Phụng Vụ - Mục Vụ
Nóng bỏng con tim
Lm Vũđình Tường
09:07 28/04/2017
Nóng bỏng con tim là con tim yêu mến, nồng cháy tình yêu. Ngày xưa Môisen trong Cựu Ước nhận biết Thiên Chúa qua bụi gai lửa cháy bập bùng nhưng bụi gai vẫn xanh tươi. Trong Tân Ước hai môn đệ trên đường về quê làng Emmaus cũng nhận biết Đức Kitô Phục Sinh khi tâm tư các ông bừng cháy lửa tình yêu và các ông nhận ra Thầy Phục Sinh. Mặc dầu không đồng í với cách đối xử của chính quyền, họ vừa lạm dụng quyền hành vừa xử án tử hình bất công với Đức Kitô nhưng các môn đệ vẫn dùng ngôn từ của người tỏ ra có tư cách, lịch sự để diễn tả tâm tình đau khổ của người đang mất niềm hy vọng nơi các nhà lãnh đạo.
Nhờ tâm tình bác ái và lòng nhân các ông đã biến con tim đau khổ thành con tim nồng cháy tình yêu. Bác ái và lòng nhân với người xa lạ không quen, các ông gặp trên đường về quê. Dù hai người đang to nhỏ, tâm sự về nỗi đau đớn trong lòng, các ông vẫn chào đón người lạ trên đường và cùng với người lạ chia sẻ tâm sự riêng của hai người. Người lạ không những chỉ lắng nghe với tâm tình chân thành, cởi mở và mau chóng trở thành người chủ toạ, hướng dẫn cuộc đối thoại, giải thích cho các ông về mọi biến cố xảy ra cho Đức Kitô. Chính những đau khổ, tủi nhục đó lại trở thành vinh quang để nhân loại nhận biết tình yêu vô biên của Thiên Chúa. Các môn đệ lắng nghe và thầm cảm tạ người lạ về những điều người đó giải thích cho các ông. Người lạ đó nói với tất cả tấm lòng chân thành, yêu mến và chính tình yêu đó để lại trong tâm các môn đệ lòng yêu mến thiết tha. Chiều đến người lạ còn định đi tiếp nhưng các môn đệ tỏ í mời người lạ cư ngụ tại nhà các ông qua đêm. Điều này bao gồm cả việc đãi bữa cơm tối, chỗ ngủ và có lẽ bữa ăn sáng ngày hôm sau.
Các môn đệ nhận ra Đức Kitô Phục Sinh khi Ngài bẻ bánh. Thay vì được phục vụ nơi bàn tiệc, người xa lạ làm công việc của chủ nhà, chủ tiệc. Ngài cầm bánh trong tay, dâng lời chúc tụng, tạ ơn trước khi trao cho các ông. Việc làm trên nhắc các ông về bữa Tiệc Li Đức Kitô thực hiện trước khi chịu khổ hình. Đúng lúc đó các môn đệ nhận ra Đức Kitô, Ngài liền biến khỏi các ông. Lúc đó các ông mới nhận biết người xa lạ dọc đường, nói với tất cả tâm tình chính là Đức Kitô Phục Sinh dưới hình thức người đi đường. Dù sau một ngày vất vả, cực nhọc nhưng tâm tình các ông chan hoà lòng mến và tình yêu, ngay đêm đó các ông lên đường trở về nơi mà lúc sáng các ông dời bỏ, chạy trốn. Các ông trở lại nơi đó để báo tin vui cho các bạn hữu là các ông đã gặp lại Đức Kitô Phục Sinh và tin vui các người phụ nữ loan báo là tin thật bởi chính các ông đã gặp Ngài, được Ngài giảng dậy dọc đường và chính các ông chứng kiến việc Ngài bẻ bánh và biến khỏi mắt các ông. Câu chuyện trên đường Emmaus cho biết các môn đệ gặp Đức Kitô bởi tâm tình yêu mến Thiên Chúa và hành động bác ái của các ông. Hành động bác ái là cách Đức Kitô dùng để mở con mắt tâm linh, con mắt trong tâm hồn con người. Các ông thể hiện bác ái qua việc mời người lạ cùng chia xẻ tâm tình của mình. Các ông thực hiện bác ái bằng tâm tình lắng nghe, nghe một cách chân thành. Các ông thực hiện bác ái bằng việc mời người lạ trú ngụ qua đêm. Các ông thực hiện bác ái bằng việc cho kẻ đói ăn, khát uống, lạnh cho chăn ấm. Các ông thực hiện bác ái bằng lời nói thành thật và nhẹ nhàng, nhưng không kém phần sắc bén, quyết đoán, khi nói về người lãnh đạo lạm quyền và đối xử bất công.
Đức Kitô Phục Sinh nói với chúng ta qua tiếng nói của con tim yêu mến. Điều răn mới Đức Kitô truyền lại là điều răn yêu thương và điều này được cho miễn phí. Điều răn mới không phải bằng lời nói suông mà được thể hiện qua việc bác ái, yêu thương và lòng nhân dành cho tha nhân. Điều mà các môn đệ trên đường Emmaus thực hiện trong cuộc sống.
Câu chuyện trên cho biết thực phẩm, thức ăn, thức uống, ngôn ngữ, bác ái yêu thương gắn liền với cuộc sống. Chúng quan trọng cho cuộc sống trần gian và khi chúng ta dùng chúng một cách khôn ngoan chúng trở thành giá trị thiết thực cho cuộc sống tâm linh.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Nhờ tâm tình bác ái và lòng nhân các ông đã biến con tim đau khổ thành con tim nồng cháy tình yêu. Bác ái và lòng nhân với người xa lạ không quen, các ông gặp trên đường về quê. Dù hai người đang to nhỏ, tâm sự về nỗi đau đớn trong lòng, các ông vẫn chào đón người lạ trên đường và cùng với người lạ chia sẻ tâm sự riêng của hai người. Người lạ không những chỉ lắng nghe với tâm tình chân thành, cởi mở và mau chóng trở thành người chủ toạ, hướng dẫn cuộc đối thoại, giải thích cho các ông về mọi biến cố xảy ra cho Đức Kitô. Chính những đau khổ, tủi nhục đó lại trở thành vinh quang để nhân loại nhận biết tình yêu vô biên của Thiên Chúa. Các môn đệ lắng nghe và thầm cảm tạ người lạ về những điều người đó giải thích cho các ông. Người lạ đó nói với tất cả tấm lòng chân thành, yêu mến và chính tình yêu đó để lại trong tâm các môn đệ lòng yêu mến thiết tha. Chiều đến người lạ còn định đi tiếp nhưng các môn đệ tỏ í mời người lạ cư ngụ tại nhà các ông qua đêm. Điều này bao gồm cả việc đãi bữa cơm tối, chỗ ngủ và có lẽ bữa ăn sáng ngày hôm sau.
Các môn đệ nhận ra Đức Kitô Phục Sinh khi Ngài bẻ bánh. Thay vì được phục vụ nơi bàn tiệc, người xa lạ làm công việc của chủ nhà, chủ tiệc. Ngài cầm bánh trong tay, dâng lời chúc tụng, tạ ơn trước khi trao cho các ông. Việc làm trên nhắc các ông về bữa Tiệc Li Đức Kitô thực hiện trước khi chịu khổ hình. Đúng lúc đó các môn đệ nhận ra Đức Kitô, Ngài liền biến khỏi các ông. Lúc đó các ông mới nhận biết người xa lạ dọc đường, nói với tất cả tâm tình chính là Đức Kitô Phục Sinh dưới hình thức người đi đường. Dù sau một ngày vất vả, cực nhọc nhưng tâm tình các ông chan hoà lòng mến và tình yêu, ngay đêm đó các ông lên đường trở về nơi mà lúc sáng các ông dời bỏ, chạy trốn. Các ông trở lại nơi đó để báo tin vui cho các bạn hữu là các ông đã gặp lại Đức Kitô Phục Sinh và tin vui các người phụ nữ loan báo là tin thật bởi chính các ông đã gặp Ngài, được Ngài giảng dậy dọc đường và chính các ông chứng kiến việc Ngài bẻ bánh và biến khỏi mắt các ông. Câu chuyện trên đường Emmaus cho biết các môn đệ gặp Đức Kitô bởi tâm tình yêu mến Thiên Chúa và hành động bác ái của các ông. Hành động bác ái là cách Đức Kitô dùng để mở con mắt tâm linh, con mắt trong tâm hồn con người. Các ông thể hiện bác ái qua việc mời người lạ cùng chia xẻ tâm tình của mình. Các ông thực hiện bác ái bằng tâm tình lắng nghe, nghe một cách chân thành. Các ông thực hiện bác ái bằng việc mời người lạ trú ngụ qua đêm. Các ông thực hiện bác ái bằng việc cho kẻ đói ăn, khát uống, lạnh cho chăn ấm. Các ông thực hiện bác ái bằng lời nói thành thật và nhẹ nhàng, nhưng không kém phần sắc bén, quyết đoán, khi nói về người lãnh đạo lạm quyền và đối xử bất công.
Đức Kitô Phục Sinh nói với chúng ta qua tiếng nói của con tim yêu mến. Điều răn mới Đức Kitô truyền lại là điều răn yêu thương và điều này được cho miễn phí. Điều răn mới không phải bằng lời nói suông mà được thể hiện qua việc bác ái, yêu thương và lòng nhân dành cho tha nhân. Điều mà các môn đệ trên đường Emmaus thực hiện trong cuộc sống.
Câu chuyện trên cho biết thực phẩm, thức ăn, thức uống, ngôn ngữ, bác ái yêu thương gắn liền với cuộc sống. Chúng quan trọng cho cuộc sống trần gian và khi chúng ta dùng chúng một cách khôn ngoan chúng trở thành giá trị thiết thực cho cuộc sống tâm linh.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Hành trình Emmau
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghiã
09:15 28/04/2017
HÀNH TRÌNH EMMAU
( Chúa Nhật III Phục Sinh )
Câu chuyên hai môn đệ trên đường đi Emmau thường được biểu trưng hành trình đức tin của Kitô hữu. Nói đến hành trình đức tin của Kitô hữu thì chúng không thể không nói đến một hành vi thờ phượng đỉnh cao trong Phụng Vụ là các buổi cử hành Thánh Thể hay còn gọi là Thánh Lễ. Dõi theo chân hai môn đệ năm xưa, xin được chia sẻ đôi tâm tình.
1. Các cơn giông tố hay nhũng thách đố của cuộc đời:
Hai môn đệ chán chường, mỏi mệt, rời Giêrusalem về quê cũ, Emmau. Thế là hết. Hết mọi hy vọng về một vương triều mới dưới sự lãnh đạo của Thầy Giêsu. Tất cả như vô vọng. Còn gì để mong khi xác Người đã nằm im bất động ngay trong huyệt lạnh. Một vài tin đồn khá giật gân từ miệng các phụ nữ. Ôi, phụ nữ! Ôi đàn bà! Thời nào chẳng vậy, từ không thành có cũng thường do các bà dựng nên. Chẳng còn lý do gì để lưu lại chốn kinh thành. Thôi đành về quê xưa, mang lại cảnh kiếp “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”.
Hành trình đức tin Kitô hữu hôm nay và mọi thời, hẳn không thiếu những thì, những lúc, thấy mình chơi vơi, lạc hướng. Niềm tin đã nhiều lần chao đảo trước bao thử thách, cam go và cảnh hẩm hiu của số phận. Hình như Chúa bỏ tôi hay là Chúa có hiện hữu chăng? Nếu thực có Người và Người đang sống thì tình người sẽ không như thế và cuộc đời sẽ không như vậy. Bao ngang trái vẫn dẫy đầy. Người ngay gặp cảnh dữ, kẻ ác lại gặp vận may. Đâu phải là chuyện hoạ hiếm, mà trái lại, nó đang nhan nhãn thật khó chối cãi. Đôi lần và đã nhiều lần, bản thân tôi và cả bậc thánh nhân như muốn buông xuôi. Cứ mặc dòng đời trôi. Người ta sao, mình vậy. Anh hùng làm gì cho thiệt thân. Sao lại phải vất vả bơi ngược dòng cho khác người?
2. Tình yêu luôn cần đó một lời mời:
Một đôi khi đến Nhà Thờ nghe Lời Chúa, nghe giảng dạy, lòng cũng nóng lên như hai môn đệ đi Emmmau ngày nào. Quyết tâm ăn năn: không thiếu. Quyết tâm thay đổi: có nhiều. Nhưng rồi, ra khỏi Nhà Thờ, về với cuộc sống đời thường thì đâu lại hoàn đấy. Ánh sáng của Lời Chúa vừa le lói: “có qua đau khổ mới đến vinh quang” chợt vụt tắt. Hết lưỡng lự lại phân vân và rồi không thắng nổi cái sức ì của kiếp nhân sinh.
Ta có ngờ đâu, như xưa với hai môn đệ đi Emmau, Chúa Kitô Phục Sinh mãi đang đồng hành bên ta. Không nhận ra Người cũng là điều dễ hiểu. Tại mắt đức tin ta mờ tối hay lòng ta đang nặng trĩu muôn sự đời? Dẫu gì đi nữa thì Người chẳng để ta đơn côi. “Thầy ở lại với anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20). Người vẫn đang đồng hành với ta khi vui cũng như lúc buồn, lúc chán chường cũng như khi hân hoan vui sướng. Người đang đợi ta. Người đang chờ ta. Tình yêu luôn mở ngõ với một lời mời.
3. Chuyện nghịch lý của tình yêu:
May thay, hai môn đệ đi Emmau đã mở lời nài ép người khách lạ vào quán trọ dùng bữa, qua đêm. Một nghĩa cử bình thường của tình nhân loại, thế thôi, nhưng cũng đủ thành duyên cớ để Chúa Kitô lưu lại cùng hai ngài và tái diễn các hành vi của Bữa Tiệc Thánh. Thiên Chúa chẳng hề bỏ qua một nghĩa cử nào của ta, dù là bé nhỏ, để bắt đầu một cuộc gặp gỡ. Này Ta đứng ngoài cửa mà gõ. Ai mở cửa thì Ta sẽ vào dùng bữa với họ (x. Kh 3,20).
Chuyện nghịch lý đã xảy ra. Khi chủ mời khách dự tiệc đời thì khách lại trao ban cho chủ lương thực bởi trời. Vị khách lạ cầm lấy bánh bẻ ra, trao cho hai môn đệ. Khách chủ đổi ngôi. Tình yêu quả thật kỳ diệu. Chính khi trao ban là lúc lãnh nhận. Càng chia sẻ thì càng có thêm nhiều. Nhận ra Chúa Kitô Phục Sinh là một hạnh phúc không gì so sánh.
4. Tình yêu là để thông chia chứ không phải để độc chiếm:
Vừa nhận ra Thầy Chí Thánh, Thầy vụt biến mất. Hạnh phúc là điều cần phải dệt xây chứ không phải để hưởng thụ. Ai càng cố nắm giữ thì sẽ mất. Hiểu được điều này, hai môn đệ vội vàng trở về Giêrusalem ngay giữa đêm khuya báo tin cho anh em. Tình yêu, hạnh phúc thúc bách ta cần chia sẻ, dù lúc trời nắng nhẹ hay giữa đêm khuya lạnh giá. Gặp gỡ, hiệp thông với đấng Phục Sinh để rồi chia sẻ cho tha nhân những gì mình đã lãnh nhận.
Loan báo Tin Mừng là một hệ luận tất yếu của người đã nhận hồng ân, được cảm nhận Chúa Phục Sinh. Gian truân, bắt bớ, tù đày chẳng hề ngăn được bước chân các tông đồ, các môn đệ. Vừa được giải thoát khỏi tù ngục, các tông đồ đã lại hiên ngang rao giảng tại Đền Thờ (x.Cvtđ 5,17-26).
5. Thánh Lễ: một hành trình Emmau.
Người ta dễ dàng nhận ra bản trình thuật của Thánh Sử Luca về chuyện hai môn đệ đi làng Emmau được cấu trúc như tiến trình của Thánh Lễ gồm hai phần chính là Phụng Vụ Lời Chúa và Phụng Vụ Thánh Thể. Mỗi ngày đầu tuần tức là ngày Chúa Nhật, Kitô hữu tiên khởi quy tụ lại để họp mừng mầu nhiệm Chúa Phục Sinh. Truyền thống của Hội Thánh từ xưa đến nay đều mừng Chúa Phục Sinh trong ngày Chúa Nhật, kể cả trong các mùa đặc biệt như mùa Vọng và mùa Chay.
Thật đẹp thay cứ mỗi tuần chúng ta họp nhau ít là một lần vào ngày Chúa Nhật để dâng lên Chúa mọi bao vui buồn sướng khổ của đời ta. Không một ai là khách lạ trong buổi cử hành Thánh Thể. Không một ai đến Nhà Thờ ngày Chúa chỉ vì luật buộc. Và ước gì không một ai đến họp mừng Chúa Phục Sinh với đôi bàn tay trắng trơn, khi họ không thực sự tham dự mà chỉ xem Lễ cách bàng quang, chiếu lệ.
Dâng lên Chúa trọn cuộc sống buồn vui và bao trăn trở của mình để rồi lắng nghe Chúa nói qua phần Phụng Vụ Lời Chúa. Xin đừng quên phần diễn giải Lời Chúa của giám mục, linh mục hay của thầy phó tế trong Thánh Lễ là một phần của Phụng vụ Lời Chúa. Ước gì tất cả mọi người không chỉ nói với Chúa và nghe Chúa nói mà còn được kết hiệp với Chúa Kitô Phục Sinh trong Bí tích Thánh Thể. Và rồi cái gì đến sẽ phải đến. Những bước chân của chúng ta sau khi ra khỏi Nhà Thờ sẽ là những bước chân trong hân hoan, sẵn sàng chia sẻ niềm vui, chia sẻ hồng ân mình đã lãnh nhận. Mong sao cứ mỗi lần ra khỏi Thánh đường, lòng chúng ta lại rộng mở hơn xưa, cho kẻ lạ cũng như người thân, cho người đạo hạnh cũng như kẻ bất nhân bạc tình. Nếu được vậy thì đó là một trong những dấu chỉ nói lên rằng ta đã gặp gỡ Đấng Phục Sinh, Giêsu Kitô, Đấng cứu độ nhân trần.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghía - Ban Mê Thuột
( Chúa Nhật III Phục Sinh )
Câu chuyên hai môn đệ trên đường đi Emmau thường được biểu trưng hành trình đức tin của Kitô hữu. Nói đến hành trình đức tin của Kitô hữu thì chúng không thể không nói đến một hành vi thờ phượng đỉnh cao trong Phụng Vụ là các buổi cử hành Thánh Thể hay còn gọi là Thánh Lễ. Dõi theo chân hai môn đệ năm xưa, xin được chia sẻ đôi tâm tình.
1. Các cơn giông tố hay nhũng thách đố của cuộc đời:
Hai môn đệ chán chường, mỏi mệt, rời Giêrusalem về quê cũ, Emmau. Thế là hết. Hết mọi hy vọng về một vương triều mới dưới sự lãnh đạo của Thầy Giêsu. Tất cả như vô vọng. Còn gì để mong khi xác Người đã nằm im bất động ngay trong huyệt lạnh. Một vài tin đồn khá giật gân từ miệng các phụ nữ. Ôi, phụ nữ! Ôi đàn bà! Thời nào chẳng vậy, từ không thành có cũng thường do các bà dựng nên. Chẳng còn lý do gì để lưu lại chốn kinh thành. Thôi đành về quê xưa, mang lại cảnh kiếp “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”.
Hành trình đức tin Kitô hữu hôm nay và mọi thời, hẳn không thiếu những thì, những lúc, thấy mình chơi vơi, lạc hướng. Niềm tin đã nhiều lần chao đảo trước bao thử thách, cam go và cảnh hẩm hiu của số phận. Hình như Chúa bỏ tôi hay là Chúa có hiện hữu chăng? Nếu thực có Người và Người đang sống thì tình người sẽ không như thế và cuộc đời sẽ không như vậy. Bao ngang trái vẫn dẫy đầy. Người ngay gặp cảnh dữ, kẻ ác lại gặp vận may. Đâu phải là chuyện hoạ hiếm, mà trái lại, nó đang nhan nhãn thật khó chối cãi. Đôi lần và đã nhiều lần, bản thân tôi và cả bậc thánh nhân như muốn buông xuôi. Cứ mặc dòng đời trôi. Người ta sao, mình vậy. Anh hùng làm gì cho thiệt thân. Sao lại phải vất vả bơi ngược dòng cho khác người?
2. Tình yêu luôn cần đó một lời mời:
Một đôi khi đến Nhà Thờ nghe Lời Chúa, nghe giảng dạy, lòng cũng nóng lên như hai môn đệ đi Emmmau ngày nào. Quyết tâm ăn năn: không thiếu. Quyết tâm thay đổi: có nhiều. Nhưng rồi, ra khỏi Nhà Thờ, về với cuộc sống đời thường thì đâu lại hoàn đấy. Ánh sáng của Lời Chúa vừa le lói: “có qua đau khổ mới đến vinh quang” chợt vụt tắt. Hết lưỡng lự lại phân vân và rồi không thắng nổi cái sức ì của kiếp nhân sinh.
Ta có ngờ đâu, như xưa với hai môn đệ đi Emmau, Chúa Kitô Phục Sinh mãi đang đồng hành bên ta. Không nhận ra Người cũng là điều dễ hiểu. Tại mắt đức tin ta mờ tối hay lòng ta đang nặng trĩu muôn sự đời? Dẫu gì đi nữa thì Người chẳng để ta đơn côi. “Thầy ở lại với anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20). Người vẫn đang đồng hành với ta khi vui cũng như lúc buồn, lúc chán chường cũng như khi hân hoan vui sướng. Người đang đợi ta. Người đang chờ ta. Tình yêu luôn mở ngõ với một lời mời.
3. Chuyện nghịch lý của tình yêu:
May thay, hai môn đệ đi Emmau đã mở lời nài ép người khách lạ vào quán trọ dùng bữa, qua đêm. Một nghĩa cử bình thường của tình nhân loại, thế thôi, nhưng cũng đủ thành duyên cớ để Chúa Kitô lưu lại cùng hai ngài và tái diễn các hành vi của Bữa Tiệc Thánh. Thiên Chúa chẳng hề bỏ qua một nghĩa cử nào của ta, dù là bé nhỏ, để bắt đầu một cuộc gặp gỡ. Này Ta đứng ngoài cửa mà gõ. Ai mở cửa thì Ta sẽ vào dùng bữa với họ (x. Kh 3,20).
Chuyện nghịch lý đã xảy ra. Khi chủ mời khách dự tiệc đời thì khách lại trao ban cho chủ lương thực bởi trời. Vị khách lạ cầm lấy bánh bẻ ra, trao cho hai môn đệ. Khách chủ đổi ngôi. Tình yêu quả thật kỳ diệu. Chính khi trao ban là lúc lãnh nhận. Càng chia sẻ thì càng có thêm nhiều. Nhận ra Chúa Kitô Phục Sinh là một hạnh phúc không gì so sánh.
4. Tình yêu là để thông chia chứ không phải để độc chiếm:
Vừa nhận ra Thầy Chí Thánh, Thầy vụt biến mất. Hạnh phúc là điều cần phải dệt xây chứ không phải để hưởng thụ. Ai càng cố nắm giữ thì sẽ mất. Hiểu được điều này, hai môn đệ vội vàng trở về Giêrusalem ngay giữa đêm khuya báo tin cho anh em. Tình yêu, hạnh phúc thúc bách ta cần chia sẻ, dù lúc trời nắng nhẹ hay giữa đêm khuya lạnh giá. Gặp gỡ, hiệp thông với đấng Phục Sinh để rồi chia sẻ cho tha nhân những gì mình đã lãnh nhận.
Loan báo Tin Mừng là một hệ luận tất yếu của người đã nhận hồng ân, được cảm nhận Chúa Phục Sinh. Gian truân, bắt bớ, tù đày chẳng hề ngăn được bước chân các tông đồ, các môn đệ. Vừa được giải thoát khỏi tù ngục, các tông đồ đã lại hiên ngang rao giảng tại Đền Thờ (x.Cvtđ 5,17-26).
5. Thánh Lễ: một hành trình Emmau.
Người ta dễ dàng nhận ra bản trình thuật của Thánh Sử Luca về chuyện hai môn đệ đi làng Emmau được cấu trúc như tiến trình của Thánh Lễ gồm hai phần chính là Phụng Vụ Lời Chúa và Phụng Vụ Thánh Thể. Mỗi ngày đầu tuần tức là ngày Chúa Nhật, Kitô hữu tiên khởi quy tụ lại để họp mừng mầu nhiệm Chúa Phục Sinh. Truyền thống của Hội Thánh từ xưa đến nay đều mừng Chúa Phục Sinh trong ngày Chúa Nhật, kể cả trong các mùa đặc biệt như mùa Vọng và mùa Chay.
Thật đẹp thay cứ mỗi tuần chúng ta họp nhau ít là một lần vào ngày Chúa Nhật để dâng lên Chúa mọi bao vui buồn sướng khổ của đời ta. Không một ai là khách lạ trong buổi cử hành Thánh Thể. Không một ai đến Nhà Thờ ngày Chúa chỉ vì luật buộc. Và ước gì không một ai đến họp mừng Chúa Phục Sinh với đôi bàn tay trắng trơn, khi họ không thực sự tham dự mà chỉ xem Lễ cách bàng quang, chiếu lệ.
Dâng lên Chúa trọn cuộc sống buồn vui và bao trăn trở của mình để rồi lắng nghe Chúa nói qua phần Phụng Vụ Lời Chúa. Xin đừng quên phần diễn giải Lời Chúa của giám mục, linh mục hay của thầy phó tế trong Thánh Lễ là một phần của Phụng vụ Lời Chúa. Ước gì tất cả mọi người không chỉ nói với Chúa và nghe Chúa nói mà còn được kết hiệp với Chúa Kitô Phục Sinh trong Bí tích Thánh Thể. Và rồi cái gì đến sẽ phải đến. Những bước chân của chúng ta sau khi ra khỏi Nhà Thờ sẽ là những bước chân trong hân hoan, sẵn sàng chia sẻ niềm vui, chia sẻ hồng ân mình đã lãnh nhận. Mong sao cứ mỗi lần ra khỏi Thánh đường, lòng chúng ta lại rộng mở hơn xưa, cho kẻ lạ cũng như người thân, cho người đạo hạnh cũng như kẻ bất nhân bạc tình. Nếu được vậy thì đó là một trong những dấu chỉ nói lên rằng ta đã gặp gỡ Đấng Phục Sinh, Giêsu Kitô, Đấng cứu độ nhân trần.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghía - Ban Mê Thuột
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Thứ 3 Sau Phục Sinh A. 30.4.2017
Lm Francis Lý văn Ca
18:28 28/04/2017
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta đang suy niệm những đề tài liên quan đến Chúa Kitô phục sinh. Hôm nay, Phúc Âm thuật lại cuộc đàm thoại của Chúa Giêsu với hai môn đệ trên đường Emmau.
Qua câu chuyện nầy, chúng ta suy nghĩ về sự hiện diện của Chúa ở khắp mọi nơi, nhờ đó sẽ giúp chúng ta dễ dàng hướng tâm hồn kết hiệp cùng Chúa trong sự cầu nguyện tự phát. Qua các bài đọc trong phần Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay, xin cho mỗi ngưởi trong chúng ta sẽ rút ra từ các bài đọc; là biết lắng nghe Lời Chúa và chính Chúa Ki-tô xuất hiện, dạy dỗ và nuôi dưỡng chúng ta qua những nẻo đường chúng ta đi. Có thể, một lời nói, một câu chuyện của người không quen khiến chúng ta suy nghĩ và nhờ ơn Chúa soi dẫn, chúng ta sẽ biến đổi.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu giờ thánh lễ với bài thánh ca sau đây.
TRƯỚC BÀI I:
Thánh Phêrô đã minh chứng cho người Dothái về Đức Kitô họ đã đóng đinh, nay đã sống lại. Chỉ vì sự nhầm lẫn mà họ đã thực hiện chương trình quan phòng của Thiên Chúa cách diệu kỳ.
TRƯỚC BÀI II:
Chúng ta gặp gỡ thánh Phêrô lần thứ hai, trong lá thư của Ngài trình bày về tư tưởng: ơn cứu độ chúng ta nhận được qua sự chết và phục sinh của Đức Kitô. Hãy bảo tồn hồng ân mà Thiên Chúa đã ban qua giá máu của Đức Kitô.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Chúng ta nghe thánh Luca thuật lại câu chuyện trên đường Emmau, sự gặp gỡ các tông đồ và Chúa Giêsu. Các tông đồ đã nhận ra Ngài khi bẻ bánh. Cuộc hành trình của chúng ta đôi lúc cũng không nhận ra Chúa khi Ngài đang đồng hành với chúng ta.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chiị Em thân mến,
Sứ mệnh của chúng ta sau khi gặp gỡ Đức Kitô, hấp thụ được những gì từ tình yêu của Chúa, phải chia sẻ lại cho tha nhân. Chúng ta cầu xin Chúa giúp để chúng ta thực hiện được điều đó trong cuộc sống hằng ngày:
1. Xin sai phái Thần Linh Chúa xuống trên Đức Thánh Cha Phanxicô được đầy khôn ngoan để đáp ứng không những nhu cầu trong Giáo Hội mà còn cho Thế Giới hiện nay. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho chúng ta được đồng hành với Chúa như hai môn đệ trên đường Emmau, là biết chia sẻ cơm bánh cho người túng thiếu, chia sẻ tình yêu cho những ai đang đói khát điều công chính. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho cuộc sống của chúng ta cảm nghiệm được tình yêu thương của Chúa, Ngài đã không bỏ rơi thế giới, nhưng chỉ vì con người sống trong thế giới đã bỏ lỡ những cơ hội để cảm nghiệm về Chúa và tình thuơng của Ngài. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Chúng ta cầu nguyện cho những ân nhân đã giúp đỡ chúng ta trên đường tìm gặp Chúa. Đặc biệt, chúng ta cũng cầu nguyện cho những anh chị em tân tòng đang tìm hiểu về Chúa qua sự học hỏi về giáo lý của đạo, được ơn Chúa soi sáng sẽ nhận ra hình ảnh của Chúa là Cha đầy lòng nhân ái. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho các tôi trung tớ nữ của Chúa đã qua đời được đoàn tụ với Đấng đã toàn thắng sự chết, đặc biệt những linh hồn mồ côi… đã qua đời mà chúng ta kính nhớ và cầu nguyện trong những ngày nầy. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Xin Chúa giúp mỗi người trong chúng con luôn ý thức vai trò làm chứng nhân cho Chúa, với thời gian Chúa ban, chúng con sẽ đem được nhiều anh em về gặp gỡ Chúa qua nghi thức Bẻ Bánh Thánh Thể. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen.
Chúng ta đang suy niệm những đề tài liên quan đến Chúa Kitô phục sinh. Hôm nay, Phúc Âm thuật lại cuộc đàm thoại của Chúa Giêsu với hai môn đệ trên đường Emmau.
Qua câu chuyện nầy, chúng ta suy nghĩ về sự hiện diện của Chúa ở khắp mọi nơi, nhờ đó sẽ giúp chúng ta dễ dàng hướng tâm hồn kết hiệp cùng Chúa trong sự cầu nguyện tự phát. Qua các bài đọc trong phần Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay, xin cho mỗi ngưởi trong chúng ta sẽ rút ra từ các bài đọc; là biết lắng nghe Lời Chúa và chính Chúa Ki-tô xuất hiện, dạy dỗ và nuôi dưỡng chúng ta qua những nẻo đường chúng ta đi. Có thể, một lời nói, một câu chuyện của người không quen khiến chúng ta suy nghĩ và nhờ ơn Chúa soi dẫn, chúng ta sẽ biến đổi.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu giờ thánh lễ với bài thánh ca sau đây.
TRƯỚC BÀI I:
Thánh Phêrô đã minh chứng cho người Dothái về Đức Kitô họ đã đóng đinh, nay đã sống lại. Chỉ vì sự nhầm lẫn mà họ đã thực hiện chương trình quan phòng của Thiên Chúa cách diệu kỳ.
