Ngày 20-04-2015
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Khủng bố Hồi Giáo IS chặt đầu và bắn chết thêm 28 tín hữu Kitô Trung Đông
Nguyễn Việt Nam
21:22 20/04/2015
Quân khủng bố Hồi Giáo IS tại Libya đã giết thêm 28 Kitô hữu người Ethiopia, gọi họ là đại diện của "Giáo Hội Ethiopia thù địch".

Một đoạn video được khủng bố Hồi Giáo tung lên YouTube ngày 19 tháng Tư cho thấy 12 người đàn ông đã bị chặt đầu 16 người khác bị bắn chết. Vụ chặt đầu 12 vị tử vì đạo đã xảy ra trên một bãi biển, trong khi vụ bắn chết 16 vị khác có lẽ diễn ra trong một sa mạc. Các vụ giết người tàn bạo này diễn ra chỉ hơn hai tháng sau vụ chặt đầu 21 Kitô hữu Coptic trong một video khác được tung lên Internet hồi tháng Hai.

Trong video mới này, một phát ngôn viên của quân khủng bố Hồi Giáo IS nói các nạn nhân đều là "tín đồ của thập giá," đại diện cho "quốc gia của thập giá." Video này còn cho thấy hình ảnh về sự tàn phá các nhà thờ và nghĩa trang Kitô giáo, và cả một lời răn đe các Kitô hữu trên toàn thế giới hãy mau chónng cải sang đạo Hồi hoặc phải đối mặt với một bản án tương tự.

Một phát ngôn viên của Giáo Hội Công Giáo Coptic, là Đức Giám Mục Antonios Aziz Mina của giáo phận Guizeh, nói với thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc rằng là thời gian công bố video này lên YouTube cho thấy rằng bọn lãnh đạo cái gọi là Nhà nước Hồi giáo rất nhạy cảm trước những tiến bộ đại kết Kitô Giáo tại Trung Đông. Đức Thượng Phụ Mathias I, là nhà lãnh đạo Giáo Hội Chính thống Ethiopia, theo dự trù sẽ gặp nhà lãnh đạo Chính Thống Coptic, là Đức Thượng Phụ Tawadros II.

Cuộc họp này đã phải hủy trước vụ giết người tàn bạo này. Phát ngôn viên của Giáo Hội Chính thống Ethiopia đã quyết định ở lại với người đang tron cảnh tang tóc. Tháng Hai vừa qua, bọn lãnh đạo cái gọi là Nhà nước Hồi giáo tuyên bố rằng Giáo Hội Coptic là kẻ thù của họ ở Libya.

Trong cả hai vụ thảm sát, các nạn nhân đều là những người lao động nghèo nhập cư từ Ai Cập, và Ethiopia sang hoạt động trong ngành xây dựng tại Libya. Kitô hữu sống ở Libya đang sống trong tình trạng nguy hiểm kể từ khi quân khủng bố Hồi Giáo IS hiện diện đông đảo tại đây, sau sự sụp đổ của chế độ Qaddafi.

"Chuỗi dài các vị tử đạo chưa hết đâu", Đức Cha Mina than thở. "Giáo Hội không bao giờ kêu trách trước giá máu của các vị tử đạo, nhưng đã luôn luôn kính nhớ đến những vị này như những người mà nơi họ chiến thắng vĩ đại và an ủi của Chúa Kitô tỏa sáng."
 
Đức Hồng Y Francis George, một nhà trí thức không mắc bệnh trí thức
Vũ Van An
22:06 20/04/2015
Cái chết của Đức Hồng Francis George, cựu TGM Chicago, dù là sau một cơn bệnh kéo dài và ai cũng thấy việc phải đến sẽ đến, cũng gây ngỡ ngàng và xúc động cho người Công Giáo không những của Chicago, của Hoa Kỳ mà còn của cả thế giới nữa.

Ratzinger Hoa Kỳ

Ký giả John Allen nhắc lại danh hiệu “Ratzinger Hoa Kỳ” (1) của Đức Hồng Y George. Trong số các điện văn chia buồn, không ít điện văn nhất trí với danh hiệu này. Đức TGM Kurtz, đương kim chủ tịch HĐGM Hoa Kỳ xưng tụng: Trong tư cách TGM Chicago và chủ tịch HĐGM Hoa Kỳ, Đức HY George đã lãnh đạo như một người phục vụ nhân hậu và một nhà trí thức khôn sánh”. Đức TGM Chaput của Philadelphia, một người cùng Dòng Đức Mẹ Tận Hiến với Đức HY George, viết: “Trong tư cách giám mục và học giả, ngài là nhà trí thức tinh tế nhất mà Giáo Hội tại Hoa Kỳ từng được chứng kiến trong nhiều thập niên qua”. John Garvey, Chủ tịch Đại Học Công Giáo America, vốn là thế mẫu (alma mater) của Đức HY, thì cho rằng “Ngài là người đã đem các tài năng trí thức vĩ đại vào việc phục vụ Chúa Kitô và Giáo Hội của Người và là người đã bộc trực nói lên sự thật trong mọi hoàn cảnh”. Linh mục Robert Barron, giám đốc chủng viện Mundelein của Chicago, người từng sống với Đức HY George trong sáu năm, quả quyết rằng ngài là “nhà lãnh đạo trí thức của Giáo Hội Hoa Kỳ. Một số giám mục Hoa Kỳ từng cho tôi hay khi Đức HY George lên tiếng tại các phiên họp của các giám mục, toàn bộ căn phòng im như tờ và mọi người đều lắng nghe”. Cha cũng cho rằng cha rất thán phục sự hiểu biết trong chi tiết nền chính trị, văn hóa và lịch sử của bất cứ quốc gia nào ta kể tên ra.

John Allen cho rằng cũng như Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, các chủ trương rõ ràng và mạnh mẽ của Đức HY George về các vấn đề như phá thai, ngừa thai, và phụng vụ một là được ca ngợi hai là bị chỉ trích, nhưng không bao giờ bị làm ngơ cả.

Chú tâm đầy say mê của ngài là mối liên hệ giữa đức tin và văn hóa, nhất là sự thôi thúc của “tân phúc âm hóa” theo nghĩa lòng nhiệt thành truyền giáo mới trong Đạo Công Giáo.

Sau khi được cử nhiệm là TGM Chicago vào năm 1997, và nhất là trong nhiệm kỳ 3 năm làm chủ tịch HĐGM Hoa Kỳ từ 2007 tới 2010, Đức HY George là nhân vật khai phá của Vatican tại Hoa Kỳ và là một trong số rất ít các vị giáo phẩm Hoa Kỳ tạo được danh tiếng và ảnh hưởng khắp thế giới Công Giáo.

Trong số các thành tựu của ngài phải kể tới cuộc chiến chống chính sách ngừa thai của chính phủ Obama và là nhà lãnh đạo đã biến tự do tôn giáo thành quan tâm hàng đầu của các giám mục Hoa Kỳ. Trong trận chiến chống tai tiếng lạm dụng tình dục, ngài là cha đẻ của chính sách tuyệt đối không dung tha (zero tolerance) khởi đầu áp dụng cho Hoa Kỳ, sau được Đức Bênêđíctô XVI cho áp dụng trong toàn thể Giáo Hội hoàn cầu: bất cứ linh mục nào một lần lạm dụng sẽ vĩnh viễn bị loại khỏi thừa tác vụ.

Một chi tiết khá lý thú về ơn gọi của Đức HY George khiến ta nhớ tới câu: viên đá người thợ vứt bỏ đã trở thành viên đá góc tường là: vì bệnh hoạn (polio) khiến ngài liệt chân, chủng viện Chicago từ chối không nhận ngài vào học. Viên đá bị bỏ này nhập dòng Đức Mẹ Tận Hiến (Oblates of Mary Immaculate, OMI), trở thành phó bề trên cả với nhiệm kỳ 12 năm tại Giáo Đô Rôma, đủ thời gian để ngài hiểu biết rất rõ bộ máy làm việc bên trong của Tòa Thánh và nối kết với rất nhiều với các vị vọng của Giáo Hội hoàn cầu, một chuẩn bị tuyệt vời để ngài trở thành nhà lãnh đạo của một giáo phận vào hàng lớn nhất Hòa Kỳ, giáo phận mẹ từng chối từ đứa con thân yêu của mình.

Nối nghiệp vị Hồng Y từng chiếm trọn trái tim người Công Giáo Chicago là Đức HY Joseph Bernardin, vị Hồng Y, khi nhậm chức, đã giới thiệu mình bằng một danh xưng rất thân thương và khiêm nhường “Giuse, người em của anh chị em đây”, Đức TGM George chỉ dám nói “Phanxicô, người láng giềng của anh chị em đây”.

John Allen cho rằng dù không đụng tới lòng người bằng vị tiền nhiệm, Đức HY George đã bù trừ bằng sức mạnh bộ óc của ngài. Trong suốt hai thập niên 1990 và 2000, không một bi kịch nào trong đời sống Công Giáo Hoa Kỳ mà ngài không là tác nhân dẫn đầu, cung cấp nền tảng trí thức cho những tài khéo léo tự nhiên mà các giám mục khác cảm thấy nhưng nói ra không được.

Ngài là một trong các chủ lực của điều thường được gọi là “cuộc chiến phụng vụ” của thập niên 1990, là một thành viên của Ủy Ban đặc biệt có tên là “Vox Clara” (tiếng nói rõ ràng), một cố gắng lèo lái phụng vụ Công Giáo về hướng truyền thống, tôn kính hơn, một chiều hướng trang nghiêm hơn vốn được các nhà bảo thủ cử hành nhưng bị các vị cấp tiến coi như lộn ngược viễn kiến cải cách của Vatican II.

Tuy bị coi là bảo thủ về văn hóa, Đức HY George có chủ trương ôn hòa suốt thập niên 2000 trong vấn đề gay cấn về việc có nên cho các chính trị gia Công Giáo phò phá thai được rước lễ hay không. Chủ trương của ngài là: có sự khác nhau giữa giáo huấn luân lý và chiến lược chính trị, một chủ trương được nhiều giám mục Hoa Kỳ trích dẫn để bênh vực cho việc đứng ngoài cuộc tranh luận.

Nhưng đối với các tai tiếng lạm dụng tình dục, Đức HYGeorge hoàn toàn triệt để. Ngài hoàn toàn ủng hộ chính sách tuyệt đối không dung tha. Chính sách này đụng tới giáo luật, nên ngài đã lãnh đạo một phái đoàn qua Vatican trình bầy sự việc để Vatican quyết định. Thoạt đầu, Tòa Thánh cho áp dụng trong một thời gian thử nghiệm, nhưng đến thời Đức Bênêđíctô XVI, nó trở thành chính sách vĩnh viễn.

Đối với cuộc cải tổ của Obama về y tế cũng thế. Obama cũng là người Chicago như Đức HY George và nhậm chức Tổng Thống gần như cùng thời (2008) với việc Đức HY George được bầu làm chủ tịch HĐGM Hoa Kỳ (2007). Thoạt đầu, dưới sự lãnh đạo của Đức HY George, HĐGM Hoa kỳ ủng hộ ý niệm mạng lưới an toàn xã hội với việc mọi người được chăm sóc về y tế.

Nhưng vì cuộc cải tổ trên bao gồm luôn cả việc ngừa và phá thai, nên HĐGM Hoa Kỳ cực lực chống đối. Đức HY George coi việc này đụng tới tự do tôn giáo và nhấn mạnh rằng không được buộc các nhóm tôn giáo phải trả tiền cho các thủ tục này vì đi ngược lại các niềm tin của họ. Dù bị một số người chỉ trích, nhưng theo Đức HY George, các quan tâm của Giáo Hội đã thắng thế: “Mọi chỉ trích ta nêu lên đều đã trở thành sự thật”.

Nhà trí thức không mắc bệnh trí thức

George Weigel nhìn Đức HY George dưới khía cạnh khác. Ông bảo Đức HY là một nhà đại trí thức, nhưng không mang chứng bệnh rất thông thường của các nhà khoa bảng.

Tuy nhiên, trước nhất, ngài là “người luôn đau đớn”, như lời em gái ngài nói với một linh mục Chicago. Là một người sống thoát bệnh sốt bại liệt từ hồi còn niên thiếu, Đức Hồng Y George, suốt cuộc đời trưởng thành, phải di chuyển bằng đôi chân bó thép. Rồi bị chứng ung thư bàng quang tấn công, phải sống với điều chính ngài gọi đùa là “tân bàng quang”. Ngài thắng được thách thức này nhưng rồi một hình thức ung thư khác tấn công và những năm cuối đời của ngài đầy những đau đớn mới, nhiều đau đớn hơn… Ấy thế nhưng, Weigel cho hay: từ ngày gặp ngài còn là một linh mục cách nay 30 năm, chưa lần nào thấy ngài than đau cả.

Theo Weigel, trong hai thế kỷ vừa qua, không như Giáo Hội Công Giáo tại Đức, hàng giáo phẩm Hoa Kỳ không được nổi tiếng bao nhiêu về các vị giám mục học giả của họ. Nhưng trong con người của Đức HY George, Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ có được một nhà lãnh đạo thuộc hạng trí thức trên thế giới, với hai bằng tiến sĩ thực thụ nhưng lại không có bất cứ “méo mó” trí thức nào vốn liên hệ tới ngành học thuật hiện đại.

Theo nghĩa tốt nhất của nó, ngài là nhà tư tưởng phóng khoáng: một người suy nghĩ độc lập đối với các học thuyết lỗi thời đang hiện hành, nhưng vẫn ở bên trong truyền thống của Giáo Hội và gia tài trí thức của Giáo Hội. Ngài là một nhà trí thức hoàn toàn hiện đại; ấy thế nhưng quả là thích đáng khi ngài qua đời vào ngày Giáo Hội đọc lại câu truyện trong Tin Mừng Gioan nói về việc Chúa Giêsu nuôi ăn 5,000 người, rồi Chúa bảo “phải thu lại các mẩu bánh thừa, đừng để mất mẩu nào” (Ga 6:12), vì lòng trung thành của Đức HY George đối với truyền thống là đáp ứng lời khuyên này của Chúa. Ngài biết rằng truyền thống có nhiều điều để dạy dỗ ta trong lúc này; ngài thực hành điều Chesterton gọi là “nền dân chủ của người chết”. Bài học trong Tin Mừng Gioan cũng còn một khía cạnh khác. Vì khi được cử làm TGM Chicago năm 1997, có rất nhiều mẩu bánh thừa cần phải thu lại. Sáu tháng sau, có người hỏi ngài đã học được gì từ một tổng giáo phận vốn được coi như lá cờ đầu của Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ, ngài trả lời: “tôi nay 60 tuổi, và trong 15 năm còn lại, tôi phải làm cho người ta đi lễ trở lại và làm cho các linh mục giải tội trở lại”.

Ngài làm hết mình để thực hiện việc trên, và ngài làm có hiệu quả. Có thể một số giáo sĩ khó tính của Chicago không chịu thừa nhận, nhưng đa số giáo dân của tổng giáo phận này đều nhìn nhận, thành thử, trong mấy tháng về hưu ngắn ngủi của ngài , nhiều giáo dân tới cám ơn ngài về những gì ngài đã làm cho tổng giáo phận.

Đức Hồng Y George rất mộ mến Đức Gioan Phaolô II. Giống vị giáo hoàng người Ba Lan này, một người cũng có quyết tâm “thu lại các mẩu bánh thừa” rồi nhào nặn lại thành một tổng hợp đức tin và thực hành Công Giáo hiện đại, Đức HY George cũng là một quan sát viên tinh tường (và có tinh thần phê phán) đối với nền văn minh Tây Phương. Và các lo lắng của ngài đối với hướng đi của nền văn minh này đã được những bản tin ngắn của truyền thông truyền đi rất nhanh. Thực vậy, trong một cuộc thảo luận với các linh mục, ngài nói rằng ngài sẽ chết ở trên giường (bệnh); người kế nhiệm ngài sẽ chết ở trong tù; và người kế nhiệm sau đó sẽ chết vì đạo tại công trường. Đây chỉ là cách để ngài mời gọi các linh mục suy nghĩ tới các thách thức của điều Đức Bênêđíctô gọi là “nền độc tài của chủ nghĩa duy tương đối”. Nhưng nhiều người coi những lời này như một thứ nhẫn nhục, thậm chí đầu hàng. Thực ra không phải thế vì bài nói của Đức Hồng Y không chỉ kết thúc ở đấy. Mà ngài nhấn mạnh thêm rằng: sau vị bị giết vì đạo, vị kế nhiệm sẽ “thu lại các mảnh vụn của xã hội tan hoang và từ từ giúp tái thiết nền văn minh, như Giáo Hội vốn làm xưa nay trong lịch sử nhân loại”.

Giống Đức Gioan Phaolô II, Đức HY George cũng biết rằng nhóm cấp tiến Catholic Lite ở Chicago, trong các thập niên 1930 và 1940, không thích đáng cho cả việc chống lại hệ tư tưởng thời đại, lẫn việc “thu lại các mẩu bánh thừa” để tái thiết xã hội Hoa Kỳ sau khi hệ tư tưởng thời đại đã phá nát nó. Nhưng quả là điều bất công khi cho rằng Đức HY George là người chống lại khuynh hướng Công Giáo “cấp tiến”. Trước nhất, vì ngài vốn không nghĩ tới Giáo Hội như một định chế được xác định bởi cấp tiến hay bảo thủ. Như ngài từng nói trong một cuộc họp báo đầu tiên tại Chicago năm 1997, Giáo Hội chỉ nói tới đúng/sai, chứ không tả/hữu. Mặt khác, ngài biết rõ Catholic Lite tự nó chết yểu vì sự vô giá trị của nó, thì cần chi phải mất thì giờ chống trả nó? Chi bằng, “thu lại các mẩu bánh thừa”, gồm cả các mẩu tốt lành trong cuộc cải tổ đạo Công Giáo tại Chicago, và tiến hành cuộc tân phúc âm hóa cả Giáo Hội lẫn Xã Hội Hoa Kỳ. Ngài tin chắc rằng điều này chỉ có thể thực hiện được nhờ điều ta có thể gọi là Đạo Công Giáo Bao Gồm Tất Cả (All-In Catholicism): một Giáo Hội cung ứng cả thương xót lẫn sự thật; một Giáo Hội vừa phò sự sống vừa dấn thân vào việc hữu hiệu lên quyền cho người nghèo; một Giáo Hội làm cho Đạo Công Giáo có tính lôi cuốn trong một nền văn hóa thường quá dửng dưng đối với những điều các cộng đồng tôn giáo muốn nói. Không được thanh thỏa cái thứ lãnh đạm này bằng việc từ bỏ cái hiểu nền tảng của Công Giáo về những gì đóng góp cho hạnh phúc con người. Ta cũng không thể chỉ dùng luận chứng để thanh thỏa nó. Luận chứng là điều quan trọng, con người trí thức này biết rõ như thế và văn hóa cũng biết rõ như thế; nhưng cả chứng tá cũng thế, và đó là lý do ngài đã vận dụng mọi năng lực vào việc bênh vực việc lên quyền cho người nghèo của các định chế Công Giáo, tức các trường học, các cơ sở y tế, và các trung tâm xã hội, chống lại các lấn quyền của chính phủ qua việc sử dụng Giáo Hội cho các mục tiêu của họ.

Khi các giám mục Hoa Kỳ bầu Đức HY George làm chủ tịch của họ năm 2007, các ngài đã nhìn nhận có sự thay đổi về năng động tính trong sinh hoạt Công Giáo ở Hoa Kỳ, một thay đổi không thể đảo ngược được. Các trung tâm sinh động nhất của Đạo Công Giáo tại Hoa Kỳ , tức các giáo xứ, các giáo phận, các chủng viện, các phong trào canh tân giáo dân, các dòng tu mỗi ngày một lớn mạnh, thẩy đều là những trung tâm đã thực thi điều Đức Gioan Phaolô II gọi là “Tân Phúc Âm Hóa” và là điều Đức Phanxicô gọi là “một Giáo Hội truyền giáo thường trực”.

Các trận tuyến hậu công đồng trước đây phần lớn đã không còn và đường đi mới đã được mở ra. Đức HY George góp phần rất lớn vào việc mở đường này. Theo Weigel, khi lịch sử được viết về ngài, ngài sẽ được tưởng niệm như một vị tổng giám mục Chicago gây nhiều hiệu lực nhất trong lịch sử Giáo Hội hiện đại, và là một nhà lãnh đạo của Công Giáo Hoa Kỳ mà lòng can đảm về trí thức và thể lý có giá trị rất lớn trong việc biến Giáo Hội tại đây thành sinh động nhất trong thế giới phát triển, bất chấp các thách đố và nan đề của nó.
______________________________________________________________________________________________________________
(1) Trong một bài mới nhất ngày 21 tháng Tư, John Allen kể lại rằng: trước ngày nhậm chức của Đức Tân TGM Chicago Blaise Cupich, Đức HY George cho ông hay: ngài luôn mong muốn có dịp để nói với ông một điều. Tưởng gì, hóa ra ngài muốn ông ngưng, đừng gọi ngài là Ratzinger của Hoa Kỳ nữa. Ngài nói: “tôi không thuộc cỡ trí thức như thế cũng chẳng có thành tựu trí thức nào… Tôi làm sao viết được những cuốn sách như ngài viết”. Dù biết mình đang nói chuyện với một người sắp qua đời, Allen vẫn thưa lại: Đức HY dạy con làm điều gì con cũng làm nhưng đừng bắt con thôi gọi ngài là Ratzinger của Hoa Kỳ. Vì con biết ở điểm này con đúng còn ngài thì sai!
 
Top Stories
Sri Lanka: Vers une loi sanctionnant les discours de haine ciblant les personnes en fonction de leur appartenance religieuse
Eglises d'Asie
10:07 20/04/2015
Honorant une promesse faite durant la campagne électorale qui s’est conclue par l’élection, le 8 janvier dernier, du président Maithripala Sirisena, le gouvernement dirigé par le Premier ministre Ranil Wickremesinghe a approuvé un projet de loi visant à sanctionner « les discours de haine liés à l’appartenance ethnique et religieuse et visant à exacerber les tensions ethniques et religieuses ».

C’est le porte-parole du gouvernement et ministre de la Santé, Rajitha Senaratne, qui a annoncé, le 3 avril dernier, que le projet de loi qui sera présenté au Parlement prévoyait l’introduction dans le Code pénal d’une mesure portant une peine de deux années de prison et des sanctions d’amende afin de punir ceux qui, « dans un passé récent, ont tenu des discours faisant la promotion de l’extrémisme religieux ». Quelques jours auparavant, Azath Salley, membre du Comité exécutif national, chargé de veiller à l’application du programme que Maithripala Sirisena s’est engagé à mettre en œuvre durant les cent premiers jours de sa présidence, avait précisé que, par ce projet de loi, le gouvernement tenait à doter les institutions judiciaires des moyens de lutter contre « les nombreux discours haineux et les campagnes de haine visant les minorités religieuses (…), notamment les nombreuses attaques contre des lieux de culte musulmans et chrétiens qui ont eu lieu sous l’administration [du précédent président, Mahinda Rajapkasa] ».

Les autorités ne cachent pas que ces nouvelles dispositions législatives visent notamment les groupes extrémistes bouddhistes qui se sont développés depuis la fin de la guerre, au printemps 2009, et la défaite militaire des Tigres tamouls. Trois organisations notamment ont largement fait parler d’elles, en présentant la nation cinghalaise et bouddhiste (70 % des 20 millions de Sri Lankais) comme étant menacée dans son essence par les minorités musulmane (de 7 à 11 % de la population) et chrétienne (principalement catholique, 7 % de la population). Il s’agit du Bodu Bala Sena (BBS, Buddhist Power Force ou ‘Puissante force bouddhiste’), du Sihala Ravaya (Sinhalese Roar ou ‘Rugissement cinghalais’) et du Ravana Balakaaya (‘Brigade Ravana’).

Selon le secrétaire général du BBS, Galagoda Aththe Gnanasara Thero, les musulmans et les autres minorités peuvent vivre à Sri Lanka s’ils le souhaitent, mais seulement comme des citoyens de seconde classe, sous la domination des Cinghalais bouddhistes. Le BBS s’est efforcé de diaboliser la minorité musulmane. Il a mené une campagne de mensonges et de rumeurs contre les musulmans sur Internet et par SMS et organisé des manifestations antimusulmanes. Le BBS affirme ainsi que les musulmans tentent de convertir les Cinghalais, construisent de nombreuses mosquées dans le pays ou qu’ils cherchent à stériliser les femmes bouddhistes en leur vendant des produits empoisonnés. Les moines militants du BBS attaquent aussi les croyances religieuses, les rituels et les lieux de culte des musulmans. Depuis 2012, des groupes menés par des moines du BBS ont attaqué plusieurs mosquées et des magasins détenus par des musulmans. Sous la pression du BBS, Sri Lanka a interdit l’étiquetage halal pour la viande vendue dans l’île.

Le 5 avril dernier, soit deux jours à peine après l’annonce du projet de loi par le gouvernement, ce n’est pas le BBS qui a fait parler de lui, mais le Sihala Ravaya. La police a dû faire usage de canons à eau pour disperser les partisans de cette organisation qui menaçait de détruire les constructions islamiques du site de Kuragala. Situé dans la province de Sabaragamuwa, ce site est disputé par les musulmans et les bouddhistes. Les premiers y fréquentent la mosquée Dambulla, sanctuaire soufi où est honorée la mémoire du cheikh Mohiyadeen Abdul Qadir Jilani (1077-1166), fondateur de la confrérie de Qaadir (Qadiriyya). Les seconds affirment que la grotte du sanctuaire est un monastère bouddhique remontant au IIe siècle avant Jésus-Christ.

Pour justifier l’action de ses partisans, le moine bouddhiste Magalkande Sudantha Thero, fondateur de Sihala Ravaya, a déclaré : « Nous avons demandé au gouvernement de retirer les constructions illégales [NDLR - les constructions islamiques, dont des inscriptions en arabe datées du Xe siècle] avant le 4 avril, mais nos appels ont été ignorés. Par conséquent, les moines bouddhistes ont le droit de protéger le bouddhisme étant donné que [le Sri Lanka] est un pays bouddhiste. »

Selon Sym Saleen Been, membre du comité de la mosquée Dambulla, les demandes du Sihala Ravaya sont « sans objet ». A l’agence Ucanews, il rappelle qu’en 2012, des cocktails Molotov avaient été lancés contre l’édifice musulman et ajoute : « Il n’y a pas de temple bouddhique, ni même de statue bouddhiste à Kuragala (…). La mosquée est ancienne et belle ; elle restera là où elle est car elle signifie beaucoup pour les musulmans de ce pays. »

Ces dernières années, les tensions entre les musulmans et les bouddhistes sont allées crescendo. En juin dernier, trois musulmans ont trouvé la mort après une attaque du BBS dans la ville côtière d’Aluthgama. Depuis la défaite du président Rajapaksa, le BBS – que l’on disait soutenu activement par son frère et ministre de la Défense Gothabaya Rajapaksa – s’est fait un peu plus discret ; il a toutefois promis que ses partisans ne respecteraient pas le projet de loi à l’étude. En revanche, le Sihala Ravaya s’est montré très présent. Outre l’action de Kuragala, ses responsables ont appelé, au début de ce mois, le gouvernement à interdire le voile islamique (niqab) ainsi que la burqa.

Selon le P. Jehan Perera, prêtre catholique et directeur exécutif du Conseil national pour la paix, organisation indépendante fondée en 1995, les campagnes menées ces dernières années contre les musulmans et les chrétiens sont une réalité et elles menacent l’unité de la nation sri-lankaise. Le projet de loi va donc dans la bonne direction car « tant le gouvernement que les médias devraient prêter plus d’attention dans leurs déclarations et leurs écrits au fait que la nature de ce pays est pluri-religieuse ». « La plupart des gens ne sont pas d’accord avec la violence utilisée par les extrémistes, mais en même temps ils estiment que les extrémistes soulèvent des problèmes qui sont réels. Il est nécessaire de développer l’éducation civique au sujet des droits et des responsabilités des différentes communautés religieuses », analyse-t-il. (eda/ra)

(Source: Eglises d'Asie, le 20 avril 2015)
 
Vietnam: La première assemblée annuelle des évêques du Vietnam s’est déroulée à Saigon à la mi-avril
Eglises d'Asie
10:08 20/04/2015
Le centre pastoral de l’archidiocèse de Saigon vient d’abriter les travaux de l’épiscopat vietnamien, réuni pour sa première assemblée annuelle. Trente-cinq archevêques et évêques, en charge des vingt-cinq diocèses du pays, ainsi que l’administrateur apostolique du diocèse de Vinh Long (actuellement sans évêque étaient présents dès la soirée d’ouverture, le 13 avril 2015. L’assemblée a pris fin au soir du 16 avril. Comme à son habitude, le représentant du Saint-Siège, Mgr Leopoldo Girelli, est intervenu lors de la première journée de travaux, le 14 avril.

Les comptes-rendus sommaires publiés sur le site Internet de la Conférence épiscopale, au début et à l’issue de la réunion, se sont contenté de dresser une liste des sujets traités sans entrer dans le détail des exposés et des débats qui ont suivi. Lors de la première journée de travaux, après l’intervention du représentant du Saint-Siège, l’évêque auxiliaire du diocèse de Xuân Lôc, Mgr Joseph Dinh Duc Dao, président de la Commission épiscopale de l’éducation, a présenté, une nouvelle fois, le projet de fondation d’une faculté de théologie qui devrait peu à peu se transformer en Institut catholique du Vietnam, ouvert au clergé, religieux, religieuses et laïcs.

Ce même jour, l’évêque de Nha Trang avait fait le point sur l’évolution des dossiers de demande de béatification des deux premiers vicaires apostoliques au sud et au nord du Vietnam, à savoir Mgr Lambert de Lamotte et Mgr François Pallu. Un très important problème social a été également abordé ce jour-là par Mgr Joseph Nguyên Chi Linh, président de la Commission pour la pastorale des migrants, à savoir la situation actuelle des migrations à l’intérieur comme à l’extérieur du pays. Le rapport de l’évêque a été suivi d’un exposé d’activités spécifiques pour répondre aux graves problèmes sociaux et spirituels rencontrés par ces deux types de migrants (1).

De multiples questions ont fait l’objet d’échanges au cours des deux journées suivantes, en particulier lors des exposés des diverses commissions épiscopales concernant leurs plus récentes activités. Une question territoriale concernant le diocèse de Vinh a été discutée par l’assemblée. Les évêques se sont entendus pour demander au Saint-Siège le transfert du diocèse de Vinh dans la province ecclésiastique de Huê. Il appartient aujourd’hui à la province de Hanoi. Le demi-million de catholiques que le diocèse abrite donnerait à la province du centre une ampleur comparable à celle des deux autres.

Par ailleurs, la Conférence épiscopale a préparé un certain nombre d’événements qui auront lieu cette année, comme par exemple, la contribution de l’Eglise du Vietnam au synode des évêques sur la famille qui s’ouvrira Rome le 4 octobre 2015, ou encore la visite au Vietnam du président de la Conférence épiscopale d’Allemagne, le cardinal Reinhardt Marx, qui aura lieu au début de l’année 2016. (eda/jm)

(1) A l’issue de la Conférence épiscopale, Mgr Paul Nguyên Thai Hop, président de la Commission ‘Justice et Paix’, a présenté pour Radio Rree Asia, la situation actuelle des migrations au Vietnam. Le texte sera traduit prochainement par la Rédaction d’Eglises d’Asie.

(Source: Eglises d'Asie, le 20 avril 2015)
 
Pope appeals to the world to act to avoid more tragedies of migrants
Vatican Radio
10:13 20/04/2015
(Vatican 2015-04-19) Pope Francis has appealed to the international community to take swift and decisive action to avoid more tragedies of migrants seeking a better life.

His heartfelt cry to the world came following news of the sinking of yet another boat carrying migrants in the Mediterranean Sea in which it is feared 700 people may be dead.

The Pope was speaking on Sunday morning after the Regina Coeli prayer in St. Peter’s Square, where he told tens of thousands of people “They are men and women like us, our brothers seeking a better life, starving, persecuted, wounded, exploited, victims of war. They were looking for a better life".

Faced with such a tragedy – Pope Francis continued - I express my most heartfelt pain and promise to remember the victims and their families in prayer.

"I make a heartfelt appeal to the international community to react decisively and quickly to see to it that such tragedies are not repeated," he said, before asking the crowd to pray "for these brothers and sisters".

The latest disaster happened when a boat carrying migrants capsized off the Libyan coast overnight, in one of the worst disasters seen in the Mediterranean migrant crisis.

Just Saturday Pope Francis joined Italian authorities in pressing the European Union to do more to help the country cope with rapidly mounting numbers of desperate people rescued in the Mediterranean during journeys on smugglers' boats to flee war, persecution or poverty.

While hundreds of migrants took their first steps on land in Sicilian ports, dozens more were rescued at sea. Sicilian towns were running out of places to shelter the arrivals, including more than 10,000 in the week ending Saturday.

Since the start of 2014, nearly 200,000 people have been rescued at sea by Italy.

Italy says it will continue rescuing migrants but demands that the European Union increase assistance to shelter and rescue them. Since most of the migrants want to reach family or other members of their community in northern Europe, Italian governments have pushed for those countries to do more, particularly by taking in the migrants while their requests for asylum or refugee status are examined.
 
Pope: avoid the temptation of transforming faith into earthly power
Vatican Radio
10:14 20/04/2015
(Vatican 2015-04-19) - May the witness of the martyrs help us to avoid the temptation of transforming our faith into power. Those were Pope Francis’ words during his homily at the morning Mass in the Casa Santa Marta on Monday, as he reflected on the Gospel story of the crowds who come searching for Jesus following the multiplication of the loaves and the fishes.

Noting that the crowds came looking for Jesus, not out of a sense of religious awe and adoration, but rather for their own material interests, Pope Francis said when we take advantage of faith and are tempted towards power, we run the risk of failing to understand the true mission of Our Lord.

We see this attitude repeatedly in the Gospels, he said, where so many people follow Jesus out of their own interests. Even his own apostles, the Pope said, like the sons of Zebedee who wanted the jobs of “prime minster and finance minister”, they wanted to have power. Instead of bringing to the poor the Good News that Jesus came to free prisoners, to give sight to the blind and freedom to the oppressed, we are tempted to transform this message of healing into a tool of power and to take advantage of our encounter with Jesus.

Pope Francis noted that this was also the way that Jesus himself was tempted by the devil. Firstly by offering him bread to eat, secondly by offering to create a great show so that people would believe in him and thirdly by urging him to worship other idols. This is our daily temptation as Christians, the Pope said, not to believe in the power of the Spirit, but instead to be tempted by worldly power.

In this way we are drawn increasingly by the ways of the world towards that attitude which Jesus calls hypocrisy. We become Christians in name but in our hearts we act out of our own interests, weakening our faith, our mission and the Church itself. Just as Jesus told the crowds, “you are looking for me, not because you saw signs, but because you ate the loaves and were filled”.

May the saints and martyrs, the Pope said, awaken us with their witness of following the path of Jesus and announcing the year of grace. When the crowds at Capernaum understand Jesus’ rebuke, they ask him “What can we do to accomplish the works of God?” Jesus answers, “This is the work of God, that you believe in the one he sent.” Pope Francis concluded by praying that God may give us the grace not to fall for the spirit of this world which leads us to live like pagans beneath a veneer of Christianity, but to believe and trust in God and in the one he sent to us.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức Ông Nguyễn Văn Tài: Cây đại thụ truyền thông Công Giáo đã về với Chúa
Micae Bùi Thanh Châu
21:41 20/04/2015
CÂY ĐẠI THỤ TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM ĐÃ NGÃ

Tờ mờ sáng, nghe tin Cha đã ra đi ! Cây đại thụ truyền thông Việt Nam : Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài đã ngã !

Một ơn gọi rất đặc biệt đến với Đức Ông Phêrô.

Đức Ông là người con thứ tư trong gia đình có 6 anh chị em. trong một gia đình nông dân ở họ đạo Rạch Lọp, giáo phận Vĩnh Long. Khi được 10 tuổi, Đức Ông được gửi vào Tiểu Chủng Viện và đi tu từ đó. Và rồi Đức Ông lãnh sứ vụ linh mục nhưng gần như cả đời Đức Ông chưa bao giờ làm cha sở.

Hơn một lần tôi được nghe Đức Ông chia sẻ cuộc đời Đức Ông như cuộc đời của ngôn sứ Gio-na. Khi đang học ở Roma năm thứ hai, Đức Ông được cha thư ký của Đức Thánh Cha thông báo cha sẽ đi Phi Luật Tân để làm việc cho Đài Phát Thanh Chân Lý Á Châu.

Nghe tin ấy, Cha như người từ trên trời rơi xuống đất vậy. Với bản tính của con người, ai ai muốn an thân cũng như không muốn cuộc sống bị xáo trộn, Cha cũng vậy, Cha không muốn đi và lấy cớ sang Đức học tiếng , nhưng cũng chỉ học được một kỳ hè và phải trở về Roma chuần bị cho nhiệm vụ ở Manila.

Cha vẫn cứ đinh ninh rằng Cha làm việc cho đài vài ba năm nhưng Chúa để Cha hiện diện như một ơn gọi đặc biệt suốt 38 năm. 38 năm dài đăng đẳng với công việc âm thầm trong một góc phòng để làm truyền thông, để loan báo Tin Mừng cho Chúa một cách khiêm hạ.

Một cuộc đời dài loan báo Tin Mừng qua Radio, chẳng ai biết mặt nhưng chỉ biết giọng của Ngài, giọng đọc của Cha không lẫn đi đâu được. Giọng đặc sệt người miền Nam truyền cảm và nhẹ nhàng đã để lại trong lòng thính giả qua những dòng tin tức, những dòng suy niệm Tin Mừng và những câu chuyện Cha góp nhặt trong Lẽ Sống.

Ai cũng nhớ, thời bao cấp ở Việt Nam cũng là thời có quá nhiều khó khăn của nền kinh tế thế giới và Châu Á, nhờ Đài Phát Thanh Chân Lý Á Châu mà biết bao nhiêu anh chị em không có điều kiện tham dự thánh lễ được thông công. Hơn thế nữa, không ai thống kê được đã có bao nhiêu anh chị em nhờ vào cái radio nho nhỏ và giọng đọc trầm ấm mỗi ghe được mà xin rửa tội gia nhập vào Giáo Hội. Những công việc âm thầm trong phòng thu âm và những ngày tháng rút ruột nhả tơ để có chương trình phát mỗi ngày quả là một thách đố lớn.

Điều kỳ diệu là Đức ông đã miệt mài cần mẫn trong công việc đòi hỏi nhiều tài lực này suốt bốn thập kỷ.

Cha đã nhiều lần và quá nhiều lần tạ ơn Thiên Chúa đã cho Cha sống đến hôm nay và đó là một ngạc nhiên lớn cho Cha. Cha chia sẻ Cha ngạc nhiên vì khi chịu chức, Cha chỉ xin cho sống được 20 năm, vậy mà Chúa để cho đến hôm nay là 40 năm. Hơn thế nữa, Cha đã hai lần bị nhồi máu cơ tim và gần đây nhất một cơn nữa, vậy mà Chúa vẫn để cho Cha còn sống. Chắc có lẽ Chúa cứ cho Cha được gấp đôi.

Với ân huệ đó, Cha cũng dí dỏm : "Tôi xin Chúa cho tôi 40, có thể Chúa cho tôi gấp đôi chăng?"

Ước muốn của con người, mơ ước của một người tha thiết với loan báo Tin Mừng bằng truyền thông đã khép lại bởi giới hạn cũng như không qua khỏi bàn tay Thiên Chúa.

Do hoàn cảnh, do sứ vụ Cha đã rời xa quê hương vài chục năm trường nhưng ước mơ đau đáu được trở về quê hương luôn ở trong Cha. Chính vì thế, sau khi rời nhiệm vụ, Cha đã trở về quê hương để sống trong âm thầm lặng lẽ và nhất là để đón nhận những đau đớn từ căn bệnh thể xác mà Cha đang mang.

Sống âm thầm, làm việc cũng âm thầm và ra đi cũng âm thầm.

Đức Ông chưa bao giờ nói rẳng phải sống như thế này như thế kia hay như cách tôi đã sống nhưng qua đời sống chân chất của một người miền Nam cũng đã để lại cho mọi người nhiều bài học. Ít nhiều về chuyện truyền thông, con đường truyền thông Đức Ông đi là con đường ôn hòa và mềm mại. Đã không biết bao nhiêu lần Đức Ông như là sứ giả của Tin Mừng, sứ giả của Thiên Chúa để nối kết lại những hiểu lầm, những đối chọi của tôn giáo, của kỳ thị tín ngưỡng ... tất cả đều âm thầm và dường như Đức Ông không muốn cho ai biết công việc âm thầm đó. Đức Ông không một lần phô trương rằng tôi đã làm được chuyện này chuyện kia trong đối thoại, trong giảng hòa một cách êm thắm ... và rồi Đức Ông cũng không hề bám víu một chút gì đó cho Đức Ông vào những ngày cuối đời.

Ẩn náu trong căn phòng nhỏ bé của các nữ tu Mến Thánh Giá Chợ Quán đối với Đức Ông cũng là đủ.

Đức Ông đã sống sứ mạng truyền thông cách đặc biệt bằng chính đời sống nhỏ bé khiêm nhu.

Cây đại thụ truyền thông Việt Nam đã ngã nhưng hình bóng cũng như cách sống của Cha vẫn còn mãi trong lòng của thính giả, của những ai đã hơn một lần quen biết Đức Ông.

Xin Chúa thương đón nhận Đức Ông và để cho Đức Ông một chỗ trong cung lòng Thiên Chúa như suốt cả cuộc đời Đức Ông hằng mong ước. Lẽ nào cả cuộc đời loan báo Tin Mừng, loan báo Tình Thương Thiên Chúa cho mọi người mà Chúa lại bỏ Đức Ông sao ? Chúng con tin tưởng tín thác Đức Ông vào lòng thương xót của Chúa.

Xin tạm biệt Đức Ông và thầm mong gặp Đức Ông trong Nước Trời.

Micae Bùi Thành Châu
 
Văn Hóa
Ngày thư viện giáo xứ VN Paris : Thơ Cung Chi chắp đôi cánh nhạc
Lê Đình Thông
13:05 20/04/2015
THƠ CUNG CHI CHẮP ĐÔI CÁNH NHẠC

Ngày Văn hóa năm nay nhằm Chúa Nhật 19/04/1015, đúng một tháng sau ngày đầu xuân, mừng sinh nhật Thư viện Giáo Xứ tròn 25 tuổi. Để ghi dấu sự việc này, nhóm Thư viện đã thực hiện một CD gồm 13 ca khúc phổ từ thơ Cung Chi. Bài nói chuyện này nói về thơ Cung Chi chắp đôi cánh nhạc.

Dẫn nhập: Tác giả và tác phẩm

Trước khi bàn đến thơ Cung Chi và 13 ca khúc phổ thơ Cung Chi, thiết tưởng cũng nên giới thiệu thi nhân và tác phẩm.

1) Tác giả:

Cung Chi là bút hiệu của cha Đinh Đồng Thượng Sách, dòng Thánh Thể (viết tắt: SSS), giám đốc Thư viện Giáo xứ. Triết gia Sénèque cho rằng ‘‘văn chương là tấm gương soi chiếu tâm hồn’’ (oratio vultus animi est). Với tên gọi, cả đời cha nặng nợ với sách vở. Ngài có công gầy dựng Thư viện Giáo xứ có số hàng chục ngàn cuốn sách, trong số có nhiều bộ sách hiếm quý. Thiết tưởng không có thư viện giáo xứ nào, kể cả các giáo xứ tây phương, có thể sánh bằng.

Cung Chi nguyên quán Kẻ Nê (Bắc Ninh), huyện Lương Tài, cách Kẻ Chợ (Hà Nội) mấy chục cây số. Theo Đại Việt Quốc Tổng Lãm Đồ (大越國總覽圖), địa danh Lương Tài (良才) có từ trước 1424. Thân phụ giáo sư Nguyễn Huy Bảo, cựu khoa trưởng Đại học Văn khoa Saigon, còn chiết tự: Nê (泥) là bùn; Tử (紫): sắc tía. Người xưa dùng bùn đỏ tía Kẻ Nê làm triện son, vì Kinh Bắc là địa linh nhân kiệt với ‘‘một giỏ ông Đồ, một bồ ông Cống, một đống ông Nghè, một bè Tiến sĩ, một bị Trạng nguyên, một thuyền Bảng nhãn, một tán Thi nhân’’. Chỉ riêng Lương Tài đã có tới 55 vị đại khoa.

Bút hiệu Cung Chi (恭之) có nguồn cội Luận Ngữ (論 語):

Vi chánh dĩ đức thí như Bắc Thần cư kỳ sở, nhi chúng tinh củng chi

(為 政 以 德,譬 如 北 辰,居 其 所,而 眾 星 共 之)

(Làm việc chánh, đức độ ví như sao Bắc thần đứng một chỗ, các vì sao khác đều quy chầu).

Thơ Cung Chi được thắp sáng bằng vì sao Bắc đẩu Đức Mẹ Chúa Trời ngự trị Thiên cung; các vì sao khác đều quy chầu. Củng Chi (共祗) biến thành Cung Chi (恭祗), vì Cung (恭) bộ Tâm (心) có nghĩa là cung kính.

Bút hiệu Cung Chi gồm hai chữ:

- chữ ‘‘Cung’’ (恭) đầu mang ý nghĩa cung nhạc;

- chữ ‘‘Chi’’ (祗) sau là hơi thơ, nghĩa là ‘‘chỉ như thế thôi’’, như câu nói của Trương Nhược Hư (張若虛):

Nhân sinh đại đại vô cùng dĩ, Giang nguyệt niên niên chi tương tự

(人 生 代 代 無 窮 已,江 月 年 年 祗 相 似)

(Đời người ta đời này sang đời khác không cùng tận,

mặt trăng năm này sang năm khác vẫn như nhau).

2) Tác phẩm:

Ba tập thơ Cung Chi có chung tựa đề Thương Ngàn Thương, lấy tên từ bài thơ 5 chữ, nói lên tâm tình của tác giả khi lần chuỗi Mân Côi: lúc lên 10, vào tuổi đôi mươi, rồi tam thập, tứ tuần, ngũ tuần, sau cùng là năm chục kinh mùa thương còn chưa đọc:

Liệu con còn đọc tiếp

Bao chục kinh mùa Thương

Nào đâu con có biết

Chỉ biết thương ngàn thương.

‘‘Thương ngàn thương’’ đều là chữ nôm:

- Thương đầu là động từ;

- Thương sau là danh từ.

Còn lại là chữ ngàn. Trong Kinh thánh,

- Tân Ước có chữ ‘‘ngàn’’ viết bằng cổ ngữ Hy lạp χίλια chép lại sách Khải huyền;

- Cựu ước có chữ ‘‘ngàn’’ viết bằng cổ ngữ Hébreu מַיִיל: ‘‘Từ trước nhan Người, cuộn sóng lửa cuồn cuộn chảy ra.’’ (Đn 7,10).

‘‘Ngàn’’ trong Kinh Thánh có nghĩa là nhiều.

Khi nói về bút hiệu Cung Chi, ta đã nói đến sao mai.

- ‘‘Thương’’ (商) có nghĩa là sao hôm. Sao hôm và sao mai có cùng tên sao Kim, vì sao sáng nhất trên bầu trời, đứng đầu năm tinh tú ngũ hành: Kim (Vénus), Mộc (Jupiter), Thủy (Mercure), Hỏa (Mars), Thổ (Saturne).

- Thương, trong chữ thương hải 滄海 có nghĩa là bể khơi.

Như vậy, ‘‘thương ngàn thương’’ là tình thương thắp sáng như sao Kim; mênh mông như bể khơi. Chữ ‘‘thương’’ còn là năm sự thương, nói về sự khổ lụy của Chúa Cứu Thế và của mỗi phàm nhân.

‘‘Thương Ngàn Thương’’ là bài thơ năm chữ. Cổ nhạc có ngũ cung: cung (宮), thương (商), giốc (角), chủy (徵), vũ (羽).

Ngũ cung tương ứng với các nốt nhạc:

- Cung: Fa

- Thương: Sol

- Giốc: La

- Chủy: Do

- Vũ: Ré.

Khi viết ‘‘Thương Ngàn Thương’’, nhà thơ lập lại hai lần chữ thương, bắc nhịp cầu giữa thơ và nhạc. Nhạc tính (musicalité) trong thơ Cung Chi gợi hứng cho các nhạc sĩ tìm đến vần thơ. Verlaine cho rằng:

De la musique avant toute chose

Et pour cela préfère l’Impair

Trong CD có năm bài thơ năm chữ được phổ nhạc.

Verlaine ngợi ca thơ năm chữ vì vần lẻ (pentasyllabe impair). Thương Ngàn Thương dẫn ta vào âm nhạc (incantation):

- ‘‘in’’: bước vào;

- ‘‘cantare’’: âm nhạc.

Vì vậy mới có 13 ca khúc, chắp cánh nhạc cho vần thơ Cung Chi.

Phần I - Từ thơ đến nhạc:

Trong thơ vốn có nhạc. Chiều thơ nhạc hôm nay còn là buổi chiều xuân. Xin lắng nghe ‘‘Mùa Xuân Chín’’ của Hàn Mặc Tử réo rắt thanh âm:

Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi

Hổn hển như lời của nước mây

Thầm thì với ai ngồi dưới trúc

Nghe ra ý vị và thơ ngây.

Xin mượn câu thơ Hàn Mặc Tử để phân chia 13 nhạc khúc như sau:

Nhóm 1 (Tiếng ca vắt vẻo) gồm các ca khúc:

- Thương Ngàn Thương (Kim Tuấn)

- Đền Thiên Thu (Nguyễn Linh Diệu)

- Tơ trời (Mộng Trang)

Nhóm 2 (Lời của nước mây) gồm các ca khúc:

- Hoan lạc (Ngô Càn Chiếu)

- Về Lộ Đức (Đinh Công Huỳnh)

Nhóm 3 (Thầm thì với ai) gồm các ca khúc:

- Đừng (Ngô Càn Chiếu)

- Sám hối (Trần Định)

- Những Tấm Bánh (Đinh Công Huỳnh)

- Khát khao (Ngô Duy Linh)

Nhóm 4 (Ý vị và thơ ngây) gồm các ca khúc:

- Cúi lạy Mẹ (Trí Tài)

- Diệu kỳ (Trần Phú)

- Mẹ đến (Nguyên Hòa)

- Dưới lá cờ Mẹ (Nennie Ross)

Sau đây là bản đối chiếu tên 13 ca khúc, 13 bài thơ và số trang ghi trong thi tập Thương Ngàn Thương (tập I, II, II):



Trước khi lược bàn về 13 ca khúc, thiết tưởng cũng nên nói qua về các nhạc sĩ:

1) Giới thiệu các nhạc sĩ:

Ÿ Nhạc sĩ lão thành:

- LM Ngô Duy Linh † (1922-1988) tốt nghiệp Nhạc viện Pháp về hòa âm, giáo sư hòa âm Trường Quốc gia Âm nhạc Saigon, nguyên Phó Viện trưởng Viện Đại Học Dalat. Ngài từng tham gia ban giám đốc Giáo Xứ Paris (1975-1982), quản nhiệm Giáo xứ Đức Mẹ Lên Trời (Louisana - Hoa Kỳ). Nhạc sư Ngô Duy Linh là tác giả các ca khúc Khát Khao (thơ Cung Chi), Nữ Vương Thiên Đàng, Cất Tiếng Hoan Ca, Đêm Bình An, Gặt Trong Sướng Vui, Hãy Ngợi Khen Chúa, Một Trời Hoa, Ngày Vinh Thắng, Đàn Chim Dũng Lạc, Chim Thăng Ca... Theo LM Trần Cao Tường, ‘‘Ngày Vinh Thắng’’ với những tiếng trống lệnh như tiếng trống đồng vang lên từ Đông Sơn, bừng lên những bó đuốc từ Mê Linh, Hoa Lư, Lam Sơn, nghe nhạc mà tưởng như thấy một đàn chim Việt bay dọc chiều dài quốc sử.’’ Ngoài ra, nhạc sư Ngô Duy Linh còn soạn các ca khúc Gương Bất Khuất, Tình Yêu Tuyệt Đối, Khúc Sáo Ân Tình, Ngoài Vũ Trụ, Âu Ca Dũng Lạc. Cố nhạc sư Ngô Duy Linh là cậu ruột GS Lương Kiều Hạnh (Giáo xứ Paris).

- LM Trần Định † (…-2005), gốc giáo phận Long Xuyên, cựu chủng sinh Chủng viện Piô XII Hà Nội, xuất thân khóa 6 (Bonaventura) Giáo Hoàng Học Viện Piô X Đà Lạt. 32 thầy khóa 6 (trên tổng số 42 thầy) thụ phong linh mục. Cùng khóa 6 có Đức Cha Vũ Huy Chương (Giám mục Đà Lạt), hai Đức Ông Trần Thanh Phong và Lê Xuân Thượng (giáo phận Nha Trang). Ngoài Đức Cha Chương còn có 14 vị giám mục xuất thân từ Giáo Hoàng Học Viện Piô X Đà Lạt. Sau năm 1975, song thân ngài và cả gia đình lâm nạn trên chuyến tầu vượt biên. Linh mục Trần Định đến Hoa Kỳ, rồi sang Pháp tái định cư. Ngoài ca khúc Sám Hối phổ thơ Cung Chi, ngài còn soạn nhạc các bài thơ mang chủ đề ‘‘Hiến lễ’’ của Hải Hồ: Gieo Bước, Hiến Lễ Mới, Lễ Đầu Mùa, Niềm Vui Tận Hiến. Ngài từng cộng tác với cha Nguyễn Chí Thiết (Versailles), quản nhiệm hai cộng đoàn người Việt ở Limoges (giáo phận Bordeaux). Ngài mất nhằm lễ Tro 2005.

- LM Nguyên Hòa cùng Dòng Thánh Thể với cha Sách. Cha Hòa từng là giám tỉnh Dòng Thánh Thể Việt Nam. Ngài là tác giả nhiều bản thánh ca quen thuộc như Mẹ Đến (thơ Cung Chi), Xin Chọn Ý Cha, Với Cả Lòng Thành Con Dâng Chúa, Trọn Tình Hiến Dâng, Tình Mãi Không Đổi Thay, Đêm Vang Tiếng Gọi, Cao Vời Thay Tình Chúa, Xin Là Áng Thơ Ca Ngợi, Ánh Mắt Ngài Yêu Thương, Niềm Phó Thác, Mãi Mãi Con Chọn Ngài, Một Niềm Phó Thác.

Ÿ Các nhạc sĩ sáng tác:

- Nguyễn Linh Diệu: bút hiệu Kiều Linh, hội viên Hội Nhạc sĩ Công Giáo Việt Nam Hải ngoại. Theo học Nhạc Pháp Chuyên Môn tại trường Quốc Gia Âm Nhạc Sàigòn (trước 1975), Phối Âm và Chỉ Huy Hợp xướng (sau 1975) và học lớp ca trưởng với thầy Hải Linh. Kiều Linh từng là ca trưởng Ca đoàn Giáo Xứ Việt Nam tại Paris, hiện sống tại Georgia (Hoa Kỳ), điều khiển ca đoàn Họ Đạo Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Norcross, Georgia. Anh là tác giả các ca khúc tôn giáo: Đền Thiên Thu (thơ Cung Chi), Phó Thác, Hoa Trắng, Theo Ngài, Kinh Nguyện, Mưa Xuân…các ca khúc không tôn giáo: Mẹ (trong Vidéo Paris By Night 40 - chủ đề Mẹ), các tình khúc Mưa, Đưa Em, Hạnh Phúc Buồn…Anh cũng phối âm nhiều bản nhạc cho lĩnh xướng và hợp xướng 4 bè như Bài Ca Sao, trích đoạn Trường ca Mẹ Việt Nam, trích đoạn Trường ca Con Đường Cái Quan, trích đoạn Mười Bài Đạo Ca…

- Kim Tuấn: thành viên nhóm Thạc Cầm, bắt đầu sáng tác khi còn là học sinh, nói lên lòng thương nhớ quê nhà. Thơ Cung Chi là chất xúc tác để Kim Tuấn trở lại với đam mê cũ. Kim Tuấn yêu thơ Cung Chi, anh thường làm chất liệu để dựng nên những buổi văn nghệ tại Giáo Xứ. Anh thiết nghĩ thơ Cung Chi tự nó đã đủ tất cả những miên man, du dương, dạt dào; đã ẩn chứa nhạc tính rồi.

Nhân đọc câu thơ:

“… Năm chục tuổi kinh xong

Mái tóc đã điểm sương

Mắt mờ trông lên Mẹ

Rưng rưng lời cậy trông…”

anh thấy trong gương mái tóc mình cũng điểm sương, và anh nghe văng vẳng bên tai “Thương ngàn thương…, thương ngàn thương...” Cảnh vật chung quanh bỗng nhạt nhòa…

“… Liệu con còn đọc tiếp

Bao chục kinh mùa thương

Nào con đâu có biết

Chỉ biết thương ngàn thương…”

Với thời gian đủ dài sinh hoạt bên cạnh nhà thơ, anh cảm nhận một điều: nếu giữ lại chỉ một câu trong cõi thơ Cung Chi thì xin giữ lại lời thú nhận nầy: “Chỉ biết thương ngàn thương !...”: mỗi khi thức giấc, cũng như Cung Chi, mỗi người chúng ta biết nhủ lòng: “Chỉ biết thương ngàn thương !...”, thì buổi sáng ấy sẽ mãi mãi là buổi sáng đầu tiên tinh khôi, khi Thượng Đế dựng nên vũ trụ và muôn loài.

- Ngô Càn Chiếu: sáng lập viên nhóm Thạch Cầm quy tụ nhiều nhạc sĩ trẻ tại Paris. Nhạc sĩ Trần Quang Hải đã có lời giới thiệu như sau: ‘‘Một nhạc sĩ Việt sống ở Pháp có nhiều sáng tác mới mẻ, một âm điệu nhẹ nhàng thuộc thế hệ trẻ’’. Nhóm nhạc Thạch Cầm quy tụ những nhạc sĩ như Lê Khánh, Kim Tuấn, Trang Thanh Trúc, Diên Thụy, Thanh Sơn…

Nhạc sĩ Ngô Càn Chiếu là tác giả của trên 400 ca khúc mà trong đó một phần không nhỏ là nhạc phổ thơ của những thi sĩ như Nguyễn Tất Nhiên, Đinh Tuấn, Dương Phương Linh, Cung Chi.

Ngô Càn Chiếu được biết đến nhiều qua những bản tình ca. Anh còn phô diễn chân trời quê hương với Sài Gòn Ơi, Làm Sao Em Biết Đường Chim Bay, Mẹ Đi Tìm Con; vào cả những góc khuất tâm linh, tuy anh không theo một tôn giáo nào qua 2 ca khúc Hoan Lạc và Đừng phổ thơ Cung Chi.

- Mộng Trang: Nhạc sĩ Mộng Trang, còn là một giọng hát vút cao, cũng là thành viên nhóm Thạch Cầm. Những ca khúc của Mộng Trang phần lớn mang âm hưởng vui tươi, lạc quan của du ca, nhiều ca khúc của cô phổ từ thơ. Mộng Trang đã phát hành dĩa nhạc đôi Sẽ Còn Lại Những Gì và Một Nửa gồm những ca khúc phổ từ thơ, còn lại là ca khúc của bạn bè mà cô yêu thích. Gần đây, dĩa nhạc Nhạc Và Thơ đến với người yêu âm nhạc, yêu thơ là những ca khúc phổ thơ của hai người bạn thân thiết: Từ Nguyễn và Dương Phương Linh. Là người Công Giáo, ca khúc Tơ Trời phổ từ thơ Cung Chi trong tập Thương Ngàn Thương là ca khúc đầu tiên hướng về Chúa. Như cô đã thố lộ: “Là một hạnh ngộ bất ngờ”. Hi vọng sẽ còn những gặp gỡ thân thương trong những ngày tới…

- Đinh Công Huỳnh (Na Uy): hội viên Hội Nhạc sĩ Công Giáo Việt Nam Hải ngoại. Tác giả các ca khúc: Những Tấm Bánh, Về Lộ Đức, Ân Sâu Nghĩa Đầy, Ân Tình Mẹ Cha, Ánh Sáng Đời Con, Bao La Tình Cha, Tình Yêu Gia Đình.

2) Phân tích nhạc phẩm:

Vì khuôn khổ hạn hẹp của bài nói chuyện, chúng tôi chỉ có thể giới thiệu nhạc phẩm Thương Ngàn Thương của Kim Tuấn và Đền Thiên Thu của Linh Diệu.

- Thương Ngàn Thương (Kim Tuấn): Mở đầu dĩa nhạc là ca khúc Thương Ngàn Thương của Kim Tuấn. Cũng như thi nhân lập lại chữ ‘‘Thương’’ hai lần để tạo nhạc tính, trong ca khúc, tác giả viết 16 nốt nhạc cho 3 chữ Thương Ngàn Thương để tạo âm điệu (mélodie), đồng thời là cấu trúc (structure) ngắt các đoạn nhạc.

Kỹ thuật này từng được Beethoven sử dụng trong hành âm Allegro con brio Giao hưởng số 5 (la Cinquième Symphonie), với tám nốt nhạc sol-sol-sol-mi bémol, và bốn nốt nhạc đáp lại: fa-fa-fa-ré cực mạnh (fortissimo):

Nhạc tố mở đầu (motif initial) trong ca khúc Thương Ngàn Thương diễn tả trung thực thơ Cung Chi: Nhạc và thơ hòa điệu bằng cách lập lại vần điệu (répétition). Marcel Cohen cho rằng ‘‘Thơ là sự đảo ngược’’ (tout vers est versus). Sự lập lại khiến câu thơ trở nên day dứt, như trường hợp ‘‘thương ngàn thương’’. Chữ ‘‘thương’’ trong thơ Cung Chi tạo thanh âm, cũng giống như là chữ ‘‘toujours’’ trong thơ Corneille: ‘‘toujours aimer, toujours souffrir, toujours mourir’’. Sau mỗi đoạn nhạc, nhạc sĩ Kim Tuấn lập lại ‘‘thương ngàn thương’’ khiến vần thơ Cung Chi chắp cánh ngàn trùng, nghe trong thơ có nỗi niềm day dứt.

Việc đối chiếu giữa Thương Ngàn Thương của Cung Chi và Thương Ngàn Thương của Kim Tuấn cho thấy việc lập lại nhiều lần một câu không những khiến cho âm điệu trở nên phong phú hơn, mà còn làm nổi bật sự trăn trở được gửi gấm trong thơ:

- Bao chục kinh mùa thương

- Nào con đâu có biết

Câu thơ cuối ‘‘Chỉ biết thương ngàn thương’’ có nghĩa là tác giả trông cậy vào tình thương hải hà (thương ngàn thương) của Đức Mẹ. Chữ ‘‘thương’’ ở đây có hai nghĩa: là tình thương nhưng còn là sự thương xót, như năm sự thương của chuỗi mân côi.

Sự lập lại trong cả thơ lẫn nhạc là lời thở than, là tiếng thở dài hoặc nức nở. Ta có thể đơn cử một ví dụ: chỉ qua mấy cây thơ lục bát, Nguyễn Du đã cực tả nỗi buồn bằng cách lập lại 4 lần chữ ‘‘Buồn’’ để diễn tả một nỗi buồn: Buồn trông cửa bể chiều hôm, Buồn trông ngọn nước mới sa, Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Buồn trông gió cuốn mặt duềnh. Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Sau đây là đối chiếu biểu giữa bài thơ và ca khúc có cùng tên Thương Ngàn Thương:



- Đền Thiên Thu (Kiều Linh): Kiều Linh phổ nhạc bài thơ Kinh Hoàng của Cung Chi, đổi tên thành Đền Thiên Thu. Đền Thiên Thu (Le temple de l’Éternel) được nói trong Cựu ước qua chữ Hébreu ‘‘Heykal’’היכל - הֵיכָל: ‘‘Đèn của Thiên Chúa chưa tắt và Sa-mu-en đang ngủ trong Đền Thiên Thu (temple de l’Éternel), nơi có đặt hòm bia Thiên Chúa.’’

Trong thơ Cung Chi, đất Việt khổ đau trở thành ngôi Đền Thiên Thu. Sau đây là bảng đối chiếu giữa bài thơ Kinh Hoàng của Cung Chi và ca khúc Đền Thiên Thu của Linh Diệu.



Nếu ca khúc Thương Ngàn Thương của Kim Tuấn chú trọng đến việc lập lại vần điệu để tảo thanh âm, ca khúc Đền Thiên Thu nhấn mạnh đến nhịp điệu, với ghi chú ‘‘Tempo di Tango’’.

Về nhịp điệu (rythme), Đền Thiên Thu nhịp 4 vừa (modéré) gồm hai đoạn (section):

- mở đầu là âm thứ (ton mineur) diễn tả sự tang tóc;

- cuối bài chuyển thành âm trưởng (ton majeur), vì Thánh giá dân con mang hy vọng.

Cấu trúc của ca khúc còn gồm đoạn cuối (coda).

Ca khúc mang ba chủ đề (thème):

- chiến tranh;

- chết chóc;

- đền thiên thu (hy vọng).

Sau khi nói qua về các ca khúc phổ từ thơ Cung Chi, trong phần II, ta sẽ quay về với vần thơ Cung Chi.

Phần II: Từ nhạc về lại thơ:

13 bài thơ Cung Chi soạn thành ca khúc là sự chọn lựa của nhạc sĩ. Khi lạc vào vườn thơ Cung Chi, tùy theo sự cảm nhận riêng tư, mỗi người sẽ nhặt một ý thơ. Cánh hoa thơ có thể là bài lục bát ‘‘Rồi Ra’’ (III/166):

Con ơi bầu sữa tuy đầy

Mà lòng thổn thức đắng cay cũng nhiều

Hết lo sớm đến lo chiều

‘‘Giang sơn’’ thu lại bấy nhiêu là cùng.

Ngoài xa cỏ mọc thành rừng

Đất hoang còn trống lúa đồng chưa vui

Bát cơm đổi giá mồ hôi

Tình thương đổi lấy lòng người nghe con!

Đã thề cùng nuớc cùng non

Chân bùn tay lấm nhưng hồn thanh cao

Rồi ra vằng vặc trời sao

Đẹp như Sinh nhật năm nào trong thôn.

Nếu lập lại các chữ thứ 2, 4, 6 là ta đã chắp cánh nhạc ‘‘Cò lả’’ Kinh Bắc cho bài lục bát. Bài thơ trên cũng có thể ngâm sa mạc. Theo GS Trần Văn Khê: ‘‘Thang âm sa mạc rất đặc biệt, là có sự hiện hữu của quãng ba trung (tierce neutre / neutral third) có nghĩa là quãng ba ở chính giữa hai quãng ba thứ (tierce mineure / minor third) và quãng ba trưởng (tierce majeure / major third). Thang âm (échelle musicale / musical scale) như sau: Do, Mi trung, Fa, Sol, Sib, Do. Người ngâm phải biết thể luật ngâm theo điệu Sa Mạc. Tất cả chữ chót của câu thơ bằng dấu huyền như “đầy, nhiều, chiều, rừng” thì phải ngâm ở nốt DO. Còn chữ chót của câu thơ bằng không dấu như “vui, con, non, sao’’ thì ngâm ở nốt MI trung.’’ Bài thơ trên còn có thể hát theo điệu ru con miền Bắc, dựa trên thang âm: Do, Ré, Fa, Sol, La Do. Thơ Cung Chi biến thành một ru khúc (berceuse), nghe như có tiếng ‘‘ầu ơi’’ vỗ về.

Sau khi nói về nhạc tính trong thơ Cung Cha, ta sẽ bàn qua về chất liệu thơ: toàn tập Thương Ngàn Thương quy về ba chủ đề: Trời, Đất và Người.

I - Trời (天):

Cung Chi nhặt ý thơ từ cõi trời. La vérité dans ses éclats do nhà Ad Solem (Hướng dương) xuất bản năm 2014, gom góp các bài tham luận trong khóa hội thảo do Cộng đoàn Đường Mới (Communauté du Chemin Neuf) tổ chức. Jean-Pierre Lemaire đặt vấn nạn: Thi ca phải chăng là ngả đường Đức tin ? (la poésie, chemin de foi ?) Thi tập Thương Ngàn Thương vẽ ra những ngả đường Đức tin, quy về một chữ ‘‘Trời’’, với ý tưởng trong sáng. Khởi đi từ xúc cảm của thi nhân, những vần thơ đưa ta vượt khỏi thực tại bằng âm vang âm nhạc (écho musical). Chữ nghĩa trong thơ như bước chân trên mặt tuyết trắng ngần, dẫn ta về ngọn núi tinh tuyền. Tác giả sử dụng phép ẩn dụ (métaphore) là bột, là suối. Trong bài lục bát ‘‘Bánh bẻ ra’’, Cung Chi viết về Trời:

Cha như suối nước trong ngần

Con như chút bột hòa tan ngấm dần

Cha như thợ bánh thuần thành

Con như bột quyện trong bàn tay Cha

Lửa nồng sức nóng tim Cha

Nung con nên bánh bẻ ra chia phần

Cha trao trọn vẹn nhục thân

Hồn linh bửu huyết lẫn thần tính thiên (天)

Để nên lương thực thiêng liêng

Con xin theo gót phận riêng xá gì !

Vì yêu Cha chẳng tiếc chi

Noi gương con cũng sống vì yêu thương.

Bố cục bài thơ gồm ba phần:

- từ thực tại (bột, nước, lửa) biến thành

- bánh thánh

- sau củng trở lại với yêu thương, nói đúng ra là thương ngàn thương: agapē (ἀγάπη), tình yêu vô điều kiện, vô vụ lợi, yêu chỉ để mà yêu (l’amour pour l’amour) vì ‘‘Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả. Đức mến không bao giờ mất được.’’ (1 Cor 13,4-8).

II - Đất (地):

Thơ Cung Chi gắn liền với đất nước, quê hương. Trăm Năm Duyên Kết nói lên duyên tình của nhà thơ với thôn làng năm xưa:

Đã bao năm rồi xa dòng sông

Chiếc cầu bắc nhịp tươi má hồng

Máu nóng bùng lên hồn trai trẻ

Mội bước chân đi nắng rộn lòng

...... . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Ôi khúc sông thiêng của Thị Cầu

Như làn huyết mạch rất nhiệm mầu

Dội lên hừng hực tim Kinh Bắc

Tình đời nghĩa đạo thật thăm sâu

Năm nay duyên kết chẵn trăm năm

Ngọt bùi chia sẻ với giang sơn

Càng say mùi đạo tình cành thắm

Thắm khắp quê hương khắp thế gian.

Viết về Thị Cầu, Kinh Bắc, tác giả nói tình đời nghĩa đạo là muốn nhắc tới trời mới đất mới, được nói tới trong sách Khải huyền: ‘‘Và tôi đã thấy một trời mới và một đất mới, vì trời cũ và đất cũ đã qua, và biển không còn nữa.’’ (Kh 21,1).

‘‘Sông thiêng của Thị Cầu’’ là sông Như Nguyệt (sông Cầu), nơi Lý Thường Kiệt (1019-1105) sang sảng ngâm bài Nam Quốc Sơn Hà (南國山河). Kinh Bắc (京北), tên tỉnh Bắc Ninh ngày nay, do vua Lê Thánh Tông đặt ra vào năm Canh Tuất (1490). Hình ảnh sông Cầu trong thơ Cung Chi như sau:

Thi sĩ Cung Chi quê quán Tử Nê, họ đạo lâu đời vào bậc nhất của Kinh Bắc. Vào năm 1716, Đức Cha Deydie đã cử linh mục Messari (người Bồ Đào Nha) về coi xứ Tử Nê. Từ Tử Nê, hạt giống đức tin lan rộng đến nhiều thôn làng Kinh Bắc. Ngay từ thế kỷ XIX, xứ đạo Tử Nê gồm các họ đạo Ngọc Cục, Hương La, Bái Giang, Ngô Thôn, Phương Giáo, Quỳnh Bôi, Thủ Pháp, Tháp Dương. Năm 1883, Đức Cha Lễ người Tây Ban Nha tách xứ đạo Tử Nê khỏi địa phận Hải Phòng, thành lập địa phận Bắc Ninh. Lễ hội Dâng Hoa vào tháng Năm phát xuất từ Tử Nê.

III - Người (人):

Thi tập Thương Ngàn Thương chính là cõi người ta. Trăm năm trong cõi người ta. Khác với luận đề ‘‘tài mệnh tương đố’’ (才命相妒) của Nguyễn Du. Trong thi tập, thi nhân gặp gỡ tha nhân vốn là hình ảnh Thiên Chúa, được nói đến trong sách Sáng thế. Nam nữ cùng xương cùng thịt, có cùng hơi thở Thánh linh. Tiền đề này khiến mỗi người có tương quan mật thiết với tha nhân. Sách Sáng thế đưa ra hình ảnh con người có thân xác và linh hồn. Chúa Kitô, Ngôi Hai xuống thế làm người, mang lại cho loài người phẩm giá. Triết học nhân bản Kitô giáo được thể hiện qua các bài thơ Cung Chi viết về phận người. Ta hãy nghe lời ru con, phác họa con người trong một đất nước đọa đầy, loạn lạc:

Con ơi chín tháng nhọc nhằn

Mang con trong tiếng nhớ than mỗi ngày

Giang sơn u tối phủ đầy

Gông cùm nô lệ biết ngày nào rơi

Thương con vừa lúc chào đời

Nhìn đâu cũng thấy một trời lầm than

Dân ta đói rách nghèo nàn!

Dân ta đang chịu muôn ngàn đắng cay

Dân ta nheo nhóc tù đầy

Lệ sầu u uất rừng mây ngậm ngùi.

Những vần thơ Cung Chi cầu mong ‘‘dân ta ’’ thoát khỏi cảnh ‘‘đói rách, nghèo nàn’’, lầm than đọa đầy. ‘‘Dân ta’’ của Cung Chi là cha là mẹ, là anh chị em ruột thịt một nhà, nói rộng ra là bà con lối xóm, những người thân quen, những người chưa quen. Câu thơ chót nhân cách hóa rừng mây, nói thay cho cõi lòng tan nát của thi nhân.

Thơ Cung Chi còn vang vọng lời nhắn nhủ nhân hậu của Chúa Kitô Vua ‘‘Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm nom; Ta ngồi tù, các ngươi đã đến thăm’’. (Mt 25,34-36)

Những vần thơ ‘‘Thương Ngàn Thương’’ còn lưu luyến trong hội trường này, trong mỗi người chúng ta. Xin chép lại thành bài thơ đề tặng thi nhân:

Chục hạt kinh đầu kính Nữ Trinh

Ngàn thương đắm đuối thắm duyên lành

Vần thơ rụng lá rơi trang giấy

Nốt nhạc reo vui khúc nhạc tình

Giọt nắng tơ vàng vương chốn cũ

Mây trôi gió cuốn cuộc hành trình

Cùng nhau nguyện ngắm lòng thương xót

Chuỗi hạt mùa thương cuộc tử sinh

Paris, ngày 19/04/2015

Lê Đình Thông
 
50 năm Linh Mục của Đức Ông Mai Đức Vinh: Lấy bút mực làm chứng cho đức tin
Lê Đình Thông
13:15 20/04/2015
50 NĂM LINH MỤC CỦA ĐỨC ÔNG GIÁM ĐỐC: LẤY BÚT MỰC LÀM CHỨNG CHO ĐỨC TIN

Ngày 27/04/1965, thầy Giuse Mai Đức Vinh thụ phong linh mục tại Vĩnh Long, chọn khẩu hiệu ‘‘Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari cho đến tận cùng trái đất’’ (καὶ ἔσεσθέ μου μάρτυρες ἔν τε Ἱερουσαλὴμ καὶ ἐν πάσῃ τῇ Ἰουδαίᾳ καὶ Σαμαρίᾳ καὶ ἕως ἐσχάτου τῆς γῆς) (Cv 1,8). Khẩu hiệu linh mục thường nói lên ý hướng mục vụ mai này. Tân linh mục Wojtyła, sau này là thánh Gioan-Phaolô II, lấy khẩu hiệu ‘‘Totus Tuus’’, mượn từ tác phẩm Traité de la dévotion à la très Sainte Vierge Marie (Luận về việc sùng kính Đức Trinh Nữ Maria cực Thánh) của thánh Louis-Marie Grignon de Montfort: Totus tuus ego sum et omnia mea tua sunt, Accipio Te in mea omnia. Praebe mihi Cor tuum, Maria (Con trọn vẹn thuộc về Mẹ và tất cả những gì của con là của Mẹ. Con đón nhận Mẹ vào tất cả những gì thuộc về con. Xin Mẹ trao Trái Tim Mẹ cho con, lạy Đức Maria). Khi chọn khẩu hiệu này, thánh Gioan-Phaolô II bày tỏ lòng tôn sùng Thánh Mẫu. Ngài ước muốn kính viếng đền thánh La Vang, nơi Đức Bà được tôn vinh là Trinh Nữ chở che những người bị bách hại (Vierge des persécutés - 1773). Ngài đến hành hương tại Paris (Đức Mẹ hiện ra với thánh nữ Catherine Labouré - 1830), tại Lộ Đức (Đức Mẹ hiện ra với thánh Bernadette năm 1858), Fatima (Đức Mẹ hiện ra với Lucia, Jacinta, Francisco năm 1917), Đức Bà rơi lệ tại Akita (Nhật Bản) (1973 - 1984) v.v.

Khẩu hiệu linh mục của Đức Ông Mai Đức Vinh, trích từ sách Công vụ Tông đồ, mang các ý nghĩa sau đây:

Ÿ Về hình thức: Công vụ Tông đồ là công trình sử học trình thuật tiến trình phát triển của Hội thánh tiên khởi. Trong suốt 38 năm mục vụ (chiếm ba phần tư hành trình 50 năm linh mục), Đức Ông Mai Đức Vinh điều hành và phát triển Giáo Xứ Việt Nam tại Paris. Vì Công vụ Tông đồ còn là tác phẩm thần học và văn học, 50 năm linh mục của Đức Ông Giuse là nửa thế kỷ mài miệt làm chứng nhân trong lãnh vực văn hóa.

Khi chọn khẩu hiệu ‘‘Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari cho đến tận cùng trái đất’’, nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần, linh mục Mai Đức Vinh làm chứng cho Chúa Kitô đến tận cùng trái đất, tại thủ đô nước Pháp. Trước đây, Việt Nam được mệnh danh thuộc vùng Viễn Đông (Extrême-Orient). Thiết tưởng có thể dùng hình ảnh tận cùng trái đất để nói chiều ngược lại là nước Pháp.

Ÿ Về nội dung: Theo bản văn viết bằng cổ ngữ Hy lạp: καὶ ἔσεσθέ μου μάρτυρες ἔν τε Ἱερουσαλὴμ καὶ ἐν πάσῃ τῇ Ἰουδαίᾳ καὶ Σαμαρίᾳ καὶ ἕως ἐσχάτου τῆς γῆς có thuật ngữ μάρτυρες, do chữ μάρτυς, có nghĩa là chứng nhân hoặc tử đạo. Trong tác phẩm Apologeticum (50,13), thánh giáo phụ Tertulliano viết: ‘‘Semen est sanguis christianorum’’ (Máu đào Tử đạo là hạt giống trổ sinh Kitô hữu). Từ máu đào đến giọt mực, trong hành trình linh mục, Đức Ông Mai Đức Vinh lấy bút nghiên làm chứng cho đức tin.

Trong phần I, chúng ta tìm hiểu mục vụ văn hóa của Đức Ông Mai Đức Vinh đã chịu những ảnh hưởng nào ? Phần II lược bàn về các công trình văn hóa của ngài.

Phần I: Các yếu tố ảnh hưởng đến mục vụ văn hóa của Đức Ông Mai Đức Vinh:

Hippolyte Taine đưa ra ba yếu tố để giải thích một sự kiện văn học: môi trường (milieu), dòng dõi (race) và thời gian (moment). Ba yếu tố này là mệnh đề đảo ngược của tam tài (三才) trong văn học nước nhà: thiên, địa, nhân (天地人). Bài này bắt đầu bằng yếu tố địa lý.

1) Các yếu tố Thiên Địa Nhân:

1.1. Yếu tố địa lý: Đức Ông Mai Đức Vinh sinh tại giáo xứ Thượng Chiểu, hạt Ba Làng, giáo phận Thanh Hóa, nay thuộc xã Hải Lĩnh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.

Giáo xứ Thượng Chiểu thuộc hạt Ba Làng. Ba Làng gồm các làng Sung Mãn, Ngoại Hải và Như Xuân, hình cong như chiếc võng, rộng 600 mét dài 2000 mét, bắc giáp núi Thủi, đông giáp Biển Đông, tây giáp sông Bạng, nam giáp Du Xuyên (Núi Do). Linh mục Nguyễn Dương Hiến có câu thơ như sau:

Ba Làng như võng đòn cong

Hai anh Do, Thủi đang còng lưng khiêng.

(Hai anh Do, Thủi là hai ngọn núi Do và Thủi)

Theo thiển ý, tên núi Thủi, núi Do, sông Bạng xuất phát từ dân gian. Còn địa danh các làng tân lập Sung Mãn, Ngoại Hải, Như Xuân là do ảnh hưởng của các nho sĩ Công Giáo.

Ngày 08/01/1955, đồng bào Ba Làng tranh đấu với bộ đội Việt Minh, đòi di cư vào Nam. Tầu Ba Lan Skilinki chở dân Ba Làng cặp bến Saigon vào đầu tháng 2/1955 và trung tuần tháng 04/1955. Ngày 20/07/1955, hơn một ngàn người di cư Ba Làng đáp xe lửa từ Phan Thiết ra Thanh Hải (Nha Trang) định cư.

Địa danh Ba Làng gắn liền với lịch sử Giáo Hội nước nhà. Hải thuyền của cha Đắc Lộ (1591-1660) gặp phong ba bão tố ngoài biển Đông. Ngày 19/04/1627 (lễ kính thánh Giuse), chiếc tầu trôi dạt vào Cửa Bạng, gần Ba Làng. Cha Đắc Lộ liền chọn thánh Giuse làm quan thầy của Giáo Hội Việt Nam. Sau này, tiểu chủng viện thánh Giuse được thành lập tại Ba Làng để ghi nhớ sự việc này.

Thanh Hóa có bốn thánh tử đạo: linh mục Gioan Đoàn Viết Hoạt (1765-1798), linh mục Phaolô Nguyễn Ngân (1771-1840), linh mục Lê Bảo Tịnh (1793-1857) và bà Anê Lê Thị Thành (1781-1841), vị thánh nữ duy nhất người Việt. Thanh Hóa còn rất nhiều anh hùng tử đạo vô danh. Cha thánh Lê Bảo Tịnh biên soạn Phúc âm dẫn giải, Giáo lý đại cương và Lục vấn lương tâm, mở đầu truyền thống mục vụ văn hóa xứ Thanh.

Trong số các thánh tử đạo, linh mục Giacôbê Đỗ Mai Năm (1781-1838) có tên là Mai Ngũ. Dòng tộc Mai trong số các họ lương dân ở Thanh Hóa. Họ ‘‘Mai Đức’’, tên của Đức Ông Mai Đức Vinh, gốc làng Ngũ Kiên, xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Có khoảng 20 chi họ Mai (Mai Thế, Mai Ngọc, Mai Trọng, Mai Văn v.v.) đều gốc người Thanh Hóa.

1.2. Dòng dõi:

Tên của Đức Ông Mai Đức Vinh (枚德榮) có nghĩa là bông hồng (chuỗi Mai Côi) sùng kính Đức Mẹ là Nhân Đức làm Vinh danh Thiên Chúa. Vì Mai (玫) có nghĩa là hoa hồng. Mai côi (玫 瑰): hồng ngọc, màu đỏ như hoa hồng. Chữ Mai (玟) có hai cách phát âm: mai hoặc mân. Nếu nói môi côi là không đúng.

Các yếu tố trên đây ảnh hưởng rất nhiều đến lòng sùng kính Đức Mẹ và lòng tôn kính các tiền nhân tử đạo nước Việt, đươc thể hiện qua nhiều công trình văn hóa của Đức Ông Mai Đức Vinh.

Ngoài ra, còn phải kể đến ca trù, hát xoan trong văn học Thanh Hóa. Yếu tố này ảnh hưởng đến cột thơ bìa báo Giáo Xứ, ký tên Du Sinh vốn là bút hiệu của Đức Ông Mai Đức Vinh. Linh mục Bửu Dưỡng phiên âm Giuse là Du Sinh. Người Tầu chuyển ngữ Yuēsèfū (约瑟夫). Đức Ông Mai Đức Vinh chọn bút hiệu là Du Sinh vừa có nghĩa là Giuse, lại vừa nói lên cuộc sống ‘‘du sinh’’ (游 生) như nước cuốn mây trôi, đến tận cùng trái đất.

1.3. Thời gian:

Năm 1939, giáo phận Vĩnh Long mua thửa đất sau này xây cất đại chủng viện Vĩnh Long (75 đường Nguyễn Huệ, Vĩnh Long). Ngày 01/08/1964, cơ sở này tiếp nhận các thầy đại chủng sinh, trong số có thầy Mai Đức Vinh. Các thầy đến từ các giáo phận Saigon, Cần Thơ, Mỹ Tho. Đại chủng viện Vĩnh Long do các Cha Xuân Bích phụ trách giảng dạy.

Chú Vinh (tận cùng bên trái) trong thời gian học tại tiểu chủng viện Thánh Giuse Thanh Hóa

Ngày 27/04/1965, Đức Cha Antôn Nguyễn Văn Thiện, Giám mục Vĩnh Long, truyền chức linh mục cho 10 thầy, trong số có thầy Giuse Mai Đức Vinh. Thiết tưởng cũng nên nhắc lại vào năm 1969, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI quy định thánh lễ được cử hành bằng ngôn ngữ địa phương (langue vernaculaire). Vì vậy, trước năm 1969, lễ truyền chức linh mục tại Vĩnh Long được cử hành bằng tiếng la tinh: ‘‘Comple in sacerdote tuo ministerii tui summam, et omamentis totius glorificationis instructum, coelestis unguenti rore sanctifica’’ (Xin Thiên Chúa hoàn thành nơi vị linh mục này sự viên mãn mục vụ, xin vẹn toàn các phép bí tích làm vinh danh Đấng Tối cao, xin thánh hóa ngài bằng sương sa dầu thánh). Từ đó, tân linh mục Mai Đức Vinh trở thành Kitô khác (sacerdos alter Christus).

Cuộc đời mục vụ của cha Giuse trải qua năm triều đại giáo hoàng, từ chân phước Phaolô VI (1963-1978), Gioan-Phaolô I (26/08/1978 - 28/09/1978), thánh Gioan-Phaolô II (1978-2005) đến Bênêdictô XVI (2005-2013) và Phanxicô (từ 2013). Ngài chịu nhiều ảnh hưởng của Hội Linh mục Xuân Bích và thánh Gioan-Phaolô II.

2) Ảnh hưởng giáo quyền và linh đạo Xuân Bích đến mục vụ văn hóa của Đức Ông Mai Đức Vinh:

Công trình văn hóa của Đức Ông Mai Đức Vinh mang dấu ấn giáo quyền (magistère de l’Eglise) và linh đạo Xuân Bích (spiritualité de la Compagnie de Saint-Sulpice).

2.1. Hội Linh mục Xuân Bích: Xuân Bích phiên âm từ Saint-Sulpice, mượn ý từ cổ thi: Xuân thảo Bích sắc (春艸碧色): cỏ xuân màu xanh biếc, nói lên tôn chỉ của Hội Linh mục Xuân Bích chuyên lo về giáo dục, đào tạo thanh thiếu niên lứa tuổi xuân xanh. Hội gồm ba tỉnh hội: Pháp (gồm Việt Nam), Canada (gồm Nhật Bản) và Hoa Kỳ.

Phương pháp giáo dục và phúc âm hóa của Hội Xuân Bích ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động mục vụ của Đức Ông Mai Đức Vinh. Phương pháp này được giảng dạy tại đại chủng viện Vĩnh Long vào những năm 60 nhằm đào tạo các linh mục có tinh thần cộng đoàn, cùng nhau làm việc để phục vụ Hội thánh và dân Chúa. Ngay từ lúc ngài còn là chủng sinh, thầy Mai Đức Vinh luôn cộng tác với các linh mục và giáo dân trong việc biên soạn sách vở. Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến hoạt động của Đức Ông Mai Đức Vinh là chủ trương hội nhập văn hóa của thánh giáo hoàng Gioan-Phaolô II.

2.2. Ảnh hưởng của giáo quyền: Tháng 10/1979, thánh giáo hoàng Gioan-Phaolô II sử dụng lần đầu danh từ ‘‘hội nhập văn hóa’’ (inculturation) (Catechesi tradendae, n°53, octobre 1979). Từ đó, khái niệm mới mẻ này được sử dụng rộng rãi trong việc phúc âm hóa và nhiều hoạt động liên tôn khác.

Hội thánh tiên khởi vào đầu công nguyên chuyển từ Do thái sang Hy lạp đã đặt vấn đề hội nhập văn hóa. Ngày nay, vấn đề này mang tính thời sự, với sự giao tiếp của nhiều nền văn hóa khác nhau. Trong hiến chế Vui mừng và Hy vọng (Gaudium et spes), công đồng Vaticanô II đã đề cập đến tương quan giữa đức tin và văn hóa. Trong thông điệp Redemptoris Missio, thánh giáo hoàng Gioan-Phaolô II định nghĩa hội nhập văn hóa là sự biến đổi sâu xa các giá trị văn hóa, qua việc hội nhập của các nền văn hóa khác nhau vào kitô giáo. Hội nhập văn hóa gồm việc đối thoại với các nền văn hóa tiếp nhận Phúc âm, đòi hỏi một tiến trình tiếp nối lâu dài. Mục vụ văn hóa của Đức Ông Mai Đức Vinh được tiến hành trong tinh thần hội nhập văn hóa của thánh giáo hoàng Gioan-Phaolô II. Trong lời mở cuốn Văn hóa và Đức tin biên soạn ngày 19/03/2004 nhằm lễ Thánh Giuse, quan thầy Giáo Hội, Đức Ông Mai Đức Vinh đã viết như sau:

- Chúng tôi muốn nói lên rằng nước Việt Nam quê hương của chúng ta có nền văn hóa thật thâm niên và phong phú. Mà một nét đậm đáng coi như linh hồn của nền văn hóa đó là tâm thức tôn giáo của dân tộc Việt Nam. kể từ khi có nền văn hóa cho đến ngày nay, tâm thức tôn giáo cao độ nhất, truyền thống nhất của dân tộc chúng ta vẫn là tin vào Trời, thờ Trời, và từ đó, tôn kính tổ tyiên, là đức hiếu thảo.

- Chúng tôi nhận định rằng mọi tôn giáo ngoại sinh du nhập vào Việt Nam theo dòng lịch sử, như Khổng giáo, Lão giáo, Phật giáo, Công Giáo, Hồi giáo, Tin lành… đều phải hội nhập vào nền văn hóa bản địa, phải hòa đồng và thăng tiến niềm tin truyền thống mới mong tồn tại giữa lòng dân tộc, mới đóng góp tích cực cho nền văn hóa Việt Nam và mới có thể phát triển lâu bền.

- Chúng tôi nói rõ rằng đạo Công Giáo hay đức tin Công Giáo, ngay từ đầu, không những đã hội nhập tích cực mà còn thăng tiến nền văn hóa Việt Nam từ những điểm cơ bản nhất: niềm tin vào Trời, đức hiếu thảo, lòng tôn kính tổ tiên, ngôn ngữ, chữ viết và văn thơ, kiến trúc…

Các giáo huấn của Hội Linh mục Xuân Bích và giáo quyền tác động đến các công trình văn hóa của Đức Ông Mai Đức Vinh ra sao, như phần II sau đây.

Phần II: Các công trình mục vụ văn hóa của Đức Ông Mai Đức Vinh:

Có thể chia các công trình mục vụ văn hóa của Đức Ông Mai Đức Vinh làm hai giai đoạn: giai đoạn còn là đại chủng sinh, ngài cùng ba thầy khác thành lập Tủ sách Hương Việt và giai đoạn mục vụ tại Giáo xứ Paris, bắt đầu bằng tờ Hiện Diện.

Công trình văn hóa của ngài được chứng minh vừa bằng lượng sách, vừa bằng nội dung các biên soạn của tác giả:

- Về số lượng: Ba bộ sách lớn theo thứ tự thời gian, tổng cộng 7725 trang:

Ÿ Hạnh Các Thánh (Saigon, 1959): 12 cuốn, 1920 trang;

Ÿ Bộ Giáo Luật (Carthage - Hoa Kỳ, 1987), 640 trang, dịch từ bản gốc la tinh Jus canonicum (Promulgatus Datum Romae, die xxv Ianuarii, anno MCMLXXXIII: Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II ban hành ngày 25/01/1983), dịch giả: Đức Ông Mai Đức Vinh, Đức Ông Nguyễn Văn Phương, Linh Mục Phan Tấn Thành, Linh Mục Vũ Văn Thiện;

Ÿ Tân Lịch Sử Giáo Hội (Giáo Xứ Paris, 2002), 5165 trang, gồm7 cuốn, dịch từ bộ Nouvelle Histoire de l’Église (Paris, Ed. du Seuil, 1963), Đức Ông Mai Đức Vinh chủ biên.

Ngoài ra, còn phải kể đến 5 cuốn sách do Tủ sách Hương Việt xuất bản tại Saigon trước năm 1975 và 42 cuốn sách do ban Tu thư Giáo Xứ Paris xuất bản từ 1998 đến 2015, tổng số trang ước lượng 15 000 trang, chưa kể nhiều biên soạn khác trong báo Giáo Xứ, Bản Tin Cursillo, Liên Tu Sĩ, Bộ Suy niệm Tin Mừng (năm A và năm B) v.v.

- Về nội dung biên soạn: Đức Ông biên soạn nhiều thể loại khác nhau, từ Giáo luật, Thần học đến Triết học, Tu đức v.v.

Trước hết là mục vụ văn hóa ‘‘Hương Việt’’:

1) Mục vụ văn hóa ‘‘Hương Việt’’:

Có thể mệnh danh giai đoạn I mục vụ văn hóa của Đức Ông Mai Đức Vinh là Hương Việt, lấy tên từ nhóm tu thư sơ khởi gồm bốn thầy đại chủng sinh: Mai Đức Vinh, Đỗ Hữu Phổ, Nguyễn Văn Chiểu và Nguyễn Trọng Tri. Sau này cả bốn đều là linh mục. Cha Chiểu và cha Phổ đều đã qua đời. Còn lại Đức Ông Vinh ở Paris, cha Tri nghỉ hưu ở Long Xuyên.

Ngay từ năm 1958, khi về học Triết học ở Đại Chủng Viện Xuân Bích ở Thị Nghè (Saigon), bốn thầy đã thành lập nhóm Hương Việt.

Các sách của nhóm Hương Việt nhắm vào hai đối tượng:

- các thầy đại chủng sinh: chương trình giảng dạy ở đại chủng viện và chương trình cử nhân thần học đại học Công Giáo có môn Giáo luật, Lịch sử Giáo Hội, Kinh thánh, Phụng vụ v.v.

- các độc giả đạo đời muốn tìm hiểu linh đạo Công Giáo.

Tủ sách Hương Việt in tại Phước Sơn Ấn quán - Chợ Lớn; nhà sách Đa Minh (20 đường Bùi Chu - Saigon) phát hành. Ngoài việc chủ biên, biên soạn sách vở, thầy Mai Đức Vinh còn phụ trách liên lạc với nhà in để sửa bản vỗ (morasse) trước khi lên khuôn. Nhà in của nhóm Hương Việt trước đây và nhà in của Giáo Xứ hiện nay đều mang tên Phước Sơn (Xitô).

Trong quá trình mục vụ văn hóa của Đức Ông Mai Đức Vinh, đáng kể nhất là ba bộ sách có tầm mức quy mô, đòi hỏi rất nhiều công phu: Hạnh Các Thánh, Bộ Giáo Luật và Bộ Tân Lịch sử Giáo Hội.

Ÿ Hạnh Các Thánh:

Năm 1959, nhóm Hương Việt biên soạn ‘‘Hạnh Các Thánh’’ gồm 12 cuốn, mỗi tháng phát hành một cuốn. Đây là việc làm khai sơn phá thạch. Trước ‘‘Hạnh Các Thánh’’ của nhóm Hương Việt, nhà in Nazareth (La Maison de Nazareth) của các Cha Thừa sai Paris tại Hồng Kông đã in sách các thánh bằng tiếng Việt nhưng chỉ phổ biến hạn chế. Cơ sở Nazareth hoạt động từ năm 1884 đến 1934, in 154 sách tiếng Việt, chiếm tổng số 9% sách in.



Lời tựa Hạnh Các Thánh trích dẫn ý tưởng trong sách Minh Tâm Bửu Giám (明心寶鑒):

Minh kính khả dĩ sát hình

Vãng cổ khả dĩ tri kim

明鏡可以察形

鑒古可以知今

(Gương trong soi bóng soi hình

Việc xưa dùng để biết rành việc nay).

Việc trích dẫn cổ thi bắc nhịp cầu đông tây, dẫn đưa độc giả vào 1920 trang Hạnh Các Thánh. Thay vì viết là lịch sử các thánh (histoire des saints), tựa đề tập sách tóm lại một chữ ‘‘Hạnh’’ (行), mang các ý nghĩa như sau:

- ‘‘Hạnh’’, còn là ‘‘Hành’’, có nghĩa là bước chân đi, nóí lên cuộc hành trình theo Chúa của các thánh;

- Hạnh là nết na, thi hành chữ ‘‘đức’’(德) được gọi là ‘‘hạnh’’ (行).

Chữ ‘‘Hạnh’’ diễn nghĩa giáo huấn của thánh Phaolô, được chép lại trong lời nói đầu cuốn sách: ‘‘Anh em hãy bắt chước tôi cũng như tôi đã bắt chước Chúa Kitô’’ ( I Cor 11,1). Lời nói đầu Hạnh Các Thánh diễn giải ý nghĩa chữ ‘‘Hạnh’’: ‘‘…còn tấm gương nào phản chiếu trung thành hình ảnh của Chúa Kitô cho bằng đời sống các thánh ? Các thánh là những người đã thực hiện các nhân đức của Chúa Kitô ở một mực độ cao nhất, nhờ Ngài mà Chúa đến với các linh hồn; và qua đời sống các ngài, các linh hồn dễ nhận ra hình ảnh Chúa’’

Hạnh Các Thánh nhắc lại kinh cầu các thánh (Litaniæ Sanctorum) trong lễ truyền chức tại nhà thờ chính tòa Vĩnh Long vào năm 1965: Sancta Maria, ora pro nobis…

Năm 1959, thầy Mai Đức Vinh còn là một đại chủng sinh 24 tuổi. Tuy nhiên, tủ sách Hương Việt đã ấn hành được năm tác phẩm:

- Mầu nhiệm Bác ái: tóm tắt Phúc âm về Bác ái chân chính.

- Khơi nguồn Thánh lễ: Thánh lễ là mặt trời chiếu soi cho ngày sống của người Kitô hữu, là nguồn tuôn ơn cứu độ và sức mạnh để ta hoạt động.

- Tâm sự với Chúa: giới thiệu bút ký của chân phước Charles de Foucault, đấng sáng lập dòng Tiểu đệ và Tiểu muội. Chân phước có tâm hồn khiêm cung, nồng nàn, khuyến khích ta cùng nhau sống vị tha, bác ái.

- Máu Lạc Hồng ghi lại hạnh các thánh tử đạo Việt Nam.

- Thanh niên với tôn giáo dịch cuốn Le Christ et la jeunesse của Đức Cha Tihamer Toth.

Năm 1964, thầy Mai Đức Vinh và cha Nguyễn Hữu Văn (Hưng Hóa) dịch cuốn Thủ bản Tự thuật (Manuscrits autobiographes), ghi lại cả cuộc đời do chính Têrêsa đã viết lại đời sống của mình từ lúc còn thơ ấu, theo lời yêu cầu của chị bà là Pauline, sau đi tu mang tên là Mẹ Agnès de Jésus, cũng là người mà Têrêsa chọn làm ‘‘mẹ nhỏ’’ (petite mère) sau khi bà Martin qua đời.

Năm 1964, trước khi đi Roma, thầy Vinh còn dịch chung với bốn thầy khác cuốn ‘‘Sứ điệp của Têrêsa thành Lisieux’’ (Le message de Thérèse de Lisieux) của cha Marie-Michel Philipon, dòng Đa Minh.

Ÿ Bộ Giáo Luật:

Năm 1984, Đức Ông Mai Đức Vinh cùng với Đức Ông Nguyễn Văn Phương, cha Phan Tấn Thành (dòng Đa Minh, giáo sư Giáo luật tại Đại học Angelicum - Roma), cha Vũ Văn Thiện, dịch bộ Giáo luật mới (Code de droit canonique) do thánh giáo hoàng Gioan-Phaolô II ban hành năm 1983. Công trình dịch thuật kéo dài từ 1983 đến 1985, căn cứ vào bản gốc tiếng la tinh, đối chiếu với các bản dịch tiếng Pháp và tiếng Anh. Các dịch giả sử dung nhiều danh từ dân luật như chế tài (sanctio), tố tụng (procedure), bất khả ly (indissolubilitas) v.v. Chúng ta đều biết bộ dân luật Pháp do hoàng đế Nã Phá Luân điển chế năm 1804, chủ yếu dựa vào bộ Giáo luật và luật La Mã.

Đức Ông Mai Đức Vinh dịch các quyển III và IV:

- Quyển III quy định sứ mạng chính yếu của Giáo Hội là rao giảng Tin Mừng dưới hình thức truyền giáo, huấn giáo, giáo dục, sách báo, v.v.

- Quyển IV: quy định các Bí tích, nhờ đó Giáo Hội thông truyền ơn cứu rỗi cho nhân loại.

Trong lời nói đầu, các dịch giả đã giải thích sự khác biệt giữa bộ Giáo Luật 1983 và bộ Giáo Luật 1917 như sau:

‘‘Chúng ta không nên nhìn bộ Giáo Luật 1983 chỉ như là một ấn bản mới của bộ Giáo Luật 1917, nhằm loại bỏ những gì đã lỗi thời, hoặc nhằm sửa đổi giọng văn cho gọn gàng hơn. Giữa hai bộ luật, có sự tiến triển thần học về các bí tích, các chức vụ Giáo Hoàng, Giám Mục, Linh Mục, v.v.’’

Vì là Bản dịch đầu tiên Bộ Giáo Luật mới 1983, lại được dòng Đồng Công ở Missouri Hoa Kỳ in, cuốn Giáo Luật này được sử dụng khá rộng rãi ở Việt Nam và khắp năm châu, đặc biệt trong các Đại Chủng Viện.

Hiện nay ở Việt Nam có hai bản dịch chính thức của Hội Đồng Giám Mục, một bản dịch do Đức Cha Lê Phong Thuận và nhóm 11 linh mục dịch, xuất bản năm 1996, về sau Đức Cha Phêrô Nguyễn Soạn ra một bản dịch khác, ấn hành sau năm 2000.

Bộ sách thứ ba Tân Lịch Sử Giáo Hội sẽ được đề cập trong phần Mục vụ văn hóa ‘‘Hiện Diện’’.

2) Mục vụ văn hóa ‘‘Hiện Diện’’ (tại Giáo Xứ Paris sau năm 1984):

Nguyệt san ‘‘Hiện Diện’’, Xuân Kỷ Mùi (1979),

tính đến năm Ất Mùi (2015) vừa tròn ba con giáp.

Tại Paris, linh mục Mai Đức Vinh chú trọng đến mục vụ văn hóa khi ngài viết thường xuyên cho tờ báo Hiện Diện. Năm 1984, ngài là chủ nhiệm nguyệt san Giáo Xứ. Trong thời gian này, ngài là chủ biên việc dịch Bộ Tân Lịch Sử Giáo Hội. Bộ Tân Lịch Sử Giáo Hội có hai ưu điểm:

- Ưu điểm về nguyên bản tiếng Pháp: Lịch sử Giáo Hội là môn học chính được giảng dạy trong các đại chủng viện và đại học Công Giáo. Vì vậy có nhiều sách giáo khoa về giáo sử, trong số có:

Ÿ Jean Comby, Histoire de l’Église des origines au XXIème siècle, Paris, Ed du Cerf

Ÿ Pierre Pierrard, Histoire de l’ Ếglise catholique, Paris, Desclée

Ÿ Paul Christophe, 2000 ans d’histoire de l’Église, Paris, Mame

Trong số các sách giáo khoa, Nouvelle Histoire de l’Eglise của Jean Daniélou được sử dụng nhiều nhất. Ngài là linh mục dòng Tên và là nhà thần học lỗi lạc, biên soạn 41 cuốn sách, trong số có Nouvelle Histoire de l’Eglise (tập I). Năm 1963 là Hồng Y, thành viên hàn lâm viện. Trong Revue belge de philologie et d’histoire, Ernest Stein đã khen ngợi tập I như sau: ‘‘Trong 5 thế kỷ đầu, không có cuốn lịch sự Giáo Hội nào có thể sánh bằng’’.

- Ưu điểm về bản dịch tiếng Việt: Đức Ông Mai Đức Vinh đã thành công trong việc quy tụ 20 chuyên viên thuộc nhiều lãnh vực, trong số có ba vị đã qua đời:

Giáo dục: SH Trần Văn Nghiêm

Văn hóa: GS Nguyễn Khắc Xuyên

Luật học: LS Nguyễn Thị Hảo

Trong Lời Mở, Đức Ông Mai Đức Vinh đã trình bầy mục đích dịch thuật như sau: ‘‘Trước tiên là muốn đóng góp một phần nhỏ mọn vào việc cung ứng tài liệu cơ bản cho việc học hỏi và nghiên cứu trong kho tàng văn hóa của Giáo Hội và Quê Hương, đặc biệt và thực tế cho các chủng viện tại quê nhà. Thứ đến, chúng tôi muốn chọn phần lịch sử Giáo Hội, bởi vì cho tới nay tại Việt Nam chưa có một bộ Lịch sử Giáo Hội Hoàn vũ nào đầy đủ. Thứ ba, chúng tôi nhận thầy đây là bộ lịch sử mới mẻ, đầy đủ, bên soạn công phu, đúng đắn và kỹ thuật khoa học nhất hiện nay trong bộ môn sử học về Giáo Hội. Thứ bốn, chúng tôi muốn thể hiện một hình thức làm việc chung giữa linh mục, tu sĩ và giáo dân trong phạm vi văn hóa và mục vụ, là hình thức làm việc đã có tại nhiều nước Âu Mỹ.’’

Ÿ Ban Tu Thư Giáo Xứ: Việc thành lập nhóm chuyên gia dịch thuật Bộ Tân Lịch Sử Giáo Hội là thử nghiệm thành công của việc hợp tác giữa tu sĩ và giáo dân trong lãnh vữc văn hóa. Năm 1984, Đức Ông Mai Đức Vinh chính thức thành lập ban Tu thư của Giáo Xứ, chủ trương làm việc chung giữa linh mục, tu sĩ và giáo dân. Sau đây là các ghi nhận của giáo sư Trần Văn Cảnh về ban Tu Thư Giáo Xứ: ‘‘Xuất phát từ Ban Báo Chí, và được tăng cường bởi ban Mục vụ Hôn nhân, ban Tu thư manh nha vào năm 1997 với việc làm văn hóa tập thể qua việc biên soạn và xuất bản cuốn « Kỷ yếu 50 năm thành lập Giáo Xứ Việt Nam tại Paris » đã dần dà mạnh bạo hơn trong việc sáng tác và dịch thuật. Trong 18 năm, từ 1997 đến 2015, 41 cuốn sách, hoặc kỷ yếu đã được biên soạn, dịch thuật và xuất bản.’’

Đức Ông đưa ra ý kiến dẫn khởi (idée initiale) trong giai đoạn thai nghén tác phẩm. Chính ngài soạn thảo bố cục, mời người cộng tác, đôn đốc mọi việc cho đến khi in sách. Chúng tôi xin đơn cử một ví dụ qua điện thư ngày 12/02/2015 của Đức Ông Mai Đức Vinh gửi một tuần trước Tết Ất Mùi:

‘‘Xin chúc Tết và mừng tuổi Ất Mùi quý vị và gia quyến quý vị nhiều sức khoẻ và hồng ân. Sau đây xin gửi đến Quý Vị chương trình khóa giảng dạy trong tháng ba tới. Sau nữa, xin gợi một phương án văn hóa - thánh kinh, xin quý vị suy nghĩ; chúng ta sẽ có một ngày ngồi lại để trao đổi và xem có thể làm gi đưọc không. Phương án án đó là: ‘‘Trình bày Thánh kinh theo văn hóa Việt Nam’’ qua một số đề tài:

Ÿ Về gia đình: tình cha con, tình nghĩa vợ chồng, tình anh em, tình bạn bè, tình quê hương, tình thày trò, tình nghĩa với người đã khuất…

Ÿ Tám mối phúc thật: nghèo, hiền lành, hiếu hòa, bị nguyền rủa, bị bách hai…

Ÿ Các nhân đức: công bằng, bác ái, nhẫn nại…

Mỗi năm, ban Tu thư đều in thêm sách mới. Ngoài ra, Đức Ông Mai Đức Vinh còn biên soạn nhiều công trình văn hóa khác trong khuôn khổ Hội Liên Tu sĩ hoặc Phong trào Học hội Cursillo:

Ÿ Năm 2006, Đức Ông chủ biên cuốn ‘‘Tặng Cho Nhau’’ nhân kỷ niệm 60 năm thành lập (1946-2006) trong đó, ngài viết các bài chuyên khảo ký tên Du Sinh:

- Chữ Từ (慈) của Lão Tử;

- Biểu trưng của nước;

- Mềm hơn nước, mạnh hơn nước.;

- Hướng về Đại Hội 03 " 06/08/2006 (thơ)

và ba bài ký tên Mai Đức Vinh:

- Thoáng nhìn về Liên Tu Sĩ;

- Đời tu trong văn chương bình dân;

- Người nữ với ơn gọi tận hiến.

Đức Ông Mai Đức Vinh đã ngỏ lời (trong Lời Ngỏ) như sau: ‘‘Mừng Sáu Mươi Nam hiện hữu của Liên Tu Sĩ Việt Nam tại Pháp là chúng ta đóng mốc cho dòng thời gian của hội Liên Tu Sĩ. Trong dòng thời gian, Liên Tu Sĩ Việt Nam tại Pháp đã đi vào lịch sử, đã có thời gian sinh ra và có thời gian hường về Trời Mới, Đất Mới. Nói một cách khác, mừng Sáu Mươi Năm hiệu hữu của Liên Tu Sĩ Việt Nam tại Pháp là chúng ta nghĩ đến các bậc tiền bối đã tạo nên lễ Đầu Mùa và chuẩn bị cho hậu duệ trong ngày lễ Cuối Mùa.’’

Ÿ Là linh hướng Phong trào Học hội Ki tô giáo (Cursillo), Đức Ông viết nhiều bài huấn giáo nhiều kỳ đăng trong Bản Tin Cursillo:

- Chủ trương thế tục ở Pháp (2008-2010);

- Cái nhìn mới vè tôn giáo (2012-2013);

- Nhóm Tam điểm (Franc-maçonnerie) (2014);

- Linh đạo Cursillo (2015).

Mục vụ văn hóa của Đức Ông có mục đích quy tụ một số các nhà văn hóa, mở đường cho nền thần học Việt Nam, hay nói khác đi là thần học hóa văn hóa Việt Nam.

Theo tiếng Hébreu cổ, yôbel (יוֹבֵל) là tiếng tù và làm bằng sừng dê, nói về lễ kim khánh 50 năm, trùng hợp vào năm Ất Mùi. Trong lễ thụ phong linh mục tại Vĩnh Long, linh mục Giuse Mai Đức Vinh ‘‘xin Thiên Chúa hoàn tất việc tốt lành Người đã khởi sự’’. Thiên Chúa đã khởi sự công cuộc mục vụ văn hóa từ lúc Đức Ông còn là đại chủng sinh ở trong nước, sau này là linh mục rồi đức ông tại hải ngoại. Từ đó, ngài không ngừng biên soạn sách vở, mời gọi các tu sĩ và giáo dân cùng làm việc với ngài. Trong 50 năm qua, mục vụ văn hóa của Đức Ông không vì các khó khăn nhất thời mà bị gián đoạn. Nhân lễ vàng 50 năm linh mục của Đức Ông Giám Đốc, con mạo muội kính dâng ngài bài thơ sau đây, nói thay cho bao điều thiếu sót trong bài viết này:

Lửa thử vàng (ignis aurum probat)

ngọn lửa năm mươi phúc thánh ân

vàng y thử thách chẳng phai tàn

đời tu chứng tá cho lời Chúa

bút mực văn chương chẳng ngại ngần

mục vụ tu thư nhiều sách quý

đông tây hội nhập mực đầy tràn

kim khánh thụ phong ơn trọng đại

bút nghiên son sắt nét tinh anh.

Đan viện Xitô Orsonnens, mùa chay 2015

Lê Đình Thông
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Kẹt Đường Lung Tung
Tấn Đạt
21:24 20/04/2015
KẸT ĐƯỜNG LUNG TUNG
Ảnh của Tấn Đạt
Kẹt đường, kẹt sá, kẹt xe
Tưởng rằng đã mệt, ai dè chưa yên:
Về nhà, kẹt với chính mình.!
(Trầm Tĩnh Nguyện)