Ngày 23-04-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Lắng nghe và đáp lại lời Đức Giêsu mục tử
Lm. Jude Siciliano, OP
06:12 23/04/2010
CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH C

Cv 13: 43-52; Tv. 100; Kh 7: 9, 14-17; Ga: 10: 27-30

Bài Tin mừng hôm nay là một trong những mâu thuẫn giữa Đức Giêsu và giới lãnh đạo tôn giáo. Đoạn Tin Mừng trước, Người tự nhận mình là Mục Tử Tốt (10,11-14). Người nói Người có thể hy sinh mạng sống vì đoàn chiên. Nhiều người nghe Đức Giêsu nói thế đã cho rằng Người bị “quỷ ám và điên khùng rồi” (Ga 10,20). Nhưng những người khác lại bảo “người bị quỷ ám đâu có nói được như vậy ! Chẳng lẽ quỷ có thể mở mắt cho người mù được sao?” (10,21).

Đôi khi người ta nói rằng “nếu tôi sống vào thời Đức Giêsu, xem và nghe thấy Người nói thì lòng tin của tôi đã vững mạnh hơn bây giờ nhiều.” Nhưng lòng tin có vẻ như không phải là thái độ đáp trả tự động đối với những người đã thấy và đã nghe Đức Giêsu giảng. Thực ra, đối với nhiều người nghe Đức Giêsu, thì lời và hành động của Người lại gây lên sự chống đối.

Trong bối cảnh của nhiều cuộc xung đột khác, Đức Giêsu mạnh mẽ và can đảm nhận mình là Mục Tử Tốt. Nhưng những kẻ chống đối không nhận ra nơi Người sự mạc khải của Thiên Chúa. Tuy nhiên, một số đã nhận ra, và bài Tin Mừng hôm nay đã cho thấy rõ họ đã tin như thế nào – Thiên Chúa đã chọn họ và dẫn họ đến với Đức Giêsu (“Cha tôi, Đấng đã ban chúng cho tôi…”). Đây là một sứ điệp mạnh mẽ về hành động của ân sủng. Chính Thiên Chúa chọn chúng ta chứ chúng ta đã không chọn Ngài. Nhưng những ai được chọn thì có trách nhiệm, như chiên của người Mục Tử, lắng nghe và đáp lại những gì chúng ta nghe được nơi Người.

Bài Tin Mừng hôm nay trích từ chương 10, nói đến những việc xảy ra vào dịp lễ cung hiến Đền thờ, vào mùa đông. Đây là thời điểm khá gần với đại lễ của người Do Thái, cơ hội cho những người có lòng tin ăn mừng biến cố Macabê chiến thắng quân Syri vào khoảng năm 160 trước Chúa Giáng sinh. Dân Syri đã xúc phạm Đền Thờ nên Macabê đã nổi dậy giành lại và thánh hiến Đền Thờ. Vì thế, đại lễ này khơi dậy lòng yêu nước cũng như niềm hy vọng sẽ một lần nữa được tự do; lần này là thoát khỏi bàn tay cai trị hà khắc của người Rôma. Vào dịp lễ Cung Hiến Đền Thờ thì tinh thần của dân lại được khơi dậy một niềm hy vọng về Đấng Mêssia mà Thiên Chúa hứa gởi đến cho dân.

Trong Cựu Ước và Tân Ước, chúng ta có thể thấy nhiều lần đề cập đến chiên và mục tử. Chiên có giá trị kinh tế ở xứ Palestin, vì thế cả dân ở thôn quê lẫn thành thị đều có thể nuôi chiên, ít là như một nghề phụ. Mục đồng thường sống khá khổ cực và thường xuyên phải đi xa nhà để chăn dẫn đàn chiên. Họ cũng phải đối mặt với khó khăn nguy hiểm do thú dữ và cả những tên trộm. Mục đồng phải giữ đàn chiên ở chung với nhau, vì chúng thường dễ đi lạc, và còn phải dẫn chúng đến nguồn nước cho chúng uống và đến đồng cỏ cho chúng ăn.

Vì thế chúng ta thấy được tầm quan trọng của sứ điệp Đức Giêsu đã nói cho thính giả của Người trước đó, khi Người nói mình là Mục Tử Tốt. Trong bối cảnh Lễ Cung Hiến Đền Thờ, Đức Giêsu vẽ lên hình ảnh của người mục tử để mô tả Người như Đấng có thể dẫn dắt, bảo vệ và nuôi dưỡng dân của Người – những con chiên biết lắng nghe và đi theo tiếng gọi của Người. Trong Cựu Ước, Đức Chúa được mô tả như là Mục Tử (xc. Êdêkien 34 và Thánh vịnh 23) có thể chăm sóc đàn chiên, vì mục tử được chọn đã sa ngã trầm trọng. Vì thế, khi tự xưng mình là Mục Tử Tốt thì Đức Giêsu cũng đã tự xác nhận căn tính Thiên Chúa của Người, khi Người nói: “Tôi và Chúa Cha là một.”

Những ai đón nhận Đức Giêsu và lời của Người thì cũng nhận được những gì Thiên Chúa ban qua Người (“Tôi sẽ ban cho chúng sự sống đời đời và muôn đời chúng sẽ không phải diệt vong.”). Những kẻ chống đối Đức Giêsu hiểu rất rõ những gì Người muốn nói, vì trong đoạn tiếp theo, sau bài Tin Mừng hôm nay, có nói rằng: “Họ lấy đá để ném Đức Giêsu.” (câu 31)

Đức Giêsu khiến dân chúng ngạc nhiên, Người không phải là đấng Mêssia như họ mong muốn. Người đã không tập hợp quân đội để lật đổ quân La Mã. Người cũng đã chẳng sống theo kiểu một người công chính mà những người chống lại Người đòi hỏi nơi một người được Thiên Chúa sai đến. Vậy thì điều gì chứng minh được những lời Người đã nói: “Tôi và Chúa Cha là một”? Trong Tin Mừng Gioan, Đức Giêsu đã không thực hiện dấu lạ chỉ để thuyết phục những kẻ thách thức uy quyền của Người. Dân chúng phải đặt niềm tin tưởng nơi Người và đón nhận sứ điệp của Người. Điều này thật khó thực hiện đối với những người đương thời của Người, những người mong chờ một đấng Mêssia kiểu khác.

Tin là một chủ đề quan trọng trong Tin Mừng Gioan, và đó không phải những gì người ta có thể bị lôi kéo bởi những chứng cứ hùng hồn hay dấu lạ vĩ đại. Đó là món quà Thiên Chúa phú bẩm trong chúng ta để có thể khơi lên một thái độ tin tưởng vào Đức Giêsu và khiến chúng ta rập khuôn cuộc đời mình theo những lời dạy của Người – dù lúc thuận lợi hay không thuận lợi. Chiên của Đức Giêsu thì nghe tiếng Người và đi theo Người dẫu chúng ta có phải bước đi trong “thung lũng âm u” (Tv23,4).

Vấn đề thời gian không thể khiến niềm tin vào Đức Giêsu dễ dàng hơn chút nào. Niềm tin của chúng ta chịu thử thách khi mọi thứ trở nên tồi tệ - trong cuộc sống riêng của chúng ta, trên thế giới, nhất là trong Hội thánh của chúng ta ngày nay. Như những người đương thời với Đức Giêsu, chúng ta cũng cần một dấu để tin. Đôi khi chúng ta không nhận được bất kỳ dấu chỉ nào, không một lời đáp trả cho những điều khấn xin, không một lối thoát nào khỏi một tình cảnh khó khăn. Nhưng chúng ta luôn được đòi hỏi phải tin tưởng vào lời Đức Giêsu – để chúng ta được an toàn trong “tay Chúa Cha”.

Vì vẫn còn là mùa Phục sinh nên chúng ta vẫn mong sứ điệp Tin Mừng của những Chúa Nhật này có cảm giác vui tươi. Thế mà suốt mùa Phục sinh này Đức Giêsu lại nói với chúng ta giữa những mâu thuẫn và chống đối. Chúng ta sẽ nhìn lại những biến cố trong cuộc đời Đức Giêsu, và trong ánh sáng của niềm tin phục sinh của chúng ta, chúng ta đang thể hiện ý nghĩa lời của Người trong cuộc sống của chúng ta – cuộc sống mà vẫn còn đầy những mâu thuẫn và chống đối. Hôm nay, chúng ta nghe Người mời gọi chúng ta tin tưởng nơi Người, Mục Tử, ngay cả khi người khác hay những biến cố của cuộc sống đe dọa đức tin của chúng ta.

Có thể xem như bài Tin Mừng hôm nay đã được chọn trong mùa phục sinh này vì có nói đến sự sống đời đời. Đức Kitô Phục sinh ban cho chúng ta sự sống của Người (“Tôi ban cho chúng sự sống đời đời”). Thời Đức Giêsu, không phải tất cả mọi người Do Thái đều tin vào sự sống đời sau. Nhóm Sađốc không tin, còn nhóm Pharisêu, những người tin vào sự bất tử của linh hồn, thì lại tin (Cv 23,6-9).

Nhưng trong Tin Mừng Gioan, Đức Giêsu không chỉ ban sự sống đời đời cho một số người nào đó trong tương lai, nhưng cho những ai, như Người nói, “ai nghe lời Tôi” (5,24) – và sự sống ấy có ngay lúc này. Như Đức Giêsu nói với người phụ nữ Samaria ở giếng nước rằng thứ nước Người ban sẽ mang đến sự sống đời đời (4,14). Người cũng nói: ai ăn bánh sự sống của Người cũng sẽ “có sự sống đời đời” (6,40.47). Sự sống Đức Giêsu ban thì đang hoạt động trong những người tin. Đó là sự sống mà Thiên Chúa muốn cho chúng ta (12,50). Vì thế, Đức Giêsu ban cho chúng ta thật “dồi dào” (10,10).

Ngày nay, chúng ta cũng được mời gọi khám phá sự sống mà chúng ta đã lãnh nhận trong Bí tích Rửa tội để tái sinh và dưỡng nuôi sự sống ấy trong chúng ta. Khi chúng ta tiếp tục lắng nghe Đức Giêsu và lời của Người, cũng như đón nhận Người trong Bí tích Thánh Thể, thì sự sống của Người lớn mạnh trong chúng ta. Cuộc sống của chúng ta trong “thế gian” (trong Tin Mừng Gioan “thế gian” là một phần thế giới chống lại đức Kitô) có thể làm chúng ta kiệt lực. Chúng ta không chống nổi những chọn lựa đe dọa đến sự sống của Đức Kitô trong chúng ta, nhưng Đức Giêsu ban cho những ai đón nhận lời của Người một sự sống mà thế gian không thể hủy diệt. Hỏi rằng ai hay sức mạnh nào có thể ban cho chúng ta sự sống như thế? Chúng ta đã chẳng đặt cược đời mình vào những lời hứa hão huyền và những thứ nhất thời để chỉ có thể khám phá ra rằng, tất cả sự sống chúng ta có được từ những thứ đó chỉ là quá tạm bợ đó sao?

Như Đức Giêsu đã hứa và chính việc cử hành Thánh Thể này nhắc nhớ chúng ta, chúng ta hiện đang chia sẻ tình yêu của Chúa Cha và Chúa Con – Chúng ta có sự sống đời đời.

Anh Em HV Đaminh chuyển ngữ
 
Đời tôi dành cho người nghèo
Jos. Tú Nạc, NMS
08:52 23/04/2010
ĐỜI TÔI DÀNH CHO NGƯỜI NGHÈO

Trong bài miêu tả của Sư huynh Andrew với nhan đề “My Life for the Poor” có lẽ là sự kiện gần gũi nhất vời bản tự truyện do chính Mẹ Tê-rê-sa viết. Ông bổ sung thêm: “Những câu chuyện trứ danh không được – thậm chí không thể - được viết ra. Được kể bằng những ngôn từ của chính Mẹ, đã được sưu tập và ghi chép qua bao nhiêu năm tháng bởi các cộng sự viên của Mẹ, cuốn sách đã tóm lược những giai thoại chọn lọc và mang đến một nét khái quát về đời sống tâm linh và tận hiến của Mẹ.

Từ lúc 12 tuổi, Agnes Gonxha đã cảm thấy khao khát trở thành một nữ tu. Sáu năm trời cô đã tâm nguyện ý niệm của mình. Cô đã nhận được lời khuyên từ người cha mộ đạo và người mẹ giàu lòng nhân ái, “Khi con lãnh nhận trách nhiệm, hãy thực hiện một cách tự nguyện. Bằng không, con đừng nên nhận.” Làm thế nào mà cô biết được mình thực sự có ơn thiên triệu hay không?

Agnes từ giã quê nhà Skopje (bây giờ thuộc Nam Tư) để gia nhập Dòng Tiểu Muội Loreto ở Dublin, Ái Nhĩ Lan. Chẳng bao lâu, cô được chuyển sang Ấn Độ, nơi mà cô lấy tên là Mẹ Tê-rê-sa, theo tên khiêm hạ của Thánh nữ Teresa ở Thành Lisieux. Hai mươi năm, Mẹ dạy tại Trường Trung học St. Mary, ngôi trường này nhìn xuống những khu nhà ổ chuột ở Calcutta. Người giáo viên này và học sinh của mình đã làm nhiều công việc để giúp đỡ không biết bao nhiêu người bệnh tật và thiếu thốn, những người mà sống thành từng tốp ở các vùng lân cận xung quanh trường học.

Rồi “một tiếng gọi” đã đến với Mẹ, … một mệnh lệnh trong thâm tâm buộc tôi từ bỏ Dòng Loreto, nơi mà tôi chứa chan hạnh phúc, để đi phục vụ những người nghèo trên đường phố.

Ngày đầu tiên trên những con phố của Mẹ Tê-rê-sa, Mẹ đã cho người nghèo hết bốn trong năm rupee của Mẹ. Đồng rupee còn lại Mẹ biếu cho một linh mục đang đi quyên góp cho một tờ báo Công giáo. Mẹ đi và đi mãi, không lương thực, không nơi nương tựa, không hứa hẹn. Rồi, tôi đã hiểu rõ hơn sự kiệt quệ của những người thực sự nghèo nàn, lúc nào cũng phải tìm kiếm thức ăn, thuốc uống, tất cả mọi thứ. Nhưng ngay buổi chiều hôm ấy, cũng vị linh mục người mà nhận tiền quyên góp của Mẹ, đã mang đến cho Mẹ một phong bì từ một người đàn ông đã nghe về sự quyết tâm công việc của Mẹ, phong bì đựng năm mươi rupee.

Nhiều học sinh cũ đã bày tỏ mong muốn được tham gia cùng với Mẹ Tê-rê-sa trong việc giúp đỡ người nghèo, những người không được ai chăm sóc, những người bị bỏ rơi, những người không nhà cửa. Họ đã đến, từng người từng người một, thường để đổi những bộ quần áo đắt tiền của họ mà mặc lấy hai chiếc sari bằng sợi trắng viền xanh, đơn giản. “Tôi đã nhận những lời tuyên thệ của giáo đoàn mới này,” Mẹ Tê-rê-sa nói – “thanh bần (hoàn toàn không sở hữu một thứ gì), trinh khiết, tuân phục và nhân ái.”

Dòng tu mới của Mẹ, “The Missionaries of Charity,” (Những Nhà Truyền giáo Từ thiện) gia tăng số lượng. Để tham gia, mỗi người nữ phải hội đủ bốn điều kiện: mạnh khỏe, vui vẻ, có khả năng học tập và có lương tri. Mẹ Tê-rê-sa đã dạy các đệ tự của mình cầu nguyện, khiêm nhường nhận những lời khen ngợi, và họ biết mỉm cười khi phục vụ (vì nụ cười “giúp ta trở nên thánh thiện”).

Ban đầu, một số nhà lãnh đạo tôn giáo nghi ngờ về dòng tu này. Nhung khi họ thấy các xơ phục vụ, họ đã hiểu rằng tình yêu của Mẹ Tê-rê-sa mở rộng vượt khỏi ranh giới tôn giáo và chính trị. Chẳng bao lâu, Dòng này đã mở các chi nhánh ở những nước khác, với hàng ngàn thành viên – nam và nữ, Ki-tô giáo và không phải Ki-tô giáo, làm việc với những người cùi, trong những trường học, trong những khu nhà ổ chuột. Mẹ Tê-rê-sa giải thích, “Các xơ và các sư huynh của chúng tôi bước đi và bước đi mãi cho đến lúc đôi chân của họ rã rời. Để thấy những điều tồi tệ nhất, những nơi mà nhu cầu là tối cần …”

Thông qua sự rộng lượng của những cá nhân, đoàn thể, những tổ chức từ thiện riêng lẻ dần dần được thiết lập để chăm sóc những người cần giúp đỡ.

Cuộc tiếp xúc đầu tiên của Mẹ tê-rê-sa là một người đàn bà cùng khổ đang hấp hối Mẹ đã đem về từ đường phố. Thân thể của bà ta đã bị chuột gặm nhấm. Thoạt đầu, bệnh viện địa phương không cho bà ta nhập viện, chỉ khi người nữ tu này cố năn nỉ cuối cùng họ mới chịu chấp nhận bà ta.

Xúc động trước nhiều hoàn cảnh tương tự, Mẹ Tê-rê-sa đã sáng lập Nhà Kalighat dành cho những người đang hấp hối, hai phòng rộng cặp sát một ngôi đền của người Hindu (mà ngôi đền này sau đó đã dời đến một khu sợ hữu có khuôn viên xinh đẹp.) “Tính đến năm 1985 đã có khoảng trên 57,000 cư dân Calcuta được nhận vào và đã được bình phục trở về nhà.”

Ngay cả khi tiếp cận với cái chết, Mẹ Tê-rê-sa vẫn giữ cảm giác khôi hài. Một lần, Mẹ bị ốm, sốt rất nặng. Trong cơn mê sảng, Mẹ đã đến trước Thánh Phê-rô, Ngài đã ra lệnh cho Mẹ, “Về ngay, trên Thiên Đàng không có những khu nhà ổ chuột đâu!” Mẹ thuật lại: nên tôi rất giận ông ấy và tôi nói, “Hay lắm! … Tôi sẽ phủ khắp Thiên Đàng nhiều người ở nhà ổ chuột và rồi lúc đó Ngài sẽ có nhiều khu nhà ổ chuột!”

Ở Calcutta, một trung tâm phục hồi những người cùi đã được khánh thành, được xây dựng với số tiền thu gom từ tiền bán vé số chiếc xe hơi mà Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II tặng cho Mẹ Tê-rê-sa. Tiền thưởng từ giải Nobel của Mẹ cũng được dùng vào việc xây dựng nhà ở và bệnh viện cho 55,000 người mắc bệnh phong cùi ở những vùng khác thuộc Ấn Độ. Một Nhà Trẻ được xây dựng ở Calcutta, nơi mà con cái của những người phong cùi có thể được nhận để nuôi nấng; những đứa trẻ này thậm chí không được cha mẹ ruột hôn hoặc cho ăn uống vì sợ bị lây nhiễm.

Tại Ngôi Nhà này hai cha mẹ mắc bệnh cùi đã dành đôi chút thời giờ thương tâm đau đớn xé lòng để mơn trớn và ôm chặt đứa con mới chào đời của họ. Mẹ Tê-rê-sa nói, “Họ lìa xa đứa bé làm họ đớn đau, nhưng vì họ yêu con họ hơn chính bản thân mình, họ phải lìa xa nó.”

Đối với vấn đề tiền bạc, Mẹ Tê-rê-sa nói, “Tôi không bao giờ nghĩ đến nó. Nó luôn luôn đến. Chúa gửi nó đến cho tôi.”

Khi người ta hỏi họ có thể làm được gì, Mẹ gợi ý rằng trước nhất họ hãy giúp đỡ một người nào đó trong gia trong chính gia đình mình, rồi đến người hàng xóm của họ, và sau đó tìm kiếm và gây ảnh hưởng đến người nghèo xung quanh họ.

Mẹ cương quyết rằng các xơ và các tổ chức không phải là lời giải duy nhất để làm giảm bớt những nỗi đau và sầu khổ; chính phủ cũng phải tham gia giúp đỡ những người túng thiếu.

Với mọi người, Mẹ Tê-rê-sa khuyên nhủ hãy tử tế, nhân ái, khiêm nhường, năng động và hỉ hoan. Mẹ bảo, “Những người nghèo của chúng ta rất tuyệt vời, họ là những người rất đáng yêu.”

Những gì chúng tôi làm chỉ như giọt nước trong đại dương chẳng thấm vào đâu, nhưng nếu chúng tôi không làm, đại dương sẽ thiếu đi một giọt nước.

(My Life for the Poor)
 
Mạnh Dạn Công Bố Lời Chúa
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
10:28 23/04/2010
SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA

Chúa nhật 4 Phục Sinh-C(25-04-10)

Dùng cho Cá nhân, Gia đình, Nhóm, Hội đoàn

* MẠNH DẠN CÔNG BỐ LỜI CHÚA *

A- Cảm nghiệm Sống và Chia sẻ với sự tác động của Thánh Linh:

Bài đọc 1: Công vụ (13:14;43-52). “Anh em phải là những người đầu tiên được nghe công bố Lời Chúa; nhưng vì anh em khước từ Lời ấy…thì chúng tôi quay về phía dân ngoại.” (câu 46)

1/ Bạn đang để làm gì cho Lời Chúa được học hỏi trong Cộng đoàn?

2/ Các Gia trưởng có được gọi là Linh mục tại gia không? Tại sao?

Bài đọc 2: Khải huyền (7:9;14b-17). “Vì Con Chiên đang ngự giữa ngai sẽ chăn dắt… họ đến nguồn nước trường sinh.” (c.17)

1/Con Chiên đây là Chúa Giêsu, Ngài đang dẫn dắt họ là những ai?

2/Người có trách nhiệm ngoài xã hội kể là Mục tử không? Tại sao?)

Tin Mừng: Gioan (10:27-30). Đức Giêsu nói:“Chiên tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi.” (c. 27)

1/ Tôi là Kitô hữu, xin chia sẻ cách nghe và thực hành tiếng Chúa ?

2/ Tầm quan trong của Chia sẻ Lời Chúa tại Gia đình và Giáo xứ?

3/ Nhiệm vụ chính của bạn và tôi từ khi chịu phép Rửa tội là gì ?

B- Ngay bây giờ tôi phải làm gì? (For Action):

1/ Không nên im lặng: Xin Chúa Thánh Thần cho khôn ngoan để biết nói năng khi cần, giúp người khác không bị lầm lạc, được soi sáng bởi Lời Chúa. Nếu bạn sợ mất lòng, nên ngại không dám nói thẳng nói sự thật, không nhiệt thành chăm sóc đoàn chiên, trong gia đình hay cộng đoàn theo Lời Thiên Chúa cho đúng chức năng mục tử, thì bạn như người làm thuê, sẽ bỏ chạy khi chó sói đến.

2/ Không chạy trốn nhiệm vụ: Nếu tôi sợ không dám nói là quay lưng chạy trốn, là người ngoại tình với Chúa mà bạn đã thề hứa lãnh nhận Bí tích hôn nhân và Chức Thánh, trước mặt Thiên Chúa và Hội Thánh. Nếu tôi không dùng Lời hay làm gương sáng mà mở mắt cho người tôi có trách nhiệm nhìn thấy điều gian ác, thì tôi không xứng đáng chức vụ Ngôn sứ mà tôi đã lãnh nhận.

3/ Vui đón nhận chê trách: Quở trách hay chê trách giúp bạn nhận ra những điều sai lỗi, mà bấy lâu nay bạn không biết hay cố tình quên đi. Bởi đó thánh Phaolô cương quyết và nói thẳng, nói thật: “Đây là lời đáng tin cậy: Ai mong được làm Giám quản (người đứng đầu một Cộng đoàn &Gia đình) người ấy ước muốn một nhiệm vụ cao đẹp. Vậy Giám quản phải là người không ai chê trách được, chỉ có một đời vợ, tiết độ, chừng mực, nhã nhặn, hiếu khách, có khả năng giảng dạy; người ấy không được nghiện rượu, không hiếu chiến; nhưng phải hiền hoà, không hay gây sự, không ham tiền, biết điều khiển tốt Gia đình mình(Sở làm, Cộng đoàn), biết dạy con cái phục tùng cách nghiệm chỉnh. Vì ai không biết điều khiển Gia đình mình, thì làm sao có thể lo cho Hội Thánh được?... (x. 1 Tm 3, 1-7)

4/ Thực hiện ba chức vụ: Mọi Tín hữu đều lãnh nhận chức tư tế, Ngôn sứ và Vương đế từ khi chịu phép Rửa tội, không riêng gì Giáo sĩ là Tư tế thừa tác. Bởi vậy môi của Tư tế phải chất chứa sự hiểu biết, và người ta sẽ thấy được Lời Thiên Chúa qua miệng Tư tế, vì ông là sứ giả của Đức Chúa. Vậy nếu bạn không biết nói về Chúa thì khác gì người câm! Vì thế Chúa Thánh Thần đã hiện xuống trong ngày lễ Ngũ tuần cho các Tông Đồ, là các Mục tử đầu tiên với hình lưỡi lửa, để các vị này là bạn và tôi hôm nay, làm Ngôn sứ cho mọi người được đầy tràn Thánh Linh; những người biết rao giảng, để làm chứng cho Thầy Chí Thánh.

B- Câu Kinh Thánh bạn và tôi chọn làm Châm ngôn Sống:

CHIÊN CỦA TÔI THÌ NGHE TIẾNG TÔI; TÔI BIẾT CHÚNG VÀ CHÚNG THEO TÔI. (Ga 10, 27)

1/ Là ngườiTín hữu tôi rất cần đọc và thực hành Lời Chúa hàng ngày.

2/ Bạn nghe Giáo hội là biết sống theo lời dạy của CĐ. Vatican II.

C- Bạn và tôi cùng cầu nguyện và Sống Cầu nguyện: (Pray in Action)

Lạy Cha, Đức Giêsu đã nói: “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi, tôi biết chúng, và chúng theo tôi.” Xin cho các Giáo sĩ và Giáo dân biết đọc và suy niệm Lời Chúa hàng ngày, để Gia đình và Giáo xứ con cũng như mọi Tín hữu lúc nào cũng có Chúa làm chủ và dẫn dắt. Tôi quyết noi gương Mẹ Maria ca ngợi Lòng Chúa Thương Xót không ngừng, cho những kẻ biết kính sợ Người. Amen.

Hoa thơm cỏ lạ: BIẾT CHÚA GIÊSU LÀ BIẾT ĐỨC CHÚA TRỜI

“To know Jesus is to know God”

CHÚA PHẢI ĐƯỢC LỚN LÊN, CÒN TÔI NHỎ ĐI. (Ga 3, 30)

Phó tế: GB. Maria Nguyễn Văn Định * johndvn@yahoo.com
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:23 23/04/2010
LIẾC MẮT COI KHINH

N2T


Cuối năm nước Ngụy, chính trị đen tối, chính quyền nằm trong tay của cha con tư mã Ý, họ dùng thủ đoạn đầy máu tanh để giết hại trù dập những người chống đối, có một vài thư sinh vì tham sống sợ chết nên đầu quân dưới trướng của cha con tư mã Ý, hơn nữa lại còn tích cực phổ biến các ý muốn của cha con tư mã Ý, lợi dụng khuôn phép để trói buộc tư tưởng của những người phản đối. Nguyễn Tịch là thư sinh thời ấy rất ghét những người tuân hành khuôn phép ấy.

Theo truyền thuyết, khi mẹ của Nguyễn Tịch qua đời, Kê Hi có đến viếng, Nguyễn Tịch rất không thích ông ta nên liếc nhìn ông ta một cái (tỏ ý coi thường).

Từ đó đến nay, người ta bèn dùng cái liếc mắt để tỏ ý khinh thường.

(Chuyện ngày xưa, suy tư ngày nay)

Suy tư:

Cái liếc mắt của con người ta cũng có nhiều ý nghĩa: có cái liếc mắt đưa tình, có cái liếc mắt chê bai, có cái liếc mắt coi thường, có cái liếc mắt khinh bỉ, có cái liếc mắt thù hận...

Con người ta cũng có những cái liếc mắt sắc như dao nhọn, có cái liếc mắt như ăn tươi nuốt sống người khác, có cái liếc mắt sợ hãi, có cái liếc mắt bởn cợt...

Có người tan gia bại sản vì cái liếc mắt của đàn bà con gái, có người đêm ngày tương tư như ngu như dại vì cái liếc mắt của người đẹp, có người bổng chốc biến thành “tượng đá” miệng lưỡi cứng đờ vì cái liếc mắt của giai nhân...

Con mắt là cửa sổ của tâm hồn, con mắt sáng thì tâm hồn sáng, cho nên:

- Liếc ngang liếc dọc là tâm hồn không ngay thẳng.

- Liếc mắt đưa tình là tâm hồn lãng mạn.

- Liếc mắt trợn ngược (liếc lên) là tâm hồn ác độc.

- Liếc mắt trợn xuối (liếc xuống) là tâm hồn gian manh giả trá.

Chúa Giê-su nói về “đèn của thân thể” như sau: “Đèn của thân thể là con mắt. Vậy nếu mắt anh sáng, thì toàn thân anh sẽ sáng. Còn nếu mắt anh xấu, thì toàn thân anh sẽ tối. Vậy nếu ánh sáng nơi anh lại thành bóng tối, thì tối biết chừng nào !” (Mt 6, 23-24)

Thật tội nghiệp cho những ai không nhìn thẳng mà cứ liếc ngang liếc dọc, bởi vì tâm hồn họ cũng sẽ không ngay thẳng chính trực.

-----------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 4 PS)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:27 23/04/2010
CHỦ NHẬT 4 PHỤC SINH

(Ngày cầu cho ơn Thiên Triệu)

Tin mừng: Ga 10, 27-30.

“Tôi ban sự sống đời đời cho chiên của tôi”.


Bạn thân mến,

Giáo Hội dành riêng chủ nhật này để cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục, tu sĩ, để Giáo Hội ngày càng có thêm nhiều người hiến dâng cuộc sống của mình để phục vụ Thiên Chúa trong ơn gọi của mình, trong niềm xác tín vào ơn gọi linh mục mà tôi đã lãnh nhận từ nơi Giáo Hội, tôi xin chia sẻ với bạn ba điểm này:

1. Ơn thiên triệu là một sáng kiến của Thiên Chúa.

Thiên Chúa, Đấng vì yêu thương nhân loại mà có những sáng kiến độc đáo vượt qua trí khôn của con người để cứu chuộc nhân loại, trong đó có sáng kiến kêu gọi một số người sống đời tận hiến, để thay mặt Ngài để hiến tế, để tha tội, để phục vụ tha nhân và loan truyền Phúc Âm cho mọi người, đó chính là các linh mục, các tu sĩ nam nữ, và những người tự nguyện sống trong các cộng đoàn tu hội đời được Giáo Hội chấp thuận.

Ơn Thiên Triệu tự nó đã nói lên được lòng ưu ái của Thiên Chúa đối với nhân loại tội lỗi, bởi tự bản chất của nó là mời gọi, là triệu tập những người thiện chí đi theo lời mời gọi của Ngài để trở nên một dụng cụ mới hơn, đắc lực hơn trong công việc rao giảng Tin Mừng cho mọi dân tộc.

Sáng kiến này được Chúa Giê-su thực hiện đầu tiên khi Ngài kêu gọi các tông đồ đi theo Ngài, để tiếp tục sứ mạng cứu chuộc của Ngài ở trần gian, và hơn hai ngàn năm nay Thiên Chúa –qua Giáo Hội- vẫn tiếp tục mời gọi những tâm hồn thiện chí biết quên mình để phục vụ và yêu thương Ngài nơi tha nhân, chính ơn gọi này đã làm cho nhân loại ngày càng tốt tươi hơn, gần gủi với nhau hơn, và thấy rõ được tình yêu Thiên Chúa hơn, qua đời sống tận hiến của các linh mục và các tu sĩ nam nữ trong Giáo Hội.

Bởi vì Ơn Thiên Triệu là một sáng kiến độc đáo của Thiên Chúa, nên chỉ có Thiên Chúa mới độc quyền kêu mời và tuyển chọn ai thì theo ý muốn của Ngài mà thôi, và như thế thì thật vinh dự cho người được chọn vậy...

2. Linh mục là quà tặng Thiên Chúa ban cho thế gian.

Chúa Giê-su –Đấng cứu độ trần gian- đã vì yêu thương nhân loại mà thiết lập chức linh mục –bí tích Truyền Chức Thánh- để qua bí tích này, nhân loại đón nhận vô vàn ân sủng của Ngài ban cho qua các linh mục, và chính nhờ bí tích này mà Chúa Giê-su –qua bí tích Thánh Thể- đã trở nên của ăn của uống nuôi dưỡng linh hồn những người tin vào Ngài. Đây là một hồng ân và là một món quà vô giá, mà chỉ có Thiên Chúa mới hào phóng ban tặng cho nhân loại mà thôi, bởi vì không một cá nhân nào tự quyền cho mình lam linh mục, không một tổ chức nhân loại nào có quyền tự phong chức linh mục cho người khác, hoặc đặt người trong tổ chức của mình làm linh mục, nếu đoàn thể đó không hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo và Đức Giáo Hoàng Rô-ma.

Các tín hữu Công Giáo càng ý thức mình là người Ki-tô hữu, thì càng đề cao vai trò của các linh mục trong đời sống thiêng liêng của mình, bởi vì từ khi sinh ra cho đến khi nhắm mắt lìa đời, người Ki-tô hữu đã được hưởng biết bao ơn lành của Thiên Chúa từ tay các linh mục, đó chính là hồng ân và là quà tặng của Thiên Chúa ban cho họ, chính qua bí tích Truyền Chức Thánh mà linh mục trở nên Chúa Ki-tô thứ hai để tiếp tục sứ mạng và công việc của Chúa Ki-tô tại trần gian này, đó là hiến tế, tha tội và thông ban ân sủng của Thiên Chúa cho người giáo dân.

Không có linh mục thì không có thánh lễ, không có thánh lễ thì không có tiệc thánh Mình và Máu Chúa Ki-tô, tức là không có hy tế dâng lên Chúa Cha xin Ngài ban ơn và tha tội cho nhân loại tội lỗi, do đó mà giáo dân cần phải yêu mến, trân trọng và gìn giữ món quà quý giá mà Thiên Chúa đã ban cho nhân loại, đó là các linh mục của Chúa.

3. Cầu nguyện, hy sinh và yêu thương các linh mục, tu sĩ nam nữ.

Bạn thân mến,

Có giáo dân khóc vì có một số linh mục không làm tròn bổn phận cao quý của mình, có một vài giáo dân bực mình vì có một số linh mục cũng như các tu sĩ nam nữ chưa thực sự dấn thân vì Tin Mừng và vì tha nhân, có những người chống đối và chỉ trích cách sống của một số linh mục, vì những linh mục này sống không giống với những gì mà họ đã lãnh nhận từ nơi Thiên Chúa và Giáo Hội...

Trách cứ, buồn phiền, chỉ trích của bạn và của tôi với các linh mục là do những bức xúc mà có, nhưng nếu chỉ trích mà không cầu nguyện cho các ngài, buồn phiền mà không yêu mến các linh mục, trách cứ mà không tha thứ, thì –xét cho cùng- cũng chẳng cải thiện được gì, mà có khi còn mở đường cho người khác chống đối các linh mục của chúng ta. Do đó, mà bạn và tôi nên tự hỏi mình: có lúc nào tôi cầu nguyện cho các linh mục của Giáo Hội không ?

Trong ngày cầu nguyện cho ơn Thiên Triệu hôm nay, tôi xin mời anh chị em trong giáo xứ của mình tăng gia lời cầu nguyện và làm các việc hy sinh, để cầu nguyện cho các linh mục và các tu sĩ nam nữ trong Giáo Hội. Bởi vì chỉ có cầu nguyện, hy sinh và yêu thương là những phương thế chữa lành, và ban sức mạnh giúp cho các linh mục và các tu sĩ nam nữ đi trọn con đường tận hiến của mình mà thôi...

Xin Thiên Chúa và Mẹ Maria –Mẹ của các linh mục- chúc lành cho tất cả chúng ta.

--------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:28 23/04/2010
N2T


35. Chỉ có người tôi tớ vác Thánh Giá mới có thể tìm được con đường ánh sáng thật và hạnh phúc thật.

(sách Gương Chúa Giê-su)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:30 23/04/2010
N2T


426. Người không có vấn đề là người thường tự tạo ra hoàn cảnh.

 
Giả Thật và Cái Tâm
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
21:02 23/04/2010
Ngày nay, nhiều người trong chúng ta tỏ ra lo ngại bởi nạn đồ giả, hàng giả tràn lan trên thị trường. Điều này đã dẫn đến tâm lý nghi ngờ của một bộ phận đông đảo những người tiêu dùng đối với các cơ sở sản xuất, ngay cả những cơ sở vốn đã được kiểm chứng về chất lượng. Lý do là vì nhiều người cho rằng, mẫu mã của các vật dụng đã đánh “đánh lừa” họ, việc quảng bá trên truyền hình chỉ là “cớ dễ móc túi” họ mà thôi...Do vậy, những người khá giả hơn đã tìm đến với các siêu thị lớn, các Shop có uy tín hy vọng mua được những vật dụng, đồ ăn đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, họ đã cảm thấy thất vọng khi không được “nếm cái hương vị tự nhiên thuở nào !”. Nhiều người tiêu dùng dường như không còn tin tưởng về cái tâm của nhà sản xuất nữa.

Vấn đề quan trọng hơn đang được đặt ra trong xã hội hiện nay, đó là CÁI TÂM. Nhiều người tỏ ra bất bình bởi tình trạng hàng giả, đồ giả tràn lan, nhưng thử hỏi đã bao giờ họ đặt vấn đề về lối sống giả, đạo đức giả hiện nay chưa ?

Họ nhìn thấy được gì ở bên trong, ở đàng sau cái vẻ hào nhoáng, rườm rà của những “nhân vật” đang “vai kề vai, tay bắt mặt mừng”? ! Khắp đó đây, người ta vẫn hô hào, cổ vũ cho một lối đạo đức theo kiểu “tương thân, tương ái bên ngoài”; nghĩa là khi trao cho người thiệt thòi hơn mình một chút quà biếu tặng, lại là cơ hội tốt cho họ có được những thước phim ấn tượng trên truyền hình. Người ta thích được ngồi trên những chiếc ô tô hạng sang, dùng điện thoại di động điều khiển cấp dưới, nhưng thử hỏi có bao giờ họ trực tiếp đến thăm hỏi, động viên những người nghèo khổ, yếu đau, những người đang trong bước đường cùng về tinh thần chưa ? Quả thực, CÁI TÂM của họ đang dần bị biến dạng theo chiều của ma lực vật chất, danh vọng.

Cái Tâm ở đâu khi mà người ta đang dã tâm chà xéo, xuyên tạc Sự Thật. Cái Tâm ở đâu khi mà những người mang danh “tôi tớ phục vụ” lại thản nhiên đứng nhìn, hoặc tiếp tay cho côn đồ hành hung đồng bào mình. Người ta có cảm thấy lương bị cắn rứt khi chính họ ngang nhiên cưỡng đoạt đất Thánh, rồi manh tâm dán vào đó tấm biển “phúc lợi xã hội” để che giấu cho bao nhiêu ý đồ bỉ ổi mà họ đang đeo đuổi. Và thật xót xa hơn, biết bao người lại tỏ ra thờ ơ, hay “im lặng cách đáng sợ” trước những bất công, trước bao nhiêu tủi nhục, đau đớn mà “người nhà” của mình đang từng ngày, từng giờ phải ghánh chịu. Lẽ ra, cái Tâm của họ đã được biểu lộ đúng lúc, khi họ biết lên tiếng bênh vực sự thật, ra tay hành động để cứu vớt những đổ vỡ, đau thương; thì chính họ lại sai lầm cho rằng “đó không thuộc phận sự của tôi, hoàn toàn nằm ngoài lãnh địa của tôi !”.

Và cứ thế người ta bước đi trong trang phục mượt mà, hấp dẫn, miệng tươi cười phát ra bao nhiêu lời hoa mỹ. Hơn lúc nào hết, lời Đức Kitô một lần nữa lại văng vẳng bên tai những người này:

“Ngôn sứ Isaia thật đã nói tiên tri rất đúng về các ông là những kẻ đạo đức giả, khi viết rằng: Dân này tôn kính Ta bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta. Chúng có thờ phượng Ta thì cũng vô ích, vì giáo lý chúng giảng dạy, chỉ là giới luật phàm nhân” (Mc 7, 6 – 7).
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giới trẻ: khám phá trên Youtube ai là Joseph Ratzinger?
Bùi Hữu Thư
02:43 23/04/2010
Rôma, thứ năm 22 tháng 4, 2010 (Le Monde vu de Rome) Giới trẻ có thể khám phá trên mạng lưới toàn cầu ngày tháng và các điện văn trung ương của giáo triều Đức Thánh Cha Benedict XVI, nhờ vào một ngôn ngữ họ hiểu rõ hơn: đó là ngôn ngữ truyền hình video.

“Bạn có biết Đức Thánh Cha Benedict XVI không ?” là một cuốn phim video được thực hiện bằng “chuyển động chậm” (Stop-motion) (một kỹ thuật linh hoạt dùng các tấm hình ghép lại) để trình bầy Đức Thánh Cha một cách tự nhiên, như đã được trình bầy bởi các tác giả là một nhóm sinh viên đại học Grand Collège Mendaur thuộc Đại Học Navarre, ở miền Bắc Tây Ban Nha.

Một trong các tác giả thực hiện cuốn video nói: “Ngài là một trí tuệ cao siêu nhất chúng ta có được ngày nay, và ngài có thể nói về các vấn đề thâm thúy một cách dễ hiểu. Ngài gần gũi với giới trẻ hơn là cung cách của ngài khi mới thấy.”

Cuốn phim video đã được phát hành, cùng với các tài liệu khác bởi công ty đa thính thị Công Gáo trên mạng www.h2onews.org. Hãng này đã trao cuốn video này cho các kênh truyền hình phổ biến.
 
Cuộc hội nghị về Cha Ricci tại Đài loan mang Đông, Tây lại gần nhau
Phụng Nghi
07:22 23/04/2010
Đài Bắc (UCAN) - Hơn 90 học giả đã tới trình bầy các luận đề tại trường Đại học Công giáo Fu Jen (Phụ Nhân) ở Đài loan trong một cuộc hội thảo chuyên đề nhằm kỷ niệm 400 năm ngày mất của Linh mục Dòng Tên Matteo Ricci.

Đã có hơn 300 người tham dự cuộc hội nghị này, đến từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có 25 người từ Trung hoa đại lục, tất cả đều quy tụ về đây để thảo luận về cuộc đối thoại giữa Đông và Tậy trên các lãnh vực triết học, lịch sử, tôn giáo, văn hóa, khoa học và giáo dục.

Cha Ricci là một nhà truyền giáo người nước Ý, dân chúng Trung quốc thường gọi ngài là Li Madou (Lợi Mã Đậu 利瑪竇); ngài được vinh danh vì đã đẩy mạnh cuộc đối thoại giữa Đông và Tây.
Cha Matteo Ricci


Ông Chen Fang-chung, người phát ngôn của hội nghị, cho thông tấn xã UCA biết là ban tổ chức có mời một số người thuộc Giáo hội ở Hoa lục đã từng tham gia vào lãnh vực nghiên cứu văn hóa, hy vọng rằng điều này sẽ đề cao và làm sâu xa thêm những cuộc trao đổi văn hóa giữa đại lục Trung hoa và Đài loan.

Larry Wang Yu-yuan, đại sứ Đài loan cạnh Tòa thánh, tuyên bố với thông tấn xã UCA rằng có được sự tham gia của những tham dự viên đến từ đại lục là một điều tốt đẹp.

Ông nói: Nên có thêm nhiều cuộc trao đổi nữa trong các giới học thuật và tôn giáo, đặc biệt là đối với Giáo hội Công giáo, và không chỉ là những trao đổi nhằm vào lãnh vực kinh tế.

Đại sứ Wang là một trong số khách mời đã đọc các bài diễn từ khai mạc cuộc hội nghị.

Các vị khác là Cha Barthelemy Adoukonou, thư ký Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa, và Hồng y Paul Shan Kuo-hsi, giám mục hồi hưu thuộc giáo phận Kaohsiung ở miền nam Đài loan.

Một “bậc thày” về đối thoại liên văn hóa

Trong bài diễn từ bằng Pháp ngữ, linh mục Adoukonou nói rằng, quả thực, cha Ricci đã không chỉ là một sứ giả văn hóa, mà còn là một sứ giả về phúc âm hóa.

“Tuy vậy, một nhà truyền giáo giỏi, trước hết phải là một con người văn hoá. Ricci là một mẫu mực về cả hai phương diện.”

Cha Adoukonou nói rằng, là một người châu Phi, cha thấy đối thoại là một chủ đề rất quan trọng trong thời gian này. Cuộc trao đổi văn hóa có thể mang lại một thứ chủ nghĩa nhân bản mới.

Linh mục Ricci đã là một “bậc thày về đối thoại liên văn hóa”. Sống trong một xã hội đã toàn cầu hóa, con người ngày nay nên thừa hưởng những di sản ngài đã thực hiện.

Hồng y Shan, trong bài diễn từ, nói rằng 400 năm trước đây, cha Ricci đã thực hiện được các nguyên tắc về đối thoại liên tôn giáo như Công đồng Vatican đã đề ra sau này, đó là “tương kính, hiểu biết lẫn nhau và cộng tác chân thành.”

“Bí quyết trong sự thánh công của Ricci” là tôn trọng văn hóa Trung hoa mà không mù quáng đi theo, và khiêm tốn giới thiệu nền khoa học và kỹ thuật Tây phương cho người Trung quốc.

Hồng y nói rằng điều đó đi ngược lại nền văn hóa với những lời nói trống rỗng thịnh hành trong giới học giả Trung quốc thời đó.

Cuộc hội nghị quốc tế này cũng đã cho trình chiếu cuốn phim tài liệu nhan đề Matteo Ricci, nhân vật Dòng Tên trong Vương quốc Con Rồng, do Gjon Kolndrekaj người nước Ý làm đạo diễn.

Các quan khách cũng đã khánh thành bức tượng Cha Ricci bằng đồng đặt trước toà nhà Ricci tại Fu Jen.
 
Một giám mục có thể làm những sai lầm, nhưng giám mục phải nói sự thật
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
08:35 23/04/2010
Một giám mục có thể làm những sai lầm, nhưng giám mục phải nói sự thật

Đức quốc, 23.4.2010 - Giáo Hội Đức trong thời gian ngắn vừa qua đang trải qua một cuộc khủng hoảng nặng nề về lạm dụng tình dục và từ đó thông tin báo chí khơi dậy thêm tội trạng giáo dục bằng tát tai hoặc đét đít cách đây hơn ba, bốn thập niên về trước mà lúc ấy các bậc phụ huynh xem cách giáo dục này rất bình thường. Đức Cha Walter Mixa thuộc GP Ausburg đang bị báo chí cáo buộc về tội này khi ngài còn làm linh mục quản xứ tại Schrobenhausen từ 1975 đến 1996.

Vấn đề lớn của Đức Cha Mixa là không thông báo sự thật, thay vì nói có tát tai thì ngài phủ nhận điều ấy trên truyền thông đã làm dấy lên những chống đối và những nạn nhân thời ấy muốn dựa vào luật pháp tố cáo ngài không nói đúng sự thật. Tạm gọi bốn đầu thọ địch và từ đó ngài bị moi móc thêm về những việc mua bán đồ cổ từ quỹ chung của nhà nuôi trẻ em trong giáo xứ.

Thành phố nhỏ Schrobenhausen thuộc miền thượng lưu Bayern với 16 ngàn dân cư và được nhiều người biết đến với danh hiệu của thủ đô măng tây. Nhà thờ giáo xứ được xây dựng vào thế kỷ 15 với hình dáng tân Gothic. Đây cũng là một địa danh du lịch nổi tiếng trong vùng vì là nơi nơi sinh ra họa sĩ Franz von Lenbach. Cha Walter Mixa, lúc ấy 34 tuổi đã được bổ nhiệm về giáo xứ ở Schrobenhausen vào năm 1975, đồng thời ngài dạy giáo lý trong trường trung học ở đây. Lúc này là thời gian đang chuyển đổi hướng giáo dục và cải cách không được đánh đập học trò, tuy nhiên các thày cô giáo vẫn dùng thước kẻ hoặc tát tai học sinh để giữ gìn trật tự trong lớp học.

Ngay cả cha Mixa thưở ấy cũng không ngoại lệ dùng hình thức phạt đánh đòn học sinh. Hành vi này, ngài đã bị các học sinh lúc ấy tố cáo trước ống kính truyền hình trong những ngày qua. Các cư dân ở Schrobenhausen ở độ tuổi 41 đến 48 đang kể lại những kinh nghiệm bị đánh bởi cha Mixa cho báo chí nghe.

Thay vì công nhận những hành vi xử phạt lúc ấy đối với học sinh, bây giờ với vai trò giám mục, Đức Cha Mixa nói rằng không đánh học sinh và cho cho phát ngôn viên của giáo phận tuyên bố đưa những người tố cáo ra tòa dân sự với tội vu khống.

Qua sự phủ nhận sự thật này của Đức Cha Mixa đã làm dấy lên lòng căm phẫn từ những nạn nhân và họ đe dọa dùng luật pháp dân sự bảo vệ sự thật của họ. Vụ việc lằng nhằng kéo dài đến gần 3 tuần lễ Đức Cha Mixa đuối lý trước công luận và cuối cùng ngài công nhận việc đánh học trò và xin họ tha thứ.

Cho đến thứ tư, ngày 21.4.2010 ngài viết thư lên ĐTC Bênêđictô XVI xin từ chức giám mục Ausburg và trong thư ngài xin các nạn nhân khoan hồng và tha thứ vì ngài đã làm cho họ đau lòng. Ngài cũng khẩn khoản hối lỗi về "sự yếu đuối của chính bản thân mình" và xin ĐTC cho giáo phận Ausburg làm lại một bắt đầu mới.

Sự việc của Đức Cha Mixa làm cho giáo hội Đức lên cơn sốt, khủng hoảng trầm trọng và đưa giáo phận Ausburg vào tình trạng rất khó khăn vì lòng tin tưởng vào vị chủ chăn bị lung lay.

Nói chung, hôm nay mọi người giáo dân lẫn HĐGM Đức đều thở phào nhẹ nhõm vì quyết định từ chức của Đức Cha Mixa.

Sau khi tin từ chức của Đức Cha Walter Mixa được thông báo, nhiều giáo dân trong GP Ausburg cho báo chí biết họ sẵn sàng chấp nhận „một giám mục có thể làm những sai lầm, nhưng giám mục phải nói sự thật.“

Chủ tịch ủy ban trung ương Công Giáo Đức, ông Alois Gluck cho biết "sự từ chức của Đức Cha Mixa cất bớt gánh nặng cho giáo hội công giáo ở Đức.“ Và ông cho rằng đó là một thảm kịch cá nhân.

Ông Thomas Goppel, phát ngôn viên của đảng CSU (Liên hiệp xã hội Thiên Chúa giáo) đang cầm quyền tại tiểu bang Bayern pháp biểu: Tôi kính trọng sự quyết định của ĐC Mixa, ngài đã có một quyết định - muộn nhưng không quá muộn. Ông Goppel cũng chỉ trích giới truyền thông đưa tin một chiều "về các điều kiện của 30 năm trước đây" và qua đó gây ấn tượng rằng người ta bị đánh đập trái pháp luật. ĐC Mixa đã hành động sai khi bác bỏ các cáo buộc trước đây ba tuần. Nhưng báo chí muốn dựng cảnh xì-căng-đăn để làm cho toàn thể Giáo Hội đắm chìm. Điều này không thể thực hiện được!

Việc từ chức của Đức Cha Walter Mixa là một mất mát cho HĐGM Đức theo nhận định của Đức TGM Robert Zollitsch, Chủ tịch HĐGM Đức. Đó là một quyết định khó khăn và tôi tôn trọng ĐC Mixa, Đức TGM Zollitsch nói tiếp theo.

Cuối cùng, dẫu sao ĐC Mixa cũng đáng được mọi người chúng ta nhớ đến một lời một kinh cho ngài.
 
Quá bát thập tuần: ở tuổi 83 Đức Thánh Cha Benedict XVI còn bận rộn hơn
Bùi Hữu Thư
11:47 23/04/2010
VATICAN (CNS) – Hầu như bị chìm ngập trong những cơn bão tố mới đây về việc các giáo sĩ lạm dụng tính dục, Đức Thánh Cha Benedict XVI mới mừng sinh nhật 83 và đang bước tới giai đoạn bận rộn nhất của giáo triều của ngài.

Đức Thánh Cha trên Pope Mobile


Vào lứa tuổi mà đa số các giới chức trong Giáo Hội đã về hưu từ lâu, trong sáu tháng tới, vị giáo hoàng người Đức sẽ làm 6 chuyến viếng thăm, chủ tế mười mấy nghi lễ công cộng, bế mạc Năm Linh Mục, chủ sự một Thượng Hội Đồng Giám Mục Trung Đông, và tham dự bao nhiêu buổi tiếp kiến và triều kiến cá nhân và công cộng.

Một văn kiện lớn về Thánh Kinh trong đời sống Giáo Hội sẽ được hoàn tất trước mùa hè. Trong những lúc rảnh rỗi – thực ra có rất ít -- Đức Thánh Cha vẫn đang soạn thảo Tập II “Giêsu thành Nazareth” của ngài.

Các tin tức của giới báo chí gần đây đã trình bầy hình ảnh của một vị giáo hoàng mệt mỏi, bị chìm ngập bởi những tấn công chỉ trích việc Giáo Hội xử trí các trường hợp lạm dụng tính dục. Tuy nhiên trên khán đài công cộng, Đức Thánh Cha Benedict XVI không tỏ vẻ gì là mệt mỏi.

Tại Malta giữa tháng Tư trong chuyến viếng thăm 27 giờ đồng hồ, ngài dường như đã ngủ thiếp đi trong vài giây trong Thánh Lễ. Mặc dầu giây phút ấy bị chụp hình, đó chỉ là một ngoại lệ. Trong suốt chuyến viếng thăm, ngài có vẻ vui thích và thoải mái – nhất là khi ngài trò chuyện với giới trẻ trên một chiếc tầu trong vịnh lớn của hải cảng Valletta. Nếu các tiêu đề các bản tin diễn tả một giáo hoàng chán nản, bị khủng hoảng vì một sự suy sụp về mức độ được hoan nghênh, thì ngài rõ ràng đã không làm như họ đã mô tả.

Đức Thánh Cha cũng không đi trốn. Ngài có quá nhiều việc phải làm trong lịch trình của ngài.

Thí dụ, một tuần lễ tiêu biểu cuối tháng Tư gồm có bốn ngày đàm đaọ riêng với các giám mục Phi Châu, các diễn văn tiếp nhận các tân đại sứ, một cuộc tiếp kiến một thủ tướng, chủ tọa lễ kỷ niệm ngày Ơn ThiênTriệu hàng năm, một diễn từ trong buổi triều kiến chung, một diễn từ khác ngày Chúa Nhật này và một diễn văn cho các chuyên viên truyền thông điện tử Công Giáo Ý.

Còn nữa, một lễ ngắn gọn mừng ngày kỷ niệm Đệ Ngũ Chu Niên Giáo Triều của ngài.

Vào tháng 5, ngài sẽ còn bận rộn hơn. Ngài sẽ du hành lên miền bắc Ý để viếng Khăn Liệm thành Turin, một chuyến viếng thăm bao gồm 4 biến cố và diễn từ quan trọng: một cuộc gặp gỡ dân chúng thành Turin, một Thánh Lễ tại công trường chính của thành phố, một cuộc tiếp xúc với giới trẻ và các bệnh nhân.

Đức Thánh Cha sẽ đi Bồ Đào Nha từ ngày 11 đến ngày 14, để thăm Đền Thánh Đức Mẹ Maria tại Fatima cũng như thủ đô Lisbon và thành phố Porto. Đức Thánh Cha đã có thể chỉ nghĩ qua đêm tại Fatima, nhưng ngài muốn nới rộng chuyến viếng thăm vì ngài muốn trao gửi một điệp văn về các giá trị Kitô giáo cho một xã hội rộng lớn hơn vào lúc quốc gia này dường như sẵn sàng để hợp thức hóa các hôn nhân đồng tính.

Trở về Rôma, ngài sẽ cử hành Thánh Lễ tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô vào ngày Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, 23 tháng 5. Đầu tháng 6, ngài sẽ cử hành Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô với một Thánh Lễ và một cuộc rước kiệu trên đường phố Rôma. Rồi từ ngày 4 đến ngày 6 tháng 6, ngài sẽ đi đảo Cypre, nơi ngài sẽ gặp gỡ các lãnh tụ giáo hội Trung Đông. Cuối tuần tới, ngài sẽ chủ tế một buổi canh thức cầu nguyện và Thánh Lễ ngày 10 và 11 tháng 6 tại Vatican để bế mạc Năm Linh Mục; hàng ngàn linh mục trên khắp thế giới sẽ về tham dự.

Cuối tháng 6, ngài sẽ truyền chức cho các linh mục trong một Thánh Lễ trọng thể tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô. Ngài sẽ mừng lễ Thánh Phêrô và Phaolô với hai nghi thức, một đêm canh thức cầu nguyện tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành ngày 28 tháng 6, và Thánh Lễ ngày hôm sau tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, khi đó ngài sẽ trao các dây len pallium cho các tổng giám mục mới.

Mùa hè thông thường bớt bận rộn hơn, nhưng năm nay thì không. Đức Thánh Cha đã tuyên bố ngài sẽ không thực sự đi nghỉ hè tại miền núi phía bắc Ý. Giới thân cận cho hay ngài muốn dành nhiều thì giờ để viết lách, và ngài có thể viết nhiều hơn tại biệt thự của ngài bên ngoài thành Rôma. Tập 2 của “Giêsu thành Nazareth” đã ra trễ, và Đức Thánh Cha muốn hoàn tất tập sách này trong mùa hè, và có thể là trước đó nữa.

Tháng Chín, thường là một tháng nhàn rỗi cho các giáo hoàng, Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ sang Anh và Tô Cách Lan trên một hành trình có thể nói là thử thách nhất năm nay. Đây là một chuyến viếng thăm 4 ngày, với rất nhiều chương trình dồn dập: Việc phong Á Thánh cho Đức Hồng Y John Henry Newman, một diễn từ quan trọng tại sảnh đường Westminster tại Luân Đôn, nơi Thánh Thomas More bị xử án; các nghi lễ tại Luân Đôn và Glasgow; và một buổi gặp gỡ Tổng Giám Mục Anh Giáo Rowan Williams ở Canterbury.

Gần nhà, Đức Thánh Cha sẽ đi đến miền trung nước Ý vào tháng 7 để kỷ niệm đệ bách chu niên sinh nhật Thánh Celestine V – là nguời được biết là một trong số ít các giáo hoàng trong lịch sử đã từ nhiệm.

Điều này chắc chắn sẽ khơi dậy nhiều trí tưởng tượng trong giới báo chí. Chúng ta sẽ đọc được nhiều bài báo bàn tán về việc Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ từ chức hay không. Ngài đã không cho thấy có dấu hiệu nhỏ nào là có thể có một sự thoái vị, và sức khỏe của ngài có vẻ tốt. Nhưng người ta cũng nhớ là năm 2002, khi Đức Hồng Y Joseph Ratzinger đã nói thẳng về Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đang đau yếu là “Nếu ngài thấy rằng ngài chắc chắn không thể tiếp tục, thì ngài chắc chắn sẽ từ chức."

Vào lúc ngài được 83 tuổi, Đức Thánh Cha Benedict XVI trông như ngài có thể tiếp tục duy trì mức độ sinh hoạt này mãi mãi. Chỉ có một giáo hoàng sống lâu hơn trong thế kỷ vừa qua – đó là Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II qua đời năm 84 tuổi.
 
Top Stories
Le président de la Conférence épiscopale du Vietnam est nommé archevêque coadjuteur de Hanoi.
Eglises d'Asie
02:31 23/04/2010
VIETNAM: Le président de la Conférence épiscopale du Vietnam est nommé archevêque coadjuteur de Hanoi.

Eglises d'Asie, vendredi 23 avril 2010 - Le bureau de presse du Vatican a annoncé, le 22 mars 2010, que le pape Benoît XVI avait nommé Mgr Pierre Nguyen Van Nhon, archevêque coadjuteur de Hanoi, avec droit de succession. Le nouvel archevêque coadjuteur est actuellement évêque de Da Lat et président de la Conférence épiscopale. Âgé de 72 ans, il est né le 4 mars 1938. Il fut ordonné prêtre en 1967. En décembre 1991, il avait été nommé évêque coadjuteur de l’évêque de Dalla, Mgr Barthélemy Nguyên Son Lâm auquel il avait succédé en 1994.

Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt, aux côtés duquel le nouvel archevêque coadjuteur va travailler, est âgé de 58 ans et a été nommé archevêque de Hanoi en février 2005, après avoir été évêque du diocèse frontalier de Lang Son – Cao Bang pendant six ans.

On sait depuis l’année dernière que l’état de santé de l’archevêque de Hanoi laisse beaucoup à désirer. Lui-même en avait averti les responsables romains lors de sa visite ad limina à Rome en juin 2009 et l’avait aussi confié à son clergé. Le 4 mars dernier, il s’était rendu à Rome pour y suivre un traitement médical qui aurait dû durer deux mois. Cependant, un peu plus d’un mois plus tard, le 9 avril, il était de retour à Hanoi. Aucune explication n’avait été donnée pour ce retour inattendu.
 
President of Bishops' Conference becomes Coadjutor to Archbishop of Hanoi
Asia-News
09:18 23/04/2010
Bishop Peter Nguyen Van Nhon of Da Lat, 72, is coadjutor to Msgr. Joseph Ngo Quang Kiet, 58. Many suspect that the Holy See has bowed to pressure from the government which wants to remove the archbishop of Hanoi, "instigator of riots." In return there would be diplomatic relations, and Benedict XVI's visit to Vietnam. But the same Bishop. Kiet says: The Holy See has always supported me. The reasons are my health.

Ho Chi Minh City (AsiaNews) - The Vietnamese bishops' conference has today informed that Msgr. Peter Nguyen Van Nhon was appointed Coadjutor Archbishop of Hanoi. The appointment was published yesterday by the Vatican and is attracting a lot of discussion over the reasons behind the decision.

Some say the appointment of a coadjutor is the first step to remove the archbishop of Hanoi, Mgr. Joseph Ngo Quang Kiet, is loathed by the government. But the archbishop states: "The Holy See and the Episcopal Conference were always beside me when I was criticized." The reason behind the appointment of a coadjutor is only related to his health problems.

At present, Mgr. Van Nhon, 72, is bishop of Da Lat and president of the Episcopal Conference. From '91 to '94 he was bishop coadjutor of Dalat until he was appointed an ordinary in '94.

He has been called to collaborate and in the future replace the current archbishop of Hanoi, Mgr. Joseph Ngo Quang Kiet, 58, who has been in the capital for five years, formerly bishop of Lang Son-Cao Bang, on the border with China, since 1991.

Archbishop Kiet returned to Hanoi April 9, after a long visit to Rome, for health reasons. For at least a year it has been widely known that he suffers from poor health. The difficulties and strong opposition that he faces from the city government is also common knowledge. Archbishop Kiet has in fact always supported the complaints of Catholics over the illegal expropriation by the government of the former Nunciature of Hanoi and Thai Ha parish. To stop demonstrations and criticism, the police and thugs in their pay attacked priests and lay people, raided churches, imprisoned the faithful.

The government accuses Mgr. Kiet of being "the instigator of the riots" and this is why it has waged a press campaign and demonstrations against the prelate to force him to abandon his post, to such an extent that his arrival in Rome on 4 March was seen as a final departure from Vietnam.

The appointment of a coadjutor bishop (with right of succession) older than the ordinary has appeared a strange decision to many and has provoked the faithful to ponder the reasons behind the move. Speaking with the local press, Mgr. Kiet reassured everyone; "Bishop Peter Nguyen Van Nhon is a very respectable bishop and is worthy of being fully responsible for the Archdiocese of Hanoi.”.

But among Catholics there are rumours that the government has convinced the Vatican and the Vietnamese bishops' conference to remove Mgr. Kiet and that they would pay "any price” to this ends, even “launch diplomatic relations" and give the go-ahead for Benedict XVI's visit to Vietnam on 6 January 2011.

According to these rumours, in order to force the Vatican to accept these terms, the government had also blocked a visit of its delegation to Rome, scheduled for this April. The principal aim of the visit was to give birth to a committee for the study of diplomatic relations between Vietnam and the Holy See.

The Vatican decision to appoint Mgr. Van Nhon coadjutor seems to be the first step towards the removal of Mgr. Kiet from Hanoi. The choice of Van Nhon is due to his unique "ability" to deal with government authorities.

The faithful, nuns, priests and religious in Hanoi like Mgr. Kiet very much and regret his departure, but "will continue to obey Mother Church" even with this choice. Archbishop Kiet responded to all these speculations with an interview on VietCatholic yesterday.

In it he states that, because of his health, he asked the Holy See to be removed from his position. But neither the Holy See nor the bishops' conference agreed that should step down. Archbishop Kiet insists that even in the most difficult moments of his relationship with the government, "the Holy See and the Episcopal Conference were always beside me when I was criticized."
 
Il presidente della Conferenza episcopale diviene arcivescovo coadiutore di Hanoi
Asia-News
09:19 23/04/2010
Mons. Pietro Nguyen Van Nhon, vescovo di Da Lat, 72 anni, è coadiutore di mons. Giuseppe Ngo Quang Kiet, 58 anni. Molti sospettano che la Santa Sede si sia piegata alle pressioni del governo che vuole rimosso l’arcivescovo di Hanoi, “istigatore di rivolte”. In cambio ci sarebbero i rapporti diplomatici e il viaggio di Benedetto XVI in Vietnam. Ma lo stesso mons. Kiet afferma: La Santa Sede mi ha sempre appoggiato. I motivi sono la mia salute.

Ho Chi Minh City (AsiaNews) – La conferenza episcopale vietnamita ha informato oggi che mons. Pietro Nguyen Van Nhon è stato nominato arcivescovo coadiutore di Hanoi. La nomina è stata pubblicata ieri dal Vaticano e sta suscitando molte interpretazioni sui motivi di questa decisione.

Alcuni dicono che la nomina del coadiutore è il primo passo per allontanare l’arcivescovo di Hanoi, mons. Giuseppe Ngo Quang Kiet, inviso al governo. Ma lo stesso arcivescovo puntualizza: “La Santa Sede e la Conferenza Episcopale sono state sempre accanto a me, quando sono stato criticato”. I motivi all’origine della nomina del coadiutore sono solo legati alla sua salute.

Al presente, mons. Van Nhon, 72 anni, è vescovo di Da Lat e presidente della Conferenza episcopale. Dal ’91 al ’94 egli è stato vescovo coadiutore di Dalat, fino a divenirne ordinario nel ’94.

Egli è chiamato a collaborare e in futuro sostituire l’attuale arcivescovo di Hanoi, mons. Giuseppe Ngo Quang Kiet, 58 anni, da cinque anni nella capitale, già vescovo di Lang Son-Cao Bang, alla frontiera con la Cina, dal 1991.

Mons. Kiet è tornato ad Hanoi dal 9 aprile, dopo una lunga visita a Roma, per motivi di salute. Da almeno un anno si conoscono le sue povere condizioni di salute, ma si conoscono anche tutte le difficoltà e la forte opposizione che egli sopporta da parte del governo della città. Mons. Kiet ha infatti sempre appoggiato le denunce dei cattolici per l’esproprio illegale ad opera del governo della ex nunziatura di Hanoi e della parrocchia di Thai Ha. Per fermare manifestazioni e critiche, la polizia e teppisti al loro soldo hanno picchiato sacerdoti e laici; razziato chiese; imprigionato fedeli.

Il governo accusa mons. Kiet di essere “istigatore delle rivolte” e per questo ha scatenato contro il prelato anche una campagna stampa e manifestazioni per costringerlo ad abbandonare il posto, tanto che il suo arrivo a Roma il 4 marzo scorso era stato visto come una partenza definitiva dal Vietnam.

La nomina di un vescovo coadiutore (quindi con diritto di successione) più anziano dell’ordinario appare strana a molti e spinge i fedeli a domandarsi sulle ragioni. Parlando con la stampa locale, mons. Kiet tranquillizza tutti: “Mons. Pietro Nguyen Van Nhon – dice – è un vescovo molto rispettabile ed è degno di essere pienamente responsabile dell’arcidiocesi di Hanoi”.

Ma fra i cattolici si sussurra che il governo ha convinto Vaticano e Conferenza episcopale vietnamita ad allontanare mons. Kiet e che per questo sarebbe disposto a pagare “qualunque prezzo, anche varando i rapporti diplomatici” e dare il segnale verde per una visita di Benedetto XVI in Vietnam per il 6 gennaio del 2011.

Secondo tali voci, per costringere il Vaticano ad accettare, il governo avrebbe anche bloccato una visita della sua delegazione a Roma, prevista per questo aprile. Tale visita doveva appunto far nascere una commissione per lo studio dei rapporti diplomatici fra Vietnam e Santa Sede.

La decisione vaticana di nominare mons. Van Nhon a coadiutore sembra essere il primo passo per la rimozione di mons. Kiet da Hanoi. La scelta di Van Nhon sarebbe dovuta alla sua particolare “facilità” a trattare con le autorità governative.

Fedeli, suore, sacerdoti e religiosi di Hanoi amano moltissimo mons. Kiet e sono dispiaciuti della sua partenza, ma “continueranno ad obbedire alla Madre Chiesa” anche con questa scelta.

Mons. Kiet ha risposto a tutte queste voci con un’intervista riportata su VietCatholic di ieri.

In essa egli precisa che, a causa del suo stato di salute, lui stesso ha domandato alla Santa Sede di essere rimosso dall’incarico. Ma né la Santa Sede, né la Conferenza episcopale hanno accettato che lui si ritiri. Mons. Kiet ribadisce più volte che anche nei momenti più difficili del suo rapporto col governo, “la Santa Sede e la Conferenza episcopale sono state sempre accanto a me, quando sono stato criticato”.
 
Japon: L’archevêque de Nagasaki poursuit son engagement en faveur du désarmement nucléaire
Eglises d'Asie
15:02 23/04/2010
JAPON: L’archevêque de Nagasaki poursuit son engagement en faveur du désarmement nucléaire

Eglises d'Asie, vendredi 23 avril 2010 - Le 19 avril dernier, Mgr Joseph Mitsuaki Takami, archevêque de Nagasaki et Mgr Michael Goro Matsuura, évêque auxiliaire d’Osaka (et également président du Conseil épiscopal pour la justice et la paix), remettaient au Secrétaire adjoint du gouvernement,Yorihisa Matsuno, une pétition de 16 000 signatures, appelant le gouvernement japonais et l’ensemble des chefs d’Etat de la planète à « unir leurs efforts pour franchir une étape décisive en faveur du désarmement nucléaire » voire « pour abolir définitivement l’arme atomique ».

Cette pétition reprenait, dans ses grandes lignes, les mêmes arguments que ceux développés dans la lettre ouverte qui avait été adressée le 26 février dernier par l’archevêque de Nagasaki et l'évêque d'Hiroshima, Mgr Atsumi Misue, au Premier ministre japonais, Yukio Hatoyama, au président américain, Barack Obama, ainsi qu'à d’autres chefs d’Etat. A la veille de la Conférence internationale sur le Traité de non-prolifération des armes nucléaires (TNP) qui se déroulera au siège des Nations Unies à New York, du 3 au 28 mai prochains, la pétition se veut très clairement une « piqûre de rappel ».

Afin de renforcer la portée de ce message, Mgr Takami a déclaré qu’il se rendrait lui-même à New York, et y présenterait la statue dite de la « Vierge bombardée » (Bombed Maria). Celle-ci a été découverte après le bombardement nucléaire de Nagasaki du 9 août 1945, dans les ruines de ce qui avait été la cathédrale Sainte-Marie d’Urakami. Seul le buste de la statue de bois sculpté avait été épargné, non sans garder des traces du cataclysme (1).

Pour Mgr Takami, cette « Vierge bombardée » de Nagasaki est la meilleure ambassadrice de paix qui puisse être. « La paix ne peut jamais être créée par la violence (...) Je souhaite que le pèlerinage [de la statue], non seulement fasse connaître à davantage de personnes les souffrances causées par la bombe atomique, mais qu’il soit également un appel à construire la paix par la non-violence ».

Le 21 avril dernier, Mgr Takami était au Vatican, où il a pu s’entretenir avec le pape Benoît XVI, lequel a béni solennellement le buste de la statue, place Saint-Pierre. Après l’Italie, la Bombed Maria partira pour l’Espagne (avec un passage à Barcelone et à Guernica) avant d’être accueillie aux Etats-Unis.

Elle sera présentée aux fidèles à la cathédrale Saint-Patrick à New York, lors d’une messe qui sera célébrée le 2 mai, veille de la conférence sur le TNP aux Nations Unies. Mgr Takami dit espérer ainsi faire comprendre « la tragédie et l’inhumanité de la bombe nucléaire » ainsi que l’importance de « continuer à travailler ensemble [..], non pas sur la base de l’armement, mais par le dialogue et la compréhension mutuelle ».

Il est d’ores et déjà prévu que l’archevêque de Nagasaki rencontre le Secrétaire général de l’ONU, Ban Ki-moon, ou du moins son adjoint, afin de lui présenter sa requête. Pour Mgr Takami, ajouter « sa voix à celles de tous ceux qui à travers le monde appellent au désarmement » sans arriver à se faire entendre, fait partie de sa mission « d’archevêque d’une région dévastée par l’arme nucléaire ».


Ce drame de l’histoire récente du Japon a touché de près le prélat, puisqu’il a perdu plusieurs de ses proches dans le bombardement de Nagasaki. L’archevêque lui-même, qui est né en mars 1946 à Nagasaki, peut être considéré comme un survivant in utero, sa mère étant enceinte de lui lors de l’explosion de la bombe atomique.

Dans cette ville du sud-ouest du Japon vivaient à l’époque près des deux tiers de la population catholique du pays, qui fut ainsi pratiquement anéantie en un seul jour. Considérée comme le berceau du christianisme au Japon, Nagasaki reste encore aujourd’hui le symbole de l’Eglise qui a survécu aux persécutions. Dès les premiers temps de l’évangélisation du Japon au XVIe siècle, et malgré les persécutions particulièrement violentes qui s’abattirent à plusieurs reprises sur eux, faisant des milliers de martyrs (2), les chrétiens de la région de Nagasaki avaient réussi à survivre, vivant leur foi dans la clandestinité, reconstruisant inlassablement leur église d’Urakami, dès que la persécution se relâchait. Puis fut construite de 1875 à 1914, la cathédrale Sainte-Marie d’Urakami, qui sera, à l'époque, l’une des plus grandes d’Asie. Totalement détruite par la bombe atomique trente ans plus tard, elle a été reconstruite en 1980, au même endroit (3).


(1) Selon les dernières estimations, les frappes atomiques d’août 1945 auraient causé la mort de plus de 70 000 personnes à Nagasaki et plus de 140 000 à Hiroshima.
(2) Benoît XVI a béatifié 188 martyrs à Nagasaki en novembre 2008, allongeant ainsi la longue liste de chrétiens japonais proclamés saints ou bienheureux. Voir le Supplément d’Eglises d’Asie, novembre 2008, n° 5: « Japon: 188 bienheureux martyrs ».
(3) Ucanews, 21 avril 2010; Zenit, 21 avril 2010; National Catholic Reporter, 19 fevrier 2010; Le jour du Seigneur, 18 oct 2009 (homélie de Mgr Takami), EDA 496, 443, 386, supplément EDA, novembre 2008, n° 5.
 
Vietnam: Catholics shaken by new Hanoi coadjutor's appointment
J.B. An Dang
17:51 23/04/2010
During the last 24 hours, Hanoi Archbishop and his office have issued several statements relating to the new Hanoi coadjutor's appointment. They have been observed as efforts to ease concerns, and even angers, among Catholics and non-Catholics that Vatican has been conceding to pressure from the communist government for the removal of the Archbishop of Hanoi.

In his latest statement, Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Hanoi called the new coadjutor's appointment a “great news” and urged his flock in Hanoi “thank God and the Holy See for sending him [the new coadjutor] to come and serve the archdiocese, and to help me in my fragile health.”

In urging Hanoi's Catholics to welcome the arrival of the of Coadjutor Bishop Peter Nguyen Van Nhon at his new home, the archbishop explicitly asked priests in the archdiocese to immediately name Bishop Peter in the prayer for local bishops during Masses celebrated in the archdiocese.

In an interview published shortly after the appointment by the Vatican, Archbishop Joseph Ngo said that the appointment was motivated solely by Vatican’s concerns about his fragile health, insisting that The Holy See has always supported him.

But the public reaction has been a far cry from what supposed to be a joyful event for the Vietnamese Church.

Despite a series of passionate appeals from the archbishop and some Catholic media outlets, the new Hanoi coadjutor's appointment seems to be really hard to swallow for many Catholics. Vietnamese Websites, including those run by Catholics, have been flooded with angry comments against the Holy See and the country’s Episcopal Conference.

Rumours circulating across the Internet suggest that the Holy See, in order to exchange for a full diplomatic relations, and the Pope’s visit to Vietnam, has bowed to the pressure from Hanoi regime to root out the prelate who has been becoming so popular to the Vietnamese public as the lone voice for the oppressed, thus conveniently making himself the thorn in the eyes of the Vietnamese government, which wasted no time in publicly calling out for his replacement, charging him of fuelling anti-government sentiments.

Some have gone as far as stating that diplomatic relations and a potential Papal visit at that cost will not be welcomed by Vietnamese Catholics.

The decision of Vatican to appoint a coadjutor bishop older than the ordinary has been suspected by many as an initiative to gauge the reactions of Catholics in a process towards the removal of Mgr. Kiet from Hanoi. In relative comparison to other dioceses, the archdiocese of Hanoi with 335,000 Catholics, 143 parishes and 90 diocesan and religious priests seems not in great need to have three bishops.

Despite his insistence that the Holy See has always supported him, Mgr. Kiet has been portrayed by many as a victim of both the communists and the Vatican stemming from his stance against the government in the Church’s property issues. While being praised by the people from all walks of life as a caring, courageous religious leader, the prelate has found himself becoming isolated even among his fellow bishops who'd seen him as obstacle of the so- called peaceful process of coexistence with the Communists.

The relationship between the prelate and the Vietnamese government has been steadily deteriorated since 2007 when he urged and explicitly supported Catholics in Hanoi in their protests against illegal expropriation by the government of the former Nunciature of Hanoi and Thai Ha parish.

In the era of open markets, land values have increased at a dizzying rate. As values of religious properties being reassessed, their economic potentials turn out to be so great that the authorities must find ways to claim them for personal gains. Citing the Communist system where “all land belongs to the people and is managed by the State on behalf of the people”, local governments throughout Vietnam have forced religious leaders to “donate” religious properties. In most cases, before the victims can react, demolition would start soon to convert these properties into hotels, restaurants, and night clubs.

In that fashion, a wave of churches, monasteries, seminaries, schools, hospitals, and other social centres throughout the country have one by one slip into the hands of local authorities.

Some suggest that the appointment of Bishop Peter Nguyen, someone with a “moderate” stance in the eyes of many, and the potential removal of Archbishop Joseph Ngo will result in negative consequences on the determination of the hierarchy to defend Church’s properties.

Last year, Bishop Peter Nguyen Van Nhon, President of the Episcopal Conference of Vietnam, failed to protect the 79,200m2 Dalat Collegium Pontificium. It’s the largest and dearest seminary to the hearts of many bishops and priests in Vietnam as 14 priests who had graduated from there were ordained as bishops.

His appointment to Hanoi coadjutor bishop (with right of succession) has been seen by many as a big blow against Catholics’ protests against illegal expropriation of Church’s properties by the communist government.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ngày hội ca trưởng lần thứ IV tại GP. Đà Nẵng
Paul Maria
08:46 23/04/2010
NGÀY HỘI CA TRƯỞNG GIÁO PHẬN ĐÀ NẴNG LẦN THỨ IV NĂM 2010

Hôm nay, ngày 23/4/2010, Ban Thánh Nhạc Giáo phận đã tổ chức Ngày Hội Ca Trưởng của tất cả Ca đoàn thuộc các Giáo xứ trong toàn Giáo phận tại Nhà thờ Giáo xứ Hòa Khánh, Hạt Hòa Vang.

Về dự Ngày Hội có Cha Gioakim Trần Kim Thượng - Hạt Trưởng Hạt Hòa Vang, Cha Giuse Trần Văn Việt - Phó xứ Chính Tòa, Cha Antôn Nguyễn Tri Pháp - Phó xứ Hà Lam, Cha Fr Lưu Văn Hoàng - Đặc Trách Thánh Nhạc Giáo phận, đông đủ các anh Ban Thánh Nhạc và 150 Ca Trưởng, Ca Phó và đệm đàn cho các Ca đoàn.

Xem hình ngày hội ca trưởng

Trong phần khai mạc, Cha Đặc trách Thánh Nhạc Giáo phận đã nêu lý do cuộc hội ngộ này: gặp gỡ, tâm tình, học hỏi về Thánh nhạc, tìm hiểu về Phụng vụ của Giáo Hội để việc phụng sự Chúa qua Thánh nhạc trong Giáo phận ngày càng thánh thiện và tốt đẹp.

Cha cũng đã giới thiệu về trang web của Ban Thánh Nhạc Giáo phận: www.thanhcadanang.org và một phòng thâu băng sắp được hoàn thiện, thành lập " Câu Lạc Bộ Sáng tác Thánh ca " để các Ca đoàn, các anh chị yêu thích Thánh ca làm " sân chơi ", trao đổi tâm tình và nâng cao trình độ tay nghề...

Phát biểu với anh chị em, Cha Hạt trưởng Hòa Vang hân hoan chào mừng tất cả đã về dự Ngày Hội Ca Trưởng hôm nay. Nhân ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, hướng về cội nguồn, Cha đã nhắc đến kỷ niệm mà Cha và Cha giáo Trần ngọc Quỳnh tổ chức họp mặt lần đầu cho anh chị em Ca Trưởng cách nay đã 20 năm.

Cha nhắn nhủ từ cuộc gặp ngắn ngủi này, qua việc cầu nguyện bằng tiếng hát, tuy đơn sơ nhưng sâu sắc và ý nghĩa sẽ biến thành những thành quả lớn lao. Mọi công việc chúng ta làm chỉ vì mục đích là Sáng Danh Chúa...

Sau lời trình bày " Câu chuyện Thánh nhạc " của Cha Đặc trách là phần học hỏi về chuyên môn.

Các anh chị Ca Trưởng, Ca Phó được chị Mônica Nguyễn Thị Diệu Linh, một chuyên viên về thanh nhạc, hướng dẫn cách phát âm và thực tập cách lấy hơi trong khi hát. Còn rất trẻ tuổi nhưng chị Linh đã mang đến cho buổi học nhiều bổ ích và tạo không khí rất sinh động, hấp dẫn.

Các anh chị đệm đàn thì theo anh Phêrô Nguyễn Đức Sáng, Ủy viên Ban Thánh Nhạc Giáo phận, cùng ôn tập những ngón đàn khi đệm hát cho Ca đoàn. Để các " học viên " được theo dõi rõ ràng, Cha đã bố trí một máy quay và chiếu trực tiếp lên màn hình lớn. Rất hăng hái và cũng đầy ắp tiếng cười.

Không hiểu vì quá hăng hái hay sao, mà mọi người dùng bữa trưa nhanh gọn và chẳng để lại một chút cơm dư nào.

Đến 13 giờ 00 các Tổ đã được phân chia theo Giáo xứ tiến hành sinh hoạt Nhóm của mình. Mọi người tham gia góp ý kiến, chia sẻ tâm tình sinh hoạt Ca đoàn tại các Giáo xứ, và tranh thủ tập một tiết mục văn nghệ để góp vui sau đó khi đón tiếp Đức Cha Giuse Giám Mục Giáo phận.

Đúng 15 giờ 30, Đức Cha đến với anh em. Bài hát tập thể và những tràng pháo tay vang lên rập ràng.

Những tiết mục bỏ túi được các Nhóm trình bày càng làm không khí thêm vui tươi và đậm đà tình mến.

Huấn từ với anh chị em, Đức Cha Giuse nói:

" Cha rất mừng vì Ban Thánh Nhạc dưới sự hướng dẫn của Cha Đặc Trách đã cố gắng thực hiện những sáng kiến và đã đưa đến bao thành quả tốt đẹp trong lãnh vực Thánh Nhạc của Giáo phận.

Cha đã nghe những ý kiến, những tâm sự của các Ca Trưởng, tuy không có đủ thời gian để anh chị nói nhiều nhưng Cha đã hiểu, đã thấy.

Làm việc chung với nhau dễ đụng chạm, xích mích, khó suông sẻ, mà lại là công việc phục vụ, những công việc tự nguyện, nên thật khó " sòng phẳng "... Khi gặp những khó khăn, trở ngại, anh chị đừng ngại ngùng, hãy trình bày với Cha Sở của mình. Cha chắc rằng các Ngài sẽ sẵn sàng cho ý kiến giải quyết, cộng với lòng nhiệt thành, khiêm tốn vì Chúa ban cho mỗi người một tài năng, một sở trường riêng, tất cả sẽ được trợ giúp bởi ơn Chúa để chu toàn bổn phận...

Ca Trưởng là một Ơn Gọi bởi Ca Trưởng đặc trách cả một Ca đoàn, nhiệm vụ nặng nề hơn Ca viên, mất nhiều thời gian và có khi cả vật chất nữa. Hãy vì lòng kính mễn Chúa, vì Giáo Hội, chúng ta hãy góp phần mình xây dựng Cộng đoàn Giáo xứ qua việc tập hát, hát Lễ đàng hoàng, chuẩn bị bài vở chu đáo, kỹ lưỡng...., sẽ giúp Cộng đoàn cầu nguyện thiết tha hơn, sốt mến hơn...

Chính khi mình tập hát, khi mình hát Thánh ca, là chính lúc mình và mọi người được sống trong tâm tình của Chúa bằng cả con tim tin yêu bao la...

Trang web của Ban Thánh Nhạc Giáo phận, phòng thâu băng, " Câu Lạc Bộ Sáng tác Thánh ca " vừa được hình thành hôm nay, chính là nơi để anh chị em giao lưu, học hỏi, trao đổi các công việc chuyên môn thuộc Thánh nhạc và đưa nền Thánh nhạc Giáo phận tiến mạnh...

Cha xin Cha Đặc Trách tạo sân chơi, những buổi sinh hoạt dã ngoại cho tất cả các Ca viên của các Ca đoàn trong Giáo phận, giúp mọi người thắt chặc tình anh em, tình đoàn kết yêu thương giữa các Ca đoàn...

Cha thân tặng tất cả các Ca đoàn tập Thánh ca vừa được Ủy Ban Thánh Nhạc thuộc HĐGM Việt Nam xuất bản, xem đây là một món quà kỷ niệm và là tài liệu để các Ca Trưởng tham khảo, lựa chọn dùng trong các buổi Phụng vụ... "

Sau đó Cha Đặc trách đã tổng kết những sinh hoạt của Ngày Hội Ca Trưởng hôm nay.

Và thật vui mừng khi các Ca Trưởng đồng ý tổ chức " Ngày Gặp Mặt Sinh Hoạt " cho toàn thể các Ca viên trong Giáo phận vào một ngày rất gần.

Trong tâm tình yêu thương, một Ca Trưởng thay lời cho anh chị em cám ơn Đức Cha, Cha Đặc Trách, Quý Cha và Ban Thánh Nhạc cũng như HĐGX Hòa Khánh đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tổ chức Ngày Hội hôm nay.

Cùng với Đức Cha, mọi người dâng lời tạ ơn Chúa và nhận Phép lành từ tay Giám Mục Giáo phận.

" Hống ân Thiên Chúa bao la

Muôn dời con sẽ hát ca Danh Ngài. .. "

Paul Maria
 
Thư của Đức Tổng Giám mục Giuse gửi cộng đồng Dân Chúa Tổng Giáo phận Hà Nội
+ ĐGM Giuse Ngô Quang Kiệt
08:53 23/04/2010
 
Giáo Hạt Thái Thụy học hỏi Chỉ Nam Giáo Phận Thái Bình
Trường Giang
14:24 23/04/2010
Sáng nay, 23/04/2010 giáo hạt Thái Thụy tổ chức buổi giao lưu học hỏi chỉ nam giáo phận dành cho hội đồng giáo xứ, dưới sự hướng dẫn của Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ.

Giáo hạt Thái Thụy có 82 giáo họ, 20 giáo xứ, 7 linh mục đang coi sóc và làm mục vụ, cha Luca Nguyễn Văn Định, chánh xứ Thượng Phúc là hạt trưởng.

Buổi giao lưu học hỏi hôm nay diễn ra tại nhà thờ giáo xứ Thượng Phúc, số thành viên tham dự khoảng 400 đại biểu, trong đó 1/3 là nữ giới. Thời gian biểu cũng như nội dung học hỏi giống các buổi thuyết trình các giáo hạt trước, xoay quanh chủ đề lớn: Vai trò, nhiệm vụ và cách thức bầu chọn những ứng cử viên vào ban hội đồng mục vụ giáo xứ, giáo họ, sao cho đúng với đường hướng của Giáo Hội, được cụ thể hóa trong cuốn chỉ nam giáo phận, dành riêng cho hội đồng giáo xứ. Trong phần thuyết trình, Đức cha chủ tọa phân tích nội dung và áp dụng vào các tình tiết, ví dụ cụ thể ngay tại những giáo xứ, giáo họ của hạt Thái Thụy, để các đại biểu dễ nắm bắt hơn từng hoàn cảnh của mỗi nơi. Các đại biểu nhiệt tình nêu lên những câu hỏi nhằm xây dựng xứ đạo ngày một tốt hơn. Bên cạnh đó có đại biểu nữ mạnh dạn đặt câu hỏi, nhiều vị khác thì ghi câu hỏi ra giấy xin Đức cha giải đáp.



11 giờ, Đức cha chủ sự thánh lễ đồng tế với các linh mục trong giáo hạt. Cộng đoàn tham dự rất sốt sáng, Đức cha chia sẻ về đề tài sự đáp trả của mỗi người khi được Thiên Chúa mời gọi tham gia công việc phục vụ tại mỗi giáo xứ, giáo họ. Đồng thời, ngài nêu lên sự hi sinh âm thầm của biết bao người đi trước và cả những người hiện đang là thợ hăng say, nhiệt tình làm vườn nho của Chúa. Cuối bài giảng Đức cha động viên và khích lệ các vị trong hội đồng giáo xứ cố gắng hơn nữa về vai trò của mình, Thiên Chúa không bao giờ quên công ơn của những con cái Chúa đã và đang sẵn sàng xả thân vì lòng yêu mến Thiên Chúa và Giáo Hội Chúa.



Kết thúc thánh lễ, cộng đoàn cùng hân hoan ca lên “Chúng ta cùng đem Tin Mừng đi khắp đó đây, loan tin loan tin Chúa Trời yêu thương loài người”. Sau đó cộng đoàn ra cuối thánh đường chụp hình kỷ niệm cùng Đức cha và quý cha trong giáo hạt.
 
Giới Trẻ Việt Tham Dự Chương Trình Thực Tập Có Thù Lao và Học Bổng Của APAPA
Joan Kim Ngân Lê
14:32 23/04/2010
Dân Biểu Trần Thái Văn kêu gọi:

Giới Trẻ Gốc Việt Tham Dự Chương Trình Thực Tập Có Thù Lao và Học Bổng Của Liên Đoàn Á Châu Thái Bình Dương

Costa Mesa (CA) – Dân biểu Trần Thái Văn tán thưởng sự cố gắng của Liên Đoàn Hoa Kỳ Á Châu Thái Bình Dương (Asian Pacific Islander American Public Affairs Association, gọi tắt là APAPA) với mục đích tạo sức mạnh cho khối người Mỹ gốc Á Châu Thái Bình Dương.

Tổ chức APAPA trao tặng giải thưởng thực tập và học bổng cho những sinh viên xuất sắc từ 6 năm qua thuộc những tổ chức Giáo Dục Cộng Đồng (Community Education Foundation). Tổ chức này đã trao tặng trên 40 giải thưởng thực tập và hơn 45 Học Bổng cho sinh viên xuất sắc thuộc tổ chức trên.

Sự phục vụ không mệt mỏi của Tổ chức APAPA do ông C.C.Yin sáng lập đã mang lại nhiều cơ hội tốt cho cộng đồng Á Châu Thái Bình Dương và sẽ tiếp tục là một tổ chức hữu hiệu, đem nhiều lợi ích cho các cộng đồng tại Hoa Kỳ. Ông C.C Yin là một thương gia thành đạt, gốc Trung Hoa, có nhiều sinh hoạt hữu hiệu trong dòng chính tại khu vực Bắc California.

“Tôi rất vinh hạnh được góp phần vào công việc giáo dục mang nhiều ý nghĩa của Tổ chức APAPA vì chương trình này không chỉ dành riêng cho cộng đồng Á Châu Thái Bình Dương mà là cho tất cả cộng đồng khác tại California và toàn Hoa Kỳ.” DB Trần Thái Văn phát biểu. “ Giải thưởng thực tập và học bổng được trao tặng cho sinh viên là một thí dụ cụ thể về những hoạt động bổ ích và phục vụ của Tổ chức APAPA dành cho giới trẻ. Là một Đồng Chủ Tịch của Hội Đồng Lập Pháp Á Châu Thái Bình Dương, tôi rất hãnh diện được cộng tác với Tổ chức APAPA, và luôn sẵn góp tay phục vụ cho lý tưởng tốt đẹp chung của tổ chức.”

DB Văn hiện là Đồng Chủ Tịch Hội Đồng Lập Pháp Á Châu Thái Bình Dương tại Quốc Hội California. Ông cũng là cố vấn danh dự của Tổ chức APAPA và từng đề cử nhiều sinh viên xuất sắc tham dự vào chương trình tập sự tại nhiều văn phòng dân cử trên Thủ phủ Sacramento, nhằm tạo điều kiện cho giới trẻ học hỏi về những sinh hoạt, cách điều hành của một văn phòng lập pháp tại quốc hội tiểu bang.

Bạn trẻ, phụ huynh có con em muốn tham dự vào chương trình thực tập có thù lao tượng trưng hoặc muốn nhận học bổng của Tổ chức APAPA, xin vào trang nhà của tổ chức www.APAPA.org để nhận đơn và tìm thêm tin tức. Cần thêm chi tiết, xin liên lạc cô Joan Kim Ngân (714)668-2100 hoặc E-mail: j.kimngan@gmail.com thuộc Văn phòng Dân biểu Trần Thái Văn tại Costa Mesa.
 
Cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại Tân Đảo Nouvelle Calédonie (2)
Lm. Phêrô Ngô Quang Qúy
14:56 23/04/2010
Cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại Tân Đảo Nouvelle Calédonie (2)

Giữa những người Việt Nam làm trong mỏ, số tín hữu công giáo chỉ là thiểu số. Dù ít so với tổng số người Việt Nam bấy giờ, các tín hữu công giáo cũng tụ họp lại để sống đức-tin mà họ đã lãnh nhận được, dù là một đức-tin thô sơ. Nhưng thô-sơ mà bền vững vẫn hơn là phức-tạp, văn-minh mà lỏng-lẻo yếu ớt thì không khác gì một căn nhà được xây trên cát (Mt. 7,27).

Lúc đó, chưa có linh mục Việt Nam tại Tân đảo. Theo như các hồ sơ Rửa-tội còn được lưu-trữ tại toà Tổng Giám Mục Nouméa, cách riêng cha Barbault SM, lúc đó là cha xứ ở Koumac và vùng Tiébaghi, cũng như một số các linh mục phục vụ tại vùng lân cận, tới dâng lễ, lo ban các phép bí-tích, nói chung là lo về đời sống thiêng liêng cho các tín hữu công giáo Việt Nam.

Sau này khi các người Việt Nam đã mãn nhiệm kỳ làm tại các mỏ, họ có thể tìm kế sinh nhai cách tự do, họ về Nouméa và vẫn tụ họp lại với nhau để sống đạo. Các tín hữu sống đạo không khác gì một đoàn chiên không chủ chăn.

Vào khoảng giữa năm 1953, cha Giuse Nguyễn Năng Vịnh, được Đức Giám Mục Địa phận Bùi-Chu, Bắc Việt-Nam, gửi qua Port-Vila, Vanuatu, để chăn dắt người công giáo Việt Nam bên đó. Trên đường đi Vanuatu, cha Vịnh phải đi qua Nouméa và phải ở lại một tuần vì nhu cầu phương tiện di chuyển thời đó.

Trong những ngày cha Vịnh ở Nouméa, ngài có một buổi họp với những người công giáo Việt-Nam và khi sang tới Port-Vila, ngài viết thư sang cho Đức Cha Bresson để cùng với anh chị em công giáo Việt-Nam tại Nouméa xin Đức Cha thương tình tìm kiếm một linh mục Việt-Nam qua Nouméa phục-vụ cho người công giáo Việt-Nam, (thư viết ngày 01-09-1953 từ Port-Vila).

Đức cha Bresson đã chấp nhận lời thỉnh cầu và Ngài đã xin được một linh mục Việt-Nam qua Nouméa.

Linh mục Giuse Nguyễn Duy Tôn (1955 – 1965)

Linh mục Giuse Maria Nguyễn Duy Tôn được Giám Mục địa phận của ngài tại Việt Nam cử sang chăn dắt người công Giáo Việt Nam tại Tân Đảo. Ngài tới phi trường Tontouta ngày 20 tháng 7 năm 1954 với nghĩa vụ là lo truyền giáo cho những người chưa biết, phục vụ những người đã biết và duy trì những gì đã theo.

LM.Giuse Maria Nguyễn Duy Tôn, Linh Mục Việt Nam đầu tiên của cộng đồng công giáo Việt Nam tại Tân Đảo đã thành lập họ đạo Kitô Vua (bên cạnh là Cha Vịnh)

Sau vài ngày nghỉ ngơi, ngài bắt tay vào việc, kêu gọi anh chị em trở lại đời sống công giáo cổ truyền mà ngài thấy đã bắt đầu phai nhạt.

Lúc đó Cha Giuse Tôn và anh chị em công giáo Việt Nam tụ họp tại nhà thờ Chính Toà Thánh Giuse, Nouméa, để dâng lễ và cử hành các bí-tích. Đời sống tôn giáo của người Việt-Nam bắt đầu trở nên sầm uất. Nghĩa Binh Thánh Thể, Thanh Niên Thiếu Nữ Công Giáo, các hội đoàn... được thành lập. Ngài cũng in ra nhiều sách kinh, sách hát bằng tiếng Việt, tiếng La-tinh và tiếng Wallis vì thời đó có nhiều người Wallis tới dự lễ tại nhà thờ Kitô Vua.

Việc đầu tiên của ngài là xây một ngôi nhà thờ cho người công giáo Việt Nam và đương nhiên là xây dựng cả một trung-tâm, gồm nhà xứ để cha xứ có chỗ ở và nhà hội. Ngài đã bàn hỏi với anh chị em công giáo Việt-Nam trong một phiên hội vào đầu thánh 10-1954, rồi ngày 12-10-1954, nhân dịp lễ kính thánh Edouard, thánh bổn mạng của Đức Giám Mục địa phận Nouméa, Đức Cha Edouard Bresson, cha Giuse Tôn cùng anh chị em giáo hữu kéo nhau lên Toà Giám Mục chúc mừng Ngài, đồng thời xin đất xây cất thánh đường cho cộng đồng Công Giáo Việt Nam. “Hãy xin thì sẽ được, hãy gõ thì sẽ mở cửa cho...” (Mt. 7,7).

Đức Giám mục niềm nở đón nhận lời chúc mừng, cũng như lời thỉnh cầu hợp lý ấy, nên ba ngày sau tức 15-10-1954, Ngài truyền cho cha Clément, chưởng ấn của Địa phận, đưa cha Giuse Tôn đi xem đất nhiều nơi như trường học cũ của người Nam Dương tại Trianon, và ngôi nhà nguyện bỏ không của người Mỹ tại Anse Vata (mảnh đất Receiving bây giờ và hiện có CPS mới).

Ngay từ lúc đó, theo như lời cha Tôn, một câu hỏi cũng đã được đặt ra: đạo công giáo là đạo chung, nhà thờ nào chả được, cứ gì phải nhà thờ Việt-Nam ? Có một nhà thờ cho giáo hữu Việt-Nam, không phải vì đạo Công giáo Việt-Nam khác với đạo Công giáo Pháp, nhưng vì ngôn ngữ diễn tả lại những điều phải tin, những giới răn phải giữ... truyền đi từ nhà thờ người Pháp không thuận tiện cho người Việt Nam, nhất là những người “chân đăng” - lớp người đã nghe và bặp bẹ tiếng Việt-Nam ngay khi còn náu ẩn trong bào thai mẹ - lớp người sang tới Nouméa khi tai đã ù, lưỡi đã cứng, chỉ còn có thể đọc được tiếng “mỏ nhá” thay cho tiếng “moyen”, “xảy ế” (ça y est), “mi-nhông” (camion), “bồng vỏ giát” (bon voyage)...

Hơn nữa, đối với người Việt-Nam Công giáo thời đó, một Chúa Nhật không có Thánh Lễ thì ngày Chúa Nhật đó không có hồn, không có gì gọi là vui vẻ hớn hở sau một tuần làm việc nặng nhọc. Rồi đi dự lễ tại nhà thờ Pháp thì không hấp thụ được gì vì bất đồng ngôn ngữ, không hiểu bài giảng và không hiểu những mục rao lúc cuối lễ! Thực là một sự chán nản cho người Công giáo Việt-Nam, (Jean Vanmai).

Vì ngôn ngữ, vì văn hoá, vì tình đồng bào, vì là Công giáo Việt-Nam nên có một nhà thờ cho người Việt Nam vẫn tốt hơn là cảnh đoàn chiên không chủ chăn.

Trong gần hai tháng tìm đất, mọi người hầu như ngã lòng! Rồi đùng một cái, một ngày kia, cha Tôn được Đức Giám mục mời lên, tỏ ý nhường cho cộng đồng công giáo Việt Nam một khu đất tại đường 2 ème Vallée du Tir, nhưng với điều kiện là phải điều đình với cha Paul Bichon, bấy giờ là cha xứ của xứ Bon Pasteur, người làm chủ đất ấy và chính quyền tỉnh Nouméa. Lý do phải điều đình với hai khía cạnh đó là vì khu đất ấy (tức là khu đất hiện tại của chúng ta bây giờ) chính phủ đã nhường cho nhà thờ Bon Pasteur để xây một thánh đường kính thánh Pierre Chanel, vị Tử đạo đầu tiên tại Thái Bình Dương, thuộc Dòng Mariste (Đức Mẹ Maria).

Sau một thời gian quây quần bên nhau tại nhà thờ Chính Toà Nouméa để sống đạo, cha Tôn và toàn cộng đồng công giáo Việt-Nam chuyển về “nhờ” nhà thờ Bon Pasteur vì có rất nhiều người công giáo Việt-Nam làm việc tại lò nấu Nikel, và một số đông người ở Vallée du Tir. Nhà thờ Bon Pasteur lúc đó tọa lạc trên mảnh đất gần trường học Marie Jeanne Vouchey bây giờ. Từ thời điểm đó, ý định xây nhà thờ cho người Việt Nam tại Vallée du Tir nẩy mầm.

Cuộc gặp gỡ giữa ba cha: cha Clément, cha Tôn và cha Bichon, cũng không có gì gọi là cản trở lớn nhưng lại rất hóc búa về phía chính quyền, vì chính quyền Pháp hướng về phần đời nhiều hơn là phần đạo. Sau những ngày đi lại bàn bạc với chính quyền tại Nouméa, thì ngày 02-12-1954, chính quyền Nouméa chấp nhận.

Thế là bước đầu, và cũng có thể nói bước khó khăn nhất đã trải qua.

Cha Giuse Tôn đã áp dụng cách triệt để câu ca-dao:

“Làm nhà phải cất liền tay,

Chớ để lâu ngày lắm kẻ gièm pha”.

Và việc xây cất nhà thờ được bắt đầu ngay kẻo nguội! Ngày 19-12-1954, người ta bỡ ngỡ khi nhìn thấy người Việt lũ lượt tiến về phía đường 2 ème Vallée du Tir. Trên một mảnh đất, người ta thấy kẻ đào người xới, kẻ vác người khuân, chen lẫn tiếng hát vang trời của các em nhỏ, không phải là đào một mỏ gì gì đó mà là ai nấy đang vui vẻ hớn hở bắt tay vào việc xây nhà thờ.

Tưởng cũng nên nói qua về miếng đất hiện tại của họ giáo Kitô Vua chúng ta. Miếng đất này trước kia là một nghĩa trang. Hiện giờ, bên vệ đường, phía bên phải tượng thánh Giuse, gần sát tường của hội trường, còn một vài di-tích của nghĩa trang cũ. Vì xưa kia là một nghĩa trang nên đất thường hay bị lún theo thời gian, do đó chúng ta thấy bức tường của nhà thờ hiện tại đang bị nứt.

Khu nhà xứ Tân Việt Kitô Vua, 2ème Vallée du Tir, Nouméa, khởi công xây cất ngày 19-12-1954

Cuộc xây cất nhà thờ do cha Giuse Tôn khởi xướng được tiến hành mau lẹ và đều hòa. Và ngày 10-04-1955 Đức Giám Mục Địa Phận về làm phép.

Nhà thờ được hoàn thành và Đức Giám Mục về làm phép ngày 10-4-1955

Tuy nhiên cũng có một sự bất mãn nảy ra nơi các cha Dòng Mariste vì nhà thờ dành cho người công giáo Việt Nam qúa gần nhà thờ Bon Pasteur, Vallée du Tir. Cha Lemaire Bề Trên Tỉnh Dòng Mariste có mặt trong buổi lễ làm phép nhà thờ nói: “Tôi mà đến sớm, nhất định không có ngày hôm nay...”. Rồi tờ báo La Raison chỉ trích: “Từ nay phải gọi đường 2 ème Vallée du Tir là 2 ème vallée des églises”.

Nhà thờ bắt đầu mở cửa, thì nhà xứ và hội trường cũng bắt đầu khởi công. Hai ngôi nhà này cũng bắt đầu mở cửa vào cuối tháng 12 năm 1955. Lúc đó, nhà thờ chỉ được dựng lên bằng gỗ vì điều kiện: nhà thờ này được duy trì bảo tồn cho tới khi nào bị hư hỏng hoàn toàn và người Việt Nam sẽ không còn phép xây nhà thờ nào khác thay cho nhà thờ gỗ này. Đồng thời, hội trường lúc đó cũng được dựng lên bằng gỗ, duy chỉ có nhà xứ là được xây bằng xi-măng vững chắc như chúng ta thấy ngày hôm nay.

Cha Giuse Nguyễn Duy Tôn và các em nghĩa binh của họ giáo Kitô Vua

Trung tâm Công Giáo Việt Nam coi như là đã tạm có một nền móng vững chắc với ba ngôi nhà quan trọng nhất: nhà thờ, nhà xứ và nhà hội. Tuy nhiên, đối với sự hăng say của cha Tôn trong việc mở mang Nước Trời và rao giảng Tin Mừng, trung tâm còn thiếu một yếu tố quan trọng khác, đó là khía cạnh trí-dục để phát triển văn-hoá Việt Nam.

Ngày 20-03-1956, cha Tôn đệ đơn lên chính phủ xin mở trường học nhưng bị bác bỏ.

Cha Tôn không nản chí, ngài cố gắng tìm cách duy trì tiếng Việt Nam. Ngày 04-06-1956, ngài lại xin ra một nguyệt-san bằng tiếng Việt, dưới nhan đề: “Đường Hạnh Phúc”, nhưng cũng bị từ chối!

Họ giáo Kitô Vua với tháng Hoa Đức Mẹ hàng năm

Quyết không nản chí, ngài tự viết ra những trang huấn luyện không tên, khi thì đề cập tới vấn đề này, lúc thì đề cập tới vấn đề kia... Ngài làm như vậy với mục đích là để nâng cao văn-hóa và phong-hoá trong cộng đồng người Việt Nam. Toàn nội-dung của những trang đó ra sao thì không được rõ nhưng ngài “mới ra được 5 số, thì bị bọn người nặng đầu óc báo rượu lậu xuyên tạc và tố giác, ngài đành phải bỏ!”

Năm 1958, một phái đoàn Việt Nam về Saigon dự lễ Quốc-khánh. Phái đoàn được chính phủ Saigon tiếp đón nồng hậu và phái đoàn cũng nhân dịp đó xin giúp mở trường học Việt ngữ bên Nouméa. Mọi người đều mong đợi ngày khai trương trường học Việt ngữ, nhưng có lẽ vì hoàn cảnh với nhiều éo-le, dự-án mở trường học Việt ngữ không thành công.

Cha Tôn không thể đứng dậm chân tại chỗ mãi được. Ngài bèn quay qua khía cạnh rất quan trọng khác. Đó là thể dục hầu tạo nên những cơ hội giải trí cho thể xác được lành mạnh, từ đó tâm hồn mới được thoải mái, nếp sống đạo mới vui tươi hơn, trung tâm sẽ sầm-uất hơn...

Sân vận động thánh Giuse

Vì khu đất nhà xứ qúa nhỏ, các em không có chỗ chơi. Trong các trẻ em đến nhà thờ đọc kinh chiều, có nhiều đứa ngứa chân qúa, vớ lấy qủa bóng đá ngang đá dọc và hậu qủa là tường nhà thờ bị thủng lỗ, kính cửa nhà thờ bị vỡ! Đương nhiên các anh hùng tí hon ngứa chân đó bị quở phạt, và đôi khi, dù không xin, còn được hưởng vài cái bợp tai nảy đom đóm!

Trước cảnh đó, cha Tôn phải suy nghĩ và cố tìm ra một giải pháp. Bên cạnh nhà thờ có một mảnh đất nhỏ, tạm chơi bóng chuyền được. Nhưng bóng chuyền thì chỉ có thể chơi được một số người, còn những trẻ lún-phún thì vẫn thất nghiệp!

Sau một thời gian suy nghĩ, cha Tôn bèn liên lạc với cha Paul Bichon, cha xứ của nhà thờ Bon Pasteur, để điều đình xin cho các em có thể chơi trên miếng đất nhỏ nằm ngay dưới nhà thờ Kitô Vua. Cha Paul Bichon chấp thuận và chính cha Bichon đi vào sở nikel xin giúp đỡ người Việt một tay để miếng đất đó trở thành sân chơi cho trẻ em.

Thế là các trẻ lún-phún đã có chỗ chơi, bây giờ đến lượt đội túc cầu của họ giáo! Lo cho các nhóm nhí xong thì phải lo cho các anh chị dài tay dài cẳng hơn. Họ mang trong người một khí huyết hăng-nồng, nhựa sống tràn-ngập, nếu không có chỗ cho họ khuây khoả, giải trí, thì rất có hại cho đời sống đạo-đức và tinh-thần của họ.

Và Chúa đã an bài cho cộng đồng công giáo Việt Nam. Ngày 6-6-1962, cha Tôn được hai ông bà ngoan đạo kia đến mách cho ngài là có một miếng đất khá lớn tại Dumbéa và có thể mua và biến mảnh đất đó thành sân vận động, có chỗ giải trí cho mọi người dù hơi xa đối với Nouméa. Sau mấy tháng suy nghĩ, qua ba phiên họp và bàn cãi tới bàn cãi lui. Sau cùng, một giải quyết được chấp nhận: một người trong công đồng Công Giáo Việt Nam đứng tên mua để biến nó thành “sân vận động” theo như dự án. Miếng đất lớn 2 hectares 12 ares, ngay cạnh suối Dumbea. Các thủ tục giấy tờ xong đâu vào đó là vào tháng 10 năm 1962.

Ngày 1-1-1963, tất cả cộng đồng công giáo Việt Nam vào “sân vân động” mổ bò ăn mừng, dù hãy còn là rừng xanh.

Sau ngày ăn mừng, mọi người đều bắt tay vào việc để có “sân vận động”. Cha Tôn, trước khi đi dưỡng bệnh tại Úc, đã cố gắng kêu gọi mọi người hăng say bắt tay vào việc dù ai đó có đến phá hoặc gièm-pha. Mọi người, nam phụ lão ấu, đều hăng say làm việc tùy theo khả năng của mỗi người, kẻ thì trồng chuối, kẻ thì lo làm hàng rào, kẻ thì lo phát cỏ, vun cây... Người công giáo Việt-Nam nói riêng và cộng đồng Việt-Nam nói chung, vì cũng có nhiều anh chị em không công giáo cũng phụ giúp làm việc chung vì tình thân hữu, đã đổ ra bao nhiêu là mồ hôi nước mắt, công lao để gây dựng lên “sân vận động”.

Ngày 1-5-1963, ngày kính thánh Giuse Thợ và cũng là ngày Quốc-tế Lao-động, “Sân vận động” được khai-trương rất là linh đình, được bắt đầu bởi hai ban: “khánh tiết” (lo việc trang hoàng lễ nghi...) và ban “ám sát” (giết gà mổ lợn và lo về thực phẩm). Thánh lễ trọng thể đã được dâng lần đầu tiên tại “sân vận động” và đã chọn thánh Giuse làm quan thầy, vì vậy chúng ta mới có tên là sân vận động thánh Giuse. Sau thánh lễ là ăn uống vui chơi khai trương sân vận động.

Vì mang tên Giuse, nên cha Tôn và mọi người nghĩ là cần phải có tượng thánh Giuse tại sân vận động. Một quyết định đã được đưa ra: xây một đài và trên đó đặt tượng thánh Giuse để muôn thủa đây là di-tích của người Việt-Nam tại Tân Đảo với bao nhiêu là khó nhọc đã phải gánh vác. Ngày 18-05-1963 là ngày khởi công xây đài thánh Giuse. Những ai đã tham dự việc xây đài thì còn nhớ những thùng nước, những hòn đá bự nệ-khệ bưng từ dòng suối Dumbéa lên tới bờ là 10 mét, rồi tới chỗ xây đài là 120 mét !!! Đài được xây cao và có tượng thánh Giuse bằng đồng cao 1m40 uy nghi trên đài.

Đài được xây lên rất là vững chắc để in dấu người Việt-Nam trên xứ này, với hy-vọng lưu danh muôn thủa: “Cọp chết để da, ta chết để tiếng”. Trong giữa đài có một chai thủy tinh và trong chai đó cha Tôn có viết lại bằng tiếng Pháp những biến cố lịch sử của người Việt Nam tại Tân đảo.

Sân Vận Động Thánh Giuse, Dumbéa, ban văn-nghệ mừng ngày khánh thành

Sân vận động và đài thánh Giuse được chính thức khánh thành ngày 1-5-1964. Thực là một đại lễ cho người Việt Nam công giáo nói riêng và cho tất cả người Việt Nam tại Tân đảo nói chung. Đức Cha Pierre Martin tới dâng lễ, khánh thành sân vận động và làm phép đài thánh Giuse.

Theo như lời cha Tôn viết lại, “Sân vận động Giuse” và đồ đạc tại đó thuộc về quyền sở hữu của Việt kiều Công giáo, nhưng dùng để làm nơi giải trí, gặp gỡ giữa Nam Bắc... là của chung mọi người. Thực vậy, riêng với người Việt-Nam công giáo, sân vận động suối Dumbéa còn là nơi bày tỏ Đức tin, nếu chúng ta nhìn lại cái tên bất hủ: “Sân vận động thánh Giuse”, với pho tượng bằng đồng uy nghi trên đài. Hằng năm, cứ đến ngày 19-3- và ngày 1-5, giáo dân xứ Tân Việt Kitô Vua tụ họp tại đó để mừng kính Thánh Cả Giuse.

Khánh thành Sân Vận Động Thánh Giuse

Nhưng than ôi, ngày mổ bò ăn mừng ngày 1-1-1963 cũng là ngày mở đầu cho một biến cố đau thương đang đợi mọi người vì lòng bất trung của con người. Cũng vì lòng bất trung của loài người mà Chúa Giêsu đã phải chết nhục nhã trên thập gía. Trong Thánh Kinh, từ trang đầu tới trang cuối, Thiên Chúa luôn luôn nhắc nhở loài người hai chữ trung-thành. Trung-thành trong khoảng khắc thì hầu như ai cũng có thể chứng minh ý chí của họ nhưng trung-thành trường-kỳ mới là quan trọng và khó khăn. Tại sao ? Thưa: vì phải trải qua nhiều thử thách và sự thử thách lớn nhất lại chính là lòng hay thay đổi của con người !

Thời gian qua đi, và bất thình lình, một ngày kia, “Sân vận động Giuse” đã bị bán và người bán (cũng là chủ đất trên giấy tờ hồi mua đất) đã bán cho một nhóm đạo rối (Missions Adventistes de France). Đất đã bán đi thì tất cả những gì trên mảnh đất đó không còn thuộc về mình nữa. Mồ hôi nước mắt của người Việt Nam đã đổ ra trên mảnh đất đó cũng coi như là bị bán đứng. Di tích của người Việt Nam mà cha Tôn nghĩ là có thể tồn tại được nay cũng không còn huống hồ là đài và tượng thánh Giuse.

Vì than tiếc và vì nghĩ lại di tích của qúa khứ, ban Chấp Hành Giáo xứ Kitô Vua, năm 1987, đã phải mua lại tượng thánh Giuse dù tượng thánh Giuse là của mình và phải làm giấy tờ notaire đàng hoàng.

Ngày 06-7-1987, ngày đau đớn cho cộng đồng công giáo Việt Nam tại Nouméa.

Sáng ngày 6-7-1987, cha Quý, ban Chấp Hành Giáo Xứ và một số giáo dân vào sân vận động Giuse với các máy móc và xe cần cẩu để rỡ đài và đưa tượng thánh Giuse về nhà thờ Kitô Vua. Sau khi đưa tượng thánh Giuse xuống thì tìm thấy cái chai thủy tinh trắng mà cha Tôn đã chôn trong đài với một gói giấy trắng nhỏ nằm trong cái chai và đã được đập ra trước mặt mọi người, cha Quý mở gói giấy nhỏ đó ra thì vỏn vẹn chỉ có hai trang giấy cha Tôn viết qua lại đời sống của ngài trên Tân đảo, qua về lịch sử người Việt Nam công giáo tại Nouméa và công cuộc gây dựng lên sân vận động Giuse, cũng như việc xây đài.

Cần cẩu đang đưa tượng thánh Giuse xuống để đưa về họ giáo Kitô Vua.

Ngày 5-5-1963, đài thánh Giuse được xây lên. Sau 24 năm, tức ngày 6-7-1987 đài thánh Giuse bị phá vỡ trong nước mắt ! Tượng thánh Giuse đã không còn chỗ đứng, phải tìm một nơi nào đó cho xứng đáng. Sau cùng, ban Chấp Hành đã xây lại đài và đặt tượng thánh Giuse trên đài hiện giờ tại ngay sân của nhà thờ họ giáo Kitô Vua. Đài mới và tượng thánh Giuse được đức Tổng Giám Mục Michel Calvet làm phép ngày 1-5-1988.

Sau một thời kỳ cha Giuse Nguyễn Duy Tôn dưỡng bịnh tại Paita (Sanatorium và tại trung tâm thánh Têrêsa, nhà các thầy Dòng Maristes), tháng 11 năm 1967, cha Giuse Nguyễn Duy Tôn về Việt Nam dưỡng bịnh và qua đời tại Saigon, cuối tháng 5 năm 1975.

Cha Giuse Nguyễn Duy Tôn đã để lại trong tâm hồn người công giáo Việt Nam tại Tân đảo một hình ảnh: người thợ không biết mệt xây dựng lên họ giáo Kitô Vua tại Tân đảo và cũng nhờ ngài mà một số người Việt Nam tại Nouméa hiểu “thiên đàng trần thế” là gì. Những ai đã lớn lên và sống đạo “thời cha Tôn” thì không bao giờ quên công ơn ngài.

Các em nghĩa binh đi rước với cha Giuse Tôn quanh nhà thờ

Trong thời gian phục vụ cho người công giáo Việt Nam tại tân đảo, cha Giuse Nguyễn Duy Tôn đã thành công hai khía cạnh « Đức Dục » và « Thể Dục », như người ta thường nói: sinh ra ở đời phải phát triển ba khía cạnh: đức dục, trí dục và thể dục.

Về đức dục, ngài đã gây dựng lên họ giáo Kitô Vua mà năm nay chúng ta kỷ niệm 40 năm. Cha Giuse Tôn đã họa theo lời của Đức Giám mục Fénélon (Pháp): “Người thiếu đức dục tức là người thiếu tư cách làm người”.

Do đó, làm người phải có đức. Người không có đức coi thường tư cách làm người nơi mình, đồng thời cũng coi nhẹ tư cách làm người của kẻ khác.

Về thể dục thì ngài đã tạo nên được sân vận động Giuse. Tuy thể dục không quan hệ cho tư cách làm người, nhưng chính thể dục đã nâng đỡ và đề cao tư cách làm người. Thiếu thể dục nâng đỡ, đời sống tinh thần vật chất con người sẽ bị suy giảm, nếu không phải là sụp đổ. “Một linh hồn lành mạnh trong một thân thể cường tráng” là một câu Phúc-âm của đời sống và sự tiến bộ của con người.

Riêng về khía cạnh trí dục, thì cha Giuse Tôn không thành công vì ngài có xin phép mở trường học nhưng chính phủ không cho phép vì hoàn cảnh thời đó. Mặt khác, ngài cũng không thành công nhiều về vấn đề tạo dựng đoàn kết giữa những người công giáo Việt Nam trong một công đồng.

Các vị Chủ tịch Hội Đồng Mục-Vụ thời cha Giuse Nguyễn Duy Tôn:

Ông Chu văn Ngọc

Ông Lai văn Châu

Ông Tống mạnh Quang

Ông Lã đình Hảo

Ông Phạm văn Thục

Một nhóm anh em trong ban Thanh Niên Công Giáo Kitô Vua

LM.Giuse Maria Nguyễn Duy Tôn và LM.Dominicô Đinh công Uẩn

Linh mục Dominicô Đinh Công Uẩn (1966 – 1975)

Năm 1966, cha Đinh Công Uẩn từ Saigon sang Nouméa thay thế cha Giuse Nguyễn Duy Tôn phục vụ cộng đồng công giáo Việt Nam. Đời sống đạo của cộng đồng vẫn tiếp tục với các hội đoàn đã được thành lập thời cha Giuse Tôn.

Cha Dominicô Uẩn đang đọc Lời Chúa rong nhà thờ Kitô Vua

Cơ sở đã có sẵn nhưng bảo trì là một sự cần thiết. Năm 1967, nhà hội bị mục nát. Thấy cần phải tiếp tục duy-trì, cha Giuse Uẩn đã kêu gọi các tín hữu để cùng nhau sửa chữa lại nhà hội để có nơi hội-họp, nơi ăn tiệc, có chỗ tổ chức văn nghệ khang trang hơn. Sau những cuộc bàn tính, cha Uẩn và Ban Chấp Hành đã quyết định xây lại nhà hội mà chúng ta hiện có bây giờ, ngoại trừ sân khấu vừa mới được sửa chữa lại để mừng kỷ niệm 40 năm thành lập họ giáo Kitô Vua.

Cha Giuse Đinh Công Uẩn sống giữa các tín hữu và phục vụ cộng đồng Kitô Vua cho tới thánh 9 năm 1975 thì ngài hết nhiệm kỳ và ngài rời Nouméa.

Ca đoàn tí-hon thời cha Dominicô Đinh Công Uẩn

Sau khi cha Đôminicô Uẩn rời Nouméa, cộng đồng công giáo Việt Nam Kitô Vua không có linh mục Việt Nam hướng dẫn. May thay, lúc đó có một số linh mục thuộc Hội Thừa Sai Ba-lê (MEP) vừa mới bị chính quyền cộng sản Việt Nam trục xuất ra khỏi Việt-Nam, tới Nouméa. Lợi dụng dịp này, Đức Tổng Giám Mục Eugène Klein cử cha Denys Cuenot (Hội thừa sai MEP) tới giúp đỡ cộng đồng công giáo Việt Nam vì ngài nói được tiếng Việt Nam.

Các vị Chủ tịch Hội Đồng Mục-Vụ thời cha Dominicô Đinh Công Uẩn:

Ông Phạm văn Đề (1965-1967)

Ông Tạ văn Cạnh (1967-1970)

Ông Nguyễn văn Dần (1970-1973)

Ông Phạm văn Tóan (1973-1975)

Linh mục Lucas Phạm Quốc Sử (1976 – 1984)

Vào đầu năm 1976, cha Lucas Phạm Quốc Sử từ Rôma tới Nouméa và được Đức Tổng Giám Mục Eugène Klein đặt làm linh mục quản nhiệm của cộng đồng công giáo Việt-Nam.

Với sự hiện của một linh-mục Việt-Nam, các tín hữu thấy phấn khởi hơn vì cùng ngôn ngữ, cùng chủng tộc nên dễ hiểu nhau hơn.

Đến với người công giáo Việt Nam tại Nouméa, cha Lucas Sử lo tiếp tục giúp các em học giáo lý và cố gắng mở lớp dậy tiếng Việt. Tiếp vào với các lớp học giáo lý, ngài tổ chức những lễ cho các em Rước Lễ lần đầu và bí-tích Thêm Sức có Đức Tổng Giám Mục Nouméa về. Đời sống cộng đồng cũng rất sầm-uất.

LM.Lucas Phạm Quốc Sử từ Rôma tới với cộng đồng Công Giáo Việt Nam.

Nhà thờ họ giáo Kitô Vua lúc đó đã bắt đầu xiêu vẹo, nước mưa chẳng nể vì, cứ tự nhiên chảy vào như là chỗ không người ! Cha Lucas Sử đã nghĩ ngay đến việc tu-sửa lại nhà thờ.

Sửa chữa lại hay xây lại nhà thờ ? Theo như Địa Phận đã ấn định thì khi nào nhà thờ Kitô Vua của người Công giáo Việt Nam đổ nát sẽ không có nhà thờ nào khác được xây lên !

Thế nhưng các tín hữu và cha quản nhiệm Lucas Sử đã thuyết phục được Đức Tổng Giám Mục Địa-phận và nhà thờ cũ phá đi, nhà thờ mới được xây lên.

Nhà thờ mới được xây lên ngay vào chỗ nhà thờ cũ nhưng rộng hơn và Đức Cha Klein, Tổng Giám Mục Địa phận về đặt viên đá đầu tiên. Mọi người vui vẻ góp công góp của, bắt tay vào việc xây nhà thờ.

Nhà thờ Kitô Vua được xây lại, Đức Tổng Giám Mục Nouméa Eugène KLEIN làm phép và đặt viên đá đầu tiên

Ngày vui đã đến, ngày 22-4-1978, ngôi nhà thờ mới của người công giáo Việt-Nam được khánh thành trọng thể. Thế là từ đó, người công giáo Việt Nam có một nhà thờ vững chắc chứ không còn là tạm thời như trước.

Ngày 22-4-1978, ngày khánh thành nhà thờ mới

Trong những năm đầu, Cha Lucas Sử còn tổ chức những đại lễ Rước Lễ lần đầu và bí-tích Thêm Sức nhưng vì các xứ đạo tại Nouméa muốn tụ họp tất cả các em về xứ chính của các em để học giáo lý và chịu các phép bí-tích, hơn nữa các em đều thông thạo Pháp ngữ, thậm chí nói tiếng Pháp còn thạo hơn tiếng mẹ đẻ. Điều này cũng có phần “lỗ vốn” cho cộng đồng công giáo Việt-Nam vì như vậy đời sống cộng đồng bớt sầm-uất và loan báo cho một tương lai bấp bênh.

Khoảng tháng 8 năm 1984 thì cha quản nhiệm Lucas Phạm Quốc Sử rời Nouméa. Nhà thờ Việt Nam không còn linh mục làm lễ cho giáo dân. Các cha người Pháp thay phiên nhau tới làm lễ; trên bàn thờ cha đọc tiếng Pháp, ở dưới giáo dân thưa bằng tiếng Việt. Mọi tổ chức trong cộng đồng thì do Hội Đồng Mục Vụ gánh vác.

Các vị Chủ tịch Hội Đồng Mục-Vụ từ thời cha Lucas Phạm Quốc Sử cho tới ngày nay:

Ông Phạm văn Hòa (1975-1981)

Ông Nguyễn văn Dần (1981-1984)

Ông Phạm văn Hòa (1984-1985)

Ông Nguyễn văn Phiến (1985-1987)

Ông Vũ đình Ất (1988.. ... )

Trong thời gian này, một vài thầy Dòng De La Salle được phép Bề Trên Dòng tới giúp đỡ họ giáo Kitô Vua. Dòng De La Salle cũng đã góp công rất nhiều cho sự sống còn của họ giáo Kitô Vua.

Tình thế cứ kéo dài như vậy cho tới đầu tháng 8 năm 1985 thì cứ chiều Chúa Nhật và các ngày lễ trọng thì LM. Phêrô Ngô Quang Qúy về dâng lễ cho cộng đồng.

Tới đầu năm 1987, Đức Tổng Giám Mục Michel Calvet cử cha Pierre Jeanningros (MEP) về phục vụ cho cộng đồng công giáo Việt Nam. Cha Pierre Jeanningros biết nói tiếng Việt vì trước kia ngài phục vụ tại Việt Nam lâu năm. Ngài sang Tân đảo để phục vụ cho Địa-phận. Tới lúc ngài thấy cần phải về hưu vì cao niên thì chính là lúc cộng đồng công giáo Việt Nam cần một linh mục để hướng dẫn cộng đồng.

Cha Pierre Jeaningros về phục-vụ cộng đồng Kitô Vua

Đời sống đạo của cộng đồng được tiếp tục với cha Pierre Jeanningros và ngài phục vụ cho cộng đồng 3 năm.

Ngày 14-5-1991, vì tuổi già và vì sức khoẻ, ngài xin rời cộng đồng và về hưu dưỡng tại Pháp, với gia đình của ngài.

Cha Pierre Jeanningros ra đi, cha Qúy từ Paita lại trở về dâng lễ cho cộng đồng vào các ngày Chúa-nhật và lễ trọng. Trước đó một thời gian, cha Giuse Ngô Duy Linh từ Hoa-kỳ sang thăm thân nhân tại Nouméa, thấy hoàn cảnh thiếu linh mục Việt Nam hướng dẫn cộng đồng, ngài đã suy nghĩ tìm cách giúp họ giáo Kitô Vua.

LM.Giuse Ngô Duy Linh

Ngày 1-6-1991, cha Giuse Ngô Duy Linh, dù rất nhiều việc vì ngài là một nhạc sĩ nổi tiếng của Giáo Hội việt Nam, đã quyết định sang Nouméa phục vụ cho cộng đồng công Giáo Việt Nam.

Ngày 20-7-1992, cha Giuse Linh rời Nouméa trở về Hoa-kỳ sau một năm sống giữa người Việt Nam tại Nouméa. Trong thời gian ngài phục vụ cho họ giáo Kitô Vua, ngài đã nỗ-lực, với hết khả năng của ngài, làm cho đời sống tinh thần của các tín hữu sống động hơn. Các ngày lễ Chúa-nhật, giáo dân đi lễ đông hơn, đời sống bắt đầu sầm uất hơn mặc dù không thể so sánh với qúa khứ vì các vị “chân đăng” đã từ từ ra đi về với Chúa.

Cha Giuse Linh ra đi, họ giáo Kitô Vua lại vắng bóng linh mục Việt Nam. Cha Qúy cứ lật đật từ Paita chạy tới lui với người Việt Nam. Trong lúc đó thì Đức Ông Philippe Trần Văn Hoài, do Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đặt làm chủ tịch văn phòng Phối Kết Tông Đồ Mục Vụ Việt Nam Hải Ngoại từ Rôma sang thăm cộng đồng công giáo Kitô Vua. Mọi người đều xin Đức Ông giúp tìm cho một linh mục Việt Nam tới với họ giáo Kitô Vua.

Một điểm quan trọng là nếu không có sự hiện của một linh mục Việt Nam tại họ giáo Kitô Vua, nhà thờ Việt Nam còn tồn tại được bao lâu nữa? Cùng với vị chủ chăn, các tín hữu cố gắng duy-trì nhà thờ họ giáo. Hơn nữa, nhà thờ Kitô Vua là di-tích lịch-sử đức-tin đầu tiên của người công giáo Việt Nam tại Tân đảo. Nếu nhà thờ Kitô Vua này không còn đứng vững thì cộng đồng công giáo Việt-Nam cũng dễ bị tan-rã và dễ trở thành mồi cho sói rừng! Do đó, mọi tín hữu công giáo Việt Nam, dù sinh trưởng tại Nouméa hoặc mới tới, đều phải có bổn phận gìn-giữ ngôi nhà thờ Kitô Vua.

Sau một thời gian ngắn, Đức Ông Philippe Trần Văn Hoài viết thư giới thiệu cha Stanislas Phạm Quí Hoà mà Đức Ông gặp trong trại tỵ-nạn ở Palawan, Philippines.

LM Stanislas Phạm Qúi Hòa

Sau khi làm tất cả các thủ-tục thường-trú, cha Stanislas Phạm Quí Hoà tới Nouméa ngày 20-1-1993 và từ đó ngài sống giữa cộng đồng và phục vụ cho cộng đồng công giáo Việt Nam cho tới ngày hôm nay.

Một biến cố quan trọng tại họ giáo Kitô Vua là Đức Tổng Giám Mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, nhân dịp Tổng Giáo Phận Nouméa kỷ niệm 150 năm Thánh Lễ đầu tiên được cử hành trên Tân đảo, từ Roma tới thăm cộng đồng công giáo Việt Nam. Đây cũng là lần đầu tiên cộng đồng công giáo Việt Nam tại Nouméa đón tiếp một vị Giám Mục Việt Nam. Ngài tới và tạo nên một niềm vui cho mọi người. Với đức-tin, với niềm hy-vọng của ngài, ngài đã hâm nóng tình yêu thương giữa người với người, hâm nóng đức-tin giữa các tín hữu với Thiên Chúa.

ĐTGM. Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận tới Nouméa ngày 18-5-1994

Năm nay, 1995, họ giáo Kitô Vua kỷ niệm 40 năm được thành lập. Họ giáo Kitô Vua đã trải qua bao nhiêu là thăng-trầm, bao nhiêu là khó khăn từ bên ngoài đưa tới, hoặc ngay từ giữa cộng đoàn nẩy sinh ! Trước những thử thách lớn lao, nhất là trong gần mười năm qua, toàn Ban Hội Đồng Mục Vụ đã hết sức nỗ lực lèo-lái tình thế để cộng đồng luôn đứng vững và nếp sống đạo được tiếp tục.

Thiên Chúa đã soi-sáng và nâng đỡ các tín hữu, ngôi nhà thờ vẫn còn đó, mọi người vui vẻ gặp nhau tại nhà thờ để cùng nhau dâng lễ.

Bây giờ một câu hỏi được đặt ra: “Phải làm gì để tiếp tục gìn giữ ngôi nhà thờ Kitô Vua của chúng ta?” Ai cũng có thể trả lời cách nhanh chóng: “Tự ta, bằng mọi cách, cố gắng giữ lấy”, nhưng thực-thi câu trả lời của mình mới thấy là khó.

“Một cây làm chẳng lên non,

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

Một vài người cố gắng thì kết qủa sẽ không được tốt đẹp, nhưng nhiều người cùng cố gắng thì nhà thờ Kitô Vua của người công giáo Việt-Nam sẽ còn tồn tại lâu dài hơn, thế hệ mai sau sẽ hoan nghênh những nỗ-lực, hy-sinh của tổ tiên.

Lạy Chúa, xin hãy luôn nâng đỡ chúng con trong tình thương của Chúa. Xin kết hợp chúng con nên một để duy trì kho báu mà Chúa đã dành riêng cho người Việt chúng con.

LM Phêrô Ngô Quang Qúy



Tài liệu tham khảo:

* Le Mémorial Calédonien, Vol. 6. PP.159-190

* Lão Làng (1974), JM. Nguyễn Duy Tôn, trang 84

* Sân Vận Động Thánh Giuse (1963), JM.Nguyễn Duy Tôn

* Tài liệu trong chai thủy tinh đã được chôn trong đài thánh Giuse tại Sân Vận Động

* Hồ-sơ tại Tòa Tổng Giám Mục Nouméa gồm các thư từ và sổ Rửa-tội

* Những lời thuật lại của các ông bà “chân đăng”

* Centenaire de la présence viêtnamienne en Nouvelle Calédonie 1891-1991, Jean Vanmai, Ctrdp

* Bulletin “Aí Hữu Việt Nam”, Nouvelle Calédonie, Centenaire 1891-1991.

* Les Vietnamiens en Nouvelle Calédonie. Aí Hữu Việt Nam, Spécial Souvenir, 4-10-1986.
 
Sinh hoạt và cầu nguyện ngày quốc tế ơn gọi tại ĐCV Sàigòn
Phêrô Nguyễn Quang Ngọc
15:23 23/04/2010
Sinh Hoạt Và Cầu Nguyện Ngày Quốc Tế Ơn Gọi Lần Thứ 47

Chủ Đề: Đời Sống Chứng Tá Khơi Dậy Các Ơn Gọi

Tối Thứ Sáu, 23.04.2010 vào lúc 19h00 ngày 23 tháng 04 năm 2010 tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse (số 6 Tôn Đức Thắng Quận 1) đã diễn tiến buổi sinh hoạt và cầu nguyện Ngày Quốc Tế Ơn Gọi Lần Thứ 47 với chủ đề: “Đời Sống Chứng Tá Khơi Dậy Các Ơn Gọi”.

Xem hình ngày sinh hoạt và cầu nguyện cho ơn gọi

Trong buổi sinh hoạt và cầu nguyện có sự hiện diện của Cha Giám Đốc Đại Chủng Viện Thánh Giuse, Cha phó Giám Đốc và Quý Cha Giáo, Cha Clemente Lê Minh Trung đặc trách ơn gọi Sài Gòn, Cha Louis Nguyễn Anh Tuấn đặc trách dự bị Sài Gòn, Cha Giuse Vũ Minh Danh Chánh Xứ Tân Phước, Cha Giuse Trần Hoàng Quân Giáo Xứ Chợ Quán, Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước đặc trách ơn gọi Giáo Phận Phú Cường, Quý Cha Giáo, Quý Thầy cùng anh em chủng sinh dự bị và tiền dự bị nhà chung Giáo Phận Phú Cường, Quý Soeur Dòng Thánh Phaolô Thành Chartes – Cộng đoàn chủng viện, Quý Soeur Dòng Thánh Phaolô Thiện Bản – Cộng đoàn phụ trách thư viện, Quý Soeur năm I – II – III, Học viện Liên dòng nữ Phaolô Nguyễn Văn Bình, Anh em dự tu Sài Gòn, Anh em dự bị Sài Gòn, Cha Giuse Vũ Viết Hà nghỉ hưu Nhà hưu dưỡng Bùi Chu, Quý Soeur Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn – Bệnh viện phong Bến Sắn Giáo Phận Phú Cường, Cùng toàn thể anh em chủng sinh 4 khóa của Chủng Viện.

Nội dung chính của chương trình sinh hoạt và cầu nguyện gồm có 3 nội dung sau đây:

Phần 1: Bối cảnh ơn gọi

Phần 2: Sinh hoạt theo chủ đề, đúc kết chia sẻ Lời Chúa, bài ca chủ đề, tiểu phẩm, phóng sự.

Phần 3: Cầu nguyện, công bố Tin Mừng, Lời cầu nguyện cho ơn gọi, đốt nến, phép lành.
 
Phái đoàn Linh Mục và Giáo Dân Sàigòn hành hương Israel
Maria Vũ Loan
16:59 23/04/2010
Phái đoàn Linh Mục và Giáo Dân Sàigòn hành hương Israel

Tối ngày 22/4/2010, một đoàn gồm 10 linh mục và 32 giáo dân Sài Gòn đi hành hương Israel đã trở về sau 9 ngày rong ruỗi trên đất thánh. Đây là cuộc hành hương không mang tính cách du lịch mà có tính chất trở về cội nguồn Kitô giáo.

Đúng với ý nghĩa của chuyến đi, các linh mục chánh xứ và những giáo dân Sài Gòn muốn đến nơi Chúa Giêsu sinh ra, nơi Chúa rao giảng Tin Mừng, làm phép lạ và nơi Ngài đã vượt qua cái chết để thực hiện ơn cứu độ. Ngoài ý nghĩa chung đó, cha phụ tá giáo xứ An Lạc, Chí Hòa, còn đánh dấu kỷ niệm năm năm bước lên bàn thánh qua chuyến đi này; cha chánh xứ vinh Sơn 3, dù đã làm cha sở từ lâu nhưng lần đầu tiên đi ra nước ngoài lại chọn địa điểm là đất thánh làm ấn tượng sâu sắc trong đời mình. Trong số giáo dân của đoàn, có một nữ bác sĩ mới theo đạo, có cả những vị đã 79 tuổi, 80 tuổi…vì thế mỗi người có một cảm nhận và cái nhìn khác nhau.

Xem hình hành hương

Với 9 ngày, dừng chân tại nhiều khu di tích thánh, điều thú vị đầu tiên là các địa danh của Israel qua hơn 2000 năm đã không đổi tên nên quí cha và người Công giáo cảm thấy như đi vào cuộc đời của Chúa và cảm nhận Tin Mừng với các tên quen thuộc như Nazaret, Jérusalem, vườn Giệt-si-ma-ni, Biển Chết, Núi Sọ…Ai đi hành hương đất thánh về cũng có thể kể ra tuần tự những địa danh gắn liền với các biến cố trong cuộc đời của Chúa, nhưng chỉ xin điểm vài nét để ghi lại cảm nhận một chuyến hành hương.

Sau lễ Phục Sinh là thời điểm nhiều du khách khắp nơi trên thế giới đổ về Israel nên khách du lịch rất đông, điều này làm ảnh hưởng đến thời gian rất nhiều. Thí dụ như đến nơi táng xác Chúa phải chờ 2 giờ đồng hồ mới vào được bên trong. Nếu đây là nỗi buồn của du khách thì lại là niềm vui của người dân miền Nam Israel vì nguồn thu nhập chính của họ là công nghệ không khói – du lịch đất thánh; trong khi ở miền Galilé, bắc Israel, người dân sống bằng việc trồng lúa mạch và làm dầu ô-liu.

Dù đông khách du lịch như thế, nhưng ai cũng nhìn thấy những người thuộc dòng tộc Rabbi, từ người già đến cháu bé, mặc trang phục truyền thống Do Thái lạ mắt: áo dài rộng có tua, trên đầu có cái nón chóp như các Đức giám mục nhưng nhiều màu khác nhau hoặc có viền, đặc biệt là họ để râu dài dù còn rất trẻ. Còn dân chúng cũng mặc áo pull, chemise, quần jean bình thường như các nước khác, đặc biệt, nhiều thanh niên mặc bộ vest màu đen đi làm hoặc ra phố.

Khi trời nắng nóng, du khách có thể dừng chân uống bia, nước cam, nước ngọt…nhưng ăn uống trong đoàn hành hương thì chỉ được phục vụ nước đá lạnh mà thôi. Israel là nước ở Châu Á, thuộc vùng Trung Đông nhưng họ ăn uống giống người Châu Âu. Trong các bữa ăn, thường có một loại bánh đặc sản hình tròn mềm nhạt, không men, gọi là bánh Vượt Qua, (giống như một dạng bánh mì) ăn chung với các món khác.

Đến khu phố hoặc chợ, có thể mua sắm những sản phẩm như tràng chuỗi, ảnh tượng…Khi đi hành hương mà có quí cha đi cùng, bao giờ cả đoàn cũng được tham dự thánh lễ, thế nên, mỗi ngày đoàn được dâng lễ tại nơi mình đến. Đầu tiên, mười cha đã đồng tế tại nhà thờ có tên là Thánh Đường Các Dân Tộc Israel. Đây là nhà thờ do các dân tộc sống tại Israel đóng góp, do các cha dòng Phanxicô quản lý. Ngày thứ hai mọi người dâng lễ tại hang thánh Jêrônimô, vị thánh đã nói một câu nổi tiếng: “Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Kitô”. Một cha trẻ nhất trong đoàn nói: “Đối với tôi, địa điểm ấn tượng nhất là nơi táng xác Chúa Giêsu, vì chúng tôi đến đó vào ngày thứ 6, ngày Chúa chịu chết, một cảm xúc dâng trào trong tôi vì tôi đã áp đời mình vào sự nghiệp cứu độ của Chúa Kitô”.

Cha chánh xứ Tân Dân thì chia sẻ với cộng đoàn giáo dân rất bộc trực rằng: “Chúng tôi quá cảnh ở Hồng Kông, 11 giờ khuya mới đến Israel. Giờ của họ cách sau chúng ta 4 giờ đồng hồ. Ngày đầu tiên chúng tôi hăm hở ăn thịt Cừu, hai ba ngày sau thấy ớn. Món ăn thường thấy là cơm cháy và mì gói. Ở đây không có nước tương hay nước mắm mà chỉ ăn với muối. Trong chuyến đi này, ai cũng than mệt là vì phải đi bộ, mà đường ở đây thì lên dốc xuống đồi, đi rất mệt. Vào thăm hang Be-lem thì phải đợi mấy tiếng đồng hồ. Dù là Hồng y hay Giám mục thì cũng phải xếp hàng! Nói thế nhưng mà vui vì được ăn cá ở Biển Hồ, được dẫm lên những bước chân của Chúa và các Tông Đồ và nhìn thấy núi Sọ có cái hình đầu lâu…Dần dần sau các thánh lễ tôi sẽ chia sẻ thêm.”

Trong hành trình của chuyến đi, đoàn hành hương còn đi qua một bức tường ngăn cách giữa Israel và đất nước Palestin. Có một nguyên tắc nhiều nơi áp dụng, là khi đi qua lãnh địa của đất nước nào thì có hướng dẫn viên du lịch của đất nước đó đi cùng.

Một linh mục khác nói rằng, không phải cứ có tiền là đi đến đất thánh được, mà còn phải có sức khỏe, công việc thuận tiện, bạn hiền cùng đi và nhất là có sự hiểu biết về Tin Mừng thì mới thấy thú vị trong việc hành hương nơi này.

Thánh lễ ngày cuối cùng, đoàn hành hương đã dâng tại núi Các Men, nơi ông Êlia đã xin lửa từ trời xuống; nơi này do dòng Cát Minh quản lý. Nếu đi lên núi như là ngọn núi nơi Chúa bị cám dỗ hay núi Ta- bo…thì phải đi bằng xe đặc chủng, như là ở Đà lạt, người ta đi xe Jeep lên núi Labiang vậy!

Khi được hỏi thăm, nữ bác sĩ tân tòng trong đoàn hành hương đã có cảm tưởng sau chuyến đi như sau: “Tôi tin Chúa 8 năm, là bổn đạo mới 4 năm tuy chưa quen với lịch sử Kinh Thánh nhưng khi nhìn thấy cụ thể những chứng tích thánh, tôi thấy con người mình như được thẩm thấu một tình yêu của Thiên Chúa. Tuy đi rất mệt, không thể cầm trí cầu nguyện hay cảm nhận ngay nhưng tôi sẽ cảm nhận được khi hồi tưởng lại, qua hình ảnh đã chụp và qua giây phút cầu nguyện. Và tôi nghĩ rằng, chính thái độ sống thiếu tình yêu thương, trái tim vô tâm, sự phản trắc, sống không trách nhiệm mới thực sự là sức nặng làm Chúa gục ngã.”

Kết thúc những ghi nhận trong bài này, xin ghi lại cảm nghĩ của một linh mục khác: “Được tận mắt chứng kiến di tích nơi Chúa đi qua, tôi bỗng thấy tâm hồn mình được hâm nóng đời sống ơn gọi linh mục của mình, để khi cử hành thánh lễ và các bí tích, tôi luôn ý thức về việc mình làm, những điều mình tin và cảm nhận sâu xa hơn về tình yêu của Thiên Chúa dành cho loài người chúng ta.
 
CĐCGVN - Nam Úc Tri Ân Các Linh Mục - Dịp Đặc Niên Cầu Cho Các Linh Mục
Jos. Vĩnh SA
17:13 23/04/2010
CĐCGVN- Nam Úc, Tri Ân Các Linh Mục

Nhân Dịp, Năm Thế Giới Dành Riêng, Cầu Nguyện Cho Các Linh Mục -

Cộng Đồng CGVN- Nam Úc đã gửi Thiệp Mời 30 Linh Mục đã từng là con dân Người Việt, xuất thân từ Nam Úc, từng tu học tại Nam Úc, từng sinh hoạt gắn bó với Cộng Đồng Nam Úc và đã từng phục vụ cũng như hiện đang phục vụ tại Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam - Nam Úc về tham dự ngày Cảm Tạ và Tri Ân các Linh Mục, trước khi kết thúc Năm Thánh, Thế Giới Dành Riêng Cầu Cho Các Linh Mục..

Nhưng đa số các Linh Mục đang bận công tác Mục Vục ở Hải Ngoại và các tiểu Bang xa xôi không thể về Nam Úc cùng tham dự chỉ có 6 vị hiện diện.

Trước khi có buổi tiệc liên hoan do Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam – Nam Úc tổ chức. Một Thánh Lễ Đồng Tế Tạ Ơn vào lúc 7 giờ tối, thứ Sáu, ngày 23 tháng Tư, 2010 tại trung tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân Pooraka Nam Úc. Gồm có Đức Ông Paul Minh Tâm quản nhiệm chủ tế và 5 linh mục đồng tế: Cha JB. Nguyễn Viết Huy Sj phó quản nhiệm, Cha Aug. Nguyễn Đức Thụ Sj và Cha G. Phạm Minh Ước Sj cựu quản nhiệm, Cha P. Trần Quang Tòng phó xứ Hectoville và Cha G. Nguyễn Thanh Khiết chánh xứ Fatima, tỉnh Sóc Trăng, GP Cần Thơ sang tham quan Nam Úc.

Xin Vào Đây Xem Hình

Sau Thánh Lễ Cộng Đoàn đã cùng ở lại tham dự tiệc liên hoan Tri Ân các Linh Mục

Chương trình trong bữa tiệc liên hoan Tri Ân, gồm có các tiết mục:

-Văn nghệ giúp vui,

-Giới thiệu danh sách các linh mục xuất thân từ Nam Úc, đã từng tu học và phục vụ tại Nam Úc

-Giáo dân chia sẻ những suy tư về Linh mục,

-Các Linh Mục chia sẻ những khó khăn và kinh nghiệm trải qua trong Đời Sống Linh Mục.

-Phỏng vấn các Linh Mục hiện diện về những vui buồn đã gặp, trong thời gian tu học và khi dấn thân đi phục vụ

Trước khi kết thúc buổi tiệc Tri Ân Linh Mục:

-Các Linh Mục cùng Cắt Bánh Kỷ Niệm

-Ban Mục Vụ trao quà kỷ niệm đến từng Linh Mục

-Lời Cảm Ơn của Ban Tổ Chức.

Buổi tiệc chấm dứt lúc gần 11 giờ khuya trong bầu không khí hân hoan thắm đặm tình thân thương giữa chủ chăn và đàn chiên.

Phần ẩm thực cho bữa tiệc do các hội viên trong Phong Trào Cursillô Ngành Việt Nam Tổng Giáo Phận Adelaide phục vụ.

http://www.flickr.com/photos/jovioz/
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Âm mưu chia rẽ của chính quyền ở Cồn Dầu đã bị thất bại
Song Ngọc
09:02 23/04/2010
Âm Mưu Chia Rẽ Ở Cồn Dầu Của Chính Quyền Đã Thất Bại

Liên tiếp trong hai ngày thứ tư và thứ năm vừa qua, ngay từ 6 giờ sáng, cán bộ và công an quận Cẩm Lệ đã có mặt tại trụ sở các thôn lân cận Cồn Dầu như Cẩm Chánh, Trung Lương và Lổ Giáng thuộc phường Hòa Xuân, để tập họp kêu goi dân chúng các thôn này chuẩn bị kéo về nghĩa địa Cồn Dầu cổ động cho việc giải tỏa khu nghĩa địa. Mỗi người đăng ký đi sẽ được 30 ngàn đồng VN (ngày thứ năm lên giá 50 ngàn đồng) và cuối ngày xong việc sẽ được thưởng 100 ngàn đồng. Một số xe chở đồ ăn thức uống và đài phát thanh, truyền hình thành phố cũng tập trung về trước cổng nghĩa địa Cồn Dầu để chuẩn bị quay phim, phỏng vấn. Mặc cho những hành động dụ dổ mua chuộc rẻ tiền của chính quyền, đã không có một người nào đến tập trung cầm cờ, biểu ngữ tiến về Cồn Dầu như dự tính. Đến cuối ngày, đám cán bộ, công an đành lủi thủi kéo về

Họ nói đúng lý ra phải hô hào ủng hộ và đoàn kết với dân Cồn Dầu, can đảm đấu tranh cho quyền lợi của mình, bảo vệ quê cha đất tổ và cuộc sống an lành của xóm làng. Chính họ cũng là những nạn nhân bị ép buộc phải di dời trong dự án khu du lịch sinh thái Hòa Xuân với một giá đền bù rẻ mạt. Họ không muốn vì đồng tiền mà bán đứng tình đồng hương, tình hàng xóm láng giềng rất tốt đẹp từ bao đời nay giữa những người dân Hoà Xuân. Họ cũng không muốn trở thành con cờ trong cái trò lừa bịp dư luận của chính quyền và càng không muốn gây xô xát, đổ máu với người dân Cồn Dầu. Ông cụ Qua ở thôn Cẩm Chánh đã nói thẳng vào mặt những cán bộ thôn đi vận động là đừng lấy ơn báo oán vì người dân Cẩm Chánh mang ơn dân Cồn Dầu rất nhiều. Ông cụ Hứa ở thôn Trung Lương đã nhận 50 ngàn đồng, nhưng các con của cụ nghe được, đã phản đối bắt phải đem trả lại vì không muốn cha mình nhận cái đồng tiền bất nghĩa đó. Người dân Cồn Dầu rất cảm kích và phấn khởi trước sự đồng cảm chân thành của những người dân Hòa Xuân trong cuộc đấu tranh không cân xứng giữa những người dân thấp cổ bé miệng và bạo quyền.

Dự án khu du lịch sinh thái Hòa Xuân dự định giải tỏa trắng 438 hécta bao gồm các thôn Cồn Dầu, Cẩm Chánh, Trung Lương, Lổ Giáng và Tùng Lâm với hơn 10 ngàn dân. Đây là một vùng nông thôn trù phú với những cánh đồng luá quanh năm tươi tốt nằm về phiá nam thành phố Đà Nẵng, bên kia bờ sông Cẩm Lệ. Chính quyền Đà Nẵng đã để ý đến vùng đất này từ lâu và đã bắt hai cây cầu nối liền với thành phố (cầu Đò Xu và cầu Nguyễn Tri Phương). Dự án đã được các nhà đầu tư trong và ngoài nước đấu thầu lên đến hàng tỷ đô la và sẽ được triển khai trong nay mai. Một số hộ dân các thôn lân cận đã bị cưỡng ép ký bán ruộng, vì nhà có người làm công nhân viên chức, nếu không ký sẽ bị đuổi sở. Họ cảm thấy bị lừa bịp và bóc lột một cách trắng trợn so với số tiền chính quyền bán cho các nhà đầu tư. Họ quyết tâm sẽ không giao đất nhà và đất vườn nếu chính quyền không đền bù thỏa đáng và không phân định chính xác vùng đất tái định cư cho họ vì cho đến hôm nay vẫn chưa ai biết là sẽ tái định cư ở đâu. Riêng thôn Cồn Dầu, chỉ có 12 trong số hơn 400 hộ dân ký giấy gỉai tỏa vì ngoài số tiền đền bù quá ít ỏi (12 triệu đồng 1 mét vuông ở bên kia bờ sông Cẩm Lệ, so với 250 ngàn đồng 1 mét vuông ở bên này sông), đây là vùng đất đã được cha ông họ bao đời tạo dựng nên từ một vùng đồng chua nước mặn. Họ không sống quay quần bên nhau dưới mái ngôi thánh đường và muốn ở lại để góp phần xây dựng vùng đất này ngày càng tươi đẹp hơn.

Việc gỉai tỏa khu nghĩa địa Cồn Dầu là màn khởi đầu trong chiến dịch giải tỏa Hòa Xuân. Trong buổi họp ở quận Cẩm Lệ cách đây vài tuần, ông bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh đã tuyên bố ngày 1 tháng năm sẽ tiến hành giải phóng mặt bằng, cho dù dân có đồng ý hay không. Rồi đây, người dân Cồn Dầu lại được ‘gỉai phóng’, lần này cả người sống lẫn người chết !
 
Em ngươi đâu?
Lm Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, OFM
13:16 23/04/2010
EM NGƯƠI ĐÂU ?

LTS: Để rộng đường dư luận, VietCatholic đăng bài dưới đây của Linh Mục Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh. Tuy nhiên, nội dung bài viết không nhất thiết phản ảnh quan điểm hay lập trường của Vietcatholic

Một cảm giác khó tả

Cuối cùng thì hôm nay 22-04-2010, Toà Thánh Vatican đã chính thức loan tin: đức cha Phê-rô Nguyễn Văn Nhơn, giám mục Đàlạt, đương kim Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, đã được Toà Thánh bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Phó Hà Nội với quyền kế vị. Chuyện thay thế Đức Tổng Giám Mục Giu-se Ngô Quang Kiệt chỉ là vấn đề thời gian. Bất cứ ai theo dõi tin tức trên mạng trong những tháng gần đây, đều đã được chuẩn bị để đón nhận thông tin này, nên nói là ngạc nhiên thì không đúng. Tuy vậy, bản thân tôi vẫn cảm thấy một cái gì vừa ngột ngạt vừa đăng đắng trong cổ họng. Tôi chợt nhớ đến hình ảnh chiếc xe tăng T54 cách đây 35 năm đã húc vào cổng Dinh Độc Lập Sài-gòn, và bỗng có cảm tưởng chiếc xe tăng đó hôm nay đang húc vào Cổng Toà Tổng Giám Mục Hà Nội. Xin ghi lại sau đây mấy suy nghĩ từ biến cố mới được Toà Thánh loan báo trên đây.

“Vì lý do sức khoẻ”

Nay thì đã rõ là Đức Tổng Kiệt đã nộp đơn lên Toà Thánh xin từ chức “vì lý do sức khoẻ”. Được biết: từ hơn một năm rồi, ngài bị mất ngủ triền miên. Từ đó dẫn đến suy nhược. Và khi thấy không còn có đủ sức khoẻ thể xác và tinh thần để chu toàn trách nhiệm, một trách nhiệm hết sức nặng nề, trong một tình huống muôn phần khó khăn, thì xin từ chức là việc làm hợp lý của người có ý thức trách nhiệm.

Thế nhưng không ai tìm hiểu vấn đề mà không đối mặt với câu hỏi: Đành rằng suy nhược là do mất ngủ, nhưng mất ngủ do đâu ? Khỏi cần nhắc lại những năm làm giám mục Lạng Sơn, trên một địa bàn mênh mông bát ngát, một giáo phận không Toà Giám Mục, không chủng viện, rong ruổi hết xứ đạo này tới xứ đạo khác, một mình vừa làm cha xứ, vừa làm giáo lý viên kiêm ca trưởng, kiêm luôn chức ông từ kéo chuông, con người đó không hề biết mệt. Vấn đề sức khoẻ cũng không được đặt ra khi ngài về nhận chức Tổng Giám Mục Hà Nội năm 2005. Ngay trong giai đoạn nổ ra vụ Toà Khâm Sứ, Thái Hà, ta dễ đoán tình trạng căng thẳng ngài phải gánh chịu, thế nhưng không có dấu hiệu gì cho thấy sức khoẻ của ngài có vấn đề. Qua đoạn băng vidéo ghi lại cuộc gặp gỡ giữa phái đoàn Toà Tổng Giám Mục Hà Nội với lãnh đạo Thành phố tại trụ sở UBND/HN ngày 21-09-2008 ta thấy một Đức Tổng Kiệt trẻ trung, lanh lợi, đầy sức sống, ăn nói hoạt bát, phong thái tự tin. Tại đây ngài đã có lời tuyên bố chắc nịch: “Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là ân huệ xin – cho”. Trong một xã hội bình thường thì khẳng định trên đây chẳng có gì là độc đáo đáng cho ta để ý. Nhưng trong chế độ độc tài toàn trị, thì lời tuyên bố này có thể ví như một quả bom. Đó chính là lý do khiến chính quyền cộng sản Hà Nội lồng lộn lên, và từ đó tìm đủ mọi cách để triệt hạ người đã to gan dám đụng tới quyền lực họ đang nắm trong tay.

Đẩy ra khỏi địa bàn Hà Nội

Tiếp theo sau lời tuyên bố của Đức Tổng Kiệt là cả một chiến dịch nhằm triệt hạ uy tín của ngài qua các phương tiện thông tin tuyên truyền của Hà Nội, mà cao điểm hẳn là những gì đã diễn ra tại Đền Thánh Giê-ra-đô Thái Hà đêm 21-09-2008: Một đám người điên loạn, nay được gọi cách trân trọng là “quần chúng tự phát”, tay đập phá tường rào, miệng gào thét “Giết Tổng Giám Mục Kiệt !” Tiếp đến là một việc làm văn minh hơn, đó là văn thư ông Chủ Tịch UBND/Tp. Hà Nội gửi Đức Cha Chủ Tịch HĐGM/VN tố cáo Đức Tổng Kiệt gây xáo trộn xã hội, và đề nghị thuyên chuyển ngài khỏi địa bàn Tp. Hà Nội (xem phụ lục 1). Và ngay sau đó, Đức Cha Chủ tịch HĐGM/VN đã có văn thư trả lời (xem phụ lục 2). Điều đáng ngạc nhiên chính là văn thư trả lời của HĐGM/VN.

Cùng phản bác cơ chế xin – cho

Ở đây tôi chỉ nói đến một điểm mà hình như cho đến giờ này ít ai (hay chưa có người) bàn tới, đó là điểm tương đồng giữa lời tuyên bố của Đức Tổng Kiệt với Thư Ngỏ HĐGM/VN gửi Quốc hội và các cơ quan lập pháp tiếp theo sau đại hội các giám mục năm 2002, mà nội dung căn bản là phản bác cơ chế xin – cho (xem phụ lục 3). Đọc lá Thư ngỏ này, ta có cảm tưởng như đang chứng kiến cảnh một thiên thạch rớt xuống địa cầu. Là vì trong một chế độ độc tài mà lại phản bác cơ chế xin – cho thì có khác gì nói lời tuyên chiến ! Và ngay tại Sài-gòn thì Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn đã trân trọng gửi văn kiện đó cho ông Chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam Tp. HCM sau khi đã gửi cho Đại hội những người Công Giáo Việt Nam Nam xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc lần IV. Thế thì khi phản bác cơ chế xin – cho tại trụ sở UBND Tp Hà Nội, Đức Tổng Kiệt không làm gì khác hơn là lặp lại lập trường của HĐGM/VN qua Thư ngỏ 2002 vừa nói. Chính vì vậy mà trong văn thư trả lời Chủ tịch UBND Tp. HN, lẽ ra HĐGM/VN phải minh định là khi phản bác cơ chế xin – cho, Đức Tổng Kiệt đã phản ánh hoàn toàn đúng lập trường của HĐGM/VN, và do đó HĐGM/VN mạnh mẽ ủng hộ lời tuyên bố của Đức Tổng Kiệt. Thế nhưng việc này đã không xảy ra.

Thư ngỏ 2002 có còn giá trị ?

Nay nhắc lại việc này, thiết tưởng HĐGM/VN cần soi sáng cho công luận biết: HĐGM/VN có còn giữ nguyên lập trường phản bác cơ chế xin – cho đã được minh định trong Thư ngỏ 2002 không ? Nếu có, tại sao không công khai hỗ trợ Đức Tổng Kiệt ? Nếu không, có phải vì đó là một lập trường sai lầm, và sai lầm ở những điểm nào ? Bao lâu công luận chưa được soi sáng, thì những chuyện ngờ vực hay hiểu lầm là không tránh khỏi.

Lẻ loi đơn độc

Trở lại với văn thư Đức Cha Chủ Tịch HĐGM/VN trả lời Chủ tịch UBND/Tp. Hà Nội kèm theo bản “Quan điểm”, ta dễ dàng nhận ra vị trí của Đức Tổng Kiệt trong HĐGM/VN. Trước những lời kết án của Chủ tịch UBND/Tp Hà Nội thì HĐGM/VN khẳng định: Đức Tổng Kiệt đã không làm gì trái giáo luật. Và trong khi Đức Tổng Giám Mục Hà Nội, qua vụ Toà Khâm Sứ - Thái Hà, tranh đấu cho công lý hoà bình, thì văn thư của HĐGM/VN xem đó chỉ là chuyện đòi đất. Văn thư đó như lằn ranh phân chia một bên là Đức Tổng Giám Mục Hà Nội và bên kia là các vị khác trong HĐGM/VN. Đọc văn thư đó, ta thấy được Đức Tổng Kiệt lẻ loi đơn độc như thế nào ngay trong hàng ngũ anh em giám mục của mình. Và theo tôi, đây mới là nguyên nhân của căn bệnh mất ngủ triền miên dẫn đến suy nhược. Cuối cùng Đức Cha Kiệt đã đệ đơn xin từ chức Tổng Giám Mục Hà Nội, và nay đã có Tổng Giám Mục Phó với quyền kế vị; theo nhiều nguồn tin khá thông thạo, thì việc chuyển ngôi sẽ không còn xa.

Trước việc chuyển ngôi tại Toà Tổng Giám Mục Hà Nội, hẳn không có ai hả hê đắc chí bằng chính quyền cộng sản Hà Nội. Nhân dịp mừng Ngàn năm Thăng Long, thiết tưởng đây là món quà quý giá nhất từ phía Giáo Hội Công Giáo. Tôi chợt nghĩ đến tiệc mừng sinh nhật của Hê-rô-đê mà món quà không phải gì khác hơn là cái đầu của Gio-an Tẩy Giả (Mc 6,27).

Những người thừa kế các Tông Đồ

Lúc này đang là Mùa Phục Sinh. Sách Công vụ Tông Đồ đọc mỗi ngày trong Thánh Lễ cho chúng ta thấy các Tông Đồ sau biến cố Phục Sinh, sau khi đón nhận Chúa Thánh Thần, đã thay đổi như thế nào. Trong cuộc Thương Khó của Chúa Giê-su, một người đã chối Chúa (mà lại là thủ lãnh !), số còn lại thì bỏ Chúa, và với cái chết nhục nhằn thê thảm trên thập giá, cuộc đời Đức Giê-su đã kết thúc trong thất bại ê chề. Nhưng biến cố Phục Sinh đã thay đổi tất cả. Những con người hèn nhát, nay không còn sợ hãi, những con người vốn không chữ nghĩa, xuất thân từ giới bình dân, nay công khai tranh luận với các kinh sư chữ nghĩa cùng mình. Khi đối mặt với nhà cầm quyền, các ông đã khẳng khái tuyên bố: “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người phàm” (Cv 5,29). Nay trước bao nhiêu vấn đề xã hội: bất công, tham nhũng, phá thai, buôn người, nhường đất nhường biển cho ngoại bang, tất cả gói gọn trong một thứ tội tổ tông là độc tài đảng trị, thì sự thinh lặng cũng như thái độ ngoan ngoãn của các giám mục Việt Nam đối với nhà cầm quyền, không theo khuôn vàng thước ngọc của các Tông Đồ ngày xưa: “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người phàm”. Và cũng từ đây ta hiểu được tại sao cộng đoàn tín hữu Công Giáo Hà Nội, linh mục, tu sĩ cũng như giáo dân, đã hết lòng trìu mến, thiết tha gắn bó với vị mục tử quyết tình noi gương Chúa Giê-su, vị mục tử sẵn sàng hy sinh tính mạng vì đoàn chiên: Đức Cha Giu-se Ngô Quang Kiệt.

Kết luận

Em ngươi đâu ?

Bổ nhiệm giám mục là quyền tuyệt đối của Đức Giáo Hoàng. Nguyên tắc là như vậy. Thế nhưng trong một nước cộng sản như Việt Nam, thì mọi chuyện không đơn giản như thế. Ai cũng biết lập trường của chính quyền Hà Nội là bằng mọi giá phải thuyên chuyển Đức Tổng Kiệt khỏi địa bàn Hà Nội. Nay việc đó đang diễn ra. Chính quyền cộng sản đã dùng những biện pháp nào, qua những trung gian nào để tác động lên Toà Thánh Vatican và các giám mục thì không ai biết. Trong tư cách là tín hữu Chúa Ki-tô trên đất nước Việt Nam hôm nay, ta chỉ có thể cầu xin cho người sẽ thay thế Đức Tổng Kiệt, được bình an thanh thản vì chỉ vâng lời Đức Thánh Cha để chu toàn một trách nhiệm muôn phần khó khăn nặng nề, và đã không làm bất cứ điều gì để phải đối mặt với câu hỏi xưa Chúa đã hỏi Ca-in: “Em ngươi đâu ?” (St 4,9)

Sài-gòn, ngày 22 tháng 04 năm 2010

Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh ofm

pascaltinh@gmail.com

Phụ lục 1

Thư của Nguyễn Thế Thảo gởi HĐGMVN

VietCatholic News (Thứ Sáu 26/09/2008 06:38)

Phụ lục 2

Hội Đồng Giám Mục Việt Nam

Phụ lục 3

THƯ NGỎ

CỦA CÁC GIÁM MỤC VIỆT NAM

kính gửi Quý vị lãnh đạo các cơ quan lập pháp của Nhà nước Việt Nam:

Quốc hội và các Hội đồng Nhân dân

“Phục vụ con người là mục đích tối cao” của mọi tổ chức và cơ chế xã hội (xem Nghị quyết Đại hội Đảng lần VI), vì lẽ con người là mục đích, là cứu cánh, là trọng tâm của mọi hoạt động văn hóa, kinh tế, xã hội. Từ chân lý căn bản này về con người với nhân phẩm và nhân quyền của họ, nảy sinh những nhu cầu, những đòi hỏi bức thiết phải đáp ứng để xây dựng và phát triển một xã hội nhân bản, một xã hội không làm què quặt và hủy hoại con người. Những đòi hỏi bức thiết đó là:

I- Xóa giảm những khuyết tật hiện hữu của xã hội;

II- Phát huy những giá trị nhân bản làm cho con người ngày càng trở nên người hơn, sống xứng với phẩm giá của mình hơn.

I. XÓA GIẢM NHỮNG KHUYẾT TẬT HIỆN HỮU CỦA XÃ HỘI

1. Khuyết tật thứ nhất là hiện tượng tha hóa con người.

Sự tha hóa con người xuất hiện và lớn dần trong xã hội hiện nay:

- khi chủ nghĩa tiêu thụ đưa đẩy con người vào trong một mạng lưới những thỏa mãn hời hợt, giả dối;

- khi lao động được tổ chức nhằm bảo đảm tối đa cho lợi nhuận mà không lưu tâm cải thiện đời sống và thăng tiến phẩm giá người lao động;

- khi diễn ra sự đảo ngược giữa phương tiện và mục đích: con người vốn là mục đích của sự phát triển thì lại bị biến thành đơn thuần là phương tiện sản xuất;

- khi tự do được coi như là quyền được làm bất cứ điều gì mình thích, bất cứ điều gì mà cảm tính của mình cho là có lợi trước mắt cho bản thân, cho phe phái, đang khi tự do đích thực là quyền làm những gì mà lương tâm thấy được phép làm vì công ích, vì lợi ích của thế hệ hiện tại và mai sau. Thực tế cuộc sống hiện tại cho thấy: khi tách lìa chân lý về con người với nhân phẩm và nhân quyền của họ, tự do trở thành sự tùy tiện hoặc ngẫu hứng của những kẻ có quyền thế.

2. Khuyết tật thứ hai là cơ chế bất công và tha hóa con người.

Cơ chế xin-cho là một điển hình. Cơ chế xin-cho là một cơ chế bất công và tha hóa con người vì những lý do sau đây:

- Cơ chế xin-cho biến những quyền tự do của công dân thành những thứ quyền mà Nhà Nước nắm trong tay và ban bố lại cho người dân dưới dạng những cái phép, đồng thời biến Nhà Nước từ một tổ chức có chức năng phục vụ công ích trở thành một chủ nhân ông nắm các quyền tự do của người dân và ban phát các phép tự do lại cho họ thường theo sự tùy tiện chủ quan hơn là theo những tiêu chuẩn khách quan. Như thế cơ chế xin-cho vừa đi ngược lại công ích và xóa đi các quyền tự do của người dân, vừa bôi đen hình ảnh của một Nhà Nước của dân, do dân và vì dân. Đó là điều làm tha hóa con người.

- Theo thông tin của báo chí, cơ chế xin-cho còn là nguyên nhân làm thất thoát 50% các nguồn thu vào công quỹ, và làm thất thoát 50% phần còn lại khi phải chi ra cho công ích. Điều này có nghĩa là 5% hoặc 7% dân số là những người có thế lực và quyền lực thì hưởng 75% từ công quỹ quốc gia (trong con số 75%, có 50.000 tỷ đồng/năm của riêng ngành xây dựng), phần còn lại của dân số là hơn 70 triệu dân chỉ hưởng được 25%. Thực tế này tạo ra một tình trạng bất công trầm trọng trong xã hội và không ngừng làm gia tăng hố sâu cách biệt giàu nghèo trong lòng một dân tộc. Chính vì thế mà tham nhũng một cách có hệ thống quy mô trong xã hội ngày nay không những là một quốc nạn, song còn là một tội ác đối với đất nước và dân tộc.

II. PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ NHÂN BẢN LÀM CHO CON NGƯỜI NGÀY CÀNG TRỞ NÊN NGƯỜI HƠN,

SỐNG XỨNG VỚI PHẨM GIÁ CỦA MÌNH HƠN

1. Phát huy phẩm giá con người. Điều này đòi hỏi trong các quan hệ xã hội phải quan tâm tôn trọng con người như là trọng tâm của mọi hoạt động văn hóa, kinh tế, xã hội, nghĩa là các sinh hoạt văn hóa, kinh tế, xã hội phải hướng đến sự phát triển và thăng tiến con người toàn diện cả mọi mặt vật chất, tinh thần và tâm linh. Khi một trong ba mặt thiếu phát triển, con người trở nên hụt hẫng, què quặt, dị tật.

2. Phát triển xã hội và thăng tiến con người trên nền tảng chân lý. Một xã hội được coi là có trật tự và phù hợp với nhân phẩm khi đặt nền tảng trên chân lý. Chân lý căn bản trong quan hệ giữa người với người là mọi người đều bình đẳng về nhân phẩm. Chân lý này đòi hỏi phải gạt bỏ mọi kỳ thị và phân biệt đối xử, phải xóa đi những hình thức chuyên chế, phải loại trừ mọi gian dối xảo trá ngày nay đang tràn lan trong mọi lãnh vực của cuộc sống con người và xã hội.

3. Phát huy tình liên đới trong mọi sinh hoạt gia đình và xã hội. Tình liên đới chỉ được xây dựng và phát huy vững bền trên nền tảng tôn trọng con người, tôn trọng các quyền của họ, tôn trọng sự tự lập chính đáng và quyền tự quyết của con người, tôn trọng các giá trị đạo đức trong truyền thống văn hóa. Tình liên đới đòi hỏi phải nhìn xa hơn bản thân của tổ chức, của phe phái để phục vụ cho sự phát triển của xã hội, cho sự thăng tiến của con người và gia đình.

4. Phát huy tính phụ đới. Tình liên đới trong sự tôn trọng các quyền tự do của con người đòi hỏi tổ chức xã hội phải mang tính phụ đới. Tính phụ đới là một đặc tính của tổ chức xã hội trong đó một tập thể cấp cao không can thiệp vào nội bộ của một tập thể cấp thấp, không làm mất thẩm quyền và tính tự lập của nó, song tạo điều kiện giúp nó phối hợp hoạt động của mình với những hoạt động của tập thể khác nhằm mưu cầu công ích. Do đó, con đường phát huy tính phụ đới đòi hỏi:

Chính quyền tạo điều kiện cho các cá nhân và tập thể công dân sử dụng các quyền của con người. Trong các quyền đó, phải kể đến quyền bình đẳng, quyền và bổn phận chu cấp cho các nhu cầu vật chất, tinh thần và tâm linh của cuộc sống con người, gia đình và tập thể, quyền sáng kiến và tham gia các hoạt động phát triển xã hội, thăng tiến con người và gia đình, cả việc củng cố nền tảng pháp lý của cộng đoàn chính trị trong một quốc gia.

Dành cho mình độc quyền hay một quyền hành quá lớn trong các lĩnh vực của đời sống gia đình và xã hội, đó là con đường dẫn đến chuyên chế và độc tài, quan liêu và bao cấp, áp bức và bất công, là những tệ nạn làm tha hóa con người.

Tính phụ đới theo nghĩa trên là nền tảng để xây dựng một xã hội dân chủ, một Nhà Nước của dân, do dân và vì dân. Thiếu nền tảng này, Nhà Nước với chức năng phục vụ công ích trở thành một cỗ máy thống trị độc tài, và nhân dân từ địa vị làm chủ đất nước trở thành phương thế phục vụ cho cỗ máy đó. Đó là điều làm tha hóa con người và phân hóa xã hội.

5. Phát huy ý thức và thiện chí phục vụ công ích. Trước hết công ích đòi hỏi phải tôn trọng con người, tôn trọng nhân phẩm và các quyền tự do của họ. Do đó, chức năng phục vụ cho công ích đòi buộc chính quyền:

(1) tạo điều kiện bảo đảm cho mọi công dân hưởng những nhu yếu sao cho xứng hợp với phẩm giá con người;

(2) xóa bỏ những luật lệ bất công và những biện pháp trái với luân thường đạo lý trong truyền thống văn hóa của dân tộc, vì lẽ đây là những cơ chế và biện pháp làm tha hóa con người. Cơ chế xin-cho là một điển hình về luật lệ bất công. Phá thai hằng năm hơn cả triệu trường hợp là một điển hình về biện pháp trái với luân thường đạo lý mà những hậu quả đã và đang diễn ra không biết đưa tương lai dân tộc đi về đâu.

Kính thưa Quý Vị,

Là những người yêu mến quê hương, ai trong chúng ta cũng mong muốn xây dựng Việt Nam thành một đất nước giàu đẹp, văn minh, giàu tính nhân bản. Chính trong tinh thần đó, chúng tôi xin gửi đến Quý Vị thư ngỏ này.

Kính chúc Quý Vị luôn an lành, mạnh khoẻ và thành đạt.

Trân trọng kính chào.

HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đức Maria ở buổi đầu Đạo Công Giáo ở Việt Nam (2)
Vũ Văn An
20:49 23/04/2010
Những bước chân người Giêsu Hữu

Các tu sĩ Dòng Tên Việt Nam gần đây thích dùng hạn từ Giêsu Hữu để chỉ về mình. Nghĩ cho cùng hạn từ ấy quả đã dịch đúng hạn từ Jésuite của tiếng Pháp, dù kiểu nói linh mục hay tu sĩ Dòng Tên vẫn còn rất phổ thông với giáo dân Việt Nam. Các Giêsu Hữu này, ngay ngày hừng đông của mình, đã lên đường thật xa, tới tận chân trời cuối biển, để rao giảng Nước Trời.

Phanxicô Xaviê, quên cả địa vị đồng sáng lập, một mình tìm đường qua Ấn Độ ngay từ năm 1541, một năm sau ngày Đại Đội Giêsu (Compagnie de Jésus) được chính thức công nhận. Rồi năm 1549, ngài tiến qua Nhật. Bão tố đem nhiều đại họa cho mảnh đất chữ S Việt Nam, nhưng nó cũng đem lại biết bao ơn phúc. Trong đó, có ơn phúc Phanxicô Xaviê dạt vào bờ Cửa Bạng ngày 22 tháng 7 năm 1549, trên đường tới đất Phù Tang. Truyện này được M. Gispert, trong Historia de las misiones dominicanas en Tunkin (Avila, 1928), thuật lại và được chính thánh nhân xác nhận trong một thư gửi bạn bè ở Goa (4). Linh mục Philiphê Bỉnh, trong Truyện nước Nam, Đàng Ngoài chí Đàng Trong, Kẻ Chợ nước Portugal 1822, quả quyết là dịp này, thánh nhân không giảng dạy gì, “vì có ý sang Nhật”. Điều này hình như không đi đôi với câu truyện nhân gian Thanh Hóa vốn truyền tụng về sự tích loại “cua Thánh Phanxicô". Cả Linh Mục Bùi Đức Sinh lẫn Linh Mục Nguyễn Thế Thoại đều thuật lại truyện này như sau: Thánh Phanxicô khi tới Cửa Bạng có đánh rơi cỗ tràng hạt xuống biển, được một con cua lượm lên dâng lại cho ngài. Ngài chúc lành cho con cua, nhờ thế, từ đó, trên mu loại cua này có dấu giống hình thánh giá. “Dân chúng vùng duyên hải Cửa Bạng quen gọi thứ cua đó là ‘cua Thánh Phanxicô’” (Bùi Đức Sinh, tr.28). Người ta tự hỏi làm sao dân Thanh Hóa biết được việc Thánh Phanxicô Xaviê đánh rơi cỗ tràng hạt để mà tạo ra truyện cua trả lại tràng hạt đó, nếu quả đó là truyện tạo, trong dòng liên bản kim quy hoàn kiếm, nếu họ không gặp gỡ ngài? Mà nếu đã có người tới quan sát, thì một người say mê việc truyền giáo như Thánh Phanxicô không thể bỏ bất cứ cơ hội nào mà không nói với họ về đạo, dù là nói bằng “ngôn ngữ quốc tế”.

Điều ấy và việc câu truyện trên đúng được bao nhiêu phần trăm, xét cho cùng, không quan trọng. Ở đây, điều quan trọng là người giáo hữu Việt Nam đầu tiên không nhắc đến điều nào khác nơi Thánh Phanxicô Xaviê cho bằng sự kiện cỗ tràng hạt là của châu báu liền thân của ngài và cũng là của họ. Bởi họ không chú ý gì tới những rương hòm quí giá mà nhất định đoàn truyền giáo có mang theo, mà chỉ chú ý tới cỗ tràng hạt của thánh nhân. Điều này càng làm ta vững bụng hơn khi quả quyết cả Inikhu nữa cũng đã nói nhiều về Đức Mẹ trong hành trình truyền giáo bất hủ của ông. Đức Mẹ quả đã đồng hành với những nhà truyền giáo đầu tiên trên đất Việt.

Có thể nhờ câu truyện Cửa Bạng trên mà sau đó, nhiều nhà truyền giáo khác đã lần lượt tìm đường tới Việt Nam, trong đó có nhiều Giêsu Hữu. Công việc truyền giáo từ năm 1533 cho tới khi các Giêsu Hữu xuất hiện vào đầu thế kỷ 17, tuy được nhắc tới nhiều bằng các dữ liệu lịch sử, nhưng không đem lại nhiều kết quả cụ thể và lớn lao, ngoài câu truyện do cha Ordonez de Cevallos kể lại trong cuốn “Viage del Mundo” (Hành Trình Thế Giới) xuất bản tại Madrid năm 1615. Theo đó, cha đến Việt Nam đầu tháng 12 năm 1590, cũng do một cơn bão khiến ngài dạt “vào đảo Valchio thuộc xứ Cochinchina, được đưa vào cửa Picipuri, rồi dẫn tới Quibenhu gặp phó vương”. Thừa dịp này, cha đã nói về Lễ Giáng Sinh, về Chúa Giêsu và Đức Mẹ, nhờ thế mà được gặp Mai Hoa Công Chúa, nhiếp chính của Lê Thế Tông. Một cuộc tình thơ mộng từ đó nở hoa giữa vị công chúa này và người giáo sĩ đẹp trai, ăn nói duyên dáng Cevallos. Bà sống nhiều ngày tháng nghe cha giảng đạo. Hiểu ra luật độc thân linh mục, và vì tâm tình mến đạo, bà đã xin rửa tội cùng với 72 gia nhân khác vào ngày 22 tháng 5 năm 1591. Không những thế, bà còn từ bỏ mọi sự, chỉ xin nhà vua một miếng đất nhỏ để lập một tu viện do chính bà làm tu viện trưởng. Điều lý thú đối với chúng ta ở đây là bà đã lấy Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội đặt tên cho tu viện của mình. Romanet du Caillaud trong cuốn “Essai sur les origines du Christianisme au Tonkin” (Paris 1915) cho biết thêm chi tiết: ngày 26 tháng 7 năm 1591, lễ Thánh Anna, nhà nguyện Đức Mẹ Vô Nhiễm được khánh thành: Ordonnez dâng Thánh Lễ đầu tiên. Cùng ngày, 51 nữ tu nhận tu phục và lãnh bí tích Thêm Sức”. Du Caillaud cũng cho hay: sau này các cha Alfonso da Costa và Gonzales có nói đến nữ tu viện Đức Mẹ Vô Nhiễm này. Cha còn rửa tội thêm nhiều người nữa và được nhà vua cấp cho khu đất lớn “bên kia sông Chu tới suối Bạch” để lập thành “làng Gia-tô” với dân số lên đến 400 giáo dân.

Nhiều người cho câu truyện trên chỉ là tưởng tượng vì mấy năm sau, nó không những không được một nhà truyền giáo nào nào nhắc đến mà còn bị họ chỉ trích về tính hư cấu nữa. Thực ra chỉ căn cứ vào điều đó mà thôi, ta không thể có bất cứ kết luận nào. Sự kiện Inikhu, dù không được một nhà truyền giáo nào ở Việt Nam xác nhận, nhưng nó vẫn có thật trong hiểu biết của các sử gia Triều Nguyễn. Chắc chắn câu truyện ấy có nhiều thêm thắt thơ mộng và cường điệu quá trớn. Một lần nữa, điều đáng cho ta chú ý ở đây là nội dung giáo lý về Đức Mẹ, một nội dung hiển nhiên phải sâu sắc và thâm hậu lắm mới khiến Mai Hoa Công Chúa hay một nhân vật nào đó lấy tước hiệu Vô Nhiễm Nguyên Tội mà đặt cho tu viện của mình. Mà cho là không có tu viện ấy đi chăng nữa, thì nguyên việc nhắc tới tước hiệu chưa được công bố thành tín điều ấy cũng đủ cho thấy giáo hữu Việt Nam, ngay từ buổi đầu, đã được học hỏi kỹ lưỡng ra sao về Mẹ Thiên Chúa.

Việc học hỏi ấy càng được đào sâu hơn với bước chân của các Giêsu Hữu tiến vào Nam Hà năm 1615. Hai Giêsu Hữu đầu tiên là Francesco Buzomi và Diego Carvalho tới Hải Phố ngày 18 tháng 1, được Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên tiếp đón nồng hậu. Sau đó thêm Franceso de Pina, Pedro Marquez và Cristoforo Borri. Trong khoảng thời gian từ 1616 tới 1622, là thời gian được ghi chép cẩn thận bởi Cristoforo Borri, có hai điều đáng chú ý: Thứ nhất là sự hiện hữu của “Cuốn giáo lý mà người ta soạn bằng tiếng Đàng Trong, giúp ích rất nhiều, vì không những trẻ em học thuộc lòng sách đó, mà người lớn cũng học”. Thứ hai “Chuỗi hạt từ trước đến nay chỉ đeo cổ để người ngoài biết mình theo Đạo, ngày nay, họ dùng để đọc kinh…” (5).

Nội dung cuốn giáo lý trên chưa thấy ai phổ biến, nên chúng tôi hiện không có chi tiết nào. Căn cứ vào báo cáo của Francisco Eugenio, người Ý thuộc Dòng Tên gửi từ Macao (6), Linh mục Roland Jacques (O.M.I), phó viện trưởng Đại Học St Paul, Canada, trong cuốn Các Nhà Truyền Giáo Bồ Đào Nha và Thời Kỳ Đầu của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, quyển 1 (Tủ Sách Dũng Lạc), có cho hay: ngay từ năm 1618, đã có bản dịch các bản văn Kitô Giáo đầu tiên ra tiếng Việt (nôm), phần lớn do công lao của cha Francisco de Pina và một văn nhân Việt Nam trẻ tuổi vừa trở lại Đạo có tên thánh là Phêrô. Trong số các bản dịch này, ta thấy có kinh Pater Noster (Lạy Cha), Ave Maria (Kính Mừng), Credo (Tin Kính) và Mười Điều Răn. Cha Roland Jacques cho biết thêm: cùng lúc với việc trên, các linh mục cũng viết ra những điều phải tin bằng tiếng địa phương. Trong bản viết này, người ta tuyên xưng rõ rệt chỉ có một Đức Chúa Trời, các mầu nhiệm về Ba Ngôi, về Chúa nhập thể làm người, về chuộc tội, cũng như sự cần thiết của Đức Tin và các phép bí tích, để được tham dự vào ơn ích của Chúa Kitô… Bản viết này chắc chắn là một với sách giáo lý vừa nhắc trên đây. Chi tiết về Đức Mẹ không được nhắc đến, nhưng cha Roland Jacques có nhấn mạnh tới chi tiết sau đây: “các Kitô hữu chép lại tất cả những điều ấy, và đã bắt đầu lần hạt mân côi y như” các giáo hữu Âu Châu hồi ấy (tr.83). Hiển nhiên là cùng với việc dịch kinh Ave Maria ra tiếng Việt, các linh mục hồi ấy, nhân soạn bản giáo lý đầu tay, không thể nào lại không nhắc đến Đức Mẹ. Nhờ thế, các giáo hữu tân tòng Việt Nam đã biết “lần hạt mân côi” như các giáo hữu kỳ cựu Phương Tây.

Vả lại, vào thời điểm trên, cuốn Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo do Công Đồng Triđentinô ủy thác đã được công bố vào năm 1566, như một phản đề, chống lại các quan điểm và các phê phán nặng nề của phe Thệ Phản. Tuy cuốn giáo lý này không có mục riêng nói về Đức Mẹ, nhưng nhân nói đến mầu nhiệm “thụ thai bởi Chúa Thánh Thần, sinh bởi Bà Maria đồng trinh” trong Kinh Tin Kính, Sách dạy như sau: “Chúng ta cũng có thể so sánh Mẹ Đồng Trinh với Evà, làm Ngài trở thành Evà thứ hai, nghĩa là, Đức Maria tương ứng với Evà thứ nhất, như ta đã chứng tỏ rằng Adong thứ hai, là Chúa Kitô, tương ứng với Adong thứ nhất. Vì tin vào con rắn, Evà đã mang chúc dữ và chết chóc đến cho nhân loại, thì Đức Maria, nhờ tin vào Thiên Thần, đã trở nên dụng cụ của lòng nhân từ Thiên Chúa trong việc đem sự sống và chúc lành lại cho nhân loại. Từ Evà, ta sinh làm con cái sự giận dữ; từ Đức Maria, ta tiếp nhận được Chúa Giêsu Kitô, và nhờ Chúa Giêsu Kitô, ta được tái sinh làm con cái ơn thánh. Với Evà có lời phán: ngươi sẽ mang con trong sầu muộn. Đức Maria được miễn trừ luật đó, vì nhờ duy trì được nguyên vẹn sự toàn vẹn khiết trinh của mình, Ngài sinh hạ Chúa Giêsu Con Thiên Chúa, mà không kinh qua bất cứ cảm thức đau đớn nào, như ta đã nói”

Chỉ có thế, nhưng trong bầu khí Thệ Phản và phản Thệ Phản của thế kỷ 16, nội dung ấy đã nói đầy đủ về dụng cụ hết sức cần thiết và đặc biệt của ơn cứu độ là Đức Maria, về người Mẹ của Con Thiên Chúa, về người Mẹ sự sống thiêng liêng của nhân loại. Sách Giáo Lý bằng tiếng Đàng Trong, do các linh mục cùng dòng với vị giám sát việc biên soạn sách Giáo Lý Triđentinô là Carlo Borromeo, chắc chắn không ra ngoài nội dung ấy và chắc không quên nhấn mạnh tới nội dung ấy.

Nhờ thấm nhuần nội dung ấy, nên giáo hữu mới biết biến tràng hạt từ một biểu hiệu bên ngoài thành dụng cụ xây dựng cuộc sống nội tâm. Diễn trình ấy cần đến cả một trăm năm, ít nhất cũng từ ngày Thánh Phanxicô tới Cửa Bạng năm 1549, với rất nhiều cố gắng giáo lý thâm hậu, mới hoàn thành được.

Về cỗ tràng hạt này, các thừa sai còn cung cấp cho ta nhiều chứng tích. Paspar Luis, trong một tường trình về Đàng Trong, soạn tại Macao năm 1621 (7), có kể lại câu truyện “Một cô gái lương dân bị ma quỷ ám và bị nó hành hạ. Cô có một em trai là giáo dân. Người em buồn bực vì thấy chị khổ sở, liền đặt trên mình chị một cỗ tràng hạt Đức Mẹ và đã cứu được chị. Do đó cậu chinh phục được cả cha cả mẹ đưa về phụng thờ Chúa Kitô, trước kia họ rất xa cách”. Giuliano Baldinotti, trong một tường trình về Đàng Ngoài năm 1626 (8), có kể câu truyện về một “Hoàng tử cũng là thế tử cũng cấp cho tôi một giấy thông hành tương tự và tôi nhận được nhiều phẩm vật của ông cùng của hoàng thái hậu. Bà này bị ma quỷ hành hạ, ban đêm có những cơn ác mộng, bà xin tôi nếu tôi có phép khiến ma quỷ không được quấy rối bà thì bà xin theo đạo. Tôi đáp lại rằng, nhờ vào quyền cao cả của Thiên Chúa, tôi tin nếu bà trở lại đạo Kitô thì ma quỷ không còn hành hạ bà và nó sẽ ra khỏi bà, như nó vẫn tránh xa giáo dân tốt lành.. . và tôi sẽ cầu khẩn Thiên Chúa thật cho bà. Như thuyền trưởng kể lại cho tôi, bà lấy tràng hạt đeo vào cổ, thế là bà được thoát khỏi mọi hành hạ của ma quỷ”.

Lòng sùng kính Đức Mẹ như trên đã sản sinh ra hình thức nghệ thuật thánh sơ khai tại Việt Nam trước năm 1621, như chính lời kể của Gaspar Luis: “Có một viên quan khác là ông trùm, ông này trước đây đã làm chúng tôi chịu cơn phong ba lớn, bây giờ lại hết sức chiều đãi chúng tôi. Ông sẵn sàng giúp đỡ chúng tôi. Ông tôn kính ảnh tượng thánh, ông còn cho chúng tôi hy vọng hơn nữa: Xưa kia ông rất đam mê năm thê bảy thiếp. Có một người Nhật giàu có sang trọng và đáng kính đã giúp chúng tôi phương tiện dựng nhà thờ và trụ sở. Vì thế Thiên Chúa đã thưởng ông bằng một phép lạ. Ông bị bại liệt tứ chi, không đưa tay lên miệng được. Ông muốn vẽ ảnh Đức Mẹ (ông thường ưa làm việc này), ông cho người đem tới bút và tất cả những gì cần thiết. Lạ lùng thay! Vừa giơ tay ra để vẽ thì thấy khỏi bệnh, tay, ngón tay và các chi thể khác đều cử động. Ông và mọi người thấy ông đều rất mực sửng sốt. Ai cũng cho là phép lạ. Thế là để tỏ ra không bội bạc về ơn đã được, ông chuyên chú vẽ và trong ít lâu ông gửi cho chúng tôi không những ảnh Đức Mẹ và ảnh thánh Giuse mà cả mấy ảnh khác. Khi tới Mùa Chay, để giục lòng sốt sắng giáo dân tân tòng, ông vẽ mấy ảnh đẹp tô điểm thiên đàng hay Mộ trong tuần thánh” (9).

Các biểu tượng bên ngoài này thực sự đã đi sâu vào tâm tư tín hữu như tường thuật sau này của Cha Alexandre de Rhodes (10). Cha kể lại: nhân dịp Nguyễn Phúc Nguyên, vì không thấy tầu buôn Bồ Đào Nha tới, nên nghe theo lời vu khống và bôi nhọ của một số phần tử trong công chúng, ra lệnh tập trung các thừa sai vào cuối năm 1625 và bắt giáo dân phải “cởi bỏ ảnh tượng, thánh giá và tràng hạt, mà giáo dân tân tòng thường đeo ở cổ”. Các thừa sai khuyên giáo hữu tạm “cất giấu các ảnh tượng và đừng đeo tràng hạt ở cổ nữa”. Cha mô tả phản ứng của giáo hữu như sau: “Nhiều giáo hữu lấy làm xấu hổ vì mất một dịp tốt để tuyên xưng đức tin và cho là hèn nhát, không xứng đáng với danh Công Giáo, nếu che giấu những biểu tượng của tôn giáo mình và vinh quang của Chúa Giêsu Kitô”.

Truyện Thiên Chúa Thánh Mẫu

Ta vừa nhắc tới vị linh mục sau này sẽ đóng góp rất nhiều cho cánh đồng truyền giáo ở cả hai miền Đàng Trong và Đàng Ngoài. Đó là Cha Alexandre de Rhodes, mà ta quen gọi là Cha Đắc Lộ. Như đã biết, ngày 7 tháng 12 năm 1624, bề trên tỉnh Dòng Tên ủy cha Gabriel de Mattos đi kinh lý giáo đoàn xứ Nam. Cùng đi với cha, có hai linh mục Alexandre de Rhodes và Girolamo Majorica. Thời gian lưu lại Đàng Trong của Cha Đắc Lộ chỉ kéo dài 18 tháng, đủ để ngài học ngôn ngữ với cha de Pina và chứng kiến các hoạt động truyền giáo của anh em cùng Dòng, sau đó trở lại Ma Cao. Cha Majorica ở lại Đàng Trong lâu hơn. Nhưng cả hai vị đều không tạo được nhiều công trình đáng kể trong thời gian ở Đàng Trong.

Trái lại, khi đặt chân lên Đàng Ngoài, cả hai vị đều đã tạo được nhiều kỳ tích. Dù đến sau Cha Đắc Lộ, nhưng cha Girolamo Majorica xem ra đã tạo được nhiều thành tích ngoạn mục ngay trong thời gian truyền giáo ở Việt Nam. Cha vào Đàng Ngoài tháng 10 năm 1631 với kinh nghiệm 5 năm truyền giáo ở Đàng Trong, thông thạo tiếng Việt và chữ Nôm. Ngài sẽ ở lại Đàng Ngoài cho đến ngày qua đời vào năm 1656. Trong hơn 20 năm ấy, ngoài công tác truyền giáo với kết quả thật cao, như năm 1634, đã cùng cha Fontes rửa tội được 4,183 tân tòng, cha đã sáng tác hay dịch thuật 45 tác phẩm bằng chữ Nôm về đủ mọi thể tài trong đó có “Truyện Thiên Chúa Thánh Mẫu” dầy 290 trang. Tiếc rằng công trình này chưa được phổ biến rộng rãi, nên không biết nội dung sách ra sao. Trong “Thiên Chúa Thánh Giáo Khải Mông”, cuốn giáo lý được soạn từ sách giáo lý của Đức Hồng Y Roberto Bellarmino, người đã phong chức linh mục cho ngài, cha Majorica dành đoạn 5, các mục từ 114-125 để giảng về kinh Kính Mừng. Dù sách đã được chuyển qua “chữ quốc ngữ” và được xuất bản tại Việt Nam năm 1993, nhưng nội dung sách này chỉ mới được một số tác giả hạn chế đề cập tới một cách vắn tắt, không đủ cung cấp dữ liệu để khai thác. Nhờ nhận định của Linh mục Nguyễn Thế Thoại khi nói chung về cha Majorica, ta biết Cha Majorica không dùng một số danh từ phiên âm, mà dùng từ chỉ nghĩa thay, thí dụ: Rất Thánh Đức Bà.

Cũng theo linh mục Nguyễn Thế Thoại, văn khố của Dòng Tên tại Rôma ghi nhận rằng: Cha Majorica còn “soạn 12 quyển khác bằng văn xuôi hay thơ. Thí dụ để ngợi khen Thánh Thể, Đức Bà Maria, các thiên thần, thánh tổ Inhaxio, thánh Phanxico Xavie và các ông cùng các bà thánh khác” (11). Đây rất có thể là các công trình ca vãn hay kinh kệ soạn chung với “Hoà Thượng Thành Phao” có tên rửa tội là Phanxicô, mà linh mục Philiphê Bỉnh nhắc tới trong cuốn “Truyện nước Annam Đàng Ngoài Chí Đàng Trong”. Lê Đình Bảng cho rằng kinh Phục Dĩ Chí Tôn là của vị hoà thượng nhập đạo này, sáng tác trong tư cách “trợ thủ đắc lực nhất của Majorica trong quá trình sưu tầm, biên tập, hiệu đính và ghi ký toàn bộ mảng kinh truyện Hán Nôm Công Giáo”. Điều đáng lưu ý là trong bản kinh này, có câu nói về Đức Mẹ như sau: “Nhân từ Thánh Mẫu vị kỳ xá quá chi đa”. Bản diễn nghĩa diễn như thế này: “Lạy Đức Mẹ nhân từ, khấng xin tha thứ”. Bản diễn nôm (không biết của ai?) có khá hơn: “Cậy trông Đức Mẹ nhân thay, cầu cùng Chúa Cả lỗi rày thứ cho” (12). Văn từ có thể là của “Hoà Thượng Thành Phao”, nhưng ý kinh chắc chắn là của Cha Majorica.

Như trên đã nói, ảnh hưởng của cha Majorica trong nền văn hóa Công Giáo Việt Nam không rõ và do đó không sâu đậm bao nhiêu, có lẽ vì các tác phẩm của cha viết bằng chữ Hán hay chữ Nôm. Hiện “Tủ Sách Hán Nôm Công Giáo” của các học giả như Thanh Lãng, Nguyễn Hưng và Vũ Văn Kính đang cố gắng chuyển số lớn các tác phẩm của cha Majorica “sang chữ quốc ngữ”. Hy vọng một ngày không xa, tủ sách ấy sẽ phổ cập tới quần chúng giáo dân Việt Nam nói riêng và công chúng Việt Nam nói chung, chứ cho tới năm 2005, theo linh mục Nguyễn Tự Do, “chúng tôi không được biết công việc ‘Tủ Sách Hán Nôm Công Giáo’ đã đi đến đâu” (13).

Phép Giảng Tám Ngày

Cha Đắc Lộ thì có khác. Từ Ma Cao, cha vào Cửa Bạng ngày 19 tháng 3 năm 1627, ngày lễ thánh Giuse. Ngay trong khi chờ phép của Chúa Trịnh, đoàn truyền giáo đã bắt tay ngay vào việc rao giảng và đã rửa tội được nhiều người, trong đó có cha con thầy đồ Phêrô và Phaolô. Cha “đọc kinh cho cha con thầy chép bằng chữ Nôm” (14). Ta có thể suy đoán, trong số các kinh này hẳn phải có kinh Kính Mừng đã được Đàng Trong dịch ra tiếng Việt. Vì xét cho cùng lòng sùng kính Đức Mẹ là động lực truyền giáo lớn của Cha Đắc Lộ. Thực vậy, như sau này cha đã ghi lại, khi chúa Trịnh chinh phạt chúa Nguyễn trở về, đã mời cha tới kinh đô Thăng Long vào đúng ngày Lễ Đức Mẹ thăm viếng bà thánh Isave. Cha nhận xét: “Như vậy là nhờ những điềm rất tốt đẹp nơi Đức Nữ Vương cao cả mà ánh sáng Phúc Âm gia nhập phủ chúa Đàng Ngoài, như thể Ngài đã đem phúc lành tới nhà thánh nữ Isave” (15). Cha cũng đã dạy các giáo hữu sử dụng thánh giá và tràng hạt như “khí cụ” để chiến đấu chống lại ma quỉ và tật bệnh và rao giảng tin mừng (16). Cha cũng nhắc tới các lễ trong năm được giáo dân Thăng Long mừng kính hân hoan, trong đó có lễ Đức Mẹ Dâng Con vào Đền Thờ và nghi thức làm phép nến được giáo dân tham dự đông đảo. Trong Tuần Thánh, vì giáo dân không thông hiểu tiếng Latinh, nên cha đã có sáng kiến “chia các mầu nhiệm thương khó làm mười lăm đề tài chính. Cứ sau khi đọc chung mười kinh chuỗi hạt, thì ngắm một đoạn và suy niệm một trong mười lăm sự thương khó, sau mỗi lần như thế thì lại tắt một trong mười lăm ngọn nến sáng theo tục lệ trong Giáo hội Rôma” (17). Tóm lại, cha đã lợi dụng mọi hình thức phụng vụ chính thức của Giáo Hội để lồng vào đó lòng sùng kính Đức Mẹ.

Chắc chắn cha cũng đã sử dụng tới cuốn giáo lý “bằng tiếng Đàng Trong” như đã nói trên đây. Theo lời kể của Cha Đắc Lộ, việc đọc kinh và có thể cả giáo lý nữa để người Việt chép ra như một phương pháp truyền bá đức tin này sẽ còn tiếp diễn sau đó nhiều lần, kể cả trong môi trường của người phong cùi. Hình thức truyền bá đức tin đơn giản này dần dần được thâm hậu hóa. Đến Thăng Long ngày 2 tháng 7 năm 1627, thì chỉ 4 tháng sau đó, trước triển vọng con số người nhập đạo càng ngày càng đông, hình thức giáo lý “tám ngày” đã hình thành trong đầu óc Cha Đắc Lộ (18). Nhờ diễn trình này, cha đã gợi hứng cho công nương Catarina, vốn “giỏi về thơ bản xứ… đã soạn bằng thơ rất hay tất cả lịch sử giáo lý, từ tạo thiên lập địa cho đến Đức Kitô giáng thế, cuộc đời, sự thương khó, phục sinh và lên trời của Người”. Cuốn giáo lý bằng thơ này hẳn phải đi vào lòng người một cách thâm sâu đến độ cha cho hay: “không những giáo dân ngâm nga trong nhà, nơi thành thị cũng như chốn thôn quê, mà cả nhiều lương dân khi ca hát và thích thú về lời ca dịu dàng thì cũng học biết những mầu nhiệm và chân lý đức tin” (19). Tuy nhiên, có lẽ vì khuynh hướng chung lúc ấy trong Giáo Hội, do phản ứng dữ dội của phe Thệ Phản, cha ít chú trọng tới phần về Đức Mẹ trong tác phẩm ca vãn đầu tiên của công nương Catarina. Nên ta không biết gì về phần này. Ngài cũng ít khi đề cập minh nhiên đến những bài giáo lý về Đức Mẹ của chính ngài. Thiển nghĩ, ưu tiên của ngài là giảng về Chúa Cứu Thế thống khổ và phục sinh. Như chính ngài viết trong cuốn “Lịch sử Vương Quốc Đàng Ngoài”, chương 16: “Kinh nghiệm cho chúng tôi nhận thấy rằng họ càng mộ mến và tôn thờ sự thương khó Chúa Cứu Thế thì họ càng là những giáo dân vững chãi và kiên trì thực hành nhân đức”. Mọi đề tài khác đều phải xoay quanh chủ đề này, trong đó có các đề tài về Đức Mẹ. Nói như cha Phan Đình Cho (20), thì thánh mẫu học của cha Đắc Lộ là một thánh mẫu học qui Kitô, theo chân thánh mẫu học của Sách Giáo Lý Công Đồng Triđentinô và có thể của cả hai sách giáo lý của hai người cùng Dòng và cùng thời bên Trung Hoa là Micae Ruggerio (Thiên Chúa Thực Lục Chính Văn, Phúc Kiến 1584) và Matteo Ricci (Thiên Chúa Thực Nghĩa, Bắc Kinh 1603). Chính Cha Đắc Lộ có nhắc đến một trong hai cuốn giáo lý này tại chương 17 cuốn Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài, theo đó, một ông sãi “một buổi sáng ngày chủ nhật kia, bước vào nhà thờ, vào đúng giờ giáo dân sửa soạn dự thánh lễ. Ông giơ cho xem một cuốn sách bằng chữ hán ở trang đầu có in thánh danh Chúa Giêsu bằng chữ đại tự. Tôi đã coi và tức thì nhận thấy đây là sách từ Trung Quốc đưa về do một cha dòng chúng tôi soạn”. Nguyễn Khắc Xuyên, khi chú thích đoạn này, cho rằng có thể là cuốn Thiên Chúa Thực Nghĩa của Ricci.

Chỉ tới khi đọc Phép Giảng Tám Ngày, ta mới biết rõ nội dung thánh mẫu học của cha Đắc Lộ, hay đúng hơn, thánh mẫu học của các thừa sai Dòng Tên nói riêng và của các thừa sai nói chung tại Việt Nam đầu thế kỷ 17. Vì theo linh mục giáo sư Roland Jacques, cả công trình la-tinh hóa chữ viết lẫn Phép Giảng Tám Ngày đều là công trình tập thể, chứ không của riêng cha Đắc Lộ. Điều này xem ra được chính Cha Đắc Lộ xác nhận khi, ở lời tựa cuốn sách, cha viết: đây là “phương pháp mà chúng tôi đã dùng để trình bày các mầu nhiệm của chúng ta cho người ngoại quốc”. Chính linh mục Metello Saccano, người được cha Đắc Lộ huấn luyện và sau đó được phái vào Đàng Trong, cũng cho rằng: các bản văn dạy giáo lý, ít nhất giống như bản cho của Cha Đắc Lộ, vừa được viết bằng chữ theo vần la-tinh và vừa được viết bằng chữ “nôm” đã hiện hữu rồi (21).

Dù sao, đây vẫn không phải là chỗ tranh luận về tác giả thực sự của sách, mà là về nội dung của nó, đúng hơn là về một phần rất nhỏ trong nội dung này, tức phần nói về Đức Mẹ. Phần này đến khá trễ: vào ngày thứ năm, gần cuối chương trình giáo lý, và kéo dài chưa tới một ngày. Thực vậy, trong ngày thứ năm, nhân đề cập tới Thiên Chúa Ba Ngôi và Thiên Chúa ra đời cứu thế, Cha Đắc Lộ đã nói đến Đức Mẹ “đồng thân”. Có điều phần nói về Đức Mẹ chiếm hơn nửa ngày thứ năm này.

Cha Đắc Lộ gọi Đức Mẹ là “con gái rất thánh” của ông Gioakim và bà Anna. Cô gái này “đẹp lòng Đức Chúa trời mọi sự Đức Chúa Trời sinh, cùng hơn các đức thánh thiên thần”. Cô được “Đức Chúa trời chọn… làm Mẹ Đức Chúa trời và đồng thân” từ “khi chưa có thế giới này”, nên cô quả là “hoa đồng thân, cũng chẳng có phải có tội gì ông Ađam truyền cho”. Từ lúc Đức Mẹ sinh ra, cha Đắc Lộ gọi Ngài là “rất thánh Đức Chúa Bà Maria, lọn đời đồng thân, đã định ngày sau làm Mẹ Đức Chúa trời”. Cha Phan Đình Cho, trong bài đã trích dẫn, nghĩ rằng tước hiệu vừa kể đã tóm tắt hết nội dung thánh mẫu học của Cha Đắc Lộ.

Về đức đồng trinh của Đức Mẹ, cha Đắc Lộ cho hay: ngay từ lúc lên ba, khi được dâng vào đền thờ, Đức Mẹ đã khấn giữ đồng trinh rồi, và tiếp tục ở trong đền thờ cho tới tuổi 14. “Mà khi con gái nào đến tuổi ấy, thì quen gả chồng cho”. Nhưng ngay trong tình huống ấy, Thiên Chúa cũng đã an bài để Đức Mẹ lấy được người chồng “rất thánh và rất trọng… cũng bắt chước rất thánh đồng thân mà đã loan giữ lọn đời đồng thân vậy”. Thiên Chúa sắp xếp như thế vì bốn lý do: thứ nhất để có người “giữ và làm chứng vợ mình đồng thân sạch sẽ, chẳng có uế gì sốt”; thứ hai “lại cho kẻo, khi rất thánh đồng thân đến sau bởi phép Đức Chúa trời có chịu thai mà chẳng có chồng, người Iudaeo thấy thì ném đá cho đến chết”; thứ ba “mà lại khi đến sau rất thánh đức Chúa Bà phải đi ngoại quốc, trong kẻ vô đạo, có chồng nhân đức đi cùng mà an ủi vậy”; và thứ bốn “sau nữa, cho ma quỷ chẳng hay Con đức Chúa Bà đẻ ra đồng thân, ngờ bởi chồng mà đẻ Con ra”.

Chỉ với mấy giòng đầu tiên trên đây, ta đã thấy cha Đắc Lộ năng dùng các tước hiệu “rất thánh đồng thân’, “rất thánh Đức Chúa Bà”, “Mẹ Đức Chúa trời” để xưng tụng Đức Mẹ. Qua biến cố truyền tin, cha gọi Ngài là “rất thánh đồng thân Đức Chúa Bà Maria” và đặt vào miệng thiên thần Gabriel lời xưng hô cao trọng như sau: “Lạy Đức Chúa Bà Maria, chớ sợ làm chi, vì Đức Chúa Bà đã được gratia, đã đẹp lòng Đức Chúa trời, mà Đức Chúa Bà sẽ chịu thai và sinh con, gọi tên là Iesu, ấy là người cả, gọi là Đức Con Đức Chúa trời, làm vua chúa đời đời chẳng cùng”. Vâng, Ngài là “Đức Chúa Bà”.

Nhận định về cách xưng hô này, giáo sư Trần Văn Tòan của Đại Học Lille (?), trong bài “Vấn Đề Tôn Sùng Đức Bà Maria” đăng trên báo Triết Đạo số 5 do Cha Phan Đình Cho làm chủ nhiệm, nhân nhắc đến cuốn sách gây tranh cãi của linh mục Tissa Balasuriya, tựa là “Mary and Human Liberation” (Colombo, Sri Lanka, 1990), có cho rằng: “Trong phần dẫn-nhập, tác-giả nhận-định là theo cái nhìn của anh em Tin-lành thì người công-giáo chúng ta coi Đức Bà Maria như có một vị-trí cao gần bằng Thiên-Chúa. (Người Việt-nam ta trước đây mấy thế-kỷ gọi là “Đức Chúa Bà”’, như thế chắc cũng vì lý-do như thế)”. Thiển nghĩ nhận định của giáo sư Toàn chỉ có giá trị nếu đây là cách xưng hô của người Công Giáo Việt Nam thời nay. Chứ vào thời cha Đắc Lộ có mặt ở Việt Nam, nghĩa là đầu thế kỷ 17, cách xưng hô ấy không hẳn nói lên thần tính của Đức Mẹ. Thực thế, đức bà vốn là tước hiệu dành cho các mệnh phụ phu nhân, như nhận định của linh mục Nguyễn Thế Thoại (22). Và để nhấn mạnh tới vị thế cao hơn của Đức Mẹ so với các mệnh phụ phu nhân khác trong môi trường Việt Nam, một môi trường đang được cai trị bởi các chúa, một từ ngữ mà nếu phải dịch sang Latinh hẳn phải là “dominus”, cha đã thêm chữ chúa vào giữa hai chữ đức bà, ngầm cho hiểu ít nhất Ngài cũng ngang hàng với những vị vua chúa trần gian. Vả lại, trong thuật ngữ Latinh, đã trình bày ở phần Lòng Tôn Sùng Đức Maria Trong Thế Kỷ 16 trên đây, Đức Mẹ đã từng được gọi là sancta domina, như tựa đề cuốn De Obitu S. Dominae (Về Sự Quá Vãng của Đức Thánh Bà), mang tên Thánh Gioan, nhưng thực ra thuộc thế kỷ thứ 4 hay thứ 5, đã chứng tỏ. Cũng nên để ý một điều: khi nói tới Ba Ngôi Thiên Chúa, cha Đắc Lộ tránh không dùng chữ chúa đặt giữa mà chỉ gọi là “Đức Cha, Đức Con và Đức Spirito Sancto”, hẳn cũng vì đang sống trong môi trường Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn chăng.

Qua phần tượng thai Chúa Giêsu trong lòng Đức Mẹ, cha Đắc Lộ nhấn mạnh tới sự hợp nhất giữa bản tính nhân loại và bản tính Thiên Chúa như sau: “Đức Chúa trời làm phép cả, trên hết mọi phép xưa nay cho đến hết thế [gian], vì chưng Đức Chúa trời buộc lại xác và linh hồn ấy cùng ngôi thứ hai là Con Đức Chúa trời mà chẳng có dứt được khi nào, cho nên chốc ấy cũng một ngôi thật là Đức Chúa trời, cũng là thật người… Thật là Con Đức Chúa Bà trọn đời đồng thân, làm Mẹ Đức Chúa trời”. Tước hiệu Mẹ Thiên Chúa hay nói theo tựa sách của cha Majorica, Thiên Chúa Thánh Mẫu, đã được chứng minh đơn giản và ngắn gọn như thế, chứng tỏ cha Đắc Lộ và các thừa sai lúc ấy không chú trọng tới việc khai triển tước hiệu này.

Qua biến cố thăm viếng, Cha Đắc Lộ dùng một tước hiệu khác gọi Đức Maria, đó là “rất thánh Đức Mẹ” và “Đức Mẹ đồng thân” và gọi thai nhi trong lòng Ngài là “Đức Chúa trời”. Chỉ tiếc nhân dịp này, cha Đắc Lộ đã không nhắc gì tới bản kinh bất hủ Magnificat của Đức Mẹ.

Khi thuật lại biến cố Thánh Giuse toan tính “lìa nhau” với Đức Mẹ, cha Đắc Lộ đã đặt trong miệng thiên thần những lời khiến Thánh Giuse hoàn toàn an tâm vì người mà thánh nhân toan lìa bỏ, thực ra là “Đức Chúa Bà”. Hãy nghe thiên thần: “Hỡi ông Ioseph là con ông Đavid, chớ dái gì lấy Đức Chúa Bà Maria làm bạn cùng, vì chưng có Con trong thai, bởi phép Đức Spirito Santo mà chớ, lại đẻ ra Con, mà ông sẽ gọi tên là Iesu, vì chưng có cứu dân mình cho khỏi tội đã phạm”. Từ đấy, Thánh Giuse “chẳng những là lấy Đức Chúa Bà như bạn mình yêu lắm, mà lại thêm kính chuộng vì là rất thánh Đức Mẹ Đức Chúa trời, mà đồng thân”

Hình như càng về sau, tước hiệu của Đức Mẹ càng được cha Đắc Lộ kéo dài thêm. Như khi về Bê-lem theo lệnh kiểm tra dân số, Thánh Giuse đã đi “với rất thánh Đức Chúa Bà Maria đồng thân”. Nhân biến cố giáng sinh, cha nhấn mạnh tới đức đồng trinh của Đức Mẹ “Thật là đồng thân, vì chưng như khi chưa có đẻ Con, là đồng thân, khi đang đẻ Con, cũng là đồng thân, và khi đẻ Con đoạn thì hãy còn đồng thân trọn vậy”. Cha mang hình ảnh “ánh mặt trời thấu vào cái ngọc, chẳng có đánh vỡ, mà lại làm cho sáng, huống lọ Đức Con, là ánh Đức Chúa trời, sáng vô cùng hơn ánh mặt trời, khi ra bởi lòng Đức Mẹ, thì chẳng có phá xác Đức Mẹ đồng thân, mà lại làm cho càng trọn càng bền nữa” để chứng minh sự đồng trinh đang khi sinh con của Đức Mẹ.

Cha Đắc Lộ kết thúc Ngày Thứ Năm trong Phép Giảng Tám Ngày của mình bằng việc nói tới lòng sùng kính ảnh tượng Đức Mẹ và Chúa Giêsu. “Đến khi đã giảng bấy nhiêu, thì phải sắm sửa ảnh nào khéo, có hình rất thánh đồng thân Maria Đức Mẹ, bồng Đức Con là Đức Chúa Iesu, hãy còn trẻ, cho ta cúi đầu xuống đất, mà lạy”. Bình luận điều này, Cha Phan Đình Cho (23) cho rằng: một lần nữa, việc tôn kính ảnh Đức Mẹ bồng Con nói lên tính qui Kitô của Thánh Mẫu Học Đắc Lộ. Cha không bao giờ tách Đức Mẹ ra khỏi Chúa Kitô, mọi sự Đức Mẹ có là nhờ vai trò làm mẹ Chúa Kitô mà ra, nên khi tôn kính Ngài, ta đồng thời phải tôn kính nguyên nhân tạo ra tính đáng tôn kính nơi Đức Mẹ, lúc nào cũng phải nhớ khẩu hiệu của Dòng: Ad Majorem Dei Gloriam (Làm cho Chúa được vinh quang hơn), lấy vinh quang Thiên Chúa làm mục tiêu của mọi lòng tôn sùng, hay ít ra là câu người ta vốn cho là khẩu hiệu của Hiệp Hội Thánh Mẫu Per Mariam ad Christum (Qua Maria tới cùng Chúa Kitô), do Dòng Tên sáng lập và rất thịnh hành tại Âu Châu thời Cha Đắc Lộ.

Ngoài ra, cha Đắc Lộ không quên nhắc cho người tòng giáo Việt Nam hồi ấy biết sự khác nhau giữa việc lạy ảnh Đức Mẹ bồng Con với việc lạy “một Đức Chúa trời ba ngôi”. Cha cẩn thận dặn dò: khi “lạy một Đức Chúa trời ba ngôi,… ta quỳ gối xuống…cúi đầu xuống tận đất ba lần, mà kính lạy ba ngôi, cùng khiêm nhường xin mỗi một ngôi tha tội, tha vạ chúng tôi”. Khi “lạy Đức Chúa Iesu ra đời làm người, mà chuộc tội cho chúng tôi: ta lạy cúi đầu tận đất một lần, mà khiêm nhường cầu khẩn cho chịu được ơn Đức Chúa Iesu đã làm phúc thừa, chuộc tội cho chúng tôi, mà cho ta được khỏi hết mọi tội cho lọn”. Còn khi “lạy rất thánh đồng thân” thì “cúi đầu xuống đất một lần”. Ngài giải thích: tuy Đức Mẹ không phải là Thiên Chúa, nhưng vì Ngài là “Đức Mẹ Đức Chúa trời, thì có phép cả cầu cùng Đức Con, thật là Đức Chúa trời, mà ta cậy Đức Chúa Bà cầu cho ta khỏi hết mọi tội”.

Giáo sư Trần Văn Tòan có lý khi cho rằng qua những lời trên, cha Đắc Lộ đã phân biệt được các hình thức latria (thờ lạy) dành cho Thiên Chúa, dulia (tôn kính) dành cho các thánh và hyperdulia (biệt tôn) dành cho Đức Mẹ (24). Phần Cha Phan Đình Cho thì cho rằng qua những căn dặn trên, ta thấy, với cha Đắc Lộ, một trong các lý do của lòng sùng kính Đức Mẹ là ảnh hưởng đầy hiệu quả của Ngài đối với Con mình qua lời chuyển cầu. Hơn nữa, trong lòng sùng kính này, điều người giáo hữu tìm kiếm không phải là các ơn ích vật chất mà là ơn ích thiêng liêng “cho ta khỏi hết mọi tội”.

Cha Phan Đình Cho cũng có lý khi nhận định rằng thánh mẫu học Đắc Lộ, theo kiểu nói thông thường, hay thánh mẫu học của các thừa sai buổi đầu, theo kiểu nói của Roland Jacques, đã trình bày được đầy đủ các tín điều về Đức Mẹ, trong đó có tước hiệu Mẹ Thiên Chúa, trọn đời đồng trinh và cả Vô Nhiễm Thai nữa (dù tới tận 1854, mới thành tín điều). Duy có việc Đức Mẹ hồn xác lên trời là không được cha bàn đến, điều mà thực ra đến tận 1950 mới thành tín điều. Nói tóm lại, trong Phép Giảng Tám Ngày, ta đã có được các nội dung căn bản của thánh mẫu học đủ để trình bày cho người Công Giáo Việt Nam 300 trăm năm sau đó, cho đến ngày chúng được Công Đồng Vatican II phong phú hóa bằng nhiều cái nhìn trong sáng mới mẻ (25).

Ghi chú

(4) Nguyễn Thế Thoại, sđd, tr.49-53

(5) Gaspar Luis, Histoire de ce qui s’est passé en… tirées des lettres écrites des années 1620 jusqu’à 1624, Paris 1628

(6) Annua del Collegio di Macaõ del 1618, ARSI, JAP-SIN, 114

(7), (8) & (9) Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên dịch ra tiếng Việt (Tủ sách Dũng Lạc)

(10) Divers voyages et missions de P. Alexandre de Rhodes en Chine et autres royaumes de l’Orient, Paris 1653

(11) Xem Nguyễn Thế Thoại, Công Giáo Trên Quê Hương Việt Nam, Quyền 1, các tr. 142-153.

(12) Xem Lê Đình Bảng, Ở Thượng Nguồn Thi Ca Công Giáo Việt Nam, Miền Thơ Trong Kinh Nguyện, Nhà XB Tôn Giáo, các tr. 63-108

(13) Hành Hương Công Giáo Việt Nam, tr. 301.

(14) Nguyễn Khắc Xuyên (dịch, tủ sách Dũng Lạc), Lịch sử Vương Quốc Đàng Ngoài (1627-1646) của Giáo Sĩ Đắc Lộ.

(15) Nguyễn Khắc Xuyên, sđd, chương 12

(16) Nguyễn Khắc Xuyên, Sđd, chương 18

(17) Nguyễn Khắc Xuyên, Sđd, ch. 22

(18) Nguyễn Khắc Xuyên, Sđd, ch.15

(19) Nguyễn Khắc Xuyên, Sđd, ch.12

(20) Phan D. Cho, Mary in Vietnamese Piety and Theology: a Contemporary Perspective, Tập San Triết Đạo

(21) Xem Roland Jacques, Các Nhà Truyền Giáo Bồ Đào Nha và Thời Kỳ Đầu của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, Tủ Sách Dũng Lạc.

(22) Nguyễn Thế Thoại, Sđd, tr. 146

(23) Phan D. Cho, tài liệu đã dẫn.

(24) Trần Văn Tòan, tài liệu đã dẫn

(25) Phan D. Cho, tài liệu đã dẫn
 
Văn Hóa
Xin Cùng Mục Tử Nhân Lành
Chủng sinh J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
09:07 23/04/2010
Xin Cùng Mục Tử Nhân Lành

“Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi…” (Ga 10, 27)



Xin cho con biết nghe tiếng Chúa

Giữa cuộc đời đầy rẫy những thanh âm

Nghe gọi mời chia sớt từ tâm

Như chính Ngài đã trọn đời dâng hiến

Chủ Chăn Nhân Lành, xin Ngài hãy đến !

Xua ác thù đang rình rập bên con

Đòi cướp đi những sủng ân xác hồn

Ngài đã thương cho dư đầy an hưởng

Mục Tử của đời con, xin ra tay chỉ hướng !

Dẫn con đi giữa đồng cỏ thanh bình

Của tình người và phẩm giá lên xanh

Biết quên mình trong Đoàn Chiên Duy Nhất

Xin cho con trọn một niềm tín thác

Bước theo Ngài, chính Chúa Chiên Lành

Không sợ e nắng cháy, gập ghềnh

Vì đường Ngài, nguồn phúc vinh tuyệt đối.

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Trăng Bên Cửa Hẹp
Đặng Đức Cương
22:06 23/04/2010

TRĂNG BÊN CỬA HẸP



Ảnh của Đặng Đức Cương

Trăng khe khẽ cúi luồn khung cửa

Ngẩn ngơ nhìn cô bé ngây thơ

Ồ ra, cô bé mộng mơ,

Bỏ quên trăng sáng đứng chờ bên song…

(Trích thơ của Gót Hồng)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 

© 2024 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News