Ngày 21-04-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:05 21/04/2011
HỢP NHAU MUA ỦNG
N2T

Có hai anh em hợp nhau lại mua một đôi ủng, hai anh em thương lượng như thế này: ai có việc phải đi ra khỏi nhà thì người ấy mang đôi ủng mới mua, không ngờ người anh thường luôn có việc phải đi ra khỏi nhà nên thường mang đôi ủng mới.
Người em không an tâm, thế là đợi đêm về khi người anh đang ngủ, thì mang đôi ủng mới đi tới đi lui trong nhà
Một người mang đôi ủng đi ban ngày, một người mang đôi ủng đi ban đêm, không lâu sau đó thì đôi ủng mới ấy bị rách, người anh bèn thương lượng với người em mua đôi ủng khác, người em lắc đầu nói:
- “Không mua nữa, em còn phải ngủ chứ”.

Suy tư:
Cuộc sống của người người kiêu ngạo thì giống như tâm trạng bất an của người em: lo lắng sợ người khác trỗi vượt hơn mình, sợ người khác nổi tiếng hơn mình, sợ người khác dành được địa vị cao hơn mình…
Ma quỷ thưởng rảo quanh đi kiếm đồng minh của mình để hợp lực chống lại Thiên Chúa, đồng minh mà nó thích nhất là người kiêu ngạo, người hay bất mãn anh chị em, người ích kỷ và hay phê bình người khác, bởi vì những người này đều có một tâm trạng giống nhau: lo sợ người khác trỗi vượt hơn mình, giống như ma quỷ muốn bằng Thiên Chúa vậy.
Có những sức mạnh bởi hợp lực mà ra, đó là đời sống cộng đoàn: cộng đoàn dòng tu, cộng đoàn giáo xứ, cộng đoàn giáo phận, toàn thể dân Chúa.
Có những hợp lực làm cho liên minh ma quỷ và thế gian phải sợ, đó là các bí tích của Giáo Hội, đó là phụng vụ các giờ kinh, đó là kinh Mân Côi…
Ai hiểu thì hiểu !
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:06 21/04/2011
N2T

36. Nguy hiểm gần kề thì không thể cứ mãi bình an vô sự.

(Thánh Hieronimo)
 
Thứ sáu Tuần Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:35 21/04/2011
THỨ SÁU TUẦN THÁNH

Tin mừng : Ga 18, 1; 19, 42

“Cuộc thương khó của Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta”.


Anh chị em thân mến,

Thế là hết, vị thầy vĩ đại của các môn đệ đã bị bắt, vị đại tiên tri của dân Do Thái đã bị đánh đòn và bị đóng đinh chết trên thập giá, các môn đệ tan hàng mỗi người một ngã, các bà đạo đức đấm ngực khóc than, thất vọng và đau thương bao trùm cả một cõi trời Giê-ru-sa-lem.

Chúa Giêsu đã chết, cái chết bất diệt

Thời gian như bay, một hôm sen bắt đầu già. Sen thấy hồng nhan thay sắc, da dẻ dần dần mất đi vẻ bóng mịn; sen cho là tài hoa không trở lại, cuộc đời như bóng ngã về tây, cảm thấy bi ai sợ hãi. Lẽ nào cuộc sống kết thúc không tiếng tăm, không hơi thở như thế này sao ? Đâu là những vẽ vang ? Đâu là những tiếng vỗ tay ? Nó cầu cứu với Chúa Tạo Vật, Ngài nhìn nó dịu dàng nói:

- “Này con, đây là con đường mà mỗi sinh mệnh phải đi qua”.

Sen vẫn phản kháng đến cùng:

- “Nhưng không phải Ngài nói sinh mệnh là vĩnh hằng sao?”

Chúa Tạo Vật khẽ mĩn cười, nói:

- “Huyền diệu của sinh mệnh là ở đây: không có sống thì không có chết, không có chết thì không có sống”.

Trong mình thế lực đang tàn tạ, ngã lòng, dung nhan đẹp đẽ của sen đã bị tróc ra tàn rụng. Trong tuyệt vọng vô cùng, sen đột nhiên phát hiện nhụy hoa nho nhỏ tự thành hình trong nó. Sen bắt đầu hiểu rõ lời của Chúa Tạo Vật: chỉ có đi qua sự chết, mới có thể trở lại sự sống.

Sau khi cánh hoa cuối cùng theo gió mà đi, sen đã hài lòng, nở một nụ cười mà tạ thế.

Đầu xuân năm nay, trong hồ nước mọc lên vô số là hoa sen mới, mát mẽ không bẩn, tiếp tục đón nhận một mùa phong tao. (1)


Nhưng hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh hoa kết quả dồi dào (Ga 12, 24), hạt lúa là tình yêu của Thiên Chúa đã được gieo vào lòng đất là thế gian, nhưng thế gian đã dùng ghen ghét, hận thù để loại bỏ tình yêu ấy ra khỏi thế gian, ra khỏi tâm hồn của họ.

Hôm nay, tất cả thế lực của ma quỷ và thế gian đã tấn công một con người; hôm nay tất cả ghét ghen, kiêu căng, ích kỷ đã đứng chung lại để tấn công tình yêu hy sinh của Đấng cứu độ trần gian.

Ngài đã chết, hạt lúa mì được gieo vào lòng đất đã thối nát, và ma quỷ vui mừng; các thế lực trần gian của Pha-ri-siêu, của các kinh sư, của các thầy thông luật, của các thầy thượng tế đã có thể an tâm tự tại vì đã loại trừ một đối thủ. Nhưng hạt lúa thối đi không có nghĩa là vô vọng, trái lại nó sẽ sinh ra nhiều hạt lúa tốt tươi khác. Chúa Giê-su đã chết, nhưng Ngài sẽ sống lại và vĩnh viễn thống trị âm phủ và sự chết, Ngài sẽ sống lại như lời Ngài đã nói trước.

Anh chị em thân mến,

Hôm nay Thứ Sáu Tuần Thánh, toàn thể Giáo Hội đang ăn chay hãm mình đền tội và hy sinh, để chia sẻ những đau khổ với Chúa Giê-su đang quằn quại đau thương trên thập giá.

Hôm nay, anh chị em và tôi, chúng ta cũng đã đấm ngực ăn năn sám hối tội mình, chúng ta thấy rất rõ vì tội lỗi của mình đã phạm làm cho Chúa Giê-su phải chết. Ngài đã chết, chết thật và không còn cảm giác đớn đau khi lưỡi đòng ân huệ đâm thâu trái tim của Ngài, Ngài đã chu toàn bổn phận cứu chuộc nhân loại của mình.

Khi phó thác linh hồn trong tay Cha, Chúa Giê-su đã đi qua ngưỡng cửa sự chết để vào cõi vinh quang của Ngài, Ngài như cánh hoa sen trong bùn phải tàn tạ để nhiều nụ hoa sen mới đẹp nẩy mầm, nụ hoa sen của vĩnh hằng, của yêu thương, nụ hoa sen nẩy mầm ấy chính là những người Ki-tô hữu tin vào Ngài vậy.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

(1) Trích trong “Truyện ngụ ngôn cho thời hiện nay”, bản dịch và viết suy tư của Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

--------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Thánh gía trong đời sống
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
06:10 21/04/2011
Thánh gía trong đời sống

Nói đến thánh gía không ai thích, dù là theo một ý nghĩa cùng hình ảnh nào.

Thánh gía không chỉ là hình chữ thập với cây chiều dọc thẳng đứng và cây chiều ngang đan bện vào nhau.

Nhưng thánh gía còn có nhiều danh tên khác nữa cùng không có hình thể nào nhất định: bệnh tật, đau khổ thể xác cũng như tinh thần, bơ vơ bị bỏ rơi, nghèo túng, hoài nghi về ý nghĩa đời sống, chia ly cách biệt, sợ hãi lo âu, thất bại cay đắng, thất vọng, bị khinh miệt, gia đình tan rã, thù ghét nhau, chiến tranh loạn lạc…

Những thánh gía này từ xưa nay hằng luôn có mặt trong đời sống, và xảy đến không trừ cho một ai.

Thánh gía dưới con mắt của tầm hiểu biết con người theo lý trí suy luận thì thật là tiêu cực đen tối. Nhưng trong con mắt đức tin tinh thần, thánh gía lại có một ý nghĩa gía trị tích cực khác.

Thánh gía ơn cứu độ

Xưa nay các bậc Ông Bà Cha Mẹ thường than thở tâm sự: Đời sống mỗi người đều có thánh gía khác nhau!

Tứ mấy năm nay, bên xã hội Âu Châu người ta tranh cãi cùng đi đến quyết định tháo gỡ bỏ thánh gía khỏi phòng xử án, khỏi phòng học, khỏi nơi công cộng, hay nơi nhà riêng tư nữa.

Nhưng như thế đâu phải là không còn thánh gía trong đời sống nữa đâu.

Thánh gía gắn liền với đời sống con người. Kể cả đời sống của Chúa Giêsu, là Con Thiên Chúa cũng có thánh gía. Con người chúng ta không có thể chối bỏ được thánh gía cùng không có thể tháo bỏ cởi thánh gía ra khỏi đời sống mình được.

Thiên Chúa đã tạo thành sự sống, đường đời sống con người cùng với thánh gía, như Người đã làm cho Chúa Giêsu, con của Ngài, cũng phải chịu đựng vác thánh gía. Nếu chấp nhận hiểu thánh gía trong ý nghĩa đó, thánh gía đời sống con người chúng ta, như trong đời sống Chúa Giêsu, sẽ trở nên khí cụ phương thế của ơn cứu độ giải thoát có được sự sống vĩnh cửu đời sau.

Thánh Phanxico thành Sale đã có suy tư đầy lòng tin tưởng cùng thấm đậm niềm an ủi về thánh gía: „Sự khôn ngoan vĩnh cửu của Thiên Chúa đã từ đời đời nhìn thấy thánh gía là qùa tặng cao qúy của trái tim Ngài. … Thiên Chúa khi gửi thánh gía cho đời sống con người, Ngài đã chúc phúc lành, cùng ban ơn cho con người. Ngài nhìn thấu suốt và ban ơn trợ giúp thêm can đảm vác thánh…“.

Thánh gía đè nặng, nhưng cũng mang đến điều tích cực.

Thánh gía, dấu chỉ tích cực

Ngắm nhìn thánh gía trong ý nghĩa đó, thánh gía không là khí cụ vật dụng hành hạ, nhưng là dấu chỉ tích cực gây phát sinh niềm hy vọng và sự an ủi.

Nhiều bậc cha mẹ trong đời sống gặp nhiều đau khổ phiền muộn, đã phải cắn răng chịu đựng vác những thánh gía vô hình trong dòng nước mắt tủi nhục.

Lúc đầu họ sống trong buồn phiền đau đớn hoài nghi bối rối hoang mang. Nhưng lúc hồi tâm suy nghĩ, họ đã tìm thấy ánh sáng ý nghĩa tích cực qua suy nghĩ về đau khổ, về thánh gía Chúa Giêsu đã phải vác, về đời sống con người trên trần gian, về gía trị đời sống con người phải trải qua hy sinh vác thánh gía- dù không ai muốn thánh gía cả-.

Cùng với lòng đạo đức cùng nghe theo lý trí lẽ phải ngay chính, họ dần tìm thấy trong tâm hồn niềm tin gía trị ý nghĩa của đau khổ thánh gía giúp giáo dục đào tạo đời sống bản thân sống lòng khiêm nhượng, sự thông cảm chia sẻ. Có thể nói, qua chịu đựng đau khổ vác thánh gía, đời sống trở nên thâm trầm đạo đức, vững mạnh can đảm hơn.

Trên đường chịu khổ nạn vác thánh gía, Ông Simon Syrene đã vác đỡ thánh gía Chúa Giêsu. Vô cớ mà Ông Simon lại phải vác thánh gía thay Chúa Giêsu. Simon Syrene là một người nông dân không nói một lời nào cải chính biện hộ. Bị bắt buôc, ông âm thầm chấp nhận vác thánh gía đỡ cho Chúa Giêsu đi một đoạn đường. Bề ngoài nhìn Ông phải đau khổ chịu cực hình vác thập gía, nhưng bên trong nội tâm Chúa Giêsu chịu đựng hết những đau khổ nhục nhã.

Nơi chặng thứ sáu đàng thánh gía, bà Veronica can đảm động lòng thương cảm đến tận bên Chúa Giêsu đang vác thánh gía. Bà đưa khăn cho Chúa lau mồ hôi cùng máu đang chảy thành dòng trên khuôn mặt. Hành động của bà Veronica bên ngoài nói lên sự liên đới tình bác ái rất quan trọng trong đời sống cùng chia sẻ nỗi đau khổ phiền muộn của người khác. Và bên trong là gương mẫu cho nền tảng đời sống đức tin của chúng ta.

Chúa Giêsu hy sinh vác thánh gía chịu khổ nhục mang ơn đức cứu độ cho linh hồn con người.

Trong đời sống làm người, không ai muốn có thánh gía, và cũng không ai tránh thoát khỏi thánh gía. Thánh gía trong đời sống con người có nhiều bộ dạng. Thánh gía đau khổ trong đời sống con người không chỉ có mặt tiêu cực khổ đau như một hình phạt, nhưng còn có mặt tích cực.

Thánh gía đau khổ trong đời sống là sự thử thách rèn luyện tâm tính con người trở nên vững mạnh, cùng giúp đạt được lối sống khiêm cung chân nhận giới hạn của bản thân mình. Và qua đó ý thức hơn về cách sống tình liên đới cảm thông với người gặp đau khổ.

Nhất là vững tin rằng qua đau khổ thánh gía mới đạt tới thành công được.

Tuần Thánh 2011

Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
 
Phục sinh không phải chỉ là niềm hy vọng cho tương lai
Lm Jude Siciliano, OP
06:19 21/04/2011
CHÚA NHẬT PHỤC SINH A
Cv 10: 34a, 37-43; Côlôsê 3: 1-4; Gioan 20: 1-9

Câu chuyện Phục Sinh bắt đầu với ngôi mộ trống. Không phải cách tôi hay làm! Nếu là tôi, tôi sẽ kể có đám đông hàng ngàn người, thậm chí chục ngàn người đứng chờ đợi ngay ngôi mộ. Nên chuẩn bị sẵn pháo hoa để bắn mừng giây phút ấn tượng khi tảng đá lấp cửa mồ bắt đấu kọt kẹt và từ từ lăn ra khỏi lối vào ngôi mộ.

Tôi sẽ mướn nhạc công, đặc biệt là phải có kèn trống, sẵn sàng tấu lên khúc nhạc chiến thắng khi Đức Giêsu xuất hiện sáng chói trong ánh nắng ban mai. Và sẽ thật thiếu sót nếu không có camera, tôi sẽ ghi hình giây phút này để lại cho thế hệ tín hữu mai sau, như một bằng chứng xác thực. Tôi cũng muốn làm một đĩa DVD để gửi cho những kẻ hoài nghi, đặc biệt là các Pharisêu và tư tế ; cũng đừng quên Hêrôđê và những tên lính đã đóng đinh Đức Giêsu. Tôi sẽ nói với họ thế này: “Đó, ngươi thấy không, đúng như lời Người nói! Đức Giêsu đã sống lại từ cõi chết”. Nhưng không biết camera của chúng ta có thể chụp được hình các thiên thần mà các Tin mừng khác nhắc tới không nhỉ?

Còn nữa: tại sao những lại chọn bài đọc này cho Lễ Sáng Chúa Nhật Phục Sinh? Hôm nay, tất cả các nhà thờ của chúng ta đều chật ních. Cả những người hiếm khi đến nhà thờ thì hôm nay cũng ở với chúng ta, còn có nhiều trẻ em mặc những bộ đồ phục sinh bảnh bao. Chẳng lẽ chúng ta không có những bài đọc hoành tráng hơn bài Tin mừng nhẹ nhàng này của thánh Gioan? Chẳng lẽ chúng ta không gây ấn tượng cho khách tham quan và cả những người thỉnh thoảng đến nhà thờ, như chủ kênh truyền hình Ed Sullivan từng gọi là “một chương trình thực sự lớn” hay sao? Thậm chí bài Tin mừng hôm nay cũng chẳng mảy may có đến một cảnh thoáng qua của Đức Kitô phục sinh.

Có lẽ thánh Phêrô có thể giúp chúng ta tìm kiếm Đức Kitô phục sinh, không phải quay lại quá khứ, nhưng là ngay bây giờ. Trong bài trích sách Công vụ Tông đồ, ngài cho chúng ta một cái nhìn khái quát về cuộc đời Đức Giêsu, bắt đầu với sứ vụ của Người ở Galilê, và việc Thiên Chúa xức dầu Thánh Thần cho Người khi Người chịu phép rửa. Điều đánh động tôi trong lời chứng của Phêrô và điều giúp tôi thấy được cái thiếu hoàng tráng của bài Tin mừng hôm nay là sự xác nhận của thánh Phêrô: “Ngày thứ ba, Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy, và cho Người xuất hiện tỏ tường, không phải trước mặt toàn dân, nhưng trước mặt những chứng nhân Thiên Chúa đã tuyển chọn từ trước, là chúng tôi, những kẻ đã được cùng ăn cùng uống với Người, sau khi Người từ cõi chết sống lại”

Thánh Phêrô cho rằng những ai được Thiên Chúa chọn thì có thể “thấy” Đức Giêsu và những chứng nhân đó được Thiên Chúa kêu gọi để “rao giảng cho dân, và long trọng làm chứng…” Tin mừng Phục sinh không chỉ dành riêng cho một số người được chọn hay những người ưu tú trên thế giới. Nhưng công việc của những tín hữu đầu tiên và cả chúng ta nữa là rao truyền lời đó cho tất cả thế giới biết những gì Thiên Chúa đã làm cho chúng ta trong Đức Giêsu. Kế hoạch của Thiên Chúa là những ai chứng kiến Đức Giêsu phục sinh thì sẽ rao truyền tin đó để những tâm hồn và tâm tưởng sẽ được biến đổi. Vì thế mà không có một DvD hay hình ảnh nào ghi lại biến cố này – chỉ những chứng nhân sống động được Thiên Chúa kêu gọi chuyển trao những gì họ cảm nghiệm về Đức Kitô phục sinh, cho những ai chưa được nghe Tin mừng mà chúng ta cử hành hôm nay: “Đức Kitô đã phục sinh.”

Ngày nay, nhiều người hay nói rằng: “Nếu chỉ mình tôi ở đó lúc Đức Giêsu phục sinh, tôi có lẽ đã rất hăng hái làm chứng những gì tôi nhìn thấy”. Vâng, thánh Gioan đã cho chúng ta thấy cái trước tiên mà Maria Magdala, thánh Phêrô và “môn đệ Đức Giêsu yêu mến” nhìn thấy là một ngôi mộ trống! Ít nhất là những gì xảy ra cho Maria và thánh Phêrô là sự hiểu lầm và bối rối. Maria ra mộ lúc “trời còn tối” – vẫn còn tối tăm cách khác đối cả Maria và Phêrô. Maria kết luận như bất cứ người nào cũng có thể nghĩ thế, “Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu.”

Chúng ta không biết thánh Phêrô nghĩ gì khi nhìn thấy ngôi mộ trống: chắc chắn không phải nghĩ về việc Đức Giêsu trỗi dậy từ cõi chết. Không ai nghĩ như thế, ngay cả thánh Phêrô và những người thân thiết với Đức Giêsu nhất; điều đó quả là phi lý. Tạ ơn trời vì còn có một người môn đệ khác cũng có mặt ở ngôi mộ, “người môn đệ được thương mến”. Dù không thấy Đức Kitô phục sinh, ông nhìn vào trong mộ, thấy khăn niệm và khăn che đầu được cuộn lại ngay ngắn, thánh Gioan cho chúng ta biết, “Ông đã thấy và đã tin”

Thân phận của Người Môn Đệ Được Yêu là đề tài đã được tranh luận và bàn thảo từ rất lâu. Thánh Gioan nói với chúng ta người ấy cũng đã ở dưới chân thập giá (19:35) với Mẹ của Đức Giêsu, với Maria vợ của ông Clopas và Maria Magdala, còn các môn đệ khác lúc đó đã bỏ trốn hết. Khoảng một thế kỷ sau, giáo phụ Irênê xác định người đó là một trong nhóm mười hai – có thể là Gioan? Nhưng thánh Irênê không có mặt ở đó. Một vài người cho rằng người môn đệ vô danh đó là Lazarô, có người lại bảo đó là Tôma. Nhưng chúng ta không chắc chắn.

Nhưng có thể thánh Gioan sử dụng danh từ Người Môn Đệ Được Yêu như một biểu tượng cho kiểu mẫu của người môn đệ hoàn hảo. Như một người môn đệ, ngài có lẽ cũng đã đáp lại lời mời gọi của Đức Giêsu và đi theo Người. Môn đệ này không chỉ làm môn đệ của Đức Giêsu trong suốt thời gian tốt đẹp; mà còn đứng dưới chân thập giá nữa, chứng kiến những khổ hình mà Đức Giêsu phải chịu. Ngài không hề ảo tưởng về những gì mà người môn đệ phải đón nhận. Ngài không bỏ chạy nhưng ở lại đó, hiện diện với cộng đoàn và nghe tường thuật đầu tiên của Maria về ngôi mộ trống. “Môn đệ mẫu mực” này, người đã chứng kiến tất cả, hôm nay cũng có mặt ở nơi ngôi mộ trống. Giờ đây, nhìn vào trong mồ, ngài thấy mọi sự được tỏ tường; ngài tin tưởng mà không cần nhìn thấy chứng cứ cụ thể - như chúng ta cũng được mời gọi nên như thế.

Thật chẳng có cảnh tượng nào thuyết phục những người lần đầu tiên chứng kiến ngôi mộ trống tin tin rằng Đức Giêsu đã trỗi dậy từ cõi chết. Nhưng cuối cùng thì đây quả thật là một câu chuyện Phục Sinh rất hay cho chúng ta ngày nay, vì chúng ta được đòi hỏi phải tin sự chứng kiến của những chứng nhân đầu tiên và hậu duệ của họ mà không cần phải thực sự nhìn thấy, vì chúng ta cũng đang nhìn chằm chằm vào ngôi mộ trống của cuộc đời chúng ta và được mời gọi để tin rằng có một cuộc sống mới ở đó.

Cách đây hai tuần, chúng ta được nghe về câu chuyện Đức Giêsu làm cho Lazarô sống lại. Người chết từ trong mộ đi ra, trên mình còn cuốn vải niệm. Đức Giêsu ra lệnh, “Cởi khăn và vải cho anh ấy, rồi để anh ấy đi.” Nhưng ngày nào đó, Lazarô cũng sẽ chết, và lại bị cuốn vào vải niệm.

Khi Người Môn Đệ Được Yêu nhìn vào trong ngôi mộ trống thì thấy vải niệm của Đức Giêsu còn để lại. Không thể tìm thấy Đức Giêsu sẽ trong mớ khăn niệm đó nữa, vì giờ đây đã phục sinh. Nhờ vào sự sinh của Người, cả chúng ta nữa cũng sẽ được trỗi dậy khỏi mồ và bỏ sự chết lại phía sau – như hình ảnh những khăn niệm trong Tin mừng hôm nay biểu trưng.

Tình yêu mà người môn đệ cảm nghiệm từ nơi Đức Giêsu đã chuẩn bị cho ngài thấy được đời sống mới mà Đức Giêsu đã bước vào. Với chúng ta, những người hôm nay lắng nghe Lời Chúa và chia sẻ Bàn Tiệc Thánh cũng biết được tình yêu mà Đức Giêsu dành cho chúng ta – giờ đây chúng ta là “các môn đệ được yêu”. Chúng ta nhìn vào những nơi chết chóc của mình với niềm tin phục sinh và hy vọng rằng Thiên Chúa có thể làm ra sự sống mới nơi mà giờ đây chúng ta nhìn thấy sự chết và những hệ lụy của nó.

Chúng ta nhớ lại những cảm nghiệm riêng tư về sự phục sinh, khi chúng ta nhìn vào một ngôi mộ, một nơi chết chóc trong cuộc sống của chúng ta và cảm nghiệm sự sống mới. Chính kỷ niệm đó cho chúng ta niềm hy vọng. Chẳng hạn như, với đôi mắt và trí nhớ được điểm tô bằng niềm tin của chúng ta vào sự phục sinh của Đức Giêsu, chúng ta nhớ lại:
- Khi chúng ta gần như bỏ cuộc với một người bạn nghiện nghập thì họ lại hồi tỉnh, nhờ giúp đỡ và rồi sống lại.
- Khi chúng ta chịu đựng sự mất mát một người thân yêu và thế giới như sựp đổ, và rồi sau đó ta bước ra khỏi ngôi mồ đau đớn và sống lại.
- Khi chúng ta phải gánh chịu những khủng hoảng tài chánh và chúng ta sát cánh với nhau như một gia đình, thực hiện những điều chỉnh nghiêm túc và cần thiết trong lối sống của mình và sau đó chúng ta lại sống.
- Khi chúng ta lạc mất đức tin, nhưng lại cảm thấy sự trống trải vì mất đi cộng đoàn của những người tin và nghi lễ quan trọng, chúng ta ta trở lại với những thực hành tôn giáo và rồi chúng ta sống lại.

Với các tín hữu, phục sinh không chỉ là niềm hy vọng cho tương lai, nơi chốn và thời gian tốt hơn. Chúng ta đã nhìn vào trong rất nhiều ngôi mộ của chúng ta. Người môn đệ được Đức Giêsu yêu mến là mẫu gương cho chúng ta. Ngài biết tình yêu mà Đức Giêsu dành cho mình; một tình yêu mà ngay cả đau khổ hay sự chết cũng không làm lay chuyển. Không nhìn thấy Đức Giêsu nhưng ngài vẫn tin, và ngày nay ngài là sự khích lệ cho mỗi chúng ta, giúp chúng ta nhìn những cái chết của mình với nét mặt không hề sợ hãi.

Trong thánh lễ Phục sinh này, chúng ta, “những người môn đệ được yêu”, hãy mở to đôi mắt và đôi tai đức tin để nhìn và nghe Chúa Phục sinh đang ở giữa chúng ta. Người ở cùng chúng ta khi chúng ta họp nhau nhân danh Người; Người ở với chúng ta qua bánh rượu Thánh Thể. Chúng ta nhớ lại kinh nghiệm ohục sinh mà chúng ta có trong quá khứ, khi chúng ta cảm nghiệm cuộc sống mới sau cái chết. Với những kinh nghiệm được làm mới lại trong Thánh lễ này, chúng ta được tràn trề hy vọng khi chúng ta đối diện với những cái chết ngay hiện tại cũng như trong tương lai.
Chuyển ngữ Anh Em HV Đaminh Gò Vấp

EASTER SUNDAY A
Acts 10: 34a, 37-43; Colossians 3: 1-4; John 20: 1-9

The story of the Resurrection begins for us with an empty tomb. Not the way I would have done things! I would have had a crowd of thousands, tens of thousands, waiting at the tomb. There would be fireworks ready to go off at the dramatic moment the stone, sealing the tomb, began to rattle and slowly roll away from the entrance.

I would have had musicians, especially trumpets and kettledrums, ready to play a triumphant fanfare as Jesus emerged, blinking in the morning sun. Too bad there weren’t cameras in those days, I certainly would have wanted to record the moment for the next generation of believers, as proof positive. I would also want a DVD made to give skeptics, especially those Pharisees and scribes–let’s not forget Herod and the soldiers who crucified Jesus. "There, you see, just as he said! There’s Jesus rising from the dead! I told you so!" Would our camera be able to photograph the angels the other Gospels say were there?

Something else: why did the architects of our Lectionary choose this reading for Easter Sunday morning? Today our churches are packed. People are with us who seldom come to church. There are lots of children too, in their crisp, new Easter clothes. Couldn’t we at least have had a more spectacular reading than this subdued account by John? Don’t we at least want to impress our visitors and occasional churchgoers with, what the Sunday television host Ed Sullivan used to call, "a really big show?" Today’s gospel doesn’t have even a brief appearance of the risen Christ!

Maybe Peter can help us today as we search, not just back then, but now, for the risen Christ. In today’s reading from Acts he gives us an overview of Jesus’ life. Peter situates Jesus in the line of prophetic witnesses. Then he briefly recounts Jesus’ life, beginning with his ministry in Galilee and God’s anointing him at his baptism with the Holy Spirit. What strikes me in Peter’s testimony and what helps me address the lack of spectacle in today’s gospel, is what Peter acknowledges: "This man God raised on the third day and granted that he be visible, not to all the people, but to us, the witnesses chosen by God in advance, who ate and drank with him after he rose from the dead."

Peter suggests that those God has chosen can "see" Jesus and that these witnesses are called upon by God to "preach to the people and testify…." The good news of the Resurrection isn’t reserved to a few chosen and elite people in the world. Rather, the task of the first believers and our task as well, is to spread the word to the rest of the world what God has done in Jesus. God’s plan is that those who have witnessed the resurrection are to spread the news so that hearts and minds will be transformed. So, no video cameras or DVDs to capture the event–just living witnesses called by God to pass on how they have experienced the living Christ, to those who have not yet heard the Good News we celebrate today: "Christ is risen."

"If I were only there at Jesus’ resurrection, I would be as enthusiastic witness to what I had seen"–so, some people say today. Well, John tells us the first thing Mary of Magdala, Peter and "the disciple whom Jesus loved" saw was an empty tomb! What happened at first, at least, for Mary and Peter, was misunderstanding and confusion. Mary arrived at the tomb "while it was still dark"–it was still dark in another way for both Mary and Peter. Mary concludes what any logical person would, "They have taken the Lord from the tomb and we don’t know where they have put him."

We don’t know what conclusion Peter drew when he saw the empty tomb: it certainly wasn’t about Jesus’ rising from the dead. No one expected that, not even Peter and those closest to Christ; that would be too illogical. Thank heavens for the other disciple at the tomb, the "Beloved Disciple." Even without seeing the risen Christ he looks into the empty tomb, sees the burial cloths and the neatly rolled up head cloth and, John tells us, "he saw and believed."

The identity of the Beloved Disciple has long been a subject of debate and speculation. John tells us he (was it a she?) was there at the foot of the cross (19:35) with Jesus’ mother, Mary, the wife of Clopas and Mary of Magdala– the disciples had all fled. Irenaeus, a century later, identified this disciple as one of the 12–John? But Irenaeus wasn’t there. Some people said the unnamed disciple was Lazarus, others Thomas. We don’t know for sure.

But maybe John is using the Beloved Disciple as a symbol for the model of the perfect disciple. As a disciple he would have responded to Jesus’ invitation to follow him. This disciple wasn’t just a disciple during the good times with Jesus; he was at the foot of the cross and so, witnessed the suffering inflicted on Jesus. He would be under no illusions about what discipleship would entail for him. Still, he did not turn away, but stayed with the community and was there to hear Mary’s initial report about the empty tomb. This "model disciple," who has seen it all, today is at the empty tomb. Now, gazing in to the tomb, he comes to full sight; he believes without physical evidence – just as we are called to do!

No, there is no spectacle for those first witnesses at the empty tomb to convince them indubitably that Jesus rose from the dead. But this, after all, is a very good Resurrection story for us today, because we are asked to believe the testimony of the first witnesses and their descendants without actually seeing, for we too stare into the empty tombs of our lives and are called upon to believe that new life is possible.

Two weeks ago we heard the story of Jesus’ bringing Lazarus back to life. The dead man came out of the tomb wrapped in burial cloths. Jesus gave the order, "Untie him and let him go." But one day Lazarus would die again and again he would be wrapped in burial cloths.

When the Beloved Disciple looked into the empty tomb he saw the burial cloths Jesus left behind. Jesus, now resurrected, would never again be found in those wrappings. Because of his resurrection we too will be raised from the grave and leave the remains of death behind–symbolized by those burial cloths in today’s gospel.

The love the disciple experienced from Jesus prepared him to see the new life Jesus had entered into. For those of us who heard God’s Word and shared the Eucharist today we also know the love Jesus has for us–we are now the "beloved disciples." We look into our dead places with resurrection faith and have hope that God can cause new life where we now see death and it’s remains?

We recall our own experiences of the resurrection, when we were looking into a tomb, a dead place in our lives and nevertheless, came to experience new life. That memory gives us hope. For example, with eyes and memory tinted by our faith in Jesus’ resurrection we remember:
- when we had almost given up on a friend addicted to drugs and then they came to their senses, got help and are alive again
- when we suffered the loss of a loved one and the world collapsed and then we came out of the tomb of grief and are alive again
- when we suffered financial crisis and we stood together as a family, made serious and necessary adjustments in our lifestyle and are alive again
- when we drifted away from our faith, but felt the emptiness over the loss of a community of supportive believers and important ritual, returned to our religious practices and are alive again

For the believer resurrection isn’t just a hope for a future, better time and place. We have looked into many tombs in our lives. The disciple whom Jesus loved has been our model. He knew the love Jesus had for him; a love which suffering and even death could not overcome. Without seeing Jesus, he still believed and today he is our encouragement, helping us look our current dyings in the face without fear.

At this Easter celebration we, the "beloved disciples," open our eyes and ears of faith to the Risen Lord in our midst. He is with us as we gather in his name; he is here in the proclaimed Word; he is with us in the Eucharistic bread and wine. We remember the resurrection experiences we have had in our past, when we experienced new life coming after death. With those memories refreshed at this Eucharist we are filled with hope as we face present and future dyings.

 
Thầy rửa chân Môn Đệ
Tuyết Mai
08:41 21/04/2011
Thứ Năm Tuần Thánh

Phêrô thưa Người rằng: "Lạy Thầy, Thầy định rửa chân cho con ư?" Chúa Giêsu đáp: "Việc Thầy làm bây giờ con chưa hiểu, nhưng sau sẽ hiểu". Phêrô thưa lại: "Không đời nào Thầy sẽ rửa chân cho con". Chúa Giêsu bảo: "Nếu Thầy không rửa chân cho con, con sẽ không được dự phần với Thầy". Phêrô liền thưa: "Vậy xin Thầy hãy rửa không những chân con, mà cả tay và đầu nữa". Chúa Giêsu nói: "Kẻ mới tắm rồi chỉ cần rửa chân, vì cả mình đã sạch. Tuy các con đã sạch, nhưng không phải hết thảy đâu". Vì Người biết ai sẽ nộp Người nên mới nói: "Không phải tất cả các con đều sạch đâu". (Ga 13, 1-15).

Thật phải thưa lậy Thầy chí ái của chúng con!. Chúng con là những con người luôn vấp phạm thì làm sao tự nhiên có thể sạch được nếu không có Thầy rửa chân cho chúng con. Vâng, ai nào dám để Con một Thiên Chúa lại rửa chân cho chúng con bao giờ!. Thưa Thầy nào ai dám?. Cả bao nhiêu năm trời Thầy đi đó đây để giảng dậy cho muôn dân. Ngài dậy mọi người phải biết tìm Nước Thiên Đàng, qua những việc thật cụ thể là hãy thương yêu nhau và nhất là những ai có nhu cầu. Đừng thờ ơ lãnh đạm như người giầu có đã đối xử với anh Lazaro ghẻ chốc kia. Thầy dậy rất nhiều điều mà chúng con nghe theo đã thật khó, như nhà giầu có rất khó để vào Nước Trời trong khi con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ dàng hơn.

Ý Chúa nói thế song không phải là để hù dọa chúng ta, mà cho chúng ta sự hướng dẫn trong sự cố gắng hết sức mình, rồi thì Ơn Chúa sẽ ban thêm cho chúng ta được về Trời với sự cố gắng sống tốt lành tích cực đó!. Vì Thiên Chúa Người quyền năng vô song, nên sự gì Người muốn mà không làm được. Điển hình như bao nhiêu người được Chúa chữa lành, đều xin rằng được Chúa chữa khỏi nếu do Ý Chúa muốn, mà không là ý của ta. Mọi điều Chúa dậy chúng ta cùng đích là mong mỏi chúng ta sống liên kết với Chúa, để được Chúa hướng dẫn theo con đường chính lộ mà Chúa muốn chúng ta đi. Thứ hai phải luôn biết sống tốt đẹp cùng tất cả anh chị em, có thế chúng ta mới xứng đáng làm con cái tốt đẹp trước Nhan Thánh Chúa. Và có phải bao nhiều thời đại trải qua, chúng con đã, đang, và luôn cố gắng giữ mọi Giới Răn và Giới Luật của Chúa. Nhưng ngày hôm nay đây Chúa Giêsu của chúng ta đã làm một công việc hết sức lạ lùng và rất ngạc nhiên của một Thiên Chúa Đấng Tối Cao, cúi xuống Rửa Chân cho tất cả môn đệ của Ngài. Dậy rằng hãy theo gương của Ngài mà làm cho nhau. Quả là một việc làm thách thức rất khó để làm, chẳng những thế mà việc làm ấy đã đi ngược lại trật tự của xã hội trần thế. Sao ai có thể làm được việc mà Chúa Giêsu đã làm trước khi Ngài Ra Đi mãi mãi. Thế gian này không có những việc làm điên dại như vậy!. Thầy biết con người trần gian của chúng con là không thể, sao Thầy lại trông mong chúng con có thể tự sỉ nhục chính mình sao?. Sao Thầy không dậy chúng con gội đầu cho nhau, nghe còn có thể bắt chước và theo được?. Hoặc sao Thầy không dậy chúng con rửa tay cho nhau, thế thì chẳng có ai mà không rửa cho nhau được?. Hoặc tệ lắm là tắm dùm cho nhau khi anh chị em chúng con không có thể!. Nhưng Rửa Chân cho người ư!?. Bàn chân là cái phần thân thể dơ dáy nhất trong con người, mà nào ai có thể cúi mặt xuống ngang gần sát với bàn chân của người mà rửa cho người ư?. Không thể được thưa Thầy, vạn lần là không, không là không ……!. Có chết chúng con cũng không làm được như Thầy, và xin Thầy thông cảm cho.

Sự việc của Chúa tôi không thiết nghĩ Chúa yêu cầu tất cả chúng ta đi ra ngoài đường để tìm bất kỳ những ai, để xin được rửa chân cho họ. Nhưng Ý Chúa đây đã dậy chúng ta không ngoài mục đích là Phục Vụ cho nhau, như Thầy là Con chí ái của Thiên Chúa Cha, mà đã xuống trần không đòi hỏi được mọi người phục vụ cho mình, mà để Thầy phục vụ cho toàn nhân loại nói chung, vì Ngài rất nhân lành luôn yêu thương nhân loại hơn cả bản thân mình. Hỡi những ai đang có chức phận càng cao chừng nào, thì càng phải hạ thấp mình xuống để Rửa Chân cho anh chị em mình, thế mới được gọi là khiêm nhường và có tinh thần Phục Vụ thật sự. Và nếu muốn để trở thành môn đệ chân chính của Chúa là không phải ở thật trên cao để hằng ngày chờ người người phục vụ dưới chân mình. Như thế sẽ không đẹp lòng Thầy vì theo Thầy hãy tự hạ mình cho nhỏ lại, ít nhất phải ngang hàng với những anh chị em thấp kém hơn mình, hay được hơn nữa là ở hàng rốt hết. Có thế chúng ta mới thông cảm những người thấp cổ bé họng, đem sức lao động ra hằng ngày để kiếm đồng lương khiêm nhường mà nuôi cả gia đình. Làm Lớn không phải là có quyền ức hiếp và chèn ép anh chị em. Chỉ vì ta có cơ hội làm giầu. Chỉ vì ta có cơ hội vơ vét của người mà tích trữ vào kho lẫm làm của riêng ta. Chỉ vì chính ta tham muốn có được cuộc sống như vậy!. V.v…….

Lậy Thầy chí ái! Rửa chân cho nhau còn khó hơn là nhà giầu tìm vào Nước Trời nữa Thầy ạ!. Thế gian này không có người ấy đâu! Nhất là những người giầu có. Người có lòng tốt thì người ta đóng góp tiền của dư thừa của họ cho người nghèo khó, việc này Chúa cũng không phủ nhận lòng tốt của họ chứ!?. Nếu không có những con người giầu, có lòng đóng góp thì thiết tưởng thế gian cũng vắng bóng những nhà thờ đồ sộ và rất lộng lẫy. Thiếu những nhà thương, hội từ thiện, những viện mồ côi, và còn nhiều nơi rất cần sự đóng góp của họ nữa phải không thưa Thầy??. Chúng con cần hiểu được sự việc Rửa Chân của Thầy là có ý giúp chúng con biết quan tâm cho nhau, từ bỏ được những gì mà thế gian ban tặng. Có Rửa Chân cho nhau, mới đòi hỏi những con người hiện đang nắm giữ những quyền hành trong tay, ở nhà mát ăn bát vàng, không một chút mồ hôi bện dính, thông cảm cho những con người sống một cuộc đời thật đói kém và thiếu ăn, ghẻ chốc ở chung quanh chúng ta. Hãy cùng chia sẻ với họ, đến gần với họ, Rửa Chân cho họ trong tinh thần Phục Vụ, và đó là điều thiết yếu nhất mà Thầy chí ai rất mong đợi nơi chúng ta.

Lậy Thầy chí ái của chúng con! Chúng con không mong được Thầy rửa chân cho chúng con, nhưng trong tinh thần muốn được Thầy rửa sạch tội cho chúng con, vì chúng con không muốn mình là Giuđa được Thầy rửa chân cho mà cũng không sạch được tội. Mong rằng Gương Rửa Chân, Thầy đã làm cho các môn đệ của Thầy, đã, đang, và sẽ là tấm gương luôn chiếu sáng trong Giáo Hội của Thầy. Trong xã hội để những người ngoại đạo qua chúng con sẽ thấy việc tốt đẹp chúng con làm cho nhau mà bắt chước theo. Để ngay trong gia đình cha mẹ biết theo gương Rửa Chân của Thầy mà thương yêu con cái của mình hơn. Biết thông cảm cho con cái của mình hơn, những cực khổ và sự cố gắng sống hằng ngày của chúng.

Thời buổi ngày hôm nay kiếm được một trẻ có tâm hồn trong trắng thật khó vô cùng, và không phải lỗi ở chúng đâu, mà là do cha mẹ bù đầu tóc rối, không lo cho chúng con đàng hoàng đầy đủ, không bỏ thời giờ dậy dỗ chúng con, mà chỉ tìm hạnh phúc cho chính riêng mình. Cha mẹ không thiết yếu luôn là người có thẩm quyền mà hằng ngày la mắng, lên án, trách móc con cái, đòi hỏi chúng phải luôn hiếu đễ và phục vụ mình, trong khi gương lành chúng ta chẳng bao giờ làm cho chúng thấy. Cha mẹ muốn chúng trở thành những con người tốt, chúng ta phải làm gương tốt, và hãy làm trước hết; đôi khi chúng ta cần hạ thấp mình xuống ngang hàng với các con để các con mới không ngại ngần mà tâm sự với mình những gì là khúc mắc trong cuộc đời của chúng. Đặt mình ngồi cao quá thì chính mình sẽ là người rất tội nghiệp vì thật lẻ loi thay, chẳng ai cần muốn biết mình là ai!?. Vì hạnh phúc trên đời là sống có nhau. Quan tâm cho nhau. Nhất là được phục vụ anh chị em. Có thế Nước Trời đã ở trong lòng của chúng ta và Ba Ngôi Thiên Chúa tất nhiên sẽ luôn ban cho chúng ta sự bình an và tình yêu thương của Người, hôm nay và mãi mãi muôn đời sau. Amen.
 
Cơn cám dỗ cuối cùng của Chúa Giêsu
Duy Thach, SVD
08:43 21/04/2011
Vào đầu Mùa Chay Phụng Vụ Giáo Hội thường cho chúng ta suy gẫm về 3 cuộc cám dỗ của Chúa Giê-su trong hoang địa (Mt 4,1-11;Mc 1,12-13; Lc 4,1-13). Đó thật sự là những cơn cám dỗ hết sức tinh vi và nguy hiểm vì nó đánh đúng vào ba nhu cầu thiết yếu của con người: nhu cầu hưởng thụ vật chất, quyền lực cai trị và cái tôi muốn đề cao mình của con người. Đó là 3 điều cơ bản mà mỗi con người với bản tính yếu đuối hay sa ngã đều hướng tới. Tuy nhiên, đó chưa phải là nhưng cơn cám dỗ gây cấn nhất trong cuộc đời Đức Giê-su. Bằng chứng cho thấy là Ngài đã vượt qua cách dễ dàng dứt khoát không một chút đắn đo do dự. Thế nhưng còn một cơn cám dỗ ghê gớm hơn nhiều mà ít ai để ý. Đó có thể coi như là cơn cám dỗ cuối cùng trong cuộc đời làm người của Đức Giê-su. Đó không phải là cơn cám dỗ của một mối tình lãng mạn với người đẹp Ma-đa-len-na như trong tiểu thuyết của tác giả Nilos Kazantzakis được dựng thành phim năm 1989. Đó cũng không phải là cơn cám dỗ đến từ thế lực của sự dữ. Nhưng đó là một cơn cám dỗ đến từ chính nội tâm con người. Đó là cơn cám dỗ trong Vường Cây Dầu.

Cũng như bao lần khác, Đức Giê-su vào nơi hoang vắng để gặp gỡ người Cha Thân Yêu của mình. Và cuộc gặp gỡ này không êm đềm như bao cuộc gặp gỡ khác bởi nỗi sợ hãi tột cùng đang bao trùm lấy Ngài. Kinh Thánh ghi lại cảm giác kinh hãi đến tột độ đến nỗi Ngài đỗ mồ hôi máu. Và trong cuộc đối thoại với Chúa Cha Đức Giê-su thật sự đối diện với nỗi sợ hãi khủng khiếp của mình. Ngài đối diện với chén mà Ngài sắp uống, Ngài bỗng thấy nặng nề quá sức. Và trong cơn sợ hãi ấy Ngài đã có lúc mặc cả với Chúa Cha: “Lậy Cha! Nếu có thể được, thì xin cho con khỏi uống chén này” (Mt 26,39). Đây có thể được xem như là một cơn cám dỗ khủng khiếp nhất. Nó có nguy cơ làm cho Đức Giê-su tránh né chén Cha trao và tìm một phương thức khác dễ dàng hơn. Phản ứng của Đức Giê-su trong cơn cám dỗ này khác hẳn với những cơn cám dỗ trong hoang địa. Trong những cơn cám dỗ trong hoang địa Đức Giê-su chưa từng có một chút nhượng bộ nào dù chỉ là trong suy nghĩ. Nhưng trong cơn cám dỗ này thì khác. Dường như Đức Giê-su đã có chút nhượng bộ dẫn đến việc mặc cả với Cha. Mặc dù trước đó Ngài đã chuẩn bị rất lâu cho việc uống chén đắng này. Tin Mừng ghi lại ba lần Ngài nhắc lại việc Ngài phải chịu khổ hình, chịu đóng đinh vào thập giá. Trước đó ngài cũng đã từng tuyên bố dứt khoát cách mạnh mẽ với Phê-rô khi ông muốn can ngăn Ngài: "Hãy xỏ gươm vào bao. Chén mà Chúa Cha đã trao cho Thầy, lẽ nào Thầy chẳng uống ?" (Ga 18,11). Tất cả mọi sự đã được chuẩn bị cả về tư tưởng, tinh thần và thể xác. Thế mà trong giờ phút quyết định, giờ “G” Đức Giê-su lại dường như muốn rút lui.

Tất cả để nói lên rằng Đức Giê-su trong thân phận con người đã cảm giác đau khổ và sợ hãi đến mức nào trước cuộc khổ hình. Điều gì làm cho Ngài phải sầu khổ đến như vậy? Phải chăng là những đau đớn của thể xác ma Ngài sắp phải chịu? Có lẽ là không! Bởi lẽ lịch sử nhân loại đã chứng minh biết bao nhiêu vĩ nhân sẵn sàng chết vì một lý tưởng cao đẹp. Biết bao vị thánh tử đạo đã không hoảng sợ trước nhục hình và sẵn sàng hy sinh mạng sống vì niềm tin. Thế thì chẳng lẽ Đức Giê-su – vị Thiên Chúa làm người – lại cảm thấy hoảng sợ trước những khổ hình và cái chết đến mức đổ mồ hôi máu và muốn thoái thác? Dĩ nhiên là không. Đức Giê-su hẳn đang phải đối diện với một cực hình đáng sợ hơn là những đau đớn thể xác. Vậy nỗi đau đó có thể là gì? Thưa đó chỉ có thể là sự cô đơn. Nỗi đau đáng sợ nhất của một vị thần tình yêu đó chính là nỗi cô đơn, một mình. Đức Giê-su đứng trước một sự lạnh lùng của tình người, tình thân, tình môn đệ và ngay cả tình Cha. Ngay giờ phút này, nơi này chỉ còn lại ba môn đệ thân tín đang ở bên cạnh. Trớ trêu thay họ đi canh thức với Thầy mà lại ngủ, đi cùng Thầy mà không biết một tý gì về việc Thầy đang suy nghĩ, không cảm nhận được một chút về sầu khổ Thầy đang chịu, và dĩ nhiên không thấu cảm được lòng Thầy. Hình ảnh ba môn đệ ngủ mê mệt trong Vườn cây dầu và khoảng cách khi Phê-rô theo Đức Giê-su trong cuộc thẩm tra (Ông Phê-rô theo Người xa xa, đến tận dinh thượng tế), tượng trưng cho một khoảng cách quá sâu thẳm giữa Thầy và trò, giữa Đức Giê-su và người thân và giữa Thiên Chúa với dân Ngài và với nhân loại. Vâng! Cảm giác bị người thân bỏ rơi, bị môn đệ phản bội mặc cả với giá bằng giá một tên nô lệ (30 đồng), bị tông đồ trưởng chối bỏ. Phê-rô đã chối là không biết Thầy. Nhưng đó mới chính là lời tuyên xưng thật lòng nhất của Phê-rô và của tất cả các môn đệ vì quả thực Phê-rô vẫn không biết con người thật của Đức Giê-su và sứ mạng của Ngài. Ong chỉ biết rằng Đức Giê-s quyền uy và hay làm phép lạ. Còn Đức Giê-su chịu khổ hình thập giá thì quá xa lạ với ông. Dường như Đức Giê-su không còn một ai bên cạnh Ngài. Trước Thượng Hội Đồng Ngài bị cáo gian và không một ai đứng ra bênh vực cho Ngài. Cảm giác một mình giữa lòng đời thật đáng sợ biết bao. Có lẽ Ngài cũng cần một ai đó để hiểu cho Ngài, để thông cảm cho Ngài, để nâng đỡ Ngài nhưng trên hết Ngài cần con người đón nhận tình yêu của Ngài. Đáng tiếc thay, giờ này không một ai hiểu và đón nhận tình yêu của Ngài hết. Họ phủ nhận tất cả mọi nổ lực yêu thương của Ngài. Họ kinh tởm Ngài hơn một tên cướp. Họ khạc nhổ vào Ngài như khạc vào một đóng rác nhơ bẩn. Cảm giá bị tất cả mọi người loại bỏ và xỉ vả thật đáng sợ biết bao. Chính vì thế mà trên thập giá trước khi trút hơi thở Ngài đã thốt lên là “Ta khát” (Ga 19,28). Đó không đơn thuần là một cơn khát đến từ cỗ họng nhưng là một nỗi khát khao phát xuất từ cõi lòng từ một con tim khát mong được trao ban tình yêu cho nhân loại. Một nỗi khát mong nhân loại đón nhận tình yêu cứu độ của Ngài để họ được bình an vĩnh cửu. Và nổi cô đơn trở nên tột cùng khi Đức Giê-su cảm thấy dường như Chúa Cha đang bỏ rơi Ngài: “Ê-li, Ê-li, lê-ma xa-bác-tha-ni", nghĩa là "Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con ?" (Mt 27,46). B? nhân loại bỏ rơi Ngài chỉ còn lại một mình Cha thế mà Cha cũng để Ngài một mình. Đó là một sự cơn đau toàn thể cả thể xác, tinh thần và con tim.

Trước viễn cảnh như vậy Đức Giê-su dường như không muốn đi tiếp. Tuy vậy, có một điều giống với những cơn cám dỗ trong hoang địa. Đó là cuối cùng Đức Giê-su cũng chiến thắng. Ngài đã chiến thắng chính bản thân mình, chiến thắng chính cái tôi muốn tránh khỏi gánh nặng của nhục hình. "Xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha" (Mt 26, 39; Lc 22,42). Thật là một điều đáng cảm phục. Trong một tình huống khó khăn như vậy mà Đức Giê-su có thể từ bỏ ý riêng để vâng theo ý của Chúa Cha. Đó không chỉ là sức mạnh của một anh hùng trước phong ba bão táp của trận chiến sinh tử nhưng còn là một nét đẹp của tự do đích thực. Đức Giê-su đã thoát khỏi sự nô lệ ý muốn bản thân nơi A-đam củ để khi dùng tự do của mình mà vâng theo thánh ý Cha. “Trong mọi tất cả mọi chiến thắng thì chiến thắng vĩ đại nhất là chiến thắng chính bản thân mình” (Platon). Và Đức Giê-su đã làm được điều đó để mang đến ơn cứu độ diệu kỳ cho nhân loại.
 
Để được gặp Chúa Phục Sinh
+GM Gioan B. Bùi Tuần
08:49 21/04/2011
Được gặp Chúa Phục Sinh là một ân huệ lớn lao. Các môn đệ Chúa xưa đã được ân huệ đó.

Khi Chúa Phục Sinh đến gặp họ, họ cảm nhận được rằng: Họ được Chúa yêu thương, được Chúa cứu độ, được Chúa chọn và được Chúa sai đi. Họ xác tín rằng: Không những họ được ơn Chúa yêu thương, mà họ còn được ơn biết yêu mến Chúa và yêu thương người khác.

Các môn đệ Chúa đã được gặp Chúa Phục Sinh và đón nhận ơn Phục Sinh không phải một cách miễn cưỡng. Thực sự các ngài đã khao khát, đợi chờ. Hơn nữa, Chúa đã dọn lòng các ngài một cách đặc biệt, đó là làm cho các ngài trở nên hết sức khiêm nhường. Ở đây, xin nhìn sâu một chút vào điều kiện quan trọng đó.

1. Khiêm nhường nhận ra sự yếu hèn của bản thân mình

Đứng đầu các môn đệ là thánh Phêrô. Đã một thời, ngài luôn luôn tỏ mình là người trung tín và can đảm. Ngài dám nói công khai trước Chúa Giêsu và các anh em: "Dù mọi người bỏ Thầy, thì con cũng không bỏ Thầy" (Mc 14,29). Ngài tự tạo ra một hình ảnh anh hùng về chính mình, với tất cả sự quảng đại, nhiệt thành, bất khuất. Ngài tự hào về hình ảnh tự tạo đó. Nhưng đàng sau hình ảnh đó là sự yếu đuối, mà ngài không biết. Ngài chỉ nhận ra sự kém cỏi khốn nạn của mình, khi ngài chối Chúa. Hình ảnh vinh quang ngài tự tạo bị sụp đổ trước câu hỏi do một người đầy tớ gái của thầy cả Thượng phẩm: "Ông có phải là môn đệ của ông Giêsu không?" (Mt 26,71). Sự sụp đổ quá dễ dàng đó đã làm cho thánh Phêrô bừng tỉnh. Ngài nhận ra chính mình với tất cả sự khiêm nhường sâu thẳm.

Thánh Giacôbê và thánh Gioan cũng là những môn đệ được Chúa Giêsu thương cách riêng như thánh Phêrô. Hai ngài có lần cũng đã đoan chắc với Chúa là sẽ vui lòng uống chén đắng của Chúa (x. Mc 10,39). Có nghĩa là sẽ chia sẻ cuộc khổ nạn của Chúa, sẽ vác thánh giá đỡ cho Chúa. Các ngài hứa là hứa, chứ không nhận thức được khả năng của mình. Với lời hứa hùng hồn đó, các ngài cũng tự tạo ra cho mình một hào quang quả cảm. Nhưng ở vườn Cầy Dầu, lúc thử thách tới, các ngài đã bỏ trốn. Hào quang tự tạo bị tan vỡ. Các ngài nhận ra sự yếu đuối của mình. Khám phá đau đớn ấy khiến các ngài khiêm nhường sâu thẳm.

Các môn đệ khác trong bữa tiệc ly cũng đã nhận được chức thánh, được Chúa cầu nguyện cho với bao lời ủi an dặn dò, các ngài tưởng mình đương nhiên đã trở thành thánh thiện. Nhưng chỉ vài giờ sau, các ngài cũng vẫn mê ngủ, không đủ sức tỉnh thức cầu nguyện. Các ngài để mặc Chúa cô đơn trong cơn xao xuyến. Khi Chúa bị bắt, các ngài đều bỏ trốn. Có một cái gì đã đổ vỡ trong các ngài. Tưởng mình thánh thiện là ảo tưởng. Sự đổ vỡ ảo tưởng giúp cho các ngài thấy sự yếu đuối hèn hạ của mình. Các ngài trở nên khiêm nhường sâu sắc. Sự khiêm nhường ấy chính là điều kiện để các ngài được gặp Chúa Phục Sinh.

Cùng với sự khiêm nhường nhận biết mình yếu đuối, các môn đệ Chúa còn được chuẩn bị thêm một sự khiêm nhường khác, đó là khiêm nhường vâng phục thánh ý Chúa.

2. Khiêm nhường vâng phục thánh ý Chúa

Hồi đó, nhiều người trong dân tin Chúa Giêsu là Đấng Mêssia. Nhiều người đã gọi Chúa Giêsu là con vua Đavít. Các môn đệ Chúa cũng tin như vậy. Niềm tin ấy dựa theo mong đợi của truyền thống đã vẽ ra một hình ảnh Đấng Cứu Thế với những nét của vua chúa. Theo đó, Chúa Giêsu sẽ gom lại trong tay mình các quyền lực, sẽ dẹp tan các quân thù, sẽ lên ngôi vua, ngồi trên ngai vàng, kế vị vua Đavít. Nước Người sẽ lớn lao, các môn đệ Người sẽ được chia quyền cai trị, với chức cao quyền cả. Những mộng ước như thế được các môn đệ coi là chính đáng.

Nào ngờ Chúa Giêsu lại đi theo hướng khác, đó là hướng hiến thân mình làm của lễ đền tội cho nhân loại. Chúa Cứu Thế đã nói nhiều lần cho các môn đệ biết hướng đó. Nhưng các ngài không hiểu, và như không muốn hiểu, thậm chí không thể hiểu nổi. Đến khi hướng đó được thực hiện bằng cái chết của Chúa trên thánh giá, các môn đệ mới chấp nhận.

Trong các ngài, có một cái gì tan vỡ, hụt hẫng thảm hại. Các ngài nhận ra ý của các ngài không phải là ý Chúa. Ý Chúa rất khác ý các ngài. Vâng phục ý Chúa thì phải bỏ ý riêng. Từ bỏ nào cũng gây đau đớn. Tuy nhiên, các ngài vẫn tin vào Chúa. Đức tin được thanh luyện. Các ngài trở nên khiêm nhường, coi sự vâng phục ý Chúa là một giá trị cao cả, có sức thánh hoá và cứu độ. Chính niềm tin khiêm nhường ấy đã là một điều kiện thích hợp, để các môn đệ được gặp Chúa Phục Sinh.

Thứ khiêm nhường sau cùng rất cần để các môn đệ gặp được Chúa Phục Sinh, đó là khiêm nhường sám hối.

3. Khiêm nhường sám hối

Phúc Âm tả sự sám hối của thánh Phêrô bằng việc ngài rút vào thinh lặng và khóc lóc thảm thiết (x. Mt 26,75). Tôi nghĩ các môn đệ khác cũng đều đã sám hối.

Các ngài khiêm nhường nhận ra rằng: Trong các lời hứa trung tín của các ngài đã có mầm bất trung, trong các việc đạo đức của các ngài đã có nhiều vẩn đục, trong tình yêu của các ngài đã có nhiều ích kỷ, trong các việc làm tưởng là hợp ý Chúa đã có pha nhiều ý riêng. Những nhận thức đó khiến các ngài trở nên khiêm nhường.

Điều làm cho các ngài đau đớn là đã làm phiền lòng Chúa. Điều làm cho các ngài hối hận là thấy mình đã không tỉnh thức lắng nghe ý Chúa. Điều làm cho các ngài mến Chúa hơn trước là thấy Chúa đã chịu chết để đền tội cho mình.

Sám hối của các môn đệ Chúa là một sự trở về với tình yêu Chúa. Một sự trở về khiêm nhường, tự đáy lòng, với lời cầu nguyện thiết tha và với sự phó thác triệt để vào lòng thương xót Chúa.

***

Những suy nghĩ trên đây giúp chúng ta chuẩn bị tâm hồn, để mừng lễ Phục Sinh. Mừng lễ Phục Sinh không phải chỉ là tham dự thánh lễ Phục Sinh với những lễ nghi phụng vụ và bầu khí hân hoan, nhưng chủ yếu phải là được gặp Chúa Phục Sinh, để đón nhận ơn phục sinh từ chính Chúa Phục Sinh.

Để được thế thì phải khiêm nhường. Khiêm nhường, khiêm nhường, khiêm nhường. Hãy tập trung vào điều kiện đó.

Lạy Chúa Phục Sinh, xin thương ban cho con ơn được gặp Chúa. Con rất bất xứng. Nhưng con tin Chúa giàu lòng thương xót sẽ đoái nhìn đến con. Con hết lòng cảm tạ Chúa. Con xin hoàn toàn phó thác con trong tay Chúa. Lạy Chúa là Đấng Cứu Chuộc vô cùng nhân ái.
 
Chúa đã sống lại thật
Giuse Đinh Lập Liễm
09:22 21/04/2011
CHÚA NHẬT PHỤC SINH A,B,C
+++
A. DẪN NHẬP

Các bài đọc trong thánh lễ hôm nay đều nói đến việc Đức Giêsu sống lại. Thánh Phêrô đã loan báo cho quan bách quản Cornêliô về các sự việc đã xẩy ra nơi Chúa Giêsu : đi truyền giáo, chịu chết trên thập giá và sống lại vinh quang (Bài đọc 1).

Thánh Gioan nói cho biết sự kiện ngôi mộ trống mà ngài đã tận mắt trông thấy là bằng chứng nói lên việc Chúa sống lại (Bài Tin mừng).

Còn thánh Phaolô khuyên các tín hữu hãy tin vào Chúa sống lại, hãy hướng lòng về trời là quê hương thật và đừng để những đam mê trần tục chi phối làm hư hỏng con người (Bài đọc 2).

B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA

+ Bài đọc 1 : Cv 10,34.37-43

Viên quan bách quản Roma, là người ngoại giáo, khi nghe biết về Chúa Giêsu, đã đến xin ông Phêrô làm phép rửa để được gia nhập cộng đoàn các tín hữu đầu tiên. Thánh Phêrô đã nhắc cho ông và gia đình ông niềm tin căn bản này : Đức Giêsu đã phục sinh. Đây là bài giảng đầu tiên mà Phêrô dạy dỗ cho những người tân tòng. Thánh Kinh gọi bài giảng truyền giáo này là Keryma. Lược đồ của mỗi Keryma thường là :

a) Tóm tắt cuộc đời của Đức Giêsu ở trần thế.
b) Cái chết của Ngài.
c) Việc Ngài sống lại.
d) Kêu gọi hãy tin vào Ngài để được ơn cứu độ.

Tin vào Chúa Kitô phục sinh là một điều kiện tiên quyết phải có vì nếu Chúa Giêsu không sống lại thì niềm tin của ta trở nên trống rỗng. Vì thế, sự phục sinh của Đức Giêsu chính là trung tâm của lịch sử nhân loại, là nền tảng cho niềm tin Kitô giáo.

+ Bài đọc 2 : Cl 3,1-4)

Trong bức thư gửi cho tín hữu Colossê, thánh Phaolô kêu gọi những ai đã nhờ phép rửa mà được tham dự vào mầu niệm Vượt qua, hãy sống một đời sống tỏa hương thánh thiện :”Hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới”(Cl 3,1-2).

Các tín hữu đã tin vào Chúa Phục sinh, nhưng chưa đủ, còn phải thể hiện niềm tin đó trong cuộc sống. Mặc dầu phải sống giữa những thay đổi của trần gian này, phải chịu vật chất chi phối, nhưng đừng để lòng mình ra nặng nề, hãy hướng lòng trí về trời là quê hương thật. Đức Kitô phục sinh đem đến cho chúng ta niềm hy vọng trong cuộc sống hiện tại để hướng về cuộc sống mai hậu.

Người tín hữu tìm được ý nghĩa thực của đời sống dưới ánh sáng phục sinh mà họ đang tiến về. Do đó, họ không được thoát ly khỏi cuộc sống đời này với nhiều nghĩa vụ, bao gian nan thử thách; tuy thế, họ đã tìm được ý nghĩa của cuộc sống trong sự kết hợp với Đức Kitô Phục sinh.

+ Bài Tin Mừng : Ga 20,1-9

Trong bài Tin mừng này, thánh Gioan nhắc đến Maria, người tội lỗi, mà Chúa đã trừ cho khỏi bảy qủi. Bà rất yêu mến Chúa. Ngay sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần bà đã ra mộ viếng Chúa, nhưng thấy mộ trống. Bà tức tốc chạy về báo tin cho ông Phêrô và các tông đồ biết : người ta đã lấy trộm xác Chúa. Ông Phêrô và Gioan đã ra mộ và thấy sự kiện ấy : ngôi mộ trống. Phêrô tỏ ra không hoảng hốt, ông bình tĩnh, xem ra ông đã tin Thầy mình phục sinh rồi.

Thực ra, sự kiện ngôi mộ trống chưa có thể xác quyết được sự kiện Chúa sống lại. Chúng ta còn phải nhờ Kinh Thánh và với đức tin chân thật thì mới có thể tin Chúa đã sống lại. Chính người Do thái không tin vào sự kiện đó và cho rằng xác Đức Giêsu đã bị lấy trộm đi. Việc Chúa sống lại chỉ là tin vịt do các môn đệ dựng nên. Tuy thế, đối với ông Gioan thì không còn nghi ngờ gì nũa :”Ông đã thấy và ông đã tin” (Ga 20,9).

B. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Thành công và thất bại

I. ĐỨC GIÊSU THÀNH CÔNG HAY THẤT BẠI ?

Trong mùa chay, cách riêng trong tuần thánh vừa qua, tâm trí chúng ta luôn luôn bị căng thẳng, tâm hồn chúng ta luôn luôn bị xúc động và hồi hộp khi suy ngắm những biến chuyển nơi Chúa Giêsu trước đây trên hai ngàn năm, mà Giáo hội đã diễn lại một cách sống động khác nào sự việc đang xẩy ra vậy :
Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem (Ga 12,13)
Chúa từ giã các môn đệ (Mt 16,45).
Chúa ăn bữa tối sau hết (Mc 14,15).
Chúa rửa chân cho 12 tông đồ (Ga 13,50.
Chúa lập phép Thánh Thể (Lc 22,17).
Chúa vào vườn Cây Dầu cầu nguyện (Lc 22,42).
Chúa bị Giuđa tìm bắt (Lc 22,48).
Chúa bị điệu đến dinh Philatô (Lc 23,1)
Chúa chịu đánh đòn (Mt 26,67).
Chúa chịu đội mạo gai (Mt 27,29).
Chúa bị nhạo báng (Mt 27,30).
Chúa phải vác thánh giá nặng (Lc 23,26).
Và sau cùng Chúa phải chịu đóng đinh vào thập giá (Lc 23,33).

Tất cả những điều này đã làm lu mờ sự nghiệp của Chúa: nào làm bánh hóa ra nhiều – nào kẻ mù được sáng – kẻ điếc được nghe – kẻ câm được nói – kẻ què được đi – kẻ chết sống lại với những niềm tin Người là Đấng Cứu thế muôn dân đợi trông – là Con Thiên Chúa, tất cả đều tan đi như mây khói.

Nhưng ở đời có tan thì lại có hợp, có mưa rồi lại có nắng, và có thất bại rồi mới có thành công vì như người ta nói :”Thất bại là mẹ thành công”. Nếu chỉ dừng lại ở đây thì Đức Giêsu đã thất bại hoàn toàn, bởi vì người ta thường nói : chết là hết, bao nhiêu sự nghiệp đều tiêu tan. Có biết bao nhiêu anh hùng cái thế, bao nhiêu bậc vĩ nhân trên thế giới đã làm được những công việc vĩ đại, nhưng rồi họ cũng đã ra đi, họ bị lãng quên cùng thời gian, họa chăng chỉ còn trong sử sách.

Nhưng đối với Đức Giêsu, Ngài đã thành công giữa những thất bại. Những thất bại Ngài phải chịu trong một thời gian càng làm cho thành công của Ngài thêm vinh quang. Đúng như văn hào Corneille đã nói :”Chiến đấu có gian nan, khải hoàn mới vinh quang”. Nhìn vào cuộc tử nạn của Ngài, ta thấy Ngài thất bại hoàn toàn bởi vì bao nhiêu sự nghiệp lẫy lừng Ngài đã làm trong ba năm truyền giáo đã bị tiêu tan. Nhưng Thiên Chúa đã làm cho Ngài sống lại như lời Ngài đã báo trước lúc còn sinh thời. Ngài đã sống lại, nên các sự nghiệp xem ra đã bị tiêu tan, ngày nay cũng được sống lại theo và muôn đời sẽ còn ghi nhớ những công việc ấy. Ngày nay, sau 2000 năm, hằng tỷ người vẫn còn nhắc đến những sự kiện ấy, nhất là trong Tuần thánh vừa qua.

II. THẤT BẠI VÀ THÀNH CÔNG TRONG ĐỜI THƯỜNG

1. Suy nghĩ của người đời

Trong cuộc sống hằng ngày, không ai dám nói rằng mình chưa bao giờ gặp đau khổ, chưa bao giờ nếm mùi thất bại, chỉ có những kẻ không làm gì thì mới không thất bại. Thất bại và thành công luôn đi đôi với nhau, cũng như vinh với nhục là chị em với nhau, đã có vinh thì có nhục :

Nước dưới sông có khi trong khi đục,
Trang anh hùng có khi nhục khi vinh.
(Tục ngữ)

Xưa nay biết bao người không thành công, chí không đạt được, là vì bỏ cuộc giữa đường, thất vọng tràn trề khi gặp hết tai nọ đến nạn kia. Người có chí phải bền gan gánh vác việc đời, bắt chước theo câu phương ngôn người Nhật :”Ngã xuống bảy lần, lần thứ tám đứng dậy “ mà hành động thì mới mong thành đạt.

Ngày xưa, Hán Bái Công đánh với Hạng Vũ, trăm trận đều thua, vậy mà ông vẫn không hề thối chí, cho đến khi thắng trận cuối cùng thì thành được đế nghiệp. Lưu Bị đời Tam quốc, lúc chưa gặp thời, lang thang ở trọ hết nơi này sang nơi khác, không mảnh đất dung thân, thất bại bao phen, nhiều lần suýt vong mạng, vậy mà vẫn bền gan chịu đựng cho đến ngày làm vua một cõi.
(Nguyễn văn Y, Có chí thì nên, 1971, tr 24-25)

Muốn thành công phải chấp nhận thất bại vì như người ta thường nói :”Thất bại là mẹ thành công”. Đối với người hèn kém thì thất bại là cơ hội làm cho họ nhụt chí, còn đối với người hùng thì thất bại là dịp thúc đẩy họ tiến lên hơn.

Vì thế, René Bazin, hàn lâm viện Pháp, có khuyên mọi người :”Đừng sợ thất bại. Lần thất bại thứ nhất cần phải có, vì nhờ đó mà ý chí ta thêm cứng cát. Lần thất bại thứ hai có thể có ích. Bị bại lần thứ ba mà anh vẫn đứng vững, thì anh thật là một người..., anh như chùm nho chín ở trên đá sỏi : Không có thứ nho nào ngọt hơn nữa”.

Hòn sỏi nào tròn trịa trơn láng mà chẳng phải chịu biết bao nhiêu sự cọ xát từ tháng năm này sang tháng năm khác. Con người muốn đạt được sự cao qúi của tâm hồn, học hỏi được kinh nghiệm sống, không thể chưa từng va chạm tới trăm đau nghìn khổ. Xưa nay anh hùng hào kiệt, chí sĩ văn gia, những bậc tài hoa dường như đều trần ai như thế cả. Nếu mỗi lần gặp gian nguy, trở ngại mà lùi lại thì bao giờ mới đặt chân được đến đài vinh quang (Sđd, trang 27).

Cũng trong tư tưởng ấy, Tổng thống Abraham Lincoln nói :”Điều mà tôi muốn hiểu trước hết, không phải là anh có thất bại không, mà là anh có biết chấp nhận sự thất bại của anh không”.

Ông Henry Ford cũng khuyên :”Một cuộc thất bại chỉ là cơ hội để thử lại lần thứ nhì với nhiều khôn ngoan hơn”.

2. Chuyển bại thành thắng

Trong cuộc sống thường ngày cũng như trong đời sống thiêng liêng, chúng ta đã có kinh nghiệm : không thiếu gì thành công, nhưng cũng chứa đầy thất bại. Có người vui sướng đón nhận những thành công và buồn rầu chấp nhận thất bại ; nhưng cũng có những con người xứng đáng là con người : đón nhận thành công nhưng cũng bình tĩnh và đôi khi vui lòng đón nhận thất bại. Đối với những con người này, họ coi thất bại chỉ là động lực khiến họ mạnh dạn tiến lên đến thành công. Thành thử, thất bại không còn gì là đáng sợ mà chỉ là cơ hội cho họ can đảm hơn.

Ai cũng đã có lần thành công mỹ mãn, nhưng cũng đã có lần gặp những thất bại chua cay. Thất bại cũng có ý nghĩa của nó.

Có hai loại thất bại :

- Thất bại khách quan (hay thụ động , tiêu cực).
- Thất bại chủ quan (hay chủ động, tích cực).

Thất bại khách quan: đó là những thất bại không thể tránh được vì nó vượt quá sức lực của con người. Đó là tình trạng bi đát, không còn cách nào tránh né và cũng không thể chỗi dậy được. Đối với những loại thất bại này, người ta chỉ thụ động chịu đựng ví dụ như bệnh tật, sa cơ thất thế, thua trận...

Thất bại chủ quan : đó là những thất bại có tính toán trước theo phương pháp :”Thả con tép, bắt con tôm” hay “Hy sinh đời bố, củng cố đời con”. Người ta sẵn sàng chịu những thất bại nhỏ để đạt tới những thành công lớn, hay ít ra chịu thất bại trước mắt để thành công trong tương lai. Như vậy, người ta không nhằm rước lấy thất bại những nhằm đón lấy thành công sau này.

- Chúng ta đã có kinh nghiệm trong thể thao : muốn nhảy xa, muốn nhảy cao, người ta phải lùi lại nhiều bước rồi mới tiến lên, mới nhảy cao, nhảy xa được. Những bước lùi đó chính là những bước tiến, vì không có nó thì không thể nhảy cao, nhảy xa được.
- Trong chiến trận cũng thế : đôi khi người ta phải giả vờ thua chạy tháo lui cho quân địch đuổi theo, khi quân địch lọt vào vòng vây, khi ấy người ta mới phản công, chiến thuật này rất nguy hiểm, đã bị lọt vào trong vòng vây, quân địch không còn cách nào tháo lui được nữa và chắc chắn người ta thành công.

- Trong cuộc sống hằng ngày, người ta cần phải hiểu phương cách “Tiến thoái”. Tiến là đi lên, thoái là đi xuống hoặc rút lui. Có một sự tương quan biện chứng giữa tiến và lùi. Tiến chưa hẳn đã thắng và lùi chưa hẳn đã thua. Trong cái lùi đã có cái thắng. Như trong thể thao và trận chiến, chúng ta đã nhận thấy phải có lùi thì mới tiến được , lùi là điều kiện phải có để tiến, lùi đây là lùi chiến thuật.

Chúng ta thử xem câu nói này có đúng không ? Mới đọc xem ra vô lý, nhưng nếu suy nghĩ kỹ thì câu nói ấy rất hay. Đây là một kiểu nói bắt người đọc phải động não mới tìm ra ý nghĩa của nó :”

“Một ngàn việc tiến,
“Chín trăm chín mươi chín việc lùi,
đó là TIẾN BỘ”.
(Henri Frédéric AMIEL)


III. THẤT BẠI VÀ THÀNH CÔNG TRONG ĐỜI SỐNG THIÊNG LIÊNG

1. Chúa đã sống lại thật

Khi còn sinh thời, Đức Giêsu đã nhiều lần loan báo trước Ngài sẽ bị bắt, đánh đòn, giết chết và sau ba ngày thì sống lại. Sự kiện tiên tri Giona nằm trong bụng cá ba ngày và việc xây thành Giêrusalem trong ba ngày đã là những hình ảnh báo trước việc Đức Giêsu sống lại sau ba ngày đã chết. Trên dương gian này, những ai đã chết là chết luôn, chỉ có Đức Giêsu mới có thể dùng quyền năng của mình mà tự sống lại.

Đức Giêsu đã sống lại thế nào ? Ai đã khám phá ra điều này ? Cả bốn sách Tin mừng đều tường thuật về biến cố này, nhưng đều không cho biết Đức Giêsu đã sống lại thế nào. Vì thật sự, không ai có mặt để chứng kiến biến cố lịch sử quan trọng này. Nhưng có những nhân chứng đã thấy ngôi mộ trống, họ quả quyết xác Chúa không còn trong mộ, và sau đó Chúa đã hiện ra nhiều lần với họ, xác nhận Ngài đã sống lại, đồng thời dạy bảo họ nhiều điều. Đó là các tông đồ và một số phụ nữ… những nhân chứng về sự sống lại của Đức Giêsu.

Như vậy, một điều chắc chắn : sự kiện Đức Giêsu phục sinh không thể minh chứng một cách rõ ràng như chúng ta minh chứng một biến cố, một sự kiện tự nhiên mà phải dùng đến đức tin. Cho nên, đối với chúng ta việc Chúa sông lại là vấn đề đức tin : phúc cho ai không thấy mà tin.

2. Phải sống theo niềm tin ấy

Trong mùa Phục sinh chúng ta vẫn đọc đi đọc lại câu :”Người đã sống lại thật như lời đã phán hứa”. Chúng ta tin thật Đức Giêsu đã sống lại như lời minh chứng của Thánh Kinh, chúng ta hân hoan ca mừng việc Chúa sống lại vì Ngài đã chết để tiêu diệt sự chết và đã sống lại để phục hồi sự sống cho chúng ta. Chúng ta tin chắc như vậy ! Nhưng tin như thế vẫn chưa đủ, còn phải thể hiện niềm tin ấy ra trong cuộc sống hằng ngày. Phải theo gương Đức Giêsu mà chết đi để rồi mới sống lại được. Phần thưởng của chúng ta chỉ có được sau khi đã trải qua mọi thử thách trong cuộc sống ở trần gian này : per crucem ad lucem !

a) Có những nghịch lý phải chấp nhận

Chúng ta đã có một gương sán lạn của Đức Giêsu : Người đã chịu chết để chuộc tội cho nhân loại. Trước mặt người đời, người ta cho là Đức Giêsu đã thất bại hoàn toàn vì chết là một thất bại, mọi sự nghiệp đã tan thành mây khói. Nếu chết là hết mà không có sự sống lại thì Đức Giêsu bị thất bại hoàn toàn, nhưng sau cái chết đã có sự sống lại. Người đã dùng sự chết để đánh tan cái chết và sống lại để phục hồi sự sống lại cho chúng ta. Vậy Ngài đã chuyển bại thành thắng, đã thành công trong thất bại.

Trong cuộc sống của chúng ta cũng thế, chúng ta phải chấp nhận hy sinh, phải lột bỏ con người cũ đầy tội lối để mặc lấy con người mới thánh thiện. Chúng ta có chết đi cho tội lỗi thì mới hy vọng được sống lại vinh quang như lời Chúa Giêsu đã nói :”Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác” (Ga 12,24). Như vậy, chúng ta phải đón nhận những thất bại đời này để chuẩn bị cho đời sau. Đây chỉ là thất bại chiến thuật vì trong thất bại đã có chiến thắng.

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thấy có những nghịch lý. Nghịch lý là điều thoạt xem có vẻ phi lý nhưng khi suy nghĩ kỹ thì thấy rất hợp lý. Chúng ta thấy có nghịch lý giữa “mất” và “được” hay giữa “bị” và “được”. Theo khuynh hướng tự nhiên thì ai cũng muốn “được” và sợ “mất”, muốn “sống” hơn là “chết”. Nhưng nghịch lý thay ! Nhiều khi vì “được” mà phải “mất”. Ví dụ : bạn muốn cho có một mùa bội thu thì hạt giống phải “bị” mục nát ra thì mới có thể “được” một mùa bội thu, nếu không “bị” thì cũng chẳng có “được”.

Hay một ví dụ khác : trong một vụ tranh cãi bạn cố gắng dùng đủ mọi mưu mô để tranh cãi cho bằng được, kết quả là bạn thắng trong vụ cãi nhưng mất tình nghĩa bạn bè hay người thân; trái lại, nhiều khi “mất” mà lại “được”. Ví dụ : thánh Anphongsô là một luật sư nổi tiếng. Một lần kia ngài biện hộ cho một vụ kiện lớn, ngài bị thua. Thất bại ê chề hôm đó đã giúp cho ngài nhận thức rằng danh vọng thế gian chỉ là giả trá, ngài đi tìm một lẽ sống khác và trở thành một vị thánh lập dòng (Cf Carôlô).

Chúng ta cũng thấy có một nghịch lý nữa giữa “sống” và chết”. Chết và sống không phải là hai điều luôn đối nghịch nhau, nhiều khi chúng liên kết hỗ trợ nhau : sự chết nuôi sự sống và sự sống sống được là nhờ sự chết. Ví dụ : con vật phải chết đi mới có thịt nuôi sống con người, hay cây nến sáp phải chảy ra và bị đốt thì ánh sáng mới bùng lên soi sáng cho con người.

Đối với cái chết của Chúa trên thập giá cũng vậy. Đức Giêsu chính là Đấng mà con rắn đồng trong sa mạc là hình ảnh loan báo trước :”Khi các ông đưa Con người lên cao, các ông sẽ nhận biết Ta là ai”. Như thế việc Đức Giêsu chết trên thập giá không phải là một thất bại mà là một chiến thắng. Ngài không “bị” mà “được” đưa lên cao để trở thành nguồn ơn cứu độ cho những ai tin tưởng nhìn lên Ngài.

Vì thế, chính khi Đức Giêsu “bị” giết chết trên thập giá là lúc Ngài “được” tôn vinh và là nguồn ơn cứu độ cho nhiều người. Khi chúng ta “bị” đau khổ nhưng biết nhìn lên thập giá Đức Giêsu là lúc chúng ta “được” cứu độ. Nhìn ngược lại ngày xưa, khi nguyên tổ tưởng mình “được” bằng Thiên Chúa thì lại “bị” đuổi ra khỏi vườn địa đàng.

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta hãy nghiền ngẫm câu nói của Đức Giêsu :”Ai yêu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời”(Ga 12,25). Như vậy, chúng ta thấy rõ tương quan giữa cái “mất” và cái “còn”.

Truyện gợi ý : Phải biết tan biến đi
Nếu Đức Giêsu là người Ả rập, thì thay vì hình ảnh của hạt lúa được gieo vào lòng đất, có lẽ Ngài sẽ kể câu truyện ngụ ngôn sau đây :
Một dòng suối mát rơi từ ngọn núi, chảy qua một đồng bằng cho đến khi chạm đến một sa mạc. Tại đây, nó chợt nhận ra nước của mình bắt đầu bốc hơi và khô dần. Dù vậy, dòng nước vẫn quyết tâm băng qua sa mạc. Nó nghe có tiếng thì thầm :
- Nếu ngươi muốn, ngươi có thể băng qua sa mạc được, bởi vì gió vẫn làm được điều đó.
Dòng suối giận dữ :
- Nhưng ta có phải là gió đâu ?
Nó thấy gợi ý của tiếng thì thầm là điều ngu xuẩn, nhưng tiếng nói vẫn tỏ ra kiên nhẫn:
- Gió sẽ mang ngươi đi. Dĩ nhiên với điều kiện là ngươi phải tan biến đi trong gió.
Dòng suối suy nghĩ miên man về ý nghĩa này : nó vẫn chưa hiểu được tại sao nó phải tan biến đi, phải chăng nó phải đánh mất chính mình ? Điều gì bảo đảm được rằng khi băng qua hết sa mạc, nó sẽ tìm lại được bản thân một cách nguyên vẹn ? Đọc được ý nghĩ của nó, gió mới lên tiếng
- Ngươi chỉ cần tin tưởng nơi ta, không còn cách nào khác nữa đâu.
Dòng suối vẫn tiếp tục giữ giọng kiêu hãnh :
- Đồng ý, nhưng ta không thể chấp nhận tan biến được.
Tiếng nói thì thầm giải thích :
- Ngươi không thể băng qua sa mạc mà vẫn giữ nguyên hình nguyên trạng được. Làm thế ngươi chẳng khác nào một con rắn xấu xí, nhưng nếu ngươi để cho gió mang ngươi đi xuyên qua sa mạc, thì bên kia sa mạc, ngươi sẽ hiện nguyên hình là một dòng suối xinh đẹp. Dòng suối thắc mắc:
- Vẫn một dòng suối như cũ ư ?
Giọng nói giải thích :
- Dĩ nhiên, ngươi sẽ tìm gặp lại bản thân, tóm lại nếu ngươi cứ chần chừ đứng ở đây, ngươi cũng sẽ đánh mất chính mình ngươi mà thôi.
Thế là dòng suối chấp nhận biến thành hơi nước và để cho gió mang đi. Nó cùng với gió băng qua sa mạc. Và khi cả hai đến đầu ngọn núi bên kia sa mạc, gió để cho nó rơi từ từ như mưa. Không mấy chốc, dòng suối gặp lại chính nó, đẹp hơn, trong suốt hơn (R. Veritas, Mạch nước trường sinh, tr 96-97).

Hạt lúa có được gieo vào lòng đất để thối đi mới có thể sinh hoa kết quả. Dòng suối có chấp nhận tan biến trong gió mới có thể gặp lại bản thân. Đây là định luật của cuộc sống thiêng liêng mà Đức Giêsu đã vạch ra cho chúng ta. Đây là con đường siêu thoát, con đường chiến đấu, ai muốn được sự sống đời đời không thể đi theo con đường nào khác.

b) Chiến đấu không lùi bước

Đức Giêsu đã chỉ đường dẫn lối cho chúng ta tiến tới cuộc sống đời đời. Con đường ấy là con đường khổ giá. Con đường từ bỏ, con đường siêu thoát chính mình, vì Đức Giêsu đã phán :”Ai muốn theo Ta hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo”. Đấy là con đường một chiều, ai đã theo thì chỉ có tiến chứ không có lùi, như thế mới xứng đáng làm môn đệ của Chúa:”Ai đã tra tay cầm cầy mà còn ngoái lại đàng sau, thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa”(Lc 9,62).

Thập giá của Chúa trao không nặng lắm, luôn vừa sức ta, nhưng đòi hỏi ta phải kiên trì vác hằng ngày vì sự khốn khó ngày nào đủ cho ngày ấy. Hãy bắt tay vào việc ngay, đừng chần chừ, đừng để công việc hôm nay sang ngày hôm sau. Về vấn đề này, ta hãy nghe John Newton nói :

“Những khổ sở mà đời chúng ta phải chịu cũng giống như một bó củi rất to và rất nặng. Chắc chắn chúng ta không vác nổi. Nhưng Thiên Chúa đã thương tháo dây bó củi đó ra, rồi chia nó ra để mỗi ngày chỉ chất lên vai ta một khúc thôi. Hôm sau một khúc nữa, và hôm sau tiếp tục… Cuối cùng ta cũng vác xong hết bó củi. Nhiều người lại không làm như thế : chẳng những họ chất lên vai khúc củi của hôm nay mà còn thêm vào đó khúc củi của hôm qua và khúc củi của ngày mai. Lạ gì họ không vác nổi”.

Hãy tin tưởng cất bước, quyết không lùi trước những khó khăn. Phần thưởng chỉ dành cho những ai chiến đấu và kiên trì cho đến cùng. Hãy tin tưởng vào Chúa, Đấng đã trải qua mọi khó khăn sẽ giúp đỡ chúng ta vượt qua mọi thử thách. Trong cuộc chiến này, chúng ta chỉ biết tiến chứ không biết lùi.

Truyện : Quên bài kèn rút lui
Trong một trận giao tranh ác liệt giữa quân của Napoléon và quân địch, trận chiến càng về khuya càng ác liệt và phần thắng dần dần nghiêng về phía địch. Quân của Napoléon chết rất nhiều, hàng ngũ rối loạn mặc dầu cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp tục nhưng rời rạc. Nhìn rõ thế trận, Napoléon biết phải làm gì, vua gọi tên lính thổi kèn lại gần và ra lệnh :”Hãy thổi kèn lui binh vì quân ta chết quá nhiều”.

Tên lính trẻ được lệnh, nhảy tót lên ngựa, phi nhanh ra giữa trận, và đưa kèn lên thổi hồi kèn thúc trận một cách mạnh mẽ. Quân của Napoléon đang mệt mỏi và thất vọng, nghe tiếng kèn thúc quân, tưởng có viện binh tới giúp, chồm dậy phản công kịch liệt. Kèn cứ thổi, đám tàn quân vươn mình lên vừa đánh vừa la hét. Kết quả thế trận thay đổi : quân của Napoléon toàn thắng bất ngờ. Tuy nhiên, hoàng đế Napoléon sai bắt tên lính kèn kia lại, và khiển trách y rất nặng nề về tội bất tuân thượng lệnh. Anh lính bình tĩnh tâu:”Muôn tâu đức vua, từ khi được theo bước chân ngài trong binh lửa, và chiến đấu trăm trận đều trăm thắng cho nên hạ thần đã quên hẳn bài kèn rút lui rồi”.

Muốn có chiến thắng thì phải chiến đấu. Chiến đấu càng cam go, chiến thắng càng vinh quang. Không có thành công nào mà không đòi cố gắng. Thành công của chúng ta là biết lắng nghe và thi hành thánh ý Chúa. Để giúp chúng ta biết cách kiên trì sống theo thánh ý Chúa với niềm tin tưởng trong gian truân, chúng ta hãy đọc đoạn thư của thánh Phaolo tông đồ gửi cho tín hữu Do thái sau đây:

“Anh em đã quên lời khuyên nhủ được nói với anh em như với những người con : Con ơi, đừng coi nhẹ Lời Chúa sửa dạy, chớ nản lòng khi Người khiển trách. Vì Chúa thương ai thì mới sửa dạy kẻ ấy, và có nhận ai làm con thì Người mới cho roi cho vọt. Anh em hãy kiên trì cho Thiên Chúa sửa dạy. Người đối xử với anh em như với những người con. Thật vậy, có đứa con nào mà người cha không sửa dạy ? Nếu anh em không được sửa dạy như tất cả mọi người, thì khi đó anh em là con ngoại hôn, chứ không phải là con chính thức. Vả lại, chúng ta có cha trần thế sửa dạy mà chúng ta vẫn tôn kính, thì chúng ta lại càng phải tùng phục Cha trên trời để được sống. Cha trần thế sửa dạy chúng ta trong một thời gian ngắn, và theo sở thích của mình ; còn Thiên Chúa sửa dạy là vì lợi ích của chúng ta.
 
Chúng ta tin tuyệt đối vào sự siêu phàm
Jos. Tú Nạc, NMS
18:45 21/04/2011
Chúa Nhật Phục Sinh – Năm A (Acts 10: 34, 37-43; Psalm 118; Colossians 3: 1-4; John 20: 1-18)

Tướng quân La Mã Cornelius đang trông chờ lắng nghe điều gì? Mặc dù là một người ngoại quốc, một người ngoại đạo, và là một sỹ quan trong quân đội La Mã hận thù, nhưng ông là người trầm tư và công bằng, cho của bố thí, và dâng những lời cầu nguyện lên Thiên Chúa của những người mà ông đang cai quản. Lời cầu nguyện đó đã được lắng nghe – trong một tầm nhìn. Một hình ảnh chói lọi đã đứng trước ông và ra lệnh cho ông để yêu cầu Phê-rô đến nhà mình. Ông không có ý tưởng Phê-rô là ai hoặc là gì mà ông sẽ nói. Đơn giản Phê-rô liên hệ đến lịch sử về Chúa Giê-su đang vượt qua xứ Judea: xức dầu thiêng với Thánh Thần, những hành động thương cảm của quyền lực, phản bội và cái chết, qua đó khẳng định những hành vi và sự giáo huấn của Người. Người đã vượt qua cái chết và một số môn đệ của Người là nhân chứng.

Tại điểm này Cornelius có thể nói, “tuyệt mỹ - câu chuyện tuyệt vời và một con người vĩ đại, nhưng điều gì tác động và phải tác động đến tôi?” Câu trả lời tuyệt đối và đơn giản. Chúa Giê-su giờ đây đang đứng chắn ngang lịch sử tự nó như một thẩm phán của sự sống và cái chết nhưng với khát vọng ban sự tha thứ cho những ai tin tưởng nơi Người.

Điều đáng chú ý là hai câu trong đoan trích này bị lược bỏ, Phê-rô đã có một cái nhìn thấu đáo đáng ngạc nhiên mà ông chia sẻ với Cornelius. Thiên Chúa không đối xử với những người được yêu quí hoặc thiên vị. Thiên Chúa chấp nhận bất cứ ai phấn đấu để hoàn thành tốt mà không phân biệt thành phần hoặc đia vị. Câu chuyện của Chúa Giê-su – và cơ hội dành cho đức tin – phải được chia sẻ với tất cả mọi người. Không cò thêm rào cản, ranh giới hoặc nhưng hình ảnh hạn hẹp chưa hoàn thành của Thiên Chúa. Cornelius có thể chấp nhận giá trị này bởi vì nó vẫn đầy sức sống và sống mãi – vẫn có những người đích thân nhân chứng.

Thế còn thời đại của chúng ta? Việc lặp đi lặp lại một câu chuyện một cách máy móc, như một con vẹt luôn là một công cụ vô hiệu, nhất là khi trong nhận thức của con người nó đã đi vào đường xưa lối cũ. Chúng ta không thể truyền đạt đức tin cho người khác trừ phi chúng ta đã được nó tác động, biến đổi; và phấn chấn , hân hoan để trở thành một phần của nó.

Trong thế giới tâm linh “ở trên” và “ở dưới” không phải là những thuật ngữ chỉ không gian. Chúng biểu thị mức độ gần gũi và giao hòa với mạch nguồn thiêng liêng thánh thiện. Đức Ki-tô không phải “lên đó” mà Người ở khắp mọi nơi. Sự hô hào, cổ vũ để tìm kiếm nhưng điều ở bên trên thay vì những điều dưới trần gian kêu gọi một sự tái lập trật tự những giá trị. Thứ nào bạn đặt nơi trái tim mình và tùy thuộc vào năng lực của mình? Chúng ta đang ở trong một tiến trình rập theo khuôn mẫu những ai và nhưng gì mà chúng ta sẽ đời đời chia sẻ. Không có gì là bi thảm hơn một cuộc sống phung phí a dua, a tòng với những điều không định hướng đối với việc xây dựng tính cách tinh thần và phục vụ tha nhân.

Trong bài tường thuật về sự phục sinh của Thánh Gio-an gây ấn tương vô cùng sâu sắc khác với ba Tin Mừng còn lại vì ông có một quan điểm khác để tao một phiên bản của mình về ngôi mộ trống. Không còn nghi ngờ rằng ngôi mộ trống này như thể một vấn đề nan giải và bí ẩn lúc đó cũng như bây giờ. Thậm chí các tông đồ, những người mà đã từng sát cánh bên Chúa Giê-su cũng đôi chút bối rối. Cuối cùng, cái chết được che giấu trong sợ hãi, đau buồn và ngộ nhận, và là một trong những thực tế nghiệt ngã nhất mà con người phải vật lộn. Câu chuyện về ngôi mộ trống đã mang đến một cảm giác trong một thế giới của những ngôi mộ tập thể, chiến tranh và thiên tai. Các tông đồ quay về ngôi nhà không còn tin cậy về ý nghĩa của ngôi mộ trống và điều gì phải làm tiếp theo. Thậm chí Mary Magdalene còn bị thuyết phục rằng người nào đó đã lấy xác đi và nàng vẫn day dứt buồn đau. Nhưng tấm vải che mặt của Chúa Giê-su được cuốn lên một cách cẩn thận, kỹ lưỡng sang một bên nói lên ý nghĩa sự chiến thắng vươt qua cái chết của Chúa Giê-su.

Nhiệm vụ đăc quyền mà Chúa Giê-su dành cho Mary Madalene cũng được tiết lộ - nàng sẽ phải chuyển tải thông điệp này đến nhưng người khác và cho cả chúng ta, điều đó công bố một môi quan hệ mới giữa Thiên Chúa và sự sống loài người. Chúng ta chia sẻ cùng một Thiên Chúa và Đức Chúa Cha như chúa Giê-su đã thực hiện để tạo chúng ta những người anh chị em của Chúa Giê-su và là của nhau. Thiên Chúa đã bao gồm nhân loại trong mối quan hệ gia đình – chúng ta là một phần của đời sống thiêng liêng.

Mối quan hệ này sẽ không cho phép những bất công, tàn ác, hận thù hoặc loai trừ bất kỳ chủng loại nào – và khi chúng ta cho phép chúng loại trừ tận gốc là chúng ta đã thực hiện ngược lại việc làm của Thiên Chúa. Thế giới này sẽ bị phân rẽ làm sao nếu chúng ta sống bên ngoải lời công bố này.

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)

 
Ơn Phục Sinh
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
18:49 21/04/2011
Tảng đá to đã niêm phong cửa mồ, các thượng tế và những người Pharisiêu xin Tổng trấn Philatô cắt đặt một tiểu đội binh sĩ đến canh ngôi mồ (Mt 27,62), và “Thế là họ ra đi canh giữ mồ, niêm phong tảng đá, rồi cắt lính canh mồ” (Mt 27,66). Giêsu người thành Nagiarét đã "mồ yên mả đẹp". Hãy yên nghỉ và quên đi những đau khổ. Hãy quên đi những oan kiên và tất tưởi của phận người. Hãy quên đi những tiếng la ó, những lời thóa mạ và bản án bất công. Hãy quên đi những tiếng búa nặng nề trên những đinh nhọn xuyên thấu tay chân. Hãy quên đi cơn hấp hối kinh hoàng. Và hãy quên đi đồi Golgotha loang máu chiều tử nạn.

Câu chuyện tưởng đã ngũ yên, người đời sẽ mau quên lãng, chẳng còn ai nhắc tới Giêsu Nazareth nữa…

Nhưng sáng nay, tinh mơ ngày thứ nhất trong tuần, khi ánh bình minh vừa ló rạng, Maria Mađalêna và một số phụ nữ đang âm thầm lặng lẽ dưới sương mai, gió sớm se lạnh, hối hả bước đi, lòng trí chỉ còn những kỷ niệm xót xa chua chát. Đến cửa mồ, họ phát hiện ngôi mộ mở toang, trống rỗng, và thân xác Thầy yêu quý đã không còn trong đó nữa. Họ xúc động và âu lo: "Chúa đã bị mang ra khỏi mồ. Chúng tôi không biết họ để Người ở đâu".

Các môn đệ đã hoang mang sợ hãi, nay càng thêm hốt hoảng khi nghe tin này. Phêrô và Gioan cũng bị lôi cuốn và muốn tìm ra sự thật. Cả hai bắt đầu chạy ra mồ. Họ cùng chạy bên nhau, nhưng Gioan chạy nhanh hơn và đến mồ trước. Ông không vào trong nhưng cúi xuống nhìn vào và thấy những khăn liệm ở trên đất. Gioan “đã thấy và đã tin”. Gioan thấy gì ? Thấy các dấu chỉ lạ lùng của Ngôi Mộ Trống, khăn liệm và các thứ dây được xếp gọn gàng. Chính bởi Gioan đã chứng kiến dấu lạ Chúa Giêsu cho Lazarô sống lại. Khi Lazarô được Chúa cho sống lại, ông ngồi dậy, nhưng thân mình còn quấn chặt các thứ khăn liệm, còn ở đây, mọi thứ được xếp gọn gàng. Gioan nhớ lại lời Chúa Giêsu: Ngài phải chịu đau khổ trước khi bước vào vinh quang. Ngay giây phút thấy cũng là lúc Gioan nhớ lại lời nói của Chúa Giêsu sau khi đuổi phường buôn bán ra khỏi đền thờ: "Hãy phá đền thờ này đi, và trong ba ngày Ta sẽ xây dựng lại" (Ga 2,19). Gioan còn nhớ điềm lạ của Giona với lời khẳng định của Chúa Giêsu: "Như Giona ở trong bụng cá ba ngày ba đêm thế nào, thì Con Người cũng sẽ ở trong lòng đất ba ngày đêm như vậy" (Mt 12,40). Gioan vẫn nhớ như in, trên núi Tabor, Chúa hiển dung và căn dặn các ông không được nói lại với ai về chuyện đó, cho đến khi Ngài sống lại từ cõi chết (Mc 9,9). Gioan luôn nhớ, trước lúc lên đường về Giêrusalem để dự lễ Vượt qua, Thầy cũng đã nói với 12 môn đệ thân tín: "Này, chúng ta lên Giêrusalem và sẽ hoàn tất cho Con Người mọi điều các tiên tri đã viết. Vì chưng Ngài sẽ bị nộp cho dân ngoại, sẽ bị nhạo báng, hành hạ, khạc nhổ, và sau khi đã đánh đòn Ngài, người ta sẽ giết Ngài, nhưng ngày thứ ba Ngài sẽ sống lại" (Lc 18,31-33). Gioan ghi tạc vào lòng lời tâm sự của Thầy trong buổi tiệc ly: "Hết thảy các ngươi sẽ vấp ngã vì Ta trong đêm nay... Nhưng sau khi Ta sống lại, Ta sẽ đi trước các ngươi tới Galilê" (Mt 26,31-32)…Nhờ ghi nhớ lời Chúa mà đức tin đã đến với Gioan sớm hơn Phêrô.

Chúa đã sống lại thật! Allêluia! Đó là niềm vui và tuyên tín của các Tông đồ. Niềm vui và tuyên tín đó đã được loan truyền cho tới ngày nay và mãi cho tới ngày tận cùng của nhân loại.

Phục Sinh là biến cố lạ thường, chưa từng có. Các môn đệ, bằng các cảm nghiệm bản thân đã tin vào sự Phục Sinh của Thầy mình. Cảm nghiệm thì mỗi người mỗi cách. Như Phêrô và Gioan trước ngôi mộ trống. Như Tôma được mời thọc tay vào cạnh sườn và lỗ đinh. Như hai môn đệ trên đường Emmau…Điều chung nơi các môn đệ là một khi họ đã tin thì lòng tin đó không hề thay đổi và họ nhiệt thành loan báo lòng tin đó cho người khác. Những người này, một khi đã tin cũng trở nên kiên định như các môn đệ trong xác tín của mình và sẵn sàng bảo vệ làm chứng cho xác tín đó bằng chính mạng sống của mình.

Chúa Giêsu Phục Sinh. Sự kiện lịch sử trọng đại này đã trở thành niềm tin và sức sống mãnh liệt cho nhân loại hơn hai ngàn năm qua. Hàng triệu triệu người đã sống với niềm tin Phục Sinh và hàng triệu triệu người đã chết để bảo vệ niềm tin Phục Sinh.

Hàng năm Giáo Hội long trọng mừng đại lễ Phục Sinh. Chúa Giêsu Kitô sống lại để phục hồi chúng ta trong ơn nghĩa tử. Đây là dịp thuận lợi để suy niệm về ơn phục sinh của người Kitô hữu.

1. Phục sinh trong Bí Tích Rửa Tội.

Khi chịu phép Thánh Tẩy, chúng ta được phục hồi ơn làm con Thiên Chúa, được quyền hưởng gia nghiệp nước trời, được sống lại trong ơn nghĩa Chúa. Ơn Phục sinh này là cửa ngõ đón nhận chúng ta vào nhà Giáo hội, được làm con Thiên Chúa, được gọi Chúa là Cha và được toàn thể các thánh trên trời và mọi phần tử Giáo hội trần gian là anh chị em. Cũng qua Bí tích này chúng ta được thông hiệp với mầu nhiệm Phục sinh của Chúa Kitô, được thừa hưởng kho tàng ơn thánh mà Thiên Chúa đã ban cho Giáo Hội, được có khả năng làm việc lành và có một cuộc sống mới trong Chúa Thánh Thần (GlCG #1262).

2. Phục sinh trong Bí Tích Hòa Giải

Qua Bí tích Hòa Giải, chúng ta được ơn trở về mỗi khi sa ngã, phạm tội mất lòng Chúa. Nhờ Bí Tích này, chúng ta không những được làm hòa với Thiên Chúa, mà còn được thêm ơn thánh để bền lòng chiến đấu với những cơn thử thách mới. Như thế mỗi lần lãnh nhận Bí tích Hòa Giải là một lần chúng ta cử hành lễ Phục sinh, tái diễn việc sống lại từ cõi chết tinh thần.

3. Phục sinh trong ngày tận thế.

Trong kinh Tin Kính, chúng ta tuyên xưng vững vàng "xác loài người sống lại để vui hưởngsự sống đời sau". Điều này chứng tỏ chúng ta đang mong đợi một cuộc sống mới vĩnh cửu.Thiên Chúa ban cho chúng ta sự phục sinh bất diệt của thân xác, một cuộc sống lại kỳ diệu giống như cuộc sống lại với thân xác vinh quang của Đức Kitô, một thân xác linh thánh vượt trên cả vật chất.

Lễ Phục sinh thật là một cơ hội quí báu và thích hợp để cùng nhau hướng về gia đình thiên quốc, hướng về sự sống vĩnh cửu quê trời. Khi nhắc lại niềm hạnh phúc ấy để nhớ về trách nhiệm, làm sao sống xứng đáng làm con Thiên Chúa ?

4. Tình yêu bừng lên sự sống.

Nhờ tình yêu nồng nàn dành cho Thầy Giêsu mà Maria Magđalêna đã thắng được nữ tính nhút nhát, dám đi ra mồ mả lúc trời còn tranh sáng tranh tối để trở thành người nữ đầu tiên loan báo tin mừng Phục sinh.

Nhờ tình yêu chân thành dành cho Thầy mà Gioan đã trở nên người nam đầu tiên, bằng niềm tin, khám phá ra tính chất bất diệt của tình yêu. Tình yêu không thể bị chôn vùi trong huyệt mồ của khổ đau, u sầu, thất vọng, nhưng sẽ chảy tràn niềm vui, vinh quang, và sự sống. Tình yêu không thể chết với cái chết mục nát trong huyệt sâu tăm tối. Tình yêu làm sống lại những gì tan vỡ. Chính Tình yêu Thiên Chúa đã phục sinh Đức Giêsu Kitô tử nạn. Và chính Đức Giêsu Phục sinh đã mang lại niềm hy vọng chiến thắng trên mọi khổ đau, chết chóc, thất vọng của con người.

Mừng Chúa Phục Sinh, xin tình yêu của Ngài tác động và dẫn lối con người trong mọi quan hệ hàng ngày, từ vợ chồng con cái đến bạn bè thân nghĩa, từ gia đình làng xóm đến cộng đoàn xứ đạo. Để rồi như ánh lửa được đốt lên và chuyền thắp đến mọi ngọn nến trong đêm vọng Phục sinh thế nào, người tin vào Chúa Kitô cũng sẽ là ánh sáng do tình yêu Thiên Chúa đốt cháy và thắp lên nơi tâm hồn mọi người như vậy.

Lạy Chúa Giêsu, xin tỏ mình ra cho chúng con thấy Chúa mỗi ngày trong ơn phục sinh qua các bí tích để chúng con tin là Chúa đang sống, đang đến, và đang ở thật gần bên chúng con. Amen.

 
“Để gieo trồng hàng cây xanh cho một thế giới mới”
Lm. Jos Trương Đình Hiền
20:39 21/04/2011
“Để gieo trồng hàng cây xanh cho một thế giới mới”

1. Đi tìm ý nghĩa cuối cùng của huyền nhiệm thập giá :

Lịch sử thế giới cho tới buổi chiều Thứ Sáu cách đây gần 2000 năm, khi 3 cây thập giá được dựng lên trên Đồi Sọ gần thành Giêrusalem để đóng đinh 3 tên tội phạm, trong đó có Giêsu người Na-da-rét, thập giá đó vẫn là biểu tượng của khổ đau, ô nhục, thấp hèn, thất bại, là đêm tối của tử thần và thất vọng, của bất hạnh và buồn tênh...

Chính vì thế, trong ngôn ngữ của đời thường, thập giá là “danh từ chung”, là địa chỉ và nhãn mác được gán cho những thực tại đau buồn, bất hạnh, khổ đau, hoạn nạn…mà con người, kể cả người Kitô hữu, thường oán than nan trách khi phải đối diện hay “cực chẳng đã” phải cúi đầu chấp nhận : “Ôi, sao Chúa gởi đến cho con thánh giá nặng nề như thế nầy”, “đời tôi sao chỉ gặp toàn thánh giá”, “con có tội tình chi mà Chúa bắt phải vác thánh giá nặng nề…”

Nhưng niềm tin lại khai mở một chiều kích khác. Chỉ sau biến cố đau thương trên đồi Canvê của hai năm trước, và cách riêng, đối với những ai tin và chọn Đức Kitô là Đấng Cứu Thế, là Đấng đã phục sinh từ cõi chết, thì thập giá đã trở nên Thánh Giá, hình ảnh thập giá, hay những thực tại mang tên “thập giá” (buồn đau, bất hạnh, khổ ải, gian truân…) đã mang một một ý nghĩa khác, một “dáng đứng khác” : dáng đứng của chiến thắng và vinh quang, dáng đứng của phục sinh và hy vọng, dáng đứng của tình yêu và hy tế, như ca nhập lễ trong ngày lễ (Chiều Thứ năm Tuần Thánh hôm qua) đã mượn lời của Thánh Phaolô trong thư Galat 6,14 để hân hoan tấu hát :

“Niềm vinh dư của Chúng ta chính là Thập Giá Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Nhờ Người, chúng ta được cứu độ, được sống và được phục sinh ; chính Người cứu độ và giải thoát chúng ta”.

Và hôm nay, Thứ Sáu Tuần Thánh, ngày Kỷ niệm cuộc Khổ nạn của Đức Kitô, lại chính là ngày Tôn thờ Thánh Giá .

Hình tượng thánh giá còn được tô điểm và phong phú hóa như là một loài cây quý hiếm và tươi thắm diễm lệ, hoa trái tràn đầy, như lời trong kinh “A Rất Thánh Giá” mà chúng ta vẫn đọc mỗi ngày thứ sáu :

“Khen cây thánh giá ở giữa rừng phàm, nên giống báu lành, nên cây sang trọng, nên đơn linh nghiệm, nên tàu vượt qua biển hiểm thế nầy….Cây thánh giá tốt lành rất mực dìm dà êm mát,bóng che thiên hạ khỏi chốn hỏa hình. Cội rễ, nhành lá, búp bông hoa quả. Từ xưa nhẫn nay, cây nào dám ví bằng cây thánh giá, từ cây thánh giá chở mình Chúa Cả đóng đinh trên cây thánh giá”…

Như thế, chúng ta có thể khẳng định như một lời tuyên xưng : Cái chết và sự phục sinh của Đức Kitô đã biến đổi hoàn toàn ý nghĩa của thập giá ; hay nói cách khác, chỉ trong ánh sáng của mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô, ý nghĩa và gương mặt đích thực của thập giá phản ảnh qua những thực tại nhân sinh như khổ đau, hoạn nạn, ưu sầu, bất hạnh… mới tìm được tiêu đích và điểm tựa cuối cùng, mà chúng ta có thể tóm tắt như sau :

v Thập giá : điểm đến cuối cùng của hành trình tự hạ và yêu thương

- Sự tự hạ thẳm sâu trong hành trình nhập thể : “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa…nhưng hoàn toàn trút bỏ vinh quang…Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nổi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl 2,6-8)

- Là hành vi cuối cùng để làm trọn thánh ý Chúa Cha : “Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén nầy xa con. Tuy vậy, xin đừng cho ý con thể hiện, mà là ý Cha” (Lc 22,42),“Thế là đã hoàn tất!”. Rồi Người gục đầu xuống và trao Thần Khí. (Ga 19,30)

- Là biểu hiện cao cả nhất của tình yêu : “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu mình” (Ga 15,13)

v Thập giá : phương thế tối hảo của chương trình cứu độ :

- Là phương thế để đem lại sự sống đời đời : “…Con Người cũng sẽ được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời…” (Ga 3,14-17), “nếu hạt lúa gieo vào lòng đất…nếu chết đi, nó mới sinh nhiều hạt khác” (Ga 12,24)

- Là thời điểm quyết định sự giải thoát và cứu độ : “Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi” (Ga 12,32)

- Là sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa : “Thật thế, lời rao giảng về thập giá là một sự điên rồ đối với những kẻ đang trên đà hư mất, nhưng đối với chúng ta là những người được cứu độ, thì đó lại là sức mạnh của Thiên Chúa…Ttrong khi người Do Thái đòi đời hỏi những diềm thiêng dấu lạ, còn người Hi Lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng một Đấng Kitô bị đóng đinh, điều mà người Do Thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ…” (1 Cr 1,17-25)

v Thập giá, con đường để thuộc trọn về Chúa Kitô và Hội Thánh :

- Là con đường duy nhất để thuộc về Đức Kitô : “Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai giữ lấy mạng sống mình, thì sẽ mất ; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được” (Mt 10,38-39)

- Là phần thưởng dành cho những kẻ chọn Đức Kitô : “Chẳng hề có ai bỏ nhà của, anh em, chị em, cha mẹ, con cái hay ruộng đất, vì Thầy và vì Tin Mừng, mà ngay bây giờ, ở đời nầy, lại không nhận được nhà cửa, anh em, chị em, mẹ, con hay ruộng đất, gấp trăm, cùng với sự ngược đãi, và sự sống vĩnh cửu ở đời sau.: (Mc 10,29-30)

- Là phương thế xây dựng Nhiệm Thể Chúa Kitô : “Giờ đây, tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Kitô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho Thân thể Người là Hội Thánh” (Cl 1,24)

Những ý nghĩa trên sẽ được Dân Chúa đào sâu, quảng diễn và sống theo suốt chiều dài lịch sử, như chứng từ của chị Chiara Lubich sau đây :

Để chúng con được ánh sáng, Chúa đã trở nên mù loà.
Để chúng con được hiệp nhất, Chúa đã chịu xa cách Chúa Cha.
Để chúng con được khôn ngoan, Chúa đã trở nên "dốt nát".
Để chúng con được trở nên vô tội, Chúa đã trở thành người "tội lỗi".
Để chúng con hy vọng, Chúa đã hầu như tuyệt vọng.
Để Thiên Chúa ở trong chúng con, Chúa đã cảm nghiệm tình trạng bị xa cách Thiên Chúa.
Để chúng con chiếm hữu thiên đàng, Chúa đã cảm nghiệm hoả ngục.
Để cho chúng con được vui sống trên mặt đất nầy giữa hàng trăm anh chị em, Chúa đã chịu cảnh bị gạt bỏ khỏi trời đất, khỏi loài người và thiên nhiên.
Chúa là Thiên Chúa, là Thiên Chúa của con, là Thiên Chúa của tình yêu thương vô bờ bến của chúng con (CNHV trg. 148-149)

2. Thập giá của cuộc sống đời thường hôm nay đó là gì ?

- Đó là sự cuộc sống âm thầm khổ đau, với những giọt mồ hôi liêm khiết của những người cha, người mẹ sẵn sàng hy sinh tất cả để nuôi dạy con cái trong chính đạo.
- Đó là sự chịu đựng từng ngày nhưng đau thương khổ luỵ của các đôi vợ chồng để trung thành và làm chứng cho tính thiêng thánh và bất khả phân ly của Nhiệm tích Hôn phối.
- Đó là sự anh hùng can đảm của biết bao bạn trẻ sẵn sàng chịu đói, chịu khổ, chịu bao nhiêu thiệt thòi để giữ tiết hạnh, liêm chính và phẩm giá cao cả của con cái Thiên Chúa, của những người công dân Nước Trời, trong một xã hội đầy dẫy gương mù gương xấu và những cơn cám dỗ hưởng thụ, phóng túng, đồi truỵ.
- Đó là sự chịu đựng từng ngày những cơn bệnh hiểm nghèo ngoài thân xác, những vết thương cay đắng trong tâm hồn của biết bao anh chị em, sự chịu đựng đầy can đảm và đón nhận trong hoan vui vì được kết hợp với chính cuộc khổ nạn của Đấng Cứu Độ và chấp nhận hy sinh vì lòng yêu mến và chu toàn thánh ý Chúa.
- Đó là sự quảng đại để thứ tha cho dù phải bị khinh miệt hay gánh chịu mọi thua lỗ ; là chấp nhận những bản án bất công và trù dập chỉ vì dám đứng lên bênh vực công lý và lẽ phải…
- Đó là những trái tim dâng hiến quảng đại và những đôi tay phục vụ của biết bao tu sĩ nam nữ, của các linh mục, Giám Mục, những con người chấp nhận bỏ mình và vác thập giá theo Đức Kitô để phục vụ Thiên Chúa và lo cho phần rỗi của anh chị em mình.
- Đó là những bước chân nhiệt thành trung tín với thánh lễ, với những giờ dạy giáo lý, với những công việc phụng vụ trong những ngày mưa lạnh giá rét hay trong những ngày tất bật ngược xui giữa đời thường… của bao anh chị em chức việc, giáo lý viên, ca đoàn, ban giúp lễ, đạo binh Đức Mẹ…

Vâng, kể từ cây Thánh Giá của Chúa Giêsu được dựng lên trên đồi Canvê, thì khắp nơi, mọi thời, con người đã biết chọn lựa những thánh giá cho riêng cuộc đời mình, một sự chọn lựa đã trở nên con đường tối hảo để nên thánh, để được ơn cứu rỗi, như sự khẳng định của thánh nữ Rôsa Lima : "Ngoài Thập giá, không có chiếc thang nào khác để lên trời", hay như qui tắc nền tảng trong linh đạo của ĐGM Lambert de la Motte khi sáng lập dòng Mến Thánh Giá tại Việt Nam : "Chúa Giêsu-Kitô chịu đóng đinh phải là đối tượng duy nhất của lòng trí chúng ta"

Riêng với chúng ta giờ nầy, hôm nay, một lần nữa cử hành cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu, chúng ta một lần nữa tuyên xưng như lời thư Do Thái trong BĐ 2 : khi chịu khổ hình thập giá, Đức Kitô đã đạt “tới mức thập toàn, Người đã trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những ai tùng phục Người” ; và không dừng lại ở một lời tuyên xưng trong một cử hành cho dù long trọng, mà còn phải như Thánh Phaolô : "Giờ đây, tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Ki-tô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh" (Cl 1, 24).

Vâng, đón nhận thập giá vì Hội Thánh, trong Hội Thánh và với Hội Thánh, để trở nên dụng cụ cứu độ, để nối dài "Hy tế của Đấng Cứu Độ", để cùng với Đức Kitô "bị treo lên hầu kéo mọi người lên"…đó không phải là con đường đẹp nhất và đúng nhất của mọi Kitô hữu đó sao ?

Để được như thế, chúng ta hãy mượn chính lời kinh của Đức cố Hồng y Roger Etchegaray mà cầu nguyện cho nhau :

Lạy Chúa,

Xin chiếu toả trên con ánh sáng của Chúa
và dạy con bước đi
ngay trong đêm tối cũng như giữa ban ngày.
Xin truyền cho con sức mạnh của Người.
Uớc gì những cánh tay rã rời vì thất bại của con
tìm lại được sức trẻ
để gieo trồng hàng cây xanh cho một thế giới mới.
ước gì mồ hôi của con
pha lẫn mồ hôi của Chúa trong vườn Cây Dầu.
Uớc gì máu con
hoà lẫn với Máu Chúa trên Núi Sọ
để tưới gội cho mảnh đất đã bị khô cằn
vì bất công và ích kỷ.
Chúc tụng Chúa là Cha,
đã dẫn con đi đến cùng,
đến tận Emmaus, nơi Chúa hiển dung
với tràn trề bình an và niềm vui.


LM. Jos. Trương Đình Hiền
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Israel: Các lãnh đạo Kitô giáo kêu gọi hòa bình cho lễ Phục Sinh
Nguyễn Trọng Đa
06:32 21/04/2011
Israel: Các lãnh đạo Kitô giáo kêu gọi hòa bình cho lễ Phục Sinh

Jerusalem – Các Thượng phụ và lãnh đạo các Giáo hội tại Jerusalem đã công bố một thông điệp Phục Sinh chung, thông báo "niềm vui" của các ngài về ngày lễ thánh. Đồng thời, các ngài nhớ đến các người đau khổ vì bạo lực tại Đất Thánh, và kêu gọi cầu nguyện cho hòa bình.

Đền thờ Hồi giáo Dome of the Rock nhìn từ nhà thờ Dominus Flevit.

Các ngài nói: “Chúng tôi kêu gọi mọi Kitô hữu hãy cầu nguyện cho sự hòa giải giữa các người sống ở Đất Thánh, nơi mà tình hình xấu đi làm cho hòa bình và công lý dường như xa hơn bao giờ hết. Chúng tôi thấy nỗi buồn cạnh tranh với niềm vui của lễ Phục Sinh, khi chúng tôi chứng kiến bạo lực đã nổ ra, trước mặt các cuộc biểu tình ôn hòa của nhiều người dân trong khắp thế giới Ả Rập vào các tháng qua".

Theo các ngài, bạo lực nhắc nhở các Kitô hữu rằng thánh giá Chúa Kitô là "luôn hiện diện cho các tín hữu của Hoàng tử Hòa bình". Việc đóng đinh là "một thực tế đang diễn ra" cho nhiều người Kitô hữu, khi họ "tiếp tục tìm cách sống với sự hiểu biết lẫn nhau và hợp tác với người láng giềng".

Các lãnh đạo giải thích: “Kitô hữu thấy rằng niềm vui của họ là an toàn trong niềm hy vọng của lời hứa sự sống đời đời, mà Chúa chúng tôi đã chiến thắng cho mọi người tin Chúa. Tuy nhiên, khi chúng tôi ở Jerusalem, thành phố của ơn cứu độ, nhìn thấy sự đau khổ của anh chị em Kitô hữu ở Ai Cập, Iraq và các nơi khác trong khu vực của chúng tôi, niềm vui của chúng tôi trở nên trang trọng hơn".

Bạo lực chống Kitô hữu và thiếu sự bảo vệ của chính phủ tại Iraq đã khiến hàng trăm ngàn Kitô hữu phải rời khỏi nước, kể từ cuộc xâm lược do Mỹ dẫn đầu năm 2003. Tại Ai Cập, cộng đồng Kitô giáo cũng phải đối mặt với nhiều cuộc tấn công.

Cuộc nổi dậy kéo dài một tháng tại Syria đã thách thức sự cai trị của Tổng thống Bashar Assad, và các cuộc biểu tình gần đây của hàng chục ngàn người phản đối tại Damascus đã dẫn đến các cuộc đụng độ với cảnh sát. Ít nhất 200 người đã thiệt mạng.

Các lãnh đạo Giáo hội nói tiếp: “Là Kitô hữu, chúng tôi cầu nguyện và chú ý đến các diễn tiến ở Trung Đông. Chúng tôi cầu nguyện cho các cải cách dẫn đến một "xã hội dân sự hiện đại", tôn trọng tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và nhân quyền”.

"Chúa chúng tôi đã chết vì tội lỗi của cả thế giới, thế mà mọi người nhìn thấy trong mẫu gương của Ngài cách thức bạo lực chỉ dẫn đến cái chết và sự hủy diệt. Trong sự Phục sinh của Chúa, chúng tôi cảm nghiệm chiến thắng của Chúa trên bạo lực và sự chết, và chúng tôi chọn một tầm nhìn về tương lai, trong đó mọi người sống với nhau trong sự hòa hợp".

Các lãnh đạo Giáo hội cũng nhấn mạnh đến niềm hy vọng của Phục Sinh.

Các ngài nhận xét: “Thánh giá ở trước mắt chúng tôi từng ngày và thánh giá đã trống trải. Cuộc sống mới đã đến. Chúa Kitô đã sống lại. Chúng tôi đang sống lại. Alleluia. Tạ ơn Chúa".

Các vị ký tên vào tuyên bố gồm có Thượng phụ Latinh Fouad Twal, Thượng phụ Công giáo Melkite Hi Lạp Tổng Giám mục Joseph-Jules Zerey, Thượng phụ Maronite Tổng Giám Mục Paul Sayyah, Thượng phụ Công giáo Syria Giám mục Pierre Malki, Thượng phụ Công giáo Armenia Giám mục Rafael Minassian và Cha Giám hạt Hạt Dòng Thánh Địa Dòng Phanxicô Pierbattista Pizzaballa, OFM.

Các Thượng phụ và Tổng giám mục thuộc các Giáo hội Chính thống giáo, và các Giám mục Tin lành thuộc Giáo phái Luther và Giáo phái Episcopal cũng ký tên vào bản tuyên bố này. (CNA/EWTN News 21/4-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
ĐTC trả lời câu hỏi trên truyền hình ngày Thứ Sáu Tuần Thánh
Nguyễn Trọng Đa
06:16 21/04/2011
ĐTC trả lời câu hỏi trên truyền hình ngày Thứ Sáu Tuần Thánh

Vatican – ĐTC Biển Đức 16 sẽ làm nên lịch sử truyền hình giáo hoàng vào ngày 22-4, khi Ngài tham gia vào chương trình hỏi đáp trên truyền hình. Chương trình thu sẵn, mang tên "Trong hình ảnh Ngài – Một thứ Sáu Tuần thánh đặc biệt”, sẽ được phát sóng trên đài RAI Uno của Ý.

Ngoài các câu hỏi được gửi từ khắp nơi trên thế giới, nhiều người đã được chọn để nêu câu hỏi với ĐTC. Trong số đó, có một bà mẹ Hồi giáo đến từ nước Bờ Biển Ngà ở tây Phi bị xâu xé vì xung đột, bà muốn biết thêm về Chúa Giêsu như là một vị thầy của hòa bình. Còn có một câu hỏi của bảy học sinh Kitô hữu ở Baghdad, Iraq.

Trang web của chương trình đài RAI cho biết người xem cũng sẽ nghe "các câu hỏi từ một bà mẹ Ý có con trai đã ở trong tình trạng hôn mê trong nhiều năm, và một cô gái trẻ Nhật đã viết thư xin ĐTC giải thích nguyên nhân của trận động đất gần đây ở Nhật”.

Chương trình truyền hình đặc biệt sẽ bắt đầu lúc 2g10’ chiều, giờ Roma, để có thể vẫn còn chiếu lúc 3g chiều, tức là giờ theo truyền thống được cho là khi Chúa Giêsu trút hơi thở cuối cùng.

Nhà tổ chức chương trình, ông Rosario Carello, nói rằng ông hy vọng chương trình sẽ nhắc nhở người xem về tầm quan trọng của ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Ông nói: “Tình cảm này đã bị mất". Ông gợi ý rằng đối với hầu hết các đài truyền hình, Ngày thứ Sáu Tuần thánh đã trở thành "một ngày như bất kỳ các ngày khác cho tất cả các kênh truyền hình, thậm chí trong các chương trình ấy còn có các cuộc cãi vã, chuyện tầm phào và các chuyện đại loại như vậy nữa”.

Tình hình ấy dẫn toán sản xuất chương trình của ông Carello đi đến ý định làm sống lại một dạng chương trình trước đây, mà người xem có thể đặt câu hỏi về Chúa Giêsu. Và toán chương trình nghĩ rằng không ai tốt hơn để trả lời các câu hỏi ấy bằng chính ĐTC.

Ông Carello nói rằng ý tưởng ban đầu xem ra có vẻ như "điên rồ", nhưng họ nhìn thấy “một cái gì đó trong phong cách của ĐTC làm cho họ đề nghị ý tưởng đó với Ngài”. Vì thế, họ đã đề nghị và ĐTC chấp nhận ngay". Ông Carello mô tả cơ hội để thấy và nghe ĐTC qua chương trình này thật là "khác thường". (CNA 20-4-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Các Giáo Hội Kitô tại Jerusalem kêu gọi cho các tín hữu tự do
LM Trần Đức Anh OP
09:11 21/04/2011
JERUSALEM -. Đại diện các Giáo Hội Kitô tại Jerusalem kêu gọi nhà cầm quyền Israel cho các tín hữu Kitô tự do lui tới cổ thành Jerusalem trong dịp Tuần Thánh và Phục Sinh.

Tòa Thượng Phụ Công Giáo la tinh ở Jerusalem cho biết Ủy ban Liên Giáo Hội (JIC) ở Jerusalem đã ra thông cáo nói rằng sự hạn chế số người vào cổ thành khiến cho hàng ngàn tín hữu hành hương và dân cư địa phương không được cùng nhau cử hành lễ Phục Sinh trong tự do.

Trong những năm qua, vì lý do an ninh cảnh sát Israel giới hạn số người được đến Đền thờ Mộ Thánh tối đa là 10 ngàn người. Đặc biệt việc giới hạn số người tham dự lễ làm phép lửa của Chính Thống giáo tại thánh đường thường tạo nên sự bất mãn.

Trong cuộc họp mới đây, đại diện của các Giáo Hội Arméni, Luther và Chính Thống Copte cũng như của Dòng Phanxicô tại Thánh Địa và tòa Thượng Phụ Công Giáo La tinh, đã thảo luận về việc chính quyền tự trị Palestine có thể nhìn nhận Giáo Hội Tin Lành Pentecostist. Cho đến nay Giáo Hội này không thuộc vào số 13 Giáo Hội Kitô tại Thánh Địa được chính quyền nhìn nhận. Xét vì Giáo Hội Pentecostist gồm đông đảo các Giáo Hội thành viên, và vì hoạt động truyền đạo của họ, nên theo Ủy ban Liên Giáo Hội tại Jerusalem, đây là một vấn đề tế nhị.

Về dự thảo hiến pháp mới của Palestine, theo đó Hồi giáo sẽ được công nhân là quốc giáo, đại diện các Giáo Hội Kitô tại Jerusalem kêu gọi cứu xét tường tận dự thảo này làm sao để các tín hữu Kitô được nhìn nhận là những công dân bình đẳng.
Cũng tại Jerusalem, tuần thánh đã bắt đầu từ chiều chúa nhật 17-4 vừa qua với cuộc rước lá tưởng niệm biến cố Chúa Giêsu vào thành Jerusalem.

10 ngàn tín hữu đã tham dự cuộc rước từ Nhà thờ Betfage đến nhà thờ thánh Anna ở cổ thành, đặc biệt là Đức TGM Antonio Franco, Sứ thần Tòa Thánh tại Israel và Cha Pierbattista Pizzaballa, Bề trên dòng Phanxicô tại Thánh Địa. Ngoài các nhóm giáo xứ tại địa phương còn có nhiều đoàn tín hữu hành hương quốc tế.

Cảnh sát Israel đã canh chừng để bảo vệ an ninh.

Thứ năm Tuần Thánh tới đây, có lễ rửa chân và cuộc rước từ Nhà Tiệc Ly đến núi Sion, và canh thức cầu nguyện tại vườn Giệtsimani. Thứ sáu Tuần Thánh, các tín hữu Kitô thuộc mọi hệ phái sẽ tham dự buổi đi đàng thánh giá trọng thể với cây thập giá lớn bằng gỗ dọc theo Via Dolorosa, con đường Đau Khổ.

Năm nay, các tín hữu Kitô thuộc mọi hệ phái đều cử hành Lễ Phục Sinh vào cùng một ngày.

Bộ du lịch Israel ước lượng tổng cộng có 100 ngàn du khách và tín hữu hành hương đến Thánh Địa trong Tuần Thánh này (KNA 18-4-2011)
 
ĐTC: Hướng mình lên cao
Lưu Minh Gian
09:12 21/04/2011
Kính thưa quý vị thính giả
Tuần Thánh bắt đầu với ngày Chuá nhật Lễ Lá, tưởng niệm cuộc Thương Khó của Đức Giêsu. Như một truyền thống tốt đẹp tại Roma, ngày Quốc Tế Giới Trẻ theo cấp Giáo phận cũng được tổ chức vào chính ngày Lễ Lá. Đông đảo các bạn trẻ thuộc giáo phận Roma và nhiều giáo phận khác đã tề tựu về Quảng Trường Thánh Phêrô để tham dự Thánh Lễ do Đức Thánh Cha chủ tế. Đây được xem như là một bước chuẩn bị tốt đẹp cho Ngày Quốc Tế Giới Trẻ sẽ được tổ chức tại Madrid từ ngày 16 đến 21 tháng 8 năm nay.

Buổi phụng vụ bắt đầu vào lúc 9/30 tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Đức Thánh Cha làm phép lá cọ và những cành lá Oliu, sau đó là cuộc rước lá đến bàn thờ chính ở phía trước tiền đường của Đền Thờ Thánh Phêrô, tiếp đến Đức Thánh Cha long trọng cử hành thánh lễ tưởng niệm cuộc Thương Khó của Đức Giêsu.

Trong bài giảng của mình, Đức Thánh Cha hướng đến các bạn trẻ đào sâu ý nghĩa của việc tham gia vào cuộc rước lá và tưởng niệm cuộc hành trình lên Giêrusalem của Đức Giêsu. Cuộc hành trình ấy có ý nghĩa gì cho con người, nhất là những người trẻ trong cuộc sống hôm nay, giữa thế giới này. Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến
Các bạn trẻ thân mến
Thật cảm động khi cứ vào Chúa Nhật Lễ Lá hằng năm, chúng ta lại cùng với Đức Giêsu tiến về Đền Thánh, và đồng hành cùng Người trong chuyến hành trình lên núi. Trong ngày này, khắp mặt đất và xuyên qua mọi thế hệ, những người trẻ và tất cả mọi người thuộc mọi lứa tuổi đều cất cao lời tung hô Người: “Hoan hô con vua Đa-vít! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Chúa!”

Thế nhưng thật sự chúng ta làm gì khi chúng ta tháp mình vào một cuộc rước kiệu như thế này, khi chúng ta hòa mình vào nhóm những người cùng Đức Giêsu tiến lên Gêrusalem và tung hô Người như là vua của Israel? Có điều gì hơn là một đám rước lễ hội chăng, hơn là một phong tục đẹp đẽ chăng? Cuộc rước ấy có liên quan gì đến thực tế cuộc sống mỗi chúng ta và thế giới của chúng ta?

Để tìm thấy câu trả lời, trước hết chúng ta hãy phân biệt giữa điều Đức Giêsu muốn làm và điều thực tế Ngài đã làm. Sau lời tuyên tín của Phêrô tại vùng Cesare Philiphê, phía cực bắc của Đất Thánh, Đức Giêsu khởi hành như một khách hành hương hướng về Đền Thánh Gêrusalem để dự lễ Vượt Qua. Đó là chuyến hành trình tiến về Đền Thờ của Thành Thánh, hướng về nơi mà toàn dân Israel được đảm bảo bởi sự hiện diện gần gũi cách đặc biệt của Thiên Chúa với dân Người. Đó là chuyến hành trình hướng đến đại lễ Vượt Qua, tưởng nhớ cuộc giải phóng ra khỏi đất Ai-cập và là dấu hiệu cho niềm hy vọng về một cuộc giải phóng chung cục. Đức Giêsu biết rằng một lễ Vượt Qua mới đang đợi mình, và Ngài sẽ đảm nhận vị trí của Con Chiên Vượt Qua tinh tuyền, hiến dâng chính mình trên Thập Giá. Ngài biết rằng trong việc trong việc trao ban mầu nhiệm Bánh và Rượu, Ngài sẽ trao ban chính mình mãi mãi cho những kẻ thuộc về Ngài, và mở ra cho họ cánh cửa hướng đến một con đường giải phóng mới, để hướng đế sự kết hiệp với Thiên Chúa hằng sống. Đó là hành trình hướng đến sự cao vời của Thập Giá, hướng đến giây phút của một tình yêu trao ban chính mình. Đích đến cuối cùng trong cuộc hành hương của Ngài là sự cao cả của chính Thiên Chúa. Đấy là chiều cao mà Ngài muốn nâng toàn bộ loài người lên.

Do đó, cuộc rước kiệu của chúng ta hôm nay phải là biểu tượng của một điều gì đó sâu xa hơn, là biểu tượng của việc chúng ta cùng bước đi với Đức Giêsu trong cuộc hành hương: trong nẻo đường vươn mình lên cao, hướng đến Thiên Chúa hằng sống. Đây là hành trình mà Đức Giêsu mời gọi chúng ta.
Thế nhưng làm sao chúng ta có thể đặt chân trên chuyến hành trình vươn cao này? Hành trình ấy chẳng phải vượt quá sự yếu hèn của chúng ta sao? Đúng vậy, hành trình ấy vượt xa mọi khả năng hữu hạn của chính chúng ta. Tự muôn đời, và cả cho đến ngày nay, con người đã được đổ đầy bởi khát vọng “trở nên như Thiên Chúa”, khát vọng vươn mình đến sự cao vời của Thiên Chúa. Nói cho cùng, tất cả những phát minh của trí thông minh nhân loại đều nhắm đến việc sở hữu một đôi cánh nhằm nhằm có thể nâng mình lên đến tầm cao của Hiện Hữu Tuyệt Đối, để trở nên độc lập và hoàn toàn tự do như chính Thiên Chúa là Đấng Tự Do. Đã có rất nhiều thứ được con người hiện thực hóa. Chúng ta có thể bay được. Từ đầu bên này đến đầu bên kia của thế giới, chúng ta có thể nhìn thấy nhau, nghe thấy nhau và nói chuyện với nhau. Thế nhưng vẫn còn mạnh mẽ sức nặng ghì kéo chúng ta xuống những điều thấp hèn. Cùng với sự phát triển những khả năng của chúng ta, không chỉ có những điều tốt lành. Cả những khả năng xấu cũng phát triển, và chúng như những cơn bão tố đầy đe doạ thổi qua dòng lịch sử của loài người. Ngoài ra, cũng còn đó những giới hạn và yếu hèn của chúng ta: hãy nghĩ đến những tai hoạ đã xảy ra trong những tháng vừa qua, và vẫn đang còn tiếp tục tấn công vào con người.

Các Giáo Phụ đã diễn tả rằng con người nằm ở điểm giao tranh giữa hai trường lực tương tác. Trước hết là sức nặng ghì kéo con người xuống những điều thấp hèn, hướng về cái tôi ích kỷ, hướng đến những điều giả dối và những điều xấu; trường lực này dìm chúng ta xuống thấp và đẩy chúng ta lìa xa sự cao cả của Thiên Chúa. Mặt khác, có sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa: việc được Thiên Chúa yêu thương và sự đáp trả bằng tình yêu của chúng ta thu hút chúng ta hướng mình lên cao. Con người luôn thấy mình ở giữa sức hút hai chiều này, và tất cả phụ thuộc vào việc xa tránh trường lực kéo chúng ta về sự xấu để trở nên tự do và buông mình hoàn toàn cho sự cuốn hút từ sức mạnh của Thiên Chúa, là sức mạnh làm cho chúng ta trở nên đích thực là mình, nâng chúng ta lên và trao ban cho chúng ta tự do đích thật.

Sau phần Phụng Vụ Lời Chúa, ở khởi đầu của Phụng Vụ Thánh Thể, Giáo Hội mời gọi chúng ta: “Sursum Corda” – “Hãy nâng tâm hồn lên”, hay chính xác là “Hãy nâng con tim lên”. Theo ngôn ngữ Kinh Thánh, con tim là trung tâm của con người, là nơi hội tụ của trí tuệ, ý chí, tình cảm, thân xác và linh hồn. Tại trung tâm này, tinh thần trở nên thân xác và thân xác trở nên tinh thần. Nơi đây ý chí, tình cảm, trí tuệ hội nhất với nhau trong việc nhận biết Thiên Chúa và trong tình yêu dành cho Người. Con tim này cần phải được nâng lên. Thế nhưng, như chúng ta đã thấy, chúng ta quá đỗi yếu đuối để có thể nâng con tim của mình lên đến tầm cao của Thiên Chúa. Chúng ta không thể tự mình làm điều ấy. Chính sự kiêu ngạo tự nâng mình lên sẽ dìm chúng ta xuống thấp và đẩy chúng ta lìa xa Thiên Chúa. Chúng ta cần được Thiên Chúa nâng lên, và điều này chính Đức Kitô đã khởi đầu trên Thập Giá. Ngài đã hạ mình xuống tận cùng điểm thấp hèn của loài người, để nhờ đó lôi kéo mọi người đến với Ngài và đến với Thiên Chúa hằng sống. Ngài đã khiêm nhường tự hạ, như lời của bài đọc hai mà chúng ta vừa nghe. Chỉ như thế sự kiêu ngạo của chúng ta mới bị đánh bại: sự khiêm nhường của Thiên Chúa là dạng thức tột cùng của tình yêu của Người, và chính tình yêu khiêm hạ này cuốn hút chúng ta lên cao.

Bài Thánh Vịnh 24 mà chúng ta hát trong cuộc rước hôm nay, được Giáo Hội xem như “bài ca tiến lên” chỉ ra những yếu tố cụ thể thuộc về cuộc hành trình vươn lên cao của chúng ta, thiếu vắng những điều này chúng ta sẽ không thể nào nâng mình lên được. Đó là: tay sạch, lòng thanh, từ khước những điều gian dối và tìm kiến Thánh Nhan Thiên Chúa. Tất cả những thành tựu khoa học kỹ thuật lớn lao của chúng ta chỉ có thể được giải phóng và đóng góp cho sự phát triển của nhân loại khi chúng ta có thái độ này: khi chúng ta có được đôi tay thanh sạch, con tim tinh tuyền, khi chúng ta tìm kiếm chân lý và tìm kiếm chính thiên Chúa, khi chúng ta để cho mình được đụng chạm và can thiệp bởi tình yêu Thiên Chúa. Tất cả những điều này chỉ có thể hữu hiệu khi chúng ta biết nhìn nhận với sự khiêm nhường rằng chúng ta cần phải được cuốn hút hướng lên cao, khi chúng ta từ bỏ ngạo khí muốn tự biến mình trở thành chính Thiên Chúa. Chúng ta cần đến Thiên Chúa. Chính Người sẽ cuốn chúng ta hướng lên cao. Khi chúng ta cậy dựa vào bàn tay của Người, Người sẽ chỉ cho chúng ta một hướng đi đúng đắn và sẽ ban cho chúng ta một sức mạnh nội tâm để nâng chúng ta lên. Chúng ta cần đến sự khiêm hạ của niềm tin, là sự khiêm hạ tìm kiếm Thánh Nhan của Thiên Chúa và tín thác vào chân lý nơi tình yêu của Người.

Đức Thánh Cha tiếp tục bài giảng của mình bằng việc nhắc đến khuy hướng triết học của các Triết gia thuộc trường phái Platon thuộc thế kỷ thứ III và IV, những người luôn khắc khoải tìm những phương cách thanh tẩy chính mình và giải phóng mình khỏi sức nặng ghì kéo mình xuống những điều thấp hèn để vươn mình lên cao, hướng đến một hiện hữu đích thực và linh thánh. Dừng lại ở những suy tư của Thánh giáo phụ Augustino, Đức Thánh Cha nói tiếp:

Thánh Augustino, khi tìm kiếm một con đường đúng đắn, đã có một thời gian dài đi theo lối suy tư của những triết gia này. Nhưng rốt cục, thánh nhân đã phải thừa nhận rằng câu trả lời của họ không đủ, rằng những phương pháp của họ không thể thực sự chạm đến Thiên Chúa. Augustino đã nói với những người đại diện của trường phái triết học này: Các người hãy nhìn nhận rằng sức mạnh của con người và tất cả những sự thanh tẩy mà con người tự làm cho mình là không đủ để có thể đưa họ đến với sự cao cả của thiên Chúa, đến với chính Thiên Chúa. Thánh nhân còn thêm rằng Ngài sẽ tuyệt vọng về chính mình và về cuộc hiện hữu của con người nếu không tìm thấy Đấng có thể thực hiện hoàn tất những điều mà con người không thể thực hiện, Đấng nâng chúng ta lên với tầm cao của Thiên Chúa, bất chấp tình trạng khốn cùng của chúng ta. Đấng ấy chính là Đức Giêsu Kitô, phát xuất từ Thiên Chúa, hạ mình xuống đến với chúng ta, và bằng tình yêu tự hiến trên thập giá đã cầm tay chúng ta và dẫn chúng ta bước đi trên hành trình vươn mình lên cao.

Chúng đang bước đi cùng Đức Chúa của chúng ta trong hành trình hướng lên cao. Chúng ta đang tìm lại con tim tinh tuyền và bàn tay thanh sạch, chúng ta tìm kiếm sự thật và tìm kiếm Thánh Nhan của Thiên Chúa. Chúng ta hãy bày tỏ với Thiên Chúa khao khát được trở nên công chính, và chúng ta hãy khẩn nguyện với Người:

Lạy Chúa, xin hãy cuốn hút chúng con hướng lên cao! Xin hãy làm cho chúng con được tinh tuyền! Xin hãy làm cho lời Thánh Vịnh mà chúng con hát trong cuộc rước hôm nay trở nên hiện thực nơi chúng con. Xin cho chúng con có thể thuộc về dòng dõi của những người tìm kiếm Chúa, những người tìm kiếm Thánh Nhanh Nhan của Đức Chúa nhà Giacop (Thánh Vịnh 24, 6).

Kết thúc thánh lễ long trọng, Đức Thánh cha cùng đọc kinh Truyền Tin với tất cả những khách hành hương có mặt tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Trước giờ kinh, Ngài gởi lời chào đến tất mọi người bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan, và cuối cùng là tiếng Ý. Ngài nói:

Tôi gởi lời chào thân ái đến tất cả các khách hành hương nói tiếng Ý, đặc biệt là các bạn trẻ. Tôi hẹn gặp các bạn tại Madrid trong ngày Quốc Tế Giới Trẻ trong tháng 8 sắp tới đây.

Bây giờ, chúng ta hãy hướng lời cầu nguyện của chúng ta đến Mẹ Maria, xin Mẹ giúp sức để chúng ta sống Tuần Thánh này với niềm tin mạnh mẽ. Mẹ cũng đã vui mừng khi Đức Giêsu con mẹ bước vào Gerusalem, hoàn tất lời các ngôn sứ. Con tim của Mẹ, cũng giống như con tim của Con mình, cũng đã sẵng sàng cho cuộc Hy Tế. Chúng ta hãy học từ Mẹ, Đức Nữ Trinh trung tín, để bước theo Đức Chúa của chúng ta ngay cả khi con đường của Ngài mang chúng ta đến với Thập giá.
 
Làm thế nào để đem Phúc Âm hội nhập vào với văn hóa Trung Hoa.
Pt Huỳnh Mai Trác
09:30 21/04/2011

Ngày lễ truyền thống về ngày Tết Thanh Minh nói lên lòng tôn kính người chết, tỏ lòng hiếu để với ông bà tổ tiên thường là những cuộc tảo mộ, có đốt pháo và cúng vái với những mâm cổ. Truyền thống Công giáo cũng có ngày lễ cầu nguyện cho người chết có thể hòa nhịp với người Trung Hoa, nhưng không luôn là có thể hội nhập.

Những người Trung Hoa trở lại đạo Công giáo thường khước từ những nghi thức cúng bái người chết như những người Trung hoa khác nên họ thường bị kết án là thiếu lòng sùng kính và hiếu để đối với ông bà tổ tiên. Bởi vậy có những người trong Giáo Hội Trung Hoa đang làm công việc là nghiên cứu làm sao để hội nhập Phúc Âm vào với văn hóa Trung Hoa.

Ngày lễ Thanh Minh được tổ chức vào ngày rằm của tháng giữa mùa xuân khoảng vào ngày 5 tháng 4 dương lịch. Đây là một biến cố truyền thống rất quan trọng vì đó là một trong bảy ngày lễ của dân chúng ở Trung Hoa. Ngày lễ Thanh Minh có nghĩa là “trong sáng”, và có nghĩa là mùa đông đã qua và mùa xuân đang đến.

Đây là một dịp để tôn kính ông bà tổ tiên tại nghĩa địa, sùng kính và ghi nhớ công ơn của tổ tiên, dâng cúng mâm cổ và sơn quét, dọn dẹp sạch sẽ lại các ngôi mộ.

Hơn hai ngàn năm qua, lịch sử đã ăn sâu vào trong tâm hồn của người Trung Hoa, nên người tin cũng như không tin, cũng đều đi thăm mộ của ông bà tổ tiên để tỏ lòng tôn kính và hiếu để. Họ đốt hương vái lạy trước mộ, đốt pháo, đốt giấy vàng bạc, cùng dâng cúng bánh trái và rượu trà vân vân. . .

Dú họ ở nơi đâu, đến ngày lể Thanh Minh họ cũng thường tìm cách trở về quê quán để viếng thăm mộ phần của ông bà tổ tiên. Họ đặt tượng ảnh hoặc bài vị trên bàn thờ, rồi đặt mâm cổ, bánh trái, trà rưộu ngay ngoài nghĩa địa hay trong nhà như là một cử chỉ cung kính và nhớ ơn .

Với những người Công giáo hoặc với những người trở lại đạo thì họ có vẻ lúng túng với những nghi thức cúng vái như vậy. Trong tuyền thống của Giáo Hội, cách tốt nhất để nhớ đến người chết là đọc kinh cầu nguyện hay là xin linh mục dâng thánh lễ cầu nguyện cho họ. Nên những người Trung hoa khác nói là các người Công giáo không tha thiết đến việc giữ các truyền thống dân tộc.

Đôi khi trong những gia đình giữa những người đã trở lại đạo Công giáo và những người không Công giáo thường có những xích mích. Thường thì những người Công giáo bị kết tội là thiếu lòng sùng kính và hiếu để đối với ông bà tổ tiên nên họ oán hận đối với Giáo Hội.
Khi hỏi một vài vị linh mục về quan niệm trên và xin ý kiến của các vị về ngày lễ Thanh Minh. Cha Chen Gongao, thuộc địa phận NanChong đã đến dâng một thánh lễ tại nghĩa địa Xishan và cũng mời những người không Công giáo đến tham dự và họ cũng nhận thấy là đức tin Công giáo và văn hóa Trung Hoa đều tôn kính và hiếu để với ông bà tổ tiên và những người chết.

Một ngườì phụ nữ không theo đạo Công giáo đã nói về người mẹ trở lại Công giáo của bà là :”Khi bà ấy chết, bà ước ao được chôn tại đây. Tôi ít khi đến thăm mẹ tôi, nhưng tôi không thể nào quên được tình yêu của mẹ tôi đối với tôi. Hôm nay Cha Chen đã đến dâng thánh lễ ở đây, để chúng tôi có thể bày tỏ tình yêu của chúng tôi với mẹ như bà ấy mong muốn.

“Qua những nghi lễ Công giáo, chúng tôi hiểu tại sao mẹ tôi tin tưởng vào Thiên Chúa và Giáo Hội; Giáo Hội biết rỏ những ước ao sâu xa và chứng tỏ ra tình yêu của Thiên Chúa. Và chúng tôi cảm thấy rất sung sướng”

Để hòa nhập với truyền thống Trung Hoa về cung cách tôn kính người chết, nghĩa địa Công giáo Xishan cũng có dành một khoảng để họ có thể đốt pháo. Nếu Giáo Hội trước kia có ý định hội nhập với văn hóa cổ truyền của người Trung Hoa, thì rất dể dàng chấp nhận người Trung Hoa, Cha Chen nhận xét nếu có thể là nghiên cứu thế nào để cho phép thêm vào trong phụng vụ vài nghi thức cổ truyền của người Trung Hoa. “Như vậy cũng là một cách truyền giáo rất hiệu quả!” (Nguồn tin: Asia News).


 
ĐTC chủ sự Lễ làm phép dầu và Thánh lễ bữa Tiệc Ly
Linh Tiến Khải
15:58 21/04/2011
VATICAN - Sáng Thứ Năm Tuần Thánh 21-4-2011 Đức Thánh Cha đã chủ sự thánh lễ đồng tế làm phép Dầu Thánh với các Hồng Y, Giám Mục và 3.000 linh mục trong đền thờ Thánh Phêrô.

Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha đã suy tư về ý nghĩa của các loại dầu thánh xức cho các tân tòng, các bệnh nhân, và dầu dùng cho các bí tích Thêm Sức và truyền chức Linh Mục và Giám Mục.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng dầu biểu tượng cho Chúa Thánh Thần và quy chiếu về Chúa Kitô, Đấng Được Xức Dầu của Thiên Chúa. Như thế là Kitô hữu có nghĩa là ”những người được xức dầu”, thuộc về Chúa Kitô. Nhưng chỉ xưng mình là tín hữu Kitô thì không đủ, mà phải sống đời Kitô đích thực. Chúng ta hãy để cho các dầu thánh này nhắc nhớ cho chúng ta biết bổn phận nội tại ấy của từ ”Kitô hữu”. Dầu của các chức thánh và vương giả nêu bật rằng các Kitô hữu là dân tư tế cho thế giới. Vì thế họ phải khiến cho Thiên Chúa Hằng Sống trở thành hữu hình đối với thế giới, làm chứng cho Người và dẫn đưa thế giới tới với Chúa. Nó không phải là lý do để khoe khoang, nhưng cật vấn chúng ta như là một câu hỏi trao ban niềm vui và lo âu: chúng ta có thật sự là đền thờ của Thiên Chúa trong thế giới và cho thế giới này hay không? Chúng ta mở ra cho con người con đường dẫn tới Thiên Chúa hay là che dấu Người? Là dân Thiên Chúa có phải đa số chúng ta đã trở thành một dân không tin và xa rời Thiên Chúa hay không?

Có lẽ Tây Âu, các nước trung tâm của Kitô giáo, đã thật sự mệt mỏi trong đức tin và chán ngán lịch sử và văn hóa của mình, không còn muốn biết đến đức tin nơi Chúa Giêsu Kitô nữa hay sao? Chúng ta có lý do để trong giờ này kêu lên với Thiên Chúa: Xin đừng để cho chúng con trở thành không là dân Chúa nữa! Xin làm cho chúng con nhận biết Chúa trở lại! Thật thế, Chúa đã xức dầu cho chúng con với tình yêu thương của Chúa, Chúa đã đặt để Thánh Thần Chúa trên chúng con. Xin hãy làm cho sức mạnh của Thần Khí Chúa hữu hiệu trở lại nơi chúng con, để chúng con tươi vui làm chứng cho sứ điệp của Chúa. Mặc dù xấu hổ đối với các lỗi lầm của mình, chúng con không được quên rằng cả ngày nay nữa cũng vẫn có các gương sáng ngời của đức tin, các người với đức tin và tình yêu của họ trao ban hy vọng cho thế giới. Một trong các người đó là Đức Gioan Phaolô II sẽ được phong chân phước vào ngày mùng 1 tháng 5 tới đây.

Đức Thánh Cha cũng nói tới ý nghĩa của dầu tân tòng. Nó nhắc cho chúng ta biết rằng con người không chỉ kiếm tìm Thiên Chúa, mà chính Thiên Chúa tìm kiếm chúng ta. Sự kiện Người đã nhập thể làm người và xuống sống giữa các vực thẳm của cuộc sống con người cho tới đêm đen của cái chết, cho chúng ta thấy Thiên Chúa yêu thương con người là thụ tạo của Ngài.

Dầu bệnh nhân nhắc nhớ cho chúng ta biết bổn phận chính của Giáo Hội là loan báo Nước Thiên Chúa và lời loan báo đó phải chữa lành trái tim bị thương của con người. Giáo Hội cũng có sứ mệnh chữa lành bệnh tật và nỗi khổ đau của con người.

Vào lúc 5 giờ rưỡi chiều Đức Thánh Cha đã chủ sự Bữa Tiệc Chiều của Chúa và lễ nghi Rửa Chân tại đền thờ thánh Gioan Laterano là nhà thờ chính tòa của giáo phận Roma. Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha đã nêu bật tình yêu thương của Chúa Giêsu đối với loài người, tình yêu thương lôi kéo con người tới với Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã biến đổi cuộc Khổ Nạn của Người trở thành lời cầu nguyện và của lễ dâng lên Thiên Chúa Cha cho con người. Việc biến đổi nỗi khổ đau của Chúa trong tình yêu có một sức mạnh biến đổi đối với các món qùa trong đó Người trao ban chính mình. Người ban chúng cho chúng ta để chúng ta và thế giới được biến đổi. Mục đích cuối cùng của sự biến đổi trong Thánh Thể là sự biến đổi của chúng ta trong sự hiệp thông với Chúa Kitô. Thánh Thể nhắm tới con người mới và thế giới mới.

Bốn lần Chúa Giêsu cầu nguyện xin cho sự hiệp nhất của các môn đệ thời đó cũng như của tất cả các tín hữu sẽ tin nơi Người. Các Kitô hữu chỉ thực sự hiệp nhất nếu hiệp nhất với Người, tin và yêu Người. Sự hiệp nhất ấy không chỉ là điều nội tại thần bí nhưng phải hữu hình và là chứng tá cho sứ mệnh Chúa Kitô đã nhận được từ Thiên Chúa Cha. Với Thánh Thể nảy sinh ra Giáo Hội... Thánh thể là mầu nhiệm sự gần gũi sâu xa và hiệp thông của từng người với Chúa, đồng thời là sự hiệp thông giữa tất cả mọi người với nhau... (SD 21-4-2011)
 
Những di tích về Thánh Giá Thật của Chúa Giêsu là thật hay giả?
Trần Mạnh Trác
18:27 21/04/2011
Vào dịp Thứ Sáu Tuần Thánh, một số nhà thờ trên thế giới có lệ trưng bầy một di tích 'Thánh Giá Thật' của Chúa Giêsu để cho giáo dân hôn kính.

Những di tích này thường là những mẩu gỗ vụn được bọc bằng một lớp sáp ong và đựng trong những hộp kính nhỏ.

Nhiều người đã cảm thấy có lòng sốt mến hơn lên khi được chạm vào di tích mà chính Chúa đã chịu tử nạn cho nhân lọai. Nhưng cũng có nhiều người nghi ngờ và thường châm biếm bằng một câu đã thành bài bản: "nếu cộng tất cả các di tích vào với nhau, thì chúng ta có đủ gỗ để đóng thành một con tầu của ông No E".

Vậy thì những di tích 'Thánh Giá Thật' mà bạn sẽ có dịp hôn kính trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh là có đáng tin cậy không?

Sự thực thì cây Thánh Giá mà Chúa Giêsu đã chịu tử hình đã không được các giao đòan nguyên thủy sở hữu và bảo quản liên tục ngay từ đầu. Lý do là cuộc bách hại Kitô hữu kéo dài hơn 300 năm và giáo hội tiên khởi là một giáo hội ẩn núp trong những hầm trú.

Chỉ khi hòang đế Constantine của đế quốc Roma trở lại đạo Công Giáo và yêu cầu thánh Macarius, là giám mục của Jerusalem, phá hủy đền thờ thần Vệ Nữ nằm trên núi Sọ để xây lại thành đền thờ Mộ Thánh Chúa Giêsu (Holy Sepulcher), thì người ta đã khám phá ra ở dưới lòng đất có ba cây thập giá. Tuy rằng mọi người đều tin đó là 3 thập giá mà Chúa và hai tên trộm đã chịu tử hình, nhưng cây nào là Thánh Giá Thật đây?

Bà thánh Helena, mẹ của hòang đế Constantine, lúc đó giải quyết bằng việc đưa một người đàn bà đang hấp hối đến, và khi bà ấy chạm vào cây Thánh Giá Thật thì liền khỏi bệnh tức thời. Từ đó người ta đã bảo quản vật thánh này tại đền thờ Mộ Thánh từ đó.

Bà thánh Helena khi trở về Roma cũng mang theo một phần Thánh Giá Thật và ngày nay vẫn được tôn kính tại đền "Thánh Giá thành Jerusalem" tại Roma ( Basilica of the “Holy Cross in Jerusalem”)

Trong nhiều thế kỷ tiếp theo, người ta cho phép khách hành hương tới hôn kính Thánh Giá Thật. Một số người hoặc vì tham lam, hoặc vì quá sốt sắng, đã lén lút cắt xén lấy những miếng gỗ nhỏ đem về nhà. Các nhà chức trách đã thực hành nhiều biện pháp như đặt người canh giữ và kiểm sóat chặt chẽ, vậy mà vẫn có người thay vì hôn kính thì vội vàng 'cắn' vào mà giằng lấy một mẩu vụn. Ngày nay người ta bọc các di tích vào lồng kính.

Những di tích Thánh Giá Thật mà chúng ta chứng kiến ngày nay một phần nào có gốc tích từ những sự kiện đó.

Một câu hỏi là có thật rằng số lượng tổng cộng của các di tích thì lớn đến nỗi người ta có đủ gỗ để đóng thành một con tầu to như con tầu của ông No E không?

Câu hỏi này đã được đặt ra từ thế kỷ 16 bởi một nhà văn người Hòa Lan tên là Erasmus, ông châm biếm phê bình rằng: "Bọn họ cứ khóac lác rằng đó là thập giá của Chúa chúng ta, được trưng bầy khắp nơi từ chỗ công khai đến chỗ riêng tư, vậy nếu tất cả các mảnh vỡ đó được thu thập lại cùng nhau, chắc hẳn chúng sẽ đủ để xếp thành một chiếc tàu buôn"

Câu nói trở thành bất hủ đó, một phần nào đã giảm bớt những việc nhảm nhí và mê tín xảy ra lúc bấy giờ. Nhưng câu nói đó có đúng sự thật không?

Vào cuối thế kỷ 19, một học giả tên là Charles Rohault de Fleury bên Pháp đã bỏ công nghiên cứu vấn đề. Ông đo lường tất cả các di vật đang lưu hành trong thời đó, và đi tới kết luận là thể tích của tất cả các di vật hiện hữu tổng cộng chỉ được 240 cubic inches. Vì đây là một con số quá nhỏ cho nên ông nhân lên 10 lần để trừ hao việc một số di vật có thể đã bị chiến tranh tàn phá và cho rằng thể tích của chúng tối đa là 2,400 cubic inches.

Ông tính rằng, thời xưa các phạm nhân chỉ vác cây xà ngang của thập giá mà thôi vì đòn giọc thường đã được chôn trên đất trước, cây xà mà Chúa Giêsu đã vác có thể nặng 220 lbs, là sức nặng của một cây gỗ mà một người thợ có thể vác đi 3 miles. Nhưng Chúa Giêsu đã bị đánh đòn yếu liệt cho nên Ngài không thể vác một khối nặng như thế mà chỉ có thể lôi kéo, thành thử như thể là vác một sức nặng tương đương và hợp lý là 55 lbs. Nên nhớ Chúa đã không vác được lâu và phải nhờ ông Simon thành Cyrene vác đỡ. Nếu đổi ra thành thể tích, cây xà ngang của Thánh Giá Chúa Giêsu sẽ có thể tích là 10,900 cubic inches.

So sánh tất cả các di vật với chỉ một chiếc xà ngang mà thôi, thì sẽ là 1 phần 5. Nói một cách khác, số lượng các di vật Thánh Giá Thật, dù là nhiều, nhưng có thể tin được.

Một câu hỏi nữa là trong những di tích hiện đang luân hành quanh thế giới thì có bao nhiêu di tích là thật?

Thực ra thì ngày nay, vì các di tích không mang một lịch sử rõ ràng cho nên hầu như không thể phân biệt được di tích nào là thật hay giả. Đây chỉ là một vấn đề thuộc về lòng tin mà thôi. Tuy nhiên chúng ta có thể chắc chắn rằng hai di tích ở Mộ Thánh tại Jerusalem và ở Vương Cung Thánh Đường "Thánh Giá thành Jerusalem ở Roma" thì có tính xác thực cao.
 
Top Stories
Vietnam: Le représentant non-résident du Saint-Siège est reçu avec chaleur à Hanoi, malgré l’incertitude qui règne encore sur la nature de sa mission
Eglises d'Asie
09:08 21/04/2011
Eglises d'Asie, 21 avril 2011 -- Deux jours après l’arrivée, le 18 avril dernier, de Mgr Leopoldo Girelli à Hanoi, l’incertitude règne encore dans les esprits sur le statut diplomatique du représentant non-résident du Saint-Siège pour le Vietnam (qui est aussi nonce apostolique à Singapour et délégué apostolique en Malaisie et à Brunei), ainsi que sur la nature de sa mission et des relations qu’il va entretenir avec les autorités civiles et ecclésiastiques.

Interrogés par Radio Free Asia (1), les deux principaux responsables de la Conférence épiscopale du Vietnam ont témoigné de leur perplexité à ce sujet. Cependant, le représentant du Saint-Siège a été accueilli et présenté aux fidèles avec une grande chaleur dans la cathédrale de Hanoi, au début de la messe chrismale, le mercredi 20 avril 2011.

Mgr Joseph Nguyên Chi Linh, vice président de la Conférence, a déclaré que c’était la première fois qu’il entendait parler de la fonction de ‘représentant non-résident du Saint-Siège’. Il ignorait encore tout des compétences liées à cette fonction ainsi que des rapports que le représentant du pape allait établir avec l’Eglise locale et avec l’État. Mgr Linh a ajouté qu’il espérait que ces ambiguités allaient se dissiper avec la visite du diplomate au Vietnam. Le vice-président de la Conférence épiscopale a fait également remarquer qu’il semblait que, cette fois-ci, le prélat romain était davantage l’invité des autorités que celui de l’Eglise. Il sera certes présent à la première assemblée annuelle de la Conférence épiscopale qui débutera le 25 avril prochain, mais il ne participera qu’à la séance inaugurale, ne parlant pas le vietnamien.

De son côté, Mgr Pierre Nguyên Van Nhon, archevêque de Hanoi et président de la Conférence, a affirmé ne pas connaître le programme des négociations de Mgr Girelli avec les autorités. Il a ajouté que pour le moment, il n’avait rien à dire, sinon que le prélat participerait aux cérémonies de la semaine sainte et des fêtes de Pâques à Hanoi. Il a aussi souligné que la plupart des déplacements prévus par le prélat étaient des visites de courtoisie. À la connaissance de l’archevêque de Hanoi, rien d’autre n’était encore prévu.

A l’issue de la deuxième session du groupe mixte de travail « Vietnam - Vatican », le compte rendu publié le 26 juin 2010 par le Saint-Siège (2) avait ainsi présenté la nomination du représentant non-résident : « En vue d’approfondir les relations entre le Saint-Siège et le Vietnam ainsi que les liens entre le Saint-Siège et l’Eglise catholique locale, un accord a été conclu sur le fait que, dans une première étape un représentant non résident du Saint-Siège au Vietnam serait nommé par le pape ». Par ailleurs, dans une déclaration (3) qui avait précédé le voyage du représentant du Saint-Siège au Vietnam, le cardinal Jean-Baptiste Pham Minh Mân avait été plus explicite que les deux principaux responsables de la Conférence épiscopale. Selon lui, le nonce apostolique à Singapour entreprenait une visite au Vietnam pour aider l’Eglise locale à témoigner de l’Évangile en tous les domaines. Le cardinal avait aussi mentionné comme l’un des buts du voyage du prélat romain la recherche de locaux susceptibles de l’accueillir lors de ses voyages futurs au Vietnam.

Toutes ces incertitudes n’ont pas empêché les fidèles et le clergé de Hanoi de recevoir le représentant du pape avec sympathie et chaleur. Mercredi 20 avril dernier, dans la cathédrale de Hanoi, au début de la messe chrismale à laquelle participait l’ensemble du clergé de l’archidiocèse, l’archevêque l’a remercié d’avoir accepté la mission que lui avait confiée le souverain pontife. Il l’a assuré de la communion et des prières de l’Eglise du Vietnam afin qu’il exécute pleinement cette mission. Dans sa réponse, Mgr Leopoldo Girelli a mis en relief les sentiments particuliers que le pape éprouvait à l’égard de l’Eglise du Vietnam et a énuméré quelques-uns des mérites de la communauté catholique dans ce pays (4).

(1) Radio Free Asia, émissions en vietnamien, 20 avril 2011
(2) Voir EDA 532
(3) Voir dépêche EDA du mardi 19 avril 2011
(4) Voir le compte rendu sur le site de l’archidiocèse de Hanoï : http://www.tonggiaophanhanoi.org/tin-tuc/tin-giao-phan/1441-thanh-le-lam-phep-dau-tai-nha-tho-chinh-toa-ha-noi-ngay-19042011

(Source: Eglises d'Asie, 21 avril 2011)
 
Thailande: L’annonce du rapatriement des réfugiés birmans par le gouvernement thailandais suscite l’inquiétude des ONG et de la communauté internationale
Eglises d'Asie
12:30 21/04/2011
Eglises d'Asie, 21 avril 2011 - La Thailande a annoncé qu’elle allait « prochainement » rapatrier en Birmanie les quelque 150 000 réfugiés vivant dans ses camps installés à la frontière, en majorité membres de l’ethnie karen, prétextant le changement de régime récent de son voisin, aujourd’hui « sur la voie de la démocratie ». C’est lors d’une réunion des pays membres de l’ASEAN que le 11 avril dernier, Thawil Pliensri, chef du conseil de la sécurité thailandaise, a fait une déclaration officielle, précisant que « qu’il ne pouvait encore dire avec exactitude quand [le gouvernement] fermerait les camps, mais que sa décision était prise ».

Les ONG étrangères qui aujourd’hui permettent aux camps de fonctionner, ainsi que le UNHCR (Haut Commissariat des Nations Unies pour les Réfugiés) ont immédiatement fait part de « leur grande préoccupation », en raison des risques que les refugiés encourent en revenant en Birmanie. Malgré les conditions de vie qui se sont considérablement aggravées dans les camps et dont les associations de défense des droits de l’homme se sont alarmées ces derniers mois, le sort qui attend les réfugiés de retour dans un pays dont ils ont fui la dictature militaire est encore moins enviable. « Nous voulons tous que les camps ferment et que les réfugiés puissent rentrer chez eux », explique Jack Dunford du Thailand Burma Border Consortium (TBBC), un réseau d’ONG qui travaille dans les camps de la frontière birmano-thai, « mais cela ne pourra se faire que lorsque la situation aura changé en Birmanie et qu’elle ne sera plus dangereuse pour eux ».

Dans les neuf camps disséminés le long de la frontière entre les deux pays, où certains réfugiés sont installés depuis plus de 20 ans, la tension et l’angoisse sont perceptibles. Les ressortissants birmans affirment craindre pour leur vie et dénoncent un « processus démocratique » qui n’est qu’une façade mise en place par la junte afin d’échapper aux sanctions internationales tout en maintenant sa dictature (1).

Contredisant les affirmations du gouvernement thailandais concernant le changement de régime en Birmanie, le flot des réfugiés est loin de se tarir. Il s’est même accentué peu après les élections de novembre dernier, qui avaient été qualifiées de « mascarade » par la communauté internationale. De violents combats à l’arme lourde entre le gouvernement et les armées rebelles des Etats Shan, Kachin, Karen et Karennis ont fait fuir les civils par milliers en Thailande (2). L’inquiétude des ONG s’étend également au sort des Rohingyas, minorité ethnique musulmane à laquelle le gouvernement de Birmanie n’accorde pas le statut de citoyen, et dont des centaines de membres ont tenté de trouver refuge sur le territoire thailandais où ils ont été violemment persécutés, malgré les admonestations récurrentes des Nations Unies et des ONG (3).

Les représentants de la Communauté européenne, lors d’une session qui s’est tenue le 12 avril dernier, ont quant à eux décidé de renouveler pour un an les sanctions à l’encontre du gouvernement birman, et appelé à la fin de l’impunité pour les crimes de guerre et les violations des droits de l’homme dans le pays. « Nous saluons la décision de l’Union Européenne de maintenir les sanctions contre la Birmanie, envoyant ainsi un message fort stigmatisant le comportement du régime », s’est félicité Benedict Rogers, responsable de l’ONG Christian Solidarity Worlwide (CSW) pour l’Asie du Sud-Est. Les Nations Unies, avec l’appui de plusieurs pays de l’Union Européenne, ont également demandé à s’assurer du processus de « retour volontaire » des réfugiés dans leur pays d’origine.

En 2010, la Thailande avait déjà bravé la condamnation unanime de la communauté internationale, en expulsant des milliers de réfugiés hmongs vers le Laos (voir EDA 521), en rapatriant de force 3 000 Karens puis quelques mois plus tard de nombreux migrants de l’ethnie kachin en Birmanie qu’ils avaient fui en raisons des persécutions et des violences qu’ils y subissaient (4). Selon l’organisation dissidente Democratic Voice of Burma, le gouvernement tenterait actuellement de reprendre la gestion des camps, qui est aujourd'hui presque entièrement entre les mains des ONG étrangères, afin de pouvoir expulser les réfugiés sans le contrôle de la communauté internationale.

Pour les Nations Unies, la principale solution au problème des réfugiés birman reste aujourd'hui la réinstallation dans un pays tiers. Depuis 2005, un programme mis en place par le HCR a permis à 58 000 réfugiés, essentiellement de l’ethnie karen, d’être accueillis aux Etats-Unis, au Canada et en Australie.

(1) Voir EDA 545
(2) Voir EDA 539
(3) En 2008, 2009 et plus récemment début 2011, des milliers de Rohingyas tentant de gagner la Thaïlande ou la Malaisie sur des embarcations de fortune ont été repoussés en haute mer par l’armée thaïlandaise. En dépit des protestations de la communauté internationale et des ONG, cette politique du « rejet à la mer » a été poursuivie par Bangkok et la plupart des boat people rohingyas ont été retrouvés morts ou portés disparus. Sur les Rohingyas,Voir également EDA n° 525- Pour approfondir- Bangladesh.
(4) Voir EDA 534

(Source: Eglises d'Asie, 21 avril 2011)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tường Thuật buổi thi thuyết trình Viết Về Mẹ
Tạ Ân Phúc
06:04 21/04/2011
Tường Thuật buổi thi thuyết trình Viết Về Mẹ

Việt Nam, một đất nước có truyền thống Á Đông, việc thể hiện đạo hiếu "Ơn cha nghĩa mẹ" đối với các bậc sinh thành luôn là điều được cổ võ và thực hiện xưa nay. Tuy nhiên, với đời sống của con người trong xã hội hiện đại hôm nay, với những quay cuồng, tất bật của cuộc sống, người ta thường quên đi những điều bình dị nhất, hợp đạo nghĩa làm người nhất, thì "Ơn cha nghĩa mẹ" quả là một đề tài cần được "hâm nóng", nhất là trong giới trẻ.

Chính vì thế, nhằm mục đích cổ võ tinh thần đạo hiếu, uống nước nhớ nguồn qua việc cảm nghiệm đời sống gia đình, tạo một nơi để mọi người thể hiện những suy nghĩ và tài năng của mình, nhằm khuyến khích khả năng suy tư, viết lách và sự phong phú trong tư duy sáng tạo, Chương Trình Chuyên Đề thuộc Ban Mục Vụ Gia Đình TGP. Sài Gòn đã tổ chức cuộc thi Viết và Thuyết Trình chủ đề “Ơn Cha Nghĩa Mẹ” với 3 thể loại: Thơ – Văn – Video Clip/ PowerPoint, được khởi xướng từ ngày 30/01/2011 và kết thúc vòng thi sơ kết Viết Về Mẹ vào ngày 24/03/2011 và kết thúc nhận bài dự thi Viết Về Cha vào ngày 21/04/2011.

Với tổng số bài dự thi Viết Về Mẹ là 156, trong đó thơ và văn xuôi chiếm tỉ lệ cao, đây quả là một con số đủ làm ấm lòng những người làm chương trình. Khởi đi từ những ý tưởng tìm kiếm chứng nhân chia sẻ kinh nghiệm sống trong sự kiện “Ngày của Mẹ” sẽ được tổ chức vào ngày 07/05/2011, cuộc thi viết và thuyết trình về “Ơn Cha Nghĩa Mẹ” được hình thành, diễn tiến và tiến đến vòng chung kết. Trong số các tác giả có 4 tác giả ở hải ngoại, 3 tác giả trên 60 tuổi, một tác giả 11 tuổi và đặc biệt là có 2 tác giả là người khuyết tật đã lọt vào vòng thi Chung Kết. Ban Tổ Chức cũng nhận được một số lá thư viết tay và những giọt nước mắt của các tác giả đến văn phòng nộp bài. Bên cạnh đó, đường dây trực tiếp của cuộc thi cũng có những cuộc trao đổi, giải đáp thắc mắc cho bạn đọc trong tâm tình rất thân thiện và cởi mở.

Vòng thi thuyết trình cũng chính là vòng thi Chung Kết của cuộc thi “Ơn Cha Nghĩa Mẹ” đã diễn ra vào chiều thứ Bảy ngày 09/04/2011 tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Sài Gòn. Đến tham dự buổi thi thuyết trình có sự hiện diện và trình bày hết sức sáng tạo, ấn tượng và phong phú của 28 tác giả, là những người thiện chí đến từ nhiều miền của đất nước như Hà Nội, Quy Nhơn, Ninh Thuận, Xuân Lộc… và cả những anh chị em khuyết tật.

Mở đầu buổi thi, Cha Louis Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng Ban Mục Vụ Gia Đình TGP. Sài Gòn đã có đôi lời nhắn gửi đến cộng đoàn tham dự: “Trong cuộc thi về ‘Ơn Cha Nghĩa Mẹ’ mỗi một người tham dự, từ người dự thi, người chấm thi, đến người tổ chức, đến những người cộng tác bằng cách này cách khác, mỗi người đều có phần đóng góp của mình cho ích lợi chung để nhiều người được hưởng, cả những người hiện diện và những người đọc qua phương tiện truyền thông. Vượt trên tất cả đóng góp của mỗi cá nhân, cần nói đến lòng biết ơn đối với sự quan phòng của Đấng Tối Cao, vì thế cần hướng đến Đấng ấy để cảm tạ ngợi khen và xin chúc phúc”.

Trong hơn một tháng qua, các giám khảo đã dành thời giờ để chấm thi nhằm chọn lọc ra các tác phẩm đạt kết quả tốt vào vòng chung kết, và hiện diện tại buổi thi là hầu hết các giám khảo đã đồng hành cùng cuộc thi, trong đó gồm:

- Anh Pio X Lê Hồng Bảo, Chủ biên chuyên san Vườn Ô Liu (đến từ Phan Rang, Ninh Thuận).

- Nhà Thơ Pm Cao Huy Hoàng, Chủ nhiệm chuyên trang Đồng Xanh Thơ (đến từ TP. Phan Thiết)

- Nt. Maria Nguyễn Thị Ngọc Lan, FMM (Dòng Phan Sinh)

- Nt. Maria Nguyễn Thị Hồng Quế, OP

- Thầy Giuse Mai Thanh Hoài, Giám Đốc Trung Tâm Đào Tạo Nguồn Nhân Lực BizPower

- Nhạc sĩ P. Kim

Theo quy định của Ban Tổ Chức buổi thi thuyết trình vòng Chung Kết, mỗi tác giả có tối 5 phút để thể hiện tài năng và tình cảm của mình đối với đề tài mà mình trình bày. BTC quy định kết thúc 5 phút bằng 1 tiếng chuông, quá thời gian mà thí sinh còn trình bày sẽ bị trừ điểm.

Với sự dẫn dắt của hai người dẫn chương trình Minh Khoa và Đông Quân, mỗi thí sinh đã thể hiện mỗi người một vẻ khi diễn tả về người mẹ của mình, đó là những cơ cực, nghèo khổ của các đấng bậc sinh thành cố lo cơm áo, gạo tiền để nuôi nấng con nên người, thành tài. Đó cũng là điệu hò, câu ru, con trâu, cánh cò, đồng lúa, giếng nước… mà tuổi thơ của các thí sinh đã trải qua và ghi đậm dấu ấn bàn tay săn sóc của người mẹ. Đó là tiếng tiếng kêu “má ơi”, “mẹ ơi” để nói lời yêu thương cùng mẹ, để mong đáp đền, tri ân công lao dưỡng dục người đã không quản ngại gian nan bảo bọc con. Đó là ngọn nến, ánh lửa mà người mẹ đã thắp lên để dẫn dắt con vào đời. Đó là đôi gánh quằng vai mà những người con đã cảm nhận được sức gánh gồng của người mẹ trong cuộc sống bươn chải, lo toan. Đó là đời sống đạo trong gia đình, trong giáo xứ, đó là lòng cảm tạ dâng lên Thiên Chúa vì tất cả những gì Ngài đã ân ban. Hầu như các bài thuyết trình đều quá thời gian quy định vì các thi sinh đến không phải với mục đích thắng thua, tranh giành giải thưởng, mà là đến để được ít nhất là một lần nói về công ơn và thổ lộ tình yêu đối với người đã sinh thành, dưỡng dục để mình được nên người. Đó là những học sinh, sinh viên, tu sĩ nam, nữ, người khiếm thị, người già, người trẻ cùng đến với buổi thuyết trình để được trải lòng, mà đôi khi không có hoặc chưa có cơ hội tỏ lộ cùng mẹ.

Đã lắm khi có những giọt nước mắt lăn dài trên má thí sinh, và khán giả sụt sùi rơi nước mắt khi nghe những câu chuyện cảm động về mẹ, nhớ nhung về mẹ khi mẹ chẳng còn trên cõi đời để có thể về với Chúa. Những điệu nhạc trầm lắng, da diết, những bài hát đệm cho Video, PowerPoint và cả việc thể hiện những bài hát, ngâm nga những bài thơ được thí sinh trình bày với những giọng điệu từ 3 miền đất nước. Tất cả đã tạo nên sự phong phú đa dạng của cuộc thi và cũng làm khán giả cảm nhận công lao, nhọc nhằn của đấng bậc sinh thành để sống xứng đáng hơn với tình yêu mà cha mẹ dành cho mình.

Sau hơn hai giờ các thí sinh trình bày, trong thời gian chờ đợi Ban Thư Ký tổng kết điểm để công bố kết quả cuộc thi, MC Minh Khoa đã hoá thân thành ảo thuật gia để khán giả và thí sinh có được những giây phút thư giãn, thoải mái.

Kết quả cuộc thi được công bố như sau:

1. Thể loại Thơ:

- Giải Nhất: “Lời Mẹ trong đêm” của tác giả Lucia Vũ Thị Thanh Thủy, bút hiệu Vũ Thủy.

- Giải Nhì: “Bài ca ru” của tác giả Maria Nguyễn Thị Thanh Thủy.

- Giải Ba: “Mùa Nả” của Sr. Maria Madalena Nguyễn Ánh Hường, bút hiệu Nguyên Hương, Dòng Con Đức Mẹ Mân Côi Bùi Chu

- Giải khuyến khích: “Tạm biệt Mẹ”của Sr. Têrêxa Ngô Thị Minh Trường, Dòng Trinh Vương

- Giải khuyến khích: “Đợi chim về”của tác giả Gioakim Nguyễn Vũ Hồng Kha

2. Thể loại Văn:

- Giải Nhất: “Má ơi. con yêu Má!” của Sr. Têrêsa Lê Thị Thanh Hằng, Giáo phận Xuân Lộc

- Giải Nhì: “Hai Thiên Thần của Chúa” của tác giả Têrêsa Lê Nhật Lam, bút hiệu Nhật Lam.

- Giải Ba: “Mẹ tôi” của tác giả Phêrô Phạm Mạnh Luận, bút hiệu Thằng Năm.

- Giải khuyến khích: “Thật hạnh phúc khi con có Mẹ” của tác giả Anna Vũ Duy Thị Thùy Vân

- Giải khuyến khích: “Mẹ ơi. Mẹ lại khổ!” của tác giả Antôn Hà Thừa Lực

3. Thể loại Video Clip/PowerPoint:

- Giải Nhất: “Mẹ của tôi” của tác giả Lucia Nguyễn Quỳnh Như.

- Giải Nhì: “Ở lại nhé! Đừng Đi” của tác giả Nguyễn Minh Chính.

- Giải Ba: “Về Mẹ” của tác giả Thầy Giuse Hoàng Đình Quang.

- Giải khuyến khích: “Con hãy cứ đi…” của tác giả Maria Nguyễn Hoàng Phương Khanh.

- Giải khuyến khích: “Mẹ”của tác giả Maria Têrêsa Đặng Thị Mỹ Hạnh.

Các giải thưởng của cuộc thi sẽ được Ban Tổ Chức trao giải trong “Ngày Của Mẹ”. Ngoài các tác phẩm văn, thơ đoạt giải, Ban Tổ Chức còn chọn lọc 22 tác phẩm văn và 22 tác phẩm thơ để in thành tập sách mang tên “Gánh Đời Mẹ”. Tập sách này sẽ được in tặng cho các tác giả và phát hành trong “Ngày Của Mẹ”, 07/05/2011 tại Trung Tâm Mục Vụ Sài Gòn.

Dưới đây, xin trân trọng giới thiệu phần thuyết trình của một số tác giả dự thi:

“Lời mẹ trong đêm” là tác phẩm đạt giải Nhất thể loại Thơ của chị Lucia Vũ Thị Thanh Thủy, bút danh Vũ Thủy, một người khiếm thị. Trong phần trình bày của mình, chị đã kể về những anh em không may lâm vào cảnh mù loà của mình, và sự hy sinh phó thác của người mẹ, chị kể: “Lần này cũng vậy, khi biết con trai mình mù hẳn, mẹ vẫn không khóc, bà dâng những đứa con tật nguyền của mình lên Thiên Chúa, dâng cho Mẹ Maria như những bông hoa cuộc đời của bà. Tôi không thể nhìn thấy nét mặt của mẹ tôi, nhưng nghe những tiếng thở dài của mẹ, tôi cảm nhận được nỗi đau của mẹ tôi. Tôi tưởng tượng những giọt nước mắt trong suốt từ tận đáy trái tim như những giọt sương, qua bao năm tháng cầu nguyện đã kết tụ thành những hạt ngọc, những giọt kinh trong đêm. Những giọt kinh cầu nguyện trong đêm lặng lẽ của mẹ tôi dâng lên Thiên Chúa và Mẹ Maria theo năm tháng kết thành những chuỗi ngọc, luôn xin cho anh em tôi được vuông tròn theo thánh ý Chúa”. Đó là lý do để chị cảm tác nên bài thơ với những dòng thơ gây xúc động: “…Giọt kinh đêm nay; Mẹ dâng cho Chúa; Đôi mắt đứa con ; Vĩnh viễn nhìn đời ; Bằng lăng kính thẫm; Giọt kinh đẫm lệ…!”

Chị Nguyễn Thị Thanh Thủy, hiện ở Hoa Kỳ đạt giải Nhì thể loại thơ qua tác phẩm “Bài Ca Ru”. Bài thơ viết về lời ru của mẹ, nhưng qua bài thơ đã kể tên của tất cả 12 người con trong gia đình cũng như nói lên tinh thần đoàn kết của những người con đó. Chị đã ủy quyền cho anh Nguyễn Tiến Đức là người em út thể hiện bài thơ. Theo anh, hoàn cảnh ra đời của bài thơ là vào ngày 13/10/2010, đại gia đình anh đã tổ chức lễ thượng thọ cho mẹ, nhân mẹ được 80 tuổi, đó cũng là dịp tổ chức cuộc thi về thơ. Bài thơ diễn tả tình cảm, tâm tư của những người con trong gia đình dành cho mẹ mình, cũng như sự hy sinh, sự mong muốn, sự khắc khoải của người mẹ dành cho 12 người con trong gia đình thông qua từng cái tên được đặt cho những người con. Anh đã trình bày bài thơ thông qua bài hát được nhạc sĩ Quốc Vinh phổ nhạc tặng cho gia đình dưới nền nhạc là tiếng sáo trúc với sự hiện diện của mẹ trong khán phòng. Lần lượt tên của những người con trong gia đình là : NGA - NGUYỆT - KHANH - THỦY - HẰNG - LIÊM - TRANG - MINH - HẠNH - VÂN - ĐỨC - ANH đã được diễn tả trong bài thơ.

Đoạt giải Ba thể loại thơ là tác phẩm “Mùa Nả” của Sr. Nguyễn Ánh Hường, bút danh Nguyên Hương, hiện là sinh viên khoa báo chí Trường Nhân Văn, Hà Nội. Sr. đã đáp máy bay từ Hà Nội vào Sài Gòn để tham dự cuộc thi, Sr. đã viết bài thơ này để nhớ lại và cảm nghiệm việc thực hành lòng đạo đức bình dân của người Kitô hữu ở quê hương Giáo phận Phát Diệm, qua đó người mẹ gửi gắm tâm tư và gieo đức tin vào lòng con mình. Sr. cho hay: “Tôi được sinh ra và lớn lên tại Giáo phận Phát Diệm, quê tôi có phong tục cứ mỗi thứ Sáu Tuần Thánh ngườt ta đưa nả, hay còn gọi là nổ cùng với hoa xoan rắc dưới chân Chúa (Nả: là loại gạo được nổ phồng lên, hoặc gạo được rang trên bếp lửa). Các bà mẹ dắt con nhỏ tới hôn chân Chúa và bốc nả cho con ăn vì tin rằng ai ăn thì sẽ nhận được ơn Thánh mà mình cầu xin cùng Thiên Chúa, mẹ tôi cũng trao tôi những cánh nả như thế. Thế rồi lớn lên, tôi vào đời với tấm áo của người tu sĩ, một buổi chiều cuối xuân cũng cào Thứ Sáu Tuần Thánh, tại giáo xứ Trung Linh, Giáo Phận Bùi Chu, nơi tôi đang tu, tôi đã bắt gặp hình ảnh người mẹ dắt đứa con chừng 5 tuổi đến giáo đường, bà bốc nả bỏ vào vạt áo của đứa con và thi phẩm ‘Mùa Nả’ của tôi đã được chấp bút. Đối với tôi, mùa nả không đơn thuần là kỷ niệm nhưng còn là mùa của hạnh phúc và hồng ân vì nhờ mùa nả đã giúp tôi lớn lên và khoác tấm áo của mùa dâng hiến. Gia đình tôi có 8 người con, trong đó có 1 linh mục và 2 nữ tu. Nghĩ về gia đình, nghĩ về mẹ tôi, tôi luôn hiểu rằng tương lai của đứa con luôn là công trình của người mẹ”. Dưới nền của tiếng sáo trúc véo von và đàn tranh réo rắc, Sr. đã ngâm bài thơ thật đúng chất giọng của một người con gái Bắc Bộ: “... Đêm canh thức như lá thu về cội; Chúa trút hơi; Mọi người đấm ngực thú tội ăn năn; Nả thật nhiều mẹ gói giữa vuông khăn; Cho tôi ăn, mẹ nhủ: “Con chóng lớn; Lòng thành đạo làm lòng không chút bợn; Mai lớn lên, con - Kitô hữu chân thành…”

Một trong những thí sinh nhỏ tuổi nhất là em Nguyễn Vũ Hồng Kha, 16 tuổi, học lớp 9. Em ở tận Giáo xứ Cây Rỏi Giáo phận Quy Nhơn, em đã đạt giải khuyến khích thể loại Thơ với tác phẩm “Đợi chim về”. Em cho hay, khi vừa mới chào đời thì đã bệnh tật, đau yếu, dù gia cảnh rất cực khổ, nhưng cha mẹ đã hết mực thương yêu, nhịn ăn, nhường mặc để dành tiền chữa bệnh cho con, đó là điều mà em cảm thấy không thể nào đáp đền nổi công ơn cha mẹ. Em cảm nhận được tình yêu lớn lao mà Thiên Chúa dành cho em, Ngài đã cho em sống ở nơi thanh bình, núi non trùng điệp. Trong một lần đi chăn bò sau khi đi học về, em phát hiện một tổ chim non, ngắm nhìn tổ chim và hình ảnh đôi chim cha mẹ dáo dát bay thảm thiết gọi con, em lại nghĩ đến cha mẹ mình. Tổ chim được kết thành từ những chiếc lá, ngọn cỏ mềm mại, thơm tho mà chim cha và chim mẹ bay đi rất xa tha về, em đã ví như tình yêu của cha mẹ kết thành mái ấm đời con. Chính vì điều này em đã viết trong bài thơ của mình: “Sợi nhớ sợi thương đan thành tổ; Lá yêu lá mến vỗ về chim”. Trước khi đọc bài thơ, em thổ lộ ước mơ trở thành một linh mục của mình, em thật thà cho biết cả email và mật khẩu của mình là “thiên triệu” để luôn nhắc nhớ mình luôn phấn đấu vì mục tiêu này. Cả hội trường ồ lên và vỗ tay tán thưởng vì sự thành thật và mục tiêu cao đẹp của em. “... Cánh vững phong ba chim rời tổ; Tìm khung trời mới đầy cỏ hoa; Muôn nẻo tương lai chim sải cánh; Cây xưa tổ cũ đợi chim về…”

Đoạt giải Nhất thể loại Văn là Sr. Têrêsa Lê Thị Thanh Hằng, Giáo phận Xuân Lộc với tác phẩm “Má ơi. con yêu Má!”. Bằng chất giọng rất ngọt ngào mà thanh thoát của một người trẻ, Sr. Đã trình bày lại bài văn của mình một cách rất truyền cảm có thể nói làm lay động lòng người.

Bài văn kể về người mẹ là người con út trong gia đình cứ sáng sáng bán bánh mì phụ mẹ trước khi cắp sách đến trường, nhưng luôn là học sinh giỏi. Má kết hôn lúc mười bảy tuổi, Sr. được sinh ra khi má chỉ 18 tuổi, tuy mang bầu nhưng má vẫn vất vả bán buôn sớm hôm mưa nắng. Sr. vào nhà dòng khi mười sáu tuổi, khi tuyên khấn lần đầu thì má được 40, trở thành bà cố trẻ trung, khi hai mẹ con đi với nhau người ta trêu là “Chị Cố”. Hoàn cảnh gia đình khó khăn đến nổi chỉ thấy mẹ mặc áo dài trong hình cưới: “Ngày khấn của tôi, tức là hai mươi hai năm sau, tôi mới được tận mắt ngắm Má mặc lại chiếc áo dài Việt Nam. Tuy nhiên, ngay sau ngày lễ, Má tôi giặt sạch bộ áo dài, xếp ngay ngắn, gói lại và cất kỹ trong tủ. Má bảo Má để dành chờ sáu năm nữa tôi khấn trọn đời đem ra mặc cho mới, rồi chờ cả đám cưới thằng em kế tôi thì sẽ mặc luôn”. Sr. đã cảm nhận được tình thương của má khi mỗi lần được về thăm quên được má chăm sóc từng li từng tí nhưng ân hận vì không nói với má những lời yêu thương và lo sợ không còn cơ hội để nói với má những điều má đợi chờ: “Tôi mong một ngày thật gần, tôi không chỉ âu yếm thì thầm với Má mà còn đủ can đảm để nói với Má trước mọi người rằng: MÁ ƠI, CON YÊU MÁ !”.

Tác phẩm đoạt giải Nhì thể loại Văn là “Hai Thiên Thần của Thiên Chúa” của Têrêsa Lê Nhật Lam, bút hiệu Nhật Lam, 19 tuổi, hiện là sinh viên. Em đã có cách nhìn về cha mẹ mình hết sức đơn sơ và trong sáng qua bài viết của mình. Em cho hay: “Mỗi người chúng ta đều có người cha, người mẹ, và hình ảnh cha mẹ với người này là núi Thái Sơn, với người kia là biển cả mênh mông, nhưng với tôi cha mẹ là hiện thân hai thiên thần của Thiên Chúa”

Bài văn bắt đầu bằng lá thơ của người chị gởi đến trong một ngày bình thường với câu “Chúc mừng Nhật Lam!” bự chảng ngay đầu thư kèm theo câu “Ngạc nhiên là tại sao lại chúc mừng à?”. Qua lá thư đó, “Chị đã chúc mừng tôi vì mỗi buổi sáng thức dậy tôi thấy trong người vẫn còn khỏe mạnh, Ba Mẹ vẫn còn sống và công việc làm ăn vẫn ổn định; gia đình vẫn ấm êm, hạnh phúc; tôi vẫn được đến trường mà không phải bươn chải kiếm sống như nhiều bạn kém may mắn khác. Cuối thư, Chị đã dạy tôi biết rằng Thiên Chúa đã rộng lượng ban cho tôi nhiều hơn người khác trong khi tôi chẳng có công trạng gì cả. Và, đặc biệt, Ngài đã ban cho hai chị em tôi hai thiên thần hằng lo lắng cho chúng tôi từng ngày đến suốt cuộc đời. Đó chính là cha mẹ…”.

Bài văn còn kể đến những kỷ niệm thời ấy thơ, những lời mẹ căn dặn con gái ra đường phải có cái khăn tay trong túi, cám ơn người khác, viết thư cho người lớn hay bạn bè phải viết chữ hoa đại từ nhân xưng Ba, Mẹ, Bác, Chú, Cô, Bạn… “Hiện nay tôi đang sống xa gia đình tại thành phố Sài Gòn đông đúc và bon chen, đôi khi tôi cảm thấy rất lạc lõng, bơ vơ, nhưng những khi nhớ lại chiếc nôi thời thơ ấu của gia đình, tôi như có thêm sức mạnh để tiếp bước trên con đường cuộc đời mình vì tôi tin có hai thiên thần hằng dõi theo bước đi của tôi từng ngày cho đến hết cuộc đời. Đó là ba mẹ tôi”.

Tác phẩm “Mẹ tôi” của tác giả Phạm Mạnh Luận đoạt giải Ba thể loại Văn. Anh cho hay anh cảm hứng anh viết bài vì mùa Xuân vừa rồi mẹ anh mới trở về từ Hoa Kỳ để thăm lại quê hương. Một tháng trời bên mẹ, được mẹ nấu cho những món ăn khoái khẩu đã giúp hâm nóng lại những kỹ niệm tuổi thơ trong anh. Nay mẹ đã về Mỹ, anh đã viết bài viết này như là một món quà ý nghĩa để gởi tặng mẹ. Năm 1975, vì thời cuộc, đang sống ở Sài Gòn, mẹ phải dắt 4 người con lớn về quê Nội ở Hàm Thuận để làm ruộng với tiêu chí một nửa ở thành phố và một nửa ở thôn quê cùng hỗ trợ lẫn nhau cho qua thời kỳ khủng hoảng. Vì thế, “Đôi tay của Mẹ đã bắt đầu chai sần vì những nhát cuốc vỡ vụn, như sự vụn vỡ của cuộc đời. Và đôi vai gầy của Mẹ càng thêm gầy guộc bởi đôi quang gánh trĩu nặng vì miếng cơm manh áo của những đứa con đang tuổi mới lớn...”. Năm 2001, Mẹ anh được bảo lãnh sang định cư tại Mỹ, một lần nữa dứt bỏ tất cả để ra đi. “Ở bên kia nỗi nhớ, Mẹ luôn đau đáu ngóng về những đứa con, đứa cháu... Mẹ đã chắt chiu từng đồng kiếm được để gởi về, vì Mẹ biết rằng ở Quê nhà còn khổ lắm. Và sau mười năm xa cách, Tết năm nay Mẹ đã trở về quê hương ăn Tết...”; “…Vì những bận rộn trong công việc, vì ngại ngùng không còn thơ bé như khi xưa nữa, hay vì bất cứ một lý do nào đó. Nhưng hôm nay, cho thằng Năm được nói với Mẹ rằng: "MẸ ƠI! CON YÊU MẸ"”

Ở thể loại Video Clip/ PowerPoint, đoạt giải Nhất là tác phẩm “Mẹ của tôi” của tác giả Lucia Lê Nguyễn Quỳnh Như, sinh viên năm thứ nhất khoa Công Nghệ Sinh Học trường Đại Học Quốc Tế trực thuộc Đại Học Quốc Gia. Em cho hay câu chuyện của em không có những sự việc phi thường, to lớn, vĩ đại nhưng có những tình tiết rất đơn giản, bình thường và vẫn thường diễn ra trong cuộc sống hàng ngày mà đôi khi chúng ta quên mất: “Tôi đã quên đi và có lẽ một vài người trong chúng ta đẽ quên đi những điều bình thường ấy và tôi đã quên đi những nỗi khó nhọc của mẹ tôi, quên đi những hy sinh nhỏ nhoi mà mẹ dành cho tôi qua những công việc thường ngày mà mẹ vẫn thường hay làm. Nghiêm trọng hơn, tôi đã coi rằng những việc mà mẹ làm là bổn phận của một người mẹ, là nhiệm vụ mà người phụ nữ trong gia đình nên làm và điều đó đã dẫn đến hệ quả là tôi đã quên đi chính mẹ của mình. Nếu không có cuộc thi này, tôi liệu có cơ hội được cầm máy chụp hình đi quan sát mẹ từ 5 giờ sáng đến 11 giờ tối? Tôi liệu có thể cảm nhận được những việc mẹ làm cho tôi thật cao quý, thật cao thượng biết bao!” Quả thật, đoạn Video Clip được dàn dựng từ những bức ảnh em chụp người mẹ với những công việc bình thường nhất từ 5 giờ sáng đến 11 giờ đêm để diễn tả sự hy sinh thầm lặng của một người mẹ trong gia đình.

Đạt giải Nhì thể loại Video Clip/ PowerPoint là tác giả Nguyễn Minh Chính, sinh viên năm 2, Khoa Quan hệ Quốc tế, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn với tác phẩm “Ở lại nhé! Đừng Đi”. Tuy không thể có mặt tại cuộc thi do có công tác tại Hà Nội nhưng em đã tự quay phần thuyết trình của mình gởi đến cuộc thi và đã được trình chiếu tại buổi thi. Em đặt vấn đề bài thuyết trình của mình bằng cách nói rằng đã là một con người, chúng ta luôn cần một trái tim duy trì một cuộc sống, một cuộc đời và một tình yêu. Em cũng nói rằng tạo ra ngọn lửa thì khó nhưng dập lửa thì dễ, thế nên rất cần người truyền lửa và mẹ chính là người đã truyền lửa cho em trong suốt 20 năm qua. Hai mươi năm đủ để em thấy rằng hy sinh của mẹ thật cao cả, em được đi trong dòng nước nhẹ nhàng trong khi mẹ phải bơi trong dòng nước cuồn cuộn chảy xiết. Video clip của em được dàn dựng với hình ảnh đặc sắc cùng với những lời suy tư, so sánh về mẹ rất lạ, những lời văn mang hình ảnh ngộ nghĩnh khi nói về mẹ của người trẻ nhưng chất chứa sự chân thành trên nền nhạc bài hát “Lẽ sống đời con”.

Với tác phẩm đạt giải Ba mang tên “Về Mẹ”của Thầy Hoàng Đình Quang là một tu sĩ chỉ mới 20 tuổi, nhưng có những cách nhìn về mẹ rất đặc biệt. Trong trí tưởng tượng của anh, trong đầu anh, mẹ hiện diện như một cô tiên. Mẹ thức trắng đêm vì con, chăm chút những khi con ốm đau. Bài thi Power Point được mang tên “Về Mẹ”, anh đã thể hiện toàn bộ những ý nghĩ của mình, những khái niệm mẹ là ai, mẹ là gì và trong lúc thuyết trình anh vẫn luôn nghĩ về mẹ: mẹ ra sao, đang làm gì, có khỏe hay không vì mẹ hay đau yếu. Dù nói rằng có mẹ đỡ nâng khi ốm đau, thất bại nhưng anh cũng tiếc rằng suốt 17 năm kể từ khi biết nói, chưa một lần nói với mẹ “Mẹ ơi! Con yêu mẹ nhiều lắm”. Cuộc đời thật hạnh phúc kho có mẹ. Với những hình ảnh minh hoạ công phu nhằm thể hiện tâm tình của người con đối với mẹ, anh đã trải lòng bằng cách mô tả tình cảm của mình đối với mẹ: “Mẹ vẫn luôn chờ đợi con trở về sau những lầm lỗi, sai trái của con. Khi con chập chững bước đi chính mẹ đã đỡ nâng, dìu dắt con từng bước!!! Chính mẹ là người khích lệ cho con đi tiếp khi vấp ngã, khi con sợ hãi!!! Mẹ là niềm hạnh phúc của con mẹ ơi!!!...”

Tác phẩm “Mẹ” của tác giả Maria Têrêsa Đặng Thị Mỹ Hạnh đạt giải khuyến khích thể loại Video Clip/PowerPoint. Chị cho hay, đến tham gia cuộc thi nhằm nói lên công lao dưỡng dục của mẹ đồng thời cũng là lời tri ân các ân nhân đã giúp đỡ cho ca mổ tim mẹ chị được thành công. Bằng những hình ảnh minh họa sinh động, chị đã mô tả tình mẹ và thời thơ ấu của mình trên nền bài hát Lòng Mẹ của nhạc sĩ Y Vân (http://www.mediafire.com/?d2fc1yce8cox7fi).

Có những người làm cha, làm mẹ vẫn chưa làm đúng, làm đủ vai trò của mình để con phải thốt lên “Mẹ ơi, mẹ là ai?”. Một bạn trẻ 25 tuổi (người viết xin giấu tên) đã trình bày PowerPoint phần phản biện của mình, điều này cũng đáng làm cho các bậc cha mẹ phải suy nghĩ trong cách giáo dục con cái của mình để khi khôn lớn con mình khỏi phải thốt lên câu hỏi thảng thốt mà đau lòng như thế. Dù thừa nhận công ơn cha mẹ nhưng em không hiểu được mẹ, sự chăm sóc của mẹ, không thấy được sự hiền dịu của mẹ. Ngược lại, mẹ rất dữ khiến em bị đánh, bị mắng chửi, giáo dục bằng đòn roi, mẹ em không công nhận sự trưởng thành của con mà phải theo sự sắp đặt của mẹ, không được có ý kiến. Em có cảm giác bị bao vây, bị kiềm hãm, không sống đúng khả năng, bản năng của mình vì những cấm đoán của mẹ. Nhưng em cũng nhận ra rằng nếu cứ than trách mẹ thì cuộc đời sẽ chìm trong bóng tối và em đã tự đi tìm lối thoát. Nhờ tình yêu nơi người bạn gái, bằng sự lắng nghe, thông cảm những gì em chia sẻ, động viên những lúc em vấp ngã, em đã đi nhà thờ, đọc kinh và hoạt động nơi giáo xứ nhiều hơn, từ đó tìm thấy tình yêu của Chúa Giêsu. Từ tình yêu của Chúa, lòng em đã rộng mở, không chỉ thấy những khuyết điểm của mẹ mà thấy được những điểm tốt nơi mẹ mình. Em nhận ra được sự hy sinh, quan tâm của mẹ khi mẹ đã dõi theo con dù em không thích, và chấp nhận điều đó để sống vui hơn và trở thành người có ích hơn. Mong rằng em được Chúa soi sáng để nhận ra được tình yêu của mẹ, có thể cách nào đó đã thể hiện chưa đúng cách trong lối giáo dục và để yêu mẹ nhiều hơn.

Sàigòn, viết xong sáng thứ Tư Tuần Thánh, 20 tháng Tư năm 2011,

Tạ Ân Phúc
 
Nam Úc - Hình Ảnh Phụng Vụ Thứ Năm Tuần Thánh
Jos. Vĩnh SA
08:19 21/04/2011
Phụng Vụ Thứ Năm Tuần Thánh tại Nam Úc

Xem Hình
 
Thánh Lễ Tiệc Ly và Chầu Thánh Thể tại Cộng Đoàn Thánh Phê-Rô hạt Sunshine TGP Melbourne
Fx. Trần Văn Minh
08:39 21/04/2011
Melbourne - Vào lúc 19 giờ chiều Ngày 21 Tháng 4 Năm 2011, Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Thánh Phê Rô tại Nhà thờ Saint Bernadettes vùng North Sunshine, Melbourne Victoria đã cử hành các nghi thức trong Thánh lễ Thứ Năm Tuần Thánh, Cùng Chuá với Bưã Tiệc ly, Nghi thức rưả chân, với chầu Thánh Thể cùng cầu nguyện cùng Chuá trong Vườn Cây Dầu nhân Muà Lễ Phục sinh năm 2011.

Xem hình ảnh

Mở đầu Tam nhật Thánh là nghi thức tưởng niệm Chuá Lập phép Thánh Thể, qua bưã tiệc ly với nghi thức rưả chân cho các môn đệ. Do Linh mục Peter Hoàng OMI chủ tế. Mở đầu Thánh lễ, Linh mục chủ tế ôm con chiên tượng trưng cho lời Chuá trong bài đọc 1 nói về lễ vượt qua vời Lời Chuá phán cùng Mose và Aron trong Ngày Lễ Vượt qua. Con chiên được cha chủ tế đặt trước bàn thờ. Để cử hành Lễ Chuá tổ chức Bưã tiệc ly từ giã các môn đệ, và Chuá lập phép Thánh Thể để lại cho nhân loại nhớ đến công nghiệp Chuá cứu rỗi dân ngài.

Qua bài Phúc Âm, trong bưã tiệc ly, Chuá đã hạ mình rưả chân cho các môn đệ, một bài học về đức khiêm nhường mà Thiên Chuá muốn gửi đến con cái Ngài là hãy theo gương Chuá mà làm những việc đó với anh em đồng loại. Linh mục đã chia sẻ với cộng đoàn về ý nghiã các việc làm những ngày sau hết khi Ngài hoàn tất công cuộc cứu chuộc nhân loại tội lỗi u mê ở thế gian này. Dù đã được sạch, nhưng chưa sạch hoàn toàn, nên cần phải năng xem xét lại bản thân, Chuá muốn nhắn nhủ chúng ta vì những vấp phạm trong đời sống, Như Giu Đa đã đang tâm bán rẻ Chuá. Ngài cũng nói về tình yêu thương nhân loại cuà Chuá, đã ban cho chúng ta mọi sự để cuối cùng không còn gì chứng tỏ tình yêu thương đó, Chuá đã ban cho chúng ta chí mình cùng máu Thánh cuả Chuá.

Sau phần chia sẻ lời Chuá, linh mục chủ tế đã noi gương Chuá Giê Su đi rưả chân cho các đầy tớ. Năm nay, Đặc biệt cộng đoàn cũng chọn ra mười hai em trong các gia đình giáo dân trong cộng đoàn để đại diện mười hai đầy tớ cuả Chuá khi xưa, để đón nhận nghi thức rưả chân. Sau khi rưả chân, Linh mục chủ tế cũng lấy bánh không men để phát cho những đại diện là các em vưà được rưả chân.

Sau khi thánh lễ kết thúc, mọi người sốt sắng quỳ gối trước Mình Thánh Chuá để chầu Thánh Thể rất long trọng, với phần Thánh ca cuả ca đoàn, Linh mục chủ tế hướng dẫn suy niệm những giây phút Chuá cầu nguyện cùng Thiên Chuá Cha trong vườn Cây dầu, để mọi người cùng hướng lòng về Chuá Giê Su, đấng cứu chuộc nhân loại đã phải chịu đựng những cực hình đau đớn vì tội lỗi mà loài người đã xúc phạm.

Phần Thánh ca do Ca đoàn Têrêsa cuả Công Đoàn Thánh Phê Rô đảm trách với lời ca tiếng đàn thật điêu luyện để lời Chuá qua Thánh nhạc được các ca viên cất lên thật du dương truyền cảm. Thay cho lời tâm tình cầu nguyện xin Thiên Chuá ban muôn hồng ân đến cho nhân loại.

Buổi lễ Thứ Năm Tuần Thánh và Chầu Thánh Thể Chuá đã kết thúc trong thinh lặng ra về vào lúc 8 giờ 30 tối. Cộng đoàn sẽ tổ chức Đi Đàng Thánh Giá vào chiều Thứ Sáu Tuần Thánh cũng tại Nhà thờ Saint Bernadettes.
 
Thánh Lễ Tiệc Ly tại Nhà thờ Chính Tòa Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng
Giuse Trần Ngọc Huấn
12:19 21/04/2011
Vào hồi 19h00 chiều Thứ Năm Tuần Thánh, 21 tháng 04 năm 2011, tại Nhà thờ Chính Tòa Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân đã chủ sự Thánh Lễ Tiệc Ly. Cùng đồng tế với ngài có cha Antôn Trịnh Duy Công. Thánh lễ khởi đầu trong Tam Nhật Vượt qua này có sự tham dự của rất đông anh chị em giáo hữu thuộc giáo xứ Chính Tòa và các khu vực lân cận.

Xem hình ảnh

Trong đời sống đức tin của mình, mỗi người Kitô hữu cũng như toàn dân Thiên Chúa luôn có nhu cầu phải lần lượt ôn lại, trong kỳ lễ vượt qua hằng năm, những gì xẩy ra trong cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu như các sách Tin Mừng thuật lại. Từ bữa tối Người ăn với các môn đệ trước khi chịu chết cho đến lần Người hiện ra với những môn đệ đó ngày Chúa Nhật kế tiếp, tất cả những gì Người đã làm nhất là việc Người chịu chết và sống lại, đều đem lại ơn cứu độ, tất cả những gì Người đã nói đều là lời cứu độ. Giáo Hội, Mẹ Thánh của chúng ta, xưa cũng như nay đều lưu tâm đến việc cử hành phụng vụ của ba ngày trọng đại nầy - một danh xưng khác được dùng để chỉ ba ngày nầy đó là “Tam Nhật Vượt Qua”. Tam Nhật Vượt Qua được bắt đầu với Thánh Lễ Tiệc Ly chiều hôm nay và kết thúc vào chiều Chủ Nhật Phục Sinh.

Với thánh lễ chiều thứ Năm Tuần Thánh, phụng vụ Giáo hội bắt đầu ngày thứ I của ba ngày Vượt Qua. Mỗi năm người Do Thái ăn mừng Lễ Vượt Qua, để tưởng nhớ lại việc Chúa giải thoát họ ra khỏi đất Aicập. Chúa Giêsu, mượn biến cố nầy để khai mào cuộc thương khó, khi Ngài cùng với các môn đồ thân tín dùng bữa ăn Vượt Qua. Nhưng Ngài muốn cho bữa ăn nầy trở thành bữa tiệc của một Giao ước mới mà Ngài sẽ thiết lập, khi Ngài hy sinh đổ máu trên thập giá. Vì thế, khi trao cho các môn đồ tấm bánh và chén rượu, là đồ ăn và thức uống, đã trở thành Mình và Máu Ngài nuôi thế gian.

Mỗi lần cử hành thánh lễ, Giáo hội Công Giáo lại tái diễn lại bữa tiệc của Chúa để tưởng niệm việc Ngài đã chết và sống lại, mừng vui vì Ngài hiện diện, và trông chờ Ngài lại đến. Nhưng hôm nay, trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh, đặc biệt hơn những ngày khác, cộng đoàn Phụng vụ sẽ tưởng niệm chính ngày Chúa Giêsu lập phép Thánh Thể và thiết lập chức Linh mục Thượng Phẩm, để qua Các Ngài, Chúa trực tiếp và hiện diện luôn mãi với nhân loại cho tới ngày Chúa lại đến phán xét nhân loại,

Trong Thánh lễ này, Đức Giám mục chủ sự đã cử hành lại chính những điều Chúa Giê-su đã trối làm giao ước ngàn đời, và trong nghi thức đó, có phần rửa chân các tông đồ. Ý nghĩa của việc rửa chân nói lên tinh thần Chúa muốn cho các tông đồ thực hiện, đó là phục vụ anh chị em mình.

Trong bài Giảng, Đức cha Giuse đề cập đến các mầu nhiệm được tưởng niệm trong thánh lễ Tiệc Ly của ngày thứ Năm Tuần Thánh này, tức là việc thiết lập bí tích Thánh Thể, chức tư tế và điều răn của Chúa về tình bác ái huynh đệ.

Sau bài giảng, Đức cha Giuse long trọng cử hành nghi thức rửa chân cho 12 giáo dân nam trong Giáo xứ Chính Tòa, tượng trưng cho việc Đức Giêsu rửa chân cho các môn đệ trong ngày tiệc ly của Tối Thứ Năm Thánh khi xưa. Nghi thức này mang nhiều ý nghĩa và sự cảm động. Trước khi làm hy tế trên thập giá và tự hiến mình làm của ăn cho môn đệ, trong giây phút trang nghiêm và cảm động nhất của Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã quỳ gối xuống rửa chân cho các môn đệ. Theo luật Do - thái, việc rửa chân là việc thấp hèn của người đầy tớ. Thế mà Chúa Giêsu đã quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ mình. Thầy lại rửa chân cho các môn đệ…Nhưng qua cử chỉ khiêm nhường đó, Chúa đã trăn trối cho chúng ta bài học tâm phúc : "Nếu Thầy là Chúa, là Thầy mà còn rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa chân cho nhau". Phần chúng ta, bài học về sự tự hạ và vâng phục của Chúa Giêsu cần thấm nhập vào chúng ta với ý nghĩa cao đẹp của nó. Qua nghi thức rất cảm động này, Phụng vụ mời gọi cộng đồng Dân Chúa biết noi gương Chúa, quan tâm đến những nhu cầu của anh em và phục vụ tận tình trong tinh thần khiêm hạ của Chúa Giêsu.

Thánh lễ tiếp tục được cử hành với phần Phụng vụ Thánh Thể. Chính trong đêm nay, cách đây trên hai ngàn năm, Đức Giêsu đã cử hành hy tế tạ ơn này, giờ đây, hy tế tiếp tục được cử hành mọi ngày cho đến khi Người trở lại. Sau phần hiệp lễ, Đức cha Giuse chủ sự nghi thức cung nghinh Mình Máu Thánh Chúa đi quanh nhà thờ Chính Tòa và tiến về bàn thờ phụ với nhà Tạm bên cạnh nhà thờ. Trong những giờ phút tiếp theo, cộng đồng Dân Chúa có những giờ phút thinh lặng, hồi tâm, cầu nguyện và chiêm ngắm Chúa Giê-su Thánh Thể, canh thức với Người trong Đêm Cực Thánh này, hiệp với những khắc khoải của Người nơi vườn Cây Dầu xưa.
 
Món quà Phục sinh cho hai trường khuyết tật Công giáo ở Phan Thiết
Paul Nguyễn văn Sự
12:28 21/04/2011
PHAN THIẾT - Tại địa bàn Thành phố Phan Thiết có 2 trường khuyết tật do Qúy Soeurs Dòng Mến Thánh Giá Nha Trang đảm trách.

Xem hình ảnh

Trường “TỔ ẤM HUYNH ĐỆ” nằm trong khuôn viên Tòa Giám mục Phan Thiết, có hơn 80 em bị các chứng bệnh tự kỷ, chậm phát triển, bại não và down, do Đức Cha Nicolas Huỳnh-văn-Nghi sáng lập và nữ tu M. Goretty Hoàng-thị-Liên điều hành; Trường thứ hai “Trường câm điếc HỪNG ĐÔNG” thuộc địa bàn Phường Hưng-Long (giáo xứ Đông Hải) do nừ tu Térèse Mỹ-Thanh điều hành.

Ngoài trách nhiệm dạy dỗ các em, bước vào Tuần Thánh với bao công việc bộn bề, nhưng với ý niệm mỗi khi có điều kiện, sẽ tạo cho các em thiếu may mắn được hòa nhập với cộng đồng, được hưởng những niềm vui, vì thế cả hai trường đã nhận lời cho các em tham gia hội diễn văn nghệ do Sở Thương binh xã hội Tỉnh Bình Thuận tổ chức nhân ngày khuyết tật Việt Nam.

Đã gần nửa đêm chương trình mới kết thúc, Các Nữ tu căng mắt canh cho học trò trò ngủ gà ngủ gật quanh sân khấu, giờ công bố kết quả cũng là lúc tỉnh táo nhất, và thật bất ngờ, với 11 đơn vị trong toàn tỉnh từ các huyện thị xa xôi về dự, Trường TỔ ẤM HUYNH ĐỆ đã xuất sắc “rinh” ba giải thưởng, gồm 01 giải nhất cá nhân với tiết mục múa, 01 giải nhì đồng đội, và quan trọng nhất là giải đặc biệt khán giả yêu thích nhất (do khán giả bình chọn)

Trường câm điếc HỪNG ĐÔNG cũng nhận được giải BA trong chương trình hội diễn nói trên.

Chuẩn bị tận hưởng niềm vui cứu độ Phục Sinh 2011. Cô trò 2 trường khuyết tật tại Phan Thiết do các Nữ tu Công giáo điều hành, được hưởng trước niềm vui là giúp các em thiếu may mắn hạnh phúc thành công trong tập luyện; đồng thời qua các giải thưởng trên, Qúy Soeurs đã lên tiếng khẳng định khả năng giáo dục trẻ khuyết tật của mình đối với những ai còn nghi ngờ.
 
Thánh lễ Truyền Dầu tại giáo phận Xuân Lộc
Giuse Khổng Hữu Nguồn
12:35 21/04/2011
Sáng Thứ Năm 21.4.2011, Tại Nhà Thờ Biên Hòa, Hạt Biên Hòa, Giáo Phận Xuân Lộc, Đức cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh giám mục giáo phận đã chủ sự lễ Truyền Dầu. Cùng đồng tế có Đức cha Phụ tá Thomas Vũ Đình Hiệu, hai Đức Ông, và Linh mục đoàn trong giáo phận. Dự lễ có quý cộng đoàn Tu sĩ nam nữ, và rất đông quý cộng đoàn phụng vụ khắp nơi trong giáo phận.

Xem hình ảnh

Bầu trời Biên Hòa sáng nay tươi đẹp, trong xanh gió mát, đường nội ô thành phố rợp cờ hoa, pano, biều ngữ, chuẩn bị mừng những ngày kỷ niệm của Đất Nước.

Đúng 8g30’ đoàn đồng tế từ nhà xứ tiến lên Thánh Đường, hòa với tiếng kèn đồng, là tiếng hát của ca đoàn hát rất hay bài hát: “Từ đó, vâng từ đó, Chúa đã gọi con, một phút trao lời ước giao muôn vạn thuở. Từ đây, vâng từ đây, Chúa đã chọn con, Ấn tín trao tay là lời hứa sắt son …’’

Mở đầu thánh lễ, Đức cha Đaminh rất vui mừng được cùng với Đức cha Phụ tá Thomas gởi lời chào mừng đến quý cha, quý tu sĩ, và cộng đồng phụng vụ hiện diện cách rất đông đảo trong ngày lễ truyền dầu hôm nay.

Ngài nói: “Theo truyền thống của Giáo Hội, vào sáng Thứ Năm Tuần Thánh, hàng Linh mục và dân Chúa qui tụ tại một nhà thờ, chung quanh vị giám mục chủ chăn của Giáo Hội địa phương, để dâng thánh lễ và làm phép Dầu.

Thánh lễ Truyền Dầu hướng chúng ta về Đức Kito, Linh mục Thượng phẩm của Giáo Ước mới, Đấng đã được Thánh Thần xức dầu để thực thi chức vụ Tư Tế, Tiên Tri và Vương Đế nhằm cứu độ nhân loại.

Thánh lễ sáng nay cũng liên hệ đặc biệt đến chức Linh mục Thừa tác. Thánh lễ chứng tỏ sợi dây sâu xa hiện hữu giữa Thánh Thể và chức Linh mục Thừa tác như là hai bí tích sinh đôi, mà số mệnh liên kết với nhau không gì có thể phân ly cho đến tận thế.

Thánh lễ Truyền Dầu hôm nay cũng là hình ảnh hiệp nhất rõ nét và sống động nhất của Giáo Hội địa phương, khi mọi thành phần dân Chúa quy tụ quanh giám mục của mình để cử hành hiến lễ tạ ơn, nhất là sự thông hiệp sâu xa của các Linh mục với vị Giám mục của mình, và lập lại lời thề của các linh mục.

Trong chương trình Ngũ Niên hướng về Hồng ân Kim Khánh Giáo Phận, một mùa xuân ơn thánh đổ tràn trên dân Chúa, làm triển nở đời sống đức tin và làm cho Giáo xứ, Giáo phận thành Gia Đình của Thiên Chúa…”

Trước khi nhận lãnh phép lành ơn Toàn xá, cha Philipphe Lê Văn Năng, Chánh xứ kiêm Quản hạt Biên Hòa lên dâng lời cảm ơn quý Đức cha, quý cha, quý tu sĩ và cộng đoàn cũng như chính quyền các cấp.

Hiện nay cả Thành phố Biên Hòa có 30 đơn vị hành chánh, dân số gần một triệu người. Giáo hạt Biên Hòa thuộc phần đất trong Thành phố Biên Hòa, cộng với Huyện Dĩ An Tỉnh Bình Dương, số giáo dân là 45.300 người, gồm 12 Giáo xứ, 02 Giáo họ, và 08 Cộng đoàn Dòng Tu.

Giáo xứ Biên Hòa nằm trên 11 Phường xã, số giáo dân gần 13 nghìn người, chiếm tỷ lệ 7,2%. Năm nay giáo xứ Biên Hòa Kỷ Niệm 148 năm Thành lập Giáo xứ.

Trong sự hiệp thông hoàn toàn với Hội Thánh, chúng ta hãy cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Benedicto XVI, cho Đức Giám Mục Đaminh Nguyễn Chu Trinh và cho Hội Thánh, Mẹ chúng ta.
 
Các tác phẩm Viết Về Mẹ đoạt giải cuộc thi “Ơn Cha Nghĩa Mẹ”
Tạ Ân Phúc
15:56 21/04/2011
Các tác phẩm Viết Về Mẹ đoạt giải cuộc thi “Ơn Cha Nghĩa Mẹ”

Chiều thứ Bảy, ngày 09/04/2011 tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Sài Gòn đã diễn ra vòng thi thuyết trình cũng chính là vòng thi Chung Kết của cuộc thi “Ơn Cha Nghĩa Mẹ” do Chương Trình Chuyên Đề của Ban Mục Vụ Gia Đình TGP. Sài Gòn tổ chức. Đến tham dự buổi thi thuyết trình có sự hiện diện và trình bày hết sức sáng tạo, ấn tượng và phong phú của 28 tác giả, là những người thiện chí đến từ nhiều miền của đất nước như Hà Nội, Quy Nhơn, Ninh Thuận, Xuân Lộc… và cả những anh chị em khuyết tật. Khởi đi từ những ý tưởng tìm kiếm chứng nhân chia sẻ kinh nghiệm sống trong sự kiện “Ngày của Mẹ” sẽ được tổ chức vào ngày 07/05/2011, cuộc thi viết và thuyết trình về “Ơn Cha Nghĩa Mẹ” được hình thành, diễn tiến và tiến đến vòng chung kết.

“Gánh đời Mẹ” là chủ đề của sự kiện mừng “Ngày của Mẹ”, do Chương Trình Chuyên Đề trực thuộc Ban Mục Vụ Gia Đình sẽ tổ chức vào sáng thứ Bảy, 07/05/2011 từ 7g 30 - 12g00, tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo Phận Sài Gòn, số 6 bis Tôn Đức Thắng, Quận I (Xin xem chi tiết tại đây)
Dưới đây là các tác phẩm Viết Về Mẹ đạt giải cuộc thi “Ơn Cha Nghĩa Mẹ”:

I. Thể loại Thơ:

1. Giải Nhất: tác phẩm “Lời Mẹ trong đêm” của tác giả Lucia Vũ Thị Thanh Thủy, bút hiệu Vũ Thủy.

LỜI MẸ TRONG ĐÊM

Lời mẹ trong đêm
Thì thầm như suối
Trong lành như sương
Dâng gánh ưu phiền
Gởi niềm tín thác.
---
Lời mẹ trong đêm
Miên man từng giọt
Từng giọt khắc khoải
Từng giọt da diết
Từng giọt nỉ non.
---
Giọt kinh trong đêm
Dâng lời cảm tạ
Đời mẹ vất vả
Cho đời con vui.
---
Giọt kinh đêm nay
Mẹ dâng cho Chúa
Đôi mắt đứa con
Vĩnh viễn nhìn đời
Bằng lăng kính thẫm
Giọt kinh đẫm lệ. . . !
---
Những giọt kinh đêm
Đọng thành chuỗi ngọc
Gởi về quê Cha
Xin tròn thánh ý!


Mặc dù đã xảy ra rất nhiều biến cố đau thương trong gia đình, nhưng tôi hầu như không thấy mẹ tôi khóc bao giờ. Có lẽ những giọt nước mắt của Mẹ đã đọng lại thành những lời kinh âm thầm từ sâu thẳm trong trái tim Mẹ. Vì thế tôi đã viết bài thơ này khi anh tôi cuối cùng cũng trở thành một người mù hoàn toàn như tôi.

2. Giải Nhì: tác phẩm “Bài ca ru” của tác giả Maria Nguyễn Thị Thanh Thủy.

BÀI CA RU

Ru con tiếng hát ngân NGA
Ru trong bóng NGUYỆT trăng ngà đêm thu
Mẹ ru KHANH khách em cười
Ru con ngấn lệ ngậm ngùi THỦY chung
Ru con nguyện ước HẰNG đêm
Ru con ấp ủ thanh LIÊM chí tình
Ru con dáng ngọc đoan TRANG
Gái mỹ HẠNH trai quang MINH rạng ngời
Ru con ru hỡi ru hời
Hồng VÂN muôn áng mây trời yêu thương
Ru con thức suốt canh trường
Ru câu ân ĐỨC sắc hương chan hòa
Ru con ru mãi ru hoài
ANH thư nước Việt mẹ vui cha cười
Mẹ ơi xa tít chân trời
Con yêu hoài tiếng À ƠI, ấm lòng

Ghi chú: Lần lượt tên của những người con trong gia đình là : NGA - NGUYỆT - KHANH - THỦY - HẰNG - LIÊM - TRANG - MINH - HẠNH - VÂN - ĐỨC - ANH . Bài thơ này đã được phổ nhạc để làm bài nhạc truyền thống của gia đình .

3. Giải Ba: tác phẩm “Mùa Nả” của Sr. Maria Madalena Nguyễn Ánh Hường, bút hiệu Nguyên Hương, Dòng Con Đức Mẹ Mân Côi Bùi Chu

MÙA NẢ

Nhớ ngày xưa mẹ tôi hay rắc nả
Dưới chân Thánh Giá
Trong thứ Sáu cuối Mùa Chay
Những cánh nả bay bay
Tôi say mùi nả mới
Đêm canh thức như lá thu về cội
Chúa trút hơi
Mọi người đấm ngực thú tội ăn năn
Nả thật nhiều mẹ gói giữa vuông khăn
Cho tôi ăn, mẹ nhủ: “Con chóng lớn
Lòng thành đạo làm lòng không chút bợn
Mai lớn lên, con - Kitô hữu chân thành”.
Xuân cuối mùa gió nhẹ lá xanh xanh
Ru câu hát mẹ lại ngồi buồn bên chân Thánh.
---
Nay cách xa xuân hồng không gió lạnh
Đất quê người tôi lại thấy nả bay
Ô hay! Mình vẫn say
Mùi nả, mùi cơm mới
Nguồn ơn thiêng lòng thầm mong tưới gội
Chắp tay cầu, tôi nhớ mẹ yêu xưa.
Nả: là loại gạo được nổ phồng lên, hoặc gạo được rang trên bếp lửa. Đây là một phong tục của các xứ Đạo miền Bắc: Mỗi thứ Sáu Tuần Thánh, giáo xứ và các gia đình đem Nả tới rắc dưới chân Thánh Giá. Người Kitô Hữu ở đây quan niệm ai ăn những hạt Nả đó sẽ nhận được ơn Thánh mà họ cầu xin cùng Chúa.

4. Giải khuyến khích: tác phẩm “Tạm biệt Mẹ”của Sr. Têrêxa Ngô Thị Minh Trường, Dòng Trinh Vương

TẠM BIỆT MẸ

Tạm biệt Mẹ, Mẹ hiền con yêu dấu !
Cả cuộc đời mẹ đã sống cho con
Mẹ qua đi nhưng tình Mẹ vẫn còn
Ấp ủ con trong chuỗi ngày còn lại.
---
Mẹ hiền ơi! Con xin hằng nhớ mãi
Lời ngọt ngào Mẹ nói với con thơ:
“Hãy trung thành phụng sự Chúa con thờ”.
Yêu Mẹ lắm! Làm sao con quên được.
---
Con cầu xin Chúa đưa Mẹ về trước
Để thưởng công Mẹ đã mến yêu Ngài
Và trung thành qua kiếp sống chông gai
Tình yêu Mẹ hôm nay như hoa nở.
---
Mẹ hiền ơi! Trên Thiên đàng rực rỡ
Mẹ xin Chúa thương mở rộng tâm hồn
Đời Linh Mục con nong nả bôn chôn
Tìm yêu Chúa, yêu người như yêu Mẹ.
---
Xin cho con như phím đàn thanh nhẹ
Luôn rung theo làn gió Chúa Thánh Linh
Để mai ngày trong cõi phúc trường sinh
Con với Mẹ cùng nhau ca ngợi Chúa.


5. Giải khuyến khích: tác phẩm “Đợi chim về”của tác giả Gioakim Nguyễn Vũ Hồng Kha

ĐỢI CHIM VỀ

Vừa tách trứng hồng chim giữa tổ
Tổ xinh tổ ấm bế bồng chim
Mềm mại thơm tho hương cây cỏ
Chim non hé mỏ mải nô đùa
Sợi nhớ sợi thương đan thành tổ
Lá yêu lá mến vỗ về chim
Mưa bão nổi điên chim say ngủ
Tổ hiền ấp ủ chẳng lo gì.
---
Tuổi thơ của con nằm trong tổ
Lim dim mắt ngủ gối lời ru
Sữa mẹ trào dâng thơ nhi tắm
Tình mẹ tia nắng ôm cuộc đời
Mẹ dệt yêu thương thành chăn ấm
Chim thơ mỏi cánh rúc vào nằm
Tổ vuốt cánh chim mẹ vuốt tóc
Tình mẹ ăm ắp tựa trăng rằm.
---
Cánh vững phong ba chim rời tổ
Tìm khung trời mới đầy cỏ hoa
Muôn nẻo tương lai chim sải cánh
Cây xưa tổ cũ đợi chim về.

II. Thể loại Văn:

1. Giải Nhất: Tác phẩm “Má ơi. con yêu Má!” của Sr. Têrêsa Lê Thị Thanh Hằng, Giáo phận Xuân Lộc

MÁ ƠI, CON YÊU MÁ!


“Má xin lỗi con. Con cho Má thời gian. Từ từ Má sẽ thay đổi mà!” - Má ôm ghì tôi năn nỉ trước khi chở hàng ra chợ buôn bán. Cái tội mà Má xin lỗi và hứa thay đổi là cái tội chịu thương chịu khó đến quên cả bản thân mình của Má. Tôi đã bực bội, giận dỗi Má suốt một thời gian vì cái tội có một không hai ấy.

Ngoại tôi có bốn người con, Má là con út. Thuở nhỏ, cứ sớm mai, Má lại vác bao bánh mì to hơn người vội vã rao bán khắp xóm để kịp giờ đến trường. Vất vả là thế, nhưng lúc nào Má cũng học giỏi nhất nhì lớp.
Nhà có ba cô con gái như ba quả mìn nổ chậm. Ngoại tôi lo lắng vì hai cô lớn cứ lận đận tình duyên. Nhà nội sang hỏi Má cho Ba tôi. Ngoại nhận lời. Má muốn ngoại vui nên gật đầu đồng ý. Mười bảy tuổi, chưa kịp tìm hiểu, chưa lần hẹn hò, Má về nhà chồng với giấy đăng ký kết hôn mượn tên chị kế cho đủ tuổi theo pháp luật. Mười tám tuổi, Má sinh tôi.

Tôi ra đời vào năm đói kém. Má bán nhẫn cưới mua gạo nấu lẫn bo bo ăn cầm chừng. Cơm tôi ăn, bo bo Ba Má ăn. Sáng, Má đạp xe bảy cây số đến khu người Tàu bày cái mẹt bán mắm muối hành tỏi, trưa lại đạp xe về phụ làm rẫy với Ba cho đến chập tối. Cuộc sống cơ cực khiến Ba tôi buồn chán sinh cờ bạc, rượu chè. Có khi bán hàng về, Má ôm mặt khóc nức nở vì mấy bao đậu xanh, đậu đỏ mới thu hoạch bị Ba bán hết lấy tiền đánh bạc. Hết lần này đến lần khác, Má nhẫn nại chịu đựng Ba.

Mang bầu mấy chị em tôi, Má vẫn ì ạch đạp xe đi bán cho tới cận ngày sinh. Đường đất đá, trơn trượt vào những ngày mưa khiến nhiều lần Má ngã đổ cả hàng hóa ra đường. Cứ năm này sang năm khác, Má như thân cò chẳng quản mưa nắng sớm hôm.

Là con gái đầu nhưng tôi chẳng giúp được gì cho Má. Mười sáu tuổi, tôi vào nhà dòng. Bốn mươi tuổi, Má tôi được người ta gọi là “Bà cố” khi tôi tuyên khấn lần đầu. Tôi chẳng nhớ Má sinh năm nào, nhưng nếu ai hỏi tuổi “Bà cố”, tôi chỉ cần lấy tuổi mình cộng thêm mười tám là ra. Má tôi tuy vất vả nhưng trông vẫn trẻ đẹp. Nhiều người trêu Má là “Chị cố” khi thấy hai mẹ con tôi đi với nhau; hoặc khi tôi ra chợ Má bán hàng thì mấy bà mấy cô người Tàu xúm lại hỏi: “Em gái nị hả?”, Má tủm tỉm trả lời: “Con gái ngộ í!”, ai cũng tròn mắt ngạc nhiên.

Thời khó khăn đã qua. Cái mẹt hàng của Má nay được thay bằng ngôi nhà xây rộng rãi để Má buôn bán, chiếc xe đạp cọc cạch cũng được thay bằng chiếc Honda mới. Tôi tưởng Má sẽ bớt vất vả và sẽ có thời gian chăm sóc bản thân hơn, vậy mà Má vẫn tham công tiếc việc chẳng kém ngày xưa. Ngăn tủ quần áo của Má chỉ có hai bộ đồ tây để đi lễ hoặc đi đám tiệc cho tới ngày lễ khấn dòng của tôi, Má mới có thêm một bộ áo dài. Trước đây, tôi chỉ được nhìn Má mặc áo dài qua tấm hình cưới của Ba Má. Ngày khấn của tôi, tức là hai mươi hai năm sau, tôi mới được tận mắt ngắm Má mặc lại chiếc áo dài Việt Nam. Tuy nhiên, ngay sau ngày lễ, Má tôi giặt sạch bộ áo dài, xếp ngay ngắn, gói lại và cất kỹ trong tủ. Má bảo Má để dành chờ sáu năm nữa tôi khấn trọn đời đem ra mặc cho mới, rồi chờ cả đám cưới thằng em kế tôi thì sẽ mặc luôn. Tôi vừa thương vừa giận Má vì cái tính chỉ biết lo dư dật cho chồng con mà chẳng nghĩ gì đến bản thân mình.
Tuổi xuân Má dần qua, sức khỏe cũng giảm sút. Tôi thúc Má bỏ bớt chuyện buôn bán để nghỉ ngơi hoặc đi du lịch cho biết đó biết đây. Má cứ ậm ừ rồi lại đâu vào đó. Thế là tôi giận Má. Thật lạ là những ngày giận Má lại là những ngày tôi nghĩ về Má và cầu nguyện cho Má nhiều nhất. Em gái tôi kể rằng : Má bảo Má có lỗi với Hai vì lúc sinh Hai, Má còn trẻ lại khổ cực quá nên Má không chăm sóc Hai chu đáo được. Nhiều khi Hai quấy khóc vì khát sữa hay đau bệnh mà Má cũng không biết. Má nói bây giờ Má muốn bù đắp cho Hai mà Hai lại đi tu mất rồi. Má nói, Má thương Hai nhiều lắm… Tôi chợt hiểu vì sao mỗi lần tôi về quê, Má lại tranh thủ chăm sóc tôi từng li từng tí. Má thích nằm cạnh tôi, vuốt tóc tôi, ôm lấy tôi, nhưng tôi thì ngượng ngùng đẩy Má ra. Chưa bao giờ tôi nói với Má rằng tôi yêu Má dù nhiều lần Má đã nói điều đó với tôi. Sau mỗi lần về quê rồi trở lại nhà dòng, tôi đều ân hận vì đã không nằm yên trong vòng tay Má, đã không ôm chặt Má, đã không nói với Má những lời yêu thương. Một nỗi sợ phập phồng trỗi lên trong tôi, biết đâu một ngày nào đó tôi không còn cơ hội để nói với Má những điều Má đợi chờ.
Tôi biết rằng tôi đang là người hạnh phúc vì còn được cài lên áo mình một bông hồng đỏ thắm, bông hồng của người còn mẹ. Tôi mong một ngày thật gần, tôi không chỉ âu yếm thì thầm với Má mà còn đủ can đảm để nói với Má trước mọi người rằng :
MÁ ƠI, CON YÊU MÁ !.
Ghi chú : Em gái tôi gọi tôi cách thân mật là “Hai”

2. Giải Nhì: Tác phẩm “Hai Thiên Thần của Chúa” của tác giả Têrêsa Lê Nhật Lam, bút hiệu Nhật Lam.

HAI THIÊN THẦN CỦA THIÊN CHÚA


Cách đây 8 năm, một lần về quê thăm gia đình, Chị tôi đã gửi cho tôi lá thư Chúc Mừng do Chị viết. Đó chẳng phải là ngày sinh nhật của tôi, cũng chẳng phải là một dịp đặc biệt gì của gia đình, nhưng Chị lại viết bốn chữ “Chúc mừng Nhật Lam!” bự chảng ngay đầu thư kèm theo câu “Ngạc nhiên là tại sao lại chúc mừng à?”. Qua lá thư đó, Chị đã chúc mừng tôi vì mỗi buổi sáng thức dậy tôi thấy trong người vẫn còn khỏe mạnh, Ba Mẹ vẫn còn sống và công việc làm ăn vẫn ổn định; gia đình vẫn ấm êm, hạnh phúc; tôi vẫn được đến trường mà không phải bươn chải kiếm sống như nhiều bạn kém may mắn khác. Cuối thư, Chị đã dạy tôi biết rằng Thiên Chúa đã rộng lượng ban cho tôi nhiều hơn người khác trong khi tôi chẳng có công trạng gì cả. Và, đặc biệt, Ngài đã ban cho hai chị em tôi hai thiên thần hằng lo lắng cho chúng tôi từng ngày đến suốt cuộc đời. Đó chính là cha mẹ.

Khi đó, một đứa trẻ 11 tuổi chưa thấm thía nhiều lời chia sẻ của chị nó. Nhưng dần dần, bức thư đó đã khắc sâu vào tâm hồn tôi về công ơn của Ba Mẹ. Rất cám ơn Chúa vì Ngài đã không để tôi tự chọn lấy cha mẹ cho mình, vì nếu tôi đã có thể làm thế, có lẽ tôi đã không chọn được hai thiên thần tuyệt vời như Chúa đã chọn cho tôi 19 năm trước.

Mẹ tôi đã dạy: Con gái đi ra đường phải có cái khăn tay trong túi. Vì vậy nên hai chị em tôi nếu đã đi ra tới cổng mà sực nhớ chưa đem theo khăn tay thì đều trở vô trong nhà lấy khăn của mình rồi mới đi tiếp được. Và nếu thiếu cái khăn tay thì tôi thấy bứt rứt, khó chịu trong người lắm. Điều này nghe tưởng chừng có vẻ đơn giản, nhưng thật ra không nhiều người có thói quen này. Bạn bè tôi nhiều đứa đã tỏ vẻ ngạc nhiên và thích thú khi thấy tôi dùng khăn tay. Không phải vì thấy sang, giống Tây, mà vì nó là lạ và rất con gái…

Hồi còn bé, trong một lần làm thiệp sinh nhật tặng Ba, Mẹ đã dạy tôi phải viết hoa chữ “Ba” để thể hiện sự kính trọng. Sau này, khi tôi viết thư hay e-mail cho ai, Mẹ đều nhắc phải nhớ viết hoa các đại từ nhân xưng Bác, Chú, Cô, Bạn…Và, điều này thế hệ trẻ chúng tôi, nếu không có cha mẹ hay người thân yêu dạy thì thua, không biết tới, vì nhà trường đâu có dạy…

Mẹ đã dạy tôi phải biết cám ơn khi đi mua đồ và khi người ta đến mua đồ ở sạp báo của gia đình tôi…Điều này nhà trường cũng không dạy cho thế hệ 9X chúng tôi đâu…

Mẹ, suốt gần 19 năm qua, đã luôn có ở đó khi tôi cần đến Mẹ. Ngày đầu tiên vô lớp Một khóc lóc om sòm vì thế giới xung quanh lạ lẫm mà Mẹ thì đâu mất tiêu rồi; trong khi Mẹ đứng đằng xa trông theo mà cô bé 6 tuổi ngày ấy đâu có biết. Những buổi tối hai mẹ con ngủ chung, Mẹ nằm nghe đứa con gái đang thời kỳ nổi loạn khóc lóc, tỉ tê; đôi khi là vì một ấm ức nào đó trên trường; đôi khi là vì nó nghĩ nó đã phạm tội trọng lắm, chắc sẽ hư mất đời đời mất thôi. Những lúc Mẹ la vì trốn lễ, lười biếng học bài, cũng bực mình, giận Mẹ lắm chứ; nhưng cũng nhờ những lời la mắng “tối tăm mặt mũi” đó mà tôi mới được như bây giờ…

Còn Ba, Ba đã phải làm đủ thứ cho tôi, từ con ngựa cho tới máy bay, để tôi hú hí suốt cả buổi tối cho tới khi đi ngủ. Ba dạy tôi khi nằm xuống ngủ hãy làm dấu Thánh Giá dâng giấc ngủ cho Chúa, và khi đi trên đường nếu có đi ngang qua nghĩa địa thì nhớ cầu nguyện cho các linh hồn… Ba cũng tập cho tôi biết thân thưa khi trò chuyện với Chúa. Ba đã “đời thường hóa” cuộc sống ở Nazaret của Chúa Giêsu và các nhân vật khác trong Kinh Thánh, khiến tôi không còn khiếp sợ Thiên Chúa công thẳng nữa mà thấy Ngài gần gũi hơn, rằng Ngài là bạn thân của tôi cho nên cứ việc “tám” thoải mái với Ngài! Ba đã làm cho gia đình của Ba có những truyền thống về cầu nguyện, như cùng thức với Chúa Giêsu trong đêm thứ năm Tuần Thánh hay hân hoan cùng Giáo Hội hoàn vũ khi ngồi im lặng nhìn ngắm Hài Nhi Giêsu trong đêm “đất với trời se chữ đồng”…

Ba hằng ngày phải đi lên sạp báo làm việc, luôn lịch sự và ân cần với khách hàng. Nhiều khách đến mua mà nạt nộ, la lối om sòm và nói nhiều lời thiếu lịch sự, Ba vẫn nhã nhặn nói chuyện với họ. Ba chẳng than thở gì khi cái sạp báo ở ngay ngã ba, bụi bặm kinh khủng, mà khổ nhất là vào buổi chiều, sạp báo nóng và ngột ngạt không khác gì cái lò lửa. Ba đã cùng với Mẹ gieo vào lòng tôi niềm đam mê đọc sách trong thời đại mà văn hóa đọc đang ngày càng ít đi trong giới trẻ ngay từ khi tôi bắt đầu đọc chữ hơi chạy chạy khi mua cho tôi sách về Chị Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu- bổn mạng của tôi. Ba cũng là người thầy Anh Văn đầu tiên của tôi, để rồi dù cho Ba suốt ngày chỉ phải làm lụng ở cái sạp báo nhỏ bé và cũ kỹ, nhưng bạn bè tôi đã phải rất ngạc nhiên về nền tảng Anh Văn của tôi. Và, Ba đã cho tôi một đại gia đình khác rất đặc biệt. Đó là đại gia đình PIO X - gia đình nhỏ hồi xưa của Ba ở Tiểu Chủng Viện Thánh Phaolô - Xuân Lộc…

Và, nhất là, Ba Mẹ đã không chiều theo ước muốn ra khỏi gia đình Thiếu Nhi Thánh Thể của đứa con gái lúc còn đang trong thời kỳ nổi loạn. Vì nếu hồi đó Ba Mẹ nói “OK” thì giờ đây nó đã chẳng tìm thấy được những niềm vui thiêng liêng trong gia đình Giáo Lý Viên của giáo xứ…

“Hiện nay tôi đang sống xa gia đình tại thành phố Sài Gòn đông đúc và bon chen, đôi khi tôi cảm thấy rất lạc lõng, bơ vơ, nhưng những khi nhớ lại chiếc nôi thời thơ ấu của gia đình, tôi như có thêm sức mạnh để tiếp bước trên con đường cuộc đời mình vì tôi tin có hai thiên thần hằng dõi theo bước đi của tôi từng ngày cho đến hết cuộc đời. Đó là ba mẹ tôi”.

3. Giải Ba: Tác phẩm “Mẹ tôi” của tác giả Phêrô Phạm Mạnh Luận, bút hiệu Thằng Năm.

MẸ TÔI


Sau biến cố lịch sử năm 1975, đất nước đang trong thời kỳ kinh tế khó khăn, mọi người đều rất vất vả! Gia đình của tôi cũng không tránh khỏi điều đó, nên đã quyết định chuyển một nửa gia đình về Quê Nội ở Hàm Thuận để làm ruộng, với tiêu chí một nửa ở Thành phố và một nửa ở thôn quê cùng hỗ trợ lẫn nhau cho qua thời kỳ khủng hoảng. Mẹ tôi từ một phụ nữ chỉ biết nội trợ cho gia đình, là vợ của một công chức, nên quanh năm quanh quẩn với bếp núc... nay phải dắt díu bốn đứa con lớn về quê để "bán mặt cho đất và bán lưng cho trời". Đôi tay của Mẹ đã bắt đầu chai sần vì những nhát cuốc vỡ vụn, như sự vụn vỡ của cuộc đời. Và đôi vai gầy của Mẹ càng thêm gầy guộc bởi đôi quang gánh trĩu nặng vì miếng cơm manh áo của những đứa con đang tuổi mới lớn... Tôi là người con thứ năm trong gia đình (Bố Mẹ hay gọi tôi là Thằng Năm) may mắn hơn các anh chị tôi, là được học trong Thành phố với Bố, chỉ những dịp nghỉ hè mới về quê để phụ giúp Mẹ tôi trong công việc đồng áng... Không biết sao mà tôi lại có một biệt tài cấy lúa rất nhanh, nếu nhìn từ xa sẽ thấy đôi bàn tay thoăn thoắt của tôi như gà mổ. Người dân ở đây đều rất ngạc nhiên với biệt tài nầy: Không biết tại sao một thằng nhóc ở thành phố mà lại cấy lúa nhanh như thế? Thằng Năm chỉ mỉm cười dí dỏm: "Chắc do chia bài quen rồi!" - đùa tí cho vui thôi! Có lẽ vì cuộc sống quá khó khăn nên đã tạo cho thằng Năm sự thích nghi với môi trường... Lúc nầy đang vào những năm 80, thời kỳ của bao cấp, cuộc sống đã khó khăn nay càng khó khăn hơn. Vì thế, gia đình đã quyết định cho tôi đi vượt biên, hầu kiếm một lối thoát cho cuộc sống. Trong những ngày chờ đợi nầy, với tâm trạng thấp thỏm, đầu óc lơ mơ, thằng Năm đã làm một việc mà cho đến bây giờ vẫn không thể nào quên! Sáng hôm đó, Mẹ đã nhờ tôi gánh một gánh phân Urê vãi cho đám mạ mà tôi đã cày bừa, bắt mạ (mạ là cây lúa còn non chờ cho cứng cáp, nhổ lên để cấy). Đám mạ xanh um đang chờ quăng đợt phân nầy nữa, sẽ được nhổ lên. Từng nạm phân trắng xóa tung bay theo chiều gió rơi đều xuống đám mạ bởi bàn tay thoăn thoắt của thằng Năm, chỉ còn vài nạm phân cuối cùng, chợt nghe tiếng gọi giật giọng của Mẹ: "Năm ơi, vãi lộn ruộng rồi". Tôi giật mình nhìn lại, thì... Hỡi ôi! Miếng ruộng sát bên của mình không vãi, mà lại vãi phân trên đám ruộng người khác. Hôm đó, thằng Năm bị một cái cốc đầu đau điếng vì sự lơ đễnh của mình. Thế nhưng, sau đó Mẹ đã ôm chặt tôi vào lòng, với nụ cười thông cảm... Sau vài chuyến vượt biển không thành, thằng Năm đã trở về thành phố lập gia đình. Năm 2001, anh chị của tôi đã bảo lãnh Mẹ tôi sang định cư tại Mỹ. Mẹ tôi lại một lần nữa dứt bỏ tất cả để ra đi! Ở bên kia nỗi nhớ, Mẹ luôn đau đáu ngóng về những đứa con, đứa cháu... Mẹ đã chắt chiu từng đồng kiếm được để gởi về, vì Mẹ biết rằng ở Quê nhà còn khổ lắm. Và sau mười năm xa cách, Tết năm nay Mẹ đã trở về quê hương ăn Tết... Mẹ đó kìa, vẫn nụ cười hiền hậu, Mẹ ôm chặt từng đứa con, đứa cháu trong vòng tay nhớ nhung yêu thương của Mẹ. Một cảm xúc của thời thơ ấu như chợt ùa về với thằng Năm... Nó ngọt ngào như mùi lúa non đang ngậm sữa và ấm áp như mùi rơm rạ của đồng quê... Cái cảm giác hạnh phúc đó chỉ kéo dài được một tháng thì Mẹ đã từ giã mọi người để trở về Mỹ, trở về để tiếp tục chắt chiu... Và để tiếp tục đếm từng ngày, từng ngày một mong ngày trở về với quê hương. Hôm tiễn Mẹ ra phi trường, nhìn bóng dáng già yếu của Mẹ khuất dần, khuất dần nhỏ bé trong dòng người đông đúc, thằng Năm mới chợt nhận ra một điều: Bên trong vóc dáng nhỏ bé của Mẹ, chứa đựng một con tim không nhỏ bé chút nào.

Và hôm nay, trong những ngày "Trái tim Mẹ được tôn vinh ", ngày mà mọi người dù ở một đất nước nhỏ bé, hay một quốc gia hùng mạnh nào. Có thể anh là một kỹ sư, bác sỹ, hay một công nhân bình thường, một cô thợ may hoặc là một ông Thủ Tướng. Tất cả, tất cả đều phải nghiêng mình chào đón "Ngày của Mẹ"... Và trong sự trân trọng đó, xin cho thằng Năm được nói lên điều nầy; điều mà có lẽ đã lâu lắm rồi, nó tưởng chừng như đi vào quên lãng! Vì những bận rộn trong công việc, vì ngại ngùng không còn thơ bé như khi xưa nữa, hay vì bất cứ một lý do nào đó. Nhưng hôm nay, cho thằng Năm được nói với Mẹ rằng: "MẸ ƠI! CON YÊU MẸ".

4. Giải khuyến khích: tác phẩm “Thật hạnh phúc khi con có Mẹ” của tác giả Anna Vũ Duy Thị Thùy Vân

THẬT HẠNH PHÚC KHI CON CÓ MẸ

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”


Sẽ chẳng có ngôn từ nào diễn tả cho hết những sự hi sinh vất vả của những bậc làm cha, làm mẹ dành cho những đứa con yêu của mình. Xin cho tôi mượn hai câu thơ của nhà thơ Chế Lan Viên để nói lên cái quy luật vĩnh hằng về tình mẫu tử ấy. Với tôi, cuộc sống có thể thiếu thốn mọi thứ nhưng không thể nào thiếu đi sự quan tâm và những lời dạy bảo của mẹ.

Năm nay mẹ tôi gần 60 tuổi, cái tuổi mà người ta gọi là “đẹp lão” thì mẹ lại khắc khổ, đôi mắt hằn sâu dấu chân chim, đôi bàn tay chai sần, đôi bàn chân nứt nẻ, duy chỉ có nụ cười của mẹ lúc nào cũng hiền hậu, bao dung và cam chịu. Gia đình tôi từ nhỏ đã gắn bó với nghề làm giá- vất vả lắm. Hằng đêm mẹ phải cùng ba thức dậy lúc 12 giờ khuya để gỡ giá rồi đi giao cho đến 5 giờ sáng mới chợp mắt được một vài tiếng. Cả ngày lại phải tất bật với giội giá, bếp núc, con cái. Tôi chẳng thấy lúc nào mẹ nghỉ ngơi cả. Còn nhớ lúc tôi chưa lập gia đình, mẹ không cho tôi phụ việc gì trong nhà. Mẹ bảo: “ Con cứ lo học đi, để đấy mẹ làm”. Mẹ cưng chiều tôi hết mực, đến nỗi tôi sợ tôi sẽ hư mất. Đối với mẹ, việc học hành của con cái là quan trọng nhất. Cuộc đời mẹ tôi cơ cực lắm, chỉ được học đến lớp 2 mẹ đã phải nghỉ phụ việc đồng áng. Nhà ông bà ngoại không nghèo nhưng đông con, ông bà ngoại quyết định cho mẹ nghỉ học phụ việc nhà để các anh chị đi học, vì mẹ tôi học chậm so với các anh chị. Nhiều lúc mẹ tôi tủi thân lắm, một mình mẹ phải ra đồng trong khi các anh chị đều được đi học, có bạn bè, nhưng rồi mẹ cũng nguôi ngoai vì cho rằng sức học của mình cũng chỉ đến thế thôi. Ngày mẹ lấy chồng, không có tiền để chụp một tấm hình cưới cho giống mọi người, tài sản về nhà chồng chỉ có 2 bộ đồ, đến nỗi áo dài cưới mẹ cũng phải đi mượn. Mỗi lần nhớ về quãng thời thơ ấu của mẹ mà tôi không cầm nổi nước mắt. Tôi thương mẹ lắm. Có lẽ vì tuổi thơ không được học hành, chỉ suốt ngày bán mình ngoài ruộng mà mẹ thua thiệt hơn so với các bác, các cậu tôi. Tuổi thơ của mẹ quá cơ cực, mất mát nên mẹ đã dành trọn mong ước của mình cho chúng tôi. Mẹ là một người mẹ tuyệt vời. Mẹ chăm cho chị em tôi từng miếng ăn, giấc ngủ, mẹ thức cùng tôi những lúc học bài thi, từng li sữa, từng thìa nước cam, từng viên thuốc khi đau bệnh…một tay mẹ chăm. Mẹ không bao giờ than phiền vì cuộc sống cực nhọc. Mẹ chưa bao giờ lời to tiếng nặng với bất kì ai. Mẹ không bao giờ làm ngơ trước những người gặp khó khăn. Mỗi lần như thế mẹ bảo tôi: “Họ không may mắn con ạ. Hãy chia sẻ với họ”.Tuổi thơ tôi lớn lên trong sự dạy bảo ân cần của mẹ. Mẹ luôn nghiêm khắc dạy tôi những khi tôi sai, mẹ khóc vì hạnh phúc khi tôi biết tin mình thi đậu vào ngành sư phạm, mẹ sung sướng khi tôi gặp điều may mắn hay thành công, và mẹ lại trở thành người bạn khi tôi gặp những vấp ngã trong tình cảm. Chính tấm gương mẫu mực về mẹ như thế đã chắp cánh ước mơ cho tuổi thơ của tôi. Tôi luôn cố gắng học thật giỏi bởi tôi hiểu chỉ có học thật giỏi mới làm vơi bớt nỗi cực nhọc và sự hy sinh của mẹ.

Giờ đây tôi đã là một giáo viên, tôi bồi đắp tâm hồn, tình cảm và nhân cách sống cho bao thế hệ học trò. Những lúc đứng trên bục giảng, nhìn những ánh mắt ngây thơ chăm chú đón nhận những hạt giống tri thức. Tôi thương lắm. Những gì tôi có được ngày hôm nay tuy không phải là thành đạt trong sự nghiệp mà điều tôi có, trên hết là tình cảm, là tấm lòng, là nhân cách được bồi đắp từ thuở ấu thơ mà mẹ đã dành cho tôi. Ở tuổi của mẹ, những người phụ nữ khác đã được thảnh thơi bên con cháu. Nhưng bản tính hay lam hay làm của mẹ vẫn không thay đổi. Mẹ luôn động viên, khuyên bảo tôi dù cho tôi nay đã là một người mẹ. Với tôi, những lời dạy bảo của mẹ luôn là hành trang quý giá cho tôi trong bất kì chặng đường nào của cuộc đời.

Tôi hạnh phúc và hãnh diện biết bao mỗi khi nhắc đến mẹ . Mẹ ơi! Con cảm ơn mẹ vì mẹ là mẹ của con và vì mẹ mà con có mặt trên cuộc đời này.
Tân Bình ngày 17 tháng 03 năm 2011

5. Giải khuyến khích: Tác phẩm “Mẹ ơi. Mẹ lại khổ!” của tác giả Antôn Hà Thừa Lực

MẸ ƠI! MẸ LẠI KHỔ


Tình mẫu tử có có lẽ là món quà cao quý và vĩ đại nhất mà thượng đế đã ban tặng cho mọi sinh vật trên trái đất. Với con người, thì cái đáng nói nhất chính là sự hy sinh vô bờ bến của người Mẹ. Mẹ! Mẹ ơi, Mẹ đã cho đi không bao giờ lấy lại.

Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, về vật chất không có gì để nói, nhưng về mặt tinh thần thì nhiều lắm! Tôi hạnh phúc, vì Thượng Đế đã ban cho tôi được sống trong một mái ấm chan chứa tình Mẹ Cha. Mặc dù Cha và Mẹ tôi đều là nông dân, nhưng xem ra cách chiều chuộng và dạy dỗ con cái thì lại rất là khoa học, khác với những gia đình nông dân khác họ chỉ nói với con: “Mày học hết lớp chín rồi về phụ Mẹ mà làm ruộng, biết đọc, biết viết là được rồi, chứ học làm gì cho nhiều!” Ba tôi thì không, lúc nào cũng khuyên tôi rằng: “Con ạ! Ba Mẹ đã phải sống trong cảnh nông dân nghèo túng rồi, không sung sướng gì đâu, nghèo thì người ta coi thường, vì thế con hãy gắng học thật tốt! Có như thế, cuộc sống con mới thay đổi được.” Lúc đó vì còn nhỏ, tôi cũng không hiểu được học sau này sẽ làm gì, nhưng tôi cũng mau mắn trả lời: “Thưa Ba, con sẽ gắng học tốt để không làm Ba buồn. Thời gian cứ thế trôi qua, tôi lớn dần lên trong sự che chở và nâng niu của tình Cha và tình Mẹ.

Nhưng hạnh phúc chưa được bao lâu, giông tố đã kéo đến. Năm tôi lên lớp 8 cũng là khi nghe tin ba bệnh nặng, cái tin làm tôi đau nhói con tim. Lúc bấy giờ gia đình tôi làm gì đủ tiền để đưa ba đi chữa trị ở những bệnh viện xa xôi như ở Hà Nội hay TP.HCM, Ba chỉ được chữa trị ờ bệnh viện huyện nhà mà thôi. Sau 5 tháng thì bệnh viện trả về vì bệnh đã quá nặng, chỉ vài ngày sau ba tôi qua đời. Trong ký ức của tôi vẫn in đậm mãi bóng dáng của khoảng thời gian vừa đau khổ, vừa xót xa ấy. Đến bây giờ, tôi mới hiểu câu nói của ba ngày xưa: “Con ạ! Ba Mẹ đã phải sống trong cảnh nông dân nghèo túng, không sung sướng gì đâu… Con hãy gắng học tốt!”

Ngày Ba rời ba Mẹ con khỏi trần thế, Mẹ đã khóc rất nhiều. Khi ấy, Mẹ quay sang ôm tôi và nói: “Con ơi, từ nay con không có ba mà gọi nữa!” Tôi khóc òa lên và ôm chặt lấy Mẹ, sau đó tôi lầm lũi ngồi bên cạnh giường cha nằm, khóc mãi… Mẹ đã dỗ dành tôi rất nhiều! Cũng từ ngày ấy, mọi gánh nặng đặt lên đôi vai gầy của Mẹ. Mẹ đã khổ, nay lại khổ hơn, bởi Mẹ phải mang thêm trên vai gánh nặng của người trụ cột gia đình. Nhìn Mẹ tảo tần sớm tối lòng tôi vừa thương vừa đau khổ, đã có lần tôi có ý nghỉ học để giúp Mẹ phần nào, nhưng lời dặn của Cha mới ngày nào vẫn còn vang vọng trong tôi, tôi lại không muốn phụ lòng Cha đã khuất, nó làm tôi dằn vặt, không biết làm sao cho phải. Tối về, tôi đến bên Mẹ và nói: “Mẹ ơi, Mẹ cho con nghỉ học về giúp Mẹ nha!” Bóng đôi mắt Mẹ mở to trừng tôi như muốn quát, nhưng Mẹ đã không làm thế, chốc lát Mẹ lấy lại bình tĩnh và nhỏ nhẹ nói với tôi: “Con ạ, dù Mẹ vất vả đến đâu, nhưng khi thấy con cái học hành tử tế là Mẹ vui rồi. Con hiểu chứ?” Câu nói và cử chỉ của Mẹ lúc ấy làm tôi cứ rưng rưng nước mắt, trong tim tôi như muốn thốt lên rằng: “Mẹ, Mẹ ơi! Cử chỉ dịu dàng, yêu thương của Mẹ là động lực rất lớn để con tiếp tục học.”

Năm Ba qua đời em gái út mới được ba tuổi, tôi một phần thương Mẹ, một phần lại thương em, vì nó còn quá nhỏ chưa cảm nhận được tình Cha, mà bây giờ nó lại phải vắng thứ tình cao quý đó mãi mãi, rồi mai đây khi lớn nó sẽ lên thế nào, không có sự che chở của Cha nó sống làm sao, từ ngày ba mất, Mẹ bận rộn lo miếng cơm manh áo cho hai anh em, còn đâu thời gian để chăm sóc kỹ càng cho em nhỏ, nó thật đáng thương, dù tôi yêu nó nhiều lắm, nhưng làm sao có thể so sánh được với tình Mẹ cha dành cho con cái. Nhiều lần tôi cho nó ăn, trông sự ngây thơ của nó mà tôi chảy nước mắt. Rồi nó cũng lớn lên và đến tuổi đến trường, một mình Mẹ vất vả nuôi hai đứa con, với đồng tiền ít ỏi, không đủ trang trải cho hai anh em đi học. Làm ngày không đủ, Mẹ phải làm đêm. Tôi thương Mẹ lắm! Có những lúc Mẹ phải làm đến tận khuya mới về tới nhà với đôi mắt thâm đen, hai tay run lên vì cái lạnh của mùa đông, tôi chỉ biết âm thầm nhìn Mẹ mà chẳng thốt nên lời. Tôi vội vàng chạy vào nhà nhóm bếp lửa cho Mẹ sưởi đôi tay, tôi nhanh tay quơ lấy cái phích rót vộị cho Mẹ ly nước ấm. Mẹ uống và ngồi được một lát, rồi vào hôn đứa con út và đi ngủ ngay. Mẹ không nói, nhưng tổi cảm nhận được sự mệt mỏi mà công việc đã đem lại cho Mẹ. Ngày ngày cứ trôi qua như thế, có lẽ vì bận rộn nên Mẹ ít có thời gian nói chuyện với tôi, nhưng tôi cảm nhận được trong lòng Mẹ thương tôi nhiều lắm!

Năm năm trôi qua, sự vất vả để nuôi con làm Mẹ già hơn nhiều so với tuổi. Nhìn Mẹ vất vả tôi chỉ biết cố gắng học cho tốt, để Mẹ được an ủi phần nào, kỷ niệm tôi không thể quên là ngày tôi nhận được cái giấy báo đậu của trường Học Viện Bưu Chính Viễn Thông. Tôi vui mừng đến nỗi cẩm tờ giấy báo chạy thẳng đến nơi Mẹ làm và hét lên: “Mẹ ơi, Mẹ ơi! Con... con đậu rồi!” Mẹ vui mừng ôm chặt lấy tôi, rồi khóc nức nở và nói: “Cảm ơn Chúa!” Còn tôi, nhìn vẻ mặt vừa mừng vừa lo lắng của Mẹ, tôi hiểu là Mẹ đang lo lắng, làm cách nào để nuôi tôi ăn học tiếp đây. Lần này tôi xa nhà, đã đổ lên bờ vai Mẹ tất cả. Tôi chỉ biết than thầm rằng: “Mẹ, Mẹ Ơi! Mẹ Lại Khổ!”

III. Thể loại Video Clip/PowerPoint:

1. Giải Nhất: Tác phẩm “Mẹ của tôi” của tác giả Lucia Nguyễn Quỳnh Như.
http://www.mediafire.com/?fgye4dl41b8upe6

2. Giải Nhì: Tác phẩm “Ở lại nhé! Đừng Đi” của tác giả Nguyễn Minh Chính.
http://www.mediafire.com/?aix2givrvu1kxk7

3. Giải Ba: Tác phẩm “Về Mẹ” của tác giả Thầy Giuse Hoàng Đình Quang.
http://www.mediafire.com/?a7qx4gwspko9e94

4. Giải khuyến khích: Tác phẩm “Con hãy cứ đi…” của tác giả Maria Nguyễn Hoàng Phương Khanh.
http://www.mediafire.com/?1l05q5705u3ram2

5. Giải khuyến khích: Tác phẩm “Mẹ”của tác giả Maria Têrêsa Đặng Thị Mỹ Hạnh.
http://www.mediafire.com/?o6exlt07bhcs7t9

Tạ Ân Phúc

 
Văn Hóa
Lời tình
Mic. Cao Danh Viện
08:46 21/04/2011
Con khẩn nguyện
Tôi kính lạy tình yêu từ trời xuống
Đã hoài thai từ trong dạ Nữ trinh
Là tình yêu tự lúc chửa thành hình
Yêu đến nỗi tế sinh đồi loang máu

Tình không tận nên hiến mình nương náu
Nơi gian trần trong Tấm Bánh tinh khôi
Tan chảy trong tôi! nên sức sống tình trời
Tôi phỉ dạ ngất ngây tình yêu dấu

Người nói với tôi lời tình trong mạch máu
Đã yêu tôi cho tất cả vì tôi
Sống với tôi, cho tôi sống ở đời
Chờ giây phút, mai, tôi và Người hạnh ngộ

Người thoa dịu tôi những vết chàm loang lổ
Thay đổi bi thương bằng hạnh phúc ngất say
Rót chén yêu đầy ứ suốt đêm ngày
Tôi chan chứa nơi thiên đường an lạc

Người lắng nghe tôi, người tình bội bạc
Người chẳng cần tiếng nói của trần gian
Bởi yêu tôi Người biết rất rõ ràng
Vì Người sống trong tôi từng nhịp thở

Lạy Thánh Thể! Lạy Tình yêu cứu độ
Con lặng thinh trong ngây ngất mê say
Linh hồn con choáng ngợp phúc cao dày
Nên cứ để cho tình yêu lên tiếng

Lạy Thánh Thể! Lời tình con khẩn nguyện.
 
Nhạc phẩm Mùa Chay: ''Chỉ Có Chúa-Tình Thập Tự''
Vọng Vĩnh Sinh
09:36 21/04/2011
Xin hân hạnh giới thiệu nhạc phẩm "Chỉ Có Chúa-Tình Thập Tự" của Vĩnh Sinh
 
Vua nghèo
Trầm Thiên Thu
18:54 21/04/2011
Giêsu nghèo xác nghèo xơ

Sinh ra trong chốn hang lừa đêm thâu

Chết không có chỗ tựa đầu

Chúa thật là nghèo, nghèo rớt mồng tơi!

Nhưng yêu thì nhất trên đời

Càng yêu càng thứ tha người ghét ghen

Nghèo vàng, nghèo bạc, nghèo tiền

Nhưng Lòng Thương Xót luôn luôn tràn đầy

Yêu cho hết cuộc đời này

Dù là giọt máu cuối Ngài cũng trao

Hóa điên hóa dại vì yêu

Vua Nghèo mà lại hóa giàu. Lạ thay!



Lạy Thiên Chúa, Đấng Thiên Sai

Sống nghèo, chết nhục mà Ngài không than

Con nay thống hối ăn năn

Xin Ngài thương xót vạn lần thứ tha

Giúp con biết sống chan hòa

Dấn thân phục vụ cho vừa yêu thương


Thứ Sáu Tuần Thánh – 2011
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ánh Nhiệm Mầu
Nguyễn Bá Khanh
21:29 21/04/2011
ÁNH NHIỆM MẦU
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Vì yêu nên Chúa quên mình
Chỉ mong cứu độ chúng sinh lạc loài
Lưỡi đòng đâm thấu tim Ngài
Ân tình dòng máu chảy dài vì yêu
Tình ca vang mãi ngàn sau..
(Trích thơ của Trầm Thiên Thu)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền