Ngày 21-04-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Vọng Phục sinh 20/4/2019 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
09:29 21/04/2019

Phần Thứ I: Khai Mạc Trọng Thể Ðêm Canh Thức


Nghi Thức Thắp Nến Phục Sinh


Làm Phép Lửa Và Chuẩn Bị Nến


Tắt hết đèn trong nhà thờ


Linh mục chào dân chúng như thường lệ và nói vắn tắt về ý nghĩa đêm canh thức, bằng những lời sau đây hoặc tương tự:


Anh chị em thân mến, Trong đêm rất thánh này, đêm Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, đã hoàn tất mầu nhiệm Vượt Qua, tức là từ cõi chết sống lại, Hội Thánh kêu mời con cái ở khắp nơi trên hoàn cầu, cùng họp nhau lại mà canh thức cầu nguyện. Vậy chúng ta sẽ cùng nhau chăm chú nghe Lời Chúa. Và sốt sắng cử hành những bí tích tưởng niệm mầu nhiệm Vượt Qua của Ðức Kitô, với niềm hy vọng sẽ được cùng Người chiến thắng sự chết, và cùng Người luôn sống kết hợp với Chúa Cha.


Rồi làm phép lửa


Lời nguyện


Lạy Chúa, Chúa đã sai Con Một đến giãi ánh vinh quang rực rỡ của Chúa vào lòng tín hữu. Xin thánh X hoá ngọn lửa mới này, và trong suốt thời gian mừng lễ Vượt Qua, xin cho niềm khao khát Nước Trời cũng bừng lên thiêu đốt lòng chúng con, và thanh tẩy muôn vàn tội lỗi, để mai sau chúng con xứng đáng vào thiên quốc tham dự lễ ánh sáng muôn đời. Chúng con cầu xin...


Làm phép lửa xong, người giúp lễ hoặc một phụ tế cầm nến phục sinh dựng trước chủ tế. Chủ tế dùng mũi nhọn vẽ hình thánh giá trên nến, rồi viết chữ An-pha phía trên, và chữ Ô-mê-ga ở phía dưới hình thánh giá, đoạn viết 4 con số chỉ năm đó ở 4 góc thánh giá, vừa viết vừa đọc những lới sau đây:


1. Ðức Kitô vẫn là một, (vẽ đường dọc)


2. Hôm qua cũng như hôm nay, (vẽ đường ngang)


3. Là An-pha và Ô-mê-ga, (viết chữ An-pha phía trên thánh giá)


4. Nghĩa là khởi nguyên và tận cùng. (viết chữ Ô-mê-ga phía dưới thánh giá)


5. Người làm chủ thời gian, (viết số đầu của năm đó nơi góc trái phía trên thánh giá)


6. Và muôn thế hệ, (viết số thứ hai của năm đó nơi góc phải phía trên thánh giá)


7. Vạn tuế Ðức Kitô, Ðấng vinh hiển quyền năng, (viết số thứ ba của năm đó nơi góc trái phía dưới thánh giá)


8. Vạn vạn tuế. Amen, (viết số thứ tư của năm đó nơi góc phải phía dưới thánh giá).


Vẽ thánh giá và ghi số năm xong, chủ tế có thể cắm năm hạt hương theo hình thánh giá trên nến phục sinh, vừa gắn vừa đọc như sau:


1. Vì năm vết thương


2. chí thánh và vinh hiển,


3. xin Chúa Kitô


4. gìn giữ


5. và bảo vệ chúng ta. Amen.


Linh mục lấy lửa mới thắp nến phục sinh và nói:


Xin Ðức Kitô, Ðấng phục sinh vinh hiển chiếu giãi ánh sáng của Người để phá tan bóng tối đang bao phủ lòng trí chúng ta.


Kiệu Nến Phục Sinh


Phó tế hoặc chính linh mục cầm nến Phục Sinh nâng cao và hát một mình:


- Ánh sáng Chúa Kitô.


Và mọi người đáp:


- Tạ ơn Chúa.


Người cầm nến đi đầu, mọi người theo sau tiến vào nhà thờ. Nếu có hương, người cầm bình hương, có bỏ hương, đi trước người cầm nến Phục Sinh.


Ðến trước cửa nhà thờ, người cầm nến Phục Sinh dừng lại, giơ cao cây nến và hát lần thứ hai:


- Ánh sáng Chúa Kitô.


Mọi người thưa:


- Tạ ơn Chúa.


Sau đó mọi người lấy lửa từ nến Phục Sinh thắp nến của mình và tiếp tục đi.


Khi đến trước bàn thờ, người cầm nến đứng lại, quay về phía giáo dân và hát lần thứ ba:


- Ánh sáng Chúa Kitô.


Mọi người thưa:


- Tạ ơn Chúa.


Ðến đây thắp hết các đèn trong nhà thờ.


Công bố Tin Mừng Phục Sinh


(Mừng vui lên...)


 


Phần Thứ II: Phụng Vụ Lời Chúa


Trong đêm Vọng này là mẹ các đêm Vọng, Hội Thánh đề nghị đọc chín bài đọc: bảy bài trích từ Cựu Ước, hai bài trích trong Tân Ước (Thánh Thư và Tin Mừng).  Nếu hoàn cảnh không cho phép, và khi có lý do đặc biệt, có thể bớt số bài đọc. Nhưng phải đọc ít là ba bài trích ở Cựu Ước trước Thánh Thư và Tin Mừng; còn nếu gấp quá, thì đọc ít là hai bài đọc trước Thánh Thư và Tin Mừng. Nhưng không khi nào được bỏ bài trích sách Xuất Hành (Xh 14, 15 - 15, 1) nói về việc qua Biển Ðỏ.)


Mọi người tắt nến ngồi nghe. Trước khi bắt đầu các bài đọc, linh mục nên nhắn nhủ giáo dân bằng những lời sau đây, hoặc những lời tương tự:


Anh chị em thân mến, chúng ta đã long trọng khai mạc đêm Canh Thức Vượt Qua, giờ đây chúng ta hãy lắng nghe Lời Chúa. Chúng ta hãy ngẫm xem trong thời Cựu Ước, Chúa đã cứu chuộc dân Người làm sao, và trong thời đại cuối cùng này, Người lại sai Con Một đến cứu chuộc chúng ta thể nào. Chúng ta hãy xin Chúa hoàn tất công trình cứu độ mà Người đã khởi sự trong mầu nhiệm Vượt Qua.


Sau đó là các bài đọc, người đọc sách đến giảng đài đọc bài đọc I. Sau bài đọc, hát đáp ca, cộng đoàn hát câu đáp. Rồi mọi người đứng lên, linh mục đọc: "Chúng ta dâng lời cầu nguyện". Và sau khi mọi người thinh lặng cầu nguyện trong giây lát, linh mục đọc lời nguyện. Thay vì hát đáp ca, có thể giữ thinh lặng thánh. Trong trường hợp này, thì không ngừng lại sau câu "Chúng ta dâng lời cầu nguyện".


Bài Ðọc I: St 1, 1 - 2, 2 {hoặc 1, 1. 26-31a}


"Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm thật là tốt đẹp".


Trích sách Sáng Thế.


Từ nguyên thuỷ Thiên Chúa đã tạo thành trời đất. Ðất còn hoang vu trống rỗng, tối tăm bao trùm vực thẳm, và thần trí Thiên Chúa bay sà trên mặt nước.


Thiên Chúa phán: "Hãy có ánh sáng". Và có ánh sáng. Thiên Chúa thấy ánh sáng tốt đẹp, Người phân rẽ ánh sáng khỏi tối tăm. Thiên Chúa gọi ánh sáng là ngày, tối tăm là đêm. Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ nhất.


Thiên Chúa phán: "Hãy có một vòm trời ở giữa nước, phân rẽ nước với nước"; và Thiên Chúa làm nên vòm trời, và phân rẽ nước phía dưới vòm trời với nước phía trên vòm trời. Và xảy ra như vậy. Thiên Chúa gọi vòm đó là trời. Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ hai.


Thiên Chúa phán: "Nước dưới trời hãy tụ lại một nơi, để lộ ra chỗ khô cạn. Và đã xảy ra như vậy. Thiên Chúa gọi chỗ khô cạn là đất, và Người gọi khối nước là biển. Thiên Chúa thấy tốt đẹp. Và Thiên Chúa phán: "Ðất hãy trổ sinh thảo mộc xanh tươi mang hạt giống; và cây ăn trái phát sinh trái theo giống nó, và trong trái có hạt giống, trên mặt đất. Và đã xảy ra như vậy. Tức thì đất sản xuất thảo mộc xanh tươi mang hạt theo giống nó, và cây phát sinh trái trong có hạt tuỳ theo loại nó. Và Thiên Chúa thấy nó tốt đẹp. Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ ba.


Thiên Chúa còn phán: "Hãy có những vật sáng trên vòm trời và hãy phân chia ngày và đêm, và trở thành dấu chỉ thời gian, ngày và năm tháng, để soi sáng trên vòm trời và giãi sáng mặt đất". Và đã xảy ra như vậy. Thiên Chúa đã làm nên hai vầng sáng lớn: Vầng sáng lớn hơn làm chủ ban ngày, và vầng sáng nhỏ hơn làm chủ ban đêm; Và Ngài cũng làm nên các tinh tú. Thiên Chúa đặt chúng trên vòm trời để soi sáng trên mặt đất, và làm chủ ngày đêm, và phân chia ánh sáng với tối tăm. Thiên Chúa thấy nó tốt đẹp. Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ tư.


Thiên Chúa lại phán: "Nước hãy sản xuất những sinh vật bò sát, và loài chim bay trên mặt đất, dưới vòm trời. Vậy Thiên Chúa tạo thành những cá lớn, mọi sinh vật sống động mà nước sản xuất theo loại chúng, và mọi chim bay tuỳ theo giống. Thiên Chúa thấy chúng tốt đẹp. Thiên Chúa chúc phúc cho chúng rằng: "Hãy sinh sôi nẩy nở cho nhiều, đầy nước biển; loài chim hãy sinh cho nhiều trên mặt đất". Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ năm.


Thiên Chúa lại phán: "Ðất hãy sản xuất các sinh vật tuỳ theo giống: gia súc, loài bò sát và dã thú dưới đất tuỳ theo loại". Và đã xảy ra như vậy. Thiên Chúa đã dựng nên dã thú dưới đất tuỳ theo loại, gia súc, và mọi loài bò sát dưới đất tuỳ theo giống. Thiên Chúa thấy chúng tốt đẹp. Và Thiên Chúa phán: "Chúng ta hãy dựng nên con người theo hình ảnh giống như Ta, để chúng làm chủ cá biển, chim trời, dã thú khắp mặt đất và tất cả loài bò sát di chuyển trên mặt đất".


Vậy Thiên Chúa đã tạo thành con người giống hình ảnh Chúa, Chúa tạo thành con người giống hình ảnh Thiên Chúa. Người tạo thành họ có nam có nữ.


Thiên Chúa chúc phúc cho họ và phán rằng: "Hãy sinh sôi nẩy nở cho nhiều, đầy mặt đất, và thống trị nó; hãy bá chủ cá biển, chim trời và toàn thể sinh vật di chuyển trên mặt đất". Thiên Chúa phán: "Ðây Ta ban cho các ngươi làm thức ăn mọi thứ cây cỏ mang hạt giống trên mặt đất và toàn thể thảo mộc sinh trái có hạt tuỳ theo giống. Ta ban mọi thứ cây cỏ xanh tươi làm thức ăn cho mọi loài dã thú trên mặt đất, chim trời và toàn thể sinh vật di chuyển trên mặt đất". Và đã xảy ra như vậy. Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm rất tốt đẹp. Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ sáu.


Thế là trời đất và mọi trang điểm của chúng đã hoàn thành. Ngày thứ bảy Thiên Chúa đã hoàn tất công việc Người đã làm. Và sau khi hoàn tất công việc Người đã làm, thì ngày thứ bảy Người nghỉ ngơi.


Ðó là lời Chúa.


Hoặc bài vắn này: St 1, 1. 26-31a


Trích sách Sáng Thế.


Từ nguyên thuỷ Thiên Chúa đã tạo thành trời đất. Và Thiên Chúa phán: "Chúng ta hãy dựng nên con người theo hình ảnh giống như Ta, để chúng làm chủ cá biển, chim trời, dã thú khắp mặt đất và tất cả loài bò sát di chuyển trên mặt đất".


Vậy Thiên Chúa đã tạo thành con người giống hình ảnh Chúa, Chúa tạo thành con người giống hình ảnh Thiên Chúa. Người tạo thành họ có nam có nữ.


Thiên Chúa chúc phúc cho họ và phán rằng: "Hãy sinh sôi nẩy nở cho nhiều, đầy mặt đất, và thống trị nó; hãy bá chủ cá biển, chim trời và toàn thể sinh vật di chuyển trên mặt đất". Thiên Chúa phán: "Ðây Ta ban cho các ngươi làm thức ăn mọi thứ cây cỏ mang hạt giống trên mặt đất và toàn thể thảo mộc sinh trái có hạt tuỳ theo giống. Ta ban mọi thứ cây cỏ xanh tươi làm thức ăn cho mọi loài dã thú trên mặt đất, chim trời và toàn thể sinh vật di chuyển trên mặt đất". Và đã xảy ra như vậy. Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm rất tốt đẹp.


Ðó là lời Chúa.


Ðáp Ca: Tv 32, 4-5. 6-7. 12-13. 20 và 22


Ðáp: Ðịa cầu đầy ân sủng Chúa


Xướng: Vì lời Chúa là lời chân chính, bao việc Chúa làm đều đáng cậy tin. Chúa yêu chuộng điều công minh chính trực, địa cầu đầy ân sủng Chúa.


Xướng: Do lời Chúa mà trời xanh được tạo thành, và mọi cơ binh chúng đều do hơi thở miệng Người. Chúa thu nước biển lại như để trong bầu, Người đặt những ngọn sóng trong kho chứa đựng.


Xướng: Phúc thay quốc gia mà Chúa là chúa tể, dân tộc mà Chúa chọn làm cơ nghiệp riêng mình. Tự trời cao Chúa nhìn xuống, Người xem thấy hết thảy con cái loài người.


Xướng: Linh hồn chúng tôi mong đợi Chúa, chính Người là Ðấng phù trợ và che chở chúng tôi. - Lạy Chúa, xin đổ lòng từ bi xuống trên chúng con, theo như chúng con tin cậy ở nơi Ngài.


Lời nguyện (chọn một trong hai lời nguyện sau đây)


1. Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, mọi công trình của Chúa thật kỳ diệu phi thường. Xin làm cho chúng con là những kẻ được Chúa cứu chuộc luôn luôn hiểu biết rằng: công trình tạo thành vũ trụ thuở ban đầu tuy đã kỳ diệu, nhưng công trình cứu độ của Ðức Kitô, Ðấng hy sinh làm Chiên lễ Vượt Qua của chúng con trong thời sau hết, còn kỳ diệu hơn nữa. Chúng con cầu xin...


2. Lạy Chúa, Chúa đã sáng tạo con người cách lạ lùng, và cứu chuộc còn lạ lùng hơn nữa: Xin ban cho chúng con một tinh thần khôn ngoan sáng suốt biết chống trả tội lỗi hằng quyến rũ chúng con, để mai sau được hưởng phúc muôn đời. Chúng con cầu xin...


Bài Ðọc II: St 22, 1-18 (Bài dài)


"Của lễ hiến tế của Abraham, Tổ phụ chúng ta".


Trích sách Sáng Thế.


Trong những ngày ấy, Chúa thử Abraham và nói với ông rằng: "Abraham, Abraham". Ông đáp lại: "Dạ, con đây". Chúa nói: "Ngươi hãy đem Isaac, đứa con một yêu dấu của ngươi, và đi đến đất Moria, ở đó ngươi sẽ dâng nó làm của lễ toàn thiêu trên núi Ta sẽ chỉ cho ngươi". Sáng ngày, Abraham dậy sớm, thắng lừa và đem theo hai đứa đầy tớ của ông, cùng với Isaác con ông, ông chẻ củi dùng vào lễ thượng hiến, đoạn ông lên đường đến chỗ Thiên Chúa đã tỏ cho ông.


Ngày thứ ba, Abraham ngước mắt lên và thấy chỗ ấy từ đàng xa. Abraham mới bảo tôi tớ: "Các anh ở lại đây với con lừa; còn ta và đứa trẻ, chúng ta phải đi tới đằng kia mà thờ lạy, rồi chúng tôi sẽ về lại với các anh". Abraham lấy củi lễ thượng hiến và cho Isaác vác đi, còn ông thì cầm lấy lửa và dao phay, rồi cả hai cùng bước. Isaác cất tiếng nói với Abraham cha cậu rằng: "Cha!" Ông đáp: "Ta đây, con!" Cậu hỏi: "Này đây đã có lửa và củi, vậy hy sinh thượng hiến ở đâu?" Abraham đáp: "Chính Thiên Chúa sẽ tự liệu ra hy sinh thượng hiến, con ạ". Rồi cả hai cùng bước.


Khi hai người đến nơi Chúa đã chỉ, Abraham làm một bàn thờ và chất củi lên, rồi trói Isaac lại, đặt lên bàn thờ trên đống củi. Abraham giơ tay lấy dao để sát tế con mình. Bấy giờ thiên thần Chúa từ trời gọi ông rằng: "Abraham! Abraham!" Ông thưa lại: "Dạ, con đây". Người nói: "Ðừng giết con trẻ và đừng động đến nó, vì giờ đây, Ta biết ngươi kính sợ Chúa, đến nỗi không từ chối dâng đứa con duy nhất cho Ta". Abraham ngước mắt lên, thấy sau lưng mình có con cừu đực đang mắc sừng trong bụi cây, Abraham liền bắt nó và tế lễ thay cho con mình. Chỗ ấy Abraham gọi tên là "Thiên Chúa sẽ liệu", khiến ngày nay người ta còn nói: "Trên núi Thiên Chúa sẽ liệu".


Thiên thần Chúa gọi Abraham lần thứ hai và nói rằng: "Chúa phán: Ta thề rằng: vì ngươi đã làm điều đó, ngươi không từ chối dâng đứa con duy nhất của ngươi cho Ta, nên Ta chúc phúc cho ngươi. Ta cho ngươi sinh sản con cái đông đúc như sao trên trời, như cát bãi biển; miêu duệ ngươi sẽ chiếm cửa thành quân địch, và mọi dân tộc trên mặt đất sẽ được chúc phúc nơi miêu duệ ngươi, vì ngươi đã vâng lời Ta".


Ðó là lời Chúa.


Hoặc đọc bài vắn này: St 22, 1-2. 9a. 10-13. 15-18


Trích sách Sáng Thế.


Trong những ngày ấy, Chúa thử Abraham và nói với ông rằng: "Abraham, Abraham". Ông đáp lại: "Dạ, con đây". Chúa nói: "Ngươi hãy đem Isaac, đứa con một yêu dấu của ngươi, và đi đến đất Moria, ở đó ngươi sẽ dâng nó làm của lễ toàn thiêu trên núi Ta sẽ chỉ cho ngươi".


Khi hai người đến nơi Chúa đã chỉ, Abraham làm một bàn thờ và chất củi lên, rồi trói Isaac lại, đặt lên bàn thờ trên đống củi. Abraham giơ tay lấy dao để sát tế con mình. Bấy giờ thiên thần Chúa từ trời gọi ông rằng: "Abraham! Abraham!" Ông thưa lại: "Dạ, con đây". Người nói: "Ðừng giết con trẻ và đừng động đến nó, vì giờ đây, Ta biết ngươi kính sợ Chúa, đến nỗi không từ chối dâng đứa con duy nhất cho Ta". Abraham ngước mắt lên, thấy sau lưng mình có con cừu đực đang mắc sừng trong bụi cây, Abraham liền bắt nó và tế lễ thay cho con mình.


Thiên thần Chúa gọi Abraham lần thứ hai và nói rằng: "Chúa phán: Ta thề rằng: vì ngươi đã làm điều đó, ngươi không từ chối dâng đứa con duy nhất của ngươi cho Ta, nên Ta chúc phúc cho ngươi. Ta cho ngươi sinh sản con cái đông đúc như sao trên trời, như cát bãi biển; miêu duệ ngươi sẽ chiếm cửa thành quân địch, và mọi dân tộc trên mặt đất sẽ được chúc phúc nơi miêu duệ ngươi, vì ngươi đã vâng lời Ta".


Ðó là lời Chúa.


Ðáp Ca: Tv 15, 5 và 8. 9-10. 11


Ðáp: Lạy Chúa, xin bảo toàn con, vì con tìm nương tựa Chúa


Xướng:  Chúa là phần gia nghiệp và phần chén của con, chính Ngài nắm giữ vận mạng của con. Con luôn luôn đặt Chúa ở trước mặt con, vì Chúa ngự bên hữu con, con sẽ không nao núng.


Xướng:  Bởi thế, lòng con vui mừng và linh hồn con hoan hỉ, ngay cả đến xác thịt của con cũng nằm nghỉ an toàn, vì Chúa chẳng bỏ rơi linh hồn con trong âm phủ, cũng không để thánh nhân của Ngài thấy điều hư nát.


Xướng: Chúa sẽ chỉ cho con biết đường lối trường sinh, sự no đầy hoan hỉ ở trước thiên nhan, sự khoái lạc bên tay hữu Chúa tới muôn muôn đời!


Lời nguyện:


Lạy Chúa là Cha nhân từ của các tín hữu, Chúa đã hứa cho ông Áp-ra-ham trở thành cha chung các dân tộc; và nhờ mầu nhiệm Vượt qua Chúa đã thực hiện lời hứa ấy và ban cho muôn dân khắp địa cầu hồng ân được làm nghĩa tử khiến đoàn con cái Chúa ngày càng thêm đông. Xin cho những ai đã thuộc về gia đình Chúa biết ăn ở xứng đáng với ân huệ Chúa ban. Chúng con cầu xin...


Bài Ðọc III: Xh 14, 15 - 15, 1


"Con cái Israel đi vào giữa lòng biển khô cạn".


Trích sách Xuất Hành.


Trong những ngày ấy, Chúa phán cùng Môsê rằng: "Có gì mà kêu đến Ta? Hãy bảo con cái Israel cứ lên đường. Còn ngươi, đưa gậy lên, và giơ tay trên biển, hãy phân rẽ biển ra, cho con cái Israel đi vào giữa lòng biển khô cạn. Còn Ta, Ta sẽ làm cho lòng người Ai-cập ra chai đá, chúng sẽ rượt theo sau các ngươi. Bấy giờ Ta sẽ tỏ vinh quang cho Pharaon, toàn thể quân lực, chiến xa và kỵ binh của vua ấy biết. Người Ai-cập sẽ biết Ta là Chúa khi Ta tỏ vinh quang cho Pharaon, chiến xa và kỵ binh của vua ấy biết".


Sứ thần Thiên Chúa thường đi trước hàng ngũ Israel, liền bỏ trở lại sau họ. Cột mây thường đi phía trước, cũng theo sứ thần trở lại phía sau, đứng giữa hàng ngũ Ai-cập và hàng ngũ Israel. Và đám mây thường soi sáng ban đêm trở thành mù mịt, đến nỗi suốt đêm, hai bên không thể tới gần được. Môsê giơ tay trên biển, thì bằng một cơn gió đông thổi mạnh suốt đêm, Chúa dồn biển lui và làm cho biển khô cạn. Nước rẽ ra và con cái Israel đi vào giữa lòng biển khô cạn, nước dựng lên như bức thành hai bên tả hữu.


Người Ai-cập đuổi theo, toàn thể binh mã của Pharaon, chiến xa và kỵ binh đi theo sau Israel vào giữa lòng biển. Lúc gần sáng, qua cột mây lửa, Chúa nhìn xuống hàng ngũ Ai-cập, gây rối loạn trong hàng ngũ chúng. Người lật đổ bánh xe, khiến xe tiến tới thật vất vả. Người Ai-cập nói: "Ta hãy chạy trốn Israel, vì Chúa chiến đấu giúp họ, chống chúng ta".


Chúa phán bảo Môsê: "Hãy giơ tay trên biển để nước trở lại vùi dập người Ai-cập, chiến xa và kỵ binh của chúng". Môsê giơ tay trên biển, và lúc tảng sáng, biển trở lại như cũ. Người Ai-cập chạy trốn, gặp ngay nước biển ập lại. Chúa xô chúng ngã giữa lòng biển. Nước trở lại, vùi dập chiến xa và kỵ binh. Toàn thể quân lực của Pharaon đã theo dân Israel xuống biển, không còn tên nào sống sót. Còn con cái Israel đã đi giữa lòng biển khô cạn, nước dựng như bức thành hai bên tả hữu. Ngày đó Chúa cứu Israel khỏi tay Ai-cập. Và họ thấy xác người Ai-cập trôi dạt đầy bờ, và thấy cánh tay oai hùng của Thiên Chúa đè bẹp Ai-cập. Toàn dân kính sợ Chúa, tin vào Chúa và vào Môsê tôi tớ người.


Bấy giờ Môsê cùng với con cái Israel hát mừng Chúa bài ca này:


(Không đọc: Ðó là lời Chúa).


Ðáp Ca: Xh 15, 1-2. 3-4. 5-6. 17-18


Ðáp: Tôi sẽ ca tụng Chúa, vì Người uy linh cao cả


Xướng:  Tôi sẽ ca tụng Chúa, vì Người uy linh cao cả. Người đã ném ngựa và người xuống biển khơi. Chúa là sức mạnh và là khúc ca của tôi, chính Người đã cho tôi được cứu thoát. Người là Thiên Chúa tôi, tôi sẽ tôn vinh Người; Người là Chúa tổ phụ tôi, tôi sẽ hát ca mừng Chúa.


Xướng: Chúa như là người chiến sĩ, danh thánh Người thật toàn năng. Người đã ném xe cộ và đạo binh của Pharaon xuống biển, và dìm xuống Biển Ðỏ các tướng lãnh của ông.


Xướng:  Các vực thẳm đã chôn sống họ, họ rơi xuống đáy biển như tảng đá to. Lạy Chúa, tay hữu Chúa biểu dương sức mạnh; lạy Chúa, tay hữu Chúa đánh tan quân thù.


Xướng: Chúa đem con cái Israel trồng trên núi gia nghiệp Chúa, nơi vững chắc Chúa làm nơi cư ngụ, ôi lạy Chúa, là cung thánh tay Chúa đã lập nên; Chúa sẽ thống trị muôn đời muôn kiếp.


Lời nguyện (chọn một trong hai lời nguyện sau đây)


1. Lạy Chúa, những công trình kỳ diệu Chúa đã làm thuở trước nay còn như xuất hiện rõ ràng. Quả vậy xưa Chúa đã ra oai thần lực cứu một mình dân Ít-ra-en khỏi bàn tay Pha-ra-ô áp bức. Ngày nay Chúa cũng dùng nước thánh tẩy để cứu độ muôn dân khắp hoàn cầu. Xin cho mọi người trên thế giới được lòng tin mạnh mẽ như tổ phụ Áp-ra-ham, và đạt tới địa vị làm dân riêng của Chúa. Chúng con cầu xin...


2. Lạy Chúa, dưới ánh sáng Tin Mừng Chúa cho thấy ý nghĩa kỳ công Chúa đã thực hiện trong thời Cựu Ước. Quả vậy, Biển Ðỏ tượng trưng cho dòng nước thánh tẩy, còn dân Do-thái thoát vòng nô lệ là hình ảnh của dân Chúa ngày nay. Xin cho các dân tộc trên khắp địa cầu nhờ lòng tin vào Chúa được hưởng những đặc ân của Ít-ra-en và được tái sinh khi lãnh nhận Thánh Thần. Chúng con cầu xin...


Bài Ðọc IV: Is 54, 5-14


"Trong tình yêu vĩnh cửu, Chúa Cứu Chuộc đã xót thương ngươi".


Trích sách Tiên tri Isaia.


Ðấng đã tạo thành ngươi thống trị ngươi, danh Người là Chúa các cơ binh, Ðấng Cứu Chuộc ngươi là Ðấng Thánh Israel, Người sẽ được tôn xưng là Thiên Chúa khắp địa cầu.


Thiên Chúa ngươi đã phán: "Chúa gọi ngươi như gọi người thiếu phụ bị bỏ rơi và sầu muộn, và như người vợ bị bỏ rơi lúc còn xuân xanh. Trong một thời gian ngắn, Ta đã bỏ ngươi, nhưng Ta sẽ lấy lượng từ bi cao cả mà tụ họp ngươi lại. Trong lúc nóng giận, Ta tạm ẩn mặt Ta, nhưng vì lòng nhân từ vô biên, Ta thương xót ngươi, Chúa là Ðấng cứu chuộc ngươi đã phán như vậy.


Cũng như trong thời Noe, Ta đã thề rằng nước lụt Noe sẽ không tràn ngập đất nữa, thì Ta cũng đã thề rằng Ta sẽ không giận ngươi, không quở trách ngươi nữa.


Dù núi có dời, đồi có di chuyển, tình yêu của Ta đối với ngươi không thay đổi, và giao ước bình an của Ta cũng sẽ không lay chuyển, Chúa nhân từ của ngươi đã phán như vậy.


