Phụng Vụ - Mục Vụ
Hai môn đệ và Chúa Phục Sinh trên đường Emmaus
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:39 25/04/2017
Chúa Nhật III Phục Sinh, năm A
Lc 24, 13-35
Hai môn đệ và Chúa Phục Sinh trên đường Emmaus
Câu chuyện trên đường Emmaus là câu chuyện người Công Giáo có thể nói đã thuộc nằm lòng…Các môn đệ đi theo Chúa, được Chúa huấn luyện, uốn nắn, dạy dỗ và cho các Ngài thấy các phép lạ Chúa làm. Trước cuộc khổ nạn chịu đóng đinh trên thập giá để cứu độ nhân loại, cứu rỗi con người.Chúa Giêsu đã loan báo trước cho các Ngài ba lần về cuộc thống khổ này, Người nhấn mạnh cho các môn đệ :” Ngài chịu đóng đinh trên thập giá, bị chôn cất trong mồ, nhưng ngày thứ ba, Ngài sẽ sống lại “. Sự việc xẩy ra, các môn đệ hoang mang, lo âu, sợ hãi, các Ngài quyết định trở về nghề cũ. Phêrô lại về quê để đi đánh cá, các môn đệ khác cũng tưởng mọi sự đã hết và rồi các Ngài lại trở về với công việc thường làm. Hai môn đệ trên đường Emmaus cũng mang một tâm trạng như các tông đồ khác…
Đang nao núng, xao xuyến và giao động hết mực, hai môn đệ trở về quê, họ đi trên đường Emmaus . Chúa Phục Sinh đã đồng hóa với con người, với những người nghèo. Chúa Phục Sinh luôn đồng hành với con người và thực tế, con người là điểm gặp gỡ ưu việt nhất với Đức Kitô Phục Sinh. Và chính lúc này, Chúa sống lại đã hiện đến, đồng hành với hai môn đệ trên đường Emmaus. Chúa hiện diện, đi với hai môn đệ, nhưng cách thế có mặt của Ngài lại hoàn toàn xa lạ với hai môn đệ. Bởi vì, Chúa Phục Sinh khác với trước khi Ngài còn sống với các môn đệ. Ngài sống lại nhưng Ngài muốn con người nhận ra Ngài nơi những người khác. Ngài đồng hành với hai môn đệ, nhưng họ vẫn cảm thấy xa lạ, dù rằng Chúa Phục Sinh đã giải thích Kinh Thánh, có lúc lòng họ đã hừng hực nóng lên, nhưng mắt họ chưa mở ra. Trong cuộc sống hằng ngày, có biết bao người đi với chúng ta trên đường nhưng chúng ta vẫn dửng dưng, vẫn thờ ơ, vẫn xa lạ…biết bao người gặp khó khăn, đau khổ, thử thách đang đồng hành với chúng ta nhưng trái tim của chúng ta vẫn lạnh giá, vẫn khô cứng, vẫn đóng băng vv…
Hai môn đệ trên đường Emmaus hôm nay, không phải các ông không biết Thánh Kinh, nhưng các ông đã đọc Cựu Ước, Thánh Vịnh, các Tiên tri, các ông đã học nhiều, đã thuộc lòng nhiều chương, nhiều đoạn, nhiều câu, nhưng các ông vẫn chưa hiểu được điều Thiên Chúa muốn mặc khải. Chúa Phục Sinh đến cắt nghĩa, giải thích Thánh Kinh cho hai môn đệ, Ngài kể lại cho hai môn đệ bắt đầu từ ông Môsê, các ngôn sứ đã nói về Ngài như thế nào…Kinh Thánh nói có lúc lòng các ông đã bừng cháy, nóng ran lên, nhưng mắt đức tin của các ông vẫn chưa được mở ra…mãi khi tới quán trọ, Chúa sống lại đã làm một cử chỉ hết sức quen thuộc bẻ bánh, tạ ơn và dâng chén rượu. Cử chỉ ấy làm cho mắt các ông mở ra và hai môn đệ nhận ra Ngài…Đức tin của các ông bừng dậy, niềm vui vỡ òa…Gặp gỡ Chúa Phục Sinh, nhận ra Ngài…Hai môn đệ không thể dấu được niềm vui. Các ông liền vội vã trở lại chia sẻ niềm vui ấy cho các môn đệ, các tông đồ…Hai ông thuật lại những gì trên đường đi, những điều Chúa Phục Sinh giải nghĩa Thánh Kinh, lòng các ông hừng hực nóng ran lên, và rồi mắt đức tin của họ mở ra, họ nhận ra Chúa Phục Sinh. Họ thuật lại những điều này để các tông đồ khác cũng tin và sống lại niềm hy vọng.
Hội Thánh luôn lập lại cử chỉ của Chúa Giêsu. Bẻ bánh có nghĩa là dâng lễ tạ ơn đã trở thành trung tâm của đời sống Giáo Hội. Hằng ngày, hằng giờ, hằng phút, hằng giây trên thế giới lúc nào hy lễ tạ ơn cũng được cử hành. Giáo Hội luôn được mời gọi trở thành tấm bánh bẻ ra trao ban cho mọi người.
Vâng, Giáo Hội và ngay chính mỗi người chúng ta phải trở nên tấm bánh được bẻ ra, được nghiền nát, được ăn đi thì Giáo Hội, và chúng ta mới ra khỏi vỏ ốc ích kỷ, hận thù, ghen ghét, tự mãn, dửng dưng, xa lạ đang bủa vây mỗi người chúng ta…Chúng ta có được bẻ ra, có được ăn đi, có được nghiền nát như tấm bánh lúa mì, chúng ta mới có thể mở con mắt đức tin để nhận ra Chúa đang hiện diện nơi tất cả anh chị em mà chúng ta có dịp gặp gỡ mỗi ngày…
Chúa Giêsu Phục Sinh đã mở trí mở lòng, mở mắt đức tin cho hai môn đệ trên đường Emmaus để các ông nhận ra Chúa sống lại và tìm lại được sự hy vọng, lấy lại lẽ sống cho chính mình. Chúa Giêsu Phục Sinh cũng đang mời gọi chúng ta làm chứng cho niềm tin, sự hy vọng và cuộc sống tràn đầy niềm vui của chúng ta.
Lạy Chúa Giêsu, xưa Chúa đã cho hai môn đệ nhận ra Chúa khi Chúa bẻ bánh, xin Chúa cũng ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con mau mắn nhận ra Chúa đang hiện diện nơi tất cả mọi người chúng con gặp gỡ.Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tại sao hai môn đệ lại trở về Emmaus ?
2.Chúa Phục Sinh đã làm gì cho các môn đệ khi đồng hành với các ông trên đường Emmaus ?
3.Khi nào thì hai môn đệ nhận ra Chúa Phục Sinh ?
4.Hai môn đệ đã làm gì khi nhận ra Chúa Phục Sinh ?
5.Chúng ta được Chúa Phục Sinh mời gọi làm gì ?
Lc 24, 13-35
Hai môn đệ và Chúa Phục Sinh trên đường Emmaus
Câu chuyện trên đường Emmaus là câu chuyện người Công Giáo có thể nói đã thuộc nằm lòng…Các môn đệ đi theo Chúa, được Chúa huấn luyện, uốn nắn, dạy dỗ và cho các Ngài thấy các phép lạ Chúa làm. Trước cuộc khổ nạn chịu đóng đinh trên thập giá để cứu độ nhân loại, cứu rỗi con người.Chúa Giêsu đã loan báo trước cho các Ngài ba lần về cuộc thống khổ này, Người nhấn mạnh cho các môn đệ :” Ngài chịu đóng đinh trên thập giá, bị chôn cất trong mồ, nhưng ngày thứ ba, Ngài sẽ sống lại “. Sự việc xẩy ra, các môn đệ hoang mang, lo âu, sợ hãi, các Ngài quyết định trở về nghề cũ. Phêrô lại về quê để đi đánh cá, các môn đệ khác cũng tưởng mọi sự đã hết và rồi các Ngài lại trở về với công việc thường làm. Hai môn đệ trên đường Emmaus cũng mang một tâm trạng như các tông đồ khác…
Đang nao núng, xao xuyến và giao động hết mực, hai môn đệ trở về quê, họ đi trên đường Emmaus . Chúa Phục Sinh đã đồng hóa với con người, với những người nghèo. Chúa Phục Sinh luôn đồng hành với con người và thực tế, con người là điểm gặp gỡ ưu việt nhất với Đức Kitô Phục Sinh. Và chính lúc này, Chúa sống lại đã hiện đến, đồng hành với hai môn đệ trên đường Emmaus. Chúa hiện diện, đi với hai môn đệ, nhưng cách thế có mặt của Ngài lại hoàn toàn xa lạ với hai môn đệ. Bởi vì, Chúa Phục Sinh khác với trước khi Ngài còn sống với các môn đệ. Ngài sống lại nhưng Ngài muốn con người nhận ra Ngài nơi những người khác. Ngài đồng hành với hai môn đệ, nhưng họ vẫn cảm thấy xa lạ, dù rằng Chúa Phục Sinh đã giải thích Kinh Thánh, có lúc lòng họ đã hừng hực nóng lên, nhưng mắt họ chưa mở ra. Trong cuộc sống hằng ngày, có biết bao người đi với chúng ta trên đường nhưng chúng ta vẫn dửng dưng, vẫn thờ ơ, vẫn xa lạ…biết bao người gặp khó khăn, đau khổ, thử thách đang đồng hành với chúng ta nhưng trái tim của chúng ta vẫn lạnh giá, vẫn khô cứng, vẫn đóng băng vv…
Hai môn đệ trên đường Emmaus hôm nay, không phải các ông không biết Thánh Kinh, nhưng các ông đã đọc Cựu Ước, Thánh Vịnh, các Tiên tri, các ông đã học nhiều, đã thuộc lòng nhiều chương, nhiều đoạn, nhiều câu, nhưng các ông vẫn chưa hiểu được điều Thiên Chúa muốn mặc khải. Chúa Phục Sinh đến cắt nghĩa, giải thích Thánh Kinh cho hai môn đệ, Ngài kể lại cho hai môn đệ bắt đầu từ ông Môsê, các ngôn sứ đã nói về Ngài như thế nào…Kinh Thánh nói có lúc lòng các ông đã bừng cháy, nóng ran lên, nhưng mắt đức tin của các ông vẫn chưa được mở ra…mãi khi tới quán trọ, Chúa sống lại đã làm một cử chỉ hết sức quen thuộc bẻ bánh, tạ ơn và dâng chén rượu. Cử chỉ ấy làm cho mắt các ông mở ra và hai môn đệ nhận ra Ngài…Đức tin của các ông bừng dậy, niềm vui vỡ òa…Gặp gỡ Chúa Phục Sinh, nhận ra Ngài…Hai môn đệ không thể dấu được niềm vui. Các ông liền vội vã trở lại chia sẻ niềm vui ấy cho các môn đệ, các tông đồ…Hai ông thuật lại những gì trên đường đi, những điều Chúa Phục Sinh giải nghĩa Thánh Kinh, lòng các ông hừng hực nóng ran lên, và rồi mắt đức tin của họ mở ra, họ nhận ra Chúa Phục Sinh. Họ thuật lại những điều này để các tông đồ khác cũng tin và sống lại niềm hy vọng.
Hội Thánh luôn lập lại cử chỉ của Chúa Giêsu. Bẻ bánh có nghĩa là dâng lễ tạ ơn đã trở thành trung tâm của đời sống Giáo Hội. Hằng ngày, hằng giờ, hằng phút, hằng giây trên thế giới lúc nào hy lễ tạ ơn cũng được cử hành. Giáo Hội luôn được mời gọi trở thành tấm bánh bẻ ra trao ban cho mọi người.
Vâng, Giáo Hội và ngay chính mỗi người chúng ta phải trở nên tấm bánh được bẻ ra, được nghiền nát, được ăn đi thì Giáo Hội, và chúng ta mới ra khỏi vỏ ốc ích kỷ, hận thù, ghen ghét, tự mãn, dửng dưng, xa lạ đang bủa vây mỗi người chúng ta…Chúng ta có được bẻ ra, có được ăn đi, có được nghiền nát như tấm bánh lúa mì, chúng ta mới có thể mở con mắt đức tin để nhận ra Chúa đang hiện diện nơi tất cả anh chị em mà chúng ta có dịp gặp gỡ mỗi ngày…
Chúa Giêsu Phục Sinh đã mở trí mở lòng, mở mắt đức tin cho hai môn đệ trên đường Emmaus để các ông nhận ra Chúa sống lại và tìm lại được sự hy vọng, lấy lại lẽ sống cho chính mình. Chúa Giêsu Phục Sinh cũng đang mời gọi chúng ta làm chứng cho niềm tin, sự hy vọng và cuộc sống tràn đầy niềm vui của chúng ta.
Lạy Chúa Giêsu, xưa Chúa đã cho hai môn đệ nhận ra Chúa khi Chúa bẻ bánh, xin Chúa cũng ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con mau mắn nhận ra Chúa đang hiện diện nơi tất cả mọi người chúng con gặp gỡ.Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tại sao hai môn đệ lại trở về Emmaus ?
2.Chúa Phục Sinh đã làm gì cho các môn đệ khi đồng hành với các ông trên đường Emmaus ?
3.Khi nào thì hai môn đệ nhận ra Chúa Phục Sinh ?
4.Hai môn đệ đã làm gì khi nhận ra Chúa Phục Sinh ?
5.Chúng ta được Chúa Phục Sinh mời gọi làm gì ?
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Toàn văn sứ điệp video của Đức Thánh Cha gởi nhân dân Ai Cập trước chuyến tông du
J.B. Đặng Minh An dịch
08:54 25/04/2017
Hôm thứ Ba 25 tháng Tư, Tòa Thánh đã công bố sứ điệp video của Đức Thánh Cha gởi nhân dân Ai Cập trước chuyến tông du. Dưới đây là toàn văn sứ điệp này:
Nhân dân Ai cập thân mến! Al Salamò Alaikum! Cầu chúc bình an cho các bạn!
Với một lòng hân hoan và biết ơn, tôi sẽ đến thăm quê hương yêu dấu của các bạn: cái nôi của nền văn minh, món quà của sông Nile, vùng đất của ánh mặt trời và sự hiếu khách, nơi các Tổ phụ và Tiên tri đã sống và là nơi đã vang vọng tiếng nói của Thiên Chúa, Đấng Hiền lành và Giàu Lòng Thương Xót, Đấng Duy Nhất và Toàn Năng.
Tôi thật sự vui khi đến với tư cách là một người bạn, với tư cách là một sứ giả hòa bình và là một người hành hương đến đất nước, cách đây hơn hai ngàn năm, với lòng hiếu khách đã cho Thánh Gia nương náu để tránh những đe dọa của vua Hêrôđê (Mt. 2: 1-26). Tôi rất vinh dự được thăm viếng mảnh đất mà Thánh Gia đã từng viếng thăm!
Tôi thân ái chào các bạn và cảm ơn vì đã mời tôi đến thăm Ai Cập, là đất nước mà các bạn gọi là “Umm il Dugna” nghĩa là “Mẹ của Vũ trụ!”
Tôi chân thành cảm ơn ngài tổng thống nước Cộng hòa, Đức Thượng Phụ Tawadros II, Đại Imam của Đại Học Al-Azhar và Đức Thượng Phụ Công Giáo Coptic đã mời tôi; và tôi cảm ơn mỗi người trong số các bạn, là những người dành chỗ cho tôi trong trái tim của mình. Tôi cũng cảm ơn tất cả những người đã làm việc, và đang làm việc, để làm cho chuyến đi này có thể thực hiện được.
Tôi hy vọng rằng cuộc viếng thăm này sẽ là một vòng tay ôm nhằm an ủi và khích lệ cho tất cả các Kitô hữu ở Trung Đông; một thông điệp về tình bạn và lòng biết ơn đối với tất cả cư dân Ai Cập và khu vực; một sứ điệp về tình huynh đệ và hòa giải với tất cả con cháu của Abraham, đặc biệt trong thế giới Hồi giáo, trong đó Ai Cập chiếm một vị trí chính yếu. Tôi hy vọng rằng chuyến viếng thăm này cũng có thể đóng góp vào cuộc đối thoại liên tôn với thế giới Hồi giáo, và cuộc đối thoại đại kết với Giáo Hội Chính thống Coptic tôn kính và yêu dấu.
Thế giới của chúng ta - bị tàn phá bởi một thứ bạo lực mù quáng, đã từng gây đau khổ cho trái tim đất nước thân yêu của các bạn - cần đến hòa bình, tình yêu và lòng thương xót; thế giới này cần những người kiến tạo hòa bình, những người tự do và được giải phóng, những người can đảm học hỏi từ quá khứ để xây dựng một tương lai và không đóng kín chính mình trong những thành kiến; thế giới này cần những người xây dựng các nhịp cầu hoà bình, đối thoại, tình huynh đệ, công lý và nhân bản.
Anh chị em người Ai cập thân mến, nam phụ lão ấu, người Hồi giáo và Kitô hữu, người giàu và người nghèo nàn ... Tôi nồng nhiệt ôm ấp các bạn và cầu xin Thượng Đế Toàn Năng ban phép lành cho các bạn và bảo vệ đất nước của bạn khỏi mọi sự dữ.
Xin hãy cầu nguyện cho tôi! Shukran wa Tahiaì Misr! / Cảm ơn các bạn, và Ai Cập muôn năm!
Nhân dân Ai cập thân mến! Al Salamò Alaikum! Cầu chúc bình an cho các bạn!
Với một lòng hân hoan và biết ơn, tôi sẽ đến thăm quê hương yêu dấu của các bạn: cái nôi của nền văn minh, món quà của sông Nile, vùng đất của ánh mặt trời và sự hiếu khách, nơi các Tổ phụ và Tiên tri đã sống và là nơi đã vang vọng tiếng nói của Thiên Chúa, Đấng Hiền lành và Giàu Lòng Thương Xót, Đấng Duy Nhất và Toàn Năng.
Tôi thật sự vui khi đến với tư cách là một người bạn, với tư cách là một sứ giả hòa bình và là một người hành hương đến đất nước, cách đây hơn hai ngàn năm, với lòng hiếu khách đã cho Thánh Gia nương náu để tránh những đe dọa của vua Hêrôđê (Mt. 2: 1-26). Tôi rất vinh dự được thăm viếng mảnh đất mà Thánh Gia đã từng viếng thăm!
Tôi thân ái chào các bạn và cảm ơn vì đã mời tôi đến thăm Ai Cập, là đất nước mà các bạn gọi là “Umm il Dugna” nghĩa là “Mẹ của Vũ trụ!”
Tôi chân thành cảm ơn ngài tổng thống nước Cộng hòa, Đức Thượng Phụ Tawadros II, Đại Imam của Đại Học Al-Azhar và Đức Thượng Phụ Công Giáo Coptic đã mời tôi; và tôi cảm ơn mỗi người trong số các bạn, là những người dành chỗ cho tôi trong trái tim của mình. Tôi cũng cảm ơn tất cả những người đã làm việc, và đang làm việc, để làm cho chuyến đi này có thể thực hiện được.
Tôi hy vọng rằng cuộc viếng thăm này sẽ là một vòng tay ôm nhằm an ủi và khích lệ cho tất cả các Kitô hữu ở Trung Đông; một thông điệp về tình bạn và lòng biết ơn đối với tất cả cư dân Ai Cập và khu vực; một sứ điệp về tình huynh đệ và hòa giải với tất cả con cháu của Abraham, đặc biệt trong thế giới Hồi giáo, trong đó Ai Cập chiếm một vị trí chính yếu. Tôi hy vọng rằng chuyến viếng thăm này cũng có thể đóng góp vào cuộc đối thoại liên tôn với thế giới Hồi giáo, và cuộc đối thoại đại kết với Giáo Hội Chính thống Coptic tôn kính và yêu dấu.
Thế giới của chúng ta - bị tàn phá bởi một thứ bạo lực mù quáng, đã từng gây đau khổ cho trái tim đất nước thân yêu của các bạn - cần đến hòa bình, tình yêu và lòng thương xót; thế giới này cần những người kiến tạo hòa bình, những người tự do và được giải phóng, những người can đảm học hỏi từ quá khứ để xây dựng một tương lai và không đóng kín chính mình trong những thành kiến; thế giới này cần những người xây dựng các nhịp cầu hoà bình, đối thoại, tình huynh đệ, công lý và nhân bản.
Anh chị em người Ai cập thân mến, nam phụ lão ấu, người Hồi giáo và Kitô hữu, người giàu và người nghèo nàn ... Tôi nồng nhiệt ôm ấp các bạn và cầu xin Thượng Đế Toàn Năng ban phép lành cho các bạn và bảo vệ đất nước của bạn khỏi mọi sự dữ.
Xin hãy cầu nguyện cho tôi! Shukran wa Tahiaì Misr! / Cảm ơn các bạn, và Ai Cập muôn năm!
Top Stories
Thailande: Bouddhisme et argent en Thaïlande, une proximité inquiétante
Eglises d'Asie
11:16 25/04/2017
Les visiteurs des provinces thaïlandaises ne peuvent manquer d’être frappés par les innombrables affiches publicitaires criardes installées par les temples bouddhiques thaïlandais le long des routes. Tel temple de la province du district de U-Thong, dans la province de Suphanburi, vante son projet de sculpter une statue de Bouddha de plusieurs dizaines de mètres de haut dans une falaise et fait appel aux donations pour financer l’entreprise. Tel autre
temple annonce le lancement d’une nouvelle série d’amulettes qui sera bénie par un célèbre luang pho (bonze respecté pour ses pouvoirs magiques) ou encore telle pagode proche de Bangkok organise une grande fête avec groupes musicaux et spectacles pour lancer un projet de construction de nouveaux bâtiments.
Ces affiches présentent les mêmes caractères que celles créées par des firmes commerciales en concurrence pour vendre un même type de produit. Même si le « produit » est ici une certaine forme de bouddhisme mêlé d’animisme et si l’attraction pour le « produit » repose sur la croyance dans les vertus miraculeuses de tel moine ou dans les pouvoirs magiques de tel accessoire religieux, les règles suivies offrent des similarités frappantes avec celles du marché où producteurs et consommateurs interagissent.
Vendre des amulettes pour « pérenniser le bouddhisme »
Le phénomène n’a pas toujours existé en Thaïlande, même si les relations privilégiées entre moines réputés et laïcs fortunés sont aussi vieilles que le bouddhisme. C’est à partir des années 1950 que la vogue des amulettes sacrées aux pouvoirs magiques a pris de l’ampleur. Le point de départ semble avoir été les récits des soldats thaïlandais, mobilisés dans le cadre de divers conflits : revenus des combats, ils racontaient comment telle ou telle amulette donnée par un moine réputé leur avait sauvé la vie ou permis d’échapper au danger. Ces récits furent repris par la presse généraliste, puis, à partir de la fin des années 1960, par une série de magazines spécialisés dans les luang pho et leurs amulettes. La demande pour ces amulettes explosa. Sentant les profits énormes qui pouvaient être faits, la vingtaine de magazines spécialisés existants devinrent pour l’essentiel des moyens de promotion des séries d’amulettes produites, d’abord artisanalement puis en grande série, par les divers temples (1).
La « vente » d’amulettes, parfois pour des prix considérables, devint une des façons pour certains supérieurs de temples d’accumuler de l’argent, créant un cercle vicieux : l’argent accumulé par ces ventes permettait à tel moine réputé pour ses pouvoirs magiques d’entreprendre la construction de bâtiments religieux – officiellement, dans le but de « pérenniser le bouddhisme » –, mais, plus ce moine devenait célèbre, plus il devait construire de bâtiments pour soutenir sa réputation et donc plus il devait accumuler de l’argent.
Après cette impulsion initiale, de nombreuses pratiques commerciales ont été adoptées par les temples à grand renfort de marketing, avec souvent la même méthode de base : lancer un projet pour attirer les donations et accumuler l’argent. Le temple Dhammakaya, au nord de Bangkok, représente la version la plus extrême et la plus sophistiquée de cette commercialisation du bouddhisme.
Une législation complaisante
Les lois thaïlandaises, qui interdisent strictement aux moines de s’engager de quelque manière que ce soit en politique, n’empêchent pas les moines, contrairement à ce qui se passe en Birmanie, d’accumuler de l’argent et de s’adonner à des pratiques commerciales. Cela est pourtant contraire au vinaya, ou discipline monastique, qui interdit aux moines de recevoir, directement ou indirectement, de l’argent, de se livrer au commerce, d’effectuer vente ou achat et d’exercer une profession où il peut gagner de l’argent. Une loi de 1935 stipule que l’argent et les biens accumulés par un moine deviennent propriété de son temple à sa mort, sauf s’il rédige un testament pour léguer ses biens à des membres de sa famille ou à des disciples. Cette exception importante – et dont on comprend mal la justification – a été souvent utilisée par des moines réputés, les luang pho, qui ont accumulé des biens considérables.
Après une succession de scandales financiers impliquant des bonzes – par exemple le moine Nen Kham possédait son propre jet privé et ne s’équipait qu’en accessoires de prix de grandes marques internationales –, une volonté de réformer les lois régissant les comptes financiers des temples et le comportement des moines vis-à-vis des donations est apparue après le coup d’Etat de mai 2014. Fin 2014, l’ancien sénateur Paiboon Nititawan, président d’un comité de réforme du bouddhisme au sein du Conseil national de réforme nommé par la junte, a rédigé un rapport, puis proposé plusieurs projets de loi sur la question.
Parmi les principales mesures, figuraient entre autres la suppression de la règle permettant aux moines de rédiger un testament pour transférer à des personnes privées les biens reçus en donation de leur vivant. Un autre projet visait à transformer les temples en fondations supervisées par des comités de gestion et non plus contrôlés seulement par le supérieur du temple. Parallèlement, la junte elle-même a rédigé un projet de loi visant à criminaliser la conduite déviante de certains, notamment concernant le commerce d’amulettes et de symboles bouddhiques (2). Les projets de lois de Nititawan ont provoqué une opposition farouche d’une partie de la communauté monastique et la junte a dû, sous la pression, dissoudre le comité de réforme du bouddhisme. Quant au projet de loi du gouvernement militaire, il a été bloqué par le Conseil d’Etat.
Paiboon Nititawan n’a cependant pas abandonné la partie et a demandé, au début d’avril 2017, de pouvoir recevoir du Conseil suprême du Sangha, l’organe qui supervise la communauté monastique en Thaïlande, l’ensemble des rapports financiers de tous les temples du royaume sur les trois dernières années afin de « mener une étude pour encourager la transparence et la responsabilité ». Il n’y a à l’heure actuelle pas d’audit systématique des finances des quelque 30 000 temples de Thaïlande, dont certains sont richissimes, ni par le Conseil suprême du Sangha ni par le gouvernement. Il n’y a toutefois guère de doutes que la dernière initiative de Paiboon Nititawan va de nouveau provoquer la colère d’un certain nombre de moines. (eda/ad)
(Source: Eglises d'Asie, le 25 avril 2017)
Ces affiches présentent les mêmes caractères que celles créées par des firmes commerciales en concurrence pour vendre un même type de produit. Même si le « produit » est ici une certaine forme de bouddhisme mêlé d’animisme et si l’attraction pour le « produit » repose sur la croyance dans les vertus miraculeuses de tel moine ou dans les pouvoirs magiques de tel accessoire religieux, les règles suivies offrent des similarités frappantes avec celles du marché où producteurs et consommateurs interagissent.
Vendre des amulettes pour « pérenniser le bouddhisme »
Le phénomène n’a pas toujours existé en Thaïlande, même si les relations privilégiées entre moines réputés et laïcs fortunés sont aussi vieilles que le bouddhisme. C’est à partir des années 1950 que la vogue des amulettes sacrées aux pouvoirs magiques a pris de l’ampleur. Le point de départ semble avoir été les récits des soldats thaïlandais, mobilisés dans le cadre de divers conflits : revenus des combats, ils racontaient comment telle ou telle amulette donnée par un moine réputé leur avait sauvé la vie ou permis d’échapper au danger. Ces récits furent repris par la presse généraliste, puis, à partir de la fin des années 1960, par une série de magazines spécialisés dans les luang pho et leurs amulettes. La demande pour ces amulettes explosa. Sentant les profits énormes qui pouvaient être faits, la vingtaine de magazines spécialisés existants devinrent pour l’essentiel des moyens de promotion des séries d’amulettes produites, d’abord artisanalement puis en grande série, par les divers temples (1).
La « vente » d’amulettes, parfois pour des prix considérables, devint une des façons pour certains supérieurs de temples d’accumuler de l’argent, créant un cercle vicieux : l’argent accumulé par ces ventes permettait à tel moine réputé pour ses pouvoirs magiques d’entreprendre la construction de bâtiments religieux – officiellement, dans le but de « pérenniser le bouddhisme » –, mais, plus ce moine devenait célèbre, plus il devait construire de bâtiments pour soutenir sa réputation et donc plus il devait accumuler de l’argent.
Après cette impulsion initiale, de nombreuses pratiques commerciales ont été adoptées par les temples à grand renfort de marketing, avec souvent la même méthode de base : lancer un projet pour attirer les donations et accumuler l’argent. Le temple Dhammakaya, au nord de Bangkok, représente la version la plus extrême et la plus sophistiquée de cette commercialisation du bouddhisme.
Une législation complaisante
Les lois thaïlandaises, qui interdisent strictement aux moines de s’engager de quelque manière que ce soit en politique, n’empêchent pas les moines, contrairement à ce qui se passe en Birmanie, d’accumuler de l’argent et de s’adonner à des pratiques commerciales. Cela est pourtant contraire au vinaya, ou discipline monastique, qui interdit aux moines de recevoir, directement ou indirectement, de l’argent, de se livrer au commerce, d’effectuer vente ou achat et d’exercer une profession où il peut gagner de l’argent. Une loi de 1935 stipule que l’argent et les biens accumulés par un moine deviennent propriété de son temple à sa mort, sauf s’il rédige un testament pour léguer ses biens à des membres de sa famille ou à des disciples. Cette exception importante – et dont on comprend mal la justification – a été souvent utilisée par des moines réputés, les luang pho, qui ont accumulé des biens considérables.
Après une succession de scandales financiers impliquant des bonzes – par exemple le moine Nen Kham possédait son propre jet privé et ne s’équipait qu’en accessoires de prix de grandes marques internationales –, une volonté de réformer les lois régissant les comptes financiers des temples et le comportement des moines vis-à-vis des donations est apparue après le coup d’Etat de mai 2014. Fin 2014, l’ancien sénateur Paiboon Nititawan, président d’un comité de réforme du bouddhisme au sein du Conseil national de réforme nommé par la junte, a rédigé un rapport, puis proposé plusieurs projets de loi sur la question.
La statue du Bouddha en voie d'achèvement. (DR) |
Paiboon Nititawan n’a cependant pas abandonné la partie et a demandé, au début d’avril 2017, de pouvoir recevoir du Conseil suprême du Sangha, l’organe qui supervise la communauté monastique en Thaïlande, l’ensemble des rapports financiers de tous les temples du royaume sur les trois dernières années afin de « mener une étude pour encourager la transparence et la responsabilité ». Il n’y a à l’heure actuelle pas d’audit systématique des finances des quelque 30 000 temples de Thaïlande, dont certains sont richissimes, ni par le Conseil suprême du Sangha ni par le gouvernement. Il n’y a toutefois guère de doutes que la dernière initiative de Paiboon Nititawan va de nouveau provoquer la colère d’un certain nombre de moines. (eda/ad)
(Source: Eglises d'Asie, le 25 avril 2017)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Xứ Bến Sắn Mừng Đại Lễ Lòng Thương Xót Chúa
Anê Ánh Tuyết
09:04 25/04/2017
Giáo Xứ Bến Sắn Mừng Đại Lễ Lòng Thương Xót Chúa
"Hãy thương xót như Cha trên trời là Đấng đầy lòng xót thương; hãy tín thác vào Chúa; và đồng thời hãy trở nên chứng nhân sống động để mọi người cũng nhận ra lòng Chúa xót thương".
Đó là lời chia sẻ của Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ - Nguyên Giám mục Giáo phận Phú Cường, trong ngày đại lễ Lòng Thương Xót Chúa (LTXC) tại Giáo xứ Bến Sắn ngày 23/4/2017 do ngài chủ tế. Đồng tế với Đức Cha Phêrô có cha sở Đa Minh Nguyễn Đức Trung và cha Gioan B. Trương Văn Điệp TSVN, cùng đông đảo bà con trong và ngoài giáo xứ tham dự.
Xem Hình
Vào lúc 17 giờ, kiệu cung nghinh tượng Chúa Thương Xót trang nghiêm tiến vào thánh đường. Đi đầu là Thánh giá nến cao, cờ ngũ sắc, tiếp đến là Ban Hội đồng Mục vụ Giáo xứ (HĐMVGX), các thành viên LTXC, thừa tác viên, các lễ sinh và quý cha đồng tế.
Dẫn vào Thánh lễ, Đức Cha Phêrô mời gọi cộng đoàn hãy cảm tạ và luôn biết cậy trông vào lòng Chúa thương xót, cũng như xin cho mỗi người biết noi gương Chúa mà biết xót thương những người đau khổ xung quanh mình.
Trong bài giảng, qua lệnh truyền của Chúa Giêsu: "Như Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai các con", Đức Cha Phêrô chia sẻ: Chúa luôn bày tỏ lòng thương xót của Chúa đối với nhân loại, Chúa thương xót mọi loài và yêu thương mọi tạo vật. Thương xót đến độ sẵn sàng tha thứ mọi tội lỗi loài người. Lòng thương xót ấy được cụ thể hóa nơi hành động của Chúa Giêsu đối với tội nhân và những người cùng khổ. Vì thế, Chúa cũng sai mỗi người ra đi để làm tông đồ nói về lòng thương xót của Chúa cho những người đang đau khổ, u sầu cũng như dẫn đưa mọi người về với Chúa qua chính cách sống của mỗi người.
Sau Phụng vụ Thánh Thể, ông Phêrô Tống Văn Ngọc - Trưởng ban HĐMVGX, đại diện cộng đoàn chúc mừng Đức Cha Phêrô trong dịp kỷ niệm 52 năm ngày thụ phong linh mục, cũng như gởi đến Đức Cha và quý cha lời tri ân chân thành cùng những đóa hoa tươi thắm.
Đáp lời, Đức Cha Phêrô cũng chia sẻ niềm vui khi thấy Giáo xứ Bến Sắn ngày càng phát triển, cũng như bày tỏ sự ước mong mỗi người sẽ luôn là những chứng nhân sống động cho lòng Chúa thương xót.
Thánh lễ kết thúc lúc 18h30. Đức Cha, quý cha chụp hình lưu niệm với Ban chấp hành và các thành viên nhóm Lòng Chúa Thương Xót.
Anê Ánh Tuyết – Truyền thông giáo phận
"Hãy thương xót như Cha trên trời là Đấng đầy lòng xót thương; hãy tín thác vào Chúa; và đồng thời hãy trở nên chứng nhân sống động để mọi người cũng nhận ra lòng Chúa xót thương".
Đó là lời chia sẻ của Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ - Nguyên Giám mục Giáo phận Phú Cường, trong ngày đại lễ Lòng Thương Xót Chúa (LTXC) tại Giáo xứ Bến Sắn ngày 23/4/2017 do ngài chủ tế. Đồng tế với Đức Cha Phêrô có cha sở Đa Minh Nguyễn Đức Trung và cha Gioan B. Trương Văn Điệp TSVN, cùng đông đảo bà con trong và ngoài giáo xứ tham dự.
Xem Hình
Vào lúc 17 giờ, kiệu cung nghinh tượng Chúa Thương Xót trang nghiêm tiến vào thánh đường. Đi đầu là Thánh giá nến cao, cờ ngũ sắc, tiếp đến là Ban Hội đồng Mục vụ Giáo xứ (HĐMVGX), các thành viên LTXC, thừa tác viên, các lễ sinh và quý cha đồng tế.
Dẫn vào Thánh lễ, Đức Cha Phêrô mời gọi cộng đoàn hãy cảm tạ và luôn biết cậy trông vào lòng Chúa thương xót, cũng như xin cho mỗi người biết noi gương Chúa mà biết xót thương những người đau khổ xung quanh mình.
Trong bài giảng, qua lệnh truyền của Chúa Giêsu: "Như Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai các con", Đức Cha Phêrô chia sẻ: Chúa luôn bày tỏ lòng thương xót của Chúa đối với nhân loại, Chúa thương xót mọi loài và yêu thương mọi tạo vật. Thương xót đến độ sẵn sàng tha thứ mọi tội lỗi loài người. Lòng thương xót ấy được cụ thể hóa nơi hành động của Chúa Giêsu đối với tội nhân và những người cùng khổ. Vì thế, Chúa cũng sai mỗi người ra đi để làm tông đồ nói về lòng thương xót của Chúa cho những người đang đau khổ, u sầu cũng như dẫn đưa mọi người về với Chúa qua chính cách sống của mỗi người.
Sau Phụng vụ Thánh Thể, ông Phêrô Tống Văn Ngọc - Trưởng ban HĐMVGX, đại diện cộng đoàn chúc mừng Đức Cha Phêrô trong dịp kỷ niệm 52 năm ngày thụ phong linh mục, cũng như gởi đến Đức Cha và quý cha lời tri ân chân thành cùng những đóa hoa tươi thắm.
Đáp lời, Đức Cha Phêrô cũng chia sẻ niềm vui khi thấy Giáo xứ Bến Sắn ngày càng phát triển, cũng như bày tỏ sự ước mong mỗi người sẽ luôn là những chứng nhân sống động cho lòng Chúa thương xót.
Thánh lễ kết thúc lúc 18h30. Đức Cha, quý cha chụp hình lưu niệm với Ban chấp hành và các thành viên nhóm Lòng Chúa Thương Xót.
Anê Ánh Tuyết – Truyền thông giáo phận
Đại Hội Lòng Chúa Thương Xót 2017 tại giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle.
Nguyễn An Quý
18:58 25/04/2017
Đại Hội Lòng Chúa Thương Xót 2017 tại giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle.
Tukwila. Đại Hội Lòng Chúa Thương Xót năm 2017 được diễn ra tại giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tổng giáo phận Seattle trong 2 ngày 22 và 23 tháng 4 năm 2017 với chủ đề :"CHÚA ĐANG CHỜ TA". Hai ngày đại hội đã qui tụ rất đông đảo cộng đoàn dân Chúa tham dự với tất cả tâm tình tạ ơn Lòng Chúa Thương Xót có khi lên đến gần 2 ngàn giáo dân tham dự các nghi thức phụng vụ cũng như nghe linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải thuyết giảng. Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải phụ trách phần thuyết giảng các đề tài theo chủ đề "Chúa Đang Chờ Ta" với lối trình bày rất sinh động nên đã thu hút giáo dân tham dự đông đảo. Hai ngày đại hội được ghi nhận như sau :
Xem Hình
Thứ Bảy ngày 22 tháng 4 năm 2017 ngày khai mạc đại hội. Thánh lễ khai mạc được cử hành lúc 10 giờ sáng thứ Bảy theo phụng vụ của ngày thứ bảy trong tuần bát nhật Phục Sinh. Đúng 10 giờ, Ca đoàn hát bài ca nhập lễ , nghi đoàn cùng với quý cha đồng tế cung nghinh Thánh Giá tiến lên bàn thánh. Mở đầu thánh lễ cha chủ tế Đào Xuân Thành ngỏ lời chào mừng toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện và giới thiệu quý linh mục đồng tế, ngài nói: hôm nay giáo xứ long trong khai mạc đại hội Lòng Chúa Thương Xót năm 2017, giáo dân hân hoan chào đón toàn thể quý cộng đoàn dân Chúa hiện diện, cùng dâng thánh lễ hôm nay có quý cha trong giáo xứ cha Nguyễn Sơn Miên, cha Trần Hữu Lân, thầy phó tế Nguyễn Đức Mậu, đặc biệt có cha Phêrô Nguyễn Văn Khải Dòng Chúa Cứu Thế, ngài phụ trách thuyết giảng trong 2 ngày đại hội, xin cho ngài một tràng pháo tay và cùng chào đón nhau trong niềm vui ngày khai mạc đại hội kính Lòng Chúa Thương Xót (tiếng vỗ tay vang dội kéo dài khá lâu).
Thánh lễ tiếp nối qua phần phụng vụ thánh lễ của ngày thứ bảy. Tin Mừng hôm nay Thánh Gioan thuật lại câu chuyện hình ảnh Chúa Giêsu sống lại: "Chiều đến, các môn đệ Chúa Giêsu xuống bờ biển. Rồi lên thuyền, sang bên kia, trẩy về hướng Capharnaum. Trời đã tối. Bỗng cuồng phong thổi lên, biển động mạnh. Khi chèo đi được chừng hai mươi lăm hay ba mươi dặm, thì họ thấy Chúa Giêsu đi trên mặt biển, tiến lại gần thuyền, họ hoảng sợ. Nhưng Người nói với họ: "Chính Thầy đây, đừng sợ". Họ định rước Người lên thuyền, nhưng ngay lúc ấy, thuyền đã đến nơi họ định tới".
Linh mục Nguyễn văn Khải chia sẻ ngắn gọn trong bài giảng lễ ngài nhấn mạnh : mầu nhiệm Chúa sống lại là mầu nhiệm khó tin, chính ngay các tông đồ cũng nghi ngờ khi Chúa hiện đến với các tông đồ trong câu chuyện các môn đệ Chúa chèo thuyền rồi thấy Chúa đi trên mặt biển, các ngài tưởng ma nên Chúa đã phải nói với họ: "Thầy đây, đừng sợ".Thánh lễ khai mạc kết thúc lúc 11 giờ. Mọi giáo hữu hiện diện ra nghỉ ngơi trong chốc lát để tiếp tục bắt đầu nghe linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải thuyết giảng lúc 11 giờ 15 phút.
Đúng 11 giờ 15 am, linh mục Nguyễn Văn Khải trở lại nhà thờ và bắt đầu phần thuyết giảng. Sau nghi thức mở đầu bằng phút cầu nguyện, ngài đi vào đề tài: "Dung mạo lòng thương xót của Thiên Chúa". Số giáo dân càng lúc càng đông hơn, nhà thờ đầy kín, khá đông đảo giáo dân ngồi ở hội trường có màn ảnh rộng được trực tiếp truyền hình. Suốt hơn 1 tiếng đồng hồ, với cách trình bày khá sinh động đã thu hút giáo dân ngồi nghe không biết mệt mỏi. Ngài nhấn mạnh đến ngày lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót là một nơi che chở và là nơi trú ẩn cho mọi linh hồn. ngài nói: trong ngày lễ này mọi dòng suối sẽ mở ra và tuôn đỗ những ân huệ thần linh.." Buổi thuyết giảng dừng lại lúc 12 giờ 30, giờ nghỉ trưa, nhiều giáo hữu dùng cơm trưa tại hội trường và đông đảo giáo dân hôn kính xương thánh nữ Faustina trong nhà thờ.
Sau phần nghỉ trưa, giáo dân trở lại nhà thờ lúc 2 giờ chiều để nghe cha Khải thuyết giảng đề tài thứ hai : "Đón nhận sứ điệp lòng thương xót Chúa trong đời sống cá nhân". Mở đầu bài giảng là phần nghe tin mừng thánh Gioan (8:1-11)và phút cầu nguyện để xin Lòng Thương xót Chúa hiện diện với cộng đoàn trong giờ phút này. Mở đầu ngài nói dí dỏm: về đây nghe tin vui, giáo xứ vừa mua được nhà bank. Chuyện ngược đời, nhà bank đầy tiền bạc đáng lý họ mua nhà thờ, nhưng nhà thờ lại đi mua nhà bank (tiếng cười rộ cả nhà thờ). Ngài trở lại đề tài: Để đón nhận sứ điệp lòng thương xót Chúa chúng ta phải làm gì ?Suốt hơn 1 tiếng đồng hồ, cha Khải đã phân tích nhiều vấn mà mỗi cá nhân cần làm để được đón nhận sứ điệp lòng thương xót Chúa nhưng ngài nhấn mạnh mỗi cá nhân hãy nên từ bỏ cái tính xấu của mình là nói nhiều, nói dai, nói xấu người khác, xoi móc, gièm pha, bịa đặt, đặt điều, đặt chuyện xấu cho người khác, bôi nhọ người khác, nói huyên thuyên, mạ lỵ người khác, tạo nghi ngờ vô cớ trong cộng đoàn giáo xứ, nói sống sượng, nói cạn tào ráo máng, nói móc, nói mát, nói xỏ, nói xiêng, nói lấy được, nói trơ trẻn vân vân. Ngài kết luận đó là cái tội mà nhiều nguời trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta cũng như ở bất cứ nơi đâu thường hay mắc phải.Tội là do miệng của chúng ta, chừng nào chúng ta bỏ được tính nói thiếu suy nghỉ, thiếu đắn đo mới đón nhận được sứ điệp lòng thương xót Chúa. Chúa nói: có nói có, không nói không, đặt điều, đặt chuyện dối trá là theo ma quỷ..Phần thuyết giảng kết thúc lúc 3 giờ chiều và cộng đoàn dân Chúa bắt đầu đọc Chuỗi Lòng Thương Xót Chúa một cách sốt sắng. Sau chuỗi lòng thương xót là buổi Suy Niệm Chặng Đàng Thánh Giá theo truyền thống Faustina thật cảm động. Ngoài những sinh hoạt của người lớn trong nhà thờ, ở hội trường các em thiếu nhi cũng được Sơ Phượng Quyên và sơ KhánhVân hướng dẫn sinh hoạt và học hỏi về Lòng Chúa Thương Xót qua những giây phút cầu nguyện thinh lặng thật sốt sắng và đầy cảm động.
Đúng 5 giờ, thánh lễ được cử hành theo phụng vụ ngày Chúa Nhật II Phục Sinh. Thánh lễ đồng tế do quý cha trong giáo xứ và cha giảng phòng Nguyễn Văn Khải cùng đồng tế. Trên một ngàn giáo dân hiện diện trong thánh lễ này. Bài tin mừng thánh Gioan thuật lại câu chuyện Chúa Giêsu sống lại, và khi các môn đệ nói lại với ông Toma thì ông Tôma chẳng tin nên Chúa Giêsu đã hiện ra lần nữa khi có mặt ông Tôma với đoạn kể như sau: "Tám ngày sau, các môn đệ lại họp nhau trong nhà và có Tôma ở với các ông. Trong khi các cửa vẫn đóng kín, Chúa Giêsu hiện đến đứng giữa mà phán: "Bình an cho các con". Ðoạn Người nói với Tôma: "Hãy xỏ ngón tay con vào đây, và hãy xem tay Thầy; hãy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng lòng, nhưng hãy tin". Tôma thưa rằng: "Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!" Chúa Giêsu nói với ông: "Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con đã tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin".
Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải phụ trách giảng lễ. Bài chia sẻ khá súc tích, ngài mở đầu bằng những lời dí dỏm: "Việc Chúa sống lại chính các môn đệ của Chúa cũng không tin. Sau biến cố Chúa chịu chết trên thập giá, thì các môn đệ của Ngài quá chán nản, quá thất vọng, họ sợ hải, họ đóng kín cửa, ông Tôma đi lang lang trở về, khi nghe các môn đệ thuật Thầy đã sống lại, Thầy đã xuất hiện nơi đây nhưng ông Tôma chẳng tin. Trong bài tin mừng hôm nay nói Chúa đã hiện đến khi có Tôma và Chúa nhìn Tôma mà nói: Hãy xỏ ngón tay con vào đây, và hãy xem tay Thầy; hãy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng lòng, nhưng hãy tin". Chúng ta thấy Tôma rất nhanh mở miệng nói ngay " Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con", Chúa nói với Tôma ngay: "Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con đã tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin". Ngài nói tiếp: Chúa Giêsu thật đầy lòng thương xót, ngài cư xử rất là hay, ngài chẳng trách cứ ai dù các tông đồ đã bỏ trốn khi ngài lâm nguy, dù Phêrô đã chối Chúa, dù Tôma tuyên bố chẳng tin nhưng Ngài vẫn yêu thương tất cả. Phúc cho những ai không thấy mà tin trong đó có chúng ta hôm nay là những ngưởi được diễm phúc đã tin vào Đức Kitô..."
Thánh lễ kết thúc lúc 6 giờ 30, chương trình ngày thứ bảy được tiếp nối với chương trình thánh ca do các Giáo Đoàn, Hội Đoàn Ca Đoàn trình diễn và kết thúc lúc 10 giờ đêm.
Chúa Nhật ngày 23 tháng 4 năm 2017. Từ sáng sớm có các thánh lễ lúc 7:30am và 9:30am.
Đúng 11 giờ, linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải thuyết giảng đề tài thứ ba của chủ đề: Chúa Đang Chờ Ta " đó là đề tài :"Đón nhận sứ điệp lòng thương xót Chúa trong gia đình và giáo xứ". Bắt đầu giờ khai mạc của buổi diễn thuyết, trong nhà thờ đầy kín các ghế ngồi, đông đảo giáo dân phải ngồi ở hội trường để nghe thuyết giảng. Mở đầu bài giảng, cha giảng phòng đưa ra đoạn kinh thánh:"Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiển thánh và yêu thương. Vì thế anh em hãy có lòng thương cảm nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em thì anh em cũng vậy, anh em hãy tha thứ cho nhau, trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái, đó là mối dây liên kết tuyệt hảo. Uớc gì ơn bình an của Đức Kitô điều khiển tâm hồn anh em, vì trong một thân thể duy nhất, anh em đã được mời gọi đến hưởng ơn bình an đó. Bởi vậy anh em hãy đa tạ và tri ân (Cl 5:13-25 ).
Cha giảng phòng nhấn mạnh : "Đức Gioan Phaolo II nói: Chúa Giêsu không chỉ muốn chúng ta nhận lãnh Lòng Thương Xót mà còn phải trở thành những tác nhân của lòng thương xót, những người biết thể hiện LTX đối với người khác. Phúc thay cho những ai xót thương người khác vì họ sẽ được xót thương. MT5,7. Chúa đã chỉ cho chúng ta nhiều nẻo đường khác nhau của LTX không chỉ đơn thuần chuyện tha thứ mà còn cần phải tìm gặp mọi nhu cầu của con người. Chúa Giêsu đã đoái nhìn trên mỗi thân phận khốn cùng của vật chất và tâm linh của mỗi con người" Đức GH Phanxicô trong ngày lễ Kính Lòng Chúa Thuơng Xót 2016 nhấn mạnh rằng: "Chúng ta cần mang trao LTX của Thiên Chúa cho người khác bằng những cử chỉ cụ thể và đơn giản." Bài thuyết giảng hơn 1 tiếng đồng hồ với lối trình bày đơn giản, dễ hiểu và sinh động nên đã thu hút người nghe một cách say sưa, vì thế khi cha báo hết giờ thì mọi người đều muốn được còn giờ để nghe tiếp, điều đặc biệt chẳng ai biết mệt mỏi khi nghe linh mục Nguyễn Văn Khải thuyết giảng trong hai ngày đại hội. Kết thúc phần thuyềt giảng của hai ngày đại hội, linh mục đã trả lời nhiều câu hỏi của các giáo dân liên quan đến đời sống đạo và quan hệ xã hội khá phong phú hơn 1 tiếng đồng hồ.
Sau phần thuyết giảng là giờ chầu Thánh Thể. Giờ chầu Thánh Thể trọng thể do cha chánh xứ chủ sự được bắt đầu lúc 2 giờ chiều. Các đoàn thể hiện diện đông đủ trong giờ chầu Thánh Thể một cách sốt sắng. Gần 1 tiếng đồng hồ bên cạnh MìnhThánh Chúa, toàn thể cộng đoàn dâng Chúa trong và ngoài giáo xứ đã lắng đọng tâm hồn để chiêm ngắm Chúa với tất cả tâm tình cầu nguyện và tạ ơn. Chương trình Đại Hội được tiếp nối là cuộc Rước Kiệu Lòng Chúa Thương Xót. Chiều nay, ngoài trời đổ cơn mưa khá nặng hạt nên cuộc ruớc kiệu được di hành theo dọc hành lang ngay trong nhà thờ. Đoàn kiệu di chuyển gần 20 phút thì xe kiệu trở về và tiến vào trong nhà thờ. Tượng Chúa Lòng Thương Xót, được anh em đoàn Liên Minh Thánh Tâm trịnh trọng thỉnh vào vị trí trang trọng nơi cung thánh để cộng đòan dân Chúa hiện diện cung kính và thờ lạy. Sau cuộc rước kiệu là phần diễn nguyện. Ban diễn nguyện đã trình bày hoạt cảnh về đời sống tình yêu vợ chồng trong gia đình một cách sinh động trước những hiện tượng dễ xẩy ra trong cuộc sống hôn nhân của nhiều gia đình hôm nay. Cách trình diễn của các diễn viên rất phong phú và khá tự nhiên chẳng khác nào những tay nhà nghề diễn kịch. Đức Giám Mục Eusebio Elizondo cũng đã theo dõi phần diễn nguyện một cách chăm chú.
Kết thúc hai ngày Đại Hội là thánh lễ Đại Trào do Đức Giám Mục Eusebio Elizondo Phụ Tá Tổng Giáo Phận Seattle chủ tế, cùng đồng tế gồm các linh mục trong giáo xứ, linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải và thầy phó tê Nguyễn Đức Mậu phụ tế.
Đúng 4 giờ, ba hồi chiêng trống báo hiệu giờ thánh lễ bắt đầu, tiếng chiêng trống vừa dứt, ca đòan hát bài ca nhập lễ, nghi đoàn cùng với Đức Giám Mụ và các linh mục đồng tế cung nghinh Thánh Giá tiến lên bàn Thánh theo tiếng hát của ca đoàn. Mở đầu Thánh lễ cha chánh xứ cám ơn và chào mừng Đức Giám Mục đã ưu ái đến dâng thánh lễ cầu nguyện cho giáo xứ trong ngày bế mạc đại hội, chào mừng quý cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể cộng đoàn dân Chúa trong và ngoài giáo xứ hiện diện, chào mừng các giáo hữu từ xa đến. Lời chào mừng kết thúc với tràng pháo tay kéo dài khá lâu.
Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa. Đức Giám Mục Eusebio Elizondo chia sẻ Lơì Chúa trong Thánh lễ. Trong bài gỉảng ngài nhắc lại cả bài bài đọc trong thánh lễ hôm nay đều nói về đức tin, ngài mời gọi mọi người luôn sống và trao dồi cho mình đời sống đức tin của người Kitô Hữu qua đời sống bác ái, cầu nguyện và yêu thương như Chúa đã yêu thương chúng ta. Ngài vui mừng bày tỏ sự cảm mến cộng đoàn dân Chúa nơi đây đã luôn cử hành những nghi lễ phụng vụ tôn vinh Chúa cụ thể như những ngày Đại Hội Lòng Chúa Thương Xót hôm nay. Ngài cũng đề cập đến bổn phận và trách nhiệm của từng người phải luôn biết loan truyền Lòng Chúa Thương Xót cho mọi người và mong muốn mỗi người sẽ trở nên khí cụ, trở nên Tông Đồ Lòng Chúa Thương Xót như vị thánh Faustina để mọi người chung quanh sớm nhận ra Lòng Chúa Thương Xót.
Sau lời nguyện kết lễ, một lần nữa cha chánh xứ cám ơn Đức Giám Mục, cám ơn cha Nguyễn Văn Khải đã giúp giảng phòng trong hai ngày Đại Hội rất phong phú và ngài ngỏ lời mời cha Khải sang năm trở lại với giáo xứ, toàn thể cộng đoàn dân Chúa đã vỗ tay hoan hô. Cha chánh xứ tiếp tục ngỏ lời cám ơn quý cha, các giáo đoàn, hội đoàn, ca đoàn, các ban ngành, ban truyền thông, ban sấn khấu, ban xe kiệu, ban trang trí, ba cắm hoa, ban phụng vụ, hội nhà Chúa, ban phục vụ quán ăn, ban âm thanh, ban đón tiếp, ban ẩm thực, ban diễn nguyện vân vân...
Trước khi kết thúc thánh lễ, Đức Giám Mục đã ban ơn toàn xá qua phép lành trọng thể cho những ai tham dự những ngày Đại Hội miễn là giữ những điều kiện thông thường theo luật. Thánh lễ bế mạc Đại Hội Lòng Chúa Thương năm 2017 kết thúc lúc 6 giờ chiều, mọi người chia tay ra về trong tâm tình tạ ơn.
Nguyễn An Quý
Tukwila. Đại Hội Lòng Chúa Thương Xót năm 2017 được diễn ra tại giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tổng giáo phận Seattle trong 2 ngày 22 và 23 tháng 4 năm 2017 với chủ đề :"CHÚA ĐANG CHỜ TA". Hai ngày đại hội đã qui tụ rất đông đảo cộng đoàn dân Chúa tham dự với tất cả tâm tình tạ ơn Lòng Chúa Thương Xót có khi lên đến gần 2 ngàn giáo dân tham dự các nghi thức phụng vụ cũng như nghe linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải thuyết giảng. Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải phụ trách phần thuyết giảng các đề tài theo chủ đề "Chúa Đang Chờ Ta" với lối trình bày rất sinh động nên đã thu hút giáo dân tham dự đông đảo. Hai ngày đại hội được ghi nhận như sau :
Xem Hình
Thứ Bảy ngày 22 tháng 4 năm 2017 ngày khai mạc đại hội. Thánh lễ khai mạc được cử hành lúc 10 giờ sáng thứ Bảy theo phụng vụ của ngày thứ bảy trong tuần bát nhật Phục Sinh. Đúng 10 giờ, Ca đoàn hát bài ca nhập lễ , nghi đoàn cùng với quý cha đồng tế cung nghinh Thánh Giá tiến lên bàn thánh. Mở đầu thánh lễ cha chủ tế Đào Xuân Thành ngỏ lời chào mừng toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện và giới thiệu quý linh mục đồng tế, ngài nói: hôm nay giáo xứ long trong khai mạc đại hội Lòng Chúa Thương Xót năm 2017, giáo dân hân hoan chào đón toàn thể quý cộng đoàn dân Chúa hiện diện, cùng dâng thánh lễ hôm nay có quý cha trong giáo xứ cha Nguyễn Sơn Miên, cha Trần Hữu Lân, thầy phó tế Nguyễn Đức Mậu, đặc biệt có cha Phêrô Nguyễn Văn Khải Dòng Chúa Cứu Thế, ngài phụ trách thuyết giảng trong 2 ngày đại hội, xin cho ngài một tràng pháo tay và cùng chào đón nhau trong niềm vui ngày khai mạc đại hội kính Lòng Chúa Thương Xót (tiếng vỗ tay vang dội kéo dài khá lâu).
Thánh lễ tiếp nối qua phần phụng vụ thánh lễ của ngày thứ bảy. Tin Mừng hôm nay Thánh Gioan thuật lại câu chuyện hình ảnh Chúa Giêsu sống lại: "Chiều đến, các môn đệ Chúa Giêsu xuống bờ biển. Rồi lên thuyền, sang bên kia, trẩy về hướng Capharnaum. Trời đã tối. Bỗng cuồng phong thổi lên, biển động mạnh. Khi chèo đi được chừng hai mươi lăm hay ba mươi dặm, thì họ thấy Chúa Giêsu đi trên mặt biển, tiến lại gần thuyền, họ hoảng sợ. Nhưng Người nói với họ: "Chính Thầy đây, đừng sợ". Họ định rước Người lên thuyền, nhưng ngay lúc ấy, thuyền đã đến nơi họ định tới".
Linh mục Nguyễn văn Khải chia sẻ ngắn gọn trong bài giảng lễ ngài nhấn mạnh : mầu nhiệm Chúa sống lại là mầu nhiệm khó tin, chính ngay các tông đồ cũng nghi ngờ khi Chúa hiện đến với các tông đồ trong câu chuyện các môn đệ Chúa chèo thuyền rồi thấy Chúa đi trên mặt biển, các ngài tưởng ma nên Chúa đã phải nói với họ: "Thầy đây, đừng sợ".Thánh lễ khai mạc kết thúc lúc 11 giờ. Mọi giáo hữu hiện diện ra nghỉ ngơi trong chốc lát để tiếp tục bắt đầu nghe linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải thuyết giảng lúc 11 giờ 15 phút.
Đúng 11 giờ 15 am, linh mục Nguyễn Văn Khải trở lại nhà thờ và bắt đầu phần thuyết giảng. Sau nghi thức mở đầu bằng phút cầu nguyện, ngài đi vào đề tài: "Dung mạo lòng thương xót của Thiên Chúa". Số giáo dân càng lúc càng đông hơn, nhà thờ đầy kín, khá đông đảo giáo dân ngồi ở hội trường có màn ảnh rộng được trực tiếp truyền hình. Suốt hơn 1 tiếng đồng hồ, với cách trình bày khá sinh động đã thu hút giáo dân ngồi nghe không biết mệt mỏi. Ngài nhấn mạnh đến ngày lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót là một nơi che chở và là nơi trú ẩn cho mọi linh hồn. ngài nói: trong ngày lễ này mọi dòng suối sẽ mở ra và tuôn đỗ những ân huệ thần linh.." Buổi thuyết giảng dừng lại lúc 12 giờ 30, giờ nghỉ trưa, nhiều giáo hữu dùng cơm trưa tại hội trường và đông đảo giáo dân hôn kính xương thánh nữ Faustina trong nhà thờ.
Sau phần nghỉ trưa, giáo dân trở lại nhà thờ lúc 2 giờ chiều để nghe cha Khải thuyết giảng đề tài thứ hai : "Đón nhận sứ điệp lòng thương xót Chúa trong đời sống cá nhân". Mở đầu bài giảng là phần nghe tin mừng thánh Gioan (8:1-11)và phút cầu nguyện để xin Lòng Thương xót Chúa hiện diện với cộng đoàn trong giờ phút này. Mở đầu ngài nói dí dỏm: về đây nghe tin vui, giáo xứ vừa mua được nhà bank. Chuyện ngược đời, nhà bank đầy tiền bạc đáng lý họ mua nhà thờ, nhưng nhà thờ lại đi mua nhà bank (tiếng cười rộ cả nhà thờ). Ngài trở lại đề tài: Để đón nhận sứ điệp lòng thương xót Chúa chúng ta phải làm gì ?Suốt hơn 1 tiếng đồng hồ, cha Khải đã phân tích nhiều vấn mà mỗi cá nhân cần làm để được đón nhận sứ điệp lòng thương xót Chúa nhưng ngài nhấn mạnh mỗi cá nhân hãy nên từ bỏ cái tính xấu của mình là nói nhiều, nói dai, nói xấu người khác, xoi móc, gièm pha, bịa đặt, đặt điều, đặt chuyện xấu cho người khác, bôi nhọ người khác, nói huyên thuyên, mạ lỵ người khác, tạo nghi ngờ vô cớ trong cộng đoàn giáo xứ, nói sống sượng, nói cạn tào ráo máng, nói móc, nói mát, nói xỏ, nói xiêng, nói lấy được, nói trơ trẻn vân vân. Ngài kết luận đó là cái tội mà nhiều nguời trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta cũng như ở bất cứ nơi đâu thường hay mắc phải.Tội là do miệng của chúng ta, chừng nào chúng ta bỏ được tính nói thiếu suy nghỉ, thiếu đắn đo mới đón nhận được sứ điệp lòng thương xót Chúa. Chúa nói: có nói có, không nói không, đặt điều, đặt chuyện dối trá là theo ma quỷ..Phần thuyết giảng kết thúc lúc 3 giờ chiều và cộng đoàn dân Chúa bắt đầu đọc Chuỗi Lòng Thương Xót Chúa một cách sốt sắng. Sau chuỗi lòng thương xót là buổi Suy Niệm Chặng Đàng Thánh Giá theo truyền thống Faustina thật cảm động. Ngoài những sinh hoạt của người lớn trong nhà thờ, ở hội trường các em thiếu nhi cũng được Sơ Phượng Quyên và sơ KhánhVân hướng dẫn sinh hoạt và học hỏi về Lòng Chúa Thương Xót qua những giây phút cầu nguyện thinh lặng thật sốt sắng và đầy cảm động.
Đúng 5 giờ, thánh lễ được cử hành theo phụng vụ ngày Chúa Nhật II Phục Sinh. Thánh lễ đồng tế do quý cha trong giáo xứ và cha giảng phòng Nguyễn Văn Khải cùng đồng tế. Trên một ngàn giáo dân hiện diện trong thánh lễ này. Bài tin mừng thánh Gioan thuật lại câu chuyện Chúa Giêsu sống lại, và khi các môn đệ nói lại với ông Toma thì ông Tôma chẳng tin nên Chúa Giêsu đã hiện ra lần nữa khi có mặt ông Tôma với đoạn kể như sau: "Tám ngày sau, các môn đệ lại họp nhau trong nhà và có Tôma ở với các ông. Trong khi các cửa vẫn đóng kín, Chúa Giêsu hiện đến đứng giữa mà phán: "Bình an cho các con". Ðoạn Người nói với Tôma: "Hãy xỏ ngón tay con vào đây, và hãy xem tay Thầy; hãy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng lòng, nhưng hãy tin". Tôma thưa rằng: "Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!" Chúa Giêsu nói với ông: "Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con đã tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin".
Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải phụ trách giảng lễ. Bài chia sẻ khá súc tích, ngài mở đầu bằng những lời dí dỏm: "Việc Chúa sống lại chính các môn đệ của Chúa cũng không tin. Sau biến cố Chúa chịu chết trên thập giá, thì các môn đệ của Ngài quá chán nản, quá thất vọng, họ sợ hải, họ đóng kín cửa, ông Tôma đi lang lang trở về, khi nghe các môn đệ thuật Thầy đã sống lại, Thầy đã xuất hiện nơi đây nhưng ông Tôma chẳng tin. Trong bài tin mừng hôm nay nói Chúa đã hiện đến khi có Tôma và Chúa nhìn Tôma mà nói: Hãy xỏ ngón tay con vào đây, và hãy xem tay Thầy; hãy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng lòng, nhưng hãy tin". Chúng ta thấy Tôma rất nhanh mở miệng nói ngay " Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con", Chúa nói với Tôma ngay: "Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con đã tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin". Ngài nói tiếp: Chúa Giêsu thật đầy lòng thương xót, ngài cư xử rất là hay, ngài chẳng trách cứ ai dù các tông đồ đã bỏ trốn khi ngài lâm nguy, dù Phêrô đã chối Chúa, dù Tôma tuyên bố chẳng tin nhưng Ngài vẫn yêu thương tất cả. Phúc cho những ai không thấy mà tin trong đó có chúng ta hôm nay là những ngưởi được diễm phúc đã tin vào Đức Kitô..."
Thánh lễ kết thúc lúc 6 giờ 30, chương trình ngày thứ bảy được tiếp nối với chương trình thánh ca do các Giáo Đoàn, Hội Đoàn Ca Đoàn trình diễn và kết thúc lúc 10 giờ đêm.
Chúa Nhật ngày 23 tháng 4 năm 2017. Từ sáng sớm có các thánh lễ lúc 7:30am và 9:30am.
Đúng 11 giờ, linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải thuyết giảng đề tài thứ ba của chủ đề: Chúa Đang Chờ Ta " đó là đề tài :"Đón nhận sứ điệp lòng thương xót Chúa trong gia đình và giáo xứ". Bắt đầu giờ khai mạc của buổi diễn thuyết, trong nhà thờ đầy kín các ghế ngồi, đông đảo giáo dân phải ngồi ở hội trường để nghe thuyết giảng. Mở đầu bài giảng, cha giảng phòng đưa ra đoạn kinh thánh:"Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiển thánh và yêu thương. Vì thế anh em hãy có lòng thương cảm nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em thì anh em cũng vậy, anh em hãy tha thứ cho nhau, trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái, đó là mối dây liên kết tuyệt hảo. Uớc gì ơn bình an của Đức Kitô điều khiển tâm hồn anh em, vì trong một thân thể duy nhất, anh em đã được mời gọi đến hưởng ơn bình an đó. Bởi vậy anh em hãy đa tạ và tri ân (Cl 5:13-25 ).
Cha giảng phòng nhấn mạnh : "Đức Gioan Phaolo II nói: Chúa Giêsu không chỉ muốn chúng ta nhận lãnh Lòng Thương Xót mà còn phải trở thành những tác nhân của lòng thương xót, những người biết thể hiện LTX đối với người khác. Phúc thay cho những ai xót thương người khác vì họ sẽ được xót thương. MT5,7. Chúa đã chỉ cho chúng ta nhiều nẻo đường khác nhau của LTX không chỉ đơn thuần chuyện tha thứ mà còn cần phải tìm gặp mọi nhu cầu của con người. Chúa Giêsu đã đoái nhìn trên mỗi thân phận khốn cùng của vật chất và tâm linh của mỗi con người" Đức GH Phanxicô trong ngày lễ Kính Lòng Chúa Thuơng Xót 2016 nhấn mạnh rằng: "Chúng ta cần mang trao LTX của Thiên Chúa cho người khác bằng những cử chỉ cụ thể và đơn giản." Bài thuyết giảng hơn 1 tiếng đồng hồ với lối trình bày đơn giản, dễ hiểu và sinh động nên đã thu hút người nghe một cách say sưa, vì thế khi cha báo hết giờ thì mọi người đều muốn được còn giờ để nghe tiếp, điều đặc biệt chẳng ai biết mệt mỏi khi nghe linh mục Nguyễn Văn Khải thuyết giảng trong hai ngày đại hội. Kết thúc phần thuyềt giảng của hai ngày đại hội, linh mục đã trả lời nhiều câu hỏi của các giáo dân liên quan đến đời sống đạo và quan hệ xã hội khá phong phú hơn 1 tiếng đồng hồ.
Sau phần thuyết giảng là giờ chầu Thánh Thể. Giờ chầu Thánh Thể trọng thể do cha chánh xứ chủ sự được bắt đầu lúc 2 giờ chiều. Các đoàn thể hiện diện đông đủ trong giờ chầu Thánh Thể một cách sốt sắng. Gần 1 tiếng đồng hồ bên cạnh MìnhThánh Chúa, toàn thể cộng đoàn dâng Chúa trong và ngoài giáo xứ đã lắng đọng tâm hồn để chiêm ngắm Chúa với tất cả tâm tình cầu nguyện và tạ ơn. Chương trình Đại Hội được tiếp nối là cuộc Rước Kiệu Lòng Chúa Thương Xót. Chiều nay, ngoài trời đổ cơn mưa khá nặng hạt nên cuộc ruớc kiệu được di hành theo dọc hành lang ngay trong nhà thờ. Đoàn kiệu di chuyển gần 20 phút thì xe kiệu trở về và tiến vào trong nhà thờ. Tượng Chúa Lòng Thương Xót, được anh em đoàn Liên Minh Thánh Tâm trịnh trọng thỉnh vào vị trí trang trọng nơi cung thánh để cộng đòan dân Chúa hiện diện cung kính và thờ lạy. Sau cuộc rước kiệu là phần diễn nguyện. Ban diễn nguyện đã trình bày hoạt cảnh về đời sống tình yêu vợ chồng trong gia đình một cách sinh động trước những hiện tượng dễ xẩy ra trong cuộc sống hôn nhân của nhiều gia đình hôm nay. Cách trình diễn của các diễn viên rất phong phú và khá tự nhiên chẳng khác nào những tay nhà nghề diễn kịch. Đức Giám Mục Eusebio Elizondo cũng đã theo dõi phần diễn nguyện một cách chăm chú.
Kết thúc hai ngày Đại Hội là thánh lễ Đại Trào do Đức Giám Mục Eusebio Elizondo Phụ Tá Tổng Giáo Phận Seattle chủ tế, cùng đồng tế gồm các linh mục trong giáo xứ, linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải và thầy phó tê Nguyễn Đức Mậu phụ tế.
Đúng 4 giờ, ba hồi chiêng trống báo hiệu giờ thánh lễ bắt đầu, tiếng chiêng trống vừa dứt, ca đòan hát bài ca nhập lễ, nghi đoàn cùng với Đức Giám Mụ và các linh mục đồng tế cung nghinh Thánh Giá tiến lên bàn Thánh theo tiếng hát của ca đoàn. Mở đầu Thánh lễ cha chánh xứ cám ơn và chào mừng Đức Giám Mục đã ưu ái đến dâng thánh lễ cầu nguyện cho giáo xứ trong ngày bế mạc đại hội, chào mừng quý cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể cộng đoàn dân Chúa trong và ngoài giáo xứ hiện diện, chào mừng các giáo hữu từ xa đến. Lời chào mừng kết thúc với tràng pháo tay kéo dài khá lâu.
Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa. Đức Giám Mục Eusebio Elizondo chia sẻ Lơì Chúa trong Thánh lễ. Trong bài gỉảng ngài nhắc lại cả bài bài đọc trong thánh lễ hôm nay đều nói về đức tin, ngài mời gọi mọi người luôn sống và trao dồi cho mình đời sống đức tin của người Kitô Hữu qua đời sống bác ái, cầu nguyện và yêu thương như Chúa đã yêu thương chúng ta. Ngài vui mừng bày tỏ sự cảm mến cộng đoàn dân Chúa nơi đây đã luôn cử hành những nghi lễ phụng vụ tôn vinh Chúa cụ thể như những ngày Đại Hội Lòng Chúa Thương Xót hôm nay. Ngài cũng đề cập đến bổn phận và trách nhiệm của từng người phải luôn biết loan truyền Lòng Chúa Thương Xót cho mọi người và mong muốn mỗi người sẽ trở nên khí cụ, trở nên Tông Đồ Lòng Chúa Thương Xót như vị thánh Faustina để mọi người chung quanh sớm nhận ra Lòng Chúa Thương Xót.
Sau lời nguyện kết lễ, một lần nữa cha chánh xứ cám ơn Đức Giám Mục, cám ơn cha Nguyễn Văn Khải đã giúp giảng phòng trong hai ngày Đại Hội rất phong phú và ngài ngỏ lời mời cha Khải sang năm trở lại với giáo xứ, toàn thể cộng đoàn dân Chúa đã vỗ tay hoan hô. Cha chánh xứ tiếp tục ngỏ lời cám ơn quý cha, các giáo đoàn, hội đoàn, ca đoàn, các ban ngành, ban truyền thông, ban sấn khấu, ban xe kiệu, ban trang trí, ba cắm hoa, ban phụng vụ, hội nhà Chúa, ban phục vụ quán ăn, ban âm thanh, ban đón tiếp, ban ẩm thực, ban diễn nguyện vân vân...
Trước khi kết thúc thánh lễ, Đức Giám Mục đã ban ơn toàn xá qua phép lành trọng thể cho những ai tham dự những ngày Đại Hội miễn là giữ những điều kiện thông thường theo luật. Thánh lễ bế mạc Đại Hội Lòng Chúa Thương năm 2017 kết thúc lúc 6 giờ chiều, mọi người chia tay ra về trong tâm tình tạ ơn.
Nguyễn An Quý
Video CĐ Lòng Chúa Thương Xót TGP Los Angeles mừng lễ Quan thầy
Hóa Dung & Thanh Nguyên
18:59 25/04/2017
Hình ành
Cộng đòan Lòng Chúa Thương Xót tại giáo xứ St. Anthony thuộc TGP Los Angeles long trọng mừng lễ Quan thầy và kỷ niệm ngày thành lập.
Tiệc mừng Cộng đòan Lòng Chúa Thương Xót.
Cộng đòan Lòng Chúa Thương Xót tại giáo xứ St. Anthony thuộc TGP Los Angeles long trọng mừng lễ Quan thầy và kỷ niệm ngày thành lập.
Tiệc mừng Cộng đòan Lòng Chúa Thương Xót.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Một trăm năm Fatima: Jacinta dưới ngòi bút Lucia
Vũ Văn An
01:48 25/04/2017
Hai thị nhân bé nhỏ của Fatima, Jacinta và Francisco, sẽ được phong thánh vào ngày 13 tháng Năm này nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Đức Mẹ hiện ra với các em lần đầu năm 1917. Thông cáo báo chí của Tòa Thánh nhấn mạnh rằng các em được phong thánh vì đời sống đạo đức của các em chứ không phải vì được Đức Mẹ hiện ra.
Người hiểu rõ đời sống thánh thiện ấy không ai khác ngoài Chị Lucia, người vừa được thấy vừa được nghe và nói với Đức Mẹ tại Fatima. Trong tập hồi ký thứ nhất viết năm 1935 trình lên giám mục Fatima hồi ấy, Chị Lucia viết về Jacinta như sau:
Trước các biến cố năm 1917, ngoài mối dây họ hàng luôn kết hợp chúng con, không tình âu yếm đặc biệt nào khác đã dẫn con tới việc thích chơi với Jacinta và Francisco hơn với các trẻ em khác. Ngược lại, đôi lúc con thấy việc chơi với Jacinta chẳng thích thú chi, vì tính tình quá nhậy cảm của em. Chỉ cần cãi vã qua loa thường xẩy ra với bọn trẻ chúng con lúc chơi với nhau cũng đủ để em hờn dỗi chạy vào một góc, “cột lừa” như chúng con thường chế nhạo. Cả việc dỗ dành mơn trớn mà bọn trẻ chúng con biết rõ cách làm trong những dịp như thế này cũng vẫn không đủ đem em trở lại cuộc chơi; chính em phải được quyền chọn trò chơi, và cả bạn chơi nữa. Tuy nhiên, trái tim em rất có thiên hướng tốt. Thiên Chúa ban cho em một tính tình ngọt ngào và dịu dàng khiến em vừa đáng yêu vừa quyến rũ. Con không biết tại sao, nhưng Jacinta và anh trai của em là Francisco có cảm tình đặc biệt với con, và hầu như lúc nào cũng tới tìm con khi các em muốn chơi. Các em không thích chơi với các trẻ em khác, và các em thường yêu cầu con đi với các em tới chiếc giếng ở cuối vườn thuộc cha mẹ con.
Khi đã tới đó, Jacinta sẽ chọn các trò chơi để chúng con chơi. Những trò chơi mà em thích nhất thường là “chơi sỏi” và “chơi cúc”, các trò chơi chúng con thường chơi trên phiến đá che chiếc giếng, dưới bóng một cây ôliu và hai cây mận. Chơi cúc áo thường khiến con rất lo lắng vì khi bị gọi về dùng bữa, con thường thấy mình thiếu cúc áo. Phần lớn là vì Jacinta thắng cuộc chơi, và điều này đủ khiến mẹ con la mắng con. Con phải vội vàng khâu lại ngay. Nhưng làm thế nào thuyết phục được Jacinta hoàn lại cúc áo, vì ngoài tính hay nhăn nhó, em còn một khuyết điểm nhỏ nữa là tính ưa chiếm giữ! Em muốn giữ mọi cúc áo cho tới trò chơi kế tiếp, để tránh khỏi phải dùng tới các cúc áo của em. Chỉ bằng cách đe dọa không bao giờ chơi với em nữa, con mới thành công đòi lại được chúng!
Không ít lần, con thấy con không làm được điều người bạn nhỏ của con muốn. Một trong các chị của con làm thợ dệt và một chị khác làm thợ may, và cả hai chị hôm ấy đều ở nhà cả ngày. Do đó, các người hàng xóm quen hỏi mẹ con xem họ có thể gửi con cái của họ ở sân nhà mẹ con hay không, để họ ra đồng làm việc. Các trẻ em này ở lại và chơi với con trong khi các chị con trông chừng chúng con. Mẹ con luôn sẵn sàng làm điều này, mặc dù nó chiếm rất nhiều thì giờ của các chị con. Bởi thế, con được trao cho việc nô đùa với các em, và trông chừng đừng để chúng rơi xuống giếng ở trong vườn. Ba cây vả lớn che chở các em khỏi nắng mặt trời thiêu đốt. Chúng con dùng cành của chúng làm dây đu, và sân đập lúa làm phòng ăn. Vào những ngày như thế này, khi Jacinta với anh trai tới mời con đi với các em tới góc yên tĩnh ưa thích, con thường nói với các em là con không thể đi, vì mẹ con đã ra lệnh con phải ở nơi con phải ở. Lúc ấy, tuy thất vọng nhưng nhẫn nhục, hai bạn nhỏ ở lại tham dự các trò chơi của chúng con. Lúc nghỉ trưa, mẹ con thường dạy giáo lý cho con cái của ngài, nhất là lúc gần tới Mùa Chay, vì mẹ con nói:
“Mẹ không muốn xấu hổ vì các con khi cha xứ hỏi các con về giáo lý của các con trong dịp Phục Sinh”.
Do đó, mọi trẻ em khác cũng tham dự các bài giáo lý của chúng con, và Jacinta cũng hiện diện ở đó.
Sự nhậy cảm của Jacinta
Một ngày kia, một trong các trẻ em trên tố cáo một em khác nói bậy. Mẹ con trách mắng em này rất nặng, chỉ cho em thấy người ta không nên nói bậy bạ, vì điều này có tội và không làm vui lòng Chúa Giêsu; và những ai phạm những tội như thế mà không xưng tội, sẽ xuống hỏa ngục. Jacinta không quên bài học này. Ngay lần sau, khi các em tới, Jacinta hỏi:
“Hôm nay, mẹ chị có cho chị đi không?"
“Không”.
“Vậy em và anh Francisco sẽ tới sân nhà chúng em vậy”
“Nhưng sao bọn em không ở lại đây?”
“Mẹ em không muốn bọn em ở lại khi các trẻ kia có mặt ở đây. Mẹ em bảo chúng em đi và chơi ở sân nhà chúng em. Mẹ em không muốn em học những điều xấu xa ấy, vì chúng vốn là tội và Chúa Giêsu không thích thế”.
Rồi em nói nhỏ vào tai con:
“Nếu mẹ chị cho phép, chị có tới nhà em không?
“Có”
“Vậy chị đi xin phép mẹ chị đi”
Rồi dắt tay anh trai, em trở về nhà.
Nói đến các trò chơi ưa thích của Jacinta, một trong các trò này là “bị phạt”. Như Đức Cha có lẽ biết rõ, người thua phải làm bất cứ điều gì người thắng sai khiến. Jacinta ưa bắt người thua đi đuổi theo các con bướm, bắt một con đem về cho em. Những lúc khác, em đòi một bông hoa tự em chọn. Một ngày kia, chúng con chơi trò “bị phạt” tại nhà con, và con thắng, nên lần này, con là người ra lệnh cho Jacinta phải làm gì. Anh trai con lúc ấy đang ngồi viết ở bàn. Con nói với Jacinta tới ôm và hôn anh ấy, nhưng Jacinta phản đối:
“Việc ấy, thì không! Chị nói em làm việc khác đi. Tại sao chị không nói em đi hôn Chúa ở đàng kia?”
Ở phía ấy có tượng chịu nạn treo trên tường.
Con đáp: “Được, em đứng lên chiếc ghế, lấy tượng chịu nạn xuống đây, qùy gối, ôm ba lần và hôn ba cái: một cho Francisco, một cho chị và một cho em”.
“Với Chúa thì được. Em sẽ làm bao nhiêu theo yêu cầu của chị” Và em chạy đi lấy tượng chịu nạn. Em hôn và ôm tượng với một lòng sùng kính con không bao giờ quên được. Rồi, chăm chú nhìn vào khuôn hình Chúa, em hỏi:
“Tại sao Chúa bị đóng đinh vào thập giá như thế này?”
“Vì Người chịu chết cho chúng ta”
Em nói; “Xin chị cho em hay chuyện ấy xẩy ra thế nào ?”
Jacinta rất yêu mến Chúa Cứu Thế chịu Đóng Đinh
Vào các buổi tối, mẹ con thường kể truyện cho chúng con. Cha con và các chị con cũng kể nhiều câu truyện hay về ảo thuật thần thông, về các cô công chúa trong vàng bạc nhung lụa và các sứ giả hoàng gia. Tiếp theo là mẹ con với những câu truyện về Khổ Nạn, Thánh Gioan Tẩy Giả, v.v… Nhờ đó mà con biết truyện Khổ Nạn của Chúa Giêsu. Và vì chỉ cần nghe một lần, con có thể kể lại đầu đuôi câu truyện, nên con bắt đầu thuật cho các bạn của con nghe trọn điều con vẫn gọi là Truyện về Chúa của chúng ta. Giữa lúc ấy, chị con đi ngang qua, thấy chúng con cầm tượng chịu nạn trong tay. Chị bèn lấy tượng khỏi tay chúng con và trách mắng chúng con, nói rằng chị không muốn chúng con rờ vào những đồ linh thiêng như thế này. Jacinta bèn đứng dậy và đối chất với chị con, em nói:
“Thưa chị Maria, chị đừng la chị ấy! Em làm đó. Nhưng em sẽ không làm thế nữa”.
Chị con mơn trớn em, và bảo chúng con ra ngoài chơi vì chúng con không để vật gì trong nhà vào chỗ đúng của chúng. Thế là chúng con chạy ra ngoài tiếp tục câu truyện của chúng con bên cạnh chiếc giếng mà con đã nhắc đến ở trên. Vì chiếc giếng này ẩn phía sau một số cây dẻ và một đống đá và bụi gai, nên mấy năm sau, chúng con chọn chỗ này để nói những chuyện có tính thân mật hơn của chúng con, để cầu nguyện sốt sắng, và để kể lại cho Đức Cha mọi sự, kể cả nước mắt của chúng con, và đôi khi những dòng nước mắt này rất cay đắng. Chúng con hòa nước mắt vào nước của chiếc giếng để uống. Điều này há không làm cho chiếc giếng trở thành hình ảnh của Đức Mẹ mà trong trái tim ngài, chúng con trút nước mắt của chúng con vào và uống cạn niềm an ủi tinh ròng nhất đó sao?
Nhưng, ta hãy trở lại với câu truyện của chúng con. Khi Jacinta nghe con thuật lại các thống khổ của Chúa chúng ta, em cảm động chẩy nước mắt. Từ đó trở đi, em thường yêu cầu con kể lại cho em cùng câu truyện ấy. Em thường khóc và buồn rầu, nói rằng:
“Chúa chúng ta thật đáng thương! Em sẽ không bao giờ phạm tội nữa! Em không muốn Chúa chúng ta chịu đau khổ thêm nữa!”.
Tính nhậy cảm tinh tế của Jacinta
Jacinta cũng thích ra ngoài giữa đêm khuya, tới sân đạp lúa cạnh nhà; ở đấy, em ngắm các buổi hoàng hôn đẹp đẽ, và chiêm ngưỡng bầu trời đầy sao. Em mê mẩn với màn đêm yêu kiều dưới ánh trăng. Chúng con thi đua nhau xem ai đếm được nhiều vì sao nhất. Chúng con gọi các vì sao là đèn thiên thần, gọi mặt trăng là đèn Đức Mẹ và mặt trời là đèn của Chúa. Việc này khiến Jacinta một ngày kia nhận xét rằng:
“Chị biết không, em thích đèn Đức Mẹ hơn; nó không đốt chúng ta mà cũng không làm mù chúng ta, cách của Chúa thì có”.
Thực thế, mặt trời, vào những ngày mùa hè, có thể rất gay gắt, và Jacinta, một em bé yếu ớt, rất hay khổ vì sức nóng.
Jacinta quan sát và học hỏi
Vì chị con thuộc Liên Minh Thánh Tâm Chúa Giêsu, nên mỗi lần tới dịp các trẻ em rước lễ long trọng, chị đều dẫn con đi theo để con tham dự. Một dịp kia, dì con cũng đem con gái nhỏ của dì đi dự và Jacinta được dịp thích thú thấy “các thiên thần” tung hoa. Từ hôm đó trở đi, thỉnh thoảng em lại rời đám bọn con giữa lúc đang chơi, và chạy đi lượm hoa đầy cả chiếc tạp-dề (apron). Rồi em trở lại và tung hoa lên người con, từng bông một.
“Jacinta, tại sao em lại làm chuyện này ở trên đời vậy?”
“Em làm điều các thiên thần nhỏ làm mà: em tung hoa chị”
Mỗi năm, vào ngày lễ lớn, như Lễ Mình Thánh Chúa, chị con đều chuẩn bị quần áo cho các trẻ em được chọn làm thiên thần trong cuộc rước kiệu. Các em bước bên cạnh chiếc lọng, vừa đi vừa tung hoa. Con luôn ở trong số các trẻ em được chọn, và một ngày kia, sau khi chị con đã thử áo kiệu cho con, con kể cho Jacinta nghe mọi điều về ngày lễ sắp đến, và cách con sẽ tung hoa như thế nào trước Chúa Giêsu. Jacinta khẩn khoản xin con nói với chị con để em cùng được đi. Hai chúng con cùng đi xin. Chị con đồng ý để hai đứa con cùng đi và thử áo cho Jacinta. Khi thực tập, chị giải thích cách chúng con sẽ tung hoa trước Chúa Hài Đồng Giêsu.
Jacinta lúc ấy hỏi: “Chúng em có được thấy Người không?”
Chị con trả lời: “Có, cha xứ sẽ kiệu Người”.
Jacinta nhẩy mừng, và luôn miệng hỏi chúng con còn phải đợi bao lâu nữa mới đến ngày lễ. Rồi ngày mong đợi ấy cũng đến và Jacinta hết sức phấn chấn. Hai đứa chúng con lấy chỗ ngồi gần bàn thờ. Sau đó, lúc rước kiệu, chúng con đi bên cạnh chiếc lọng, mỗi đứa chúng con có một giỏ hoa. Mỗi lần chị con bảo chúng con tung hoa, con đều tung hoa lên trước Chúa Giêsu, nhưng bất chấp các dấu hiệu con tỏ với Jacinta, con đều không thấy em tung một bông hoa nào. Em cứ dán mắt vào cha xứ, cứ thế thôi. Khi buổi lễ đã kết thúc, chị con đưa chúng con ra ngoài nhà thờ và hỏi:
“Jacinta, tại sao em không tung hoa lên Chúa Giêsu?”
“Vì em không thấy Người”.
Rồi Jacinta hỏi con:
“Nhưng chị có thấy Chúa Giêsu Hài Đồng không?”
“Dĩ nhiên không. Há em không biết rằng ta không thể thấy Chúa Giêsu Hài Đồng trong Mình Thánh đó sao? Người ẩn mình! Người là Đấng ta tiếp nhận khi chịu lễ!”
“Thế lúc chị chịu lễ, chị có nói chuyện với Người không?”
“Có, chị có nói với Người”.
“Nếu thế, tại sao chị lại không thấy Người?”
“Vì Người ẩn mình!”
“Em cũng sẽ xin mẹ em để em đi chịu lễ”
“Cha xứ không cho em chịu lễ cho tới lúc em 10 tuổi”
“Nhưng chị chưa 10 tuổi mà đã chịu lễ đó!”
“Vì chị biết giáo lý hoàn toàn, còn em thì chưa”.
Sau lần đó, hai người em họ của con yêu cầu con dạy giáo lý cho họ. Thành thử, con trở thành giáo lý viên của hai em, và các em học rất phấn khởi. Nhưng dù con luôn trả lời các câu hỏi đặt ra cho con, khi phải dạy học, con chỉ nhớ lõm bõm đây đó một số điều. Việc này khiến Jacinta, một ngày kia, nói với con:
“Chị hãy dạy bọn em một số điều khác đi, những điều này, bọn em biết cả rồi”.
Con phải thú nhận rằng con chỉ nhớ các điều khi có người hỏi về chúng mà thôi, nên con nói:
“Các em hãy xin mẹ các em cho các em tới nhà thờ học giáo lý đi”.
Hai trẻ nhỏ, vì rất muốn được rước “Chúa Giêsu ẩn mình” như các em vốn gọi Người, nên đã tới xin mẹ các em, và dì con chấp thuận. Nhưng ít khi dì để các em tới đó, dì bảo:
“Nhà thờ cách đây khá xa mà các con thì quá nhỏ. Dù sao, cha xứ cũng không cho các con chịu lễ trước khi các con lên mười”.
Jacinta không bao giờ ngưng hỏi con nhiều câu hỏi liên quan tới Chúa Giêsu Ẩn Mình, và con nhớ, một ngày kia, em hỏi con:
“Làm thế nào quá nhiều người như thế lãnh nhận Chúa Giêsu bé nhỏ ẩn mình cùng một lúc được? Vì chỉ một mẩu nhỏ cho mỗi người”.
“Không phải thế! Há em không thấy có rất nhiều Mình Thánh và Chúa Giêsu Hài Đồng ở trong mỗi Mình Thánh đó hay sao?”
Còn tiếp
Người hiểu rõ đời sống thánh thiện ấy không ai khác ngoài Chị Lucia, người vừa được thấy vừa được nghe và nói với Đức Mẹ tại Fatima. Trong tập hồi ký thứ nhất viết năm 1935 trình lên giám mục Fatima hồi ấy, Chị Lucia viết về Jacinta như sau:
Trước các biến cố năm 1917, ngoài mối dây họ hàng luôn kết hợp chúng con, không tình âu yếm đặc biệt nào khác đã dẫn con tới việc thích chơi với Jacinta và Francisco hơn với các trẻ em khác. Ngược lại, đôi lúc con thấy việc chơi với Jacinta chẳng thích thú chi, vì tính tình quá nhậy cảm của em. Chỉ cần cãi vã qua loa thường xẩy ra với bọn trẻ chúng con lúc chơi với nhau cũng đủ để em hờn dỗi chạy vào một góc, “cột lừa” như chúng con thường chế nhạo. Cả việc dỗ dành mơn trớn mà bọn trẻ chúng con biết rõ cách làm trong những dịp như thế này cũng vẫn không đủ đem em trở lại cuộc chơi; chính em phải được quyền chọn trò chơi, và cả bạn chơi nữa. Tuy nhiên, trái tim em rất có thiên hướng tốt. Thiên Chúa ban cho em một tính tình ngọt ngào và dịu dàng khiến em vừa đáng yêu vừa quyến rũ. Con không biết tại sao, nhưng Jacinta và anh trai của em là Francisco có cảm tình đặc biệt với con, và hầu như lúc nào cũng tới tìm con khi các em muốn chơi. Các em không thích chơi với các trẻ em khác, và các em thường yêu cầu con đi với các em tới chiếc giếng ở cuối vườn thuộc cha mẹ con.
Khi đã tới đó, Jacinta sẽ chọn các trò chơi để chúng con chơi. Những trò chơi mà em thích nhất thường là “chơi sỏi” và “chơi cúc”, các trò chơi chúng con thường chơi trên phiến đá che chiếc giếng, dưới bóng một cây ôliu và hai cây mận. Chơi cúc áo thường khiến con rất lo lắng vì khi bị gọi về dùng bữa, con thường thấy mình thiếu cúc áo. Phần lớn là vì Jacinta thắng cuộc chơi, và điều này đủ khiến mẹ con la mắng con. Con phải vội vàng khâu lại ngay. Nhưng làm thế nào thuyết phục được Jacinta hoàn lại cúc áo, vì ngoài tính hay nhăn nhó, em còn một khuyết điểm nhỏ nữa là tính ưa chiếm giữ! Em muốn giữ mọi cúc áo cho tới trò chơi kế tiếp, để tránh khỏi phải dùng tới các cúc áo của em. Chỉ bằng cách đe dọa không bao giờ chơi với em nữa, con mới thành công đòi lại được chúng!
Không ít lần, con thấy con không làm được điều người bạn nhỏ của con muốn. Một trong các chị của con làm thợ dệt và một chị khác làm thợ may, và cả hai chị hôm ấy đều ở nhà cả ngày. Do đó, các người hàng xóm quen hỏi mẹ con xem họ có thể gửi con cái của họ ở sân nhà mẹ con hay không, để họ ra đồng làm việc. Các trẻ em này ở lại và chơi với con trong khi các chị con trông chừng chúng con. Mẹ con luôn sẵn sàng làm điều này, mặc dù nó chiếm rất nhiều thì giờ của các chị con. Bởi thế, con được trao cho việc nô đùa với các em, và trông chừng đừng để chúng rơi xuống giếng ở trong vườn. Ba cây vả lớn che chở các em khỏi nắng mặt trời thiêu đốt. Chúng con dùng cành của chúng làm dây đu, và sân đập lúa làm phòng ăn. Vào những ngày như thế này, khi Jacinta với anh trai tới mời con đi với các em tới góc yên tĩnh ưa thích, con thường nói với các em là con không thể đi, vì mẹ con đã ra lệnh con phải ở nơi con phải ở. Lúc ấy, tuy thất vọng nhưng nhẫn nhục, hai bạn nhỏ ở lại tham dự các trò chơi của chúng con. Lúc nghỉ trưa, mẹ con thường dạy giáo lý cho con cái của ngài, nhất là lúc gần tới Mùa Chay, vì mẹ con nói:
“Mẹ không muốn xấu hổ vì các con khi cha xứ hỏi các con về giáo lý của các con trong dịp Phục Sinh”.
Do đó, mọi trẻ em khác cũng tham dự các bài giáo lý của chúng con, và Jacinta cũng hiện diện ở đó.
Sự nhậy cảm của Jacinta
Một ngày kia, một trong các trẻ em trên tố cáo một em khác nói bậy. Mẹ con trách mắng em này rất nặng, chỉ cho em thấy người ta không nên nói bậy bạ, vì điều này có tội và không làm vui lòng Chúa Giêsu; và những ai phạm những tội như thế mà không xưng tội, sẽ xuống hỏa ngục. Jacinta không quên bài học này. Ngay lần sau, khi các em tới, Jacinta hỏi:
“Hôm nay, mẹ chị có cho chị đi không?"
“Không”.
“Vậy em và anh Francisco sẽ tới sân nhà chúng em vậy”
“Nhưng sao bọn em không ở lại đây?”
“Mẹ em không muốn bọn em ở lại khi các trẻ kia có mặt ở đây. Mẹ em bảo chúng em đi và chơi ở sân nhà chúng em. Mẹ em không muốn em học những điều xấu xa ấy, vì chúng vốn là tội và Chúa Giêsu không thích thế”.
Rồi em nói nhỏ vào tai con:
“Nếu mẹ chị cho phép, chị có tới nhà em không?
“Có”
“Vậy chị đi xin phép mẹ chị đi”
Rồi dắt tay anh trai, em trở về nhà.
Nói đến các trò chơi ưa thích của Jacinta, một trong các trò này là “bị phạt”. Như Đức Cha có lẽ biết rõ, người thua phải làm bất cứ điều gì người thắng sai khiến. Jacinta ưa bắt người thua đi đuổi theo các con bướm, bắt một con đem về cho em. Những lúc khác, em đòi một bông hoa tự em chọn. Một ngày kia, chúng con chơi trò “bị phạt” tại nhà con, và con thắng, nên lần này, con là người ra lệnh cho Jacinta phải làm gì. Anh trai con lúc ấy đang ngồi viết ở bàn. Con nói với Jacinta tới ôm và hôn anh ấy, nhưng Jacinta phản đối:
“Việc ấy, thì không! Chị nói em làm việc khác đi. Tại sao chị không nói em đi hôn Chúa ở đàng kia?”
Ở phía ấy có tượng chịu nạn treo trên tường.
Con đáp: “Được, em đứng lên chiếc ghế, lấy tượng chịu nạn xuống đây, qùy gối, ôm ba lần và hôn ba cái: một cho Francisco, một cho chị và một cho em”.
“Với Chúa thì được. Em sẽ làm bao nhiêu theo yêu cầu của chị” Và em chạy đi lấy tượng chịu nạn. Em hôn và ôm tượng với một lòng sùng kính con không bao giờ quên được. Rồi, chăm chú nhìn vào khuôn hình Chúa, em hỏi:
“Tại sao Chúa bị đóng đinh vào thập giá như thế này?”
“Vì Người chịu chết cho chúng ta”
Em nói; “Xin chị cho em hay chuyện ấy xẩy ra thế nào ?”
Jacinta rất yêu mến Chúa Cứu Thế chịu Đóng Đinh
Vào các buổi tối, mẹ con thường kể truyện cho chúng con. Cha con và các chị con cũng kể nhiều câu truyện hay về ảo thuật thần thông, về các cô công chúa trong vàng bạc nhung lụa và các sứ giả hoàng gia. Tiếp theo là mẹ con với những câu truyện về Khổ Nạn, Thánh Gioan Tẩy Giả, v.v… Nhờ đó mà con biết truyện Khổ Nạn của Chúa Giêsu. Và vì chỉ cần nghe một lần, con có thể kể lại đầu đuôi câu truyện, nên con bắt đầu thuật cho các bạn của con nghe trọn điều con vẫn gọi là Truyện về Chúa của chúng ta. Giữa lúc ấy, chị con đi ngang qua, thấy chúng con cầm tượng chịu nạn trong tay. Chị bèn lấy tượng khỏi tay chúng con và trách mắng chúng con, nói rằng chị không muốn chúng con rờ vào những đồ linh thiêng như thế này. Jacinta bèn đứng dậy và đối chất với chị con, em nói:
“Thưa chị Maria, chị đừng la chị ấy! Em làm đó. Nhưng em sẽ không làm thế nữa”.
Chị con mơn trớn em, và bảo chúng con ra ngoài chơi vì chúng con không để vật gì trong nhà vào chỗ đúng của chúng. Thế là chúng con chạy ra ngoài tiếp tục câu truyện của chúng con bên cạnh chiếc giếng mà con đã nhắc đến ở trên. Vì chiếc giếng này ẩn phía sau một số cây dẻ và một đống đá và bụi gai, nên mấy năm sau, chúng con chọn chỗ này để nói những chuyện có tính thân mật hơn của chúng con, để cầu nguyện sốt sắng, và để kể lại cho Đức Cha mọi sự, kể cả nước mắt của chúng con, và đôi khi những dòng nước mắt này rất cay đắng. Chúng con hòa nước mắt vào nước của chiếc giếng để uống. Điều này há không làm cho chiếc giếng trở thành hình ảnh của Đức Mẹ mà trong trái tim ngài, chúng con trút nước mắt của chúng con vào và uống cạn niềm an ủi tinh ròng nhất đó sao?
Nhưng, ta hãy trở lại với câu truyện của chúng con. Khi Jacinta nghe con thuật lại các thống khổ của Chúa chúng ta, em cảm động chẩy nước mắt. Từ đó trở đi, em thường yêu cầu con kể lại cho em cùng câu truyện ấy. Em thường khóc và buồn rầu, nói rằng:
“Chúa chúng ta thật đáng thương! Em sẽ không bao giờ phạm tội nữa! Em không muốn Chúa chúng ta chịu đau khổ thêm nữa!”.
Tính nhậy cảm tinh tế của Jacinta
Jacinta cũng thích ra ngoài giữa đêm khuya, tới sân đạp lúa cạnh nhà; ở đấy, em ngắm các buổi hoàng hôn đẹp đẽ, và chiêm ngưỡng bầu trời đầy sao. Em mê mẩn với màn đêm yêu kiều dưới ánh trăng. Chúng con thi đua nhau xem ai đếm được nhiều vì sao nhất. Chúng con gọi các vì sao là đèn thiên thần, gọi mặt trăng là đèn Đức Mẹ và mặt trời là đèn của Chúa. Việc này khiến Jacinta một ngày kia nhận xét rằng:
“Chị biết không, em thích đèn Đức Mẹ hơn; nó không đốt chúng ta mà cũng không làm mù chúng ta, cách của Chúa thì có”.
Thực thế, mặt trời, vào những ngày mùa hè, có thể rất gay gắt, và Jacinta, một em bé yếu ớt, rất hay khổ vì sức nóng.
Jacinta quan sát và học hỏi
Vì chị con thuộc Liên Minh Thánh Tâm Chúa Giêsu, nên mỗi lần tới dịp các trẻ em rước lễ long trọng, chị đều dẫn con đi theo để con tham dự. Một dịp kia, dì con cũng đem con gái nhỏ của dì đi dự và Jacinta được dịp thích thú thấy “các thiên thần” tung hoa. Từ hôm đó trở đi, thỉnh thoảng em lại rời đám bọn con giữa lúc đang chơi, và chạy đi lượm hoa đầy cả chiếc tạp-dề (apron). Rồi em trở lại và tung hoa lên người con, từng bông một.
“Jacinta, tại sao em lại làm chuyện này ở trên đời vậy?”
“Em làm điều các thiên thần nhỏ làm mà: em tung hoa chị”
Mỗi năm, vào ngày lễ lớn, như Lễ Mình Thánh Chúa, chị con đều chuẩn bị quần áo cho các trẻ em được chọn làm thiên thần trong cuộc rước kiệu. Các em bước bên cạnh chiếc lọng, vừa đi vừa tung hoa. Con luôn ở trong số các trẻ em được chọn, và một ngày kia, sau khi chị con đã thử áo kiệu cho con, con kể cho Jacinta nghe mọi điều về ngày lễ sắp đến, và cách con sẽ tung hoa như thế nào trước Chúa Giêsu. Jacinta khẩn khoản xin con nói với chị con để em cùng được đi. Hai chúng con cùng đi xin. Chị con đồng ý để hai đứa con cùng đi và thử áo cho Jacinta. Khi thực tập, chị giải thích cách chúng con sẽ tung hoa trước Chúa Hài Đồng Giêsu.
Jacinta lúc ấy hỏi: “Chúng em có được thấy Người không?”
Chị con trả lời: “Có, cha xứ sẽ kiệu Người”.
Jacinta nhẩy mừng, và luôn miệng hỏi chúng con còn phải đợi bao lâu nữa mới đến ngày lễ. Rồi ngày mong đợi ấy cũng đến và Jacinta hết sức phấn chấn. Hai đứa chúng con lấy chỗ ngồi gần bàn thờ. Sau đó, lúc rước kiệu, chúng con đi bên cạnh chiếc lọng, mỗi đứa chúng con có một giỏ hoa. Mỗi lần chị con bảo chúng con tung hoa, con đều tung hoa lên trước Chúa Giêsu, nhưng bất chấp các dấu hiệu con tỏ với Jacinta, con đều không thấy em tung một bông hoa nào. Em cứ dán mắt vào cha xứ, cứ thế thôi. Khi buổi lễ đã kết thúc, chị con đưa chúng con ra ngoài nhà thờ và hỏi:
“Jacinta, tại sao em không tung hoa lên Chúa Giêsu?”
“Vì em không thấy Người”.
Rồi Jacinta hỏi con:
“Nhưng chị có thấy Chúa Giêsu Hài Đồng không?”
“Dĩ nhiên không. Há em không biết rằng ta không thể thấy Chúa Giêsu Hài Đồng trong Mình Thánh đó sao? Người ẩn mình! Người là Đấng ta tiếp nhận khi chịu lễ!”
“Thế lúc chị chịu lễ, chị có nói chuyện với Người không?”
“Có, chị có nói với Người”.
“Nếu thế, tại sao chị lại không thấy Người?”
“Vì Người ẩn mình!”
“Em cũng sẽ xin mẹ em để em đi chịu lễ”
“Cha xứ không cho em chịu lễ cho tới lúc em 10 tuổi”
“Nhưng chị chưa 10 tuổi mà đã chịu lễ đó!”
“Vì chị biết giáo lý hoàn toàn, còn em thì chưa”.
Sau lần đó, hai người em họ của con yêu cầu con dạy giáo lý cho họ. Thành thử, con trở thành giáo lý viên của hai em, và các em học rất phấn khởi. Nhưng dù con luôn trả lời các câu hỏi đặt ra cho con, khi phải dạy học, con chỉ nhớ lõm bõm đây đó một số điều. Việc này khiến Jacinta, một ngày kia, nói với con:
“Chị hãy dạy bọn em một số điều khác đi, những điều này, bọn em biết cả rồi”.
Con phải thú nhận rằng con chỉ nhớ các điều khi có người hỏi về chúng mà thôi, nên con nói:
“Các em hãy xin mẹ các em cho các em tới nhà thờ học giáo lý đi”.
Hai trẻ nhỏ, vì rất muốn được rước “Chúa Giêsu ẩn mình” như các em vốn gọi Người, nên đã tới xin mẹ các em, và dì con chấp thuận. Nhưng ít khi dì để các em tới đó, dì bảo:
“Nhà thờ cách đây khá xa mà các con thì quá nhỏ. Dù sao, cha xứ cũng không cho các con chịu lễ trước khi các con lên mười”.
Jacinta không bao giờ ngưng hỏi con nhiều câu hỏi liên quan tới Chúa Giêsu Ẩn Mình, và con nhớ, một ngày kia, em hỏi con:
“Làm thế nào quá nhiều người như thế lãnh nhận Chúa Giêsu bé nhỏ ẩn mình cùng một lúc được? Vì chỉ một mẩu nhỏ cho mỗi người”.
“Không phải thế! Há em không thấy có rất nhiều Mình Thánh và Chúa Giêsu Hài Đồng ở trong mỗi Mình Thánh đó hay sao?”
Còn tiếp
Giải đáp phụng vụ: Màu lễ phục cho việc đặt Mình Thánh và chầu Thánh Thể.
Nguyễn Trọng Đa
08:56 25/04/2017
Giải đáp phụng vụ: Màu lễ phục cho việc đặt Mình Thánh và chầu Thánh Thể.
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Con đã tìm khắp nơi cho một câu trả lời cho câu hỏi về màu sắc được yêu cầu (không phải là màu riêng) cho việc đặt Mình Thánh và chầu Thánh Thể trong Mùa Chay (và các mùa khác). Con biết rằng Thánh Bộ Phượng Tự, trong văn kiện Eucharistiae Sacramentum, số 92, nói rằng việc chầu Thánh Thể phải được thực hiện với áo choàng không tay (cope) và khăn vai (humeral veil), nhưng về hành động đặt Mình Thánh, ngoài nghi thức chầu Thánh Thể, thì sao, con chưa được biết? Con luôn nghĩ rằng chỉ có màu trắng mới được sử dụng, ngay cả khi bắt đầu đặt Mình Thánh, nhưng gần đây con thấy một giáo sĩ mặc áo choàng màu tím để đặt Mình Thánh. Con khá chắc chắn rằng điều này là sai - Con tin rằng giáo sĩ ấy phải mặc áo choàng trắng mới đúng. Nhưng thưa cha, liệu có tài liệu nào chỉ ra rằng điều con nghĩ là đúng không? - P. K., Cincinnati, Ohio, Hoa Kỳ.
Đáp: Số 92 của văn kiện "Eucharistiae Sacramentum. Nghi lễ Rôma: Rước lễ và chầu Thánh Thể ngoài Thánh Lễ" (Bộ Phụng tự, ngày 21-6-1973) nói các điều sau đây liên quan đến thừa tác viên đặt Mình Thánh và chầu Thánh Thể:
"Thừa tác viên, nếu ngài là linh mục hay phó tế, phải mang áo chùng trắng (alb), hoặc áo các phép (surplice) trên áo dòng (cassock), và dây các phép (stole). ... Linh mục hay phó tế phải mặc áo choàng trắng và khăn vai, để ban phép lành khi kết thúc giờ chầu Thánh Thễ, khi Mình Thánh được đặt trong Mặt Nhật; trong trường hợp giờ chầu có Mình Thánh trong Bình thánh, thừa tác viên cần mang khăn vai".
Các số 93-94 của văn kiện này cũng có thêm một số chi tiết:
"Sau khi cộng đoàn quy tụ, có thể hát một bài hát trong khi thừa tác viên đến bàn thờ. Nếu Mình Thánh chưa có trên bàn thờ, nơi sẽ diễn ra giờ chầu Thánh Thể, thừa tác viên mang khăn vai và đưa Mình Thánh từ Nhà tạm tới; đi với ngài có các người giúp lễ hoặc tín hữu cầm nến sáng…
"Trong trường hợp giờ chầu là long trọng và lâu hơn, Mình Thánh nên được truyền phép trong Thánh lễ diễn ra ngay trước giờ chầu, và sau phần Rước lễ, Mình Thánh được đặt trong Mặt Nhật trên bàn thờ. Thánh lễ kết thúc với lời nguyện sau hiệp lễ, và các nghi lễ kết lễ được chấp nhận. Trước khi linh mục rời khỏi bàn thờ, ngài có thể đặt Mình Thánh lên ngai, và xông hương".
Từ các số điều trên đây, chúng ta có thể suy ra như sau:
Màu thông thường của việc đặt Mình Thánh và chầu Thánh Thể là màu trắng cho áo choàng và khăn vai.
Trong thực tế, khăn vai luôn là màu trắng. Ngoại lệ duy nhất được dự báo trong chữ đỏ là việc tùy chọn sử dụng khăn vai màu đỏ hay màu tím, để mang Mình Thánh từ nhà tạm đến bàn thờ trong nghi thức Rước lễ, ngày thứ Sáu Tuần Thánh. Xét rằng trường hợp ngoại lệ này chỉ là dành cho một ngày trong cả năm, một vài nơi gặp rắc rối của việc có sẵn khăn vai như thế.
Vì khăn vai gần như luôn là màu trắng, nên dây các phép nên có cùng màu.
Tuy nhiên, chính các qui định bao hàm các ngoại lệ có thể liên quan đến việc đặt Mình Thánh. Thí dụ, trong trường hợp được đề cập ở số 94 trên đây, linh mục sẽ mặc áo lễ và dây các phép của Thánh Lễ tương ứng. Bởi vì hình thức đặt Mình Thánh không liên quan đến các lễ đặc biệt, nên việc đặt Mình Thánh có thể sử dụng bất kỳ màu sắc phụng vụ nào.
Trên đây là ngoại lệ phổ biến nhất. Một ngoại lệ khác nữa là, nếu giờ kinh Chiều trọng thể được cử hành khi kết thúc giờ chầu dài. Trong trường hợp này, chủ tế có thể mang dây các phép và áo choàng cùng màu phụng vụ riêng của buổi lễ, và sau đó dùng khăn vai trắng để cầm Mình Thánh ban phép lành. Nếu không, ngài có thể mặc áo trắng cho Giờ Kinh phụng vụ.
Do các ngoại lệ này, chúng ta không thể nói rằng luật này, vốn nói rằng màu trắng luôn là màu yêu cầu, là một luật nghiêm ngặt. Tuy nhiên, các trường hợp ngoại lệ luôn ở trong bối cảnh của một hành vi phụng vụ khác, được kết hợp cách nào đó với việc đặt Mình Thánh và chầu Thánh Thể.
Trong trường hợp được nêu ra bởi độc giả trên đây của chúng ta, nếu Giờ Kinh Sáng và Giờ Kinh Chiều diễn ra ngay sau việc đặt Mình Thánh, thì có thể là một sự tùy chọn để đặt Mình Thánh với áo choàng không phải màu trắng.
Nếu đây không phải là trường hợp, thì sẽ là không đúng khi sử dụng dây các phép hoặc áo choàng không phải màu trắng, để đặt Mình Thánh và chầu Thánh Thể. (Zenit.org 25-4-2017)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Con đã tìm khắp nơi cho một câu trả lời cho câu hỏi về màu sắc được yêu cầu (không phải là màu riêng) cho việc đặt Mình Thánh và chầu Thánh Thể trong Mùa Chay (và các mùa khác). Con biết rằng Thánh Bộ Phượng Tự, trong văn kiện Eucharistiae Sacramentum, số 92, nói rằng việc chầu Thánh Thể phải được thực hiện với áo choàng không tay (cope) và khăn vai (humeral veil), nhưng về hành động đặt Mình Thánh, ngoài nghi thức chầu Thánh Thể, thì sao, con chưa được biết? Con luôn nghĩ rằng chỉ có màu trắng mới được sử dụng, ngay cả khi bắt đầu đặt Mình Thánh, nhưng gần đây con thấy một giáo sĩ mặc áo choàng màu tím để đặt Mình Thánh. Con khá chắc chắn rằng điều này là sai - Con tin rằng giáo sĩ ấy phải mặc áo choàng trắng mới đúng. Nhưng thưa cha, liệu có tài liệu nào chỉ ra rằng điều con nghĩ là đúng không? - P. K., Cincinnati, Ohio, Hoa Kỳ.
Đáp: Số 92 của văn kiện "Eucharistiae Sacramentum. Nghi lễ Rôma: Rước lễ và chầu Thánh Thể ngoài Thánh Lễ" (Bộ Phụng tự, ngày 21-6-1973) nói các điều sau đây liên quan đến thừa tác viên đặt Mình Thánh và chầu Thánh Thể:
"Thừa tác viên, nếu ngài là linh mục hay phó tế, phải mang áo chùng trắng (alb), hoặc áo các phép (surplice) trên áo dòng (cassock), và dây các phép (stole). ... Linh mục hay phó tế phải mặc áo choàng trắng và khăn vai, để ban phép lành khi kết thúc giờ chầu Thánh Thễ, khi Mình Thánh được đặt trong Mặt Nhật; trong trường hợp giờ chầu có Mình Thánh trong Bình thánh, thừa tác viên cần mang khăn vai".
Các số 93-94 của văn kiện này cũng có thêm một số chi tiết:
"Sau khi cộng đoàn quy tụ, có thể hát một bài hát trong khi thừa tác viên đến bàn thờ. Nếu Mình Thánh chưa có trên bàn thờ, nơi sẽ diễn ra giờ chầu Thánh Thể, thừa tác viên mang khăn vai và đưa Mình Thánh từ Nhà tạm tới; đi với ngài có các người giúp lễ hoặc tín hữu cầm nến sáng…
"Trong trường hợp giờ chầu là long trọng và lâu hơn, Mình Thánh nên được truyền phép trong Thánh lễ diễn ra ngay trước giờ chầu, và sau phần Rước lễ, Mình Thánh được đặt trong Mặt Nhật trên bàn thờ. Thánh lễ kết thúc với lời nguyện sau hiệp lễ, và các nghi lễ kết lễ được chấp nhận. Trước khi linh mục rời khỏi bàn thờ, ngài có thể đặt Mình Thánh lên ngai, và xông hương".
Từ các số điều trên đây, chúng ta có thể suy ra như sau:
Màu thông thường của việc đặt Mình Thánh và chầu Thánh Thể là màu trắng cho áo choàng và khăn vai.
Trong thực tế, khăn vai luôn là màu trắng. Ngoại lệ duy nhất được dự báo trong chữ đỏ là việc tùy chọn sử dụng khăn vai màu đỏ hay màu tím, để mang Mình Thánh từ nhà tạm đến bàn thờ trong nghi thức Rước lễ, ngày thứ Sáu Tuần Thánh. Xét rằng trường hợp ngoại lệ này chỉ là dành cho một ngày trong cả năm, một vài nơi gặp rắc rối của việc có sẵn khăn vai như thế.
Vì khăn vai gần như luôn là màu trắng, nên dây các phép nên có cùng màu.
Tuy nhiên, chính các qui định bao hàm các ngoại lệ có thể liên quan đến việc đặt Mình Thánh. Thí dụ, trong trường hợp được đề cập ở số 94 trên đây, linh mục sẽ mặc áo lễ và dây các phép của Thánh Lễ tương ứng. Bởi vì hình thức đặt Mình Thánh không liên quan đến các lễ đặc biệt, nên việc đặt Mình Thánh có thể sử dụng bất kỳ màu sắc phụng vụ nào.
Trên đây là ngoại lệ phổ biến nhất. Một ngoại lệ khác nữa là, nếu giờ kinh Chiều trọng thể được cử hành khi kết thúc giờ chầu dài. Trong trường hợp này, chủ tế có thể mang dây các phép và áo choàng cùng màu phụng vụ riêng của buổi lễ, và sau đó dùng khăn vai trắng để cầm Mình Thánh ban phép lành. Nếu không, ngài có thể mặc áo trắng cho Giờ Kinh phụng vụ.
Do các ngoại lệ này, chúng ta không thể nói rằng luật này, vốn nói rằng màu trắng luôn là màu yêu cầu, là một luật nghiêm ngặt. Tuy nhiên, các trường hợp ngoại lệ luôn ở trong bối cảnh của một hành vi phụng vụ khác, được kết hợp cách nào đó với việc đặt Mình Thánh và chầu Thánh Thể.
Trong trường hợp được nêu ra bởi độc giả trên đây của chúng ta, nếu Giờ Kinh Sáng và Giờ Kinh Chiều diễn ra ngay sau việc đặt Mình Thánh, thì có thể là một sự tùy chọn để đặt Mình Thánh với áo choàng không phải màu trắng.
Nếu đây không phải là trường hợp, thì sẽ là không đúng khi sử dụng dây các phép hoặc áo choàng không phải màu trắng, để đặt Mình Thánh và chầu Thánh Thể. (Zenit.org 25-4-2017)
Nguyễn Trọng Đa
Thánh Giuse Là Mẫu Gương Lao Động
Phạm Đình Ngọc. SJ
08:58 25/04/2017
Thánh Giuse Là Mẫu Gương Lao Động (01-05)
Để có được một cuộc sống ấm no và hạnh phúc, con người phải trải qua rất nhiều vất vả lầm than trong công việc lao động. Lao động thường làm chúng ta mệt mỏi, phải đổ nhiều mồ hôi nước mắt, nhưng nhờ chính việc lao động lại giúp chúng ta kiến tạo cuộc sống tươi đẹp hơn và chúng ta cũng được cộng tác vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Hôm nay Giáo Hội mừng kính một vị thánh là mẫu gương lao tác tuyệt vời mà mỗi người chúng ta được mời gọi để noi theo và nên thánh trong bổn phận của chính mình.
Thánh Giuse được chọn làm bổn mạng của Giáo Hội hoàn vũ và Giáo Hội Việt Nam. Nơi thánh nhân, chúng ta dễ dàng nhận ra ngài vai trò trụ cột trong gia đình, đã cần lao làm việc để lo sao cho thánh gia được bình an và hạnh phúc. Chính nhờ những hy sinh của thánh Giuse mà Con Thiên Chúa làm người là Đức Giêsu được lớn lên về thể lý, vững mạnh về tinh thần và có thể trở nên một con người trọn vẹn.
Sách Tin Mừng nghi nhận là sau một khoảng thời gian lánh nạn bên Ai Cập, thánh Giuse đưa Đức Mẹ và Hài nhi Giêsu trở về Nagiarét. Nơi đây, hẳn là thánh Giuse đã ưu tư lo lắng rất nhiều để làm thế nào có thể chu toàn bổn phận chăm lo và gìn giữ gia đình trong hoàn cảnh hết sức túng nghèo này. Quả vậy, phải miệt mài lao động, vất vả làm ăn, và phải gặp biết bao khó khăn, thánh Giuse mới có thể giúp gia đình ổn định kinh tế và vợ con được cơm no áo ấm. Mặc dầu việc chi tiêu của thánh gia rất đơn giản, nhưng là một trụ cột trong gia đình, chắc là thánh Giuse đã phải trăn chở ngày đêm để cùng với Đức Mẹ chăm sóc chu đáo cho Giêsu. Với tình yêu và trách nhiệm của người cha, người chồng, thánh nhân chẳng ngại khó khăn, không nản lòng trước biết bao khó nhọc của nghề thợ mộc. Ngài đã miệt mài cần mẫn lao động vất vả để kiếm tiền nuôi sống gia đình.
Là người bảo vệ thánh gia, ngài yêu thích công việc lao động. Với ngài, lao động phải đặt tin tưởng và cậy trong vào Thiên Chúa; để từ đó mới có tình yêu, lòng phấn khởi cùng lao tác với Thiên Chúa. Nơi cuộc sống âm thầm ở vùng thôn quê hẻo lánh xứ Nagiarét, chúng ta bắt gặp một người hăng say làm việc với lòng mến yêu và tin tưởng nơi sự quan phòng của Thiên Chúa. Và Thiên Chúa đã ban ơn trợ lực cho ngài, giúp ngài làm tròn trách nhiệm một người chồng, người cha nuôi của Đức Giêsu. Nhờ đó, thánh gia mới có được một cuộc sống thật êm đềm hạnh phúc nơi xóm nghèo thôn quê.
Là một công nhân, thánh Giuse thấu hiểu được nỗi vất vả cơ cực của lao động. Dưới cái nắng cháy da hay dưới áp lực của công việc, ai cũng có nhu cầu được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Nơi gia thất năm xưa, thánh Giuse cũng tìm thấy nhiều niềm vui và hạnh phúc khi được chung chia cuộc sống với Đức Mẹ và với Chúa Giêsu. Như thế, một mặt ngài nỗ lực lao tác để chăm sóc cho gia đình; mặt khác ngài cũng nhận được nguồn hạnh phúc từ Thánh Tử Giêsu. Nhờ đó, sức nặng của công việc cũng trở nên nhẹ nhàng hơn. Có Chúa Giêsu, thánh nhân được nghỉ ngơi bồi dưỡng, được có thêm sức sống để tiếp tục lao động hăng say. Chính Giêsu là nguồn sức lực để thánh nhân làm việc, và lướt thắng mọi bôn ba của kiếp người.
Hôm nay, thánh Giuse cũng muốn chia sẻ mọi khó nhọc với chúng ta. Hẳn là ai cũng muốn cuộc đời ấm êm, sẵn sàng lao động để xây dựng một cuộc sống bình an sung túc. Trong khốn khó của phận người, chúng ta hãy đến cùng Giuse để ngài chia vơi nỗi khốn cùng của chúng ta, để ngài nài xin Thiên Chúa cho ta lấy lại sức để bước tiếp trên đường đời. Nhờ vị thế uy quyền của thánh Giuse trước nhan thánh Chúa, lời khẩn nguyện của chúng ta sẽ được Thiên Chúa nhận lời và ban cho ta muôn vàn ân phúc.
Ước chi trong mọi công việc lao động làm ăn, chúng ta luôn bắt chước thánh Giuse ân cần làm việc trong tin tưởng vào Thiên Chúa quan phòng. Để sau khi lao động hết mình, với lòng tin yêu lớn lao, chúng ta cũng được Thiên Chúa trao ban phần thưởng quý giá là hạnh phúc Nước Trời. Bởi lẽ một người thợ biết phó thác mọi công việc mình làm thì xứng đáng đón nhận niềm vui ấy; một tôi tớ trung thành thực thi thánh ý Chúa thì mọi lao nhọc đều trổ sinh hoa trái của bình an vui sướng. Dẫu cuộc sống chúng ta còn nhiều long đong cơ cực, nhưng noi gương thánh Giuse là vị thánh miệt mài lao động với tất cả tình yêu, chúng ta sẽ nhận được sức mạnh để lướt thắng mọi gánh nặng của cuộc đời.
Lạy thánh cả Giuse là cha nuôi chăm sóc Chúa Giêsu và Ðức Trinh nữ Maria, xin giúp chúng con biết chạy đến với ngài. Xin thánh Giuse giúp chúng con biết rằng bất cứ ai chạy đến với ngài đều được ngài ân cần dẫn đến với Giêsu để được yêu thương, nghỉ ngời và bồi dưỡng. Cùng với ngài, chúng con dâng lời tạ ơn Thiên Chúa đã cho chúng con có khả năng lao động để vinh dự góp phần vào công trình sáng tạo. Nhờ đó, cuộc sống của chúng con là chuỗi ngày của niềm vui hạnh phúc. Xin Ngài chuyển cầu cùng Chúa giúp chúng con. Amen.
Mừng lễ Thánh Giuse Thợ, 1-5-2017
Giuse Phạm Đình Ngọc, SJ
Để có được một cuộc sống ấm no và hạnh phúc, con người phải trải qua rất nhiều vất vả lầm than trong công việc lao động. Lao động thường làm chúng ta mệt mỏi, phải đổ nhiều mồ hôi nước mắt, nhưng nhờ chính việc lao động lại giúp chúng ta kiến tạo cuộc sống tươi đẹp hơn và chúng ta cũng được cộng tác vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Hôm nay Giáo Hội mừng kính một vị thánh là mẫu gương lao tác tuyệt vời mà mỗi người chúng ta được mời gọi để noi theo và nên thánh trong bổn phận của chính mình.
Thánh Giuse được chọn làm bổn mạng của Giáo Hội hoàn vũ và Giáo Hội Việt Nam. Nơi thánh nhân, chúng ta dễ dàng nhận ra ngài vai trò trụ cột trong gia đình, đã cần lao làm việc để lo sao cho thánh gia được bình an và hạnh phúc. Chính nhờ những hy sinh của thánh Giuse mà Con Thiên Chúa làm người là Đức Giêsu được lớn lên về thể lý, vững mạnh về tinh thần và có thể trở nên một con người trọn vẹn.
Sách Tin Mừng nghi nhận là sau một khoảng thời gian lánh nạn bên Ai Cập, thánh Giuse đưa Đức Mẹ và Hài nhi Giêsu trở về Nagiarét. Nơi đây, hẳn là thánh Giuse đã ưu tư lo lắng rất nhiều để làm thế nào có thể chu toàn bổn phận chăm lo và gìn giữ gia đình trong hoàn cảnh hết sức túng nghèo này. Quả vậy, phải miệt mài lao động, vất vả làm ăn, và phải gặp biết bao khó khăn, thánh Giuse mới có thể giúp gia đình ổn định kinh tế và vợ con được cơm no áo ấm. Mặc dầu việc chi tiêu của thánh gia rất đơn giản, nhưng là một trụ cột trong gia đình, chắc là thánh Giuse đã phải trăn chở ngày đêm để cùng với Đức Mẹ chăm sóc chu đáo cho Giêsu. Với tình yêu và trách nhiệm của người cha, người chồng, thánh nhân chẳng ngại khó khăn, không nản lòng trước biết bao khó nhọc của nghề thợ mộc. Ngài đã miệt mài cần mẫn lao động vất vả để kiếm tiền nuôi sống gia đình.
Là người bảo vệ thánh gia, ngài yêu thích công việc lao động. Với ngài, lao động phải đặt tin tưởng và cậy trong vào Thiên Chúa; để từ đó mới có tình yêu, lòng phấn khởi cùng lao tác với Thiên Chúa. Nơi cuộc sống âm thầm ở vùng thôn quê hẻo lánh xứ Nagiarét, chúng ta bắt gặp một người hăng say làm việc với lòng mến yêu và tin tưởng nơi sự quan phòng của Thiên Chúa. Và Thiên Chúa đã ban ơn trợ lực cho ngài, giúp ngài làm tròn trách nhiệm một người chồng, người cha nuôi của Đức Giêsu. Nhờ đó, thánh gia mới có được một cuộc sống thật êm đềm hạnh phúc nơi xóm nghèo thôn quê.
Là một công nhân, thánh Giuse thấu hiểu được nỗi vất vả cơ cực của lao động. Dưới cái nắng cháy da hay dưới áp lực của công việc, ai cũng có nhu cầu được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Nơi gia thất năm xưa, thánh Giuse cũng tìm thấy nhiều niềm vui và hạnh phúc khi được chung chia cuộc sống với Đức Mẹ và với Chúa Giêsu. Như thế, một mặt ngài nỗ lực lao tác để chăm sóc cho gia đình; mặt khác ngài cũng nhận được nguồn hạnh phúc từ Thánh Tử Giêsu. Nhờ đó, sức nặng của công việc cũng trở nên nhẹ nhàng hơn. Có Chúa Giêsu, thánh nhân được nghỉ ngơi bồi dưỡng, được có thêm sức sống để tiếp tục lao động hăng say. Chính Giêsu là nguồn sức lực để thánh nhân làm việc, và lướt thắng mọi bôn ba của kiếp người.
Hôm nay, thánh Giuse cũng muốn chia sẻ mọi khó nhọc với chúng ta. Hẳn là ai cũng muốn cuộc đời ấm êm, sẵn sàng lao động để xây dựng một cuộc sống bình an sung túc. Trong khốn khó của phận người, chúng ta hãy đến cùng Giuse để ngài chia vơi nỗi khốn cùng của chúng ta, để ngài nài xin Thiên Chúa cho ta lấy lại sức để bước tiếp trên đường đời. Nhờ vị thế uy quyền của thánh Giuse trước nhan thánh Chúa, lời khẩn nguyện của chúng ta sẽ được Thiên Chúa nhận lời và ban cho ta muôn vàn ân phúc.
Ước chi trong mọi công việc lao động làm ăn, chúng ta luôn bắt chước thánh Giuse ân cần làm việc trong tin tưởng vào Thiên Chúa quan phòng. Để sau khi lao động hết mình, với lòng tin yêu lớn lao, chúng ta cũng được Thiên Chúa trao ban phần thưởng quý giá là hạnh phúc Nước Trời. Bởi lẽ một người thợ biết phó thác mọi công việc mình làm thì xứng đáng đón nhận niềm vui ấy; một tôi tớ trung thành thực thi thánh ý Chúa thì mọi lao nhọc đều trổ sinh hoa trái của bình an vui sướng. Dẫu cuộc sống chúng ta còn nhiều long đong cơ cực, nhưng noi gương thánh Giuse là vị thánh miệt mài lao động với tất cả tình yêu, chúng ta sẽ nhận được sức mạnh để lướt thắng mọi gánh nặng của cuộc đời.
Lạy thánh cả Giuse là cha nuôi chăm sóc Chúa Giêsu và Ðức Trinh nữ Maria, xin giúp chúng con biết chạy đến với ngài. Xin thánh Giuse giúp chúng con biết rằng bất cứ ai chạy đến với ngài đều được ngài ân cần dẫn đến với Giêsu để được yêu thương, nghỉ ngời và bồi dưỡng. Cùng với ngài, chúng con dâng lời tạ ơn Thiên Chúa đã cho chúng con có khả năng lao động để vinh dự góp phần vào công trình sáng tạo. Nhờ đó, cuộc sống của chúng con là chuỗi ngày của niềm vui hạnh phúc. Xin Ngài chuyển cầu cùng Chúa giúp chúng con. Amen.
Mừng lễ Thánh Giuse Thợ, 1-5-2017
Giuse Phạm Đình Ngọc, SJ
Văn Hóa
Giáo Xứ Việt Nam Paris những năm qua trong thơ Chổi Cùn giáo Xứ, Lương Nhi Tử và Cung Chi
Phó Tế Phạm Bá Nha
19:21 25/04/2017
Giáo Xứ Việt Nam Paris những năm qua trong thơ Chổi Cùn giáo Xứ, Lương Nhi Tử và Cung Chi
LTS : Đây là nguyên văn bài trình bày của thầy sáu Phạm Bá Nha trong « Ngày Văn Hóa Giáo Xứ », chiều Chúa Nhật 23.04.2017.
Đây là bài viết rất công phu và đầy đủ về thơ của cha Cung Chi Đinh Đồng Thượng Sách.
Viết bài này, thầy sáu Phạm Bá Nha, chủ bút báo Giáo Xứ Việt Nam Paris, muốn nói đến « Cha Giuse Đinh Đồng Thượng Sách, đặc biệt là Trang Sử GXVN Paris bằng thơ của ngài ». Xin trân trọng giới thiệu cùng các độc giả của hai mạng http://www.vietcatholic.net/ và http://giaoxuvnparis.org/
Xin cám ơn Thư Viện tạo cơ hội trình bày với cộng đoàn về trang sử Giáo Xứ trong những năm qua, bằng thơ. Trong lịch sử không gì chính xác, đúng bằng người trong cuộc, có mặt kể lại, viết lại giai đoạn mình sinh sống. Cá nhân, cộng đoàn xứ đạo đều có lịch sử, vắn dài. Không gì hay bằng chính mình viết về mình qua nhật ký. Không gì trung thực bằng người sống trong GXVN viết về GX mình đang sống, nhất là người ấy lại là người sống còn với Giáo Xứ chúng ta.
Chúng tôi muốn nói đến Cha Giuse Đinh Đồng Thượng Sách. Cha đã viết Trang Sử GXVN Paris bằng thơ qua ba bút hiệu Chổi Cùn Giáo Xứ, Lương Nhi Tử và Cung Chi.
-Tất cả được in thành 3 tập I,II, và III, tựa là Thương ngàn Thương.
- Cộng với tập Họ Là Ai ? 118 Thánh Tử Đạo VN. Mỗi vị Thánh là một bài thơ, có thêm chú thích, thành tiểu sử từng Thánh.
- Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II
Làm Quen với thơ cỦa Cha sách
Năm 1984, chúng tôi chân ướt chân ráo đến Pháp, sau khi ở foyer Aftam...Chúng tôi chọn, dừng chân Aubervilliers. Bắt đầu lui tới GXVN Paris ở 150 Boissonade, quận 14 : dự lễ Chúa Nhật, đem con đến sinh hoạt TNTT và gửi bài cho báo Giáo Xứ, 1985. Tôi tò mò đọc mấy bài viết, trên bàn đánh máy của phòng báo. Tôi hỏi CCGX là ai ? Trong bụng nghĩ, tên ai mà viết hay vậy ? Từ đó, mỗi số báo có bài CCGXẨ Tôi còn khám phá ra, Cha Sách còn có tên khácẨLương Nhi Tử và Cung Chi
Sự gắn bó với tác giả ba bút hiệu, đã gom lại các bài thơ thành tập...mà tác giả kể lại trong bài ‘Nhờ ai ?’’ trong Tuyển tập thơ CUNG CHI của Gs. Lê Đình Thông. Paris, 2015, tr. 130)
Một Người mang BA Bút Hiệu
Cha Đinh Đồng Thượng Sách có ba bút hiệu và sử dụng cho ba lãnh vực khác nhau
- Chổi Cùn Giáo Xứ : viết về sinh hoạt Giáo Xứ : văn nghệ, thăm viếng, hội đoàn..
Riêng phận con chỗ ngồi trong xó
Làm chổi cùn quét đỡ thế thôi
Dùng sao nhiều ít tùy người
Miễn sao giúp được nơi nơi sạch dần (Quét đỡ. Thương Ngàn Thương. I. tr.114)
Lấy bút thay chổi. Chổi quét. Bút viết. Viết hay quét là xây dựng cho ngọn, đẹp, sạch... chứ không trách móc, hay bới lông tìm vết. Hơn nữa mỗi lần quét là lần ‘‘cùn đi’’, mất mát. Mục đích :
Nếu phải viết đôi lời như tâm huyết
Thì bút cùn mài nhọn mới tinh khôi
Xin chép lại những gì chưa đoạn tuyệt
Để thấy trinh trong luôn sáng ngời...
Để nuôi lấy linh khí cho tinh thần...
Để được nghe róc rách tiếng suối mơ...
Cho người cười nói quên ly sầu...
Cõi lòng rộn rã niềm chân thực
Chúc nhau tất cả thành bạn hiền. (Nếu phải. II,27)
Hay như Thánh Kinh muốn ‘‘đấm ngực’’ khi nhắc :
Dạy chúng con tự mình đấm ngực
Lấy đà ngang che trước mắt ra
Chân mình lấm láp thối tha
Đừng đi đốt đuốc dò la chân người. (Ngứa miệng. II. tr. 54)
Lấy tên CCGX, nhà thơ có tinh thần như Thánh Bernadette ví Em chỉ là một cái chổi.
Sau khi được diễm phúc Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức, 1858. Bernadette xin vào dòng kín ở Nevers. Năm 1876, một nữ tu cho Bernadete xem bức hình, người ta chụp khi chị đang ở Lộ Đức, trước đây.
Đang chăm chú xem hình, bỗng Bernadette hỏi :
- Chổi để làm gì, hả chị ?
- Để quét nhà.
- Quét xong họ để ở đâu ?
- Trong góc nhà, sau cánh cửa, nơi ‘‘cư trú’’ thường lệ của nó.
- Đời em cũng thế. Đức Mẹ đã dùng em, rồi để em vào một chỗ. Em sung sướng. Em muốn yên trong chỗ đó mãi (Những Người Lữ Hành Trên Đường Hy Vọng. tr. 224)
Lương Nhi Tử : gia đình, xã hội... liên quan đến : cưới hỏi, sinh nhật, hội họp, rửa tội.
Con ơi bầu sữa tuy đầy
Mà lòng thổn thức đắng cay cũng nhiều
Hết lo sớm đến lo chiều
"Giang sơn" thu lại bấy nhiêu là cùng.
Ngoài xa cỏ mọc thành rừng
Đất hoang còn trống lúa đồng chưa vui.
Bát cơm đổi giá mồ hôi
Tình thương đổi lấy lòng người nghe con!
Đã thề cùng nước cùng non
Chân bùn tay lấm nhưng hồn thanh cao.
Rồi ra vằng vặc trời sao
Đẹp như Sinh Nhật năm nào trong thôn. (Rồi ra. I. tr. 121)
Nhớ lại, người mẹ vất vả ‘Chín tháng cưu mang’’ và ‘ba năm bú mớm’’. Con nào chớ quên. Mẹ còn sống là còn lo cho con.
Mẹ không còn để con hỏi mẹ
Để được nghe mẹ kể cho con
Thời gian chín tháng vuông tròn...
Ngày sinh nhật con hồi tưởng lại
Nghe trong lòng cảm khái nhường bao
Nhớ ngày nhớ tháng năm nào
Mà thêm thương mẹ nao nao khôn cùng...
Con chẳng biết mẹ mừng mấy lúc
Chắc suốt đời thao thức vì con
Hình như sinh tử vong tồn
Hễ còn hơi thở hãy còn lo âu
Ôi mang nặng đẻ đau là thế
Một lần sinh đâu kể xong đâu
Băn khoăn từng bước trước sau
Đến khi khép mắt dễ hầu đã yên...
‘‘Ru con mắt nhỏ hai hàng
‘‘Nuôi con càng lớn mẹ càng lo thêm’’ (Ngày sinh nhật II. tr.39)
- Cung Chi : các bài dành cho tôn giáo, giáo lý, đức tin, Thánh Kinh, Thiên Chúa, Đức Mẹ, Giáo Hội, các thánh...
Đường đời mấy ngả EMMAU
Có Lời nồng thắm có câu ân tình
Có Ai sánh bước bên mình
Hoàng hôn nhạt nắng bóng hình nghiêng soi
Quán đường dừng bước nghỉ ngơi
Bàn kia bánh nọ dáng Người mến thương
Gần kề chan chứa yêu đương
Cách xa nỗi nhớ vấn vương tâm hồn
Mong sao sớm tối chiều hôm
Vui buồn sướng khổ luôn còn cạnh Ai
Một niềm tha thiết van nài
Thương tình quán vắng lưu hoài mãi cho.
(Quán vắng. II, tr. 113)
Gắn bó, trọn niềm tin yêu Đức Mẹ vì ‘‘ Mẹ là Mẹ con’’
Con tin ở lòng Mẹ
Mênh mông hơn trời bể
Dạt dào những yêu thương
Với đoàn con dương thế.
Con là con của Mẹ
Mẹ là Mẹ của con
Sống chết con níu Mẹ
Mẹ nào bỏ rơi con. (Ngưỡng cửa đầu năm. II. tr. 65)
Có những bài vừa Lương Nhi Tử vừa Cung Chi, mang nội dung vừa đạo vừa đời, đọc lên thấy dạt dào, dễ mến thế nào !
Tơ tằm vương kén bao nhiêu
Thơ con quyến Mẹ bấy nhiêu tơ lòng.
Nguồn thơ chưa vội cạn dòng
Cũng là nhờ Mẹ gợi hồn đó thôi.
Mẹ là gạch nối đất trời
Thơ con kết chuỗi mân côi đôi bờ.
Mỗi ngày một hạt ước mơ
Mỗi năm là cả bài thơ ơn trời...(Rộn tình mẫu tử. II, tr. 122)
THƠ CUNG CHI TUNG BAY rải rắc đó Đây
Thơ Cung Chi đã phát hành, rải rắc khắp nơi đó đây, in một lần, tìm lại đâu ra ! Chỉ có hỏi nhau, hay đến Thư Viện.
- Ba tập I, II, III Thương Ngàn Thương (in 2012) : 693 bài của tác giả + 24 bài họa = 717
- Họ Là Ai (in 2013): 125 bài
- Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II :108 bài, thơ 4 câu (2015)
- Khoảng hơn 200 bài của tập IV (phát hành trong 2017)
Không đếm được những người đã đọc thơ của Cung Chi qua báo chí, internet...cho là thích thú, say mê, cảm phục. Nhiều khi độc giả hỏi qua điện thoại hay gặp gỡ : CCGX, Lương Nhi Tử, Cung Chi là ai, mà ý tưởng dồi dào, văn vui tươi và đánh động ...đến thế ?
Chúng tôi đã nhận được 12 bài thơ của Cung Chi được phổ nhạc in thành trong TNT (2012) và CD (2014) và còn nhiều bài nữa chờ ấn hành. Và những bài họa lại, phân tích nội dung, lời văn in thành 3 Tuyển tập thơ CUNG CHI (2012)
Một số văn hữu đã phân tích thơ Cung Chi về ý nghĩa, lời văn về mọi khía cạnh :
- Vẻ đẹp của các Thánh Tử Đạo VN qua ba nhân đức đối thần Tin Cậy Mến.
Lm Phaolo Nguyễn Thành Sang. Họ Là Ai ? 2013
- Linh Mục Đinh Đồng Thượng Sách. Tạ Thanh Minh Khánh. TNT. T2. tr.403
- Họa đôi bài thơ Cung Chi. Vân Uyên. TNT. T2. tr.405
- Cầu mong sớm tới Lễ Vàng. nghệ sỹ Bích Thuận.TNT. T2.tr. 401
- Đọc thơ Cung Chi. Hà Thượng Nhân. TNT. T2. tr.393
- Ý tưởng, văn chương trong thơ Cung Chi.
Gs. Thượng Tiến. HK. TNT. T2. tr.424
-Thơ cha Đinh Đồng Thượng Sách góp phần vào văn hóa Công Giáo
Phạm Bá Nha. TNT.T2. tr. 432
- - Văn là người. Báo GXVN.TNT. T2. tr.442
- Tôi đọc thơ Cung Chi. Trà Lũ Trần Trung Lương. Canada. TNT. T3. tr. 293
- Thuở ấy bên Mẹ Lavang. Trần Văn Cảnh.TNT.T3. tr. 296
- Qua sử liệu đến niềm tin. ns GXVN. TNT. T3. tr. 301
- Trao truyền sứ điệp Đức Mẹ trong lòng người.
Thérèse Trinh Nguyên. TNT. T3. tr. 326
- Thương gửi các bạn trẻ. Thi Chương.TNT. T3.; tr. 337
-Nhắc bảo các em Thiếu Nhi. Phạm Bá Nha.TNT. T3. tr. 346
- Thần học linh đạo trong thơ Cung Chi. Ls. Lê Đình Thông.TNT.T3. tr. 355
-Tình mẫu tử trong thi tập Thương Ngàn Thương của Cung Chi
Ls. Lê Đình Thông.TNT.T3. tr. 378
- Cộng đoàn là viên đá sống động. Báo GXVN. TNT. T3. tr. 383
TRANG SỬ Bằng Thơ CỦA GXVN PARIS
Giáo Xứ chúng ta đang thừa hưởng là công xây dựng của nhóm Linh mục, sinh viên du học từ 1947. Vừa học vừa lo qui tụ những người Việt khắp nơi trong nước Pháp. Khai sinh ở Toulouse, 1947, chính thức hoạt động có trụ sở ở Paris 1948. Lớp giáo sỹ lẫn giáo dân thành tài về nước làm việc, lớp khác sang. Dần dần có nơi họp, thánh lễ...Trụ sở thay đổi. Hai nơi, sau 1975, chúng ta biết hơn cả là Boissonade và Epinettes ngày nay.
Cha Sách đã viết Lịch Sử GXVN thành thơ từ ngày cha làm việc tại GX (1977). Một công trình hiếm đâu có.
Chiều dài Lịch Sử
Giáo Xứ Việt Nam đã mừng 50 năm (1947-1997), 60 năm (2007) và 70 năm (2017)
50 năm (1947-1997)
Paris Giáo Xứ Việt Nam
Khác nào một giải giang san nước nhà
Gắn liền đồng nội quê cha
Như "Mùa gặt mới" thiết tha đạo đời (*)
Phù sa máu đỏ tô bồi
Năm mươi năm ấy trào sôi ân tình. (Giáo Xứ Việt Nam. TNT I. tr. 229).
60 năm (1947-2007)
Lục thập nhi nhĩ thuận...
Tai nghe thuận, chẳng bận so đo
Sáu mươi năm, tuổi sẵn Trời cho
Thành Giáo Xứ, nên cơ đồ vững chãi.
Ơn Trên hẳn vĩ đại
Công sức người cũng to!
Có bàn tay thợ mộc, thợ hồ
Có khối óc sinh đồ, trí thức.
Có áo đen linh mục
Có khăn trắng nữ tu
Có bóng mẹ hiền từ,
Có dáng cha nghiêm nghị.... (Giáo Xứ Việt Nam Paris. I. tr. 230)
70 năm (1947-2017)
‘‘Villa Épinettes’’ cạnh ‘’vòng đai’’
Hương thơm thoang thoảng vườn hoa nhài
Phong trào, Nhóm, Hội, Đoàn...trăm vẻ
Thánh đường, lễ hội...nhạc thiên thai...
Qua mấy ‘‘thiên can’’, ‘‘thập nhị chi’’
Việt Nam Giáo Xứ giữa Paris
Vẫn còn đứng đó, hiên ngang đó
Trăm năm duyên kết mối tình si...(Bảy Mươi)
Các đơn vị mục vụ phụ cận Paris.
Sau biến cố 1975, vì duy trì đức tin và nguồn gốc, người Công Giáo VN đã qui tụ thành đoàn. có trung ương Paris và các đơn vị mục vụ chung quanh Paris.
- Đâu có Tuyên úy Việt
Đấy có cộng đoàn Việt
Lời kinh tiếng hát quê hương
Như trầm thơm ngát bốn phương trời người.
Bậc lão tuế mỉm cười sung sướng
Nghe cháu con cất giọng cao ngân (Trăm nghìn. II. tr. 196)
Mỗi nơi có trang sử riêng. Sống đạo theo Tin Mừng và Giới Răn Chúa. Đơn vị Antony, (thành lập 2005). Ermont (1983). Marne La Vallée (1983). Sarcelles Garges (1979). Seine Saint Denis (2013). Villiers le Bel (1979). Cergy Pontoise (1993). Cùng chí hướng với trung uơng Paris, sớm trưa cầu kinh, đem Tin Mừng cho mọi người.
- Cergy Christophe cộng đoàn ta
Chung một Thiên Chúa, con một Cha
Quan, hôn, tang, tế...cùng chia xẻ,
Tình nghĩa tháng ngày thêm đậm đà.
Thương sao tiếng hát trẻ bên già
Tha thiết vang lên giọng Thánh Ca
Trên cao ý hẳn Chúa thầm bảo
Nghe tiếng Việt Nam đã quá ta ! (Chúc Mừng. Phúc đáp. I. tr. 124)
Hội Đồng Mục Vụ, Nhiệm kỳ đầu năm 1983, là những người nhiệt thành cho việc chung, là đầu tầu
Xin kinh cẩn cúi đầu bái ph?c,
Các ‘‘Ông Trùm’’, ‘‘Quới Ch?c’’ xưa nay.
‘‘Hội Đồng Mục Vụ’’ tuy?t hay,
‘‘Ủy ban Hành giáo’’, đổi thay từng thời.
Toàn nh?ng vị giữa đời sống đạo,
Không ngại ngần đôn đáo xở xoay.
Mang bầu máu nóng hăng say,
Góp tài góp sức đắp xây Nước Trời.
Là tai mắt của người trong xứ,
Là thành viên dụng cụ ích chung.
Là nguồn đá quý không cùng,
Là vôi, là vữa, thành đồng, phên che.
(HộI Đồng Mục Vụ I, tr. 279)
Ban Giám Đốc hiện nay (2017) với :
1. Đức Ông Mai Đức Vinh (Phục vụ Giáo Xứ từ 1977, giám đốc từ 1980Ẩ nay)
Đã 40 năm phục vụ GX, từ Boissonade đến Epinettes, cộng đoàn biết Cha giám đốc ‘‘vất vả ngược xuôi bận tứ bề’’. Để ‘‘Trả lại thế gian’’ trong những ngày dọn về Paris 17. Rồi hay ‘’Tin Vui’’ và ‘’ Chúc mừng’’ . Xứng đáng Giáo Hội tưởng thưởng tước hiệu Đức Ông. Cộng đoàn mừng ‘’Lễ Vàng’’ (2015) của Đ.Ô với ‘‘Năm mảng tâm tình’’
Nam muoi nam ?y cung là bao
So v?i thiên niên v?n k? nào
Vì n?u m?t ngày dà dáng k?
Thì hàng tram tháng tính ra sao ,
Có thì h?n có, t?ng giây phút
Không có h?n không,m?i kh?c sao.
Tích tắc mảy may, ‘‘cớ’’ với Chúa. (Năm mảng tâm tình)
2. Cha Đinh Đồng Thượng Sách (từ 1977). Có công khai sinh ‘Ca đoàn, Giới trẻ, Thư viện (1990) Thiếu Nhi Thánh Thể (1986)
3.Cha Trần Anh Dũng (1992), quản lý, tuyên úy Sarselles và Marne La Vallée, mừng 25
năm linh mục (1983-2008)
Mừng cha ANH DŨNG hai lăm năm
Linh Mục đời đời nối phẩm hàm.
Tận tụy màng chi phần vật chất
Hy sinh lo lắng phía tinh thần.
Quan tâm ‘‘giáo sự’’ khắp hoàn vũ
Để ý ‘‘sử tôn’’ riêng Việt Nam
‘‘Đắc Lộ Tùng Thư’’ công sáng lập
Một nguồn tài liệu giá vô ngần. (Một nguồn)
4. Cha Vũ Minh Sinh (2012), tuyên úy Giới trẻ, Antony và Seine Saint Denis
5. Các Phó Tế, thày Nguyễn Văn Thạch và Phạm Bá Nha (1998), Thày Tạ Đình Chung (2003), Thày Nguyễn Sơn (2009), Thày Cao Trọng Nghĩa (2016)
6. Hai Nữ tu Thân Kim Liên (1980) và Nữ tu Nguyễn Kim Thoa (1999)
Cha Sinh và những tu sỹ này đang làm việc tại GX, bỏ đi bao thú vui, vừa gia đình, vừa Giáo Hội, gánh trách nhiệm, mỗi người một việc đều sẵn tinh thần ‘‘phục vụ’’
" Đời là phục vụ cho người tha nhân
"Càng phục vụ càng thấm nhuần
"Giúp người là cõi hân hoan vô bờ
Cao qúi thay ý thơ "Phục vụ"...
"Chúa đang phục vụ hàng ngày chúng con''
Cho chúng con dốc lòng bắt chước
Gương Chúa xưa như đuốc soi đường
Để việc phục vụ yêu thương
Nên như men muối ướp dòng thời gian. (Phục Vụ, TNT 2, tr.112)
Cộng đoàn nhớ, ghi ơn hoài và giữ lạI mãi hình ảnh Cha Trần Thanh Giản, (giám đốc,1955-1971, U ), cha Nguyễn Quang Toán (giám đốc 1971-1977, U), Cha Trương Đình Hoè (giám đốc 1977-1979), Cha Lương Tấn Hoàng (giám đốc 1979-1980, U). Sr. Huỳnh Thị Na (Văn Phòng Xã Hội, lớp Pháp Văn, 1975, U) Cha Nguyễn Văn Cẩn và Cha Bùi Duy Nghiệp, Cha Hoàng Quang Lượng (U) và Sr Nguyễn Thị Phú (dạy giáo lý 1985) Cha Hoàng Quang Lượng (U) Sr Nguyễn Thị Phú (dạy giáo lý 1985), Cha Nguyễn Văn Ziên (Tuyên úy Sarcelles,1997)
và Phó Tế Xavier Girard (1988, U). Các vị sau đây đến giúp GX ít giờ : Cha Nguyễn Tiến Lãng (dâng lễ Chúa Nhật thứ 2, lúc 10g, trong tháng. 1999), sr. Lê văn Đức (trực điện thoại, 1980, U), Cha Nguyễn Hậu (giải tội, lúc 10g, 1980, U),
-Thưa Cha Giản !
Thuở còn ở rue Boissonade
Công lao Cha dài hàng chuỗi tràng hạt
Lo xây đắp cộng đoàn :
‘‘Giáo Xứ Việt Nam’’
Quốc nội, quốc ngoại từng nghe biết
Ngôi nhà nguyện bao yêu kiều đậm nét
Thật dễ thương
Của quê hương...
Công Cha Giáo Xứ ai người dám quên ?
Tiếc nhà xứ cũ vững nền
Nhưng đành ‘‘di tản’’ vì đàn con đông
TRẦN hoàn THANH thoát GIẢN đơn
Chúng con khấp bái tạ ơn Cha nhiều. (Khấp bái Cha Giản, III. tr. 99)
Mỗi năm, Sớ Táo Quân Lương Nhi Tử ‘‘lên tận thành hoàng’’ báo cáo mọi việc trong GX. Kermesse, trực điện thoại, tiệc tùng, văn nghệ, họp hành...dọn dẹp trong nhà ngoài sân, cả vườn bông...
- Mấy ngày rộn nhất
Bày đủ thứ hàng
Mua, bán dễ dàng
Là kỳ ‘‘Kermesse’’
Tuy không đầy ‘‘két’’
Nhưng có tiền vào
Bù trừ hụt hao
‘‘Hằng ngày dùng đủ’’
Là một Giáo Xứ
Tổng Phận Paris
Nước bước đường đi
Nên chung một hướng
Năm rồi hưởng ứng
Bám sát chương trình
Đề tài ‘‘Gia đình’’
Cùng với ‘‘Giới trẻ’’
Chúa Nhật trong lễ
Được nghe thuyết trình
Về chuyện ‘‘gia đình’’
Do các đại diện
Thêm bài kinh nguyện
Mọi người đọc to
Ngay giữa nhà thờ
Sau khi rước lễ
Đề tài ‘‘Giới trẻ’’
Đầu tháng suốt năm
Đều đặt trọng tâm
Ngày Hội Thế Giới
Tham dự phấn khởi
Bên nước Espagne
Gồm các quốc gia...(Sớ Táo Giáo Xứ. 2011, III. tr. 279)
Liên kết thành Cộng Đoàn
Tổ chức Giáo Xứ đã thành nề nếp, thành ‘’cộng đoàn’’ một vòng tay vô hình liên kết thành đoàn thể, phụng vụ Thiên Chúa yêu thương nhau. Thấm nhuần Tin mừng và giáo lý. Giáo xứ VN Paris ‘‘hiên ngang’’ hãnh diện vì đã cố công xây dựng và giữ được những nét đẹp, kỷ cương và vươn lên trong đức tin.
Cộng đoàn chúng con ‘‘Dân Tộc Thánh’’ (1P2, 9)
Cộng đoàn chúng con ‘‘Dân Tư Tế ‘‘ (1P2, 9)
Cộng đoàn chúng con ‘‘Dân Vua Chúa’’ (1P2, 9)
Cộng đoàn chúng con ‘‘Dân Tuyển Chọn’’ (1P2, 9)
Cộng đoàn chúng con ‘‘Viên Đá Sống’’ (1P2, 9)
Xây đắp hồn thiêng đền linh động
Nghi ngút khói trầm hương yêu đương
Lấp kín hư vô vùi hoang trống
Cộng đoàn chúng con ‘‘Dân Việt Nam’’
Vui với Quê hương nét sử vàng
Nghe máu anh hùng dòng Tử Đạo
Chuyển trong huyết quản giục hiên ngang. (Hiên ngang. I. tr. 253)
Có những hội đoàn do chính cha nhóm lập, đồng hành cho tới nay. Đâu có con chiên là có chủ chiên. Đúng như ĐGH Phanxicô nói ‘chủ chiên phải có mùi chiên’’. Ban Giám chia nhau ‘’linh giám’’ các hội đoàn.
Liên Đới Nghề Nghiệp, hình thức mới Công Giáo tìến hành. Từ 2000, qui tụ những người cùng nghề, như Taxi, Dịch Vụ, Doanh Thương, Xây Dựng và Chuyên Gia (Luật sư, Y Dược). Ban Giúp Lễ (2012), với các em say mê bên bàn thánh. Phòng bán sách, ảnh tượng mở cửa rất sớm từ 1979. Lớp Pháp Văn do văn phòng xã hội lo, đã có người học sau 1975. Giúp ai gặp khó khăn mới đến Pháp. Ban Giáo Lý viên có từ 1972 và ngày càng đông và sinh hoạt đa dạng. Ban Phụ Huynh (1986). Gồm cha mẹ đưa con đến Thiếu Nhi Thánh Thể. Nhóm gia đình trẻ (1992) Những cặp trẻ, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm sống đức tin. Ban giảng huấn lớp Giáo Lý Hôn Nhân khai giàng lớo đầu tiên, 1995). Ban Tu Thư ấn hành tác phẩm đầu tiên năm 1997, tới 2016, đã phát hành 43 cuốn sách. Hội yểm trợ ơn gọi (1989) đọc kinh và trợ giúp tài chánh đào tạo ơn gọi tại VN. Phong trào Cursillo (1993) đào tạo được trên 1000 thành viên sống đạo và thánh hóa môi trường. Giới Trẻ (1977) qui tụ các bạn trẻ trong Giáo Xứ gặp nhau trao đổi học hành và kết đoàn phục vụ nhau, mở mang trí tuệ và rạng danh giống nòi quê hương.
Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể (thành lập năm 1986). Chiều thứ bảy, từ 15g đến 19g các em từ 7 tuổi đến sinh hoạt, học tiếng Việt, Giáo lý và Thánh lễ. Tùy theo từng tuổi, các em được xưng tội lần đầu, Thêm Sức, xưng tội...
- Những giờ những phút những giây
Đi trong sa mạc giữa ngay rừng người
Nghe lòng rộn rã tiếng cười
Nghe chân dậm nát bả đời cát khô
Nghe hồn thổi sáo ước mơ
Nghe tim đập nhịp men bờ suối trong
Nghe như máu nóng ngược dòng
Giục đi đón cả trời hồng tương lai
Hôm nay hẹn với ngày mai...(Sa mạc. II. tr. 135)
- Cho con chút gió cửa trời
Để hồn bay nhẹ tới nơi cửu trùng.
Cho con chút lửa thiêng hồng
Giúp tim sôi nổi rộn giòng máu tươi.
Cho con chút nước siêu vời
Thuyền nan thân xác thảnh thơi mái chèo.
Nước nguồn, lửa ấm, gió reo
Chim câu lá biếc, sáo diều lòng con ...( Sáo diều lòng con. II. tr. 141)
Thư viện khai sinh năm 1990, vỏn vẹn mấy trăm cuốn, nay mấy chục ngàn, tiếng Việt đủ loại. Cha Sách và một số anh chi em có tinh thần văn hóa đã dấy lên sự ham đọc sách báo Công Giáo. Tổ chức thuyết trình với nhiều đề tài khác nhau.
Anh chị em Thư viện thân mến
Gần gũi nhau quyến luyến nhau thêm
Tình thân ngày một vững bền
Như từng trang sách gắn liền gáy nhau
Bao tháng năm tâm đồng ý hợp
Cố giúp sao các độc giả nhờ
Bảo nhau cắt đặt liệu lo
Kệ trên, kệ dưới, xếp cho gọn gàng
Đón tiếp ngườI rõ ràng nét mặt
Câu nói cười, vui thật là vui
Chuyến đò nên nghĩa chứ chơi
Huống chi qua lại khơi khơi mỗi tuần...(Nhóm Thư Viện. Giáng Sinh 2016)
Ca đoàn từ năm 1981 đến nay, trong phụng vụ luôn bên công đoàn dâng Chúa những lời ca tiếng hát như hương thơm bay tỏa lên trời cao.
...Vì lời cả trần thế
Mà lỗ mất linh hồn
Thì như của đổ bể
Công cốc canh bạc trơn.
Nhân sinh nhật ca đoàn
Năm thứ hai mươi lăm
Giữa bạn bè mới cũ
Gặp nhau cười hân hoan.
Xin Chúa cho chúng con
Thương nhau giúp nhau hơn
Thiết tha mến tin Chúa
Góp tiếng hát : tạ ơn (Góp tiếng hát.I tr. 240)
Các bà mẹ Công Giáo sinh hoạt từ lâu, 1989.
Hội các bà ‘‘Bà mẹ Công Giáo’’
Thuộc xứ nhà, họ đạo Paris
Gồm toàn những bậc mẫu nghi
Công to đức lớn nhờ hy sinh nhiều.
Khi làm mẹ bao nhiêu vất vả
Khi thành bà cũng chả ngồi yên
Khi lên chức cụ cố hiền
Vẫn gia phong ấy, vẫn nền anh thư.
Hồn Công Giáo tâm từ bác ái
Theo gương lành vĩ đại Thánh Quân
Quanh năm cặm cụi âm thầm
Gia đình đời đạo hai phần vẹn hai.
Nêu mẫu mực trong ngoài sau trước
Lấy ý Trời làm thước đo theo
Chẳng lo cám cảnh giầu nghèo
‘‘Hằng ngày dùng đủ’’ liệu lèo lái thôi.
Trong thâm tâm ghi lời tiên tổ
Nhớ câu truyền ‘‘ thiên cổ lưu danh’’
Làm cha làm mẹ hiền lành
Để phần phúc đức cho đàn cháu con...
Ôi lời kinh cám ơn rước lễ (Băc mẫu nghi III. tr. 20)
Hội Đạo Binh Đức Mẹ tái hoạt động tại GXVN từ1965.
Cha Sách đã từng ‘‘rước Đức Mẹ’’ đến từng gia đình quân binh trẻ Đức Mẹ Nguồn An Vui. Về khuya gió lạnh có Mẹ chở che.
...Nhớ lời kinh nguyện cầu
Vẳng lên trong đêm thâu
Bao khúc ca trìu mến
Như mật thoa tim sầu.
Anh chị ‘‘quân binh’’ ơi
Nói ra còn nghẹn lời
Những lần cùng anh chị
Chia sẻ bao cảnh đời.
Xin ‘‘Mẹ Nguồn An Vui’’
Giúp chúng con từng người
Luôn liên kết bên Mẹ
Như Tràng Chuỗi Mân Côi. (Bên Mẹ Mân Côi. I. tr 55)
- Rực rỡ như mặt trời
Kim ô ánh rạng ngời
Thái dương giờ chính ngọ
Là Mẹ trong tim người
.(Dư Oai hùng như đạo binh
Xếp hàng vào mặt trận
Mẹ mở cửa Thiên đình
Cho những ai thắng trận
Chúng con đang tòng quân
DướI lá cờ của Mẹ
Nguyện đem hết tâm can
Chiến đấu cho nước Mẹ (Dưới lá cờ Mẹ. II.tr.269)
Truyền thông văn hóa, báo GXVN (1984), Internet...(2002)
- Cần khen một phát cũng nên khen !
Làm báo làm bung đâu chuyện hèn?
Sự thật trình bày, lo trước hết,
Điều hay quảng bá, quyết ưu tiên.
Thông tin chính xác, luôn ghi nhớ,
Nghị luận phân minh, há dám quên.
Lẽ đạo, lý đời, thông đạt cả
Báo nhà Giáo Xứ quả nên khen. (Mừng Báo Giáo Xứ. I. tr. 433)
-Giáo Xứ nay có ‘‘anh-te-nét’’ (Internet)
Liệu bà con đã biết hay chưa
Hỏi rồi chẳng thấy ai thưa
Hình như quá mới nên chưa biết gì. (Internet. I. tr. 293)
Những người làm việc tự nguyện là những người đến với GX ngoài giờ phụng vụ, phải kể, như : Trực văn phòng, ghi chép sổ sách, thu tiền thau, phụ bếp, cantine, bữa cơm Chúa Nhật, quét dọn nhà nguyện, sân, cầu thang, chăm sóc vường hoa, sửa điện nước.. Đâu cần là có. Khuân viên nhà xứ lúc nào cũng sạch sẽ, gọn ghẽ...
Cha Sách đã đưa mắt nhìn đến bằng những vần thơ tưởng lệ, khuyến khích và xin Chúa chúc lành. Nhất là cộng đoàn đừng đứng nhìn, hưởng nhờ mà phải tiếp tay, cho người ta nhìn vào.
Việc trong xứ ‘‘tốt danh lành áo’’
Cũng là nhờ hết ráo mọi người
Từ ‘‘ông sao sáng’’ rực trời
Đến ‘‘bà bếp nhọ’’, que đời ai hay?
Chuyện ‘‘công quả’’ xưa nay vẫn thế
Chẳng bao giờ kể lể thiệt hơn
Trên trời có Chúa thông ơn
Dưới trần có tấm lòng thơm đủ rồi.
Tháng 10 : tháng Mân Côi kết chuỗi
Mỗi chục kinh như tuổi đời mình
Vui, Mừng, Thương, Sáng... thầm xin:
Sao cho mỗi hạt thắm tình Mẹ con. (Chuyện công quả I,tr. 109)
Vui với người Vui, Khóc với Người khóc
Hơn 40 năm phụ vụ GX, những năm dài muc vụ Cha Sách đã có mặt bằng cách ban bí tích và ơn lành cho nhiều người.
Lúc trẻ em chào đời
-‘‘ơn lớn nhất đời tôi
Là niềm tin sống động
Vào Bí Tích siêu vời
Từ tuổi thơ bé bỏng... (Một đời. I. tr. 408)
- Đêm nay con khóc chào đời
Sao cha thổn thức bồi hồi khôn nguôi
Đã cố nén, lệ cứ rơi...
Ôm con ôm trọn một trời tâm tư!
Ngoài kia đêm tối âm u
Trong này đèn chiếu mịt mù tương lai.
Thương con từ thuở trong thai
Càng thương khi thấy hình hài riêng con!
Nhưng thôi dù chẳng vuông tròn
Mẹ cha sau trước một lòng đón con (Đầu mùa I. tr. 154)
- Được làm con Chúa hay đi tu làm linh mục, tu sỹ
-Bùi ngùi cảm kích biết bao
Trần hồng cát bụi dự vào thiên linh
Xuân tâm chan chứa ân tình
‘‘Triết-Tuynh Đông-Tiến’’ chân thành kính dâng
Niềm vui thanh thoát lâng lâng
‘‘Cần Người vĩ đại, tôi cần nhỏ đi. (Nhỏ đi. II. tr. 78)
-‘‘Quân tử dĩ tự cường bất túc’’
Bậc chân nhân gắng sức không ngơi
Một lòng vui với mệnh Trời
Tâm thành của lễ trọn đời hiến dâng
Chữ LƯƠNG thiện ân cần di dưỡng
Đức CÔNG bình chí hướng thanh cao
Thiện căn mong mỏi nhường bao
Trường xuân vĩnh phúc trông sao có ngày. (Hiến dâng. II. tr.79)
- Gối qùi lặng lẽ, bên nhà tạm
Đăm chiêu suy niệm, trước Hào quang
Như hoa hướng dương, khát khao nắng
Từ tinh sương sớm đến chiều vàng.
Đây là những "Marthe", những "Marie" (Lc 10, 38-42)
Vui nét đơn sơ phận nữ tỳ
Tận hiến cuộc đời vì Thánh Thể
Chỉ biết yêu thương, biết hiến đi.
Thờ lạy, tri ân, chúc tụng, xin
Sám hối, đền bồi, bao tội tình
Lửa Thánh Eymard nguồn vượng khí
Máy dầu ép nát hạt trong tim.(Phận nữ tỳ. I I. tr. 101)
Khi lập gia đình
‘‘Dâng lời’’ trăm năm đẹp tơ duyên
Dâng cả niềm vui lẫn ưu phiền
Dương gian kiếp người cơn gió thoảng
Ôm trọn tình yêu vào vô biên
Một ‘’lời nguyện cầu’’ trầm bay lên
Phước lộc hồng ân ban xuống thêm
Cho tình đã thắm thêm say đắm
Cho nghĩa trăm năm đá vững bền
‘‘Tiếng lòng cảm mến’’ quá xôn xao
Khác chi xuân nguyện muôn ước ao
Yêu Chúa mến Mẹ thương nhau mãi
Cho đến trọn đời còn khát khao. (Đường tình yêu I. tr. 208)
Mục vụ bệnh nhân là quan trọng và cần thiết. Bên giường bệnh nhân nâng đỡ ủi an những khi ‘thập tử nhất sinh’’ bác sỹ bó tay. Hay bên cạnh ‘‘kẻ ở người đi’’ lúc điêu đứng giữa đời, không còn ai. Ngoài nghĩa trang hưu hắt nắng chiều... Thì có Cha ở bên hay đứng đó cầm tay.
- Chẳng biết còn bao lâu
Mẹ con sống bên nhau
Nên mỗi giây mỗi phút
Qúi hơn mọi trân châu.
Mẹ cho con phần nghìn
Con đáp lại phần trinh
Đành suốt đời mang nợ
Cho đến cõi Thiên Đình. (Bên giường bệnh viện. I. tr. 50)
- Bài kinh "HÃY NHớ ", nhớ bao nhiêu
Cùng chị đọc lên một cuối chiều
Trong phòng bệnh viện Cochin cũ
Thầm mong xua bớt bóng cô liêu...
Rồi sau đọc tiếp những năm qua
Lần đọc lần thêm ý thiết tha
'Nào ai chạy đến xin cầu cứu
'Mà bị chối chê, bị lãng xa ...
Lời kinh sức mạnh nặng ngàn cân
Lửa thiêng nâng đỡ dậy tinh thần
Chị cười, chị nói, tìm hơi thở
Niềm tin tát cạn nước thuyền nan
Cùng với thời gian chị yếu dần
Ra vào bệnh viện đếm chi lần
Câu kinh "HãY NHớ" nhân lên mãi
Cho đến hôm nay thêm một lần
Một lần chót hết, cạnh giường bên
Tai nghe, tôi đọc, chị nằm yên
Nhắm mắt, mím môi, không tiếng nói
Cảm xúc đáy lòng, tôi lặng yên...(Nhớ đời. IV)
- Cúi lạy Chúa là Cha từ ái
Xin đoái thương con cái của Cha
Khi chưa đoàn tụ một nhà
Xin ban thần lực hằng hà ơn thiêng
Cho kẻ khuất thiên đường vĩnh phúc
Cho người còn đủ sức trông lên
Tin rằng có Chúa nhân hiền
Ủi an nâng đỡ lệ phiền lau khô
Chúa là Đấng hằng chờ hằng đợi
Hằng đêm ngày kêu gọi ai người
Long đong lao nhọc rã rời
Đến đi ! Chúa sẽ lo bồi bổ cho (Mt 12, 28) (Nhớ thương. I. tr.83)
- Một chút tàn tro bay theo gió
Lặng lẽ hòa tan trong thảm cỏ
Cỏ xanh tro xám khác xa nhau
Chỉ thấy mầu xanh sắc hiện rõ.
Xác thân cát bụi về cát bụi
Tất cả trao lại đời tạm gửi
Nào có chút gì mang nổi theo
Trừ phần nhân đức vương lầm lỗi.
Kẻ đi như dặn người còn lại
Vất vả ngược xuôi lo thành bại
Trước sau bỏ hết đi tay không
Nên cố sống sao cho thật phải. (Sống phải. II. tr. 145)
Mong ước lÂu dài sau này
Thiết nghĩ, không bao giờ khai thác hết vẻ đẹp hình thức cũng như nội dung trong thơ Cung Chi Đinh Đồng Thượng Sách. Trước đây có bài ‘’Qua sử liệu đến niềm tin’’ tổng hợp của báo GXVN Paris (TNT. III, ttr. 301-325), chúng tôi chưa cho là đủ, còn thiếu nhiều. Nay có cả tuyển tập thơ Cung Chi ‘‘Thư viện mừng 70 năm Giáo Xứ Việt Nam Paris’’ (2017). Chọn lọc trong nguồn thơ trên 1000 bài. Thật hoàn hảo. Mong ước đã thành. Phải có tâm hồn nghệ sỹ mới nảy sinh hoa quả tốt tươi đến thế và còn vươn cao. Mỗi bài thơ là ‘‘đứa con tinh thần’’ vô giá và sống mãi với thời gian.
Tác giả Cung Chi còn mong ước cho các em nhỏ nhất Thiếu Nhi ...và mọi người trong Giáo Xứ :
‘‘Mang hạt đi gieo giống nước Trời...’’
Đường trường sa mạc hai lăm năm
Lớp trước, lớp sau... rộn bước chân
Đàn anh, đàn chị, đàn em bé
Hát khúc hoan ca vui sức thần...
‘‘Đuốc thiêng dân tộc’’ hướng quê hương
Lần trang sử báu vết anh hùng
Con dòng cháu giống luôn ghi nhớ
Chẳng giống được cánh cũng giống lông...
Ước mơ tôi luyện hóa nên người
Hoàn hảo, kiện toàn, phục vụ đời
Tuổi trẻ Việt Nam giúp trẻ Việt
Mang hạt đi gieo giống nước Trời... (Đường trường. TNT. III. tr. 81)Õ
W. Giao xu Viet nam Paris 70 nam
Phạm Bá Nha
LTS : Đây là nguyên văn bài trình bày của thầy sáu Phạm Bá Nha trong « Ngày Văn Hóa Giáo Xứ », chiều Chúa Nhật 23.04.2017.
Đây là bài viết rất công phu và đầy đủ về thơ của cha Cung Chi Đinh Đồng Thượng Sách.
Viết bài này, thầy sáu Phạm Bá Nha, chủ bút báo Giáo Xứ Việt Nam Paris, muốn nói đến « Cha Giuse Đinh Đồng Thượng Sách, đặc biệt là Trang Sử GXVN Paris bằng thơ của ngài ». Xin trân trọng giới thiệu cùng các độc giả của hai mạng http://www.vietcatholic.net/ và http://giaoxuvnparis.org/
Chúng tôi muốn nói đến Cha Giuse Đinh Đồng Thượng Sách. Cha đã viết Trang Sử GXVN Paris bằng thơ qua ba bút hiệu Chổi Cùn Giáo Xứ, Lương Nhi Tử và Cung Chi.
-Tất cả được in thành 3 tập I,II, và III, tựa là Thương ngàn Thương.
- Cộng với tập Họ Là Ai ? 118 Thánh Tử Đạo VN. Mỗi vị Thánh là một bài thơ, có thêm chú thích, thành tiểu sử từng Thánh.
- Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II
Làm Quen với thơ cỦa Cha sách
Năm 1984, chúng tôi chân ướt chân ráo đến Pháp, sau khi ở foyer Aftam...Chúng tôi chọn, dừng chân Aubervilliers. Bắt đầu lui tới GXVN Paris ở 150 Boissonade, quận 14 : dự lễ Chúa Nhật, đem con đến sinh hoạt TNTT và gửi bài cho báo Giáo Xứ, 1985. Tôi tò mò đọc mấy bài viết, trên bàn đánh máy của phòng báo. Tôi hỏi CCGX là ai ? Trong bụng nghĩ, tên ai mà viết hay vậy ? Từ đó, mỗi số báo có bài CCGXẨ Tôi còn khám phá ra, Cha Sách còn có tên khácẨLương Nhi Tử và Cung Chi
Sự gắn bó với tác giả ba bút hiệu, đã gom lại các bài thơ thành tập...mà tác giả kể lại trong bài ‘Nhờ ai ?’’ trong Tuyển tập thơ CUNG CHI của Gs. Lê Đình Thông. Paris, 2015, tr. 130)
Một Người mang BA Bút Hiệu
Cha Đinh Đồng Thượng Sách có ba bút hiệu và sử dụng cho ba lãnh vực khác nhau
- Chổi Cùn Giáo Xứ : viết về sinh hoạt Giáo Xứ : văn nghệ, thăm viếng, hội đoàn..
Riêng phận con chỗ ngồi trong xó
Làm chổi cùn quét đỡ thế thôi
Dùng sao nhiều ít tùy người
Miễn sao giúp được nơi nơi sạch dần (Quét đỡ. Thương Ngàn Thương. I. tr.114)
Lấy bút thay chổi. Chổi quét. Bút viết. Viết hay quét là xây dựng cho ngọn, đẹp, sạch... chứ không trách móc, hay bới lông tìm vết. Hơn nữa mỗi lần quét là lần ‘‘cùn đi’’, mất mát. Mục đích :
Nếu phải viết đôi lời như tâm huyết
Thì bút cùn mài nhọn mới tinh khôi
Xin chép lại những gì chưa đoạn tuyệt
Để thấy trinh trong luôn sáng ngời...
Để nuôi lấy linh khí cho tinh thần...
Để được nghe róc rách tiếng suối mơ...
Cho người cười nói quên ly sầu...
Cõi lòng rộn rã niềm chân thực
Chúc nhau tất cả thành bạn hiền. (Nếu phải. II,27)
Hay như Thánh Kinh muốn ‘‘đấm ngực’’ khi nhắc :
Dạy chúng con tự mình đấm ngực
Lấy đà ngang che trước mắt ra
Chân mình lấm láp thối tha
Đừng đi đốt đuốc dò la chân người. (Ngứa miệng. II. tr. 54)
Lấy tên CCGX, nhà thơ có tinh thần như Thánh Bernadette ví Em chỉ là một cái chổi.
Sau khi được diễm phúc Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức, 1858. Bernadette xin vào dòng kín ở Nevers. Năm 1876, một nữ tu cho Bernadete xem bức hình, người ta chụp khi chị đang ở Lộ Đức, trước đây.
Đang chăm chú xem hình, bỗng Bernadette hỏi :
- Chổi để làm gì, hả chị ?
- Để quét nhà.
- Quét xong họ để ở đâu ?
- Trong góc nhà, sau cánh cửa, nơi ‘‘cư trú’’ thường lệ của nó.
- Đời em cũng thế. Đức Mẹ đã dùng em, rồi để em vào một chỗ. Em sung sướng. Em muốn yên trong chỗ đó mãi (Những Người Lữ Hành Trên Đường Hy Vọng. tr. 224)
Lương Nhi Tử : gia đình, xã hội... liên quan đến : cưới hỏi, sinh nhật, hội họp, rửa tội.
Con ơi bầu sữa tuy đầy
Mà lòng thổn thức đắng cay cũng nhiều
Hết lo sớm đến lo chiều
"Giang sơn" thu lại bấy nhiêu là cùng.
Ngoài xa cỏ mọc thành rừng
Đất hoang còn trống lúa đồng chưa vui.
Bát cơm đổi giá mồ hôi
Tình thương đổi lấy lòng người nghe con!
Đã thề cùng nước cùng non
Chân bùn tay lấm nhưng hồn thanh cao.
Rồi ra vằng vặc trời sao
Đẹp như Sinh Nhật năm nào trong thôn. (Rồi ra. I. tr. 121)
Nhớ lại, người mẹ vất vả ‘Chín tháng cưu mang’’ và ‘ba năm bú mớm’’. Con nào chớ quên. Mẹ còn sống là còn lo cho con.
Mẹ không còn để con hỏi mẹ
Để được nghe mẹ kể cho con
Thời gian chín tháng vuông tròn...
Ngày sinh nhật con hồi tưởng lại
Nghe trong lòng cảm khái nhường bao
Nhớ ngày nhớ tháng năm nào
Mà thêm thương mẹ nao nao khôn cùng...
Con chẳng biết mẹ mừng mấy lúc
Chắc suốt đời thao thức vì con
Hình như sinh tử vong tồn
Hễ còn hơi thở hãy còn lo âu
Ôi mang nặng đẻ đau là thế
Một lần sinh đâu kể xong đâu
Băn khoăn từng bước trước sau
Đến khi khép mắt dễ hầu đã yên...
‘‘Ru con mắt nhỏ hai hàng
‘‘Nuôi con càng lớn mẹ càng lo thêm’’ (Ngày sinh nhật II. tr.39)
- Cung Chi : các bài dành cho tôn giáo, giáo lý, đức tin, Thánh Kinh, Thiên Chúa, Đức Mẹ, Giáo Hội, các thánh...
Đường đời mấy ngả EMMAU
Có Lời nồng thắm có câu ân tình
Có Ai sánh bước bên mình
Hoàng hôn nhạt nắng bóng hình nghiêng soi
Quán đường dừng bước nghỉ ngơi
Bàn kia bánh nọ dáng Người mến thương
Gần kề chan chứa yêu đương
Cách xa nỗi nhớ vấn vương tâm hồn
Mong sao sớm tối chiều hôm
Vui buồn sướng khổ luôn còn cạnh Ai
Một niềm tha thiết van nài
Thương tình quán vắng lưu hoài mãi cho.
(Quán vắng. II, tr. 113)
Gắn bó, trọn niềm tin yêu Đức Mẹ vì ‘‘ Mẹ là Mẹ con’’
Con tin ở lòng Mẹ
Mênh mông hơn trời bể
Dạt dào những yêu thương
Với đoàn con dương thế.
Con là con của Mẹ
Mẹ là Mẹ của con
Sống chết con níu Mẹ
Mẹ nào bỏ rơi con. (Ngưỡng cửa đầu năm. II. tr. 65)
Có những bài vừa Lương Nhi Tử vừa Cung Chi, mang nội dung vừa đạo vừa đời, đọc lên thấy dạt dào, dễ mến thế nào !
Tơ tằm vương kén bao nhiêu
Thơ con quyến Mẹ bấy nhiêu tơ lòng.
Nguồn thơ chưa vội cạn dòng
Cũng là nhờ Mẹ gợi hồn đó thôi.
Mẹ là gạch nối đất trời
Thơ con kết chuỗi mân côi đôi bờ.
Mỗi ngày một hạt ước mơ
Mỗi năm là cả bài thơ ơn trời...(Rộn tình mẫu tử. II, tr. 122)
THƠ CUNG CHI TUNG BAY rải rắc đó Đây
Thơ Cung Chi đã phát hành, rải rắc khắp nơi đó đây, in một lần, tìm lại đâu ra ! Chỉ có hỏi nhau, hay đến Thư Viện.
- Ba tập I, II, III Thương Ngàn Thương (in 2012) : 693 bài của tác giả + 24 bài họa = 717
- Họ Là Ai (in 2013): 125 bài
- Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II :108 bài, thơ 4 câu (2015)
- Khoảng hơn 200 bài của tập IV (phát hành trong 2017)
Không đếm được những người đã đọc thơ của Cung Chi qua báo chí, internet...cho là thích thú, say mê, cảm phục. Nhiều khi độc giả hỏi qua điện thoại hay gặp gỡ : CCGX, Lương Nhi Tử, Cung Chi là ai, mà ý tưởng dồi dào, văn vui tươi và đánh động ...đến thế ?
Chúng tôi đã nhận được 12 bài thơ của Cung Chi được phổ nhạc in thành trong TNT (2012) và CD (2014) và còn nhiều bài nữa chờ ấn hành. Và những bài họa lại, phân tích nội dung, lời văn in thành 3 Tuyển tập thơ CUNG CHI (2012)
Một số văn hữu đã phân tích thơ Cung Chi về ý nghĩa, lời văn về mọi khía cạnh :
- Vẻ đẹp của các Thánh Tử Đạo VN qua ba nhân đức đối thần Tin Cậy Mến.
Lm Phaolo Nguyễn Thành Sang. Họ Là Ai ? 2013
- Linh Mục Đinh Đồng Thượng Sách. Tạ Thanh Minh Khánh. TNT. T2. tr.403
- Họa đôi bài thơ Cung Chi. Vân Uyên. TNT. T2. tr.405
- Cầu mong sớm tới Lễ Vàng. nghệ sỹ Bích Thuận.TNT. T2.tr. 401
- Đọc thơ Cung Chi. Hà Thượng Nhân. TNT. T2. tr.393
- Ý tưởng, văn chương trong thơ Cung Chi.
Gs. Thượng Tiến. HK. TNT. T2. tr.424
-Thơ cha Đinh Đồng Thượng Sách góp phần vào văn hóa Công Giáo
Phạm Bá Nha. TNT.T2. tr. 432
- - Văn là người. Báo GXVN.TNT. T2. tr.442
- Tôi đọc thơ Cung Chi. Trà Lũ Trần Trung Lương. Canada. TNT. T3. tr. 293
- Thuở ấy bên Mẹ Lavang. Trần Văn Cảnh.TNT.T3. tr. 296
- Qua sử liệu đến niềm tin. ns GXVN. TNT. T3. tr. 301
- Trao truyền sứ điệp Đức Mẹ trong lòng người.
Thérèse Trinh Nguyên. TNT. T3. tr. 326
- Thương gửi các bạn trẻ. Thi Chương.TNT. T3.; tr. 337
-Nhắc bảo các em Thiếu Nhi. Phạm Bá Nha.TNT. T3. tr. 346
- Thần học linh đạo trong thơ Cung Chi. Ls. Lê Đình Thông.TNT.T3. tr. 355
-Tình mẫu tử trong thi tập Thương Ngàn Thương của Cung Chi
Ls. Lê Đình Thông.TNT.T3. tr. 378
- Cộng đoàn là viên đá sống động. Báo GXVN. TNT. T3. tr. 383
TRANG SỬ Bằng Thơ CỦA GXVN PARIS
Giáo Xứ chúng ta đang thừa hưởng là công xây dựng của nhóm Linh mục, sinh viên du học từ 1947. Vừa học vừa lo qui tụ những người Việt khắp nơi trong nước Pháp. Khai sinh ở Toulouse, 1947, chính thức hoạt động có trụ sở ở Paris 1948. Lớp giáo sỹ lẫn giáo dân thành tài về nước làm việc, lớp khác sang. Dần dần có nơi họp, thánh lễ...Trụ sở thay đổi. Hai nơi, sau 1975, chúng ta biết hơn cả là Boissonade và Epinettes ngày nay.
Cha Sách đã viết Lịch Sử GXVN thành thơ từ ngày cha làm việc tại GX (1977). Một công trình hiếm đâu có.
Chiều dài Lịch Sử
Giáo Xứ Việt Nam đã mừng 50 năm (1947-1997), 60 năm (2007) và 70 năm (2017)
50 năm (1947-1997)
Paris Giáo Xứ Việt Nam
Khác nào một giải giang san nước nhà
Gắn liền đồng nội quê cha
Như "Mùa gặt mới" thiết tha đạo đời (*)
Phù sa máu đỏ tô bồi
Năm mươi năm ấy trào sôi ân tình. (Giáo Xứ Việt Nam. TNT I. tr. 229).
60 năm (1947-2007)
Lục thập nhi nhĩ thuận...
Tai nghe thuận, chẳng bận so đo
Sáu mươi năm, tuổi sẵn Trời cho
Thành Giáo Xứ, nên cơ đồ vững chãi.
Ơn Trên hẳn vĩ đại
Công sức người cũng to!
Có bàn tay thợ mộc, thợ hồ
Có khối óc sinh đồ, trí thức.
Có áo đen linh mục
Có khăn trắng nữ tu
Có bóng mẹ hiền từ,
Có dáng cha nghiêm nghị.... (Giáo Xứ Việt Nam Paris. I. tr. 230)
70 năm (1947-2017)
‘‘Villa Épinettes’’ cạnh ‘’vòng đai’’
Hương thơm thoang thoảng vườn hoa nhài
Phong trào, Nhóm, Hội, Đoàn...trăm vẻ
Thánh đường, lễ hội...nhạc thiên thai...
Qua mấy ‘‘thiên can’’, ‘‘thập nhị chi’’
Việt Nam Giáo Xứ giữa Paris
Vẫn còn đứng đó, hiên ngang đó
Trăm năm duyên kết mối tình si...(Bảy Mươi)
Các đơn vị mục vụ phụ cận Paris.
Sau biến cố 1975, vì duy trì đức tin và nguồn gốc, người Công Giáo VN đã qui tụ thành đoàn. có trung ương Paris và các đơn vị mục vụ chung quanh Paris.
- Đâu có Tuyên úy Việt
Đấy có cộng đoàn Việt
Lời kinh tiếng hát quê hương
Như trầm thơm ngát bốn phương trời người.
Bậc lão tuế mỉm cười sung sướng
Nghe cháu con cất giọng cao ngân (Trăm nghìn. II. tr. 196)
Mỗi nơi có trang sử riêng. Sống đạo theo Tin Mừng và Giới Răn Chúa. Đơn vị Antony, (thành lập 2005). Ermont (1983). Marne La Vallée (1983). Sarcelles Garges (1979). Seine Saint Denis (2013). Villiers le Bel (1979). Cergy Pontoise (1993). Cùng chí hướng với trung uơng Paris, sớm trưa cầu kinh, đem Tin Mừng cho mọi người.
- Cergy Christophe cộng đoàn ta
Chung một Thiên Chúa, con một Cha
Quan, hôn, tang, tế...cùng chia xẻ,
Tình nghĩa tháng ngày thêm đậm đà.
Thương sao tiếng hát trẻ bên già
Tha thiết vang lên giọng Thánh Ca
Trên cao ý hẳn Chúa thầm bảo
Nghe tiếng Việt Nam đã quá ta ! (Chúc Mừng. Phúc đáp. I. tr. 124)
Hội Đồng Mục Vụ, Nhiệm kỳ đầu năm 1983, là những người nhiệt thành cho việc chung, là đầu tầu
Xin kinh cẩn cúi đầu bái ph?c,
Các ‘‘Ông Trùm’’, ‘‘Quới Ch?c’’ xưa nay.
‘‘Hội Đồng Mục Vụ’’ tuy?t hay,
‘‘Ủy ban Hành giáo’’, đổi thay từng thời.
Toàn nh?ng vị giữa đời sống đạo,
Không ngại ngần đôn đáo xở xoay.
Mang bầu máu nóng hăng say,
Góp tài góp sức đắp xây Nước Trời.
Là tai mắt của người trong xứ,
Là thành viên dụng cụ ích chung.
Là nguồn đá quý không cùng,
Là vôi, là vữa, thành đồng, phên che.
(HộI Đồng Mục Vụ I, tr. 279)
Ban Giám Đốc hiện nay (2017) với :
1. Đức Ông Mai Đức Vinh (Phục vụ Giáo Xứ từ 1977, giám đốc từ 1980Ẩ nay)
Đã 40 năm phục vụ GX, từ Boissonade đến Epinettes, cộng đoàn biết Cha giám đốc ‘‘vất vả ngược xuôi bận tứ bề’’. Để ‘‘Trả lại thế gian’’ trong những ngày dọn về Paris 17. Rồi hay ‘’Tin Vui’’ và ‘’ Chúc mừng’’ . Xứng đáng Giáo Hội tưởng thưởng tước hiệu Đức Ông. Cộng đoàn mừng ‘’Lễ Vàng’’ (2015) của Đ.Ô với ‘‘Năm mảng tâm tình’’
Nam muoi nam ?y cung là bao
So v?i thiên niên v?n k? nào
Vì n?u m?t ngày dà dáng k?
Thì hàng tram tháng tính ra sao ,
Có thì h?n có, t?ng giây phút
Không có h?n không,m?i kh?c sao.
Tích tắc mảy may, ‘‘cớ’’ với Chúa. (Năm mảng tâm tình)
2. Cha Đinh Đồng Thượng Sách (từ 1977). Có công khai sinh ‘Ca đoàn, Giới trẻ, Thư viện (1990) Thiếu Nhi Thánh Thể (1986)
3.Cha Trần Anh Dũng (1992), quản lý, tuyên úy Sarselles và Marne La Vallée, mừng 25
năm linh mục (1983-2008)
Mừng cha ANH DŨNG hai lăm năm
Linh Mục đời đời nối phẩm hàm.
Tận tụy màng chi phần vật chất
Hy sinh lo lắng phía tinh thần.
Quan tâm ‘‘giáo sự’’ khắp hoàn vũ
Để ý ‘‘sử tôn’’ riêng Việt Nam
‘‘Đắc Lộ Tùng Thư’’ công sáng lập
Một nguồn tài liệu giá vô ngần. (Một nguồn)
4. Cha Vũ Minh Sinh (2012), tuyên úy Giới trẻ, Antony và Seine Saint Denis
5. Các Phó Tế, thày Nguyễn Văn Thạch và Phạm Bá Nha (1998), Thày Tạ Đình Chung (2003), Thày Nguyễn Sơn (2009), Thày Cao Trọng Nghĩa (2016)
6. Hai Nữ tu Thân Kim Liên (1980) và Nữ tu Nguyễn Kim Thoa (1999)
Cha Sinh và những tu sỹ này đang làm việc tại GX, bỏ đi bao thú vui, vừa gia đình, vừa Giáo Hội, gánh trách nhiệm, mỗi người một việc đều sẵn tinh thần ‘‘phục vụ’’
" Đời là phục vụ cho người tha nhân
"Càng phục vụ càng thấm nhuần
"Giúp người là cõi hân hoan vô bờ
Cao qúi thay ý thơ "Phục vụ"...
"Chúa đang phục vụ hàng ngày chúng con''
Cho chúng con dốc lòng bắt chước
Gương Chúa xưa như đuốc soi đường
Để việc phục vụ yêu thương
Nên như men muối ướp dòng thời gian. (Phục Vụ, TNT 2, tr.112)
Cộng đoàn nhớ, ghi ơn hoài và giữ lạI mãi hình ảnh Cha Trần Thanh Giản, (giám đốc,1955-1971, U ), cha Nguyễn Quang Toán (giám đốc 1971-1977, U), Cha Trương Đình Hoè (giám đốc 1977-1979), Cha Lương Tấn Hoàng (giám đốc 1979-1980, U). Sr. Huỳnh Thị Na (Văn Phòng Xã Hội, lớp Pháp Văn, 1975, U) Cha Nguyễn Văn Cẩn và Cha Bùi Duy Nghiệp, Cha Hoàng Quang Lượng (U) và Sr Nguyễn Thị Phú (dạy giáo lý 1985) Cha Hoàng Quang Lượng (U) Sr Nguyễn Thị Phú (dạy giáo lý 1985), Cha Nguyễn Văn Ziên (Tuyên úy Sarcelles,1997)
và Phó Tế Xavier Girard (1988, U). Các vị sau đây đến giúp GX ít giờ : Cha Nguyễn Tiến Lãng (dâng lễ Chúa Nhật thứ 2, lúc 10g, trong tháng. 1999), sr. Lê văn Đức (trực điện thoại, 1980, U), Cha Nguyễn Hậu (giải tội, lúc 10g, 1980, U),
-Thưa Cha Giản !
Thuở còn ở rue Boissonade
Công lao Cha dài hàng chuỗi tràng hạt
Lo xây đắp cộng đoàn :
‘‘Giáo Xứ Việt Nam’’
Quốc nội, quốc ngoại từng nghe biết
Ngôi nhà nguyện bao yêu kiều đậm nét
Thật dễ thương
Của quê hương...
Công Cha Giáo Xứ ai người dám quên ?
Tiếc nhà xứ cũ vững nền
Nhưng đành ‘‘di tản’’ vì đàn con đông
TRẦN hoàn THANH thoát GIẢN đơn
Chúng con khấp bái tạ ơn Cha nhiều. (Khấp bái Cha Giản, III. tr. 99)
Mỗi năm, Sớ Táo Quân Lương Nhi Tử ‘‘lên tận thành hoàng’’ báo cáo mọi việc trong GX. Kermesse, trực điện thoại, tiệc tùng, văn nghệ, họp hành...dọn dẹp trong nhà ngoài sân, cả vườn bông...
- Mấy ngày rộn nhất
Bày đủ thứ hàng
Mua, bán dễ dàng
Là kỳ ‘‘Kermesse’’
Tuy không đầy ‘‘két’’
Nhưng có tiền vào
Bù trừ hụt hao
‘‘Hằng ngày dùng đủ’’
Là một Giáo Xứ
Tổng Phận Paris
Nước bước đường đi
Nên chung một hướng
Năm rồi hưởng ứng
Bám sát chương trình
Đề tài ‘‘Gia đình’’
Cùng với ‘‘Giới trẻ’’
Chúa Nhật trong lễ
Được nghe thuyết trình
Về chuyện ‘‘gia đình’’
Do các đại diện
Thêm bài kinh nguyện
Mọi người đọc to
Ngay giữa nhà thờ
Sau khi rước lễ
Đề tài ‘‘Giới trẻ’’
Đầu tháng suốt năm
Đều đặt trọng tâm
Ngày Hội Thế Giới
Tham dự phấn khởi
Bên nước Espagne
Gồm các quốc gia...(Sớ Táo Giáo Xứ. 2011, III. tr. 279)
Liên kết thành Cộng Đoàn
Tổ chức Giáo Xứ đã thành nề nếp, thành ‘’cộng đoàn’’ một vòng tay vô hình liên kết thành đoàn thể, phụng vụ Thiên Chúa yêu thương nhau. Thấm nhuần Tin mừng và giáo lý. Giáo xứ VN Paris ‘‘hiên ngang’’ hãnh diện vì đã cố công xây dựng và giữ được những nét đẹp, kỷ cương và vươn lên trong đức tin.
Cộng đoàn chúng con ‘‘Dân Tộc Thánh’’ (1P2, 9)
Cộng đoàn chúng con ‘‘Dân Tư Tế ‘‘ (1P2, 9)
Cộng đoàn chúng con ‘‘Dân Vua Chúa’’ (1P2, 9)
Cộng đoàn chúng con ‘‘Dân Tuyển Chọn’’ (1P2, 9)
Cộng đoàn chúng con ‘‘Viên Đá Sống’’ (1P2, 9)
Xây đắp hồn thiêng đền linh động
Nghi ngút khói trầm hương yêu đương
Lấp kín hư vô vùi hoang trống
Cộng đoàn chúng con ‘‘Dân Việt Nam’’
Vui với Quê hương nét sử vàng
Nghe máu anh hùng dòng Tử Đạo
Chuyển trong huyết quản giục hiên ngang. (Hiên ngang. I. tr. 253)
Có những hội đoàn do chính cha nhóm lập, đồng hành cho tới nay. Đâu có con chiên là có chủ chiên. Đúng như ĐGH Phanxicô nói ‘chủ chiên phải có mùi chiên’’. Ban Giám chia nhau ‘’linh giám’’ các hội đoàn.
Liên Đới Nghề Nghiệp, hình thức mới Công Giáo tìến hành. Từ 2000, qui tụ những người cùng nghề, như Taxi, Dịch Vụ, Doanh Thương, Xây Dựng và Chuyên Gia (Luật sư, Y Dược). Ban Giúp Lễ (2012), với các em say mê bên bàn thánh. Phòng bán sách, ảnh tượng mở cửa rất sớm từ 1979. Lớp Pháp Văn do văn phòng xã hội lo, đã có người học sau 1975. Giúp ai gặp khó khăn mới đến Pháp. Ban Giáo Lý viên có từ 1972 và ngày càng đông và sinh hoạt đa dạng. Ban Phụ Huynh (1986). Gồm cha mẹ đưa con đến Thiếu Nhi Thánh Thể. Nhóm gia đình trẻ (1992) Những cặp trẻ, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm sống đức tin. Ban giảng huấn lớp Giáo Lý Hôn Nhân khai giàng lớo đầu tiên, 1995). Ban Tu Thư ấn hành tác phẩm đầu tiên năm 1997, tới 2016, đã phát hành 43 cuốn sách. Hội yểm trợ ơn gọi (1989) đọc kinh và trợ giúp tài chánh đào tạo ơn gọi tại VN. Phong trào Cursillo (1993) đào tạo được trên 1000 thành viên sống đạo và thánh hóa môi trường. Giới Trẻ (1977) qui tụ các bạn trẻ trong Giáo Xứ gặp nhau trao đổi học hành và kết đoàn phục vụ nhau, mở mang trí tuệ và rạng danh giống nòi quê hương.
Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể (thành lập năm 1986). Chiều thứ bảy, từ 15g đến 19g các em từ 7 tuổi đến sinh hoạt, học tiếng Việt, Giáo lý và Thánh lễ. Tùy theo từng tuổi, các em được xưng tội lần đầu, Thêm Sức, xưng tội...
- Những giờ những phút những giây
Đi trong sa mạc giữa ngay rừng người
Nghe lòng rộn rã tiếng cười
Nghe chân dậm nát bả đời cát khô
Nghe hồn thổi sáo ước mơ
Nghe tim đập nhịp men bờ suối trong
Nghe như máu nóng ngược dòng
Giục đi đón cả trời hồng tương lai
Hôm nay hẹn với ngày mai...(Sa mạc. II. tr. 135)
- Cho con chút gió cửa trời
Để hồn bay nhẹ tới nơi cửu trùng.
Cho con chút lửa thiêng hồng
Giúp tim sôi nổi rộn giòng máu tươi.
Cho con chút nước siêu vời
Thuyền nan thân xác thảnh thơi mái chèo.
Nước nguồn, lửa ấm, gió reo
Chim câu lá biếc, sáo diều lòng con ...( Sáo diều lòng con. II. tr. 141)
Thư viện khai sinh năm 1990, vỏn vẹn mấy trăm cuốn, nay mấy chục ngàn, tiếng Việt đủ loại. Cha Sách và một số anh chi em có tinh thần văn hóa đã dấy lên sự ham đọc sách báo Công Giáo. Tổ chức thuyết trình với nhiều đề tài khác nhau.
Anh chị em Thư viện thân mến
Gần gũi nhau quyến luyến nhau thêm
Tình thân ngày một vững bền
Như từng trang sách gắn liền gáy nhau
Bao tháng năm tâm đồng ý hợp
Cố giúp sao các độc giả nhờ
Bảo nhau cắt đặt liệu lo
Kệ trên, kệ dưới, xếp cho gọn gàng
Đón tiếp ngườI rõ ràng nét mặt
Câu nói cười, vui thật là vui
Chuyến đò nên nghĩa chứ chơi
Huống chi qua lại khơi khơi mỗi tuần...(Nhóm Thư Viện. Giáng Sinh 2016)
Ca đoàn từ năm 1981 đến nay, trong phụng vụ luôn bên công đoàn dâng Chúa những lời ca tiếng hát như hương thơm bay tỏa lên trời cao.
...Vì lời cả trần thế
Mà lỗ mất linh hồn
Thì như của đổ bể
Công cốc canh bạc trơn.
Nhân sinh nhật ca đoàn
Năm thứ hai mươi lăm
Giữa bạn bè mới cũ
Gặp nhau cười hân hoan.
Xin Chúa cho chúng con
Thương nhau giúp nhau hơn
Thiết tha mến tin Chúa
Góp tiếng hát : tạ ơn (Góp tiếng hát.I tr. 240)
Các bà mẹ Công Giáo sinh hoạt từ lâu, 1989.
Hội các bà ‘‘Bà mẹ Công Giáo’’
Thuộc xứ nhà, họ đạo Paris
Gồm toàn những bậc mẫu nghi
Công to đức lớn nhờ hy sinh nhiều.
Khi làm mẹ bao nhiêu vất vả
Khi thành bà cũng chả ngồi yên
Khi lên chức cụ cố hiền
Vẫn gia phong ấy, vẫn nền anh thư.
Hồn Công Giáo tâm từ bác ái
Theo gương lành vĩ đại Thánh Quân
Quanh năm cặm cụi âm thầm
Gia đình đời đạo hai phần vẹn hai.
Nêu mẫu mực trong ngoài sau trước
Lấy ý Trời làm thước đo theo
Chẳng lo cám cảnh giầu nghèo
‘‘Hằng ngày dùng đủ’’ liệu lèo lái thôi.
Trong thâm tâm ghi lời tiên tổ
Nhớ câu truyền ‘‘ thiên cổ lưu danh’’
Làm cha làm mẹ hiền lành
Để phần phúc đức cho đàn cháu con...
Ôi lời kinh cám ơn rước lễ (Băc mẫu nghi III. tr. 20)
Hội Đạo Binh Đức Mẹ tái hoạt động tại GXVN từ1965.
Cha Sách đã từng ‘‘rước Đức Mẹ’’ đến từng gia đình quân binh trẻ Đức Mẹ Nguồn An Vui. Về khuya gió lạnh có Mẹ chở che.
...Nhớ lời kinh nguyện cầu
Vẳng lên trong đêm thâu
Bao khúc ca trìu mến
Như mật thoa tim sầu.
Anh chị ‘‘quân binh’’ ơi
Nói ra còn nghẹn lời
Những lần cùng anh chị
Chia sẻ bao cảnh đời.
Xin ‘‘Mẹ Nguồn An Vui’’
Giúp chúng con từng người
Luôn liên kết bên Mẹ
Như Tràng Chuỗi Mân Côi. (Bên Mẹ Mân Côi. I. tr 55)
- Rực rỡ như mặt trời
Kim ô ánh rạng ngời
Thái dương giờ chính ngọ
Là Mẹ trong tim người
.(Dư Oai hùng như đạo binh
Xếp hàng vào mặt trận
Mẹ mở cửa Thiên đình
Cho những ai thắng trận
Chúng con đang tòng quân
DướI lá cờ của Mẹ
Nguyện đem hết tâm can
Chiến đấu cho nước Mẹ (Dưới lá cờ Mẹ. II.tr.269)
Truyền thông văn hóa, báo GXVN (1984), Internet...(2002)
- Cần khen một phát cũng nên khen !
Làm báo làm bung đâu chuyện hèn?
Sự thật trình bày, lo trước hết,
Điều hay quảng bá, quyết ưu tiên.
Thông tin chính xác, luôn ghi nhớ,
Nghị luận phân minh, há dám quên.
Lẽ đạo, lý đời, thông đạt cả
Báo nhà Giáo Xứ quả nên khen. (Mừng Báo Giáo Xứ. I. tr. 433)
-Giáo Xứ nay có ‘‘anh-te-nét’’ (Internet)
Liệu bà con đã biết hay chưa
Hỏi rồi chẳng thấy ai thưa
Hình như quá mới nên chưa biết gì. (Internet. I. tr. 293)
Những người làm việc tự nguyện là những người đến với GX ngoài giờ phụng vụ, phải kể, như : Trực văn phòng, ghi chép sổ sách, thu tiền thau, phụ bếp, cantine, bữa cơm Chúa Nhật, quét dọn nhà nguyện, sân, cầu thang, chăm sóc vường hoa, sửa điện nước.. Đâu cần là có. Khuân viên nhà xứ lúc nào cũng sạch sẽ, gọn ghẽ...
Cha Sách đã đưa mắt nhìn đến bằng những vần thơ tưởng lệ, khuyến khích và xin Chúa chúc lành. Nhất là cộng đoàn đừng đứng nhìn, hưởng nhờ mà phải tiếp tay, cho người ta nhìn vào.
Việc trong xứ ‘‘tốt danh lành áo’’
Cũng là nhờ hết ráo mọi người
Từ ‘‘ông sao sáng’’ rực trời
Đến ‘‘bà bếp nhọ’’, que đời ai hay?
Chuyện ‘‘công quả’’ xưa nay vẫn thế
Chẳng bao giờ kể lể thiệt hơn
Trên trời có Chúa thông ơn
Dưới trần có tấm lòng thơm đủ rồi.
Tháng 10 : tháng Mân Côi kết chuỗi
Mỗi chục kinh như tuổi đời mình
Vui, Mừng, Thương, Sáng... thầm xin:
Sao cho mỗi hạt thắm tình Mẹ con. (Chuyện công quả I,tr. 109)
Vui với người Vui, Khóc với Người khóc
Hơn 40 năm phụ vụ GX, những năm dài muc vụ Cha Sách đã có mặt bằng cách ban bí tích và ơn lành cho nhiều người.
Lúc trẻ em chào đời
-‘‘ơn lớn nhất đời tôi
Là niềm tin sống động
Vào Bí Tích siêu vời
Từ tuổi thơ bé bỏng... (Một đời. I. tr. 408)
- Đêm nay con khóc chào đời
Sao cha thổn thức bồi hồi khôn nguôi
Đã cố nén, lệ cứ rơi...
Ôm con ôm trọn một trời tâm tư!
Ngoài kia đêm tối âm u
Trong này đèn chiếu mịt mù tương lai.
Thương con từ thuở trong thai
Càng thương khi thấy hình hài riêng con!
Nhưng thôi dù chẳng vuông tròn
Mẹ cha sau trước một lòng đón con (Đầu mùa I. tr. 154)
- Được làm con Chúa hay đi tu làm linh mục, tu sỹ
-Bùi ngùi cảm kích biết bao
Trần hồng cát bụi dự vào thiên linh
Xuân tâm chan chứa ân tình
‘‘Triết-Tuynh Đông-Tiến’’ chân thành kính dâng
Niềm vui thanh thoát lâng lâng
‘‘Cần Người vĩ đại, tôi cần nhỏ đi. (Nhỏ đi. II. tr. 78)
-‘‘Quân tử dĩ tự cường bất túc’’
Bậc chân nhân gắng sức không ngơi
Một lòng vui với mệnh Trời
Tâm thành của lễ trọn đời hiến dâng
Chữ LƯƠNG thiện ân cần di dưỡng
Đức CÔNG bình chí hướng thanh cao
Thiện căn mong mỏi nhường bao
Trường xuân vĩnh phúc trông sao có ngày. (Hiến dâng. II. tr.79)
- Gối qùi lặng lẽ, bên nhà tạm
Đăm chiêu suy niệm, trước Hào quang
Như hoa hướng dương, khát khao nắng
Từ tinh sương sớm đến chiều vàng.
Đây là những "Marthe", những "Marie" (Lc 10, 38-42)
Vui nét đơn sơ phận nữ tỳ
Tận hiến cuộc đời vì Thánh Thể
Chỉ biết yêu thương, biết hiến đi.
Thờ lạy, tri ân, chúc tụng, xin
Sám hối, đền bồi, bao tội tình
Lửa Thánh Eymard nguồn vượng khí
Máy dầu ép nát hạt trong tim.(Phận nữ tỳ. I I. tr. 101)
Khi lập gia đình
‘‘Dâng lời’’ trăm năm đẹp tơ duyên
Dâng cả niềm vui lẫn ưu phiền
Dương gian kiếp người cơn gió thoảng
Ôm trọn tình yêu vào vô biên
Một ‘’lời nguyện cầu’’ trầm bay lên
Phước lộc hồng ân ban xuống thêm
Cho tình đã thắm thêm say đắm
Cho nghĩa trăm năm đá vững bền
‘‘Tiếng lòng cảm mến’’ quá xôn xao
Khác chi xuân nguyện muôn ước ao
Yêu Chúa mến Mẹ thương nhau mãi
Cho đến trọn đời còn khát khao. (Đường tình yêu I. tr. 208)
Mục vụ bệnh nhân là quan trọng và cần thiết. Bên giường bệnh nhân nâng đỡ ủi an những khi ‘thập tử nhất sinh’’ bác sỹ bó tay. Hay bên cạnh ‘‘kẻ ở người đi’’ lúc điêu đứng giữa đời, không còn ai. Ngoài nghĩa trang hưu hắt nắng chiều... Thì có Cha ở bên hay đứng đó cầm tay.
- Chẳng biết còn bao lâu
Mẹ con sống bên nhau
Nên mỗi giây mỗi phút
Qúi hơn mọi trân châu.
Mẹ cho con phần nghìn
Con đáp lại phần trinh
Đành suốt đời mang nợ
Cho đến cõi Thiên Đình. (Bên giường bệnh viện. I. tr. 50)
- Bài kinh "HÃY NHớ ", nhớ bao nhiêu
Cùng chị đọc lên một cuối chiều
Trong phòng bệnh viện Cochin cũ
Thầm mong xua bớt bóng cô liêu...
Rồi sau đọc tiếp những năm qua
Lần đọc lần thêm ý thiết tha
'Nào ai chạy đến xin cầu cứu
'Mà bị chối chê, bị lãng xa ...
Lời kinh sức mạnh nặng ngàn cân
Lửa thiêng nâng đỡ dậy tinh thần
Chị cười, chị nói, tìm hơi thở
Niềm tin tát cạn nước thuyền nan
Cùng với thời gian chị yếu dần
Ra vào bệnh viện đếm chi lần
Câu kinh "HãY NHớ" nhân lên mãi
Cho đến hôm nay thêm một lần
Một lần chót hết, cạnh giường bên
Tai nghe, tôi đọc, chị nằm yên
Nhắm mắt, mím môi, không tiếng nói
Cảm xúc đáy lòng, tôi lặng yên...(Nhớ đời. IV)
- Cúi lạy Chúa là Cha từ ái
Xin đoái thương con cái của Cha
Khi chưa đoàn tụ một nhà
Xin ban thần lực hằng hà ơn thiêng
Cho kẻ khuất thiên đường vĩnh phúc
Cho người còn đủ sức trông lên
Tin rằng có Chúa nhân hiền
Ủi an nâng đỡ lệ phiền lau khô
Chúa là Đấng hằng chờ hằng đợi
Hằng đêm ngày kêu gọi ai người
Long đong lao nhọc rã rời
Đến đi ! Chúa sẽ lo bồi bổ cho (Mt 12, 28) (Nhớ thương. I. tr.83)
- Một chút tàn tro bay theo gió
Lặng lẽ hòa tan trong thảm cỏ
Cỏ xanh tro xám khác xa nhau
Chỉ thấy mầu xanh sắc hiện rõ.
Xác thân cát bụi về cát bụi
Tất cả trao lại đời tạm gửi
Nào có chút gì mang nổi theo
Trừ phần nhân đức vương lầm lỗi.
Kẻ đi như dặn người còn lại
Vất vả ngược xuôi lo thành bại
Trước sau bỏ hết đi tay không
Nên cố sống sao cho thật phải. (Sống phải. II. tr. 145)
Mong ước lÂu dài sau này
Thiết nghĩ, không bao giờ khai thác hết vẻ đẹp hình thức cũng như nội dung trong thơ Cung Chi Đinh Đồng Thượng Sách. Trước đây có bài ‘’Qua sử liệu đến niềm tin’’ tổng hợp của báo GXVN Paris (TNT. III, ttr. 301-325), chúng tôi chưa cho là đủ, còn thiếu nhiều. Nay có cả tuyển tập thơ Cung Chi ‘‘Thư viện mừng 70 năm Giáo Xứ Việt Nam Paris’’ (2017). Chọn lọc trong nguồn thơ trên 1000 bài. Thật hoàn hảo. Mong ước đã thành. Phải có tâm hồn nghệ sỹ mới nảy sinh hoa quả tốt tươi đến thế và còn vươn cao. Mỗi bài thơ là ‘‘đứa con tinh thần’’ vô giá và sống mãi với thời gian.
Tác giả Cung Chi còn mong ước cho các em nhỏ nhất Thiếu Nhi ...và mọi người trong Giáo Xứ :
‘‘Mang hạt đi gieo giống nước Trời...’’
Đường trường sa mạc hai lăm năm
Lớp trước, lớp sau... rộn bước chân
Đàn anh, đàn chị, đàn em bé
Hát khúc hoan ca vui sức thần...
‘‘Đuốc thiêng dân tộc’’ hướng quê hương
Lần trang sử báu vết anh hùng
Con dòng cháu giống luôn ghi nhớ
Chẳng giống được cánh cũng giống lông...
Ước mơ tôi luyện hóa nên người
Hoàn hảo, kiện toàn, phục vụ đời
Tuổi trẻ Việt Nam giúp trẻ Việt
Mang hạt đi gieo giống nước Trời... (Đường trường. TNT. III. tr. 81)Õ
W. Giao xu Viet nam Paris 70 nam
Phạm Bá Nha
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thiền Giữa Thiên Nhiên
Lê Trị
18:56 25/04/2017
Ảnh của Lê Trị
Niệm thiền giữa chốn thiên nhiên
Xa nơi thị tứ bình yên nhẹ lòng.
(nđc)