Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 21/04: Cộng tác với Chúa và tấm lòng quản đại – Nữ Tu Têrêsa Phùng Thị Yến
Giáo Hội Năm Châu
03:12 20/04/2023
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan
Khi ấy, Đức Giê-su sang bên kia Biển Hồ Ga-li-lê, cũng gọi là Biển Hồ Ti-bê-ri-a. Có đông đảo dân chúng đi theo Người, bởi họ từng được chứng kiến những dấu lạ Người đã làm cho những kẻ đau ốm. Đức Giê-su lên núi và ngồi đó với các môn đệ. Lúc ấy, sắp đến lễ Vượt Qua là đại lễ của người Do-thái.
Ngước mắt lên, Đức Giê-su nhìn thấy đông đảo dân chúng đến với mình. Người hỏi ông Phi-líp-phê: “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?” Người nói thế là để thử ông, chứ Người đã biết mình sắp làm gì rồi. Ông Phi-líp-phê đáp: “Thưa, có mua đến hai trăm quan tiền bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút.” Một trong các môn đệ, là ông An-rê, anh ông Si-môn Phê-rô, thưa với Người: “Ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng với ngần ấy người thì thấm vào đâu!” Đức Giê-su nói: “Anh em cứ bảo người ta ngồi xuống đi.” Chỗ ấy có nhiều cỏ. Người ta ngồi xuống, nguyên số đàn ông đã tới khoảng năm ngàn. Vậy, Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát cho những người ngồi đó. Cá nhỏ, Người cũng phân phát như vậy, ai muốn ăn bao nhiêu tuỳ ý. Khi họ đã no nê rồi, Người bảo các môn đệ: “Anh em thu lại những miếng thừa kẻo phí đi.” Họ liền đi thu những miếng thừa của năm chiếc bánh lúa mạch người ta ăn còn lại, và chất đầy được mười hai thúng. Dân chúng thấy dấu lạ Đức Giê-su làm thì nói: “Hẳn ông này là vị ngôn sứ, Đấng phải đến thế gian!” Nhưng Đức Giê-su biết họ sắp đến bắt mình đem đi mà tôn làm vua, nên Người lại lánh mặt, đi lên núi một mình.
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:29 20/04/2023
42. Đức Mẹ Ma-ri-a là thánh sủng của chúng ta, Mẹ quen quảng đại ban phát ân huệ cho những người kính yêu Mẹ.
(Thánh Andrew of Crete)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:31 20/04/2023
29. LÒNG THAM CỦA KIỀU BANG
Nhà của Kiều Bang rất tráng lệ, trong vườn trồng đầy cây ăn trái sum suê. Kiều Bang là một người rất tham lam, hắn ta hy vọng vườn cây của mình lớn rộng thêm nữa, nhưng lại không muốn bỏ tiền ra mua đất, vườn cây của hắn ta giáp ranh với vườn hàng xóm, do đó hắn ta sinh lòng dã tâm muốn chiếm đoạt đất vườn của người hàng xóm. Một buổi tối nọ, hắn ta lén lút đem tảng đá làm mốc giữa hai nhà dời qua phía nhà hàng xóm một chút ít.
Qua mấy ngày sau, Kiều Bang vác theo cái thang để hái anh đào trên cây, khi ông ta treo lên chỗ cao nhất, vì đứng không vững, đột nhiên bị mất trọng tâm, nên từ trên cao ngã xuống, mà lại trúng ngay tảng đá làm mốc, liền bị gãy cổ chết.
Nếu Kiều Bang không dời tảng đá đó thì hắn ta sẽ ngã trên đám cỏ, và sẽ không bị ngã mà chết.
(Một trăm câu chuyện giáo dục)
Suy tư ngắn 29:
Người ta nói “tham thì thâm”.
Tham lam là không bao giở thỏa mãn với những gì mình có, cho nên lòng tham ngày một lớn lên đến nỗi hại mình.
Ngược lại với người tham lam là người biết đủ, họ biết trân trọng những gì họ có hôm nay và không để ý đến những thứ gì của người khác.
Vì thế, người tham lam là người không thấy mình mà chỉ thấy của người khác; người biết đủ là người biết mình và biết người, nhưng không thấy của cải của người khác.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Nhà của Kiều Bang rất tráng lệ, trong vườn trồng đầy cây ăn trái sum suê. Kiều Bang là một người rất tham lam, hắn ta hy vọng vườn cây của mình lớn rộng thêm nữa, nhưng lại không muốn bỏ tiền ra mua đất, vườn cây của hắn ta giáp ranh với vườn hàng xóm, do đó hắn ta sinh lòng dã tâm muốn chiếm đoạt đất vườn của người hàng xóm. Một buổi tối nọ, hắn ta lén lút đem tảng đá làm mốc giữa hai nhà dời qua phía nhà hàng xóm một chút ít.
Qua mấy ngày sau, Kiều Bang vác theo cái thang để hái anh đào trên cây, khi ông ta treo lên chỗ cao nhất, vì đứng không vững, đột nhiên bị mất trọng tâm, nên từ trên cao ngã xuống, mà lại trúng ngay tảng đá làm mốc, liền bị gãy cổ chết.
Nếu Kiều Bang không dời tảng đá đó thì hắn ta sẽ ngã trên đám cỏ, và sẽ không bị ngã mà chết.
(Một trăm câu chuyện giáo dục)
Suy tư ngắn 29:
Người ta nói “tham thì thâm”.
Tham lam là không bao giở thỏa mãn với những gì mình có, cho nên lòng tham ngày một lớn lên đến nỗi hại mình.
Ngược lại với người tham lam là người biết đủ, họ biết trân trọng những gì họ có hôm nay và không để ý đến những thứ gì của người khác.
Vì thế, người tham lam là người không thấy mình mà chỉ thấy của người khác; người biết đủ là người biết mình và biết người, nhưng không thấy của cải của người khác.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Hành Trình Emmau
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghía
08:51 20/04/2023
Hành Trình Emmau
( Chúa Nhật III Phục Sinh )
Câu chuyên hai môn đệ trên đường đi Emmau thường được biểu trưng hành trình đức tin của Kitô hữu. Nói đến hành trình đức tin của Kitô hữu thì chúng không thể không nói đến một hành vi thờ phượng đỉnh cao trong Phụng Vụ là các buổi cử hành Thánh Thể hay còn gọi là Thánh Lễ. Dõi theo chân hai môn đệ năm xưa, xin được chia sẻ đôi tâm tình.
1. Các cơn giông tố hay những thách đố của cuộc đời:
Hai môn đệ chán chường, mỏi mệt, rời Giêrusalem về quê cũ, Emmau. Thế là hết. Hết mọi hy vọng về một vương triều mới dưới sự lãnh đạo của Thầy Giêsu. Tất cả như vô vọng. Còn gì để mong khi xác Người đã nằm im bất động ngay trong huyệt lạnh. Một vài tin đồn khá giật gân từ miệng các phụ nữ. Ôi, phụ nữ! Ôi đàn bà! Thời nào chẳng vậy, từ không thành có cũng thường do các bà dựng nên. Chẳng còn lý do gì để lưu lại chốn kinh thành. Thôi đành về quê xưa, mang lại cảnh kiếp “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”.
Hành trình đức tin Kitô hữu hôm nay và mọi thời, hẳn không thiếu những thì, những lúc, thấy mình chơi vơi, lạc hướng. Niềm tin đã nhiều lần chao đảo trước bao thử thách, cam go và cảnh hẩm hiu của số phận. Hình như Chúa bỏ tôi hay là Chúa có hiện hữu chăng? Nếu thực có Người và Người đang sống thì tình người sẽ không như thế và cuộc đời sẽ không như vậy. Bao ngang trái vẫn dẫy đầy. Người ngay gặp cảnh dữ, kẻ ác lại gặp vận may. Đâu phải là chuyện hoạ hiếm, mà trái lại, nó đang nhan nhãn thật khó chối cãi. Đôi lần và đã nhiều lần, bản thân tôi và cả bậc thánh nhân như muốn buông xuôi. Cứ mặc dòng đời trôi. Người ta sao, mình vậy. Anh hùng làm gì cho thiệt thân. Sao lại phải vất vả bơi ngược dòng cho khác người?
2. Tình yêu luôn cần đó một lời mời:
Một đôi khi đến Nhà Thờ nghe Lời Chúa, nghe giảng dạy, lòng cũng nóng lên như hai môn đệ đi Emmmau ngày nào. Quyết tâm ăn năn: không thiếu. Quyết tâm thay đổi: có nhiều. Nhưng rồi, ra khỏi Nhà Thờ, về với cuộc sống đời thường thì đâu lại hoàn đấy. Ánh sáng của Lời Chúa vừa le lói: “có qua đau khổ mới đến vinh quang” chợt vụt tắt. Hết lưỡng lự lại phân vân và rồi không thắng nổi cái sức ì của kiếp nhân sinh.
Ta có ngờ đâu, như xưa với hai môn đệ đi Emmau, Chúa Kitô Phục Sinh mãi đang đồng hành bên ta. Không nhận ra Người cũng là điều dễ hiểu. Tại mắt đức tin ta mờ tối hay lòng ta đang nặng trĩu muôn sự đời? Dẫu gì đi nữa thì Người chẳng để ta đơn côi. “Thầy ở lại với anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20). Người vẫn đang đồng hành với ta khi vui cũng như lúc buồn, lúc chán chường cũng như khi hân hoan vui sướng. Người đang đợi ta. Người đang chờ ta. Tình yêu luôn mở ngõ với một lời mời.
3. Chuyện nghịch lý của tình yêu:
May thay, hai môn đệ đi Emmau đã mở lời nài ép người khách lạ vào quán trọ dùng bữa, qua đêm. Một nghĩa cử bình thường của tình nhân loại, thế thôi, nhưng cũng đủ thành duyên cớ để Chúa Kitô lưu lại cùng hai ngài và tái diễn các hành vi của Bữa Tiệc Thánh. Thiên Chúa chẳng hề bỏ qua một nghĩa cử nào của ta, dù là bé nhỏ, để bắt đầu một cuộc gặp gỡ. Này Ta đứng ngoài cửa mà gõ. Ai mở cửa thì Ta sẽ vào dùng bữa với họ (x. Kh 3,20).
Chuyện nghịch lý đã xảy ra. Khi chủ mời khách dự tiệc đời thì khách lại trao ban cho chủ lương thực bởi trời. Vị khách lạ cầm lấy bánh bẻ ra, trao cho hai môn đệ. Khách chủ đổi ngôi. Tình yêu quả thật kỳ diệu. Chính khi trao ban là lúc lãnh nhận. Càng chia sẻ thì càng có thêm nhiều. Nhận ra Chúa Kitô Phục Sinh là một hạnh phúc không gì so sánh.
4. Tình yêu là để thông chia chứ không phải để độc chiếm:
Vừa nhận ra Thầy Chí Thánh, Thầy vụt biến mất. Hạnh phúc là điều cần phải dệt xây chứ không phải để hưởng thụ. Ai càng cố nắm giữ thì sẽ mất. Hiểu được điều này, hai môn đệ vội vàng trở về Giêrusalem ngay giữa đêm khuya báo tin cho anh em. Tình yêu, hạnh phúc thúc bách ta cần chia sẻ, dù lúc trời nắng nhẹ hay giữa đêm khuya lạnh giá. Gặp gỡ, hiệp thông với đấng Phục Sinh để rồi chia sẻ cho tha nhân những gì mình đã lãnh nhận.
Loan báo Tin Mừng là một hệ luận tất yếu của người đã nhận hồng ân, được cảm nhận Chúa Phục Sinh. Gian truân, bắt bớ, tù đày chẳng hề ngăn được bước chân các tông đồ, các môn đệ. Vừa được giải thoát khỏi tù ngục, các tông đồ đã lại hiên ngang rao giảng tại Đền Thờ (x.Cvtđ 5,17-26).
5. Thánh Lễ: một hành trình Emmau.
Người ta dễ dàng nhận ra bản trình thuật của Thánh Sử Luca về chuyện hai môn đệ đi làng Emmau được cấu trúc như tiến trình của Thánh Lễ gồm hai phần chính là Phụng Vụ Lời Chúa và Phụng Vụ Thánh Thể. Mỗi ngày đầu tuần tức là ngày Chúa Nhật, Kitô hữu tiên khởi quy tụ lại để họp mừng mầu nhiệm Chúa Phục Sinh. Truyền thống của Hội Thánh từ xưa đến nay đều mừng Chúa Phục Sinh trong ngày Chúa Nhật, kể cả trong các mùa đặc biệt như mùa Vọng và mùa Chay.
Thật đẹp thay cứ mỗi tuần chúng ta họp nhau ít là một lần vào ngày Chúa Nhật để dâng lên Chúa mọi bao vui buồn sướng khổ của đời ta. Không một ai là khách lạ trong buổi cử hành Thánh Thể. Không một ai đến Nhà Thờ ngày Chúa chỉ vì luật buộc. Và ước gì không một ai đến họp mừng Chúa Phục Sinh với đôi bàn tay trắng trơn, khi họ không thực sự tham dự mà chỉ xem Lễ cách bàng quang, chiếu lệ.
Dâng lên Chúa trọn cuộc sống buồn vui và bao trăn trở của mình để rồi lắng nghe Chúa nói qua phần Phụng Vụ Lời Chúa. Xin đừng quên phần diễn giải Lời Chúa của giám mục, linh mục hay của thầy phó tế trong Thánh Lễ là một phần của Phụng vụ Lời Chúa. Ước gì tất cả mọi người không chỉ nói với Chúa và nghe Chúa nói mà còn được kết hiệp với Chúa Kitô Phục Sinh trong Bí tích Thánh Thể. Và rồi cái gì đến sẽ phải đến. Những bước chân của chúng ta sau khi ra khỏi Nhà Thờ sẽ là những bước chân trong hân hoan, sẵn sàng chia sẻ niềm vui, chia sẻ hồng ân mình đã lãnh nhận. Mong sao cứ mỗi lần ra khỏi Thánh đường, lòng chúng ta lại rộng mở hơn xưa, cho kẻ lạ cũng như người thân, cho người đạo hạnh cũng như kẻ bất nhân bạc tình. Nếu được vậy thì đó là một trong những dấu chỉ nói lên rằng ta đã gặp gỡ Đấng Phục Sinh, Giêsu Kitô, Đấng cứu độ nhân trần.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghía - Ban Mê Thuột
( Chúa Nhật III Phục Sinh )
Câu chuyên hai môn đệ trên đường đi Emmau thường được biểu trưng hành trình đức tin của Kitô hữu. Nói đến hành trình đức tin của Kitô hữu thì chúng không thể không nói đến một hành vi thờ phượng đỉnh cao trong Phụng Vụ là các buổi cử hành Thánh Thể hay còn gọi là Thánh Lễ. Dõi theo chân hai môn đệ năm xưa, xin được chia sẻ đôi tâm tình.
1. Các cơn giông tố hay những thách đố của cuộc đời:
Hai môn đệ chán chường, mỏi mệt, rời Giêrusalem về quê cũ, Emmau. Thế là hết. Hết mọi hy vọng về một vương triều mới dưới sự lãnh đạo của Thầy Giêsu. Tất cả như vô vọng. Còn gì để mong khi xác Người đã nằm im bất động ngay trong huyệt lạnh. Một vài tin đồn khá giật gân từ miệng các phụ nữ. Ôi, phụ nữ! Ôi đàn bà! Thời nào chẳng vậy, từ không thành có cũng thường do các bà dựng nên. Chẳng còn lý do gì để lưu lại chốn kinh thành. Thôi đành về quê xưa, mang lại cảnh kiếp “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”.
Hành trình đức tin Kitô hữu hôm nay và mọi thời, hẳn không thiếu những thì, những lúc, thấy mình chơi vơi, lạc hướng. Niềm tin đã nhiều lần chao đảo trước bao thử thách, cam go và cảnh hẩm hiu của số phận. Hình như Chúa bỏ tôi hay là Chúa có hiện hữu chăng? Nếu thực có Người và Người đang sống thì tình người sẽ không như thế và cuộc đời sẽ không như vậy. Bao ngang trái vẫn dẫy đầy. Người ngay gặp cảnh dữ, kẻ ác lại gặp vận may. Đâu phải là chuyện hoạ hiếm, mà trái lại, nó đang nhan nhãn thật khó chối cãi. Đôi lần và đã nhiều lần, bản thân tôi và cả bậc thánh nhân như muốn buông xuôi. Cứ mặc dòng đời trôi. Người ta sao, mình vậy. Anh hùng làm gì cho thiệt thân. Sao lại phải vất vả bơi ngược dòng cho khác người?
2. Tình yêu luôn cần đó một lời mời:
Một đôi khi đến Nhà Thờ nghe Lời Chúa, nghe giảng dạy, lòng cũng nóng lên như hai môn đệ đi Emmmau ngày nào. Quyết tâm ăn năn: không thiếu. Quyết tâm thay đổi: có nhiều. Nhưng rồi, ra khỏi Nhà Thờ, về với cuộc sống đời thường thì đâu lại hoàn đấy. Ánh sáng của Lời Chúa vừa le lói: “có qua đau khổ mới đến vinh quang” chợt vụt tắt. Hết lưỡng lự lại phân vân và rồi không thắng nổi cái sức ì của kiếp nhân sinh.
Ta có ngờ đâu, như xưa với hai môn đệ đi Emmau, Chúa Kitô Phục Sinh mãi đang đồng hành bên ta. Không nhận ra Người cũng là điều dễ hiểu. Tại mắt đức tin ta mờ tối hay lòng ta đang nặng trĩu muôn sự đời? Dẫu gì đi nữa thì Người chẳng để ta đơn côi. “Thầy ở lại với anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20). Người vẫn đang đồng hành với ta khi vui cũng như lúc buồn, lúc chán chường cũng như khi hân hoan vui sướng. Người đang đợi ta. Người đang chờ ta. Tình yêu luôn mở ngõ với một lời mời.
3. Chuyện nghịch lý của tình yêu:
May thay, hai môn đệ đi Emmau đã mở lời nài ép người khách lạ vào quán trọ dùng bữa, qua đêm. Một nghĩa cử bình thường của tình nhân loại, thế thôi, nhưng cũng đủ thành duyên cớ để Chúa Kitô lưu lại cùng hai ngài và tái diễn các hành vi của Bữa Tiệc Thánh. Thiên Chúa chẳng hề bỏ qua một nghĩa cử nào của ta, dù là bé nhỏ, để bắt đầu một cuộc gặp gỡ. Này Ta đứng ngoài cửa mà gõ. Ai mở cửa thì Ta sẽ vào dùng bữa với họ (x. Kh 3,20).
Chuyện nghịch lý đã xảy ra. Khi chủ mời khách dự tiệc đời thì khách lại trao ban cho chủ lương thực bởi trời. Vị khách lạ cầm lấy bánh bẻ ra, trao cho hai môn đệ. Khách chủ đổi ngôi. Tình yêu quả thật kỳ diệu. Chính khi trao ban là lúc lãnh nhận. Càng chia sẻ thì càng có thêm nhiều. Nhận ra Chúa Kitô Phục Sinh là một hạnh phúc không gì so sánh.
4. Tình yêu là để thông chia chứ không phải để độc chiếm:
Vừa nhận ra Thầy Chí Thánh, Thầy vụt biến mất. Hạnh phúc là điều cần phải dệt xây chứ không phải để hưởng thụ. Ai càng cố nắm giữ thì sẽ mất. Hiểu được điều này, hai môn đệ vội vàng trở về Giêrusalem ngay giữa đêm khuya báo tin cho anh em. Tình yêu, hạnh phúc thúc bách ta cần chia sẻ, dù lúc trời nắng nhẹ hay giữa đêm khuya lạnh giá. Gặp gỡ, hiệp thông với đấng Phục Sinh để rồi chia sẻ cho tha nhân những gì mình đã lãnh nhận.
Loan báo Tin Mừng là một hệ luận tất yếu của người đã nhận hồng ân, được cảm nhận Chúa Phục Sinh. Gian truân, bắt bớ, tù đày chẳng hề ngăn được bước chân các tông đồ, các môn đệ. Vừa được giải thoát khỏi tù ngục, các tông đồ đã lại hiên ngang rao giảng tại Đền Thờ (x.Cvtđ 5,17-26).
5. Thánh Lễ: một hành trình Emmau.
Người ta dễ dàng nhận ra bản trình thuật của Thánh Sử Luca về chuyện hai môn đệ đi làng Emmau được cấu trúc như tiến trình của Thánh Lễ gồm hai phần chính là Phụng Vụ Lời Chúa và Phụng Vụ Thánh Thể. Mỗi ngày đầu tuần tức là ngày Chúa Nhật, Kitô hữu tiên khởi quy tụ lại để họp mừng mầu nhiệm Chúa Phục Sinh. Truyền thống của Hội Thánh từ xưa đến nay đều mừng Chúa Phục Sinh trong ngày Chúa Nhật, kể cả trong các mùa đặc biệt như mùa Vọng và mùa Chay.
Thật đẹp thay cứ mỗi tuần chúng ta họp nhau ít là một lần vào ngày Chúa Nhật để dâng lên Chúa mọi bao vui buồn sướng khổ của đời ta. Không một ai là khách lạ trong buổi cử hành Thánh Thể. Không một ai đến Nhà Thờ ngày Chúa chỉ vì luật buộc. Và ước gì không một ai đến họp mừng Chúa Phục Sinh với đôi bàn tay trắng trơn, khi họ không thực sự tham dự mà chỉ xem Lễ cách bàng quang, chiếu lệ.
Dâng lên Chúa trọn cuộc sống buồn vui và bao trăn trở của mình để rồi lắng nghe Chúa nói qua phần Phụng Vụ Lời Chúa. Xin đừng quên phần diễn giải Lời Chúa của giám mục, linh mục hay của thầy phó tế trong Thánh Lễ là một phần của Phụng vụ Lời Chúa. Ước gì tất cả mọi người không chỉ nói với Chúa và nghe Chúa nói mà còn được kết hiệp với Chúa Kitô Phục Sinh trong Bí tích Thánh Thể. Và rồi cái gì đến sẽ phải đến. Những bước chân của chúng ta sau khi ra khỏi Nhà Thờ sẽ là những bước chân trong hân hoan, sẵn sàng chia sẻ niềm vui, chia sẻ hồng ân mình đã lãnh nhận. Mong sao cứ mỗi lần ra khỏi Thánh đường, lòng chúng ta lại rộng mở hơn xưa, cho kẻ lạ cũng như người thân, cho người đạo hạnh cũng như kẻ bất nhân bạc tình. Nếu được vậy thì đó là một trong những dấu chỉ nói lên rằng ta đã gặp gỡ Đấng Phục Sinh, Giêsu Kitô, Đấng cứu độ nhân trần.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghía - Ban Mê Thuột
Sao nhiều thế
Lm. Minh Anh
14:34 20/04/2023
SAO NHIỀU THẾ?
“Họ thu lại mười hai thúng đầy bánh vụn do năm chiếc bánh lúa mạch người ta ăn mà còn dư”.
Sau cơn nguy kịch, một bệnh nhân biết mình phải trả 1,3 triệu tiền Oxy; anh ta thốt lên, “Vậy tôi phải trả bao nhiêu cho khí trời đã cho tôi hít thở trong suốt 53 năm qua? Trời cho tôi nhiều quá!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Trời cho tôi nhiều quá!”. Những gì Trời cho thường tràn trề! Tin Mừng hôm nay tường thuật phép lạ Chúa Giêsu thết hơn năm ngàn người; và sau khi mọi người đã no nê, “Mười hai thúng đầy bánh vụn” là những gì thu được từ năm chiếc bánh và hai con cá. ‘Sao nhiều thế?’.
Với trình thuật này, thánh Augustinô giải thích, Chúa Giêsu đã cung cấp nhiều hơn những gì người ta có thể hưởng dùng. Đây là một cách thức mô tả đầy biểu tượng những chân lý tâm linh. Theo ngài, “mười hai thúng còn dư”, và tại ‘sao nhiều thế’ là biểu tượng cho những chân lý siêu việt sâu sắc hơn mà đám đông không thể lãnh hội, trừ những ai sống thiết thân với Ngài!
“Mười hai thúng còn dư” tượng trưng cho ‘Nhóm Mười Hai’. Họ là những người được Chúa Giêsu đặc biệt chọn gọi để nhận nhiều hơn. Hãy nhớ lại những lần Ngài dạy dỗ đám đông bằng dụ ngôn; sau đó, về nhà, Ngài giải thích riêng, tiết lộ cho họ một số chân lý mà hầu hết mọi người không thể hiểu, hoặc chấp nhận. Sẽ rất hữu ích nếu chúng ta xem xét ba nhóm người khác nhau trong phép lạ này, đồng thời, so sánh họ với những con người hôm nay trong xã hội.
Nhóm đầu tiên là những người thậm chí “không có mặt” khi phép lạ xảy ra; đây là những người không cùng một hành trình với Chúa Giêsu. Nhóm này lớn nhất trong xã hội, họ sống mà không hề hay biết phải tìm một nguồn lương thực thiêng liêng tối thiểu từ Thiên Chúa cho mình. Nhóm thứ hai là “đám đông” đã theo Chúa Giêsu từ tận những vùng xa xôi để ở lại với Ngài. Nhóm này đại diện cho những người siêng năng tìm kiếm Chúa mỗi ngày; đây là những người trung thành với việc tham dự Thánh Lễ, đọc Thánh Kinh, cầu nguyện và lắng nghe Lời Chúa. Họ được nuôi dưỡng bằng các Bí Tích. Nhiều người ước ao được như họ bởi họ no đủ về đời sống thiêng liêng và tinh thần. Nhìn họ bình an, hạnh phúc, không ít người sẽ tự hỏi, ‘sao nhiều thế?’.
Cuối cùng, ‘Nhóm Mười Hai’, biểu tượng hoá từ hình ảnh “mười hai thúng bánh còn dư”, là những môn đệ gắn kết với Chúa Giêsu, tiếp tục được Ngài nuôi dưỡng một cách tràn đầy đến nỗi nhiều lúc, chính họ tự hỏi, ‘sao nhiều thế?’. Đây là những người tìm cách đào sâu và nắm lấy những chân lý tâm linh sâu sắc nhất, hầu chính họ được biến đổi ở tầng sâu nhất; sau đó, ra đi, chia sẻ cho người khác. Bài đọc Công Vụ Tông Đồ hôm nay nói đến họ, “Các ngài ra khỏi công nghị, lòng hân hoan, vì thấy mình xứng đáng chịu sỉ nhục vì Danh Đức Giêsu. Hằng ngày, tại đền thờ hay tại tư gia, các ngài tiếp tục giảng dạy, và loan truyền Tin Mừng Đức Giêsu Kitô”.
Anh Chị em,
“Họ thu lại mười hai thúng đầy!”. Thiên Chúa quảng đại vô song, giàu có vô hạn; hồng ân Ngài lúc nào cũng khôn lường như chính Ngài. Chúa Giêsu từng khẳng định, “Tôi đến cho chiên Tôi được sống, và sống dồi dào!”. Chỉ Chúa Phục Sinh mới có thể đáp ứng dư tràn những ước vọng sâu xa nơi tâm hồn con người; chỉ Ngài mới có thể thoả mãn mọi ước vọng vô biên của lòng người. Bạn và tôi hãy đặc biệt nhắc nhở bản thân tìm kiếm “mười hai thúng” chân lý thiêng liêng còn lại. Làm được điều đó, chúng ta sẽ khám phá ra rằng, sẽ không có hồi kết đối với chiều sâu biến đổi của những ân sủng mà Thiên Chúa đang rất muốn ban cho bạn và tôi!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, giúp con luôn biết tạ ơn khi hưởng dùng ân lộc hồn xác của Chúa. Đừng bao giờ để con ngạc nhiên và tự hỏi, ‘sao nhiều thế?’”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Trong Chúa Kitô, đau khổ được biến đổi thành tình yêu
Thanh Quảng sdb
18:48 20/04/2023
Trong Chúa Kitô, đau khổ được biến đổi thành tình yêu
Đức Thánh Cha Phanxicô suy tư về ý nghĩa của đau khổ trong bài phát biểu trước Ủy ban Giáo hoàng về Kinh thánh vào hôm thứ Năm (20/4/2023), ĐTC cho rằng Kinh thánh cung cấp cho chúng ta câu trả lời về bệnh tật và đau khổ không phải là điều không tưởng cũng không phải là tiền định!
(Tin Vatican - Christopher Wells)
Đối diện với đau khổ, con người có thể “rơi vào tuyệt vọng hoặc nổi loạn,” hoặc đón nhận nó “như một cơ hội để thăng tiến và nhận ra điều quan trọng trong cuộc sống, để gặp gỡ Thiên Chúa."
Thứ hai, Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày “tầm nhìn về đức tin mà chúng ta tìm thấy trong Kinh thánh.”
