Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.
Khi ấy, Đức Giê-su hiện ra với Nhóm Mười Một và nói với các ông rằng: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án. Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ. Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khoẻ.”
Nói xong, Chúa Giê-su được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa. Còn các Tông Đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng.
Đó là lời Chúa
45. Đức Mẹ Ma-ri-a là chỗ dựa đáng tin cậy nhất, chỗ dựa của hy vọng.
(Thánh Bernardus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Hai đứa trẻ vừa rời khỏi ruộng lúa mạch cách khu rừng không xa thì phát hiện một tổ chim đa đa, trong tổ có con chim mẹ đang đẻ trứng. Hai đứa bé lén lén đi tới, đưa tay chụp một cái thì bắt được nó.
Đứa trẻ lớn nói:
- “Trứng thì của mày, chim thì của tao, thực ra trứng và chim đều giống nhau”
Đức trẻ nhỏ hơn không cho là như thế, nói:
- “Nếu là nó thật giống nhau, vậy thì tớ lấy chim, bạn cầm trứng mà đi.”
Hai đứa cãi vả nhau, sau đó thì đánh nhau, lúc hai đứa khó phân khó giải thì chim mẹ vươn cánh bay thoát, đứa nhỏ cũng không hiểu chuyện gì nên nới lỏng tay làm cho trứng vỡ nát. Thật là tốt, cuối cùng hai đứa cũng được chung một kết quả, đó là không có gì cả.”
(Một trăm câu chuyện giáo dục)
Suy tư ngắn 32:
Không nên tùy tiện cãi nhau, bằng không hậu quả sẽ ra ngoài tầm với của cả hai. Bởi vì cãi nhau vì chuyện không đâu thì hậu quả trước mắt chính là tâm hồn ray rứt bất an, và hậu quả này kéo dài làm cho cuộc sống không cảm thấy linh hoạt hứng thú nữa.
“Một sự nhịn bằng chín sự lành”, nhịn không phài là thua, mà là một chiến thắng oanh liệt cho cái tôi của mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
YÊN TÂM VỀ MỘT SỰ HIỆN DIỆN
“Các tông đồ đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông”.
Trong tập thơ của mình, William Cowper viết, “Đứng trên đỉnh đồi, tôi nhìn từ thung lũng này đến thung lũng khác; từ ánh nắng đến sương mù, từ bóng tối nhất của đêm. Bước theo Ngài trên con đường quanh co cuộc đời, bằng niềm tin nhiều hơn bằng thị giác, tôi nhìn thấy sự hiện diện của Ngài như tia chớp, nghe tiếng Ngài như sấm ran. Nhưng Ngài lại dẫn tôi trong yên ắng bằng tiếng thì thầm của Thánh Thần. Và tôi ruổi theo Ngài! Dù mạnh mẽ hay dịu dàng, tình yêu Ngài vẫn luênh loáng, và tôi ‘yên tâm về một sự hiện diện’ liên lỉ!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Marcô, tác giả cuốn Phúc Âm ra đời sớm nhất, cũng là cuốn ngắn nhất, ghi lại mệnh lệnh “Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo!”. Đó là mệnh lệnh cho một sứ mệnh có tên là “Vô Biên!”. Vô biên vì lẽ, nó không có biên giới, vô thời gian, và quá sức người! Giao cho một nhóm nhỏ quá đỗi bình thường, sứ mệnh đó xem ra không tưởng! Tuy nhiên, các môn đệ vẫn ra đi làm chứng về một Giêsu Vô Hình, sống chết cho Đấng ấy, bởi lẽ họ ‘yên tâm về một sự hiện diện’ tràn đầy của “Đấng cùng hoạt động với họ”. Nhờ đó, họ đi đến với mọi người khắp hang cùng ngõ hẻm tận cùng thế giới. Và đó là một sự thật!
Sứ mệnh “Vô Biên” không chỉ dành riêng cho nhóm nhỏ đầu tiên, nhưng còn cho bạn và tôi! Trong “Memoirs of St. Peter”, “Hồi Ký Của Thánh Phêrô”, Michael Pakaluk có một cái nhìn khá sâu sắc, “Việc ‘loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo’ ngụ ý rằng, sự khéo léo cũng như sự chăm chỉ của chúng ta cần được Tin Mừng thắm đượm; từ đó, ngang qua những nền văn hoá khác nhau và một sự chủ động tốt, Kitô hữu chỉnh đốn lại những gì hỏng hóc, thiết lập lại những nơi Satan từng ở, cũng là nơi nó bị trục xuất. Theo một nghĩa nào đó, sứ mệnh vô biên này bao gồm mọi hình thức và cách cư xử ‘có thể có’ của mọi tín hữu. Bất kể nghề nghiệp, đấng bậc, tuổi tác… họ được sai đi rao truyền tình yêu và lẽ thật của Thiên Chúa cho thế giới. Và ở đó, họ ‘yên tâm về một sự hiện diện’ quyền năng của một Đấng Vô Hình đang đồng hành!”.
Trong thư của mình hôm nay, Phêrô bảo đảm với các Hội Thánh rằng, mặc dù đang đau khổ, nhưng “Chính Thiên Chúa sẽ cho anh em được nên hoàn thiện, vững vàng, mạnh mẽ và kiên cường”; Ngài đang ở với những ai đang gặp khó khăn, giữ cho họ trung thành. Hãy ‘yên tâm về một sự hiện diện’ của “Đấng chăm sóc anh em”, Đấng mà tình yêu Ngài sẽ được ngợi khen như tâm tình của Thánh Vịnh đáp ca, “Lạy Chúa, tình thương Chúa đời đời con ca tụng!”.
Anh Chị em,
“Các tông đồ đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông”. Nhờ ‘Đấng Ở Cùng’ đó, bao con người kế tiếp nhau đã ra đi rao giảng Đấng Vô Cùng hơn 2.000 qua. Họ sống và chết cho Đấng ấy. Phần chúng ta? Đừng quên, đây là công việc của Đấng đang dẫn dắt “bằng tiếng thì thầm của Thánh Thần”; Ngài soi rọi để chúng ta ra đi “rao truyền tình yêu và lẽ thật của Thiên Chúa”. Vì vậy, dẫu khó khăn đến đâu, bạn cứ “ruổi theo Ngài”; dù khó khăn đến mấy, “bằng niềm tin nhiều hơn bằng thị giác”, cứ ‘yên tâm về một sự hiện diện’ liên lỉ của Ngài. Vấn đề là chúng ta “phải được Tin Mừng thắm đượm”, hầu “chỉnh đốn lại những gì hỏng hóc, thiết lập lại những nơi Satan từng ở”. Và như thế, bạn và tôi trở nên ‘một Giêsu khác’ cho thế giới!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, cho con mãi được nung đốt bởi sứ mệnh vô biên đã nhận. Như Marcô, chớ gì con là một khí cụ sắc bén của Lời, một vũ khí lợi hại trong tay Chúa mà quỷ ma phải run khiếp!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tới Muôn Loài Thụ Tạo - Mark 16:15
Bàn về mối liên hệ giữa Thiên Chúa và Ngôi Nhà Chung trái đất, Thánh sử John viết rõ, “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải diệt vong, nhưng có sự sống muôn đời. Thật vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ” (John 3:16-17).
Chữ “thế gian” tiếng Việt, hoặc “the world” tiếng Anh, hoặc tiếng Cổ Hy Lạp “kósmos” là danh từ tác giả John sử dụng trong câu 3:16. Đoạn tiếp theo sau, 3:17, một lần nữa xác nhận “thế giới” mới là đối tượng để Thiên Chúa gửi Con của Ngài xuống làm người. Điều nổi bật và cũng khá bất ngờ trong đoạn văn này là Thiên Chúa không chỉ yêu con người, muốn cứu chuộc con người, nhưng trên tất cả, Ngài yêu thương thế giới. Bởi yêu thương thế giới, Ngài muốn cứu chuộc thế giới. Đương nhiên, thế giới không chỉ có con người, nhưng bao gồm nhiều sinh vật và thực vật khác.
Đọc tiếp Kinh Thánh, độc giả sẽ còn ngạc nhiên nhận ra mối liên hệ mật thiết giữa thế giới và ơn cứu chuộc. Theo như Tin Mừng Mark, “[Đức Giêsu Phục Sinh phán với các [môn đệ]: ‘Anh em hãy đi khắp bốn phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo’” (Mark 16:15).
Suy Niệm
Tin Mừng Kitô thường được “hiểu và diễn giải” trong bối cảnh “tới con người và cho con người” để con người nhận được ơn cứu rỗi. Nhưng Đức Giêsu Phục Sinh trước khi về trời đã khai triển và mở rộng bối cảnh của ơn cứu chuộc. Theo như Ngài, không phải chỉ có con người mới là đối tượng của ơn cứu độ, nhưng tất cả “mọi loài thụ tạo” đều là đối tượng của Tin Mừng. “Loài thụ tạo” trong Mark 16:15 đương nhiên không chỉ giới hạn về con người, nhưng bao gồm những sinh vật khác, thí dụ, chó, mèo, gà, vịt, con ong, cái kiến, bướm đẹp, sâu róm, cá cua, cỏ dại, hoa mắc cở, cây rừng; nói một cách tổng quát, tất cả những sinh vật đang chia sẻ cùng một “Ngôi Nhà Chung” với con người. Cho nên trong Laudato Si’ (LS), Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc tới Thánh Phanxicô Assisi, “người có mối liên hệ với mọi loài thụ tạo, ngay cả các bông hoa, [thánh Phanxicô] cũng rao giảng và mời gọi chúng ‘ngợi ca Thiên Chúa’” (LS 11).
Mối liên hệ mật thiết song phương giữa con người và các loại thụ tạo thật sự ra đã được chính Thiên Chúa thiết lập ngay từ những ngày đầu tiên của dòng lich sử ơn cứu độ. Theo như Sáng Thế Ký, sau khi tạo dựng nên con người, Thiên Chúa đã dựng nên vườn Địa Đàng. Và Ngài mang con người vào khu Vườn, trao cho con người sứ mạng “cày cấy và chăm sóc [khu Vườn]” (Gen 2:15). Vườn Địa Đàng chính là Trái Đất hay thế giới mà Thiên Chúa đã tạo dựng nên cho con người và tất cả sinh vật, hay nói một cách khác, tất cả các loài thụ tạo mà Ngài đã dựng nên.
Bởi thế, thế giới này không phải là của riêng con người, nhưng của tất cả loài thụ tạo đang sinh sống trên Trái Đất cùng với con người. Nói như Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong tông huấn Laudato Si’, trái đất chính là “Ngôi Nhà Chung” của tất cả mọi loài thụ tạo.
Nhưng rất tiếc, không biết từ bao giờ, con người nghĩ là mình là chủ nhân của Trái Đất, bởi thế con người phun khói xăng ngập trời vào bầu khí quyển.
Nhân danh cho văn minh và công nghệ, phát triển, họ chặt bỏ rừng xanh, xây dựng đô thị xe cộ chạy kín đường phố; họ đổ ra sông ra biển không biết bao nhiêu hóa chất giết chết bao nhiêu sinh vật của biển; họ săn bắn thú vật, ngà voi, sừng tê giác, nhồi bông thú hiếm, trưng bầy trong phòng khách.
Không biết từ bao giờ, con người nghĩ chỉ có mạng người mới là quý giá mới cần phải tôn trọng, còn lại tất cả chỉ là thứ yếu. Điều này không đúng! Tất cả những thứ gì xuất hiện trên Trái Đất, do Thiên Chúa tạo thành đều có những mối tương quan mật thiết với nhau.
Lời Nguyện
Lạy Ngài! Xin cho con ra đi rao giảng Tin Mừng tới muôn loài thụ tạo như lời Ngài đã phán truyền!
ĐỂ CHIÊN ĐƯỢC SỐNG
Chúa Nhật 4 Phục Sinh năm A: Ga 10, 1-10
Suy niệm
Chúng ta đang ở trong mùa Phục Sinh, mùa của thiên nhiên lan tràn sự sống, với những đồng cỏ xanh tươi bát ngát trên các nương đồi, mặc sức cho đàn chiên no thỏa dưới sự chăn dắt của một chủ chiên tốt lành. Đó là bức tranh biểu tượng cho một thực tại sâu nhiệm trong đời sống tinh thần của con người. Điều này được diễn tả qua hình ảnh người Mục tử nhân lành, là chính Đức Giêsu Kitô. Ngài là vị mục tử tối cao từ Thiên Chúa mà đến, vị mục tử đích thực mà dân Chúa hằng luôn mong đợi từ ngàn xưa. Ngài đến để đem lại sự sống mới cho con người.
Đức Giêsu là vi Mục tử nhân lành, nhưng trong bài Tin Mừng hôm nay Ngài còn ví mình là cửa chuồng chiên. Ai không qua cửa mà vào chuồng chiên thì đều là những tên trộm cướp. Đó là những mục tử giả hiệu, vì trèo qua những ngõ khác mà đột nhập vào. Đàn chiên sẽ nhận ra ngay kẻ lạ mặt, chúng hoảng sợ và chạy trốn chứ không nghe theo. Vì họ đến chỉ để giết hại và phá hủy đàn chiên. Còn người mục tử chân chính thì đi qua cửa mà vào. Với lời nói và giọng điệu riêng biệt, chiên nhận ra ngay tiếng của người chủ và cất bước theo sau.
Thánh Gioan Kim Khẩu đã giải thích dụ ngôn này như sau: “Khi Ngài đưa ta đến với Cha, Ngài nhận mình là Cửa. Khi Ngài săn sóc ta, Ngài nhận mình là Mục Tử”. Cửa chuồng chiên là cổng duy nhất để chiên nhận ra người chủ đích thật, và cũng là lối đi duy nhất để chiên vào trong tìm được sự an toàn, cũng như để chiên ra ngoài tìm đến đồng cỏ xanh tươi. Đức Giêsu là Cửa duy nhất đem lại sự sống thật cho nhân loại, vì Ngài đến để cho chiên được sống và sống dồi dào. Chỉ những ai ra vào Cửa Giêsu mới tìm thấy được niềm vui ơn cứu độ.
Đức Giêsu là gương mẫu tuyệt đối cho mọi mục tử khác trong vai trò lãnh đạo dân Chúa. Giữa chiên và Ngài có một mối dây thân thiết:
“Tôi biết chiên tôi và chiên tôi biết tôi”. Chiên đã trở thành điều vô cùng quý giá đối với Ngài, đến nỗi Ngài dám hy sinh mạng sống mình cho chúng. Với tâm tình và tính cách đó, Ngài là mô mẫu để giúp phân biệt mục tử thật và mục tử giả. Mục tử giả sẽ không dám sống như Ngài, càng không dám hy sinh để bảo vệ đàn chiên, mà chỉ nhằm vào những con chiên béo bở để no thỏa cho mình. Mục tử thật cũng khác với kẻ chăn thuê, là kẻ không quan tâm gì đến sự sống của đàn chiên, mà chỉ nhằm đến quyền lợi và bổng lộc cho mình.
Người mục tử lý tưởng theo gương Đức Kitô qua lời dẫn giải của Đức Thánh Cha Phanxicô: là “người gần gũi với dân chúng, là người cha, người anh em, với sự hiền dịu, kiên nhẫn và thương xót; là người yêu sự khó nghèo, không tham vọng tìm địa vị cao… là người săn sóc canh giữ đoàn chiên hiệp nhất, chú ý các hiểm nguy có thể đe dọa đoàn chiên, làm cho niềm hy vọng của đoàn chiên lớn lên; là người có khả năng củng cố bước đi của Thiên Chúa nơi dân Người với tình yêu thương và lòng kiên nhẫn: ở đàng trước đoàn chiên để chỉ đường, ở giữa đoàn chiên để duy trì đoàn chiên hiệp nhất, ở đàng sau đoàn chiên để tránh cho ai đó khỏi phải ở lại phía sau…”.
Giáo Hội dành Chúa Nhật thứ 4 Phục Sinh để cầu nguyện cho ơn gọi linh mục và tu sĩ. Làm sao có được những mục tử như lòng Chúa mong ước, và những tu sĩ dám tận hiến trọn vẹn đời mình? Về điều này, thánh Gioan Phaolô II đã kêu gọi mọi tín hữu hãy chăm lo cho mảnh đất nơi hạt giống ơn gọi được nảy mầm và lớn lên. Mảnh đất đó là cộng đoàn giáo phận và giáo xứ, với những nét phát họa cơ bản như: một cộng đoàn biết lắng nghe Lời Chúa, nhờ đó người trẻ sẽ dễ nghe được tiếng Chúa mời gọi vang lên từ trái tim mình; một cộng đoàn biết chuyên tâm cầu nguyện, dành ưu tiên cho đời sống tâm linh, nhờ đó người trẻ mới dám đáp lại tiếng Chúa kêu mời, quên mình để phục vụ vô vị lợi và hiến thân vô điều kiện; một cộng đoàn biết hăng say làm việc tông đồ, khao khát làm cho Chúa được mọi người nhận biết và yêu mến; một cộng đoàn quan tâm phục vụ và sống cho người nghèo.
Gia đình là một Hội Thánh tại gia. Chính từ những gia đình đạo đức thánh thiện, mới có những con người trẻ tốt lành, dám quảng đại hiến dâng cuộc đời mình để phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân. Giáo Hội lúc nào cũng cần đến sự hướng dẫn của các mục tử để chăm sóc đoàn chiên Chúa, cũng như hiện diện của các tu sĩ sống đời thánh hiến, để thế giới hiểu được thế nào là tình yêu, thấy được thế nào là những thực tại vô hình. Ước chi mỗi người chúng ta luôn cầu nguyện và canh tân cuộc sống mình, gia đình mình, để tạo điều kiện cho ơn gọi phát triển nơi các bạn trẻ, góp phần xây dựng Giáo Hội của chính Đức Kitô.
Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu, Mục Tử nhân lành,
đã hy sinh đời mình vì nhân thế,
không như kẻ chăn thuê chỉ yên bề,
không kể gì sống chết của đàn chiên.
Là Mục Tử Đấng chăn chiên nhân từ,
Chúa dẫn con đến đồng xanh suối mát,
đem lại bình an sự sống cho xác hồn,
chẳng bao giờ chúng con sợ thiếu thốn.
Chúa chính là nơi chốn để tựa nương,
cho cả những ai phải sa cơ lỡ bước,
để vượt qua tăm tối của đêm trường,
đón nhận được tình thương và ân sủng.
Xin cho đoàn chúng con trong mọi lúc,
biết nhận ra ân phúc của đời mình,
để luôn sống trong ân tình của Chúa,
biết nghe theo tiếng Chúa ở mọi nơi,
biết bước theo chân Chúa ở mọi thời,
đừng để con xa rời tình thương Chúa.
Trong kế hoạch yêu thương và cứu độ,
Chúa vẫn chọn một số trong chúng con,
để nên như mục tử giữa gian trần,
đại diện Chúa để phục vụ tha nhân,
để chăm lo dẫn dắt đoàn dân Chúa,
và đưa về những ai đang sa lạc.
Xin cho các bạn trẻ biết mở lòng,
nghe được tiếng Chúa đang vang vọng,
biết đáp lại tình Chúa vẫn ước mong,
và góp phần với Chúa cho cuộc sống.
Xin cho con có tâm tình của Chúa,
biết quan tâm đến người đang khốn khó,
biết chăm lo cho kẻ bị bỏ rơi,
để tình Chúa sáng lên trong cuộc đời. Amen
CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH
Cv 2,14a.36-41; 1 Pr 20b-25; Ga 10,1-10
CHÚA GIÊSU, VỊ MỤC TỬ NHÂN LÀNH
Hôm nay, toàn thể Giáo Hội cử hành Chúa Nhật IV Phục Sinh được gọi là Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, để cầu nguyện cho ơn gọi linh mục. Hình ảnh người mục tử và đoàn chiên là hình ảnh nổi bật trong thánh lễ này.
Đối với người Việt Nam, hình ảnh mục tử và đoàn chiên thì khá xa lạ, nhưng đối với người Do Thái, hình ảnh này rất gần gũi, quen thuộc và quan trọng. Bởi vì, người Do Thái sống bằng nghề chăn nuôi, nuôi chiên cừu. Người mục tử có một tầm quan trọng trong lịch sử của họ. Vì thế, về mặt xã hội, họ dùng hình ảnh người mục tử để áp dụng cho những vị vua của mình. Về mặt tôn giáo, người Do Thái áp dụng hình ảnh để diễn tả tương quan giữa Thiên Chúa và dân Người. Thiên Chúa là mục tử chăn dắt đoàn chiên dân Người.
Trong Cựu Ước, Thánh Vịnh 23 diễn tả:
“Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì,
trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ.
Người đưa tôi tới dòng nước trong lành và bổ sức cho tôi”
(Tv 23, 1-2).
Trong Tân Ước, hình ảnh lý tưởng về người mục tử tốt lành được thể hiện một cách đầy đủ và cụ thể nơi Đức Giêsu. Chính Người đã tự giới thiệu mình:
“Tôi chính là mục tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi và chiên của tôi biết tôi” (Ga 10,14).
Đức Giêsu chính là vị mục tử nhân lành và chúng ta là đoàn chiên của Người.
Tuy nhiên, dựa vào đâu để chúng ta nhận ra Đức Giêsu là mục tử nhân lành?
Kinh Thánh cung cấp cho chúng ta ít nhất là ba tiêu chuẩn sau đây về người mục tử nhân lành, phân biệt với người chăn thuê.
Tiêu chuẩn thứ nhất: đó là người mục tử tốt lành là người “biết” đoàn chiên của mình. Theo Kinh Thánh, cái biết ở đây không phải chỉ là cái biết thuần lý trí, vô cảm, nhưng là đi vào tương quan gần gũi, mật thiết và hết lòng yêu mến đoàn chiên. Người mục tử sống gần gũi giữa đoàn chiên, lăn lộn với đoàn chiên, biết từng con chiên, con béo hay con gầy, con khỏe hay con bệnh tật, người mục tử đều biết rõ từng hoàn cảnh của mỗi con chiên. Trái lại, người chăn thuê thì không “biết chiên” của mình, là người chỉ làm việc vì tiền công, không phải vì yêu mến đoàn chiên.
Tiêu chuẩn thứ hai, người mục tử đích thực là người chăm sóc, đi trước và bảo vệ đoàn chiên khỏi sự tấn công của lũ sói, dẫu phải đối diện với nguy cơ phải bỏ mạng; còn người chăn thuê là người chỉ làm việc vì tiền công, không phải vì lòng yêu mến đoàn chiên, và thường họ chẳng yêu mến gì đoàn chiên.
Tiêu chuẩn thứ ba, tiêu chuẩn cao nhất của người mục tử tốt lành là dám hiến dâng mạng sống mình vì đoàn chiên. Còn người chăn thuê chỉ tìm kiếm lợi tức và trục lợi từ đoàn chiên mà không dám hy sinh gì vì đoàn chiên.
Các bài đọc hôm nay là những lời chứng hùng hồn về người mục tử nhân lành đó. Trong bài đọc I, trích sách Công Vụ, thánh Phêrô được tràn đầy Thánh Thần, đã có một bài giảng xuất thần về Người mục tử nhân lành:
“Đức Giêsu mà anh em đã treo trên thập giá, Thiên Chúa đã đặt Người làm Đức Chúa và làm Đấng Kitô” (Cv 2,36).
Bài giảng này đã đánh động làm cho 3000 người trở lại.
Một cách tuyệt vời trong bài đọc II, thánh Phêrô nói về mẫu gương của vị mục tử nhân lành:
“Thật vậy, Đức Kitô đã chịu đau khổ vì anh em, để lại một gương mẫu cho anh em dõi bước theo Người. Người không hề phạm tội; chẳng ai thấy miệng Người nói một lời gian dối. Bị nguyền rủa, Người không nguyền rủa lại, chịu đau khổ mà chẳng ngăm đe; nhưng một bề phó thác cho Đấng xét xử công bình” (1 Pr 2,22-23).
Như vậy, Đức Giêsu chính là vị mục tử đã hiến dâng mạng sống mình vì đoàn chiên, Người đã chấp nhận chết trên thập giá vì tội lỗi chúng ta, và sau ba ngày Người phục sinh vinh hiển để cứu độ chúng ta. Đấng Phục Sinh là Đức Chúa và là Đấng Cứu Độ loài người. Bởi lẽ, Người đã chiến thắng sự dữ, đã đập tan xiềng xích tội lỗi và là người đầu tiên đi vào sự sống mới của Thiên Chúa. Sự phục sinh của Đức Kitô là nền tảng cho sự sống vĩnh cửu của chúng ta. Đức Giêsu chính là vị mục tử dẫn con người tới sự sống mới này. Người đến để chiên được sống và sống dồi dào.
Nhưng khi cử hành Chúa Nhật Chúa Chiên Lành trong Mùa Phục Sinh, Giáo Hội muốn nói với chúng ta điều gì đó hơn nữa. Đấng Phục Sinh chính là vị mục tử nhân lành, Người không chỉ hiến mình cho chúng ta một lần mà thôi, nhưng Người còn tiếp tục hiến mình cho chúng ta nơi bí tích Thánh Thể. Vì Đấng Phục Sinh chính là Chúa Giêsu Thánh Thể. Nơi Thánh Thể, như là mục tử, Người tiếp tục hiến mình thành của ăn nuôi sống linh hồn chúng ta.
Như thế, khi cử hành thánh lễ này, Giáo Hội mời gọi chúng ta suy niệm và sống ba bài học sau đây:
1) Đấng Phục Sinh tiếp tục hiện diện với chúng ta qua bí tích Thánh Thể để nuôi sống chúng ta là đoàn chiên của Người. Vì thế, chúng ta được mời gọi hãy đến tham dự thánh lễ, nơi đó Chúa nuôi dưỡng chúng ta qua bàn tiệc Lời Chúa và bàn tiệc Thánh Thể.
2) Chúa Giêsu chia sẻ sứ vụ mục tử của mình cho Đức Giáo Hoàng, các giám mục và các linh mục.
“Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi” (Ga 10,27).
Chúng ta là đoàn chiên của Chúa, chúng ta được mời gọi lắng nghe tiếng nói của Huấn Quyền, của Đức Giám Mục và các linh mục hướng dẫn, ngõ hầu chúng ta cũng lắng nghe tiếng Chúa trong Giáo Hội của Người.
3) Ngày hôm nay, các linh mục phải đối diện với nhiều áp lực và thách đố trong sứ vụ mục tử của mình, chúng ta được mời gọi cầu nguyện cho các linh mục, cộng tác tích cực với cha xứ để xây dựng giáo xứ của mình phát triển không ngừng.
Cách riêng, hôm nay là ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu, chúng ta sốt sắng cầu nguyện cho Giáo Hội có nhiều ơn gọi tu trì và nhất là biết cổ võ ơn thiên triệu bằng sự giúp đỡ của mình cho công cuộc đào tạo linh mục trong giáo phận. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Oái oăm là chủ tịch Học viện Giáo hoàng về Sự sống lại là một người ủng hộ việc trợ tử. Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, có bài tường trình nhan đề “BREAKING: Pontifical Academy of Life president calls medically assisted suicide ‘feasible’”, nghĩa là “Tin giật mình: Chủ tịch Học viện Giáo hoàng về Sự sống gọi tự tử được hỗ trợ về mặt y tế là 'khả thi'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Đức Tổng Giám mục Vincenzo Paglia, chủ tịch Học viện Giáo hoàng về Sự sống, đã lên tiếng ủng hộ việc hợp pháp hóa việc tự tử được hỗ trợ về mặt y tế, gọi nó là “khả thi” bất chấp những giáo huấn rõ ràng của Giáo hội Công giáo chống lại điều đó.
“Cá nhân tôi sẽ không thực hành hỗ trợ tự tử, nhưng tôi hiểu rằng hòa giải pháp lý có thể là lợi ích chung lớn nhất có thể thực hiện được một cách cụ thể trong những điều kiện mà chúng ta đang gặp phải,” Đức Tổng Giám Mục Paglia nói trong một bài phát biểu vào ngày 19 tháng 4 tại Liên hoan Báo chí Quốc tế ở Perugia, Ý.
Nhận xét của vị tổng giám mục người Ý là một phần của bài thuyết trình bao gồm một bộ phim tài liệu về một người đàn ông Ý đã đến Thụy Sĩ để chết bằng cách trợ tử.
Hãng tin Ý Il Riformista đã công bố nội dung bài phát biểu của Đức Tổng Giám Mục Paglia vào thứ Bảy.
Theo Giáo lý của Giáo hội Công giáo, điều 2324 dạy rằng “Cố ý giết chết để tránh đau dù dưới bất cứ hình thức và lý do nào, vẫn là tội giết người. Một tội phạm nghiêm trọng nghịch với phẩm giá con người và với lòng tôn kínhThiên Chúa hằng sống, Đấng Tạo Thành con người.”
Gần đây hơn, vào năm 2020, Bộ Giáo lý Đức tin của Vatican đã khẳng định rằng giáo huấn trong thư Samaritanus bonus, “về việc chăm sóc con người trong các giai đoạn quan trọng và cuối cùng của cuộc đời,” đã được Đức Thánh Cha Phanxicô phê chuẩn.
Bức thư viết: “Giá trị không thể xâm phạm của cuộc sống là nguyên tắc cơ bản của luật đạo đức tự nhiên và là nền tảng thiết yếu của trật tự pháp lý. Chúng ta không thể trực tiếp chọn tước bỏ mạng sống của người khác, ngay cả khi họ yêu cầu.”
Đầu năm nay, trong buổi tiếp kiến chung vào ngày 9 tháng 2, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng người hấp hối cần được chăm sóc giảm nhẹ, chứ không phải trợ tử hoặc trợ tử, ngài nói: “Chúng ta phải đồng hành với mọi người trước cái chết, nhưng không kích động cái chết hoặc tạo điều kiện cho việc trợ tử”.
Trong bài phát biểu của mình vào ngày 19 tháng 4, Đức Tổng Giám mục Paglia nhấn mạnh rằng Giáo hội không phải là “người phân phối những viên thuốc sự thật” khi nói đến việc tham gia với một xã hội đa nguyên về các vấn đề đạo đức thách thức nhất thời nay.
“Tư tưởng thần học phát triển trong lịch sử, trong cuộc đối thoại với Huấn quyền và cảm thức đức tin của dân Chúa, trong một động lực làm phong phú lẫn nhau,” Tổng Giám Mục Paglia nói.
Đức Cha Paglia đã chỉ ra quyết định của Đức Thánh Cha Phanxicô vào năm 2018 về việc sửa đổi Sách Giáo lý của Giáo hội Công giáo để tuyên bố rằng án tử hình là “không thể chấp nhận được”.
Đức Cha Paglia nói rằng: “Sự đóng góp của các Kitô hữu được thực hiện trong các nền văn hóa khác nhau, không phải ở trên như thể họ sở hữu một chân lý tiên nghiệm cũng không phải ở dưới như thể các tín hữu là những người mang quan điểm đáng kính, nhưng tách rời khỏi lịch sử”.
Đức Cha Paglia nói: “Giữa những người theo đạo và những người không theo đạo có mối quan hệ học hỏi lẫn nhau.”
“Do đó, với tư cách là những tín hữu, chúng ta đặt ra những câu hỏi giống nhau liên quan đến tất cả mọi người, khi biết rằng chúng ta đang ở trong một xã hội dân chủ đa nguyên. Trong trường hợp này, về sự kết thúc của cuộc sống trần gian, tất cả chúng ta thấy mình phải đối mặt với một câu hỏi chung: Làm thế nào chúng ta có thể đạt được cùng nhau cách tốt nhất để nói rõ điều tốt trên bình diện đạo đức và điều công bằng trên bình diện pháp lý, cho mỗi người và cho xã hội?”
Đức Cha Paglia chỉ trích việc mở rộng luật ở một số quốc gia để cho phép cái chết êm dịu không tự nguyện. Đồng thời, ngài nói rằng “không thể loại trừ” việc hợp pháp hóa trợ tử “là khả thi trong xã hội của chúng ta”, với điều kiện đáp ứng một số điều kiện nêu trong phán quyết của tòa án hiến pháp Ý năm 2019.
Cụ thể, ngài nói, trích dẫn từ chỉ thị của tòa án, “người đó phải 'được duy trì sự sống bằng cách điều trị hỗ trợ sự sống và mắc một bệnh lý không thể đảo ngược, một nguồn đau khổ về thể chất hoặc tâm lý mà người đó cho là không thể chịu đựng được,” và ngài lưu ý rằng Hạ viện Ý đã thông qua luật như vậy, nhưng Thượng viện thì không.
Đây không phải là lần đầu tiên những nhận xét của Tổng Giám Mục Paglia về trợ tử gây tranh cãi. Vào năm 2019, khi trả lời một câu hỏi về việc trợ tử và liệu một người Công giáo hay một linh mục Công giáo có thể có mặt khi ai đó qua đời bằng cách trợ tử hay không, Tổng Giám Mục Paglia nói với một nhóm nhỏ các nhà báo rằng ông sẵn sàng làm như vậy, bởi vì “Chúa không bao giờ bỏ rơi bất kỳ ai”.
“Theo nghĩa này, đồng hành, nắm tay một người sắp chết, tôi nghĩ rằng một nghĩa vụ lớn lao mà mọi tín hữu nên thúc đẩy,” ngài nói vào thời điểm đó, đồng thời cho biết thêm rằng các tín hữu cũng nên tạo ra sự tương phản với văn hóa hỗ trợ tự tử.
Gần đây hơn, vào tháng 8 năm 2022, Đức Cha Paglia đã bị những người phản đối phá thai chỉ trích gay gắt vì trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình Ý đã đề cập đến Luật 194 — là dự luật năm 1978 hợp pháp hóa việc phá thai ở Ý — và coi đó như một “trụ cột của xã hội”. Trong một tuyên bố sau đó, Học viện Giáo hoàng về Sự sống cho biết bình luận đã được đưa ra ngoài ngữ cảnh.
Source:Catholic News Agency
Cha Alberto Reyes của Tổng giáo phận Camagüey gần đây đã nói với tờ báo El Debate của Tây Ban Nha rằng chỉ có Giáo hội Công giáo ở Cuba mới có thể dẫn đầu một cuộc đối thoại và đề xuất chuyển đổi từ chủ nghĩa cộng sản sang một xã hội tự do.
Trong những tháng gần đây, tình hình kinh tế và xã hội trở nên tồi tệ ở Cuba, nơi mà theo một báo cáo vào tháng 10 năm 2022 từ Đài quan sát Nhân quyền Cuba, gọi tắt là OCDH, cho thấy 72% cư dân “sống dưới mức nghèo khổ và chỉ 14% kỳ vọng rằng cuộc sống cá nhân của họ sẽ được cải thiện trong thời gian tới.”
Sự suy thoái của nền kinh tế Cuba không phải mới xảy ra gần đây và sự bất bình của người dân thể hiện qua các cuộc biểu tình vào tháng 7 năm 2021 tại nhiều thành phố khác nhau đã bị chế độ đàn áp mạnh mẽ. Dù thế, nhiều cuộc biểu tình khác đã diễn ra trong suốt năm qua.
Ngoài ra, hàng ngàn người Cuba tiếp tục coi di cư là một cách thoát nghèo. Theo Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ, 6.817 người từ hòn đảo đã đến Mỹ vào tháng 3, nâng tổng số lên 135.090 cho năm tài chính 2023, bắt đầu vào tháng 10 năm 2022.
“Kể từ cùng năm 1959, khi Fidel Castro và những người của ông ta lên nắm quyền, chúng tôi là một hòn đảo đang chạy trốn, nơi ngày càng có nhiều người coi di cư là giải pháp khả thi duy nhất, và chúng tôi bất lực chứng kiến sự vắng mặt ngày càng nhiều của những người mà chúng tôi có quan hệ tình cảm, những người cùng chúng tôi lớn lên; chúng tôi cảm thấy rằng không có chỗ cho hy vọng ở đây. Khi chúng tôi nghe đi nghe lại rằng không có ai thay đổi được điều này, niềm hy vọng tan vỡ trong tâm hồn chúng tôi,” vị linh mục nói với El Debate trong một bài báo đăng ngày 15 tháng Tư.
Cha Reyes, người thường phản ánh trên Facebook về tình hình hiện tại ở Cuba, cho biết người dân đang kêu gọi “sự kết thúc của chủ nghĩa cộng sản và sự xuất hiện của tự do”. Tuy nhiên, chính phủ tìm cách ngăn chặn “nhiều hình ảnh lọt ra bên ngoài” cho cộng đồng quốc tế thấy sự bất bình của công dân nước này.
Vị linh mục nhận xét: “Chính phủ Cuba “đã chứng tỏ sự bất lực của mình trong việc xây dựng một xã hội không chỉ thịnh vượng mà còn có khả năng đáp ứng những nguyện vọng cơ bản nhất của con người”.
Trong những năm đầu tiên của cuộc cách mạng, chính phủ đã tịch thu tài sản và trục xuất các linh mục và nữ tu. Cha Reyes chỉ ra rằng mặc dù trong những thập kỷ gần đây đã có sự cải thiện trong mối quan hệ chính thức giữa chế độ cộng sản và Giáo hội, nhưng tự do tôn giáo trên đảo vẫn chưa hoàn toàn.
Chẳng hạn, vị linh mục đã phải trả giá cho những lời chỉ trích và tố cáo chế độ cộng sản của mình bằng cách trở thành một trong những thành viên của Giáo hội bị An ninh Nhà nước sách nhiễu nhiều nhất, với những lời kêu gọi cảnh cáo, đe dọa bị đưa ra xét xử, và phải chịu những hành vi bạo lực và hoặc sỉ nhục đối với những người chỉ trích chính phủ.
Tuy nhiên, Cha Reyes nói rằng ngài biết ơn Giáo hội Công giáo, “đã nói với tôi về cuộc sống vĩnh cửu, nhưng cũng liên tục nhắc nhở tôi rằng cuộc sống trần gian này không chỉ đơn giản là một 'cõi tạm' của cõi vĩnh hằng đó”
Về tương lai của Cuba, vị linh mục chỉ ra rằng “không còn đường lùi nữa,” bởi vì người dân Cuba đã nhìn thấy bộ mặt thật của các thành viên của chế độ, “những người trong nhiều năm đã nói với chúng ta hàng ngày như một tiếng trống rằng họ yêu mến chúng ta biết bao và mong muốn những điều tốt đẹp cho chúng ta.”
“Bây giờ chúng ta biết rằng tất cả chỉ là dối trá, và cả bàn tay lẫn tiếng nói đều không nao núng khi tuyên bố về sự hủy diệt và cái chết, đồng thời kích động chiến tranh anh em chống lại anh em trong một cuộc chiến mà vết thương có lẽ sẽ không bao giờ lành.”
Source:Catholic News Agency
Cuộc họp đầu tiên với Hội đồng Hồng Y (C9) sau khi đổi mới gần đây của ĐTC. ĐTC đã thành lập Hội đồng này vào năm 2013 để giúp ngài quản trị Giáo hội Hoàn vũ và cải cách Giáo triều Rôma.
(Tin Vatican)
Các thành viên của Hội đồng Hồng Y mới này gồm các Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh; Fernando Vérgez Alzaga, Chủ tịch Chính quyền Vatican; Fridolin Ambongo Besungu, Tổng giám mục Kinshasa; Oswald Gracias, Tổng giám mục Bombay; Seán Patrick O'Malley, Tổng Giám mục Boston; Juan José Omella Omella, Tổng giám mục Barcelona; Gérald Lacroix, Tổng Giám mục Québec; Jean-Claude Hollerich, Tổng Giám mục Luxembourg; Sérgio da Rocha, Tổng Giám mục San Salvador de Bahia. Thư ký của Hội đồng là Đức Tổng Giám Mục Marco Mellino, giám mục hiệu tòa của Cresima.
Hội đồng Hồng Y được Đức Thánh Cha Phanxicô thành lập ngày 28 tháng 9 năm 2013 và được giao nhiệm vụ hỗ trợ ngài trong việc quản trị Giáo hội Hoàn vũ, cũng như cải cách Giáo triều Rôma, sau này Hội đồng này được thực thi với Tông hiến mới “Rao giảng Tin mừng” (Praedicate Evangelium) được phát hành vào ngày 19 tháng 3 năm 2022.
Cuộc họp đầu tiên của C9 diễn ra vào ngày 1 tháng 10 năm 2013. Cuộc họp cuối cùng của nhóm này là vào tháng 12 năm ngoái, được dành riêng cho giai đoạn sửa soạn Thượng hội đồng mang tính đồng nghị.
Theo Elise Ann Allen của tạp chí CruxNow, khi Thượng Hội đồng Giám mục về Tính đồng nghị đang diễn ra của Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc giai đoạn thứ hai và chuẩn bị cho cuộc họp đầu tiên trong số hai cuộc họp lớn tại Rôma, các nhà tổ chức đã cho biết một chủ đề nổi bật trong tiến trình này là cổ vũ tính đa dạng của Giáo hội.
Phát biểu với các thành viên báo chí hôm thứ Năm, Đức Tổng Giám Mục Timothy John Costelloe của Perth, chủ tịch Hội đồng Giám mục Úc, cho biết: “Một trong những điều quan trọng nhất mà chúng ta đang trải nghiệm trong cuộc hành trình, và trải nghiệm một cách rất mạnh mẽ trong các phiên họp cấp châu lục này, là thực sự có nhiều hơn một cách để trở thành Giáo hội.”
Ngài nói, “Tôi nghĩ đó là một điều rất quan trọng và là một điều đang xuất hiện như một đặc điểm quan trọng của hành trình đồng nghị này”.
Theo ngài, khi tiến trình thượng hội đồng diễn ra, “chúng ta sẽ trải nghiệm sâu sắc hơn về tính đồng nghị và khi làm điều đó, chúng ta đang nhận ra và tôn vinh thực tại đa dạng lớn lao này”.
Sự đa dạng luôn là một phần của Giáo hội, nhưng Đức Tổng Giám Mục Costelloe bày tỏ niềm tin chắc rằng đó là điều mà “chúng ta cần phải thừa nhận và ngày càng nhiều hơn nữa để ăn mừng và biết ơn Thiên Chúa.”
Ngài cho biết, “Tôi muốn nói rằng những gì đang xảy ra, cả trong thế giới lý tưởng, lẫn trong thực tế, là chúng ta đang bắt đầu trải nghiệm một sự thống nhất sâu sắc, một điều vốn không dựa trên sự độc dạng, vì tất cả chúng ta đều biết, thống nhất và độc dạng không phải cùng là một điều”.
Đức Tổng Giám Mục Costelloe đã phát biểu cùng với các nhà tổ chức khác, bao gồm Sơ Nathalie Becquart, Phó Tổng thư ký Thượng Hội đồng Giám mục, tại một cuộc họp báo về việc kết thúc giai đoạn lục địa của thượng hội đồng, trong đó có bảy phiên họp các giám mục lục địa và các đại biểu khác thảo luận về những thách thức và cơ hội mà giáo hội của họ đang đối diện.
Được Đức Giáo Hoàng Phanxicô chính thức khai mạc vào tháng 10 năm 2021, Thượng hội đồng Giám mục về tính đồng nghị có tên chính thức là “Vì một Giáo hội đồng nghị: Hiệp thông, Tham gia, Sứ mệnh,” và là một tiến trình gồm nhiều giai đoạn sẽ đạt đến cao điểm trong hai cuộc họp tại Rôma vào tháng 10 năm nay và tháng 10 năm 2024.
Mặc dù vẫn còn khó định nghĩa đối với nhiều người, nhưng “tính đồng nghị” thường được hiểu là đề cập đến phong cách quản lý hợp tác và tư vấn, trong đó tất cả các thành viên, giáo sĩ và giáo dân, tham gia đưa ra quyết định về đời sống và sứ mệnh của Giáo hội.
Từ ngày 4 đến ngày 29 tháng 10, các giám mục và các đại biểu được chọn, bao gồm cả giáo dân, sẽ tập trung tại Rôma để tham gia phần đầu của cuộc thảo luận gồm hai phần, sẽ kết thúc bằng một cuộc tập hợp tương tự vào tháng 10 năm 2024. Theo các nhà tổ chức, thao tác này nhằm mục đích làm cho Giáo Hội trở thành một nơi cởi mở và chào đón hơn, ít bị chi phối bởi cấu trúc quyền lực giáo sĩ và nhiều hơn về việc lãnh đạo theo lối hợp tác.
Sau khi tham khảo ý kiến ban đầu với giáo dân ở cấp giáo phận, các báo cáo tóm tắt các kết luận đã được gửi đến các hội đồng giám mục quốc gia và một tài liệu đã được soạn thảo làm cơ sở suy tư cho giai đoạn châu lục của thượng hội đồng.
Tài liệu, được công bố vào tháng 10 năm ngoái, đã đưa ra một cái nhìn hoàn cầu về những gì người Công Giáo ở mọi bình diện của Giáo Hội tin rằng cần phải xảy ra để trở thành một nơi chào đón và hòa nhập. Tài liệu đã công khai đề cập đến các chủ đề cấm kỵ trong Giáo Hội, chẳng hạn như cách đối xử với cộng đồng LGBTQ, các gia đình trong các tình huống bất hợp lệ như các cặp vợ chồng ly hôn và tái hôn, và việc bao gồm phụ nữ, trong đó có việc phong chức linh mục cho phụ nữ, cũng như các chủ đề liên quan đến khu vực, chẳng hạn như môi trường và những người sống trong bối cảnh chiến tranh.
Là một phần của giai đoạn lục địa, bảy Phiên họp đã được tổ chức từ tháng Hai đến tháng Ba năm nay để các giám mục thảo luận về tài liệu của giai đoạn lục địa và các vấn đề xuất hiện trong khu vực của họ. Các kết quả đã được gửi đến Vatican để hỗ trợ việc chuẩn bị cho cuộc họp tháng 10 tại Rôma.
Các Phiên họp lục địa bao gồm các khu vực Bắc Mỹ, Châu Đại Dương, Châu Âu, Châu Á, Châu Phi và Madagascar, Châu Mỹ Latinh và Caribê và Trung Đông.
Trong cuộc họp báo hôm thứ Năm, Nữ tu Becquart lặp lại nhận xét của Đức Tổng Giám Mục Costelloe, ca ngợi sự đa dạng của mỗi phiên họp lục địa và của Giáo Hội địa phương ở những khu vực tổ chức phiên họp.
Bà nói: “Sự đa dạng có thể là một con đường dẫn đến sự hiệp nhất” trong Giáo Hội, đồng thời cho biết mỗi Giáo Hội địa phương “có một điều gì đó để chia sẻ với người khác” và trong mỗi hội đồng, “có một điều gì đó được trao tặng như một món quà”.
Nữ tu Becquart, người đã tham dự phần lớn trong bảy phiên họp châu lục, cho biết một trong những khía cạnh nổi bật nhất của giai đoạn thượng hội đồng này là được trải nghiệm cuộc sống của giáo hội địa phương ở mỗi nơi.
Bà lưu ý rằng trong cuộc họp toàn lục địa về Trung Đông, được tổ chức ở Libăng và có sự tham dự của những người đứng đầu nhiều nghi lễ và giáo hội khác nhau trong khu vực, đã nhận xét rằng thường là các giám mục phải đến [Rôma], nhưng thay vào đó, lại có các viên chức chính thức từ giáo triều Rôma đến với các ngài.
Bà cho rằng “Bây giờ bạn không thể nghĩ Giáo hội chỉ có người Công Giáo địa phương”. Bà nhận định rằng phần lớn là do di cư và sự ra đời của thế giới kỹ thuật số, các cộng đồng địa phương không còn bị cô lập với những cộng đồng khác, và nhiều cộng đồng có các thành viên đến từ các khu vực khác nhau, có nghĩa là Giáo hội “không thể chỉ coi mình là Giáo hội địa phương với người dân địa phương.”
Nói về tiến trình thượng hội đồng, bà nói, “chúng ta sống nó như một sự trao đổi ơn phúc: mỗi nền văn hóa, mỗi giáo hội địa phương, có một điều gì đó để hiến tặng người khác. Trong mỗi bạn đều có những hạt giống của tính đồng nghị, nhưng cũng có những trở ngại.”
Bà nói: “Việc có tất cả những sự đa dạng này không phải là một trở ngại”, đồng thời cho biết một trong những câu hỏi chính mà thượng hội đồng phải xem xét là, “Điều gì nên được quyết định ở mỗi bình diện” của Giáo hội, và “làm thế nào để nói rõ được nguyên tắc đặc thù này là sự hợp nhất với sự thích ứng và sự linh hoạt.”
Ngoài bảy Phiên họp châu lục, một “thượng hội đồng kỹ thuật số” song song đã được tổ chức trực tuyến, một thượng hội đồng, theo Cha Lucio Adrián Ruiz, tổng thư ký Thánh Bộ Truyền thông của Vatican, nhằm thu thập khoảng 150,000 câu trả lời từ 115 quốc gia trên thế giới.
Ngài nói, hầu hết những người tham gia ở độ tuổi 18-40 và khoảng 30% là người không có đức tin, đồng thời cho biết kết quả của các cuộc thảo luận trực tuyến diễn ra sẽ là một phần quan trọng của cuộc thảo luận tháng 10.
Cha Hyacinthe Destivelle thuộc Thánh Bộ Cổ vũ Hiệp nhất Kitô giáo của Vatican cũng tham dự cuộc họp báo hôm thứ Năm để thảo luận về bốn hội nghị quốc tế diễn ra từ năm 2022 đến 2023 nhằm khám phá khía cạnh đồng nghị trong bốn truyền thống Kitô giáo khác nhau: Các Giáo Hội Chính thống và Chính thống giáo Đông phương, phong trào Thệ phản lịch sử và các thực tại giáo hội mới.
Cha Destivelle nói, “Tính đồng nghị và phong trào đại kết trên thực tế là hai con đường có một mục tiêu chung: một chứng tá tốt hơn của các Kitô hữu ngày nay, ‘để thế giới tin tưởng’”.
Khi được các phóng viên hỏi xem vẫn còn những trở ngại nào trong quá trình này và liệu có bất cứ sự minh xác nào nữa về ý nghĩa của tính đồng nghị đối với những người vẫn còn bối rối hay không, Nữ tu Becquart cho biết thượng hội đồng là một diễn trình diễn ra “từng bước một” và không phải ai cũng sống tính đồng nghị theo cùng một cách.
Tuy nhiên, bà nói rằng theo kinh nghiệm của mình, các Phiên họp châu lục đã thể hiện “một cam kết lớn hơn để tiếp tục con đường đồng nghị và xác tín rằng đó là con đường của ngày hôm nay.”
Đức Tổng Giám Mục Costelloe thừa nhận rằng một số người vẫn đang vật lộn với diễn trình “và không hiểu nó”.
Ngài nói “Cách duy nhất để hiểu hành trình thượng hội đồng là tham dự vào hành trình thượng hội đồng, và tham dự vào trong nó sẽ giúp chúng ta hiểu nó là gì”, đồng thời ngài lưu ý rằng cho đến nay vẫn còn nhiều người chưa tham dự vào thượng hội đồng, "nhưng lời mời vẫn có đó."
Ngài cảnh cáo việc muốn có câu trả lời ngay lập tức “cho một điều gì đó sẽ chỉ được biết khi cuộc hành trình tiếp diễn. Chúng ta cần phải kiên nhẫn và để nó khai mở, sử dụng tất cả các kỹ năng và hiểu biết mà chúng ta có, và tin tưởng rằng Chúa Thánh Thần đang dẫn dắt chúng ta theo hướng chúng ta cần đi.”
Một điều mà Đức Tổng Giám Mục Costelloe coi là chìa khóa để hiểu về thượng hội đồng khi nó tiến triển, đó là, khác với các cuộc họp thượng hội đồng trước đây, diễn trình này không tập trung vào bất cứ vấn đề nào, mà đúng hơn là “một thượng hội đồng về cách thức giáo hội lớn lên trong sự hiểu biết về tư cách là một Giáo Hội đồng nghị, làm thế nào Giáo Hội có thể tìm ra những cách tốt hơn và hiệu quả hơn để giải quyết những vấn đề này”.
Ngài nói: “Một trong những nguy cơ của thượng hội đồng này là chúng ta nghĩ nó như một thượng hội đồng về vấn đề này hay vấn đề kia, nhưng đó là một thượng hội đồng về cách trở thành đồng nghị và giải quyết bất cứ vấn đề nào theo cách thức đồng nghị”.
Nữ tu Becquart cho biết tài liệu làm việc chính thức cho cuộc họp ở Rôma vào tháng 10, được gọi là instrumentum laboris, sẽ được công bố vào tháng 5.
Mặc dù từ chối đưa ra chi tiết cụ thể, nhưng bà đã đưa ra gợi ý về những người, ngoài các giám mục, có thể tham dự với tư cách là thính giả và quan sát viên, lưu ý rằng các phiên họp lục địa cũng có sự tham dự của các nhà lãnh đạo của các tôn giáo khác, bao gồm cả người Hồi giáo, cũng như những người không có đức tin.
Xem Hình
Ban đầu giáo xứ Vinh Sơn là một giáo họ nhỏ của giáo xứ Tân Chí Linh, có chọn thánh Vinh Sơn làm bổn mạng nên người ta quen gọi là Đền Thánh Vinh Sơn. Đó là một căn nhà lợp lá khá rộng, là nơi giáo dân qui tụ đọc kinh, dự lễ. Cũng chính ngôi nhà nguyện bằng lá ấy, chị em chúng tôi được học giáo lý để xưng tội lần đầu lúc 8 tuổi. Linh mục Đa Minh Đinh Tiến Khoa đã giúp cộng đoàn giáo xứ có những sinh hoạt rất “kinh điển” của giai đoạn trước Công Đồng Vatican II, làm cho tuổi thơ của chúng tôi có dấu ấn sâu đậm, hình thành niềm tin và lòng mộ đạo sâu sắc. Đến năm 1973, giáo họ được nâng lên hàng giáo xứ trong niềm vui khôn tả và cha Đa Minh là linh mục chánh xứ tiên khởi.
Từ niềm vui ấy, các thành phần dân Chúa trong giáo xứ đã chung tay xây dựng ngôi thánh đường mới và có những sinh hoạt rất thăng hoa, bồi bổ, nuôi dưỡng đời sống tâm linh. Khoảng thời gian ấy có ông Nghĩa làm trưởng ấp, là người đạo gốc, là trưởng hướng đạo sinh nên giáo xứ rất vui: có những cuộc rước ra khỏi khuôn viên nhà thờ, đi bọc qua các ngả đường quanh giáo xứ; các đoàn thể Công Giáo tiến hành sinh hoạt rất phong phú.
Ba của chúng tôi đã tham gia vào Hội Đồng Giáo Xứ với chặng đường dài, có thể nói là trọn quãng đời trung niên của ông. Nhiều niềm vui, nỗi buồn và những hình ảnh trong quá khứ như ngấm vào từng thành viên trong gia đình chúng tôi. Ba tôi hạnh phúc vì lòng đạo được “mang từ miền Bắc” vào trong miền Nam không bị tắt ngúm mà tiếp tục bùng cháy theo dòng thời gian. Ông nhiệt thành đến nỗi chúng tôi không “theo kịp” dù chúng tôi cũng là huynh trưởng nồng cốt của đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể đông vui trong giáo xứ.
Sau năm 1975, ba tôi vẫn làm việc trong xứ đạo theo công việc khác nhau, cho đến khi ông từ trần. Còn chúng tôi, phục vụ “ngắt quãng” theo từng giai đoạn, từng lời mời của quí cha chánh xứ. Đó là những ký ức đẹp, ghi sâu vào lòng đạo của người giáo dân như gia đình chúng tôi. Những tấm ảnh chứa đựng sự kiện giáo xứ trong quá khứ mà gia đình chúng tôi trân quí, nâng niu, luôn làm chúng tôi dâng trào cảm xúc khi nhìn lại.
Quí cha đến làm chánh xứ Vinh Sơn 3 này, ai cũng để lại dấu ấn trong lòng giáo dân. Nếu cha chánh xứ tiên khởi Đa Minh làm cho cộng đoàn giáo xứ có nề nếp ổn định, thì cha phụ tá Giacobe Phạm Văn Phượng, OP có những ngày tháng đồng hành cùng cộng đoàn dân Chúa nơi đây rất vui. Cha Giuse Trần Trung Nghĩa khởi xướng xây nhà thờ to gần gấp đôi nhà thờ cũ làm giáo xứ sang trang mới về cơ sở vật chất. Trong lễ an táng mẹ tôi, cha Phanxico Ass. Nguyễn Văn Dinh nhắc đến sự hy sinh của má tôi khi để ba tôi làm việc nhà thờ thời gian dài, làm cho gia đình chúng tôi xúc động mãi. Linh mục chánh xứ thứ tư là cha Giuse Nguyễn Minh Khôi, lại thể hiện lòng yêu thương giáo xứ bằng những điều kiện mình có. Cha không kêu gọi đóng góp nhưng giáo xứ lúc nào cũng đủ điều kiện để làm việc này việc kia. Lòng thương người nghèo trong giáo xứ của cha lan sang cả Nhóm ctxh Bông Hồng Xanh của chúng tôi nữa. Còn cha chánh xứ thứ năm, Phanxico Ass. Trần Đức Huấn đương nhiệm, cũng rất ấn tượng khi thay đổi giờ lễ, làm bàn ghế mới, đại tu nhà thờ để mừng kỷ niệm 50 năm...làm cho những người có tuổi như chúng tôi được thuận tiện đến nhà thờ. Và còn nhiều điều khác nữa từ các vị linh mục chánh xứ. Thật khó quên!
Những vị trong Ban Điều Hành Hội Đồng Giáo Xứ cũng nhiều “màu sắc”. Ấn tượng với tôi là cụ Trùm Khiêm, vị chánh trương đầu tiên. Thuở ấy, cụ mặc áo dài thâm, đội khăn đống với chòm râu dài, dáng vẻ thanh tao của một thầy dạy chữ nho. Cụ đã dời ngôi nhà của cụ cạnh nhà thờ để ngôi thánh đường rộng hơn. Vẻ khiêm tốn của cụ làm tôi nhớ mãi. Còn ông quản Châu, dù với cái roi dài đe nẹt đám trẻ con nghịch ngợm trong giờ lễ, tôi vẫn thích. Khi cao tuổi, cụ với một vài người khác uống trà, trò chuyện cùng ba tôi. Sau này, cháu nội của cụ làm linh mục, dâng lễ khá thường xuyên ở xứ Vinh Sơn này, có vẻ thiện cảm với chị em chúng tôi, khiến tôi cứ luôn miệng khen con cháu nhà cụ Châu có phúc....
Tôi đã từng có một bài viết về giáo xứ Vinh Sơn trên báo Bài Giảng Chúa Nhật của Tòa Tổng Giám Mục Sài Gòn (số tháng 8 năm 2011) với tựa đề “Giáo xứ Vinh Sơn 3 - Đất lành chim đậu” nêu được một số nét chính trong xứ đạo. Và nhìn hình ảnh ba tôi trong cuốn kỷ yếu 50 năm của giáo xứ, tôi vui, một niềm vui khó tả.
Quãng thời gian 50 năm với nhiều sự kiện, nhiều biến cố, không thể kể hết ra đây. Nhưng chắc chắn nhiều giáo dân vẫn không quên quãng thời gian giáo xứ hình thành, phát triển và luôn thăng tiến tốt đẹp trong ân sủng Chúa Thánh Thần và sự bảo trợ của thánh Vinh Sơn bổn mạng.
Đã có nhiều vị giáo dân cao niên qua đời, hiện diện cách nào đó, linh thiêng ở nhà hài cốt, và sau này là cả chúng tôi nữa, nhưng thế hệ con cháu của cộng đoàn giáo xứ Vinh Sơn này không quên những điều tốt đẹp Chúa đã làm trong cộng đoàn dân Chúa ở đây. Thật đáng nhớ và tạ ơn!
Maria Vũ Loan
(Tempe-Arizona) Thứ Bảy ngày 22 tháng 4 năm 2023 lúc 10 giờ sáng, Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Giáo Xứ Thánh Linh thuộc thánh phố Tempe tiểu bang Arizona đã tổ chức Thánh Lễ Rước Lễ Lần Đầu và Thêm Sức cho 40 em học sinh niên khóa 2022-2023.
Xem Hình
Trong tâm tình tạ ơn và cầu nguyện cho các em nhận lãnh các Bí Tích hôm nay, cộng đoàn cùng khấn xin Chúa Thánh Thần ngự đến canh tân và đỗi mới đời sống của mỗi người tham dự thánh lễ này, nhất là các em được nhận lãnh Bí tích Rước Lễ Lần Đầu và Bí Tích Thêm Sức hôm nay được 7 Ơn Chúa Thánh Thần trợ lực hầu sống mạnh mẽ và can trường hơn trong việc giữ đạo, biết kính Chúa, yêu người và siêng năng làm việc tông đồ hơn.
Sau phần công bố Tin Mừng Lời Chúa, linh mục Chánh xứ John Clote đã giới thiệu lên Đức Ông Peter Bùi Đại các em học sinh sau một năm học hỏi về giáo lý của Giáo Hội và giờ đây đã sẵn sàng để nhận lãnh các Bí Tích mà Giáo Hội trao ban.
Đức Ông Peter vị Chủ Tế Thánh Lễ đã trắc nghiệm các em nhiều câu hỏi như là khi lớn lên, đủ tuổi trưởng thành thì muốn làm gì?
Có em trả lời muốn trở thành luật sư, có em muốn trở thành cầu thủ bóng đá, em khác thì muốn trở thành bác sĩ, kỹ sư, câu trả lời ý nghĩa và xuất sắc nhất đó là muốn trở thành Chứng Nhân Nước Trời.
Tiền có thể mua được tất cả, nhưng không mua được hạnh phúc Nước Trời, chỉ có mình Chúa mới ban cho chúng ta hạnh phúc vĩnh cữu.
Khi chúng ta chia sẽ tình yêu cho những người chung quanh là lúc chúng ta nhận lãnh được ân huệ của Chúa.
Đặc biệt hôm nay các em nhận lãnh Bí tích Xưng Tội Rước Lễ Lần Đầu và Bí Tích Thêm Sức, Ơn Chúa Thánh Thần sẽ tuôn đổ muôn hồng ân xuống trên các em, nhất là ban cho các em 7 ơn Thánh Thần đó là:
Ơn Khôn ngoan, Ơn Hiểu biết, Ơn Biết lo liệu, Ơn Sức mạnh, Ơn Thông minh, Ơn Đạo đức, Ơn Biết kính sợ Thiên Chúa.
Năm nay cũng là năm Giáo Xứ Holy Spirit kỷ niệm 50 năm ngày thành lập giáo xứ, ngài kêu gọi các phụ huynh hãy truyền giao cho các con em một Đức tin tuyệt đối, một Đức tin mạnh mẽ, một mối quan hệ mật thiết với Thiên Chúa, thì con em của chúng ta sẽ luôn luôn có Chúa bên cạnh và ơn trợ lực của Ngài mãi mãi trong đời sống hằng ngày của các em.
Vị Chủ Tế đã cầu nguyện xin ơn Chúa Thánh Thần rồi Ngài xức dầu và chúc lành cho các em.
Linh mục John Clote chánh xứ Giáo Xứ Thánh Linh đã ngỏ lời cám ơn Đức ông, quý vị trong BĐH, quý phụ huynh, quý cha mẹ đỡ đầu và quý thầy cô đã hy sinh nhiều công sức và nghị lực để hướng dẫn, nâng đỡ, khuyến khích và giáo dục các em trong suốt một thời gian dài và hôm nay cùng nhau hiệp dâng thánh lễ một cách trang nghiêm và sốt sáng để cầu nguyện cho các em nhân ngày các em nhận lãnh Bí Tích Rước Lễ Lần Đầu và Bí tích Thêm Sức. Nguyện xin Thiên Chúa và Mẹ Maria tuôn đỗ muôn hồng ân trên Đức Ông, trên quý gia đình và cộng đoàn, và xin chúc mừng các em.
Tường thuật từ Thành phố Tempe Arizona
Phan Hoàng Phú Quý.
Chương ba: Bằng chứng tài liệu
Các tiểu sử của Chúa Giêsu có được bảo tồn cách đáng tin cậy cho chúng ta không?
Là một phóng viên của tờ Chicago Tribune, tôi là “con chuột lục tìm tài liệu”. Tôi dành vô số giờ lục lọi các hồ sơ tòa án và ngửi hơi xem có món tin tức nào ngon không. Việc này rất vất vả và tốn thì giờ, nhưng phần thưởng thì rất đáng giá. Tôi đã giành trước được nhiều cuộc đua tranh với những câu truyện thường xuyên ở trang nhất.
Thí dụ, có lần tôi tình cờ lượm được bản ghi tối mật của đại bồi thầm đoàn người ta vô tình xếp vào hồ sơ công cộng. Bài báo sau đó của tôi đã vạch trần được một cuộc đấu thầu gian lận đàng sau các dự án công chánh lớn nhất của Chicago, kể cả việc xây dựng các siêu xa lộ chính.
Nhưng mẻ tài liệu lác mắt tôi từng khám phá thuộc vụ nổi tiếng trong đó công ty Ford Motor bị kết tội bất cẩn giết người đối với cái chết của ba thiếu niên trong chiếc Pinto loại nhỏ. Đó là lần đầu tiên một hãng sản xuất Hoa Kỳ bị kết tội hình sự vì đã bán một sản phẩm nguy hiểm.
Khi tôi kiểm tra hồ sơ tòa án ở thị trấn Winamac nhỏ bé của Indiana, tôi thấy rất nhiều thông tư mật của Ford cho thấy rằng công ty sản xuất xe hơi này biết trước chiếc Pinto có thể phát nổ khi bị đụng từ phía sau vào khoảng 20 dặm một giờ. Các tài liệu cho biết công ty quyết định không cải thiện tính an toàn của chiếc xe để tiết kiệm vài dollars một chiếc xe và gia tăng chỗ chứa đồ.
Một luật sư của Ford, tình cờ lúc đó đang tha thẩn ở tòa án, thấy tôi đang sao các tài liệu. Hốt hoảng, ông ta chạy xô tới tòa án xin lệnh phong tỏa hồ sơ khỏi công chúng.
Nhưng đã quá muộn. Câu truyện của tôi, tựa là, “Ford làm ngơ Chiếc Pinto Có Nguy Hiểm Bốc Lửa, Các Thông Tư Mật Tiết Lộ” đã được đăng trên Tribune và truyền đi khắp đất nước (1).
Chứng thực các tài liệu
Lấy được các thông tư bí mật của các tập đoàn là một chuyện; chứng thực sự chân chính của chúng lại là một chuyện khác. Trước khi một nhà báo có thể công bố nội dung của chúng, hay một công tố viên có thể công nhận các tài liệu như bằng chứng tại tòa, nhiều biện pháp phải được thực hiện để làm cho chúng chân chính.
Liên quan tới các tài liệu về chiếc Pinto, liệu tên Ford ở đầu trang giấy trên đó chúng được viết ra có phải là giả mạo hay không? Các chữ ký có giả hay không? Làm thế nào tôi biết chắc được? Và vì các thông tư này hiển nhiên đã được sao chép nhiều lần, làm thế nào tôi biết chắc nội dung của chúng không bị sửa bậy? Nói cách khác, làm thế nào tôi biết chắc được rằng mỗi tài liệu sao chép giống hệt bản thông tư nguyên thủy, bản mà tôi không có?
Hơn nữa, làm thế nào tôi có thể quả quyết rằng các thông tư này kể hết mọi chuyện? Dù sao, chúng cũng chỉ đại diện cho một phần nhỏ của các thư từ văn kiện của Ford. Chuyện gì sẽ xẩy ra nếu còn các thông tư khác, hiện vẫn còn giấu ẩn ở đâu đó, nhưng rõi một thứ ánh sáng khác hẳn lên vấn đề, nếu chúng được phát hiện?
Đó là những câu hỏi quan trọng và chúng liên quan không kém tới việc khảo sát Tân Ước. Khi tôi cầm một cuốn KinhThánh trong tay, trong yếu tính, tôi đang cầm một bản sao các ghi chép lịch sử cổ thời. Các bản chép tay nguyên thủy của các tiểu sử về Chúa Giêsu, Mátthêu, Máccô, Luca và Gioan, và mọi sách khác của Cựu và Tân Ước, từ lâu, đã thành tro bụi. Nên làm thế nào tôi biết chắc các bản thời nay, thành phẩm cuối cùng của vô số vụ sao chép qua rất nhiều thời đại, mang được dáng dấp tương tự như những điều các tác giả viết khởi đầu?
Hơn nữa, làm thế nào tôi có thể biết liệu các cuốn tiểu sử này kể trọn câu truyện? Chuyện gì sẽ xẩy ra nếu có những cuốn tiểu sử khác về Chúa Giêsu nhưng bị kiểm duyệt vì Giáo Hội sơ khai không thích hình ảnh về Chúa Giêsu được mô tả trong đó? Làm thế nào tôi biết chắc nền chính trị của Giáo Hội không làm câm họng các cuốn tiểu sử về Chúa Giêsu tuy cũng chính xác như 4 cuốn cuối cùng đã được cho vào Tân Ước nhưng rõi một ánh sáng mới quan trọng về lời lẽ và việc làm của người thợ mộc gây tranh cãi của Nadarét này?
Hai vấn đề đó, các cuốn tiểu sử về Chúa Giêsu có được duy trì một cách đáng tin cậy cho chúng ta không và liệu có chăng các cuốn tiểu sử cũng chính xác như thế nhưng bị Giáo Hội dẹp bỏ, đáng được cẩn thận xem xét. Tôi biết có một học giả được mọi người công nhận như là thế giá hàng đầu về những vấn đề này. Tôi bay tới Newark và lái chiếc xe thuê tới Princeton để gặp ông.
Cuộc phỏng vấn thứ hai: Bruce M. Metzger Ph.d.
Tôi tìm được Bruce Metzger, 84 tuổi, vào một buổi chiều Thứ Bẩy tại nơi ông hằng lui tới, thư viện của Chủng viện Thần học Princeton, nơi ông mỉm cười nói với tôi, “tôi thích phủi bụi mấy cuốn sách”.
Thực ra, ông từng viết một số sách giá trị nhất, nhất là khi chủ đề là bản văn Tân Ước. Tính chung, ông là tác giả và chủ biên 50 cuốn sách, trong đó có The New Testament: Its Background, Growth, and Content [Tân Ước: Hậu cảnh, Phát triển, và Nội dung]; The Text of the New Testament [Bản văn Tân ước]; The Canon of the New Testament [Qui điển Tân ước]; Manuscripts of the Greek Bible [Các Bản chép tay của Kinh thánh tiếng Hy Lạp]; Textual Commentary on the Greek New Testament [Chú giải Văn bản về Tân ước tiếng Hy lạp]; Introductio too the Apocrypha [Dẫnnhập và Ngụy thư]; và The Oxford Companion to the Bible [Sổ tay Oxford về Kinh Thánh]. Một số cuốn đã được dịch sang tiếng Đức, Trung Hoa, Nhận Bản, Đại Hàn, Mã Lai Á, và nhiều ngôn ngữ khác. Ông cũng đồng chủ biên bộ The New Oxford Annotated Bible with the Apocrypha [Kinh thánh có chủ giải mới của Oxford với phần ngụy thư] và tổng biên tập hơn 25 cuốn trong loạt New Testament Tools and Studies [Các Dụng cụ và Nghiên cứu Tân Ước].
Nền giáo dục của Metzger bao gồm bằng cao học của Chủng viện Thần học Princeton và cả bằng cao học lẫn tiến sĩ của Đại Học Princeton. Ông từng được cấp bằng tiến sĩ danh dự của 5 cao đẳng và Đại Học, trong đó, có Đại Học St. Andrews ở Tô Cách Lan, Đại Học Munster ở Đức, và Đại Học Potchefstroom ở Nam Phi.
Năm 1969, ông phục vụ trong tư cách học giả thường trú tại Tyndale House, Cambridge, Anh. Ông là học gỉa thỉnh giảng tại Clare House, Đại Học Cambridge, năm 1974 và tại Wolfson College, Oxford, năm 1979. Ông hiện là giáo sư hưu trí của Chủng viện Thần học Princeton sau 46 năm dạy Tân Ước tại đây.
Metzger là chủ tịch Ủy ban New Revised Standard Version Bible, viện sĩ hàm thụ của Hàn lâm viện Anh và phục vụ tại Viện Kuratorium of Vetus Latina ở Đan việc Beuron, Đức. Ông là cựu chủ tịch Hội Văn chương Kinh thánh, Hội Nghiên cứu Tân Ước Quốc tế và Hội Giáo phụ học Bắc Mỹ.
Nếu bạn đọc các ghi chú của bất cứ cuốn sách có thể giá nào về Tân Ước, chắc chắn bạn sẽ thấy Metzger được trích dẫn hết lần này tới lần khác. Các sách của ông là sách đọc bắt buộc tại các Đại Học và chủng viện khắp thế giới. Ông được sự kính trọng cao nhất của các học giả thuộc lãnh vực rộng lớn của nghiên cứu thần học.
Xét theo nhiều cách, Metzger, sinh năm 1914, là người của thời xưa, thuộc một thế hệ trước. Tới bằng chiếc Buick mầu xám được ông gọi là “con bọ chạy bằng xăng của tôi”, ông mặc bộ complê mầu xám đậm và chiếc cà vạt có hoạ tiết cánh hoa mầu xanh da trời, khá xuề xòa khi vào thư viện, cả vào cuối tuần. Mớ tóc trắng của ông được chải lược gọn gàng; trên đôi mắt sáng và tỉnh táo của ông là cặp kiếng không vành. Ông bước đi chậm chạp hơn trước, nhưng không có khó khăn gì trong việc thận trọng leo cầu thang lên lầu hai nơi ông tiến hành việc nghiên cứu của mình trong một văn phòng tối tăm và thiếu tiện nghi.
Và ông không thiếu khiếu hài hước. Ông chỉ cho tôi chiếc hộp nhỏ thừa hưởng được lúc làm chủ tịch Ủy ban New Revised Standard Version Bible. Ông mở chiếc nắp cho thấy tro tàn của một cuốn Kinh thánh Revised Standard Version bị đốt trong một vụ đốt rác năm 1952 trong một cuộc phản kháng của một giảng viên cực đoan.
Metzger giải thích với một cái chắc lưỡi, “xem ra ông ta không thích ủy ban đổi chữ ‘fellows’ (các đồng bạn) của Bản King James thành ‘comrades’ (các đồng chí) ở câu Dt 1:9. Ông tố cáo họ là cộng sản!”
Dù lối nói của Metzger có lúc ngập ngừng và ông hay trả lời bằng những kiểu nói lạ như “Quite so” (hết sức như thế), ông vẫn tiếp tục là người có những hiểu biết mới nhất trong lãnh vực bác học Kinh thánh. Khi tôi hỏi một số thống kê không được ông cho vào cuốn sách năm 1992 về Tân Ước; ông đã tìm những con số mới để cập nhật. Đầu óc lanh lợi của ông không gặp trở ngại nào trong việc nhắc lại các chi tiết về người và nơi chốn và ông hoàn toàn rành rẽ mọi cuộc tranh luận hiện nay giữa các chuyên gia về Tân Ước. Thật vậy, họ tiếp tục nhờ ông cho các tầm nhìn thông sáng và lời khuyên đầy khôn ngoan.
Văn phòng của ông bằng cỡ một phòng nhà giam, không có cửa sổ và sơn mầu xám định chế. Nó chỉ có hai ghế gỗ; ông nhất định mời tôi dùng chiếc êm hơn. Đó là thành phần trong sức lôi cuốn của ông. Hết sức tốt bụng, nhũn nhặn và hạ mình một cách đầy ngạc nhiên, với một tinh thần dịu dàng khiến tôi muốn một ngày kia về già với một loại duyên dáng dịu dàng như thế.
Chúng tôi làm quen với nhau trong giây lát, rồi tôi đề cập tới vấn đề thứ nhất: làm thế nào ta biết chắc các cuốn tiểu sử viết về Chúa Giêsu đã được trao đến ta một cách đáng tin cậy?
Các bản sao của các bản sao lại
Tôi nói với Metzger, “Tôi xin trung thực với ông. Khi lần đầu tiên tôi thấy không còn nguyên bản Tân Ước nào sống sót, tôi thực sự hoài nghi. Tôi nghĩ, nếu chúng ta chỉ có các bản sao của các bản sao lại, làm thế nào tôi tin chắc Tân Ước mà chúng ta có ngày nay mang dáng dấp giống như bất cứ điều gì nguyên thủy được viết ra? Ông trả lời ra sao?”
Ông trả lời, “Đây không hẳn là vấn đề độc đáo đối với Kinh Thánh; mà là vấn đề ta có thể nêu ra về các các tài liệu khác được truyền đến ta từ cổ thời. Nhưng điều thuận lợi của Tân Ước, nhất là khi so sánh với các trước tác cổ thời khác, là nó có số lượng các bản sao rất lớn còn sống sót tới ngày nay”.
Tôi hỏi, “Tại sao điều đó lại quan trọng?”
“À, ông càng thường xuyên có các bản sao phù hợp với nhau, nhất là nếu chúng xuất hiện ở các vùng địa lý khác nhau, ông càng đối chiếu chúng với nhau để tìm ra tài liệu nguyên thủy trông ra sao. Cách duy nhất chúng phù hợp với nhau là khi chúng trở lại gia phả mô tả nguồn gốc các bản chép tay”.
Tôi nói, “Vâng, tôi có thể thấy việc có nhiều bản sao phát xuất nhiều khu vực khác nhau là điều có lợi. Nhưng còn về tuổi của các tài liệu thì sao? Chắc chắn điều ấy cũng quan trọng, phải không?”
Ông trả lời, “Hết sức như thế. Và đây là một điều khác có lợi cho Tân Ước. Chúng ta có các bản sao bắt đầu trong khoảng vài thế hệ từ lúc viết các nguyên bản, trong khi trong các bản văn cổ thời khác, có lẽ là 5, 8 hay 10 thế kỷ trôi qua giữa nguyên bản và bản sao sớm nhất còn sống sót.
“Ngoài các bản chép tay tiếng Hy Lạp, chúng ta cũng có các bản dịch các sách Tin Mừng sang các ngôn ngữ khác trong thời gian tương đối sớm sủa, sang tiếng Latinh, Syria, và Ai cập. Và hơn thế nữa, chúng ta còn có điều người ta gọi là bản dịch thứ hai thực hiện sau đó không lâu, như bản tiếng Acmêni và Gôtích. Và một số ngôn ngữ nữa như Giorgia, Êthiôpia...”
“Việc ấy hữu ích ra sao?”
“Vì cho dù ngày nay, ta không có bản chép tay bằng tiếng Hy Lạp đi nữa, nhờ gom nhặt lại với nhau thông tri từ những bản dịch sớm sủa này, ta vẫn có thể dựng lại nội dung của Tân ước. Thêm vào đó, dù chúng ta mất hết các bản chép tay bằng tiếng Hy Lạp và cả các bản dịch sớm nhất, ta vẫn có thể tái dựng nội dung Tân Ước từ rất nhiều trích dẫn trong các cuốn chú giải, bài giảng, thư từ, và v.v... của các giáo phụ tiên khởi”.
Dù điều đó gây ấn tượng, nhưng vẫn khó mà phán đoán bằng chứng này cách riêng rẽ. Tôi cần một bối cảnh nào đó để đánh giá tốt hơn tính độc đáo của Tân Ước. Tôi thắc mắc, làm thế nào so sánh nó với các công trình nổi tiếng của cổ thời?
Hàng núi các bản chép tay
Tôi nói, “Khi ông nói tới rất nhiều các bản chép tay, việc ấy tương phản ra sao với những cuốn sách cổ khác vốn được các học giả chấp nhận như là đáng tin? Chẳng hạn, xin ông cho hay việc viết lách của các tác giả cùng thời với Chúa Giêsu”
Như đã dự đoán được câu hỏi, Metzger trích dẫn một số ghi chép tay ông mang theo.
Ông lên tiếng, “ông hãy xem Tacitus, sử gia La Mã, người từng viết cuốn Biên niên sử Đế quốc La Mã vào khoảng năm 116 CN. Sáu cuốn đầu của ông hiện chỉ còn trong một bản chép tay, và đã được sao chép năm 850 CN. Các cuốn 11 tới 16 nằm trong một bản chép tay khác có niên biểu thế kỷ 11. Các cuốn 7 tới 10 bị thất lạc. Thành thử có một khoảng trống lớn giữa lúc Tacitus tìm kiếm tài liệu và viết xuống và các bản sao hiện có.
“Liên quan tới sử gia thế kỷ thứ nhất Josephus, chúng ta có 9 bản chép tay bằng tiếng Hy Lạp công trình của ông tức cuốn Chiến tranh Do Thái, và những bản này được viết vào thế kỷ thứ 10, thứ 11 và thứ 12. Có một bản dịch tiếng La tinh từ thế kỷ thứ 4 và các tư liệu Nga thời Trung Cổ từ thế kỷ thứ 11 và thứ 12”.
Những con số trên đáng ngạc nhiên. Nhưng các bản chép tay này chỉ có một sợi chỉ rất mỏng nối các công trình cổ kính này với thế giới ngày nay. Tôi hỏi, “so sánh ra, ngày nay có bao nhiêu bản Tân Ước chép tay bằng tiếng Hy Lạp?”
Metzger mở tròn đôi mắt. “Hơn 5 ngàn đã được lên danh mục” ông nói thế một cách phấn khởi, giọng ông lên cao hẳn một bát độ.
Quả là một ngọn núi các bản chép tay so với các tổ kiến Tacitus và Josephus! Tôi hỏi, “Điều ấy có bất thường trong thế giới cổ thời không? Đâu là công trình xếp hạng tiếp theo?”
Ông nói, “Số lượng các tư liệu Tân Ước gần như gây bối rối so với các công trình khác của cổ thời. Sau Tân Ước, số lượng các bản chép tay lớn nhất là cuốn Iliad của Homer, một thứ Kinh thánh của người Hy Lạp cổ thời. Ngày nay, còn non 650 bản chép tay bằng tiếng Hy Lạp. Một số bản chỉ còn vài mảnh. Chúng được truyền lại cho chúng ta từ thế kỷ thứ 2 và thứ 3 CN và sau đó. Khi ông xét Homer soạn cuốn anh hùng ca của ông ta vào khoảng năm 800 TCN, ông sẽ thấy khoảng cách rất dài như thế nào”.
“Rất dài” tôi nói; cả ngàn năm trời! Thật ra, không so sánh nổi: bằng chứng bản chép tay của Tân Ước quả áp đảo khi đặt bên cạnh các trước tác đáng kính của cổ thời, các trước tác mà các học giả hiện nay tuyệt đối coi là chân chính.
Sau khi sự tò mò của tôi về các bản chép tay Tân Ước đã được khêu gợi, tôi hỏi Metzger mô tả một số.
Ông nói, “Những bản chép tay sớm sủa nhất là các mảnh giấy cói (papyrus), vốn là chất liệu để viết được làm từ cây cói mọc ở các đầm lầy Châu thổ Sông Nile bên Ai Cập. Hiện có 99 mảnh giấy cói chứa 1 hoặc nhiều hơn các đoạn hay sách Tân Ước.
“Quan trọng nhất đã ra ánh sáng là Các Bản Giấy Cói Kinh Thánh của Chester Beaty, được khám phá vào khoảng năm 1930. Trong số này, bản giấy cói số 1 chứa nhiều phần của 4 sách Tin Mừng và sách Công vụ, và nó có từ thế kỷ thứ 3. Bản giấy cói thứ 2 chứa phần lớn 8 bức thư của Thánh Phaolô, thêm nhiều phần của thư Do Thái, có từ khoảng năm 200. Bản giấy cói thứ 3 chứa phần lớn sách Khải Huyền, có từ thế kỷ thứ 3.
Một nhóm các bản chép tay trên giấy cói quan trọng khác được nhà yêu sách người Thụy Sĩ, M. Martin Bodmer mua. Sớm nhất trong nhóm này, có từ khoảng năm 200, chứa vào khoảng 2 phần 3 Tin Mừng Gioan. Một bản giấy cói khác, chứa nhiều phần của Tin Mừng Luca và Gioan, có từ thế kỷ thứ 3”.
Đến điểm này, khoảng cách giữa việc soạn thảo các tiểu sử của Chúa Giêsu và các bản chép tay sớm nhất chỉ còn rất nhỏ. Nhưng đâu là bản thảo xưa nhất hiện chúng ta có? Tôi thắc mắc, làm thế nào chúng ta có thể tiến gần, về phương diện thời gian, tới việc soạn thảo nguyên thủy, mà các chuyên gia gọi là “bản thảo chép tay của tác giả”?
Mảnh giấy thay đổi lịch sử
Tôi nói, “Về toàn bộ Tân Ước, đâu là phần sớm nhất chúng ta hiện có ngày nay?”
Metzger không cần đắn đó, trả lời ngay, “Đó có lẽ là mảnh chép Tin Mừng Gioan, chứa các tư liệu của chương 18. Nó có 5 câu, 3 câu ở một mặt, 2 câu ở mặt kia, và nó vào khoảng 2.5 tới 3.5 “inches”.
“Nó được khám phá ra sao?”
“Nó được mua ở Ai Cập khoảng năm 1920, nhưng nằm yên không ai chú ý tới hàng nhiều năm giữa các bản giấy cói tương tự. Rồi năm 1934, C.H. Roberts thuộc Cao Đẳng Sainh John, Oxford, lúc ấy đang sắp xếp các bản giấy cói tại Thư viện John Rylands ở Manchester, Anh. Ông lập tức nhận ra bản này chứa một phần Tin Mừng Gioan. Ông đã có thể định niên biểu cho nó do văn phong của bản chép”.
Tôi hỏi, “Và đâu là kết luận của ông ta? Nó trở về bao xa?”
“Ông ta kết luận nó phát nguyên khoảng giữa năm 100 CN tới năm 150 CN. Phần lớn các nhà nghiên cứu chữ cổ, như Ngài Frederic Kenyon, Ngài Harold Bell, Adolf Deissmann, W.H.P. Hatch, Ulrich Wilcken, và các vị khác, đã nhất trí với sự đánh giá của ông. Deissmann xác tín rằng ít nhất nó cũng đã có từ thời Hoàng Đế Hadrian, tức là từ các năm 117-138, và thậm chí Hoàng Đế Trajan, tức từ các năm 98-117”.
Quả là một khám phá đầy kinh ngạc. Lý do: các nhà thần học ưa hoài nghi người Đức ở thế kỷ vừa qua lập luận một cách hăm hở rằng Tin Mừng thứ tư thậm chí không được soạn thảo cho tới tận năm 160, quá cách xa các biến cố trong đời Chúa Giêsu và do đó không ích lợi bao nhiêu về phương diện lịch sử. Họ từng có khả năng ảnh hưởng hàng thế hệ các học giả vốn chỉ trích tính đáng tin cậy của Tin Mừng này”.
Tôi nhận định, “Điều này chắc chắn bác bỏ hoàn toàn ý kiến đó”.