Hỡi thành vô phúc, bị bão táp tàn phá và không ai an ủi, này đây Ta sẽ sắp xếp các viên đá của ngươi cho trật tự, sẽ đặt nền móng ngươi trên ngọc thạch, sẽ lấy đá hồng xây cửa đồn ngươi, sẽ lấy thuỷ tinh làm cửa thành ngươi, sẽ dùng đá quý xây tường thành ngươi.


Tất cả con cái ngươi sẽ được Chúa dạy bảo, chúng sẽ vui hưởng một nền hoà bình lâu dài. Ngươi sẽ đứng vững trong công lý, và xa mọi đàn áp, ngươi sẽ không còn sợ, và sống xa mọi khủng bố, vì sẽ không có ai hãm hại được ngươi nữa".


Ðó là lời Chúa.


Ðáp Ca: Tv 29, 2 và 4. 5-6. 11 và 12a và 13b


Ðáp: Lạy Chúa, con ca tụng Chúa vì đã giải thoát con


Xướng: Lạy Chúa, con ca tụng Chúa vì đã giải thoát con, và không để quân thù hoan hỉ về con. Lạy Chúa, Ngài đã đưa linh hồn con thoát xa Âm phủ, Ngài đã cứu con khỏi số người đang bước xuống mồ.


Xướng: Các tín đồ của Chúa, hãy đàn ca mừng Chúa, và hãy cảm tạ thánh danh Ngài. Vì cơn giận của Ngài chỉ lâu trong giây phút, nhưng lòng nhân hậu của Ngài vẫn có suốt đời. Chiều hôm có gặp cảnh lệ rơi, nhưng sáng mai lại được mừng vui hoan hỉ.


Xướng: Lạy Chúa, xin nhậm lời và xót thương con. Lạy Chúa, xin Ngài gia ân cứu giúp con. Chúa đã biến đổi lời than khóc thành khúc nhạc cho con; lạy Chúa là Thiên Chúa của con, con sẽ tán tụng Chúa tới muôn đời.


Lời nguyện


Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, để đáp lại niềm tin của các tổ phụ Chúa đã hứa ban cho các ngài một dòng tộc đông đảo. Nay xin thực hiện lời hứa ấy mà làm cho số nghĩa tử ngày càng thêm đông, để mọi người tôn vinh Danh Thánh, và Giáo Hội được thấy thực hiện điều các tổ phụ vẫn tin tưởng đợi chờ. Chúng con cầu xin...


 Bài Ðọc V: Is 55, 1-11


"Hãy đến cùng Ta và hồn các ngươi sẽ được sống.


Ta sẽ ký kết với các ngươi một giao ước vĩnh cửu".


Trích sách Tiên tri Isaia.


Ðây Chúa phán: Hỡi tất cả những ai khát nước, hãy đến uống nước; hỡi kẻ không tiền bạc, hãy đến mua lúa mà ăn; hãy đến mà mua rượu và sữa, không cần trả tiền, không cần đổi chác gì. Tại sao các ngươi không dùng tiền mà mua bánh, sao không dùng tiền lương mà mua đồ nuôi thân? Vậy hãy lắng tai nghe, hãy đến ăn đồ bổ và các ngươi sẽ được thưởng thức món ăn mĩ vị.


Hãy lắng tai và đến cùng Ta, hãy nghe, thì các ngươi sẽ được sống; Ta sẽ ký kết với các ngươi một giao ước vĩnh cửu, đó là những hồng ân đã hứa cho Ðavít: Ðây Ta đặt ngươi làm nhân chứng cho các dân, làm tướng lãnh tôn sư cho các dân tộc. Này ngươi sẽ kêu gọi dân mà trước ngươi không biết, và các dân trước chưa biết ngươi, sẽ chạy đến cùng ngươi, vì Chúa là Thiên Chúa ngươi, là Ðấng Thánh Israel, bởi vì Chúa làm cho ngươi được hiển vinh.


Hãy tìm Chúa khi còn tìm được, hãy kêu cầu Người khi Người còn ở gần. Kẻ gian ác, hãy bỏ đường lối mình, và kẻ bất lương, hãy bỏ những tư tưởng mình, hãy trở về với Chúa, thì Người sẽ thương xót, hãy trở về với Thiên Chúa chúng ta, vì Chúa rộng lòng tha thứ. Vì tư tưởng Ta không phải tư tưởng các ngươi, và đường lối các ngươi không phải đường lối của Ta, Chúa phán như vậy. Như trời cao hơn đất thế nào, thì đường lối Ta vượt trên đường lối các ngươi, và tư tưởng Ta cũng vượt trên tư tưởng các ngươi thể ấy.


Như mưa tuyết từ trời rơi xuống và không trở lên trời nữa, nhưng chúng thấm xuống đất, làm cho đất phì nhiêu, cây cối sinh mầm, cho người gieo có hạt giống, cho người ta có cơm bánh ăn; cũng thế, lời từ miệng Ta phán ra sẽ không trở lại với Ta mà không sinh kết quả, nhưng nó thực hiện ý muốn của Ta, và làm tròn sứ mạng Ta uỷ thác.


Ðó là lời Chúa.


Ðáp Ca: Is 12, 2-3. 4bcd. 5-6


Ðáp: Các ngươi sẽ hân hoan múc nước nơi suối Ðấng Cứu Ðộ


Xướng: Ðây Thiên Chúa là Ðấng Cứu Chuộc tôi, tôi sẽ tin tưởng mà hành động và không khiếp sợ: vì Chúa là sức mạnh, là Ðấng tôi ngợi khen, Người sẽ trở nên cho tôi phần rỗi.


Xướng: Hãy ca tụng Chúa và kêu cầu danh Người, hãy công bố cho các dân biết kỳ công của Chúa, hãy nhớ lại danh Chúa rất cao sang.


Xướng: Hãy ca tụng, vì Người làm nên những việc kỳ diệu, hãy cao rao việc đó trên khắp hoàn cầu. Hỡi người cư ngụ tại Sion, hãy nhảy mừng ca hát, vì Ðấng cao cả là Ðấng Thánh Israel ở giữa ngươi.


Lời nguyện


Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, là niềm hy vọng độc nhất của trần gian, Chúa đã dùng lời các ngôn sứ tiên báo những mầu nhiệm đang được thực hiện ngày nay. Xin khơi dậy trong lòng dân Chúa những ước nguyện cao đẹp, vì nếu không có Chúa soi trí mở lòng, chẳng một ai trong chúng con có thể tiến bước trên con đường thánh thiện. Chúng con cầu xin...


Bài Ðọc VI: Br 3, 9-15. 32 - 4, 4


"Ngươi hãy đi trong đường ánh sáng của Chúa".


Trích sách Tiên tri Barúc.


Hỡi Israel, hãy nghe các giới răn ban sự sống; hãy lắng tai nghe để hiểu biết sự khôn ngoan.


Hỡi Israel, bởi đâu ngươi ở trong đất nước quân thù, ngươi mòn mỏi trên đất khách, nhiễm lây nhơ bẩn của người chết, bị liệt vào kẻ phải xuống địa ngục? Ngươi đã lìa bỏ nguồn khôn ngoan. Vì chưng nếu ngươi theo đường lối Chúa, thì ngươi đã luôn sống trong bình an. Ngươi hãy học xem đâu là sự khôn ngoan, đâu là sức mạnh, đâu là sự thông hiểu, để ngươi cũng hiểu biết đâu là trường thọ và sự sống, đâu là ánh sáng con mắt và bình an. Ai là người sẽ tìm được nơi cư ngụ của sự khôn ngoan, ai đi vào trong kho tàng của nó? Chính Ðấng thấu suốt mọi sự, Người biết nó: Người thấu suốt nó do đức khôn ngoan của Người.


Người là Ðấng đã an bài vũ trụ đến muôn đời, và cho các gia súc và các thú bốn chân sống đầy mặt đất. Người sai ánh sáng đi thì nó đi, gọi nó lại thì nó run sợ vâng lời Người. Các ngôi sao ở vị trí mình mà chiếu sáng và đều vui mừng. Người gọi chúng thì chúng trả lời rằng: "Có mặt". Chúng vui mừng chiếu sáng trước mặt Ðấng sáng tạo chúng.


Người là Thiên Chúa chúng ta, và không có chúa nào khác sánh được với Người. Người đã biết mọi đường lối khôn ngoan, đã ban nó cho Giacóp tôi tớ Người và cho Israel kẻ người yêu mến. Sau đó, Người xuất hiện trên mặt đất và sống giữa loài người.


Ðó là sách ghi các giới răn Chúa và lề luật tồn tại muôn đời, tất cả những ai tuân giữ lề luật thì được sống, còn ai bỏ thì phải chết. Hỡi Giacóp, hãy trở về và nắm giữ lề luật; hãy nhờ ánh sáng của Người mà tiến đến sự huy hoàng của Người. Ðừng trao vinh quang ngươi cho kẻ khác, cũng đừng trao đặc ân ngươi cho dân ngoại. Hỡi Israel, chúng ta có phúc, vì chúng ta đã được biết những gì là đẹp lòng Chúa.


Ðó là lời Chúa.


Ðáp Ca: Tv 18, 8. 9. 10. 11


Ðáp: Lạy Chúa, Chúa có lời ban sự sống đời đời


Xướng: Luật pháp Chúa toàn thiện, bồi bổ tâm linh; chỉ thị Chúa cố định, phá ngu kẻ dốt.


Xướng: Giới răn Chúa chính trực, làm hoan lạc tâm can; mệnh lệnh Chúa trong ngời, sáng soi con mắt.


Xướng: Lòng tôn sợ Chúa thuần khiết, còn mãi muôn đời; phán quyết của Chúa chân thực, công minh hết thảy.


Xướng: Những điều đó đáng chuộng hơn vàng, hơn cả vàng ròng, ngọt hơn mật và hơn cả mật chảy từ tàng ong.


Lời nguyện


Lạy Chúa, Chúa không ngừng kêu gọi muôn dân gia nhập Hội Thánh Chúa, khiến Hội Thánh ngày thêm phát triển. Xin hằng thương giữ gìn những người đã được ơn tái sinh nhờ bí tích thánh tẩy. Chúng con cầu xin...


Bài Ðọc VII: Ed 36, 16-17a. 18-28


"Ta sẽ đổ trên các ngươi nước trong sạch và sẽ ban cho các ngươi quả tim mới".


Trích sách Tiên tri Êdêkiel.


Ðây lời Chúa phán cùng tôi rằng: "Hỡi con người, khi dân Israel cư ngụ trên đất mình, họ đã làm dơ bẩn đất ấy bằng đời sống và việc làm của họ. Và Ta đã nổi giận họ, vì họ đã đổ máu trên phần đất ấy, và vì các thần tượng họ thờ làm dơ bẩn phần đất ấy. Ta đã phân tán họ đi khắp các dân tộc, và cho họ sống rải rác trong các nước; Ta đã xét xử theo đời sống và việc làm của họ. Họ đã đi đến các dân tộc và ở đó họ xúc phạm thánh danh Ta, vì thiên hạ nói về họ rằng: "Này là dân của Chúa, họ bị đuổi ra khỏi đất của Người". Và Ta đã thương hại thánh danh Ta mà nhà Israel đã xúc phạm nơi các dân tộc họ đến cư ngụ.


Vì thế, ngươi hãy nói với nhà Israel rằng: "Ðây Chúa là Thiên Chúa phán: Hỡi nhà Israel, không phải vì các ngươi mà Ta hành động, nhưng vì thánh danh Ta đã bị các ngươi xúc phạm nơi các dân tộc mà các ngươi đi đến cư ngụ. Ta sẽ thánh hoá danh cao cả Ta đã bị xúc phạm giữa các dân tộc, nơi mà các ngươi đã xúc phạm danh thánh Ta, để các dân tộc biết Ta là Chúa, Thiên Chúa các đạo binh phán, khi Ta tự thánh hoá nơi các ngươi trước mặt họ.


Ta sẽ kéo các ngươi ra khỏi các dân tộc, sẽ quy tụ các ngươi từ các nước, và dẫn dắt các ngươi trên đất các ngươi. Ta sẽ dùng nước trong sạch mà rảy trên các ngươi, và các ngươi sẽ được rửa sạch mọi vết nhơ. Ta sẽ thanh tẩy các ngươi sạch mọi vết nhơ các bụt thần.


Ta sẽ ban cho các ngươi quả tim mới, đặt giữa các ngươi một thần trí mới, cất khỏi xác các ngươi quả tim bằng đá và ban cho các ngươi quả tim bằng thịt. Ta đặt thần trí Ta giữa các ngươi, làm cho các ngươi thực thi các huấn lệnh Ta, làm cho các ngươi tuân giữ và thực hành các lề luật Ta. Các ngươi sẽ cư ngụ trong xứ Ta đã ban cho tổ phụ các ngươi; các ngươi sẽ là dân Ta, còn Ta, Ta sẽ là Thiên Chúa các ngươi".


Ðó là lời Chúa.


Ðáp Ca: Tv 41, 3. 5bcd; Tv 42, 3. 4


Ðáp: Như nai rừng khát mong nguồn nước, hồn con khát Chúa, Chúa Trời ôi!


Xướng: Hồn con khát Chúa Trời, Chúa Trời hằng sống: ngày nào con được tìm về ra mắt Chúa Trời?


Xướng: Tôi nhớ lúc xưa đi giữa muôn người, tôi đứng đầu đưa dân tiến vào nhà Ðức Chúa Trời, giữa muôn tiếng reo mừng, ca ngợi.


Xướng: Xin chiếu giãi quang minh và chân thực của Chúa, để những điều đó hướng dẫn con, đưa con lên núi thánh và cung lâu của Ngài.


Xướng: Con sẽ tiến tới bàn thờ Thiên Chúa, đến cùng Thiên Chúa làm cho con được hoan hỉ mừng vui. Với cây cầm thụ, con sẽ ca ngợi Chúa, ôi Chúa là Thiên Chúa của con.


Hoặc (khi có Rửa tội): Tv 50, 12-13. 14-15. 18-19


Ðáp: Ôi lạy Chúa, xin tạo cho con quả tim trong sạch


Xướng: Ôi lạy Chúa, xin tạo cho con quả tim trong sạch, và canh tân tinh thần cương nghị trong người con. Xin đừng loại con khỏi thiên nhan Chúa, chớ thu hồi Thánh Thần Chúa ra khỏi con.


Xướng: Xin Chúa lại cho con niềm vui ơn cứu độ, với tinh thần quảng đại, Chúa đỡ nâng con. Con sẽ dạy kẻ bất nhân đường nẻo Chúa, và người tội lỗi sẽ trở về với Ngài.


Xướng: Bởi vì Chúa chẳng ưa gì sinh lễ, nếu con dâng lễ toàn thiêu, Chúa sẽ không ưng. Của lễ con dâng, lạy Chúa, là tâm hồn tan nát; lạy Chúa, xin đừng chê tấm lòng tan nát, khiêm cung.


Lời nguyện (chọn một trong ba lời nguyện sau đây)


1. Lạy Chúa là sức mạnh thường hằng bất biến, là ánh sáng tồn tại muôn đời, xin đoái nhìn toàn thể Hội Thánh và dùng Hội Thánh như bí tích kỳ diệu để hoàn tất công trình cứu độ muôn dân. Ước chi cả thế giới nghiệm thấy và nhìn nhận rằng: vạn vật suy vong đã được trỗi dậy, muôn loài già cỗi được đổi mới và hết thảy được phục hồi nguyên vẹn như xưa nhờ chính Ðức Kitô là căn nguyên tất cả. Người hằng sống và hiển trị muôn đời...


2. Lạy Chúa, Chúa dùng lời Kinh Thánh giúp chúng con chuẩn bị tâm hồn mừng đại lễ Vượt Qua. Xin cho chúng con được thâm hiểu lòng nhân hậu của Chúa đối với chúng con, để những hồng ân Chúa ban tặng ở đời này giúp chúng con vững vàng tin tưởng sẽ được Chúa ban muôn phúc lộc đời sau. Chúng con cầu xin...


3. (khi có người lãnh nhận bí tích thánh tẩy)


Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, xin ngự đến tác động trong những bí tích chúng con sắp cử hành đây là những bí tích chứng tỏ tình yêu Chúa. Xin ban Thánh Thần cho những anh chị em sắp được tái sinh nhờ bí tích thánh tẩy để họ trở thành con cái Chúa. Như vậy, công việc phục vụ của chúng con mặc dầu khiêm tốn, cũng được nên hữu hiệu nhờ chính sức mạnh của Chúa. Chúng con cầu xin...


Sau bài đọc cuối cùng trích Cựu Ước cùng với đáp ca và lời nguyện thì đốt nến trên bàn thờ và linh mục xướng kinh Vinh Danh. Mọi người cùng đọc hay hát tiếp. Trong lúc đó kéo chuông hoặc đánh chiêng trống, tuỳ theo thói quen địa phương.


Sau kinh Vinh Danh, linh mục đọc lời nguyện nhập lễ như thường lệ:


Lời nguyện


Lạy Chúa, Chúa đã dùng ánh vinh quang của Ðức Kitô sống lại làm cho đêm thánh này rực sáng. Xin cử Thánh Thần đến đổi mới và làm cho chúng con thêm lòng hiếu thảo để phục vụ Chúa tận tình. Chúng con cầu xin...


Rồi người đọc sách đọc bài Thánh Thư


Bài Ðọc Thánh Thư: Rm 6, 3-11


"Chúa Kitô, một khi tự trong cõi chết sống lại, Người không chết nữa".


Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.


Anh em thân mến, tất cả chúng ta đã chịu phép rửa trong Ðức Giêsu Kitô, tức là đã chịu phép rửa trong sự chết của Người. Và chúng ta đã cùng chịu mai táng với Người, bởi được thanh tẩy trong sự chết của người, để như Ðức Kitô nhờ vinh hiển của Chúa Cha mà sống lại từ cõi chết thế nào, thì cả chúng ta cũng phải sống đời sống mới như thế.


Vì nếu chúng ta được liên kết với Người trong cùng một cái chết, giống như cái chết của Người, thì chúng ta cũng được hợp nhất với Người, trong sự sống lại giống như vậy. Nên biết điều này: con người cũ của chúng ta đã cùng chịu đóng đinh khổ giá, để xác thịt tội lỗi bị huỷ đi, hầu cho chúng ta không còn làm nô lệ tội lỗi nữa, vì con người đã chết, tức là được giải thoát khỏi tội lỗi.


Mà nếu chúng ta đã chết với Ðức Kitô, chúng ta tin rằng chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người, vì biết rằng Ðức Kitô, một khi từ cõi chết sống lại, Người không chết nữa, sự chết không còn làm chủ được Người nữa. Người đã chết, tức là chết một lần dứt khoát đối với tội lỗi, mà khi Người sống, là sống cho Thiên Chúa. Cả anh em cũng thế, anh em hãy tự kể như mình đã chết đối với tội lỗi, nhưng sống cho Thiên Chúa, trong Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.


Ðó là lời Chúa.


Ðáp Ca: Tv 117, 1-2. 16ab-17. 22-23


Ðáp: Alleluia, alleluia, alleluia.


Xướng: Hãy cảm tạ Chúa, vì Chúa hảo tâm, vì đức từ bi của Người muôn thuở. Hỡi nhà Israel, hãy xướng lên: "Ðức từ bi của Người muôn thuở".


Xướng: Tay hữu Chúa đã hành động mãnh liệt, tay hữu Chúa đã cất nhắc tôi lên. Tôi không chết, nhưng tôi sẽ sống, và tôi sẽ loan truyền công cuộc của Chúa.


Xướng: Phiến đá mà những người thợ xây loại bỏ, đã biến nên tảng đá góc tường. Việc đó đã do Chúa làm ra, việc đó kỳ diệu trước mắt chúng ta.


Sau bài Thánh Thư, mọi người đứng lên. Linh mục, nếu cần thì phó tế hoặc ca viên giúp, long trọng xướng Ha-lê-lu-ia và mọi người lặp lại. Hát ba lần, mỗi lần lên giọng cao hơn. Giáo dân đáp theo giọng được xướng. Rồi ca viên hát thánh vịnh đáp ca và dân chúng hát Ha-lê-lu-ia đáp lại.


Khi đọc Tin Mừng, không mang đèn nến, nhưng nếu có xông hương thì mang bình hương mà thôi.


PHÚC ÂM


Phúc âm năm A: Mt 28, 1-10


"Ngài đã sống lại và sẽ đến xứ Galilêa".


Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.


Qua chiều ngày Sabbat, khi ngày thứ nhất trong tuần vừa tảng sáng, Maria Mađalêna và bà Maria khác đến thăm mồ. Bỗng chốc đất chuyển mạnh vì Thiên Thần Chúa từ trời xuống và đến lăn tảng đá ra, rồi ngồi lên trên đó. Mặt Người sáng như chớp và áo Người trắng như tuyết. Vì thế những lính canh khiếp đảm run sợ và hầu như chết. Nhưng Thiên Thần lên tiếng và bảo các người nữ rằng: "Các bà đừng sợ. Ta biết các bà tìm Chúa Giêsu, Người đã chịu đóng đinh. Người không có ở đây vì Người đã sống lại như lời Người đã nói. Các bà hãy đến mà coi nơi đã đặt Người và đi ngay bảo các môn đệ Người rằng: Người đã sống lại, và kìa Người đến xứ Galilêa trước các ông: Ở đó các ông sẽ gặp Người. Ðây Ta đã báo trước cho các bà hay".


Hai bà vội ra khỏi mồ, vừa sợ lại vừa hớn hở vui mừng, chạy báo tin cho các môn đệ Người. Và này Chúa Giêsu đón gặp các bà, Người nói: "Chào các bà". Các bà liền lại gần ôm chân Người và phục lạy. Bấy giờ Chúa Giêsu bảo: "Các bà đừng sợ. Hãy đi báo tin cho các anh em Ta phải trở về Galilêa, rồi ở đó, họ sẽ gặp Ta".


Ðó là lời Chúa.


Phúc Âm Năm B:  Mc 16,1-8


"Giêsu Nazarét chịu đóng đinh, đã sống lại".


Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.


Hết ngày Sabbat, bà Maria Mađalêna, bà Maria, mẹ ông Giacôbê và bà Salômê mua thuốc thơm để đi xức xác Chúa Giêsu.


Và từ sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, khi mặt trời hé mọc, các bà đến mồ, họ bảo nhau: "Ai sẽ lăn tảng đá ra khỏi cửa mồ cho chúng ta".


Khi đưa mắt nhìn, các bà thấy tảng đá đã được lăn ra bên cạnh.


Mà tảng đá đó rất lớn.


Các bà đi vào trong mồ, thấy một thanh niên ngồi bên phải, mặc áo dài trắng, nên các bà khiếp sợ.


Nhưng người đó bảo các bà rằng: "Các người đừng sợ: Các bà đi tìm Chúa Giêsu Nazarét chịu đóng đinh: nhưng Người đã sống lại, không còn ở đây nữa.


Ðây là chỗ người ta đã đặt Người.


Các bà hãy đi nói với các môn đệ Người, nhất là với Phêrô rằng: Ở đó các ông sẽ thấy Người như Người đã từng nói trước".


Nhưng các bà chạy ra khỏi mồ trốn đi, run rẩy kinh hồn chẳng dám nói gì với ai vì sợ hãi.


Ðó là Lời Chúa.


Phúc Âm Năm C: Lc 24, 1-12


"Tại sao các bà tìm người sống nơi những kẻ chết?"


Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.


Ngày thứ nhất trong tuần, vừa tảng sáng, các bà đi ra mồ mang theo những thuốc thơm đã dọn sẵn. Thấy hòn đá đã lăn ra khỏi mồ, nhưng bước vào, các bà không thấy xác Chúa Giêsu. Ðang khi các bà còn ngơ ngác không hiểu việc đó, thì có hai người đứng gần các bà, y phục sáng chói. Các bà kinh hãi cắm mặt xuống đất, thì hai người lên tiếng bảo: "Tại sao các bà tìm người sống nơi những kẻ chết? Người không còn ở đây. Người đã sống lại, các bà hãy nhớ lại Người đã nói với các bà thế nào khi Người còn ở xứ Galilêa. Người đã nói: Con Người phải bị nộp vào tay những kẻ tội lỗi, bị đóng đinh vào thập giá và ngày thứ ba sẽ sống lại". Và các bà nhớ lại những lời Người đã nói.


Bỏ mồ đi về, các bà tường thuật lại tất cả sự việc cho mười một Tông đồ và các người khác. Các bà đó là Maria Mađalêna, Gioanna, Maria mẹ Giacôbê; và những người nữ khác cùng đi với họ cũng nói như vậy với các tông đồ. Nhưng những lời đó, các ông cho là truyện vớ vẩn, nên các ông không tin. Dầu vậy Phêrô cũng đứng dậy chạy ra mồ, nhưng khi cúi xuống nhìn, ông chỉ thấy những khăn liệm nằm đó và ông trở về nhà, rất đỗi ngạc nhiên về sự đã xảy ra.


Ðó là lời Chúa.

 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:47 21/04/2019

146. Trên đường đi con chỉ nên chú ý phía trước không cần phía sau, cũng không nên bỏ dở nửa chừng, càng không nên thay đổi mục tiêu chuyển hướng sai lầm.

(Thánh Augustinus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:52 21/04/2019
94. CHÀNG RỂ ĂN NÓI KHỜ KHẠO

Có chàng rể nọ nổi tiếng là ngốc, một lần nọ đến nhà ông cậu của vợ, ông cậu chỉ nhánh cây dương liễu trước cửa nhà hỏi:

- “Cái này dùng để làm gì ?”

Chàng rẻ ngốc nói:

- “Cây này mà lớn lên thì xe cũng làm được (có thể làm chiếc xe)”.

Ông cậu khen nói:

- “Mọi người đều nói mày ngốc, nhưng ta coi họ mới đúng là ngốc”.

Sau đó thì đi vào trong nhà bếp, chàng rể ngốc nhìn thấy cái chậu cối để xay thuốc thì nói:

- “Cái chậu này mà lớn lên thì có thể làm cối đá”.

Ông cậu vợ vừa nghe thì cảm thấy cháu rể có khả năng là ngốc, đang định nói chen vào thì vừa đúng lúc nhạc mẫu của chàng rể ngốc đánh rắm một cái, chàng ngốc liền nói:

- Đánh rắm này mà lớn thì có thể làm sấm sét !”

Người cậu nhăn mặt cười khổ.

(Tiếu phủ)

Suy tư 94:

Ngốc thì có nhiều hạng ngốc, nhưng ngốc như chàng rể trong truyện thì đúng là đáng buồn thật. Cây dương liễu thì còn có thể lớn để làm xe, nhưng cái chậu cối đá thì làm sao mà còn lớn lên hoặc cái đánh rắm thì làm sao có thể còn kêu lớn như sấm được, đúng là ngốc...

Có người ngốc vì từ quê ra tỉnh nên cái gì cũng là lạ mà thành ngốc, cái ngốc này một vài tháng sau sẽ hết ngốc; có người ngốc vì tâm địa thật thà ngay thẳng, lại có người ngốc vì trí óc chậm hiểu...

Những cái ngốc ấy đều không đáng cười và không đáng giận, nhưng cái ngốc đáng cười và đáng giận là cái “ngốc” của những người giàu có coi giá trị con trâu chỉ bằng con gà, coi con chó “phốc” làm kiểng giá trị hơn mạng sống người nghèo.v.v... những cái ngốc này thật ra còn ngốc hơn cả anh chàng rể ngốc nữa.

Ki-tô hữu là những người được học sự khôn ngoan nơi Đức Chúa Giê-su, đó là khôn ngoan thập giá, khôn ngoan này họ tìm thấy được khi phục vụ những người nghèo và những người bất hạnh bị đời bỏ rơi, bởi vì khi phục vụ như thế thì họ đã khôn ngoan đem của cải vô giá –tình yêu- gởi vào ngân hàng trên trời rồi vậy...

Nhưng trong cuộc sống hôm nay có rất nhiều người không muốn mình là người khôn, mà chỉ muốn mình là người khờ khạo ngốc nghếch mà thôi.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Niềm Vui Bừng Sáng của Phục Sinh
Tú Đỗ
17:11 21/04/2019
...Chúa nay Người đã phục sinh, A lê lúi a! A lê lúi a! Á lế lui à! ...Chúa đã chiến thắng tử thần rồi! Thần chết đã thất bại thật rồi....

Đêm Thứ Bảy vọng phục sinh, tôi và gia đình tham dự thánh lễ tại nhà thờ Mission Chapel của trường đại học Công Giáo Santa Clara
Mở đầu nghi thức phép lửa và phép nến, cha chủ tế nhấn mạnh, hôm nay chúng ta cử mừng một sự kiện đảo lộn trật tự thiên nhiên: cái chết dẫn đến sự sống (today, we celebrate an event that is against nature order, while life leads to death. Our Jesus death leads to life)
Nếu Chúa Giêsu của chúng ta không sống lại thì tất cả mọi niềm tin của chúng ta là vô nghĩa. Không những Ngài sống lại mà sống lại vinh quang, sống lại khải hoàn, sống lại và làm cầu nối giữa trời và đất, giữa thiên đàng và chốn luyện ngục.

Chắc chắn không có nỗi sợ hãi nào trên trần gian này lớn bằng nỗi sợ hãi trước cái chết, trước sự chiến thắng hầu như là tuyệt đối của tử thần. Các Phật tử thuận thành đều biết rõ trình tự của cuộc sống "sinh, bệnh, lão, tử" và luôn tu tập để sống hỉ xả, vô ưu và mong sau khi chết sẽ được đầu thai, tái sinh trong một thế giới tốt đẹp hơn. Có ai đó còn nói "Một ngày qua đi, là một ngày tôi đi dần đến nấm mồ!" Cái chết là một nỗi sợ hãi ám ảnh hầu hết tất cả nhân loại, đến nỗi không ai muốn nghĩ đến nó, không ai muốn bàn luận đến nó! Vì chết là hết thở, là hết nhìn thấy mọi người thân yêu, là hết được mọi người nhắc đến, là hết được đi chơi chỗ này, chỗ kia, hết được hưởng thụ những thú vui gian trần........
Ngay cả Chúa Giêsu của chúng ta khi với thân phận con người trước khi bị bắt ở vườn Giệtsimêni cũng phải sợ hãi thốt lên "Linh hồn thầy buồn đến chết.." và cầu xin "Nếu có thể được xin cho con khỏi uống chén đắng này...."

Thế nhưng khi vâng phục ý Cha và uống chén đắng này thì Người lại phục sinh khải hoàn vinh quang và mở ra cho chúng ta một con đường mới, con đường về trời (Gioan 14:3-4)

Khi trải qua những ngày thứ Sáu của mùa chay, rồi thứ Năm tuần thánh, thứ Sáu tuần thánh và cử hành mầu nhiệm Phục Sinh vào đêm thứ Bảy của tuần tam nhật Thánh, tâm hồn tôi vui sướng một nỗi vui sướng trên cả mọi nỗi vui sướng. Tôi BỪNG TỈNH và nhận ra rằng, với niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa của chúng ta, cái chết không còn là nỗi sợ hãi nữa, thần chết chỉ là một tên chỉ đường trung thành và thật thà để cho tôi biết con đường tôi đi sẽ dẫn tôi về với người Cha Yêu Thương vô hạn trên trời

Tôi phải dùng chữ BỪNG VUI - một niềm vui trên cả mọi niềm vui, một niềm vui BỪNG SÁNG, một niềm vui TUYỆT VỜI vì biết Chúa Giêsu của chúng đã về trời. Ngài đã phục sinh thật rồi! Ngài đã phục sinh khải hoàn! Người đã phục sinh vinh quang! Và sẽ dọn chỗ cho chúng ta trên thiên đường để chờ đón chúng ta!

Chúc mừng Phục Sinh mang đến nỗi BỪNG VUI cho mọi tín hữu Công Giáo trên toàn gian trần
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha đau buồn về ngày Chúa Nhật Phục sinh đẫm máu tại Sri Lanka
Đặng Tự Do
05:31 21/04/2019
Tượng Đức Mẹ sau vụ nổ tại nhà thờ Thánh Antôn ở quận Kochchikade, Colombo
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ nỗi buồn vô hạn của ngài trước các cuộc tấn công khủng bố diễn ra vào sáng Chúa Nhật Phục sinh tại một số nhà thờ và khách sạn ở Sri Lanka, khiến ít nhất 138 người thiệt mạng và hơn 400 người khác bị thương.

Đức Thánh Cha nói trong thông điệp Urbi et Orbi gởi dân thành Rôma và toàn thế giới:

“Tôi muốn bày tỏ sự gần gũi chân thành của mình với cộng đồng Kitô giáo [Sri Lanka], bị tổn thương khi đang hợp nhau trong lời cầu nguyện, và cho tất cả các nạn nhân của bạo lực tàn bạo đó.”

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói những lời liên đới này khi kết thúc thông điệp Phục sinh Urbi et Orbi của ngài trước các tín hữu đứng chật quảng trường Thánh Phêrô vào trưa Chúa Nhật 21 tháng Tư.

Đức Thánh Cha nói rằng một loạt các cuộc tấn công nhắm vào các nhà thờ và khách sạn tại Sri Lanka “đã giáng xuống những than khóc và đau buồn”.

“Tôi phó thác cho Chúa tất cả những người đã thiệt mạng một cách quá bi thảm, và tôi cầu nguyện cho những người bị thương và tất cả những người phải chịu hậu quả của sự kiện bi đát này.”

Ba nhà thờ nhắm mục tiêu

Những kẻ tấn công đến nay vẫn chưa được xác định đã gây ra ít nhất bảy vụ nổ bom vào sáng Chúa Nhật Phục sinh tại ba nhà thờ và bốn khách sạn.

Hai trong số các nhà thờ bị tấn công là nhà thờ Công Giáo; và một là nhà thờ Tin Lành.

Vụ nổ đầu tiên xảy ra tại nhà thờ Công Giáo Thánh Antôn, ở Kochchikade, một quận phía bắc thủ đô Colombo, gây thương vong nặng nề.

Trong khi đó, hàng chục người đã chết tại nhà thờ Công Giáo Thánh Sebastian ở Negombo, một quận khác ở phía bắc thủ đô Colombo.

Ngôi nhà thờ Tin Lành bị tấn công nằm tại quận Batticaloa ở Đông Sri Lanka. Hơn hai chục tín hữu bị thiệt mạng tại đây.

Các vụ nổ xảy ra gần như đồng loạt chỉ xê xích trong một khoảng thời gian ngắn, tất cả đều nhắm vào các tín hữu khi các cử hành Phục Sinh mới bắt đầu.

Bốn khách sạn bị đánh bom

Vào khoảng cùng thời gian này, bốn vụ nổ khác đã diễn ra ở bốn khách sạn tại thủ đô Colombo, bao gồm cả Shangri-La Kingsbury, và Cinnamon Grand, là các khách sạn cao cấp đông du khách người nước ngoài.

Ít nhất chín người nước ngoài đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công vào sáng Chúa Nhật.

Phản ứng của Đức Hồng Y Tổng giám mục Colombo

Đức Hồng Y Malcolm Ranjith, Tổng Giám mục Colombo, cho biết “Đây là một ngày rất buồn cho tất cả chúng ta.”

“Do đó, tôi muốn bày tỏ nỗi buồn và sự cảm thông sâu sắc nhất với tất cả những gia đình vô tội đã mất những người thân, và cả những người bị thương và bị thiệt hại”

Đức Hồng Y Ranjith nói thêm rằng “Tôi cực lực lên án hành động này. Nó đã gây ra rất nhiều cái chết và đau khổ cho người dân.”

Đức Hồng Y Ranjith kêu gọi chính phủ Sri Lanka tổ chức một cuộc điều tra “rất vô tư, mạnh mẽ và phải tìm cho ra ai chịu trách nhiệm đằng sau những hành vi này.”


Source:Vatican News
 
Kỷ Niệm 50 Năm Ngày Ban Hành Tông Hiến Sách Lễ Rôma
Lm. Giuse Phạm Đình Ái, SSS
07:45 21/04/2019
Tháng Tư năm nay, chúng ta kỷ niệm đúng 50 năm ngày ĐGH Phaolô VI ban hành Tông Hiến Sách Lễ Rôma (03/04/1969 – 03/04/2019). Chúng ta dễ dàng tìm thấy Tông Hiến Sách Lễ Rômanày nằm ngay ở những trang đầu của Sách Lễ, chỉ sau Sắc Lệnh công bố ấn bản Sách Lễ Rôma của Bộ Phụng Tự (Prot. N. 166/70). Tông Hiến này thực sự quan trọng vì là văn kiện chuẩn nhận các bản văn thuộc một ấn bản mới của cuốn Sách Lễ Rôma, tức ấn bản mẫu thứ nhất(editio typica I), ra đời năm 1970.

Tính từ Công đồng Trentô cho tới nay, kể như chúng ta có hai cuốn Sách Lễ Rôma chủ yếu: đó là Sách Lễ Rôma của Đức Piô V ra đời năm 1570 (thường gọi là Sách Lễ 1570) và Sách Lễ Rôma của Đức Phaolô VI được xuất bản năm 1970. Đây là ấn bản mẫu thứ I. Sau ấn bản mẫu thứ I này, chúng ta đã có thêmlần lượt ấn bản mẫu thứ II (năm 1975) và thứ III (năm 2002). Tại thời điểm này, chúng ta vẫn sử dụng Sách Lễ Rôma ấn bản mẫu thứ II (phiên bản tiếng Việt 1992) pha lẫn với Nghi thức Thánh Lễ 2002 (phiên bản tiếng Việt 2005). Chắc phải chờ trong một thời gian nữa, chúng ta mới có phiên bản tiếng Việt trọn bộ Sách Lễ Rôma theo ấn bản mẫu thứ III (2002).

SÁCH LỄ CỦA ĐỨC PIÔ V

Cuốn Sách Lễ của Đức Piô V được xuấn bản dựa theo Tông sắc "Quo primum" của ĐGH Piô V (ban hành ngày 14/07/1570). Sách Lễ này là hoa trái của Công đồng Trentôsau khi đã cân nhắc các vấn đề về mô hình và cấu trúc của Thánh Lễ vốn đã được cử hành từ thời thánh Gregorio (thế kỷ VI). Từ Công đồng này, một ủy ban đã được thiết lập nhằm chuẩn bị cho ra đời một cuốn Sách Lễ thống nhất trong toàn thể Hội Thánh: Sách Lễ của Đức Piô V. Kểtừ đó,Sách Lễ của Đức Piô Vđược sử dụng khắp nơi thuộc Giáo Hội La tinh ngoại trừ những nơi được phép cử hành theo một bản văn phụng vụ khác vốn đã tồn tại lâu đời ít là hai thế kỷ. Ngoại lệ này bảo tồn được những khác biệt và đặc nét nằm trong nghi lễ của một số Dòng tu cũng như một vài nghi lễ địa phương,chẳng hạn nghi điển phụng vụ Milan và Mozarabic. Như vậy, nếu tính cho tới khi Thánh Lễ của Đức Phaolô VI xuất hiện theo sau Công đồng Vatican II thì Thánh Lễ Trentô đã được cử hành trong Giáo Hội Công Giáo ngót nghét 1500 năm. Sách Lễ của Đức Piô Vđã được thích nghi nhiều lần bởi các ĐGH sau: [i] Đức Clêmentê VIII (1604): cho sửa lại những chỗ in sai và hiệu đính lại những phần dịch Kinh Thánh trong Sách Lễ được coi là chưa chuẩn xác; [ii] Đức Urbanô VIII (1634): hiệu đính một số bài ca trong Sách Lễ; [iii] ĐứcClêmentê XIII (1693 – 1769): bổ sung Kinh Tiền Tụngvề Chúa Ba Ngôi cho các Thánh Lễ Chúa Nhật; [iv] Đức Lêô XIII (1810-1820): bắt buộc sử dụng các lời nguyện sau Thánh Lễ nhằm kết thúc Thánh Lễ; [v] Đức Piô X (1910): đưa ra một số thay đổi trong phần hiệp lễ; [vi] Đức Piô XII: năm 1951, ngài cho phục hồi những lễ nghi cổ đêm thứ Bảy Tuần Thánh; năm 1955, phục hồi toàn bộlễ nghi Tuần Thánh và Bộ LễNghi,dưới triều đại của ngài, đã ra sắc lệnh đơn giản hóa chữ đỏ; [vii] Đức Gioan XXIII (1960): ban hành bộ chữ đỏ mới cho Thánh Lễ. Phiên bản cuối cùng của Sách Lễ Tridentinô chính là Sách Lễ 1962 ra đời trong triều đại của ĐGH Gioan XXIII.

SÁCH LỄ CỦA ĐỨC PHAOLÔ VI

Như trường hợp của Sách Lễ 1570, những thay đổi được đưa vào Sách Lễ mới này bao gồm các yếu tố vốn là thành quả từ học thuật chứ không phải do ngẫu hứng. Thời đại của Công đồng Trentô là thời gian mà nghiên cứu khoa học về di sản phụng vụ của Giáo Hội bắt đầu được đánh giá cao hơn, và thánh Piô V đã lưu ý rằng các cộng sự của ngài đả dày công nghiên cứu các nguồn tài liệu phụng vụ trong thư viện Vatican nhằm chuẩn bị cho việc ban hành Sách Lễ được duyệt lại. Trong các thế kỷ tiếp theo, các bản thảo cổ đã được sao chép và in lại giúp ích rất nhiều cho các học giả. Loại nghiên cứu này vẫn được tiếp tục cho đến nay và có một số trong đó đã tác động không nhỏ đến nội dung cũng như bố cục của Sách Lễ mới, tức Sách Lễ của Đức Phaolô VI.

So với Sách Lễ Rôma ra đời từ thời Công đồng Trentô (năm 1570), Sách Lễ mới của Công đồng Vatican II, tức Sách Lễ của Đức Phaolô VI,được xuất bản đúng 400 năm sau đó (1970). Chẳng có gì lạ lẫm khi Sách Lễ mới ẩn chứa trong nó những ý tưởng và nỗ lực của phong trào phụng vụ [vốn đã bắt đầu từ thế kỷ 19 và rồi tiếp tục đà phát triển ở thế kỷ 20] cũng như những đòi hỏi của Hiến chế Phụng Vụ Thánh “Sacrosanctum Concilium” (= PV), ra đời năm 1963.

Để thực hiện những cải cách phụng vụ của Công đồng Vatican II, trước khi kết thúc Công đồng [vào tháng 12 năm 1965], đầu năm 1964, Đức Phaolô VI đã thiết lập một Ủy ban gồm 50 Hồng Y và Giám mục. Ủy ban này có nhiệm vụ giám sát công việc của các nhóm chuyên viên phụng vụ khắp nơi trên thế giới. Nhờ vậy, vào thứ Năm Tuần Thánh (03/04/1969), ĐTC Phaolô VI đã có thể công bố Tông Hiến Missale Romanum.Ngoài ra, ngài còn cho công bố Nghi thức Thánh Lễ (06/04/1969); Thứ tự các Bài đọc Kinh Thánh (25/05/1969); Sách Bài đọc (30/09/1970) và toàn văn Sách Lễ Rôma (26/03/1970).

Ngày kỷ niệm 50 năm công bố Tông Hiến Missale Romanumthật là thời điểm thích hợp để chúng ta nhìn lại những gì mà Đức Phaolô VI đã nỗ lực thực hiện trong cuộc canh tân phụng vụ của Công đồng Vatican II hầu có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn nữa kinh nghiệm cử hành và tham dự Thánh Lễ trong những thập kỷ vừa qua cũng như thấm nhuần cách thức chúng ta cử hành và tham dự Thánh Lễ hôm nay.

Nội dung của Sách Lễ Đức Phaolô VI

Như đã nói trên, toàn văn cuốn Sách Lễ Đức Phaolô VI được phát hành vào ngày 26/03/1970. Khi ban hành Tông hiến Missale Romanum ngày 03/04/1969, Tòa Thánh mới chỉ xuất bản được “Quy chế Tổng quát Sách Lễ Rôma” (Institutio Generalis Missalis Romani) và “Nghi thức Thánh Lễ” (Ordo Missae) mà thôi.

Sách Lễ Đức Phaolô IV gồm những phần sau:

(1) Giới thiệu các văn kiện của Giáo Hội: Các Sắc Lệnh của Bộ Phụng tự (1970 và 1975); Tông hiến Missale Romanum (3/4/1969) và “Quy chế Tổng quát Sách Lễ Rôma”(được tu chỉnh nhiều lần vào các năm 1970, 1972, 1975 và 1991). Đây là một loại tài liệu mới mẻ, nó không chỉ đưa ra những hướng dẫn chữ đỏ mà còn đặt chúng vào bối cảnh nghi thức và thần học. Thêm vào đó là “Quy chế Tổng quát về Năm Phụng vụ và Niên lịch”;

(2) Phần riêng dùng cho các mùa phụng vụ chẳng hạn những lời nguyện cho mùa Vọng và mùa Giáng sinh, mùa Chay, mùa Phục sinh, mùa Thường niên và những lễ trọng về Chúa trong lịch chung;

(3) Nghi thức Thánh Lễ đặt ở giữa cuốn Sách Lễ: gồm Nghi thức Thánh Lễ có Cộng đoàn (383-476) và Nghi thức Thánh Lễ không có Cộng đoàn (477-486);

(4) Phần phụ lục ngắn với những công thức khác nhau dùng khi bắt đầu Thánh Lễ và Nghi thức Thống hối, dùng để dẫn vào và kết thúc những kinh Tiền tụng, những lời tung hô sau truyền phép trong KNTT (487-492), Phép lành trọng thể và Lời nguyện trên dân (493-511);

(5) Tiếp theo là phần riêng lễ các thánh (513-661); Những lời nguyện dùng cho Thánh Lễ có Nghi thức riêng (727-782); Thánh Lễ và lời nguyện cho những nhu cầu và những dịp khác nhau (783-854); Thánh Lễ ngoại lịch (855-877); Thánh Lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời (879-914);

(6) Sách Lễ kết thúc với phần phụ lục, bao gồm: Làm phép và rảy nước thánh (917-920); Các mẫu Lời nguyện Tín hữu (921-931); Nghi thức ủy thác các thừa tác viên cho rước lễ (931); Các lời nguyện để chuẩn bị Thánh Lễ (931-934) và cảm tạ sau Thánh Lễ (934-937); Những giai điệu để hát những bản văn trong Thánh Lễ (939-978); Mục lục (979-999).

Những điểm nổi bật trong Sách Lễ của Đức Phaolô VI

Sách Lễ của Đức Phaolô VI đã có nhiều thay đổi so với ấn bản trước, đáng chú ý nhất chính là việc sữ dụng ngôn ngữ địa phương thay thế cho tiếng latinh vốn là ngôn ngữ duy nhất để cử hành Thánh Lễ Trentô. Thế nhưng, chính ĐTC Phao lô VI lại đặc biệt chú ý đến ba điểm sau:

(1) Điểm thứ nhất

Điều đầu tiên, có lẽ gây ngạc nhiên cho những ai đọc Tông Hiến Missale Romanum50 năm sau, đó là ĐTC đã coi “điểm mới mẻ chính yếu” (par. 6) trong Sách Lễ mới chính là đã có thêm nhiều Kinh Nguyện Thánh Thể hơn để cộng đoàn có thể lựa chọn cử hành, tức là có nhiều Kinh Tiến Dâng (Anaphora) được thêm vào bên cạnh Lễ Quy Rôma (Canon) đáng kính, vốn là Kinh Nguyện Thánh Thể duy nhất được sử dụng tuyệt đối trong toàn Hội Thánh Công Giáo ở Tây phương suốt gần 15 thế kỷ (từ thế kỷ IV đến thế kỷ XX). Khi thực hiện điều này, ĐTC dựa theo một số dạng thức thực hành bên các Giáo Hội Đông phương, từ lâu, họ đã có tập quán sử dụng nhiều Kinh Tiến Dâng / Kinh Nguyện Thánh Thể trong cử hành Hy lễ Tạ ơn. Cụ thể là, Hội Thánh đã phục hồi Kinh Tạ Ơn của thánh Hippôlytô đã tồn tại từ thế kỷ III làm thành Kinh Nguyện Thánh Thể II. Kinh Nguyện Thánh Thể III được soạn thảo theo hướng đề nghị bởi tác giả Vagaggini: mang âm hưởng của các Kinh Nguyện Thánh Thể theo nghi lễ Alexandria, Byzantine và Maronite, thậm chí vay mượn từ phụng vụ Gallican. Kinh Nguyện Thánh Thể III diễn tả đạo lý về Hy tế Thánh Thể một cách tỏ tường cũng như tôn vinh Chúa Thánh Thần một cách xứng hợp bằng việc nhắc lại danh Chúa Thánh Thần đến 4 lần. Điều này làm dịu bớt đi sự kinh ngạc của những anh em theo Lễ nghi Đông phương khi không thấy đề cập gì mấy đến Chúa Thánh Thần trong Lễ Quy I của chúng ta ngoại trừ trong Vinh Tụng Ca. Kinh Nguyện Thánh Thể IV vay mượn từ phụng vụ Đông phương, đặc biệt là từ Hy-lạp, tương tự như Kinh nguyện của thánh Basil. Kinh Nguyện Thánh Thể IV tường thuật lại những khoản khắc vĩ đại trong lịch sử cứu độ và liên kết với lịch sử riêng của chúng ta với trung tâm lịch sử cứu độ là chính Chúa Kitô. Các Kinh nguyện Thánh Thể I, II, II và IV đã được chuẩn nhận ngày 27/04/1968. Sau đó, 3 Kinh nguyện Thánh Thể sử dụng trong Thánh Lễvới trẻ em và 2 Kinh nguyện Thánh Thể dùng cho Thánh Lễ hòa giải được chuẩn nhận năm 1974.

Tuy rút ra từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng “vì những lý do được gọi là lý do mục vụ và để cho cử hành đồng tế diễn ra cách dễ dàng hơn” (par. 6), trong các Kinh Nguyện Thánh Thể mới này, những lời của Chúa, tức lời thánh hiến bánh và rượu, được giữ nguyên như nhau trong bất cứ Kinh Nguyện Thánh Thể nào.

Bên cạnhđó, một loạt các Kinh Tiền Tụng đã được đem vào Sách Lễ mới vì trước cuộc canh tân phụng vụ theo Công đồng Vatican II, chỉ có 15 Kinh Tiền Tụng, tính luôn cả 5 Kinh Tiền Tụngmới được thêm vào cho các Thánh Lễ: cầu cho người quá cố (năm 1919); thánh Giuse (1919); Chúa Kitô Vua (1925); Thánh Tâm (1928); và Truyền Dầu (thứ Năm Tuần Thánh). Đến năm 1968, Thánh Bộ Lễ nghi cho xuất bản thêm 8 Kinh Tiền Tụngmới cùng lúc với việc ban hành 3 Kinh Tạ Ơn mới (II; III và IV). Sách Lễ Rôma 1970 chứa đựng hơn 80 Kinh Tiền Tụng. Một lần nữa, số lượng Kinh Tiền Tụnglại tăng bội lên tới 108 trong Sách Lễ Rôma ấn hành năm 1975 mà phần lớn in trong phần Thường lễ (72). Chúng thích ứng với sự đa dạng của các mùa phụng vụ, các phạm trù thánh nhân khác nhau, không chỉ giới hạn các thánh tông đồ và tuẫn đạo như trong cuốn Sacramentarium Veronese. Hiện nay, với ấn bản III của Sách Lễ Rôma (2002), số Kinh Tiền Tụnglà 99 mà hầu hết là dựa trên những Kinh Tiền Tụngtừ truyền thống xa xưa.

(2) Điểm thứ hai

Điểm thay đổi thứ hai được Đức Thánh Cha nhấn mạnh và là một thay đổi mà chúng ta thấy rõ ràng ngay lập tức khi so sánh giữa hình thức Thánh Lễ cũ và hình thức Thánh Lễ mới, đó là Nghi thức Thánh Lễ được đơn giản hơn, đáp ứng yêu cầu trực tiếp của các Nghị phụ Công đồng (x. PV 50 ). Ý định tổng quát của những thay đổi này là làm cho các phần trong Thánh Lễ liên kết với nhau cách hợp lý và rõ ràng hơn. Trong khi “Thánh Lễ đối thoại” đã bắt đầu xuất hiện ở nơi nọ nơi kia vào thời điểm này, thì giờ đây, việc đối thoại trong Thánh Lễ đã trở thành một hình thức xác định của cử hành. Thay vì chỉ có các người giúp thay mặt cho mọi người thưa với linh mục, thì nay, chẳng hạn, trong nghi thức sám hối, toàn thể cộng đoàn được kêu gọi thể hiện ra bên ngoài và bằng lời diễn tả nỗi sầu buồn về tội lỗi đã phạm và đáp lại vị tư tế trong nhiều cuộc đối thoại khác nhau. Nét mới tiếp theo là việc nhấn mạnh đến bài giảng và coi giảng lễ như là một phần không thể thiếu của Thánh Lễ cũng như bổ sung phần Lời nguyện Tín hữu vào lúc kết thúc Phụng vụ Lời Chúa. Những loại thay đổi này nhằm tạo điều kiện cho cộng đoàn dễ dàng tham gia tích cực vào Thánh Lễ (x. PV 50).

(2) Điểm thứ ba

Cuối cùng, thay đổi thứ ba được nhấn mạnh trong Tông Hiến Missale Romanum là sự mở rộng hơn Sách Bài Đọc. Phụng vụ Lời Chúa gồm ba bài đọc trong dịp lễ Chúa Nhật cũng như lễ trọng và đi theo chu kỳ 3 năm thay vì theo chu kỳ một năm như đã thực hành trong lịch sử Giáo Hội cả ngàn năm qua. Hai bài đọc Sách Thánh cho những ngày lễ trong tuần. Bài đọc thứ nhất theo theo chu kỳ hai năm (năm chẵn và năm lẻ) trong khi Phúc Âm đi theo chu kỳ một năm (PV 51). Bài giảng được phục hồi như một phần không thể thiếu của Thánh Lễ (PV 52). Sử dụng ngôn ngữ bản xứ cho các bài đọc và lời nguyện (PV 54). Các bài đọc Kinh Thánh được in trong cuốn Lectionarium ban hành ngày 25/05/1969 với sắc lệnh Ordinem Scripturae và được tái bản năm 1981 với phần Dẫn Nhập dài hơn. ĐGH Phaolô VI hy vọng rằng tất cả những thay đổi trên sẽ giúp các tín hữu tăng thêm hiểu biết và lòng mộ mến đối với Kinh Thánh.

Một số thay đổi khác trong Sách Lễ của Đức Phaolô VI

Tông Hiến Missale Romanum lưu ý rằng các phần khác của Sách Lễ Rôma “cũng được duyệt lại và sửa đổi nhiều. Đó là: chu kỳ các mùa, chu kỳ lễ kính thánh, phần lễ chung các thánh, các lễ cho nghi thức riêng và các lễ tùy hoàn cảnh như quen gọi” (par. 11). Cụ thể là, thêm vào các lời nguyện mới, một số lời nguyện được rút ra từ các bản văn cổ xưa nhưng được sửa lại theo đúng nghĩa các bản văn cũ; còn một số lời nguyện khác thì đáp ứng những nhu cầu mới của thời buổi này, làm giảm số lần lặp lại lời nguyện liên quan đến Sách Lễ Trentô. “Quy chế Tổng quát” cũng đã được soạn thảo, đưa ra “các quy tắc mới […] cho việc cử hành Hy lễ Tạ ơn (par. 5), thay thế luật chữ đỏ của Sách Lễ trước đó. Thêm nữa, Sách Lễ mới đưa trở lại nghi thức chúc bình an vào phần Phụng vụ Thánh Thể;Vào những dịp đặc biệt, dân chúng có thể rước lễ dưới hai hình (PV 55);Phục hồi cử hành lễ Vọng Phục sinh như là thành phần của Tam Nhật Thánh trong Tuần Thánh và làm cho cử hành này nên xinh đẹp, phong phú và mang đầy tính biểu tượng; Vào những dịp khác nhau, các linh mục có thể đồng tế (PV 57-58), một điều trước kia chỉ xảy ra trong dịp lễ phong chức linh mục và chỉ có các Đức Giám Mục mới đồng tế; Có những vị trí khác nhau để [vị tư tế] cử hành ứng với những phần khác nhau trong cấu trúc Thánh Lễ, không còn việc mọi thứ được thực hiện chỉ tại bàn thờ nữa (PV 50). Vì vậy, việc công bố Lời Chúa diễn ra tại giảng đài; Phụng vụ Thánh Thể diễn ra tại bàn thờ; còn các phần thuộc về Nghi thức Nhập lễ, Nghi thức Kết lễ cũng như những phần khác sẽ được cử hành tại ghế chủ tọa.

Sách Lễ mới cho thời đại mới

Ở một mức độ lớn hơn, những thay đổi được đưa vào Sách Lễ này được thúc đẩy bởi ý muốn thích nghi Sách Lễ với “những tâm tình mới của thời đại này (par. 2). Trong khi ca ngợi Sách Lễ Trentô mà các sứ giả rao giảng Tin Mừng “đã mang vào hầu hết mọi vùng đất”trên thế giới (par. 1), cũng như trong khi thừa nhận những nét cổ kính về nội dung của Sách Lễ cũ và thực tế là Sách Lễ cũ đã nuôi dưỡng lòng đạo đức của vô số các thánh một cách dồi dào, thánh Phaolô VI vẫn thúc đẩy công cuộc canh tân phụng vụ của Công đồng để rồi cho ra đời Sách Lễ mới của Vatican II. Ngài được bầu chọn lên ngai tòa Phêrô trong một thời đại vốn đã chứng kiến và đang tiếp tục chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ về xã hội, văn hóa và công nghệ hơn bao giờ hết trong lịch sử loài người, cả điều tốt lẫn điều xấu. ĐGH ắt hẳn biết rõ tầm quan trọng của những thay đổi đã được thực hiện đối với phụng vụ thánh, ngài tin chắc rằng công việc này cuối cùng sẽ giúp các tín hữu lớn lên về đàng thánh thiện trong thế giới hiện đại.

THAY LỜI KẾT

Giống như người tiền nhiệm của mình là thánh Piô V, ĐTC Phaolô VI hy vọng Sách Lễ mới sẽ củng cố sự hiệp nhất của Giáo Hội. Vào thế kỷ XVI, Hội Thánh tìm kiếm và xây dựng sự hiệp nhất thông qua hành động bãi bỏ các khác biệt của phụng vụ địa phương và nhấn mạnh hơn đến sự thống nhất với Vị Giám mục Rôma trong cách thức cử hành Thánh Lễ. Trong trường hợp của Thánh Phaolô VI, với cùng một mục tiêu là sự hiệp nhất Công Giáo nhưng ngài lại có một điểm nhấn khác: đó là mọi người ở khắp nơi sẽ tham gia trọn vẹn, ý thức và tích cực hơn vào Thánh Lễ bằng cả tâm trí và thân xác của họ, đồng thời cử hành ở tất cả mọi nơi một phụng vụ về cơ bản là giống nhau dù rằng khác biệt về ngôn ngữ.
 
Thông điệp Phục sinh Urbi et Orbi 2019 của Đức Thánh Cha Phanxicô
J.B. Đặng Minh An dịch
07:55 21/04/2019
Lúc 10h15 sáng Chúa Nhật 21 tháng Tư, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ Phục sinh tại quảng trường Thánh Phêrô. Sau đó, lúc 12h Đức Thánh Cha đã có mặt tại bao lơn chính của Đền Thờ Thánh Phêrô để đọc thông điệp Phục sinh Urbi et Orbi – gởi dân thành Rôma và toàn thế giới.

Toàn văn thông điệp của ngài như sau:

Anh chị em thân mến, chúc mừng lễ Phục sinh!

Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Hôm nay Giáo Hội canh tân việc loan báo đã được thực hiện bởi các môn đệ đầu tiên: “Chúa Giêsu đã sống lại!” Và mọi miệng lưỡi và con tim vang vọng lời mời chúc tụng ca khen: “Alleluia, Alleluia!” Vào buổi sáng này của lễ Phục Sinh, vốn là sự trẻ trung bất diệt của Giáo Hội và của toàn thể nhân loại, tôi muốn ngỏ lời với mỗi một người trong anh chị em bằng những lời mở đầu của Tông huấn gần đây của tôi dành cách riêng cho những người trẻ:

“Chúa Kitô đang sống! Người là niềm hy vọng của chúng ta, và một cách tuyệt vời, Người mang sự trẻ trung đến với thế giới của chúng ta. Thành thử, những lời đầu tiên mà tôi muốn nói với mọi Kitô hữu trẻ là những lời này: Chúa Kitô đang sống và Người muốn các bạn sống! Người ở trong các bạn, Người ở bên các bạn và Người không bao giờ bỏ rơi các bạn. Bất kể các bạn có lang thang xa đến đâu đi nữa, Người, là Đấng Phục sinh, luôn ở đó. Người kêu gọi các bạn và Người chờ các bạn quay lại với Người và bắt đầu lại từ đầu. Khi các bạn cảm thấy mình già đi vì buồn sầu, oán giận hoặc sợ hãi, nghi ngờ hay thất bại, Người vẫn luôn ở đó để phục hồi sức mạnh và hy vọng của các bạn.” (Christus Vivit, 1-2).

Anh chị em thân mến, thông điệp này cũng được gửi đến mọi người trên thế giới. Sự sống lại của Chúa Kitô là nguyên tắc cho cuộc sống mới đối với mọi người nam nữ, vì sự đổi mới thực sự luôn bắt đầu từ trái tim, từ lương tâm. Tuy nhiên, Lễ Phục sinh cũng là khởi đầu của một thế giới mới, thoát khỏi cảnh nô lệ của tội lỗi và sự chết: một thế giới cuối cùng mở ra với Nước Thiên Chúa, một Vương quốc của tình yêu, hòa bình và tình huynh đệ.

Chúa Kitô vẫn sống và Ngài vẫn ở với chúng ta. Khi sống lại [từ trong kẻ chết], Chúa cho chúng ta thấy ánh sáng của thiên nhan Ngài, và Ngài không bỏ rơi tất cả những người trải qua gian truân, đau đớn và buồn phiền. Xin Chúa, Đấng Hằng Sống, là niềm hy vọng cho người dân Syria yêu dấu, là nạn nhân của một cuộc xung đột đang diễn ra mà chúng ta có nguy cơ trở nên cam chịu và thậm chí là thờ ơ hơn bao giờ. Trái lại, bây giờ phải là thời khắc cho một cam kết được đổi mới để tìm ra một giải pháp chính trị có thể đáp ứng được những hy vọng chính đáng của mọi người về tự do, hòa bình và công lý, một giải pháp chính trị có thể đương đầu với cuộc khủng hoảng nhân đạo và tạo điều kiện cho sự trở về an toàn của những người vô gia cư, cùng với tất cả những người đã lánh nạn ở các nước láng giềng, đặc biệt là Li Băng và Jordan.

Lễ Phục sinh khiến chúng ta phải dán mắt vào Trung Đông, nơi tan nát bởi sự chia rẽ và căng thẳng liên tục. Cầu mong cho các Kitô hữu trong vùng biết kiên nhẫn bền đỗ trong việc làm chứng cho Chúa Phục sinh và cho chiến thắng của sự sống trên cái chết. Tôi nghĩ đặc biệt đến người dân Yemen, đặc biệt là các trẻ em, đã kiệt sức vì đói khát và chiến tranh. Cầu mong cho ánh sáng Phục sinh soi sáng cho tất cả các nhà lãnh đạo chính phủ và các dân tộc ở Trung Đông, bắt đầu với người Israel và người Palestine, và thúc đẩy họ giảm bớt những đau khổ to lớn như thế; và theo đuổi một tương lai hòa bình và ổn định.

Cầu mong cho xung đột và đổ máu chấm dứt ở Libya, nơi những người vô phương tự vệ một lần nữa phải thiệt mạng trong những tuần gần đây và nhiều gia đình đã bị buộc phải bỏ nhà cửa ra đi. Tôi kêu gọi các bên liên quan lựa chọn đối thoại hơn là vũ lực và tránh mở lại các vết thương gây ra do một thập kỷ xung đột và bất ổn chính trị.

Cầu xin Chúa Kitô Hằng Sống ban bình an của Người cho toàn bộ lục địa Phi châu thân yêu, vẫn đầy rẫy những căng thẳng xã hội, xung đột và đôi khi có cả những hình thức cực đoan bạo lực để lại sự bất an, hủy diệt và chết chóc, đặc biệt là ở Burkina Faso, Mali, Niger, Nigeria và Cameroon. Tôi cũng nghĩ đến Sudan, hiện đang trải qua một khoảnh khắc bất ổn chính trị; tôi hy vọng rằng tất cả các tiếng nói sẽ được lắng nghe, và mọi người sẽ làm việc để cho phép đất nước này tìm thấy tự do, phát triển và hạnh phúc mà nó đã khao khát từ lâu.

Cầu xin Chúa Phục sinh đồng hành với những nỗ lực của chính quyền dân sự và tôn giáo ở Nam Sudan, là những người đã được nâng đỡ bởi những thành quả trong khóa tĩnh tâm được tổ chức vài ngày trước tại đây tại Vatican. Xin cho một trang mới có thể được mở ra trong lịch sử của đất nước này, trong đó tất cả các thành phần chính trị, xã hội và tôn giáo tích cực cam kết theo đuổi thiện ích chung và hòa giải dân tộc.

Cầu mong sao cho lễ Phục sinh này mang lại niềm ủi an cho người dân ở các khu vực phía đông Ukraine, là những người phải chịu đựng cuộc xung đột vẫn đang tiếp diễn. Xin Chúa khuyến khích các sáng kiến viện trợ nhân đạo, cũng như các sáng kiến nhằm theo đuổi một nền hòa bình lâu dài.

Cầu xin cho niềm vui phục sinh đổ tràn đầy con tim của những ai ở lục địa Mỹ châu đang phải trải qua những ảnh hưởng của các tình huống chính trị và kinh tế khó khăn. Tôi nghĩ đặc biệt đến người dân Venezuela, đến tất cả những ai đang thiếu thốn các điều kiện tối thiểu để có một cuộc sống đúng phẩm giá và an toàn do một cuộc khủng hoảng kéo dài và càng ngày càng xấu đi. Xin Chúa ban cho tất cả những người có trách nhiệm chính trị có thể làm việc để chấm dứt những bất công xã hội, lạm dụng và các hành vi bạo lực, đồng thời thực hiện các bước cụ thể cần thiết để hàn gắn những chia rẽ và cung cấp cho dân chúng sự giúp đỡ mà họ cần.

Xin Chúa Phục sinh chiếu dọi ánh sáng của Người trên những nỗ lực ở Nicaragua hầu tìm ra càng nhanh càng tốt một giải pháp hòa bình dựa trên thương thảo vì lợi ích của toàn bộ người dân Nicaragua.

Trước quá nhiều những đau khổ trong thời đại chúng ta, cầu mong sao cho Chúa của sự sống đừng phải chứng kiến chúng ta lạnh lùng và thờ ơ. Xin Chúa biến chúng ta thành những người kiến tạo các cây cầu, chứ không phải những bức tường. Xin Đấng ban bình an của Người cho chúng ta chấm dứt tiếng gầm vũ khí, cả trong các khu vực xung đột và trong các thành phố của chúng ta, và truyền cảm hứng cho các nhà lãnh đạo của các quốc gia biết làm việc để chấm dứt cuộc chạy đua vũ trang và sự lan rộng tai hại của vũ khí, đặc biệt là trong các nước tiên tiến về kinh tế. Nguyện xin Chúa Kitô Phục sinh, Đấng mở tung những cánh cửa mồ, mở rộng tâm hồn chúng ta trước những nhu cầu của những người chịu thiệt thòi, dễ bị tổn thương, người nghèo, người thất nghiệp, bị gạt ra ngoài lề và tất cả những ai đang gõ cửa nhà chúng ta để tìm kiếm cơm bánh, nơi nương tựa và sự công nhận phẩm giá của họ.

Anh chị em thân mến, Chúa Kitô vẫn sống! Người là niềm hy vọng và tuổi trẻ cho mỗi người chúng ta và cho toàn thế giới. Cầu xin cho chúng ta có thể để mình được Chúa đổi mới! Chúc mừng lễ Phục sinh!
Sau khi ban phép lành toàn xá cho các tín hữu, Đức Thánh Cha một lần nữa chúc mừng Phục sinh các tín hữu đến từ các nơi trên nước Ý và từ các quốc gia khác, cũng như những người đang theo dõi diễn biến này qua các đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông khác.

Anh chị em thân mến,

Tôi rất buồn khi vừa biết tin về các cuộc tấn công nghiêm trọng, diễn ra đúng ngày hôm nay, ngày lễ Phục sinh, đã mang đến tang tóc và đau khổ cho một số nhà thờ và những nơi gặp gỡ khác ở Sri Lanka. Tôi muốn thể hiện sự gần gũi trìu mến của mình với cộng đồng Kitô giáo, bị ảnh hưởng khi đang họp nhau trong lời cầu nguyện, và cho tất cả các nạn nhân của bạo lực tàn bạo này. Tôi phó dâng cho Chúa tất cả những người đã thiệt mạng một cách bi thảm và tôi cầu nguyện cho những người bị thương và tất cả những người đau khổ vì sự kiện bi đát này.

Tôi lặp lại lời chúc mừng lễ Phục sinh đến tất cả các bạn, từ Ý và từ nhiều quốc gia khác nhau, cũng như cho những ai đang hiệp nhất với chúng ta thông qua truyền hình, đài phát thanh và các phương tiện truyền thông khác. Về mặt này, tôi vui mừng nhớ lại rằng bảy mươi năm trước, vào lễ Phục sinh năm 1949, một vị Giáo hoàng đã phát biểu lần đầu tiên trên truyền hình. Đức Pius thứ XII đã nói chuyện với khán giả truyền hình ở Pháp, và chỉ ra rằng đôi mắt của người kế vị Thánh Phêrô và các tín hữu có thể được nhìn thấy thông qua một phương tiện truyền thông mới. Lễ kỷ niệm này cho tôi cơ hội khuyến khích các cộng đồng Kitô giáo sử dụng tất cả các công cụ mà công nghệ tạo ra để thông báo tin mừng về Chúa Kitô phục sinh.

Được soi sáng bởi ánh sáng Phục sinh, chúng ta mang theo hương thơm của Chúa Kitô phục sinh đến những cô đơn, đau khổ, sầu buồn của quá nhiều anh em của chúng ta, bằng cách lật sang một bên hòn đá thờ ơ. Trên quảng trường này, niềm vui của sự phục sinh được tượng trưng bởi những bông hoa, mà năm nay cũng đến từ Hà Lan, trong khi những bông hoa trong Đền Thờ Thánh Phêrô đến từ Slovenia. Tôi đặc biệt cảm ơn các nhà tài trợ vì những cống hiến đẹp đẽ này.

Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Cầu chúc một bữa ăn Phục Sinh ngon miệng và tạm biệt!


Source:Libreria Editrice Vaticana
 
Nhiều nhà thờ ở Sri Lanka bị đặt bom khi có thánh lễ mừng Chúa Phục Sinh làm hơn 200 người chết
Nguyễn Long Thao
11:18 21/04/2019
Theo tin của CNN, vào sáng Chúa Nhật lễ Phục Sinh, tại Sri Lanka, nhiều nhà thờ và khách sạn bị một loạt vụ nổ bom làm ít nhất 207 người chết và hàng trăm người bị thương.

Đợt tấn công đầu tiên xẩy ra tại các nhà thờ đang cử hành lễ Chúa Phục Sinh vào sáng Chúa Nhật tại các thành phố Colombo, Negombo và Batticaloa.

Sau đó tại thủ đô Colombo, ba khách sạn hạng sang có nhiều du khách ngoại quốc bị bom nổ.

Dưới đây là danh sách nơi có các vụ nổ được báo cáo cho đến nay:

• Nhà thờ St Anthony, Kochchikade

• Nhà thờ thánh Sebastian, Negombo

• Nhà thờ Zion, Batticaloa

• Khách sạn Cinnamon Grand, Colombo

• Khách sạn Shangri-La, Colombo

• Khách sạn Kingsbury, Colombo

• Gần vườn thú Dehiwala ở Dehiwala-Mount Lavinia

Bảy người đang bị bắt giữ sau các vụ tấn công. Tuy nhiên, chưa có tổ chức nào tuyên bố nhận trách nhiệm trong các vụ nổ này. Giới chức an ninh Sri Lanka đã họp khẩn với bộ quốc phòng và ra lệnh phong toả các nhà thờ Kitô giáo và khách sạn

LM. Edmond Tillekeratne, giám đốc truyền thông của Tổng giáo phận Colombo cho CNN biết nhà thờ Thánh Sebastian là một trong những địa điểm bị tấn công làm ít nhất 30 người chết. Ba linh mục cử hành thánh lể bị thương nặng. Cha giám đốc truyền thông ước tình có hơn 1000 người có mặt trong nhà thờ lúc bị bom nổ

Cảnh sát Sri Lanka đã ra lệnh giới nghiêm trên toàn đất nước bắt đầu từ tối Chúa Nhật lúc 6 giờ chiều đến 8 giờ sang thứ Hai.

Chính quyền nước này đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp giữa các vị lãnh đạo quân đội, không quân và hải quân để đối phó với tình hình.

Bạo lực xảy ra vào dịp lễ Phục Sinh đã phá vỡ một thời gian 10 năm nước này được hưởng hòa bình sau khi kết thúc cuộc nội chiến năm 2009. Trong thời gian này Sri Lanka được coi là một điểm du lịch nổi tiếng, trên thế giới.

Nguyễn Long Thao
 
Diễn biến vụ tấn công kinh hoàng ngày Chúa Nhật Phục sinh đẫm máu ở Sri Lanka
Đặng Tự Do
19:45 21/04/2019
Sau 10 năm yên hàn và phát triển tột bực, nền hòa bình quý giá mà Giáo Hội Công Giáo tại Sri Lanka, hay còn gọi là Tích Lan, được hưởng đã bị gián đoạn bởi một biến cố tang tóc kinh hoàng diễn ra vào một trong những ngày thánh thiêng nhất là ngày Chúa Nhật Phục sinh.

Trong cuộc tấn công lớn đầu tiên vào đảo quốc ở Ấn Độ Dương này kể từ khi kết thúc cuộc nội chiến giữa chính phủ và nhóm Hổ Tamil cách đây 10 năm, bom đã nổ suốt ngày Chúa Nhật tại thủ đô Colombo và vùng phụ cận làm chết 207 người và làm bị thương 450 người khác, đã khiến chính phủ phải áp đặt tình trạng khẩn cấp và ban hành lệnh giới nghiêm trên toàn lãnh thổ có hiệu lực ngay lập tức.



Vụ nổ bom đầu tiên diễn ra vào lúc 8 giờ 45 sáng tại khách sạn Shangri La, là khách sạn 5 sao sang trọng nhất ở thủ đô Colombo.

Vào đúng thời điểm đó, vụ nổ bom thứ hai diễn ra tại nhà thờ Công Giáo Thánh Antôn ở quận Kochchikade, phía Bắc thủ đô Colombo. Đây là nơi thương vong được kể là nặng nhất nhưng chưa có con số chính xác.

Nhà thờ Công Giáo Thánh Sebastian ở quận Negambo, phía Bắc thủ đô Colombo, cũng bị tấn công vào cùng thời điểm. 50 anh chị em giáo dân bị thiệt mạng tại đây.

Vụ nổ bom thứ tư diễn ra tại khách sạn Kingsbury, cũng là một khách sạn hạng sang, ở thủ đô Colombo.

5 phút sau khi xảy ra 4 vụ nổ bom trên, vào lúc 8 giờ 50, vụ nổ thứ năm diễn ra tại khách sạn Cinnamon Grand ở thủ đô Colombo.

10 phút sau đó vào lúc 9 giờ sáng, vụ nổ thứ sáu diễn ra tại nhà thờ Zion ở Batticaloa, được nhiều phương tiện truyền thông tường trình là nhà thờ Công Giáo nhưng theo niên giám của tổng giáo phận Colombo, đây có lẽ là một nhà thờ của anh chị em Tin Lành. Ít nhất 25 người bị thiệt mạng trong vụ nổ này.

Trước những diễn biến dồn dập đó, vào lúc 11 giờ 30, Thủ tướng Ranil Wickremeinghe đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng An ninh quốc gia và tuyên bố đóng cửa tất cả các trường học trong cả nước trong hai ngày. Tưởng cũng nên biết, Sri Lanka là quốc gia khá đặc biệt trẻ con phải đi học cả 7 ngày trong một tuần.

Trước những hoang mang lan rộng tại Sri Lanka, lúc 12 giờ 15 trưa Chúa Nhật, Tổng thống Maithripala Sirisena đưa ra lời hiệu triệu quốc dân đồng bào, kêu gọi mọi người giữ bình tĩnh.

Cảnh sát và quân đội chiếm giữ các vị trí chủ yếu. Tuy nhiên, vào lúc 1 giờ 45 chiều, bom tiếp tục nổ tại New Tropical Inn ở Dehiwela, gần vườn thú quốc gia. Đây là vụ nổ thứ bảy.

Ba mươi phút sau đó, lúc 2 giờ 15 chiều, cảnh sát đột kích vào một căn nhà ở quận Dematagoda, trong thủ đô Colombo bị tình nghi có liên quan đến các vụ khủng bố, bom phát nổ khiến 3 nhân viên cảnh sát thiệt mạng.

Lúc 2 giờ 20 chiều, chính phủ ra lệnh đóng cửa vườn thú quốc gia ở Dehiwela. Đồng thời ra lệnh chặn đứng các mạng truyền thông xã hội và dịch vụ nhắn tin lớn, như Facebook và WhatsApp, để tránh tình trạng gây hoang mang trong xã hội.

Lúc 2 giờ 45 chiều, chính phủ tuyên bố tình trạng khẩn cấp và ban hành lệnh giới nghiêm vô thời hạn, có hiệu lực tức khắc.

Trong khi đó, tại Vatican, lúc 12 giờ 20, giờ địa phương Rôma, tức là 3 giờ 50 giờ Colombo, sau khi ban phép lành toàn xá cho các tín hữu, theo thông lệ, Đức Thánh Cha một lần nữa chúc mừng Phục sinh các tín hữu đến từ các nơi trên nước Ý và từ các quốc gia khác, và cám ơn những người đã đóng góp cho việc trang trí bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô và đặc biệt là quảng trường Thánh Phêrô với rất nhiều bông hoa tươi đẹp đến từ Hà Lan và Slovenia. Ngài tỏ vẻ ngạc nhiên khi nhận được hai tờ giấy, thay vì một tờ như thường lệ. Tờ giấy đầu tiên nói về cuộc tấn công khủng bố nghiêm trọng vừa diễn ra.

Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến,

Tôi rất buồn khi vừa biết tin về các cuộc tấn công nghiêm trọng, diễn ra đúng ngày hôm nay, ngày lễ Phục sinh, đã mang đến tang tóc và đau khổ cho một số nhà thờ và những nơi gặp gỡ khác ở Sri Lanka. Tôi muốn thể hiện sự gần gũi trìu mến của mình với cộng đồng Kitô giáo, bị ảnh hưởng khi đang họp nhau trong lời cầu nguyện, và cho tất cả các nạn nhân của bạo lực tàn bạo này. Tôi phó dâng cho Chúa tất cả những người đã thiệt mạng một cách bi thảm và tôi cầu nguyện cho những người bị thương và tất cả những người đau khổ vì sự kiện bi đát này.

Lúc 4 giờ chiều, tất cả các dịch vụ vận chuyển đã dừng lại. Sân bay, bến tàu, bến xe bị phong tỏa trong cố gắng chặn đường rút lui của bọn khủng bố.

Ba mươi phút sau đó, chính phủ tuyên bố đóng cửa tất cả các trường đại học vô thời hạn.

Lúc 5 giờ chiều, Thủ tướng Wickremeinghe họp nội các để phân tích tình hình. Cảnh sát thông báo số người chết đã tăng lên con số 207 người với 450 người bị thương.

7 giờ tối - Cảnh sát tìm thấy một chiếc xe tải dùng để vận chuyển chất nổ.

Bộ du lịch cho biết 32 người nước ngoài thiệt mạng và 30 người khác bị thương.

Lúc 8 giờ 50 - Thủ tướng ra lệnh điều tra lý do tại sao các cơ quan tình báo Sri Lanka thất bại không có phản ứng trước những cảnh báo về nguy cơ xảy ra các cuộc tấn công.

Lúc 9 giờ 30 tối - Cảnh sát cho biết 13 người bị bắt, tất cả đều là người Sri Lanka.

Một giờ đồng hồ sau đó lại xảy vụ đánh bom xăng vào một đền thờ Hồi giáo và các vụ tấn công đốt phá hai cửa hàng của người Hồi giáo ở hai khu vực khác nhau của Sri Lanka.


Source:Reuters
 
HĐGM Hoa Kỳ: Tội ác khủng bố ngày Chúa Nhật Phục sinh ở Sri Lanka không thể dập tắt được hy vọng nơi Chúa Cứu thế
Đặng Tự Do
20:08 21/04/2019
Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo, Tổng Giám mục Galveston-Houston và là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã đưa ra tuyên bố sau nhân danh các Giám Mục Hoa Kỳ về các vụ đánh bom đồng loạt nhắm vào cộng đoàn Kitô hữu thiểu số Sri Lanka vào sáng Chúa Nhật làm ít nhất 207 người thiệt mạng và hơn 450 người bị thương.

Đức Hồng Y DiNardo viết như sau:

Sáng nay tại Sri Lanka, một loạt các vụ đánh bom phối hợp đã giết chết hàng trăm tín hữu trong các nhà thờ Công Giáo và những người khác thuộc mọi tín ngưỡng trong các khách sạn gần đó.

Các nhà thờ bị tấn công là nhà thờ thánh Sebastian ở Negombo, đền thánh Antôn Colombo và nhà thờ Zion ở thành phố phía đông Batticaloa.

Tội ác kinh tởm này nhắm vào các nhà thờ chật cứng những người thờ phượng đang mừng lễ Phục sinh, ngày mà người Kitô giáo trên khắp thế giới kỷ niệm sự sống lại của Vua hòa bình từ cõi chết.

Chúng tôi cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình của họ. Và chúng tôi hiệp với tất cả những người thiện chí trong việc lên án những hành động khủng bố này. Tội ác này không thể dập tắt được hy vọng nơi Chúa Cứu thế Phục sinh của chúng ta.

Nguyện xin Thiên Chúa của hy vọng, là Đấng đã cho Con của Người sống lại, lấp đầy mọi trái tim với khát khao hòa bình.


Source:USCCB
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Mừng Lễ Phục Sinh, Tân Tòng Sydney Gia Nhập Giáo Hội
Diệp Hải Dung.
07:21 21/04/2019
Chúa Nhật Phục Sinh 21/04/2019, sau những tháng ngày học hiểu về Giáo Lý, Kinh Thánh 4 Anh Chị Em Tân Tòng thuộc Giáo đoàn Cabramatta đã đến nhà thờ Sacred Heart Cabramatta Sydney tham dự Đại Lễ Phục Sinh và lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, Thêm Sức và Bí tích Thánh Thể để chính thức gia nhập vào đoàn chiên của Chúa.

Xem Hình

Trước khi khai mạc Thánh lễ, Cha GB Lê Hồng Mạnh Tuyên úy Đặc trách Ban Truyền Giáo TGP Sydney chúc mừng Phục Sinh đến với tất cả mọi người trong Giáo đoàn, đồng thời Cha cũng chúc mừng 4 anh chị em Tân Tòng hôm nay đón nhận Bí tích Khai Tâm để gia nhập vào Giáo Hội.

Sau bài giảng, ông Giuse Huỳnh Công Lợi Ban Truyền Giáo đọc danh sách 4 anh chị em Tân Tòng lên trước bàn thờ tuyên xưng Đức Tin và lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, đồng thời nhận Khăn Trắng và Ánh Nến Phục Sinh của Chúa KiTô sau đó các anh chị em đón nhận ơn Chúa Thánh Thần qua Bí tích Thêm Sức. Cha Lê Hồng Mạnh chúc mừng 4 anh chị em Tân Tòng và mọi người cùng vỗ tay chúc mừng.

Trước khi kết thúc Thánh lễ một vị đại diện anh chị em Tân Tòng ngỏ lời cám ơn Cha Chủ tế Lê Hồng Mạnh, quý Giảng Viên Giáo Lý, quý Vú Bõ đỡ đầu đã tận tình hướng dẫn cho các anh chị em Tân Tòng chúng con học hiểu Giáo Lý, Kinh Thánh biết về Chúa để chúng con gia nhập vào Giáo Hội của Chúa. Chúng con kính xin Cha và tất cả mọi người cầu nguyện cho chúng con trên bước đường chập chững bước theo Chúa. Sau đó ông Đào Huy Thái Trưởng Ban Mục Vụ Giáo đoàn Cabramatta cũng thay mặt Giáo đoàn ngỏ lời chúc mừng Phục Sinh và các anh chị em Tân Tòng được gia nhập vào Giáo Hội.

Thánh lễ kết thúc Cha Lê Hồng Mạnh và Ban Mục Vụ Giáo đoàn phát quà Trứng Phục Sinh (Easter Eggs) mừng Phục Sinh cho các anh chị em Tân Tòng và tất cả mọi người.

Và buổi sáng cùng ngày Chúa Nhật Phục Sinh, tại Giáo đoàn Revesby có 5 anh chị em Tân Tòng cũng được lãnh nhận Bí tích Rửa Tội chính thức gia nhập vào Giáo Hội.

Diệp Hải Dung.
 
Đêm Vọng Phục Sinh 2019 tại giáo xứ Lam Điền Tgp. Hà Nội
Lm Nguyễn Văn Độ
07:58 21/04/2019
Đêm Vọng Phục Sinh 2019 tại giáo xứ Lam Điền Tgp. Hà Nội

Mở đầu là nghi thức làm phép lửa bên ngoài nhà thờ. Tiếp đến cha Antôn Nguyễn Văn Độ chủ sự cùng với cộng đoàn rước Nến Phục Sinh vào trong nhà thờ.

Phần thứ hai là cử hành Phụng Vụ Lời Chúa đã nhắc nhớ lại cho chúng ta về công cuộc tạo dựng và diễn tiến hành trình lịch sử của dân riêng mà Thiên Chúa đã ký kết.

Xem Hình

Trong Thánh Lễ, cha Antôn đã rửa tội cho 11 thành viên gia nhập Hội Thánh Chúa trong đó có 6 người lớn, 2 em thiếu nhi và 3 trẻ nhỏ.

Cha nói đến tầm quan trọng của Thánh lễ Đêm nay, niềm vui Giáo hội thể hiện qua việc công bố Tin Mừng Phục Sinh… hướng về tân tòng, cha cắt nghĩa việc vẽ Dấu Thánh Giá đầu tiên trên trán, lời tuyên xưng đức tin, việc xức Dầu Dự Tòng và Dầu Thánh, cho tới việc mặc áo trắng, nhất là người đỡ đầu thắp nến từ cây Nến Phục Sinh trao cho người tân tòng cầm nến sáng, đặc biệt là đổ nước 3 lần, ám chỉ người tân tòng chết cho tội như Chúa Giêsu đã chết và mai táng trong mồ 3 ngày, thêm sức và việc rước Mình Thánh Chúa Đêm nay.

Cuối Thánh Lễ cha Antôn đã gửi lời chúc mừng phục sinh đến tất cả mọi thành phần dân Chúa đang hiện diện nơi đây và giáo trẻ tặng mỗi người một quả trứng phục sinh. Thánh lễ đã diễn ra thật tốt đẹp và sốt sắng cùng với sự tham dự của đông đảo thành phần dân Chúa trong và ngoài giáo xứ.

Chúa đã sống lại thật rồi ! Allêluia, Allêluia, Allêluia…Kính chúc mọi người được tràn đầy niềm vui và hy vọng vào Chúa Phục Sinh.
 
Dâng Thánh Lễ Trên Đồi Golgotha - Nhóm Hành Hương Việt Nam 2019
VietCatholic Network
15:55 21/04/2019

Dưới sự hướng dẫn của linh mục Nguyễn Tầm Thường, những tà áo Việt Nam trong đoàn Hành Hương Jerusalem 2019 đã dâng lễ trên đồi Thánh Giá. Thánh lễ hiến tế của Đồi Golgotha với Mẹ Maria hơn hai ngàn năm xưa.

Hóa Dung
 
Lễ Vọng Phục sinh tại giáo xứ Thánh Margaret Brunswick, Melbourne, Australia
Khắc Thái
16:59 21/04/2019
"…Mừng vui lên hỡi muôn lớp cơ binh Thiên Thần trên trời. Cùng vui lên hỡi các thừa tác viên này. Tiếng loa Cứu Độ hãy vang rền không gian. Mừng reo chiến công oai hùng: Vua Khải Hoàn…”

Lúc 19 giờ ngày 20/4/2019, Gx St Margaret Brunswick Melb Australia long trọng cử hành Canh Thức Vượt Qua và Thánh lễ Vọng Phục Sinh được mở đầu với phần Phụng vụ Ánh Sáng. Tại đài Đức Mẹ, cha chủ tế đã làm phép lửa mới, ghi các biểu tượng của Đức Kitô lên nến phục sinh và lấy lửa mới thắp nến phục sinh. Sau đó, thầy Đạt Phùng SDB đã long trọng cùng rước nến vào nhà nguyện với ba lần tung hô “Ánh sáng Chúa Kitô – Tạ ơn Chúa”. Ngọn lửa từ Nến Phục Sinh được lan tỏa ra khắp nguyện đường và trong ánh sáng chan hòa ấy, Cha chủ tế đã cất lên bài ca công bố Tin Mừng Phục Sinh...
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Các Thánh Tử Đạo thăng hoa văn hoá Việt Nam : Lời Mở Đầu
Lm. Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
15:53 21/04/2019
Các Thánh Tử Đạo thăng hoa văn hoá Việt Nam : Lời Mở Đầu


"Đây bài ca ngàn trùng dâng về Thiên Chúa,

Bài ca thấm nhuộm máu hồng,

từng đoàn người anh dũng tiến lên hy sinh vì Tinh yêu" (Hoàng Khánh và Kim Long)


Ba mươi năm đã trôi qua, kể từ khi Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II tôn phong Hiển Thánh 117 vị Tử Đạo Việt-Nam (1988-2018). Chúng ta có thể nói rằng đó là một trong những sự kiện khắc ghi trong lịch sử Giáo Hội trải qua hơn hai ngàn năm. Điều đặc biệt, đó còn là một mốc son chói lọi cho trang sử vàng của Giáo Hội Việt-Nam, bởi chính các thánh Tử Đạo là những hạt giống được chôn vào lòng đất và từ những hạt giống ấy đã nảy sinh ra một Giáo Hội Việt-Nam như ngày hôm nay. Máu của các ngài đã đổ ra để trở thành nguồn mạch tinh khiết, nguồn mạch ấy đã tuôn chảy trong lòng đất quê hương Việt nam, và cũng nhờ vào nguồn mạch ấy mà hạt giống Tin Mừng đã phát sinh và triển nở không ngừng trên quê hương dân Việt, một dân tộc được mệnh danh là “Con Rồng Cháu Tiên” hay “Dòng Giống Lạc Hồng”.

Chính vì thế, một khi chúng ta là người Việt “máu đỏ da vàng”, chúng ta vẫn là những người thừa hưởng kho tàng Đức Tin mà các Thánh Tử Đạo đã để lại và chúng ta không thể không ca ngợi lòng dũng cảm hy sinh của các ngài, những con người tay cầm cành thiên tuế hiên ngang tiến ra pháp trường để hiến thân vì một Tình yêu, Tình yêu của Đức Kitô. Dù sống ở nơi đất khách quê người, nhưng chúng ta không thể bỏ qua những trang sử vẻ vang mà Giáo Hội Việt Nam đã trải qua. Chúng ta hãy luôn hướng lòng về nơi đất Mẹ để chiêm ngắm niềm tin kiêu hùng của các Thánh Tử Đạo, để từ đó chúng ta noi gương và bắt chước các ngài mà sống niềm tin của chúng ta trong xã hội hôm nay.

Trong Thư Mục vụ gửi Cộng đồng dân Chúa ngày 13.10.2017 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, các ngài đã nhấn mạnh rằng: "Nhân dịp này, chúng tôi muốn hướng anh chị em tới một gia đình lớn hơn là Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, trải dài trong suốt bề dày lịch sử truyền bá đức tin. Năm 2018, chúng ta sẽ kỷ niệm 30 năm Toà Thánh nâng 117 vị Tử Đạo lên hàng hiển thánh. Đây là một dấu son trong lịch sử và là niềm tự hào của Giáo Hội Việt Nam. Chúng ta hãy tạ ơn Chúa đã ban cho Giáo Hội những chứng nhân anh dũng, dám sống mầu nhiệm hạt lúa được gieo vào lòng đất, chấp nhận chết đi để mang lại nhiều hoa trái (x. Ga 12,23-25). Thật vậy, trong lễ phong thánh tại Rôma, ngày 19.6.1988, Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II đã nhắn nhủ: "Hỡi các Kitô hữu Việt Nam, chúng tôi có thể nói rằng máu Các Thánh Tử Đạo là cho anh chị em, là nguồn ân sủng để tăng trưởng đức tin. Nơi anh chị em, đức tin của cha ông chúng ta tiếp tục được thông truyền cho những thế hệ mới. Đức tin này là nền tảng giúp cho anh chị em, vừa trung thành với quê hương Việt-Nam, vừa tiếp tục là những môn đệ đích thực của Đức Kitô".

Kỷ niệm biến cố phong Thánh Tử Đạo là dịp để chúng ta ôn lại đời sống chứng nhân của các ngài, noi gương các ngài, sống tinh thần Phúc Âm trong mọi hoàn cảnh, cộng tác phần mình xây dựng một Giáo Hội vững mạnh và một xã hội công bằng và nhân ái. Để kỷ niệm biến cố quan trọng này, chúng tôi (các Giám mục Việt Nam) sẽ bàn thảo và đưa ra những đề nghị, nhằm hướng tới một chương trình bao gồm cử hành, học hỏi và sống đức tin. Cử hành để tạ ơn Chúa, tôn vinh các bậc Tiền Nhân và xin các ngài bầu cử cho Giáo Hội và Quê Hương; học hỏi để hiểu biết cuộc đời và ý nghĩa sự hy sinh cao cả của các ngài; sống đức tin theo gương các Thánh Tử Đạo là những người trước khi chết vì Đạo thì đã sống cho Đạo, đạo làm người và Đạo làm con cái Chúa".

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm Phong Hiển Thánh các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Giáo xứ Việt Nam Paris cho xuất bản Quyển 3 của bộ sách "Các Thánh Tử Đạo Thăng Hoa Văn Hóa Việt Nam" để giúp các độc giả hiểu biết hơn về đời sống các Thánh Tử Đạo mà chúng ta tôn kính và thấm nhuần cái triết lý sống của các ngài, hay nói cách khác, thấm nhuần tư tưởng và niềm tin của các ngài. Chính tư tưởng và niềm tin ấy đã trở thành nguồn động lực thúc đẩy lòng nhiệt huyết của các ngài để hiên ngang tiến ra pháp trường và chấp nhận án tử cho một tình yêu duy nhất, chính là Đức Kitô. Nếu gương sáng của các ngài đã làm vẻ vang Giáo Hội Mẹ Việt Nam và làm thay đổi bao lòng người, thì gương sáng đó cũng phải được phản chiếu trên khuôn mặt mỗi người chúng ta dù ở bất cứ phương trời nào khi chúng ta mang danh là Kitô hữu. Nếu sự hy sinh của các ngài đã làm thăng hoa đức tính nơi người Công Giáo Việt Nam, thì sự hy sinh của các ngài cũng phải là nguồn động lực cho chúng ta dấn thân, phục vụ hầu biến đổi xã hội ngày nay thêm yêu thương và đoàn kết.

Chúa Giêsu đã nói: "Anh em là muối cho đời. Nhưng muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối nó cho mặn lại? Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi. Chính anh em là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được. Cũng chẳng có ai thắp đèn rồi lại để dưới cái thùng, nhưng đặt trên đế, và đèn soi chiếu cho mọi người trong nhà. Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời". (Mathêô 5,13-16),

Ước gì lời Chúa Giêsu trên đây vẫn luôn vang vọng trong tâm tư của mỗi người chúng ta để làm thăng tiến đời sống thiêng liêng cá nhân mình để rồi từ đó, chúng ta hiên ngang rao truyền Lời Chúa và luôn hy sinh làm chứng cho Chúa Kitô như các Thánh Tử Đạo xưa kia.

Lễ hai Thánh Phêrô và Phaolô,

ngày 29 tháng 6 năm 2018

Lm. Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf

 
Hãy nâng tâm hồn lên : Giải thích chi tiết cuộc đối thoại
Lm. Giuse Phạm Đình Ái, SSS
16:19 21/04/2019
“Hãy nâng tâm hồn lên, đừng giơ cao điện thoại lên” (ý của ĐGH Phanxicô)

Hội Thánh dung nạp truyền thống sử dụng cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” để diễn tả lời tạ ơn của dân Kitô giáo dâng lên Chúa Cha trong Thánh lễ. Qua việc đối đáp, chủ tế mời gọi cộng đoàn tham gia vào kinh nguyện và hợp ý với ngài để dâng lên Thiên Chúa Kinh nguyện Thánh Thể / Kinh Tạ Ơn, còn cộng đoàn thể hiện sự đồng tình nhất trí với chủ tế cũng như diễn tả sự xác nhận một cách chính thức của dân Chúa đối với vị chủ tế đang chủ sự tiến trình tạ ơn Thiên Chúa. Như vậy, Kinh Tạ Ơn trở thành lời kinh của toàn thể cộng đoàn chứ không chỉ của riêng chủ tế.[1]

Lần đối đáp thứ I: Chúa ở cùng anh chị em - Và ở cùng cha

Câu xướng “Chúa ở cùng anh chị em” được sử dụng nhiều lần trong Thánh lễ và cùng với câu đáp của cộng đoàn “Và ở cùng [thần trí] cha” làm thành một phần có chức năng như lời chào chúc. Câu “Chúa ở cùng anh chị em”thông thường được diễn dịch như là một lời ước mong: “Xin Chúa ở cùng anh chị em”. Lời chào chúc này được một số nghi điển Đông phương / phụng vụ Chính thống giáo mở rộng hơn bằng cách để vị tư tế đọc theo bản văn của thánh Phaolô (2Cr 13,13), chẳng hạn: “Nguyện xin ân sủng của Chúa Giêsu Kitô, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng anh chị em.”Riêng tại thời điểm này, tức thời điểm trọng tâm của Thánh lễ, thời điểm dành cho Kinh nguyện Thánh Thể với việc biến đổi lễ phẩm bánh và rượu trở thành Mình và Máu Chúa Kitô nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần, lời chào chúc đó xác định rằng cả vị tư tế và dân chúng đều cần đến Thiên Chúa ở cùng khi họ chuẩn bị bước vào mầu nhiệm hy tế thánh của Thánh lễ. Không có Thiên Chúa, con người chẳng làm được gì (x. Ga 15,5).[2]Đây là thời điểm vị tư tế sắp làm lại những gì Chúa Giêsu đã làm trong Bữa Tiệc Ly, cho nên câu “Chúa ở cùng anh chị em”cũng là một lời nguyện mong ước Chúa ở cùng các tín hữu tham dự lúc này như Ngài đã ở với các môn đệ thưở xưa tại phòng Lầu Trên. Câu “Chúa ở cùng anh chị em”còn là lời nhắc nhở cộng đoàn tham dự rằng họ thuộc về Nhiệm Thể Chúa Kitô. Họ tham dự vào chức tư tế của Chúa Kitô theo cấp độ của họ vì họ là “dòng giống được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh dân riêng của Thiên Chúa.” Những gì sắp diễn ra trên bàn thờ là sự canh tân giao ước giữa Thiên Chúa và các tín hữu – dân Ngài đã tuyển chọn – giao ước được đóng ấn bằng máu Chúa Kitô. Vì thế, qua lời chào chúc “Chúa ở cùng anh chị em”, linh mục thừa nhận chức tư tế cộng đồng của các tín hữu.[3]

Câu “Và ở cùng thần trí cha” theo mẫu của thư thánh Phaolô: "Cầu chúc toàn thể anh em được đầy tràn ân sủng của Chúa Giêsu Kitô, đầy tình thương của Thiên Chúa, và ơn hiệp thông của Thánh Thần" (2Cr 13,13) và "Cầu chúc cho tâm hồn anh em được đầy tràn ân sủng của Chúa Giêsu Kitô" (Pl 4,23), tuy đây không phải là lời chào gặp gỡ mà là lời chào tạm biệt. [4]

Lần đối đáp thứ II: Hãy nâng tâm hồn lên - Chúng con đang hướng về Chúa

Câu “Hãy nâng lòng lên” (Sursum corda) là của riêng Kitô giáo và là một công thức phụng vụ được biết đến sớm nhất cũng như được sử dụng cả ở bên Tây lẫn bên Đông phương.Câu “Hãy nâng lòng lên” (Sursum corda) cùng với lời đáp “Chúng con đang hướng về Chúa” làm thành một phần có chức năng như lời khuyến dụ hay giáo huấn.

Câu “Hãy nâng lòng lên” được lấy từ sách Ai Ca 3,41: "Hãy giơ tay và hướng lòng lên Đức Chúa, là Đấng ngự trên trời."Trong sách Hiến chế các Tông đồ (Book VIII), câu này là “Hãy nâng trí lên”. Còn trong Kinh tiến dâng (Anaphora) của thánh Giacôbê, câu này là “Hãy nâng trí và lòng lên”.[5]Đây là lời mời gọi cộng đoàn tín hữu nâng tâm trí mình lên “ngai tòa của Thiên Chúa là nguồn ân sủng để được xót thương và lãnh ơn trợ giúp mỗi khi cần” (Hr 4, 16). Ngai tòa này là nơi Chúa Giêsu, vì chúng ta, hiến dâng chính mình Ngài cho Chúa Cha đến muôn đời trong phụng vụ thiên quốc. Khi đọc những lời “Hãy nâng tâm hồn lên”, vị chủ tế còn nhấc cao tay ngài lên như là muốn mời gọi cộng đoàn hãy mở rộng tâm hồn cách thích hợp và gạt bỏ ra đằng sau mọi thứ lo lắng quan tâm khác thuộc về thế gian mà chú tâm một cách trọn vẹn trong giờ phút này của Chúa như một khoản khắc theo thánh Augustinô, chúng ta được nghỉ yên bên Chúa; Câu này không chỉ theo nghĩa đen là “nâng trái tim mình lên” mà còn có nghĩa là đặt tất cả “trí khôn, linh hồn, tinh thần” vào những gì sắp diễn ra ngay trước khi đi vào Kinh Tạ Ơn để chúng ta có thể vươn tâm hồn lên gặp gỡ được Thiên Chúa và chiêm ngưỡng mầu nhiệm vĩ đại sắp được hoàn tất, bởi vì trái tim hay tâm hồn con người là nơi phát xuất ra mọi ý nghĩ, tình cảm và hoạt động.[6] Đây cũng là một đỏi hỏi con người phải có đối với Thiên Chúa, tức là yêu mến Thiên Chúa "hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn" (Lc 10,27). Thánh Augustinô nhấn mạnh đến việc nâng tâm hồn lên là thái độ của người được phục sinh, họ hướng lên và chỉ tìm kiếm những thực tại trên trời - nơi Đức Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa - vì quê hương của họ ở nơi thiên quốc (x. Mt 6,21; Cl 3,1-3; Pl 3,20).[7]

Câu “Chúng con đang hướng về Chúa” (cùng với câu “Hãy nâng tâm hồn lên”) được tìm thấy trong các bài viết của thánh Cyprianô (thế kỷ IV). Ngài nói: “Khi chúng ta phải chăm chú cầm trí với tất cả tâm hồn, chúng ta hướng lòng mình về lời nguyện. Tất cả mọi tư tưởng xác thịt và trần tục phải tan biến đi, trí khôn chỉ nghĩ đến lời kinh đọc mà thôi.”Ngài cũng khuyên tín hữu đừng để xảy ra mâu thuẫn giữa tâm trí và miệng lưỡi của mình.[8]Câu “Chúng con đang hướng về Chúa” cùng với câu “Hãy nâng tâm hồn lên” như một vận hành của không chỉ lòng trí chúng ta mà cả cuộc sống của chúng ta quy hồi về Chúa và những sự thiêng liêng thánh thiện, đối nghịch với những gì mà thánh Phaolô gọi là thế gian và xác thịt. Cả hai câu như giúp chúng ta sẵn sàng tham dự vào Kinh Tạ Ơn cũng như cử hành buổi phụng tự một cách đích thực.[9]

Lần đối đáp thứ III: Hãy tạ ơn Chúa là Thiên Chúa chúng ta - Thật là chính đáng

Câu “Hãy tạ ơn Chúa là Thiên Chúa chúng ta” có lẽ mượn mẫu chúc lành trước bữa ăn của người Do Thái rồi đưa vào sử dụng trong phụng tự Kitô giáo nhằm diễn tả lời mời gọi cầu xin chúc phúc đặc biệt trên chén rượu (Berakah/ eucharistia) chứ không chỉ là là lời cảm tạ chung chung.[10] Dường như Chúa Giêsu đã bắt đầu kinh nguyện tại bữa tiệc ly bằng những lời tương tự như vậy.[11]

Bên Đông phương, thay vì nói ở thể xác định, một vài chủ tế đổi sang thể nghi vấn: “Chúng ta có cảm tạ Chúa là Thiên Chúa chúng ta không?” nhằm công khai làm rõ sự tán thành của cộng đoàn đối với những lời chủ tế đọc nhân danh họ cũng như xác định Kinh nguyện Thánh Thể thuộc về toàn thể cộng đoàn phụng vụ. Điều này phù hợp với chức năng của những lời đối đáp như thế trong phụng vụ Do Thái.[12] Câu “Chúng con cảm tạ Chúa ...” thực ra đã nằm trong kinh Vinh danh rồi và đó là tâm tình đáp lại Thiên Chúa rất phổ biến trong Kinh Thánh khi con người nhận ra những việc thiện hảo và công trình cứu độ mà Thiên Chúa đã thực hiện trong cuộc sống của họ. Ngày xưa, Thiên Chúa đã cứu dân Itraen khỏi tay kẻ thù; ngày nay, Thiên Chúa sai Con của Ngài đến trần gian hầu cứu các tín hữu khỏi tội lỗi và sự chết. Ngày xưa, Thiên Chúa đã làm bao dấu lạ diềm thiêng giữa dân của Ngài; ngày nay, do quyền năng của Chúa Thánh Thần mà phép lạ bánh rượu biến thành Mình Máu Chúa Kitô đang diễn ra trước mắt chúng ta...

Tóm lại, con người phải cảm tạ Thiên Chúa vì tất cả những điều kỳ diệu Ngài đã ra tay thực hiện trong công trình sáng tạo, cứu chuộc và thánh hóa họ. Vì thế, chủ đề tạ ơn bàng bạc trong Kinh Thánh, đặc biệt chúng ta có thể tìm thấy trong nhiều Thánh vịnh (Tv 18; 30; 66,4; 92; 95,2; 118; 100,4; 136; 138; 107,8.15.212.31) cũng như trong các thư của thánh Phaolô (Cl 2,17; 3,16-17; 1Tx 5,18; Pl 4,6; 1Cr 14,16; Ep 5,19-20).[13]

Hành vi cảm tạ phải dựa trên sự suy gẫm và xem xét thận trọng. Đây là hành vi được thực hiện một cách ý thức và đòi buộc về phía con người. Cảm tạ được xác định như là “phải lẽ và công bình” (dignum et iustum) ngay sau câu xướng “Hãy cảm tạ Chúa là Thiên Chúa chúng ta”. Hai từ này (“phải lẽ và công bình”), theo Dom Botte, chúng có nghĩa như nhau. Kinh Tiền tụng chung 4 trong Sách lễ hiện nay viết rằng: “…chúng con tạ ơn Chúa mọi nơi mọi lúc, thật là chính đáng, phải đạo và đem lại ơn cứu độ (salutare) cho chúng con.» Điều này phản ánh chiều kích cứu độ của tạ ơn.[14]

“Thật là chính đáng” (Dignum et ustum est) dịch cho đầy đủ hơn là "Thật là phải lẽ (dignum) và công bằng" [công minh; công chính] (iustum) như chúng ta thấy trong một số đoạn văn Thánh Kinh: "Thưa anh em, chúng tôi phải luôn luôn tạ ơn Thiên Chúa về anh em: đó là điều phải lẽ (axion)[2Tx 1,3]; "Các ông hãy nghe những điều anh em đồng bào các ông kiện tụng, và hãy xử công minh (iustum) giữa một người đồng bào với một người đồng bào, hoặc với một ngoại kiều ở với người ấy (Đnl 1,16); "Thiên Chúa làm như vậy, để sự công chính (iustitia) mà Luật đòi hỏi được hoàn toàn thực hiện nơi chúng ta, là những người không sống theo tính xác thịt, nhưng theo Thần Khí (Rm 8,4).

Câu đáp “Thật là chính đáng” âm vang những lời dẫn nhập của bài ca chúc tụng (Hallel) của vị đứng đầu bàn tiệc vượt qua: [i] “Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con, Ngài xứng đáng lãnh nhận vinh quang, danh dự và uy quyền, vì Ngài đã dựng nên muôn vật, và do ý Ngài muốn, mọi loài liền có và được dựng nên.” (Kh 4, 11); [ii]“Ngài xứng đáng lãnh nhận cuốn sách và mở ấn niêm phong, vì Ngài đã bị giết và đã lấy máu đào chuộc về cho Thiên Chúa muôn người thuộc mọi chi tộc và ngôn ngữ, thuộc mọi nước, mọi dân” (Kn 5, 9); [iii]“Con Chiên đã bị giết nay xứng đáng lãnh nhận phú quý và uy quyền, khôn ngoan cùng sức mạnh, danh dự với vinh quang, và muôn lời cung chúc” (Kh 5, 12).[15]

Lời đáp lại “Thật là chính đáng” biểu lộ sự hợp nhất thâm sâu giữa vị tư tế và cộng đoàn; biểu tỏ sự ưng thuận đồng tình của các tín hữu tham dự trước những lời khích lệ và đề nghị của chủ tế; cũng như biểu lộ lòng ao ước của họ được cùng với vị chủ tế dâng lời tạ ơn Thiên Chúa [với những lý do về phía Thiên Chúa như các phẩm tính siêu vượt của Ngài và những công trình kỳ diệu Ngài ra tay thực hiện cho loài người trong lịch sử mà sẽ được trình bày thêm tùy theo từng kinh Tiền tụng].[16]Tựu chung, người ta thấy những ý chính để tạ ơn là: [i]Mầu nhiệm sáng tạo và những ân huệ Thiên Chúa rộng ban cho loài người qua trật tự tự nhiên; [ii]Mầu nhiệm cứu độ của Chúa Giêsu: nhập thể, khổ nạn, phục sinh, lên trời và tất cả những gì cần thiết cho ơn cứu độ; [iii]Mầu nhiệm khổ nạn và phục sinh tỏ hiện qua chư thánh, nhất là qua các vị tuẫn đạo…[17]

LM. Giuse Phạm Đình Ái

[1]Xc. Vinh sơn Nguyễn Thế Thủ, Phụng vụ Thánh Thể(Sài Gòn: ĐCV thánh Giuse, 2001),120; Barry Ryan, "Eucharistic Prayers" trong The New Dictionary of Sacramental Worship, ed. Peter E . Fink, SJ(Collegeville, Minnesota: A. Michael Glazier Book / The Liturgical Press, 1990), 451-459.

[2]Edward Sri, A Biblical Walk through the Mass(Pennsylvania: Ascension Press, 2011), 96.

[3] Clifford Howell, Mean What You Say: The Short Reponses in the Mass (Collegeville, MN: The Liturgical Press, 1965)), 44.

[4]Davit Power, "Theology of the Latin Text and Rite", trong A Commentary on the Order of Mass of the Roman Missal,ed. Edward Foley ((Collegeville, Minnesota: A Pueblo Book / The Liturgical Press, 2011),259.

[5]Frank C. Senn, "Anaphora" trong The New Dictionary of Sacramental Worship, ed. Peter E . Fink, SJ(Collegeville, Minnesota: A. Michael Glazier Book / The Liturgical Press, 1990), 46-47.

[6] Edward Sri, A Biblical Walk through the Mass, 96; Le Gall, La Mess au fil de Ses Rites(Chambray: C.L.D, 2001), 139.

[7]Vinh sơn Nguyễn Thế Thủ, Phụng vụ Thánh Thể,120-121; Xc. Adoft Adam, Eucharistic Celebration: the Source and Summit of Faith, trans. Robert C. Schultz (Collegeville,Minnesota: A Pueblo Book /The Liturgical Press,1994), 72; Le Gall, La Mess au fil de Ses Rites, 138.

[8] Clifford Howell, Mean What You Say: The Short Reponses in the Mass, 45.

[9]Davit Power, "Theology of the Latin Text and Rite", 261-62.

[10]Xc. Johannes H. Emminghaus, The Eucharist:Essence, Form, Celebration(Collegeville,Minnesota:The Liturgical Press, 1997),180.

[11] Sean Swayne, Communion: The New Rite of the Mass (Dublin: Veritas Publicatons, 1974), 59.

[12]Kevin Seasoltz (ed.), Living Bread, Saving Cup (Collegeville,Minnesota: The Liturgical Press, 1982), 115.

[13]Edward Sri, A Biblical Walk through the Mass, 98-99.

[14] Xc. Enrico Mazza, The Eucharist Prayers of the Roman Ritetrans. Matthew J. O’Connell (Collegeville, MN: Liturgical Press / A Pueblo Book, 2004), 42.

[15] Jerome Gassner, The Canon of the Mass: Its History, Theology and Art(London: B. Herder Book, 1949),106-107.

[16]Xc. Le Gall, La Mess au fil de Ses Rites, 141.

[17] Augustinô Nguyễn Văn Trinh, Phụng vụ Thánh lễ (1999), 400.
 
Văn Hóa
Mừng Chúa Phục Sinh
Đinh Văn Tiến Hùng
10:23 21/04/2019
Mừng Chúa Phục Sinh

Trình thuật theo Tin Mừng

*Ta là Sự Sống Lại và là Sự Sống, kẻ nào tin Ta thì sẽ sống, mặc dầu đã chết. ( Gioan. 11: 25 )

-‘Vang khúc khải hoàn ca mừng chiến thắng,

Con Chúa Trời đã hiển hách thành công,

Vị Cứu Tinh bằng chiến thắng oai hùng,

Cây thập tự nơi chính Ngài tự hiến.’- (Thánh Thi)

Thánh Phao-lô đã xác quyết rằng :

“Nếu Chúa Giê-su đã chẳng sống lại, thì sự giảng dạy của chúng tôi ra uổng công và đức tin anh em cũng ra vô ích”

Lễ Phục Sinh là một trong những lễ hội quan trọng của Tín đồ Ki-tô-giáo, được tổ chức hằng năm mừng việc Chúa Giêsu chịu chết và sau 3 ngày Người Sống Lại, bắt đầu từ thứ tư Lễ Tro đến thứ bảy Tuần Thánh (Lễ chuyển dịch từ 22/3 đến 25/4 mỗi năm).

Lễ Phục Sinh mang ý nghĩa Mùa Xuân tái sinh, cây cối đâm chồi nảy lộc. Mùa Xuân của niềm tin, hy vọng và ân sủng. Mọi người mừng lễ với những bữa tiệc thịnh soạn dưới ánh đèn nến ấm cúng lung linh muôn màu, với thịt dăm-bông, bánh, trái cây,cùng trang hoàng những trái trứng đủ màu, những chú thỏ xinh đẹp dễ thương theo truyền thống, biểu tượng sức sống dồi dào sung mãn.

Nhưng Lễ Phục Sinh mang ý nghĩa tinh thần quan trọng hơn. Đó là sự phục hồi danh dự và uy quyền của Chúa Giêsu đối với Sự chết và Sự sống trước mặt thế gian, đồng thời phục hồi niềm tin đã mất của các môn đồ sau khi Chúa chết, để từ đó các ngài đã mạnh dạn trên đường rao truyền Tin Mừng và xây dựng Giáo Hội.

Phục sinh của Chúa chuyển hóa tâm hồn chúng ta từ tối tăm sự chết sang ánh sáng Phục Sinh vinh hiển. Ban cho chúng ta niềm tin vững mạnh, ký thác vào lòng từ bi của Chúa và tràn đầy hy vọng sẽ được phục sinh cùng với Chúa như Người đã hứa.

‘ Chúa sống ba mươi ba năm trần thế,

Ba mươi năm đời nghèo khó âm thầm,

Ba năm truyền yêu thương cho nhân thế,

Chết khổ nhục để Phục sinh vinh hiển.’

Sau khi Sống Lại, Chúa còn lưu lại trần thế 40 ngày để an ủi, nâng đỡ, giáo huấn các tông đồ, môn đệ lần cuối cùng trước khi về trời. Bốn Thánh Sử đã ghi lại những lần Chúa hiện ra :

-“Vãn ngày Hưu lễ, rạng ngày thứ nhất trong tuần, Maria người Magdala và một Maria khác đến xem mồ. Và này xảy ra có động đất lớn: vì Thiên Thần Chúa từ trời ngự xuống, tiến đến lăn viên đá đi, rồi ngồi trên đó, dáng như chớp và áo trắng như tuyết, vì khiếp sợ quân canh run rảy, ra như chết.

Nhưng Thiên Thần lên tiếng bảo các phụ nữ : Các ngươi đừng sợ! Vì ta biết các ngươi tìm Giêsu

đã bị đóng đinh thập giá. Ngài không còn ở đây, vì Ngài đã Sống lại như Ngài đã nói. Hãy đến mà xem chỗ đã đặt Ngài và hãy mau mau đi nói với các môn đồ của Ngài rằng : Ngài đã Sống lại từ cõi chết và Ngài đã đi trước các người tới Galilêa. Ở đó các ngươi sẽ thấy Ngài- Đó ta đã nói cho các ngươi.

‘ Hỡi các ngươi đừng sững sờ khiếp sợ.

Hãy vui lên Ngài đã Phục sinh rồi,

Báo tin mừng cho nhân thế khắp nơi,

Chúa Sống Lại vinh quang từ cõi chết.’

Vội vàng bước ra khỏi mồ, vừa sợ vừa rất đỗi vui mừng, họ chạy đi báo tin cho các môn đồ của Ngài.

Và này Chúa Giêsu đón gặp họ và nói: Chào các con! Họ tiến lại ôm chân Ngài và phục lạy Ngài. Bấy giờ Đức Giêsu nói với họ: Đừng sợ! Hãy đi báo tin cho anh em! Ta phải đi Galilêa và họ sẽ được thấy Ta ở đó.” ( Mt.28 : 1- 10 )

-“Và này, cũng ngày hôm ấy có hai người trong nhóm họ đang đi tới một làng kia, cách Giêrusalem sáu mươi dặm, tên là Emau và họ chuyện vãn với nhau những điều mới xảy ra đó. Xảy ra là lúc họ đang chuyện vãn, bàn tính với nhau, thì Đức Giêsu tiến lại gần bên và đi với họ,

nhưng mắt họ bị ngăn che không nhận ra được Ngài. Ngài nói cùng họ: Các ông đi đàng trao đổi cùng nhau những chuyện gì vậy? Họ dừng lại, bộ mặt ảo não. Một người tên là Kêôpha đáp

thưa Ngài : Ông quả là người duy nhất tại Giêrusalem mà lại đã không hay biết các việc xảy ra ở đó mấy ngày nay. Ngài hỏi: Việc gì vậy? Họ đáp: Việc Ông Giêsu Nazarét, Người đã xuất hiện như một vị tiên tri quyền năng trong việc làm và lời nói trước mặt Thiên Chúa và toàn dân. Nhưng các thượng tế và hàng đầu mục của chúng tôi đã nộp Ngài và cho án tử hình, bị đóng đinh trên thập giá. Phần chúng tôi, chúng tôi hy vọng chính Ngài là Đấng sẽ giải thoát Israel.

Nhưng với ngần ấy cơ sự, nay đã là ngày thứ ba rồi, kể từ khi các việc ấy diễn ra. Đã hẳn có vài phụ nữ trong nhóm chúng tôi đã làm chúng tôi hoảng hồn. Tảng sáng họ đến mồ và không gặp thấy xác Ngài, họ về phân phô là họ đã thấy Thiên Thần hiện ra nói rằng Ngài đã Sống Lại. Có vài người trong chúng tôi đã đi tới mồ và đã gặp Thày y như các phụ nữ đã nói, còn Ngài thì họ không được thấy.

Bấy giờ Ngài mới nói cùng họ: Hỡi những kẻ ngu muội và trí lòng chậm tin vào mọi điều các tiên tri đã nói. Thế thì Đức Kitô không phải chịu khổ nạn như thế đã, rồi mới vào vinh quang của Ngài sao? Khởi từ Môsê và lướt qua hết thảy các tiến tri, Ngài dẫn giải cho họ những điều đã viết về Ngài trong toàn bộ Kinh thánh.

Họ đã tới gần làng họ phải đến, nhưng Ngài làm như thể còn phải đi xa, họ cố nài ép Ngài rằng: Hãy lưu lại với chúng tôi vì trời đã về chiều và ngày đã xế. Nên Ngài vào nhà lưu lại với họ. Ngài cầm lấy bánh, chúc tụng, đoạn bẻ ra và trao cho họ và mắt họ mở ra nhận biết Ngài…nhưng Ngài bỏ họ mà biến rồi. Họ nói với nhau: Lòng chúng ta lại đã không cháy bừng bừng, lúc dọc đàng Ngài ngỏ lời với chúng ta và giải nghĩa Kinh thánh đó sao? ( Lc.24 : 13-32 )

‘Hai môn đệ chưa nguôi sầu ly biệt,

Trên đường về chiều xuống làng E-mau.

Cùng khách lạ đang chia sẻ mối sầu,

Khi chia bánh nhân ra Thày yêu dầu.’

-“Vào lúc xế chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi ở của các môn đồ các cửa đều đóng kín, vì sợ người Do Thái. Đức Giêsu đã đến đứng giữa họ và Ngài nói : Bình an cho các con!

Nói thế, rồi Ngài cho họ thấy tay và cạnh sườn Ngài. Các môn đồ mừng rỡ vì được thấy Chúa.

Một lần nữa Ngài nói với họ: Bình an cho các con! Cũng như Cha đã sai Ta, Ta cũng sai các con.

Nói thế rồi, Ngài thổi hơi trên họ và nói với họ:Hãy chịu lấy Thánh Thần! Các ngươi tha tôi cho ai thì tội họ sẽ được tha; các ngươi cầm giữ tội ai thì tội họ bị cầm giữ.

Tôma nghĩa là ‘sinh đôi’ là một người trong nhóm 12, không ở với họ khi Đức Giêsu đến. Các môn đồ khác nói với ông: Chúng tôi đã thấy Chúa! Ông nói với họ: Nếu tôi không thấy các dấu đinh tay Ngài và tra tay tôi vào lỗ đinh, cùng tra bàn tay tôi vào cạnh sườn Ngài, tôi sẽ không tin.

Tám ngày sau các môn đồ lại ở trong nhà, có Tôma ở với họ. Chúa Giêsu đến đang lúc các cửa đều đóng kín, Ngài đứng giữa họ và nói: Bình an cho các con! Đoạn Ngài nói với Tôma: Hãy đem ngón tay ngươi đặt đây, này tay Ta, hãy đem tay ngươi tra vào cạnh sườn Ta và đừng ở như người cứng tin, mà là như người thành tín. Tôma đáp lại và nói với Ngài: Lạy Chúa tôi và là Thiên Chúa của tôi! Đức Giêsu nói với ông: Bởi thấy Ta ngươi đã tin, phúc cho những ai không thấy mà tin!

‘Hỡi Tô-ma sao con cứng lòng thế ?

Hãy lại đây mà xỏ vào cạnh sườn Thày,

Con đã thấy rồi mới tỏ lòng tin,

Không thấy vẫn tin mới là diễm phúc.’

Đức Giêsu đã làm trước mặt các môn đồ Ngài nhiều dấu lạ khác nữa, không viết lại trong sách này. Các điều đã viết đây để anh em tin rằng: Đức Giêsu chính là Đức Kitô Con Thiên Chúa và bởi tin anh em có sự sống nhờ Danh Ngài” ( Yn.20 : 19- 30 )

-“Sau đó, Đức Giêsu lại tỏ ra lần nữa cho các môn đồ ở ven biển Tibêria, Ngài đã tỏ mình ra như thế này: Tề tựu với nhau có Simôn Phêrô và Tôma, Nathanael người Cana xứ Galilêa, các con ông Zêbêđê và hai môn đệ khác nữa. Simôn Phêrô nói với họ: Tôi đi đánh cá đây! Họ nói với ông: Chúng tôi cùng đi với ông! Họ ra đi và lên một chiếc thuyền, nhưng đêm ấy họ không bắt được gì cả. Sáng đến, Đức Giêsu đứng trên bãi biển, nhưng môn đồ không biết là chính Đức Giêsu. Ngài nói với họ: Này các con! Có đồ ăn không? Họ đáp lại Ngài: Không! Ngài mới bảo họ:Hãy thả lưới mạn hữu thuyền, các ngươi sẽ gặp! Họ đã thả lưới và không còn sức kéo lên nữa, vì cá nhiều quá. Người môn đệ Đức Giêsu yêu mến, nói với Phêrô: Chúa đó! Phêrô vừa nghe tiếng Chúa đó, liền quấn lấy áo ngoài vì ông ở trần, gieo mình xuống biển. Còn các môn đồ khác chèo thuyền vào, vì họ cũng không xa đất bao nhiêu, chỉ độ hai trăm xích thôi và kéo theo lưới đầy cá.

Khi lên đất, họ đã thấy có than đỏ, bánh và cá ở trên. Đức Giêsu nói với họ: Đem lại đây ít cá các ngươi đã bắt hồi nãy. Phêrô lên thuyền và kéo lưới vào đất, đầy những cá lớn, một trăm năm mươi ba con và tuy nhiều ngần ấy cá, lưới cũng không bị rách. Đức Giêsu bảo họ: Lại đây mà lót lòng đi! Trong các môn đệ không ai còn dám hỏi Ngài: Ông là ai, bởi họ đã biết là chính Chúa. Đức Giêsu đến cầm lấy bánh mà ban cho họ và cá cũng thế. Đó là lần thứ ba, Đức Giêsu

hiện ra với các môn đệ sau khi Sống lại từ cõi chết” ( Yn.21 : 1- 14 )

‘Thả lưới suốt đêm thuyền vừa cập bến,

Tâm trí u sầu lòng dạ nôn nao,

Phía chân trời lấp lánh muôn vì sao,

Ngài tiến đến lướt mình trên sóng nước.’

-“…Sau cùng Ngài tỏ mình ra cho chính nhóm Mười Một đang khi họ dùng bữa, và Ngài quở trách sự cứng tin, lòng chai đá của họ, bởi họ không tin những kẻ được thấy Ngài đã Sống Lại.

Ngài nói với họ: Hãy đi khắp cả thiên hạ rao giảng Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo. Ai tin cùng chịu thánh tẩy thì sẽ được cứu, còn ai không tin thì sẽ bị luận tội. Những dấu lạ này sẽ tháp tùng kẻ tin: nhân danh Ta chúng sẽ trừ quỉ, nói các thứ tiếng, chúng sẽ cầm rắn trong tay và dẫu có uống nhầm thuốc độc, cũng chẳng hại được chúng, chúng sẽ đặt tay cho kể liệt lào và họ sẽ được an lành mạnh khỏe.

Vậy sau khi đã nói với họ rồi, Chúa Giêsu được nhắc về trời và ngự bên hữu Thiên Chúa. Còn họ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng họ hoạt động và bảo đảm Lời bằng những phép lạ kèm theo.” ( Mc.16 : 14- 20 )

‘Quây quần đây dâng ngập tràn vui sướng,

Gặp lại Thày bừng sức mạnh trong lòng,

Chúa truyền dạy đi rao giảng Tin Mừng,

Cho nhân loại được hồng ân cứu chuộc.’

Ngoài 4 Thánh Sử đã ghi chép việc Chúa Sống Lại, ta còn thấy trong Công Vụ Tông Đồ và các thư của thánh Phêrô, Phaolô và Gioan gửi các Giáo đoàn cũng nhắc đến sự kiện Chúa Phục Sinh từ cõi chết. Trong lời minh chứng hùng hồn trước Công nghị, thánh Phêrô xác quyết :

“…Xin chư vị hết thảy cùng toàn dân Israel biết rằng: chính là nhân danh Giêsu Đức Kitô người

Nazarét, Người các ông đã cho đóng đinh thập giá, nhưng Thiên Chúa đã cho Sống Lại từ cõi chết, chính nhân ấy mà người này được đứng trước mặt các ông an lành mạnh khỏe..”( Cv.4:10)

Trong thư thứ nhất Thánh Phaolô đã viết cho tín hữu Côrintô :

-“…Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta theo Kinh Thánh, là Ngài đã bị chôn cất, là Ngài đã Sống Lại ngày thứ ba và Ngài đã hiện ra với Kêpha, đoạn cho nhóm 12 Tông đồ. Rồi Ngài hiện ra cho hơn 500 anh em một lần, trong số đó phần đông đến nay vẫn còn sống, nhưng cũng có người đã an nghỉ…” ( 1Cr.15 : 3-6 )

Và thư cho Giáo đoàn Roma :

-“…Nếu Thần Khí của Đấng đã cho Đức Giêsu Sống Lại từ cõi chết cư ngụ trong anh em, thì Đấng đã cho Đức Giêsu Sống Lại từ cõi chết, cũng sẽ tác sinh thân xác chết dở của anh em, nhờ

bởi Thần Khí của Người cư ngụ trong anh em.” ( Roma.8 : 11 )

-“…Nếu miệng bạn tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa và bạn tin rằng Thiên Chúa đã làm cho Người Sống Lại từ cõi chết, thi bạn sẽ được cứu độ…” ( Roma.10 : 9 & 10 )

Trong Tin Mừng đã nhiều lần chính Chúa Giêsu đã tiên báo việc Ngài sẽ Sống Lại từ cõi chết:

-“…Vậy người Do-thái lên tiếng nói với Ngài: Ông tỏ ra được dấu nào cho chúng tôi thấy là Ông có quyền như thế? Đức Giêsu đáp lại và bảo: Phá đền thờ này đi! Và trong ba ngày Ta sẽ dựng lại. Người Do-thái nói: Phải mất bốn mươi sáu năm, đền thờ này mới được dựng nên, thế mà trong ba ngày Ông sẽ dựng lại được ư?

Còn Ngài, Ngài đã nói về Đền thờ Thân Mình Ngài. Vậy khi Ngài Sống Lại từ cõi chết, môn đệ Ngài đã nhớ lại là Ngài đã nói thế, và họ đã tin vào Kinh Thánh và lời Đức Giêsu đã nói…”

( Yn.2 : 18- 22 )

-“ Một ít nữa các ngươi sẽ không còn trông thấy Ta, và lại môt ít nữa các ngươi sẽ xem thấy Ta…Ta đã xuất tự Cha và đã đến trong thế gian, bây giờ Ta lại bỏ thế gian mà trở về cùng Cha.” ( Yn.16 : 16 & 28 ) -“Như xưa Giona ở trong bụng cá lớn 3 ngày 3 đêm thế nào, Con Người cũng sẽ ở trong lòng đất 3 ngày 3 đêm như vậy.” ( Mt.12 : 38- 41 )

-“ Sau khi biến hình Chúa Giêsu dặn các môn đệ đừng nói cho ai sự lạ họ vừa thấy, cho đến khi con Người từ kẻ chết Sống Lại. “ ( Mc.9 : 9- 10 )

-“Này chúng ta lên Giêrusalem và tất cả các tiên tri nói về Con Người sẽ được toàn vẹn, Ngài sẽ bị nộp cho lương dân, họ sẽ nhục mà Người, nhưng ngày thứ ba Người sẽ Sống Lại.” ( Lc.18: 31- 34 )

-Tại Tiệc ly Chúa phán cùng các Tông Đồ : “ Tất cả các con sẽ vấp ngã vì Thày đêm nay, nhưng sau khi Thày Sống Lại, Thày sẽ tới Galilêa trước các con.” ( Mt.26 : 31 )

Câu truyện Chúa cho Lazarô từ kẻ chết sống lại cũng tiên báo sự Phục Sinh của Chúa :

-“…Vậy Martha vừa nghe biết Đức Giêsu đến, thì bà ra đón Ngài, còn Maria ngồi lại nhà.

Martha nói với Đức Giêsu: Thưa Ngài, nếu Ngài có ở đây em con đã không chết. Nhưng ngay lúc này, con vẫn biết là bất cứ điều gì Ngài xin với Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ ban cho Ngài. Đức Giêsu bảo bà ấy: Em ngươi sẽ sống lại! Martha đáp: Con biết nó sẽ sống lại, thời sống lại ngày sau hết. Đức Giêsu nói với Martha : Phục sinh và sự sống chính là Ta! Ai tin vào Ta thì dẫu chết cũng sẽ sống, và mọi kẻ sống cũng tin vào Ta sẽ không phải chết bao giờ… ( Yn.11 : 20- 23 )

‘Thần khí dâng tràn xua tan ảm đạm,

Chúa giơ tay chúc phúc các môn đồ,

Lời thân thiết vang vọng mãi đến giờ,

Đem Bình An Tin Yêu từ ngày ấy.’

Sau cùng, chúng ta hiểu thế nào về câu trong Kinh Cầu Chịu Nạn :

‘ Chúa Giêsu Sống Lại Trước Hết Đi Viếng Đức Mẹ ‘ ?

Trong Tin Mừng: Bốn Thánh Sử, Công Vụ Tông Đồ và thư các Tông Đồ gửi cho Giáo đoàn đều ghi nhận việc Maria Madalena là người đầu tiên được thấy Chúa sau khi Ngài Sống Lại…

Nhưng theo Linh mục Cornelius a Lapide nhà chú giải Thánh Kinh nổi danh thuộc Dòng Tên biện luận rằng ‘Trước tiên’ không có nghĩa thời gian tuyệt đối, mà chỉ có tính tương quan tương đối- nên có thể hiểu là việc ‘Trước tiên’- chỉ là thời gian giới hạn từ lúc Chúa hiện ra với Bà Maria trước khi gặp các Môn Đệ.

Nhưng trong Tin Mừng không nói đến việc Chúa Giêsu gặp lại Đức Mẹ sau khi Chúa Sống Lại. Mẹ Maria là Mẹ Chúa Giêsu, Đấng Đồng Công Cứu Chuộc, đã chia sẻ vui buồn với Chúa suốt 30 năm ẩn dật và theo sát Chúa 3 năm trên đường Ngài rao giảng Tin Mừng. Tình Mẫu Tử giữa người con với mẹ, cả tự nhiên lẫn ân thánh, đòi Chúa sau khi Sống Lại Trước Hết phải đi thăm viếng Đức Mẹ.

Mẹ không đi theo các phụ nữ và khi được các bà báo tin Mẹ không đến thăm mộ Chúa vì chắc

hẳn Mẹ đã gặp Chúa rồi.

Sự kiện Đức Maria được gặp Chúa trước hết đã được nhiều Vị Thánh xác quyết như Thánh Agnatius, Albert Cả, Teresa Avila, Ambrose, Giáo Hoàng Gioan Phaolô II …

Trong tác phẩm ‘The Mystical City of God’ được Đức Mẹ mặc khải cho Sơ Mary of Jesus of Agreda- tác phẩm được nhiều Vị thẩm quyền Giáo Hội đánh giá là chân thực- đã xác định Chúa Giêsu sau khi Sống Lại ‘trước hết’ đến thăm viếng Đức Mẹ như sau :

“…Đang lúc Mẹ Maria sửa soạn kinh nguyện và ca khúc mừng Con Thánh của Mẹ sắp xuất

hiện, bỗng nhiên Mẹ cảm thấy một cảm giác rất lạ, tương ứng với độ đau khổ lớn lao Mẹ đã chịu

Sau những chuẩn bị ấy, Chúa Giêsu vào phòng Mẹ với cả đoàn tùy tùng vinh hiển. Mẹ sấp mình xuống thờ lạy rất thâm sâu, Chúa nâng Mẹ dậy và ban tặng Mẹ một ơn có thể Mẹ không sao tiếp nhận mà không chết ngất, nếu các Thiên Thần và chính Chúa Giêsu không tăng sức cho Mẹ. Ơn sức mạnh ấy,là Thân Xác vinh hiển của Chúa Giêsu, thấm nhập vào thân xác rất trinh trong của Mẹ như một trái cầu pha-lê chứa đựng toàn thể mặt trời.

Trong suốt nhiều giờ, Mẹ được hoan hỉ Thiên Chúa với Con Người, thông phần vào vinh quang của Chúa cũng như từ trước đã thông phần vào đau khổ Người chịu.

Sau khi Chúa Giêsu đã thăm viếng Mẹ chí thánh Người ‘trước hết’, Người lại lo đến các con chiên mà cuộc tử nạn kinh hoàng của Người mới làm xao động. Người hiện ra với Maria Madalena, sau đó với các bạn hữu bà, vì tình yêu nồng nàn của họ đáng được ơn ấy…”

Và sau cái chết của Chúa Giêsu, Mẹ là Người duy nhất để duy trì ngọn lửa đức tin cho các Môn đệ, nên hai lần Chúa hiện ra với các ông trong nguyện đường và hơn 500 anh em, chắc chắn có sự hiện diện của Đức Mẹ và điều này lại càng chứng minh rõ rệt sự đồng hành mật thiết giữa Chúa và Mẹ khi Chúa còn sống cũng như sau khi Chúa chết.

Lạy Chúa Cha ! Chúng con tạ ơn Cha ! Vì công trình cứu chuộc do tình yêu vô cùng, mà Cha đã không tiếc Con Một của Cha là Chúa Giê-su mà ban Người cho chúng con.

Lạy Chúa Giêsu ! Chúng con sấp mình thờ lạy tình yêu cao cả của Chúa. Vì hạnh phúc chúng con Chúa đã chấp nhận mọi khổ đau nhục nhã và trên thập giá.

Lạy Chúa Thánh Thần ! Sau công trình của Chúa Giêsu hoàn tất, Chúa đã thánh hóa chúng con đem chúng con vào đời sống hồng ân của Thiên Chúa để xứng đáng lãnh nhận gia nghiệp Nước Trời.

Lạy Chúa Ki-tô Đấng Cứu Chuộc nhân loại ! Ngài đã trao vinh quang của Ngài cách trọn vẹn cho Thiên Chúa qua Mầu Nhiệm Vượt Qua Sự Chết. Ngài tiêu hủy sự chết của chúng con qua Phục Sinh để hoàn lại sự sống cho chúng con. Nến Phục Sinh đã đốt lên dẫn chúng con ra khỏi bóng tối sự chết để bước vào niềm vui Ánh Sáng Phục Sinh và cũng chính là Ngọn Lửa cần cho chúng con sống những ngày kế tiếp bằng Lời Cầu Nguyện.

Để kết thúc bài viết, xin mượn lời ‘Thánh Thi Exsultet Công Bố Tin Mừng Phục Sinh ‘ :

“Mừng vui lên, hỡi muôn lớp Thiên Thần trên trời !

Mừng vui lên, hỡi những nhiệm mầu Thánh này !

Tiếng loa cứu độ hãy vang rền không gian,

Mừng reo lên, chiến công khải hoàn Vua nhân trần !

Và vui lên, hỡi trời đất vui lên ! Rực rỡ trong ánh huy hoàng chiếu soi

Và vinh quang Vua muôn đời chói ngời.

Tất cả hoàn vũ hãy vui mừng hân hoan, Được ơn thoát lụy xa miền tối u sầu.

Này vui lên, ôi Mẹ Hội Thánh ! Uy nghiêm trong muôn vàn ánh quang.

Khắp nơi trong cung điện này, Hòa vang lên muôn ngàn tiếng ca Vua nhân trần…”

Alleluia ! Alleluia !

ĐINH VĂN TIẾN HÙNG

*Ghi chú : Bài viết mục đích trưng dẫn tài liệu trong Tin Mừng để xác tín việc Chúa Phục Sinh, không phải bài khảo luận về tín lý và thần học. Kính mong thông cảm.

 
Hành Hương Trên Đồi Thánh Giá Jerusalem 2019 - LM. Nguyễn Tầm Thường hướng dẫn
VietCatholic Network
13:44 21/04/2019
div>


Hành Hương Trên Đồi Thánh Giá Jerusalem 2019

Tuần Thánh Jerusalem trời nắng đẹp, nhưng se lạnh. Dưới sự hướng dẫn của Lm. Nguyễn Tầm Thường, những tà áo Việt Nam đã dâng lễ trên đồi Thánh Giá. Thánh lễ hiến tế của Đồi Golgotha với Mẹ Maria hơn hai ngàn năm xưa.

Sau khi nhóm hành hương về. Một số anh chị em bên Úc đã ở lại nên được hôn kính gỗ Thánh Giá. Một năm gỗ Thánh Giá thật chỉ được đưa ra cho công chúng tôn kính 2 lần. Đó là ngày lễ trọng Kính Thánh Giá, 14 tháng 9 và ngày thứ Sáu Tuần Thánh.

Người ra trước Thánh Giá một mình đó là cha Nguyễn Công Đoan, S.J., cựu Bề Trên Dòng Tên Việt Nam.

Video by Lm. Nguyễn Tầm Thường và Phương Mai.
 
VietCatholic TV
Cảm động rơi lệ Phụng Vụ tưởng niệm Chúa chịu chết Thứ Sáu Tuần Thánh tại Vatican
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:23 21/04/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Quý vị và anh chị em đang theo dõi phóng sự đặc biệt của chúng tôi về các nghi thức tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, Chúa chúng ta lúc 5h chiều thứ Sáu 19 tháng Tư tại Đền Thờ Thánh Phêrô.

Trong ngày đớn đau này, Giáo Hội tưởng niệm những giây phút cuối cùng khi Chúa Giêsu tiến gần đến cái chết, khi sức sống và sức mạnh của Ngài đang cạn kiệt dần.

Bài Phúc Âm tường thuật cho chúng ta cuộc đàm thoại giữa Chúa Giêsu và một trong hai người tội phạm cùng bị đóng đinh với Ngài mà truyền thống thường gọi là người “trộm lành”, người đã hoán cải trong giờ phút cuối cùng của cuộc đời. “Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi nhé!”

Rồi có tiếng đáp lại của Chúa Giêsu, nhanh chóng và như một lời thì thầm: “Hôm nay anh sẽ ở với tôi trên nước Thiên Đàng”

Trong ngày đau khổ và đớn đau này, hai người bị đóng đinh ấy không nói gì khác, nhưng vài lời thốt lên từ trong cổ họng khô kiệt của họ vang dội đến ngày nay. Những lời này còn tiếp tục vang dội như một dấu chỉ của hy vọng và ơn cứu độ cho những ai đã phạm tội nhưng cũng đã tin và tín thác ngay cả trước đường biên cuối cùng của cuộc đời.

Sau bài thương khó, cha Raniero Cantalamessa, dòng Phanxicô Capuchin, giảng thuyết viên phủ Giáo Hoàng đã trình bày bài giảng sau đây.

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem ở đây. Dưới đây là bản dịch sang Việt ngữ.
“Người bị đời khinh khi ruồng rẫy”

Bài thuyết giảng Thứ Sáu Tuần Thánh 2019 tại Đền Thờ Thánh Phêrô

Cha Raniero Cantalamessa

Bản dịch Việt ngữ: J.B. Đặng Minh An

Người bị đời khinh khi ruồng rẫy,

phải đau khổ triền miên và nếm mùi bệnh tật.

Người như kẻ ai thấy cũng che mặt không nhìn,

bị chúng ta khinh khi, không đếm xỉa tới.

Người bị người đời coi thường và chê chối.
(Is 53:3)

Chúng ta bắt đầu buổi Phụng vụ Lời Chúa hôm nay với những lời này của tiên tri Isaia. Trình thuật về cuộc thương khó ngay sau đó đã đưa ra danh tính và diện mạo của người đàn ông đau khổ bí ẩn này, người bị mọi người khinh miệt và từ chối: đó là danh tính và diện mạo của Giêsu thành Nagiarét. Hôm nay chúng ta muốn chiêm ngưỡng Đấng Chịu Đóng Đinh đặc biệt trong khả năng của Ngài như là nguyên mẫu và đại diện của tất cả những ai bị khước từ, những ai không có quyền thừa kế, và những ai bị “chê chối” của trái đất này, những ai mà chúng ta quay mặt đi để khỏi phải nhìn thấy họ.

Chúa Giêsu đã không chỉ mới bắt đầu trở thành người đàn ông đó trong cuộc thương khó của Người. Trong suốt cuộc đời, Ngài đã là một phần của nhóm này. Ngài được hạ sinh trong một chuồng gia súc “vì không có chỗ cho họ trong nhà trọ” (Lc 2: 7). Khi được dâng vào trong đền thờ, cha mẹ Ngài dâng lên “một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu con,” theo Luật truyền dành cho những người nghèo không mua nổi một con chiên để dâng lễ (x. Lev 12: 8). Đó là một bằng chứng xác thực về tình trạng bần hàn ở Israel thời đó. Trong cuộc sống công khai của mình, Người không có chỗ để gối đầu (x. Mt 8:20), nghĩa là Ngài là người vô gia cư.

Giờ đây chúng ta hãy hướng đến cuộc thương khó của Người. Trong trình thuật Tin Mừng có một khoảnh khắc mà chúng ta thường không chú ý lắm nhưng điều đó cực kỳ có ý nghĩa: đó là cảnh Chúa Giêsu trong công đường của Philatô (x. Mc 15: 16-20). Những người lính đã nhận ra một bụi gai trong khoảng trống gần đó; chúng liền gom góp một số nhánh gai kết thành một vòng gai làm vương miện đặt lên đầu Người; để chế nhạo Người, chúng khoác lên đôi vai vẫn còn đẫm máu vì trận roi đòn của Người một chiếc áo choàng; tay Người bị trói bằng một sợi dây thừng thô ráp; và chúng đặt một cây sậy trong tay Người, như một biểu tượng mỉa mai đối với vương quyền của Người. Ngài là nguyên mẫu của những người bị còng tay, cô đơn, tuỳ thuộc hoàn toàn vào lòng thương hại của những người lính và những tên côn đồ đang trút hết cơn thịnh nộ và sự tàn nhẫn mà họ đã cất giữ trong lòng suốt cuộc đời trên con con người bất hạnh tội nghiệp này. Ngài bị tra tấn!

“Ecce homo!” - “Đây là người!” Philatô kêu lên khi điệu Người ra cho dân thấy mà thương ít lâu sau đó (Ga 19: 5). Đây là những từ mà, sau Chúa Kitô, có thể được dùng để nói về đoàn lũ bất tận những người nam nữ bị phỉ báng, bị biến thành vật thể, bị tước đoạt mọi phẩm giá của con người. Tác giả Primo Levi đã đặt tựa đề cho cuốn sách kể về cuộc đời mình trong trại diệt chủng ở Auschwitz là “If This Is a Man” – “Có Còn Là Người Hay Không”. Trên thập tự giá Chúa Giêsu thành Nagiarét trở thành biểu tượng cho phần này của nhân loại, đó là những người “bị làm nhục và lăng mạ.” Chúng ta có lẽ muốn kêu lên: “Anh chị em, những người đã bị từ chối, bị bỏ rơi, bị gạt ra ngoài lề của toàn thể trái đất này ơi, người đàn ông vĩ đại nhất trong lịch sử là một người trong số anh chị em! Bất kể quốc gia, chủng tộc hay tôn giáo của anh chị em, anh chị em đều có quyền tuyên bố Ngài là người của các bạn.”

Nhà văn và nhà thần học người Mỹ gốc Phi châu Howard Thurman, người mà Martin Luther King đã coi là bậc thầy của mình và là nguồn cảm hứng của ông cho cuộc đấu tranh bất bạo động vì nhân quyền, đã viết một cuốn sách có tên “Jesus and the Disinherited” – “Chúa Giêsu và những người không có quyền thừa kế”. [1] Trong đó ông chỉ ra đặc điểm nào của Chúa Giêsu tiêu biểu cho những người nô lệ ở miền Nam, là những người mà bản thân ông là một hậu duệ trực tiếp. Khi những người nô lệ bị tước bỏ mọi quyền hạn và hoàn toàn bị khinh miệt, những lời của Tin mừng được vị mục sư lặp lại trong buổi thờ phượng tách biệt được dành riêng cho họ - là cuộc gặp gỡ duy nhất mà họ được phép tổ chức – đã đưa những người nô lệ trở lại cảm giác có được phẩm giá của con cái Chúa.

Phần lớn các linh đạo của người da đen vẫn còn tạo ra những thay đổi trong thế giới hôm nay đã phát sinh trong bối cảnh này. [2] Vào thời điểm người da đen bị bán đấu giá công khai, những người nô lệ đã trải qua nỗi thống khổ khi thấy những người vợ bị tách khỏi chồng và con cái bị tách khỏi cha mẹ chúng, khi bị bán cho những chủ nhân khác nhau. Có thể dễ dàng tưởng tượng ra tâm tình mà họ đã hát dưới ánh mặt trời hoặc bên trong những túp lều của họ, “Không ai biết những rắc rối tôi đã thấy. Không ai biết, ngoài Chúa Giêsu ra.”

***

Đây không phải là ý nghĩa duy nhất của cuộc thương khó và cái chết của Chúa Kitô, và nó thậm chí không phải là điều quan trọng nhất. Ý nghĩa sâu sắc nhất không phải là ý nghĩa xã hội nhưng là ý nghĩa về mặt tinh thần và mầu nhiệm. Cái chết đó [của Chúa Giêsu] đã cứu thế giới khỏi tội lỗi; đã mang tình yêu của Thiên Chúa đến nơi xa nhất và đen tối nhất mà nhân loại đã bị mắc kẹt khi lìa xa Ngài, đó là cái chết. Như tôi đã nói, đây không phải là ý nghĩa quan trọng nhất của thập tự giá, nhưng là một điều mà tất cả mọi người, những người tin và không tin, có thể nhận ra và đón nhận.

Tôi nhắc lại, tất cả mọi người, chứ không chỉ có các tín hữu. Thông qua biến cố Nhập thể của Con Thiên Chúa, Người đã biến mình thành phàm nhân và hiệp nhất với toàn thể nhân loại. Nhưng, qua cách thức Chúa xuống thế làm người, trong đó Người đã biến mình thành một trong những người nghèo khổ và bị từ chối, Người đón nhận chính nghĩa của họ. Chúa tự gánh lên mình điều đó để bảo đảm chúng ta hiểu được tuyên bố long trọng của Người rằng bất cứ điều gì chúng ta làm cho những người đói khát, trần truồng, bị giam cầm, bị ruồng bỏ, chúng ta đã làm cho chính Người, và bất cứ điều gì chúng ta bỏ qua không làm cho họ, chúng ta đã bỏ qua không làm cho chính Người (x Mt 25: 31-46).

Nhưng chúng ta không thể dừng lại ở đây. Nếu Chúa Giêsu chỉ có mỗi một điều này để nói với những người bị chê chối của thế giới, thì có lẽ Người sẽ chỉ là một người trong số họ, một gương sáng về phẩm giá khi đối mặt với bất hạnh, và chấm hết ở đó. Và rồi, đó sẽ là một bằng chứng nữa chống lại Thiên Chúa là Đấng đã cho phép tất cả những điều như thế xảy ra. Chúng ta biết phản ứng phẫn nộ của Ivan, người anh nổi loạn trong cuốn “Anh em nhà Karamazov” của Dostoevsky, khi Aloysha, người em trai, đề cập đến Chúa Giêsu với anh ta: “À, vâng, ‘Đấng duy nhất vô tội’, và máu của Ngài! Không, anh đã không quên Ngài; ngược lại, anh đã tự hỏi trong thời gian dài tại sao em đã không đề cập đến Ngài trong khoảng thời gian quá lâu, bởi vì trong các cuộc thảo luận, mọi người thường nói xấu Ngài trước tiên.” [3]

Tin Mừng thực sự không dừng lại ở đây, nhưng nói lên một điều khác: Tin Mừng nói rằng Đấng bị đóng đinh đã sống lại! Nơi Người một sự đảo ngược hoàn toàn các vai trò đã diễn ra: kẻ bại trận đã trở thành người chiến thắng; kẻ bị xét xử đã trở thành thẩm phán, “hòn đá mà người thợ xây loại bỏ đã trở thành tảng đá góc tường” (x. Cv 4:11). Bất công và áp bức không có tiếng nói cuối cùng và sẽ không bao giờ là tiếng nói chung cuộc. Chúa Giêsu không chỉ phục hồi phẩm giá cho những người bị thế giới này khinh miệt, Ngài còn mang hy vọng đến cho họ!

Trong ba thế kỷ đầu tiên của Giáo Hội, việc cử hành lễ Phục sinh không kéo dài trong nhiều ngày như hiện nay: Thứ Sáu Tuần Thánh, Thứ Bảy Tuần Thánh và Chúa Nhật Phục Sinh. Mọi thứ đã được tập trung trong một ngày duy nhất. Cả cái chết và sự phục sinh đều được tưởng niệm trong buổi canh thức vọng Phục sinh. Nói chính xác hơn, cái chết và sự phục sinh không được tưởng niệm như là những sự kiện khác biệt và tách biệt; thay vào đó, những gì đã được tưởng niệm là cuộc vượt qua của Chúa Kitô từ đầu này này sang đầu bên kia, từ cái chết đến sự sống. Từ “Pascha” (Pesach) có nghĩa là “vượt qua”: đó là cuộc vượt qua của những người Do Thái khỏi ách nô lệ để đến tự do, đó cũng là cuộc vượt qua của Chúa Kitô từ thế giới này đến cùng Chúa Cha (x. Ga 13: 1), và là cuộc vượt qua từ tội lỗi đến ân sủng đối với những người tin vào Người.

Đó là tiệc mừng sự đảo ngược được hướng dẫn bởi Thiên Chúa và được thành toàn nơi Chúa Kitô; đó là sự khởi đầu và là lời hứa cho sự chuyển hướng độc đáo hoàn toàn chính đáng và không thể đảo ngược liên quan đến số phận của loài người. Chúng ta có thể nói với người nghèo, những người bị ruồng bỏ, những người bị mắc kẹt trong các hình thức nô lệ khác nhau vẫn xảy ra trong xã hội của chúng ta rằng: Phục sinh là lễ mừng của các bạn!

***

Thập tự giá cũng chứa đựng một thông điệp cho những người ở phía đối diện của phương trình này: đó là những kẻ quyền thế, những kẻ mạnh, những người cảm thấy thoải mái trong vai trò của họ là “người chiến thắng.” Và đó luôn luôn là một thông điệp của tình yêu và ơn cứu rỗi, không oán ghét hoặc trả thù. Nó nhắc nhở họ rằng cuối cùng, họ cũng bị ràng buộc vào cùng một số phận như mọi người khác: dù yếu hay mạnh, vô phương tự vệ hay chuyên chế, tất cả đều phải tuân theo cùng một luật lệ và cùng những giới hạn của con người. Cái chết, giống như thanh kiếm của Damocles, treo lơ lửng trên đầu mọi người bằng một sợi chỉ. Thông điệp ấy cảnh báo chống lại cái ác tồi tệ nhất đối với một con người, đó là ảo ảnh cho mình là toàn năng. Chúng ta không cần phải quay lại quá khứ quá xa xưa; lịch sử gần đây thôi cũng đủ để chúng ta nhận thức được mức độ thường xuyên của nguy hiểm này là như thế nào, và nó đã đưa các các cá nhân và các quốc gia đến thảm họa ra sao.

Kinh thánh có những lời khôn ngoan vĩnh cửu cho những người thống trị sân khấu thế giới:

Vậy, hãy học cho biết, hỡi những vị đang nắm quyền trên khắp cõi trần gian/ kẻ quyền thế sẽ bị xét xử thẳng tay. (Kn 6: 1, 6)

Con người không giữ mãi được danh vọng/ thật nó chẳng khác chi con vật một ngày kia phải chết. (Tv 49:20)

Người nào được cả thế giới mà phải đánh mất chính mình hay là thiệt thân, thì nào có lợi gì? (Lc 9:25)

Giáo Hội đã nhận được sự ủy thác của Đấng sáng lập để sát cánh với người nghèo và người yếu đuối, để trở thành tiếng nói cho những người không có tiếng nói, và, tạ ơn Chúa, đó là những gì Giáo Hội đang làm, đặc biệt là nơi người Mục Tử chính của mình.

Nhiệm vụ lịch sử thứ hai mà các tôn giáo cần phải thực hiện cùng nhau ngày hôm nay, bên cạnh việc thúc đẩy hòa bình, là không được giữ im lặng trước tình hình mọi người đều thấy rõ. Một số ít người quyền thế sở hữu nhiều hàng hóa hơn mức họ có thể tiêu thụ, trong khi hằng bao nhiêu thế kỷ qua, vô số người nghèo đã sống mà không có một miếng bánh mì hoặc một ngụm nước để cho con cái họ. Không tôn giáo nào có thể thờ ơ với điều này bởi vì Thiên Chúa của tất cả các tôn giáo không thờ ơ với tất cả những điều ấy.

***

Chúng ta hãy trở lại với lời tiên báo của tiên tri Isaia mà chúng ta đã bắt đầu. Lời tiên báo ấy bắt đầu bằng một mô tả về sự sỉ nhục của người Tôi tớ Chúa, nhưng nó kết thúc bằng một mô tả về sự tôn vinh cuối cùng của người Tôi tớ ấy. Chúa là Đấng phán rằng:

Người sẽ nhìn thấy ánh sáng và được mãn nguyện…

Vì thế, Ta sẽ ban cho nó muôn người làm gia sản,

và cùng với những bậc anh hùng hào kiệt,

nó sẽ được chia chiến lợi phẩm,

bởi vì nó đã hiến thân chịu chết, đã bị liệt vào hàng tội nhân;

nhưng thực ra, nó đã mang lấy tội muôn người

và can thiệp cho những kẻ tội lỗi. (Is 53: 11-12)

Trong hai ngày nữa, với sự loan báo về sự phục sinh của Chúa Giêsu, phụng vụ sẽ nêu danh tính và diện mạo của người chiến thắng này. Chúng ta hãy theo dõi và suy ngẫm trong sự mong đợi.

[1] Xem Howard Thurman, Jesus and the Disinherited (1949; repr., Boston: Beacon Press, 1996).

[2] Xem Howard Thurman, Deep River and The Negro Spiritual Speaks of Life and Death (Richmond, IN: Friends United Press, 1975).

[3] Fyodor Dostoevsky, The Brothers Karamazov, bản dịch. Richard Pevear và Larissa Volokhonsky (New York: Farrar, Straus và Giroux, 2002), tr. 246.


Source:Vatican News
 
Đàng Thánh Giá Colosseum 2019 – Ngậm ngùi cho những kiếp nghèo và những mảnh đời bất hạnh
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
10:02 21/04/2019
Lúc 9 giờ 15 phút tối thứ Sáu Tuần thánh, 19 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự buổi đi đàng Thánh Giá trọng thể tại hý trường Colosseo ở Roma.

Nghi thức này được hàng chục đài truyền hình trên thế giới truyền đi trên hệ thống Mondovisione. Có khoảng 20 ngàn tín hữu đã đến tham dự nghi thức này.

Truyền thống đi đàng Thánh Giá trọng thể tại hý trường Colosseo đã được người Công Giáo Rôma thực hành trong nhiều thế kỷ bắt đầu từ thế kỷ 18 dưới thời Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 14, và được hồi sinh vào năm 1964 bởi Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục.

Từ thời Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, buổi đi đàng Thánh Giá trọng thể tại hý trường Colosseo cũng trở thành một sự kiện được truyền hình trên toàn thế giới.

Ban đầu, chính Đức Giáo Hoàng tự mình vác thập tự giá từ chặng này sang chặng khác, nhưng trong những năm cuối đời ngài, khi tuổi tác và bệnh tật hạn chế sức khoẻ của ngài, Đức Gioan Phaolô II đã chủ sự buổi lễ từ một khán đài trên đồi Palatine. Chỉ vài ngày trước khi qua đời vào năm 2005, Đức Gioan Phaolô II đã theo dõi buổi đi đàng Thánh Giá từ nhà nguyện riêng của ngài trong khi Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin chủ sự toàn bộ buổi lễ.

Truyền thống viết các bài Suy Niệm 14 chặng Đàng Thánh Giá tại Colosseum khác với những bài nguyện ngắm như trong các kinh bổn thường đọc đã được bắt đầu với Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II vào năm 1991. Văn bản các chặng Đàng Thánh Giá ngày Thứ Sáu Tuần Thánh tại Colosseum phản ảnh cái nhìn của Giáo Hội Công Giáo trước thực trạng văn hóa, xã hội và luân lý trong xã hội đương đại. Nó cũng nêu bật tình trạng bị bách hại của các Kitô hữu trên toàn thế giới, tình trạng bất công, những khổ đau của người nghèo và những người bị gạt ra ngoài lề xã hội.

Nhiều bài suy niệm đã đi vào lịch sử như những áng văn chương tuyệt tác như bài Suy Niệm 14 chặng Đàng Thánh Giá tại Colosseum vào năm 2007 của Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Di Sản Văn Hoá của Giáo Hội.

Nội dung Đàng Thánh Giá năm nay, 2019 - theo bản dịch của Vũ Văn An

Dẫn Nhập

Bốn mươi ngày đã trôi qua kể từ khi chúng ta bắt đầu hành trình Mùa Chay với việc xức tro. Hôm nay chúng ta sống lại những giờ cuối cùng của cuộc đời trần thế của Chúa Giêsu, cho đến lúc, từ thập giá, Người kêu lên “Consummatum est”, “đã hoàn tất”. Chúng ta tập trung tại nơi này, nơi hàng ngàn người đã từng chịu tử đạo vì lòng trung thành với Chúa Kitô. Chúng ta muốn đi con đường đau khổ này trong tình hợp nhất với người nghèo, người bị các xã hội chúng ta ruồng bỏ và tất cả những ai ngay giờ này đang chịu đựng sự đóng đinh như là nạn nhân của tâm trí hẹp hòi, các định chế và luật pháp của chúng ta, sự mù quáng và ích kỷ của chúng ta, nhưng đặc biệt sự thờ ơ và cứng lòng của chúng ta. Các Kitô hữu chúng ta cũng bị chứng bệnh đó. Xin Thánh giá Chúa Kitô, một phương tiện của sự chết nhưng cũng là phương thế của sự sống mới, bảo bọc trời và đất, bắc và nam, đông và tây, soi sáng lương tâm của các công dân, của Giáo hội, của các nhà lập pháp và của tất cả những ai tự xưng là môn đệ của Chúa Kitô, để Tin mừng cứu chuộc của chúng ta có thể được mọi người biết đến.

Chặng thứ nhất: Chúa Giêsu bị kết án tử hình

"Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: ‘Lạy Chúa! lạy Chúa!’ là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” (Mt 7:21).

Suy niệm:

Lạy Chúa, ai có thể là môn đệ của Chúa tốt hơn Đức Maria, Mẹ Chúa? Ngài đã chấp nhận thánh ý Chúa Cha ngay ở giờ phút đen tối nhất trong cuộc đời ngài, và ngài đã đứng bên cạnh Chúa, tan nát cõi lòng. Ngài đã thụ thai và mang thai Chúa trong lòng dạ ngài; Ngài ôm Chúa trong vòng tay, ngài tuôn đổ tình yêu của ngài lên Chúa, và ngài đã đồng hành cùng Chúa trong suốt cuộc đời trần thế của Chúa. Làm thế nào ngài có thể không theo Chúa trên đường Calvariô và chia sẻ khoảnh khắc bi thảm và đau đớn nhất của cuộc đời Chúa và của chính ngài?

Cầu nguyện

:

Lạy Chúa, có bao nhiêu bà mẹ ngay hôm nay đang chia sẻ cảm nghiệm của Mẹ Chúa, khi họ khóc cho số phận của con gái và con trai của họ? Có bao nhiêu người thụ thai và sinh con, chỉ để thấy chúng đau khổ và chết vì bệnh tật, suy dinh dưỡng và thiếu nước, chăm sóc y tế và hy vọng cho tương lai? Chúng con cầu nguyện cho những người nắm giữ các chức vụ có trách nhiệm, để họ có thể lưu ý đến tiếng khóc than của những người nghèo đang kêu lên tới Chúa từ mọi nơi trên thế giới của chúng con. Lời khẩn nài của tất cả những cuộc đời trẻ bị kết án tử nhiều cách khác nhau bởi sự thờ ơ phát sinh do các chính sách chính trị ích kỷ và kỳ thị. Xin Chúa ban ơn để không một ai trong số con cái Chúa thiếu công ăn việc làm và tất cả những gì cần thiết cho một cuộc sống lương thiện và xứng đáng.

Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: “Lạy Chúa, xin giúp chúng con thực thi thánh ý Chúa”: trong những lúc khó khăn và tuyệt vọng; trong những lúc đau khổ về thể xác và tinh thần; trong những lúc tối tăm và cô đơn.

Chặng thứ hai: Chúa Giêsu vác Thánh giá

"Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo tôi” (Lc 9:23)

Suy niệm:

Lạy Chúa Giêsu, thật dễ dàng đeo tượng chịu nạn trên dây chuyền quanh cổ chúng con hoặc sử dụng nó để trang trí các bức tường của nhà thờ hoặc căn nhà đẹp đẽ của chúng con. Gặp gỡ và thừa nhận những người mới bị đóng đinh ngày nay thì không dễ dàng bằng: họ là người vô gia cư; người trẻ bị tước mất hy vọng, không có công ăn việc làm và không có triển vọng; những di dân bị loại bỏ nơi các khu ổ chuột ở ngoài rìa xã hội của chúng con sau khi chịu đựng những đau khổ không kể xiết. Đáng buồn thay, những trại này, vốn không an toàn và không an ninh, đang bị san bằng cùng với những giấc mơ và hy vọng của hàng ngàn đàn bà và đàn ông bị hắt hủi, bóc lột và lãng quên. Có biết bao trẻ em cũng phải chịu sự kỳ thị dựa trên nguồn gốc, màu da hoặc địa vị xã hội của chúng? Có biết bao bà mẹ phải chịu đựng sự sỉ nhục khi thấy con cái mình bị chế giễu và tước mất các cơ hội mà các bạn học và những trẻ khác bằng tuổi chúng vốn có?

Cầu nguyện:

Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì bằng chính cuộc sống của Chúa, Chúa đã dạy chúng con cách biểu lộ tình yêu chân chính và vị tha cho người khác, nhất là cho kẻ thù của chúng con hoặc đơn giản là những người khác với chúng con. Lạy Chúa Giêsu, đã bao nhiêu lần chúng con, các môn đệ của Chúa, sẵn sàng để được nhận diện là môn đệ của Chúa khi Chúa thực hiện các việc chữa bệnh và những điều kỳ diệu, khi Chúa nuôi dưỡng đám đông và tha thứ tội lỗi. Thế nhưng, chúng con thấy không dễ như vậy khi Chúa nói về việc phục vụ và tha thứ cho người khác, về việc tự hy sinh và chịu đau khổ. Xin ban ơn để chúng con luôn đem cuộc sống của chúng con ra phục vụ người khác.

Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: “Lạy Chúa, xin giúp chúng con hy vọng”: khi chúng con cảm thấy bị bỏ rơi và cô đơn; khi không dễ theo bước chân của Chúa; khi việc phục vụ người khác trở nên khó khăn.

Chặng thứ ba: Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ nhất

“Chính Người đã mang lấy những bệnh tật của chúng ta, đã gánh chịu những đau khổ của chúng ta” (Is 53: 4)

Suy niệm:

Lạy Chúa Giêsu, trên con đường dốc dẫn đến Đồi Cavariô, Chúa đã chọn trải nghiệm sự yếu ớt và yếu đuối của con người chúng con. Giáo hội sẽ ở đâu hôm nay nếu không có sự hiện diện và lòng quảng đại của rất nhiều tình nguyện viên, những người Samaritanô mới của thiên niên kỷ thứ ba? Một đêm tháng Giêng lạnh lẽo, trên một con phố ở ngoại ô Rôma, ba phụ nữ trẻ châu Phi, chỉ lớn hơn các bé gái một chút, mặc đồ nghèo nàn, đã co cụm vào gần một lò than để giữ cho ấm. Một số người trẻ đi qua trong một chiếc xe hơi, chỉ để mua vui, đã ném vật liệu dễ cháy vào lửa, khiến họ bị phỏng nặng. Vào chính lúc đó, một trong nhiều đơn vị tình nguyện ngoài đường phố đi qua và đến trợ giúp họ. Đơn vị này đưa họ đến bệnh viện và sau đó chào đón họ vào ngôi nhà có gia đình. Cần bao nhiêu thời gian để những phụ nữ trẻ đó được chữa lành không những khỏi các vết phỏng đau đớn mà còn khỏi cả nỗi đau khổ và sự sỉ nhục khi thấy cơ thể của họ bị cắt xén và biến dạng mãi mãi?

Cầu nguyện:

Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì tất cả những người Samaritanô mới của thiên niên kỷ thứ ba, những người, cả ngày nay, cũng có thể thấy trên đường phố của chúng con, cúi xuống một cách đầy yêu thương và trắc ẩn trên các vết thương thể xác và tinh thần của những người sống mỗi đêm trong sợ hãi và khiếp đảm của bóng tối, cô đơn và thờ ơ. Đáng buồn thay, lạy Chúa, ngày nay chúng con thường không còn khả năng nhìn thấy những người túng thiếu, những người bị tổn thương và bị sỉ nhục. Chúng con nhanh chóng yêu cầu người ta tôn trọng quyền và lợi ích của chúng con, nhưng chúng con quên quyền và lợi ích của người nghèo và người cuối cùng đứng xếp hàng. Lạy Chúa, xin ban cho chúng con ơn thánh để vượt qua sự mù quáng của chúng con trước những giọt nước mắt của họ, những đau khổ của họ và tiếng khóc than đau đớn của họ, để qua họ chúng con có thể gặp Chúa.

Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: “Lạy Chúa, xin giúp chúng con yêu thương:

khi được thử thách trở thành người Samaritanô; khi chúng con thấy khó tha thứ; khi chúng con không muốn nhìn thấy sự đau khổ của người khác.

Chặng thứ tư: Chúa Giêsu gặp Đức Mẹ

“Và một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà để những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ được tiết lộ” (Lc 2:35)

Suy niệm:

Lạy Mẹ Maria, khi Mẹ dâng Chúa Giêsu hài đồng trong Đền thờ để lãnh nghi thức thanh tẩy, Ông già Simeon tiên đoán một lưỡi gươm sẽ đâm thâu trái tim Mẹ. Bây giờ là lúc làm mới lại lời xin vâng của Mẹ; sự chấp nhận của Mẹ đối với thánh ý Chúa Cha, mặc dù việc cảm nghiệm đồng hành với con Mẹ, bị coi như phạm nhân, cho đến khi bị Người bị xử tử, khiến Mẹ đau xé lòng. Lạy Chúa, xin thương xót nhiều, quá nhiều, những người mẹ đã để những đứa con nhỏ của họ rời nhà đi châu Âu với hy vọng giúp đỡ các gia đình nghèo khó của chúng, chỉ để gặp phải sự sỉ nhục, khinh miệt và đôi khi cả chết chóc nữa. Giống như cô Tina, chỉ mới hai mươi tuổi, bị giết chết một cách dã man trên đường phố, bỏ lại đứa con chỉ một vài tháng tuổi.

Cầu nguyện:

Lạy Mẹ Maria, ngay lúc này, Mẹ trải qua cùng một bi kịch như tất cả những người mẹ đau khổ vì con cái họ lên đường tới các quốc gia khác với hy vọng có một tương lai tốt đẹp hơn cho bản thân và gia đình chúng, nhưng buồn thay chỉ tìm thấy sự sỉ nhục, khinh miệt, bạo lực, thờ ơ , cô đơn và thậm chí cái chết. Xin ban cho họ sức mạnh và lòng can đảm.

Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: “Lạy Chúa, xin ban ơn để chúng con luôn hỗ trợ và an ủi, và có mặt để sẵn sàng giúp đỡ”: những người mẹ khóc cho số phận con cái họ; những người đã mất hết hy vọng trong cuộc sống; những người hàng ngày trải nghiệm bạo lực và khinh miệt.

Chặng thứ năm: Ông Simong vác thánh giá đỡ Chúa Giêsu

“Hãy mang gánh nặng của nhau, và nhờ thế thi hành trọn vẹn lề luật của Chúa Kitô” (Gl 6: 2)

Suy niệm:

Lạy Chúa Giêsu, trên đường đến Đồi Canvariô, Chúa đã bị đè bẹp bởi sức nặng của việc vác cây thánh giá bằng gỗ thô ráp đó. Chúa hy vọng vô ích có được một dấu hiệu giúp đỡ từ một người bạn, từ một trong những môn đệ của Chúa, từ một trong nhiều người được Chúa xoa dịu đau khổ. Đáng buồn thay, chỉ có một người lạ, Ông Simong quê ở Cyrene, không có nghĩa vụ gì, đã đến giúp đỡ Chúa. Các ông Simong mới của thiên niên kỷ thứ ba đang ở đâu? Hôm nay, chúng con tìm thấy họ ở đâu? Con nghĩ đến trải nghiệm của một nhóm nữ tu thuộc các quốc tịch, các nơi phát xuất và cộng đồng khác nhau, trong hơn mười bảy năm nay, mỗi thứ bảy, chúng con ghé thăm một trung tâm dành cho phụ nữ nhập cư không có giấy hộ thân. Các phụ nữ, thường còn trẻ, nóng lòng chờ đợi để biết số phận của mình, cho dù đó là trục xuất hay cơ hội được ở lại. Chúng con thấy bao nhiêu đau khổ, nhưng đồng thời cũng có bao nhiêu niềm vui khi những người phụ nữ này tìm thấy các Nữ Tu phát xuất từ chính đất nước của họ, nói ngôn ngữ của họ, lau khô nước mắt cho họ, chia sẻ những giây phút cầu nguyện và cử hành, và làm cho những tháng ngày dài đằng sau những thanh sắt và trên vỉa hè xi măng trở nên dễ dàng hơn.

