Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:49 25/04/2009
LÀM SẠCH
Đại sư nhấn mạnh lần nữa: ông ta chưa từng dạy qua một phương pháp, cũng chưa từng làm qua một việc.
Các đệ tử trãi qua nhiều năm mới từ từ hiểu được sự khôn ngoan của “học mà không học, không tu mà tu” ấy.
Trình độ tu luyện chân chính không phải bắt nguồn từ có lòng tin, mà là “bỏ xuống ngay.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Có những người tu đạo nhiều năm mà vẫn cứ lòng tham sân si, có người đã khấn trọn đời nhiều năm mà vẫn cứ hoàn tục, có người làm linh mục nhiều năm mà vẫn cứ té nhào, không phải họ không có công phu tu luyện, cũng không phải họ không cố gắng vươn lên, vậy thì nguyên nhân nào họ còn tham sân si, nguyên nhân nào họ còn hoàn tục, và nguyên nhân nào họ bị té nhào ? Thưa, nguyên nhân to lớn và quan trọng nhất, đó là họ không “bỏ xuống ngay”.
“Bỏ xuống ngay” là dứt khoát không thỏa hiệp riêng tư, là quay lưng không thương tiếc với cám dỗ, là chặt đứt lời nói yêu thương ủy mị.v.v...
Đó chính là làm sạch tâm hồn của những người tu đạo vậy.
N2T |
Đại sư nhấn mạnh lần nữa: ông ta chưa từng dạy qua một phương pháp, cũng chưa từng làm qua một việc.
Các đệ tử trãi qua nhiều năm mới từ từ hiểu được sự khôn ngoan của “học mà không học, không tu mà tu” ấy.
Trình độ tu luyện chân chính không phải bắt nguồn từ có lòng tin, mà là “bỏ xuống ngay.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Có những người tu đạo nhiều năm mà vẫn cứ lòng tham sân si, có người đã khấn trọn đời nhiều năm mà vẫn cứ hoàn tục, có người làm linh mục nhiều năm mà vẫn cứ té nhào, không phải họ không có công phu tu luyện, cũng không phải họ không cố gắng vươn lên, vậy thì nguyên nhân nào họ còn tham sân si, nguyên nhân nào họ còn hoàn tục, và nguyên nhân nào họ bị té nhào ? Thưa, nguyên nhân to lớn và quan trọng nhất, đó là họ không “bỏ xuống ngay”.
“Bỏ xuống ngay” là dứt khoát không thỏa hiệp riêng tư, là quay lưng không thương tiếc với cám dỗ, là chặt đứt lời nói yêu thương ủy mị.v.v...
Đó chính là làm sạch tâm hồn của những người tu đạo vậy.
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:50 25/04/2009
CHỦ NHẬT 3 PHỤC SINH
Tin Mừng: Lc 24, 35-48.
“Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Ki-tô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại.”
Bạn thân mến,
Chúa Giê-su đã sống lại như lời Kinh Thánh đã nói về Ngài, đó là một sự thật mà lịch sử đã chứng minh, không những chứng minh bởi lời của các tiên tri trong Cựu ước, mà còn được các sách Phúc Âm ghi chép rõ ràng, và đặc biệt hơn nữa là chính các quân lính canh mồ của Chúa Giê-su đã chứng minh điều đó (Mt 28, 11-15), sự sống lại của Chúa Giê-su Ki-tô là một bằng chứng cho bạn và tôi rằng: Chúa Giê-su đã sống lại thật, và niềm tin của chúng ta vào Ngài là có căn cứ, và là một niềm hạnh phúc và hãnh diện cho chúng ta.
Cuộc sống của bạn và tôi ngày hôm nay chính là cuộc sống làm chứng nhân cho Chúa Giê-su Phục Sinh, vâng, Chúa Giê-su Phục Sinh chứ không phải là Chúa Giê-su chết chôn trong mộ đá, bởi vì sự chết chỉ đem lại chết chóc, u buồn và thất vọng. Nhưng bạn và tôi, cũng như rất nhiều người Ki-tô hữu khác đã sống đức tin vào Chúa Giê-su cách đặc biệt và sống lạc quan làm chứng cho niềm tin của mình, dù cho những đau khổ, thất bại hay thử thách hoặc với những bách hại nào, thì chúng ta vẫn cứ sống tin vào Chúa Giê-su Phục Sinh, như hai môn đệ trên đường Em-mau đã nóng lòng lên khi nghe Chúa Giê-su giải thích sách thánh trên đường khi đồng hành với họ...
Tin là không hồ nghi ngờ vực, nhưng chấp nhận những điều mình tin. Tin vào Chúa Giê-su cũng vậy, chúng ta đã hân hoan tin vào Chúa Giê-su Phục Sinh, và hân hoan long trọng mừng ngày Ngài từ trong cõi chết sống lại.
Bạn thân mến,
Trong thực tế thì dù lòng dạ chúng ta tin vào Chúa Giê-su Phục sinh, nhưng cuộc sống của chúng ta thì chưa làm chứng cho niềm tin của mình vào Ngài: chúng ta vẫn cứ hồ nghi về những đau khổ xảy ra cho những người chung quanh, chúng ta mong mõi về một cuộc sống hòa bình như lời hứa của Chúa và Đức Mẹ Maria, nhưng hận thù và chết chóc vẫn cứ hằng ngày xảy ra trong cuộc sống của bạn và tôi.
Tôi xin mượn lời thánh Phao-lô -trong thư ngài gởi cho giáo đoàn Ê-phê-xô- để nhắc nhở bạn và tôi luôn sống làm chứng nhân cho Chúa Giê-su Phục Sinh, ngài đã nói: “Thưa anh em, tôi là Phao-lô, người đang bị tù vì Chúa, tôi khuyên nhủ anh em hãy sống xứng đáng với ơn kêu gọi mà Thiên Chúa đã ban cho anh em. Anh em hãy ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại; hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau...” (Ep 4, 1-2)
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://360.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin Mừng: Lc 24, 35-48.
“Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Ki-tô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại.”
Bạn thân mến,
Chúa Giê-su đã sống lại như lời Kinh Thánh đã nói về Ngài, đó là một sự thật mà lịch sử đã chứng minh, không những chứng minh bởi lời của các tiên tri trong Cựu ước, mà còn được các sách Phúc Âm ghi chép rõ ràng, và đặc biệt hơn nữa là chính các quân lính canh mồ của Chúa Giê-su đã chứng minh điều đó (Mt 28, 11-15), sự sống lại của Chúa Giê-su Ki-tô là một bằng chứng cho bạn và tôi rằng: Chúa Giê-su đã sống lại thật, và niềm tin của chúng ta vào Ngài là có căn cứ, và là một niềm hạnh phúc và hãnh diện cho chúng ta.
Cuộc sống của bạn và tôi ngày hôm nay chính là cuộc sống làm chứng nhân cho Chúa Giê-su Phục Sinh, vâng, Chúa Giê-su Phục Sinh chứ không phải là Chúa Giê-su chết chôn trong mộ đá, bởi vì sự chết chỉ đem lại chết chóc, u buồn và thất vọng. Nhưng bạn và tôi, cũng như rất nhiều người Ki-tô hữu khác đã sống đức tin vào Chúa Giê-su cách đặc biệt và sống lạc quan làm chứng cho niềm tin của mình, dù cho những đau khổ, thất bại hay thử thách hoặc với những bách hại nào, thì chúng ta vẫn cứ sống tin vào Chúa Giê-su Phục Sinh, như hai môn đệ trên đường Em-mau đã nóng lòng lên khi nghe Chúa Giê-su giải thích sách thánh trên đường khi đồng hành với họ...
Tin là không hồ nghi ngờ vực, nhưng chấp nhận những điều mình tin. Tin vào Chúa Giê-su cũng vậy, chúng ta đã hân hoan tin vào Chúa Giê-su Phục Sinh, và hân hoan long trọng mừng ngày Ngài từ trong cõi chết sống lại.
Bạn thân mến,
Trong thực tế thì dù lòng dạ chúng ta tin vào Chúa Giê-su Phục sinh, nhưng cuộc sống của chúng ta thì chưa làm chứng cho niềm tin của mình vào Ngài: chúng ta vẫn cứ hồ nghi về những đau khổ xảy ra cho những người chung quanh, chúng ta mong mõi về một cuộc sống hòa bình như lời hứa của Chúa và Đức Mẹ Maria, nhưng hận thù và chết chóc vẫn cứ hằng ngày xảy ra trong cuộc sống của bạn và tôi.
Tôi xin mượn lời thánh Phao-lô -trong thư ngài gởi cho giáo đoàn Ê-phê-xô- để nhắc nhở bạn và tôi luôn sống làm chứng nhân cho Chúa Giê-su Phục Sinh, ngài đã nói: “Thưa anh em, tôi là Phao-lô, người đang bị tù vì Chúa, tôi khuyên nhủ anh em hãy sống xứng đáng với ơn kêu gọi mà Thiên Chúa đã ban cho anh em. Anh em hãy ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại; hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau...” (Ep 4, 1-2)
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://360.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:53 25/04/2009
N2T |
150. Thiên Chúa đã thấu suốt việc nhỏ bé trong nơi ẩn giấu, không có gì giấu được Ngài, con nên chú ý tư tưởng của con, không nên suy nghĩ lung tung.
(Thánh Marco ẩn sĩ)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:54 25/04/2009
N2T |
96. Lấy rổ múc nước thì vừa lãng phí vừa mất sức, kinh nghiệm thì cần phải dùng cách linh hoạt.
Bình an cho sứ vụ mới
LM Joseph Long
03:37 25/04/2009
Chúa Nhật 3 Phục Sinh
Việc đầu tiên khi Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ là Ngài trao ban bình an cho họ. Cũng dễ hiểu thôi bởi lẽ các môn đệ đang cần lắm sự bình an sau những chấn động do cuộc khổ nạn của Thầy mình. Dư chấn cuộc thương khó đang làm cho lòng các ông tan nát. Loạt tin tức về việc Chúa mất xác, Chúa sống lại, Chúa hiện ra… làm cho tâm hồn các ông rối bời như canh hẹ.
Ngay cả sau khi đã được Chúa Giêsu hiện ra cũng cố đức tin và kiện cường niềm hy vọng, các ông cũng đang cần lắm bình an của Chúa để khởi đầu cho một sứ vụ mới, sứ vụ làm chứng cho Tin mừng Phục sinh. Sứ vụ mới nay bắt đầu chính thức. Nhưng trước hết các ông cần có cái tâm an bình đã, vốn là hoa trái của đức tin. Có cái tâm an bình thì mới có thể đem tin bình an đến cho người khác được.
Tuy nhiên sự bình an mà Chúa Kitô muốn trao là sự bình an nào ? Chắc chắn không phải là bình an theo kiểu của thế gian, như lời Chúa Giêsu khẳng định: “Thầy ban cho anh em sự bình an không như thế gian ban tặng”. Bình an của thế gian theo nghĩa là không có chiến tranh, không có tai ương hay xáo trộn. Đặc tính dễ thấy nơi bình an thế gian là giả tạo, chóng qua. Vì bình an thế gian thường đến từ các “ngôn sứ giả” như thời Cựu Ước; bình an đến từ tiền bạc, danh vọng, quyền lực và những tiện nghi vật chất.
Thế bình an mà Chúa để lại cho các môn đệ là gì ? Thưa đó là bình an có Chúa luôn ở cùng, bình an có Chúa luôn hiện diện trong tâm hồn: “Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”. Nói cách khác đây là chính là bình an ơn cứu độ. Bình an đó còn là gì nữa ? Đó còn là chính Chúa Thánh Thần và các ân huệ của Người được Đức Kitô ban xuống trong tâm hồn các môn đệ vào ngày lễ Ngũ Tuần.
Đây là thứ di sản bền vững mà Chúa Giêsu để lại cho các môn đệ; không như di sản trần thế: tiền bạc của cải, cổ phần cổ phiếu… là những thứ rất bấp bênh, nay còn mai mất, nay được giá mai mất giá….
Các môn đệ có được bình an vì đức tin của các ngài đã có đường vững chắc để đi, đức cậy của các ngài đã có lối rõ ràng để về. Bởi vậy sau này các ngài không còn lo âu xao xuyến sợ hãi nữa, dẫu cho bên ngoài có còn nhiều sóng gió thử thách.
Cuộc sống con người ngày hôm nay đang cần lắm sự bình an của Chúa. Bản thân cần sự bình an. Gia đình cần sự bình an. Cộng đoàn cần sự bình an. Xin Chúa giúp chúng ta luôn biết mở lòng ra đón nhận sự bình an của Chúa Kitô. Đồng thời biết trở nên như khí cụ bình an của Chúa, nghĩa là biết đem sự bình an của Chúa cho những anh chị em mà chúng ta gặp gỡ hằng ngày. Amen.
Việc đầu tiên khi Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ là Ngài trao ban bình an cho họ. Cũng dễ hiểu thôi bởi lẽ các môn đệ đang cần lắm sự bình an sau những chấn động do cuộc khổ nạn của Thầy mình. Dư chấn cuộc thương khó đang làm cho lòng các ông tan nát. Loạt tin tức về việc Chúa mất xác, Chúa sống lại, Chúa hiện ra… làm cho tâm hồn các ông rối bời như canh hẹ.
Ngay cả sau khi đã được Chúa Giêsu hiện ra cũng cố đức tin và kiện cường niềm hy vọng, các ông cũng đang cần lắm bình an của Chúa để khởi đầu cho một sứ vụ mới, sứ vụ làm chứng cho Tin mừng Phục sinh. Sứ vụ mới nay bắt đầu chính thức. Nhưng trước hết các ông cần có cái tâm an bình đã, vốn là hoa trái của đức tin. Có cái tâm an bình thì mới có thể đem tin bình an đến cho người khác được.
Tuy nhiên sự bình an mà Chúa Kitô muốn trao là sự bình an nào ? Chắc chắn không phải là bình an theo kiểu của thế gian, như lời Chúa Giêsu khẳng định: “Thầy ban cho anh em sự bình an không như thế gian ban tặng”. Bình an của thế gian theo nghĩa là không có chiến tranh, không có tai ương hay xáo trộn. Đặc tính dễ thấy nơi bình an thế gian là giả tạo, chóng qua. Vì bình an thế gian thường đến từ các “ngôn sứ giả” như thời Cựu Ước; bình an đến từ tiền bạc, danh vọng, quyền lực và những tiện nghi vật chất.
Thế bình an mà Chúa để lại cho các môn đệ là gì ? Thưa đó là bình an có Chúa luôn ở cùng, bình an có Chúa luôn hiện diện trong tâm hồn: “Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”. Nói cách khác đây là chính là bình an ơn cứu độ. Bình an đó còn là gì nữa ? Đó còn là chính Chúa Thánh Thần và các ân huệ của Người được Đức Kitô ban xuống trong tâm hồn các môn đệ vào ngày lễ Ngũ Tuần.
Đây là thứ di sản bền vững mà Chúa Giêsu để lại cho các môn đệ; không như di sản trần thế: tiền bạc của cải, cổ phần cổ phiếu… là những thứ rất bấp bênh, nay còn mai mất, nay được giá mai mất giá….
Các môn đệ có được bình an vì đức tin của các ngài đã có đường vững chắc để đi, đức cậy của các ngài đã có lối rõ ràng để về. Bởi vậy sau này các ngài không còn lo âu xao xuyến sợ hãi nữa, dẫu cho bên ngoài có còn nhiều sóng gió thử thách.
Cuộc sống con người ngày hôm nay đang cần lắm sự bình an của Chúa. Bản thân cần sự bình an. Gia đình cần sự bình an. Cộng đoàn cần sự bình an. Xin Chúa giúp chúng ta luôn biết mở lòng ra đón nhận sự bình an của Chúa Kitô. Đồng thời biết trở nên như khí cụ bình an của Chúa, nghĩa là biết đem sự bình an của Chúa cho những anh chị em mà chúng ta gặp gỡ hằng ngày. Amen.
Chứng từ Phục Sinh
LM Phêrô Hồng Phúc
03:39 25/04/2009
Trong suốt những lần hiện ra cùng các tông đồ, luôn luôn, những lời chào chúc đầu tiên của Chúa Giêsu là: “Bình an cho các con”. Đây là những gì mà khi trao sứ vụ cho các tông đồ, Chúa Giêsu đã từng dạy các ông: “Đừng mang bao bị, tiền túi dọc đường nhưng vào làng nào, thành nào, các con hãy chúc bình an cho người ta”.
Dường như, Chúa muốn dạy cho các tông đồ rằng: “Kho tàng của các con duy nhất là sự bình an, trao ban cho những nơi các con đến” và mùa Phục Sinh này, chúng ta được chứng kiến Chúa Giêsu đã trao ban kho tàng ấy cho các ông: “Bình an cho các con”. Bình an vượt trên những sợ hãi, đóng kín cửa trong nhà; bình an để các ông có thể yên tâm ra khơi, cho dẫu cả đêm không bắt được con cá nào; rồi bình an của Chúa đến, sự hiện diện của Chúa sẽ làm cho các ông được đầy thuyền cá lớn. Hơn nữa, sự bình an của Chúa hôm nay còn trao ban cho các ông một sứ mệnh rất lớn lao: “Các con sẽ là chứng nhân những sự kiện đó”. Từ đây, bài học không còn là lý thuyết nhưng là chứng từ của cuộc sống về Chúa Kitô Phục Sinh. Với chứng từ này, các tông đồ tiếp tục trao ban bình an cho thế giới. Sự bình an vượt trên mọi sợ hãi, âu lo, trao ban niềm hy vọng và kiến tạo hạnh phúc cho thế giới. Chứng từ về Chúa Kitô Phục sinh là một chứng từ mạnh mẽ nhất về sự chiến thắng thế gian, chiến thắng tử thần. Chứng từ Phục Sinh mở ra cho chúng ta viễn ảnh về sự sống đời đời mà chúng ta được mời gọi sống trong sự sống ấy. Hay nói một cách cụ thể hơn là sống trong sự sống của chính Thiên Chúa Ba Ngôi: Yêu thương, hiệp nhất và vĩnh cửu.
Các tông đồ là những người còn phân vân không phải nghi ngờ Chúa, nhưng nghi ngờ về giác quan của mình, về mắt mình có thể nhìn sai, về trí tưởng tưởng của mình có thể vẽ ra những gì là “tự kỷ ám thị”. Chúa Giêsu đã ăn trước mặt các ông để làm chứng cho các ông rằng: “ma đâu có xương thịt như các con thấy thầy có đây”. Chúa Giêsu ăn trước mặt các ông không phải vì nhu cầu đói, không phải vì nhu cầu phải ăn mới sống nhưng ăn để làm chứng sự hiện hữu của Chúa trong con người của Giêsu đã từng bị đóng đinh, đã từng bị giết chết.
Chúa Giêsu cũng dạy cho các tông đồ rằng: Chúng ta ăn để sống và sống để làm chứng nhân Phục sinh của Chúa Kitô. Đừng coi ăn là mục đích để rồi chỉ sống mà ăn. Chúa Giêsu đã cho các ông thấy một nhãn giới cao hơn trong mục đích của đời sống con người. Như vậy, các ông đã hiểu ra rằng: Cuộc sống ở đời này là phương tiện để đưa các ông đến với Thầy và làm chứng cho Chúa Kitô Phục Sinh, là làm chứng về một cuộc sống đời đời và trao ban bình an cho thế giới. Đó là sứ mệnh của các ông.
Đến lượt chúng ta, chúng ta cũng hiểu ra rằng: tất cả mọi sinh hoạt, tất cả cuộc sống trần thế, chúng ta đang có đây là những phương tiện giúp chúng ta đến với một niềm hy vọng. Niềm hy vọng để biến chúng ta thành chứng nhân của Tin Mừng và chứng nhân ấy được Giáo hội nhắc lại trên môi miệng mỗi người chúng ta trong thánh lễ mỗi ngày: “Lạy Chúa, chúng con loan truyền Chúa chịu chết và tuyên xứng Chúa sống lại cho tới khi Chúa lại đến”. Xin giúp chúng con ý thức sứ mệnh này để đến lượt chúng con lại tiếp tục ra đi làm chứng nhân Tin Mừng cho Chúa trong thời đại chúng con đang sống. Amen.
Dường như, Chúa muốn dạy cho các tông đồ rằng: “Kho tàng của các con duy nhất là sự bình an, trao ban cho những nơi các con đến” và mùa Phục Sinh này, chúng ta được chứng kiến Chúa Giêsu đã trao ban kho tàng ấy cho các ông: “Bình an cho các con”. Bình an vượt trên những sợ hãi, đóng kín cửa trong nhà; bình an để các ông có thể yên tâm ra khơi, cho dẫu cả đêm không bắt được con cá nào; rồi bình an của Chúa đến, sự hiện diện của Chúa sẽ làm cho các ông được đầy thuyền cá lớn. Hơn nữa, sự bình an của Chúa hôm nay còn trao ban cho các ông một sứ mệnh rất lớn lao: “Các con sẽ là chứng nhân những sự kiện đó”. Từ đây, bài học không còn là lý thuyết nhưng là chứng từ của cuộc sống về Chúa Kitô Phục Sinh. Với chứng từ này, các tông đồ tiếp tục trao ban bình an cho thế giới. Sự bình an vượt trên mọi sợ hãi, âu lo, trao ban niềm hy vọng và kiến tạo hạnh phúc cho thế giới. Chứng từ về Chúa Kitô Phục sinh là một chứng từ mạnh mẽ nhất về sự chiến thắng thế gian, chiến thắng tử thần. Chứng từ Phục Sinh mở ra cho chúng ta viễn ảnh về sự sống đời đời mà chúng ta được mời gọi sống trong sự sống ấy. Hay nói một cách cụ thể hơn là sống trong sự sống của chính Thiên Chúa Ba Ngôi: Yêu thương, hiệp nhất và vĩnh cửu.
Các tông đồ là những người còn phân vân không phải nghi ngờ Chúa, nhưng nghi ngờ về giác quan của mình, về mắt mình có thể nhìn sai, về trí tưởng tưởng của mình có thể vẽ ra những gì là “tự kỷ ám thị”. Chúa Giêsu đã ăn trước mặt các ông để làm chứng cho các ông rằng: “ma đâu có xương thịt như các con thấy thầy có đây”. Chúa Giêsu ăn trước mặt các ông không phải vì nhu cầu đói, không phải vì nhu cầu phải ăn mới sống nhưng ăn để làm chứng sự hiện hữu của Chúa trong con người của Giêsu đã từng bị đóng đinh, đã từng bị giết chết.
Chúa Giêsu cũng dạy cho các tông đồ rằng: Chúng ta ăn để sống và sống để làm chứng nhân Phục sinh của Chúa Kitô. Đừng coi ăn là mục đích để rồi chỉ sống mà ăn. Chúa Giêsu đã cho các ông thấy một nhãn giới cao hơn trong mục đích của đời sống con người. Như vậy, các ông đã hiểu ra rằng: Cuộc sống ở đời này là phương tiện để đưa các ông đến với Thầy và làm chứng cho Chúa Kitô Phục Sinh, là làm chứng về một cuộc sống đời đời và trao ban bình an cho thế giới. Đó là sứ mệnh của các ông.
Đến lượt chúng ta, chúng ta cũng hiểu ra rằng: tất cả mọi sinh hoạt, tất cả cuộc sống trần thế, chúng ta đang có đây là những phương tiện giúp chúng ta đến với một niềm hy vọng. Niềm hy vọng để biến chúng ta thành chứng nhân của Tin Mừng và chứng nhân ấy được Giáo hội nhắc lại trên môi miệng mỗi người chúng ta trong thánh lễ mỗi ngày: “Lạy Chúa, chúng con loan truyền Chúa chịu chết và tuyên xứng Chúa sống lại cho tới khi Chúa lại đến”. Xin giúp chúng con ý thức sứ mệnh này để đến lượt chúng con lại tiếp tục ra đi làm chứng nhân Tin Mừng cho Chúa trong thời đại chúng con đang sống. Amen.
Hành trình Emmau- Đamas
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
03:44 25/04/2009
CHÚA NHẬT III PHỤC SINH (Cv 3,13-15.17-19; 1Ga 2,1-5a; Lc 24,35-48)
Hành trình Emmau- Đamas
Có thể nói đường đi Emmau nào có khác chi đường đi Đamas. Hai môn đệ chán chường về quê, Saolô hăng hái lên đường bắt bớ.Tiếc thương Đức Giêsu trên đường đi Emmau hay thù ghét Ngài trên đường đi Đamas, cả hai đều chỉ thấy Ngài trong cõi chết. Họ đều cần ơn “trở lại” để đổi mới cuộc đời.
Chính Chúa Giêsu Phục Sinh đã giúp họ trở lại bằng sự hiện diện đồng hành,bằng đòn quật ngã khỏi yên ngựa.
Dưới tác động của ân sủng, họ được biến đổi trở nên chứng nhân loan báo Tin mừng Phục sinh.
Hành trình Emmau:
Ai đã từng có một lần thất bại trong tình yêu hay trên đường sự nghiệp sẽ hiểu được tâm trạng buồn phiền chán nản,nặng trĩu ưu sầu của hai môn đệ trên đường Emmau. Mộng vàng tan bay, bao nhiêu ước mơ, bao nhiêu hy vọng bỗng dưng đổ vỡ tan tành. Những năm tháng theo Thầy đi rao giảng, họ luôn ôm ấp hoãi bảo lớn lao.Thầy sẽ lập quốc,đánh đuổi đế quốc La mã.Thầy sẽ là vua.Họ sẽ là các quan đại thần quyền thế. Khát vọng vinh quang trần thế này không đúng ý Chúa, nhưng là động lực thúc đẩy các môn đệ.
Kể từ khi tảng đá to đã niêm phong cửa mộ thì đối họ, tất cả đã hết, không còn gì ngoài những kỷ niệm xót xa chua chát. Một thực tế phủ phàng trĩu nặng nổi âu lo sợ hãi. Niềm hy vọng lớn lao xưa đã bị chôn vùi với Giêsu Nazareth. Bởi đó họ ở lại Giêrusalem để làm gì khi người ta đã đặt dấu chấm hết cho mọi hy vọng giải thoát dân tộc.Thập giá được giương cao và vị cứu tinh được chờ đợi với biết bao kỳ vọng đã kết thúc sự nghiệp bằng cái chết đớn đau ô nhục.
Nổi buồn mất mát và nổi đau tuyệt vọng đã làm cho họ không còn nhạy cảm với những thực tại xung quanh. Họ đã không nhận ra Đức Giêsu Phục Sinh đang cùng đi với họ. Ưu tư duy nhất là ưu tư về chính mình.Thái độ ấy đã bịt mắt, đã che đi nguồn sáng nên họ đã không nhận ra sự hiện diện đầy thân tình của Đấng Phục Sinh.
Đức Giêsu Phục Sinh đến như người bạn đồng hành. Ngài chăm chú lắng nghe họ kể nổi đau buồn. Ngài đốt lên ngọn lửa bừng cháy trong tim họ khi giải thích Thánh Kinh”. Bắt đầu từ Môisen và duyệt qua hết các tiên tri,chú giải cho họ những gì liên quan đến Người trong các bản văn thánh kinh”. Vậy thì cả lịch sử cứu độ hướng về Ngài và chỉ có ý nghĩa vì Ngài. Lịch sử vũ trụ, lịch sử nhân loại, mọi lịch sử chỉ là lịch sử cứu độ, lịch sử của Đức kitô. Đức Kitô hôm qua, hôm nay, mãi mãi vẫn là một. Nghe Lời Chúa, lòng họ bừng lên, nội tâm được biến đổi.
Trong quán trọ, họ nhận ra Ngài qua cử chỉ bẻ bánh. Mắt họ mở ra khi ”Đức giêsu cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng bẻ ra và trao cho họ”. Đó là cử chỉ của Chúa trong bữa tiệc ly, một dấu ấn đã in sâu vào tâm hồn các môn đệ. Cảm nhận bừng cháy trong tâm hồn khi Đức Giêsu ngõ lời, nhưng Ngài đã biến đi. Hai ông đã phục hồi niềm tin, đã tìm lại được Chúa, Đấng Hằng sống trên đường đời của họ.Từ nay, Chúa ở với họ, tỏ ra cho họ qua những dấu chỉ niềm tin, lôi kéo họ vào mầu nhiệm Phục sinh.
Con đường dẫn đưa những người lữ khách từ Giêrusalem đến quán trọ Emmau sao xa xôi vạn lý, thế mà giờ đây lúc trở về Giêrusalem lại hoá nên gần gũi thân quen, bởi vì Tin mừng đang cháy bỏng trong tim và trên môi của họ. Họ gặp các Tông đồ và kể lại cuộc gặp gỡ kỳ diệu với Đấng Phục sinh.
Từ nay các ông sẽ là những chứng nhân cho Đấng cùng đồng hành với các ông, chia sẽ vui buồn, dẫn dắt tâm hồn, thắp sáng n iềm tin, đốt nóng niềm hăng say cũng như sẽ đồng bàn và trao sự sống mới trong cử chỉ thân quen.
Từ nay các ông sẽ là người loan báo Đấng Phục sinh cho anh chị em của mình bằng chứng từ của một đời sống dấn thân phục vụ. Không có rào cản nào chắn được bước chân của các Ngài nữa vì Đấng Phục sinh đang cùng họ đồng hành trên khắp mọi nẻo đường trần thế.
Hành trình Đamas:
Trước khi trở lại,đối với Phaolô,Tin mừng về Đức Kitô quả là một chuyện vô lý nhất chưa từng nghe nói bao giờ.Giêsu đã sống lại. Môn đệ của ông ta loan báo rằng ông ta đã chết và đã sống lại.
Nghe bài diễn văn của Simon-Phêrô, người dân chài rao truyền: Giêsu Nazareth, người mà Thiên Chúa đã uỷ thác bằng các phép lạ tuyệt diệu, người mà các ông đã bắt và đã kết tội tử hình, đóng đinh vào thập giá, nhưng Thiên Chúa đã phục sinh Ngài. Phải,Thiên Chúa đã cho cho sống lại…chúng tôi đã chứng kiến, tất cả chúng tôi đã là nhân chứng tại chỗ..
Saolô với tư cách là người có học, một biệt phái mộ đạo. Ông có thông biết thánh kinh bằng hay hơn kẻ chài lưới có bàn tay chai cứng ?. Phêrô, Gioan đã nhân danh Đức Giêsu đặt tay lên người bệnh và người bệnh được khoẻ mạnh. Phêrô và Gioan đã bị nhốt trong ngục tối, cửa sắt khoá chặt, quân đội súng ống canh gác ngày đêm trước dãy tường kiên cố.Thế nhưng, Phêrô, Gioan đã được thả tự do bởi một bàn tay kỳ diệu. Người lạ gặp thấy hai ông đang lên tiếng to trong hành lang của đồn là Đức Giêsu đã sống lại, hai ông đã chứng thực về những phép lạ các ông cử hành nhân danh thầy chí thánh.
Saolô không thể chấp nhận như thế mãi được, phải ra tay tiêu diệt bọn tà đạo này. Nhận lệnh từ Giêrusalem, Saolô lên đường đi Đamas. Dưới ánh nắng mặt trời chói chang,bụi tung mịt mù,trời nóng như thiêu đốt. Không quan trọng ! Saolô ra đi, điều cần thiết nhất là nhanh chóng bắt hết bọn tà đạo về Giêrusalem.
Và bỗng chốc, một luồng ánh sáng chói lọi bao phủ lấy Saolô làm ông ngã ngựa. Ông không còn thấy gì nữa. Ông nghe có tiếng gọi ông:”Sa-un,Sa-un,sao ngươi lại bắt bớ Ta?”
Ông hỏi lại:”Thưa Ngài,Ngài là ai?” Tiếng nói lại âm vang:”Ta là Giêsu mà ngươi đang bách hại”( Cv 9,5) Saolô hoàn toàn bối rối. Ông nào có bắt bớ Chúa Giêsu, mà bắt bớ các môn đệ Ngài thôi ! Thê rồi ông chợt hiểu ra, Chúa Giêsu và các môn đệ ngài là một, và Saolô đã khuất phục:”Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì?”. Chúa truyền cho Saolô vào thành gặp Khanania. ( Cv 9,5-8). Saolô đứng dậy, ông chớp mắt mà không thấy gì. Ông được đưa về Đamas.Sau ba ngày, có một người Dothái thuộc cộng đoàn mới đã đến gõ cửa và bảo:”Saolô,người anh em,hãy nhìn thấy lại”.Phép lạ đã xảy ra,Saolô lại thấy được.Saolô đã chịu phép rửa bởi tay Khanania.Ong cần thời gian để tĩnh tâm,học hỏi và cầu nguyện.Thế là ông rời bỏ Đamas để sang vùng Ảrập sống trong thanh vắng.Thầy của ông đã chuẩn bị 30 năm thì ông cũng phải chuẩn bị ba năm (Gal 1,17).Ba năm trời ông nghiền ngẫm thánh kinh,đối chiếu trực tiếp với Thần Khí Chúa để hiểu rõ Tin mừng.Ba năm trời đã cho ông tâm tình của Chúa Kitô,đã đồng hoá ông với Đức Kitô đến nổi ông phải tuyên bố:” Không phải tôi sống,nhưng là chính Chúa Kitô sống trong tôi” ( Col 2,20).
Kể từ lúc sáng mắt,Saolô đã hoàn toàn đổi mới.Ong nhiệt thành loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa với tất cả thao thức ”Khốn thân tôi,nếu tôi không rao giảng Tin mừng”( 1 Cor 5,14).Với tên mới Phaolô,vị tông đồ được Chúa chữa sáng mắt đã ra đi khắp chân trời góc biển rao giảng Tin mừng và trở nên vị tông đồ dân ngoại lừng danh.Ngài luôn sống trong niềm tin tưởng yêu mến vào Đấng đã kêu gọi Ngài” tôi sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa,là Đấng yêu mến tôi và thí mạng vì tôi”( Gal 2,20).
Hành trình Đamas đã làm thay đổi cuộc đời Phaolô.Sống và chết cho Đức Kitô trong tiến trình của cuộc sống muôn màu của Phaolô mãi mãi vẫn thốt lên lời tuyên tín như một bài ca khải hoàn ”Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô ? Phải chăng là gian truân,bắt bớ, đói khát,trần truồng, nguy hiểm,gươm giáo? … Vì tôi thâm tín rằng sự chết hay sự sống,dù thiên thần hay thiên phủ,dù hiện tại hay tương lai,hay bất cứ sức mạnh nào,trời cao hay vực thẳm hay bất cứ tạo vật nào khác,không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu Thiên Chúa thể hiện cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô,Chúa chúng ta “ ( Rm 8,35-39).
Đọc lại hành trình Emmau,hành trình Đamas để nhận thấy người Kitô hữu chỉ bắt đầu là Kitô hữu thực sự khi khởi đi từ niềm tin Chúa Kitô sống lại.
Trong hành trình theo Chúa,người tín hữu có lúc phải đối diện với vô vàn khó khăn phức tạp của đời sống muôn mặt.Có những thất bại,có những chống đối làm choáng váng,ngỡ ngàng hoang mang vì Đức Giêsu như không còn hiện diện và can thiệp.Ngài dường như bỏ mặc cho thế gian hoành hành.
Chính trong những lúc thất vọng hay bị bách hại thì Đức Kitô lại tỏ bày dấu chỉ để người tín hữu nhận ra Ngài đang hiện diện, đang đồng hành khơi lên niềm hy vọng tràn đầy.
Hãy biết nhận ra Ngài qua các dấu chỉ như hai môn đệ Emmau.Hãy biết nhận ra Ngài qua từng biến cố đau đớn như Phaolô té ngựa trên đường Đamas.
Với tất cả niềm tin và lòng yêu mến, nhất định người Kitô hữu sẽ trở nên chứng nhân của niềm hy vọng,chứng nhân của sự sống, chứng nhân của niềm vui.
Hành trình Emmau- Đamas
Có thể nói đường đi Emmau nào có khác chi đường đi Đamas. Hai môn đệ chán chường về quê, Saolô hăng hái lên đường bắt bớ.Tiếc thương Đức Giêsu trên đường đi Emmau hay thù ghét Ngài trên đường đi Đamas, cả hai đều chỉ thấy Ngài trong cõi chết. Họ đều cần ơn “trở lại” để đổi mới cuộc đời.
Chính Chúa Giêsu Phục Sinh đã giúp họ trở lại bằng sự hiện diện đồng hành,bằng đòn quật ngã khỏi yên ngựa.
Dưới tác động của ân sủng, họ được biến đổi trở nên chứng nhân loan báo Tin mừng Phục sinh.
Hành trình Emmau:
Ai đã từng có một lần thất bại trong tình yêu hay trên đường sự nghiệp sẽ hiểu được tâm trạng buồn phiền chán nản,nặng trĩu ưu sầu của hai môn đệ trên đường Emmau. Mộng vàng tan bay, bao nhiêu ước mơ, bao nhiêu hy vọng bỗng dưng đổ vỡ tan tành. Những năm tháng theo Thầy đi rao giảng, họ luôn ôm ấp hoãi bảo lớn lao.Thầy sẽ lập quốc,đánh đuổi đế quốc La mã.Thầy sẽ là vua.Họ sẽ là các quan đại thần quyền thế. Khát vọng vinh quang trần thế này không đúng ý Chúa, nhưng là động lực thúc đẩy các môn đệ.
Kể từ khi tảng đá to đã niêm phong cửa mộ thì đối họ, tất cả đã hết, không còn gì ngoài những kỷ niệm xót xa chua chát. Một thực tế phủ phàng trĩu nặng nổi âu lo sợ hãi. Niềm hy vọng lớn lao xưa đã bị chôn vùi với Giêsu Nazareth. Bởi đó họ ở lại Giêrusalem để làm gì khi người ta đã đặt dấu chấm hết cho mọi hy vọng giải thoát dân tộc.Thập giá được giương cao và vị cứu tinh được chờ đợi với biết bao kỳ vọng đã kết thúc sự nghiệp bằng cái chết đớn đau ô nhục.
Nổi buồn mất mát và nổi đau tuyệt vọng đã làm cho họ không còn nhạy cảm với những thực tại xung quanh. Họ đã không nhận ra Đức Giêsu Phục Sinh đang cùng đi với họ. Ưu tư duy nhất là ưu tư về chính mình.Thái độ ấy đã bịt mắt, đã che đi nguồn sáng nên họ đã không nhận ra sự hiện diện đầy thân tình của Đấng Phục Sinh.
Đức Giêsu Phục Sinh đến như người bạn đồng hành. Ngài chăm chú lắng nghe họ kể nổi đau buồn. Ngài đốt lên ngọn lửa bừng cháy trong tim họ khi giải thích Thánh Kinh”. Bắt đầu từ Môisen và duyệt qua hết các tiên tri,chú giải cho họ những gì liên quan đến Người trong các bản văn thánh kinh”. Vậy thì cả lịch sử cứu độ hướng về Ngài và chỉ có ý nghĩa vì Ngài. Lịch sử vũ trụ, lịch sử nhân loại, mọi lịch sử chỉ là lịch sử cứu độ, lịch sử của Đức kitô. Đức Kitô hôm qua, hôm nay, mãi mãi vẫn là một. Nghe Lời Chúa, lòng họ bừng lên, nội tâm được biến đổi.
Trong quán trọ, họ nhận ra Ngài qua cử chỉ bẻ bánh. Mắt họ mở ra khi ”Đức giêsu cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng bẻ ra và trao cho họ”. Đó là cử chỉ của Chúa trong bữa tiệc ly, một dấu ấn đã in sâu vào tâm hồn các môn đệ. Cảm nhận bừng cháy trong tâm hồn khi Đức Giêsu ngõ lời, nhưng Ngài đã biến đi. Hai ông đã phục hồi niềm tin, đã tìm lại được Chúa, Đấng Hằng sống trên đường đời của họ.Từ nay, Chúa ở với họ, tỏ ra cho họ qua những dấu chỉ niềm tin, lôi kéo họ vào mầu nhiệm Phục sinh.
Con đường dẫn đưa những người lữ khách từ Giêrusalem đến quán trọ Emmau sao xa xôi vạn lý, thế mà giờ đây lúc trở về Giêrusalem lại hoá nên gần gũi thân quen, bởi vì Tin mừng đang cháy bỏng trong tim và trên môi của họ. Họ gặp các Tông đồ và kể lại cuộc gặp gỡ kỳ diệu với Đấng Phục sinh.
Từ nay các ông sẽ là những chứng nhân cho Đấng cùng đồng hành với các ông, chia sẽ vui buồn, dẫn dắt tâm hồn, thắp sáng n iềm tin, đốt nóng niềm hăng say cũng như sẽ đồng bàn và trao sự sống mới trong cử chỉ thân quen.
Từ nay các ông sẽ là người loan báo Đấng Phục sinh cho anh chị em của mình bằng chứng từ của một đời sống dấn thân phục vụ. Không có rào cản nào chắn được bước chân của các Ngài nữa vì Đấng Phục sinh đang cùng họ đồng hành trên khắp mọi nẻo đường trần thế.
Hành trình Đamas:
Trước khi trở lại,đối với Phaolô,Tin mừng về Đức Kitô quả là một chuyện vô lý nhất chưa từng nghe nói bao giờ.Giêsu đã sống lại. Môn đệ của ông ta loan báo rằng ông ta đã chết và đã sống lại.
Nghe bài diễn văn của Simon-Phêrô, người dân chài rao truyền: Giêsu Nazareth, người mà Thiên Chúa đã uỷ thác bằng các phép lạ tuyệt diệu, người mà các ông đã bắt và đã kết tội tử hình, đóng đinh vào thập giá, nhưng Thiên Chúa đã phục sinh Ngài. Phải,Thiên Chúa đã cho cho sống lại…chúng tôi đã chứng kiến, tất cả chúng tôi đã là nhân chứng tại chỗ..
Saolô với tư cách là người có học, một biệt phái mộ đạo. Ông có thông biết thánh kinh bằng hay hơn kẻ chài lưới có bàn tay chai cứng ?. Phêrô, Gioan đã nhân danh Đức Giêsu đặt tay lên người bệnh và người bệnh được khoẻ mạnh. Phêrô và Gioan đã bị nhốt trong ngục tối, cửa sắt khoá chặt, quân đội súng ống canh gác ngày đêm trước dãy tường kiên cố.Thế nhưng, Phêrô, Gioan đã được thả tự do bởi một bàn tay kỳ diệu. Người lạ gặp thấy hai ông đang lên tiếng to trong hành lang của đồn là Đức Giêsu đã sống lại, hai ông đã chứng thực về những phép lạ các ông cử hành nhân danh thầy chí thánh.
Saolô không thể chấp nhận như thế mãi được, phải ra tay tiêu diệt bọn tà đạo này. Nhận lệnh từ Giêrusalem, Saolô lên đường đi Đamas. Dưới ánh nắng mặt trời chói chang,bụi tung mịt mù,trời nóng như thiêu đốt. Không quan trọng ! Saolô ra đi, điều cần thiết nhất là nhanh chóng bắt hết bọn tà đạo về Giêrusalem.
Và bỗng chốc, một luồng ánh sáng chói lọi bao phủ lấy Saolô làm ông ngã ngựa. Ông không còn thấy gì nữa. Ông nghe có tiếng gọi ông:”Sa-un,Sa-un,sao ngươi lại bắt bớ Ta?”
Ông hỏi lại:”Thưa Ngài,Ngài là ai?” Tiếng nói lại âm vang:”Ta là Giêsu mà ngươi đang bách hại”( Cv 9,5) Saolô hoàn toàn bối rối. Ông nào có bắt bớ Chúa Giêsu, mà bắt bớ các môn đệ Ngài thôi ! Thê rồi ông chợt hiểu ra, Chúa Giêsu và các môn đệ ngài là một, và Saolô đã khuất phục:”Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì?”. Chúa truyền cho Saolô vào thành gặp Khanania. ( Cv 9,5-8). Saolô đứng dậy, ông chớp mắt mà không thấy gì. Ông được đưa về Đamas.Sau ba ngày, có một người Dothái thuộc cộng đoàn mới đã đến gõ cửa và bảo:”Saolô,người anh em,hãy nhìn thấy lại”.Phép lạ đã xảy ra,Saolô lại thấy được.Saolô đã chịu phép rửa bởi tay Khanania.Ong cần thời gian để tĩnh tâm,học hỏi và cầu nguyện.Thế là ông rời bỏ Đamas để sang vùng Ảrập sống trong thanh vắng.Thầy của ông đã chuẩn bị 30 năm thì ông cũng phải chuẩn bị ba năm (Gal 1,17).Ba năm trời ông nghiền ngẫm thánh kinh,đối chiếu trực tiếp với Thần Khí Chúa để hiểu rõ Tin mừng.Ba năm trời đã cho ông tâm tình của Chúa Kitô,đã đồng hoá ông với Đức Kitô đến nổi ông phải tuyên bố:” Không phải tôi sống,nhưng là chính Chúa Kitô sống trong tôi” ( Col 2,20).
Kể từ lúc sáng mắt,Saolô đã hoàn toàn đổi mới.Ong nhiệt thành loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa với tất cả thao thức ”Khốn thân tôi,nếu tôi không rao giảng Tin mừng”( 1 Cor 5,14).Với tên mới Phaolô,vị tông đồ được Chúa chữa sáng mắt đã ra đi khắp chân trời góc biển rao giảng Tin mừng và trở nên vị tông đồ dân ngoại lừng danh.Ngài luôn sống trong niềm tin tưởng yêu mến vào Đấng đã kêu gọi Ngài” tôi sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa,là Đấng yêu mến tôi và thí mạng vì tôi”( Gal 2,20).
Hành trình Đamas đã làm thay đổi cuộc đời Phaolô.Sống và chết cho Đức Kitô trong tiến trình của cuộc sống muôn màu của Phaolô mãi mãi vẫn thốt lên lời tuyên tín như một bài ca khải hoàn ”Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô ? Phải chăng là gian truân,bắt bớ, đói khát,trần truồng, nguy hiểm,gươm giáo? … Vì tôi thâm tín rằng sự chết hay sự sống,dù thiên thần hay thiên phủ,dù hiện tại hay tương lai,hay bất cứ sức mạnh nào,trời cao hay vực thẳm hay bất cứ tạo vật nào khác,không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu Thiên Chúa thể hiện cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô,Chúa chúng ta “ ( Rm 8,35-39).
Đọc lại hành trình Emmau,hành trình Đamas để nhận thấy người Kitô hữu chỉ bắt đầu là Kitô hữu thực sự khi khởi đi từ niềm tin Chúa Kitô sống lại.
Trong hành trình theo Chúa,người tín hữu có lúc phải đối diện với vô vàn khó khăn phức tạp của đời sống muôn mặt.Có những thất bại,có những chống đối làm choáng váng,ngỡ ngàng hoang mang vì Đức Giêsu như không còn hiện diện và can thiệp.Ngài dường như bỏ mặc cho thế gian hoành hành.
Chính trong những lúc thất vọng hay bị bách hại thì Đức Kitô lại tỏ bày dấu chỉ để người tín hữu nhận ra Ngài đang hiện diện, đang đồng hành khơi lên niềm hy vọng tràn đầy.
Hãy biết nhận ra Ngài qua các dấu chỉ như hai môn đệ Emmau.Hãy biết nhận ra Ngài qua từng biến cố đau đớn như Phaolô té ngựa trên đường Đamas.
Với tất cả niềm tin và lòng yêu mến, nhất định người Kitô hữu sẽ trở nên chứng nhân của niềm hy vọng,chứng nhân của sự sống, chứng nhân của niềm vui.
Những chứng nhân sự Phục Sinh của Chúa
Phanxicô Xaviê
03:48 25/04/2009
Hai môn đệ, trong số bảy mươi hai vị đã được Chúa sai đi từng đôi một vào tất cả các thành, các nơi mà chính Người sẽ đến (Lc 10, 1). Nhưng sau khi Chúa Giêsu bị treo trên thập giá, họ đã vỡ mộng và tính về vườn. Do vậy, trên đường về làng Emmau cách Giêrusalem chừng một cây số, thì gặp Chúa, họ liền quay trở lại báo tin cho các tông đồ. Theo Thánh Luca, đây là lần đầu tiên Chúa hiện ra với tất cả các môn đệ, nên các ông kinh hồn bạt vía (Lc 24, 37). Thánh Luca ghi nhận sự kiện này trong hướng thu thập các bằng chứng Chúa sống lại thực sự chứ không là sản phẩm tưởng tượng do các môn đệ đặt ra, vì chính các Ngài cũng còn phải sửng sốt.
Chúa cho các ông xem các dấu đinh để kiểm chứng vì ma thì không có xương thịt. Nhưng có lẽ quá vui mừng, các ông vẫn chưa tin ngay và còn đang ngỡ ngàng. Chúa muốn cho các ông thấy thực tại thể lý sự sống lại của Người, nên Chúa đã cầm một khúc cá nướng và ăn trước mặt các ông. Nhờ vậy các môn đệ thêm tin thực là Chúa như hai môn đệ trên đường Emmau đã nhận ra Chúa Giêsu lúc Ngài bẻ bánh.
Sau khi đã mở trí cho các môn đệ am hiểu Kinh Thánh, Chúa Giêsu trao phó sứ mạng cho các ông lên đường rao giảng về cuộc Thương khó và Phục sinh của Người để kêu gọi mọi người ăn năn sám hối đón nhận ơn cứu độ. Trong môi trường văn hóa Do thái bấy giờ, việc tha tội và Phục sinh phải đi đôi với nhau, vì nếu cái chết được quan niệm như là hình phạt của tội lỗi, thì Phục sinh phải là dấu chỉ tội lỗi đã được xóa bỏ.. Chính vì vậy, những lời Kinh Thánh, các việc loan báo, các sự kiện....về sự Phục sinh của Chúa đã phải làm các tông đồ vững tin, nhưng để kiện toàn hơn về lòng tin này, vì các Ngài sẽ là những chứng nhân, cũng như vì đức tin của các thế hệ mai sau sẽ dựa trên chứng từ của các tông đồ, đặc biệt của Thánh Phêrô, mà Chúa phải hiện ra nhiều lần với các ông, ban cho các ông nhiều bằng chứng về sự sống lại của Ngài. Đó chính là điều mà Thánh Luca muốn diễn tả. Đức tin của Thánh Phêrô là nguồn mạch đức tin của người khác, kể cả của các môn đệ mà Chúa Giêsu đòi các Ngài phải là chứng nhân.
Có lần người ta hỏi đại thi hào Danic của Italia rằng: đâu là điều mà ông mong muốn và tìm kiếm trong cuộc sống. Bậc vĩ nhân đã trả lời như sau: "Tôi vẫn luôn đi tìm kiếm điều mà bất cứ ai cũng tìm kiếm đó là sự bình an". Là điều mà chúng ta vẫn cầu xin cho người quá cố: trên bia mộ nào cũng luôn ghi lời cầu xin cho họ được an nghỉ nghìn thu. Phải chăng trong cuộc sống tại thế này, chúng ta sẽ khò tìm được hòa bình và an nghỉ. Thế giới dường như chưa bao giờ được hưởng những giây phút hòa bình thực sự, có chăng chỉ là những khoảnh khắc tạm bợ đầy những rình rập của chiến tranh và lo sợ.
Trong những phút cuối đời, Chúa Giêsu đã hứa hẹn với chúng ta "Ta ban bình an cho các con. Ta ban thứ bình an mà thế giới không thể ban tặng cho các con". Đó là sự bình an đích thực trong tâm hồn, Chúa đã mang đến cho các môn đệ qua những lần hiện ra với các ông.. Chính nhờ sự bình an này đã giúp biến đổi các ông từ con người nhát đảm, cứng lòng tin trở thành những con người mạnh mẽ, nhiệt thành loan báo tin mừng Phục sinh của Chúa Giêsu.
Lời Chúa nói với chúng ta hôm nay chính là lời chứng của các tông đồ về việc Chúa Phục sinh. Các Ngài đã nói với chúng ta không chỉ bằng lời truyền lại trong Kinh Thánh, mà còn bằng chính đời sống mạnh mẽ loan tin ấy và rồi dám chết cho điều mình tin. Suốt hơn 2000 năm lịch sử, các tông đồ, các nhà truyền giáo, những nhà hoạt động xã hội nhân danh Chúa Giêsu đã làm tốt điều ấy. Tin Chúa Phục sinh đã là điều cần, nhưng cần hơn còn phải biết biến niềm tin ấy thành hiện thực trong cuộc sống. Nghĩa là lên đường loan báo những gì mình đã tin. Chúng ta được mời gọi, tùy theo cách thế, hoàn cảnh mà làm chứng việc Chúa sống lại bằng chính cuộc sống của kẻ tin có sự sống lại. Khởi đi từ suy nghĩ, lời ăn tiếng nói tới thái độ cư xử, cách sử dụng tài sản và phục vụ tha nhân của mình.
Lạy Chúa, xin cho con nên nhân chứng sự Phục sinh của Chúa bằng việc góp phần làm sống lại những con người đã chết vì chán nản, thiếu niềm tin để sống. Những nét đẹp phong hóa của tình nghĩa đã chết vì bị quên lãng hay vì tiền bạc, vì lợi nhuận.....Xin cho con biết đón nhận những khó khăn trong cuộc sống với ý thức chúng sẽ đưa tới cuộc hồi sinh của anh em con.
Chúa cho các ông xem các dấu đinh để kiểm chứng vì ma thì không có xương thịt. Nhưng có lẽ quá vui mừng, các ông vẫn chưa tin ngay và còn đang ngỡ ngàng. Chúa muốn cho các ông thấy thực tại thể lý sự sống lại của Người, nên Chúa đã cầm một khúc cá nướng và ăn trước mặt các ông. Nhờ vậy các môn đệ thêm tin thực là Chúa như hai môn đệ trên đường Emmau đã nhận ra Chúa Giêsu lúc Ngài bẻ bánh.
Sau khi đã mở trí cho các môn đệ am hiểu Kinh Thánh, Chúa Giêsu trao phó sứ mạng cho các ông lên đường rao giảng về cuộc Thương khó và Phục sinh của Người để kêu gọi mọi người ăn năn sám hối đón nhận ơn cứu độ. Trong môi trường văn hóa Do thái bấy giờ, việc tha tội và Phục sinh phải đi đôi với nhau, vì nếu cái chết được quan niệm như là hình phạt của tội lỗi, thì Phục sinh phải là dấu chỉ tội lỗi đã được xóa bỏ.. Chính vì vậy, những lời Kinh Thánh, các việc loan báo, các sự kiện....về sự Phục sinh của Chúa đã phải làm các tông đồ vững tin, nhưng để kiện toàn hơn về lòng tin này, vì các Ngài sẽ là những chứng nhân, cũng như vì đức tin của các thế hệ mai sau sẽ dựa trên chứng từ của các tông đồ, đặc biệt của Thánh Phêrô, mà Chúa phải hiện ra nhiều lần với các ông, ban cho các ông nhiều bằng chứng về sự sống lại của Ngài. Đó chính là điều mà Thánh Luca muốn diễn tả. Đức tin của Thánh Phêrô là nguồn mạch đức tin của người khác, kể cả của các môn đệ mà Chúa Giêsu đòi các Ngài phải là chứng nhân.
Có lần người ta hỏi đại thi hào Danic của Italia rằng: đâu là điều mà ông mong muốn và tìm kiếm trong cuộc sống. Bậc vĩ nhân đã trả lời như sau: "Tôi vẫn luôn đi tìm kiếm điều mà bất cứ ai cũng tìm kiếm đó là sự bình an". Là điều mà chúng ta vẫn cầu xin cho người quá cố: trên bia mộ nào cũng luôn ghi lời cầu xin cho họ được an nghỉ nghìn thu. Phải chăng trong cuộc sống tại thế này, chúng ta sẽ khò tìm được hòa bình và an nghỉ. Thế giới dường như chưa bao giờ được hưởng những giây phút hòa bình thực sự, có chăng chỉ là những khoảnh khắc tạm bợ đầy những rình rập của chiến tranh và lo sợ.
Trong những phút cuối đời, Chúa Giêsu đã hứa hẹn với chúng ta "Ta ban bình an cho các con. Ta ban thứ bình an mà thế giới không thể ban tặng cho các con". Đó là sự bình an đích thực trong tâm hồn, Chúa đã mang đến cho các môn đệ qua những lần hiện ra với các ông.. Chính nhờ sự bình an này đã giúp biến đổi các ông từ con người nhát đảm, cứng lòng tin trở thành những con người mạnh mẽ, nhiệt thành loan báo tin mừng Phục sinh của Chúa Giêsu.
Lời Chúa nói với chúng ta hôm nay chính là lời chứng của các tông đồ về việc Chúa Phục sinh. Các Ngài đã nói với chúng ta không chỉ bằng lời truyền lại trong Kinh Thánh, mà còn bằng chính đời sống mạnh mẽ loan tin ấy và rồi dám chết cho điều mình tin. Suốt hơn 2000 năm lịch sử, các tông đồ, các nhà truyền giáo, những nhà hoạt động xã hội nhân danh Chúa Giêsu đã làm tốt điều ấy. Tin Chúa Phục sinh đã là điều cần, nhưng cần hơn còn phải biết biến niềm tin ấy thành hiện thực trong cuộc sống. Nghĩa là lên đường loan báo những gì mình đã tin. Chúng ta được mời gọi, tùy theo cách thế, hoàn cảnh mà làm chứng việc Chúa sống lại bằng chính cuộc sống của kẻ tin có sự sống lại. Khởi đi từ suy nghĩ, lời ăn tiếng nói tới thái độ cư xử, cách sử dụng tài sản và phục vụ tha nhân của mình.
Lạy Chúa, xin cho con nên nhân chứng sự Phục sinh của Chúa bằng việc góp phần làm sống lại những con người đã chết vì chán nản, thiếu niềm tin để sống. Những nét đẹp phong hóa của tình nghĩa đã chết vì bị quên lãng hay vì tiền bạc, vì lợi nhuận.....Xin cho con biết đón nhận những khó khăn trong cuộc sống với ý thức chúng sẽ đưa tới cuộc hồi sinh của anh em con.
Câu chuyện Chúa Phục Sinh
Lm Giacôbê Tạ Chúc
03:52 25/04/2009
Cứ mỗi đêm, một câu chuyện được kể, và một mạng người được thóat chết. Nhà vua cứ mãi lắng nghe, từng nhịp, từng nhịp, dòng chảy của thời gian. Cho đến khi không còn ai phải chết. Hai môn đệ trên đường Emmau, quay trở về Giêruselem và thuật lại những việc đã xảy ra dọc đường, và họ đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh.
Như giữa hư và thực, các môn đệ bàng hòang và ngây ngất, họ như tỉnh như say. Tâm trạng các môn đệ chất chứa đầy những hoang mang. Họ chụm vào nhau và kể cho nhau nghe những lần Chúa Giêsu hiện ra với họ. Đang lúc “tranh tối, tranh sáng” thì chúa Giêsu hiện đến, thế nhưng thay vì nhận ra Chúa thì các ông:” kinh hồn bạt vía, tưởng là thấy ma”( Lc24, 37). Thật là tội nghiệp cho các ngài, như vừa trải qua cơn ác mộng, sự thất vọng và những nỗi chán chường đã gặm nhấm tâm hồn các Ngài. Làm sao mà có thể “bình chân như vại được”, khi câu chuyện Chúa Giêsu sống lại cứ ngày một lan xa. Thấy các học trò còn e dè, và thậm chí còn ngờ vực, Chúa Giêsu phải trấn an các Ngài:” Sao anh em lại hỏang hốt? sao còn ngờ vực trong lòng? Nhìn chân tay thầy coi, chính Thầy đây mà! cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây?”
( Lc 24, 38-39 ). Chúa Giêsu lại tiếp tục kể cho các Tông đồ nghe, bắt đầu bằng kinh thánh: sách luật Mô-sê, các sách ngôn sứ và Thánh vịnh. Tâm hồn các Ngài chợt bừng tỉnh, Chúa Giêsu kéo họ ra khỏi những giấc mộng vàng của kiếp phù vân, Ngài sai các tông đồ ra đi và làm chứng cho Tin mừng Phục sinh. Đấng phục sinh còn ăn uống trước mặt họ. Ôi quả thật hạnh phúc, các tông đồ không còn nhát đảm và sợ sệt nữa, Đức Giêsu Phục sinh đã làm cho niềm vui của các ngài òa vỡ, không thể im lặng được, họ cùng nhau đi đến với muôn dân loan tin mừng Chúa đã sống lại. Và phép lạ phục sinh đã xảy ra, người ta sám hối, con người tìm về với Chúa, lương tâm mọi người thức tỉnh, họ bắt đầu phản tỉnh:”Thưa các ông, vậy chúng tôi phải làm gì?”(Cvtđ 2,37).
Câu chuyện phục sinh chẳng bao giờ khép lại, người ta cứ mải mê kể cho nhau nghe,” khi ấy…Đức Giêsu…”, và mọi người thay nhau kể về câu chuyện hai môn đệ trên đường đi Emmau. Ngày hôm nay, cộng động Emmau do cha Henri Groúes sáng lập, nhằm giúp những người không nhà, không cửa tự tay xây dựng đời sống cho chính mình đã có mặt tại năm mươi quốc gia với 250 cộng đòan.
Trong thánh lễ mỗi ngày, linh mục cùng với cộng đòan dân Chúa, tiếp nối sứ mạng đã được Đức Giêsu ủy thác để vẫn mãi kể về câu chuyện Đấng đã Phục sinh Alleluia !
Như giữa hư và thực, các môn đệ bàng hòang và ngây ngất, họ như tỉnh như say. Tâm trạng các môn đệ chất chứa đầy những hoang mang. Họ chụm vào nhau và kể cho nhau nghe những lần Chúa Giêsu hiện ra với họ. Đang lúc “tranh tối, tranh sáng” thì chúa Giêsu hiện đến, thế nhưng thay vì nhận ra Chúa thì các ông:” kinh hồn bạt vía, tưởng là thấy ma”( Lc24, 37). Thật là tội nghiệp cho các ngài, như vừa trải qua cơn ác mộng, sự thất vọng và những nỗi chán chường đã gặm nhấm tâm hồn các Ngài. Làm sao mà có thể “bình chân như vại được”, khi câu chuyện Chúa Giêsu sống lại cứ ngày một lan xa. Thấy các học trò còn e dè, và thậm chí còn ngờ vực, Chúa Giêsu phải trấn an các Ngài:” Sao anh em lại hỏang hốt? sao còn ngờ vực trong lòng? Nhìn chân tay thầy coi, chính Thầy đây mà! cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây?”
( Lc 24, 38-39 ). Chúa Giêsu lại tiếp tục kể cho các Tông đồ nghe, bắt đầu bằng kinh thánh: sách luật Mô-sê, các sách ngôn sứ và Thánh vịnh. Tâm hồn các Ngài chợt bừng tỉnh, Chúa Giêsu kéo họ ra khỏi những giấc mộng vàng của kiếp phù vân, Ngài sai các tông đồ ra đi và làm chứng cho Tin mừng Phục sinh. Đấng phục sinh còn ăn uống trước mặt họ. Ôi quả thật hạnh phúc, các tông đồ không còn nhát đảm và sợ sệt nữa, Đức Giêsu Phục sinh đã làm cho niềm vui của các ngài òa vỡ, không thể im lặng được, họ cùng nhau đi đến với muôn dân loan tin mừng Chúa đã sống lại. Và phép lạ phục sinh đã xảy ra, người ta sám hối, con người tìm về với Chúa, lương tâm mọi người thức tỉnh, họ bắt đầu phản tỉnh:”Thưa các ông, vậy chúng tôi phải làm gì?”(Cvtđ 2,37).
Câu chuyện phục sinh chẳng bao giờ khép lại, người ta cứ mải mê kể cho nhau nghe,” khi ấy…Đức Giêsu…”, và mọi người thay nhau kể về câu chuyện hai môn đệ trên đường đi Emmau. Ngày hôm nay, cộng động Emmau do cha Henri Groúes sáng lập, nhằm giúp những người không nhà, không cửa tự tay xây dựng đời sống cho chính mình đã có mặt tại năm mươi quốc gia với 250 cộng đòan.
Trong thánh lễ mỗi ngày, linh mục cùng với cộng đòan dân Chúa, tiếp nối sứ mạng đã được Đức Giêsu ủy thác để vẫn mãi kể về câu chuyện Đấng đã Phục sinh Alleluia !
Gia nhập Đạo Chúa
Lm Giacôbê Tạ Chúc
03:54 25/04/2009
Ở cái thời xã hội hiện nay, một phần lớn anh chị em dự tòng học đạo và theo đạo chỉ với một lý do: theo vợ hay theo chồng, hiếm khi thấy trở lại đạo với sự tự nguyện của mình. Tôi thường nói đùa với những anh em đi học đạo:
Con thờ lạy Chúa Ba Ngôi
Con lấy được vợ con thôi nhà thờ.
Điều đó cũng dễ hiểu, con người sống trong một xã hội đầy đủ tiện nghi vật chất, vấn đề thực dụng đang ngày càng phát triển mạnh. Người ta luôn muốn làm những gì mà hệ quả của nó luôn là có lợi cho mình. Không ai muốn chịu thiệt thòi cho bản thân mình cả. Theo Chúa cũng thế, để lấy được vợ, cái gì cũng chịu Thế nhưng giống như người qua đò, chiếc thuyền không sinh ích gì cả, bỏ đi là xong chuyện. Giáo hội sơ khai đã rất quan tâm đặc biệt đến thời kỳ chuẩn bị của những anh chị em tòng giáo. Thời dự tòng trong giai đọan này thường kéo dài nhiều năm, thông thường từ hai đến ba năm, có khi còn dài hơn. Những anh chị em dự tòng chỉ được phép tham dự phần phụng vụ Lời Chúa, rồi sau đó ra về. Những điều này chúng ta có thể tìm thấy trong hai tác phẩm quan trọng như Sách Didachès và cuốn Hộ giáo-Aplologie của thánh Justinô. Thánh Justinô căn dặn những anh chị em dự tòng: "Tất cả những ai tin vào chân lý trong giáo huấn và học thuyết của chúng ta, cần phải thay đổi cách sống cho phù hợp với giáo lý mà họ đón nhận, đồng thời họ phải chăm chỉ cầu nguyện để nài xin lòng thương xót của Chúa tha thứ các tội họ đã phạm trước đây”.
Origène còn nhấn mạnh thêm:” người dự tòng không lắng nghe giáo huấn của Hội thánh như nghe các bài diễn thuyết của các hiền triết và các bậc khôn ngoan, nhưng đón nhận chân lý hằng sống để biến đổi đời sống theo tinh thần Kitô Giáo”. Cử hành khai tâm cho những anh chị em dự tòng luôn đi theo một tiến trình để chuẩn bị cho họ đón nhân các ân sủng của Chúa. Sau khi hành bí tích thánh tẩy, người dự tòng sẽ lần đầu tiên tham dự Thánh Thể, Thánh Ambrôsiô coi giây phút người tân tòng tham dự Thánh Thể là lúc quan trọng đặc biệt đối với họ và cộng đòan. Còn Thánh Hppôlytô lại nhấn mạnh vinh dự của người tân tòng lần đầu tiên được tham dự vào cử hành Thánh thể: họ sẽ dâng lời nguyện giáo dân với cộng đòan và được mời gọi dâng lễ vật để chủ tế thánh hiến thành Mình Máu Chúa Kitô( Tradition Apostolique, 7,5). Cả ba bích tích: Thánh tẩy, Thêm sức và Thánh Thể liên kết chặt chẽ với nhau, hầu làm phong phú đời sống đức tin và ân sủng cho những kitô hữu trương thành. Người ta có thể tóm tắt tiến trình khai tâm cho những anh chị em tòng giáo qua ba tích tích của Tertullien:
Thân xác được dìm xuống nước để linh hồn được tẩy sạch ( BT rửa tội)
Thân xác được xức dầu để linh hồn được thánh hóa( BT thêm sức)
Thân xác được nuôi dưỡng bằng Mình và Máu Chúa kitô để linh hồn được sống nhờ Thiên chúa( BT Thánh Thể).
Đức tin là một hồng ân và một hành trình dài, hồng ân là vì do ơn của chúa, chứ không chỉ sức lực của con người. Hành trình là bởi vì cần học hỏi và khám phá luôn mãi khuôn mặt của Đức Giêsu phục sinh sau cuộc khổ nạn của Ngài. Ước mong sao những anh chị em tân tòng can đảm và theo Chúa đến cùng.
Con thờ lạy Chúa Ba Ngôi
Con lấy được vợ con thôi nhà thờ.
Điều đó cũng dễ hiểu, con người sống trong một xã hội đầy đủ tiện nghi vật chất, vấn đề thực dụng đang ngày càng phát triển mạnh. Người ta luôn muốn làm những gì mà hệ quả của nó luôn là có lợi cho mình. Không ai muốn chịu thiệt thòi cho bản thân mình cả. Theo Chúa cũng thế, để lấy được vợ, cái gì cũng chịu Thế nhưng giống như người qua đò, chiếc thuyền không sinh ích gì cả, bỏ đi là xong chuyện. Giáo hội sơ khai đã rất quan tâm đặc biệt đến thời kỳ chuẩn bị của những anh chị em tòng giáo. Thời dự tòng trong giai đọan này thường kéo dài nhiều năm, thông thường từ hai đến ba năm, có khi còn dài hơn. Những anh chị em dự tòng chỉ được phép tham dự phần phụng vụ Lời Chúa, rồi sau đó ra về. Những điều này chúng ta có thể tìm thấy trong hai tác phẩm quan trọng như Sách Didachès và cuốn Hộ giáo-Aplologie của thánh Justinô. Thánh Justinô căn dặn những anh chị em dự tòng: "Tất cả những ai tin vào chân lý trong giáo huấn và học thuyết của chúng ta, cần phải thay đổi cách sống cho phù hợp với giáo lý mà họ đón nhận, đồng thời họ phải chăm chỉ cầu nguyện để nài xin lòng thương xót của Chúa tha thứ các tội họ đã phạm trước đây”.
Origène còn nhấn mạnh thêm:” người dự tòng không lắng nghe giáo huấn của Hội thánh như nghe các bài diễn thuyết của các hiền triết và các bậc khôn ngoan, nhưng đón nhận chân lý hằng sống để biến đổi đời sống theo tinh thần Kitô Giáo”. Cử hành khai tâm cho những anh chị em dự tòng luôn đi theo một tiến trình để chuẩn bị cho họ đón nhân các ân sủng của Chúa. Sau khi hành bí tích thánh tẩy, người dự tòng sẽ lần đầu tiên tham dự Thánh Thể, Thánh Ambrôsiô coi giây phút người tân tòng tham dự Thánh Thể là lúc quan trọng đặc biệt đối với họ và cộng đòan. Còn Thánh Hppôlytô lại nhấn mạnh vinh dự của người tân tòng lần đầu tiên được tham dự vào cử hành Thánh thể: họ sẽ dâng lời nguyện giáo dân với cộng đòan và được mời gọi dâng lễ vật để chủ tế thánh hiến thành Mình Máu Chúa Kitô( Tradition Apostolique, 7,5). Cả ba bích tích: Thánh tẩy, Thêm sức và Thánh Thể liên kết chặt chẽ với nhau, hầu làm phong phú đời sống đức tin và ân sủng cho những kitô hữu trương thành. Người ta có thể tóm tắt tiến trình khai tâm cho những anh chị em tòng giáo qua ba tích tích của Tertullien:
Thân xác được dìm xuống nước để linh hồn được tẩy sạch ( BT rửa tội)
Thân xác được xức dầu để linh hồn được thánh hóa( BT thêm sức)
Thân xác được nuôi dưỡng bằng Mình và Máu Chúa kitô để linh hồn được sống nhờ Thiên chúa( BT Thánh Thể).
Đức tin là một hồng ân và một hành trình dài, hồng ân là vì do ơn của chúa, chứ không chỉ sức lực của con người. Hành trình là bởi vì cần học hỏi và khám phá luôn mãi khuôn mặt của Đức Giêsu phục sinh sau cuộc khổ nạn của Ngài. Ước mong sao những anh chị em tân tòng can đảm và theo Chúa đến cùng.
Lời chứng của các tông đồ
Anmai, CSsR
03:57 25/04/2009
CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH B (Cv 3, 13-15.17-19; 1 Ga 2,1-5a; Lc 24, 35-48)
Thánh Luca vừa trình bày cho chúng ta trình thuật sau cùng của Ngài. Qua trình thuật này chúng ta thấy Chúa Giêsu đưa các môn đệ đi vào trong sự viên mãn của mầu nhiệm Phục Sinh. Trình thuật Chúa Giêsu dẫn đưa các môn đệ như thế nào, chúng ta hãy nhìn đến ý hướng biên soạn của Thánh Luca. Thánh ký kết cấu trình thuật như sau:
- Hiện ra cho các môn đệ (c. 36-43) sau khi đã hiện ra cho Simon (c. 34) cũng như cho hai môn đệ Emmau - (c. 13-35), lần này Chúa Giêsu tỏ hiện cho số môn đệ đông hơn (dĩ nhiên trong đó có nhóm Mười một). Nhấn mạnh cho tất cả thực tại tỏ tường của sự sống lại của Người.
- Người mở trí cho các môn đệ hiểu Kinh thánh, trao sứ mệnh làm chứng nhân cho sự Phục sinh của Người, cùng với lời hứa ban “mãnh lực Trên ban” (c. 44-49).
- Thánh Luca kết thúc Tin mừng với bối cảnh Thăng thiên: Đức Chúa Giêsu tỏ lộ vương quyền của Người và các môn đệ nhận biết sự khải hoàn uy nghi đó (C. 50-53).
- Ngoài ra, chúng ta còn ghi nhận rằng: trình thuật sau cùng này rất gần gũi với biên soạn của Thánh Gioan ở chương 20,19-29. Cả hai thánh ký đều có cách trình bày giống nhau về thân xác Phục sinh của Chúa Giêsu, hoặc cả hai sử dụng một nguồn truyền thống chung hoặc Thánh Luca lấy nguồn từ truyền thống Gioan.
Thân xác phục sinh của Chúa Giêsu được miêu tả như là không còn lệ thuộc vào quy luật vật lý bình thường: Người hiện đến khi cửa đóng (x. c. 36) “bỏ họ mà biến mất” (c. 31). Tuy nhiên, đó cũng là một thân xác thực sự của con người: Người tiến lại gần bên họ (c. 15) chuyện trò hỏi thưa (c. 17; 25) cầm bánh bẻ ra (câu 30) hoặc cùng ăn cùng uống với họ (c. 43) v.v... Cách diễn tả như thế chắc chắn chịu ảnh hưởng sâu xa bởi truyền thống Giáo hội sơ khai, trình bày một Chúa Giêsu cùng ăn cùng uống với các môn đệ sau khi Người sống lại (x. Cv 10. 36-43). Nhất là trong bối cảnh gắn liền với văn hóa Do Thái. Đối với người Do Thái, với não trạng thực tế, thì chuyện không có xác thể đó là thứ ma quái: chứ không phải là con người sống động.
Cách trình bày đó dĩ nhiên bao hàm ý hướng biện giáo cho mầu nhiệm phục sinh: Chúa Giêsu đã chết và đã sống lại thực sự. Chính Người là Con Thiên Chúa làm người, đã từ cõi chết sống lại. Và Người đang sống.
Ý hướng biện giáo này càng là một dữ kiện dễ hiểu đối với Tin Mừng Luca nhằm gởi cho độc giả Hy Lạp. Người Hy Lạp chấp nhận sự bất tử của linh hồn song không tin có sự sống lại của thể xác. Chính vì thế Thánh Luca là thánh ký nhấn mạnh nhiều nhất tới thực tại thể xác của Chúa Giêsu.
Họ còn đang nói, thì Người đã đứng giữa họ (c. 36-43). Các môn đệ kinh hoàng và khiếp sợ trước sự hiện ra bất ngờ của Chúa Giêsu. Phản ứng này có phù hợp với dữ kiện ở câu 34 không ? Ở đó tất cả đều được loan báo rằng: “Thực thế, Chúa đã sống lại và hiện ra cho Simon”. Tại sao bây giờ họ kinh hoàng khiếp đảm?
Họ nghe nói, nhưng điều đó chưa đủ. Cũng như nơi trình thuật Emmau, cần phải có một cử chỉ, hay một lời từ phía Đấng Phục Sinh, trước khi các môn đệ có thể nhận ra Đấng Phục Sinh. Hay nói một cách khác, để chấp nhận mầu nhiệm phục sinh, cần phải có đức tin (cần được ban cho từ Thiên Chúa). Các thứ bằng chứng hay lời thuyết phục, loan báo v.v... chưa đủ. Và “ân huệ” từ Chúa Giêsu được ban cho các môn đệ là: “Hãy coi tay Ta, chân Ta. Chính là Ta đó. Hãy rờ nắn mà xem, ma nào lại có xương có thịt như các ngươi thấy Ta có” (c. 39; x. Ga 20,20: tay và cạnh sườn).
Còn họ “vì mừng quá mà họ vẫn còn không tin được” (câu 41). Hạn từ apo tês kharas (= praegaudio, mừng vui quá) diễn tả một hạnh phúc, một niềm vui không ngờ được. “Họ không thể tin mắt họ”. Có thể đây là một cách diễn tả nhằm biện hộ cho sự cứng tin của các môn đệ (x. Lc 22,45).
Với một cử chỉ thân tình quen thuộc của Thầy và trò trong hành trình loan báo Tin mừng cũng như đầy lòng chiếu cố, Chúa Giêsu đã ăn cá nướng trước mặt các môn đệ để minh chứng cho các môn đệ rằng Ngài đã sống lại thật. Thánh Luca cũng có trong ý nghĩ cái ý nghĩa “thánh thể” của “bữa ăn” này (x. Cv 1,4; Lc 24,30). Sự hiệp thông ở đây với Đức Kitô trong khung cảnh một bữa ăn thân tình, sự hiệp thông tronh tình huynh đệ và diễn tả sự gặp gỡ của đức tin nơi Thánh thể.
Một thân xác phục sinh không còn cần thức ăn; nhưng điều đó không muốn nói rằng thân xác vinh quang không thể “thẩm thấu” đồ ăn của uống. Phần trình thuật này của Thánh Luca (cũng như của Thánh Gioan 20,19t) được miêu tả như để minh chứng rằng: sự phục sinh của Chúa Giêsu là một sự kiện vật lý; Đức Kitô phục sinh không phải là thứ ma quái hay hồn thiêng song là một ngôi vị thực sự.
Không phải thời Chúa Giêsu và các môn đệ, mãi mãi muôn đời có quá nhiều lý luận bài xích cho rằng: các môn đệ lúc đó đã bị lừa gạt bởi những cảm xúc quá mạnh hoặc bởi những tưởng tượng đầy ám ảnh. Trình thuật này của Thánh Luca là câu trả lời cho sự đối kháng đó. Chúng ta vừa nghe Thánh Luca trình bày cho thấy: các môn đệ hoàn toàn không phải là bị ám ảnh, hay là mộng mị như những người không tin thường hay nhạo báng, ngược lại là đúng hơn; và dù có nghi ngờ, họ đã đi đến chỗ xác tín rằng Chúa Giêsu đã sống lại.
Thật ra mà nói thì các môn đệ ngày xưa cũng là con người xác thịt như chúng ta, đâu có dễ dàng gì mà tin một con người đã chết thật mà nay lại sống lại thật với đầy đủ cái thân xác cũng ăn cũng uống như con người. Thế nhưng, Chúa Giêsu đã sống lại thật và các môn đệ đã tin thật. Vì tin cũng như nhận được ân sủng từ Chúa Thánh Thần do Chúa Giêsu thương ban nên lòng tin của các ông tưởng chừng như tan tành theo mây khói nhưng đã được củng cố một cách mạnh mẽ hơn trước.
Chúng ta nhớ lại hình ảnh của một Phêrô nhát đảm nhưng sau khi chân nhận mầu nhiệm Phục Sinh, Phêrô đã mạnh mẽ lên đường đi rao giảng Tin mừng Phục Sinh ấy. Không chỉ rao giảng, Phêrô còn minh chứng quyền năng Chúa Phục Sinh trong chính hành động chữa người què. Anh què vừa đi vừa nhảy nhót vừa ca tụng Thiên Chúa. Như sách Công vụ tông đồ thuật lại: “Toàn dân thấy anh đi lại và ca tụng Thiên Chúa. Và khi nhận ra anh chính là người vẫn ngồi ăn xin tại Cửa Đẹp Đền Thờ, họ kinh ngạc sững sờ về sự việc mới xảy đến cho anh. Anh cứ níu lấy ông Phê-rô và ông Gio-an, nên toàn dân rất kinh ngạc, chạy ùa tới các ông tại hành lang gọi là hành lang Sa-lô-môn” (Cv 3, 9-11).
Hôm nay, Thánh Phêrô, đại diện cho các tông đồ đã minh chứng cho những người Ngài rao giảng về cái chết của Chúa Giêsu và sự phục sinh của Ngài. Ngài minh chứng cho những người ấy cũng chính là Ngài minh chứng cho chúng ta. Ngoài ra, Ngài còn cảnh báo cho chúng ta về những hành vi của chúng ta vì không hiểu biết và Ngài cũng mời gọi chúng ta sám hối và trở lại với Thiên Chúa để chúng ta được Thiên Chúa xoá bỏ tội lỗi.
“Thiên Chúa của các tổ phụ Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp, Thiên Chúa của cha ông chúng ta, đã tôn vinh Tôi Trung của Người là Đức Giê-su, Đấng mà chính anh em đã nộp và chối bỏ trước mặt quan Phi-la-tô, dù quan ấy xét là phải tha. Anh em đã chối bỏ Đấng Thánh và Đấng Công Chính, mà lại xin ân xá cho một tên sát nhân. Anh em đã giết Đấng khơi nguồn sự sống, nhưng Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy từ cõi chết: về điều này, chúng tôi xin làm chứng. "Thưa anh em, giờ đây tôi biết anh em đã hành động vì không hiểu biết, cũng như các thủ lãnh của anh em. Nhưng, như vậy là Thiên Chúa đã thực hiện những điều Người dùng miệng tất cả các ngôn sứ mà báo trước, đó là: Đấng Ki-tô của Người phải chịu khổ hình. Vậy anh em hãy sám hối và trở lại cùng Thiên Chúa, để Người xoá bỏ tội lỗi cho anh em”. (Cv 3, 13-19).
Không chỉ tông đồ Phêrô mà cả môn đệ Chúa yêu trong thư thứ nhất của Ngài mà chúng ta vừa nghe đấy, Ngài cũng đã nhắc nhở và cảnh báo chúng ta.
“Chính Đức Giê-su Ki-tô là của lễ đền bù tội lỗi chúng ta,
không những tội lỗi chúng ta mà thôi,
nhưng còn tội lỗi cả thế gian nữa”. (1 Ga, 2, 5)
Như vậy, chúng ta thấy lòng tin của các Ngài. Nhiều người phản bác lòng tin vào Chúa Phục sinh. Như chúng ta thấy đó, lính canh đã nhận tiền của các quan để loan báo rằng “môn đệ của ông ấy đến lấy xác ông ấy”. Dẫu phải đối kháng với những người không tin mà còn chà đạp lòng tin nữa nhưng lòng tin của các môn đệ vẫn kiên vững.
Các ngài đã tin, đã minh chứng lòng tin ấy cũng như cảnh báo cho chúng ta về thái độ sống của chúng ta. Chúng ta như thế nào khi đứng trước lời minh chứng ấy. Chúng ta có tiếp tục con đường cũ của những người Do Thái kém tin vào Chúa hay là chúng ta tin Chúa như các môn đệ đã tin.
Chắc chắn lòng tin của chúng ta ngày hôm nay cũng bị thử thách như các môn đệ ngày xưa vậy. Chúng ta vẫn bị giằng co chứ không đơn giản chút nào. Chúng ta thấy các tông đồ ngày xưa loan báo và minh chứng về một Đức Giêsu Phục Sinh không đơn giản vì lẽ các ngài bị chống đối, bị chà đạp. Lòng tin của chúng ta ngày hôm nay cũng bị giằng co, chống đối chà đạp
Nếu trả lời là tin, chúng ta hãy diễn tả lòng tin ấy bằng lối sống thường nhật của mỗi người chúng ta vào Chúa, Chúa thì lại hiện diện nơi chính anh chị em đồng loại.
Xin Chúa thương ban thêm lòng tin cho những con người yếu đuối của chúng ta.
Xin các thánh tông đồ cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta để chúng ta ngày mỗi ngày tin vào lời chứng của các môn đệ về Chúa hơn cũng như xin thêm lòng mến để chúng ta diễn tả niềm tin một cách thực tế trong cuộc đời của chúng ta.
Thánh Luca vừa trình bày cho chúng ta trình thuật sau cùng của Ngài. Qua trình thuật này chúng ta thấy Chúa Giêsu đưa các môn đệ đi vào trong sự viên mãn của mầu nhiệm Phục Sinh. Trình thuật Chúa Giêsu dẫn đưa các môn đệ như thế nào, chúng ta hãy nhìn đến ý hướng biên soạn của Thánh Luca. Thánh ký kết cấu trình thuật như sau:
- Hiện ra cho các môn đệ (c. 36-43) sau khi đã hiện ra cho Simon (c. 34) cũng như cho hai môn đệ Emmau - (c. 13-35), lần này Chúa Giêsu tỏ hiện cho số môn đệ đông hơn (dĩ nhiên trong đó có nhóm Mười một). Nhấn mạnh cho tất cả thực tại tỏ tường của sự sống lại của Người.
- Người mở trí cho các môn đệ hiểu Kinh thánh, trao sứ mệnh làm chứng nhân cho sự Phục sinh của Người, cùng với lời hứa ban “mãnh lực Trên ban” (c. 44-49).
- Thánh Luca kết thúc Tin mừng với bối cảnh Thăng thiên: Đức Chúa Giêsu tỏ lộ vương quyền của Người và các môn đệ nhận biết sự khải hoàn uy nghi đó (C. 50-53).
- Ngoài ra, chúng ta còn ghi nhận rằng: trình thuật sau cùng này rất gần gũi với biên soạn của Thánh Gioan ở chương 20,19-29. Cả hai thánh ký đều có cách trình bày giống nhau về thân xác Phục sinh của Chúa Giêsu, hoặc cả hai sử dụng một nguồn truyền thống chung hoặc Thánh Luca lấy nguồn từ truyền thống Gioan.
Thân xác phục sinh của Chúa Giêsu được miêu tả như là không còn lệ thuộc vào quy luật vật lý bình thường: Người hiện đến khi cửa đóng (x. c. 36) “bỏ họ mà biến mất” (c. 31). Tuy nhiên, đó cũng là một thân xác thực sự của con người: Người tiến lại gần bên họ (c. 15) chuyện trò hỏi thưa (c. 17; 25) cầm bánh bẻ ra (câu 30) hoặc cùng ăn cùng uống với họ (c. 43) v.v... Cách diễn tả như thế chắc chắn chịu ảnh hưởng sâu xa bởi truyền thống Giáo hội sơ khai, trình bày một Chúa Giêsu cùng ăn cùng uống với các môn đệ sau khi Người sống lại (x. Cv 10. 36-43). Nhất là trong bối cảnh gắn liền với văn hóa Do Thái. Đối với người Do Thái, với não trạng thực tế, thì chuyện không có xác thể đó là thứ ma quái: chứ không phải là con người sống động.
Cách trình bày đó dĩ nhiên bao hàm ý hướng biện giáo cho mầu nhiệm phục sinh: Chúa Giêsu đã chết và đã sống lại thực sự. Chính Người là Con Thiên Chúa làm người, đã từ cõi chết sống lại. Và Người đang sống.
Ý hướng biện giáo này càng là một dữ kiện dễ hiểu đối với Tin Mừng Luca nhằm gởi cho độc giả Hy Lạp. Người Hy Lạp chấp nhận sự bất tử của linh hồn song không tin có sự sống lại của thể xác. Chính vì thế Thánh Luca là thánh ký nhấn mạnh nhiều nhất tới thực tại thể xác của Chúa Giêsu.
Họ còn đang nói, thì Người đã đứng giữa họ (c. 36-43). Các môn đệ kinh hoàng và khiếp sợ trước sự hiện ra bất ngờ của Chúa Giêsu. Phản ứng này có phù hợp với dữ kiện ở câu 34 không ? Ở đó tất cả đều được loan báo rằng: “Thực thế, Chúa đã sống lại và hiện ra cho Simon”. Tại sao bây giờ họ kinh hoàng khiếp đảm?
Họ nghe nói, nhưng điều đó chưa đủ. Cũng như nơi trình thuật Emmau, cần phải có một cử chỉ, hay một lời từ phía Đấng Phục Sinh, trước khi các môn đệ có thể nhận ra Đấng Phục Sinh. Hay nói một cách khác, để chấp nhận mầu nhiệm phục sinh, cần phải có đức tin (cần được ban cho từ Thiên Chúa). Các thứ bằng chứng hay lời thuyết phục, loan báo v.v... chưa đủ. Và “ân huệ” từ Chúa Giêsu được ban cho các môn đệ là: “Hãy coi tay Ta, chân Ta. Chính là Ta đó. Hãy rờ nắn mà xem, ma nào lại có xương có thịt như các ngươi thấy Ta có” (c. 39; x. Ga 20,20: tay và cạnh sườn).
Còn họ “vì mừng quá mà họ vẫn còn không tin được” (câu 41). Hạn từ apo tês kharas (= praegaudio, mừng vui quá) diễn tả một hạnh phúc, một niềm vui không ngờ được. “Họ không thể tin mắt họ”. Có thể đây là một cách diễn tả nhằm biện hộ cho sự cứng tin của các môn đệ (x. Lc 22,45).
Với một cử chỉ thân tình quen thuộc của Thầy và trò trong hành trình loan báo Tin mừng cũng như đầy lòng chiếu cố, Chúa Giêsu đã ăn cá nướng trước mặt các môn đệ để minh chứng cho các môn đệ rằng Ngài đã sống lại thật. Thánh Luca cũng có trong ý nghĩ cái ý nghĩa “thánh thể” của “bữa ăn” này (x. Cv 1,4; Lc 24,30). Sự hiệp thông ở đây với Đức Kitô trong khung cảnh một bữa ăn thân tình, sự hiệp thông tronh tình huynh đệ và diễn tả sự gặp gỡ của đức tin nơi Thánh thể.
Một thân xác phục sinh không còn cần thức ăn; nhưng điều đó không muốn nói rằng thân xác vinh quang không thể “thẩm thấu” đồ ăn của uống. Phần trình thuật này của Thánh Luca (cũng như của Thánh Gioan 20,19t) được miêu tả như để minh chứng rằng: sự phục sinh của Chúa Giêsu là một sự kiện vật lý; Đức Kitô phục sinh không phải là thứ ma quái hay hồn thiêng song là một ngôi vị thực sự.
Không phải thời Chúa Giêsu và các môn đệ, mãi mãi muôn đời có quá nhiều lý luận bài xích cho rằng: các môn đệ lúc đó đã bị lừa gạt bởi những cảm xúc quá mạnh hoặc bởi những tưởng tượng đầy ám ảnh. Trình thuật này của Thánh Luca là câu trả lời cho sự đối kháng đó. Chúng ta vừa nghe Thánh Luca trình bày cho thấy: các môn đệ hoàn toàn không phải là bị ám ảnh, hay là mộng mị như những người không tin thường hay nhạo báng, ngược lại là đúng hơn; và dù có nghi ngờ, họ đã đi đến chỗ xác tín rằng Chúa Giêsu đã sống lại.
Thật ra mà nói thì các môn đệ ngày xưa cũng là con người xác thịt như chúng ta, đâu có dễ dàng gì mà tin một con người đã chết thật mà nay lại sống lại thật với đầy đủ cái thân xác cũng ăn cũng uống như con người. Thế nhưng, Chúa Giêsu đã sống lại thật và các môn đệ đã tin thật. Vì tin cũng như nhận được ân sủng từ Chúa Thánh Thần do Chúa Giêsu thương ban nên lòng tin của các ông tưởng chừng như tan tành theo mây khói nhưng đã được củng cố một cách mạnh mẽ hơn trước.
Chúng ta nhớ lại hình ảnh của một Phêrô nhát đảm nhưng sau khi chân nhận mầu nhiệm Phục Sinh, Phêrô đã mạnh mẽ lên đường đi rao giảng Tin mừng Phục Sinh ấy. Không chỉ rao giảng, Phêrô còn minh chứng quyền năng Chúa Phục Sinh trong chính hành động chữa người què. Anh què vừa đi vừa nhảy nhót vừa ca tụng Thiên Chúa. Như sách Công vụ tông đồ thuật lại: “Toàn dân thấy anh đi lại và ca tụng Thiên Chúa. Và khi nhận ra anh chính là người vẫn ngồi ăn xin tại Cửa Đẹp Đền Thờ, họ kinh ngạc sững sờ về sự việc mới xảy đến cho anh. Anh cứ níu lấy ông Phê-rô và ông Gio-an, nên toàn dân rất kinh ngạc, chạy ùa tới các ông tại hành lang gọi là hành lang Sa-lô-môn” (Cv 3, 9-11).
Hôm nay, Thánh Phêrô, đại diện cho các tông đồ đã minh chứng cho những người Ngài rao giảng về cái chết của Chúa Giêsu và sự phục sinh của Ngài. Ngài minh chứng cho những người ấy cũng chính là Ngài minh chứng cho chúng ta. Ngoài ra, Ngài còn cảnh báo cho chúng ta về những hành vi của chúng ta vì không hiểu biết và Ngài cũng mời gọi chúng ta sám hối và trở lại với Thiên Chúa để chúng ta được Thiên Chúa xoá bỏ tội lỗi.
“Thiên Chúa của các tổ phụ Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp, Thiên Chúa của cha ông chúng ta, đã tôn vinh Tôi Trung của Người là Đức Giê-su, Đấng mà chính anh em đã nộp và chối bỏ trước mặt quan Phi-la-tô, dù quan ấy xét là phải tha. Anh em đã chối bỏ Đấng Thánh và Đấng Công Chính, mà lại xin ân xá cho một tên sát nhân. Anh em đã giết Đấng khơi nguồn sự sống, nhưng Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy từ cõi chết: về điều này, chúng tôi xin làm chứng. "Thưa anh em, giờ đây tôi biết anh em đã hành động vì không hiểu biết, cũng như các thủ lãnh của anh em. Nhưng, như vậy là Thiên Chúa đã thực hiện những điều Người dùng miệng tất cả các ngôn sứ mà báo trước, đó là: Đấng Ki-tô của Người phải chịu khổ hình. Vậy anh em hãy sám hối và trở lại cùng Thiên Chúa, để Người xoá bỏ tội lỗi cho anh em”. (Cv 3, 13-19).
Không chỉ tông đồ Phêrô mà cả môn đệ Chúa yêu trong thư thứ nhất của Ngài mà chúng ta vừa nghe đấy, Ngài cũng đã nhắc nhở và cảnh báo chúng ta.
“Chính Đức Giê-su Ki-tô là của lễ đền bù tội lỗi chúng ta,
không những tội lỗi chúng ta mà thôi,
nhưng còn tội lỗi cả thế gian nữa”. (1 Ga, 2, 5)
Như vậy, chúng ta thấy lòng tin của các Ngài. Nhiều người phản bác lòng tin vào Chúa Phục sinh. Như chúng ta thấy đó, lính canh đã nhận tiền của các quan để loan báo rằng “môn đệ của ông ấy đến lấy xác ông ấy”. Dẫu phải đối kháng với những người không tin mà còn chà đạp lòng tin nữa nhưng lòng tin của các môn đệ vẫn kiên vững.
Các ngài đã tin, đã minh chứng lòng tin ấy cũng như cảnh báo cho chúng ta về thái độ sống của chúng ta. Chúng ta như thế nào khi đứng trước lời minh chứng ấy. Chúng ta có tiếp tục con đường cũ của những người Do Thái kém tin vào Chúa hay là chúng ta tin Chúa như các môn đệ đã tin.
Chắc chắn lòng tin của chúng ta ngày hôm nay cũng bị thử thách như các môn đệ ngày xưa vậy. Chúng ta vẫn bị giằng co chứ không đơn giản chút nào. Chúng ta thấy các tông đồ ngày xưa loan báo và minh chứng về một Đức Giêsu Phục Sinh không đơn giản vì lẽ các ngài bị chống đối, bị chà đạp. Lòng tin của chúng ta ngày hôm nay cũng bị giằng co, chống đối chà đạp
Nếu trả lời là tin, chúng ta hãy diễn tả lòng tin ấy bằng lối sống thường nhật của mỗi người chúng ta vào Chúa, Chúa thì lại hiện diện nơi chính anh chị em đồng loại.
Xin Chúa thương ban thêm lòng tin cho những con người yếu đuối của chúng ta.
Xin các thánh tông đồ cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta để chúng ta ngày mỗi ngày tin vào lời chứng của các môn đệ về Chúa hơn cũng như xin thêm lòng mến để chúng ta diễn tả niềm tin một cách thực tế trong cuộc đời của chúng ta.
Những Bóng Ma tưởng tượng
+ TGM Giuse Ngô quang Kiệt
06:01 25/04/2009
Chúa Nhật III Phục Sinh
I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA (Lc 24, 35 – 48)
Hai môn đệ được Chúa Giêsu hiện ra trên đường Emmau thuật lại những việc đã xảy ra dọc đường, và mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh.
Các ông còn đang nói, thì chính Chúa Giêsu đứng giữa các ông và bảo: "Bình an cho anh em !" Các ông kinh hồn bạt vía, tưởng là thấy ma. Nhưng Người nói: "Sao anh em lại hoảng hốt? Sao còn ngờ vực trong lòng? Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà! Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây?" Nói xong, Người đưa tay chân ra cho các ông xem. Vì mừng quá, các ông vẫn chưa tin và còn đang ngỡ ngàng, thì Người hỏi: "Ở đây anh em có gì ăn không?" Các ông đưa cho Người một khúc cá nướng. Người cầm lấy và ăn trước mặt các ông.
Rồi Người bảo: "Khi còn ở với anh em, Thầy đã từng nói với anh em rằng tất cả những gì sách Luật Môsê, Các Sách Ngôn Sứ và các Thánh Vịnh đã chép về Thầy đều phải được ứng nghiệm". Bấy giờ Người mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh và bảo: "Có lời Kinh Thánh chép rằng: Ðấng Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại, và phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. Chính anh em là chứng nhân của những điều này."
II. TẤM BÁNH CHIA SẺ
Có truyện kể rằng trước khi dâng mình cho Chúa, thánh An-phong-sô là một luật sư lỗi lạc. Người rất nổi danh vì tài hùng biện và vì lý luận đanh thép sắc bén. Nhờ tài ba, Người đã thành công trong rất nhiều vụ án hiểm hóc. Nhưng một hôm, Chúa đã để cho Người phải thất bại. Trong một vụ án mà Người thấy là đơn giản, dễ dàng, Người đã bị thua một cách thảm hại. Trước thất bại cay đắng đó, Người thấy như cả bầu trời sụp đổ. Danh tiếng phút chốc tan như mây bay. Uy tín bị cuốn đi trong làn gió thoảng. Cả một màn đen tối u ám phủ xuống cuộc đời. Chẳng còn biết tìm an ủi ở nơi nào khác, Người quay về bên Chúa, chìm đắm trong lời kinh cầu nguyện. Nhờ ơn Chúa, Người tìm được niềm bình an. Hơn thế nữa, Người nghe được tiếng Chúa mời gọi đi vào con đường Chúa muốn. Từ đó, Người hiến thân trọn vẹn để phục vụ Chúa, Người đã trở thành linh mục, giám mục và lập ra Dong Chúa Cứu Thế. Sau này, khi nhìn lại, Người hiểu rằng chính Chúa đã hiện diện trong những thất bại để đưa Người về con đường theo ý Chúa. Chính Chúa đã dùng những đau khổ để huấn luyện Người trong đức khiêm nhường phó thác. Chính bàn tay Chúa đã hạ Người xuống trong danh vọng trần thế để nâng Người lên trong vinh quang Thiên đàng.
Trong sách Tin Mừng ta thấy thuật lại nhiều trường hợp tương tự. Khi thuyền của các môn đệ đang vất vả vượt qua sóng gió, Chúa Giêsu đi trên mặt biển đến với các ông. Các ông tưởng là ma nên càng sợ hãi hơn. Nhưng đó chính là Chúa Giêsu. Người làm cho biển êm sóng lặng và thuyền các ông tới bến bình an.
Có lần Chúa Giêsu cùng ở trên thuyền với các ông, nhưng Người ngủ say đến nỗi sóng gió dữ dội mà vẫn không hay biết gì. Các ông hoảng hốt đánh thức Người dậy. Và Người đã đe sóng gió khiến chúng phải im lặng.
Hôm nay cũng thế. Người đến bất ngờ khiến các môn đệ sợ hãi. Họ đang bị cái chết đau thương của Người ám ảnh. Nên khi Người đến họ tưởng là ma hiện hình. Đức Giê- su phải trấn an họ. Cho họ xem những vết thương ở tay chân. Cùng ăn uống với họ và giải nghĩa Thánh Kinh cho họ. Nhờ thế, họ được bình an, được vui tươi và tin tưởng.
Trong đời sống chúng ta cũng thế. Rất nhiều lần trong đời ta tưởng Chúa là bóng ma đến đe doạ đời sống ta. Có những biến cố lịch sử làm đảo lộn đời ta, tưởng chừng như đưa cuộc đời ta vào ngõ cụt. Nhưng không ngờ chính Chúa dùng biến cố lịch sử dẫn đưa ta vào một con đường mới theo thánh ý Chúa. Có những khi ta gặp thất bại ê chề tưởng chừng như không còn gượng dậy nổi. Nhưng không ngờ chính Chúa đã dùng thất bại để cảnh tỉnh ta, giúp tâm hồn ta vươn lên trong một đời sống mới cao cả tươi đẹp hơn. Có những khi ta gặp phải những nỗi đau buồn tê tái tưởng như chết đi được. Ta cứ tưởng Chúa đã bỏ rơi ta. Nhưng không ngờ chính Chúa hiện diện trong những đau buồn đó để giúp ta sống trưởng thành, sâu xa, phong phú hơn.
Khi đức tin các Tông đồ còn yếu kém, họ tưởng Chúa là ma. Khi đức tin đã được củng cố, các ngài mới thấy Chúa Giêsu là có thực. Đức tin của các Tông đồ đã được củng cố nhờ được gặp gỡ tiếp xúc thân mật với Chúa Giêsu và được nghe Người giải nghĩa Thánh Kinh.
Đức tin của ta còn rất non yếu. Ta hãy biết bắt chước các Tông đồ củng cố đức tin bằng cách năng gặp gỡ Chúa Giêsu. Hãy đến gặp Người trong Thánh Lễ. Hãy đến gặp Người trong giờ kinh tối trong gia đình. Nhất là hãy đến gặp Người trong những giờ cầu nguyện riêng tư, một mình đối diện tâm sự thân mật với Chúa.
Hãy củng cố đức tin bằng cách học hỏi Thánh Kinh. Đọc Thánh Kinh hằng ngày để hiểu biết Chúa hơn. Suy niệm Thánh Kinh để tìm ra thánh ý Chúa. Và nhất là hãy biết thực hành Lời Chúa dạy trong đời sống hằng ngày.
Khi đã gặp gỡ Chúa và đã thấu hiểu Lời Chúa, ta sẽ chẳng còn bị những bóng ma ám ảnh. Ta sẽ nhìn thấy Chúa trong tất cả các biến cố vui buồn của đời sống. Cuộc sống ta sẽ tràn đầy niềm vui và niềm bình an.
Lạy Chúa Giêsu phục sinh, con tin Chúa đang ở bên con. Con xin phó thác cuộc đời con trong tay Chúa.
III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU
1- Có khi nào bạn đã gặp những đau buồn quá sức, tưởng như đã bị Chúa bỏ rơi không ?
2- Qua đau khổ đến bình an, bạn đã bao giờ cảm nghiệm được điều này chưa ?
3-Thánh Kinh giúp ta hiểu biết Chúa và biết sống theo thánh ý Chúa. Bạn có siêng năng đọc và học hỏi Thánh Kinh không ?
I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA (Lc 24, 35 – 48)
Hai môn đệ được Chúa Giêsu hiện ra trên đường Emmau thuật lại những việc đã xảy ra dọc đường, và mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh.
Các ông còn đang nói, thì chính Chúa Giêsu đứng giữa các ông và bảo: "Bình an cho anh em !" Các ông kinh hồn bạt vía, tưởng là thấy ma. Nhưng Người nói: "Sao anh em lại hoảng hốt? Sao còn ngờ vực trong lòng? Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà! Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây?" Nói xong, Người đưa tay chân ra cho các ông xem. Vì mừng quá, các ông vẫn chưa tin và còn đang ngỡ ngàng, thì Người hỏi: "Ở đây anh em có gì ăn không?" Các ông đưa cho Người một khúc cá nướng. Người cầm lấy và ăn trước mặt các ông.
Rồi Người bảo: "Khi còn ở với anh em, Thầy đã từng nói với anh em rằng tất cả những gì sách Luật Môsê, Các Sách Ngôn Sứ và các Thánh Vịnh đã chép về Thầy đều phải được ứng nghiệm". Bấy giờ Người mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh và bảo: "Có lời Kinh Thánh chép rằng: Ðấng Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại, và phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. Chính anh em là chứng nhân của những điều này."
II. TẤM BÁNH CHIA SẺ
Có truyện kể rằng trước khi dâng mình cho Chúa, thánh An-phong-sô là một luật sư lỗi lạc. Người rất nổi danh vì tài hùng biện và vì lý luận đanh thép sắc bén. Nhờ tài ba, Người đã thành công trong rất nhiều vụ án hiểm hóc. Nhưng một hôm, Chúa đã để cho Người phải thất bại. Trong một vụ án mà Người thấy là đơn giản, dễ dàng, Người đã bị thua một cách thảm hại. Trước thất bại cay đắng đó, Người thấy như cả bầu trời sụp đổ. Danh tiếng phút chốc tan như mây bay. Uy tín bị cuốn đi trong làn gió thoảng. Cả một màn đen tối u ám phủ xuống cuộc đời. Chẳng còn biết tìm an ủi ở nơi nào khác, Người quay về bên Chúa, chìm đắm trong lời kinh cầu nguyện. Nhờ ơn Chúa, Người tìm được niềm bình an. Hơn thế nữa, Người nghe được tiếng Chúa mời gọi đi vào con đường Chúa muốn. Từ đó, Người hiến thân trọn vẹn để phục vụ Chúa, Người đã trở thành linh mục, giám mục và lập ra Dong Chúa Cứu Thế. Sau này, khi nhìn lại, Người hiểu rằng chính Chúa đã hiện diện trong những thất bại để đưa Người về con đường theo ý Chúa. Chính Chúa đã dùng những đau khổ để huấn luyện Người trong đức khiêm nhường phó thác. Chính bàn tay Chúa đã hạ Người xuống trong danh vọng trần thế để nâng Người lên trong vinh quang Thiên đàng.
Trong sách Tin Mừng ta thấy thuật lại nhiều trường hợp tương tự. Khi thuyền của các môn đệ đang vất vả vượt qua sóng gió, Chúa Giêsu đi trên mặt biển đến với các ông. Các ông tưởng là ma nên càng sợ hãi hơn. Nhưng đó chính là Chúa Giêsu. Người làm cho biển êm sóng lặng và thuyền các ông tới bến bình an.
Có lần Chúa Giêsu cùng ở trên thuyền với các ông, nhưng Người ngủ say đến nỗi sóng gió dữ dội mà vẫn không hay biết gì. Các ông hoảng hốt đánh thức Người dậy. Và Người đã đe sóng gió khiến chúng phải im lặng.
Hôm nay cũng thế. Người đến bất ngờ khiến các môn đệ sợ hãi. Họ đang bị cái chết đau thương của Người ám ảnh. Nên khi Người đến họ tưởng là ma hiện hình. Đức Giê- su phải trấn an họ. Cho họ xem những vết thương ở tay chân. Cùng ăn uống với họ và giải nghĩa Thánh Kinh cho họ. Nhờ thế, họ được bình an, được vui tươi và tin tưởng.
Trong đời sống chúng ta cũng thế. Rất nhiều lần trong đời ta tưởng Chúa là bóng ma đến đe doạ đời sống ta. Có những biến cố lịch sử làm đảo lộn đời ta, tưởng chừng như đưa cuộc đời ta vào ngõ cụt. Nhưng không ngờ chính Chúa dùng biến cố lịch sử dẫn đưa ta vào một con đường mới theo thánh ý Chúa. Có những khi ta gặp thất bại ê chề tưởng chừng như không còn gượng dậy nổi. Nhưng không ngờ chính Chúa đã dùng thất bại để cảnh tỉnh ta, giúp tâm hồn ta vươn lên trong một đời sống mới cao cả tươi đẹp hơn. Có những khi ta gặp phải những nỗi đau buồn tê tái tưởng như chết đi được. Ta cứ tưởng Chúa đã bỏ rơi ta. Nhưng không ngờ chính Chúa hiện diện trong những đau buồn đó để giúp ta sống trưởng thành, sâu xa, phong phú hơn.
Khi đức tin các Tông đồ còn yếu kém, họ tưởng Chúa là ma. Khi đức tin đã được củng cố, các ngài mới thấy Chúa Giêsu là có thực. Đức tin của các Tông đồ đã được củng cố nhờ được gặp gỡ tiếp xúc thân mật với Chúa Giêsu và được nghe Người giải nghĩa Thánh Kinh.
Đức tin của ta còn rất non yếu. Ta hãy biết bắt chước các Tông đồ củng cố đức tin bằng cách năng gặp gỡ Chúa Giêsu. Hãy đến gặp Người trong Thánh Lễ. Hãy đến gặp Người trong giờ kinh tối trong gia đình. Nhất là hãy đến gặp Người trong những giờ cầu nguyện riêng tư, một mình đối diện tâm sự thân mật với Chúa.
Hãy củng cố đức tin bằng cách học hỏi Thánh Kinh. Đọc Thánh Kinh hằng ngày để hiểu biết Chúa hơn. Suy niệm Thánh Kinh để tìm ra thánh ý Chúa. Và nhất là hãy biết thực hành Lời Chúa dạy trong đời sống hằng ngày.
Khi đã gặp gỡ Chúa và đã thấu hiểu Lời Chúa, ta sẽ chẳng còn bị những bóng ma ám ảnh. Ta sẽ nhìn thấy Chúa trong tất cả các biến cố vui buồn của đời sống. Cuộc sống ta sẽ tràn đầy niềm vui và niềm bình an.
Lạy Chúa Giêsu phục sinh, con tin Chúa đang ở bên con. Con xin phó thác cuộc đời con trong tay Chúa.
III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU
1- Có khi nào bạn đã gặp những đau buồn quá sức, tưởng như đã bị Chúa bỏ rơi không ?
2- Qua đau khổ đến bình an, bạn đã bao giờ cảm nghiệm được điều này chưa ?
3-Thánh Kinh giúp ta hiểu biết Chúa và biết sống theo thánh ý Chúa. Bạn có siêng năng đọc và học hỏi Thánh Kinh không ?
Món quà thiêng liêng của Chúa Giêsu
Jos. Tú Nạc, NMS
06:20 25/04/2009
Chúa Nhật 3 Phục Sinh (Acts 3: 13-15, 17-19; Psalm 4; 1 John 2: 1-5; Luke 24: 35-48)
Peter có thể được tha thứ về một chút kiêu hãnh khi ông thuật lại câu chuyện về sự thương khó và cái chết của Chúa Giêsu tới một số người đáng tin cậy. Để lên án trước sự bác bỏ Con Người Công chính và Thánh thiện cùng việc giết Đấng Tạo thành sự sống là một việc không nhỏ và lời lẽ phải đanh thép, sắc bén đánh đúng yếu điểm trước một số đông cử toạ của ông.
Và hoàn toàn không có một có một sự phủ nhận nào về điều này – Peter đã đánh bại họ với những chứng cứ dứt khoát, chí lý – Thiên Chúa đã khẳng định rằng Chúa Giêsu là tất cả của những điều này bởi Người đã sống lại từ cõi chết. Không một âm mưu nào của con người có thể phá vỡ kế hoạch của Thiên Chúa. Nhiều người nghe đã bị tác động một cách tuyệt đối vì không còn điều gì nữa để nói ngoại trừ câu hỏi nếu có cách nào để thoát. Và câu trả lời là: Ngôn lời của Chúa Giêsu vang vọng trên Thánh giá qua Tin mừng của Luke (cùng tác giả sách Acts), Peter nhận ra rằng vì đa số thành phần đó do nguyên nhân của sự ngu dốt nghiêm trọng. Họ có một cơ hội thứ hai – ăn năn và thanh danh không bị nhơ vết. Và sách Acts đã kể lại cho chúng ta ở những nơi khác nhiều người cũng thực hiện y như vậy.
Hầu hết những hành động xấu xa, độc ác mắc phải đều do ngu xuẩn, dốt nát mà ra. Chúng ta nghĩ, chúng ta biết và chúng ta hiểu những gì chúng ta sẽ hành động nhưng chúng ta không thực hiện. Một nhận thức xuyên tạc sự thật và những tiêu chuẩn nghi ngờ cộng thêm một chút “ta đây” tất cả hợp lại thành tai hoạ, Người ta có thể bắt gặp những nhân tố này khi làm công việc trong nhiều hành động của bạo lực vào thời đại của chúng ta - những vụ đánh bom liều chết đang là một điển hình tiêu biểu – cũng như những tội ác đã vi phạm đựợc mệnh danh dưới lớp vỏ của những ý tưởng cao thượng và thủ đoạn chính trị - miệng họ luôn hô to khẩu hiệu “quốc thái dân an” nhưng thực ra họ đang làm cho “quốc thoái - dân oan”. Việc làm này không có bất kỳ cách nào để tha thứ đối với những kẻ vi phạm, mà điều này đã tạo cho chúng ta tạm lắng trước khi chúng ta đưa ra những mưu ma chước quỷ cho chúng hoặc chúng ta loại bỏ chúng như một tội ác không thể nào hoàn trả được. Nhiều người thay đổi sau một cuộc trải nghiệm đầy ý nghĩa hoặc đã có quan điểm đúng đắn trước sự việc, và ai là tấm gương tốt hơn Saul of Tarsus (the original name of St. Paul). Sự xúc động tâm hồn và tâm trí có hiệu quả hơn nhiều so với sự lên án, buộc tội và chỉ trích đích danh mà biểu thị bằng đặc trưng hầu hết những cuộc vận động đạo đức. Điều đó không bao giờ quá muộn màng để chúng ta quay về với Thiên Chúa và không bao giờ Thiên Chúa từ bỏ chúng ta.
Nhiều yêu sách để nhận biết Thiên Chúa và thậm chí để tâm tình, và vì Thiên Chúa. Chúng ta phải như thế nào để xác định nếu điều này là đúng đắn? Chúng ta làm thế nào để chia tay với những gian dối – có chủ tâm hoặc không - từ những sự việc thực tế? Vì với John chân lý chỉ là chân lý khi nó đặt trong mối giao hoà với ý định của Thiên Chúa và khi nó được biểu hiện sinh động ra bên ngoài. Chân lý, tình yêu và tuân phục trước sự thiêng liêng và thánh thiện sẽ không thể bị chia cắt. Cuộc thử nghiệm bằng giấy quì để xác định người ta nhận biết Thiên Chúa một cách thực sự hoặc giả dối phải chăng là họ đang có những bước vào những phương thức của Thiên Chúa hay là không. Và John đưa ra quyết định rõ ràng: “tình yêu” và “những điều răn của Thiên Chúa” mang ý nghĩa căn bản như nhau. Người ta có thể có lý thuyết thần học hoàn hảo và hoàn toàn sai về ý thức tinh thần.
Có hai môn đệ đến từ Emmaus vùa kết thúc câu chuyện về cuộc gặp bất ngờ với Chúa Giêsu hơn họ đã có dịp chứng kiến một sự ngạc nhiên lần thứ hai. Chúa Giêsu đã hiện ra trong căn phòng phía trên trước khi các môn đệ hội họp. Nhưng Người đã cắt ngang vì công việc của Người. Trước tiên, Người phải thuyết phục họ rằng Người không phải là ma quỉ nên Người đã cùng họ dung một bữa cơm. Chỉ những vết thương của Người là bằng chứng giống như vết thương của Chúa jesus người mà họ đã chứng kiến chết trên thập giá. Nhưng sau đó, Người liên hệ đến một công việc khó khăn nhất - diễn giải sự đau khổ và cái chết của Người. Người đã phải vật lộn với những chướng ngại khó khăn tột bậc vào phong trào Ki-tô giáo lúc ban đầu – dân Messiah sẽ chịu đau khổ và chịu chết như thế nào, nếu Chúa Giêsu quả thật là người Messiah? Điều này chắc chắn không phải là phần nào của sự trông mong.
Khi Người đã hoàn tất trên đường tới Emmaus, Chúa Giêsu lại một lần nữa tiết lộ ý nghĩa tiềm ẩn của những đoạn Cựu Ước khác nhau. Theo như chủ đề, những đoạn này nói về Chúa Giêsu - Nhất là sự đau khổ và cái chết của Người. Điều này đem đến cho chúng ta cái nhìn xiên suốt con đường của người Ki-tô giáo vào cuối thế kỷ thứ nhất đang đọc Cựu Ước qua những lăng kính đức tin Đông phương của họ. Họ đang cố tạo nên một môt ý thức thần học trong cuộc sống, cái chết và phục sinh của chúa Giêsu. Cái chết của người không phải là một tai nạn hoặc may mắn mà là một phần của kế hoạch thiêng liêng mà nó thắt chặt ý nghĩa cho mọi thời đại và cho cả nhân loại.
Điều này đã đạt tới cực điểm trong một món quà thiêng liêng mà những ai theo Người phải tuyên bố tới toàn thế giới: một khởi đầu mới mẻ, một thay đổi lần hai - sự ăn năn hối cải và tha thứ lỗi lầm cho tất cả mọi người và mọi dân tộc. thông điệp đó vẫn mãi kích thích hy vọng và cảm hứng.
(Nguồn: Regis College – the School of theology)
Peter có thể được tha thứ về một chút kiêu hãnh khi ông thuật lại câu chuyện về sự thương khó và cái chết của Chúa Giêsu tới một số người đáng tin cậy. Để lên án trước sự bác bỏ Con Người Công chính và Thánh thiện cùng việc giết Đấng Tạo thành sự sống là một việc không nhỏ và lời lẽ phải đanh thép, sắc bén đánh đúng yếu điểm trước một số đông cử toạ của ông.
Và hoàn toàn không có một có một sự phủ nhận nào về điều này – Peter đã đánh bại họ với những chứng cứ dứt khoát, chí lý – Thiên Chúa đã khẳng định rằng Chúa Giêsu là tất cả của những điều này bởi Người đã sống lại từ cõi chết. Không một âm mưu nào của con người có thể phá vỡ kế hoạch của Thiên Chúa. Nhiều người nghe đã bị tác động một cách tuyệt đối vì không còn điều gì nữa để nói ngoại trừ câu hỏi nếu có cách nào để thoát. Và câu trả lời là: Ngôn lời của Chúa Giêsu vang vọng trên Thánh giá qua Tin mừng của Luke (cùng tác giả sách Acts), Peter nhận ra rằng vì đa số thành phần đó do nguyên nhân của sự ngu dốt nghiêm trọng. Họ có một cơ hội thứ hai – ăn năn và thanh danh không bị nhơ vết. Và sách Acts đã kể lại cho chúng ta ở những nơi khác nhiều người cũng thực hiện y như vậy.
Hầu hết những hành động xấu xa, độc ác mắc phải đều do ngu xuẩn, dốt nát mà ra. Chúng ta nghĩ, chúng ta biết và chúng ta hiểu những gì chúng ta sẽ hành động nhưng chúng ta không thực hiện. Một nhận thức xuyên tạc sự thật và những tiêu chuẩn nghi ngờ cộng thêm một chút “ta đây” tất cả hợp lại thành tai hoạ, Người ta có thể bắt gặp những nhân tố này khi làm công việc trong nhiều hành động của bạo lực vào thời đại của chúng ta - những vụ đánh bom liều chết đang là một điển hình tiêu biểu – cũng như những tội ác đã vi phạm đựợc mệnh danh dưới lớp vỏ của những ý tưởng cao thượng và thủ đoạn chính trị - miệng họ luôn hô to khẩu hiệu “quốc thái dân an” nhưng thực ra họ đang làm cho “quốc thoái - dân oan”. Việc làm này không có bất kỳ cách nào để tha thứ đối với những kẻ vi phạm, mà điều này đã tạo cho chúng ta tạm lắng trước khi chúng ta đưa ra những mưu ma chước quỷ cho chúng hoặc chúng ta loại bỏ chúng như một tội ác không thể nào hoàn trả được. Nhiều người thay đổi sau một cuộc trải nghiệm đầy ý nghĩa hoặc đã có quan điểm đúng đắn trước sự việc, và ai là tấm gương tốt hơn Saul of Tarsus (the original name of St. Paul). Sự xúc động tâm hồn và tâm trí có hiệu quả hơn nhiều so với sự lên án, buộc tội và chỉ trích đích danh mà biểu thị bằng đặc trưng hầu hết những cuộc vận động đạo đức. Điều đó không bao giờ quá muộn màng để chúng ta quay về với Thiên Chúa và không bao giờ Thiên Chúa từ bỏ chúng ta.
Nhiều yêu sách để nhận biết Thiên Chúa và thậm chí để tâm tình, và vì Thiên Chúa. Chúng ta phải như thế nào để xác định nếu điều này là đúng đắn? Chúng ta làm thế nào để chia tay với những gian dối – có chủ tâm hoặc không - từ những sự việc thực tế? Vì với John chân lý chỉ là chân lý khi nó đặt trong mối giao hoà với ý định của Thiên Chúa và khi nó được biểu hiện sinh động ra bên ngoài. Chân lý, tình yêu và tuân phục trước sự thiêng liêng và thánh thiện sẽ không thể bị chia cắt. Cuộc thử nghiệm bằng giấy quì để xác định người ta nhận biết Thiên Chúa một cách thực sự hoặc giả dối phải chăng là họ đang có những bước vào những phương thức của Thiên Chúa hay là không. Và John đưa ra quyết định rõ ràng: “tình yêu” và “những điều răn của Thiên Chúa” mang ý nghĩa căn bản như nhau. Người ta có thể có lý thuyết thần học hoàn hảo và hoàn toàn sai về ý thức tinh thần.
Có hai môn đệ đến từ Emmaus vùa kết thúc câu chuyện về cuộc gặp bất ngờ với Chúa Giêsu hơn họ đã có dịp chứng kiến một sự ngạc nhiên lần thứ hai. Chúa Giêsu đã hiện ra trong căn phòng phía trên trước khi các môn đệ hội họp. Nhưng Người đã cắt ngang vì công việc của Người. Trước tiên, Người phải thuyết phục họ rằng Người không phải là ma quỉ nên Người đã cùng họ dung một bữa cơm. Chỉ những vết thương của Người là bằng chứng giống như vết thương của Chúa jesus người mà họ đã chứng kiến chết trên thập giá. Nhưng sau đó, Người liên hệ đến một công việc khó khăn nhất - diễn giải sự đau khổ và cái chết của Người. Người đã phải vật lộn với những chướng ngại khó khăn tột bậc vào phong trào Ki-tô giáo lúc ban đầu – dân Messiah sẽ chịu đau khổ và chịu chết như thế nào, nếu Chúa Giêsu quả thật là người Messiah? Điều này chắc chắn không phải là phần nào của sự trông mong.
Khi Người đã hoàn tất trên đường tới Emmaus, Chúa Giêsu lại một lần nữa tiết lộ ý nghĩa tiềm ẩn của những đoạn Cựu Ước khác nhau. Theo như chủ đề, những đoạn này nói về Chúa Giêsu - Nhất là sự đau khổ và cái chết của Người. Điều này đem đến cho chúng ta cái nhìn xiên suốt con đường của người Ki-tô giáo vào cuối thế kỷ thứ nhất đang đọc Cựu Ước qua những lăng kính đức tin Đông phương của họ. Họ đang cố tạo nên một môt ý thức thần học trong cuộc sống, cái chết và phục sinh của chúa Giêsu. Cái chết của người không phải là một tai nạn hoặc may mắn mà là một phần của kế hoạch thiêng liêng mà nó thắt chặt ý nghĩa cho mọi thời đại và cho cả nhân loại.
Điều này đã đạt tới cực điểm trong một món quà thiêng liêng mà những ai theo Người phải tuyên bố tới toàn thế giới: một khởi đầu mới mẻ, một thay đổi lần hai - sự ăn năn hối cải và tha thứ lỗi lầm cho tất cả mọi người và mọi dân tộc. thông điệp đó vẫn mãi kích thích hy vọng và cảm hứng.
(Nguồn: Regis College – the School of theology)
Học và Sống Năm Thánh Kinh: Bài 12 - Phương Pháp Phân Tích Bản Văn
Phaolô Phạm Xuân Khôi
15:25 25/04/2009
Trong Thượng Hội Đồng Giám Mục về Lời Chúa vừa qua, theo Catholic News Services ngày 15/10/2008, thì một trong những câu hỏi được đặt ra cho các Nghị Phụ là “Phải làm gì để giúp dân chúng hiểu rằng trong khi đọc và giải thích Thánh Kinh, họ phải kể đến nghĩa văn tự của bản văn, nghĩa thiêng liêng của bản văn và giáo huấn theo truyền thống của Hội Thánh?”
Tài liệu Giải Thích Thánh Kinh theo Hội Thánh cũng khuyến khích “các nhà chú giải Thánh Kinh phải tận dụng những lợi điểm của các tiến bộ đạt được qua việc nghiên cứu về ngữ học và văn chương, để sử dụng càng nhiều càng tốt những phương pháp phân tích văn tự mới, đặc biệt là phân tích tu từ, phân tích kể chuyện và phân tích theo cấu trúc.” (GTTKTHT, IB). Như thế, muốn hiểu Thánh Kinh, chúng ta cần đến Phương Pháp Phân Tích Bản Văn hay Phân Tích Văn Chương.
I. Phương Pháp Phân Tích Bản Văn là gì?
Trong khi các nhà phân tích lịch sử nhìn bản văn Thánh Kinh như một cổ vật trong lịch sử, thì các nhà phân tích bản văn nhìn bản văn Thánh Kinh như một tác phẩm văn chương cần phải được phân tích theo các phương pháp văn chương. Phương pháp này chỉ chú trọng đến những sự việc hay biến cố được diễn tả trong Thánh Kinh và tìm hiểu xem những sự việc hay biến cố ấy có ý nghĩa gì mà không chú trọng đến hoàn cảnh lịch sử của thời đại tác giả. Các nhà chú giải Thánh Kinh theo phương pháp Phân Tích Bản Văn cho rằng mỗi tác phẩm văn chương tạo nên một thế giới riêng. Thế giới ấy chính là câu truyện được bản văn diễn tả. Ý nghĩa của bản văn được tìm thấy trong cái thế giới mà tác phẩm tạo ra, chứ không phải qua các biến cố trong đời sống của tác giả.
Các phương pháp phân tích mạch văn, phân tích tu từ, phản ứng của độc giả, và phân tích cấu trúc bản văn đều nằm trong phạm vi của phương pháp Phân Tích Bản Văn.
Phương pháp phân tích mạch văn đặt trọng tâm vào cách kể chuyện trong Thánh Kinh, phân tích các tình tiết, các khung cảnh và thời gian của các biến cố, phân loại và dùng các kỹ thuật văn chương như châm biếm, tình ca, lịch sử, …, và lập lại như phương thức khai triển câu truyện và những đề tài quan trọng của nó.
Phân tích tu từ dùng những thuyết tu từ cổ điển để phân tích những phương pháp lý luận trong bản văn Thánh Kinh. Phương pháp này chú trọng đến cách hành văn, cách dùng từ ngữ, tình cảm, và lý luận của tác giả để thuyết phục độc giả.
Những người theo phái cấu trúc (Structuralism) đọc các bản văn Thánh Kinh dưới lăng kính của một cấu trúc văn chương phổ quát. Họ giải thích các nhân vật, các đề tài, và các biến cố trong Thánh Kinh qua vai trò và nhiệm vụ của các nhân vật hay biến cố này trong một cấu trúc chắc chắn hay văn phạm phổ quát.
Khoa phân tích phản ứng độc giả phân tích bản văn Thánh Kinh dựa theo kinh nghiệm của độc giả, giải thích lời trong Thánh Kinh dựa theo các thắc mắc, ước vọng, hay ngạc nhiên mà độc giả cảm nghiệm được khi đọc bản văn. Phương pháp này nhấn mạnh đến vai trò tích cực của độc giả trong việc xét định ý nghĩa của bản văn.
II. Biện minh cho phương pháp Phân Tích Bản Văn
Phương pháp Phân Tích Bản Văn đã đem lại một điều chỉnh cho phương pháp Phân Tích Lịch Sử đang thịnh hành trong giới học giả Thánh Kinh hiện đại. Phương pháp Phân Tích Lịch Sử đã phạm phải một lầm lỗi là đã quá chú ý đến việc viết lại lịch sử sau bản văn, cho nên đã bỏ mất nhiều ý nghĩa đa dạng hàm chứa trong bản văn. Các nhà Phân Tích Bản Văn đã quan tâm đến văn thể của các bản văn Thánh Kinh. Họ cho rằng thể văn kể chuyện không phải là thể văn lịch sử, nhất là lịch sử theo nghĩa hiện đại.
Giáo huấn của Hội Thánh Công Giáo xác quyết tầm quan trọng của văn thể trong Thánh Kinh. Mặc Khải của Thiên Chúa trong Thánh Kinh được diễn tả bằng nhiều thể văn khác nhau. Để giải thích thỏa đáng, cần phải chú ý đến các thể văn của từng câu Thánh Kinh và dùng phương pháp giải thích phù hợp với thể văn đó. Trong Hiến Chế Tín Lý về Mặc Khải của Thiên Chúa, Công Đồng Vaticanô II viết:
“Để tìm ra chủ ý của các thánh sử, giữa những phương pháp khác cũng cần phải xét đến văn loại. Vì chân lý được trình bày và diễn tả qua nhiều thể văn khác nhau, như thể văn lịch sử, tiên tri, thi phú hoặc những thể văn diễn tả khác” (Dei Verbum 12).
Việc nhìn nhận tầm quan trọng của văn thể trong mặc khải của Thánh Kinh này cho phép chúng ta biện minh cho việc sử dụng phương pháp nghiên cứu bản văn để giải thích Thánh Kinh.
Trong số các thể văn dùng trong Thánh Kinh, thể văn kể chuyện hay tường thuật rất quan trọng đối với Đức Tin Kitô giáo, từ việc tường thuật lịch sử dân Israel đến các câu truyện trong Tin Mừng. Hình thức kể chuyện vẫn còn đóng vai trò quan trọng trong hạnh các Thánh. Ngay chính trong Kinh Tin Kính cũng có những cấu trúc kể chuyện được bắt đầu bằng công cuộc tạo dựng, đoạn giữa kể lại vắn tắt việc Đức Kitô xuống thế giữa giòng lịch sử và đưa đến kết luận là nói về thế giới sắp đến. Các thần học gia chuyên về kể chuyện nhấn mạnh đến việc học thuộc lòng và cử hành các "câu truyện" Kitô giáo đã hình thành cộng đoàn Kitô hữu ra sao. Các nhà giải thích Thánh Kinh theo phương pháp lịch sử thường đơn giản hóa các câu truyện phong phú trong Thánh Kinh thành nguồn cho họ tái lập lịch sử. Phương pháp Phân Tích Bản Văn không những cung cấp cho chúng ta những tiếp cận thích hợp với thể văn của Thánh Kinh, mà còn cho chúng ta một phương thế để hiểu vai trò của việc kể chuyện trong đời sống của cộng đoàn tín hữu.
III. Giới hạn của phương Pháp Phân tích Bản Văn
Có hai điều quan trọng mà các nhà chú giải Thánh Kinh Công Giáo phải để tâm đến khi dùng phương pháp Phân Tích Bản Văn.
Trước hết là việc loại bỏ sự thiên lệch về lịch sử trong một số những bài Phân Tích Bản Văn. Các học giả chú trọng đến thế giới nằm trong bản văn nhiều khi không còn đếm xỉa gì đến những biến cố lịch sử mà bản văn làm chứng. Đức Tin Nhập Thể của Công Giáo xác quyết sự hiện diện tích cực của Thiên Chúa trên thế gian, chứ không phải chỉ thế giới nằm trong bản văn Thánh Kinh. Các câu truyện được kể trong Thánh Kinh, như trong các sách Tin Mừng, không những chỉ diễn tả các biến cố tưởng tượng, mà cả các biến cố xảy ra trong lịch sử nhân loại được các chứng nhân kể lại.
Thứ đến, người ta phải thận trọng về những giải thích văn thể có tính cách chủ quan. Phương pháp Phân Tích Bản Văn cho người giải thích nhiều tự do để sáng tạo. Sự sáng tạo này có thể giúp ta dễ hiểu Thánh Kinh, nhưng cũng đưa đến những giải thích sai lầm, độc đoán, đặc biệt là khi người giải thích hoàn toàn bất kể đến chủ ý và bối cảnh lịch sử của tác giả.
IV. Kết Luận
Thánh Kinh được viết như một tuyển tập của nhiều sách với nhiều văn thể khác nhau như kể chuyện, thi phú, anh hùng ca, lịch sử, cầu nguyện, tiên tri, khải huyền, tiểu thuyết. Chính vì không phân biệt được những thể văn khác nhau trong Thánh Kinh mà nhiều người đã kết án Thánh Kinh là thiếu căn bản lịch sử, hoặc giải thích Thánh Kinh cách từ chương. Tất cả những văn thể này là những phương tiện truyền thông Thiên Chúa dùng để dạy chúng ta những chân lý và lịch sử cứu độ. Muốn hiểu Thánh Kinh một cách đúng đắn, chúng ta không những phải chú ý đến phạm vi lịch sử của một đoạn mà còn đến những thể văn khác nhau cũng như cách hành văn và ý định của từng tác giả nhân loại khi viết bản văn này. Tuy nhiên, “việc nghiên cứu các bản văn thánh theo khoa học là điều cần thiết, nhưng tự nó chưa đủ vì chỉ ở trong bình diện nhân loại. Để đạt được sự mạch lạc của Đức Tin của Hội Thánh nhà chú giải Thánh Kinh phải quan tâm đến việc nhìn đến Lời Chúa trong những bản văn này theo cùng một cái nhìn của Đức Tin của Hội Thánh” (Huấn từ của ĐTC Bênêđictô XI dành cho các thành viên của Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh ngày 23/4/2009).
Tài liệu Giải Thích Thánh Kinh theo Hội Thánh cũng khuyến khích “các nhà chú giải Thánh Kinh phải tận dụng những lợi điểm của các tiến bộ đạt được qua việc nghiên cứu về ngữ học và văn chương, để sử dụng càng nhiều càng tốt những phương pháp phân tích văn tự mới, đặc biệt là phân tích tu từ, phân tích kể chuyện và phân tích theo cấu trúc.” (GTTKTHT, IB). Như thế, muốn hiểu Thánh Kinh, chúng ta cần đến Phương Pháp Phân Tích Bản Văn hay Phân Tích Văn Chương.
I. Phương Pháp Phân Tích Bản Văn là gì?
Trong khi các nhà phân tích lịch sử nhìn bản văn Thánh Kinh như một cổ vật trong lịch sử, thì các nhà phân tích bản văn nhìn bản văn Thánh Kinh như một tác phẩm văn chương cần phải được phân tích theo các phương pháp văn chương. Phương pháp này chỉ chú trọng đến những sự việc hay biến cố được diễn tả trong Thánh Kinh và tìm hiểu xem những sự việc hay biến cố ấy có ý nghĩa gì mà không chú trọng đến hoàn cảnh lịch sử của thời đại tác giả. Các nhà chú giải Thánh Kinh theo phương pháp Phân Tích Bản Văn cho rằng mỗi tác phẩm văn chương tạo nên một thế giới riêng. Thế giới ấy chính là câu truyện được bản văn diễn tả. Ý nghĩa của bản văn được tìm thấy trong cái thế giới mà tác phẩm tạo ra, chứ không phải qua các biến cố trong đời sống của tác giả.
Các phương pháp phân tích mạch văn, phân tích tu từ, phản ứng của độc giả, và phân tích cấu trúc bản văn đều nằm trong phạm vi của phương pháp Phân Tích Bản Văn.
Phương pháp phân tích mạch văn đặt trọng tâm vào cách kể chuyện trong Thánh Kinh, phân tích các tình tiết, các khung cảnh và thời gian của các biến cố, phân loại và dùng các kỹ thuật văn chương như châm biếm, tình ca, lịch sử, …, và lập lại như phương thức khai triển câu truyện và những đề tài quan trọng của nó.
Phân tích tu từ dùng những thuyết tu từ cổ điển để phân tích những phương pháp lý luận trong bản văn Thánh Kinh. Phương pháp này chú trọng đến cách hành văn, cách dùng từ ngữ, tình cảm, và lý luận của tác giả để thuyết phục độc giả.
Những người theo phái cấu trúc (Structuralism) đọc các bản văn Thánh Kinh dưới lăng kính của một cấu trúc văn chương phổ quát. Họ giải thích các nhân vật, các đề tài, và các biến cố trong Thánh Kinh qua vai trò và nhiệm vụ của các nhân vật hay biến cố này trong một cấu trúc chắc chắn hay văn phạm phổ quát.
Khoa phân tích phản ứng độc giả phân tích bản văn Thánh Kinh dựa theo kinh nghiệm của độc giả, giải thích lời trong Thánh Kinh dựa theo các thắc mắc, ước vọng, hay ngạc nhiên mà độc giả cảm nghiệm được khi đọc bản văn. Phương pháp này nhấn mạnh đến vai trò tích cực của độc giả trong việc xét định ý nghĩa của bản văn.
II. Biện minh cho phương pháp Phân Tích Bản Văn
Phương pháp Phân Tích Bản Văn đã đem lại một điều chỉnh cho phương pháp Phân Tích Lịch Sử đang thịnh hành trong giới học giả Thánh Kinh hiện đại. Phương pháp Phân Tích Lịch Sử đã phạm phải một lầm lỗi là đã quá chú ý đến việc viết lại lịch sử sau bản văn, cho nên đã bỏ mất nhiều ý nghĩa đa dạng hàm chứa trong bản văn. Các nhà Phân Tích Bản Văn đã quan tâm đến văn thể của các bản văn Thánh Kinh. Họ cho rằng thể văn kể chuyện không phải là thể văn lịch sử, nhất là lịch sử theo nghĩa hiện đại.
Giáo huấn của Hội Thánh Công Giáo xác quyết tầm quan trọng của văn thể trong Thánh Kinh. Mặc Khải của Thiên Chúa trong Thánh Kinh được diễn tả bằng nhiều thể văn khác nhau. Để giải thích thỏa đáng, cần phải chú ý đến các thể văn của từng câu Thánh Kinh và dùng phương pháp giải thích phù hợp với thể văn đó. Trong Hiến Chế Tín Lý về Mặc Khải của Thiên Chúa, Công Đồng Vaticanô II viết:
“Để tìm ra chủ ý của các thánh sử, giữa những phương pháp khác cũng cần phải xét đến văn loại. Vì chân lý được trình bày và diễn tả qua nhiều thể văn khác nhau, như thể văn lịch sử, tiên tri, thi phú hoặc những thể văn diễn tả khác” (Dei Verbum 12).
Việc nhìn nhận tầm quan trọng của văn thể trong mặc khải của Thánh Kinh này cho phép chúng ta biện minh cho việc sử dụng phương pháp nghiên cứu bản văn để giải thích Thánh Kinh.
Trong số các thể văn dùng trong Thánh Kinh, thể văn kể chuyện hay tường thuật rất quan trọng đối với Đức Tin Kitô giáo, từ việc tường thuật lịch sử dân Israel đến các câu truyện trong Tin Mừng. Hình thức kể chuyện vẫn còn đóng vai trò quan trọng trong hạnh các Thánh. Ngay chính trong Kinh Tin Kính cũng có những cấu trúc kể chuyện được bắt đầu bằng công cuộc tạo dựng, đoạn giữa kể lại vắn tắt việc Đức Kitô xuống thế giữa giòng lịch sử và đưa đến kết luận là nói về thế giới sắp đến. Các thần học gia chuyên về kể chuyện nhấn mạnh đến việc học thuộc lòng và cử hành các "câu truyện" Kitô giáo đã hình thành cộng đoàn Kitô hữu ra sao. Các nhà giải thích Thánh Kinh theo phương pháp lịch sử thường đơn giản hóa các câu truyện phong phú trong Thánh Kinh thành nguồn cho họ tái lập lịch sử. Phương pháp Phân Tích Bản Văn không những cung cấp cho chúng ta những tiếp cận thích hợp với thể văn của Thánh Kinh, mà còn cho chúng ta một phương thế để hiểu vai trò của việc kể chuyện trong đời sống của cộng đoàn tín hữu.
III. Giới hạn của phương Pháp Phân tích Bản Văn
Có hai điều quan trọng mà các nhà chú giải Thánh Kinh Công Giáo phải để tâm đến khi dùng phương pháp Phân Tích Bản Văn.
Trước hết là việc loại bỏ sự thiên lệch về lịch sử trong một số những bài Phân Tích Bản Văn. Các học giả chú trọng đến thế giới nằm trong bản văn nhiều khi không còn đếm xỉa gì đến những biến cố lịch sử mà bản văn làm chứng. Đức Tin Nhập Thể của Công Giáo xác quyết sự hiện diện tích cực của Thiên Chúa trên thế gian, chứ không phải chỉ thế giới nằm trong bản văn Thánh Kinh. Các câu truyện được kể trong Thánh Kinh, như trong các sách Tin Mừng, không những chỉ diễn tả các biến cố tưởng tượng, mà cả các biến cố xảy ra trong lịch sử nhân loại được các chứng nhân kể lại.
Thứ đến, người ta phải thận trọng về những giải thích văn thể có tính cách chủ quan. Phương pháp Phân Tích Bản Văn cho người giải thích nhiều tự do để sáng tạo. Sự sáng tạo này có thể giúp ta dễ hiểu Thánh Kinh, nhưng cũng đưa đến những giải thích sai lầm, độc đoán, đặc biệt là khi người giải thích hoàn toàn bất kể đến chủ ý và bối cảnh lịch sử của tác giả.
IV. Kết Luận
Thánh Kinh được viết như một tuyển tập của nhiều sách với nhiều văn thể khác nhau như kể chuyện, thi phú, anh hùng ca, lịch sử, cầu nguyện, tiên tri, khải huyền, tiểu thuyết. Chính vì không phân biệt được những thể văn khác nhau trong Thánh Kinh mà nhiều người đã kết án Thánh Kinh là thiếu căn bản lịch sử, hoặc giải thích Thánh Kinh cách từ chương. Tất cả những văn thể này là những phương tiện truyền thông Thiên Chúa dùng để dạy chúng ta những chân lý và lịch sử cứu độ. Muốn hiểu Thánh Kinh một cách đúng đắn, chúng ta không những phải chú ý đến phạm vi lịch sử của một đoạn mà còn đến những thể văn khác nhau cũng như cách hành văn và ý định của từng tác giả nhân loại khi viết bản văn này. Tuy nhiên, “việc nghiên cứu các bản văn thánh theo khoa học là điều cần thiết, nhưng tự nó chưa đủ vì chỉ ở trong bình diện nhân loại. Để đạt được sự mạch lạc của Đức Tin của Hội Thánh nhà chú giải Thánh Kinh phải quan tâm đến việc nhìn đến Lời Chúa trong những bản văn này theo cùng một cái nhìn của Đức Tin của Hội Thánh” (Huấn từ của ĐTC Bênêđictô XI dành cho các thành viên của Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh ngày 23/4/2009).
Nền văn hóa sự sống
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
15:38 25/04/2009
Nền văn hóa sự sống
Thánh Phêro trong bài giảng trước công chúng đã nói lời đanh thép khiển trách: „Anh em đã giết Đấng khơi nguồn sự sống“ ( Cv 3,15).
Không biết ngày xưa lúc nghe lời này, người ta có phản ứng cảm nghĩ như thế nào. Nhưng ngày nay đọc những lời này, con người chúng ta có cảm giác rùng mình lo âu sợ hãi. Và theo cung cách lối sống ngày hôm nay chắc chẳng có ai nói như vậy nữa. Vì cách sống trong xã hội càng ngày càng cải tiến văn minh, có chiều hướng nhân đạo hơn: sự sống được yêu mến bảo vệ!
Ngày xưa thì thế. Ngày nay tuy đã có nhiều cải tiến tìm cách bảo vệ sự sống. Nhưng có hòan toàn đạt được chiều hướng bảo vệ sự sống không?
Nhân danh luật pháp bảo vệ sinh mạng sự sống con người, án tử hình bị loại bỏ trong những đất nước xã hội văn minh Âu Châu, nơi ảnh hưởng của Kitô giáo ăn rễ sâu từ hàng nghìn năm nay.
Trên thế giới dẫu vậy vẫn còn những xã hội đất nước chưa bỏ hoàn toàn án tử hình.
Hồi còn sinh thời, đức cố giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị đã đưa ra lời kêu gọi xây dựng một nền văn hóa sự sống. Tại sao vậy?
Trên văn bản giấy tờ án tử hình bị xóa bỏ. Nhưng trong thực tế sự sống cũng vẫn còn bị loại bỏ dưới nhiều dạng thức khác nhau: phá thai, đem bào thai ra thử nghiệm tế bào gốc, trợ tử cho chết mau chóng!
Trước dạng thức hủy hoại sự sống như thế ngày càng lan rộng như một lối sống mới, Giáo hội Công giáo qua đức giáo hoàng đã lên tiếng nói những lời cảnh báo đanh thép cho đó là nền văn hóa sự chết.
Nói cách khác Giáo hội lên tiếng báo động nền văn hóa sự sống đang gặp nguy cơ bị nhận chìm cho rơi vào quên lãng. Sự sống con người không còn được kính trọng, nhưng cho đó là sản phẩm chế biến, muốn duy trì hay biến đổi hay cho chấm dứt tùy theo nhu cầu cùng lòng mong muốn.
Hay có những dạng thức làm cho đời sống con người không còn có cơ hội phát triển sống còn được nữa, như bị chèn ép, bị khinh khi bỏ rơi vì tiết kiệm, nhất là chiến tranh khủng bố.
Ngày xưa Thánh Phero nói lời khiển trách: Anh em đã giết chết Đấng khơi nguồn sự sống. Ngày nay lời khiển trách báo động của Phero sẽ là: Anh em đang bị đẩy vào nền văn hóa chối bỏ sự sống mà cổ vũ nền văn hóa sự chết!
Nhưng Thánh Phero không dừng lại nơi lời khiển trách mà ông đã nói ra. Ông xây dựng cây cầu lòng tin tưởng: „ Tôi biết anh em đã hành động vì không hiểu biết…Vậy anh em hãy sám hối và trở lại cùng Thiên Chúa, để người xóa bỏ tội lỗi cho anh em“( Cv 3,17-19 ). Cây cầu Thánh Phero xây dựng nối sang bên bờ sự sống, cây cầu nền văn hóa sự sống. Vì từ ngày Chúa sống lại từ cõi chết không có gì qúy gía hơn sự sống nữa.
Sức khoẻ con người lúc nào cũng mắc đắt gía. Nhưng nếu vì sự sống, tiền bạc không được đem ra cân đo hơn thiệt.
Săn sóc cho người gìa tốn kém nhiều. Nhưng nếu vì nhân phẩm đời sống của con người dù là vào giai đoạn cuồi cùng, cũng không được rút ngắn tiết kiệm thời giờ, tình yêu chăm sóc cùng tiền bạc.
Cuộc chiến sống còn ở trường học, ở nghề nghiệp càng ngày càng có nhiều đòi hỏi, có nhiều khó khăn phức tạp thêm. Nhưng không vì thế mà nhận chìm người khác xuống để cho mình thắng vượt.
Trong đời sống nhiều khi chúng ta bị người khác làm căng thẳng tinh thần, gây ra điều rắc rối làm thần kinh như bị tê liệt rối loạn. Nhưng không vì đó mà nghĩ rằng mình có quyền khinh khi lại làm họ bị mất mặt.
Từ ngày Chúa Giêsu sống lại nền văn hóa sự chết không còn gía trị chỗ đứng nữa, nhưng chỉ duy nền văn hóa sự sống tồn tại.
Từ ngày Chúa Giêsu sống lại từ sự chết, sự sống không còn là nếu hay khi nào, nhưng người tín hữu Chúa Kitô có trách nhiệm qúy trọng bảo vệ cùng đón nhận sự sống như ý Chúa muốn.
Thánh Phêro trong bài giảng trước công chúng đã nói lời đanh thép khiển trách: „Anh em đã giết Đấng khơi nguồn sự sống“ ( Cv 3,15).
Không biết ngày xưa lúc nghe lời này, người ta có phản ứng cảm nghĩ như thế nào. Nhưng ngày nay đọc những lời này, con người chúng ta có cảm giác rùng mình lo âu sợ hãi. Và theo cung cách lối sống ngày hôm nay chắc chẳng có ai nói như vậy nữa. Vì cách sống trong xã hội càng ngày càng cải tiến văn minh, có chiều hướng nhân đạo hơn: sự sống được yêu mến bảo vệ!
Ngày xưa thì thế. Ngày nay tuy đã có nhiều cải tiến tìm cách bảo vệ sự sống. Nhưng có hòan toàn đạt được chiều hướng bảo vệ sự sống không?
Nhân danh luật pháp bảo vệ sinh mạng sự sống con người, án tử hình bị loại bỏ trong những đất nước xã hội văn minh Âu Châu, nơi ảnh hưởng của Kitô giáo ăn rễ sâu từ hàng nghìn năm nay.
Trên thế giới dẫu vậy vẫn còn những xã hội đất nước chưa bỏ hoàn toàn án tử hình.
Hồi còn sinh thời, đức cố giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị đã đưa ra lời kêu gọi xây dựng một nền văn hóa sự sống. Tại sao vậy?
Trên văn bản giấy tờ án tử hình bị xóa bỏ. Nhưng trong thực tế sự sống cũng vẫn còn bị loại bỏ dưới nhiều dạng thức khác nhau: phá thai, đem bào thai ra thử nghiệm tế bào gốc, trợ tử cho chết mau chóng!
Trước dạng thức hủy hoại sự sống như thế ngày càng lan rộng như một lối sống mới, Giáo hội Công giáo qua đức giáo hoàng đã lên tiếng nói những lời cảnh báo đanh thép cho đó là nền văn hóa sự chết.
Nói cách khác Giáo hội lên tiếng báo động nền văn hóa sự sống đang gặp nguy cơ bị nhận chìm cho rơi vào quên lãng. Sự sống con người không còn được kính trọng, nhưng cho đó là sản phẩm chế biến, muốn duy trì hay biến đổi hay cho chấm dứt tùy theo nhu cầu cùng lòng mong muốn.
Hay có những dạng thức làm cho đời sống con người không còn có cơ hội phát triển sống còn được nữa, như bị chèn ép, bị khinh khi bỏ rơi vì tiết kiệm, nhất là chiến tranh khủng bố.
Ngày xưa Thánh Phero nói lời khiển trách: Anh em đã giết chết Đấng khơi nguồn sự sống. Ngày nay lời khiển trách báo động của Phero sẽ là: Anh em đang bị đẩy vào nền văn hóa chối bỏ sự sống mà cổ vũ nền văn hóa sự chết!
Nhưng Thánh Phero không dừng lại nơi lời khiển trách mà ông đã nói ra. Ông xây dựng cây cầu lòng tin tưởng: „ Tôi biết anh em đã hành động vì không hiểu biết…Vậy anh em hãy sám hối và trở lại cùng Thiên Chúa, để người xóa bỏ tội lỗi cho anh em“( Cv 3,17-19 ). Cây cầu Thánh Phero xây dựng nối sang bên bờ sự sống, cây cầu nền văn hóa sự sống. Vì từ ngày Chúa sống lại từ cõi chết không có gì qúy gía hơn sự sống nữa.
Sức khoẻ con người lúc nào cũng mắc đắt gía. Nhưng nếu vì sự sống, tiền bạc không được đem ra cân đo hơn thiệt.
Săn sóc cho người gìa tốn kém nhiều. Nhưng nếu vì nhân phẩm đời sống của con người dù là vào giai đoạn cuồi cùng, cũng không được rút ngắn tiết kiệm thời giờ, tình yêu chăm sóc cùng tiền bạc.
Cuộc chiến sống còn ở trường học, ở nghề nghiệp càng ngày càng có nhiều đòi hỏi, có nhiều khó khăn phức tạp thêm. Nhưng không vì thế mà nhận chìm người khác xuống để cho mình thắng vượt.
Trong đời sống nhiều khi chúng ta bị người khác làm căng thẳng tinh thần, gây ra điều rắc rối làm thần kinh như bị tê liệt rối loạn. Nhưng không vì đó mà nghĩ rằng mình có quyền khinh khi lại làm họ bị mất mặt.
Từ ngày Chúa Giêsu sống lại nền văn hóa sự chết không còn gía trị chỗ đứng nữa, nhưng chỉ duy nền văn hóa sự sống tồn tại.
Từ ngày Chúa Giêsu sống lại từ sự chết, sự sống không còn là nếu hay khi nào, nhưng người tín hữu Chúa Kitô có trách nhiệm qúy trọng bảo vệ cùng đón nhận sự sống như ý Chúa muốn.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tại Giáo phận Gap (Pháp) hơn 4000 khách tham quan tượng Pietà của Paul Fryer
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
03:30 25/04/2009
PHÁP QUỐC - Bức điêu khắc mô tả Chúa Kitô ngồi trên chiếc ghế « đau khổ » được triển lãm từ ngày 4 đến 12 tháng 4 vừa qua tại nhà thờ chính tòa giáo phận Gap. Đức cha di Falco Léandri, giám mục giáo phận Gap đã thành công trong cuộc triển lãm này: đó là làm cho mọi người nói về Chúa Kitô và thúc đẩy họ bước đến cánh cửa nhà thờ.
« Xì căng đan không phải ở chỗ Chúa Giêsu bị ngồi trên chiếc ghế « đau khổ ». Nếu như Ngài bị kết án tử vào thời nay, rất có thể người ta cũng sử dụng những cực hình dã man vốn còn tồn tại ở một số nước trên thế giới để hành quyết. Thái độ lãnh đạm trước thánh giá Chúa Kitô mới là xì căng đan thực sự đáng nói», giám mục giáo phận Gap, đức cha di Falco Léandri giải thích.
« Sau khi bị đóng đinh, Chúa Kitô ngồi trên chiếc ghế « đau khổ » này, tác giả Paul Fryer nhấn mạnh. Ngài mang lấy tất cả đau khổ của thế giới ». Tác phẩm đã thu hút nhiều khách tham quan đến từ Pháp và Ý. Họ cũng bình luận sôi nổi về bức tượng khi chiêm ngắm, hoặc ghi những lời ấy vào cuốn sổ vàng, hoặc để lại lời bình trên trang web của giáo phận.
Nếu như trước đó, ngay trên phương tiện truyền thông đã diễn ra cuộc tranh luận một cách vô bổ về chủ đề này, thì mục đích mà giám mục di Falco Léandri đề ra vẫn đạt được kết quả: « Cuộc triển lãm này là một cơ hội để Phúc Âm hóa », ngài vừa nhận định và vừa nhận mạnh rằng có một sự chênh lệch giữa các phản ứng của những người xem tác phẩm qua ảnh và những người đến xem tận mắt tác phẩm.
Nguồn: theo bản tin trên trang web của HĐGM Pháp.
« Xì căng đan không phải ở chỗ Chúa Giêsu bị ngồi trên chiếc ghế « đau khổ ». Nếu như Ngài bị kết án tử vào thời nay, rất có thể người ta cũng sử dụng những cực hình dã man vốn còn tồn tại ở một số nước trên thế giới để hành quyết. Thái độ lãnh đạm trước thánh giá Chúa Kitô mới là xì căng đan thực sự đáng nói», giám mục giáo phận Gap, đức cha di Falco Léandri giải thích.
« Sau khi bị đóng đinh, Chúa Kitô ngồi trên chiếc ghế « đau khổ » này, tác giả Paul Fryer nhấn mạnh. Ngài mang lấy tất cả đau khổ của thế giới ». Tác phẩm đã thu hút nhiều khách tham quan đến từ Pháp và Ý. Họ cũng bình luận sôi nổi về bức tượng khi chiêm ngắm, hoặc ghi những lời ấy vào cuốn sổ vàng, hoặc để lại lời bình trên trang web của giáo phận.
Nếu như trước đó, ngay trên phương tiện truyền thông đã diễn ra cuộc tranh luận một cách vô bổ về chủ đề này, thì mục đích mà giám mục di Falco Léandri đề ra vẫn đạt được kết quả: « Cuộc triển lãm này là một cơ hội để Phúc Âm hóa », ngài vừa nhận định và vừa nhận mạnh rằng có một sự chênh lệch giữa các phản ứng của những người xem tác phẩm qua ảnh và những người đến xem tận mắt tác phẩm.
Nguồn: theo bản tin trên trang web của HĐGM Pháp.
ĐGH Beneđictô sẽ mục kích một Thánh Địa Do Thái thay đổi
Jos. Tú Nạc, NMS
06:24 25/04/2009
JERUSALEM – ĐGH Beneđictô XVI sẽ mục kích một Thánh Địa đã thay đổi rất nhiều từ khi ĐGH Gioan Phaolô II thăm viếng vào năm 2000.
ĐGH Gioan Phaolô II đã đến Israel và những vùng lãnh thổ Palestine khi, mặc dù những trở ngại trong tiến trình hoà bình, những lễ kỷ niệm chu niên dường như đã được cổ vũ Thánh Địa với nền công nghệ du lịch tăng vọt.
Nhưng ĐGH Beneđictô sẽ thăm trong lúc sự căng thẳng và thù địch tiếp tục giữa người Israel và Palestine - những tháng sau cuộc xâm chiếm vào Gaza của Israel gây tranh cãi, và trong lúc Palestine liên tiếp bắn hoả tiễn tấn công những thị trấn Nam Israel.
Chuyến tông du của mình tới Bethlehem, West Bank, ĐGH Gioan Phaolô đã nhận được sự tiếp đón nồng hậu bởi chính quyền Palestine thống nhất, được dẫn đầu bởi nhà lãnh đạo kỳ cựu Palestine Yasser Arafat.Vào tháng Năm này, TT Palestine Mahmoud Abbas, người đang nỗ lực thống nhất các phe phái Palestine đã có sự chia rẽ từ năm 2007 với đảng phái chính trị trào lưu chính thống Islam và lực lượng quân dự bị Hamas, sẽ đón mừng ĐGH Beneđictô.
Cuộc bầu cử mới đây của Israel đã mang lại quyền lực cho chính phủ bảo thủ, mà tân bộ trưởng ngoại giao đã tuyên bố trong bài diễn văn đầu tiên của mình rằng tuyên ngôn hoà bình Annapolis 2007 tuyên bố hoà bình do Hoa Kỳ bảo trợ - kêu gọi hai nhà nước Israel và Palestine – đã “vô hiệu lực.” Tân chính phủ Israel cũng có một bộ trưởng nội vụ thuộc tôn giáo đảng Shas; khi một quan chức Shas giữ vị trí đó trong chính phủ vừa qua, ông đã giới hạn sự ra vào cùng việc cho phép cư trú đối với tu sỹ Ki-tô giáo. mặc dù đã đã có nhiều phản kháng để khắc phục tình trạng này. Các giáo sỹ vẫn phải vật lộn với thị thực nhập cảnh và giấy phép.
ĐGH Beneđictô sẽ đối diện với vùng đất bị xé ra từng mảnh và đầy thương tích bởi bạo lực và những cản trở vật chất của cuộc nổi dậy thứ hai, đã nổ ra chỉ vài tháng sau chuyến tông du giáo hoàng năm 2000. Ngài sẽ đứng trước công chúng, những người đã mất hy vọng và tương lai và không còn tin tưởng vào những giới chức chính trị của mình, và Ngài sẽ thấy những nền kinh tế bất ổn chao đảo từ cuộc nổi dậy và sự nhạy cảm châm ngòi của nền kinh tế thế giới hiện đang suy thoái - vẫn chờ đợi nguồn hỗ trợ từ khách hành hương và du lịch, họ mơ ước chuyến tông du của DGH diễn ra sớm hơn.
Yvonne Friedman, giáo sư sử học của trường Đại học Bar-Ilan của Israel, nhận định rằng có lẽ từ khi người ta có kinh nghiệm một chuyến tông du giáo hoàng và đã không nhận được kết quả như mong muốn, họ có thể hạ thấp những kỳ vọng của họ, và điều đó có thể thực sự tạo cho chuyến tông du của ĐGH Beneđictô tốt hơn.
Mặc dù ĐGH Beneđictô đã nhấn mạnh, như DGH John Paul, rằng chuyến tông du của Ngài là một chuyến hành hương và không có ý định như môt tuyên ngôn chính trị, người Israel và Palestine cả hai đều nói rằng họ có những mong muốn sự sắp xếp vươn tới việc tái lập những cuộc đàm phán ngưng trệ, mang đến một nền kinh tế tăng trưởng cho khu vực với một dòng khách hành hương, giúp tái hội tụ định hướng quốc tế về hoàn cảnh chính trị và truyền bá sức mạnh tinh thần về đức tin công giáo địa phương.
Nên trong lúc chuyến hành hương tiếp tục được lên kế hoạch, hầu như từng bước, chuyến tông du của DGH sớm hơn, những đạo quân sẽ dẫn ĐGH Beneđictô thăm trại tỵ nạn Aida, thay vì trại Dehiyshe lớn hơn mà ĐGH Gioan Phaolô đã thăm. Từ Aida, hàng rào ngăn cách mà người Israel xây dựng xung quanh Bethlehem để hạn chế dân thường trú, có thể nhìn thấy rõ ràng.
Bức tường này là một điềư nhắc nhở tuyệt đối về sự phấn đấu hàng ngày người Palestine đối mặt chỉ để cố gắng rời từ nơi này đến nơi khác.
Israel xác nhận rằng hang rào cản này góp phần quan trọng để giảm bớt những vụ tấn công của thành phần khủng bố, trong khi người Palestine khẳng định rằng hàng rào chắn này đơn giản chỉ là một cuộc chiếm đất của Israel, giam cầm họ và tác động đến sự đi lại.
Sự đại diện của DGH tới Israel và những vùng lãnh thổ Palestine, TGM Antonio Franco, đã nhấn mạnh rằng ĐGH Beneđictô không có ý định đưa ra bất cứ tuyên bố chính trị nào trong chuến đi của Ngài. Tuy nhiên, ở một số nơi chẳng hạn như trại Aida, DGH xem đó là một việc khó khăn để giữ các nhà báo và những người khác lấy những nhận xét của Ngài về lĩnh vực tinh thần và đưa chúng vào phạm vi hoạt động chính trị.
Người dân Israel đã cảm thấy có rất nhiều mến mộ với ĐGH Gioan Phaolô và xem Ngài như một vị giáo hoàng thân thiện, thuật lại một cách cởi mở về tình bạn thời thơ ấu của Ngài với trẻ em Do Thái. Nhiều lời phát biểu của Ngài phản đối chủ nghĩa bài Do Thái - một cách chính xác sự biện hộ của Ngài cho lịch sử bách hại Công giáo – và những lên án về vụ Holocaust.
Như vị tiền nhiệm của Ngài đã làm, ĐGH Beneđictô sẽ thăm đài tưởng niệm Yad Vashem Holocaust, đặt vòng hoa trong Sảnh đường Tưỏng niệm và gặp gỡ những người sống sót. Cũng giống như vị tiền nhiệm của Ngài, Ngài sẽ không đi qua bảo tàng viện lịch sử Yad Vashem Holocaust; điều này có nghĩa là Ngài không phải đi bộ qua bảng niêm yết gây tranh luận trước chân dung DGH Pius XII mà những nghi vấn về thời gian chiến tranh Ngài đã thiếu những hành động cứu đỡ sự sống của những người Do Thái. Dấu hiệu này được đặt lên như một phần của những tân tạo bảo tàng viện vào năm 2005, và không phải là vấn đề trong lúc ĐGH Gioan Phaolô thăm Thánh Địa.
ĐGH Gioan Phaolô II đã đến Israel và những vùng lãnh thổ Palestine khi, mặc dù những trở ngại trong tiến trình hoà bình, những lễ kỷ niệm chu niên dường như đã được cổ vũ Thánh Địa với nền công nghệ du lịch tăng vọt.
Nhưng ĐGH Beneđictô sẽ thăm trong lúc sự căng thẳng và thù địch tiếp tục giữa người Israel và Palestine - những tháng sau cuộc xâm chiếm vào Gaza của Israel gây tranh cãi, và trong lúc Palestine liên tiếp bắn hoả tiễn tấn công những thị trấn Nam Israel.
Chuyến tông du của mình tới Bethlehem, West Bank, ĐGH Gioan Phaolô đã nhận được sự tiếp đón nồng hậu bởi chính quyền Palestine thống nhất, được dẫn đầu bởi nhà lãnh đạo kỳ cựu Palestine Yasser Arafat.Vào tháng Năm này, TT Palestine Mahmoud Abbas, người đang nỗ lực thống nhất các phe phái Palestine đã có sự chia rẽ từ năm 2007 với đảng phái chính trị trào lưu chính thống Islam và lực lượng quân dự bị Hamas, sẽ đón mừng ĐGH Beneđictô.
Cuộc bầu cử mới đây của Israel đã mang lại quyền lực cho chính phủ bảo thủ, mà tân bộ trưởng ngoại giao đã tuyên bố trong bài diễn văn đầu tiên của mình rằng tuyên ngôn hoà bình Annapolis 2007 tuyên bố hoà bình do Hoa Kỳ bảo trợ - kêu gọi hai nhà nước Israel và Palestine – đã “vô hiệu lực.” Tân chính phủ Israel cũng có một bộ trưởng nội vụ thuộc tôn giáo đảng Shas; khi một quan chức Shas giữ vị trí đó trong chính phủ vừa qua, ông đã giới hạn sự ra vào cùng việc cho phép cư trú đối với tu sỹ Ki-tô giáo. mặc dù đã đã có nhiều phản kháng để khắc phục tình trạng này. Các giáo sỹ vẫn phải vật lộn với thị thực nhập cảnh và giấy phép.
ĐGH Beneđictô sẽ đối diện với vùng đất bị xé ra từng mảnh và đầy thương tích bởi bạo lực và những cản trở vật chất của cuộc nổi dậy thứ hai, đã nổ ra chỉ vài tháng sau chuyến tông du giáo hoàng năm 2000. Ngài sẽ đứng trước công chúng, những người đã mất hy vọng và tương lai và không còn tin tưởng vào những giới chức chính trị của mình, và Ngài sẽ thấy những nền kinh tế bất ổn chao đảo từ cuộc nổi dậy và sự nhạy cảm châm ngòi của nền kinh tế thế giới hiện đang suy thoái - vẫn chờ đợi nguồn hỗ trợ từ khách hành hương và du lịch, họ mơ ước chuyến tông du của DGH diễn ra sớm hơn.
Yvonne Friedman, giáo sư sử học của trường Đại học Bar-Ilan của Israel, nhận định rằng có lẽ từ khi người ta có kinh nghiệm một chuyến tông du giáo hoàng và đã không nhận được kết quả như mong muốn, họ có thể hạ thấp những kỳ vọng của họ, và điều đó có thể thực sự tạo cho chuyến tông du của ĐGH Beneđictô tốt hơn.
Mặc dù ĐGH Beneđictô đã nhấn mạnh, như DGH John Paul, rằng chuyến tông du của Ngài là một chuyến hành hương và không có ý định như môt tuyên ngôn chính trị, người Israel và Palestine cả hai đều nói rằng họ có những mong muốn sự sắp xếp vươn tới việc tái lập những cuộc đàm phán ngưng trệ, mang đến một nền kinh tế tăng trưởng cho khu vực với một dòng khách hành hương, giúp tái hội tụ định hướng quốc tế về hoàn cảnh chính trị và truyền bá sức mạnh tinh thần về đức tin công giáo địa phương.
Nên trong lúc chuyến hành hương tiếp tục được lên kế hoạch, hầu như từng bước, chuyến tông du của DGH sớm hơn, những đạo quân sẽ dẫn ĐGH Beneđictô thăm trại tỵ nạn Aida, thay vì trại Dehiyshe lớn hơn mà ĐGH Gioan Phaolô đã thăm. Từ Aida, hàng rào ngăn cách mà người Israel xây dựng xung quanh Bethlehem để hạn chế dân thường trú, có thể nhìn thấy rõ ràng.
Bức tường này là một điềư nhắc nhở tuyệt đối về sự phấn đấu hàng ngày người Palestine đối mặt chỉ để cố gắng rời từ nơi này đến nơi khác.
Israel xác nhận rằng hang rào cản này góp phần quan trọng để giảm bớt những vụ tấn công của thành phần khủng bố, trong khi người Palestine khẳng định rằng hàng rào chắn này đơn giản chỉ là một cuộc chiếm đất của Israel, giam cầm họ và tác động đến sự đi lại.
Sự đại diện của DGH tới Israel và những vùng lãnh thổ Palestine, TGM Antonio Franco, đã nhấn mạnh rằng ĐGH Beneđictô không có ý định đưa ra bất cứ tuyên bố chính trị nào trong chuến đi của Ngài. Tuy nhiên, ở một số nơi chẳng hạn như trại Aida, DGH xem đó là một việc khó khăn để giữ các nhà báo và những người khác lấy những nhận xét của Ngài về lĩnh vực tinh thần và đưa chúng vào phạm vi hoạt động chính trị.
Người dân Israel đã cảm thấy có rất nhiều mến mộ với ĐGH Gioan Phaolô và xem Ngài như một vị giáo hoàng thân thiện, thuật lại một cách cởi mở về tình bạn thời thơ ấu của Ngài với trẻ em Do Thái. Nhiều lời phát biểu của Ngài phản đối chủ nghĩa bài Do Thái - một cách chính xác sự biện hộ của Ngài cho lịch sử bách hại Công giáo – và những lên án về vụ Holocaust.
Như vị tiền nhiệm của Ngài đã làm, ĐGH Beneđictô sẽ thăm đài tưởng niệm Yad Vashem Holocaust, đặt vòng hoa trong Sảnh đường Tưỏng niệm và gặp gỡ những người sống sót. Cũng giống như vị tiền nhiệm của Ngài, Ngài sẽ không đi qua bảo tàng viện lịch sử Yad Vashem Holocaust; điều này có nghĩa là Ngài không phải đi bộ qua bảng niêm yết gây tranh luận trước chân dung DGH Pius XII mà những nghi vấn về thời gian chiến tranh Ngài đã thiếu những hành động cứu đỡ sự sống của những người Do Thái. Dấu hiệu này được đặt lên như một phần của những tân tạo bảo tàng viện vào năm 2005, và không phải là vấn đề trong lúc ĐGH Gioan Phaolô thăm Thánh Địa.
ĐTC: Các gia đình Kitô giáo là những trường dạy vâng lời và là môi trường cho sự tự do chân chính
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
15:39 25/04/2009
Lúc 7 giờ sáng ngày 23 tháng 4 năn 2009, ĐTC Bênêđictô cử hành Thánh Lễ tại nguyện đường “Redemptoris Mater - Mẹ Đấng Cứu Thế” ở Vatican. Dưới đây là bản dịch bài huấn từ bằng tiếng Tây Ban Nha của ĐTC.
Các bạn thân mến;
Vừa rồi chúng ta mới đọc Đáp Ca trong Thánh Vịnh: “Hãy chúc tụng Chúa luôn, miệng tôi luôn dâng lời chúc tụng Ngài” (TV 33). Hôm nay tôi chúc tụng Chúa vì sự thành công của Đại Hội Gia Đình Lần Thứ VI được tổ chức tại Thành Phố Mễ Tây Cơ tháng giêng vừa qua, và vì tổ chức mà quý bạn đã tham gia bằng nhiều cách khác nhau. Tôi thành tâm cám ơn các bạn. Tôi cũng hân hoan đón chào ĐHY Ennio Antonelli, Chủ Tịch Ủy Ban Giáo Hoàng về Gia Đình và Đức Tổng Giám Mục Giáo Chủ Mễ Tây Cơ, Norberto Rivera Carrera, là người đứng đầu cuộc hành hương Rôma này.
Trong khi đọc Sách Tông Đồ Công Vụ, chúng ta đã nghe từ miệng Thánh Phêrô: “Chúng tôi phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta” (CV 5:29). Việc này phù hợp với điều được nói trong tin Mừng Thánh Gioan: “Ai tin vào Chúa Con, thì được sống đời đời; còn ai không tin phục Chúa Con, thì không được thấy sự sống” (Ga 3:36). Vậy Lời Chúa nói về sự vâng lời ấy không phải là một đề tài đơn giản, vâng lời cũng không phải chỉ là tuân theo những chỉ thị, nhưng được phát sinh từ một sự hiệp thông mật thiết với Thiên Chúa và hệ tại ở một cái nhìn nội tâm có khả năng phân biệt điều gì “từ trên cao” và “ở trên mọi sự”. Đó là hoa quả của Chúa Thánh Thần, là Đấng ban dư dật cho chúng ta.
Các bạn thân mến, những người đồng thời với chúng ta cần khám phá ra sự vâng phục này, không phải là sự vâng phục trên lý thuyết mà là sự vâng phục cần thiết, đó là việc chọn lựa những cách ăn ở dứt khoát dựa theo lòng vâng phục Thánh Ý Thiên Chúa là điều làm cho chúng ta được hoàn toàn tự do. Các gia đình Kitô với đời sống tại gia, đơn giản và vui vẻ, chia sẻ với nhau những niềm vui, hy vọng và ưu tư mỗi ngày mà họ cảm nghiệm được theo ánh sáng Đức Tin, là những trường dạy vâng lời và là môi trường cho sự tự do chân chính. Những ai nhiều năm vui hưởng đời sống hôn nhân theo chương trình của Thiên Chúa, như những người ở đây, biết rõ điều ấy, họ cảm nghiệm được lòng nhân lành của Chúa là đấng giúp đỡ và khuyến khích chúng ta.
Đức Kitô thật sự hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể, là Bánh từ trời xuống để chữa lành sức khỏe của chúng ta và giúp chúng ta đương đầu với những khó khăn và nhọc nhằn của chúng ta trên đường đời. Người ở bên cạnh chúng ta. Người cũng là người bạn tri kỷ của những người được rước lễ lần đầu hôm nay, biến đổi họ thành những nhân chứng hăng say của Người cho tha nhân.
Giờ đây chúng ta tiếp tục cử hành Thánh Lễ bằng cách cầu xin Đức Mẹ Thiên Đàng, Đức Mẹ Guadalupe, cầu bầu cho chúng ta, để chúng ta đón nhận Chúa Giêsu và được sống, cùng được bổ sức bằng bánh Thánh Thể, chúng ta là những đầy tớ đem niềm vui thật đến cho thế gian. Amen.
Các bạn thân mến;
Vừa rồi chúng ta mới đọc Đáp Ca trong Thánh Vịnh: “Hãy chúc tụng Chúa luôn, miệng tôi luôn dâng lời chúc tụng Ngài” (TV 33). Hôm nay tôi chúc tụng Chúa vì sự thành công của Đại Hội Gia Đình Lần Thứ VI được tổ chức tại Thành Phố Mễ Tây Cơ tháng giêng vừa qua, và vì tổ chức mà quý bạn đã tham gia bằng nhiều cách khác nhau. Tôi thành tâm cám ơn các bạn. Tôi cũng hân hoan đón chào ĐHY Ennio Antonelli, Chủ Tịch Ủy Ban Giáo Hoàng về Gia Đình và Đức Tổng Giám Mục Giáo Chủ Mễ Tây Cơ, Norberto Rivera Carrera, là người đứng đầu cuộc hành hương Rôma này.
Trong khi đọc Sách Tông Đồ Công Vụ, chúng ta đã nghe từ miệng Thánh Phêrô: “Chúng tôi phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta” (CV 5:29). Việc này phù hợp với điều được nói trong tin Mừng Thánh Gioan: “Ai tin vào Chúa Con, thì được sống đời đời; còn ai không tin phục Chúa Con, thì không được thấy sự sống” (Ga 3:36). Vậy Lời Chúa nói về sự vâng lời ấy không phải là một đề tài đơn giản, vâng lời cũng không phải chỉ là tuân theo những chỉ thị, nhưng được phát sinh từ một sự hiệp thông mật thiết với Thiên Chúa và hệ tại ở một cái nhìn nội tâm có khả năng phân biệt điều gì “từ trên cao” và “ở trên mọi sự”. Đó là hoa quả của Chúa Thánh Thần, là Đấng ban dư dật cho chúng ta.
Các bạn thân mến, những người đồng thời với chúng ta cần khám phá ra sự vâng phục này, không phải là sự vâng phục trên lý thuyết mà là sự vâng phục cần thiết, đó là việc chọn lựa những cách ăn ở dứt khoát dựa theo lòng vâng phục Thánh Ý Thiên Chúa là điều làm cho chúng ta được hoàn toàn tự do. Các gia đình Kitô với đời sống tại gia, đơn giản và vui vẻ, chia sẻ với nhau những niềm vui, hy vọng và ưu tư mỗi ngày mà họ cảm nghiệm được theo ánh sáng Đức Tin, là những trường dạy vâng lời và là môi trường cho sự tự do chân chính. Những ai nhiều năm vui hưởng đời sống hôn nhân theo chương trình của Thiên Chúa, như những người ở đây, biết rõ điều ấy, họ cảm nghiệm được lòng nhân lành của Chúa là đấng giúp đỡ và khuyến khích chúng ta.
Đức Kitô thật sự hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể, là Bánh từ trời xuống để chữa lành sức khỏe của chúng ta và giúp chúng ta đương đầu với những khó khăn và nhọc nhằn của chúng ta trên đường đời. Người ở bên cạnh chúng ta. Người cũng là người bạn tri kỷ của những người được rước lễ lần đầu hôm nay, biến đổi họ thành những nhân chứng hăng say của Người cho tha nhân.
Giờ đây chúng ta tiếp tục cử hành Thánh Lễ bằng cách cầu xin Đức Mẹ Thiên Đàng, Đức Mẹ Guadalupe, cầu bầu cho chúng ta, để chúng ta đón nhận Chúa Giêsu và được sống, cùng được bổ sức bằng bánh Thánh Thể, chúng ta là những đầy tớ đem niềm vui thật đến cho thế gian. Amen.
Thỏa Hiệp giữa Tòa Thánh và Do Thái đã tiến triển
Bùi Hữu Thư
16:07 25/04/2009
Thỏa Hiệp giữa Tòa Thánh và Do Thái đã tiến triển
Có nhiều tiến bộ trước cuộc thăm viếng của Đức Thánh Cha
Giêrusalem, ngày 24 tháng 4, 2009 (Zenit.org).- Trước cuộc viếng thăm Đất Thánh của Đức Thánh Cha Benedict XVI, các thành viên của Uỷ Ban Song Phương Thường Trực Do Thái-Tòa Thánh thông báo là có nhiều tiến bộ “đáng kể” đã đạt được để có thể hoàn tất thỏa hiệp.
Một buổi họp của tiểu ban hoạt động ngày thứ năm được tổ chức tại Bộ Ngoại Giao ở Giêrusalem để tiếp tục các thương thuyết về thỏa hiệp kinh tế liên quan đến hệ thống tài chánh và các cơ sở của Giáo Hội.
Một thông cáo chung được Tòa Thánh và Do Thái phổ biến cho hay, "Buổi họp được ghi nhận có một sự thân thiện và tinh thần hợp tác cao độ."
Thông cáo cũng khẳng định, "Các tiến bộ đáng kể đã đạt được theo báo cáo của tiểu ban hoạt động của uỷ ban, và hai phái đoàn cũng đã tái lập sự cam kết chung để hoàn tất thỏa hiệp càng sớm càng tốt.”
Uỷ ban sẽ có một buổi họp khoáng đại vào thứ năm tới tại Bộ Ngoại Giao Do Thái.
Kể từ khi ký kết Thoả Hiệp Căn Bản năm 1993, để thiết lập các liên hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Do Thái, hai bên đã thương thuyết về các vấn đề miễn thuế và quyền sở hữu tài sản của Giáo Hội, đặc biệt tại các địa điểm linh thiêng. Các cuộc thương thuyết bị ngưng hoàn toàn năm 2003 trong nhiều năm, và được tiếp diễn năm 2005.
Trong khi các thương thuyết không liên can gì đến cuộc thăm viếng Đất Thánh của Đức Thánh Cha Benedict XVI từ ngày 8 đến 15 tháng 5, các nguồn tin phát xuất từ Vatican giải thích rằng Do Thái chú trọng đến hình ảnh tốt đẹp cuả cuộc thăm viếng của Đức Thánh Cha có thể mang lại lợi ích cho quốc gia Do Thái, và Giáo Hội cũng mong muốn có sự hiện diện vững vàng tại Đất Thánh.
Top Stories
Inde, Orissa: entre menaces hindouistes et attaques naxalites, les chrétiens votent sous haute surveillance
Eglises d'Asie
03:33 25/04/2009
La deuxième phase du scrutin « de la plus grande démocratie du monde » s’est ouverte jeudi 23 avril 2009, dans les Etats de l’Orissa, du Jharkhand et du Bihar. L’encadrement policier est à la mesure de la tension régnant dans ces Etats depuis le début des élections, qui s’échelonnent du 16 avril au 16 mai. Les électeurs de l’Orissa doivent voter en deux étapes pour choisir leurs 21 parlementaires à la chambre basse de l’Union indienne (Lok Sabha, Chambre du peuple), ainsi que leurs représentants au Parlement de l’Etat (1).
L'Orissa, où les violences antichrétiennes orchestrées par les hindouistes ont fait ces derniers mois une centaine de morts et des milliers de déplacés, doit faire face pour le scrutin, à la double menace des extrémistes hindous et des rebelles naxalites dont l’Etat est l’un des bastions (2).
Le Premier ministre indien Manmohan Singh considère qu’aujourd’hui les maoïstes naxalites représentent « la plus grande menace pour la sécurité nationale ». Priorité a donc été donnée pendant toute la durée des élections, à la sécurisation des zones où les rebelles sont les plus actifs, c'est-à-dire le centre et l’est du pays. Cette région que l’on appelle le « corridor rouge » rassemble la plupart des Etats les plus pauvres de l’Union indienne: l’Orissa, le Jharkhand, le Chhattisgarh, le Bihar, le Maharasthra et l’Andhra Pradesh. Les mesures de sécurité ont été encore renforcées à la suite des attentats meurtriers qui se sont produits durant la première partie des législatives indiennes; le 14 avril, les naxalites ont pris d’assaut une mine de bauxite en Orissa, puis le 15 avril, mené différentes attaques simultanées dans le Jharkhand, le Bihar et le Chhattisgarh, lesquelles ont fait une vingtaine de morts (3). Mercredi 22 avril, veille de la deuxième étape du scrutin, le groupe rebelle a pris en otages 300 passagers d’un train au Jharkhand (relâchés quelques heures plus tard) et attaqué un convoi de camions au Bihar, faisant un mort. Dans certains Etats, les maoïstes, qui appellent au boycott des élections, ont enlevé des responsables électoraux et menacé de couper les mains des électeurs (4).
Pour la deuxième étape du scrutin, l’Orissa a déployé environ 6 000 paramilitaires dans les zones sensibles afin de prévenir d’éventuelles attaques (5). Mais ces récents attentats naxalites ont rejeté dans l’ombre les menaces hindouistes qui pèsent pourtant plus que jamais sur les chrétiens de l’Orissa. L’assassinat le 19 mars dernier, de Prabhat Panigrahi, le responsable local du Rashtriya Swayamsevak Sangh (RSS), branche extrémiste du Bharatiya Janata Party (BJP, Parti du peuple indien), pro-hindou nationaliste, a relancé l’hostilité antichrétienne, comme, l’avait fait, il y a moins d’un an, le meurtre du leader hindou swami Laxmanananda Saraswati. La mort du religieux hindouiste avait été à l’origine de la vague de violence qui avait déferlé sur la communauté chrétienne de l’Orissa, et plus particulièrement celle du Kandhamal (6).
Malgré les rapports des autorités qui se veulent rassurants et ont souligné que le scrutin « s’était déroulé dans le calme », on n’a compté, pour cette première phase des législatives, que 54 % de votants dans le district du Kandhamal. Si les principaux représentants des Eglises reconnaissent que « les conditions de sécurité mises en place par le gouvernement [pour les votants] étaient satisfaisantes » (7), nul ne conteste le fait que la majorité des chrétiens était dans l’incapacité de se rendre aux urnes. Plus de 50 000 d’entre eux, menacés de mort, avaient quitté le district, et ceux qui étaient toujours dans les camps de déplacés, n’avaient bien souvent plus de papiers d’identité leur permettant de voter.
L’archevêque de Cuttack-Bhubaneshwar, Mgr Raphael Cheenath, s’était inquiété avant les élections, du climat de tension dans lequel le scrutin allait se dérouler, rendant « le processus démocratique impossible ». Avec d’autres représentants de l’Eglise, il s’était adressé aux autorités de l’Etat, afin de demander un report des législatives pour le district du Kandhamal notamment, requête à laquelle le gouvernement n’avait pas répondu (8).
De nombreuses sources ecclésiastiques font mention de la campagne d’intimidation, prévisible, que les extrémistes hindous ont exercée contre les chrétiens durant cette première phase des élections en Orissa, leur donnant pour consigne de voter « pour le lotus », le symbole du BJP. Quant à ceux qui se risquaient à voter malgré les menaces, ils étaient nombreux à être refoulés sous le prétexte que « leurs papiers n’étaient pas en règle », rapporte Sajan George, président du Global Council of Indian Christians (GCIC), un organisme qui rassemble les minorités chrétiennes en Inde. Les religieux ont été soumis aux mêmes pressions: sur l’ensemble de la communauté des Missionnaires de la Charité (M.C) de Sukananda au Kandhamal, seules deux religieuses ont pu se présenter avec une carte valide pour le vote (9), raconte Sr Mary Samuel, M.C. Elle ajoute qu’un grand nombre de chrétiens parmi ceux encore présents dans la région, n’ont pas pu voter malgré l’important encadrement policier, à cause des menaces de mort proférées contre eux par les groupes hindouistes.
Pour Mgr Cheenath, les hindouistes poursuivent un but précis: « le programme inavoué des membres du BJP est de chasser les chrétiens du Kandhamal, qui est le district de l’Orissa où ils vivent en majorité […]. C’est ce qu’ils ont clairement essayé de faire avant les élections et s’ils gagnent à nouveau, il n’y a aucun doute qu’ils continueront dans la même voie » (10).
(1) Le 16 avril, les électeurs se sont rendus aux urnes pour élire 10 parlementaires au Lok Sabha et 70 sièges à l’Assemblée de l’Etat, le 23 avril pour 11 sièges au Lok Sabha et 77 au Parlement de l’Orissa.
(2) L’insurrection naxalite, qui regroupe officiellement 10 000 combattants, déclare lutter pour les droits des paysans sans terre et des plus pauvres. Il est admis à l’heure actuelle qu’au moins 15 des 28 Etats fédérés de l’Union indienne sont confrontés à des insurrections naxalites endémiques, qui ont fait plus de 6 000 morts depuis leur apparition en 1967 (dont 800 pour la seule année 2007). (Press Trust of India, 16 avril 2009).
(3) BBC, 14 avril 2009, Reuters, 16 avril 2009.
(4) Reuters, 22 avril 2009, 16 avril 2009.
(5) Press Trust of India, 22 avril 2009.
(6) Après le meurtre du Swami Laxmananda Saraswati le 23 août 2009, une vague de violence a déferlé, en représailles contre les chrétiens accusés de l’assassinat par les hindouistes, bien que les maoïstes aient revendiqué l’attentat. Voir EDA 490, 491, L’assassinat de Prabhat Panigrahi, qui avait été emprisonné pour son implication dans les violences antichrétiennes et venait d’être relâché, est aujourd’hui, de la même manière attribué aux chrétiens par les hindouistes, alors que la police locale affirme que les instigateurs du crime sont les naxalites. Prakash Javadekar, représentant du BJP a déclaré à la presse locale: « Nous doutons du fait que les assassins soient des naxalites ou plutôt des chrétiens déguisés en naxalites. Panigrahi a été éliminé car il connaissait la raison de l’assassinat de Saraswati » (Press Trust of India, 21 mars 2009).
(7) Ucanews, 20 avril 2009.
(8) Voir EDA 505.
(9) cf AsiaNews, 21 avril 2009.
(10) Catholic News Agency (CAN), 22 avril 2009.
(Source: Eglises d'Asie, 23.4.2009)
L'Orissa, où les violences antichrétiennes orchestrées par les hindouistes ont fait ces derniers mois une centaine de morts et des milliers de déplacés, doit faire face pour le scrutin, à la double menace des extrémistes hindous et des rebelles naxalites dont l’Etat est l’un des bastions (2).
Le Premier ministre indien Manmohan Singh considère qu’aujourd’hui les maoïstes naxalites représentent « la plus grande menace pour la sécurité nationale ». Priorité a donc été donnée pendant toute la durée des élections, à la sécurisation des zones où les rebelles sont les plus actifs, c'est-à-dire le centre et l’est du pays. Cette région que l’on appelle le « corridor rouge » rassemble la plupart des Etats les plus pauvres de l’Union indienne: l’Orissa, le Jharkhand, le Chhattisgarh, le Bihar, le Maharasthra et l’Andhra Pradesh. Les mesures de sécurité ont été encore renforcées à la suite des attentats meurtriers qui se sont produits durant la première partie des législatives indiennes; le 14 avril, les naxalites ont pris d’assaut une mine de bauxite en Orissa, puis le 15 avril, mené différentes attaques simultanées dans le Jharkhand, le Bihar et le Chhattisgarh, lesquelles ont fait une vingtaine de morts (3). Mercredi 22 avril, veille de la deuxième étape du scrutin, le groupe rebelle a pris en otages 300 passagers d’un train au Jharkhand (relâchés quelques heures plus tard) et attaqué un convoi de camions au Bihar, faisant un mort. Dans certains Etats, les maoïstes, qui appellent au boycott des élections, ont enlevé des responsables électoraux et menacé de couper les mains des électeurs (4).
Pour la deuxième étape du scrutin, l’Orissa a déployé environ 6 000 paramilitaires dans les zones sensibles afin de prévenir d’éventuelles attaques (5). Mais ces récents attentats naxalites ont rejeté dans l’ombre les menaces hindouistes qui pèsent pourtant plus que jamais sur les chrétiens de l’Orissa. L’assassinat le 19 mars dernier, de Prabhat Panigrahi, le responsable local du Rashtriya Swayamsevak Sangh (RSS), branche extrémiste du Bharatiya Janata Party (BJP, Parti du peuple indien), pro-hindou nationaliste, a relancé l’hostilité antichrétienne, comme, l’avait fait, il y a moins d’un an, le meurtre du leader hindou swami Laxmanananda Saraswati. La mort du religieux hindouiste avait été à l’origine de la vague de violence qui avait déferlé sur la communauté chrétienne de l’Orissa, et plus particulièrement celle du Kandhamal (6).
Malgré les rapports des autorités qui se veulent rassurants et ont souligné que le scrutin « s’était déroulé dans le calme », on n’a compté, pour cette première phase des législatives, que 54 % de votants dans le district du Kandhamal. Si les principaux représentants des Eglises reconnaissent que « les conditions de sécurité mises en place par le gouvernement [pour les votants] étaient satisfaisantes » (7), nul ne conteste le fait que la majorité des chrétiens était dans l’incapacité de se rendre aux urnes. Plus de 50 000 d’entre eux, menacés de mort, avaient quitté le district, et ceux qui étaient toujours dans les camps de déplacés, n’avaient bien souvent plus de papiers d’identité leur permettant de voter.
L’archevêque de Cuttack-Bhubaneshwar, Mgr Raphael Cheenath, s’était inquiété avant les élections, du climat de tension dans lequel le scrutin allait se dérouler, rendant « le processus démocratique impossible ». Avec d’autres représentants de l’Eglise, il s’était adressé aux autorités de l’Etat, afin de demander un report des législatives pour le district du Kandhamal notamment, requête à laquelle le gouvernement n’avait pas répondu (8).
De nombreuses sources ecclésiastiques font mention de la campagne d’intimidation, prévisible, que les extrémistes hindous ont exercée contre les chrétiens durant cette première phase des élections en Orissa, leur donnant pour consigne de voter « pour le lotus », le symbole du BJP. Quant à ceux qui se risquaient à voter malgré les menaces, ils étaient nombreux à être refoulés sous le prétexte que « leurs papiers n’étaient pas en règle », rapporte Sajan George, président du Global Council of Indian Christians (GCIC), un organisme qui rassemble les minorités chrétiennes en Inde. Les religieux ont été soumis aux mêmes pressions: sur l’ensemble de la communauté des Missionnaires de la Charité (M.C) de Sukananda au Kandhamal, seules deux religieuses ont pu se présenter avec une carte valide pour le vote (9), raconte Sr Mary Samuel, M.C. Elle ajoute qu’un grand nombre de chrétiens parmi ceux encore présents dans la région, n’ont pas pu voter malgré l’important encadrement policier, à cause des menaces de mort proférées contre eux par les groupes hindouistes.
Pour Mgr Cheenath, les hindouistes poursuivent un but précis: « le programme inavoué des membres du BJP est de chasser les chrétiens du Kandhamal, qui est le district de l’Orissa où ils vivent en majorité […]. C’est ce qu’ils ont clairement essayé de faire avant les élections et s’ils gagnent à nouveau, il n’y a aucun doute qu’ils continueront dans la même voie » (10).
(1) Le 16 avril, les électeurs se sont rendus aux urnes pour élire 10 parlementaires au Lok Sabha et 70 sièges à l’Assemblée de l’Etat, le 23 avril pour 11 sièges au Lok Sabha et 77 au Parlement de l’Orissa.
(2) L’insurrection naxalite, qui regroupe officiellement 10 000 combattants, déclare lutter pour les droits des paysans sans terre et des plus pauvres. Il est admis à l’heure actuelle qu’au moins 15 des 28 Etats fédérés de l’Union indienne sont confrontés à des insurrections naxalites endémiques, qui ont fait plus de 6 000 morts depuis leur apparition en 1967 (dont 800 pour la seule année 2007). (Press Trust of India, 16 avril 2009).
(3) BBC, 14 avril 2009, Reuters, 16 avril 2009.
(4) Reuters, 22 avril 2009, 16 avril 2009.
(5) Press Trust of India, 22 avril 2009.
(6) Après le meurtre du Swami Laxmananda Saraswati le 23 août 2009, une vague de violence a déferlé, en représailles contre les chrétiens accusés de l’assassinat par les hindouistes, bien que les maoïstes aient revendiqué l’attentat. Voir EDA 490, 491, L’assassinat de Prabhat Panigrahi, qui avait été emprisonné pour son implication dans les violences antichrétiennes et venait d’être relâché, est aujourd’hui, de la même manière attribué aux chrétiens par les hindouistes, alors que la police locale affirme que les instigateurs du crime sont les naxalites. Prakash Javadekar, représentant du BJP a déclaré à la presse locale: « Nous doutons du fait que les assassins soient des naxalites ou plutôt des chrétiens déguisés en naxalites. Panigrahi a été éliminé car il connaissait la raison de l’assassinat de Saraswati » (Press Trust of India, 21 mars 2009).
(7) Ucanews, 20 avril 2009.
(8) Voir EDA 505.
(9) cf AsiaNews, 21 avril 2009.
(10) Catholic News Agency (CAN), 22 avril 2009.
(Source: Eglises d'Asie, 23.4.2009)
HANOI, VIETNAM: Nouvel empiètement des autorités municipales sur une propriété de la paroisse de Thai Ha
Eglises d'Asie
03:35 25/04/2009
Les autorités de l'arrondissement de Dông Da (Hanoï) semblent vouloir prolonger le conflit qui les oppose à la communauté rédemptoriste de Thai Ha à propos de la propriété acquise par celle-ci sur ces lieux en 1928. Tout récemment, les catholiques se sont aperçus que des travaux étaient en train de se préparer sur un terrain appartenant à la paroisse, appelé « terrain de l'étang de Ba Giang ». De gros engins ont été amenés et des blocs de béton déposés sur les lieux. Le pouvoir local n'a communiqué à la paroisse aucune information sur ses intentions et semble considérer le terrain comme lui appartenant pleinement.
Le terrain d'une superficie de près de 2 hectares, fait partie de la propriété acquise par les premiers rédemptoristes canadiens à leur arrivée à Hanoi en 1928. A l’époque, on y retira de la terre pour construire les premiers bâtiments. Dans les années 70, la parcelle de terre avait été louée à un certain M. Ba Giang qui transforma l'excavation laissée par les travaux en pisciculture et ainsi, laissa son nom au terrain. Une coopérative continua l'exploitation de l'étang dans les années 80. Cependant, depuis 1928 cette parcelle de terrain a toujours été considérée comme partie intégrante de la propriété de la congrégation, aussi bien dans les diverses déclarations que dans les pièces officielles enregistrées à diverses dates par les différents services municipaux de la capitale. Dans les années 90, l'arrondissement de Dông Da a projeté de transformer ce terrain en lotissements. Depuis cette époque, comme le terrain réclamé l'an dernier par la paroisse et aujourd'hui transformé en jardin public, cette parcelle est considérée par les autorités municipales comme leur appartenant. Mais depuis plus de 15 ans, les religieux rédemptoristes continuent d'envoyer au pouvoir local des réclamations revendiquant leur droit d'utiliser et de gérer le terrain en question.
Un communiqué de la paroisse, publié le 23 avril, annonce pour le samedi suivant l'organisation d'une grande réunion de prière. Parmi les diverses intentions de prière proposées, est mentionné spécialement le rétablissement par le gouvernement, de la justice dans la paroisse de Thai Ha (1).
Le 18 avril dernier, sous la signature du P. Mathieu Vu Khoi Phung, une lettre de réclamation avait été envoyée par la paroisse aux autorités de l'arrondissement. Elle leur demandait de mettre un terme aux travaux entrepris illégalement sur le terrain de l'étang de Ba Giang et de restituer à la paroisse cette partie de leur propriété accaparée par le gouvernement. La lettre énumère ensuite les preuves et les pièces démontrant que le terrain en question est la propriété de la paroisse. La lettre de réclamation souligne que le terrain n'a jamais été « offert » au gouvernement.
Les démêlés de la paroisse de Thai Ha avec les autorités municipales ont commencé au mois de janvier 2008, date à laquelle une première manifestation de prière fut organisée autour d'un terrain de la paroisse accaparé par l'État. Durant les six premiers mois de l'année, les manifestations se multiplièrent et prirent de l'ampleur. Le 15 août, les fidèles franchirent la clôture et installèrent un sanctuaire marial sur le terrain contesté. Le gouvernement mit un terme aux manifestations en s'emparant du terrain et en le transformant en un jardin public à une vitesse record. Huit fidèles furent inculpés et comparurent devant le tribunal populaire le 8 décembre dernier. Ils furent condamnés à des peines de prison et de rééducation avec sursis. Un procès en appel, le 27 mars dernier, confirma les premières condamnations.
(1) Selon le communiqué, durant cette veillée de prière, les fidèles seront spécialement invités à prier pour que le Seigneur éclaire les dirigeants sur leur projet d'exploitation de la bauxite sur les Hauts plateaux du centre, un projet jugé dangereux pour l'environnement et la sécurité nationale par de très nombreuses personnalités vietnamiennes. Voir prochaine dépêche d'EDA.
(Source: Eglises d'Asie, 23.4.2009)
Le terrain d'une superficie de près de 2 hectares, fait partie de la propriété acquise par les premiers rédemptoristes canadiens à leur arrivée à Hanoi en 1928. A l’époque, on y retira de la terre pour construire les premiers bâtiments. Dans les années 70, la parcelle de terre avait été louée à un certain M. Ba Giang qui transforma l'excavation laissée par les travaux en pisciculture et ainsi, laissa son nom au terrain. Une coopérative continua l'exploitation de l'étang dans les années 80. Cependant, depuis 1928 cette parcelle de terrain a toujours été considérée comme partie intégrante de la propriété de la congrégation, aussi bien dans les diverses déclarations que dans les pièces officielles enregistrées à diverses dates par les différents services municipaux de la capitale. Dans les années 90, l'arrondissement de Dông Da a projeté de transformer ce terrain en lotissements. Depuis cette époque, comme le terrain réclamé l'an dernier par la paroisse et aujourd'hui transformé en jardin public, cette parcelle est considérée par les autorités municipales comme leur appartenant. Mais depuis plus de 15 ans, les religieux rédemptoristes continuent d'envoyer au pouvoir local des réclamations revendiquant leur droit d'utiliser et de gérer le terrain en question.
Un communiqué de la paroisse, publié le 23 avril, annonce pour le samedi suivant l'organisation d'une grande réunion de prière. Parmi les diverses intentions de prière proposées, est mentionné spécialement le rétablissement par le gouvernement, de la justice dans la paroisse de Thai Ha (1).
Le 18 avril dernier, sous la signature du P. Mathieu Vu Khoi Phung, une lettre de réclamation avait été envoyée par la paroisse aux autorités de l'arrondissement. Elle leur demandait de mettre un terme aux travaux entrepris illégalement sur le terrain de l'étang de Ba Giang et de restituer à la paroisse cette partie de leur propriété accaparée par le gouvernement. La lettre énumère ensuite les preuves et les pièces démontrant que le terrain en question est la propriété de la paroisse. La lettre de réclamation souligne que le terrain n'a jamais été « offert » au gouvernement.
Les démêlés de la paroisse de Thai Ha avec les autorités municipales ont commencé au mois de janvier 2008, date à laquelle une première manifestation de prière fut organisée autour d'un terrain de la paroisse accaparé par l'État. Durant les six premiers mois de l'année, les manifestations se multiplièrent et prirent de l'ampleur. Le 15 août, les fidèles franchirent la clôture et installèrent un sanctuaire marial sur le terrain contesté. Le gouvernement mit un terme aux manifestations en s'emparant du terrain et en le transformant en un jardin public à une vitesse record. Huit fidèles furent inculpés et comparurent devant le tribunal populaire le 8 décembre dernier. Ils furent condamnés à des peines de prison et de rééducation avec sursis. Un procès en appel, le 27 mars dernier, confirma les premières condamnations.
(1) Selon le communiqué, durant cette veillée de prière, les fidèles seront spécialement invités à prier pour que le Seigneur éclaire les dirigeants sur leur projet d'exploitation de la bauxite sur les Hauts plateaux du centre, un projet jugé dangereux pour l'environnement et la sécurité nationale par de très nombreuses personnalités vietnamiennes. Voir prochaine dépêche d'EDA.
(Source: Eglises d'Asie, 23.4.2009)
Mongolie: La préfecture apostolique d’Oulan-Bator envoie ses jeunes se former à l’étranger
Eglises d'Asie
03:42 25/04/2009
En 2002, lorsque Mgr Wencesalao Padilla a été nommé préfet apostolique d’Oulan-Bator, la jeune Eglise catholique renaissait tout juste de ses cendres. En 1992, un an après l’établissement de relations diplomatiques entre le Saint-Siège et Oulan-Bator, trois prêtres de la Congrégation du Cœur Immaculée de Marie (CICM), avaient été envoyés en Mongolie poser les bases d’une communauté chrétienne sur les lieux où, 70 ans plus, tôt la même congrégation avait créé une première mission sui juris, entièrement balayée par l’avènement du communisme (1).
Dans un premier temps, l’Eglise à Oulan-Bator, frappée par les besoins criants d’une population dénuée de tout, s’est essentiellement investie dans des projets d’aide sociale et éducative. Plusieurs congrégations catholiques sont devenues rapidement actives dans tous les secteurs: elles sont ainsi aujourd’hui à la tête de nombreuses structures éducatives (jardins d’enfants, écoles primaires, école d’enseignement technique, bibliothèques, foyers pour étudiantes), de centres d’accueil et de soins (hôpitaux, cliniques, maisons de retraite, centres pour enfants handicapés, dispensaires, maisons d’accueil pour les enfants des rues, centres pour les jeunes, soupe populaire) et même des magasins d’alimentation ou encore des exploitations agricoles (2).
Depuis, la petite Eglise de Mongolie a grandi, modestement – elle compte 530 fidèles, encadrés par 64 missionnaires, appartenant à une dizaine de congrégations différentes. A Pâques 2009, de nouveaux baptisés sont venus étoffer la jeune communauté et l’évêque pense qu’il est désormais temps de se tourner davantage vers l’évangélisation et l’approfondissement de la foi, quelque peu négligés jusque-là.
La plupart des 2,5 millions de Mongols adhèrent à une forme locale de bouddhisme tibétain, mâtinée de croyances chamaniques. Mais, depuis les changements démocratiques des années 1990, la liberté religieuse a permis le développement rapide de différents courants spirituels, dont l’islam – essentiellement pour la minorité kazakhe –, de petits groupes de baha’is (3) et de mormons, mais surtout de nombreuses Eglises protestantes qui se sont développées avec une très grande rapidité (4).
La formation des fidèles est devenue une priorité pour l’Eglise catholique de Mongolie, autant pour les besoins de la mission que pour donner aux jeunes la possibilité de trouver un emploi. C’est dans cette optique que la préfecture apostolique soutient financièrement de jeunes boursiers mongols et les envoie faire leurs études aux Philippines, à l’éminente université Saint-Louis de Baguio City, un institut géré par la Congrégation du Cœur Immaculée de Marie (CICM), ordre auquel appartient Mgr Padilla, qui est lui-même philippin.
Certains de ces jeunes sont envoyés suivre un enseignement spécifique dans le domaine de l’éducation ou du travail social, dans l’espoir qu’ils souhaiteront ensuite s’engager dans la mission. Mais, souligne Mgr Padilla, les nouveaux diplômés jusqu’à présent ont surtout choisi des métiers leur permettant d’avoir de bons salaires… mais pas au service de l’Eglise. Il rappelle cependant que la préfecture apostolique d’Oulan-Bator « est heureuse de pouvoir aider ces jeunes, pauvres mais méritants, à obtenir un métier (…). Pour bon nombre d’entre eux, il n’y a pas d’intérêt particulier pour l’Eglise. Certains ne sont même pas baptisés ».
Pourtant, il se trouve de jeunes catholiques mongols bien décidés à transmettre à leur retour la foi et les connaissances dont ils ont bénéficié pendant leurs études à Saint-Louis. Bolortsetseg, 23 ans, étudiante en marketing, sera diplômée d’ici quelques semaines. Elle dit avoir été frappée par la prière et le partage qu’elle a découvert chez les Philippins, surtout lors des grands rassemblements dans les églises. « Chez moi, les églises ne sont pas combles comme ici (…). Je voudrais transmettre quelque chose de ma foi à ma communauté », déclare-t-elle.
Une de ses camarades, Altansarnai, âgée de 23 ans, qui a choisi Rose comme nom de baptême et s’est spécialisée dans le management financier, explique qu’elle voudrait, à son retour au pays, proposer aux jeunes de sa communauté des cours de catéchisme et d’étude de la Bible. Après l’obtention de son diplôme, elle espère travailler pour une organisation d’aide sociale, un jardin d’enfants ou un hôpital tenus par l’Eglise. Quant au plus jeune des boursiers, Munkhbat (qui se fait appeler Chris), âgé seulement de 19 ans, il tient à « travailler plus tard dans un centre des CICM pour les enfants des rues ».
Avec, l’an dernier, la première entrée au séminaire d’un jeune homme mongol – il a été envoyé faire ses études en Corée du Sud – et ces jeunes catholiques décidés à mettre en œuvre dans leur communauté ce qu’ils ont reçu aux Philippines, l’Eglise de Mongolie espère recueillir les fruits de ses efforts dans la formation des jeunes à la mission.
(1) Voir EDA 479. Aujourd’hui, la préfecture apostolique de Mongolie compte quatre paroisses, dont, à Oulan-Bator, la paroisse Ste-Marie, la paroisse St Pierre-St Paul (cathédrale) et celle du Bon Pasteur, et depuis 2007, la paroisse Marie-Secours des chrétiens, dans la ville de Darhan.
(2) Ucanews, 13 avril 2009.
(3) Baha’isme: religion issue de l’islam, fondée en 1863 par Baha’Ullah. Le baha’isme se veut universel et reconnaît les prophètes de toutes les religions. Il compte environ sept millions d’adeptes dans le monde.
(4) Sur l’émergence des nouvelles religiosités en Mongolie, voir le dossier « Mongolie: le bouddhisme perd du terrain » dans le Supplément EDA n° 6 de janvier 2009.
(5) L’université Saint-Louis, très réputée, accueille aujourd’hui 28 000 étudiants. Elle n’était au départ qu’une simple école élémentaire pour une dizaine de garçons, fondée par les CICM en 1911.
(Source: Eglises d'Asie, 24 avril 2009)
Dans un premier temps, l’Eglise à Oulan-Bator, frappée par les besoins criants d’une population dénuée de tout, s’est essentiellement investie dans des projets d’aide sociale et éducative. Plusieurs congrégations catholiques sont devenues rapidement actives dans tous les secteurs: elles sont ainsi aujourd’hui à la tête de nombreuses structures éducatives (jardins d’enfants, écoles primaires, école d’enseignement technique, bibliothèques, foyers pour étudiantes), de centres d’accueil et de soins (hôpitaux, cliniques, maisons de retraite, centres pour enfants handicapés, dispensaires, maisons d’accueil pour les enfants des rues, centres pour les jeunes, soupe populaire) et même des magasins d’alimentation ou encore des exploitations agricoles (2).
Depuis, la petite Eglise de Mongolie a grandi, modestement – elle compte 530 fidèles, encadrés par 64 missionnaires, appartenant à une dizaine de congrégations différentes. A Pâques 2009, de nouveaux baptisés sont venus étoffer la jeune communauté et l’évêque pense qu’il est désormais temps de se tourner davantage vers l’évangélisation et l’approfondissement de la foi, quelque peu négligés jusque-là.
La plupart des 2,5 millions de Mongols adhèrent à une forme locale de bouddhisme tibétain, mâtinée de croyances chamaniques. Mais, depuis les changements démocratiques des années 1990, la liberté religieuse a permis le développement rapide de différents courants spirituels, dont l’islam – essentiellement pour la minorité kazakhe –, de petits groupes de baha’is (3) et de mormons, mais surtout de nombreuses Eglises protestantes qui se sont développées avec une très grande rapidité (4).
La formation des fidèles est devenue une priorité pour l’Eglise catholique de Mongolie, autant pour les besoins de la mission que pour donner aux jeunes la possibilité de trouver un emploi. C’est dans cette optique que la préfecture apostolique soutient financièrement de jeunes boursiers mongols et les envoie faire leurs études aux Philippines, à l’éminente université Saint-Louis de Baguio City, un institut géré par la Congrégation du Cœur Immaculée de Marie (CICM), ordre auquel appartient Mgr Padilla, qui est lui-même philippin.
Certains de ces jeunes sont envoyés suivre un enseignement spécifique dans le domaine de l’éducation ou du travail social, dans l’espoir qu’ils souhaiteront ensuite s’engager dans la mission. Mais, souligne Mgr Padilla, les nouveaux diplômés jusqu’à présent ont surtout choisi des métiers leur permettant d’avoir de bons salaires… mais pas au service de l’Eglise. Il rappelle cependant que la préfecture apostolique d’Oulan-Bator « est heureuse de pouvoir aider ces jeunes, pauvres mais méritants, à obtenir un métier (…). Pour bon nombre d’entre eux, il n’y a pas d’intérêt particulier pour l’Eglise. Certains ne sont même pas baptisés ».
Pourtant, il se trouve de jeunes catholiques mongols bien décidés à transmettre à leur retour la foi et les connaissances dont ils ont bénéficié pendant leurs études à Saint-Louis. Bolortsetseg, 23 ans, étudiante en marketing, sera diplômée d’ici quelques semaines. Elle dit avoir été frappée par la prière et le partage qu’elle a découvert chez les Philippins, surtout lors des grands rassemblements dans les églises. « Chez moi, les églises ne sont pas combles comme ici (…). Je voudrais transmettre quelque chose de ma foi à ma communauté », déclare-t-elle.
Une de ses camarades, Altansarnai, âgée de 23 ans, qui a choisi Rose comme nom de baptême et s’est spécialisée dans le management financier, explique qu’elle voudrait, à son retour au pays, proposer aux jeunes de sa communauté des cours de catéchisme et d’étude de la Bible. Après l’obtention de son diplôme, elle espère travailler pour une organisation d’aide sociale, un jardin d’enfants ou un hôpital tenus par l’Eglise. Quant au plus jeune des boursiers, Munkhbat (qui se fait appeler Chris), âgé seulement de 19 ans, il tient à « travailler plus tard dans un centre des CICM pour les enfants des rues ».
Avec, l’an dernier, la première entrée au séminaire d’un jeune homme mongol – il a été envoyé faire ses études en Corée du Sud – et ces jeunes catholiques décidés à mettre en œuvre dans leur communauté ce qu’ils ont reçu aux Philippines, l’Eglise de Mongolie espère recueillir les fruits de ses efforts dans la formation des jeunes à la mission.
(1) Voir EDA 479. Aujourd’hui, la préfecture apostolique de Mongolie compte quatre paroisses, dont, à Oulan-Bator, la paroisse Ste-Marie, la paroisse St Pierre-St Paul (cathédrale) et celle du Bon Pasteur, et depuis 2007, la paroisse Marie-Secours des chrétiens, dans la ville de Darhan.
(2) Ucanews, 13 avril 2009.
(3) Baha’isme: religion issue de l’islam, fondée en 1863 par Baha’Ullah. Le baha’isme se veut universel et reconnaît les prophètes de toutes les religions. Il compte environ sept millions d’adeptes dans le monde.
(4) Sur l’émergence des nouvelles religiosités en Mongolie, voir le dossier « Mongolie: le bouddhisme perd du terrain » dans le Supplément EDA n° 6 de janvier 2009.
(5) L’université Saint-Louis, très réputée, accueille aujourd’hui 28 000 étudiants. Elle n’était au départ qu’une simple école élémentaire pour une dizaine de garçons, fondée par les CICM en 1911.
(Source: Eglises d'Asie, 24 avril 2009)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Khóa Ca Trưởng cấp 1 Đợt 3 tại Hoa Thịnh Đốn
Bùi Hữu Thư
01:34 25/04/2009
Khóa Ca Trưởng cấp 1 Đợt 3 tại Hoa Thịnh Đốn:
Virginia ngày 20 tháng 4, 2009: Khóa Ca Trưởng Cấp 1 Đợt 3 được tổ chức tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo, Arlington, Virginia với sự hướng dẫn của Giáo Sư Nhạc Sỹ Phạm Đức Huyến và các phụ giáo: Văn Duy Tùng, TrầnTuyết Mai và Kiều Văn Tập.
Khóa học được tổ chức trong ba ngày: Thứ Sáu 17, Thứ Bẩy 18 và Chúa Nhật 19 tháng 4, 2009. Có tất cả 25 học viên tham dự gồm 17 người từ Virginia, 3 người từ Maryland, 2 người từ Connecticut, một thầy Dòng Cát Minh từ Hoa Thịnh Đốn, một Sơ từ Florida và một học viên từ California.
Ba ngày học tập hết sức vất vả, và căng thẳng vì phải chuẩn bị hai bài hát để đánh nhịp lúc thi mãn khoá: 1 bài tự chọn và một bài được thầy Huyến chỉ định. Có học viên than là mất ngủ vì quá lo lắng và phải thực tập suốt đêm. Trong số 25 người có 23 người lãnh chứng chỉ tốt nghiệp, còn hai người vì lý do cá nhân đã không dự thi.
Vì khóa học được tổ chức trong thời gian nhà thờ đang được chỉnh trang, nên thiếu phòng ốc. Anh chị em khoá sinh phải đổi chỗ nhiều lần trong ba ngày vì có nhiều sinh hoạt của giáo xứ: Vườn Trẻ, các Lớp Việt Ngữ, các Lớp Giáo Lý, và buổi họp của các Hội Đoàn vào cuối tuần.
Thầy Huyến và các phụ giáo cũng rất mệt mỏi, tuy nhiên vào buổi tâm sự chia tay, tất cả đều rất vui sướng vì đã đạt được kết quả tốt trong khoá học. Anh Trần Kim Bài cho hay trong lớp học kỳ này anh học được rất nhiều điều mới lạ và những chiêu thức rất ngoạn mục.
Thầy Nguyễn Quốc Hoàng, Dòng Cát Minh, sẽ chịu chức linh mục mùa hè năm nay, tâm sự về ơn gọi làm linh mục cũng như ơn gọi làm ca trưởng. Thấy nói chỉ biết chơi một loại nhạc cụ là đàn bầu.
Các học viên cùng chia sẽ bữa ăn tối chủ nhật để chia tay, họ cười vang như pháo nổ. Tất cả được mời hát trong thánh lễ 9 giờ tối tại nhà nguyện giáo xứ. Các ca trưởng mới tốt nghiệp đã thay phiên nhau đánh nhịp. Họ cũng hát bộ lễ La Tinh De Angelis trong thánh lễ này.
Mọi người chia tay nhau hẹn gặp Khóa Ca Trưởng Cấp II sang năm. Tất cả đều ngỏ lời tri ân thầy Huyến và các phụ giáo đã hy sinh giảng dậy trong ba ngày và đã truyền thụ tất cả mọi kiến thức của các thầy cho các thế hệ ca trưởng trẻ tương lai.
Cha Vượng, Thầy Huyến, phụ giáo và học viên tại Đài Đức Mẹ La Vang |
Quang cảnh trong lớp học |
Chụp hình trong Nhà Thờ |
Cha xứ trao chứng chỉ mãn khóa cho Sr. Lan |
Thầy Huyến trao chứng chỉ cho cô Kiều Hạnh |
CT Tuyết Mai trao chứng chỉ cho anh Văn |
CT Kiều Tập trao chứng chỉ cho Cô Thiên Nga |
CT Tùng trao chứng chỉ cho anh Bài |
CT Tùng trao chứng chỉ cho anh Ngọc |
Nỗi đau còn dài
Phanxicô Xaviê
03:50 25/04/2009
Năm ngoái, cũng tại giáo xứ Thái Hà đã xảy ra vụ tranh chấp đất đai mà kết quả là một công viên được xây dựng gấp rút trên khu đất gây nhiều tranh cãi. Nỗi đau của người giáo dân Thái Hà chưa nguôi, thì nay lại một lần nữa họ đang phải kêu cứu khắp nơi vì chính quyền tiếp tục chiếm giữ trái phép khu đất Hồ Ba Giang vốn thuộc quyền sở hữu hợp pháp của giáo xứ.
Qua đơn khiếu nại do Cha Matthêu Vũ Khởi Phụng, chính xứ Thái Hà ký ngày 18-4-2009 gửi ông chủ tịch quận Đống Đa, Tp Hà Nội đề nghị: "Đình chỉ thi công trái phép tại khu đất Hồ Ba Giang, trả lại đất bị chiếm giữ trái phép cho giáo xứ Thái Hà - Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội". Mặc dù trong đơn có trưng dẫn đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc khu đất Hồ Ba Giang do Dòng Chúa Cứu Thế quản lý suốt từ năm 1928 cho tới nay, nhưng chính quyền Hà Nội vẫn ngang nhiên cho thi công trái phép trên phần đất này, bất chấp những cơ sở pháp lý.
Và qua hành động này của chính quyền cộng sản Việt Nam chứng tỏ lời nói: tôn trọng dân chủ nhân quyền, tôn trọng tự do tín ngưỡng trong bản Báo cáo về nhân quyền mà nhà nước cộng sản Việt Nam sắp trình bày tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ ngày 8-5 tới.chỉ là những từ ngữ sáo rỗng mà không phải là sự thật. Bởi hiện nay, ở Việt Nam, những người cộng sản dùng luật pháp như công cụ nhằm bảo vệ chế độ, tức bảo vệ quyền lợi được "ngồi mát ăn bát vàng" của họ. Bằng mọi thủ đoạn, thông qua các hình thức quy hoạch hết lần này đến lần khác, họ chiếm đoạt dần đất đai, ruộng vườn của người dân. Chắc hẳn mọi người còn nhớ vụ 8 giáo dân Thái Hà phải ra tòa 2 lần chỉ vì dám đòi lại đất cho nhà thờ. Dù có luật sư bênh đỡ, nhưng nếu vụ án đó đụng chạm đến quyền lợi chính trị hay kinh tế của những người cộng sản thì chắc chắn phần thắng vẫn thuộc về phía cơ quan nhà nước.
Đau lòng hơn, vì muốn bênh vực cho 8 anh chị em giáo dân Thái Hà, mà Luật sư Lê Trần Luật đã bị nhà nước cộng sản Việt Nam đàn áp và bắt phải đóng cửa văn phòng Luật sư Pháp Quyền của ông. Điều này cho thấy, mặc dù hiện nay có rất nhiều văn phòng luật sư được mở ra và đang hoạt động cũng chỉ là tấm bình phông cho những người cộng sản lợi dụng để khoác lác về tự do, dân chủ, nhân quyền. Bởi luật pháp của chính quyền cộng sản Việt Nam vốn đã không có chút giá trị nào khiến người dân có thể tin tưởng hay mong đợi được điều gì.
Vì vậy, còn sống dưới chế độ cộng sản, thì người dân còn phải thấp thỏm lo âu: đất đai, ruộng vườn, nhà cửa sẽ có ngày bị quy hoạch cho những "công trình khó hiểu" hay "vĩ đại" theo kiểu công viên Tòa Khâm Sứ ngày nào, qua đó chỉ giúp làm giàu cho phe nhóm của họ. Chắc chắn nỗi đau của người dân sẽ còn kéo dài trên đất nước độc đảng này.
Qua đơn khiếu nại do Cha Matthêu Vũ Khởi Phụng, chính xứ Thái Hà ký ngày 18-4-2009 gửi ông chủ tịch quận Đống Đa, Tp Hà Nội đề nghị: "Đình chỉ thi công trái phép tại khu đất Hồ Ba Giang, trả lại đất bị chiếm giữ trái phép cho giáo xứ Thái Hà - Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội". Mặc dù trong đơn có trưng dẫn đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc khu đất Hồ Ba Giang do Dòng Chúa Cứu Thế quản lý suốt từ năm 1928 cho tới nay, nhưng chính quyền Hà Nội vẫn ngang nhiên cho thi công trái phép trên phần đất này, bất chấp những cơ sở pháp lý.
Và qua hành động này của chính quyền cộng sản Việt Nam chứng tỏ lời nói: tôn trọng dân chủ nhân quyền, tôn trọng tự do tín ngưỡng trong bản Báo cáo về nhân quyền mà nhà nước cộng sản Việt Nam sắp trình bày tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ ngày 8-5 tới.chỉ là những từ ngữ sáo rỗng mà không phải là sự thật. Bởi hiện nay, ở Việt Nam, những người cộng sản dùng luật pháp như công cụ nhằm bảo vệ chế độ, tức bảo vệ quyền lợi được "ngồi mát ăn bát vàng" của họ. Bằng mọi thủ đoạn, thông qua các hình thức quy hoạch hết lần này đến lần khác, họ chiếm đoạt dần đất đai, ruộng vườn của người dân. Chắc hẳn mọi người còn nhớ vụ 8 giáo dân Thái Hà phải ra tòa 2 lần chỉ vì dám đòi lại đất cho nhà thờ. Dù có luật sư bênh đỡ, nhưng nếu vụ án đó đụng chạm đến quyền lợi chính trị hay kinh tế của những người cộng sản thì chắc chắn phần thắng vẫn thuộc về phía cơ quan nhà nước.
Đau lòng hơn, vì muốn bênh vực cho 8 anh chị em giáo dân Thái Hà, mà Luật sư Lê Trần Luật đã bị nhà nước cộng sản Việt Nam đàn áp và bắt phải đóng cửa văn phòng Luật sư Pháp Quyền của ông. Điều này cho thấy, mặc dù hiện nay có rất nhiều văn phòng luật sư được mở ra và đang hoạt động cũng chỉ là tấm bình phông cho những người cộng sản lợi dụng để khoác lác về tự do, dân chủ, nhân quyền. Bởi luật pháp của chính quyền cộng sản Việt Nam vốn đã không có chút giá trị nào khiến người dân có thể tin tưởng hay mong đợi được điều gì.
Vì vậy, còn sống dưới chế độ cộng sản, thì người dân còn phải thấp thỏm lo âu: đất đai, ruộng vườn, nhà cửa sẽ có ngày bị quy hoạch cho những "công trình khó hiểu" hay "vĩ đại" theo kiểu công viên Tòa Khâm Sứ ngày nào, qua đó chỉ giúp làm giàu cho phe nhóm của họ. Chắc chắn nỗi đau của người dân sẽ còn kéo dài trên đất nước độc đảng này.
Ngày họp lớp Khoá 1998 Đại Chủng Viện Hà Nội tại Hải Phòng
Đức Tuy
05:33 25/04/2009
HẢI PHÒNG - Thứ ba tuần Bát Nhật mừng Chúa Phục Sinh, các thành viên trong khoá 1998- 2005 tại Đại chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội đã về Giáo Phận Hải phòng để họp mặt.
Số quý Cha tham dự là 29, đi du học tại Ý, Pháp, Mỹ và Philipin là 13 còn lại 2 thầy Phó tế đang giúp xứ và đang học tại Đại Chủng Viện thánh Giuse Hà nội.
Buổi sáng tại Giáo xứ Nam Pháp Giáo Phận Hải Phòng, Cha Đaminh Nguyễn Văn Phòng làm chính xứ quý Cha đã được gặp gỡ nhau, chia sẻ cho nhau công việc mục vụ mà quý Cha đang phục vụ. Sau buổi gặp gỡ quý Cha dâng Thánh lễ tạ ơn tại Giáo xứ Lão Phú Giáo phận Hải Phòng nơi Cha Gioan Baotixita Bùi Văn Hoan làm cha xứ. Thánh lễ trong bầu khí thật thánh thiêng, Cha Vicente Lại Văn Quynh, giáo phận Bùi chu làm chủ tế đã mời gọi mọi người hiệp dâng thánh lễ tạ ơn, cầu nguyện cho Quý Đức Cha, Quý Cha trong Ban Giám đốc và giáo sư tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội, Đức cố Hồng Y Giuse Phao Lô Phạm Đình Tụng quý vị ân nhân và thân nhân, Cầu nguyện cho các ông bà cố đã qua đời.
Trong bài giảng Cha Phêrô Nguyễn Văn Hiện Giáo phận Phát Diệm đã mời gọi anh em linh mục cùng với cộng đoàn khám phá những dấu chỉ của Chúa Phục Sinh luôn hiện diện và đồng hành với mỗi người trong những hoàn cảnh khác nhau của cuộc đời. Cho dù cuộc sống có những lúc cô đơn, khó khăn, vất vả, và thất bại, hãy nhìn thấy Chúa Giêsu Phục sinh Ngài vẫn đồng hành như hai môn đệ trên đường Emaus.
Kết thúc Thánh lễ Cha Gioan Baotixita Vũ Văn Kiện đã nói lên tâm tình của quý Cha lớp 1998 cám ơn Quý Cha, quý hội đồng hai Giáo xứ đã đón tiếp, Cám ơn Quý cha trong lớp Khoá 98 đã về tham dự ngày họp mặt, cám ơn sự hiệp thông của quý cha đang du học đã gưỉ thư hiệp thông cùng với anh em trong khoá 1998.
Sau Thánh lễ quý cha dùng chung vơi nhau bữa cơm thân mật tại Đồ Sơn.
Trước khi chia tay nhau các thành viên Khoá 98 đã bắt tay nhau trong sự vui mừng và lưu luyến vì cuộc gặp gỡ tuy thật ngắn ngủi nhưng đã làm sống lại những ngày tháng được sống với nhau trong mái trường Đại Chủng Viện.được lắng nghe nhau có biết bao câu chuyện kể về những niềm vui nỗi buồn, sự thành công hay thất bại trên hành trình hơn ba năm trong đời sống linh mục. Mọi người đã động viên nhau và hứa sẽ tiếp tục cầu nguyện cho nhau trong ơn gọi dấn thân phục vụ Chúa và Giáo Hội.
Sau bữa cơm tình huynh đệ, quý Cha chia tay nhau để trở về với mỗi giáo phận của mình, để Tin mừng Phục sinh của Chúa được tiếp tục gieo vãi trên những cánh đồng truyền giáo. Cầu xin Chúa luôn đồng hành và nâng đỡ các quý Cha trong sứ vụ mà Chúa đã trao phó cho các Ngài.
Số quý Cha tham dự là 29, đi du học tại Ý, Pháp, Mỹ và Philipin là 13 còn lại 2 thầy Phó tế đang giúp xứ và đang học tại Đại Chủng Viện thánh Giuse Hà nội.
Buổi sáng tại Giáo xứ Nam Pháp Giáo Phận Hải Phòng, Cha Đaminh Nguyễn Văn Phòng làm chính xứ quý Cha đã được gặp gỡ nhau, chia sẻ cho nhau công việc mục vụ mà quý Cha đang phục vụ. Sau buổi gặp gỡ quý Cha dâng Thánh lễ tạ ơn tại Giáo xứ Lão Phú Giáo phận Hải Phòng nơi Cha Gioan Baotixita Bùi Văn Hoan làm cha xứ. Thánh lễ trong bầu khí thật thánh thiêng, Cha Vicente Lại Văn Quynh, giáo phận Bùi chu làm chủ tế đã mời gọi mọi người hiệp dâng thánh lễ tạ ơn, cầu nguyện cho Quý Đức Cha, Quý Cha trong Ban Giám đốc và giáo sư tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội, Đức cố Hồng Y Giuse Phao Lô Phạm Đình Tụng quý vị ân nhân và thân nhân, Cầu nguyện cho các ông bà cố đã qua đời.
Trong bài giảng Cha Phêrô Nguyễn Văn Hiện Giáo phận Phát Diệm đã mời gọi anh em linh mục cùng với cộng đoàn khám phá những dấu chỉ của Chúa Phục Sinh luôn hiện diện và đồng hành với mỗi người trong những hoàn cảnh khác nhau của cuộc đời. Cho dù cuộc sống có những lúc cô đơn, khó khăn, vất vả, và thất bại, hãy nhìn thấy Chúa Giêsu Phục sinh Ngài vẫn đồng hành như hai môn đệ trên đường Emaus.
Kết thúc Thánh lễ Cha Gioan Baotixita Vũ Văn Kiện đã nói lên tâm tình của quý Cha lớp 1998 cám ơn Quý Cha, quý hội đồng hai Giáo xứ đã đón tiếp, Cám ơn Quý cha trong lớp Khoá 98 đã về tham dự ngày họp mặt, cám ơn sự hiệp thông của quý cha đang du học đã gưỉ thư hiệp thông cùng với anh em trong khoá 1998.
Sau Thánh lễ quý cha dùng chung vơi nhau bữa cơm thân mật tại Đồ Sơn.
Trước khi chia tay nhau các thành viên Khoá 98 đã bắt tay nhau trong sự vui mừng và lưu luyến vì cuộc gặp gỡ tuy thật ngắn ngủi nhưng đã làm sống lại những ngày tháng được sống với nhau trong mái trường Đại Chủng Viện.được lắng nghe nhau có biết bao câu chuyện kể về những niềm vui nỗi buồn, sự thành công hay thất bại trên hành trình hơn ba năm trong đời sống linh mục. Mọi người đã động viên nhau và hứa sẽ tiếp tục cầu nguyện cho nhau trong ơn gọi dấn thân phục vụ Chúa và Giáo Hội.
Sau bữa cơm tình huynh đệ, quý Cha chia tay nhau để trở về với mỗi giáo phận của mình, để Tin mừng Phục sinh của Chúa được tiếp tục gieo vãi trên những cánh đồng truyền giáo. Cầu xin Chúa luôn đồng hành và nâng đỡ các quý Cha trong sứ vụ mà Chúa đã trao phó cho các Ngài.
Nhóm Ve Chai Nhân Ai Hải Phòng tổ chức đêm nhạc Từ Thiện
Minh Phương
05:40 25/04/2009
HẢI PHÒNG - Chiều ngày 22- 04 vừa qua, Cha Gioan Baotixita Vũ Văn Kiện đặc trách Nhóm Ve Chai Nhân Ái Hải Phòng đã dâng Thánh lễ cầu nguyện cho các em thiếu nhi nhiễm HIV- AIDS, cũng như các em có hoàn cảnh đặc biệt tại Giáo xứ Lãm Hà Giáo Phận Hải Phòng. Sau Thánh lễ, Cha cùng Nhóm Ve Chai Nhân Ai đã tổ chức một đêm nhạc từ thiện với chủ đề “ Đêm nhạc, đêm yêu thương và phục vụ”.
Tham gia chương trình biểu diễn hôm đó có các ca sĩ từ Sài Gòn như Phi Nguyễn, Kim Cúc, Duy Tân, một số ca sĩ tại Thành phố Hải Phòng, cùng với các tiết mục của các em có hoàn cảnh đặc biệt.
Trong đêm nhạc từ thiện cha đặc trách đã mời 130 em thiếu nhi tham dự trong đó có 90 em bị nhiễm HIV- AIDS, 30 em câm điếc và 20 em khiếm thị.
Trong lời khai mạc đêm nhạc, Cha đã nói lên tâm nguyện của các thành viên trong Nhóm Ve chai là chia sẻ niềm vui của Chúa Phục sinh, thực thi công việc của lòng thương xót Chúa với các em có những mảng đời bất hạnh. Cha đã cám ơn quý vị ân nhân, những người đã có thiện chí cộng tác trong công việc bác ái bằng lời cầu nguyện, sự nâng đỡ tinh thần, vật chất, Cha cũng cám ơn tất cả các gia đình trong và ngoài giáo xứ đã thu góp những phế liệu ve chai để gây quỹ giúp cho người nghèo, khuyết tật và HIV-AIDS.
Một đêm nhạc thật sôi động, nhưng cũng thật cảm động, không chỉ có các ca sĩ chuyên nghiệp biểu diễn ra nhưng còn có các em có hoàn cảnh đặc biệt cũng tham gia rất nhiệt tình. Tiết mục độc tấu đàn organ của các em trường khiếm thị, cũng như các điệu múa của các em trường khiếm thị, và những bài hát của các em nhiễm HIV đã làm cho nhiều khán giả phải rơi lệ.
Sau mỗi tiết mục trình diễn, cha đặc trách đã trao những phần quà từ sự hảo tâm của những quý vị ân nhân cũng như việc bán ve chai.
Cuối buổi trình diễn là tiết mục của Nhóm Ve Chai với bài hát Đứa bé đã làm bầu khí đêm nhạc sôi đông hơn nhưng cũng làm cho bao con tim nghẹn lại vì lời trong bài hát này đã diễn tả rất thực tế những mảng đời bất hạnh trong cuộc sống của các em không biết đi về đâu vì các em đâu còn cha mẹ, các em bị xã hội bỏ rơi, các em đang gặp muôn vàn khó khăn, cần sự trợ giúp của mỗi người. Hãy lau khô giọt nước mắt trong lòng em bằng tất cả trái tim của con người.
Kết thúc đêm nhạc, mọi người cùng quỳ và hát lời Kinh hoà bình để cầu nguyện cho cuộc sống được tốt đẹp hơn mọi người đau khổ, bất hạnh và nghèo khó… có được nhiều người nâng đỡ.
Đêm nhạc đã khép lại, mọi người ra về như thấy lòng mình còn nặng trĩu vì còn biết bao người bất hạnh đang sống xung quanh mình, và hứa với lòng mình sẽ cố gắng làm nhiều việc bác ái hơn nữa để vơi đi những mảng đời còn bất hạnh.
Tham gia chương trình biểu diễn hôm đó có các ca sĩ từ Sài Gòn như Phi Nguyễn, Kim Cúc, Duy Tân, một số ca sĩ tại Thành phố Hải Phòng, cùng với các tiết mục của các em có hoàn cảnh đặc biệt.
Trong đêm nhạc từ thiện cha đặc trách đã mời 130 em thiếu nhi tham dự trong đó có 90 em bị nhiễm HIV- AIDS, 30 em câm điếc và 20 em khiếm thị.
Trong lời khai mạc đêm nhạc, Cha đã nói lên tâm nguyện của các thành viên trong Nhóm Ve chai là chia sẻ niềm vui của Chúa Phục sinh, thực thi công việc của lòng thương xót Chúa với các em có những mảng đời bất hạnh. Cha đã cám ơn quý vị ân nhân, những người đã có thiện chí cộng tác trong công việc bác ái bằng lời cầu nguyện, sự nâng đỡ tinh thần, vật chất, Cha cũng cám ơn tất cả các gia đình trong và ngoài giáo xứ đã thu góp những phế liệu ve chai để gây quỹ giúp cho người nghèo, khuyết tật và HIV-AIDS.
Một đêm nhạc thật sôi động, nhưng cũng thật cảm động, không chỉ có các ca sĩ chuyên nghiệp biểu diễn ra nhưng còn có các em có hoàn cảnh đặc biệt cũng tham gia rất nhiệt tình. Tiết mục độc tấu đàn organ của các em trường khiếm thị, cũng như các điệu múa của các em trường khiếm thị, và những bài hát của các em nhiễm HIV đã làm cho nhiều khán giả phải rơi lệ.
Sau mỗi tiết mục trình diễn, cha đặc trách đã trao những phần quà từ sự hảo tâm của những quý vị ân nhân cũng như việc bán ve chai.
Cuối buổi trình diễn là tiết mục của Nhóm Ve Chai với bài hát Đứa bé đã làm bầu khí đêm nhạc sôi đông hơn nhưng cũng làm cho bao con tim nghẹn lại vì lời trong bài hát này đã diễn tả rất thực tế những mảng đời bất hạnh trong cuộc sống của các em không biết đi về đâu vì các em đâu còn cha mẹ, các em bị xã hội bỏ rơi, các em đang gặp muôn vàn khó khăn, cần sự trợ giúp của mỗi người. Hãy lau khô giọt nước mắt trong lòng em bằng tất cả trái tim của con người.
Kết thúc đêm nhạc, mọi người cùng quỳ và hát lời Kinh hoà bình để cầu nguyện cho cuộc sống được tốt đẹp hơn mọi người đau khổ, bất hạnh và nghèo khó… có được nhiều người nâng đỡ.
Đêm nhạc đã khép lại, mọi người ra về như thấy lòng mình còn nặng trĩu vì còn biết bao người bất hạnh đang sống xung quanh mình, và hứa với lòng mình sẽ cố gắng làm nhiều việc bác ái hơn nữa để vơi đi những mảng đời còn bất hạnh.
Nghi thức trao Thánh giá Truyền giáo tại Dòng Ngôi Lời Chicago
LM Đinh Đức Quang, SVD
05:48 25/04/2009
CHICAGO - Thứ Sáu, ngày 17 tháng 4 năm 2009 tại Viện Thần Học Ngôi Lời ở Chicago năm thầy sáu Dòng Ngôi Lời đã lãnh nhận Thánh Giá Truyền Giáo. Đây là nghi thức sai đi để đem Ngôi Lời đến những nơi quí thầy sẽ phục vụ sau khi được Thụ Phong Linh Mục vào ngày 23 tháng 5 năm 2009 tại Nguyện Đường Ngôi Lời ở Chicago. Sau đây là danh sách quí thầy sáu:
Thầy Mai Anh Tuấn, SVD (truyền giáo bên Đài Loan / Trung Quốc);
Thầy Nguyễn Tâm, SVD, (truyền giáo bên Togo, Phi Châu);
Thầy Đặng Ngọc Quý (phục vụ tại Tỉnh Dòng Chicago, Hoa Kỳ).
Thầy Phạm Duy Linh, SVD, (phục vụ tại Tỉnh Dòng Chicago, Hoa Kỳ).
Dòng Ngôi Lời xin chân thành tri ân quí ân nhân và thân hữu mọi nơi đã cầu nguyện, nâng đỡ, và khuyến khích quí thầy bao năm qua. Xin quí vị tiếp tục cầu nguyện cho quí thầy luôn hăng say phục vụ, mở mang Nước Chúa. Nguyện xin Thiên Chúa luôn chúc lành cho quí vị và toàn gia quyến.
LM Đinh Đức Quang, SVD
Formation Director
Divine Word Theologate
5342 S. University Ave. Chicago, IL 60615
626.922.7221 cell / 773.288.7923 ext. 202 Office / 773.288.6307 Fax
Thầy Mai Anh Tuấn, SVD (truyền giáo bên Đài Loan / Trung Quốc);
Thầy Nguyễn Tâm, SVD, (truyền giáo bên Togo, Phi Châu);
Thầy Đặng Ngọc Quý (phục vụ tại Tỉnh Dòng Chicago, Hoa Kỳ).
Thầy Phạm Duy Linh, SVD, (phục vụ tại Tỉnh Dòng Chicago, Hoa Kỳ).
Dòng Ngôi Lời xin chân thành tri ân quí ân nhân và thân hữu mọi nơi đã cầu nguyện, nâng đỡ, và khuyến khích quí thầy bao năm qua. Xin quí vị tiếp tục cầu nguyện cho quí thầy luôn hăng say phục vụ, mở mang Nước Chúa. Nguyện xin Thiên Chúa luôn chúc lành cho quí vị và toàn gia quyến.
LM Đinh Đức Quang, SVD
Formation Director
Divine Word Theologate
5342 S. University Ave. Chicago, IL 60615
626.922.7221 cell / 773.288.7923 ext. 202 Office / 773.288.6307 Fax
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Góp gió
Nguyễn Ngọc Duy Hân
05:27 25/04/2009
Tháng Tư một lần nữa lại trở về, gợi nhớ biết bao kỷ niệm. Những cơn gió đầu xuân vẫn còn lạnh buốt, se sắt con tim. Mau quá, mới đó mà đã 34 năm, thời gian có dài bằng nỗi đau, nỗi nhớ…
Tháng Tư 1975, tôi còn là một con bé ngây thơ khờ khạo. Theo quyết định của ông anh, gia đình tôi phải bỏ Tây Ninh lên Saigon sinh sống, vì theo anh, ở tỉnh nhỏ sẽ bị hà hiếp, bóc lột nhiều hơn. Ít nhất ở thành phố cũng có tai mắt quốc tế, hy vọng cộng sản không dám làm ẩu. Bỏ trường lớp bạn bè, rời căn nhà nơi tôi sanh ra, buồn thôi là buồn. Lần đầu tiên thấy người “bộ đội” nón tai bèo, chân dép râu, mọi người quá sức sợ hãi. Ba má tôi là dân Bắc Kỳ di cư Phát Diệm, lần này chẳng biết phải chạy đi đâu, thôi đành chung số phận với bao nhiêu triệu đồng bào khác. Ông anh sĩ quan tưởng có nhiều kinh nghiệm với Cộng sản, vẫn ngây thơ trình diện học tập 10 ngày, để rồi 10 năm sau mới trở về.
Tôi may mắn được tiếp tục đi học, tuy không làm cháu ngoan Bác Hồ, nhưng vẫn phải họp hành, đi thủy lợi, tham dự lao động xã hội chủ nghĩa thường xuyên. Sau mấy lần chính phủ đổi tiền, gia đình tôi nghèo quá, chẳng biết xoay sở làm sao, lại phải dành dụm để thăm nuôi hai người anh trong trại cải tạo. Chúng tôi phải sắp hàng cả ngày để mong mua được vài ký bo bo, vài ổ bánh mì chai cứng. Chị Hai ở Bến Tre bị đuổi về kinh tế mới, căn nhà “tội ác của Mỹ Ngụy” do anh chị dành dụm mua được, bị lấy đi để làm Văn phòng Ủy Ban Quân Quản Thành phố.
Chúng tôi học chữ thì ít, học chính trị lao động thì nhiều, chán nản vô cùng. Từ từ, phong trào “đi” được phát triển rầm rộ. Nay hay tin gia đình này đã vượt biên, mai hay tin bạn thân đã vùi mình trên biển cả, hoặc bị bắt vào tù. Xã hội nhiễu nhương, đói rách. Chúng tôi dao động, bất an, chứng kiến bao chuyện thương tâm, bao gia đình tan tác. Để có được hai chữ Tự Do, biết bao sinh mạng và khổ nhục đã được đánh đổi.
Rồi tôi cũng may mắn vượt biên được đến xứ tự do. Cũng như những người tị nạn khác, chúng tôi phải chiến đấu với hoàn cảnh mới, sinh ngữ mới, văn hóa mới, lại thêm nhớ ba má và những bạn bè còn ở lại, nhớ quê hương…. nhiều khi buồn muốn đứt ruột. Từ từ, cuộc sống mới có vẻ ổn định, nhưng niềm xót thương cho những đồng bào còn ở lại vẫn luôn khắc khoải trong lòng.
Họ không có tự do, họ sống trong cùm kẹp nghèo khổ, sự thật bị bưng bít. Sau hơn 30 năm “giải phóng”, dân tôi càng nghèo, càng khổ. Ai nói Việt Nam bây giờ đã được đổi mới, giàu có sung sướng? Có chăng chỉ là một thiểu số con ông cháu cha của nhà cầm quyền. Tôi đã thấy được các em bé ốm o rách nát, lang thang ăn xin hoặc bán vé số, bán hàng rong dọc đường. Tại sao các em không được cắp sách tới trường, vui đùa cùng chúng bạn trong thời thơ ấu? Ai nấy gầy còm, nét ưu phiền nặng trĩu, đổ mồ hôi và chịu đựng biết bao nhục nhằn kể cả roi đòn để đổi lấy chén cơm. Tôi thấy những cha mẹ già không được yên thân, nước mắt đã cạn vì phải khóc cho bao lần tử biệt sinh ly, cực nhọc cho tới chết.
Gần đây, một người bạn của tôi vừa đi Việt Nam về kể chuyện. Chị thấy ở bãi biển người dân cầm rổ đãi cát tìm vàng - Không phải đất Vũng Tàu có vàng như trong phim cao bồi ngày xưa, mà người ta chỉ mong mò được nữ trang, vàng bạc của Việt Kiều làm rơi khi tắm biển. Sóng nước mênh mông, cơ hội nhặt được vòng vàng đánh rơi là bao nhiêu? Thế nhưng đói quá, không có vốn, không có công việc gì để làm, chẳng lẽ ngồi không chờ chết? Sang thế kỷ 21, người dân tôi vẫn còn phải bới rác, nhặt bao ny-lông về bán lại, thế nhưng cũng phải lén lút, vì chỉ người làm việc trong khu vực đó mới được quyền ưu tiên lượm rác!
Biết bao nhiêu người cùng đường phải mượn tiền trung gian để đi ngoại quốc bán sức lao động rồi bị lừa gạt, hà hiếp. Biết bao phụ nữ phải đứng đường, bán thân nuôi miệng, hoặc vì chữ hiếu cam chịu làm “cô dâu” Đài Loan, Hàn Quốc, một mình lận đận nơi xứ người. Không những phải hầu hạ, làm việc vất vả cả ngày mà có khi còn là công cụ mua vui ban đêm cho cả nhà chủ hoặc bị ép đi làm gái. Trẻ em cũng bị bán đi lao động, làm con nuôi cho những người ngoại quốc. Có bao giờ dân Việt mình cực nhục như vậy chưa? Có xã hội nào thấp kém như vậy chưa? Cộng Sản tiếp tục chà đạp nhân quyền, cướp đất hại dân, đàn áp tôn giáo, sự kiện Thái Hà vẫn còn nóng bỏng, làm sao quên được?
Tôi vẫn hướng lòng về dân mình, nguyện cầu cho hòa bình và dân chủ thật sự có được trên quê hương. Mỗi năm dịp 30 tháng 4, tôi vẫn ra City Hall tham dự lễ Chào Cờ với nỗi niềm thương cảm. Có người hỏi tôi đi Chào Cờ để được cái gì. Tôi thì nghĩ ngược lại, mỗi năm đến ngày ô nhục mất nước mà vẫn không dành ra được một khoảnh khắc để hướng lòng về quê hương, thì còn mong làm được cái gì!!? Hơn nữa, họp mặt trong ngày 30 tháng 4 còn biểu lộ được tinh thần đoàn kết, cho dân Canada thấy được sức mạnh của cộng đồng người Việt. Hãy nhìn những cộng đồng bạn như Ấn Độ, Trung Quốc, Ả Rập… xem họ lớn mạnh phát triển như thế nào.
Cũng có người hỏi tôi đi biểu tình Trường Sa, Hoàng Sa mà chi, sức mấy bọn Trung Cộng chịu trả đất. Tôi biết điều này chứ, tôi chỉ là một phụ nữ yếu đuối nhỏ nhoi, không thích chuyện chính trị (mà cũng chẳng hiểu gì) nên suy nghĩ thật đơn giản. Nếu ăn cướp tới nhà, tôi không la làng để nó muốn lấy gì thì lấy, thì nay nó sẽ cướp thứ này, mai nó sẽ cướp thêm thứ khác. Nếu tôi cúi đầu khiếp nhược, tôi sẽ tiếp tục bị ăn hiếp, đè bẹp. Cộng Sản có thể sẽ cắt thêm đất dâng cho ngoại bang nếu không có áp lực phản đối từ dân chúng. Nếu mọi người tử quốc nội đến hải ngoại không đồng lòng lên tiếng qua sự kiện Thái Hà, liệu người dân Thái Hà có được tạm thời yên ổn như hôm nay hay không?
Tôi vốn ngại đụng chạm, muốn được yên thân, không thích tranh giành quyền lợi. Nếu có người đối xử bất công với tôi, có lẽ tôi sẽ bỏ qua, nhưng nếu hà hiếp người nhà của tôi, tôi phải bênh vực. Tôi cũng học được kinh nghiệm đau thương để có thái độ với Cộng Sản, để làm một chút gì - dù bé nhỏ - để tỏ lòng quan tâm đến đất nước, đến người dân tôi. Hôm thắp nến cầu cho Nhân Quyền và Thái Hà tại Hamilton, tôi gặp lại một anh bạn cũ. Vừa thấy tôi từ xa, anh xúc động với cặp mắt long lanh, chạy tới nói ngay: Chị hay cái gì chưa? Nó đánh dân mình đây nè! Vừa nói anh vừa đưa cho tôi xem hình ảnh mới nhất trên Internet của những giáo dân bị hành hung. Tôi thích hai chữ “Dân Mình” mà anh đã dùng. Tôi quý mến anh hơn từ hôm đó.
Tháng Tư Đen, một số người đề ra chiến dịch tẩy chay, không gởi tiền, không về thăm Việt Nam, mục đích cho nhà nước Cộng Sản biết được khi có sự đồng lòng đoàn kết ngồi lại với nhau, người Việt hải ngoại có sức mạnh. Chỉ cần một tháng Tư phi trường vắng hoe, tiền bạc không tiếp tục rơi vào túi cán bộ, hẳn họ sẽ hiểu. Bao nhiêu anh linh, bao nhiêu xương máu đã đổ ra cho quê hương, mình là cháu con nỡ lòng nào chối bỏ? Tôi mong có người lãnh đạo tốt, có cơ hội đóng góp nhiều hơn cho đồng bào tôi bớt khổ, cho đất nước Việt Nam có ngày vinh sáng.
Tôi thật lòng cảm kích những bác lớn tuổi, không quản ngại đường xa, dù sức khỏe yếu kém, luôn có mặt và đóng góp công sức cho Cộng Đồng Việt Nam tại Toronto tốt đẹp hơn. Tôi mến phục các bác gái, tỏ lòng ủng hộ bằng cách đóng góp số tiền già ít ỏi của mình. Tôi ngưỡng mộ những anh chị đấu tranh không mệt mỏi để ủng hộ cho các phong trào dân chủ tại Việt Nam. Tôi mến yêu tuổi trẻ Hải Ngoại, các em luôn học hỏi để là niềm hy vọng và hãnh diện cho đất nước. Tôi biết mình cần phải có một tấm lòng, từng chút từng chút một để làm đẹp cuộc sống. Một ngọn gió mong manh không làm lung lay nổi nguyên cây gai góc, nhưng với nhiều ngọn gió góp sức, có thể lay động làm gãy từng cành, từng nhánh. Mỗi người một chút, nhưng với quyết tâm và ý thức, chắc chắn sẽ đi tới kết quả lâu dài. Tôi biết mình cần phải tích cực học hỏi, có hành động hy sinh cụ thể thay vì ngồi im chờ đợi hoặc lên tiếng trách cứ, kết tội người khác.
Tôi yêu quê tôi, tôi quý màu cờ vàng đất nước, tôi xót xa cho người dân Việt Nam cùng khổ. Ước gì mọi người cùng đoàn kết, cùng góp một bàn tay để làm một chút gì cho quê hương….
Kính mời đồng bào tham dự Lễ Chào Cờ và Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận sẽ được tổ chức tại Toronto City Hall, góc Bay & Queen Street W, vào 10 giờ sáng ngày Chúa nhật 3 tháng 5, 2009.
Toronto, cuối tháng 4, 2009
Tháng Tư 1975, tôi còn là một con bé ngây thơ khờ khạo. Theo quyết định của ông anh, gia đình tôi phải bỏ Tây Ninh lên Saigon sinh sống, vì theo anh, ở tỉnh nhỏ sẽ bị hà hiếp, bóc lột nhiều hơn. Ít nhất ở thành phố cũng có tai mắt quốc tế, hy vọng cộng sản không dám làm ẩu. Bỏ trường lớp bạn bè, rời căn nhà nơi tôi sanh ra, buồn thôi là buồn. Lần đầu tiên thấy người “bộ đội” nón tai bèo, chân dép râu, mọi người quá sức sợ hãi. Ba má tôi là dân Bắc Kỳ di cư Phát Diệm, lần này chẳng biết phải chạy đi đâu, thôi đành chung số phận với bao nhiêu triệu đồng bào khác. Ông anh sĩ quan tưởng có nhiều kinh nghiệm với Cộng sản, vẫn ngây thơ trình diện học tập 10 ngày, để rồi 10 năm sau mới trở về.
Tôi may mắn được tiếp tục đi học, tuy không làm cháu ngoan Bác Hồ, nhưng vẫn phải họp hành, đi thủy lợi, tham dự lao động xã hội chủ nghĩa thường xuyên. Sau mấy lần chính phủ đổi tiền, gia đình tôi nghèo quá, chẳng biết xoay sở làm sao, lại phải dành dụm để thăm nuôi hai người anh trong trại cải tạo. Chúng tôi phải sắp hàng cả ngày để mong mua được vài ký bo bo, vài ổ bánh mì chai cứng. Chị Hai ở Bến Tre bị đuổi về kinh tế mới, căn nhà “tội ác của Mỹ Ngụy” do anh chị dành dụm mua được, bị lấy đi để làm Văn phòng Ủy Ban Quân Quản Thành phố.
Chúng tôi học chữ thì ít, học chính trị lao động thì nhiều, chán nản vô cùng. Từ từ, phong trào “đi” được phát triển rầm rộ. Nay hay tin gia đình này đã vượt biên, mai hay tin bạn thân đã vùi mình trên biển cả, hoặc bị bắt vào tù. Xã hội nhiễu nhương, đói rách. Chúng tôi dao động, bất an, chứng kiến bao chuyện thương tâm, bao gia đình tan tác. Để có được hai chữ Tự Do, biết bao sinh mạng và khổ nhục đã được đánh đổi.
Rồi tôi cũng may mắn vượt biên được đến xứ tự do. Cũng như những người tị nạn khác, chúng tôi phải chiến đấu với hoàn cảnh mới, sinh ngữ mới, văn hóa mới, lại thêm nhớ ba má và những bạn bè còn ở lại, nhớ quê hương…. nhiều khi buồn muốn đứt ruột. Từ từ, cuộc sống mới có vẻ ổn định, nhưng niềm xót thương cho những đồng bào còn ở lại vẫn luôn khắc khoải trong lòng.
Họ không có tự do, họ sống trong cùm kẹp nghèo khổ, sự thật bị bưng bít. Sau hơn 30 năm “giải phóng”, dân tôi càng nghèo, càng khổ. Ai nói Việt Nam bây giờ đã được đổi mới, giàu có sung sướng? Có chăng chỉ là một thiểu số con ông cháu cha của nhà cầm quyền. Tôi đã thấy được các em bé ốm o rách nát, lang thang ăn xin hoặc bán vé số, bán hàng rong dọc đường. Tại sao các em không được cắp sách tới trường, vui đùa cùng chúng bạn trong thời thơ ấu? Ai nấy gầy còm, nét ưu phiền nặng trĩu, đổ mồ hôi và chịu đựng biết bao nhục nhằn kể cả roi đòn để đổi lấy chén cơm. Tôi thấy những cha mẹ già không được yên thân, nước mắt đã cạn vì phải khóc cho bao lần tử biệt sinh ly, cực nhọc cho tới chết.
Gần đây, một người bạn của tôi vừa đi Việt Nam về kể chuyện. Chị thấy ở bãi biển người dân cầm rổ đãi cát tìm vàng - Không phải đất Vũng Tàu có vàng như trong phim cao bồi ngày xưa, mà người ta chỉ mong mò được nữ trang, vàng bạc của Việt Kiều làm rơi khi tắm biển. Sóng nước mênh mông, cơ hội nhặt được vòng vàng đánh rơi là bao nhiêu? Thế nhưng đói quá, không có vốn, không có công việc gì để làm, chẳng lẽ ngồi không chờ chết? Sang thế kỷ 21, người dân tôi vẫn còn phải bới rác, nhặt bao ny-lông về bán lại, thế nhưng cũng phải lén lút, vì chỉ người làm việc trong khu vực đó mới được quyền ưu tiên lượm rác!
Biết bao nhiêu người cùng đường phải mượn tiền trung gian để đi ngoại quốc bán sức lao động rồi bị lừa gạt, hà hiếp. Biết bao phụ nữ phải đứng đường, bán thân nuôi miệng, hoặc vì chữ hiếu cam chịu làm “cô dâu” Đài Loan, Hàn Quốc, một mình lận đận nơi xứ người. Không những phải hầu hạ, làm việc vất vả cả ngày mà có khi còn là công cụ mua vui ban đêm cho cả nhà chủ hoặc bị ép đi làm gái. Trẻ em cũng bị bán đi lao động, làm con nuôi cho những người ngoại quốc. Có bao giờ dân Việt mình cực nhục như vậy chưa? Có xã hội nào thấp kém như vậy chưa? Cộng Sản tiếp tục chà đạp nhân quyền, cướp đất hại dân, đàn áp tôn giáo, sự kiện Thái Hà vẫn còn nóng bỏng, làm sao quên được?
Tôi vẫn hướng lòng về dân mình, nguyện cầu cho hòa bình và dân chủ thật sự có được trên quê hương. Mỗi năm dịp 30 tháng 4, tôi vẫn ra City Hall tham dự lễ Chào Cờ với nỗi niềm thương cảm. Có người hỏi tôi đi Chào Cờ để được cái gì. Tôi thì nghĩ ngược lại, mỗi năm đến ngày ô nhục mất nước mà vẫn không dành ra được một khoảnh khắc để hướng lòng về quê hương, thì còn mong làm được cái gì!!? Hơn nữa, họp mặt trong ngày 30 tháng 4 còn biểu lộ được tinh thần đoàn kết, cho dân Canada thấy được sức mạnh của cộng đồng người Việt. Hãy nhìn những cộng đồng bạn như Ấn Độ, Trung Quốc, Ả Rập… xem họ lớn mạnh phát triển như thế nào.
Cũng có người hỏi tôi đi biểu tình Trường Sa, Hoàng Sa mà chi, sức mấy bọn Trung Cộng chịu trả đất. Tôi biết điều này chứ, tôi chỉ là một phụ nữ yếu đuối nhỏ nhoi, không thích chuyện chính trị (mà cũng chẳng hiểu gì) nên suy nghĩ thật đơn giản. Nếu ăn cướp tới nhà, tôi không la làng để nó muốn lấy gì thì lấy, thì nay nó sẽ cướp thứ này, mai nó sẽ cướp thêm thứ khác. Nếu tôi cúi đầu khiếp nhược, tôi sẽ tiếp tục bị ăn hiếp, đè bẹp. Cộng Sản có thể sẽ cắt thêm đất dâng cho ngoại bang nếu không có áp lực phản đối từ dân chúng. Nếu mọi người tử quốc nội đến hải ngoại không đồng lòng lên tiếng qua sự kiện Thái Hà, liệu người dân Thái Hà có được tạm thời yên ổn như hôm nay hay không?
Tôi vốn ngại đụng chạm, muốn được yên thân, không thích tranh giành quyền lợi. Nếu có người đối xử bất công với tôi, có lẽ tôi sẽ bỏ qua, nhưng nếu hà hiếp người nhà của tôi, tôi phải bênh vực. Tôi cũng học được kinh nghiệm đau thương để có thái độ với Cộng Sản, để làm một chút gì - dù bé nhỏ - để tỏ lòng quan tâm đến đất nước, đến người dân tôi. Hôm thắp nến cầu cho Nhân Quyền và Thái Hà tại Hamilton, tôi gặp lại một anh bạn cũ. Vừa thấy tôi từ xa, anh xúc động với cặp mắt long lanh, chạy tới nói ngay: Chị hay cái gì chưa? Nó đánh dân mình đây nè! Vừa nói anh vừa đưa cho tôi xem hình ảnh mới nhất trên Internet của những giáo dân bị hành hung. Tôi thích hai chữ “Dân Mình” mà anh đã dùng. Tôi quý mến anh hơn từ hôm đó.
Tháng Tư Đen, một số người đề ra chiến dịch tẩy chay, không gởi tiền, không về thăm Việt Nam, mục đích cho nhà nước Cộng Sản biết được khi có sự đồng lòng đoàn kết ngồi lại với nhau, người Việt hải ngoại có sức mạnh. Chỉ cần một tháng Tư phi trường vắng hoe, tiền bạc không tiếp tục rơi vào túi cán bộ, hẳn họ sẽ hiểu. Bao nhiêu anh linh, bao nhiêu xương máu đã đổ ra cho quê hương, mình là cháu con nỡ lòng nào chối bỏ? Tôi mong có người lãnh đạo tốt, có cơ hội đóng góp nhiều hơn cho đồng bào tôi bớt khổ, cho đất nước Việt Nam có ngày vinh sáng.
Tôi thật lòng cảm kích những bác lớn tuổi, không quản ngại đường xa, dù sức khỏe yếu kém, luôn có mặt và đóng góp công sức cho Cộng Đồng Việt Nam tại Toronto tốt đẹp hơn. Tôi mến phục các bác gái, tỏ lòng ủng hộ bằng cách đóng góp số tiền già ít ỏi của mình. Tôi ngưỡng mộ những anh chị đấu tranh không mệt mỏi để ủng hộ cho các phong trào dân chủ tại Việt Nam. Tôi mến yêu tuổi trẻ Hải Ngoại, các em luôn học hỏi để là niềm hy vọng và hãnh diện cho đất nước. Tôi biết mình cần phải có một tấm lòng, từng chút từng chút một để làm đẹp cuộc sống. Một ngọn gió mong manh không làm lung lay nổi nguyên cây gai góc, nhưng với nhiều ngọn gió góp sức, có thể lay động làm gãy từng cành, từng nhánh. Mỗi người một chút, nhưng với quyết tâm và ý thức, chắc chắn sẽ đi tới kết quả lâu dài. Tôi biết mình cần phải tích cực học hỏi, có hành động hy sinh cụ thể thay vì ngồi im chờ đợi hoặc lên tiếng trách cứ, kết tội người khác.
Tôi yêu quê tôi, tôi quý màu cờ vàng đất nước, tôi xót xa cho người dân Việt Nam cùng khổ. Ước gì mọi người cùng đoàn kết, cùng góp một bàn tay để làm một chút gì cho quê hương….
Kính mời đồng bào tham dự Lễ Chào Cờ và Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận sẽ được tổ chức tại Toronto City Hall, góc Bay & Queen Street W, vào 10 giờ sáng ngày Chúa nhật 3 tháng 5, 2009.
Toronto, cuối tháng 4, 2009
Mong Ước
HTMV Sài Gòn
05:35 25/04/2009
Đất bị cướp còn đâu cư trú,
Phá rừng xanh muông thú ở đâu.
Quê hương chất nặng u sầu
Lòng người dân Việt buồn rầu đắng cay.
Mong lãnh đạo đổi thay đường lối,
Dám sửa sai, sám hối ăn năn.
Trí tâm thoát cảnh tối tăm,
Chẳng còn gian dối bao năm sai lầm.
Tính quý vị thâm trầm trong sáng,
Dẫn dân vào cách mạng tình thương.
Bởi nhờ đi đúng con đường,
Giê-su Đức Chúa khai trương cho đời.
Đời lãnh đạo rạng ngời chân thiện,
Bởi ngày đêm thực hiện lẻ ngay.
Giúp cho đất nước đổi thay,
Cuộc đời người Việt đẹp hay mọi đàng.
Saigòn ngày 23.04.2009
Phá rừng xanh muông thú ở đâu.
Quê hương chất nặng u sầu
Lòng người dân Việt buồn rầu đắng cay.
Mong lãnh đạo đổi thay đường lối,
Dám sửa sai, sám hối ăn năn.
Trí tâm thoát cảnh tối tăm,
Chẳng còn gian dối bao năm sai lầm.
Tính quý vị thâm trầm trong sáng,
Dẫn dân vào cách mạng tình thương.
Bởi nhờ đi đúng con đường,
Giê-su Đức Chúa khai trương cho đời.
Đời lãnh đạo rạng ngời chân thiện,
Bởi ngày đêm thực hiện lẻ ngay.
Giúp cho đất nước đổi thay,
Cuộc đời người Việt đẹp hay mọi đàng.
Saigòn ngày 23.04.2009
Hãy cứu lấy Tây Nguyên khỏi thảm họa Bauxite đỏ!
Lm. Lê Quang Uy, DCCT
06:15 25/04/2009
Sách Công Vụ Tông Đồ, bài đọc thứ nhất Chúa Nhật thứ 3 Mùa Phục Sinh năm B này có một đoạn làm chúng tôi bàng hoàng. Ông Phêrô một hôm đang ở giữa đám đông đồng bào Do Thái của mình, đã lên tiếng rất mạnh, lật lại vụ án Chúa Giêsu, cật vấn dân Do Thái: “...Anh em đã chối bỏ Đấng Thánh và Đấng Công Chính, mà lại xin ân xá cho một tên sát nhân. Anh em đã giết chính Đấng khơi nguồn Sự Sống...” ( x. Cv 3, 15 ).
Không phải đay nghiến chì chiết, nhưng xét ra, lại là một lời da diết với mọi người, với cả chính Phêrô, như thể bản thân Phêrô cũng đã gián tiếp đồng loã trong cái chết oan ức bi thảm của Chúa Giêsu. Mà như thế, Phêrô đâu chỉ nói với dân Do Thái ngày xưa cách đây gần hai ngàn năm, nói với cả chúng ta hôm nay nữa đấy chứ !
Chúng tôi đặc biệt thấm thía cái cách ông Phêrô nói về Chúa Giêsu: “Đấng khơi nguồn Sự Sống”. Và chúng tôi xin vận dụng luôn cụm từ này để đặt vấn đề nóng hổi ngày hôm nay, ngay trên đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta, liên quan đến “Bauxite Đỏ.
Không lúc nào thế giới nói nhiều đến môi trường như lúc này. Chẳng phải chuyện đùa hay xa vời viển vông nữa rồi: Trái đất của chúng ta đang trở thành một... trái đắng ! Hành tinh xanh của chúng ta đang bị đổi thành hành tinh xám ! Môi trường sinh thái thân thiện của chúng ta đang biến thành một môi trường gây tử vong. Hội Thánh Công Giáo sau nhiều năm thận trọng cũng đã lên tiếng chỉ rõ việc phá hoại môi trường chính là một tội trọng.
Trước vấn nạn “Bauxite đỏ”, chúng tôi đọc được trong Học Thuyết Xã Hội của Hội Thánh Công Giáo, một công trình có rất nhiều tâm huyết của Đức cố Hồng Y PX. Nguyễn Văn Thuận, rằng:
“…Con người không được sử dụng trái đất cách tùy tiện, bắt nó tùng phục ý muốn của mình một cách không giới hạn, như thể nó không có những yêu cầu riêng và không có một mục tiêu mà Chúa đã ban cho từ trước, một mục tiêu mà con người thật sự có thể triển khai ra nhưng không được phép phản bội. Khi hành động như thế, con người thay vì thi hành vai trò của người cộng tác với Chúa trong công trình sáng tạo, sẽ tự đặt mình thay thế Chúa và rốt cuộc làm cho thiên nhiên phản lại, vì đã hành hạ hơn là cai trị thiên nhiên” ( trang 319 ).
Quả như thế, phá huỷ môi trường, đối với cộng đồng thế giới là một tội ác, đối với người Công Giáo là một tội trọng. Mà tội trọng chính là tội chống lại Thiên Chúa, chống lại Sự Sống, tội giết chính “Đấng đã khơi nguồn Sự Sống”.
Ở Việt Nam, bao nhiêu năm nay người ta cứ lải nhải tuyên truyền, ấn vào đầu óc mấy thế hệ liên tiếp thời hậu chiến cái luận điệu rằng thì là: đất nước mình còn nghèo, còn đang phải ra sức và từng bước khắc phục hậu quả chiến tranh.
Thế là người ta “tranh thủ” bóc lột đất đai với những kiểu xen canh, thâm canh tăng vụ hết năm này đến năm khác, làm bạc màu, làm kiệt sức biết bao nhiêu ruộng đất tự bao đời vẫn hào phóng dâng hiến cho chúng ta những hạt ngọc, những hoa trái quý giá.
Người ta biến hàng vạn mẫu thổ canh đang nuôi sống người nông dân nghèo thành những sân golf khổng lồ, rồi rào lưới B40 lại, chỉ dành riêng cho khách ngoại quốc và giới quan chức giàu có đến mà chơi trò học làm sang.
Người ta khuyến khích phá đê ngăn mặn để lấy nước vào hồ nuôi tôm tăng lãi suất để rồi tôm thì chết mà cả một vùng đồng bằng bao la ngày xưa phải khắc phục “ngọt hoá” 50 năm nữa may ra mới trồng lại được cây lúa.
Người ta cho các đội tàu thuyền lớn nhỏ của quốc doanh tung hoành khắp các vùng lãnh hải gần bờ xa khơi, đánh bắt các loại cá vô tội vạ bằng đủ thứ phương tiện, đủ thứ phương cách đến nỗi biển... cạn, biển... khóc, cá thì tuyệt chủng !
Người ta mở ra những xa lộ hiện đại dọc theo chiều dài đất nước bằng một đầu óc duy ý chí, đã tốn kém tỷ tỷ, không ngờ còn phá huỷ vành đai rừng phòng hộ đầu nguồn, khiến những vùng đất bên dưới vốn đã cằn cỗi nay lại phải chịu thêm hết lũ đá lại đến hạn hán kinh hoàng.
Người ta nhắm mắt làm ngơ cho những Công ty nước ngoài tha hồ xả nước thải khí độc, gây ô nhiễm những con sông dài đang là cơ may mưu sinh cho người dân nghèo, gây bụi mù xám xịt cả một vùng trời, chết chim, héo cây và ngộ độc phổi cấp cho trẻ em và người già.
Và hai năm nay thì người ta đã ngang nhiên háo hức, hồ hởi bán đứng Tây Nguyên – nóc nhà Đông Dương – cho việc khai thác Bauxite Đỏ. Người dân tộc thiểu số khốn khổ đã phải ngơ ngác thiên di đi nơi khác, nhường chỗ cho hàng ngàn công nhân Trung Quốc được nhập khẩu ồ ạt. Đất Tây Nguyên đang chảy những dòng nước lầy nhầy đất đỏ, mà dân Việt cũng bắt đầu chảy máu đỏ sau những cuộc xô xát với kẻ cướp đội lốt anh em láng giềng.
Nhiều bài viết đã phân tích những thảm kịch về khoa học, về đời sống, về văn hoá, cả về chủ quyền lãnh thổ... Chúng tôi không dám lạm bàn thêm, nhưng xin được đứng ở góc độ một người Công Giáo, lấy ánh sáng Tin Mừng rọi vào, làm bật lên những lời cảnh báo. ( Ảnh minh hoạ một hồ chứa bùn đỏ khai thác Bauxite tại Ấn Độ )
Vâng, chúng tôi xin được lập lại điều đã nêu từ đầu, đây là một lời cảnh báo, bây giờ và nơi đây ( now and here ) cho chính Hội Thánh Công Giáo Việt Nam chúng ta, chính là: “Người ta đang giết Đấng đã khơi nguồn Sự Sống”.
Tại sao chúng tôi lại dám nói như thế ? Thưa, vì khi người ta vô thần, không chịu tin vào Thiên Chúa thì người ta có thể làm đủ thứ chuyện bậy bạ tồi tệ. Người ta đâu còn tiêu chuẩn nào để lượng định thiện – ác, tốt – xấu. Lương tâm trở thành từ ngữ xa lạ. Lòng thương xót trở thành điều hiếm hoi, thậm chí... có điên mới nói chuyện thật thà lương thiện vào thời buổi này !
Khi lo Mục Vụ Bảo Vệ Sự Sống, chúng tôi từng nhận ra: khi người ta chủ trương hợp pháp hoá phá thai thì không còn gì để nói nữa, đã thản nhiên giết chết các bé thai nhi thì người ta cũng có thể phạm bất cứ tội ác kinh hoàng nào trên đời.
Thì ở đây cũng vậy, một khi người ta đã không chấp nhận tự do tín ngưỡng, tìm mọi cách trù giập các tôn giáo tử tế, thì làm gì còn có chỗ cho Lòng Tin vào một Thượng Đế, một Thiên Chúa, Đấng khơi nguồn Sự Sống cho chính bản thân họ đang được sống, đang sử dụng chính Sự Sống ấy mà chống lại Thiên Chúa. Và từ đó, mọi quyết định vận hành kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục của đất nước này dần dần trở nên hỗn loạn, vô đạo đức, mất tích lương tri !
DCCT Thái Hà mấy ngày nay xôn xao chuyện Hồ Ba Giang lại đang bị ngang nhiên xâm phạm. Vẫn chẳng phải chuyện giành lại sở hữu một cái ao, một vuông đất, mà chính yếu vẫn là đòi Công Lý và Sự Thật phải sáng tỏ cho bằng được, đừng có ai tham lam mờ mắt mà dại dột thò tay vào xà xẻo, chia chác, tư túi, cho dù hậu thuẫn phía sau là đủ loại binh chủng khủng bố và vũ khí bạo lực. Và, may quá, nhạy cảm quá, người Công Giáo Hà Nội cũng đã thức tỉnh trong cả chuyện “Bauxite Đỏ”, lời ca Kinh Hoà Bình của họ cũng đang đòi “đem an hoà vào nơi tranh chấp”.ngọn nến nhỏ xíu trên tay họ không chỉ rọi vào khu Hồ Ba Giang mà còn trở thành những ngọn đuốc rực sáng cả vùng Tây Nguyên đang mịt mù tối tăm vì bụi đỏ cường quyền.
Lúc này đây, tuy đã chậm trễ lắm rồi, chúng tôi vẫn muốn kêu to lên với phía Công Giáo chúng ta, với các vị Giám Mục, các Linh Mục, các Tu Sĩ các Dòng và nhất là với tất cả anh chị em Giáo Dân thân yêu của mọi miền đất nước. Chúng ta là người Công Giáo, chúng ta không thể cứ mãi ở bên lề cuộc sống quê hương trong sự e ngại, do dự. Chúng ta không thể cứ mãi chờ đợi lẫn nhau mà không ai dám quyết định một việc gì thiết thực và can đảm. Chẳng lẽ chỉ vì sợ bóng sợ vía một cái gì đấy mà chúng ta lại không sợ điều đáng phải sợ hơn cả, đó là tiếng lương tâm, tiếng nói của Chúa Thánh Thần.
Chúng ta biết nhiều tội ác đã và đang hoành hành trên quê hương chúng ta. Phá thai mấy triệu ca một năm suốt nhiều năm qua. Chúng ta đã im lặng. Nay Bauxite Đỏ có tác hại đến Sự Sống con người ra sao, chúng ta đọc và nghe hết, hiểu hết. Chúng ta lại vẫn im lặng. Và như thế chúng ta cũng sẽ rơi vào bi kịch đồng loã với thế gian độc ác, với những kẻ muốn giết chính “Đấng đã khơi nguồn Sự Sống” !
Chúng tôi thấy các nhà trí thức, đa số ở Hà Nội, đã cùng với giáo sư Nguyễn Huệ Chi, viết một kiến nghị, lấy chữ ký mấy trăm kỹ sư, bác sĩ, giáo sư, nhà văn, nhà thơ, nhà báo để gửi cho nhà cầm quyền, đòi ngưng lại mọi sự đang diễn ra ở hai tỉnh Đăknông và Lâm Đồng.
Phải có một kiến nghị của phía Hội Thánh Công Giáo nữa chứ, mặc dù chúng ta dư biết có “kiến” cách mấy thì người ta cũng chẳng thèm “nghị” đâu, nhưng ít ra đây sẽ là tiếng nói của chính lương tâm chúng ta, những người đang tin vào “Đấng đã khơi nguồn Sự Sống” để Sự Sống thiêng liêng ấy không bị làm cho tổn thương trên quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta. Nó cho thấy người Công Giáo Việt Nam cùng trăn trở xót xa với vận mệnh của quê hương và dân tộc.
Chúng tôi kính mong, tiếng kêu này của chúng tôi được mọi người mạnh dạn hưởng ứng. Xin quý Đức Cha, quý Cha, quý nam nữ Tu Sĩ và anh chị em Giáo Dân gần xa, đừng vì chúng tôi chỉ là một Linh Mục quèn của một Hội Dòng thường bị cho là cấp tiến, mà đành bỏ qua không muốn nghe tiếng kêu của chúng tôi.
Chúng tôi chọn cách nói: “HÃY CỨU LẤY TÂY NGUYÊN KHỎI THẢM HOẠ BAUXITE ĐỎ”. Xin gửi ngay về địa chỉ Mail: ttmvcssr@gmail.com chúng tôi sẽ cập nhật liên tục trên các websites của chúng tôi như www.trungtammucvudcct.com và www.dcctvn.net và mời gọi các websites khác có thể đăng tải lại cho rộng đường dư luận.
Thứ bảy 25.4.2009
Tái bút: Sau hơn 8 giờ đồng hồ gửi lời kêu gọi qua Mail và Blog, chúng tôi đã nhận được hơn 60 ghi danh hưởng ứng từ khắp mọi miền đất nước và cả các quốc gia khác nữa. Chúng tôi đã bắt đầu gửi lên các websites để đánh động được dư luận mạnh hơn và rộng hơn. Thật bất ngờ và xúc động, chúng tôi cũng nhận được một số phản hồi muốn vấn đề được lan nhanh đến cả những anh chị em không Công Giáo nữa. Xin chân thành biết ơn sự hiệp thông quý giá này. Vậy chúng tôi xin đưa ra mẫu ghi danh đầy đủ các chi tiết như sau:
Tên Thánh ( nếu có ) – Họ và tên – Nghề nghiệp – Nơi đang sống hoặc quê quán – Quốc gia.
Không phải đay nghiến chì chiết, nhưng xét ra, lại là một lời da diết với mọi người, với cả chính Phêrô, như thể bản thân Phêrô cũng đã gián tiếp đồng loã trong cái chết oan ức bi thảm của Chúa Giêsu. Mà như thế, Phêrô đâu chỉ nói với dân Do Thái ngày xưa cách đây gần hai ngàn năm, nói với cả chúng ta hôm nay nữa đấy chứ !
Chúng tôi đặc biệt thấm thía cái cách ông Phêrô nói về Chúa Giêsu: “Đấng khơi nguồn Sự Sống”. Và chúng tôi xin vận dụng luôn cụm từ này để đặt vấn đề nóng hổi ngày hôm nay, ngay trên đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta, liên quan đến “Bauxite Đỏ.
Không lúc nào thế giới nói nhiều đến môi trường như lúc này. Chẳng phải chuyện đùa hay xa vời viển vông nữa rồi: Trái đất của chúng ta đang trở thành một... trái đắng ! Hành tinh xanh của chúng ta đang bị đổi thành hành tinh xám ! Môi trường sinh thái thân thiện của chúng ta đang biến thành một môi trường gây tử vong. Hội Thánh Công Giáo sau nhiều năm thận trọng cũng đã lên tiếng chỉ rõ việc phá hoại môi trường chính là một tội trọng.
Trước vấn nạn “Bauxite đỏ”, chúng tôi đọc được trong Học Thuyết Xã Hội của Hội Thánh Công Giáo, một công trình có rất nhiều tâm huyết của Đức cố Hồng Y PX. Nguyễn Văn Thuận, rằng:
“…Con người không được sử dụng trái đất cách tùy tiện, bắt nó tùng phục ý muốn của mình một cách không giới hạn, như thể nó không có những yêu cầu riêng và không có một mục tiêu mà Chúa đã ban cho từ trước, một mục tiêu mà con người thật sự có thể triển khai ra nhưng không được phép phản bội. Khi hành động như thế, con người thay vì thi hành vai trò của người cộng tác với Chúa trong công trình sáng tạo, sẽ tự đặt mình thay thế Chúa và rốt cuộc làm cho thiên nhiên phản lại, vì đã hành hạ hơn là cai trị thiên nhiên” ( trang 319 ).
Quả như thế, phá huỷ môi trường, đối với cộng đồng thế giới là một tội ác, đối với người Công Giáo là một tội trọng. Mà tội trọng chính là tội chống lại Thiên Chúa, chống lại Sự Sống, tội giết chính “Đấng đã khơi nguồn Sự Sống”.
Ở Việt Nam, bao nhiêu năm nay người ta cứ lải nhải tuyên truyền, ấn vào đầu óc mấy thế hệ liên tiếp thời hậu chiến cái luận điệu rằng thì là: đất nước mình còn nghèo, còn đang phải ra sức và từng bước khắc phục hậu quả chiến tranh.
Thế là người ta “tranh thủ” bóc lột đất đai với những kiểu xen canh, thâm canh tăng vụ hết năm này đến năm khác, làm bạc màu, làm kiệt sức biết bao nhiêu ruộng đất tự bao đời vẫn hào phóng dâng hiến cho chúng ta những hạt ngọc, những hoa trái quý giá.
Người ta biến hàng vạn mẫu thổ canh đang nuôi sống người nông dân nghèo thành những sân golf khổng lồ, rồi rào lưới B40 lại, chỉ dành riêng cho khách ngoại quốc và giới quan chức giàu có đến mà chơi trò học làm sang.
Người ta khuyến khích phá đê ngăn mặn để lấy nước vào hồ nuôi tôm tăng lãi suất để rồi tôm thì chết mà cả một vùng đồng bằng bao la ngày xưa phải khắc phục “ngọt hoá” 50 năm nữa may ra mới trồng lại được cây lúa.
Người ta cho các đội tàu thuyền lớn nhỏ của quốc doanh tung hoành khắp các vùng lãnh hải gần bờ xa khơi, đánh bắt các loại cá vô tội vạ bằng đủ thứ phương tiện, đủ thứ phương cách đến nỗi biển... cạn, biển... khóc, cá thì tuyệt chủng !
Người ta mở ra những xa lộ hiện đại dọc theo chiều dài đất nước bằng một đầu óc duy ý chí, đã tốn kém tỷ tỷ, không ngờ còn phá huỷ vành đai rừng phòng hộ đầu nguồn, khiến những vùng đất bên dưới vốn đã cằn cỗi nay lại phải chịu thêm hết lũ đá lại đến hạn hán kinh hoàng.
Người ta nhắm mắt làm ngơ cho những Công ty nước ngoài tha hồ xả nước thải khí độc, gây ô nhiễm những con sông dài đang là cơ may mưu sinh cho người dân nghèo, gây bụi mù xám xịt cả một vùng trời, chết chim, héo cây và ngộ độc phổi cấp cho trẻ em và người già.
Và hai năm nay thì người ta đã ngang nhiên háo hức, hồ hởi bán đứng Tây Nguyên – nóc nhà Đông Dương – cho việc khai thác Bauxite Đỏ. Người dân tộc thiểu số khốn khổ đã phải ngơ ngác thiên di đi nơi khác, nhường chỗ cho hàng ngàn công nhân Trung Quốc được nhập khẩu ồ ạt. Đất Tây Nguyên đang chảy những dòng nước lầy nhầy đất đỏ, mà dân Việt cũng bắt đầu chảy máu đỏ sau những cuộc xô xát với kẻ cướp đội lốt anh em láng giềng.
Nhiều bài viết đã phân tích những thảm kịch về khoa học, về đời sống, về văn hoá, cả về chủ quyền lãnh thổ... Chúng tôi không dám lạm bàn thêm, nhưng xin được đứng ở góc độ một người Công Giáo, lấy ánh sáng Tin Mừng rọi vào, làm bật lên những lời cảnh báo. ( Ảnh minh hoạ một hồ chứa bùn đỏ khai thác Bauxite tại Ấn Độ )
Vâng, chúng tôi xin được lập lại điều đã nêu từ đầu, đây là một lời cảnh báo, bây giờ và nơi đây ( now and here ) cho chính Hội Thánh Công Giáo Việt Nam chúng ta, chính là: “Người ta đang giết Đấng đã khơi nguồn Sự Sống”.
Tại sao chúng tôi lại dám nói như thế ? Thưa, vì khi người ta vô thần, không chịu tin vào Thiên Chúa thì người ta có thể làm đủ thứ chuyện bậy bạ tồi tệ. Người ta đâu còn tiêu chuẩn nào để lượng định thiện – ác, tốt – xấu. Lương tâm trở thành từ ngữ xa lạ. Lòng thương xót trở thành điều hiếm hoi, thậm chí... có điên mới nói chuyện thật thà lương thiện vào thời buổi này !
Khi lo Mục Vụ Bảo Vệ Sự Sống, chúng tôi từng nhận ra: khi người ta chủ trương hợp pháp hoá phá thai thì không còn gì để nói nữa, đã thản nhiên giết chết các bé thai nhi thì người ta cũng có thể phạm bất cứ tội ác kinh hoàng nào trên đời.
Thì ở đây cũng vậy, một khi người ta đã không chấp nhận tự do tín ngưỡng, tìm mọi cách trù giập các tôn giáo tử tế, thì làm gì còn có chỗ cho Lòng Tin vào một Thượng Đế, một Thiên Chúa, Đấng khơi nguồn Sự Sống cho chính bản thân họ đang được sống, đang sử dụng chính Sự Sống ấy mà chống lại Thiên Chúa. Và từ đó, mọi quyết định vận hành kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục của đất nước này dần dần trở nên hỗn loạn, vô đạo đức, mất tích lương tri !
DCCT Thái Hà mấy ngày nay xôn xao chuyện Hồ Ba Giang lại đang bị ngang nhiên xâm phạm. Vẫn chẳng phải chuyện giành lại sở hữu một cái ao, một vuông đất, mà chính yếu vẫn là đòi Công Lý và Sự Thật phải sáng tỏ cho bằng được, đừng có ai tham lam mờ mắt mà dại dột thò tay vào xà xẻo, chia chác, tư túi, cho dù hậu thuẫn phía sau là đủ loại binh chủng khủng bố và vũ khí bạo lực. Và, may quá, nhạy cảm quá, người Công Giáo Hà Nội cũng đã thức tỉnh trong cả chuyện “Bauxite Đỏ”, lời ca Kinh Hoà Bình của họ cũng đang đòi “đem an hoà vào nơi tranh chấp”.ngọn nến nhỏ xíu trên tay họ không chỉ rọi vào khu Hồ Ba Giang mà còn trở thành những ngọn đuốc rực sáng cả vùng Tây Nguyên đang mịt mù tối tăm vì bụi đỏ cường quyền.
Lúc này đây, tuy đã chậm trễ lắm rồi, chúng tôi vẫn muốn kêu to lên với phía Công Giáo chúng ta, với các vị Giám Mục, các Linh Mục, các Tu Sĩ các Dòng và nhất là với tất cả anh chị em Giáo Dân thân yêu của mọi miền đất nước. Chúng ta là người Công Giáo, chúng ta không thể cứ mãi ở bên lề cuộc sống quê hương trong sự e ngại, do dự. Chúng ta không thể cứ mãi chờ đợi lẫn nhau mà không ai dám quyết định một việc gì thiết thực và can đảm. Chẳng lẽ chỉ vì sợ bóng sợ vía một cái gì đấy mà chúng ta lại không sợ điều đáng phải sợ hơn cả, đó là tiếng lương tâm, tiếng nói của Chúa Thánh Thần.
Chúng ta biết nhiều tội ác đã và đang hoành hành trên quê hương chúng ta. Phá thai mấy triệu ca một năm suốt nhiều năm qua. Chúng ta đã im lặng. Nay Bauxite Đỏ có tác hại đến Sự Sống con người ra sao, chúng ta đọc và nghe hết, hiểu hết. Chúng ta lại vẫn im lặng. Và như thế chúng ta cũng sẽ rơi vào bi kịch đồng loã với thế gian độc ác, với những kẻ muốn giết chính “Đấng đã khơi nguồn Sự Sống” !
Chúng tôi thấy các nhà trí thức, đa số ở Hà Nội, đã cùng với giáo sư Nguyễn Huệ Chi, viết một kiến nghị, lấy chữ ký mấy trăm kỹ sư, bác sĩ, giáo sư, nhà văn, nhà thơ, nhà báo để gửi cho nhà cầm quyền, đòi ngưng lại mọi sự đang diễn ra ở hai tỉnh Đăknông và Lâm Đồng.
Phải có một kiến nghị của phía Hội Thánh Công Giáo nữa chứ, mặc dù chúng ta dư biết có “kiến” cách mấy thì người ta cũng chẳng thèm “nghị” đâu, nhưng ít ra đây sẽ là tiếng nói của chính lương tâm chúng ta, những người đang tin vào “Đấng đã khơi nguồn Sự Sống” để Sự Sống thiêng liêng ấy không bị làm cho tổn thương trên quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta. Nó cho thấy người Công Giáo Việt Nam cùng trăn trở xót xa với vận mệnh của quê hương và dân tộc.
Chúng tôi kính mong, tiếng kêu này của chúng tôi được mọi người mạnh dạn hưởng ứng. Xin quý Đức Cha, quý Cha, quý nam nữ Tu Sĩ và anh chị em Giáo Dân gần xa, đừng vì chúng tôi chỉ là một Linh Mục quèn của một Hội Dòng thường bị cho là cấp tiến, mà đành bỏ qua không muốn nghe tiếng kêu của chúng tôi.
Chúng tôi chọn cách nói: “HÃY CỨU LẤY TÂY NGUYÊN KHỎI THẢM HOẠ BAUXITE ĐỎ”. Xin gửi ngay về địa chỉ Mail: ttmvcssr@gmail.com chúng tôi sẽ cập nhật liên tục trên các websites của chúng tôi như www.trungtammucvudcct.com và www.dcctvn.net và mời gọi các websites khác có thể đăng tải lại cho rộng đường dư luận.
Thứ bảy 25.4.2009
Tái bút: Sau hơn 8 giờ đồng hồ gửi lời kêu gọi qua Mail và Blog, chúng tôi đã nhận được hơn 60 ghi danh hưởng ứng từ khắp mọi miền đất nước và cả các quốc gia khác nữa. Chúng tôi đã bắt đầu gửi lên các websites để đánh động được dư luận mạnh hơn và rộng hơn. Thật bất ngờ và xúc động, chúng tôi cũng nhận được một số phản hồi muốn vấn đề được lan nhanh đến cả những anh chị em không Công Giáo nữa. Xin chân thành biết ơn sự hiệp thông quý giá này. Vậy chúng tôi xin đưa ra mẫu ghi danh đầy đủ các chi tiết như sau:
Tên Thánh ( nếu có ) – Họ và tên – Nghề nghiệp – Nơi đang sống hoặc quê quán – Quốc gia.
Chính quyền Hà Nội liên tục sách nhiễu cha Phêrô Nguyễn Văn Khải DCCT
CTV CSsR
14:47 25/04/2009
Chính quyền Hà Nội liên tục gửi giấy mời linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải, phát ngôn viên DCCT Hà Nội
Trước buổi cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo quốc gia sáng suốt trong vấn đề khai thác Bauxite tại Tây Nguyên, linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải, phát ngôn viên của DCCT Thái Hà - Hà Nội, đã liên tục nhận được hai giấy mời lên "trụ sở cơ quan an ninh điều tra - Công an Thành phố Hà Nội" để làm việc.
Giấy mời thứ nhất được gửi đến cho cha Khải lúc 22 giờ ngày 24/4/2009 và mời ngài lên làm việc lúc 9 sáng ngày hôm sau 25/4/2009!
Giấy mời thứ hai được gửi đến lúc 11g30 ngày 25/4/2009 và mời ngài lên làm việc vào lúc 13g30 chiều cùng ngày.
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật những thông tin mới nhất đến quý vị.
Trước buổi cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo quốc gia sáng suốt trong vấn đề khai thác Bauxite tại Tây Nguyên, linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải, phát ngôn viên của DCCT Thái Hà - Hà Nội, đã liên tục nhận được hai giấy mời lên "trụ sở cơ quan an ninh điều tra - Công an Thành phố Hà Nội" để làm việc.
Giấy mời thứ nhất được gửi đến cho cha Khải lúc 22 giờ ngày 24/4/2009 và mời ngài lên làm việc lúc 9 sáng ngày hôm sau 25/4/2009!
Giấy mời thứ hai được gửi đến lúc 11g30 ngày 25/4/2009 và mời ngài lên làm việc vào lúc 13g30 chiều cùng ngày.
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật những thông tin mới nhất đến quý vị.
Giấy mời thứ nhất |
Giấy mời thứ hai |
CA Hà Nội đề nghị CA Phường chuyển giấy mời cho cha Khải sáng 25/4/2009. |
Giấy trả lời của cha Khải |
Gáo nước lạnh làm dập tắt ngọn lửa ấm
Ls Trần
14:54 25/04/2009
Chương trình “Trái tim cho em” hay cho…..
Ngày 19.4.2009, chương trình nhân đạo mang tên “Trái tim cho em” được truyền hình trực tiếp trên sóng truyền hình Việt Nam từ sáng cho đến tối. Hình ảnh những em nhỏ non nớt, yếu ớt run run khóc, mặt mày nhợt nhạt, đôi môi tím tái vì căn bệnh tim bẩm sinh khiến cho những ai tận mắt xem đều xúc động.
Chương trình hôm đó, có 4 em bé (từ 8 tháng tuổi đến 13 tuổi) ở Hà Nội, Huế, TP.HCM may mắn được phẫu thuật miễn phí, do tấm lòng của các nhà hảo tâm, mạnh thường quân trong cả nước chung tay đóng góp. Thật cảm phục với tấm lòng nhân ái của anh chị đã ra tay giúp các trẻ em nghèo với mong muốn mang lại cuộc sống lâu hơn cho các em với trái tim khỏe mạnh, vui chơi học tập và sinh hoạt bình thường như bao trẻ em khác. Thật khâm phục với tài năng của các y bác sĩ, những bàn tay vàng, các anh chị đã thao tác mổ hở lồng ngực các em nhằm thông tim, thay mạch vành, sửa chữa những chỗ hư hỏng trong tim các em trong suốt bốn giờ liên tục thực hiện ca mổ. Có những lúc bác sĩ phải cho ngưng tim 20 – 30 phút để thực hiện công đoạn khó và phức tạp trong ca mổ.
Vô cùng hồi hộp cho những ai xem qua truyền hình, bản thân tôi cũng thế, chỉ biết cầu nguyện cho các bác sĩ thực hiện thành công tốt đẹp.
Thời gian chờ đợi kết quả cũng là lúc tôi luôn ám ảnh bởi tiếng khóc thét của bé Yến Vy, 8 tháng tuổi tại bệnh viện Nhi Đồng 1 trước khi vào phòng mổ. Và cảm thương khi nhìn thấy những giọt nước mắt hằn trên đôi má gầy gò, tiều tụy của cha mẹ bé đã phải chờ đợi ca mổ “từ thiện” cứu sống con mình bấy lâu nay.
Đầu giờ chiều, được biết kết quả các ca mổ tim hoàn tất tốt đẹp qua truyền hình, một lần nữa tôi cảm phục tài năng các y bác sĩ cộng với tấm lòng nhân đạo các mạnh thường quân đã giành giựt lại sự sống cho các em.
20 giờ tối, Đài truyền hình Việt Nam tiếp tục truyền hình trực tiếp tại bốn đầu cầu Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ về chương trình “Trái tim cho em”. Còn đó rất nhiều mảnh đời, số phận thiếu may mắn khi mang trong mình một trái tim không lành lặn. Ai không khỏi xúc động khi MC Kim Ngân phỏng vấn bà mẹ tên Hằng tại đầu cầu Hà Nội, chị Hằng đang ôm đứa con 6 tháng tuổi mắc bệnh tim bẩm sinh. Hai mẹ con chị Hằng cùng khóc, khóc cho phận nghèo cứ mãi theo chị, khóc cho sự tuyệt vọng khi chỉ biết nhìn đứa con mang trọng bệnh với mong muốn duy nhất là cho con chị được sống…. Cả hội trường như lặng đi, nghẹn ngào. Và rồi chị Kim Ngân cũng khóc, khóc cho sự cảm thông bằng tình người, khóc để xin tấm lòng hảo tâm của ai đó trong trường quay sẵn sàng giúp đỡ mẹ con chị Hằng. Ngay khi ấy, có nhiều cánh tay giơ lên, một ông Tổng Giám Đốc Bất động sản và đầu tư tài chính Phi Long đã đứng lên nhận hỗ trợ kinh phí cho ca mổ của con chị Hằng. Mọi người trong khán phòng cùng vỗ tay kèm những nét mặt âu tư sẻ chia cảnh đời éo le của em bé trọng bệnh khi chưa biết xấu hổ bởi bố mẹ mang bệnh “nghèo” đã phải khóc xin mọi người thương giúp.
Với tôi, đã không cầm được nước mắt cho cảnh đời trên. Thế nhưng, trong tiếng vỗ tay chia sẻ của những người dự khán, thì ống kính “lia” tới khuôn mặt rạng rỡ của ông Nguyễn Quốc Triệu (Bộ trưởng Bộ Y tế VN) cùng nụ cười tươi đến khó hiểu?!
Tại phần giao lưu với ông Nguyễn Quốc Triệu, trả lời câu hỏi của MC “Ông có cảm nghĩ thế nào khi Đài TH VN kết hợp các nhà tài trợ tổ chức chương trình “Trái tim cho em”, một việc làm lớn, bức thiết trong bao việc làm lớn khác của Bộ Y tế hiện nay?”, ông Triệu đã thản nhiên trả lời: “Kể cả các nước giàu khi con cái họ mắc trọng bệnh thì tự bản thân gia đình cũng không lo nổi chi phí chữa trị, huống chi Việt Nam mình là nước kém phát triển, còn nghèo. Tôi là Bộ trưởng Bộ Y tế xin khẳng định, Đảng, Nhà Nước và Chính phủ luôn quan tâm tới việc này. Tại Việt Nam chúng ta, với tất cả các trẻ em dưới 6 tuổi đều được khám chữa bệnh miễn phí, và đó là tính ưu Việt của chúng ta mà các nước khác phải thừa nhận”.
Nghe xong câu trả lời mà bản thân nó đã tự mâu thuẫn, ắt hẳn nhiều người cảm thấy bất bình và nhói đau. Nếu không có sự hỗ trợ kêu gọi từ mọi tấm lòng hảo tâm, thì liệu ngày hôm nay 4 em bé có được mổ tim miễn phí để giành lại sự sống? Nếu theo đúng tinh thần trẻ em 6 tuổi được khám chữa bệnh miễn phí, thì liệu chị Hằng phải khóc lóc van xin giúp đỡ để cứu sống con mình? Còn đó, rất nhiều trường hợp em bé gia cảnh nghèo khó mắc bệnh tim bẩm sinh trong khắp cả nước vẫn đang hồi hộp chờ đợi những bàn tay nhân ái của các mạnh thường quân “chạm” tới mình…
Buồn thay, chính lời nói lạnh băng, nhạt nhẽo, vô vị, sáo rỗng của ông Triệu đã lau sạch những giọt nước mắt tình người và thổi tắt những ngọn lửa nồng ấm đang thắp lên trong trái tim chúng tôi.
Dẫu sao, chúng ta luôn cảm thông với những cảnh đời kém may mắn và thường xuyên có những chia sẻ, giúp đỡ đúng người, đúng tuổi và đúng việc. Tôi sợ…. dẵm chân lên Nhà nước để rồi tự hỏi:
“Trái tim cho em” hay cho Đảng, Nhà Nước và Chính Phủ?
Ngày 19.4.2009, chương trình nhân đạo mang tên “Trái tim cho em” được truyền hình trực tiếp trên sóng truyền hình Việt Nam từ sáng cho đến tối. Hình ảnh những em nhỏ non nớt, yếu ớt run run khóc, mặt mày nhợt nhạt, đôi môi tím tái vì căn bệnh tim bẩm sinh khiến cho những ai tận mắt xem đều xúc động.
Chương trình hôm đó, có 4 em bé (từ 8 tháng tuổi đến 13 tuổi) ở Hà Nội, Huế, TP.HCM may mắn được phẫu thuật miễn phí, do tấm lòng của các nhà hảo tâm, mạnh thường quân trong cả nước chung tay đóng góp. Thật cảm phục với tấm lòng nhân ái của anh chị đã ra tay giúp các trẻ em nghèo với mong muốn mang lại cuộc sống lâu hơn cho các em với trái tim khỏe mạnh, vui chơi học tập và sinh hoạt bình thường như bao trẻ em khác. Thật khâm phục với tài năng của các y bác sĩ, những bàn tay vàng, các anh chị đã thao tác mổ hở lồng ngực các em nhằm thông tim, thay mạch vành, sửa chữa những chỗ hư hỏng trong tim các em trong suốt bốn giờ liên tục thực hiện ca mổ. Có những lúc bác sĩ phải cho ngưng tim 20 – 30 phút để thực hiện công đoạn khó và phức tạp trong ca mổ.
Vô cùng hồi hộp cho những ai xem qua truyền hình, bản thân tôi cũng thế, chỉ biết cầu nguyện cho các bác sĩ thực hiện thành công tốt đẹp.
Thời gian chờ đợi kết quả cũng là lúc tôi luôn ám ảnh bởi tiếng khóc thét của bé Yến Vy, 8 tháng tuổi tại bệnh viện Nhi Đồng 1 trước khi vào phòng mổ. Và cảm thương khi nhìn thấy những giọt nước mắt hằn trên đôi má gầy gò, tiều tụy của cha mẹ bé đã phải chờ đợi ca mổ “từ thiện” cứu sống con mình bấy lâu nay.
Đầu giờ chiều, được biết kết quả các ca mổ tim hoàn tất tốt đẹp qua truyền hình, một lần nữa tôi cảm phục tài năng các y bác sĩ cộng với tấm lòng nhân đạo các mạnh thường quân đã giành giựt lại sự sống cho các em.
20 giờ tối, Đài truyền hình Việt Nam tiếp tục truyền hình trực tiếp tại bốn đầu cầu Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ về chương trình “Trái tim cho em”. Còn đó rất nhiều mảnh đời, số phận thiếu may mắn khi mang trong mình một trái tim không lành lặn. Ai không khỏi xúc động khi MC Kim Ngân phỏng vấn bà mẹ tên Hằng tại đầu cầu Hà Nội, chị Hằng đang ôm đứa con 6 tháng tuổi mắc bệnh tim bẩm sinh. Hai mẹ con chị Hằng cùng khóc, khóc cho phận nghèo cứ mãi theo chị, khóc cho sự tuyệt vọng khi chỉ biết nhìn đứa con mang trọng bệnh với mong muốn duy nhất là cho con chị được sống…. Cả hội trường như lặng đi, nghẹn ngào. Và rồi chị Kim Ngân cũng khóc, khóc cho sự cảm thông bằng tình người, khóc để xin tấm lòng hảo tâm của ai đó trong trường quay sẵn sàng giúp đỡ mẹ con chị Hằng. Ngay khi ấy, có nhiều cánh tay giơ lên, một ông Tổng Giám Đốc Bất động sản và đầu tư tài chính Phi Long đã đứng lên nhận hỗ trợ kinh phí cho ca mổ của con chị Hằng. Mọi người trong khán phòng cùng vỗ tay kèm những nét mặt âu tư sẻ chia cảnh đời éo le của em bé trọng bệnh khi chưa biết xấu hổ bởi bố mẹ mang bệnh “nghèo” đã phải khóc xin mọi người thương giúp.
Với tôi, đã không cầm được nước mắt cho cảnh đời trên. Thế nhưng, trong tiếng vỗ tay chia sẻ của những người dự khán, thì ống kính “lia” tới khuôn mặt rạng rỡ của ông Nguyễn Quốc Triệu (Bộ trưởng Bộ Y tế VN) cùng nụ cười tươi đến khó hiểu?!
Tại phần giao lưu với ông Nguyễn Quốc Triệu, trả lời câu hỏi của MC “Ông có cảm nghĩ thế nào khi Đài TH VN kết hợp các nhà tài trợ tổ chức chương trình “Trái tim cho em”, một việc làm lớn, bức thiết trong bao việc làm lớn khác của Bộ Y tế hiện nay?”, ông Triệu đã thản nhiên trả lời: “Kể cả các nước giàu khi con cái họ mắc trọng bệnh thì tự bản thân gia đình cũng không lo nổi chi phí chữa trị, huống chi Việt Nam mình là nước kém phát triển, còn nghèo. Tôi là Bộ trưởng Bộ Y tế xin khẳng định, Đảng, Nhà Nước và Chính phủ luôn quan tâm tới việc này. Tại Việt Nam chúng ta, với tất cả các trẻ em dưới 6 tuổi đều được khám chữa bệnh miễn phí, và đó là tính ưu Việt của chúng ta mà các nước khác phải thừa nhận”.
Nghe xong câu trả lời mà bản thân nó đã tự mâu thuẫn, ắt hẳn nhiều người cảm thấy bất bình và nhói đau. Nếu không có sự hỗ trợ kêu gọi từ mọi tấm lòng hảo tâm, thì liệu ngày hôm nay 4 em bé có được mổ tim miễn phí để giành lại sự sống? Nếu theo đúng tinh thần trẻ em 6 tuổi được khám chữa bệnh miễn phí, thì liệu chị Hằng phải khóc lóc van xin giúp đỡ để cứu sống con mình? Còn đó, rất nhiều trường hợp em bé gia cảnh nghèo khó mắc bệnh tim bẩm sinh trong khắp cả nước vẫn đang hồi hộp chờ đợi những bàn tay nhân ái của các mạnh thường quân “chạm” tới mình…
Buồn thay, chính lời nói lạnh băng, nhạt nhẽo, vô vị, sáo rỗng của ông Triệu đã lau sạch những giọt nước mắt tình người và thổi tắt những ngọn lửa nồng ấm đang thắp lên trong trái tim chúng tôi.
Dẫu sao, chúng ta luôn cảm thông với những cảnh đời kém may mắn và thường xuyên có những chia sẻ, giúp đỡ đúng người, đúng tuổi và đúng việc. Tôi sợ…. dẵm chân lên Nhà nước để rồi tự hỏi:
“Trái tim cho em” hay cho Đảng, Nhà Nước và Chính Phủ?
Việt Nam công bố báo cáo Nhân quyền
Đỗ Hiếu, phóng viên RFA
14:59 25/04/2009
Việt Nam hôm qua đã cho công bố báo cáo về nhân quyền trên trang web chính thức của Bộ Ngoại Giao Việt Nam.
Báo cáo của VN
Văn bản này gồm 22 trang giấy, giới thiệu những cơ bản về vấn đề nhân quyền ở cấp quốc gia, trong đó đề cao nhân tố con người đặt vào vị trí trung tâm của chính sách phát triển đất nước và khẳng định rằng việc thực hiện các quyền con người không thể tách rời với độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia.
Bản báo cáo này cũng sẽ được đại diện Việt Nam trình bày tại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ở Geneve (Thụy Sĩ) vào ngày 8 tháng 5 tới.
Nhân tố con người được đặt vào vị trí trung tâm của chính sách phát triển đất nước, và việc thực hiện các quyền con người không thể tách rời với độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia.(trích báo cáo Nhân quyền của VN)
Văn bản công bố ngày hôm qua gồm những thông tin về việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam, trong đó có các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đồng thời chú trọng đến các thành phần dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, dân tộc thiểu số.
Theo Hà Nội, từ năm 1986 đến nay Việt Nam đã ban hành và sửa đổi khoảng 13 ngàn văn bản luật trong đó có các quyền căn bản của công dân được quy định cụ thể và tòan diện hơn.
Báo cáo cũng cho hay cả nước hiện có 700 cơ quan báo chí, 68 đài phát thanh, truyền hình, 80 báo điện tử, 55 nhà xuất bản với 15 ngàn nhà báo.
Mặt khác Việt Nam có 12 tôn giáo và trong các ngày lễ lớn có hàng trăm ngàn tín đồ tham gia vào các sinh hoạt tín ngưỡng được tổ chức trọng thể.
Báo cáo có đoạn ghi rõ: “Hiến pháp 1992, văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất, đảm bảo mọi công dân có quyền bình đẳng về chính trị, văn hóa, xã hội, quyền tham gia quản lý công việc nhà nước, quyền tự do tôn giáo, tự do đi lại, quyền khiếu nại, tố cáo, quyền lao động, học tập, chăm sóc sức khỏe, không phân biệt giới tính, sắc tộc, tôn giáo.”
Thực trạng Nhân quyền
Qua câu chuyện với Đài Á Châu Tự Do, Hòa Thượng Thích Không Tánh, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Từ Thiện,-Xã Hội, GHPGVNTN, tại chùa Liên Trì (Sài Gòn), phân tích về những gì đang thật sự diễn ra tại Việt Nam:
“Hàng trăm, hàng ngàn tờ báo đó thì cũng do đảng - nhà nước quản lý hết. Việt Nam không có vấn đề tự do thông tin, tự do báo chí đâu. Văn bản ban hành cho các tôn giáo thì xin thưa là "nói vậy thôi" chớ sự thực ra thì có thể đa phần khi sống trong đất nước Việt Nam phải ở trong chăn thì mới biết nó như thế nào, còn không thì đừng có nên tin và không nghe những gì do xã hội chủ nghĩa họ nói.
Về tôn giáo về nhân quyền thì người dân vẫn bị tù đày, đạo giáo vẫn bị sách nhiễu, vẫn bị đàn áp. Riêng về phần Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhứt thì mấy chục năm qua đã bị đàn áp và đến giờ này không biết có thể tồn tại được bao nhiêu ngày nữa.
Cả thế giới cũng đều biết chuyện đó. Chỉ là con số không mà thôi. Cách đây có mấy ngày dân oan họ bị công an rượt đuổi chạy vào chùa Liên Trì và họ nhờ chùa Liên Trì giúp đỡ. Khi họ đương ngủ trong chùa thì nửa đêm công an tấn công vào để đàn áp bắt bớ họ. Cho nên đời sống dân sự xã hội hoàn toàn không được bảo vệ gì hết."
Từ Hà Nội, bà Lý Thị Tuyết Mai, vợ thầy giáo Vũ Hùng, một nhân vật bất đồng chính kiến, vận động ôn hòa cho dân chủ, đã bị bắt bớ giam cầm mà không được xét xử. Bà Mai hy vọng chồng bà sớm được về sum họp với gia đình:
"Em cũng rất là mong muốn nhà nước nên thực hiện đúng những gì mà nhà nước đã nói ra là bảo vệ quyền con người. Nhưng mà thực ra hiện giờ anh ấy chỉ vì lý do như vậy mà vẫn chưa được trả tự do, thì em nghĩ là chưa thật sự như mong muốn của người dân lắm.
Anh ấy suy nghĩ và làm việc chính là vì lợi ích chung mà thôi và anh rất là thẳng thắn. Anh ấy nghĩ đấy cũng là nguyện vọng chính đáng của bản thân anh ấy và cũng của nhiều người nữa. Nói chung là các anh dũng cảm nói ra sự thật.
Vợ con rất là mong muốn được gặp mặt chồng và cha mình. Cháu bé rât nhớ bố và lúc nào cũng hỏi không biết tại sao bố lại bị công an bắt, tại sao thế bố làm việc gì. Nó hỏi nhiều và em cũng nói bố không có tội.
Bây giờ hiện tại cũng chẳng biết anh ấy bị tội gì nên cũng không dám nói cho con, chỉ nói quanh co thôi vì nghĩ bây giờ mình nói ra có tội chẳng hạn thì mình cũng có lỗi với con mình."
Cựu trung tá Trần Anh Kim, một cựu chiến binh từng lập nhiều thành tích ngoài chiến trận ở 2 miền Nam, Bắc, vào bộ đội từ 17 tuổi với cấp binh nhì, 12 năm trấn ngoài biên ải phía Bắc, nay thì ông bị tước bỏ mọi quyền lợi vì đã mạnh dạn đặt vấn đề tự do, dân chủ, tòan vẹn lãnh thổ qua báo đài nước ngoài. Ông nhấn mạnh vơi Ban Việt Ngữ chúng tôi:
"Tôi đã khẳng định rằng quyền con người ở Việt Nam đã bị chính Đảng Cộng Sản Việt Nam và đứng đầu là 15 uỷ viên Bộ Chính Trị đã cướp triệt để quyền con người của dân tộc Việt Nam, chớ làm gì có nhân quyền, làm gì có dân chủ, làm gì có tự do.
Quy định của họ là đảng viên cấp uỷ viên không được tự nhận đề cử, không được ứng cử vào các cơ quan lãnh đạo của nhà nước, vào các tổ chức chính trị-xã hội, khi chưa được được cấp thẩm quyền của đảng giới thiệu.
Như vậy là họ tước hết quyền làm người của nhân dân Việt Nam thì làm gì nhân dân Việt Nam có quyền con người nữa.
Tất cả các tổ chức, từ tổ chức nhỏ nhất là tổ dân phố cho đến xóm trưởng và thậm chí bây giờ người ta còn len lỏi sâu đến vùng sâu vùng xa nữa, người ta đều cài cắm đảng viên vào đấy để người ta đưa lên làm lãnh đạo, người ta thực hiện đúng phương châm "đảng cử dân bầu" chứ dân Việt Nam làm gì có tự do mà người ta bảo có tự do.
Tôi đã bảo là tại Việt nam có nhiều luật thất đấy, không ai phủ nhận cả, nhưng mà tất cả các luật đấy người ta có sử dụng đâu. Người ta sử dụng luật rừng. Cho nên vừa rồi tôi có một bài viết và tôi nói là xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam hay là xã hội đen, và bây giờ có cái nguy hiểm nhất là người ta cai trị dân bằng xã hội đen, bằng nghị quyết, bằng chỉ thị của đảng.
Và tôi rất thấm thía câu nói của bà luật sư Ngô Bá Thành khi bả nói rằng Việt Nam có một rừng luật nhưng mà thực tế xử sự với dân là luật rừng."
Cơ quan truyền thông nhà nước cũng cho hay tại Việt Nam có 20 triệu công dân theo các tôn giáo khác nhau, 80% người dân có đời sống tín ngưỡng, là nhu cầu chính đáng của mọi người.
Trong khi đó, vẫn theo báo chí trong nước, làng báo đã trở thành diễn đàn ngôn luận của các tổ chức xã hội, nhân dân và là công cụ quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích chung, giúp đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát sự thực thi chính sách và pháp luật nhà nước, đặc biệt về quyền con người.
Báo cáo của VN
Văn bản này gồm 22 trang giấy, giới thiệu những cơ bản về vấn đề nhân quyền ở cấp quốc gia, trong đó đề cao nhân tố con người đặt vào vị trí trung tâm của chính sách phát triển đất nước và khẳng định rằng việc thực hiện các quyền con người không thể tách rời với độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia.
Bản báo cáo này cũng sẽ được đại diện Việt Nam trình bày tại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ở Geneve (Thụy Sĩ) vào ngày 8 tháng 5 tới.
Nhân tố con người được đặt vào vị trí trung tâm của chính sách phát triển đất nước, và việc thực hiện các quyền con người không thể tách rời với độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia.(trích báo cáo Nhân quyền của VN)
Văn bản công bố ngày hôm qua gồm những thông tin về việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam, trong đó có các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đồng thời chú trọng đến các thành phần dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, dân tộc thiểu số.
Theo Hà Nội, từ năm 1986 đến nay Việt Nam đã ban hành và sửa đổi khoảng 13 ngàn văn bản luật trong đó có các quyền căn bản của công dân được quy định cụ thể và tòan diện hơn.
Báo cáo cũng cho hay cả nước hiện có 700 cơ quan báo chí, 68 đài phát thanh, truyền hình, 80 báo điện tử, 55 nhà xuất bản với 15 ngàn nhà báo.
Mặt khác Việt Nam có 12 tôn giáo và trong các ngày lễ lớn có hàng trăm ngàn tín đồ tham gia vào các sinh hoạt tín ngưỡng được tổ chức trọng thể.
Báo cáo có đoạn ghi rõ: “Hiến pháp 1992, văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất, đảm bảo mọi công dân có quyền bình đẳng về chính trị, văn hóa, xã hội, quyền tham gia quản lý công việc nhà nước, quyền tự do tôn giáo, tự do đi lại, quyền khiếu nại, tố cáo, quyền lao động, học tập, chăm sóc sức khỏe, không phân biệt giới tính, sắc tộc, tôn giáo.”
Thực trạng Nhân quyền
Qua câu chuyện với Đài Á Châu Tự Do, Hòa Thượng Thích Không Tánh, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Từ Thiện,-Xã Hội, GHPGVNTN, tại chùa Liên Trì (Sài Gòn), phân tích về những gì đang thật sự diễn ra tại Việt Nam:
“Hàng trăm, hàng ngàn tờ báo đó thì cũng do đảng - nhà nước quản lý hết. Việt Nam không có vấn đề tự do thông tin, tự do báo chí đâu. Văn bản ban hành cho các tôn giáo thì xin thưa là "nói vậy thôi" chớ sự thực ra thì có thể đa phần khi sống trong đất nước Việt Nam phải ở trong chăn thì mới biết nó như thế nào, còn không thì đừng có nên tin và không nghe những gì do xã hội chủ nghĩa họ nói.
Về tôn giáo về nhân quyền thì người dân vẫn bị tù đày, đạo giáo vẫn bị sách nhiễu, vẫn bị đàn áp. Riêng về phần Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhứt thì mấy chục năm qua đã bị đàn áp và đến giờ này không biết có thể tồn tại được bao nhiêu ngày nữa.
Cả thế giới cũng đều biết chuyện đó. Chỉ là con số không mà thôi. Cách đây có mấy ngày dân oan họ bị công an rượt đuổi chạy vào chùa Liên Trì và họ nhờ chùa Liên Trì giúp đỡ. Khi họ đương ngủ trong chùa thì nửa đêm công an tấn công vào để đàn áp bắt bớ họ. Cho nên đời sống dân sự xã hội hoàn toàn không được bảo vệ gì hết."
Từ Hà Nội, bà Lý Thị Tuyết Mai, vợ thầy giáo Vũ Hùng, một nhân vật bất đồng chính kiến, vận động ôn hòa cho dân chủ, đã bị bắt bớ giam cầm mà không được xét xử. Bà Mai hy vọng chồng bà sớm được về sum họp với gia đình:
"Em cũng rất là mong muốn nhà nước nên thực hiện đúng những gì mà nhà nước đã nói ra là bảo vệ quyền con người. Nhưng mà thực ra hiện giờ anh ấy chỉ vì lý do như vậy mà vẫn chưa được trả tự do, thì em nghĩ là chưa thật sự như mong muốn của người dân lắm.
Anh ấy suy nghĩ và làm việc chính là vì lợi ích chung mà thôi và anh rất là thẳng thắn. Anh ấy nghĩ đấy cũng là nguyện vọng chính đáng của bản thân anh ấy và cũng của nhiều người nữa. Nói chung là các anh dũng cảm nói ra sự thật.
Vợ con rất là mong muốn được gặp mặt chồng và cha mình. Cháu bé rât nhớ bố và lúc nào cũng hỏi không biết tại sao bố lại bị công an bắt, tại sao thế bố làm việc gì. Nó hỏi nhiều và em cũng nói bố không có tội.
Bây giờ hiện tại cũng chẳng biết anh ấy bị tội gì nên cũng không dám nói cho con, chỉ nói quanh co thôi vì nghĩ bây giờ mình nói ra có tội chẳng hạn thì mình cũng có lỗi với con mình."
Cựu trung tá Trần Anh Kim, một cựu chiến binh từng lập nhiều thành tích ngoài chiến trận ở 2 miền Nam, Bắc, vào bộ đội từ 17 tuổi với cấp binh nhì, 12 năm trấn ngoài biên ải phía Bắc, nay thì ông bị tước bỏ mọi quyền lợi vì đã mạnh dạn đặt vấn đề tự do, dân chủ, tòan vẹn lãnh thổ qua báo đài nước ngoài. Ông nhấn mạnh vơi Ban Việt Ngữ chúng tôi:
"Tôi đã khẳng định rằng quyền con người ở Việt Nam đã bị chính Đảng Cộng Sản Việt Nam và đứng đầu là 15 uỷ viên Bộ Chính Trị đã cướp triệt để quyền con người của dân tộc Việt Nam, chớ làm gì có nhân quyền, làm gì có dân chủ, làm gì có tự do.
Quy định của họ là đảng viên cấp uỷ viên không được tự nhận đề cử, không được ứng cử vào các cơ quan lãnh đạo của nhà nước, vào các tổ chức chính trị-xã hội, khi chưa được được cấp thẩm quyền của đảng giới thiệu.
Như vậy là họ tước hết quyền làm người của nhân dân Việt Nam thì làm gì nhân dân Việt Nam có quyền con người nữa.
Tất cả các tổ chức, từ tổ chức nhỏ nhất là tổ dân phố cho đến xóm trưởng và thậm chí bây giờ người ta còn len lỏi sâu đến vùng sâu vùng xa nữa, người ta đều cài cắm đảng viên vào đấy để người ta đưa lên làm lãnh đạo, người ta thực hiện đúng phương châm "đảng cử dân bầu" chứ dân Việt Nam làm gì có tự do mà người ta bảo có tự do.
Tôi đã bảo là tại Việt nam có nhiều luật thất đấy, không ai phủ nhận cả, nhưng mà tất cả các luật đấy người ta có sử dụng đâu. Người ta sử dụng luật rừng. Cho nên vừa rồi tôi có một bài viết và tôi nói là xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam hay là xã hội đen, và bây giờ có cái nguy hiểm nhất là người ta cai trị dân bằng xã hội đen, bằng nghị quyết, bằng chỉ thị của đảng.
Và tôi rất thấm thía câu nói của bà luật sư Ngô Bá Thành khi bả nói rằng Việt Nam có một rừng luật nhưng mà thực tế xử sự với dân là luật rừng."
Cơ quan truyền thông nhà nước cũng cho hay tại Việt Nam có 20 triệu công dân theo các tôn giáo khác nhau, 80% người dân có đời sống tín ngưỡng, là nhu cầu chính đáng của mọi người.
Trong khi đó, vẫn theo báo chí trong nước, làng báo đã trở thành diễn đàn ngôn luận của các tổ chức xã hội, nhân dân và là công cụ quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích chung, giúp đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát sự thực thi chính sách và pháp luật nhà nước, đặc biệt về quyền con người.
Báo cáo của PGS TS. Lê Văn Cương về dự án khai thác chế biến Bauxite ở Đắc Nông và Lâm Đồng
Thiếu tướng, PGS TS Lê Văn Cương
15:03 25/04/2009
Hà Nội, ngày 03 tháng 3 năm 2009
VỀ DỰ ÁN KHAI THÁC CHẾ BIẾN BAUXITE Ở DAK NÔNG VÀ LÂM ĐỒNG CỦA TKV
Sau khi dự các cuộc hội thảo khoa học do VUSTA và Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức và khảo sát các cơ sở khai thác, chế biến Bauxite ở Dak Nông, Lâm Đồng, tôi có một số ý kiến (bước đầu) như sau:
1. Dự án khai thác, chế biến Bauxite ở Tây Nguyên do TKV làm chủ đầu tư là không hiệu quả về kinh tế, bởi lẽ:
Trong dự án TKV trình Thủ tướng Chính phủ có mấy vấn đề:
1. Một là, TKV chưa tính đến, hoặc tính chưa hết, chưa đủ các chi phí chắc chắn sẽ phát sinh như: vấn đề vận chuyển quặng, bán thành phẩm, hóa chất phục vụ khai thác, chế biến và xuất khẩu (trên quãng đường khoảng 250km), chi phí sử dụng điện, nước....
2. Hai là, Trung Quốc sẽ chuyển công nghệ lạc hậu sang Việt Nam (Trung Quốc có công nghệ tiên tiến hoặc có thể mua công nghệ tiên tiến của các nước phát triển, nhưng họ không chuyển cho Việt Nam).
3. Ba là, việc TKV chọn Trung Quốc là đối tác duy nhất bao tiêu sản phẩm là hết sức rủi ro, nguy hiểm.
Tôi không rõ TKV không biết, hay biết mà cố tình không báo cáo đầy đủ ? Tôi tin là có cả hai.
Còn nhiều vấn đề khác, nhưng với 3 vấn đề trên có thể đưa ra dự báo: chỉ riêng về mặt kinh tế, dự án khai thác, chế biến Bauxite của TKV ở Tây Nguyên chắc chắn không có hiệu quả, thậm chí có thể lổ lớn.
2. Dự án khai thác, chế biến Bauxite ở Tây Nguyên của TKV về lâu dài, sẽ gây ra thảm họa về môi trường, sinh thái.
- Một là, các hồ chứa bùn đỏ ở Dak Nông và Lâm Đồng có thể an toàn trong khoảng 10 - 15 năm tới, ngoài 20 năm không ai có thể yên tâm. Mùa mưa Tây Nguyên kéo dài nhiều tháng; có những trận mưa lớn kéo dài tới 5 -7 ngày, thậm chí đến 10 ngàỵ. Trong điều kiện đó các hồ chứa bùn đỏ trên cao nguyên rất có thể xảy ra sự cố (tràn hồ, lún sụt, vỡ đập, rạn nứt đáy hồ...).
- Hai là, nơi khai thác, chế biến Bauxite ở Dak Nông và Lâm Đồng nằm ở thượng nguồn sông Đồng Nai và sông Sê-rê-Pôk (chảy sang đất Campuchia và sông Mê Kông). Không ai có thể bảo đảm là khai thác, chế biến Bauxite sẽ không làm ô nhiễm (nhiễm bẩn, nhiễm độc) nguồn nước của hai con sông này. Có khoảng 15 triệu người sử dụng nước của hệ thống sông Đồng Nai (nước sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ, sản xuất...). Tập đoàn TKV hoàn toàn không có khả năng (về tài chánh, công nghệ...) khắc phục, xử lý ô nhiểm đối với sông Đồng Nai và sông Sê-rê-Pôk.
Chi phí để khắc phục thảm họa môi trường sẽ lên đến hàng chục tỷ đôla, sẽ lớn hơn hàng chục lần lợi ích thu được từ khai thác, chế biến Bauxite.
3. Dự án khai thác, chế biến Bauxite ở Tây Nguyên sẽ xâm phạm nghiêm trọng an ninh quốc gia
Các đe dọa đối với an ninh quốc gia không diễn ra nhanh chóng và dễ nhận thấy như hiệu quả kinh tế và tai biến môi trường. An ninh quốc gia bị suy yếu nghiêm trọng do:
- Một là, dự án không có hiệu quả về kinh tế, thậm chí thua lỗ, từ đó tác động lớn đến chính trị - xã hội của đất nước, dân mất lòng tin đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước.
- Hai là, thảm họa về môi trường sinh thái sẽ tác động to lớn đến ổn định chính trị- xã hội. Hàng chục triệu người sẽ phải chịu hậu quả nặng nề về môi trường sống mà không thể khắc phục được trong thời gian ngắn.
- Ba là, Trung Quốc vào Tây Nguyên là họ đã có điều kiện khống chế đối với cả ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Hiện nay Trung Quốc đã thuê một vùng đất rộng lớn ở tỉnh Munbunkiri - sát biên giới tỉnh Dak Nông với thời gian 99 năm, và Trung Quốc đã làm chủ các dự án kinh tế lớn ở tỉnh A-Ta-Pu - tỉnh cực Nam của Lào, giáp với Việt Nam và Campuchia (tại ngã ba Đông Dương). Đây là hậu họa khôn lường đối với an ninh quốc gia. Không rõ những người quyết định cho Trung Quốc vào Tây Nguyên có biết điều này không ?
4. Kiến nghị
4.1. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ trực tiếp nghe ý kiến của các nhà khoa học về dự án khai thác, chế biến Bauxite ở Tây Nguyên.
4.2. Cho làm thử với quy mô nhỏ (khoảng 300 ngày tấn alunune/năm), sau 5-10 năm sẽ quyết định quy mô lớn.
VỀ DỰ ÁN KHAI THÁC CHẾ BIẾN BAUXITE Ở DAK NÔNG VÀ LÂM ĐỒNG CỦA TKV
Sau khi dự các cuộc hội thảo khoa học do VUSTA và Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức và khảo sát các cơ sở khai thác, chế biến Bauxite ở Dak Nông, Lâm Đồng, tôi có một số ý kiến (bước đầu) như sau:
1. Dự án khai thác, chế biến Bauxite ở Tây Nguyên do TKV làm chủ đầu tư là không hiệu quả về kinh tế, bởi lẽ:
Trong dự án TKV trình Thủ tướng Chính phủ có mấy vấn đề:
1. Một là, TKV chưa tính đến, hoặc tính chưa hết, chưa đủ các chi phí chắc chắn sẽ phát sinh như: vấn đề vận chuyển quặng, bán thành phẩm, hóa chất phục vụ khai thác, chế biến và xuất khẩu (trên quãng đường khoảng 250km), chi phí sử dụng điện, nước....
2. Hai là, Trung Quốc sẽ chuyển công nghệ lạc hậu sang Việt Nam (Trung Quốc có công nghệ tiên tiến hoặc có thể mua công nghệ tiên tiến của các nước phát triển, nhưng họ không chuyển cho Việt Nam).
3. Ba là, việc TKV chọn Trung Quốc là đối tác duy nhất bao tiêu sản phẩm là hết sức rủi ro, nguy hiểm.
Tôi không rõ TKV không biết, hay biết mà cố tình không báo cáo đầy đủ ? Tôi tin là có cả hai.
Còn nhiều vấn đề khác, nhưng với 3 vấn đề trên có thể đưa ra dự báo: chỉ riêng về mặt kinh tế, dự án khai thác, chế biến Bauxite của TKV ở Tây Nguyên chắc chắn không có hiệu quả, thậm chí có thể lổ lớn.
2. Dự án khai thác, chế biến Bauxite ở Tây Nguyên của TKV về lâu dài, sẽ gây ra thảm họa về môi trường, sinh thái.
- Một là, các hồ chứa bùn đỏ ở Dak Nông và Lâm Đồng có thể an toàn trong khoảng 10 - 15 năm tới, ngoài 20 năm không ai có thể yên tâm. Mùa mưa Tây Nguyên kéo dài nhiều tháng; có những trận mưa lớn kéo dài tới 5 -7 ngày, thậm chí đến 10 ngàỵ. Trong điều kiện đó các hồ chứa bùn đỏ trên cao nguyên rất có thể xảy ra sự cố (tràn hồ, lún sụt, vỡ đập, rạn nứt đáy hồ...).
- Hai là, nơi khai thác, chế biến Bauxite ở Dak Nông và Lâm Đồng nằm ở thượng nguồn sông Đồng Nai và sông Sê-rê-Pôk (chảy sang đất Campuchia và sông Mê Kông). Không ai có thể bảo đảm là khai thác, chế biến Bauxite sẽ không làm ô nhiễm (nhiễm bẩn, nhiễm độc) nguồn nước của hai con sông này. Có khoảng 15 triệu người sử dụng nước của hệ thống sông Đồng Nai (nước sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ, sản xuất...). Tập đoàn TKV hoàn toàn không có khả năng (về tài chánh, công nghệ...) khắc phục, xử lý ô nhiểm đối với sông Đồng Nai và sông Sê-rê-Pôk.
Chi phí để khắc phục thảm họa môi trường sẽ lên đến hàng chục tỷ đôla, sẽ lớn hơn hàng chục lần lợi ích thu được từ khai thác, chế biến Bauxite.
3. Dự án khai thác, chế biến Bauxite ở Tây Nguyên sẽ xâm phạm nghiêm trọng an ninh quốc gia
Các đe dọa đối với an ninh quốc gia không diễn ra nhanh chóng và dễ nhận thấy như hiệu quả kinh tế và tai biến môi trường. An ninh quốc gia bị suy yếu nghiêm trọng do:
- Một là, dự án không có hiệu quả về kinh tế, thậm chí thua lỗ, từ đó tác động lớn đến chính trị - xã hội của đất nước, dân mất lòng tin đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước.
- Hai là, thảm họa về môi trường sinh thái sẽ tác động to lớn đến ổn định chính trị- xã hội. Hàng chục triệu người sẽ phải chịu hậu quả nặng nề về môi trường sống mà không thể khắc phục được trong thời gian ngắn.
- Ba là, Trung Quốc vào Tây Nguyên là họ đã có điều kiện khống chế đối với cả ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Hiện nay Trung Quốc đã thuê một vùng đất rộng lớn ở tỉnh Munbunkiri - sát biên giới tỉnh Dak Nông với thời gian 99 năm, và Trung Quốc đã làm chủ các dự án kinh tế lớn ở tỉnh A-Ta-Pu - tỉnh cực Nam của Lào, giáp với Việt Nam và Campuchia (tại ngã ba Đông Dương). Đây là hậu họa khôn lường đối với an ninh quốc gia. Không rõ những người quyết định cho Trung Quốc vào Tây Nguyên có biết điều này không ?
4. Kiến nghị
4.1. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ trực tiếp nghe ý kiến của các nhà khoa học về dự án khai thác, chế biến Bauxite ở Tây Nguyên.
4.2. Cho làm thử với quy mô nhỏ (khoảng 300 ngày tấn alunune/năm), sau 5-10 năm sẽ quyết định quy mô lớn.
Cách thức các đài truyền hình Việt Nam dạy lịch sử
Chân Luận
15:20 25/04/2009
Trong những năm gần đây, khán giả Việt Nam được xem nhiều phim Trung Quốc (TQ) trên các đài truyền hình như: VTV, HTV, TTV, CTV… Các phim TQ được chiếu hầu hết là các phim lịch sử, dã sử về các vương triều TQ. Khán giả Việt Nam bị hấp dẫn bởi nội dung, diễn xuất, võ thuật, âm nhạc, cảnh quay… Khán giả trở nên quen thuộc với các nhân vật như: Càn Long, Hoàn Châu cách cách, Hoà Thân, Bao Công… kể cả Võ Tắc Thiên, Tần Thuỷ Hoàng, Lưu Bị, Hán Vũ Đế, Thương Ưởng…
Tuy nhiên chính những tác dụng trên lại làm mờ đi phần nào những sự kiện lịch sử đã xảy ra đối với các Vương triều Việt Nam trong thế tồn tại song song với các Vương triều TQ.
Khán giả Việt Nam biết đến Tần Doanh Chính như một người có công thống nhất TQ. Nhưng có thể vì thế mà nhiều người quên rằng chính ông ta đã cho quân xâm lược nước ta ngay từ buổi đầu của nước Âu Lạc.
Thời Hán với Hán Cao Tổ, Lưu Bang, cũng đã đem quân xâm lược nước ta. Chúng ta không quên được “trụ đồng chiết, Giao Chỉ diệt ” và các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Bà Triệu bị dìm trong biển máu.
Đời Đường với những nhân vật như Đường Huyền Tông, Võ Tắc Thiên cũng đã từng đem quân sang thôn tính nước ta, đô hộ nước ta hơn 300 năm, vơ vét sản vật, bóc lột nhân dân ta vô cùng tàn khốc. Chúng ta không thể không nhắc đến những cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng, Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế), và oanh liệt nhất phải kể đến Lý Nam Đế với nước Vạn Xuân.
Xem phim Bao Thanh Thiên, chúng ta biết đến một Bao Chưởng thanh liêm, yêu dân như con; biết đến một Tống Nhân Tông như một minh quân của triều Tống. Nhưng cũng chính triều Tống ấy đã bị quân dân Đại Việt “đánh cho tơi bời” tại Ung Châu (TQ) và Sông Như Nguyệt khi xâm lược Đại Việt.
Xem Thành Cát Tư Hãn, khán giả lại thấy một nhân vật siêu quần bạt thế, đã lật đổ nhà Tống, lập ra đế quốc Nguyên – Mông với những chiến thắng lẫy lừng khắp Châu Âu, Châu Á. Nhưng cũng đừng quên rằng chính triều Nguyên đã từng ba lần xâm lược nước ta và đều bị quân nhà Trần, dưới sự lãnh đạo của các Vua Trần và Trần Hưng Đạo, đánh tan tành ở Đống Đa và Nhị Hà.
Trong các phim Hoàn Châu cách cách, Mộng Đoạn Tử Cấm Thành, Tể Tướng Lưu gù, Bản lĩnh Kỷ Hiểu Lam… chúng ta lại thấy một Hoàng đế Càn Long đa mưu, hào hoa, phong lưu… nói tóm lại là một minh quân của triều Đại nhà Thanh. Nhưng cũng chính triều Đại ấy đã lấy danh nghĩa “phò Lê” để xâm lược nước ta và bị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đánh tan.
Và còn nhiều bộ phim dã sử TQ nữa đã làm khán giả Việt Nam say mê. Những nhà làm phim về lịch sử TQ đã thật khéo léo khi xây dựng những nhân vật đan xen các tình tiết bất ngờ, phóng đại các tình tiết ly kỳ. Chẳng những thế, khi được trình chiếu trên truyền hình, các bộ phim này lập tức gây một “hiệu ứng” mạnh đến nỗi ngay cả trên tập vở học sinh cũng có hình các nhân vật trong phim, một số ca sĩ còn sử dụng trang phục của các nhân vật trong phim để biểu diễn.
Nhìn lại tình hình phim lịch sử Việt Nam, lớp trẻ chúng tôi thực sự lo ngại. Từ lâu lắm rồi, chúng ta không có những bộ phim về các Vương triều Đại Việt. Những cuộc khởi nghĩa giành độc lập tự do, những cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ Quốc chỉ được tái hiện trong sách lịch sử, trong khi ai cũng biết phim ảnh là một phương tiện truyền đạt vô cùng nhạy cảm và hiệu quả. Chúng ta đã từng có bộ phim “Hoàng Lê nhất thống” nhưng từ diễn xuất cho đến trang phục và kỹ thuật, v.v. không thoả mãn được yêu cầu tái hiện trung thực một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc.
Có lẽ đây chính là một nguyên nhân khiến lớp trẻ ngày nay “lờ mờ” về lịch sử dân tộc. Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm trong cuốn Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam đã cho thấy một thực trạng rằng: nhiều người không biết đàn Nam Giao là gì, có người bảo Trần Quốc Toản là ông nội của… Trần Phú!!!, Quang Trung là… anh hùng kháng chiến chống Pháp, và Lê Lợi… bắn súng lục rất giỏi!!! Ngay cả trong một cuộc thi của chương trình “Đường lên đỉnh Olympia”, một học sinh đã trả lời khi được hỏi ai đã khoác áo bào cho Lê Hoàn lên làm Vua, rằng: “Đó là Dương Quí Phi”!? Hay trong chương trình “Chiếc nón kỳ diệu”, một giảng viên của trường Đại Học KHXH&NV đã không biết bến Bình Than là gì, ở đâu…
Có thể nói chính tình trạng quá nhiều phim lịch sử, dã sử TQ và không có phim lịch sử Việt Nam trên truyền hình đang làm lu mờ đi những hiểu biết của lớp trẻ về lịch sử hào hùng của dân tộc. Trong thời đại ngày nay, lớp trẻ cần những cách diễn đạt và tuyên truyền mới về lịch sử một cách sống động, mà cụ thể nhất là các bộ phim về các Vương triều Đại Việt. Tư liệu lịch sử chúng ta không thiếu, những người có tâm huyết không thiếu, lực lượng diễn viên không thiếu. Cái thiếu của chúng ta có lẽ là sự đầu tư chưa đúng mức. Tôi biết còn rất nhiều người vẫn nhớ như in các bộ phim về hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ như: Cánh đồng hoang, Ông cố vấn, Ván bài lật ngửa, Biệt động Sài gòn… Ước gì chúng ta cũng không thể quên được những bộ phim: Trưng Vương, Vạn Xuân, Vầng trăng Như Nguyệt, Khí phách Đông A, Thần tốc Vương…
Xem phim lịch sử TQ, liên tưởng đến những giai đoạn lịch sử hào hùng của cha ông, tôi thực sự mong muốn cho khí phách của Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung… được đưa lên màn ảnh như một cách giáo dục, nhắc nhớ về công ơn của tổ tiên, khí phách của nòi giống Lạc Hồng. Và đó là cách giáo dục hiệu quả nhất.
Giáo sư Trần Văn Giàu (Tuổi trẻ, 06/12/2001) đã không sai khi nói: “Đang có những đánh giá lớp trẻ ngày nay ít quan tâm dến chính trị, lịch sử… nhưng tôi tin phần lớn là do chúng ta đã không biết cách khuyến khích, truyền đạt và tưởng thưởng”. Điều này dành cho tất cả chúng ta suy nghĩ và hành động.
Tuy nhiên chính những tác dụng trên lại làm mờ đi phần nào những sự kiện lịch sử đã xảy ra đối với các Vương triều Việt Nam trong thế tồn tại song song với các Vương triều TQ.
Khán giả Việt Nam biết đến Tần Doanh Chính như một người có công thống nhất TQ. Nhưng có thể vì thế mà nhiều người quên rằng chính ông ta đã cho quân xâm lược nước ta ngay từ buổi đầu của nước Âu Lạc.
Thời Hán với Hán Cao Tổ, Lưu Bang, cũng đã đem quân xâm lược nước ta. Chúng ta không quên được “trụ đồng chiết, Giao Chỉ diệt ” và các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Bà Triệu bị dìm trong biển máu.
Đời Đường với những nhân vật như Đường Huyền Tông, Võ Tắc Thiên cũng đã từng đem quân sang thôn tính nước ta, đô hộ nước ta hơn 300 năm, vơ vét sản vật, bóc lột nhân dân ta vô cùng tàn khốc. Chúng ta không thể không nhắc đến những cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng, Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế), và oanh liệt nhất phải kể đến Lý Nam Đế với nước Vạn Xuân.
Xem phim Bao Thanh Thiên, chúng ta biết đến một Bao Chưởng thanh liêm, yêu dân như con; biết đến một Tống Nhân Tông như một minh quân của triều Tống. Nhưng cũng chính triều Tống ấy đã bị quân dân Đại Việt “đánh cho tơi bời” tại Ung Châu (TQ) và Sông Như Nguyệt khi xâm lược Đại Việt.
Xem Thành Cát Tư Hãn, khán giả lại thấy một nhân vật siêu quần bạt thế, đã lật đổ nhà Tống, lập ra đế quốc Nguyên – Mông với những chiến thắng lẫy lừng khắp Châu Âu, Châu Á. Nhưng cũng đừng quên rằng chính triều Nguyên đã từng ba lần xâm lược nước ta và đều bị quân nhà Trần, dưới sự lãnh đạo của các Vua Trần và Trần Hưng Đạo, đánh tan tành ở Đống Đa và Nhị Hà.
Trong các phim Hoàn Châu cách cách, Mộng Đoạn Tử Cấm Thành, Tể Tướng Lưu gù, Bản lĩnh Kỷ Hiểu Lam… chúng ta lại thấy một Hoàng đế Càn Long đa mưu, hào hoa, phong lưu… nói tóm lại là một minh quân của triều Đại nhà Thanh. Nhưng cũng chính triều Đại ấy đã lấy danh nghĩa “phò Lê” để xâm lược nước ta và bị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đánh tan.
Và còn nhiều bộ phim dã sử TQ nữa đã làm khán giả Việt Nam say mê. Những nhà làm phim về lịch sử TQ đã thật khéo léo khi xây dựng những nhân vật đan xen các tình tiết bất ngờ, phóng đại các tình tiết ly kỳ. Chẳng những thế, khi được trình chiếu trên truyền hình, các bộ phim này lập tức gây một “hiệu ứng” mạnh đến nỗi ngay cả trên tập vở học sinh cũng có hình các nhân vật trong phim, một số ca sĩ còn sử dụng trang phục của các nhân vật trong phim để biểu diễn.
Nhìn lại tình hình phim lịch sử Việt Nam, lớp trẻ chúng tôi thực sự lo ngại. Từ lâu lắm rồi, chúng ta không có những bộ phim về các Vương triều Đại Việt. Những cuộc khởi nghĩa giành độc lập tự do, những cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ Quốc chỉ được tái hiện trong sách lịch sử, trong khi ai cũng biết phim ảnh là một phương tiện truyền đạt vô cùng nhạy cảm và hiệu quả. Chúng ta đã từng có bộ phim “Hoàng Lê nhất thống” nhưng từ diễn xuất cho đến trang phục và kỹ thuật, v.v. không thoả mãn được yêu cầu tái hiện trung thực một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc.
Có lẽ đây chính là một nguyên nhân khiến lớp trẻ ngày nay “lờ mờ” về lịch sử dân tộc. Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm trong cuốn Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam đã cho thấy một thực trạng rằng: nhiều người không biết đàn Nam Giao là gì, có người bảo Trần Quốc Toản là ông nội của… Trần Phú!!!, Quang Trung là… anh hùng kháng chiến chống Pháp, và Lê Lợi… bắn súng lục rất giỏi!!! Ngay cả trong một cuộc thi của chương trình “Đường lên đỉnh Olympia”, một học sinh đã trả lời khi được hỏi ai đã khoác áo bào cho Lê Hoàn lên làm Vua, rằng: “Đó là Dương Quí Phi”!? Hay trong chương trình “Chiếc nón kỳ diệu”, một giảng viên của trường Đại Học KHXH&NV đã không biết bến Bình Than là gì, ở đâu…
Có thể nói chính tình trạng quá nhiều phim lịch sử, dã sử TQ và không có phim lịch sử Việt Nam trên truyền hình đang làm lu mờ đi những hiểu biết của lớp trẻ về lịch sử hào hùng của dân tộc. Trong thời đại ngày nay, lớp trẻ cần những cách diễn đạt và tuyên truyền mới về lịch sử một cách sống động, mà cụ thể nhất là các bộ phim về các Vương triều Đại Việt. Tư liệu lịch sử chúng ta không thiếu, những người có tâm huyết không thiếu, lực lượng diễn viên không thiếu. Cái thiếu của chúng ta có lẽ là sự đầu tư chưa đúng mức. Tôi biết còn rất nhiều người vẫn nhớ như in các bộ phim về hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ như: Cánh đồng hoang, Ông cố vấn, Ván bài lật ngửa, Biệt động Sài gòn… Ước gì chúng ta cũng không thể quên được những bộ phim: Trưng Vương, Vạn Xuân, Vầng trăng Như Nguyệt, Khí phách Đông A, Thần tốc Vương…
Xem phim lịch sử TQ, liên tưởng đến những giai đoạn lịch sử hào hùng của cha ông, tôi thực sự mong muốn cho khí phách của Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung… được đưa lên màn ảnh như một cách giáo dục, nhắc nhớ về công ơn của tổ tiên, khí phách của nòi giống Lạc Hồng. Và đó là cách giáo dục hiệu quả nhất.
Giáo sư Trần Văn Giàu (Tuổi trẻ, 06/12/2001) đã không sai khi nói: “Đang có những đánh giá lớp trẻ ngày nay ít quan tâm dến chính trị, lịch sử… nhưng tôi tin phần lớn là do chúng ta đã không biết cách khuyến khích, truyền đạt và tưởng thưởng”. Điều này dành cho tất cả chúng ta suy nghĩ và hành động.
LM Nguyễn văn Khải bị công an Hà nội mời làm việc 2 lần trong một ngày!
Phóng viên Hà Nội
15:51 25/04/2009
Thái Hà: 5.000 giáo dân tham dự thánh lễ cầu nguyện cho vấn đề bauxite Tây nguyên và hồ Ba Giang
Phóng viên Hà Nội
16:19 25/04/2009
HÀ NỘI - Khoảng 5.000 giáo dân đã đên tham dự thánh lễ cầu nguyện cho việc chính quyền ngưng việc cho khai thác bauxite tại Tây Nguyên và đòi công lý cho mảnh đất hồ Ba Giang của Dòng Chúa Cứu Thế.
Ngàn ngàn ngọn nến Thái Hà được thắp lên cho quê hương Việt Nam sớm được an bình
CTV CSsR
22:48 25/04/2009
Tham dự Thánh lễ đặc biệt này, có 8 linh mục đồng tế và khoảng 4000 giáo dân từ khắp các xứ đạo trong thành phố Hà Nội, sinh viên các trường đại học, di dân từ các tỉnh đang làm việc tại Hà Nội đổ về.
Chủ tế thánh lễ là linh mục Giuse Nguyễn Văn Thật, Phó Bề trên Tu viện-Giáo xứ Thái Hà. Được biết, cha Bề trên chánh xứ Matthêu Vũ Khởi Phụng đang giảng dạy thần học cho các sinh viên Học viện DCCT Việt Nam tại Sài Gòn, nên ngài đã uỷ thác cho cha Phó Bề trên chủ sự buổi cầu nguyện tối nay.
Mở đầu buổi lễ, cha chủ tế kêu gọi mọi người hiện diện cùng hiệp thông, liên đới với mọi con dân nước Việt cầu nguyện cho môi trường sống của bà con ở Tây Nguyên được tôn trọng, cầu nguyện cho các vị lãnh đạo được sáng suốt để cân nhắc vấn đề khai thác bauxite ở Tây Nguyên.
Linh mục giảng thuyết trong thánh lễ đặc biệt tối nay là cha Phêrô Nguyễn Văn Khải, phát ngôn viên của Tu viện - Giáo xứ Thái Hà. Trong bài giảng, ngài nhấn mạnh đến những tác hại của việc khai thác Bauxite ở Tây Nguyên như sẽ hủy hoại môi trường sống, nguy hiểm cho an ninh quốc gia.... (Được biết, ngay sau buổi cầu nguyện này, ngài nhận được thêm một "giấy mời" nữa từ chính quyền Hà Nội).
Kết thúc thánh lễ, đoàn người đông đảo tiến ra hang đá Đức Mẹ, hát vang lời kinh Hoà Bình. Chủ sự buổi thắp nến cầu nguyện trước Tượng Nữ Vương Công Lý và Hòa Bình đặt trước hang đá là linh mục Giuse Đinh Tiến Đức. Trước khi cộng đoàn đọc một kinh Lạy Cha, một kinh Kính Mừng và một kinh Sáng Danh, ngài gợi ý cho cộng đoàn cùng cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo biết tôn trọng công lý và sự thật; ngài cũng kêu gọi anh chị em cùng ký tên để gửi lên các nhà lãnh đạo quốc gia nhằm đánh thức lương tâm của họ để họ ngừng các kế hoạch khai thác Bauxite ở Tây Nguyện, nhằm đem lại cho nhân dân một môi trường sống lành mạnh.
Kết thúc buổi cầu nguyện, lời kinh quen thuộc được cả cộng đoàn đồng thanh hát vang: Mẹ ơi, đoái thương xem nước Việt Nam, trời u ám bất công lan tràn. Mẹ hãy giơ tay ban phúc bình an, cho Việt Nam qua phút nguy nan...Hà Nội mấy nay vốn đã nóng, cả ngàn ngàn ngọn nến tại Thái Hà tối nay lại càng làm bầu khí nơi đây thêm hừng hực sức nóng mong chờ một cơn mưa rào sớm được tuôn đổ cho muôn người hưởng niềm vui, bình an và hạnh phúc.
Văn phòng Chủ tịch nước và Thủ tưởng từ chối nhận trực tiếp kiến nghị về vụ Bauxite
Nguyễn Trọng Tạo
22:57 25/04/2009
NTT:Tôi vừa lướt mạng thì nhận được một thông tin lạ từ nhiều nguồn tin cho biết: Văn phòng tiếp nhận Văn thư của Chủ tịch nước và Thủ tưởng đã từ chối nhận trực tiếp bản Kiến nghị về vụ Bauxite của trí thức VN lên Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc Hội, và Thủ tướng Chính phủ.
GS Nguyễn Huệ Chi cho biết sáng 17.4.2009, các ông đã mang bản kiến nghị đến Văn phòng Quốc hôi, được Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội là TS Nguyễn Sỹ Dũng và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Nguyễn Minh Thuyết tiếp đón trọng thị và nhận bản kiến nghị. Còn ở Văn phòng Chủ tịch nước và Văn phòng Thủ tướng thì được nhà văn Phạm Toàn thuật lại như sau:
"Ô tô đánh sát đường vào cổng số 1 Hoàng Hoa Thám. Một chiến sĩ đeo lon Trung sĩ bước ra. Nói mấy lời. Huệ Chi: "Chúng tôi thay mặt các nhà trí thức tiêu biểu... " Anh chiến sĩ lúng túng, cười ngượng nghịu, chắc là thấy cái chuyện này lạ quá! May sao, có một anh mặc áo sơ mi xanh nhạt bước nhanh đến. Huệ Chi lại "mở băng" nói những lời mở đầu. Tôi đứng bên có sáng kiến: "Hùng đưa cho đồng chí ấy một bản để đồng chí ấy đọc". Thế mà lại hay! Anh ấy đọc lướt nhanh tiêu đề, rồi chuyển ngay xuống phần tên tuổi, và thế là anh ấy bảo "các bác chờ đây tôi vào báo cáo".
Chỉ một thoáng, anh ấy trở ra. "Mời một bác đi theo tôi". Huệ Chi: "Chúng tôi cả ba người là đại diện, nên để cả ba người vào". "Vâng, mời cả ba cùng vào". Anh này thật dễ tính. Đi qua cổng, dọc theo một hành lang lớn, qua các cửa đề "phòng khách số 1"... cho đến "phòng khách số 5", nhưng đều đóng chặt. Anh áo xanh dẫn chúng tôi vào gõ mấy cửa đều không thấy ai. Chính anh ấy cũng có vẻ thất vọng chẳng hiểu nổi chuyện gì đã xảy ra. Cuối cùng có một anh cao lớn, da đen, người rất lực sĩ, từ sâu bên trong nữa đi ra, không bắt tay chúng tôi, đưa chúng tôi trở lại cái phòng trước "phòng khách số 1", đề là "phòng nhận công văn", có bốn cái ghế và một thùng rút tiền của Agribank, nhưng anh không mời chúng tôi ngồi, Huệ Chi tự động kéo ghế ngồi, anh kia vẫn đứng nhưng cũng chỉ tay mời chúng tôi ngồi, nhưng tôi không ngồi, vẫn cứ đứng như khi mới bước vào... Và bắt đầu cuộc thảo luận xoay quanh chủ đề "ở đây không trực tiếp nhận thư từ công văn", phải gửi qua Bưu điện. Tiến sĩ Hùng giơ máy ảnh định chụp (tôi không tin là người hồn nhiên như anh lại định chụp chữ "phòng nhận công văn"), nhưng người đứng bên trong lớp kính xua tay "không được chụp", thế là thôi. Cuối cùng, cả "phái đoàn" đành lủi thủi đem kiến nghị về, để gửi qua đường Bưu điện vậy".
Theo tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cho biết thì "Trong danh sách đầu tiên này, ngoài 3 người chủ xướng, người ta có thể thấy khá nhiều nhân vật nổi tiếng trong nước như các giáo sư Hoàng Tuỵ, Phan Đình Diệu, Trần Văn Khê, Nguyễn Lân Dũng (đại biểu Quốc hội), nhà văn, dịch giả Dương Tường, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, nhà điện ảnh NSND Trần Văn Thuỷ, KTS Trần Thanh Vân (người nhiều lần lên tiếng bảo vệ môi trường Hà Nội) v.v.
Ở nước ngoài, có các nhà toán học nổi tiếng Ngô Bảo Châu, Đinh Tiến Cường, các nhà thiên văn học Nguyễn Quang Riệu, Trịnh Xuân Thuận, giáo sư Trần Văn Thọ, các giáo sư sử học Vĩnh Sính, Lê Xuân Khoa, Ngô Vĩnh Long, chuyên gia LHQ Vũ Quang Việt...
Đến tận văn phòng Chủ tịch nước, VP Chính phủ để gửi Kiến nghị của cả giới trí thức tinh hoa về một vấn đề sống còn của dân tộc, vậy mà lại phải lui về và ra Bưu điện để gửi thư. Điều này quá đau lòng!
Tôi nhớ hôm 8/9 năm 2008, giới văn nghệ sỹ HN đã gửi Thư Ngỏ cho lãnh đạo thủ đô kiến nghị giữ lại đoàn Chèo Hà Tây. Tôi đem đến số 4 Lê Lai, là nơi tiếp nhận các công văn giấy tờ thì người ta trả lời rằng chỉ nhận công văn mà không nhận thư tay. Tôi trình bày và nhờ chuyển giùm thì người phụ trách ở đây nói rằng anh hãy ra Bưu điện Bờ Hồ gửi thư bảo đảm. Vậy là đành phải gửi Thư ngỏ đó từ Bưu điện Bờ Hồ lúc 16h ngày 8.9.2008. Thế đó! Đến tận chân tòa thị chính thành phố, gửi 1 cái thư cho lãnh đạo mà không được, đành phải lùi lại 100m, để gửi qua Bưu điện".
Thì ra các cơ quan công quyền của ta xa dân đến thế. Có lẽ vì thấy chuyện lạ đời như vậy đã xảy ra ngay nơi mình sống, nhà thơ Lê Duy Phương liền động bút viết nên bài thơ chia sẻ nỗi niềm cay đắng của ông:
Chuyện gần còn thế huống gì xa
Chưa nói cái gì hay hay dở
Thư dân gửi đến các ông to
Các ông chắc chắn là tử tế
Thủ tục văn phòng chẳng ra trò
Nhận cái thư thôi dễ ợt mà
Rồi làm thủ tục để chuyển qua
Chưa được tận tay thì trợ lý
Thông lệ gì mà nghe xót xa
Đã từng đuổi giặc bấy nhiêu phen
Đã học hết sách hết dầu đèn
Nay viết thư lên đầy tâm huyết
Cớ sao không nhận hỡi anh em.
Thư gửi cơ quan gửi từng người
Qua mail, bưu điện, đưa tận nơi
Cách gì cũng được tùy người gửi
Cớ sao người nhận cứ bươi rươi.
Từ thông lệ này lại nghĩ ra
Bao nhiêu chuyện của đất nước ta
Con dại cái mang là vậy đó
Chuyện gần còn thế huống gì xa
GS Nguyễn Huệ Chi cho biết sáng 17.4.2009, các ông đã mang bản kiến nghị đến Văn phòng Quốc hôi, được Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội là TS Nguyễn Sỹ Dũng và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Nguyễn Minh Thuyết tiếp đón trọng thị và nhận bản kiến nghị. Còn ở Văn phòng Chủ tịch nước và Văn phòng Thủ tướng thì được nhà văn Phạm Toàn thuật lại như sau:
"Ô tô đánh sát đường vào cổng số 1 Hoàng Hoa Thám. Một chiến sĩ đeo lon Trung sĩ bước ra. Nói mấy lời. Huệ Chi: "Chúng tôi thay mặt các nhà trí thức tiêu biểu... " Anh chiến sĩ lúng túng, cười ngượng nghịu, chắc là thấy cái chuyện này lạ quá! May sao, có một anh mặc áo sơ mi xanh nhạt bước nhanh đến. Huệ Chi lại "mở băng" nói những lời mở đầu. Tôi đứng bên có sáng kiến: "Hùng đưa cho đồng chí ấy một bản để đồng chí ấy đọc". Thế mà lại hay! Anh ấy đọc lướt nhanh tiêu đề, rồi chuyển ngay xuống phần tên tuổi, và thế là anh ấy bảo "các bác chờ đây tôi vào báo cáo".
Chỉ một thoáng, anh ấy trở ra. "Mời một bác đi theo tôi". Huệ Chi: "Chúng tôi cả ba người là đại diện, nên để cả ba người vào". "Vâng, mời cả ba cùng vào". Anh này thật dễ tính. Đi qua cổng, dọc theo một hành lang lớn, qua các cửa đề "phòng khách số 1"... cho đến "phòng khách số 5", nhưng đều đóng chặt. Anh áo xanh dẫn chúng tôi vào gõ mấy cửa đều không thấy ai. Chính anh ấy cũng có vẻ thất vọng chẳng hiểu nổi chuyện gì đã xảy ra. Cuối cùng có một anh cao lớn, da đen, người rất lực sĩ, từ sâu bên trong nữa đi ra, không bắt tay chúng tôi, đưa chúng tôi trở lại cái phòng trước "phòng khách số 1", đề là "phòng nhận công văn", có bốn cái ghế và một thùng rút tiền của Agribank, nhưng anh không mời chúng tôi ngồi, Huệ Chi tự động kéo ghế ngồi, anh kia vẫn đứng nhưng cũng chỉ tay mời chúng tôi ngồi, nhưng tôi không ngồi, vẫn cứ đứng như khi mới bước vào... Và bắt đầu cuộc thảo luận xoay quanh chủ đề "ở đây không trực tiếp nhận thư từ công văn", phải gửi qua Bưu điện. Tiến sĩ Hùng giơ máy ảnh định chụp (tôi không tin là người hồn nhiên như anh lại định chụp chữ "phòng nhận công văn"), nhưng người đứng bên trong lớp kính xua tay "không được chụp", thế là thôi. Cuối cùng, cả "phái đoàn" đành lủi thủi đem kiến nghị về, để gửi qua đường Bưu điện vậy".
Theo tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cho biết thì "Trong danh sách đầu tiên này, ngoài 3 người chủ xướng, người ta có thể thấy khá nhiều nhân vật nổi tiếng trong nước như các giáo sư Hoàng Tuỵ, Phan Đình Diệu, Trần Văn Khê, Nguyễn Lân Dũng (đại biểu Quốc hội), nhà văn, dịch giả Dương Tường, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, nhà điện ảnh NSND Trần Văn Thuỷ, KTS Trần Thanh Vân (người nhiều lần lên tiếng bảo vệ môi trường Hà Nội) v.v.
Ở nước ngoài, có các nhà toán học nổi tiếng Ngô Bảo Châu, Đinh Tiến Cường, các nhà thiên văn học Nguyễn Quang Riệu, Trịnh Xuân Thuận, giáo sư Trần Văn Thọ, các giáo sư sử học Vĩnh Sính, Lê Xuân Khoa, Ngô Vĩnh Long, chuyên gia LHQ Vũ Quang Việt...
Đến tận văn phòng Chủ tịch nước, VP Chính phủ để gửi Kiến nghị của cả giới trí thức tinh hoa về một vấn đề sống còn của dân tộc, vậy mà lại phải lui về và ra Bưu điện để gửi thư. Điều này quá đau lòng!
Tôi nhớ hôm 8/9 năm 2008, giới văn nghệ sỹ HN đã gửi Thư Ngỏ cho lãnh đạo thủ đô kiến nghị giữ lại đoàn Chèo Hà Tây. Tôi đem đến số 4 Lê Lai, là nơi tiếp nhận các công văn giấy tờ thì người ta trả lời rằng chỉ nhận công văn mà không nhận thư tay. Tôi trình bày và nhờ chuyển giùm thì người phụ trách ở đây nói rằng anh hãy ra Bưu điện Bờ Hồ gửi thư bảo đảm. Vậy là đành phải gửi Thư ngỏ đó từ Bưu điện Bờ Hồ lúc 16h ngày 8.9.2008. Thế đó! Đến tận chân tòa thị chính thành phố, gửi 1 cái thư cho lãnh đạo mà không được, đành phải lùi lại 100m, để gửi qua Bưu điện".
Thì ra các cơ quan công quyền của ta xa dân đến thế. Có lẽ vì thấy chuyện lạ đời như vậy đã xảy ra ngay nơi mình sống, nhà thơ Lê Duy Phương liền động bút viết nên bài thơ chia sẻ nỗi niềm cay đắng của ông:
Chuyện gần còn thế huống gì xa
Chưa nói cái gì hay hay dở
Thư dân gửi đến các ông to
Các ông chắc chắn là tử tế
Thủ tục văn phòng chẳng ra trò
Nhận cái thư thôi dễ ợt mà
Rồi làm thủ tục để chuyển qua
Chưa được tận tay thì trợ lý
Thông lệ gì mà nghe xót xa
Đã từng đuổi giặc bấy nhiêu phen
Đã học hết sách hết dầu đèn
Nay viết thư lên đầy tâm huyết
Cớ sao không nhận hỡi anh em.
Thư gửi cơ quan gửi từng người
Qua mail, bưu điện, đưa tận nơi
Cách gì cũng được tùy người gửi
Cớ sao người nhận cứ bươi rươi.
Từ thông lệ này lại nghĩ ra
Bao nhiêu chuyện của đất nước ta
Con dại cái mang là vậy đó
Chuyện gần còn thế huống gì xa
Tin Đáng Chú Ý
Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh được giải thưởng thành công vẻ vang
Cali-Today News
16:18 25/04/2009
Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh được giải thưởng thành công vẻ vang
Cali Today News - Vào lúc 6:30 chiều ngày 18 Tháng Tư, 2009 tại Đại Học Maryland (College Park) có tổ chức một buổi trao giải thưởng để vinh danh những cựu sinh viên xuất sắc đã thành công vẻ vang trong xã hội Hoa Kỳ. Trong số 21 người được giải thưởng có KHG Dương Nguyệt Ánh.
Đây là lần thứ mười Đại Học Maryland (College Park) đã tổ chức trao những giải thưởng vinh danh như vậy. Đại học này có nhiều phân khoa khác nhau và KHG Dương Nguyệt Ánh được trao giải thưởng dành cho những cựu sinh viên thuộc Phân Khoa Kỹ Sư. Ngoài ra cũng có nhiều giải thưởng cho những phân khoa khác như Thương Mại, Y Tế, Nghệ Thuật, vv…
Được biết, được tuyển chọn là cựu sinh viên xuất sắc rất là khó khăn vì đại học có rất nhiều sinh viên. Trước hết phải có người đề nghị rồi một hội đồng cứu xét, quyết định. Phần lớn, yếu tố quyết định là dựa vào sự thành công của cựu sinh viên trong xã hội, dựa vào địa vị họ đang có và những đóng góp của họ đối với xã hội hiện tại, cũng như đối với Viện đại học Maryland. Một số giải thưởng cũng trao cho những cựu sinh viên đã quay về giúp trường gây quỹ hay xây building mới cho trường hay giúp ngân sách để trợ cấp học bổng cho sinh viên. Trong số các cựu sinh viên đã được trao giải những năm trước có Dân biểu Steny Hoyer hiện đang là Lãnh Tụ Khối Đa Số Hạ Viện (House Majority Leader), và bà Connie Chung, từng phụ trách chương trình Tin Tức buổi tối của CBS cùng với Dan Rather và chương trình 20/20 của ABC cùng với Charles Gibson.
Trong buổi trao giải thưởng này KHG Dương Nguyệt Ánh mặc áo dài VN, chị cho biết chị cố ý cho mọi người biết chị là người Việt Nam, đó cũng là một cái cách khoe nguồn gốc của mình một cách kín đáo. Theo chị người Việt Nam là một thiểu số ở HK, nhìn vào sự thành công của ngừơi Việt Nam, của các chuyên gia, khoa học gia như bác sĩ, kỹ sư… cộng đồng VN đã đóng góp rất nhiều cho quốc gia HK. KHG Dương Nguyệt Ánh đề nghị với tất cả quý vị phụ nữ khi được giải thưởng hay vinh dự nào đó thì nên nghĩ đến chuyện mặc áo dài, đó là cách quảng cáo hữu hiệu nhất đối với ngừơi bản xứ về khả năng đóng góp của người Việt, nhất là người Việt tỵ nạn đối với quốc gia mới của chúng ta – Hoa Kỳ.
Nói về cảm nghĩ, KHG Dương Nguyệt Ánh cho biết, khi nhận được giải thưởng này, chị liên nghĩ đến ngày đầu tiên chị mới bước chân vào Đại Học Maryland năm 1978. Lúc đó chị chỉ là một cô sinh viên rất là ngờ nghệch, bỡ ngỡ, sợ hãi vì chưa quen với xã hội HK, huống chi bước chân vào một trường đại học lớn như Đại Học Maryland. Nhưng chỉ trong vòng bốn năm, nhờ sự tôi luyện của thầy, cô và các bạn, lúc đó chị sinh hoạt rất nhiều với các bạn sinh viên, nhất là Hội Sinh Viên VN ở Đại Học Maryland, chị đã có được lòng tự tin. Khi ra trường Chị không còn là một sinh viên nhúc nhác, lo sợ nữa mà là một kỹ sư hóa học với đầy lòng tự tin. Chị bước chân vào đời với lòng tự tin có đầy đủ khả năng và có thể tranh đua với nhiều người khác. Chị nhớ lại cảm nghĩ khi rời trường, quay nhìn mấy giảng đường, nhớ đến thầy bạn cũ… rồi hôm nay trở lại đây, chị nhớ ơn những người đã giúp chị trong những đoạn đường đã qua, nhất là những thầy và bạn đã giúp chị trong chặn đường đầu tiên.
KHG Dương Nguyệt Ánh có nhận xét, các bạn trẻ Mỹ gốc Việt hiện nay có lợi điểm là tiếng Anh giỏi hơn những người thế hệ đi trước, vì vậy họ có thể chọn theo học nhiều ngành khác nhau. Thế hệ trước tiếng Anh yếu nên không đủ tự tin để học ngành mình thích. Các bạn trẻ bây giờ có thể học bất cứ ngành nào mà họ thích, không nhất thiết phải học khoa học hay kỹ thuật. Nói chung thì kiến thức học hỏi được ở trường chỉ là một nửa hành trang thành công ở đời thôi, còn rất nhiều yếu tố khác đưa tới sự thành công mà mình cần phải có như sự chuyên cần. Theo KHG Dương Nguyệt Ánh, công thức riêng để chị thành công, chỉ có mười phần trăm là óc, còn lại là trái tim, nghĩa là phải có nhiệt tình muốn làm gì, muốn theo đuổi một hoài bảo nào đó, chẳng hạn như có mơ ước phục vụ cho quốc gia dân tộc. Còn lại đến sáu mươi phần trăm là mồ hôi, nghĩa là sự chuyên cần, vì nếu không có chăm chỉ thì dù có thông minh đến mấy cũng không thể đi đến đích được.
Điều KHG Dương Nguyệt Ánh muốn nói với thế hệ trẻ là chúng ta đang sống trong một quốc gia đầy đủ tự do và cơ hội, chúng ta cần lợi dụng tất cả điều kiện của quốc gia chúng ta đang sinh sống mà cố gắng để tiến thân. Dĩ nhiên việc đầu tiên là chúng ta phải lo trả hiếu cho cha mẹ, giúp đỡ gia đình đồng thời tiến thân để sau này giúp gia đình riêng của mình. Nhưng chị muốn nhắc các bạn trẻ vì chúng ta là ngừơi Mỹ gốc Việt thì đừng bao giờ quên cái gốc VN của mình.
Khi mình thành công thì nên quay lại nhìn sau lưng, nhớ đến những người đã giúp mình trong những chặn đường đầu tiên, nhớ đến 85 triệu đồng bàoVN vẫn còn đang còn thiếu tự do trong nước và chúng ta nếu có thể thì bất cứ lúc nào, làm được việc gì, nên cố gắng giúp tranh đấu cho tự do, cho dân chủ của VN.
Tưởng cũng nên nhắc lại KHG Dương Nguyệt Ánh đã được mệnh danh là “Bomb Lady”, rất nổi tiếng về việc chế tạo bom để chống quân khủng bố ở A Phú Hản. Lúc đó KHG Dương Nguyệt Ánh làm Tổng Giám Đốc Khoa Học Kỹ Thuật của một trong những Trung Tâm Chế Tạo Vũ Khí của Hải Quân HK. Trong khoản thời gian 2005-2008, KHG Dương Nguyệt Ánh làm Cố Vấn Kỹ Thuật cho Tư Lệnh Phó Hải Quân ở Ngũ Giác Đài, chị phụ trách việc thiết kế phòng trắc nghiệm về sinh hóa học như dấu tay hay những vật dụng khác để có thể xác định chắc chắn lý lịch của một người. Những phòng trắc nghiệm đó rất thành công, hiện giờ có bốn phòng trắc nghiệm được thiết kế tại những nơi quan trọng ở Iraq. Sau đó Bộ Quốc Phòng được yêu cầu đem kỹ thuật đó qua giúp cho quân đội đồng minh và quân đội ở A phú Hản.
Hiện giờ thì KHG Dương Nguyệt Ánh làm Tổng Giám Đốc Khoa Học Kỹ Thuật cho Bộ Nội An về phòng vệ biên giới nBorders & Maritime Security). Việc của KHG Dương Nguyệt Ánh là chỉ huy một nhóm khoa học gia và phụ trách việc tìm những khoa học kỹ thuật mới để giúp phòng vệ biên giới HK một cách hữu hiệu hơn. Khi nói đến biên giới là nói đến tất cả đất liên, không phận cũng như hải phận. Bộ Nội An có trách nhiệm lớn là giữ gìn an ninh và phòng vệ quốc gia. Cơ quan KHG Dương phụ trách là một trong sáu cơ quan lo về khoa học, kỹ thuật ngăn chặn không cho những người hay hàng nguy hiểm vào HK, chẳng hạn như ma túy hay vũ khí giết người hằng loạt, “dirty bomb” hay bất cứ những vũ khí sinh học, hóa học vv…công việc của Bộ Nội An cũng ngăn chặn những di dân bất hợp pháp, khũng bố hay những người xấu, có mưu đồ đem những vũ khí hay bất cứ thứ cấm vào nước Mỹ.
Theo KHG Dương Nguyệt Ánh, việc làm hiện của chị cũng rất quan trọng, một trong những sứ mạng của chúng ta là làm thế nào để phòng vệ biên giới thì mới có thể giữ gìn hữu hiệu an ninh quốc gia, vì vậy chị rất thích việc làm hiện tại.
Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh (giữa) Phu quân và ký giả Tuyết Mai |
Đây là lần thứ mười Đại Học Maryland (College Park) đã tổ chức trao những giải thưởng vinh danh như vậy. Đại học này có nhiều phân khoa khác nhau và KHG Dương Nguyệt Ánh được trao giải thưởng dành cho những cựu sinh viên thuộc Phân Khoa Kỹ Sư. Ngoài ra cũng có nhiều giải thưởng cho những phân khoa khác như Thương Mại, Y Tế, Nghệ Thuật, vv…
Được biết, được tuyển chọn là cựu sinh viên xuất sắc rất là khó khăn vì đại học có rất nhiều sinh viên. Trước hết phải có người đề nghị rồi một hội đồng cứu xét, quyết định. Phần lớn, yếu tố quyết định là dựa vào sự thành công của cựu sinh viên trong xã hội, dựa vào địa vị họ đang có và những đóng góp của họ đối với xã hội hiện tại, cũng như đối với Viện đại học Maryland. Một số giải thưởng cũng trao cho những cựu sinh viên đã quay về giúp trường gây quỹ hay xây building mới cho trường hay giúp ngân sách để trợ cấp học bổng cho sinh viên. Trong số các cựu sinh viên đã được trao giải những năm trước có Dân biểu Steny Hoyer hiện đang là Lãnh Tụ Khối Đa Số Hạ Viện (House Majority Leader), và bà Connie Chung, từng phụ trách chương trình Tin Tức buổi tối của CBS cùng với Dan Rather và chương trình 20/20 của ABC cùng với Charles Gibson.
Trong buổi trao giải thưởng này KHG Dương Nguyệt Ánh mặc áo dài VN, chị cho biết chị cố ý cho mọi người biết chị là người Việt Nam, đó cũng là một cái cách khoe nguồn gốc của mình một cách kín đáo. Theo chị người Việt Nam là một thiểu số ở HK, nhìn vào sự thành công của ngừơi Việt Nam, của các chuyên gia, khoa học gia như bác sĩ, kỹ sư… cộng đồng VN đã đóng góp rất nhiều cho quốc gia HK. KHG Dương Nguyệt Ánh đề nghị với tất cả quý vị phụ nữ khi được giải thưởng hay vinh dự nào đó thì nên nghĩ đến chuyện mặc áo dài, đó là cách quảng cáo hữu hiệu nhất đối với ngừơi bản xứ về khả năng đóng góp của người Việt, nhất là người Việt tỵ nạn đối với quốc gia mới của chúng ta – Hoa Kỳ.
Nói về cảm nghĩ, KHG Dương Nguyệt Ánh cho biết, khi nhận được giải thưởng này, chị liên nghĩ đến ngày đầu tiên chị mới bước chân vào Đại Học Maryland năm 1978. Lúc đó chị chỉ là một cô sinh viên rất là ngờ nghệch, bỡ ngỡ, sợ hãi vì chưa quen với xã hội HK, huống chi bước chân vào một trường đại học lớn như Đại Học Maryland. Nhưng chỉ trong vòng bốn năm, nhờ sự tôi luyện của thầy, cô và các bạn, lúc đó chị sinh hoạt rất nhiều với các bạn sinh viên, nhất là Hội Sinh Viên VN ở Đại Học Maryland, chị đã có được lòng tự tin. Khi ra trường Chị không còn là một sinh viên nhúc nhác, lo sợ nữa mà là một kỹ sư hóa học với đầy lòng tự tin. Chị bước chân vào đời với lòng tự tin có đầy đủ khả năng và có thể tranh đua với nhiều người khác. Chị nhớ lại cảm nghĩ khi rời trường, quay nhìn mấy giảng đường, nhớ đến thầy bạn cũ… rồi hôm nay trở lại đây, chị nhớ ơn những người đã giúp chị trong những đoạn đường đã qua, nhất là những thầy và bạn đã giúp chị trong chặn đường đầu tiên.
KHG Dương Nguyệt Ánh có nhận xét, các bạn trẻ Mỹ gốc Việt hiện nay có lợi điểm là tiếng Anh giỏi hơn những người thế hệ đi trước, vì vậy họ có thể chọn theo học nhiều ngành khác nhau. Thế hệ trước tiếng Anh yếu nên không đủ tự tin để học ngành mình thích. Các bạn trẻ bây giờ có thể học bất cứ ngành nào mà họ thích, không nhất thiết phải học khoa học hay kỹ thuật. Nói chung thì kiến thức học hỏi được ở trường chỉ là một nửa hành trang thành công ở đời thôi, còn rất nhiều yếu tố khác đưa tới sự thành công mà mình cần phải có như sự chuyên cần. Theo KHG Dương Nguyệt Ánh, công thức riêng để chị thành công, chỉ có mười phần trăm là óc, còn lại là trái tim, nghĩa là phải có nhiệt tình muốn làm gì, muốn theo đuổi một hoài bảo nào đó, chẳng hạn như có mơ ước phục vụ cho quốc gia dân tộc. Còn lại đến sáu mươi phần trăm là mồ hôi, nghĩa là sự chuyên cần, vì nếu không có chăm chỉ thì dù có thông minh đến mấy cũng không thể đi đến đích được.
Điều KHG Dương Nguyệt Ánh muốn nói với thế hệ trẻ là chúng ta đang sống trong một quốc gia đầy đủ tự do và cơ hội, chúng ta cần lợi dụng tất cả điều kiện của quốc gia chúng ta đang sinh sống mà cố gắng để tiến thân. Dĩ nhiên việc đầu tiên là chúng ta phải lo trả hiếu cho cha mẹ, giúp đỡ gia đình đồng thời tiến thân để sau này giúp gia đình riêng của mình. Nhưng chị muốn nhắc các bạn trẻ vì chúng ta là ngừơi Mỹ gốc Việt thì đừng bao giờ quên cái gốc VN của mình.
Khi mình thành công thì nên quay lại nhìn sau lưng, nhớ đến những người đã giúp mình trong những chặn đường đầu tiên, nhớ đến 85 triệu đồng bàoVN vẫn còn đang còn thiếu tự do trong nước và chúng ta nếu có thể thì bất cứ lúc nào, làm được việc gì, nên cố gắng giúp tranh đấu cho tự do, cho dân chủ của VN.
Tưởng cũng nên nhắc lại KHG Dương Nguyệt Ánh đã được mệnh danh là “Bomb Lady”, rất nổi tiếng về việc chế tạo bom để chống quân khủng bố ở A Phú Hản. Lúc đó KHG Dương Nguyệt Ánh làm Tổng Giám Đốc Khoa Học Kỹ Thuật của một trong những Trung Tâm Chế Tạo Vũ Khí của Hải Quân HK. Trong khoản thời gian 2005-2008, KHG Dương Nguyệt Ánh làm Cố Vấn Kỹ Thuật cho Tư Lệnh Phó Hải Quân ở Ngũ Giác Đài, chị phụ trách việc thiết kế phòng trắc nghiệm về sinh hóa học như dấu tay hay những vật dụng khác để có thể xác định chắc chắn lý lịch của một người. Những phòng trắc nghiệm đó rất thành công, hiện giờ có bốn phòng trắc nghiệm được thiết kế tại những nơi quan trọng ở Iraq. Sau đó Bộ Quốc Phòng được yêu cầu đem kỹ thuật đó qua giúp cho quân đội đồng minh và quân đội ở A phú Hản.
Hiện giờ thì KHG Dương Nguyệt Ánh làm Tổng Giám Đốc Khoa Học Kỹ Thuật cho Bộ Nội An về phòng vệ biên giới nBorders & Maritime Security). Việc của KHG Dương Nguyệt Ánh là chỉ huy một nhóm khoa học gia và phụ trách việc tìm những khoa học kỹ thuật mới để giúp phòng vệ biên giới HK một cách hữu hiệu hơn. Khi nói đến biên giới là nói đến tất cả đất liên, không phận cũng như hải phận. Bộ Nội An có trách nhiệm lớn là giữ gìn an ninh và phòng vệ quốc gia. Cơ quan KHG Dương phụ trách là một trong sáu cơ quan lo về khoa học, kỹ thuật ngăn chặn không cho những người hay hàng nguy hiểm vào HK, chẳng hạn như ma túy hay vũ khí giết người hằng loạt, “dirty bomb” hay bất cứ những vũ khí sinh học, hóa học vv…công việc của Bộ Nội An cũng ngăn chặn những di dân bất hợp pháp, khũng bố hay những người xấu, có mưu đồ đem những vũ khí hay bất cứ thứ cấm vào nước Mỹ.
Theo KHG Dương Nguyệt Ánh, việc làm hiện của chị cũng rất quan trọng, một trong những sứ mạng của chúng ta là làm thế nào để phòng vệ biên giới thì mới có thể giữ gìn hữu hiệu an ninh quốc gia, vì vậy chị rất thích việc làm hiện tại.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Sau Cuộc Chiến
Bùi Văn Rạng
06:21 25/04/2009
SAU CUỘC CHIẾN
Ảnh của Bùi Văn Rạng
Một thời, mũ sắt dáng oai phong
Hiên ngang bảo vệ đất Cha Ông
Nay sau cuộc chiến buồn tủi nhục
Vá xe độ nhật đếm từng xu !!!
(Lê Trị)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền