Ngày 26-04-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Lời Chúa và Thánh Thể
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
09:18 26/04/2017
Lời Chúa và Thánh Thể

Suy niệm Chúa Nhật III Phục Sinh năm - A

(Lc 24, 13-35)

Ít ai biết đến " một làng tên là Emmaus, cách Giêrusalem độ sáu mươi dặm " (Lc 24, 13), nếu không có một Người Bộ Hành mà hai môn đệ coi là "khách hành hương" cùng đi với họ thì ngôi làng Emmaus ấy đã bị lãng quên từ lầu rồi. Theo hai ông, đây là khách hành hương duy nhất " không hay biết những sự việc vừa xảy ra trong thành mấy ngày nay "(Lc 24, 18).

Chúng ta không biết tên của một trong hai môn đệ, chỉ biết một người tên là Clêophas, còn người kia thì không, có thể là mỗi người trong chúng ta, vào những giờ đen tối nhất của nghi ngờ, buồn thảm, mệt mỏi và chán nản, cuộc sống dường như thất bại, không thay đổi được quá trình của các sự kiện. Chúng ta không tiến bước, mà lại quay về với thực tại của quá khứ, trở thành gánh quá nặng, hoặc một mớ rối bòng bong, trốn chạy bằng con đường Emmaus. Hôm nay, Giáo Hội mời gọi chúng ta gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh trong đời sống chúng ta.

Hai môn đệ trên đường Emmaus đã gắn bó với Đức Giêsu thành Nagiarét " với hy vọng Người sẽ cứu Israel " (Lc 24, 21). Rõ ràng, hai ông đã không " nghe " những lời cảnh báo lặp đi lặp lại của Thầy dành cho tất cả những ai muốn theo Người : " Phàm ai không vác khổ giá mình mà đi sau Ta, ắt không thể làm môn đồ của Ta " ( Lc 14, 27). Trong sự hào hứng của mình, họ đã " không ngồi mà trù liệu phí tổn, xem có đủ vốn đến lúc hoàn thành hay không ? " (Lc 14 , 28). Họ đã đặt nền móng, nhưng khi có thử thách về cuộc Khổ Nạn, họ bỏ dở : làm thế nào họ có thể tiếp tục mà không có một kế hoạch và không có người đứng đầu, tức là thợ cả ? Bằng chứng lời Chúa chứng minh rằng họ thiếu cái gì đấy để tiếp tục và đi đến cùng việc xây dựng Nước Trời ở giữa họ.

Vì đã tham gia vào cuộc hành trình buồn bã của họ, giữa bóng đêm của ngày đang qua và bóng tối đang phủ kín tâm trí họ, Chúa Giêsu Phục Sinh bắt đầu gợi chuyện : "Các ông có truyện gì vừa đi vừa trao đổi với nhau mà buồn bã vậy ?" (Lc 24, 17) Nghe hỏi thế, họ đã bộc bạch về sự đau khổ, thất vọng, đắng cay của chính mình sau khi Thầy chết, các môn đệ tản mác mỗi người một ngả, đức tin của họ bị tan vỡ, mọi sự xem ra đã hết, các xác tín sụp đổ, niềm hy vọng tắt ngúm. Chúa nói chuyện với hai ông và " giải thích " Kinh Thánh. Chúa chủ động trình bày cho họ, " bắt đầu từ Môsê và các tiên tri", mà tất cả Sách Thánh đều hướng về mầu nhiệm Con Người (x. Lc 24, 27), làm cho tâm hồn họ “ bừng cháy”. Lời Chúa đem lại một tia sáng khơi lên niềm hy vọng, đưa họ ra khỏi bóng tối của phiền muộn và thất vọng, đánh thức nơi họ lòng khao khát muốn được ở gần Người, khiến họ nài ép : "Mời ông ở lại với chúng tôi", với lý do "vì trời đã về chiều và ngày sắp tàn " ( Lc 24, 29 ).

"Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã về chiều và ngày sắp tàn" (Lc 24, 29 ). Đây là lời mời xin tha thiết của hai ông vào ngày thứ nhất trong tuần, lúc mà tâm hồn đang trĩu nặng vì buồn nản, đang trên đường trở về quê. Họ không bao giờ nghĩ rằng người khách lạ ấy lại chính là Thầy mình mới sống lại. Hai ông đã nhận ra Người tại bàn ăn chỉ với một hành vi " bẻ bánh " đơn giản ( Lc 24, 35 ). Khi trí khôn được chiếu sáng, con tim được đốt nóng, những dấu chỉ bắt đầu gợi lên lòng sốt mến và thôi thúc họ " chỗi dậy trở về Giêrusalem " ( Lc 24, 33 ) để thuật lại tất cả những gì họ đã thấy và đã nghe cho " mười một tông đồ và các bạn khác đang tụ họp " (Lc 24, 33).

Hình ảnh hai môn đệ trên đường Emmaus có thể hình ảnh của mỗi chúng ta giữa biết bao vấn đề và khó khăn, ngay cả những thất vọng nặng nề, Người Bộ Hành Thần Linh vẫn tiếp tục đồng hành bên cạnh chúng ta, mở ra cho chúng ta những trang Kinh Thánh và hướng dẫn chúng ta hiểu sâu hơn những mầu nhiệm của Thiên Chúa. Chúng ta hãy van nài : Lạy Chúa, xin ở lại với chúng con.

Chúa luôn ở với chúng ta, hãy năng đến gặp Người nơi Bí tích Thánh Thể và lắng nghe Lời Chúa. Chính Ðấng Cứu Thế đã bảo đảm cho chúng ta về sự hiện diện hữu hình của Người ở giữa chúng ta, ngang qua Lời Chúa và Bí tích Thánh Thể. Lời Chúa giúp tâm hồn các ông nóng lại, mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh. Cử chỉ bẻ bánh giúp các môn đệ nhận ra Chúa Giê-su (x. Lc 24,35).

Chúng ta cũng vậy, bàn tiệc Lời Chúa và bàn tiệc Thánh Thể luôn dọn sẵn cho chúng ta, chúng ta nghe Chúa nói, gặp gỡ và đón rước Chúa trong khi cử hành Thánh lễ và rước lễ. Hai môn đệ nhận ra Ðức Giêsu khi người bẻ bánh, liền về Giêrusalem kể lại kinh nghiệm ngoại thường mà họ đã sống: đó là cuộc gặp gỡ với Ðấng Phục Sinh.

Thánh Phaolô cũng bảo chúng ta : " Mỗi khi anh em ăn bánh và uống chén này, anh em loan truyền sự chết của Chúa cho tới khi Người đến" ( 1 Cr 11, 26 ). Như thế, chúng ta phải nỗ lực phấn đấu trở thành những chứng nhân, sẵn sàng loan báo cái chết và sự phục sinh của Ðức Kitô với lòng hăng say và niềm vui vì được gặp gỡ Chúa. Niềm vui ấy phải lây sang người khác làm cho Giáo Hội tăng trưởng. Giáo Hội lớn mạnh nhờ những chứng tá nảy sinh từ niềm vui được đón nhận và được biến thành lời loan báo. Ðó là một niềm vui tông đồ, lan tỏa.

Cùng với Mẹ Maria, chúng ta hãy nhìn lên Mẹ Maria như gương mẫu để bắt chước. Xin Mẹ giúp chúng ta chiêm ngắm Chúa Giêsu Thánh Thể và nghe Lời Chúa, nhất là hăng say loan báo Tin Mừng Chúa sống lại để mọi người tin mà được cứu độ. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:57 26/04/2017
50. NGƯỜI NƯỚC TRỊNH QUÝ CÁ
Nước Trịnh có một người rất thích cá, hắn ta dọn ra ba cái bồn nước ở trong sân, nếu bắt được cá thì thả vào trong để nuôi.
Một vài con cá vì vừa mới bắt ở dưới sông lên nên có con bụng thì hướng lên, có con thì tắt hơi, có con thì bị thương tích nên người ấy bèn bắt tất cả cá bỏ vào trong bồn nước coi ra sao, nói:
- “Mấy con cá này không phải bị thương sao ?”
Qua một lúc sau lại lấy cơm và cám cho nó ăn, tiếp theo lại bắt cá ra coi nó đã ăn hết chưa, có người nhìn thấy như vậy thì khuyên hắn ta đừng làm như vậy, hắn nói:
- “Tôi quý cá, tôi quý cá !”
(Dã sử)

Suy tư 50:
Có người thích nuôi cá vì cá có nhiều loại coi rất đẹp mắt nhưng không quý cá, có thì nuôi không có thì thôi chứ không bận tâm; có người quý cá nhưng không biết cách nuôi cá, cho nên quý cũng như không, cuối cùng cũng làm cho cá chết.
Có người thích làm linh mục vì thấy linh mục được nhiều người kính trọng và được ăn trên ngồi trước chứ không yêu quý chức vụ linh mục, cho nên khi đã đạt được “chức” linh mục rồi thì cá tính cố hữu như kiêu ngạo, ăn nói cộc cằn thô lỗ, hách dịch bấy lâu nay bị dồn nén để ”qua sông” nay lại vùng lên trong cuộc sống của họ, khiến cho họ trở nên độc tài độc đoán trong cách cư xử với giáo dân cũng như với người khác...
Người yêu quý chức vụ linh mục là người biết mỗi ngày một chút tập luyện nhân đức, đổi mới cá tính cho giống với thiên chức linh mục của Chúa, họ quý chức thánh mà họ đã lãnh nhận, nhưng cũng có lúc họ bị ngã, bị té nhào rồi bị giáo dân, bè bạn, người thân trách móc buồn rầu, nhưng họ biết can đảm vùng đứng lên, đi tới và bám chặt vào ân sủng của Chúa, bởi vì họ yêu quý chức linh mục mà Chúa đã vì yêu thương mà trao ban cho họ.
Người thích làm linh mục vì để ăn trên ngồi trước, vì để được mọi người kêu bằng cha, thì cũng giống như người kia quý cá vậy, hể có ai góp ý về đời sống linh mục của mình thì mặt mày đỏ tía và la to lên: “Tôi là linh mục, tôi là linh mục chứ không phải là người đời !?”
Tạ ơn Chúa vì số lượng linh mục loại này rất ít.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:59 26/04/2017

22. Cầu nguyện là một loại vũ khí rất mạnh, là phòng ngự, là nơi ẩn núp, là kho tàng.

(Thánh Augustine)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bối cảnh chuyến đi Ai Cập của Đức Phanxicô
Vũ Văn An
00:25 26/04/2017
Về mặt chính thức, lời mời Đức Giáo Hoàng Phanxicô thăm Ai Cập xuất phát từ Tổng Thống nước này và vị Chủ Tịch của cả Đền Thờ lẫn Đại Học lâu đời nhất thế giới Hồi Giáo là Al-Azhar.

Đền thờ và Đại Học Al-Azhar

Tên của Đền Thờ và Đại Học nói trên đặt theo tên của Fatima Az-Zahraa, con gái cưng của Muhammad, người mà triều đại Fatimid tự hào coi là tổ tiên.

Đền thờ này được xây dựng trong hai năm bắt đầu từ năm 971 Công Nguyên, bởi Caliph Al-Mu'izz li-Din Allah. Đây là đền thờ đầu tiên xây dựng tại Cairo, một thành phố, từ đó, có tên là “kinh thành của ngàn ngọn tháp”. Trường thần học (madrassa) liên hê với Đền Thờ được thiết lập năm 988 như một trường của phái Ismai Shia, nhưng không bao lâu sau, trở thành trường của phái Sunni cho tới nay. Nó tự coi mình là đại học Hồi Giáo lâu đời nhất thế giới, nhưng điều này bị Đền Thờ Kairaouine ở Fes, Marốc, tranh cãi.

Trong hơn một thiên niên kỷ qua, sinh hoạt học thuật cốt lõi tại Al-Azhar vẫn là một: các sinh viên học Kinh Kôrăng và luật Hồi Giáo trong chi tiết, cùng với luận lý học, văn phạm, tu từ học, và cách tính các giai đoạn của chu kỳ mặt trăng. Phần lớn việc học hỏi này diễn ra bằng cách ngồi quanh (halqa) một vị thầy (sheik), lắng nghe ông ta và học thuộc lòng. Khi đã học lên cao hơn, sinh viên có thể tham gia cuộc tranh luận kiểu Sôcrát với các thầy dạy của mình và giảng dạy các lớp đàn em.

Al-Azhar không thu nhận các sinh viên không thực hành Hồi Giáo nhưng cung cấp việc huấn luyện các nghề thế tục; bởi thế, nó là một phối hợp độc đáo giữa một chủng viện thần học và một đại học thông thường, với việc thiết lập các phân khoa y khoa và kỹ sư vào năm 1961. Sĩ số hiện nay vào khoảng 90,000 sinh viên.

Al-Azhar được phần lớn người Hồi Giáo Sunni coi như trường luật Hồi Giáo nổi tiếng nhất, và các học giả của nó được coi như các học giả trổi vượt nhất trong thế giới Hồi Giáo. Mục đích công khai của nó luôn là truyền bá văn hóa Hồi Giáo và ngôn ngữ Ả Rập.

Để đạt mục đích trên, nó duy trì một ủy ban các ulemas (học giả) để phán quyết các vấn đề cá thể thuộc Hồi Giáo, một cơ quan in ấn để in Kinh Kôrăng, và huấn luyện các vị giảng thuyết về nghệ thuật giảng đạo và truyến bá đức tin Hồi Giáo. Al-Azhar được quản trị bởi một Hội Đồng Tối Cao; Hội Đồng này có nhiệm vụ ấn định chính sách tổng quát, đứng đầu bởi một Đại Imam gọi là "Sheikh Al-Azhar".

Từ năm 1929, Al-Azhar ấn hành một tập san nhằm mục đích phổ biến các luật lệ tôn giáo, các đề tài liên quan tới việc truyền bá văn chương Hồi Giáo, và các pháp chế (sharia) căn bản, bao gồm các phân bộ lịch sử, địa dư, các bản dịch thuật và tin tức liên quan tới thế giới Hồi Giáo.

Vị Đại Imam hiện nay của Al-Azhar từng tuyên bố rằng những kẻ chủ mưu cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 (vào tòa Tháp Đôi New York) và các cuộc ném bom tự sát đều là những kẻ không đi theo con đường chân chính của Hồi Giáo. Trong một hội nghị mới đây ở Indonesia, vị này yêu cầu “mọi tín hữu đích thực” bác bỏ việc các diễn giả sai lạc đầy bạo động của Hồi Giáo lên tiếng tại các đền thờ, nhằm ngăn chặn việc lan tràn các ý thức hệ bạo lực.

Đại giáo trưởng Ahmed el-Tayeb

Tên vị Đại Imam nói trên chính là Ahmed el-Tayeb. Ông được nguyên Tổng Thống Hosni Mubarak bổ nhiệm năm 2010 và được coi là một trong các giáo sĩ ôn hòa nhất của phái Sunni Ai Cập. Đậu tiến sĩ triết học Hồi Giáo tại Đại Học Sorbonne, Paris, ông được bổ nhiệm làm chủ tịch Đại Học Al-Azhar từ năm 2003.

Nói đến tính ôn hòa, phải kể đến đại hội quốc tế năm 2016 tại Chechnya, với sự tham dự của hơn 100 tư tưởng gia Sunni. Hội nghị này nhằm đưa ra “một chủ trương không khoan nhượng chống lại chủ nghĩa khủng bố takfiri (tuyên bố ai đó lạc giáo) ngày một gia tăng đang gây họa khắp thế giới”. Đại Imam el-Tayeb có tham dự đại hội này.

Trong một bài báo đăng ngay sau khi ông được cử đứng đầu Đại Học Al-Azhar, Đại Imam được mô tả là “một người trung thành của chế độ và là thành viên của Đảng Dân Chủ Quốc Gia đang cầm quyền của Ông Mubarak, một thành viên có chủ trương cương quyết chống lại nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo (Muslim Brotherhood)". Ông được trích dẫn đã nói rằng Al-Azhar sẽ “không bao giờ là lãnh địa mở cửa cho Huynh Đệ Hồi Giáo”.

Bởi thế, ông ủng hộ cuộc đảo chánh truất phế Tổng Thống Mohamed Morsi, một lãnh tụ của Huynh Đệ Hồi Giáo.

Ông cũng là người cực lực lên án ISIS, cho rằng nó hành động “dưới chiêu bài tôn giáo thánh thiêng và tự gán cho mình danh hiệu ‘Nhà Nước Duy Hồi Giáo’ trong mưu toan xuất cảng thứ Hồi Giáo Giả Mạo của chúng”.

Có điều, ông không bao giờ minh nhiên coi bọn ISIS là lạc giáo. Vì theo trường phái Ash’ari của ông, ta không được gọi một tín đồ Hồi Giáo là người bỏ đạo, như phái chủ trương takfiri (tuyên bố ai lạc giáo) thường làm.

Trung dung giữa duy cực đoan và duy hiện đại

Trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi với nhật báo Al-Masry Al-Youm năm 2015, Đại Imam Ahmed el-Tayeb giải thích lập trường của Al-Azhar liên quan tới lời kêu gọi của Tổng Thống el-Sisi muốn cổ vũ một viễn tượng thông sáng hơn bên trong Hồi Giáo. Một cách đặc biệt, Đại Imam đề cập tới các sai lạc đầy tính bạo động của một số phần tử tự coi mình là Hồi Giáo, và vai trò thực sự của Al-Azhar trong cộng đồng Hồi Giáo.

Thực vậy, dịp kỷ niệm 4 năm cuộc Cách Mạng Ai Cập, Tổng Thống Abdel Fattah el-Sisi lên tiếng kêu gọi các vị hữu trách Hồi Giáo ‘bước ra khỏi’ luồng tư tưởng tôn giáo bị phần lớn nhân loại coi là đe dọa, ngõ hầu đem lại một viễn tượng ‘thông sáng” hơn. Cuối lời kêu gọi, ông quay qua Đại Imam mà nói rằng: “Ngài có trách nhiệm lớn lao trước mặt Thiên Chúa. Toàn thế giới đang mong đợi lời lẽ của ngài”.

Đáp ứng của Đại Imam diễn ra ngay sau đó, trong cuộc phỏng vấn ngày 14 tháng Giêng năm 2015. Trong cuộc phỏng vấn này, ông đề cập tới nhiều vấn đề: vai trò của Al-Azhar, chủ nghĩa cực đoan Hồi Giáo, việc huấn luyện các Imam, giáo huấn tôn giáo, cuộc tấn công tờ Charlie Hebdo ở Paris, và các mối tương quan với Huynh Đệ Hồi Giáo và Nhà Nước Ai Cập.

Đại Imam cho rằng sứ mệnh của Al-Azhar là trình bày phía trung dung, khoan thứ của Hồi Giáo […]. Al-Azhar hiểu trọn vẹn sự kiện này: chúng ta đang ở trong một biến động mãnh liệt gây ra bởi các thay đổi lớn lao và các cuộc tranh chấp chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa, và tôn giáo là một trong những quân bài mà những người tranh chấp đang cố gắng chơi trong cuộc tranh chấp này […] Al-Azhar cố gắng ngày đêm chống lại biến động này […], nhưng sẽ không làm một mình; việc này là trách nhiệm của Nhà Nước song song với Bộ Giáo Dục.

Mặt khác, Đại Imam cho rằng “không ai có thể nói rằng chủ nghĩa cực đoan sẽ dễ dàng hay nhanh chóng bị tận diệt khỏi xã hội. Chúng ta đang đương đầu với một hiện tượng xã hội bén rể cả một thập niên qua”.

Về việc huấn luyện để các imam (giáo sĩ) Hồi Giáo thuyết giảng tại các đền thờ, Đại Imam đồng ý với quyết định của chính phủ Ai Cập đòi các giáo sĩ này phải có bằng cấp tốt nghiệp của Al-Azhar, cho rằng đây là “bước tiến đúng hướng” vì đã đến lúc không thể “để các bục giảng trong trạng thái hỗn loạn như trước đây”.

Trước các phê phán về phương pháp huấn luyện của Al-Azhar, Đại Imam cho rằng “ngoại trừ một trường hợp riêng rẽ ra, không một người ý thức hệ cực đoan và quá khích nào khắp thế giới đã tốt nghiệp từ Al-Azhar […] và do đó, quả là đáng tiếc khi Al-Azhar không ngừng bị tố cáo phải chịu trách nhiệm đối với chủ nghĩa khủng bố”.

Đối với cuộc tấn công ở Paris, Đại Imam tuyên bố rằng “không thể dùng việc giết người và thảm sát dã man để bảo vệ Hồi Giáo và Đấng Tiên Tri và cái giá của việc này đang được người Hồi Giáo khắp thế giới trả. Ông kêu gọi người Hồi Giáo khắp nơi “lên án và công khai bác bỏ các hành vi tội ác như các cuộc tấn công ở Paris”. Tuy nhiên, Đại Imam, một lần nữa, không kết án lạc giáo cho những tên khủng bố này, coi chúng chỉ là những người tội lỗi, chứ không phải là kẻ không tin. Lập trường này, Đại Imam cho rằng đã có từ thế kỷ thứ tám.

Cuối cùng, nói về vai trò của Al-Azhar, Đại Imam cho rằng các ý kiến của Al-Azhar không có tính bó buộc, “chúng tôi không phải là ngành tư pháp ban hành các bản án, cũng không phải là cơ quan hành pháp ban hành các sắc lệnh. Chúng tôi không khua gậy trừng phạt những ai không phù hợp với ý kiến của mình. […] Chúng tôi không thực hiện bất cứ sự bảo hộ nào, và cũng không phải là một thế lực tôn giáo”.

Nói chung, Đại Imam không bác bỏ việc đền thờ có nhiều vấn đề, nhưng cương quyết bác bỏ các mưu toan tô vẽ nó như người xúi bẩy bạo lực vốn là phần bệnh hoạn của thế giới Hồi Giáo ngày nay.

Các nhà bình luận cho rằng lời lẽ của el-Tayeb đại diện cho một nền văn hóa tôn giáo có lẽ khá phổ biến trong các xã hội Hồi Giáo hiện nay; nền văn hóa này lên án bạo lực nhân danh Thiên Chúa, nhưng gặp khó khăn lớn, không tích cực đương đầu với các vấn đề của xã hội đương thời cũng như các khát vọng mà các cuộc cách mạng Ả Rập đã đem lại dù một cách thoáng qua. Đây cũng là một lập trường lúng túng, kẹt cứng giữa hai luận bác. Một đàng có luận bác duy Hồi Giáo cho rằng cả về lượng lẫn về phẩm, sự hiện diện của Hồi Giáo trong xã hội không bao giờ đủ cả. Một đàng là lập trường duy hiện đại, muốn Hồi Giáo hoà giải với lý trí và khoa học, và có khả năng để lại sau lưng một truyền thống sẵn sàng sát hại người bỏ đạo, phân biệt đối xử giữa người Hồi Giáo và người không theo Hồi Giáo, khuất phục phụ nữ, như nhà phân tích Adil Numaan nhận định trên cùng nhật báo đã đăng bài phỏng vấn Đại Imam.

Đức Phanxicô, với thái độ hết sức cởi mở không những đối với các hệ phái Kitô Giáo và các tôn giáo hoàn cầu, mà còn đối với xã hội và văn hóa nói chung, có thể là một chất xúc tác để el-Tayeb mạnh dạn hơn trong các dấn thân của ông.

Kỳ sau: Chính Thống Giáo Ai Cập
 
Giáo Hội xác minh chuyện Đức Mẹ hiện ra như thế nào?
Chân Phương
08:25 26/04/2017
Giáo Hội xác minh chuyện Đức Mẹ hiện ra như thế nào?

Khi đề cập về các sự kiện Đức Mẹ hiện ra, Giáo Hội Công Giáo luôn có cách tiếp cận khôn ngoan, tập trung nhiều vào thông điệp hơn là vào phép lạ. Các hiện tượng siêu nhiên, chẳng hạn như phép lạ về Mặt trời ở Fatima (Bồ Đào Nha) được nhắc đến cách đây gần 100 năm, không phải là yếu tố chính để công nhận một cuộc hiện ra là xứng đáng với đức tin.

Trong trường hợp đặc biệt đó, Giám mục của Giáo phận Leiria (nơi Fatima thuộc quyền) cho rằng các cuộc hiện ra – chứ không phải là chuyện kỳ lạ về Mặt trời – thì xứng đáng với đức tin. Quyết định của ngài được đưa ra vào năm 1930, nghĩa là hơn một thập kỷ sau khi Đức Mẹ Maria đã hiện ra với Lucia dos Santos và hai người em họ là Jacinta và Francisco Marto. Trên thế giới có hơn 1.500 thị kiến về Đức Mẹ Maria đã được trình báo, nhưng trong thế kỷ vừa qua, chỉ có chưa tới 20 trường hợp được Giáo Hội công nhận là xứng đáng với đức tin. Hồi năm 1978, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã ban hành "Các tiêu chuẩn của Vatican về cách thức xử lý trong quá trình phân định những cuộc hiện ra hoặc mặc khải giả định”.

Cũng giống như trường hợp ở Fatima, trách nhiệm xác minh một cuộc hiện ra thuộc về vị giám mục địa phương, theo các tiêu chuẩn do Bộ Giáo Lý Đức Tin biên soạn. Tiến trình này không bao giờ là gọn lẹ, một số trường hợp phải mất hàng trăm năm. Cần phải điều tra những thị nhân và chứng nhân, sau đó nghiên cứu những kết quả của cuộc hiện ra, chẳng hạn như các thay đổi, phép lạ và sự chữa lành.

Theo tiêu chuẩn nói trên, vị giám mục địa phương phải thành lập một ủy ban chuyên môn, bao gồm các nhà thần học, giáo luật, tâm lý học và bác sĩ để giúp ngài xác định rằng thị nhân đó khỏe mạnh và đứng đắn về suy tư, luân lý và tinh thần; đồng thời xem xét các thông điệp và lời khai của đương sự có trái nghịch với thần học và giáo lý hay không. Vị giám mục địa phương có thể đưa ra một trong ba kết luận:

Một là ngài xác minh cuộc hiện ra này là đúng và xứng đáng với đức tin;

Hai là ngài cho rằng sự việc này là giả tạo, điều này sẽ để ngỏ khả năng kháng nghị;

Ba là ngài có thể nói rằng vào thời điểm này ngài không biết và cần được giúp đỡ thêm. Trong trường hợp cuối cùng, cuộc điều tra sẽ được đưa đến Hội đồng Giám mục của quốc gia. Nếu Hội đồng vẫn không thể đi đến kết luận, vấn đề sẽ được đệ trình lên Đức Giáo Hoàng, và ngài sẽ ủy thác cho Bộ Giáo lý Đức tin đảm trách và đưa ra lời khuyên hoặc chỉ định những người khác đi điều tra. Dù vậy, Giáo Hội Công Giáo không đòi hỏi tín hữu phải tin vào những cuộc hiện ra, ngay cả khi nó được Giáo Hội công nhận.

Đức nguyên Giáo Hoàng Bênêđictô XVI nói trong Tông Huấn Lời Chúa (Verbum Domini) năm 2010 rằng: Khi Giáo Hội công nhận một mặc khải cá nhân, về bản chất, đó chỉ là cách mà Giáo Hội nói rằng nó không trái nghịch với đức tin và luân lý, được hợp pháp để công khai sứ điệp, và “các tín hữu tự thẩm định tin tưởng một cách thận trọng”. (CatholicHerald)

Chân Phương
 
Top Stories
Vietnamese Passion Plays Are Powerful, Because Vietnam Has Suffered With Christ
Angelo Stagnaro, NCR
08:46 26/04/2017
Vietnamese Passion Plays Are Powerful, Because Vietnam Has Suffered With Christ
The Catholics of Vietnam experience the deprivations and indignities that point to Christ's Passion.


by Angelo Stagnaro

Everyone will hate you because of Me. But whoever holds out to the end will be saved. —(Mk 13:13)

Vietnam isn't the first country one would necessarily associate with a vibrant Catholic community. But despite this underestimation, it's a community of faithful and faith-filled men and women who struggle under a repressive and oppressive atheistic government intent on wiping them out.

But God has a different plan, as Catholics make up 12% of the total population.

I had come to Vietnam last year to volunteer at Phú Hạnh parish―named after a Vietnamese martyr. I have very few skills to offer the good people of Vietnam however, I used my stage magic skills as best I could to entertain those I could.

I came away being the grateful recipient of God's grace though the actions of this stalwart bunch.

The highlight of my Saigon sojourn was the parish Passion Play. Immediately after Palm Sunday Mass, 25 actors, ranging in age from 15 to 21, each depicting an individual connected to Christ's Passion, took their places upon the church's sanctuary and showed us a fraction of what Christ experienced for the sake of our salvation.

Christianity had its greatest expansion and consolidation under the French missionary priest, Bishop Adran Pigneau de Behaine towards the end of the 18th century. He soon became the confidant of Nguyễn Ánh, the last of the Nguyễn Lords, who was, at the time, engaged in civil war.

Nguyễn Ánh ultimately conquered Vietnam and declared himself Emperor Gia Long and gave the Catholic Church unfettered access to his empire. In AD 1802, the country had three dioceses and a total Christian population of 360,000 souls.

Nguyễn's successor, Gia Long, in turn, appointed his second son, Minh Mạng, as his successor choosing him for his deeply held and jingoistic Confucianist beliefs. Gia Long's first son's lineage had converted to Catholicism and were unjustly seen as a threat to local sovereignty. A power struggle ensued between Minh Mạng and his Confucianist troops and the pro-Catholic/pro-Western officials who wanted to maintain their legitimate position and power. Further, they were fearful that Minh Mạng's anti-Catholic stance would lead to more persecution against the nascent Christian community. Ultimately, 2,000 Vietnamese Catholic troops under the command of Fr. Nguyễn Văn Tâm rose up in an attempt to depose Minh Mạng and install a Catholic emperor in his place.

Unfortunately, the revolt was unsuccessful and, as predicted, severe restrictions were placed on Vietnamese Catholics and European missionaries. Between the 17th and 19th centuries, local governments implemented 53 decrees, signed by the lords and emperors of the country from 1625 to 1886, launching savage persecutions of Christians rivaling the those of the first through third centuries in the ancient Roman Empire. These nearly continuous persecutions led to many, smaller rebellions throughout the Nguyễn Dynasty often led by Catholic priests intent on installing a pro-Christian emperor. During the anticolonial wars against the French from 1858 to 1883, many Catholics joined the French to reestablish colonialism by fighting against the anti-Catholic, pro-Confucianist Vietnamese government. When the French wrested back power, Catholics were rewarded government posts and places in university. Parishes were given tracts of imperial land to grow food to distribute to the poor.

Like every parent in Christendom, I've seen dozens of Passion Plays. Even the bad ones are great―perhaps even more so.

However, nothing could prepare me for the version I witnessed in Saigon.

Like every Passion Play we've ever seen, the children's dramatization concentrated on Christ's final 12 hours. The children inserted songs and dance throughout the play to depict Christ's prayer to His Father about His forthcoming sufferings in Gethsemane and St. Peter's turmoil after his denials.

Speaking voices were prerecorded and the lines were expertly pantomimed.

Sound effects such as the whipping and hammering were added liberally throughout the performance.

The children labored intensely in the weeks prior to the play building and decorating sets and props the tools using in the play asking them out of discarded cartons, paper and boxes.

These troupers played to packed crowds at three performances. The kids simply got better with each showing―after all, they're kids and the play is about Jesus.

Vietnamese Catholics report being harassed by communist government officials for failing to comply with their government's Two Child Policy implemented in 1994. Families with more than two children have to pay a rice levy to the government for their “violation.” This policy stands in direct opposite to the Church's stand on artificial contraception, tubal ligation, vasectomies and abortion. One Catholic family has been fined 3,800 kilograms of rice for having six children. She has been fined 300 kilograms for her third child, 600 kilograms for the fourth, 900 kilograms for the fifth and 2,000 kilograms of rice for the sixth. Parish priests report that 90 percent of their parishioners have agreed to pay fines as a way to be faithful to Church teaching. Local Catholics are taught natural family planning methods during marriage preparation courses. Some local Catholics have asked for donations from foreign benefactors to support local people with large families.

Christians who refuse to denounce Christ are threatened with the loss of their jobs, with not being able to send their children to the public school, torture, imprisonment and death. Despite this, Christians continue to defend their faith. Degar Montagnards have recently built six wooden churches in six different villages in 2004. In the same year, the United States designated Vietnam as a "country of particular concern" (i.e., CPC watch list) for religious freedom more often than not against Christians and Catholics in particular. Theoretically, CPC designation could include economic and military sanctions being imposed on countries so designated. Communist authorities promised to undertake religious reforms, including stopping forced renunciations of faith used against Christians. In a press release issued November 13, 2006, the U.S. Commission on International Religious Freedom (USCIRF), an independent federal agency, "expressed strong disappointment, that the State Department dropped Vietnam from the list of 'countries of particular concern.'" The press release specifically mentioned that "Violations such as forced renunciation of faith and new arrests and detentions of religious leaders continue in Vietnam." The USCIRF report pointed out that religious prisoners remain in solitary confinement, that extremely few churches closed since 2001 have been reopened and that forced renunciations of faith continue in many different provinces and Vietnam's new laws on religion are being used to detain or intimidate religious leaders who refuse affiliation with the approved religious organizations of the government.

Đỗ Xuân Khoa, the student who portrayed Jesus in the parish Passion Play, was kind enough to speak to the Register.

“Before playing the role of Jesus, I prayed so much to be able to fulfil the role well. In first moments of the show, I could not focus and forgot some parts. After, things got better: I began to place myself in the role of Jesus, trying to feel the pain that He suffered. However, nothing touched me until the soldiers beat me.”

“Then, I received the cross,” Khoa said. “Everything became clearer: pains and weakness. The scene of Jesus carrying the cross, walking with sufferings came into my mind. When I was hung up, feeling the pain from five wounds of the Christ, I cried for everything Jesus did for me: it was enormous. Moreover, I felt guilty, shame and discreditable because Jesus, my King, has been through the passion and died only for my sins because of His great Love for me.”

Christianity first entered Vietnam by the actions of Catholic missionaries in the 16th century. The Jesuits were the principal missionaries in the country and were responsible for a great number of advancements in that country including the development of the first Vietnamese alphabet. Jesuit Fr. Alexandre de Rhodes created the script based upon Latin letters in the 17th century. This writing system is now referred to as Quốc Ngữ which means the "national language." Prior to the Jesuits, Vietnamese was written using Chinese characters. Other missionaries joined their work including the Franciscans and Dominicans but none of these religious communities managed to reach the influence the Jesuits had.

In the mid-1950s, after France had relinquished its control of Indo-China, communists had taken over the northern half of the country. In the atheist communist-controlled north, Christians suffered a great decline through persecution and slaughter. However, Ngô Đình Diệm, President of South Vietnam, promoted Christianity as a bulwark against the godless, communists intent on overrunning the country. Diệm's brother was Archbishop Ngô Đình Thục, so he could enlist the help of the Catholic hierarchy in his defense of the country. The President gave broad rights to the Catholic Church and dedicated the nation to the Blessed Virgin Mary. Catholics were promoted in the armed services and in public service. In 1955, 600,000 Catholics remained in North Vietnam after an estimated 650,000 had fled to the South in Operation Passage to Freedom—one of the largest mass migrations in modern world history. On November 24, 1960, Pope St. John XXIII established the Catholic hierarchy in Vietnam, elevating Ha Noi, Hue and Sai Gon (now Ho Chi Minh City) to the status of archdioceses. Invading communist troops destroyed the Our Lady at La-Vang Shrine in the summer of 1972 during the Vietnam War.

In 1975, after the communist invaders defeated the American troops stationed there, they claimed that Christians had the freedom of worship. This was a blatant lie. In actuality, persecution against Christians continued unabated. In fact, Christians from Vietnam's tribal highlands are still regarded as “enemies of the state” and targeted as “agents of America.” Christians are still being beaten, raped, tortured, mutilated, imprisoned and starved behind bars.

The Vietnamese practice a staunchly devout piety that harkens back to the 1950s. They easily fill half a church for a 5:00 a.m. Mass during Lent or at a weekly Novenas on Wednesdays or Exposition of the Sacrament on Fridays.

The Passion Play was magnificent. The audience was visibly moved including the children sitting in the audience. I'm not one for public display of emotions but, despite my convictions, even I shed a discreet tear.

Catechist Đào Xuân Khang, of the Youth Group's leaders, spoke with the Register.

“We considered the play successful if it helps the children and the entire parish be draw nearer to and love Jesus more for His great love and devotion,” explained Khang, who has worked with the parish youth group for nearly 13-years.

“It was an honor to work with the kids this year,” he continued. “I'm even more surprised that they've gotten the attention of to not only me but also the community to have an article about it. But the one we saw yesterday is only a rehearsal. We are preparing some tools and clothes for the actors. It should be nicer on the official days. We hope to record some clips and upload it to YouTube for general viewing.”

After the Vietnam War ended, the communists embarked on a brutal ethnic cleansing of the Degar Montagnards—one of the oldest native peoples of Southeast Asia. They have inhabited the peninsula of Indochina for more than 2,000 years. Though the ethnicity is mostly found in Vietnam, several hundred thousand Degar Montagnards also live in Cambodia. Tens of thousands in Laos. During the French colonization in the 19th century, the Degar Montagnard population was estimated to be over 3.5 million. Because of anti-Christian persecutions, only 700,000 and 800,000 survive to this day. The Degar Montagnards community is divided into 30 tribes. The two principal tribes are the Banar, (400,000 people) and the Jarrai (300,000 people.) They are almost entirely Christian. For years, Vietnamese Catholics faced persecution, finding it difficult to get jobs or enter universities. Hundreds of thousands fled to southern Vietnam.

On June 19, 1988, Pope St. John Paul II canonized a group of 117 Catholics who had died for their faith from 1533 to the present time. Saints Andrew Dung-Lac and his Companions feast day is celebrated on November 11th on the Church's universal calendar.

As of 2005, Fides reports the Catholic community in Vietnam is served by three archdioceses and 23 dioceses and by 39 bishops, 2,212 diocesan priests and 521 religious priests. In addition, there are 1,778 men religious, 11,443 women religious, 1,395 lay missionaries and 50,605 catechists involved in the work of the local Church.

Amnesty International's 2006 Annual Report discussed the continuing major human rights violations in Vietnam, stating: “Religious practice remained under the strict control of the authorities, despite the release of several religious dissidents and the issuing of instructions intended to facilitate official recognition of churches.” In addition, communist authorities insist the Catholic Church must submit approvals for all new seminaries, admit all seminarians who request to enter the program, the organization of religious classes and conferences, the construction and renovation of religious facilities, the ordination of priests and the promotion of clergy.

Recently, the Vietnamese government, feeling pressure from the international community, has made efforts to improve its horrendous record on religious liberty. On January 25, 2007, Vietnamese Prime Minister Nguyễn Tan Dung met with Pope Benedict XVI in order to discuss relations between the Vatican and Vietnam. Though the Holy See has diplomatic relations with 177 nations, Vietnam and the Holy See do not currently maintain diplomatic relations. The Vatican press office expressed the hope that the meeting marked “a new and important step toward the normalization of bilateral relations.”

Hanoi has merely changed tactics in persecuting Christians. Since being dropped from the CPC designation in 2006, thousands of Vietnamese Christians have been arrested, tortured and threatened in an attempt to suppress the Faith. Despite a long history of persecution, the Catholic community in Vietnam is now the second largest in East Asia. In addition, despite the many persecutions Vietnamese Christians have suffered over the past 500 years, the community has had a disproportionate number of vocations. In 2006, it had 230 seminarians from southern Vietnamese dioceses lived in very cramped facilities as they studied for the priesthood. In Hanoi, St. Joseph's Major Seminary supplies priests to eight northern dioceses. In 2006, it had 235 students.

Vietnam's not-so-secret war against Christians and the Church continues unabated even unto the 21st century. Due to the bravery and stalwart faith of Cardinal Văn Thuận and that of other Vietnamese Christians and those who seek to protect them, word of the atrocities of our self-professed and hypocritical atheist enemies is being exposed for what it is.

St. Paul assures us that “the sufferings which Christians experience contribute to that which is lacking Christ's afflictions for the sake of his body, that is, the Church” (Col 1:24). This is no truer than in Vietnam. The Catholics of Vietnam experience the deprivations and indignities that point to Christ's Passion. Witnessing their children's approximation of that pains was an experience which I will carry with me for the rest of my life.

Thanks be to God.

(Source: http://www.ncregister.com/blog/astagnaro/vietnamese-passion-plays-are-powerful-because-vietnam-has-suffered-with-chr)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Gia đình Phạt Tạ Thánh Tâm giáo hạt Phú Thọ: Thực thi Bác ái
Văn Minh
08:13 26/04/2017
Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm giáo hạt Phú Thọ: Thực thi Bác ái

“Anh em chớ quên làm việc từ thiện, giúp đỡ lẫn nhau, vì Thiên Chúa ưa thích những hy lễ như thế” (Dt 13,16).

Hưởng ứng câu lời kinh Thánh trên, vào lúc 6g00 sáng thứ Bảy ngày 22.04.2017, Ban Chấp hành (BCH), cùng quý vị ân nhân và các thành viên trong Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm (GĐPTTTCG) giáo hạt phú Thọ gồm có: 65 người trên 02 xe, 01 xe 45 nghế ngồi, và 01 xe 16 nghế, khởi hành từ giáo xứ Tân Phước đi thực thi bác ái. Tham gia cùng đoàn có anh Phêrô Nguyễn Hồng Thịnh, Trưởng ban phụng vụ GĐPTTT TGP Sài Gòn. Khi xe rời khỏi TP, đoàn cùng nhau đọc kinh dâng mình xin Thánh Tâm Chúa ban cho đoàn đi được bình an.

Xem Hình

Đúng 7g00, xe của đoàn đến Trung tâm Bảo trợ người già mái ấm Thiên Ân, do quý soeur Dòng Trinh Vương bảo trợ, số 93/6 đường số 8, khu phố 5, phường Tam Phú, quận Thủ Đức, TP. HCM.

Mái ấm Thiên Ân hiện có, 146 cụ bà là những người neo đơn không có con cháu. Trong đó, có 30 cụ nằm liệt giường không tự chăm sóc được cho bản thân.

Tại đây, đại diện BCH đoàn đã trao 150 thùng mì gói, 750 hộp sữa, 60 chai nước tương, 60 chai dầu ăn, 60 gói đường ½ kg, và 25.000.000đ (Hai mươi lăm triệu đồng tiền mặt).

Thực hiện công việc bác ái xong, đoàn đến Trung tâm Đức Mẹ Núi Cúi, Giáo phận Xuân lộc, cùng nhau đọc kinh, cầu nguyện, dâng lên Mẹ những tâm tình và ước nguyện của mỗi người. Sau bữa cơm trưa, lúc 13g00, đoàn đi ra Mũi Né – Phan Thiết lúc 16g00, sau khi ổn định chỗ nghỉ, đoàn cùng nhau tham dự Thánh lễ lúc 17g30 do cha sở Giuse nguyễn Thành Long chủ sự, và nghỉ đêm tại nhà thờ Rạng.

Hôm sau, các thành viên tự do tắm biển và chụp hình lưu niệm.

Sau bữa cơm trưa, lúc 13g00, đoàn lên xe trở về TP trong bình an.

Được biết, lúc 9g00 sáng ngày 25.04.2017, đại diện BCH đến cơ sở Nuôi dưỡng hướng nghiệp trẻ khiếm thị Bừng Sáng số: 266/5 Nguyễn Tri Phương, quận 10, TPHCM, hiện do soeur Maria Nguyễn Thị Hoàng, Dòng Mến Thánh Giá Thủ Đức, quản lý, cùng 4 soeur và 2 phụ giúp nuôi dạy 35 em khiếm thị có hoàn cảnh khó khăn đến từ các nơi trong cả nước không phân biệt tôn giáo, tuổi từ 5 đến 20. Trong đó, chỉ có 01 em là người Kitô giáo, còn 34 em là người ngoài Kitô giáo để trao số tiền 15.000.000đ (mười lăm triệu đồng).

Trước đó, BCH cũng đã trao cho 13 quý cha và 01 soeur nhà hưu dưỡng Chí Hòa 7.000.000đ (bảy triệu đồng), trao cho các trẻ em nghèo Dân tộc buôn Kepram, Plei Dong và Plei Chor, do quý soeur Dòng Sait Pual Pleiku quản lý, số tiền là 5.000.000đ, trao tặng cho 05 gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại giáo xứ Tân Phước số tiền 11.000.000đ, cung cấp 170 cây nến Phục sinh cho một số họ đạo thuộc giáo hạt Cà Mau, Sóc Trăng, Đại Hải, Bạc Liêu, và Vị Thanh, thuộc Giáo phận Cần Thơ trị giá: 30.600.000đ. Tổng cộng cho chuyến đi Bác ái là: 111.170.000đ (một trăm mười một triệu một trăm bảy mươi ngàn đồng), số tiền trên là do các thành viên trong GĐPTTT và quý vị ân nhân trong giáo hạt Phú Thọ cùng nhau đóng góp.

 
Thường huấn Ban hành giáo hạt Lào Cai
Linh mục Giuse Nguyễn Văn Thành
11:36 26/04/2017
Thường huấn Ban hành giáo hạt Lào Cai

WGPHH – Theo sự sắp xếp của Ủy ban mục vụ giáo dân giáo phận Hưng Hóa, hàng năm Ban hành giáo buộc phải tham dự khóa thường huấn: cấp giáo xứ và cấp giáo hạt. Trong tinh thần đó, hôm nay, 26/4/2017, giáo hạt Lào Cai tổ chức thường huấn cho Ban hành giáo tại nhà thờ giáo xứ Sapa. Tham dự thường huấn có 152 người đến từ các giáo họ trong 6 giáo xứ: Lào Cai, Phố Lu, Bảo Yên, Sapa, Lai Châu và Than Uyên. Giáo hạt Lào Cai nằm trong hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu. Vì thế, nhiều người phải đi hàng trăm cây số mới đến được Sapa. Có người phải đi từ hôm trước. Tham gia giảng dạy có quý cha phụ trách mục vụ trong giáo hạt.

Xem Hình

Tuy thời gian làm việc chỉ một ngày, từ 7g30 – 16g00 nhưng nội dung thường huấn lại rất đa dạng. Nội dung bao gồm hướng dẫn mục vụ Bí tích Hôn nhân, quy chế Hội đồng giáo xứ, học hỏi tông huấn Niềm Vui Tin Mừng và triển khai nội dung cuộc hội thảo về việc loan báo Tin Mừng của Giáo phận Hưng Hóa năm 2017.

Chủ đích của giáo phận muốn nhân cơ hội này để triển khai tới từng thành viên Ban hành giáo về mục vụ hôn nhân bởi đây là việc làm tế nhị, dễ gây ra những hiểu lầm không đáng có. Khi các vị chức được học hiểu thì chính họ sẽ giải thích cho giáo dân cách dễ dàng hơn. Hầu mong công việc mục vụ trong giáo xứ được tốt đẹp.

Giáo phận Hưng Hóa có quy chế về Hội đồng giáo xứ nên việc triển khai từng khoản trong quy chế không chỉ là công việc của Đức Giám Mục, cha xứ mà còn của Ban mục vụ giáo dân nữa. Vì thế, mỗi khi có dịp gặp gỡ hay hội thảo mục vụ quy chế này đều được đề cập đến. Hơn nữa, các Tông huấn của các Đức Giáo Hoàng cũng được học hỏi cách thấu đáo, nhất là Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng của Đức Thánh Cha Phanxicô. Người giáo dân phải được học và sống Tin Mừng trong niềm vui hân hoan, bởi đây là một Tông huấn rất hay và hữu dụng với thời hiện đại.

Một điều nhấn mạnh trong dịp thường huấn này là triển khai nội dung cuộc hội thảo về việc loan báo Tin Mừng của Giáo phận. Đây là kết quả làm việc ba ngày của 52 đại biểu gồm các Đức Giám Mục, linh mục, tu sỹ nam nữ và giáo dân đang tham gia trực tiếp vào công cuộc loan báo Tin Mừng, nhất là loan báo Tin Mừng cho những người dân tộc. Đây là một tài liệu rất hữu dụng đối với giáo phận truyền giáo như Hưng Hóa.

Thánh lễ tạ ơn được cử hành lúc 15g00 do cha quản hạt chủ tế và quý cha trong giáo hạt đồng tế. Sự hiện diện của quý cha và Ban hành giáo trong Thánh lễ kết thúc này nói sự quan tâm thấu đáo của các mục tử với đời sống đức tin của toàn giáo hạt. Trước khi chia tay, quý cha và quý chức chụp hình lưu niệm tại khuôn viên nhà thờ.

Linh mục Giuse Nguyễn Văn Thành
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Cờ nào có chính nghiã của dân Việt Nam
Phạm Trần
20:46 26/04/2017
CỜ NÀO CÓ CHÍNH NGHĨA CỦA DÂN VIỆT NAM ?

Lần đâu tiên trong lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam, chính quyền phải đối mặt với lá Cờ Vàng 3 Sọc đỏ của Việt Nam Cộng Hòa tại các cuộc biểu tình của người dân Hà Tĩnh chống Formosa và đòi bồi thường sau thảm họa môi trường ngày 6/4/2016.

Cờ Vàng 3 Sọc đỏ là Quốc kỳ chính thức của Quốc gia Việt Nam từ 1949 đến 1955, sau đó là của Việt Nam Cộng Hòa từ 1955 đến 1975.

Lá cờ này, tiêu biểu cho hàng triệu người Việt Nam không chấp nhận Cộng sản, được nhiều toán người biểu tình ngày 9/04/2017 dương cao phất bay trong gió trước tư gia và văn phòng làm việc của các viên chức địa phương. Nhiều người khác còn vác trên vai ngồi xe gắn máy chạy biểu dương ngoài đường mà không gặp trở ngại nào.

Người dân không nói tại sao họ đã bất chấp nguy hiểm để làm như thế, nhưng biến cố này cho thấy con tim của họ đã thay đổi đối với tính chính danh và giá trị lịch sử của lá cờ Đỏ Sao Vàng, quốc kỳ của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ khi đảng Cộng sản chiếm quyền cai trị cả nước năm 1976.

NGÔN NGỮ HỖN XƯỢC

Do đó 16 ngày sau biến cố lịch sử này, báo Nhân Dân, cơ quan thông tin của Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN đã chính thức phản ứng gay gắt trong số báo ra ngày 25/04/2017.

Dưới tiêu đề “Không nên về hùa với kẻ xấu phá hoại đất nước!”, cán bộ Tuyên giáo Lê Vũ Hòai Ân đã hằn học rằng:”Trong sự kiện tụ tập đông người gây mất an ninh, trật tự công cộng xảy ra ở tỉnh Hà Tĩnh vừa qua, cần đề cập một hiện tượng rất bất thường là một số người tham gia đã sử dụng lá cờ nhiều năm nay vẫn gọi là “cờ ba que”. Hiện tượng này cần phải được cảnh báo, xử lý nghiêm khắc, vì có kẻ đã lợi dụng sự kiện để thực hiện mưu đồ làm sống dậy cái “thây ma” đã biến mất trên bản đồ chính trị - địa lý thế giới gần nửa thế kỷ...”

Ân đã chỉ đích danh những người Công Giáo có hành động như thế khi nói:”Ngày 9-4-2017, dưới danh nghĩa “phản đối chính quyền chưa đền bù tiền cánh đồng muối”, một số công dân theo Thiên Chúa giáo ở xã Kỳ Hà (huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) đã tổ chức tuần hành, biểu tình trước nhà riêng của chủ tịch xã này. Đáng chú ý khi tuần hành, biểu tình đã có người mang theo và giơ lá cờ mà nhiều năm nay người Việt Nam vẫn gọi là “cờ ba que”, hoặc “cờ vàng” của “chế độ Việt Nam cộng hòa” (“chế độ VNCH”) trước đây. Sau khi hình ảnh này được đưa lên một số trang mạng nhân danh Thiên Chúa giáo, một số tổ chức và địa chỉ truyền thông chống cộng lập tức khai thác, quảng bá, tung hô như một “sự kiện quan trọng”, qua đó vừa vu cáo Nhà nước Việt Nam và chính quyền địa phương, vừa biến thành cơ hội tô vẽ cho cái chính thể bán nước, hại dân mà ngày 30-4-1975, ông Dương Văn Minh - tổng thống cuối cùng của nó, phải tuyên bố: “hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện,... chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn”!

Với thứ ngôn ngữ nham hiểm nhằm liên kết người Công Giáo với Cờ Vàng 3 Sọc Đỏ để xuyên tạc tính lịch sử của lá cờ , dư luận viên Lê Vũ Hòai Ân đã cắm mặt xuống đất để bịa đặt rằng lá cờ này “nhiều năm nay người Việt Nam vẫn gọi là “cờ ba que”, hoặc “cờ vàng” của “chế độ Việt Nam cộng hòa”.

AI BA QUE-AI XỎ LÀ ?

Khi nói tới hai chữ “ba que”, theo Đại Từ điển tiếng Việt (ĐTĐTV)của Bộ Giáo dục và Đào tạo CSVN, có nghĩa là “dối trá lật lọng, hay chơi xỏ người khác.”

Do đó mới có nhóm chữ ”ba que xỏ lá” mà theo ĐTĐTV, để nói về người có tính “lừa dối, gian lận một cách đểu cáng để kiếm lợi lộc”

Nếu đem ý nghĩa của “ba que xỏ lá” để áp dụng vào lới nói và hành động của những người Cộng sản đối với đất nước và dân tộc từ năm 1930, khi ông Hồ Chí Minh thành lập đảng và chủ động 2 cuộc chiến huynh đệ tương tàn đẫm máu gọi là “chống Pháp dành độc lập” (1945-1954) và “chống Mỹ cứu nước” (1955-1975) thì sẽ tìm ra được vô vàn bằng cớ và nhân chứng.

Còn khi Lê Vũ Hoài Ân chụp mũ cho những người Công Giáo đi biều tình đòi bồi thưởng thiệt hại là “tụ tập đông người gây mất an ninh, trật tự công cộng “ là người này đã về hùa vớí chính quyền và báo Hà Tĩnh, cơ quan thông tin của đảng bộ Tỉnh này, để xuyên tạc và bôi nhọ mục tiêu thật sự của những nạn nhân của Formosa.

Các cuộc xô xát giữa lực lượng Công an hay cảnh sát, hoặc công an đội lốt côn đồ với người dân có xẩy ra là hòan toàn cho chính quyền địa phương chủ động phá họai các cuộc tuần hành hòa bình của dân đi đòi công chính bằng đôi chân và hai bàn tay trắng.

Nếu nạn nhân đã được đền bù thỏa đáng những thiệt hại vật chất do Formosa thải chất độc gây ra cho họ thì có ai phải đội mưa nắng, đi bộ hàng chục cây số đi khiếu kiện ?

AI BÁN NƯỚC-HẠI DÂN ?

Chưa hết, cái loa thùng rỗng Lê Vũ Hoài Ân còn ngậm mực phun vào mặt giáo dân Công Giáo khi cố tình buộc họ có dụng ý chính trị khi mang theo cờ Vàng 3 Sọc đỏ.

Ân viết:” Sau khi hình ảnh này được đưa lên một số trang mạng nhân danh Thiên Chúa giáo, một số tổ chức và địa chỉ truyền thông chống cộng lập tức khai thác, quảng bá, tung hô như một “sự kiện quan trọng”, qua đó vừa vu cáo Nhà nước Việt Nam và chính quyền địa phương, vừa biến thành cơ hội tô vẽ cho cái chính thể bán nước, hại dân mà ngày 30-4-1975, ông Dương Văn Minh - tổng thống cuối cùng của nó, phải tuyên bố: “hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện,... chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn”!

Hãy để lịch sử đánh giá hành động “đầu hàng” của ông Dương Văn Minh. Nhưng nếu chỉ biết nhắm mắt nói qùang để vu khống các chính quyền của hai nền Đệ nhất và Đệ nhị VNCH là “bán nước” và “hại dân” thì Tác gỉa và đảng CSVN hãy tự lấy gương soi mặt xem kẻ nào đáng bị treo cổ đền tội trước nhân dân ?

Cũng nên nhớ lịch sử không bao giờ quên hàng triệu người Việt Nam đã chết vì bàn tay chiến tranh của người Cộng sản; hàng chục ngàn người miền Bắc đã chết oan trong Cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc từ 1953 đến 1956 và trên dưới 6 ngàn ngươi dân vô tội đã bị quân Cộng sản hành quyết trong biến cố Tết Mậu Thân 1968 ở Huế.

Và cũng thật xấu hổ là những nạn nhân của Cải cách ruộng đất đã bỏ mạng tại những phiên tòa đấu tố ngoài trời có cắm cờ Đỏ Sao Vàng.

Còn tại miền Nam, trong suốt cuộc chiến tranh 20 năm do miền Bắc chủ động, lá cờ Đỏ Sao Vàng đã được ngụy trang bằng Lá cờ của tổ chức bù nhìn Mặt trận Giải phóng miền Nam hình chữ nhật chia hai với mầu đỏ ở trên, xanh da trời ở dưới và chính giữa là ngôi sao vàng.

Đáng thương thay, không biết đã có bao nhiều ngàn con người miền Nam đã dại đột chết theo lá cờ này để rồi thấy cái gọi là “lá cờ của Tổ quốc” ngụy trang ấy đã bị chính người Cộng sản miến Bắc vứt vào sọt rác sau ngày thống nhất đất nước năm 1976.

Cái Chính phủ tay sai Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, hay còn được gọi là Việt Cộng của Mặt trận Giải phóng miền Nam cũng đã bị bóp chết không chiêng trống. Đến nỗi Câu Lạc Bộ của những người cựu kháng chiến miền Nam đi theo Cộng sản cũng bị miền Bắc cấm hoạt động ở Sài Gòn thỉ đủ biết họ đã ê chề như thế nào ?

AI ĐÁNH THUÊ CHO AI ?

Lê Vũ Hoài Ân cũng nên tự hỏi tại sao sau 42 năm kể từ khi quân Cộng sản miền Bắc chiếm miền Nam (1975-2017), mà người dân vẫn nhớ như in trong đầu kẻ nào đã làm tay sai cho ngọai bang qua câu nói lịch sử của nguyên Tổng Bí thư Lê Duẩn.

Ông Lê Duẩn nói với cán bộ cao cấp tại Hà Nội:”Ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa và cho cả nhân loại, đánh cho cả bọn xét lại đang đâm vào lưng ta.”

(theo Vũ Thư Hiên, Đêm giữa ban ngày, Nhà xuất bản. Văn Nghệ, 1997, tr. 422, phần chú thích)

Tất nhiên là thế vì nếu không có lương thực và cố vấn của Trung Hoa, súng đạn của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác đổ vào miền Bắc để nhân dân Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa chết thay cho họ thì có cho ăn vàng đảng CSVN cũng không dám bén mảng xuống miền Nam Việt Nam để nói phét sau ngày 30/4/1975.

Hơn thế nữa, sự phồn thịnh kinh tế, giá trị của dân chủ, tự do, giáo dục thăng tiến và văn hoá nhân bản của miền Nam, sau 22 năm bị những cái đầu đất sét Cộng sản phá nát, giờ đây lại là nỗi nuối tiếc của vô số người dân miền Bắc. Tất nhiên người dân miền Nam sẽ chẳng bao giờ quên 20 năm hào hùng và sung túc ấy trong điều kiện của chiến tranh tự vệ chống xâm lược từ miền Bắc.

Bằng chứng là bây giờ chính quyền Cộng sản đang cố gắng xây dựng đất nước dựa theo phương pháp kinh tế thị trường của Việt Nam Cộng Hòa mà họ đã phá hoại từ năm 1976.

Do đó không ngạc nhiên khi thấy cán bộ Tuyên giáo Lê Vũ Hoài Ân và báo Nhân dân đã tìm mọi cách xóa đi hình ảnh tốt đẹp của miền Nam Việt Nam qua hình ảnh Cờ Vàng 3 Sọc Đỏ xuất hiện ở Hà Tĩnh.

Nhưng có xóa được không ?

Tất nhiên là không bao giờ vì Cờ Đỏ Sao Vàng của đảng và nhà nước Việt Nam đã và đang tiếp tục bị con dân Việt Nam ở nước ngoài tẩy chay khắp nơi trên thế giới. Nhiều nước trên Thế giới, đặc biệt có nhiều Tiểu bang và Thành phố ở Mỹ đã thừa nhận Cờ Vàng 3 Sọc Đỏ là “lá cờ truyền thống” của người Việt tị nạn Cộng sản.

Cờ Đỏ Sao Vàng của nhà nước CSVN luôn luôn bị Cờ Vàng che phủ làm lu mờ tính đại diện của một Quốc gia ở hải ngọai. Mỗi khi có mặt các viên chức nhà nước và đảng CSVN ở nước ngoài là họ bị Cờ Vàng dí theo đến xấu mặt.

Các cuộc biểu tình của người Việt chống các cuộc thăm Mỹ của Thủ tướng Phan Văn Khải, hai Chủ tịch nước, Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang và Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng là bằng chứng của sức mạnh Cờ Vàng 3 Sọc đỏ.

Vì vậy nếu chính nghĩa của lá cờ này đã làm mất uy tín của các lãnh đạo Việt Nam khi họ ra nước ngoài thì sự xuất hiện của cờ Việt Nam Cộng hòa ở Hà Tĩnh ngày 9/04/2016 còn mang ý nghĩa chính trị gấp ngàn lần hơn.-/-

Phạm Trần

(04/017)
 
Văn Hóa
Cảm nhận Phục Sinh: Ta mong mãi buổi hừng đông hôm ấy
Sơn Ca Linh
20:43 26/04/2017
TA MONG MÃI BUỔI HỪNG ĐÔNG HÔM ẤY

(Cảm nhận Phục Sinh, Ga 20,1-10)

Ai đã sống
Mà không từng đi qua hay trải nghiệm
Những đêm dài buốt giá thương đau.
Đêm hận thù phản bội,
Đêm tương tàn huynh đệ say máu giết nhau,
Đêm chẳng thấy ngày sau,
Bởi tương lai chỉ một màu hoang tái !
Đêm vĩnh biệt người thân,
Để chẳng bao giờ có ngày mai trông thấy.
Đêm vợ xa chồng,
Đêm đứng lặng nhìn con cái đi hoang
Đêm tật nguyền thương tích,
Xác thân như một mớ hoang tàn,
Đêm nhấp chén quan san,
Lòng nhức buốt theo người đi kẻ ở.
Đêm nước mắt tuôn,
Ướt những bờ vai thon nức nở,
Đêm tàn duyên nợ,
Ôm xác ai mà sập cả bầu trời.
Đêm gió ngừng thổi,
Và mưa nặng hạt bỗng thôi rơi,
Vì mắt mẹ chơi vơi,
Mong mãi bóng con mịt mù xa khuất.
Đêm của tối tăm,
Lê thê chuỗi ngày đắng cay tù ngục.
Đêm hoang tàn oan khúc,
Vương vãi xương tàn mộ địa thê lương.
Đêm rẽ chia, thù hận,
Im bặt rồi nhạc khúc yêu thương,
Nương vắng đồi cao
Đêm ngập tràn mão gai, thập giá !...
Nên ta thức đêm nay,
Như một kẻ lang thang ăn mày phép lạ.
Để bình minh rộn rã,
Ta theo chân nàng kiều nữ Sa-lem.
Để kiếm tìm hy vọng, và gặp gỡ quan chiêm,
Đấng chiến thắng bóng đêm,
là đánh bại tử thần vừa chỗi dậy !

Vâng, chỉ có Ngài…
Nên ta mong mãi buổi hừng đông hôm ấy !

Sơn Ca Linh (Vọng Phục Sinh 2017)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Dại
Dominic Đức Nguyễn
20:09 26/04/2017
HOA DẠI
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Đâu cần bình sứ chậu sành
Hoa tươi cỏ dại trên cành vẫn xinh.
(nđc)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 20-26/04/2017: Chuyến đi đầy sóng gió của Đức Thánh Cha tại Ai Cập
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
12:17 26/04/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Toàn văn sứ điệp video của Đức Thánh Cha gởi nhân dân Ai Cập trước chuyến tông du

Hôm thứ Ba 25 tháng Tư, Tòa Thánh đã công bố sứ điệp video của Đức Thánh Cha gởi nhân dân Ai Cập trước chuyến tông du. Dưới đây là toàn văn sứ điệp này:

Nhân dân Ai cập thân mến! Al Salamò Alaikum! Cầu chúc bình an cho các bạn!

Với một lòng hân hoan và biết ơn, tôi sẽ đến thăm quê hương yêu dấu của các bạn: cái nôi của nền văn minh, món quà của sông Nile, vùng đất của ánh mặt trời và sự hiếu khách, nơi các Tổ phụ và Tiên tri đã sống và là nơi đã vang vọng tiếng nói của Thiên Chúa, Đấng Hiền lành và Giàu Lòng Thương Xót, Đấng Duy Nhất và Toàn Năng.

Tôi thật sự vui khi đến với tư cách là một người bạn, với tư cách là một sứ giả hòa bình và là một người hành hương đến đất nước, cách đây hơn hai ngàn năm, với lòng hiếu khách đã cho Thánh Gia nương náu để tránh những đe dọa của vua Hêrôđê (Mt. 2: 1-26). Tôi rất vinh dự được thăm viếng mảnh đất mà Thánh Gia đã từng viếng thăm!

Tôi thân ái chào các bạn và cảm ơn vì đã mời tôi đến thăm Ai Cập, là đất nước mà các bạn gọi là “Umm il Dugna” nghĩa là “Mẹ của Vũ trụ!”

Tôi chân thành cảm ơn ngài tổng thống nước Cộng hòa, Đức Thượng Phụ Tawadros II, Đại Imam của Đại Học Al-Azhar và Đức Thượng Phụ Công Giáo Coptic đã mời tôi; và tôi cảm ơn mỗi người trong số các bạn, là những người dành chỗ cho tôi trong trái tim của mình. Tôi cũng cảm ơn tất cả những người đã làm việc, và đang làm việc, để làm cho chuyến đi này có thể thực hiện được.

Tôi hy vọng rằng cuộc viếng thăm này sẽ là một vòng tay ôm nhằm an ủi và khích lệ cho tất cả các Kitô hữu ở Trung Đông; một thông điệp về tình bạn và lòng biết ơn đối với tất cả cư dân Ai Cập và khu vực; một sứ điệp về tình huynh đệ và hòa giải với tất cả con cháu của Abraham, đặc biệt trong thế giới Hồi giáo, trong đó Ai Cập chiếm một vị trí chính yếu. Tôi hy vọng rằng chuyến viếng thăm này cũng có thể đóng góp vào cuộc đối thoại liên tôn với thế giới Hồi giáo, và cuộc đối thoại đại kết với Giáo Hội Chính thống Coptic tôn kính và yêu dấu.

Thế giới của chúng ta - bị tàn phá bởi một thứ bạo lực mù quáng, đã từng gây đau khổ cho trái tim đất nước thân yêu của các bạn - cần đến hòa bình, tình yêu và lòng thương xót; thế giới này cần những người kiến tạo hòa bình, những người tự do và được giải phóng, những người can đảm học hỏi từ quá khứ để xây dựng một tương lai và không đóng kín chính mình trong những thành kiến; thế giới này cần những người xây dựng các nhịp cầu hoà bình, đối thoại, tình huynh đệ, công lý và nhân bản.

Anh chị em người Ai cập thân mến, nam phụ lão ấu, người Hồi giáo và Kitô hữu, người giàu và người nghèo nàn ... Tôi nồng nhiệt ôm ấp các bạn và cầu xin Thượng Đế Toàn Năng ban phép lành cho các bạn và bảo vệ đất nước của bạn khỏi mọi sự dữ.

Xin hãy cầu nguyện cho tôi! Shukran wa Tahiaì Misr! / Cảm ơn các bạn, và Ai Cập muôn năm!

2. Ðức Bênêđictô XVI nói rằng “Tôi đã gặp thử thách, nhưng Chúa luôn hướng dẫn tôi”.

Ðức nguyên giáo hoàng Bênêđictô XVI đã mừng sinh nhật 90 tuổi cùng với bào huynh là Ðức ông Georg Ratzinger và một số cư dân miền Bavaria.

Tụ họp trước Ðan viện Mater Ecclesiae, ở trung tâm khu vườn Vatican, nơi Ðức nguyên giáo hoàng nghỉ ngơi từ bốn năm nay sau khi rời khỏi sứ vụ giáo hoàng, các khách mời của Ðức Bênêđictô đã mừng sinh nhật của ngài theo đúng phong cách Bavaria: uống bia và ca hát. Như thường lệ, bào huynh của Ðức Bênêđictô là Ðức ông Georg Ratzinger, năm nay 93 tuổi, thường trú ở Regensburg cũng đến Vatican và lưu lại mấy ngày để chung vui với ngài.

Hôm thứ Sáu Tuần Thánh 14 tháng 04 vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã đến thăm và chúc mừng sinh nhật Ðức nguyên giáo hoàng Bênêđictô XVI.

Ðức Bênêđictô XVI nói với những người đồng bào của ngài: “Tôi rất vui vì chúng ta đang đứng dưới bầu trời Roma xanh tuyệt đẹp này, cùng với những đám mây trắng, hình ảnh ấy gợi cho chúng ta về màu cờ xanh trắng của Bavaria”.

Trong bài phát biểu ngắn, Ðức Bênêđictô XVI nói:

“Trong tôi tràn ngập lòng biết ơn vì 90 năm cuộc đời mà Thiên Chúa nhân lành đã ban cho tôi. Tôi đã gặp nhiều thử thách và nhiều lúc khó khăn, nhưng Người luôn hướng dẫn tôi và cứu giúp tôi, để tôi có thể tiếp tục con đường của mình. Bavaria xinh đẹp vì ở đó người ta nhận biết Thiên Chúa và biết rằng chính Người dựng nên thế giới này; thật là tốt đẹp khi chúng ta cùng với Người dựng xây thế giới ấy. Tôi cảm ơn anh chị em đã đem Bavaria đến đây, Bavaria mở ra với thế giới, Bavaria sống động và hạnh phúc, Bavaria được như vậy vì Bavaria đâm rễ trong đức tin”.

3. Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành Phụng Vụ kính nhớ các vị tử đạo thời hiện đại

Chiều ngày thứ Bẩy 22 tháng Tư, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi cử hành Phụng Vụ Lời Chúa tưởng niệm những vị tử đạo của thế kỷ 20 và 21.

Buổi lễ đã diễn ra tại nhà thờ Thánh Bácthôlômêô cùng với các thành viên của cộng đoàn Thánh Egidio, là những người chăm sóc ngôi đền thờ này để tưởng niệm những vị tử đạo hiện đại.

Trong một tuyên bố vào đầu tuần này, cộng đoàn Thánh Egidio nhận xét rằng sự kiện này mang một ý nghĩa rất đặc biệt trong thời điểm được đánh dấu bởi sự đau khổ của cơ man các Kitô hữu trên thế giới, và buổi cử hành này diễn ra trong ánh sáng của Lễ Phục Sinh.

Theo Open Doors, hơn 7,000 Kitô hữu đã bị giết vì đức tin trong năm ngoái, 2016. Đây là sự gia tăng rất mạnh từ con số 4,344 vào năm 2014 và 2,123 vào năm 2013. Ngoài ra, 2,400 nhà thờ đã bị hư hỏng hoặc bị tấn công trên toàn thế giới, gấp hai lần so với con số vào năm 2014.

Những con số này không bao gồm Bắc Triều Tiên, Iraq và Syria, nơi những con số chính xác khó có thể có được.

Bên cạnh đó, hàng triệu Kitô hữu trên thế giới bị cướp mất nhà cửa, đất đai và nhiều người vẫn còn đang phải tạm trú trong các trại tị nạn sau khi đã phải bỏ nhà cửa lánh nạn với hai bàn tay trắng.

4. Ðức Thánh Cha sẽ chủ sự lễ phong hiển thánh cho hai chân phước Phanxicô và Giacinta tại Fatima.

Ðức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự lễ phong hiển thánh cho hai chân phước thiếu nhi Phanxicô và Giacinta Marto vào ngày 13 tháng 5 năm 2017 tại Fatima, nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ðức Mẹ hiện ra tại đây với 3 mục đồng.

Ðức Thánh Cha đã thông báo như trên trong công nghị Hồng Y sáng ngày 20 tháng 4 vừa qua tại Vatican.

Chân phước Phanxicô qua đời năm 1919 lúc mới được 11 tuổi và em ruột là Giacinta qua đời năm 1020 khi được 10 tuổi. Cả hai đã được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị phong chân phước ngày 13 tháng 5 năm 2000 tại Fatima. Với Phanxicô và Giacinta Marto, đây là lần đầu tiên trong lịch sử hai trẻ em không phải là tử đạo, được phong hiển thánh.

Trước đó, Bộ Phong thánh đã công bố sắc lệnh nhìn nhận một phép lạ nhờ lời chuyển cầu của hai chân phước thiếu nhi: một em bé 6 tuổi ở Brazil, năm 2013, bị té từ lầu 3 xuống vệ đường và bị thương ở đầu và não bộ. Thân nhân em đã cầu xin hai chân phước cứu chữa và em bé đã được lành bệnh hoàn toàn.

Trong công nghị, Ðức Thánh Cha cũng quyết định phong hiển thánh cho 35 vị chân phước. Trước khi đọc bản giới thiệu các vị chân phước, Ðức Hồng Y Angelo Amato cũng nhắc đến các trẻ em trên thế giới ngày nay, nạn nhân của bạo hành và lạm dụng.

Ðứng đầu danh sách được trình bày là Cha Andrea de Soveral, Cha Ambrogio Francesco Ferro, Linh Mục giáo phận, và giáo dân Matteo Moreira cùng với 27 vị tử đạo tại Brazil. 30 chân phước này tử đạo ngày 16 tháng 7 năm 1645 và 3 tháng 10 năm 1645, vì bị những người Tin Lành Calvin Hòa Lan giết trong cuộc xung đột với các tín hữu Công Giáo Bồ đào nha.

Tiếp đến là 3 chân phước thiếu niên tử đạo người Mễ Tây Cơ là Cristoforo, Antonio và Giovanni, bị giết vì đức tin ở Mễ Tây Cơ năm 1529. 3 vị này quen được gọi là “Các trẻ tử đạo ở Tlaxcala”, là những thổ dân đầu tiên trở lại Công Giáo ở Mễ Tây Cơ, bị giết vì đã nhân danh đức tin Kitô từ chối sự tôn thờ thần tượng và tục đa thê.

Thứ ba là Cha Faustino Miguez, thuộc dòng Scolopi, sáng lập Hội dòng Calasanziano của các Nữ tử Chúa là Mục Tử.

Thứ tư là chân phước Linh Mục Angelo da Acri, tục danh là Luca Antonio Falcone, thuộc dòng Capucino, qua đời năm 1739, thọ 70 tuổi.

35 chân phước sẽ được phong hiển thánh ngày 15 tháng 10 năm 2017.

5. Đức Hồng Y Robert Sarah cảnh giác về nguy cơ mất đi sự hiệp nhất trong Giáo Hội

Đức Hồng Y Robert Sarah đã nói về “nguy cơ nghiêm trọng của việc chia rẽ trong Giáo Hội” trong một cuộc phỏng vấn với tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ.

Ngài nhận xét rằng sự hiệp nhất của Giáo Hội “đang bị đe doạ bởi những ngộ nhận”, và nếu không có một sự hiểu biết rõ ràng về đức tin chung, chúng ta “có thể rơi vào tình trạng lạc giáo và ly giáo”.

Đức Hồng Y, một người xứ Guinea, cảm thấy buồn trước việc nhiều người cổ vũ cho việc sử dụng cụm từ “Giáo Hội Phi châu”. Theo Đức Hồng Y, “không có ‘Giáo Hội Phi châu’, theo nghĩa tách biệt với ‘Giáo Hội phổ quát’.” Đức Hồng Y nói rằng việc nhấn mạnh quá đáng vào các “tính chất đặc thù của một quốc gia” dẫn dắt một số người Công Giáo đến giả định rằng họ có thể tự quyết định trong những vấn đề quan trọng của tín lý và luân lý.

Được hỏi về những thách thức cụ thể mà Giáo Hội phải đối mặt ở Châu Phi, Đức Hồng Y Sarah đã đề cập đến bệnh tật, chiến tranh và đói khát. Nhưng ngài cũng nói về “những cám dỗ độc hại của các ý thức hệ phát sinh từ phương Tây” và than thở rằng “Châu Phi đã trở thành một địa bàn để người ta bán phá giá các sản phẩm tránh thai, các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt. Và Phi Châu cũng là nơi xảy ra các vụ trộm cướp có tổ chức các nguồn tài nguyên khoáng sản.”

6. Đức Thánh Cha gởi thông điệp Phục sinh đến nhà lãnh đạo Chính Thống Giáo Coptic

Trong thông điệp chúc mừng Phục Sinh gởi đến Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Coptic Tawadros II, Đức Thánh Cha Phanxicô viết rằng “Các Kitô hữu được mời gọi để loan báo về Đấng Phục Sinh cùng với nhau.”

Thông điệp của Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh đến niềm hy vọng xuất phát từ đức tin Kitô giáo “cho phép mọi người nam nữ nhìn vào cuộc sống của họ với đôi mắt mới và trái tim mới, ngay cả trong những hoàn cảnh bi đát với đầy những nỗi buồn và những khó khăn.”

Kitô hữu Ai Cập đã là nạn nhân của bạo lực, và chính Đức Thượng Phụ Tawadros cũng đã là mục tiêu của một kẻ đánh bom tự sát hôm Chúa Nhật Lễ Lá.

Trong phần kết luận, Đức Thánh Cha viết:

“Xin cho Lễ Phục Sinh mà các Kitô hữu chúng ta cử hành vào cùng một ngày trong năm nay - thắp lên trong các Giáo Hội của chúng ta một khao khát ngày càng lớn dần cho một sự liên đới hơn nữa trong việc công bố Tin Mừng và phục vụ những người nghèo”, Đức Giáo Hoàng viết trong thông điệp được chuyển đến Đức Thượng Phụ thông qua sứ thần Tòa Thánh tại Ai Cập là Đức Tổng Giám mục Bruno Musaro.

Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ gặp Đức Thượng Phụ Tawadros ở Cairo vào cuối tháng này, khi cả hai vị cùng xuất hiện trong một hội nghị hòa bình do Đại học Al Azhar tổ chức.

7. Báo cáo của Liên Hiệp Quốc giải thích tại sao các thiếu nữ Mễ Tây Cơ yêu đời?

Báo cáo được công bố hôm 18 tháng Tư của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên Hiệp Quốc, gọi tắt là OECD, khẳng định “đạo đức Công Giáo” giúp giải thích tại sao thanh thiếu niên ở Mễ Tây Cơ lại hạnh phúc hơn thanh thiếu niên ở Anh.

Giám đốc của OECD là Gabriela Ramos nói rằng các nước như Mễ Tây Cơ và Ba Lan được hưởng lợi từ niềm tin tôn giáo của họ. Trong khi ở các nước giàu như Anh, người ta phụ thuộc một cách bấp bênh vào phúc lợi từ hệ thống an sinh xã hội của nhà nước, tại Mễ Tây Cơ và Ba Lan, người ta trông cậy vào gia đình và cộng đồng, là những thể chế đáng tin cậy, được xây dựng vững mạnh trên niềm tin tôn giáo.

Bà đã được nhiều cơ quan truyền thông của Anh phỏng vấn sau khi báo cáo này được công bố vì nghiên cứu của OECD cho thấy những thiếu nữ người Anh nằm trong số những người đau khổ nhất trên thế giới.

Ở Mễ Tây Cơ, thanh thiếu niên đánh giá mức độ hài lòng với cuộc sống của họ với điểm trung bình 8.27 trên thang điểm từ 1 đến 10, trong khi tại Anh, mức độ hài lòng thấp hơn đáng kể, chỉ ở mức 6.98.

Khi được hỏi về sự khác biệt, bà Ramos, là người Mễ Tây Cơ, nói với tờ Daily Mail rằng “Các mối quan hệ xã hội rất tốt ở Mễ Tây Cơ. Có thể là vì ở Mễ Tây Cơ không có các hệ thống an sinh xã hội để chăm sóc những người thất nghiệp như trong các xã hội có nền kinh tế tiên tiến. Người ta luôn trông cậy vào gia đình và gia đình luôn ở đó để giúp đỡ nhau. Các cộng đồng vẫn nâng đỡ lẫn nhau, bởi vì họ biết rằng nếu ai đó thất bại, không có ai giúp họ.”

Bà nói rằng người dân ở các nước kém phát triển có khuynh hướng “lạc quan hơn” vì xã hội “vẫn đang được xây dựng” và có “tiềm năng còn làm được nhiều việc hơn nữa”.

Nghiên cứu cho thấy 19.4% trẻ em gái ở Anh báo cáo “cảm thấy không hài lòng” với cuộc sống so với 11.9% trẻ em trai.

Tỷ lệ trung bình các cô gái không hài lòng ở tất cả các nước OECD khảo sát là 14.3%.

Anh đứng thứ tư trong số 49 nước được xếp hạng theo số lượng các thiếu nữ cảm thấy thất vọng với cuộc sống.

8. Đại học Al Azhar bác bỏ cáo buộc dung túng cho chủ nghĩa cực đoan Hồi Giáo

Đại học Al Azhar, nơi sẽ đón tiếp Đức Thánh Cha Phanxicô vào cuối tháng này, đã bác bỏ cáo buộc của các chính trị gia Ai Cập cho rằng nhà trường dung túng cho chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo.

Hội đồng Tối cao Al Azhar - được coi là tổ chức hàng đầu của thế giới Hồi giáo Sunni về tư tưởng Hồi Giáo - đã đưa ra một tuyên bố phủ nhận rằng nhà trường dung túng cho việc quảng bá tư tưởng thánh chiến Hồi giáo và nói rằng bạo lực là trái với tinh thần Hồi giáo. Hội đồng đã tuyên bố rằng “Luật Sharia cấm tất cả mọi hình thức tấn công chống lại con người, bất kể tôn giáo và niềm tin của họ.”

Al Azhar sẽ tổ chức Hội nghị Hoà bình Quốc tế vào cuối tháng 4, trong đó Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Bácthôlômêô của Tòa Thượng Phụ Constantinople, và Đức Thượng Phụ Tawaros II sẽ có những bài nói chuyện.

9. Vợ góa của một Kitô hữu Ai Cập tha thứ cho tên khủng bố IS đã giết chồng bà

Người vợ góa của một Kitô hữu bị giết trong vụ đánh bom tại nhà thờ Thánh Máccô ở Alexandria bên Ai Cập hôm Chúa Nhật Lễ Lá 9 tháng 4 vừa qua nói bà tha thứ cho kẻ khủng bố.

Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình Ai cập, và được đăng lại trên bolg của phó tế Greg Kandra, người phụ nữ góa nói với các phóng viên: “Tôi không oán giận kẻ khủng bố. Tôi đang nói với anh ta, cầu xin Chúa tha cho bạn.”

Chồng của bà bị chết khi ngăn chặn một kẻ đánh bom tự sát đi vào nhà thờ chánh tòa thánh Máccô ở thành phố Alexandria. 17 người - kể cả dân thường và cảnh sát - đã bị giết và 47 người khác bị thương trong vụ khủng bố này. Trước đó, tại nhà thờ Thánh Georges ở thành phố Tanta, một quả bom phát nổ làm cho 28 người thiệt mạng và 78 người bị thương.

Hai nhà thờ của Giáo Hội Coptic ở Ai cập cũng bị tấn công bằng bom vào tháng 12 năm 2016.

Sau khi lắng nghe cuộc phỏng vấn, phóng viên đài truyền hình nói với các khán giả: “Kitô hữu Ai cập vô cùng yêu quý đất nước họ. Nếu kẻ thù của các bạn biết được các bạn quảng đại tha thứ cho anh ta như thế, anh ta sẽ không tin nổi.”

10. Imam el-Tayyib nói về hội nghị hòa bình thế giới tại Đại Học al-Azhar

Hội nghị hòa bình thế giới tại Cairo sẽ được tổ chức trong hai ngày 27 và 28 tháng Tư. Imam của Đại Học al-Azhar là Ahmed el-Tayyib cho biết với hội nghị này, ông muốn khẳng định rằng thế giới nên “loại trừ những nguyên nhân xung đột, bạo lực và hận thù” hơn là chữa trị những “triệu chứng” của “căn bệnh” ấy bằng những phương thế quá thường khi là bạo lực mà theo ông có thể dẫn đến một vòng xoáy trôn ốc hết bạo lực này đến bạo lực khác.

Theo một thông báo của Đại Học al-Azhar, 300 nhân vật đã được mời, trong đó có Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô của Chính Thống Giáo Hy Lạp và Đức Thượng Phụ Tawaros II của Chính Thống Giáo Coptic.

Iman Ahmed el-Tayyib hy vọng hội nghị này sẽ “gửi đến thế giới một thông điệp chung kêu gọi hoà bình của các nhà lãnh đạo tôn giáo, và xã hội”.

Ý tưởng về hội nghị này đã được manh nha từ tháng Năm 2016 trong chuyến thăm Vatican của Imam el-Tayyib, và được phát triển thành chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha đến Ai Cập. Và hoa trái cuối cùng là hội nghị hòa bình thế giới được ấn định sẽ diễn ra trong hai ngày 27 và ngày 28 tháng 4 tại Cairo.

Theo Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn, dưới ánh sáng của những gì đã diễn ra trong những năm gần đây, ta có thể thấy rằng nhận xét của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 về Hồi Giáo trong diễn từ tại Đại Học Regensburg vào năm 2006 thực sự có tính “tiên tri”. Phát biểu của Đức Bênêđíctô thứ 16 về Hồi Giáo là một lời mời gọi thế giới Hồi Giáo nhìn thẳng vào “những nguyên nhân xung đột, bạo lực và hận thù”. Tuy nhiên, thiện chí và lời mời gọi của Đức Bênêđíctô thứ 16 đã không được đáp trả.

Hội nghị hòa bình thế giới tại Cairo diễn ra quá muộn nhưng có vẫn còn hơn không.

11. Tổng thống Do Thái chúc mừng Phục sinh

Trong một diễn biến rất đáng lạc quan, tổng thống Israel là ông Reuven Rivlin đã thăm viếng Tòa Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ La tinh tại Giêrusalem hôm 19 tháng 4, để chúc mừng lễ Phục Sinh đến các Kitô hữu tại Do Thái.

Trong một cử chỉ đại kết, Đức Tổng Giám mục Pierbattista Pizzabella, là Giám Quản Tông Tòa của Tòa Thượng Phụ Giêrusalem đã mời Đức Thượng Phụ Chính thống Hy Lạp Theophilos III cùng dự cuộc gặp gỡ này với ngài.

Đức Tổng Giám mục lưu ý rằng trong năm nay, tất cả các Kitô hữu của mọi hệ phái Kitô cùng mừng lễ Phục Sinh vào cùng một ngày, đồng thời với việc người Do Thái mừng lễ Vượt Qua.

Tất cả các cử hành Phục sinh của Công Giáo, Chính Thống Giáo Hy Lạp và Giáo Hội Armenia Tông Truyền đều diễn ra tại nhà thờ Mộ Chúa khiến nhiều Kitô hữu bỡ ngỡ khi không đến tham dự lễ đúng giờ.

Đức Tổng Giám Mục nhận xét hóm hỉnh rằng “sự nhầm lẫn vui vẻ” về các buổi lễ khác nhau này là một mô hình cho sự hòa hợp liên tôn.

Tổng thống Rivlin, trong nhận xét của mình, nói: “Tất cả chúng ta đều là người Giêrusalem.”

12. Hội Đồng Giám Mục Venezuela khẳng định: Bất tuân dân sự là cần thiết để lật đổ chế độ độc tài

“Các cuộc phản kháng dân sự và ôn hòa không phải là một tội ác; đó là một quyền!”. Các giám mục Venezuela đã khẳng định như trên trong một tuyên bố đưa ra hôm 20 tháng Tư trong bối cảnh những cuộc biểu tình phản đối chính quyền đang lan rộng khắp đất nước.

Các giám mục nhấn mạnh rằng chính phủ “mất đi tính hợp pháp” khi không tôn trọng các quyền công dân. Các ngài nhận xét rằng:

“Có nhiều yếu tố khác cho thấy không có dân chủ tại quốc gia này, chẳng hạn như việc tập trung quyền lực vào tay một thế lực duy nhất. Đây là tình hình hiện tại ở Venezuela. Việc bất tuân dân sự, do đó, là cần thiết để lật đổ một chế độ độc tài.”

Khoảng 6 triệu đã người tham gia các cuộc biểu tình ở Venezuela vào ngày 20 tháng 4, cho thấy sự sụp đổ hoàn toàn niềm tin vào chính phủ. Chính phủ đã đàn áp một vài cuộc biểu tình gây ra những cảnh bạo lực giữa đôi bên, khiến ít nhất ba người đã bị giết.

Trong một diễn biến bi đát, một linh mục 35 tuổi, là cha José Luis Arismendi, đã qua đời vào ngày thứ Bảy Tuần Thánh vì viêm màng não. Các bác sĩ tố cáo họ không thể có được các loại thuốc cần thiết để điều cho ngài.

Tình trạng thiếu thuốc men, cũng như thực phẩm, đã đưa Venezuela đến cuộc khủng hoảng hiện nay.

13. Đại diện của Vatican tại Liên Hiệp Quốc bày tỏ âu lo về sự gia tăng các hình thái dã man mới trên thế giới

Đại diện thường trực của Vatican tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York đã lặp lại lời kêu gọi “các nhà lãnh đạo các tôn giáo lên tiếng mạnh mẽ” chống lại việc sử dụng tôn giáo như là một động cơ gây bạo lực.

Đức Tổng Giám Mục Bernardito Auza nói rằng các sự kiện gần đây đã “nhận chìm một số vùng tại Trung Đông hơn nữa trong những hỗn loạn và bạo động và trong những hình thái tàn bạo mới của sự man rợ.” Ngài đã đề cập cụ thể đến việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria và Iraq, cũng như các vụ đánh bom hôm Chúa Nhật Lễ Lá ở Ai Cập. Đức Tổng Giám Mục đã mạnh mẽ kêu gọi chấm dứt việc sử dụng tôn giáo để kích động các hình thức bạo lực như thế.

Trong bài diễn văn được đọc trong cuộc thảo luận của Liên Hiệp Quốc về Trung Đông, Đức Tổng Giám Mục đã vinh danh Li Băng, và lưu ý rằng đất nước “anh hùng” này đang mang gánh nặng giúp đỡ hàng triệu người tị nạn từ các nước láng giềng và các vùng lãnh thổ chìm trong các cuộc xung đột.

Ngài lặp lại quan điểm của Tòa Thánh là ủng hộ “các cuộc đàm phán trong sự tin cậy lẫn nhau” để chấm dứt cuộc xung đột giữa Israel và Palestine, và tái khẳng định việc ủng hộ của Tòa Thánh cho giải pháp hai quốc gia.

14. Dự án “làng Ðức Giáo hoàng Phanxicô” ở Cộng Hòa Trung phi.

Một ngôi làng mang tên “Ðức Giáo hoàng Phanxicô” sẽ là nơi gặp gỡ của các cộng đồng tôn giáo khác nhau ở Cộng hòa Trung Phi. Dự án đang được phái đoàn các chuyên viên về Trung phi của Vatican nghiên cùng với chương trình các tôn giáo của chính phủ Trung phi nghiên cứu.

Martin Nkafo Nkamitia, giám đốc phân bộ nghiên cứu cỗ võ văn hóa Trung phi và chủ tịch phái đoàn các chuyên viên Vatican về Trung phi nhắc lại: “Ðức Giáo hoàng Phanxicô đã khẳng định Bangui là thủ đô tinh thần của nhân loại. Ngài đã mở cửa Năm Thánh ở Bangui. Lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội Cửa Thánh được mở bên ngoài Vatican. Ðó là những cảm thức không thể bỏ qua. Bởi thế chúng tôi đã nghĩ đén việc thành lập một ngôi làng, nơi có thể là điểm gặp gỡ của các cộng đồng tôn giáo ở Trung Phi, để ghi nhớ cuộc viếng thăm Trung phi của Ðức Thánh Cha.”

Dự án làng “Ðức Giáo hoàng Phanxicô” đã được trình lên tổng thống Trung phi và thị trưởng Bangui trong dịp bổ nhiệm của Ðức Hồng Y Dieudonné Nzapalainga.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã thăm Trung phi từ ngày 29 đến 30 tháng 11 năm 2015 và đã để lại một kỷ niệm tại quốc gia này, đặc biệt trên bình diện các mối tương giao liên tôn, trong cuộc viếng thăm đầy ấn tượng của ngài với những người di dân tụ họp trong đền thờ Hồi giáo chính của khu PK5.

15. Asia Bibi xin Đức Thánh Cha cầu nguyện cho cô.

Trước các cuộc biểu tình rầm rộ của những tín hữu Hồi Giáo bị kích động bởi các thành phần cực đoan Hồi Giáo đòi xử tử Asia Bibi, số mạng của cô giờ đây như chỉ mành treo chuông. Trước viễn ảnh bi quan này, cô đã xin Đức Thánh Cha cầu nguyện cho mình.

Asia Bibi là một Kitô hữu người Pakistan. Cách đây 8 năm, cô đã bị kết án tử hình và bị giam giữ cho đến nay vì bị vu cáo nói phạm thượng đến tiên tri Mohamed của người Hồi giáo.

Hôm thứ Năm Tuần Thánh 13 tháng 4 vừa qua, chồng cô và ông Joseph Nadeem - luật sư của gia đình, đã đến thăm cô. Dịp này Asia đã viết lời thỉnh cầu của mình lên Đức Thánh Cha trên một mảnh giấy nhỏ.

Asia Bibi cầu mong ánh sáng Phục sinh sẽ xua tan những chướng ngại, xoa dịu muôn vàn đau khổ. Cô cầu nguyện cho các kẻ thù và tha thứ cho những người mang lại những điều không may cho mình. Cuối cùng Asia xin Đức Thánh Cha cầu nguyện cho cô.

Paul Bhatti, cựu bộ trưởng liên bang Pakistan về Hòa hợp Quốc gia và là anh của Shahbaz Bhatti, cũng là một bộ trưởng bộ Các Nhóm Tôn Giáo Thiểu Số, là người đã bị một tên khủng bố Hồi giáo giết chết năm 2011 chia sẻ rằng: “Đức Thánh Cha luôn làm điều này, không chỉ cho Asia Bibi nhưng cho tất cả Kitô hữu, cho cả các tín hữu Hồi giáo, những người là nạn nhân của bất công. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần nói rằng đức tin của chúng ta tôn vinh phẩm giá của con người. Khi một người đau khổ, chúng ta không xét xem người đó là Kitô hữu hay Hồi giáo; điều chúng ta quan tâm là công bình hay bất công đối với người đó và sự tự do của họ.”

16. Cuộc lạc quyên trợ giúp Thánh Ðịa vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh năm 2017

Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 14 tháng Tư vừa qua, đã có cuộc quyên góp trong mọi nhà thờ trên toàn thế giới để trợ giúp các Kitô hữu tại Thánh Ðịa. Ngày này đã do các vị Giáo Hoàng phát động nhằm mục đích “duy trì mối dây liên kết giữa tất cả mọi Kitô hữu trên toàn thế giới với các Nơi Thánh trên quê hương của Chúa Giêsu. Tuy nhiên, trợ giúp Thánh Ðịa cũng có nghĩa là góp phần cụ thể để tái lập hoà bình, đẩy xa chủ trương cực đoan khủng bố và khiến cho các dân tộc xích lại gần nhau, chung sống với nhau trong tinh thần khoan nhượng.

Ðức Giáo Hoàng Phaolô VI đã gọi Thánh Ðịa là “sách Phúc Âm thứ năm”. Ðối với chúng ta là các Kitô hữu tin nhưng không trông thấy, các Nơi Thánh là việc tiếp cận giúp gần gũi Chúa Giêsu trên bình diện thể lý.

Cuộc lạc quyên năm 2016 cho Thánh Ðịa đã thu được hơn 5 triệu 275 ngàn mỹ kim và hơn 1 triệu 833 ngàn Euros.

Số tiền quyên góp trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh năm nay chưa thống kê được. Tuy nhiên, Ðức Hồng Y Leonardo Sandri, Tổng trưởng Bộ các Giáo Hội Ðông Phương, cho biết một vài chi tiết sau:

“Việc giữ gìn và bảo trì các Nơi Thánh cũng như việc trợ giúp và nâng đỡ các cộng đoàn Kitô nhỏ ở địa phương rất là quan trọng. Và chúng tôi làm điều đó qua các trợ giúp cho các trường học Công Giáo và các cơ sở giáo dục, cả trong nước Israel cũng như trên đất của người Palestines. Tôi nghĩ tới đại học Bếtlêhem, nơi có tới 70% sinh viên là tín hữu hồi, và họ được đối xử y như các sinh viên Kitô. Tôi cũng nghĩ tới các chủng viện, nơi đào tạo các linh mục tương lai, là động lực của cuộc sống mục vụ của Giáo Hội. Tôi cũng nghĩ tới các công tác trợ giúp bác ái xã hội, y tế, và tất cả các cơ cấu khác do các Kitô hữu Thánh Ðịa điều hành.”

Khi được hỏi về phân chia số tiền quyên góp, Ðức Hồng Y cho biết:

“65% số tiền lạc quyên hằng năm sẽ được dành cho quỹ Quản thủ Thánh Ðịa, và 35% dành cho Bộ các Giáo Hội Công Giáo Ðông phương. Trong cả hai trường hợp chúng được sử dụng cho việc bảo quản các đền thánh, các nơi tiếp đón khách hành hương, và các việc cử hành cũng như trợ giúp các cộng đoàn Kitô tại Thánh Ðịa, là các viên đá sống động của Giáo Hội, với các nhu cầu cuộc sống, rao giảng Tin Mừng, thăng tiến xã hội, giáo dục, công lý và hoà bình. Thế rồi cũng để bảo đảm cho việc trợ giúp đào tạo và cho cuộc sống của các linh mục chủng sinh, cho các cơ cấu bác ái xã hội, đặc biệt là tài trợ cho các trường Công Giáo, trong đó có đại học Bếtlêhem là nơi gặp gỡ của các thế hệ trẻ với 70% là sinh viên hồi. Hàng năm đại học nhận đuợc 200,000 mỹ kim, và tiền quyên góp do các sư huynh La Salle phát động với sự trợ giúp của các tổ chức công tư khác. Tất cả nhằm thăng tiến con người toàn diện theo tinh thần của Thông điệp Tiến Bộ các dân tộc của Ðức Giáo Hoàng Phaolo VI, mà chúng ta mừng kỷ niệm 50 năm công bố trong các ngày này.”