 100 đô la, thành một Con hổ châu Á với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và thu nhập bình quân đầu người là 1.130 đô la vào cuối năm 2010. Đối với thế giới bên ngoài, tiên đoán từ những cải cách kinh tế của chính quyền, Việt Nam dường như đã chọn trên con đường của tự do hóa mà nhiều quốc gia trong khối Liên Xô cũ đã chọn kể từ sau cuộc Chiến tranh Lạnh. Nó cũng đã không làm tổn thương gì hình ảnh của chính quyền khi hàng triệu người nước ngoài du lịch và sinh sống tại Việt Nam phần lớn đều không cảm thấy phiền hà gì về các hạn chế về (tự do) ngôn luận và hội họp bởi vì đó là một thực tế hàng ngày cho người Việt Nam.
Mặc dù bề ngoài của sự tự do hóa này là vậy, nhưng thành phần lãnh đạo cốt lõi hiện nay của Đảng Cộng sản là thành phần chính trị bảo thủ giống những thành phần lãnh đạo cũ kể từ khi đất nước thống nhất. Dẫn đầu bởi một số ít các quan bao gồm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Trương Tấn Sang, các thành phần này đã đàn áp không thương tiếc Khối 8406, một phong trào dân chủ được thành lập ngay trong nước theo kiểu Hiến chương 77 của Tiệp Khắc. Được thành lập vào năm 2006, nhóm đã thu hút hàng ngàn người ủng hộ - và giống như những phong trào kín đón hơn trước đó chính quyền chặt đứt phong trào bằng cách bỏ tù hàng chục người đầu não của Khối 8406. Ngoài ra, nhà chức trách còn nhắm mục tiêu đến các nhà lãnh đạo tôn giáo, kể cả tu sĩ Phật giáo và các linh mục Công Giáo vì ủng hộ tự do tôn giáo, và trong những năm gần đây họ cũng đã sách nhiễu và bỏ tù thành phần dân tộc chủ nghĩa Việt Nam kêu gọi quốc gia đứng lên để chống lại Trung Quốc. Tuy nhiên, mặc dù những sự rủi ro, các nhà hoạt động Việt Nam tiếp tục lên tiếng về chính trị đa nguyên, vấn nạn tham nhũng, và tự do ngôn luận - và họ nhận lãnh kết quả là nhà tù hoặc trở thành người tị nạn chính trị.
Sự mạnh dạn của Miến Điện có thể chứng minh là món quà lớn nhất của họ. Những thay đổi ở đó sẽ thách thức suy nghĩ thiển cận về Việt Nam trong cộng đồng quốc tế và mang nhân quyền đặt lên hàng đầu. Ít nhất thì các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng lo ngại điều này xảy ra, theo các nhà quan sát lâu dài về Việt Nam cho biết. "Các lãnh đạo đang theo dõi những diễn biến ở Miến Điện chặt chẽ, và họ lo ngại", theo như ông Nguyễn Mạnh Hùng, một chuyên gia về chính sách đối ngoại của Việt Nam tại Đại học George Mason cho biết. "Trong quá khứ, Việt Nam đã sử dụng vai trò của nó trong ASEAN để thúc đẩy Miến Điện thay đổi Nhưng bây giờ, Miến Điện đang di chuyển nhanh hơn so với Việt Nam." Các nhà lãnh đạo tại Hà Nội đã tính sai: Trước đây, mối quan tâm về nhân quyền ở Miến Điện trì hoãn tính hợp pháp quốc tế của ASEAN, vì vậy Việt Nam và những quốc gia khác thân trọng yêu cầu Miến Điện tiền hành cải tổ. Nhưng điều họ không mặc cả, là Miến Điện đã quay 180 độ và kết quả là một cuộc cải cách quyết liệt. Với Miến Điện càng ngày càng ít giống như một nhà nước công an trị, Hà Nội lo ngại sẽ bị soi xét ngoài mong muốn. "Nếu Miến Điện cải thiện về nhân quyền và được khen ngợi, thì Việt Nam sẽ cần phải đáp ứng với các tiêu chuẩn tương tự ", ông Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Lực lượng Quốc phòng Úc nói. Các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng sợ mất vai trò của họ như là trung gian hòa giải quan trọng của ASEAN giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. "Việt Nam đang lo lắng rằng Miến Điện đang trở thành một nơi đáng yêu nhất của ASEAN", Thayer nói.
Những lo ngại đó cung cấp cho những người quan tâm về nhân quyền tại Việt Nam với một cái gì đó bị khan hiếm trong những năm gần đây: lợi thế (đòn bẩy). Đảng Cộng sản từ lâu gặt hái được những phần thưởng thường dành cho các chế độ độc tài cô lập như là sự ưu đãi để thay đổi đó là trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới, cải thiện quan hệ ngoại giao, và các thỏa thuận thương mại ưu đãi - mà không cần phải nhượng bộ về nhân quyền như là một thủ tục cần thiết. Nhưng trong khi Việt Nam đang lo lắng về việc bị bỏ lại phía sau ở Đông Nam Á, thì chính phủ Mỹ và châu Âu, từng tuyên bố là quan tâm về cải cách chính trị tại Việt Nam, nên tận dụng lợi thế và áp dụng các áp lực nhất quán từng thiếu vắng trong quá khứ.
Như các nhà lãnh đạo Việt Nam lo lắng và quan tâm nhiều hơn về ý định của Trung Quốc trong khu vực, đặc biệt về tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên các hòn đảo giàu tài nguyên trong vùng biển Đông (nguyên văn là biển Nam Trung Hoa), họ đã bắt đầu các cuộc thảo luận với chính quyền Obama về hợp tác quân sự. Đây là một cơ hội tự nhiên để nêu vấn đề nhân quyền ra với chính quyền Việt Nam, và các quan chức Mỹ đã và đang có những phát ngôn đúng. "Có những hệ thống vũ khí nhất định mà chính quyền Việt Nam thích mua hoặc nhận được từ chúng tôi, và chúng tôi muốn có thể chuyển giao các hệ thống này cho họ. Nhưng điều đó không thể xảy ra trừ khi họ cải thiện hồ sơ nhân quyền của họ", Thượng nghị sĩ Joe Lieberman cho biết sau khi thăm Hà Nội với Thượng nghị sĩ John McCain trong tháng Giêng vừa qua. Các nhà lãnh đạo Việt Nam đang phải đối mặt với áp lực từ người dân của họ đứng lên chống lại kẻ thù lịch sử là Trung Quốc, và sự ủng hộ của quân đội Mỹ sẽ làm cho hải quân Việt Nam thành một đối thủ đáng gườm trong vùng biển Đông (Nam Trung Hoa).
Nhưng nếu Miến Điện đã cho thấy điều gì, thì đó là sự chú ý quốc tế từ các nhà hoạt động, nhà báo, và các nhóm nhân quyền là điều tối cần thiết trong việc giữ cho các chính phủ phương Tây chịu trách nhiệm cho các lời hứa về nhân quyền. Miến Điện sẽ không có nhận được phần thưởng quá sớm mà không kèm theo những cải cách, tác động quốc tế sẽ rất lớn. Ngoài ra, bà Aung San Suu Kyi đã nói nhiều lần, cũng như có vô số những người bất đồng chính kiến khác trên thế giới, về thẩm quyền luân lý phong tặng cho phong trào của họ từ cộng đồng quốc tế.
Vấn đề của phong trào dân chủ Việt Nam là nó chưa chiếm được trí tưởng tượng quốc tế như Miến Điện, Tây Tạng, hoặc Trung Quốc - mặc dù các thành viên có những chủ trương tương tự và có những hy sinh cá nhân tương đương. "Chúng tôi không có bất kỳ nhà lãnh đạo nào giành được giải Nobel Hòa bình như Đức Đạt Lai Lạt Ma, bà Aung San Suu Kyi. Đây là những tiếng nói có ảnh hưởng quốc tế", ông Nguyễn Quốc Quân, một bác sĩ người Mỹ gốc Việt có anh trai, là bác sĩ Nguyễn Đan Quế, một nhà hoạt động nổi bật người đã bị hơn 30 năm tù giam và quản thúc tại gia. Nguyễn Quốc Quân đại diện cho phong trào ở hải ngoại thường có những cuộc gặp với các đại diện chính phủ nước ngoài, một nhiệm vụ cực kỳ nỗ lực nhưng không hiệu quả (Sisyphean). "Chúng tôi phải làm việc cần mẫn để có được sự chú ý của mọi người. Mọi người vẫn không muốn nói về Việt Nam vì cuộc chiến. Nhưng chúng tôi nói tiếp, chúng tôi càng được phơi bày ra được sự lạm quyền của chính quyền Việt Nam", ông nói. Hai nghị sĩ Mỹ đề cử bác sĩ Nguyễn Đan Quế cho giải Nobel Hòa bình năm nay.
Miến Điện cũng đã thể hiện rằng dự đoán khi nào và như thế nào thì các chế độ sẽ thay đổi là một trò chơi ngu ngốc. Nhưng nếu lịch sử hiện đại là kim chỉ nam, thì nhân dân Việt Nam đã chứng tỏ rằng họ hoàn toàn có khả năng đứng lên để chống lại sự áp bức. Chính quyền hiện nay đã được nhắc nhở về điều này trong các sự kiện chưa từng có trong tháng Giêng vừa qua. Ở tại một vùng ven biển phía Bắc của Tp. Hải Phòng, một nông dân nuôi cá đã dẫn đầu một cuộc nổi dậy có vũ trang chống lại chính quyền địa phương đang tịch thu đất của mình sau khi hợp đồng thuê của ông hết hạn (sở hữu đất đai không được phép ở Việt Nam). Ông trở thành một anh hùng dân tộc, và trong một lần lượt các sự kiện đầy kịch tính chính quyền trung ương và truyền thông nhà nước, ban đầu chỉ trích người nông dân sau đó quay sang bảo vệ anh. Năm tới, những hợp đồng thuê đất tương tự sẽ hết hạn trong cả nước, có khả năng ảnh hưởng đến hàng ngàn người dân nghèo. "Đây là một quả bom chờ nổ", tiến sĩ Thayer nói.
Như vậy đến nay, Đảng Cộng sản đã lão luyện trong việc điều hướng các quả bom thời gian (time bombs) như thế - và định hướng dư luận là một Việt Nam đương đại thành một quốc gia thành công kinh tế và ổn định chính trị. Nhưng với những thay đổi chế tác bởi Miến Điện quay chiều, và song song là những sự đàn áp các nhà bất đồng chính kiến từ Đảng Cộng sản Việt Nam, thời gian đã đến để nhân quyền là trung tâm điểm trong các quan hệ của phương Tây với Việt Nam. Phong trào dân chủ của Việt Nam - bị ngăn chặn nhưng trở nên gan lì hơn bởi những năm tháng bị bức hại - nói rằng họ đã sẵn sàng để kể câu chuyện của mình đến toàn thế giới. Nguyễn Quốc Quân, người tiếp xúc thường xuyên với nhà bất đồng chính kiến là (bác sĩ) Quế, anh trai của ông, nhớ lại một cuộc trò chuyện giữa hai người trong thời gian gần đây. "Anh ấy nói với tôi rằng mọi thứ đã bây giờ khác xưa rồi, nhân dân không còn sợ hãi như 10 năm trước đây. Ngày càng có nhiều người trẻ đang tham gia (vào phong trào dân chủ)". Ông nói tiếp: "Họ càng bắt nhiều người thì sự chuyển động càng mạnh mẽ hơn và phong trào sẽ lớn hơn nhiều".
(Ngồn: Dustin Roasa http://www.foreignpolicy.com/articles/2012/04/17/the_terrible_tiger?page=0,1)
Chuyển ngữ: Bần Cố Nông (Danlambao)
Gần bốn thập kỷ sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, kẻ cựu thù của Mỹ được thế giới coi như là một câu chuyện thành công. Nó tự hào có một nền kinh tế đang bùng nổ, một tầng lớp trung lưu ngày càng nhiều, và các ngành công nghiệp du lịch và sản xuất phát triển mạnh. Nhưng những cải cách chính trị đang chuyển đổi tại Miến Điện, Việt Nam lại có nguy cơ trở thành một cái gì đó khác: là một quốc gia đàn áp, hà khắc nhất trong khu vực Đông Nam Á. Tuần này, các công tố viên tại một tòa án ở thành phố Hồ Chí Minh buộc tội ba nhà blogger Việt Nam về tội "tuyên truyền chống phá nhà nước", đây là vụ mới nhất trong một loạt các vụ bắt giữ nhằm bịt miệng một phong trào đối lập ngày càng gia tăng.
Trong khi Miến Điện đang nới lỏng tự do thì ngược lại Việt Nam đang tiếp tục đàn áp các nhà bất đồng chính kiến. Kể từ ngày 13 Tháng Giêng, khi chính quyền quân sự Miến Điện trả tự do cho hàng trăm tù nhân chính trị trong một lệnh ân xá lớn, thì các lực lượng an ninh Việt Nam lại bắt giữ ít nhất 15 nhà bất đồng chính kiến chính trị và kết án tù với 11 người khác. Đối với Aung San Suu Kyi và một chiến thắng bầu cử vẫn chưa phai và chuẩn bị nhận vai trò mới trong quốc hội (Miến Điện), thì những người đối lập nổi bật nhất của Việt Nam lại đang mòn mỏi trong tù, bị quản thúc tại gia, hoặc trong các trại cải tạo (đúng vậy, danh từ này vẫn còn được sử dụng). Và trong khi Miến Điện cấp thị thực cho các phóng viên nước ngoài và nới lỏng sự kiểm soát báo chí trong nước, thì Việt Nam tiếp tục kiểm soát chặt chẽ các nhà báo nước ngoài và địa phương và ngăn chặn Facebook cùng các trang web "nhạy cảm" khác, khiến cho hội Phóng Viên Không Biên Giới xếp hạng Việt Nam vào hạng chót trong số các nước vùng Đông Nam Á trong năm 2011-2012 về Chỉ số Tự do Báo chí. Với cách so sánh khác thì Việt Nam chỉ đứng trước Trung Quốc hai vị trí mà thôi, xếp hạng 172 trong số 179 quốc gia.
"(Chính quyền) Việt Nam đang bắt đầu nhận ra rằng bằng cách tiếp tục đàn áp về nhân quyền, họ vô tình bị mang ra so sánh ngang với Miến Điện như là một chính quyền ngược đãi nhân quyền tồi tệ nhất trong ASEAN [Hiệp hội các nước Đông Nam Á]", theo như Phó giám đốc Châu Á của Human Rights Watch, ông Phil Roberson đã cho biết.
Đàn áp chính trị không phải là mới tại Việt Nam. Kể từ sự sụp đổ của Sài Gòn năm 1975, Đảng Cộng sản đã cai trị với một bàn tay sắt. Tuy nhiên, những năm tháng bị cô lập bởi Chiến tranh Lạnh và sự thiếu vắng của một phe đối lập có tổ chứ trong nước -- chưa kể đến cảm giác tội lỗi của phương Tây vì cuộc chiến và sự cảm thông tư tưởng cho (chính quyền) Hà Nội giữa các phần cánh tả -- có nghĩa là ít có ai quan tâm, chú ý đến thành tích tồi tệ về Nhân quyền của chính quyền Việt Nam. Khi chính quyền mở cửa nền kinh tế trong những năm của thập niêm 90, thì các nhà đầu tư cùng những người nước ngoài bắt đầu đổ vào, và kể từ đó thu hút sự chú ý quốc tế tập trung chủ yếu vào phép lạ kinh tế của Việt Nam. Đất nước đi từ một trong những nước nghèo nhất trên thế giới vào giữa những năm của thập niên 80, với thu nhập bình quân đầu người dưới 100 đô la, thành một Con hổ châu Á với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và thu nhập bình quân đầu người là 1.130 đô la vào cuối năm 2010. Đối với thế giới bên ngoài, tiên đoán từ những cải cách kinh tế của chính quyền, Việt Nam dường như đã chọn trên con đường của tự do hóa mà nhiều quốc gia trong khối Liên Xô cũ đã chọn kể từ sau cuộc Chiến tranh Lạnh. Nó cũng đã không làm tổn thương gì hình ảnh của chính quyền khi hàng triệu người nước ngoài du lịch và sinh sống tại Việt Nam phần lớn đều không cảm thấy phiền hà gì về các hạn chế về (tự do) ngôn luận và hội họp bởi vì đó là một thực tế hàng ngày cho người Việt Nam.
Mặc dù bề ngoài của sự tự do hóa này là vậy, nhưng thành phần lãnh đạo cốt lõi hiện nay của Đảng Cộng sản là thành phần chính trị bảo thủ giống những thành phần lãnh đạo cũ kể từ khi đất nước thống nhất. Dẫn đầu bởi một số ít các quan bao gồm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Trương Tấn Sang, các thành phần này đã đàn áp không thương tiếc Khối 8406, một phong trào dân chủ được thành lập ngay trong nước theo kiểu Hiến chương 77 của Tiệp Khắc. Được thành lập vào năm 2006, nhóm đã thu hút hàng ngàn người ủng hộ - và giống như những phong trào kín đón hơn trước đó chính quyền chặt đứt phong trào bằng cách bỏ tù hàng chục người đầu não của Khối 8406. Ngoài ra, nhà chức trách còn nhắm mục tiêu đến các nhà lãnh đạo tôn giáo, kể cả tu sĩ Phật giáo và các linh mục Công Giáo vì ủng hộ tự do tôn giáo, và trong những năm gần đây họ cũng đã sách nhiễu và bỏ tù thành phần dân tộc chủ nghĩa Việt Nam kêu gọi quốc gia đứng lên để chống lại Trung Quốc. Tuy nhiên, mặc dù những sự rủi ro, các nhà hoạt động Việt Nam tiếp tục lên tiếng về chính trị đa nguyên, vấn nạn tham nhũng, và tự do ngôn luận - và họ nhận lãnh kết quả là nhà tù hoặc trở thành người tị nạn chính trị.
Sự mạnh dạn của Miến Điện có thể chứng minh là món quà lớn nhất của họ. Những thay đổi ở đó sẽ thách thức suy nghĩ thiển cận về Việt Nam trong cộng đồng quốc tế và mang nhân quyền đặt lên hàng đầu. Ít nhất thì các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng lo ngại điều này xảy ra, theo các nhà quan sát lâu dài về Việt Nam cho biết. "Các lãnh đạo đang theo dõi những diễn biến ở Miến Điện chặt chẽ, và họ lo ngại", theo như ông Nguyễn Mạnh Hùng, một chuyên gia về chính sách đối ngoại của Việt Nam tại Đại học George Mason cho biết. "Trong quá khứ, Việt Nam đã sử dụng vai trò của nó trong ASEAN để thúc đẩy Miến Điện thay đổi Nhưng bây giờ, Miến Điện đang di chuyển nhanh hơn so với Việt Nam." Các nhà lãnh đạo tại Hà Nội đã tính sai: Trước đây, mối quan tâm về nhân quyền ở Miến Điện trì hoãn tính hợp pháp quốc tế của ASEAN, vì vậy Việt Nam và những quốc gia khác thân trọng yêu cầu Miến Điện tiền hành cải tổ. Nhưng điều họ không mặc cả, là Miến Điện đã quay 180 độ và kết quả là một cuộc cải cách quyết liệt. Với Miến Điện càng ngày càng ít giống như một nhà nước công an trị, Hà Nội lo ngại sẽ bị soi xét ngoài mong muốn. "Nếu Miến Điện cải thiện về nhân quyền và được khen ngợi, thì Việt Nam sẽ cần phải đáp ứng với các tiêu chuẩn tương tự ", ông Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Lực lượng Quốc phòng Úc nói. Các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng sợ mất vai trò của họ như là trung gian hòa giải quan trọng của ASEAN giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. "Việt Nam đang lo lắng rằng Miến Điện đang trở thành một nơi đáng yêu nhất của ASEAN", Thayer nói.
Những lo ngại đó cung cấp cho những người quan tâm về nhân quyền tại Việt Nam với một cái gì đó bị khan hiếm trong những năm gần đây: lợi thế (đòn bẩy). Đảng Cộng sản từ lâu gặt hái được những phần thưởng thường dành cho các chế độ độc tài cô lập như là sự ưu đãi để thay đổi đó là trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới, cải thiện quan hệ ngoại giao, và các thỏa thuận thương mại ưu đãi - mà không cần phải nhượng bộ về nhân quyền như là một thủ tục cần thiết. Nhưng trong khi Việt Nam đang lo lắng về việc bị bỏ lại phía sau ở Đông Nam Á, thì chính phủ Mỹ và châu Âu, từng tuyên bố là quan tâm về cải cách chính trị tại Việt Nam, nên tận dụng lợi thế và áp dụng các áp lực nhất quán từng thiếu vắng trong quá khứ.
Như các nhà lãnh đạo Việt Nam lo lắng và quan tâm nhiều hơn về ý định của Trung Quốc trong khu vực, đặc biệt về tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên các hòn đảo giàu tài nguyên trong vùng biển Đông (nguyên văn là biển Nam Trung Hoa), họ đã bắt đầu các cuộc thảo luận với chính quyền Obama về hợp tác quân sự. Đây là một cơ hội tự nhiên để nêu vấn đề nhân quyền ra với chính quyền Việt Nam, và các quan chức Mỹ đã và đang có những phát ngôn đúng. "Có những hệ thống vũ khí nhất định mà chính quyền Việt Nam thích mua hoặc nhận được từ chúng tôi, và chúng tôi muốn có thể chuyển giao các hệ thống này cho họ. Nhưng điều đó không thể xảy ra trừ khi họ cải thiện hồ sơ nhân quyền của họ", Thượng nghị sĩ Joe Lieberman cho biết sau khi thăm Hà Nội với Thượng nghị sĩ John McCain trong tháng Giêng vừa qua. Các nhà lãnh đạo Việt Nam đang phải đối mặt với áp lực từ người dân của họ đứng lên chống lại kẻ thù lịch sử là Trung Quốc, và sự ủng hộ của quân đội Mỹ sẽ làm cho hải quân Việt Nam thành một đối thủ đáng gườm trong vùng biển Đông (Nam Trung Hoa).
Nhưng nếu Miến Điện đã cho thấy điều gì, thì đó là sự chú ý quốc tế từ các nhà hoạt động, nhà báo, và các nhóm nhân quyền là điều tối cần thiết trong việc giữ cho các chính phủ phương Tây chịu trách nhiệm cho các lời hứa về nhân quyền. Miến Điện sẽ không có nhận được phần thưởng quá sớm mà không kèm theo những cải cách, tác động quốc tế sẽ rất lớn. Ngoài ra, bà Aung San Suu Kyi đã nói nhiều lần, cũng như có vô số những người bất đồng chính kiến khác trên thế giới, về thẩm quyền luân lý phong tặng cho phong trào của họ từ cộng đồng quốc tế.
Vấn đề của phong trào dân chủ Việt Nam là nó chưa chiếm được trí tưởng tượng quốc tế như Miến Điện, Tây Tạng, hoặc Trung Quốc - mặc dù các thành viên có những chủ trương tương tự và có những hy sinh cá nhân tương đương. "Chúng tôi không có bất kỳ nhà lãnh đạo nào giành được giải Nobel Hòa bình như Đức Đạt Lai Lạt Ma, bà Aung San Suu Kyi. Đây là những tiếng nói có ảnh hưởng quốc tế", ông Nguyễn Quốc Quân, một bác sĩ người Mỹ gốc Việt có anh trai, là bác sĩ Nguyễn Đan Quế, một nhà hoạt động nổi bật người đã bị hơn 30 năm tù giam và quản thúc tại gia. Nguyễn Quốc Quân đại diện cho phong trào ở hải ngoại thường có những cuộc gặp với các đại diện chính phủ nước ngoài, một nhiệm vụ cực kỳ nỗ lực nhưng không hiệu quả (Sisyphean). "Chúng tôi phải làm việc cần mẫn để có được sự chú ý của mọi người. Mọi người vẫn không muốn nói về Việt Nam vì cuộc chiến. Nhưng chúng tôi nói tiếp, chúng tôi càng được phơi bày ra được sự lạm quyền của chính quyền Việt Nam", ông nói. Hai nghị sĩ Mỹ đề cử bác sĩ Nguyễn Đan Quế cho giải Nobel Hòa bình năm nay.
Miến Điện cũng đã thể hiện rằng dự đoán khi nào và như thế nào thì các chế độ sẽ thay đổi là một trò chơi ngu ngốc. Nhưng nếu lịch sử hiện đại là kim chỉ nam, thì nhân dân Việt Nam đã chứng tỏ rằng họ hoàn toàn có khả năng đứng lên để chống lại sự áp bức. Chính quyền hiện nay đã được nhắc nhở về điều này trong các sự kiện chưa từng có trong tháng Giêng vừa qua. Ở tại một vùng ven biển phía Bắc của Tp. Hải Phòng, một nông dân nuôi cá đã dẫn đầu một cuộc nổi dậy có vũ trang chống lại chính quyền địa phương đang tịch thu đất của mình sau khi hợp đồng thuê của ông hết hạn (sở hữu đất đai không được phép ở Việt Nam). Ông trở thành một anh hùng dân tộc, và trong một lần lượt các sự kiện đầy kịch tính chính quyền trung ương và truyền thông nhà nước, ban đầu chỉ trích người nông dân sau đó quay sang bảo vệ anh. Năm tới, những hợp đồng thuê đất tương tự sẽ hết hạn trong cả nước, có khả năng ảnh hưởng đến hàng ngàn người dân nghèo. "Đây là một quả bom chờ nổ", tiến sĩ Thayer nói.
Như vậy đến nay, Đảng Cộng sản đã lão luyện trong việc điều hướng các quả bom thời gian (time bombs) như thế - và định hướng dư luận là một Việt Nam đương đại thành một quốc gia thành công kinh tế và ổn định chính trị. Nhưng với những thay đổi chế tác bởi Miến Điện quay chiều, và song song là những sự đàn áp các nhà bất đồng chính kiến từ Đảng Cộng sản Việt Nam, thời gian đã đến để nhân quyền là trung tâm điểm trong các quan hệ của phương Tây với Việt Nam. Phong trào dân chủ của Việt Nam - bị ngăn chặn nhưng trở nên gan lì hơn bởi những năm tháng bị bức hại - nói rằng họ đã sẵn sàng để kể câu chuyện của mình đến toàn thế giới. Nguyễn Quốc Quân, người tiếp xúc thường xuyên với nhà bất đồng chính kiến là (bác sĩ) Quế, anh trai của ông, nhớ lại một cuộc trò chuyện giữa hai người trong thời gian gần đây. "Anh ấy nói với tôi rằng mọi thứ đã bây giờ khác xưa rồi, nhân dân không còn sợ hãi như 10 năm trước đây. Ngày càng có nhiều người trẻ đang tham gia (vào phong trào dân chủ)". Ông nói tiếp: "Họ càng bắt nhiều người thì sự chuyển động càng mạnh mẽ hơn và phong trào sẽ lớn hơn nhiều".
(Ngồn: Dustin Roasa http://www.foreignpolicy.com/articles/2012/04/17/the_terrible_tiger?page=0,1)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Cử tri Pháp đi bầu tổng thống 2012 (8)
Hà minh Thảo
17:43 19/04/2012
CỬ TRI PHÁP BẦU TỔNG THỐNG 2012 (8)
Thiên Chúa toàn năng đã tạo dựng con người theo hình ảnh Ngài (x. St 2,2) và kêu mời con người lao động trên đất đai (x. St 2,5-6), canh tác và chăm sóc vườn Êđen, mà Thiên Chúa đặt con người vào trong đó (x. St 2,15) và giao đôi vợ chồng đầu tiên nhiệm vụ khắc phục trái đất và thống trị mọi sinh vật (x. St 1,28) … Cho phép thống trị mọi công trình Chúa đã dựng nên là đặt muôn loài dưới chân con người” (Tv 8,5-7).
Lao động nằm trong tình trạng nguyên thuỷ con người và đã có trước khi con người phạm tội nên nó không phải là một hình phạt hay một sự chúc dữ. Lao động chỉ trở thành vất vả và cực nhọc khi Ađam và Eva phá vỡ mối quan hệ tin tưởng và hoà thuận với Thiên Chúa (x. St 3,6-8). Lệnh cấm ‘ăn trái cây biết lành biết dữ’ (St 2,17) nhắc con người nhớ rằng mọi sự con người có đều là ân huệ Chúa tự nguyện ban cho, thế nên con người vẫn chỉ là thụ tạo chứ không phải là Tạo Hoá. Tổ tiên chúng ta phạm tội chính là do cám dỗ này: ‘Ngươi sẽ trở thành Chúa’ (St 3,5).
Lao động có một vị trí danh dự, vì đó là nguồn đem lại của cải hay ít ra là nguồn đem lại những điều kiện để con người có được một cuộc sống tươm tất, và trên nguyên tắc, đó là một công cụ hữu hiệu để chống lại sự nghèo đói (x. Cn 10,4).
Đó là Lời Thiên Chúa đã dạy và chúng ta được thấu hiểu hơn nhờ Giáo hội đã trình bày trong ‘Toát yếu về Học thuyết Xã hội Giáo Hội’ Chương 6 có tựa đề ‘Lao động của con người’. Bởi thế, người dân đem lao động của mình để trao đổi lấy đồng ‘tiền lương’ từ chủ phương tiện sản xuất ‘để chống lại sự nghèo đói. Giữa hai giới đó, Nhà nước quan phòng (État-providence), bằng luật lệ, quy định sự điều hòa nền kinh tế và an ninh xã hội.
Đến thời điểm phải tái ủy nhiệm quyền điều khiển quốc gia mà mình sở hữu, cử tri Pháp chuẩn bị dùng lá phiếu để chọn mặt gởi vàng để Nhà Nước biết phục vụ Công ích và Công bằng xã hội hầu Đất Nước được thịnh vượng hơn.
I.- QUỐC NẠN THẤT NGHIỆP.
Các số liệu thống kê thất nghiệp Bộ Lao động cho biết, đến cuối tháng 02. 2012, có 2,887 triệu người ghi tên tại Sở Tìm Việc (tạm dịch từ chữ Pôle Emploi) loại A (tức năng động tìm một việc làm với hợp đồng vô thời hạn). Tuy nhiên, nếu tính tất cả những người đang tìm việc khác (huấn nghiệp, làm việc ngắn hạn,…), tổng số thất nghiệp lên đến 4,278 triệu. Đó là những con số chính thức, chưa kể khoảng 1,5 triệu người khác, hết nhận bồi thường bảo hiểm thất nghiệp, đã từ chối ghi danh.
Trong nhiệm kỳ Tổng thống đương nhiệm, số người không thể thực thi quyền lao động của mình đã tăng khoảng 1,2 triệu (tức tăng trung bình khoảng 6% mỗi năm). Biết rằng trong thời gian nước Pháp đã chịu những cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế từ năm 2008, nhưng nếu Chánh phủ đã có những biện pháp đồng bộ hơn thì đã có thể giảm thiểu số người mất việc. Nếu đã có những quyết định đúng trong kỷ nghệ, nền kinh tế quốc gia đã không bị mất 400.000 việc làm trong năm năm qua.
Chánh phủ đã dành những quyền ưu tiên tài chính cho các ngân hàng, nhưng việc cho các xí nghiệp vay vẫn bị làm khó làm thiếu vốn lưu động. Các công ty xe hơi, tuy được công quỹ trợ giúp, vẫn sa thải công nhân hay di chuyển cơ xưởng đi nước khác, nơi có giá lao động (và góp an ninh xã hội) thấp hơn. Do đó, cách đây 5 năm, người ta hy vọng, đến 2012, bách phân thất nghiệp chỉ là 5% số người trong tuổi làm việc. Con số thật cuối năm 2007 là 7,80% và đến tháng 12.2011 đã là 9,40%. Tổ chức Hợp tác và Phát triển (OCDE, Organisation de coopération et de développement économiques) tiên đoán đến cuối 2012, tỷ lêỉ này sẽ là 10,40% trong khi Viện Quan sát Pháp thời cơ kinh tế (Observatoire français de conjoncture économique, OFCE) nghĩ rằng sẽ lên đến 10,70% số người trong tuổi làm việc.
Do đó, vừa có tính cách ‘mị dân’ vừa để tránh tình trạng đáng buồn đó, ứng cử viên hứa tuyển dụng 710.000 người làm việc trong nhiệm kỳ 5 năm với dự trù ngân sách 9,8 tỷ euros. Khi đó, phải đề cập đến vấn đề khiếm hụt công.
II. KHIẾM HỤT CÔNG.
Khiếm hụt của một ngân quỹ là khi nào số chi do quỹ đó trả cao hơn số nó thu vào. Khiếm hụt Công (Déficit public), bao gồm khiếm hụt của những ngân sách quốc gia, các công quyền địa phương và các quỹ an ninh xã hội.
Ngày 07.02.1992, Tổng thống François Mitterand, đại diện nước Pháp, ký Hiệp ước Maastricht, ấn định việc thành lập Euro, đồng tiền chung Âu châu. Trong đó, quy định nền kinh tế và tài chính các quốc gia gia nhập phải hội đủ 5 điều kiện, trong đó, có 2 điểm chính là Khiếm hụt Công phải dưới 3% tổng sản lượng nội địa (TSLNĐ) thường được gọi là GDP (Gross Domestic Product, tiếng Anh hay Produit Intérieur Brut (PIB), tiếng Pháp) và Nợ công (dette publique) phải dưới 60% TSLNĐ. Ngày 01.01.1999, Euro được khai sinh trong sổ sách và ngày 01.01.2002, Euro tiền mặt có hiệu lực thanh toán.
Sau đó, các nước thành viên vẫn vi phạm 2 điều kiện này, kể cả hai quốc gia kinh tế hàng đầu khu vực Euro là Đức và Pháp. Do đó, tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên hiệp Âu châu ngày 22.03.2005, Đức và Pháp yêu cầu các nước thành viên khác ký ‘Thỏa ước Bình ổn Kinh tế và Phát triển (Pacte de stabilité et de croissance) để cam kết không vi phạm hai quy định trên.
Thời gian qua, để đối phó cuộc khủng hoảng kinh tài từ năm, khiếm hụt công được đào sâu do Chính phủ dùng công quỹ để tài trợ các xí nghiệp trong khi giới này, lợi dụng khó khăn tạm thời, đẩy các cộng sự viên mình vào thảm trạng thất nghiệp hầu bảo tồn cổ tức trả cho các nhà tư bản. Các quỹ an ninh xã hội bị thất thu vì số người lao động giảm bớt. Số bách phân khiếm hụt này năm 2009 đã là 7,9% và sang năm 2010 là 7,9%, rồi vào năm 2011 giảm còn 5,2% (mục tiêu Luật Tài chính là 5,70%. Ứng cử viên Tổng thống Nicolas Sarkozy, qua đài phát thanh Europe 1, cám ơn đồng bào đã chấp nhận ‘thắt lưng buộc bụng’ để làm giảm thâm hụt ngân sách 22 tỷ euro.
Liên hiệp Âu châu đã họp thượng đỉnh ngày 08 và 09.12.2011 tại Bruxelles để đồng thuận ‘tăng cường kỷ luật ngân sách’. Theo đó, ngân sách các quốc gia thành viên phải được thông qua bởi Ủy ban Âu châu và nếu bị vi phạm mức khiếm hụt 3% TSLNĐ sẽ bị trừng phạt ‘tự động’. Các điều này đã được thống nhất trong Hội nghị thượng đỉnh không chính thức ngày 30.01.2012. ‘Thỏa hiệp bình ổn, hợp tác và điều hành trong Liên hiệp kinh tế và tài chính’ (Traité pour la stabilité, la coordination et la gouvernance dans l'Union économique et monétaire) được các nước ký tháng 03.2012.
III. NỢ CÔNG.
Như tại gia đình chúng ta, những người trong nhà tiêu pha nhiều hơn số tiền mình kiếm được thì phải đi vay để xài. Quốc gia cũng vậy khi nhà nước, do chúng ta ủy quyền, gây khiếm hụt công thì phải đi vay để thanh toán chi phí hay trả lương công chức, quân nhân… Nợ công nước Pháp là tổng số nợ các chính quyền công quyền trung ương và địa phương, các quỹ an ninh xã hội, xí nghiệp công cùng những cam kết tài chính.
Nợ công Pháp năm 1995 chỉ là 663,50 tỷ euros, tức 55,5% TSLNĐ, nên Pháp được gia nhập vào Khu vực Euro. Sau đó, bách phân đó tăng dần : cuối năm 2007, nợ công đã là 1.211,60 tỷ euros, tức 64,20% TSLNĐ và cuối tháng 09.2011 đã lên đến 1.688,90 tỷ euros, tức 85,30% TSLNĐ. Nợ công tiếp tục tăng từ 87,4% năm 2012 và 87,3% TSLNĐ vào năm 2013. Từ tháng 09.2012, Pháp phải đi vay để trả lương cho công chức, quân nhân… Nếu các khoản nợ đến 90% TSLNĐ thì sẽ có những ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế và việc làm.
Có vay phải hoàn trả là lẽ đương nhiên, nhưng cái phải lo là tiền lời (lãi, intérêts) và sự tăng lãi suất. Thí dụ : năm 2011, Pháp vay 1.689 tỷ euros và lãi suất là 3%, thì tiền lời phải trả mỗi năm cũng đã là 50,67 tỷ euros, thứ nhì sau ngân sách Bộ Quốc gia Giáo dục. 70% nợ của Pháp vay từ các nhà đầu tư ngoại quốc và mỗi khi lãi suất tăng 1% thì phải trả thêm 3 tỷ euros. Ai ấn định lãi suất vay ?
Các nhà đầu tư cho vay với lãi suất cao hay thấp tùy mức tín nhiệm nơi người vay là con nợ tốt hay xấu về việc trả nợ. Nhưng làm sao người cho vay có thể biết nước đi vay, nên họ phải nhờ đến các cơ quan định mức tín nhiệm (agence de notation). Khi nền kinh tế và tài chánh một quốc gia bị xấu đi thì các cơ quan này cho điểm thấp xuống tức phải trả tiền lời/năm với bách phân cao hơn vì được coi là khả năng hoàn trái xuống thấp hơn.
[Có 3 cơ quan định mức tín nhiệm chính toàn cầu có biệt danh ‘Big Three’: Moody (được thành lập đầu tiên năm 1909 bởi John Moody để đánh giá nợ các công ty đường sắt, khu vực luôn gọi vốn từ tư nhân), Fitch Ratings (từ năm 1913, kiểm soát bởi doanh nhân người Pháp Marc Ladreit của Lacharrière Fimalac) và Standard & Poor (lập năm 1941) chiếm 90% thị phần thế giới. Thị phần còn lại được chia cơ quan nhỏ, kể cả cơ quan Dagong (Trung quốc, tháng 12.2011, đã hạ điểm nước Pháp từ AA- xuống A+ vì tăng trưởng kinh tế thấp và nợ công ngày càng tăng cao). Để xếp hạng một quốc gia hoặc công ty phải là kết quả của công tác ít nhất là 2 nhà phân tích thảo luận nội bộ với các nhà phân tích khác có kinh nghiệm, nhưng phần lớn dựa trên thông tin công cộng. Để cho điểm, cơ quan đánh giá cử một ‘phân tích viên chính’ chịu trách nhiệm để liên tục đánh giá tín dụng quốc gia hay công ty đó và nguy cơ vỡ nợ các khoản vay của nó bằng đánh giá bởi một điểm số, trong đó khoảng từ AAA+ (tốt nhất) đến D (thấp nhất).]
Tuy nhiên, những việc cho điểm cũng chỉ có tính cách tương đối. Trước khi bị Pháp bị Standard & Poor đánh mất AAA+, tức bằng điểm số với Đức, nhưng Pháp đã phải trả lãi suất 3%/năm cho tín dụng 10 năm trong khi Đức có thể vay được với lãi suất chỉ là 1,75%. Có thể Đức có một nền kinh tế tăng trưởng hơn Pháp, nước này có một cán cân thương mãi bị khiếm hụt đến 70 tỷ euros năm 2011. Sau khi bị mất ‘ba chữ A’ ngày 13.01.20125, Pháp vẫn có thể vay được với lãi suất 3%/năm.
(còn tiếp)
Thiên Chúa toàn năng đã tạo dựng con người theo hình ảnh Ngài (x. St 2,2) và kêu mời con người lao động trên đất đai (x. St 2,5-6), canh tác và chăm sóc vườn Êđen, mà Thiên Chúa đặt con người vào trong đó (x. St 2,15) và giao đôi vợ chồng đầu tiên nhiệm vụ khắc phục trái đất và thống trị mọi sinh vật (x. St 1,28) … Cho phép thống trị mọi công trình Chúa đã dựng nên là đặt muôn loài dưới chân con người” (Tv 8,5-7).
Lao động nằm trong tình trạng nguyên thuỷ con người và đã có trước khi con người phạm tội nên nó không phải là một hình phạt hay một sự chúc dữ. Lao động chỉ trở thành vất vả và cực nhọc khi Ađam và Eva phá vỡ mối quan hệ tin tưởng và hoà thuận với Thiên Chúa (x. St 3,6-8). Lệnh cấm ‘ăn trái cây biết lành biết dữ’ (St 2,17) nhắc con người nhớ rằng mọi sự con người có đều là ân huệ Chúa tự nguyện ban cho, thế nên con người vẫn chỉ là thụ tạo chứ không phải là Tạo Hoá. Tổ tiên chúng ta phạm tội chính là do cám dỗ này: ‘Ngươi sẽ trở thành Chúa’ (St 3,5).
Lao động có một vị trí danh dự, vì đó là nguồn đem lại của cải hay ít ra là nguồn đem lại những điều kiện để con người có được một cuộc sống tươm tất, và trên nguyên tắc, đó là một công cụ hữu hiệu để chống lại sự nghèo đói (x. Cn 10,4).
Đó là Lời Thiên Chúa đã dạy và chúng ta được thấu hiểu hơn nhờ Giáo hội đã trình bày trong ‘Toát yếu về Học thuyết Xã hội Giáo Hội’ Chương 6 có tựa đề ‘Lao động của con người’. Bởi thế, người dân đem lao động của mình để trao đổi lấy đồng ‘tiền lương’ từ chủ phương tiện sản xuất ‘để chống lại sự nghèo đói. Giữa hai giới đó, Nhà nước quan phòng (État-providence), bằng luật lệ, quy định sự điều hòa nền kinh tế và an ninh xã hội.
Đến thời điểm phải tái ủy nhiệm quyền điều khiển quốc gia mà mình sở hữu, cử tri Pháp chuẩn bị dùng lá phiếu để chọn mặt gởi vàng để Nhà Nước biết phục vụ Công ích và Công bằng xã hội hầu Đất Nước được thịnh vượng hơn.
I.- QUỐC NẠN THẤT NGHIỆP.
Các số liệu thống kê thất nghiệp Bộ Lao động cho biết, đến cuối tháng 02. 2012, có 2,887 triệu người ghi tên tại Sở Tìm Việc (tạm dịch từ chữ Pôle Emploi) loại A (tức năng động tìm một việc làm với hợp đồng vô thời hạn). Tuy nhiên, nếu tính tất cả những người đang tìm việc khác (huấn nghiệp, làm việc ngắn hạn,…), tổng số thất nghiệp lên đến 4,278 triệu. Đó là những con số chính thức, chưa kể khoảng 1,5 triệu người khác, hết nhận bồi thường bảo hiểm thất nghiệp, đã từ chối ghi danh.
Trong nhiệm kỳ Tổng thống đương nhiệm, số người không thể thực thi quyền lao động của mình đã tăng khoảng 1,2 triệu (tức tăng trung bình khoảng 6% mỗi năm). Biết rằng trong thời gian nước Pháp đã chịu những cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế từ năm 2008, nhưng nếu Chánh phủ đã có những biện pháp đồng bộ hơn thì đã có thể giảm thiểu số người mất việc. Nếu đã có những quyết định đúng trong kỷ nghệ, nền kinh tế quốc gia đã không bị mất 400.000 việc làm trong năm năm qua.
Chánh phủ đã dành những quyền ưu tiên tài chính cho các ngân hàng, nhưng việc cho các xí nghiệp vay vẫn bị làm khó làm thiếu vốn lưu động. Các công ty xe hơi, tuy được công quỹ trợ giúp, vẫn sa thải công nhân hay di chuyển cơ xưởng đi nước khác, nơi có giá lao động (và góp an ninh xã hội) thấp hơn. Do đó, cách đây 5 năm, người ta hy vọng, đến 2012, bách phân thất nghiệp chỉ là 5% số người trong tuổi làm việc. Con số thật cuối năm 2007 là 7,80% và đến tháng 12.2011 đã là 9,40%. Tổ chức Hợp tác và Phát triển (OCDE, Organisation de coopération et de développement économiques) tiên đoán đến cuối 2012, tỷ lêỉ này sẽ là 10,40% trong khi Viện Quan sát Pháp thời cơ kinh tế (Observatoire français de conjoncture économique, OFCE) nghĩ rằng sẽ lên đến 10,70% số người trong tuổi làm việc.
Do đó, vừa có tính cách ‘mị dân’ vừa để tránh tình trạng đáng buồn đó, ứng cử viên hứa tuyển dụng 710.000 người làm việc trong nhiệm kỳ 5 năm với dự trù ngân sách 9,8 tỷ euros. Khi đó, phải đề cập đến vấn đề khiếm hụt công.
II. KHIẾM HỤT CÔNG.
Khiếm hụt của một ngân quỹ là khi nào số chi do quỹ đó trả cao hơn số nó thu vào. Khiếm hụt Công (Déficit public), bao gồm khiếm hụt của những ngân sách quốc gia, các công quyền địa phương và các quỹ an ninh xã hội.
Ngày 07.02.1992, Tổng thống François Mitterand, đại diện nước Pháp, ký Hiệp ước Maastricht, ấn định việc thành lập Euro, đồng tiền chung Âu châu. Trong đó, quy định nền kinh tế và tài chính các quốc gia gia nhập phải hội đủ 5 điều kiện, trong đó, có 2 điểm chính là Khiếm hụt Công phải dưới 3% tổng sản lượng nội địa (TSLNĐ) thường được gọi là GDP (Gross Domestic Product, tiếng Anh hay Produit Intérieur Brut (PIB), tiếng Pháp) và Nợ công (dette publique) phải dưới 60% TSLNĐ. Ngày 01.01.1999, Euro được khai sinh trong sổ sách và ngày 01.01.2002, Euro tiền mặt có hiệu lực thanh toán.
Sau đó, các nước thành viên vẫn vi phạm 2 điều kiện này, kể cả hai quốc gia kinh tế hàng đầu khu vực Euro là Đức và Pháp. Do đó, tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên hiệp Âu châu ngày 22.03.2005, Đức và Pháp yêu cầu các nước thành viên khác ký ‘Thỏa ước Bình ổn Kinh tế và Phát triển (Pacte de stabilité et de croissance) để cam kết không vi phạm hai quy định trên.
Thời gian qua, để đối phó cuộc khủng hoảng kinh tài từ năm, khiếm hụt công được đào sâu do Chính phủ dùng công quỹ để tài trợ các xí nghiệp trong khi giới này, lợi dụng khó khăn tạm thời, đẩy các cộng sự viên mình vào thảm trạng thất nghiệp hầu bảo tồn cổ tức trả cho các nhà tư bản. Các quỹ an ninh xã hội bị thất thu vì số người lao động giảm bớt. Số bách phân khiếm hụt này năm 2009 đã là 7,9% và sang năm 2010 là 7,9%, rồi vào năm 2011 giảm còn 5,2% (mục tiêu Luật Tài chính là 5,70%. Ứng cử viên Tổng thống Nicolas Sarkozy, qua đài phát thanh Europe 1, cám ơn đồng bào đã chấp nhận ‘thắt lưng buộc bụng’ để làm giảm thâm hụt ngân sách 22 tỷ euro.
Liên hiệp Âu châu đã họp thượng đỉnh ngày 08 và 09.12.2011 tại Bruxelles để đồng thuận ‘tăng cường kỷ luật ngân sách’. Theo đó, ngân sách các quốc gia thành viên phải được thông qua bởi Ủy ban Âu châu và nếu bị vi phạm mức khiếm hụt 3% TSLNĐ sẽ bị trừng phạt ‘tự động’. Các điều này đã được thống nhất trong Hội nghị thượng đỉnh không chính thức ngày 30.01.2012. ‘Thỏa hiệp bình ổn, hợp tác và điều hành trong Liên hiệp kinh tế và tài chính’ (Traité pour la stabilité, la coordination et la gouvernance dans l'Union économique et monétaire) được các nước ký tháng 03.2012.
III. NỢ CÔNG.
Như tại gia đình chúng ta, những người trong nhà tiêu pha nhiều hơn số tiền mình kiếm được thì phải đi vay để xài. Quốc gia cũng vậy khi nhà nước, do chúng ta ủy quyền, gây khiếm hụt công thì phải đi vay để thanh toán chi phí hay trả lương công chức, quân nhân… Nợ công nước Pháp là tổng số nợ các chính quyền công quyền trung ương và địa phương, các quỹ an ninh xã hội, xí nghiệp công cùng những cam kết tài chính.
Nợ công Pháp năm 1995 chỉ là 663,50 tỷ euros, tức 55,5% TSLNĐ, nên Pháp được gia nhập vào Khu vực Euro. Sau đó, bách phân đó tăng dần : cuối năm 2007, nợ công đã là 1.211,60 tỷ euros, tức 64,20% TSLNĐ và cuối tháng 09.2011 đã lên đến 1.688,90 tỷ euros, tức 85,30% TSLNĐ. Nợ công tiếp tục tăng từ 87,4% năm 2012 và 87,3% TSLNĐ vào năm 2013. Từ tháng 09.2012, Pháp phải đi vay để trả lương cho công chức, quân nhân… Nếu các khoản nợ đến 90% TSLNĐ thì sẽ có những ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế và việc làm.
Có vay phải hoàn trả là lẽ đương nhiên, nhưng cái phải lo là tiền lời (lãi, intérêts) và sự tăng lãi suất. Thí dụ : năm 2011, Pháp vay 1.689 tỷ euros và lãi suất là 3%, thì tiền lời phải trả mỗi năm cũng đã là 50,67 tỷ euros, thứ nhì sau ngân sách Bộ Quốc gia Giáo dục. 70% nợ của Pháp vay từ các nhà đầu tư ngoại quốc và mỗi khi lãi suất tăng 1% thì phải trả thêm 3 tỷ euros. Ai ấn định lãi suất vay ?
Các nhà đầu tư cho vay với lãi suất cao hay thấp tùy mức tín nhiệm nơi người vay là con nợ tốt hay xấu về việc trả nợ. Nhưng làm sao người cho vay có thể biết nước đi vay, nên họ phải nhờ đến các cơ quan định mức tín nhiệm (agence de notation). Khi nền kinh tế và tài chánh một quốc gia bị xấu đi thì các cơ quan này cho điểm thấp xuống tức phải trả tiền lời/năm với bách phân cao hơn vì được coi là khả năng hoàn trái xuống thấp hơn.
[Có 3 cơ quan định mức tín nhiệm chính toàn cầu có biệt danh ‘Big Three’: Moody (được thành lập đầu tiên năm 1909 bởi John Moody để đánh giá nợ các công ty đường sắt, khu vực luôn gọi vốn từ tư nhân), Fitch Ratings (từ năm 1913, kiểm soát bởi doanh nhân người Pháp Marc Ladreit của Lacharrière Fimalac) và Standard & Poor (lập năm 1941) chiếm 90% thị phần thế giới. Thị phần còn lại được chia cơ quan nhỏ, kể cả cơ quan Dagong (Trung quốc, tháng 12.2011, đã hạ điểm nước Pháp từ AA- xuống A+ vì tăng trưởng kinh tế thấp và nợ công ngày càng tăng cao). Để xếp hạng một quốc gia hoặc công ty phải là kết quả của công tác ít nhất là 2 nhà phân tích thảo luận nội bộ với các nhà phân tích khác có kinh nghiệm, nhưng phần lớn dựa trên thông tin công cộng. Để cho điểm, cơ quan đánh giá cử một ‘phân tích viên chính’ chịu trách nhiệm để liên tục đánh giá tín dụng quốc gia hay công ty đó và nguy cơ vỡ nợ các khoản vay của nó bằng đánh giá bởi một điểm số, trong đó khoảng từ AAA+ (tốt nhất) đến D (thấp nhất).]
Tuy nhiên, những việc cho điểm cũng chỉ có tính cách tương đối. Trước khi bị Pháp bị Standard & Poor đánh mất AAA+, tức bằng điểm số với Đức, nhưng Pháp đã phải trả lãi suất 3%/năm cho tín dụng 10 năm trong khi Đức có thể vay được với lãi suất chỉ là 1,75%. Có thể Đức có một nền kinh tế tăng trưởng hơn Pháp, nước này có một cán cân thương mãi bị khiếm hụt đến 70 tỷ euros năm 2011. Sau khi bị mất ‘ba chữ A’ ngày 13.01.20125, Pháp vẫn có thể vay được với lãi suất 3%/năm.
(còn tiếp)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bạn
Thérésa Nguyễn
21:32 19/04/2012
BẠN
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Đừng đi đằng trước tôi, vì tôi không phải là người theo đuôi.
Đừng đi phiá sau tôi, vì tôi không phải người dẫn đầu.
Hãy cùng sánh bước bên nhau và ta là bạn .
"Don't walk in front of me; I may not follow. Don't walk behind me; I may not lead.
Just walk beside me and be my friend."
( Albert Camus)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Đừng đi đằng trước tôi, vì tôi không phải là người theo đuôi.
Đừng đi phiá sau tôi, vì tôi không phải người dẫn đầu.
Hãy cùng sánh bước bên nhau và ta là bạn .
"Don't walk in front of me; I may not follow. Don't walk behind me; I may not lead.
Just walk beside me and be my friend."
( Albert Camus)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền