Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:00 21/04/2009
GIÁO DỤC
Đại sư đối với tri thức tôn giáo thần thánh và giáo dục thì trước nay ôm một thái độ hoài nghi, thường khích lệ người ta nghiên cứu khoa học, nghệ thuật hoặc các phương diện khác, cho nên ông ta mạch lạc tiếp nhận lời mời đến diễn thuyết tại trường đại học quốc lập.
Ông ta đến trường sớm trước một tiếng đồng hồ để xem lướt qua trường học, quan sát những thiết bị dạy học của trường, đối với những thiết bị hiện đại hóa xưa nay chưa thấy bao giờ, ông ta tấm tắc khen ngợi không ngớt.
Mà bài diễn thuyết của ông ta hoàn toàn giống như trước đây, chưa đầy một phút thì đã kết thúc rồi, ông ta nói:
- “Nếu huệ nhãn tâm linh không ở trong đó, thì tất cả phòng thực nghiệm, thính đường, hành lang và giảng dạy rất phong phú ấy, đều biểu hiện sự trống rỗng hư không.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Vâng, nếu mọi tiến bộ khoa học mà không có cái nhìn của tâm linh, thì những tiến bộ khoa học ấy sẽ là nỗi lo sợ của nhân loại, nếu các thiết bị khoa học hiện đại tối tân ấy mà không có tấm lòng yêu chuộng hòa bình, thì sẽ trở thành những vũ khí hủy diệt nhân loại; nếu những phát minh khoa học không vì phụng sự hòa bình, thì sẽ phụng vụ cho sự chết và tội lỗi.
Những hỏa tiễn tầm xa tầm gần, những phi đạn không đối không, không đối địa có sức công phá khủng khiếp, là những con dao hai lưỡi vừa bảo vệ hòa bình vừa sát hại sinh linh; những viên thuốc ngừa thai cấp tốc, những bao cao su đủ loại, và những con người tiếp tay giết hại các thai nhi, là những phương tiện nối dài của ma quỷ bảo vệ văn hóa sự chết...
Giáo dục cần những phương tiện thiết bị hiện đại, để giúp học sinh sinh viên có tầm nhìn và sự hiểu biết về thế giới, nhưng nếu không dạy cho học sinh sinh viên biết những giá trị về nhân bản và sự tôn trọng lẫn nhau, thì khoa học chỉ là công cụ phục vụ cho thế lực đen và văn hóa sự chết mà thôi.
Để con mắt tâm linh trong giáo dục, thì sẽ nhìn thấy tương lai một xã hội hòa bình và mọi người biết yêu thương, tôn trọng và phục vụ nhau...
N2T |
Đại sư đối với tri thức tôn giáo thần thánh và giáo dục thì trước nay ôm một thái độ hoài nghi, thường khích lệ người ta nghiên cứu khoa học, nghệ thuật hoặc các phương diện khác, cho nên ông ta mạch lạc tiếp nhận lời mời đến diễn thuyết tại trường đại học quốc lập.
Ông ta đến trường sớm trước một tiếng đồng hồ để xem lướt qua trường học, quan sát những thiết bị dạy học của trường, đối với những thiết bị hiện đại hóa xưa nay chưa thấy bao giờ, ông ta tấm tắc khen ngợi không ngớt.
Mà bài diễn thuyết của ông ta hoàn toàn giống như trước đây, chưa đầy một phút thì đã kết thúc rồi, ông ta nói:
- “Nếu huệ nhãn tâm linh không ở trong đó, thì tất cả phòng thực nghiệm, thính đường, hành lang và giảng dạy rất phong phú ấy, đều biểu hiện sự trống rỗng hư không.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Vâng, nếu mọi tiến bộ khoa học mà không có cái nhìn của tâm linh, thì những tiến bộ khoa học ấy sẽ là nỗi lo sợ của nhân loại, nếu các thiết bị khoa học hiện đại tối tân ấy mà không có tấm lòng yêu chuộng hòa bình, thì sẽ trở thành những vũ khí hủy diệt nhân loại; nếu những phát minh khoa học không vì phụng sự hòa bình, thì sẽ phụng vụ cho sự chết và tội lỗi.
Những hỏa tiễn tầm xa tầm gần, những phi đạn không đối không, không đối địa có sức công phá khủng khiếp, là những con dao hai lưỡi vừa bảo vệ hòa bình vừa sát hại sinh linh; những viên thuốc ngừa thai cấp tốc, những bao cao su đủ loại, và những con người tiếp tay giết hại các thai nhi, là những phương tiện nối dài của ma quỷ bảo vệ văn hóa sự chết...
Giáo dục cần những phương tiện thiết bị hiện đại, để giúp học sinh sinh viên có tầm nhìn và sự hiểu biết về thế giới, nhưng nếu không dạy cho học sinh sinh viên biết những giá trị về nhân bản và sự tôn trọng lẫn nhau, thì khoa học chỉ là công cụ phục vụ cho thế lực đen và văn hóa sự chết mà thôi.
Để con mắt tâm linh trong giáo dục, thì sẽ nhìn thấy tương lai một xã hội hòa bình và mọi người biết yêu thương, tôn trọng và phục vụ nhau...
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:01 21/04/2009
N2T |
146. Nếu ai muốn tắm rửa thì trước tiên phải thoát bỏ áo quần, không mảnh vải che thân; cũng vậy, ai muốn đi vào cuộc sống tu đức, thì trước tiên cũng phải từ bỏ bụi trần, không một hạt bụi; sau đó thiết lập cuộc sống mới trong Thiên Chúa.
(Thánh Nilus the Elder)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:02 21/04/2009
N2T |
92. Trượt một bước chân trở thành muôn đời ân hận, quay đầu lại đã là người trăm năm.
Tin Mừng Phục Sinh
LM Fx Nguyễn Hùng Oánh
07:43 21/04/2009
Ngày hôm nay, ngày thứ nhất trong tuần sau “ba ngày” Chúa Kytô chịu chết, tin biến cố Chúa phục sinh tới có vẻ tấp nập đến với các Tông đồ. Nầy bà Mađalêna sáng sớm đã cầm đầu phái đoàn ra viếng mộ để xức thuốc thơm cho Chúa, nhưng bà đã về la to lên “: Chúng tôi đã thấy Chúa và Chúa bảo chúng tôi về báo cho các ngài “(Gioan 20,16-18 ); hai môn đệ trở về quê làm ăn vì Thầy đã chết, nhưng lai quay về tường thuật Thầy đi đường dạy họ Kinh Thánh và ngồi đồng bàn với Thày và chỉ nhận ra là Thầy khi Thầy bẽ bánh ăn ( Luca 24,13-35). Không có Tông đồ nào đứng lên kết luận: vậy, Thầy đã sống lại.
Đang vui, nhưng mà thứ vui xao xuyến trộn lẫn thứ bán tín bán nghi thì Chúa Kytô phục sinh hiện đến đứng giữa các Tông đồ: Bằng yên cho anh em. Hóa ra có Chúa mới có bằng an. Không có Chúa thì chỉ có xao xuyến, lo sợ, thất vọng. Thánh Gioan ghi chú đậm nét: cửa đóng chặt, Chúa hiện đến đứng ở giữa tức là không có gì ngăn cản được Chúa cả vì Chúa đã phục sinh.
Khi còn sống với các Tông đồ, Chúa đã tỏ ra mình có quyển năng Thiên Chúa bằng cách trao quyền “cầm buộc và tháo gỡ” cho Phêrô và các Tông đồ, bây giờ, nhờ phục sinh, quyền năng của Chúa được biểu lộ ra hoàn toàn, nên Ngài ban bình an, ban sức mạnh chiến thắng cho mọi người gia nhập dân Chúa tức là Hội thánh. Công việc đó cần có sức mạnh trợ giúp nên Chúa ban Thánh Thần cho các Tông đồ. Thánh Thần thánh hóa mọi người, làm cho mọi người hóa thành thánh tức là vừa tha tội vừa biến đổi con người ta thành con cái Thiên Chúa.
Phúc âm theo thánh Gioan dồn tất cả mọi việc (lãnh nhận Thánh Thần, đi rao giảng Nước Chúa) trong ngày Phục sinh vì sứ mệnh rao giảng và lãnh nhận Thánh Thần là hiệu quả của Phục sinh. Các Phúc âm khác kể việc Chúa trao ban và giao công việc theo thứ tự thời gian trong năm mươi ngày. Có thể thánh Gioan tổng hợp lại, tóm lại trong một lần để thấy rõ nguyên nhân Phục sinh mà các Tông đồ nhận mọi ơn.
Điều ta cần nhắc lại là sứ mệnh của các Tông đồ là chính sứ mệnh của Chúa Cha trao phó cho Chúa Kitô. Thực hiện sứ mệnh đó là tiếp tục công việc Chúa Kitô đã làm cũng là sứ mệnh Chúa Cha trao cho ta qua Chúa Kytô.
Không dành riêng cho các Tông đồ đâu, mọi người đều được mời gọi tiếp tục thi hành sứ mệnh đó. Trở ngại lớn nhất là vì thiếu lòng tin. Mà thiếu lòng tin vì thiếu hiểu biết Kinh thánh. Thánh Tông đồ Tôma là người điển hình thiếu lòng tin. Ngài khăng khăng không nhận chứng cớ của các Tông đồ khác đã tin vào Chúa sống lại, ngài đòi hỏi Chúa hiện ra cho ngài kiểm chứng. Chúa hiện ra thực sự cho Tôma thấy, và Chúa cũng bằng lòng thỏa mãn yêu sách của thánh nhân: thọc tay vào lỗ đinh, vào cạnh sườn. Nhưng thánh nhân không dám, ở đây là không còn dám hồ nghi nữa và thay vào bằng lời tuyên xưng Đức Tin: Lạy Chúa là Chúa của con là Thiên Chúa của con.
Câu chuyện Thánh Tôma đòi xét nghiệm các dấu đinh nơi người Chúa làm tôi nhớ dến câu chuyên “ tìm người thất lạc” chiếu trên truyền hình: đứa con trai bi thất lạc hai mươi năm đang đứng trước hai ông bà tìm con. Hai ông bà không thể nhận được chàng thanh niên đang đứng trươc mặt mình là con của mình, Một đứa bé mấy tuổi, bây giờ là một chàng thanh niên con nuôi của một nhà khá giả ở thành thị ! Ông bố lật áo xem lưng: một dấu vết bên lưng trái, bà mẹ xem chân phải thấy dấu lõm. Chàng thanh niên kể lại nguyên nhân của hai vết thương đó và ông bà ôm con khóc, xác nhận là đứa con lạc của mình.
Thánh Tôma không khóc khi biết thật Chúa đã sống lại thật, nhưng Ngài tuyên xưng lòng tin của Ngài: ” Lạy Chúa là Chúa của con, là Thiên Chúa của con”. Theo Chúa mấy năm, Toma cũng không biết rõ con người của Chúa như lúc nầy: Là Chúa của con, Là Thiên Chúa của con.
Chúng ta không bắt chước thánh Tôma đòi Chúa hiện ra mới tin, hoặc xin Chúa làm phép lạ ta mới tin Chúa. Chúng ta bắt chước thánh nhân ở điểm sau khi tuyên xưng Chúa rồi thì sống chết với niềm tin đó. Thánh nhân đã biểu lộ niềm tin bằng cách đi rao giảng và cuối cùng đổ máu ra để tuyên xưng Danh Chúa vừa xây dựng Nước Chúa ở trần gian vừa phát triển Hội Thánh. Đây chính là điều ta phải bắt chước.
Đang vui, nhưng mà thứ vui xao xuyến trộn lẫn thứ bán tín bán nghi thì Chúa Kytô phục sinh hiện đến đứng giữa các Tông đồ: Bằng yên cho anh em. Hóa ra có Chúa mới có bằng an. Không có Chúa thì chỉ có xao xuyến, lo sợ, thất vọng. Thánh Gioan ghi chú đậm nét: cửa đóng chặt, Chúa hiện đến đứng ở giữa tức là không có gì ngăn cản được Chúa cả vì Chúa đã phục sinh.
Khi còn sống với các Tông đồ, Chúa đã tỏ ra mình có quyển năng Thiên Chúa bằng cách trao quyền “cầm buộc và tháo gỡ” cho Phêrô và các Tông đồ, bây giờ, nhờ phục sinh, quyền năng của Chúa được biểu lộ ra hoàn toàn, nên Ngài ban bình an, ban sức mạnh chiến thắng cho mọi người gia nhập dân Chúa tức là Hội thánh. Công việc đó cần có sức mạnh trợ giúp nên Chúa ban Thánh Thần cho các Tông đồ. Thánh Thần thánh hóa mọi người, làm cho mọi người hóa thành thánh tức là vừa tha tội vừa biến đổi con người ta thành con cái Thiên Chúa.
Phúc âm theo thánh Gioan dồn tất cả mọi việc (lãnh nhận Thánh Thần, đi rao giảng Nước Chúa) trong ngày Phục sinh vì sứ mệnh rao giảng và lãnh nhận Thánh Thần là hiệu quả của Phục sinh. Các Phúc âm khác kể việc Chúa trao ban và giao công việc theo thứ tự thời gian trong năm mươi ngày. Có thể thánh Gioan tổng hợp lại, tóm lại trong một lần để thấy rõ nguyên nhân Phục sinh mà các Tông đồ nhận mọi ơn.
Điều ta cần nhắc lại là sứ mệnh của các Tông đồ là chính sứ mệnh của Chúa Cha trao phó cho Chúa Kitô. Thực hiện sứ mệnh đó là tiếp tục công việc Chúa Kitô đã làm cũng là sứ mệnh Chúa Cha trao cho ta qua Chúa Kytô.
Không dành riêng cho các Tông đồ đâu, mọi người đều được mời gọi tiếp tục thi hành sứ mệnh đó. Trở ngại lớn nhất là vì thiếu lòng tin. Mà thiếu lòng tin vì thiếu hiểu biết Kinh thánh. Thánh Tông đồ Tôma là người điển hình thiếu lòng tin. Ngài khăng khăng không nhận chứng cớ của các Tông đồ khác đã tin vào Chúa sống lại, ngài đòi hỏi Chúa hiện ra cho ngài kiểm chứng. Chúa hiện ra thực sự cho Tôma thấy, và Chúa cũng bằng lòng thỏa mãn yêu sách của thánh nhân: thọc tay vào lỗ đinh, vào cạnh sườn. Nhưng thánh nhân không dám, ở đây là không còn dám hồ nghi nữa và thay vào bằng lời tuyên xưng Đức Tin: Lạy Chúa là Chúa của con là Thiên Chúa của con.
Câu chuyện Thánh Tôma đòi xét nghiệm các dấu đinh nơi người Chúa làm tôi nhớ dến câu chuyên “ tìm người thất lạc” chiếu trên truyền hình: đứa con trai bi thất lạc hai mươi năm đang đứng trước hai ông bà tìm con. Hai ông bà không thể nhận được chàng thanh niên đang đứng trươc mặt mình là con của mình, Một đứa bé mấy tuổi, bây giờ là một chàng thanh niên con nuôi của một nhà khá giả ở thành thị ! Ông bố lật áo xem lưng: một dấu vết bên lưng trái, bà mẹ xem chân phải thấy dấu lõm. Chàng thanh niên kể lại nguyên nhân của hai vết thương đó và ông bà ôm con khóc, xác nhận là đứa con lạc của mình.
Thánh Tôma không khóc khi biết thật Chúa đã sống lại thật, nhưng Ngài tuyên xưng lòng tin của Ngài: ” Lạy Chúa là Chúa của con, là Thiên Chúa của con”. Theo Chúa mấy năm, Toma cũng không biết rõ con người của Chúa như lúc nầy: Là Chúa của con, Là Thiên Chúa của con.
Chúng ta không bắt chước thánh Tôma đòi Chúa hiện ra mới tin, hoặc xin Chúa làm phép lạ ta mới tin Chúa. Chúng ta bắt chước thánh nhân ở điểm sau khi tuyên xưng Chúa rồi thì sống chết với niềm tin đó. Thánh nhân đã biểu lộ niềm tin bằng cách đi rao giảng và cuối cùng đổ máu ra để tuyên xưng Danh Chúa vừa xây dựng Nước Chúa ở trần gian vừa phát triển Hội Thánh. Đây chính là điều ta phải bắt chước.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ba cha ca sĩ
Vũ Văn An
03:23 21/04/2009
Ba cha ca sĩ
Thập niên 1960 tại Việt Nam chưa thấy có cha ca sĩ nào. Phải đợi tới mãi sau này mới có Cha Sang của giáo phận Mỹ Tho “hành” nghề ca hát. Nhưng ở Phương Tây, như Pháp chẳng hạn, thì lúc đó những cha ca sĩ chuyên nghiệp đã nổi như cồn rồi.
Ca sĩ đường phố
Trong số ấy phải kể cha Aimée Duval, Dòng Tên. Hồi ấy, những ai được thụ giáo các cha Dòng Tên ở Đà Lạt đều được nghe giọng “ca vàng” của vị linh mục nổi tiếng này, đến độ, hơn 40 năm sau, dù vốn liếng tiếng Pháp của mình đã cạn gần hết, nhưng các bài ca của Cha Duval thì vẫn còn đó trong trí nhớ “Mon Dieu, mon Dieu, je suis ton enfant. Ca me fait un coeur chantant. Mon Dieu, mon Dieu, Je suis ton enfant. Quand Je m’envais tout seul comme un grand, j’ai écouté tes pas derrière moi. Oh que le monde attend ta venue…” (Lạy Chúa, lạy Chúa. Con là con Chúa đây. Điều ấy khiến lòng con hoan ca. Lạy Chúa, lạy Chúa. Con là con Chúa đây. Khi con ra đi một mình làm người lớn, con vẫn nghe bước chân Cha phía sau con. Ôi thế gian chờ mong Cha biết nhường bao…).
Cha Aimée Duval nổi tiếng đến độ được Báo Time số ngày 1 tháng Tư năm 1957 giới thiệu và gọi là vị tông đồ âm nhạc. Lúc ấy cha mới 38 tuổi, được thanh thiếu niên Paris kéo tới Lâu Đài Thể Thao (Palais des Sports) tham dự buổi trình diễn hiếm hoi của cha với cây đàn ghi ta đơn giản. Theo báo Time, trước đó 6 năm, bề trên đã cho phép cha Duval hành nghề ca sĩ đường phố và chẳng bao lâu sau, cha đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng chuyên hát nhạc nhân gian, nhạc tâm linh Da Đen, trong đó có bài “Me voilà, me voilà, old vieux Joe” (lộn xộn tiếng Pháp tiếng Anh: tôi đây, tôi đây, thưa ông Joe già), và các bài ca tôn giáo do chính cha sáng tác. Dĩa nhạc “Seigneur, Mon Ami” mà báo Time dịch nghĩa là “Một ai đó trên cao kia thương con” bán đến 45,000 bản, một con số được coi là lớn vào thời ấy ở Pháp. Cha được kể là một trong các nhà trình diễn hàng đầu của Pháp, được thanh thiếu niên chen lấn xin chữ ký bất cứ gặp cha ở chỗ nào. Cha từng trình diễn khắp nơi tại Tây Âu và Hoa Kỳ. Tờ Time cho rằng khó mà phân tích được sức lôi cuốn của cha. Không có cái oang oang của một ca sĩ theo kiểu canh tân, ngài chỉ hát các tiết mục bằng một giọng trầm trầm, đôi khi độc điệu, một số bài ca của cha còn cho thấy nhiều sai điệu là đàng khác. Riêng cha, cha cho rằng cha chỉ chuyên chở một thứ nhạc canh tân tôn giáo vừa chớm nở, nhưng đang phổ biến tại Pháp. Dù sao, một ca sĩ trữ tình mang cổ cồn La Mã quả là một hiện tượng mới lạ đắt khách. Như một khách thưởng ngoạn thiếu niên lúc đó từng tiếc nuối nhận định: “Trông ngài đẹp trai và thảm não quá”.
Các Linh Mục
Sau cha Duval, còn rất nhiều linh mục cũng như nữ tu Công Giáo khác đi vào con đường ca hát, coi nó như một thừa tác vụ. Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, không hiện tượng nào nổi bật bằng trường hợp “ba cha ca sĩ” mà dĩa nhạc nổi tiếng do nhà Sony vừa ấn hành chỉ vỏn vẹn mang tên “Các Linh Mục” (The Priests).
Theo tờ Sydney Morning Herald, thì hiện nay, diã nhạc này đã bán ra 1 triệu 200 ngàn bản và hiện đứng hàng đầu các dĩa nhạc tại Ái Nhĩ Lan và Na Uy. Tháng 12 năm ngoái, nó đứng hàng 12 trên danh sách ARIA. Cũng theo tờ báo này, phương thức trình bày của “The Priests” cực kỳ truyền thống nhưng giai điệu hòa tấu thì thật tuyệt vời. Có những bản thánh ca như Ave Maria, Pie Jesu, Panis Angelicus, những ca khúc của Haydn và Vivaldi cũng như các bài ca cổ truyền của Ái Nhĩ Lan dưới sự phụ họa của Ca Đoàn Viện Đại Hóa Tấu Rôma. Danh mục các bài ca cho thấy đủ các bài ca bằng tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Latinh và tiếng Gaelic, với mục đích để phổ biến dĩa nhạc tới 40 quốc gia khác nhau trên thế giới (Tờ The Catholic Weekly ở Sydney thì cho hay: dĩa nhạc này cùng một loạt phát hành tại 32 quốc gia). Một trong các linh mục này nhận định như sau về tính đa ngôn ngữ của dĩa nhạc: “Tôi tin rằng khía cạnh đa ngôn ngữ đem lại sức mạnh thật sự và mở rộng cửa chào đón mọi người trên thế giới. Chúng ta hiện đang sống trong một ngôi làng hoàn cầu và mọi sự đều ở trong tầm tay. Quả là tuyệt diệu được học hỏi nhiều ngôn ngữ khác nhau và phát biểu nội dung bằng nhiều phương tiện khác nhau, rất phong phú”.
Ba cha ca sĩ trên đây chính là hai anh em linh mục Eugene O’Hagan, 48 tuổi, Martin O’Hagan, 45 tuổi, và linh mục David Delargy, 44 tuổi. Ba cha vốn quê ở Bắc Ái Nhĩ Lan, vừa “hành nghề” ca sĩ ở khắp nơi vừa chăm sóc mục vụ giáo xứ tại quê hương mình (ba cha trông coi sáu giáo xứ một lúc). Cha Eugene cho hay: “chúng tôi không bao giờ mong chờ một thành công lớn lao như thế này”. Mà lớn thật. Cách nay một năm, các cha đã ký với Sony BMG một hợp đồng trị giá 1 triệu bảng Anh để sản xuất dĩa nhạc này.
Nghe thì có vẻ đơn giản chỉ có thế, nhưng thực ra nó là kết quả cả một đời say sưa ca hát của các cha. Cha Eugene tâm sự “Dưới sự chỉ huy của mẹ, anh em chúng tôi đã lập ra một thứ tương tự như gia đình Von Trapp (1). Tôi đứng giữa, hai chị tôi đứng hai bên, còn Martin và đứa em gái song sinh thì đứng đàng trước. Chúng tôi đi trình diễn cho các nhóm nhỏ”. Cha Martin nói rõ hơn: mấy anh em thường trình diễn tại các bệnh viện, các giáo xứ cũng như nhiều đình đám hội hè khác. Sau đó, tài năng ca hát của anh em nhà O’Hagan được trường nội trú bồi đắp. Chính ở đấy, họ gặp David Delargy, trở thành bộ ba được chúng bạn gọi đùa là “Thánh, Thánh, Thánh” do quyết tâm của cả ba muốn trở thành linh mục.
Thế là họ kéo nhau vào Chủng Viện Belfast, tại đây, họ được học âm nhạc dưới sự dìu dắt của Frank Capper. Sau đó, cả ba được gửi qua Rôma học tại Học Viện Ái Nhĩ Lan. Tại đây, theo phong cách Ý, họ tiếp tục học nhạc và trình diễn tại các đại học cũng như nhiều nơi khác, đủ thể loại: âm nhạc thánh, âm nhạc đời, âm nhạc hiện đại và được mời hát trong nhiều buổi lễ của Đức Gioan Phaolô II. Trở về nước, các cha đảm nhận thừa tác vụ giáo xứ nhưng vẫn tiếp tục ca hát với nhau. Ít năm sau, một nhạc sĩ bạn yêu cầu các cha cho phép thực hiện một cuốn băng để quảng cáo. Cuốn băng đó lọt vào bàn giấy của Nick Raphael, giám đốc điều hành của Epic Records thuộc tổng công ty Sony. Ông này đang đi kiếm một ca sĩ để ghi âm Thánh Lễ bằng tiếng Latinh. Khi nghe được giọng êm dịu của bộ ba “Thánh, Thánh, Thánh” này, ông ta mừng quá cỡ.
Từ đó đến nay, ba linh mục này ngược xuôi giữa thừa tác vụ linh mục và các trói buộc của đời nghệ sĩ ghi âm. Cha Eugene thú nhận: cảnh ngược xuôi ấy quả là khắc nghiệt về phương diện thể lý, tinh thần và tâm linh. Nhưng cha Martin thêm rằng sự cố gắng của các cha là để đáp lại lời kêu gọi của Đức Gioan Phaolô II. Vị Giáo Hoàng khả kính này luôn thúc giục mọi người tìm ra các phương cách mới để truyền bá Phúc Âm. “Chúng tôi tin rằng Thiên Chúa đã bước vào cuộc đời của chúng tôi. Người quả là Thiên Chúa của những bất ngờ. Thứ âm nhạc này, trước đây vốn là một thành phần của bản ngã chúng tôi, nay được mang dâng tặng cả một cử tọa hết sức rộng lớn. Chúng tôi có thể phát biểu một thứ phúc âm hóa nhẹ nhàng, không gây hấn, nhưng cùng một lúc mở cửa âm nhạc cho mọi người bước vào. Chúng tôi cố gắng ‘ra khơi thả lưới vùng sâu’ như lời Đức Giaon Phaolô II thường nói”. Dù thế, nhiệm vụ chăn chiên vẫn được đặt lên hàng đầu. Cha Eugene cho biết cụ thể hơn: “Chúng tôi ráng sắp xếp thu gọn các cam kết âm nhạc vào một hay hai ngày. Rồi sau đó, phải trở lại với giáo xứ như chưa bao giờ rời bỏ nó. Nào là hóa đơn phải trả tiền, nào là điện thoại cho kiến trúc sư về việc này, đi gặp Đức Cha Giáo Phận về việc nọ…”. Cha Martin cho biết thêm chi tiết: ngôi thánh đường mà ngài đang chăm sóc đã quá cũ (hơn 200 năm rồi), nên cần phải tu sửa.
Song song với các cam kết của giáo xứ ấy, các cha luôn duy trì các cam kết khác đối với các dự án âm nhạc tại địa phương như các buổi trình diễn nhạc opera cũng như hoà nhạc với nhóm Castleward Opera. Các ngài cũng là các hội viên sáng lập của ca đoàn Cappella Caeciliana (thành lập đã hơn 12 năm qua). Ngoài ra, còn các buổi trình diễn tại Ái Nhĩ Lan và Anh Quốc phải được lên chương trình. Và những buổi trình diễn xa hơn ở nước ngoài như buổi trình diễn vào tháng Năm này tại Úc (2). Các cha không cho phép mình kêu ca ta thán. Cha Eugene nói đùa: “tôi thường hay ví tay phải của mình là tay giáo sĩ còn tay trái là tay âm nhạc, hai tay phải nương nhau mà làm việc để gây ích lợi”. Ngoài ra, các cha còn có trang mạng riêng, kênh YouTube riêng và tư trang (blogs) nữa.
Gần đây, Cha David Delargy gây một tiếng vang khá lớn trong giới báo chí khi tiết lộ rằng dĩa nhạc đầu tiên ngài mua là dĩa nhạc của nhóm Blondies “Parallel Lines”. Liệu cha Eugene có phải là người mến mộ nhạc rock loại dữ dội sau này (post-punk) hay không? Cha David quả quyết là có và chính cha từng mua cuốn băng “Waterloo” của nhóm ABBA. Cha bảo đó là một đầu tư tốt.
Ba linh mục ca sĩ này cũng tỏ ra hài lòng với việc gia nhập một ngành kỹ nghệ vốn bị coi là liên lụy nhiều tới tình dục và ma túy hơn là chiêm niệm tôn giáo. Sự kiện nhà sản xuất ra dĩa nhạc của các cha là Mike Hedges từng làm việc với nhóm Manic Street Preachers, trong khi viên đại diện của các cha là Sam Wright từng chăm sóc Marilyn Manson có thể khiến nhiều người cười khẩy. Nhưng theo Cha Eugene, các ngài rất được kính trọng. Cha cho hay: “Nhiều người hỏi phải chăng chúng tôi đã nên thành thục đối với doanh thương âm nhạc? Nhưng thực ra doanh thương này đã trở nên thành thục đối với chúng tôi thì có”.
Tuy nhiên, nhiếp ảnh gia David Bailey vẫn muốn đặt những câu hỏi khiêu khích khi trình bày chân dung về các ngài. Sau khi đặt câu hỏi: “ba con người đã trưởng thành như các cha đang làm gì trong khi vẫn còn tin vào Thiên Chúa?”, ông ta lái câu truyện qua bức tranh của Damien Hirst vẽ Chúa Kitô trên Thánh Giá, bên dưới có hàng chữ “Có đáng không?”. Khi được hỏi ý kiến, cha Eugene tỉnh bơ trả lời: “à, mầu sắc bức tranh khá sáng. Tôi không biết có nên treo bức tranh như thế trên tường của mình hay không, nhưng trong môi trường ta thấy bức tranh ấy, nó quả có gây được hiệu quả như ý muốn”.
Dù sao, Bailey cũng đã mang lại được một hình ảnh thu hút mà thu hút chính là điều ba vị linh mục này nhắm tới. Cha Eugene cho hay: “Loại âm nhạc này dành cho mọi người” và sau đó tế nhị thêm rằng đĩa nhạc này là một khích lệ lớn đối với các giáo dân và các giáo sĩ nói chung. “Tại Ái Nhĩ Lan, chúng tôi chịu thiệt thòi nhiều vì việc một số linh mục bị dây dưa tới các vụ tai tiếng về tình dục khiến truyền thông phanh phui, và một vài sự việc khác giống như thế. Điều ấy tác động nhiều đối với tinh thần giáo dân. Chúng tôi không bao giờ có tham vọng cởi bỏ được điều đã xẩy ra, nhưng may mắn tình cờ là có người đã nhìn ra một khía cạnh khác nơi các linh mục hơn là những điều thường được mô tả trong báo chí”.
Theo cha Martin, công việc các ngài đang làm với âm nhạc chỉ là một nối dài thừa tác vụ mà Thiên Chúa đã kêu gọi các ngài đảm nhiệm. “Đức tin trong âm nhạc nâng ta lên cao khỏi chính mình và giúp ta vươn tới người khác khi ta ca hát các thăng trầm của cuộc đời và điều ấy xẩy ra cùng khắp. Âm nhạc không hề có biên giới”. Thực thế, ba vị linh mục này luôn ca hát trong đồng văn các niềm tin khác và theo các ngài, âm nhạc đã kéo các niềm tin ấy lại với nhau trong những gian nan thử thách phải kinh qua. “Âm nhạc dành cho mọi người, cả người có niềm tin, người không có niềm tin lẫn người đang chao đảo vì niềm tin nữa. Chúng tôi tin rằng những người khác, thuộc các hậu cảnh khác nhau, thẩy đều bị lôi cuốn vào âm nhạc, (một hình thức nghệ thuật) tất cả chúng ta lúc nào cũng biết cảm nhận… Âm nhạc là con đường có thể dẫn ta tới gặp gỡ Thiên Chúa hay mở cửa lòng ta biết trân qúy cuộc sống, biết trân qúy người khác và biết trân qúy thế giới kỳ diệu mà ai ai cũng có trách nhiệm phải chăm sóc”.
________________________________________________________________________
(1) Trong phim nổi tiếng The Sound of Music
(2) Ba linh mục này sẽ trình diễn tại Sydney Entertainment Centre vào ngày 5 tháng Năm, 2009.
Thập niên 1960 tại Việt Nam chưa thấy có cha ca sĩ nào. Phải đợi tới mãi sau này mới có Cha Sang của giáo phận Mỹ Tho “hành” nghề ca hát. Nhưng ở Phương Tây, như Pháp chẳng hạn, thì lúc đó những cha ca sĩ chuyên nghiệp đã nổi như cồn rồi.
Ca sĩ đường phố
Trong số ấy phải kể cha Aimée Duval, Dòng Tên. Hồi ấy, những ai được thụ giáo các cha Dòng Tên ở Đà Lạt đều được nghe giọng “ca vàng” của vị linh mục nổi tiếng này, đến độ, hơn 40 năm sau, dù vốn liếng tiếng Pháp của mình đã cạn gần hết, nhưng các bài ca của Cha Duval thì vẫn còn đó trong trí nhớ “Mon Dieu, mon Dieu, je suis ton enfant. Ca me fait un coeur chantant. Mon Dieu, mon Dieu, Je suis ton enfant. Quand Je m’envais tout seul comme un grand, j’ai écouté tes pas derrière moi. Oh que le monde attend ta venue…” (Lạy Chúa, lạy Chúa. Con là con Chúa đây. Điều ấy khiến lòng con hoan ca. Lạy Chúa, lạy Chúa. Con là con Chúa đây. Khi con ra đi một mình làm người lớn, con vẫn nghe bước chân Cha phía sau con. Ôi thế gian chờ mong Cha biết nhường bao…).
Cha Aimée Duval nổi tiếng đến độ được Báo Time số ngày 1 tháng Tư năm 1957 giới thiệu và gọi là vị tông đồ âm nhạc. Lúc ấy cha mới 38 tuổi, được thanh thiếu niên Paris kéo tới Lâu Đài Thể Thao (Palais des Sports) tham dự buổi trình diễn hiếm hoi của cha với cây đàn ghi ta đơn giản. Theo báo Time, trước đó 6 năm, bề trên đã cho phép cha Duval hành nghề ca sĩ đường phố và chẳng bao lâu sau, cha đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng chuyên hát nhạc nhân gian, nhạc tâm linh Da Đen, trong đó có bài “Me voilà, me voilà, old vieux Joe” (lộn xộn tiếng Pháp tiếng Anh: tôi đây, tôi đây, thưa ông Joe già), và các bài ca tôn giáo do chính cha sáng tác. Dĩa nhạc “Seigneur, Mon Ami” mà báo Time dịch nghĩa là “Một ai đó trên cao kia thương con” bán đến 45,000 bản, một con số được coi là lớn vào thời ấy ở Pháp. Cha được kể là một trong các nhà trình diễn hàng đầu của Pháp, được thanh thiếu niên chen lấn xin chữ ký bất cứ gặp cha ở chỗ nào. Cha từng trình diễn khắp nơi tại Tây Âu và Hoa Kỳ. Tờ Time cho rằng khó mà phân tích được sức lôi cuốn của cha. Không có cái oang oang của một ca sĩ theo kiểu canh tân, ngài chỉ hát các tiết mục bằng một giọng trầm trầm, đôi khi độc điệu, một số bài ca của cha còn cho thấy nhiều sai điệu là đàng khác. Riêng cha, cha cho rằng cha chỉ chuyên chở một thứ nhạc canh tân tôn giáo vừa chớm nở, nhưng đang phổ biến tại Pháp. Dù sao, một ca sĩ trữ tình mang cổ cồn La Mã quả là một hiện tượng mới lạ đắt khách. Như một khách thưởng ngoạn thiếu niên lúc đó từng tiếc nuối nhận định: “Trông ngài đẹp trai và thảm não quá”.
Các Linh Mục
Sau cha Duval, còn rất nhiều linh mục cũng như nữ tu Công Giáo khác đi vào con đường ca hát, coi nó như một thừa tác vụ. Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, không hiện tượng nào nổi bật bằng trường hợp “ba cha ca sĩ” mà dĩa nhạc nổi tiếng do nhà Sony vừa ấn hành chỉ vỏn vẹn mang tên “Các Linh Mục” (The Priests).
Theo tờ Sydney Morning Herald, thì hiện nay, diã nhạc này đã bán ra 1 triệu 200 ngàn bản và hiện đứng hàng đầu các dĩa nhạc tại Ái Nhĩ Lan và Na Uy. Tháng 12 năm ngoái, nó đứng hàng 12 trên danh sách ARIA. Cũng theo tờ báo này, phương thức trình bày của “The Priests” cực kỳ truyền thống nhưng giai điệu hòa tấu thì thật tuyệt vời. Có những bản thánh ca như Ave Maria, Pie Jesu, Panis Angelicus, những ca khúc của Haydn và Vivaldi cũng như các bài ca cổ truyền của Ái Nhĩ Lan dưới sự phụ họa của Ca Đoàn Viện Đại Hóa Tấu Rôma. Danh mục các bài ca cho thấy đủ các bài ca bằng tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Latinh và tiếng Gaelic, với mục đích để phổ biến dĩa nhạc tới 40 quốc gia khác nhau trên thế giới (Tờ The Catholic Weekly ở Sydney thì cho hay: dĩa nhạc này cùng một loạt phát hành tại 32 quốc gia). Một trong các linh mục này nhận định như sau về tính đa ngôn ngữ của dĩa nhạc: “Tôi tin rằng khía cạnh đa ngôn ngữ đem lại sức mạnh thật sự và mở rộng cửa chào đón mọi người trên thế giới. Chúng ta hiện đang sống trong một ngôi làng hoàn cầu và mọi sự đều ở trong tầm tay. Quả là tuyệt diệu được học hỏi nhiều ngôn ngữ khác nhau và phát biểu nội dung bằng nhiều phương tiện khác nhau, rất phong phú”.
Ba cha ca sĩ trên đây chính là hai anh em linh mục Eugene O’Hagan, 48 tuổi, Martin O’Hagan, 45 tuổi, và linh mục David Delargy, 44 tuổi. Ba cha vốn quê ở Bắc Ái Nhĩ Lan, vừa “hành nghề” ca sĩ ở khắp nơi vừa chăm sóc mục vụ giáo xứ tại quê hương mình (ba cha trông coi sáu giáo xứ một lúc). Cha Eugene cho hay: “chúng tôi không bao giờ mong chờ một thành công lớn lao như thế này”. Mà lớn thật. Cách nay một năm, các cha đã ký với Sony BMG một hợp đồng trị giá 1 triệu bảng Anh để sản xuất dĩa nhạc này.
Nghe thì có vẻ đơn giản chỉ có thế, nhưng thực ra nó là kết quả cả một đời say sưa ca hát của các cha. Cha Eugene tâm sự “Dưới sự chỉ huy của mẹ, anh em chúng tôi đã lập ra một thứ tương tự như gia đình Von Trapp (1). Tôi đứng giữa, hai chị tôi đứng hai bên, còn Martin và đứa em gái song sinh thì đứng đàng trước. Chúng tôi đi trình diễn cho các nhóm nhỏ”. Cha Martin nói rõ hơn: mấy anh em thường trình diễn tại các bệnh viện, các giáo xứ cũng như nhiều đình đám hội hè khác. Sau đó, tài năng ca hát của anh em nhà O’Hagan được trường nội trú bồi đắp. Chính ở đấy, họ gặp David Delargy, trở thành bộ ba được chúng bạn gọi đùa là “Thánh, Thánh, Thánh” do quyết tâm của cả ba muốn trở thành linh mục.
Thế là họ kéo nhau vào Chủng Viện Belfast, tại đây, họ được học âm nhạc dưới sự dìu dắt của Frank Capper. Sau đó, cả ba được gửi qua Rôma học tại Học Viện Ái Nhĩ Lan. Tại đây, theo phong cách Ý, họ tiếp tục học nhạc và trình diễn tại các đại học cũng như nhiều nơi khác, đủ thể loại: âm nhạc thánh, âm nhạc đời, âm nhạc hiện đại và được mời hát trong nhiều buổi lễ của Đức Gioan Phaolô II. Trở về nước, các cha đảm nhận thừa tác vụ giáo xứ nhưng vẫn tiếp tục ca hát với nhau. Ít năm sau, một nhạc sĩ bạn yêu cầu các cha cho phép thực hiện một cuốn băng để quảng cáo. Cuốn băng đó lọt vào bàn giấy của Nick Raphael, giám đốc điều hành của Epic Records thuộc tổng công ty Sony. Ông này đang đi kiếm một ca sĩ để ghi âm Thánh Lễ bằng tiếng Latinh. Khi nghe được giọng êm dịu của bộ ba “Thánh, Thánh, Thánh” này, ông ta mừng quá cỡ.
Từ đó đến nay, ba linh mục này ngược xuôi giữa thừa tác vụ linh mục và các trói buộc của đời nghệ sĩ ghi âm. Cha Eugene thú nhận: cảnh ngược xuôi ấy quả là khắc nghiệt về phương diện thể lý, tinh thần và tâm linh. Nhưng cha Martin thêm rằng sự cố gắng của các cha là để đáp lại lời kêu gọi của Đức Gioan Phaolô II. Vị Giáo Hoàng khả kính này luôn thúc giục mọi người tìm ra các phương cách mới để truyền bá Phúc Âm. “Chúng tôi tin rằng Thiên Chúa đã bước vào cuộc đời của chúng tôi. Người quả là Thiên Chúa của những bất ngờ. Thứ âm nhạc này, trước đây vốn là một thành phần của bản ngã chúng tôi, nay được mang dâng tặng cả một cử tọa hết sức rộng lớn. Chúng tôi có thể phát biểu một thứ phúc âm hóa nhẹ nhàng, không gây hấn, nhưng cùng một lúc mở cửa âm nhạc cho mọi người bước vào. Chúng tôi cố gắng ‘ra khơi thả lưới vùng sâu’ như lời Đức Giaon Phaolô II thường nói”. Dù thế, nhiệm vụ chăn chiên vẫn được đặt lên hàng đầu. Cha Eugene cho biết cụ thể hơn: “Chúng tôi ráng sắp xếp thu gọn các cam kết âm nhạc vào một hay hai ngày. Rồi sau đó, phải trở lại với giáo xứ như chưa bao giờ rời bỏ nó. Nào là hóa đơn phải trả tiền, nào là điện thoại cho kiến trúc sư về việc này, đi gặp Đức Cha Giáo Phận về việc nọ…”. Cha Martin cho biết thêm chi tiết: ngôi thánh đường mà ngài đang chăm sóc đã quá cũ (hơn 200 năm rồi), nên cần phải tu sửa.
Song song với các cam kết của giáo xứ ấy, các cha luôn duy trì các cam kết khác đối với các dự án âm nhạc tại địa phương như các buổi trình diễn nhạc opera cũng như hoà nhạc với nhóm Castleward Opera. Các ngài cũng là các hội viên sáng lập của ca đoàn Cappella Caeciliana (thành lập đã hơn 12 năm qua). Ngoài ra, còn các buổi trình diễn tại Ái Nhĩ Lan và Anh Quốc phải được lên chương trình. Và những buổi trình diễn xa hơn ở nước ngoài như buổi trình diễn vào tháng Năm này tại Úc (2). Các cha không cho phép mình kêu ca ta thán. Cha Eugene nói đùa: “tôi thường hay ví tay phải của mình là tay giáo sĩ còn tay trái là tay âm nhạc, hai tay phải nương nhau mà làm việc để gây ích lợi”. Ngoài ra, các cha còn có trang mạng riêng, kênh YouTube riêng và tư trang (blogs) nữa.
Gần đây, Cha David Delargy gây một tiếng vang khá lớn trong giới báo chí khi tiết lộ rằng dĩa nhạc đầu tiên ngài mua là dĩa nhạc của nhóm Blondies “Parallel Lines”. Liệu cha Eugene có phải là người mến mộ nhạc rock loại dữ dội sau này (post-punk) hay không? Cha David quả quyết là có và chính cha từng mua cuốn băng “Waterloo” của nhóm ABBA. Cha bảo đó là một đầu tư tốt.
Ba linh mục ca sĩ này cũng tỏ ra hài lòng với việc gia nhập một ngành kỹ nghệ vốn bị coi là liên lụy nhiều tới tình dục và ma túy hơn là chiêm niệm tôn giáo. Sự kiện nhà sản xuất ra dĩa nhạc của các cha là Mike Hedges từng làm việc với nhóm Manic Street Preachers, trong khi viên đại diện của các cha là Sam Wright từng chăm sóc Marilyn Manson có thể khiến nhiều người cười khẩy. Nhưng theo Cha Eugene, các ngài rất được kính trọng. Cha cho hay: “Nhiều người hỏi phải chăng chúng tôi đã nên thành thục đối với doanh thương âm nhạc? Nhưng thực ra doanh thương này đã trở nên thành thục đối với chúng tôi thì có”.
Tuy nhiên, nhiếp ảnh gia David Bailey vẫn muốn đặt những câu hỏi khiêu khích khi trình bày chân dung về các ngài. Sau khi đặt câu hỏi: “ba con người đã trưởng thành như các cha đang làm gì trong khi vẫn còn tin vào Thiên Chúa?”, ông ta lái câu truyện qua bức tranh của Damien Hirst vẽ Chúa Kitô trên Thánh Giá, bên dưới có hàng chữ “Có đáng không?”. Khi được hỏi ý kiến, cha Eugene tỉnh bơ trả lời: “à, mầu sắc bức tranh khá sáng. Tôi không biết có nên treo bức tranh như thế trên tường của mình hay không, nhưng trong môi trường ta thấy bức tranh ấy, nó quả có gây được hiệu quả như ý muốn”.
Dù sao, Bailey cũng đã mang lại được một hình ảnh thu hút mà thu hút chính là điều ba vị linh mục này nhắm tới. Cha Eugene cho hay: “Loại âm nhạc này dành cho mọi người” và sau đó tế nhị thêm rằng đĩa nhạc này là một khích lệ lớn đối với các giáo dân và các giáo sĩ nói chung. “Tại Ái Nhĩ Lan, chúng tôi chịu thiệt thòi nhiều vì việc một số linh mục bị dây dưa tới các vụ tai tiếng về tình dục khiến truyền thông phanh phui, và một vài sự việc khác giống như thế. Điều ấy tác động nhiều đối với tinh thần giáo dân. Chúng tôi không bao giờ có tham vọng cởi bỏ được điều đã xẩy ra, nhưng may mắn tình cờ là có người đã nhìn ra một khía cạnh khác nơi các linh mục hơn là những điều thường được mô tả trong báo chí”.
Theo cha Martin, công việc các ngài đang làm với âm nhạc chỉ là một nối dài thừa tác vụ mà Thiên Chúa đã kêu gọi các ngài đảm nhiệm. “Đức tin trong âm nhạc nâng ta lên cao khỏi chính mình và giúp ta vươn tới người khác khi ta ca hát các thăng trầm của cuộc đời và điều ấy xẩy ra cùng khắp. Âm nhạc không hề có biên giới”. Thực thế, ba vị linh mục này luôn ca hát trong đồng văn các niềm tin khác và theo các ngài, âm nhạc đã kéo các niềm tin ấy lại với nhau trong những gian nan thử thách phải kinh qua. “Âm nhạc dành cho mọi người, cả người có niềm tin, người không có niềm tin lẫn người đang chao đảo vì niềm tin nữa. Chúng tôi tin rằng những người khác, thuộc các hậu cảnh khác nhau, thẩy đều bị lôi cuốn vào âm nhạc, (một hình thức nghệ thuật) tất cả chúng ta lúc nào cũng biết cảm nhận… Âm nhạc là con đường có thể dẫn ta tới gặp gỡ Thiên Chúa hay mở cửa lòng ta biết trân qúy cuộc sống, biết trân qúy người khác và biết trân qúy thế giới kỳ diệu mà ai ai cũng có trách nhiệm phải chăm sóc”.
________________________________________________________________________
(1) Trong phim nổi tiếng The Sound of Music
(2) Ba linh mục này sẽ trình diễn tại Sydney Entertainment Centre vào ngày 5 tháng Năm, 2009.
Giám mục Ba Lan được bổ nhiệm làm Chủ Tịch Hội Đồng Chăm Sóc Sức Khoẻ
Bùi Hữu Thư
16:06 21/04/2009
Giám mục Ba Lan được bổ nhiệm làm Chủ Tịch Hội Đồng Chăm Sóc Sức Khoẻ
VATICAN ngày 20, tháng 4, 2009 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI bổ nhiệm Tổng Giám Mục Zygmunt Zimowski làm chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Mục Vụ Chăm Sóc Sức Khoẻ.
Văn phòng truyền thông Vatican thông báo ngày thứ bẩy vừa qua là cựu giám mục giáo phận Radom, Ba Lan, được phong chức Tổng Giám Mục và được chọn để thay thế Đức Hồng Y Javier Lozano Barragán, xin từ nhiệm vì tuổi già.
Tổng Giám Mục Zimowski, 60 tuổi, đã là một thành viên của giáo triều Rôma dưới thời Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trong Thánh Bộ Đức Tin khi Đức Hồng Ratzinger làm bộ trưởng.
Vào thời đó, linh mục Zimowski tham gia vào việc soạn thảo Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, và cộng tác với văn phòng Ba Lan của Đài Phát Thanh Vatican. Ngài cũng là giáo sư về Giáo Hội Học tại Đại Học Công Giáo Lublin và Đại Học Stephan Wyszynski tại Warsaw.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm giám mục Radom năm 2002. Tổng Giám Mục Zimowski sẽ là vị chủ tịch thứ ba của hội đồng Mục Vụ Chăm Sóc Sức Khoẻ, được tạo dựng năm 1985.
Sách mới xuất bản: “Galileo và Tòa thánh Vatican”
Phụng Nghi
16:21 21/04/2009
Vatican City (CNA).- “Galileo và Tòa thánh Vatican” là nhan đề một cuốn sách mới, qui tụ các văn bản về nhà khoa học nổi tiếng người nước Ý này, được soạn thảo do một Ủy ban thiết lập bởi Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II, và theo Đức hồng y Paul Poupard, trưởng nhóm nghiên cứu, thì cuốn sách cũng nhằm vạch trần truyền thuyết đen tối và những huyền thoại khác về vụ này.
Trong những lời tuyên bố với hãng thông tấn Notimex, Hồng y Poupard nhắc lại rằng Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II đã công khai xin lỗi về vụ Galileo vào tháng 10 năm 1992.
Hồng y nói: “Đức giáo hoàng đã quan tâm đến việc tẩy sạch hình ảnh xấu xa về Giáo hội trước những cặp mắt công chúng, nơi hình ảnh này giáo hội được mô tả như là kẻ thù của khoa học. Đây là một huyền thoại, nhưng các huyền thoại thường thâm nhập khắp lịch sử và không dễ gì mà loại trừ ra được.”
Hồng y nói thêm: “Tất cả điều đó được sử dụng, đặc biệt là bắt đầu với Thời kỳ Khai sáng, như một thứ khí giới chiến tranh chống phá Giáo hội” và ngày nay, điều kỳ quái là những tư tưởng “không có chút cơ sở nào” vẫn tiếp tục lan truyền khắp nơi, chẳng hạn như truyền thuyết cho rằng Galileo đã bị trói vào cọc và thiêu sống, trong khi thực ra ông không hề bị ngay cả đến chuyện giam giữ bao giờ.
Hồng y Poupard nhắc lại rằng đã có lúc ĐGH Gioan Phaolô II hỏi ngài, nếu như sau khi công nhận những lầm lạc của các phán quan, vụ Galileo coi như đã kết thúc rồi chưa. Ngài trả lời: “Bao lâu còn có những người tự do, họ sẽ suy tưởng bất cứ cách nào họ muốn.”
Đức Hồng y nhấn mạnh: “Điều quan trọng là đối diện với huyền thoại đó, chấp nhận những lầm lẫn trong vụ việc kinh hoảng này, và coi xem những gì đã làm xong.”
Mục đích của Cuốn sách
“Galileo và Tòa thánh Vatican” đã được nhà xuất bản Marcianum Press phát hành, có đồng tác giả là Mario Artigas (mất năm 2006) và Giám mục Melchor Sanchez de Toca. Artigas là giáo sư dạy Triết lý của Khoa học tại Barcelona (Tây ban nha) và tại trường Đại học Navarre; còn Giám mục Melchor Sanchez de Toca đã giữ chức vụ thứ trưởng tại Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa.
Cuốn sách dày 300 trang được xuất bản bằng tiếng Spanish và tiếng Ý, gồm một bài giới thiệu của Tổng giám mục Gianfranco Ravasi, hiện là Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Văn hoá.
Tổng giám mục Ravasi coi công trình của Ủy ban về Galileo là quan trọng trong việc “bỏ lại phía sau những vết tích của một quá khứ đáng buồn, đã dẫn tới sự hiểu lầm bi thương cho cả hai bên.”
Tuyên bố với thông tấn xã Notimex, giám mục Sanchez de Toca giải thích rằng mục đích chính của cuốn sách là “để hàn gắn lại một vết thương rộng mở”, bởi vì mặc dầu 17 năm đã trôi qua kể từ ngày [Đức giáo hoàng ngỏ lời] xin lỗi, “có vẻ như lần nào chúng ta cũng vẫn còn ở lúc khởi đầu.”
Tác giả cuốn sách nói tiếp: Các vị phán quan xét xử Galileo, ngoài “lỗi lầm rõ rệt” khi tưởng rằng Trái đất không quay, lại còn sai phạm khi đi vào một lãnh vực ngoài khả năng của họ. “Họ nghĩ rằng hệ thống Copernicus mà Galileo kịch liệt bảo vệ là điều gây nguy hại cho đức tin của người dân thường ít học và nhiệm vụ của họ là phải ngăn ngừa không cho giảng dạy. Đó là một lỗi lầm và cần phải chấp nhận.”
Ngày 31 tháng 10 năm 1992, Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II đã công bố một bản tuyên ngôn công nhận những lỗi lầm mà tòa án Giáo hội phạm phải khi xét định về lập trường khoa học của Galileo Galilei.
Trong những lời tuyên bố với hãng thông tấn Notimex, Hồng y Poupard nhắc lại rằng Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II đã công khai xin lỗi về vụ Galileo vào tháng 10 năm 1992.
Hồng y nói: “Đức giáo hoàng đã quan tâm đến việc tẩy sạch hình ảnh xấu xa về Giáo hội trước những cặp mắt công chúng, nơi hình ảnh này giáo hội được mô tả như là kẻ thù của khoa học. Đây là một huyền thoại, nhưng các huyền thoại thường thâm nhập khắp lịch sử và không dễ gì mà loại trừ ra được.”
Hồng y nói thêm: “Tất cả điều đó được sử dụng, đặc biệt là bắt đầu với Thời kỳ Khai sáng, như một thứ khí giới chiến tranh chống phá Giáo hội” và ngày nay, điều kỳ quái là những tư tưởng “không có chút cơ sở nào” vẫn tiếp tục lan truyền khắp nơi, chẳng hạn như truyền thuyết cho rằng Galileo đã bị trói vào cọc và thiêu sống, trong khi thực ra ông không hề bị ngay cả đến chuyện giam giữ bao giờ.
Hồng y Poupard nhắc lại rằng đã có lúc ĐGH Gioan Phaolô II hỏi ngài, nếu như sau khi công nhận những lầm lạc của các phán quan, vụ Galileo coi như đã kết thúc rồi chưa. Ngài trả lời: “Bao lâu còn có những người tự do, họ sẽ suy tưởng bất cứ cách nào họ muốn.”
Đức Hồng y nhấn mạnh: “Điều quan trọng là đối diện với huyền thoại đó, chấp nhận những lầm lẫn trong vụ việc kinh hoảng này, và coi xem những gì đã làm xong.”
Mục đích của Cuốn sách
Nhà khoa học Galileo Galilei |
“Galileo và Tòa thánh Vatican” đã được nhà xuất bản Marcianum Press phát hành, có đồng tác giả là Mario Artigas (mất năm 2006) và Giám mục Melchor Sanchez de Toca. Artigas là giáo sư dạy Triết lý của Khoa học tại Barcelona (Tây ban nha) và tại trường Đại học Navarre; còn Giám mục Melchor Sanchez de Toca đã giữ chức vụ thứ trưởng tại Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa.
Cuốn sách dày 300 trang được xuất bản bằng tiếng Spanish và tiếng Ý, gồm một bài giới thiệu của Tổng giám mục Gianfranco Ravasi, hiện là Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Văn hoá.
Tổng giám mục Ravasi coi công trình của Ủy ban về Galileo là quan trọng trong việc “bỏ lại phía sau những vết tích của một quá khứ đáng buồn, đã dẫn tới sự hiểu lầm bi thương cho cả hai bên.”
Tuyên bố với thông tấn xã Notimex, giám mục Sanchez de Toca giải thích rằng mục đích chính của cuốn sách là “để hàn gắn lại một vết thương rộng mở”, bởi vì mặc dầu 17 năm đã trôi qua kể từ ngày [Đức giáo hoàng ngỏ lời] xin lỗi, “có vẻ như lần nào chúng ta cũng vẫn còn ở lúc khởi đầu.”
Tác giả cuốn sách nói tiếp: Các vị phán quan xét xử Galileo, ngoài “lỗi lầm rõ rệt” khi tưởng rằng Trái đất không quay, lại còn sai phạm khi đi vào một lãnh vực ngoài khả năng của họ. “Họ nghĩ rằng hệ thống Copernicus mà Galileo kịch liệt bảo vệ là điều gây nguy hại cho đức tin của người dân thường ít học và nhiệm vụ của họ là phải ngăn ngừa không cho giảng dạy. Đó là một lỗi lầm và cần phải chấp nhận.”
Ngày 31 tháng 10 năm 1992, Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II đã công bố một bản tuyên ngôn công nhận những lỗi lầm mà tòa án Giáo hội phạm phải khi xét định về lập trường khoa học của Galileo Galilei.
Top Stories
Visa rules widen the rift between Vietnam and U.S. families
My-Thuan Tran
03:06 21/04/2009
Aging refugees in this country often cannot spend time with relatives they left behind.
Luong Vu asks his daughter the same question each time she visits his Westminster hospital room: "When are my sons coming?"
Kimberly Vu sighs, as usual. "We are still waiting," she says to the 85-year-old family patriarch, who is fast losing his battle with prostate cancer.
But his sons aren't coming. Cuong and Vuong Vu live an ocean away in a suburb of Ho Chi Minh City, and their requests for visas to the United States for a final reunion have been denied over and over again.
The U.S. Consulate says the brothers have failed to prove they will return to Vietnam after the visit. The brothers' argument that they have family, businesses and homes in Vietnam has not swayed immigration officials.
The plight is not a new one for families split between two countries, but increasingly it is becoming an issue among Vietnamese as the refugees who fled to the United States at the end of the Vietnam War grow old.
Many of those who left their homeland in the 1970s and '80s have been separated for decades from siblings, parents and children still in Vietnam. In recent years, as Vietnam's economy boomed, relatives suddenly had the financial means to travel to the U.S for reunions or final gatherings. But many families, like the Vus, find themselves entangled in a long and agonizing visa process.
Luong Vu's eight children are scattered from Orange County to Bien Hoa, Vietnam. The family was pulled apart in 1982 when Kimberly and two younger brothers fled the Communist government by boat. Nine years later, their parents followed under a government program.
But Cuong and Vuong already had their own families in Vietnam and did not want to move to the U.S. It was a decade before the parents became U.S. citizens and were able to travel to their homeland to visit their children and grandchildren there. Luong Vu's wife died in 2005.
Now in Bien Hoa, a suburb with new factories and warehouses, Cuong, 45, and Vuong, 52, live on the same street and run their furniture businesses in front of their houses. Each is married; each has three children. "They aren't rich, but they have comfortable lives in Vietnam," Kimberly said.
When his father's health began to fail, Cuong made plans to get a non-immigrant visa. He interviewed three times with U.S. Consulate officials, his sister said, and each time he was asked only a few questions. Some seemed off point to him: "Do you have a car?" His visa requests were denied each time.
Vuong, the older brother, had applied to immigrate to the U.S. in 2000, a request that has further complicated his effort to get a visa, Kimberly said. Family members say that Vuong wanted to move to the U.S. so his daughter could get a good education but that he has since changed his mind.
Obtaining a temporary visa can be tough, with much depending on individual circumstances and the country where would-be visitors live. Foreigners must show they have strong ties to their homelands -- family relationships, employment and possessions -- to prove they will return when their visas expire, according to the U.S. State Department.
Laura Tischler, a department spokesperson, said many visa applicants mistakenly believe that having a heart-wrenching story is enough to get a visa. Looming deaths or momentous occasions, including weddings and graduations, are irrelevant, she said.
The government has legitimate concerns, said Mark Krikorian, executive director of the Center for Immigration Studies, a think tank that favors tighter controls on immigration. More than a quarter of the roughly 12 million illegal immigrants in this country are those who come on temporary or work visas, but do not return home, according to the Department of Homeland Security.
Sen. Diane Feinstein (D-Calif.) tried to intervene on behalf of the Vu brothers, but Charles E. Bennett, the consular section chief for the U.S. consulate general in Ho Chi Minh City, said the brothers did not show enough proof they would return to Vietnam.
Bennett, in a letter to Feinstein, said that immigration often separates family members and acknowledged the situation was "particularly true for the Vietnamese, as many of their relatives left Vietnam and entered the United States as refugees."
The two countries reestablished diplomatic ties in 1995 but didn't sign a bilateral trade agreement until 2001. Since then, business and tourist visas have increased steadily. Last year, 46,000 temporary visas -- for about two-thirds of those who applied -- were granted to Vietnamese nationals, according to the State Department's bureau of consular affairs.
A. Mina Tran, a Santa-Ana based immigration attorney, said cases like the Vus' surface frequently in Orange County, home to 150,000 Vietnamese, the largest population outside Vietnam. Cases are on the rise, she said.
Tran tried helping four siblings in Orange County who wanted their parents in Vietnam to come for a short visit to attend their granddaughter's high school graduation. The grandparents had never seen any of their nine grandchildren in California. Their applications were denied, even though they owned a house and ran a shop in Vietnam.
In another case, five siblings split between Orange County and Vietnam wanted to reunite after being separated for more than 10 years, but those in Vietnam were denied visas, Tran said.
"A lot of my clients are feeling like the standards are impossibly high," Tran said. "I want to say it's the luck of the draw of what officer you get."The State Department would not comment on the specifics of the Vu cases.
Kimberly Vu said that her brothers intend to stay in the U.S. for only a short visit and are not trying to take advantage of their father's death to live in America illegally. "They are not going to leave their children and wives," she said.
The brothers want to reapply for visas, but money and time are running out.
After discovering cancer had spread to Luong's bones, doctors said he would have less than two months to live. He has since held on nearly that long.
So Luong waits in his hospital bed, an IV protruding from his stick-thin arm. "I'm sick. I'm old," he tells his daughter, softly. "How come they won't let my sons come see me?"
She has no answers.
(Source: my-thuan.tran@latimes.com, http://www.latimes.com/news/local/la-me-visa-dying-wish21-2009apr21,0,7004431.story?track=rss)
Luong Vu asks his daughter the same question each time she visits his Westminster hospital room: "When are my sons coming?"
Kimberly Vu sighs, as usual. "We are still waiting," she says to the 85-year-old family patriarch, who is fast losing his battle with prostate cancer.
But his sons aren't coming. Cuong and Vuong Vu live an ocean away in a suburb of Ho Chi Minh City, and their requests for visas to the United States for a final reunion have been denied over and over again.
The U.S. Consulate says the brothers have failed to prove they will return to Vietnam after the visit. The brothers' argument that they have family, businesses and homes in Vietnam has not swayed immigration officials.
The plight is not a new one for families split between two countries, but increasingly it is becoming an issue among Vietnamese as the refugees who fled to the United States at the end of the Vietnam War grow old.
Many of those who left their homeland in the 1970s and '80s have been separated for decades from siblings, parents and children still in Vietnam. In recent years, as Vietnam's economy boomed, relatives suddenly had the financial means to travel to the U.S for reunions or final gatherings. But many families, like the Vus, find themselves entangled in a long and agonizing visa process.
Luong Vu's eight children are scattered from Orange County to Bien Hoa, Vietnam. The family was pulled apart in 1982 when Kimberly and two younger brothers fled the Communist government by boat. Nine years later, their parents followed under a government program.
But Cuong and Vuong already had their own families in Vietnam and did not want to move to the U.S. It was a decade before the parents became U.S. citizens and were able to travel to their homeland to visit their children and grandchildren there. Luong Vu's wife died in 2005.
Now in Bien Hoa, a suburb with new factories and warehouses, Cuong, 45, and Vuong, 52, live on the same street and run their furniture businesses in front of their houses. Each is married; each has three children. "They aren't rich, but they have comfortable lives in Vietnam," Kimberly said.
When his father's health began to fail, Cuong made plans to get a non-immigrant visa. He interviewed three times with U.S. Consulate officials, his sister said, and each time he was asked only a few questions. Some seemed off point to him: "Do you have a car?" His visa requests were denied each time.
Vuong, the older brother, had applied to immigrate to the U.S. in 2000, a request that has further complicated his effort to get a visa, Kimberly said. Family members say that Vuong wanted to move to the U.S. so his daughter could get a good education but that he has since changed his mind.
Obtaining a temporary visa can be tough, with much depending on individual circumstances and the country where would-be visitors live. Foreigners must show they have strong ties to their homelands -- family relationships, employment and possessions -- to prove they will return when their visas expire, according to the U.S. State Department.
Laura Tischler, a department spokesperson, said many visa applicants mistakenly believe that having a heart-wrenching story is enough to get a visa. Looming deaths or momentous occasions, including weddings and graduations, are irrelevant, she said.
The government has legitimate concerns, said Mark Krikorian, executive director of the Center for Immigration Studies, a think tank that favors tighter controls on immigration. More than a quarter of the roughly 12 million illegal immigrants in this country are those who come on temporary or work visas, but do not return home, according to the Department of Homeland Security.
Sen. Diane Feinstein (D-Calif.) tried to intervene on behalf of the Vu brothers, but Charles E. Bennett, the consular section chief for the U.S. consulate general in Ho Chi Minh City, said the brothers did not show enough proof they would return to Vietnam.
Bennett, in a letter to Feinstein, said that immigration often separates family members and acknowledged the situation was "particularly true for the Vietnamese, as many of their relatives left Vietnam and entered the United States as refugees."
The two countries reestablished diplomatic ties in 1995 but didn't sign a bilateral trade agreement until 2001. Since then, business and tourist visas have increased steadily. Last year, 46,000 temporary visas -- for about two-thirds of those who applied -- were granted to Vietnamese nationals, according to the State Department's bureau of consular affairs.
A. Mina Tran, a Santa-Ana based immigration attorney, said cases like the Vus' surface frequently in Orange County, home to 150,000 Vietnamese, the largest population outside Vietnam. Cases are on the rise, she said.
Tran tried helping four siblings in Orange County who wanted their parents in Vietnam to come for a short visit to attend their granddaughter's high school graduation. The grandparents had never seen any of their nine grandchildren in California. Their applications were denied, even though they owned a house and ran a shop in Vietnam.
In another case, five siblings split between Orange County and Vietnam wanted to reunite after being separated for more than 10 years, but those in Vietnam were denied visas, Tran said.
"A lot of my clients are feeling like the standards are impossibly high," Tran said. "I want to say it's the luck of the draw of what officer you get."The State Department would not comment on the specifics of the Vu cases.
Kimberly Vu said that her brothers intend to stay in the U.S. for only a short visit and are not trying to take advantage of their father's death to live in America illegally. "They are not going to leave their children and wives," she said.
The brothers want to reapply for visas, but money and time are running out.
After discovering cancer had spread to Luong's bones, doctors said he would have less than two months to live. He has since held on nearly that long.
So Luong waits in his hospital bed, an IV protruding from his stick-thin arm. "I'm sick. I'm old," he tells his daughter, softly. "How come they won't let my sons come see me?"
She has no answers.
(Source: my-thuan.tran@latimes.com, http://www.latimes.com/news/local/la-me-visa-dying-wish21-2009apr21,0,7004431.story?track=rss)
ASIANS FOR MARY: A Pilgrimage by the Asian & Pacific Catholics in Metro Washington D.C.
Bùi Hữu Thư
16:47 21/04/2009
ASIANS FOR MARY: A Pilgrimage by the Asian & Pacific Catholics in Metro Washington D.C.
Washington D.C.: On May 9, 2009 Asian and Pacific Catholics in the Washington Metro area will celebrate the seventh annual pilgrimage to The National Shrine of the Immaculate Conception to honor Our Lady of the 13 Asian and Pacific ethnic groups.
Holy Martyrs of Vietnam Church in Arlington was involved with the planning and organization of this event for the last seven years. Our Lady of Vietnam Parish in Silver Spring, Maryland also joined this annual celebration. Cecil Motus, director of the Office for the Pastoral Care of Migrants and Refugees US Conference of Catholic Bishops is the organizer. Every year she was able to bring together thousands of Catholics from Maryland, DC and Virginia to the shrine in May.
The Vietnamese Catholic Youth Organization “Thanh Sinh Công” from Holy Martyrs of Vietnam participated as members of the organizing committee this year.
This year the event will be presided by Most Reverend Martin D. Holley, D.D., Auxiliary Bishop of the Archdiocese of Washington.
Most Reverend Martin D. Holley |
Vietnamese Dancers in Traditional Costumes |
National Shrine of the Immaculate Conception |
The program will be as follows:
Saturday, May 9, 2008: 12:00 noon to 3:30 pm
Location: Basilica of the National Shrine of the Immaculate Conception, Washington, DC 20017
12:00 Noon Procession
Welcome Liturgical Music & Dance — Indonesian Catholic Community & Rumah Gadang, USA
Procession of Images, Icons, and Banners of Mary
- Our Lady of Antipolo (Philippines)
- Our Lady of Bandel (West Bengal,India)
- Our Lady of Burma
- Our Lady of Cambodia
- Our Lady of Fatima (Filipino Ministry)
- Our Lady of Indonesia
- Our Lady of Japan
- Our Lady of Korea
- Our Lady of Lanka (Sri Lanka)
- Our Lady of Laos
- Our Lady of Lavang (Vietnam)
- Our Lady of Pakistan
- Our Lady of Vailankanni (India)
St. Andrew Kim Korean Youth Drummers: Ms. Rosa Park, Director
St. Andrew Kim (Korean) Catholic Church Youth Orchestra: Ms. Jennifer Seo, Conductor
Indonesian Catholic Community & Rumah Gadang, USA
Bangali Catholic Community
Indian American Catholic Community
1:15 PM Welcome Remarks: Rev. Joseph T. Holcomb, Director of Pilgrimages
1:20 PM Rosary
Sign of the Cross and Apostles Creed
Our Father
Three Hail Marys
Glory Be
First Luminous Mystery – The Baptism of Jesus
Led by the Burmese community (Our Father and Glory Be in Burmese, Hail Marys in English)
Second Luminous Mystery – The Wedding at Cana
Led by the Vietnamese community (Our Father and Glory Be in Vietnamese, Hail Marys in English)
Third Luminous Mystery – The Proclamation of the Kingdom
Led by the Sri Lankan community (Our Father and Glory Be in Sinhala, Hail Marys in English)
Fourth Luminous Mystery – The Transfiguration
Led by the Filipino community of Richmond Diocese (Our Father and Glory Be in Tagalog, Hail Marys in English)
Fifth Luminous Mystery – The Institution of the Eucharist
Led by the Pakistani community (Our Father and Glory Be in Urdu, Hail Marys in English)
Hail Holy Queen
Short interlude of instrumental music by the Korean Children’s Orchestra
2:00 pm Holy Mass: Bishop Martin Holley, Celebrant and Homilist
Concelebrating Priests:
- Rev. Michio Akao, SVD
- Rev. Marianus Pale Hera, SVD
- Rev. Pho Quoc Luan, O.P.
- Rev. Ngo Van Thich, O.P.
- Rev. Rejimon Varghese, SVD
- Rev. Nguyen Duc Vuong, O.P.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thư mời tham dự Đại Hội CDGVN tại Đức quốc
Vincent Nguyễn Văn Rị
02:01 21/04/2009
Bổn Mạng Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh ở Sydney và 20 năm thành tập.
Diệp Hải Dung
02:43 21/04/2009
SYDNEY - Sáng Chúa Nhật 19/04/2009 các anh chị em ca viên của 14 Ca Đoàn thuộc 8 Giáo đoàn trong Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh Sydney đã đến nhà thờ St. Therese Miller Sydney tham dự Lễ mừng kính Bổn Mạng và kỷ niệm 20 năm thành lập Liên Ca Đoàn tại Sydney 1989 – 2009.
Xem hình ảnh
Trước khi khai mạc Thánh lễ, ca viên Đinh Thị Nhung Ca đoàn Ngôi Ba Giáo đoàn Mt. Pritchard lên đọc tiểu sử của Thánh Tử Đạo Phaolô Lê Bảo Tịnh. Ngài là một Linh Mục rất nhiệt thành và rất tôn sùng Thánh Giávà yêu mến Mẹ Maria. Cha Phaolô Lê Bảo Tịnh được hưởng phúc Tử Đạo ngày 06/04/1857 tại pháp trường Bảy Mẫu Nam Định với lời từ biệt gởi tới mọi người “ Anh em ở lại bình an, chịu khó giữ đạo và can đảm bền vững đừng sợ chết nhé”
Sau phần tiểu sử Thánh Lê Bảo Tịnh, quý Cha Paul Văn Chi Đặc trách Liên Ca Đoàn, Cha Mai Đào Hiền và Cha Trần Bạch Hổ từ bang Queenland cùng đồng tế hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn mừng kính Bổn Mạng. Trong bài giảng Cha Paul Văn Chi đã nhấn mạnh và khuyến khích Liên Ca Đoàn hãy luôn sốt sắng và noi gương theo Thánh Lê Bảo Tịnh đem lời ca tiếng hát để phục vụ và làm vinh danh Chúa.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, ông Đinh Kiên Giang Tổng Thư Ký CĐCGVN TGP Sydney thay mặt Cộng Đồng lên ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Liên Ca Đoàn và kỷ niệm 20 năm thành lập. Sau cùng anh Dương Văn Tiên Liên Ca Đoàn Trưởng ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý quan khách và tất cả mọi người đã đến tham dự Thánh lễ mừng Bổn Mạng của Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh. Cha Paul Văn Chi cũng ngỏ lời cám ơn quý Cha và chúc mừng Liên Ca Đoàn.
Sau khi Thánh lễ kết thúc, mọi người cùng ở lại tham dự tiệc liên hoan mừng Bổn Mạng tại hội trường nhà thờ và thưởng lãm Văn Nghệ với những tiết mục Đơn Ca, Song Ca, Hợp Ca và hoạt cảnh do các Ca đoàn phối hợp với ban nhạc trẻ LBT Melody trình diễn giúp vui. Đặc biệt Ca đoàn Monica Các Bà Mẹ Công Giáo với màn hoạt cảnh Những Sắc Dân của 5 Châu rất ngoạn mục và đặc sắc. Trước khi thết thúc bế mạc mọi người cùng nắm tay nhau hát lên những ca khúc tôn vinh Thiên Chúa và kết tình thân thương trong tình yêu của Đức Giêsu.
Được biết Liên Ca Đoàn sắp sửa phát hành cuốn Kỷ Yếu 20 năm thành lập rất công phu và độc đáo bao gồm những sinh hoạt từ ngày sơ khai thành lập cho đến nay.
Xem hình ảnh
Trước khi khai mạc Thánh lễ, ca viên Đinh Thị Nhung Ca đoàn Ngôi Ba Giáo đoàn Mt. Pritchard lên đọc tiểu sử của Thánh Tử Đạo Phaolô Lê Bảo Tịnh. Ngài là một Linh Mục rất nhiệt thành và rất tôn sùng Thánh Giávà yêu mến Mẹ Maria. Cha Phaolô Lê Bảo Tịnh được hưởng phúc Tử Đạo ngày 06/04/1857 tại pháp trường Bảy Mẫu Nam Định với lời từ biệt gởi tới mọi người “ Anh em ở lại bình an, chịu khó giữ đạo và can đảm bền vững đừng sợ chết nhé”
Sau phần tiểu sử Thánh Lê Bảo Tịnh, quý Cha Paul Văn Chi Đặc trách Liên Ca Đoàn, Cha Mai Đào Hiền và Cha Trần Bạch Hổ từ bang Queenland cùng đồng tế hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn mừng kính Bổn Mạng. Trong bài giảng Cha Paul Văn Chi đã nhấn mạnh và khuyến khích Liên Ca Đoàn hãy luôn sốt sắng và noi gương theo Thánh Lê Bảo Tịnh đem lời ca tiếng hát để phục vụ và làm vinh danh Chúa.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, ông Đinh Kiên Giang Tổng Thư Ký CĐCGVN TGP Sydney thay mặt Cộng Đồng lên ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Liên Ca Đoàn và kỷ niệm 20 năm thành lập. Sau cùng anh Dương Văn Tiên Liên Ca Đoàn Trưởng ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý quan khách và tất cả mọi người đã đến tham dự Thánh lễ mừng Bổn Mạng của Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh. Cha Paul Văn Chi cũng ngỏ lời cám ơn quý Cha và chúc mừng Liên Ca Đoàn.
Sau khi Thánh lễ kết thúc, mọi người cùng ở lại tham dự tiệc liên hoan mừng Bổn Mạng tại hội trường nhà thờ và thưởng lãm Văn Nghệ với những tiết mục Đơn Ca, Song Ca, Hợp Ca và hoạt cảnh do các Ca đoàn phối hợp với ban nhạc trẻ LBT Melody trình diễn giúp vui. Đặc biệt Ca đoàn Monica Các Bà Mẹ Công Giáo với màn hoạt cảnh Những Sắc Dân của 5 Châu rất ngoạn mục và đặc sắc. Trước khi thết thúc bế mạc mọi người cùng nắm tay nhau hát lên những ca khúc tôn vinh Thiên Chúa và kết tình thân thương trong tình yêu của Đức Giêsu.
Được biết Liên Ca Đoàn sắp sửa phát hành cuốn Kỷ Yếu 20 năm thành lập rất công phu và độc đáo bao gồm những sinh hoạt từ ngày sơ khai thành lập cho đến nay.
Thư gửi Anh Chị Em Tân Tòng giáo phận Kontum
+ GM Micae Hoàng Đức Oanh
02:57 21/04/2009
Số 44/VT/’09/Tgmkt
Tâm Đức - Sài Gòn, ngày 18 tháng 04 năm 2009
Kính gửi: Anh chị em Tân Tòng Giáo phận Kontum.
Anh chị em Tân tòng thân mến,
Nguyện xin ân sủng và bình an Chúa Kitô Phục Sinh ở cùng anh chị em. Xin cho niềm vui được làm con Chúa trong gia đình Hội Thánh nơi anh chị em ngày càng phát triển và lan toả khắp nơi, từ trong gia đình thân nghĩa ra ngoài xã hội.
Vì lý do sức khoẻ, năm nay tôi không chủ sự thánh lễ Tạ ơn với anh chị em và các bậc cha mẹ đỡ đầu, với thân nhân và cộng đoàn. Xin chúc mừng cùng chia sẻ niềm vui với anh chị em qua kinh nguyện trong tâm tình cảm tạ, tôn vinh Thiên Chúa là CHA giàu lòng thương xót.
Nhìn lại cuộc hành trình đức tin vừa đi qua, anh chị em có thấy bàn tay Chúa Quan Phòng dẫn dắt anh chị em đến với Ngài, đến với Giáo Hội, đến với cộng đoàn thật kỳ diệu! Đức tin là một hồng ân vô giá! Là niềm vui to lớn! Là Tin Mừng cho bản thân, cho tha nhân và cho xã hội! Tin Mừng này lại là chính Đức Kitô Khổ Nạn và Phục Sinh mà chúng ta có nhiệm vụ và vinh dự loan truyền cho mọi người khắp mọi nơi. Gương của anh chị em tân tòng thời Giáo Hội sơ khai cũng như mọi thời đại thật sống động, ấn tượng và có sức cuốn hút mạnh mẽ mọi người chung quanh. Chính Chúa Giêsu cũng đã ban lệnh “Anh em hãy đi loan báo Tin Mừng cho muôn dân”. Tin Mừng Chúa sống lại. Tin Mừng mỗi người chúng ta sống lại với Chúa. Niềm vui to lớn nầy cần được lớn mãi, lớn lên nơi bản thân, lớn lên nơi tha nhân, trong xã hội qua việc chia sẻ cho người khác. Niềm vui chia sẻ là niềm vui được nhân gấp bội. Cũng có nghĩa là cần được nuôi dưỡng liên tục. Như thân xác không được ăn uống đều đặn đầy đủ chất bổ sớm muộn sẽ còi cọt và chết yểu, đức tin của chúng ta cũng thế. Bằng cách nào? Sau đây là mấy phương cách xin gợi ý và đề nghị cùng anh chị em.
(1) Hãy tự chăm sóc đức tin của mình: Bằng lời cầu nguyện, bằng đọc và suy niệm Lời Chúa hằng ngày, bằng năng lãnh nhận các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể. Bằng giờ kinh tối gia đình.
(2) Hãy sống chính đức tin qua đời sống phục vụ hằng ngày. Bằng những việc làm lành thánh. Như Thánh Giacôbê Tông đồ viết “Đức tin không việc làm là Đức Tin chết” (Gc 2,17).
(3) Bằng cách gắn bó với cộng đoàn xứ họ. Tích cực tham gia các sinh hoạt xứ họ. Như thành viên xa cách gia đình, sớm muộn tình thương cũng dần dà bị sói mòn; Đời sống đạo của anh chị em cũng không ra khỏi qui luật tự nhiên này.
(4) Bằng đời sống truyền giáo. Kinh nghiệm cho thấy khi cho đi, khi tiếp cận với anh chị em lương dân, khi chia sẻ lòng tin với tha nhân, đức tin của anh chị em có dịp được cọ sát, được tôi luyện, được triển nở mạnh mẽ. Càng biết Chúa càng tha thiết giúp người khác biết Chúa. Càng yêu mến Chúa càng tha thiết yêu mến tha nhân, cách riêng những thân nhân ngay bên mình và càng muốn chia sẻ niềm tin, tin mừng cho họ. Vì khi biết Chúa anh chị em sẽ dễ cảm thông hơn với những ai chưa hiểu mình, ngay từ trong gia đình của mình và với tất cả những người có dịp tiếp cận hằng ngày. Đặc biệt anh chị em hãy sống hiếu thảo trong gia đình, đây là cách truyền giáo hữu hiệu nhất và ấn tượng nhất.
Nguyện xin Chúa cho ngày họp mặt của anh chị em với gia đình giáo phận hôm nay sẽ được tiếp tục nhân mãi trong suốt dọc cuộc đời làm con Chúa, làm anh chị em với mọi người.
Hiệp thông cùng anh chị em trong tâm tình tôn vinh, cảm tạ và hăng say loan báo Tin Mừng cho mọi người, trước tiên cho mọi người thân thuộc trong gia tộc.
Giám Mục Giáo Phận Kontum.
Chương Trình Hành Hương Đức Mẹ La Vang tháng 6, 2009 tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội Hoa Thịnh Đốn
Bùi Hữu Thư
04:05 21/04/2009
Chương Trình Hành Hương Đức Mẹ La Vang tháng 6, 2009 tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội Hoa Thịnh Đốn:
Hoa Thịnh Đốn ngày 17, tháng 4, 2009: Vì lý do có Thánh Lễ Truyền Chức Linh Mục do Đức Tổng Giám Mục Donald Wuerl được cử hành tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội Hoa Thịnh Đốn lúc 9:30 sáng, chương trình hành hương ngày Thứ Bẩy của Liên Đoàn được thay đổi đôi chút:
Thứ Bảy, 20/6/09
- 11:30am: Tập trung
- 12:30pm: Thánh lễ Đại Trào - Đức Mẹ La Vang: Chủ Tế & Giảng Thuyết: Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Tốt, Khâm Sứ Tòa Thánh
- 14:00pm: Phép Lành Tòa Thánh và Bế Mạc.
Xin xem chi tiết trong flyer đính kèm. Xin liên lạc với các số điện thoại sau đây để được giải đáp thắc mắc: (703) 553-0370 hay (703) 281-7929, Xin vào Website: www.liendoanconggiao.net để xem những tin tức được cập nhật thường xuyên".
Sau khi ban tổ chức nhận được phiếu ghi danh tham dự các cuộc du ngoạn và Dạ Tiệc, quý vị sẽ nhận được thư hồi báo kèm các vé tham dự sau đây:
________________________________________________________________________________________________________________________
VÉ DU NGOẠN THỦ ĐÔ HOA THỊNH ĐỐN
Ngày Thứ Ba 16/6/2009. Họ và Tên:……………………...........................
Thăm viếng Tòa Bạch Ốc, Tháp Bút Chì, Quốc Hội, Đài Kỷ Niệm Jefferson, Tidal Basin, Đài Vietnam War Memorial, Viện Bảo Tàng Không Gian, Vườn Bách Thảo
(Xin lưu ý, nhiều chỗ chỉ dừng lại để chụp hình vì không xin được vé vào cửa. Giá vé xe buýt là $30.00 không kể tiền vào cửa một số chỗ thăm viếng)
________________________________________________________________________________________________________________________
VÉ DU NGOẠN ĐỘNG THẠCH NHŨ LURAY CAVERN, VIRGINIA
VÉ DU NGOẠN ĐỘNG THẠCH NHŨ LURAY CAVERN, VIRGINIA
Ngày Thứ Tư 17/6/2009. Họ và Tên:…………………….......….
Thăm viếng một hang động thạch nhũ đẹp nổi tiếng nhất thế giới. Nơi có nhiệt độ quanh năm 57 độ F, có một nhà nguyện để làm đám cưới, có đàn điện gõ vào thạch nhũ tạo âm thanh huyền diệu. Có viện bảo tàng các xe hơi từ khi mới sáng chế
(Xin lưu ý, Giá vé xe buýt là $30.00 không kể tiền vào hang động 19 MK, và 13 MK nếu trên 20 người kể cả viện bảo tàng xe hơi, ăn trưa tự túc, có nhà hàng)
________________________________________________________________________________________________________________________
VÉ THAM DỰ DẠ TIỆC TẠI NHÀ HÀNG HARVEST MOON
7260 Arlington Blvd, Falls Church, VA 22042, Tel: (703) 573-6000
Ngày Thứ Sáu 18/6/2009
Họ và Tên:……………………….....................
Bàn số: ……, Vé số:……….....
________________________________________________________________________________________________________________________
Hình ảnh 14 linh mục giáo phận Cần Thơ hành hương giáo xứ Thái Hà
Nguyên Tiêu
14:24 21/04/2009
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Quyền thừa tự
Phaolô Nguyễn Việt
02:25 21/04/2009
GIẢI PHÓNG KHỎI TỘI LỖI
Chúa Kytô Phục sinh cũng chính là Chúa Giêsu đã vượt qua Sự chết.
Sự Chết phát sinh bởi tội lỗi, Chính Chúa Giêsu không có tội lỗi, không bị cái chết thống trị…vì Ngài cũng là Thiên Chúa. Nhưng vì vâng lời Chúa Cha, và vì yêu thương nhân lọai, Ngài đã gánh lấy hết thảy tội lỗi của nhân lọai để chịu chết trên thập giá hầu GIẢI PHÓNG nhân lọai khỏi ách NÔ LỆ của tội lỗi.
Phải mang lấy ách nô lệ của tội lỗi chỉ là một mặt đáng cứu của thân phận con người, còn một mặt khác đáng chuộc lại cho con người đó là phước phận làm con Thiên Chúa, làm Công dân Nước Trời.
Chính nhờ Chúa Kytô phục sinh, mà nhân loại được hưởng ơn cứu chuộc, do xiềng xích nô lệ của tội lỗi đã bị hủy diệt. Nhân lọai cả thế gian đã được thóat khỏi ách nô lệ của tội lỗi…được làm con cái Thiên Chúa ở đời nầy, và cùng được thừa tự ơn Phục sinh và Phúc Thiên đàng với Ngài.
Cứu chuộc có nghĩa là cứu chúng ta khỏi ách nô lệ của tội lỗi, khỏi cái chết đời đời…và chuộc chúng ta từ thân phận nô lệ trở lại làm con cái Thiên chúa, được quyền thừa tự nước trời với Ngài.
NÔ LỆ DIỄM PHÚC
Dù có một số người khi ấy vì đặc quyền, đặt lợi đã không muốn, hoặc chống đối việc giải phóng nô lệ; Nhưng cuối cùng tự do cũng được trao cho những người nô lệ một cách tích cực. Nếu nói rằng còn có những người phân biệt màu da ở Mỹ, thì sĩ số chắc ít hơn nhiều so với số người da màu còn nhớ đến thân phận nô lệ của cha ông mình. Tất cả đều có thể chấp nhận, vì dù sao thời gian tính cũng chưa đủ dài để làm hết thiên chức của nó. Quả thật cần phải có đủ thời gian cho mặc cảm nô lệ lụi tàn, và cũng để cho giáo huấn ” con một nhà,tôi một Chúa” sinh hoa kết quả. Qua thời gian, con cái của những người nô lệ dần dà được sống chung, đuợc học chung, được cùng đóng góp ngày càng nhiều trách nhiệm, nghĩa vụ…Được cùng chia phần an sinh phúc lợi như nhau…vv…
Nhưng quyền thừa tự nước Mỹ, có được trao ban cho người nô lệ tự do hay không thì lại chưa có một tiền lệ nào của xã hội lòai người. Có chăng là bài học cứu chuộc mà Chúa đã thực hiện cho chúng ta. Trong một thời gian chưa hết một đời người, những người Giải phóng nô lệ, đã yêu mến trao quyền thừa tự đất nước Hoa kỳ cho con cái người nô lệ. Họ đã chọn Barack Obama làm Tổng thống Hoa kỳ - Những người nô lệ da đen cao niên đang sống, xem sự kiện nầy như một phép lạ…Một chuổi sự kiện liên tiếp – Giải phóng khỏi ách nô lệ - trao quyền dân chủ - đồng phần an sinh phúc lợi…lãnh đạo đất nước – Yếu tố thời gian được xem là quá thần kỳ. Đó là việc làm mà chính Chúa Giêsu xuống thế gian để dạy cho chúng ta. Và chúng ta đã biết học theo Ngài.
NÔ LỆ BẤT HẠNH
Ngày nay, người dân một số quốc gia chưa hề biết được quyền thừa tự đất nước của mình, nhất là những quốc gia độc tài, đảng trị. Đối với họ, chỉ có lao động…lao động và đóng thuế… Mọi việc, đều có Độc đảng lãnh đạo và Nhà nước của đảng quản lý. Mọi sai trái của những người trong đảng cầm quyền đều được bao che bởi luật pháp do chính họ bàn sọan rồi thông qua…Mọi thông tin, cơ hội, giao dich, làm ăn, đều nằm trong tay những kẽ quyền cao chức trọng, tài, đức thì nông cạn mà túi tham không đáy. Những người vô sản ngày nay trở thành những chủ nhân giàu có còn nhanh hơn mấy ông trùm ma túy và tụi buôn lậu vũ khí. Đó là sự thật.
Nô lệ kiểu mới có nghĩa là: Đó là chủ trương lớn, chủ trương đúng đắn của Đàng và Nhà nước. Người dân cứ thế mà nghiêm chỉnh chấp hành. Chủ trương “ tiến nhanh, tiến mạnh” dù có trái logic đến đâu, người dân cũng phải nghiêm chỉnh chấp hành cho đến khi thấy sai be bét thì mới cho nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương đúng đắn khác… và lại vẫn cứ sai.
Khi nhìn con cái của những người nô lệ da đen lên làm Tổng thống nước Mỹ…tôi mới thấm thía một điều rằng: Tôi cũng “được giải phóng”, tôi lại cùng màu da với người giải phóng, gốc gác ông bà tổ tiên của tôi ở tại miền nam nầy, vậy mà một miếng đất làm của hương hỏa cũng bị quy họach làm sân golf cho đám chủ nhân ông nước ngòai…Người ta đã “bán nước” giữa nguồn sông Thị Vải cho người Nhật !!! Người ta đang bí mật “bán nước” đầu nguồn (dự án bauxite Tây Nguyên) cho Trung Quốc.
Vậy mà tôi có quyền được nói đâu...
Không lo đứng lên mà đòi, còn lâu mới có được quyền thừa tự…
Chúa Kytô Phục sinh cũng chính là Chúa Giêsu đã vượt qua Sự chết.
Sự Chết phát sinh bởi tội lỗi, Chính Chúa Giêsu không có tội lỗi, không bị cái chết thống trị…vì Ngài cũng là Thiên Chúa. Nhưng vì vâng lời Chúa Cha, và vì yêu thương nhân lọai, Ngài đã gánh lấy hết thảy tội lỗi của nhân lọai để chịu chết trên thập giá hầu GIẢI PHÓNG nhân lọai khỏi ách NÔ LỆ của tội lỗi.
Phải mang lấy ách nô lệ của tội lỗi chỉ là một mặt đáng cứu của thân phận con người, còn một mặt khác đáng chuộc lại cho con người đó là phước phận làm con Thiên Chúa, làm Công dân Nước Trời.
Chính nhờ Chúa Kytô phục sinh, mà nhân loại được hưởng ơn cứu chuộc, do xiềng xích nô lệ của tội lỗi đã bị hủy diệt. Nhân lọai cả thế gian đã được thóat khỏi ách nô lệ của tội lỗi…được làm con cái Thiên Chúa ở đời nầy, và cùng được thừa tự ơn Phục sinh và Phúc Thiên đàng với Ngài.
Cứu chuộc có nghĩa là cứu chúng ta khỏi ách nô lệ của tội lỗi, khỏi cái chết đời đời…và chuộc chúng ta từ thân phận nô lệ trở lại làm con cái Thiên chúa, được quyền thừa tự nước trời với Ngài.