Ông bảo, “Đúng thế, nó quả bác bỏ. Ở đây, ở một niên biểu rất sớm, chúng ta có một mảnh chép Tin Mừng Gioan ở ngay chính cộng đoàn sống dọc Sông Nile bên Ai Cập, rất xa Ephêsô bên Tiểu Á, nơi có lẽ Tin Mừng này đã được soạn thảo khởi thủy”.
Việc tìm ra này, theo nghĩa đen, đã viết lại quan điểm lịch sử thường có, đẩy việc soạn thảo Tin Mừng Gioan gần ngày Chúa Giêsu đi lại trên mặt đất rất nhiều. Tôi nhủ thầm phải kiểm tra với các nhà khảo cổ về việc liệu có bất cứ khám phá nào khác có thể làm tăng niềm tin của chúng ta vào 4 sách Tin Mừng hay không.
Còn 1 kỳ
Thời gian gõ nhịp xoay vần, dòng đời cứ lặng lẽ trôi qua. Mỗi người có một cuộc sống, một công việc, ước mơ và dự tính riêng; ai nấy đều vui vẻ chăm lo cho hạnh phúc riêng của mình với những ước mơ dù là rất đơn giản và nhỏ nhoi. Và tôi cũng không nằm ngoài cỗ quay thời gian của tạo hoá với ước mơ riêng của mình. Ngày tháng qua mau, học hết cấp 1, cấp 2 rồi cấp 3 cùng với những ước mơ dự tính cho tương lai, bao nhiêu kế hoạch cho con đường học vấn cũng như đường tình duyên…; và mọi thứ xem ra đang vận hành rất tốt…
Thế nhưng vào một ngày, ngày mà hoàn toàn không có trong dự tính hay kế hoạch của mình, Thiên Chúa đã chen ngang đời tôi như một cơn gió nhẹ chợt đến và thổi cuộc đời tôi chuyển sang một hướng khác mà tôi không hề hay biết. Kể từ giây phút đó Chúa đã chạm vào đời tôi. Sự va chạm này đã làm cho tôi không ít boăn khoăn khi đứng trước một kế hoạch dài hạn mà tôi và gia đình đã vạch sẵn ngay từ trước. Tôi bắt đầu lo lắng, suy nghĩ, lựa chọn, đắn đo đưa ra quyết định rồi lại thu hồi cứ lặp đi lặp lại… nhiều và rất nhiều tư tưởng đan xen trong tâm trí, có thể nói là hơi bất ổn trong lúc này.
Nếu đứng trên phương diện tình yêu đôi lứa thì ngày này được xem như là cánh cửa đang mở ra trước mắt một khung trời mới, một khởi đầu tuyệt vời và là một kỉ niệm khó quên của “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy”. Nhưng riêng những người sống đời thánh hiến, ngày này không phải là ngày của sự rung động giữa hai trái tim theo cảm tính hay khởi điểm cho một chút hạnh phúc chợt đến, chợt đi bởi một cái nhìn hay một lời ngọt ngào của ai đó, mà là một ngày của sự đáp trả đầy xác quyết, một sự chọn lựa dứt khoát với cả con tim đầy trách nhiệm, niềm tin và tình yêu. Xác quyết vì biết rằng sự lựa chọn này xuất phát từ tình yêu đối với Thiên Chúa, từ một loài thụ tạo thấp hèn đối với Đấng quyền năng. Vì thế, chúng ta không thể đùa giỡn hay nông nổi nhất thời mà phải dứt khoát và trách nhiệm. Dứt khoát, vì một khi theo Chúa mình không thể bắt cá hai tay hay đứng núi này trông núi nọ; trách nhiệm, vì sự lựa chọn này chính tôi phải trả giá cho cuộc đời mình nên tự mình phải gánh lấy trách nhiệm, không đổ lỗi cho bất cứ một ai dù cho đắng cay chua xót.
Thật vậy, bước theo Chúa trong đời sống thánh hiến không phải theo kiểu hên xui, miễn cưỡng hay là đường cùng phải đi, nhưng là xuất phát từ niềm tin, tình yêu và sự quảng đại hy sinh liên lỉ từng ngày trong trong cuộc sống một cách mãnh liệt với mục đích là dành tình yêu trọn vẹn cho Đấng Chịu Đóng Đinh. Theo Tông huấn Đời sống thánh hiến (Vita Consecrata) của Đức thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhắc đến: “Xức dầu thơm quý giá là một hành động yêu thương nguyên tuyền, hoàn toàn ngoài mục đích cầu lợi, là dấu chỉ của sự quảng đại cho đi không tính toán; điều này được diễn tả qua một cuộc sống dành riêng để yêu mến và phụng sự Chúa, dâng hiến cho chính Chúa và cho Nhiệm Thể của Người. Một cuộc sống "được cho đi" mà không tính toán khiến cho cả nhà sực mùi thơm. Ngày hôm nay, không thua kém gì ngày hôm qua, nhà Thiên Chúa là Giáo Hội vẫn được trang điểm và thêm phong phú nhờ sự hiện diện của đời thánh hiến.” (ĐSTH, số 104)
“Các con hãy sống trọn cuộc hiến dâng cho Thiên Chúa, để cho thế giới này đừng mất đi một tia sáng chiếu ngời vẻ đẹp của Thiên Chúa trên đường đời của nhân loại. (...). Các con đã bước vào con đường hoán cải trường kỳ, con đường trao hiến dành riêng cho tình yêu Thiên Chúa và anh chị em, để luôn làm chứng cách tuyệt đẹp về ân sủng đang biến đổi cuộc đời Ki-tô hữu. (…). Trong Giáo Hội và trong thế giới, đời thánh hiến có sứ mạng đặc biệt là làm chứng cho Đức Ki-tô bằng cuộc sống, bằng việc làm và lời nói. (…). Hỡi những người tận hiến, dù già hay trẻ, hãy sống trung thành với điều đã cam kết với Thiên Chúa, bằng cách làm gương sáng cho nhau, nâng đỡ nhau. Dù đôi khi các con gặp nhiều khó khăn hay dù tại vài nơi đời thánh hiến không còn được kính trọng đi nữa, các con có phận sự mời gọi những người thời đại này hãy ngước nhìn lên cao, đừng để mình bị ngụp lặn trong công chuyện hàng ngày, nhưng hãy để cho Thiên Chúa và Tin Mừng của Con Thiên Chúa thu hút. Đừng bao giờ quên rằng, các con là những người một cách đặc biệt có thể và phải nói rằng không những các con thuộc về Đức Ki-tô, mà các con "đã trở nên Đức Ki-tô" nữa.” (ĐSTH, số 109).
Lựa chọn và hy sinh là một trong những điều kiện cần thiết để người tu sĩ tìm ra được giá trị đích thực trong bậc sống của mình. Có lẽ trong cuộc đời này không có một sự lựa chọn nào mà không có hy sinh; hoặc tôi được cái này phải hy sinh điều kia, hoặc để đạt được ước mơ này tôi phải đánh đổi những mất mát nọ…; vì có hy sinh nên chúng ta mới có sự lựa chọn. Nếu tôi chọn bậc sống hôn nhân gia đình thì tôi phải chấp nhận những điều kiện đòi hỏi và bất trắc có thể xảy ra của bậc sống ấy. Nếu tôi chọn theo Chúa trong bậc sống tu trì thì tôi cũng phải chấp nhận cái giá phải trả cho bậc sống này, đó là điều hiển nhiên.
Tác phẩm “Ngọc Trong Đá”, tập truyện đầu tay của Nguyễn Đông Thức xuất bản lần đầu năm 1986, đã được đạo diễn Trần Cảnh Đôn chuyển thành phim năm 1991 và được trình chiếu trên đài truyền hình Việt Nam. Tác phẩm được dẫn vào từ một câu hát… “Hạnh phúc như ngọc trong đá. Không đến với ai chỉ hời hợt đi qua. Hạnh phúc như mật ngọt trong hoa. Không đến với ai không cần cù tìm lấy”. Với lời hát này tác phẩm Ngọc trong đá đã lôi cuốn người đọc không thể bỏ qua từng chi tiết với nhân vật chính tên Hương, người con gái khuê cát trong một gia đình công chức trung lưu thời bấy giờ. Cô đã sẵn sàng bỏ lại sau lưng quá khứ của một tiểu thư diễm kiều và sẵn sàng chấp nhận hy sinh với những thử thách gian nan, khắc nghiệt nơi nông trường để tìm kiếm và khẳng định giá trị đích thực của mình. Sự hy sinh của Hương đã giúp cô tìm ra một lẽ sống mới cho riêng mình trong hạnh phúc mặc dù cô đã trải qua nhiều khó khăn gian khổ, nhiều vấp ngã trong sự lựa chọn ấy.
Vâng, chúng ta, những người theo Chúa trong đời sống thánh hiến, sự lựa chọn của chúng ta không phải là sự lựa chọn đi tìm lẽ sống, tìm hạnh phúc cho riêng mình nhưng là cho một sứ mạng cao cả đang chờ ta phía trước. Một sứ mạng đòi đỏi ta dám hy sinh, từ bỏ, dám chịu đau khổ, dám chấp nhận sự va chạm trong đời sống chung, dám chịu thiệt thòi mất mát và dám đứng lên sau những lần gục ngã, dám tin tưởng phó thác hoàn toàn đời mình vào bàn tay quan phòng của Chúa qua ba lời khuyên Phúc m… Lời đáp trả của chúng ta trong “cái thuở ban đầu” ấy cũng là lời xin vâng tuyệt đối khởi đầu cho những thách đố đang chờ ta phía trước.
Trên hành trình dâng hiến, Chúa mời gọi mỗi người theo một cách thức và hoàn cảnh khác nhau, vì trước mặt Chúa mỗi người đều có vẻ đẹp riêng, một sứ mạng riêng mà Ngài muốn đặt để cho phù hợp với ý định của Ngài. Môsê được mời gọi qua hình ảnh bụi gai bốc cháy trong sa mạc; Phêrô thì trong một buổi sáng đẹp trời nơi biển hồ; Phaolô được gọi qua một cú ngã ngựa thật đau trên đường Đamas, và Inhaxiô ngã xuống sau những lý lẽ kêu căng tự mãn của mình…
Dẫu biết rằng ơn gọi của bạn và tôi lúc khởi đầu không giống nhau nhưng sự khác biệt ấy đã để lại cho chúng ta một kỷ niệm và dấu ấn thiêng liêng suốt cuộc đời trên hành trình theo Chúa. Có thể Chúa gọi chúng ta từ những cái bất ngờ, những thời điểm không thuận lợi hay những lúc đang xuôi chèo mát mái hoặc những những hoàn cảnh thật trớ trêu…; và đó là khoảnh khắc Chúa chen ngang đời ta, đã cướp đi trái tim ta. Chính từ giây phút ấy Ngài đã viết nên thiên tình sử giữa người tu sĩ và bạn tình Giêsu. Trên trang thiên tình sử ấy chắc chắn người tu sĩ sẽ phải trải qua rất nhiều “phân đoạn” buồn vui trong cuộc đời. Vì không có tình yêu nào chảy mãi trong dòng suối ngọt ngào êm ả nhưng ít nhiều đều phải trải qua những thách đố đau đớn bởi sự ghen tỵ giận hờn, của hiểu lầm vấp ngã, của sự đụng độ nhau trong đời sống chung, của những lần tan nát cõi lòng, của mất mát đau thương, của sự thất vọng, cô đơn, của những đêm trường chán nản buông xuôi.... Tất cả những điều đó xảy ra như một cuộc thanh luyện tình yêu về lòng trung thành với sự lựa chọn của mình.
Trên hành trình theo Chúa trong ơn gọi tận hiến chắc chắn chúng ta không sao tránh khỏi những khó khăn vấp ngã, thất bại trong đời sống chung, trong việc tuân giữ ba lời khuyên Phúc m, trong những lần vỡ mộng bởi “cái thuở ban đầu” không còn nữa, mà thay vào đó là sự hụt hẫng “À! Thì ra là vậy…”. Trong lúc này chỉ có ta mới quyết định đứng lên đi tiếp hay ngồi lì. Chúng ta không thể đổ lỗi tại chị, tại anh, tại vùng đất này, nơi cộng đoàn, hội dòng hay tập thể này…; không phải tại ai hay tại bất cứ điều gì mà chỉ mình ta mới biết rõ ta đang làm gì. Hạnh phúc không đâu xa, nó đang ở ngay dưới chân nên chúng ta cần nắm giữ để sự lựa chọn của chúng ta đem lại giá trị đích thực vì ta đã thuộc về Chúa với trọn trái tim, linh hồn và thể xác ngay từ giây phút Chúa chen ngang đời mình.
Nt. Anna Hiền Linh - MTGQN
1. BÁO CÁO ĐỘC QUYỀN - Cuộc phản công của Ukraine
Ký giả Chris Pleasance của tờ Daily Mail có trụ sở ở London có bài tường trình nhan đề “EXCLUSIVE - The Ukraine counter-offensive: How, where and when Zelensky's forces will hit the Russians in long-awaited Spring assault, according to military generals”, nghĩa là “BÁO CÁO ĐỘC QUYỀN - Cuộc phản công của Ukraine: Theo các tướng lĩnh quân đội Lực lượng của Zelenskiy sẽ tấn công người Nga như thế nào, ở đâu và khi nào trong cuộc tấn công mùa Xuân được chờ đợi từ lâu”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.
Trong nhiều tháng, các tướng lĩnh của Ukraine đã cắm đầu vào các bản đồ, nghiên cứu thông tin tình báo và xáo trộn các mảnh khi họ cố gắng đưa ra một kế hoạch để giành lại đất nước của họ.
Trong khi đó, các đồng minh của Kyiv đã lục tung tủ đồ của họ để tìm bất kỳ bộ dụng cụ dự phòng nào có thể hữu ích.
Khoảnh khắc của sự thật bây giờ đã đến. Cuộc tấn công mùa đông của Nga sắp hết hơi. Mặt đất lầy lội của Ukraine đang bắt đầu cứng lại.
KẾ HOẠCH LÀ GÌ?
Ukraine được cho là đang tập hợp tới 100.000 người thành ít nhất 12, nhưng có lẽ lên tới 18 lữ đoàn chiến đấu để đối đầu với quân Nga.
Họ được cho là đã được cung cấp khoảng 200 xe tăng phương Tây, 800 xe thiết giáp và 150 khẩu pháo để trang bị cho 9 trong số các lữ đoàn đó - có nghĩa là họ có thể trang bị tổng cộng 400 xe tăng, 1.600 phương tiện và 300 khẩu súng nếu họ có kế hoạch xây dựng thêm 9 lữ đoàn nữa.
Tình trạng của Nga ít rõ ràng hơn. Dựa trên số liệu thương vong bị rò rỉ, Putin có thể có ít nhất 100.000 người hoặc nhiều nhất là 290.000 người ở Ukraine.
Những rò rỉ tương tự cho thấy anh ta chỉ còn khoảng 500 xe tăng trên chiến trường, nhưng có thể lấy thêm từ trong kho. Số lượng xe bọc thép và trọng pháo không rõ ràng.
Các kế hoạch chiến đấu của Ukraine là một bí mật được bảo vệ chặt chẽ nhưng Mick Ryan, một vị tướng vừa mới nghỉ hưu từ quân đội Úc, nói với MailOnline rằng Kyiv có ba lựa chọn lớn.
Đầu tiên, họ có thể thực hiện một cuộc tấn công lớn duy nhất, sử dụng mọi thứ họ có; thứ hai, họ có thể chia nhỏ lực lượng của mình để mở các cuộc tấn công đồng thời ở phía nam và phía đông; hoặc thứ ba, họ có thể quyết định tấn công quy mô nhỏ hơn ở cả phía nam và phía đông, mà không có sự phối hợp.
Tướng Stephen Twitty, đã nghỉ hưu từ quân đội Hoa Kỳ, tin rằng Ukraine sẽ đi theo phương án ba - một chiến thuật mà ông gọi là 'ăn táo từng miếng một'.
“Ukraine sẽ tiếp tục với những gì đã làm việc cho họ trong quá khứ,” ông nói. 'Những gì người Ukraine đã làm thành công là các cuộc diễn tập quy mô nhỏ sử dụng bộ binh, thiết giáp và pháo binh, để tấn công lực lượng Nga trong các khu vực nhỏ và giành được trận địa.'
Tướng Ryan tin rằng đó sẽ là sự kết hợp giữa phương án hai và ba.
Ông dự đoán, một cuộc tấn công quy mô lớn khó có thể xảy ra vì rất khó tổ chức và người Nga dễ dàng phát hiện và phòng thủ - nhưng ông tin rằng kế hoạch của Ukraine sẽ không giống bất cứ điều gì chúng ta đã thấy cho đến nay.
“Điều này sẽ trông rất khác bởi vì thách thức là khác nhau,” ông nói. 'Họ sẽ phải san bằng các khu vực chướng ngại vật mà họ chưa từng làm trước đây.
'Một điều mà người Ukraine đã thành thạo trong cuộc chiến này là làm cho chúng ta ngạc nhiên.'
UKRAINE SẼ TẤN CÔNG Ở ĐÂU?
Người Nga tin rằng Melitopol - một thành phố nhỏ ở miền nam Ukraine bị chiếm trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến - là mục tiêu khả dĩ nhất.
Lấy lại nó sẽ phá vỡ 'cây cầu trên bộ' giữa các lực lượng của Putin ở phía nam và phía đông, mở ra con đường tái chiếm Mariupol và đưa Crimea vào tầm bắn của HIMARS.
Và trong những tuần gần đây, Ukraine đã tăng cường bắn phá các mục tiêu quân sự trong thành phố bằng hỏa tiễn và pháo tầm xa, dường như để xác nhận những nghi ngờ đó.
Các cuộc tấn công vào khu vực phía đông Luhansk cũng có khả năng xảy ra, khi Ukraine tìm cách giảm bớt áp lực lên những nơi như Bakhmut và lấy lại các trung tâm công nghiệp ở Donbas.
Tướng Ryan nói, bất ngờ sẽ là chìa khóa dẫn đến chiến thắng, bởi vì Nga không có đủ quân số để bảo vệ toàn bộ chiến tuyến dài 750 dặm hay 1200km.
Và những người đàn ông mà nước Nga có rất khác nhau về phẩn chất, từ những người lính nhảy dù tinh nhuệ đến lính nghĩa vụ chỉ được huấn luyện trong một ngày.
Điều đó có nghĩa là phòng tuyến sẽ có những điểm yếu, và con đường dẫn đến chiến thắng của Ukraine nằm ở việc tìm ra và khai thác chúng.
Nếu họ có thể đánh lừa người Nga bố trí các đơn vị tốt nhất của họ xung quanh một thành phố mà họ thực sự không có kế hoạch tấn công, điều đó sẽ hữu ích.
“Chúng ta đang nói về 1200km tuyến phòng thủ, không có đội quân nào có thể bảo vệ 1200km tuyến phòng thủ. Chìa khóa sẽ là tìm ra những điểm yếu trong đó.”
2. Báo cáo cho thấy lính Nga và lính đánh thuê Wagner bắt đầu chiến đấu với nhau
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Soldiers and Wagner Mercenaries Start Fighting Each Other: Report”, nghĩa là “Báo cáo cho thấy lính Nga và lính đánh thuê Wagner bắt đầu chiến đấu với nhau.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.
Một vụ đấu súng được tường trình đã xảy ra giữa binh lính Nga và lính đánh thuê của Tập đoàn Wagner, xem bên nào phải chịu trách nhiệm về những thất bại của Nga trong cuộc xâm lược Ukraine, giới chức quân sự từ Kyiv cho biết hôm Chúa Nhật.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” của mình để xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm ngoái. Điện Cẩm Linh nhắm đến một chiến thắng nhanh chóng trước quốc gia Đông Âu, vào thời điểm đó được cho là có quân đội nhỏ hơn và yếu hơn Nga. Tuy nhiên, sau hơn một năm chiến đấu, Mạc Tư Khoa đã phải vật lộn để đạt được các mục tiêu quan trọng tại đất nước bị chiến tranh tàn phá do viện trợ quân sự của phương Tây dành cho Ukraine.
Giao tranh vẫn tập trung ở các vùng cực đông của đất nước, nơi được cho là sẽ sớm phát động một cuộc phản công để giành lại nhiều lãnh thổ bị xâm lược hơn.
Trong bối cảnh tổn thất trên chiến trường ngày càng tăng, Bộ Tổng tham mưu Lực lượng Vũ trang Ukraine cho biết trong một bản cập nhật vào Chúa Nhật rằng căng thẳng giữa lực lượng Nga và lính đánh thuê chiến đấu cho Tập đoàn Wagner, một tổ chức bán quân sự đã chiến đấu bên cạnh quân đội của Putin ở Ukraine, gần đây đã đi đến một tranh cãi gay gắt về lý do tại sao Nga phải lao vào cuộc chiến.
Bản cập nhật viết: “Không có thành tích đáng kể nào trên chiến trường, Lực lượng Vũ trang Nga và Tập đoàn Wagner đang ngày càng cố gắng tìm ra ai đó để đổ lỗi cho những thất bại này. Họ đổ trách nhiệm cho nhau về những tính toán sai lầm về chiến thuật và những tổn thất mà họ phải gánh chịu. Do đó, một cuộc giao tranh giữa Lực lượng Vũ trang Nga và lính đánh thuê Wagner đã nổ ra tại khu định cư Stanytsia Luhanska của tỉnh Luhansk gần đây.”
Cuộc đấu khẩu sau đó leo thang thành một cuộc đấu súng, khiến một số binh sĩ không xác định của cả hai bên thiệt mạng. Các chi tiết khác về cuộc giao tranh, bao gồm cả thời điểm chính xác nó xảy ra và bao nhiêu binh sĩ đã thiệt mạng, vẫn chưa được báo cáo chi tiết.
Trong khi đó, Nga không xác nhận các tuyên bố của Ukraine, vốn không thể được kiểm chứng độc lập. Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để bình luận qua email.
Các nhà phân tích quân sự đã chỉ ra một số nguyên nhân khiến Nga không thể nhanh chóng giành chiến thắng trong cuộc chiến Ukraine. Chẳng hạn, các chuyên gia cho biết những đội quân này đã phải chịu đựng tinh thần và động lực thấp trong bối cảnh tổn thất ngày càng tăng.
Vũ khí do các đồng minh phương Tây cung cấp cho Ukraine, bao gồm cả Hoa Kỳ, được cho là đã củng cố các nỗ lực phòng thủ mạnh mẽ hơn dự đoán của nước này chống lại Nga. Các chuyên gia nói rằng những vũ khí này đã cho phép Ukraine tiến hành một cuộc phản công vào mùa thu năm ngoái, dẫn đến việc Kyiv giành lại hàng ngàn dặm vuông lãnh thổ bị xâm lược trước đây.
Tập đoàn Wagner đã chiến đấu bên cạnh quân đội Nga, đặc biệt là ở thành phố Bakhmut, nơi Nga đã tìm cách giành quyền kiểm soát để mang lại một chiến thắng mang tính biểu tượng sau nhiều tháng đình trệ. Tổ chức này chủ yếu bao gồm những người bị kết án, một số người trong số họ đã được ân xá sau khi chiến đấu 6 tháng tại Ukraine.
Bakhmut là nơi diễn ra một số trận chiến đẫm máu nhất trong cuộc chiến. Nga và Ukraine đã giành giật qua lại các khu vực ở thành phố này trong nhiều tháng qua. Hôm Chúa Nhật, Nga nói rằng họ đã chiếm được nhiều lãnh thổ hơn từ tay Ukraine, nhưng đến cuối ngày quân Nga lại bị đánh bật.
Trong khi đó, tờ Guardian đưa tin hôm thứ Bảy rằng một số quân nhân của Tập đoàn Wagner đã trở về Nga và đã được liên kết với các vụ giết người bên trong nước Nga.
3. Đô đốc Mỹ chế nhạo rằng Nga đã cho phép Hải quân của mình teo lại
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Has Allowed Its Navy to 'Atrophy'—Retired U.S. Admiral”, nghĩa là “Đô đốc Mỹ chế nhạo rằng Nga đã cho phép Hải quân của mình teo lại.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh
Theo một cựu đô đốc Hải quân Hoa Kỳ, quân đội Nga đã để cho hạm đội hải quân trên mặt nước của mình bị “teo lại”.
Đô đốc Hải quân Hoa Kỳ đã nghỉ hưu và là trưởng khoa của Trung tâm Chiến lược Hàng hải, James G. Foggo, nói với Newsweek rằng hạm đội nổi của Nga đã bị bỏ quên, mặc dù khả năng tầu ngầm của Nga vượt xa hạm đội trên mặt nước của họ.
Năng lực hải quân ngày càng tăng của Nga đã khiến các đồng minh NATO lo ngại khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tăng gấp đôi việc mở rộng hạm đội tàu ngầm tiên tiến. Tuy nhiên, các hạm đội nổi trên mặt nước đã trải qua một số sự việc đáng chú ý, bao gồm vụ đánh chìm soái hạm Moskva, của Hạm Đội Hắc Hải, vào tháng 4 năm 2022.
Tính đến năm 2023, Nga có tổng cộng 598 tàu quân sự, trong đó có 15 tàu khu trục và 11 khinh hạm, theo số liệu của Statista công bố ngày 30 tháng 3. Lực lượng của Mạc Tư Khoa chỉ có một Hàng Không Mẫu Hạm là tầu Đô đốc Kuznetsov.
Hàng Không Mẫu Hạm Đô đốc Kuznetsov đã gặp nhiều vấn đề. Nó bốc cháy vào tháng 12 sau khi được sửa chữa lớn. Một người đã thiệt mạng và hơn chục người bị thương khi con tàu bốc cháy vào tháng 12 năm 2019. Chiếc Hàng Không Mẫu Hạm này cũng bị hư hại vào tháng 10 năm 2018 sau khi một ụ khô bị sập tại cơ sở Murmansk nơi con tàu đang được tái trang bị.
Đầu Tháng Giêng, cơ quan tình báo quân đội Ukraine cho biết Hàng Không Mẫu Hạm này “không có khả năng tự di chuyển”. Ukraine cho biết thân tàu đang ở trong “tình trạng nguy cấp”, đồng thời cho biết “sự ăn mòn đáng kể” đã làm tổn hại đến các cấu trúc kim loại ở boong dưới của con tàu.
Ukraine cho biết thêm: “Các hầm chứa đầy nước bùn, khiến việc kiểm tra chi tiết con tàu từ bên trong là không thể”. Chỉ ra chuỗi những thất bại đáng tiếc xung quanh Hàng Không Mẫu Hạm này, Đô Đốc Foggo nói rằng con tầu này không đóng góp được bao nhiêu cho “hạm đội mặt nước” của lực lượng hải quân Nga.
Tuy nhiên, Hải quân Nga vẫn có tầm quan trọng đối với giới lãnh đạo chính trị của Nga. Năm 2009, Tổng thống Nga khi đó là Dmitry Medvedev nói rằng “không có lực lượng hải quân thích hợp, Nga không có tương lai với tư cách là một quốc gia”.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga qua email để bình luận.
“Các tàu nổi lớn nhất của hải quân Nga là những tàu cũ của Liên Xô đang trở nên kém tin cậy hơn theo thời gian”, Trung tâm Nghiên cứu An ninh Âu Châu George C. Marshall cho biết vào năm 2019.
Vào ngày 14 tháng 4, Nga đã công bố một loạt cuộc tập trận quân sự có sự tham gia của Hạm đội Thái Bình Dương, mà Điện Cẩm Linh cho biết có sự tham gia của hơn 25.000 binh sĩ và 167 tàu chiến, cũng như 12 tàu ngầm. Điện Cẩm Linh cho biết đây là những cuộc tập trận ngoài kế hoạch.
Mặc dù ưu tiên quân sự của Nga vẫn là cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine, nhưng “không ai được xao nhãng hay hủy bỏ các nhiệm vụ phát triển hạm đội, kể cả ở Thái Bình Dương”, ông Putin nói với Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu, theo nội dung cuộc họp được Điện Cẩm Linh công bố hôm thứ Hai..
“Các lực lượng của hạm đội trong các thành phần riêng lẻ phải chắc chắn có thể được sử dụng trong các cuộc xung đột theo bất kỳ hướng nào”, nhà lãnh đạo Nga nói. Hôm thứ Năm, truyền thông Nga đưa tin người đứng đầu Hạm đội Thái Bình Dương, Đô đốc Sergei Avakyants, đã phải rời bỏ quyền chỉ huy hạm đội mà ông đã lãnh đạo trong hơn một thập kỷ.
4. Quân đội Ukraine được tường trình đã thiết lập các vị trí ở phía đông của Dnipro gần thành phố Kherson
Viện Nghiên cứu Chiến tranh đưa tin, trích dẫn các blogger quân sự Nga rằng quân đội Ukraine đã thiết lập các vị trí ở phía đông sông Dnipro gần thành phố Kherson.
Xâm nhập khu vực này có thể là bước đầu tiên hướng tới việc cố gắng đánh bật quân Nga khỏi các vị trí mà họ đang sử dụng để pháo kích và bắn vào Kherson.
Các cuộc tấn công liên tục đã khiến người dân không thể trở lại cuộc sống bình thường, nhiều tháng sau khi quân đội Ukraine giải phóng thành phố khỏi sự xâm lược của Nga.
Các cuộc tấn công quân sự của Ukraine qua sông cũng có thể đánh dấu những bước đầu tiên hướng tới việc phát động một cuộc tấn công mùa xuân đã được chờ đợi từ lâu.
Tổ chức cố vấn cho biết trong một bản cập nhật về cuộc chiến:
Đây là lần đầu tiên ISW quan sát được hình ảnh định vị địa lý đáng tin cậy về các vị trí của Ukraine ở bờ đông cùng với các báo cáo đa nguồn của Nga về sự hiện diện lâu dài của Ukraine ở đó.
Các blogger quân sự Nga cho biết các lực lượng Ukraine đã thiết lập các đường tiếp tế ổn định tới các vị trí của họ và “thường xuyên tiến hành các cuộc xuất kích trong khu vực”, ISW cho biết.
Báo cáo cho biết các vị trí được báo cáo là gần các khu định cư của Oeshky và Dachi. Nga vẫn giữ các khu định cư.
Một phát ngôn viên của quân đội Ukraine cho khu vực phía nam từ chối bình luận về các báo cáo liên quan đến các hoạt động của quân đội Ukraine ở tả ngạn sông Dnipro.
Natalia Humenyuk nói với kênh truyền hình 24:
Có một hoạt động quân sự đang diễn ra đòi hỏi sự im lặng về thông tin. Và khi nó được cho phép, chúng tôi chắc chắn sẽ thông báo cho các bạn.
Các quan chức chính phủ và chỉ huy Ukraine đã báo hiệu trong nhiều tháng rằng khi thời tiết và quân đội sẵn sàng, họ sẽ cố gắng đánh bật lực lượng Nga khỏi phía nam.
Một chiến dịch mùa thu đã giải phóng nhiều vùng phía đông bắc Kharkiv và đẩy quân đội Nga ra khỏi Kherson, vào thời điểm đó, thành trì cuối cùng của họ là ở bờ tây của Dnipro.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hôm thứ Sáu cho biết ông “tin tưởng” Ukraine sẵn sàng chiếm lại thêm lãnh thổ của mình trong cuộc tấn công tiếp theo.
5. Quan chức bộ ngoại giao nói Ukraine cần hỗ trợ quân sự nhiều hơn để đánh bại Nga trong năm nay
Thứ trưởng Ngoại giao Ukraine Andriy Melnyk cho biết Ukraine cần nhận được sự hỗ trợ quân sự nhiều hơn đáng kể so với những gì các đồng minh đã cung cấp cho đến nay để “chấm dứt hành động gây hấn của Nga trong năm nay”.
“Chúng tôi rất biết ơn các đồng minh của chúng tôi vì sự giúp đỡ quân sự của họ. Nhưng nó không phải là đủ. Ukraine cần gấp 10 lần để chấm dứt sự gây hấn của Nga trong năm nay”, Melnyk cho biết như trên.
Ông kêu gọi các đối tác của Ukraine “vượt qua mọi lằn ranh đỏ giả tạo” và dành 1% GDP để cung cấp vũ khí cho Ukraine.
“Các đồng minh của chúng ta phải hiểu quy mô của cuộc chiến này,” Thứ trưởng nói trong một cuộc trò chuyện với truyền thông Ukraine hôm thứ Sáu.
Melnyk trích dẫn bình luận của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin rằng một liên minh quốc tế cho đến nay đã cung cấp cho Ukraine khoản hỗ trợ trị giá 55 tỷ USD.
“Đó có vẻ là một con số lớn. Nhưng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, mà thật không may, cuộc xâm lược này ngày càng có nhiều điểm tương đồng có thể được rút ra, sự giúp đỡ trị giá hơn 50 tỷ đô la đã được cung cấp chỉ riêng theo hợp đồng cho vay của Hoa Kỳ trong những năm 1940. Số tiền tương đương ngày nay sẽ vào khoảng 700-800 tỷ đô la.”
Những gì Ukraine đã nhận được từ các đồng minh: Xe tăng chiến đấu hiện đại là một trong những đóng góp quan trọng do các đồng minh phương Tây cung cấp cho Ukraine. Các lực lượng Ukraine sẽ bắt đầu huấn luyện về cách vận hành xe tăng Abrams vào tháng tới.
Theo Austin, khoản hỗ trợ an ninh trị giá 55 tỷ đô la của liên minh dành cho Ukraine bao gồm “hơn 230 xe tăng và hơn 1.550 xe bọc thép cùng các thiết bị và đạn dược khác”.
6. Trợ lý tổng thống Ukraine, Mikhailo Podolyak, lên tiếng chỉ trích Đại Sứ Trung Quốc tại Pháp
Trợ lý tổng thống Ukraine, Mikhailo Podolyak, đã chỉ trích những bình luận của đại sứ Trung Quốc tại Pháp. Podolyak cho biết tình trạng của các quốc gia hậu Xô Viết “được luật pháp quốc tế tôn trọng”, đồng thời ông cũng phản đối những bình luận của Lư Sa Diệp (Lu Shaye, 卢沙叶), đại sứ Trung Quốc tại Pháp, về Crimea, nơi bị Nga xâm lược vào năm 2014.
Trong một cuộc phỏng vấn với mạng TF1 của Pháp, Lư Sa Diệp cho rằng Crimea “ngay từ đầu đã thuộc về Nga”. Ông ta cũng nhấn mạnh rằng: “Trong luật pháp quốc tế, ngay cả những quốc gia thuộc Liên Xô cũ cũng không có tư cách, tư cách có hiệu lực trong luật pháp quốc tế, bởi vì không có thỏa thuận quốc tế nào để cụ thể hóa tư cách của họ là một quốc gia có chủ quyền”. Nhận xét của Lư Sa Diệp rất sơ hở, vì theo như nhận định của ông, bản thân nước Nga, cũng là một nước xuất thân từ khối Liên Xô cũ, cũng chẳng có tư cách là một quốc gia có chủ quyền. Thế mà ngày nay, Nga đã chiếm một ghế trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Mikhailo Podolyak phản bác rằng: “Tất cả các quốc gia hậu Xô Viết đều có chủ quyền rõ ràng được quy định trong luật pháp quốc tế.” Ông cũng nói rằng “Thật kỳ lạ khi nghe một phiên bản lố bịch về lịch sử của Crimea từ một đại diện của một quốc gia rất cẩn trọng về lịch sử hàng nghìn năm của mình. Nếu bạn muốn trở thành một người chơi chính trị lớn, đừng lặp đi lặp lại những lời tuyên truyền của người Nga”.
Có nhiều phản ứng hơn đối với những bình luận của đại sứ Trung Quốc tại Pháp đặt vấn đề về chủ quyền của các nước hậu Xô Viết.
Người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên Hiệp Âu Châu, Josep Borrell, cho biết những lời của Lư Sa Diệp là “không thể chấp nhận được” và ông hy vọng họ không phản ánh lập trường chính thức của Bắc Kinh.
Ông Borrell nói: “Nhận xét của đại sứ Trung Quốc tại Pháp là không thể chấp nhận được. Liên Hiệp Âu Châu hy vọng rằng những tuyên bố này không đại diện cho chính sách chính thức của Trung Quốc.”
Ông Borrell là nhân vật mới nhất bày tỏ sự phẫn nộ ở Âu Châu đối với những nhận xét mà Đại Sứ Trung Quốc đưa ra trên truyền hình Pháp hôm thứ Sáu.
1. Chủ tịch Học viện Giáo hoàng về Sự sống gọi tự tử được hỗ trợ về mặt y tế là 'khả thi'
Oái oăm là chủ tịch Học viện Giáo hoàng về Sự sống lại là một người ủng hộ việc trợ tử. Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, có bài tường trình nhan đề “BREAKING: Pontifical Academy of Life president calls medically assisted suicide ‘feasible’”, nghĩa là “Tin giật mình: Chủ tịch Học viện Giáo hoàng về Sự sống gọi tự tử được hỗ trợ về mặt y tế là 'khả thi'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Đức Tổng Giám Mục Vincenzo Paglia, chủ tịch Học viện Giáo hoàng về Sự sống, đã lên tiếng ủng hộ việc hợp pháp hóa việc tự tử được hỗ trợ về mặt y tế, gọi nó là “khả thi” bất chấp những giáo huấn rõ ràng của Giáo Hội Công Giáo chống lại điều đó.
“Cá nhân tôi sẽ không thực hành hỗ trợ tự tử, nhưng tôi hiểu rằng hòa giải pháp lý có thể là lợi ích chung lớn nhất có thể thực hiện được một cách cụ thể trong những điều kiện mà chúng ta đang gặp phải,” Đức Tổng Giám Mục Paglia nói trong một bài phát biểu vào ngày 19 tháng 4 tại Liên hoan Báo chí Quốc tế ở Perugia, Ý.
Nhận xét của vị tổng giám mục người Ý là một phần của bài thuyết trình bao gồm một bộ phim tài liệu về một người đàn ông Ý đã đến Thụy Sĩ để chết bằng cách trợ tử.
Hãng tin Ý Il Riformista đã công bố nội dung bài phát biểu của Đức Tổng Giám Mục Paglia vào thứ Bảy.
Theo Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, điều 2324 dạy rằng “Cố ý giết chết để tránh đau dù dưới bất cứ hình thức và lý do nào, vẫn là tội giết người. Một tội phạm nghiêm trọng nghịch với phẩm giá con người và với lòng tôn kínhThiên Chúa hằng sống, Đấng Tạo Thành con người.”
Gần đây hơn, vào năm 2020, Bộ Giáo lý Đức tin của Vatican đã khẳng định rằng giáo huấn trong thư Samaritanus bonus, “về việc chăm sóc con người trong các giai đoạn quan trọng và cuối cùng của cuộc đời,” đã được Đức Thánh Cha Phanxicô phê chuẩn.
Bức thư viết: “Giá trị không thể xâm phạm của cuộc sống là nguyên tắc cơ bản của luật đạo đức tự nhiên và là nền tảng thiết yếu của trật tự pháp lý. Chúng ta không thể trực tiếp chọn tước bỏ mạng sống của người khác, ngay cả khi họ yêu cầu.”
Đầu năm nay, trong buổi tiếp kiến chung vào ngày 9 tháng 2, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng người hấp hối cần được chăm sóc giảm nhẹ, chứ không phải trợ tử hoặc trợ tử, ngài nói: “Chúng ta phải đồng hành với mọi người trước cái chết, nhưng không kích động cái chết hoặc tạo điều kiện cho việc trợ tử”.
Trong bài phát biểu của mình vào ngày 19 tháng 4, Đức Tổng Giám Mục Paglia nhấn mạnh rằng Giáo hội không phải là “người phân phối những viên thuốc sự thật” khi nói đến việc tham gia với một xã hội đa nguyên về các vấn đề đạo đức thách thức nhất thời nay.
“Tư tưởng thần học phát triển trong lịch sử, trong cuộc đối thoại với Huấn quyền và cảm thức đức tin của dân Chúa, trong một động lực làm phong phú lẫn nhau,” Tổng Giám Mục Paglia nói.
Đức Cha Paglia đã chỉ ra quyết định của Đức Thánh Cha Phanxicô vào năm 2018 về việc sửa đổi Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo để tuyên bố rằng án tử hình là “không thể chấp nhận được”.
Đức Cha Paglia nói rằng: “Sự đóng góp của các Kitô hữu được thực hiện trong các nền văn hóa khác nhau, không phải ở trên như thể họ sở hữu một chân lý tiên nghiệm cũng không phải ở dưới như thể các tín hữu là những người mang quan điểm đáng kính, nhưng tách rời khỏi lịch sử”.
Đức Cha Paglia nói: “Giữa những người theo đạo và những người không theo đạo có mối quan hệ học hỏi lẫn nhau.”
“Do đó, với tư cách là những tín hữu, chúng ta đặt ra những câu hỏi giống nhau liên quan đến tất cả mọi người, khi biết rằng chúng ta đang ở trong một xã hội dân chủ đa nguyên. Trong trường hợp này, về sự kết thúc của cuộc sống trần gian, tất cả chúng ta thấy mình phải đối mặt với một câu hỏi chung: Làm thế nào chúng ta có thể đạt được cùng nhau cách tốt nhất để nói rõ điều tốt trên bình diện đạo đức và điều công bằng trên bình diện pháp lý, cho mỗi người và cho xã hội?”
Đức Cha Paglia chỉ trích việc mở rộng luật ở một số quốc gia để cho phép cái chết êm dịu không tự nguyện. Đồng thời, ngài nói rằng “không thể loại trừ” việc hợp pháp hóa trợ tử “là khả thi trong xã hội của chúng ta”, với điều kiện đáp ứng một số điều kiện nêu trong phán quyết của tòa án hiến pháp Ý năm 2019.
Cụ thể, ngài nói, trích dẫn từ chỉ thị của tòa án, “người đó phải 'được duy trì sự sống bằng cách điều trị hỗ trợ sự sống và mắc một bệnh lý không thể đảo ngược, một nguồn đau khổ về thể chất hoặc tâm lý mà người đó cho là không thể chịu đựng được,” và ngài lưu ý rằng Hạ viện Ý đã thông qua luật như vậy, nhưng Thượng viện thì không.
Đây không phải là lần đầu tiên những nhận xét của Tổng Giám Mục Paglia về trợ tử gây tranh cãi. Vào năm 2019, khi trả lời một câu hỏi về việc trợ tử và liệu một người Công Giáo hay một linh mục Công Giáo có thể có mặt khi ai đó qua đời bằng cách trợ tử hay không, Tổng Giám Mục Paglia nói với một nhóm nhỏ các nhà báo rằng ông sẵn sàng làm như vậy, bởi vì “Chúa không bao giờ bỏ rơi bất kỳ ai”.
“Theo nghĩa này, đồng hành, nắm tay một người sắp chết, tôi nghĩ rằng một nghĩa vụ lớn lao mà mọi tín hữu nên thúc đẩy,” ngài nói vào thời điểm đó, đồng thời cho biết thêm rằng các tín hữu cũng nên tạo ra sự tương phản với văn hóa hỗ trợ tự tử.
Gần đây hơn, vào tháng 8 năm 2022, Đức Cha Paglia đã bị những người phản đối phá thai chỉ trích gay gắt vì trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình Ý đã đề cập đến Luật 194 — là dự luật năm 1978 hợp pháp hóa việc phá thai ở Ý — và coi đó như một “trụ cột của xã hội”. Trong một tuyên bố sau đó, Học viện Giáo hoàng về Sự sống cho biết bình luận đã được đưa ra ngoài ngữ cảnh.
Source:Catholic News Agency
2. Linh mục nói rằng Giáo hội ở Cuba có thể đề xuất chuyển đổi từ chủ nghĩa cộng sản sang xã hội tự do
Cha Alberto Reyes của Tổng giáo phận Camagüey gần đây đã nói với tờ báo El Debate của Tây Ban Nha rằng chỉ có Giáo Hội Công Giáo ở Cuba mới có thể dẫn đầu một cuộc đối thoại và đề xuất chuyển đổi từ chủ nghĩa cộng sản sang một xã hội tự do.
Trong những tháng gần đây, tình hình kinh tế và xã hội trở nên tồi tệ ở Cuba, nơi mà theo một báo cáo vào tháng 10 năm 2022 từ Đài quan sát Nhân quyền Cuba, gọi tắt là OCDH, cho thấy 72% cư dân “sống dưới mức nghèo khổ và chỉ 14% kỳ vọng rằng cuộc sống cá nhân của họ sẽ được cải thiện trong thời gian tới.”
Sự suy thoái của nền kinh tế Cuba không phải mới xảy ra gần đây và sự bất bình của người dân thể hiện qua các cuộc biểu tình vào tháng 7 năm 2021 tại nhiều thành phố khác nhau đã bị chế độ đàn áp mạnh mẽ. Dù thế, nhiều cuộc biểu tình khác đã diễn ra trong suốt năm qua.
Ngoài ra, hàng ngàn người Cuba tiếp tục coi di cư là một cách thoát nghèo. Theo Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ, 6.817 người từ hòn đảo đã đến Mỹ vào tháng 3, nâng tổng số lên 135.090 cho năm tài chính 2023, bắt đầu vào tháng 10 năm 2022.
“Kể từ cùng năm 1959, khi Fidel Castro và những người của ông ta lên nắm quyền, chúng tôi là một hòn đảo đang chạy trốn, nơi ngày càng có nhiều người coi di cư là giải pháp khả thi duy nhất, và chúng tôi bất lực chứng kiến sự vắng mặt ngày càng nhiều của những người mà chúng tôi có quan hệ tình cảm, những người cùng chúng tôi lớn lên; chúng tôi cảm thấy rằng không có chỗ cho hy vọng ở đây. Khi chúng tôi nghe đi nghe lại rằng không có ai thay đổi được điều này, niềm hy vọng tan vỡ trong tâm hồn chúng tôi,” vị linh mục nói với El Debate trong một bài báo đăng ngày 15 tháng Tư.
Cha Reyes, người thường phản ánh trên Facebook về tình hình hiện tại ở Cuba, cho biết người dân đang kêu gọi “sự kết thúc của chủ nghĩa cộng sản và sự xuất hiện của tự do”. Tuy nhiên, chính phủ tìm cách ngăn chặn “nhiều hình ảnh lọt ra bên ngoài” cho cộng đồng quốc tế thấy sự bất bình của công dân nước này.
Vị linh mục nhận xét: “Chính phủ Cuba “đã chứng tỏ sự bất lực của mình trong việc xây dựng một xã hội không chỉ thịnh vượng mà còn có khả năng đáp ứng những nguyện vọng cơ bản nhất của con người”.
Trong những năm đầu tiên của cuộc cách mạng, chính phủ đã tịch thu tài sản và trục xuất các linh mục và nữ tu. Cha Reyes chỉ ra rằng mặc dù trong những thập kỷ gần đây đã có sự cải thiện trong mối quan hệ chính thức giữa chế độ cộng sản và Giáo hội, nhưng tự do tôn giáo trên đảo vẫn chưa hoàn toàn.
Chẳng hạn, vị linh mục đã phải trả giá cho những lời chỉ trích và tố cáo chế độ cộng sản của mình bằng cách trở thành một trong những thành viên của Giáo hội bị An ninh Nhà nước sách nhiễu nhiều nhất, với những lời kêu gọi cảnh cáo, đe dọa bị đưa ra xét xử, và phải chịu những hành vi bạo lực và hoặc sỉ nhục đối với những người chỉ trích chính phủ.
Tuy nhiên, Cha Reyes nói rằng ngài biết ơn Giáo Hội Công Giáo, “đã nói với tôi về cuộc sống vĩnh cửu, nhưng cũng liên tục nhắc nhở tôi rằng cuộc sống trần gian này không chỉ đơn giản là một 'cõi tạm' của cõi vĩnh hằng đó”
Về tương lai của Cuba, vị linh mục chỉ ra rằng “không còn đường lùi nữa,” bởi vì người dân Cuba đã nhìn thấy bộ mặt thật của các thành viên của chế độ, “những người trong nhiều năm đã nói với chúng ta hàng ngày như một tiếng trống rằng họ yêu mến chúng ta biết bao và mong muốn những điều tốt đẹp cho chúng ta.”
“Bây giờ chúng ta biết rằng tất cả chỉ là dối trá, và cả bàn tay lẫn tiếng nói đều không nao núng khi tuyên bố về sự hủy diệt và cái chết, đồng thời kích động chiến tranh anh em chống lại anh em trong một cuộc chiến mà vết thương có lẽ sẽ không bao giờ lành.”
Source:Catholic News Agency
3. Huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng trưa Chúa Nhật
Chúa Nhật 23 Tháng Tư, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật thứ 3 Mùa Phục Sinh.
Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca.
Vào ngày thứ nhất trong tuần, có hai người trong nhóm môn đệ đi đến một làng kia tên là Emmau, cách Giêrusalem chừng mười một cây số. Họ trò chuyện với nhau về tất cả những sự việc mới xảy ra. Đang lúc họ trò chuyện và bàn tán, thì chính Đức Giêsu tiến đến gần và cùng đi với họ. Nhưng mắt họ còn bị ngăn cản, không nhận ra Người. Người hỏi họ: “Các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau về chuyện gì vậy?” Họ dừng lại, vẻ mặt buồn rầu.
Một trong hai người tên là Clêôpát trả lời: “Chắc ông là người duy nhất trú ngụ tại Giêrusalem mà không hay biết những chuyện đã xảy ra trong thành mấy bữa nay.” Đức Giêsu hỏi: “Chuyện gì vậy?” Họ thưa: “Chuyện ông Giêsu Nadarét. Người là một ngôn sứ đầy uy thế trong việc làm cũng như lời nói trước mặt Thiên Chúa và toàn dân. Thế mà các thượng tế và thủ lãnh của chúng ta đã nộp Người để Người bị án tử hình, và đã đóng đinh Người vào thập giá. Phần chúng ta, trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Đấng sẽ cứu chuộc Ítraen. Hơn nữa, những việc ấy xảy ra đến nay là ngày thứ ba rồi. Thật ra, cũng có mấy người đàn bà trong nhóm chúng ta đã làm chúng ta kinh ngạc. Các bà ấy ra mộ hồi sáng sớm, không thấy xác Người đâu cả, về còn nói là đã thấy thiên thần hiện ra bảo rằng Người vẫn sống. Vài người trong nhóm chúng ta đã ra mộ, và thấy sự việc y như các bà ấy nói; còn chính Người thì họ không thấy.”
Bấy giờ Đức Giêsu nói với hai ông rằng: “Các anh chẳng hiểu gì cả! Lòng trí các anh thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ! Nào Đấng Kitô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao?” Rồi bắt đầu từ ông Môsê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh.
Khi gần tới làng họ muốn đến, Đức Giêsu làm như còn phải đi xa hơn nữa. Họ nài ép Người rằng: “Mời ông ở lại với chúng ta, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn.” Bấy giờ Người mới vào và ở lại với họ.
Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho họ. Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người, nhưng Người lại biến mất. Họ mới bảo nhau: “Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao?”
Ngay lúc ấy, họ đứng dậy, quay trở lại Giêrusalem, gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp tại đó. Những người này bảo hai ông: “Chúa trỗi dậy thật rồi, và đã hiện ra với ông Simôn.” Còn hai ông thì thuật lại những gì đã xảy ra dọc đường và việc mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh.
Anh chị em thân mến, chào anh chị em,
Vào Chúa Nhật3 Phục Sinh này, Tin Mừng thuật lại cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu Phục Sinh với các môn đệ làng Emmaus (x. Lc 24:1335). Đây là hai môn đệ cam chịu cái chết của Thầy, quyết định rời Giêrusalem trở về nhà vào ngày Lễ Vượt Qua. Có lẽ họ hơi bất an vì đã nghe những người phụ nữ từ trong mồ đi ra nói rằng Chúa đã sống lại… và họ bỏ đi. Và trong khi họ vừa đi vừa buồn bã nói về những gì đã xảy ra, Chúa Giêsu xuất hiện bên cạnh họ, nhưng họ không nhận ra Người. Ngài hỏi họ tại sao họ lại buồn như vậy, và họ nói với Ngài: “Chắc ông là người duy nhất trú ngụ tại Giêrusalem mà không hay biết những chuyện đã xảy ra trong thành mấy bữa nay?” (câu 18). Và Chúa Giêsu trả lời: “Việc gì?” (câu 19). Và họ kể cho Ngài toàn bộ câu chuyện. Sau đó, trong khi họ đang đi, Người giúp họ giải thích lại các sự kiện theo một cách khác, dưới ánh sáng của các lời tiên tri, của Lời Chúa, của tất cả những gì đã được loan báo cho dân Israel. Đọc lại: đó là điều Chúa Giêsu làm với họ, giúp họ đọc lại. Chúng ta hãy tập trung vào khía cạnh này.
Thật vậy, đối với chúng ta, điều quan trọng là cùng với Chúa Giêsu đọc lại lịch sử của chúng ta: câu chuyện về cuộc đời chúng ta, về một giai đoạn nhất định, về thời đại của chúng ta, với những thất vọng và hy vọng của nó. Ngoài ra, chúng ta cũng giống như các môn đệ đó, khi đối mặt với những gì xảy đến với mình, có thể thấy mình lạc lõng trước những biến cố này, đơn độc và không chắc chắn, với nhiều câu hỏi và lo lắng, thất vọng, nhiều điều. Bài Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta nói với Chúa Giêsu mọi sự một cách chân thành, không sợ quấy rầy Người: Người lắng nghe; không sợ nói sai, không xấu hổ trước cuộc đấu tranh của chúng ta để hiểu. Chúa vui mừng mỗi khi chúng ta mở lòng ra với Người; chỉ bằng cách này, Người mới có thể nắm lấy tay chúng ta, đồng hành với chúng ta và làm cho trái tim chúng ta bừng cháy trở lại (x. c. 32). Như thế, chúng ta cũng vậy, giống như các môn đệ Emmau, được mời gọi ở với Người để khi chiều đến, Người sẽ ở lại với chúng ta (x. c. 29).
Có một cách hay để làm điều này, và hôm nay tôi muốn đề xuất với anh chị em: nó bao gồm việc dành ra một ít thời gian, vào mỗi buổi tối, để kiểm điểm ngắn gọn lương tâm. Điều gì đã xảy ra hôm nay trong đời tôi? Đó là câu hỏi. Vấn đề là đọc lại một ngày với Chúa Giêsu, đọc lại một ngày của tôi: mở lòng ra với Người, mang đến cho Người những con người, những chọn lựa, những sợ hãi, những sa ngã và những hy vọng, tất cả những gì đã xảy ra; dần dần học cách nhìn mọi thứ bằng con mắt khác, bằng con mắt của Ngài chứ không chỉ của riêng chúng ta. Nhờ đó, chúng ta có thể sống lại kinh nghiệm của hai môn đệ đó. Trước tình yêu của Chúa Kitô, ngay cả những điều dường như mệt mỏi và không thành công cũng có thể xuất hiện dưới một ánh sáng khác: một thập giá khó chấp nhận, quyết định tha thứ cho một hành vi phạm tội, một cơ hội sửa chữa bị bỏ lỡ, công việc cực nhọc, sự chân thành phải trả giá, và những thử thách của đời sống gia đình có thể hiện ra với chúng ta dưới một ánh sáng mới, ánh sáng của Đấng Chịu Đóng Đinh và Phục Sinh, Đấng biết cách biến mọi vấp ngã thành một bước tiến. Nhưng để làm được điều này, điều quan trọng là chúng ta phải từ bỏ thái độ phòng thủ: dành thời gian và không gian cho Chúa Giêsu, không giấu giếm Ngài bất cứ điều gì, mang đến cho Ngài những đau khổ của chúng ta, để chúng ta bị tổn thương bởi sự thật của Ngài, để trái tim chúng ta rung động trước sự thật, và hơi thở của Lời Ngài.
Chúng ta có thể bắt đầu từ hôm nay, để dành buổi tối hôm nay một phút cầu nguyện, trong đó chúng ta tự hỏi: ngày hôm nay của tôi thế nào? Niềm vui của nó là gì, nỗi buồn của nó là gì, những thứ trần tục của nó là gì, chuyện gì đã xảy ra? Những viên ngọc trai trong ngày để tán tụng Chúa là gì, chúng có thể không tỏ tường nếu chúng ta không suy tư? Có một chút tình yêu trong những gì tôi đã làm không? Và đâu là những vấp ngã, những buồn phiền, những nghi ngờ và sợ hãi phải mang đến cho Chúa Giêsu để Ngài mở ra cho tôi những con đường mới, nâng tôi lên và khích lệ tôi? Xin Mẹ Maria, Vị Trinh Nữ khôn ngoan, giúp chúng ta nhận ra Chúa Giêsu đang đồng hành với chúng ta và đọc lại – đọc lại – mỗi ngày trong cuộc sống của chúng ta trước mặt Người.
Sau khi đọc Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:
Anh chị em thân mến!
Hôm qua, tại Paris, Henri Planchat, linh mục của Dòng Thánh Vincent de Paul, Ladislas Radigue và ba linh mục đồng hành của Dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria đã được phong chân phước. Là những mục tử được khơi dậy bởi lòng nhiệt thành tông đồ, các ngài đã hiệp nhất trong việc làm chứng cho đức tin cho đến mức tử đạo, ở Paris vào năm 1871, trong thời kỳ được gọi là “Công xã” Paris. Một tràng pháo tay cho các Tân Chân Phước!
Hôm qua là Ngày Trái Đất. Tôi hy vọng rằng cam kết chăm sóc tạo vật luôn được kết hợp với tình liên đới hiệu quả với những người nghèo nhất.
Thật không may, tình hình ở Sudan vẫn còn nghiêm trọng, và do đó tôi lập lại lời kêu gọi chấm dứt bạo lực càng sớm càng tốt và quay trở lại con đường đối thoại. Tôi mời mọi người cầu nguyện cho anh chị em người Sudan của chúng ta.
Hôm nay là ngày thứ 99 của Đại Học Công Giáo Thánh Tâm, với chủ đề Vì tình yêu tri thức. Những thách thức của chủ nghĩa nhân văn mới. Tôi hy vọng rằng trường đại học Công Giáo lớn nhất của Ý sẽ đối mặt với những thách thức này với tinh thần của những người sáng lập, đặc biệt là tinh thần của bạn trẻ Armida Barelli, người đã được tuyên Chân Phước cách đây một năm.
Thứ Sáu tới, tôi sẽ đến Budapest, Hung Gia Lợi, trong ba ngày, để hoàn tất chuyến đi mà tôi đã thực hiện vào năm 2021 cho Đại hội Thánh Thể Quốc tế. Đây sẽ là cơ hội để một lần nữa ôm lấy Giáo hội và một dân tộc rất thân thương đối với tôi. Đó cũng sẽ là một hành trình đến trung tâm Âu Châu, nơi những cơn gió lạnh của chiến tranh vẫn tiếp tục thổi qua, trong khi việc di dời của rất nhiều người đặt ra những vấn đề nhân đạo cấp bách trong chương trình nghị sự. Nhưng giờ đây, tôi muốn ngỏ lời thân ái với anh chị em, hỡi anh chị em Hung Gia Lợi thân mến, vì tôi mong được đến thăm anh chị em như một người hành hương, người bạn và người anh em của tất cả mọi người, và gặp gỡ, trong số những người khác, chính quyền, giám mục, linh mục và những người tận hiến, giới trẻ, cộng đồng đại học và người nghèo. Tôi biết anh chị em đang nỗ lực rất nhiều để chuẩn bị cho sự xuất hiện của tôi: Tôi chân thành cảm ơn anh chị em vì điều này. Và tôi xin tất cả anh chị em hãy đồng hành với tôi trong cuộc hành trình này bằng những lời cầu nguyện của anh chị em.
Và chúng ta đừng quên những người anh chị em Ukraine của chúng ta, vẫn còn bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến này.
Tôi chân thành chào tất cả các bạn, những người Rôma và những người hành hương từ Ý và nhiều quốc gia – tôi nhìn thấy những lá cờ của rất nhiều quốc gia – đặc biệt là của Salamanca và các sinh viên của Albacete, cũng như nhóm VenetoTrentino của Dòng Malta Quân đoàn cứu trợ.
Tôi chào các tín hữu của Ferrara, Palermo và Grumello del Monte; cộng đoàn Trường Giáo phận Lodi; các bạn trẻ của các thị trấn khác nhau trong các giáo phận Alba, Bergamo, Brescia, Como và Milan; các ứng sinh lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức đến từ nhiều giáo xứ của Ý; các em học sinh Dòng Thánh Tâm Cadonenghe; hợp tác xã “Volœntieri” từ Casoli và nhóm “Mototurismo” từ Agna.
Chúc anh chị em một ngày Chúa Nhật tốt lành; và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
1. Hạm Đội Hắc Hải của Nga và thành phố Sevastopol trên bán đảo Crimea bị tấn công
Rạng sáng ngày thứ Hai, 24 tháng 4, người ta nghe thấy những tiếng nổ long trời ở thành phố Sevastopol, trên bán đảo Crimea, nơi tạm thời bị xâm lược, khi “các nhà chức trách” cho biết hạm đội Nga “đang đẩy lùi cuộc tấn công của máy bay không người lái đang bay trên mặt biển”.
Mikhail Razvozhaev, Thống Đốc Sevastopol, do Nga dựng nên cho biết như sau:
“Hôm nay, bắt đầu từ 03:30 sáng, đã có một nỗ lực tấn công Sevastopol. Tình hình bây giờ như sau: một máy bay không người lái đã bị phá hủy và rơi trên mặt đất bởi lực lượng chống lật đổ và chiếc còn lại phát nổ khi tiếp cận mục tiêu. Mọi thứ diễn ra ở một bến cảng bên ngoài, không có thứ gì bị hư hại. Bây giờ thành phố hoàn toàn yên tĩnh. Nhưng tất cả các lực lượng và cơ quan an ninh vẫn trong tình trạng báo động,” ông nói thêm.
Sevastopol, cùng với phần còn lại của bán đảo Crimea, đã được Nga tuyên bố sáp nhập vào năm 2014 nhưng được quốc tế công nhận là một phần của Ukraine. Không có phản ứng ngay lập tức từ Ukraine. Kyiv hầu như không bao giờ công khai nhận trách nhiệm về các cuộc tấn công bên trong nước Nga và trên lãnh thổ do Nga kiểm soát ở Ukraine.
Theo truyền thông Ukraine, các vụ nổ được nghe thấy lần cuối ở Sevastopol vào hôm thứ Bẩy vừa qua, khi Razvozhaev cho biết lực lượng phòng không Nga đã bắn hạ một máy bay không người lái trên Nhà máy nhiệt điện Balaklava.
Crimea và Sevastopol, nơi đặt trụ sở Hạm đội Hắc Hải của Nga, thường xuyên xảy ra các vụ nổ kể từ tháng 8.
Vào tháng 10, một vụ nổ đã làm tê liệt cây cầu Kerch được bảo vệ nghiêm ngặt nối Crimea với đất liền Nga, một liên kết hậu cần quan trọng cho quân đội Nga ở miền nam Ukraine.
Trước đây, các phương tiện truyền thông Nga nói rằng tại vùng Crimea bị tạm chiếm, gần thành phố Kerch, quân đội Nga đã lắp đặt một trạm radar phát hiện các vật thể trên không, trên biển và trên bộ. Tuy nhiên, kể từ đó các vụ nổ vẫn tiếp tục xảy ra.
Tưởng cũng nên nhắc lại là quan chức hàng đầu ở Crimea do Nga xâm lược cho biết các hệ thống phòng không của họ đã được kích hoạt vào chiều thứ Bẩy 22 Tháng Tư, nhưng chưa có báo cáo về thiệt hại hay thương vong.
Các vụ nổ được nghe thấy đồng loạt tại 3 địa điểm khác nhau là Dzhankoy, Sevastopol và Simferopol.
“Lực lượng phòng không đã làm việc trên bầu trời Crimea. Tôi yêu cầu mọi người giữ bình tĩnh và chỉ tin vào những nguồn thông tin đáng tin cậy”, Sergei Aksyonov, Thống Đốc bán đảo Crimea do Nga dựng lên cho biết như trên.
Ông không cho biết mục tiêu của lực lượng phòng không là gì hoặc chỉ định địa điểm của hoạt động quân sự.
Ông ta yêu cầu người dân không được báo cáo trên các mạng xã hội những nơi bị thiệt hại.
Sevastopol là nơi đặt bộ chỉ huy của Hạm Đội Hắc Hải. Dzhankoy, một trung tâm đường sắt và đường bộ ở phía bắc Crimea, cách lục địa Ukraine 50 dặm về phía nam, là một nút quan trọng trong mạng lưới hậu cần của Nga. Simferopol là nơi có căn cứ không quân của Nga.
2. Các vụ nổ làm rung chuyển thành phố Melitopol, quân Nga lo lắng
Các phương tiện truyền thông Nga đã đưa tin về các vụ nổ ở thành phố Melitopol bị Nga tạm chiếm làm rung chuyển thành phố này vào rạng sáng thứ Hai, 24 tháng 4 khi một cảnh báo không kích vang lên khắp khu vực.
Cho đến nay, chưa có báo cáo chính thức nào về nguyên nhân và hậu quả của các vụ nổ. Cư dân thành phố được khuyến khích ở lại nơi trú ẩn cho đến khi kết thúc cảnh báo không kích hoặc tuân theo quy tắc “hai bức tường” nếu có thể.
Hôm Chúa Nhật 22 tháng 4, pháo binh Nga đã tấn công thành phố Zaporizhzhia 70 lần, trong bốn cuộc tấn công liên quan đến nhiều hệ thống phóng hỏa tiễn và bốn cuộc tấn công khác bằng máy bay không người lái. Một thường dân bị thương.
Vào sáng ngày 18 tháng 4, quân xâm lược Nga đã ba lần nã pháo vào Orikhiv ở vùng Zaporizhzhia.
3. Thị trưởng thành phố Melitopol do Nga dựng nên cảnh báo quân Ukraine có thể chiếm thành phố trong vài ngày tới, 12.000 quân Ukraine áp sát thành phố
Vladimir Rogov, thị trưởng thành phố Melitopol do Nga dựng nên, đồng thời là chủ tịch của tổ chức thân Nga “Chúng ta cùng với nước Nga” ở Zaporizhzhia bị xâm lược đã cảnh báo rằng các lực lượng vũ trang Ukraine đang tập trung đông đảo trong khu vực.
Hãng thông tấn nhà nước Nga Tass dẫn lời Rogov tuyên bố rằng 12.000 quân nhân Ukraine hiện đang ở khu vực thành phố Huliaipole, nằm ngay trên đường giới tuyến trong khu vực.
Các tuyên bố đã không được xác minh độc lập. Zaporizhzhia là một trong bốn khu vực bị xâm lược một phần của Ukraine mà Liên bang Nga đã tuyên bố sáp nhập.
4. Ukraine đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công vũ bão để chiếm lại Crimea, san bằng quân Nga và làm bẽ mặt Vladimir Putin
Ký giả Chris Pleasance của tờ The Sun có trụ sở ở London có bài tường trình nhan đề “STORM THE TRENCHES How Ukraine is preparing for a ‘BIG BANG’ strike to retake Crimea, bulldoze the Russians and humiliate Vladimir Putin”, nghĩa là “Tấn công vũ bão các tuyến phòng thủ. Ukraine đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công 'nổ lớn' như thế nào để chiếm lại Crimea, san bằng quân Nga và làm bẽ mặt Vladimir Putin”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ
Theo các chuyên gia quân sự hàng đầu, quân đội Ukraine đã sẵn sàng sử dụng các vũ khí phương Tây mới sáng bóng của họ trong một cuộc tấn công dữ dội “kiểu vụ nổ lớn” để làm bẽ mặt Vladimir Putin.
The Sun Online đã nói chuyện với cựu Tướng Hoa Kỳ Ben Hodges, Chuẩn tướng Quân đội Anh đã nghỉ hưu Ben Barry và cựu Đại tá Anh Hamish de Bretton-Gordon về các bước tiếp theo của Kyiv để đánh bại Nga.
Và trong khi họ đưa ra nhiều lời giải thích khác nhau về việc cuộc phản công có thể diễn ra như thế nào, tất cả họ đều đồng ý rằng Ukraine có khả năng khiến người Nga phải chảy máu mũi.
Những người lính dũng cảm đã trấn giữ phòng tuyến chống lại cuộc xâm lược vô cớ của Putin - chịu đựng trong nhiều tháng một số trận giao tranh đẫm máu nhất của cuộc chiến trong các trận chiến kiểu chiến tranh chiến hào tàn khốc, và cận chiến.
Nhưng giới lãnh đạo Ukraine đã rõ ràng, họ coi cuộc giao tranh tiêu hao cao độ này là một cái giá phải trả trong khi họ sẵn sàng cho cuộc phản công của mình.
Đằng sau chiến tuyến, một làn sóng quân đội mới quyết tâm bảo vệ quê hương của họ đã được huấn luyện với vũ khí phương Tây.
Họ sẽ tham gia trận chiến với những bộ trang bị mới quan trọng, chẳng hạn như xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2, M1 Abrams và Leopard 2, xe bọc thép Stryker và Bradley, cùng các hệ thống pháo mới.
Với những vũ khí vượt trội so với người Nga này, họ đặt nền móng cho một cuộc tấn công mới.
Tướng Hodges nói với The Sun Online rằng ông tin rằng Ukraine sẽ phát triển lớn - và tập trung nỗ lực của họ vào việc cuối cùng chiếm lại Crimea, nơi đã nằm trong tay Nga kể từ năm 2014.
Đại tá de Bretton đã so sánh một cuộc tấn công tiềm tàng của Ukraine với “Chiến dịch Bão táp Sa mạc” - với lực lượng của họ tìm cách tiến sâu tới 200 dặm phía sau phòng tuyến của Nga trong một cuộc tấn công chớp nhoáng.
Chuẩn tướng Barry cho biết cuộc phản công sẽ giống như một “vụ nổ lớn” để cố gắng phá vỡ thế bế tắc - đặc biệt là xung quanh Bakhmut.
Tuy nhiên, tướng Hodges - cựu chỉ huy quân đội Mỹ ở Âu Châu - tin rằng cuộc tấn công sẽ theo đuổi các tham vọng lớn hơn nhiều so với chiến thắng trong trận chiến ở Bakhmut.
Ông nói với The Sun Online: “Cho dù Ukraine có thể giết mọi binh sĩ Nga trong vòng 200 dặm xung quanh Bakhmut thì điều đó cũng sẽ không thay đổi tình hình chiến lược”.
“Chìa khóa là giành được Crimea - đó sẽ là địa hình quyết định. Một khi Crimea được giải phóng, tất cả sẽ kết thúc, nó sẽ thay đổi mọi thứ.
“Ukraine biết rằng sẽ không bao giờ an toàn nếu không lấy lại Crimea”.
5. Đại tướng Oleksandr Syrskyi, Tư Lệnh Lục Quân Ukraine, khẳng định Lực lượng Ukraine tiếp tục giữ các vị trí chiến lược ở Bakhmut
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Hai24 tháng Tư, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết Đại tướng Oleksandr Syrskyi, Tư Lệnh Lục Quân Ukraine, đã tới khu vực Bakhmut, nơi ông đi dọc giới tuyến và gặp gỡ các chỉ huy.
Thứ trưởng Hanna Maliar cho biết ông đã đến thăm các đơn vị đang trấn giữ toàn bộ mặt trận Bakhmut. Công việc của Syrskyi là làm việc cùng với các chỉ huy và binh lính để lập kế hoạch hoạt động, tấn công và phòng thủ, giám sát tình hình trực tiếp trên mặt đất.
Cô nhấn mạnh rằng người Nga đang chịu tổn thất nặng nề, chúng ta đang tiêu diệt nhân lực và tiềm năng tấn công của họ.
Liên quan đến tình hình chiến sự, Thứ trưởng Hanna Maliar cho biết trong 24 giờ qua, không quân Ukraine đã thực hiện 22 cuộc tấn công, chủ yếu nhắm vào các đoàn xe đang bỏ chạy của quân Nga, phá hủy hàng chục xe chuyển quân và các hệ thống pháo. 660 binh sĩ Nga đã bị loại khỏi vòng chiến, cùng 8 xe tăng, 8 xe thiết giáp, 12 hệ thống pháo và 23 xe chuyển quân và nhiên liệu.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 24 Tháng Tư, hơn 187.000 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến. Ngoài ra, quân phòng thủ Ukraine đã tiêu diệt 3.683 xe tăng Nga, 7.139 xe thiết giáp, 2.849 hệ thống pháo, 539 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 289 hệ thống phòng không, 308 máy bay chiến đấu, 294 máy bay trực thăng, 2.413 máy bay không người lái, 911 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 5.753 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 339 đơn vị thiết bị chuyên dụng.
6. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh cho biết như sau:
Chính quyền tại các khu vực bị xâm lược của Ukraine gần như chắc chắn đang ép buộc người dân phải chấp nhận hộ chiếu Liên bang Nga.
Cư dân ở Kherson đã được cảnh báo rằng những người không chấp nhận hộ chiếu Nga trước ngày 01 tháng 6 năm 2023 sẽ bị 'trục xuất' và tài sản của họ bị tịch thu.
Nga đang sử dụng hộ chiếu như một công cụ trong quá trình 'Nga hóa' các khu vực bị xâm lược, như đã làm ở Donetsk và Luhansk trước cuộc xâm lược vào tháng 2 năm 2022.
Nga có khả năng xúc tiến việc sáp nhập các khu vực bị xâm lược của Ukraine vào bộ máy hành chính của Liên bang Nga để giúp tô vẽ rằng cuộc xâm lược đã thành công, đặc biệt là trong thời gian chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2024.
7. Nga và Ukraine đang trao đổi vị trí trong cuộc chiến mệt mỏi để giành quyền kiểm soát thành phố Bakhmut
Theo các chỉ huy Ukraine ở tiền tuyến, các lực lượng chính quy của Nga và các chiến binh từ công ty quân sự tư nhân Wagner đang tiến hành các cuộc tấn công không ngừng nghỉ vào thành phố Bakhmut phía đông,.
Yurii Fedorenko, chỉ huy một đại đội thuộc Lữ đoàn cơ giới số 92 của Ukraine, nói với truyền hình Ukraine rằng tình hình ở đó “vẫn cực kỳ căng thẳng”.
Fedorenko nói: “Cuộc chiến vô cùng khó khăn. Đối phương đang sử dụng tất cả tiềm năng tấn công sẵn có, cả về thiết bị và nhân lực.”
Theo viên chỉ huy, lính dù và lực lượng đặc biệt của Nga đã tham gia cuộc tấn công và họ đã đạt được một số thành công về mặt chiến thuật. Fedorenko cho biết Nga sử dụng các cuộc tấn công dữ dội từ máy bay để “phá hủy theo đúng nghĩa đen” các vị trí của Ukraine, sau đó tiến lên để lấp đầy khoảng trống.
Tuy nhiên, viên chỉ huy nhấn mạnh rằng quân đội của Kyiv đang tiến hành “phòng thủ tích cực” và chiếm lại một số vị trí, “cả ở ngoại ô thành phố và trong chính thành phố Bakhmut, đẩy đối phương ra khỏi các giới tuyến và đánh đuổi chúng ra khỏi các vị trí chúng vừa chiếm được”.
Một số vị trí đổi chủ qua lại trong suốt trận chiến. Các lực lượng Nga đang tiến lên phía trước với lực lượng chưa từng có, phá hủy mọi thứ trên đường đi của họ, mỗi bên đều có thương vong.
Fedorenko tán thành những nỗ lực kéo dài hàng tháng để bảo vệ Bakhmut, tuyên bố rằng “đối phương phải chịu tổn thất lớn hơn nhiều trong cuộc tấn công so với lực lượng Ukraine.”
Và nếu Ukraine cho phép Nga đạt được các mục tiêu của mình ở Bakhmut, viên chỉ huy cho biết nếu quân Ukraine từ bỏ thành phố Bakhmut, điều đó sẽ giải phóng “một số lượng cực lớn các lực lượng và phương tiện để người Nga nhanh chóng triển khai lại các khu vực ưu tiên và quan trọng khác đối với đối phương”.
Điều đó có thể bao gồm các thành phố phía đông Marinka hoặc Lyman.
Fedorenko cho biết, miễn là Nga còn tham chiến ở Bakhmut, Ukraine có thể “phá hủy cuộc tấn công và tiềm năng tấn công của đối phương”.
“Sớm hay muộn, chúng ta sẽ phải giành lại từng centimet, từng mét của Bakhmut.”
8. Mạc Tư Khoa 'không tha thứ' cho Mỹ sau vụ nhà báo Nga bị từ chối cấp thị thực tới Liên Hiệp Quốc
Ngoại trưởng Nga, Sergei Lavrov, cho biết Mạc Tư Khoa “sẽ không tha thứ” cho Washington vì đã từ chối cấp thị thực Mỹ cho các nhà báo Nga, những người có ý định tháp tùng ông trong chuyến thăm trụ sở Liên Hiệp Quốc.
Nga đã đảm nhận chức chủ tịch hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc vào tháng 4 - một động thái mà Kyiv cho là một “cái tát vào mặt” công lý - và ông Lavrov sẽ chủ trì một số cuộc họp của hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc tại New York.
Ông Lavrov đã lên án sự thất bại “ngu ngốc” của Hoa Kỳ trong việc cấp thị thực cho các nhà báo Nga.
Ông ta nói: “Chúng tôi sẽ không quên, chúng tôi sẽ không tha thứ cho điều này. Một quốc gia tự gọi mình là mạnh nhất, thông minh nhất, tự do nhất và công bằng nhất, đã trở thành hèn nhát.”
Ông nói thêm rằng điều này “cho thấy giá trị của những bảo đảm long trọng của họ về quyền tự do ngôn luận”.
Trong một diễn biến khác, khi các quốc gia trong khối G7 dự trù đưa ra lệnh cấm xuất khẩu tới Nga, Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev hôm Chúa Nhật cho biết nếu G7 chuyển sang cấm xuất khẩu sang Nga, Mạc Tư Khoa sẽ đáp trả bằng cách chấm dứt thỏa thuận Ngũ cốc Hắc Hải cho phép xuất khẩu ngũ cốc quan trọng từ Ukraine.
Các nước G7 được tường trình đang xem xét lệnh cấm xuất khẩu gần như hoàn toàn sang Nga, hãng tin Kyodo của Nhật Bản đưa tin vào tuần trước, trích dẫn các nguồn tin chính phủ Nhật Bản.
9. Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đe dọa vũ khí hạt nhân nếu Ukraine tiến chiếm Crimea
Một đồng minh chủ chốt của Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng Mạc Tư Khoa có thể chuyển sang sử dụng vũ khí hạt nhân nếu Ukraine cố giành lại quyền kiểm soát Crimea.
Hôm thứ Hai 24 Tháng Tư, Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, người hiện đang giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, đã lặp lại lời răn đe rằng bất kỳ cuộc tấn công nào của Ukraine vào Crimea sẽ bị đáp trả bằng “các cuộc tấn công trả đũa”, có thể là “bất cứ điều gì” và Mạc Tư Khoa không đặt ra bất kỳ hạn chế nào. Ông nói thêm rằng Điện Cẩm Linh sẵn sàng triển khai “tất cả các loại vũ khí”, bao gồm cả hạt nhân, tùy thuộc vào “bản chất của mối đe dọa”, theo các chính sách chính thức của chính phủ về răn đe hạt nhân.
“Theo các tài liệu học thuyết của chúng tôi, bao gồm Nguyên tắc cơ bản của Răn đe hạt nhân. Tôi có thể bảo đảm với các bạn rằng câu trả lời sẽ nhanh chóng, khó khăn và thuyết phục”, ông Medvedev nói.
Medvedev cũng đã đe dọa sẽ chấm dứt thỏa thuận do Liên Hiệp Quốc làm trung gian cho phép xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine nếu G7 tiến hành một lệnh cấm tiềm năng đối với hầu hết các mặt hàng xuất khẩu sang Nga.
Hãng thông tấn Kyodo của Nhật Bản đưa tin vào tuần trước, trích dẫn các nguồn tin chính phủ Nhật Bản, rằng các quốc gia thuộc Nhóm Bảy nước, gọi tắt là G7, đang xem xét lệnh cấm xuất khẩu gần như hoàn toàn sang Nga. Nga đã nhiều lần đe dọa sẽ hủy bỏ việc tham gia vào thỏa thuận ngũ cốc, sẽ hết hạn vào ngày 18 tháng 5.
Medvedev nói “Ý tưởng này của những kẻ ngốc tại G7 về việc cấm xuất khẩu hoàn toàn sang nước ta ngụ ý một lệnh cấm có đi có lại đối với hàng nhập khẩu từ nước ta, bao gồm cả những loại hàng hóa nhạy cảm nhất đối với G7”.
Trong trường hợp như vậy, hợp đồng ngũ cốc – và nhiều thứ khác mà họ cần – sẽ kết thúc đối với họ.
Theo khuôn khổ hiện tại, hàng hóa được phép bán sang Nga trừ khi chúng được đưa vào danh sách đen một cách rõ ràng. G7 được cho là đang thảo luận về việc đảo ngược đường lối trừng phạt của mình để hàng xuất khẩu sang Nga sẽ tự động bị cấm trừ khi chúng được đưa vào danh sách các sản phẩm được phép vận chuyển đến nước này.
10. Vladimir Putin sa thải đô đốc hàng đầu sau khi ông này từ chối cử thủy thủ từ hạm đội Thái Bình Dương của mình tham chiến trong cuộc chiến ở Ukraine
Ký giả Rohan Gupta của tờ The Sun có trụ sở ở London có bài tường trình nhan đề “Vladimir Putin 'fires top admiral after he refused to send his sailors from his Pacific fleet to fight in Ukraine war'“, nghĩa là “Vladimir Putin 'sa thải đô đốc hàng đầu sau khi ông này từ chối cử thủy thủ từ hạm đội Thái Bình Dương của mình tham chiến trong cuộc chiến ở Ukraine'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh
Vladimir Putin được tường trình đã sa thải một đô đốc hàng đầu vì ông này từ chối cử thủy thủ tham chiến trong cuộc chiến chống lại Ukraine.
Đô đốc Sergei Avakyants, 66 tuổi, bất ngờ bị tước vai trò chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Nga vào tuần trước trong cuộc tập trận liên quan đến máy bay ném bom hạt nhân do Điện Cẩm Linh ra lệnh.
Avakyants đã tìm cách bảo vệ người của mình khỏi bị triển khai vào chiến trường Ukraine - để ngăn họ trở thành bia đỡ đạn - theo Volya và Brief Telegram.
Vị đô đốc đã nhiều lần chống lại hoặc bất tuân các mệnh lệnh cử người của mình đến chiến đấu ở Ukraine.
Khi bị buộc phải làm như vậy, ông ta bị cáo buộc đã cử những người vô kỷ luật và không đáng tin cậy nhất của mình đến vùng chiến sự.
“Ông ấy nói với Đô đốc Nikolay Yevmenov Tổng tư lệnh Hải quân bằng ngôn ngữ giản dị rằng ông ấy sẽ không để hạm đội bị hủy hoại - các thủy thủ, sĩ quan được đào tạo, thủy thủ đoàn phối hợp nhịp nhàng của ông ấy sẽ không bị chia cắt”, một nguồn tin cho biết từ bộ tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Nga.
Ông đặc biệt tức giận trước những tổn thất mà Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến số 155 tinh nhuệ của ông phải gánh chịu, những người buộc phải đến Ukraine.
“31 xe thiết giáp của Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến số 155 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đã bị phá hủy trong một cuộc tấn công vào Vuhledar”, kênh quân sự Mạc Tư Khoa Calling đưa tin vào thời điểm đó.
Trước đó, lữ đoàn 155 thủy quân lục chiến đã viết một lá thư phàn nàn về chiến thuật máy xay thịt của các chỉ huy của Putin ở Ukraine khiến '300 người thiệt mạng, bị thương và mất tích' trong bốn ngày giao tranh ác liệt ở Pavlivka.
“Sự bất mãn ngày càng tăng” của đô đốc khi quy mô tổn thất trở nên tồi tệ hơn.
Gần đây, Avakyants đã bất chấp mệnh lệnh của Điện Cẩm Linh và tuyên bố rằng ông ta sẽ không gửi thêm binh sĩ nào nữa trong thời gian ông ta phụ trách Hạm đội Thái Bình Dương.
Ông phản đối yêu cầu “biến các thủy thủ của tàu chiến, tàu ngầm và tàu phụ trợ” thành lính bộ binh ở Ukraine.
Vì sự bất phục tùng này, ông ta đã bị sa thải và được cử đi nghỉ - sau đó sẽ được chuyển sang vai trò ngoại giao hậu trường ở Mạc Tư Khoa.
Tuần trước, các quan chức đã đưa ra nhiều lý do khác nhau về việc sa thải một trong những chỉ huy được kính trọng nhất của Nga, người đã phụ trách Hạm đội Thái Bình Dương trong hơn một thập kỷ.
Rò rỉ cho rằng đó là do 'tình trạng chuẩn bị của hạm đội không đạt yêu cầu' và 'nhiều sai lầm trong chỉ huy'.
Một phiên bản khác của câu chuyện là ông đã đến tuổi nghỉ hưu bắt buộc nhưng có thông báo rằng ông sẽ đảm nhận vai trò huấn luyện quân sự và giáo dục lòng yêu nước.
“Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Sergei Avakyants đã đến tuổi nghỉ hưu 65 tuổi và được nghỉ xứng đáng với danh dự,” một nguồn tin trong Bộ Quốc phòng cho biết.
Avakyants đã 66 tuổi và tuổi tác thường không phải là rào cản ở Nga: Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu 67 tuổi, Tổng tư lệnh Vladimir Putin 70 tuổi, trong khi người đứng đầu cơ quan mật vụ FSB Alexander Bortnikov 71 tuổi.
Sự thật là Avakyants từ chối gửi lực lượng Hạm đội Thái Bình Dương của mình để đối mặt với cái chết nhiều hơn nữa ở Ukraine.
Một đoạn video đầy cảm xúc làm nổi bật những ngôi mộ ở Vladivostok của vô số Thủy Quân Lục Chiến dưới quyền chỉ huy của ông, những người đã thiệt mạng sau khi được gửi đến Ukraine.
Volya nói rằng người kế nhiệm Avakyants, Đô đốc Viktor Liina đã được thăng chức sau khi hoàn thành chỉ tiêu quân số cho cuộc chiến khi ông phụ trách Hạm đội Baltic.
Một nguồn tin quân sự cho biết: “Liina chỉ đơn giản là gửi bao nhiêu người mà anh ta được giao”.
Avakyants 'đã cố gắng hết sức của mình để thoát khỏi những hướng dẫn này.
'Liina, ngược lại, đã làm theo mệnh lệnh.
'Vào tháng 12, vì điều này, anh ấy đã nhận được dây đeo vai đô đốc, là điều mà anh ta đã mơ ước từ lâu.'
Việc chuyển anh ta sang Hạm đội Thái Bình Dương đã được công bố vào tuần trước.