Đức Thánh Cha đã đưa ra nhận xét của mình trong Buổi tiếp kiến với các thành viên của Ủy ban Giáo hoàng về Kinh thánh, điều nghiên về chủ đề “bệnh tật và đau khổ trong Kinh thánh”.
Việc Chúa Giêsu chữa lành là dấu chỉ Thiên Chúa gần gũi với con người
Đức Thánh Cha nêu ra trong Cựu Ước, những người đau khổ liên lỉ hướng về Thiên Chúa trong cơn đau khổ của họ, trong khi trong Tân Ước, sự chữa lành của Chúa Giêsu được đánh dấu bằng mối tương quan sâu sắc với những người bệnh tật và đau khổ, Chúa bày tỏ “tình yêu, sự tha thứ và sự tìm kiếm” nhân loại tội lỗi, hư mất và bị thương về cho Thiên Chúa.”
Nhiều phép lạ chữa lành mà Chúa Giêsu thực hiện là dấu hiệu cho thấy “Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người và Nước Thiên Đàng ở trong tầm tay nhân loại.” Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng sự đồng hóa Chúa Giêsu với những người yếu đuối đạt đến đỉnh điểm trong cuộc khổ nạn và cái chết của Ngài, “để Thập giá Chúa Kitô trở thành dấu chỉ ưu việt về tình liên đới của Thiên Chúa với con người, đồng thời là khả năng để chúng ta tham gia với Ngài trong công trình cứu độ.”
Không phải là không tưởng cũng không phải là định mệnh
Đức Thánh Cha cho quan điểm của Kinh thánh về đau khổ không phải là “không thiếu và không tưởng” cũng không phải là “định mệnh”. Thay vào đó, “con người trong Kinh thánh cảm thấy được mời gọi đối diện với tình trạng đau khổ phổ quát như một phương cách gần gũi và chạm vào lòng trắc ẩn của Thiên Chúa, là Cha nhân lành, Đấng với lòng thương xót vô biên, chữa lành và nâng đỡ các tạo vật bị thương tích được vực lên và được cứu chữa.”
Trong Chúa Kitô, ĐTC cho hay “ngay cả đau khổ cũng được biến thành tình yêu,” với niềm hy vọng về sự phục sinh và sự cứu rỗi cuối cùng.
Tình liên đới giữa con người và Kitô giáo
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, đau khổ dạy chúng ta sống tình liên đới tình nhân loại và Kitô giáo theo “phong cách” của Thiên Chúa: gần gũi, trắc ẩn và dịu dàng.” Nhắc lại dụ ngôn người Samaria nhân hậu, ngài nhắc nhở khách hành hương rằng quan tâm đến người khác trong nỗi đau của họ không phải là “sự lựa chọn tùy ý” của con người, mà là “điều kiện không thể thiếu” cho sự trưởng thành của họ với tư cách là một cá nhân mà còn cho “việc xây dựng một xã hội hòa nhập thực sự hướng tới lợi ích chung.”
Đức Thánh Cha kết thúc thông điệp của mình bằng tâm tình cảm ơn và khích lệ cá nhân đối với các học giả của Ủy ban về công việc của họ, đồng thời nhắc nhở họ rằng công việc của họ sẽ giúp tiếp tục phát triển “chính mình biết đón nhận mầu nhiệm Nhập thể một cách tư riêng trong cuộc đời mình thì niềm tin của chính họ sẽ được thăng tiến."
Đức Thánh Cha Phanxicô suy tư về ý nghĩa của đau khổ trong bài phát biểu trước Ủy ban Giáo hoàng về Kinh thánh vào hôm thứ Năm (20/4/2023), ĐTC cho rằng Kinh thánh cung cấp cho chúng ta câu trả lời về bệnh tật và đau khổ không phải là điều không tưởng cũng không phải là tiền định!
(Tin Vatican - Christopher Wells)
Đối diện với đau khổ, con người có thể “rơi vào tuyệt vọng hoặc nổi loạn,” hoặc đón nhận nó “như một cơ hội để thăng tiến và nhận ra điều quan trọng trong cuộc sống, để gặp gỡ Thiên Chúa."
Thứ hai, Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày “tầm nhìn về đức tin mà chúng ta tìm thấy trong Kinh thánh.”
Đức Thánh Cha đã đưa ra nhận xét của mình trong Buổi tiếp kiến với các thành viên của Ủy ban Giáo hoàng về Kinh thánh, điều nghiên về chủ đề “bệnh tật và đau khổ trong Kinh thánh”.
Việc Chúa Giêsu chữa lành là dấu chỉ Thiên Chúa gần gũi với con người
Đức Thánh Cha nêu ra trong Cựu Ước, những người đau khổ liên lỉ hướng về Thiên Chúa trong cơn đau khổ của họ, trong khi trong Tân Ước, sự chữa lành của Chúa Giêsu được đánh dấu bằng mối tương quan sâu sắc với những người bệnh tật và đau khổ, Chúa bày tỏ “tình yêu, sự tha thứ và sự tìm kiếm” nhân loại tội lỗi, hư mất và bị thương về cho Thiên Chúa.”
Nhiều phép lạ chữa lành mà Chúa Giêsu thực hiện là dấu hiệu cho thấy “Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người và Nước Thiên Đàng ở trong tầm tay nhân loại.” Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng sự đồng hóa Chúa Giêsu với những người yếu đuối đạt đến đỉnh điểm trong cuộc khổ nạn và cái chết của Ngài, “để Thập giá Chúa Kitô trở thành dấu chỉ ưu việt về tình liên đới của Thiên Chúa với con người, đồng thời là khả năng để chúng ta tham gia với Ngài trong công trình cứu độ.”
Không phải là không tưởng cũng không phải là định mệnh
Đức Thánh Cha cho quan điểm của Kinh thánh về đau khổ không phải là “không thiếu và không tưởng” cũng không phải là “định mệnh”. Thay vào đó, “con người trong Kinh thánh cảm thấy được mời gọi đối diện với tình trạng đau khổ phổ quát như một phương cách gần gũi và chạm vào lòng trắc ẩn của Thiên Chúa, là Cha nhân lành, Đấng với lòng thương xót vô biên, chữa lành và nâng đỡ các tạo vật bị thương tích được vực lên và được cứu chữa.”
Trong Chúa Kitô, ĐTC cho hay “ngay cả đau khổ cũng được biến thành tình yêu,” với niềm hy vọng về sự phục sinh và sự cứu rỗi cuối cùng.
Tình liên đới giữa con người và Kitô giáo
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, đau khổ dạy chúng ta sống tình liên đới tình nhân loại và Kitô giáo theo “phong cách” của Thiên Chúa: gần gũi, trắc ẩn và dịu dàng.” Nhắc lại dụ ngôn người Samaria nhân hậu, ngài nhắc nhở khách hành hương rằng quan tâm đến người khác trong nỗi đau của họ không phải là “sự lựa chọn tùy ý” của con người, mà là “điều kiện không thể thiếu” cho sự trưởng thành của họ với tư cách là một cá nhân mà còn cho “việc xây dựng một xã hội hòa nhập thực sự hướng tới lợi ích chung.”
Đức Thánh Cha kết thúc thông điệp của mình bằng tâm tình cảm ơn và khích lệ cá nhân đối với các học giả của Ủy ban về công việc của họ, đồng thời nhắc nhở họ rằng công việc của họ sẽ giúp tiếp tục phát triển “chính mình biết đón nhận mầu nhiệm Nhập thể một cách tư riêng trong cuộc đời mình thì niềm tin của chính họ sẽ được thăng tiến."
Tài liệu sau cùng của Phiên họp Lục địa Châu Đại Dương về tính Đồng nghị
Vu Van An
19:24 20/04/2023
Tài liệu sau cùng của Châu Đại Dương, như bản đệ nạp tại văn phòng Tổng thư ký Thượng Hội Đồng cho thấy, tuyên bố đây là tài liệu “phản ảnh các tiếng nói của dân Chúa tại Châu Đại Dương để trả lời Tài liêu Làm việc cho Giai đoạn Châu lục. Nó bao gồm Suy tư Mục vụ của các Giám Mục Châu Đại Dương nhóm họp tại Phiên họp của Liên Hội Đồng Giám Mục Châu Đại Dương tại Fiji (5-10 tháng Hai năm 2023) về những điều các ngài nghe được từ giáo dân của mình”.
Sau đó, trong phần dẫn nhập, Tài liệu đã chi tiết mô tả về Châu Đại Dương, “một lục địa rộng lớn gồm nhiều hải đảo, lớn và nhỏ, nằm ở Thái Bình Dương, chiếm một phần ba hành tinh. Đường định ngày quốc tế chạy qua giữa lục địa này. Vị trí định ngày nghĩa là mỗi ngày mới đều bắt đầu và kết thúc tại Châu Đại Dương. Lời cầu nguyện của Giáo Hội, các thánh lễ đầu tiên trong ngày, diễn ra tại Châu Đại Dương, mỗi ngày. Lời cầu nguyện và các sinh hoạt sau cùng của cuộc sống hàng ngày cũng diễn ra tại các nước Châu Đại Dương”.
Châu Đại Dương gồm 21 quốc gia lớn nhỏ quy tụ thành 4 Hội Đồng Giám Mục: Hội Đồng Giám Mục Papua New Guinea và Quần đảo Salomon, Hội Đồng Giám Mục Thái Bình Dương; Hội Đồng Giám Mục Tân Tây Lan và Hội Đồng Giám Mục Úc và đại diện các Giáo hội Đông Phương.
Tiếp sau đó, Tài liệu cung cấp nhiều chi tiết liên quan tới từng Hội Đồng Giám Mục và các cơ sở đại diện cho các Giáo Hội Đông Phương tại Châu Đại Dương.
1.Diễn trình biện phân tại Châu Đại Dương
Diễn trình biện phân, đàm luận thiêng liêng, suy tư và lắng nghe dựa trên Tài Liệu Chuẩn bị Và Hướng dẫn của văn phòng Tổng thư ký Thượng Hội Đồng bắt đầu từ 17 tháng 10, 2021 tới ngày 22 tháng 8, 2022.
Với việc công bố Tài liệu Làm việc cho Giai đoạn Châu Lục ngày 27 tháng 10, 2022, giai đoạn hai của diễn trình lắng nghe đã bắt đầu tại Châu Đại Dương, khởi đầu bằng việc lập ra Nhóm Đặc Nhiệm Châu Đại Dương và nhóm Biện phân và Soạn thảo để phân tích, tổng hợp các đóng góp nhằm soạn dự thảo tài liệu sau cùng đệ trình Phiên họp châu lục dự tính vào tháng Hai năm 2023.
Từ các đóng góp của 4 Hội Đồng Giám Mục và đại diện các Giáo Hội Đông phương tại Châu Đại Dương trong giai đoạn trên, nhóm Biện phân và Soạn thảo đã cùng nhau nhận diện các dị biệt, thiếu sót và ưu tiên để Phiên họp tại Suva xem xét và thông qua.
Tài liệu sau cùng của Phiên họp Châu Đại Dương đã được chấp thuận tại một phiên họp trực tuyến của liên hội đồng Giám Mục Châu Đại Dương và được đệ trình Văn phòng Tổng thư ký Thượng Hội Đồng đúng ngày 31 tháng Ba, 2023.
Kinh nghiệm đồng nghị
Tài liệu cho biết: Nói chung tích cực nhưng cũng có một số quan điểm tiêu cực với các lý do khác nhau.
Âm vang tích cực vì tính đồng nghị được đặt cơ sở trên phép rửa chung, càng được hỗ trợ nhờ việc nhấn mạnh tới việc phải tạo ra một môi trường giúp mọi người đã chịu phép rửa và người thiện chí cảm thấy Giáo Hội là một mái ấm.
Âm vang tích cực còn vì đồng nghị vốn đã có từ ngàn xưa, nhất là trong các Giáo Hội Đông Phương. Hơn nữa, nó cho thấy bản chất hoàn cầu của Giáo Hội.
Âm vang tiêu cực một phần vì lo sợ tiếng nói của họ không được lắng nghe, không tạo được khác biệt nào. Nhiều người khác sợ rằng đây là dịp để một số người đòi hỏi thay đổi và do đó gây thương tích cho Giáo Hội.
So sánh ra, âm vang tích cực vẫn trổi vượt.
Thành quả của biện phân
Hình ảnh Giáo Hội như chiếc lều được đa số người thuộc các nước lớn của Châu Đại Dương phấn khởi trong bối cảnh Giáo Hội đang bị cuộc khủng hoảng lạm dụng làm trọng thương, vì nó khiêm hạ hơn các hình ảnh dinh thự nguy nga của nhà thờ chính tòa. Nhưng không mấy hấp dẫn đối với thành viên các Giáo Hội Đông Phương, vì nó gợi lên hình ảnh tạm bợ, luôn phải di dời. Tín hữu thuộc các quần đảo cũng không mấy thích hình ảnh này vì họ quen hơn với hình ảnh những con thuyền tròng trành trên biển khơi.
Dù sao, hình ảnh chiếc lều nhằm bao gồm mọi người kể cả những người đã không còn thực hành đức tin. Có nhiều nguyên nhân của việc này. Bị phân biệt đối xử vì xu hướng tình dục, sắc tộc, khu vực địa dư, tư thế xã hội... Nhờ diễn trình biện phân, các khía cạnh này đã được cởi mở trình bầy và thẩm thấu.
Phép rửa và các bí tích
Tài liệu cho rằng phép rửa được coi là nguồn của căn tính chung, nó mời gọi mọi chi thể Giáo Hội tới hiệp thông, tham gia và sứ mệnh. Nhưng nó vẫn chưa làm cho mọi người đã lãnh nhận nó được nhìn nhận qua việc được “tham gia trọn vẹn, tích cực và bình đẳng vào Giáo Hội”, vì cách hiểu Giáo Hội như dân Chúa bị xói mòn bởi các cơ cấu không làm dễ mô hình mới mẻ này.
Bí tích Thánh Thể được nhấn mạnh. Phiên họp Châu Đại Dương “kêu gọi phong thái cử hành Thánh Thể có tính đồng nghị và tham gia nhiều hơn, các phụng vụ có tính bao gồm các nền văn hóa khác và liên quan tới người trẻ, một cách hiểu rộng hơn về điều thế nào là Thánh Thể trong yếu tính, và một nối vòng tay lớn hơn đối với những người Công Giáo đã không còn đánh giá cao các nghi thức này”.
Phiên họp cũng kêu gọi cho có “lòng hiếu khách Thánh Thể hơn đối với thành viên các Giáo Hội khác thay thế cho đường lối độc hữu hiện đang được thực hành”.
Vấn đề rước lễ của những người đồng tính hay ly dị tái hôn bị một số người không đồng ý, nhất là người Papua New Guinea và nói chung người ở các quần đảo vì đồng tính và chuyển giới ngược với truyền thống của họ. Trả lời của Tân Tây Lan cho hay: “mặc dù Amoris Laetitia mở cánh cửa khả hữu để người ly dị tái hôn nhận lãnh Thánh Thể, những cánh cửa này được tri nhận là hẹp và khó khăn”. Trái lại, trả lời của Úc muốn có sự cảm thông lớn hơn đối với họ.
Một số người kêu gọi việc sử dụng Nghi thức Hòa giải thứ ba.
Bản trả lời của Úc đề cập tới việc Tài liệu Làm việc cho Giai đoạn châu Lục đã không nói gì về vai trò của hôn nhân và gia đình trong việc truyền tải đức tin.
Một số người đề cập đến việc cần lưu ý tới thực tại đa hôn ở một vài nơi của Lục địa, cũng như vấn đề linh mục có gia đình và đòi hỏi linh mục độc thân, nữ phó tế.
Bao gồm
Tài liệu cho hay: mọi câu trả lời đều ủng hộ các lời kêu gọi để Giáo Hội có tính bao gồm nhiều hơn, nhất là đối với những người có mối liên hệ đang thách thức việc tham dự Thánh Thể, cũng như những người hiện đang bị xã hội hắt hủi, những người có “suy nghĩ đa dạng”, những người Công Giáo không thực hành đạo và những người chưa rửa tội.
Về phương diện này, có nhiều sắc thái: cộng đồng LGBTQ không được truyền thống Papua New Guinea chấp nhận trong khi nhiều nơi khác kêu gọi bao gồm các nhóm này, không những thế còn dành “không gian thừa tác vụ” cho họ nữa.
Úc đặc biệt coi việc bao gồm Các Dân Tộc Của Các Quốc Gia Đầu Tiên như một ưu tiên.
Dù kêu gọi các Giáo Hội Đông Phương mở cửa mời gọi người Công Giáo khác tham dự lễ nghi phụng vụ của họ, nhưng các Giáo Hội này phải duy trì nét đặc trưng của họ, không nên hùa theo các nghi thức khác.
Giáo huấn Giáo Hội
Một số tỏ ý lo ngại luật lệ của Giáo Hội không thích hợp với sứ điệp Tin Mừng, nên chú trọng hơn tới ‘quyền tối thượng của lương tâm’, hỗ trợ người ta một cách cảm thương để họ khai triển mối tương quan trưởng thành hơn với Thiên Chúa.
Có lời kêu gọi cải tiến cách đào tạo linh mục về thần học, giáo huấn và tín điều; duyệt lại toàn bộ ý niệm về chức linh mục và tư cách giáo dân.
Dù kêu gọi một vai trò lớn hơn cho phụ nữ, ý niệm truyền chức thánh cho phụ nữ nhất là chức linh mục chỉ được một đề xuất nêu lên, dù có nhiều đề xuất hơn về chức nữ phó tế.
Một số cho rằng giáo huấn về tính dục, ngừa thai, hoàn cảnh ly dị tái hôn và rước lễ liên phái có tính “loại trừ và gây thương tích, làm nhiều người rời bỏ Giáo Hội".
Thẩm quyền và ra quyết định
Có tri nhận cho rằng giáo luật tạo ra cảnh thiếu quân bình về quyền lực giữa Giám Mục, linh mục và giáo dân có thể gây trở ngại cho việc dẫn nhập đồng nghị như con đường cho Giáo Hội trong tương lai.
Chia sẻ việc quản trị và ra quyết định được coi là bước cần thiết để tạo ra một Giáo Hội đồng nghị.
Cần thay đổi thái độ phẩm trật qua thái độ cộng đoàn.
Có nhận định cho rằng diễn trình chọn lựa Giám Mục không đươc minh bạch, nên bao gồm cả giáo sĩ lẫn giáo dân.
Có đề xuất rằng vì thiếu linh mục, giáo dân có thể phụ trách thừa tác mục vụ và cai quản giáo xứ của họ.
Các thách thức truyền giáo
Nhiều người cho rằng hạn từ “sứ mệnh” hay “truyền giáo” không được giải thích thỏa đáng. Nhưng ai cũng nhấn mạnh tới truyền giáo như trách nhiệm của mọi người đã rửa tội. Cần quá độ từ “Giáo Hội bảo trì” sang “Giáo Hội truyền giáo”.
Khủng hoảng sinh thái
Cuộc khủng hoảng sinh thái đã được nhấn mạnh như một vấn đề khẩn trương đối với Đại Dương Châu vì hiện tượng mức nước biển dâng cao trong vùng mang lại các đe dọa hiện sinh thực sự và đương thời, một đe dọa chưa được giáo huấn của Giáo Hội lưu ý thích đáng để đưa ra các chương trình đào tạo và làm chứng tiên tri.
Hội nhập văn hóa
Tài liệu cho hay Giáo Hội Châu Đại Dương ngày nay được khuyến khích và thách thức bởi việc hội nhập văn hóa vì hai nền linh đạo Kitô giáo và bản địa thường cùng hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày.
Hội nhập văn hóa tác động tích cực trên việc cử hành phụng vụ tại các hải đảo qua mầu sắc, âm nhạc và ngôn ngữ. Các quan điểm thổ dân cũng được sử dụng để tái hình dung và đồng bối cảnh hóa ý nghĩa về Giáo Hội.
Tuy nhiên, vẫn còn những quan tâm khi các giá trị cổ truyền không thích hợp với giáo huấn Giáo Hội: thuật phù thủy, đa hôn vẫn còn thịnh hành (Papua New Guinea, chẳng hạn).
Phụ nữ
Vấn đề vai trò và sự tham gia của phụ nữ trong Giáo Hội vang dội mạnh mẽ khắp Đại Dương Châu, dù kinh nghiệm của phụ nữ rất khác nhau trong vùng. Úc và Tân Tây Lan tỏ ý quan tâm về việc thiếu sự hiện diện của phụ nữ trong cơ cấu lãnh đạo và cai quản, nhất là việc họ chưa được làm phó tế vĩnh viễn. Trong khi Papua New Guinea và quần đảo Salomon cho rằng phụ nữ đóng “một vai trò rất tích cực trong đời sống Giáo Hội”.
Một số quan tâm tới việc phụ nữ chịu ảnh hưởng của bạo lực gia đình, lạm dụng, bạo lực liên quan tới phù thủy, ly dị tái hôn, bị kết những tội ác mà nam giới thường được tha thứ.
Nói chung, có lời kêu gọi bình đẳng hơn giữa nam và nữ, sử dụng năng khiếu và kinh nghiệm phụ nữ trong việc biện phân và cung cấp tư vấn, hướng dẫn và thách thức trong việc đưa ra quyết định vượt quá các vai trò quản trị ở giáo xứ.
Giới trẻ
Việc vắng bóng người trẻ tham gia Giáo Hội được phản ảnh trong hầu hết các bản trả lời của Đại Dương Châu cho thấy sự lo âu sâu xa đối với tương lai. Một số người trẻ cho rằng mình bị làm ngơ, không dám dấn thân vì sợ bị coi là không xứng đáng, quyền hành giáo xứ thuộc lớp già.
Một số đông bạn trẻ bị cuốn hút bởi các hoạt động thế tục, truyền thông xã hội và kỹ thuật tân tiến. Số khác quan tâm đến khủng hoảng sinh thái nhưng không tìm được cùng một quan tâm như thế trong Giáo Hội. Số khác nữa lao đao với một số khía cạnh trong giáo huấn của Giáo Hội về tính dục.
Tài liệu cho hay rất ít ý nghĩ về việc phải đáp ứng ra sao trước cuộc khủng hoảng này.
Việc Đào tạo
Đào tạo các chủng sinh được đặc biệt chú ý, theo phương thức toàn diện: “tâm linh, xã hội, tâm lý, trí thức, xúc cảm và kinh tế”.
Đào tạo hôn nhân và gia đình cũng là nhu cầu nền tảng. Và đào tạo giới trẻ.
Đào tạo nghĩa tổng quát giúp người ta cách đáp ứng thế giới bao quanh. Đào tạo lấy giáo huấn xã hội Công Giáo làm nền tảng. Và trong viễn ảnh đồng nghị, đào tạo kỹ năng lắng nghe và đối thoại, nhất là đào tạo lối lãnh đạo tôi tớ [servant leadership] ở mọi bình diện.
Căng thẳng và khác biệt
Tài liệu lưu ý: vùng Đại Dương Châu bao gồm cả các nước đã phát triển và các nước đang phát triển, nên có nhiều vấn đề mục vụ khác nhau được coi là những vấn đề khẩn trương:
• các thái độ khác nhau đối với những người có các kinh nghiệm đa dạng về tính dục và phái tính
• đối với vai trò phụ nữ
• một số kêu gọi thay đổi giáo huấn Giáo Hội; một số đòi duy trì giáo huấn này.
• ở một số nơi, các thương tích do lạm dụng tình dục tạo ra không được nêu lên hàng đầu; trong khi ở những nơi khác, nó rõ ràng và công khai.
Thiếu sót trong Tài liệu Làm việc của Giai đoạn Châu lục
Tài liệu cho rằng Tài liệu Làm việc cho Giai đoạn Châu Lục của Văn phòng Tổng thư ký có những vấn đề không được nói tới hay không được đề cập cách thỏa đáng: khủng hoảng sinh thái; đời sống tu trì nam nữ; ơn gọi hôn nhân và gia đình trong việc đào tạo đức tin; các hậu quả tiếp diễn của cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục; các vấn đề như phá thai và trợ tử; các hạn chế tự do tôn giáo.
Các tiếng nói chưa được nghe hoặc ít được đại diện trong cuộc tham vấn Đại Dương Châu
Tài liệu nhắc đến việc một số tiếng nói không được nghe một cách trực tiếp do xa xôi hẻo lánh hay thiếu kỹ thuật thông tin, khuyết tật hay khác biệt ngôn ngữ: cụ thể là Hội đồng Giám Mục Thái Bình Dương (CEPAC) không thể đệ nạp tài liệu tổng hợp; tiếng nói Tây Papua...
2. Các ưu tiên và lời kêu gọi hành động
Tài liệu nhận định rằng các ưu tiên được trình bầy sau đây phát xuất từ 5 bản tổng hợp được dân Chúa Đại Dương Châu coi là thích đáng để được xem xét tại Phiên họp thứ nhất của Thượng Hội Đồng tháng Mười năm 2023, bỏ qua một bên các vấn đề thuộc bình diện châu lục, Hội Đồng Giám Mục và giáo hội địa phương.
Sứ mệnh
Sứ mệnh được xác định là ưu tiên chính trong mỗi câu trả lời, với ý thức mạnh mẽ rằng sứ mệnh mà Chúa Kitô ủy thác cho Giáo hội thực sự liên kết với việc bao gồm mọi người đã được rửa tội. Dưới đây là Các vấn đề để Phiên họp Thượng Hội đồng xem xét:
a) Những cách thức thu hút toàn thể dân Chúa cách hữu hiệu hơn tham gia vào sứ mệnh của Chúa, do ơn gọi phép rửa.
b) Thực hiện bước quá độ từ một Giáo hội “bảo trì” sang một Giáo hội “tập chú vào sứ mệnh”.
c) Mời gọi và khuyến khích mọi người Công Giáo “chấp nhận ơn gọi rửa tội của họ để rao giảng Tin Mừng và loan báo Thiên Chúa yêu thương trong sự hiệp nhất với người khác”.
d) Trong trường hợp không có linh mục, chuẩn nhận và củng cố thừa tác vụ giáo dân trong các nhà tù và bệnh viện để đảm bảo rằng mọi người nhận được thừa tác vụ chữa lành của Chúa Giêsu.
e) Công nhận các Giáo Hội Công Giáo Đông phương ở Châu Đại Dương là các Giáo hội “Sui iuris [tự trị], các Giáo Hội, qua truyền thống tâm linh phong phú của họ, có thể đóng góp vào sứ mệnh của Giáo hội.
Khủng hoảng sinh thái
Là một vùng biển có nhiều đảo lớn nhỏ, Châu Đại Dương chịu tác động đặc biệt bởi hậu quả tàn khốc của khủng hoảng sinh thái - từ mực nước biển dâng cao đe dọa sự tồn tại của các cộng đồng đảo đến lốc xoáy thảm khốc, lũ lụt, hỏa hoạn và hạn hán và hậu quả là thiệt hại về người và đa dạng sinh học.
Mặc dù thừa nhận rằng Tài liệu Làm việc cho Giai đoạn Châu Lục đã đề cập đến tình trạng khẩn cấp về khí hậu, Phiên họp Thượng hội đồng nên coi đây là vấn đề cấp bách mang tính hiện sinh hoàn cầu:
a) Liên đới với những cộng đồng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cuộc khủng hoảng sinh thái, lưu ý tác động khác nhau đối với người nghèo và dễ bị tổn thương.
b) Thúc đẩy hệ sinh thái toàn diện của Thông điệp Laudato Si’ là điều tối quan trọng đối với việc chăm sóc trái đất và các đại dương của chúng ta và thôi thúc giáo hội và các thừa tác vụ địa phương để thực hiện các kế hoạch hành động.
c) Hãy coi cuộc khủng hoảng sinh thái như một cánh đồng truyền giáo trong đó toàn thể Giáo hội, hoàn cầu và địa phương, nên tham gia vào “cuộc đấu tranh khẩn cấp để bảo tồn hành tinh của chúng ta và sự sống của nó, đồng thời cung cấp công bằng kinh tế cho người dân của nó”.
Giáo huấn Giáo Hội
Các câu hỏi về giáo huấn của Giáo Hội, hoặc việc áp dụng giáo huấn của Giáo Hội, đã được nêu ra trong các câu trả lời của Châu Đại Dương. Có sự khác biệt trong khu vực về việc liệu có cần thay đổi giáo huấn của Giáo hội ở một số lãnh vực hay không, và về việc giáo huấn của Giáo Hội có thể thay đổi hay phát triển hay không. Những vấn đề được liệt kê dưới đây cần phải được giải quyết vì lợi ích của sự hợp nhất của chúng ta trong sự đa dạng.
a) Những khía cạnh nào trong giáo huấn của Giáo hội được tri nhận là “có tính loại trừ hoặc gây tổn thương” hoặc được hiểu là “làm cho người ta xa rời Giáo Hội hoặc ngăn cản họ trở lại”.