Cầu nguyện:

Cho tất cả những Ông Simong trong lịch sử của chúng con, để họ không bao giờ chùn bước trong ước nguyện được chào đón Chúa trong số những người nhỏ bé nhất trong anh chị em của chúng con, vì biết rằng khi chào đón những thành viên nghèo khổ nhất trong xã hội của chúng con, chúng con chào đón Chúa. Xin cho những người Samaritanô này lên tiếng cho những người không có tiếng nói.

Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: "Lạy Chúa, xin giúp chúng con mang thánh giá của chúng con": khi chúng con mệt mỏi và chán nản; khi chúng con cảm thấy gánh nặng các yếu đuối của chúng con; khi Chúa yêu cầu chúng con chia sẻ những đau khổ của người khác.

Chặng thứ sáu: Bà Veronica lau mặt Chúa Giêsu

“Vì mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25:40)

Suy niệm:

Chúng ta hãy nghĩ về tất cả những đứa trẻ ở nhiều nơi trên thế giới không thể đến trường mà thay vào đó bị khai thác trong các hầm mỏ, cánh đồng và cơ sở đánh cá, bị mua và bán bởi những kẻ buôn người để lấy nội tạng, bị sử dụng và lạm dụng trên đường phố của chúng ta bởi nhiều người, kể cả các Kitô hữu, những người đã đánh mất ý thức về sự thánh thiêng của chính họ và của người khác. Giống như cô gái trẻ với thân hình mảnh khảnh, chúng con đã gặp một buổi tối ở Rôma trong khi những người đàn ông trong những chiếc xe sang trọng xếp hàng để khai thác cô. Cô có thể chỉ bằng tuổi con cái họ. Bạo lực này có thể tạo ra sự mất cân bằng nào trong cuộc sống của tất cả những phụ nữ trẻ, những người chỉ cảm nghiệm được sự áp bức, cao ngạo và thờ ơ của những người, ngày đêm, tìm kiếm họ, sử dụng và khai thác họ, chỉ để sau đó vứt họ trở lại đường phố, làm con mồi cho tên lái buôn cuộc sống con người tiếp theo?

Cầu nguyện:

Lạy Chúa Giêsu, hãy rửa sạch đôi mắt để chúng con nhìn thấy khuôn mặt của Chúa nơi anh chị em của chúng con, nhất là nơi tất cả những đứa trẻ, ở nhiều nơi trên thế giới, đang sống trong nghèo đói và bẩn thỉu. Các trẻ em bị tước mất quyền có một tuổi thơ hạnh phúc, học hành và hồn nhiên. Những em nhỏ bị sử dụng như hàng hóa rẻ tiền, mua và bán mặc ý. Lạy Chúa, chúng con xin Chúa thương xót và cảm thương thế giới bệnh hoạn này. Hãy giúp chúng con khám phá lại vẻ đẹp của phẩm giá chúng con và của những người khác, như những con người được tạo dựng giống hình ảnh và họa ảnh của Chúa.

Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện, và thưa: “Lạy Chúa, xin giúp chúng con nhìn thấy”: khuôn mặt của những đứa trẻ vô tội đang xin chúng con giúp đỡ; các bất công xã hội; phẩm giá cố hữu của con người đang bị vi phạm.

Chặng thứ bảy: Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ hai

“Bị nguyền rủa, Người không nguyền rủa lại, chịu đau khổ mà chẳng ngăm đe; nhưng một bề phó thác cho Đấng xét xử công bình” (1 Pr 2:23)

Suy niệm:

Xung quanh ta, ta thấy người ta khát mong trả thù xiết bao! Xã hội của chúng ta ngày nay đã đánh mất giá trị tha thứ vĩ đại, một hồng phúc không gì sánh kịp, một phương thuốc chữa lành các vết thương, nền tảng của hòa bình và chung sống của con người. Trong một xã hội nơi sự tha thứ bị coi là yếu đuối, Lạy Chúa, Chúa yêu cầu chúng con không dừng lại ở vẻ bề ngoài. Không bằng lời nói, mà bằng gương sáng của Chúa. Đối với những người đã hành hạ Chúa, Chúa hỏi: Tại sao các ông lại bách hại tôi?” Vì Chúa biết rất rõ rằng công lý chân thực không bao giờ có thể dựa trên sự thù hận và trả thù. Xin giúp chúng con có khả năng xin, và ban sự tha thứ.

Cầu nguyện:

“Lạy Cha, xin Cha tha thứ cho họ; vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23:34). Lạy Chúa, Chúa cũng mang gánh nặng bị kết án, từ chối, bỏ rơi và đau khổ do những người đã gặp Chúa, lắng nghe Chúa và theo Chúa. Khi biết chắc chắn rằng Chúa Cha không bỏ rơi Chúa, Chúa đã tìm thấy sức mạnh để chấp nhận thánh ý của Người bằng cách ban phát sự tha thứ, tình yêu và hy vọng cho những người ngày nay, giống như Chúa, đang bước đi cùng một nẻo đường bị chế giễu, khinh bỉ, nhạo báng, từ bỏ, phản bội và cô đơn .

Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: “Lạy Chúa, xin giúp chúng con an ủi”: những người cảm thấy bị xúc phạm và bị nhục mạ; những người cảm thấy bị phản bội và sỉ nhục; những người cảm thấy bị phán xét và lên án.

Chặng thứ tám: Chúa Giêsu gặp gỡ các phụ nữ

"Hỡi chị em thành Giêrusalem, đừng khóc thương tôi làm gì. Có khóc thì khóc cho phận mình và cho con cháu” (Lc 23:28)



Suy niệm:

Tình hình xã hội, kinh tế và chính trị của di dân và nạn nhân của nạn buôn người thách thức và làm chúng ta bối rối. Chúng ta phải có lòng can đảm, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô kiên quyết chủ trương, để tố cáo nạn buôn người như tội ác chống lại loài người. Tất cả chúng ta, và các Kitô hữu nói riêng, phải nhận ra rằng tất cả chúng ta phải chịu trách nhiệm về vấn đề này, và tất cả chúng ta có thể và phải là một phần của giải pháp. Tất cả chúng ta, nhưng trước hết các phụ nữ, đang được thách thức trở nên can đảm. Can đảm trong việc biết cách nhìn và hành động, như các cá nhân và như một cộng đồng. Chỉ bằng cách hợp nhất trong nghèo đói, chúng ta mới có thể biến nó thành một kho báu vĩ đại, có khả năng thay đổi cách tiếp cận của người ta và giảm bớt các đau khổ của nhân loại. Người nghèo, người nước ngoài, người khác, không nên bị coi như kẻ thù để bác bỏ và chống lại, mà là anh chị em cần được chào đón và giúp đỡ. Họ không phải là vấn đề, nhưng là một nguồn tài nguyên quý giá cho các kinh thành kiên cố của chúng ta, nơi thịnh vượng và tiêu thụ không làm giảm bớt sự kiệt lực và mệt mỏi ngày càng gia tăng của chúng ta.

Cầu nguyện:

Lạy Chúa, xin dạy chúng con nhìn bằng đôi mắt của Chúa, bằng ánh mắt chào đón và thương xót mà Chúa vốn dùng để nhìn các hạn chế và nỗi sợ hãi của chúng con. Xin giúp chúng con bắt chước Chúa trong cách chúng con xem xét các ý tưởng, hành vi và quan điểm khác nhau. Xin giúp chúng con nhận ra rằng chúng con là thành phần của cùng một gia đình nhân loại, và tìm các cách táo bạo mới mẻ để chấp nhận sự đa dạng và cùng nhau làm việc để xây dựng các cộng đồng, gia đình, giáo xứ và xã hội dân sự.

Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: "Xin giúp chúng con chia sẻ nỗi đau khổ của người khác": những người đau buồn về cái chết của những người thân yêu; những người cảm thấy khó khăn trong việc yêu cầu giúp đỡ và an ủi; những người đã kinh qua áp bức và bạo lực.

Chặng thứ chín: Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ ba

“Bị ngược đãi, người cam chịu nhục, chẳng mở miệng kêu ca; như chiên bị đem đi làm thịt” (Is 53: 7)

Suy niệm:

Lạy Chúa, Chúa ngã xuống đất lần thứ ba, kiệt sức và bị làm nhục, dưới sức nặng của thập giá. Giống như tất cả những cô gái bị ép buộc sống trên đường phố bởi các nhóm buôn người trong chế độ nô lệ của con người. Giống như Chúa, họ không thể chịu nổi sự kiệt sức và tủi nhục khi nhìn thấy các thân thể trẻ của họ bị thao túng, lạm dụng và hủy hoại, cùng với niềm hy vọng và các ước mơ của họ. Các phụ nữ trẻ đó cảm thấy bị phân làm hai: bị lùng sục và bị sử dụng, đồng thời bị bác bỏ và lên án bởi một xã hội làm lơ một cách thuận tiện loại khai thác này, thành quả của nền văn hóa vứt bỏ của nó. Vào một trong nhiều đêm trên đường phố Rôma, con đi tìm một người phụ nữ trẻ mới đến Ý. Không thấy cô trong nhóm của cô, con liên tục gọi tên cô: "Mercy!" Trong bóng tối, con bắt gặp cảnh cô bé cuộn tròn và nửa ngủ nửa tỉnh bên hè phố. Khi nghe con gọi, cô tỉnh dậy và nói rằng cô không thể tiếp tục chịu đựng được nữa. "Tôi không thể chịu đựng được nữa", cô tiếp tục lặp lại. Con nghĩ tới mẹ cô. Nếu bà biết chuyện gì đã xảy ra với con gái bà, hẳn bà sẽ bật khóc.

Cầu nguyện:

Lạy Chúa, đã bao lần Chúa hỏi chúng con câu hỏi gây bối rối này: "Em trai của con đang ở đâu? Em gái của con đang ở đâu?" Đã bao nhiêu lần Chúa nhắc nhở chúng con rằng tiếng khóc xé lòng của họ đã thấu tới Chúa? Xin giúp chúng con chia sẻ nỗi khổ của tất cả những người bị coi là đồ bỏ. Thật quá dễ dàng lên án người ta và những tình huống khó khăn xúc phạm đến cảm thức tao nhã giả tạo của chúng con. Nhưng chấp nhận trách nhiệm của chúng con trong tư cách cá nhân, chính phủ và cộng đồng Kitô giáo là điều không dễ dàng bằng.

Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: "Lạy Chúa, xin ban cho chúng con sức mạnh và lòng can đảm để từ bỏ": sự bóc lột và sỉ nhục mà nhiều bạn trẻ phải đối diện; sự thờ ơ và im lặng của nhiều Kitô hữu; các luật lệ bất công thiếu nhân tính và liên đới.

Chặng thứ mười: Chúa Giêsu bị lột áo quần

“Anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại” (Cl 3:12)

Suy niệm:

Tiền bạc, tiện nghi, quyền lực. Đây là những ngẫu thần của mọi thời đại. Nhất là thời của chúng ta, một thời có thể huênh hoang về sự tiến bộ to lớn trong việc thừa nhận các quyền cá nhân. Mọi sự đều có thể được mua, kể cả thân thể của các vị thành niên, bị lột mất phẩm giá của họ và hy vọng cho tương lai. Chúng ta đã quên mất tính trung tâm của con người nhân bản, phẩm giá, vẻ đẹp và sức mạnh của mỗi người nam nữ. Dù trong khi thế giới đang xây dựng những bức tường và rào cản, chúng ta muốn nhìn nhận và cảm ơn tất cả những ai bằng nhiều cách khác nhau trong những ngày tháng này đã liều mạng sống của họ, nhất là ở Địa Trung Hải, để cứu sống nhiều gia đình đi tìm sự an toàn và cơ hội. Các con người nhân bản chạy trốn nghèo đói, độc tài, thối nát và nô dịch.

Cầu nguyện:

Lạy Chúa, xin giúp chúng con khám phá lại vẻ đẹp và sự phong phú nơi mọi người và nơi mọi dân tộc như một hồng phúc độc đáo của Chúa, đặt chúng để phục vụ toàn bộ xã hội chứ không bị sử dụng cho lợi nhuận hoặc lợi ích cá nhân của chúng con. Lạy Chúa Giêsu, xin ban ơn để gương sáng và lời dạy của Chúa về lòng thương xót và tha thứ, về sự khiêm nhường và kiên nhẫn, làm chúng con trở thành nhân bản hơn, và nhờ đó, trở thành Kitô hữu hơn.

Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: "Lạy Chúa, xin ban cho chúng con những tấm lòng thương xót": khi phải đối diện với lòng ham muốn hưởng lạc, quyền lực và tiền bạc; khi phải đối diện với những bất công giáng xuống người nghèo và người yếu thế; khi phải đối diện với những ảo tưởng phát sinh từ lợi ích bản thân.

Chặng thứ mười một: Chúa Giêsu bị đóng đinh vào Thập giá

“Lạy Cha, xin tha thứ cho họ, vì họ không biết việc họ làm "(Lc 23:34)

Suy niệm:

Xã hội của chúng ta tuyên bố bình đẳng về quyền lợi và phẩm giá cho mọi con người nhân bản. Tuy nhiên, nó thực hành và dung dúng sự bất bình đẳng. Nó thậm chí chấp nhận các hình thức bất bình đẳng cực đoan. Đàn ông, đàn bà và trẻ em bị mua bán bởi những lái buôn người mới. Các nạn nhân của nạn buôn người sau đó bị người khác lợi dụng. Và cuối cùng, họ bị vứt bỏ, bị loại bỏ như những hàng hóa vô giá trị. Có bao nhiêu người đang trở nên giàu có hơn bằng cách nuốt chửng máu thịt của người nghèo?

Cầu nguyện:

Lạy Chúa, có bao nhiêu người đàn ông và đàn bà ngay ngày hôm nay đang bị đóng đinh, các nạn nhân của sự bóc lột tàn bạo, lột hết phẩm giá, tự do và hy vọng cho tương lai! Tiếng kêu cứu của họ thách thức chúng con như các cá nhân, chính phủ, xã hội và Giáo hội. Làm thế nào chúng con lại có thể tiếp tục đóng đinh Chúa bằng sự đồng lõa của chúng con trong việc buôn bán người? Xin ban cho chúng con đôi mắt để nhìn và một trái tim để cảm nhận sự đau khổ của tất cả những ai ngày nay cũng đang bị đóng đinh bởi các hệ thống sống và tiêu thụ của chúng con.

Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: "Lạy Chúa, xin thương xót": những người mới bị đóng đinh trên khắp thế giới ngày nay; những người trong xã hội ban hành luật pháp và thực thi quyền lực; những người không thể tha thứ và không thể yêu thương.

Chặng thứ mười hai: Chúa Giêsu chết trên Thập giá

"Lạy Chúa, lạy Chúa, tại sao Chúa lại từ bỏ con?" (Mc 15, 34)

Suy niệm:

Lạy Chúa, trên thập giá, Chúa cũng mang sức nặng của sự khinh miệt, nhạo báng, lăng mạ, bạo lực, bỏ rơi và thờ ơ. Chỉ có Mẹ Maria, Mẹ của Chúa và một vài phụ nữ khác ở lại với Chúa như là nhân chứng cho sự đau khổ và cái chết của Chúa. Xin cho tấm gương của họ gợi hứng cho chúng con biết cam kết sát cánh với tất cả những người chết ngày hôm nay trên các đồi Canvariô khắp thế giới: trong các trại chuyển tiếp, trên những con thuyền bị từ chối vào cảng an toàn, tại các nơi tạm trú, những điểm nóng và căn trại cho các công nhân thời vụ, giữa các cuộc đàm phán kéo dài về điểm đến cuối cùng của họ.

Cầu nguyện:

Lạy Chúa, chúng con nài xin Chúa: xin giúp chúng con trở thành những người hàng xóm thực sự cho những người mới bị đóng đinh và tuyệt vọng trong thế giới ngày nay. Xin dạy chúng con lau nước mắt cho họ, an ủi họ, thậm chí như Chúa được an ủi bởi sự hiện diện của Mẹ Maria và các người phụ nữ khác ở dưới chân thập giá của Chúa.

Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: "Lạy Chúa, xin giúp chúng con tự do hiến thân": cho tất cả những ai đau khổ vì bất công, thù hận và báo thù; cho tất cả những ai bị vu khống và kết án một cách bất công; cho tất cả những ai cảm thấy cô đơn, bị bỏ rơi và bị sỉ nhục.

Chặng thứ mười ba: Chúa Giêsu được đưa xuống khỏi thập giá

“Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác"(Ga 12,24)

Suy niệm:

Trong thời đại tin tức chớp nhoáng này, ai còn nhớ hai mươi sáu phụ nữ trẻ Nigeria bị chết đuối và đám tang của họ được tổ chức ở Salerno? Đồi Canvariô của họ thật dài và khó khăn. Đầu tiên là băng qua sa mạc Sahara, chen chúc trong những chiếc xe buýt xiêu vẹo. Sau đó, họ bị buộc phải ở trong các trại giam đáng sợ ở Libya. Cuối cùng là nhảy xuống biển, nơi họ chết ngay ngoài cổng "miền đất hứa". Hai trong số họ đang mang trong mình hồng phúc sự sống mới, những đứa con sẽ không bao giờ nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, cái chết của họ, giống như cái chết của Chúa Giêsu lúc được đưa xuống khỏi Thập giá, không phải là vô ích. Chúng ta giao phó tất cả các mạng sống này cho lòng thương xót của Thiên Chúa, Cha chúng ta và Cha của tất cả mọi người, nhất là những người nghèo khổ, tuyệt vọng và bị hạ phẩm giá.

Cầu nguyện:

Lạy Chúa, vào giờ này, chúng con nghe thấy lời kêu than của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Lampedusa, địa điểm của cuộc tông du đầu tiên của ngài: "Có ai khóc chưa?" Và bây giờ sau vô số vụ đắm tàu, chúng con tiếp tục kêu than: "Có ai khóc chưa?" Chúng con tự hỏi, có ai khóc trước hai mươi sáu quan tài xếp hàng và phủ đầy hoa hồng trắng đó? Chỉ có năm trong số những người phụ nữ này đã được nhận diện. Không tên hay không, tất cả bọn họ đều là con gái và em gái của chúng con. Tất cả đều đáng được tôn trọng và tưởng nhớ. Họ kêu gọi chúng con - các tổ chức của chúng con, chính quyền của chúng con và mỗi chúng con nhận trách nhiệm vì đã im lặng và thờ ơ.

Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: "Lạy Chúa, xin cho chúng con cùng khóc": trước đau khổ của người khác; trước mọi quan tài không tên đó; trước nước mắt của rất nhiều bà mẹ.

Chặng thứ mười bốn: Chúa Giêsu được táng trong mộ

"Thế là đã hoàn tất!" (Ga 19:30)

Suy niệm:

Sa mạc và biển cả đã trở thành nghĩa trang mới của thế giới chúng ta. Những cái chết khiến chúng ta không nói nên lời. Tuy nhiên, trách nhiệm phải được lãnh nhận. Người ta để anh chị em của họ chết: đàn ông, đàn bà, trẻ em mà chúng ta không thể, hoặc không chịu cứu. Trong khi các chính phủ, tự giam mình trong các cung điện quyền lực của họ, tranh luận, thì sa mạc Sahara chứa đầy xương của những người đàn ông và đàn bà không thể sống thoát sự suy kiệt, đói và khát. Biết bao nỗi đau liên quan đến những cuộc xuất hành mới này! Biết bao sự tàn nhẫn đã gây ra cho những người chạy trốn khỏi quê hương của họ: trong những chuyến đi tuyệt vọng của họ, trong sự tống tiền và tra tấn mà họ chịu đựng, trên biển khơi đã trở thành mộ huyệt nước.

Cầu nguyện:

Lạy Chúa, xin cho chúng con nhận ra rằng tất cả chúng con đều là con cái của một Cha. Xin cho cái chết của Con Chúa là Chúa Giêsu ban cho các nhà lãnh đạo và các nhà lập pháp của các quốc gia ý thức được vai trò họ phải đóng trong việc bảo vệ mọi người được tạo dựng giống hình ảnh và họa ảnh của Chúa.

KẾT THÚC:

Chúng ta muốn kể lại câu chuyện của Favour, một bé thơ mới chín tháng, rời Nigeria với cha mẹ còn trẻ của em, những người đi tìm một tương lai tốt hơn ở châu Âu. Trong cuộc hành trình lâu dài và nguy hiểm ở Địa Trung Hải, cha và mẹ em đã chết cùng với hàng trăm người khác từng dựa vào những tên buôn người vô đạo đức để đến vùng đất hứa. Chỉ một mình Favour sống sót; giống như Môsê, em đã được vớt khỏi biển nước. Ước gì đời em trở thành ánh sáng hy vọng trên nẻo đường hướng tới một nhân loại huynh đệ hơn.

Cầu nguyện:

Lạy Chúa, khi kết thúc đường thập giá của Chúa, chúng con xin Chúa dạy chúng con tỉnh táo, cùng với Mẹ của Chúa và các người phụ nữ đứng cạnh Chúa trên Đồi Canvariô, chờ đợi sự phục sinh của Chúa. Xin cho nó trở thành ngọn hải đăng hy vọng, hân hoan, sự sống mới, tình huynh đệ, sự chấp nhận và hiệp thông giữa các dân tộc, tôn giáo và hệ thống luật pháp. Ngõ hầu, mọi con trai và con gái của loài người sẽ thực sự được công nhận trong phẩm giá làm con trai và con gái của Thiên Chúa, và không bao giờ bị đối xử như các nô lệ nữa.
 
Ngôi nhà thờ công bố Tin Mừng Phục sinh trước bất cứ nhà thờ nào trên thế giới
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:17 21/04/2019
Lúc 7h30 sáng thứ Bẩy 20 tháng Tư, Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa là Giám Quản Tòa Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ Giêrusalem đã cử hành thánh lễ Vọng Phục sinh tại đền thờ Chúa Phục sinh.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Theo truyền thống của Giáo Hội Thánh Lễ Vọng Phục Sinh tại Giêrusalem, diễn ra vào sáng Thứ Bảy Tuần Thánh vào lúc 7h30 SÁNG. Sáng thứ Bẩy chứ không phải tối thứ Bẩy, nghĩa là không thống nhất với phần còn lại của Giáo Hội. Việc cử hành sớm như thế là để chắc chắn rằng Giáo Hội Mẹ tại Giê-ru-sa-lem luôn là người đầu tiên công bố Tin Mừng Phục Sinh trong bài Vinh Tụng Ca hát mừng chiến thắng của Chúa Kitô trên sự chết và tội lỗi.

Cùng đồng tế với Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa có Đức Giám Mục William Shomali, và Đức Giám Mục Kamal Batish là Giám Mục Phụ Tá của Tòa Thượng Phụ Latinh, và Đức Giám Mục Giacinto Boulos Marcuzzo, Giám Mục Phụ Tá của Nazareth và hơn 250 linh mục.

Cùng đồng tế trong thánh lễ còn có Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli là sứ thần Tòa Thánh tại Israel và Palestine và Đức Cha Giorgio Lingua, là sứ thần Tòa Thánh tại Jordan.

Một linh mục dòng Phanxicô đang công bố Tin Mừng Phục sinh:

Trong thông điệp Phục sinh gởi cho các tín hữu trong vùng ký bởi 13 nhà lãnh đạo của các Giáo Hội Kitô tại Giêrusalem bao gồm Công Giáo, Chính Thống Giáo Hy Lạp, Giáo Hội Armenia Tông Truyền, Chính Thống Giáo Coptic, Chính Thống Giáo Syria, Chính Thống Giáo Ethiopia, và các hệ phái Tin Lành, các vị viết:

“Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta! Do lượng hải hà, Người cho chúng ta được tái sinh để nhận lãnh niềm hy vọng sống động, nhờ Đức Giêsu Kitô đã từ cõi chết sống lại (1 Pet 1:3).

Chúng tôi, các Thượng Phụ và những người đứng đầu các Giáo hội ở Giêrusalem, cùng nhau gửi lời chúc Phục Sinh của chúng tôi và lời hân hoan công bố Tin Mừng Phục Sinh của Chúa và là Đấng Cứu Độ của chúng ta cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi. Từ Giêrusalem, nơi Chúa Kitô đã sống lại từ cõi chết, chúng tôi ban phước lành cho các tín hữu đang cử hành Lễ Phục Sinh vào thời điểm hồng phúc này.

Trong hơn hai ngàn năm qua, những người hành hương đã theo bước chân của Chúa Giêsu và tuôn đến Giêrusalem để nhìn thấy ngôi mộ trống. Sự phục sinh của Chúa chúng ta là một sự kiện lịch sử bao gồm sự đổi mới toàn bộ trật tự vũ trụ và canh tân khuôn mặt của toàn bộ sáng tạo. Đây là thời gian mà Gia Đình Kitô Giáo trên toàn thế giới ghi nhớ công cuộc cứu chuộc của Thiên Chúa qua cuộc sống, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Giêrusalem, Thành phố của Hy vọng và Phục sinh, vẫn là một biểu tượng thiêng liêng cho ơn cứu rỗi và một sự phản chiếu của Giêrusalem mai sau trên trời. Trong thực tế, tính chất thiêng liêng, hiệp nhất và siêu nhiên này của Giêrusalem vẫn tiếp tục là một ngọn hải đăng cho hy vọng, hòa bình, và cuộc sống cho người dân trong khu vực này và trên toàn thế giới. Chúng tôi cầu nguyện rằng ở đây, nơi Thánh Địa này, chúng tôi có thể tiếp tục mà không bị cản trở để hoàn thành nghĩa vụ thiêng liêng của chúng tôi như những biểu hiện của Tin Mừng sống động trong việc phục vụ người nghèo, tìm kiếm công lý và bước đi trong ánh sáng và tình yêu của Chúa Kitô Phục Sinh.

Tin Mừng cho chúng ta biết rằng trước khi Chúa Giêsu lên trời vinh hiển, Ngài đã phải trải qua cuộc thương khó, và trước khi bước vào vinh quang Ngài đã bị đóng đinh. Chúng ta cầu nguyện lên Thiên Chúa toàn năng để những người đang bước theo con đường thập giá có thể thấy rằng đó là con đường của hy vọng, bình an và sự sống. Chúng ta cầu nguyện cho tất cả những ai đang đau khổ tại khu vực này và trên toàn thế giới, và tất cả những ai đang phải chịu đựng trong im lặng; cho những người tị nạn, và những người phải di dời, cho những ai đang bị áp bức, những ai trong tình cảnh quẫn bách, cho tất cả nạn nhân của bạo lực và phân biệt đối xử, và cho tất cả những người cố gắng mưu cầu công lý và hòa giải.

Sự Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta từ trong kẻ chết là lời nhắc nhở thường xuyên rằng quyền năng của sự dữ và cái chết sẽ không có tiếng nói cuối cùng, thay vào đó sự sống đã chiến thắng cái chết và bóng tối. Thiên Chúa đã hòa giải chúng ta với chính Ngài trong Đức Chúa Giêsu Kitô và mời gọi chúng ta tiếp bước Người trong sứ vụ hòa giải. Xin Chúa Phục Sinh củng cố chúng ta qua Thánh Thần của Ngài để chúng ta có thể bước đi trong ánh sáng phục sinh của Người để yêu mến, phục vụ và mang lại Tin Mừng cho tất cả mọi người.

Chúa Kitô đã sống lại. Alleluia! Ngài thực sự đã sống lại. Alleluia!
 
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, 22/4/2019: Sứ điệp Phục Sinh 2019 và Phép Lành “Urbi et Orbi” của ĐTC Phanxicô
VietCatholic Network
23:35 21/04/2019


Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Sứ điệp Phục sinh 2019 và Phép Lành “Urbi et Orbi” của Đức Thánh Cha Phanxicô.

2- Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành Thánh Lễ Phục Sinh tại quảng trường thánh Phêrô.

3- Cuộc tấn công vào ngày Chúa Nhật Phục sinh ở Sri Lanka gây thương vong cho hàng trăm người.

4- Đức Thánh Cha chủ sự lễ Vọng Phục Sinh trong Đền Thờ Thánh Phêrô.

5- Đức Thánh Cha chủ sự buổi đi Đàng Thánh Giá tại Hý trường Colosseo ở Roma.

6- Đức Thánh Cha chủ sự lễ tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa Kitô.

7- Đức Thánh Cha cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly tại nhà tù ở Velletri.

8- Đức Thánh Cha Chủ sự Thánh Lễ làm phép Dầu.

9-Các vị lãnh đạo Kitô tại Jerusalem bảo vệ Thành Thánh.

10- Giới thiệu Thánh Ca: Hoan Ca Phục Sinh.

Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết: