Phụng Vụ - Mục Vụ
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 6 Sau Phục Sinh C - 1.5.2016
Lm Francis Lý văn Ca
16:39 27/04/2016
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Trong những ngày nầy Kinh Thánh trình bày cho chúng ta nhiều về hình ảnh Chúa Thánh Thần. Chúa Kitô khi thành lập Giáo Hội không đặt ra hết mọi chi tiết, nhưng Ngài xác định rõ rằng trong tổ chức của Giáo Hội, các tông đồ và những Đấng kế vị phải trung thành với những lời Ngài đã nói khi còn tại thế và đồng thời phải lắng nghe lời của Thánh Linh dạy bảo.
Điều Đức Kitô nói về Đấng Thánh Linh được tìm thấy rõ ràng trong bài Tin Mừng hôm nay: "Nhưng Đấng Phù Trợ là Thánh Linh mà Cha sai đến nhân danh Thầy, chính Người sẽ dạy chúng con mọi điều". Do đó, cuộc sống của mỗi người tín hữu là phải luôn gắn bó với Giáo Hội và lắng nghe tiếng nói của Chúa Thánh Linh. Đồng thời, phải năng cầu nguyện để Thánh Linh soi sáng, hướng dẫn chúng ta luôn trung thành với Lời Chúa và Giáo Huấn của Giáo Hội.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Đối với dân Do thái, mọi con trai đều phải cắt bì. Khi người ngoại giáo tòng đạo Chúa Kitô đều buộc phải chịu cắt bì. Nhưng thánh Phaolô và Barnaba xin các tông đồ ở Giêrusalem bãi miễn cho anh em tân tòng, điều nầy đã được chấp thuận.
TRƯỚC BÀI II:
Hình ảnh Giêrusalem trên trời, qua thị kiến của thánh Gioan là hình ảnh thật của chúng ta mai ngày. Cuộc sống đời nầy, chúng ta phải chuẩn bị để chiếm hữu đời sau.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Hình ảnh Chúa Thánh Linh được rõ nét trong Tin Mừng hôm nay nói lên sự kiện Giáo Hội trần thế Chúa Giêsu sắp thiết lập sẽ do Chúa Thánh Thần điều khiển cho đến ngày Chúa Kitô lại đến lần thứ hai : Đó là ngày phán xét cánh chung.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Cùng hiệp nhau nơi đây để cử hành mầu nhiệm Thánh Thể cũng như học hỏi Lời Chúa và Giáo Huấn của Giáo Hội, chúng ta nhờ sự chuyển cầu của Thánh Linh, dâng lên Thiên Chúa những ý nguyện sau đây:
1. Xin cho các tân tòng đã lãnh nhận bí tích rửa tội trong Mùa Phục Sinh, luôn biết tìm tòi và học hỏi đạo lý Phúc Âm. Với ơn Thánh Linh soi sáng, họ sẽ khám phá ra tình yêu Chúa đã và đang ban ơn cho họ tìm gặp được Ngài trong lộ trình đức tin. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho cộng đoàn xứ của chúng ta nơi đây, với ơn Thánh Linh trợ giúp, sẽ là những chứng nhân của Phúc Âm giữa môi trường chúng ta đang sống và hội nhập. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho những người già cả, ốm đau liệt lào, với ơn Thánh Linh trợ giúp, họ sẽ kiên nhẫn chấp nhận đau khổ do bệnh tật, tuổi già sức yếu trong tinh thần đức tin. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho mỗi người, mỗi gia đình luôn cố gắng tham gia các sinh hoạt trong các sinh hoạt Hội Đoàn nhờ đó chúng ta sẽ học hỏi thêm Lời Chúa và Phục Vụ Anh Chị Em nhiều hơn. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời, những linh hồn vì lòng hiếu thảo chúng ta phải nhớ đến cách riêng trong tuần nầy. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, xin ban nguồn Bảy ơn của Thánh Linh Thiên Chúa trên cộng đoàn tín hữu chúng con. Với ơn trợ lực đặc biệt nầy, chúng con sẽ là những chứng nhân của Chúa trong hoàn cảnh chúng con đang sống. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Trong những ngày nầy Kinh Thánh trình bày cho chúng ta nhiều về hình ảnh Chúa Thánh Thần. Chúa Kitô khi thành lập Giáo Hội không đặt ra hết mọi chi tiết, nhưng Ngài xác định rõ rằng trong tổ chức của Giáo Hội, các tông đồ và những Đấng kế vị phải trung thành với những lời Ngài đã nói khi còn tại thế và đồng thời phải lắng nghe lời của Thánh Linh dạy bảo.
Điều Đức Kitô nói về Đấng Thánh Linh được tìm thấy rõ ràng trong bài Tin Mừng hôm nay: "Nhưng Đấng Phù Trợ là Thánh Linh mà Cha sai đến nhân danh Thầy, chính Người sẽ dạy chúng con mọi điều". Do đó, cuộc sống của mỗi người tín hữu là phải luôn gắn bó với Giáo Hội và lắng nghe tiếng nói của Chúa Thánh Linh. Đồng thời, phải năng cầu nguyện để Thánh Linh soi sáng, hướng dẫn chúng ta luôn trung thành với Lời Chúa và Giáo Huấn của Giáo Hội.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Đối với dân Do thái, mọi con trai đều phải cắt bì. Khi người ngoại giáo tòng đạo Chúa Kitô đều buộc phải chịu cắt bì. Nhưng thánh Phaolô và Barnaba xin các tông đồ ở Giêrusalem bãi miễn cho anh em tân tòng, điều nầy đã được chấp thuận.
TRƯỚC BÀI II:
Hình ảnh Giêrusalem trên trời, qua thị kiến của thánh Gioan là hình ảnh thật của chúng ta mai ngày. Cuộc sống đời nầy, chúng ta phải chuẩn bị để chiếm hữu đời sau.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Hình ảnh Chúa Thánh Linh được rõ nét trong Tin Mừng hôm nay nói lên sự kiện Giáo Hội trần thế Chúa Giêsu sắp thiết lập sẽ do Chúa Thánh Thần điều khiển cho đến ngày Chúa Kitô lại đến lần thứ hai : Đó là ngày phán xét cánh chung.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Cùng hiệp nhau nơi đây để cử hành mầu nhiệm Thánh Thể cũng như học hỏi Lời Chúa và Giáo Huấn của Giáo Hội, chúng ta nhờ sự chuyển cầu của Thánh Linh, dâng lên Thiên Chúa những ý nguyện sau đây:
1. Xin cho các tân tòng đã lãnh nhận bí tích rửa tội trong Mùa Phục Sinh, luôn biết tìm tòi và học hỏi đạo lý Phúc Âm. Với ơn Thánh Linh soi sáng, họ sẽ khám phá ra tình yêu Chúa đã và đang ban ơn cho họ tìm gặp được Ngài trong lộ trình đức tin. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho cộng đoàn xứ của chúng ta nơi đây, với ơn Thánh Linh trợ giúp, sẽ là những chứng nhân của Phúc Âm giữa môi trường chúng ta đang sống và hội nhập. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho những người già cả, ốm đau liệt lào, với ơn Thánh Linh trợ giúp, họ sẽ kiên nhẫn chấp nhận đau khổ do bệnh tật, tuổi già sức yếu trong tinh thần đức tin. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho mỗi người, mỗi gia đình luôn cố gắng tham gia các sinh hoạt trong các sinh hoạt Hội Đoàn nhờ đó chúng ta sẽ học hỏi thêm Lời Chúa và Phục Vụ Anh Chị Em nhiều hơn. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời, những linh hồn vì lòng hiếu thảo chúng ta phải nhớ đến cách riêng trong tuần nầy. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, xin ban nguồn Bảy ơn của Thánh Linh Thiên Chúa trên cộng đoàn tín hữu chúng con. Với ơn trợ lực đặc biệt nầy, chúng con sẽ là những chứng nhân của Chúa trong hoàn cảnh chúng con đang sống. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:39 27/04/2016
38. CỎ THƠM ĐẨY MÙI HÔI.
Lưu Lý Hòa thích mùi thơm.
Mỗi lần đi vệ sinh xong thì lấy một nhúm cỏ thơm bỏ trong lò cho có mùi thơm, sau đó mới an tâm cho rằng mùi hôi đã bay đi.
Chủ bộ là Trương Viên nói:
- “Người ta nói ông không phải là phàm phu tục tử, một chút giả dối cũng không.”
Lưu Lý Hòa khoe khoang, nói:
- “Ai mời tôi ngồi trong nhà của họ, thì tôi có thể cam đoan là nhà họ thơm trong ba ngày.”
Trương Viên nói:
- “Xú phụ bắt chước Tây Thi, người ta thấy liền bỏ chạy, tôi cũng đang rình rình tìm đường mà chạy đây ?”
Lưu Lý Hòa cười to.
(Hài Cự lục)
Suy tư 38:
Thánh Gioan Bốt-cô có một ơn đặc biệt là trong đám học trò của ngài, hể đứa nào phạm tội trọng mà chưa đi xưng tội, thì ngài thấy nơi người nó xông ra mùi hôi ô uế và ngài nhắc nhở nó đi xưng tội.
Mùi xú uế là biểu hiệu cho một cái gì đó không được tốt đẹp và sạch sẽ.
Không ai thích ở trong một căn phòng đầy mùi xú uế, cũng không ai thích ngửi mùi hôi thối, ngược lại ai cũng thích ở trong một căn phòng thoáng mát, sạch sẽ và dĩ nhiên là không có mùi hôi.
Tâm hồn của chúng ta là đền thờ của Đức Chúa Thánh Thần, là căn phòng ấm cúng mà Thiên Chúa rất thích ở trong đó, nhưng nếu tâm hồn chúng ta tràn ngập mùi hôi của tội lỗi, thì chắc chắn là Thiên Chúa không thèm đến ở, và lúc ấy cũng chẳng đáng được gọi là đền thờ của Đức Thánh Thần nữa, bởi vì nó đã trở thành sào huyệt của ma quỷ khi chúng ta phạm tội trọng.
Có nhiều loại mùi hôi: mùi hôi tanh của cá, mùi hôi thối của chuột chết, mùi hôi của xác thối, mùi hôi của hôi nách.v.v... tất cả những thứ mùi hôi này đều có thể dùng chất hóa học, mỹ phẩm để rửa cho sạch, cho nên chỉ là hôi thối nhất thời. Nhưng mùi hôi thối của tội lỗi, tuy rằng nó không có mùi hôi như vật chất, nhưng tác hại của nó thì thật lớn lao làm cho mọi người phải xa tránh, nó được biểu hiện rõ ràng nhất trong hành vi của cuộc sống, đó chính là sự kiêu ngạo của chúng ta.
Không ai thích gần gũi với người kiêu ngạo và cũng chẳng ai muốn hợp tác với người kiêu ngạo, dù cho anh là một linh mục, một tu sĩ hay một nữ tu, hoặc anh là người có địa vị danh giá trong xã hội, bởi vì bản chất của kiêu ngạo là tự nâng mình lên trên tất cả mọi giá trị của tha nhân, là phủ nhận tài năng và những ưu điểm của người khác, do đó, kiêu ngạo là một thứ mùi hôi vô hình làm cho người khác tuy không thấy, nhưng không ngửi được.
Tự xét mình, tôi thấy mình cũng có những thái độ kiêu căng hách dịch với anh em, tự kiểm điểm mình tôi cũng thấy mình có những lời nói ngạo mạn với người khác làm cho họ không muốn đến gần tôi, và như thế tôi sẽ không thể nào đem Chúa đến cho người khác được, bởi vì trong lòng tôi không có Chúa ở cùng, bởi vì tâm hồn tôi đã trở nên hôi thối không xứng đáng để Chúa ngự trị.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Lưu Lý Hòa thích mùi thơm.
Mỗi lần đi vệ sinh xong thì lấy một nhúm cỏ thơm bỏ trong lò cho có mùi thơm, sau đó mới an tâm cho rằng mùi hôi đã bay đi.
Chủ bộ là Trương Viên nói:
- “Người ta nói ông không phải là phàm phu tục tử, một chút giả dối cũng không.”
Lưu Lý Hòa khoe khoang, nói:
- “Ai mời tôi ngồi trong nhà của họ, thì tôi có thể cam đoan là nhà họ thơm trong ba ngày.”
Trương Viên nói:
- “Xú phụ bắt chước Tây Thi, người ta thấy liền bỏ chạy, tôi cũng đang rình rình tìm đường mà chạy đây ?”
Lưu Lý Hòa cười to.
(Hài Cự lục)
Suy tư 38:
Thánh Gioan Bốt-cô có một ơn đặc biệt là trong đám học trò của ngài, hể đứa nào phạm tội trọng mà chưa đi xưng tội, thì ngài thấy nơi người nó xông ra mùi hôi ô uế và ngài nhắc nhở nó đi xưng tội.
Mùi xú uế là biểu hiệu cho một cái gì đó không được tốt đẹp và sạch sẽ.
Không ai thích ở trong một căn phòng đầy mùi xú uế, cũng không ai thích ngửi mùi hôi thối, ngược lại ai cũng thích ở trong một căn phòng thoáng mát, sạch sẽ và dĩ nhiên là không có mùi hôi.
Tâm hồn của chúng ta là đền thờ của Đức Chúa Thánh Thần, là căn phòng ấm cúng mà Thiên Chúa rất thích ở trong đó, nhưng nếu tâm hồn chúng ta tràn ngập mùi hôi của tội lỗi, thì chắc chắn là Thiên Chúa không thèm đến ở, và lúc ấy cũng chẳng đáng được gọi là đền thờ của Đức Thánh Thần nữa, bởi vì nó đã trở thành sào huyệt của ma quỷ khi chúng ta phạm tội trọng.
Có nhiều loại mùi hôi: mùi hôi tanh của cá, mùi hôi thối của chuột chết, mùi hôi của xác thối, mùi hôi của hôi nách.v.v... tất cả những thứ mùi hôi này đều có thể dùng chất hóa học, mỹ phẩm để rửa cho sạch, cho nên chỉ là hôi thối nhất thời. Nhưng mùi hôi thối của tội lỗi, tuy rằng nó không có mùi hôi như vật chất, nhưng tác hại của nó thì thật lớn lao làm cho mọi người phải xa tránh, nó được biểu hiện rõ ràng nhất trong hành vi của cuộc sống, đó chính là sự kiêu ngạo của chúng ta.
Không ai thích gần gũi với người kiêu ngạo và cũng chẳng ai muốn hợp tác với người kiêu ngạo, dù cho anh là một linh mục, một tu sĩ hay một nữ tu, hoặc anh là người có địa vị danh giá trong xã hội, bởi vì bản chất của kiêu ngạo là tự nâng mình lên trên tất cả mọi giá trị của tha nhân, là phủ nhận tài năng và những ưu điểm của người khác, do đó, kiêu ngạo là một thứ mùi hôi vô hình làm cho người khác tuy không thấy, nhưng không ngửi được.
Tự xét mình, tôi thấy mình cũng có những thái độ kiêu căng hách dịch với anh em, tự kiểm điểm mình tôi cũng thấy mình có những lời nói ngạo mạn với người khác làm cho họ không muốn đến gần tôi, và như thế tôi sẽ không thể nào đem Chúa đến cho người khác được, bởi vì trong lòng tôi không có Chúa ở cùng, bởi vì tâm hồn tôi đã trở nên hôi thối không xứng đáng để Chúa ngự trị.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:41 27/04/2016
30. Trinh khiết là hoa của nhân sinh, là vinh dự của thân thể con người, chói lọi linh hồn và thân xác, trả lại nguyên vẹn huyết nhục, là nền móng của thánh đức, tập họp tất cả thành một thiện ý.
(Hiền sĩ Targore)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nhà lãnh đạo kiệt xuất của Giáo Hội Cuba về hưu
Đặng Tự Do
01:57 27/04/2016
Đức Hồng Y Ortega y Alamino |
Đức Tổng Giám Mục Juan García Rodríguez |
Đức Hồng Y Ortega y Alamino đã từng là Tổng Giám Mục San Cristobal de la Habana từ năm 1981 và đã được vinh thăng Hồng Y trong công nghị Hồng Y năm 1994. Ngài đã tổ chức thành công các chuyến tông du Cuba của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (1998), Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 (2012), và Đức Giáo Hoàng Phanxicô (2015). Ngài cũng đã tham gia vào mật nghị Hồng Y bầu Đức Giáo Hoàng Bênêđictô và Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Vị kế nhiệm Đức Hồng Y là Đức Tổng Giám Mục Juan García Rodríguez của Tổng Giáo Phận Camagüey. Sinh năm 1948, ngài được phong chức linh mục tại Tổng Giáo Phận Camagüey vào năm 1972. Ngài được bổ nhiệm làm giám mục phụ tá vào năm 1997 và tổng giám mục vào năm 2002.
Quốc gia vùng Caribbean này có 11.2 triệu dân trong đó 60% là Công Giáo. Cuba có 11 giáo phận, 283 giáo xứ, và 365 linh mục, cùng với 624 nữ tu và 78 chủng sinh.
Đức Thánh Cha giảng về dụ ngôn người Samaritanô nhân lành
Bùi Hữu Thư
07:55 27/04/2016
Vatican: 27 tháng 4, 2016
Đây là tóm lược bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô hôm nay trong buổi triều kiến chung:
Anh chị em thân mến: Trong các bài giáo lý trong Năm Thánh Lòng Thương Xót này, hôm nay chúng ta hướng về dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu. Chúa Giêsu đã giảng dậy về giới răn cao trọng là yêu mến Thiên Chúa và tha nhân. Để trả lời cho câu hỏi: “Ai là láng giềng của tôi?” Chúa Giêsu kể chuyện thầy tư tế và thầy Lêvi đã bỏ đi qua mà không dừng chân cứu giúp một người bị thương bên vệ đường. Lòng đạo đức của họ hết sức giả hình, vì không bầy tỏ được điều gì trong việc họ phục vụ tha nhân.
Chúa Giêsu dậy chúng ta rằng tình yêu không bao giờ trừu tượng hay xa lánh, tình yêu “nhìn thấy” và đáp ứng. Lòng thương cảm của người Samaritanô là hình ảnh của lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa, là Đấng luôn luôn nhận biết những nhu cầu của chúng ta và đến gần chúng ta với lòng yêu thương.
Giới răn yêu Thiên Chúa và tha nhân, như thế có tính cách thực hành tuyệt đối. Giới răn này đòi hỏi phải săn sóc cho kẻ khác đến mức phải hy snh chính mình.
Vào khúc cuối của dụ ngôn, chúng ta thấy “người láng giềng” không chỉ riêng là một người cần được giúp đỡ, mà là người đáp ứng cho nhu cầu của người kia với lòng thương cảm.
Chúa Giêsu dậy chúng ta phải là những láng giềng tốt theo nghĩa này: Đó là “Hãy ra đi và cũng làm y như vậy.”
Chính Chúa là gương sáng về Người Samaritanô nhân hậu; bằng cách bắt chước tình yêu và lòng cảm thương của Chúa Giêsu, chúng ta mới chứng tỏ được rằng chúng ta đích thực là những môn đệ của Người.
Tôi chào mừng các khách hành hương nói tiếng Anh tham dự buổi triều kiến chung hôm nay, nhất là những vị đến từ Anh Quốc, Thụy Điển, Slôvac, Trung Quốc, Indonesia, Singapore, Sri Lanka, Việt Nam, Phi Luật Tân, Canada và Hoa Kỳ. Trong niềm hân hoan mừng Chúa Phục Sinh, Tôi cầu xin Thiên Chúa là Cha chúng ta, là Đấng giầu lòng thương xót ban phúc cho tất cả quý vị và gia đình.
Đây là tóm lược bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô hôm nay trong buổi triều kiến chung:
Anh chị em thân mến: Trong các bài giáo lý trong Năm Thánh Lòng Thương Xót này, hôm nay chúng ta hướng về dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu. Chúa Giêsu đã giảng dậy về giới răn cao trọng là yêu mến Thiên Chúa và tha nhân. Để trả lời cho câu hỏi: “Ai là láng giềng của tôi?” Chúa Giêsu kể chuyện thầy tư tế và thầy Lêvi đã bỏ đi qua mà không dừng chân cứu giúp một người bị thương bên vệ đường. Lòng đạo đức của họ hết sức giả hình, vì không bầy tỏ được điều gì trong việc họ phục vụ tha nhân.
Chúa Giêsu dậy chúng ta rằng tình yêu không bao giờ trừu tượng hay xa lánh, tình yêu “nhìn thấy” và đáp ứng. Lòng thương cảm của người Samaritanô là hình ảnh của lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa, là Đấng luôn luôn nhận biết những nhu cầu của chúng ta và đến gần chúng ta với lòng yêu thương.
Giới răn yêu Thiên Chúa và tha nhân, như thế có tính cách thực hành tuyệt đối. Giới răn này đòi hỏi phải săn sóc cho kẻ khác đến mức phải hy snh chính mình.
Vào khúc cuối của dụ ngôn, chúng ta thấy “người láng giềng” không chỉ riêng là một người cần được giúp đỡ, mà là người đáp ứng cho nhu cầu của người kia với lòng thương cảm.
Chúa Giêsu dậy chúng ta phải là những láng giềng tốt theo nghĩa này: Đó là “Hãy ra đi và cũng làm y như vậy.”
Chính Chúa là gương sáng về Người Samaritanô nhân hậu; bằng cách bắt chước tình yêu và lòng cảm thương của Chúa Giêsu, chúng ta mới chứng tỏ được rằng chúng ta đích thực là những môn đệ của Người.
Tôi chào mừng các khách hành hương nói tiếng Anh tham dự buổi triều kiến chung hôm nay, nhất là những vị đến từ Anh Quốc, Thụy Điển, Slôvac, Trung Quốc, Indonesia, Singapore, Sri Lanka, Việt Nam, Phi Luật Tân, Canada và Hoa Kỳ. Trong niềm hân hoan mừng Chúa Phục Sinh, Tôi cầu xin Thiên Chúa là Cha chúng ta, là Đấng giầu lòng thương xót ban phúc cho tất cả quý vị và gia đình.
Đức Thánh Cha có thể sẽ hợp thức hoá Huynh Đoàn Thánh Piô X
Đặng Tự Do
23:13 27/04/2016
Tờ National Catholic Register cho rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đang chuẩn bị để kết thúc sự chia rẽ giữa Vatican và Huynh Đoàn Thánh Piô X, trong khi nhóm ly khai này đã sẵn sàng chấp nhận một lời đề nghị của Đức Thánh Cha.
Trong một bản ghi nhớ nội bộ đã bị rò rỉ trên các phương tiện truyền thông, một nhà lãnh đạo có ảnh hưởng trong Huynh Đoàn Thánh Piô X khuyên các thành viên trong huynh đoàn nên chấp nhận bất cứ lời đề nghị nào của Đức Giáo Hoàng trong đó ban cấp “một cấu trúc Giáo Hội thích hợp” cho nhóm. Bản ghi nhớ nhận định “Thời điểm để bình thường hóa tình trạng của Hội đã đến”.
Mặc dù Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã dỡ bỏ vạ tuyệt thông của các giám mục trong Huynh Đoàn Thánh Piô X, các giám mục và linh mục của nhóm này vẫn bị đình chỉ các thừa tác vụ. Đức Thánh Cha Phanxicô đã thể hiện sự sẵn sàng để bãi bỏ những cấm đoán đó, ít nhất là một phần, bằng cách ban cấp năng quyền giải tội trong Năm Thánh cho các linh mục của huynh đoàn. Trong một cuộc họp gần đây với Giám mục Bernard Fellay, bề trên tổng quyền của huynh đoàn, Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài hy vọng sẽ mở rộng việc cho phép này trước khi kết thúc Năm Thánh Lòng Thương Xót.
Bản ghi nhớ nội bộ này được viết bởi cha Franz Schmidberger, là bề trên tổng quyền Huynh Đoàn Thánh Piô X từ 1982 đến 1994. Cha Franz Schmidberger nhận xét rằng Vatican đã dần dần giảm bớt các điều kiện mà Huynh Đoàn Thánh Piô X phải làm để có thể bình thường hóa tình trạng của mình. Bản ghi nhớ dự đoán rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô có thể chấp nhận một sự hòa giải mà không đòi hỏi nhóm này phải ủng hộ tất cả các văn kiện của Công Đồng Vatican II. Cha Schmidberger viết rằng “có lẽ chỉ có Đức Giáo Hoàng Phanxicô là dám đi bước này, xét vì phong cách không thể tiên đoán được và đầy ngẫu hứng của ngài.”
Trong một cuộc phỏng vấn hồi đầu tháng này, một quan chức tại Vatican cũng bày tỏ quan điểm cho rằng Huynh Đoàn Thánh Piô X sẽ được phép tiếp tục thách thức các văn bản nào đó của Công Đồng Vatican II, mà theo quan điểm duy truyền thống của họ, là mâu thuẫn với các giáo huấn trước đó của Giáo Hội. Đức Tổng Giám mục Guido Pozzo, thư ký của Ủy ban Ecclesia Dei, là cơ quan giám sát các mối quan hệ với Huynh Đoàn Thánh Piô X, nói với nhật báo La Croix của Pháp rằng việc giải thích các văn bản Vatican II vẫn còn trong vòng “thảo luận và làm rõ.”
Các quan sát viên cho rằng nếu Đức Giáo Hoàng tiến đến việc hợp thức hóa, ngài sẽ ban cấp một “quy chế tòng nhân” như đối với Opus Dei.
Trong một bản ghi nhớ nội bộ đã bị rò rỉ trên các phương tiện truyền thông, một nhà lãnh đạo có ảnh hưởng trong Huynh Đoàn Thánh Piô X khuyên các thành viên trong huynh đoàn nên chấp nhận bất cứ lời đề nghị nào của Đức Giáo Hoàng trong đó ban cấp “một cấu trúc Giáo Hội thích hợp” cho nhóm. Bản ghi nhớ nhận định “Thời điểm để bình thường hóa tình trạng của Hội đã đến”.
Mặc dù Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã dỡ bỏ vạ tuyệt thông của các giám mục trong Huynh Đoàn Thánh Piô X, các giám mục và linh mục của nhóm này vẫn bị đình chỉ các thừa tác vụ. Đức Thánh Cha Phanxicô đã thể hiện sự sẵn sàng để bãi bỏ những cấm đoán đó, ít nhất là một phần, bằng cách ban cấp năng quyền giải tội trong Năm Thánh cho các linh mục của huynh đoàn. Trong một cuộc họp gần đây với Giám mục Bernard Fellay, bề trên tổng quyền của huynh đoàn, Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài hy vọng sẽ mở rộng việc cho phép này trước khi kết thúc Năm Thánh Lòng Thương Xót.
Bản ghi nhớ nội bộ này được viết bởi cha Franz Schmidberger, là bề trên tổng quyền Huynh Đoàn Thánh Piô X từ 1982 đến 1994. Cha Franz Schmidberger nhận xét rằng Vatican đã dần dần giảm bớt các điều kiện mà Huynh Đoàn Thánh Piô X phải làm để có thể bình thường hóa tình trạng của mình. Bản ghi nhớ dự đoán rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô có thể chấp nhận một sự hòa giải mà không đòi hỏi nhóm này phải ủng hộ tất cả các văn kiện của Công Đồng Vatican II. Cha Schmidberger viết rằng “có lẽ chỉ có Đức Giáo Hoàng Phanxicô là dám đi bước này, xét vì phong cách không thể tiên đoán được và đầy ngẫu hứng của ngài.”
Trong một cuộc phỏng vấn hồi đầu tháng này, một quan chức tại Vatican cũng bày tỏ quan điểm cho rằng Huynh Đoàn Thánh Piô X sẽ được phép tiếp tục thách thức các văn bản nào đó của Công Đồng Vatican II, mà theo quan điểm duy truyền thống của họ, là mâu thuẫn với các giáo huấn trước đó của Giáo Hội. Đức Tổng Giám mục Guido Pozzo, thư ký của Ủy ban Ecclesia Dei, là cơ quan giám sát các mối quan hệ với Huynh Đoàn Thánh Piô X, nói với nhật báo La Croix của Pháp rằng việc giải thích các văn bản Vatican II vẫn còn trong vòng “thảo luận và làm rõ.”
Các quan sát viên cho rằng nếu Đức Giáo Hoàng tiến đến việc hợp thức hóa, ngài sẽ ban cấp một “quy chế tòng nhân” như đối với Opus Dei.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ Tạ Ơn và Tiệc Mừng 50 năm Linh mục Đức ông Phạm văn Phương tại Atlanta
Người Gia Kiệm
14:51 27/04/2016
(Mời xem Hình ảnh Đại lễ và Tiệc mừng ngày 23/4-- Photos: Bầu, Hải &Chris)
(Mời Hình ảnh Đại lễ và Tiệc mừng ngày 24/4-- Photos: Bầu, Hải &Chris)
Lễ Mừng được tổ chức trong 2 ngày liên tiếp vào chiều thứ Bảy 23/4 và sáng Chúa Nhật 24/4/2016.
Ngày thứ Bảy 23/4/2016 có thánh lễ long trọng vào lúc 5:00 chiều do Đức ông chủ tế và các linh mục linh tông đồng tế gồm qúi cha nghĩa tử là: Cha Phạm Anh Hào (từ Úc), Cha Peter Vũ Ngọc Đức, Cha Trần Quốc Tuấn, và Cha John Bosco Nguyễn Đức Trí; Quí anh em linh tông có cha Trần Công Nghị, Thầy Vũ Đức Kim và Sr Kim Tươi; và các cháu linh tông có: Cha Phạm Minh Thắng, Cha Trần Công Thơ. Cũng có các linh mục bạn hữu khoảng chừng 30 Vị từ khắp nơi về chúc mừng và đồng tế với Đức ông.
Đặc biệt trong dịp này có chừng 100 anh chị em giáo chức và cựu học sinh Trường Trung Học Monica Gia Kiệm về đây mừng Đức ông vì trước đây đức ông là linh mục Hiệu trưởng của trường này.
Cũng có sự hiện diện đông đảo của các cha Tuyên uý và qúi anh chị em thành phần Lãnh đạo, và Huynh trưởng Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể VN tại Hoa Kỳ, một phong trào được Đức ông đào tạo và linh hướng trong suốt 17 năm trời. Hiện nay Phong trào có 23.000 đoàn viên và 2.600 huynh trưởng các cấp.
Các qúi kháck ở xa về tham dự lễ còn có bạn hữu và những người thân thiết của Đức ông.
Tuy nhiên thành phần chính yếu và quan trọng nhất chính là gia đình của Đức ông và Hội Đồng Mục và Hội Đồng Tài Chánh và giáo dân Giáo xứ Mẹ Việt Nam. Gia đình đức ông gồm gia đình của các em gồm có: Ông bà Phạm Văn Tư, Bà Phạm Thị Nguyện, Ông Bà Phạm Đức Nam, Ông bà Phạm Đình Lục, Ông bà Trần Đức Lập, và họ hàng thân thuộc xa gần và các cháu chắt có tới 100 người hiện diện.
Gia đình giáo xứ Mẹ Việt Nam, ngoài 2 Hội Đồng nói trên còn có các Hội đoàn và các Ban ngành như Liên Minh Thánh Tâm, Các Bà Mẹ Công Giáo, Phong trào Cursillo, Thăng Tiến Hôn nhân gia đình, Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Lê Bảo Tịnh v.v… (xin xem thành phần Ban tổ Chức Đại Lễ ở cuối bài).
Ca đoàn tổng hợp Việt Nam vùng Atlanta đã hợp ý với Đức ông ca tụng Thiên Chúa với những bài ca đầy tâm tình tri ân trìu mến và rất cảm động.
Cha Trần Công Nghị được mời chia sẻ lời Chúa trong dịp trọng đại này. Ngài đã nêu lên những điểm chính mà đời linh mục đích thực như Chúa Giêsu mong muốn và đã được thể hiện rõ nét như tấm gương nơi cuộc sống phục vụ chủ chăn của Đức ông Phanxicô, đó là:
- Tinh thần lạc quan, yêu đời và nụ cười hiền từ trong cuộc đời của đức ông Phanxicô.
- Là một chủ chăn với tấm lòng nhân từ và luôn đáp ứng nhu cầu của đoàn chiên, qui tụ con cái từ muôn phương trở về, điển hình như các anh chị em tị nạn miền Gia Kiệm, Hố Nai, hay trong giáo phận Xuân Lộc.
- Có lòng và quan tâm tới anh em linh mục, dù sau khi không còn đảm nhận chức vụ chủ tịch Cộng đồng Giáo sĩ và Tu sĩ VN tại HK nhưng lúc nào đức ông cũng nhắc nhớ là anh em linh mục cần liên kết và hỗ trợ lẫn nhau và Liên Đoàn là một thể chế cần thiết.
- Có lòng yêu mến Quê hương và Giáo Hội Việt Nam. Sự dấn thân của Đức ông cho Phong trào TNTT là bằng chứng cho thấy Đức ông rất tha thiết tới truyền thống văn hóa Việt Nam, muốn cho con em tiếp tục biết được nguồn cội và học được tiếng Việt.
- Và cuối cùng đức ông là người luôn luôn lấy tình mà đối sử với nhau, trước sao sau vậy, cọi trọng tình nghĩa và tình bạn, tình đồng hương, tình gia đình, tình cộng đoàn, tình nghĩa sống với nhau trong xứ đạo.
(Bài chia sẻ Lời Chúa của Cha Gioan Trần Công Nghị)
Sau thánh lễ có Tiệc Mừng khoản đãi trên 350 khách gồm: qúi cha, quí linh mục tu sĩ, qúi chức và qúi khách ở xa, các ban ngành trong Giáo xứ đã góp phần trong việc tổ chức buổi lễ. Trong phần văn nghệ giúp vui có các danh ca từ Cali tới gồm ca sĩ Thanh Lan, Lý Mai Trang, Ngọc Huệ và Charlie Phạm.
Thánh Lễ Tạ Ơn trọng thể Ngày Chúa Nhật 24/4/ 2016
Thánh lễ Tạ Ơn Thiên Chúa kỷ niệm 50 năm linh mục của Đức ông Phương do Đức Tổng Giám Mục Wilton D. Gregory chủ sự, các linh mục đồng tế gồm các linh mục trong linh tông và các linh mục Tuyên úy PT Thiếu Nhi Thánh Thể VN và các linh mục Việt Mỹ bạn hữu xa chừng 40 linh mục.
Đức ông rất trân trọng sự hiện diện qúi hóa của gần 20 Nữ tu thuộc các dòng khác nhau trong ngày trọng đại hôm nay.
Ngoài những quan khách và các đoàn thể hiện diện chiều hôm qua, sáng hôm nay còn có Hội Đồng Mục Vụ và giáo dân thuộc giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam ở Atlanta do Cha chính xứ Trần Quốc Tuấn dẫn đầu.
Trong bài giảng Đức Tổng Giám Mục Atlanta, Đức TGM Wilton Gregory đã nói lên vai trò quan trọng đặc biệt của Đức ông Phanxicô như sau:
- Đức ông là cầu nối giữa hai nền Văn hóa giữa hai Quốc gia Việt Nam và Hoa Kỳ trong 50 năm qua.
- Đời sống linh mục của ngài như Thánh Phaolô và Barnabê đã là một hành trình bắt đầu từ việc từ giã ra đi khỏi đời sống gia đình tới những nơi khác nhau mà ngài luôn luôn tận hiến cho sứ điệp Tin Mừng để loan truyền Đức Giêsu sống lại từ trong kẻ chết.
- Chính nhờ vào sự trung thành trong sứ mạng linh mục mà Đức ông đã đạt được những thành quả tốt đẹp trong Tổng Gíao Phận Atlanta với tính cách sống động của gia tài văn hóa và chiều sâu thẳm đức tin sống động của người Việt Nam nơi đây.
(Bài giảng của ĐTGM Wilton Gregory)
Sau Thánh lễ là Tiệc mừng khoản đãi Đức TGM Atlanta, qúi linh mục Tu sĩ nam nữ và 1000 qúi khách đến chúc mừng Đức ông.
Trong khi Đức tổng và Quan Khách dùng đại tiệc, các đoàn thể thay phiên nhau lên chúc mừng Đức ông với các món quà kỉ niệm, và những tâm tình cảm mến, ôn lại những kỉ niệm quá khứ và niểm hân hoan ân sủng đặc biệt trong những ngày xum họp hôm nay. Xen kẽ là những bài hát được ca sĩ Thanh Lan, Ngọc Huệ, Lý Mai Trang và Charlie Phạm trình bầy.
Buổi tiệc kết thúc nhưng lòng người còn man mác những cảm nghĩ ấn tượng vì buổi lễ được tổ chức thật long trọng và vĩ đại. Ai cũng trầm trồ khen ngợi tài ba tổ chức của Ban Chấp Hành giáo xứ Mẹ Việt Nam phối hợp với Đại gia đình đức ông Phanxicô và do lòng yêu mến và nhiệt tình của tất cả mọi người mà cuộc lễ đã diễn ra thật hết sức tốt đẹp.
"Đến muôn đời con vẫn cảm tạ hồng ân Chúa". Amen
Mừng Kim Khánh Linh Mục Đức Ông Phanxicô Phạm Văn Phương
Lời Chúc Mừng của Các Linh Mục Miền Đông Nam Hoa Kỳ
Sau khi nhận được thiệp mời của Đức Ông Phanxicô tham dự ngày trọng đại này vào cuối tuần 23 và 24, tháng tư tại Giáo Xứ Đức Mẹ Việt Nam nơi Đức Ông hiện vẫn còn làm việc mục vụ là Cha Sở, anh em linh mục miền Đông Nam dưới sự điều động của Cha Nguyễn Bá Thông và Cha Phạm Thanh Châu, tham dự mừng lễ kim khánh vào dịp đầu tuần từ chiều Thứ Hai cho tới trưa Thứ Tư, tức là từ ngày 18-20 vì đại đa số các ngài bận bịu công việc mục vụ tại các Giáo Xứ. Tất cả khoảng 15 Cha đến từ Florida, Tennessee, và North và South Carolina, tham dự trong dịp này, cộng thêm các Cha đang làm việc tại Tổng Giáo Phận Atlanta, làm thành nhóm 20 Cha.
Tuy không được mừng Kim Khánh 50 năm Linh Mục vào đúng ngày, Đức Ông và các Cha cũng có nhiều thời giờ gặp gỡ, chia sẻ hàn thuyên và tâm sự, nhất là cùng nhau tham dự những bữa ăn thân thiện tại Nhà Xứ. Nhất là các Cha cùng nhau dâng Thánh Lễ vào sáng Thứ Tư ngày 20 cùng với khoảng 80 người giáo dân tham dự hiệp ý cảm tạ Thiên Chúa đã thương gọi, chọn và hướng dẫn Đức Ông trong suốt 50 năm phục vụ Chúa và Hội Thánh tại Giáo Phận Xuân Lộc khoảng 10 năm, Việt Nam, cũng như tại Tổng Giáo Phận Atlanta, Hoa Kỳ khoảng 40 năm.
Các Linh Mục miền Đông Nam vẫn tự hào có những buổi tĩnh tâm chung với nhau ít nhất hai năm một lần tuỳ theo sự thu xếp mục vụ tại những địa điểm và thời gian thuận lợi để nhiều anh ẹm có thể tham dự. Riêng những lần tổ chức Ngân Khánh hoặc Kim Khánh, anh em cố gắng giữ truyền thống tốt đẹp này không những hiện diện chúc mừng và thắt chặt tinh thần nâng đỡ nhau trong sứ mạng phục vụ Chúa và Hội Thánh.
Đức Ông và mọi người trong Giáo Xứ cũng tỏ lòng ưu ái tiếp đón và khoản đãi anh em rất nồng hậu qua những bữa ăn thân thiện. Anh em Linh Mục Miền Đông Nam hết lòng cảm tạ và cầu chúc Đức Ông luôn hạnh phúc, bằng an, và nhất là sứ khỏe để bắt đầu bước sang giai đoạn mới của thời gian hưu trí.
(Xem thêm: Lời chúc mừng của LM tổng Tuyên Úy Phong trào thiếu Nhi Thánh Thể VN tại Hoa Kỳ)
Đôi Dòng Tiểu Sử Đức Ông Francis Phạm Văn Phương
- Sinh ngày 4-11-1939 tại Ninh Bình, miền Bắc Việt Nam.
- Năm 12 tuổi tu học tại Tiểu Chủng Viện Phúc Nhạc, Phát Diệm. Di cư vào Nam năm 15 tuổi và tiếp tục học tại Tiểu Chủng Viện Phát Diệm, Phú Nhuận, Sài Gòn.
- Năm 1958: học Triết tại Đại Chủng Viện Lê Bảo Tịnh, Gia Định, rồi học Thần Học tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse, Sài Gòn.
- Ngày 29 tháng 4 năm 1966 thụ phong Linh mục tại Vương Cung Thánh Đường Sài Gòn.
- Năm 1966-1967: Phó xứ Kẻ Sặt, Hố Nai, Biên Hòa, Giáo phận Xuân Lộc.
- Năm 1967-1972: Hiệu Trưởng trường Trung Học Thánh Monica, Gia Kiệm, Long Khánh, đồng thời kiêm nhiệm Phó xứ Kim Thượng, hạt Gia Kiệm, Xuân Lộc, và làm Tuyên Úy các hội đoàn
- Năm 1968: Tốt nghiệp Cử Nhân Giáo Khoa Triết Học Đông Phương và Tây Phương, tại Đại Học Văn Khoa Sài Gòn. Tốt nghiệp Bằng Rừng Hướng Đạo tại Trại Trưởng Tùng Nguyên Đà lạt.
- Năm 1969: Giám Đốc Học Chánh Giáo Phận Xuân Lộc, đặc trách các Trường Trung Học và Tiểu Học Công Giáo trong ba tỉnh Long Khánh, Biên Hòa, Phước Tuy và Thị Xã Vũng Tàu.
- Năm 1972: Được cử đi du học tại Hoa Kỳ, do Đức Cha Giuse Lê Văn Ấn.
- Năm 1973-1974: Phó xứ St. Margaret, rồi Sacred Heart, đồng thời theo học và tốt nghiệp cao Học Giáo Dục (MA) tại Fairfield University, Connecticut.
- Năm 1975: Tuyên Úy phục vụ người Việt Nam tị nạn đến Hoa Kỳ trong trại chuyển tiếp Indiantown Gap, Harrisburg, Pensylvania.
- Năm 1976: Đến Atlanta, Georgia, làm phó xứ tại Nhà thờ St. John the Evangelist, phục vụ người Việt và xây dựng Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại đây.
- Năm 1985: Tổng Tuyên Úy Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam tại Hoa Kỳ. Hiện nay, Phong Trào này có trên 23 ngàn đoàn viên và trên 2600 Huynh Trưởng các cấp.
- Năm 1986: Bắt đầu thực hiện giấc mơ thành lập Giáo xứ Đức Mẹ Việt Nam và xây dựng Thánh Đường riêng cho người Việt thờ phượng Chúa trong ngôn ngữ và phong tục quê hương.
- Năm 1989: Chính thức được đặt làm Cha Sở Họ Đạo Đức Mẹ Việt Nam tại Forest Park, Georgia.
- Năm 1991: Mừng Ngân Khánh 25 năm Linh Mục để tạ ơn Thiên Chúa đã ban muôn ơn phúc.
- Năm 1994: Được ân thưởng tước vị Đức Ông trong Tổng Giáo Phận Atlanta.
- Năm 1996: Tốt nghiệp Tiến Sĩ Mục Vụ và Cố Vấn do Viện Thần Học Quốc Tế,South Bend, Indiana, và được trao tặng Văn bằng Tiến Sĩ Thần Học danh dự năm 2006, vì nhiều năm phục vụ Cộng Đồng Việt nam tq5i Hoa Kỳ
- Năm 1997: Trở thành Cha Chánh xứ tiên khởi Giáo Xứ Đức Mẹ Việt Nam tạiRiverdale, Georgia.
- Năm 1998: Vấn Nguyền Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình Hải Ngoại.
- Năm 2001: Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ.
- Năm 2004: Được phong là Đại Diện Giám Mục nơi các Linh Mục Việt Nam trong TGP Atlanta.
- Năm 2006: Được trao tặng Văn Bằng Tiến Sĩ Thần Học danh dự do Viện Thần Học Quốc Tế, South Bend, Indiana, vì nhiều năm phục vụ người Việt Nam tại Hoa Kỳ. Tổ Chức Mừng Hồng Ngọc Khánh, kỷ niệm 40 năm Linh Mục để cảm tạ ơn Thiên Chúa.
- Năm 2010-2015: Tiếp tục xây dựng và phát triển Giáo xứ: đổi mới Nhà Thờ, Hội Trường, các cơ sở, xây thêm Pavilion.
- Năm 2016: Mừng Kim Khánh 50 năm Linh Mục, để cảm tạ Thiên Chúa và xin về nghỉ hưu trí.
Ban Tổ Chức Lễ Mừng Kim Khánh Đức Ông Francis Phạm Văn Phương
Ngày 23 và 24 tháng 4 năm 2016
I-Trưởng Ban Tổ Chức:
1-Ông bà cố Phạm Văn Tư (Đại diện gia đình Đức Ông Francis)
2-Ông Chủ tịch Đinh Đức Hạnh (Đại diện BTV/ Hội Đồng MV/GXÐMVN)
II-Ban Điều Hợp
-Thầy 6 Nguyễn Hòa Phú
-Anh Mai Hoàng Minh
III-Các Tiểu Ban
1/Truyền Thông và Kỷ Vật: Anh Nguyễn Tiến Hùng (phụ tá a/a: Hậu, Thắng, Thừa)
2/Phụng Vụ và Nghi Lễ: Sơ Thu-Cúc – Phụ tá: anh Trần Văn Kiệm
3/Chưởng Nghi: (MC Thánh Lễ) Linh Mục Bosco Nguyễn Đức Trí + Thầy John Huỳnh
4/Trống Chiêng: Ông Lê Bá Qưới và Phan Thanh Hiệp
5/Trang Trí: Anh Bùi Chiến Thắng
6/Chuyển Vận và Tham Quan: Anh Nguyễn Liên và Nguyễn Công Danh (LMTT)
7/Thanh: Anh Nguyễn Hưng
8/Văn Nghệ: Anh Lam Trường (cố vấn: a/a Thắng + Minh)
9/Hình ảnh và Video: Anh Ngô Bá Thừa và a/a: Lưu, Bầu, Thuận, Hải
10/SlideShow: Trưởng Đinh Thùy Linh (TNTT) – Kỹ thuật: anh Ngô Bá Bảo và cháu Thiện
11/Tiếp Tân: Cô 6 Hùng (Cô Mỹ)
12/Hướng Dẫn và Trật Tự: Ông Lê Văn Ngời
13/Ẩm Thực: Anh Mai Hoàng Minh (phụ tá: anh Đinh Đức Hạnh)
14/Kỹ Thuật: Anh Phan Thanh Hoàng
15/Tặng Vật: Anh Cao Thế Hùng và cô Phạm Cẩm Tuyền
16/Tài Chánh: Ông Nguyễn Minh Triệu và cô Bùi Vân
17/M C (Điều khiển Chương Trình Tổng Quát) a/a Minh Mai và Lam Trường.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Xem bầu cử đảng nhớ thời VNCH
Phạm Trần
10:22 27/04/2016
XEM BẦU CỬ ĐẢNG NHỚ THỜI VNCH
Bầu cử Quốc Hội XIV của đảng Cộng sản Việt Nam ngày 22 tháng 05 năm 2016 vẫn chỉ là thứ “đảng cử dân bầu” nên nỗi nhớ về một nền Dân chủ đã mất thời Việt Nam Cộng hòa lại dội về vào dịp 30 tháng 4 thứ 41 (1975-2016).
Nhưng không chỉ có bấy nhiêu. Người dân của nửa nước ở trong Nam còn nuối tiếc đã mất tự do và không còn được sống dân chủ với nền văn hóa và xã hội nhân bản như trước năm 1975. Người miền Nam cũng biết đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) chưa đòan kết được tòan dân, sau 41 năm chiếm Việt Nam Cộng hòa để thống nhất đầt nước. Vết thương chiến tranh do họ gây cho đồng bào cùng chung nòi giống vẫn còn đang rỉ máu trong lòng kẻ Bắc người Nam.
Vì vậy tình trạng bằng mặt mà chưa bằng lòng giữa dân và chính quyền đã lan rộng từng ngày. Người miền Nam vẫn coi mình bị người miền Bắc cai trị. Mối liên hệ máu thịt giữa đảng và dân lại càng nhạt nhòa vì sự cách biệt giầu nghèo giữa thành thị và nông thôn, vùng cao, vùng xa.
Phát triển kinh tế thiếu bền vững kéo dài vì thiếu khả năng tự lực. Chủ trương “đổi mới”, sau 30 năm, vẫn chỉ biết lệ thuộc phần lớn vào làm thuê cho nước ngoài nên đời sống người dân tiếp tục tụt hậu xa hơn các nước trong khu vực.
Báo cáo từ Việt Nam cho thấy: “ Mặc dù GDP (mức tăng trưởng)bình quân đầu người đã tăng 57 USD so với năm 2014, song Việt Nam vẫn tiếp tục nằm trong nhóm nước có thu nhập trung bình thấp và chỉ ngang bằng mức GDP bình quân đầu người của Malaysia năm 1988, của Thái Lan năm 1993, Indonesia năm 2008, Philippines năm 2010 và Hàn Quốc năm 1982.”
Như vậy, phải đến năm 2035 thì GDP bình quân đầu người của Việt Nam mới có thể đạt hơn 10.000 USD, tức là chỉ tương đương GDP/người của Malaysia hiện nay.
Đáng chú ý là khoảng cách GDP/người của Việt Nam ngày càng xa so với thế giới. Nếu như năm 1990 khoảng cách GDP/người của Việt Nam so với thế giới là 4.000 USD thì đến nay khoảng cách này đã tăng lên gấp đôi với 8000 USD. GDP/người của Việt Nam tăng lên mức trên 2.109 USD, nhưng GDP/người của thế giới tăng vượt lên mức trên 10.000 USD. Theo Cafef.vn, 27/12/2015)
Từ một nền kinh tế bị xói mòn bởi quốc nạn tham nhũng đã vô phương cứu chữa và sự bất lực không kiểm soát được lãng phí của nhà nước, nhân dân là thành phần bị thiệt thòi nhất trong xã hội nhưng không biết nhờ cậy vào ai.
QUỐC HỘI LÀM GÌ ?
Ở các nước dân chủ và tự do thì dân sẽ gõ cửa Quốc hội và đòi các đại biểu phải tìm giải pháp. Ngược lại ở Việt Nam thì vì việc gì cũng phải do đảng quyết định nên Quốc hội biến thành bù nhìn. Hầu hết Đại biểu Quốc hội là đảng viên nên không dám tự viết luật hay tự quyết định các giải pháp khi chưa có các cơ quan liên hệ của đảng và nhà nước đồng ý. Hơn nữa, một số không nhỏ cấp lãnh đạo bên Hành pháp và Tư pháp cũng là người Đại biểu Lập pháp nên không ai bảo được ai. Làm gì họ cũng sợ bứt giây động rừng và không dám cả gan “quân ta bắn quân mình” trước mặt Quốc hội.
Vì vậy từ Quốc hội khoá VI sau ngày thống nhất đất nước (1976-1981) cho đến Khoá 13 (2011-2016), cũng như các khóa trước đó, chỉ làm nhiệm vụ “đóng dấu” cho các quyết định của đảng.
Thậm chí có những vấn đề khẩn trương của đất nước như khi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền và chiếm biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông từ 1974 đến nay mà Quốc hội không dám có thái độ quyết liệt như dân đã yêu cầu chỉ vì Bộ Chính trị, cơ chế cầm cân nẩy mực toàn diện, sợ chạm đến chân lông Bắc Kinh ! Vì vậy, Khóa Quốc hội XIV sẽ không làm được gì hơn 13 Khóa trước.
Chỉ vài chuyện nhỏ thôi cũng thấy cái gọi là Quốc hội của Nhà nước Cộng sản Việt Nam không sao bám được gót chân của các Khóa Quốc hội dưới thời Đệ I và Đệ II của Việt Nam Cộng hòa (VNCH) trước năm 1975.
Quốc hội thời VNCH được bầu lên bởi dân, do dân và vì dân thật sự qua các chu kỳ tự do ứng cử, tự do vận động tranh cử và tự do bầu cử mà không phải vượt qua bất cứ hình thức lấy ý kiến nào của cử tri, chỗ làm hay phải qua cầu gọi là “hiệp thương” để chọn người nhà nước muốn !
Ngược lại, cũng như những lần gọi là bầu cử trước, đảng CSVN đã dành quyền tổ chức bầu cử ngày 22/05/2016 cho Hội đồng Bầu cử Quốc gia do Quốc hội (của đảng) thành lập. Hội đồng này gồm có “21 thành viên là thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Quốc hội và Chính phủ, có nhiều nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức, lãnh đạo cuộc bầu cử trong cả nước, kiểm tra, đôn đốc việc thi hành các quy định pháp luật về bầu cử Quốc hội.”
Mặt trận Tổ quốc, tổ chức ngọai vi của đảng, còn có quyền: ”Tổ chức hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; tham gia giám sát việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.”
Như thế là đảng vừa đá bóng vừa thổi còi còn gì nữa ? Người dân chỉ phải “diễn trò bỏ phiếu” cho người đảng muốn, công khai hay đã được cán bộ rỉ tai từ trước, nên kết qủa thông thường là tốt đẹp và đắc cử trên 90%.
TIÊU CHUẨN THẬT VÀ GỈA
Nhưng để cho thêm phần long trọng và giúp cho Tổng Bí thư đảng tái cử khóa XII Nguyễn Phú Trọng phấn khởi, Luật Tổ chức Quốc Hội (57/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014) đã đòi hỏi ứng cử viên phải:
1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.
4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.
5. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.”
Vào ngày 2-2-2016, ông Trọng còn nói thêm ý riêng rằng cần phải: Lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu, có đức, có tài, xứng đáng đại diện cho nhân dân tại Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.”
Các tiêu chuẩn này nghe qua đều đúng đứt đuôi con nòng nọc, nhưng có mục Ứng cử viên phải kê khai tài sản để chứng minh không tham nhũng thì không thấy cơ quan nào công bố cho dân biết.
Chuyện này cũng không mới vì từ năm 2007, khi lệnh kê khai bắt đầu, có bao giờ đảng phổ biến cho dân biết đâu. Người dân thường kháo với nhau “truyền thống của đảng là thế”, chỉ làm cho có hình thức thôi nên không ai dám thắc mắc.
Bằng chứng là ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng - Thanh tra Chính phủ đã tuyên bố ngày 16/12/2015: “Kê khai tài sản đang là hình thức”
Báo trong nước viết:”Thống kê mới nhất của Thanh tra Chính phủ (TTCP) về kê khai tài sản từ năm 2007 đến 2014 cho biết đã có trên 5,55 triệu lượt kê khai, xác minh được 2.632 trường hợp...
Tuy nhiên, số người sau kê khai bị phát hiện vi phạm, bị xử lý kỷ luật chỉ đếm trên đầu ngón tay. Cụ thể, từ năm 2007-2014, chỉ có... 18 cán bộ bị xử lý kỷ luật vì kê khai không trung thực. Trong đó, năm 2009 kỷ luật 3 người, năm 2010 cao nhất với 9 người, còn lại năm 2013 và 2014 mỗi năm 3 người.”
Như vậy thì tiến trình bầu cử của đảng CSVN có đúng là của dân, do dân và vì dân không hay nó đích thực là thứ “đảng cử dân bầu” ?
Trước những chê bôi bầu cử như thế là dân chủ gỉa hiệu của nhiều giới từ trong nước ra hải ngọai, Báo Quân đội Nhân dân đã phản bác và bênh vực cho phương pháp tổ chức của đảng. Báo này nói việc tổ chức bầu cử “đang bị một số người bóp méo, xuyên tạc đến mức thô thiển” ? (QĐND, 25/04/2016)
Bài viết lập luận: “Trước hết, để không sa vào ma trận xuyên tạc, cần khẳng định ngay rằng, cách gọi “Đảng cử dân bầu” có phần nôm na, chưa phản ảnh đúng hoàn toàn nội dung, phương thức Đảng lãnh đạo bầu cử. Trên thực tế, theo Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân hiện hành, số lượng, cơ cấu, thành phần, nhân sự ứng cử, đề cử đại biểu Quốc hội và HĐND được xác lập theo một quy trình chặt chẽ, đúng pháp luật, do các cơ quan bầu cử, tổ chức chính trị, xã hội khác nhau thực hiện, triển khai, hoàn toàn không phải chỉ do “Đảng cử” rồi “dân bầu” như cách hiểu cơ học, máy móc ai đó nêu ra.”
Lạ chưa, tất cả mọi chuyện liên quan đến tổ chức bầu cử, từ việc cơ cấu người của Trung ương gồm Bộ Chính trị,các Cơ quan nhà nước, Tổ chức của đảng đến việc chọn ứng cử viên cho các đơn vị bầu cử đều do Quốc hội phân chia rồi Mặt trận Tổ quốc bầy trò “hiệp thương” lấy người cho ra thì không phải “do đảng” làm thì ai làm ?
Theo lời Chánh văn phòng Hội đồng bầu cử Quốc gia Nguyễn Hạnh Phúc ( Tổng thư ký Quốc hội Khóa XIII), Mặt trận Tổ quốc đã chọn xong 870 Ứng cử viên Quốc hội khoá XIV gồm 11 người tự ứng cử, 97 người ngoài Đảng, 339 người là phụ nữ, 204 ngươi dân tộc thiểu số, 168 người tái cử và 268 người dưới 40 tuổi. Không có ứng cử viên “Việt kiều” nào được chui đầu vào trò xiếc bầu cử này.
Số Đại biểu được chọn sẽ là 500 người, nhưng ưu tiên được đảng “đặt đâu dân bầu đó” đã quy họach xong từ trước ngày bầu cử cho tất cả 19 Ủy viên Bộ Chính trị, đứng đầu là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ông Trọng là một trong số 4 Lãnh đạo chủ chốt, đã được bố trí ứng cử tại đơn vị bầu cử số 1 TP Hà Nội, gồm quận Ba Đình, Hoàn Kiếm và Tây Hồ.
Kế đến là Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ứng cử tại đơn vị bầu cử số 1, TP Cần Thơ, gồm quận Ninh Kiều, Cái Răng, và huyện Phong Điền.
Người thứ ba là Chủ tịch nước Trần Đại Quang ứng cử tại đơn vị bầu cử số 1 TP HCM, gồm quận 1, quận 3 và quận 4.
Và thứ tư là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ứng cử tại đơn vị bầu cử số 3, TP Hải Phòng gồm quận Kiến An, Đồ Sơn và các huyện An Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo.
15 Ủy viên Bộ Chính trị còn lại từ Thường trực Ban bí thư Đinh Thế Huynh cho đến Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng cũng đã được chia ghế từ Bắc vào Nam.
Như vậy thì bầu cử làm gì cho tốn tiền và phí phạm thời giờ vàng ngọc của dân ? Nhân dân cũng muốn thách đố xem có đơn vị bầu cử nào nào dám đánh trượt người của Bộ Chính trị không để chứng minh cho câu nói “dân chủ thế này là cùng, không thể dân chủ hơn” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 18/1/2016 ?
Ngặt nỗi đảng đã mắc bệnh đãng trí nên quen chứng nói trước quên sau. Chính báo QĐND cũng đã viết ngày 25/4 (2016):” Nghị quyết số 1135/2016/UBTVQH13, ngày 22-1-2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa XIV, quy định chi tiết phân bổ ứng cử viên tới từng bộ, ngành, địa phương, người trong Đảng và ngoài Đảng.”
Nhưng báo này đã ma mãnh tìm cách đánh lừa dư luận qua mánh khoé tách vai trò Tổ chức, chọn người và giám sát bầu cử của Mặt trận Tổ quốc, một cơ quan chính trị ngọai vi của đảng, ra khỏi sự lãnh đạo của đảng. QĐND thanh minh khờ khạo rằng: ”Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; tham gia giám sát việc bầu cử… Rõ ràng ở đây, không thấy có quy định nào nêu liên quan đến vai trò của tổ chức đảng hay cho phép Đảng “đạo diễn”, “lũng đoạn” bầu cử.”
Nếu không “đạo diễn”, không ” lũng đoạn bầu cử” thì tại sao Mặt trận Tổ quốc địa phương đã kéo công an, gia đình họ và những cư dân lạ mặt đến tham gia các cuộc đấu tố các ứng cự viên tự do để loại họ ?
Tiêu biểu trong số nạn nhân có những người nổi tiếng như Tiến sỹ Nguyễn Quang A, Tiêc sỹ Nguyễn Xuâ Diện, Nhà Thơ Bùi Minh Quốc, thầy Đỗ Việt Khoa (một thời nổi tiếng là “Người Đương thời” vì đã có công tố cáo gian lận thi cử và tham nhũng trong Học đường) và Nhà báo tự do Nguyễn Tường Thụy.
MẶT THẬT-MẶT GỈA
Bằng chứng đảng đạo diễn bầu cử đã được Nhà báo tự do (Blogger) Ngô Thanh Tú phản qua lời nói thật của ông Hồ Ngọc Nhuận, nguyên Dân biểu đối lập (nhưng ngấm ngầm thân Việt Cộng) thời Đệ II VNCH.
Ông Nhuậm cũng từng là phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong Chính quyền Cộng sản ở Sài Gòn sau năm 1975.
Ông nói:”Tự ứng cử thì cứ tự thôi nhưng có lọt vô danh sách 'bầu' hay không là do họ vì cho dù ai ứng cử thì vẫn phải theo luật của họ. Nếu họ không loại anh được ở nơi làm việc (bỏ phiếu tín nhiệm) thì họ loại anh ở tổ dân phố; nói là tổ dân phố nhưng mời ai là do họ, tùy họ muốn đánh hay ủng hộ anh. Ngay cả khi được đưa vào danh sách thì để trúng hay để làm quân xanh là cũng do họ hết". (Facebook Ngô Thanh Tú, 31/03/2016)
Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, dù trong chiến tranh nhưng không làm gì có các trò ma bùn và lạc hậu này. Câu nói “đảng lãnh đạo bầu cử nhưng không làm thay” chỉ đúng nếu các cơ quan được trao trách nhiệm làm thay đảng không phải của đảng, do đảng và vì đảng mà làm như từ mấy chục năm qua.
Các Đại biểu Quốc hội thời VNCH, cả đối lập, độc lập và thân Chính phủ đều đã có những đóng góp lập pháp gía trị lịch sử trong tất cả mọi lĩnh vực từ chính trị, kinh tế cho đến văn hoá và xã hội.
Vì vậy trong suốt 20 năm, dù phải hy sinh xương máu để bảo vệ chế độ chống lại cuộc xâm lăng của đảng CSVN từ miền Bắc được Nga-Tầu và Cộng sản Quốc tế đứng sau yểm trợ thúc đẩy, nhân dân miền Nam vẫn nghiêm túc thi hành luật pháp để xây dựng và củng cố nề nếp sinh họat của một Chế độ Dân chủ Pháp trị.
Các Dân biểu và Nghị sỹ thời VNCH đã tranh luận thẳng thắn, đôi khi gay gắt và chỉ trích Chính phủ không tiếc lời, hoặc xa hơn còn mở các cuộc điều tra, đề nghị cách chức các viên chức Hành pháp và Tư pháp phạm pháp luật.
Ngược lại thì như lịch sử “vàng son” của Quốc hội nhà nước CSVN đã chứng minh, trong tất cả các khóa Quốc hội chỉ có một số rất nhỏ, chừng dưới 20 người trong tổng số 500 Đại biểu hay ít hơn, đã dám chất vấn Thủ tướng hay các thành viên của Chính phủ khi họ ra điều trần trước Quốc hội. Số đông còn lại chỉ biết “ngồi chơi xơi nước” hay “ngậm miệng ăn tiền dân”. Tệ hại hơn, không thiếu Đại biểu “mở Ipad chơi game” hay làm việc riêng cho hết giờ rồi đi mánh mung hay chạy áp phe.
Thậm chí có rất nhiều Đại biểu đã “tịnh khẩu” trong suốt nhiệm kỳ dài 5 năm mà cử tri không dám đòi họ từ chức thì chỉ có ở Việt Nam thời Cộng sản mới có một Quốc hội “của dân, do dân và vì dân” tốt đến thế.
Đặc biệt hơn, tất cả các Đại biểu của cơ quan quyền lực cao nhất nước là Quốc hội không bao giờ dám chạm đến chân lông Tổng Bí thư đảng, dù người này cũng là Đại biểu Quốc hội. Hễ nhìn thấy ông ta, dù đang tại chức hay đã nghỉ hưu, là cả đám Đại biểu tỏ ra khiêm cung lễ phép không dám tỏ ra thiếu thân thiện.
Thế mới biết trong chế độ Cộng sản độc quyền ở Việt Nam thì người dân chả có việc gì phải làm, mọi việc đã có Quốc hội và nhà nước lo.
Sướng thật ! -/-
Phạm Trần
(04/016)
Bầu cử Quốc Hội XIV của đảng Cộng sản Việt Nam ngày 22 tháng 05 năm 2016 vẫn chỉ là thứ “đảng cử dân bầu” nên nỗi nhớ về một nền Dân chủ đã mất thời Việt Nam Cộng hòa lại dội về vào dịp 30 tháng 4 thứ 41 (1975-2016).
Nhưng không chỉ có bấy nhiêu. Người dân của nửa nước ở trong Nam còn nuối tiếc đã mất tự do và không còn được sống dân chủ với nền văn hóa và xã hội nhân bản như trước năm 1975. Người miền Nam cũng biết đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) chưa đòan kết được tòan dân, sau 41 năm chiếm Việt Nam Cộng hòa để thống nhất đầt nước. Vết thương chiến tranh do họ gây cho đồng bào cùng chung nòi giống vẫn còn đang rỉ máu trong lòng kẻ Bắc người Nam.
Vì vậy tình trạng bằng mặt mà chưa bằng lòng giữa dân và chính quyền đã lan rộng từng ngày. Người miền Nam vẫn coi mình bị người miền Bắc cai trị. Mối liên hệ máu thịt giữa đảng và dân lại càng nhạt nhòa vì sự cách biệt giầu nghèo giữa thành thị và nông thôn, vùng cao, vùng xa.
Phát triển kinh tế thiếu bền vững kéo dài vì thiếu khả năng tự lực. Chủ trương “đổi mới”, sau 30 năm, vẫn chỉ biết lệ thuộc phần lớn vào làm thuê cho nước ngoài nên đời sống người dân tiếp tục tụt hậu xa hơn các nước trong khu vực.
Báo cáo từ Việt Nam cho thấy: “ Mặc dù GDP (mức tăng trưởng)bình quân đầu người đã tăng 57 USD so với năm 2014, song Việt Nam vẫn tiếp tục nằm trong nhóm nước có thu nhập trung bình thấp và chỉ ngang bằng mức GDP bình quân đầu người của Malaysia năm 1988, của Thái Lan năm 1993, Indonesia năm 2008, Philippines năm 2010 và Hàn Quốc năm 1982.”
Như vậy, phải đến năm 2035 thì GDP bình quân đầu người của Việt Nam mới có thể đạt hơn 10.000 USD, tức là chỉ tương đương GDP/người của Malaysia hiện nay.
Đáng chú ý là khoảng cách GDP/người của Việt Nam ngày càng xa so với thế giới. Nếu như năm 1990 khoảng cách GDP/người của Việt Nam so với thế giới là 4.000 USD thì đến nay khoảng cách này đã tăng lên gấp đôi với 8000 USD. GDP/người của Việt Nam tăng lên mức trên 2.109 USD, nhưng GDP/người của thế giới tăng vượt lên mức trên 10.000 USD. Theo Cafef.vn, 27/12/2015)
Từ một nền kinh tế bị xói mòn bởi quốc nạn tham nhũng đã vô phương cứu chữa và sự bất lực không kiểm soát được lãng phí của nhà nước, nhân dân là thành phần bị thiệt thòi nhất trong xã hội nhưng không biết nhờ cậy vào ai.
QUỐC HỘI LÀM GÌ ?
Ở các nước dân chủ và tự do thì dân sẽ gõ cửa Quốc hội và đòi các đại biểu phải tìm giải pháp. Ngược lại ở Việt Nam thì vì việc gì cũng phải do đảng quyết định nên Quốc hội biến thành bù nhìn. Hầu hết Đại biểu Quốc hội là đảng viên nên không dám tự viết luật hay tự quyết định các giải pháp khi chưa có các cơ quan liên hệ của đảng và nhà nước đồng ý. Hơn nữa, một số không nhỏ cấp lãnh đạo bên Hành pháp và Tư pháp cũng là người Đại biểu Lập pháp nên không ai bảo được ai. Làm gì họ cũng sợ bứt giây động rừng và không dám cả gan “quân ta bắn quân mình” trước mặt Quốc hội.
Vì vậy từ Quốc hội khoá VI sau ngày thống nhất đất nước (1976-1981) cho đến Khoá 13 (2011-2016), cũng như các khóa trước đó, chỉ làm nhiệm vụ “đóng dấu” cho các quyết định của đảng.
Thậm chí có những vấn đề khẩn trương của đất nước như khi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền và chiếm biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông từ 1974 đến nay mà Quốc hội không dám có thái độ quyết liệt như dân đã yêu cầu chỉ vì Bộ Chính trị, cơ chế cầm cân nẩy mực toàn diện, sợ chạm đến chân lông Bắc Kinh ! Vì vậy, Khóa Quốc hội XIV sẽ không làm được gì hơn 13 Khóa trước.
Chỉ vài chuyện nhỏ thôi cũng thấy cái gọi là Quốc hội của Nhà nước Cộng sản Việt Nam không sao bám được gót chân của các Khóa Quốc hội dưới thời Đệ I và Đệ II của Việt Nam Cộng hòa (VNCH) trước năm 1975.
Quốc hội thời VNCH được bầu lên bởi dân, do dân và vì dân thật sự qua các chu kỳ tự do ứng cử, tự do vận động tranh cử và tự do bầu cử mà không phải vượt qua bất cứ hình thức lấy ý kiến nào của cử tri, chỗ làm hay phải qua cầu gọi là “hiệp thương” để chọn người nhà nước muốn !
Ngược lại, cũng như những lần gọi là bầu cử trước, đảng CSVN đã dành quyền tổ chức bầu cử ngày 22/05/2016 cho Hội đồng Bầu cử Quốc gia do Quốc hội (của đảng) thành lập. Hội đồng này gồm có “21 thành viên là thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Quốc hội và Chính phủ, có nhiều nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức, lãnh đạo cuộc bầu cử trong cả nước, kiểm tra, đôn đốc việc thi hành các quy định pháp luật về bầu cử Quốc hội.”
Mặt trận Tổ quốc, tổ chức ngọai vi của đảng, còn có quyền: ”Tổ chức hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; tham gia giám sát việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.”
Như thế là đảng vừa đá bóng vừa thổi còi còn gì nữa ? Người dân chỉ phải “diễn trò bỏ phiếu” cho người đảng muốn, công khai hay đã được cán bộ rỉ tai từ trước, nên kết qủa thông thường là tốt đẹp và đắc cử trên 90%.
TIÊU CHUẨN THẬT VÀ GỈA
Nhưng để cho thêm phần long trọng và giúp cho Tổng Bí thư đảng tái cử khóa XII Nguyễn Phú Trọng phấn khởi, Luật Tổ chức Quốc Hội (57/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014) đã đòi hỏi ứng cử viên phải:
1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.
4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.
5. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.”
Vào ngày 2-2-2016, ông Trọng còn nói thêm ý riêng rằng cần phải: Lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu, có đức, có tài, xứng đáng đại diện cho nhân dân tại Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.”
Các tiêu chuẩn này nghe qua đều đúng đứt đuôi con nòng nọc, nhưng có mục Ứng cử viên phải kê khai tài sản để chứng minh không tham nhũng thì không thấy cơ quan nào công bố cho dân biết.
Chuyện này cũng không mới vì từ năm 2007, khi lệnh kê khai bắt đầu, có bao giờ đảng phổ biến cho dân biết đâu. Người dân thường kháo với nhau “truyền thống của đảng là thế”, chỉ làm cho có hình thức thôi nên không ai dám thắc mắc.
Bằng chứng là ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng - Thanh tra Chính phủ đã tuyên bố ngày 16/12/2015: “Kê khai tài sản đang là hình thức”
Báo trong nước viết:”Thống kê mới nhất của Thanh tra Chính phủ (TTCP) về kê khai tài sản từ năm 2007 đến 2014 cho biết đã có trên 5,55 triệu lượt kê khai, xác minh được 2.632 trường hợp...
Tuy nhiên, số người sau kê khai bị phát hiện vi phạm, bị xử lý kỷ luật chỉ đếm trên đầu ngón tay. Cụ thể, từ năm 2007-2014, chỉ có... 18 cán bộ bị xử lý kỷ luật vì kê khai không trung thực. Trong đó, năm 2009 kỷ luật 3 người, năm 2010 cao nhất với 9 người, còn lại năm 2013 và 2014 mỗi năm 3 người.”
Như vậy thì tiến trình bầu cử của đảng CSVN có đúng là của dân, do dân và vì dân không hay nó đích thực là thứ “đảng cử dân bầu” ?
Trước những chê bôi bầu cử như thế là dân chủ gỉa hiệu của nhiều giới từ trong nước ra hải ngọai, Báo Quân đội Nhân dân đã phản bác và bênh vực cho phương pháp tổ chức của đảng. Báo này nói việc tổ chức bầu cử “đang bị một số người bóp méo, xuyên tạc đến mức thô thiển” ? (QĐND, 25/04/2016)
Bài viết lập luận: “Trước hết, để không sa vào ma trận xuyên tạc, cần khẳng định ngay rằng, cách gọi “Đảng cử dân bầu” có phần nôm na, chưa phản ảnh đúng hoàn toàn nội dung, phương thức Đảng lãnh đạo bầu cử. Trên thực tế, theo Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân hiện hành, số lượng, cơ cấu, thành phần, nhân sự ứng cử, đề cử đại biểu Quốc hội và HĐND được xác lập theo một quy trình chặt chẽ, đúng pháp luật, do các cơ quan bầu cử, tổ chức chính trị, xã hội khác nhau thực hiện, triển khai, hoàn toàn không phải chỉ do “Đảng cử” rồi “dân bầu” như cách hiểu cơ học, máy móc ai đó nêu ra.”
Lạ chưa, tất cả mọi chuyện liên quan đến tổ chức bầu cử, từ việc cơ cấu người của Trung ương gồm Bộ Chính trị,các Cơ quan nhà nước, Tổ chức của đảng đến việc chọn ứng cử viên cho các đơn vị bầu cử đều do Quốc hội phân chia rồi Mặt trận Tổ quốc bầy trò “hiệp thương” lấy người cho ra thì không phải “do đảng” làm thì ai làm ?
Theo lời Chánh văn phòng Hội đồng bầu cử Quốc gia Nguyễn Hạnh Phúc ( Tổng thư ký Quốc hội Khóa XIII), Mặt trận Tổ quốc đã chọn xong 870 Ứng cử viên Quốc hội khoá XIV gồm 11 người tự ứng cử, 97 người ngoài Đảng, 339 người là phụ nữ, 204 ngươi dân tộc thiểu số, 168 người tái cử và 268 người dưới 40 tuổi. Không có ứng cử viên “Việt kiều” nào được chui đầu vào trò xiếc bầu cử này.
Số Đại biểu được chọn sẽ là 500 người, nhưng ưu tiên được đảng “đặt đâu dân bầu đó” đã quy họach xong từ trước ngày bầu cử cho tất cả 19 Ủy viên Bộ Chính trị, đứng đầu là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ông Trọng là một trong số 4 Lãnh đạo chủ chốt, đã được bố trí ứng cử tại đơn vị bầu cử số 1 TP Hà Nội, gồm quận Ba Đình, Hoàn Kiếm và Tây Hồ.
Kế đến là Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ứng cử tại đơn vị bầu cử số 1, TP Cần Thơ, gồm quận Ninh Kiều, Cái Răng, và huyện Phong Điền.
Người thứ ba là Chủ tịch nước Trần Đại Quang ứng cử tại đơn vị bầu cử số 1 TP HCM, gồm quận 1, quận 3 và quận 4.
Và thứ tư là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ứng cử tại đơn vị bầu cử số 3, TP Hải Phòng gồm quận Kiến An, Đồ Sơn và các huyện An Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo.
15 Ủy viên Bộ Chính trị còn lại từ Thường trực Ban bí thư Đinh Thế Huynh cho đến Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng cũng đã được chia ghế từ Bắc vào Nam.
Như vậy thì bầu cử làm gì cho tốn tiền và phí phạm thời giờ vàng ngọc của dân ? Nhân dân cũng muốn thách đố xem có đơn vị bầu cử nào nào dám đánh trượt người của Bộ Chính trị không để chứng minh cho câu nói “dân chủ thế này là cùng, không thể dân chủ hơn” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 18/1/2016 ?
Ngặt nỗi đảng đã mắc bệnh đãng trí nên quen chứng nói trước quên sau. Chính báo QĐND cũng đã viết ngày 25/4 (2016):” Nghị quyết số 1135/2016/UBTVQH13, ngày 22-1-2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa XIV, quy định chi tiết phân bổ ứng cử viên tới từng bộ, ngành, địa phương, người trong Đảng và ngoài Đảng.”
Nhưng báo này đã ma mãnh tìm cách đánh lừa dư luận qua mánh khoé tách vai trò Tổ chức, chọn người và giám sát bầu cử của Mặt trận Tổ quốc, một cơ quan chính trị ngọai vi của đảng, ra khỏi sự lãnh đạo của đảng. QĐND thanh minh khờ khạo rằng: ”Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; tham gia giám sát việc bầu cử… Rõ ràng ở đây, không thấy có quy định nào nêu liên quan đến vai trò của tổ chức đảng hay cho phép Đảng “đạo diễn”, “lũng đoạn” bầu cử.”
Nếu không “đạo diễn”, không ” lũng đoạn bầu cử” thì tại sao Mặt trận Tổ quốc địa phương đã kéo công an, gia đình họ và những cư dân lạ mặt đến tham gia các cuộc đấu tố các ứng cự viên tự do để loại họ ?
Tiêu biểu trong số nạn nhân có những người nổi tiếng như Tiến sỹ Nguyễn Quang A, Tiêc sỹ Nguyễn Xuâ Diện, Nhà Thơ Bùi Minh Quốc, thầy Đỗ Việt Khoa (một thời nổi tiếng là “Người Đương thời” vì đã có công tố cáo gian lận thi cử và tham nhũng trong Học đường) và Nhà báo tự do Nguyễn Tường Thụy.
MẶT THẬT-MẶT GỈA
Bằng chứng đảng đạo diễn bầu cử đã được Nhà báo tự do (Blogger) Ngô Thanh Tú phản qua lời nói thật của ông Hồ Ngọc Nhuận, nguyên Dân biểu đối lập (nhưng ngấm ngầm thân Việt Cộng) thời Đệ II VNCH.
Ông Nhuậm cũng từng là phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong Chính quyền Cộng sản ở Sài Gòn sau năm 1975.
Ông nói:”Tự ứng cử thì cứ tự thôi nhưng có lọt vô danh sách 'bầu' hay không là do họ vì cho dù ai ứng cử thì vẫn phải theo luật của họ. Nếu họ không loại anh được ở nơi làm việc (bỏ phiếu tín nhiệm) thì họ loại anh ở tổ dân phố; nói là tổ dân phố nhưng mời ai là do họ, tùy họ muốn đánh hay ủng hộ anh. Ngay cả khi được đưa vào danh sách thì để trúng hay để làm quân xanh là cũng do họ hết". (Facebook Ngô Thanh Tú, 31/03/2016)
Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, dù trong chiến tranh nhưng không làm gì có các trò ma bùn và lạc hậu này. Câu nói “đảng lãnh đạo bầu cử nhưng không làm thay” chỉ đúng nếu các cơ quan được trao trách nhiệm làm thay đảng không phải của đảng, do đảng và vì đảng mà làm như từ mấy chục năm qua.
Các Đại biểu Quốc hội thời VNCH, cả đối lập, độc lập và thân Chính phủ đều đã có những đóng góp lập pháp gía trị lịch sử trong tất cả mọi lĩnh vực từ chính trị, kinh tế cho đến văn hoá và xã hội.
Vì vậy trong suốt 20 năm, dù phải hy sinh xương máu để bảo vệ chế độ chống lại cuộc xâm lăng của đảng CSVN từ miền Bắc được Nga-Tầu và Cộng sản Quốc tế đứng sau yểm trợ thúc đẩy, nhân dân miền Nam vẫn nghiêm túc thi hành luật pháp để xây dựng và củng cố nề nếp sinh họat của một Chế độ Dân chủ Pháp trị.
Các Dân biểu và Nghị sỹ thời VNCH đã tranh luận thẳng thắn, đôi khi gay gắt và chỉ trích Chính phủ không tiếc lời, hoặc xa hơn còn mở các cuộc điều tra, đề nghị cách chức các viên chức Hành pháp và Tư pháp phạm pháp luật.
Ngược lại thì như lịch sử “vàng son” của Quốc hội nhà nước CSVN đã chứng minh, trong tất cả các khóa Quốc hội chỉ có một số rất nhỏ, chừng dưới 20 người trong tổng số 500 Đại biểu hay ít hơn, đã dám chất vấn Thủ tướng hay các thành viên của Chính phủ khi họ ra điều trần trước Quốc hội. Số đông còn lại chỉ biết “ngồi chơi xơi nước” hay “ngậm miệng ăn tiền dân”. Tệ hại hơn, không thiếu Đại biểu “mở Ipad chơi game” hay làm việc riêng cho hết giờ rồi đi mánh mung hay chạy áp phe.
Thậm chí có rất nhiều Đại biểu đã “tịnh khẩu” trong suốt nhiệm kỳ dài 5 năm mà cử tri không dám đòi họ từ chức thì chỉ có ở Việt Nam thời Cộng sản mới có một Quốc hội “của dân, do dân và vì dân” tốt đến thế.
Đặc biệt hơn, tất cả các Đại biểu của cơ quan quyền lực cao nhất nước là Quốc hội không bao giờ dám chạm đến chân lông Tổng Bí thư đảng, dù người này cũng là Đại biểu Quốc hội. Hễ nhìn thấy ông ta, dù đang tại chức hay đã nghỉ hưu, là cả đám Đại biểu tỏ ra khiêm cung lễ phép không dám tỏ ra thiếu thân thiện.
Thế mới biết trong chế độ Cộng sản độc quyền ở Việt Nam thì người dân chả có việc gì phải làm, mọi việc đã có Quốc hội và nhà nước lo.
Sướng thật ! -/-
Phạm Trần
(04/016)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Nguyên Văn Tông Huấn Amoris Laetitia của Đức Phanxicô (các số 217-238)
Vũ Văn An
01:38 27/04/2016
Chương Sáu: Một Số Viễn Ảnh Mục Vụ (tiếp theo)
Đồng hành trong các năm đầu đời hôn nhân
217. Điều quan trọng là phải coi hôn nhân như một vấn đề yêu thương, mà chỉ những ai tự do chọn lựa và yêu thương nhau mới nên kết hôn. Khi lòng yêu thương chỉ là chuyện lôi cuốn thể lý hay âu yếm mơ hồ mà thôi, thì hai người phối ngẫu sẽ rất dễ bị thương tổn khi sự âu yếm nhạt phai hay khi lôi cuốn thể lý suy giảm. Vì việc này thường rất hay xẩy ra, nên điều càng chủ yếu là cặp vợ chồng cần được giúp đỡ trong những năm tháng đầu đời hôn nhân để họ phong phú hóa và thâm hậu hóa quyết định đầy ý thức và tự do giữ lòng chung thủy và yêu thương nhau suốt đời. Thời kỳ đính hôn thường không dài đủ, vì một số lý do nào đó, quyết định đã được đưa ra vội vàng, và điều càng gây vấn đề hơn nữa là khi cặp đính hôn chưa đủ chín chắn. Thành thử, các cặp mới cưới cần hoàn tất diễn trình đáng lý nên được diễn ra trong lúc đính hôn.
218. Một thách thức lớn lao nữa của hôn nhân là giúp cặp vợ chồng hiểu rõ ràng rằng hôn nhân không phải là một điều đã xẩy một lần là xẩy ra mãi mãi. Đã đành, sự kết hợp của họ có thực chất và không thể phản hồi, được củng cố và thánh hiến bởi bí tích hôn phối. Ấy thế nhưng khi kết hợp hai cuộc đời của họ với nhau, vợ chồng đảm nhiệm một vai trò tích cực và đầy sáng tạo trong một dự án kéo dài suốt đời. Cái nhìn của họ lúc này phải hướng về tương lai, một tương lai mà ngày nào họ cũng được kêu gọi phải xây dựng, với sự trợ giúp của ơn thánh. Chính vì lý do này, không ai trong hai người có thể mong chờ ở người kia phải hoàn hảo. Mỗi người phải để qua một bên mọi ảo tưởng và biết chấp nhận người kia trong con người thực của họ: một sản phẩm chưa hoàn tất, vẫn cần được lớn lên, một công trình còn đang diễn tiến. Thái độ nằng nặc đòi phê phán người bạn đời của mình là dấu hiệu cho thấy họ đã không bước vào cuộc hôn nhân như bước vào một dự án cần cùng nhau thể hiện, một cách kiên nhẫn, có hiểu biết, khoan dung và đại lượng. Từ từ nhưng chắc chắn, lòng yêu thương trong những lúc như thế sẽ nhường bước cho những tra vấn và chỉ trích khôn nguôi, nằm lỳ ở những điểm tốt xấu của người kia, ra tối hậu thư và chỉ hăm hở với hết cạnh tranh này tới tự biện hộ khác. Những lúc như thế, họ tự chứng tỏ không còn khả năng giúp nhau bồi đắp một cuộc kết hợp trưởng thành. Sự kiện này cần được trình bầy một cách thật thực tiễn cho cặp vợ chồng ngay từ đầu đời hôn nhân để họ nắm vững được rằng ngày cưới “mới chỉ là ngày khởi đầu”. Khi nói “thưa có”, họ đã khởi đầu một cuộc hành trình đòi họ phải vượt qua mọi trở ngại ở trên đường để đạt cho được mục tiêu của họ. Sự chúc hôn mà họ nhận lãnh là một ơn thánh và một khích lệ để họ lên đường. Họ chỉ có thể có lợi nếu biết ngồi xuống và thảo luận với nhau cách làm thế nào để đưa ra kế hoạch cụ thể nhằm đạt được mục tiêu của mình.
219. Tôi xin nhắc lại một câu nói xưa: nước lặng trở thành nước tù, không tốt cho bất cứ điều chi. Trong những năm đầu đời hôn nhân, nếu trải nghiệm yêu thương của vợ chồng trở nên tù túng, nó sẽ mất hết nét hào hứng vốn phải là lực đẩy của nó. Lòng yêu thương trẻ trung cần tiếp tục nhẩy múa hướng về tương lai đầy hy vọng. Hy vọng là chất men mà, trong các năm đầu đời đính hôn và kết hôn, đã làm người ta có khả năng biết nhìn quá bên kia tranh luận, tranh chấp và vấn nạn để nhìn sự việc trong một viễn ảnh rộng lớn hơn. Nó kiềm chế các bất trắc và lắng lo của ta để ta có thể lớn mạnh. Hy vọng cũng mời gọi ta sống cách trọn vẹn trong hiện tại, hiến tất cả những gì ta có cho cuộc sống gia đình, vì cách tốt nhất để chuẩn bị cho một tương lai chắc chắn là sống tốt trong hiện tại.
220. Diễn trình trên diễn ra trong các giai đoạn khác nhau, đòi ta phải đại lượng và hy sinh. Những cảm quan lôi cuốn mạnh mẽ đầu tiên sẽ nhường bước để ta hiểu ra rằng người kia nay đã là một phần của đời ta. Niềm sảng khoái được thuộc về nhau dẫn tôi tới chỗ biết nhìn đời sống như một dự án chung, đặt hạnh phúc của người kia lên trước hạnh phúc của tôi, và vui mừng hiểu ra rằng cuộc hôn nhân này quả có làm cho xã hội phong phú. Khi lòng yêu thương chín mùi, nó còn học cách “thương thảo” nữa. Không hề ích kỷ hay tính toán, việc thương thảo này chính là thao tác của lòng yêu thương hỗ tương, một tương tác của cho và nhận, vì lợi ích của gia đình. Ở mỗi giai đoạn mới của đời sống vợ chồng, đều cần phải ngồi xuống và tái thương thảo những điều cần nhất trí, ngõ hầu sẽ không còn kẻ thắng người thua, nhưng đúng hơn cả hai đều thắng. Trong tổ ấm, các quyết định không được đưa ra cách đơn phương, vì mỗi người phối ngẫu chia sẻ trách nhiệm đối với gia đình; tuy nhiên, mỗi tổ ấm đều có tính độc đáo và mỗi cuộc hôn nhân sẽ tìm được một cách dàn xếp hữu hiệu nhất.
221. Trong số các nguyên nhân làm hôn nhân tan vỡ có các chờ mong quá cao, không thích đáng đối với cuộc sống vợ chồng. Một khi đã hiểu rõ thực tại giới hạn và có tính đòi hỏi hơn mình tưởng tượng, thì giải pháp không phải là nghĩ một cách vội vàng và vô trách nhiệm đến chuyện phân ly, mà phải tỉnh táo nhận ra điều này: đời sống hôn nhân là một diễn trình tăng trưởng, trong đó, mỗi người phối ngẫu là phương thế của Thiên Chúa để giúp người kia trưởng thành. Thay đổi, cải thiện, nở rộ các đức tính tốt hiện diện nơi mỗi người, tất cả những điều này đều khả hữu cả. Mỗi cuộc hôn nhân là một thứ “lịch sử cứu rỗi” mà ngay từ những ngày đầu mong manh của nó, nhờ hồng phúc của Thiên Chúa và đáp ứng sáng tạo và quảng đại của ta, với thời gian sẽ lớn mạnh thành một điều qúy giá và lâu bền. Ta có dám nói rằng sứ mệnh cao cả nhất của hai con người sống trong yêu thương là giúp nhau trở nên, lần lượt, người đàn ông và người đàn bà hơn không? Phát huy sự tăng trưởng là giúp người ta lên khuôn căn tính riêng của họ. Như thế, lòng yêu thương là một loại học tay nghề (craftsmanship). Trong Thánh Kinh, khi ta đọc câu truyện tạo dựng người đàn ông và người đàn bà, ta thấy trước nhất Thiên Chúa dựng nên Ađam (xem St 2:7); Người nhận ra: một điều gì có tính chủ yếu đang không có và thế là Người dựng nên Evà, rồi nghe thấy người đàn ông lớn tiếng hô lên sự ngạc nhiên của mình, “Vâng, người này thật đúng là người cho tôi!”. Chúng ta gần như có thể nghe được cuộc đối thoại kỳ thú chắc hẳn đã diễn ra khi người đàn ông và người đàn bà gặp nhau lần đầu. Trong cuộc sống của cặp vợ chồng, cả những lúc khó khăn, người này vẫn luôn có thể gây ngạc nhiên cho người kia, và những cánh của mới vẫn có thể mở ra cho mối liên hệ của họ, như thể họ mới gặp nhau lần đầu. Ở mỗi giai đoạn mới, họ vẫn có thể liên tục “tạo hình” cho nhau. Lòng yêu thương làm mỗi người mong chờ người kia với lòng kiên nhẫn của một tay nghề, một lòng kiên nhẫn phát xuất từ chính Thiên Chúa.
222. Việc chăm sóc mục vụ cho các cặp mới lấy nhau cũng phải bao gồm việc khuyến khích họ quảng đại trong việc truyền sinh. “Để phù hợp với đặc điểm bản vị và nhân bản trọn vẹn của lòng yêu thương vợ chồng, việc kế hoạch hóa gia đình phải diễn ra một cách thích đáng như là kết quả của một cuộc đối thoại thuận tình giữa vợ chồng, biết tôn trọng thì giờ và ân cần đối với phẩm giá người bạn đời. Trong chiều hướng này, giáo huấn của Thông Điệp Humanae Vitae (xem các số 10-14) và Tông Huấn Familiaris Consortio (xem số 14; 28-35) cần được tiếp nhận như mới, ngõ hầu phản công lại não trạng thường hay chống lại sự sống... Các quyết định liên quan tới việc làm cha mẹ có trách nhiệm giả thiết trước đó phải có sự đào luyện lương tâm, vốn là ‘cốt lõi và cung thánh kín nhiệm nhất của một con người. Ở đấy, mỗi người hiện diện một mình với Thiên Chúa, Đấng mà tiếng nói vang vọng trong thẳm sâu tâm hồn họ’ (Gaudium et Spes, 16). Cặp vợ chồng càng cố gắng lắng nghe Thiên Chúa và các giới răn của Người trong lương tâm họ (xem Rm 2:15), và được đồng hành về phương diện thiêng liêng, thì các quyết định của họ sẽ càng được giải thoát sâu xa hơn khỏi tính thất thường chủ quan và thỏa hiệp với các phong thái đương thịnh hành trong xã hội” (248). Giáo huấn rõ ràng của Công Đồng Vatican II vẫn chủ trương rằng “[Cặp vợ chồng] sẽ đưa ra các quyết định do ý kiến và cố gắng chung. Họ nên lưu ý một cách có suy nghĩ tới cả phúc lợi của họ lẫn phúc lợi của con cái, những đứa đã được sinh ra và những đứa tương lai có thể đem tới. Vì sự lưu ý này, họ cần xem xét mọi điều kiện cả vật chất lẫn tinh thần của thời đại cũng như của riêng họ trong cuộc sống. Sau hết, phải nghĩ đến lợi ích của gia đình, của xã hội trần gian và của chính Giáo Hội. Sự phán đoán ấy, sau cùng chính đôi vợ chồng phải chọn lựa lấy trước mặt Thiên Chúa” (249). Hơn nữa, “việc sử dụng các phương pháp dựa vào ‘các luật tự nhiên và cơ hội có thể sinh nở’ (Humanae Vitae, 11) phải được cổ vũ, vì ‘các phương pháp này tôn trọng thân xác vợ chồng, khuyến khích tình âu yếm giữa họ với nhau và khích lệ việc giáo dục tự do chân chính’ (Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, 2370). Cần nhấn mạnh hơn nữa sự kiện này: con cái là ơn phúc kỳ diệu của Thiên Chúa và là niềm vui của cha mẹ và của Giáo Hội. Qua con cái, Chúa đổi mới thế giới” (250).
Một số tài nguyên
223. Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng nhận xét rằng “những năm đầu của hôn nhân là thời kỳ sinh tử và nhậy cảm trong đó vợ chồng trở nên ý thức hơn đối với các thách đố và ý nghĩa của cuộc sống vợ chồng. Do đó, việc đồng hành mục vụ cần vượt quá việc cử hành bí tích (Familiaris Consortio, Phần III). Về phương diện này, các cặp vợ chồng có kinh nghiệm có một vài trò quan trọng để đóng góp. Giáo xứ là nơi các cặp vợ chồng có kinh nghiệm này có thể giúp các cặp trẻ hơn, với việc cộng tác sau cùng của các hiệp hội, phong trào Giáo Hội và các cộng đồng mới. Các cặp trẻ cần được khuyến khích để thực sự cởi mở đối với hồng phúc con cái. Cũng cần phải nhấn mạnh đến sự quan trọng của linh đạo gia đình, của việc cầu nguyện và tham dự Thánh Thể Chúa Nhật, và các cặp vợ chồng này cần được khuyến khích gặp nhau thường xuyên để phát huy sự tăng trưởng trong đời sống thiêng liêng của họ và tình liên đới trong các đòi hỏi cụ thể của cuộc sống. Phụng vụ, các thực hành đạo đức và Thánh Thể cử hành cho các gia đình, đặc biệt trong dịp kỷ niệm lễ cưới, đã được nhắc đến như là các nhân tố quan yếu trong việc cổ vũ việc phúc âm hóa xuyên qua gia đình” (251).
224. Diễn trình này cần thời gian. Lòng yêu thương cần thời gian và không gian; mọi điều khác đều là thứ yếu. Thời gian cần để thảo luận mọi sự, để ôm nhau không vội vã, để chia sẻ các dự án, để lắng nghe nhau, để nhìn nhau, để đánh giá nhau, để tăng cường mối liên hệ. Có lúc, nhịp độ điên cuồng của xã hội hay áp lực của sở làm tạo ra vấn đề. Lúc khác, vấn đề là ở chỗ thiếu thì giờ qúy hóa để ở với nhau, chia sẻ cùng một phòng mà không hề lưu ý tới sự hiện diện của người kia. Các nhân viên mục vụ và các nhóm đã kết hôn nên nghĩ tới những cách giúp các cặp vợ chồng trẻ hay dễ bị thương tổn dành tối đa thì giờ cho nhau, hiện diện với nhau, thậm chí chia sẻ các giây phút thinh lặng có ý nghĩa với nhau.
225. Các cặp đã học được cách thực hiện tốt điều trên có thể chia sẻ một số gợi ý mà họ thấy là hữu ích: hoạch định thì giờ rảnh rỗi với nhau, những giờ khắc giải trí với con cái, những cách khác nhau để cử hành các biến cố quan trọng, chia sẻ các cơ may lớn lên về tâm linh. Họ cũng có thể cung cấp tài nguyên giúp các cặp vợ chồng trẻ biến các thời khắc này thành có ý nghĩa và đầy yêu thương, và nhờ thế, cải thiện việc thông đạt của họ. Điều này cực kỳ quan trọng cho giai đoạn trong đó tính mới lạ của hôn nhân đã dần biến đi. Một khi cặp vợ chồng không còn biết cách dành thì giờ với nhau, một hay cả hai người kết cục sẽ vùi đầu vào những túi đồ phụ tùng, tìm các cam kết khác, tìm vòng tay của một ai khác, hay đơn giản tìm cách trốn chạy điều đã trở nên sự gần gũi gây khó chịu.
226. Các cặp vợ chồng trẻ nên được khuyến khích phát triển các thói quen nhằm đem đến một cảm thức gần gũi và ổn định lành mạnh qua các nghi thức chung hàng ngày. Các nghi thức này có thể bao gồm nụ hôn buổi sáng, lời chúc lành buổi tối, đợi ở cửa để chào đón nhau lúc về nhà, đi du lịch với nhau và chia sẻ việc trong nhà. Ấy thế nhưng, phá lệ dự tiệc tùng để tham dự các cử hành kỷ niệm của gia đình hay các biến cố đặc biệt cũng là điều có ích. Ta cần những giây phút như thế để trân quí các ơn phúc của Thiên Chúa và đổi mới lòng yêu đời của mình. Bao lâu còn có thể cử hành mừng vui, ta vẫn còn có khả năng khơi lại lòng yêu thương của mình, giải thoát nó khỏi đơn điệu và tô mầu cho thói quen hàng ngày bằng niềm hy vọng.
227. Các mục tử chúng ta phải khuyến khích các gia đình lớn mạnh trong đức tin. Điều này có nghĩa khích lệ họ năng sưng tội, linh hướng và tĩnh tâm khi có dịp. Nó cũng có nghĩa khích lệ việc gia đình cầu nguyện trong tuần, vì “gia đình cầu nguyện với nhau sẽ ở lại với nhau”. Khi thăm viếng các tổ ấm của giáo dân, ta nên tụ tập mọi thành viên của gia đình và dành ít phút cầu nguyện cho nhau, phó gia đình trong bàn tay của Chúa. Điều cũng hữu ích là khuyến khích mỗi người phối ngẫu tìm giờ để cầu nguyện một mình với Thiên Chúa, vì mỗi người đều có thánh giá bí mật để vác. Tại sao ta lại không nên nói với Thiên Chúa các rối rắm của ta và xin Người ban cho ta sự hàn gắn và sự trợ giúp ta cần để mãi trung thành với nhau? Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng ghi nhận điều này “lời Thiên Chúa là nguồn sự sống và linh đạo cho gia đình. Mọi công trình mục vụ nhân danh gia đình đều phải giúp người ta đuợc lên khuôn và đào tạo thành các thành viên của Giáo Hội tại gia qua việc đọc sách thánh theo lối cầu nguyện của Giáo Hội. Lời Thiên Chúa không phải chỉ là tin vui trong đời sống tư riêng của một người mà còn là tiêu chuẩn phán đoán và ánh sáng trong việc biện phân các thách đố đa dạng mà các cặp vợ chồng và các gia đình đang gặp phải” (252).
228.Trong một số trường hợp, một trong hai người phối ngẫu không chịu phép rửa hay không muốn thực hành đức tin. Điều này khiến cho ước nguyện của người kia muốn sống và lớn mạnh trong lối sống Kitô Giáo trở nên khó khăn và đôi lúc đau khổ. Tuy nhiên, một số giá trị chung vẫn có thể được tìm thấy và được chia sẻ và trân qúi. Dù sao, tỏ lòng yêu thương đối với người phối ngẫu không có đức tin, đem lại hạnh phúc, làm dịu các vết thương và cùng nhau chia sẻ cuộc sống quả đã nói lên con đường nên thánh thực sự. Lòng yêu thương luôn là ơn phúc của Thiên Chúa. Bất cứ phát xuất từ đâu, nó vẫn làm người ta cảm nhận được sự hiện diện đầy biến đổi của nó, nhiều khi một cách đầy huyền nhiệm, thậm chí tới chỗ “người chồng không tin được thánh hiến nhờ vợ mình, và người vợ không tin được thánh hiến nhờ chồng mình” (1Cr 7:14).
229. Các giáo xứ, các phong trào, các trường học và các định chế Kitô Giáo khác có thể giúp nhiều cách để nâng đỡ các gia đình và giúp họ lớn mạnh. Những cách này có thể bao gồm: các cuộc gặp gỡ của các cặp vợ chồng cùng sống trong một khu xóm, các buổi tĩnh tâm ngắn cho các cặp vợ chồng; các buổi nói chuyện của các chuyên viên về các vấn đề cụ thể đang đặt ra cho các gia đình, huấn đạo hôn nhân, truyền giáo tại nhà giúp các cặp vợ chồng thảo luận các khó khăn và ước nguyện của họ, các dịch vụ xã hội xử lý các vấn đề gia đình như nghiện ngập, bất trung và bạo hành trong gia đình, các chương trình lớn mạnh thiêng liêng, các buổi tập huấn dành cho cha mẹ có con cái có vấn đề và các buổi gặp mặt gia đình. Văn phòng giáo xứ nên được chuẩn bị để xử lý một cách hữu ích và nhậy cảm các nhu cầu của gia đình và có khả năng viết thư giới thiệu (referral), khi cần, cho những ai có thể giúp đỡ. Cũng còn có sự đóng góp của các nhóm người đã kết hôn, họ có thể cung cấp sự trợ giúp trong các cam kết về dịch vụ, cầu nguyện, huấn luyện hay nâng đỡ hỗ tương. Các nhóm như thế giúp các cặp vợ chồng biết quảng đại, trợ giúp các gia đình khác và chia sẻ đức tin; đồng thời họ tăng cường các cuộc hôn nhân và giúp chúng lớn mạnh.
230. Quả thực nhiều cặp vợ chồng, một khi kết hôn xong, liền xa rời cộng đồng Kitô hữu. Tuy nhiên, chúng ta thường không lợi dụng các dịp may khi họ trở lại để nhắc nhở họ nhớ đến lý tưởng cao đẹp của hôn nhân và sự nâng đỡ mà giáo xứ có thể cung ứng cho họ. Thí dụ, tôi nghĩ tới Phép Rửa và Việc Rước Lễ Lần Đầu của con cái họ, hay đám tang hoặc đám cưới của thân nhân hoặc bằng hữu của họ. Hầu hết mọi cặp vợ chồng đều tái xuất hiện trong các dịp này, và ta nên hết sức lợi dụng chúng. Một cách nữa để xích lại gần hơn là làm phép nhà hay đem tượng ảnh hành hương về Đức Mẹ tới các căn nhà trong khu xóm; việc này cung cấp cho ta một dịp may để chuyện trò có tính mục vụ về hoàn cảnh của gia đình. Cũng là điều hữu ích khi yêu cầu các cặp vợ chồng lớn tuổi hơn giúp đỡ các cặp vợ chồng trẻ hơn trong khu xóm bằng cách tới thăm viếng họ và cung cấp cho họ các hướng dẫn trong các năm họ mới lấy nhau. Vì nhịp độ lối sống ngày nay, phần lớn các cặp vợ chồng không thể tham dự các buổi gặp mặt thường xuyên; tuy thế, ta không nên giới hạn vòng tay mục vụ vươn dài của ta vào những nhóm nhỏ và có lựa lọc. Ngày nay, việc chăm sóc mục vụ cho các gia đình cần phải có tính truyền giáo từ trong căn bản, nghĩa là đi tới chỗ người ta đang hiện diện. Chúng ta không thể giống một xưởng chế tạo nữa, chuyên sản xuất những khóa học mà phần lớn không mấy được ai tham dự.
Soi sáng các khủng hoảng, lo lắng và khó khăn
231. Cũng nên nói ít lời về những người, trong yêu thương, đã làm đậm đà rượu mới đính hôn. Rượu ngon trở nên đậm đà với thời gian thế nào thì trải nghiệm trung tín hàng ngày cũng đem lại sự phong phú cho đời sống vợ chồng như thế. Lòng trung tín hẳn phải liên hệ với sự kiên nhẫn và chờ mong. Các niềm vui và các hy sinh của nó phát sinh hoa trái khi năm tháng ngày giờ qua đi và cặp vợ chồng hân hoan nhìn thấy con cái của con cái mình. Lòng yêu thương hiện hữu từ đầu trở nên có ý thức hơn, ổn định và chín mùi khi cặp vợ chồng khám phá ra nhau như mới hết ngày này qua ngày nọ, hết năm này sang năm khác. Thánh Gioan Thánh Giá nói với chúng ta rằng “những người yêu có tuổi được thử nghiệm và chân thực”. Họ “bề ngoài không còn bừng bừng với những cảm xúc và kích thích mạnh mẽ nữa, nhưng nay nếm được vị ngọt ngào của rượu yêu thương, rượu lâu năm và được trữ thật sâu trong đáy lòng” (253). Những cặp vợ chồng như thế quả đã thành công trong việc khắc phục khủng hoảng và gian khó mà không trốn chạy các thách đố hoặc che dấu các vấn đề.
Thách đố của các cuộc khủng hoảng
232. Cuộc sống của mọi gia đình đều được đánh dấu bằng đủ loại khủng hoảng, ấy thế nhưng các khủng hoảng này cũng là thành phần của vẻ đẹp đầy cảm kích của nó. Các cặp vợ chồng nên được giúp đỡ để hiểu ra rằng việc khắc phục một cuộc khủng hoảng không nhất thiết làm suy yếu mối liên hệ của họ; thay vào đó, nó có thể cải thiện, ổn định hóa và làm chín mùi rượu ngon kết hợp của họ. Cuộc sống với nhau không nên làm giảm nhưng gia tăng sự hài lòng của họ; mỗi bước tiến mới ở trên đường có thể giúp cặp vợ chồng tìm được những nèo đường mới tiến tới hạnh phúc. Mỗi cuộc khủng hoảng trở thành lớp tập nghề để gần gũi với nhau hơn hay học thêm được một chút để biết thực ra hôn nhân có nghĩa gì. Các cặp vợ chồng không cần phải cam chịu cái vòng soắn ốc đi xuống không thể nào tránh được hay một sự tầm thường có thể chịu đựng được. Trái lại, khi hôn nhân được coi như một thách đố bao hàm việc khắc phục trở ngại, mỗi cuộc khủng hoảng đều trở nên dịp may để rượu liên hệ của họ trở nên già đậm và thơm ngon hơn. Ta nên đồng hành với các cặp vợ chồng để họ có thể chấp nhận các cuộc khủng hoảng xẩy tới, đương đầu với chúng và dành cho chúng một vị trí trong đời sống gia đình. Những cặp vợ chồng có kinh nghiệm và được đào tạo cần phải sẵn sàng để đồng hành với các cặp vợ chồng khác trong cuộc khám phá này, bằng một cách nào đó khiến các cuộc khủng hoảng không làm họ hãi sợ cũng không dẫn họ tới chỗ đưa ra các quyết định hấp tấp. Mỗi cuộc khủng hoảng đều có một bài học để dạy chúng ta; chúng ta vần học cách biết lắng nghe để nhận ra nó bằng lỗ tai của trái tim.
233. Khi đương đầu với một khủng hoảng, đầu tiên ta có khuynh hướng phản ứng bằng cách phòng ngự, vì ta cảm thấy mình đang mất kiểm soát, hay phần nào có lỗi, và điều này làm ta khó chịu. Ta tìm cách bác bỏ vấn đề, dấu biệt hay hạ tầm quan trọng của nó, và hy vọng nó sẽ biến mất. Nhưng điều này vô ích; nó chỉ làm sự việc tệ hơn, phí phạm năng lực và trì hoãn giải pháp mà thôi. Các cặp vợ chồng sẽ trở nên xa cách và đánh mất khả năng thông đạt. Khi các vấn đề không được xử lý, thông đạt là điều đầu tiên ra đi. Dần dần, “người tôi yêu thương” từ từ trở thành “ông bạn/bà bạn (tiếng Anh: mate), rồi chỉ còn là “ba hay má các con tôi” và sau cùng một người xa lạ.
234. Các cuộc khủng hoảng phải được cùng nhau đương đầu. Điều này khá khó, vì người ta thường hay rút lui để tránh phải nói điều mình cảm nghĩ; họ thu mình vào một thứ im lặng hèn nhát. Trong những thời khắc này, điều càng quan trọng là phải tạo cơ hội để lòng nói với lòng. Trừ khi cặp vợ chồng chịu học cách làm việc này, họ sẽ thấy nó càng ngày càng khó khăn hơn với ngày tháng qua đi. Thông đạt là một nghệ thuật chỉ học được lúc có hòa bình để mang ra thực hành lúc có khó khăn. Các người phối ngẫu cần sự giúp đỡ để khám phá ra các ý nghĩa và tâm tư thầm kín nhất của họ và nói chúng ra. Giống như lúc sinh con, đây là một diễn trình đau đớn nhưng đem lại cả một kho báu mới. Các câu trả lời cho cuộc tham khảo tiền Thượng Hội Đồng cho thấy điều này: phần lớn những người trong các tình huống khó khăn và nguy kịch không tìm sự trợ giúp mục vụ, vì họ không thấy nó có thiện cảm, hiện thực hay quan tâm tới các trường hợp cá biệt. Điều này nên kích thích ta cố gắng tiếp cận các vụ khủng hoảng hôn nhân với một sự nhậy cảm nhiều hơn đối với sức nặng thương tích và lo âu xao xuyến của họ.
235. Một số cuộc khủng hoảng có tính đặc trưng đối với mọi cuộc hôn nhân. Các cặp vợ chồng mới cưới nhau cần học cách biết chấp nhận các dị biệt của họ và tách xa cha mẹ họ. Việc ra đời của một đứa con đem lại nhiều thách đố mới về xúc cảm. Nuôi dưỡng các trẻ nhỏ đòi phải thay đổi cả lối sống, trong khi việc tới tuổi thiếu niên còn gây nên nhiều căng thẳng, thất vọng và cả căng thẳng giữa cha mẹ nữa. Cảnh “tổ ấm trống vắng” buộc cặp vợ chồng phải tái định nghĩa mối liên hệ của họ, trong khi nhu cầu chăm sóc cha mẹ già đòi phải đưa ra nhiều quyết định khó khăn đối với các ngài. Tất cả đều là những tình huống khó khăn có thể gây ra e sợ, mặc cảm tội lỗi, trầm cảm và mệt mỏi, với những vang dội nghiêm trọng đối với cuộc hôn nhân.
236. Rồi còn có những cuộc khủng hoảng bản thân ảnh hưởng tới cuộc sống vọ chồng, thường liên lụy tới tài chánh, các vấn đề ở sở làm, các khó khăn xúc cảm, xã hội và tâm linh. Các tình huống bất ngờ tự xuất hiện, phá vỡ cuộc sống gia đình và đòi phải có diễn trình tha thứ và hòa giải. Khi thành thực cương quyết để tha thứ cho người kia, mỗi người phải im lặng và khiêm nhường hỏi xem mình có phần nào tạo ra các điều kiện dẫn đến lỗi lầm của người khác hay không. Một số gia đình tan vỡ khi các người phối ngẫu lao đầu vào việc kết tội lẫn nhau, nhưng “kinh nghiệm cho thấy với sự giúp đỡ và các hành vi hoà giải thích đáng, nhờ ơn thánh, một phần trăm rất lớn các cuộc hôn nhân gặp rắc rối có thể tìm được giải pháp khá thoả đáng. Biết cách tha thứ và cảm nhận được sự tha thứ là trải nghiệm căn bản trong cuộc sống gia đình” (254). “Nghệ thuật hòa giải cam go, thường đòi phải có sự trợ giúp của ơn thánh, cần tới sự hợp tác đại lượng của thân nhân và bằng hữu, và đôi khi cả sự giúp đỡ của bên ngoài và sự trợ giúp chuyên nghiệp nữa” (255).
237. Hiện nay, càng ngày người ta càng nghĩ rằng khi một hay cả hai người bạn đời không còn cảm thấy được thoả mãn nữa, hay các sự việc kết cục không như người ta mong muốn nữa, thì đây là lý do đầy đủ để kết liễu một cuộc hôn nhân. Nếu đúng như thế, thì không có cuộc hôn nhân nào kéo dài được. Đôi khi, chỉ một lần không thoả mãn, chỉ một lần người kia vắng mặt khi được cần đến nhất, chỉ một lần tự ái bị thương tổn hay một nỗi sợ mơ hồ nào đó cũng đủ để người ta quyết định rằng mọi sự đã kết thúc. Điều không thể tránh được là: các hoàn cảnh yếu đuối của con người sẽ xuất hiện và người ta có thể chứng tỏ là chúng có tính áp đảo. Một người phối ngẫu có thể không cảm thấy mình được đánh giá đầy đủ hay cảm thấy bị thu hút vào một người khác. Các ghen tương và căng thẳng có thể xuất hiện, hay các quan tâm mới thu hút hết thì giờ và lưu tâm của người kia. Các thay đổi thể lý tự nhiên xẩy ra nơi mọi người. Những điều này, và rất nhiều những điều khác nữa, thay vì đe dọa lòng yêu thương, đều là những dịp để làm nó sống lại và canh tân.
238. Trong các hoàn cảnh như thế, một số người có đủ chín mùi cần thiết để tái xác định việc mình chọn người kia như là người hùn hạp của mình trong cuộc hành trình đời sống, bất chấp các giới hạn trong mối liên hệ. Họ chấp nhận một cách hiện thực rằng người kia không thể làm cho mọi giấc mơ yêu qúi của họ thành sự thực được. Những người như thế tránh việc nghĩ mình là thánh tử vì đạo; họ thể hiện được tối đa bất cứ khả thể nào mà cuộc sống gia đình có thể dành cho họ và họ nhẫn nại làm việc để củng cố dây hôn phối. Dù sao, họ hiểu ra rằng mọi cuộc khủng hoảng đều có thể là lời “xin vâng” mới, giúp tình yêu được đổi mới, được thâm hậu hóa và được củng cố từ bên trong. Khi các cuộc khủng hoảng xuất hiện, họ không sợ đi tới tận gốc rễ của chúng, tái thương thảo các điều kiện căn bản, đạt cho bằng được thế quân bình mới và cùng nhau tiến lên. Với thứ cởi mở không ngừng này, họ có khả năng đối diện với bất cứ số lượng tình thế khó khăn nào. Dù sao, khi hiểu ra rằng hoà giải là điều có thể, chúng ta cũng sẽ thấy rằng “ngày nay, điều cần kíp là một thừa tác vụ để chăm sóc những người mà mối liên hệ vợ chồng đã tan vỡ” (256).
Kỳ Sau: Các Vết Thương Cũ
_________________________________________________________________________________________________________
(248) Ibid., 63.
(249) Gaudium et Spes, 50.
(250) Relatio Finalis 2015, 63.
(251) Relatio Synodi 2014, 40.
(252) Ibid., 34.
(253) Cántico Espiritual B, XXV, 11.
(254) Relatio Synodi 2014, 44.
(255) Relatio Finalis 2015, 81.
(256) Ibid., 78.
Đồng hành trong các năm đầu đời hôn nhân
217. Điều quan trọng là phải coi hôn nhân như một vấn đề yêu thương, mà chỉ những ai tự do chọn lựa và yêu thương nhau mới nên kết hôn. Khi lòng yêu thương chỉ là chuyện lôi cuốn thể lý hay âu yếm mơ hồ mà thôi, thì hai người phối ngẫu sẽ rất dễ bị thương tổn khi sự âu yếm nhạt phai hay khi lôi cuốn thể lý suy giảm. Vì việc này thường rất hay xẩy ra, nên điều càng chủ yếu là cặp vợ chồng cần được giúp đỡ trong những năm tháng đầu đời hôn nhân để họ phong phú hóa và thâm hậu hóa quyết định đầy ý thức và tự do giữ lòng chung thủy và yêu thương nhau suốt đời. Thời kỳ đính hôn thường không dài đủ, vì một số lý do nào đó, quyết định đã được đưa ra vội vàng, và điều càng gây vấn đề hơn nữa là khi cặp đính hôn chưa đủ chín chắn. Thành thử, các cặp mới cưới cần hoàn tất diễn trình đáng lý nên được diễn ra trong lúc đính hôn.
218. Một thách thức lớn lao nữa của hôn nhân là giúp cặp vợ chồng hiểu rõ ràng rằng hôn nhân không phải là một điều đã xẩy một lần là xẩy ra mãi mãi. Đã đành, sự kết hợp của họ có thực chất và không thể phản hồi, được củng cố và thánh hiến bởi bí tích hôn phối. Ấy thế nhưng khi kết hợp hai cuộc đời của họ với nhau, vợ chồng đảm nhiệm một vai trò tích cực và đầy sáng tạo trong một dự án kéo dài suốt đời. Cái nhìn của họ lúc này phải hướng về tương lai, một tương lai mà ngày nào họ cũng được kêu gọi phải xây dựng, với sự trợ giúp của ơn thánh. Chính vì lý do này, không ai trong hai người có thể mong chờ ở người kia phải hoàn hảo. Mỗi người phải để qua một bên mọi ảo tưởng và biết chấp nhận người kia trong con người thực của họ: một sản phẩm chưa hoàn tất, vẫn cần được lớn lên, một công trình còn đang diễn tiến. Thái độ nằng nặc đòi phê phán người bạn đời của mình là dấu hiệu cho thấy họ đã không bước vào cuộc hôn nhân như bước vào một dự án cần cùng nhau thể hiện, một cách kiên nhẫn, có hiểu biết, khoan dung và đại lượng. Từ từ nhưng chắc chắn, lòng yêu thương trong những lúc như thế sẽ nhường bước cho những tra vấn và chỉ trích khôn nguôi, nằm lỳ ở những điểm tốt xấu của người kia, ra tối hậu thư và chỉ hăm hở với hết cạnh tranh này tới tự biện hộ khác. Những lúc như thế, họ tự chứng tỏ không còn khả năng giúp nhau bồi đắp một cuộc kết hợp trưởng thành. Sự kiện này cần được trình bầy một cách thật thực tiễn cho cặp vợ chồng ngay từ đầu đời hôn nhân để họ nắm vững được rằng ngày cưới “mới chỉ là ngày khởi đầu”. Khi nói “thưa có”, họ đã khởi đầu một cuộc hành trình đòi họ phải vượt qua mọi trở ngại ở trên đường để đạt cho được mục tiêu của họ. Sự chúc hôn mà họ nhận lãnh là một ơn thánh và một khích lệ để họ lên đường. Họ chỉ có thể có lợi nếu biết ngồi xuống và thảo luận với nhau cách làm thế nào để đưa ra kế hoạch cụ thể nhằm đạt được mục tiêu của mình.
219. Tôi xin nhắc lại một câu nói xưa: nước lặng trở thành nước tù, không tốt cho bất cứ điều chi. Trong những năm đầu đời hôn nhân, nếu trải nghiệm yêu thương của vợ chồng trở nên tù túng, nó sẽ mất hết nét hào hứng vốn phải là lực đẩy của nó. Lòng yêu thương trẻ trung cần tiếp tục nhẩy múa hướng về tương lai đầy hy vọng. Hy vọng là chất men mà, trong các năm đầu đời đính hôn và kết hôn, đã làm người ta có khả năng biết nhìn quá bên kia tranh luận, tranh chấp và vấn nạn để nhìn sự việc trong một viễn ảnh rộng lớn hơn. Nó kiềm chế các bất trắc và lắng lo của ta để ta có thể lớn mạnh. Hy vọng cũng mời gọi ta sống cách trọn vẹn trong hiện tại, hiến tất cả những gì ta có cho cuộc sống gia đình, vì cách tốt nhất để chuẩn bị cho một tương lai chắc chắn là sống tốt trong hiện tại.
220. Diễn trình trên diễn ra trong các giai đoạn khác nhau, đòi ta phải đại lượng và hy sinh. Những cảm quan lôi cuốn mạnh mẽ đầu tiên sẽ nhường bước để ta hiểu ra rằng người kia nay đã là một phần của đời ta. Niềm sảng khoái được thuộc về nhau dẫn tôi tới chỗ biết nhìn đời sống như một dự án chung, đặt hạnh phúc của người kia lên trước hạnh phúc của tôi, và vui mừng hiểu ra rằng cuộc hôn nhân này quả có làm cho xã hội phong phú. Khi lòng yêu thương chín mùi, nó còn học cách “thương thảo” nữa. Không hề ích kỷ hay tính toán, việc thương thảo này chính là thao tác của lòng yêu thương hỗ tương, một tương tác của cho và nhận, vì lợi ích của gia đình. Ở mỗi giai đoạn mới của đời sống vợ chồng, đều cần phải ngồi xuống và tái thương thảo những điều cần nhất trí, ngõ hầu sẽ không còn kẻ thắng người thua, nhưng đúng hơn cả hai đều thắng. Trong tổ ấm, các quyết định không được đưa ra cách đơn phương, vì mỗi người phối ngẫu chia sẻ trách nhiệm đối với gia đình; tuy nhiên, mỗi tổ ấm đều có tính độc đáo và mỗi cuộc hôn nhân sẽ tìm được một cách dàn xếp hữu hiệu nhất.
221. Trong số các nguyên nhân làm hôn nhân tan vỡ có các chờ mong quá cao, không thích đáng đối với cuộc sống vợ chồng. Một khi đã hiểu rõ thực tại giới hạn và có tính đòi hỏi hơn mình tưởng tượng, thì giải pháp không phải là nghĩ một cách vội vàng và vô trách nhiệm đến chuyện phân ly, mà phải tỉnh táo nhận ra điều này: đời sống hôn nhân là một diễn trình tăng trưởng, trong đó, mỗi người phối ngẫu là phương thế của Thiên Chúa để giúp người kia trưởng thành. Thay đổi, cải thiện, nở rộ các đức tính tốt hiện diện nơi mỗi người, tất cả những điều này đều khả hữu cả. Mỗi cuộc hôn nhân là một thứ “lịch sử cứu rỗi” mà ngay từ những ngày đầu mong manh của nó, nhờ hồng phúc của Thiên Chúa và đáp ứng sáng tạo và quảng đại của ta, với thời gian sẽ lớn mạnh thành một điều qúy giá và lâu bền. Ta có dám nói rằng sứ mệnh cao cả nhất của hai con người sống trong yêu thương là giúp nhau trở nên, lần lượt, người đàn ông và người đàn bà hơn không? Phát huy sự tăng trưởng là giúp người ta lên khuôn căn tính riêng của họ. Như thế, lòng yêu thương là một loại học tay nghề (craftsmanship). Trong Thánh Kinh, khi ta đọc câu truyện tạo dựng người đàn ông và người đàn bà, ta thấy trước nhất Thiên Chúa dựng nên Ađam (xem St 2:7); Người nhận ra: một điều gì có tính chủ yếu đang không có và thế là Người dựng nên Evà, rồi nghe thấy người đàn ông lớn tiếng hô lên sự ngạc nhiên của mình, “Vâng, người này thật đúng là người cho tôi!”. Chúng ta gần như có thể nghe được cuộc đối thoại kỳ thú chắc hẳn đã diễn ra khi người đàn ông và người đàn bà gặp nhau lần đầu. Trong cuộc sống của cặp vợ chồng, cả những lúc khó khăn, người này vẫn luôn có thể gây ngạc nhiên cho người kia, và những cánh của mới vẫn có thể mở ra cho mối liên hệ của họ, như thể họ mới gặp nhau lần đầu. Ở mỗi giai đoạn mới, họ vẫn có thể liên tục “tạo hình” cho nhau. Lòng yêu thương làm mỗi người mong chờ người kia với lòng kiên nhẫn của một tay nghề, một lòng kiên nhẫn phát xuất từ chính Thiên Chúa.
222. Việc chăm sóc mục vụ cho các cặp mới lấy nhau cũng phải bao gồm việc khuyến khích họ quảng đại trong việc truyền sinh. “Để phù hợp với đặc điểm bản vị và nhân bản trọn vẹn của lòng yêu thương vợ chồng, việc kế hoạch hóa gia đình phải diễn ra một cách thích đáng như là kết quả của một cuộc đối thoại thuận tình giữa vợ chồng, biết tôn trọng thì giờ và ân cần đối với phẩm giá người bạn đời. Trong chiều hướng này, giáo huấn của Thông Điệp Humanae Vitae (xem các số 10-14) và Tông Huấn Familiaris Consortio (xem số 14; 28-35) cần được tiếp nhận như mới, ngõ hầu phản công lại não trạng thường hay chống lại sự sống... Các quyết định liên quan tới việc làm cha mẹ có trách nhiệm giả thiết trước đó phải có sự đào luyện lương tâm, vốn là ‘cốt lõi và cung thánh kín nhiệm nhất của một con người. Ở đấy, mỗi người hiện diện một mình với Thiên Chúa, Đấng mà tiếng nói vang vọng trong thẳm sâu tâm hồn họ’ (Gaudium et Spes, 16). Cặp vợ chồng càng cố gắng lắng nghe Thiên Chúa và các giới răn của Người trong lương tâm họ (xem Rm 2:15), và được đồng hành về phương diện thiêng liêng, thì các quyết định của họ sẽ càng được giải thoát sâu xa hơn khỏi tính thất thường chủ quan và thỏa hiệp với các phong thái đương thịnh hành trong xã hội” (248). Giáo huấn rõ ràng của Công Đồng Vatican II vẫn chủ trương rằng “[Cặp vợ chồng] sẽ đưa ra các quyết định do ý kiến và cố gắng chung. Họ nên lưu ý một cách có suy nghĩ tới cả phúc lợi của họ lẫn phúc lợi của con cái, những đứa đã được sinh ra và những đứa tương lai có thể đem tới. Vì sự lưu ý này, họ cần xem xét mọi điều kiện cả vật chất lẫn tinh thần của thời đại cũng như của riêng họ trong cuộc sống. Sau hết, phải nghĩ đến lợi ích của gia đình, của xã hội trần gian và của chính Giáo Hội. Sự phán đoán ấy, sau cùng chính đôi vợ chồng phải chọn lựa lấy trước mặt Thiên Chúa” (249). Hơn nữa, “việc sử dụng các phương pháp dựa vào ‘các luật tự nhiên và cơ hội có thể sinh nở’ (Humanae Vitae, 11) phải được cổ vũ, vì ‘các phương pháp này tôn trọng thân xác vợ chồng, khuyến khích tình âu yếm giữa họ với nhau và khích lệ việc giáo dục tự do chân chính’ (Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, 2370). Cần nhấn mạnh hơn nữa sự kiện này: con cái là ơn phúc kỳ diệu của Thiên Chúa và là niềm vui của cha mẹ và của Giáo Hội. Qua con cái, Chúa đổi mới thế giới” (250).
Một số tài nguyên
223. Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng nhận xét rằng “những năm đầu của hôn nhân là thời kỳ sinh tử và nhậy cảm trong đó vợ chồng trở nên ý thức hơn đối với các thách đố và ý nghĩa của cuộc sống vợ chồng. Do đó, việc đồng hành mục vụ cần vượt quá việc cử hành bí tích (Familiaris Consortio, Phần III). Về phương diện này, các cặp vợ chồng có kinh nghiệm có một vài trò quan trọng để đóng góp. Giáo xứ là nơi các cặp vợ chồng có kinh nghiệm này có thể giúp các cặp trẻ hơn, với việc cộng tác sau cùng của các hiệp hội, phong trào Giáo Hội và các cộng đồng mới. Các cặp trẻ cần được khuyến khích để thực sự cởi mở đối với hồng phúc con cái. Cũng cần phải nhấn mạnh đến sự quan trọng của linh đạo gia đình, của việc cầu nguyện và tham dự Thánh Thể Chúa Nhật, và các cặp vợ chồng này cần được khuyến khích gặp nhau thường xuyên để phát huy sự tăng trưởng trong đời sống thiêng liêng của họ và tình liên đới trong các đòi hỏi cụ thể của cuộc sống. Phụng vụ, các thực hành đạo đức và Thánh Thể cử hành cho các gia đình, đặc biệt trong dịp kỷ niệm lễ cưới, đã được nhắc đến như là các nhân tố quan yếu trong việc cổ vũ việc phúc âm hóa xuyên qua gia đình” (251).
224. Diễn trình này cần thời gian. Lòng yêu thương cần thời gian và không gian; mọi điều khác đều là thứ yếu. Thời gian cần để thảo luận mọi sự, để ôm nhau không vội vã, để chia sẻ các dự án, để lắng nghe nhau, để nhìn nhau, để đánh giá nhau, để tăng cường mối liên hệ. Có lúc, nhịp độ điên cuồng của xã hội hay áp lực của sở làm tạo ra vấn đề. Lúc khác, vấn đề là ở chỗ thiếu thì giờ qúy hóa để ở với nhau, chia sẻ cùng một phòng mà không hề lưu ý tới sự hiện diện của người kia. Các nhân viên mục vụ và các nhóm đã kết hôn nên nghĩ tới những cách giúp các cặp vợ chồng trẻ hay dễ bị thương tổn dành tối đa thì giờ cho nhau, hiện diện với nhau, thậm chí chia sẻ các giây phút thinh lặng có ý nghĩa với nhau.
225. Các cặp đã học được cách thực hiện tốt điều trên có thể chia sẻ một số gợi ý mà họ thấy là hữu ích: hoạch định thì giờ rảnh rỗi với nhau, những giờ khắc giải trí với con cái, những cách khác nhau để cử hành các biến cố quan trọng, chia sẻ các cơ may lớn lên về tâm linh. Họ cũng có thể cung cấp tài nguyên giúp các cặp vợ chồng trẻ biến các thời khắc này thành có ý nghĩa và đầy yêu thương, và nhờ thế, cải thiện việc thông đạt của họ. Điều này cực kỳ quan trọng cho giai đoạn trong đó tính mới lạ của hôn nhân đã dần biến đi. Một khi cặp vợ chồng không còn biết cách dành thì giờ với nhau, một hay cả hai người kết cục sẽ vùi đầu vào những túi đồ phụ tùng, tìm các cam kết khác, tìm vòng tay của một ai khác, hay đơn giản tìm cách trốn chạy điều đã trở nên sự gần gũi gây khó chịu.
226. Các cặp vợ chồng trẻ nên được khuyến khích phát triển các thói quen nhằm đem đến một cảm thức gần gũi và ổn định lành mạnh qua các nghi thức chung hàng ngày. Các nghi thức này có thể bao gồm nụ hôn buổi sáng, lời chúc lành buổi tối, đợi ở cửa để chào đón nhau lúc về nhà, đi du lịch với nhau và chia sẻ việc trong nhà. Ấy thế nhưng, phá lệ dự tiệc tùng để tham dự các cử hành kỷ niệm của gia đình hay các biến cố đặc biệt cũng là điều có ích. Ta cần những giây phút như thế để trân quí các ơn phúc của Thiên Chúa và đổi mới lòng yêu đời của mình. Bao lâu còn có thể cử hành mừng vui, ta vẫn còn có khả năng khơi lại lòng yêu thương của mình, giải thoát nó khỏi đơn điệu và tô mầu cho thói quen hàng ngày bằng niềm hy vọng.
227. Các mục tử chúng ta phải khuyến khích các gia đình lớn mạnh trong đức tin. Điều này có nghĩa khích lệ họ năng sưng tội, linh hướng và tĩnh tâm khi có dịp. Nó cũng có nghĩa khích lệ việc gia đình cầu nguyện trong tuần, vì “gia đình cầu nguyện với nhau sẽ ở lại với nhau”. Khi thăm viếng các tổ ấm của giáo dân, ta nên tụ tập mọi thành viên của gia đình và dành ít phút cầu nguyện cho nhau, phó gia đình trong bàn tay của Chúa. Điều cũng hữu ích là khuyến khích mỗi người phối ngẫu tìm giờ để cầu nguyện một mình với Thiên Chúa, vì mỗi người đều có thánh giá bí mật để vác. Tại sao ta lại không nên nói với Thiên Chúa các rối rắm của ta và xin Người ban cho ta sự hàn gắn và sự trợ giúp ta cần để mãi trung thành với nhau? Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng ghi nhận điều này “lời Thiên Chúa là nguồn sự sống và linh đạo cho gia đình. Mọi công trình mục vụ nhân danh gia đình đều phải giúp người ta đuợc lên khuôn và đào tạo thành các thành viên của Giáo Hội tại gia qua việc đọc sách thánh theo lối cầu nguyện của Giáo Hội. Lời Thiên Chúa không phải chỉ là tin vui trong đời sống tư riêng của một người mà còn là tiêu chuẩn phán đoán và ánh sáng trong việc biện phân các thách đố đa dạng mà các cặp vợ chồng và các gia đình đang gặp phải” (252).
228.Trong một số trường hợp, một trong hai người phối ngẫu không chịu phép rửa hay không muốn thực hành đức tin. Điều này khiến cho ước nguyện của người kia muốn sống và lớn mạnh trong lối sống Kitô Giáo trở nên khó khăn và đôi lúc đau khổ. Tuy nhiên, một số giá trị chung vẫn có thể được tìm thấy và được chia sẻ và trân qúi. Dù sao, tỏ lòng yêu thương đối với người phối ngẫu không có đức tin, đem lại hạnh phúc, làm dịu các vết thương và cùng nhau chia sẻ cuộc sống quả đã nói lên con đường nên thánh thực sự. Lòng yêu thương luôn là ơn phúc của Thiên Chúa. Bất cứ phát xuất từ đâu, nó vẫn làm người ta cảm nhận được sự hiện diện đầy biến đổi của nó, nhiều khi một cách đầy huyền nhiệm, thậm chí tới chỗ “người chồng không tin được thánh hiến nhờ vợ mình, và người vợ không tin được thánh hiến nhờ chồng mình” (1Cr 7:14).
229. Các giáo xứ, các phong trào, các trường học và các định chế Kitô Giáo khác có thể giúp nhiều cách để nâng đỡ các gia đình và giúp họ lớn mạnh. Những cách này có thể bao gồm: các cuộc gặp gỡ của các cặp vợ chồng cùng sống trong một khu xóm, các buổi tĩnh tâm ngắn cho các cặp vợ chồng; các buổi nói chuyện của các chuyên viên về các vấn đề cụ thể đang đặt ra cho các gia đình, huấn đạo hôn nhân, truyền giáo tại nhà giúp các cặp vợ chồng thảo luận các khó khăn và ước nguyện của họ, các dịch vụ xã hội xử lý các vấn đề gia đình như nghiện ngập, bất trung và bạo hành trong gia đình, các chương trình lớn mạnh thiêng liêng, các buổi tập huấn dành cho cha mẹ có con cái có vấn đề và các buổi gặp mặt gia đình. Văn phòng giáo xứ nên được chuẩn bị để xử lý một cách hữu ích và nhậy cảm các nhu cầu của gia đình và có khả năng viết thư giới thiệu (referral), khi cần, cho những ai có thể giúp đỡ. Cũng còn có sự đóng góp của các nhóm người đã kết hôn, họ có thể cung cấp sự trợ giúp trong các cam kết về dịch vụ, cầu nguyện, huấn luyện hay nâng đỡ hỗ tương. Các nhóm như thế giúp các cặp vợ chồng biết quảng đại, trợ giúp các gia đình khác và chia sẻ đức tin; đồng thời họ tăng cường các cuộc hôn nhân và giúp chúng lớn mạnh.
230. Quả thực nhiều cặp vợ chồng, một khi kết hôn xong, liền xa rời cộng đồng Kitô hữu. Tuy nhiên, chúng ta thường không lợi dụng các dịp may khi họ trở lại để nhắc nhở họ nhớ đến lý tưởng cao đẹp của hôn nhân và sự nâng đỡ mà giáo xứ có thể cung ứng cho họ. Thí dụ, tôi nghĩ tới Phép Rửa và Việc Rước Lễ Lần Đầu của con cái họ, hay đám tang hoặc đám cưới của thân nhân hoặc bằng hữu của họ. Hầu hết mọi cặp vợ chồng đều tái xuất hiện trong các dịp này, và ta nên hết sức lợi dụng chúng. Một cách nữa để xích lại gần hơn là làm phép nhà hay đem tượng ảnh hành hương về Đức Mẹ tới các căn nhà trong khu xóm; việc này cung cấp cho ta một dịp may để chuyện trò có tính mục vụ về hoàn cảnh của gia đình. Cũng là điều hữu ích khi yêu cầu các cặp vợ chồng lớn tuổi hơn giúp đỡ các cặp vợ chồng trẻ hơn trong khu xóm bằng cách tới thăm viếng họ và cung cấp cho họ các hướng dẫn trong các năm họ mới lấy nhau. Vì nhịp độ lối sống ngày nay, phần lớn các cặp vợ chồng không thể tham dự các buổi gặp mặt thường xuyên; tuy thế, ta không nên giới hạn vòng tay mục vụ vươn dài của ta vào những nhóm nhỏ và có lựa lọc. Ngày nay, việc chăm sóc mục vụ cho các gia đình cần phải có tính truyền giáo từ trong căn bản, nghĩa là đi tới chỗ người ta đang hiện diện. Chúng ta không thể giống một xưởng chế tạo nữa, chuyên sản xuất những khóa học mà phần lớn không mấy được ai tham dự.
Soi sáng các khủng hoảng, lo lắng và khó khăn
231. Cũng nên nói ít lời về những người, trong yêu thương, đã làm đậm đà rượu mới đính hôn. Rượu ngon trở nên đậm đà với thời gian thế nào thì trải nghiệm trung tín hàng ngày cũng đem lại sự phong phú cho đời sống vợ chồng như thế. Lòng trung tín hẳn phải liên hệ với sự kiên nhẫn và chờ mong. Các niềm vui và các hy sinh của nó phát sinh hoa trái khi năm tháng ngày giờ qua đi và cặp vợ chồng hân hoan nhìn thấy con cái của con cái mình. Lòng yêu thương hiện hữu từ đầu trở nên có ý thức hơn, ổn định và chín mùi khi cặp vợ chồng khám phá ra nhau như mới hết ngày này qua ngày nọ, hết năm này sang năm khác. Thánh Gioan Thánh Giá nói với chúng ta rằng “những người yêu có tuổi được thử nghiệm và chân thực”. Họ “bề ngoài không còn bừng bừng với những cảm xúc và kích thích mạnh mẽ nữa, nhưng nay nếm được vị ngọt ngào của rượu yêu thương, rượu lâu năm và được trữ thật sâu trong đáy lòng” (253). Những cặp vợ chồng như thế quả đã thành công trong việc khắc phục khủng hoảng và gian khó mà không trốn chạy các thách đố hoặc che dấu các vấn đề.
Thách đố của các cuộc khủng hoảng
232. Cuộc sống của mọi gia đình đều được đánh dấu bằng đủ loại khủng hoảng, ấy thế nhưng các khủng hoảng này cũng là thành phần của vẻ đẹp đầy cảm kích của nó. Các cặp vợ chồng nên được giúp đỡ để hiểu ra rằng việc khắc phục một cuộc khủng hoảng không nhất thiết làm suy yếu mối liên hệ của họ; thay vào đó, nó có thể cải thiện, ổn định hóa và làm chín mùi rượu ngon kết hợp của họ. Cuộc sống với nhau không nên làm giảm nhưng gia tăng sự hài lòng của họ; mỗi bước tiến mới ở trên đường có thể giúp cặp vợ chồng tìm được những nèo đường mới tiến tới hạnh phúc. Mỗi cuộc khủng hoảng trở thành lớp tập nghề để gần gũi với nhau hơn hay học thêm được một chút để biết thực ra hôn nhân có nghĩa gì. Các cặp vợ chồng không cần phải cam chịu cái vòng soắn ốc đi xuống không thể nào tránh được hay một sự tầm thường có thể chịu đựng được. Trái lại, khi hôn nhân được coi như một thách đố bao hàm việc khắc phục trở ngại, mỗi cuộc khủng hoảng đều trở nên dịp may để rượu liên hệ của họ trở nên già đậm và thơm ngon hơn. Ta nên đồng hành với các cặp vợ chồng để họ có thể chấp nhận các cuộc khủng hoảng xẩy tới, đương đầu với chúng và dành cho chúng một vị trí trong đời sống gia đình. Những cặp vợ chồng có kinh nghiệm và được đào tạo cần phải sẵn sàng để đồng hành với các cặp vợ chồng khác trong cuộc khám phá này, bằng một cách nào đó khiến các cuộc khủng hoảng không làm họ hãi sợ cũng không dẫn họ tới chỗ đưa ra các quyết định hấp tấp. Mỗi cuộc khủng hoảng đều có một bài học để dạy chúng ta; chúng ta vần học cách biết lắng nghe để nhận ra nó bằng lỗ tai của trái tim.
233. Khi đương đầu với một khủng hoảng, đầu tiên ta có khuynh hướng phản ứng bằng cách phòng ngự, vì ta cảm thấy mình đang mất kiểm soát, hay phần nào có lỗi, và điều này làm ta khó chịu. Ta tìm cách bác bỏ vấn đề, dấu biệt hay hạ tầm quan trọng của nó, và hy vọng nó sẽ biến mất. Nhưng điều này vô ích; nó chỉ làm sự việc tệ hơn, phí phạm năng lực và trì hoãn giải pháp mà thôi. Các cặp vợ chồng sẽ trở nên xa cách và đánh mất khả năng thông đạt. Khi các vấn đề không được xử lý, thông đạt là điều đầu tiên ra đi. Dần dần, “người tôi yêu thương” từ từ trở thành “ông bạn/bà bạn (tiếng Anh: mate), rồi chỉ còn là “ba hay má các con tôi” và sau cùng một người xa lạ.
234. Các cuộc khủng hoảng phải được cùng nhau đương đầu. Điều này khá khó, vì người ta thường hay rút lui để tránh phải nói điều mình cảm nghĩ; họ thu mình vào một thứ im lặng hèn nhát. Trong những thời khắc này, điều càng quan trọng là phải tạo cơ hội để lòng nói với lòng. Trừ khi cặp vợ chồng chịu học cách làm việc này, họ sẽ thấy nó càng ngày càng khó khăn hơn với ngày tháng qua đi. Thông đạt là một nghệ thuật chỉ học được lúc có hòa bình để mang ra thực hành lúc có khó khăn. Các người phối ngẫu cần sự giúp đỡ để khám phá ra các ý nghĩa và tâm tư thầm kín nhất của họ và nói chúng ra. Giống như lúc sinh con, đây là một diễn trình đau đớn nhưng đem lại cả một kho báu mới. Các câu trả lời cho cuộc tham khảo tiền Thượng Hội Đồng cho thấy điều này: phần lớn những người trong các tình huống khó khăn và nguy kịch không tìm sự trợ giúp mục vụ, vì họ không thấy nó có thiện cảm, hiện thực hay quan tâm tới các trường hợp cá biệt. Điều này nên kích thích ta cố gắng tiếp cận các vụ khủng hoảng hôn nhân với một sự nhậy cảm nhiều hơn đối với sức nặng thương tích và lo âu xao xuyến của họ.
235. Một số cuộc khủng hoảng có tính đặc trưng đối với mọi cuộc hôn nhân. Các cặp vợ chồng mới cưới nhau cần học cách biết chấp nhận các dị biệt của họ và tách xa cha mẹ họ. Việc ra đời của một đứa con đem lại nhiều thách đố mới về xúc cảm. Nuôi dưỡng các trẻ nhỏ đòi phải thay đổi cả lối sống, trong khi việc tới tuổi thiếu niên còn gây nên nhiều căng thẳng, thất vọng và cả căng thẳng giữa cha mẹ nữa. Cảnh “tổ ấm trống vắng” buộc cặp vợ chồng phải tái định nghĩa mối liên hệ của họ, trong khi nhu cầu chăm sóc cha mẹ già đòi phải đưa ra nhiều quyết định khó khăn đối với các ngài. Tất cả đều là những tình huống khó khăn có thể gây ra e sợ, mặc cảm tội lỗi, trầm cảm và mệt mỏi, với những vang dội nghiêm trọng đối với cuộc hôn nhân.
236. Rồi còn có những cuộc khủng hoảng bản thân ảnh hưởng tới cuộc sống vọ chồng, thường liên lụy tới tài chánh, các vấn đề ở sở làm, các khó khăn xúc cảm, xã hội và tâm linh. Các tình huống bất ngờ tự xuất hiện, phá vỡ cuộc sống gia đình và đòi phải có diễn trình tha thứ và hòa giải. Khi thành thực cương quyết để tha thứ cho người kia, mỗi người phải im lặng và khiêm nhường hỏi xem mình có phần nào tạo ra các điều kiện dẫn đến lỗi lầm của người khác hay không. Một số gia đình tan vỡ khi các người phối ngẫu lao đầu vào việc kết tội lẫn nhau, nhưng “kinh nghiệm cho thấy với sự giúp đỡ và các hành vi hoà giải thích đáng, nhờ ơn thánh, một phần trăm rất lớn các cuộc hôn nhân gặp rắc rối có thể tìm được giải pháp khá thoả đáng. Biết cách tha thứ và cảm nhận được sự tha thứ là trải nghiệm căn bản trong cuộc sống gia đình” (254). “Nghệ thuật hòa giải cam go, thường đòi phải có sự trợ giúp của ơn thánh, cần tới sự hợp tác đại lượng của thân nhân và bằng hữu, và đôi khi cả sự giúp đỡ của bên ngoài và sự trợ giúp chuyên nghiệp nữa” (255).
237. Hiện nay, càng ngày người ta càng nghĩ rằng khi một hay cả hai người bạn đời không còn cảm thấy được thoả mãn nữa, hay các sự việc kết cục không như người ta mong muốn nữa, thì đây là lý do đầy đủ để kết liễu một cuộc hôn nhân. Nếu đúng như thế, thì không có cuộc hôn nhân nào kéo dài được. Đôi khi, chỉ một lần không thoả mãn, chỉ một lần người kia vắng mặt khi được cần đến nhất, chỉ một lần tự ái bị thương tổn hay một nỗi sợ mơ hồ nào đó cũng đủ để người ta quyết định rằng mọi sự đã kết thúc. Điều không thể tránh được là: các hoàn cảnh yếu đuối của con người sẽ xuất hiện và người ta có thể chứng tỏ là chúng có tính áp đảo. Một người phối ngẫu có thể không cảm thấy mình được đánh giá đầy đủ hay cảm thấy bị thu hút vào một người khác. Các ghen tương và căng thẳng có thể xuất hiện, hay các quan tâm mới thu hút hết thì giờ và lưu tâm của người kia. Các thay đổi thể lý tự nhiên xẩy ra nơi mọi người. Những điều này, và rất nhiều những điều khác nữa, thay vì đe dọa lòng yêu thương, đều là những dịp để làm nó sống lại và canh tân.
238. Trong các hoàn cảnh như thế, một số người có đủ chín mùi cần thiết để tái xác định việc mình chọn người kia như là người hùn hạp của mình trong cuộc hành trình đời sống, bất chấp các giới hạn trong mối liên hệ. Họ chấp nhận một cách hiện thực rằng người kia không thể làm cho mọi giấc mơ yêu qúi của họ thành sự thực được. Những người như thế tránh việc nghĩ mình là thánh tử vì đạo; họ thể hiện được tối đa bất cứ khả thể nào mà cuộc sống gia đình có thể dành cho họ và họ nhẫn nại làm việc để củng cố dây hôn phối. Dù sao, họ hiểu ra rằng mọi cuộc khủng hoảng đều có thể là lời “xin vâng” mới, giúp tình yêu được đổi mới, được thâm hậu hóa và được củng cố từ bên trong. Khi các cuộc khủng hoảng xuất hiện, họ không sợ đi tới tận gốc rễ của chúng, tái thương thảo các điều kiện căn bản, đạt cho bằng được thế quân bình mới và cùng nhau tiến lên. Với thứ cởi mở không ngừng này, họ có khả năng đối diện với bất cứ số lượng tình thế khó khăn nào. Dù sao, khi hiểu ra rằng hoà giải là điều có thể, chúng ta cũng sẽ thấy rằng “ngày nay, điều cần kíp là một thừa tác vụ để chăm sóc những người mà mối liên hệ vợ chồng đã tan vỡ” (256).
Kỳ Sau: Các Vết Thương Cũ
_________________________________________________________________________________________________________
(248) Ibid., 63.
(249) Gaudium et Spes, 50.
(250) Relatio Finalis 2015, 63.
(251) Relatio Synodi 2014, 40.
(252) Ibid., 34.
(253) Cántico Espiritual B, XXV, 11.
(254) Relatio Synodi 2014, 44.
(255) Relatio Finalis 2015, 81.
(256) Ibid., 78.
Nguyên Văn Tông Huấn Amoris Laetitia của Đức Phanxicô (các số 239-258)
Vũ Văn An
01:38 27/04/2016
Chương Sáu: Một Số Viễn Ảnh Mục Vụ (tiếp theo)
Các vết thương cũ
239. Điều dễ hiểu là các gia đình thường thấy có vấn đề khi một trong các thành viên của họ không chín chắn về xúc cảm vì vẫn còn mang các vết thẹo do các cảm nghiệm trước đó gây ra. Tuổi thơ hay tuổi thiếu niên bất hạnh có thể nuôi dưỡng nhiều cuộc khủng hoảng bản thân ảnh hưởng tới cuộc hôn nhân của người ta. Nếu mọi người đều chín chắn và bình thường, các cuộc khủng hoảng sẽ ít thường xuyên và ít đau đớn hơn. Ấy thế nhưng sự thật là: chỉ ở tuổi 40, một số người mới đạt được sự chín chắn mà đáng lẽ ra họ nên đạt được ở cuối tuổi thiếu niên. Một số người yêu thương bằng một lòng yêu thương của một đứa trẻ, đầy ích kỷ, tùy hứng và lấy mình làm trung tâm: một lòng yêu thương khó lòng thỏa mãn được, la khóc bất cứ khi nào không được điều mình muốn. Nhiều người khác yêu thương bằng một lòng yêu thương thiếu niên được đánh dấu bằng thù hận, chỉ trích cay đắng và chỉ những muốn đổ lỗi cho người khác; bị cột cứng vào xúc cảm và mơ tưởng của mình, những người như thế chỉ biết mong đợi người khác làm đầy sự trống rỗng của họ và thỏa mãn mọi thèm khát của họ.
240. Nhiều người rời bỏ tuổi thơ mà chưa bao giờ cảm nhận được một lòng yêu thương vô điều kiện. Điều này ảnh hưởng tới khả năng tín thác và cởi mở với người khác của họ. Một liên hệ nghèo nàn với cha mẹ và anh chị em của mình, nếu cứ để đó mà không chịu chữa lành, có thể sẽ xuất hiện trở lại và phá hoại cuộc hôn nhân. Các vấn đề chưa giải quyết cần được xử lý và diễn trình thoát ra khỏi chúng cần phải diễn ra. Khi xẩy ra các vấn đề trong một cuộc hôn nhân, trước khi có bất cứ quyết định quan trọng nào, điều quan trọng là bảo đảm để mỗi người phối ngẫu tiến tới chỗ nắm vững lịch sử riêng của mình. Điều này bao gồm việc biết nhìn nhận nhu cầu chữa lành, nhu cầu cầu nguyện liên lỉ để xin ơn biết tha thứ và được tha thứ, nhu cầu sẵn sàng nhận giúp đỡ và quyết tâm không bỏ cuộc nhưng tiếp tục cố gắng. Việc xét mình một cách thành thực cũng sẽ giúp ta có khả năng thấy rõ: các thiếu xót và thiếu chín chắn của mình ảnh hưởng tới mối liên hệ ra sao. Cả khi thấy rõ người kia có lỗi, cuộc khủng hoảng cũng sẽ không bao giờ được vượt qua chỉ bằng cách ngồi mong họ thay đổi. Ta cũng phải tự hỏi điều gì trong chính cuộc sống của ta cần phải tăng trưởng hay hàn gắn nếu muốn giải quyết cuộc tranh chấp.
Đồng hành sau khi tan vỡ và ly dị
241. Trong một số trường hợp, việc tôn trọng chính phẩm giá của ta và lợi ích của con cái đòi ta không được nhường bước trước các đòi hòi quá đáng hay phải ngăn cản một bất công trầm trọng, một bạo lực hoặc một đối xử tệ bạc kinh niên. Trong những trường hợp như thế, “ly thân trở nên không thể tránh được. Có lúc, thậm chí nó còn trở nên cần thiết về phương diện luân lý nữa, đó chính là lúc phải dời người phối ngẫu dễ bị thương tổn hơn hay trẻ nhỏ khỏi các thương tích trầm trọng do lạm dụng hay bạo lực gây ra, hay khỏi cảnh bị làm nhục và bóc lột, và khỏi bị khinh miệt và dửng dưng” (257). Dù vậy, “việc ly thân phải được coi như biện pháp cuối cùng, sau khi mọi cố gắng hoà giải hữu lý khác đã được chứng minh là vô hiệu” (258).
242. Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng ghi nhận rằng “việc biện phân đặc biệt là điều không thể miễn chước đối với việc chăm sóc mục vụ cho các người ly thân, ly dị hoặc bị bỏ rơi. Cần phải đặc biệt tỏ lòng kính trọng trước sự đau khổ của những người phải ly thân, ly dị hay bị bỏ rơi một cách bất công hay những người, vì chồng hay vợ đối xử tệ bạc, mà buộc phải ngưng cuộc sống chung. Tha thứ một bất công mình phải chịu như thế không phải là điều dễ dàng, nhưng ơn thánh làm cho điều này trở thành khả hữu. Việc chăm sóc mục vụ nhất thiết phải bao gồm các cố gắng hòa giải và làm trung gian, qua việc thiết lập ra các trung tâm huấn đạo được chuyên môn hóa tại các giáo phận” (259). Đồng thời, “những người ly dị không tái hôn, và thường làm chứng cho lòng chung thủy vợ chồng, cần được khuyến khích biết tìm nơi Thánh Thể của nuôi dưỡng họ cần để nâng đỡ họ trong bậc sống hiện nay. Cộng đồng và các mục tử địa phương nên đồng hành với những người này với sự ân cần lo lắng, nhất là khi liên hệ tới trẻ nhỏ hoặc khi họ gặp khó khăn trầm trọng về tài chánh” (260). Việc tan vỡ gia đình càng gây chấn thương và đau đớn hơn đối với người nghèo vì trong tay họ có rất ít tài nguyên để khởi đầu cuộc sống mới. Người nghèo, một khi bị dời khỏi môi trường gia đình yên ấm, dễ bị bỏ rơi và bị thiệt hại tới hai lần.
243. Điều quan trọng là phải làm cho những người ly dị nay bước vào một cuộc kết hợp mới cảm nhận được rằng họ vẫn là thành phần của Giáo Hội. “Họ không bị tuyệt thông” và ta nên đối xử với họ như thế, vì quả họ vẫn là thành phần của cộng đồng Giáo Hội (261). Các hoàn cảnh này “đòi một sự biện phân cẩn thận và một sự đồng hành đầy kính trọng. Ngôn từ và tác phong khiến họ cảm thấy bị kỳ thị phải được xa tránh, và ta nên khuyến khích họ tham dự vào đời sống của cộng đồng. Không nên coi việc chăm sóc những người này của cộng đồng Kitô hữu là làm suy yếu đức tin và chứng từ của mình đối với tính bất khả tiêu của hôn nhân: đúng hơn, việc chăm sóc ấy đặc biệt nói lên đức ái của mình” (262).
244. Một số lớn các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng cũng “nhấn mạnh tới nhu cầu phải làm cho các thủ tục tuyên bố vô hiệu dễ với tới và đỡ mất thì giờ hơn, và nếu có thể, miễn phí” (263). Tốc độ chậm chạp của thủ tục này gây gieo neo và căng thẳng cho các bên. Hai văn kiện xử lý vấn đề này mới đây của tôi (264) đã đơn giản hóa nhiều thủ tục trong việc tuyên bố tính vô hiệu của một cuộc hôn nhân. Với các văn kiện này, tôi muốn “minh xác rằng chính vị giám mục, trong Giáo Hội mà ngài được bổ nhiệm làm mục tử và người đứng đầu, do chính sự kiện này, là thẩm phán của các tín hữu đã được ủy thác cho ngài săn sóc” (265). “Việc thi hành các văn kiện này, do đó, là trách nhiệm lớn lao của các vị bản quyền tại các giáo phận, những vị đã được kêu gọi phán xử một số trường hợp và, trong mọi trường hợp, bảo đảm để các tín hữu lui tới với công lý cách dễ dàng hơn. Việc này liên hệ đến việc chuẩn bị để có đủ nhân viên, gồm cả giáo sĩ lẫn giáo dân chủ yếu được đề cử cho dịch vụ Giáo Hội này. Các dịch vụ thông tin, huấn đạo và làm trung gian liên hệ tới việc tông đồ gia đình cũng nên có sẵn cho các cá nhân ly thân hay các cặp đang gặp khủng hoảng. Các dịch vụ này cũng nên bao gồm việc các cá nhân gặp nhau nhằm tìm hiểu sơ khởi diễn trình hôn phối (xem Mitis Iudex, art. 2-3) (266).
245. Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng cũng nhắc đến “các hậu quả của ly thân hay ly dị đối với con cái, trong mọi trường hợp, vốn là nạn nhân vô tội của tình huống” (267). Không kể mọi xem xét khác, lợi ích của con cái phải là quan tâm hàng đầu, chứ không bị che khuất bởi bất cứ quyền lợi hay mục tiêu kín đáo nào khác. Tôi xin ngỏ với các cha mẹ đã ly thân lời kêu gọi này: “Anh chị em đừng bao giờ bắt con cái làm con tin! Anh chị em ly thân vì nhiều vấn đề và lý do. Đời sống đem lại cho anh chị em thử thách này, nhưng con cái anh chị em không nên phải gánh cái gánh nặng ly thân này hay bị dùng làm con tin chống người phối ngẫu kia. Chúng nên được lớn lên mà tai thì được nghe mẹ chúng nói tốt cho cha chúng, cho dù chúng không còn ở với nhau nữa, và cha chúng nói tốt cho mẹ chúng” (268). Quả là vô trách nhiệm khi làm mất uy tín của cha mẹ kia như phương thế chiếm tình âu yếm của con cái, hay để trả thù hoặc tự biện minh cho mình. Làm thế sẽ ảnh hưởng tới sự thanh tĩnh nội tâm của con cái và gây nên những vết thương khó lành.
246. Trong khi lượng giá các hoàn cảnh tranh chấp vốn là thành phần của hôn nhân, Giáo Hội không thể không lên tiếng nhân danh những người dễ bị thương tổn hơn cả: đó là các trẻ em thường chịu đau khổ trong thầm lặng. Ngày nay, “bất kể các nhậy cảm xem ra tiến bộ của ta và nhiều cuộc phân tích tâm lý tinh tế, tôi vẫn phải tự hỏi mình xem có phải chúng ta đang trở nên tê cóng đối với các thương tích trong linh hồn trẻ em... Chúng ta có cảm nhận được gánh nặng tâm lý mênh mông của các trẻ em trong các gia đình có các thành viên đối xử tệ bạc và làm thương tổn nhau, đến độ phá vỡ cả các mối dây trung tín vợ chồng không? “ (269). Những trải nghiệm tai hại này không giúp các trẻ em lớn lên trong sự trưởng thành, rất cần cho việc thực hiện các cam kết dứt khoát. Vì lý do này, các cộng đồng Kitô hữu không nên bỏ rơi các cha mẹ ly dị đã bước vào cuộc kết hợp mới, nhưng nên bao gồm và nâng đỡ họ trong cố gắng dưỡng nuôi con cái của họ. “Làm thế nào ta có thể khuyến khích các cha mẹ này làm mọi sự có thể làm để dưỡng dục con cái họ trong đời sống Kitô hữu, làm gương cho chúng về một đức tin có cam kết và thực tiễn, nếu ta giữ họ ở một khoảng cách xa đời sống cộng đồng, như thể họ bị tuyệt thông cách nào đó? Ta phải từ bỏ việc hành xử theo cách chất thêm gánh nặng mà trẻ em trong các hoàn cảnh này vốn đã phải vác rồi!” (270). Giúp hàn gắn các vết thương của cha mẹ và nâng đỡ họ về thiêng liêng cũng mang lợi lại ích cho các trẻ em, vì các em rất cần gương mặt thân quen của Giáo Hội biết nhìn chúng xuyên qua trải nghiệm gây chấn thương này. Ly dị là một sự xấu và con số càng ngày càng tăng các vụ ly dị là điều gây nhiều bối rối. Do đó, trọng trách mục vụ hàng đầu của ta đối với các gia đình là củng cố tình yêu của họ, giúp hàn gắn các vết thương và cố gắng ngăn ngừa việc lan tràn thứ bi kịch của thời ta này.
Một số hoàn cảnh phức tạp
247. “Các vấn đề liên quan tới các cuộc hôn nhân hỗn hợp cần được đặc biệt lưu ý. Các cuộc hôn nhân giữa người Công Giáo và người đã được rửa tội khác ‘có bản chất đặc thù riêng của chúng, nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố ta rất có thể sử dụng và khai triển được, cả vì giá trị nội tại của chúng lẫn vì sự đóng góp mà chúng có thể đem đến cho phong trào đại kết’. Vì mục đích này, ‘cần cố gắng thiết lập sự hợp tác thân ái giữa các thừa tác viên Công Giáo và không Công Giáo từ lúc chuẩn bị hôn nhân tới nghi lễ hôn phối’ (Familiaris Consortio, 78). Liên quan tới việc chia sẻ Thánh Thể, ‘quyết định có cho bên không Công Giáo rước lễ hay không thì phải theo các qui định tổng quát hiện hành, cả đối với các Kitô hữu Đông Phương lẫn các Kitô hữu khác, có tính tới hoàn cảnh đặc thù trong việc lãnh nhận bí tích hôn phối bởi hai Kitô hữu đã chịu phép rửa. Dù các người phối ngẫu trong cuộc kết hôn hỗn hợp cùng chia sẻ chung các bí tích rửa tội và hôn phối, nhưng việc chia sẻ Thánh Thể chỉ có thể là ngoại lệ và trong mỗi trường hợp đều phải phù hợp với các qui luật đã tuyên bố’ (Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Vũ Sự Hợp Nhất Kitô Giáo, Directory for the Application of Principles and Norms on Ecumenism, 25 tháng 3, 1993, 159-160)” (271).
248. “Các cuộc hôn nhân khác đạo giúp ta có môi trường rất tốt để đối thoại liên tôn trong cuộc sống hàng ngày… Chúng đặt ra nhiều khó khăn đặc biệt, liên hệ cả tới căn tính gia đình lẫn việc dưỡng dục con cái… Con số các gia đình phát xuất từ các cuộc hôn nhân khác đạo, hiện đang gia tăng ở cả các nước truyền giáo lẫn các nước có truyền thống Kitô Giáo lâu đời, đòi phải cung cấp một việc chăm sóc mục vụ dị biệt hóa tùy theo bối cảnh xã hội và văn hóa khác nhau. Tại một số quốc gia, nơi không có tự do tôn giáo, người phối ngẫu Kitô Giáo bị buộc phải qua tôn giáo của người kia mới có thể lấy nhau được, và không thể cử hành một hôn lễ khác đạo hoặc cho con cái rửa tội. Do đó, ta phải tái khẳng định việc tôn trọng tự do tôn giáo khi giao dịch với bất cứ ai” 272. “Điều chủ yếu là phải lưu ý đặc biệt tới những con người kết hợp nhau trong cuộc hôn nhân này, không phải chỉ trong thời kỳ trước hôn lễ mà thôi. Các cặp và các gia đình trong đó, một người phối ngẫu là Công Giáo còn người kia không có đức tin, đang gặp nhiều thách đố đặc biệt. Trong những trường hợp như thế, điều cần là phải làm chứng cho người ta thấy Tin Mừng có khả năng giải quyết các hoàn cảnh này cách tường tận, khiến cho việc dưỡng dục con cái trong đức tin trở nên khả hữu” (273).
249. “Rửa tội cho những người bị kẹt trong các hoàn cảnh hôn nhân phức tạp là một trong những điều rất khó khăn. Đây là những kết ước hôn nhân trong đó, ít nhất một trong hai người không biết gì về đức tin Kitô Giáo. Trong những trường hợp như thế, các vị giám mục được mời gọi thực hành biện phân mục vụ một cách thích đáng để giúp những người này về phương diện thiêng liêng” (274).
250. Giáo Hội nhận thái độ của Chúa Giêsu làm thái độ của mình: Người hiến tặng lòng yêu thương vô bờ của Người cho từng người không trừ ai (275). Trong Thượng Hội Đồng, chúng ta đã thảo luận hoàn cảnh của các gia đình có các thành viên cảm nghiệm sự lôi cuốn đồng tính luyến ái, một hoàn cảnh không dễ dàng gì đối với cả cha mẹ lẫn con cái. Trước bất cứ điều gì khác, chúng ta muốn tái xác nhận rằng mọi con người, bất chấp khuynh hướng tính dục, phải được tôn trọng trong chính phẩm giá của họ và được đối sử ân cần, trong khi ‘mọi dấu hiệu kỳ thị bất công’ phải được thận trọng xa tránh (276), nhất là bất cứ hình thức gây hấn hay bạo lực nào. Các gia đình như thế nên nhận được sự hướng dẫn mục vụ đầy kính trọng, để những ai biểu lộ khuynh hướng đồng tính nhận được sự trợ giúp họ cần để hiểu biết và thi hành trọn vẹn thánh ý Thiên Chúa trong đời sống họ (277).
251. Khi thảo luận phẩm giá và sứ mệnh gia đình, các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng nhận xét rằng, “Đối với các kế hoạch nhằm công nhận tư thế bình đẳng về hôn nhân cho các cuộc kết hợp giữa những người đồng tính luyến ái, thì không có bất cứ căn bản nào để so sánh hay thiết lập một loại suy nào, dù là xa xôi, giữa các cuộc kết hợp đồng tính và kế hoạch mà Thiên Chúa vốn dành cho hôn nhân và gia đình”. Không thể chấp nhận được việc “các Giáo Hội địa phương nhường bước trước các áp lực về vấn đề này, cũng như việc các tổ chức quốc tế đặt điều kiện cho các nước nghèo phải ban hành các đạo luật thiết lập ra cuộc hôn nhân giữa những người cùng giới tính nếu muốn được trợ giúp về tài chánh” (278).
252. Các gia đình chỉ có cha hoặc mẹ thường phát sinh từ việc “mẹ hoặc cha ruột (theo sinh học) không muốn là thành phần của gia đình; do các hoàn cảnh bạo hành khiến cha hay mẹ phải trốn chạy với các con; do một người trong cha mẹ qua đời, cha hay mẹ bỏ bê gia đình, và do nhiều hoàn cảnh khác nữa. Bất cứ do nguyên nhân nào, người cha hay người mẹ sống với đứa con luôn phải tìm sự nâng đỡ và an ủi từ các gia đình khác trong cộng đồng Kitô hữu, và từ các chương trình nối vòng tay mục vụ của giáo xứ. Các gia đình này thường chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các vấn đề kinh tế, bởi sự bất trắc, không an toàn về việc làm, bởi khó khăn trong việc bảo dưỡng con cái, bởi việc không có nhà ở” (279).
Khi sự chết làm chúng ta cảm nhận nọc độc của nó
253. Có lúc, đời sống gia đình bị thách thức bởi sự chết của một người thân yêu. Ta không thể không đề xuất ánh sáng đức tin làm lực chống đỡ các gia đình đang trải qua cảm nghiệm này (280). Quay lưng với một gia đình tang chế là chứng tỏ mình thiếu lòng thương xót, là đánh mất cơ hội mục vụ, là đóng cửa đối với các cố gắng rao giảng Tin Mừng khác.
254. Tôi có thể hiểu nỗi buồn sầu của những người mất người mình hết sức yêu thương, tức người phối ngẫu họ đã chia sẻ nhiều điều xiết bao. Chính Chúa Giêsu cũng đã hết sức xúc động và bật khóc trước cái chết của một người bạn (xem Ga 11:33, 35). Và làm thế nào ta mới bắt đầu hiểu được sự tiếc thương của những cha mẹ mất một đứa con? “Như thể thời gian bỗng dừng lại: một vực sâu bỗng mở ra nuốt trửng cả quá khứ lẫn tương lai”, và “có lúc, chúng ta còn đi xa đến nỗi oán trách, đổ lỗi cho chính Thiên Chúa. Nhiều người, tôi rất hiểu họ, đã nổi giận với Thiên Chúa xiết bao” (281). “Mất người phối ngẫu là điều đặc biệt khó khăn... Từ giây phút chịu sự mất mát, một số người biểu lộ được khả năng tập trung năng lực của họ vào việc tận tụy nhiều hơn cho các con và các cháu, tìm thấy trong cảm nghiệm yêu thương này một cảm thức đổi mới về sứ mệnh nuôi dưỡng con cái... Những ai không có thân nhân để chia sẻ thì giờ và để nhận được tình âu yếm, nên được cộng đồng Kitô hữu giúp đỡ với sự lưu ý và sẵn sàng đặc biệt, nhất là khi họ nghèo túng” (282).
255. Thông thường, diễn trình tang chế chiếm khá nhiều thì giờ, và khi một mục tử phải đồng hành với diễn trình này, ngài phải thích ứng với các đòi hỏi của từng giai đoạn. Toàn bộ diễn trình này đầy những câu hỏi: về các lý do tại sao người thân của họ lại phải chết, về tất cả các sự việc đáng lý đã được làm, về việc khi chết, người ta cảm nghiệm những gì. Với một diễn trình cầu nguyện thành thực và kiên nhẫn cũng như giải thoát nội tâm, bình an sẽ trở lại. Có những lúc đặc biệt, ta phải giúp người đang có tang chế hiểu ra rằng sau cái chết của người thân yêu, ta vẫn còn một sứ mệnh phải thi hành, và chẳng ích gì cho ta nếu cứ kéo dài sự đau khổ, như thể đây là một hình thức báo đáp. Người thân yêu của ta không cần sự đau khổ của ta, họ cũng chẳng vui vẻ gì khi ta hủy hoại đời ta. Cũng không phải là một cách phát biểu lòng yêu thương tốt nhất khi ta cứ mãi nghĩ tới họ, nhắc tới tên họ hoài vì điều này tùy thuộc quá khứ thay vì tiếp tục yêu thương họ dù nay họ đang ở một chỗ khác. Họ không thể hiện diện về thể lý với ta được nữa, ấy thế nhưng bất chấp sức mạnh của sự chết, “lòng yêu thương vẫn mạnh như sự chết” (Dc 8:6). Lòng yêu thương bao gồm trực giác giúp ta khả năng nghe vô thanh và nhìn vô hình. Điều này không có nghĩa tưởng tượng ra người thân yêu của ta như lúc trước, nhưng là khả năng biết chấp nhận họ đã thay đổi như hiện nay. Khi bà bạn Maria muốn ôm lấy Người, Chúa Giêsu sống lại nói với bà đừng đụng đến Người (xem Ga 20:17), để hướng dẫn bà tới một loại gặp gỡ khác.
256. Quả là một an ủi cho ta khi biết rằng những người chết không hoàn toàn qua đi, và đức tin bảo đảm với ta rằng Chúa sống lại không bao giờ bỏ rơi ta. Do đó, ta có thể “ngăn cản, không cho sự chết chuốc độc sự sống, không biến lòng yêu thương ta ra không, không đẩy ta xuống vực thẳm tối tăm nhất” (283). Thánh Kinh nói với ta rằng Thiên Chúa vì yêu thương đã dựng nên ta và tạo nên ta một cách khiến đời ta không kết liễu với cái chết” (xem Kn 3:2-3). Thánh Phaolô nói với ta về cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô liền sau khi chết: “ước nguyện của tôi là ra đi và được ở với Chúa Kitô” (pl 1:23). Với Chúa Kitô, sau cái chết, đang chờ đợi ta, là “điều Thiên Chúa đã chuẩn bị cho những kẻ yêu thương Người” (1Cr 2:9). Kinh Tiền Tụng của Phụng Vụ Người Chết trình bầy một cách đẹp đẽ như thế này: “dù việc chắc chắn phải chết làm chúng con buồn sầu, chúng con vẫn được an ủi nhờ lời hứa trường sinh tương lai. Vì sự sống của những người tin vào Chúa, lạy Chúa, không chấm dứt mà chỉ thay đổi”. Quả thế, “những người thân yêu của chúng con không mất vào tối tăm nhưng không; niềm hy vọng bảo đảm với chúng con rằng họ đang ở trong bàn tay tốt lành và mạnh mẽ của Thiên Chúa” (284).
257. Một cách để duy trì hiệp thông với những người thân yêu của ta là cầu nguyện cho họ (285). Thánh Kinh nói với ta rằng “cầu nguyện cho người chết” là “điều thánh thiện và đạo đức” (2Mcb 12:44-45). “Lời cầu nguyện của ta cho họ có khả năng không những giúp họ, mà còn làm cho lời cầu bầu của họ cho ta được hữu hiệu” (286). Sách Khải Huyền mô tả các vị tử đạo cầu bầu cho những người chịu bất công trên trái đất (xem Kh 6:9-11), trong tình liên đới với thế giới này và với lịch sử của nó. Một số vị thánh, trước khi qua đời, đã an ủi người thân yêu của mình bằng cách hứa với họ rằng các ngài sẽ ở gần để giúp đỡ họ. Thánh Têrêxa thành Lisieux mong được tiếp tục làm điều tốt từ trên thiên đàng (287). Thánh Đa Minh quả quyết rằng “ngài sẽ giúp đỡ nhiều hơn sau khi qua đời... mạnh mẽ hơn trong việc xin ban ơn” (288). Tất cả đều là “dây nối kết yêu thương” thực sự (289), vì “sự kết hợp của những người đang đi đường với anh chị em đang nghỉ yên trong Chúa không hề bị ngưng trệ... [nhưng] được tăng cường nhờ việc trao đổi các thiện ích thiêng liêng” (290).
258. Nếu ta chấp nhận sự chết, ta có thể chuẩn bị cho nó. Cách chuẩn bị là lớn mạnh trong lòng yêu thương đối với những người đang sánh bước với ta, cho tới ngày “sự chết không còn nữa, tang chế và khóc thương cùng đau đớn sẽ không còn nữa” (Kh 21:4). Do đó, ta sẽ sẵn sàng đi gặp lại những người thân yêu đã ra đi. Chúa Giêsu đã “trao lại cho mẹ cậu” (xem Lc 7:15) người con trai đã chết thế nào, thì điều này cũng sẽ xẩy ra với chúng ta như thế. Ta đừng nên phí năng lực vào việc bám lấy quá khứ xa xôi.Ta càng sống tốt trên trái đất này thì hạnh phúc ta sẽ cùng được hưởng với những người thân yêu của ta ở trên thiên đàng càng lớn. Ta càng có khả năng trưởng thành và phát triển ở đời này, thì ta càng có thể mang nhiều ơn phúc hơn vào bàn tiệc nước trời.
Kỳ sau: Chương Bẩy: Hướng tới việc giáo dục con cái tốt hơn
______________________________________________________________________________________________________
(257) Bài Giáo Lý (24 tháng 6, 2015): L’Osservatore Romano, 25 tháng 6, 2015, p. 8.
(258) Đức Gioan Phaolô II, Tông Huấn Familiaris Consortio (22 tháng 11, 1981), 83: AAS 74 (1982), 184.
(259) Relatio Synodi 2014, 47.
(260) Ibid., 50.
(261) Bài Giáo Lý (5 tháng 8, 2015): L’Osservatore Romano, 6 tháng 8, 2015, p. 7.
(262) Relatio Synodi 2014, 51; cf. Relatio Finalis 2015, 84.
(263) Ibid., 48.
(264) Tự Sắc Mitis Iudex Dominus Iesus (15 tháng 8, 2015): L’Osservatore Romano, 9 tháng 9,2015, pp. 3-4; cf. Tự Sắc Mitis et Misericors Iesus (15 tháng 8, 2015): L’Osservatore Romano, 9 tháng 9, 2015, pp. 5-6.
(265) Tự Sắc Mitis Iudex Dominus Iesus (15 tháng 8, 2015), Lời nói đầu, III: L’Osservatore Romano, 9 tháng 9, 2015,
3.
(266) Relatio Finalis 2015, 82.
(267) Relatio Synodi 2014, 47.
(268) Bài Giáo Lý (20 tháng 5, 2015): L‘Osservatore Romano, 21 tháng 5, 2015, p. 8.
(269) Bài Giáo Lý (24 tháng 6, 2015): L’Osservatore Romano, 25 tháng 6, 2015, p. 8.
(270) Bài Giáo Lý (5 tháng 8, 2015): L’Osservatore Romano, 6 tháng 8, 2015, p. 7.
(271) Relatio Finalis 2015, 72.
(272) Ibid., 73.
(273) Ibid., 74.
(274) Ibid., 75.
(275) Cf. Sắc Chỉ Misericordiae Vultus, 12: AAS 107 (2015), 407.
(276) Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo , 2358; cf. Relatio Finalis 2015, 76.
(277) Ibid.
(278) Relatio Finalis 2015, 76; cf. Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Considerations Regarding Proposals to Give Legal Recognition to Unions between Homosexual Persons (3 tháng 6, 2003), 4.
(279) Ibid., 80.
(280) Cf. ibid., 20.
(281) Bài Giáo Lý (17 tháng 6, 2015): L’Osservatore Romano, 18 tháng 6, 2015, p. 8.
(282) Relatio Finalis 2015, 19.
(283) Bài Giáo Lý (17 tháng 6, 2015): L’Osservatore Romano, 18 tháng 6, 2015, p. 8.
(284) Ibid.
(285) Cf. Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, 958.
(286) Ibid.
(287) Cf. Thánh Têrêxa thành Lisieux, Derniers Entretiens: Le “carnet jaune” de Mère Agnès, 17 tháng 7, 1897, trong Oeuvres Complètes, Paris, 1996, 1050. Các chị em Cát Minh của Bà nói đến lời hứa của Thánh Têrêxa rằng việc bà ra khỏi thế gian giống như "trận mưa hoa hồng" (ibid., 9 tháng 6, 1897, 1013).
(288) Jordan of Saxony, Libellus de principiis Ordinis Praedicatorum, 93: Monumenta Historica Sancti Patris Nostri Dominici, XVI, Rome, 1935, p. 69.
(289) Cf. Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, 957.
(290) Lumen Gentium, 49.
Các vết thương cũ
239. Điều dễ hiểu là các gia đình thường thấy có vấn đề khi một trong các thành viên của họ không chín chắn về xúc cảm vì vẫn còn mang các vết thẹo do các cảm nghiệm trước đó gây ra. Tuổi thơ hay tuổi thiếu niên bất hạnh có thể nuôi dưỡng nhiều cuộc khủng hoảng bản thân ảnh hưởng tới cuộc hôn nhân của người ta. Nếu mọi người đều chín chắn và bình thường, các cuộc khủng hoảng sẽ ít thường xuyên và ít đau đớn hơn. Ấy thế nhưng sự thật là: chỉ ở tuổi 40, một số người mới đạt được sự chín chắn mà đáng lẽ ra họ nên đạt được ở cuối tuổi thiếu niên. Một số người yêu thương bằng một lòng yêu thương của một đứa trẻ, đầy ích kỷ, tùy hứng và lấy mình làm trung tâm: một lòng yêu thương khó lòng thỏa mãn được, la khóc bất cứ khi nào không được điều mình muốn. Nhiều người khác yêu thương bằng một lòng yêu thương thiếu niên được đánh dấu bằng thù hận, chỉ trích cay đắng và chỉ những muốn đổ lỗi cho người khác; bị cột cứng vào xúc cảm và mơ tưởng của mình, những người như thế chỉ biết mong đợi người khác làm đầy sự trống rỗng của họ và thỏa mãn mọi thèm khát của họ.
240. Nhiều người rời bỏ tuổi thơ mà chưa bao giờ cảm nhận được một lòng yêu thương vô điều kiện. Điều này ảnh hưởng tới khả năng tín thác và cởi mở với người khác của họ. Một liên hệ nghèo nàn với cha mẹ và anh chị em của mình, nếu cứ để đó mà không chịu chữa lành, có thể sẽ xuất hiện trở lại và phá hoại cuộc hôn nhân. Các vấn đề chưa giải quyết cần được xử lý và diễn trình thoát ra khỏi chúng cần phải diễn ra. Khi xẩy ra các vấn đề trong một cuộc hôn nhân, trước khi có bất cứ quyết định quan trọng nào, điều quan trọng là bảo đảm để mỗi người phối ngẫu tiến tới chỗ nắm vững lịch sử riêng của mình. Điều này bao gồm việc biết nhìn nhận nhu cầu chữa lành, nhu cầu cầu nguyện liên lỉ để xin ơn biết tha thứ và được tha thứ, nhu cầu sẵn sàng nhận giúp đỡ và quyết tâm không bỏ cuộc nhưng tiếp tục cố gắng. Việc xét mình một cách thành thực cũng sẽ giúp ta có khả năng thấy rõ: các thiếu xót và thiếu chín chắn của mình ảnh hưởng tới mối liên hệ ra sao. Cả khi thấy rõ người kia có lỗi, cuộc khủng hoảng cũng sẽ không bao giờ được vượt qua chỉ bằng cách ngồi mong họ thay đổi. Ta cũng phải tự hỏi điều gì trong chính cuộc sống của ta cần phải tăng trưởng hay hàn gắn nếu muốn giải quyết cuộc tranh chấp.
Đồng hành sau khi tan vỡ và ly dị
241. Trong một số trường hợp, việc tôn trọng chính phẩm giá của ta và lợi ích của con cái đòi ta không được nhường bước trước các đòi hòi quá đáng hay phải ngăn cản một bất công trầm trọng, một bạo lực hoặc một đối xử tệ bạc kinh niên. Trong những trường hợp như thế, “ly thân trở nên không thể tránh được. Có lúc, thậm chí nó còn trở nên cần thiết về phương diện luân lý nữa, đó chính là lúc phải dời người phối ngẫu dễ bị thương tổn hơn hay trẻ nhỏ khỏi các thương tích trầm trọng do lạm dụng hay bạo lực gây ra, hay khỏi cảnh bị làm nhục và bóc lột, và khỏi bị khinh miệt và dửng dưng” (257). Dù vậy, “việc ly thân phải được coi như biện pháp cuối cùng, sau khi mọi cố gắng hoà giải hữu lý khác đã được chứng minh là vô hiệu” (258).
242. Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng ghi nhận rằng “việc biện phân đặc biệt là điều không thể miễn chước đối với việc chăm sóc mục vụ cho các người ly thân, ly dị hoặc bị bỏ rơi. Cần phải đặc biệt tỏ lòng kính trọng trước sự đau khổ của những người phải ly thân, ly dị hay bị bỏ rơi một cách bất công hay những người, vì chồng hay vợ đối xử tệ bạc, mà buộc phải ngưng cuộc sống chung. Tha thứ một bất công mình phải chịu như thế không phải là điều dễ dàng, nhưng ơn thánh làm cho điều này trở thành khả hữu. Việc chăm sóc mục vụ nhất thiết phải bao gồm các cố gắng hòa giải và làm trung gian, qua việc thiết lập ra các trung tâm huấn đạo được chuyên môn hóa tại các giáo phận” (259). Đồng thời, “những người ly dị không tái hôn, và thường làm chứng cho lòng chung thủy vợ chồng, cần được khuyến khích biết tìm nơi Thánh Thể của nuôi dưỡng họ cần để nâng đỡ họ trong bậc sống hiện nay. Cộng đồng và các mục tử địa phương nên đồng hành với những người này với sự ân cần lo lắng, nhất là khi liên hệ tới trẻ nhỏ hoặc khi họ gặp khó khăn trầm trọng về tài chánh” (260). Việc tan vỡ gia đình càng gây chấn thương và đau đớn hơn đối với người nghèo vì trong tay họ có rất ít tài nguyên để khởi đầu cuộc sống mới. Người nghèo, một khi bị dời khỏi môi trường gia đình yên ấm, dễ bị bỏ rơi và bị thiệt hại tới hai lần.
243. Điều quan trọng là phải làm cho những người ly dị nay bước vào một cuộc kết hợp mới cảm nhận được rằng họ vẫn là thành phần của Giáo Hội. “Họ không bị tuyệt thông” và ta nên đối xử với họ như thế, vì quả họ vẫn là thành phần của cộng đồng Giáo Hội (261). Các hoàn cảnh này “đòi một sự biện phân cẩn thận và một sự đồng hành đầy kính trọng. Ngôn từ và tác phong khiến họ cảm thấy bị kỳ thị phải được xa tránh, và ta nên khuyến khích họ tham dự vào đời sống của cộng đồng. Không nên coi việc chăm sóc những người này của cộng đồng Kitô hữu là làm suy yếu đức tin và chứng từ của mình đối với tính bất khả tiêu của hôn nhân: đúng hơn, việc chăm sóc ấy đặc biệt nói lên đức ái của mình” (262).
244. Một số lớn các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng cũng “nhấn mạnh tới nhu cầu phải làm cho các thủ tục tuyên bố vô hiệu dễ với tới và đỡ mất thì giờ hơn, và nếu có thể, miễn phí” (263). Tốc độ chậm chạp của thủ tục này gây gieo neo và căng thẳng cho các bên. Hai văn kiện xử lý vấn đề này mới đây của tôi (264) đã đơn giản hóa nhiều thủ tục trong việc tuyên bố tính vô hiệu của một cuộc hôn nhân. Với các văn kiện này, tôi muốn “minh xác rằng chính vị giám mục, trong Giáo Hội mà ngài được bổ nhiệm làm mục tử và người đứng đầu, do chính sự kiện này, là thẩm phán của các tín hữu đã được ủy thác cho ngài săn sóc” (265). “Việc thi hành các văn kiện này, do đó, là trách nhiệm lớn lao của các vị bản quyền tại các giáo phận, những vị đã được kêu gọi phán xử một số trường hợp và, trong mọi trường hợp, bảo đảm để các tín hữu lui tới với công lý cách dễ dàng hơn. Việc này liên hệ đến việc chuẩn bị để có đủ nhân viên, gồm cả giáo sĩ lẫn giáo dân chủ yếu được đề cử cho dịch vụ Giáo Hội này. Các dịch vụ thông tin, huấn đạo và làm trung gian liên hệ tới việc tông đồ gia đình cũng nên có sẵn cho các cá nhân ly thân hay các cặp đang gặp khủng hoảng. Các dịch vụ này cũng nên bao gồm việc các cá nhân gặp nhau nhằm tìm hiểu sơ khởi diễn trình hôn phối (xem Mitis Iudex, art. 2-3) (266).
245. Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng cũng nhắc đến “các hậu quả của ly thân hay ly dị đối với con cái, trong mọi trường hợp, vốn là nạn nhân vô tội của tình huống” (267). Không kể mọi xem xét khác, lợi ích của con cái phải là quan tâm hàng đầu, chứ không bị che khuất bởi bất cứ quyền lợi hay mục tiêu kín đáo nào khác. Tôi xin ngỏ với các cha mẹ đã ly thân lời kêu gọi này: “Anh chị em đừng bao giờ bắt con cái làm con tin! Anh chị em ly thân vì nhiều vấn đề và lý do. Đời sống đem lại cho anh chị em thử thách này, nhưng con cái anh chị em không nên phải gánh cái gánh nặng ly thân này hay bị dùng làm con tin chống người phối ngẫu kia. Chúng nên được lớn lên mà tai thì được nghe mẹ chúng nói tốt cho cha chúng, cho dù chúng không còn ở với nhau nữa, và cha chúng nói tốt cho mẹ chúng” (268). Quả là vô trách nhiệm khi làm mất uy tín của cha mẹ kia như phương thế chiếm tình âu yếm của con cái, hay để trả thù hoặc tự biện minh cho mình. Làm thế sẽ ảnh hưởng tới sự thanh tĩnh nội tâm của con cái và gây nên những vết thương khó lành.
246. Trong khi lượng giá các hoàn cảnh tranh chấp vốn là thành phần của hôn nhân, Giáo Hội không thể không lên tiếng nhân danh những người dễ bị thương tổn hơn cả: đó là các trẻ em thường chịu đau khổ trong thầm lặng. Ngày nay, “bất kể các nhậy cảm xem ra tiến bộ của ta và nhiều cuộc phân tích tâm lý tinh tế, tôi vẫn phải tự hỏi mình xem có phải chúng ta đang trở nên tê cóng đối với các thương tích trong linh hồn trẻ em... Chúng ta có cảm nhận được gánh nặng tâm lý mênh mông của các trẻ em trong các gia đình có các thành viên đối xử tệ bạc và làm thương tổn nhau, đến độ phá vỡ cả các mối dây trung tín vợ chồng không? “ (269). Những trải nghiệm tai hại này không giúp các trẻ em lớn lên trong sự trưởng thành, rất cần cho việc thực hiện các cam kết dứt khoát. Vì lý do này, các cộng đồng Kitô hữu không nên bỏ rơi các cha mẹ ly dị đã bước vào cuộc kết hợp mới, nhưng nên bao gồm và nâng đỡ họ trong cố gắng dưỡng nuôi con cái của họ. “Làm thế nào ta có thể khuyến khích các cha mẹ này làm mọi sự có thể làm để dưỡng dục con cái họ trong đời sống Kitô hữu, làm gương cho chúng về một đức tin có cam kết và thực tiễn, nếu ta giữ họ ở một khoảng cách xa đời sống cộng đồng, như thể họ bị tuyệt thông cách nào đó? Ta phải từ bỏ việc hành xử theo cách chất thêm gánh nặng mà trẻ em trong các hoàn cảnh này vốn đã phải vác rồi!” (270). Giúp hàn gắn các vết thương của cha mẹ và nâng đỡ họ về thiêng liêng cũng mang lợi lại ích cho các trẻ em, vì các em rất cần gương mặt thân quen của Giáo Hội biết nhìn chúng xuyên qua trải nghiệm gây chấn thương này. Ly dị là một sự xấu và con số càng ngày càng tăng các vụ ly dị là điều gây nhiều bối rối. Do đó, trọng trách mục vụ hàng đầu của ta đối với các gia đình là củng cố tình yêu của họ, giúp hàn gắn các vết thương và cố gắng ngăn ngừa việc lan tràn thứ bi kịch của thời ta này.
Một số hoàn cảnh phức tạp
247. “Các vấn đề liên quan tới các cuộc hôn nhân hỗn hợp cần được đặc biệt lưu ý. Các cuộc hôn nhân giữa người Công Giáo và người đã được rửa tội khác ‘có bản chất đặc thù riêng của chúng, nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố ta rất có thể sử dụng và khai triển được, cả vì giá trị nội tại của chúng lẫn vì sự đóng góp mà chúng có thể đem đến cho phong trào đại kết’. Vì mục đích này, ‘cần cố gắng thiết lập sự hợp tác thân ái giữa các thừa tác viên Công Giáo và không Công Giáo từ lúc chuẩn bị hôn nhân tới nghi lễ hôn phối’ (Familiaris Consortio, 78). Liên quan tới việc chia sẻ Thánh Thể, ‘quyết định có cho bên không Công Giáo rước lễ hay không thì phải theo các qui định tổng quát hiện hành, cả đối với các Kitô hữu Đông Phương lẫn các Kitô hữu khác, có tính tới hoàn cảnh đặc thù trong việc lãnh nhận bí tích hôn phối bởi hai Kitô hữu đã chịu phép rửa. Dù các người phối ngẫu trong cuộc kết hôn hỗn hợp cùng chia sẻ chung các bí tích rửa tội và hôn phối, nhưng việc chia sẻ Thánh Thể chỉ có thể là ngoại lệ và trong mỗi trường hợp đều phải phù hợp với các qui luật đã tuyên bố’ (Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Vũ Sự Hợp Nhất Kitô Giáo, Directory for the Application of Principles and Norms on Ecumenism, 25 tháng 3, 1993, 159-160)” (271).
248. “Các cuộc hôn nhân khác đạo giúp ta có môi trường rất tốt để đối thoại liên tôn trong cuộc sống hàng ngày… Chúng đặt ra nhiều khó khăn đặc biệt, liên hệ cả tới căn tính gia đình lẫn việc dưỡng dục con cái… Con số các gia đình phát xuất từ các cuộc hôn nhân khác đạo, hiện đang gia tăng ở cả các nước truyền giáo lẫn các nước có truyền thống Kitô Giáo lâu đời, đòi phải cung cấp một việc chăm sóc mục vụ dị biệt hóa tùy theo bối cảnh xã hội và văn hóa khác nhau. Tại một số quốc gia, nơi không có tự do tôn giáo, người phối ngẫu Kitô Giáo bị buộc phải qua tôn giáo của người kia mới có thể lấy nhau được, và không thể cử hành một hôn lễ khác đạo hoặc cho con cái rửa tội. Do đó, ta phải tái khẳng định việc tôn trọng tự do tôn giáo khi giao dịch với bất cứ ai” 272. “Điều chủ yếu là phải lưu ý đặc biệt tới những con người kết hợp nhau trong cuộc hôn nhân này, không phải chỉ trong thời kỳ trước hôn lễ mà thôi. Các cặp và các gia đình trong đó, một người phối ngẫu là Công Giáo còn người kia không có đức tin, đang gặp nhiều thách đố đặc biệt. Trong những trường hợp như thế, điều cần là phải làm chứng cho người ta thấy Tin Mừng có khả năng giải quyết các hoàn cảnh này cách tường tận, khiến cho việc dưỡng dục con cái trong đức tin trở nên khả hữu” (273).
249. “Rửa tội cho những người bị kẹt trong các hoàn cảnh hôn nhân phức tạp là một trong những điều rất khó khăn. Đây là những kết ước hôn nhân trong đó, ít nhất một trong hai người không biết gì về đức tin Kitô Giáo. Trong những trường hợp như thế, các vị giám mục được mời gọi thực hành biện phân mục vụ một cách thích đáng để giúp những người này về phương diện thiêng liêng” (274).
250. Giáo Hội nhận thái độ của Chúa Giêsu làm thái độ của mình: Người hiến tặng lòng yêu thương vô bờ của Người cho từng người không trừ ai (275). Trong Thượng Hội Đồng, chúng ta đã thảo luận hoàn cảnh của các gia đình có các thành viên cảm nghiệm sự lôi cuốn đồng tính luyến ái, một hoàn cảnh không dễ dàng gì đối với cả cha mẹ lẫn con cái. Trước bất cứ điều gì khác, chúng ta muốn tái xác nhận rằng mọi con người, bất chấp khuynh hướng tính dục, phải được tôn trọng trong chính phẩm giá của họ và được đối sử ân cần, trong khi ‘mọi dấu hiệu kỳ thị bất công’ phải được thận trọng xa tránh (276), nhất là bất cứ hình thức gây hấn hay bạo lực nào. Các gia đình như thế nên nhận được sự hướng dẫn mục vụ đầy kính trọng, để những ai biểu lộ khuynh hướng đồng tính nhận được sự trợ giúp họ cần để hiểu biết và thi hành trọn vẹn thánh ý Thiên Chúa trong đời sống họ (277).
251. Khi thảo luận phẩm giá và sứ mệnh gia đình, các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng nhận xét rằng, “Đối với các kế hoạch nhằm công nhận tư thế bình đẳng về hôn nhân cho các cuộc kết hợp giữa những người đồng tính luyến ái, thì không có bất cứ căn bản nào để so sánh hay thiết lập một loại suy nào, dù là xa xôi, giữa các cuộc kết hợp đồng tính và kế hoạch mà Thiên Chúa vốn dành cho hôn nhân và gia đình”. Không thể chấp nhận được việc “các Giáo Hội địa phương nhường bước trước các áp lực về vấn đề này, cũng như việc các tổ chức quốc tế đặt điều kiện cho các nước nghèo phải ban hành các đạo luật thiết lập ra cuộc hôn nhân giữa những người cùng giới tính nếu muốn được trợ giúp về tài chánh” (278).
252. Các gia đình chỉ có cha hoặc mẹ thường phát sinh từ việc “mẹ hoặc cha ruột (theo sinh học) không muốn là thành phần của gia đình; do các hoàn cảnh bạo hành khiến cha hay mẹ phải trốn chạy với các con; do một người trong cha mẹ qua đời, cha hay mẹ bỏ bê gia đình, và do nhiều hoàn cảnh khác nữa. Bất cứ do nguyên nhân nào, người cha hay người mẹ sống với đứa con luôn phải tìm sự nâng đỡ và an ủi từ các gia đình khác trong cộng đồng Kitô hữu, và từ các chương trình nối vòng tay mục vụ của giáo xứ. Các gia đình này thường chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các vấn đề kinh tế, bởi sự bất trắc, không an toàn về việc làm, bởi khó khăn trong việc bảo dưỡng con cái, bởi việc không có nhà ở” (279).
Khi sự chết làm chúng ta cảm nhận nọc độc của nó
253. Có lúc, đời sống gia đình bị thách thức bởi sự chết của một người thân yêu. Ta không thể không đề xuất ánh sáng đức tin làm lực chống đỡ các gia đình đang trải qua cảm nghiệm này (280). Quay lưng với một gia đình tang chế là chứng tỏ mình thiếu lòng thương xót, là đánh mất cơ hội mục vụ, là đóng cửa đối với các cố gắng rao giảng Tin Mừng khác.
254. Tôi có thể hiểu nỗi buồn sầu của những người mất người mình hết sức yêu thương, tức người phối ngẫu họ đã chia sẻ nhiều điều xiết bao. Chính Chúa Giêsu cũng đã hết sức xúc động và bật khóc trước cái chết của một người bạn (xem Ga 11:33, 35). Và làm thế nào ta mới bắt đầu hiểu được sự tiếc thương của những cha mẹ mất một đứa con? “Như thể thời gian bỗng dừng lại: một vực sâu bỗng mở ra nuốt trửng cả quá khứ lẫn tương lai”, và “có lúc, chúng ta còn đi xa đến nỗi oán trách, đổ lỗi cho chính Thiên Chúa. Nhiều người, tôi rất hiểu họ, đã nổi giận với Thiên Chúa xiết bao” (281). “Mất người phối ngẫu là điều đặc biệt khó khăn... Từ giây phút chịu sự mất mát, một số người biểu lộ được khả năng tập trung năng lực của họ vào việc tận tụy nhiều hơn cho các con và các cháu, tìm thấy trong cảm nghiệm yêu thương này một cảm thức đổi mới về sứ mệnh nuôi dưỡng con cái... Những ai không có thân nhân để chia sẻ thì giờ và để nhận được tình âu yếm, nên được cộng đồng Kitô hữu giúp đỡ với sự lưu ý và sẵn sàng đặc biệt, nhất là khi họ nghèo túng” (282).
255. Thông thường, diễn trình tang chế chiếm khá nhiều thì giờ, và khi một mục tử phải đồng hành với diễn trình này, ngài phải thích ứng với các đòi hỏi của từng giai đoạn. Toàn bộ diễn trình này đầy những câu hỏi: về các lý do tại sao người thân của họ lại phải chết, về tất cả các sự việc đáng lý đã được làm, về việc khi chết, người ta cảm nghiệm những gì. Với một diễn trình cầu nguyện thành thực và kiên nhẫn cũng như giải thoát nội tâm, bình an sẽ trở lại. Có những lúc đặc biệt, ta phải giúp người đang có tang chế hiểu ra rằng sau cái chết của người thân yêu, ta vẫn còn một sứ mệnh phải thi hành, và chẳng ích gì cho ta nếu cứ kéo dài sự đau khổ, như thể đây là một hình thức báo đáp. Người thân yêu của ta không cần sự đau khổ của ta, họ cũng chẳng vui vẻ gì khi ta hủy hoại đời ta. Cũng không phải là một cách phát biểu lòng yêu thương tốt nhất khi ta cứ mãi nghĩ tới họ, nhắc tới tên họ hoài vì điều này tùy thuộc quá khứ thay vì tiếp tục yêu thương họ dù nay họ đang ở một chỗ khác. Họ không thể hiện diện về thể lý với ta được nữa, ấy thế nhưng bất chấp sức mạnh của sự chết, “lòng yêu thương vẫn mạnh như sự chết” (Dc 8:6). Lòng yêu thương bao gồm trực giác giúp ta khả năng nghe vô thanh và nhìn vô hình. Điều này không có nghĩa tưởng tượng ra người thân yêu của ta như lúc trước, nhưng là khả năng biết chấp nhận họ đã thay đổi như hiện nay. Khi bà bạn Maria muốn ôm lấy Người, Chúa Giêsu sống lại nói với bà đừng đụng đến Người (xem Ga 20:17), để hướng dẫn bà tới một loại gặp gỡ khác.
256. Quả là một an ủi cho ta khi biết rằng những người chết không hoàn toàn qua đi, và đức tin bảo đảm với ta rằng Chúa sống lại không bao giờ bỏ rơi ta. Do đó, ta có thể “ngăn cản, không cho sự chết chuốc độc sự sống, không biến lòng yêu thương ta ra không, không đẩy ta xuống vực thẳm tối tăm nhất” (283). Thánh Kinh nói với ta rằng Thiên Chúa vì yêu thương đã dựng nên ta và tạo nên ta một cách khiến đời ta không kết liễu với cái chết” (xem Kn 3:2-3). Thánh Phaolô nói với ta về cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô liền sau khi chết: “ước nguyện của tôi là ra đi và được ở với Chúa Kitô” (pl 1:23). Với Chúa Kitô, sau cái chết, đang chờ đợi ta, là “điều Thiên Chúa đã chuẩn bị cho những kẻ yêu thương Người” (1Cr 2:9). Kinh Tiền Tụng của Phụng Vụ Người Chết trình bầy một cách đẹp đẽ như thế này: “dù việc chắc chắn phải chết làm chúng con buồn sầu, chúng con vẫn được an ủi nhờ lời hứa trường sinh tương lai. Vì sự sống của những người tin vào Chúa, lạy Chúa, không chấm dứt mà chỉ thay đổi”. Quả thế, “những người thân yêu của chúng con không mất vào tối tăm nhưng không; niềm hy vọng bảo đảm với chúng con rằng họ đang ở trong bàn tay tốt lành và mạnh mẽ của Thiên Chúa” (284).
257. Một cách để duy trì hiệp thông với những người thân yêu của ta là cầu nguyện cho họ (285). Thánh Kinh nói với ta rằng “cầu nguyện cho người chết” là “điều thánh thiện và đạo đức” (2Mcb 12:44-45). “Lời cầu nguyện của ta cho họ có khả năng không những giúp họ, mà còn làm cho lời cầu bầu của họ cho ta được hữu hiệu” (286). Sách Khải Huyền mô tả các vị tử đạo cầu bầu cho những người chịu bất công trên trái đất (xem Kh 6:9-11), trong tình liên đới với thế giới này và với lịch sử của nó. Một số vị thánh, trước khi qua đời, đã an ủi người thân yêu của mình bằng cách hứa với họ rằng các ngài sẽ ở gần để giúp đỡ họ. Thánh Têrêxa thành Lisieux mong được tiếp tục làm điều tốt từ trên thiên đàng (287). Thánh Đa Minh quả quyết rằng “ngài sẽ giúp đỡ nhiều hơn sau khi qua đời... mạnh mẽ hơn trong việc xin ban ơn” (288). Tất cả đều là “dây nối kết yêu thương” thực sự (289), vì “sự kết hợp của những người đang đi đường với anh chị em đang nghỉ yên trong Chúa không hề bị ngưng trệ... [nhưng] được tăng cường nhờ việc trao đổi các thiện ích thiêng liêng” (290).
258. Nếu ta chấp nhận sự chết, ta có thể chuẩn bị cho nó. Cách chuẩn bị là lớn mạnh trong lòng yêu thương đối với những người đang sánh bước với ta, cho tới ngày “sự chết không còn nữa, tang chế và khóc thương cùng đau đớn sẽ không còn nữa” (Kh 21:4). Do đó, ta sẽ sẵn sàng đi gặp lại những người thân yêu đã ra đi. Chúa Giêsu đã “trao lại cho mẹ cậu” (xem Lc 7:15) người con trai đã chết thế nào, thì điều này cũng sẽ xẩy ra với chúng ta như thế. Ta đừng nên phí năng lực vào việc bám lấy quá khứ xa xôi.Ta càng sống tốt trên trái đất này thì hạnh phúc ta sẽ cùng được hưởng với những người thân yêu của ta ở trên thiên đàng càng lớn. Ta càng có khả năng trưởng thành và phát triển ở đời này, thì ta càng có thể mang nhiều ơn phúc hơn vào bàn tiệc nước trời.
Kỳ sau: Chương Bẩy: Hướng tới việc giáo dục con cái tốt hơn
______________________________________________________________________________________________________
(257) Bài Giáo Lý (24 tháng 6, 2015): L’Osservatore Romano, 25 tháng 6, 2015, p. 8.
(258) Đức Gioan Phaolô II, Tông Huấn Familiaris Consortio (22 tháng 11, 1981), 83: AAS 74 (1982), 184.
(259) Relatio Synodi 2014, 47.
(260) Ibid., 50.
(261) Bài Giáo Lý (5 tháng 8, 2015): L’Osservatore Romano, 6 tháng 8, 2015, p. 7.
(262) Relatio Synodi 2014, 51; cf. Relatio Finalis 2015, 84.
(263) Ibid., 48.
(264) Tự Sắc Mitis Iudex Dominus Iesus (15 tháng 8, 2015): L’Osservatore Romano, 9 tháng 9,2015, pp. 3-4; cf. Tự Sắc Mitis et Misericors Iesus (15 tháng 8, 2015): L’Osservatore Romano, 9 tháng 9, 2015, pp. 5-6.
(265) Tự Sắc Mitis Iudex Dominus Iesus (15 tháng 8, 2015), Lời nói đầu, III: L’Osservatore Romano, 9 tháng 9, 2015,
3.
(266) Relatio Finalis 2015, 82.
(267) Relatio Synodi 2014, 47.
(268) Bài Giáo Lý (20 tháng 5, 2015): L‘Osservatore Romano, 21 tháng 5, 2015, p. 8.
(269) Bài Giáo Lý (24 tháng 6, 2015): L’Osservatore Romano, 25 tháng 6, 2015, p. 8.
(270) Bài Giáo Lý (5 tháng 8, 2015): L’Osservatore Romano, 6 tháng 8, 2015, p. 7.
(271) Relatio Finalis 2015, 72.
(272) Ibid., 73.
(273) Ibid., 74.
(274) Ibid., 75.
(275) Cf. Sắc Chỉ Misericordiae Vultus, 12: AAS 107 (2015), 407.
(276) Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo , 2358; cf. Relatio Finalis 2015, 76.
(277) Ibid.
(278) Relatio Finalis 2015, 76; cf. Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Considerations Regarding Proposals to Give Legal Recognition to Unions between Homosexual Persons (3 tháng 6, 2003), 4.
(279) Ibid., 80.
(280) Cf. ibid., 20.
(281) Bài Giáo Lý (17 tháng 6, 2015): L’Osservatore Romano, 18 tháng 6, 2015, p. 8.
(282) Relatio Finalis 2015, 19.
(283) Bài Giáo Lý (17 tháng 6, 2015): L’Osservatore Romano, 18 tháng 6, 2015, p. 8.
(284) Ibid.
(285) Cf. Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, 958.
(286) Ibid.
(287) Cf. Thánh Têrêxa thành Lisieux, Derniers Entretiens: Le “carnet jaune” de Mère Agnès, 17 tháng 7, 1897, trong Oeuvres Complètes, Paris, 1996, 1050. Các chị em Cát Minh của Bà nói đến lời hứa của Thánh Têrêxa rằng việc bà ra khỏi thế gian giống như "trận mưa hoa hồng" (ibid., 9 tháng 6, 1897, 1013).
(288) Jordan of Saxony, Libellus de principiis Ordinis Praedicatorum, 93: Monumenta Historica Sancti Patris Nostri Dominici, XVI, Rome, 1935, p. 69.
(289) Cf. Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, 957.
(290) Lumen Gentium, 49.
Giải đáp phụng vụ: Lễ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp được cử hành theo bộ lễ nào?
Nguyễn Trọng Đa
08:41 27/04/2016
Giải đáp phụng vụ: Lễ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp được cử hành theo bộ lễ nào?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Ngày 27-6 là ngày lễ kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, mà linh ảnh của Ngài được tôn kính ở Rôma. Bản sao của linh ảnh này được tìm thấy trong hầu hết các giáo xứ Công Giáo khắp thế giới, và nhiều giáo xứ thực hành hàng tuần việc sùng khấn Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Dòng Chúa Cứu Thế, là Dòng gìn giữ linh ảnh, có một Thánh Lễ riêng kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, vốn được sử dụng trong ngày 27-6 tại các giáo xứ và cộng đoàn của Dòng. Bộ Thánh Lễ này được tìm thấy trong phần phụ thêm phụng vụ của Dòng và không bao gồm trong "Bộ sưu tập các Thánh Lễ của Đức Trinh Nữ Maria". Cũng có các giáo xứ khác, hoặc các giáo phận do các Dòng tu khác phụ trách, sùng kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp hoặc thực hành hàng tuần việc sùng khấn Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Liệu các giáo xứ này được phép sử dụng Thánh Lễ riêng Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp vào ngày 27-6 không, thưa cha? - G. L., Madera, California, Mỹ.
Đáp: Đây là một câu hỏi hóc búa từ quan điểm pháp lý. Thật vậy, trong khi vấn đề về việc cử hành lễ các chân phước và các thánh đã được làm rõ ràng, lễ kính các danh hiệu của Đức Mẹ lại chưa được rõ ràng.
Cũng cần ghi nhận rằng lễ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp lại trùng ngày với lễ kính thánh Xyrillô thành Alexandria trong lịch phổ quát, và thậm chí còn không có trong lịch của Giáo phận Rôma.
Tuy nhiên, nếu có một lòng sùng kính đặc biệt đối với danh hiệu này trong một cộng đồng địa phương, lễ này có thể luôn được cử hành như một Thánh lễ ngoại lịch và sử dụng một trong các bộ Thánh lễ thích hợp nhất về Đức Mẹ trong Sách Lễ. Thí dụ, lời nguyện nhập lễ của công thức số 6 trong phần lễ chung về Đức Trinh Nữ Maria là "Lạy Chúa là Thiên Chúa, chúng con nài xin Chúa cho chúng con là tôi tớ Chúa luôn đuợc hồn an xác mạnh, và nhờ lời chuyển cầu thần thế của Ðức Maria diễm phúc trọn đời đồng trinh, xin giải thoát chúng con khỏi nỗi ưu phiền đời này và đuợc hưởng niềm hoan lạc muôn đời. Chúng con cầu xin nhờ Ðức Kitô Con Chúa, ..”
Nhưng sẽ là vấn đề khác: liệu các công thức riêng được chuẩn y cho Dòng Chúa Cứu Thế có thể được sử dụng cách phổ quát không.
“Phần Giới thiệu Bộ sưu tập các Thánh Lễ của Đức Trinh Nữ Maria” nói như sau:
"19. Bộ sưu tập các Thánh Lễ của Đức Trinh Nữ Maria, được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phê duyệt, và được ban hành bởi Thánh Bộ Phượng Tự, có một mục đích cụ thể liên quan đến sự tôn sùng Đức Trinh Nữ Maria. Bộ sưu tập tìm cách thúc đẩy các cử hành, vốn được ghi dấu với giáo lý trong sáng, sự đa dạng phong phú của các chủ đề, và việc tưởng niệm chính đáng về hành vi cứu độ mà Thiên Chúa đã thực hiện trong Đức Trinh Nữ trong quan điểm về mầu nhiệm Chúa Kitô và Giáo Hội.
"20. Bộ sưu tập các Thánh lễ được tạo thành chủ yếu bởi các bản văn cho các Thánh Lễ Đức Mẹ, vốn được tìm thấy trong phần riêng của các Giáo Hội địa phương, hoặc của các Dòng tu hoặc trong Sách Lễ Rôma.
"21. Bộ sưu tập các Thánh lễ được dành cho: các đền thánh Đức Mẹ, nơi mà Thánh Lễ về Đức Trinh Nữ Maria được tổ chức thường xuyên, phù hợp với các quy định được ghi trong các số 29-33; các cộng đồng Giáo Hội, vốn mong muốn cử hành vào ngày thứ Bảy mùa Thường niên lễ kính Đức Trinh Nữ, phù hợp với điều khoản được quy định trong số 34. Như được nêu ra trong số 37, việc sử dụng bộ sưu tập các Thánh lễ này được phép vào những ngày mà trong đó, theo Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma, linh mục được tự do chọn Thánh lễ để cử hành.
"22. Việc ban hành Bộ sưu tập các Thánh Lễ của Đức Trinh Nữ Maria không đưa thêm sự thay đổi nào trong lịch chung của Rôma, được ban hành ngày 21-3-1969, trong Sách Lễ Rôma, ấn bản mẫu thứ nhì, ban hành ngày 27-3-1975, trong Sách Bài Đọc cho Thánh Lễ, ấn bản mẫu thứ nhì, ban hành 21-1-1981, hoặc trong các hệ thống chữ đỏ đang có hiệu lực”.
Các qui định này cho thấy rằng Bộ sưu tập không chứa tất cả các Thánh lễ có thể của các Giáo Hội địa phương hoặc các Dòng tu. Một sự lựa chọn đã được thực hiện và mọi sự lựa chọn có nghĩa là một sự từ bỏ. Vì vậy, không có công thức cho lễ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, nhưng có một công thức cho lễ Đức Mẹ Phù Hộ Các Tín Hữu. Có lẽ danh hiệu này được ưa thích hơn, vì nó kết nối đến các Giáo hoàng, và bởi vì danh hiệu ấy là bổn mạng của nước Úc, New Zealand và thành phố New York.
Điều khoản của số 22 nói rằng các qui chế tổng quát cần được tuân giữ. Nói chung, các qui chế này đòi hỏi sự chuẩn y của Hội đồng Giám Mục về bất cứ bản dịch nào, vốn sẽ được dùng trong lãnh thổ ấy. Trường hợp ngoại lệ cho quy định này là chính xác các bản văn ấy và các bản dịch ấy đã được phê duyệt trực tiếp bởi Tòa Thánh cho việc sử dụng của các Dòng tu trong các nhà và nhà thờ của họ. Mặc dù không có sự giả định rằng chúng có thể được sử dụng bên ngoài bối cảnh này, chúng không cần sự chấp thuận rõ ràng của Hội đồng Giám Mục.
Trong hầu hết các trường hợp, các văn bản nhắc đến các chân phước và các thánh của Dòng tu, và do đó chúng có một sự sử dụng hạn chế. Thỉnh thoảng chúng nhắc đến lễ tước hiệu hoặc thánh bổn mạng của Dòng tu, nhưng các công thức Thánh Lễ thường khá là đặc biệt cho linh đạo đặc biệt của Dòng tu, và như thế là không phù hợp cho việc sử dụng phổ quát.
Tuy nhiên, bất kỳ vị thánh nào trong Sổ Các Thánh Công Giáo Rôma có thể được mừng vào ngày lễ của vị ấy, miễn là không có lễ khác hoặc lễ nhớ bắt buộc trong ngày ấy. Tôi tin rằng thật là khá an toàn để nói rằng nếu lễ vị thánh có một lời nguyện nhập lễ đã được phê duyệt hợp lệ, mặc dù nó là không rõ ràng trong Sách Lễ Rôma, thì lời nguyện nhập lễ của vị thánh ấy có thể được sử dụng.
Theo luận lý này, tôi nghĩ rằng người ta có thể sử dụng một văn bản đã được chấp thuận cho một danh hiệu Đức Mẹ không có trong Sách Lễ Rôma, nhưng với một ngày lễ đã được công nhận. Trong trường hợp này, người ta phải luôn đoan chắc rằng bản văn được sử dụng trong phụng vụ đã được phê duyệt bởi Tòa Thánh. Thí dụ, các bản văn cho một số danh hiệu của Đức Mẹ chỉ được phê duyệt trong ngôn ngữ của một quốc gia, nơi mà Đức Maria được tôn kính dưới danh hiệu đó, và không có bản gốc Latinh. Không thể dùng một bản dịch riêng tư từ bản gốc, nhưng người ta nhất thiết phải sử dụng phần lễ chung về Đức Trinh Nữ Maria.
Trong trường hợp hiện tại, tôi chỉ có thể theo dõi các bản văn cụ thể của ngày lễ này, vốn đã được sử dụng trước các cải cách của Công Đồng chung Vatican II. Tôi không biết liệu chúng tương ứng với các công thức thực tế được sử dụng ngày nay trong Dòng Chúa Cứu Thế chăng. Tuy nhiên, cho rằng các bản văn hiện hành đã nhận được sự chấp thuận của Tòa Thánh, chúng chắc chắn là phù hợp với qui định liên quan đến các phẩm chất giáo lý và thiêng liêng, được đề cập trong số 19 ở trên.
Bản dịch không chính thức của bản văn từ Công đồng chung Vatican II là:
Lời nguyện nhập lễ: "Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa đã ban cho chúng con, Mẹ của Chúa là Đức Maria. Xin ban cho chúng con biết luôn luôn chạy đến cùng Mẹ, để ngày ngày được hưởng hoa trái ơn Cứu Chuộc. Chúa hằng sống và hiển trị cùng Thiên Chúa Cha, trong sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần đến muôn đời”.
Lời nguyện tiến lễ: "Lạy Thiên Chúa, vì lòng nhân hậu của Chúa và nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, xin Chúa thương nhận lễ vật này, mà ban cho chúng con bây giờ được bình an, và mai sau được hưởng phúc muôn đời. Chúng con cầu xin…”
Lời nguyện hiệp lễ: "Lạy Chúa Giêsu, vì lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Vô nhiễm của Chúa, xin cho chúng con luôn được Mẹ Cứu Giúp, để chúng con thoát mọi hiểm nguy, và được hiệp nhất với nhau trong tình thương của Mẹ. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời…” (Bản Việt ngữ của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam).
Tôi sẽ nói rằng ít nhất lời nguyện nhập lễ là phần nào gắn kết với các thành viên của Dòng Chúa Cứu Thế, là những người gìn giữ linh ảnh Đức Mẹ gốc tại Rôma. Các lời nguyện này, có thể là được soạn thảo tương đối gần đây.
Nếu chúng tương ứng với các lời nguyện hiện tại, mặc dù trong một bản dịch hiện đại hơn, hình như chúng không dễ dàng chuyển tải đến tình hình giáo xứ vượt quá giới hạn của Dòng tu.
Tuy nhiên, nếu các bản văn hiện nay là phù hợp, một nhà thờ được dâng kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, trong trường hợp này, ngày lễ là một lễ trọng trong chính Giáo Hội, có thể sử dụng các bản văn ấy.
Cũng có thể là tình hình như thế cho một nhà thờ, mà ở đó ảnh Đức Mẹ Hắng Cứu Giúp được tôn kính, nhưng dâng nhà thờ theo một danh hiệu khác, thì Thánh Lễ được cử hành như một Thánh lễ ngoại lịch.
Sau hết, nếu các công thức của một Thánh Lễ Đức Mẹ đã được phê duyệt không gắn chặt chẽ với linh đạo của một Dòng tu đặc biệt, có lẽ không hợp lý rằng người ta có thể cử hành lễ trong một nhà thờ của Dòng tu, và bị cấm cử hành lễ này trong một nhà thờ cách đó vài dặm đường, nhất là cho rằng một thánh nhân không nổi tiếng của cùng Dòng tu ấy được mừng một cách hợp pháp.
Tôi tin rằng đây là câu trả lời đúng, nhưng phải thừa nhận rằng các quy tắc là phần nào không rõ ràng trong đó, và trong các trường hợp tương tự. (Zenit.org 26-4-2016)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Ngày 27-6 là ngày lễ kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, mà linh ảnh của Ngài được tôn kính ở Rôma. Bản sao của linh ảnh này được tìm thấy trong hầu hết các giáo xứ Công Giáo khắp thế giới, và nhiều giáo xứ thực hành hàng tuần việc sùng khấn Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Dòng Chúa Cứu Thế, là Dòng gìn giữ linh ảnh, có một Thánh Lễ riêng kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, vốn được sử dụng trong ngày 27-6 tại các giáo xứ và cộng đoàn của Dòng. Bộ Thánh Lễ này được tìm thấy trong phần phụ thêm phụng vụ của Dòng và không bao gồm trong "Bộ sưu tập các Thánh Lễ của Đức Trinh Nữ Maria". Cũng có các giáo xứ khác, hoặc các giáo phận do các Dòng tu khác phụ trách, sùng kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp hoặc thực hành hàng tuần việc sùng khấn Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Liệu các giáo xứ này được phép sử dụng Thánh Lễ riêng Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp vào ngày 27-6 không, thưa cha? - G. L., Madera, California, Mỹ.
Đáp: Đây là một câu hỏi hóc búa từ quan điểm pháp lý. Thật vậy, trong khi vấn đề về việc cử hành lễ các chân phước và các thánh đã được làm rõ ràng, lễ kính các danh hiệu của Đức Mẹ lại chưa được rõ ràng.
Cũng cần ghi nhận rằng lễ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp lại trùng ngày với lễ kính thánh Xyrillô thành Alexandria trong lịch phổ quát, và thậm chí còn không có trong lịch của Giáo phận Rôma.
Tuy nhiên, nếu có một lòng sùng kính đặc biệt đối với danh hiệu này trong một cộng đồng địa phương, lễ này có thể luôn được cử hành như một Thánh lễ ngoại lịch và sử dụng một trong các bộ Thánh lễ thích hợp nhất về Đức Mẹ trong Sách Lễ. Thí dụ, lời nguyện nhập lễ của công thức số 6 trong phần lễ chung về Đức Trinh Nữ Maria là "Lạy Chúa là Thiên Chúa, chúng con nài xin Chúa cho chúng con là tôi tớ Chúa luôn đuợc hồn an xác mạnh, và nhờ lời chuyển cầu thần thế của Ðức Maria diễm phúc trọn đời đồng trinh, xin giải thoát chúng con khỏi nỗi ưu phiền đời này và đuợc hưởng niềm hoan lạc muôn đời. Chúng con cầu xin nhờ Ðức Kitô Con Chúa, ..”
Nhưng sẽ là vấn đề khác: liệu các công thức riêng được chuẩn y cho Dòng Chúa Cứu Thế có thể được sử dụng cách phổ quát không.
“Phần Giới thiệu Bộ sưu tập các Thánh Lễ của Đức Trinh Nữ Maria” nói như sau:
"19. Bộ sưu tập các Thánh Lễ của Đức Trinh Nữ Maria, được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phê duyệt, và được ban hành bởi Thánh Bộ Phượng Tự, có một mục đích cụ thể liên quan đến sự tôn sùng Đức Trinh Nữ Maria. Bộ sưu tập tìm cách thúc đẩy các cử hành, vốn được ghi dấu với giáo lý trong sáng, sự đa dạng phong phú của các chủ đề, và việc tưởng niệm chính đáng về hành vi cứu độ mà Thiên Chúa đã thực hiện trong Đức Trinh Nữ trong quan điểm về mầu nhiệm Chúa Kitô và Giáo Hội.
"20. Bộ sưu tập các Thánh lễ được tạo thành chủ yếu bởi các bản văn cho các Thánh Lễ Đức Mẹ, vốn được tìm thấy trong phần riêng của các Giáo Hội địa phương, hoặc của các Dòng tu hoặc trong Sách Lễ Rôma.
"21. Bộ sưu tập các Thánh lễ được dành cho: các đền thánh Đức Mẹ, nơi mà Thánh Lễ về Đức Trinh Nữ Maria được tổ chức thường xuyên, phù hợp với các quy định được ghi trong các số 29-33; các cộng đồng Giáo Hội, vốn mong muốn cử hành vào ngày thứ Bảy mùa Thường niên lễ kính Đức Trinh Nữ, phù hợp với điều khoản được quy định trong số 34. Như được nêu ra trong số 37, việc sử dụng bộ sưu tập các Thánh lễ này được phép vào những ngày mà trong đó, theo Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma, linh mục được tự do chọn Thánh lễ để cử hành.
"22. Việc ban hành Bộ sưu tập các Thánh Lễ của Đức Trinh Nữ Maria không đưa thêm sự thay đổi nào trong lịch chung của Rôma, được ban hành ngày 21-3-1969, trong Sách Lễ Rôma, ấn bản mẫu thứ nhì, ban hành ngày 27-3-1975, trong Sách Bài Đọc cho Thánh Lễ, ấn bản mẫu thứ nhì, ban hành 21-1-1981, hoặc trong các hệ thống chữ đỏ đang có hiệu lực”.
Các qui định này cho thấy rằng Bộ sưu tập không chứa tất cả các Thánh lễ có thể của các Giáo Hội địa phương hoặc các Dòng tu. Một sự lựa chọn đã được thực hiện và mọi sự lựa chọn có nghĩa là một sự từ bỏ. Vì vậy, không có công thức cho lễ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, nhưng có một công thức cho lễ Đức Mẹ Phù Hộ Các Tín Hữu. Có lẽ danh hiệu này được ưa thích hơn, vì nó kết nối đến các Giáo hoàng, và bởi vì danh hiệu ấy là bổn mạng của nước Úc, New Zealand và thành phố New York.
Điều khoản của số 22 nói rằng các qui chế tổng quát cần được tuân giữ. Nói chung, các qui chế này đòi hỏi sự chuẩn y của Hội đồng Giám Mục về bất cứ bản dịch nào, vốn sẽ được dùng trong lãnh thổ ấy. Trường hợp ngoại lệ cho quy định này là chính xác các bản văn ấy và các bản dịch ấy đã được phê duyệt trực tiếp bởi Tòa Thánh cho việc sử dụng của các Dòng tu trong các nhà và nhà thờ của họ. Mặc dù không có sự giả định rằng chúng có thể được sử dụng bên ngoài bối cảnh này, chúng không cần sự chấp thuận rõ ràng của Hội đồng Giám Mục.
Trong hầu hết các trường hợp, các văn bản nhắc đến các chân phước và các thánh của Dòng tu, và do đó chúng có một sự sử dụng hạn chế. Thỉnh thoảng chúng nhắc đến lễ tước hiệu hoặc thánh bổn mạng của Dòng tu, nhưng các công thức Thánh Lễ thường khá là đặc biệt cho linh đạo đặc biệt của Dòng tu, và như thế là không phù hợp cho việc sử dụng phổ quát.
Tuy nhiên, bất kỳ vị thánh nào trong Sổ Các Thánh Công Giáo Rôma có thể được mừng vào ngày lễ của vị ấy, miễn là không có lễ khác hoặc lễ nhớ bắt buộc trong ngày ấy. Tôi tin rằng thật là khá an toàn để nói rằng nếu lễ vị thánh có một lời nguyện nhập lễ đã được phê duyệt hợp lệ, mặc dù nó là không rõ ràng trong Sách Lễ Rôma, thì lời nguyện nhập lễ của vị thánh ấy có thể được sử dụng.
Theo luận lý này, tôi nghĩ rằng người ta có thể sử dụng một văn bản đã được chấp thuận cho một danh hiệu Đức Mẹ không có trong Sách Lễ Rôma, nhưng với một ngày lễ đã được công nhận. Trong trường hợp này, người ta phải luôn đoan chắc rằng bản văn được sử dụng trong phụng vụ đã được phê duyệt bởi Tòa Thánh. Thí dụ, các bản văn cho một số danh hiệu của Đức Mẹ chỉ được phê duyệt trong ngôn ngữ của một quốc gia, nơi mà Đức Maria được tôn kính dưới danh hiệu đó, và không có bản gốc Latinh. Không thể dùng một bản dịch riêng tư từ bản gốc, nhưng người ta nhất thiết phải sử dụng phần lễ chung về Đức Trinh Nữ Maria.
Trong trường hợp hiện tại, tôi chỉ có thể theo dõi các bản văn cụ thể của ngày lễ này, vốn đã được sử dụng trước các cải cách của Công Đồng chung Vatican II. Tôi không biết liệu chúng tương ứng với các công thức thực tế được sử dụng ngày nay trong Dòng Chúa Cứu Thế chăng. Tuy nhiên, cho rằng các bản văn hiện hành đã nhận được sự chấp thuận của Tòa Thánh, chúng chắc chắn là phù hợp với qui định liên quan đến các phẩm chất giáo lý và thiêng liêng, được đề cập trong số 19 ở trên.
Bản dịch không chính thức của bản văn từ Công đồng chung Vatican II là:
Lời nguyện nhập lễ: "Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa đã ban cho chúng con, Mẹ của Chúa là Đức Maria. Xin ban cho chúng con biết luôn luôn chạy đến cùng Mẹ, để ngày ngày được hưởng hoa trái ơn Cứu Chuộc. Chúa hằng sống và hiển trị cùng Thiên Chúa Cha, trong sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần đến muôn đời”.
Lời nguyện tiến lễ: "Lạy Thiên Chúa, vì lòng nhân hậu của Chúa và nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, xin Chúa thương nhận lễ vật này, mà ban cho chúng con bây giờ được bình an, và mai sau được hưởng phúc muôn đời. Chúng con cầu xin…”
Lời nguyện hiệp lễ: "Lạy Chúa Giêsu, vì lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Vô nhiễm của Chúa, xin cho chúng con luôn được Mẹ Cứu Giúp, để chúng con thoát mọi hiểm nguy, và được hiệp nhất với nhau trong tình thương của Mẹ. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời…” (Bản Việt ngữ của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam).
Tôi sẽ nói rằng ít nhất lời nguyện nhập lễ là phần nào gắn kết với các thành viên của Dòng Chúa Cứu Thế, là những người gìn giữ linh ảnh Đức Mẹ gốc tại Rôma. Các lời nguyện này, có thể là được soạn thảo tương đối gần đây.
Nếu chúng tương ứng với các lời nguyện hiện tại, mặc dù trong một bản dịch hiện đại hơn, hình như chúng không dễ dàng chuyển tải đến tình hình giáo xứ vượt quá giới hạn của Dòng tu.
Tuy nhiên, nếu các bản văn hiện nay là phù hợp, một nhà thờ được dâng kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, trong trường hợp này, ngày lễ là một lễ trọng trong chính Giáo Hội, có thể sử dụng các bản văn ấy.
Cũng có thể là tình hình như thế cho một nhà thờ, mà ở đó ảnh Đức Mẹ Hắng Cứu Giúp được tôn kính, nhưng dâng nhà thờ theo một danh hiệu khác, thì Thánh Lễ được cử hành như một Thánh lễ ngoại lịch.
Sau hết, nếu các công thức của một Thánh Lễ Đức Mẹ đã được phê duyệt không gắn chặt chẽ với linh đạo của một Dòng tu đặc biệt, có lẽ không hợp lý rằng người ta có thể cử hành lễ trong một nhà thờ của Dòng tu, và bị cấm cử hành lễ này trong một nhà thờ cách đó vài dặm đường, nhất là cho rằng một thánh nhân không nổi tiếng của cùng Dòng tu ấy được mừng một cách hợp pháp.
Tôi tin rằng đây là câu trả lời đúng, nhưng phải thừa nhận rằng các quy tắc là phần nào không rõ ràng trong đó, và trong các trường hợp tương tự. (Zenit.org 26-4-2016)
Nguyễn Trọng Đa
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tổ Ấm
Đặng Đức Cương
18:14 27/04/2016
Ảnh của Đặng Đức Cương
Chim có tổ người có tông
(Ca dao)
VietCatholic TV
Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 21/04– 27/04/2016: Câu Chuyện: Sư Tử Có Ðôi Cánh
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
09:32 27/04/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Một Kitô hữu là một con người của hy vọng, biết và làm chứng rằng Chúa Giêsu đang sống, đang ở giữa chúng ta, đang cầu nguyện cùng Chúa Cha cho mỗi người chúng ta, và Ngài sẽ lại đến. Đức Thánh Cha Phanxicô đã tổng kết mối quan hệ giữa Chúa Giêsu Phục Sinh và các tín hữu Kitô như trên trong Thánh Lễ tại nhà nguyện Santa Marta vào sáng Thứ Sáu 22 Tháng Tư.
Từ những bài đọc trong ngày, Đức Thánh Cha đã đưa ra ba từ căn bản cho đời sống người Kitô hữu, đó là thông điệp, lời chuyển cầu và hy vọng.
Trước hết, bàn về thông điệp. Trong bài đọc trích từ sách Công Vụ các Tông Đồ (13: 26-33), thông điệp này về cơ bản “là lời chứng của các Tông Đồ về sự sống lại của Chúa Giêsu”. Phaolô khẳng định trong hội đường rằng: “Sau khi thực hiện tất cả mọi điều Kinh Thánh chép về Người, họ đã hạ Người từ trên cây gỗ xuống và mai táng trong mồ. Nhưng Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy từ cõi chết. Trong nhiều ngày, Đức Giê-su đã hiện ra với những kẻ từng theo Người từ Ga-li-lê lên Giê-ru-sa-lem. Giờ đây chính họ làm chứng cho Người trước mặt dân.” Đức Thánh Cha tóm tắt như sau “thông điệp ở đây là: Chúa Giêsu chịu chết và sống lại vì chúng ta, vì ơn cứu rỗi của chúng ta. Chúa Giêsu đang sống!” Đây là những gì các môn đệ đầu tiên muốn truyền đạt “cho người Do Thái và dân ngoại sống vào thời của các ngài”, và các ngài “cũng đã làm chứng bằng cuộc sống, và với máu của mình”.
Đức Thánh Cha nói tiếp rằng khi Gioan và Phêrô bị cấm loan báo danh Chúa Giêsu và sự phục sinh của Ngài, “các vị nói, với tất cả sự can đảm của họ và trong cách thế đơn sơ nhất rằng ‘Chúng tôi không thể không nói về những gì chúng tôi đã thấy và đã nghe’. Thật vậy, chúng ta, là các Kitô hữu, nhờ đức tin, chúng ta có trong chúng ta Chúa Thánh Thần, Đấng cho phép chúng ta nhìn thấy và nghe sự thật về Chúa Giêsu, Đấng đã chết vì tội lỗi chúng ta và đã sống lại”. Điều này, do đó, “là thông điệp của đời sống Kitô: Chúa Kitô đang sống! Chúa Kitô đã sống lại! Chúa Kitô đang ở giữa chúng ta trong cộng đồng chúng ta, Ngài đồng hành cùng chúng ta trên mọi nẻo đường”. Bất chấp các nỗ lực đôi khi làm chúng ta ngộ nhận, “một trong những khía cạnh của đời sống Kitô hữu” chính xác là: thông điệp. Chúng ta hiểu rõ ràng điều này từ Kinh Thánh trong đó Thánh Gioan khẳng định: “Điều mà chúng tôi đã nhìn thấy bằng mắt mình, chúng tôi đã nghe với đôi tai, điều chúng tôi đã chạm được với bàn tay của chúng tôi ...”, như thể ngài muốn nói: “Chúa Kitô Phục Sinh là một thực tại và tôi làm chứng cho điều này” .
Từ khóa thứ hai do Đức Thánh Cha đề nghị là “chuyển cầu”, lần này lấy cảm hứng từ Tin Mừng Thánh Gioan (14: 1-6). Trong Bữa Tiệc Ly vào Thứ Năm Tuần Thánh, khi các Tông Đồ đã chán nản, Chúa Giêsu nói: “Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; Thầy đi dọn chỗ cho anh em” Đức Thánh Cha Phanxicô dừng lại để suy tư về đoạn văn này và đặt câu hỏi: “Điều này có nghĩa là gì? Chúa Giêsu chuẩn bị một chỗ như thế nào?” Đức Thánh Cha đáp: “Với lời cầu nguyện của Ngài cho mỗi người trong chúng ta: Chúa Giêsu cầu nguyện cho chúng ta và đây là lời cầu bầu”. Điều quan trọng là phải biết rằng “Chúa Giêsu đang hành động tại thời điểm này với lời cầu nguyện của Ngài cho chúng ta”. Đức Thánh Cha giải thích thêm: như trước cuộc khổ nạn, Chúa Giêsu nói: “Phêrô, Thầy đã cầu nguyện cho anh”, tương tự như vậy, “bây giờ Chúa Giêsu là người cầu bầu cho chúng ta với Chúa Cha”.
Tuy nhiên, giờ đây chúng ta tự hỏi: “Chúa Giêsu cầu nguyện như thế nào?”. Đức Thánh Cha Phanxicô nói rõ ngài muốn đưa ra một câu trả lời “cá nhân”, một câu trả lời của riêng mình, và “không phải là một tín điều của Giáo Hội”. Ngài nói: “Tôi tin rằng Chúa Giêsu cho Chúa Cha thấy vết thương của Ngài, bởi vì những vết thương vẫn còn đó khi Ngài sống lại. Ngài đã cho Chúa Cha thấy những vết thương và tên mỗi người trong chúng ta”. Theo Đức Thánh Cha, chúng ta có thể tưởng tượng lời cầu nguyện của Chúa Giêsu như thế. Một Kitô hữu được linh hoạt bởi nhận thức này: “tại thời điểm này Chúa Giêsu là Đấng Chuyển Cầu cùng Chúa Cha cho chúng ta”.
Cuối cùng chiều kích thứ ba là niềm hy vọng. Một lần nữa từ này được khơi mào bởi Tin Mừng trong ngày. Chúa Giêsu nói: “Thầy đi dọn chỗ cho anh em, Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó.” Đây là niềm hy vọng Kitô giáo. Chúa Giêsu nói với chúng ta: “Thầy sẽ lại đến!”. Đức Thánh Cha giải thích thêm: “Kitô hữu là những người nam nữ của hy vọng” chính vì “họ hy vọng Chúa lại đến”. Về vấn đề này, Đức Thánh Cha nói thêm, thật đẹp nếu chúng ta để ý cách thức “Kinh Thánh bắt đầu và kết thúc”. Khởi đầu, chúng ta đọc thấy: “Thuở ban đầu”, nói cách khác, “khi mọi thứ bắt đầu”. Và Khải Huyền kết thúc với lời cầu nguyện: “Lạy Chúa Giêsu xin hãy đến.” Thật vậy, tất cả Giáo Hội “đang chờ đợi sự quang lâm của Chúa Giêsu: Chúa Giêsu sẽ trở lại”. Đức Thánh Cha nhấn mạnh điều này “là niềm hy vọng Kitô giáo”.
Đức Thánh Cha kết luận bằng cách tóm tắt bài suy niệm của ngài: Chúng ta có thể tự hỏi: “Thông điệp trong cuộc sống của tôi ra sao? Mối quan hệ của tôi với Chúa Giêsu Đấng Chuyển Cầu cho tôi như thế nào đây? Tôi hy vọng như thế nào? Tôi có thực sự tin rằng Chúa đã sống lại? Tôi có tin rằng Ngài đang cầu nguyện cùng Chúa Cha cho tôi?” Xa hơn, “Tôi có thực sự tin rằng Chúa sẽ lại đến một lần nữa?”. Nói cách khác: “Tôi có tin vào thông điệp này? Tôi có tin vào sự cầu bầu? Tôi có phải là một người nam nữ của hy vọng hay không?”
2. Những Kitô hữu “mồ côi”
“Một Kitô hữu không để Thiên Chúa Cha kéo mình đến gần với Giêsu là một Kitô hữu sống trong cảnh mồ côi.” Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ ba, 19.04, tại nguyện đường Thánh Marta. Một trái tim rộng mở với Thiên Chúa chính là khả năng biết chấp nhận những điều mới mẻ mà Thần Khí mang đến.
Khi thấy những phép lạ, điềm thiêng và những lời nói chưa được nghe đến bao giờ, người Do-thái đã nghi ngờ: ‘Ông có phải là Đấng Kitô không?’ Như thế, Đức Thánh Cha đã bắt đầu bài giảng khởi đi từ sự hoài nghi không có gì lay chuyển được của người Do-thái đối với Đức Giêsu.
‘Ông còn để lòng trí chúng tôi phải thắc mắc cho đến bao giờ? Nếu ông là Đấng Kitô, thì xin nói công khai cho chúng tôi biết.’ Đây là câu hỏi mà các kinh sư và người Pha-ri-sêu đặt ra nhiều lần và trong những cách thức khác nhau, vì họ có con tim mù tối. Một sự mù tối của đức tin là điều mà Đức Giêsu sẽ cắt nghĩa cho những kẻ đang lắng nghe: ‘Các ông không tin, vì các ông không thuộc về đoàn chiên của tôi.’ Thuộc về đoàn chiên của Thiên Chúa là một ơn huệ trọng đại, nhưng điều ấy cần một trái tim luôn biết sẵn sàng và ứng trực.
‘Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi. Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi.’ Phải chăng những con chiên này đã học biết cách theo Đức Giêsu và sau đó chúng đã tin vào Ngài? Xin thưa là không. Nhưng ‘Cha tôi, Đấng đã ban chúng cho tôi, thì lớn hơn tất cả.’ Như vậy, không phải tự sức những con chiên nhưng chính Thiên Chúa Cha đã ban đàn chiên cho Vị Mục Tử. Và chính Chúa Cha đã thu hút, lôi cuốn con tim của những con chiên ấy đến với Đức Giêsu.
Sự chai đá nơi tâm hồn của các kinh sư và người Pha-ri-sêu, những người đã xem thấy những việc Đức Giêsu đã làm nhưng lại từ chối nhận Ngài là Đấng Mesia, là một tấn kịch kéo dài cho đến tận đồi Canve. Nhưng chuyện còn tiếp tục tiếp diễn cho đến khi Chúa phục sinh, lúc những người lính canh mồ bị ép buộc phải thừa nhận rằng các môn đệ đã đến trộm xác Chúa trong khi họ ngủ thiếp đi. Lời chứng của những người đã được xem thấy Chúa Phục Sinh không làm lay chuyển được tâm hồn những người khăng khăng chối từ tin tưởng. Và điều này dẫn đến hệ quả là: họ giống như những trẻ mồ côi vì họ đã chối từ chính Cha của họ.
Những thầy thông luật và người Pha-ri-sêu có một trái tim khép kín. Họ nhận thấy rằng họ là Cha của chính mình. Nhưng nếu như vậy, hóa ra họ là những trẻ mồ côi, vì đã chối từ và không có bất kỳ một tương quan nào với Chúa Cha. Mặc dù họ có nhắc tới những người cha: Áp-ra-ham và các tổ phụ, nhưng chỉ như là những hình ảnh thuộc quá khứ xa xôi; còn thực tế tự đáy lòng, họ là những trẻ mồ côi, sống trong tình trạng côi cút và không để tâm hồn mình được lôi cuốn bởi Chúa Cha. Đây chính là nỗi bi kịch của những người có tâm hồn khép kín.
Tin tức đã lan đến Giê-ru-sa-lem là có rất nhiều người ngoại đã mở lòng mình ra với đức tin nhờ lời rao giảng của các môn đệ, ở tận những nơi xa xôi như miền Phê-ni-xi, đảo Sýp và thành An-ti-ô-khi-a. Tin ấy đã khiến các môn đệ lo lắng, nhưng điều ấy cũng có nghĩa là người ta đã có một trái tim rộng mở với Thiên Chúa. Trái tim rộng mở ấy giống như của Ba-na-ba khi ông được sai đến An-ti-ô-khi-a để chứng thực những tin đồn đại. Ông đã mừng rỡ vì có nhiều người đã tin và trở lại cùng Chúa, trong số đó có rất nhiều dân ngoại. Với con tim rộng mở, Ba-na-ba đã dám chấp nhận những điều mới mẻ, đã biết mở lòng ra để Thiên Chúa Cha kéo mình đến gần với Đức Giêsu.
Đức Giêsu mời gọi chúng ra trở nên những môn đệ của Ngài. Nhưng để được như thế, chúng ta phải để cho Thiên Chúa hấp dẫn và lôi cuốn mình. Lời nguyện xin khiêm tốn của một người con mà chúng ta có thể thân thưa với Chúa: ‘Lạy Cha, xin kéo con đến gần với Giêsu. Xin giúp con hiểu biết về Đức Giêsu hơn.’ Và như thế, Thiên Chúa Cha sẽ gởi Thần Khí đến giúp mở rộng tâm hồn chúng ta và mang chúng ta đến với Giêsu. Một Kitô hữu không để cho Thiên Chúa Cha kéo mình đến gần với Giêsu là một Kitô hữu sống trong tình cảnh mồ côi. Phần chúng ta, chúng ta có một Người Cha, nên chúng ta không hề côi cút.”
3. Câu Chuyện: Sư Tử Có Ðôi Cánh
Khách du lịch đến thưởng ngoạn Venezia, một thành phố mơ mộng nằm trên sông nước và được làm tăng thêm vẻ đẹp bằng những công trình kiến trúc độc đáo cũng như bằng những tác phẩm nghệ thuật thời danh nằm ở mạn đông bắc Italia, không thể bỏ qua công trường Marcô, công trình mang tên của vị thánh bổn mạng của thành phố Venezia và cũng là vị thánh Giáo Hội mừng kính hôm nay.
Trên con đường tiến gần đến công trường Marcô, du khách nhìn thấy một con sư tử có đôi cánh đứng sừng sững trên một ngọn tháp cao. Hình sư tử này nhắc đến sự nghiệp viết sách Phúc Âm đầu tiên của thánh Marcô, như chứng từ của sử gia Papias, sinh sống vào cuối thế kỷ thứ hai viết như sau:
“Marcô, người thông ngôn của Phêrô, đã viết ra đúng những gì nhớ được, tuy không theo thứ tự, về những điều Ðức Kitô đã nói và đã làm. Marcô không trực tiếp nghe Chúa giảng, cũng không phải là môn đệ của Ngài. Nhưng ông đã tháp tùng Phêrô, người đã giảng dạy theo những gì ông cảm thấy cần thiết, chứ không phải chủ tâm thuật lại lời Chúa một cách có hệ thống”.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Marcô là người thông ngôn và lãnh trách nhiệm chép lại những lời Phêrô giảng, vì thế không lạ gì ở cuối bức thư thứ nhất, Phêrô gọi ông là “Marcô, người con của tôi”.
Ngoài sự gần gũi với thánh Phêrô, Marcô cũng tiếp xúc lân cận với Phaolô, bắt đầu vào lần gặp gỡ đầu tiên vào năm 44, khi Phaolô và Barnaba đưa về Giêrusalem số tiền cộng đoàn Antiokia quyên được để trợ giúp cộng đoàn Mẹ. Khi trở về, Barnaba đem theo Marcô, là cháu của ông.
Sau đó, trong khi đồng hành với Phaolô và Barnaba để hoạt động truyền giáo ở đảo Cypre, vì một sự bất đồng ý kiến nào đó, Marcô đã bỏ về Giêrusalem. Vì lý do này, trong chuyến truyền giáo thứ hai, Phaolô đã nhất quyết không cho Marcô theo, mặc dù Barnaba tha thiết yêu cầu. Sự kiện này đã gây đổ vỡ đến sự cộng tác giữa Phaolô và Barnaba.
Nhưng trong những ngày cuối đời, khi chờ đợi ngày hành quyết, Phaolô đã viết thư nhắn với Timôthê: “Hãy đem cả Marcô đến nữa, vì tôi cần sự giúp đỡ của anh ấy lắm”. Bạn bè người ta muốn gặp trong những ngày cuối đời phải là những người đồng sinh đồng tử!
Trong cuộc sống, Marcô đã chu toàn bổn phận mà mọi người Kitô được kêu gọi phải thực thi: Ðó là rao giảng Tin Mừng và làm chứng về Ðức Kitô. Marcô đã thực hiện công việc này đặc biệt qua công tác viết sách Phúc Âm, những người Kitô khác qua kịch nghệ, âm nhạc, thơ phú hay qua việc dạy đạo cho con em quanh bàn ăn của gia đình hoặc qua cuộc sống chứng tá trong những sinh hoạt và nếp sống hằng ngày.
4. Hãy nhớ đến Thầy
“Kitô hữu là người, trong đời sống của mình, luôn ghi nhớ những cách thức và hoàn cảnh gặp gỡ Thiên Chúa. Chính việc ghi nhớ ấy sẽ củng cố hành trình đức tin của mỗi Kitô hữu.” Đây là suy tư chính yếu của Đức Thánh Cha Phanxicô trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Năm, 21 tháng Tư, tại nguyện đường Thánh Marta.
Đức tin là một hành trình mà khi hoàn tất cuộc hành trình ấy, người ta phải luôn ghi nhớ những giai đoạn đã từng trải qua. Ghi nhớ những điều tốt lành mà Thiên Chúa đã thực hiện trong suốt cuộc hành trình cũng như những thách đố, khó khăn, vì Thiên Chúa luôn đồng hành với chúng ta và không hề e sợ trước những tội lỗi xấu xa của chúng ta.
Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô xoay quanh bài đọc một, thuật lại việc ông Phao-lô vào hội đường ở An-ti-ô-khi-a trong ngày sa-bát và bắt đầu rao giảng Tin Mừng. Ồng đã khởi đi từ khi một dân được tuyển chọn ngang qua Áp-ra-ham và Mô-sê, từ Ai-cập và Miền Đất Hứa cho đến khi Đức Giêsu xuất hiện. Lời rao giảng mang đậm tính lịch sử này của Phao-lô có một ý nghĩa nền tảng hết sức quan trọng, vì nó gợi nhắc lại những thời khắc nổi bật và những dấu chỉ về sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc sống của nhân loại.
Đức Thánh Cha nói:
“Hãy nhìn lại quá khứ để thấy Thiên Chúa đã cứu chuộc chúng ta như thế nào. Chúng ta hãy bước đi với trọn cả tâm trí trên con đường đong đầy những kỷ niệm và đến với Giêsu. Chính Đức Giêsu, trong thời khắc quan trọng nhất của cuộc đời – tối thứ 5 và thứ 6 Tuần Thánh – đã trao ban cho chúng ta Mình và Máu của Ngài. Đức Giêsu nói: ‘Anh em hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy.’ Tưởng nhớ Đức Giêsu. Hãy nhớ rằng Thiên Chúa đã cứu chuộc chúng ta như thế nào.
Giáo Hội gọi Bí Tích Thánh Thể là ‘tưởng niệm’, cũng như trong Kinh Thánh, sách Đệ Nhị Luật được gọi là ‘sách tưởng nhớ của dân tộc Ít-ra-en’. Phần chúng ta, chúng ta cũng làm như thế trong đời sống cá nhân của mình, vì mỗi người chúng ta đã bước đi trên một con đường được Thiên Chúa đồng hành, có lúc gần gũi Thiên Chúa hoặc có những khi lại cách xa Ngài.
Thật là tốt cho tâm hồn Kitô hữu, nếu tôi biết ghi nhớ con đường của tôi, con đường của chính tôi: Thiên Chúa đã dẫn tôi đến đây như thế nào, Thiên Chúa đã cầm tay tôi mà dẫn dắt ra sao. Nhưng có nhiều lần tôi đã nói với Chúa: ‘Không, tránh xa con đi! Con không muốn!’ Thiên Chúa tôn trọng. Ngài trân trọng chọn lựa của ta. Nhưng để ghi nhớ, chúng ta phải nhớ về chính cuộc sống, chính chặng đường hành trình của chúng ta. Chúng ra phải tiếp tục điều này và hãy làm thường xuyên. Chính trong thời khắc đó, Thiên Chúa đã ban cho ta ân sủng và chúng ta thưa rằng: ‘Trong chặng đường vừa qua, con đã làm điều này, đã làm điều kia… Chúa đã đồng hành với con….’ Và như thế chúng ta sẽ tiến tới một cuộc gặp gỡ mới, một cuộc gặp gỡ đong đầy lòng biết ơn.
Từ chính trái tim, phải nảy sinh một lời cảm tạ với Giêsu, Đấng đã không bao giờ mệt mỏi khi đồng hành với chúng ta trong suốt chiều dài của lịch sử cuộc đời. Có nhiều lần chúng ta đã đóng sập cánh cửa trước mặt Ngài. Đã bao nhiêu lần chúng ta giả vờ không trông thấy Ngài, không tin rằng Ngài đang ở với chúng ta. Đã bao nhiêu lần chúng ta từ chối ơn cứu chuộc mà Ngài mang đến … Nhưng Ngài vẫn ở đó chờ đợi chúng ta.
Những ký ức sẽ mang chúng ta đến gần Thiên Chúa. Nhớ về những việc tốt lành mà Thiên Chúa đã làm cho chúng ta. Qua hành động tái tạo dựng, Thiên Chúa đã ban cho chúng ta điều còn cao vượt hơn tình trạng huy hoàng xưa kia mà A-đam đã có trong lần tạo dựng thứ nhất. Bởi vậy, tôi khuyên anh chị em điều này, rất đơn giản: Hãy ghi nhớ! Hãy nhớ lại xem cuộc đời của tôi đã như thế nào, một ngày sống hôm nay của tôi ra sao và một năm vừa qua của tôi như thế nào? Hãy nhớ lại tương quan của tôi với Chúa. Hãy nhớ lại những điều tốt đẹp, cao cả mà Thiên Chúa đã thực hiện trong cuộc đời của mỗi người chúng ta.”
5. Ai theo Đức Giêsu sẽ không lầm đường lạc lối
“Nếu chúng ta lắng nghe lời của Đức Giêsu và bước theo Ngài, chúng ta sẽ không bị lạc đường.” Đây là trọng tâm bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ sáng thứ Hai, 18 tháng Tư, tại nguyện đường Thánh Marta. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Đức Giêsu, vị mục tử nhân lành, là cánh cửa duy nhất mà chúng ta có thể bước vào để có được sự sống đời đời. Từ đó, Đức Thánh Cha cảnh giác rằng đừng nên tin thầy bói hay những người cho rằng mình là tiên tri. Những người ấy sẽ khiến chúng ta đi lầm đường lạc lối.
Đức Thánh Cha đã triển khai bài giảng dựa trên bài Tin Mừng ngày hôm nay về người Mục Tử Nhân Lành để từ đó dừng lại trên ba thực tại có tính chất quyết định trong cuộc sống Kitô hữu: cánh cửa, con đường, tiếng gọi.
“Trước hết, Đức Giêsu cảnh giác rằng ai không qua cửa mà vào ràn chiên, nhưng trèo qua lối khác mà vào, người ấy là kẻ trộm, kẻ cướp. Đức Giêsu chính là cửa chiên. Ngoài Ngài ra, không còn cửa nào khác.
Đức Giêsu luôn nói với dân chúng bằng những hình ảnh đơn sơ, gần gũi. Tất cả mọi người đều biết cuộc sống của một mục tử là như thế nào, vì họ bắt gặp hình ảnh ấy mọi ngày trong cuộc sống. Vì thế họ hiểu ngay rằng chỉ có người mục tử mới đi qua cửa mà vào ràn chiên. Còn những ai muốn trèo lối khác mà vào, chẳng hạn như leo cửa sổ, đều là phường trộm cướp.
Đức Giêsu đã nói rõ ràng như thế. Chúng ta không thể tiến vào sự sống trường sinh bằng cách trèo qua lối khác mà không đi qua cửa, cửa đó chính là Đức Giêsu. Ngài chính là cánh cửa cuộc đời chúng ta, và không chỉ là cánh cửa của đời sống vĩnh cửu mà còn là cánh cửa của cuộc sống thường ngày. Tôi thực hiện một quyết định nào đó nhân danh Giêsu, bằng cách đi qua cửa là Đức Giêsu hay tôi thực hiện quyết định đó với một chút – nói theo ngôn ngữ bình dân là – lén lút? Chúng ta phải đi qua cửa Giêsu mà vào ràn chiên.
Tiếp đến, Đức Giêsu nói về con đường. Mục tử biết chiên của mình và dẫn chúng ra ngoài, đến đồng cỏ xanh rì. Anh sẽ đi trước đàn chiên và chiên đi theo sau. Và đây cũng chính là việc bước theo Đức Giêsu trong hành trình cuộc sống. Không thể lạc đường vì chính Đức Giêsu đi trước chúng ta và chỉ cho chúng ta thấy lối nẻo để bước theo.
Ai bước theo Giêsu sẽ không lầm đường lạc lối. Nhưng có người nói rằng: ‘Cha ơi, điều này khó lắm... Trong đời sống, có rất nhiều lần con không biết rõ mình phải làm gì. Người ta nói với con, ở đó có thầy bói, có người biết được trước tương lai và con đã đến đó. Con đến gặp thầy bói để họ biến hóa, phù phép với con qua những tấm thẻ bài.’ Nhưng nếu anh chị em làm như thế, anh chị em đã không bước theo Đức Giêsu. Theo người khác, họ cho anh chị em một con đường khác, hoàn toàn khác biệt. Nhưng chỉ có một con đường thôi. Đức Giêsu đã đi trước và chỉ ra cho chúng ta. Không ai có thể chỉ cho chúng ta con đường ấy được. Đức Giêsu đã khuyến cáo chúng ta rằng: ‘Sẽ đến thời người ta nói rằng: Đấng Mesia ở đây này hay ở kia kìa. Đừng nghe và cũng đừng tin họ.’ Đức Giêsu chính là cửa và cũng là con đường. Nếu chúng ta bước theo Ngài, chúng ta sẽ không lầm đường lạc lối.
Đàn chiên đi theo vị mục tử, vì chúng nhận biết tiếng của anh. Nhưng chúng ta có thể nhận biết tiếng của Đức Giêsu như thế nào và làm sao chúng ta có thể phân biệt tiếng của những kẻ khác, không phải là Đức Giêsu, đang leo cửa sổ mà vào? Đó là những kẻ trộm cướp, phá hoại và chuyên nghề lừa dối.
Tôi chia sẻ với anh chị em một phương thế rất đơn giản gồm ba điều. Trước hết, Anh chị em có thể nghe thấy tiếng của Đức Giêsu nơi Tám Mối Phúc. Nếu ai dạy anh chị em con đường nào ngược lại với Tám Mối Phúc thì đó là kẻ leo cửa sổ mà vào ràn chiên, không phải là Đức Giêsu. Kế đến, Anh chị em sẽ nhận ra tiếng của Đức Giêsu khi Ngài nói với anh chị em những công việc bái ái yêu thương của lòng thương xót. Thứ ba, anh chị em sẽ nhận biết tiếng của Đức Giêsu khi Ngài dạy chúng ta biết thưa ‘Lạy Cha’, có nghĩa là khi Ngài dạy chúng ta cầu nguyện với Kinh Lạy Cha.
Đời sống Kitô hữu sẽ dễ dàng êm ái khi có Đức Giêsu là cửa. Ngài sẽ hướng dẫn chúng ta bước đi. Chúng ta nhận biết tiếng của Ngài trong Tám Mối Phúc, qua các công việc của lòng thương xót và khi Ngài dạy chúng ta biết thân thưa ‘Lạy Cha’. Anh chị em hãy nhớ ba điều này: cánh cửa, con đường và tiếng gọi. Xin Chúa cho chúng ta có thể thấu hiểu những hình ảnh của Đức Giêsu: Vị Mục Tử Nhân Lành, là cửa chuồng chiên, chỉ cho chúng ta con đường để bước đi và dạy cho chúng ta biết lắng nghe tiếng của Người.”
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 21/4 – 27/04/2016: Phép lạ Thánh Thể tại Balan
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
20:10 27/04/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Đức Thánh Cha khích lệ người trẻ có con tim yêu thương và tự do để hướng tới các lý tuởng cao đẹp. Vì tình yêu là “thẻ căn cước” của kitô hữu, là “tải liệu” duy nhất có giá trị cần liên tục gia hạn để được nhận biết là môn đệ của Chúa Giêsu.
Ngài đã đưa ra lời khích lệ trên đây trong bài giảng thánh lễ cho Ngày Năm Thánh Giới Trẻ cử hành lúc 10 giờ rưỡi sáng Chúa Nhật 24 tháng Tư.
72 ngàn thiếu niên từ 13 đến 16 tuổi, trong đó có khoảng 1000 em ngoài nước Ý, về Roma để tham dự cuộc hành hương quốc tế nhân dịp Năm Thánh Lòng Thương xót. Các em được các giáo xứ vùng Roma và hơn 200 cộng đoàn đáp lời kêu gọi của Ủy ban Giới trẻ giáo phận Roma tiếp đón.
Sáng thứ Bảy 23 tháng Tư, các em đã tham gia cuộc rước thống hối từ đền thờ Thiên thần, qua đường Hòa giải và đi qua cửa Thánh đền thờ Thánh Phê-rô. Các Linh mục cũng giải tội cho các em như một phần của chương trình cử hành Năm Thánh.
Một tòa giải tội đặc biệt, rộng lớn, được tổ chức dưới bầu trời mát mẻ của Rôma. Đã có khoảng 150 Linh mục giải tội tại các địa điểm ở quảng trường Thánh Phê-rô và các khu vực xung quanh. Các Linh mục và các em đến xưng tội ngồi trên những chiếc ghế được đặt cạnh nhau dọc theo các hàng cột của quảng trường.
Trong ngày lễ thánh George, bổn mạng của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tặng cho các em một món quà đặc biệt. Đó là sự xuất hiện bất ngờ của ngài để giải tội cho một số em. Ngài đã giải tội cho 16 bạn trẻ từ lúc 11.30 đến 12.45.
Trong sứ điệp đăng trên Twitter sáng 23 tháng Tư, Đức Thánh Cha đã viết: “Các thiếu niên nam nữ yêu quý, tên của các con được viết trên trời, trong trái tim yêu thương của Chúa Cha. Các con hãy can đảm lội ngược dòng!”
Chiều tối 23 tháng Tư các em đã tham dự lễ hội tại sân vận động Olympic của thành phố Roma với các ca sĩ và nghe các chứng từ. Sáng Chúa Nhật 24 tháng Tư, các em tham dự Thánh lễ do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ tế.
2. Đức Thánh Cha gởi điện cho cộng đồng Do Thái Giáo tại Rôma nhân lễ Vượt Qua
Hôm 21 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi lời chúc đến Rabbi trưởng Do Thái Giáo tại Rôma là Riccardo Di Segni nhân dịp cộng đồng Do Thái Giáo chuẩn bị cử hành lễ Vượt Qua.
Trong thông điệp, Đức Thánh Cha vui mừng nhắc lại chuyến thăm hội đường Do Thái Giáo ở Rôma. Ngài hứa cầu nguyện cho cộng đồng người Do Thái, và xin họ cầu nguyện cho mình.
“Xin Chúa đồng hành cùng các bạn ngày hôm nay với sự dư dật các phước lành của Ngài, xin Ngài bảo vệ cộng đồng của các bạn, và trong tình thương của Ngài, xin ban bình an cho tất cả mọi người”.
Hôm Chúa Nhật 17 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm cộng đồng Do Thái giáo tại Hội đường Do Thái Roma. Ngài là vị giáo hoàng thứ ba đến thăm Hội đường này. Chuyến viếng thăm này là lần đầu tiên trong triều đại của ngài.
Phát biểu với các chức sắc lãnh đạo và cộng đồng tín hữu Do Thái giáo trong dịp này, Đức Thánh Cha nói:
“Trong lần đầu tiên đến Hội đường này với tư cách giám mục Roma, tôi muốn bày tỏ với quý vị và xin gửi đến tất cả các cộng đồng Do Thái giáo lời chúc bình an huynh đệ của toàn thể Giáo Hội Công Giáo.
Lòng tôi luôn canh cánh mối tương giao giữa chúng ta. Lúc còn ở Buenos Aires, tôi vẫn thường đến các hội đường và gặp gỡ các cộng đoàn Do Thái quy tụ ở đó. Tôi thường theo sát những ngày đại lễ, các lễ kỷ niệm của Do Thái giáo và tạ ơn Chúa đã ban sự sống và đồng hành cùng chúng ta trên con đường lịch sử.”
Ngài kết luận diễn từ của mình với những lời sau:
“Thưa anh em, chúng ta thật sự phải cảm ơn về tất cả những gì đã làm được trong 50 năm qua, vì giữa chúng ta đã có sự hiểu nhau, tin nhau và tình bạn đã tiến triển, khơi sâu. Chúng ta hãy cùng nhau cầu xin Chúa dẫn đường đi tới một tương lai tốt đẹp hơn. Thiên Chúa có kế hoạch cứu độ dành cho chúng ta, như tiên tri Giêrêmia nói: “Ta biết rõ các kế hoạch Ta định làm cho các ngươi, kế hoạch cho các ngươi được sống thịnh vượng, chứ không phải tai ương, để các ngươi có một tương lai hy vọng” (Gr 29, 11).
“Nguyện xin Chúa chúc lành và gìn giữ anh em! Nguyện xin Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh em và ban ơn cho anh em! Nguyện xin Chúa ghé mắt ân cần nhìn đến anh em và ban bình an cho anh em” (x. Ds 6, 24-26). Shalom Alechem!
3. Tuyên bố của Đức Giám Mục Legnica về phép lạ Thánh Thể tại giáo xứ Thánh Jack, Legnica, Balan
Anh chị em thân mến trong Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta!
Với tư cách là Giám Mục Legnica, tôi long trọng công bố trước công chúng và thông báo về một sự kiện đã diễn ra tại giáo xứ Thánh Jack tại Legnica trong đó có các dấu ấn của phép lạ Thánh Thể. Vào ngày 25 Tháng Mười Hai 2013 trong khi phân phát Mình Thánh Chúa, một Bánh Thánh đã được truyền phép rơi xuống sàn nhà và sau đó được nhặt lên và được đặt trong một hộp chứa đầy nước. Ngay sau đó, những tia màu đỏ xuất hiện. Đức Cha Stefan Cichy, là Giám mục Legnica lúc ấy, đã thiết lập một ủy ban để quan sát hiện tượng này. Vào tháng Hai năm 2014, một mảnh nhỏ màu đỏ của Bánh Thánh được tách và đặt trên một khăn thánh. Ủy ban đã truyền lấy mẫu để tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng bởi các viện nghiên cứu có liên quan.
Trong thông báo chính thức của Cục Pháp y, chúng ta đọc thấy như sau:
“Dựa trên hình ảnh cấu trúc mô, thì những mảnh vụn được phát hiện có chứa những phần rời rạc của một dạng cơ bắp rất giống với cơ tim với những thay đổi thường thấy trong thời gian đau đớn. Các nghiên cứu di truyền cho thấy mô này có nguồn gốc con người.”
Vào tháng Giêng năm nay, tôi đã trình bày toàn bộ vấn đề với Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin tại Vatican. Hôm nay, theo khuyến cáo của Tòa Thánh, tôi truyền cho cha sở là cha Andrzej Ziombro chuẩn bị một nơi thích hợp để trưng bày thánh tích để các tín hữu có thể tôn kính cách xứng đáng.
Tôi cũng yêu cầu cung cấp cho các du khách những thông tin và tiến hành giảng dạy thường xuyên để giúp các tín hữu có thái độ thích hợp với Thánh Thể. Tôi cũng truyền hình thành một cuốn sách ghi lại tất cả những trường hợp nhận được các ơn ích và các sự kiện kỳ diệu khác.
Tôi hy vọng rằng điều này sẽ làm sâu sắc thêm sự tôn sùng Thánh Thể và sẽ có tác động sâu sắc đến đời sống của những người đến viếng Bánh Thánh này. Chúng ta cần thấy nơi dấu chỉ mầu nhiệm này một cử chỉ ngoại thường của tình yêu và sự tốt lành của Thiên Chúa, là Đấng đã đến với con người chấp nhận sự sỉ nhục tột cùng.
Tôi thân ái xin anh chị em cầu nguyện cho tôi và nguyện chúc lành cho anh chị em
+ Zbigniew Kiernikowski
Giám Mục Legnica
4. Quan sát viên Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc: Giải pháp hai nhà nước tại Thánh Địa đang có nguy cơ thất bại
Phát biểu trong một phiên của Liên Hợp Quốc ngày 18 tháng 4 về Trung Đông, đại diện của Vatican bày tỏ lo ngại rằng “giải pháp hai nhà nước cho cuộc xung đột giữa Israel và Palestine đang có nguy cơ thất bại.”
Đức Tổng Giám Mục Bernardito Auza nói rằng nguy cơ là rất cao “khi các cuộc hòa đàm bị đình trệ và những luận điệu châm dầu vào lửa tới tấp được đưa ra cùng với các hành vi khủng bố, và những hành động đơn phương đang dập tắt những nỗ lực khôi phục lại quá trình đối thoại thực sự và những thỏa hiệp.” Ngài nhắc nhở hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc rằng Tòa Thánh coi giải pháp hai nhà nước cho cuộc xung đột giữa Israel và Palestine là “khả năng tốt nhất nhằm dẫn đến hòa bình.”
Đức Tổng Giám mục Auza kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới đặc biệt chú ý đến tình hình ở Li Băng, nơi những người tị nạn tại chiếm một phần tư dân số thường trú, và một cuộc bầu cử tổng thống đã bị cản trở trong suốt hai năm qua trong một thời điểm nguy hiểm khi đất nước và toàn khu vực đang bị đe dọa bởi “sự bất ổn trong khu vực và sự phát triển của các nhóm khủng bố.”
Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh rằng hành động quân sự không thôi sẽ không đủ để đánh bại mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố. Các nguyên nhân tận gốc cũng phải được giải quyết, và các nhà lãnh đạo tôn giáo phải có một vai trò quan trọng trong việc tố cáo việc khai thác niềm tin nhằm phục vụ bạo lực.
Đức Tổng Giám Mục kết luận với một lời kêu gọi cộng đồng quốc tế “hãy nghe thấy tiếng kêu của cộng đồng các Kitô hữu đang bị bao vây, và các nhóm dân tộc thiểu số và tôn giáo khác ở Trung Đông, những người bị phân biệt đối xử, bị bách hại, tàn sát, thiêu cháy hoặc bị dìm cho chết đuối vì họ không chia sẻ quan điểm về ý thức hệ hay tôn giáo với những kẻ bắt bớ của họ”.
5. Các linh mục Mễ Tây Cơ được khuyến cáo đừng nhận “những đồng tiền dơ bẩn”
Một giám mục Mễ Tây Cơ đã cảnh báo các linh mục của mình chớ có nhận những đồng tiền dơ bẩn được các khuôn mặt bất lương dâng cúng.
“Tiền bạc không bao giờ có thể rửa được, bởi vì càng rửa nó, anh em càng làm bẩn lương tâm mình”, Đức Giám Mục José Raul Vera Lopez của Saltillo cho biết như trên khi đề cập đến việc quyên góp cho các nhu cầu của các linh mục hưu dưỡng.
Ngài nói rằng các linh mục giáo xứ nên tỉnh táo để biết những gì người dân của các ngài có thể đóng góp một cách hợp lý, và do đó, phải nghi ngờ trước những quà tặng vượt ra ngoài những gì có thể được mong đợi.
Trong ánh sáng của hiện tượng lan tràn các loại tội phạm có tổ chức và việc buôn bán ma túy, Đức Giám Mục Vera Lopez nói rằng Giáo Hội không nên chấp nhận “những đồng tiền dơ bẩn”, và phải cương quyết từ chối những món quà không thể giải thích được.
6. Số người đi xưng tội tăng đáng kể trong Năm Thánh
Số lượng những người tìm đến với bí tích Hòa Giải tại Anh và xứ Wales đã tăng “đáng kể” trong Năm Thánh, Đức Hồng Y Vincent Nichols cho biết như trên.
Phát biểu tại phiên họp cuối trong phiên họp thường niên của các Giám Mục Anh và xứ Wales, Đức Hồng Y Nichols nói rằng sự tăng vọt số người đi xưng tội có thể thấy tỏ tường trong các giáo xứ và các giáo phận trên khắp Vương quốc Anh.
7. Tin Lành Lutheran Na Uy chấp nhận “hôn nhân đồng tính”
Ba phần tư dân số của Na Uy là tín hữu của Giáo Hội Tin Lành Lutheran. Quốc gia này đã công nhận các kết hiệp đồng tính như là hôn nhân từ năm 2009. Giáo Hội này đã cố chống lại trào lưu trên và cho đến phiên họp khoáng đại năm 2014 vẫn tiếp tục giữ vững lập trường.
Tuy nhiên, trong phiên khoáng đại tuần qua, áp lực của phe cấp tiến đã thắng thế.
Theo thống kê vào tháng 7, 2015, Na Uy có 5,207,700 dân. Người Công Giáo chỉ có 1.8% dân số sinh hoạt trong một giáo phận duy nhất là giáo phận thủ đô Oslo; và 2 miền phủ doãn tông tòa.
8. Đức Thánh Cha Phanxicô chúc mừng các thành viên phong trào Canh tân đặc sủng Thánh Linh nhân kỷ niệm 39 năm thành lập
Đức Thánh Cha Phanxicô khích lệ các thành viên phong trào Canh tân đặc sủng Thánh Linh dấn thân làm chứng cho Lòng Thương Xót Chúa qua các hoạt động hòa giải và phục vụ tha nhân.
Đức Thánh Cha đã đưa ra lời khích lệ trên đây trong điện tín, do Đức Hồng Y Pietro Parolin Quốc Vụ Khanh Toà Thánh ký, gửi Đức Cha Francesco Lambiasi Giám Mục Rimini, nơi Phong trào tổ chức mừng kỷ niệm 39 năm thành lập. Đức Thánh Cha cầu mong cuộc gặp gỡ kỷ niệm này khơi dậy nơi các thành viên phong trào các quyết tâm phục vụ và làm chứng cho tình yêu cứu rỗi và sự dịu hiền của Chúa Kitô đối với mọi người. Ngài cũng ca ngợi sáng kiến của phong trào có khẩu hiệu là “Các căn lều của lòng thương xót” nhằm mục thực hiện các mục đích này.
Đức Hồng Y Rylko, Chủ tịch Hội Đồng Toà Thánh về giáo dân cũng gửi sứ điệp chúc mừng và cầu mong phong trào tiếp tục loan báo Tin Mừng Lòng Thương Xót Chúa cho mọi người, đặc biệt là giới trẻ và dân nghèo còn chưa biết tới sự dịu hiền của Thiên Chúa. Đức Hồng Y Angelo Bagnasco, Chủ tịch HĐGM Italia, cũng gửi sứ điệp chúc mừng phong trào. Ngài khẳng định rằng trong thế giới hiện nay khao khát sự thật và hiệp thông, trong bối cảnh xã hội đề cao dáng vẻ bề ngoài và cá nhân, không tin tưởng nhau và thiếu chiều kích cộng đoàn, linh đạo của phong trào Canh Tân Đặc Sủng Thánh Linh chứng minh cho thấy chỉ khi nắm tay nhau tiến bước, con người mới lớn lên trong lòng tin và xây dựng một xã hội công bằng và nhân bản hơn. Các điều này hướng chúng ta tới giá trị của gia đình, là cộng đoàn đầu tiên của con người và là Giáo Hội tại gia, có giá trị vô cùng quan trọng đối với cộng đoàn kitô và toàn xã hội.
Trong sứ điệp của mình Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội Đồng Toà Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, cũng khích lệ các thành viên phong trào tiếp tục lộ trình của họ không luôn đuợc hiểu biết, nhưng là con đường nên thánh, mà mọi kitô hữu đều được mời gọi tiến bước, để làm chứng cho Tình Yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi.
Phong trào Canh Tân Đặc Sủng Thánh Linh Công Giáo nảy sinh tại Pittsburg, Hoa Kỳ năm 1967, hiện nay lan tràn khắp nơi và có hàng chục triệu thành viên trên thế giới.
9. Kẻ chủ mưu thiêu sống một cặp vợ chồng người Công Giáo trong lò gạch tại Pakistan được ung dung về nhà
Trong bản tin hôm 19 tháng Tư, thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã bày tỏ sự thất vọng sâu xa đối với nền tư pháp của Pakistan trước các diễn biến mới nhất liên quan đến vụ thiêu sống hai vợ chồng người Công Giáo trong một lò gạch tại huyện Kot Radha Kishan, tỉnh Kasur, bang Punjab.
Tưởng cũng nên nhắc lại, hôm Chúa Nhật 2 tháng 11, 2014 trong khi dọn dẹp nhà cửa chị Shama Bibi, 31 tuổi, tìm thấy những giấy tờ cũ của người cha chồng. Chị đem đốt những giấy tờ này thì một người làm chung là Muhammad Irfan la làng lên là chị đã đốt một bản sao của kinh Qu'ran. Một đám đông khoảng 300 người Hồi Giáo kéo đến vây quanh chị và chồng là anh Shahzad Bibi, 35 tuổi. Chúng bắt họ đưa đến một lò làm gạch. Tại đây chúng đánh đập hai vợ chồng què chân rồi quăng vào lò lửa nung gạch.
Chị Shama Bibi đang có thai và là mẹ của 4 người con nhỏ.
Tội ác khủng khiếp này tạo ra sự công phẫn nơi cộng đồng các Kitô hữu Pakistan, nhưng cũng tạo ra một sự phấn khích cao độ nơi những người Hồi Giáo mà trong tim đen của họ việc giết hại những Kitô hữu như thế không phải là một tội ác nhưng trái lại là một hành động đáng tuyên dương “vì chính nghĩa của đạo Hồi”.
Shahbaz Sharif, Thống đốc bang Punjab và là anh trai của Thủ tướng Chính phủ Pakistan Nawaz Sharif-- đã cho mở một cuộc điều tra về trường hợp tử vong này và mặt khác ra lệnh cho cảnh sát bảo vệ chặt chẽ các khu phố Kitô giáo trước nguy cơ bạo loạn lan rộng.
Ngày 4 tháng 11 năm 2014, lực lượng chống khủng bố Pakistan bắt giữ 4 nghi can trong đó có Yousaf Gujjar, người chủ của lò gạch.
Hôm 23 tháng 11 năm 2014, Tòa án Tối cao Pakistan đã yêu cầu chính quyền nước này mở một cuộc điều tra về vụ giết người tàn bạo này. Tòa cũng đòi nhà cầm quyền phải điều tra về trách nhiệm của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc thi hành một án lệnh của tòa đưa ra vào tháng Sáu cùng năm nhằm bảo vệ các cộng đồng thiểu số.
Cho đến cuối năm 2014, tổng cộng 106 người đã bị câu lưu. Trong phiên sơ thẩm vào tháng Giêng năm 2015, chánh thanh tra cảnh sát tỉnh Kasur, người thực hiện điều tra, chỉ đích danh Yousaf Gujjar là kẻ chủ mưu. Các nhân chứng cho biết Yousaf Gujjar thiếu tiền công của hai vợ chồng nạn nhân nên đã nhân dịp này kích động đám đông cuồng nộ giết chết các nạn nhân. Viên chánh thanh tra cảnh sát nói với tòa án về Yousaf Gujjar như sau: “Nếu không có sự xúi giục của cá nhân này, tai nạn sẽ không bao giờ xảy ra”.
Nhiều người lầm tưởng công lý sẽ được thực hiện. Nhưng không phải như thế. Tổ chức “Legal Evangelical Assistance and Development” gọi tắt là LEAD chuyên trợ giúp pháp lý cho các Kitô hữu bị bách hại tại Pakistan cho biết mọi sự đã dần dần bị đảo ngược. Chỉ huy cảnh sát huyện Kot Radha Kishan là Asi Mohammad Ali đột nhiên phủ nhận tất cả những cáo buộc của ông ta đối với Yousaf Gujjar.
Yousaf Gujjar, do đó, được tòa truyền tha cho về nhà hôm thứ Hai 18 tháng Tư vừa qua. Trong khi đó, thân nhân của anh chị Shahzad Masih và Sharma tiếp tục gánh chịu những áp lực rất lớn từ những nhóm Hồi Giáo quá khích phải bãi nại nếu không họ sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng.
10. Đức Thánh Cha tiếp kiến Caritas Italia
Đức Thánh Cha cổ võ các tổ chức Caritas Italia chu toàn công tác giúp mỗi tín hữu trở thành những chủ thể bác ái và gần gũi những anh chị em nghèo khổ.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 21 tháng Tư, dành cho 700 tham dự viên Hội nghị toàn quốc lần thứ 38 của Caritas các giáo phận Italia, vừa kết thúc khóa họp tại Sacrofano dưới quyền chủ tọa của Đức Hồng Y chủ tịch Francesco Montenegro, Tổng Giám Mục giáo phận Agrigento.
Lên tiếng trong dịp này Đức Thánh Cha nói:
“Đứng trước những thách đố và mâu thuẫn thời nay, Caritas có nhiệm vụ khó khăn nhưng cơ bản, đó là làm sao để dịch vụ bác ái trở thành quyết tâm của mỗi người chúng ta, nghĩa là làm sao để toàn thể cộng đoàn Kitô trở thành những chủ thể thi hành bác ái. Vì thế, đối tượng chính trong cuộc sống và hoạt động của anh chị em là khích lệ và linh hoạt để toàn thể cộng đoàn tăng trưởng trong tình bác ái và luôn tìm ra những con đường mởi mẻ để gần gũi người nghèo hơn, có khả năng đọc và đương đầu với những tình trạng đang đè nặng trên hằng triệu anh chị em chúng ta ở Italia, Âu Châu và thế giới”.
Đức Thánh Cha nói thêm rằng:
“Đứng trước những thách đố hoàn cầu đang gieo rắc sợ hãi, bất công, những vụ đầu cơ tài chánh và cả lương thực nữa, sự suy thoái môi trường, và chiến tranh, cùng với công việc hằng ngày tại chỗ, cũng cần thi hành quyết tâm giáo dục về sự gặp gỡ trong tinh thần và huynh đệ giữa các nền văn hóa và văn minh, và chăm sóc thiên nhiên”.
Trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha cũng khuyến khích các Caritas giáo phận ở Italia luôn tìm cách đi đến tận các nguyên nhân gây ra nghèo đói và nỗ lực loại trừ chúng: nỗ lực phòng ngừa tình trạng bị gạt ra ngoài lề xã hội, ảnh hưởng trên những cơ cấu gây ra bất công, hoạt động chống mọi thứ cơ cấu tội lỗi. Để đạt mục tiêu ấy, cần giáo dục mỗi cá nhân và các nhóm về lối sống có ý thức, để tất cả mọi người thực sự cảm thấy có tinh thần trách nhiệm đối với mọi người.. Tiến trình này cần phải bắt đầu ngay từ Caritas giáo xứ.
Đức Thánh Cha không quên nhắc nhở các Caritas quan tâm đến những ngừơi di dân. Hiện tượng này cần được xử lý bằng những chính sách sáng suốt, nhắm đến sự hội nhập giữa những người nước ngoài và các công dân Italia.
Sau cùng Đức Thánh Cha khẳng định rằng “chứng tá bác ái trở nên chân thực và đáng tin cậy khi chúng ta dấn thân trong mọi lúc và cả trong mọi quan hệ của cuộc sống: chiếc nôi và nhà của chứng tá bác ái chính là gia đình, là Giáo Hội tại gia. Gia đình, theo bản chất, chính là “Caritas” vì chính Thiên Chúa đã thực hiện như vậy: linh hồn của gia đình và sứ mạng của gia đình chính là tình thương... Những câu trả lời đầy đủ nhất cho mọi khó khăn có thể được chính các gia đình cống hiến, những gia đình biết vượt lên trên cám dỗ liên đới ngắn ngủi và nhất thời, để chọn lựa cộng tác với nhau và với mọi dịch vụ khác ở địa phương, sẵn sàng thi hành các công tác phục vụ hằng ngày.
11. Đức Thánh Cha xin lỗi những người tị nạn vì nhiều khi các xã hội khép kín cửa không đón nhận và giúp đỡ họ.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong sứ điệp Video gửi đến những người tị nạn và các nhân viên trợ giúp họ, nhân dịp kỷ niệm 35 năm thành lập dịch vụ Dòng Tên trợ giúp người tị nạn. Trụ sở tổ chức này ở Roma là Trung Tâm Astalli cạnh Nhà thờ Chúa Giêsu.
Sứ điệp của Đức Thánh Cha được công bố hôm 19-4-2016, trong buổi lễ kỷ niệm tổ chức kỷ niệm tại Nhà Hát Á Căn Đình ở Roma.
Trong sứ điệp, Đức Thánh Cha nhắc lại lời Chúa dạy: “Ta là người nước ngoài và các con đã tiếp đón Ta” (Xc Mt 25,35). Mỗi người trong anh chị em, những người tị nạn gõ cửa nhà chúng tôi, đều có khuôn mặt của Thiên Chúa, là thân mình của Chúa Kitô. Kinh nghiệm đau thương và hy vọng của anh chị em nhắc nhở chúng tôi rằng tất cả chúng ta đều là ngoại kiều và là những người lữ hành trên măt đất này, được một người nào đó quảng đại đón tiếp dù chúng ta không có công trạng nào. ..”
Đức Thánh Cha nói thêm rằng:
“Quá nhiều khi chúng tôi đã không đón tiếp anh chị em! Xin anh chị em hãy tha thứ sự khép kín và dửng dưng của các xã hội chúng tôi, họ sợ thay đổi cuộc sống và tâm thức mà sự hiện diện của anh chị em đòi hỏi. Bị đối xứ như một gánh nặng, một vấn đề, một tốn phí, trong thực tế anh chị em là một món quà. Anh chị em là bằng chứng cho thấy Thiên Chúa nhân từ và thương xót của chúng ta biết biến đổi sự ác và bất công mà anh chị em đang chịu thành một điều thiện hảo cho tất cả mọi người. Vì mỗi người trong anh chị em có thể là một nhịp cầu nối kết các dân tộc xa xăm, làm cho các nền văn hóa và tôn giáo khác nhau có thể gặp gỡ nhau, một con đường để tái khám phá nhân tính chung của chúng ta”.
Sau cùng Đức Thánh Cha cũng ca ngợi Trung Tâm Astalli vì những hoạt động tiếp đón hằng ngày dành cho người tị nạn và ngài cám ơn tất cả các nhân viên, những người thiện nguyện, tu sĩ và giáo dân, đang chứng tỏ bằng hành động rằng nếu đồng hành với nhau, con đường sẽ bớt làm cho ta sợ hãi”.
Trung Tâm Astalli tọa lạc gần Nhà Thờ Chúa Giêsu của dòng Tên ở Roma và do Cha Pedro Arupe, cố Bề trên Tổng quyền dòng Tên thành lập. Trung tâm này được thành lập năm 2000 và là trụ sở ở Roma của Dịch vụ Dòng Tên trợ giúp người tị nạn. Mục đích chính của Trung tâm là thăng tiến một nền văn hóa đón tiếp và liên đới, bảo vệ các quyền con người.
12. Các Thừa sai trẻ của Lòng thương xót tại Hán Thành
Với sứ mạng giúp đỡ các bạn đồng trang lứa trong những hoàn cảnh sống, những khó khăn nhân bản, khó khăn trong học hành, khó khăn về vật chất và tinh thần, một nhóm bạn trẻ trung học của Seoul được gọi là những Thừa sai của Lòng thương xót. Đây là sáng kiến của phân bộ ơn gọi và giới trẻ của giáo phận Seoul, như là phương cách để khuyến khích và thúc đẩy tinh thần trách nhiệm nơi các người trẻ trong Năm Thánh này.
Nhóm này gồm có 35 đại diện của tổ chức giới trẻ Công Giáo tiến hành và 13 đại biểu từ phong trào giới trẻ sinh viên Công Giáo Hàn quốc. Họ sẽ nhận bài sai từ Đức Cha Phê-rô Chung Soon-taek để trở thành các Thừa sai trẻ của Lòng Thương xót và sẽ thực hành sứ vụ của mình trong Năm Thánh ở những nơi họ đang sống: gia đình, trường học, bạn bè.
Cha Stê-pha-nô Kim Sung-hoon, trưởng ban Giới trẻ nhận xét: “Các bạn trẻ sẽ là gương mẫu về đức tin cho các bạn của mình. Chúng tôi tin rằng có một sự khác biệt giữa những lời giảng thuyết của một Linh mục và những lời mà một người bạn có thể nói.” Cha cũng giải thích, sứ vụ quan trọng nhất của các bạn trẻ này là chính mình sẽ hoán cải và mang niềm vui của Tin Mừng cho các bạn gần gũi mình.
Các Thừa sai trẻ của Lòng thương xót hứa đọc Tin Mừng và cầu nguyện mỗi ngày, nâng đỡ, an ủi và giúp đỡ các bạn trong những tình cảnh khó khăn.
13. Đài phun nước Trevi ở Roma được “nhuộm đỏ”, nhắc nhở đến các vị tử đạo ngày nay
Ngày 29 tháng 4 tới đây, đài phun nước Trevi, một trong những địa điểm tiêu biểu và thu hút đông đảo khách du lịch nhất của Roma sẽ được “nhuộm” đỏ để nhìn nhận việc các tín hữu Kitô dâng hiến mạng sống vì đức tin.
Sự kiện này được tổ chức bởi tổ chức “Trợ giúp các Giáo Hội đau khổ” nhằm kêu gọi sự chú ý đến thảm kịch bách hại chống lại các Kitô hữu.
Trên trang web của mình, tổ chức nói rằng họ hy vọng sáng kiến này sẽ là “khởi đầu của một hành động cụ thể và kéo dài ở mọi nơi để những người bị bách hại của thế kỷ 21 sớm có thể được hưởng quyền tự do tôn giáo.” Tổ chức cũng nói thêm rằng: “việc vi phạm có hệ thống quyền tự do tôn giáo, đặc biệt là của các Kitô hữu phải là những vấn đề chính trong các cuộc tranh luận công cộng.”
Iraq và Syria là 2 nước mà các Kitô hữu bị bắt bớ mạnh mẽ bởi sự giết hại, bắt làm nô lệ và đuổi ra khỏi nơi cư trú do nhà nước Hồi giáo thực hiện, các tín hữu ở Nigieria cũng bị nhóm Hồi giáo Boko Haram tấn công, trong khi ở một vài nước như Bắc Hàn, Kitô giáo là bất hợp pháp.
Nhiều tổ chức đã tham dự sáng kiến này như: Hiệp thông và Tự do, Caritas Ý, phong trào công nhân Công Giáo, phong trào Focolare và các tổ chức bảo vệ sự sống.
14. Các giám mục Nhật Bản huy động các nỗ lực cứu trợ để giúp đỡ nạn nhân động đất
Các giám mục Công Giáo Nhật Bản đang phối hợp các nỗ lực để giúp hàng ngàn người bị ảnh hưởng bởi hai trận động đất xảy ra tại thành phố Kumamoto trên đảo phía tây nam Kyushu tuần trước.
Tưỏng cũng nên nói thêm là hai trận động đất xảy ra vào hai ngày 14 và 16 tại thành phố Kumamoto đã làm cho ít nhất 41 người chết và hàng ngàn người bị thương. Khoảng 180 ngàn người đã bị mất nhà cửa trong hai trận động đất này.
Đức Cha Tarcisio Isao Kikuchi của Niigata nói với hãng tin Catholic News Agency hôm 16/4 là trận động đất thứ hai 7.3 độ đã gây nên những tổn hại trên diện rộng hơn. Đức Cha Kikuchi là chủ tịch Caritas Nhật Bản, cơ quan hoạt động xã hội của Hội đồng Giám mục Nhật bản, là cơ quan đang hỗ trợ trong việc cứu vớt và các nỗ lực cứu trợ Kyushu. Đức Cha chuyển đạt những lời cầu nguyện và tương trợ của tất cả các giám mục Nhật Bản và cũng bày tỏ sự cảm phục của các ngài về những lời cầu nguyện và viện trợ gửi từ khắp nơi trên thế giới.
Đức Cha Dominic Miyahara của Fukuoka đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp các giới chức trong giáo phận để tìm cách huy động các nỗ lực cứu trợ cho các nạn nhân động đất. Đức Cha đã kêu gọi sự đóng góp của giáo phận cho nhu cầu cứu trợ và tái định cư, và đã gửi giám đốc Caritas của giáo phận đến để đánh giá tình hình. Có một trường Công Giáo bị hư hại trong trận động đất, nhưng không có báo cáo thiệt hại nghiêm trọng nào của các cơ quan Công Giáo khác.
Trong lời kêu gọi, Đức Cha Miyahara cho biết tình cảnh rất khó khăn đối với những người mất nhà cửa phải ở ngoài trời vì thời tiết vẫn còn lạnh vào ban sáng và ban đêm. Đức Cha nói: “Tôi cầu nguyện cho những người chịu thiệt hại nghiêm trọng từ trận động đất này và chúng tôi, giáo phận Fukuoka, ở bên các bạn trong những đau khổ và mất mát của các bạn. Chúng tôi xin mọi người cầu nguyện cho các nạn nhân và những cư dân trong các khu vực này để họ được an ủi và đủ sức mạnh vượt qua tình cảnh này và cầu cho họ mau chóng phục hồi từ tổn thất này.”
Đức Cha cho biết vùng bị thiệt hại đa phần là đồi núi, vì vậy làm tạo nên những khó khăn cho các tình nguyện viên tieexp xúc được các nơi này. Lỡ đất đã ngăn cách một số làng mạc ở xa, và tất cả các con đường, cầu cống bị hủy hoại. Các thông tin liên lạc cũng bị cắt; điện nước bị ảnh hưởng. Dư chấn đã tiếp tục kéo dài ít nhất là đến Chúa Nhật.
15. Các nhà lãnh đạo Công Giáo Trung Đông không quên hai vị Giám Mục Chính Thống Giáo bị khủng bố Hồi Giáo bắt cóc
Nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Melkite Hy Lạp nói rằng các Giám Mục trong khu vực luôn nhớ đến hai giám mục Chính thống giáo bị bắt cóc ở Syria vào tháng Tư năm 2013.
Đức Thượng Phụ Gregoriô Đệ III Laham nói với AsiaNews.
“Mỗi lần chúng tôi tổ chức một buổi cầu nguyện chung, chúng tôi nói chuyện về họ, chúng tôi nghĩ về họ và cầu nguyện cho họ”,
Kêu gọi chấm dứt cuộc xung đột Syria, Đức Thượng Phụ nói:
“Chúng ta cần một liên minh chung cho hòa bình, không phải chỉ có Mỹ, các nước Ả Rập hay người Nga mà thôi.” Ngài than phiền rằng tình trạng hiện nay kéo dài những đau khổ của người dân vì “có những người muốn tấn công, những người muốn hỗn loạn để nuôi các thị trường tiền tệ, thị trường vũ khí, để nuôi lợi ích cá nhân ... Có những kẻ đang hái ra rất nhiều tiền từ cuộc chiến này!”
16. Thổ Nhĩ Kỳ mưu toan lấy lại đất đã trả cho Tòa Thượng Phụ Constantinople
Trong bản tin ngày 21 tháng Tư, 2016, thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã cảnh giác về một mưu toan mới của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ muốn cướp lại số đất đã phải trả cho Tòa Thượng Phụ Constantinople.
Ngày 29 tháng 8 năm 2011, trong một cố gắng để có thể gia nhập Liên Hiệp Âu Châu, Tayip Erdogan, lúc bấy giờ là thủ tướng, hiện nay là tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, đã công bố một sắc luật trả lại đất đai và tài sản của các nhóm tôn giáo thiểu số đã bị tịch thu sau năm 1936.
Khoảng 1000 tài sản của Tòa Thượng Phụ Chính Thống Giáo Constatinope, 100 tài sản của Giáo Hội Armenia Tông Truyền, và một số tài sản của Giáo Hội Công Giáo Chanđê được trả lại.
Hành động của Tayip Erdogan không xuất phát từ thực tâm tái lập công bằng nhưng chỉ nhằm đối phó với những cáo buộc của Tòa Án Nhân Quyền của Liên Hiệp Âu Châu cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục đàn áp các nhóm tôn giáo thiểu số. Những cáo buộc dai dẳng này là trở ngại căn bản trên con đường gia nhập Liên Hiệp Âu Châu của Thổ Nhĩ Kỳ.
Vì không có thực tâm nên sắc luật này không trả lại bất cứ một tài sản nào của Giáo Hội Công Giáo tại Thổ Nhĩ Kỳ. Tayip Erdogan viện cớ rằng hiệp ước hòa bình Lausanne (ký kết tại Lausanne, Thụy Sĩ, vào ngày 24 tháng 7 năm 1923 nhằm chấm dứt cuộc xung đột giữa Đế quốc Ottoman và Đồng Minh) đã không nhắc đến Giáo Hội Công Giáo trong phần nói về “các nhóm tôn giáo thiểu số”.
Cũng vì không có thực tâm cho nên bây giờ mới bày đặt ra một dự luật nhằm phản bác lại sắc luật ngày 29 tháng 8 năm 2011.
Các nguồn tin địa phương cho thông tấn xã Fides biết mục tiêu trước mắt của dự luật này là nhằm tái chiếm từ Tòa Thượng phụ Đại kết một miếng đất rộng 98 mẫu Anh (khoảng 40 ha) tại khu vực Göksu, và một miếng đất khác tại Umit Tepesi, liền kề Học Viện Thần Học Halki.
Diễn biến này tiêu biểu cho những sách nhiễu liên tục về pháp lý và hành chính của nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ chống lại Tòa Thượng Phụ Đại kết Constantinople.