Những khía cạnh này bao gồm giáo huấn về tình dục, các mối quan hệ tình dục đa dạng, biện pháp tránh thai, tình thế ly dị và tái hôn, rước lễ liên phái với các giáo phái Kitô giáo khác đã được chúng ta công nhận phép rửa, sự độc thân của linh mục và sự hạn chế của việc chỉ truyền chức cho nam giới.
b) Cải thiện truyền thông về giáo huấn của Huấn quyền, bằng ngôn ngữ và phương thức dễ tiếp cận cho dân Chúa.
c) Cải cách phụng vụ để thực thi giáo huấn của Công đồng Vatican II về hội nhập văn hóa và phản ảnh thần học đương thời, chẳng hạn như “một bản dịch Sách lễ tốt hơn, ngôn ngữ hòa nhập, giáo dân giảng lễ, linh hoạt trong các bối cảnh khác nhau...
Nói chung, có sự đồng ý rằng phụng vụ phải luôn cho phép việc tham gia tích cực và bao gồm cũng như cởi mở với mọi người.
d) Các quy tắc phụng vụ ban quyền và tạo điều kiện thuận lợi cho các cách tiếp cận văn hóa địa phương trong việc thờ phượng.
Trở nên đồng nghị hơn
Phần lớn những người được hỏi đánh giá cao kinh nghiệm về tính đồng nghị và bày tỏ mong muốn Giáo hội trở nên đồng nghị hơn. Điều này được coi là một ưu tiên trong mỗi câu trả lời. Phiên họp Thượng Hội đồng nên xem xét những cách thức đưa tính đồng nghị vào đời sống và giáo huấn của Giáo hội:
a) Sử dụng các diễn trình biện phân trong quá trình ra quyết định của Giáo hội, đòi hỏi “những người trong các chức vụ lãnh đạo lắng nghe Chúa Thánh Thần và cố gắng tìm kiếm ý muốn của Thiên Chúa trong các sự việc của Giáo hội”.
b) “Phát triển thêm các nguồn lực cho việc biện phân và đồng nghị trong đời sống bình thường của Giáo hội”.
c) Thay đổi thái độ và thực hành trong Giáo hội cho có tính cộng đồng hơn.
d) Biến đổi văn hóa lãnh đạo Giáo hội để nhấn mạnh “tầm quan trọng của trách nhiệm giải trình, minh bạch và cởi mở ở mọi bình diện trong Giáo hội, cho các giáo xứ, giáo phận và các cơ quan của Giáo hội và cho chính các giám mục”.
e) Đưa “tính đồng nghị như là ‘cách trở thành Giáo hội’ vào mọi bình diện” bằng cách nhận diện “những cơ quan nào trong Giáo hội ở tất cả các bình diện có tính đồng nghị”, và “thiết lập các diễn đàn ở tất cả các bình diện của Giáo hội” nơi chúng đang thiếu để thúc đẩy “tính phụ trợ trong Giáo hội”.
Thẩm quyền và ra quyết định
Biện phân ở Châu Đại Dương cho thấy một quan điểm chung rằng một Giáo hội đồng nghị cần một sự thay đổi văn hóa và cơ cấu trong việc lãnh đạo Giáo hội, cả việc quản trị và ra quyết định chung, bao gồm cả giáo dân lẫn giáo sĩ, để giảm khả thể của nền văn hóa giáo sĩ trị và tạo điều kiện cho giáo dân trong việc đóng góp các năng khiếu của họ.
Phiên họp Thượng Hội đồng nên xem xét:
a) Các cách khắc ghi nền văn hóa lãnh đạo tôi tớ vào những người ở vị trí lãnh đạo – giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân.
b) Những thay đổi đối với cơ cấu quản trị hiện nay để cho phép việc chia sẻ quản trị và ra quyết định, gồm cả giáo dân lẫn giáo sĩ.
c) Những lĩnh vực giáo luật nào không cho phép nam nữ giáo dân tham gia vào các hình thức ra quyết định thích hợp, trong khi không vi phạm thẩm quyền giám mục.
d) Loại bỏ các điều khoản hạn chế một số vai trò của giáo phận và tòa án chỉ dành cho giáo sĩ để cho phép giáo dân đủ điều kiện đảm nhận những vai trò này.
e) Làm thế nào để các sáng kiến nhằm cải thiện tính minh bạch và trách nhiệm giải trình ở Vatican có thể trở thành mô hình trong các Giáo Hội địa phương.
f) Điều tra “các lộ trình để những người có hậu cảnh khác nhau được đào tạo về các vai trò quản trị, chẳng hạn như các hội đồng mục vụ hoặc các lĩnh vực quản trị khác”.
Giới trẻ
Sự biện phân trên khắp Châu Đại Dương cho thấy mối quan tâm chung liên quan đến tình trạng mất kết nối và thiếu vắng nhiều người trẻ trong đời sống Giáo hội và sự quan tâm sâu sắc mà Phiên họp dành cho họ ưu tiên:
a) Lắng nghe và “tìm hiểu xem làm thế nào để đáp ứng nhu cầu đức tin của giới trẻ và làm thế nào giới trẻ có thể được đào tạo tốt hơn và được cung cấp các diễn đàn giúp họ sử dụng các kỹ năng và niềm đam mê của mình”, bao gồm các tài liệu bằng ngôn ngữ mà họ có thể hiểu được.
b) Đồng hành với người trẻ trong việc nhận ra những năng khiếu và tài năng “mà họ có thể cống hiến cho sự phát triển của Giáo Hội”.
c) Tăng cường tập chú vào “sự liên kết giữa gia đình, giáo xứ và trường học để cùng nhau làm việc” nhằm làm phong phú tính Công Giáo trong các trường Công Giáo.
d) Nhiều hoạt động mục vụ hơn và các chương trình đào tạo đức tin phục vụ các quan điểm của thanh thiếu niên.
Phụ nữ
Vai trò và vị trí của phụ nữ trong Giáo hội là mối quan tâm đồng nhất ở Châu Đại Dương. Phiên họp Thượng Hội đồng nên xem xét kinh nghiệm của phụ nữ trong Giáo Hội:
a) Lắng nghe trực tiếp từ phụ nữ về tất cả các vấn đề đang được xem xét trong các Phiên họp của Thượng Hội đồng.
b) Bảo đảm tinh thần đồng nghị tiếp tục làm Giáo hội lắng nghe những phụ nữ nào không cảm thấy được công nhận đủ trong Giáo hội.
c) Thay đổi quan niệm coi phụ nữ trong Giáo hội đồng nhất về quan điểm, cách các ảnh hưởng văn hóa tác động đến họ ở bình diện địa phương hoặc lối sống của họ.
d) Sự tham gia đầy đủ và chính đáng của phụ nữ trong việc quản trị, ra quyết định, sứ mệnh và mục vụ của Giáo hội.
e) Một sự trả công xứng đáng cho các nữ giáo dân làm việc trong Giáo hội và “các nữ tu, nhất là trong các lĩnh vực mục vụ.”
f) Phụ nữ tham gia nhiều hơn vào việc đào tạo các chủng sinh và linh mục.
Việc Đào tạo
Trong năm bản trả lời của khu vực, việc đào tạo được coi là cần thiết. Vì đây được coi là một ưu tiên, Phiên họp Thượng Hội Đồng nên xem xét:
a) Tạo ra một khuôn khổ đào tạo cho tất cả những người đã được rửa tội để giúp họ tham gia vào một Giáo hội đồng nghị và là những môn đệ truyền giáo can đảm.
b) Bảo đảm để việc đào tạo nhận diện được các nhu cầu dưới ánh sáng của Kinh thánh và giáo huấn của Giáo hội, bao gồm Giáo huấn Xã hội Công Giáo, và đề cập đến thực tế cuộc sống của mọi người.
c) Dành tài nguyên đào tạo ưu tiên cho việc hoán cải sinh thái và dành tài nguyên đặc biệt cho việc đào tạo giới trẻ trong đức tin.
d) Bảo đảm để có sự quan tâm thích đáng đến việc đào tạo giáo lý viên và những người lãnh đạo giáo dân khác.
3. Nhận định của các Giám mục Châu Đại Dương về Tài liệu Cuối cùng
Trong suy tư mục vụ của các ngài kèm theo Tài liệu cuối cùng này, các Giám Mục Châu Đại Dương cho rằng Tài liệu nắm bắt được các niềm hy vọng và mối quan tâm của người dân Châu Đại Dương, nhưng “điều này có thể tạo ấn tượng Giáo hội đang trong tình trạng hỗn loạn. Tuy nhiên chính trong những nơi và những lúc đau đớn và thống khổ Chúa Kitô đã tự tỏ mình ra”.
Các ngài tin rằng tài liệu này là một trình bày hợp tình hợp lý về thực tại của dân Chúa từng tham gia vào diễn trình thượng hội đồng này. Tuy nhiên, nó không phải là một cuộc điều tra dân số mà là một biểu thức nói lên quan điểm của những người đã đáp ứng lời mời biện phân về Tài liệu Làm việc cho Giai đoạn Châu lục.
Và vì các hạn chế do áp lực thời gian, các ngài hy vọng sẽ có sự tham gia rộng rãi hơn khi tiến trình đồng nghị mở ra.
Các ngài nhận thấy trong các câu trả lời, người dân mong muốn được thấy tính đồng nghị được áp dụng ngay trong hiện tại. Tuy nhiên, các ngài cho rằng việc áp dụng này cần có thời gian, cả ở Châu Đại Dương lẫn trong Giáo hội Hoàn vũ.
Các Giám Mục Châu Đại Dương quả quyết rằng các ngài không muốn xây dựng một Giáo hội khác, mà muốn canh tân và phục hồi sức sống cho Giáo hội mà các ngài yêu mến.
Sự đổi mới và hồi sinh này sẽ bắt đầu với sự hoán cải bản thân, và nó cũng sẽ tìm được biểu thức cộng đồng và cơ cấu. Một Giáo hội đổi mới và đồng nghị tìm cách không để bất cứ ai bị bỏ lại phía sau.
Các ngài vui mừng khi thấy giáo dân đánh giá cao việc Bí tích Rửa tội là nền tảng và nhận được sự quan tâm đặc biệt trong tài liệu này. Tuy nhiên, các ngài nhận thấy Bí tích Thánh Thể ít được làm nổi bật hơn.
Nhân dịp này, các ngài nhấn mạnh tới hai bí tích: bí tích Thánh thể và Bí tích Thống hối.
Một lần nữa, các Giám Mục cho rằng “Không phải mọi giám mục đều thấy mọi phần của tài liệu này hoàn toàn thuyết phục hoặc đầy đủ, và một số nghi ngờ và lo ngại điều này sẽ dẫn tới đâu”. Nhưng như Chúa Giêsu đã hiện ra với các môn đệ đang đau đớn, xấu hổ, mất mát và hy vọng tan vỡ, và đã làm các ngài tràn trề vui mừng và hy vọng ra sao, các giám mục, tuy cảm thấy nghi ngờ, lo lắng và sợ hãi về một số phần của tài liệu này, nhưng cũng cảm thấy vui mừng và hy vọng như thế.
Các ngài cho rằng Chúa Giêsu vốn gửi chúng ta đến một thế giới đổ vỡ. Nên các ngài tiếp nhận những đau buồn và thống khổ, niềm vui và hy vọng của người dân Châu Đại Dương được thể hiện trong tài liệu này. Với niềm tín thác vào Chúa Thánh Thần, chúng ta nên tiếp tục hành trình cùng nhau, mọi người và các mục tử, trong tư cách Dân lữ hành của Thiên Chúa. Chúa Giêsu Kitô đang cuốc bộ đồng hành với chúng ta trong hành trình đồng nghị, ban cho chúng ta sự bình an của Người và thúc giục chúng ta can đảm.
Một cách cụ thể, các Giám Mục Châu Đại Dương cam kết lắng nghe và đồng hành với những người trẻ giúp họ rút tỉa từ Tin Mừng ban sự sống trong việc đáp lại những thách thức mà họ gặp phải trong cuộc tìm kiếm ý nghĩa, hy vọng và các mối quan hệ lành mạnh.
Các ngài cũng cam kết chia sẻ trách nhiệm được thể hiện trong tài liệu này để chăm sóc và bênh vực cho ngôi nhà chung của chúng ta vì ở Châu Đại Dương, cuộc khủng hoảng sinh thái là một mối đe dọa hiện sinh đối với nhiều người và các cộng đồng qua các hiện tượng mực nước biển dâng cao, axit hóa đại dương, hạn hán, mưa gây lũ lụt, và các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên hơn.
Các ngài coi việc đào tạo cho tất cả các thành viên của Giáo hội, kể cả các giám mục, sẽ rất cần thiết để hỗ trợ hành trình trở thành một Giáo hội đồng nghị hơn.
Tóm lại, các Giám Mục Châu Đại Dương quả quyết: “Sau khi cùng nhau suy nghĩ về tài liệu này tại Đại hội đồng của chúng tôi, chúng tôi cảm thấy bình an và vui mừng. Chúng tôi cũng cảm thấy được kêu gọi trở thành tiên tri. Các tông đồ đã được Chúa Giêsu chấp nhận mặc dù họ đã làm cho Người thất vọng. Người ban cho họ hòa bình. Chúng ta được mời gọi sẵn sàng hy sinh bản thân trong diễn trình làm tiên tri. Chúng ta cần phải làm gương cho chính chúng ta về tình yêu mà chúng ta tuyên bố. Chúng ta được sai đi giống như Chúa Giêsu đã sai các tông đồ”.
Lễ Đăng Quang của Vua Charles III Anh quốc
Thanh Quảng sdb
19:26 20/04/2023
Lễ Đăng Quang của Vua Charles III Anh quốc
Trong lễ Đăng Quang, Vua Charles III sẽ tiến vào Đền thờ Westminster, ông sẽ đi phía sau một cây thánh giá có khảm thánh tích cây thánh giá của Chúa Kitô do Đức Thánh Cha Phanxicô tặng cho vua.
Dù Vatican không nói gì về chi tiết món quà ĐTC trao tăng ngày 19 tháng 4, nhưng một nhân viên Tòa thánh cho biết hai mảnh gổ trên cây thánh giá đăng quang đến từ một thánh tích được bảo quản trong Phòng Lipsanoteca của Bảo tàng Vatican và được coi là "một dấu hiệu đại kết."
Các mảnh gỗ được cảm dưới tấm kính ở trung tâm thánh giá đăng quang, được làm bằng bạc tái chế.
Đức Tổng Giám Mục Anh giáo Andrew John của xứ Wales đã làm phép thánh giá trong một buổi lễ ngày 19 tháng Tư vừa qua.
Đền thờ Anh giáo ở Wales, gọi cây thánh giá là Thánh giá xứ Wales, cho biết mặt sau của nó được chữ Wales, từ bài giảng cuối cùng của Thánh David, một giám mục thế kỷ thứ sáu và là vị thánh bảo trợ của xứ Wales: "Hãy vui lên. Giữ niềm tin. Hoàn thành những việc nhỏ."
Vua Charles đã trao cây thánh giá cho những người theo đạo Công Giáo ở xứ Wales, và sau lễ đăng quang, nó sẽ được rước đến các nhà thờ Anh giáo và Công Giáo trong nước.
Đức Tổng Giám Mục Công Giáo Mark O'Toole của Cardiff cho biết trong một tuyên bố đăng trên trang web của Nhà thờ ở Wales: “Với niềm vui sâu sắc, chúng tôi ôm lấy cây thánh giá này, do Vua Charles ban tặng, có chứa thánh tích của cây thánh giá thật, do Tòa thánh ban tặng.”
Đức Tổng Giám Mục O'Toole cho hay: "Thánh giá không chỉ là dấu hiệu của nguồn gốc Kitô giáo sâu xa của đất nước chúng ta mà nó còn là lời gọi gọi tất cả chúng ta rập khuôn đời sống mình cho trên tình yêu mà Chúa Giêsu Kitô, vị cứu tinh để lại cho chúng ta".
Ông Chris Trott, đại sứ Anh tại Tòa thánh, viết trên Twitter rằng “chúng tôi vô cùng xúc động và biết ơn Đức Thánh Cha Phanxicô vì món quà đặc biệt này.”
Ông nói, món quà thánh tích phản ánh mối quan hệ tốt đẹp giữa Tòa thánh và Vương quốc Anh, một "mối quan hệ được phát triển trong suốt triều đại của Nữ hoàng Elizabeth, người đã gặp năm vị giáo hoàng!"
Đức ông Ervin Lengyel, thư ký Tòa Khâm sứ Vatican ở London, viết trên tweet: "Trong một nghĩa cử đại kết quan trọng, Thánh giá xứ Wales sẽ kết hợp một thánh tích của thánh giá thật, món quà cá nhân của Đức Thánh Cha Phanxicô cho Nhà vua để đánh dấu lễ đăng quang."
Trong lễ Đăng Quang, Vua Charles III sẽ tiến vào Đền thờ Westminster, ông sẽ đi phía sau một cây thánh giá có khảm thánh tích cây thánh giá của Chúa Kitô do Đức Thánh Cha Phanxicô tặng cho vua.
Dù Vatican không nói gì về chi tiết món quà ĐTC trao tăng ngày 19 tháng 4, nhưng một nhân viên Tòa thánh cho biết hai mảnh gổ trên cây thánh giá đăng quang đến từ một thánh tích được bảo quản trong Phòng Lipsanoteca của Bảo tàng Vatican và được coi là "một dấu hiệu đại kết."
Các mảnh gỗ được cảm dưới tấm kính ở trung tâm thánh giá đăng quang, được làm bằng bạc tái chế.
Đức Tổng Giám Mục Anh giáo Andrew John của xứ Wales đã làm phép thánh giá trong một buổi lễ ngày 19 tháng Tư vừa qua.
Đền thờ Anh giáo ở Wales, gọi cây thánh giá là Thánh giá xứ Wales, cho biết mặt sau của nó được chữ Wales, từ bài giảng cuối cùng của Thánh David, một giám mục thế kỷ thứ sáu và là vị thánh bảo trợ của xứ Wales: "Hãy vui lên. Giữ niềm tin. Hoàn thành những việc nhỏ."
Vua Charles đã trao cây thánh giá cho những người theo đạo Công Giáo ở xứ Wales, và sau lễ đăng quang, nó sẽ được rước đến các nhà thờ Anh giáo và Công Giáo trong nước.
Đức Tổng Giám Mục Công Giáo Mark O'Toole của Cardiff cho biết trong một tuyên bố đăng trên trang web của Nhà thờ ở Wales: “Với niềm vui sâu sắc, chúng tôi ôm lấy cây thánh giá này, do Vua Charles ban tặng, có chứa thánh tích của cây thánh giá thật, do Tòa thánh ban tặng.”
Đức Tổng Giám Mục O'Toole cho hay: "Thánh giá không chỉ là dấu hiệu của nguồn gốc Kitô giáo sâu xa của đất nước chúng ta mà nó còn là lời gọi gọi tất cả chúng ta rập khuôn đời sống mình cho trên tình yêu mà Chúa Giêsu Kitô, vị cứu tinh để lại cho chúng ta".
Ông Chris Trott, đại sứ Anh tại Tòa thánh, viết trên Twitter rằng “chúng tôi vô cùng xúc động và biết ơn Đức Thánh Cha Phanxicô vì món quà đặc biệt này.”
Ông nói, món quà thánh tích phản ánh mối quan hệ tốt đẹp giữa Tòa thánh và Vương quốc Anh, một "mối quan hệ được phát triển trong suốt triều đại của Nữ hoàng Elizabeth, người đã gặp năm vị giáo hoàng!"
Đức ông Ervin Lengyel, thư ký Tòa Khâm sứ Vatican ở London, viết trên tweet: "Trong một nghĩa cử đại kết quan trọng, Thánh giá xứ Wales sẽ kết hợp một thánh tích của thánh giá thật, món quà cá nhân của Đức Thánh Cha Phanxicô cho Nhà vua để đánh dấu lễ đăng quang."
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội đồng Giám mục Việt Nam: Hội nghị thường niên kỳ I/2023 ngày thứ ba
Lm. Giuse Đào Nguyên Vũ
09:04 20/04/2023
Hội đồng Giám mục Việt Nam: Hội nghị thường niên kỳ I/2023 ngày thứ ba
WHĐ (20.04.2023) – Ngày làm việc thứ ba của Hội nghị được bắt đầu với cử hành Phụng vụ Giờ Kinh Sáng, tiếp đến là Thánh lễ do Đức Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGM) chủ tế. Trong 4 phiên họp của ngày hôm nay, Hội nghị đã dành thời gian để lắng nghe các Đức Cha trình bày và góp ý các đề tài liên hệ.
Đức Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai đã phúc trình về Đại hội Giáo dục Công Giáo tại Marseille, Pháp, từ 30/11 đến 3/12 năm 2022, quy tụ 450 tham dự viên đến từ 70 quốc gia trên thế giới.
Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Chí Linh đề nghị HĐGM chấp thuận cho ngài xin một Đức Cha để giúp ngài cho công việc của Ủy ban Mục vụ Di dân. Đức Tổng Giám Mục Giuse cũng trình bày hiện tình công trình Trung tâm Hành hương La Vang của HĐGM.
Hôm nay Hội nghị cũng biểu quyết trao cho Đức Cha Giuse Bùi Công Trác phụ trách quản trị tài chánh giúp Đức Tổng Giám Mục Giuse Vũ Văn Thiên, và biểu quyết trao cho Đức Cha tân cử Phêrô Lê Tấn Lợi trách vụ Phó Chủ tịch Ủy ban Mục vụ Di dân HĐGM.
Cuối ngày, Đức Cha tân cử Phêrô Lê Tấn Lợi đã chủ sự Chầu Thánh Thể, kết thúc ngày họp cuối của Hội nghị thường niên kỳ I/2023 với cử hành Phụng vụ Giờ Kinh Tối.
Sáng thứ Sáu, ngày 21 tháng 4, HĐGM cùng với giáo phận Vinh khánh thành Trung tâm Mục vụ giáo phận, làm phép và dâng Thánh lễ tạ ơn.
WHĐ (20.04.2023) – Ngày làm việc thứ ba của Hội nghị được bắt đầu với cử hành Phụng vụ Giờ Kinh Sáng, tiếp đến là Thánh lễ do Đức Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGM) chủ tế. Trong 4 phiên họp của ngày hôm nay, Hội nghị đã dành thời gian để lắng nghe các Đức Cha trình bày và góp ý các đề tài liên hệ.
Đức Cha Đaminh Nguyễn Văn Mạnh tiếp tục trao đổi với Hội nghị một số qui định Giáo luật về kinh tế và quản trị trong Giáo hội; đồng thời Đức Cha Đaminh cũng trình văn bản về những hướng dẫn của Giáo luật về hôn phối để lấy ý kiến và tiếp tục hoàn thiện tài liệu hướng dẫn mục vụ về hôn nhân.
Đức Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai đã phúc trình về Đại hội Giáo dục Công Giáo tại Marseille, Pháp, từ 30/11 đến 3/12 năm 2022, quy tụ 450 tham dự viên đến từ 70 quốc gia trên thế giới.
Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Chí Linh đề nghị HĐGM chấp thuận cho ngài xin một Đức Cha để giúp ngài cho công việc của Ủy ban Mục vụ Di dân. Đức Tổng Giám Mục Giuse cũng trình bày hiện tình công trình Trung tâm Hành hương La Vang của HĐGM.
Hôm nay Hội nghị cũng biểu quyết trao cho Đức Cha Giuse Bùi Công Trác phụ trách quản trị tài chánh giúp Đức Tổng Giám Mục Giuse Vũ Văn Thiên, và biểu quyết trao cho Đức Cha tân cử Phêrô Lê Tấn Lợi trách vụ Phó Chủ tịch Ủy ban Mục vụ Di dân HĐGM.
Cuối ngày, Đức Cha tân cử Phêrô Lê Tấn Lợi đã chủ sự Chầu Thánh Thể, kết thúc ngày họp cuối của Hội nghị thường niên kỳ I/2023 với cử hành Phụng vụ Giờ Kinh Tối.
Sáng thứ Sáu, ngày 21 tháng 4, HĐGM cùng với giáo phận Vinh khánh thành Trung tâm Mục vụ giáo phận, làm phép và dâng Thánh lễ tạ ơn.
Biên bản Hội nghị thường niên kỳ I/2023 của Hội đồng Giám mục Việt Nam
+Gm. Giuse Đỗ Mạnh Hùng
20:16 20/04/2023
BIÊN BẢN
Hội đồng Giám mục Việt Nam đã tiến hành Hội nghị thường niên kỳ I năm 2023, từ chiều thứ Hai ngày 17/4/2023 đến thứ Sáu ngày 21/4/2023, tại Tòa Giám mục giáo phận Vinh, với sự tham dự đầy đủ của các thành viên Hội đồng Giám mục, trừ Đức Giám Mục Chính tòa giáo phận Bắc Ninh vắng mặt vì lý do sức khoẻ.
Hội đồng Giám mục chúc mừng các Đức cha mới được bổ nhiệm: Đức cha Đaminh Đặng Văn Cầu, Giám mục Chính tòa Giáo phận Thái Bình; Đức cha Giuse Bùi Công Trác, Giám Mục Phụ Tá Tổng giáo phận Sài Gòn; Đức cha Louis Nguyễn Anh Tuấn, Giám mục Chính tòa Giáo phận Hà Tĩnh; Đức cha Tân cử Phêrô Kiều Công Tùng, Giám mục Chính tòa Giáo phận Phát Diệm; Đức cha Tân cử Phêrô Lê Tấn Lợi, Giám mục Phó Giáo phận Cần Thơ.
Trong Hội nghị lần này, Hội đồng Giám mục:
1. Thảo luận và cử đại diện tham dự Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới lần thứ XVI sẽ diễn ra tại Rôma vào tháng 10/2023 và tháng 10/2024;
2. Thảo luận về Tự sắc “Vos estis lux mundi” (Các con là ánh sáng thế gian) của Đức Thánh Cha Phanxicô, và thành lập tiểu ban soạn thảo Các Qui tắc Đạo đức Ứng xử trong Mục vụ để áp dụng tại Giáo Hội Việt Nam;
3. Lắng nghe Ủy ban Loan báo Tin Mừng trình bày các gợi ý về mục vụ truyền giáo;
4. Phê chuẩn bản dịch Ngũ Thư theo đề nghị của Ủy ban Kinh Thánh;
5. Lắng nghe Ủy ban Phụng tự trình bày chương trình đào tạo Phụng vụ và tiến trình xin phê chuẩn bản dịch Sách Lễ Rôma;
6. Thảo luận về bản Hướng dẫn việc Tôn kính tổ tiên của Ủy ban Văn hóa, trao cho Ủy ban Văn hóa và Ủy ban Giáo lý Đức tin cùng hoàn thiện;
7. Lắng nghe tiến trình xin phong chân phước và phong thánh cho hai Tôi tớ Chúa là Đức cha François Pallu và Đức cha Pierre Lambert de la Motte; biểu quyết chấp thuận để Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên, Tổng Giám mục Hà Nội, mở án cấp giáo phận xin phong chân phước và phong thánh cho Đức cha François Pallu;
8. Bầu Đức cha Giuse Bùi Công Trác, Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo phận Sài Gòn trợ giúp Đức cha Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục về quản trị tài chính của Hội đồng Giám mục;
9. Biểu quyết chọn Đức cha Tân cử Phêrô Lê Tấn Lợi, Giám mục Phó Giáo phận Cần Thơ làm Phó Chủ tịch Ủy ban Di dân theo đề nghị của Đức Tổng Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch Ủy ban Di dân;
10. Lắng nghe và trao đổi về:
- Những Nguyên tắc Giáo luật về Hôn nhân của Ủy ban Mục vụ Gia đình;
- Chương trình đào tạo của Ủy ban Giáo dân;
- Sinh hoạt của Học viện Công Giáo Việt Nam;
- Hoạt động của Ủy ban Giáo dục;
- Hiện tình Trung tâm Hành hương La Vang;
Hội đồng Giám mục ấn định Hội nghị thường niên kỳ II/2023 sẽ được tổ chức từ ngày 25/9/2023 đến 29/9/2023.
Hội nghị thường niên của Hội đồng Giám mục kết thúc trong niềm hân hoan cùng với Giáo phận Vinh làm phép và dâng Thánh Lễ Tạ Ơn khánh thành Trung tâm Mục vụ của Giáo phận.
Toà Giám mục Giáo phận Vinh, ngày 20/04/2023
TM. Hội đồng Giám mục Việt Nam
Tổng Thư ký
(đã ấn ký)
+ Giuse Đỗ Mạnh Hùng
Giám mục giáo phận Phan Thiết
Hội đồng Giám mục Việt Nam đã tiến hành Hội nghị thường niên kỳ I năm 2023, từ chiều thứ Hai ngày 17/4/2023 đến thứ Sáu ngày 21/4/2023, tại Tòa Giám mục giáo phận Vinh, với sự tham dự đầy đủ của các thành viên Hội đồng Giám mục, trừ Đức Giám Mục Chính tòa giáo phận Bắc Ninh vắng mặt vì lý do sức khoẻ.
Hội đồng Giám mục hân hoan chào đón và lắng nghe chia sẻ của Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski, Đại diện Đức Thánh Cha tại Việt Nam. Đức Tổng Giám Mục chúc mừng các Giám mục mới được bổ nhiệm. Ngài thông báo về tiến trình chia tách giáo phận Hưng Hóa; kết quả làm việc của Tổ công tác hỗn hợp giữa Tòa Thánh và Việt Nam; chia sẻ và cập nhật một số văn kiện của Tòa Thánh trong thời gian qua.
Hội đồng Giám mục chúc mừng các Đức cha mới được bổ nhiệm: Đức cha Đaminh Đặng Văn Cầu, Giám mục Chính tòa Giáo phận Thái Bình; Đức cha Giuse Bùi Công Trác, Giám Mục Phụ Tá Tổng giáo phận Sài Gòn; Đức cha Louis Nguyễn Anh Tuấn, Giám mục Chính tòa Giáo phận Hà Tĩnh; Đức cha Tân cử Phêrô Kiều Công Tùng, Giám mục Chính tòa Giáo phận Phát Diệm; Đức cha Tân cử Phêrô Lê Tấn Lợi, Giám mục Phó Giáo phận Cần Thơ.
Trong Hội nghị lần này, Hội đồng Giám mục:
1. Thảo luận và cử đại diện tham dự Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới lần thứ XVI sẽ diễn ra tại Rôma vào tháng 10/2023 và tháng 10/2024;
2. Thảo luận về Tự sắc “Vos estis lux mundi” (Các con là ánh sáng thế gian) của Đức Thánh Cha Phanxicô, và thành lập tiểu ban soạn thảo Các Qui tắc Đạo đức Ứng xử trong Mục vụ để áp dụng tại Giáo Hội Việt Nam;
3. Lắng nghe Ủy ban Loan báo Tin Mừng trình bày các gợi ý về mục vụ truyền giáo;
4. Phê chuẩn bản dịch Ngũ Thư theo đề nghị của Ủy ban Kinh Thánh;
5. Lắng nghe Ủy ban Phụng tự trình bày chương trình đào tạo Phụng vụ và tiến trình xin phê chuẩn bản dịch Sách Lễ Rôma;
6. Thảo luận về bản Hướng dẫn việc Tôn kính tổ tiên của Ủy ban Văn hóa, trao cho Ủy ban Văn hóa và Ủy ban Giáo lý Đức tin cùng hoàn thiện;
7. Lắng nghe tiến trình xin phong chân phước và phong thánh cho hai Tôi tớ Chúa là Đức cha François Pallu và Đức cha Pierre Lambert de la Motte; biểu quyết chấp thuận để Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên, Tổng Giám mục Hà Nội, mở án cấp giáo phận xin phong chân phước và phong thánh cho Đức cha François Pallu;
8. Bầu Đức cha Giuse Bùi Công Trác, Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo phận Sài Gòn trợ giúp Đức cha Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục về quản trị tài chính của Hội đồng Giám mục;
9. Biểu quyết chọn Đức cha Tân cử Phêrô Lê Tấn Lợi, Giám mục Phó Giáo phận Cần Thơ làm Phó Chủ tịch Ủy ban Di dân theo đề nghị của Đức Tổng Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch Ủy ban Di dân;
10. Lắng nghe và trao đổi về:
- Những Nguyên tắc Giáo luật về Hôn nhân của Ủy ban Mục vụ Gia đình;
- Chương trình đào tạo của Ủy ban Giáo dân;
- Sinh hoạt của Học viện Công Giáo Việt Nam;
- Hoạt động của Ủy ban Giáo dục;
- Hiện tình Trung tâm Hành hương La Vang;
Hội đồng Giám mục ấn định Hội nghị thường niên kỳ II/2023 sẽ được tổ chức từ ngày 25/9/2023 đến 29/9/2023.
Hội nghị thường niên của Hội đồng Giám mục kết thúc trong niềm hân hoan cùng với Giáo phận Vinh làm phép và dâng Thánh Lễ Tạ Ơn khánh thành Trung tâm Mục vụ của Giáo phận.
Toà Giám mục Giáo phận Vinh, ngày 20/04/2023
TM. Hội đồng Giám mục Việt Nam
Tổng Thư ký
(đã ấn ký)
+ Giuse Đỗ Mạnh Hùng
Giám mục giáo phận Phan Thiết
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Lý lẽ bênh vực Chúa Kitô, chương hai
Vu Van An
00:04 20/04/2023
Chương Hai: Thử nghiệm bằng chứng của nhân chứng tận mắt
Liệu các tiểu sử về Chúa Giêsu Kitô có đứng vững cuộc dò xét hay không?
Lời nói của Michael McCullough 60 tuổi yếu ớt đến nỗi bồi thẩm đoàn không nghe được gì ngoài tiếng phần phật phát ra từ máy thở giúp ông tiếp tục sống. Một máy đọc môi phải gắn phía trên giường của Michael để biết rõ ông ta muốn nói gì, và nhắc lại chứng từ của ông cho một phòng tòa án dã chiến.
Bại liệt từ cổ trở xuống bởi một viên đạn xé nát cột sống của ông, Michael quá yếu ớt không thể chuyên chở tới phòng tòa án để dự phiên tòa xử hai người trẻ bị tố cáo tấn công ông. Thay vào đó, quan tòa, bồi thẩm đoàn, các bị cáo, các luật sư, các nhà báo, và người xem đã chen chúc tại một căn phòng ở bệnh viện nơi Michael được chăm sóc, một căn phòng được tuyên bố là chi nhánh tạm thời của Tòa án Lưu động Quận Cook.
Dưới sự tra hỏi của các công tố viên, Michael nhắc lại ông đã rời căn hộ của ông thuộc dự án nhà chính phủ ở Chicago với hai dollars trong túi. Ông nói ông bị hai bị cáo bám sát ở cầu thang có ý định bắn vào mặt ông để ăn cắp tiền của ông. Câu truyện của ông được sự nâng đỡ của hai người trẻ khác đã hãi hùng chứng kiến cuộc tấn công diễn ra.
Các bị cáo chưa bao giờ chối vụ bắn nhưng họ cho rằng khẩu súng vô tình phát hỏa trong khi họ vung nó. Các luật sư của bị cáo biết rằng cách duy nhất họ có thể giúp khách hàng của họ nhận được một bản án nhẹ hơn nếu họ thành công trong việc phá được chứng từ cho rằng vụ bắn là một hành vi bạo lực xấu xa và được suy nghĩ trước.
Họ làm hết mình để tạo mối hoài nghi đối với các giải trình của chứng nhân tận mắt. Họ tra vấn khả năng của nhân chứng tận mắt trong việc nhìn điều xẩy ra, nhưng họ không làm sao đạt được mục đích này. Họ cố gắng lợi dụng các bất nhất trong các câu truyện, nhưng các trình thuật này rất ăn ý với nhau ở những điểm cốt yếu. Họ đòi hỏi thêm các lời chứng khác, nhưng rõ ràng, không cần thêm lời chứng nào khác nữa.
Họ nêu lên vấn đề nhân cách, nhưng nạn nhân và các nhân chứng đều là những người trẻ tuân thủ luật pháp, không có hồ sơ tội phạm nào. Họ hy vọng chứng minh được thành kiến chống các bị cáo nhưng họ không tìm được thành kiến nào. Họ hỏi liệu một nhân chứng, một bé trai 9 tuổi tên Keith, có lớn đủ để hiểu thế nào là nói sự thật dưới lời tuyên thệ, nhưng rõ ràng là em hiểu.
Với các luật sư của các bị cáo không có khả năng đánh đổ khả tín tính của nạn nhân và các nhân chứng của công tố viên, hai bị cáo đã bị kết tội mưu sát và bị lên án 50 năm tù. Mười tám ngày sau, Michael qua đời (1).
Các luật sư của các bị cáo gặp phải một thách đố lớn lao: đặt các câu hỏi, tạo ra các hoài nghi, thăm dò những điểm yếu, dễ bị thương tổn trong câu truyện của các nhân chứng. Họ làm việc này bằng cách thử nghiệm lời chứng nhiều cách khác nhau. Nhưng lời chứng trung thực và chính xác luôn đứng vững trước các hạch hỏi này, trong khi lời chứng giả mạo, quá đáng hay lầm lẫn đều bị vạch trần.
Trong vụ án của Michael, công lý đã thắng thế vì các bồi thẩm viên đã có thể nói rằng các nhân chứng và nạn nhân đã kể lại một cách thành thực và chính xác những gì họ đã kinh qua.
Giờ đây, chúng ta hãy trở lại với cuộc điều tra của chúng ta về bằng chứng lịch sử liên quan tới Chúa Giêsu. Nay là lúc kiểm nghiệm lời chứng của Tiến sĩ Blomberg, xem xem liệu nó có điểm yếu nào không hay chỉ cho thấy những điểm mạnh của nó. Phần lớn đây đều cùng là những kiểm nghiệm đã diễn ra trong vụ án Michael nhiều năm trước đây.
Tôi nói với Blomberg khi chúng tôi ngồi xuống sau khoảng giải lao 15 phút, “có tất cả 8 thử nghiệm tôi muốn đặt ra với ông”.
Blomberg với lấy ly cà phê mới đang bốc khói và ngả lưng vào ghế. Tôi không biết chắc, nhưng xem ra ông ta sẵn sàng chấp nhận thách thức.
Ông nói, “Ông nói đi!”
1.Thử nghiệm về ý hướng
Thử nghiệm này tìm cách xác định liệu ý định tuyên bố hay hiểu ngầm của các người viết có phải là duy trì chính xác lịch sử hay không. Tôi hỏi, “Các người viết ở các thế kỷ đầu tiên này có thực sự lưu tâm đến việc ghi lại những điều thực sự xẩy ra không?”
Blomberg gật đầu, nói, “Có, họ thực sự lưu tâm. Ông có thể thấy điều đó ở ngay đầu Tin Mừng Luca, đọc rất giống như các lời nói đầu dẫn vào các công trình thời xưa về lịch sử và tiểu sử đáng tin nói chung”.
Cầm cuốn Kinh Thánh lên, Blomberg đọc đoạn mở đầu Tin Mừng Luca:
“Nhiều người đã ra công soạn bản tường thuật những sự việc đã được thực hiện giữa chúng ta. Họ viết theo những điều mà các người đã được chứng kiến ngay từ đầu và đã phục vụ lời Chúa truyền lại cho chúng ta. Tôi cũng vậy, sau khi đã cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự, thì thiết tưởng cũng nên tuần tự viết ra để kính tặng ngài, mong ngài sẽ nhận thức được rằng giáo huấn ngài đã học hỏi thật là vững chắc” (2).
Blomberg nói tiếp, “Như ông thấy, Luca rõ ràng cho hay ngài có ý định viết chính xác về những điều ngài điều tra và thấy được hỗ trợ rất tốt bởi các nhân chứng”.
Tôi hỏi, “Còn các Tin Mừng khác thì sao? Chúng đâu có bắt đầu bằng một tuyên bố giống như thế; há việc này không có nghĩa là các người viết chúng không có cùng những ý định đó sao?”
Blomberg trả lời, “Đúng là Mátthêu và Máccô không có loại tuyên bố minh nhiên như thế. Tuy nhiên, họ cũng gần với Luca về thể văn, và dường như hữu lý là ý hướng lịch sử của Luca cũng đã được họ phản ảnh một cách mật thiết”.
“Còn Gioan?”, tôi hỏi.
“Tuyên bố duy nhất khác về mục đích trong các sách Tin Mừng xuất hiện trong Gioan 20:31: ‘Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Chúa Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để nhờ tin mà được sự sống nhờ danh Người’”.
Tôi phản bác, “điều ấy nghe như một tuyên bố thần học hơn là một tuyên bố lịch sử”.
Blomberg trả lời, “tôi chấp nhận lời ông, nhưng nếu ông xác tín đủ để tin, thần học phải dựa vào lịch sử chính xác. Vả lại, có một mẩu bằng chứng mặc nhiên quan trọng mà ta không thể làm ngơ. Ông hãy xem xét cách các sách Tin Mừng đã được viết ra, một cách đúng mức và có trách nhiệm, với những chi tiết tuy phụ nhưng chính xác, một cách đầy quan tâm và đúng đắn. Ông không tìm được những hoa lá cành kỳ dị và những câu truyện rành rành huyền thoại mà ông thường gặp trong phần lớn các trước tác cổ thời khác’.
Ông hỏi, “Tất cả những điều đó công lại thành điều gì?” rồi ông tự trả lời, “Hình như khá rõ ràng là mục đích của các tác giả Tin Mừng là cố gắng ghi lại điều thực sự đã xẩy ra”.
Trả lời các luận bác
Tuy nhiên, đó có phải là điều thực sự đã xẩy ra? Có những khung cảnh cạnh tranh nhau và mâu thuẫn nhau được một số nhà phê bình cổ vũ.
Họ nói rằng các Kitô hữu tiên khởi xác tín rằng trong đời họ, Chúa Giêsu sắp sửa trở lại để hoàn tất lịch sử, nên họ nghĩ không cần phải duy trì bất chấp ghi chép lịch sử nào về đời sống và giáo huấn của Người. Dù sao, tại sao phải lo lắng khi Người sắp trở lại và kết liễu thế giới bất cứ lúc nào?”
Tôi nói, “như thế, nhiều năm sau, khi rõ ràng là Chúa Giêsu không trở lại ngay lúc ấy, họ thấy họ không có bất cứ tư liệu lịch sử chính xác nào để dựa vào mà viết các sách Tin Mừng. Nên đâu có gì duy trì được cho các mục tiêu lịch sử. Há đó không phải là điều đã xẩy ra thực sự hay sao?”
Blomberg trả lời, “Chắc chắn, suốt trong lịch sử, luận điểm đó có giá trị đối với nhiều giáo phái và nhóm, kể cả các nhóm tôn giáo, nhưng nó vô giá trị đối với các Kitô hữu tiên khởi”.
Tôi trả lời, “Tại sao không? Điều gì lại khác như thế về Kitô giáo?”
Ông cho biết, “Thứ nhất, tôi nghĩ tiền đề đó có hơi phóng đại. Sự thật là đa số giáo huấn của Chúa Giêsu giả thiết một khoảng thời gian đáng kể trước khi kết thúc thế giới. Nhưng thứ hai, cho dù một số môn đệ của Chúa Giêsu có nghĩ là Người sẽ mau trở lại đi chăng nữa, ông nên nhớ là Kitô giáo phát sinh từ Do Thái giáo.
“Suốt trong 8 thế kỷ, người Do Thái đã sống với mối căng thẳng giữa các tuyên bố lặp đi lặp lại của các tiên tri nói rằng Ngày của Chúa đã gần kề và lịch sử liên tiếp của Israel. Ấy thế nhưng, đệ tử của các vị tiên tri này vẫn ghi lại, trân quí và duy trì lời lẽ của các tiên tri. Vì các môn đệ Chúa Giêsu coi Người cao trọng hơn các tiên tri, thì điều xem ra hợp lý là họ cùng làm y một điều giống như thế”.
Dù điều ấy có vẻ có lý, một số học giả cũng đã nêu lên luận bác thứ hai mà tôi muốn đặt ra với Blomberg. Tôi nói, “Họ nói các Kitô hữu tiên khởi thường xuyên tin rằng Chúa Giêsu đã từ giã họ về phương diện thể lý nhưng, qua họ, vẫn nói nhiều thông điệp, hay “lời tiên tri” cho Giáo Hội của họ. Vì những lời tiên tri này được coi có thế giá như chính lời lẽ của Chúa Giêsu lúc Người còn ở thế gian, các Kitô hữu đã không phân biệt giữa những lời nói mới này và những lời nguyên thủy của Chúa Giêsu lịch sử. Thành thử, các sách Tin Mừng trộn lẫn hai loại tư liệu này nên chúng ta thực sự không biết lời nào do Chúa Giêsu lịch sử nói và lời nào không do Chúa Giêsu lịch sử này nói. Đối với nhiều người, điều này quá bối rối. Ông trả lời ra sao?”
Ông mỉm cười nói, “Lập luận này ít có hỗ trợ lịch sự bằng lập luận trước. Thật vậy, ngay trong Tân Ước cũng đã có bằng chứng bác bỏ lập luận này rồi.
“Có những dịp khi lời tiên tri của Kitô hữu tiên khởi được nhắc đến, nhưng nó luôn được phân biệt với điều Chúa phán. Thí dụ, trong 1Cr 7, Thánh Phaolô phân biệt rõ ràng khi ngài có một lời từ Chúa và khi ngài trích dẫn Chúa Giêsu lịch sử. Trong sách Khải Huyền, người ta có thể phân biệt rõ ràng khá nhiều lần trong đó Chúa Giêsu trực tiếp nói với vị tiên tri này, mà truyền thống vẫn coi là chính Thánh Gioan, và khi Thánh Gioan thuật lại các thị kiến linh hứng của riêng ngài.
Và trong 1Cr 14, khi Thánh Phaolô thảo luận các tiêu chuẩn cho một lời tiên tri chân thật, ngài nói về trách nhiệm của Giáo Hội địa phương phải kiểm nghiệm các tiên tri. Dựa vào hậu cảnh Do Thái của ngài, chúng ta biết rằng các tiêu chuẩn để một lời tiên tri được chân thật là liệu lời tiên báo có trở thành sự thật hay không và liệu những tuyên bố mới này có ăn ý với những lời lẽ đã được mạc khải trước đây của Chúa hay không?
“Nhưng lập luận mạnh mẽ nhất là điều ta không bao giờ tìm thấy trong các sách Tin Mừng. Sau khi Chúa Giêsu lên trời, có một số tranh cãi đe dọa Giáo Hội sơ khai: các tín hữu có nên cắt bì hay không, phải qui định việc nói các tiếng lạ ra sao, làm thế nào giữ sự hợp nhất giữa người Do Thái và dân ngoại, đâu là vai trò thích đáng dành cho các phụ nữ trong thừa tác vụ, liệu tín hữu có thể ly dị người phối ngẫu không phải là Kitô hữu hay không.
“Những vấn đề trên đáng lẽ có thể đã được giải quyết nếu các Kitô hữu tiên khởi chỉ cần ghép vào các sách Tin Mừng những điều Chúa Giêsu nói với họ từ thế giới bên kia. Nhưng việc này không bao giờ diễn ra. Việc tiếp diễn các tranh cãi này chứng minh rằng các Kitô hữu lưu tâm tới việc phân biệt giữa những gì đã xẩy ra lúc sinh thời của Chúa Giêsu và những gì được tranh luận sau này trong các Giáo Hội”.
2. Thử nghiệm về khả năng
Cho là các người viết có ý định ghi chép lịch sử một cách đáng tin, nhưng liệu họ có khả năng làm như thế hay không? Làm thế nào chúng ta biết chắc rằng tư liệu về cuộc đời và giáo huấn của Chúa Giêsu được duy trì nguyên vẹn trong 30 năm trước khi nó được viết xuống trong các sách Tin Mừng?
Tôi hỏi Blomberg, “Ông có thừa nhận rằng các ký ức nhầm lẫn, sự mơ tưởng, và việc phát triển dã sử đã xâm nhiễm vô phương cứu chữa truyền thống về Chúa Giêsu trước việc viết ra các sách Tin Mừng không?”
Ông bắt đầu câu trả lời của ông bằng cách trình bầy bối cảnh, ông trả lời, “Chúng ta phải nhớ rằng chúng ta đang ở trong một lãnh thổ xa lạ thuộc một thời gian và không gian xa xôi và trong một nền văn hóa chưa phát minh ra máy vi tính hay ngay cả máy in. “Sách vở, hay đúng hơn, sách cuộn bằng giấy sậy, tương đối rất hiếm. Do đó, việc giáo dục, học tập, thờ phượng, giảng dạy trong các cộng đồng tôn giáo, tất cả đều được thực hiện bằng lời truyền miệng.
“Các giáo sĩ Do Thái trở nên nổi tiếng nhờ học thuộc lòng toàn bộ Cựu Ước. Do đó, các môn đệ của Chúa Giêsu cũng có đủ khả năng học thuộc lòng nhiều điều hơn là những gì có trong bốn sách Tin Mừng cộng lại với nhau, và truyền chúng lại một cách chính xác”.
Tôi phá ngang, “khoan đã. Thành thực mà nói, kiểu thuộc lòng đó rất khó tin. Làm sao có thể như thế cho được?”
Ông thừa nhận, “Vâng, khó cho chúng ta ngày nay có thể tưởng tượng được, nhưng đây là một nền văn hóa truyền miệng, trong đó, người ta nhấn mạnh rất nhiều tới việc học thuộc lòng. Và ông nên nhớ rằng từ 80 tới 90 phần trăm lời lẽ của Chúa Giêsu nguyên thủy dưới hình thức thi ca. Điều này không có nghĩa là có vần có điệu, nhưng có âm tiết, các dòng cân đối, song hành v.v... những điều giúp cho việc học thuộc lòng rất nhiều.
“Một điều khác cần nói là hồi ấy định nghĩa của việc học thuộc lòng có tính uyển chuyển hơn. Trong các nghiên cứu về các nền văn hóa có truyền thống truyền khẩu, người ta thấy có sự tự do thay đổi việc một câu truyện nên được kể đến mức nào trong một hoàn cảnh nhất định nào đó, phải bao gồm những gì và bỏ qua những điều gì, đâu là chỗ phải diễn giải, đâu là chỗ phải giải thích v.v...
“Một nghiên cứu cho biết ở Trung Đông cổ thời, khoảng từ 10 tới 40 phần trăm của bất cứ việc kể lại truyền thống thánh thiêng nào cũng thay đổi từ hoàn cảnh này sang hoàn cảnh khác. Tuy nhiên, luôn luôn có những điểm cố định không thể thay đổi được và cộng đoàn có thể can thiệp và sửa lỗi người kể truyện nếu người này lầm lẫn về một khía cạnh quan trọng của câu truyện.
“Có một sự”, ông dừng lại, lục lọi trong đầu tìm chữ thích đáng, “trùng hợp đáng lưu ý là 10 tới 40 phần trăm cũng là tỷ lệ sai chạy khá nhất quán giữa các Tin Mừng nhất lãm trong một đoạn nhất định”.
Blomberg muốn cho biết điều gì đó; tôi muốn ông nói rõ hơn, tôi nói, “Xin ông nói rõ cho tôi hay. Thực ra ông muốn nói gì?”
“Tôi muốn nói rằng có lẽ người ta có thể giải thích khá nhiều các tương tự và khác nhau giữa các Tin Mừng nhất lãm bằng cách giả thiết rằng các môn đệ và các Kitô hữu tiên khởi học thuộc lòng khá nhiều những điều Chúa Giêsu nói và làm nhưng họ cảm thấy được tự do thuật lại các thông tin này dưới các hình thức khác nhau, luôn luôn vẫn duy trì ý nghĩa của những lời nói và việc làm nguyên thủy của Chúa Giêsu”.
Tôi vẫn còn một số câu hỏi về khả năng của các Kitô hữu tiên khởi này trong việc duy trì một cách chính xác truyền thống truyền khẩu này. Tôi có quá nhiều ký ức về các trò chơi hồi còn là con nít trong đó, lời lẽ vô tình bị bóp méo chỉ trong vài phút.
Chơi gọi điện thoại
Có lẽ các bạn đã có lần chơi trò gọi điện thoại: một trẻ em nói nhỏ một điều gì đó vào tai một trẻ em khác, chẳng hạn: “bạn là người bạn tốt nhất của tôi”, và em này nói nhỏ câu vừa nghe cho một em khác trong một vòng tròn lớn cho đến khi cuối cùng, câu ấy bị bóp méo một cách đáng sợ, có lẽ như “mày là thứ ác ôn ” (tiếng Anh: Friend là bạn, fiend là đồ ác ôn).
Tôi nói với Blomberg, “Ta hãy ngay thẳng một chút. Há đây không phải là một so sánh tốt hay sao đối với điều xẩy ra cho truyền thống truyền khẩu về Chúa Giêsu?”
Blomberg không thừa nhận lối giải thích trên, ông nói, “Không, thực sự không. Đây là lý do tại sao: khi ông thận trọng học thuộc lòng điều gì, và thận trọng không truyền lại cho người khác trừ khi ông chắc chắn mình đã nắm được nó một cách chính xác, thì ông làm một chuyện rất khác với trò chơi gọi điện thoại.
“Trong việc gọi điện thoại, nửa trò vui là người nghe có thể nghe không đúng hay thậm chí nghe đúng lần đầu nhưng họ không thể yêu cầu người kia lặp lại. Ông phải truyền đi ngay, bằng giọng nói nhỏ khiến cho người kế tiếp càng có thể bỏ lỡ một điều gì đó. Nên, đúng, đến lúc nó đi hết vòng 30 người trong phòng, kết cục sẽ rất khôi hài”.
Tôi hỏi “Vậy thì tại sao, há đó không phải là một so sánh tốt cho việc truyền khẩu một truyền thống cổ xưa hay sao?”
Blomberg nhâm nhi ly càphê trước khi trả lời, “nếu ông thực sự muốn khai triển việc so sánh đó dưới góc độ kiểm soát và cân bằng của cộng đồng thế kỷ thứ nhất, có lẽ ông phải nói rằng mỗi người thứ ba, bằng giọng nói to và rõ ràng, phải hỏi người thứ nhất, ‘tôi vẫn còn nghe đúng chứ?’ và thay đổi tùy câu trả lời của người ấy.
Ông nói, “Cộng đồng không ngừng theo dõi điều được nói ra và can thiệp để sửa sai trong diễn trình này. Điều này duy trì được tính toàn vẹn của thông điệp. Và kết quả rất khác với trò chơi gọi điện thoại của trẻ con đó”.
3. Thử nghiệm về tính tình
Thử nghiệm này xét xem các người viết này có nói thật không. Có bằng chứng nào là họ không trung thực hay vô luân khiến họ không có khả năng hay sự sẵn lòng truyền tải lịch sử một cách chính xác chăng?
Blomberg lắc đầu, nói, “Chúng ta đơn giản không có bất cứ bằng chứng hợp lý nào để cho rằng họ không phải là những người hết sức chính trực.
“Chúng ta thấy họ tường trình các lời lẽ và hành động của một con người từng kêu gọi họ đạt tới một trình độ chính trực cao độ như chưa có tôn giáo nào đòi hỏi như vậy. Họ sẵn lòng thực hành niềm tin của họ thậm chí đến nỗi 10 trong số 11 môn đệ còn lại đã chịu những cái chết rùng rợn, một điều chứng tỏ một tính tình vĩ đại.
“Về lòng trung thực, về tính nói thật, về nhân đức và luân lý, những con người này có một hồ sơ khiến ai cũng phải thèm thuồng”.
4. Thử nghiệm về tính nhất quán
Đây là một thử nghiệm mà những người hoài nghi thường nêu lên chống lại các sách Tin Mừng nhưng thất bại. Dù sao, há các sách này đã không mâu thuẫn một cách hết chống đỡ với nhau đó sao? Ở đấy, há đã không có những khác biệt khó lòng hoà giải giữa các trình thuật tin mừng khác nhau đó sao? Và nếu quả có như thế, thì làm thế nào người ta có thể tin tưởng bất cứ điều gì chúng phát biểu?
Blomberg thừa nhận có nhiều điểm trong đó các sách Tin Mừng dường như bất đồng với nhau. Ông nói, “những điều này đi từ những dị biệt nhỏ nhoi trong cách dùng từ ngữ đến những mâu thuẫn biểu kiến nổi tiếng nhất.
“Xác tín của riêng tôi là, một khi ông chấp nhận các yếu tố tôi đề cập trên đây: yếu tố diễn giải, yếu tố rút ngắn, giải thích thêm, chọn lọc, bỏ qua, thì các sách Tin Mừng cực kỳ nhất quán với nhau theo tiêu chuẩn cổ thời, là các tiêu chuẩn độc nhất mà ta phải sử dụng để phán đoán chúng một cách hợp tình hợp lý”.
Tôi góp ý, “Một cách nghịch lý, nếu các sách Tin Mừng hoàn toàn đồng nhất với nhau, từng lời, thì điều này có thể khiến người ta nghĩ rằng các tác giả đã đồng lõa với nhau để phối trí trước các câu truyện của họ, và điều này sẽ tạo ra sự hoài nghi đối với chúng”.
Blomberg đồng ý, “Đúng thế, nếu các sách Tin Mừng quá nhất quán với nhau, thì điều này tự nó đã làm vô hiệu tư cách nhân chứng độc lập của chúng. Lúc đó, người ta sẽ cho rằng chúng ta chỉ có một chứng từ duy nhất, một chứng từ được mọi người khác nhắc lại như một con vẹt”.
Đầu óc tôi loé lên lời lẽ của Simon Greenleaf thuộc Trường Luật Havard, một trong những nhân vật luật học quan trọng nhất của lịch sử và là tác giả của khảo luận gây ảnh hưởng về bằng chứng. Sau khi nghiên cứu sự nhất quán giữa bốn tác giả Tin Mừng, ông trình bầy việc lượng định sau đây, “có đủ sự dị biệt để chứng tỏ rằng không hề có sự bàn tính từ trước giữa họ với nhau; và cùng một lúc, có đủ sự nhất trí đáng kể để chứng tỏ rằng họ đều là những nhà thuật truyện độc lập về cùng một công trình vĩ đại” (3).
Theo quan điểm của một sử gia cổ điển, học giả người Đức Hans Stier cũng đồng ý rằng việc nhất trí đối với các dữ kiện căn bản và việc dị biệt về chi tiết chứng tỏ tính đáng tin cậy, vì các trình thuật tiền chế có xu hướng hoàn toàn nhất quán và hoà hợp. Ông viết, “mọi sử gia đều là những người đặc biệt hoài nghi vào lúc người ta chỉ tường thuật những chuyện phi thường bằng những trình thuật hoàn toàn không có mâu thuẫn” (4).
Dù đúng như thế, nhưng tôi không muốn bỏ qua các khó khăn được nêu lên do các dị biệt tỏ tường giữa các sách Tin Mừng. Tôi quyết định thăm dò thêm vấn đề bằng cách ép Blomberg một số mâu thuẫn bề ngoài rất sắc nét được các người hoài nghi hay nắm lấy như các điển hình không đáng tin của các sách Tin Mừng.
Đương đầu với các mâu thuẫn
Tôi bắt đầu với câu truyện chữa bệnh nổi tiếng. Tôi nhấn mạnh, “Mátthêu viết rằng một viên bách quản đến xin Chúa Giêsu chữa bệnh cho người đầy tớ của mình. Tuy nhiên, Luca viết rằng viên bách quản này sai các trưởng lão đi làm việc đó. Vậy thì đây là một mâu thuẫn hiển nhiên, đúng không?”
Blomberg trả lời, “Không, tôi không nghĩ thế. Ông hãy nghĩ cách này: trong thế giới của chúng ta ngày nay, chúng ta có lẽ nghe bản tin nói rằng, ‘hôm nay tổng thống tuyên bố rằng...’ khi thực sự bài diễn văn ấy được một người viết diễn văn viết ra và do thư ký của ông đọc lên, và may lắm thì dược tổng thống liếc qua. Nhưng đâu có ai tố cáo việc loan truyền ấy là sai lạc.
“Tương tự như thế, trong thế giới cổ thời, người ta hoàn toàn hiểu và chấp nhận việc các hành động được qui cho một người dù trên thực tế chúng được các thuộc hạ hoặc sứ giả của người này thực hiện, trong trường hợp này là các trưởng lão người Do Thái”.
“Vậy là ông cho rằng Mátthêu và Luca cùng đúng như nhau cùng một lúc?”
Ông trả lời, “Đó chính là điều tôi muốn nói”.
Điều ấy xem ra có lý, nên tôi nêu một điển hình thứ hai. “Phải nói gì về việc Máccô và Luca nói rằng Chúa Giêsu truyền cho ma quỉ nhập vào đàn heo ở Gerasa, trong khi Mátthêu nói việc ấy xẩy ra tại Gadara. Người ta căn cứ vào đó và cho đó là một mâu thuẫn hiển nhiên không thể nào hòa giải, hai nơi hoàn toàn khá cnhau. Chấm hết”.
Blomberg chấc lưỡi, “trời đất, đừng vội chấm hết chứ, đây có thể là một giải đáp: một là thị trấn còn kia là một tỉnh”.
Điều ấy xem ra hơi quá liến thoắng đối với tôi. Dường như ông quá lướt qua các khó khăn thực sự do vấn đề này tạo ra.
Tôi nói, “Thực ra vấn đề phức tạp hơn thế. Gerasa, thị trấn, không hề ở chỗ nào gần biển Galilê cả thế mà lại là nơi ma quỉ, sau khi nhập vào đàn heo, đã lao đàn vật xuống vách đá chết hết”.
Ông nói, “À, một điểm hay. Nhưng có một phế tích của một thị trấn được khai quật gần đây ngay tại địa điểm ở bờ phía đông của biển Galilê. Tiếng Anh tên của thị trấn này thường được đọc là “Khersa”, nhưng khi chữ Do Thái này được dịch hay chuyển tự sang tiếng Hy lạp, nó đọc nghe như ‘Gerasa’. Nên rất có thể nó diễn ra tại Khersa, mà trong tiếng Hy Lạp, đọc là Gerasa, trong tỉnh Gadara”.
Tôi mỉm cười chấp nhập, “Rất hay. Tôi xin đầu hàng về điểm này. Nhưng đây là một vấn đề không dễ dàng chút nào: phải nói gì về các dị biệt giữa các gia phả của Chúa Giêsu trong Mátthêu và Luca? Các người hoài nghi thường cho rằng chúng chõi nhau hết đường cứu chữa”.
Ông nói, “đây là một trường hợp nữa có nhiều giải đáp”.
“Như?”
“Hai giải đáp thường có nhất là Mátthêu phản ảnh dòng dõi của Thánh Giuse, vì phần lớn chương mở đầu của ngài được viết theo tầm nhìn của Thánh Giuse và Thánh Giuse, trong tư cách cha nuôi, phải là tổ tiên hợp pháp qua đó, dòng dõi vương giả của Chúa Giêsu được xem xét. Đó là các chủ điểm quan trọng đối với Mátthêu.
“Còn Luca, có lẽ ngài đã viết gia phả theo dòng dõi của Đức Maria. Và vì cả hai đều có tổ tiên nơi Đavít, thì một khi ông tiến xa đến đó, các dòng dõi đã gặp nhau.
“Giải đáp thứ hai là cả hai gia phả phản ảnh dòng dõi của Thánh Giuse để tạo nên các tính hợp pháp cần thiết. Nhưng một, tức Tin Mừng Luca, là dòng dõi nhân bản, còn bản kia là dòng dõi hợp pháp của Thánh Giuse, với hai gia phả ra khác ở những chỗ một ai đó trong dòng dõi không có con cái. Họ phải lập người thừa kế hợp pháp qua nhiều tập tục khác nhau của Cựu Ước.
“Vấn đề trở nên lớn hơn vì một số tên bị bỏ qua, một điều hoàn toàn chấp nhận được theo tiêu chuẩn của thế giới cổ thời. Và có những dị biệt về văn bản, các tên, khi được phiên dịch từ ngôn ngữ này qua ngôn ngữ nọ, thường nhận được lối đánh vần khác và rồi còn dễ bị lẫn lộn với tên của một cá nhân khác”.
Blomberg đã trình bầy được trọng điểm của ông: ít nhất thì đó cũng là các giải thích hợp lý. Dù không hẳn khít khao cho lắm, nhưng ít nhất chúng cũng cung cấp được một sự hòa hợp hợp lý cho các trình thuật Tin Mừng.
Không muốn cuộc đàm đạo của chúng tôi sa vào trò gây bối rối cho học giả, tôi quyết định chuyển đề tài. Trong khi ấy, tôi và Blomberg đồng ý với nhau rằng phương thức tổng thể hay nhất là nghiên cứu mỗi vấn đề một cách cá thể để xem xem liệu có cách hợp lý nào để giải quyết mâu thuẫn biểu kiến giữa các sách Tin Mừng hay không. Chắc chắn không thiếu những cuốn sách có thế giá từng khảo sát thấu đáo, đôi khi hết sức chi tiết, cách hòa giải các dị biệt này (5).
Blomberg nói, “Và có những dịp khi ta cần phải trì hoãn phán đoán và đơn giản nói rằng tuy chúng ta đã giải thích được đại đa số các bản văn và xác định chúng đáng tin cậy, chúng ta vẫn có thể dành cho chúng điều gọi là “benefit of doubt” [tin được dù có hoài nghi] khi chúng ta không chắc chắn về một số chi tiết khác.
5. Thử nghiệm về thành kiến
Thử nghiệm này phân tích xem các người viết các sách Tin Mừng có bất cứ thành kiến nào nhằm tô mầu cho công trình của họ hay không. Họ có bất cứ lợi ích riêng tư nào không trong việc bóp méo tư liệu họ tường trình?
Tôi nêu vấn đề, “Chúng ta không thể đánh giá thấp sự kiện những vị này yêu mến Chúa Giêsu. Họ đâu có phải là những nhà quan sát trung lập; họ là các môn đệ tận tụy của Người. Há điều này không làm họ có khả năng thay đổi sự việc giúp làm Người được coi là người tốt hay sao?”
Blomberg trả lời, “vâng, tôi thừa nhận phần lớn, nó tạo tiềm năng cho điều đó xẩy ra. Nhưng mặt khác, người ta có thể tôn vinh và kính trọng một ai đó đến nỗi nó làm họ ghi lại đời vị này một cách hết sức toàn vẹn. Đó là cách họ tỏ tình yêu đối với vị này. Và tôi tin điều đó đã diễn ra ở đây.
“Vả lại, các môn đệ này chẳng có lợi lộc gì trong việc này ngoại trừ bị phê phán, khai trừ và tử vì đạo. Chắc chắn họ chẳng thu được lợi ích tài chánh nào. Có thể nói, việc này còn gây áp lực buộc họ phải im lặng, chối bỏ Chúa Giêsu, hạ giá Người, thậm chí quên họ đã từng gặp gỡ Người, thế nhưng, vì sự liêm chính của họ, họ đã công bố điều họ thấy, dù việc này có nghĩa là đau khổ và chết chóc”.
6. Thử nghiệm về che đậy
Khi người ta làm chứng về các biến cố họ mục kích, họ thường cố gắng lo bảo vệ chính mình hay bảo vệ người khác bằng cách cố tình quên không nhắc tới các chi tiết gây bối rối hay khó giải thích. Thành thử, điều này khiến ta không chắc chắn về tính chân thật trong chứng từ của họ.
Do đó, tôi hỏi Blomberg, “Các người viết các sách Tin Mừng có bao gồm bất cứ tư liệu nào gây bối rối hay họ che đậy nó để làm mình được coi là tốt? Họ có tường trình bất cứ điều gì có thể không thoải mái hay khó cho họ giải thích không?”
Ông nói, “Thực sự có rất nhiều điều theo hướng đó. Có cả một bộ giáo huấn của Chúa Giêsu được gọi là các lời nói khó hiểu của Chúa Giêsu. Một số lời này có tính rất đòi hỏi về phương diện đạo đức. Nếu tôi sáng chế ra một tôn giáo phù hợp với óc tưởng tượng của tôi thì tôi đâu có nói mình phải hoàn thiện như Cha trên trời của tôi hoàn thiện, hay định nghĩa ngoại tình để bao gồm thèm muốn nhục dục trong tâm hồn tôi”.
Tôi phản đối, “Nhưng có những tuyên bố cũng đòi hỏi như thế trong các tôn giáo khác”.
“Đúng, điều đó đúng, đó là lý do tại sao loại lời nói nghiêm khắc có tính thuyết phục hơn là những lời nói có thể gây bối rối đối với điều Giáo Hội muốn dạy về Chúa Giêsu”.
Câu trả lời trên có vẻ mơ hồ. Tôi nói, “xin cho tôi một vài thí dụ”.
Blomberg nghĩ một lúc rồi nói, “Thí dụ Máccô 6:5 nói rằng Chúa Giêsu có thể làm ít phép lạ hơn ở Nadarét vì dân ở đó ít có đức tin, một điều xem ra giới hạn quyền năng của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu nói ở Máccô 13:32 rằng Người không biết ngày hay giờ Người trở lại, một điều xem ra giới hạn khả năng biết mọi điều của Người.
“Nay, cuối cùng, thần học thấy không có vấn đề gì với những điều trên, vì chính Thánh Phaolô, trong thư Philíphê 2:5-8, nói về Thiên Chúa nơi Chúa Kitô đã tự ý và một cách có ý thức hạn chế việc thi hành độc lập các thuộc tính thần linh của Người.
“Nhưng nếu tôi cảm thấy được tự do xử sự vô trách nhiệm với lịch sử Tin Mừng, thì điều thuận tiện hơn nhiều sẽ là bỏ qua mọi tư liệu trên và nhờ thế khỏi phải bận tâm lo giải thích chúng.
“Việc Chúa Giêsu chịu phép rửa là một thí dụ khác nữa. Ông có thể giải thích tại sao Chúa Giêsu, Đấng vốn không có tội, lại để mình chịu phép rửa, nhưng tại sao không làm sự việc dễ dàng hơn bằng cách bỏ qua việc này? Trên thập giá, Chúa Giêsu hô lớn, ‘Lạy Chúa, lạy Chúa, sao Chúa bỏ rơi con?’ Bỏ qua việc này có lợi cho chính người viết vì nó nêu lên quá nhiều câu hỏi”.
Tôi nói thêm, “Chắc chắn, có rất nhiều tư liệu gây bối rối về các môn đệ”.
Blomberg trả lời, “Tuyệt đối như thế. Quan điểm của Máccô về Phêrô nhất quán không có gì tâng bốc, dù Phêrô là lãnh tụ của cả nhóm! Các môn đệ liên tục hiểu lầm Chúa Giêsu. Giacôbê và Gioan muốn ngồi bên hữu và bên tả Chúa Giêsu, và Người phải dạy họ nhiều bài học khó nhá về việc lãnh đạo bằng cách làm đầy tớ. Nhiều lần, họ giống lũ người chỉ biết phục vụ chính mình, tìm kiếm chính mình, đần độn.
“Nay, ta biết rằng các người viết Tin Mừng rất có óc chọn lựa. Tin Mừng Gioan kết thúc bằng việc nói một cách ngoa dụ rằng cả thế giới cũng không chứa hết thông tin có thể đã viết về Chúa Giêsu. Nên nếu họ có bỏ qua một ít, thì tự nó cũng không nhất thiết bị coi như chuyện làm sai lạc câu truyện.
“Nhưng đây mới là trọng điểm: nếu họ không cảm thấy tự do bỏ qua một số điều khi việc này thuận lợi và hữu ích cho chính họ, thì có hợp lý hay không khi tin rằng họ thẳng thừng thêm thắt và chế tác tư liệu không hề có cơ sở lịch sử?”
Blomberg để vấn đề lơ lửng một hồi trước khi kết luận một cách đầy tự tin, “tôi xin nói là không”.
7. Thử nghiệm về chứng thực
Tôi khởi đầu thử nghiệm kế tiếp vằng cách hỏi Blomberg, “khi các sách Tin Mừng nhắc đến những con người, những nơi chốn và biến cố, họ có kiểm chứng xem có đúng hay không để chúng được kiểm nghiệm một cách độc lập?” Thường thường sự kiểm nghiệm này rất có giá trị để lượng định xem người viết có cam kết giữ sự chính xác hay không.
Blomberg trả lời, “Có, họ có, và người ta thăm dò điều này càng lâu, các chi tiết càng được chứng thực. Trong khoảng mấy trăn năm gần đây, kho khảo cổ học đã liên tiếp khai quật nhiều khám phá xác nhận nhiều tham chiếu chuyên biệt trong các Tin Mừng, đặc biệt là Tin Mừng Gioan, một cách khá nghịch lý, vì đây là Tin Mừng bị ngờ vực hơn cả!
“Nay, vâng, vẫn còn một số vấn đề chưa được giải quyết và có những lúc, khoa khảo cổ tạo ra những vấn đề mới, nhưng những vấn đề này chỉ là thiểu số nhỏ bé so với con số những điển hình được chứng thực.
“Ngoài ra, chúng ta có thể học hỏi qua các nguồn không phải Kitô giáo nhiều sự kiện về Chúa Giêsu có thể chứng thực cho các giáo huấn và biến cố chủ chốt trong đời sống của Người. Và khi ông ngưng suy nghĩ việc các sử gia cổ thời phần lớn chỉ nói tới các nhà cầm quyền chính trị, các hoàng đế, vua chúa, những trận chiến quân sự, các viên chức tôn giáo, và các phong trào triết học chính, thì điều đáng lưu ý là chúng ta học hỏi biết bao nhiêu về Chúa Giêsu và các môn đệ của Người dù họ không thuộc một phạm trù nào trong số này vào lúc các sử gia này đang soạn tác”.
Đó là một câu trả lời súc tích và hữu ích. Tuy nhiên, dù tôi không có lý do gì để hoài nghi lượng định của Blomberg, tôi quyết định nên nghiên cứu thêm dọc theo những đường hướng này. Tôi lượm cây viết lên và vội ghi mấy dòng nhắc nhở chính tôi ở lề cuốn sổ ghi chép của tôi: lấy ý kiến chuyên môn từ một nhà khảo cổ học và một sử gia.
8. Thử nghiệm về chứng tá đối lập
Thử nghiệm này nêu các câu hỏi. Có chăng những người hiện diện khác lên tiếng nói ngược lại hay sửa chữa các sách Tin Mừng nếu chúng bị bóp méo hay sai lầm? Nói cách khác, chúng ta có thấy điển hình những người cùng thời của Chúa Giêsu than phiền là các trình thuật Tin Mừng hoàn toàn sai sự thật?
Blomberg cho biết, “Nhiều người có lý để muốn bác bỏ phong trào này và sẽ làm thế nếu họ có thể viết lịch sử tốt hơn. Thế nhưng ông hãy nhìn các người chống đối Người nói gì. Trong các trước tác Do Thái sau đó, Chúa Giêsu được gọi là phù thủy đã dắt Israel đi sai đường, điều này thừa nhận rằng Người thực sự có làm những chuyện kỳ lạ phi thường, mặc dù các tác giả này tranh luận nguồn gốc quyền năng của Người.
“Đây là dịp hoàn hảo để nói một điều giống như, ‘các Kitô hữu sẽ nói với bạn ông ta làm các phép lạ, nhưng ở đây, chúng tôi nói cho bạn hay ông ta không hề làm phép lạ nào. Ấy thế nhưng, đó là điều chúng ta không bao giờ nghe những người chống đối Người nói. Thay vào đó, họ mặc nhiên thừa nhận điều các sách Tin Mừng viết là đúng rằng Chúa Giêsu thực hiện các phép lạ”.
Tôi hỏi, “phong trào Kitô giáo này có thể bén rễ được không ngay tại đó, tại Giêrusalem, ngay tại khu vực Chúa Giêsu thực hiện phần lớn thừa tác vụ của Người, đã bị đóng đinh, chôn cất, và sống lại, nếu những người từng biết Người biết rõ rằng các môn đệ đã nói quá hay bóp méo những điều Người đã làm?”
Blomberg trả lời, “tôi không tin như thế. Chúng ta có bức tranh về điều thoạt đầu chỉ là một phong trào hết sức yếu ớt, dễ bị bẻ gẫy, từng bị bách hại. Nếu các nhà phê bình có thể tấn công nó trên căn bản nó đầy những sai lầm hay bóp mép, thì họ đã làm rồi.
“Nhưng”, ông nhấn mạnh kết luận, “đó chính là điều chúng ta không thấy”.
Một đức tin được chống đỡ bằng các sự kiện
Tôi thừa nhận Blomberg gây nhiều ấn tượng nơi tôi. Hiểu biết và lưu loát, đầy tính học giả và thuyết phục, ông đã dựng được cả một lý lẽ mạnh mẽ bênh vực tính đáng tin cậy của các Tin Mừng. Bằng chứng của ông bênh vực tư cách tác giả truyền thống của chúng, sự phân tích của ông về các niên biểu sớm nhất của các niềm tin căn bản về Chúa Giêsu, việc ông bênh vực một cách đầy đủ lý lẽ tính chính xác của truyền thống truyền khẩu, việc ông khảo sát một cách đầy suy tư những dị biệt biểu kiến, tất cả các chứng từ của ông đã thiết lập được một nền tảng vững chắc để tôi tiếp tục xây dựng.
Thế nhưng, vẫn còn một con đường dài phải đi để xác định việc liệu Chúa Giêsu có phải là Con duy nhất của Thiên Chúa hay không. Thật vậy, sau khi nói chuyện với Blomberg, cuộc hẹn tiếp theo của tôi trở nên rõ ràng: hình dung xem liệu các sách Tin Mừng này, được Blomberg trình bầy như là đáng tin, có được truyền lại cho chúng ta một cách đáng tin cậy hay không qua nhiều thế kỷ. Làm cách nào chúng ta có thể biết chắc các bản văn chúng ta đọc ngày nay mang dáng dấp của điều nguyên thủy được viết ra ở thế kỷ thứ nhất? Hơn nữa, làm thế nào chúng ta biết được rằng các sách Tin Mừng kể cho chúng ta đầy đủ câu truyện về Chúa Giêsu?
Tôi nhìn vào đồng hồ. Nếu giao thông không quá nặng, tôi sẽ lấy máy bay trở lại Chicago. Khi thu lượm các tập ghi chú và rút giây các dụng cụ ghi âm, tôi có dịp nhìn lại các tranh vẽ của trẻ em trên tường phòng giấy Blomberg, và đột nhiên, trong giây lát, nghĩ tới ông không như một học giả, một tác giả, một giáo sư, mà như một người cha ban đêm, ngồi ở mép giường các con gái và nhẹ nhàng nói với chúng về những điều thực sự quan trọng ở trên đời.
Tôi thắc mắc, ông nói gì với chúng, về Kinh Thánh, về Thiên Chúa, về vị Giêsu này, người từng tuyên bố về mình nhiều điều kỳ lạ?
Tôi không nhín được câu hỏi cuối cùng, “Về đức tin của riêng ông thì sao? Tất cả các nghiên cứu của ông ảnh hưởng ra sao tới các niềm tin của ông?”
Ngay khi tôi vừa dứt lời, ông đã trả lời ngay, “Nó củng cố các niềm tin của tôi, chắc chắn như thế. Từ các nghiên cứu của mình, tôi biết có bằng chứng mạnh mẽ bênh vực tính trung thực của các trình thuật Tin Mừng”.
Ông im lặng một lúc rồi nói tiếp, “Ông biết không, thật là nghịch lý: Kinh Thánh coi là đáng khen việc có đức tin mà không cần bằng chứng. Ông nên nhớ Chúa Giêsu đã trả lời ông Tôma hay hoài nghi ra sao, ‘anh tin vì anh thấy; phúc cho ai không thấy mà vẫn tin’. Và tôi biết bằng chứng không cưỡng hay ép đức tin. Chúng ta không thể thay thế vai trò của Chúa Thánh Thần, điều này thường là quan tâm của các Kitô hữu khi họ nghe các cuộc thảo luận loại này.
“Nhưng tôi xin nói với ông điều này: có rất nhiều câu truyện của các học giả trong lãnh vực Tân Ước nhưng họ không phải là Kitô hữu, nhưng qua cuộc nghiên cứu của họ về chính những vấn đề này đã đến với đức tin vào Chúa Kitô. Và có vô số học giả hơn nữa, vốn là tín hữu, nhờ các bằng chứng này mà đức tin của họ trở nên mạnh mẽ hơn, vững chắc hơn, có cơ sở hơn, và tôi thuộc loại này”.
Còn với tôi, tôi từng thuộc loại thứ nhất, không, không phải một học giả, mà là một kẻ hoài nghi, người đả phá các tín ngưỡng lâu đời, một ký giả cứng đầu đi tìm sự thật về vị Giêsu này, Đấng từng nói mình là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống.
Tôi khóa chiếc cặp giấy tờ và đứng lên cám ơn Blomberg. Tôi sẽ bay về Chicago, thoả mãn vì một lần nữa cuộc mưu tìm thiêng liêng của tôi đã có được một khởi đầu tốt đẹp.
Tài liệu đọc thêm
Archer, Gleeson L., The Encyclopedia of Bible Difficulties. Grand Rapids: Zodervan, 1982.
Blomberg, Craig. “The Historical Reliability of the New Testament” trong Reasonable Faith, của William Lane Craig, 193-231. Westchester, Ill.: Crossway, 1994.
Blomberg, Craig.”Where Do We Start Studying Jesus?” trong Jesus under Fire, Michael J. Wilkins and J.P. Moreland chủ biên, 17-50. Grand Rapids: Zodervan, 1995.
Dunn, James. The Living Word. Philadelphia: Fortress, 1988.
Marshall, I. Howard. I Believe in the Historical Jesus. Grand Rapids:Eerdmans, 1977.
Ghi Chú
(1) Lee Strobel, “Jury in Makeshift Courtroom Hears Dying Boy Tell of Attack”, Chicago Tribune (February 24, 1976).
(2) (2) Lc 1:1-4
(3) Simon Greeleaf, The Testimony of the Evangelists (Grand Rapids:Baker, 1984) vii.
(4) Trích dẫn trong Craig Blomberg, “Where Do We Start Stydying Jesus?” trong Jesus under Fire, Michael J. Wilkins and J.P. Moreland chủ biên, (Grand Rapids: Zodervan, 1995) 34
(5) Xem Gleason L. Archer, The Encyclopedia of Bible Difficulties (Grand Rapids: Zodervan, 1982) và Norman Geisler và Thomas Howe, When Critics Ask (Wheaton Ill.: Victor, 1992).
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh con cá
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
15:10 20/04/2023
Hình ảnh con cá
Cá là loài thủy vật được Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, tạo dựng trong công trình sáng tạo vũ trụ vào ngày sáng tạo thứ năm. ( Sách Sáng Thế 1,20-23).
Không gian sinh sống, phát triển của loài cá là dòng nước ngoài biển khơi, trong lòng sông, khe suối, ao hồ…
Nước là một trong bốn yếu tố căn bản cho sự sống thiên nhiên phát triển tồn tại. Không chỉ cá cần có nước, nhưng các loài tạo vật trong thiên nhiên như các loại cây cỏ rau hoa, loài thú vật động vật và con người cũng luôn cần phải có nước cho sự sống phát triển tồn tại.
Đấng Tạo Hóa đã sáng tạo hàng trăm hàng ngàn không biết bao nhiêu loài cá hình thù to nhỏ, mầu sắc khác nhau, cùng ở những vùng biển châu lục đất nước khác nhau trong thiên nhiên, như loài cá sống trong nước mặn ngoài đại dương, loài cá sống trong vùng nước ngọt nơi sông hồ, có loài cá sống tận vùng sâu dưới nền lòng biển, hoặc nơi bùn đất sông hồ, có phần nhiều cá đẻ trứng, nhưng cũng có loài cá sinh con như cá ông voi, cá mập…và nuôi con bằng sữa mẹ. Có những loài cá có da trơn, nhưng cũng có loài cá da có vẩy đan chen xếp bao bọc thành từng lớp che chở cho thân thể của chúng.
Đây là điều lạ lùng cùng mầu nhiệm bí ẩn trong thiên nhiên mà Đấng Tạo Hoá sắp đặt sáng tạo thực hiện cho vũ trụ.
Loài cá gợi đến hình ảnh gì cho đời sống con người?
Xưa nay cá là thực phẩm dinh dưỡng nuôi sống trong thiên nhiên. Cá nhỏ là thực phẩm cho loài cá lớn, cho những thú động vật khác như loài Gấu, loài chim bay lượn trên bầu trời, và cùng cần cho cả con người nữa.
Cá được con người trong nền văn hóa dân gian xưa nay nấu nướng biến chế ra những món ăn thực phẩm thơm ngon hấp dẫn. Và càng ngày người ta phải nuôi các loại cá, nhất là loài cá qúi cao cấp, sao cho sinh sản ra nhiều cùng mau lớn, để kịp có đủ cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng thêm nhiều.
Và cũng có mối lo âu là nếu không gìn giữ bảo vệ nước thiên nhiên, thì không gian môi trường sinh sống của loài cá bị hạn chế, bị phá hủy gây nguy hiểm cho thiên nhiên, cho sự sống trong vũ trụ.
Cá được cho là biểu tượng hình ảnh sự sống và hình ảnh về sự sinh sản phong phú nhanh theo cấp số nhân Một con cá mái sinh đẻ không biết bao nhiều trứng cá trong đời nó. Và trong nhiều nền văn hóa dân gian cá được cho là loài mang lại hạnh phúc không cùng và không có gì cản lại được.
Hình ảnh loài Cá đóng vai trò biểu tượng rất đặc biệt trong văn hóa Kitô giáo.
Tiếng Hylạp chữ cá ICHTHYS được đọc thành: JesousChristosTheouHyiosSoter
I Jesous: Giêsu,
C Christos: Kitô,
TH Theou: Thiên Chúa
Y Hyios: Con
S Soter, Đấng cứu thế
Chúa Giesu Kitô, Con Thiên Chúa, đấng cứu thế
Hình ảnh cá là biểu tượng cho linh hồn, nhất là chỉ về Chúa Giêsu Kitô, Đấng cứu thế trần gian
Ngôn sứ Jona theo kinh thánh thuật lại ( Sách Jona 2,1-11) bị các thủy thủ quăng ném xuống biển cho chết, nhưng ông được một con cá lớn nuốt vào bụng. Jona ở trong bụng con cá ba ngày đêm liền. Sau đó con cá này đưa ông vào gần bờ và nhả ném bắn ông lên bờ. Thế là ông được cứu sống không bị chết chìm dưới lòng nước đại dương. Đây là hình ảnh biểu tượng nói về nấm mồ chôn Chúa Giêsu ba ngày, và sự phục sinh sống lại của Người ra khỏi nấm mồ.
Cá và bánh, năm chiếc bánh và hai con cá mà Chúa Giesu Kitô dùng làm phép lạ cho năm ngàn người ăn dư thừa năm xưa bên bờ hồ Galileo, nước Do Thái, là hình ảnh chỉ về phép Thánh Thể. Địa điểm phép lạ này ngày nay còn vết tích có tên Tabgha.( Mc 6,35-44)
Sau khi sống lại Chúa Giêsu Kitô phục sinh đã hiện ra và nói cho các Tông đồ thả lưới bên phải thuyền sẽ bắt được cá. Các ông đã làm như vậy, và có được mẻ cá nhiều chưa từng có mà lưới không bị đứt rách. Rồi Chúa Giêsu nướng cá cho các Môn đệ cùng ăn bên bờ hồ. Nơi đây ngày nay còn di tích có ngôi nhà nguyện nhỏ tên là Mensa Christi ( Ga 21,3-12). Đây cũng là hình ảnh chỉ về Bí Tích Thánh Thể.
Trong số 12 Môn đệ mà Chúa Giêsu kêu gọi tuyển chọn có những Ông làm nghề chài lưới đánh cá như Ông Phero, Ông Anrê…cho Hội Thánh của Ngài ở trần gian.
Ở các hang toại đạo ( Catakomben) bên Roma vào thời kỳ các Kitô hữu bị cấm cách bắt bớ, vào khoảng thế kỷ thứ nhất cho đến thế kỳ thứ tư khi đạo Công Giáo được loan truyền nơi đây, họ đã trốn vào những nơi đây để hội họp đọc kinh dâng thánh lễ, và họ đã vẽ hình con cá dọc trên tường vách là dấu hiệu bí mật chỉ đường từ cửa hầm ra vào. Hình con cá nơi các hang toại đạo là hình ảnh cổ xưa nhất trong lịch sử Hội Thánh Công Giáo dùng nói chỉ về Chúa Giêsu Kitô.
Người tín hữu Chúa Kitô từ ngày lãnh nhận làn nước Bí tích rửa tội được hiểu như con cá, có đời sống đức tin mới trong dòng nước rửa tội nơi cộng đoàn hội Thánh Chúa ở trần gian.
Trong dân gian khi ai có nếp sống vững chắc vui vẻ hòa nhã, người đó được ca ví : “Hạnh phúc nhanh nhẹn như con cá bơi lội trong nước!”, hay “ Con cá sống vì nước” để nói lên nhu cầu sự cần thiết trong đời sống.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Cá là loài thủy vật được Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, tạo dựng trong công trình sáng tạo vũ trụ vào ngày sáng tạo thứ năm. ( Sách Sáng Thế 1,20-23).
Không gian sinh sống, phát triển của loài cá là dòng nước ngoài biển khơi, trong lòng sông, khe suối, ao hồ…
Nước là một trong bốn yếu tố căn bản cho sự sống thiên nhiên phát triển tồn tại. Không chỉ cá cần có nước, nhưng các loài tạo vật trong thiên nhiên như các loại cây cỏ rau hoa, loài thú vật động vật và con người cũng luôn cần phải có nước cho sự sống phát triển tồn tại.
Đấng Tạo Hóa đã sáng tạo hàng trăm hàng ngàn không biết bao nhiêu loài cá hình thù to nhỏ, mầu sắc khác nhau, cùng ở những vùng biển châu lục đất nước khác nhau trong thiên nhiên, như loài cá sống trong nước mặn ngoài đại dương, loài cá sống trong vùng nước ngọt nơi sông hồ, có loài cá sống tận vùng sâu dưới nền lòng biển, hoặc nơi bùn đất sông hồ, có phần nhiều cá đẻ trứng, nhưng cũng có loài cá sinh con như cá ông voi, cá mập…và nuôi con bằng sữa mẹ. Có những loài cá có da trơn, nhưng cũng có loài cá da có vẩy đan chen xếp bao bọc thành từng lớp che chở cho thân thể của chúng.
Đây là điều lạ lùng cùng mầu nhiệm bí ẩn trong thiên nhiên mà Đấng Tạo Hoá sắp đặt sáng tạo thực hiện cho vũ trụ.
Loài cá gợi đến hình ảnh gì cho đời sống con người?
Xưa nay cá là thực phẩm dinh dưỡng nuôi sống trong thiên nhiên. Cá nhỏ là thực phẩm cho loài cá lớn, cho những thú động vật khác như loài Gấu, loài chim bay lượn trên bầu trời, và cùng cần cho cả con người nữa.
Cá được con người trong nền văn hóa dân gian xưa nay nấu nướng biến chế ra những món ăn thực phẩm thơm ngon hấp dẫn. Và càng ngày người ta phải nuôi các loại cá, nhất là loài cá qúi cao cấp, sao cho sinh sản ra nhiều cùng mau lớn, để kịp có đủ cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng thêm nhiều.
Và cũng có mối lo âu là nếu không gìn giữ bảo vệ nước thiên nhiên, thì không gian môi trường sinh sống của loài cá bị hạn chế, bị phá hủy gây nguy hiểm cho thiên nhiên, cho sự sống trong vũ trụ.
Cá được cho là biểu tượng hình ảnh sự sống và hình ảnh về sự sinh sản phong phú nhanh theo cấp số nhân Một con cá mái sinh đẻ không biết bao nhiều trứng cá trong đời nó. Và trong nhiều nền văn hóa dân gian cá được cho là loài mang lại hạnh phúc không cùng và không có gì cản lại được.
Hình ảnh loài Cá đóng vai trò biểu tượng rất đặc biệt trong văn hóa Kitô giáo.
Tiếng Hylạp chữ cá ICHTHYS được đọc thành: JesousChristosTheouHyiosSoter
I Jesous: Giêsu,
C Christos: Kitô,
TH Theou: Thiên Chúa
Y Hyios: Con
S Soter, Đấng cứu thế
Chúa Giesu Kitô, Con Thiên Chúa, đấng cứu thế
Hình ảnh cá là biểu tượng cho linh hồn, nhất là chỉ về Chúa Giêsu Kitô, Đấng cứu thế trần gian
Ngôn sứ Jona theo kinh thánh thuật lại ( Sách Jona 2,1-11) bị các thủy thủ quăng ném xuống biển cho chết, nhưng ông được một con cá lớn nuốt vào bụng. Jona ở trong bụng con cá ba ngày đêm liền. Sau đó con cá này đưa ông vào gần bờ và nhả ném bắn ông lên bờ. Thế là ông được cứu sống không bị chết chìm dưới lòng nước đại dương. Đây là hình ảnh biểu tượng nói về nấm mồ chôn Chúa Giêsu ba ngày, và sự phục sinh sống lại của Người ra khỏi nấm mồ.
Cá và bánh, năm chiếc bánh và hai con cá mà Chúa Giesu Kitô dùng làm phép lạ cho năm ngàn người ăn dư thừa năm xưa bên bờ hồ Galileo, nước Do Thái, là hình ảnh chỉ về phép Thánh Thể. Địa điểm phép lạ này ngày nay còn vết tích có tên Tabgha.( Mc 6,35-44)
Sau khi sống lại Chúa Giêsu Kitô phục sinh đã hiện ra và nói cho các Tông đồ thả lưới bên phải thuyền sẽ bắt được cá. Các ông đã làm như vậy, và có được mẻ cá nhiều chưa từng có mà lưới không bị đứt rách. Rồi Chúa Giêsu nướng cá cho các Môn đệ cùng ăn bên bờ hồ. Nơi đây ngày nay còn di tích có ngôi nhà nguyện nhỏ tên là Mensa Christi ( Ga 21,3-12). Đây cũng là hình ảnh chỉ về Bí Tích Thánh Thể.
Trong số 12 Môn đệ mà Chúa Giêsu kêu gọi tuyển chọn có những Ông làm nghề chài lưới đánh cá như Ông Phero, Ông Anrê…cho Hội Thánh của Ngài ở trần gian.
Ở các hang toại đạo ( Catakomben) bên Roma vào thời kỳ các Kitô hữu bị cấm cách bắt bớ, vào khoảng thế kỷ thứ nhất cho đến thế kỳ thứ tư khi đạo Công Giáo được loan truyền nơi đây, họ đã trốn vào những nơi đây để hội họp đọc kinh dâng thánh lễ, và họ đã vẽ hình con cá dọc trên tường vách là dấu hiệu bí mật chỉ đường từ cửa hầm ra vào. Hình con cá nơi các hang toại đạo là hình ảnh cổ xưa nhất trong lịch sử Hội Thánh Công Giáo dùng nói chỉ về Chúa Giêsu Kitô.
Người tín hữu Chúa Kitô từ ngày lãnh nhận làn nước Bí tích rửa tội được hiểu như con cá, có đời sống đức tin mới trong dòng nước rửa tội nơi cộng đoàn hội Thánh Chúa ở trần gian.
Trong dân gian khi ai có nếp sống vững chắc vui vẻ hòa nhã, người đó được ca ví : “Hạnh phúc nhanh nhẹn như con cá bơi lội trong nước!”, hay “ Con cá sống vì nước” để nói lên nhu cầu sự cần thiết trong đời sống.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
VietCatholic TV
Putin làm liều? Ánh sáng kỳ lạ ở Kyiv. Ukraine thắng lớn ở Bakhmut, các kho đạn Nga nổ long trời
VietCatholic Media
03:15 20/04/2023
1. Ukraine tuyên bố thành phố Bakhmut đứng vững. Các kho đạn Nga trúng HIMARS nổ trong nhiều giờ
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Năm 20 tháng Tư, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết Bakhmut đã trở thành một trong những chiến dịch tốn kém nhất đối với người Nga khi họ chịu thiệt hại lớn nhất về thiết bị và nhân lực ở đó.
Các tiếng nổ long trời đã được nghe thấy tại khu vực thành phố Bakhmut do Nga chiếm đóng. Những tiếng nổ lớn đi kèm với các tiếng nổ thứ cấp kéo dài trong nhiều giờ cho thấy các kho đạn pháo và hỏa tiễn của Nga đã trúng phải hỏa lực của pháo binh Ukraine.
Nhận định về diễn biến này, Thứ trưởng Hanna Maliar nói:
“Đối với họ, trước hết, đây có lẽ là một trong những hoạt động tốn kém nhất vì một lượng lớn thiết bị và vũ khí đã bị lãng phí vào đó, và nhân tiện, họ vừa mới bị Lực lượng vũ trang Ukraine phá hủy phần lớn. Những tiếng nổ long trời trong nhiều giờ đã diễn ra. Họ chịu tổn thất to lớn ở đó. Và những tổn thất này cao hơn nhiều lần so với tổn thất của chúng ta. Đây là chiến tranh và chúng ta phải thực tế. Thật không may, đây là cái giá phải trả cho sự độc lập của chúng ta”.
Theo cô, việc lập kế hoạch chỉ huy của chúng ta ở đó cho phép bảo đảm rằng tổn thất của Ukraine là tối thiểu nếu xét đến những gì họ có thể gặp phải trong những trận chiến khốc liệt như vậy.
Thứ trưởng Hanna Maliar nhấn mạnh rằng đối phương đã dốc toàn lực để giành quyền kiểm soát thành phố. “Họ dốc một khối lượng vũ khí và thiết bị ở đó. Điều đó rất quan trọng đối với họ. Có vẻ như điều này thậm chí không chỉ từ quan điểm quân sự, mà còn từ quan điểm chính trị vì họ đã ném tất cả tuyên truyền của mình vào Bakhmut. Và, theo đó, để kiềm chế họ, chúng ta cũng phải tập trung một lượng lớn nỗ lực vào đó.Thật vậy, vì họ không thể chiến đấu với chúng ta trong các trận chiến đường phố vì họ sẽ thua, họ đã sử dụng chiến thuật Syria đã được chứng minh của mình và đang quét sạch các khu phố khỏi mặt trái đất. Trong một tình huống như vậy, rất khó để giữ các vị trí. Trên thực tế, không thể giữ chúng trong một tình huống như vậy. Thật vậy, đã có một số bước tiến ít ỏi của đối phương ở một số khu vực nhất định,” Maliar nói, và lưu ý rằng Lực lượng Vũ trang Ukraine đã ngăn chặn đối phương chiếm được Bakhmut trong tám tháng rồi.
Thứ trưởng Hanna Maliar cho biết Nga đã tiến hành 33 cuộc không kích vào khu vực Donetsk trong ngày qua, đánh trúng 14 khu định cư và làm hư hại 58 công trình dân sự.
Ngoài Bakhmut, giao tranh đang diễn ra khốc liệt nhất dọc theo mặt trận Donetsk ở Lyman, Avdiivka và Mariinka.
Trong khu vực Lyman, phía đông bắc Bakhmut, đối phương “đã tiến hành các cuộc tấn công không thành công gần vùng ngoại ô phía nam của Kreminna”. Cô nhấn mạnh rằng người Nga không đạt được tiến bộ nào trong khu vực Avdiivka, nơi Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã đến thăm hôm thứ Ba.
“Ở khu vực Mariinka, lực lượng phòng thủ của chúng ta đã đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của đối phương ở khu vực Mariinka và Pobieda”
Xa hơn về phía nam trong các khu vực Zaporizhzhia và Kherson, Nga đã pháo kích hơn 30 khu định cư. Nhưng không giống như ở Donetsk, lực lượng Nga ở những khu vực này đang ở chế độ phòng thủ.
Thứ trưởng Hanna Maliar cũng khẳng định rằng quân xâm lược Nga tiếp tục thành lập các bệnh viện quân sự phía sau chiến tuyến - mới nhất là ở làng Kabychivka, trong vùng Luhansk.
2. Cảnh báo không kích được báo cáo trên khắp Ukraine. Các quan chức Ukraine cho biết tia sáng gần Kyiv có thể là do vệ tinh của Mỹ rơi xuống
Cảnh báo không kích đã vang lên vào tối thứ Tư trên một số khu vực của Ukraine, Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat, cho biết như trên,
Ông cho biết khi đó một “mục tiêu trên không đã được phát hiện trên bầu trời” và rằng “lực lượng phòng không đã sẵn sàng.”
Một loạt ánh chớp và một vụ nổ rõ ràng trong không trung cách xa thủ đô có thể được nhìn thấy trong video trên mạng xã hội. Cảnh báo không kích đã được kích hoạt cho thành phố Kyiv và khu vực, các vùng Sumy, Kharkiv, Dnipro, Zaporizhzhia và Donetsk.
Đại Tá Yurii Ihnat cho biết máy bay không người lái Shahed do Iran sản xuất đã bị bắn hạ trên thành phố Dnipro. Tuy nhiên, ông cho rằng những tia sáng rực rỡ gần thủ đô Ukraine vào tối thứ Tư có thể là do một vệ tinh không gian của NASA rơi xuống trái đất, không phải do quân Nga tấn công.
“Khoảng 22:00 ngày 19 tháng 4, người ta quan sát thấy ánh sáng rực rỡ của một vật thể trên không trên bầu trời Kyiv. Theo thông tin sơ bộ, hiện tượng này là kết quả của việc một vệ tinh không gian của NASA rơi xuống trái đất,” ông nói.
“Để tránh thương vong do các mảnh vỡ rơi xuống, cảnh báo trên không đã được ban bố. Hệ thống phòng không không hoạt động”
CNN đang liên hệ với NASA để bình luận. Cơ quan này trước đây đã báo cáo tàu vũ trụ Reuven Ramaty High Energy Solar Spectroscopic Imager sẽ rơi xuống trái đất vào cuối ngày thứ Tư, Giờ miền Đông Hoa Kỳ. Con tàu được phóng vào năm 2002 và ngừng hoạt động vào năm 2018.
Ukraine đã hết sức đề cao cảnh giác sau khi Putin được nhìn thấy đã triệu tập Vyacheslav Gladkov, Thống Đốc vùng Belgorod lên Mạc Tư Khoa vào hôm thứ Hai 17 Tháng Tư sau khi viên Thống Đốc báo cáo rằng quân Ukraine đã phóng hỏa tiễn đánh sập các cơ sở hạ tầng điện lực gây mất điện trên một vùng rộng lớn của Nga. Thông thường, sau một biến cố như thế Nga sẽ tấn công tàn bạo để trả thù.
Trước đó, Vyacheslav Gladkov cho biết trong một tuyên bố rằng “Thị trấn Krasnoye, trong khu đô thị Shebekinsky của vùng Belgorod, đã bị Lực lượng Vũ trang Ukraine nã đạn,” ám chỉ pháo binh Ukraine đã phóng hỏa tiễn vào lãnh thổ Nga.
Tuy nhiên, truyền thông địa phương lại đưa ra một phiên bản khác. Họ nói rằng hai máy bay không người lái đã thả thiết bị nổ tự chế xuống các nhà máy nhiệt điện địa phương, gây mất điện trong một khu vực rộng lớn
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Ba 18 tháng Tư, đại diện của Tình báo Quốc phòng Ukraine, Andrii Yusov, cho biết:
“Chúng tôi sẽ không xác nhận hay phủ nhận sự tham gia của Ukraine. Tôi nghĩ rằng người Nga nên làm quen với thực tế là trong khi họ tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa, không có nơi nào an toàn trên lãnh thổ của họ. Chiến tranh đã đến với ngôi nhà của mọi tên phát xít Nga và mọi thần dân của chế độ Nga.”
3. Đồng minh của Putin gợi ý Nga không thể chiến thắng nếu không 'tổng động viên'
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Ally Suggests Russia Can't Win Without 'General Mobilization'“, nghĩa là “1. Đồng minh của Putin gợi ý Nga không thể chiến thắng nếu không 'tổng động viên'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Một thành viên của Ủy ban An ninh Duma Quốc gia Nga đã gợi ý rằng đất nước của ông không thể đánh bại Ukraine trong cuộc chiến đang diễn ra trừ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố “tổng động viên”.
“Phải tổng động viên. Chúng ta phải chiến đấu 'với cả thế giới', như người ta vẫn thường nói, và mọi người phải cảm thấy mình thuộc về đất nước,” Mikhail Sheremet, một nhà lập pháp ở Hạ viện Nga và là thành viên của đảng Nước Nga Thống nhất cầm quyền, đã nói như trên theo tường thuật của hãng tin độc lập The Mạc Tư Khoa Times.
“Hiện tại tổng động viên là hoàn toàn có thể,” Sheremet nói.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để xin bình luận.
Putin cho đến nay đã từ chối tuyên bố huy động toàn bộ, điều này sẽ đặt quốc gia vào tình thế chiến tranh. Tuy nhiên, ông tuyên bố huy động một phần vào tháng 9 năm 2022, nói rằng Nga sẽ tấn công 300.000 quân nhân dự bị và cựu quân nhân có “chuyên môn quân sự nhất định và kinh nghiệm liên quan”.
Nhà lãnh đạo Nga tuyên bố vào tháng 10 rằng đợt tuyển quân này đã hoàn thành, nhưng kể từ đó, các nhà quan sát quân sự đã đánh giá rằng quân đội Nga đang chiến đấu ở Ukraine đang được tăng cường nhờ các đợt tuyển quân bí mật, vì Putin lo ngại phản ứng dữ dội mà một đợt tổng động viên có thể gây ra.
Sheremet đã đưa ra nhận xét tương tự về việc huy động vào tháng 9 năm 2022, một tuần trước khi Putin tuyên bố huy động một phần.
Ông nói trong một cuộc phỏng vấn với URA.RU, theo báo cáo của ấn phẩm News 24 All Daily: “Nếu không huy động toàn bộ, chuyển sang nền tảng quân sự, bao gồm cả nền kinh tế, chúng ta sẽ không đạt được kết quả mong muốn”.
Mặc dù Điện Cẩm Linh đã bác bỏ tin đồn rằng Putin có thể công bố một làn sóng huy động khác trong cuộc xung đột đang diễn ra, nhưng hồi tháng 4, Bộ Quốc phòng Anh đã đánh giá rằng các phương tiện truyền thông Nga đưa tin cho thấy các nhà chức trách đang chuẩn bị bắt đầu một “chiến dịch tuyển quân lớn” với mục đích tuyển thêm 400.000 quân.
Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh cho biết trong một đánh giá về cuộc xung đột ở Ukraine rằng Nga đang giới thiệu chiến dịch tuyển dụng mới nhất của mình như một động lực cho các nhân viên tình nguyện, chuyên nghiệp, chứ không phải là một cuộc huy động bắt buộc mới.
Nga có thể sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút 400.000 “tình nguyện viên thực sự”, Bộ Quốc Phòng Anh nhận định.
Lời kêu gọi tổng động viên mới nhất của Sheremet được đưa ra trước một cuộc phản công dự kiến từ Ukraine nhằm vào Crimea, bán đảo ở Hắc Hải đã bị Putin sáp nhập bất hợp pháp vào năm 2014.
4. Bộ trưởng Quốc phòng Vương Quốc Anh cho biết một số thông tin trong các tài liệu mật bị rò rỉ là sai sự thật hoặc không chính xác
Quan chức quốc phòng hàng đầu của Vương quốc Anh nghi ngờ về tính xác thực và tác động của các tài liệu tình báo Mỹ bị rò rỉ gần đây - một số trong đó có thông tin về cuộc chiến ở Ukraine. Ông đi xa hơn các quan chức Mỹ trong việc nghi ngờ nội dung của hàng trăm trang thông tin tình báo được phân loại đã được đăng trực tuyến.
Bộ trưởng Quốc phòng Vương quốc Anh Ben Wallace từ chối bình luận về các chủ đề cụ thể trong các tài liệu. Nói chuyện với các nhà báo ở Washington, DC, ông thừa nhận rằng một số thông tin “có thể gây tổn hại một chút, có thể gây khó khăn một chút cho một số quốc gia” nhưng bày tỏ tin tưởng rằng vụ rò rỉ sẽ không gây ảnh hưởng đáng kể.
“Nếu bạn là người Ukraine và bạn đang ngồi đó chiến đấu trong chiến tranh, bạn đã quen với thông tin sai lệch, bạn đã quen với việc rò rỉ, bạn đã quen với các nỗ lực điện tặc, bạn đã quen với các nỗ lực gián điệp, bạn đã quen với các âm mưu ám sát,” ông nói.
“Tôi có nghĩ nó sẽ củng cố nước Nga không? Không. Nó sẽ làm suy yếu Ukraine? Không. Tôi có nghĩ rằng nó làm hỏng mối quan hệ của chúng ta với Hoa Kỳ không? Tuyệt đối không.”
Trong khi các thành viên của chính phủ Hoa Kỳ - từ Tổng thống Joe Biden đến các quan chức an ninh quốc gia hàng đầu của ông - đã nhiều lần nói rằng họ đang xem xét vụ rò rỉ một cách nghiêm túc, hợp tác với các đồng minh để giải quyết ổn thỏa mọi việc và đề cập đến cuộc điều tra đang diễn ra của Bộ Tư pháp, thì Wallace tỏ ra thẳng thừng hơn. Ông nói ông sẽ không phải “là người duy nhất xem xét những báo cáo đó và thấy rằng chúng không hoàn toàn chính xác.”
“Thực tế là sau khi đọc những gì tôi đã thấy trong nguồn mở, tôi thấy ngay rằng một số khẳng định đó là không đúng sự thật,” Wallace cho biết hôm thứ Ba.
Ông nói: “Tôi đã thấy trong vụ rò rỉ đó có một số điểm không chính xác, không chính xác một cách đáng kể hoặc thao túng thông tin. Lời khuyên của tôi là đừng chấp nhận những gì nó đề cập đến một cách hời hợt.”
Ngoài một tài liệu đã được kiểm chứng rõ ràng làm thay đổi con số thương vong của Nga và Ukraine, các quan chức Mỹ phần lớn không bày tỏ nghi ngờ về tính xác thực của các tài liệu bị rò rỉ, hầu hết đều có tiêu đề “tuyệt mật” hoặc “bí mật”.
Wallace đang ở Hoa Kỳ trong tuần này cho các cuộc họp tại Ngũ Giác Đài và trên Đồi Capitol.
Tuần trước, Jack Teixeira, một Binh Nhất 21 tuổi thuộc Lực lượng Vệ binh Quốc gia không quân Massachusetts, đã bị buộc tội theo Đạo luật Gián điệp với hành vi lưu giữ và truyền trái phép thông tin quốc phòng cũng như loại bỏ trái phép thông tin mật và tài liệu quốc phòng.
5. Quốc hội Nga bỏ phiếu ủng hộ luật áp dụng án chung thân cho tội phản quốc
Theo hãng thông tấn nhà nước TASS, Quốc hội Nga, Duma Quốc gia, đã bỏ phiếu ủng hộ dự luật cho phép kết án tù chung thân đối với tội phản quốc cao độ.
Hiện tại, mức án tối đa cho tội phản quốc ở Nga là 20 năm tù. Chỉ công dân Nga hoặc công dân mang hai quốc tịch mới có thể bị buộc tội phản quốc.
Theo dự luật, theo điều khoản tội phản quốc, công dân Nga - bao gồm cả những người có hai quốc tịch - có thể bị kết án vì chia sẻ bí mật nhà nước với nước ngoài, tổ chức hoặc đại diện của tổ chức đó; gián điệp; và cung cấp hỗ trợ tài chính, hậu cần, tư vấn hoặc hỗ trợ khác trong các hoạt động chống lại an ninh của Liên bang Nga.
Dự luật được đề xuất vào ngày 7 tháng 4, trước khi nhà phê bình Điện Cẩm Linh Vladimir Kara-Murza - một công dân mang hai quốc tịch Nga-Anh - bị kết án 25 năm tù sau khi một tòa án ở Mạc Tư Khoa cáo buộc anh ấy tội phản quốc, làm mất uy tín của quân đội và tham gia vào các hoạt động của một tổ chức phi chính phủ hay tổ chức không mong muốn. Kara-Murza đã công khai lên án cuộc chiến của Nga với Ukraine.
Dự luật vẫn cần được thượng viện, Hội đồng Liên bang, của quốc hội Nga thông qua trước khi được Putin ký thành luật.
Các sửa đổi của dự luật cũng tăng cường hình phạt đối với tội danh khủng bố; ví dụ, theo điều khoản về tấn công khủng bố, mức án tối đa sẽ tăng từ 15 lên 20 năm.
6. Ngũ Giác Đài cho rằng Nga đang “đi thụt lùi” về trang bị khí tài chiến tranh và buộc phải triển khai xe tăng thời Thế chiến thứ 2.
Phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, Chuẩn tướng Pat Ryder, cho biết Nga đang “đi thụt lùi” trong việc cung cấp các thiết bị mà họ đang sử dụng ở Ukraine. Người ta cũng đã chứng kiến Mạc Tư Khoa triển khai các xe tăng vốn được chế tạo ngay sau Thế chiến II trong khi nước này đang phải vật lộn để bổ sung lượng xe bọc thép đã mất.
Ông cho biết Hoa Kỳ đã không thấy “sự gia tăng lớn trong việc sản xuất thiết bị ở Nga. Thiết bị mà họ đang sử dụng là các khí tài chiến tranh thuộc thế hệ cũ,” đồng thời cho biết thêm rằng Mạc Tư Khoa ngày càng dựa vào các mẫu xe tăng cũ hơn trong chiến tranh.
“Họ bắt đầu với các xe tăng T-80 và T-90, rồi đi xuống T-72, và thực sự, chúng ta đã thấy những chiếc T-55 đầu tiên được tân trang lại để có thể lăn bánh và đưa vào chiến đấu. Cũng có cùng một bức tranh như thế về các loại pháo,” các quan chức cho biết.
T-90 được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1992, T-80 vào năm 1976, trong khi T-72 được đưa vào trang bị cho quân Liên Xô vào năm 1972 và T-55 sau Thế chiến II vào năm 1948.
“Họ đang đi lùi về mặt thiết bị,” ông nói thêm.
Chuẩn tướng Pat Ryder cho biết Nga vẫn đang gặp khó khăn về nhân lực, giải thích rằng mặc dù có thể tập hợp số lượng lớn nhân sự, Mạc Tư Khoa vẫn không đào tạo đầy đủ cho họ.
“Chúng ta đã chứng kiến hai đợt huấn luyện tương đối nhỏ tại Belarus, nhưng trong số 150.000 người mà họ tuyên bố đã được huy động, chúng ta có thể thấy chỉ khoảng 15.000 người đã tham gia bất kỳ hình thức huấn luyện cấp đại đội. Như thế, chúng ta thấy lực lượng Nga vào lúc này đã bị suy thoái rất nhiều so với lực lượng ban đầu được đưa vào Ukraine.”
7. Người Nga nói rằng anh ta là một cựu chiến binh Wagner dường như rút lại tuyên bố rằng anh ta đã thảm sát thường dân
Một người đàn ông Nga nói rằng anh ta đã giết trẻ em và những thường dân khác khi phục vụ cho công ty quân sự tư nhân Wagner ở Ukraine dường như đã rút lại lời khai, cho thấy anh ta đã bị hăm dọa phải nói ngược lại các tuyên bố trước đó.
Azamat Uldarov, một cựu tù nhân, đã rút lại các tuyên bố trước đó của mình trong một cuộc phỏng vấn qua Internet với hãng thông tấn Nga RIA-FAN. Không rõ liệu có bất kỳ áp lực nào khiến họ phải phản bác lại các tuyên bố trong cuộc phỏng vấn trước đó không.
Anh ta và một cựu tù nhân khác, Alexey Savichev, trước đây đã trả lời phỏng vấn dài và lan man với phóng viên Osechkin của nhóm nhân quyền Nga Gulagu.net, nói rằng họ nằm trong số hàng chục nghìn chiến binh Wagner được tuyển mộ từ các nhà tù của Nga để chiến đấu ở Ukraine.
Nói chuyện với người sáng lập Gulagu, Vladimir Oschkin, Uldarov cho biết anh ta đã bắn chết một cô gái trẻ, gọi đó là “một quyết định từ cấp trên”.
“Tôi không được phép để bất kỳ ai sống sót ra ngoài, vì mệnh lệnh giao cho tôi là giết bất cứ ai trên đường đi,” anh nói, ước tính rằng bé gái khoảng 5 hoặc 6 tuổi.
Trong cuộc phỏng vấn với RIA-FAN – tổ chức có liên hệ với lãnh đạo Tập đoàn Wagner Yevgeny Prigozhin – Uldarov nói rằng anh ta say rượu khi trả lời cuộc phỏng vấn trước đó với Gulagu.net và cáo buộc rằng Osechkin đã hăm dọa anh ta về thời gian ở tù.
RIA-FAN hỏi: “Họ bắt bạn nói những gì bạn nói trong video đúng không ạ?” Uldarov trả lời: “Không chỉ đúng mà còn là quá đúng. Tôi buộc phải nói ra vì tôi không còn lựa chọn nào khác.”
Sau đó, Uldarov nói: “Tôi đã nói bất cứ điều gì tôi được Osechkin bảo phải nói.”
“Prigozhin là một chàng trai tuyệt vời,” anh ấy nói thêm và giơ ngón tay cái lên. “Anh ấy đã cứu mạng chúng tôi.”
Nhưng Osechkin của Gulagu, người có trụ sở tại Pháp, nói với CNN rằng ông giữ nguyên nội dung cuộc phỏng vấn của mình với hai người đàn ông, viện dẫn sự rút lại của Uldarov là bằng chứng cho thấy những tiếng nói bất đồng đã bị dập tắt nhanh chóng như thế nào ở Nga.
Osechkin cũng tuyên bố rằng cả hai người được phỏng vấn, Uldarov và Savichev, đã bị đe dọa giết nếu họ không rút lại lời khai với anh ta. Savichev nói với Gulagu rằng đơn vị của anh ta được lệnh giết bất kỳ người đàn ông nào từ 15 tuổi trở lên.
8. Mỹ cảnh báo Nga không được đụng đến công nghệ hạt nhân của Mỹ tại nhà máy hạt nhân Ukraine
Hoa Kỳ có công nghệ hạt nhân nhạy cảm tại một nhà máy điện hạt nhân bên trong Ukraine và đang cảnh báo Nga không được chạm vào nó, theo một bức thư Bộ Năng lượng Hoa Kỳ gửi cho công ty năng lượng hạt nhân nhà nước Rosatom của Nga.
Trong bức thư được CNN xem xét và đề ngày 17 tháng 3 năm 2023, Giám đốc Văn phòng Chính sách Không phổ biến vũ khí hạt nhân của Bộ Năng lượng, Andrea Ferkile, nói với tổng giám đốc Rosatom rằng Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở Enerhodar, Ukraine “có nguồn gốc từ Hoa Kỳ với dữ liệu kỹ thuật hạt nhân được Chính phủ Hoa Kỳ kiểm soát xuất khẩu.”
Hàng hóa, nhu liệu và công nghệ chịu sự kiểm soát xuất khẩu của Hoa Kỳ khi chúng có thể được sử dụng theo cách làm suy yếu lợi ích an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.
Bức thư của Bộ Năng lượng được đưa ra khi các lực lượng Nga tiếp tục kiểm soát nhà máy, đây là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất ở Âu Châu và nằm trong một phần của khu vực Zaporizhzhia mà Nga đã xâm lược sau cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm ngoái. Nhà máy này thường xuyên bị ngắt kết nối với lưới điện của Ukraine do các đợt pháo kích dữ dội của Nga trong khu vực, làm dấy lên lo ngại khắp Âu Châu về một vụ tai nạn hạt nhân.
Trong khi nhà máy vẫn được vận hành bởi nhân viên Ukraine, Rosatom quản lý nhà máy này. Bộ Năng lượng đã cảnh báo Rosatom trong bức thư rằng việc bất kỳ công dân hoặc tổ chức nào của Nga giải quyết công nghệ của Mỹ là “bất hợp pháp”.
CNN đã liên hệ với Rosatom để bình luận.
“Theo luật pháp Hoa Kỳ, việc những người không được ủy quyền, bao gồm nhưng không giới hạn trong phạm vi công dân Nga và các tổ chức của Nga là bất hợp pháp,” bức thư viết, “chẳng hạn như Rosatom và các công ty con của nó, cố ý truy cập, sở hữu, kiểm soát, xuất khẩu, lưu trữ, thu giữ, xem xét, tái xuất khẩu, vận chuyển, chuyển nhượng, sao chép, thao túng công nghệ hoặc dữ liệu kỹ thuật đó, hoặc chỉ đạo hoặc ủy quyền cho người khác làm điều tương tự mà không được ủy quyền của Bộ trưởng Hoa Kỳ về Năng lượng.”
Không rõ liệu Rosatom đã trả lời bức thư hay chưa. Cơ quan An ninh Hạt nhân Quốc gia của Bộ Năng lượng nói với CNN trong một tuyên bố rằng bức thư là xác thực.
Các bức thư lần đầu tiên được báo cáo bởi hãng tin RBC của Nga.
Shayela Hassan, phó giám đốc quan hệ công chúng của Cục Quản lý An ninh Hạt nhân Quốc gia cho biết: “Cơ quan Quản lý An ninh Hạt nhân Quốc gia của Bộ Năng lượng có thể xác nhận rằng bức thư là hợp pháp.
Bà nói thêm: “Bộ trưởng Năng lượng có trách nhiệm theo luật định trong việc cho phép chuyển giao công nghệ hạt nhân dân sự chưa được phân loại và hỗ trợ các hoạt động năng lượng nguyên tử nước ngoài. Bộ không bình luận về các hoạt động quản lý.”
9. Wikipedia có thể bị chặn ở Nga vì nói sự thật
Bộ trưởng phụ trách các vấn đề kỹ thuật số của Nga cho biết nước này “chưa” lên kế hoạch chặn Wikipedia khi một tòa án ở Mạc Tư Khoa đưa ra một án phạt khác cho bách khoa toàn thư trực tuyến này vì đã không xóa nội dung mà Nga cho là bất hợp pháp.
“Chúng tôi chưa chặn Wikipedia, hiện tại không có kế hoạch nào như vậy,” hãng tin Interfax dẫn lời Bộ trưởng các vấn đề kỹ thuật số, Maksut Shadaev, cho biết tại một diễn đàn dữ liệu ở Mạc Tư Khoa.
Reuters báo cáo rằng hôm thứ Ba, tòa án quận Tagansky của Mạc Tư Khoa đã phạt chủ sở hữu Wikipedia Wikimedia Foundation 800.000 rúp hay 9.800 đô la vì điều mà các hãng thông tấn Nga cho là đã không xóa thông tin được coi là quảng bá việc nhảy tàu, trong đó một người bám theo một bên của con tầu hoặc ngồi trên nóc một toa tàu.
Wikimiedia Foundation trước đây đã bị phạt vì không xóa những thông tin mà tòa án Nga cho là thông tin sai lệch về cuộc chiến ở Ukraine.
10. Bộ Tư pháp Hoa Kỳ truy tố 7 người làm việc cho Nga
Reuters báo cáo rằng Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã công bố các cáo buộc mới đối với bốn người Mỹ ở Florida và ba người Nga vì bị cáo buộc làm việc thay mặt cho chính phủ Nga “để tiến hành một chiến dịch gây ảnh hưởng xấu ở nước ngoài trong nhiều năm ở Hoa Kỳ.”
Bản cáo trạng đến từ một đại bồi thẩm đoàn liên bang ở Tampa bổ sung các cáo buộc đối với cư dân Mạc Tư Khoa Aleksandr Viktorovich Ionov và các sĩ quan Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, là Aleksey Borisovich Sukhodolov và Yegor Sergeyevich Popov.
Ngoài ra, một vụ án riêng biệt chưa được tiết lộ ở Washington buộc tội công dân Nga Natalia Burlinova “âm mưu với một sĩ quan FSB để hoạt động như một đặc vụ bất hợp pháp của Nga tại Hoa Kỳ.”
11. Ba Lan đưa ra một đề xuất về một loạt biện pháp trừng phạt mới đối với Nga
Ba Lan trong tháng này đã đưa ra một đề xuất về một loạt biện pháp trừng phạt mới đối với Nga vì đã tiến hành chiến tranh chống lại Ukraine, theo một tài liệu mà Reuters được xem, bao gồm lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga qua đường ống dẫn và nhập cảng kim cương.
Văn bản đề xuất, mà một nguồn tin ngoại giao cho biết đã được gửi tới Ủy ban điều hành Âu Châu của Liên Hiệp Âu Châu, đánh dấu sự khởi đầu của những cuộc đàm phán lâu dài và phức tạp giữa 27 quốc gia của khối.
Tất cả các thành viên Liên Hiệp Âu Châu phải đồng ý áp đặt các biện pháp trừng phạt mới. Khối này đã thực hiện 10 bước trừng phạt chống lại Nga kể từ cuộc xâm lược toàn diện của Vladimir Putin vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
Đề xuất của Warsaw sẽ ngừng nhập khẩu dầu của Nga qua nhánh phía bắc của đường ống dẫn Druzhba đến Đức. Nó sẽ chấm dứt việc nhập khẩu kim cương và khí đốt tự nhiên của Nga, bao gồm cả khí đốt hóa lỏng thường được gọi là LNG, và hạn chế hợp tác năng lượng hạt nhân. Đức và Lithuania cũng ủng hộ các biện pháp trừng phạt năng lượng hạt nhân. Hung Gia Lợi và Pháp là các quốc gia buôn bán với Nga, tỏ ra miễn cưỡng đối với các biện pháp này.
Hung Gia Lợi, tuần trước cho biết họ đã đồng ý sửa đổi hợp đồng với Rosatom của Nga để mở rộng nhà máy hạt nhân Paks. Hung Gia Lợi cho đến nay vẫn kiên quyết phản đối bất kỳ lệnh trừng phạt nào đối với năng lượng hạt nhân của Nga.
Bỉ, nơi có trung tâm giao dịch kim cương Antwerp lớn nhất thế giới, đã thành công trong việc vận động hành lang chống lại việc cấm nhập khẩu kim cương của Nga cho đến nay.
12. Thương hiệu rượu Vodka Thụy Điển Absolut Vodka một lần nữa sẽ ngừng xuất khẩu sang Nga
Vodka là loại rượu được coi là nét văn hóa truyền thống của Nga. Tuy nhiên, trái ngang là rượu Vodka lừng danh ở Nga lại không phải là rượu Vodka được sản xuất ở Nga mà là thương hiệu rượu Vodka Thụy Điển Absolut Vodka.
Trong thông báo hôm thứ Ba 18 Tháng Tư, phát ngôn nhân của công ty Absolut Vodka cho biết việc xuất khẩu vodka đã bị đình chỉ khi chiến tranh bắt đầu nhưng Pernod Ricard đã tái tục việc xuất khẩu một số nhãn hiệu của mình, bao gồm cả Absolut, sang Nga vào cuối năm ngoái.
Quyết định làm như vậy đã gây ra phản ứng dữ dội ở Thụy Điển, nơi sản xuất Absolut. Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh cho biết binh lính Nga thường uống rượu say và trong những cơn say như thế họ lạm sát thường dân vô tội. Chính vì thế, quyết định tái tục xuất khẩu của công ty đã bị chỉ trích mạnh tại Thụy Điển.
Giám đốc điều hành của Absolut, Stephanie Durroux, cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Ba rằng “phản ứng trong những ngày gần đây phản ánh rõ ràng vai trò của Absolut đối với cộng đồng mở rộng của mình ở Thụy Điển… Do đó, Công ty Absolut đã quyết định ngừng xuất khẩu thương hiệu của mình sang Nga.”
Cô ấy tiếp tục nói rằng công ty có “nghĩa vụ quan tâm đến nhân viên và đối tác của chúng ta, chúng ta không thể để họ bị chỉ trích nặng nề dưới mọi hình thức.”
Vladlen Tatarsky, một blogger và phóng viên chiến trường thân Nga nổi tiếng, vừa bị giết chết trong vụ ám sát tại thành phố St. Petersburg vào hôm 2 Tháng Tư vừa qua, thường xuyên phê phán nạn nghiện rượu trong quân đội Nga mà anh ta cho rằng đã làm giảm hiệu năng chiến đấu.
Hôm 3 Tháng Giêng, anh ta tường trình về một sự việc liên quan đến Thiếu tá Rasim Tagiev, chỉ huy tiểu đoàn 2 thiết giáp của Sư Đoàn Súng Trường Cơ Giới số 2 của quân Nga. Thiếu tá Rasim Tagiev, bị bắt rất sớm trong cuộc chiến và trải qua 4 tháng làm tù binh của Ukraine trước khi được trao trả tù binh; và trở về sư đoàn của mình.
Anh ta bị cáo buộc đã khai rất nhiều với quân Ukraine nên khi trở về anh ta bị điều tra và tạm thời bị cho ngồi chơi xơi nước, không còn quyền hạn gì với các sĩ quan và binh lính.
Bây giờ anh ấy là một người nghiện rượu - và một người thích phóng hỏa. “Đã hai lần anh ta phơ sập trụ sở Tiểu Đoàn,” Vladlen Tatarsky viết.
Ở nơi Chúa cũng ngậm ngùi: Cuộc tuần hành tưởng niệm 80 năm trại tử thần. Tình trạng ĐTGM Gänswein
VietCatholic Media
05:33 20/04/2023
1. Diễn hành Auschwitz được tổ chức trước lễ kỷ niệm 80 năm khu ghetto Warsaw
Hàng ngàn người đã tập trung hôm thứ Ba tại địa điểm cũ của Auschwitz cho cuộc tuần hành “March of the Living”, một cuộc tuần hành tưởng niệm Holocaust hàng năm diễn ra vào đêm trước kỷ niệm 80 năm bùng nổ cuộc nổi dậy ở khu ổ chuột Warsaw.
Tổng thống Ý Sergio Mattarella đã phát biểu tại sự kiện này, cảnh báo rằng những ý tưởng của những năm 1930 đang tái xuất hiện “vào thời điểm mà cuộc xâm lược vô nhân đạo của Nga đối với Ukraine vẫn đang hoành hành”. Ông gọi ký ức về Holocaust là “một lời cảnh báo vĩnh viễn không thể bỏ qua.”
“Thù ghét, định kiến, phân biệt chủng tộc, cực đoan, bài Do Thái, thờ ơ, ảo tưởng và khao khát quyền lực luôn rình rập, liên tục thách thức lương tâm của các cá nhân và quốc gia,” Mattarella nói.
Những người tham gia sự kiện này bao gồm những người sống sót sau thảm họa Holocaust, những người đã sống qua nỗi thống khổ ở Auschwitz hoặc một trong những trại tử thần khác nơi Đức Quốc xã tìm cách tiêu diệt người Do Thái ở Âu Châu và đã suýt làm được điều đó.
Một số người tham dự, bao gồm cả những người đến từ Israel và Hoa Kỳ, lần đầu tiên đối mặt với thứ mà từ lâu đã trở thành một phần trong tâm trí họ: tháp canh, tàn tích của phòng hơi ngạt và đống giày dép, vali và các đồ vật khác mà các nạn nhân đã mang theo trong hành trình cuối cùng của họ.
Các lực lượng Đức đã lập ra trại Auschwitz sau khi họ xâm chiếm Ba Lan trong Thế chiến thứ hai, và giết chết hơn 1,1 triệu người ở đó, hầu hết là người Do Thái nhưng cũng có cả người Ba Lan, các tù nhân chiến tranh Liên Xô và những người khác. Tổng cộng, khoảng 6 triệu người Do Thái Âu Châu đã chết trong Holocaust.
Những người cao tuổi sống sót, một số khoác trên mình lá cờ xanh và trắng của Israel, tập trung dưới cổng với dòng chữ đầy mỉa mai “Arbeit Macht Frei” (Lao Động Giải Phóng Chúng Ta) trước cuộc tuần hành.
Sự kiện này cũng là một lễ kỷ niệm cho sự sống còn và cho nhà nước Israel, và một số người tham gia đã vỗ tay và hát khi họ chuẩn bị diễn hành gần cổng.
Cuộc diễn hành của những người đang sống, diễn ra hàng năm vào Ngày tưởng niệm Holocaust của Israel, bắt đầu từ cổng đó và dẫn đến Birkenau, trại lớn cách đó 3 km, nơi người Do Thái từ khắp Âu Châu bị vận chuyển bằng tàu hỏa và bị sát hại trong các phòng hơi ngạt..
Phyllis Greenberg Heideman, chủ tịch cuộc tuần hành, cho biết những người tham gia trẻ tuổi sẽ chịu trách nhiệm tiếp nối ký ức của các nhân chứng.
“Họ sẽ là tiếng nói của những người không còn tiếng nói một khi họ nhìn thấy và hiểu những gì đã xảy ra trong quá khứ,” cô nói.
Một số người tham gia đã lên kế hoạch đến Warsaw vào ngày hôm sau để dự các buổi lễ đánh dấu cuộc nổi dậy ở khu ổ chuột Warsaw vào năm 1943 với sự tham dự của các tổng thống Ba Lan, Đức và Israel.
Cuộc nổi dậy là hành động phản kháng đơn lẻ lớn nhất của người Do Thái trong thời kỳ Holocaust, và vẫn là một biểu tượng quốc gia mạnh mẽ của Israel.
Hôm thứ Ba, Bộ trưởng Văn hóa Ba Lan Piotr Glinski đã tham dự một buổi lễ mang tính biểu tượng đánh dấu một giai đoạn mới trong quá trình phát triển một bảo tàng dự kiến mở cửa sau ba năm, Bảo tàng Khu ổ chuột Warsaw.
Các quan chức đã chôn cất một “viên nang thời gian” chứa các kỷ vật và thông điệp cho các thế hệ tương lai trong khuôn viên của một bệnh viện nhi trước đây, nơi sẽ đặt bảo tàng.
Source:AP
2. Đức Tổng Giám Mục Gänswein vẫn chờ Đức Thánh Cha bổ nhiệm
Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, bí thư của Đức Bênêđíctô vẫn chờ Đức Thánh Cha Phanxicô giao phó một nhiệm vụ mới.
Nguyên bí thư của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16
Đức Tổng Giám Mục Gänswein, người Đức, năm nay 66 tuổi, nguyên là Chủ tịch Phủ Giáo hoàng, phụ trách các buổi tiếp kiến. Tuy nhiên trong những năm gần đây, ngài chỉ mang danh chức vụ này nhưng trong thực tế không làm việc. Sau khi Đức Bênêđíctô qua đời hồi cuối năm ngoái, một số báo chí cho rằng Đức Tổng Giám Mục sẽ được bổ nhiệm đi làm Sứ thần Tòa Thánh tại Costa Rica, bên Trung Mỹ. Tuy nhiên trong cuộc phỏng vấn dành cho một đài truyền hình ở Áo, hôm 18 tháng Tư vừa qua, Đức Tổng Giám Mục Gänswein nói rằng tin ngài được bổ đi Costa Rica là tin “thất thiệt”, và ngài không biết gì về việc này.
Đức Tổng Giám Mục cũng kể rằng trong buổi tiếp kiến hôm 04 tháng Ba vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô nói với ngài rằng: “Tôi cần có thời gian để ủy thác cho Đức Cha một công tác mới”.
Trong cuộc tiếp kiến đó, Đức Tổng Giám Mục đã trình bày cho Đức Thánh Cha về việc thi hành chúc thư của Đức Cố Giáo hoàng. Ngài cũng nói với giới báo chí là hy vọng từ đây tới lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, ngày 28 tháng Năm tới đây, Đức Thánh Cha sẽ cho ngài biết sứ vụ mới.
Mặt khác, trong cuộc phỏng vấn dành cho báo “Tin tức thành Salzburg” (Salzburger Nachrichten), số ra ngày 18 tháng Tư, Đức Tổng Giám Mục Gänswein bày tỏ lập trường chống lại việc giải quyết vấn đề độc thân giáo sĩ tùy theo từng vùng. Vấn đề này được đặt ra trong dịp Thượng Hội đồng Giám mục miền Amazon: có nhiều nghị phụ đề nghị truyền chức linh mục cho những thổ dân có gia đình, gọi là “viri probati”, những người nam chín chắn, để giải quyết tình trạng khan hiếm linh mục ở địa phương. Ngài nói: “Những vấn đề cơ bản của Giáo hội không thể được giải quyết khác nhau từ miền này sang miền khác. Điều này bao gồm cả vấn đề độc thân giáo sĩ. Giáo hội phải công bố Tin mừng một cách xác tín và coi trọng lời của Chúa Giêsu, theo đó con người có thể sống độc thân vì Nước Trời. Độc thân vẫn là một ‘hòn đá vấp’”.
Theo Đức Tổng Giám Mục Gänswein, Đức Thánh Cha có thể cho phép những người “viri probati” làm linh mục, nhưng nhiều lần người tuyên bố coi độc thân là một hồng ân lớn của Chúa Kitô cho Giáo hội.
Đức Tổng Giám Mục Gänswein bác bỏ lập luận cho rằng người trẻ khó chấp nhận việc độc thân như một lối sống của linh mục. Ngài nói: “Đó là một lời quả quyết không đứng vững. Hãy nhìn các nước khác, ở các đại lục khác, có sự phát triển các chủng viện và dòng tu. Cả tại Âu châu, những cộng đoàn trẻ có một số đông đảo người trẻ, dù rằng bạn có thể nói đó là những cộng đoàn bảo thủ”.
Putin giật mình: Tổng thư ký NATO thăm Kyiv. Các kho đạn nổ tung, quân Nga đối diện nguy cơ thảm bại
VietCatholic Media
15:25 20/04/2023
1. Diễn biến bất ngờ: Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đến thăm Kyiv tuyên bố “Vị trí xứng đáng của Ukraine là ở Nato”
Tương lai của Ukraine nằm ở NATO, người đứng đầu liên minh quân sự phương Tây, Jens Stoltenberg, cho biết hôm thứ Năm trong chuyến thăm đầu tiên của ông tới đất nước này kể từ cuộc xâm lược của Nga 14 tháng trước. Chuyến thăm của vị Tổng Thư Ký đã gây ra các phản ứng trái ngược nhau. Người Ukraine thì ngạc nhiên và vui mừng, trong khi người Nga cảm thấy bối rối và tức giận.
“Hãy để tôi nói rõ: Vị trí xứng đáng của Ukraine là trong gia đình Âu Châu – Bắc Đại Tây Dương. Vị trí hợp pháp của Ukraine là ở Nato. Và theo thời gian, sự hỗ trợ của chúng ta sẽ giúp các bạn biến điều này thành có thể”, ông Stoltenberg nói với các phóng viên trong cuộc họp báo chung với tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy ở Kyiv.
Ông cam kết tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine, nói rằng cho đến nay, các đồng minh NATO đã huấn luyện hàng chục nghìn binh sĩ Ukraine và chỉ riêng viện trợ quân sự đã cung cấp 65 tỷ euro hay 71,31 tỷ Mỹ Kim
“NATO sát cánh với các bạn hôm nay, ngày mai và cho đến chừng nào còn cần thiết,” ông Stoltenberg tuyên bố, trước khi mời tổng thống Zelenskiy tới dự hội nghị thượng đỉnh của NATO ở Vilnius vào tháng 7.
Volodymyr Zelenskiy cho biết Nato cần mời Ukraine trở thành thành viên và đưa ra khung thời gian cho việc gia nhập trong chuyến thăm của tổng thư ký liên minh.
Tổng thống Ukraine nói trong một cuộc họp báo chung ở Kyiv với người đứng đầu NATO, Jens Stoltenberg, rằng một hội nghị thượng đỉnh của NATO ở Vilnius vào tháng 7 có thể trở thành “lịch sử” vì ông đã được mời tham dự.
“Tôi rất biết ơn về lời mời tham dự hội nghị thượng đỉnh, nhưng điều quan trọng đối với Ukraine là nhận được lời mời tham gia vào NATO” ông nói.
“Không có một rào cản khách quan nào đối với quyết định chính trị mời Ukraine gia nhập liên minh và giờ đây, khi hầu hết người dân ở các quốc gia NATO và phần lớn người dân Ukraine ủng hộ việc gia nhập NATO, đã đến lúc đưa ra các quyết định tương ứng.”
Volodymyr Zelenskiy cũng nói với các nhà báo rằng ông thúc giục Stoltenberg vượt qua “sự kiềm chế” của một số quốc gia thành viên trong việc cung cấp máy bay chiến đấu hiện đại, vũ khí tầm xa, pháo binh và xe thiết giáp.
Ông cho biết hai vị đã thảo luận về cuộc họp tại Rammstein ở Đức cho các cường quốc quân sự vào hôm thứ Sáu, và làm thế nào Ukraine có thể nhận được nhiều viện trợ hơn. Ông nói thêm rằng các cuộc tấn công đã khiến các binh sĩ Ukraine phải trả giá bằng mạng sống. Zelenskiy tiếp tục nói rằng ông muốn Ukraine được bảo đảm an ninh khi đi trên con đường gia nhập NATO.
Tổng thống nói thêm rằng ông coi chuyến thăm của ông Stoltenberg là một dấu hiệu cho thấy sự cởi mở của NATO nhằm “mở ra một chương mới đầy hứa hẹn” cho Ukraine và liên minh.
2. Quân Nga trong thành phố Bakhmut hoang mang sau khi các kho đạn nổ tung
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Năm 20 tháng Tư, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết một chớp sáng trên bầu trời thủ đô Ukraine đã gây hoang mang và báo động. Chính quyền thành phố đã trấn an dân chúng và giải thích đó là do vệ tinh Nasa quay trở lại bầu khí quyển gây ra.
Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat, đã cho biết như sau:
“Khoảng 22:00 ngày 19 tháng 4, người ta quan sát thấy ánh sáng rực rỡ của một vật thể trên không trên bầu trời Kyiv. Theo thông tin sơ bộ, hiện tượng này là kết quả của việc một vệ tinh không gian của NASA rơi xuống trái đất,” ông nói.
“Để tránh thương vong do các mảnh vỡ rơi xuống, cảnh báo trên không đã được ban bố. Hệ thống phòng không được kích hoạt nhưng không hoạt động”
Theo Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cơ quan vũ trụ Mỹ đã phủ nhận giả thuyết này. Cơ quan này trước đây đã báo cáo tàu vũ trụ Reuven Ramaty High Energy Solar Spectroscopic Imager sẽ rơi xuống trái đất vào cuối ngày thứ Tư, Giờ miền Đông Hoa Kỳ. Con tàu được phóng vào năm 2002 và ngừng hoạt động vào năm 2018.
NASA xác nhận con tầu vẫn bay vòng quanh quỹ đạo của nó.
Người đứng đầu cơ quan quản lý quân sự của Kyiv Sergiy Popko đã viết trên Telegram rằng một “ánh sáng rực rỡ” đã được quan sát thấy trên bầu trời Kyiv vào khoảng 10 giờ tối giờ địa phương.
Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết các hệ thống phòng không đã được kích hoạt nhưng không một hỏa tiễn nào được phóng lên bầu trời. Cho đến nay, vẫn chưa phát hiện được các mảnh vỡ rơi xuống.
Vụ việc này vẫn còn đang trong vòng điều tra.
Liên quan đến tình hình chiến sự, Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết các đơn vị của Lực lượng vũ trang Ukraine đã đẩy lùi hơn 55 cuộc tấn công của đối phương trong ngày qua. Lực lượng Không quân Ukraine đã tiến hành bảy cuộc tấn công vào các cụm nhân lực của Nga, trong khi các đơn vị của hỏa tiễn và pháo binh tấn công hai khu vực tập trung nhân lực và thiết bị của đối phương.
“Mặc dù bị tổn thất nặng nề, đối phương vẫn tiếp tục các hành động xâm lược. Họ tập trung nỗ lực chính vào các khu vực Lyman, Bakhmut, Avdiivka, Marinka và Shakhtarsk. Trong ngày qua, các đơn vị của Lực lượng Phòng vệ Ukraine đã đẩy lùi hơn 55 cuộc tấn công của đối phương vào các khu vực vừa nêu. Các trận chiến khốc liệt nhất cho Bakhmut và Marinka đang diễn ra.”
Do mất một khối lượng đạn pháo và hỏa tiễn, các cuộc tấn công của quân Nga tại thành phố Bakhmut đã bị chựng lại, trong khi đó lực lượng Không quân Ukraine đã tiến hành bảy cuộc tấn công vào các khu vực tập trung quân xâm lược. Các đơn vị của lực lượng hỏa tiễn và pháo binh tấn công hai cụm nhân lực, vũ khí và thiết bị quân sự của đối phương, cũng như hai kho đạn dược của Nga.
Trong 24 giờ qua, 670 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 2 xe tăng, 10 xe thiết giáp, 8 hệ thống pháo, và 1 hệ thống phòng không.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 20 Tháng Tư, Các Lực lượng Vũ trang Ukraine đã loại khỏi vòng chiến khoảng 184.420 binh sĩ Nga. Tổng thiệt hại chiến đấu của quân xâm lược còn bao gồm 3.667 xe tăng, 7.120 xe thiết giáp, 2.825 hệ thống pháo, 539 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 285 hệ thống phòng không, 308 máy bay, 293 máy bay trực thăng, 2.386 máy bay không người lái, 911 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 5.707 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 332 đơn vị thiết bị đặc biệt.
3. Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, bắt hàng loạt người rò rỉ tài liệu cho người Ukraine
Mạc Tư Khoa được cho là đang tiến hành một cuộc điều tra rộng lớn các dịch vụ an ninh sau kho phát hiện việc rò rỉ dữ liệu cho Ukraine. Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, một tổ chức tư vấn của Hoa Kỳ, báo cáo trong bản cập nhật ngày thứ Năm 20 Tháng Tư.
ISW viết như sau:
“Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, đang tiến hành một cuộc thanh tra quy mô lớn đối với các cơ quan an ninh nội địa. Hãng tin TASS do nhà nước Nga kiểm soát đã đưa tin vào ngày 19 tháng 4 rằng FSB và Tổng cục An ninh của Bộ Nội vụ, gọi tắt là MVD, đã tiến hành kiểm tra hàng loạt tại Ban Giám đốc Nội vụ Quận Trung tâm Mạc Tư Khoa và một số văn phòng cảnh sát quận Mạc Tư Khoa trong vài tuần qua do ‘rò rỉ dữ liệu từ lực lượng an ninh Nga cho các công dân Ukraine’.
Các cơ quan truyền thông của Nga đưa tin rằng các sĩ quan cảnh sát bị nghi ngờ đã rò rỉ dữ liệu cá nhân về lực lượng an ninh Nga cho các cá nhân bên ngoài, một số người trong số họ là công dân Ukraine.
Các cuộc đột kích của FSB và MVD được báo cáo đã nhắm vào các sở cảnh sát Mạc Tư Khoa đang diễn ra trong bối cảnh một loạt các vụ bắt giữ và sa thải các thành viên nổi bật của ban lãnh đạo Vệ binh Quốc gia Nga, thường được gọi là Rosgvardia.
4. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh cho biết như sau:
Vào ngày 18 tháng 4 năm 2023, Điện Cẩm Linh ra thông cáo báo chí về chuyến thăm của Tổng thống Putin tới miền nam Ukraine bị Nga xâm lược. Sử dụng cách viết tiếng Nga tên con sông Dnipro của Ukraine, thông cáo báo chí mô tả tổng thống đã đến thăm 'Nhóm lực lượng Dnipr'.
Đây là một trong những tham chiếu đầu tiên về sự tồn tại của Nhóm lực lượng Dnipr, gọi tắt là DGF. Nga sử dụng thuật ngữ “nhóm lực lượng” theo một cách thức cụ thể, đề cập đến một đơn vị tác chiến lớn, được tổ chức theo nhiệm vụ.
Trong thời kỳ đầu của cuộc xâm lược, lực lượng Nga được tổ chức thành các nhóm lực lượng, mỗi nhóm liên kết với các quân khu quê hương của họ ở Nga, chẳng hạn như Nhóm lực lượng phía Tây và Trung tâm.
Sự tồn tại của một DGF có vẻ mới này cho thấy rằng tổ chức lực lượng ban đầu đã có những thay đổi, có thể là do tổn thất nặng nề.
Nhiệm vụ của DGF có thể là bảo vệ khu vực phía nam của khu vực bị xâm lược, và đặc biệt là sườn phía tây nam hiện được đánh dấu bởi sông Dnipro.
5. Bộ trưởng Quốc phòng Oleksii Reznikov cám ơn Hoa Kỳ và các quốc gia Âu Châu về các vũ khí mới
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov đã hoan nghênh sự xuất hiện của nhiều vũ khí nước ngoài hơn - trong bối cảnh ngày càng có nhiều đồn đoán về thời gian và địa điểm Ukraine có thể tiến hành một cuộc phản công. Ông xác nhận rằng “Các hệ thống phòng không Patriot từ Hoa Kỳ, Hà Lan và Đức đã đến Ukraine.”
Trong khi các đơn vị Ukraine đang giữ vững vị trí của mình, Ukraine tiếp tục nhận được thiết bị của phương Tây cho cả các đơn vị tấn công và phòng thủ, bao gồm xe bọc thép của Pháp và hệ thống phòng thủ hỏa tiễn Patriot của Mỹ.
Bộ trưởng Quốc phòng Reznikov cho biết “xây dựng một hệ thống phòng thủ hỏa tiễn và phòng không đa cấp càng sớm càng tốt là ưu tiên hàng đầu của chúng ta. Điều này là để bảo vệ các thành phố yên bình, cơ sở hạ tầng quan trọng và người dân của chúng ta ở hậu phương và tiền tuyến. Các hệ thống Patriot tạo ra một khả năng chưa từng tồn tại trước đây — để đánh bại các hỏa tiễn đạn đạo.”
Reznikov cũng hoan nghênh các hệ thống IRIS-T từ Đức. Đó là một hệ thống hiệu quả cao để chống lại hỏa tiễn hành trình.
Tuy nhiên, anh ấy nói, “Chúng ta cần nhiều nền tảng ở nhiều cấp độ và đạn dược hơn.Chúng ta cần nhiều hệ thống phòng không cơ động hơn”.
6. Bộ Ngoại giao Mỹ công bố khoản hỗ trợ mới trị giá 325 triệu Mỹ Kim cho Ukraine
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken tuyên bố hôm thứ Tư rằng Hoa Kỳ đang cam kết một gói hỗ trợ an ninh bổ sung trị giá 325 triệu đô la cho Ukraine.
Gói này “bao gồm nhiều đạn dược hơn cho HIMARS và đạn pháo do Mỹ cung cấp, cũng như các hệ thống chống thiết giáp, vũ khí nhỏ, phương tiện hỗ trợ hậu cần và hỗ trợ bảo trì cần thiết để củng cố lực lượng phòng thủ của Ukraine trên chiến trường,” Blinken cho biết trong một tuyên bố.
Ông nói khoản viện trợ này sẽ giúp Ukraine tự bảo vệ mình trước Nga.
“Nga có thể kết thúc cuộc chiến của mình ngay hôm nay. Cho đến khi Nga làm như vậy, Hoa Kỳ và các đồng minh và đối tác của chúng ta sẽ đoàn kết với Ukraine cho đến chừng nào còn cần thiết,” Ngoại trưởng Mỹ nói
7. Nga phát động cuộc tấn công bằng máy bay không người lái trong đêm vào Odesa, Ukraine nói
Các lực lượng Nga đã phát động một cuộc tấn công trong đêm vào thành phố Odesa ở miền nam Ukraine bằng cách sử dụng máy bay không người lái “Shahed” do Iran sản xuất, Lực lượng Không quân Ukraine cho biết hôm thứ Ba.
“Lần này, các binh sĩ của lữ đoàn hỏa tiễn phòng không Odesa thuộc Bộ Tư lệnh Không quân miền Nam đã phá hủy 10 trong số 12 máy bay không người lái cảm tử Shahed-136/131”, Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat, cho biết như trên
Ông cho biết thêm rằng một trong những máy bay không người lái đã đâm vào một cơ sở giải trí gây ra hỏa hoạn, nhưng ngọn lửa đã nhanh chóng được dập tắt. Không có thương vong được báo cáo.
8. Zelenskiy thăm biên giới Ukraine-Belarus để xem công tác chuẩn bị phòng thủ
Trong chuyến thăm tới biên giới phía tây bắc của Ukraine, được chia sẻ với Ba Lan và Belarus, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã thị sát các công tác chuẩn bị quốc phòng đang được tiến hành.
“Để đẩy lùi một cuộc xâm lược có thể xảy ra của đối phương từ lãnh thổ Belarus, các hàng rào kỹ thuật, công sự và hệ thống giám sát video từ xa đang được xây dựng,” một thông báo từ văn phòng của Zelenskiy cho biết.
“Từ vị trí của trạm quan sát, người ta đã chứng minh được phương thế mà các hệ thống giám sát video từ xa được sử dụng để giám sát đường biên giới suốt ngày đêm”.
Zelenskiy đã tận dụng cơ hội này để ca ngợi vai trò của Cơ quan Biên phòng Nhà nước trong việc bảo vệ cả biên giới và thành phố Bakhmut.
“Tôi biết các bạn đã đứng đó, giữ Bakhmut mạnh mẽ như thế nào. Tôi muốn cảm ơn các bạn và những người anh em của các bạn,” tổng thống nói.
Chuyến thăm này diễn ra khi Zelenskiy tiếp tục chuyến công du tới tiền tuyến của Ukraine. Hôm thứ Ba, ông đã có chuyến thăm bất ngờ tới Avdiivka, một thị trấn ở Donetsk, miền đông Ukraine, nơi bị quân Nga bao vây ba mặt.
Căng thẳng đã gia tăng tại biên giới dài 1.000 km giữa Ukraine và Belarus, quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cuộc tấn công của Nga. Kyiv đã đóng cửa tất cả các cửa khẩu biên giới với Belarus vì lo ngại Belarus có thể bị Nga sử dụng cho một cuộc xâm lược tiếp theo — giống như việc nước này được sử dụng làm một trong những bệ phóng cho cuộc xâm lược Ukraine vào năm 2022. Các cuộc tập trận quân sự chung trong năm qua giữa Belarus và Nga đã góp phần gây lo ngại rằng quân đội Belarus có thể gia nhập lực lượng của Điện Cẩm Linh ở Ukraine.
9. Cuộc phản công 'phức tạp' của Ukraine đang được hoạch định
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine's 'Complex' Counteroffensive is Already Underway: Defense Minister”, nghĩa là “Quan chức Quốc phòng Ukraine cho biết cuộc phản công 'phức tạp' của Ukraine đang được hoạch định.”
Theo một quan chức quốc phòng cấp cao, các chiến lược đằng sau cuộc phản công mùa xuân sắp diễn ra của Ukraine được cho là đang được cân nhắc kỹ lưỡng theo cách thức “phức tạp” ở hậu trường.
Cả Ukraine và Nga đều được các nhà chiến lược quân sự dự đoán sẽ gây hấn thêm sau mùa đông dài đầu tiên của cuộc chiến, tùy thuộc vào điều kiện mặt đất và nhân lực sẵn có. Nga được cho là đã bắt đầu củng cố mạng lưới phòng thủ của mình ở khu vực Zaporizhzhia phía nam Ukraine để chuẩn bị cho các cuộc tấn công.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hanna Maliar cho biết hôm thứ Tư trên truyền hình quốc gia Ukraine rằng cuộc phản công theo kế hoạch “liên quan đến một loạt các hành động và biện pháp rộng lớn và phức tạp do Lực lượng Vũ trang thực hiện, bao gồm cả việc chuẩn bị mọi người cho một loạt các hành động phòng thủ và tấn công.”
Cô nói thêm rằng kế hoạch “đã được tiến hành” và liên quan đến nhiều chiến lược khác nhau bao gồm việc chuẩn bị thiết bị và dự trữ, huấn luyện và hình thành chiến thuật “được lựa chọn theo cách mà đối phương không thể phản ứng”.
Điều đó bao gồm vượt ra ngoài “Kế hoạch A” hoặc “Kế hoạch B” điển hình để ngăn cản các lực lượng Nga có thể nhanh chóng tổ chức lại và tự vệ trước các cuộc tấn công, Thứ trưởng Hanna Maliar cho biết như trên.
“Chúng ta không giới hạn các cuộc phản công công khai đối với một số hành động tấn công tích cực của đối phương, bởi vì mục tiêu chiến lược của Lực lượng Vũ trang Ukraine là nhằm giải phóng tất cả các vùng lãnh thổ bị xâm lược tạm thời....Bạn phải hiểu rằng những quyết định như vậy được đưa ra trong thời gian rất ngắn, không phải trong một hoặc hai tháng. Kế hoạch cuối cùng được chọn theo cách mà đối phương không thể phản ứng.”
Vẫn chưa rõ các chiến lược của Ukraine đã điều chỉnh như thế nào, sau vụ rò rỉ tài liệu mật do Jack Teixeira, một thành viên 21 tuổi của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Không quân Massachusetts, gây ra.
Oleksiy Danilov, người đứng đầu Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine, nói với hãng tin AP hôm thứ Hai rằng việc Kyiv phản công “chỉ là vấn đề thời gian”, đồng thời nói thêm rằng nhiệm vụ này đi kèm với “cái giá rất cao”.
Danilov nói: “Nếu chúng ta chưa sẵn sàng, thì không ai sẽ bắt đầu mà không chuẩn bị.”
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov cho biết vào cuối tháng 3 rằng thời gian phụ thuộc vào các yếu tố như sự sẵn có của xe tăng bổ sung, do phải vượt qua một chiến trường sũng nước và sa lầy do điều kiện thời tiết thay đổi.
Hôm thứ Ba, Reznikov khoe xe tăng AMX-10RC của Pháp đã được chuyển giao cho lực lượng Ukraine sau một sự chậm trễ. Ông gọi chiếc xe tăng này là “súng trường bắn tỉa trên bánh xe nhanh”.
Thủy quân lục chiến Ukraine chào đón kỵ binh mới do Pháp sản xuất, AMX-10!
Chúng ta đã cùng các chiến binh của mình thử nghiệm nó và chúng ta thống nhất gọi AMX-10 là “súng trường bắn tỉa trên bánh xe nhanh”.
Newsweek đã liên hệ qua email tới Bộ Quốc phòng Ukraine để xin bình luận và qua mạng xã hội tới Maliar.
Tổng thống Nga Vladimir Putin gần đây được cho là đã thực hiện một chuyến đi bất ngờ tới các vùng Kherson và Zaporizhzhia phía nam của Ukraine, những khu vực mà Nga đã sáp nhập như một phần của tổng số bốn vùng lãnh thổ vào mùa thu năm 2022.
Jordan Cohen, một nhà phân tích chính sách tại Viện Cato, nói với Newsweek qua email rằng ông tin rằng năm dương lịch này sẽ mang lại những thay đổi trong cách quân đội của mỗi quốc gia chiến đấu.
Cohen nói: “Tôi nghĩ rằng Ukraine cần và có khả năng sẽ không nhận được những vũ khí mà họ yêu cầu và sẽ không lấy lại được toàn bộ đất đai mà họ mong muốn một cách hiệu quả. Cuối cùng, đây luôn là vấn đề với việc chuyển giao vũ khí: cần nhiều thời gian hơn để huấn luyện và chuyển giao hơn là thông báo.”
“Chính quyền Biden có thể công bố bao nhiêu lần chuyển giao vũ khí trong tương lai mà họ muốn, nhưng cuối cùng, những vũ khí này vẫn cần được sản xuất và thông qua cơ quan chuyển giao quân sự của Hoa Kỳ.”
10. Đức chuyển giao hệ thống phòng thủ hỏa tiễn Patriot cho Ukraine
Đức đã triển khai hệ thống phòng thủ hỏa tiễn Patriot tới Ukraine, khi Kyiv giải quyết kho đạn dược cạn kiệt trong cuộc chiến tiêu hao lực lượng chống lại lực lượng Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết như trên cùng ngày với tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov.
Cập nhật danh sách hỗ trợ quân sự sát thương và phi sát thương mà Đức đã cung cấp cho Ukraine, Ông Boris Pistorius xác nhận các đợt chuyển giao quân sự bao gồm hệ thống phòng thủ hỏa tiễn Patriot với hỏa tiễn, 16 xe tải Zetros bổ sung và hai phương tiện bảo vệ biên giới bổ sung.
Hệ thống phòng thủ hỏa tiễn Patriot, có hiệu quả cao trong việc đánh chặn hỏa tiễn đạn đạo và hành trình, được coi là một trong những hệ thống phòng không tiên tiến và hiệu quả nhất.
Đức và Mỹ đã cam kết gửi cho Ukraine hệ thống phòng không tầm xa tiên tiến vào tháng 12 năm ngoái, sau nhiều lần yêu cầu từ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy. Hà Lan cũng đã bày tỏ “ý định” gửi cho Ukraine hệ thống phòng thủ hỏa tiễn Patriot.
11. Bộ trưởng Quốc phòng Austin “tự tin” Thụy Điển sẽ sớm gia nhập NATO
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin cho biết hôm thứ Tư rằng ông “tin tưởng” Thụy Điển sẽ được chào đón với tư cách là thành viên mới của NATO vào tháng Bảy.
“Tôi tham gia cùng 30 bộ trưởng quốc phòng khác trong liên minh và tôi biết rằng họ cũng cảm thấy như vậy,” Austin nói, khi phát biểu cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Pål Jonson ở Stockholm.
Cuộc xâm lược Ukraine của Nga đã khiến Phần Lan và Thụy Điển từ bỏ vị thế trung lập và tìm kiếm sự bảo vệ trong NATO.
Liên minh có chính sách mở cửa, nghĩa là bất kỳ quốc gia nào cũng có thể được mời tham gia nếu họ bày tỏ sự quan tâm, miễn là họ có thể và sẵn sàng duy trì các nguyên tắc của hiệp ước thành lập liên minh.
Tuy nhiên, theo các quy tắc gia nhập, bất kỳ quốc gia thành viên nào cũng có thể phủ quyết việc một quốc gia mới tham gia. Trong khi phần lớn các thành viên NATO hoan nghênh các đây xin gia nhập của Phần Lan và Thụy Điển, hai quốc gia - Thổ Nhĩ Kỳ và Hung Gia Lợi - đã làm đình trệ quá trình này.
Thổ Nhĩ Kỳ đã cáo buộc Phần Lan và Thụy Điển chứa chấp “các tổ chức khủng bố” người Kurd, trong khi Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orban tuyên bố họ đang lan truyền “những lời dối trá trắng trợn” về hồ sơ pháp quyền của đất nước ông.
Thổ Nhĩ Kỳ và Hung Gia Lợi đã làm dịu lập trường của họ đối với Phần Lan vào tháng trước, chấp thuận đơn ghi danh của nước này và cho phép nước này trở thành quốc gia thành viên thứ 31 của NATO.
Tuy nhiên, họ tiếp tục ngăn chặn sự gia nhập của Thụy Điển. Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ sẽ không chấp thuận tư cách thành viên NATO của nước này trừ khi nước này dẫn độ “những kẻ khủng bố” theo yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ. Thụy Điển đã nói rõ rằng điều này sẽ không xảy ra và hiện tại, quá trình này đang bị đình trệ.
Phát biểu hôm thứ Tư, Austin cho biết ông tin rằng tình trạng bế tắc sẽ sớm được giải quyết.
“Tôi chắc chắn rằng các quốc gia này sẽ thông qua quyết định đó. Và tôi cảm thấy tự tin rằng họ sẽ đạt được mục tiêu trước tháng 7,” ông nói.
12. Ngoại trưởng Nga sẽ thăm Mỹ vào tuần tới và thảo luận về thỏa thuận ngũ cốc ở Hắc Hải với người đứng đầu Liên Hiệp Quốc
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov sẽ thảo luận về thỏa thuận ngũ cốc ở Hắc Hải với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres khi ông đến thăm New York vào tuần tới, hãng thông tấn nhà nước Nga TASS hôm thứ Ba cho biết như trên dẫn lời Vasily Nebenzya, Đại diện thường trực của Nga tại Liên Hiệp Quốc.
Hôm thứ Hai, Ukraine cáo buộc Mạc Tư Khoa đe dọa thỏa thuận ngũ cốc được Liên Hiệp Quốc làm trung gian để giảm bớt cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu do chiến tranh gây ra. Kyiv nói rằng việc kiểm tra các tàu trong lãnh hải Thổ Nhĩ Kỳ đã bị chặn lần thứ hai. Hãng thông tấn nhà nước Nga RIA đưa tin các cuộc kiểm tra theo thỏa thuận ngũ cốc đã được nối lại vào thứ Ba, dẫn lời Pyotr Ilyichev, giám đốc bộ phận các tổ chức quốc tế tại Bộ Ngoại giao Nga.
Chuyến đi của ông Lavrov tới New York được thực hiện sau khi Đại sứ Nga tại Mỹ, Anatoly Antonov, hồi tuần trước thúc giục Washington cấp phép cho chuyên cơ chở ngoại trưởng Nga và cấp thị thực nhập cảnh cho phái đoàn Nga chủ trì cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc tại New York.
Đáp lại, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao cho biết vào tuần trước rằng với tư cách là nước chủ nhà của Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ của mình theo Thỏa thuận liên quan đến Trụ sở chính của Liên Hiệp Quốc, “bao gồm cả việc cấp thị thực”.
Thỏa thuận nêu rõ, “chính quyền liên bang, tiểu bang hoặc địa phương của Hoa Kỳ sẽ không áp đặt bất kỳ trở ngại nào đối với việc vận chuyển đến hoặc từ trụ sở chính của: (1) đại diện của các Thành viên hoặc quan chức của Liên Hiệp Quốc hoặc của các cơ quan chuyên môn như được định nghĩa trong Điều 57, khoản 2, của Hiến chương, hoặc gia đình của những đại diện hoặc quan chức đó.”
Thoát nạn vào giờ thứ 25, người phụ nữ nói với Hạ Viện Hoa Kỳ: Lính Nga bắt tôi tự đào mồ chôn mình
VietCatholic Media
16:59 20/04/2023
1. Ba Lan biểu tình để bảo vệ thanh danh của Đức Gioan Phaolô II
Hàng nghìn người Ba Lan đã biểu tình để bảo vệ thanh danh của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô III, sau các cáo buộc cho rằng ngài đã không giải quyết đến nơi đến chốn các trường hợp lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ khi còn là tổng giám mục của Krakow.
Trên lưng ngựa, trong trang phục cổ truyền, hay đơn giản với lá cờ Vatican trắng vàng hay cờ Ba Lan trắng đỏ, hàng chục nghìn người Ba Lan đã đổ về Warsaw để tham gia Tuần hành Quốc gia cho vị Giáo Hoàng, đã qua đời hồi tháng Tư 2005.
Giống như tất cả các sáng kiến khác, cuộc tuần hành này được tổ chức bởi các tổ chức Công Giáo với sự hỗ trợ công khai của chính phủ và đảng Luật pháp và Công lý đang cầm quyền.
Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak cũng tham gia cuộc tuần hành.
Giống như mọi người trung thực bảo vệ con cái, cha mẹ của mình, thì mọi người Ba Lan cũng bảo vệ Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, một trong những tấm biểu ngữ được những người tham gia cuộc tuần hành mang theo viết.
Thủ tướng Ba Lan, Mateusz Morawiecki, đã viết trên Twitter rằng người Ba Lan đang vượt qua thử thách bằng cách trở thành những người mang sự thật để chống lại những lời dối trá, vu khống và lăng mạ.
Chúng ta cảm ơn Chúa vì món quà vô giá mà Đức Giáo Hoàng Ba Lan đã và vẫn dành cho Giáo hội, Ba Lan và thế giới, Chủ tịch đảng Luật pháp và Công lý Jarosław Kaczynski nhấn mạnh trong một bức thư gửi các đảng viên của mình.
Kaczynski cho biết vài tháng trước cuộc bầu cử quốc hội ở Ba Lan rằng chúng ta đang đứng lên để bảo vệ danh dự và thanh danh của vị Giáo Hoàng Ba Lan.
Cùng ngày, một bức tượng của Đức Gioan Phaolô II đã bị phá hoại ở Lodz, miền trung Ba Lan - hai bàn tay của bức tượng bị sơn màu đỏ.
Source:European Times
2. Lính Nga “bắt tôi tự đào mồ chôn mình”: Người phụ nữ Ukraine kể với Hạ Viện Hoa Kỳ về việc bị tra tấn
Một phụ nữ Ukraine đến từ Kherson đã kể lại với các nhà lập pháp Hạ viện Hoa Kỳ hôm thứ Tư về việc cô đã bị lực lượng Nga đánh đập hồi đầu năm nay.
Lyubov, 57 tuổi, làm kế toán và sống dưới sự xâm lược của Nga hơn một năm.
“Vào Tháng Giêng năm nay, họ đến tìm tôi,” cô nói với Ủy ban Đối ngoại Hạ viện thông qua một phiên dịch viên. Lyubov nói rằng những người lính Nga đã xông vào nhà cô, tuyên bố rằng họ đang tìm kiếm vũ khí, và tịch thu một bản đồ Ukraine, quốc kỳ Ukraine, nam châm lưu niệm có hình ảnh Ukraine và một biểu tượng có dải ruy băng màu xanh lam và màu vàng tượng trưng cho các nạn nhân của Thế giới chiến tranh lần thứ II.”
“Đó là bằng chứng của họ chống lại tôi,” cô nói.
Cô bị đưa đến nơi mà cô gọi là “phòng tra tấn” và bị giam giữ trong năm ngày, nơi cô bị đánh đập, buộc phải cởi quần áo, bị hăm băm ra từng mảnh bằng dao và đe dọa cưỡng hiếp.
“Tôi cũng bị đưa ra ngoài đồng và họ đánh tôi một lần nữa và họ dí một khẩu súng ngắn vào đầu tôi và bắn như thể đang hành quyết tôi vậy. Họ cũng buộc tôi tự đào mồ chôn mình.”
Cô ấy nói rằng cô ấy đã nhìn thấy những người khác bị tra tấn, bị lôi ra ngoài với những chiếc túi nhựa màu đen trên đầu.”
“Tôi rất lo lắng cho họ. Tôi rất muốn tìm thấy họ vào một ngày nào đó nhưng tôi không chắc liệu họ có còn sống hay không,” cô nói.
Lyubov cho biết cuối cùng họ quăng tôi ra ngoài đường nhưng hăm dọa sẽ quay lại bắt tôi một lần nữa. Khi cô trở về nhà, tất cả mọi thứ đã bị cướp phá và họ đã lấy đi những huy chương của cha cô.
Cô ấy đã có thể trốn khỏi Kherson và tìm đường đến Hoa Kỳ để đoàn tụ cùng con gái, nhưng cô ấy hy vọng có thể trở lại Ukraine.
“Tôi đang kể cho bạn nghe câu chuyện của tôi, và có những người khác đang bị cướp, hãm hiếp và đánh đập ở những vùng lãnh thổ đó. Những tội ác khủng khiếp này cần phải được ngăn chặn.”
Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã liệt kê hàng nghìn trường hợp thương vong dân sự cùng với các trường hợp tra tấn, hãm hiếp và giam giữ tùy tiện trong cuộc xung đột ở Ukraine trong hơn sáu tháng, từ tháng 8 năm 2022 đến Tháng Giêng năm 2023, gọi tình hình là “thảm khốc” về mặt nhân đạo.
Nga hiện vẫn đang chiếm giữ các khu vực phía nam Kherson, trong khi quân đội của Mạc Tư Khoa đã bị đẩy ra khỏi thành phố Kherson và phần phía tây của khu vực vào tháng 11 năm 2022.