TRƯỚC BÀI II:
Chúng ta gặp gỡ thánh Phêrô lần thứ hai, trong lá thư của Ngài trình bày về tư tưởng: ơn cứu độ chúng ta nhận được qua sự chết và phục sinh của Đức Kitô. Hãy bảo tồn hồng ân mà Thiên Chúa đã ban qua giá máu của Đức Kitô.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Chúng ta nghe thánh Luca thuật lại câu chuyện trên đường Emmau, sự gặp gỡ các tông đồ và Chúa Giêsu. Các tông đồ đã nhận ra Ngài khi bẻ bánh. Cuộc hành trình của chúng ta đôi lúc cũng không nhận ra Chúa khi Ngài đang đồng hành với chúng ta.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chiị Em thân mến,
Sứ mệnh của chúng ta sau khi gặp gỡ Đức Kitô, hấp thụ được những gì từ tình yêu của Chúa, phải chia sẻ lại cho tha nhân. Chúng ta cầu xin Chúa giúp để chúng ta thực hiện được điều đó trong cuộc sống hằng ngày:
1. Xin sai phái Thần Linh Chúa xuống trên Đức Thánh Cha Phanxicô được đầy khôn ngoan để đáp ứng không những nhu cầu trong Giáo Hội mà còn cho Thế Giới hiện nay. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho chúng ta được đồng hành với Chúa như hai môn đệ trên đường Emmau, là biết chia sẻ cơm bánh cho người túng thiếu, chia sẻ tình yêu cho những ai đang đói khát điều công chính. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho cuộc sống của chúng ta cảm nghiệm được tình yêu thương của Chúa, Ngài đã không bỏ rơi thế giới, nhưng chỉ vì con người sống trong thế giới đã bỏ lỡ những cơ hội để cảm nghiệm về Chúa và tình thuơng của Ngài. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Chúng ta cầu nguyện cho những ân nhân đã giúp đỡ chúng ta trên đường tìm gặp Chúa. Đặc biệt, chúng ta cũng cầu nguyện cho những anh chị em tân tòng đang tìm hiểu về Chúa qua sự học hỏi về giáo lý của đạo, được ơn Chúa soi sáng sẽ nhận ra hình ảnh của Chúa là Cha đầy lòng nhân ái. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho các tôi trung tớ nữ của Chúa đã qua đời được đoàn tụ với Đấng đã toàn thắng sự chết, đặc biệt những linh hồn mồ côi… đã qua đời mà chúng ta kính nhớ và cầu nguyện trong những ngày nầy. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Xin Chúa giúp mỗi người trong chúng con luôn ý thức vai trò làm chứng nhân cho Chúa, với thời gian Chúa ban, chúng con sẽ đem được nhiều anh em về gặp gỡ Chúa qua nghi thức Bẻ Bánh Thánh Thể. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen.
Đồng hành với Chúa trong cuộc đời
Lm Đan Vinh
21:36 28/04/2017
Chúa Nhật 3 Phục Sinh A
Cv 2,14.22-33 ; 1 Pr 1,17-21 ; Lc 24,13-35
Đồng hành với Chúa trong cuộc đời
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 24,13-35
(13) Cùng ngày hôm ấy, có hai người trong nhóm môn đệ đi đến một làng kia tên là Em-mau, cách Giê-ru-sa-lem sáu mươi dặm. (14) Họ trò chuyện với nhau về tất cả những sự việc mới xảy ra. (15) Đang lúc trò chuyện và bàn tán, thì chính Đức Giê-su tiến đến gần và cùng đi với họ. (16) Nhưng mắt họ còn bị ngăn cản, không nhận ra Người. (17) Người hỏi họ: “Các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau về chuyện gì vậy?” Họ dừng lại, vẻ mặt buồn rầu. (8) Một trong hai người tên là Cơ-lê-ô-pát trả lời: “Chắc ông là người duy nhất trú ngụ tại Giê-ru-sa-lem mà không hay biết những chuyện đã xảy ra trong thành mấy bữa nay”. (19) Đức Giê-su hỏi: “Chuyện gì vậy ?” Họ thưa: “Chuyện ông Giê-su Na-da-rét. Người là một Ngôn sứ đầy uy thế trong việc làm cũng như lời nói trước mặt Thiên Chúa và toàn dân. (20) Thế mà các thượng tế và thủ lãnh của chúng ta đã nộp Người để Người bị án tử hình, và đã đóng đinh Người vào thập giá (21) Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Đấng sẽ cứu chuộc Ít-ra-en. Hơn nữa, những việc ấy xảy ra đến nay là ngày thứ ba rồi. (22) Thật ra, cũng có mấy người đàn bà trong nhóm chúng tôi đã làm chúng tôi kinh ngạc. Các bà ấy ra mộ hồi sáng sớm, (23) không thấy xác Người đâu cả, về còn nói là đã thấy thiên thần hiện ra bảo rằng Người vẫn sống. (24) Vài người trong nhóm chúng tôi đã ra mộ, và thấy sự việc y như các bà ấy nói: còn chính Người thì họ không thấy”. (25) Bấy giờ Đức Giê-su nói với hai ông rằng: “Ôi những kẻ tối dạ, những lòng chậm tin vào lời các ngôn sứ ! (26) Nào Đức Ki-tô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao ? (27) Rồi bắt đầu từ ông Mô-sê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh. (28) Khi gần tới làng họ muốn đến, Đức Giê-su làm như còn phải đi xa hơn nữa. (29) Họ nài ép Người rằng: “Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn”. Bấy giờ Người vào ở lại với họ (30) Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng và bẻ ra trao cho họ. (31) Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người, nhưng Người lại biến mất. (32) Họ mới bảo nhau: “Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao ?” (33) Ngay lúc ấy, họ đứng dậy, quay trở về Giê-ru-sa-lem, gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp lại đó (34) Những người này bảo hai ông: “Chúa trỗi dậy thật rồi, và đã hiện ra với ông Si-mon” (35) Còn hai ông thì thuật lại những việc đã xảy ra dọc đường, và mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh.
2. Ý CHÍNH: CHÚA PHỤC SINH HIỆN RA VỚI HAI MÔN ĐỆ LÀNG EM-MAU:
Tin Mừng hôm nay cho thấy Đức Giê-su đã hướng dẫn hai môn đệ về đức tin để họ từ tâm trạng chán nản và vấp ngã trước mầu nhiệm thập giá (18 và 21), đã tìm lại được niềm tin yêu vào mầu nhiệm Phục Sinh qua việc nghe lời Người giải thích Kinh Thánh (25-27.32), và được tham dự nghi thức Bẻ Bánh do chính Người thực hiện (30-31).
3. CHÚ THÍCH:
- C 13-16: + Cùng ngày hôm ấy: Tức là ngày Thứ Nhất trong tuần. + Có hai người trong nhóm môn đệ: Hai môn đệ này thuộc nhóm 72 (x. Lc 10,1), không thuộc nhóm 12. Tin Mừng nhắc đến tên một trong hai ông là Cơ-lê-ô-pát (18). Còn ông thứ hai không được nêu tên và được suy đoán là chính Lu-ca, tác giả đã tường thuật câu chuyện này. + Làng Em-mau: Một nơi cách Giê-ru-sa-lem khoảng 11 km về phía Tây. Nhưng cho tới nay các nhà chú giải vẫn chưa xác định được vị trí của ngôi làng này. + Họ trò chuyện với nhau về tất cả những sự việc mới xảy ra: Biến cố tử nạn của Đức Giê-su là mối bận tâm sâu đậm của các môn đệ, đến nỗi dù đang buồn chán thất vọng, các ông vẫn bàn tán với nhau đang khi đi đường. + Chính Đức Giê-su tiến đến gần và cùng đi với họ: Đức Giê-su Phục Sinh luôn yêu thương và quan tâm đến các môn đệ. Khi họ gặp hoàn cảnh khó khăn nan giải, thì Người liền hiện đến để ban ơn nâng đỡ. + Mắt họ còn bị ngăn cản, không nhận ra Người: Bị ngăn cản có thể do tâm trạng buồn sầu thất vọng, nên không nghĩ người khách lạ kia lại có thể là Thầy Giê-su của họ. Cũng có thể do khuôn mặt Đức Giê-su Phục Sinh đã được biến dạng khác với khi còn sống. Trước đó vào sáng Ngày Thứ Nhất trong tuần, bà Ma-ri-a Mác-đa-la cũng đã không nhận ra Chúa Phục Sinh khi Người hiện ra gần bên ngôi mộ đã an táng Người.
- C 17-18: + “Các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau về chuyện gì vậy ?” : Chúa Phục Sinh chủ động bắt chuyện để các ông dễ dàng tâm sự những lo buồn chất chứa trong lòng. + Chắc ông là người duy nhất trú ngụ tại Giê-ru-sa-lem…: Các ông nghĩ đây là một khách hành hương đi lên Giê-ru-sa-lem dự lễ Vượt Qua, và không quan tâm đến một biến cố lớn lao mới xảy ra trong thành mấy ngày qua.
- C 19-21: + Chuyện ông Giê-su Na-da-rét…: Cho đến lúc này, các môn đệ mới công nhận Đức Giê-su là Ngôn sứ có quyền lực trong lời rao giảng và các phép lạ đã làm. Các ông đi theo Người với hy vọng có được một địa vị trong Vương quốc của Người. + Thế mà các thượng tế và thủ lãnh của chúng ta đã nộp Người để Người bị án tử hình: Sự kiện mới xảy ra đã làm các ông chán nản thất vọng: các nhà lãnh đạo dân Ít-ra-en đã nộp Người để quan Phi-la-tô kết án đóng đinh thập giá. Còn Thiên Chúa thì không làm gì để cứu vị Ngôn sứ của Người. Sự việc xảy ra tới nay đã sang ngày thứ ba rồi !
- C 22-24: + Cũng có mấy người đàn bà trong nhóm chúng tôi…: Tâm trạng của các ông vẫn hoang mang, dù mấy phụ nữ và các Tông đồ đã nhìn thấy mồ trống, và thiên thần hiện ra bảo rằng “Người vẫn còn sống”, nhưng riêng các ông này thì cho điều đó thật khó tin. Câu này cho thấy hai môn đệ này không phải thuộc loại người dễ tin. Do đó, một khi họ tin thì chắc đã phải có những bằng chứng xác đáng không thể phản bác được.
- C 25-27: + Ôi những kẻ tối dạ, những lòng chậm tin vào lời các ngôn sứ !: Lời Chúa quở trách đức tin yếu kém của hai ông có hơi nặng nề, nhưng thực ra vẫn hàm chứa một tình cảm âu yếm. + Nào Đức Ki-tô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao ?: Chúa Giê-su nhắc lại lời Người đã từng báo trước về số phận của Người trước đó: “Con Người phải chịu đau khổ, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ trỗi dậy” (Lc 9,22; 17,25). + Rồi bắt đầu từ ông Mô-sê và tất cả các ngôn sứ…: Luật Mô-sê và sấm ngôn của các ngôn sứ ám chỉ tòan bộ Thánh Kinh Cựu Ước, đã làm chứng về con đường cứu thế mà Đức Giê-su đã chọn theo là: « Qua đau khổ vào trong vinh quang » (x. Lc 24,44 tt).
- C 28-31: + Đức Giê-su làm như còn phải đi xa hơn nữa: Thái độ giả vờ ở đây không phải là giả dối, nhưng là cách thử để xem phản ứng của các môn đệ, xem các ông có thực lòng muốn nghe và muốn Người ở lại hay không. Một đức tin chỉ có giá trị khi người tin tự nguyện mở lòng đón nhận, chứ không bị ép buộc. + Họ nài ép Người: Đây là thái độ hiếu khách quen thuộc của Người Pa-lét-tin (x. Lc 14,23). Chính Lời Chúa giải thích Kinh Thánh đã đánh tan những lo lắng bất an trong lòng hai môn đệ, nên các ông đã xin Người ở lại nhà các ông để có thể tiếp tục nói chuyện với các ông. + Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn: Đây là lời hai môn đệ mời vị khách lạ kia ở lại một cách khép léo tế nhị. Đây cũng là lời cầu nguyện tâm tình của các tín hữu muốn kết hiệp mật thiết với Chúa.
- C 32-31: + Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng và bẻ ra trao cho họ: Khó có thể nghĩ rằng Đức Giê-su đã truyền phép Thánh Thể như đã làm trong bữa Tiệc Ly. Nhưng ở đây, Lu-ca cố ý dùng kiểu nói quen thuộc trong phụng vụ Thánh Thể (x. Lc 22,19). Đó là cử chỉ Đức Giê-su đã làm khi nhân bánh ra nhiều (x. 9,16), ám chỉ nghi lễ Bẻ Bánh (x. Cv 2,46; 20,7.11). Sau này mỗi khi tham dự thánh lễ, các tín hữu cũng được nghe lời Chúa giáo huấn và được tham dự bàn tiệc Thánh Thể giống như hai môn đệ làng Em-mau. + Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người: Tiến trình đức tin của các tín hữu cũng bắt đầu từ việc lắng nghe Lời Chúa, rồi tin theo Chúa và được thánh hóa nhờ tham dự bàn tiệc Thánh Thể như bà Ly-đi-a thời Giáo Hội sơ khai (x. Cv 24,13-15). + Nhưng Người lại biến mất: Từ đây Chúa Giê-su sẽ hiện diện cách thiêng liêng vô hình khi các tín hữu đọc Thánh Kinh, nghe lời giảng của các mục tử, tham dự thánh lễ hay phục vụ người nghèo…
- C 32-35: + Lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao ?: Nhờ được nghe giảng Thánh Kinh, các môn đệ đã thấy được ý nghĩa cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su như một chặng đường Người phải trải qua để vào trong vinh quang phục sinh. + Ngay lúc ấy, họ đứng dậy…: Việc nhận ra Chúa Phục Sinh và lòng tin yêu Chúa đã biến đổi hai môn đệ từ chỗ thất vọng muốn buông xuôi, trở thành con người mới đầy phấn khởi và hy vọng. Tâm trạng ấy làm các ông hăng hái đi lại quãng đường dài 11 cây số trở về Giê-ru-sa-lem để báo tin vui cho các tông đồ và môn đệ khác. + Chúa trỗi dậy thật rồi, và đã hiện ra với ông Si-mon: Sự kiện Si-mon Phê-rô được Chúa Phục Sinh hiện ra trước các tông đồ khác đã được chính Chúa Giê-su tiên báo trước cuộc khổ nạn (x Lc 22,31-32) và sau này cũng được thánh Phao-lô nhắc đến trong thư Cô-rin-tô (x 1 Cr 15,5). + Thuật lại những việc đã xảy ra dọc đường: Cuối cùng hai môn đệ làng Em-mau đã chia sẻ niềm vui Phục Sinh cho Nhóm Mười Một tông đồ và các môn đệ ở Giê-ru-sa-lem.
4. CÂU HỎI:
1) Hai môn đệ quê làng Em-mau kể trên thuộc nhóm 12 tông đồ hay nhóm 72 môn đệ ? Tên của các ông là gì ?
2) Tại sao hai môn đệ làng Em-mau và bà Ma-ri-a Mác-đa-la lại không nhận ra ngay người đang nói chuyện với mình là Chúa Phục Sinh?
3) Việc Chúa Phục Sinh hiện ra với hai môn đệ làng Em-mau nói lên điều gì về tình yêu của Người đối với các tín hữu chúng ta ?
4) Câu trả lời của hai môn đệ cho thấy đức tin của các ông về sứ mạng của Đức Giê-su thế nào ? Các ông đi theo Đức Giê-su nhằm mục đích gì ? Tại sao giờ đây các ông lại chán nản tuyệt vọng ?
5) Hai môn đệ này có phải là những người dễ tin vào mầu nhiệm sống lại của Chúa Giê-su không ? Tại sao ?
6) Chúa Giê-su trong vai khách bộ hành đã làm gì để củng cố đức tin còn non yếu của hai môn đệ ?
7) Chúa Giê-su giả vờ muốn đi xa hơn nhằm mục đích gì ?
8) Câu nào của hai môn đệ là lời cầu nguyện mẫu về lòng tin yêu Chúa cho các tín hữu chúng ta hôm nay ?
9) Hai môn đệ đã nhận ra người khách lạ chính là Thầy Giê-su Phục Sinh khi nào ?
10) Hai ông cho biết lòng mình bừng cháy lên ngọn lửa tin yêu Chúa vào lúc nào ?
11) Điều gì khiến hai môn đệ nhiệt tình loan báo Tin Mừng Chúa Phục Sinh cho người khác ?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: Họ mới bảo nhau: “Dọc đường khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao ?” (Lc 24,32)
2. CÂU CHUYỆN:
1) CHÚA BỒNG TA TRÊN ĐÔI TAY CỦA NGƯỜI ?
Một người tân tòng sau khi theo đạo đã gặp phải nhiều tai ương hoạn nạn: bệnh tật, rủi ro mất xe, mất tiền bạc… Anh đã nhiều lần xin Chúa cho tai qua nạn khỏi mà xem ra Chúa vẫn ngỏanh mặt làm ngơ khiến anh đâm ra chán nản và thôi không cầu nguyện và cũng không đến nhà thờ dự lễ nữa. Thế rồi một đêm kia, anh nằm mơ thấy mình đang đi bách bộ với Chúa Giê-su trên bãi biển. Anh quay nhìn ra sau thì thấy trên nền cát ướt có 4 dấu chân: hai dấu chân lớn của Chúa, và hai dấu chân nhỏ của anh. Khi gặp chỗ lởm chởm nhiều sỏi đá thì anh không thấy Chúa đi bên cạnh nữa. Quay lại nhìn thì anh chỉ thấy hai dấu chân trên cát của anh. Anh chán nản ngồi nghỉ mệt trên một tảng đá thì Chúa Giê-su lại hiện đến ngồi bên. Anh thắc mắc hỏi Người: “Lạy Chúa, vừa qua Chúa biến đi đâu để con phải một mình đương đầu với những khó khăn như vậy ?” Bấy giờ Chúa Giê-su mới âu yếm nhìn anh và nói: “Con hãy thử nhìn kỹ lại xem hai dấu chân trên cát kia là của ai ?” Lúc đó, anh ta mới nhìn kỹ và nhận ra đó hai dấu chân to là của Chúa Giê-su. Anh lại hỏi: “Lạy Chúa, thế thì dấu chân của con đâu ?” Chúa liền trả lời: “Con ơi, hãy nhớ rằng: Ta luôn ở bên con mọi giây phút trong cuộc đời con. Những khi con gặp phải sự gian nan thử thách thì đó là lúc Ta đang bồng con trên cánh tay Ta đó !”
2) CHÚA ĐẾN VỚI CHÚNG TA QUA THA NHÂN CẦN ĐƯỢC TRỢ GIÚP :
Vào một buổi sáng cuối đông, bác thợ giầy thức dậy rất sớm dọn dẹp nhà cửa và cho thêm củi than vào lò sưởi để đón chờ khách quý là Chúa Giê-su. Người đã hiện ra với bác trong giấc mơ ban đêm và hứa sẽ đến nhà thăm bác vào ngày hôm sau. Khi ánh bình minh vừa ló rạng, thì bác thợ giầy đã nghe thấy có tiếng gõ ngoài cửa. Tưởng là Chúa đã đến, bác liền vội ra mở cửa. Thế nhưng kẻ đứng mặt bác không phải là Chúa Giê-su, mà là anh phát thư như mọi lần. Băng tuyết ngoài trời khiến mặt mũi và tay chân của anh ta đỏ lên như gấc. Bác thợ giầy cảm thông liền mời anh ta vào nhà ngồi bên lò sưởi và pha trà nóng mời khách. Sau khi đã được sưởi ấm, người phát thư đã nói lời cám ơn và từ giã đi lo công việc.
Ít phứt sau, nhìn qua khung cửa kính, bác thấy một bé gái khoảng 7-8 tuổi đang co ro đứng trước cửa nhà khóc, bác liền ra hỏi thăm thì được biết em bị lạc mẹ ngoài chợ và đang tìm đường về nhà nhưng không tìm thấy đường vì tuyết rơi trắng xóa. Bác thợ giầy liền lấy bút viết vài chữ trên tờ giấy và gắn ngoài cửa nhà để thông báo cho Chúa Giê-su biết mình cần đi ra ngòai một lát. Nhưng tìm đường dẫn cô bé về nhà không đơn giản. Mất mấy tiếng đồng hồ bác mới tìm được nhà của đứa bé, và khi ra về thì trời đã xế chiều.
Về đến nhà, bác lại thấy có người đang ngồi đợi nhưng không phải là Chúa, mà là một bà mẹ trẻ gần nhà với vẻ mặt buồn bã. Chị cho biết đứa con nhỏ của chị đang lên cơn sốt ở nhà và chị chạy sang tìm bác để nhờ giúp đưa bé đi nhà thương. Bác thợ giầy liền hối hả theo chị về nhà giúp đưa cháu bé đến bệnh viện chăm sóc. Nửa đêm bác mới trở về nhà mình và nằm lăn ra giường ngủ quên cả việc ăn uống. Trong giấc mơ, bác thợ giầy đã nghe thấy tiếng Chúa Giê-su: « Hôm nay Ta cám ơn con đã sẵn sàng tiếp đón và cho Ta vào nhà để sưởi ấm và còn dọn trà nóng cho Ta uống. Cám ơn con đã dẫn Ta bị lạc có thể trở về nhà mình. Cám ơn con đã giúp đưa Ta đến bệnh viện để kịp thời thuốc thang chữa trị ». Thì ra hôm nay Chúa Giê-su đã giữ lời hứa đến thăm bác thợ giầy không phải một mà là ba lần. Người hiện thân qua những người cần được trợ giúp như Người đã nói: « Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy » (Mt 25,40).
3) TÍN THÁC VÀO TÌNH THƯƠNG QUAN PHÒNG CHA TRÊN TRỜI :
Một sĩ quan Công Giáo, người Anh được sai đến phục vụ tại một nơi xa xôi hẻo lánh. Ông cùng với gia đình xuống tầu đến một nơi được chỉ định. Tầu rời bến được vài ngày thì biển động dữ dôi. Một cơn bão ập đến làm tầu có nguy cơ bị đắm. Mọi người trên tầu hết sức sợ hãi. Bà vợ của vị sĩ quan là người mất bình tĩnh hơn cả vì bà đã không tiếc lời trách móc chồng đã đưa cả gia đình vào mối nguy hiểm, nhất là khi thấy chồng vô tư chẳng mấy quan tâm. Chính thái độ bình tâm này của chồng mà bà vợ xem như là một biểu hiệu thiếu lo lắng, thông cảm, yêu thương đối với vợ con nên bà càng tức giận xỉ vả hơn.
Trước tình thế khó xử đó, khi đã có đôi lời giãi bầy vắn tắt, viên sĩ quan rời căn phòng một lát rồi quay trở lại với thanh kiếm tuốt trần trên tay. Bằng ánh mắt đau khổ ông tiến lại bên vợ và dí mũi kiếm vào ngực bà. Mới đầu bà ta tái xanh mặt mày, nhưng sau đó bà bỗng cười lớn tiếng không chút gì nao núng cả.
Viên sĩ quan hỏi :
- Làm sao mình có thể cười khi nhận thấy mũi kiếm sắp đâm vào ngực?
Bà vợ trả lời :
- Làm sao em lại phải sợ khi biết lưỡi kiếm ấy nằm trong tay một người thương yêu em.
Bấy giờ viên sĩ quan nghiêm giọng nói :
- Vậy tại sao em lại muốn anh sợ hãi cơn bão tố này khi anh biết rằng nó ở trong tay của Chúa là Đấng luôn luôn yêu thương anh ?
4) LỜI CHÚA PHÁN KHIẾN MỌI SÓNG GIÓ LIỀN YÊN LẶNG :
Được thăng giáo hoàng là một việc rất trọng đại. Khi Đức Pi-ô XI đăng quang, sau khi thực hiện xong các lễ nghi rồi, ngài về phòng riêng, ngồi vào chiếc bàn viết của Đức Giáo Hoàng trước ngài Bê-nê-dic-tô XV, thì tự nhiên ngài cảm thấy một mối lo âu ập xuống trên ngài, vì Giáo Hội đang bị kẻ thù tấn công tư bề, Hội Thánh đang phải trải qua một giai đoạn thử thách mới : Tuy Thế Chiến Thứ Nhất đã chấm dứt, nhưng Thế chiến Thứ Hai lại đang âm ỉ và có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nghĩ đến những chuyện ấy, lòng Đức Pi-ô XI lại ngập tràn lo âu. Bấy giờ ngài qùi gối trước Thánh Giá và cầu nguyện sốt sắng. Đang lúc cầu nguyện, tự nhiên tay ngài chạm phải một tấm ảnh đặt trên bàn làm việc của Đức tiên giáo hoàng. Bấy giờ Đức Pi-ô liền cầm tấm ảnh lên xem và tự nhiên ngài thấy nỗi lo sợ trong lòng biến mất, và ngài lại cảm nghiệm được sự bình an trong tâm hồn. Đó là bức hình vẽ Chúa Giê-su đang đứng trên mũi thuyền và truyền cho sóng gió yên lặng. Từ ngày đó, Đức Pi-ô XI luôn để bức hình ấy trên bàn làm việc, và mỗi khi gặp hoàn cảnh khó khăn không biết phải làm gì, Đức Pi-ô XI ngồi nhìn vào bức ảnh rồi cầu xin Chúa Giê-su hãy phán một lời, thế là mọi khó khăn đang gặp phải đều tự nhiên tan biến hết (W.J. Diamond- Đồng cỏ non).
3. SUY NIỆM:
1) Tâm trạng của hai môn đệ về làng Em-mau:
Đây là hai trong số 72 môn đệ của Đức Giê-su đã được Người sai từng hai người đi giảng đạo (x. Lc 10,1a). Hai ông đã đến Giê-ru-sa-lem dự lễ Vượt Qua. Giờ đây đại lễ đã xong, hai ông quay trở về nhà riêng tại làng Em-mau. Một trong hai ông tên là Cờ-lê-ô-pát, còn người kia không được nêu tên, có thể là chính tác giả Lu-ca. Hai ông này vừa đi vừa trò chuyện với nhau với vẻ mặt buồn bã thất vọng. Sở dĩ họ mang tâm trạng như thế là vì mấy lý do như sau:
- Một là vì Đức Giê-su « là một Ngôn sứ đầy uy thế trong việc làm cũng như lời nói trước mặt Thiên Chúa và toàn dân. Thế mà các thượng tế và thủ lãnh của chúng ta đã nộp Người để Người bị án tử hình, và đã đóng đinh Người vào thập giá » (Lc 24,19b-20).
- Hai là biến cố đau thương của Đức Giê-su đã xảy ra trái với ước vọng của các ông khi đi theo làm môn đệ của Thầy, khiến các ông hoàn toàn thất vọng muốn buông xuôi: « Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Đấng sẽ cứu chuộc Ít-ra-en. Nhưng các sự việc ấy đã xẩy ra đến nay là ngày thứ ba rồi » (Lc 24,21).
2) Vai trò của Kinh Thánh và Phụng Vụ trong việc củng cố đức tin:
- Lời Kinh Thánh đã làm bùng cháy ngọn lửa tin yêu nơi lòng các ông: Trong vai một người khách bộ hành, Đức Giê-su đã « giải thích cho hai ông tất cả lời Thánh Kinh chỉ về Người ». Còn về “vụ ông Giê-su” thì sau khi lắng nghe quan điểm của hai ông về vụ án, về cuộc tử nạn, và việc Người bị treo trên thập giá, Đức Giê-su đã giải thích Kinh Thánh và khích lệ tinh thần của các ông như sau: ”Nào Đấng Ki-tô chẳng phải chịu đau khổ rồi mới được vinh quang sao”? (Lc 24,26). Sau đó các ông đã nói với nhau : « Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao ?” (Lc 24,32).
- Chính cử chỉ yêu thương đã mở mắt đức tin của các ông : Để được nhận biết tin yêu Chúa, đòi các môn đệ phải khao khát lắng nghe Lời Chúa qua lời cầu: “Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn”. Bấy giờ Người vào ở lại với họ (Lc 24,29). Rồi chính bầu khí yêu thương giữa cộng đoàn đã mở mắt đức tin cho các ông, như Tin Mừng thuật lại: « Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng và bẻ ra trao cho họ. Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người, nhưng Người lại biến mất » (Lc 24,30-31).
3) Vai trò của Tin, Cậy, Mến trong sứ vụ loan báo Tin Mừng:
Sau khi nhận ra Chúa Phục Sinh thì Người lại biến mất. Chính lòng tin và lòng mến đã thúc bách hai môn đệ lập tức quay lại Giê-ru-sa-lem loan báo Tin Vui như Tin Mừng ghi nhận : « Ngay lúc ấy, họ đứng dậy, quay trở về Giê-ru-sa-lem, gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp lại đó. Những người này bảo hai ông: “Chúa trỗi dậy thật rồi, và đã hiện ra với ông Si-mon” Còn hai ông thì thuật lại những việc đã xảy ra dọc đường, và mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh (Lc 24,33-35).
4) Sống và chu toàn sứ vụ loan báo tin mừng Phục Sinh cho thế giới hôm nay:
- Trong cuộc sống, mỗi lần gặp thử thách, nhiều tín hữu thường nghĩ rằng: Chúa đã bỏ rơi mình rồi. Chúa không còn quan tâm giúp đỡ mình nữa… và từ đó sinh ra chán nản, bỏ bê đọc kinh cầu nguyện, lười biếng dự lễ Chúa Nhật và có khi còn mê tín dị đoan: đi coi bói tóan, cậy nhờ thầy bùa thầy ngải…
- Lẽ ra chúng ta phải xác tín rằng: Chúa Phục Sinh luôn đồng hành với chúng ta. Không những Người ở bên chúng ta khi ta được bình an, mà ngay cả những lúc gặp gian nan khốn khó như bệnh tật tai nạn, chúng ta vẫn tin rằng Chúa đang đồng hành với chúng ta. Người luôn đi bên ta và sẵn sàng giơ tay trợ giúp và bồng ẵm ta trên tay nếu ta biết cậy trông vào Người, như « ông Phê-rô từ thuyền bước xuống, đi trên mặt nước và đến với Đức Giê-su. Nhưng thấy gió thổi thi ông đâm sợ, và khi bắt đầu chìm, ông la lên: Lạy Thầy xin cứu vớt con. Đức Giê-su liền đưa tay nắm lấy ông và nói: Người đâu mà kém tin vậy! Sao lại hoài nghi! » (Mt 14,29-31).
- Nếu mỗi ngày chúng ta quyết tâm từ bỏ các thói hư như : tham lam, gian ác, ích kỷ, tự mãn cùng các đam mê tội lỗi khác, sẵn sàng vác thập giá là chu tòan các việc bổn phận của mình mà theo chân Chúa Giê-su, thì chắc chắn chúng ta sẽ đạt tới hạnh phúc Nước Trời đời sau. Nếu chúng ta cùng chết với Chúa Giê-su, thì chúng ta sẽ cùng được sống lại với Người.
- Mỗi người sẽ làm gì để noi gương hai môn đệ làng Em-mau, lập tức đi loan báo Tin Mừng cho tha nhân và phải loan báo thế nào để giúp họ dễ nhận biết tin yêu Chúa ?
4. THẢO LUẬN: 1) Khi gặp một người lỡ đường xin tá túc ban đêm, chúng ta nên làm gì để vừa bảo đảm an toàn cho gia đình, vừa thực hành bác ái “Cho khách đỗ nhà” như kinh Thương Người đã dạy ? 2) Hát bài: Có Chúa đi với tôi, tôi sẽ không còn sợ chi. Có Chúa đi với tôi, tôi sẽ không còn thiếu gì. Dù trời tăm tối, bước đi không lo lạc lối. Đường dù nguy nan, không chút vấn vương tâm hồn.
5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin ở lại với chúng con, vì trời đã xế chiều và ngày sắp tàn rồi, vì lòng chúng con đang khao khát được nghe lời Chúa. Xin ở lại với chúng con, vì đức tin chúng con mỏng dòn yếu đuối, rất cần được Chúa trợ giúp vượt qua khó khăn của cuộc đời. Xin ở lại với chúng con, vì chúng con dễ sa chân lạc bước, hay chạy tìm kiếm thỏa mãn những đam mê bất chính, dễ chán nản buông xuôi khi gặp thử thách gian nan. Xin ở với chúng con, để chúng con thấy Chúa đang hiện diện nơi những người đau khổ và chân thành phục vụ họ như phục vụ chính Chúa. Xin ở lại với chúng con, vì khi gặp được Chúa, chúng con sẽ được ơn biến đổi cuộc đời. Xin ở lại với chúng con, vì tâm hồn chúng con vẫn còn xao xuyến mãi, cho tới khi nào được nghỉ yên trong Chúa.
- LẠY CHÚA. Hai môn đệ làng Em-mau đã sằn sàng đón tiếp một người khách lạ đang cần một bữa ăn tối và một chỗ nghỉ đêm. Chính nhờ lòng quảng đại ấy, mà hai ông đã nhận ra Chúa Phục Sinh, và được biến đổi nên vui tươi phấn khởi. Xin cho chúng con cũng biết quảng đại đi bước trước để làm quen với một người lạ đang bị đau khổ, cho chúng con biết sẵn sàng lắng nghe những tâm sự của họ và năng tham dự thánh lễ moi ngày. Nhờ được gặp Chúa, chắc chắn chúng con sẽ được ơn biến đổi trở nên người mới và chu toàn được sứ mệnh loan Tin Mừng cho tha nhân, như hai môn đệ làng Em-mau xưa.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Cv 2,14.22-33 ; 1 Pr 1,17-21 ; Lc 24,13-35
Đồng hành với Chúa trong cuộc đời
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 24,13-35
(13) Cùng ngày hôm ấy, có hai người trong nhóm môn đệ đi đến một làng kia tên là Em-mau, cách Giê-ru-sa-lem sáu mươi dặm. (14) Họ trò chuyện với nhau về tất cả những sự việc mới xảy ra. (15) Đang lúc trò chuyện và bàn tán, thì chính Đức Giê-su tiến đến gần và cùng đi với họ. (16) Nhưng mắt họ còn bị ngăn cản, không nhận ra Người. (17) Người hỏi họ: “Các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau về chuyện gì vậy?” Họ dừng lại, vẻ mặt buồn rầu. (8) Một trong hai người tên là Cơ-lê-ô-pát trả lời: “Chắc ông là người duy nhất trú ngụ tại Giê-ru-sa-lem mà không hay biết những chuyện đã xảy ra trong thành mấy bữa nay”. (19) Đức Giê-su hỏi: “Chuyện gì vậy ?” Họ thưa: “Chuyện ông Giê-su Na-da-rét. Người là một Ngôn sứ đầy uy thế trong việc làm cũng như lời nói trước mặt Thiên Chúa và toàn dân. (20) Thế mà các thượng tế và thủ lãnh của chúng ta đã nộp Người để Người bị án tử hình, và đã đóng đinh Người vào thập giá (21) Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Đấng sẽ cứu chuộc Ít-ra-en. Hơn nữa, những việc ấy xảy ra đến nay là ngày thứ ba rồi. (22) Thật ra, cũng có mấy người đàn bà trong nhóm chúng tôi đã làm chúng tôi kinh ngạc. Các bà ấy ra mộ hồi sáng sớm, (23) không thấy xác Người đâu cả, về còn nói là đã thấy thiên thần hiện ra bảo rằng Người vẫn sống. (24) Vài người trong nhóm chúng tôi đã ra mộ, và thấy sự việc y như các bà ấy nói: còn chính Người thì họ không thấy”. (25) Bấy giờ Đức Giê-su nói với hai ông rằng: “Ôi những kẻ tối dạ, những lòng chậm tin vào lời các ngôn sứ ! (26) Nào Đức Ki-tô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao ? (27) Rồi bắt đầu từ ông Mô-sê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh. (28) Khi gần tới làng họ muốn đến, Đức Giê-su làm như còn phải đi xa hơn nữa. (29) Họ nài ép Người rằng: “Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn”. Bấy giờ Người vào ở lại với họ (30) Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng và bẻ ra trao cho họ. (31) Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người, nhưng Người lại biến mất. (32) Họ mới bảo nhau: “Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao ?” (33) Ngay lúc ấy, họ đứng dậy, quay trở về Giê-ru-sa-lem, gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp lại đó (34) Những người này bảo hai ông: “Chúa trỗi dậy thật rồi, và đã hiện ra với ông Si-mon” (35) Còn hai ông thì thuật lại những việc đã xảy ra dọc đường, và mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh.
2. Ý CHÍNH: CHÚA PHỤC SINH HIỆN RA VỚI HAI MÔN ĐỆ LÀNG EM-MAU:
Tin Mừng hôm nay cho thấy Đức Giê-su đã hướng dẫn hai môn đệ về đức tin để họ từ tâm trạng chán nản và vấp ngã trước mầu nhiệm thập giá (18 và 21), đã tìm lại được niềm tin yêu vào mầu nhiệm Phục Sinh qua việc nghe lời Người giải thích Kinh Thánh (25-27.32), và được tham dự nghi thức Bẻ Bánh do chính Người thực hiện (30-31).
3. CHÚ THÍCH:
- C 13-16: + Cùng ngày hôm ấy: Tức là ngày Thứ Nhất trong tuần. + Có hai người trong nhóm môn đệ: Hai môn đệ này thuộc nhóm 72 (x. Lc 10,1), không thuộc nhóm 12. Tin Mừng nhắc đến tên một trong hai ông là Cơ-lê-ô-pát (18). Còn ông thứ hai không được nêu tên và được suy đoán là chính Lu-ca, tác giả đã tường thuật câu chuyện này. + Làng Em-mau: Một nơi cách Giê-ru-sa-lem khoảng 11 km về phía Tây. Nhưng cho tới nay các nhà chú giải vẫn chưa xác định được vị trí của ngôi làng này. + Họ trò chuyện với nhau về tất cả những sự việc mới xảy ra: Biến cố tử nạn của Đức Giê-su là mối bận tâm sâu đậm của các môn đệ, đến nỗi dù đang buồn chán thất vọng, các ông vẫn bàn tán với nhau đang khi đi đường. + Chính Đức Giê-su tiến đến gần và cùng đi với họ: Đức Giê-su Phục Sinh luôn yêu thương và quan tâm đến các môn đệ. Khi họ gặp hoàn cảnh khó khăn nan giải, thì Người liền hiện đến để ban ơn nâng đỡ. + Mắt họ còn bị ngăn cản, không nhận ra Người: Bị ngăn cản có thể do tâm trạng buồn sầu thất vọng, nên không nghĩ người khách lạ kia lại có thể là Thầy Giê-su của họ. Cũng có thể do khuôn mặt Đức Giê-su Phục Sinh đã được biến dạng khác với khi còn sống. Trước đó vào sáng Ngày Thứ Nhất trong tuần, bà Ma-ri-a Mác-đa-la cũng đã không nhận ra Chúa Phục Sinh khi Người hiện ra gần bên ngôi mộ đã an táng Người.
- C 17-18: + “Các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau về chuyện gì vậy ?” : Chúa Phục Sinh chủ động bắt chuyện để các ông dễ dàng tâm sự những lo buồn chất chứa trong lòng. + Chắc ông là người duy nhất trú ngụ tại Giê-ru-sa-lem…: Các ông nghĩ đây là một khách hành hương đi lên Giê-ru-sa-lem dự lễ Vượt Qua, và không quan tâm đến một biến cố lớn lao mới xảy ra trong thành mấy ngày qua.
- C 19-21: + Chuyện ông Giê-su Na-da-rét…: Cho đến lúc này, các môn đệ mới công nhận Đức Giê-su là Ngôn sứ có quyền lực trong lời rao giảng và các phép lạ đã làm. Các ông đi theo Người với hy vọng có được một địa vị trong Vương quốc của Người. + Thế mà các thượng tế và thủ lãnh của chúng ta đã nộp Người để Người bị án tử hình: Sự kiện mới xảy ra đã làm các ông chán nản thất vọng: các nhà lãnh đạo dân Ít-ra-en đã nộp Người để quan Phi-la-tô kết án đóng đinh thập giá. Còn Thiên Chúa thì không làm gì để cứu vị Ngôn sứ của Người. Sự việc xảy ra tới nay đã sang ngày thứ ba rồi !
- C 22-24: + Cũng có mấy người đàn bà trong nhóm chúng tôi…: Tâm trạng của các ông vẫn hoang mang, dù mấy phụ nữ và các Tông đồ đã nhìn thấy mồ trống, và thiên thần hiện ra bảo rằng “Người vẫn còn sống”, nhưng riêng các ông này thì cho điều đó thật khó tin. Câu này cho thấy hai môn đệ này không phải thuộc loại người dễ tin. Do đó, một khi họ tin thì chắc đã phải có những bằng chứng xác đáng không thể phản bác được.
- C 25-27: + Ôi những kẻ tối dạ, những lòng chậm tin vào lời các ngôn sứ !: Lời Chúa quở trách đức tin yếu kém của hai ông có hơi nặng nề, nhưng thực ra vẫn hàm chứa một tình cảm âu yếm. + Nào Đức Ki-tô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao ?: Chúa Giê-su nhắc lại lời Người đã từng báo trước về số phận của Người trước đó: “Con Người phải chịu đau khổ, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ trỗi dậy” (Lc 9,22; 17,25). + Rồi bắt đầu từ ông Mô-sê và tất cả các ngôn sứ…: Luật Mô-sê và sấm ngôn của các ngôn sứ ám chỉ tòan bộ Thánh Kinh Cựu Ước, đã làm chứng về con đường cứu thế mà Đức Giê-su đã chọn theo là: « Qua đau khổ vào trong vinh quang » (x. Lc 24,44 tt).
- C 28-31: + Đức Giê-su làm như còn phải đi xa hơn nữa: Thái độ giả vờ ở đây không phải là giả dối, nhưng là cách thử để xem phản ứng của các môn đệ, xem các ông có thực lòng muốn nghe và muốn Người ở lại hay không. Một đức tin chỉ có giá trị khi người tin tự nguyện mở lòng đón nhận, chứ không bị ép buộc. + Họ nài ép Người: Đây là thái độ hiếu khách quen thuộc của Người Pa-lét-tin (x. Lc 14,23). Chính Lời Chúa giải thích Kinh Thánh đã đánh tan những lo lắng bất an trong lòng hai môn đệ, nên các ông đã xin Người ở lại nhà các ông để có thể tiếp tục nói chuyện với các ông. + Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn: Đây là lời hai môn đệ mời vị khách lạ kia ở lại một cách khép léo tế nhị. Đây cũng là lời cầu nguyện tâm tình của các tín hữu muốn kết hiệp mật thiết với Chúa.
- C 32-31: + Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng và bẻ ra trao cho họ: Khó có thể nghĩ rằng Đức Giê-su đã truyền phép Thánh Thể như đã làm trong bữa Tiệc Ly. Nhưng ở đây, Lu-ca cố ý dùng kiểu nói quen thuộc trong phụng vụ Thánh Thể (x. Lc 22,19). Đó là cử chỉ Đức Giê-su đã làm khi nhân bánh ra nhiều (x. 9,16), ám chỉ nghi lễ Bẻ Bánh (x. Cv 2,46; 20,7.11). Sau này mỗi khi tham dự thánh lễ, các tín hữu cũng được nghe lời Chúa giáo huấn và được tham dự bàn tiệc Thánh Thể giống như hai môn đệ làng Em-mau. + Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người: Tiến trình đức tin của các tín hữu cũng bắt đầu từ việc lắng nghe Lời Chúa, rồi tin theo Chúa và được thánh hóa nhờ tham dự bàn tiệc Thánh Thể như bà Ly-đi-a thời Giáo Hội sơ khai (x. Cv 24,13-15). + Nhưng Người lại biến mất: Từ đây Chúa Giê-su sẽ hiện diện cách thiêng liêng vô hình khi các tín hữu đọc Thánh Kinh, nghe lời giảng của các mục tử, tham dự thánh lễ hay phục vụ người nghèo…
- C 32-35: + Lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao ?: Nhờ được nghe giảng Thánh Kinh, các môn đệ đã thấy được ý nghĩa cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su như một chặng đường Người phải trải qua để vào trong vinh quang phục sinh. + Ngay lúc ấy, họ đứng dậy…: Việc nhận ra Chúa Phục Sinh và lòng tin yêu Chúa đã biến đổi hai môn đệ từ chỗ thất vọng muốn buông xuôi, trở thành con người mới đầy phấn khởi và hy vọng. Tâm trạng ấy làm các ông hăng hái đi lại quãng đường dài 11 cây số trở về Giê-ru-sa-lem để báo tin vui cho các tông đồ và môn đệ khác. + Chúa trỗi dậy thật rồi, và đã hiện ra với ông Si-mon: Sự kiện Si-mon Phê-rô được Chúa Phục Sinh hiện ra trước các tông đồ khác đã được chính Chúa Giê-su tiên báo trước cuộc khổ nạn (x Lc 22,31-32) và sau này cũng được thánh Phao-lô nhắc đến trong thư Cô-rin-tô (x 1 Cr 15,5). + Thuật lại những việc đã xảy ra dọc đường: Cuối cùng hai môn đệ làng Em-mau đã chia sẻ niềm vui Phục Sinh cho Nhóm Mười Một tông đồ và các môn đệ ở Giê-ru-sa-lem.
4. CÂU HỎI:
1) Hai môn đệ quê làng Em-mau kể trên thuộc nhóm 12 tông đồ hay nhóm 72 môn đệ ? Tên của các ông là gì ?
2) Tại sao hai môn đệ làng Em-mau và bà Ma-ri-a Mác-đa-la lại không nhận ra ngay người đang nói chuyện với mình là Chúa Phục Sinh?
3) Việc Chúa Phục Sinh hiện ra với hai môn đệ làng Em-mau nói lên điều gì về tình yêu của Người đối với các tín hữu chúng ta ?
4) Câu trả lời của hai môn đệ cho thấy đức tin của các ông về sứ mạng của Đức Giê-su thế nào ? Các ông đi theo Đức Giê-su nhằm mục đích gì ? Tại sao giờ đây các ông lại chán nản tuyệt vọng ?
5) Hai môn đệ này có phải là những người dễ tin vào mầu nhiệm sống lại của Chúa Giê-su không ? Tại sao ?
6) Chúa Giê-su trong vai khách bộ hành đã làm gì để củng cố đức tin còn non yếu của hai môn đệ ?
7) Chúa Giê-su giả vờ muốn đi xa hơn nhằm mục đích gì ?
8) Câu nào của hai môn đệ là lời cầu nguyện mẫu về lòng tin yêu Chúa cho các tín hữu chúng ta hôm nay ?
9) Hai môn đệ đã nhận ra người khách lạ chính là Thầy Giê-su Phục Sinh khi nào ?
10) Hai ông cho biết lòng mình bừng cháy lên ngọn lửa tin yêu Chúa vào lúc nào ?
11) Điều gì khiến hai môn đệ nhiệt tình loan báo Tin Mừng Chúa Phục Sinh cho người khác ?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: Họ mới bảo nhau: “Dọc đường khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao ?” (Lc 24,32)
2. CÂU CHUYỆN:
1) CHÚA BỒNG TA TRÊN ĐÔI TAY CỦA NGƯỜI ?
Một người tân tòng sau khi theo đạo đã gặp phải nhiều tai ương hoạn nạn: bệnh tật, rủi ro mất xe, mất tiền bạc… Anh đã nhiều lần xin Chúa cho tai qua nạn khỏi mà xem ra Chúa vẫn ngỏanh mặt làm ngơ khiến anh đâm ra chán nản và thôi không cầu nguyện và cũng không đến nhà thờ dự lễ nữa. Thế rồi một đêm kia, anh nằm mơ thấy mình đang đi bách bộ với Chúa Giê-su trên bãi biển. Anh quay nhìn ra sau thì thấy trên nền cát ướt có 4 dấu chân: hai dấu chân lớn của Chúa, và hai dấu chân nhỏ của anh. Khi gặp chỗ lởm chởm nhiều sỏi đá thì anh không thấy Chúa đi bên cạnh nữa. Quay lại nhìn thì anh chỉ thấy hai dấu chân trên cát của anh. Anh chán nản ngồi nghỉ mệt trên một tảng đá thì Chúa Giê-su lại hiện đến ngồi bên. Anh thắc mắc hỏi Người: “Lạy Chúa, vừa qua Chúa biến đi đâu để con phải một mình đương đầu với những khó khăn như vậy ?” Bấy giờ Chúa Giê-su mới âu yếm nhìn anh và nói: “Con hãy thử nhìn kỹ lại xem hai dấu chân trên cát kia là của ai ?” Lúc đó, anh ta mới nhìn kỹ và nhận ra đó hai dấu chân to là của Chúa Giê-su. Anh lại hỏi: “Lạy Chúa, thế thì dấu chân của con đâu ?” Chúa liền trả lời: “Con ơi, hãy nhớ rằng: Ta luôn ở bên con mọi giây phút trong cuộc đời con. Những khi con gặp phải sự gian nan thử thách thì đó là lúc Ta đang bồng con trên cánh tay Ta đó !”
2) CHÚA ĐẾN VỚI CHÚNG TA QUA THA NHÂN CẦN ĐƯỢC TRỢ GIÚP :
Vào một buổi sáng cuối đông, bác thợ giầy thức dậy rất sớm dọn dẹp nhà cửa và cho thêm củi than vào lò sưởi để đón chờ khách quý là Chúa Giê-su. Người đã hiện ra với bác trong giấc mơ ban đêm và hứa sẽ đến nhà thăm bác vào ngày hôm sau. Khi ánh bình minh vừa ló rạng, thì bác thợ giầy đã nghe thấy có tiếng gõ ngoài cửa. Tưởng là Chúa đã đến, bác liền vội ra mở cửa. Thế nhưng kẻ đứng mặt bác không phải là Chúa Giê-su, mà là anh phát thư như mọi lần. Băng tuyết ngoài trời khiến mặt mũi và tay chân của anh ta đỏ lên như gấc. Bác thợ giầy cảm thông liền mời anh ta vào nhà ngồi bên lò sưởi và pha trà nóng mời khách. Sau khi đã được sưởi ấm, người phát thư đã nói lời cám ơn và từ giã đi lo công việc.
Ít phứt sau, nhìn qua khung cửa kính, bác thấy một bé gái khoảng 7-8 tuổi đang co ro đứng trước cửa nhà khóc, bác liền ra hỏi thăm thì được biết em bị lạc mẹ ngoài chợ và đang tìm đường về nhà nhưng không tìm thấy đường vì tuyết rơi trắng xóa. Bác thợ giầy liền lấy bút viết vài chữ trên tờ giấy và gắn ngoài cửa nhà để thông báo cho Chúa Giê-su biết mình cần đi ra ngòai một lát. Nhưng tìm đường dẫn cô bé về nhà không đơn giản. Mất mấy tiếng đồng hồ bác mới tìm được nhà của đứa bé, và khi ra về thì trời đã xế chiều.
Về đến nhà, bác lại thấy có người đang ngồi đợi nhưng không phải là Chúa, mà là một bà mẹ trẻ gần nhà với vẻ mặt buồn bã. Chị cho biết đứa con nhỏ của chị đang lên cơn sốt ở nhà và chị chạy sang tìm bác để nhờ giúp đưa bé đi nhà thương. Bác thợ giầy liền hối hả theo chị về nhà giúp đưa cháu bé đến bệnh viện chăm sóc. Nửa đêm bác mới trở về nhà mình và nằm lăn ra giường ngủ quên cả việc ăn uống. Trong giấc mơ, bác thợ giầy đã nghe thấy tiếng Chúa Giê-su: « Hôm nay Ta cám ơn con đã sẵn sàng tiếp đón và cho Ta vào nhà để sưởi ấm và còn dọn trà nóng cho Ta uống. Cám ơn con đã dẫn Ta bị lạc có thể trở về nhà mình. Cám ơn con đã giúp đưa Ta đến bệnh viện để kịp thời thuốc thang chữa trị ». Thì ra hôm nay Chúa Giê-su đã giữ lời hứa đến thăm bác thợ giầy không phải một mà là ba lần. Người hiện thân qua những người cần được trợ giúp như Người đã nói: « Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy » (Mt 25,40).
3) TÍN THÁC VÀO TÌNH THƯƠNG QUAN PHÒNG CHA TRÊN TRỜI :
Một sĩ quan Công Giáo, người Anh được sai đến phục vụ tại một nơi xa xôi hẻo lánh. Ông cùng với gia đình xuống tầu đến một nơi được chỉ định. Tầu rời bến được vài ngày thì biển động dữ dôi. Một cơn bão ập đến làm tầu có nguy cơ bị đắm. Mọi người trên tầu hết sức sợ hãi. Bà vợ của vị sĩ quan là người mất bình tĩnh hơn cả vì bà đã không tiếc lời trách móc chồng đã đưa cả gia đình vào mối nguy hiểm, nhất là khi thấy chồng vô tư chẳng mấy quan tâm. Chính thái độ bình tâm này của chồng mà bà vợ xem như là một biểu hiệu thiếu lo lắng, thông cảm, yêu thương đối với vợ con nên bà càng tức giận xỉ vả hơn.
Trước tình thế khó xử đó, khi đã có đôi lời giãi bầy vắn tắt, viên sĩ quan rời căn phòng một lát rồi quay trở lại với thanh kiếm tuốt trần trên tay. Bằng ánh mắt đau khổ ông tiến lại bên vợ và dí mũi kiếm vào ngực bà. Mới đầu bà ta tái xanh mặt mày, nhưng sau đó bà bỗng cười lớn tiếng không chút gì nao núng cả.
Viên sĩ quan hỏi :
- Làm sao mình có thể cười khi nhận thấy mũi kiếm sắp đâm vào ngực?
Bà vợ trả lời :
- Làm sao em lại phải sợ khi biết lưỡi kiếm ấy nằm trong tay một người thương yêu em.
Bấy giờ viên sĩ quan nghiêm giọng nói :
- Vậy tại sao em lại muốn anh sợ hãi cơn bão tố này khi anh biết rằng nó ở trong tay của Chúa là Đấng luôn luôn yêu thương anh ?
4) LỜI CHÚA PHÁN KHIẾN MỌI SÓNG GIÓ LIỀN YÊN LẶNG :
Được thăng giáo hoàng là một việc rất trọng đại. Khi Đức Pi-ô XI đăng quang, sau khi thực hiện xong các lễ nghi rồi, ngài về phòng riêng, ngồi vào chiếc bàn viết của Đức Giáo Hoàng trước ngài Bê-nê-dic-tô XV, thì tự nhiên ngài cảm thấy một mối lo âu ập xuống trên ngài, vì Giáo Hội đang bị kẻ thù tấn công tư bề, Hội Thánh đang phải trải qua một giai đoạn thử thách mới : Tuy Thế Chiến Thứ Nhất đã chấm dứt, nhưng Thế chiến Thứ Hai lại đang âm ỉ và có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nghĩ đến những chuyện ấy, lòng Đức Pi-ô XI lại ngập tràn lo âu. Bấy giờ ngài qùi gối trước Thánh Giá và cầu nguyện sốt sắng. Đang lúc cầu nguyện, tự nhiên tay ngài chạm phải một tấm ảnh đặt trên bàn làm việc của Đức tiên giáo hoàng. Bấy giờ Đức Pi-ô liền cầm tấm ảnh lên xem và tự nhiên ngài thấy nỗi lo sợ trong lòng biến mất, và ngài lại cảm nghiệm được sự bình an trong tâm hồn. Đó là bức hình vẽ Chúa Giê-su đang đứng trên mũi thuyền và truyền cho sóng gió yên lặng. Từ ngày đó, Đức Pi-ô XI luôn để bức hình ấy trên bàn làm việc, và mỗi khi gặp hoàn cảnh khó khăn không biết phải làm gì, Đức Pi-ô XI ngồi nhìn vào bức ảnh rồi cầu xin Chúa Giê-su hãy phán một lời, thế là mọi khó khăn đang gặp phải đều tự nhiên tan biến hết (W.J. Diamond- Đồng cỏ non).
3. SUY NIỆM:
1) Tâm trạng của hai môn đệ về làng Em-mau:
Đây là hai trong số 72 môn đệ của Đức Giê-su đã được Người sai từng hai người đi giảng đạo (x. Lc 10,1a). Hai ông đã đến Giê-ru-sa-lem dự lễ Vượt Qua. Giờ đây đại lễ đã xong, hai ông quay trở về nhà riêng tại làng Em-mau. Một trong hai ông tên là Cờ-lê-ô-pát, còn người kia không được nêu tên, có thể là chính tác giả Lu-ca. Hai ông này vừa đi vừa trò chuyện với nhau với vẻ mặt buồn bã thất vọng. Sở dĩ họ mang tâm trạng như thế là vì mấy lý do như sau:
- Một là vì Đức Giê-su « là một Ngôn sứ đầy uy thế trong việc làm cũng như lời nói trước mặt Thiên Chúa và toàn dân. Thế mà các thượng tế và thủ lãnh của chúng ta đã nộp Người để Người bị án tử hình, và đã đóng đinh Người vào thập giá » (Lc 24,19b-20).
- Hai là biến cố đau thương của Đức Giê-su đã xảy ra trái với ước vọng của các ông khi đi theo làm môn đệ của Thầy, khiến các ông hoàn toàn thất vọng muốn buông xuôi: « Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Đấng sẽ cứu chuộc Ít-ra-en. Nhưng các sự việc ấy đã xẩy ra đến nay là ngày thứ ba rồi » (Lc 24,21).
2) Vai trò của Kinh Thánh và Phụng Vụ trong việc củng cố đức tin:
- Lời Kinh Thánh đã làm bùng cháy ngọn lửa tin yêu nơi lòng các ông: Trong vai một người khách bộ hành, Đức Giê-su đã « giải thích cho hai ông tất cả lời Thánh Kinh chỉ về Người ». Còn về “vụ ông Giê-su” thì sau khi lắng nghe quan điểm của hai ông về vụ án, về cuộc tử nạn, và việc Người bị treo trên thập giá, Đức Giê-su đã giải thích Kinh Thánh và khích lệ tinh thần của các ông như sau: ”Nào Đấng Ki-tô chẳng phải chịu đau khổ rồi mới được vinh quang sao”? (Lc 24,26). Sau đó các ông đã nói với nhau : « Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao ?” (Lc 24,32).
- Chính cử chỉ yêu thương đã mở mắt đức tin của các ông : Để được nhận biết tin yêu Chúa, đòi các môn đệ phải khao khát lắng nghe Lời Chúa qua lời cầu: “Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn”. Bấy giờ Người vào ở lại với họ (Lc 24,29). Rồi chính bầu khí yêu thương giữa cộng đoàn đã mở mắt đức tin cho các ông, như Tin Mừng thuật lại: « Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng và bẻ ra trao cho họ. Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người, nhưng Người lại biến mất » (Lc 24,30-31).
3) Vai trò của Tin, Cậy, Mến trong sứ vụ loan báo Tin Mừng:
Sau khi nhận ra Chúa Phục Sinh thì Người lại biến mất. Chính lòng tin và lòng mến đã thúc bách hai môn đệ lập tức quay lại Giê-ru-sa-lem loan báo Tin Vui như Tin Mừng ghi nhận : « Ngay lúc ấy, họ đứng dậy, quay trở về Giê-ru-sa-lem, gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp lại đó. Những người này bảo hai ông: “Chúa trỗi dậy thật rồi, và đã hiện ra với ông Si-mon” Còn hai ông thì thuật lại những việc đã xảy ra dọc đường, và mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh (Lc 24,33-35).
4) Sống và chu toàn sứ vụ loan báo tin mừng Phục Sinh cho thế giới hôm nay:
- Trong cuộc sống, mỗi lần gặp thử thách, nhiều tín hữu thường nghĩ rằng: Chúa đã bỏ rơi mình rồi. Chúa không còn quan tâm giúp đỡ mình nữa… và từ đó sinh ra chán nản, bỏ bê đọc kinh cầu nguyện, lười biếng dự lễ Chúa Nhật và có khi còn mê tín dị đoan: đi coi bói tóan, cậy nhờ thầy bùa thầy ngải…
- Lẽ ra chúng ta phải xác tín rằng: Chúa Phục Sinh luôn đồng hành với chúng ta. Không những Người ở bên chúng ta khi ta được bình an, mà ngay cả những lúc gặp gian nan khốn khó như bệnh tật tai nạn, chúng ta vẫn tin rằng Chúa đang đồng hành với chúng ta. Người luôn đi bên ta và sẵn sàng giơ tay trợ giúp và bồng ẵm ta trên tay nếu ta biết cậy trông vào Người, như « ông Phê-rô từ thuyền bước xuống, đi trên mặt nước và đến với Đức Giê-su. Nhưng thấy gió thổi thi ông đâm sợ, và khi bắt đầu chìm, ông la lên: Lạy Thầy xin cứu vớt con. Đức Giê-su liền đưa tay nắm lấy ông và nói: Người đâu mà kém tin vậy! Sao lại hoài nghi! » (Mt 14,29-31).
- Nếu mỗi ngày chúng ta quyết tâm từ bỏ các thói hư như : tham lam, gian ác, ích kỷ, tự mãn cùng các đam mê tội lỗi khác, sẵn sàng vác thập giá là chu tòan các việc bổn phận của mình mà theo chân Chúa Giê-su, thì chắc chắn chúng ta sẽ đạt tới hạnh phúc Nước Trời đời sau. Nếu chúng ta cùng chết với Chúa Giê-su, thì chúng ta sẽ cùng được sống lại với Người.
- Mỗi người sẽ làm gì để noi gương hai môn đệ làng Em-mau, lập tức đi loan báo Tin Mừng cho tha nhân và phải loan báo thế nào để giúp họ dễ nhận biết tin yêu Chúa ?
4. THẢO LUẬN: 1) Khi gặp một người lỡ đường xin tá túc ban đêm, chúng ta nên làm gì để vừa bảo đảm an toàn cho gia đình, vừa thực hành bác ái “Cho khách đỗ nhà” như kinh Thương Người đã dạy ? 2) Hát bài: Có Chúa đi với tôi, tôi sẽ không còn sợ chi. Có Chúa đi với tôi, tôi sẽ không còn thiếu gì. Dù trời tăm tối, bước đi không lo lạc lối. Đường dù nguy nan, không chút vấn vương tâm hồn.
5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin ở lại với chúng con, vì trời đã xế chiều và ngày sắp tàn rồi, vì lòng chúng con đang khao khát được nghe lời Chúa. Xin ở lại với chúng con, vì đức tin chúng con mỏng dòn yếu đuối, rất cần được Chúa trợ giúp vượt qua khó khăn của cuộc đời. Xin ở lại với chúng con, vì chúng con dễ sa chân lạc bước, hay chạy tìm kiếm thỏa mãn những đam mê bất chính, dễ chán nản buông xuôi khi gặp thử thách gian nan. Xin ở với chúng con, để chúng con thấy Chúa đang hiện diện nơi những người đau khổ và chân thành phục vụ họ như phục vụ chính Chúa. Xin ở lại với chúng con, vì khi gặp được Chúa, chúng con sẽ được ơn biến đổi cuộc đời. Xin ở lại với chúng con, vì tâm hồn chúng con vẫn còn xao xuyến mãi, cho tới khi nào được nghỉ yên trong Chúa.
- LẠY CHÚA. Hai môn đệ làng Em-mau đã sằn sàng đón tiếp một người khách lạ đang cần một bữa ăn tối và một chỗ nghỉ đêm. Chính nhờ lòng quảng đại ấy, mà hai ông đã nhận ra Chúa Phục Sinh, và được biến đổi nên vui tươi phấn khởi. Xin cho chúng con cũng biết quảng đại đi bước trước để làm quen với một người lạ đang bị đau khổ, cho chúng con biết sẵn sàng lắng nghe những tâm sự của họ và năng tham dự thánh lễ moi ngày. Nhờ được gặp Chúa, chắc chắn chúng con sẽ được ơn biến đổi trở nên người mới và chu toàn được sứ mệnh loan Tin Mừng cho tha nhân, như hai môn đệ làng Em-mau xưa.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bối cảnh chuyến đi Ai Cập của Đức Phanxicô: Giáo Hội Công Giáo Coptic
Vũ Văn An
04:58 28/04/2017
Trong thông điệp gửi nhân dân Ai Cập trước khi lên đường qua nước này, Đức Phanxicô nhắc đến vị đứng đầu Giáo Hội Công Giáo tại Ai Cập sau cùng, Đức Thượng Phụ Công Giáo Coptic.
Đức Thượng Phụ ấy chính là Đức Thượng Phụ Ibrahim Isaac Sidrak, được bầu năm 2013. Và dù tước hiệu của ngài là Thượng Phụ Công Giáo Coptic Alexandria, nhưng Tòa Thượng Phụ của ngài được đặt ở Cairo, Thủ Đô Ai Cập với nhà thờ chính tòa là Nhà Thờ Đức Bà Ai Cập ở Nars, ngoại ô Cairo.
Số tín hữu của Tòa Thượng Phụ rất khiêm nhường so với số dân Kitô Giáo nói chung của Ai Cập. Người ta cho rằng dân số Công Giáo Ai Cập bắt đầu có từ thời Anh cai trị nước này. Tuy nhiên, sau Cách Mạng 1952 lật đổ Vua Farouk, phần lớn đã trở lại Âu Châu. Đã ít thì chớ, người Công Giáo Ai Cập còn thuộc 7 Giáo Hội độc lập (sui juris) với các nghi lễ khác biệt nhau, mà lớn nhất là Giáo Hội Công Giáo Coptic, do Thượng Phụ Alexandria lãnh đạo.
Đa số Kitô hữu tại Ai Cập thuộc Giáo Hội Chính Thống Coptic Alexandria. Con số người Công Giáo ở Ai Cập (ít hơn 200,000 người) chỉ chiếm chưa tới nửa phần trăm tổng dân số Ai Cập, được ước tính khoảng 75 triệu người. Phần lớn các người Công Giáo theo nghi lễ La Tinh là gốc Ý hay Malta, trong khi các người Công Giáo theo nghi lễ Melkite Hy Lạp và nghi lễ Maronite thì chủ yếu gốc Li Băng.
Giáo Hội Công Giáo Coptic là một Giáo Hội Công Giáo Đông Phương đặc thù hoàn toàn hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo. Giáo Hội này theo nghi lễ Alexandria. Điều đáng lưu ý là trong các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương, Giáo Hội này độc đáo sử dụng tiếng Coptic trong phụng vụ, do đó mà có tên Coptic. Đây là một ngôn ngữ phát sinh từ tiếng cổ Ai Cập.
Gốc tích Giáo Hội Công Giáo Coptic
Về nguồn gốc, từ thời Công Đồng Canxêđoan năm 451, ta biết đã có những tín hữu Copt tin Chúa Giêsu có hai bản tính (dyophysite). Thời Đức Giáo Hoàng Honorius (625-638), có những người Copt nói tiếng Bohairic thích nền Kitô học chủ trương thiên tính và nhân tính của Chúa Kitô kết hợp nên một bản tính kép (miaphysite, mia tiếng Hy Lạp có nghĩa là một) hơn là Người chỉ có một bản tính (monophysite). Tuy nhiên, không lâu sau, họ dần dần bị đồng hóa vào nghi lễ Melkite ở Alexandria.
Từ ngày có sự chia rẽ giữa Alexandria và Rôma, nhiều cố gắng đã được đưa ra nhằm sự tái hợp nhất. Nổi nhất, theo Từ Điển Bách Khoa Công Giáo, ấn bản mới đây, là cố gắng chính thức tại Công Đồng Florence năm 1439. Đại diện của Giáo Hội Coptic, nhân danh thượng phụ của họ, đã ký văn kiện hiệp thông tựa là Cantate Domino với Rôma ngày 4 tháng Hai nằm 1442. Nhưng văn kiện này không được các nhà lãnh đạo Giáo Hội tại Ai Cập phê chuẩn, nên không có kết quả gì.
Cuối thế kỷ 16, Tòa Thánh thiết lập một đại diện tông tòa cho Giáo Hội Coptic dưới sự kiểm soát của Dòng Phanxicô. Đồng thời, Học Viện Rôma của Bộ Truyền Giáo mở cửa đón nhận người Copt. Trong số các sinh viên này, có các chủng sinh Abou-el- Keir Bicharah, và Raphael el Toukhy. Vị sau in các sách phụng vụ Coptic ở Rôma và soạn cuốn tự điển Coptic-Ả Rập năm 1746.
Các cố gắng tái lập hợp nhất giữa ba ngành Kitô Giáo ở Ai Cập, tức Chính Thống Copt Phương Đông, Chính Thống Byzantine và Công Giáo Copt Đông Phương, có rất ít thành công trong lịch sử. Tuy nhiên, năm 1741, khi thượng phụ Coptic của Giêrusalem, Atanasiô, nhìn nhận quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng, ngài được đặt làm đại diện tông tòa coi sóc các người Công Giáo Coptic ở Ai Cập, lúc ấy chỉ trên dưới 2,000 người. Đây là hơi thở đầu tiên phục sinh Giáo Hội Công Giáo Coptic, nhưng Đức Atanasiô không bao giờ được phép đặt chân lên Ai Cập. Vả lại sau đó, chính vị giám mục này trở về với Giáo Hội Chính Thống Coptic.
Qua thế kỷ 19, Công Giáo Đông Phương được Mohammed Aly khích lệ, nhờ Thủ Tướng El-Moa’lem Ghaly, vốn là người Công Giáo Copt Đông Phương. Tòa Thánh bèn đề cử những người sau đây làm giám mục: Theodoros Abou- Karem năm 1815, Maximos Gayed (giám quản) năm 1824, Athanasios Khousam năm 1834, và Aghapios Bichay năm 1866.
Năm 1824, cho rằng phó vương Ottoman muốn có một thượng phụ cho người Công Giáo Coptic, Đức Giáo Hoàng đã thiết lập tòa thượng phụ Alexandria nhưng tòa này chỉ có trên danh nghĩa. Tuy nhiên, đế quốc Ottoman cho phép người Công Giáo Coptic xây dựng nhà thờ riêng.
Con số người Công Giáo Coptic, nhờ thế, gia tăng đến độ Đức Giáo Hoàng Leo XIII phục hồi toà thượng phụ Công Giáo vào năm 1895 và năm 1899, ngài bổ nhiệm Cyril Makraios làm Thượng Phụ Công Giáo Copt. Năm 1910, vị này bị truất tòa vì rơi vào ly giáo, nhưng năm 1921 đã thần phục Tòa Thánh. Tuy nhiên, Tòa Thượng Phụ tiếp tục trống tòa từ năm 1910 tới năm 1947, khi Đức Piô XII bổ nhiệm thượng phụ Mark Khouzam, người vốn là giám quản. Vị này qua đời năm 1958 và vị kế nhiệm ngài là Đức Stephanos I Sidarous.
Tổ chức Giáo Hội
Giáo Hội Công Giáo Coptic độc lập chỉ có một giáo tỉnh, trên lãnh thổ Ai Cập mà thôi. Thượng phụ là tổng giám mục giáo đô duy nhất, giữ tước hiệu Alexandria như ngày xưa nhưng tòa của ngài, như trên đã nói, nằm ở Thủ Đô Cairo của Ai Cập.
Ngài có 7 giám mục phụ thuộc trên cả nước tại các tòa giám mục (tiếng Anh gọi là eparchy): Alexandria, Assiut, Guizeh (Gizah), Ismayliah, Luqsor (Luxor), Minya và Sohag.
Vị thượng phụ hiện nay, Ibrahim Isaac Sidrak, sinh năm 1955, chịu chức linh mục năm 1980, đậu tiến sĩ thần học tín lý tại Giáo Hoàng Đại Học Gregoriana ở Rôma, làm giám đốc chủng viện ở Maadi và năm 2002, được bổ nhiệm làm giám mục Minya, phục vụ ở đấy cho tới khi được bầu làm thượng phụ ngày 15 tháng Giêng năm 2013, kế nhiệm thượng phụ Antonios I Naguib từ chức vì lý do sức khỏe. Ba ngày sau, ngài xin được hiệp thông với Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI.
Phần lớn ứng viên linh mục của Giáo Hội này được huấn luyện tại Chủng Viện Thánh Lêô ở Cairo. Hơn 100 giáo xứ có trường tiểu học và một số giáo xứ có trường trung học. Giáo Hội có một bệnh viện tại Assiut và một số sở phát thuốc và bệnh xá, và một số viện mồ côi.
Công Giáo Coptic không có các đan viện như truyền thống Chính Thống Coptic. Nhưng năm 2006, có tỉnh dòng Phanxicô phụ thuộc tòa thượng phụ, và một tỉnh dòng Tiểu Muội Chúa Giêsu.
Cũng như người Chính Thống Coptic, người Công Giáo Coptic, trong mấy năm gần đây di cư qua các nước Tây Phương khá đông và hiện có tới 11 cộng đồng ở ngoại quốc, mỗi cộng đồng có một linh mục trông coi: 2 ở Ý, 1 ở Pháp, 2 ở Canada, 3 ở Hoa Kỳ, 1 ở Úc và 1 ở Kuwait. Ngoài ra, Đức Tổng Giám Mục Beirut là đấng bản quyền của người Công Giáo Coptic tại Li Băng.
Tình thế hiện nay
Nhân dịp viếng Mộ Hai Thánh Phêrô và Phaolô, ngày 6 tháng Hai năm nay, Đức Cha Emmanuel Bishay, Giám Mục Luxor cho hay quan tâm lớn hiện nay là giáo dục. Ngài nói:
“Chúng tôi đã thiết lập 2 viện giáo lý, một ở Luxor và một ở Aswan, và các lớp này hiện có 250 người tham dự. Ngày 8 tháng Mười Hai năm ngoái, chúng tôi phát động năm ơn gọi, đặt dưới sự phù trì của Trinh Nữ Maria”. Hiện đã có 5 thiếu niên biện phân ơn gọi và có thể vào chủng viện năm tới.
Chủ nghĩa khủng bố là một quan tâm khác của Giáo Hội Công Giáo Coptic. Ngài nói rằng:
“Người Ai Cập rất lưu ý, vì họ biết rằng chủ nghĩa khủng bố nhằm phá hoại sự đòan kết đất nước cũng như đời sống chung với anh chị em Hồi Giáo”.
Bất chấp các biến cố trong đó, nhiều nhà thờ bị người cực đoan thiêu đốt, “không phản ứng nào chống lại cộng đồng Hồi Giáo đã phát xuất từ Giáo Hội Công Giáo”.
Chính Phủ Ai Cập hiểu rõ vấn đề và đang giúp tái thiết các nhà thờ bị phá hủy. Lễ Giáng Sinh 2014 cũng đánh dấu thiện chí mới của Tổng Thống Abdel Fattah el-Sisi, khi ông tới thăm Nhà Thờ Chính Tòa Chính Thống Giáo. Đức Cha cho hay:
“Lần đầu tiên xưa nay, một tổng thống của Cộng Hòa Ai Cập đã dành đêm Giáng Sinh tham dự Thánh Lễ”.
Xã hội Ai Cập hết sức ngỡ ngàng trước thảm cảnh sát hại 20 tín hữu Chính Thống Coptic hồi tháng Hai năm 2015. Tuy nhiên, các Kitô hữu vẫn còn gặp khó khăn khi xin phép xây nhà thờ mới. Nhưng Đức Cha Bishay khá lạc quan trước viễn ảnh tương lai nhờ việc thông qua đạo luật mới về xây cất và tái thiết các nhà thờ.
Còn về cuộc đối thoại đại kết với anh em Chính Thống Coptic, Đức Cha cho hay đang tiến triển tốt. Ngài cho rằng:
“Chúng tôi đang sống trong một thời có những thúc đẩy tích cực, vì Thượng Phụ Tawadros đang đẩy mạnh việc hợp nhất Kitô Giáo. Năm 2013, ngài viếng Rôma 1 tuần lễ, gặp gỡ Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngày 10 tháng Năm. Từ đó trở đi, vào ngày 10 tháng Năm đều có ngày hội qui tụ người Công Giáo và người Chính Thống Giáo. Đường phải đi còn dài, nhưng chúng tôi đang bước trên đường hợp nhất”.
Như muốn củng cố quan tâm giáo dục của Đức Cha Bishay, Cha May, người vốn dành nhiều năm huấn luyện các linh mục cho Giáo Hội Công Giáo Coptic, trong đó, có đức ông Yoannis Lahzi Gaid, một trong các thư ký riêng của Đức Phanxicô và sẽ là thông dịch viên của ngài trong chuyến tông du này, cho hay: ngài khích lệ các chủng sinh rời bỏ các bức tường Giáo Hội, tích cực làm việc trong thế giới nhiều rủi ro của công bình xã hội và cởi mở đối với sự giúp đỡ và thiện ý của những người thiện chí.
Một trong các học trò cũ của cha hiện đang dọn nhiều nẻo đường mới cho cuộc đối thoại liên tôn và đại kết. Đó là Cha Boulos Nassif, mà việc làm đã được quay thành phim tài liệu dưới tựa đề “A Story of Friendship" phổ biến trên YouTube.
Cha Nassif thành lập thừa tác vụ nhà tù Tay Trong Tay khi các người Hồi Giáo muốn có cùng một dịch vụ cha vẫn cung cấp cho các tù nhân Công Giáo và gia đình họ. Vì sợ mang tiếng là cải đạo, nên cha đã tìm sự cộng tác của một giáo sĩ Hồi Giáo địa phương. Nay, hai cộng đồng đang cùng nhau làm việc trong lãnh vực này.
Cha hy vọng chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô sẽ thúc đẩy các cố gắng như trên, nhất là nâng cao tinh thần cho người giáo dân Công Giáo Coptic. Giống như Đức Gioan Phaolô II đã làm năm 2000.
Thực vậy, lúc ấy nhiều người Công Giáo cảm thấy bị xử tệ, bị anh em Chính Thống coi là lạc giáo và anh em Hồi Giáo coi là vô đạo hay thờ ngẫu thần.
Nhưng khi Đức Gioan Phaolô II tới, lần đầu tiên, người Công Giáo cảm thấy hãnh diện và phấn khởi được làm người Công Giáo và làm Kitô hữu cùng một lúc. Cha mong Đức Phanxicô sẽ có cùng một tác động như thế.
Đức Tổng Giám Mục Michael Fitzgerald, cựu sứ thần Tòa Thánh tại Ai Cập và là cựu chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn thì cho rằng sự hiện diện của Công Giáo “vừa được phong phú hóa vừa bị làm yếu đi bởi sự kiện được hợp thành bởi 7 Giáo Hội khác biệt: Công Giáo Coptic, Melkite, Maronite, Công Giáo Syria, Công Giáo Ácmêni, Canđê và Latinh”.
Dù điều trên nói lên tính đa dạng phong phú của Đạo Công Giáo, nhưng cái giá của nó là sư thiếu gắn bó.
Ngài cũng cho biết nhiều Kitô hữu cảm thấy “tiếng nói của Al-Azhar không đủ mạnh để chống lại thứ chủ nghĩa cuồng tín này, thậm chí còn khẳng định nó”.
Các khó khăn kinh tế lớn lao của Ai Cập và tỷ lệ thất nghiệp cao cũng có thể biến các nhóm thiểu số thành mục tiêu để đổ lỗi.
Ngài hy vọng cái bắt tay và nụ cười của Đức Phanxicô với các giới chức đạo đời của Ai Cập sẽ làm cho mọi di sản và thái độ tiêu cực “sói mòn đi đôi chút” và cả nước sẽ thấy lòng tôn trọng, việc đối thoại và tình bạn qúy giá ra sao.
Đức Thượng Phụ ấy chính là Đức Thượng Phụ Ibrahim Isaac Sidrak, được bầu năm 2013. Và dù tước hiệu của ngài là Thượng Phụ Công Giáo Coptic Alexandria, nhưng Tòa Thượng Phụ của ngài được đặt ở Cairo, Thủ Đô Ai Cập với nhà thờ chính tòa là Nhà Thờ Đức Bà Ai Cập ở Nars, ngoại ô Cairo.
Số tín hữu của Tòa Thượng Phụ rất khiêm nhường so với số dân Kitô Giáo nói chung của Ai Cập. Người ta cho rằng dân số Công Giáo Ai Cập bắt đầu có từ thời Anh cai trị nước này. Tuy nhiên, sau Cách Mạng 1952 lật đổ Vua Farouk, phần lớn đã trở lại Âu Châu. Đã ít thì chớ, người Công Giáo Ai Cập còn thuộc 7 Giáo Hội độc lập (sui juris) với các nghi lễ khác biệt nhau, mà lớn nhất là Giáo Hội Công Giáo Coptic, do Thượng Phụ Alexandria lãnh đạo.
Đa số Kitô hữu tại Ai Cập thuộc Giáo Hội Chính Thống Coptic Alexandria. Con số người Công Giáo ở Ai Cập (ít hơn 200,000 người) chỉ chiếm chưa tới nửa phần trăm tổng dân số Ai Cập, được ước tính khoảng 75 triệu người. Phần lớn các người Công Giáo theo nghi lễ La Tinh là gốc Ý hay Malta, trong khi các người Công Giáo theo nghi lễ Melkite Hy Lạp và nghi lễ Maronite thì chủ yếu gốc Li Băng.
Giáo Hội Công Giáo Coptic là một Giáo Hội Công Giáo Đông Phương đặc thù hoàn toàn hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo. Giáo Hội này theo nghi lễ Alexandria. Điều đáng lưu ý là trong các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương, Giáo Hội này độc đáo sử dụng tiếng Coptic trong phụng vụ, do đó mà có tên Coptic. Đây là một ngôn ngữ phát sinh từ tiếng cổ Ai Cập.
Gốc tích Giáo Hội Công Giáo Coptic
Về nguồn gốc, từ thời Công Đồng Canxêđoan năm 451, ta biết đã có những tín hữu Copt tin Chúa Giêsu có hai bản tính (dyophysite). Thời Đức Giáo Hoàng Honorius (625-638), có những người Copt nói tiếng Bohairic thích nền Kitô học chủ trương thiên tính và nhân tính của Chúa Kitô kết hợp nên một bản tính kép (miaphysite, mia tiếng Hy Lạp có nghĩa là một) hơn là Người chỉ có một bản tính (monophysite). Tuy nhiên, không lâu sau, họ dần dần bị đồng hóa vào nghi lễ Melkite ở Alexandria.
Từ ngày có sự chia rẽ giữa Alexandria và Rôma, nhiều cố gắng đã được đưa ra nhằm sự tái hợp nhất. Nổi nhất, theo Từ Điển Bách Khoa Công Giáo, ấn bản mới đây, là cố gắng chính thức tại Công Đồng Florence năm 1439. Đại diện của Giáo Hội Coptic, nhân danh thượng phụ của họ, đã ký văn kiện hiệp thông tựa là Cantate Domino với Rôma ngày 4 tháng Hai nằm 1442. Nhưng văn kiện này không được các nhà lãnh đạo Giáo Hội tại Ai Cập phê chuẩn, nên không có kết quả gì.
Cuối thế kỷ 16, Tòa Thánh thiết lập một đại diện tông tòa cho Giáo Hội Coptic dưới sự kiểm soát của Dòng Phanxicô. Đồng thời, Học Viện Rôma của Bộ Truyền Giáo mở cửa đón nhận người Copt. Trong số các sinh viên này, có các chủng sinh Abou-el- Keir Bicharah, và Raphael el Toukhy. Vị sau in các sách phụng vụ Coptic ở Rôma và soạn cuốn tự điển Coptic-Ả Rập năm 1746.
Các cố gắng tái lập hợp nhất giữa ba ngành Kitô Giáo ở Ai Cập, tức Chính Thống Copt Phương Đông, Chính Thống Byzantine và Công Giáo Copt Đông Phương, có rất ít thành công trong lịch sử. Tuy nhiên, năm 1741, khi thượng phụ Coptic của Giêrusalem, Atanasiô, nhìn nhận quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng, ngài được đặt làm đại diện tông tòa coi sóc các người Công Giáo Coptic ở Ai Cập, lúc ấy chỉ trên dưới 2,000 người. Đây là hơi thở đầu tiên phục sinh Giáo Hội Công Giáo Coptic, nhưng Đức Atanasiô không bao giờ được phép đặt chân lên Ai Cập. Vả lại sau đó, chính vị giám mục này trở về với Giáo Hội Chính Thống Coptic.
Qua thế kỷ 19, Công Giáo Đông Phương được Mohammed Aly khích lệ, nhờ Thủ Tướng El-Moa’lem Ghaly, vốn là người Công Giáo Copt Đông Phương. Tòa Thánh bèn đề cử những người sau đây làm giám mục: Theodoros Abou- Karem năm 1815, Maximos Gayed (giám quản) năm 1824, Athanasios Khousam năm 1834, và Aghapios Bichay năm 1866.
Năm 1824, cho rằng phó vương Ottoman muốn có một thượng phụ cho người Công Giáo Coptic, Đức Giáo Hoàng đã thiết lập tòa thượng phụ Alexandria nhưng tòa này chỉ có trên danh nghĩa. Tuy nhiên, đế quốc Ottoman cho phép người Công Giáo Coptic xây dựng nhà thờ riêng.
Con số người Công Giáo Coptic, nhờ thế, gia tăng đến độ Đức Giáo Hoàng Leo XIII phục hồi toà thượng phụ Công Giáo vào năm 1895 và năm 1899, ngài bổ nhiệm Cyril Makraios làm Thượng Phụ Công Giáo Copt. Năm 1910, vị này bị truất tòa vì rơi vào ly giáo, nhưng năm 1921 đã thần phục Tòa Thánh. Tuy nhiên, Tòa Thượng Phụ tiếp tục trống tòa từ năm 1910 tới năm 1947, khi Đức Piô XII bổ nhiệm thượng phụ Mark Khouzam, người vốn là giám quản. Vị này qua đời năm 1958 và vị kế nhiệm ngài là Đức Stephanos I Sidarous.
Tổ chức Giáo Hội
Giáo Hội Công Giáo Coptic độc lập chỉ có một giáo tỉnh, trên lãnh thổ Ai Cập mà thôi. Thượng phụ là tổng giám mục giáo đô duy nhất, giữ tước hiệu Alexandria như ngày xưa nhưng tòa của ngài, như trên đã nói, nằm ở Thủ Đô Cairo của Ai Cập.
Ngài có 7 giám mục phụ thuộc trên cả nước tại các tòa giám mục (tiếng Anh gọi là eparchy): Alexandria, Assiut, Guizeh (Gizah), Ismayliah, Luqsor (Luxor), Minya và Sohag.
Vị thượng phụ hiện nay, Ibrahim Isaac Sidrak, sinh năm 1955, chịu chức linh mục năm 1980, đậu tiến sĩ thần học tín lý tại Giáo Hoàng Đại Học Gregoriana ở Rôma, làm giám đốc chủng viện ở Maadi và năm 2002, được bổ nhiệm làm giám mục Minya, phục vụ ở đấy cho tới khi được bầu làm thượng phụ ngày 15 tháng Giêng năm 2013, kế nhiệm thượng phụ Antonios I Naguib từ chức vì lý do sức khỏe. Ba ngày sau, ngài xin được hiệp thông với Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI.
Phần lớn ứng viên linh mục của Giáo Hội này được huấn luyện tại Chủng Viện Thánh Lêô ở Cairo. Hơn 100 giáo xứ có trường tiểu học và một số giáo xứ có trường trung học. Giáo Hội có một bệnh viện tại Assiut và một số sở phát thuốc và bệnh xá, và một số viện mồ côi.
Công Giáo Coptic không có các đan viện như truyền thống Chính Thống Coptic. Nhưng năm 2006, có tỉnh dòng Phanxicô phụ thuộc tòa thượng phụ, và một tỉnh dòng Tiểu Muội Chúa Giêsu.
Cũng như người Chính Thống Coptic, người Công Giáo Coptic, trong mấy năm gần đây di cư qua các nước Tây Phương khá đông và hiện có tới 11 cộng đồng ở ngoại quốc, mỗi cộng đồng có một linh mục trông coi: 2 ở Ý, 1 ở Pháp, 2 ở Canada, 3 ở Hoa Kỳ, 1 ở Úc và 1 ở Kuwait. Ngoài ra, Đức Tổng Giám Mục Beirut là đấng bản quyền của người Công Giáo Coptic tại Li Băng.
Tình thế hiện nay
Nhân dịp viếng Mộ Hai Thánh Phêrô và Phaolô, ngày 6 tháng Hai năm nay, Đức Cha Emmanuel Bishay, Giám Mục Luxor cho hay quan tâm lớn hiện nay là giáo dục. Ngài nói:
“Chúng tôi đã thiết lập 2 viện giáo lý, một ở Luxor và một ở Aswan, và các lớp này hiện có 250 người tham dự. Ngày 8 tháng Mười Hai năm ngoái, chúng tôi phát động năm ơn gọi, đặt dưới sự phù trì của Trinh Nữ Maria”. Hiện đã có 5 thiếu niên biện phân ơn gọi và có thể vào chủng viện năm tới.
Chủ nghĩa khủng bố là một quan tâm khác của Giáo Hội Công Giáo Coptic. Ngài nói rằng:
“Người Ai Cập rất lưu ý, vì họ biết rằng chủ nghĩa khủng bố nhằm phá hoại sự đòan kết đất nước cũng như đời sống chung với anh chị em Hồi Giáo”.
Bất chấp các biến cố trong đó, nhiều nhà thờ bị người cực đoan thiêu đốt, “không phản ứng nào chống lại cộng đồng Hồi Giáo đã phát xuất từ Giáo Hội Công Giáo”.
Chính Phủ Ai Cập hiểu rõ vấn đề và đang giúp tái thiết các nhà thờ bị phá hủy. Lễ Giáng Sinh 2014 cũng đánh dấu thiện chí mới của Tổng Thống Abdel Fattah el-Sisi, khi ông tới thăm Nhà Thờ Chính Tòa Chính Thống Giáo. Đức Cha cho hay:
“Lần đầu tiên xưa nay, một tổng thống của Cộng Hòa Ai Cập đã dành đêm Giáng Sinh tham dự Thánh Lễ”.
Xã hội Ai Cập hết sức ngỡ ngàng trước thảm cảnh sát hại 20 tín hữu Chính Thống Coptic hồi tháng Hai năm 2015. Tuy nhiên, các Kitô hữu vẫn còn gặp khó khăn khi xin phép xây nhà thờ mới. Nhưng Đức Cha Bishay khá lạc quan trước viễn ảnh tương lai nhờ việc thông qua đạo luật mới về xây cất và tái thiết các nhà thờ.
Còn về cuộc đối thoại đại kết với anh em Chính Thống Coptic, Đức Cha cho hay đang tiến triển tốt. Ngài cho rằng:
“Chúng tôi đang sống trong một thời có những thúc đẩy tích cực, vì Thượng Phụ Tawadros đang đẩy mạnh việc hợp nhất Kitô Giáo. Năm 2013, ngài viếng Rôma 1 tuần lễ, gặp gỡ Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngày 10 tháng Năm. Từ đó trở đi, vào ngày 10 tháng Năm đều có ngày hội qui tụ người Công Giáo và người Chính Thống Giáo. Đường phải đi còn dài, nhưng chúng tôi đang bước trên đường hợp nhất”.
Như muốn củng cố quan tâm giáo dục của Đức Cha Bishay, Cha May, người vốn dành nhiều năm huấn luyện các linh mục cho Giáo Hội Công Giáo Coptic, trong đó, có đức ông Yoannis Lahzi Gaid, một trong các thư ký riêng của Đức Phanxicô và sẽ là thông dịch viên của ngài trong chuyến tông du này, cho hay: ngài khích lệ các chủng sinh rời bỏ các bức tường Giáo Hội, tích cực làm việc trong thế giới nhiều rủi ro của công bình xã hội và cởi mở đối với sự giúp đỡ và thiện ý của những người thiện chí.
Một trong các học trò cũ của cha hiện đang dọn nhiều nẻo đường mới cho cuộc đối thoại liên tôn và đại kết. Đó là Cha Boulos Nassif, mà việc làm đã được quay thành phim tài liệu dưới tựa đề “A Story of Friendship" phổ biến trên YouTube.
Cha Nassif thành lập thừa tác vụ nhà tù Tay Trong Tay khi các người Hồi Giáo muốn có cùng một dịch vụ cha vẫn cung cấp cho các tù nhân Công Giáo và gia đình họ. Vì sợ mang tiếng là cải đạo, nên cha đã tìm sự cộng tác của một giáo sĩ Hồi Giáo địa phương. Nay, hai cộng đồng đang cùng nhau làm việc trong lãnh vực này.
Cha hy vọng chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô sẽ thúc đẩy các cố gắng như trên, nhất là nâng cao tinh thần cho người giáo dân Công Giáo Coptic. Giống như Đức Gioan Phaolô II đã làm năm 2000.
Thực vậy, lúc ấy nhiều người Công Giáo cảm thấy bị xử tệ, bị anh em Chính Thống coi là lạc giáo và anh em Hồi Giáo coi là vô đạo hay thờ ngẫu thần.
Nhưng khi Đức Gioan Phaolô II tới, lần đầu tiên, người Công Giáo cảm thấy hãnh diện và phấn khởi được làm người Công Giáo và làm Kitô hữu cùng một lúc. Cha mong Đức Phanxicô sẽ có cùng một tác động như thế.
Đức Tổng Giám Mục Michael Fitzgerald, cựu sứ thần Tòa Thánh tại Ai Cập và là cựu chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn thì cho rằng sự hiện diện của Công Giáo “vừa được phong phú hóa vừa bị làm yếu đi bởi sự kiện được hợp thành bởi 7 Giáo Hội khác biệt: Công Giáo Coptic, Melkite, Maronite, Công Giáo Syria, Công Giáo Ácmêni, Canđê và Latinh”.
Dù điều trên nói lên tính đa dạng phong phú của Đạo Công Giáo, nhưng cái giá của nó là sư thiếu gắn bó.
Ngài cũng cho biết nhiều Kitô hữu cảm thấy “tiếng nói của Al-Azhar không đủ mạnh để chống lại thứ chủ nghĩa cuồng tín này, thậm chí còn khẳng định nó”.
Các khó khăn kinh tế lớn lao của Ai Cập và tỷ lệ thất nghiệp cao cũng có thể biến các nhóm thiểu số thành mục tiêu để đổ lỗi.
Ngài hy vọng cái bắt tay và nụ cười của Đức Phanxicô với các giới chức đạo đời của Ai Cập sẽ làm cho mọi di sản và thái độ tiêu cực “sói mòn đi đôi chút” và cả nước sẽ thấy lòng tôn trọng, việc đối thoại và tình bạn qúy giá ra sao.
Đức Thánh Cha khởi hành đi Cairo sáng 28/04/2017
VietCatholic Network
07:53 28/04/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Chuyến tông du của Đức Thánh Cha được nhiều người quan tâm. Thứ nhất là vì tầm ảnh hưởng của chuyến tông du này đối với hòa bình thế giới, trong bối cảnh thế giới ngày nay đang chìm trong cơn lốc của những cuộc khủng bố bất tận do các thành phần Hồi Giáo cực đoan gây ra. Đối thoại với Hồi Giáo ngày càng trở nên một vấn đề sống còn đối với hòa bình thế giới. Trong 18 chuyến tông du hải ngoại của Đức Thánh Cha, ngài đã đến với 6 quốc gia trong đó đại đa số dân là theo Hồi Giáo.
Chuyến tông du này của Đức Thánh Cha cũng được nhiều người quan tâm vì đây là một chuyến đi rất nguy hiểm. Tổ chức huynh đệ Hồi Giáo, một tổ chức đã từng bị Hoa Kỳ và các nước phương Tây xem là một bọn khủng bố quốc tế nguy hiểm, đã từng nắm được chính quyền tại Ai Cập suốt 2 năm trời và lãnh tụ của tổ chức này là Mohammed Morsi chỉ mới bị lật đổ và bị bắt giam vào ngày 3 tháng 7 năm 2013. Mặc dù đã bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, tổ chức huynh đệ Hồi Giáo và các nhóm chịu ảnh hưởng của bọn khủng bố Hồi Giáo IS vẫn còn khả năng mở các cuộc tấn công khủng bố như trong hai vụ đánh bom hôm Chúa Nhật Lễ Lá vừa qua khiến 45 người chết và 125 người khác bị thương.
Lúc 10h45’, máy bay đã cất cánh và lúc 14h cùng ngày, ngài đã đáp xuống phi trường quốc tế Cairo của Ai Cập.
Với chuyến đi này, Đức Thánh Cha đã tiếp bước vị thánh mà ngài chọn là tước hiệu Giáo Hoàng là Thánh Phanxicô thành Assisi.
Năm 1219, Thánh Phanxicô đã vượt qua những bãi chiến trường đầy những xác chết của những người lính bị giết để tới trại của Quốc Vương Hồi giáo ở Ai Cập. Mục đích của ngài là chấm dứt cuộc Thập tự chinh, một hành động đầy lý tưởng mà các Kitô hữu lo sợ sẽ kết thúc bằng cái chết của Thánh Phanxicô.
Ngài sống sót sau chuyến đi đó, nhưng ước mơ của ngài đã không thành sự thật. Quốc Vương Malik al-Kamil từ chối cải đạo sang Kitô Giáo.
Tuy nhiên, cuộc đàm thoại giữa hai người đã diễn ra rất lịch sự và kết thúc với việc Quốc Vương chịu nhượng bộ ít nhiều. Tiếc rằng các nhượng bộ này quá ít nên cuộc chiến vẫn phải tiếp tục trong 72 năm nữa.
Chuyến đi của Đức Thánh Cha đến Ai Cập ngày nay cũng đầy những mối nguy hiểm như chuyến đi của Thánh Phanxicô.
Chúng tôi sẽ tường trình tiếp chuyến tông du này trong các chương trình sau.
Đức Thánh Cha phát biểu tại Hội nghị Hòa bình ở Cairo
LM. Trần Đức Anh OP
09:09 28/04/2017
CAIRO. ĐTC Phanxicô đề cao giáo dục như phương thế xây dựng hòa bình đồng thời tái lên án nạn buôn bán võ khí như nguyên nhân kéo dài chiến tranh trên thế giới.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong bài diễn văn tại Hội nghị quốc tế về hòa bình do Đại Học Al Azhar của Hồi giáo ở Cairo tổ chức.
Đại học Al Azhar
Al Azhar, nguyên ngữ Arập có nghĩa là ”Huy hoàng hay sáng ngời”, đây là Đại học cổ kính và uy tín nhất trong thế giới Hồi giáo, được thành lập năm 969, tức là 1 năm sau khi người Hồi giáo Shiite đến từ Thổ Nhĩ Kỳ, gọi là Fatemiti, chinh phục được Ai Cập và thành lập thành Cairo. Đại học này chủ yếu đào tạo các Imam và nhắm mục đích truyền bá Hồi giáo và Văn hóa Hồi giáo và hiện nay có gần 300 ngàn sinh viên đến từ tất cả các nước Hồi giáo. Cùng với Đại học có Đền thờ Hồi giáo cùng tên.
Các học giả Hồi giáo, gọi là Uléma, thuộc Al Azhar thường đưa ra những giáo pháp, fatwa, liên quan đến những tranh luận được các nơi trong thế giới Hồi giáo Sunnit gửi về và xin giải đáp liên quan đến cách hành xử đúng đắn của cá nhân và xã hội Hồi giáo.
Vị Đại Imam của Al Azhar hiện thời là Ahmed el-Tayyeb, năm nay 71 tuổi (1946) và do Tổng thống Hosni Mubarak bổ nhiệm sau khi ông Muhammad Sayyid Tantawy qua đời năm 2010. Ông đậu tiến sĩ triết học Hồi giáo ở Đại học Sorbonne bên Pháp và làm viện trưởng Đại học Al Azhar từ năm 2003. Trước đó Ông là Đại Mufti của Ai Cập.
Đến đại học Al Azhar lúc 4 giờ chiều, ĐTC đã được đại diện của Đại Imam tiếp đón và hướng dẫn tới thư phòng của Ông el-Tayyeb để hội kiến riếng. Trong dịp này ngài tặng vị Đại Imam pho tượng thánh Phanxicô bằng đồng, trong tư thế đang giơ hai tay lên trời để chúc tụng Đấng Tạo Hóa.
Diễn văn tại Hội nghị hòa bình
Tiếp đến, ĐTC đến Trung tâm Hội nghị của Đại học Al Azhar cách đó 8 cây số, nơi đang diễn ra Hội nghị quốc tế về hòa bình, với sự tham dự của các vị lãnh đạo Hồi giáo và các tôn giáo khác, cùng với các giáo sư và sinh viên đại học Hồi giáo.
Mở đầu cuộc gặp gỡ, đại Iman Al Tayyeb đã nói đến thảm trạng của nhân loại ngày nay, bao nhiêu sinh mạng bị tàn phá vì chiến tranh. Nạn buôn bán võ khí làm cho chiến tranh và chết chóc kéo dài. Người ta tạo nên những căng thẳng, những cuộc nổi dậy về tôn giáo, những xung đột và khác biệt phe phái và chủng tộc giữ những người dân trong cùng một quốc gia. Trớ trêu thay, những điều đó xảy ra ở thế kỷ 21 này, mệnh danh là thế kỷ văn minh với những tiến bộ về khoa học và kỹ thuật. Trong bối cảnh trên đây vị Đại Imam đề cao vai trò và sự đóng góp của các tộn giáo cho việc xây dựng hòa bình. Điều đầu tiên trong nền luân lý đạo đức ở đây là tình huynh đệ giữa con người với nhau và sự cảm thông, từ bi giữa con người, được dựng nên như con cái của Allah, những người con yêu quí nhất đối với Allah chính là những người mở rộng các thiện ích cho các con cái của Allah. Giá trị này có thể ngăn cản thế giới khỏi bị biến hành một tình trạng rừng rú, trong đó những con quái vật cấu xé lẫn nhau.
Về vần ĐTC, trong bài diễn văn, ngài đề cao tầm quan trọng của đối thoại liên tôn trong việc mưu cầu hòa bình. Ngài ca ngợi hoạt động của Ủy ban hỗn hợp đối thoại giữa Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn và Ủy ban của đại học Al Azhar về đối thoại.
”3 đường hướng căn bản, nếu được liên kết chặt chẽ với nhau, có thể giúp ho việc đối thoại, trước tiên là nghĩa vụ về căn tính, tiếp đến là can đảm đón nhận người khác, và sau cùng là ý hướng chân thành:
Nghĩa vụ bảo vệ căn tính vì không thể xây dựng đối thoại trên sự mơ hồ hoặc hy sinh thiện ích để làm hài lòng người khác; can đảm chấp nhận tha nhân, vì không thể coi và đối xử như kẻ thù những người khác biệt với mình về tôn giáo hoặc văn hóa, nhưng cần đón nhận họ như một người đồng hành, trong xác tín chân thành, theo đó thiện ích của mỗi người hệ tại thiện ích của tất cả; sau cùng là ý hướng chân thành, vì đối thoại không phải là một chiến lược để thực hiện những hậu ý, nhưng là con đường sự thật, đáng được kiên nhẫn đi theo để biến đổi sự cạnh tranh thành sự cộng tác.
ĐTC khẳng định rằng ”Giáo dục về sự cởi mở tôn trọng và đối thoại chân thành với người khác, nhìn nhận các quyền và tự do cơ bản của họ, nhất là về tôn giáo, chính là con đường tốt nhất để cùng nhau xây dựng tương lai, để trở thành những người kiến tạo nền văn minh. Bởi vì giải pháp khác với nền văn minh gặp gỡ chỉ có thể là sự thiếu văn minh vì đụng độ. Để thực sự chống lại những hành vi man rợ của kẻ xách động oán thù và bạo lực, cần đồng hành và làm cho các thế hệ được trưởng thành, họ đáp trả chủ trương tàn phá của sự ác, bằng sự kiên nhẫn tăng trưởng trong sự thiện.
Cũng trong diễn văn tại Hội nghị quốc tế về hòa bình do Viện đại học Al Azhar tổ chức, ĐTC đề cao đất nước Ai Cập như một lãnh thổ của liên kết, của các giao ước. ”Những tôn giáo khác nhau tại đây tạo nên một hình thức làm cho nhau được thêm phong phú để phục vụ cộng đồng quốc gia duy nhất. Các tín những khác nhau gặp gỡ nhau và các nền văn hóa cũng vậy được giao tiếp với nhau, nhưng không bị lẫn lộn, trái lại nhìn nhận tầm quan trọng của sự liên kết để mưu công ích. Sự liên minh như thế ngày nay là điều cấp thiết hơn bao giờ hết.
ĐTC cảnh giác chống lại nguy cơ ngày nay: một đàng người ta muốn đóng khung tôn giáo trong lãnh vực riêng tư, không nhìn nhận tôn giáo như một chiều kích cấu thành con người và xã hội, nhưng đàng khác người ta lẫn lộn lãnh vực tôn giáo và chính trị, mà không có sự phân biệt thích hợp. Có nguy cơ là tôn giáo bị sự quản lý thế sự thu hút và bị những quyền lực trần tục cám dỗ bằng những lời dua nịnh, và lợi dụng tôn giáo.
ĐTC xác quyết rằng tôn giáo không phải là một vấn đề, nhưng là thành phần của giải pháp cho vấn đề.
Và ĐTC kết luận rằng: “Trong tư cách là những vị lãnh đạo tôn giáo, chúng ta được kêu gọi vạch mặt bảo lực đội lốt thánh thiêng giả tạo, dựa vào sự tuyệt đối hóa sự ích kỷ, thay vì sự cởi mở chân chính đối với Đấng Tuyệt Đối. Chúng ta phải tố giác những vi phạm chống lại phẩm giá và các quyền con người, đưa ra ánh sáng những toan tính biện minh mọi hình thức oán thù nhân danh tôn giáo, và lên án chúng như một sự giả mạo Thiên Chúa. Thánh danh Ngài là Thánh, Ngài là Thiên Chúa Hòa Bình... Cùng nhau chúng ta tuyên bố sự thánh thiêng của mỗi sự sống con người, chống lại bất kỳ hình thức bạo lực nào về mặt thể lý, xã hội, giáo dục hoặc tâm lý. Tín ngưỡng nào không nảy sinh từ một con tim chân thành và từ một tình yêu chân chính đối với Thiên Chúa Từ Bi thì đó là một hình thức theo đạo vì qui ước hoặc vì xã hội, nó không giải thoát nhưng còn đè bẹp con người. Hễ ta càng tăng trưởng trong niềm tin nơi Thiên Chúa, thì ta càng tăng trưởng trong tình yêu đối với tha nhân.
ĐTC không quên đề cao nghĩa vụ thăng tiến hòa bình. Không chiều theo thứ tôn giáo hòa đồng lẫn lẫn, nghĩa vụ của chúng ta là cầu nguyện cho nhau, cầu xin Chúa ban ơn hòa bình, gặp gỡ, đối thoại và thăng tiến sự hòa hợp trong tinh thần cộng tác và thân hữu. Ngài lên án những chủ trương mỵ dân và nạn buôn bán võ khí, cần ngăn chặn làn sóng tiền bạc và võ khí đổ cho những kẻ xách động bạo lực.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong bài diễn văn tại Hội nghị quốc tế về hòa bình do Đại Học Al Azhar của Hồi giáo ở Cairo tổ chức.
Đại học Al Azhar
Các học giả Hồi giáo, gọi là Uléma, thuộc Al Azhar thường đưa ra những giáo pháp, fatwa, liên quan đến những tranh luận được các nơi trong thế giới Hồi giáo Sunnit gửi về và xin giải đáp liên quan đến cách hành xử đúng đắn của cá nhân và xã hội Hồi giáo.
Vị Đại Imam của Al Azhar hiện thời là Ahmed el-Tayyeb, năm nay 71 tuổi (1946) và do Tổng thống Hosni Mubarak bổ nhiệm sau khi ông Muhammad Sayyid Tantawy qua đời năm 2010. Ông đậu tiến sĩ triết học Hồi giáo ở Đại học Sorbonne bên Pháp và làm viện trưởng Đại học Al Azhar từ năm 2003. Trước đó Ông là Đại Mufti của Ai Cập.
Đến đại học Al Azhar lúc 4 giờ chiều, ĐTC đã được đại diện của Đại Imam tiếp đón và hướng dẫn tới thư phòng của Ông el-Tayyeb để hội kiến riếng. Trong dịp này ngài tặng vị Đại Imam pho tượng thánh Phanxicô bằng đồng, trong tư thế đang giơ hai tay lên trời để chúc tụng Đấng Tạo Hóa.
Diễn văn tại Hội nghị hòa bình
Tiếp đến, ĐTC đến Trung tâm Hội nghị của Đại học Al Azhar cách đó 8 cây số, nơi đang diễn ra Hội nghị quốc tế về hòa bình, với sự tham dự của các vị lãnh đạo Hồi giáo và các tôn giáo khác, cùng với các giáo sư và sinh viên đại học Hồi giáo.
Mở đầu cuộc gặp gỡ, đại Iman Al Tayyeb đã nói đến thảm trạng của nhân loại ngày nay, bao nhiêu sinh mạng bị tàn phá vì chiến tranh. Nạn buôn bán võ khí làm cho chiến tranh và chết chóc kéo dài. Người ta tạo nên những căng thẳng, những cuộc nổi dậy về tôn giáo, những xung đột và khác biệt phe phái và chủng tộc giữ những người dân trong cùng một quốc gia. Trớ trêu thay, những điều đó xảy ra ở thế kỷ 21 này, mệnh danh là thế kỷ văn minh với những tiến bộ về khoa học và kỹ thuật. Trong bối cảnh trên đây vị Đại Imam đề cao vai trò và sự đóng góp của các tộn giáo cho việc xây dựng hòa bình. Điều đầu tiên trong nền luân lý đạo đức ở đây là tình huynh đệ giữa con người với nhau và sự cảm thông, từ bi giữa con người, được dựng nên như con cái của Allah, những người con yêu quí nhất đối với Allah chính là những người mở rộng các thiện ích cho các con cái của Allah. Giá trị này có thể ngăn cản thế giới khỏi bị biến hành một tình trạng rừng rú, trong đó những con quái vật cấu xé lẫn nhau.
Về vần ĐTC, trong bài diễn văn, ngài đề cao tầm quan trọng của đối thoại liên tôn trong việc mưu cầu hòa bình. Ngài ca ngợi hoạt động của Ủy ban hỗn hợp đối thoại giữa Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn và Ủy ban của đại học Al Azhar về đối thoại.
”3 đường hướng căn bản, nếu được liên kết chặt chẽ với nhau, có thể giúp ho việc đối thoại, trước tiên là nghĩa vụ về căn tính, tiếp đến là can đảm đón nhận người khác, và sau cùng là ý hướng chân thành:
Nghĩa vụ bảo vệ căn tính vì không thể xây dựng đối thoại trên sự mơ hồ hoặc hy sinh thiện ích để làm hài lòng người khác; can đảm chấp nhận tha nhân, vì không thể coi và đối xử như kẻ thù những người khác biệt với mình về tôn giáo hoặc văn hóa, nhưng cần đón nhận họ như một người đồng hành, trong xác tín chân thành, theo đó thiện ích của mỗi người hệ tại thiện ích của tất cả; sau cùng là ý hướng chân thành, vì đối thoại không phải là một chiến lược để thực hiện những hậu ý, nhưng là con đường sự thật, đáng được kiên nhẫn đi theo để biến đổi sự cạnh tranh thành sự cộng tác.
ĐTC khẳng định rằng ”Giáo dục về sự cởi mở tôn trọng và đối thoại chân thành với người khác, nhìn nhận các quyền và tự do cơ bản của họ, nhất là về tôn giáo, chính là con đường tốt nhất để cùng nhau xây dựng tương lai, để trở thành những người kiến tạo nền văn minh. Bởi vì giải pháp khác với nền văn minh gặp gỡ chỉ có thể là sự thiếu văn minh vì đụng độ. Để thực sự chống lại những hành vi man rợ của kẻ xách động oán thù và bạo lực, cần đồng hành và làm cho các thế hệ được trưởng thành, họ đáp trả chủ trương tàn phá của sự ác, bằng sự kiên nhẫn tăng trưởng trong sự thiện.
Cũng trong diễn văn tại Hội nghị quốc tế về hòa bình do Viện đại học Al Azhar tổ chức, ĐTC đề cao đất nước Ai Cập như một lãnh thổ của liên kết, của các giao ước. ”Những tôn giáo khác nhau tại đây tạo nên một hình thức làm cho nhau được thêm phong phú để phục vụ cộng đồng quốc gia duy nhất. Các tín những khác nhau gặp gỡ nhau và các nền văn hóa cũng vậy được giao tiếp với nhau, nhưng không bị lẫn lộn, trái lại nhìn nhận tầm quan trọng của sự liên kết để mưu công ích. Sự liên minh như thế ngày nay là điều cấp thiết hơn bao giờ hết.
ĐTC cảnh giác chống lại nguy cơ ngày nay: một đàng người ta muốn đóng khung tôn giáo trong lãnh vực riêng tư, không nhìn nhận tôn giáo như một chiều kích cấu thành con người và xã hội, nhưng đàng khác người ta lẫn lộn lãnh vực tôn giáo và chính trị, mà không có sự phân biệt thích hợp. Có nguy cơ là tôn giáo bị sự quản lý thế sự thu hút và bị những quyền lực trần tục cám dỗ bằng những lời dua nịnh, và lợi dụng tôn giáo.
ĐTC xác quyết rằng tôn giáo không phải là một vấn đề, nhưng là thành phần của giải pháp cho vấn đề.
Và ĐTC kết luận rằng: “Trong tư cách là những vị lãnh đạo tôn giáo, chúng ta được kêu gọi vạch mặt bảo lực đội lốt thánh thiêng giả tạo, dựa vào sự tuyệt đối hóa sự ích kỷ, thay vì sự cởi mở chân chính đối với Đấng Tuyệt Đối. Chúng ta phải tố giác những vi phạm chống lại phẩm giá và các quyền con người, đưa ra ánh sáng những toan tính biện minh mọi hình thức oán thù nhân danh tôn giáo, và lên án chúng như một sự giả mạo Thiên Chúa. Thánh danh Ngài là Thánh, Ngài là Thiên Chúa Hòa Bình... Cùng nhau chúng ta tuyên bố sự thánh thiêng của mỗi sự sống con người, chống lại bất kỳ hình thức bạo lực nào về mặt thể lý, xã hội, giáo dục hoặc tâm lý. Tín ngưỡng nào không nảy sinh từ một con tim chân thành và từ một tình yêu chân chính đối với Thiên Chúa Từ Bi thì đó là một hình thức theo đạo vì qui ước hoặc vì xã hội, nó không giải thoát nhưng còn đè bẹp con người. Hễ ta càng tăng trưởng trong niềm tin nơi Thiên Chúa, thì ta càng tăng trưởng trong tình yêu đối với tha nhân.
ĐTC không quên đề cao nghĩa vụ thăng tiến hòa bình. Không chiều theo thứ tôn giáo hòa đồng lẫn lẫn, nghĩa vụ của chúng ta là cầu nguyện cho nhau, cầu xin Chúa ban ơn hòa bình, gặp gỡ, đối thoại và thăng tiến sự hòa hợp trong tinh thần cộng tác và thân hữu. Ngài lên án những chủ trương mỵ dân và nạn buôn bán võ khí, cần ngăn chặn làn sóng tiền bạc và võ khí đổ cho những kẻ xách động bạo lực.
Đức Thánh Cha đến Cairo
VietCatholic Network
10:19 28/04/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Lễ nghi chào đón Đức Thánh Cha được tổ chức tại dinh tổng thống tại Heliopolis cho nên chúng tôi nhận thấy ra đón Đức Thánh Cha tại sân bay quốc tế Cairo chỉ có Sứ Thần Tòa Thánh tại Ai Cập là Đức Tổng Giám Mục Bruno Musaro và một đại diện của tổng thống Abdel-Fattah el-Sisi. Không có các nghi lễ rầm rộ như bắn 21 phát đại bác hay duyệt hàng quân danh dự.
Ra đón Đức Thánh Cha cũng có Đức Hồng Y Jean Louis Tauran, Đức Hồng Y Louis Sako là Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Chanđê của Iraq, các Đức Thượng Phụ và các vị Giám Mục của các Giáo Hội Kitô hiệp thông hoàn toàn với Tòa Thánh. Một số vị thuộc giáo quyền địa phương, như Đức Cha Ibrahim. Tuy nhiên đa số các vị đến từ các quốc gia khác để tham dự hội nghị hòa bình do giáo sĩ Hồi Giáo Ahmed el-Tayeb tổ chức.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi là người được các tín hữu Kitô Ai Cập ủng hộ rất nồng nhiệt vì cuộc sống của các Kitô hữu dưới thời vị tổng thống này xem ra dể thở hơn dưới thời Mohammed Morsi là lãnh đạo của tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo rất nhiều lần.
Tuy nhiên, nhiều nước phương Tây tỏ ra không có cảm tình với tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi; và coi cuộc tông du này như là một sự ủng hộ của Tòa Thánh cho tướng el-Sisi là người đã lật đổ Mohammed Morsi. Chính trị thế gian đầy lắt léo. Mohammed Morsi, là lãnh tụ của tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo là tổ chức đã từng bị Hoa Kỳ và các nước phương Tây xếp loại là một bọn khủng bố quốc tế.
Khi lên nắm quyền, Mohammed Morsi, một mặt ký các hiệp ước kinh tế có lợi cho Hoa Kỳ và Âu Châu để tranh thủ sự ủng hộ của họ, một mặt tiến hành ngay chính sách Hồi Giáo hóa Ai Cập.
Khi quân đội Ai Cập lật đổ và bắt giam ông ta vào ngày 3 tháng 7 năm 2013, tổng thống Obama và một số nhà lãnh đạo phương Tây đã liên tục đòi quân đội phải tái lập lại chính quyền của tổng thống Mohamed Morsi; và đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với chính quyền mới của tổng thống el-Sisi.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang thấy đây là quang cảnh ở dinh tổng thống tại Heliopolis.
Tại dinh tổng thống, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ riêng với tổng thống el Sisi và hai vị đã trao đổi quà tặng. Đức Thánh Cha đã tặng tổng thống một huy chương kỷ niệm chuyến viếng thăm này của ngài, trong đó mô tả cuộc chạy trốn sang Ai Cập của Thánh Gia. Huy chương này đã được thiết kế bởi nữ nghệ nhân Daniela Longo.
Sau cuộc viếng thăm xã giao tại dinh tổng thống, Đức Thánh Cha đã đến nói chuyện tại Đại Học Hồi Giáo Al-Azhar trong khuôn khổ của một hội nghị hòa bình do giáo sĩ Hồi Giáo Ahmed el-Tayeb tổ chức quy tụ 300 nhân vật chủ yếu là từ thế giới Hồi Giáo.
Về những quan ngại an ninh trong chuyến tông du này của Đức Thánh Cha, ông Greg Burke, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh nói:
“Các biện pháp an ninh trong chuyến tông du này cũng giống như các chuyến đi khác. Đức Thánh Cha di chuyển bằng một chiếc xe hơi thông thường, không phải là một chiếc xe chống đạn, và Tòa Thánh cũng không gửi thêm các vệ sĩ.”
Ông nói tiếp: “Chúng tôi không lo lắng. Người Ai Cập muốn mọi thứ suôn sẻ."
Trong cuộc hội đàm với tổng thống el-Sisi, Đức Thánh Cha bày tỏ ý muốn Ai Cập mở đường biên giới cho những người nhập cư đang chạy trốn bạo lực ở Trung Đông.
Toàn văn diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Đại Học Al-Azhar
J.B. Đặng Minh An dịch
18:51 28/04/2017
Lễ nghi chào đón Đức Thánh Cha đã được tổ chức tại dinh tổng thống tại Heliopolis. Tại đây, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ riêng với tổng thống el Sisi và hai vị đã trao đổi quà tặng. Đức Thánh Cha đã tặng tổng thống một huy chương kỷ niệm chuyến viếng thăm này của ngài, trong đó mô tả cuộc chạy trốn sang Ai Cập của Thánh Gia. Huy chương này đã được thiết kế bởi nữ nghệ nhân Daniela Longo.
Sau cuộc viếng thăm xã giao tại dinh tổng thống, Đức Thánh Cha đã đến nói chuyện tại Đại Học Hồi Giáo Al-Azhar trong khuôn khổ của một hội nghị hòa bình do giáo sĩ Hồi Giáo Ahmed el-Tayeb tổ chức quy tụ 300 nhân vật chủ yếu là từ thế giới Hồi Giáo.
Trong diễn từ của ngài, Đức Thánh Cha nói:
As-salamu alaykum! Cầu mong hòa bình ở cùng các bạn!
Tôi xem là một ân sủng tuyệt vời để có thể bắt đầu chuyến thăm của tôi tại Ai Cập ở đây và được nói chuyện với các bạn trong bối cảnh Hội nghị Hòa bình Quốc tế này. Tôi cảm ơn vị Đại Imam vì đã hoạch định và tổ chức Hội nghị này, và thân ái mời tôi tham dự. Tôi muốn đưa ra với các bạn một vài suy nghĩ, dựa trên lịch sử vẻ vang của vùng đất này, mà qua nhiều thời đại đã xuất hiện trước thế giới như một vùng đất của các nền văn minh và một vùng đất của các giao ước.
Một vùng đất của các nền văn minh
Từ thời cổ đại, nền văn hoá nảy sinh dọc theo các bờ sông Nile này đã đồng nghĩa với nền văn minh. Ai Cập nâng cao ngọn đèn kiến thức, khai sáng ra một di sản văn hoá vô giá, bao gồm sự khôn ngoan và sự khéo léo, những khám phá toán học và thiên văn học, và các hình thức kiến trúc và nghệ thuật nổi bật. Việc tìm kiếm kiến thức và giá trị thông qua nền giáo dục là kết quả của những quyết định sáng suốt từ những cư dân cổ xưa của vùng đất này và đã mang lại nhiều hoa trái cho tương lai. Những quyết định tương tự là cần thiết cho tương lai của chúng ta, những quyết định về hòa bình và cho hòa bình, vì sẽ không có hòa bình nếu không có một nền giáo dục thích hợp cho các thế hệ trẻ. Những người trẻ tuổi ngày nay không thể được giáo dục đúng đắn trừ khi việc đào tạo mà họ nhận được phù hợp với bản tính con người là cởi mở và tương tác với người xung quanh.
Giáo dục thực sự trở thành sự khôn ngoan cho cuộc sống nếu nó có khả năng “đưa ra” được những gì là tốt nhất của những người nam nữ, trong sự tiếp xúc với Đấng siêu việt hóa họ và với thế giới xung quanh, nuôi dưỡng một ý thức cởi mở về bản sắc và không đóng kín chính mình. Sự khôn ngoan tìm kiếm tha nhân, vượt qua những cám dỗ có một thái độ khăng khăng và một tư duy hẹp hòi; nó cởi mở và chuyển động, nhưng đồng thời khiêm tốn và tìm kiếm; nó có khả năng đánh giá cao quá khứ và đặt quá khứ trong cuộc đối thoại với hiện tại, với một sự biện phân phù hợp. Sự khôn ngoan chuẩn bị một tương lai, trong đó người ta không cố áp đặt chương trình nghị sự của riêng mình, nhưng trái lại bao gồm những người khác như một phần không thể tách rời của chính họ. Sự khôn ngoan không ngừng tìm kiếm, ngay cả trong hiện tại, để xác định những cơ hội gặp gỡ và chia sẻ; và trong quá khứ, để học được rằng điều ác chỉ làm gia tăng thêm những tà ác, và bạo lực chỉ gây thêm càng nhiều bạo lực, trong một vòng xoáy mà kết cục là giam hãm tất cả mọi người. Sự khôn ngoan, khi chối bỏ sự gian dối và lạm dụng quyền lực, tập trung vào phẩm giá con người, một phẩm giá quý báu trong mắt Thiên Chúa, và vào một nền luân lý xứng đáng với con người, một nền luân lý không e ngại người khác và không hề sợ hãi khi sử dụng những phương tiện tri thức đã được Đấng Tạo Hóa ban cho chúng ta.1
Chính trong lĩnh vực đối thoại, đặc biệt là đối thoại liên tôn, chúng ta thường xuyên kêu gọi đồng hành cùng nhau, trong niềm xác tín rằng tương lai cũng phụ thuộc vào sự gặp gỡ của các tôn giáo và các nền văn hoá. Về vấn đề này, công việc của Ủy ban Đối thoại hỗn hợp giữa Hội đồng Giáo hoàng về đối thoại liên tôn và Ủy ban Đối thoại của Đại Học Al-Azhar cho chúng ta một ví dụ cụ thể và đáng khích lệ. Ba lĩnh vực cơ bản, nếu được liên kết với nhau, có thể hỗ trợ cho cuộc đối thoại này: đó là trách nhiệm tôn trọng bản sắc của chính mình và của người khác, lòng can đảm chấp nhận sự khác biệt và những ý định chân thành.
Chúng ta có trách nhiệm tôn trọng bản sắc của chính mình và của người khác bởi vì đối thoại đích thực không thể được xây dựng trên sự mơ hồ hoặc sẵn sàng hy sinh một số điều tốt đẹp để làm hài lòng người khác. Chúng ta cũng phải có can đảm chấp nhận sự khác biệt, bởi vì những người dị biệt về mặt văn hoá hay tôn giáo, không nên bị xem hoặc bị đối xử như những kẻ thù, mà phải được hoan nghênh như những người bạn đồng hành, với niềm xác tín chân thành rằng lợi ích của mỗi một người nằm trong lợi ích của tất cả. Chúng ta cũng phải có các ý định chân thành, bởi vì đối thoại, như là một biểu hiện đích thực của tính nhân bản, không phải là một chiến lược nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể, nhưng là một con đường dẫn tới chân lý, đáng được thực hiện với lòng kiên nhẫn, ngõ hầu có thể biến sự cạnh tranh thành sự hợp tác với nhau.
Một nền giáo dục coi trọng sự cởi mở và tinh thần đối thoại chân thành với người khác, trong khi thừa nhận những quyền và tự do cơ bản của họ, đặc biệt là tự do tôn giáo, là cách tốt nhất để xây dựng tương lai cùng với nhau, và cùng nhau trở thành những người kiến tạo lòng tương kính. Ngược lại với sự gặp gỡ tương kính như thế, là sự xung đột tàn bạo. Để đối phó hiệu quả với sự tàn bạo của những người gây hận thù và bạo lực, chúng ta cần phải tháp tùng những người trẻ, giúp họ trên con đường trưởng thành và dạy họ phản ứng lại với thứ luận lý hung hăng của cái ác bằng cách kiên nhẫn làm việc cho sự phát triển của điều thiện. Bằng cách này, những người trẻ tuổi, như những cây được ươm trồng tốt đẹp, có thể bắt rễ sâu trong đất của lịch sử, và khi lớn lên trong sự hướng thiện cùng nhau, có thể hàng ngày biến không khí ô nhiễm của hận thù thành dưỡng khí của tình huynh đệ.
Đối diện với thách đố văn hóa to lớn này, một thách đố vừa khẩn cấp vừa thú vị, chúng ta, những Kitô hữu, những người Hồi giáo và tất cả các tín hữu, được kêu gọi đóng góp cụ thể: “Chúng ta sống dưới ánh mặt trời của một Thiên Chúa giầu lòng thương xót... vì thế, thật sự, chúng ta có thể gọi nhau là anh chị em... vì nếu không có Thiên Chúa, cuộc sống của con người sẽ giống như thiên đường mà không có ánh mặt trời”2. Xin cho mặt trời của một tình huynh đệ mới trong danh Thánh Chúa vươn lên trong vùng đất đầy nắng mặt trời này, có thể trở thành là rạng đông của một nền văn minh hòa bình và gặp gỡ. Xin thánh Phanxicô thành Assisi, người đã tới Ai Cập và gặp Quốc Vương Malik al Kamil, cách đây tám thế kỷ, cầu bầu cho ý định này.
Một vùng đất của các giao ước
Ở Ai Cập, không chỉ có mặt trời của sự khôn ngoan mọc lên, nhưng còn có cả những ánh qung chói lọi của các tôn giáo chiếu sáng trên vùng đất này. Ở đây, dưới nhiều thế kỷ, sự khác biệt tôn giáo đã hình thành “một hình thức làm giàu lẫn nhau trong việc phục vụ một cộng đồng quốc gia duy nhất”. 3 Các tôn giáo khác nhau gặp gỡ và nhiều nền văn hoá khác nhau pha trộn mà không bị nhầm lẫn, trong khi thừa nhận tầm quan trọng của việc cùng nhau làm việc cho thiện ích chung. Những “giao ước” như thế hiện nay là rất cần thiết. Ở đây tôi muốn đề cập đến một biểu tượng là “Núi Giao Ước” mọc lên trên mảnh đất này. Núi Sinai nhắc nhở chúng ta rằng các giao ước xác thực trên trái đất này không thể bỏ qua trời cao, rằng con người không thể gặp nhau trong hòa bình khi loại bỏ Thiên Chúa khỏi đường chân trời của mình, và cũng không thể leo lên núi để tự mình đạt đến Thiên Chúa (xem Xh 19:12 ).
Đây là một lời nhắc nhở hợp thời khi đối mặt với một nghịch lý nguy hiểm vào thời điểm hiện tại. Một mặt, tôn giáo thường có xu hướng bị đẩy vào bầu khí riêng tư, như thể nó không phải là một chiều kích thiết yếu của con người và xã hội. Mặt khác, bầu khí tôn giáo và chính trị lại thường bị lẫn lộn và không được phân biệt rõ ràng. Tôn giáo có nguy cơ bị quản lý như một sự vụ thế tục và bị cám dỗ bởi sự quyến rũ của các quyền lực thế gian, là những thế lực trong thực tế muốn khai thác tôn giáo. Thế giới của chúng ta đã chứng kiến sự toàn cầu hoá nhiều công cụ kỹ thuật hữu ích, nhưng cũng phải chứng kiến một sự toàn cầu hóa sự thờ ơ và lãnh đạm, và nó di chuyển với một tốc độ điên rồ rất khó để duy trì. Kết quả là, có một mối quan tâm mới về các câu hỏi lớn liên quan đến ý nghĩa của cuộc sống. Đây là những câu hỏi mà các tôn giáo đưa ra trước mắt, nhắc nhở chúng ta về nguồn gốc của mình và ơn gọi tối hậu của chúng ta. Chúng ta không được tạo thành để rồi dành hết năng lực của mình vào những điều không chắc chắn và chóng qua của thế giới này, nhưng để hướng tới Đấng Tuyệt đối là cùng đích tối hậu của chúng ta. Vì tất cả những lý do này, đặc biệt là ngày nay, tôn giáo không phải là một vấn đề nhưng là một phần của giải pháp: đó là chống lại sự cám dỗ giản lược cuộc sống thành một cuộc đời tầm thường và vô vị, trong đó mọi thứ bắt đầu và kết thúc ở đây dưới thế này, tôn giáo nhắc nhở chúng ta về sự cần thiết phải nâng cao tâm hồn chúng ta lên Đấng Tối Cao ngõ hầu học được cách xây dựng xã hội trần thế.
Trở lại với hình ảnh Núi Sinai, tôi muốn đề cập đến các điều răn đã được công bố ở đó, ngay cả trước khi chúng được chạm khắc trên các viên đá. [4] Ở trung tâm của “10 điều răn” này, là lời nhắc nhở được gửi đến mỗi cá nhân và mọi người ở mọi lứa tuổi: “Ngươi chớ giết người” (Ex 20:13). Thiên Chúa, Đấng yêu mến sự sống, không ngừng yêu thương con người, và vì thế Người khuyên chúng ta nên từ khước con đường bạo lực như là điều kiện cần thiết cho mọi “giao ước” trần thế. Trên tất cả và đặc biệt trong thời của chúng ta, các tôn giáo được kêu gọi tôn trọng mệnh lệnh này, bởi vì, trước tất cả ước vọng của chúng ta về Đấng Tuyệt đối, điều thiết yếu là chúng ta từ chối bất kỳ “sự tuyệt đối hóa” nào có thể biện minh cho bạo lực. Vì bạo lực là sự phủ nhận của mọi biểu hiện tôn giáo đích thực.
Do đó, trong tư cách là các nhà lãnh đạo tôn giáo, chúng ta được kêu gọi để vạch trần bạo lực núp dưới mặt nạ của sự thánh thiêng và dựa trên “sự tuyệt đối hóa” tính ích kỷ hơn là sự cởi mở thực sự đối với Đấng Tuyệt đối. Chúng ta có nghĩa vụ tố cáo những vi phạm nhân phẩm và nhân quyền, vạch trần những nỗ lực nhằm biện minh cho mọi hình thức hận thù nhân danh tôn giáo, và lên án những nỗ lực đó như những bức biếm hoạ bôi bác Thiên Chúa: Tên Ngài là Đấng Thánh, là Thiên Chúa của Hòa bình, Thiên Chúa của salaam.5 Vì thế hòa bình là điều thánh khiết và không có hành vi bạo lực nào có thể biện minh nhân danh Thiên Chúa, vì đó là sự xúc phạm đến Danh Người.
Cùng nhau, tại vùng đất này nơi trời và đất gặp nhau, vùng đất của các giao ước giữa các dân tộc và các tín hữu, chúng ta hãy nói lại một lần nữa một cách rõ ràng và kiên quyết tiếng nói “Không!” với mọi hình thức bạo lực, trả thù và oán ghét được thực hiện dưới danh nghĩa tôn giáo hay là nhân danh Chúa. Cùng nhau chúng ta hãy khẳng định sự bất tương hợp giữa bạo lực và đức tin, niềm tin và hận thù. Cùng nhau chúng ta hãy tuyên bố sự thánh thiêng của mỗi cuộc sống con người đối với mọi hình thức bạo lực, dù là bạo lực về mặt thể chất, xã hội, giáo dục hay tâm lý. Một niềm tin không phát sinh từ một trái tim chân thành và một tình yêu đích thực hướng về Thiên Chúa giầu lòng thương xót, chẳng qua chỉ là một cấu trúc tiện lợi cho xã hội, nó đã không có khả năng giải phóng con người thì chớ, lại còn nghiền nát con người. Chúng ta hãy cùng nhau nói: càng lớn lên trong tình yêu của Thiên Chúa, chúng ta càng lớn lên trong tình yêu với người lân cận của mình.
Tôn giáo, tuy nhiên, không chỉ nhằm vạch trần cái ác; tôn giáo có một ơn gọi nội tại là cổ vũ cho hòa bình, và ngày nay có lẽ là cần hơn bao giờ hết. 6. Chúng ta đừng đưa ra các hình thức đồng thuận hời hợt, 7 nhưng trái lại nhiệm vụ của chúng ta là hãy cầu nguyện cho nhau, cầu khẩn cùng Thiên Chúa ân ban bình an, và sự gặp gỡ nhau, dấn thân trong đối thoại và trong việc thúc đẩy sự hòa hợp trong tinh thần hợp tác và hữu nghị. Về phần chúng tôi, với tư cách là các Kitô hữu, “chúng tôi không thể cầu nguyện Thiên Chúa là Cha của tất cả mọi người nếu chúng tôi không đối xử với người khác bằng tình huynh đệ, vì tất cả mọi người đều được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa”. Hơn nữa, chúng tôi biết rằng, khi chúng tôi dự phần trong việc chống lại cái ác đang đe dọa một thế giới không còn là “một nơi của tình huynh đệ chân chính nữa”, Thiên Chúa bảo đảm với tất cả những ai tín thác vào tình yêu của Người rằng “con đường yêu thương mở ra trước con người và những nỗ lực thiết lập tình huynh đệ phổ quát sẽ không phải là vô ích” 9. Thay vào đó, nỗ lực đó rất quan trọng: sẽ chẳng có ích gì nếu chúng ta lên tiếng nói rồi lại tìm kiếm vũ khí để bảo vệ mình: điều cần thiết ngày nay là những người kiến tạo hòa bình chứ không phải là những kẻ gây ra xung đột; những lính cứu hỏa chứ không phải là những kẻ đốt nhà; các nhà giảng thuyết về hòa giải chứ không phải những kẻ xúi giục hủy diệt.
Thật buồn khi thấy rằng, những thực tại cụ thể trong cuộc sống của người dân đang ngày càng bị bỏ qua để phục vụ cho các mưu đồ gian trá, các hình thái kích động của chủ nghĩa mị dân đang gia tăng. Những điều này chắc chắn không giúp củng cố hòa bình và ổn định: không có thứ kích động bạo lực nào bảo đảm cho hòa bình và mọi hành động đơn phương không giúp thúc đẩy các tiến trình xây dựng và chia sẻ, nhưng trong thực tế lại là một món quà cho những kẻ ủng hộ chủ nghĩa cực đoan và bạo lực.
Để ngăn ngừa mâu thuẫn và xây dựng hòa bình, điều cần thiết là chúng ta không bỏ qua nỗ lực nào nhằm xóa bỏ hoàn cảnh đói nghèo và bóc lột trong đó chủ nghĩa cực đoan dễ dàng bắt rễ hơn, và ngăn chặn dòng chảy tiền bạc và vũ khí dành cho những kẻ gây ra bạo lực. Thậm chí còn triệt để hơn, chúng ta phải đặt một dấu chấm hết cho việc gia tăng vũ khí. Nếu vũ khí được sản xuất và bán ra, sớm muộn gì chúng sẽ được sử dụng. Chỉ bằng cách đưa ra ánh sáng ban ngày, các lèo lái tối tăm đang nuôi dưỡng ung thư chiến tranh, chúng ta mới có thể ngăn ngừa các nguyên nhân thực sự của nó. Các nhà lãnh đạo quốc gia, các tổ chức và giới truyền thông có nghĩa vụ phải thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp và nghiêm trọng này. Cũng vậy, tất cả chúng ta tất cả phải đóng một vai trò dẫn đầu trong nền văn hoá. Mỗi người trong lãnh vực của mình, được ủy thách bởi Thiên Chúa, bởi lịch sử và bởi tương lai, để kích hoạt các tiến trình hòa bình, để tạo ra một cơ sở vững chắc cho các thỏa thuận giữa các dân tộc và các quốc gia. Tôi hy vọng đất nước Ai Cập cao quý và đáng yêu này, với sự giúp đỡ của Thiên Chúa, có thể tiếp tục đáp lại lời gọi mà nó đã nhận được như một vùng đất của nền văn minh và giao ước, và do đó góp phần vào việc phát triển các tiến trình hòa bình cho người dân thân yêu của mình và cho toàn bộ khu vực của Trung Đông.
As-salamu alaykum! Cầu mong hòa bình ở cùng các bạn!
Đón tiếp Đức Thánh Cha tại dinh tổng thống Ai Cập ở Heliopolis
VietCatholic Network
19:50 28/04/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Sau đó, Đức Thánh Cha đã đi xe đi xe đến dinh tổng thống tại Heliopolis. Các phóng viên ghi nhận là dọc đường đi, Đức Thánh Cha đã không tỏ ra quan ngại về an ninh. Ngài thậm chí còn quay cửa kính xe xuống để chào thăm dân chúng chào đón ngài trên đường đi.
Những hình ảnh mà quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là lễ nghi chào đón Đức Thánh Cha đã được tổ chức tại dinh tổng thống tại Heliopolis.
Sau phần lễ nghi quân cách của các quân binh chủng Ai Cập, Đức Thánh Cha và tổng thống đã bắt tay các vị trong phái đoàn Tòa Thánh và các thành viên trong Hội Đồng Bộ Trưởng Ai Cập.
Sau đó, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ riêng với tổng thống el Sisi và hai vị đã trao đổi quà tặng. Đức Thánh Cha đã tặng tổng thống một huy chương kỷ niệm chuyến viếng thăm này của ngài, trong đó mô tả cuộc chạy trốn sang Ai Cập của Thánh Gia. Huy chương này đã được thiết kế bởi nữ nghệ nhân Daniela Longo.
Sau cuộc viếng thăm xã giao tại dinh tổng thống, Đức Thánh Cha đã đến nói chuyện tại Đại Học Hồi Giáo Al-Azhar trong khuôn khổ của một hội nghị hòa bình do giáo sĩ Hồi Giáo Ahmed el-Tayeb tổ chức quy tụ 300 nhân vật chủ yếu là từ thế giới Hồi Giáo.
Trong diễn từ của ngài, Đức Thánh Cha nói:
Đức Thánh Cha ngỏ lời với thế giới Hồi Giáo tại Đại Học Al-Azhar
VietCatholic Network
21:41 28/04/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Lễ nghi chào đón Đức Thánh Cha đã được tổ chức tại dinh tổng thống tại Heliopolis. Tại đây, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ riêng với tổng thống el Sisi và hai vị đã trao đổi quà tặng. Đức Thánh Cha đã tặng tổng thống một huy chương kỷ niệm chuyến viếng thăm này của ngài, trong đó mô tả cuộc chạy trốn sang Ai Cập của Thánh Gia. Huy chương này đã được thiết kế bởi nữ nghệ nhân Daniela Longo.
Sau cuộc viếng thăm xã giao tại dinh tổng thống, Đức Thánh Cha đã đến nói chuyện tại Đại Học Hồi Giáo Al-Azhar trong khuôn khổ của một hội nghị hòa bình do giáo sĩ Hồi Giáo Ahmed el-Tayeb tổ chức quy tụ 300 nhân vật chủ yếu là từ thế giới Hồi Giáo.
Trong diễn từ của ngài, Đức Thánh Cha nói:
As-salamu alaykum! Cầu mong hòa bình ở cùng các bạn!
Tôi xem là một ân sủng tuyệt vời để có thể bắt đầu chuyến thăm của tôi tại Ai Cập ở đây và được nói chuyện với các bạn trong bối cảnh Hội nghị Hòa bình Quốc tế này. Tôi cảm ơn vị Đại Imam vì đã hoạch định và tổ chức Hội nghị này, và thân ái mời tôi tham dự. Tôi muốn đưa ra với các bạn một vài suy nghĩ, dựa trên lịch sử vẻ vang của vùng đất này, mà qua nhiều thời đại đã xuất hiện trước thế giới như một vùng đất của các nền văn minh và một vùng đất của các giao ước.
Một vùng đất của các nền văn minh
Từ thời cổ đại, nền văn hoá nảy sinh dọc theo các bờ sông Nile này đã đồng nghĩa với nền văn minh. Ai Cập nâng cao ngọn đèn kiến thức, khai sáng ra một di sản văn hoá vô giá, bao gồm sự khôn ngoan và sự khéo léo, những khám phá toán học và thiên văn học, và các hình thức kiến trúc và nghệ thuật nổi bật. Việc tìm kiếm kiến thức và giá trị thông qua nền giáo dục là kết quả của những quyết định sáng suốt từ những cư dân cổ xưa của vùng đất này và đã mang lại nhiều hoa trái cho tương lai. Những quyết định tương tự là cần thiết cho tương lai của chúng ta, những quyết định về hòa bình và cho hòa bình, vì sẽ không có hòa bình nếu không có một nền giáo dục thích hợp cho các thế hệ trẻ. Những người trẻ tuổi ngày nay không thể được giáo dục đúng đắn trừ khi việc đào tạo mà họ nhận được phù hợp với bản tính con người là cởi mở và tương tác với người xung quanh.
Giáo dục thực sự trở thành sự khôn ngoan cho cuộc sống nếu nó có khả năng “đưa ra” được những gì là tốt nhất của những người nam nữ, trong sự tiếp xúc với Đấng siêu việt hóa họ và với thế giới xung quanh, nuôi dưỡng một ý thức cởi mở về bản sắc và không đóng kín chính mình. Sự khôn ngoan tìm kiếm tha nhân, vượt qua những cám dỗ có một thái độ khăng khăng và một tư duy hẹp hòi; nó cởi mở và chuyển động, nhưng đồng thời khiêm tốn và tìm kiếm; nó có khả năng đánh giá cao quá khứ và đặt quá khứ trong cuộc đối thoại với hiện tại, với một sự biện phân phù hợp. Sự khôn ngoan chuẩn bị một tương lai, trong đó người ta không cố áp đặt chương trình nghị sự của riêng mình, nhưng trái lại bao gồm những người khác như một phần không thể tách rời của chính họ. Sự khôn ngoan không ngừng tìm kiếm, ngay cả trong hiện tại, để xác định những cơ hội gặp gỡ và chia sẻ; và trong quá khứ, để học được rằng điều ác chỉ làm gia tăng thêm những tà ác, và bạo lực chỉ gây thêm càng nhiều bạo lực, trong một vòng xoáy mà kết cục là giam hãm tất cả mọi người. Sự khôn ngoan, khi chối bỏ sự gian dối và lạm dụng quyền lực, tập trung vào phẩm giá con người, một phẩm giá quý báu trong mắt Thiên Chúa, và vào một nền luân lý xứng đáng với con người, một nền luân lý không e ngại người khác và không hề sợ hãi khi sử dụng những phương tiện tri thức đã được Đấng Tạo Hóa ban cho chúng ta.1
Chính trong lĩnh vực đối thoại, đặc biệt là đối thoại liên tôn, chúng ta thường xuyên kêu gọi đồng hành cùng nhau, trong niềm xác tín rằng tương lai cũng phụ thuộc vào sự gặp gỡ của các tôn giáo và các nền văn hoá. Về vấn đề này, công việc của Ủy ban Đối thoại hỗn hợp giữa Hội đồng Giáo hoàng về đối thoại liên tôn và Ủy ban Đối thoại của Đại Học Al-Azhar cho chúng ta một ví dụ cụ thể và đáng khích lệ. Ba lĩnh vực cơ bản, nếu được liên kết với nhau, có thể hỗ trợ cho cuộc đối thoại này: đó là trách nhiệm tôn trọng bản sắc của chính mình và của người khác, lòng can đảm chấp nhận sự khác biệt và những ý định chân thành.
Chúng ta có trách nhiệm tôn trọng bản sắc của chính mình và của người khác bởi vì đối thoại đích thực không thể được xây dựng trên sự mơ hồ hoặc sẵn sàng hy sinh một số điều tốt đẹp để làm hài lòng người khác. Chúng ta cũng phải có can đảm chấp nhận sự khác biệt, bởi vì những người dị biệt về mặt văn hoá hay tôn giáo, không nên bị xem hoặc bị đối xử như những kẻ thù, mà phải được hoan nghênh như những người bạn đồng hành, với niềm xác tín chân thành rằng lợi ích của mỗi một người nằm trong lợi ích của tất cả. Chúng ta cũng phải có các ý định chân thành, bởi vì đối thoại, như là một biểu hiện đích thực của tính nhân bản, không phải là một chiến lược nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể, nhưng là một con đường dẫn tới chân lý, đáng được thực hiện với lòng kiên nhẫn, ngõ hầu có thể biến sự cạnh tranh thành sự hợp tác với nhau.
Một nền giáo dục coi trọng sự cởi mở và tinh thần đối thoại chân thành với người khác, trong khi thừa nhận những quyền và tự do cơ bản của họ, đặc biệt là tự do tôn giáo, là cách tốt nhất để xây dựng tương lai cùng với nhau, và cùng nhau trở thành những người kiến tạo lòng tương kính. Ngược lại với sự gặp gỡ tương kính như thế, là sự xung đột tàn bạo. Để đối phó hiệu quả với sự tàn bạo của những người gây hận thù và bạo lực, chúng ta cần phải tháp tùng những người trẻ, giúp họ trên con đường trưởng thành và dạy họ phản ứng lại với thứ luận lý hung hăng của cái ác bằng cách kiên nhẫn làm việc cho sự phát triển của điều thiện. Bằng cách này, những người trẻ tuổi, như những cây được ươm trồng tốt đẹp, có thể bắt rễ sâu trong đất của lịch sử, và khi lớn lên trong sự hướng thiện cùng nhau, có thể hàng ngày biến không khí ô nhiễm của hận thù thành dưỡng khí của tình huynh đệ.
Đối diện với thách đố văn hóa to lớn này, một thách đố vừa khẩn cấp vừa thú vị, chúng ta, những Kitô hữu, những người Hồi giáo và tất cả các tín hữu, được kêu gọi đóng góp cụ thể: “Chúng ta sống dưới ánh mặt trời của một Thiên Chúa giầu lòng thương xót... vì thế, thật sự, chúng ta có thể gọi nhau là anh chị em... vì nếu không có Thiên Chúa, cuộc sống của con người sẽ giống như thiên đường mà không có ánh mặt trời”2. Xin cho mặt trời của một tình huynh đệ mới trong danh Thánh Chúa vươn lên trong vùng đất đầy nắng mặt trời này, có thể trở thành là rạng đông của một nền văn minh hòa bình và gặp gỡ. Xin thánh Phanxicô thành Assisi, người đã tới Ai Cập và gặp Quốc Vương Malik al Kamil, cách đây tám thế kỷ, cầu bầu cho ý định này.
Một vùng đất của các giao ước
Ở Ai Cập, không chỉ có mặt trời của sự khôn ngoan mọc lên, nhưng còn có cả những ánh qung chói lọi của các tôn giáo chiếu sáng trên vùng đất này. Ở đây, dưới nhiều thế kỷ, sự khác biệt tôn giáo đã hình thành “một hình thức làm giàu lẫn nhau trong việc phục vụ một cộng đồng quốc gia duy nhất”. 3 Các tôn giáo khác nhau gặp gỡ và nhiều nền văn hoá khác nhau pha trộn mà không bị nhầm lẫn, trong khi thừa nhận tầm quan trọng của việc cùng nhau làm việc cho thiện ích chung. Những “giao ước” như thế hiện nay là rất cần thiết. Ở đây tôi muốn đề cập đến một biểu tượng là “Núi Giao Ước” mọc lên trên mảnh đất này. Núi Sinai nhắc nhở chúng ta rằng các giao ước xác thực trên trái đất này không thể bỏ qua trời cao, rằng con người không thể gặp nhau trong hòa bình khi loại bỏ Thiên Chúa khỏi đường chân trời của mình, và cũng không thể leo lên núi để tự mình đạt đến Thiên Chúa (xem Xh 19:12 ).
Đây là một lời nhắc nhở hợp thời khi đối mặt với một nghịch lý nguy hiểm vào thời điểm hiện tại. Một mặt, tôn giáo thường có xu hướng bị đẩy vào bầu khí riêng tư, như thể nó không phải là một chiều kích thiết yếu của con người và xã hội. Mặt khác, bầu khí tôn giáo và chính trị lại thường bị lẫn lộn và không được phân biệt rõ ràng. Tôn giáo có nguy cơ bị quản lý như một sự vụ thế tục và bị cám dỗ bởi sự quyến rũ của các quyền lực thế gian, là những thế lực trong thực tế muốn khai thác tôn giáo. Thế giới của chúng ta đã chứng kiến sự toàn cầu hoá nhiều công cụ kỹ thuật hữu ích, nhưng cũng phải chứng kiến một sự toàn cầu hóa sự thờ ơ và lãnh đạm, và nó di chuyển với một tốc độ điên rồ rất khó để duy trì. Kết quả là, có một mối quan tâm mới về các câu hỏi lớn liên quan đến ý nghĩa của cuộc sống. Đây là những câu hỏi mà các tôn giáo đưa ra trước mắt, nhắc nhở chúng ta về nguồn gốc của mình và ơn gọi tối hậu của chúng ta. Chúng ta không được tạo thành để rồi dành hết năng lực của mình vào những điều không chắc chắn và chóng qua của thế giới này, nhưng để hướng tới Đấng Tuyệt đối là cùng đích tối hậu của chúng ta. Vì tất cả những lý do này, đặc biệt là ngày nay, tôn giáo không phải là một vấn đề nhưng là một phần của giải pháp: đó là chống lại sự cám dỗ giản lược cuộc sống thành một cuộc đời tầm thường và vô vị, trong đó mọi thứ bắt đầu và kết thúc ở đây dưới thế này, tôn giáo nhắc nhở chúng ta về sự cần thiết phải nâng cao tâm hồn chúng ta lên Đấng Tối Cao ngõ hầu học được cách xây dựng xã hội trần thế.
Trở lại với hình ảnh Núi Sinai, tôi muốn đề cập đến các điều răn đã được công bố ở đó, ngay cả trước khi chúng được chạm khắc trên các viên đá. [4] Ở trung tâm của “10 điều răn” này, là lời nhắc nhở được gửi đến mỗi cá nhân và mọi người ở mọi lứa tuổi: “Ngươi chớ giết người” (Ex 20:13). Thiên Chúa, Đấng yêu mến sự sống, không ngừng yêu thương con người, và vì thế Người khuyên chúng ta nên từ khước con đường bạo lực như là điều kiện cần thiết cho mọi “giao ước” trần thế. Trên tất cả và đặc biệt trong thời của chúng ta, các tôn giáo được kêu gọi tôn trọng mệnh lệnh này, bởi vì, trước tất cả ước vọng của chúng ta về Đấng Tuyệt đối, điều thiết yếu là chúng ta từ chối bất kỳ “sự tuyệt đối hóa” nào có thể biện minh cho bạo lực. Vì bạo lực là sự phủ nhận của mọi biểu hiện tôn giáo đích thực.
Do đó, trong tư cách là các nhà lãnh đạo tôn giáo, chúng ta được kêu gọi để vạch trần bạo lực núp dưới mặt nạ của sự thánh thiêng và dựa trên “sự tuyệt đối hóa” tính ích kỷ hơn là sự cởi mở thực sự đối với Đấng Tuyệt đối. Chúng ta có nghĩa vụ tố cáo những vi phạm nhân phẩm và nhân quyền, vạch trần những nỗ lực nhằm biện minh cho mọi hình thức hận thù nhân danh tôn giáo, và lên án những nỗ lực đó như những bức biếm hoạ bôi bác Thiên Chúa: Tên Ngài là Đấng Thánh, là Thiên Chúa của Hòa bình, Thiên Chúa của salaam.5 Vì thế hòa bình là điều thánh khiết và không có hành vi bạo lực nào có thể biện minh nhân danh Thiên Chúa, vì đó là sự xúc phạm đến Danh Người.
Cùng nhau, tại vùng đất này nơi trời và đất gặp nhau, vùng đất của các giao ước giữa các dân tộc và các tín hữu, chúng ta hãy nói lại một lần nữa một cách rõ ràng và kiên quyết tiếng nói “Không!” với mọi hình thức bạo lực, trả thù và oán ghét được thực hiện dưới danh nghĩa tôn giáo hay là nhân danh Chúa. Cùng nhau chúng ta hãy khẳng định sự bất tương hợp giữa bạo lực và đức tin, niềm tin và hận thù. Cùng nhau chúng ta hãy tuyên bố sự thánh thiêng của mỗi cuộc sống con người đối với mọi hình thức bạo lực, dù là bạo lực về mặt thể chất, xã hội, giáo dục hay tâm lý. Một niềm tin không phát sinh từ một trái tim chân thành và một tình yêu đích thực hướng về Thiên Chúa giầu lòng thương xót, chẳng qua chỉ là một cấu trúc tiện lợi cho xã hội, nó đã không có khả năng giải phóng con người thì chớ, lại còn nghiền nát con người. Chúng ta hãy cùng nhau nói: càng lớn lên trong tình yêu của Thiên Chúa, chúng ta càng lớn lên trong tình yêu với người lân cận của mình.
Tôn giáo, tuy nhiên, không chỉ nhằm vạch trần cái ác; tôn giáo có một ơn gọi nội tại là cổ vũ cho hòa bình, và ngày nay có lẽ là cần hơn bao giờ hết. 6. Chúng ta đừng đưa ra các hình thức đồng thuận hời hợt, 7 nhưng trái lại nhiệm vụ của chúng ta là hãy cầu nguyện cho nhau, cầu khẩn cùng Thiên Chúa ân ban bình an, và sự gặp gỡ nhau, dấn thân trong đối thoại và trong việc thúc đẩy sự hòa hợp trong tinh thần hợp tác và hữu nghị. Về phần chúng tôi, với tư cách là các Kitô hữu, “chúng tôi không thể cầu nguyện Thiên Chúa là Cha của tất cả mọi người nếu chúng tôi không đối xử với người khác bằng tình huynh đệ, vì tất cả mọi người đều được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa”. Hơn nữa, chúng tôi biết rằng, khi chúng tôi dự phần trong việc chống lại cái ác đang đe dọa một thế giới không còn là “một nơi của tình huynh đệ chân chính nữa”, Thiên Chúa bảo đảm với tất cả những ai tín thác vào tình yêu của Người rằng “con đường yêu thương mở ra trước con người và những nỗ lực thiết lập tình huynh đệ phổ quát sẽ không phải là vô ích” 9. Thay vào đó, nỗ lực đó rất quan trọng: sẽ chẳng có ích gì nếu chúng ta lên tiếng nói rồi lại tìm kiếm vũ khí để bảo vệ mình: điều cần thiết ngày nay là những người kiến tạo hòa bình chứ không phải là những kẻ gây ra xung đột; những lính cứu hỏa chứ không phải là những kẻ đốt nhà; các nhà giảng thuyết về hòa giải chứ không phải những kẻ xúi giục hủy diệt.
Thật buồn khi thấy rằng, những thực tại cụ thể trong cuộc sống của người dân đang ngày càng bị bỏ qua để phục vụ cho các mưu đồ gian trá, các hình thái kích động của chủ nghĩa mị dân đang gia tăng. Những điều này chắc chắn không giúp củng cố hòa bình và ổn định: không có thứ kích động bạo lực nào bảo đảm cho hòa bình và mọi hành động đơn phương không giúp thúc đẩy các tiến trình xây dựng và chia sẻ, nhưng trong thực tế lại là một món quà cho những kẻ ủng hộ chủ nghĩa cực đoan và bạo lực.
Để ngăn ngừa mâu thuẫn và xây dựng hòa bình, điều cần thiết là chúng ta không bỏ qua nỗ lực nào nhằm xóa bỏ hoàn cảnh đói nghèo và bóc lột trong đó chủ nghĩa cực đoan dễ dàng bắt rễ hơn, và ngăn chặn dòng chảy tiền bạc và vũ khí dành cho những kẻ gây ra bạo lực. Thậm chí còn triệt để hơn, chúng ta phải đặt một dấu chấm hết cho việc gia tăng vũ khí. Nếu vũ khí được sản xuất và bán ra, sớm muộn gì chúng sẽ được sử dụng. Chỉ bằng cách đưa ra ánh sáng ban ngày, các lèo lái tối tăm đang nuôi dưỡng ung thư chiến tranh, chúng ta mới có thể ngăn ngừa các nguyên nhân thực sự của nó. Các nhà lãnh đạo quốc gia, các tổ chức và giới truyền thông có nghĩa vụ phải thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp và nghiêm trọng này. Cũng vậy, tất cả chúng ta tất cả phải đóng một vai trò dẫn đầu trong nền văn hoá. Mỗi người trong lãnh vực của mình, được ủy thách bởi Thiên Chúa, bởi lịch sử và bởi tương lai, để kích hoạt các tiến trình hòa bình, để tạo ra một cơ sở vững chắc cho các thỏa thuận giữa các dân tộc và các quốc gia. Tôi hy vọng đất nước Ai Cập cao quý và đáng yêu này, với sự giúp đỡ của Thiên Chúa, có thể tiếp tục đáp lại lời gọi mà nó đã nhận được như một vùng đất của nền văn minh và giao ước, và do đó góp phần vào việc phát triển các tiến trình hòa bình cho người dân thân yêu của mình và cho toàn bộ khu vực của Trung Đông.
As-salamu alaykum! Cầu mong hòa bình ở cùng các bạn!
Sơ Theresa Trịnh Vũ Phương, một Salesian Việt Nam truyền giáo tại đảo Sideia đã giúp hồi cư những ngư dân đánh cá lậu bị bắt tại đảo quốc PNG
Thanh Quảng sdb
22:56 28/04/2017
Sơ Theresa Trịnh Vũ Phương, một Salesian Việt Nam truyền giáo tại đảo Sideia đã giúp hồi cư những ngư dân đánh cá lậu bị bắt tại đảo quốc PNG (Papua New Guinea).
Theo thông tin của Đức Giám Mục Rolando Santos, CM, Giám mục Giáo phận Alotau-Sideia tại PNG ngày 28 tháng 4 năm 2017 thì sơ Theresa Trịnh Vũ Phương, FMA, đã giúp đỡ những ngư dân Việt Nam bị bắt vì đánh cá trong hải phận của PNG được trả tự do và hồi hương. Hơn 130 người trong số những ngư dân Việt Nam này đã bị giam trong các nhà tù Alotau, Giligili và Bomana ở Papua New Guinea vì đã đánh cá bất hợp pháp thuộc vùng biển tỉnh Milne Bay. Sơ Trịnh Vũ Phương quan tâm đến nhu cầu của những ngư dân Việt Nam bị giam giữ, sơ đã trở thành nhân viên thông dịch và hòa giải cho họ trong các phiên tòa.
Sơ ấy còn liên lạc với gia đình của họ ở quê nhà, sắp xếp trả tiền phạt và lo các giấy tờ cần thiết và vé máy bay để họ trở về Việt Nam. Sơ Phương là nữ tu Dòng Salesian Việt Nam đang làm việc tại một trường đào tạo kỹ năng cho các thanh thiếu nữ ở đảo Sideia, thuộc giáo phận Alotau.
Điều đáng lo ngại là những ngư dân Việt Nam trẻ này có thể là nạn nhân của nạn buôn người. Họ được xử dụng bởi những người thuê mướn họ đánh cá bất hợp pháp, không có giấy phép hoặc bất kỳ một loại giấy tờ bảo đảm bảo vệ hoặc an ninh nào từ người chủ của họ.
Đây là một sự lạm dụng nghiêm trọng đối với các quyền và phẩm giá của những người lao động trẻ nàyđược một chủ nhân nào đó tuyển dụng gửi đi đánh bắt cá trong các vùng biển bất hợp pháp, không có giấy phép và không có một đảm bảo an ninh nào. Một khi bị bắt, họ hầu như bị bỏ rơi hoàn toàn sống chết mặc bay. Quyền của những thanh thiếu niên này cần phải được tôn trọng, họ cần có một công việc tốt hơn xứng đáng với phẩm giá của họ.
Sơ Phương đã thành công trong việc hồi hương 87 ngư dân Việt Nam. Khoảng 18 người nữa sẽ sớm được hồi hương. Tất cả có thể đoàn tụ cùng với gia đình. Sơ Phương đã dấn thân vào công việc này nhờ vào lòng can đảm của sơ với sự hỗ trợ của cộng đoàn Dòng Salesian của sơ.
Thống đốc tỉnh Milne Bay đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến sơ Phương trước sự dấn thân của sơ cho các tù nhân ngư dân Việt Nam. Giáo phận Alotau cũng rất tự hào về sơ. Công cuộc tông đồ từ thiện của sơ thực cao qu1i và đang quí trọng.
Giám mục Rolando Santos, CM
Giám mục Giáo phận Alotau-Sideia
Theo thông tin của Đức Giám Mục Rolando Santos, CM, Giám mục Giáo phận Alotau-Sideia tại PNG ngày 28 tháng 4 năm 2017 thì sơ Theresa Trịnh Vũ Phương, FMA, đã giúp đỡ những ngư dân Việt Nam bị bắt vì đánh cá trong hải phận của PNG được trả tự do và hồi hương. Hơn 130 người trong số những ngư dân Việt Nam này đã bị giam trong các nhà tù Alotau, Giligili và Bomana ở Papua New Guinea vì đã đánh cá bất hợp pháp thuộc vùng biển tỉnh Milne Bay. Sơ Trịnh Vũ Phương quan tâm đến nhu cầu của những ngư dân Việt Nam bị giam giữ, sơ đã trở thành nhân viên thông dịch và hòa giải cho họ trong các phiên tòa.
Sơ Phương đang thuyết phục các ngư dân trẻ Việt Nam |
Sơ Phương và nhóm ngư dân Việt Nam bị cầm tù tại PNG |
Sơ Phương và một số ngư dân trẻ sửa soạn được trở hồi hương |
Sơ Phương chia tay các ngư dân trên đường hồi hương |
Điều đáng lo ngại là những ngư dân Việt Nam trẻ này có thể là nạn nhân của nạn buôn người. Họ được xử dụng bởi những người thuê mướn họ đánh cá bất hợp pháp, không có giấy phép hoặc bất kỳ một loại giấy tờ bảo đảm bảo vệ hoặc an ninh nào từ người chủ của họ.
Đây là một sự lạm dụng nghiêm trọng đối với các quyền và phẩm giá của những người lao động trẻ nàyđược một chủ nhân nào đó tuyển dụng gửi đi đánh bắt cá trong các vùng biển bất hợp pháp, không có giấy phép và không có một đảm bảo an ninh nào. Một khi bị bắt, họ hầu như bị bỏ rơi hoàn toàn sống chết mặc bay. Quyền của những thanh thiếu niên này cần phải được tôn trọng, họ cần có một công việc tốt hơn xứng đáng với phẩm giá của họ.
Sơ Phương đã thành công trong việc hồi hương 87 ngư dân Việt Nam. Khoảng 18 người nữa sẽ sớm được hồi hương. Tất cả có thể đoàn tụ cùng với gia đình. Sơ Phương đã dấn thân vào công việc này nhờ vào lòng can đảm của sơ với sự hỗ trợ của cộng đoàn Dòng Salesian của sơ.
Thống đốc tỉnh Milne Bay đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến sơ Phương trước sự dấn thân của sơ cho các tù nhân ngư dân Việt Nam. Giáo phận Alotau cũng rất tự hào về sơ. Công cuộc tông đồ từ thiện của sơ thực cao qu1i và đang quí trọng.
Giám mục Rolando Santos, CM
Giám mục Giáo phận Alotau-Sideia
Top Stories
Vietnam: Une première assemblée annuelle des évêques surtout consacrée aux travaux des diverses commissions épiscopales
Eglises d'Asie
08:41 28/04/2017
Comme c’est la tradition depuis une dizaine d’années, les évêques du Vietnam ont choisi la semaine après le deuxième dimanche de Pâques pour leur première assemblée annuelle. C’est la ville de Nha Trang qui a accueilli cette réunion. Le diocèse a mis à la disposition des évêques le centre pastoral, situé à l’intérieur de cette ville balnéaire où les touristes, en particulier chinois, ne cessent d’affluer. Les travaux ont débuté le 24 avril et devaient s’achever
le vendredi 28. Les 31 évêques en activité dans le pays étaient présents dans leur totalité. Il faut noter cependant que deux diocèses n’étaient pas représentés : celui de Thanh Hoa où Mgr Nguyen Chi Linh vient d’être nommé archevêque de Huê et celui de Phan Thiêt où l’évêque, Mgr Joseph Vũ Duy Thống vient d’être rappelé à Dieu.
Au cours de la messe d’ouverture qu’il a présidée au matin du 25 avril, le président de la Conférence, Mgr Joseph Linh a invoqué l’Esprit Saint et fait mémoire des deux évêques de Phan Thiêt et de Nha Trang récemment décédés. Il a rappelé que le diocèse de Nha Trang avait ouvert cette année une Année sainte pour commémorer le 60ème anniversaire de la création du diocèse. Il s’est aussi réjoui de la présence à l’assemblée du nouvel évêque coadjuteur de Dalat.
Le secrétaire général de la Conférence, Mgr Nguyên Van Kham, a ensuite présenté les modifications nouvellement introduites dans la marche de l’assemblée par les nouveaux responsables. Il a aussi annoncé que les rapports des commissions épiscopales et les débats qui suivront constitueraient l’essentiel des travaux de l’assemblée.
Comment à l’accoutumée, Mgr Leopoldo Girelli, représentant non résident du Saint-Siège au Vietnam, a participé à la première journée de l’assemblée. Si l’on en croit le rapport mis en ligne sur le site de la Conférence épiscopale, son intervention a abordé de nombreux sujets. Il a évoqué avec émotion le décès récent de Mgr Hoa, ancien évêque de Nha Trang et ancien président de la Conférence épiscopale, ainsi que celui de l’évêque de Phan Thiêt. Après avoir fait connaître un certain nombre d’informations concernant le Saint-Siège, il s’est étendu sur ses propres activités pastorales au Vietnam, au cours de ces derniers jours. Il a encouragé l’Eglise du Vietnam à manifester sa « charité » à l’égard de la société par l’intermédiaire du réseau Caritas qui couvre maintenant l’ensemble du territoire. Il s’agit là, a-t-il affirmé, d’une annonce de l’Évangile plus efficace et plus convaincante que la parole ou les gestes voyants. Selon le représentant du pape, le partage avec les pauvres, la visite des personnes dépourvues contribuent le plus efficacement à l’évangélisation des non-croyants.
Le restant de la journée a été consacré aux rapports présentés par les commissions épiscopales concernant leurs propres activités. La commission biblique a invité les évêques à participer à la réunion organisée par l'Alliance biblique de l’Asie du Sud-Est, du 17 au 23 juillet 2017 à Nha Trang. La commission de la doctrine de la foi a présenté un texte d’orientation générale pour l’enseignement du catéchisme au Vietnam et a demandé aux évêques de l’adopter. Se sont aussi exprimées les commissions pour la liturgie, la musique sacrée et les religieux. (eda/jm)
(Copyright Légende photo : Les évêques vietnamiens réunis à Nha Trang, lors de leur première assemblée annuelle (24-28 avril 2017).
(Source: Eglises d'Asie, le 28 avril 2017)
Au cours de la messe d’ouverture qu’il a présidée au matin du 25 avril, le président de la Conférence, Mgr Joseph Linh a invoqué l’Esprit Saint et fait mémoire des deux évêques de Phan Thiêt et de Nha Trang récemment décédés. Il a rappelé que le diocèse de Nha Trang avait ouvert cette année une Année sainte pour commémorer le 60ème anniversaire de la création du diocèse. Il s’est aussi réjoui de la présence à l’assemblée du nouvel évêque coadjuteur de Dalat.
Le secrétaire général de la Conférence, Mgr Nguyên Van Kham, a ensuite présenté les modifications nouvellement introduites dans la marche de l’assemblée par les nouveaux responsables. Il a aussi annoncé que les rapports des commissions épiscopales et les débats qui suivront constitueraient l’essentiel des travaux de l’assemblée.
Comment à l’accoutumée, Mgr Leopoldo Girelli, représentant non résident du Saint-Siège au Vietnam, a participé à la première journée de l’assemblée. Si l’on en croit le rapport mis en ligne sur le site de la Conférence épiscopale, son intervention a abordé de nombreux sujets. Il a évoqué avec émotion le décès récent de Mgr Hoa, ancien évêque de Nha Trang et ancien président de la Conférence épiscopale, ainsi que celui de l’évêque de Phan Thiêt. Après avoir fait connaître un certain nombre d’informations concernant le Saint-Siège, il s’est étendu sur ses propres activités pastorales au Vietnam, au cours de ces derniers jours. Il a encouragé l’Eglise du Vietnam à manifester sa « charité » à l’égard de la société par l’intermédiaire du réseau Caritas qui couvre maintenant l’ensemble du territoire. Il s’agit là, a-t-il affirmé, d’une annonce de l’Évangile plus efficace et plus convaincante que la parole ou les gestes voyants. Selon le représentant du pape, le partage avec les pauvres, la visite des personnes dépourvues contribuent le plus efficacement à l’évangélisation des non-croyants.
Le restant de la journée a été consacré aux rapports présentés par les commissions épiscopales concernant leurs propres activités. La commission biblique a invité les évêques à participer à la réunion organisée par l'Alliance biblique de l’Asie du Sud-Est, du 17 au 23 juillet 2017 à Nha Trang. La commission de la doctrine de la foi a présenté un texte d’orientation générale pour l’enseignement du catéchisme au Vietnam et a demandé aux évêques de l’adopter. Se sont aussi exprimées les commissions pour la liturgie, la musique sacrée et les religieux. (eda/jm)
(Copyright Légende photo : Les évêques vietnamiens réunis à Nha Trang, lors de leur première assemblée annuelle (24-28 avril 2017).
(Source: Eglises d'Asie, le 28 avril 2017)
Pope urges Egypt imams to teach and preach tolerance, peace
Nicole Winfield & Brian Rohan, AP
12:17 28/04/2017
CAIRO (AP) — Pope Francis urged Egypt's leading imams on Friday to teach their students to reject violence in God's name and preach messages of peace and tolerance instead, forging ahead with a delicate visit to the Arab world's most populous country following a spate of deadly Islamic militant attacks against Christians.
Francis arrived to a subdued welcome and a heavy police presence at Cairo's international airport. But he brushed off security concerns by driving into town with his windows rolled down in a simple blue Fiat — not the armored "popemobiles" of his predecessors.
Francis has said he wanted to bring a message of peace to Egypt, which has been enduring an increasingly emboldened insurgency led by a local affiliate of the extremist Islamic State group.
In a speech to President Abdel-Fattah El-Sissi and diplomats from around the world, Francis strongly backed the Egyptian government's crackdown against the militants, saying Egypt had a unique role to play in forging peace in the region and in "vanquishing all violence and terrorism."
Francis' major event of the day was a landmark visit to Cairo's Al Azhar university, the revered, 1,000-year-old seat of Sunni Islam learning that trains clerics and scholars from around the world.
There, he warmly embraced Sheikh Ahmed el-Tayeb, Al-Azhar's grand imam who hosted the pope and other senior Muslim leaders, students and scholars at a peace conference. The conference center featured a mock-up of the famous Al-Azhar mosque, complete with faux windows and flooded with purple lights.
Speaking to the crowd, Francis recalled that Egypt's ancient civilizations valued the quest for knowledge and open-minded education, and said a similar commitment to education is required today to combat the "barbarity" of religious extremism among the young.
While Al-Azhar has strongly condemned Islamic fundamentalism, Egypt's pro-government media has accused its leadership of failing to do enough to reform the religious discourse in Islam and purge canonical books from outdated teachings and hatred for non-Muslims.
"As religious leaders, we are called to unmask violence that masquerades as purported sanctity," Francis said to applause from the crowd. "Let us say once more a firm and clear 'No' to every form of violence, vengeance and hatred carried out in the name of religion or in the name of God."
"To counter effectively the barbarity of those who foment hatred with violence, we need to accompany young people, helping them on the path to maturity and teaching them to respond to the incendiary logic of evil by patiently working for the growth of goodness," he added.
El-Tayeb thanked Francis for what he called his "fair" comments against charges of terror and violence leveled against Muslims and Islam.
"We need to cleanse religions from wrong notions, false piety and fraudulent implementations which stoke conflicts and incite hatred and violence," he said. "Islam is not a religion of terrorism because a minority from among its followers hijacked some of its texts" to shed blood and be provided by some with weapons and funds, he said to applause.
Francis too called for an end to the flow of weapons and money to militants, saying that "only by bringing into the light of day the murky maneuverings that feed the cancer of war can its real causes be prevented."
In addition to Francis' main message of repudiating religiously-inspired violence, the Friday-Saturday visit is also meant to lift the spirits of Egypt's large Christian community after three suicide bombings since December — including deadly twin Palm Sunday church attacks — killed at least 75 people. Egypt's Islamic State affiliate claimed responsibility for the attacks.
Egypt's el-Sissi, a general-turned-president, declared a nationwide state of emergency following the Palm Sunday attacks in a bid to better deal with the insurgency through wider police powers and swift trials.
Francis strongly backed his stance, saying his repudiation of religiously-inspired violence "merits attention and appreciation."
"Egypt, in the days of Joseph, saved other peoples from famine; today it is called to save this beloved region from a famine of love and fraternity," he said. "It is called to condemn and vanquish all violence and terrorism."
El-Sissi has had the support of Egypt's Christian community in his crackdown. But he has been criticized for human rights violations and was ostracized by much of the West after ousting Egypt's first democratically elected president in 2013, the Islamist Mohammed Morsi whose one-year rule proved divisive. Francis' support is likely to embolden el-Sissi further after he recently won a coveted White House visit.
Speaking alongside Francis, el-Sissi said Islamic militants who commit acts of terror cannot claim to be Muslim.
"True Islam does not command the killing of the innocent," he said.
Later on Friday, Francis headed to the seat of the Coptic Orthodox Church, whose followers are the vast majority of Egypt's estimated nine million Christians, to meet its spiritual leader, Pope Tawadros II.
Francis and Tawadros presides over an ecumenical prayer service in St. Peter's church, the central Cairo church hit by a suicide bombing in December that killed 30, most of them women. Together the two Christian leaders were to pray for the victims of the attacks.
Francis has frequently spoken out about the present day's Christian martyrs and the "ecumenism of blood" that has united Catholic, Orthodox and other Christians targeted for their faith by Islamic militants.
While Francis eschewed the armored "popemobile," security was visibly tightened for the 27 hours he will be on the ground in Cairo.
Streets designated for the pontiff's motorcade around the Coptic Orthodox cathedral of St. Mark's and the Vatican Embassy in the upscale Zamalek neighborhood were cleared of cars. Police also swarmed Zamalek, a Nile River island where Francis will sleep on Friday at the embassy.
Policemen in riverboats patrolled the Nile in front of the embassy. Security men, meanwhile, were posted every hundred meters (yards) or so along the 20-kilometer (12-mile) stretch between the airport and central Cairo ahead of Francis' arrival and armored cars were stationed in front of the presidential palace.
However, the pope's visit appears not to have caused much disruption to the city of some 18 million people as it fell on the Muslim Friday-Saturday weekend, when the usually congested traffic is significantly lighter.
(Source: https://www.yahoo.com/news/egypt-pope-seeks-christian-muslim-rejection-violence-064308303.html)
Associated Press Writer Hamza Hendawi in Cairo contributed to this report.
Francis has said he wanted to bring a message of peace to Egypt, which has been enduring an increasingly emboldened insurgency led by a local affiliate of the extremist Islamic State group.
In a speech to President Abdel-Fattah El-Sissi and diplomats from around the world, Francis strongly backed the Egyptian government's crackdown against the militants, saying Egypt had a unique role to play in forging peace in the region and in "vanquishing all violence and terrorism."
Francis' major event of the day was a landmark visit to Cairo's Al Azhar university, the revered, 1,000-year-old seat of Sunni Islam learning that trains clerics and scholars from around the world.
There, he warmly embraced Sheikh Ahmed el-Tayeb, Al-Azhar's grand imam who hosted the pope and other senior Muslim leaders, students and scholars at a peace conference. The conference center featured a mock-up of the famous Al-Azhar mosque, complete with faux windows and flooded with purple lights.
Speaking to the crowd, Francis recalled that Egypt's ancient civilizations valued the quest for knowledge and open-minded education, and said a similar commitment to education is required today to combat the "barbarity" of religious extremism among the young.
While Al-Azhar has strongly condemned Islamic fundamentalism, Egypt's pro-government media has accused its leadership of failing to do enough to reform the religious discourse in Islam and purge canonical books from outdated teachings and hatred for non-Muslims.
"As religious leaders, we are called to unmask violence that masquerades as purported sanctity," Francis said to applause from the crowd. "Let us say once more a firm and clear 'No' to every form of violence, vengeance and hatred carried out in the name of religion or in the name of God."
"To counter effectively the barbarity of those who foment hatred with violence, we need to accompany young people, helping them on the path to maturity and teaching them to respond to the incendiary logic of evil by patiently working for the growth of goodness," he added.
El-Tayeb thanked Francis for what he called his "fair" comments against charges of terror and violence leveled against Muslims and Islam.
"We need to cleanse religions from wrong notions, false piety and fraudulent implementations which stoke conflicts and incite hatred and violence," he said. "Islam is not a religion of terrorism because a minority from among its followers hijacked some of its texts" to shed blood and be provided by some with weapons and funds, he said to applause.
Francis too called for an end to the flow of weapons and money to militants, saying that "only by bringing into the light of day the murky maneuverings that feed the cancer of war can its real causes be prevented."
In addition to Francis' main message of repudiating religiously-inspired violence, the Friday-Saturday visit is also meant to lift the spirits of Egypt's large Christian community after three suicide bombings since December — including deadly twin Palm Sunday church attacks — killed at least 75 people. Egypt's Islamic State affiliate claimed responsibility for the attacks.
Egypt's el-Sissi, a general-turned-president, declared a nationwide state of emergency following the Palm Sunday attacks in a bid to better deal with the insurgency through wider police powers and swift trials.
Francis strongly backed his stance, saying his repudiation of religiously-inspired violence "merits attention and appreciation."
"Egypt, in the days of Joseph, saved other peoples from famine; today it is called to save this beloved region from a famine of love and fraternity," he said. "It is called to condemn and vanquish all violence and terrorism."
El-Sissi has had the support of Egypt's Christian community in his crackdown. But he has been criticized for human rights violations and was ostracized by much of the West after ousting Egypt's first democratically elected president in 2013, the Islamist Mohammed Morsi whose one-year rule proved divisive. Francis' support is likely to embolden el-Sissi further after he recently won a coveted White House visit.
Speaking alongside Francis, el-Sissi said Islamic militants who commit acts of terror cannot claim to be Muslim.
"True Islam does not command the killing of the innocent," he said.
Later on Friday, Francis headed to the seat of the Coptic Orthodox Church, whose followers are the vast majority of Egypt's estimated nine million Christians, to meet its spiritual leader, Pope Tawadros II.
Francis and Tawadros presides over an ecumenical prayer service in St. Peter's church, the central Cairo church hit by a suicide bombing in December that killed 30, most of them women. Together the two Christian leaders were to pray for the victims of the attacks.
Francis has frequently spoken out about the present day's Christian martyrs and the "ecumenism of blood" that has united Catholic, Orthodox and other Christians targeted for their faith by Islamic militants.
While Francis eschewed the armored "popemobile," security was visibly tightened for the 27 hours he will be on the ground in Cairo.
Streets designated for the pontiff's motorcade around the Coptic Orthodox cathedral of St. Mark's and the Vatican Embassy in the upscale Zamalek neighborhood were cleared of cars. Police also swarmed Zamalek, a Nile River island where Francis will sleep on Friday at the embassy.
Policemen in riverboats patrolled the Nile in front of the embassy. Security men, meanwhile, were posted every hundred meters (yards) or so along the 20-kilometer (12-mile) stretch between the airport and central Cairo ahead of Francis' arrival and armored cars were stationed in front of the presidential palace.
However, the pope's visit appears not to have caused much disruption to the city of some 18 million people as it fell on the Muslim Friday-Saturday weekend, when the usually congested traffic is significantly lighter.
(Source: https://www.yahoo.com/news/egypt-pope-seeks-christian-muslim-rejection-violence-064308303.html)
Associated Press Writer Hamza Hendawi in Cairo contributed to this report.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đất đai và bản chất ăn cướp của một điều luật!
Hà Sĩ Phu
12:02 28/04/2017
Hà Sĩ Phu (Danlambao) - Điều 53 của Hiến pháp Việt Nam 2013 viết: “đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”! Đọc lên toàn những câu chữ quen quen nghe tưởng bình thường và cũng êm tai, nhưng cái thực tiễn ẩn nấp sau những mỹ từ ấy là mồ hôi và xương máu dân lành, là những kho tàng của cải kếch xù của đám vua quan cơ hội, là những đoàn người mất đất lang thang ròng rã kêu oan bị xua đuổi, đánh đập và tù tội… thì mới thấy tội ác của cái điều luật êm như ru kia thật là ghê rợn. Cũng là một điều luật nhưng điều luật này khó sửa vì nằm trong gan ruột của trào lưu CS, và vẫn đang gắn chặt với ngai vàng của các vua quan tập thể lớn nhỏ hiện nay.
Là một sinh vật, con người muốn sống phải có cái nhà của mình trên mảnh đất riêng của mình (chưa kể những người phải có đất sản xuất để có miếng ăn). Quyền sở hữu riêng bất khả xâm phạm đối với một mảnh đất để ở, một không gian tiên quyết tối thiểu để tồn tại trên đời là một quyền tự nhiên, thiêng liêng, bẩm sinh; không có quyền đó sự hiện diện của con người trên đất nước mình sẽ không có cơ sở vật chất đầu tiên để tồn tại. Con chim con thú trong rừng cũng phải “sở hữu” được một nhành cây, một hang hốc, một khoảnh đất cho riêng nó mà nó phải chiến đấu đến cùng để bảo vệ.
Với một người sinh ra trên đời, quyền tư hữu đó hoặc do cha ông họ để lại hoặc do lao động lương thiện của họ tạo ra, bằng cách này hay cách khác nhưng dứt khoát họ phải có được cho mình cái quyền sở hữu riêng tư đó thì mới có thể an cư để hòng lạc nghiệp.
Vì quyền tư hữu đất đai với con người là thiêng liệng như vậy nên những chế độ độc tài, bất công, dã man nhất xưa nay, dù kẻ cầm quyền có tham lam muốn chiếm hữu nhiều nhất cho mình cũng không bao giờ dám phủ nhận quyền tư hữu ấy. Bên cạnh những công điền công thổ vẫn đương nhiên phổ cập quyền tư hữu đất đai trong dân chúng. Tất nhiên sự bất công và vô nhân đạo trong các xã hội ấy vẩn còn, các “cố nông” không có một tấc đất cắm dùi là những ví dụ đặt ra cho các xã hội ấy.
Nhưng điều mà không một chế độ bất công tàn bạo nào dám làm thì chế độ Cộng sản nhân danh chính sự công bằng và nhân ái lại dám làm: xóa bỏ tư hữu đất đai, đưa toàn bộ đất đai vào sở hữu “nhà nước”do một đảng nắm giữ!
Nguyên nhân của chủ trương quái gở triệt tiêu một nhân quyền cơ bản ấy là do đâu? Có hai giai đoạn sinh ra hai nguyên nhân khác hẳn nhau:
- Giai đoạn của những người tiền bối thì khẳng định mọi bất công là do tư hữu, nên tưởng rằng nếu chuyển hết sang công hữu do một “đảng tiền phong” quản lý thì mọi việc sẽ công bằng, nhân ái; lại ảo tưởng rằng người Cộng sản là những người “chỉ một lòng vì nước vì dân” nên họ không tham lam vơ vét đâu(!!!). Đấy chính là ảo tưởng Cộng sản, ĐCS ảo tưởng, dân chúng cũng ảo tưởng, ảo tưởng là “nói chữ”, nói nôm là dốt, là ngu, nhưng sức mạnh của sự ngu dốt không thể xem thường.
Nguyên nhân của giai đoạn sau, khi ĐCS đã nắm toàn quyền thì khác. Ở giai đoạn này kẻ “ngu lâu” nhất cũng biết giới cầm quyền đâu phải của toàn dân, tất cả là các thế lực trong một đảng cầm quyền. Kẻ “cầm sổ đỏ” sở hữu toàn non sông đất nước muốn chiếm đâu được đấy, muốn chia cho ai thì chia, nhường cho Tàu thì nhường, dân phản ứng thì bị qui tội “chống người thi hành công vụ”, mời vào nhà tù học tập tu dưỡng cho cụt cái thói dám chống nhà nước!
Lúc này chẳng còn anh Cộng sản nào ảo tưởng đâu, họ biết tỏng “sở hữu toàn dân” chính là miếng mồi béo bở kếch xù, 90 phần trăm những kẻ giàu nhất hiện nay là do sử dụng được quyền chiếm đoạt đất đai để mua bán đất mà thành giàu, người giàu rất nhiều mà chẳng sản xuất gì cho xã hội cả, cái tăm xỉa răng, cái ngoáy tai, cái cắt móng tay cũng nhập của Tàu.
Dân cũng tỉnh rồi không còn ngu nữa, nhưng tỉnh ra thì “ván đã đóng thuyền”, quyền lực rơi hết vào tay các “nhóm lợi ích đỏ” “lợi ích đen” rồi. Con em mình muốn có lương bổng cao thì cho vào công an-quân đội, nhưng những lực lượng vũ trang để giữ nước và bảo vệ dân thì nay đã thành công cụ chống dân, công cụ của cái trò xỏ lá “sở hữu toàn dân” mà cướp đi quyền tư hữu thiêng liêng chính đáng của dân. (Nhân thể xin nhắc các anh em trong công an-quân đội hãy nhận ra trò lừa tệ hại này mà cùng chắp tay xin dân xá tội!).
“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”?. Ta bị đánh lừa, nghe bùi tai bởi hai chữ “toàn dân” và “nhà Nước đại diện”, nhưng xin thưa nhà nước chỉ thực sự là đại diện cho quyền lợi toàn dân khi chính quyền là của một nền dân chủ đa nguyên pháp trị lý tưởng (nhà nước lý tưởng ấy bao giờ mới có?), chứ khi chính quyền do một đảng “lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối” (gọi tắt là toàn trị) thì chỉ những kẻ quá ngu mới còn hồ hởi gửi trứng cho ác, trao sở hữu bao đời của tổ tiên mình cho mấy đứa có trời mà tin được?. Ngay những nước văn minh nhất của thế giới ngày nay cũng không nước nào dám xóa hết tư hữu đất đai của dân trao cho nhà nước của họ làm chủ sở hữu, mặc dù nhà nước của họ đã là dân chủ đa nguyên pháp trị nghiêm chỉnh.
Cũng nên hiểu thêm một điều nghịch lý trong điều luật đất đai chẳng giống ai ấy. Tư hữu là một loại sở hữu cần bảo vệ thì ĐCS biến cái riêng ấy thành của chung, trong khi nhà nước là cơ chế vốn phải là của chung trên nền dân chủ đa nguyên thì ĐCS lại biến cái chung ấy thành cái riêng, thành nhà nước chuyên chính vô sản do một ĐCS nắm giữ. Một điều luật liên quan đến hai phạm trù sở hữu và nhà nước mà cái riêng thì biến thành cái chung, cái chung thì biến thành cái riêng thì sự phi lý ở đây là sự phi lý kép, hai lần phi lý. Xét về luận lý (logique) thì trái ngược như vậy, song xét về tham vọng thì đều nhất quán thu vén về lợi quyền cho ĐCS: sở hữu gọi là chung do nhà nước quản lý nhưng đã biến thành sở hữu riêng của ĐCS vì nhà nước là những ai nếu không phải toàn bộ nằm trong tay ĐCS, dù nhóm này hay nhóm khác thì cũng của một ĐCS duy nhất. Bản chất chiếm đoạt (ăn cướp) chính là ở đó.
Giữ quyền sở hữu toàn bộ đất đai kể cà đất ở của dân là một mưu đồ có ý thức, có tính toán sâu xa để phục vụ ý đồ của ĐCS chứ không phải một thiếu sót như vẫn thường xảy ra của ngành lập pháp. Cá nhân tôi có một ví dụ nhỏ nhưng rất cụ thể: Tôi chỉ là một trí thức nhọc lòng viết ra những suy nghĩ sớm của mình trước những mối nguy cho dân tộc, nhưng lực lượng công an đã nói thẳng với tôi và qua bạn bè tôi rằng: HSP phải đổi quan điểm, phải thay đổi tư tưởng mới có nhà ở, vì nhà đất của HSP là do công an quyết định (các bạn tôi, các ông Đoàn Nhật Hồng, Bùi Minh Quốc, Mai Thái Lĩnh đều biết rõ việc này).
Tóm lại, dù ở giai đoạn thành tâm ngây thơ ảo tưởng hay giai đoạn lợi dụng ảo tưởng đã có để trục lợi thì điều luật đưa toàn bộ sở hữu đất đai vào tay nhà nước làm chủ và thống nhất quản lý, về bản chất vẫn là một chủ trương ăn cướp, chẳng những là “cướp ngày”có con dấu, mà cướp có chủ trương, có hiến pháp, có cương lĩnh, có bạo lực toàn quốc, có phối hợp các binh chủng cướp thành những “trận đánh đẹp đáng ghi vào sử sách” như công an Đỗ Hữu Ca đã buột miệng tấm tắc nói giùm lịch sử.
Đến vụ Đồng Tâm-Mỹ Đức tháng Tư năm nay thì mọi thứ đã phơi trần, dân đã biết rõ tất cả và đã biết cách phá thế kìm kẹp. Hai bên đã chơi bài ngửa, có lý luận dài dòng hay lừa nhau nữa cũng vô ích, chỉ tóm lại một điều: có chịu bỏ điều luật “sở hữu toàn dân dối trá để thu lợi quyền thật vào tay đảng” hay không, quả bóng của trận cầu còn nằm trong chân của ĐCSVN, nhưng với chiến thuật cù cưa, làm động tác giả nín thở qua sông rồi bất ngờ lật cánh đánh lừa quen thuộc liệu phía ĐCS có còn làm chủ mãi được trận cầu để bắt đối phương (tức nhân dân) phải đá theo cách của mình nữa hay không?. Dù vừa đá bóng vừa thổi còi nhưng đối phương đã không còn là đối phương cam chịu của ngày hôm qua và cũng đừng cắm mặt coi thường đánh lừa khán giả.
Dân chúng bắt giam những chủ lực quân của đảng, chủ tịch Hà nội phải đến đích thân viết tay và điểm chỉ vào một bản cam kết giấy trắng mực đen…, thật là một sự đổi đời chưa từng có trong đêm dài CS, chưa biết ý nghĩa thật ra sao, phe nhóm trong lãnh đạo ra sao, có người đã quá vui vội gọi đó là cuộc “Cách mạng Tháng... Tư”(?). Ôi cái tháng Tư đỏ, tháng Tư đen lắm chuyện, mở đầu bằng một “ngày nói dối”, một tháng đầy biến cố, và kết thúc bằng cái ngày 30 cuối tháng chắc gì đã hết mùi Cá tháng Tư?
Học các nhà sư vác bát khắp phố phường khất thực không phải để XIN mà để CHO (tức là bố thí) cho các chúng sinh một cơ hội làm phước, cơ hội bày tỏ lòng nhân đức, tôi cũng vác bút khất thực không phải để “XIN” quý vị lãnh đạo mà mang đến sự “bố thí” rộng lượng của tổ tiên cho quý vị một cơ hội tốt để quý vị dâng hiến cho dân chúng một sợi tơ mành sót lại của niềm tin, của tình tự dân tộc trước ngày cơ hội ấy không còn nữa!
Vứt bỏ hay bảo lưu cái điều luật rất phản động và chống nhân dân về công hữu hóa toàn bộ non sông đất nước này vào tay nhà nước Cộng sản? Chắc chắn trong Bộ Chính trị sẽ có những ý kiến kiên quyết bảo lưu thì tôi xin phép được nói riêng đôi lời: Gian hùng mấy thì các ngài cũng chỉ là học trò nhỏ vụng dại của Lê Đức Thọ, một người CS gian hùng bậc thày, lúc sống làm mưa làm gió, điều khiển và chi phối được cả ông Hồ trở xuống, thế mà chết đi bị dân chúng phóng uế thối um một vùng, bởi vì:
Thương dân dân lập đền thờ
Hại dân dân đái /ị/ ngập mồ thối xương!
Hãy mở toang cánh cửa tháp ngà quyền lực để nghe tiếng dân vang vọng kinh thành những ngày này. Chưa muộn (1).
Kính bút.
(1) Chưa muộn? Vâng về đạo đức con người thì bất cứ lúc nào biết nhận ra lỗi lầm để chấm dứt lỗi lầm đều đáng được hoan nghênh, đón nhận. Nhưng giả sử đảng biết phục thiện, chịu vứt bỏ ngay một điều luật từng làm công cụ cướp đoạt, thì những hậu quả ghê gớm do sự cướp đoạt ấy gây ra dễ gì rũ sạch lâng lâng?
26-4-2017
(Nguồn: Hà Sĩ Phu, danlambaovn.blogspot.com)
Với một người sinh ra trên đời, quyền tư hữu đó hoặc do cha ông họ để lại hoặc do lao động lương thiện của họ tạo ra, bằng cách này hay cách khác nhưng dứt khoát họ phải có được cho mình cái quyền sở hữu riêng tư đó thì mới có thể an cư để hòng lạc nghiệp.
Vì quyền tư hữu đất đai với con người là thiêng liệng như vậy nên những chế độ độc tài, bất công, dã man nhất xưa nay, dù kẻ cầm quyền có tham lam muốn chiếm hữu nhiều nhất cho mình cũng không bao giờ dám phủ nhận quyền tư hữu ấy. Bên cạnh những công điền công thổ vẫn đương nhiên phổ cập quyền tư hữu đất đai trong dân chúng. Tất nhiên sự bất công và vô nhân đạo trong các xã hội ấy vẩn còn, các “cố nông” không có một tấc đất cắm dùi là những ví dụ đặt ra cho các xã hội ấy.
Nhưng điều mà không một chế độ bất công tàn bạo nào dám làm thì chế độ Cộng sản nhân danh chính sự công bằng và nhân ái lại dám làm: xóa bỏ tư hữu đất đai, đưa toàn bộ đất đai vào sở hữu “nhà nước”do một đảng nắm giữ!
Nguyên nhân của chủ trương quái gở triệt tiêu một nhân quyền cơ bản ấy là do đâu? Có hai giai đoạn sinh ra hai nguyên nhân khác hẳn nhau:
- Giai đoạn của những người tiền bối thì khẳng định mọi bất công là do tư hữu, nên tưởng rằng nếu chuyển hết sang công hữu do một “đảng tiền phong” quản lý thì mọi việc sẽ công bằng, nhân ái; lại ảo tưởng rằng người Cộng sản là những người “chỉ một lòng vì nước vì dân” nên họ không tham lam vơ vét đâu(!!!). Đấy chính là ảo tưởng Cộng sản, ĐCS ảo tưởng, dân chúng cũng ảo tưởng, ảo tưởng là “nói chữ”, nói nôm là dốt, là ngu, nhưng sức mạnh của sự ngu dốt không thể xem thường.
Nguyên nhân của giai đoạn sau, khi ĐCS đã nắm toàn quyền thì khác. Ở giai đoạn này kẻ “ngu lâu” nhất cũng biết giới cầm quyền đâu phải của toàn dân, tất cả là các thế lực trong một đảng cầm quyền. Kẻ “cầm sổ đỏ” sở hữu toàn non sông đất nước muốn chiếm đâu được đấy, muốn chia cho ai thì chia, nhường cho Tàu thì nhường, dân phản ứng thì bị qui tội “chống người thi hành công vụ”, mời vào nhà tù học tập tu dưỡng cho cụt cái thói dám chống nhà nước!
Lúc này chẳng còn anh Cộng sản nào ảo tưởng đâu, họ biết tỏng “sở hữu toàn dân” chính là miếng mồi béo bở kếch xù, 90 phần trăm những kẻ giàu nhất hiện nay là do sử dụng được quyền chiếm đoạt đất đai để mua bán đất mà thành giàu, người giàu rất nhiều mà chẳng sản xuất gì cho xã hội cả, cái tăm xỉa răng, cái ngoáy tai, cái cắt móng tay cũng nhập của Tàu.
Dân cũng tỉnh rồi không còn ngu nữa, nhưng tỉnh ra thì “ván đã đóng thuyền”, quyền lực rơi hết vào tay các “nhóm lợi ích đỏ” “lợi ích đen” rồi. Con em mình muốn có lương bổng cao thì cho vào công an-quân đội, nhưng những lực lượng vũ trang để giữ nước và bảo vệ dân thì nay đã thành công cụ chống dân, công cụ của cái trò xỏ lá “sở hữu toàn dân” mà cướp đi quyền tư hữu thiêng liêng chính đáng của dân. (Nhân thể xin nhắc các anh em trong công an-quân đội hãy nhận ra trò lừa tệ hại này mà cùng chắp tay xin dân xá tội!).
“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”?. Ta bị đánh lừa, nghe bùi tai bởi hai chữ “toàn dân” và “nhà Nước đại diện”, nhưng xin thưa nhà nước chỉ thực sự là đại diện cho quyền lợi toàn dân khi chính quyền là của một nền dân chủ đa nguyên pháp trị lý tưởng (nhà nước lý tưởng ấy bao giờ mới có?), chứ khi chính quyền do một đảng “lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối” (gọi tắt là toàn trị) thì chỉ những kẻ quá ngu mới còn hồ hởi gửi trứng cho ác, trao sở hữu bao đời của tổ tiên mình cho mấy đứa có trời mà tin được?. Ngay những nước văn minh nhất của thế giới ngày nay cũng không nước nào dám xóa hết tư hữu đất đai của dân trao cho nhà nước của họ làm chủ sở hữu, mặc dù nhà nước của họ đã là dân chủ đa nguyên pháp trị nghiêm chỉnh.
Cũng nên hiểu thêm một điều nghịch lý trong điều luật đất đai chẳng giống ai ấy. Tư hữu là một loại sở hữu cần bảo vệ thì ĐCS biến cái riêng ấy thành của chung, trong khi nhà nước là cơ chế vốn phải là của chung trên nền dân chủ đa nguyên thì ĐCS lại biến cái chung ấy thành cái riêng, thành nhà nước chuyên chính vô sản do một ĐCS nắm giữ. Một điều luật liên quan đến hai phạm trù sở hữu và nhà nước mà cái riêng thì biến thành cái chung, cái chung thì biến thành cái riêng thì sự phi lý ở đây là sự phi lý kép, hai lần phi lý. Xét về luận lý (logique) thì trái ngược như vậy, song xét về tham vọng thì đều nhất quán thu vén về lợi quyền cho ĐCS: sở hữu gọi là chung do nhà nước quản lý nhưng đã biến thành sở hữu riêng của ĐCS vì nhà nước là những ai nếu không phải toàn bộ nằm trong tay ĐCS, dù nhóm này hay nhóm khác thì cũng của một ĐCS duy nhất. Bản chất chiếm đoạt (ăn cướp) chính là ở đó.
Giữ quyền sở hữu toàn bộ đất đai kể cà đất ở của dân là một mưu đồ có ý thức, có tính toán sâu xa để phục vụ ý đồ của ĐCS chứ không phải một thiếu sót như vẫn thường xảy ra của ngành lập pháp. Cá nhân tôi có một ví dụ nhỏ nhưng rất cụ thể: Tôi chỉ là một trí thức nhọc lòng viết ra những suy nghĩ sớm của mình trước những mối nguy cho dân tộc, nhưng lực lượng công an đã nói thẳng với tôi và qua bạn bè tôi rằng: HSP phải đổi quan điểm, phải thay đổi tư tưởng mới có nhà ở, vì nhà đất của HSP là do công an quyết định (các bạn tôi, các ông Đoàn Nhật Hồng, Bùi Minh Quốc, Mai Thái Lĩnh đều biết rõ việc này).
Tóm lại, dù ở giai đoạn thành tâm ngây thơ ảo tưởng hay giai đoạn lợi dụng ảo tưởng đã có để trục lợi thì điều luật đưa toàn bộ sở hữu đất đai vào tay nhà nước làm chủ và thống nhất quản lý, về bản chất vẫn là một chủ trương ăn cướp, chẳng những là “cướp ngày”có con dấu, mà cướp có chủ trương, có hiến pháp, có cương lĩnh, có bạo lực toàn quốc, có phối hợp các binh chủng cướp thành những “trận đánh đẹp đáng ghi vào sử sách” như công an Đỗ Hữu Ca đã buột miệng tấm tắc nói giùm lịch sử.
Đến vụ Đồng Tâm-Mỹ Đức tháng Tư năm nay thì mọi thứ đã phơi trần, dân đã biết rõ tất cả và đã biết cách phá thế kìm kẹp. Hai bên đã chơi bài ngửa, có lý luận dài dòng hay lừa nhau nữa cũng vô ích, chỉ tóm lại một điều: có chịu bỏ điều luật “sở hữu toàn dân dối trá để thu lợi quyền thật vào tay đảng” hay không, quả bóng của trận cầu còn nằm trong chân của ĐCSVN, nhưng với chiến thuật cù cưa, làm động tác giả nín thở qua sông rồi bất ngờ lật cánh đánh lừa quen thuộc liệu phía ĐCS có còn làm chủ mãi được trận cầu để bắt đối phương (tức nhân dân) phải đá theo cách của mình nữa hay không?. Dù vừa đá bóng vừa thổi còi nhưng đối phương đã không còn là đối phương cam chịu của ngày hôm qua và cũng đừng cắm mặt coi thường đánh lừa khán giả.
Dân chúng bắt giam những chủ lực quân của đảng, chủ tịch Hà nội phải đến đích thân viết tay và điểm chỉ vào một bản cam kết giấy trắng mực đen…, thật là một sự đổi đời chưa từng có trong đêm dài CS, chưa biết ý nghĩa thật ra sao, phe nhóm trong lãnh đạo ra sao, có người đã quá vui vội gọi đó là cuộc “Cách mạng Tháng... Tư”(?). Ôi cái tháng Tư đỏ, tháng Tư đen lắm chuyện, mở đầu bằng một “ngày nói dối”, một tháng đầy biến cố, và kết thúc bằng cái ngày 30 cuối tháng chắc gì đã hết mùi Cá tháng Tư?
Học các nhà sư vác bát khắp phố phường khất thực không phải để XIN mà để CHO (tức là bố thí) cho các chúng sinh một cơ hội làm phước, cơ hội bày tỏ lòng nhân đức, tôi cũng vác bút khất thực không phải để “XIN” quý vị lãnh đạo mà mang đến sự “bố thí” rộng lượng của tổ tiên cho quý vị một cơ hội tốt để quý vị dâng hiến cho dân chúng một sợi tơ mành sót lại của niềm tin, của tình tự dân tộc trước ngày cơ hội ấy không còn nữa!
Vứt bỏ hay bảo lưu cái điều luật rất phản động và chống nhân dân về công hữu hóa toàn bộ non sông đất nước này vào tay nhà nước Cộng sản? Chắc chắn trong Bộ Chính trị sẽ có những ý kiến kiên quyết bảo lưu thì tôi xin phép được nói riêng đôi lời: Gian hùng mấy thì các ngài cũng chỉ là học trò nhỏ vụng dại của Lê Đức Thọ, một người CS gian hùng bậc thày, lúc sống làm mưa làm gió, điều khiển và chi phối được cả ông Hồ trở xuống, thế mà chết đi bị dân chúng phóng uế thối um một vùng, bởi vì:
Thương dân dân lập đền thờ
Hại dân dân đái /ị/ ngập mồ thối xương!
Hãy mở toang cánh cửa tháp ngà quyền lực để nghe tiếng dân vang vọng kinh thành những ngày này. Chưa muộn (1).
Kính bút.
(1) Chưa muộn? Vâng về đạo đức con người thì bất cứ lúc nào biết nhận ra lỗi lầm để chấm dứt lỗi lầm đều đáng được hoan nghênh, đón nhận. Nhưng giả sử đảng biết phục thiện, chịu vứt bỏ ngay một điều luật từng làm công cụ cướp đoạt, thì những hậu quả ghê gớm do sự cướp đoạt ấy gây ra dễ gì rũ sạch lâng lâng?
26-4-2017
(Nguồn: Hà Sĩ Phu, danlambaovn.blogspot.com)
Văn Hóa
Cháu đã có một sinh nhật để đời
LM Trần Minh Quân, S.J.
09:08 28/04/2017
CHÁU ĐÃ CÓ MỘT SINH NHẬT ĐỂ ĐỜI
“Mẹ ơi, cha Quân sẽ tổ chức sinh nhật cho con!” Con bé nhún nhảy và la thật to như thể mới nhặt được một cục vàng quý giá. Mẹ nó lắc đầu nguầy nguậy: “Ôi ôi, không được đâu. Cha đừng chiều nó.” Rồi bà đuổi con bé đi ra ngoài.
Tôi ở nhà của đôi vợ chồng trẻ ba con người Phi Luật Tân này đã gần một tuần. Chồng bà làm thợ sửa xe ngay ngã tư bên đường, còn bản thân người vợ thì chạy sô đi giặt quần áo thuê cho những ai cần. Mỗi chiều bà trở về trong khuôn mặt nhợt nhạt vì mệt và đói. Bà dang rộng cánh tay vốn bị toét nhoẹt bởi xà phòng pha thuốc tẩy mạnh ôm chặt con bé út vào lòng.
Cực là thế nhưng họ chỉ kiếm được trên dưới hai đôla một ngày và bởi đó, mỗi bữa họ chỉ có một dĩa cơm trắng cỡ trung cho cả nhà và một đĩa cá kho mặn tanh khủng khiếp. Hôm nào sang lắm thì cả nhà chia nhau vài quả trứng luộc dầm nước mắm hay một chút rau cải xào xuông với tỏi. Năm con người cộng với một vị khách từ phương xa chia nhau những thìa cơm đạm bạc ít đến mức ăn xong chẳng biết đã có gì vào bụng chưa. Cái cồn cào cứ theo đuổi suốt ngày và ngay cả khi bữa cơm vừa dứt.
Thiếu ăn triên miên nên người của ba đứa nhóc đang tuổi ăn tuổi mặc cứ cọc lại như những con búp bê nho nhỏ. Con bé út đã lên 5 nhưng nhìn giống như một đứa bé 2 tuổi. Thằng giữa 11 nhưng mặt non như đứa lên 6. Thằng cu lớn nhất đã 14 nhưng mang trên mình thân xác của đứa trẻ lên 10. Khuôn mặt của nó hằn lên một sự chịu đựng cái đằng đẵng của kiếp nghèo. Đã bao lâu rồi đôi mắt nó chưa biết cười là gì.
Cách đây hai hôm, con bé út nhe hàm răng sún và chiếc má lúm đồng tiền thật đáng yêu; nó chăm chú nhìn tôi hồi lâu rồi trịnh trọng tuyên bố: “Tuần tới con sẽ được 6 tuổi. Cha phải làm lễ cầu nguyện cho con ăn no chóng lớn đấy nhé!” Tôi gật đầu nhè nhẹ nhưng tránh nhìn vào đôi mắt trong veo của nó. Bởi lòng tôi trùng lại với ý tưởng: “Con no và lớn sao được với lưng chén cơm thiếu dinh dưỡng mỗi ngày hả bé?” Rồi con bé thao thao bất tuyệt nói về khao khát muốn lớn mau để đi giúp mẹ giặt quần áo kiếm tiền. Mắt mình chợt cay xè như có ai xông hương tận mặt. Tuổi thơ của con đâu rồi công chúa ơi?
Hít một hơi thật sâu để xua đi nỗi buồn mang mác. Tôi xoa đầu nó và nói: “Thôi, con để cái vụ giặt quần áo phụ mẹ sang một bên. Bây giờ công chúa của cha muốn gì trong ngày sinh nhật của mình nè? Bé có muốn làm tiệc sinh nhật không?” Con bé ngước mắt nhìn tôi nghi ngờ hỏi: “Bộ cha là triệu phú hả? Chỉ có triệu phú mới có sinh nhật thôi.” Tôi dí tay mình vào trán nó trả lời: “Hì…. Hì…. Thì hôm nay con và cha làm triệu phú trong mơ được không?” “Okay, vậy thì con muốn làm một bữa tiệc thật to cho cả nhà. Mọi người sẽ ăn no đến không thở nổi. Con sẽ làm món Pancit bihon (một món miến xào lòng thập cẩm), nấu một nồi cơm thật đầy, một thố súp khoai tây rõ lớn, chiên một đĩa gà rán Kentucky khổng lồ, mua một thùng kem sô-cô-la bự, làm một khay chuối chiên to, và nhất là một cái bánh sinh nhật nữa.” Thằng giữa ngồi đó phì cười: “Mơ hay nhỉ?” Còn thằng lớn quay đi chùi vội nước mắt.
Tôi làm ra vẻ giận dỗi trợn mắt lên bảo nó: “Sao con biết những món đó? À, con dấu cha, dấu bố mẹ và hai anh đi ăn một mình nhá. Không chia cho ai miếng nào buồn quá đi.” Con bé cười như nắc nẻ đáp: “Con ăn tất cả những món đó qua tivi của bà M. đầu xóm đó. Cha và cả nhà có ăn không, tối nay mình đi?” Một phút thinh lặng bao phủ không gian. Thằng lớn lắc đầu như muốn xua đi cái buồn của gia mình. Thằng giữa vân vê hai bàn tay vào nhau. Ánh mắt của nó lộ lên vẻ bối rối thấy rõ. Còn cô công chúa nhảy tót vào lòng tôi ngồi khóc ngon lành.
“Không, mình sẽ không mơ nữa. Cha sẽ khiến cho giấc mơ của con thành sự thật. Tuần sau, chúng ta sẽ làm sinh nhật cho con, sẽ nấu và mua những món con vừa kể.” Nó ngưng bặt tiếng nấc nhìn tôi dò hỏi. Và khi cảm nhận được sự cương quyết trên khuôn mặt của tôi, nó nhảy lên reo hò. Mẹ nó hốt hoảng xua nó đi ra ngoài.
Tôi gọi bà ra, đưa bà 5000 peso (khoảng 120 đôla) rồi dặn: “Tuần sau, chúng ta hãy tổ chức sinh nhật cho cháu, làm những gì cháu ước mong nhá.” “Đừng chiều nó. Cha nên giữ số tiền này lại. Cha sẽ cần nó trong những ngày cha ở đất nước của con. 5000 peso không phải là chuyện đùa đâu cha ạ. Hai vợ chồng con chỉ kiếm được trên dưới 70 peso mỗi ngày thôi. Chúng ta không nên hoang phí cho những bữa tiệc của người giàu như thế.” Giọng nói chị tuy dứt khoát, nhưng đôi bàn tay của chị run rẩy và ánh mắt chị ngân ngấn nước mắt.
Nói cho công bình, tôi cũng nghĩ rằng việc tổ chức một bữa tiệc có giá trị bằng 70 ngày lương là một sự phí phạm không thể tha thứ. Đưa hai vợ chồng một số tiền ấy để làm vốn thì hữu ích hơn. Và đó cũng là dự định của tôi ngay từ đầu. Nhưng bớt đi 120 đôla từ số tiền dự định cho họ cũng là điều nên làm. Bởi suy cho cùng, chẳng biết đến bao giờ những con người này mới có một bữa tiệc đúng nghĩa. Và khi cái nghèo theo họ về bên kia thế giới, thì hình như kỷ niệm về một bữa sinh nhật nhớ đời sẽ là một kỷ niệm vui giữa những hỗn mang của muôn vàn nỗi buồn.
Tôi chia xẻ suy nghĩ của mình cho đôi vợ chồng trẻ, rồi nói: “Cha muốn con bé có một sinh nhật để đời anh chị hiểu không? Biết đâu đó là bữa tiệc duy nhất mà nó có?” Hai vợ chồng hết nhìn nhau rồi lại nhìn tôi. Sau cùng họ gật đầu và ôm nhau khóc…
Mùi thum thủm mãn tính của khu ổ chuột bị đẩy lùi và được thay thế bằng mùi thơm của miến xào và thịt gà rán. Bọn trẻ con hàng xóm túm năm túm ba ngoài khung cửa nhìn vào thèm khát. Chúng luôn miệng bảo nhau là con bé H. quá may mắn và sẽ thành người giàu trong tương lai. Bà mẹ trẻ nghe những lời bàn của lũ nhóc mà miệng cứ méo xệch.
Khi mọi sự đã chín, bà lấy những đĩa giấy xúc miến, gà, cơm, súp, bánh sinh nhật, và cả kem nữa. Rồi… bà bắt đầu phân phát cho trẻ con xung quanh. Nồi cơm vơi đi thật nhanh và những món khác cũng thế. Đến giờ ăn, năm con người và một vị khách bất đắc dĩ cũng chỉ chia nhau những gì còn lại. Có khác chăng là hôm nay mọi thứ xem ra được nhân đôi và mọi người no hơn một tý.
Con bé út và thằng giữa vui ra mặt và huyên thuyên nhiều điều. Con thằng lớn chẳng nói chi nhưng miệng cứ tủm tỉm cười, một nụ cười hiếm hoi trên khuôn mặt già trước tuổi. Nhìn nó ngậm thật lâu miếng xương gà làm tôi thoáng bực mình. Tôi biết nó còn đói và bởi thế quay ra bảo chị: “Tôi chẳng cấm chị chia xẻ cho mấy bé hàng xóm. Nhưng chị cũng nên nghĩ đến con của mình một chút chứ. Suy cho cùng, tôi muốn công chúa của chúng ta có một sinh nhật để đời và các con chị có một bữa ăn tạm gọi là no. Chị cho đi tùm lum thì cũng như không có rồi còn gì.” Chị run run trả lời: “Con xin lỗi, cho con xin lỗi… Con đã làm hỏng kế hoạch của cha…” Rồi chị nấc lên: “Nhưng cha ơi, cháu đã có một sinh nhật tuyệt vời. Vì từ bây giờ đến mãi về sau, nó sẽ không quên được một điều là đã có một lần trong đời, nó đã mở một bữa tiệc và đãi được cả xóm vốn đói khổ triền miên này.”
Mắt tôi chợt nhòe đi và tai tôi ù lại. Cả nhà đứng dậy ôm chầm lấy nhau. Tất cả chúng tôi cùng khóc. Khóc cho cái nghèo của họ, cho cái tâm chưa rộng đủ của tôi, cho cái tình mênh mang của chị, cho nụ cười vui của cô út, và cái mỉm chi của hai đứa lớn. “Cho cha xin lỗi. Tim cha quá nhỏ và bởi đó cha trở nên thật vô tình và vô cảm. Cha đã nói những điều không nên nói. Cầu nguyện cho cha luôn, để cha có thể có một trái tim bao la như trái tim của anh chị vậy.”
Con bé út phá tan bầu khí nặng nề bằng tiếng hét: “Ôi kem chảy hết rồi, ta uống kem đi thôi!” Chúng tôi chuyền tay nhau uống kem sô-cô-la một cách ngon lành. Những tiếng cười rộ lên xóa tan màn đêm lặng lẽ. Bài hát chúc mừng sinh nhật được cất lên khi con bé thổi 6 ngọn nến cỏn con cắm trên miếng bánh bé tẻo còn sót lại. Không gian trở nên thật linh thánh và ấm cúng. Bức hình “Chúa Giêsu Cười” mà đôi vợ chồng treo ở cửa chợt đẹp một cách lạ thường…
LM Trần Minh Quân, S.J.
Tôi ở nhà của đôi vợ chồng trẻ ba con người Phi Luật Tân này đã gần một tuần. Chồng bà làm thợ sửa xe ngay ngã tư bên đường, còn bản thân người vợ thì chạy sô đi giặt quần áo thuê cho những ai cần. Mỗi chiều bà trở về trong khuôn mặt nhợt nhạt vì mệt và đói. Bà dang rộng cánh tay vốn bị toét nhoẹt bởi xà phòng pha thuốc tẩy mạnh ôm chặt con bé út vào lòng.
Cực là thế nhưng họ chỉ kiếm được trên dưới hai đôla một ngày và bởi đó, mỗi bữa họ chỉ có một dĩa cơm trắng cỡ trung cho cả nhà và một đĩa cá kho mặn tanh khủng khiếp. Hôm nào sang lắm thì cả nhà chia nhau vài quả trứng luộc dầm nước mắm hay một chút rau cải xào xuông với tỏi. Năm con người cộng với một vị khách từ phương xa chia nhau những thìa cơm đạm bạc ít đến mức ăn xong chẳng biết đã có gì vào bụng chưa. Cái cồn cào cứ theo đuổi suốt ngày và ngay cả khi bữa cơm vừa dứt.
Thiếu ăn triên miên nên người của ba đứa nhóc đang tuổi ăn tuổi mặc cứ cọc lại như những con búp bê nho nhỏ. Con bé út đã lên 5 nhưng nhìn giống như một đứa bé 2 tuổi. Thằng giữa 11 nhưng mặt non như đứa lên 6. Thằng cu lớn nhất đã 14 nhưng mang trên mình thân xác của đứa trẻ lên 10. Khuôn mặt của nó hằn lên một sự chịu đựng cái đằng đẵng của kiếp nghèo. Đã bao lâu rồi đôi mắt nó chưa biết cười là gì.
Cách đây hai hôm, con bé út nhe hàm răng sún và chiếc má lúm đồng tiền thật đáng yêu; nó chăm chú nhìn tôi hồi lâu rồi trịnh trọng tuyên bố: “Tuần tới con sẽ được 6 tuổi. Cha phải làm lễ cầu nguyện cho con ăn no chóng lớn đấy nhé!” Tôi gật đầu nhè nhẹ nhưng tránh nhìn vào đôi mắt trong veo của nó. Bởi lòng tôi trùng lại với ý tưởng: “Con no và lớn sao được với lưng chén cơm thiếu dinh dưỡng mỗi ngày hả bé?” Rồi con bé thao thao bất tuyệt nói về khao khát muốn lớn mau để đi giúp mẹ giặt quần áo kiếm tiền. Mắt mình chợt cay xè như có ai xông hương tận mặt. Tuổi thơ của con đâu rồi công chúa ơi?
Hít một hơi thật sâu để xua đi nỗi buồn mang mác. Tôi xoa đầu nó và nói: “Thôi, con để cái vụ giặt quần áo phụ mẹ sang một bên. Bây giờ công chúa của cha muốn gì trong ngày sinh nhật của mình nè? Bé có muốn làm tiệc sinh nhật không?” Con bé ngước mắt nhìn tôi nghi ngờ hỏi: “Bộ cha là triệu phú hả? Chỉ có triệu phú mới có sinh nhật thôi.” Tôi dí tay mình vào trán nó trả lời: “Hì…. Hì…. Thì hôm nay con và cha làm triệu phú trong mơ được không?” “Okay, vậy thì con muốn làm một bữa tiệc thật to cho cả nhà. Mọi người sẽ ăn no đến không thở nổi. Con sẽ làm món Pancit bihon (một món miến xào lòng thập cẩm), nấu một nồi cơm thật đầy, một thố súp khoai tây rõ lớn, chiên một đĩa gà rán Kentucky khổng lồ, mua một thùng kem sô-cô-la bự, làm một khay chuối chiên to, và nhất là một cái bánh sinh nhật nữa.” Thằng giữa ngồi đó phì cười: “Mơ hay nhỉ?” Còn thằng lớn quay đi chùi vội nước mắt.
Tôi làm ra vẻ giận dỗi trợn mắt lên bảo nó: “Sao con biết những món đó? À, con dấu cha, dấu bố mẹ và hai anh đi ăn một mình nhá. Không chia cho ai miếng nào buồn quá đi.” Con bé cười như nắc nẻ đáp: “Con ăn tất cả những món đó qua tivi của bà M. đầu xóm đó. Cha và cả nhà có ăn không, tối nay mình đi?” Một phút thinh lặng bao phủ không gian. Thằng lớn lắc đầu như muốn xua đi cái buồn của gia mình. Thằng giữa vân vê hai bàn tay vào nhau. Ánh mắt của nó lộ lên vẻ bối rối thấy rõ. Còn cô công chúa nhảy tót vào lòng tôi ngồi khóc ngon lành.
“Không, mình sẽ không mơ nữa. Cha sẽ khiến cho giấc mơ của con thành sự thật. Tuần sau, chúng ta sẽ làm sinh nhật cho con, sẽ nấu và mua những món con vừa kể.” Nó ngưng bặt tiếng nấc nhìn tôi dò hỏi. Và khi cảm nhận được sự cương quyết trên khuôn mặt của tôi, nó nhảy lên reo hò. Mẹ nó hốt hoảng xua nó đi ra ngoài.
Tôi gọi bà ra, đưa bà 5000 peso (khoảng 120 đôla) rồi dặn: “Tuần sau, chúng ta hãy tổ chức sinh nhật cho cháu, làm những gì cháu ước mong nhá.” “Đừng chiều nó. Cha nên giữ số tiền này lại. Cha sẽ cần nó trong những ngày cha ở đất nước của con. 5000 peso không phải là chuyện đùa đâu cha ạ. Hai vợ chồng con chỉ kiếm được trên dưới 70 peso mỗi ngày thôi. Chúng ta không nên hoang phí cho những bữa tiệc của người giàu như thế.” Giọng nói chị tuy dứt khoát, nhưng đôi bàn tay của chị run rẩy và ánh mắt chị ngân ngấn nước mắt.
Nói cho công bình, tôi cũng nghĩ rằng việc tổ chức một bữa tiệc có giá trị bằng 70 ngày lương là một sự phí phạm không thể tha thứ. Đưa hai vợ chồng một số tiền ấy để làm vốn thì hữu ích hơn. Và đó cũng là dự định của tôi ngay từ đầu. Nhưng bớt đi 120 đôla từ số tiền dự định cho họ cũng là điều nên làm. Bởi suy cho cùng, chẳng biết đến bao giờ những con người này mới có một bữa tiệc đúng nghĩa. Và khi cái nghèo theo họ về bên kia thế giới, thì hình như kỷ niệm về một bữa sinh nhật nhớ đời sẽ là một kỷ niệm vui giữa những hỗn mang của muôn vàn nỗi buồn.
Tôi chia xẻ suy nghĩ của mình cho đôi vợ chồng trẻ, rồi nói: “Cha muốn con bé có một sinh nhật để đời anh chị hiểu không? Biết đâu đó là bữa tiệc duy nhất mà nó có?” Hai vợ chồng hết nhìn nhau rồi lại nhìn tôi. Sau cùng họ gật đầu và ôm nhau khóc…
Mùi thum thủm mãn tính của khu ổ chuột bị đẩy lùi và được thay thế bằng mùi thơm của miến xào và thịt gà rán. Bọn trẻ con hàng xóm túm năm túm ba ngoài khung cửa nhìn vào thèm khát. Chúng luôn miệng bảo nhau là con bé H. quá may mắn và sẽ thành người giàu trong tương lai. Bà mẹ trẻ nghe những lời bàn của lũ nhóc mà miệng cứ méo xệch.
Khi mọi sự đã chín, bà lấy những đĩa giấy xúc miến, gà, cơm, súp, bánh sinh nhật, và cả kem nữa. Rồi… bà bắt đầu phân phát cho trẻ con xung quanh. Nồi cơm vơi đi thật nhanh và những món khác cũng thế. Đến giờ ăn, năm con người và một vị khách bất đắc dĩ cũng chỉ chia nhau những gì còn lại. Có khác chăng là hôm nay mọi thứ xem ra được nhân đôi và mọi người no hơn một tý.
Con bé út và thằng giữa vui ra mặt và huyên thuyên nhiều điều. Con thằng lớn chẳng nói chi nhưng miệng cứ tủm tỉm cười, một nụ cười hiếm hoi trên khuôn mặt già trước tuổi. Nhìn nó ngậm thật lâu miếng xương gà làm tôi thoáng bực mình. Tôi biết nó còn đói và bởi thế quay ra bảo chị: “Tôi chẳng cấm chị chia xẻ cho mấy bé hàng xóm. Nhưng chị cũng nên nghĩ đến con của mình một chút chứ. Suy cho cùng, tôi muốn công chúa của chúng ta có một sinh nhật để đời và các con chị có một bữa ăn tạm gọi là no. Chị cho đi tùm lum thì cũng như không có rồi còn gì.” Chị run run trả lời: “Con xin lỗi, cho con xin lỗi… Con đã làm hỏng kế hoạch của cha…” Rồi chị nấc lên: “Nhưng cha ơi, cháu đã có một sinh nhật tuyệt vời. Vì từ bây giờ đến mãi về sau, nó sẽ không quên được một điều là đã có một lần trong đời, nó đã mở một bữa tiệc và đãi được cả xóm vốn đói khổ triền miên này.”
Mắt tôi chợt nhòe đi và tai tôi ù lại. Cả nhà đứng dậy ôm chầm lấy nhau. Tất cả chúng tôi cùng khóc. Khóc cho cái nghèo của họ, cho cái tâm chưa rộng đủ của tôi, cho cái tình mênh mang của chị, cho nụ cười vui của cô út, và cái mỉm chi của hai đứa lớn. “Cho cha xin lỗi. Tim cha quá nhỏ và bởi đó cha trở nên thật vô tình và vô cảm. Cha đã nói những điều không nên nói. Cầu nguyện cho cha luôn, để cha có thể có một trái tim bao la như trái tim của anh chị vậy.”
Con bé út phá tan bầu khí nặng nề bằng tiếng hét: “Ôi kem chảy hết rồi, ta uống kem đi thôi!” Chúng tôi chuyền tay nhau uống kem sô-cô-la một cách ngon lành. Những tiếng cười rộ lên xóa tan màn đêm lặng lẽ. Bài hát chúc mừng sinh nhật được cất lên khi con bé thổi 6 ngọn nến cỏn con cắm trên miếng bánh bé tẻo còn sót lại. Không gian trở nên thật linh thánh và ấm cúng. Bức hình “Chúa Giêsu Cười” mà đôi vợ chồng treo ở cửa chợt đẹp một cách lạ thường…
LM Trần Minh Quân, S.J.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tháng Tư Lần Hạt Mân Côi
Nguyễn Đức Cung
20:31 28/04/2017
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Tháng tư lần hạt Mân Côi
Cầu cho quê cũ qua thời khổ đau.
(nđc)