NÔ LỆ DIỄM PHÚC
Dù có một số người khi ấy vì đặc quyền, đặt lợi đã không muốn, hoặc chống đối việc giải phóng nô lệ; Nhưng cuối cùng tự do cũng được trao cho những người nô lệ một cách tích cực. Nếu nói rằng còn có những người phân biệt màu da ở Mỹ, thì sĩ số chắc ít hơn nhiều so với số người da màu còn nhớ đến thân phận nô lệ của cha ông mình. Tất cả đều có thể chấp nhận, vì dù sao thời gian tính cũng chưa đủ dài để làm hết thiên chức của nó. Quả thật cần phải có đủ thời gian cho mặc cảm nô lệ lụi tàn, và cũng để cho giáo huấn ” con một nhà,tôi một Chúa” sinh hoa kết quả. Qua thời gian, con cái của những người nô lệ dần dà được sống chung, đuợc học chung, được cùng đóng góp ngày càng nhiều trách nhiệm, nghĩa vụ…Được cùng chia phần an sinh phúc lợi như nhau…vv…
Nhưng quyền thừa tự nước Mỹ, có được trao ban cho người nô lệ tự do hay không thì lại chưa có một tiền lệ nào của xã hội lòai người. Có chăng là bài học cứu chuộc mà Chúa đã thực hiện cho chúng ta. Trong một thời gian chưa hết một đời người, những người Giải phóng nô lệ, đã yêu mến trao quyền thừa tự đất nước Hoa kỳ cho con cái người nô lệ. Họ đã chọn Barack Obama làm Tổng thống Hoa kỳ - Những người nô lệ da đen cao niên đang sống, xem sự kiện nầy như một phép lạ…Một chuổi sự kiện liên tiếp – Giải phóng khỏi ách nô lệ - trao quyền dân chủ - đồng phần an sinh phúc lợi…lãnh đạo đất nước – Yếu tố thời gian được xem là quá thần kỳ. Đó là việc làm mà chính Chúa Giêsu xuống thế gian để dạy cho chúng ta. Và chúng ta đã biết học theo Ngài.
NÔ LỆ BẤT HẠNH
Ngày nay, người dân một số quốc gia chưa hề biết được quyền thừa tự đất nước của mình, nhất là những quốc gia độc tài, đảng trị. Đối với họ, chỉ có lao động…lao động và đóng thuế… Mọi việc, đều có Độc đảng lãnh đạo và Nhà nước của đảng quản lý. Mọi sai trái của những người trong đảng cầm quyền đều được bao che bởi luật pháp do chính họ bàn sọan rồi thông qua…Mọi thông tin, cơ hội, giao dich, làm ăn, đều nằm trong tay những kẽ quyền cao chức trọng, tài, đức thì nông cạn mà túi tham không đáy. Những người vô sản ngày nay trở thành những chủ nhân giàu có còn nhanh hơn mấy ông trùm ma túy và tụi buôn lậu vũ khí. Đó là sự thật.
Nô lệ kiểu mới có nghĩa là: Đó là chủ trương lớn, chủ trương đúng đắn của Đàng và Nhà nước. Người dân cứ thế mà nghiêm chỉnh chấp hành. Chủ trương “ tiến nhanh, tiến mạnh” dù có trái logic đến đâu, người dân cũng phải nghiêm chỉnh chấp hành cho đến khi thấy sai be bét thì mới cho nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương đúng đắn khác… và lại vẫn cứ sai.
Khi nhìn con cái của những người nô lệ da đen lên làm Tổng thống nước Mỹ…tôi mới thấm thía một điều rằng: Tôi cũng “được giải phóng”, tôi lại cùng màu da với người giải phóng, gốc gác ông bà tổ tiên của tôi ở tại miền nam nầy, vậy mà một miếng đất làm của hương hỏa cũng bị quy họach làm sân golf cho đám chủ nhân ông nước ngòai…Người ta đã “bán nước” giữa nguồn sông Thị Vải cho người Nhật !!! Người ta đang bí mật “bán nước” đầu nguồn (dự án bauxite Tây Nguyên) cho Trung Quốc.
Vậy mà tôi có quyền được nói đâu...
Không lo đứng lên mà đòi, còn lâu mới có được quyền thừa tự…
Thông Báo
Cáo phó: nữ tu Anna Nguyễn thị Xuyến đã qua đời tại Gò Vấp
Dòng MTG Gò Vấp
14:39 21/04/2009
Thông Báo: Nhạc sĩ Giuse Nguyễn Khắc Tuần không còn nữa
Nguyễn Kim Ngân
16:07 21/04/2009
Nhạc Sĩ GIUSE NGUYỄN KHẮC TUẦN không còn nữa
Nhạc Sĩ Giuse Nguyễn Khắc Tuần, tác giả các bài thánh ca rất quen thuộc như: "Đền Tạ Trái Tim Mẹ," "Cầu xin Thánh Gia," "Mẹ Vinh Quang," "Hồng Ân Thiên Chúa"...vừa được Chúa gọi về nhà Cha tại San Jose CA, hưởng thọ 79 tuổi.
Nguyện xin Thánh Cả "Giuse trong xóm nhỏ điêu tàn thuở xưa miền Nazarét" dẫn đưa linh hồn nhạc sĩ Giuse về an nghỉ ngàn thu trong "Trái Tim dịu hiền Chúa" ("Trái Tim Người"), để người con yêu của Đức Mẹ thực hiện trọn lời ước thề: "Sống con yêu Mẹ, chết con yêu Mẹ" ("Đời Yêu Con"). Xin cho Giuse được thỏa no ước vọng "chết trong tình nghĩa Chúa, dù chết giữa đắng cay, nhưng lệ hồn không ứa" ("Con ao ước một ngày").
Nhạc Sĩ Giuse Nguyễn Khắc Tuần, tác giả các bài thánh ca rất quen thuộc như: "Đền Tạ Trái Tim Mẹ," "Cầu xin Thánh Gia," "Mẹ Vinh Quang," "Hồng Ân Thiên Chúa"...vừa được Chúa gọi về nhà Cha tại San Jose CA, hưởng thọ 79 tuổi.
Nguyện xin Thánh Cả "Giuse trong xóm nhỏ điêu tàn thuở xưa miền Nazarét" dẫn đưa linh hồn nhạc sĩ Giuse về an nghỉ ngàn thu trong "Trái Tim dịu hiền Chúa" ("Trái Tim Người"), để người con yêu của Đức Mẹ thực hiện trọn lời ước thề: "Sống con yêu Mẹ, chết con yêu Mẹ" ("Đời Yêu Con"). Xin cho Giuse được thỏa no ước vọng "chết trong tình nghĩa Chúa, dù chết giữa đắng cay, nhưng lệ hồn không ứa" ("Con ao ước một ngày").
Văn Hóa
Chuyện Phiếm: Giây phút này quà tặng
Trà Lũ
23:46 21/04/2009
Chuyện phiếm: GIÂY PHÚT NÀY QÙA TẶNG
Canada đang vào xuân. Mầm hoa lily và hoa tulip ngoài vườn đã bắt đầu nhú lên khỏi mặt đất. Tôi đã nhìn thấy nắng vàng rực rỡ ở chân trời. Tôi đã nghe thấy tiếng chim ríu rít ngoài song cửa. Vạn vật đang chỗi dậy sau ba tháng ngủ vùi dưới tuyết. Tôi thấy sức sống mới đang chan hoà khắp nơi.
Ngay cả cái máy computer của tôi cũng chan hoà sức sống. Từ ngày ra mắt hai cuốn sách mới ba tháng trước đây, bạn bè gửi vào cái máy nhỏ xíu của tôi bao nhiêu là bài, vừa để tăng viện vừa để gợi ý. Nhiều bài gay cấn qúa sức, và nhiều bài cũng hay qúa sức. Chẳng hạn đầu tháng Ba có ông bạn già gửi lời thăm hỏi rồi tặng 2 câu thơ lục bát lấp lửng:
Hôm nay mồng tám tháng Ba
Đàn ông nằm dưới, đàn bà nằm trên
Tôi đọc 2 câu này trong buổi họp làng, phe các bà la lên và kết án ông bạn già của tôi là dâm đãng. Tôi chưa kịp bào chữa thì may qúa ông ODP đã lên tiếng: Đầu các bà có sạn, lúc nào các bà cũng bị ‘cái ấy’ nó ám ảnh. Hai câu lục bát đó không hề nói chuyện trai gái mà nói tới phong trào đàn bà đè đàn ông. Thế giới bây giờ cánh đàn ông chúng tôi rõ ràng bị cánh đàn bà đè rõ ràng. Ngày mồng Tám tháng Ba là ngày Phụ Nữ Thế Giơi, các bà hiểu chưa ?
Tôi được ông ODP làm đồng minh nên sung sướng qúa sức. Tôi khoe tiếp: Ngày Phụ Nữ Thế Giới, tôi nhận được rất nhiều bài thơ. Nổi bật nhất là bài Tán Dương Vợ:
Vợ là qủa ớt chín cây
Đỏ tươi ngoài vỏ, rất cay trong lòng
Vợ là một đóa hoa hồng
Vợ là ‘sư tử Hà Đông’ trong nhà
Vợ là nắng gắt mưa sa
Vợ là giông tố phong ba bão bùng
. . .
Vợ là cả những vần thơ
Vợ là cả những giấc mơ vơi đầy
Vợ là một chất men say
Là nước hoa ngoại làm ngây ngất lòng
Nhiều người nhờ vợ lên ông
Nhiều người vì vợ mất không cơ đồ
. . .
Có nhiều người ca ngợi phụ nữ qúa, một nhóm liền ông thấy nhột. Họ bèn phản ứng ngược. Mấy ông này bèn ngồi lại với nhau rồi thảo ra một bài hịch, đọc lên nghe như hịch đánh Tây ngày xưa. Bài này dài lắm, những 3 trang lận. Tôi chỉ xin trích mấy đoạn mở đầu:
. .. Hỡi Anh Em !
Lại một lần nữa cái ngày đáng sợ 8/3 ấy sắp tới. Không thể thoát được nó, không thể hoãn được nó, càng không thể chạy trốn nó. Vậy chúng ta hãy đứng sát vào nhau, hãy nắm chặt tay và đối diện với nó một cách anh dũng.
Thưa Anh Em,
Có bất công không, khi trong suốt cuộc đời vất vả nặng nhọc đầy gian lao, chúng ta không có một ngày dành cho mình ? Đã từ lâu, cái thế giới mỏng manh này có Ngày Chống Thuốc Lá, Ngày Phòng Si Đa, thậm chí có cả ngày Cúm Gà, thế mà thế giới vẫn làm ngơ, không dành cho đàn ông một ngày nào cả !
Vì sao thế ?
Đã từ lâu, thế giới bị phụ nữ thao túng mất rồi. Từ trong nhà ra đường phố, từ công ty tới bệnh viện, phụ nữ đã tràn ngập, đã cai quản, đã ra lệnh. Chúng ta mặc gì, chúng ta ăn gì, chúng ta đi đâu, quan hệ với ai, kiếm ra tiền và cất ở chỗ nào, đều bị phụ nữ kiểm soát, bắt bớ, theo dõi và tra khảo. . .
Sau khi kể ra tất cả những nỗi nhục nhã và bất công, người viết hịch hét lớn:
. . . Nếu có một lá cờ thêu chữ 8/3 thì chúng tôi muốn anh em hãy giật lấy nó, cầm nó xông lên và vẫy thât cao như ngọn đuốc rực lửa.
Anh em tiến lên ! Chiến thắng hay là chết !
Ngày hôm trước tôi nhận được bài hịch rực lửa trên đây, ngày hôm sau tôi lại có thêm một bài nhận định cũng rực lửa nữa, ký tên là Lực Lượng Đàn Ông Thế Giới. Bài nhân định được viết dưới dạng một bài thơ có 4 khúc. Mỗi khúc mang tiêu đề riêng biệt:
- Sự khác nhau giữa phụ nữ và con nai
- Sự khác nhau giữa phụ nữ và khẩu súng
- Sự giống nhau giữa phụ nữ và con cọp
- Sự khác nhau và giống nhau giữa phụ nữ và con sông
Phe các bà trong làng nghe xong thì cho rằng các bài văn này tán dương phụ nữ thì ít mà mỉa mai phụ nữ thì nhiều, các bà bèn yêu cầu thay đổi không khí. Anh H.O. liền nắm ngay lấy cơ hội, giơ tay xin kể một chuyện không mỉa mai mà là một chuyện nói lên sự thực. Rằng có mấy cặp vợ chồng kia rủ nhau đi du lịch Nam Mỹ. Bữa đó họ được dẫn đến thăm sở thú. Khi đến trước chuồng sư tử, hướng dẫn viên nói rất dài về cặp sư tử to lớn, rồi trước khi chấm dứt thì cười hề hề: Vua sơn lâm này có thể yêu vợ lâu một giờ. Một bà vợ bấm tay chồng: Anh nghe rõ chưa, chúng yêu nhau lâu những một giờ ! Rồi khi đến trước chuồng cọp, hướng dẫn viên cũng thao thao bất tuyệt, và rồi cũng cười hề hề: Hai con cọp này có thể yêu nhau lâu được nửa giờ ! Bà vợ lại bấm tay chồng: Anh nghe rõ chưa, chúng yêu nhau lâu những nửa giờ ! Rồi đến khu con nai, sau khi thao thao về nai, anh hướng dẫn viên cũng cười hề hề: Anh nai chỉ yêu vợ được có 5 phút ! Bà vợ bấm mạnh vào tay chồng: Giống y hệt anh vậy đó! Ông chồng bị đau qúa bèn nói: Chính vì chỉ có 5 phút nên đầu con nai mọc sừng là thế ! Từ đó trở đi, hai vợ chồng không nói chuyện gì với nhau nữa.
Phe liền ông chúng tôi phá ra cười như sấm. Anh H.O. được hứng bèn nhân chuyện con nai 5 phút kể luôn sang chuyện đấu võ cũng 5 phút. Rằng có ông chồng kia rất mê xem đấu quyền Anh. Bữa đó có cuộc tỉ thí giữa 2 võ sĩ Cuba và Nhât Bản trực tiếp truyền hình. Ông chồng rất hứng khởi và hồi hộp. Ông mời vợ cùng ngồi để xem cho biết cuộc đấu sức nổi tiếng này. Trận đấu mới bắt đầu được 5 phút thì đấu thủ Cuba ngã lăn xuống sàn rồi nằm thở rốc. Ông chồng cứ tưởng cuộc đấu quốc tế này sẽ kéo dài ít là một giờ, nào ngờ mới 5 phút đã chấm dứt. Ông vừa chửi thề vừa đập bàn đập ghế. Bà vợ liền bảo: Cái anh chàng đấu sĩ Cuba này giống y như anh vậy đó. Bây giờ anh đã hiểu được cái hoàn cảnh bực bội xưa nay của em chưa ?
Nghe đến đây thì phe các bà nhất định xin đổi đề tài. Các bà xin được nghe chuyện thời sự. Bèn có ngay. Các bà muốn là trời muốn mà. Ông ODP xin kể chuyện thời sự còn nóng hổi trong cộng đồng VN hải ngoại, đó là tin ngôi sao Trường Kỳ vừa vụt tắt ngày Chủ Nhật cuối tháng Ba vừa qua. Ông mất vì một cơn đột qụy tim ở Toronto. Trường Kỳ là một tên tuổi lớn, một nhà văn, một nhà báo, một nhạc sĩ. Ông là một trong những người đã khai sinh ra phong trào Nhạc Trẻ từ thập niên 1960 tại Saigon. Ông là vua Nhạc Trẻ ở Taberd, ở Thảo Cầm Viên. Tên ông được gắn liền với Jo Marcel, Nam Lộc, Tùng Giang, Elvis Prestly, Silvie Vartan, Sheila.. . Ông là người quen biết hầu hết các nhạc sĩ và ca sĩ VN. Nơi nào có nhạc hội là ông tới. Tuần qua từ Montreal ông xuống Toronto dự buổi ra mắt băng nhạc của bé Tường Vi 12 tuổi. Ông ở nhà người bạn. Sáng hôm sau ông kêu khó thở. Người ta vội đưa ông vào nhà thương, một giờ sau thì ông thở hơi cuối cùng. Ông ra đi lúc vừa 63 tuổi, để lại vợ và con gái. Ông đã có hai cháu ngoại. Nhà thơ Luân Hoán sững sờ khóc ông:
Đời đang vui sao bỗng dỗi hờn
Buông cương xuống ngựa bồn chồn chuyện chi
Tại sao vậy hả, Trường Kỳ
Chưa chào ai đã vội đi bất ngờ
.. .
Kỳ ơi, tâm sống cùng tâm
Tại sao nước mắt đôi dòng rưng rưng.
Xin cầu cho linh hồn Giuse Vũ Trường Kỳ được về nước thiên đàng.
Và bây giờ là tin vui đầu mùa xuân: Một cô gái Việt Nam vừa đoạt giải Á Hậu Canada trong cuộc thi Miss World Canada 2009 được tổ chức tại Toronto: Cô Jasmine Pham, 18 tuổi, sinh quán ở một thị trấn nhỏ phía bắc Ontario. Năm ngoái cô đã đoạt giải hoa khôi Miss Teen Ontario North. Hiện cô là học sinh lớp 12. Cô sẽ ghi danh theo đại học Waterloo vào tháng Chín này. Cuối năm nay cô sẽ đi dự thi hoa hậu thế giới tổ chứa tại Nam Phi. Tôi nghĩ rằng con cháu Rồng Tiên rồi sẽ thắng giải, vì có máu tiên trong người cơ mà. Tiên mà không đẹp thì còn ai đẹp nữa, phải không các cụ ?
Sang phần tin tức Canada, phần này do anh John phụ trách. Anh này có một trí nhớ tuyệt vời. Chuyện đầu tiên là tin vui kinh tế. Theo bá cáo của thủ tướng Harper thì sang năm 2010, Canada sẽ bước vào kỷ nguyên mới. Ngay bây giờ kinh tế toàn cầu lung lay nhưng Canada chỉ nao núng có chút xíu. Mức thất nghiệp là 6 %. Sở dĩ kinh tế Canada đứng vững là vì hệ thống ngân hàng Canada vững mạnh nhất thế giới. Trong hội nghị kinh tế thế giới WEF vừa qua, ngân hàng Canada đứng hạng nhất. Ngân hàng Hoa Kỳ hạng 40 và ngân hàng Anh quốc thứ 44.
Vì kinh tế Canada hùng mạnh như thế nên đất Canada là Đất Hứa, ai cũng mong được sống ở Canada. Một trong những cách để được sống ở Canada hợp pháp là đẻ con ở đây. Mấy năm nay rất nhiều nữ du khách có bầu đã đến du lịch Canada vào đúng thời gian sinh đẻ. Đây là một việc làm có tính toán. Đứa trẻ sinh tại Canada thì đương nhiên sẽ mang quốc tịch Canada. Mẹ đứa bé sẽ xin được phép cư trú ở Canada dễ dàng, và ba năm sau bà sẽ xin nhập tịch Canada dễ dàng hơn nữa.
Việc này làm tôi nhớ chuyện hoàng hậu Juliana của Hòa Lan. Năm 1945 nước Hòa Lan bị Đức xâm chiếm. Cả hoàng gia đã sang Canada lánh nạn. Và hoàng hậu Juliana đã sinh con ở bệnh viện Ottawa. Theo luật thì công chúa Hoà Lan sẽ mang quốc tịch Canada vì sinh trên đất Canada. Viẹc này gây bối rối cho hoàng gia. Canada đã làm một việc lịch sử rất đẹp mắt: chính quyền Canada bấy giờ đã tuyên bố bệnh viện nơi hoàng hậu Hoà Lan hạ sinh công chúa thuộc đất Hoà Lan. Thế là công chúa Hoà Lan, tuy sinh ở Canada rõ ràng, nhưng vẫn mang quốc tịch Hoà Lan. Hay qúa chứ. Chính vì nhớ ơn Canada mà từ xưa tới nay hàng năm Hòa Lan vẫn gửi giống hoa tulip sang tặng thủ đô Ottawa.
Vậy xin mách nhỏ các cụ phương xa: các cụ có con gái hay con dâu muốn cư trú ở Canada thì khi các cô có bầu, xin mời đến đây mãn nguyệt khai hoa. Không những mẹ tròn con vuông mà con còn được mang danh vị Công dân Canada nữa đó.
Tin tiếp theo là tin vui về những mỏ dầu lấy từ cát của tỉnh bang Alberta. Alberta là một tỉnh bang miền trung Canada, nằm phía trên tiểu bang Montana của Hoa Kỳ, rộng một triệu cây số vuông, lớn hơn nước VN của chúng ta 3 lần. Xưa nay hễ nói tới mỏ dầu là tôi nghĩ tới những giếng dầu ở thể lỏng, nhưng ở Alberta thuộc đất thiên đàng này, dầu không ở thể lỏng mà nằm trong hạt cát khô. Cát này nằm ngay mặt đất. Muốn có dầu người ta cho cát đi qua hệ thống nước rồi từ nước lọc ra dầu. Chính quyền Canada tuyên bố chỉ nguyên kho dầu cát này cũng dư xài cho cả nước đến hết thế kỷ 21. Hoa Kỳ đã tính tới kế lâu dài. Các mỏ dầu bên Trung Đông sẽ có ngày cạn, hoặc sẽ có ngày không lấy được nữavì chiến tranh, nên Hoa Kỳ đã nhắm mỏ dầu cát này của Canada. Hiện chưa biết việc này sẽ xảy ra bao giờ và thế nào mà thôi.
Đấy mới chỉ là nói tới một tỉnh bang Alberta. Mà đâu phải chỉ mình Alberta có dầu. Miền đông Canada phía Đại Tây Dương và miền tây Canada phía Thái Bình Dương cũng đầy những mỏ dầu, và phía Bắc Đại Tây Dương ở mạn bắc cũng có những mỏ dầu. Tất cả đều nằm sâu dưới lòng biển. Ngoài dầu ra, lại còn những mỏ kẽm, mỏ vàng, và hình như cả mỏ kim cương nữa.
Trên đây là mới nói sơ sơ về mặt hầm mỏ. Mặt khác cũng ngon lành không kém, như mặt nước ngọt. Ông Trời ưu đãi Canada rõ ràng. Chỉ riêng tỉnh bang Ontario nơi dân làng của tôi cư ngụ đã có hơn 250 ngàn cái hồ. Cả nước Canada có khoảng hơn một triệu cái hồ lớn nhỏ. Canada chứa 1/3 trữ lượng nước ngọt của cả thế giới. Nhìn vào bản đồ các cụ thấy chỗ nào cũng có hồ. Giữa biên giới Hoa Kỳ và Canada là 5 hồ nước ngọt vĩ đãi nổi tiếng mà ngày xưa thời đi thi trung học, ai cũng phải thuộc lòng: hồ Superior, hồ Michigan, hồ Huron, hồ Erie, hồ Ontario.
Ngoài nước ngọt để uống, các hồ nước ngọt này còn sinh ra thủy điện nữa nha. Ngon lành hết sức vậy đó.
Nghe tới đây thì Cụ B.95 ngắt lời: Nãy giờ tôi toàn nghe tin vui của Canada, bộ Canada là nước thiên đàng hay sao mà không có tin buồn gì cả. Anh John cười ha ha rồi đáp: Cũng có chút xíu tin buồn nhưng không đáng kể, thưa Cụ. Canada đúng là nước thiên đàng hạ giới mà. À, có tin này buồn cười lắm: Toronto sẽ có trường dành cho người Da Đen. Không phải Canada kỳ thị chủng tộc không cho da đen học chung trường với da trắng đâu. Ngày xưa thời còn kỳ thị trắng đen thì người da đen phải tranh đấu để con em da đen được học chung trường với con em da trắng. Nay thì sự việc đổi ngược. Tại Toronto này, học sinh da đen bỏ học rất nhiều, cứ lên tới lớp 7 lớp 8 là bỏ. Chúng nghỉ học vì theo không kịp chúng bạn. Phụ huynh da đen đã cho rằng chương trình học cao qúa, chương trình phải hạ thấp xuống. Mà nếu hạ thấp xuống thì lại không đúng tiêu chuẩn quốc tế. Do đó, ngay từ năm 2007, người da đen đã tranh đấu để Bộ Giáo dục lập ra những trường chỉ dành cho học sinh da đen. Chỉ cho da đen mà thôi, cấm da trắng !Việc tranh đấu đã thành công và chính quyền đã tìm ra đủ ngân sách. Vào tháng 9 tới đây, Toronto sẽ có một trường mang tên Africentric School. Trường này ‘kỳ thị’ các sắc dân khác, chuyên trị da đen mà thôi. Thày da đen, trò da đen. Nghe buồn cười qúa, phải không các cụ ?
Tin cuối cùng, rất Canada, đó là tin thành phố Montreal thuộc tỉnh bang Quebec vừa ra luật mới cấm đốt lò sưởi bằng củi. Canada là xứ lạnh, nhà ai cũng phải có sưởi về mùa đông. Lò sưởi theo lối cổ từ xưa là đốt bằng củi. Nay khoa học chứng minh lò đốt bằng củi thải ra quá nhiều chất độc, làm ô nhiễm không khí. Trong vòng bảy năm, mọi nhà phải tìm cách thay thế lò sưởi đốt củi bằng lò sưởi đùng điện hay ga.
Kể đến đây xong thì anh John nhìn mọi người rồi cười tủm tỉm: Bây giờ là tin cá nhân. Tuần qua tôi mới được người bạn mời đi nhà hàng Nhật. Chao ơi, cái món cá sống sushi và sashimi của Nhật ngon làm sao. Xưa nay, từ bé đến lớn, tôi chỉ biết ăn cá chín, chiên, xào, nướng, bao giờ cũng chín. Đây là lần đầu tiên tôi ăn cá sống. Có lẽ trên đời này không có món cá nào ngon bằng món cá sống của Nhật. Vợ chồng tôi xin kính mời cả làng tháng sau đi ăn cá nhà hàng Nhật.
Lời tán dương cá sống của Nhật đã chạm tới lòng tự ái của ông ODP.
Ông ODP lên tiếng ngay: Tôi đã từng ăn món sushi và sashimi của Nhật nhiều lần, ngon thì có ngon, nhưng không ngon quá đến nỗi được ca tụng là ngon nhất thế giới. Cái món cá sống ngon nhất thế giới phải là món gỏi cá sống ở miền Kim Sơn Phát Diệm.
Ông ODP xưa nay vẫn được coi là người có thẩm quyền về nấu nướng và ăn uống. Thấy ông ca tụng món gỏi cá Phát Diệm như vậy thì cả làng đều túm lại xin ông kể thêm chi tiết.
Nhấp một ngụm trà xong rồi ông kể ngay. Rằng hồi 1946 khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng lên, đa số dân thủ đô Hà Nội chạy về lánh nạn tại miền Kim Sơn Phát Diệm nơi có Khu An Toàn của Đức Cha Lê Hữu Từ. Gia đình ông cũng về Phát Diệm. Đây là một miền đất mới do phù sa của 3 con sông lớn là Hồng Hà và sống Đáy ở phía đông và sông Mã ở phía tây làm ra. Nhờ lớp phù sa quý báu này mà cây trái cũng như tôm cá của miền này ngon lạ lùng. Người Phát Diệm có món gỏi cá sống ngon không tả được. Trong các loại cá nổi tiếng của miền này phải kể tới cá trắm, cá chép và cá mè. Riêng món gỏi cá sống thì làm bằng cá mè là ngon nhất vì thịt cá này mềm, mịn màng, ngọt, bùi, béo và không có xương giăm. Con cá tươi được lạng lấy miếng lườn, lau bằng giấy bản, thái nhỏ và ướp với riềng, rồi trộn với thính. Ta cuộn miếng gỏi cá này với lá sung, lá mơ và lá húng. Ta chấm với một loại nước sauce mang tên là ‘giấm cá’. Sauce này làm bằng đầu cá băm nhuyễn, trộn với mẻ, với riềng, mắm tôm và nước bỗng nấu rượu. Gỏi cá phải ăn với nước sauce thật nóng. An giặm với bánh đa và lạc rang. Nếu bạn nhấp thêm một hớp rượu đế nữa thì tuyệt. Ăn xong miếng gỏi là bạn cảm thấy mình lâng lâng như vừa ăn một món ngon nhất thế giới. Miếng ngon trên thiên đàng chắc cũng chỉ ngon được như thế này là cùng. Nó là một tổng hợp của bùi, béo, ngậy, ngọt, thơm, mát, bổ.
Rồi từ món gỏi cá sống, ông miên man sang những món khác của miền đất nổi tiếng này. Nào tôm he, nào cua bể, nào cá khoai, nào cá chép rán, nào cá rô kho nhừ, nào nhựa mận và chả chó. Lại còn món canh rau đay tím nấu với cua rốc. Các bạn có bao giờ nghe tới con cua rốc, con cua rạm, con cáy của miền đất phù sa này chưa? Những con cua đặc sản cuả miền phù sa Phát Diệm này thơm ngon vô cùng.
Rồi như chợt nhớ ra một điều mà ông cho là quan trọng lắm. Ông kể: miền đất này còn được gọi là ‘Khu An Toàn Phát Diệm’. Nó đã che chở cho bao nhiêu người Quốc Gia. Nó là gạch nối giữa đất quốc gia Khu Ba và đất cộng sản Khu Tư. Nó được ghi trong nghị trình hội nghị Geneve 1954. Giáo Sư Nguyễn Tiến Hưng, cựu bộ trưởng kế hoạch thời tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và tác giả nhiều cuốn sách nổi tiếng, vừa cho biết: trong khi ông tìm tài liệu ở kho hồ sơ vừa được giải mật ở Hoa Kỳ, ông đã tìm thấy tài liệu ghi Khu An Toàn Phát Diệm sẽ được đem ra thảo luận trong hội nghị Geneve 1954, và phe Tự Do có ý tranh đấu để giữ Khu An Toàn Phát Diệm được duy trì là biệt khu của Thế Giới Tự Do, như thể chế Bá Linh trong vùng Đông Đức. Tiếc rằng thời gian hội nghị bị thủ tướng Pháp Mendes France hối thúc nên Khu An Toàn Phát Diệm bị xếp lại. Tiếc thay.
Cụ Chánh tiên chỉ làng nghe ông ODP nói về gỏi cá Mè Phát Diệm và Khu An Toàn Phát Diệm thì đầu cụ luôn gật gù. Cụ bảo cụ hoàn hoàn đồng ý với những điều ông ODP kể, vì chính cụ cũng đã tản cư về nương náu ở Phát Diệm thời 1946 và 1947.
Cuối bữa ăn, khi uống trà, cụ Chánh tâm sự: Tin ông nhạc sĩ kiêm nhà báo Trường Kỳ ra đi đột ngột làm lão nghĩ mãi về ý nghĩa cuộc đời. Cha Paolo có lần bảo lão: Chúng ta hãy trân qúy từng phút giây này của đời sống. Trong Anh văn, tiếng ‘present’ vừa có nghĩa là giây phút hiện tại, vừa có nghĩa là món quà, quà tặng của Thượng Đế. Sáng nay khi lão đang ngẫm nghĩ về lời cha Paolo thì đọc được mấy câu thơ trên mạng internet, lão xin đọc để cả làng cùng nghe:
Còn gặp nhau thì hãy cứ vui
Chuyện đời như nước chảy hoa trôi
Lợi danh như bóng mây chìm nổi
Chỉ có tình thương để lại đời
Các cụ ơi, lời Cha Paolo và lời thơ trên đây làm lòng tôi ngẩn ngơ và chơi vơi. Còn các cụ thì sao ?
Canada đang vào xuân. Mầm hoa lily và hoa tulip ngoài vườn đã bắt đầu nhú lên khỏi mặt đất. Tôi đã nhìn thấy nắng vàng rực rỡ ở chân trời. Tôi đã nghe thấy tiếng chim ríu rít ngoài song cửa. Vạn vật đang chỗi dậy sau ba tháng ngủ vùi dưới tuyết. Tôi thấy sức sống mới đang chan hoà khắp nơi.
Ngay cả cái máy computer của tôi cũng chan hoà sức sống. Từ ngày ra mắt hai cuốn sách mới ba tháng trước đây, bạn bè gửi vào cái máy nhỏ xíu của tôi bao nhiêu là bài, vừa để tăng viện vừa để gợi ý. Nhiều bài gay cấn qúa sức, và nhiều bài cũng hay qúa sức. Chẳng hạn đầu tháng Ba có ông bạn già gửi lời thăm hỏi rồi tặng 2 câu thơ lục bát lấp lửng:
Hôm nay mồng tám tháng Ba
Đàn ông nằm dưới, đàn bà nằm trên
Tôi đọc 2 câu này trong buổi họp làng, phe các bà la lên và kết án ông bạn già của tôi là dâm đãng. Tôi chưa kịp bào chữa thì may qúa ông ODP đã lên tiếng: Đầu các bà có sạn, lúc nào các bà cũng bị ‘cái ấy’ nó ám ảnh. Hai câu lục bát đó không hề nói chuyện trai gái mà nói tới phong trào đàn bà đè đàn ông. Thế giới bây giờ cánh đàn ông chúng tôi rõ ràng bị cánh đàn bà đè rõ ràng. Ngày mồng Tám tháng Ba là ngày Phụ Nữ Thế Giơi, các bà hiểu chưa ?
Tôi được ông ODP làm đồng minh nên sung sướng qúa sức. Tôi khoe tiếp: Ngày Phụ Nữ Thế Giới, tôi nhận được rất nhiều bài thơ. Nổi bật nhất là bài Tán Dương Vợ:
Vợ là qủa ớt chín cây
Đỏ tươi ngoài vỏ, rất cay trong lòng
Vợ là một đóa hoa hồng
Vợ là ‘sư tử Hà Đông’ trong nhà
Vợ là nắng gắt mưa sa
Vợ là giông tố phong ba bão bùng
. . .
Vợ là cả những vần thơ
Vợ là cả những giấc mơ vơi đầy
Vợ là một chất men say
Là nước hoa ngoại làm ngây ngất lòng
Nhiều người nhờ vợ lên ông
Nhiều người vì vợ mất không cơ đồ
. . .
Có nhiều người ca ngợi phụ nữ qúa, một nhóm liền ông thấy nhột. Họ bèn phản ứng ngược. Mấy ông này bèn ngồi lại với nhau rồi thảo ra một bài hịch, đọc lên nghe như hịch đánh Tây ngày xưa. Bài này dài lắm, những 3 trang lận. Tôi chỉ xin trích mấy đoạn mở đầu:
. .. Hỡi Anh Em !
Lại một lần nữa cái ngày đáng sợ 8/3 ấy sắp tới. Không thể thoát được nó, không thể hoãn được nó, càng không thể chạy trốn nó. Vậy chúng ta hãy đứng sát vào nhau, hãy nắm chặt tay và đối diện với nó một cách anh dũng.
Thưa Anh Em,
Có bất công không, khi trong suốt cuộc đời vất vả nặng nhọc đầy gian lao, chúng ta không có một ngày dành cho mình ? Đã từ lâu, cái thế giới mỏng manh này có Ngày Chống Thuốc Lá, Ngày Phòng Si Đa, thậm chí có cả ngày Cúm Gà, thế mà thế giới vẫn làm ngơ, không dành cho đàn ông một ngày nào cả !
Vì sao thế ?
Đã từ lâu, thế giới bị phụ nữ thao túng mất rồi. Từ trong nhà ra đường phố, từ công ty tới bệnh viện, phụ nữ đã tràn ngập, đã cai quản, đã ra lệnh. Chúng ta mặc gì, chúng ta ăn gì, chúng ta đi đâu, quan hệ với ai, kiếm ra tiền và cất ở chỗ nào, đều bị phụ nữ kiểm soát, bắt bớ, theo dõi và tra khảo. . .
Sau khi kể ra tất cả những nỗi nhục nhã và bất công, người viết hịch hét lớn:
. . . Nếu có một lá cờ thêu chữ 8/3 thì chúng tôi muốn anh em hãy giật lấy nó, cầm nó xông lên và vẫy thât cao như ngọn đuốc rực lửa.
Anh em tiến lên ! Chiến thắng hay là chết !
Ngày hôm trước tôi nhận được bài hịch rực lửa trên đây, ngày hôm sau tôi lại có thêm một bài nhận định cũng rực lửa nữa, ký tên là Lực Lượng Đàn Ông Thế Giới. Bài nhân định được viết dưới dạng một bài thơ có 4 khúc. Mỗi khúc mang tiêu đề riêng biệt:
- Sự khác nhau giữa phụ nữ và con nai
- Sự khác nhau giữa phụ nữ và khẩu súng
- Sự giống nhau giữa phụ nữ và con cọp
- Sự khác nhau và giống nhau giữa phụ nữ và con sông
Phe các bà trong làng nghe xong thì cho rằng các bài văn này tán dương phụ nữ thì ít mà mỉa mai phụ nữ thì nhiều, các bà bèn yêu cầu thay đổi không khí. Anh H.O. liền nắm ngay lấy cơ hội, giơ tay xin kể một chuyện không mỉa mai mà là một chuyện nói lên sự thực. Rằng có mấy cặp vợ chồng kia rủ nhau đi du lịch Nam Mỹ. Bữa đó họ được dẫn đến thăm sở thú. Khi đến trước chuồng sư tử, hướng dẫn viên nói rất dài về cặp sư tử to lớn, rồi trước khi chấm dứt thì cười hề hề: Vua sơn lâm này có thể yêu vợ lâu một giờ. Một bà vợ bấm tay chồng: Anh nghe rõ chưa, chúng yêu nhau lâu những một giờ ! Rồi khi đến trước chuồng cọp, hướng dẫn viên cũng thao thao bất tuyệt, và rồi cũng cười hề hề: Hai con cọp này có thể yêu nhau lâu được nửa giờ ! Bà vợ lại bấm tay chồng: Anh nghe rõ chưa, chúng yêu nhau lâu những nửa giờ ! Rồi đến khu con nai, sau khi thao thao về nai, anh hướng dẫn viên cũng cười hề hề: Anh nai chỉ yêu vợ được có 5 phút ! Bà vợ bấm mạnh vào tay chồng: Giống y hệt anh vậy đó! Ông chồng bị đau qúa bèn nói: Chính vì chỉ có 5 phút nên đầu con nai mọc sừng là thế ! Từ đó trở đi, hai vợ chồng không nói chuyện gì với nhau nữa.
Phe liền ông chúng tôi phá ra cười như sấm. Anh H.O. được hứng bèn nhân chuyện con nai 5 phút kể luôn sang chuyện đấu võ cũng 5 phút. Rằng có ông chồng kia rất mê xem đấu quyền Anh. Bữa đó có cuộc tỉ thí giữa 2 võ sĩ Cuba và Nhât Bản trực tiếp truyền hình. Ông chồng rất hứng khởi và hồi hộp. Ông mời vợ cùng ngồi để xem cho biết cuộc đấu sức nổi tiếng này. Trận đấu mới bắt đầu được 5 phút thì đấu thủ Cuba ngã lăn xuống sàn rồi nằm thở rốc. Ông chồng cứ tưởng cuộc đấu quốc tế này sẽ kéo dài ít là một giờ, nào ngờ mới 5 phút đã chấm dứt. Ông vừa chửi thề vừa đập bàn đập ghế. Bà vợ liền bảo: Cái anh chàng đấu sĩ Cuba này giống y như anh vậy đó. Bây giờ anh đã hiểu được cái hoàn cảnh bực bội xưa nay của em chưa ?
Nghe đến đây thì phe các bà nhất định xin đổi đề tài. Các bà xin được nghe chuyện thời sự. Bèn có ngay. Các bà muốn là trời muốn mà. Ông ODP xin kể chuyện thời sự còn nóng hổi trong cộng đồng VN hải ngoại, đó là tin ngôi sao Trường Kỳ vừa vụt tắt ngày Chủ Nhật cuối tháng Ba vừa qua. Ông mất vì một cơn đột qụy tim ở Toronto. Trường Kỳ là một tên tuổi lớn, một nhà văn, một nhà báo, một nhạc sĩ. Ông là một trong những người đã khai sinh ra phong trào Nhạc Trẻ từ thập niên 1960 tại Saigon. Ông là vua Nhạc Trẻ ở Taberd, ở Thảo Cầm Viên. Tên ông được gắn liền với Jo Marcel, Nam Lộc, Tùng Giang, Elvis Prestly, Silvie Vartan, Sheila.. . Ông là người quen biết hầu hết các nhạc sĩ và ca sĩ VN. Nơi nào có nhạc hội là ông tới. Tuần qua từ Montreal ông xuống Toronto dự buổi ra mắt băng nhạc của bé Tường Vi 12 tuổi. Ông ở nhà người bạn. Sáng hôm sau ông kêu khó thở. Người ta vội đưa ông vào nhà thương, một giờ sau thì ông thở hơi cuối cùng. Ông ra đi lúc vừa 63 tuổi, để lại vợ và con gái. Ông đã có hai cháu ngoại. Nhà thơ Luân Hoán sững sờ khóc ông:
Đời đang vui sao bỗng dỗi hờn
Buông cương xuống ngựa bồn chồn chuyện chi
Tại sao vậy hả, Trường Kỳ
Chưa chào ai đã vội đi bất ngờ
.. .
Kỳ ơi, tâm sống cùng tâm
Tại sao nước mắt đôi dòng rưng rưng.
Xin cầu cho linh hồn Giuse Vũ Trường Kỳ được về nước thiên đàng.
Và bây giờ là tin vui đầu mùa xuân: Một cô gái Việt Nam vừa đoạt giải Á Hậu Canada trong cuộc thi Miss World Canada 2009 được tổ chức tại Toronto: Cô Jasmine Pham, 18 tuổi, sinh quán ở một thị trấn nhỏ phía bắc Ontario. Năm ngoái cô đã đoạt giải hoa khôi Miss Teen Ontario North. Hiện cô là học sinh lớp 12. Cô sẽ ghi danh theo đại học Waterloo vào tháng Chín này. Cuối năm nay cô sẽ đi dự thi hoa hậu thế giới tổ chứa tại Nam Phi. Tôi nghĩ rằng con cháu Rồng Tiên rồi sẽ thắng giải, vì có máu tiên trong người cơ mà. Tiên mà không đẹp thì còn ai đẹp nữa, phải không các cụ ?
Sang phần tin tức Canada, phần này do anh John phụ trách. Anh này có một trí nhớ tuyệt vời. Chuyện đầu tiên là tin vui kinh tế. Theo bá cáo của thủ tướng Harper thì sang năm 2010, Canada sẽ bước vào kỷ nguyên mới. Ngay bây giờ kinh tế toàn cầu lung lay nhưng Canada chỉ nao núng có chút xíu. Mức thất nghiệp là 6 %. Sở dĩ kinh tế Canada đứng vững là vì hệ thống ngân hàng Canada vững mạnh nhất thế giới. Trong hội nghị kinh tế thế giới WEF vừa qua, ngân hàng Canada đứng hạng nhất. Ngân hàng Hoa Kỳ hạng 40 và ngân hàng Anh quốc thứ 44.
Vì kinh tế Canada hùng mạnh như thế nên đất Canada là Đất Hứa, ai cũng mong được sống ở Canada. Một trong những cách để được sống ở Canada hợp pháp là đẻ con ở đây. Mấy năm nay rất nhiều nữ du khách có bầu đã đến du lịch Canada vào đúng thời gian sinh đẻ. Đây là một việc làm có tính toán. Đứa trẻ sinh tại Canada thì đương nhiên sẽ mang quốc tịch Canada. Mẹ đứa bé sẽ xin được phép cư trú ở Canada dễ dàng, và ba năm sau bà sẽ xin nhập tịch Canada dễ dàng hơn nữa.
Việc này làm tôi nhớ chuyện hoàng hậu Juliana của Hòa Lan. Năm 1945 nước Hòa Lan bị Đức xâm chiếm. Cả hoàng gia đã sang Canada lánh nạn. Và hoàng hậu Juliana đã sinh con ở bệnh viện Ottawa. Theo luật thì công chúa Hoà Lan sẽ mang quốc tịch Canada vì sinh trên đất Canada. Viẹc này gây bối rối cho hoàng gia. Canada đã làm một việc lịch sử rất đẹp mắt: chính quyền Canada bấy giờ đã tuyên bố bệnh viện nơi hoàng hậu Hoà Lan hạ sinh công chúa thuộc đất Hoà Lan. Thế là công chúa Hoà Lan, tuy sinh ở Canada rõ ràng, nhưng vẫn mang quốc tịch Hoà Lan. Hay qúa chứ. Chính vì nhớ ơn Canada mà từ xưa tới nay hàng năm Hòa Lan vẫn gửi giống hoa tulip sang tặng thủ đô Ottawa.
Vậy xin mách nhỏ các cụ phương xa: các cụ có con gái hay con dâu muốn cư trú ở Canada thì khi các cô có bầu, xin mời đến đây mãn nguyệt khai hoa. Không những mẹ tròn con vuông mà con còn được mang danh vị Công dân Canada nữa đó.
Tin tiếp theo là tin vui về những mỏ dầu lấy từ cát của tỉnh bang Alberta. Alberta là một tỉnh bang miền trung Canada, nằm phía trên tiểu bang Montana của Hoa Kỳ, rộng một triệu cây số vuông, lớn hơn nước VN của chúng ta 3 lần. Xưa nay hễ nói tới mỏ dầu là tôi nghĩ tới những giếng dầu ở thể lỏng, nhưng ở Alberta thuộc đất thiên đàng này, dầu không ở thể lỏng mà nằm trong hạt cát khô. Cát này nằm ngay mặt đất. Muốn có dầu người ta cho cát đi qua hệ thống nước rồi từ nước lọc ra dầu. Chính quyền Canada tuyên bố chỉ nguyên kho dầu cát này cũng dư xài cho cả nước đến hết thế kỷ 21. Hoa Kỳ đã tính tới kế lâu dài. Các mỏ dầu bên Trung Đông sẽ có ngày cạn, hoặc sẽ có ngày không lấy được nữavì chiến tranh, nên Hoa Kỳ đã nhắm mỏ dầu cát này của Canada. Hiện chưa biết việc này sẽ xảy ra bao giờ và thế nào mà thôi.
Đấy mới chỉ là nói tới một tỉnh bang Alberta. Mà đâu phải chỉ mình Alberta có dầu. Miền đông Canada phía Đại Tây Dương và miền tây Canada phía Thái Bình Dương cũng đầy những mỏ dầu, và phía Bắc Đại Tây Dương ở mạn bắc cũng có những mỏ dầu. Tất cả đều nằm sâu dưới lòng biển. Ngoài dầu ra, lại còn những mỏ kẽm, mỏ vàng, và hình như cả mỏ kim cương nữa.
Trên đây là mới nói sơ sơ về mặt hầm mỏ. Mặt khác cũng ngon lành không kém, như mặt nước ngọt. Ông Trời ưu đãi Canada rõ ràng. Chỉ riêng tỉnh bang Ontario nơi dân làng của tôi cư ngụ đã có hơn 250 ngàn cái hồ. Cả nước Canada có khoảng hơn một triệu cái hồ lớn nhỏ. Canada chứa 1/3 trữ lượng nước ngọt của cả thế giới. Nhìn vào bản đồ các cụ thấy chỗ nào cũng có hồ. Giữa biên giới Hoa Kỳ và Canada là 5 hồ nước ngọt vĩ đãi nổi tiếng mà ngày xưa thời đi thi trung học, ai cũng phải thuộc lòng: hồ Superior, hồ Michigan, hồ Huron, hồ Erie, hồ Ontario.
Ngoài nước ngọt để uống, các hồ nước ngọt này còn sinh ra thủy điện nữa nha. Ngon lành hết sức vậy đó.
Nghe tới đây thì Cụ B.95 ngắt lời: Nãy giờ tôi toàn nghe tin vui của Canada, bộ Canada là nước thiên đàng hay sao mà không có tin buồn gì cả. Anh John cười ha ha rồi đáp: Cũng có chút xíu tin buồn nhưng không đáng kể, thưa Cụ. Canada đúng là nước thiên đàng hạ giới mà. À, có tin này buồn cười lắm: Toronto sẽ có trường dành cho người Da Đen. Không phải Canada kỳ thị chủng tộc không cho da đen học chung trường với da trắng đâu. Ngày xưa thời còn kỳ thị trắng đen thì người da đen phải tranh đấu để con em da đen được học chung trường với con em da trắng. Nay thì sự việc đổi ngược. Tại Toronto này, học sinh da đen bỏ học rất nhiều, cứ lên tới lớp 7 lớp 8 là bỏ. Chúng nghỉ học vì theo không kịp chúng bạn. Phụ huynh da đen đã cho rằng chương trình học cao qúa, chương trình phải hạ thấp xuống. Mà nếu hạ thấp xuống thì lại không đúng tiêu chuẩn quốc tế. Do đó, ngay từ năm 2007, người da đen đã tranh đấu để Bộ Giáo dục lập ra những trường chỉ dành cho học sinh da đen. Chỉ cho da đen mà thôi, cấm da trắng !Việc tranh đấu đã thành công và chính quyền đã tìm ra đủ ngân sách. Vào tháng 9 tới đây, Toronto sẽ có một trường mang tên Africentric School. Trường này ‘kỳ thị’ các sắc dân khác, chuyên trị da đen mà thôi. Thày da đen, trò da đen. Nghe buồn cười qúa, phải không các cụ ?
Tin cuối cùng, rất Canada, đó là tin thành phố Montreal thuộc tỉnh bang Quebec vừa ra luật mới cấm đốt lò sưởi bằng củi. Canada là xứ lạnh, nhà ai cũng phải có sưởi về mùa đông. Lò sưởi theo lối cổ từ xưa là đốt bằng củi. Nay khoa học chứng minh lò đốt bằng củi thải ra quá nhiều chất độc, làm ô nhiễm không khí. Trong vòng bảy năm, mọi nhà phải tìm cách thay thế lò sưởi đốt củi bằng lò sưởi đùng điện hay ga.
Kể đến đây xong thì anh John nhìn mọi người rồi cười tủm tỉm: Bây giờ là tin cá nhân. Tuần qua tôi mới được người bạn mời đi nhà hàng Nhật. Chao ơi, cái món cá sống sushi và sashimi của Nhật ngon làm sao. Xưa nay, từ bé đến lớn, tôi chỉ biết ăn cá chín, chiên, xào, nướng, bao giờ cũng chín. Đây là lần đầu tiên tôi ăn cá sống. Có lẽ trên đời này không có món cá nào ngon bằng món cá sống của Nhật. Vợ chồng tôi xin kính mời cả làng tháng sau đi ăn cá nhà hàng Nhật.
Lời tán dương cá sống của Nhật đã chạm tới lòng tự ái của ông ODP.
Ông ODP lên tiếng ngay: Tôi đã từng ăn món sushi và sashimi của Nhật nhiều lần, ngon thì có ngon, nhưng không ngon quá đến nỗi được ca tụng là ngon nhất thế giới. Cái món cá sống ngon nhất thế giới phải là món gỏi cá sống ở miền Kim Sơn Phát Diệm.
Ông ODP xưa nay vẫn được coi là người có thẩm quyền về nấu nướng và ăn uống. Thấy ông ca tụng món gỏi cá Phát Diệm như vậy thì cả làng đều túm lại xin ông kể thêm chi tiết.
Nhấp một ngụm trà xong rồi ông kể ngay. Rằng hồi 1946 khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng lên, đa số dân thủ đô Hà Nội chạy về lánh nạn tại miền Kim Sơn Phát Diệm nơi có Khu An Toàn của Đức Cha Lê Hữu Từ. Gia đình ông cũng về Phát Diệm. Đây là một miền đất mới do phù sa của 3 con sông lớn là Hồng Hà và sống Đáy ở phía đông và sông Mã ở phía tây làm ra. Nhờ lớp phù sa quý báu này mà cây trái cũng như tôm cá của miền này ngon lạ lùng. Người Phát Diệm có món gỏi cá sống ngon không tả được. Trong các loại cá nổi tiếng của miền này phải kể tới cá trắm, cá chép và cá mè. Riêng món gỏi cá sống thì làm bằng cá mè là ngon nhất vì thịt cá này mềm, mịn màng, ngọt, bùi, béo và không có xương giăm. Con cá tươi được lạng lấy miếng lườn, lau bằng giấy bản, thái nhỏ và ướp với riềng, rồi trộn với thính. Ta cuộn miếng gỏi cá này với lá sung, lá mơ và lá húng. Ta chấm với một loại nước sauce mang tên là ‘giấm cá’. Sauce này làm bằng đầu cá băm nhuyễn, trộn với mẻ, với riềng, mắm tôm và nước bỗng nấu rượu. Gỏi cá phải ăn với nước sauce thật nóng. An giặm với bánh đa và lạc rang. Nếu bạn nhấp thêm một hớp rượu đế nữa thì tuyệt. Ăn xong miếng gỏi là bạn cảm thấy mình lâng lâng như vừa ăn một món ngon nhất thế giới. Miếng ngon trên thiên đàng chắc cũng chỉ ngon được như thế này là cùng. Nó là một tổng hợp của bùi, béo, ngậy, ngọt, thơm, mát, bổ.
Rồi từ món gỏi cá sống, ông miên man sang những món khác của miền đất nổi tiếng này. Nào tôm he, nào cua bể, nào cá khoai, nào cá chép rán, nào cá rô kho nhừ, nào nhựa mận và chả chó. Lại còn món canh rau đay tím nấu với cua rốc. Các bạn có bao giờ nghe tới con cua rốc, con cua rạm, con cáy của miền đất phù sa này chưa? Những con cua đặc sản cuả miền phù sa Phát Diệm này thơm ngon vô cùng.
Rồi như chợt nhớ ra một điều mà ông cho là quan trọng lắm. Ông kể: miền đất này còn được gọi là ‘Khu An Toàn Phát Diệm’. Nó đã che chở cho bao nhiêu người Quốc Gia. Nó là gạch nối giữa đất quốc gia Khu Ba và đất cộng sản Khu Tư. Nó được ghi trong nghị trình hội nghị Geneve 1954. Giáo Sư Nguyễn Tiến Hưng, cựu bộ trưởng kế hoạch thời tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và tác giả nhiều cuốn sách nổi tiếng, vừa cho biết: trong khi ông tìm tài liệu ở kho hồ sơ vừa được giải mật ở Hoa Kỳ, ông đã tìm thấy tài liệu ghi Khu An Toàn Phát Diệm sẽ được đem ra thảo luận trong hội nghị Geneve 1954, và phe Tự Do có ý tranh đấu để giữ Khu An Toàn Phát Diệm được duy trì là biệt khu của Thế Giới Tự Do, như thể chế Bá Linh trong vùng Đông Đức. Tiếc rằng thời gian hội nghị bị thủ tướng Pháp Mendes France hối thúc nên Khu An Toàn Phát Diệm bị xếp lại. Tiếc thay.
Cụ Chánh tiên chỉ làng nghe ông ODP nói về gỏi cá Mè Phát Diệm và Khu An Toàn Phát Diệm thì đầu cụ luôn gật gù. Cụ bảo cụ hoàn hoàn đồng ý với những điều ông ODP kể, vì chính cụ cũng đã tản cư về nương náu ở Phát Diệm thời 1946 và 1947.
Cuối bữa ăn, khi uống trà, cụ Chánh tâm sự: Tin ông nhạc sĩ kiêm nhà báo Trường Kỳ ra đi đột ngột làm lão nghĩ mãi về ý nghĩa cuộc đời. Cha Paolo có lần bảo lão: Chúng ta hãy trân qúy từng phút giây này của đời sống. Trong Anh văn, tiếng ‘present’ vừa có nghĩa là giây phút hiện tại, vừa có nghĩa là món quà, quà tặng của Thượng Đế. Sáng nay khi lão đang ngẫm nghĩ về lời cha Paolo thì đọc được mấy câu thơ trên mạng internet, lão xin đọc để cả làng cùng nghe:
Còn gặp nhau thì hãy cứ vui
Chuyện đời như nước chảy hoa trôi
Lợi danh như bóng mây chìm nổi
Chỉ có tình thương để lại đời
Các cụ ơi, lời Cha Paolo và lời thơ trên đây làm lòng tôi ngẩn ngơ và chơi vơi. Còn các cụ thì sao ?
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Anh Đào
Josephhoa Phạm
06:38 21/04/2009
HOA ANH ĐÀO
Ảnh của Josephhoa Phạm
Mùa Xuân sang có hoa Anh Đào
Mầu hoa tôi chót yêu từ lâu
Lòng bâng khuâng nhớ ai năm nào
Hẹn hò nhau dưới hoa Anh Đào….
(Trích ca khúc Hoa Anh Đào của Thanh Sơn)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền