Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:59 25/04/2015
NGHI NGƯỜI TRỘM RÌU
Có người làm mất cái búa rìu, nghi ngờ đứa con của người hàng xóm ăn cắp, nhìn nó đi trên đường giống như người ăn cắp cái búa rìu của mình, cách nói năng của nó cũng giống như người ăn cắp, thái độ động tác của nó tất cả đều giống người ăn cắp cái búa.
Về sau người bị mất trộm tìm được cái búa rìu đang lúc sàng sẩy thóc. Ông ta lại nhìn đứa con người hàng xóm, từ thái độ động tác của nó không có một chút gì là giống người ăn trộm cái búa rìu!
( Liệt tử )
Suy tư:
Nghi ngờ là căn bệnh bất trị của con người, nó giống như bệnh ung thư giết dần giết mòn cuộc sống vui tươi, dễ thương của người ta.
Vợ chồng nghi ngờ nhau: gia đinh tan nát, hạnh phúc thiếu dưỡng khí chết mất tiêu.
Bạn bè nghi ngờ nhau: nảy sinh đố kỵ, mưu mô xuất hiện.
Yêu nhau mà luôn nghi ngờ nhau: nên chia tay nhau.
Trong cộng đoàn, mọi người nghi ngờ nhau: là nơi trú ẩn chắc chắn nhất của ma qủy, và là nơi sinh ra những gương mù, gương xấu cho mọi người.
Nghi ngờ chính là con đẻ của kiêu căng và ghét ghen.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Có người làm mất cái búa rìu, nghi ngờ đứa con của người hàng xóm ăn cắp, nhìn nó đi trên đường giống như người ăn cắp cái búa rìu của mình, cách nói năng của nó cũng giống như người ăn cắp, thái độ động tác của nó tất cả đều giống người ăn cắp cái búa.
Về sau người bị mất trộm tìm được cái búa rìu đang lúc sàng sẩy thóc. Ông ta lại nhìn đứa con người hàng xóm, từ thái độ động tác của nó không có một chút gì là giống người ăn trộm cái búa rìu!
( Liệt tử )
Suy tư:
Nghi ngờ là căn bệnh bất trị của con người, nó giống như bệnh ung thư giết dần giết mòn cuộc sống vui tươi, dễ thương của người ta.
Vợ chồng nghi ngờ nhau: gia đinh tan nát, hạnh phúc thiếu dưỡng khí chết mất tiêu.
Bạn bè nghi ngờ nhau: nảy sinh đố kỵ, mưu mô xuất hiện.
Yêu nhau mà luôn nghi ngờ nhau: nên chia tay nhau.
Trong cộng đoàn, mọi người nghi ngờ nhau: là nơi trú ẩn chắc chắn nhất của ma qủy, và là nơi sinh ra những gương mù, gương xấu cho mọi người.
Nghi ngờ chính là con đẻ của kiêu căng và ghét ghen.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:03 25/04/2015
N2T |
15. Linh hồn nếu không có tình yêu thì tuyệt đối thì không thể sống nổi; linh hồn cần có tình yêu.
(Thánh Hieronymus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Trích dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:07 25/04/2015
CÁM ƠN VÀ KHÍCH LỆ
Cha sở nói với ban hành giáo là ngài muốn cho ca đoàn và ban giúp lễ sau lễ phục sinh đi Vũng Tàu hành hương Đức Mẹ và nghỉ ngơi. Có ý kiến cho rằng ca đoàn và ban giúp lễ chỉ làm bổn phận mà thôi chẳng có gì là quan trọng.
Cha sở nói:
- “Trong năm, mọi thánh lễ Chúa Nhật, lễ trọng, lễ Giáng Sinh, tuần thánh và nhất là lễ Phục sinh sẽ không được tốt đẹp long trọng và nghiêm trang nếu không có các em ca đoàn và giúp lễ cộng tác, nếu tôi còn ở đây, thì từ nay mỗi năm sau lễ Phục Sinh chúng ta sẽ tổ chức cho ca đoàn và ban giúp lễ đi hành hương và nghỉ ngơi để giáo xứ cám ơn và khích lệ các em.”
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Cha sở nói với ban hành giáo là ngài muốn cho ca đoàn và ban giúp lễ sau lễ phục sinh đi Vũng Tàu hành hương Đức Mẹ và nghỉ ngơi. Có ý kiến cho rằng ca đoàn và ban giúp lễ chỉ làm bổn phận mà thôi chẳng có gì là quan trọng.
Cha sở nói:
- “Trong năm, mọi thánh lễ Chúa Nhật, lễ trọng, lễ Giáng Sinh, tuần thánh và nhất là lễ Phục sinh sẽ không được tốt đẹp long trọng và nghiêm trang nếu không có các em ca đoàn và giúp lễ cộng tác, nếu tôi còn ở đây, thì từ nay mỗi năm sau lễ Phục Sinh chúng ta sẽ tổ chức cho ca đoàn và ban giúp lễ đi hành hương và nghỉ ngơi để giáo xứ cám ơn và khích lệ các em.”
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 4 PS)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:15 25/04/2015
Chúa Nhật IV PHỤC SINH
(Ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu)
Tin Mừng : Ga 10, 11-18
“Mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình vì đàn chiên”.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay Chúa Nhật thứ tư Phục Sinh, là ngày mà Giáo Hội mời gọi chúng ta cầu nguyện cách chung cho hàng giáo phẩm của Giáo Hội, và cách riêng cho ơn thiên triệu, tức là cầu nguyện cho có nhiều tâm hồn nhiệt thành đáp lại lời mời gọi của Chúa làm linh mục và tu sĩ, để rao giảng Tin Mừng Nước Trời cho mọi người.
1. Ơn thiên triệu là hạt giống của Nước Trời.
Hạt giống siêu nhiên chính là Lời Chúa gieo vào tâm hồn của chúng ta, tâm hồn chính là mảnh đất, nhưng tốt xấu là tuỳ mỗi người, và Lời Chúa được tiêu hoá biến đổi tâm hồn người đón nhận nó: có người thì trở nên thánh tử đạo, có người trở nên vị ẩn tu, có người trở nên người cha người mẹ gương mẫu đạo đức trong gia đình; lại có người được Lời Chúa biến đổi để trở nên những thợ gặt truyền giáo của Ngài trong ơn gọi làm linh mục và tu sĩ.
Ơn gọi làm linh mục cũng như ơn gọi làm tu sĩ là một sự tuyển chọn độc quyền mà Thiên Chúa chỉ dành cho mình, Ngài không đem quyền này ban lại cho ai, nhưng Ngài sẽ trao ban cho các mục tử của Giáo Hội Công Giáo, để Giáo Hội tuyển chọn những ai thành tâm tự nguyện đáp lại lời gọi của Thiên Chúa hiến dâng cuộc sống của mình để rao giảng Tin Mừng Nước Trời, và ban ơn để họ chu toàn trách nhiệm và bổn phận của mình.
Trong thực tế, chúng ta thấy có rất nhiều người vào chủng viện, vào dòng tu, nhưng rất ít người bền đổ đến cùng, và rồi có một số linh mục tu sĩ lại “đứt gánh nửa đường” cởi áo dòng tu trở về với cuộc sống đời thường của một giáo dân, phải chăng Thiên Chúa đã lầm khi chọn họ ? Phải chăng Thiên Chúa đã làm một công việc rất là “mất uy tín” cho mình khi có nhiều người được chọn đã bỏ ra đi ?
Thiên Chúa không sai lầm khi chọn các linh mục và tu sĩ, nhưng chính những người được chọn đã sai lầm trong khi đáp trả lại tình yêu thương của Thiên Chúa đối với họ, những người này Thiên Chúa không bắt cóc bỏ dĩa, có nghĩa là Ngài không đột xuất ép buộc họ lập tức trở thành linh mục hay trở thành một tu sĩ ngay, nhưng qua một thời gian dài đăng đẳng, Ngài để họ sống trong một môi trường thuận lợi để được huấn luyện trở thành những thợ gặt nhiệt thành, với nhiều thử thách, với nhiều hồng ân để họ nhận ra rằng chính mình được Thiên Chúa tuyển chọn, và chính họ, tự thâm tâm đều biết rằng: Thiên Chúa quá yêu thương họ hơn bất cứ người nào. Nhưng vì thế gian, vì cám dỗ, vì không đề cao cảnh giác trước cám dỗ, và nhất là vì không cầu nguyện, nên họ đã –có thể nói- coi thường tình thương của Chúa đối với họ, và khi họ đã hoàn tục trở nên cuộc sống khác, thì tự lương tâm họ vẫn thấy hối hận và day dứt... Chúng ta cầu nguyện cho họ được bằng an.
2. Đức Chúa Giê-su, mục tử của các mục tử.
Trước hết Ngài là một vị mục tử nhân lành, cái nhân lành vĩ đại nhất mà chúng ta thấy được nơi Ngài, đó là sự chọn lựa các mục tử –các linh mục- những người bất toàn, tội lỗi để nối tiếp công việc chăm nom đoàn chiên của Ngài, Ngài nhân lành đến độ có những mục tử đã làm “mất uy tín” của Ngài, nhưng Ngài vẫn yêu thương và nói được là vâng lời họ, khi họ cử hành thánh lễ và các bí tích vì ích lợi của đàn chiên.
Đây là một mẫu gương về sự nhân lành của một mục tử là yêu thương và chăm sóc, chữa lành và tha thứ, để trong khi thi hành sứ mệnh của một mục tử, các linh mục của Chúa cũng biết trãi rộng tâm hồn của mình trên đàn chiên của các ngài.
Đức Chúa Giê-su là một mục tử rất tận tuỵ vì đàn chiên, Ngài đã bôn ba khắp miền Ga-li-lê và vùng lân cận để rao giảng Tin Mừng, để chữa lành, để an ủi để tìm kiếm những người tội lỗi, Ngài muốn mỗi mục tử của Ngài là các linh mục cũng biết tận tụy, hi sinh vì đàn chiên của mình...
Anh chị em thân mến,
Có rất nhiều vị mục tử của chúng ta đã hết lòng vì đàn chiên, các ngài không quản ngại mưa gió đêm hôm để đi đến với giáo dân và ban các bí tích sau cùng cho họ; các ngài không ngại hy sinh, có khi bị nhục nhã, bị vu khống, bị bắt bớ, để đi đến với giáo dân đã rời khỏi đàn chiên, do đó mà các ngài rất cần đến lời cầu nguyện và hy sinh của chúng ta.
Trong thánh lễ này, chúng ta đặc biệt cầu cho các cha sở là những vị mục tử đã sống chết vì đàn chiên vì Giáo Hội, chúng ta cũng cầu nguyện cho các tu sĩ nam nữ, họ cũng chính là những môn đệ của Chúa, là những cánh tay đắc lực giúp đỡ Giáo Hội và các linh mục trong ơn gọi của họ. Chúng ta cũng cầu nguyện cho các thanh niên nam nữ biết hăng hái, mau mắn đáp trả lại lời mời gọi của Thiên Chúa, để họ cũng trở nên những tông đồ nhiệt thành phục vụ Chúa trong xã hội hôm nay trong ơn gọi tu trì của mình.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
(Ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu)
n2t |
Tin Mừng : Ga 10, 11-18
“Mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình vì đàn chiên”.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay Chúa Nhật thứ tư Phục Sinh, là ngày mà Giáo Hội mời gọi chúng ta cầu nguyện cách chung cho hàng giáo phẩm của Giáo Hội, và cách riêng cho ơn thiên triệu, tức là cầu nguyện cho có nhiều tâm hồn nhiệt thành đáp lại lời mời gọi của Chúa làm linh mục và tu sĩ, để rao giảng Tin Mừng Nước Trời cho mọi người.
1. Ơn thiên triệu là hạt giống của Nước Trời.
Hạt giống siêu nhiên chính là Lời Chúa gieo vào tâm hồn của chúng ta, tâm hồn chính là mảnh đất, nhưng tốt xấu là tuỳ mỗi người, và Lời Chúa được tiêu hoá biến đổi tâm hồn người đón nhận nó: có người thì trở nên thánh tử đạo, có người trở nên vị ẩn tu, có người trở nên người cha người mẹ gương mẫu đạo đức trong gia đình; lại có người được Lời Chúa biến đổi để trở nên những thợ gặt truyền giáo của Ngài trong ơn gọi làm linh mục và tu sĩ.
Ơn gọi làm linh mục cũng như ơn gọi làm tu sĩ là một sự tuyển chọn độc quyền mà Thiên Chúa chỉ dành cho mình, Ngài không đem quyền này ban lại cho ai, nhưng Ngài sẽ trao ban cho các mục tử của Giáo Hội Công Giáo, để Giáo Hội tuyển chọn những ai thành tâm tự nguyện đáp lại lời gọi của Thiên Chúa hiến dâng cuộc sống của mình để rao giảng Tin Mừng Nước Trời, và ban ơn để họ chu toàn trách nhiệm và bổn phận của mình.
Trong thực tế, chúng ta thấy có rất nhiều người vào chủng viện, vào dòng tu, nhưng rất ít người bền đổ đến cùng, và rồi có một số linh mục tu sĩ lại “đứt gánh nửa đường” cởi áo dòng tu trở về với cuộc sống đời thường của một giáo dân, phải chăng Thiên Chúa đã lầm khi chọn họ ? Phải chăng Thiên Chúa đã làm một công việc rất là “mất uy tín” cho mình khi có nhiều người được chọn đã bỏ ra đi ?
Thiên Chúa không sai lầm khi chọn các linh mục và tu sĩ, nhưng chính những người được chọn đã sai lầm trong khi đáp trả lại tình yêu thương của Thiên Chúa đối với họ, những người này Thiên Chúa không bắt cóc bỏ dĩa, có nghĩa là Ngài không đột xuất ép buộc họ lập tức trở thành linh mục hay trở thành một tu sĩ ngay, nhưng qua một thời gian dài đăng đẳng, Ngài để họ sống trong một môi trường thuận lợi để được huấn luyện trở thành những thợ gặt nhiệt thành, với nhiều thử thách, với nhiều hồng ân để họ nhận ra rằng chính mình được Thiên Chúa tuyển chọn, và chính họ, tự thâm tâm đều biết rằng: Thiên Chúa quá yêu thương họ hơn bất cứ người nào. Nhưng vì thế gian, vì cám dỗ, vì không đề cao cảnh giác trước cám dỗ, và nhất là vì không cầu nguyện, nên họ đã –có thể nói- coi thường tình thương của Chúa đối với họ, và khi họ đã hoàn tục trở nên cuộc sống khác, thì tự lương tâm họ vẫn thấy hối hận và day dứt... Chúng ta cầu nguyện cho họ được bằng an.
2. Đức Chúa Giê-su, mục tử của các mục tử.
Trước hết Ngài là một vị mục tử nhân lành, cái nhân lành vĩ đại nhất mà chúng ta thấy được nơi Ngài, đó là sự chọn lựa các mục tử –các linh mục- những người bất toàn, tội lỗi để nối tiếp công việc chăm nom đoàn chiên của Ngài, Ngài nhân lành đến độ có những mục tử đã làm “mất uy tín” của Ngài, nhưng Ngài vẫn yêu thương và nói được là vâng lời họ, khi họ cử hành thánh lễ và các bí tích vì ích lợi của đàn chiên.
Đây là một mẫu gương về sự nhân lành của một mục tử là yêu thương và chăm sóc, chữa lành và tha thứ, để trong khi thi hành sứ mệnh của một mục tử, các linh mục của Chúa cũng biết trãi rộng tâm hồn của mình trên đàn chiên của các ngài.
Đức Chúa Giê-su là một mục tử rất tận tuỵ vì đàn chiên, Ngài đã bôn ba khắp miền Ga-li-lê và vùng lân cận để rao giảng Tin Mừng, để chữa lành, để an ủi để tìm kiếm những người tội lỗi, Ngài muốn mỗi mục tử của Ngài là các linh mục cũng biết tận tụy, hi sinh vì đàn chiên của mình...
Anh chị em thân mến,
Có rất nhiều vị mục tử của chúng ta đã hết lòng vì đàn chiên, các ngài không quản ngại mưa gió đêm hôm để đi đến với giáo dân và ban các bí tích sau cùng cho họ; các ngài không ngại hy sinh, có khi bị nhục nhã, bị vu khống, bị bắt bớ, để đi đến với giáo dân đã rời khỏi đàn chiên, do đó mà các ngài rất cần đến lời cầu nguyện và hy sinh của chúng ta.
Trong thánh lễ này, chúng ta đặc biệt cầu cho các cha sở là những vị mục tử đã sống chết vì đàn chiên vì Giáo Hội, chúng ta cũng cầu nguyện cho các tu sĩ nam nữ, họ cũng chính là những môn đệ của Chúa, là những cánh tay đắc lực giúp đỡ Giáo Hội và các linh mục trong ơn gọi của họ. Chúng ta cũng cầu nguyện cho các thanh niên nam nữ biết hăng hái, mau mắn đáp trả lại lời mời gọi của Thiên Chúa, để họ cũng trở nên những tông đồ nhiệt thành phục vụ Chúa trong xã hội hôm nay trong ơn gọi tu trì của mình.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Xuất hành với Đức Ky-tô, sẽ xuất hiện như Đức Ky-tô
Lm. Bosco Dương Trung Tín
09:10 25/04/2015
Xuất hành với Đức Ky-tô, sẽ xuất hiện như Đức Ky-tô
Anh em thân mến, hiện giờ chúng ta là con Thiên Chúa; nhưng chúng ta sẽ như thế nào, điều ấy chưa được bày tỏ. chúng ta biết rằng, khi Đức Ky-tô xuất hiện, chúng ta sẽ nên giống như Người, vì Người thế nào, chúng ta sẽ thấy Người như vậy. (1Ga3,2)
Hiện giờ chúng ta là con Thiên Chúa, nghĩa là hiện giờ chúng ta đã chịu phép Rửa tội, chúng ta là con Thiên Chúa. Nhưng chúng có thực sự là con Thiên Chúa không thì còn phải đợi, cần phải có thời gian. Sự làm con Thiên Chúa khác với việc làm con của Cha mẹ ta. Cha mẹ sinh chúng ta ra thì mãi mãi chúng ta là con của cha mẹ ta, dù ta có giống hay không giống ngoại hình cũng như tính tình của các ngài. Đó là điều tự nhiên và hiển nhiên.
Nhưng việc làm con Thiên Chúa lại không như vậy. Không phải ta cứ được rửa tội là ta là con Thiên Chúa. Việc làm con Thiên Chúa của ta không lệ thuộc và việc rửa tội mà phụ thuộc vào việc ta có nên giống Đức Ky-tô không. Đức Giê-su Ky-tô là Con Thiên Chúa chính tông và nhờ Ngài mà chúng ta cũng được trở nên Con Thiên Chúa như Ngài. Để "khi Đức Ky-tô xuất hiện, chúng ta sẽ nên giống Người, vì Người thế nào chúng ta cũng giống Người như vậy". Đây là câu trả lời chính xác cho việc làm Con Thiên Chúa của ta.
Khi Đức Ky-tô xuất hiện mà ta giống Đức Ky-tô thì quả thật ta là Con Thiên Chúa; nếu ta khác Đức Ky-tô thì ta không phải là con Thiên Chúa, dù ta đã được rửa tội.
Điều hiển nhiên rằng, không phải cứ được rửa tội là ta nên giống y chang như Đức Ky-tô. Không. Khi được rửa tội là khởi đầu cho một cuộc hành trình sống đời làm Con Chúa. Từ ngày được rửa tội trở đi, ta phải sống sao cho giống như Đức Ky-tô đã sống; nói như Đức Ky-tô đã nói; nghĩ như Đức Ky-tô đã nghĩ; làm như Đức Ky-tô đã làm. Cho tới ngày ta nhắm mắt xuôi tay, ta giống Đức Ky-tô được bao nhiêu phần trăm. 30%; 60% hay 100%. Điều này chưa được tỏ hiện. Nó còn phụ thuộc vào sự cố gắng và sự nỗ lực của ta.
Ta càng cố gắng, càng nỗ lực bao nhiêu thì ta càng nên giống Đức Ky-tô bấy nhiêu. Thế thì mục đích của ta sống ở đời này đã rõ. Đó là ta phải trở nên giống Đức Ky-tô.
Hỏi, ta sống ở đời này để làm gì?
Thưa, ta sống ở đời này để nên giống Đức Ky-tô.
Muốn vậy thì không có cách nào khác, ta phải đọc, nghe; suy gẫm và thực hành lời Đức Ky-tô dạy, đã được ghi lại trong Kinh Thánh hay trong các Sách Phúc Âm.
Đọc và nghe Phúc âm, để ta biết Đức Ky-tô đã sống thế nào; đã nghĩ gì và đã làm chi.
Suy gẫm Phúc âm để cho ta biết cách áp dụng Phúc âm vào đời sống hằng ngày của ta.
Thực hành Phúc âm là ta thực hành đúng như diều Đức Ky-tô đã sống, đã nghĩ và đã làm.
Nhờ đó mà mỗi ngày ta càng nên giống Đức Ky-tô hơn.
Không chỉ là người ky-tô hữu, có người còn được gọi sống đời sống tu trì trong ơn gọi làm tu sĩ và linh mục. Sống đời tu chính là để sống triệt để ơn gọi làm con Chúa, để theo sát Đức Ky-tô hơn. Chứ không phải đi tu là để phục vụ Giáo Hội, phục vụ người nghèo. Mục đích của đời tu là sống triệt để ơn gọi làm con Chúa, để ta nên giống Đức Ky-tô. Vậy,
Hỏi, đi tu để làm gì?
Thưa, đi tu là để nên giống Đức Ky-tô hơn.
Nếu chỉ để phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân, thì chẳng khác gì một công chức làm việc; một công việc từ thiện. Nếu quả là như vậy thì đâu cần phải đi tu mới làm được. Người lập gia đình, thậm chí người ngoài đạo cũng làm được mà. Như việc cúng kiếng, đọc kinh, giúp đỡ người nghèo, người bệnh,...
Ta đi tu là để nên giống Đức Ky-tô hơn. Tại sao?
Vì khi đi tu, ta rảnh rang việc đời, không vướng bận gia đình và con cái; ta có thì giờ để đọc, nghe Phúc âm; suy gẫm Tim Mừng và thực hành Lời Chúa. Sống trong Dòng ta sẽ có giờ đọc kinh, cầu nguyện; có giờ đọc Kinh Thánh, đọc Phúc âm; nghe Tin mừng và suy ngẫm. Rồi sau đó ta mới thực hành trong cuộc sống của ta. Đây là điều quan trọng trong đời tu. Để thực hành Phúc âm, ta mới làm việc. Trước hết là phụng sự Chúa, sau là phục vụ tha nhân.
Nhiều khi ta chỉ chú ý đến việc phục vụ tha nhân; làm cái này, làm cái kia; dạy học, coi trẻ, nghiên cứu,.... mà quên đi căn tính, quên đi mục đích đời tu của ta. Sống đời tu mà không nên giống Đức Giê-su thì đời tu đó có ý nghĩa gì. Có đi cứu khổ, cứu nạn; có đi cứu tế, cứu nghèo, cứu đói mà ta không nên giống Đức Ky-tô thì ta có "cứu thế" không? Ta có thể cho người ta của ăn mãi mãi không? Ta có giúp cho họ sống mãi chăng? hay ta có thể làm cho họ nên giàu có chăng? Chắc chắn là không. Ta chỉ cứu độ được họ khi ta làm, ta giúp như Đức Ky-tô đã làm, đã giúp. Vậy, nếu ta không đọc, không nghe, không suy gẫm Phúc âm thì làm sao ta làm như Đức Ky-tô đã làm đây?
Là Linh mục, ta phải nên giống Đức Ky-tô Linh mục. Đức Ky-tô Linh mục, Ngài là Mục tử nhân lành, ta cũng phải trở nên người mục tử nhân lành như Người, biết hy sinh vì đoàn chiên đã ủy thác cho ta. Hy sinh đây là sự phụng sự Thiên Chúa và phục vụ anh chị em tín hữu.
Ta phụng sụ Thiên Chúa với tư cách là tư tế, là Linh mục, ta theo phụng vụ của Giáo Hội mà dâng lễ và làm các bí tích, sao cho nghiêm trang, sốt sắng. Ta làm như Đức Ky-tô đã làm; ta dâng lễ như Đức Ky-tô đã dâng.
Ta phục vụ giáo dân qua việc giảng dạy, cung cấp cho họ những kiến thức về Chúa, về Đức Ky-tô; cho họ biết những tâm tình con thảo, tâm tình của một người con cái Chúa phải có; ta làm sao cho đức tin của họ ngày càng mạnh và họ ngày càng nên giống Đức Ky-tô hơn. Đó chẳng phải là "cỏ non" cho đàn chiên ăn sao? Đó không là "nước mát" đàn chiên uống sao?
Nếu ta không đọc, không suy gẫm Phúc âm thì làm sao ta có thể nên giống Đức Ky-tô Linh mục, nên vị mục tử nhân lành như Đức Ky-tô đây.
Tựa đề sứ điệp Thế giới cầu nguyện cho ơn gọi của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô năm 2015 là "Xuất hành, kinh nghiệm cơ bản về ơn gọi". Theo tôi, Xuất hành đây là xuất hành từ ngày ta chịu phép Rửa tội; từ ngày ta vào Dòng; từ ngày ta đi tu; từ ngày ta khấn; từ ngày ta chịu chức. Như Đức Thánh Cha nói :"Xuất hành là để ta ra khỏi chính mình; ra khỏi cái tôi bị khép kín và giải thoát qua việc hiến thân, để hướng về Đức Ky-tô là khởi điểm và đích điểm của đời ta". Vâng sự xuất hành đó chính là kinh nghiệm cơ bản về ơn gọi. Ơn gọi làm Ky-tô hữu cũng như ơn gọi tu trì.
Từ ngày chịu phép rửa là tôi xuất hành; từ ngày tôi đi tu, tôi vào Dòng là tôi xuất hành; từ ngày tôi khấn, tôi chịu chức là tôi xuất hành. Vâng đúng thế, tôi đã xuất hành để hướng về Chúa, để bắt đầu một cuộc hành trình. cuộc hành trình đó là cuộc hành trình nên giống Đức Ky-tô, nên con Thiên Chúa.
Vậy dù là ky-tô hữu, dù là tu sĩ hay là linh mục, mỗi người chúng ta hãy xuất thành, hãy ra đi theo tiếng gọi của Chúa. Hãy ra khỏi chính mình và noi gương Đức Ky-tô để nên giống Đức Ky-tô và nên con cái thật của Chúa. Để bây giờ chúng ta là con Thiên Chúa, nhưng khi Đức Ky-tô xuất hiện, chúng ta sẽ giống như Đức Ky-tô, chúng ta mới thực sự là Con Thiên Chúa 100%. Nếu không được 100% thì cũng được 60% hay tệ lắm cũng 30%. Đừng để ta khác Đức Ky-tô thì nguy to đấy. Nếu cùng xuất hành với Đức Ky-tô, ta sẽ cùng xuất hiện như Đức Ky-tô. Đó là chúng ta đang sống ơn gọi của chúng ta đó.
Lm. Bosco Dương Trung Tín.
Anh em thân mến, hiện giờ chúng ta là con Thiên Chúa; nhưng chúng ta sẽ như thế nào, điều ấy chưa được bày tỏ. chúng ta biết rằng, khi Đức Ky-tô xuất hiện, chúng ta sẽ nên giống như Người, vì Người thế nào, chúng ta sẽ thấy Người như vậy. (1Ga3,2)
Hiện giờ chúng ta là con Thiên Chúa, nghĩa là hiện giờ chúng ta đã chịu phép Rửa tội, chúng ta là con Thiên Chúa. Nhưng chúng có thực sự là con Thiên Chúa không thì còn phải đợi, cần phải có thời gian. Sự làm con Thiên Chúa khác với việc làm con của Cha mẹ ta. Cha mẹ sinh chúng ta ra thì mãi mãi chúng ta là con của cha mẹ ta, dù ta có giống hay không giống ngoại hình cũng như tính tình của các ngài. Đó là điều tự nhiên và hiển nhiên.
Nhưng việc làm con Thiên Chúa lại không như vậy. Không phải ta cứ được rửa tội là ta là con Thiên Chúa. Việc làm con Thiên Chúa của ta không lệ thuộc và việc rửa tội mà phụ thuộc vào việc ta có nên giống Đức Ky-tô không. Đức Giê-su Ky-tô là Con Thiên Chúa chính tông và nhờ Ngài mà chúng ta cũng được trở nên Con Thiên Chúa như Ngài. Để "khi Đức Ky-tô xuất hiện, chúng ta sẽ nên giống Người, vì Người thế nào chúng ta cũng giống Người như vậy". Đây là câu trả lời chính xác cho việc làm Con Thiên Chúa của ta.
Khi Đức Ky-tô xuất hiện mà ta giống Đức Ky-tô thì quả thật ta là Con Thiên Chúa; nếu ta khác Đức Ky-tô thì ta không phải là con Thiên Chúa, dù ta đã được rửa tội.
Điều hiển nhiên rằng, không phải cứ được rửa tội là ta nên giống y chang như Đức Ky-tô. Không. Khi được rửa tội là khởi đầu cho một cuộc hành trình sống đời làm Con Chúa. Từ ngày được rửa tội trở đi, ta phải sống sao cho giống như Đức Ky-tô đã sống; nói như Đức Ky-tô đã nói; nghĩ như Đức Ky-tô đã nghĩ; làm như Đức Ky-tô đã làm. Cho tới ngày ta nhắm mắt xuôi tay, ta giống Đức Ky-tô được bao nhiêu phần trăm. 30%; 60% hay 100%. Điều này chưa được tỏ hiện. Nó còn phụ thuộc vào sự cố gắng và sự nỗ lực của ta.
Ta càng cố gắng, càng nỗ lực bao nhiêu thì ta càng nên giống Đức Ky-tô bấy nhiêu. Thế thì mục đích của ta sống ở đời này đã rõ. Đó là ta phải trở nên giống Đức Ky-tô.
Hỏi, ta sống ở đời này để làm gì?
Thưa, ta sống ở đời này để nên giống Đức Ky-tô.
Muốn vậy thì không có cách nào khác, ta phải đọc, nghe; suy gẫm và thực hành lời Đức Ky-tô dạy, đã được ghi lại trong Kinh Thánh hay trong các Sách Phúc Âm.
Đọc và nghe Phúc âm, để ta biết Đức Ky-tô đã sống thế nào; đã nghĩ gì và đã làm chi.
Suy gẫm Phúc âm để cho ta biết cách áp dụng Phúc âm vào đời sống hằng ngày của ta.
Thực hành Phúc âm là ta thực hành đúng như diều Đức Ky-tô đã sống, đã nghĩ và đã làm.
Nhờ đó mà mỗi ngày ta càng nên giống Đức Ky-tô hơn.
Không chỉ là người ky-tô hữu, có người còn được gọi sống đời sống tu trì trong ơn gọi làm tu sĩ và linh mục. Sống đời tu chính là để sống triệt để ơn gọi làm con Chúa, để theo sát Đức Ky-tô hơn. Chứ không phải đi tu là để phục vụ Giáo Hội, phục vụ người nghèo. Mục đích của đời tu là sống triệt để ơn gọi làm con Chúa, để ta nên giống Đức Ky-tô. Vậy,
Hỏi, đi tu để làm gì?
Thưa, đi tu là để nên giống Đức Ky-tô hơn.
Nếu chỉ để phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân, thì chẳng khác gì một công chức làm việc; một công việc từ thiện. Nếu quả là như vậy thì đâu cần phải đi tu mới làm được. Người lập gia đình, thậm chí người ngoài đạo cũng làm được mà. Như việc cúng kiếng, đọc kinh, giúp đỡ người nghèo, người bệnh,...
Ta đi tu là để nên giống Đức Ky-tô hơn. Tại sao?
Vì khi đi tu, ta rảnh rang việc đời, không vướng bận gia đình và con cái; ta có thì giờ để đọc, nghe Phúc âm; suy gẫm Tim Mừng và thực hành Lời Chúa. Sống trong Dòng ta sẽ có giờ đọc kinh, cầu nguyện; có giờ đọc Kinh Thánh, đọc Phúc âm; nghe Tin mừng và suy ngẫm. Rồi sau đó ta mới thực hành trong cuộc sống của ta. Đây là điều quan trọng trong đời tu. Để thực hành Phúc âm, ta mới làm việc. Trước hết là phụng sự Chúa, sau là phục vụ tha nhân.
Nhiều khi ta chỉ chú ý đến việc phục vụ tha nhân; làm cái này, làm cái kia; dạy học, coi trẻ, nghiên cứu,.... mà quên đi căn tính, quên đi mục đích đời tu của ta. Sống đời tu mà không nên giống Đức Giê-su thì đời tu đó có ý nghĩa gì. Có đi cứu khổ, cứu nạn; có đi cứu tế, cứu nghèo, cứu đói mà ta không nên giống Đức Ky-tô thì ta có "cứu thế" không? Ta có thể cho người ta của ăn mãi mãi không? Ta có giúp cho họ sống mãi chăng? hay ta có thể làm cho họ nên giàu có chăng? Chắc chắn là không. Ta chỉ cứu độ được họ khi ta làm, ta giúp như Đức Ky-tô đã làm, đã giúp. Vậy, nếu ta không đọc, không nghe, không suy gẫm Phúc âm thì làm sao ta làm như Đức Ky-tô đã làm đây?
Là Linh mục, ta phải nên giống Đức Ky-tô Linh mục. Đức Ky-tô Linh mục, Ngài là Mục tử nhân lành, ta cũng phải trở nên người mục tử nhân lành như Người, biết hy sinh vì đoàn chiên đã ủy thác cho ta. Hy sinh đây là sự phụng sự Thiên Chúa và phục vụ anh chị em tín hữu.
Ta phụng sụ Thiên Chúa với tư cách là tư tế, là Linh mục, ta theo phụng vụ của Giáo Hội mà dâng lễ và làm các bí tích, sao cho nghiêm trang, sốt sắng. Ta làm như Đức Ky-tô đã làm; ta dâng lễ như Đức Ky-tô đã dâng.
Ta phục vụ giáo dân qua việc giảng dạy, cung cấp cho họ những kiến thức về Chúa, về Đức Ky-tô; cho họ biết những tâm tình con thảo, tâm tình của một người con cái Chúa phải có; ta làm sao cho đức tin của họ ngày càng mạnh và họ ngày càng nên giống Đức Ky-tô hơn. Đó chẳng phải là "cỏ non" cho đàn chiên ăn sao? Đó không là "nước mát" đàn chiên uống sao?
Nếu ta không đọc, không suy gẫm Phúc âm thì làm sao ta có thể nên giống Đức Ky-tô Linh mục, nên vị mục tử nhân lành như Đức Ky-tô đây.
Tựa đề sứ điệp Thế giới cầu nguyện cho ơn gọi của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô năm 2015 là "Xuất hành, kinh nghiệm cơ bản về ơn gọi". Theo tôi, Xuất hành đây là xuất hành từ ngày ta chịu phép Rửa tội; từ ngày ta vào Dòng; từ ngày ta đi tu; từ ngày ta khấn; từ ngày ta chịu chức. Như Đức Thánh Cha nói :"Xuất hành là để ta ra khỏi chính mình; ra khỏi cái tôi bị khép kín và giải thoát qua việc hiến thân, để hướng về Đức Ky-tô là khởi điểm và đích điểm của đời ta". Vâng sự xuất hành đó chính là kinh nghiệm cơ bản về ơn gọi. Ơn gọi làm Ky-tô hữu cũng như ơn gọi tu trì.
Từ ngày chịu phép rửa là tôi xuất hành; từ ngày tôi đi tu, tôi vào Dòng là tôi xuất hành; từ ngày tôi khấn, tôi chịu chức là tôi xuất hành. Vâng đúng thế, tôi đã xuất hành để hướng về Chúa, để bắt đầu một cuộc hành trình. cuộc hành trình đó là cuộc hành trình nên giống Đức Ky-tô, nên con Thiên Chúa.
Vậy dù là ky-tô hữu, dù là tu sĩ hay là linh mục, mỗi người chúng ta hãy xuất thành, hãy ra đi theo tiếng gọi của Chúa. Hãy ra khỏi chính mình và noi gương Đức Ky-tô để nên giống Đức Ky-tô và nên con cái thật của Chúa. Để bây giờ chúng ta là con Thiên Chúa, nhưng khi Đức Ky-tô xuất hiện, chúng ta sẽ giống như Đức Ky-tô, chúng ta mới thực sự là Con Thiên Chúa 100%. Nếu không được 100% thì cũng được 60% hay tệ lắm cũng 30%. Đừng để ta khác Đức Ky-tô thì nguy to đấy. Nếu cùng xuất hành với Đức Ky-tô, ta sẽ cùng xuất hiện như Đức Ky-tô. Đó là chúng ta đang sống ơn gọi của chúng ta đó.
Lm. Bosco Dương Trung Tín.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha ca ngợi thành quả của các Giám Mục Lesotho và Namibia
Đặng Tự Do
06:01 25/04/2015
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ niềm vui trước “sự hưng thịnh của đức tin Kitô giáo” ở Lesotho và Namibia, khi ngài gặp các Giám Mục hai quốc gia này hôm thứ Sáu 24 tháng Tư.
Trong thông điệp được in sẵn và phát cho các giám mục hai quốc gia này nhân các vị kết thúc cuộc hành hương ad limina viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm các cơ quan trung ương Tòa Thánh, Đức Thánh Cha đã nói về những thành tựu to lớn của Giáo Hội tại Namibia và Lesotho, bao gồm các trường học, các trạm y tế, và các bệnh viện thuộc quyền quản lý của Giáo Hội Công Giáo.
Đức Thánh Cha nói:
“Tôi khuyến khích anh em tiếp tục ủng hộ và nuôi dưỡng những ơn phước lớn lao này, thậm chí khi các nguồn tài nguyên khan hiếm vì Chúa đã hưá sẽ không quên chúc lành cho chúng ta.”
Đức Giáo Hoàng đã lưu ý một vài vấn đề đặc biệt mà Giáo Hội ở hai nước này phải đối đầu trong đó có sự lây lan của AIDS và tình trạng căng thẳng của nhiều gia đình mà vì công ăn việc làm các thành viên phải đi xa nhà.
“Tôi ghi nhận sự vất vả của anh em trong nỗ lực thúc đẩy cuộc sống gia đình khi đối mặt với những quan điểm lệch lạc đang nổi lên trong xã hội đương đại.”
Lesotho có 1.95 triệu dân trong đó có 980,000 người Công Giáo, tức là gần 50% dân số, sinh hoạt trong một tổng giáo phận và 3 giáo phận. Namibia có 2.2 triệu dân trong đó có 380,000 người Công Giáo, tức là 17.2% dân số sinh hoạt trong một tổng giáo phận và hai miền Giám Quản Tông Tòa. Người Tin Lành chiếm 50% và đạo thờ vật linh chiếm 10%.
Trong thông điệp được in sẵn và phát cho các giám mục hai quốc gia này nhân các vị kết thúc cuộc hành hương ad limina viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm các cơ quan trung ương Tòa Thánh, Đức Thánh Cha đã nói về những thành tựu to lớn của Giáo Hội tại Namibia và Lesotho, bao gồm các trường học, các trạm y tế, và các bệnh viện thuộc quyền quản lý của Giáo Hội Công Giáo.
Đức Thánh Cha nói:
“Tôi khuyến khích anh em tiếp tục ủng hộ và nuôi dưỡng những ơn phước lớn lao này, thậm chí khi các nguồn tài nguyên khan hiếm vì Chúa đã hưá sẽ không quên chúc lành cho chúng ta.”
Đức Giáo Hoàng đã lưu ý một vài vấn đề đặc biệt mà Giáo Hội ở hai nước này phải đối đầu trong đó có sự lây lan của AIDS và tình trạng căng thẳng của nhiều gia đình mà vì công ăn việc làm các thành viên phải đi xa nhà.
“Tôi ghi nhận sự vất vả của anh em trong nỗ lực thúc đẩy cuộc sống gia đình khi đối mặt với những quan điểm lệch lạc đang nổi lên trong xã hội đương đại.”
Lesotho có 1.95 triệu dân trong đó có 980,000 người Công Giáo, tức là gần 50% dân số, sinh hoạt trong một tổng giáo phận và 3 giáo phận. Namibia có 2.2 triệu dân trong đó có 380,000 người Công Giáo, tức là 17.2% dân số sinh hoạt trong một tổng giáo phận và hai miền Giám Quản Tông Tòa. Người Tin Lành chiếm 50% và đạo thờ vật linh chiếm 10%.
Nhiều quốc gia đang sợ phải thừa nhận tội ác diệt chủng Armenia vì ‘những hậu quả pháp lý’
Đặng Tự Do
06:14 25/04/2015
Tham dự buổi lễ tưởng niệm 100 năm cuộc diệt chủng người Armenia diễn ra tại thủ đô Yerevan, Đức Hồng Y Bechara Rai là Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Maronite nói rằng nhiều quốc gia đang sợ phải thừa nhận tội ác diệt chủng Armenia vì “họ sợ những hậu quả pháp lý”.
Trong một tuyên bố đưa ra từ Yerevan, Armenia, được thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc công bố hôm 24 tháng Tư, Đức Thượng Phụ nói rằng điều quan trọng là phải nhận biết sự thật về nạn diệt chủng người Armenia “để tránh lặp lại những cuộc diệt chủng khác.” Trước khi đến Yerevan, Đức Thượng Phụ đã tuyên bố rằng Thổ Nhĩ Kỳ nên nhận trách nhiệm đối với các chiến dịch đã giết chết khoảng 1.5 triệu người Armenia.
Giáo Hội Armenia Tông Truyền công nhận tất cả các nạn nhân diệt chủng là các vị tử đạo trong một buổi lễ ở Yerevan thu hút một số các nhà lãnh đạo từ các Giáo Hội Kitô khác, bao gồm Đức Thượng Phụ Tawadros Đệ Nhị của Chính Thống Giáo Coptic, Đức Thượng Phụ Chính Thống Syria Ignatius Ephrem Đệ Nhị và Đức Hồng Y Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Hiệp nhất Kitô giáo.
Trong một tuyên bố đưa ra từ Yerevan, Armenia, được thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc công bố hôm 24 tháng Tư, Đức Thượng Phụ nói rằng điều quan trọng là phải nhận biết sự thật về nạn diệt chủng người Armenia “để tránh lặp lại những cuộc diệt chủng khác.” Trước khi đến Yerevan, Đức Thượng Phụ đã tuyên bố rằng Thổ Nhĩ Kỳ nên nhận trách nhiệm đối với các chiến dịch đã giết chết khoảng 1.5 triệu người Armenia.
Giáo Hội Armenia Tông Truyền công nhận tất cả các nạn nhân diệt chủng là các vị tử đạo trong một buổi lễ ở Yerevan thu hút một số các nhà lãnh đạo từ các Giáo Hội Kitô khác, bao gồm Đức Thượng Phụ Tawadros Đệ Nhị của Chính Thống Giáo Coptic, Đức Thượng Phụ Chính Thống Syria Ignatius Ephrem Đệ Nhị và Đức Hồng Y Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Hiệp nhất Kitô giáo.
Tổng thống Barack Obama hoan nghênh quan điểm của Đức Giáo Hoàng về vụ diệt chủng người Armenia
Đặng Tự Do
06:23 25/04/2015
Một thế kỷ sau khi cuộc diệt chủng người Armenia bắt đầu vào năm 1915, Tổng thống Barack Obama đã ra một tuyên bố nhấn mạnh rằng “những người Armenia trong Đế quốc Ottoman đã bị trục xuất, bị tàn sát, và buộc phải đi bộ cho đến chết.”
“Giữa bối cảnh bạo lực khủng khiếp đó là sự đau khổ của tất cả các bên, và cái chết của một triệu rưỡi người Armenia. Chúng tôi hoan nghênh sự bày tỏ quan điểm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, các nhà sử học Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia, và nhiều người khác nữa đã tìm cách làm sáng tỏ chương đen tối này của lịch sử.”
Tuy nhiên, Ủy ban Quốc gia Hoa Kỳ về Armenia chỉ trích tổng thống là không dám sử dụng từ “diệt chủng” trong tuyên bố của ông.
“Giữa bối cảnh bạo lực khủng khiếp đó là sự đau khổ của tất cả các bên, và cái chết của một triệu rưỡi người Armenia. Chúng tôi hoan nghênh sự bày tỏ quan điểm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, các nhà sử học Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia, và nhiều người khác nữa đã tìm cách làm sáng tỏ chương đen tối này của lịch sử.”
Tuy nhiên, Ủy ban Quốc gia Hoa Kỳ về Armenia chỉ trích tổng thống là không dám sử dụng từ “diệt chủng” trong tuyên bố của ông.
Đức Thánh Cha tiếp tổng thống Cộng Hòa Tiệp
Đặng Tự Do
06:35 25/04/2015
Hôm thứ Sáu 24 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Tổng thống Milos Zeman của Cộng Hòa Tiệp, nhân dịp kỷ niệm 25 năm khôi phục quan hệ ngoại giao giữa Tiệp và Tòa Thánh.
Một tuyên bố ngắn gọn của Tòa Thánh sau cuộc gặp gỡ cho thấy Đức Thánh Cha đã nói chuyện với nhà lãnh đạo Cộng Hòa Tiệp về sự hợp tác giữa Giáo Hội và nhà nước trong các lãnh vực giáo dục, chăm sóc sức khỏe và phúc lợi xã hội. Hai vị cũng đề cập đến các vấn đề quốc tế, với sự nhấn mạnh đặc biệt vào hoàn cảnh của người Kitô giáo và các tôn giáo thiểu số khác ở Trung Đông.
Cộng Hòa Tiệp có 10.7 triệu dân trong đó chỉ có 10.7% là người Công Giáo sinh hoạt trong 2 tổng giáo phận, 6 giáo phận và 1 giáo phận Công Giáo nghi lễ Đông Phương. Làn sóng vô thần tăng nhanh tại Tiệp với hơn 37% dân số coi mình là người vô thần.
Một tuyên bố ngắn gọn của Tòa Thánh sau cuộc gặp gỡ cho thấy Đức Thánh Cha đã nói chuyện với nhà lãnh đạo Cộng Hòa Tiệp về sự hợp tác giữa Giáo Hội và nhà nước trong các lãnh vực giáo dục, chăm sóc sức khỏe và phúc lợi xã hội. Hai vị cũng đề cập đến các vấn đề quốc tế, với sự nhấn mạnh đặc biệt vào hoàn cảnh của người Kitô giáo và các tôn giáo thiểu số khác ở Trung Đông.
Cộng Hòa Tiệp có 10.7 triệu dân trong đó chỉ có 10.7% là người Công Giáo sinh hoạt trong 2 tổng giáo phận, 6 giáo phận và 1 giáo phận Công Giáo nghi lễ Đông Phương. Làn sóng vô thần tăng nhanh tại Tiệp với hơn 37% dân số coi mình là người vô thần.
ĐGH cầu nguyện cho các nạn nhân của trận động đất kinh hoàng ở Nepal
Đặng Tự Do
09:30 25/04/2015
Một trận động đất lớn tới 7.9 độ Richter đã làm rung chuyển Nepal vào trưa ngày thứ Bảy 25 tháng Tư, gây thiệt hại lớn cho các khu đông dân cư ở thung lũng Kathmandu. Các giới chức chính quyền lo ngại hàng trăm người đã chết.
Tâm chấn của trận động đất nằm cách thủ đô Kathmandu 80 km về phía tây bắc. Trận động đất này đã lật nhào một ngôi đền 100 năm tuổi, chia cắt các trục lộ giao thông, và san bằng nhiều nhà cửa của dân chúng và các tòa nhà.
Trong số những nơi bị thiệt hại có cả tháp Dharahara, một di tích quốc gia, được xây dựng bởi hoàng gia Nepal từ những năm 1800. Các quan chức ước tính ít nhất 50 người bị mắc kẹt bên trong các cấu trúc bị đổ sập.
Các trận động đất đã gây tuyết lở ở vùng núi Everest của dãy Hi Mã Lạp Sơn và chấn động có thể cảm thấy tận thủ đô New Delhi của nước láng giềng Ấn Độ.
Đài phát thanh Vatican đã có cuộc đàm thoại với Cha Piô Perumana, một nhân viên cứu trợ của Caritas Nepal ở Kathmandu. Cha Perumana nói khu vực nhà dân chật cứng ở trong thành phố đã bị sụp đổ và những người sống sót cần được chăm sóc y tế khẩn cấp cũng như những nơi cư trú tạm.
"Tôi tìm mọi cách và cuối cùng cũng đến được Kathmandu, mặc dù những con đường đã bị chặn ... họ vẫn đang tìm kiếm người sống sót. Các báo cáo sẽ vẫn tiếp tục được gởi đến ... Tình hình thiệt hại cụ thể vẫn chưa rõ ràng,"
Đây là trận động đất thứ hai tồi tệ nhất của Nepal kể từ năm 1934, khi một trận động đất 8.0 độ richter đã phá hủy một lúc ba thành phố là Kathmandu, Patan và Bhaktapur.
Tâm chấn của trận động đất nằm cách thủ đô Kathmandu 80 km về phía tây bắc. Trận động đất này đã lật nhào một ngôi đền 100 năm tuổi, chia cắt các trục lộ giao thông, và san bằng nhiều nhà cửa của dân chúng và các tòa nhà.
Trong số những nơi bị thiệt hại có cả tháp Dharahara, một di tích quốc gia, được xây dựng bởi hoàng gia Nepal từ những năm 1800. Các quan chức ước tính ít nhất 50 người bị mắc kẹt bên trong các cấu trúc bị đổ sập.
Các trận động đất đã gây tuyết lở ở vùng núi Everest của dãy Hi Mã Lạp Sơn và chấn động có thể cảm thấy tận thủ đô New Delhi của nước láng giềng Ấn Độ.
Đài phát thanh Vatican đã có cuộc đàm thoại với Cha Piô Perumana, một nhân viên cứu trợ của Caritas Nepal ở Kathmandu. Cha Perumana nói khu vực nhà dân chật cứng ở trong thành phố đã bị sụp đổ và những người sống sót cần được chăm sóc y tế khẩn cấp cũng như những nơi cư trú tạm.
"Tôi tìm mọi cách và cuối cùng cũng đến được Kathmandu, mặc dù những con đường đã bị chặn ... họ vẫn đang tìm kiếm người sống sót. Các báo cáo sẽ vẫn tiếp tục được gởi đến ... Tình hình thiệt hại cụ thể vẫn chưa rõ ràng,"
Đây là trận động đất thứ hai tồi tệ nhất của Nepal kể từ năm 1934, khi một trận động đất 8.0 độ richter đã phá hủy một lúc ba thành phố là Kathmandu, Patan và Bhaktapur.
Một công tố viên Ý tuyên bố rằng cảnh sát Ý đã phá vỡ một âm mưu nổ bom tự sát tại Vatican
Đặng Tự Do
07:46 25/04/2015
Trong cuộc họp báo diễn ra vào hôm thứ Sáu 24 tháng Tư ở Sardinia, công tố viên Mauro Mura nói rằng cảnh sát Ý đã phá hỏng một cuộc tấn công khủng bố vào Vatican trong năm 2010.
Ông nói: “Hoạt động của chúng tôi là thiết yếu nhằm đảm bảo rằng những hậu quả không thể khắc phục được đã không xảy ra”.
Ông cho biết một người đàn ông Pakistan đã lên kế hoạch thực hiện một vụ nổ bom tự sát trong một buổi triều yết chung nhưng kế hoạch này đã bị bãi bỏ sau khi những kẻ khủng bố nhận ra cảnh sát đã thâm nhập vào mạng mạng lưới của chúng.
Ông Mauro Mura nói cảnh sát Ý trong khi thâm nhập vào một mạng lưới đưa người nhập lậu vào Ý tại Sardinia đã phát hiện âm mưu này và đã ra lệnh bắt 18 người trong đó đến nay 9 người đã bị bắt. Các tin nhắn của bọn khủng bố đề cập đến Đức Giáo Hoàng (lúc bấy giờ là Đức Bênêđíctô thứ 16) và những chốn đông người khiến cảnh sát tin rằng vụ nổ bom tự sát sẽ diễn ra trong một buổi triều yết chung.
Cha Federico Lombardi, giám đốc văn phòng báo chí Vatican, tỏ ra xem nhẹ tầm quan trọng những tuyên bố của công tố viên. Ngài nói “Dường như có một giả thuyết như thế vào năm 2010 nhưng sau đó không có gì tiếp diễn”.
Ông nói: “Hoạt động của chúng tôi là thiết yếu nhằm đảm bảo rằng những hậu quả không thể khắc phục được đã không xảy ra”.
Ông cho biết một người đàn ông Pakistan đã lên kế hoạch thực hiện một vụ nổ bom tự sát trong một buổi triều yết chung nhưng kế hoạch này đã bị bãi bỏ sau khi những kẻ khủng bố nhận ra cảnh sát đã thâm nhập vào mạng mạng lưới của chúng.
Ông Mauro Mura nói cảnh sát Ý trong khi thâm nhập vào một mạng lưới đưa người nhập lậu vào Ý tại Sardinia đã phát hiện âm mưu này và đã ra lệnh bắt 18 người trong đó đến nay 9 người đã bị bắt. Các tin nhắn của bọn khủng bố đề cập đến Đức Giáo Hoàng (lúc bấy giờ là Đức Bênêđíctô thứ 16) và những chốn đông người khiến cảnh sát tin rằng vụ nổ bom tự sát sẽ diễn ra trong một buổi triều yết chung.
Cha Federico Lombardi, giám đốc văn phòng báo chí Vatican, tỏ ra xem nhẹ tầm quan trọng những tuyên bố của công tố viên. Ngài nói “Dường như có một giả thuyết như thế vào năm 2010 nhưng sau đó không có gì tiếp diễn”.
Vatican tổ chức xổ số lần thứ 2 làm việc nghĩa
Lm. Trần Đức Anh OP
08:53 25/04/2015
VATICAN. Phủ Thống đốc quốc gia thành Vatican tổ chức xổ số lần thứ 2 vào ngày 30-6 tới đây để hỗ trợ các hoạt động bác ái của ĐTC.
Lần đầu đã diễn ra vào ngày 8-1 năm nay. Toàn bộ số tiền do việc bán vé số mang lại đã được chuyển cho Sở Từ Thiện của ĐTC. Lô độc đắc hồi đó là một xe Fiat Panda do hãng này tặng cho ngài. Ngoài ra có 30 lô trúng khác. Theo một nguồn tin từ Vatican cho biết đã có 27.920 vé số được bán ra hồi năm ngoái, mỗi vé 10 Euro, và số tiền bán được vào khoảng 279.200 Euro.
Lần xổ số thứ hai này có hơn 40 lô là những quà tặng ĐTC đã nhận được. Ví dụ lô độc đắc là chiếc xe hơi Kia Soul người ta đã tặng cho ngài trong cuộc viếng thăm Hàn Quốc hồi tháng 8 năm ngoái. Mỗi vé số được bán với giá 10 Euro giống như lần trước. Vé được bán tại một số nơi trong Nội thành Vatican như Bảo tàng viện, Văn phòng bán tem và tiền sưu tập, v.v. Trong cuộc phỏng vấn dành cho Đài Vatican, Đức Ông Diego Ravelli, Chánh văn phòng tại Sở từ thiện của ĐTC cho biết ĐTC đã cám ơn sự tham gia rộng rãi của nhiều người trong đợt sổ số lần đầu tiên. Trong tháng 3 vừa qua, Sở Từ Thiện này đã dành hơn 300 ngàn Euro để giúp đỡ người nghèo.
Mặt khác, một buổi hòa nhạc hỗ trợ các hoạt động bác ái của ĐTC cũng sẽ được tổ chức tại Đại thính đường Phaolô 6 vào ngày 14-5-2015 tới đây, lễ Chúa Lên Trời. Buổi hòa nhạc được sự bảo trợ của Sở từ thiện của ĐTC, Hội đồng Tòa Thánh về văn hóa, Hội đồng Tái Truyền giảng Tin Mừng, và Ngân Quỹ thánh Mathêu tưởng niệm ĐHY Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận.
Chương trình chi tiết của sáng kiến này sẽ được trình bày trong cuộc họp báo tại Phòng báo chí Tòa Thánh sáng thứ năm 30-4 sắp tới (SD 24-4-2015)
Lần đầu đã diễn ra vào ngày 8-1 năm nay. Toàn bộ số tiền do việc bán vé số mang lại đã được chuyển cho Sở Từ Thiện của ĐTC. Lô độc đắc hồi đó là một xe Fiat Panda do hãng này tặng cho ngài. Ngoài ra có 30 lô trúng khác. Theo một nguồn tin từ Vatican cho biết đã có 27.920 vé số được bán ra hồi năm ngoái, mỗi vé 10 Euro, và số tiền bán được vào khoảng 279.200 Euro.
Lần xổ số thứ hai này có hơn 40 lô là những quà tặng ĐTC đã nhận được. Ví dụ lô độc đắc là chiếc xe hơi Kia Soul người ta đã tặng cho ngài trong cuộc viếng thăm Hàn Quốc hồi tháng 8 năm ngoái. Mỗi vé số được bán với giá 10 Euro giống như lần trước. Vé được bán tại một số nơi trong Nội thành Vatican như Bảo tàng viện, Văn phòng bán tem và tiền sưu tập, v.v. Trong cuộc phỏng vấn dành cho Đài Vatican, Đức Ông Diego Ravelli, Chánh văn phòng tại Sở từ thiện của ĐTC cho biết ĐTC đã cám ơn sự tham gia rộng rãi của nhiều người trong đợt sổ số lần đầu tiên. Trong tháng 3 vừa qua, Sở Từ Thiện này đã dành hơn 300 ngàn Euro để giúp đỡ người nghèo.
Mặt khác, một buổi hòa nhạc hỗ trợ các hoạt động bác ái của ĐTC cũng sẽ được tổ chức tại Đại thính đường Phaolô 6 vào ngày 14-5-2015 tới đây, lễ Chúa Lên Trời. Buổi hòa nhạc được sự bảo trợ của Sở từ thiện của ĐTC, Hội đồng Tòa Thánh về văn hóa, Hội đồng Tái Truyền giảng Tin Mừng, và Ngân Quỹ thánh Mathêu tưởng niệm ĐHY Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận.
Chương trình chi tiết của sáng kiến này sẽ được trình bày trong cuộc họp báo tại Phòng báo chí Tòa Thánh sáng thứ năm 30-4 sắp tới (SD 24-4-2015)
Đức Thánh Cha tiếp 120 thành viên Quỹ Gioan Phaolô 2
Lm. Trần Đức Anh OP
08:54 25/04/2015
VATICAN. Sáng ngày 25-4-2015, ĐTC Phanxicô đã tiếp kiến và khích lệ các thành viên và thân hữu của Quỹ Gioan Phaolô 2.
Hiện diện tại buổi tiếp kiến cũng có ĐHY Stanislaw Rylko người Ba Lan, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân.
Lên tiếng trong dịp này, ĐTC cám ơn ”các sáng kiến có tính chất giáo dục do Quỹ Gioan Phaolô 2 dành cho giới trẻ, qua đó Quỹ góp phần làm cho đoàn sủng và tình phụ tử của thánh Gioan Phaolô 2 tiếp tục mang lại nhiều thành quá. Quỹ cũng cống hiến cho các linh mục và giáo dân cơ hội được huấn luyện, được chuẩn bị hơn để tháp tùng các cộng đoàn, trong việc đương đầu với các thánh đố văn hóa và mục vụ thời nay.”
Sau cùng, ĐTC không quên nhắn nhủ các thành viên của Quỹ Gioan Phaolô 2 ”sống tình liên đới với nhau, luôn nuôi dưỡng tình liên đới vằng tình huynh đệ Kitô, và bằng kinh nguyên, tinh thần ngoan ngoãn đối với Lời Chúa”.
Quỹ Gioan Phaolô 2 là một tổ chức từ thiện phi lợi nhuận, được thành lập với sắc lệnh của ĐGH ngày 16-10 năm 1981 với mục đích hỗ trợ và thực hiện các dự án giáo dục, khoa học, văn hóa, tôn giáo và bác ái có liên hệ tới triều đại của ĐTC Gioan Phaolô 2. Quỹ này cũng có mục đích bảo tồn và phát huy gia sản tinh thần của Đức Gioan Phaolô 2 và văn hóa Kitô, thiết lập các tài liệu và nghiên cứu về triều đại Giáo Hoàng và phổ biến giáo huấn của Đức Gioan Phaolô 2. Cho đến nay Quỹ cấp đã cấp học bổng cho hơn 700 sinh viên Đông Âu, trong số này 3 người đã trở thành giáo sư và 67 người đạt bằng tiến sĩ (SD 25-4-2015)
Hiện diện tại buổi tiếp kiến cũng có ĐHY Stanislaw Rylko người Ba Lan, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân.
Lên tiếng trong dịp này, ĐTC cám ơn ”các sáng kiến có tính chất giáo dục do Quỹ Gioan Phaolô 2 dành cho giới trẻ, qua đó Quỹ góp phần làm cho đoàn sủng và tình phụ tử của thánh Gioan Phaolô 2 tiếp tục mang lại nhiều thành quá. Quỹ cũng cống hiến cho các linh mục và giáo dân cơ hội được huấn luyện, được chuẩn bị hơn để tháp tùng các cộng đoàn, trong việc đương đầu với các thánh đố văn hóa và mục vụ thời nay.”
Sau cùng, ĐTC không quên nhắn nhủ các thành viên của Quỹ Gioan Phaolô 2 ”sống tình liên đới với nhau, luôn nuôi dưỡng tình liên đới vằng tình huynh đệ Kitô, và bằng kinh nguyên, tinh thần ngoan ngoãn đối với Lời Chúa”.
Quỹ Gioan Phaolô 2 là một tổ chức từ thiện phi lợi nhuận, được thành lập với sắc lệnh của ĐGH ngày 16-10 năm 1981 với mục đích hỗ trợ và thực hiện các dự án giáo dục, khoa học, văn hóa, tôn giáo và bác ái có liên hệ tới triều đại của ĐTC Gioan Phaolô 2. Quỹ này cũng có mục đích bảo tồn và phát huy gia sản tinh thần của Đức Gioan Phaolô 2 và văn hóa Kitô, thiết lập các tài liệu và nghiên cứu về triều đại Giáo Hoàng và phổ biến giáo huấn của Đức Gioan Phaolô 2. Cho đến nay Quỹ cấp đã cấp học bổng cho hơn 700 sinh viên Đông Âu, trong số này 3 người đã trở thành giáo sư và 67 người đạt bằng tiến sĩ (SD 25-4-2015)
Phản ứng của Hội Đồng Giám Mục Ý trước thảm hoạ 850 thuyền nhân chết trên đường vượt biên từ Lybia sang Ý
Nguyễn Việt Nam
20:59 25/04/2015
Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc ước tính 850 thuyền nhân đã chết trên một con tàu quá tải bị lật ngoài khơi Lybia hôm Chúa Nhật 19 tháng Tư. Con tàu chở khoảng 900 người chỉ còn 28 người sống sót đã được hải quân Ý kéo vào bờ hôm thứ Ba 21 tháng Tư.
Đứng trước thảm họa nhân đạo này, Tổng thư ký của Hội Đồng Giám Mục Ý nói "tất cả các mọi khả năng phải được thực hiện, tất cả các giải pháp phải được xem xét" để ngăn chặn sự tái phát các thảm họa tương tự
Theo Đức Giám Mục Nunzio Galantino vấn đề di cư bất hợp pháp không thể được giải quyết trong một bước duy nhất. Ngài đả kích sự phụ thuộc vào những đề nghị phiến diện hay cực đoan được đưa ra bởi một số chính trị gia và báo giới Ý, chẳng hạn như việc tiêu hủy các thuyền bè chở lậu người vào Ý để ngăn chặn không để chúng được sử dụng lần nữa cho việc chuyên chở người tị nạn trên những hành trình nguy hiểm về phía châu Âu.
Đức Cha Galantino nói:
"Tôi hy vọng các giải pháp được đề ra không phải là hoa trái của lòng hận thù, hoặc tệ hơn nữa, người ta muốn mua phiếu của cử tri từ bi kịch này".
Các giám mục Ý nói rằng chỉ một mình nước Ý không thể nào thu nhận nổi làn sóng những người nhập cư đang ngày càng đông đảo theo sau những cuộc chiến đang diễn ra tại Trung Đông.
Đứng trước thảm họa nhân đạo này, Tổng thư ký của Hội Đồng Giám Mục Ý nói "tất cả các mọi khả năng phải được thực hiện, tất cả các giải pháp phải được xem xét" để ngăn chặn sự tái phát các thảm họa tương tự
Theo Đức Giám Mục Nunzio Galantino vấn đề di cư bất hợp pháp không thể được giải quyết trong một bước duy nhất. Ngài đả kích sự phụ thuộc vào những đề nghị phiến diện hay cực đoan được đưa ra bởi một số chính trị gia và báo giới Ý, chẳng hạn như việc tiêu hủy các thuyền bè chở lậu người vào Ý để ngăn chặn không để chúng được sử dụng lần nữa cho việc chuyên chở người tị nạn trên những hành trình nguy hiểm về phía châu Âu.
Đức Cha Galantino nói:
"Tôi hy vọng các giải pháp được đề ra không phải là hoa trái của lòng hận thù, hoặc tệ hơn nữa, người ta muốn mua phiếu của cử tri từ bi kịch này".
Các giám mục Ý nói rằng chỉ một mình nước Ý không thể nào thu nhận nổi làn sóng những người nhập cư đang ngày càng đông đảo theo sau những cuộc chiến đang diễn ra tại Trung Đông.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Tạ Ơn và Khánh Thành Khu A Học viện Triết học Durando thuộc Tu hội Truyền giáo Thánh Vinh Sơn
Nguyễn Ngọc Hiệp
11:44 25/04/2015
KHÁNH THÀNH HỌC VIỆN TRIẾT HỌC (23/4/2015)
Bài giảng:
Khánh thành Học viện Triết học Durando làm tôi nhớ đến một câu chuyện ! Có một ông triết gia kia luôn tự hào về kiến thức triết học của mình, một hôm đi đò qua sông, ông hỏi anh lái đò: “Anh có biết Triết học không ?”. Anh lái đò trả lời: “Thưa ông, không !”. Triết gia nói: “Anh không biết Triết học là mất nửa đời anh rồi !”. Đò qua đến giữa sông thì sóng gió nổi lên, chiếc thuyền lật úp. Hai người vùng vẫy dưới nước. Anh lái đò hỏi nhà triết học: “Ông có biết bơi không ?”. Ông đáp: “Không !”. Anh lái đò nói: “Vậy là ông mất cả đời ông rồi !”
Hình ảnh
Nếu Triết học không cần thiết cho các ứng sinh linh mục thì đã không có Học viện Triết học Durando ! Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II, trước ngưỡng cửa thiên niên kỷ thứ ba, đã viết: “Giáo Hội phải hết lòng trân trọng những nỗ lực của lý trí nhằm đạt tới những mục tiêu làm cho nhân sinh ngày càng nên xứng đáng hơn. Giáo Hội nhận thấy nơi Triết học một phương cách nhận biết những chân lý nền tảng liên quan đến cuộc sống của con người. Đồng thời, Giáo Hội coi Triết học như một trợ lực không thể thiếu để thấu hiểu đức tin và để truyền thông chân lý Tin Mừng cho những ai chưa biết đến” (Thông điệp Đức tin và lý trí, 14/9/1998, số 5).
Như thế, Triết học giúp thấu hiểu đức tin và loan báo Tin Mừng. Ông triết gia có lý khi nói: “Không biết Triết học là mất nửa đời rồi”. Nhưng, nhà triết học đó không biết bơi, nên “mất cả đời”, nghĩa là chết !
Chúa Giêsu, qua bài Tin Mừng (Ga 6,44-51), khẳng định: “Ta bảo thật các ngươi:ai tin vào Ta thì có sự sống đời đời. Ta là bánh ban sự sống. Cha ông các ngươi đã ăn manna trong sa mạc và đã chết. Đây là bánh bởi trời xuống, để ai ăn bánh này thì khỏi chết. Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ sống đời đời”.
Chúa Giêsu là hiện thân của Thiên Chúa Tình Yêu, là Tình Yêu Nhập thể. “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.” (Ga 3, 16). Như thế, con người cần phải biết bơi trong đại dương tình yêu của Thiên Chúa, như cá cần nước, như con người cần cơm bánh. Chính Chúa Giêsu ví mình như bánh cần cho sự sống đời đời. Bí tích Thánh Thể là dấu chỉ của Bánh Hằng sống, là chính Mình và Máu Chúa Giêsu ngự trong hình bánh rượu.
Con người cần ăn để sống, nhưng ăn mà không tiêu cũng chết ! Vì thế, có thể nói tiêu hóa quan trọng hơn ăn ! Chúng ta thường xuyên được “ăn thịt và uống máu” Chúa. Nhưng có khi không “tiêu hóa”, bằng chứng là không biết yêu như Chúa yêu !
Do đó, các thầy Tu hội Truyền giáo Thánh Vinh Sơn chẳng những quan tâm đến việc học Triết mà còn quan tâm đến việc sống bác ái theo gương Thánh Vinh Sơn là Đấng đã noi gương Chúa Giêsu. Thánh Durando, bổn mạng của Học viện Triết học, trong giảng dạy, luôn nhấn mạnh đến lòng thương xót của Thiên Chúa và cổ võ việc giúp đỡ những người nghèo khổ.
Chiều ngày 11 tháng 4 vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố Trọng sắc ấn định Năm Thánh Lòng Thương Xót của Chúa. Năm Thánh bắt đầu từ Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm 8/12/2015 và kết thúc vào Lễ Chúa Kitô Vua 20/11/2016. Trọng sắc dài 28 trang, có nhan đề “Misericordiae Vultus” (Dung mạo Lòng Thương xót) mở đầu với lời tuyên xưng: “Chúa Giêsu là Dung mạo lòng thương xót của Chúa Cha. Những lời này cũng có thể tóm lược mầu nhiệm đức tin Kitô giáo”. Trong văn kiện này, Đức Thánh Cha nói rằng Năm Thánh nhằm giúp chúng ta “sống lòng thương xót trong cuộc sống hằng ngày”, lòng thương xót mà Thiên Chúa “không ngừng tuôn đổ trên tất cả chúng ta”.
Năm Lòng Chúa Thương Xót được bắt đầu từ lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, vừa để mừng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm vừa kỷ niệm 50 năm ngày bế mạc Công đồng Vatican II, một Công đồng đã kêu gọi Giáo Hội loan báo Tin Mừng cho thế giới bằng những cách thức mới, đem lòng thương xót của Thiên Chúa đến cho tất cả mọi người.
Đức Thánh Cha xác tín rằng toàn thể Giáo Hội sẽ tìm được trong Năm Thánh này niềm vui để tái khám phá Lòng Thương Chúa và làm cho Lòng Thương Chúa thêm phong phú. Qua đó, tất cả được kêu gọi mang lại niềm an ủi và tình thương cho mọi người trong thời đại chúng ta. ĐTC đã lưu ý rằng: Kitô hữu là người cảm nghiệm được lòng từ bi, thương xót của Thiên Chúa, để trở nên giống Thiên Chúa. ĐTC giải thích: Thánh Phêrô không muốn Chúa Giêsu rửa chân cho ông, nhưng rồi sau này ông mới hiểu rằng: chỉ có người nào để cho Chúa Kitô rửa chân trước thì mới biết rửa chân cho nhau; nghĩa là, chỉ người nào biết để cho Chúa yêu, biết bơi trong tình yêu của Chúa, thì mới biết yêu tha nhân.
Nguyện xin Chân phước Marco Antonio Durando, bổn mạng của Học viện Triết học được khánh thành một phần hôm nay, bầu cử cùng Chúa ban cho tất cả chúng ta ơn biết cảm nhận được lòng thương xót của Thiên Chúa để có thể biểu lộ lòng thương xót của Thiên Chúa đối với mọi người, nhất là những người nghèo khổ, theo gương Đức Giêsu Kitô mà Thánh Vinh Sơn đã thể hiện, một mẫu gương đã thúc đẩy Chân phước Marco Antonio Durando và vẫn đang thúc đẩy mọi người chúng ta, cách riêng những con cái của thánh Vinh Sơn, dấn thân cho người nghèo khổ, cả về tinh thần lẫn vật chất.
Lạy Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, Mẹ đã hiện ra với thánh nữ Catherine Labouré, một Nữ tử Bác ái Thánh Vinh Sơn, xin ầu cho chúng con.
Bài giảng:
Khánh thành Học viện Triết học Durando làm tôi nhớ đến một câu chuyện ! Có một ông triết gia kia luôn tự hào về kiến thức triết học của mình, một hôm đi đò qua sông, ông hỏi anh lái đò: “Anh có biết Triết học không ?”. Anh lái đò trả lời: “Thưa ông, không !”. Triết gia nói: “Anh không biết Triết học là mất nửa đời anh rồi !”. Đò qua đến giữa sông thì sóng gió nổi lên, chiếc thuyền lật úp. Hai người vùng vẫy dưới nước. Anh lái đò hỏi nhà triết học: “Ông có biết bơi không ?”. Ông đáp: “Không !”. Anh lái đò nói: “Vậy là ông mất cả đời ông rồi !”
Hình ảnh
Nếu Triết học không cần thiết cho các ứng sinh linh mục thì đã không có Học viện Triết học Durando ! Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II, trước ngưỡng cửa thiên niên kỷ thứ ba, đã viết: “Giáo Hội phải hết lòng trân trọng những nỗ lực của lý trí nhằm đạt tới những mục tiêu làm cho nhân sinh ngày càng nên xứng đáng hơn. Giáo Hội nhận thấy nơi Triết học một phương cách nhận biết những chân lý nền tảng liên quan đến cuộc sống của con người. Đồng thời, Giáo Hội coi Triết học như một trợ lực không thể thiếu để thấu hiểu đức tin và để truyền thông chân lý Tin Mừng cho những ai chưa biết đến” (Thông điệp Đức tin và lý trí, 14/9/1998, số 5).
Như thế, Triết học giúp thấu hiểu đức tin và loan báo Tin Mừng. Ông triết gia có lý khi nói: “Không biết Triết học là mất nửa đời rồi”. Nhưng, nhà triết học đó không biết bơi, nên “mất cả đời”, nghĩa là chết !
Chúa Giêsu, qua bài Tin Mừng (Ga 6,44-51), khẳng định: “Ta bảo thật các ngươi:ai tin vào Ta thì có sự sống đời đời. Ta là bánh ban sự sống. Cha ông các ngươi đã ăn manna trong sa mạc và đã chết. Đây là bánh bởi trời xuống, để ai ăn bánh này thì khỏi chết. Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ sống đời đời”.
Chúa Giêsu là hiện thân của Thiên Chúa Tình Yêu, là Tình Yêu Nhập thể. “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.” (Ga 3, 16). Như thế, con người cần phải biết bơi trong đại dương tình yêu của Thiên Chúa, như cá cần nước, như con người cần cơm bánh. Chính Chúa Giêsu ví mình như bánh cần cho sự sống đời đời. Bí tích Thánh Thể là dấu chỉ của Bánh Hằng sống, là chính Mình và Máu Chúa Giêsu ngự trong hình bánh rượu.
Con người cần ăn để sống, nhưng ăn mà không tiêu cũng chết ! Vì thế, có thể nói tiêu hóa quan trọng hơn ăn ! Chúng ta thường xuyên được “ăn thịt và uống máu” Chúa. Nhưng có khi không “tiêu hóa”, bằng chứng là không biết yêu như Chúa yêu !
Do đó, các thầy Tu hội Truyền giáo Thánh Vinh Sơn chẳng những quan tâm đến việc học Triết mà còn quan tâm đến việc sống bác ái theo gương Thánh Vinh Sơn là Đấng đã noi gương Chúa Giêsu. Thánh Durando, bổn mạng của Học viện Triết học, trong giảng dạy, luôn nhấn mạnh đến lòng thương xót của Thiên Chúa và cổ võ việc giúp đỡ những người nghèo khổ.
Chiều ngày 11 tháng 4 vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố Trọng sắc ấn định Năm Thánh Lòng Thương Xót của Chúa. Năm Thánh bắt đầu từ Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm 8/12/2015 và kết thúc vào Lễ Chúa Kitô Vua 20/11/2016. Trọng sắc dài 28 trang, có nhan đề “Misericordiae Vultus” (Dung mạo Lòng Thương xót) mở đầu với lời tuyên xưng: “Chúa Giêsu là Dung mạo lòng thương xót của Chúa Cha. Những lời này cũng có thể tóm lược mầu nhiệm đức tin Kitô giáo”. Trong văn kiện này, Đức Thánh Cha nói rằng Năm Thánh nhằm giúp chúng ta “sống lòng thương xót trong cuộc sống hằng ngày”, lòng thương xót mà Thiên Chúa “không ngừng tuôn đổ trên tất cả chúng ta”.
Năm Lòng Chúa Thương Xót được bắt đầu từ lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, vừa để mừng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm vừa kỷ niệm 50 năm ngày bế mạc Công đồng Vatican II, một Công đồng đã kêu gọi Giáo Hội loan báo Tin Mừng cho thế giới bằng những cách thức mới, đem lòng thương xót của Thiên Chúa đến cho tất cả mọi người.
Đức Thánh Cha xác tín rằng toàn thể Giáo Hội sẽ tìm được trong Năm Thánh này niềm vui để tái khám phá Lòng Thương Chúa và làm cho Lòng Thương Chúa thêm phong phú. Qua đó, tất cả được kêu gọi mang lại niềm an ủi và tình thương cho mọi người trong thời đại chúng ta. ĐTC đã lưu ý rằng: Kitô hữu là người cảm nghiệm được lòng từ bi, thương xót của Thiên Chúa, để trở nên giống Thiên Chúa. ĐTC giải thích: Thánh Phêrô không muốn Chúa Giêsu rửa chân cho ông, nhưng rồi sau này ông mới hiểu rằng: chỉ có người nào để cho Chúa Kitô rửa chân trước thì mới biết rửa chân cho nhau; nghĩa là, chỉ người nào biết để cho Chúa yêu, biết bơi trong tình yêu của Chúa, thì mới biết yêu tha nhân.
Nguyện xin Chân phước Marco Antonio Durando, bổn mạng của Học viện Triết học được khánh thành một phần hôm nay, bầu cử cùng Chúa ban cho tất cả chúng ta ơn biết cảm nhận được lòng thương xót của Thiên Chúa để có thể biểu lộ lòng thương xót của Thiên Chúa đối với mọi người, nhất là những người nghèo khổ, theo gương Đức Giêsu Kitô mà Thánh Vinh Sơn đã thể hiện, một mẫu gương đã thúc đẩy Chân phước Marco Antonio Durando và vẫn đang thúc đẩy mọi người chúng ta, cách riêng những con cái của thánh Vinh Sơn, dấn thân cho người nghèo khổ, cả về tinh thần lẫn vật chất.
Lạy Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, Mẹ đã hiện ra với thánh nữ Catherine Labouré, một Nữ tử Bác ái Thánh Vinh Sơn, xin ầu cho chúng con.
Giáo họ biệt lập Hòa Minh, GP Đà Nẵng, đón nhận Cha Quản Nhiệm tiên khởi
Toma Trương Văn Ân
18:07 25/04/2015
Lúc 9 giờ sáng, ngày 25. 4.2015, tại nhà thờ Giáo họ Hòa Minh, cộng đoàn Giáo họ vui mừng đón: Đức Giám Mục Giuse –Giám mục Giáo phận đến chủ sự Thánh lễ; Cha Giuse Phạm Thanh Liêm – Giám Tỉnh Dòng Tên Tỉnh Dòng Việt Nam; Cha Phê-rô Trương Văn Phúc SJ- Quản nhiệm tiên khởi Giáo Họ Hòa Minh; Cha Gioakim Trần Kim Thượng – Hạt Trưởng hạt Hòa Vang; quý Cha trong hạt Hòa Vang; quý Cha đồng tế và Tu sĩ các Dòng đang công tác Mục vụ tại giáo phận Đà Nẵng; Ân Nhân và quý Khách đến hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa vì muôn ơn Ngài đã ban cho Giáo họ, trong ngày công bố thành lập Giáo họ biệt lập, ký biên bản hợp tác mục vụ giữa Giáo phận Đà Nẵng và Tỉnh Dòng Tên Việt Nam trong việc trao quyền Quản nhiệm Giáo họ cho Cha Phê-rô Trương Văn Phúc SJ ( Dòng Tên)
Hình ảnh
Các Tu sĩ Dòng Tên đã đặt chân đến vùng đất truyền giáo này vào ngày 18. 1.1615, Giáo phận Đà Nẵng vừa kỷ niệm biến cố này đúng 400 năm. Việc Dòng Tên trở lại Đà Nẵng cộng tác mục vụ sau hơn 300 năm gián đoạn vì nhiều khó khăn thử thách của các giai đoạn thăng trầm lịch sử, mang một ý nghĩa đặc biệt trong lịch sử truyền giáo, hình thành và phát triển của Giáo phận và của Dòng.
Trước lúc đi vào Thánh lễ, ĐGM tỏ vui mừng vì sự trưởng thành về mọi mặt của Hòa Minh, Ngài gợi ý cho cộng đoàn phụng vụ biết: hôm nay Giáo Hội mừng kính Thánh Mac-cô – Thánh sử; về di ngôn của Chúa Giê-su: “ các con hãy đi giảng dạy cho muôn dân”, mệnh lệnh truyền giáo chúng ta có nhiệm vụ nhưng chưa ý thức, chưa dấn thân thật sự… Giáo Hội qua mọi thời đại đã không ngừng truyền giáo và phát triển, thành lập các cộng đoàn mới. mỗi người tín hữu phải sống dấn thân, sống chứng nhân Tin Mừng bằng đời sống bác ái yêu thương của mình trong mọi môi trường của xã hội.
Tiếp đó, Cha GB Hồ Thái Sơn- Chánh văn phòng TGM công bố văn thư thành lập Giáo họ biệt lập Hòa Minh từ ngày 25.4.2015 của ĐGM Giáo phận, bao gồm giáo dân thuộc phường Hòa Minh, Quận Liên Chiểu, Tp Đà Nẵng, được tách ra từ Giáo xứ Hòa Khánh.
Cha Giám Tỉnh Dòng Tên công bố văn thư cộng tác mục vụ tại thư đài, giữa Giáo phận Đà Nẵng và Tỉnh Dòng Tên Việt Nam. Theo văn thư, Dòng làm công tác mục vụ, công tác chuyên môn tại Hòa Minh trong 20 năm, và có thể gia hạn thêm. Được hưởng mọi quyền và trách nhiệm về cơ sở vật chất, nhân sự và đời sống luân lý đạo đức của người tín hữu tại đây. Việc thay đổi Cha Quản nhiệm do Cha Giám Tỉnh đề cử cho ĐGM Giáo phận bổ nhiệm. Cha Giám Tỉnh và ĐGM có quyền mãn nhiệm Cha Quản nhiệm. Giáo phận và Hội Dòng có thể chấm dứt hợp đồng, nhưng báo cho phía bên kia ít nhất trong thời hạn 6 tháng. Các văn bản được ĐGM và Cha Giám Tỉnh ấn ký công khai tại bàn thờ, trước mặt cộng đoàn tham dự.
Sau đó, Cha GB Trần Ngọc Tuyến công bố thư bổ nhiệm Cha Tân Quản nhiệm Phê-rô Trương Văn Phúc của ĐGM, ĐGM tin tưởng vào khả năng và lòng nhiệt thành của Cha Quản nhiệm.
Sau phần phụng vụ Lời Chúa, Cha Quản nhiệm đã quỳ trước bàn thờ công khai tuyên xưng Đức Tin trước mặt ĐGM và cộng đoàn về các điều phải tin trong Kinh Tin Kính, mọi điều hàm chứa trong Lời Thiên Chúa dưới hình thức Thánh Kinh hoặc Thánh Truyền, mọi điều Giáo Hội dạy phải tin, như đã được Mạc khải theo phán quyết long trọng, hoặc giáo huấn thông thường và phổ quát của Giáo Hội. Ngài cũng sẵn lòng chấp nhận và tuân thủ mọi điều và từng điều liên quan đến Giáo lý về Đức tin và luân lý do Giáo Hội xác quyết. Ngài cũng hết lòng hết sức chấp nhận giáo lý do Đức Giáo Hoàng, hoặc Giám mục đoàn dạy, khi các Ngài thi hành quyền giáo huấn chính thức. Cha Quản nhiệm còn lập lại lời hứa về nổ lực sống, rao giảng Đức Tin, xây dựng cộng đoàn Đức Tin nơi mình được ủy thác, vâng phục Đấng Bản quyền và Bề Trên hợp pháp của mình trước mặt ĐGM và cộng đoàn. Cuối cùng, Ngài đặt tay trên sách Tin Mừng, để nhờ Thiên Chúa và Lời Chúa giúp sức cho để có thể chu toàn những gì đã tuyên xưng và cam kết.
Sau khi tuyên thệ, ĐGM đã trao quyền chính thức thực thi Sứ vụ cho Cha Quản nhiệm, qua việc trao: Dây các phép(tượng trưng quyền Thánh hóa Dân Ki-tô giáo trong cử hành Thánh lễ và các bí tích);Ghế chủ tọa (Đại diện Hội Thánh mà quản trị cộng đoàn Dân Chúa tại đây, và liên đới hiệp thông chia sẻ trách nhiệm mục vụ với ĐGM); Tòa Giải tội ( Nhân Danh Chúa Giê-su, giải phóng tháo cởi những tâm hồn xa lìa Chúa, mở cửa cho họ trở về với Chúa và với Giáo Hội); Tòa giảng ( quyền giảng dạy ); Nhà Tạm ( quyền cử hành phụng vụ thánh)
Cuổi Thánh lễ, Cha Giám Tỉnh tỏ niềm vui mừng Dòng được trở lại nơi vùng đất Giáo phận Đà Nẵng, Sứ mang của Dòng là tiếp nối sứ mạng của Giáo Hội, nhờ Ơn Chúa. Sự yêu thương của Thiên Chúa và Mẹ Hội Thánh mời gọi các Tu sĩ của Dòng hết tâm hết sức phục vụ nơi này, Ngài cám ơn ĐGM, Cha Hạt Trưởng, Cha Quản xứ Hòa khánh, quý ân nhân và cộng đoàn đã dày công hy sinh cho Hòa Minh có cơ ngơi khang trang và Cộng đoàn Giáo Hội cơ bản.
Cha Giuse Nguyễn Thanh Sơn – Quản xứ Hòa Khánh và ông An-rê Nguyễn Phú- Trưởng Ban Thường vụ Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ Hòa Khánh cũng nói lên tâm tình: buồn vì sự chia tách Giáo họ biệt lập ra khỏi Giáo xứ mẹ ( nỗi buồn thường tình của con người ), nhưng niềm vui thật lớn lao vì sự trưởng thành của Giáo họ nói riêng và Giáo Hội.
Khi được mời nói lên tâm tình của Cha Quản nhiệm, Ngài chỉ đơn sơ ví như Tân lang (chú rể), mọi điều còn lạ lẫm, sự mơ ước và hiện tại, tâm tình biết ơn, bằng chứng tình Chúa qua Giáo Hội và ĐGM,Ngài cần sự giúp đỡ của mọi người. Nhưng sự xác quyết lòng tin vào Thiên Chúa, sự trung thành vâng phục vào Giáo Hội, tinh thần truyền giáo, bác ái đến với người nghèo, tinh thần mở, tinh thần đi ra khỏi chính mình để đến với anh em…., tinh thần hiệp thông với Giáo Hội, với Giáo xứ mẹ( Hòa Khánh) và mọi người thì thật là vững chắc.
Cuối cùng, ông Phê-rô Trương Ngọc Lân – Đại diện Giáo họ Hòa Minh dâng lời cảm tạ Thiên Chúa, cám ơn ĐGM, quý Cha Quản xứ và nguyên Quản xứ Hòa Khánh, Cha Giám Tỉnh, quý ân nhân và mọi người đã góp công, góp của, tâm lực và trí lực để Hòa Minh có được như ngày hôm nay. Những bó hoa tươi thắm dâng lên ĐGM, Cha Giám Tỉnh, Cha Hạt Trưởng, Cha Quản xứ Hòa Khánh, Cha Quản nhiệm, gói ghém niềm vui và tâm tình biết ơn của cộng đoàn Hòa Minh
Trước lúc ban phép lành, ĐGM đã cho công đoàn thấy được những thuận lợi khởi đầu của Hòa Minh như: Chính Quyền tạo thuận lợi cho việc hoạt động và xây dựng cơ sở: Được Dòng Tên đảm nhận mục vụ; được sự giúp đỡ của nhiều ân nhân…trong niềm vui mừng chọn Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII làm bổn mạng ( Ngài đã ký Sắc lệnh thành lập Giáo phận Đà Nẵng 18.1.1963). ĐGM cám ơn Tỉnh Dòng Tên và cộng đoàn Giáo xứ Hòa Khánh đã nỗ lực rất nhiều trong việc xây dựng Giáo Hội. Ngài đã giới thiệu về nhân thân của Cha Quản nhiệm, tặng quà lưu niệm cho Cha Giám Tỉnh và Cha Quản xứ Hòa Khánh và Ngài ban Phép lành kết thúc Thánh lễ tạ ơn mừng Giáo Họ biệt lập và Cha Quản nhiệm tiên khởi Phê-rô Trương Văn Phúc.
Nhà thờ Hòa Minh khởi công xây dựng ngày 3. 12.2013 ( Lễ Thánh Phan-xi-cô Xavie ) và khánh thành ngày 11.10.2014 ( lần đầu tiên lịch phụng vụ mừng Thánh Giáo Hoàng Gio-an XXIII ), địa chỉ: số 2 Nguyễn Chích, quận Liên Chiểu, Tp Đà Nẵng. Email: phucdongten@gmail.com
Ngôi nhà thờ Hòa Minh hai tầng, xây theo kiến trúc gothic với những đường cong hình quả trám mềm mại nhẹ nhàng hai bên hành lang, kết hợp với kiến trúc tân thời mặt tiền và bên trong, mái vòm đúc, tạo vẻ đẹp nhẹ nhàng uy nghiêm thánh thiện. Nhà thờ có chiều ngang 15m và chiều dài 31m, tổng diện tích xây dựng 950m2, chiều cao 23m, nền cao 1,2m so với vỉa hè, xung quanh là những dãy bậc tam cấp xuống đến sân.
Hiện nay, hệ thống âm thanh không được tốt, một số vị trí khi tham dự cử hành phụng vụ nghe không được rõ,làm ảnh hưởng đến tâm tình và nghệ thuật ca hát của ca đoàn. Lời Chúa được công bố đến tai người nghe cũng chữ được chữ mất. Cha Quản nhiệm chia sẻ: “ cộng đoàn cần cầu nguyện để Chúa làm phép lạ qua tấm lòng và đôi tay thiện hảo của quý ân nhân, để Lời Chúa đến được với đôi tai mới thấm vào tâm hồn người Tín Hữu được”.
Hình ảnh
Các Tu sĩ Dòng Tên đã đặt chân đến vùng đất truyền giáo này vào ngày 18. 1.1615, Giáo phận Đà Nẵng vừa kỷ niệm biến cố này đúng 400 năm. Việc Dòng Tên trở lại Đà Nẵng cộng tác mục vụ sau hơn 300 năm gián đoạn vì nhiều khó khăn thử thách của các giai đoạn thăng trầm lịch sử, mang một ý nghĩa đặc biệt trong lịch sử truyền giáo, hình thành và phát triển của Giáo phận và của Dòng.
Trước lúc đi vào Thánh lễ, ĐGM tỏ vui mừng vì sự trưởng thành về mọi mặt của Hòa Minh, Ngài gợi ý cho cộng đoàn phụng vụ biết: hôm nay Giáo Hội mừng kính Thánh Mac-cô – Thánh sử; về di ngôn của Chúa Giê-su: “ các con hãy đi giảng dạy cho muôn dân”, mệnh lệnh truyền giáo chúng ta có nhiệm vụ nhưng chưa ý thức, chưa dấn thân thật sự… Giáo Hội qua mọi thời đại đã không ngừng truyền giáo và phát triển, thành lập các cộng đoàn mới. mỗi người tín hữu phải sống dấn thân, sống chứng nhân Tin Mừng bằng đời sống bác ái yêu thương của mình trong mọi môi trường của xã hội.
Tiếp đó, Cha GB Hồ Thái Sơn- Chánh văn phòng TGM công bố văn thư thành lập Giáo họ biệt lập Hòa Minh từ ngày 25.4.2015 của ĐGM Giáo phận, bao gồm giáo dân thuộc phường Hòa Minh, Quận Liên Chiểu, Tp Đà Nẵng, được tách ra từ Giáo xứ Hòa Khánh.
Cha Giám Tỉnh Dòng Tên công bố văn thư cộng tác mục vụ tại thư đài, giữa Giáo phận Đà Nẵng và Tỉnh Dòng Tên Việt Nam. Theo văn thư, Dòng làm công tác mục vụ, công tác chuyên môn tại Hòa Minh trong 20 năm, và có thể gia hạn thêm. Được hưởng mọi quyền và trách nhiệm về cơ sở vật chất, nhân sự và đời sống luân lý đạo đức của người tín hữu tại đây. Việc thay đổi Cha Quản nhiệm do Cha Giám Tỉnh đề cử cho ĐGM Giáo phận bổ nhiệm. Cha Giám Tỉnh và ĐGM có quyền mãn nhiệm Cha Quản nhiệm. Giáo phận và Hội Dòng có thể chấm dứt hợp đồng, nhưng báo cho phía bên kia ít nhất trong thời hạn 6 tháng. Các văn bản được ĐGM và Cha Giám Tỉnh ấn ký công khai tại bàn thờ, trước mặt cộng đoàn tham dự.
Sau đó, Cha GB Trần Ngọc Tuyến công bố thư bổ nhiệm Cha Tân Quản nhiệm Phê-rô Trương Văn Phúc của ĐGM, ĐGM tin tưởng vào khả năng và lòng nhiệt thành của Cha Quản nhiệm.
Sau phần phụng vụ Lời Chúa, Cha Quản nhiệm đã quỳ trước bàn thờ công khai tuyên xưng Đức Tin trước mặt ĐGM và cộng đoàn về các điều phải tin trong Kinh Tin Kính, mọi điều hàm chứa trong Lời Thiên Chúa dưới hình thức Thánh Kinh hoặc Thánh Truyền, mọi điều Giáo Hội dạy phải tin, như đã được Mạc khải theo phán quyết long trọng, hoặc giáo huấn thông thường và phổ quát của Giáo Hội. Ngài cũng sẵn lòng chấp nhận và tuân thủ mọi điều và từng điều liên quan đến Giáo lý về Đức tin và luân lý do Giáo Hội xác quyết. Ngài cũng hết lòng hết sức chấp nhận giáo lý do Đức Giáo Hoàng, hoặc Giám mục đoàn dạy, khi các Ngài thi hành quyền giáo huấn chính thức. Cha Quản nhiệm còn lập lại lời hứa về nổ lực sống, rao giảng Đức Tin, xây dựng cộng đoàn Đức Tin nơi mình được ủy thác, vâng phục Đấng Bản quyền và Bề Trên hợp pháp của mình trước mặt ĐGM và cộng đoàn. Cuối cùng, Ngài đặt tay trên sách Tin Mừng, để nhờ Thiên Chúa và Lời Chúa giúp sức cho để có thể chu toàn những gì đã tuyên xưng và cam kết.
Sau khi tuyên thệ, ĐGM đã trao quyền chính thức thực thi Sứ vụ cho Cha Quản nhiệm, qua việc trao: Dây các phép(tượng trưng quyền Thánh hóa Dân Ki-tô giáo trong cử hành Thánh lễ và các bí tích);Ghế chủ tọa (Đại diện Hội Thánh mà quản trị cộng đoàn Dân Chúa tại đây, và liên đới hiệp thông chia sẻ trách nhiệm mục vụ với ĐGM); Tòa Giải tội ( Nhân Danh Chúa Giê-su, giải phóng tháo cởi những tâm hồn xa lìa Chúa, mở cửa cho họ trở về với Chúa và với Giáo Hội); Tòa giảng ( quyền giảng dạy ); Nhà Tạm ( quyền cử hành phụng vụ thánh)
Cuổi Thánh lễ, Cha Giám Tỉnh tỏ niềm vui mừng Dòng được trở lại nơi vùng đất Giáo phận Đà Nẵng, Sứ mang của Dòng là tiếp nối sứ mạng của Giáo Hội, nhờ Ơn Chúa. Sự yêu thương của Thiên Chúa và Mẹ Hội Thánh mời gọi các Tu sĩ của Dòng hết tâm hết sức phục vụ nơi này, Ngài cám ơn ĐGM, Cha Hạt Trưởng, Cha Quản xứ Hòa khánh, quý ân nhân và cộng đoàn đã dày công hy sinh cho Hòa Minh có cơ ngơi khang trang và Cộng đoàn Giáo Hội cơ bản.
Cha Giuse Nguyễn Thanh Sơn – Quản xứ Hòa Khánh và ông An-rê Nguyễn Phú- Trưởng Ban Thường vụ Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ Hòa Khánh cũng nói lên tâm tình: buồn vì sự chia tách Giáo họ biệt lập ra khỏi Giáo xứ mẹ ( nỗi buồn thường tình của con người ), nhưng niềm vui thật lớn lao vì sự trưởng thành của Giáo họ nói riêng và Giáo Hội.
Khi được mời nói lên tâm tình của Cha Quản nhiệm, Ngài chỉ đơn sơ ví như Tân lang (chú rể), mọi điều còn lạ lẫm, sự mơ ước và hiện tại, tâm tình biết ơn, bằng chứng tình Chúa qua Giáo Hội và ĐGM,Ngài cần sự giúp đỡ của mọi người. Nhưng sự xác quyết lòng tin vào Thiên Chúa, sự trung thành vâng phục vào Giáo Hội, tinh thần truyền giáo, bác ái đến với người nghèo, tinh thần mở, tinh thần đi ra khỏi chính mình để đến với anh em…., tinh thần hiệp thông với Giáo Hội, với Giáo xứ mẹ( Hòa Khánh) và mọi người thì thật là vững chắc.
Cuối cùng, ông Phê-rô Trương Ngọc Lân – Đại diện Giáo họ Hòa Minh dâng lời cảm tạ Thiên Chúa, cám ơn ĐGM, quý Cha Quản xứ và nguyên Quản xứ Hòa Khánh, Cha Giám Tỉnh, quý ân nhân và mọi người đã góp công, góp của, tâm lực và trí lực để Hòa Minh có được như ngày hôm nay. Những bó hoa tươi thắm dâng lên ĐGM, Cha Giám Tỉnh, Cha Hạt Trưởng, Cha Quản xứ Hòa Khánh, Cha Quản nhiệm, gói ghém niềm vui và tâm tình biết ơn của cộng đoàn Hòa Minh
Trước lúc ban phép lành, ĐGM đã cho công đoàn thấy được những thuận lợi khởi đầu của Hòa Minh như: Chính Quyền tạo thuận lợi cho việc hoạt động và xây dựng cơ sở: Được Dòng Tên đảm nhận mục vụ; được sự giúp đỡ của nhiều ân nhân…trong niềm vui mừng chọn Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII làm bổn mạng ( Ngài đã ký Sắc lệnh thành lập Giáo phận Đà Nẵng 18.1.1963). ĐGM cám ơn Tỉnh Dòng Tên và cộng đoàn Giáo xứ Hòa Khánh đã nỗ lực rất nhiều trong việc xây dựng Giáo Hội. Ngài đã giới thiệu về nhân thân của Cha Quản nhiệm, tặng quà lưu niệm cho Cha Giám Tỉnh và Cha Quản xứ Hòa Khánh và Ngài ban Phép lành kết thúc Thánh lễ tạ ơn mừng Giáo Họ biệt lập và Cha Quản nhiệm tiên khởi Phê-rô Trương Văn Phúc.
Nhà thờ Hòa Minh khởi công xây dựng ngày 3. 12.2013 ( Lễ Thánh Phan-xi-cô Xavie ) và khánh thành ngày 11.10.2014 ( lần đầu tiên lịch phụng vụ mừng Thánh Giáo Hoàng Gio-an XXIII ), địa chỉ: số 2 Nguyễn Chích, quận Liên Chiểu, Tp Đà Nẵng. Email: phucdongten@gmail.com
Ngôi nhà thờ Hòa Minh hai tầng, xây theo kiến trúc gothic với những đường cong hình quả trám mềm mại nhẹ nhàng hai bên hành lang, kết hợp với kiến trúc tân thời mặt tiền và bên trong, mái vòm đúc, tạo vẻ đẹp nhẹ nhàng uy nghiêm thánh thiện. Nhà thờ có chiều ngang 15m và chiều dài 31m, tổng diện tích xây dựng 950m2, chiều cao 23m, nền cao 1,2m so với vỉa hè, xung quanh là những dãy bậc tam cấp xuống đến sân.
Hiện nay, hệ thống âm thanh không được tốt, một số vị trí khi tham dự cử hành phụng vụ nghe không được rõ,làm ảnh hưởng đến tâm tình và nghệ thuật ca hát của ca đoàn. Lời Chúa được công bố đến tai người nghe cũng chữ được chữ mất. Cha Quản nhiệm chia sẻ: “ cộng đoàn cần cầu nguyện để Chúa làm phép lạ qua tấm lòng và đôi tay thiện hảo của quý ân nhân, để Lời Chúa đến được với đôi tai mới thấm vào tâm hồn người Tín Hữu được”.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Legio Mariae với đời sống thánh hiến
JM Lam Thy
09:55 25/04/2015
LEGIO MARIÆ VỚI ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN
Theo Lịch Phụng vụ, Chúa Nhật IV/PS hàng năm – CN CHÚA CHIÊN LÀNH – Giáo Hội cầu cho “Ơn Thiên triệu Linh mục và Tu sĩ”. Nói đến ơn Thiên triệu, đa phần đều cho rằng đó là ơn gọi Linh mục và Tu sĩ. Thực ra, ơn Thiên triệu là nói chung tất cả các ơn gọi xuất phát từ Thiên Chúa (Thiên: Trời – Thiên Chúa; Triệu: mời gọi). Đó là những ân sủng Thiên Chúa ban cho con người: Ơn gọi Ki-tô hữu (Phép Rửa – Mt 28, 19-20); Ơn gọi lập gia đình (Hôn phối – Mt 19, 4-7); Ơn gọi Tu trì (tức “Ơn Thiên triệu Linh mục và Tu sĩ” hay “Ơn gọi đời sống Thánh hiến” – Mt 19, 10-12; Lc 20, 35-36).
Trong Sứ điệp “Ngày thế giới cầu cho Ơn Gọi” (ban hành ngày 14/4/2015), ĐTC. Phan-xi-cô đã nói rõ về vấn đề này: “Chúa Nhật thứ 4 mùa Phục sinh giới thiệu cho chúng ta hình ảnh người Mục Tử Nhân Lành, Đấng biết rõ chiên của mình, kêu gọi chúng, nuôi dưỡng chúng và hướng dẫn chúng. Đã hơn 50 năm nay, chúng ta cử hành ngày Chúa Nhật này như là ngày Thế Giới Cầu Nguyện Cho Ơn Gọi... Nơi căn cội của mỗi ơn gọi Ki-tô hữu có một chuyển động cơ bản của kinh nghiệm đức tin: tin có nghĩa là rời bỏ chính mình, ra khỏi tiện nghi thoải mái và sự cứng nhắc của cái tôi để tập trung cuộc sống của chúng ta vào Chúa Giê-su Ki-tô.”
Ấy cũng bởi vì “Khi làm cho mình trở nên tiếng vọng của việc cảm nghiệm nơi nhiều người trong các Con và của Bộ Về Đời Sống Thánh Hiến Và Các Hiệp Hội Đời Sống Tông Đồ, trong dịp kỷ niệm lần thứ 50 Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội Ánh sáng muôn dân, mà trong chương thứ VI của Hiến Chế này, bàn về các Tu Sĩ, cũng như Sắc Lệnh Đức Ái toàn hảo về việc canh tân đời sống Tu Sĩ, Cha đã quyết định cho mở Năm Về Đời Sống Thánh Hiến” (Lời mở đầu Tông thư của ĐTC. Phan-xi-cô gửi tất cả các người Tận hiến nhân dịp “Năm Đời sống thánh hiến”). Xin cùng tìm hiểu về Ơn gọi Đời sống Thánh hiến:
I.- ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN LÀ GÌ?
Sắc Lệnh về Canh Tân Thích Nghi Ðời Sống Dòng Tu “Perfectæ Caritatis” (số 1) đã giải thich: “Ngay từ thời sơ khai của Giáo Hội, đã có những người nam cũng như nữ, qua việc thực hành các lời khuyên Phúc Âm, quyết tự nguyện theo Chúa Ki-tô với một tinh thần tự do thanh thoát hơn, bắt chước Người cách trung thành hơn, và mỗi người một cách, tất cả đều sống tận hiến cho Thiên Chúa.” Điều đó cho thấy đời sống Thánh hiến là một trong những cách thức sống đạo để được thánh hiến "sâu xa hơn", bắt nguồn từ bí tích Thánh Tẩy và việc tận hiến cho Thiên Chúa. Trong đời sống thánh hiến, dưới tác động của Thánh Thần, các Ki-tô hữu sẵn sàng “vâng nghe Lời Người Con Yêu Dấu” (Mc 9, 7), tự hiến cho Thiên Chúa là Cha Toàn Năng hằng hữu – Đấng được yêu mến trên hết mọi sự; đồng thời theo đuổi đức ái hoàn hảo (“mến Chúa yêu người”) để phục vụ Nước Trời, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo đến tận cùng trái đất.
Như vậy, người Ki-tô hữu sống đời thánh hiến là tự nguyện “buộc mình tuân giữ ba lời khuyên của Phúc Âm qua lời khấn hay qua những ràng buộc thánh khác tương tự như lời khấn dòng; nhờ đó họ hiến thân hoàn toàn cho Thiên Chúa chí ái, để phụng sự và làm vinh danh Ngài với một danh hiệu mới mẻ và đặc biệt. Vì thế, bậc sống được thiết lập do việc tuyên khấn các lời khuyên của Phúc Âm, tuy không liên quan đến cơ cấu phẩm trật của Giáo Hội, nhưng dĩ nhiên cũng gắn chặt với đời sống và sự thánh thiện của Giáo Hội.” (Hiến chế Tín lý về Giáo Hội “Lumen Gentium”, số 44).
II.- ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN BAO GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO?
Nói chung, toàn thể Giáo Hội đều được thánh hiến từ căn bản là bí tích Rửa Tội và Thêm Sức; sau đó sự thánh hiến được nâng tầm cao hơn tùy theo bí tích hoặc lời tuyên khấn do cá nhân hay cộng đoàn Ki-tô hữu tự chọn. Thực vậy, “Sứ mạng của các giáo dân, những người "có nhiệm vụ tìm kiếm Nước Thiên Chúa bằng cách dấn thân vào các việc trần thế và xếp đặt chúng theo kế hoạch Thiên Chúa", đặt nền tảng trên sự thánh hiến do bí tích Rửa tội và Thêm sức, chung cho tất cả các thành phần của Dân Thiên Chúa. Ngoài sự thánh hiến căn bản ấy, các giáo sĩ được thánh hiến bằng bí tích Truyền chức Thánh để nối tiếp sứ vụ tông đồ qua dòng thời gian. Những người tận hiến cam kết sống các lời khuyên Phúc Âm, được thánh hiến một cách mới mẻ và đặc biệt; sự thánh hiến này, tuy không mang tính bí tích, nhưng ràng buộc khiến họ chấp nhận lối sống độc thân, khó nghèo, vâng phục đã được Đức Giê-su đích thân thể hiện và đề nghị cho các môn đệ. Cho dù cả ba bậc sống khác nhau đều biểu lộ mầu nhiệm duy nhất của Đức Ki-tô, nhưng các giáo dân thì có đặc tính riêng biệt tuy không độc hữu là sinh hoạt giữa trần thế; còn các mục tử thì mang trách nhiệm về tác vụ, còn những người tận hiến thì cố gắng nên đồng hình đồng dạng với Đức Ki-tô khiết tịnh, nghèo khó và vâng phục” (Tông huấn “Đời Sống Thánh Hiến – Vita Consecrata”, số 31).
Sắc Lệnh về Canh Tân Thích Nghi Ðời Sống Dòng Tu “Perfectæ Caritatis” (từ số 5 tới số 11) đã cho thấy có nhiều hình thức thánh hiến:“*5. Yếu tố chung cho mọi hình thức đời sống dòng tu. *6. Ưu tiên của đời sống thiêng liêng. *7. Những hội dòng hoàn toàn chuyên lo chiêm niệm. *8. Những hội dòng dấn thân làm việc tông đồ. *9. Trung thành với đời sống đan viện và cộng đồng. *10. Ðời sống tu trì giáo dân. *11. Tu hội triều.” Giáo lý Hội Thánh Công Giáo cũng phân định:
1- Đời sống ẩn tu:Các vị ẩn tu thường không công khai tuyên khấn giữ ba lời khuyên Phúc Âm, "họ dâng hiến cuộc đời để ngợi khen Thiên Chúa và cứu độ thế gian, qua việc triệt để lánh xa trần thế, giữ yên lặng cô tịch, cầu nguyện liên lỉ và sống khổ hạnh đền tội." (CIC can 603, 1). (GL/HTCG, số 920-921).
2- Các trinh nữ và góa phụ sống đời thánh hiến:Từ thời các tông đồ, đã có các trinh nữ và góa phụ Ki-tô giáo được Chúa mời gọi để tâm hồn, thể xác và tinh thần được tự do hơn mà gắn bó hoàn toàn với Người (1Cr 7, 34-36). Họ quyết định sống trong bậc đồng trinh hoặc khiết tịnh vĩnh viễn "vì Nước Trời" (Mt 19, 12). (GL/HTCG, số 922-924).
3- Đời sống tu sĩ:Đời sống tu trì phát sinh từ Đông Phương trong những thế kỷ đầu của Ki-tô giáo (UR 15) và được thể hiện trong các dòng tu được Hội Thánh thành lập theo Giáo luật (CIC can 573). Lối sống này phân biệt với những hình thức khác của đời thánh hiến ở các điểm: tổ chức đời sống phụng tự, công khai khấn giữ các lời khuyên Phúc Âm, sống huynh đệ, làm chứng cho sự kết hợp giữa Đức Ki-tô với Hội Thánh (CIC can 607). (GL/HTCG, số 925-927).
4- Các Tu hội đời:"Tu hội đời là một hội sống đời thánh hiến, trong đó các tín hữu sống giữa đời, hướng tới đức ái trọn hảo và nỗ lực góp phần thánh hóa trần gian ngay giữa lòng đời." (CIC can 710).” (GL/HTCG, số 928-929).
5- Các hiệp hội có đời sống tông đồ: Bên cạnh những hình thức khác nhau của đời thánh hiến, có các hiệp hội tông đồ. Trong các hiệp hội này, các thành viên tuy không có lời khấn dòng, nhưng theo đuổi nhiệm vụ tông đồ riêng của hội và bằng đời sống chung trong tình huynh đệ; họ hướng tới Đức Ái hoàn hảo theo nếp sống riêng của họ nhờ việc tuyên giữ hiến chương của hội. (GL/HTCG, số 930).
III.- ĐỂ SỐNG XỨNG ĐÁNG VỚI ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN:
Năm nay là năm “Đời sống Thánh hiến”, toàn thể đại gia đình Ki-tô hữu (Hội Thánh) nói chung, và cách riêng, các gia đình thừa sai Giáo xứ, hãy tích cực sống cách cụ thể tinh thần Tông thư gửi tất cả các người tận hiến nhân dịp năm “Đời sống Thánh hiến”, bằng cách đáp lại lời kêu gọi cần phải đạt cho được “3 mục tiêu” và “5 điều mong ước” của Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô:
A. Ba mục tiêu của năm Đời sống Thánh hiến:
A1- Nhìn về quá khứ với lòng tri ân:Mỗi Dòng của chúng ta đều đến từ một lịch sử phong phú của đặc sủng. Khởi đầu là tác động của Thiên Chúa, Đấng đã kêu gọi trong Thánh Linh một số người đi theo sát gót Đức Ki-tô, để chuyển dịch Tin Mừng ra một lối sống đặc thù, để đọc các dấu chỉ thời đại với cặp mắt đức tin, để đáp ứng với những nhu cầu của Giáo Hội một cách sáng tạo.
A2- Sống hiện tại cách say mê:Việc ôn lại quá khứ thúc đẩy chúng ta hãy thể hiện những khía cạnh cấu tạo đời sống thánh hiến của mình, nhờ chú ý lắng nghe điều mà Thần Khí nói với Hội Thánh ngày hôm nay. Chúng ta hãy là những con người của sự hiệp thông, hãy can đảm hiện diện tại những nơi có đố kị và tranh chấp, và hãy trở nên dấu chỉ khả tín của sự hiện diện của Thánh Linh, Đấng đổ tràn xuống các tâm hồn niềm say mê cho hết mọi người được trở nên một (x. Ga 17, 21). Hãy sống huyền nhiệm của sự gặp gỡ: “khả năng lắng nghe người khác, khả năng cùng nhau tìm ra con đường, phương pháp”, hãy để cho mình được chiếu sáng bởi mối tương quan tình yêu đã xuyên qua Tam Vị (x. 1 Ga 4,8) như khuôn mẫu cho mọi tương quan liên bản vị.
A3- Nhắm đến tương lai với niềm hy vọng: Đời sống thánh hiến đang gặp nhiều khó khăn dưới mọi hình thức: ơn gọi sụt giảm, các thành viên tuổi cao, nhất là tại các nước Tây phương, những vấn đề kinh tế tiếp theo cuộc khủng hoảng tài chánh trầm trọng, những thách đố của việc quốc tế hóa và toàn cầu hóa, những nguy cơ của thuyết tương đối, đời tu bị gạt ra bên lề và không được xã hội trân trọng … Giữa những hoang mang mà chúng ta cùng chia sẻ với bao nhiều người đương thời, bừng lên niềm hy vọng của chúng ta, là hoa trái của đức tin vào Đấng làm chủ lịch sử và không ngừng lặp lại với chúng ta: “Đừng sợ... Ta đang ở với con.” (Gr 1, 8).
B. Năm điều mong ước của ĐTC:
B1- Ước mong “Đâu có các tu sĩ thì có niềm vui”:Chúng ta được mời gọi cảm nghiệm và chứng tỏ rằng Thiên Chúa có khả năng lấp đầy con tim của chúng ta và làm cho chúng ta được hạnh phúc, không cần phải đi tìm hạnh phúc ở đâu khác; chứng tỏ rằng tình huynh đệ chân chính sống trong các cộng đoàn của chúng ta nuôi dưỡng niềm vui; chứng tỏ rằng sự tận hiến để phục vụ Giáo Hội, các gia đình, các người trẻ, các người già, các người nghèo, giúp cho chúng ta đạt được sự thành tựu bản thân và mang lại ý nghĩa trọn vẹn cho cuộc đời.
B2- Ước mong “đánh thức thế giới”: Bởi vì đặc trưng của đời sống thánh hiến là tính ngôn sứ. Như tôi đã nói với các bề trên tổng quyền: “tính cách triệt để không chỉ dành riêng cho các tu sĩ, nhưng là điều đòi hỏi hết mọi người. Nhưng các tu sĩ đi theo Chúa một cách đặc biệt, đó là cách thức ngôn sứ.” Đây là điều đòi hỏi ưu tiên: “những ngôn sứ chứng tá cho Đức Giê-su đã sống ở thế giới này… Một tu sĩ không bao giờ được khước từ tính ngôn sứ.” (29-11-2013).
B3- Ước mong các tu sĩ và những người tận hiến trở nên những “chuyên viên hiệp thông”: Tôi mong rằng “linh đạo hiệp thông” mà thánh Gio-an Phao-lô II đã chỉ ra, sẽ trở thành thực tại, và anh chị em sẽ là những người đầu tiên đón nhận “sự thách đố lớn lao ở trước mặt” trong ngàn năm mới: “làm cho Giáo Hội là ngôi nhà và trường học của hiệp thông”. Tôi chắc rằng trong Năm nay, anh chị em cố gắng để cho lý tưởng huynh đệ mà các vị sáng lập theo đuổi sẽ tăng trưởng ở nhiều cấp độ, tựa hồ những vòng tròn đồng tâm.
B4- Ước mong tất cả mọi thành phần của Giáo Hội “ra khỏi chính mình và đi về những vùng ngoại ô của cuộc đời”: Đó là những lời cuối cùng của Chúa Giê-su ngỏ với các môn đệ và hôm nay vẫn còn ngỏ cho tất cả mỗi người chúng ta: “Hãy đi khắp tứ phương thiên hạ” (Mc 16, 15). Cả một nhân loại đang chờ đợi: những người đã mất hết hy vọng, những gia đình đang gặp khó khăn, những trẻ thơ bị bỏ rơi, các bạn trẻ gặp ngõ cụt trước tương lai, những người già lão bệnh tật bị loại trừ, những người giàu của cải nhưng trống rỗng trong lòng, những người đang tìm ý nghĩa cuộc đời, khao khát đời tâm linh…
B5- Ước mong mỗi hình thức đời sống thánh hiến hãy tự vấn về điều mà Thiên Chúa và nhân loại hiện đang đòi hỏi. Các đan viện và những nhóm có khuynh hướng chiêm niệm có thể gặp gỡ nhau, hoặc liên kết với nhau để trao đổi những kinh nghiệm về đời cầu nguyện, về cách thức tăng trưởng sự hiệp thông với toàn thể Giáo Hội, về cách thức nâng đỡ các Ki-tô hữu bị bách hại, về cách thức đón tiếp và đồng hành những ai đang tìm kiếm một đời sống thiêng liêng sâu xa hơn hoặc đang cần sự nâng đỡ tinh thần hay vật chất.
IV.- LEGIO MARIÆ VỚI ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN:
Legio Mariæ đã có một nhận thức rất đúng đắn về ơn gọi Đời sống Thánh hiến: “Nhiệm vụ lớn lao của Legio Mariæ là khuếch trương ý thức về ơn gọi của giáo dân. Bởi tin chắc về ơn gọi riêng, ta sẽ có tinh thần tông đồ. Với khát vọng chuyên cần việc Chúa Ki-tô, mong mỏi nên Chúa Ki-tô khác, và phụng sự Chúa Ki-tô trong anh em nhỏ nhất của Người, thế là Legio như một nhà dòng cho tín hữu, Legio là lý tưởng thánh thiện trọn lành chuyển sang đời sống giáo dân. Legio là nước Chúa Ki-tô thâm nhập vào lớp người sống giữa thế giới ngày nay” (Đức Cha Alfred O’Rahilly - Thủ Bản, số lề 122; xc. thêm số lề 151, 165, 362, 363, 382, 383. Đồng thời đọc thêm bài “Legio Mariæ và Đời sống Thánh hiến” của Lm. Bede MacGregor, OP. trong TLHT Senatus VN tháng 3/2015).
Và để hoạt động đạt hiệu quả tối đa, “Legio Mariæ quyết tôn kính, vâng lời vị Linh mục như bề trên chính thức, và còn hơn thế nữa. Đó là ý kiến quan trọng của việc tông đồ trong Legio Mariæ. Dầu đại đa số hội viên là giáo hữu, Legio Mariæ vẫn hành động liên kết mật thiết với các Linh mục, dưới quyền hướng dẫn của ngài, và vì quyền lợi cao quý của hai bên. Vì thế, Legio Mariæ hết lòng giúp Linh mục trong nhiệm vụ của ngài, và làm cho ngài chiếm một chỗ rộng hơn trong đời sống nhân loại, vì tiếp đón Linh mục là tiếp đón chính Đấng đã sai ngài đến (“Quả thật, quả thật, Ta cho hay, ai đã đón tiếp người mà Ta đã cử đến, là tiếp Ta; ai tiếp Ta, tức là tiếp Đấng đã cử Ta đến” – Ga 13, 20 - TB số lề 124; xc thêm 121, 122, 123, 125, 126, 127, 129, 130, 166, 173, 176, 183, 236, 280, 290, 308, 320, 322, 370, 382, 389, 447, 526, 552, 554, 555).
Chính ĐGH. Phan-xi-cô đã nói với các Linh mục trong các Giáo Hội địa phương: “Trong bối cảnh này, tôi mời gọi anh em, những mục tử của các Giáo Hội địa phương, hãy ân cần cổ động trong cộng đồng của anh em, các đặc sủng khác nhau, dù cũ hay mới, bằng cách nâng đỡ, linh hoạt, giúp đỡ trong việc phân định, âu yếm gần gũi họ trong những hoàn cảnh đau đớn và yếu đuối mà một vài người tận hiến có thể gặp phải, và nhất là bằng cách dạy dỗ để soi sáng cho dân Chúa biết giá trị của đời sống thánh hiến nhờ vậy làm nổi bật vẻ đẹp và sự thánh thiện của Giáo Hội” (Tông thư gửi tất cả các người tận hiến nhân dịp năm “Đời sống Thánh hiến”, số III – 5).
Cũng bởi vì Thủ Bản của Legio Mariæ không quy định mời quý vị linh mục đảm nhận vai trò linh hướng cho những Præsidium tại các giáo xứ, nên Legio Mariæ rất mong được các Linh mục tán đồng và trợ giup (tán trợ). Xin quý Linh mục vì tôn chỉ và mục đích tốt đẹp của Legio Mariæ, hết lòng cộng tác, hướng dẫn như một vị Linh giám trong cương vị “BẢO TRỢ” những Præsidium tại các giáo xứ (xc. Thủ Bản, số lề 176:BẬC TÁN TRƠ:Bậc này dành cho Linh mục, Tu sĩvà giáo dân không thể hoặc không muốn làm hội viên hoạt động, nhưng dâng mình phục vụ bằng lời cầu nguyện theo ý Legio Mariæ. Bậc Tán trợ chia ra hai cấp : a) sơ cấp, đơn giản là tán trợ; và b) cao cấp, biệt hiệu là Bảo trợ”).
KẾT LUẬN:
Tóm lại, việc khấn giữ các lời khuyên Phúc Âm, mà các tu sĩ đã tình nguyện chấp nhận theo ơn gọi riêng của mình, góp phần không nhỏ vào việc thanh luyện tâm hồn, không ngừng khích lệ sống bác ái nhiệt thành, nhất là có sức làm cho người Ki-tô hữu ngày càng nên giống (“đồng hình đồng dạng”) với Đức Giê-su và Ðức Trinh Nữ Maria, Mẹ Người, như gương lành của bao đấng sáng lập dòng đã chứng tỏ. Nói về Ơn gọi, không thể không nhắc đến “mẫu gương tuyệt vời của mọi ơn gọi” là Đức Trinh Nữ Ma-ri-a. Quả thật “Đức Trinh Nữ Ma-ri-a, mẫu gương của mọi ơn gọi, đã không sợ hãi khi thưa tiếng “xin vâng” trước lời mời gọi của Thiên Chúa. Nguyện xin Mẹ đồng hành với chúng ta và dẫn dắt chúng ta. Cùng với sự can đảm đầy quảng đại của đức tin, Mẹ đã hân hoan ra khỏi chính mình và đặt trọn toàn bộ kế hoạch đời mình nơi Thiên Chúa. Chúng ta hãy hướng về Mẹ để xin Mẹ giúp chúng ta biết hoàn toàn sẵn sàng cho kế hoạch mà Thiên Chúa đã khơi lên trong chúng ta; để chúng ta thêm lòng khao khát bước ra và lên đường, với lòng hăng hái, hướng về người khác (x. Lc 1,39). Nguyện xin Mẹ bảo vệ chúng ta và chuyển cầu cho tất cả chúng ta” (Sứ điệp “Ngày thế giới cầu cho Ơn Gọi”).
Vì thế, học hỏi về ơn gọi “Đời sống Thánh hiến”, người Ki-tô hữu hãy chạy đến với Đức Mẹ Thăm Viếng hiệp dâng lời cầu nguyện: “Lạy Nữ Trinh Thăm Viếng, chúng con trao phó những người tận hiến cho Mẹ để họ biết mau mắn tìm gặp những người lâm cảnh khốn cùng để mang lại sự trợ giúp và nhất là để mang Chúa Giê-su đến. Xin Mẹ dạy họ biết công bố những kỳ công Thiên Chúa đang thực hiện trong thế giới ngõ hầu muôn dân đều ca ngợi danh Người. Xin nâng đỡ họ trong những công tác phục vụ người nghèo khó, kẻ đói ăn, người thất vọng, kẻ hèn mọn và hết mọi người đang thành tâm tìm kiếm Con của Mẹ.” (Tông huấn “Đời Sống Thánh Hiến – Vita Consecrata”, số 112).
JM. Lam Thy ĐVD
Theo Lịch Phụng vụ, Chúa Nhật IV/PS hàng năm – CN CHÚA CHIÊN LÀNH – Giáo Hội cầu cho “Ơn Thiên triệu Linh mục và Tu sĩ”. Nói đến ơn Thiên triệu, đa phần đều cho rằng đó là ơn gọi Linh mục và Tu sĩ. Thực ra, ơn Thiên triệu là nói chung tất cả các ơn gọi xuất phát từ Thiên Chúa (Thiên: Trời – Thiên Chúa; Triệu: mời gọi). Đó là những ân sủng Thiên Chúa ban cho con người: Ơn gọi Ki-tô hữu (Phép Rửa – Mt 28, 19-20); Ơn gọi lập gia đình (Hôn phối – Mt 19, 4-7); Ơn gọi Tu trì (tức “Ơn Thiên triệu Linh mục và Tu sĩ” hay “Ơn gọi đời sống Thánh hiến” – Mt 19, 10-12; Lc 20, 35-36).
Trong Sứ điệp “Ngày thế giới cầu cho Ơn Gọi” (ban hành ngày 14/4/2015), ĐTC. Phan-xi-cô đã nói rõ về vấn đề này: “Chúa Nhật thứ 4 mùa Phục sinh giới thiệu cho chúng ta hình ảnh người Mục Tử Nhân Lành, Đấng biết rõ chiên của mình, kêu gọi chúng, nuôi dưỡng chúng và hướng dẫn chúng. Đã hơn 50 năm nay, chúng ta cử hành ngày Chúa Nhật này như là ngày Thế Giới Cầu Nguyện Cho Ơn Gọi... Nơi căn cội của mỗi ơn gọi Ki-tô hữu có một chuyển động cơ bản của kinh nghiệm đức tin: tin có nghĩa là rời bỏ chính mình, ra khỏi tiện nghi thoải mái và sự cứng nhắc của cái tôi để tập trung cuộc sống của chúng ta vào Chúa Giê-su Ki-tô.”
Ấy cũng bởi vì “Khi làm cho mình trở nên tiếng vọng của việc cảm nghiệm nơi nhiều người trong các Con và của Bộ Về Đời Sống Thánh Hiến Và Các Hiệp Hội Đời Sống Tông Đồ, trong dịp kỷ niệm lần thứ 50 Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội Ánh sáng muôn dân, mà trong chương thứ VI của Hiến Chế này, bàn về các Tu Sĩ, cũng như Sắc Lệnh Đức Ái toàn hảo về việc canh tân đời sống Tu Sĩ, Cha đã quyết định cho mở Năm Về Đời Sống Thánh Hiến” (Lời mở đầu Tông thư của ĐTC. Phan-xi-cô gửi tất cả các người Tận hiến nhân dịp “Năm Đời sống thánh hiến”). Xin cùng tìm hiểu về Ơn gọi Đời sống Thánh hiến:
I.- ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN LÀ GÌ?
Sắc Lệnh về Canh Tân Thích Nghi Ðời Sống Dòng Tu “Perfectæ Caritatis” (số 1) đã giải thich: “Ngay từ thời sơ khai của Giáo Hội, đã có những người nam cũng như nữ, qua việc thực hành các lời khuyên Phúc Âm, quyết tự nguyện theo Chúa Ki-tô với một tinh thần tự do thanh thoát hơn, bắt chước Người cách trung thành hơn, và mỗi người một cách, tất cả đều sống tận hiến cho Thiên Chúa.” Điều đó cho thấy đời sống Thánh hiến là một trong những cách thức sống đạo để được thánh hiến "sâu xa hơn", bắt nguồn từ bí tích Thánh Tẩy và việc tận hiến cho Thiên Chúa. Trong đời sống thánh hiến, dưới tác động của Thánh Thần, các Ki-tô hữu sẵn sàng “vâng nghe Lời Người Con Yêu Dấu” (Mc 9, 7), tự hiến cho Thiên Chúa là Cha Toàn Năng hằng hữu – Đấng được yêu mến trên hết mọi sự; đồng thời theo đuổi đức ái hoàn hảo (“mến Chúa yêu người”) để phục vụ Nước Trời, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo đến tận cùng trái đất.
Như vậy, người Ki-tô hữu sống đời thánh hiến là tự nguyện “buộc mình tuân giữ ba lời khuyên của Phúc Âm qua lời khấn hay qua những ràng buộc thánh khác tương tự như lời khấn dòng; nhờ đó họ hiến thân hoàn toàn cho Thiên Chúa chí ái, để phụng sự và làm vinh danh Ngài với một danh hiệu mới mẻ và đặc biệt. Vì thế, bậc sống được thiết lập do việc tuyên khấn các lời khuyên của Phúc Âm, tuy không liên quan đến cơ cấu phẩm trật của Giáo Hội, nhưng dĩ nhiên cũng gắn chặt với đời sống và sự thánh thiện của Giáo Hội.” (Hiến chế Tín lý về Giáo Hội “Lumen Gentium”, số 44).
II.- ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN BAO GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO?
Nói chung, toàn thể Giáo Hội đều được thánh hiến từ căn bản là bí tích Rửa Tội và Thêm Sức; sau đó sự thánh hiến được nâng tầm cao hơn tùy theo bí tích hoặc lời tuyên khấn do cá nhân hay cộng đoàn Ki-tô hữu tự chọn. Thực vậy, “Sứ mạng của các giáo dân, những người "có nhiệm vụ tìm kiếm Nước Thiên Chúa bằng cách dấn thân vào các việc trần thế và xếp đặt chúng theo kế hoạch Thiên Chúa", đặt nền tảng trên sự thánh hiến do bí tích Rửa tội và Thêm sức, chung cho tất cả các thành phần của Dân Thiên Chúa. Ngoài sự thánh hiến căn bản ấy, các giáo sĩ được thánh hiến bằng bí tích Truyền chức Thánh để nối tiếp sứ vụ tông đồ qua dòng thời gian. Những người tận hiến cam kết sống các lời khuyên Phúc Âm, được thánh hiến một cách mới mẻ và đặc biệt; sự thánh hiến này, tuy không mang tính bí tích, nhưng ràng buộc khiến họ chấp nhận lối sống độc thân, khó nghèo, vâng phục đã được Đức Giê-su đích thân thể hiện và đề nghị cho các môn đệ. Cho dù cả ba bậc sống khác nhau đều biểu lộ mầu nhiệm duy nhất của Đức Ki-tô, nhưng các giáo dân thì có đặc tính riêng biệt tuy không độc hữu là sinh hoạt giữa trần thế; còn các mục tử thì mang trách nhiệm về tác vụ, còn những người tận hiến thì cố gắng nên đồng hình đồng dạng với Đức Ki-tô khiết tịnh, nghèo khó và vâng phục” (Tông huấn “Đời Sống Thánh Hiến – Vita Consecrata”, số 31).
Sắc Lệnh về Canh Tân Thích Nghi Ðời Sống Dòng Tu “Perfectæ Caritatis” (từ số 5 tới số 11) đã cho thấy có nhiều hình thức thánh hiến:“*5. Yếu tố chung cho mọi hình thức đời sống dòng tu. *6. Ưu tiên của đời sống thiêng liêng. *7. Những hội dòng hoàn toàn chuyên lo chiêm niệm. *8. Những hội dòng dấn thân làm việc tông đồ. *9. Trung thành với đời sống đan viện và cộng đồng. *10. Ðời sống tu trì giáo dân. *11. Tu hội triều.” Giáo lý Hội Thánh Công Giáo cũng phân định:
1- Đời sống ẩn tu:Các vị ẩn tu thường không công khai tuyên khấn giữ ba lời khuyên Phúc Âm, "họ dâng hiến cuộc đời để ngợi khen Thiên Chúa và cứu độ thế gian, qua việc triệt để lánh xa trần thế, giữ yên lặng cô tịch, cầu nguyện liên lỉ và sống khổ hạnh đền tội." (CIC can 603, 1). (GL/HTCG, số 920-921).
2- Các trinh nữ và góa phụ sống đời thánh hiến:Từ thời các tông đồ, đã có các trinh nữ và góa phụ Ki-tô giáo được Chúa mời gọi để tâm hồn, thể xác và tinh thần được tự do hơn mà gắn bó hoàn toàn với Người (1Cr 7, 34-36). Họ quyết định sống trong bậc đồng trinh hoặc khiết tịnh vĩnh viễn "vì Nước Trời" (Mt 19, 12). (GL/HTCG, số 922-924).
3- Đời sống tu sĩ:Đời sống tu trì phát sinh từ Đông Phương trong những thế kỷ đầu của Ki-tô giáo (UR 15) và được thể hiện trong các dòng tu được Hội Thánh thành lập theo Giáo luật (CIC can 573). Lối sống này phân biệt với những hình thức khác của đời thánh hiến ở các điểm: tổ chức đời sống phụng tự, công khai khấn giữ các lời khuyên Phúc Âm, sống huynh đệ, làm chứng cho sự kết hợp giữa Đức Ki-tô với Hội Thánh (CIC can 607). (GL/HTCG, số 925-927).
4- Các Tu hội đời:"Tu hội đời là một hội sống đời thánh hiến, trong đó các tín hữu sống giữa đời, hướng tới đức ái trọn hảo và nỗ lực góp phần thánh hóa trần gian ngay giữa lòng đời." (CIC can 710).” (GL/HTCG, số 928-929).
5- Các hiệp hội có đời sống tông đồ: Bên cạnh những hình thức khác nhau của đời thánh hiến, có các hiệp hội tông đồ. Trong các hiệp hội này, các thành viên tuy không có lời khấn dòng, nhưng theo đuổi nhiệm vụ tông đồ riêng của hội và bằng đời sống chung trong tình huynh đệ; họ hướng tới Đức Ái hoàn hảo theo nếp sống riêng của họ nhờ việc tuyên giữ hiến chương của hội. (GL/HTCG, số 930).
III.- ĐỂ SỐNG XỨNG ĐÁNG VỚI ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN:
Năm nay là năm “Đời sống Thánh hiến”, toàn thể đại gia đình Ki-tô hữu (Hội Thánh) nói chung, và cách riêng, các gia đình thừa sai Giáo xứ, hãy tích cực sống cách cụ thể tinh thần Tông thư gửi tất cả các người tận hiến nhân dịp năm “Đời sống Thánh hiến”, bằng cách đáp lại lời kêu gọi cần phải đạt cho được “3 mục tiêu” và “5 điều mong ước” của Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô:
A. Ba mục tiêu của năm Đời sống Thánh hiến:
A1- Nhìn về quá khứ với lòng tri ân:Mỗi Dòng của chúng ta đều đến từ một lịch sử phong phú của đặc sủng. Khởi đầu là tác động của Thiên Chúa, Đấng đã kêu gọi trong Thánh Linh một số người đi theo sát gót Đức Ki-tô, để chuyển dịch Tin Mừng ra một lối sống đặc thù, để đọc các dấu chỉ thời đại với cặp mắt đức tin, để đáp ứng với những nhu cầu của Giáo Hội một cách sáng tạo.
A2- Sống hiện tại cách say mê:Việc ôn lại quá khứ thúc đẩy chúng ta hãy thể hiện những khía cạnh cấu tạo đời sống thánh hiến của mình, nhờ chú ý lắng nghe điều mà Thần Khí nói với Hội Thánh ngày hôm nay. Chúng ta hãy là những con người của sự hiệp thông, hãy can đảm hiện diện tại những nơi có đố kị và tranh chấp, và hãy trở nên dấu chỉ khả tín của sự hiện diện của Thánh Linh, Đấng đổ tràn xuống các tâm hồn niềm say mê cho hết mọi người được trở nên một (x. Ga 17, 21). Hãy sống huyền nhiệm của sự gặp gỡ: “khả năng lắng nghe người khác, khả năng cùng nhau tìm ra con đường, phương pháp”, hãy để cho mình được chiếu sáng bởi mối tương quan tình yêu đã xuyên qua Tam Vị (x. 1 Ga 4,8) như khuôn mẫu cho mọi tương quan liên bản vị.
A3- Nhắm đến tương lai với niềm hy vọng: Đời sống thánh hiến đang gặp nhiều khó khăn dưới mọi hình thức: ơn gọi sụt giảm, các thành viên tuổi cao, nhất là tại các nước Tây phương, những vấn đề kinh tế tiếp theo cuộc khủng hoảng tài chánh trầm trọng, những thách đố của việc quốc tế hóa và toàn cầu hóa, những nguy cơ của thuyết tương đối, đời tu bị gạt ra bên lề và không được xã hội trân trọng … Giữa những hoang mang mà chúng ta cùng chia sẻ với bao nhiều người đương thời, bừng lên niềm hy vọng của chúng ta, là hoa trái của đức tin vào Đấng làm chủ lịch sử và không ngừng lặp lại với chúng ta: “Đừng sợ... Ta đang ở với con.” (Gr 1, 8).
B. Năm điều mong ước của ĐTC:
B1- Ước mong “Đâu có các tu sĩ thì có niềm vui”:Chúng ta được mời gọi cảm nghiệm và chứng tỏ rằng Thiên Chúa có khả năng lấp đầy con tim của chúng ta và làm cho chúng ta được hạnh phúc, không cần phải đi tìm hạnh phúc ở đâu khác; chứng tỏ rằng tình huynh đệ chân chính sống trong các cộng đoàn của chúng ta nuôi dưỡng niềm vui; chứng tỏ rằng sự tận hiến để phục vụ Giáo Hội, các gia đình, các người trẻ, các người già, các người nghèo, giúp cho chúng ta đạt được sự thành tựu bản thân và mang lại ý nghĩa trọn vẹn cho cuộc đời.
B2- Ước mong “đánh thức thế giới”: Bởi vì đặc trưng của đời sống thánh hiến là tính ngôn sứ. Như tôi đã nói với các bề trên tổng quyền: “tính cách triệt để không chỉ dành riêng cho các tu sĩ, nhưng là điều đòi hỏi hết mọi người. Nhưng các tu sĩ đi theo Chúa một cách đặc biệt, đó là cách thức ngôn sứ.” Đây là điều đòi hỏi ưu tiên: “những ngôn sứ chứng tá cho Đức Giê-su đã sống ở thế giới này… Một tu sĩ không bao giờ được khước từ tính ngôn sứ.” (29-11-2013).
B3- Ước mong các tu sĩ và những người tận hiến trở nên những “chuyên viên hiệp thông”: Tôi mong rằng “linh đạo hiệp thông” mà thánh Gio-an Phao-lô II đã chỉ ra, sẽ trở thành thực tại, và anh chị em sẽ là những người đầu tiên đón nhận “sự thách đố lớn lao ở trước mặt” trong ngàn năm mới: “làm cho Giáo Hội là ngôi nhà và trường học của hiệp thông”. Tôi chắc rằng trong Năm nay, anh chị em cố gắng để cho lý tưởng huynh đệ mà các vị sáng lập theo đuổi sẽ tăng trưởng ở nhiều cấp độ, tựa hồ những vòng tròn đồng tâm.
B4- Ước mong tất cả mọi thành phần của Giáo Hội “ra khỏi chính mình và đi về những vùng ngoại ô của cuộc đời”: Đó là những lời cuối cùng của Chúa Giê-su ngỏ với các môn đệ và hôm nay vẫn còn ngỏ cho tất cả mỗi người chúng ta: “Hãy đi khắp tứ phương thiên hạ” (Mc 16, 15). Cả một nhân loại đang chờ đợi: những người đã mất hết hy vọng, những gia đình đang gặp khó khăn, những trẻ thơ bị bỏ rơi, các bạn trẻ gặp ngõ cụt trước tương lai, những người già lão bệnh tật bị loại trừ, những người giàu của cải nhưng trống rỗng trong lòng, những người đang tìm ý nghĩa cuộc đời, khao khát đời tâm linh…
B5- Ước mong mỗi hình thức đời sống thánh hiến hãy tự vấn về điều mà Thiên Chúa và nhân loại hiện đang đòi hỏi. Các đan viện và những nhóm có khuynh hướng chiêm niệm có thể gặp gỡ nhau, hoặc liên kết với nhau để trao đổi những kinh nghiệm về đời cầu nguyện, về cách thức tăng trưởng sự hiệp thông với toàn thể Giáo Hội, về cách thức nâng đỡ các Ki-tô hữu bị bách hại, về cách thức đón tiếp và đồng hành những ai đang tìm kiếm một đời sống thiêng liêng sâu xa hơn hoặc đang cần sự nâng đỡ tinh thần hay vật chất.
IV.- LEGIO MARIÆ VỚI ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN:
Legio Mariæ đã có một nhận thức rất đúng đắn về ơn gọi Đời sống Thánh hiến: “Nhiệm vụ lớn lao của Legio Mariæ là khuếch trương ý thức về ơn gọi của giáo dân. Bởi tin chắc về ơn gọi riêng, ta sẽ có tinh thần tông đồ. Với khát vọng chuyên cần việc Chúa Ki-tô, mong mỏi nên Chúa Ki-tô khác, và phụng sự Chúa Ki-tô trong anh em nhỏ nhất của Người, thế là Legio như một nhà dòng cho tín hữu, Legio là lý tưởng thánh thiện trọn lành chuyển sang đời sống giáo dân. Legio là nước Chúa Ki-tô thâm nhập vào lớp người sống giữa thế giới ngày nay” (Đức Cha Alfred O’Rahilly - Thủ Bản, số lề 122; xc. thêm số lề 151, 165, 362, 363, 382, 383. Đồng thời đọc thêm bài “Legio Mariæ và Đời sống Thánh hiến” của Lm. Bede MacGregor, OP. trong TLHT Senatus VN tháng 3/2015).
Và để hoạt động đạt hiệu quả tối đa, “Legio Mariæ quyết tôn kính, vâng lời vị Linh mục như bề trên chính thức, và còn hơn thế nữa. Đó là ý kiến quan trọng của việc tông đồ trong Legio Mariæ. Dầu đại đa số hội viên là giáo hữu, Legio Mariæ vẫn hành động liên kết mật thiết với các Linh mục, dưới quyền hướng dẫn của ngài, và vì quyền lợi cao quý của hai bên. Vì thế, Legio Mariæ hết lòng giúp Linh mục trong nhiệm vụ của ngài, và làm cho ngài chiếm một chỗ rộng hơn trong đời sống nhân loại, vì tiếp đón Linh mục là tiếp đón chính Đấng đã sai ngài đến (“Quả thật, quả thật, Ta cho hay, ai đã đón tiếp người mà Ta đã cử đến, là tiếp Ta; ai tiếp Ta, tức là tiếp Đấng đã cử Ta đến” – Ga 13, 20 - TB số lề 124; xc thêm 121, 122, 123, 125, 126, 127, 129, 130, 166, 173, 176, 183, 236, 280, 290, 308, 320, 322, 370, 382, 389, 447, 526, 552, 554, 555).
Chính ĐGH. Phan-xi-cô đã nói với các Linh mục trong các Giáo Hội địa phương: “Trong bối cảnh này, tôi mời gọi anh em, những mục tử của các Giáo Hội địa phương, hãy ân cần cổ động trong cộng đồng của anh em, các đặc sủng khác nhau, dù cũ hay mới, bằng cách nâng đỡ, linh hoạt, giúp đỡ trong việc phân định, âu yếm gần gũi họ trong những hoàn cảnh đau đớn và yếu đuối mà một vài người tận hiến có thể gặp phải, và nhất là bằng cách dạy dỗ để soi sáng cho dân Chúa biết giá trị của đời sống thánh hiến nhờ vậy làm nổi bật vẻ đẹp và sự thánh thiện của Giáo Hội” (Tông thư gửi tất cả các người tận hiến nhân dịp năm “Đời sống Thánh hiến”, số III – 5).
Cũng bởi vì Thủ Bản của Legio Mariæ không quy định mời quý vị linh mục đảm nhận vai trò linh hướng cho những Præsidium tại các giáo xứ, nên Legio Mariæ rất mong được các Linh mục tán đồng và trợ giup (tán trợ). Xin quý Linh mục vì tôn chỉ và mục đích tốt đẹp của Legio Mariæ, hết lòng cộng tác, hướng dẫn như một vị Linh giám trong cương vị “BẢO TRỢ” những Præsidium tại các giáo xứ (xc. Thủ Bản, số lề 176:BẬC TÁN TRƠ:Bậc này dành cho Linh mục, Tu sĩvà giáo dân không thể hoặc không muốn làm hội viên hoạt động, nhưng dâng mình phục vụ bằng lời cầu nguyện theo ý Legio Mariæ. Bậc Tán trợ chia ra hai cấp : a) sơ cấp, đơn giản là tán trợ; và b) cao cấp, biệt hiệu là Bảo trợ”).
KẾT LUẬN:
Tóm lại, việc khấn giữ các lời khuyên Phúc Âm, mà các tu sĩ đã tình nguyện chấp nhận theo ơn gọi riêng của mình, góp phần không nhỏ vào việc thanh luyện tâm hồn, không ngừng khích lệ sống bác ái nhiệt thành, nhất là có sức làm cho người Ki-tô hữu ngày càng nên giống (“đồng hình đồng dạng”) với Đức Giê-su và Ðức Trinh Nữ Maria, Mẹ Người, như gương lành của bao đấng sáng lập dòng đã chứng tỏ. Nói về Ơn gọi, không thể không nhắc đến “mẫu gương tuyệt vời của mọi ơn gọi” là Đức Trinh Nữ Ma-ri-a. Quả thật “Đức Trinh Nữ Ma-ri-a, mẫu gương của mọi ơn gọi, đã không sợ hãi khi thưa tiếng “xin vâng” trước lời mời gọi của Thiên Chúa. Nguyện xin Mẹ đồng hành với chúng ta và dẫn dắt chúng ta. Cùng với sự can đảm đầy quảng đại của đức tin, Mẹ đã hân hoan ra khỏi chính mình và đặt trọn toàn bộ kế hoạch đời mình nơi Thiên Chúa. Chúng ta hãy hướng về Mẹ để xin Mẹ giúp chúng ta biết hoàn toàn sẵn sàng cho kế hoạch mà Thiên Chúa đã khơi lên trong chúng ta; để chúng ta thêm lòng khao khát bước ra và lên đường, với lòng hăng hái, hướng về người khác (x. Lc 1,39). Nguyện xin Mẹ bảo vệ chúng ta và chuyển cầu cho tất cả chúng ta” (Sứ điệp “Ngày thế giới cầu cho Ơn Gọi”).
Vì thế, học hỏi về ơn gọi “Đời sống Thánh hiến”, người Ki-tô hữu hãy chạy đến với Đức Mẹ Thăm Viếng hiệp dâng lời cầu nguyện: “Lạy Nữ Trinh Thăm Viếng, chúng con trao phó những người tận hiến cho Mẹ để họ biết mau mắn tìm gặp những người lâm cảnh khốn cùng để mang lại sự trợ giúp và nhất là để mang Chúa Giê-su đến. Xin Mẹ dạy họ biết công bố những kỳ công Thiên Chúa đang thực hiện trong thế giới ngõ hầu muôn dân đều ca ngợi danh Người. Xin nâng đỡ họ trong những công tác phục vụ người nghèo khó, kẻ đói ăn, người thất vọng, kẻ hèn mọn và hết mọi người đang thành tâm tìm kiếm Con của Mẹ.” (Tông huấn “Đời Sống Thánh Hiến – Vita Consecrata”, số 112).
JM. Lam Thy ĐVD
Văn Hóa
Người Công Giáo Úc và Ngày ANZAC
Vũ Van An
01:41 25/04/2015
Bên ngoài nước Úc, Ngày ANZAC được cử hành long trọng nhất tại Gallipoli, Thổ Nhĩ Kỳ. Hàng năm, Úc và Tân Tây Lan tổ chức 3 lễ tưởng niệm ngày này tại đây: Lễ chung Lúc Hừng Đông (Dawn Service) tại địa điểm Tưởng Niệm ANZAC, tiếp theo là Lễ Tưởng Niệm của Úc tại Lone Pine, và Lễ Tưởng Niệm của Tân Tây Lan tại Chnuk Bair.
Cha đẻ ra nước Úc hiện đại
Họ đến đây để tưởng niệm các chiến binh hy sinh tại Gallipoli và tại nhiều nơi khác, tổng số lên tới 36,141 người Úc và Tân Tây Lan. Riêng tại Gallipoli năm 1915 là hơn 10,000 chiến binh Úc và Tân Tây Lan. Buổi Lễ Lúc Hừng Đông phản ảnh thói quen của của Quân Đội Úc: lúc tranh tối tranh sáng của hừng đông là lúc thích hợp nhất để phát động cuộc tấn công. Các chiến binh trong các vị trí phòng ngự được đánh thức sớm để tới lúc những tia sáng đầu tiên xuất hiện, là lúc họ tỉnh hoàn toàn và sẵn sàng chiến đấu.
Đó là trường hợp đã diễn ra với cuộc đổ bộ tại Gallipoli. Lúc 1 giờ sáng ngày 25 tháng Tư năm 1915, các chiến binh Úc leo thang giây khỏi tầu chiến Anh xuống các tầu nhỏ để chèo vào địa điểm đổ bộ. Tuy nhiên, Đồng Minh đã đi quá địa điểm dự tính đổ bộ: đáng lẽ là bãi biển cách đó chừng vài cây số, họ đã đổ bộ lên bãi biển sỏi đá được các sử gia mô tả chỉ rộng bằng một khung chơi cricket (rộng chừng 20.2 mét x 3.05 mét).
Lúc ấy vào khoảng 4.30 sáng và các đội quân phòng ngự của Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận ra các tầu đổ bộ, thành thử các chiến binh Úc lọt vào các ổ súng trường và súng máy của họ. Đến sớm chiều, thì kế hoạch hoàn toàn thất bại, cuộc xâm lăng biến thành cuộc bị bao vây kéo dài tám tháng rưỡi với tổn thất hơn 10,000 chiến bịnh thiệt mạng.
Nói trong buổi lễ sáng nay tại Gallipoli, Thủ Tướng Tony Abbott của Úc cho rằng: cuộc đổ bộ hoàn toàn thất bại, chỉ thành công ở lúc di tản. Nhưng sự thất bại này đã là cơ hội khai sinh nền cộng hòa của Thổ Nhĩ Kỳ và căn tính quốc gia của cả Úc lẫn Tân Tây Lan. Và những người chiến binh Gallipoli không phải chỉ là những người lính mà là cha đẻ ra nước Úc hiện đại.
Những người Công Giáo nổi danh tại Gallipoli
Trong thánh lễ vọng ngày Anzac tối qua, 24 tháng Tư, tại Nhà Thờ Chính Tòa St Mary, Đức TGM Anthony Fisher, O.P., nhắc tới 2 người Công Giáo nổi danh tham gia chiến dịch tại Gallipoli, cách nay 100 năm. Người đầu tiên là linh mục John Faye (1883–1959). Sau khi thụ phong linh mục lúc 24 tuổi, cha Faye rời bỏ quê hương Ái Nhĩ Lan lên đường qua Úc phục vụ và ngày 8 tháng 9, năm 1914, trở thành đại úy tuyên úy cho tiểu đoàn 11, thuộc Lực Lượng Đế Quốc Úc, sẵn sàng trực chỉ Gallipoli.
Tới Gallipoli ngày 25 tháng Tư, năm 1915, đúng 100 năm trước, và mặc dù các tuyên úy được lệnh ở lại tầu, cha Fahey bất tuân lệnh, đã lao vào chiến tuyến để được ở cạnh các binh sĩ. Ngài xông xáo lo an ủi thương binh, chôn cất người chết và khích lệ người sống. Từ Gallipoli, ngài viết: ngài “bị bắn hai lần vào áo khoác nhưng không hề bị đụng tới da. Một cuốn sách bị bắn khỏi tay tôi, hộp mứt tôi đang ăn bị bắn thủng”. Tháng Bẩy, vì bệnh, ngài được di tản khỏi Gallipoli nhưng trở lại đó vào tháng Chín và ở lại đó tới 7 tháng Mười Một, được huân chương Phục Vụ Xuất Sắc (Distinguished Service Order) vì “can đảm dưới lằn đạn”.
Tháng Tư năm 1916, ngài theo Tiểu Đoàn 11 qua Pháp. Ở đây, ngài viết như sau về hỏa lực pháo binh: “Trong khoảng một giờ, đạn pháo đủ cỡ rót xuống một phạm vi nhỏ của chiến tuyến… Quả là kinh hoàng, quả là qủy ma, và quả là kỳ diệu cho bất cứ ai sống thoát”. Ngài ở lại Pháp cho tới 14 tháng Mười một năm 1917, trở thành tuyên úy phục vụ lâu nhất ở tuyến đầu. Ngài trở về Úc ngày 16 tháng Ba, năm 1918, hết lời ca ngợi tinh thần người chiến binh Úc: “càng biết họ tôi càng thương yêu và cảm phục họ… Lòng can đảm của họ đã được viết bằng việc làm, những việc làm sẽ sống tới ngày tận thế”.
Người thứ hai là chàng thanh niên 18 tuổi tên Normal Thomas Gilroy (1896-1977), sau này trở thành Hồng Y bản xứ đầu tiên của Úc. Ngài tình nguyện tham gia quân vụ với tư cách điện tín viên (telegraphist) vốn là nghề của ngài tại Tổng Nha Bưu Điện Úc. Được cử làm Vô Tuyến Viên Cấp Thấp (Junior Wireless Officer) trên tầu vận tải Hessen, ngài lên đường qua Alexandria đầu tháng Giêng năm 1915. Tháng Tư cùng năm, tầu Hessen qua Thổ Nhĩ Kỳ tham gia các cuộc tấn công tại Gallipoli, cùng với 40 tầu vận tải khác. Hôm trước ngày đổ bộ, ngài vắn tắt ghi trong nhật ký tác phong của các sĩ quan chỉ huy: “Dù họ tới gần, có lẽ, gần kề giai đoạn biến động nhất và nguy hiểm nhất trong đời, các sĩ quan quân đội của chúng ta tỏ ra hoàn toàn bất cần. Lúc dùng trà tối nay, họ ăn nói hết sức khinh xuất, và thoải mái tranh luận với nhau như thể họ đang du lịch trên một du thuyền cách xa vùng nguy hiểm cả hàng ngàn dặm”.
Dù chỉ là một quan sát viên ở trên tầu, ngài cũng hiểu rất rõ tầm nghiêm trọng của cuộc đổ bộ ngày 25 tháng Tư, vì tầu Hessen ở lại khu đổ bộ tại Gallipoli khoảng ba tuần lễ và bị nhiều đạn pháo. Ngài được chứng kiến nhiều tầu chiến, tầu vận tải và một số thương vong. Ngài ghi lại: “Một tầu bệnh viện lớn… và một tầu nhỏ của Hồng Thập Tự chạy qua, đi về hướng Nam, hiển nhiên chở một số người yêu nước bất hạnh, hy sinh mạng sống mình vì quê hương trong khi chúng tôi đứng nhìn từ trên boong tầu của mình với một sự an toàn tương đối, 'vui vẻ' một cách vị kỷ, để người khác thực hiện công việc khó khăn và nguy hiểm”.
Óc quan sát tinh tường khiến ngài nhận định sự kỳ dị của địa điểm đổ bộ như sau: “Nó làm phần lớn chúng tôi, những người chưa được khai tâm về chiến thuật quân sự, phải ngạc nhiên tại sao một vị trí khó khăn như thế đã được chọn để thực hiện cuộc đổ bộ, trong khi, hai bên sườn đồi, thế đất hoàn toàn bằng phẳng”.
Nan đề Ngày ANZAC
Tháng Năm, tầu Hessen được lệnh trở lại Alexandria, rồi qua Anh và sau cùng trở về Úc ngày 8 tháng Mười cùng năm. Mấy tuần lễ tại Gallipoli đã để lại trong ngài những ấn tượng hết sức sâu đậm và đã thúc đẩy ngài giải quyết một nan đề liên quan tới ngày ANZAC sau này.
Ta biết, ngày 25 tháng Tư năm 1916, một năm sau ngày đổ bộ lên Gallipoli, các binh sĩ Úc và Tân Tây Lan tại London đã diễn hành tới Westminster Abbey để dự lễ tưởng niệm dưới sự chủ tọa của Vua George V và thủ tướng Úc W.H Hughes. Sau đó, các buổi lễ tưởng niệm hàng năm mau chóng trở thành một khuôn mẫu tại khắp các tiều bang Úc và năm 1923, một đạo luật của quốc hội liên bang đã chính thức thêm Ngày ANZAC vào lịch các ngày tưởng niệm của Úc. Kể từ đó, nghi lễ chính của Ngày ANZAC thường bắt đầu bằng một nghi lễ hừng đông và sau đó là cuộc diễn hành của các nam nữ cựu phục vụ viên qua các đường phố của thủ phủ, và chấm dứt bằng một buỗi lễ tôn giáo. Cuộc diễn hành và nghi thức tưởng niệm đều được tổ chức bởi Hội Returned Sailors, Soldiers and Airmen’s Imperial League of Australia (RSL).
Nghi thức hừng đông và cuộc diễn hành không gây tranh cãi chi. Nhưng đến nghi thức tôn giáo thì có vấn đề. Tại Sydney chẳng hạn, vừa tới địa điểm tưởng niệm có tính tôn giáo, thường là khu Domain, thì các cựu phục vụ viên Công Giáo thường tách ra để tới Nhà Thờ Chính Tòa St Mary gần đó, dự Thánh Lễ Trọng Thể cầu cho những người nằm xuống. Họ không được tham dự buổi tưởng niệm tại Domain vì nó được hướng dẫn bởi các hệ phái khác, không phải là Công Giáo.
Buổi lễ tôn giáo chung nói trên xem ra vô thưởng vô phạt. Trước đây, nó thường diễn biến như sau: câu “Ôi Lạy Chúa, Đấng Phù Hộ chúng con trong mọi thời quá khứ” được ca đoàn và công chúng cùng hát lên, tiếp theo là lời cầu nguyện của vị giáo sĩ chủ trì, cầu cho đức vua và quốc gia, và bài diễn văn về ANZAC của cùng vị giáo sĩ này; kết thúc dân chúng đáp “Kẻo chúng ta quên” (Lest we forget), rồi hai bản Last Post và Reveille được thổi lên và bài “God Save the King” được hát lên.
Các Giáo Hội lần lượt được mời chủ trì buổi lễ. Riêng các giáo sĩ Công Giáo thì giữ khoảng cách khá xa. Đối với họ, tham gia một nghi thức tôn giáo trên căn bản ngang hàng với các giáo sĩ Thệ Phản bị coi là theo “chủ nghĩa dửng dưng”, một chủ nghĩa bị Đức Giáo Hoàng Piô XI lên án trong thông điệp Mortalium Animos năm 1928: “Tông Tòa không thể tham dự các cuộc tụ họp của họ, trong bất cứ trường hợp nào, và người Công Giáo cũng không được phép ủng hộ hay làm việc cho những cuộc tụ họp ấy; vì họ sẽ đem lại một bộ mặt cho thứ Kitô Giáo giả hiệu này… Bởi thế, thưa các hiền huynh, nay đã rõ lý do tại sao Tông Tòa không bao giờ cho phép các bề tôi của mình tham dự các cuộc tụ họp của người không Công Giáo: vì sự hợp nhất của các Kitô hữu chỉ có thể được cổ vũ qua việc trở về của những người ly khai với Giáo Hội đích thực của Chúa Kitô ”.
Như thế, lý do giữ khoảng cách đối với việc cử hành Ngày ANZAC của người Công Giáo Úc là để tôn trọng “kỷ luật” của Giáo Hội, chứ không hẳn họ không tôn trọng ANZAC. Nhưng những người ngoài Công Giáo không nghĩ vậy. Họ coi người Công Giáo là nguyên nhân gây chia rẽ xã hội, và chỉ biết trung thành với Ái Nhĩ Lan và Rôma.
Bầu khí căng thẳng trên bắt đầu thay đổi khi người cựu phục vụ viên của Gallipoli là Norman Thomas Gilroy đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám Mục Sydney. Năm 1957, hai thư ký của ngài là linh mục Henry Kennedy và Ian Bums cho hay: Đức TGM Gilroy muốn hình thức cử hành tại Domain thay đổi để người Công Giáo cảm thấy có thể tham dự được. Muốn thế phải có các cuộc thương thảo với RSL. Nhưng hai bên không định được ngày thương thảo. Trong khi ấy, dấu hiệu hòa dịu đầu tiên đã được phía Công Giáo đưa ra: từ năm 1959, Thánh Lễ Trọng Thể tưởng niệm ANZAC đã được chuyển xuống giữa trưa, để người Công Giáo dự diễn hành và dự luôn buổi lễ ở Domain, trước khi dự Thánh Lể Trọng Thể. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Công Giáo thì vẫn “chưa thể” tham dự buổi lễ ở Domain.
Thế rồi, dưới sự lãnh đạo của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII, Giáo Hội Công Giáo biểu lộ một sự cởi mở mới mẻ đối với các Giáo Hội và tôn giáo khác. Đức Hồng Y Gilroy, người can dự vào cả việc bầu Đức Gioan XXIII lẫn việc chuẩn bị Công Đồng Vatican II, ý thức rất rõ nhu cầu đối thoại và cởi mở. Việc này có ảnh hưởng dứt khoát tới thái độ của ngài đối với việc giải quyết tình thế bế tắc của hai buổi lễ tôn giáo tưởng niệm ANZAC được cử hành cùng một lúc, thay vì một buổi lễ thống nhất.
Tuy nhiên, công khai thông bế tắc, theo sử liệu hiện có, lại là của RSL, tiểu bang NSW, với tân thư ký Warren G. Osmond, được cử nhiệm năm 1961. Ông cùng chủ tịch William Yeo tới thảo luận với TGM Anh Giáo là Hugh Gough nhằm thay đổi nghi thức tưởng niệm để mọi Giáo Hội, nhất là Công Giáo, có thể chấp nhận được. Họ đề nghị như sau: mọi lời cầu nguyện sẽ được hướng dẫn bởi các nhà lãnh đạo của RSL và quân lực; một giáo sĩ sẽ đọc Diễn Văn ANZAC, nhưng chỉ có tính yêu nước, không nói tới tôn giáo; một luân phiên hàng năm sẽ giúp các Giáo Hội lần lượt đọc bài diễn văn này.
TGM Gough nhận vai trò tiếp xúc với các Giáo Hội và bắt đầu bằng việc đến gặp Đức HY Gilroy và được Đức HY chấp thuận trên nguyên tắc. Được lời như cởi tấm lòng, RSL chính thức mời Đức HY Gilroy tới Anzac House để thương lượng. Ngày 2 tháng Mười Một, Đức HY Gilroy chính thức chấp nhận Lệnh Phục Vụ mới và đồng ý tham gia việc luận phiên hàng năm bằng cách cử một giáo sĩ tới đọc Diễn Văn Tưởng Niệm. Thoả thuận này sau đó đã được các giám mục khác của NSW chấp nhận vào năm 1962. Nhờ thế, ngày 29 tháng Ba, 1962, chủ tịch RSL tiểu bang NSW đã ra thông báo: lần đầu tiên sẽ có buổi lễ “thống nhất” tại Domain, “được mọi người chấp nhận, bất kể tín ngưỡng”.
Năm này, buổi lễ tại Domain, lần đầu tiên, có sự hiện diện của Đức Hồng Y Gilroy trên lễ đài cùng với các giáo sĩ của các Giáo Hội khác. Sau buổi lễ, ngài mới trở lại Nhà Thờ Chính Tòa St Mary để chủ tọa Thánh Lễ Trọng Thể cầu cho người nằm xuống.
Năm sau, 1963, các Giáo Hội Thệ Phản đã bỏ qua luân phiên thường lệ để nhường cho Đức HY Gilroy đọc Diễn Văn Tưởng Niệm. Bài diễn văn của ngài dựa vào kinh nghiệm bản thân, lòng yêu nước và ưu tư đối với hiện tại. Ngài nói: “hôm nay, chúng ta tụ họp nơi đây để tôn vinh và để đoan hứa với chính ta sẽ giữ cho tinh thần chân chính của ANZAC sống mãi. Chúng ta không hiện diện ở đây để tôn vinh chiến tranh. Những người đã chiến đấu tại Gallipoli cũng ghét chiến tranh như chúng ta. Họ có một nhiệm vụ phải chu toàn và họ chu toàn một cách kỳ diệu… Vì tôi từng ở với họ, dù không được hân hạnh là thành phần của họ, tôi có thể nói về sự cao cả của họ do chính kinh nhgiệm bản thân của tôi. Như một nhân viên vô tuyến cấp nhỏ trên một con tầu vận tải Úc đến rất gần bờ biển đổ bộ, tôi đã mục kích lòng can đảm không lay chuyển của những người ANZAC nguyên thuỷ”.
Ngài nói thêm: lòng can đảm và quyết tâm của họ cũng là các đức tính nội tại trong nhiều thế hệ người Úc và ngài mong muốn thế hệ hiện nay duy trì tinh thần này. Không minh nhiên nói tới chủ nghĩa Cộng Sản, nhưng ngài kết luận rằng “dù có hòa bình bên trong các bờ biển của ta và ta không đe dọa ai ở bên ngoài chúng, vẫn có những phần tử trong các hàng ngũ ta và ở ngoài hàng ngũ ta đang ngầm phá hoại lối sống của ta và tiêu diệt hòa bình và tự do chân chính ta đang được hưởng. Ta có nhiệm vụ đối với đồng bào Úc của ta, cả hiện tại lẫn tương lai. Ta cũng có nhiệm vụ đối với đồng loại thuộc các quốc gia khác. Ta có thể chu toàn nhiệm vụ kép này bằng cách duy trì sống động tinh thần cao thượng của các người tiên phong của ta, tinh thần từng sinh động hóa các người phục vụ nam nữ, bằng cách sống cuộc sống hàng ngày của ta, thấm nhiễm tinh thần ANZAC”.
Diễn văn của Đức HY không hề nói tới tôn giáo. Nhưng tinh thần tôn giáo vẫn là nét chủ động trong bất cứ buổi lễ ANZAC nào: các lời cầu nguyện vẫn ngỏ với “Cha Trên Trời”, với “Thượng Đế Toàn Năng”, tuy không nói tới Chúa Kitô.
Người Công Giáo khai sinh tinh thần ANZAC
Linh mục sử gia Edmund Campion, trong cuốn Australian Catholics (Viking, 1987), có cái nhìn khác về tinh thần ANZAC, khi cho rằng vấn đề đi tìm bản sắc Úc có sự đóng góp đầu hết và quan trọng nhất của người Công Giáo.
Thực vậy, câu truyện khởi đi từ thời có những cánh đồng vàng ở Ballarat. Thống đốc Hotham ra lệnh lùng bắt các thợ mỏ nào không có giấy phép. Các linh mục Công Giáo đã khuyến khích người tìm vàng coi thường lệnh nhà cầm quyền. Họ đốt bỏ giấy phép và thề chỉ trung thành với lá cờ Sao Phương Nam. Người ta bắt đầu nói tới nền cộng hòa. Và khi được hỏi về mục tiêu, Peter Lalor, lãnh tụ các người tìm vàng và là một người Công Giáo, thưa: độc lập! Rồi ra đời tập san Bulletin, mà sáng lập viên là J.F. Archibald, từng hướng dẫn độc giả tìm hiểu thế nào là một người Úc: “người Úc và người Cộng Hòa là hai chữ đồng nghĩa”. Cha mẹ Archibald vốn là người Công Giáo thuần thành và tờ Freeman’s Journal của Trưởng Phó Tế McEncroe vốn gây ảnh hưởng mạnh đối với ông; ông từng gọi tờ này là “cái nôi của nền văn chương Úc”.
Sau đó là sự xuất hiện của Đức Cha Moran, Tổng Giám Mục Sydney, vào năm 1884. Nhân dịp Tiểu Bang NSW phái đoàn quân viễn chinh qua Sudan, ngài cho hay: họ phải lên đường vì chính nghĩa quốc gia chứ không phải chính nghĩa đế quốc Anh: “lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, lá cờ xanh dương của Úc, lóng lánh với Sao Phương Nam, sẽ chiếm chỗ đứng trên các trận tuyến của các quốc gia”. Thấy Úc lệ thuộc sức mạnh của Hải Quân Anh, ngài khuyến khích các tiểu bang đồng lòng xây dựng hải quân riêng của Úc. Ngài cũng là người tích cực vận động thành lập Liên Bang Úc. Để đả phá Ngày Đế Quốc, ngài cổ vũ Ngày Nước Úc, cũng rơi vào 24 tháng Năm, nhưng thay vì mừng Sinh Nhật Nữ Hoàng Victoria, người Công Giáo Úc mừng Lễ Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu, vốn là Bổn Mạng Nước Úc. Ngày này, các trường Công Giáo chào cờ Úc, chứ không chào cờ Anh. Thay vì khẩu hiệu “Nước Úc Vì Đế Quốc”, ngài đưa ra khẩu hiệu “Nước Úc Vì Người Úc”.
Rồi Thế Chiến I bùng nổ và Ngày ANZAC ra đời. Những người chối bỏ căn tính Úc muốn kết hợp nó với Ngày Đế Quốc, viện lẽ: các chiến binh ANZAC đáp lại “tiếng gọi bổn phận” của “mẫu quốc vì ích lợi của Đế Quốc”. Nhưng linh mục John Roche, tốt nghiệp chủng viện Manly, không nghĩ thế. Ngài muốn Ngày ANZAC là ngày hãnh diện và tự nhận ra mình của người Úc. Năm 1917, giảng về ngày này, ngài nói: “Trước ngày các chiến binh ANZAC làm các quốc gia khác kính phục, tình cảm quốc gia của chúng ta có đặc điểm ủy mị và ngổn ngang. Chúng ta là Úc cho có tên và tuy có lá cờ nhưng các chính trị gia của ta bảo ta đừng tin tưởng ở chính mình: chúng ta không ngừng được các tạp chí hàng ngày khuyên phải nhớ rằng ta chẳng là gì ngoại trừ khúc nối trong cái đuôi của Đế Quốc vĩ đại. Có những nhà yêu nước lên tiếng phản đối cái thứ lý thuyết nô dịch và bợ đỡ đó. Nhưng nói chung, người ta cho rằng Úc chỉ sống được nhờ hồng phúc của Anh; và các nhà diễn giả (phần lớn là giáo sĩ Anh Giáo) của Ngày Đế Quốc được nhiều người nghe hơn là những linh hồn trung thành với Ngày Nước Úc và tỏ lòng tôn kính đặc biệt đối với lá cờ sao của họ.
“Ngày ANZAC đã thay đổi tất cả. Lá cờ Úc đã được đem ra khỏi gác xép và kéo lên tháp cao để nhân dân của nó trông thấy trọn vẹn… Ngày ANZAC và Ngày Nước Úc, được hàng trăm ngàn người đầy cảm xúc sâu xa tôn kính, quả là một thay đổi lớn lao! Quả là một phép lạ đối với những ai, chỉ mới đây thôi, còn buồn bã nhận định rằng tên của đất nước ta không hề có ý nghĩa”.
Cha đẻ ra nước Úc hiện đại
Họ đến đây để tưởng niệm các chiến binh hy sinh tại Gallipoli và tại nhiều nơi khác, tổng số lên tới 36,141 người Úc và Tân Tây Lan. Riêng tại Gallipoli năm 1915 là hơn 10,000 chiến binh Úc và Tân Tây Lan. Buổi Lễ Lúc Hừng Đông phản ảnh thói quen của của Quân Đội Úc: lúc tranh tối tranh sáng của hừng đông là lúc thích hợp nhất để phát động cuộc tấn công. Các chiến binh trong các vị trí phòng ngự được đánh thức sớm để tới lúc những tia sáng đầu tiên xuất hiện, là lúc họ tỉnh hoàn toàn và sẵn sàng chiến đấu.
Đó là trường hợp đã diễn ra với cuộc đổ bộ tại Gallipoli. Lúc 1 giờ sáng ngày 25 tháng Tư năm 1915, các chiến binh Úc leo thang giây khỏi tầu chiến Anh xuống các tầu nhỏ để chèo vào địa điểm đổ bộ. Tuy nhiên, Đồng Minh đã đi quá địa điểm dự tính đổ bộ: đáng lẽ là bãi biển cách đó chừng vài cây số, họ đã đổ bộ lên bãi biển sỏi đá được các sử gia mô tả chỉ rộng bằng một khung chơi cricket (rộng chừng 20.2 mét x 3.05 mét).
Lúc ấy vào khoảng 4.30 sáng và các đội quân phòng ngự của Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận ra các tầu đổ bộ, thành thử các chiến binh Úc lọt vào các ổ súng trường và súng máy của họ. Đến sớm chiều, thì kế hoạch hoàn toàn thất bại, cuộc xâm lăng biến thành cuộc bị bao vây kéo dài tám tháng rưỡi với tổn thất hơn 10,000 chiến bịnh thiệt mạng.
Nói trong buổi lễ sáng nay tại Gallipoli, Thủ Tướng Tony Abbott của Úc cho rằng: cuộc đổ bộ hoàn toàn thất bại, chỉ thành công ở lúc di tản. Nhưng sự thất bại này đã là cơ hội khai sinh nền cộng hòa của Thổ Nhĩ Kỳ và căn tính quốc gia của cả Úc lẫn Tân Tây Lan. Và những người chiến binh Gallipoli không phải chỉ là những người lính mà là cha đẻ ra nước Úc hiện đại.
Những người Công Giáo nổi danh tại Gallipoli
Trong thánh lễ vọng ngày Anzac tối qua, 24 tháng Tư, tại Nhà Thờ Chính Tòa St Mary, Đức TGM Anthony Fisher, O.P., nhắc tới 2 người Công Giáo nổi danh tham gia chiến dịch tại Gallipoli, cách nay 100 năm. Người đầu tiên là linh mục John Faye (1883–1959). Sau khi thụ phong linh mục lúc 24 tuổi, cha Faye rời bỏ quê hương Ái Nhĩ Lan lên đường qua Úc phục vụ và ngày 8 tháng 9, năm 1914, trở thành đại úy tuyên úy cho tiểu đoàn 11, thuộc Lực Lượng Đế Quốc Úc, sẵn sàng trực chỉ Gallipoli.
Tới Gallipoli ngày 25 tháng Tư, năm 1915, đúng 100 năm trước, và mặc dù các tuyên úy được lệnh ở lại tầu, cha Fahey bất tuân lệnh, đã lao vào chiến tuyến để được ở cạnh các binh sĩ. Ngài xông xáo lo an ủi thương binh, chôn cất người chết và khích lệ người sống. Từ Gallipoli, ngài viết: ngài “bị bắn hai lần vào áo khoác nhưng không hề bị đụng tới da. Một cuốn sách bị bắn khỏi tay tôi, hộp mứt tôi đang ăn bị bắn thủng”. Tháng Bẩy, vì bệnh, ngài được di tản khỏi Gallipoli nhưng trở lại đó vào tháng Chín và ở lại đó tới 7 tháng Mười Một, được huân chương Phục Vụ Xuất Sắc (Distinguished Service Order) vì “can đảm dưới lằn đạn”.
Tháng Tư năm 1916, ngài theo Tiểu Đoàn 11 qua Pháp. Ở đây, ngài viết như sau về hỏa lực pháo binh: “Trong khoảng một giờ, đạn pháo đủ cỡ rót xuống một phạm vi nhỏ của chiến tuyến… Quả là kinh hoàng, quả là qủy ma, và quả là kỳ diệu cho bất cứ ai sống thoát”. Ngài ở lại Pháp cho tới 14 tháng Mười một năm 1917, trở thành tuyên úy phục vụ lâu nhất ở tuyến đầu. Ngài trở về Úc ngày 16 tháng Ba, năm 1918, hết lời ca ngợi tinh thần người chiến binh Úc: “càng biết họ tôi càng thương yêu và cảm phục họ… Lòng can đảm của họ đã được viết bằng việc làm, những việc làm sẽ sống tới ngày tận thế”.
Người thứ hai là chàng thanh niên 18 tuổi tên Normal Thomas Gilroy (1896-1977), sau này trở thành Hồng Y bản xứ đầu tiên của Úc. Ngài tình nguyện tham gia quân vụ với tư cách điện tín viên (telegraphist) vốn là nghề của ngài tại Tổng Nha Bưu Điện Úc. Được cử làm Vô Tuyến Viên Cấp Thấp (Junior Wireless Officer) trên tầu vận tải Hessen, ngài lên đường qua Alexandria đầu tháng Giêng năm 1915. Tháng Tư cùng năm, tầu Hessen qua Thổ Nhĩ Kỳ tham gia các cuộc tấn công tại Gallipoli, cùng với 40 tầu vận tải khác. Hôm trước ngày đổ bộ, ngài vắn tắt ghi trong nhật ký tác phong của các sĩ quan chỉ huy: “Dù họ tới gần, có lẽ, gần kề giai đoạn biến động nhất và nguy hiểm nhất trong đời, các sĩ quan quân đội của chúng ta tỏ ra hoàn toàn bất cần. Lúc dùng trà tối nay, họ ăn nói hết sức khinh xuất, và thoải mái tranh luận với nhau như thể họ đang du lịch trên một du thuyền cách xa vùng nguy hiểm cả hàng ngàn dặm”.
Dù chỉ là một quan sát viên ở trên tầu, ngài cũng hiểu rất rõ tầm nghiêm trọng của cuộc đổ bộ ngày 25 tháng Tư, vì tầu Hessen ở lại khu đổ bộ tại Gallipoli khoảng ba tuần lễ và bị nhiều đạn pháo. Ngài được chứng kiến nhiều tầu chiến, tầu vận tải và một số thương vong. Ngài ghi lại: “Một tầu bệnh viện lớn… và một tầu nhỏ của Hồng Thập Tự chạy qua, đi về hướng Nam, hiển nhiên chở một số người yêu nước bất hạnh, hy sinh mạng sống mình vì quê hương trong khi chúng tôi đứng nhìn từ trên boong tầu của mình với một sự an toàn tương đối, 'vui vẻ' một cách vị kỷ, để người khác thực hiện công việc khó khăn và nguy hiểm”.
Óc quan sát tinh tường khiến ngài nhận định sự kỳ dị của địa điểm đổ bộ như sau: “Nó làm phần lớn chúng tôi, những người chưa được khai tâm về chiến thuật quân sự, phải ngạc nhiên tại sao một vị trí khó khăn như thế đã được chọn để thực hiện cuộc đổ bộ, trong khi, hai bên sườn đồi, thế đất hoàn toàn bằng phẳng”.
Nan đề Ngày ANZAC
Tháng Năm, tầu Hessen được lệnh trở lại Alexandria, rồi qua Anh và sau cùng trở về Úc ngày 8 tháng Mười cùng năm. Mấy tuần lễ tại Gallipoli đã để lại trong ngài những ấn tượng hết sức sâu đậm và đã thúc đẩy ngài giải quyết một nan đề liên quan tới ngày ANZAC sau này.
Ta biết, ngày 25 tháng Tư năm 1916, một năm sau ngày đổ bộ lên Gallipoli, các binh sĩ Úc và Tân Tây Lan tại London đã diễn hành tới Westminster Abbey để dự lễ tưởng niệm dưới sự chủ tọa của Vua George V và thủ tướng Úc W.H Hughes. Sau đó, các buổi lễ tưởng niệm hàng năm mau chóng trở thành một khuôn mẫu tại khắp các tiều bang Úc và năm 1923, một đạo luật của quốc hội liên bang đã chính thức thêm Ngày ANZAC vào lịch các ngày tưởng niệm của Úc. Kể từ đó, nghi lễ chính của Ngày ANZAC thường bắt đầu bằng một nghi lễ hừng đông và sau đó là cuộc diễn hành của các nam nữ cựu phục vụ viên qua các đường phố của thủ phủ, và chấm dứt bằng một buỗi lễ tôn giáo. Cuộc diễn hành và nghi thức tưởng niệm đều được tổ chức bởi Hội Returned Sailors, Soldiers and Airmen’s Imperial League of Australia (RSL).
Nghi thức hừng đông và cuộc diễn hành không gây tranh cãi chi. Nhưng đến nghi thức tôn giáo thì có vấn đề. Tại Sydney chẳng hạn, vừa tới địa điểm tưởng niệm có tính tôn giáo, thường là khu Domain, thì các cựu phục vụ viên Công Giáo thường tách ra để tới Nhà Thờ Chính Tòa St Mary gần đó, dự Thánh Lễ Trọng Thể cầu cho những người nằm xuống. Họ không được tham dự buổi tưởng niệm tại Domain vì nó được hướng dẫn bởi các hệ phái khác, không phải là Công Giáo.
Buổi lễ tôn giáo chung nói trên xem ra vô thưởng vô phạt. Trước đây, nó thường diễn biến như sau: câu “Ôi Lạy Chúa, Đấng Phù Hộ chúng con trong mọi thời quá khứ” được ca đoàn và công chúng cùng hát lên, tiếp theo là lời cầu nguyện của vị giáo sĩ chủ trì, cầu cho đức vua và quốc gia, và bài diễn văn về ANZAC của cùng vị giáo sĩ này; kết thúc dân chúng đáp “Kẻo chúng ta quên” (Lest we forget), rồi hai bản Last Post và Reveille được thổi lên và bài “God Save the King” được hát lên.
Các Giáo Hội lần lượt được mời chủ trì buổi lễ. Riêng các giáo sĩ Công Giáo thì giữ khoảng cách khá xa. Đối với họ, tham gia một nghi thức tôn giáo trên căn bản ngang hàng với các giáo sĩ Thệ Phản bị coi là theo “chủ nghĩa dửng dưng”, một chủ nghĩa bị Đức Giáo Hoàng Piô XI lên án trong thông điệp Mortalium Animos năm 1928: “Tông Tòa không thể tham dự các cuộc tụ họp của họ, trong bất cứ trường hợp nào, và người Công Giáo cũng không được phép ủng hộ hay làm việc cho những cuộc tụ họp ấy; vì họ sẽ đem lại một bộ mặt cho thứ Kitô Giáo giả hiệu này… Bởi thế, thưa các hiền huynh, nay đã rõ lý do tại sao Tông Tòa không bao giờ cho phép các bề tôi của mình tham dự các cuộc tụ họp của người không Công Giáo: vì sự hợp nhất của các Kitô hữu chỉ có thể được cổ vũ qua việc trở về của những người ly khai với Giáo Hội đích thực của Chúa Kitô ”.
Như thế, lý do giữ khoảng cách đối với việc cử hành Ngày ANZAC của người Công Giáo Úc là để tôn trọng “kỷ luật” của Giáo Hội, chứ không hẳn họ không tôn trọng ANZAC. Nhưng những người ngoài Công Giáo không nghĩ vậy. Họ coi người Công Giáo là nguyên nhân gây chia rẽ xã hội, và chỉ biết trung thành với Ái Nhĩ Lan và Rôma.
Bầu khí căng thẳng trên bắt đầu thay đổi khi người cựu phục vụ viên của Gallipoli là Norman Thomas Gilroy đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám Mục Sydney. Năm 1957, hai thư ký của ngài là linh mục Henry Kennedy và Ian Bums cho hay: Đức TGM Gilroy muốn hình thức cử hành tại Domain thay đổi để người Công Giáo cảm thấy có thể tham dự được. Muốn thế phải có các cuộc thương thảo với RSL. Nhưng hai bên không định được ngày thương thảo. Trong khi ấy, dấu hiệu hòa dịu đầu tiên đã được phía Công Giáo đưa ra: từ năm 1959, Thánh Lễ Trọng Thể tưởng niệm ANZAC đã được chuyển xuống giữa trưa, để người Công Giáo dự diễn hành và dự luôn buổi lễ ở Domain, trước khi dự Thánh Lể Trọng Thể. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Công Giáo thì vẫn “chưa thể” tham dự buổi lễ ở Domain.
Thế rồi, dưới sự lãnh đạo của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII, Giáo Hội Công Giáo biểu lộ một sự cởi mở mới mẻ đối với các Giáo Hội và tôn giáo khác. Đức Hồng Y Gilroy, người can dự vào cả việc bầu Đức Gioan XXIII lẫn việc chuẩn bị Công Đồng Vatican II, ý thức rất rõ nhu cầu đối thoại và cởi mở. Việc này có ảnh hưởng dứt khoát tới thái độ của ngài đối với việc giải quyết tình thế bế tắc của hai buổi lễ tôn giáo tưởng niệm ANZAC được cử hành cùng một lúc, thay vì một buổi lễ thống nhất.
Tuy nhiên, công khai thông bế tắc, theo sử liệu hiện có, lại là của RSL, tiểu bang NSW, với tân thư ký Warren G. Osmond, được cử nhiệm năm 1961. Ông cùng chủ tịch William Yeo tới thảo luận với TGM Anh Giáo là Hugh Gough nhằm thay đổi nghi thức tưởng niệm để mọi Giáo Hội, nhất là Công Giáo, có thể chấp nhận được. Họ đề nghị như sau: mọi lời cầu nguyện sẽ được hướng dẫn bởi các nhà lãnh đạo của RSL và quân lực; một giáo sĩ sẽ đọc Diễn Văn ANZAC, nhưng chỉ có tính yêu nước, không nói tới tôn giáo; một luân phiên hàng năm sẽ giúp các Giáo Hội lần lượt đọc bài diễn văn này.
TGM Gough nhận vai trò tiếp xúc với các Giáo Hội và bắt đầu bằng việc đến gặp Đức HY Gilroy và được Đức HY chấp thuận trên nguyên tắc. Được lời như cởi tấm lòng, RSL chính thức mời Đức HY Gilroy tới Anzac House để thương lượng. Ngày 2 tháng Mười Một, Đức HY Gilroy chính thức chấp nhận Lệnh Phục Vụ mới và đồng ý tham gia việc luận phiên hàng năm bằng cách cử một giáo sĩ tới đọc Diễn Văn Tưởng Niệm. Thoả thuận này sau đó đã được các giám mục khác của NSW chấp nhận vào năm 1962. Nhờ thế, ngày 29 tháng Ba, 1962, chủ tịch RSL tiểu bang NSW đã ra thông báo: lần đầu tiên sẽ có buổi lễ “thống nhất” tại Domain, “được mọi người chấp nhận, bất kể tín ngưỡng”.
Năm này, buổi lễ tại Domain, lần đầu tiên, có sự hiện diện của Đức Hồng Y Gilroy trên lễ đài cùng với các giáo sĩ của các Giáo Hội khác. Sau buổi lễ, ngài mới trở lại Nhà Thờ Chính Tòa St Mary để chủ tọa Thánh Lễ Trọng Thể cầu cho người nằm xuống.
Năm sau, 1963, các Giáo Hội Thệ Phản đã bỏ qua luân phiên thường lệ để nhường cho Đức HY Gilroy đọc Diễn Văn Tưởng Niệm. Bài diễn văn của ngài dựa vào kinh nghiệm bản thân, lòng yêu nước và ưu tư đối với hiện tại. Ngài nói: “hôm nay, chúng ta tụ họp nơi đây để tôn vinh và để đoan hứa với chính ta sẽ giữ cho tinh thần chân chính của ANZAC sống mãi. Chúng ta không hiện diện ở đây để tôn vinh chiến tranh. Những người đã chiến đấu tại Gallipoli cũng ghét chiến tranh như chúng ta. Họ có một nhiệm vụ phải chu toàn và họ chu toàn một cách kỳ diệu… Vì tôi từng ở với họ, dù không được hân hạnh là thành phần của họ, tôi có thể nói về sự cao cả của họ do chính kinh nhgiệm bản thân của tôi. Như một nhân viên vô tuyến cấp nhỏ trên một con tầu vận tải Úc đến rất gần bờ biển đổ bộ, tôi đã mục kích lòng can đảm không lay chuyển của những người ANZAC nguyên thuỷ”.
Ngài nói thêm: lòng can đảm và quyết tâm của họ cũng là các đức tính nội tại trong nhiều thế hệ người Úc và ngài mong muốn thế hệ hiện nay duy trì tinh thần này. Không minh nhiên nói tới chủ nghĩa Cộng Sản, nhưng ngài kết luận rằng “dù có hòa bình bên trong các bờ biển của ta và ta không đe dọa ai ở bên ngoài chúng, vẫn có những phần tử trong các hàng ngũ ta và ở ngoài hàng ngũ ta đang ngầm phá hoại lối sống của ta và tiêu diệt hòa bình và tự do chân chính ta đang được hưởng. Ta có nhiệm vụ đối với đồng bào Úc của ta, cả hiện tại lẫn tương lai. Ta cũng có nhiệm vụ đối với đồng loại thuộc các quốc gia khác. Ta có thể chu toàn nhiệm vụ kép này bằng cách duy trì sống động tinh thần cao thượng của các người tiên phong của ta, tinh thần từng sinh động hóa các người phục vụ nam nữ, bằng cách sống cuộc sống hàng ngày của ta, thấm nhiễm tinh thần ANZAC”.
Diễn văn của Đức HY không hề nói tới tôn giáo. Nhưng tinh thần tôn giáo vẫn là nét chủ động trong bất cứ buổi lễ ANZAC nào: các lời cầu nguyện vẫn ngỏ với “Cha Trên Trời”, với “Thượng Đế Toàn Năng”, tuy không nói tới Chúa Kitô.
Người Công Giáo khai sinh tinh thần ANZAC
Linh mục sử gia Edmund Campion, trong cuốn Australian Catholics (Viking, 1987), có cái nhìn khác về tinh thần ANZAC, khi cho rằng vấn đề đi tìm bản sắc Úc có sự đóng góp đầu hết và quan trọng nhất của người Công Giáo.
Thực vậy, câu truyện khởi đi từ thời có những cánh đồng vàng ở Ballarat. Thống đốc Hotham ra lệnh lùng bắt các thợ mỏ nào không có giấy phép. Các linh mục Công Giáo đã khuyến khích người tìm vàng coi thường lệnh nhà cầm quyền. Họ đốt bỏ giấy phép và thề chỉ trung thành với lá cờ Sao Phương Nam. Người ta bắt đầu nói tới nền cộng hòa. Và khi được hỏi về mục tiêu, Peter Lalor, lãnh tụ các người tìm vàng và là một người Công Giáo, thưa: độc lập! Rồi ra đời tập san Bulletin, mà sáng lập viên là J.F. Archibald, từng hướng dẫn độc giả tìm hiểu thế nào là một người Úc: “người Úc và người Cộng Hòa là hai chữ đồng nghĩa”. Cha mẹ Archibald vốn là người Công Giáo thuần thành và tờ Freeman’s Journal của Trưởng Phó Tế McEncroe vốn gây ảnh hưởng mạnh đối với ông; ông từng gọi tờ này là “cái nôi của nền văn chương Úc”.
Sau đó là sự xuất hiện của Đức Cha Moran, Tổng Giám Mục Sydney, vào năm 1884. Nhân dịp Tiểu Bang NSW phái đoàn quân viễn chinh qua Sudan, ngài cho hay: họ phải lên đường vì chính nghĩa quốc gia chứ không phải chính nghĩa đế quốc Anh: “lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, lá cờ xanh dương của Úc, lóng lánh với Sao Phương Nam, sẽ chiếm chỗ đứng trên các trận tuyến của các quốc gia”. Thấy Úc lệ thuộc sức mạnh của Hải Quân Anh, ngài khuyến khích các tiểu bang đồng lòng xây dựng hải quân riêng của Úc. Ngài cũng là người tích cực vận động thành lập Liên Bang Úc. Để đả phá Ngày Đế Quốc, ngài cổ vũ Ngày Nước Úc, cũng rơi vào 24 tháng Năm, nhưng thay vì mừng Sinh Nhật Nữ Hoàng Victoria, người Công Giáo Úc mừng Lễ Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu, vốn là Bổn Mạng Nước Úc. Ngày này, các trường Công Giáo chào cờ Úc, chứ không chào cờ Anh. Thay vì khẩu hiệu “Nước Úc Vì Đế Quốc”, ngài đưa ra khẩu hiệu “Nước Úc Vì Người Úc”.
Rồi Thế Chiến I bùng nổ và Ngày ANZAC ra đời. Những người chối bỏ căn tính Úc muốn kết hợp nó với Ngày Đế Quốc, viện lẽ: các chiến binh ANZAC đáp lại “tiếng gọi bổn phận” của “mẫu quốc vì ích lợi của Đế Quốc”. Nhưng linh mục John Roche, tốt nghiệp chủng viện Manly, không nghĩ thế. Ngài muốn Ngày ANZAC là ngày hãnh diện và tự nhận ra mình của người Úc. Năm 1917, giảng về ngày này, ngài nói: “Trước ngày các chiến binh ANZAC làm các quốc gia khác kính phục, tình cảm quốc gia của chúng ta có đặc điểm ủy mị và ngổn ngang. Chúng ta là Úc cho có tên và tuy có lá cờ nhưng các chính trị gia của ta bảo ta đừng tin tưởng ở chính mình: chúng ta không ngừng được các tạp chí hàng ngày khuyên phải nhớ rằng ta chẳng là gì ngoại trừ khúc nối trong cái đuôi của Đế Quốc vĩ đại. Có những nhà yêu nước lên tiếng phản đối cái thứ lý thuyết nô dịch và bợ đỡ đó. Nhưng nói chung, người ta cho rằng Úc chỉ sống được nhờ hồng phúc của Anh; và các nhà diễn giả (phần lớn là giáo sĩ Anh Giáo) của Ngày Đế Quốc được nhiều người nghe hơn là những linh hồn trung thành với Ngày Nước Úc và tỏ lòng tôn kính đặc biệt đối với lá cờ sao của họ.
“Ngày ANZAC đã thay đổi tất cả. Lá cờ Úc đã được đem ra khỏi gác xép và kéo lên tháp cao để nhân dân của nó trông thấy trọn vẹn… Ngày ANZAC và Ngày Nước Úc, được hàng trăm ngàn người đầy cảm xúc sâu xa tôn kính, quả là một thay đổi lớn lao! Quả là một phép lạ đối với những ai, chỉ mới đây thôi, còn buồn bã nhận định rằng tên của đất nước ta không hề có ý nghĩa”.
Truyện Ngắn: Trên Một Khoang Thuyền
Nguyễn Trung Tây
07:13 25/04/2015
□ Nguyễn Trung Tây
Truyện Ngắn: Trên Một Khoang Thuyền
□ Bị chỉ ngay mặt, người đàn ông nổi khùng quát to, "Ông tưởng ông ngon lắm sao? Ngon sao không làm trời làm đất trước mặt Thái Lan đi? Ngoài nghề thầy bói lường gạt thiên hạ bao nhiêu năm nay, ông còn làm được cái gì hay hơn nữa không?"...
Sáng sớm ngày thứ ba. Chen chúc khoang thuyền chật hẹp bảng số KG 0603 vật vờ hơn hai trăm mạng người bỏ đi. Đêm qua, mười hai giờ khuya, có người rớt tòm xuống biển. Tiếng hét thất thanh lóe sáng thật nhanh như tia chớp góc trời. Khi thuyền gỗ đánh một đường vòng quay lại, người bất hạnh biến mất. Thuyền đành lầm lũi bỏ đi.
Người đàn bà quấn khăn rằn ri thì thào nói người đàn ông rớt xuống biển mấy năm nay tính khí khật khùng cũng bởi cô vợ mang đứa con trai duy nhất bỏ đi vượt biên với người tình, trong khi ông bị giam trại cải tạo. Người đàn ông tóc nửa bạc nửa đen nói ông ấy đang đứng tiểu, chắc lỡ chân! Người đàn ông mặt xương xương thì thào...nửa đêm về sáng là giờ vong linh chết oan trên biển, đi đứng phải cẩn thận, ăn nói phải dè chừng!
Câu chuyện về người đàn ông chết trên biển khơi dậy một thoáng bàn cãi lao xao. Nhưng năm phút sau, tiếng người lắng đọng chìm sâu vào lòng khoang thuyền gỗ chật hẹp hôi nồng mùi người. Đêm đen yên lặng ngột ngại đợi chờ bình minh một ngày mới tinh khôi…
Thuyền gỗ vượt biên hai ngày rồi. Từ cửa Rạch Sỏi, Kiên Giang, thuyền chầm chậm vượt qua hải đăng nhô cao mũi đất. Đôi mắt long nhãn thuyền gỗ và cặp mắt nâu đậm hơn hai trăm mạng hồi hộp dõi nhìn đèn trắng quay tròn. Bình bịch! Bình bịch! Trống đập lồng ngực nghe rõ mồn một. Bình bịch! Bình bịch! Bình bịch!… Tiếng đập nổi vang trống trận, dồn dập màng nhĩ, thúc hối bỏ chạy.
Không hiểu nhờ trời hay chưa tới số, đèn trắng chụp hụt thuyền gỗ lần đầu! Thêm hai! Rồi ba… Tưởng thế là xong. Nhưng không, đèn quay thêm vòng nữa, lần này sát ngay đuôi. Nhịp tim thuyền gỗ thót lại! Thêm một vòng quay, năm, rồi sáu. Thuyền vượt biên nhẹ người ngoái cổ cao cao nhìn đèn hải đăng biến tan nhạt nhòe vào bầu trời đêm sương mù… Thuyền thở phào, khuôn mặt rạng rỡ vui tươi!
Tưởng thoát. Nhưng không, nửa tiếng sau vận xám bước chân xuống thuyền. Lần này tàu gỗ đâm thẳng cồn cát. Vướng cồn, tiếng máy bốn lốc đầu bạc rên khừ khự như người ốm dở, chân vịt khục khặc ho khan. Hơn trăm sinh mạng đàn ông nhảy ra, ngón chân bám ghì, bậm chặt đôi môi, cong vòng xương sống, tư tưởng hoặc chết hoặc sống cuồn cuộn nổi vồng bắp thịt! Thuyền gỗ nặng nề nhè nhẹ rùng mình, mặt nước thoáng xôn xao. Thêm một lần đẩy tới! Thuyền gỗ trượt mình vượt thoát cồn cát…
Đêm khuya đầu tiên cuộc hải trình buông rơi với đốm đèn le lói xa tít. Đốm sáng to dần, to dần. Thanh niên áo khoác jean xanh đậm, mũ nỉ xùm xụp trên đầu hy vọng,
— Chắc tàu vớt...
Tóc nửa bạc nửa đen càu nhàu,
— Vớt? Có mà vớt xác về nhà tù, cha nội. Giờ này chưa ra tới hải phận quốc tế mà đã ham...đòi vớt. Tàu đánh cá quốc doanh đó cha!
Mặt xương xương cự nự,
— Nói bậy nói bạ không à! Đừng quên đất có thổ thần, sông có hà bá!
Thanh niên mũ nỉ và đàn ông nửa bạc nửa đen nhìn nhau, không nói thêm chi. Thuyền hạ ga vặn nhỏ tiếng máy. Đợi chờ! Một tiếng đồng hồ trôi qua, đốm sáng mờ dần, mờ dần, sau cùng tan loãng vào trong thinh không. Thuyền thở phào, hy vọng vận áo xám thực sự bỏ đi.
Ngày thứ hai cuộc hải trình trôi qua trong bão tố và mạng người nửa đêm rớt xuống.
Hôm nay, thứ ba, thuyền tiến ngang Vịnh Thái Lan.
Sáng sớm nhưng trời bình minh tối thui bởi mây đen từng cục nổi cộm. Bão tố xịt mực đen kịt bầu trời. Mây đen ẩm thấp oằn cong trĩu nặng. Mưa trời bong bóng vỡ tan mảng da mốc trắng. Gió thổi quăn tít xơ xác sợi tóc màu đen. Giờ này ngột ngạt phủ chụp mảng tóc đen mốc khô. Bây giờ mệt mỏi ngập phủ khoang thuyền. Mệt! Khí trời dư thừa mà sao ngột ngạt buồng phổi!
Sang ngày thứ ba, hết rồi hồi hộp đứng tim khi vượt ngang qua mặt đèn hải đăng; mất rồi căng cứng nghẹt thở khi vướng cồn cát; xa rồi mắt căng tròn mắt khi bị đốm sáng săn đuổi. Giờ này im lìm. Tài công môi ngậm thuốc, mắt đăm chiêu dõi nhìn trời mây sóng nước. Trên trời, mây đen nặng nề đe dọa. Dưới biển, sóng nước nhấp nhổm dâng cao.
Từ dưới sàn thuyền nồng nặc mùi hôi chất thải và hơi người, Minh vuốt mặt, quờ quạng đứng bật lên như người bị điện cao thế giật. Giơ cao hai tay, nó hít sâu vào buồng ngực bầu không khí muối biển như muốn tẩy rửa hai lá phổi xám đen vì khói thuốc, vì hơi nồng khoang thuyền. Cúi xuống nó nhận ra thanh niên chung phòng khách sạn Mỹ Tho trong khi đợi xuống bến. Sau một ngày ngỡ ngàng xan lạ, cả hai rủ nhau ra quán café. Trời buổi tối tháng Mười Hai gió bấc thổi buồn thiu hồn mới lớn. Bên ly café, người thanh niên kể chuyện,
— Hồi đó, năm 76 tụi tớ thi đậu vào lớp Mười. Lớp hơn bốn mươi tên. Sau hai tuần khai giảng, cô bạn gái học chung từ hồi lớp Sáu đẹp như tranh bỏ mình chết trên biển...
Thanh niên giọng nhỏ lại, cần cổ nghẹn tiếng khóc,
— Bị cưỡng ép, cô gái lao mình xuống biển!
Khói thuốc quán café bay bay nhắc nhở một thời,
— Lớp Mười tiếp nối với thằng bạn giữa năm học bỏ trường đi Kinh Tế Mới. Tối tối nền đất mát lạnh trống trơn bốn vách ru ngủ thằng con trai nằm cuộn tròn kế bên bọ cạp và rắn hổ. Có thằng xung phong đi Thủy Lợi hy vọng cứu được bố học cải tạo. Bị rắn hổ cắn, thằng bạn Kinh Tế Mới sùi bọt, thân xác vùi nông đất hoang. Giờ mất mộ! Thằng bạn Thủy Lợi trở về một chân. Nó đào kinh, kiện tướng nông trường cuốc trúng đạn.
Thanh niên kể chuyện, âm thanh vang vọng tựa tiếng gọi hồn,
— Lớp Mười Một thuyền vượt biên cô giáo Lý Hóa bị tàu Thái Lan húc chìm. Cũng lớp Mười Một, thầy dậy Triết vượt thoát tới Singapore sau một tháng lênh đênh. Thuyền thầy nhổ neo hơn một trăm người. Khi thuyền được vớt, mùi hôi xác chết bốc cao thấu trời xanh. Trời xanh lơ bỗng dưng tối sầm khi tàu dầu Hòa Lan ghé ngang nhìn xuống. Người ngoại quốc mắt xanh nhỏ lệ khóc thương làn da vàng giờ này thối đen. Cô bạn sống sót trong chuyến tàu nói mắt thầy Triết từ nâu đổi sang vàng đậm mầu nghệ bởi những miếng thịt đỏ tươi trên một khoang thuyền!
Tử Kỳ long lanh nước mắt, lắng nghe bản đàn cung thương Bá Nha,
— Hai năm liên tục lớp Mười và lớp Mười Một, lớp thay phiên để tang trắng, những vành khăn tang khóc bạn, khóc cô, khóc thầy, ...và ngay cả khóc thương mình!!!
Cung thương bản đàn ai ca tiếp tục réo rắt những nốt cao gam thứ,
— Tháng Mười Hai năm 79, lớp Mười Hai, lệnh Tổng Động Viên mang lên bàn thờ bao nhiêu linh hồn con trai mới lớn; con trai thời ngồi chia xẻ một điếu thuốc bên vỉa hè café Sài Gòn; Sài Gòn mất tên, lạc loài, bơ vơ, và hờn giận, hờn giận làm người mắt nâu da vàng; thà là không sinh ra…
Nó nhìn bạn. Đôi mắt người bạn đỏ hoe hoe, long lanh phản chiếu ánh nến trơ trụi trên bàn cà phê… Thằng Minh tràn nước mắt… Cả hai không nói thêm chi. Mắt đỏ nhìn theo khói thuốc tựa nén nhang thơm tưởng niệm linh hồn tuổi trẻ Việt Nam bỏ mình thối rữa đất Chùa Tháp.
Bản đàn cung thương đổi dấu giáng (b) sang dấu thăng (#) khi Minh quàng cổ bạn, cả hai quay về khách sạn. Bạn nói,
— Sang đó, làm gì thì làm, tớ sẽ đi học tiếp.
Nó vỗ vai bạn, biểu đồng tình,
— Ừ! Sang tới Mỹ, tụi mình làm lại.
Tối hôm sau, xuống thuyền… Giờ này thằng Minh gặp lại người bạn…đang nằm dài, ngã quỵ. Màu xanh xam xám héo hắt khuôn mặt! Minh nắm cánh tay khẳng khiu lắc mạnh. Cặp mắt tròng vàng lờ đờ hé mở, liếc nhìn, rồi thật nhanh, nhắm lại.
— Ê, có cái tàu. Đó, đó, kia kià! Đó, thấy chưa?
Trong yên lặng, tiếng hét từ phòng máy nghe rõ mồn một,
— Ừ, đúng rồi, có tàu phía tay phải. Kia kià.
Nhiều người nhỏm dậy, nhận ra chấm đen chênh chếch phía tay phải. Từ phòng máy, thuyền đánh cá bật giọng chửi thề,
— Chết mẹ! Tàu Thái Lan!
— Sao biết tàu Thái?
— Cha nội, tàu Thái đó…
Tàu Thái? Ngay lập tức khoang thuyền chuyển hình thể. Phụ nữ bế xốc con nhỏ ấn sâu vào lòng. Đàn bà nắn tìm gấu quần viền áo. Thanh niên nhấp nhổm, đứng lên ngồi xuống. Con gái ngơ ngác nhìn nhau, mặt tái xanh. Có người chuyền tay vốc nhớt, trét mặt, bôi tay, xoa ngực, đắp cổ.
Mặc cho sóng biển dâng cao, thuyền tỵ nạn tăng ga, phóng bỏ chạy. Sóng biển vươn vai đứng dậy, cản lại thuyền. Gió trời chu môi thổi mạnh cầm chân thuyền gỗ. Sóng bạc đầu lao tới chận ngang. Sóng vươn mình cao ngất, sóng lao xuống cong cong đập thẳng vào thuyền. Thuyền hét to,
— Tát nước! Tát nước bà con ơi!
Thuyền vừa hét vừa bỏ chạy, chạy bay, chạy phóng, chạy không chạm đáy. Nước biển trắng xóa bị đầu thuyền chặt đôi. Ầm! Ầm! Thuyền chúi lên hụp xuống. Giông bão thổi toang rách nát tan thương. Mưa gió ồn ào tô đậm bất hạnh. Biển bao la nhuộm màu đen xám. Gió trời góp mây đen kịt dầy cộmg một khoảng không trung. Chớp sáng ngoằn ngoèo chạy ngang chạy dọc. Những tiếng sấm! Những cơn gió! Những cơn sóng! Tàu Thái Lan! Giờ này thiên nhiên rủ nhau quay cuồng, nhào lộn chung quanh con thuyền nhỏ bé.
Bên kia, tàu Thái phóng tới, điệu bộ cương quyết. Bên này, thuyền vượt biên bỏ chạy, tuyệt vọng! Bên kia con xứ Phật chùa vàng nhảy múa hét to. Bên này thuyền tị nạn tắt máy đầu hàng; nơi đầu mũi, con gái cuống cuồng bôi thêm dầu mỡ; giữa lòng thuyền, tiếng kinh trầm trầm ngân nga, vẫn là lời kinh cứu khổ cứu nạn.
Tàu Thái sáp lại. Thân thể đen bóng dầu mỡ phóng qua. Dao dài nhọn hoắc, súng ngắn khạc lửa. Tay dao tay súng, ngư phủ Xiêm La tóc dài quăn tít hằn học săm soi khuôn mặt lân bang. Hai phái tính được phân chia. Đàn ông, thanh niên tụ lại đầu mũi thuyền. Đàn bà, con gái, và con nít, xua về phòng máy. Ngư phủ Thái bước đến người đàn ông tóc điểm bạc, tay trái táng mạnh, tay phải giựt đứt sợi dây chuyền vàng. Ngư phủ quay sang thanh niên áo khoác jean xanh mũ nỉ. Tay nắm cổ áo jean, tay kia giáng mạnh. Mũ nỉ lùm xùm rớt xuống, cô gái Việt Nam hiện nguyên hình, tóc dài đen nhánh, nước da trắng xanh. Ngơ ngác nhìn quanh, cô gái mếu máo, ngồi sụp xuống, bưng mặt khóc. Nhìn thiếu nữ da vàng, ngư phủ xứ Thái phá cười to, cười hô hố. Tiếng cười mồi chài lôi kéo thêm nhiều ngư phủ khác. Một, rồi hai, và sau cùng bao nhiêu xứ chùa vàng cùng lao tới, hăm hở đói mồi!
Ngôn ngữ địa cầu trở nên câm đặc nhìn Thái Lan nắm áo, lôi chân Việt Nam trên một khoang thuyền!!!
Thuyền đánh cá nhắm mắt thở dài thầm thì hy vọng vào lời kinh cứu khổ cứu nạn!
Giờ này tuyệt vọng! Bây giờ thương khó!
Thời gian tích tắc, tích tắc! Tuyệt vọng, thương khó!
Hai tiếng đồng hồ trôi qua. Thuyền đánh cá Thái hân hoan bỏ đi để lại thuyền gỗ bấp bênh phận nghèo trên mặt địa cầu.
Bầu trời vẫn tối đen!
Người đàn ông trung niên mặt xương xương bất ngờ xuất hiện. Ông chỉ thẳng vào mặt người đàn ông tóc nửa bạc nửa đen,
— Tất cả là bởi vì thằng cha nội này nè. Mở miệng ra là nói tầm bậy tầm bạ không à!
Bị chỉ ngay mặt, người đàn ông tóc bạc nổi khùng quát to,
— Ông nội! Ông tưởng ông ngon lắm sao? Ngon sao không làm trời làm đất trước mặt Thái Lan đi? Ngoài nghề thầy bói lường gạt thiên hạ bao nhiêu năm nay, ông còn làm được cái gì hay hơn nữa không? Nói đi, nói cho mọi người cùng nghe…
Chỉ tay vào khoang thuyền đổ nát,
— Đó! Cứu đi! Ngon thì cứu đi…
Đôi mắt long nhãn thuyền vượt biên và đôi mắt nâu nâu trên một khoang thuyền ngán ngẩm nhìn hai người hung hăng đánh nhau cả trăm năm nay. Không hẹn cùng gặp, bao nhiêu đôi mắt đăm chiêu hướng lên nhìn vào bầu trời xám đen tìm kiếm, như đang cùng thắc mắc tự hỏi, “Bao giờ mặt trời sẽ lại buông rơi vàng bạc ngọc ngà long lanh sóng nước?”.
□ Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.webs.com
Truyện Ngắn: Trên Một Khoang Thuyền
□ Bị chỉ ngay mặt, người đàn ông nổi khùng quát to, "Ông tưởng ông ngon lắm sao? Ngon sao không làm trời làm đất trước mặt Thái Lan đi? Ngoài nghề thầy bói lường gạt thiên hạ bao nhiêu năm nay, ông còn làm được cái gì hay hơn nữa không?"...
Sáng sớm ngày thứ ba. Chen chúc khoang thuyền chật hẹp bảng số KG 0603 vật vờ hơn hai trăm mạng người bỏ đi. Đêm qua, mười hai giờ khuya, có người rớt tòm xuống biển. Tiếng hét thất thanh lóe sáng thật nhanh như tia chớp góc trời. Khi thuyền gỗ đánh một đường vòng quay lại, người bất hạnh biến mất. Thuyền đành lầm lũi bỏ đi.
Người đàn bà quấn khăn rằn ri thì thào nói người đàn ông rớt xuống biển mấy năm nay tính khí khật khùng cũng bởi cô vợ mang đứa con trai duy nhất bỏ đi vượt biên với người tình, trong khi ông bị giam trại cải tạo. Người đàn ông tóc nửa bạc nửa đen nói ông ấy đang đứng tiểu, chắc lỡ chân! Người đàn ông mặt xương xương thì thào...nửa đêm về sáng là giờ vong linh chết oan trên biển, đi đứng phải cẩn thận, ăn nói phải dè chừng!
Câu chuyện về người đàn ông chết trên biển khơi dậy một thoáng bàn cãi lao xao. Nhưng năm phút sau, tiếng người lắng đọng chìm sâu vào lòng khoang thuyền gỗ chật hẹp hôi nồng mùi người. Đêm đen yên lặng ngột ngại đợi chờ bình minh một ngày mới tinh khôi…
Thuyền gỗ vượt biên hai ngày rồi. Từ cửa Rạch Sỏi, Kiên Giang, thuyền chầm chậm vượt qua hải đăng nhô cao mũi đất. Đôi mắt long nhãn thuyền gỗ và cặp mắt nâu đậm hơn hai trăm mạng hồi hộp dõi nhìn đèn trắng quay tròn. Bình bịch! Bình bịch! Trống đập lồng ngực nghe rõ mồn một. Bình bịch! Bình bịch! Bình bịch!… Tiếng đập nổi vang trống trận, dồn dập màng nhĩ, thúc hối bỏ chạy.
Không hiểu nhờ trời hay chưa tới số, đèn trắng chụp hụt thuyền gỗ lần đầu! Thêm hai! Rồi ba… Tưởng thế là xong. Nhưng không, đèn quay thêm vòng nữa, lần này sát ngay đuôi. Nhịp tim thuyền gỗ thót lại! Thêm một vòng quay, năm, rồi sáu. Thuyền vượt biên nhẹ người ngoái cổ cao cao nhìn đèn hải đăng biến tan nhạt nhòe vào bầu trời đêm sương mù… Thuyền thở phào, khuôn mặt rạng rỡ vui tươi!
Tưởng thoát. Nhưng không, nửa tiếng sau vận xám bước chân xuống thuyền. Lần này tàu gỗ đâm thẳng cồn cát. Vướng cồn, tiếng máy bốn lốc đầu bạc rên khừ khự như người ốm dở, chân vịt khục khặc ho khan. Hơn trăm sinh mạng đàn ông nhảy ra, ngón chân bám ghì, bậm chặt đôi môi, cong vòng xương sống, tư tưởng hoặc chết hoặc sống cuồn cuộn nổi vồng bắp thịt! Thuyền gỗ nặng nề nhè nhẹ rùng mình, mặt nước thoáng xôn xao. Thêm một lần đẩy tới! Thuyền gỗ trượt mình vượt thoát cồn cát…
Đêm khuya đầu tiên cuộc hải trình buông rơi với đốm đèn le lói xa tít. Đốm sáng to dần, to dần. Thanh niên áo khoác jean xanh đậm, mũ nỉ xùm xụp trên đầu hy vọng,
— Chắc tàu vớt...
Tóc nửa bạc nửa đen càu nhàu,
— Vớt? Có mà vớt xác về nhà tù, cha nội. Giờ này chưa ra tới hải phận quốc tế mà đã ham...đòi vớt. Tàu đánh cá quốc doanh đó cha!
Mặt xương xương cự nự,
— Nói bậy nói bạ không à! Đừng quên đất có thổ thần, sông có hà bá!
Thanh niên mũ nỉ và đàn ông nửa bạc nửa đen nhìn nhau, không nói thêm chi. Thuyền hạ ga vặn nhỏ tiếng máy. Đợi chờ! Một tiếng đồng hồ trôi qua, đốm sáng mờ dần, mờ dần, sau cùng tan loãng vào trong thinh không. Thuyền thở phào, hy vọng vận áo xám thực sự bỏ đi.
Ngày thứ hai cuộc hải trình trôi qua trong bão tố và mạng người nửa đêm rớt xuống.
Hôm nay, thứ ba, thuyền tiến ngang Vịnh Thái Lan.
Sáng sớm nhưng trời bình minh tối thui bởi mây đen từng cục nổi cộm. Bão tố xịt mực đen kịt bầu trời. Mây đen ẩm thấp oằn cong trĩu nặng. Mưa trời bong bóng vỡ tan mảng da mốc trắng. Gió thổi quăn tít xơ xác sợi tóc màu đen. Giờ này ngột ngạt phủ chụp mảng tóc đen mốc khô. Bây giờ mệt mỏi ngập phủ khoang thuyền. Mệt! Khí trời dư thừa mà sao ngột ngạt buồng phổi!
Sang ngày thứ ba, hết rồi hồi hộp đứng tim khi vượt ngang qua mặt đèn hải đăng; mất rồi căng cứng nghẹt thở khi vướng cồn cát; xa rồi mắt căng tròn mắt khi bị đốm sáng săn đuổi. Giờ này im lìm. Tài công môi ngậm thuốc, mắt đăm chiêu dõi nhìn trời mây sóng nước. Trên trời, mây đen nặng nề đe dọa. Dưới biển, sóng nước nhấp nhổm dâng cao.
Từ dưới sàn thuyền nồng nặc mùi hôi chất thải và hơi người, Minh vuốt mặt, quờ quạng đứng bật lên như người bị điện cao thế giật. Giơ cao hai tay, nó hít sâu vào buồng ngực bầu không khí muối biển như muốn tẩy rửa hai lá phổi xám đen vì khói thuốc, vì hơi nồng khoang thuyền. Cúi xuống nó nhận ra thanh niên chung phòng khách sạn Mỹ Tho trong khi đợi xuống bến. Sau một ngày ngỡ ngàng xan lạ, cả hai rủ nhau ra quán café. Trời buổi tối tháng Mười Hai gió bấc thổi buồn thiu hồn mới lớn. Bên ly café, người thanh niên kể chuyện,
— Hồi đó, năm 76 tụi tớ thi đậu vào lớp Mười. Lớp hơn bốn mươi tên. Sau hai tuần khai giảng, cô bạn gái học chung từ hồi lớp Sáu đẹp như tranh bỏ mình chết trên biển...
Thanh niên giọng nhỏ lại, cần cổ nghẹn tiếng khóc,
— Bị cưỡng ép, cô gái lao mình xuống biển!
Khói thuốc quán café bay bay nhắc nhở một thời,
— Lớp Mười tiếp nối với thằng bạn giữa năm học bỏ trường đi Kinh Tế Mới. Tối tối nền đất mát lạnh trống trơn bốn vách ru ngủ thằng con trai nằm cuộn tròn kế bên bọ cạp và rắn hổ. Có thằng xung phong đi Thủy Lợi hy vọng cứu được bố học cải tạo. Bị rắn hổ cắn, thằng bạn Kinh Tế Mới sùi bọt, thân xác vùi nông đất hoang. Giờ mất mộ! Thằng bạn Thủy Lợi trở về một chân. Nó đào kinh, kiện tướng nông trường cuốc trúng đạn.
Thanh niên kể chuyện, âm thanh vang vọng tựa tiếng gọi hồn,
— Lớp Mười Một thuyền vượt biên cô giáo Lý Hóa bị tàu Thái Lan húc chìm. Cũng lớp Mười Một, thầy dậy Triết vượt thoát tới Singapore sau một tháng lênh đênh. Thuyền thầy nhổ neo hơn một trăm người. Khi thuyền được vớt, mùi hôi xác chết bốc cao thấu trời xanh. Trời xanh lơ bỗng dưng tối sầm khi tàu dầu Hòa Lan ghé ngang nhìn xuống. Người ngoại quốc mắt xanh nhỏ lệ khóc thương làn da vàng giờ này thối đen. Cô bạn sống sót trong chuyến tàu nói mắt thầy Triết từ nâu đổi sang vàng đậm mầu nghệ bởi những miếng thịt đỏ tươi trên một khoang thuyền!
Tử Kỳ long lanh nước mắt, lắng nghe bản đàn cung thương Bá Nha,
— Hai năm liên tục lớp Mười và lớp Mười Một, lớp thay phiên để tang trắng, những vành khăn tang khóc bạn, khóc cô, khóc thầy, ...và ngay cả khóc thương mình!!!
Cung thương bản đàn ai ca tiếp tục réo rắt những nốt cao gam thứ,
— Tháng Mười Hai năm 79, lớp Mười Hai, lệnh Tổng Động Viên mang lên bàn thờ bao nhiêu linh hồn con trai mới lớn; con trai thời ngồi chia xẻ một điếu thuốc bên vỉa hè café Sài Gòn; Sài Gòn mất tên, lạc loài, bơ vơ, và hờn giận, hờn giận làm người mắt nâu da vàng; thà là không sinh ra…
Nó nhìn bạn. Đôi mắt người bạn đỏ hoe hoe, long lanh phản chiếu ánh nến trơ trụi trên bàn cà phê… Thằng Minh tràn nước mắt… Cả hai không nói thêm chi. Mắt đỏ nhìn theo khói thuốc tựa nén nhang thơm tưởng niệm linh hồn tuổi trẻ Việt Nam bỏ mình thối rữa đất Chùa Tháp.
Bản đàn cung thương đổi dấu giáng (b) sang dấu thăng (#) khi Minh quàng cổ bạn, cả hai quay về khách sạn. Bạn nói,
— Sang đó, làm gì thì làm, tớ sẽ đi học tiếp.
Nó vỗ vai bạn, biểu đồng tình,
— Ừ! Sang tới Mỹ, tụi mình làm lại.
Tối hôm sau, xuống thuyền… Giờ này thằng Minh gặp lại người bạn…đang nằm dài, ngã quỵ. Màu xanh xam xám héo hắt khuôn mặt! Minh nắm cánh tay khẳng khiu lắc mạnh. Cặp mắt tròng vàng lờ đờ hé mở, liếc nhìn, rồi thật nhanh, nhắm lại.
— Ê, có cái tàu. Đó, đó, kia kià! Đó, thấy chưa?
Trong yên lặng, tiếng hét từ phòng máy nghe rõ mồn một,
— Ừ, đúng rồi, có tàu phía tay phải. Kia kià.
Nhiều người nhỏm dậy, nhận ra chấm đen chênh chếch phía tay phải. Từ phòng máy, thuyền đánh cá bật giọng chửi thề,
— Chết mẹ! Tàu Thái Lan!
— Sao biết tàu Thái?
— Cha nội, tàu Thái đó…
Tàu Thái? Ngay lập tức khoang thuyền chuyển hình thể. Phụ nữ bế xốc con nhỏ ấn sâu vào lòng. Đàn bà nắn tìm gấu quần viền áo. Thanh niên nhấp nhổm, đứng lên ngồi xuống. Con gái ngơ ngác nhìn nhau, mặt tái xanh. Có người chuyền tay vốc nhớt, trét mặt, bôi tay, xoa ngực, đắp cổ.
Mặc cho sóng biển dâng cao, thuyền tỵ nạn tăng ga, phóng bỏ chạy. Sóng biển vươn vai đứng dậy, cản lại thuyền. Gió trời chu môi thổi mạnh cầm chân thuyền gỗ. Sóng bạc đầu lao tới chận ngang. Sóng vươn mình cao ngất, sóng lao xuống cong cong đập thẳng vào thuyền. Thuyền hét to,
— Tát nước! Tát nước bà con ơi!
Thuyền vừa hét vừa bỏ chạy, chạy bay, chạy phóng, chạy không chạm đáy. Nước biển trắng xóa bị đầu thuyền chặt đôi. Ầm! Ầm! Thuyền chúi lên hụp xuống. Giông bão thổi toang rách nát tan thương. Mưa gió ồn ào tô đậm bất hạnh. Biển bao la nhuộm màu đen xám. Gió trời góp mây đen kịt dầy cộmg một khoảng không trung. Chớp sáng ngoằn ngoèo chạy ngang chạy dọc. Những tiếng sấm! Những cơn gió! Những cơn sóng! Tàu Thái Lan! Giờ này thiên nhiên rủ nhau quay cuồng, nhào lộn chung quanh con thuyền nhỏ bé.
Bên kia, tàu Thái phóng tới, điệu bộ cương quyết. Bên này, thuyền vượt biên bỏ chạy, tuyệt vọng! Bên kia con xứ Phật chùa vàng nhảy múa hét to. Bên này thuyền tị nạn tắt máy đầu hàng; nơi đầu mũi, con gái cuống cuồng bôi thêm dầu mỡ; giữa lòng thuyền, tiếng kinh trầm trầm ngân nga, vẫn là lời kinh cứu khổ cứu nạn.
Tàu Thái sáp lại. Thân thể đen bóng dầu mỡ phóng qua. Dao dài nhọn hoắc, súng ngắn khạc lửa. Tay dao tay súng, ngư phủ Xiêm La tóc dài quăn tít hằn học săm soi khuôn mặt lân bang. Hai phái tính được phân chia. Đàn ông, thanh niên tụ lại đầu mũi thuyền. Đàn bà, con gái, và con nít, xua về phòng máy. Ngư phủ Thái bước đến người đàn ông tóc điểm bạc, tay trái táng mạnh, tay phải giựt đứt sợi dây chuyền vàng. Ngư phủ quay sang thanh niên áo khoác jean xanh mũ nỉ. Tay nắm cổ áo jean, tay kia giáng mạnh. Mũ nỉ lùm xùm rớt xuống, cô gái Việt Nam hiện nguyên hình, tóc dài đen nhánh, nước da trắng xanh. Ngơ ngác nhìn quanh, cô gái mếu máo, ngồi sụp xuống, bưng mặt khóc. Nhìn thiếu nữ da vàng, ngư phủ xứ Thái phá cười to, cười hô hố. Tiếng cười mồi chài lôi kéo thêm nhiều ngư phủ khác. Một, rồi hai, và sau cùng bao nhiêu xứ chùa vàng cùng lao tới, hăm hở đói mồi!
Ngôn ngữ địa cầu trở nên câm đặc nhìn Thái Lan nắm áo, lôi chân Việt Nam trên một khoang thuyền!!!
Thuyền đánh cá nhắm mắt thở dài thầm thì hy vọng vào lời kinh cứu khổ cứu nạn!
Giờ này tuyệt vọng! Bây giờ thương khó!
Thời gian tích tắc, tích tắc! Tuyệt vọng, thương khó!
Hai tiếng đồng hồ trôi qua. Thuyền đánh cá Thái hân hoan bỏ đi để lại thuyền gỗ bấp bênh phận nghèo trên mặt địa cầu.
Bầu trời vẫn tối đen!
Người đàn ông trung niên mặt xương xương bất ngờ xuất hiện. Ông chỉ thẳng vào mặt người đàn ông tóc nửa bạc nửa đen,
— Tất cả là bởi vì thằng cha nội này nè. Mở miệng ra là nói tầm bậy tầm bạ không à!
Bị chỉ ngay mặt, người đàn ông tóc bạc nổi khùng quát to,
— Ông nội! Ông tưởng ông ngon lắm sao? Ngon sao không làm trời làm đất trước mặt Thái Lan đi? Ngoài nghề thầy bói lường gạt thiên hạ bao nhiêu năm nay, ông còn làm được cái gì hay hơn nữa không? Nói đi, nói cho mọi người cùng nghe…
Chỉ tay vào khoang thuyền đổ nát,
— Đó! Cứu đi! Ngon thì cứu đi…
Đôi mắt long nhãn thuyền vượt biên và đôi mắt nâu nâu trên một khoang thuyền ngán ngẩm nhìn hai người hung hăng đánh nhau cả trăm năm nay. Không hẹn cùng gặp, bao nhiêu đôi mắt đăm chiêu hướng lên nhìn vào bầu trời xám đen tìm kiếm, như đang cùng thắc mắc tự hỏi, “Bao giờ mặt trời sẽ lại buông rơi vàng bạc ngọc ngà long lanh sóng nước?”.
□ Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.webs.com
Thói buôn chuyện
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
21:05 25/04/2015
Có lẽ do ảnh hưởng cái phong thái “ung dung tự tại” của người Á Đông, phần đông nam giới ở VN đều có thói quen nhâm nhi cà-phê buổi sáng, dù có phải bận rộn cách mấy trong việc chuẩn bị cho một ngày làm việc. Người thì tạt vào một quán thân quen cùng vài người bạn sau giờ lễ sáng, người thì một mình trước màn hình TV “chào buổi sáng” hoặc lướt trên Internet để cập nhật tin tức, thời sự… bên những ly cà-phê tỏa hương vị nồng nàn, ấm áp.
Một vài câu chuyện được chia sẻ, một vài tin tức được thông báo. Người ta nhanh chóng thưởng thức ít giây phút nhàn nhã buổi sáng để rồi lại tất tả cho những công việc trong ngày. Nhưng cũng không ít lần hương vị cà-phê trở nên ngột ngạt, đắng gắt bởi lời ăn tiếng nói của những người buôn chuyện.
Người xưa trong giao tiếp rất cẩn trọng lời ăn tiếng nói và coi đó là một trong những chuẩn mực đánh giá đạo đức của con người. Từ bao đời nay, cha ông ta luôn nhắc nhở, khuyên răn trước khi nói phải cân nhắc ý tứ, chọn lời. Lời nói xuất ra từ miệng lưỡi thì luôn có sẵn, nhưng “lời hay ý đẹp” mà chúng ta dành cho nhau thì không phải lúc nào cũng có.
Thật hạnh phúc khi trong cuộc sống, sau những lời kinh nguyện dâng ngày và lắng nghe Lời Chúa trong Thánh lễ sáng sớm, ta lại được nghe những những lời hay, ý đẹp. Để từ đó tâm hồn thanh thoát bước vào một ngày mới với tâm tình con người sống thương yêu, gần gũi nhau hơn. Trong kho tàng dân gian VN đã có biết bao câu ca dao về lời ăn tiếng nói đã được chắt lọc từ thực tiễn cuộc sống:
"Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"
Quanh ly cà-phê buổi sáng có những con người sống nhân nghĩa, biết đối nhân xử thế đúng mực, đúng chuẩn ở đời. Họ có những lời nói ngọt ngào, dịu dàng bao giờ cũng mang ấn tượng tốt, mang lại cảm tình, niềm vui giao tiếp cho người được tiếp xúc:
"Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng, dễ nghe"
" Kim vàng ai nỡ uốn câu
Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời”
Nhưng cũng có những con người có tâm địa nhỏ nhen, ích kỷ, với lối nói nửa kín, nửa mở, nửa đùa, nửa thực; khiến cho người nghe áy náy, phân vân, không rõ thực hư thế nào, gây phiền muộn cho nhau:
"Người khôn ăn nói nửa chừng
Để cho người dại nửa mừng nửa lo”
Bên cạnh đó, người xưa cũng khuyên chúng ta khi hàn huyên, chuyện vãn phải biết dừng lại khi cần. Người nghe sẽ cảm thấy nhàm chán, mất hứng thú khi gặp người nói dai, nói dài và nhiều khi đi đến “nói dốt”
"Rượu lạt uống lắm cũng say
Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm”
Ách giữa đàng đừng mang vào cổ, chuyện người người biết, chuyện mình mình hay; đừng có tài khôn mà chuốc lấy họa vào thân. “Khi nói nhiều, người ta hay nói những điều không nên nói” (Khổng Tử). Thật là vô ích khi mình buôn chuyện của người để rồi tranh chấp, đôi co. Cũng không nên đặt điều nói lời oan ức cho người khác (chuyện có nói không, chuyện không nói có hoặc chuyện bé xé ra to) vì có ngày ta cũng lại “dở khóc, dở cười” vì những lời oan ức.
Hầu như mọi người được giáo dục tốt đều thấy được tầm quan trọng của lời ăn tiếng nói trong cuộc sống hàng ngày, nghĩa là suy nghĩ cẩn thận về những lời mình sắp nói ra. Đời sống của người Ki-tô hữu và đặc biệt là những người đã được thánh hiến cho Chúa càng phải cẩn trọng hơn trong lời nói, vì miệng lưỡi mình đã được hiến dâng cho Chúa.
Nếu không ý thức được như vậy, rất dễ chúng ta tôn vinh Chúa trong Thánh lễ sáng sớm, rồi lại mách lẻo, nói hành người khác ngay sau đó bên ly cà-phê. Tối đến, cũng môi miệng ta vừa dâng lên Thánh Tâm Chúa những lời kinh đền tạ nhưng sau đó lại tuôn ra những lời bỉ báng người khác. Lời nói của chúng ta có thể đem lại sự xây dựng cho người này hôm nay, nhưng bữa khác lại làm tổn thương cho người khác!
Người Ki-tô hữu cần có môi miệng trong sạch nghĩa là biết dùng lời nói mình trước là để tôn vinh Chúa, sau là nói ra những lời thẳng thắn, góp ý chân thật, chia vui, sẻ buồn với anh em đồng đạo và “đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm” cho tha nhân.
Đừng để môi miệng mình trở thành công cụ trong tay ma quỷ khi thốt ra những lời dèm pha, khích bác người khác như lời Thánh Phao-lô đã khuyên các tín hữu: " Anh em đừng bao giờ thốt ra những lời độc địa, nhưng nếu cần, hãy nói những lời tốt đẹp, để xây dựng và làm ích cho người nghe." (Ep 4,29).
Chúa Giê-su cũng nghiêm khắc nhắc nhở chúng ta sẽ bị lên án về lời nói của mình : "Cây mà tốt thì quả cũng tốt; cây mà sâu thì quả cũng sâu, vì xem quả thì biết cây. Loài rắn độc kia, xấu như các người, thì làm sao nói điều tốt được? Vì lòng có đầy, miệng mới nói ra. Người tốt thì rút cái tốt từ kho tàng tốt của mình; kẻ xấu thì rút cái xấu từ kho tàng xấu của mình. Tôi nói cho các người hay: đến Ngày phán xét, người ta sẽ phải trả lời về mọi điều vô ích mình đã nói. Vì nhờ lời nói của anh mà anh sẽ được trắng án; và cũng tại lời nói của anh mà anh sẽ bị kết án." (Mt 12,33-37; Lc 6,43-45).
Thói buôn chuyện, nói hành nói xấu do miệng lưỡi gây ra làm cho kẻ sân si, người khổ sở, kẻ nộ, người ố. Do miệng lưỡi ton hót, dè bỉu mà gia đình ly tán, bè bạn tránh xa. Do miệng lưỡi nói ra những lời nói cay độc, nhục mạ nhau, chì chiết nhau ngày này qua ngày khác mà gia đình người ta xào xáo, anh em chia lìa…
Trong đời sống cộng đoàn cũng thế, thói buôn chuyện có thể gây chia rẽ, làm tổn thương sự hiệp thông giữa người trên kẻ dưới cũng như giữa các đoàn thể tông đồ. Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại buổi gặp gỡ với hàng ngàn Linh mục, tu sĩ, chủng sinh và những người thánh hiến khác tại Nhà thờ chính tòa Napoli ngày 21/03/2015 vừa qua đã gọi thói buôn chuyện, nói hành nói xấu người khác là một thứ “khủng bố”. Ngài nhấn mạnh: “Người nói hành nói xấu là một tên khủng bố ném bom, tự hủy diệt mình và người khác.”
Có miệng nói đương nhiên phải có tai nghe, trong giao tiếp người lãnh đạo cộng đoàn, đoàn thể cũng cần cẩn thận giữ khoảng cách cần thiết với những người miệng lưỡi xun xoe, ton hót. Đừng để tai lắng nghe mà lòng không suy xét, kiểm chứng rồi tin ngay vào những điều xấu họ nói. “Xin cho biết rằng những tên nịnh bợ sống được là nhờ những người nghe chúng nó nói.”(La Fontaine)
Muốn khuyên bảo, trách cứ một người nào đó ta phải cân nhắc, suy tư chín chắn rồi mới nói (người xưa khuyên: uốn lưỡi bảy lần trước khi nói!), không thể trách người khi chưa thực sự tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân, hoàn cảnh… đưa đến lỗi lầm của họ. Trách người đến nỗi người phải câm miệng, im tiếng, đỏ mặt, toát mồ hôi; mình tuy hả giận song làm như thế tỏ ra mình còn nông cạn và khe khắt thái quá. (Lã Khôn).
Vua Đa-vít đã nói: "Mình phải giữ gìn trong nếp sống, để khi ăn nói khỏi lỗi lầm; tôi quyết sẽ ngậm tăm, bao lâu người gian ác còn đối mặt." (Tv 39,2). Vua Sa-lô-môn nổi tiếng về sự khôn ngoan cũng khuyên rằng: "Người năng nói năng lỗi, ai dè giữ lời nói mới là người khôn." (Cn 10,19). Chúng ta phải cẩn trọng giữ gìn lời ăn tiếng nói hàng ngày để tránh đi buôn những chuyện không đâu, vô tình làm hại người khác. Đừng quên rằng mỗi người phải chịu trách nhiệm về lời ăn tiếng nói của mình đã nói ra trong ngày phán xét trước mặt Thiên Chúa là Đấng thấy rõ và biết hết mọi sự. Amen.
Jos. Hoàng Mạnh Hùng