Phụng Vụ - Mục Vụ
Người Công Giáo Việt Nam cầu nguyện cho đại dịch coronavirus được chấm dứt.
Thanh Quảng sdb
07:27 28/04/2020
Người Công Giáo Việt Nam cầu nguyện cho đại dịch coronavirus được chấm dứt.
Khoảng 105.000 người Công Giáo ở Việt Nam đã tham gia cầu nguyện xin cho cơn đại dịch coronavirus được chấm dứt.
(Tin Vatican - Benedict Mayaki, SJ)
Chúa Nhật vừa qua (26/4/2020) hàng ngàn người Công Giáo Việt Nam đã tham gia Thánh lễ phát sóng trực tuyến để cầu xin Đức Mẹ giúp chấm dứt cơn đại dịch Covid-19 cho quê hương và khắp nơi trên thế giới.
Đức Tổng Giám Mục Huế, Giuse Nguyễn Chí Linh đã chủ sự Thánh lễ cùng với 10 linh mục đồng tế tại Thánh Địa Đức Mẹ La Vang, một trung tâm Hành hương của Việt Nam, tại tỉnh Quảng Trị.
Đức TGM nói: Với giới hạn và thiếu thốn khả năng đối phó với cơn đại dịch đang hoành hành thế giới ngày nay, mà hôm nay chúng ta qui tụ về đây để kêu xin Mẹ Maria La Vang giải cứu chúng ta thoát khỏi cơn đại dịch Covid-19 này.
Vì Covid-19, mà nhiều nhà thờ ở Việt Nam bị đóng cửa. Các tín hữu phải hiệp dâng Thánh lễ qua YouTube và các trang mạng của Tổng giáo phận Huế.
Các ảnh hưởng của vi-rút corona
Trong Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục nhấn rằng đại dịch coronavirus đã đưa cả thế giới vào tình trạng hàng ngàn người chết mỗi ngày, các nhân viên y tế đang tìm tòi ra thuốc chữa trị cho những người bị nhiễm và các chính phủ đang đưa ra các luật lệ để ngăn chặn sự lây lan của virus.
Các quốc gia đang tố tụng đổ lỗi cho nhau xem nước nào đã gây ra cuộc khủng hoảng nghiêm trọng này! Một số người thậm chí còn lạm dụng nó để làm giầu, qua việc đầu tư trích lũy để bán ra với giá cắt cổ và bóc lột!
Khẩn cầu Đức Mẹ
Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh dâng lên Mẹ một bó hoa và xông hương trước Linh đài Mẹ La Vang. Sau đó, Ngài mời gọi các tín hữu tham gia giờ cầu nguyện với Mẹ...
Đức Tổng Giám Mục đã cầu nguyện: Bắt chước tổ tiên chúng con trong quá khứ, chúng con phó thác cuộc sống chúng con và mọi sự cho Mẹ, Nữ vương Hòa bình. Xin Mẹ gìn giữ Quê hương đất nước chúng con, Giáo hội và thế giới được bình an.
Sau đó, ngài cầu nguyện cho các gia đình đang có những rạn nức về hôn nhân và tài chánh, cho những người trẻ biết dấn thân vì lợi ích chung và cho những người Công Giáo biết thương cứu giúp những người nghèo khổ...
Vi rút Corona
Mặc dù nước Việt Nam không bị ảnh hưởng nặng nề như nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng nguy cơ dịch bệnh bùng phát vẫn còn đó... Chính phủ Việt Nam đã và đang áp dụng các biện pháp phòng ngừa chống lại sự lây lan của Covid-19. Hiện tại, Việt Nam ghi nhận có 270 trường hợp bị nhiễm coronavirus, không có trường hợp tử vong nào và 225 ca nhiễm được chữa khỏi…
Khoảng 105.000 người Công Giáo ở Việt Nam đã tham gia cầu nguyện xin cho cơn đại dịch coronavirus được chấm dứt.
(Tin Vatican - Benedict Mayaki, SJ)
Chúa Nhật vừa qua (26/4/2020) hàng ngàn người Công Giáo Việt Nam đã tham gia Thánh lễ phát sóng trực tuyến để cầu xin Đức Mẹ giúp chấm dứt cơn đại dịch Covid-19 cho quê hương và khắp nơi trên thế giới.
Đức Tổng Giám Mục Huế, Giuse Nguyễn Chí Linh đã chủ sự Thánh lễ cùng với 10 linh mục đồng tế tại Thánh Địa Đức Mẹ La Vang, một trung tâm Hành hương của Việt Nam, tại tỉnh Quảng Trị.
Đức TGM nói: Với giới hạn và thiếu thốn khả năng đối phó với cơn đại dịch đang hoành hành thế giới ngày nay, mà hôm nay chúng ta qui tụ về đây để kêu xin Mẹ Maria La Vang giải cứu chúng ta thoát khỏi cơn đại dịch Covid-19 này.
Vì Covid-19, mà nhiều nhà thờ ở Việt Nam bị đóng cửa. Các tín hữu phải hiệp dâng Thánh lễ qua YouTube và các trang mạng của Tổng giáo phận Huế.
Các ảnh hưởng của vi-rút corona
Trong Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục nhấn rằng đại dịch coronavirus đã đưa cả thế giới vào tình trạng hàng ngàn người chết mỗi ngày, các nhân viên y tế đang tìm tòi ra thuốc chữa trị cho những người bị nhiễm và các chính phủ đang đưa ra các luật lệ để ngăn chặn sự lây lan của virus.
Các quốc gia đang tố tụng đổ lỗi cho nhau xem nước nào đã gây ra cuộc khủng hoảng nghiêm trọng này! Một số người thậm chí còn lạm dụng nó để làm giầu, qua việc đầu tư trích lũy để bán ra với giá cắt cổ và bóc lột!
Khẩn cầu Đức Mẹ
Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh dâng lên Mẹ một bó hoa và xông hương trước Linh đài Mẹ La Vang. Sau đó, Ngài mời gọi các tín hữu tham gia giờ cầu nguyện với Mẹ...
Đức Tổng Giám Mục đã cầu nguyện: Bắt chước tổ tiên chúng con trong quá khứ, chúng con phó thác cuộc sống chúng con và mọi sự cho Mẹ, Nữ vương Hòa bình. Xin Mẹ gìn giữ Quê hương đất nước chúng con, Giáo hội và thế giới được bình an.
Sau đó, ngài cầu nguyện cho các gia đình đang có những rạn nức về hôn nhân và tài chánh, cho những người trẻ biết dấn thân vì lợi ích chung và cho những người Công Giáo biết thương cứu giúp những người nghèo khổ...
Vi rút Corona
Mặc dù nước Việt Nam không bị ảnh hưởng nặng nề như nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng nguy cơ dịch bệnh bùng phát vẫn còn đó... Chính phủ Việt Nam đã và đang áp dụng các biện pháp phòng ngừa chống lại sự lây lan của Covid-19. Hiện tại, Việt Nam ghi nhận có 270 trường hợp bị nhiễm coronavirus, không có trường hợp tử vong nào và 225 ca nhiễm được chữa khỏi…
Lễ Thánh Giuse Thợ: Đỡ Nâng Thuyền Con Tới Bến
Lm. Giuse Phan Quang Trí, O.Carm.
08:09 28/04/2020
Lễ Thánh Giuse Thợ: “Đỡ Nâng Thuyền Con Tới Bến”
Ngay từ những ngày đầu của cơn Đại dịch Covid-19, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẩn khoản cậy nhờ sự trợ giúp thiêng liêng từ Đức Trinh Nữ Maria - Mẹ Giáo Hội, cũng như chạy đến tìm ơn nâng đỡ từ Thánh Cả Giuse – Quan Thầy Hội Thánh. Gương sáng về lòng sùng mộ Đức Mẹ và Thánh Giuse của Đức Thánh Cha đã trở nên niềm hứng khởi cho nhiều Kitô Hữu khắp nơi noi theo. Đến phiên họ, họ cũng tìm được niềm an ủi nơi các Thánh hòng có sức tin cậy vào ơn Chúa mà đối diện với ba đào nguy biến do dịch bệnh gây ra.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Đức Thánh Cha, hàng trăm triệu tín hữu đã hiệp ý cùng Giáo Hội Ý lần chuỗi Mân Côi vào chiều ngày 19/03 vừa qua nhằm xin ơn bình an cho Giáo Hội và Thế Giới. Ngày hôm ấy, ngày lễ kính trọng thể Thánh Giuse Bạn Trăm Năm Đức Trinh Nữ Maria năm 2020 có thể được xem là cột mốc đánh dấu sự hồi sinh của làn sóng sùng mộ việc lần chuỗi Mân Côi, khơi lại việc cầu nguyện chung nơi các gia đình. Hướng đến ngày 01/05, ngày lễ kính Thánh Giuse Thợ và cũng là ngày khai mạc Tháng Hoa dành riêng kính Đức Mẹ, Đức Thánh Cha Phanxicô một lần nữa mời gọi Kitô Hữu khắp nơi hăng hái cầu nguyện bằng tràng chuỗi Mân Côi. Lần chuỗi và suy niệm các mầu nhiệm Mân Côi không chỉ để bày tỏ lòng yêu mến đối với Mẹ Maria mà còn là dịp để khẩn xin Thánh Giuse củng cố lòng tin và niềm hy vọng nơi nhân loại hôm nay.
Như một truyền thống tốt đẹp, Dòng Cát Minh khắp năm châu vẫn thường hay chuẩn bị tâm hồn sốt sáng mừng các ngày lễ kính Đức Mẹ và Thánh Giuse bằng những tuần cửu nhật. Với thông lệ tốt đẹp ấy, từ ngày 23/04 vừa qua các tu sĩ Cát Minh, con cái Mẹ Maria Diễm Phúc Núi Cát Minh muôn lòng nên một trong tuần chín ngày chăm chú suy niệm các nhân đức cao trọng của Thánh Cả Giuse – Đấng Bảo Trợ Chính của Nhà Dòng. Qua việc chiêm ngắm các nhân đức, họ ý thức hơn ơn gọi nên thánh của bản thân. Nên thánh, theo gương Thánh Giuse, là chu toàn bổn phận hàng ngày, bổn phận Chúa đã trao cho mỗi người. Nên Thánh trong hoàn cảnh Covid là trân trọng giây phút hiện tại, trân trọng những người thân yêu bên cạnh, trân trọng gia sản vô giá là tình thương yêu mà chúng ta đã lãnh nhận nhưng không và có trách nhiệm trao ban cho người lân cận cũng một cách hoàn toàn nhưng không. Nên thánh cũng chính là theo sát dấu chân Thầy Chí Thánh Giêsu đã đi qua; ấp ủ hết mọi người và từng người trong tim, trong cầu nguyện và trong những việc làm bác ái hy sinh mỗi ngày.
Sắp đến ngày lễ Kính Thánh Giuse Lao Động, chúng ta cùng hưởng ứng lời mời gọi của Đức Thánh Cha siêng năng nguyện kinh Mân Côi và kiên trì vững tin vào sự bảo trợ của Thánh Cả Giuse. Xin chia sẻ lời Kinh cầu Thánh Giuse Thợ trích trong sách Kinh Nguyện Dòng Cát Minh và bài hát “Giuse-Đấng Công Chính” như một lời nguyện nhỏ bé dâng lên Thánh Giuse nhân ngày lễ kính Ngài: “Xin Thánh Giuse dẫn đưa thuyền con tới bến, qua phút nguy nan, vững thêm lòng mến, cậy tin.”
KINH KHẤN THÁNH GIUSE LAO ĐỘNG
Lạy Thánh Giuse, bằng chính đôi tay vất vả lao động và bằng công sức mồ hôi nước mắt, Ngài đã chăm lo cho Hài Nhi Giêsu và Đức Maria. Chính Con Chúa cũng đã từng lao động với Ngài. Xin giúp chúng con noi gương Ngài, biết làm việc với tất cả sự nhẫn nại và kiên trì vì danh Chúa và vì tất cả những ai Chúa đã giao phó cho chúng con. Xin dạy chúng con biết nhận ra Chúa Kitô đang hiện diện trong anh chị em đồng nghiệp của chúng con để chúng con cũng biết cư xử với họ bằng bác ái và sự nhẫn nhịn. Xin dạy chúng con biết nhìn công việc hằng ngày bằng con mắt đức tin để nhận ra rằng chúng con nên hãnh diện muôn phần vì đang được thông phần vào công cuộc sáng tạo của Thiên Chúa và được thông dự vào kế hoạch cứu độ của Đức Giêsu Kitô.
Lạy Thánh Giuse, khi mọi việc suôn sẻ thuận lợi, xin dạy chúng con biết cảm tạ đội ơn Chúa. Và khi công việc có phần trắc trở, xin dạy chúng con biết chấp nhận trao phó tất cả vào tay Chúa như lễ hy sinh đền bồi cho tội lỗi riêng của chúng con và của toàn thế giới.
Lạy Cha Giuse nhân hiền, chúng con nài xin Cha, bằng tất cả những đau khổ, ưu phiền cũng như niềm vui sướng hân hoan mà Cha đã từng trải qua, xin đón lấy những ý nguyện mà giờ đây chúng con khẩn khoản dâng lên Cha:…(nêu ý nguyện riêng). Xin Cha cũng thương nhậm lời những người đã cậy nhờ chúng con cầu thay nguyện giúp. Xin Cha giúp thành toàn những gì phù hợp với kế hoạch nhiệm mầu của Thiên Chúa. Xin hãy ở bên chúng con trong giây phút lâm chung, để nhờ đó chúng con có thể ca ngợi Đức Chúa Giêsu, Mẹ Maria và cha Thánh Giuse đời đời chẳng cùng. Amen.
Link to Bài hát GIUSE-ĐẤNG CÔNG CHÍNH:
https://www.youtube.com/watch?v=oqfAQ2fC4-0
Ngay từ những ngày đầu của cơn Đại dịch Covid-19, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẩn khoản cậy nhờ sự trợ giúp thiêng liêng từ Đức Trinh Nữ Maria - Mẹ Giáo Hội, cũng như chạy đến tìm ơn nâng đỡ từ Thánh Cả Giuse – Quan Thầy Hội Thánh. Gương sáng về lòng sùng mộ Đức Mẹ và Thánh Giuse của Đức Thánh Cha đã trở nên niềm hứng khởi cho nhiều Kitô Hữu khắp nơi noi theo. Đến phiên họ, họ cũng tìm được niềm an ủi nơi các Thánh hòng có sức tin cậy vào ơn Chúa mà đối diện với ba đào nguy biến do dịch bệnh gây ra.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Đức Thánh Cha, hàng trăm triệu tín hữu đã hiệp ý cùng Giáo Hội Ý lần chuỗi Mân Côi vào chiều ngày 19/03 vừa qua nhằm xin ơn bình an cho Giáo Hội và Thế Giới. Ngày hôm ấy, ngày lễ kính trọng thể Thánh Giuse Bạn Trăm Năm Đức Trinh Nữ Maria năm 2020 có thể được xem là cột mốc đánh dấu sự hồi sinh của làn sóng sùng mộ việc lần chuỗi Mân Côi, khơi lại việc cầu nguyện chung nơi các gia đình. Hướng đến ngày 01/05, ngày lễ kính Thánh Giuse Thợ và cũng là ngày khai mạc Tháng Hoa dành riêng kính Đức Mẹ, Đức Thánh Cha Phanxicô một lần nữa mời gọi Kitô Hữu khắp nơi hăng hái cầu nguyện bằng tràng chuỗi Mân Côi. Lần chuỗi và suy niệm các mầu nhiệm Mân Côi không chỉ để bày tỏ lòng yêu mến đối với Mẹ Maria mà còn là dịp để khẩn xin Thánh Giuse củng cố lòng tin và niềm hy vọng nơi nhân loại hôm nay.
Như một truyền thống tốt đẹp, Dòng Cát Minh khắp năm châu vẫn thường hay chuẩn bị tâm hồn sốt sáng mừng các ngày lễ kính Đức Mẹ và Thánh Giuse bằng những tuần cửu nhật. Với thông lệ tốt đẹp ấy, từ ngày 23/04 vừa qua các tu sĩ Cát Minh, con cái Mẹ Maria Diễm Phúc Núi Cát Minh muôn lòng nên một trong tuần chín ngày chăm chú suy niệm các nhân đức cao trọng của Thánh Cả Giuse – Đấng Bảo Trợ Chính của Nhà Dòng. Qua việc chiêm ngắm các nhân đức, họ ý thức hơn ơn gọi nên thánh của bản thân. Nên thánh, theo gương Thánh Giuse, là chu toàn bổn phận hàng ngày, bổn phận Chúa đã trao cho mỗi người. Nên Thánh trong hoàn cảnh Covid là trân trọng giây phút hiện tại, trân trọng những người thân yêu bên cạnh, trân trọng gia sản vô giá là tình thương yêu mà chúng ta đã lãnh nhận nhưng không và có trách nhiệm trao ban cho người lân cận cũng một cách hoàn toàn nhưng không. Nên thánh cũng chính là theo sát dấu chân Thầy Chí Thánh Giêsu đã đi qua; ấp ủ hết mọi người và từng người trong tim, trong cầu nguyện và trong những việc làm bác ái hy sinh mỗi ngày.
Sắp đến ngày lễ Kính Thánh Giuse Lao Động, chúng ta cùng hưởng ứng lời mời gọi của Đức Thánh Cha siêng năng nguyện kinh Mân Côi và kiên trì vững tin vào sự bảo trợ của Thánh Cả Giuse. Xin chia sẻ lời Kinh cầu Thánh Giuse Thợ trích trong sách Kinh Nguyện Dòng Cát Minh và bài hát “Giuse-Đấng Công Chính” như một lời nguyện nhỏ bé dâng lên Thánh Giuse nhân ngày lễ kính Ngài: “Xin Thánh Giuse dẫn đưa thuyền con tới bến, qua phút nguy nan, vững thêm lòng mến, cậy tin.”
KINH KHẤN THÁNH GIUSE LAO ĐỘNG
Lạy Thánh Giuse, bằng chính đôi tay vất vả lao động và bằng công sức mồ hôi nước mắt, Ngài đã chăm lo cho Hài Nhi Giêsu và Đức Maria. Chính Con Chúa cũng đã từng lao động với Ngài. Xin giúp chúng con noi gương Ngài, biết làm việc với tất cả sự nhẫn nại và kiên trì vì danh Chúa và vì tất cả những ai Chúa đã giao phó cho chúng con. Xin dạy chúng con biết nhận ra Chúa Kitô đang hiện diện trong anh chị em đồng nghiệp của chúng con để chúng con cũng biết cư xử với họ bằng bác ái và sự nhẫn nhịn. Xin dạy chúng con biết nhìn công việc hằng ngày bằng con mắt đức tin để nhận ra rằng chúng con nên hãnh diện muôn phần vì đang được thông phần vào công cuộc sáng tạo của Thiên Chúa và được thông dự vào kế hoạch cứu độ của Đức Giêsu Kitô.
Lạy Thánh Giuse, khi mọi việc suôn sẻ thuận lợi, xin dạy chúng con biết cảm tạ đội ơn Chúa. Và khi công việc có phần trắc trở, xin dạy chúng con biết chấp nhận trao phó tất cả vào tay Chúa như lễ hy sinh đền bồi cho tội lỗi riêng của chúng con và của toàn thế giới.
Lạy Cha Giuse nhân hiền, chúng con nài xin Cha, bằng tất cả những đau khổ, ưu phiền cũng như niềm vui sướng hân hoan mà Cha đã từng trải qua, xin đón lấy những ý nguyện mà giờ đây chúng con khẩn khoản dâng lên Cha:…(nêu ý nguyện riêng). Xin Cha cũng thương nhậm lời những người đã cậy nhờ chúng con cầu thay nguyện giúp. Xin Cha giúp thành toàn những gì phù hợp với kế hoạch nhiệm mầu của Thiên Chúa. Xin hãy ở bên chúng con trong giây phút lâm chung, để nhờ đó chúng con có thể ca ngợi Đức Chúa Giêsu, Mẹ Maria và cha Thánh Giuse đời đời chẳng cùng. Amen.
Link to Bài hát GIUSE-ĐẤNG CÔNG CHÍNH:
https://www.youtube.com/watch?v=oqfAQ2fC4-0
Suy niệm Chúa Nhật tuần 4A Mùa Phục Sinh
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
08:33 28/04/2020
(Ga 10:1-10)
CHIÊN THIÊN CHÚA.
Ai không qua cửa mà vào,
Đi qua lối khác, trèo rào nhảy dô.
Đó là trộm cướp hồ đồ,
Giả nhân bất nghĩa, nông nô gian tà.
Ai mà qua cửa vào ra,
Chúa chiên dẫn dắt, hải hà yêu thương.
Nhiệt tâm đi trước dẫn đường,
Đàn chiên theo lối, tựa nương tháng ngày.
Đồng xanh cỏ mới tràn đầy,
Bên dòng suối mát, sum vầy thảnh thơi.
Chăm nom sức khỏe mọi thời,
Con nào yếu bệnh, tới nơi chữa liền.
Chính Ta là cửa chuồng chiên,
Dủ lòng thương xót, nhân hiền bao dung.
Xả thân yêu mến đến cùng,
Chiên Ta nghe tiếng, tín trung gọi mời.
Lãnh ơn cứu độ muôn đời,
Ban cho sự sống, cao vời biết bao.
Đàn chiên được sống dồi dào,
Chúa Chiên chiến thắng, bước vào vinh quang.
Kinh Thánh Cựu Ước dùng hình ảnh con chiên hiền lành trong nhiều vai trò khác nhau. Chiên gánh tội thay cho người ta. Dùng chiên để hiến tế. Giết chiên để tưởng niệm mỗi dịp lễ Vượt Qua. Chiên bị đem xén lông không kêu ca. Hình ảnh con chiên qúa quen thuộc trong các cuộc dâng tiến lễ toàn thiêu của người Do-Thái.
Chúa Giêsu được thánh Gioan Tẩy giả giới thiệu là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian. Thiên Chúa là mục tử tốt lành. Người mục tử chăm sóc từng con chiên. Người mục tử uốn nắn và sửa trị từng con chiên trong tình yêu thương. Chúa Giêsu được gọi là Chúa Chiên Lành. Chúa Chiên hy sinh mạng sống vì đàn chiên. Chúa Chiên sống chết với bày chiên của mình. Người tin Chúa được gọi là con chiên, hình ảnh chiên con bước theo chủ chiên.
Chủ chiên tốt lành là chủ chiên đi trước và đàn chiên theo sau. Chiên nghe theo tiếng kẻ ấy. Truyện kể: Có hai đàn chiên ở chung một chuồng. Sáng sớm người chủ chăn hô to Marah, tất cả các chiên của ông rời chuồng đi theo ông. Người thợ chăn kia thấy thế lấy làm ngạc nhiên. Ông mượn áo choàng và gậy của người chăn chiên, ông hô Marah, nhưng chẳng có con chiên nào để ý đến. Ông hỏi người chăn chiên: Có khi nào chiên của ông đi theo người khác không? Chủ chiên nói rằng: Có chứ, đôi khi con chiên bị bệnh hay cứng đầu. Nó sẽ đi theo người khác. Chiên ngoan hiền sẽ theo chủ của nó.
Chúng ta có Chúa Giêsu là Đấng chăn chiên tốt lành. Chúa đã lập Giáo Hội và trao quyền chăm sóc cho các tông đồ và những người kế vị các ngài. Trong Giáo Hội, Chúa tiếp tục chăn dẫn đoàn chiên tới nguồn nước, chỗ nghỉ ngơi. Nơi có nguồn sống ân điển và sự sung mãn. Chúa bồi dưỡng đàn chiên qua các bí tích, đặc biệt là bí tích Thánh Thể.
Hình ảnh chủ chiên tốt lành là hình ảnh của các cha mẹ, thầy cô, các tu sĩ, linh mục, những người có trách nhiệm hướng dẫn tinh thần. Họ là mẫu gương đi trước, hướng dẫn cho đoàn con cái theo sau sống con đường chính trực. Họ cần hiểu biết nhu cầu của từng cá nhân, từng thành viên. Hiểu được tâm trạng và hoản cảnh khó khăn của từng người. Với sự cảm thông, họ có thể cùng nâng đỡ, ủi an và khuyến khích nhau sống đạo.
Chúa Chiên đã hy sinh cho đoàn chiên. Các bậc cha mẹ và thầy dạy được mời gọi trở nên những chủ chăn tốt. Biết dẫn dắt con cái đến dòng suối mát của yêu thương và thông cảm. Con cái ngoan hiền biết nghe theo lời của chủ chăn. Xin Chúa cho chúng con luôn là những con chiên ngoan hiền biết lắng nghe và bước theo tiếng chủ chiên.
TUẦN 4 MÙA PHỤC SINH
THỨ HAI
Gioan 10: 1-10
Chúa Giêsu nói rằng: Tôi là cửa chuồng chiên, ai qua tôi mà vào, thì sẽ được cứu, người ấy sẽ ra vào và tìm thấy đồng cỏ. Hình ảnh đàn chiên rất quen thuộc với mọi người. Thời Cựu Ước, con chiên được dùng để tế lễ, chiên để gánh tội và dùng chiên dâng lễ toàn thiêu. Con chiên thì rất hiền lành. Chiên nghe theo chủ của nó và thường thì người chăn chiên đi trước, đàn chiên theo sau đi kiếm đồng cỏ.
Chúa Giêsu ví mình như cửa chuồng chiên. Ngày xưa, người chăn chiên còn sống thời dân dã, các chủ chiên thường chọn một cái hang để giữ chiên qua đêm. Hang không có cửa mà chỉ có một lối thoát ra ngoài. Người chủ chiên chính là cửa vì họ canh giữ và nghỉ ngơi ngay tại cửa hang. Chiên muốn ra vào phải đi qua người chủ chiên. Chúa Giêsu chính là Chúa Chiên tốt lành. Ngài yêu thương và chăn dắt đàn chiên tới đồng cỏ xanh tươi và cho chiên nghỉ ngơi bên dòng suối mát.
Ai qua Chúa mà vào thì sẽ được cứu thoát. Ám chỉ ơn cứu độ của Chúa. Có nghĩa là những ai tin tưởng nơi Chúa, Chúa sẽ dẫn họ vào nguồn sống thật. Chính Chúa là cửa vào nước trời. Vào nước Chúa, chúng ta sẽ tìm thấy nguồn an vui và hoan lạc vì Chúa sẽ nâng đỡ bổ sức cho.
Lạy Chúa, Chính Chúa là Cửa cứu độ và là nguồn sống mới. Xin dẫn chúng con đến đồng cỏ xanh tươi trong nước Chúa.
THỨ BA
Gioan 10: 22-30
Nhiều người thắc mắc không biết Chúa Giêsu có phải là Đức Kitô hay không? Họ đã dò hỏi Chúa và Chúa Giêsu đã đáp rằng: Tôi đã nói với các ông mà các ông không tin. Chúa đã làm nhiều việc nhân danh Chúa Cha nhưng họ cũng chẳng tin. Người ta đã nghe Chúa giảng và đã nhìn thấy nhiều phép lạ Chúa đã làm nhưng họ không thể tin.
Niềm tin thật lạ lùng. Không phải người ta cứ hiểu hay thấy sự việc lạ xảy ra là người ta tin. Niềm tin cần có một sự phó thác và thả mình trong sự quan phòng của Chúa. Các nhà lãnh đạo tôn giáo hiểu lời Chúa giảng dạy nhưng họ không muốn theo Chúa vì họ không tin vào Chúa. Đức tin là một ân huệ được trao ban.
Chúa Giêsu nói với người Do Thái rằng: Các ông không tin, vì các ông không thuộc về chiên của tôi. Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi. Chúa xuống trần là để kêu gọi mọi người gia nhập nước Chúa. Chúa không loại trừ ai. Những ai lắng nghe và tin vào Chúa, họ sẽ được vào chung hưởng niềm vui của nước Chúa. Chúa thấu tỏ tâm hồn mỗi người và gọi tên từng người. Chúa yêu thương từng người như một cá nhân.
Lạy Chúa, chúng con phó thác cuộc đời của chúng con trong tay Chúa, xin cho chúng con biết lắng nghe lời Chúa và bước đi theo Chúa.
THỨ TƯ
Gioan 12: 44-50
Chúa Giêsu lớn tiếng nói rằng: Tôi là sự sáng đã đến thế gian, để bất cứ ai tin vào tôi, người ấy sẽ không ở trong tối tăm. Chúa Giêsu là nguồn ánh sáng đã chiếu dọi vào đêm tối thế gian. Ánh sáng đẩy lùi đêm tối.
Bóng tối là nơi rình rập của ma qủy. Bóng tối là nơi ẩn dấu con người làm điều ác và phạm tội. Người phạm pháp thường sinh hoạt trong bóng tối. Họ muốn che dấu những tội ác bằng những phương cách bất lương. Tội lỗi và sự dữ sợ ánh sáng vì sợ phải phơi bày sự thật phũ phàng. Người sống trong đêm tối không thích ánh sáng.
Chúa Giêsu là ánh sáng của thế gian. Mỗi khi chúng ta lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, chúng ta lãnh nhận ánh sáng của Chúa Kitô. Linh mục đốt lửa từ cây nến phục sinh, trao cho người đỡ đầu và đọc: Hãy nhận lấy ánh sáng Chúa Kitô. Ánh sáng trao cho anh chị em trông nom, hãy luôn giữ ánh sáng bừng cháy để soi sáng cho cuộc đời lữ hành. Chúng ta là con cái sự sáng, chúng ta phải đi trong ánh sáng của ban ngày.
Hãy soi mình vào Chúa Kitô, đừng ẩn nấp sau lưng người khác. Chúng ta đang đứng trên chân của chúng ta và đối diện với cuộc sống. Chúng ta sẽ là chứng nhân cho Chúa Kitô là nguồn sự sáng. Ai sống trong sự sáng thì không sợ bóng tối. Xin ánh sáng của Chúa dẫn dắt chúng ta trên đường đời.
THỨ NĂM
Gioan 13: 16-20
Chúa Giêsu nói với các môn đệ rằng: Tôi tớ không trọng hơn chủ, kẻ được sai đi, không trọng hơn Đấng đã sai mình. Chúng ta được sai đi không phải rao truyền tư tưởng và đường lối của chúng ta mà là của chính Chúa. Chúng ta ra đi làm nhân chứng cho sự chết và sự sống lại của Chúa.
Tất cả các linh mục, tu sĩ nam nữ và mọi người chúng ta được mời gọi đi làm vườn nho cho Chúa. Mỗi người chịu trách nhiệm trong lãnh vực của mình. Nhiều khi các đầy tớ muốn khôn hơn chủ. Thay vì đi rao giảng chân lý phúc âm thì chúng ta lại rao giảng chân lý của con người. Đôi khi chúng ta dùng cách tương đối trong việc thực hành lời Chúa để mọi người cảm thấy dễ chịu và chúng ta được vinh danh là người dễ dãi và thông thoáng.
Lời Chúa bị uốn theo những chiều hướng nhẹ nhàng và cảm thông với cuộc sống. Trong Giáo Hội luôn có những khuynh hướng khác nhau: một là cởi mở theo thị hiếu của con người, được gọi là cấp tiến và khuynh hướng thứ hai sống khắc khổ, chu toàn giới luật một cách chặt chẽ, chúng ta gọi là nhóm bảo thủ. Nhóm còn lại, chủ trương sống tương đối dễ chịu, sao cũng được, miễn là không nghịch đạo lý và thỏa mãn những đòi hỏi của con người theo từng thời gian.
Ý thức được rằng, chúng ta được sai đi làm việc cho Chúa và Giáo Hội. Lạy Chúa, xin giúp con trở thành đầy tớ trung tín.
THỨ SÁU
Gioan 14: 1-6
Chúa Giêsu phán rằng: Thầy là Đường, là sự Thật và là Sự Sống. Chúa Giêsu là Thiên Chúa làm người. Ngài là Đấng cao trọng trên tất cả các chư thần. Nếu chúng ta tin Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa thì tất cả những gì Ngài mặc khải cho chúng ta đều là sự thật. Chúng ta tin vững vào Ngài và không sợ bước đi trong lầm lạc.
Chúa Giêsu là tất cả. Ngài chính là con Đường dẫn chúng ta đến Thiên Chúa Cha. Muốn đến với Cha phải qua Ngài vì Ngài từ Chúa Cha mà đến. Ngài mặc khải cho chúng ta về Chúa Cha nhân hậu và thương yêu mọi người. Chúa Giêsu là sự thật, Ngài đến để chứng minh cho sự thật và Ngài đã chết cho sự thật. Ai muốn nghe theo sự Thật thì bước theo Ngài. Trong con người của Chúa Giêsu không hề có sự gian dối, Ngài tỏ hiện như ánh sáng giữa ban ngày. Và Ngài cũng chính là sự sống. Sự sống là nguồn sinh lực của tất cả các loài thụ tạo. Thiên Chúa Cha tạo dựng muôn loài qua Người Con là Chúa Giêsu Kitô.
Chỉ có một con đường đến với Thiên Chúa đó là con đường của Chúa Giêsu Kitô. Nơi Ngài chúng ta học biết được Thiên Chúa là Cha chúng ta và chúng ta đều là anh chị em. Chúng ta yêu thương, tha thứ và nâng đỡ nhau trong cuộc sống. Chúa Giêsu là Chúa và là Thầy, chính Chúa đã đi trước dọn chỗ cho chúng ta nơi nhà Cha của Ngài. Chúng ta hãy đặt trọn niềm tin yêu nơi Chúa.
THỨ BẢY
Gioan 14: 7-14
Hãy nhìn vào những việc Chúa Giêsu đã làm và hãy nghe những gì Chúa đã nói, chúng ta sẽ nhận ra Chúa Giêsu chính là Con Thiên Chúa. Chúa Giêsu nói với các môn đệ: Ai thấy thầy là thấy Cha. Chúa Giêsu tỏ cho các môn đệ sự thật về Cha của Ngài. Trong hành trình giảng đạo, Chúa Giêsu đã làm tất cả những gì cần thiết để minh chứng Ngài đến từ Cha của Ngài.
Không có một sự gì có thể ngăn cản Ngài. Ngài có quyền trên mọi sự. Ngài muốn là được. Không những Chúa Giêsu làm các phép lạ để can thiệp vào luật tự nhiên mà chính Ngài cũng tỏ hiện bản thân qua sự biến hình trên núi cho các tông đồ được thấy tôn nhan của Ngài. Ngài còn thấu tỏ nội tâm của từng con người.
Người ta nói rằng: Sông sâu còn có kẻ dò, lòng người nham hiểm ai đo cho cùng. Con người không thể đo lường được ý muốn và mơ tưởng của người khác. Cho dù sống bên nhau, và khắng khít cả đời họ cũng chẳng hiểu được nhau. Con người có dùng tất cả mọi khả năng có được, cũng chẳng thấu tỏ được lòng người khác muốn gì. Chúa Giêsu biết được lòng con người và những ước mơ của cuộc sống. Không sự gì có thể che dấu được Ngài.
Ngài thấu tỏ tâm can và Ngài biết mọi sự. Ngài tỏ cho chúng ta thấy Chúa Cha qua chính con người của Ngài.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
18:09 28/04/2020
9. Thánh giá là cái thang của trời, tại sao không muốn vác nó. (sách Gương Chúa Giê-su)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
--------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
--------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
18:16 28/04/2020
5. VỊT CÓ THỂ NÓI CHUYỆN
Triều đại nhà Đường, Lục Quy Mông ngụ tại Chấn Trạch có một chuồng vịt.
Một hôm, có một hoạn quan từ kinh thành Trường An đi công tác đến Hàng Châu, ngang qua trước cổng nhà họ Lục, lấy cung bắn con vịt trống đầu màu xanh của ông ta, cổ vịt gảy đứt đôi.
Lục Quy Mông nhìn thấy như thế thì lớn tiếng nói:
- “Ái dà, con vịt ấy biết nói tiếng người đấy, tôi định đem nó vào triều dâng cho hoàng thượng đó. Ngài bắn chết nó rồi, bây giờ chỉ có nước là đem con vịt chết này tiến cung, ngài coi có được không?”
Hoạn quan ấy cuống quýt xin bồi thường một số tiền rất lớn, sau đó hoạn quan ấy hỏi:
- “Con vịt này có thể nói gì vậy?”
Lục Quy Mông trả lời:
- “Nó thường kêu tên của mình.”
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 5:
Vịt thì không thể nói tiếng người được, ngoại trừ những con vịt trong những chuyện cổ tích thần thoại, nhưng khi một người mà nói “nổ” quá thì người ta ví họ “nổ như vịt”, tức là tô màu mè quá đáng vào câu chuyện, đó là những người ba hoa chích chòe vậy.
Thời nay không ai tin loài vịt có thể nói được tiếng người, nhưng có rất nhiều người dễ tin vào “tin vịt”, tức là tin những điều không có, những điều bịa đặt, do đó mà Đức Chúa Giê-su đã nghiêm khắc cảnh cáo chúng ta rằng: “Anh em hãy coi chừng, đừng để ai lừa gạt anh em, vì sẽ có nhiều kẻ mạo danh Thầy đến nói rằng: chính Ta đây là Đấng Kitô, và họ sẽ lừa gạt được nhiều người. Anh em sẽ nghe có giặc giã và tin đồn giặc giã...” (Mt 24, 4-7). Và thánh Gioan tông đồ cũng đã cảnh tỉnh chúng ta: “Anh em thân mến, anh em đừng cứ thần khí nào cũng tin, nhưng hãy cân nhắc các thần khí xem có phải bởi Thiên Chúa hay không?” (1Ga 4, 1).
Thời nay cũng có nhiều người mang danh Ki-tô hữu nhưng tin vào thầy cúng hơn tin vào các linh mục cho nên họ đã lìa bỏ Thiên Chúa, tin vào lời của các ông bà đồng bóng hơn là tin vào Lời Chúa, cho nên cuộc sống của họ ngập tràn dị đoan bói quẻ không làm sáng danh Thiên Chúa mà lại trở thành gương mù cho người khác.
“Tin vịt” thì luôn là tin đồn tầm bậy, là tin những chuyện không có nên tâm hồn luôn lo sợ bất an, nhưng tin vào lời của Thiên Chúa và thực hành thì sẽ được sự sống đời đời và tâm hồn luôn được bình an.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Triều đại nhà Đường, Lục Quy Mông ngụ tại Chấn Trạch có một chuồng vịt.
Một hôm, có một hoạn quan từ kinh thành Trường An đi công tác đến Hàng Châu, ngang qua trước cổng nhà họ Lục, lấy cung bắn con vịt trống đầu màu xanh của ông ta, cổ vịt gảy đứt đôi.
Lục Quy Mông nhìn thấy như thế thì lớn tiếng nói:
- “Ái dà, con vịt ấy biết nói tiếng người đấy, tôi định đem nó vào triều dâng cho hoàng thượng đó. Ngài bắn chết nó rồi, bây giờ chỉ có nước là đem con vịt chết này tiến cung, ngài coi có được không?”
Hoạn quan ấy cuống quýt xin bồi thường một số tiền rất lớn, sau đó hoạn quan ấy hỏi:
- “Con vịt này có thể nói gì vậy?”
Lục Quy Mông trả lời:
- “Nó thường kêu tên của mình.”
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 5:
Vịt thì không thể nói tiếng người được, ngoại trừ những con vịt trong những chuyện cổ tích thần thoại, nhưng khi một người mà nói “nổ” quá thì người ta ví họ “nổ như vịt”, tức là tô màu mè quá đáng vào câu chuyện, đó là những người ba hoa chích chòe vậy.
Thời nay không ai tin loài vịt có thể nói được tiếng người, nhưng có rất nhiều người dễ tin vào “tin vịt”, tức là tin những điều không có, những điều bịa đặt, do đó mà Đức Chúa Giê-su đã nghiêm khắc cảnh cáo chúng ta rằng: “Anh em hãy coi chừng, đừng để ai lừa gạt anh em, vì sẽ có nhiều kẻ mạo danh Thầy đến nói rằng: chính Ta đây là Đấng Kitô, và họ sẽ lừa gạt được nhiều người. Anh em sẽ nghe có giặc giã và tin đồn giặc giã...” (Mt 24, 4-7). Và thánh Gioan tông đồ cũng đã cảnh tỉnh chúng ta: “Anh em thân mến, anh em đừng cứ thần khí nào cũng tin, nhưng hãy cân nhắc các thần khí xem có phải bởi Thiên Chúa hay không?” (1Ga 4, 1).
Thời nay cũng có nhiều người mang danh Ki-tô hữu nhưng tin vào thầy cúng hơn tin vào các linh mục cho nên họ đã lìa bỏ Thiên Chúa, tin vào lời của các ông bà đồng bóng hơn là tin vào Lời Chúa, cho nên cuộc sống của họ ngập tràn dị đoan bói quẻ không làm sáng danh Thiên Chúa mà lại trở thành gương mù cho người khác.
“Tin vịt” thì luôn là tin đồn tầm bậy, là tin những chuyện không có nên tâm hồn luôn lo sợ bất an, nhưng tin vào lời của Thiên Chúa và thực hành thì sẽ được sự sống đời đời và tâm hồn luôn được bình an.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Các mục tử, hãy gần gũi với Dân Chúa
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
22:57 28/04/2020
Chúa Nhật 4 Phục Sinh
Sáng thứ Sáu 24/4, Đức Thánh Cha Phanxicô dâng Thánh lễ tại Nhà nguyện Thánh Marta.Tin Mừng Phụng vụ hôm ấy nói về phép lạ hóa bánh và cá ra nhiều. Chúa Giêsu giảng dạy dân chúng và sau đó Ngài bảo các môn đệ hãy cho dân chúng ăn. Đức Thánh Cha lưu ý rằng, Chúa Giêsu hay trắc nghiệm các môn đệ, như trong trường hợp hóa bánh và cá ra nhiều. Trong Tin Mừng, có nhiều cử chỉ của Chúa Giêsu như thế để cho các môn đệ được lớn lên và trở thành các mục tử của Dân Chúa.
Đức Thánh Cha đặt câu hỏi: “Tại sao Chúa Giêsu lại làm như vậy? Bởi vì Chúa Giêsu ưu thích ở với dân chúng, nhưng các môn đệ thì lại không thích điều này vì các ông thích ở gần bên Chúa hơn. Cho nên các ông thất vọng vì một ngày nghỉ ngơi với Chúa bị phá hỏng do sự hiện diện của đám đông”. Rồi Đức Thánh Cha nói: “Chúa tìm cách ở với dân chúng, tìm cách huấn luyện tâm hồn các mục tử gần gũi với Dân Chúa. Mặt khác, các môn đệ cảm thấy mình thuộc về một thành phần được ưu tuyển, thuộc tầng lớp quý tộc, gần bên Chúa, và nhiều lần Chúa đã sửa dạy họ về điều này”. Đức Thánh Cha đưa ra vài ví dụ về việc Chúa dạy các ông về điều này: Khi các trẻ nhỏ đến với Chúa, các môn đệ không muốn nhưng Chúa thì lại yêu cầu để các em đến với Chúa. Rồi khi Chúa và các ông đang đi trên đường đến Giêrusalem có một người mù thành Giêricô kêu lớn tiếng xin được Chúa chữa, Chúa cũng đã dừng lại để chữa lành ông”. Đức Thánh Cha khẳng định: “Đúng là Dân Chúa làm cho các vị mục tử mệt mỏi. Khi mục tử làm nhiều điều tốt cho dân chúng thì dân chúng đến với mục tử”. (Ngọc Yến - Vatican News - Tiếng Việt, 25/4).
***
Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các mục tử: “Hãy gần gũi với Dân Chúa”.
Mục tử luôn sống giữa đoàn chiên và đồng hành gắn bó với Dân Chúa. Mục tử “là người đã sống hết tình với anh em, cầu nguyện nhiều cho dân chúng, đã hy sinh tính mạng vì anh em mình”. (Phần xướng đáp phụng vụ Kinh Chiều lễ các thánh Mục tử). Câu nói ngắn nhưng bao hàm đầy đủ nội dung của sứ vụ Mục Tử. Tình yêu mục tử nối kết cả ba khía cạnh đó. Có yêu thì mới sống hết tình, tận tụy phục vụ. Có yêu thì mới nhớ đến và cầu nguyện cho. Và có yêu thì mới dám hy sinh mạng sống, đây là tình yêu đạt đến đỉnh điểm. Chúa Giêsu - Mục Tử Nhân Lành đã nêu gương về cả ba khía cạnh này cho mọi mục tử trong Giáo hội. Khi sống sứ vụ theo gương Chúa Giêsu, các mục tử sẽ luôn gần gũi với Dân Chúa.
1. Sống hết tình với anh em
Chúa Giêsu đã sống hết tình với anh em. Ngài rao giảng miệt mài từ sáng đến khuya, quên cả ăn ngủ, mệt lử đến nỗi ngủ say như chết, sóng gió tơi bời mà không hay; dân chúng “tấp nập kẻ lui người tới, đến nỗi thầy trò không có giờ nghỉ ngơi” (Mc 6,31), chữa mọi thứ bệnh tật cho dân, thậm chí cả vào ngày sabbat khiến bị chỉ trích; hóa bánh ra nhiều để nuôi dân đi theo nghe giảng; hóa nước thành rượu để giữ thể diện cho đôi tân hôn. Ngài làm nhiều phép lạ chữa quỷ ám, mù lòa, điếc câm, cả chết rồi cho cũng sống lại. Ngài gần gũi người nghèo, bà góa, trẻ em, bênh vực họ... Biết bao việc làm chứng rằng Chúa Giêsu đã sống hết tình với anh em.
Mọi người kỳ vọng các linh mục sẽ giống Chúa Giêsu Mục Tử theo phong cách của Đức Phanxicô, sẽ là hiện thân của Đấng đến “không phải để được phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người”. Linh mục được đánh giá theo như cung cách phục vụ của ngài: tận tụy, cần mẫn, trung tín, nhưng không (vô vụ lợi), sẵn sàng, nhanh nhẹn, quên mình.
Người giáo dân hôm nay không muốn thấy, không muốn có những mục tử 3 L (làm sang, làm phách, làm biếng), 3 T (tình, tiền, tửu), 3 Đ (độc tôn, độc tài, độc đoán), lè phè, hưởng thụ, lười biếng, chẳng quan tâm đến người khốn khổ, chất trên vai họ những gánh nặng, vô cảm trước những khổ đau của họ, sống xa cách người nghèo, không bênh vực người bị áp bức bất công, không đứng dậy đi ra khỏi nhà xứ để viếng thăm kẻ bệnh tật, người già nua, trẻ cơ nhỡ, để đem về đàn những con chiên lạc bầy đang lang thang trong hoang địa.
Vì linh mục là người của sự linh thánh, nên việc huấn luyện thiêng liêng là quan trọng nhất (ĐTC Phanxicô đã phát biểu rằng, ngài muốn chủng sinh được đào tạo ưu tiên về mặt thiêng liêng), các mặt khác cũng quan trọng: nhân bản, vì linh mục cũng là một con người như mọi người; trí thức, vì linh mục sẽ phải giảng dạy hướng dẫn người khác; mục vụ, vì đó là “nghề” của linh mục. Có thể nói, sau bao nhiêu năm tháng được huấn luyện như thế, linh mục là người hoàn hảo, hay theo cái nhìn chung của mọi người, là một người có tài có đức, giỏi giang. Linh mục phải là người có những nhân đức đối thần (Tin-Cậy-Mến), những nhân đức đối nhân (Bác ái-Khôn ngoan-Công bằng-Can đảm-Tiết độ), những nhân đức tôn giáo (Các lời khuyên Phúc Âm, tha thứ, hiền lành, đạo đức, trung thành...), những nhân đức nhân loại hay còn gọi là đức tính của con người theo quan điểm Á Đông (Nhân-Nghĩa-Lễ-Trí-Tín (với tha nhân), Cần-Kiệm-Liêm-Chính-Dũng (với chính mình). Được đào tạo kỹ lưỡng như thế, linh mục hẳn phải đạt một mức độ cao trên “đàng nhân đức” mới phải lẽ. Cho nên khi thấy các linh mục không sống đúng với những đòi hỏi của chức vụ và đời sống thì chẳng trách giáo dân bất mãn, và dễ đi đến chỗ bài bác. (Đức cha Anphongsô Nguyễn Hữu Long).
2. Cầu nguyện nhiều cho dân chúng.
Các sách Tin Mừng cho thấy, Chúa Giêsu luôn cầu nguyện vào những giây phút quan trọng nhất trong cuộc đời của Người. Khi chịu Phép Rửa và nhận lãnh sứ mạng Chúa Cha giao phó (Lc 3,21); đêm trước khi chọn các môn đệ (Lc 6,12); trước khi biến hình (Lc 9,28); trước khi chữa bệnh cho nhiều người (Lc 5,16); trước khi đặt ra cho các môn đệ câu hỏi quan trọng: người ta bảo Thầy là ai?; khi dạy các môn đệ cầu nguyện (Lc 11,1-2); khi các môn đệ đi truyền giáo lần đầu tiên trở về; trước khi chịu thương khó (Lc 22,34-46); trong bữa Tiệc Ly; đêm thương khó; trên Thánh giá (Lc 23,34.46)… Lời cầu nguyện đã nuôi sống tất cả sứ mạng của Người.Các Tông đồ đã nhiều lần thấy Thầy cầu nguyện. Có lẽ khi Thầy cầu nguyện có một cái gì đó thật đẹp, thật huyền bí và cũng thật lôi cuốn tỏa ra từ nơi con người Thầy. Chúa Giêsu cầu nguyện cho dân chúng: cho mọi người, cho các môn đệ, cho kẻ ghét mình, cầu nguyện thâu đêm, lúc sắp chết vẫn còn cầu xin ơn tha thứ cho kẻ giết mình, lại bào chữa rằng vì họ lầm không biết việc họ làm. Tấm lòng của Chúa thật là tuyệt vời.
Mục tử luôn kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu là có một sự hiểu biết sâu xa về Ngài do đã gặp gỡ và sống với Ngài thực sự. Khi thánh Phêrô tìm người thay thế Giuđa Iscariốt, ngài đã nói với cộng đoàn: “Trong số những anh em đã cùng chúng tôi theo Chúa Giêsu suốt thời gian Người sống giữa chúng ta, kể từ khi Người được Ông Gioan làm phép rửa cho đến ngày Người lìa bỏ chúng ta và được rước lên trời, phải có người trở thành chứng nhân cùng với chúng ta làm chứng Người đã phục sinh” (Cv 1,21-22). Với những lời trên đây, thánh Phêrô, khi chọn người mục tử thay thế Giuđa, đã chỉ đưa ra một tiêu chuẩn là: người đó đã phải cùng sống với Chúa Giêsu và đã tham dự cuộc đời cứu thế của Ngài, một đời mặc lấy thân phận đoàn chiên, yêu thương đoàn chiên, cứu độ đoàn chiên và còn hơn nữa, như lời Ngài nói: “Ta còn có những chiên không thuộc đoàn này. Ta cũng phải đưa chúng về” (Ga 10,16). Ngài cũng khẳng định: “Mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (10,11). Muốn được như vậy, người mục tử phải có những tâm tình của Chúa Giêsu. Nhất là sự khiêm nhường. Chúa Giêsu đã mời gọi các môn đệ hãy học với Ngài, đặc biệt là về đức tính“hiền lành và khiêm nhường” (Mt 11,29). Chính Ngài đã cứu chuộc loài người bằng sự hiền từ khiêm tốn, vâng phục thánh ý Chúa Cha.
Cầu nguyện là hơi thở của linh hồn, là sự sống, là sức mạnh của đời mục tử. Cầu nguyện là lẽ sống và có một tầm quan trọng đặc biệt trong cuộc sống mục tử. Lời cầu nguyện chỉ thực sự có giá trị và sức mạnh khi phát xuất từ một đức tin có chất lượng và sống động. Mục tử cầu nguyện, hãm mình, đền tội cho giáo dân theo gương cha thánh Gioan Vianney.
3. Hy sinh tính mạng vì anh em mình.
Hy sinh tính mạng vì anh em, đó là điều Chúa Giêsu đã làm, và là bằng chứng hùng hồn nhất về tình yêu của Chúa: “Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh mạng sống mình vì bạn hữu mình” (Ga 15,12). Ngài có thể thoát khỏi cái chết, nhưng ngài không làm: “Không ai có thể cướp mạng sống tôi, nhưng tự tôi hiến mạng” (Ga 10,18). Chúa Giêsu khẳng định: “Tôi là Mục Tử Tốt Lành. Tôi biết chiên của tôi và chiên của Tôi biết Tôi. Mục Tử Tốt Lành hy sinh mạng sống cho đàn chiên”. Chúa Giêsu là vị Mục Tử Tốt Lành, là Đấng bảo vệ đoàn chiên, yêu thương săn sóc và hy sinh mạng sống cho đàn chiên, là nền tảng, là mẫu mực cho mọi vị chủ chăn tương lai được Ngài trao quyền chăn dắt đoàn chiên, tiếp nối sứ mạng Mục Tử của Ngài. Chúa Giêsu so sánh mục tử và người làm thuê. Mục tử tốt lành luôn hết mình vì đàn chiên. Người làm thuê chỉ lo vun quén cho bản thân. Mục tử hy sinh cho đàn chiên. Người làm thuê chỉ đến để xén lông chiên.
Ngày 20/04, dựa trên cơ sở thông tin nhận được từ các giáo phận, Hội đồng giám mục Tây Ban Nha đã công bố có khoảng 70 linh mục ở Tây Ban Nha đã qua đời do Covid-19 kể từ khi đại dịch bùng nổ.Trong khi đó, số linh mục triều tại Ý qua đời vì virus corona đã lên đến 115 vị. (x.Avvenire 20/04/2020). Nhiều vị trong số đó đã bị nhiễm virus từ những bệnh nhân mà các ngài phục vụ.Theo tờ New York Times, các linh mục và tu sĩ, “đặc biệt là các vị ở những khu vực bị nhiễm virus corona nặng như Bergamo, đã mạo hiểm cuộc sống của họ, để đáp ứng nhu cầu tâm linh cho các tín hữu sùng đạo và lớn tuổi, vốn bị virus corona tấn công mạnh nhất”.
Trong Thánh Lễ Tiệc Ly chiều Thứ Năm Tuần Thánh 2020, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tôn vinh các linh mục này như “những vị thánh bên cạnh” chúng ta. (x.vietnamese.rvasia.org). Tổng giáo phận Boston đã tập hợp các nhóm linh mục - sống cùng nhau tại các địa điểm chiến lược gần bệnh viện, để đảm nhận việc xức dầu cho bệnh nhân covid-19. Có khoảng 80 linh mục được đào tạo để thực hiện nhiệm vụ này, với 30 linh mục tích cực thực hiện các cuộc xức dầu bệnh nhân; số còn lại phục vụ dự phòng. Đây là điều đặc biệt an ủi với những gia đình hiện không được phép đến thăm những người thân yêu trong bệnh viện và những người đang được điều trị bệnh covid-19. (theo CNA).
Chúa Nhật IV Phục sinh, ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu Linh mục và ơn gọi Tu sĩ nam nữ. Giáo Hội luôn cần đến những mục tử tốt lành. Hãy cầu nguyện cho Giáo Hội có nhiều mục tử đạo đức, thánh thiện như lòng Chúa mong ước. Mục tử tốt lành luôn sống kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu, luôn khát khao và cầu xin ơn Chúa Thánh Thần. Nhờ đó, vị mục tử tốt lành gần gũi biết rõ đàn chiên, yêu thương đàn chiên và sẵn sàng hiến mạng vì đàn chiên. Từ đó, vị mục tử tốt lành biết nuôi dưỡng đoàn chiên bằng những lương thực có chất lượng cao đặc biệt là cử hành Thánh Thể sốt sắng và nhiệt thành trong bí tích Hòa Giải.
Linh mục là Mục tử, người chăm sóc phần hồn các tín hữu. Một sứ mạng rất cao quý. Linh mục noi gương Chúa Giêsu Mục Tử Tối Cao, tận tình phục vụ tha nhân qua công việc mục vụ với đức ái mục tử. Đây là linh đạo của linh mục giáo phận.
Cha sở Gioan Vianney “là mục tử đã sống hết tình với anh em, cầu nguyện nhiều cho dân chúng, đã hy sinh tính mạng vì anh em mình”, ngài là Bổn mạng các Linh mục. Hôm nay ngày cầu nguyện cho các mục tử, xin ngài giúp anh em linh mục chúng con luôn biết sống theo gương sáng mục tử của ngài. Amen.
Sáng thứ Sáu 24/4, Đức Thánh Cha Phanxicô dâng Thánh lễ tại Nhà nguyện Thánh Marta.Tin Mừng Phụng vụ hôm ấy nói về phép lạ hóa bánh và cá ra nhiều. Chúa Giêsu giảng dạy dân chúng và sau đó Ngài bảo các môn đệ hãy cho dân chúng ăn. Đức Thánh Cha lưu ý rằng, Chúa Giêsu hay trắc nghiệm các môn đệ, như trong trường hợp hóa bánh và cá ra nhiều. Trong Tin Mừng, có nhiều cử chỉ của Chúa Giêsu như thế để cho các môn đệ được lớn lên và trở thành các mục tử của Dân Chúa.
Đức Thánh Cha đặt câu hỏi: “Tại sao Chúa Giêsu lại làm như vậy? Bởi vì Chúa Giêsu ưu thích ở với dân chúng, nhưng các môn đệ thì lại không thích điều này vì các ông thích ở gần bên Chúa hơn. Cho nên các ông thất vọng vì một ngày nghỉ ngơi với Chúa bị phá hỏng do sự hiện diện của đám đông”. Rồi Đức Thánh Cha nói: “Chúa tìm cách ở với dân chúng, tìm cách huấn luyện tâm hồn các mục tử gần gũi với Dân Chúa. Mặt khác, các môn đệ cảm thấy mình thuộc về một thành phần được ưu tuyển, thuộc tầng lớp quý tộc, gần bên Chúa, và nhiều lần Chúa đã sửa dạy họ về điều này”. Đức Thánh Cha đưa ra vài ví dụ về việc Chúa dạy các ông về điều này: Khi các trẻ nhỏ đến với Chúa, các môn đệ không muốn nhưng Chúa thì lại yêu cầu để các em đến với Chúa. Rồi khi Chúa và các ông đang đi trên đường đến Giêrusalem có một người mù thành Giêricô kêu lớn tiếng xin được Chúa chữa, Chúa cũng đã dừng lại để chữa lành ông”. Đức Thánh Cha khẳng định: “Đúng là Dân Chúa làm cho các vị mục tử mệt mỏi. Khi mục tử làm nhiều điều tốt cho dân chúng thì dân chúng đến với mục tử”. (Ngọc Yến - Vatican News - Tiếng Việt, 25/4).
***
Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các mục tử: “Hãy gần gũi với Dân Chúa”.
Mục tử luôn sống giữa đoàn chiên và đồng hành gắn bó với Dân Chúa. Mục tử “là người đã sống hết tình với anh em, cầu nguyện nhiều cho dân chúng, đã hy sinh tính mạng vì anh em mình”. (Phần xướng đáp phụng vụ Kinh Chiều lễ các thánh Mục tử). Câu nói ngắn nhưng bao hàm đầy đủ nội dung của sứ vụ Mục Tử. Tình yêu mục tử nối kết cả ba khía cạnh đó. Có yêu thì mới sống hết tình, tận tụy phục vụ. Có yêu thì mới nhớ đến và cầu nguyện cho. Và có yêu thì mới dám hy sinh mạng sống, đây là tình yêu đạt đến đỉnh điểm. Chúa Giêsu - Mục Tử Nhân Lành đã nêu gương về cả ba khía cạnh này cho mọi mục tử trong Giáo hội. Khi sống sứ vụ theo gương Chúa Giêsu, các mục tử sẽ luôn gần gũi với Dân Chúa.
1. Sống hết tình với anh em
Chúa Giêsu đã sống hết tình với anh em. Ngài rao giảng miệt mài từ sáng đến khuya, quên cả ăn ngủ, mệt lử đến nỗi ngủ say như chết, sóng gió tơi bời mà không hay; dân chúng “tấp nập kẻ lui người tới, đến nỗi thầy trò không có giờ nghỉ ngơi” (Mc 6,31), chữa mọi thứ bệnh tật cho dân, thậm chí cả vào ngày sabbat khiến bị chỉ trích; hóa bánh ra nhiều để nuôi dân đi theo nghe giảng; hóa nước thành rượu để giữ thể diện cho đôi tân hôn. Ngài làm nhiều phép lạ chữa quỷ ám, mù lòa, điếc câm, cả chết rồi cho cũng sống lại. Ngài gần gũi người nghèo, bà góa, trẻ em, bênh vực họ... Biết bao việc làm chứng rằng Chúa Giêsu đã sống hết tình với anh em.
Mọi người kỳ vọng các linh mục sẽ giống Chúa Giêsu Mục Tử theo phong cách của Đức Phanxicô, sẽ là hiện thân của Đấng đến “không phải để được phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người”. Linh mục được đánh giá theo như cung cách phục vụ của ngài: tận tụy, cần mẫn, trung tín, nhưng không (vô vụ lợi), sẵn sàng, nhanh nhẹn, quên mình.
Người giáo dân hôm nay không muốn thấy, không muốn có những mục tử 3 L (làm sang, làm phách, làm biếng), 3 T (tình, tiền, tửu), 3 Đ (độc tôn, độc tài, độc đoán), lè phè, hưởng thụ, lười biếng, chẳng quan tâm đến người khốn khổ, chất trên vai họ những gánh nặng, vô cảm trước những khổ đau của họ, sống xa cách người nghèo, không bênh vực người bị áp bức bất công, không đứng dậy đi ra khỏi nhà xứ để viếng thăm kẻ bệnh tật, người già nua, trẻ cơ nhỡ, để đem về đàn những con chiên lạc bầy đang lang thang trong hoang địa.
Vì linh mục là người của sự linh thánh, nên việc huấn luyện thiêng liêng là quan trọng nhất (ĐTC Phanxicô đã phát biểu rằng, ngài muốn chủng sinh được đào tạo ưu tiên về mặt thiêng liêng), các mặt khác cũng quan trọng: nhân bản, vì linh mục cũng là một con người như mọi người; trí thức, vì linh mục sẽ phải giảng dạy hướng dẫn người khác; mục vụ, vì đó là “nghề” của linh mục. Có thể nói, sau bao nhiêu năm tháng được huấn luyện như thế, linh mục là người hoàn hảo, hay theo cái nhìn chung của mọi người, là một người có tài có đức, giỏi giang. Linh mục phải là người có những nhân đức đối thần (Tin-Cậy-Mến), những nhân đức đối nhân (Bác ái-Khôn ngoan-Công bằng-Can đảm-Tiết độ), những nhân đức tôn giáo (Các lời khuyên Phúc Âm, tha thứ, hiền lành, đạo đức, trung thành...), những nhân đức nhân loại hay còn gọi là đức tính của con người theo quan điểm Á Đông (Nhân-Nghĩa-Lễ-Trí-Tín (với tha nhân), Cần-Kiệm-Liêm-Chính-Dũng (với chính mình). Được đào tạo kỹ lưỡng như thế, linh mục hẳn phải đạt một mức độ cao trên “đàng nhân đức” mới phải lẽ. Cho nên khi thấy các linh mục không sống đúng với những đòi hỏi của chức vụ và đời sống thì chẳng trách giáo dân bất mãn, và dễ đi đến chỗ bài bác. (Đức cha Anphongsô Nguyễn Hữu Long).
2. Cầu nguyện nhiều cho dân chúng.
Các sách Tin Mừng cho thấy, Chúa Giêsu luôn cầu nguyện vào những giây phút quan trọng nhất trong cuộc đời của Người. Khi chịu Phép Rửa và nhận lãnh sứ mạng Chúa Cha giao phó (Lc 3,21); đêm trước khi chọn các môn đệ (Lc 6,12); trước khi biến hình (Lc 9,28); trước khi chữa bệnh cho nhiều người (Lc 5,16); trước khi đặt ra cho các môn đệ câu hỏi quan trọng: người ta bảo Thầy là ai?; khi dạy các môn đệ cầu nguyện (Lc 11,1-2); khi các môn đệ đi truyền giáo lần đầu tiên trở về; trước khi chịu thương khó (Lc 22,34-46); trong bữa Tiệc Ly; đêm thương khó; trên Thánh giá (Lc 23,34.46)… Lời cầu nguyện đã nuôi sống tất cả sứ mạng của Người.Các Tông đồ đã nhiều lần thấy Thầy cầu nguyện. Có lẽ khi Thầy cầu nguyện có một cái gì đó thật đẹp, thật huyền bí và cũng thật lôi cuốn tỏa ra từ nơi con người Thầy. Chúa Giêsu cầu nguyện cho dân chúng: cho mọi người, cho các môn đệ, cho kẻ ghét mình, cầu nguyện thâu đêm, lúc sắp chết vẫn còn cầu xin ơn tha thứ cho kẻ giết mình, lại bào chữa rằng vì họ lầm không biết việc họ làm. Tấm lòng của Chúa thật là tuyệt vời.
Mục tử luôn kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu là có một sự hiểu biết sâu xa về Ngài do đã gặp gỡ và sống với Ngài thực sự. Khi thánh Phêrô tìm người thay thế Giuđa Iscariốt, ngài đã nói với cộng đoàn: “Trong số những anh em đã cùng chúng tôi theo Chúa Giêsu suốt thời gian Người sống giữa chúng ta, kể từ khi Người được Ông Gioan làm phép rửa cho đến ngày Người lìa bỏ chúng ta và được rước lên trời, phải có người trở thành chứng nhân cùng với chúng ta làm chứng Người đã phục sinh” (Cv 1,21-22). Với những lời trên đây, thánh Phêrô, khi chọn người mục tử thay thế Giuđa, đã chỉ đưa ra một tiêu chuẩn là: người đó đã phải cùng sống với Chúa Giêsu và đã tham dự cuộc đời cứu thế của Ngài, một đời mặc lấy thân phận đoàn chiên, yêu thương đoàn chiên, cứu độ đoàn chiên và còn hơn nữa, như lời Ngài nói: “Ta còn có những chiên không thuộc đoàn này. Ta cũng phải đưa chúng về” (Ga 10,16). Ngài cũng khẳng định: “Mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (10,11). Muốn được như vậy, người mục tử phải có những tâm tình của Chúa Giêsu. Nhất là sự khiêm nhường. Chúa Giêsu đã mời gọi các môn đệ hãy học với Ngài, đặc biệt là về đức tính“hiền lành và khiêm nhường” (Mt 11,29). Chính Ngài đã cứu chuộc loài người bằng sự hiền từ khiêm tốn, vâng phục thánh ý Chúa Cha.
Cầu nguyện là hơi thở của linh hồn, là sự sống, là sức mạnh của đời mục tử. Cầu nguyện là lẽ sống và có một tầm quan trọng đặc biệt trong cuộc sống mục tử. Lời cầu nguyện chỉ thực sự có giá trị và sức mạnh khi phát xuất từ một đức tin có chất lượng và sống động. Mục tử cầu nguyện, hãm mình, đền tội cho giáo dân theo gương cha thánh Gioan Vianney.
3. Hy sinh tính mạng vì anh em mình.
Hy sinh tính mạng vì anh em, đó là điều Chúa Giêsu đã làm, và là bằng chứng hùng hồn nhất về tình yêu của Chúa: “Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh mạng sống mình vì bạn hữu mình” (Ga 15,12). Ngài có thể thoát khỏi cái chết, nhưng ngài không làm: “Không ai có thể cướp mạng sống tôi, nhưng tự tôi hiến mạng” (Ga 10,18). Chúa Giêsu khẳng định: “Tôi là Mục Tử Tốt Lành. Tôi biết chiên của tôi và chiên của Tôi biết Tôi. Mục Tử Tốt Lành hy sinh mạng sống cho đàn chiên”. Chúa Giêsu là vị Mục Tử Tốt Lành, là Đấng bảo vệ đoàn chiên, yêu thương săn sóc và hy sinh mạng sống cho đàn chiên, là nền tảng, là mẫu mực cho mọi vị chủ chăn tương lai được Ngài trao quyền chăn dắt đoàn chiên, tiếp nối sứ mạng Mục Tử của Ngài. Chúa Giêsu so sánh mục tử và người làm thuê. Mục tử tốt lành luôn hết mình vì đàn chiên. Người làm thuê chỉ lo vun quén cho bản thân. Mục tử hy sinh cho đàn chiên. Người làm thuê chỉ đến để xén lông chiên.
Ngày 20/04, dựa trên cơ sở thông tin nhận được từ các giáo phận, Hội đồng giám mục Tây Ban Nha đã công bố có khoảng 70 linh mục ở Tây Ban Nha đã qua đời do Covid-19 kể từ khi đại dịch bùng nổ.Trong khi đó, số linh mục triều tại Ý qua đời vì virus corona đã lên đến 115 vị. (x.Avvenire 20/04/2020). Nhiều vị trong số đó đã bị nhiễm virus từ những bệnh nhân mà các ngài phục vụ.Theo tờ New York Times, các linh mục và tu sĩ, “đặc biệt là các vị ở những khu vực bị nhiễm virus corona nặng như Bergamo, đã mạo hiểm cuộc sống của họ, để đáp ứng nhu cầu tâm linh cho các tín hữu sùng đạo và lớn tuổi, vốn bị virus corona tấn công mạnh nhất”.
Trong Thánh Lễ Tiệc Ly chiều Thứ Năm Tuần Thánh 2020, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tôn vinh các linh mục này như “những vị thánh bên cạnh” chúng ta. (x.vietnamese.rvasia.org). Tổng giáo phận Boston đã tập hợp các nhóm linh mục - sống cùng nhau tại các địa điểm chiến lược gần bệnh viện, để đảm nhận việc xức dầu cho bệnh nhân covid-19. Có khoảng 80 linh mục được đào tạo để thực hiện nhiệm vụ này, với 30 linh mục tích cực thực hiện các cuộc xức dầu bệnh nhân; số còn lại phục vụ dự phòng. Đây là điều đặc biệt an ủi với những gia đình hiện không được phép đến thăm những người thân yêu trong bệnh viện và những người đang được điều trị bệnh covid-19. (theo CNA).
Chúa Nhật IV Phục sinh, ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu Linh mục và ơn gọi Tu sĩ nam nữ. Giáo Hội luôn cần đến những mục tử tốt lành. Hãy cầu nguyện cho Giáo Hội có nhiều mục tử đạo đức, thánh thiện như lòng Chúa mong ước. Mục tử tốt lành luôn sống kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu, luôn khát khao và cầu xin ơn Chúa Thánh Thần. Nhờ đó, vị mục tử tốt lành gần gũi biết rõ đàn chiên, yêu thương đàn chiên và sẵn sàng hiến mạng vì đàn chiên. Từ đó, vị mục tử tốt lành biết nuôi dưỡng đoàn chiên bằng những lương thực có chất lượng cao đặc biệt là cử hành Thánh Thể sốt sắng và nhiệt thành trong bí tích Hòa Giải.
Linh mục là Mục tử, người chăm sóc phần hồn các tín hữu. Một sứ mạng rất cao quý. Linh mục noi gương Chúa Giêsu Mục Tử Tối Cao, tận tình phục vụ tha nhân qua công việc mục vụ với đức ái mục tử. Đây là linh đạo của linh mục giáo phận.
Cha sở Gioan Vianney “là mục tử đã sống hết tình với anh em, cầu nguyện nhiều cho dân chúng, đã hy sinh tính mạng vì anh em mình”, ngài là Bổn mạng các Linh mục. Hôm nay ngày cầu nguyện cho các mục tử, xin ngài giúp anh em linh mục chúng con luôn biết sống theo gương sáng mục tử của ngài. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Rước lễ Thiêng Liêng
Thanh Quảng sdb
00:31 28/04/2020
Rước lễ Thiêng Liêng
Trong cơn đại dịch này, người Kitô hữu chúng ta, vì tình trạng bị cách ly, nên không được tham dự thánh lễ và rước Chúa thực sự. Trong bài viết của cha Federico Lombardi, giúp chúng ta khám phá lại việc rước lễ thiêng liêng.
(Tin Vatican - Federico Lombardi)
Khi còn nhỏ, chắc nhiều người trong chúng ta được nghe nói về sự rước lễ thiêng liêng. Chúng ta được dậy rằng chúng ta có thể kết hiệp một cách thiêng liêng với Chúa Giêsu, Đấng tự hiến trên bàn thờ, ngay cả khi chúng ta không thể hiệp thông bí tích bằng cách nhận Mình Thánh Chúa thực sự…
Sự rước lễ thiêng liêng là một việc quen làm, giúp chúng ta kết hợp liên lỉ với Chúa Giêsu, không chỉ khi chúng ta được rước Chúa trong Thánh lễ, mà còn ở những lúc và nơi chúng ta không thể tham dự lễ. Đây không phải là một sự thay thế cho việc rước lễ, nhưng trong một ý nghĩa nhất định chuẩn bị cho việc rước Chúa thật sự, ví dụ như đi viếng Thánh Thể hoặc vào những lúc cầu nguyện khác…
Bẵng đi một thời gian dài, chúng ta ít nghe nói đến việc rước lễ thiêng liêng này, cho đến thời điểm này! Chắc chắn việc tham dự thánh lễ và rước lễ, là điều tuyệt hảo, nhưng nó cũng đã làm lu mờ đi cái truyền thống sùng kính rước lễ thiêng liêng trong Giáo hội!
Tôi nhớ lại trong Ngày Giới trẻ Thế giới tại Madrid năm 2011, một cơn bão mạnh ập đến, đã làm xập hầu hết các lều Thánh Thể, nơi mà Đại hội đã dựng lên để sửa soạn đón chào hơn hai triệu các bạn trẻ tham dự giờ chầu và canh thức trước khi tham dự Thánh lễ bế mạc... do Đức Giáo Hoàng cử hành, trong thánh lễ đó, chỉ có một số rất ít các bạn trẻ được rước lễ...
Nhiều người đã thất vọng và đánh giá Ngày Giới trẻ Thế giới năm ấy thất bại, vì đỉnh cao của Đại hội là thánh lễ và rước Chúa! Phải mất nhiều thời gian và nỗ lực sau này, để giúp mọi người hiểu ra rằng, mặc dù việc lãnh nhận Mình Thánh là rất quan trọng, nhưng đó không phải là cách duy nhất để kết hợp với Chúa Giêsu và hiệp thông với Thân thể huyền nhiệm của Ngài là Giáo hội.
Ngày nay, trong các thánh lễ sáng tại nguyện đường thánh Mácta, Đức Giáo Thánh Cha Phanxicô khuyến khích các tín hữu tham dự hiệp thông với ngài, không phải bằng thể lý nhưng trong tinh thần và rước lễ một cách thiêng liêng… Làm như vậy, Đức Thánh Cha đã làm sống lại một trong những việc đạo đức truyền thống mà từ lâu các bậc thầy tu đức đã chỉ dậy cho người Kitô chúng ta: những điều thân thương mà mẹ và bà chúng ta, thường đánh thức chúng ta dậy sớm mỗi sáng, đôi khi hàng ngày để đi tham dự thánh lễ - đây là cách để kết hợp với Chúa, trước những công việc bận rộn trong ngày...
Tôi còn nhớ trong những giờ giáo lý, thầy sơ hay giảng viên giáo lý cho tôi một tấm ảnh, in một em bé lành thánh với hình một linh mục đang dâng Thánh lễ, cầm Thánh Thể trên tay… Xung quanh ảnh, là các giờ khác nhau trên mọi châu lục nơi mà các linh mục không ngừng cử hành các Thánh lễ. Tấm ảnh này có ý nhắc nhở chúng ta rằng sự Hy sinh Khổ nạn, và cái Chết của chúa vì yêu thương chúng ta, được liên lỉ dâng hiến trên khắp thế giới, mà chúng ta có thể được kết hợp thiêng liêng với Ngài và nên một với Ngài.
Sự rước lễ thiêng liêng của người Kitô giáo, giúp chúng ta khi không thể rước lễ thực sự được thì hãy ước ao xin Chúa ngự vào linh hồng cách thiêng liêng, hầu giúp chúng ta kết hợp với Chúa Giêsu, đặc biệt qua hy sinh dâng hiến của Ngài trên Thập giá.
Trong thời gian không thể rước Thánh Thể thực sự lúc này, vì cơn đại dịch, Giáo hội mời gọi chúng ta rước lễ thiêng liêng thường xuyên trong ngày. Theo cách thức đặc biệt này, chính Giáo hội ban cho các tín hữu, những hồng ân mà trong tình hiệp thông Giáo hội rộng ban cho dân chúng khi phải cách ly với nhiều cô đơn, cô độc trong cơn đại dịch này.
Không được lãnh nhận các Bí tích một cách thực sự là một thiếu xót, nhưng đây cũng có thể là một thời gian thăng tiến trưởng thành. Tương tự như tình yêu vợ chồng, khi phải xa nhau vì lý do bất khả kháng làm cho tình yêu được tăng trưởng, nói lên lòng trung thủy và sự tinh khiết dành cho nhau!
Do đó, việc không được lãnh nhận Thánh Thể lúc này, có thể là thời gian thăng tiến: thăng tiến trong đức tin, tăng ước muốn được Rước Chúa, thăng tiến thêm tình liên đới với anh chị em mà vì lý do nào đó chúng ta không thể gặp gỡ! Đây cũng là lúc giúp chúng ta hiểu Bí tích Thánh Thể là một món quà vô giá và cao quí của Chúa Giêsu, nó siêu việt nhưng lại rất đơn sơ, hầu Chúa có thể hòa nhập nên một với trái tim chúng ta.
Trong cơn đại dịch này, người Kitô hữu chúng ta, vì tình trạng bị cách ly, nên không được tham dự thánh lễ và rước Chúa thực sự. Trong bài viết của cha Federico Lombardi, giúp chúng ta khám phá lại việc rước lễ thiêng liêng.
(Tin Vatican - Federico Lombardi)
Khi còn nhỏ, chắc nhiều người trong chúng ta được nghe nói về sự rước lễ thiêng liêng. Chúng ta được dậy rằng chúng ta có thể kết hiệp một cách thiêng liêng với Chúa Giêsu, Đấng tự hiến trên bàn thờ, ngay cả khi chúng ta không thể hiệp thông bí tích bằng cách nhận Mình Thánh Chúa thực sự…
Sự rước lễ thiêng liêng là một việc quen làm, giúp chúng ta kết hợp liên lỉ với Chúa Giêsu, không chỉ khi chúng ta được rước Chúa trong Thánh lễ, mà còn ở những lúc và nơi chúng ta không thể tham dự lễ. Đây không phải là một sự thay thế cho việc rước lễ, nhưng trong một ý nghĩa nhất định chuẩn bị cho việc rước Chúa thật sự, ví dụ như đi viếng Thánh Thể hoặc vào những lúc cầu nguyện khác…
Bẵng đi một thời gian dài, chúng ta ít nghe nói đến việc rước lễ thiêng liêng này, cho đến thời điểm này! Chắc chắn việc tham dự thánh lễ và rước lễ, là điều tuyệt hảo, nhưng nó cũng đã làm lu mờ đi cái truyền thống sùng kính rước lễ thiêng liêng trong Giáo hội!
Tôi nhớ lại trong Ngày Giới trẻ Thế giới tại Madrid năm 2011, một cơn bão mạnh ập đến, đã làm xập hầu hết các lều Thánh Thể, nơi mà Đại hội đã dựng lên để sửa soạn đón chào hơn hai triệu các bạn trẻ tham dự giờ chầu và canh thức trước khi tham dự Thánh lễ bế mạc... do Đức Giáo Hoàng cử hành, trong thánh lễ đó, chỉ có một số rất ít các bạn trẻ được rước lễ...
Nhiều người đã thất vọng và đánh giá Ngày Giới trẻ Thế giới năm ấy thất bại, vì đỉnh cao của Đại hội là thánh lễ và rước Chúa! Phải mất nhiều thời gian và nỗ lực sau này, để giúp mọi người hiểu ra rằng, mặc dù việc lãnh nhận Mình Thánh là rất quan trọng, nhưng đó không phải là cách duy nhất để kết hợp với Chúa Giêsu và hiệp thông với Thân thể huyền nhiệm của Ngài là Giáo hội.
Ngày nay, trong các thánh lễ sáng tại nguyện đường thánh Mácta, Đức Giáo Thánh Cha Phanxicô khuyến khích các tín hữu tham dự hiệp thông với ngài, không phải bằng thể lý nhưng trong tinh thần và rước lễ một cách thiêng liêng… Làm như vậy, Đức Thánh Cha đã làm sống lại một trong những việc đạo đức truyền thống mà từ lâu các bậc thầy tu đức đã chỉ dậy cho người Kitô chúng ta: những điều thân thương mà mẹ và bà chúng ta, thường đánh thức chúng ta dậy sớm mỗi sáng, đôi khi hàng ngày để đi tham dự thánh lễ - đây là cách để kết hợp với Chúa, trước những công việc bận rộn trong ngày...
Tôi còn nhớ trong những giờ giáo lý, thầy sơ hay giảng viên giáo lý cho tôi một tấm ảnh, in một em bé lành thánh với hình một linh mục đang dâng Thánh lễ, cầm Thánh Thể trên tay… Xung quanh ảnh, là các giờ khác nhau trên mọi châu lục nơi mà các linh mục không ngừng cử hành các Thánh lễ. Tấm ảnh này có ý nhắc nhở chúng ta rằng sự Hy sinh Khổ nạn, và cái Chết của chúa vì yêu thương chúng ta, được liên lỉ dâng hiến trên khắp thế giới, mà chúng ta có thể được kết hợp thiêng liêng với Ngài và nên một với Ngài.
Sự rước lễ thiêng liêng của người Kitô giáo, giúp chúng ta khi không thể rước lễ thực sự được thì hãy ước ao xin Chúa ngự vào linh hồng cách thiêng liêng, hầu giúp chúng ta kết hợp với Chúa Giêsu, đặc biệt qua hy sinh dâng hiến của Ngài trên Thập giá.
Trong thời gian không thể rước Thánh Thể thực sự lúc này, vì cơn đại dịch, Giáo hội mời gọi chúng ta rước lễ thiêng liêng thường xuyên trong ngày. Theo cách thức đặc biệt này, chính Giáo hội ban cho các tín hữu, những hồng ân mà trong tình hiệp thông Giáo hội rộng ban cho dân chúng khi phải cách ly với nhiều cô đơn, cô độc trong cơn đại dịch này.
Không được lãnh nhận các Bí tích một cách thực sự là một thiếu xót, nhưng đây cũng có thể là một thời gian thăng tiến trưởng thành. Tương tự như tình yêu vợ chồng, khi phải xa nhau vì lý do bất khả kháng làm cho tình yêu được tăng trưởng, nói lên lòng trung thủy và sự tinh khiết dành cho nhau!
Do đó, việc không được lãnh nhận Thánh Thể lúc này, có thể là thời gian thăng tiến: thăng tiến trong đức tin, tăng ước muốn được Rước Chúa, thăng tiến thêm tình liên đới với anh chị em mà vì lý do nào đó chúng ta không thể gặp gỡ! Đây cũng là lúc giúp chúng ta hiểu Bí tích Thánh Thể là một món quà vô giá và cao quí của Chúa Giêsu, nó siêu việt nhưng lại rất đơn sơ, hầu Chúa có thể hòa nhập nên một với trái tim chúng ta.
Thánh lễ tại Santa Marta 28/4/2020: Đức Thánh Cha cầu nguyện cho mọi người thận trọng khi nới lỏng các lệnh cách ly
Đặng Tự Do
02:06 28/04/2020
Lúc 7 sáng thứ Ba 28 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho mọi người biết thận trọng tuân thủ các biện pháp được đưa ra để nới lỏng tình trạng kiểm dịch sao cho đại dịch Covid-19 không quay trở lại.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Vào thời điểm này, khi các chỉ dẫn đã được đưa ra để nới lỏng các hạn chế trong các khu vực cách ly, chúng ta hãy cầu nguyện xin Chúa ban cho dân Ngài, là tất cả chúng ta, ân sủng thận trọng và tuân theo các chỉ dẫn này, để đại dịch không quay trở lại.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha tập trung vào Bài Đọc Một trích từ sách Tông đồ Công vụ (Cv 7: 51 và 8:1). Trong đó, Thánh Stêphanô can đảm tuyên xưng trước mặt mọi người, các kỳ lão và các kinh sư, là những người đang phán xét ngài qua những lời cáo gian, trước khi kéo ngài ra khỏi thành phố và ném đá ngài.
Bài Ðọc I: Cv 7, 51-59
“Lạy Chúa Giêsu, xin đón nhận tâm hồn con”.
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Khi ấy, Stêphanô nói với dân chúng, các kỳ lão và luật sĩ rằng: “Hỡi những tên cứng cổ, lòng và tai chẳng cắt bì kia, các ngươi luôn luôn chống đối Thánh Thần; cha ông các ngươi làm sao, các ngươi cũng vậy. Có tiên tri nào mà cha ông các ngươi lại không bắt bớ? Họ đã giết những người tiên báo về việc Ðấng Công chính sẽ đến, Ðấng mà ngày nay các ngươi đã nộp và giết chết; các ngươi đã lãnh nhận lề luật do thiên thần truyền cho, nhưng đã không tuân giữ”.
Nghe ông nói, họ phát điên lên trong lòng, và họ nghiến răng phản đối ông. Nhưng Stêphanô đầy Thánh Thần, nhìn lên trời, đã xem thấy vinh quang của Thiên Chúa, và Ðức Giêsu đứng bên hữu Thiên Chúa. Ông đã nói rằng: “Kìa, tôi xem thấy trời mở ra, và Con Người đứng bên hữu Thiên Chúa”. Bấy giờ họ lớn tiếng kêu la và bịt tai lại, và họ nhất tề xông vào ông. Khi lôi ông ra ngoài thành, họ ném đá ông. Và các nhân chứng đã để áo của họ dưới chân một người thanh niên tên là Saolô. Rồi họ ném đá Stêphanô, đang lúc ông cầu nguyện rằng: “Lạy Chúa Giêsu, xin đón nhận tâm hồn con”. Thế rồi ông quỳ xuống, lớn tiếng kêu lên rằng: “Lạy Chúa, xin đừng trách cứ họ về tội lỗi này”. Nói xong câu đó, ông đã an giấc trong Chúa. Còn Saolô thì đã tán thành việc giết ông Stêphanô.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Các thầy thông luật, đã không thể chấp nhận sự minh bạch trong tín lý mà Thánh Stêphanô đưa ra, và họ xúi một số người vu cáo rằng họ đã nghe Thánh Stêphanô báng bổ chống lại Thiên Chúa và lề luật. Đây không phải lần đầu tiên họ cũng làm như vậy, họ đã từng làm thế với Chúa Giêsu, cố gắng thuyết phục mọi người rằng Chúa Giêsu là một kẻ báng bổ chống lại Thiên Chúa.
Điều đó cũng xảy ra với các vị tử đạo ngày nay, như cô Asia Bibi. Cô đã ở tù nhiều năm, bị giam cầm bởi tội báng bổ do người ta vu khống cho cô. Trước một loạt những tin tức sai lệch nhằm gây dư luận, đôi khi chúng ta không thể làm gì được.
Tôi nghĩ đến cuộc diệt chủng người Do Thái, người ta đã cố tình tạo ra những dư luận sai trái nhằm chống lại một dân tộc, nhằm loại bỏ họ. Sau đó, có những vụ đánh hội đồng hàng ngày, cố gắng lên án, cố gắng tạo ra tiếng xấu, liên tục tạo ra những tin đồn càng lúc càng nhiều để lên án cả một dân tộc.
Trái lại, sự thật thì rõ ràng và minh bạch. Chúng ta hãy cẩn thận miệng lưỡi của chúng ta: nhiều lần với những bình luận của chúng ta, chúng ta bắt đầu đánh hội đồng người khác như vậy. Ngay cả trong các tổ chức Kitô giáo của chúng ta, chúng ta đã thấy rất nhiều những trò ném đá hội đồng hàng ngày được sinh ra từ những tin đồn.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói: Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng biết hành xử như những người công chính, trong các phán đoán của chúng ta, chứ không theo đuôi đám đông lên án người khác qua việc kích động các tin đồn.
Source:Vatican NewsPope at Mass prays for prudence as restrictions ease
Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho mọi người biết thận trọng tuân thủ các biện pháp được đưa ra để nới lỏng tình trạng kiểm dịch sao cho đại dịch Covid-19 không quay trở lại.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Vào thời điểm này, khi các chỉ dẫn đã được đưa ra để nới lỏng các hạn chế trong các khu vực cách ly, chúng ta hãy cầu nguyện xin Chúa ban cho dân Ngài, là tất cả chúng ta, ân sủng thận trọng và tuân theo các chỉ dẫn này, để đại dịch không quay trở lại.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha tập trung vào Bài Đọc Một trích từ sách Tông đồ Công vụ (Cv 7: 51 và 8:1). Trong đó, Thánh Stêphanô can đảm tuyên xưng trước mặt mọi người, các kỳ lão và các kinh sư, là những người đang phán xét ngài qua những lời cáo gian, trước khi kéo ngài ra khỏi thành phố và ném đá ngài.
Bài Ðọc I: Cv 7, 51-59
“Lạy Chúa Giêsu, xin đón nhận tâm hồn con”.
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Khi ấy, Stêphanô nói với dân chúng, các kỳ lão và luật sĩ rằng: “Hỡi những tên cứng cổ, lòng và tai chẳng cắt bì kia, các ngươi luôn luôn chống đối Thánh Thần; cha ông các ngươi làm sao, các ngươi cũng vậy. Có tiên tri nào mà cha ông các ngươi lại không bắt bớ? Họ đã giết những người tiên báo về việc Ðấng Công chính sẽ đến, Ðấng mà ngày nay các ngươi đã nộp và giết chết; các ngươi đã lãnh nhận lề luật do thiên thần truyền cho, nhưng đã không tuân giữ”.
Nghe ông nói, họ phát điên lên trong lòng, và họ nghiến răng phản đối ông. Nhưng Stêphanô đầy Thánh Thần, nhìn lên trời, đã xem thấy vinh quang của Thiên Chúa, và Ðức Giêsu đứng bên hữu Thiên Chúa. Ông đã nói rằng: “Kìa, tôi xem thấy trời mở ra, và Con Người đứng bên hữu Thiên Chúa”. Bấy giờ họ lớn tiếng kêu la và bịt tai lại, và họ nhất tề xông vào ông. Khi lôi ông ra ngoài thành, họ ném đá ông. Và các nhân chứng đã để áo của họ dưới chân một người thanh niên tên là Saolô. Rồi họ ném đá Stêphanô, đang lúc ông cầu nguyện rằng: “Lạy Chúa Giêsu, xin đón nhận tâm hồn con”. Thế rồi ông quỳ xuống, lớn tiếng kêu lên rằng: “Lạy Chúa, xin đừng trách cứ họ về tội lỗi này”. Nói xong câu đó, ông đã an giấc trong Chúa. Còn Saolô thì đã tán thành việc giết ông Stêphanô.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Các thầy thông luật, đã không thể chấp nhận sự minh bạch trong tín lý mà Thánh Stêphanô đưa ra, và họ xúi một số người vu cáo rằng họ đã nghe Thánh Stêphanô báng bổ chống lại Thiên Chúa và lề luật. Đây không phải lần đầu tiên họ cũng làm như vậy, họ đã từng làm thế với Chúa Giêsu, cố gắng thuyết phục mọi người rằng Chúa Giêsu là một kẻ báng bổ chống lại Thiên Chúa.
Điều đó cũng xảy ra với các vị tử đạo ngày nay, như cô Asia Bibi. Cô đã ở tù nhiều năm, bị giam cầm bởi tội báng bổ do người ta vu khống cho cô. Trước một loạt những tin tức sai lệch nhằm gây dư luận, đôi khi chúng ta không thể làm gì được.
Tôi nghĩ đến cuộc diệt chủng người Do Thái, người ta đã cố tình tạo ra những dư luận sai trái nhằm chống lại một dân tộc, nhằm loại bỏ họ. Sau đó, có những vụ đánh hội đồng hàng ngày, cố gắng lên án, cố gắng tạo ra tiếng xấu, liên tục tạo ra những tin đồn càng lúc càng nhiều để lên án cả một dân tộc.
Trái lại, sự thật thì rõ ràng và minh bạch. Chúng ta hãy cẩn thận miệng lưỡi của chúng ta: nhiều lần với những bình luận của chúng ta, chúng ta bắt đầu đánh hội đồng người khác như vậy. Ngay cả trong các tổ chức Kitô giáo của chúng ta, chúng ta đã thấy rất nhiều những trò ném đá hội đồng hàng ngày được sinh ra từ những tin đồn.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói: Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng biết hành xử như những người công chính, trong các phán đoán của chúng ta, chứ không theo đuôi đám đông lên án người khác qua việc kích động các tin đồn.
Source:Vatican News
Thông báo của Phòng Báo Chí Tòa Thánh về trường hợp thứ 10 nhiễm coronavirus tại Vatican
Đặng Tự Do
14:17 28/04/2020
Trong một tuyên bố được đưa ra vào tối thứ Ba 28 tháng Tư, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh, đã cho biết về trường hợp thứ 10 nhiễm coronavirus tại Vatican.
Toàn văn tuyên bố như sau:
Trong những ngày gần đây, một nhân viên dương tính với Covid-19 khác đã được xác định. Người này đã có các triệu chứng vào tháng 3 và vẫn bị cách ly, đang tiếp tục làm việc từ xa. Nhân viên hiện đang được cách ly, không còn các triệu chứng nữa, và các biện pháp y tế cần thiết cho nơi làm việc đã được thực hiện để phòng ngừa, và các kiểm tra đã được thực hiện trong số các đồng nghiệp của người ấy, mọi kiểm tra đều cho kết quả âm tính.
Trường hợp thứ 9 liên quan đến Covid-19 tại Vatican đã được thông báo vào ngày 20 tháng Tư.
Source:Vatican NewsDichiarazione del Direttore della Sala Stampa della Santa Sede, Matteo Bruni, 28.04.2020
Toàn văn tuyên bố như sau:
Trong những ngày gần đây, một nhân viên dương tính với Covid-19 khác đã được xác định. Người này đã có các triệu chứng vào tháng 3 và vẫn bị cách ly, đang tiếp tục làm việc từ xa. Nhân viên hiện đang được cách ly, không còn các triệu chứng nữa, và các biện pháp y tế cần thiết cho nơi làm việc đã được thực hiện để phòng ngừa, và các kiểm tra đã được thực hiện trong số các đồng nghiệp của người ấy, mọi kiểm tra đều cho kết quả âm tính.
Trường hợp thứ 9 liên quan đến Covid-19 tại Vatican đã được thông báo vào ngày 20 tháng Tư.
Source:Vatican News
Lễ tuyên Chân Phước cho Đức Hồng Y Stefan Wyszyński, dự kiến vào ngày 7/6 bị dời lại
Đặng Tự Do
15:02 28/04/2020
Với sự chấp thuận của Vatican, lễ tuyên Chân Phước cho Đức Hồng Y Stefan Wyszyński, Giáo Chủ Ba Lan, trước đây theo thỏa thuận với Tòa Thánh sẽ diễn ra vào ngày 7 tháng Sáu năm 2020 tại Warsaw, nay bị hoãn lại vô thời hạn. Sau khi đại dịch kết thúc, một ngày khác sẽ được ấn định và công bố trước ngày đó một khoảng thời gian để cho phép những chuẩn bị thích hợp.
Đại dịch nguy hiểm đe dọa sức khỏe và tính mạng của mọi người khiến cho việc chuẩn bị và tiến hành sự kiện này là không thể. Trước hết là mối quan tâm cho sự an toàn của người dân. Sau nữa cũng vì lý do này, Tòa Thánh đã giới hạn việc tổ chức các nghi lễ tôn giáo và các hoạt động của các vị đại diện của Đức Giáo Hoàng.
Trước hương thơm thánh thiện vang dội và lòng mộ mến rộng rãi đối với vị Tân Chân Phước, chúng ta phải tính đến sự tham dự các nghi lễ tuyên Chân Phước của một số đông đảo các tín hữu, bao gồm cả người Ba Lan và những vị khách từ nước ngoài. Vì lý do này, sau khi chấm dứt đại dịch, chúng tôi sẽ tổ chức một buổi lễ tuyên Chân Phước ở Warsaw một cách trang trọng, nhưng đơn sơ vì tính đến những ảnh hưởng tai hại có thể dự đoán của đại dịch này.
Ủy ban tuyên Chân Phước tạm thời bị đình chỉ nhưng không bị giải thể. Những hợp tác tốt lành với nhà nước và chính quyền Warsaw trong việc chuẩn bị cho lễ tuyên Chân Phước vẫn sẽ được tiếp tục, tôi cảm ơn các bạn ngay bây giờ về điều đó.
+ Đức Hồng Y Kazimierz Nycz
Tổng giám mục Warsaw
Warsaw, ngày 28 tháng 4 năm 2020
Đức Hồng Y Stefan Wyszynski, là người cố vấn và là bạn thân thiết của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
Đức Thánh Cha đã ký sắc lệnh công nhận một phép lạ do lời cầu bầu của vị Tân Chân Phước sau một cuộc họp vào hôm 2 tháng Mười, 2019 với Đức Hồng Y Angelo Becciu, tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh. Tòa Thánh đã chính thức công bố tin tức này vào hôm thứ Năm 3 tháng 10, 2019.
Phép lạ liên quan đến sự chữa lành của một thiếu nữ 19 tuổi bị bệnh ung thư tuyến giáp vào năm 1989. Cô gái trẻ nhận được chẩn đoán của các bác sĩ là bệnh tình của cô không thể nào chữa khỏi, và cô không còn sống được bao lâu. Một nhóm các nữ tu Ba Lan bắt đầu cầu nguyện cho sự chữa lành của cô nhờ sự cầu bầu của Đức Hồng Y Wyszynski, là người cũng đã chết vì ung thư 8 năm trước đó.
Phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Ba Lan cho biết cô gái trẻ đã được lành bệnh gần như tức khắc. Các khối u đột nhiên biến mất mà Y khoa không thể giải thích được. Mọi người đều tin là phép lạ, nhưng Giáo Hội tại Ba Lan đã kiên nhẫn chờ đợi suốt 30 năm qua để chứng minh rằng đây là một phép lạ diễn ra tức khắc, triệt để và khối u không quay trở lại.
Source:Archidiecezja Warszawski
Đạo sĩ Hồi giáo xin lỗi vì đổ lỗi đàn bà gây ra Covid-19
Trần Mạnh Trác
15:09 28/04/2020
“Gần đây tôi đã đưa ra một số ý kiến mà tôi muốn được làm rõ hơn. Mục đích của tôi là chỉ ra rằng tất cả chúng ta nên đổ lỗi cho chính mình. Đó là một nhận xét chung không nhắm vào bất kỳ ai, đàn ông, đàn bà, hay giới tính cụ thể nào, nhưng là một lời nhắc nhở phải đến gần hơn với những gì Allah dạy chúng ta,” ông Jameel viết.
“Mục tiêu của tôi là nhắc nhở tất cả chúng ta nên tập trung vào tâm linh và tránh xa những ham muốn vật chất.
Tôi là người đầu tiên thừa nhận, như tôi đã dạy trong nhiều năm qua, rằng không có lý do gì để đưa ra bất kỳ bình luận gây tổn thương về bất cứ ai hoặc làm cho bất cứ ai cảm thấy khó chịu.
Tôi chân thành xin lỗi bất cứ ai có thể vô tình bị tổn thương. Tôi cầu nguyện rằng Allah chấp nhận những việc làm tốt của chúng tôi và tha thứ những thiếu sót của chúng tôi.”
Tổng thống Trump: Tình hình sẽ rất bất lợi cho người Công Giáo nếu ông thất cử
Emily Nguyễn
15:40 28/04/2020
Hôm thứ Bẩy, tổng thống Donald Trump đã có một cuộc họp trực tuyến với các nhà lãnh đạo và các nhà giáo dục Công Giáo. Christopher White của tờ Crux có bài tường thuật sau.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
(New York) Trong cuộc họp trực tuyến với các nhà lãnh đạo và các nhà giáo dục Công Giáo vừa diễn ra hôm thứ Bảy vừa qua, Tổng thống Donald Trump đã tự nhận mình là vị tổng thống “tốt nhất trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo”, khi ông cảnh báo về một số vấn đề sẽ gặp khó khăn trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới, đặc biệt là về nạn phá thai và tự do tôn giáo, là những vấn đề “chưa bao giờ quan trọng hơn đối với Giáo hội”.
Tổng thống Trump cũng cam kết sẽ hỗ trợ cho các trường Công Giáo trong bối cảnh đại dịch coronavirus toàn cầu.
Trong bản ghi âm cuộc họp mà phóng viên Crux thu nhận, tổng thống liên tục nhấn mạnh sự ủng hộ của ông đối với phong trào phò sinh và quyền lựa chọn trường học khi ông cố gắng vạch ra sự tương phản rõ rệt giữa chính quyền của ông, và một chính quyền đảng Dân chủ có thể mang đến cho người Công Giáo.
Tờ Crux được hai trong số hơn 600 người có mặt tại hội nghị cho biết: thành phần tham dự bao gồm Đức Hồng Y Timothy Dolan của tổng giáo phận New York, Đức Hồng Y Sean O'Malley của Boston, Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez của Los Angeles và là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ (USCCB), Đức Giám Mục Michael Barber của Oakland, đương kim Chủ tịch Ủy ban Giáo dục Công Giáo Hội Đồng Giám Mục, cũng như các giám đốc học khu của các trường Công Giáo tại giáo phận Los Angeles cũng như Denver, cùng với những người tham dự khác.
Trong phát biểu khai mạc, tổng thống đã ngỏ lời cám ơn các nhà giáo dục Công Giáo về những nỗ lực thực hiện biện pháp học tập trực tuyến trong thời đại dịch, cũng như những hỗ trợ về mặt tinh thần mà các vị này đã dành cho mọi gia đình. Nhắc đến thời niên thiếu của mình khi sống cạnh một giáo xứ và trường Công Giáo ở Queens thuộc tiểu bang New York, tổng thống mô tả các trường Công Giáo đã là một nguồn sức mạnh, hy vọng, cơ hội cho những cộng đồng trên cả nước.
Ông nói rằng sự lây lan của coronavirus “lẽ ra đã bị ngăn chặn từ trước rất sớm...nếu nó bị chặn ngay tại nguồn gốc, và chắc mọi người đều hiểu ý tôi muốn nói gì”
Hướng về tương lai khi nền kinh tế được tái mở, tổng thống cho biết đất nước này “sẽ được mở ra với một điều gây kinh ngạc”.
Tuy nhiên, ý tưởng thường được nhắc đến nhất của tổng thống trong bài phát biểu khai mạc của ông là những cam kết đối với những vấn đề liên quan đến phò sinh, ông nói rằng điều này “đã ở mức độ mà chưa có tổng thống nào khác có thể nhìn thấy trước đó, theo nhận xét của mọi người.”
Ông nói “Tôi chỉ nói lại những gì người ta đang nói”. Ông trích dẫn một dữ kiện là ông chính là vị tổng thống đương nhiệm đầu tiên đã đích thân nói chuyện tại “Cuộc Diễn Hành Phò Sinh hay còn gọi là “March For Life” vào tháng Giêng vừa qua, một sự kiện được diễn ra hàng năm nhằm phản đối việc hợp thức hoá nạn phá thai của Tối Cao Pháp Viện vào năm 1973.
Ông cũng nhắc đến những hỗ trợ của mình cho chính sách Mexico City nhằm ngăn chặn tài trợ của liên bang cho các tổ chức phi chính phủ cung cấp các dịch vụ liên quan đến phá thai. Chính sách này được Tổng thống Ronald Reagan thiết lập và được phục hồi bởi mọi tổng thống Cộng hòa kể từ năm 1984.
Ông cũng nhấn mạnh sự phản đối của mình đối với Tu Chính Án Johnson là luật ngăn chặn những tổ chức miễn thuế không được yểm trợ hay phản đối các ứng cử viên chính trị. Ông mô tả đó là điều “rất tàn độc”, và nói thêm rằng “tôi đã loại bỏ nó để quý vị có thể bày tỏ quan điểm của mình một cách rất mạnh mẽ.
Sau phần phát biểu khai mạc 15 phút, tổng thống cũng đã trả lời câu hỏi của một nhóm người tham dự đã được chọn lựa, trước khi trả lời câu hỏi từ những người khác trong hội nghị.
Đức Hồng Y Dolan là người đầu tiên lên tiếng, ngài là người mà tổng thống ca ngợi là một “bậc quân tử vĩ đại” và là “một người bạn tuyệt vời của tôi”. Ông nói thêm rằng ông tôn trọng những gì Đức Hồng Y yêu cầu.
Đức Hồng Y Tổng Giám Mục New York nói ngài “rất hân hạnh là người được đặt câu hỏi đầu tiên, và tôi cũng dành một tình cảm tương tự cho ngài”. Ngài lưu ý rằng hai người vẫn thường xuyên nói chuyện trên điện thoại trong những tháng gần đây và còn nói đùa với nhau rằng bà cố 90 tuổi của Đức Hồng Y từ Missouri vẫn phàn nàn rằng tôi “gọi cho tổng thống còn nhiều hơn tôi gọi cho bà cố”
Đức Hồng Y Dolan ca ngợi sự hỗ trợ của các bộ trưởng DeVos, Carson, và bà KellyAnne Conway, cố vấn đặc biệt của tổng thống, là những “nhà quán quân” và là “những đồng minh đáng quý của chúng tôi trong tình cảm dành cho các trường học mà chúng tôi yêu quý.
Đức Hồng Y đã tập trung vào đề tài giáo dục, ngài nói rằng bởi vì nó liên quan đến quyền của cha mẹ, công lý giáo dục và quyền công dân của con em chúng ta”. Ngài cũng cám ơn tổng thống về sự kiên định can đảm của ông trong việc bao gồm các cơ quan bất vụ lợi, các cơ sở tôn giáo và trường học của chúng tôi trong ngân khoản kích thích kinh tế gần đây”
Tuy nhiên, ngài cảnh báo rằng khoản tài trợ hiện tại cho các trường học chỉ bảo đảm được cho năm học này. Nhiều trường Công Giáo trên cả nước đang “rất sợ hãi” về tháng 9, họ nói rằng trợ cấp học phí để giới phụ huynh có thể tiếp tục cho con học ở trường Công Giáo là khoản rất cần có. Đức Hồng Y nói với tổng thống rằng “Chúng tôi cần ngài hơn bao giờ.”
Sau đó, Đức Hồng Y nhanh chóng chuyển sang đề tài phá thai, nói rằng đảng Dân chủ “muốn cho phá thai, muốn cho phép ngay từ bây giờ, họ còn muốn cho phép phá từ giai đoạn đầu của thai kỳ cho đến tận cuối tháng thứ 9”. Ngài đã nhắc đến ý kiến của Thống đốc Dân chủ Virginia là Ralph Northam, là người phải đối mặt với phản ứng dữ dội vào năm ngoái vì ông đã ủng hộ việc phá thai ở giai đoạn thứ ba của thai kỳ.
Tổng thống cũng nhân dịp này gợi nhớ lại cuộc tranh luận cuối cùng khi ông đang tranh cử với Ngoại trưởng Hillary Clinton vào năm 2016, lúc đó ông đã chỉ trích sự ủng hộ của bà trong việc cho phép phá thai ở giai đoạn cuối. “Chúng tôi đã bảo vệ rất tốt lập trường này trong cuộc đua cuối cùng của chúng tôi với Hillary Clinton bởi vì bà ta muốn cho phép phá đến tận kỳ sinh nở”, tổng thống đã nói thế vào hôm thứ Bảy. “Chúng tôi có lẽ đã hỗ trợ lập trường phò sinh hơn bất cứ điều gì quý vị có thể tưởng tượng được. Tôi hy vọng tất cả mọi người sẽ đi bầu, bỏ phiếu, và làm những gì họ phải làm”, sau đó ông nói về cuộc bầu cử vào tháng 11 sắp tới. “Quý vị sẽ có một Giáo Hội Công Giáo rất khác biệt”, ông cảnh báo nó sẽ như thế nếu ông bị thất cử.
Sau đó, tổng thống đã trả lời một câu hỏi của Đức Hồng Y O'Malley, khi ngài muốn chuyển hướng cuộc thảo luận sang đề tài giáo dục Công Giáo, ngài nói rằng “không có tổ chức nào ở nước Mỹ thành công hơn các trường Công Giáo trong việc nâng đỡ người nghèo lên tầng lớp trung lưu.”
Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Boston kêu gọi tổng thống bảo đảm việc hỗ trợ học phí cho các gia đình có con em theo học trường Công Giáo. Ngài nói “Chúng tôi cần được giúp ngay bây giờ. Tổng thống phải nhanh chóng làm điều này để giúp họ đóng học phí”.
Tổng thống đã cảm ơn Đức Hồng Y O'Malley, nói rằng ông chưa bao giờ thấy ai nói một cách ngắn gọn thẳng thắn như vậy khi nghe Đức Hồng Y mô tả về giá trị của nền giáo dục Công Giáo. Ông hứa “Chúng tôi sẽ giúp quý vị còn nhiều hơn những gì quý vị biết nữa”. Cả hai vị giám đốc học khu các trường Công Giáo ở các giáo phận Denver và Los Angeles là Paul Escala và Elias J. Moo đã dành thời gian họ được cho phép để thúc đẩy việc tiếp tục cho phép lựa chọn trường học. “Sự lựa chọn trường học cho con cái của phụ huynh không thể là điều phải hy sinh vì cuộc khủng hoảng này”. Ông Escala nói với tổng thống rằng, “chúng tôi cùng đứng về phía tổng thống”, ông nhấn mạnh rằng các trường Công Giáo ở California đã tiết kiệm cho chính phủ hơn 2 tỷ đô la. Tổng thống cảnh báo: “Phe bên kia không ủng hộ điều đó đâu. Chúng ta quả thật có điểm tương đồng, và phe bên kia hoàn toàn trái ngược với những gì quý vị muốn, vì vậy tôi đoán đó là điều quan trọng cần nhớ”.
Tổng thống đã xoáy trọng tâm vào những khoản tiền tiết kiệm và yêu cầu khoản tiền các trường Công Giáo trên toàn quốc đã tiết kiệm được cho chính phủ liên bang trong ngành giáo dục được xác định để ông có thể thuyết phục Quốc hội tài trợ nhiều hơn.
Đức Giám Mục Barber lưu ý rằng Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ vẫn cam kết hợp tác với chính quyền. Ngài ca ngợi bà Bộ trưởng DeVos là đồng minh tuyệt vời của người Công Giáo. Ngài cũng cảm ơn tổng thống vì đã lựa chọn thẩm phán Brett Kavanaugh và Neil Gorsuch vào Tối Cao Pháp Viện, những vị mà ngài coi là người ủng hộ việc cho lựa chọn trường học. Đức Tổng Giám Mục Gomez nhấn mạnh sự hy sinh của các nhà giáo dục Công Giáo trong việc tiếp tục cung cấp giáo dục với phẩm chất cao cho trẻ em, ngài cho biết các nhà lãnh đạo Giáo hội vẫn hết lòng hợp tác với chính quyền để bảo đảm rằng ngành giáo dục Công Giáo vẫn được tiếp tục. Sau đó, ngài dâng lời cầu nguyện xin Chúa cứu đất nước này sớm hết dịch bệnh.
Sau hội nghị, tổng thống đã lên Twitter vào tối thứ Bảy để cảm ơn các nhà lãnh đạo Công Giáo đã tham gia và tuyên bố công khai rằng ông sẽ vào tham dự Thánh lễ trực tuyến tại Nhà thờ St. Patrick Patrick vào Chúa Nhật, do Đức Hồng Y Dolan cử hành. Tổng thống Donald Trump cũng đã tweet về cú điện thoại của ông với các nhà lãnh đạo Công Giáo. Trong lời mở đầu về bài giảng của mình, Đức Hồng Y Dolan nói ngài biết cộng đoàn có một “hàng xóm cũ cũng đang dự lễ với chúng ta”, ngài nói thánh Phaolô từng khuyên răn các Kitô hữu cầu nguyện cho lãnh đạo của họ và “Đó là những gì chúng ta đang làm”.
Đức Hồng Y New York đã có lời chúc phúc sinh nhật cho Đệ nhất phu nhân Melania Trump, ngài mô tả bà là một người rất “duyên dáng” và “hữu hiệu”. Ngài cũng cảm ơn tổng thống và chính quyền của ông đã làm việc rất chăm chỉ để chúng ta có thể trở lại thánh đường một cách an toàn nhất có thể. Sau Thánh lễ Chúa Nhật, tổng thống lại lên Twitter một lần nữa. Ông viết: “cảm ơn cú điện thoại tuyệt vời với các nhà lãnh đạo Công Giáo hôm qua và cảm ơn thánh lễ tuyệt vời”
Source:CruxTrump says he’s ‘best president in history of the Church’ in call with Catholic leaders
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
(New York) Trong cuộc họp trực tuyến với các nhà lãnh đạo và các nhà giáo dục Công Giáo vừa diễn ra hôm thứ Bảy vừa qua, Tổng thống Donald Trump đã tự nhận mình là vị tổng thống “tốt nhất trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo”, khi ông cảnh báo về một số vấn đề sẽ gặp khó khăn trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới, đặc biệt là về nạn phá thai và tự do tôn giáo, là những vấn đề “chưa bao giờ quan trọng hơn đối với Giáo hội”.
Tổng thống Trump cũng cam kết sẽ hỗ trợ cho các trường Công Giáo trong bối cảnh đại dịch coronavirus toàn cầu.
Trong bản ghi âm cuộc họp mà phóng viên Crux thu nhận, tổng thống liên tục nhấn mạnh sự ủng hộ của ông đối với phong trào phò sinh và quyền lựa chọn trường học khi ông cố gắng vạch ra sự tương phản rõ rệt giữa chính quyền của ông, và một chính quyền đảng Dân chủ có thể mang đến cho người Công Giáo.
Tờ Crux được hai trong số hơn 600 người có mặt tại hội nghị cho biết: thành phần tham dự bao gồm Đức Hồng Y Timothy Dolan của tổng giáo phận New York, Đức Hồng Y Sean O'Malley của Boston, Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez của Los Angeles và là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ (USCCB), Đức Giám Mục Michael Barber của Oakland, đương kim Chủ tịch Ủy ban Giáo dục Công Giáo Hội Đồng Giám Mục, cũng như các giám đốc học khu của các trường Công Giáo tại giáo phận Los Angeles cũng như Denver, cùng với những người tham dự khác.
Trong phát biểu khai mạc, tổng thống đã ngỏ lời cám ơn các nhà giáo dục Công Giáo về những nỗ lực thực hiện biện pháp học tập trực tuyến trong thời đại dịch, cũng như những hỗ trợ về mặt tinh thần mà các vị này đã dành cho mọi gia đình. Nhắc đến thời niên thiếu của mình khi sống cạnh một giáo xứ và trường Công Giáo ở Queens thuộc tiểu bang New York, tổng thống mô tả các trường Công Giáo đã là một nguồn sức mạnh, hy vọng, cơ hội cho những cộng đồng trên cả nước.
Ông nói rằng sự lây lan của coronavirus “lẽ ra đã bị ngăn chặn từ trước rất sớm...nếu nó bị chặn ngay tại nguồn gốc, và chắc mọi người đều hiểu ý tôi muốn nói gì”
Hướng về tương lai khi nền kinh tế được tái mở, tổng thống cho biết đất nước này “sẽ được mở ra với một điều gây kinh ngạc”.
Tuy nhiên, ý tưởng thường được nhắc đến nhất của tổng thống trong bài phát biểu khai mạc của ông là những cam kết đối với những vấn đề liên quan đến phò sinh, ông nói rằng điều này “đã ở mức độ mà chưa có tổng thống nào khác có thể nhìn thấy trước đó, theo nhận xét của mọi người.”
Ông nói “Tôi chỉ nói lại những gì người ta đang nói”. Ông trích dẫn một dữ kiện là ông chính là vị tổng thống đương nhiệm đầu tiên đã đích thân nói chuyện tại “Cuộc Diễn Hành Phò Sinh hay còn gọi là “March For Life” vào tháng Giêng vừa qua, một sự kiện được diễn ra hàng năm nhằm phản đối việc hợp thức hoá nạn phá thai của Tối Cao Pháp Viện vào năm 1973.
Ông cũng nhắc đến những hỗ trợ của mình cho chính sách Mexico City nhằm ngăn chặn tài trợ của liên bang cho các tổ chức phi chính phủ cung cấp các dịch vụ liên quan đến phá thai. Chính sách này được Tổng thống Ronald Reagan thiết lập và được phục hồi bởi mọi tổng thống Cộng hòa kể từ năm 1984.
Ông cũng nhấn mạnh sự phản đối của mình đối với Tu Chính Án Johnson là luật ngăn chặn những tổ chức miễn thuế không được yểm trợ hay phản đối các ứng cử viên chính trị. Ông mô tả đó là điều “rất tàn độc”, và nói thêm rằng “tôi đã loại bỏ nó để quý vị có thể bày tỏ quan điểm của mình một cách rất mạnh mẽ.
Sau phần phát biểu khai mạc 15 phút, tổng thống cũng đã trả lời câu hỏi của một nhóm người tham dự đã được chọn lựa, trước khi trả lời câu hỏi từ những người khác trong hội nghị.
Đức Hồng Y Dolan là người đầu tiên lên tiếng, ngài là người mà tổng thống ca ngợi là một “bậc quân tử vĩ đại” và là “một người bạn tuyệt vời của tôi”. Ông nói thêm rằng ông tôn trọng những gì Đức Hồng Y yêu cầu.
Đức Hồng Y Tổng Giám Mục New York nói ngài “rất hân hạnh là người được đặt câu hỏi đầu tiên, và tôi cũng dành một tình cảm tương tự cho ngài”. Ngài lưu ý rằng hai người vẫn thường xuyên nói chuyện trên điện thoại trong những tháng gần đây và còn nói đùa với nhau rằng bà cố 90 tuổi của Đức Hồng Y từ Missouri vẫn phàn nàn rằng tôi “gọi cho tổng thống còn nhiều hơn tôi gọi cho bà cố”
Đức Hồng Y Dolan ca ngợi sự hỗ trợ của các bộ trưởng DeVos, Carson, và bà KellyAnne Conway, cố vấn đặc biệt của tổng thống, là những “nhà quán quân” và là “những đồng minh đáng quý của chúng tôi trong tình cảm dành cho các trường học mà chúng tôi yêu quý.
Đức Hồng Y đã tập trung vào đề tài giáo dục, ngài nói rằng bởi vì nó liên quan đến quyền của cha mẹ, công lý giáo dục và quyền công dân của con em chúng ta”. Ngài cũng cám ơn tổng thống về sự kiên định can đảm của ông trong việc bao gồm các cơ quan bất vụ lợi, các cơ sở tôn giáo và trường học của chúng tôi trong ngân khoản kích thích kinh tế gần đây”
Tuy nhiên, ngài cảnh báo rằng khoản tài trợ hiện tại cho các trường học chỉ bảo đảm được cho năm học này. Nhiều trường Công Giáo trên cả nước đang “rất sợ hãi” về tháng 9, họ nói rằng trợ cấp học phí để giới phụ huynh có thể tiếp tục cho con học ở trường Công Giáo là khoản rất cần có. Đức Hồng Y nói với tổng thống rằng “Chúng tôi cần ngài hơn bao giờ.”
Sau đó, Đức Hồng Y nhanh chóng chuyển sang đề tài phá thai, nói rằng đảng Dân chủ “muốn cho phá thai, muốn cho phép ngay từ bây giờ, họ còn muốn cho phép phá từ giai đoạn đầu của thai kỳ cho đến tận cuối tháng thứ 9”. Ngài đã nhắc đến ý kiến của Thống đốc Dân chủ Virginia là Ralph Northam, là người phải đối mặt với phản ứng dữ dội vào năm ngoái vì ông đã ủng hộ việc phá thai ở giai đoạn thứ ba của thai kỳ.
Tổng thống cũng nhân dịp này gợi nhớ lại cuộc tranh luận cuối cùng khi ông đang tranh cử với Ngoại trưởng Hillary Clinton vào năm 2016, lúc đó ông đã chỉ trích sự ủng hộ của bà trong việc cho phép phá thai ở giai đoạn cuối. “Chúng tôi đã bảo vệ rất tốt lập trường này trong cuộc đua cuối cùng của chúng tôi với Hillary Clinton bởi vì bà ta muốn cho phép phá đến tận kỳ sinh nở”, tổng thống đã nói thế vào hôm thứ Bảy. “Chúng tôi có lẽ đã hỗ trợ lập trường phò sinh hơn bất cứ điều gì quý vị có thể tưởng tượng được. Tôi hy vọng tất cả mọi người sẽ đi bầu, bỏ phiếu, và làm những gì họ phải làm”, sau đó ông nói về cuộc bầu cử vào tháng 11 sắp tới. “Quý vị sẽ có một Giáo Hội Công Giáo rất khác biệt”, ông cảnh báo nó sẽ như thế nếu ông bị thất cử.
Sau đó, tổng thống đã trả lời một câu hỏi của Đức Hồng Y O'Malley, khi ngài muốn chuyển hướng cuộc thảo luận sang đề tài giáo dục Công Giáo, ngài nói rằng “không có tổ chức nào ở nước Mỹ thành công hơn các trường Công Giáo trong việc nâng đỡ người nghèo lên tầng lớp trung lưu.”
Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Boston kêu gọi tổng thống bảo đảm việc hỗ trợ học phí cho các gia đình có con em theo học trường Công Giáo. Ngài nói “Chúng tôi cần được giúp ngay bây giờ. Tổng thống phải nhanh chóng làm điều này để giúp họ đóng học phí”.
Tổng thống đã cảm ơn Đức Hồng Y O'Malley, nói rằng ông chưa bao giờ thấy ai nói một cách ngắn gọn thẳng thắn như vậy khi nghe Đức Hồng Y mô tả về giá trị của nền giáo dục Công Giáo. Ông hứa “Chúng tôi sẽ giúp quý vị còn nhiều hơn những gì quý vị biết nữa”. Cả hai vị giám đốc học khu các trường Công Giáo ở các giáo phận Denver và Los Angeles là Paul Escala và Elias J. Moo đã dành thời gian họ được cho phép để thúc đẩy việc tiếp tục cho phép lựa chọn trường học. “Sự lựa chọn trường học cho con cái của phụ huynh không thể là điều phải hy sinh vì cuộc khủng hoảng này”. Ông Escala nói với tổng thống rằng, “chúng tôi cùng đứng về phía tổng thống”, ông nhấn mạnh rằng các trường Công Giáo ở California đã tiết kiệm cho chính phủ hơn 2 tỷ đô la. Tổng thống cảnh báo: “Phe bên kia không ủng hộ điều đó đâu. Chúng ta quả thật có điểm tương đồng, và phe bên kia hoàn toàn trái ngược với những gì quý vị muốn, vì vậy tôi đoán đó là điều quan trọng cần nhớ”.
Tổng thống đã xoáy trọng tâm vào những khoản tiền tiết kiệm và yêu cầu khoản tiền các trường Công Giáo trên toàn quốc đã tiết kiệm được cho chính phủ liên bang trong ngành giáo dục được xác định để ông có thể thuyết phục Quốc hội tài trợ nhiều hơn.
Đức Giám Mục Barber lưu ý rằng Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ vẫn cam kết hợp tác với chính quyền. Ngài ca ngợi bà Bộ trưởng DeVos là đồng minh tuyệt vời của người Công Giáo. Ngài cũng cảm ơn tổng thống vì đã lựa chọn thẩm phán Brett Kavanaugh và Neil Gorsuch vào Tối Cao Pháp Viện, những vị mà ngài coi là người ủng hộ việc cho lựa chọn trường học. Đức Tổng Giám Mục Gomez nhấn mạnh sự hy sinh của các nhà giáo dục Công Giáo trong việc tiếp tục cung cấp giáo dục với phẩm chất cao cho trẻ em, ngài cho biết các nhà lãnh đạo Giáo hội vẫn hết lòng hợp tác với chính quyền để bảo đảm rằng ngành giáo dục Công Giáo vẫn được tiếp tục. Sau đó, ngài dâng lời cầu nguyện xin Chúa cứu đất nước này sớm hết dịch bệnh.
Sau hội nghị, tổng thống đã lên Twitter vào tối thứ Bảy để cảm ơn các nhà lãnh đạo Công Giáo đã tham gia và tuyên bố công khai rằng ông sẽ vào tham dự Thánh lễ trực tuyến tại Nhà thờ St. Patrick Patrick vào Chúa Nhật, do Đức Hồng Y Dolan cử hành. Tổng thống Donald Trump cũng đã tweet về cú điện thoại của ông với các nhà lãnh đạo Công Giáo. Trong lời mở đầu về bài giảng của mình, Đức Hồng Y Dolan nói ngài biết cộng đoàn có một “hàng xóm cũ cũng đang dự lễ với chúng ta”, ngài nói thánh Phaolô từng khuyên răn các Kitô hữu cầu nguyện cho lãnh đạo của họ và “Đó là những gì chúng ta đang làm”.
Đức Hồng Y New York đã có lời chúc phúc sinh nhật cho Đệ nhất phu nhân Melania Trump, ngài mô tả bà là một người rất “duyên dáng” và “hữu hiệu”. Ngài cũng cảm ơn tổng thống và chính quyền của ông đã làm việc rất chăm chỉ để chúng ta có thể trở lại thánh đường một cách an toàn nhất có thể. Sau Thánh lễ Chúa Nhật, tổng thống lại lên Twitter một lần nữa. Ông viết: “cảm ơn cú điện thoại tuyệt vời với các nhà lãnh đạo Công Giáo hôm qua và cảm ơn thánh lễ tuyệt vời”
Source:Crux
Ít nhất 15 người chết: các dòng tu bác ái là nạn nhân thê thảm cuả dịch Covid-19
Trần Mạnh Trác
19:35 28/04/2020
Các nữ tu dòng Maryknoll ở Ossining, NY, đã mất đi ba nữ tu vì COVID-19, 30 người khác thử nghiệm dương tính. Ngoài ra 10 nhân viên cuả nhà dòng cũng đã thử nghiệm dương tính, đó là chưa kể một số nữ tu đang bị sốt nhẹ và được theo dõi.
Có khoảng 300 nữ tu tại trung tâm Maryknoll ở Ossining, Westchester County, khoảng 40 dặm cách thành phố New York. Họ là một tổ chức tiền tuyến đương đầu với nạn dịch tại Hoa Kỳ. (Xin xem Note* về các dòng Maryknoll.)
“Chúng tôi tưởng nhớ tới những linh hồn xinh đẹp của các Nữ tu, là những người đã được gọi về nhà Thiên Chúa và chúng tôi cũng cầu nguyện cho các Nữ tu và Nhân viên khác sẽ được bình phục và trở về nhà,” là lời trên trang web Maryknoll Sisters.
“Ưu tiên đầu tiên của chúng tôi là ngăn chặn virus này càng nhiều càng tốt, để giữ cho ban điều hành và nhân viên ở trung tâm được an toàn và các nữ tu của chúng tôi cũng được an toàn. Xin lưu ý rằng chúng tôi đang làm tất cả những gì có thể để đối mặt với đại dịch này và tiếp tục tuân thủ tất cả các quy định cuả Sở Y tế,” website viết.
Các nữ tu đang xin quyên góp cho các chi phí gia tăng trong việc chăm sóc y tế, dụng cụ y tế, dịch vụ vệ sinh phù hợp, và các nhu yếu phẩm mới liên quan đến virus.
Cũng ở Ossining, Các Cha và Thầy Maryknoll (Maryknoll Fathers and Brothers) cũng bị ảnh hưởng tương tự. Kể từ đầu tháng Tư, 10 linh mục của dòng đã chết, hai người thử nghiệm dương tính và nhiều người khác đang có triệu chứng.
Có tất cả 123 linh mục Maryknoll đang sống ở New York, là gần một nửa trong tổng số 288 linh mục cuả nhà dòng.
Cha Raymond Finch, bề trên tổng quyền cuả dòng Maryknoll Fathers and Brothers, nói với đài abc7NY rằng 15 người khác đã được xét nghiệm dương tính với virus, với 3 ở trong tình trạng rất nghiêm trọng.
The Missionaries of Charity (dòng Truyền Giáo Bác Ái cuả Mẹ Teresa), có một ngôi nhà ở quận The Bronx, thành phố New York, đã mất ít nhất hai nữ tu vì COVID-19. Các nữ tu đã không muốn được phỏng vần trong thời gian này.
Dòng Truyền Giáo Bác Ái được thành lập bởi Thánh Teresa Calcutta, với bộ áo dòng đặc biệt là chiếc sari trắng viền xanh.
Đức Hồng Y Timothy Dolan, tổng giám mục New York, đã đăng một video lên Twitter vào thứ ba ngày 27 tháng 4, tả lại kinh nghiệm của ngài khi tham dự lễ chôn cất hai nhà truyền giáo bác ái vào thứ bảy trước.
“Hai điều nổi bật,” ĐHY Dolan nói, ngoài nỗi buồn về sự mất mát hai nữ tu. Mặc dù còn nguy cơ nhiễm virut, ĐHY Dolan vẫn vui mừng nhận thấy rằng các nữ tu vẫn tiếp tục với đặc sủng phục vụ người nghèo, và, ngoài ra, ngài nhận xét rằng một trong những nữ tu qua đời là một thành viên sáng lập của nhà dòng.
Trong lúc lễ mai táng, các nữ tu “đang cách ly” nói với ĐHY Dolan rằng, “chúng con vẫn tiếp tục nấu súp, và người nghèo và vô gia cư vẫn tiếp tục đến mỗi ngày.”
Điều này, theo ĐHY Dolan, là một dấu hiệu cho thấy trong khi các cơ sở cuả giáo hội có thể bị đóng cửa, thì Giáo hội vẫn tích cực phục vụ người khác trong tình yêu, giống như những nữ tu dũng cảm đang đặt sự sống của họ lên tuyến đầu.
Sơ Francesca, một trong hai nữ tu qua đời, đã làm việc với Mẹ Teresa ở Calcutta và là một trong những người sáng lập ra nhà dòng.
“Chúng ta thương tiếc họ, chúng ta tưởng nhớ tới họ, nhưng chúng ta cảm ơn Chúa vì tấm gương của Mẹ Teresa Calcutta và cuả những người truyền giáo bác ái của Mẹ,” ĐHY Dolan nói.
Note * Các dòng Maryknoll còn được gọi là "đoàn thủy quân lục chiến của Giáo Hội Công Giáo" vì những thành tích của họ ở các khu vực khốn cùng, họ học ngôn ngữ và sống chung với dân bản địa. Dòng Maryknoll tập trung vào việc "chống đói nghèo, cung cấp chăm sóc sức khỏe, xây dựng cộng đồng và tiến lên hòa bình và công bằng xã hội" tại các quốc gia mà họ phục vụ và họ đã xây dựng rất nhiều trại mồ côi, các trường tiểu học và trung học. Vì các sĩ tử Maryknoll đặc biệt tham gia vào công bằng xã hội, đôi khi họ cũng được xem như một phong trào truyền giáo cấp tiến muốn có những kết quả tích cực cho người dân bản địa. Vào giữa thế kỷ 20, phong trào này đã bị liên kết với nền thần học giải phóng lúc bấy giờ.
Hiện có 3 chi dòng cùng có trụ sở (dòng Mẹ) ở trên một ngọn đồi tên là Maryknoll ở gần phố Ossining cuả tiểu bang New York, vì thế người ta gọi cả 3 dòng là Maryknoll: gồm có Maryknoll Fathers and Brothers, Maryknoll Sisters và Maryknoll Lay Missioners (dòng 3 cho giáo dân).
Top Stories
Près de 100 000 Vietnamiens se joignent à la prière de Mgr Linh à La Vang pour la fin de la crise sanitaire
Églises d'Asie
08:41 28/04/2020
HUẾ -- Dimanche 26 avril au sanctuaire Notre-Dame de La Vang, dans le centre du pays, Mgr Joseph Nguyen Chi Linh, archevêque de Hué, a présidé la messe en présence d’une dizaine de prêtres, afin de confier le pays et le monde à Marie. Plus de 100 000 catholiques vietnamiens ont suivi la messe, qui était retransmise en direct sur le site de l’archidiocèse de Hué et sur YouTube, afin prier ensemble pour la fin de la crise sanitaire. « Nous sommes venus prier ici comme nos ancêtres, afin de confier nos vies et toutes choses à notre Mère, la Reine de la Paix. Veuillez garder notre nation, l’Église et le monde dans la paix », a confié Mgr Linh, qui a également demandé de prier pour les familles et pour les jeunes, en invitant tous les fidèles à servir ceux qui sont dans le besoin face à la crise.
Plusieurs dizaines de milliers de catholiques vietnamiens ont suivi la messe de ce dimanche 26 avril, célébrée en direct depuis le sanctuaire marial Notre-Dame de la Vang, dans la province de Quang Tri, dans le centre du pays. Mgr Joseph Nguyen Chi Linh, archevêque de Hué et président de la conférence épiscopale vietnamienne, a présidé la messe aux côtés de dix prêtres, afin de prier spécialement pour le pays et pour le monde frappés par la pandémie. La plupart des lieux de culte du pays étant toujours fermés en raison des risques de contagion, près de 19 000 personnes ont suivi la célébration, diffusée en live sur le site internet de l’archidiocèse de Hué; 86 000 autres fidèles l’ont suivie en direct sur Youtube. Mgr Linh a confié aux fidèles suivant la célébration combien les croyants se tournent avec empressement vers Dieu et vers Marie quand viennent les épreuves et les difficultés. Il a ajouté que tous les jours, le monde observe l’évolution meurtrière de la pandémie et l’infection de dizaines de milliers de personnes, alors que les nombreux soignants se démènent voire se tuent à la tâche auprès des patients et que les dirigeants cherchent avec affolement les meilleures façons de résoudre la crise.
Appel à Notre-Dame de La Vang
Mgr Linh a également évoqué ceux qui s’accusent les uns les autres d’avoir provoqué la crise, et ceux qui vont jusqu’à l’exploiter pour des raisons mercenaires et lucratives. Bien que le Vietnam n’ait pas été affecté par le Covid-19 autant que d’autres pays, les risques demeurent élevés et la population est inquiète. Les plus pauvres ont du mal à trouver de quoi se nourrir et les paroisses ignorent quand elles vont pouvoir reprendre leurs activités religieuses normales, a-t-il souligné. « En constatant notre incapacité à gérer cette crise, nous lançons un appel fervent à Notre-Dame de La Vang, pour qu’elle nous sauve de la pandémie du Covid-19 », a-t-il confié. L’archevêque de Hué, âgé de 70 ans, a offert un bouquet de fleurs et de l’encens devant une grande statue de Notre-Dame de La Vang, sous la pluie, en demandant aux fidèles de se lever et de se joindre à sa prière à Marie. « Nous sommes venus prier ici comme nos ancêtres, afin de confier nos vies et toutes choses à notre Mère, la Reine de la Paix. Veuillez garder notre nation, l’Église et le monde dans la paix », a-t-il poursuivi.
En 1798, de nombreux catholiques se sont rassemblés dans les forêts de la région pour éviter les persécutions religieuses. La Vierge Marie serait apparue à eux à plusieurs reprises pour les consoler et les soigner. Mgr Linh a également prié Notre-Dame de La Vang pour les familles frappées par des problèmes conjugaux ou économiques, pour inviter les jeunes à travailler de leur mieux pour le bien commun, et pour que les catholiques vietnamiens se mettent au service des personnes dans le besoin durant la crise sanitaire. « Je souhaite que le peuple vietnamien à travers le monde soit en paix et qu’il se tourne vers Dieu et vers Notre-Dame de La Vang », a-t-il confié, en demandant aux participants de montrer leur amour et leur confiance en la miséricorde divine en chantant la prière pour la paix de saint François d’Assise. L’archevêque a expliqué qu’il a reçu de nombreux messages et appels de fidèles lui demandant de prier pour eux et leurs familles. Pierre Nguyen Van Huong, qui a suivi la messe en ligne depuis Hué, confie qu’il a pu accéder au site de l’archidiocèse 30 minutes avant le début de la messe. « Même si c’est une messe que je suis sur Internet, je sens vraiment la présence de Marie comme si j’y étais vraiment. Je crois qu’elle répond à nos prières », ajoute-t-il. Ce père de famille de 65 ans explique que les messes télévisées aident les Vietnamiens à travers le monde à s’unir et à approfondir leur foi alors que la lutte contre la pandémie se poursuit.
(Source: Églises d'Asie - le 28/04/2020, Avec Ucanews, Hué)
Plusieurs dizaines de milliers de catholiques vietnamiens ont suivi la messe de ce dimanche 26 avril, célébrée en direct depuis le sanctuaire marial Notre-Dame de la Vang, dans la province de Quang Tri, dans le centre du pays. Mgr Joseph Nguyen Chi Linh, archevêque de Hué et président de la conférence épiscopale vietnamienne, a présidé la messe aux côtés de dix prêtres, afin de prier spécialement pour le pays et pour le monde frappés par la pandémie. La plupart des lieux de culte du pays étant toujours fermés en raison des risques de contagion, près de 19 000 personnes ont suivi la célébration, diffusée en live sur le site internet de l’archidiocèse de Hué; 86 000 autres fidèles l’ont suivie en direct sur Youtube. Mgr Linh a confié aux fidèles suivant la célébration combien les croyants se tournent avec empressement vers Dieu et vers Marie quand viennent les épreuves et les difficultés. Il a ajouté que tous les jours, le monde observe l’évolution meurtrière de la pandémie et l’infection de dizaines de milliers de personnes, alors que les nombreux soignants se démènent voire se tuent à la tâche auprès des patients et que les dirigeants cherchent avec affolement les meilleures façons de résoudre la crise.
Appel à Notre-Dame de La Vang
Mgr Linh a également évoqué ceux qui s’accusent les uns les autres d’avoir provoqué la crise, et ceux qui vont jusqu’à l’exploiter pour des raisons mercenaires et lucratives. Bien que le Vietnam n’ait pas été affecté par le Covid-19 autant que d’autres pays, les risques demeurent élevés et la population est inquiète. Les plus pauvres ont du mal à trouver de quoi se nourrir et les paroisses ignorent quand elles vont pouvoir reprendre leurs activités religieuses normales, a-t-il souligné. « En constatant notre incapacité à gérer cette crise, nous lançons un appel fervent à Notre-Dame de La Vang, pour qu’elle nous sauve de la pandémie du Covid-19 », a-t-il confié. L’archevêque de Hué, âgé de 70 ans, a offert un bouquet de fleurs et de l’encens devant une grande statue de Notre-Dame de La Vang, sous la pluie, en demandant aux fidèles de se lever et de se joindre à sa prière à Marie. « Nous sommes venus prier ici comme nos ancêtres, afin de confier nos vies et toutes choses à notre Mère, la Reine de la Paix. Veuillez garder notre nation, l’Église et le monde dans la paix », a-t-il poursuivi.
En 1798, de nombreux catholiques se sont rassemblés dans les forêts de la région pour éviter les persécutions religieuses. La Vierge Marie serait apparue à eux à plusieurs reprises pour les consoler et les soigner. Mgr Linh a également prié Notre-Dame de La Vang pour les familles frappées par des problèmes conjugaux ou économiques, pour inviter les jeunes à travailler de leur mieux pour le bien commun, et pour que les catholiques vietnamiens se mettent au service des personnes dans le besoin durant la crise sanitaire. « Je souhaite que le peuple vietnamien à travers le monde soit en paix et qu’il se tourne vers Dieu et vers Notre-Dame de La Vang », a-t-il confié, en demandant aux participants de montrer leur amour et leur confiance en la miséricorde divine en chantant la prière pour la paix de saint François d’Assise. L’archevêque a expliqué qu’il a reçu de nombreux messages et appels de fidèles lui demandant de prier pour eux et leurs familles. Pierre Nguyen Van Huong, qui a suivi la messe en ligne depuis Hué, confie qu’il a pu accéder au site de l’archidiocèse 30 minutes avant le début de la messe. « Même si c’est une messe que je suis sur Internet, je sens vraiment la présence de Marie comme si j’y étais vraiment. Je crois qu’elle répond à nos prières », ajoute-t-il. Ce père de famille de 65 ans explique que les messes télévisées aident les Vietnamiens à travers le monde à s’unir et à approfondir leur foi alors que la lutte contre la pandémie se poursuit.
(Source: Églises d'Asie - le 28/04/2020, Avec Ucanews, Hué)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Việt Nam dùng Tin Tặc do thám Trung Hoa về Covid-19?
Trần Mạnh Trác
16:04 28/04/2020
Theo những chuyên gia an ninh mạng, nhờ có tin tặc đứng đằng sau, chiến lược do Hà Nội thực hiện trong cuộc chiến chống Covid-19 đã chứng minh là khá thành công ở giai đoạn ngăn chặn.
Hãng FireEye, chuyên môn về an ninh tình báo mạng báo cáo rằng "đặc vụ APT32 của Việt Nam đang bị nghi ngờ đã triển khai một loạt các hoạt động xâm nhập nhằm vào các mục tiêu của Trung Quốc [...] để thu thập thông tin tình báo về cuộc khủng hoảng" từ tháng 1 đến tháng 4. Những mục tiêu bị nhắm vào là Bộ quản lý khẩn cấp và đô thị Vũ Hán.
Sự bác bỏ của Hà Nội là ngay lập tức, phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng mô tả "những cáo buộc là vô căn cứ". Tuy nhiên, người ta vẫn không hết nghi ngờ.
APT32 lần đầu tiên được nhận diện là vào năm 2012, với một loạt tấn công vào các cơ quan Trung Quốc, sau đó là Việt Nam và Philippines. Năm 2016, một loạt tấn công khác đã để lộ ra chân tướng và mục tiêu của nhóm là để "phục vụ lợi ích nhà nước Việt Nam". Trong một báo cáo công bố vào tháng 5 năm 2017, FireEye mô tả AFT32 là "nhóm gián điệp mạng, phối hợp với" Hà Nội.
Vào tháng 11 năm ngoái, khi những dấu hiệu lạ về viêm phổi đầu tiên xuất hiện ở Vũ Hán, trong tình cảnh thiếu minh bạch cuả chính phủ Trung Quốc, nhiều chính phủ bao gồm cả Hoa Kỳ và Việt Nam đã triển khai cơ quan tình báo để thu thập thông tin và theo dõi căn bệnh. Những thông tin cần thiết đã bị Trung quốc ém nhẹm cho đến ít nhất là cuối tháng 1.
Các nhà phân tích và chuyên gia tin rằng chính phủ Việt Nam đã phát động một số cơ quan thu thập thông tin về loại coronavirus mới. Mục tiếu là các tin nhắn trên mạng, bài đăng trên Weibo (Facebook Trung Quốc), blog và các trang thông tin trực tuyến. Ngoài ra, Việt Nam cũng nhận được từ Trung quốc những tin “mật” thông qua các liên kết và trao đổi thông thường.
Phân tích đầu tiên của FireEye cho thấy vào ngày 6 tháng 1, các tin tặc được Hà Nội trả tiền đã đột nhập được vào các trang web của chính phủ Trung Quốc. Các cuộc đột nhập này tiếp tục không bị khám phá và gián đoạn trong ba tháng đầu.
Các phát triển trong những tuần gần đây khiến các chuyên gia tin rằng APT32, trên thực tế, là một đơn vị của Bộ truyền thông và thông tin Việt Nam hoặc một bộ phận nào khác. Bất kể nó phụ thuộc vào đơn vị nào, đối với các nhà phân tích, nó vẫn là một công cụ của Đảng Cộng sản Việt Nam.
VietCatholic TV
Các Đức Giáo Hoàng và Tràng Chuỗi Mân Côi
Giáo Hội Năm Châu
02:33 28/04/2020
Các Đức Giáo Hoàng và Tràng chuỗi Mân côi
Tháng Năm về, tháng dành riêng dâng kính Đức Nữ Trinh Mân Côi Maria, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mời gọi các tín hữu hãy làm sống lại lòng sùng kính, dùng tràng chuỗi Mân côi để cầu nguyện và suy niệm cuộc đời Chúa Giêsu được ghi lại trong Tin Mừng. Trong bài viết này, Đài Vatican muốn tổng hợp những tâm tình sùng mộ tràng chuỗi Mân côi của một số vị Giáo hoàng khác nhau qua các thế kỷ, trước việc tôn kính cổ truyền này.
(Tin Vatican - John Charles Putzolu)
Cần phải quay trở về thế kỷ 15, để nói về Đức Giáo Hoàng Sixtô IV, người đã châu phê một cách chính thức việc tôn sùng chuỗi Mân Côi trong Giáo Hội Công Giáo. Việc thực hành này có lẽ bắt nguồn từ các tu sĩ dòng kín. Vào thế kỳ 13, các tu sĩ dùng chuỗi Mân Côi để giúp những người thất học hiểu về các mầu nhiệm cuộc đời Chúa, và liên kết với việc đọc 150 Thánh vịnh! Đức Giáo Hoàng Sixtô IV đã chính thức châu phê. Việc đọc 150 kinh Kính mừng để tôn vinh Mẹ Maria tự như một vòng hoa hồng dâng kính Mẹ; giông giống như cầu nguyện bằng 150 thánh vịnh...
Kinh Mân côi trong hai thế kỷ đầu
Được cổ súy bởi các tu sĩ dòng Đa Minh vào thế kỷ 15, chuỗi Mân côi có hình thức suy niệm về cuộc đời của Chúa Kitô, trong lúc đọc kinh Lạy Cha và chục Kinh Kính Mừng. Vào thế kỷ 16, một nhà thần học dòng Đaminh tên là Antonio Ghislieri, người sau này đã trở thành vị Giáo hoàng mang tên là Piô V, đã sắp xếp chuỗi Mân côi vào 15 mầu nhiệm và chọn ngày 7 tháng 10 từ năm 1571 để mừng lễ Đức Mẹ Mân côi.
Thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II năm 2002 đã thêm vào chuỗi Mân côi Năm mầu nhiệm Sáng nữa! như vậy trọn vẹn các mầu nhiệm gồm năm sự sáng được thêm vào 15 mầu nhiệm vui thương và mừng...
Từ năm 1571 đến 2002, tất cả các vị Giáo hoàng không ngừng khuyến khích và cổ võ các Kitô hữu xiêng năng lần chuỗi Mân côi. Như vào tháng 9 năm 1893, trong Tông thư Laetitiae sanctae, (Niềm Vui Thánh), Đức Leô XIII công bố rằng những ai năng lần chuỗi Mân côi, sẽ không những lãnh nhận được ơn ích cho cá nhân mà còn cho cả Giáo hội và xã hội đang bước vào buổi bình minh Cách mạng công nghiệp, gây nên một ảnh hưởng sâu sắc cho mọi tầng lớp xã hội.
Cầu nguyện trong lúc khó khăn
Đức Giáo Hoàng Piô XI đã nhìn thấy trước làn sóng Chủ nghĩa xã hội (Chủ nghĩa phát xít) và chủ nghĩa Công sản (Stalin) sắp ra đời nên vào năm 1937, hai năm trước khi cuộc thế chiến thứ hai bùng nổ, trong Tông thư về “Những sự dữ thời đại” (Ingravescentibus malis,) hay còn được gọi là Tông thư về Phép Lần Hạt Mân Côi, Đức Giáo Hoàng đã quan sát rằng dân chúng bước vào thế kỷ XX với những niềm kiêu căng, cao ngạo, kinh thường nếu không muốn nói là chê bai những người lành thánh vẫn luôn coi việc tôn kính tràng chuỗi Mân côi là một việc đạo đức thiêng liêng... Tin tưởng qua việc lần chuỗi họ sẽ được Đức Mẹ chăm nom và bảo vệ.
Đức Piô XI còn nói thêm: Tràng chuỗi Mân côi không chỉ giúp chúng ta chiến thắng kẻ thù của Thiên Chúa và Tôn giáo, mà còn là một công cụ tốt cho công cuộc truyền giáo và giúp ta rèn luyện đời sống thiêng liêng cho tâm hồn của chúng ta.
Đức Gioan XXIII đọc kinh Mân côi, cầu nguyện cho những trẻ sơ sinh
Vào ngày 4 tháng 5 năm 1963, trong khi Giáo hội khai mở Công đồng Vatican II, Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII đã tiếp đón một cuộc hành hương phát động chuỗi Mân côi sống đầu tiên ở Ý; trong thời gian này, Thánh Giáo hoàng Gioan 23 khả ái đã tiếp xúc với nhiều trẻ sơ sinh ra đã bị bệnh. Thánh giáo Hoàng nói: Chúng con rất yêu quý của giáo hội, chúng con giống như con ngươi trong mắt Giáo hội và Đức thánh Giáo Hoàng yêu thương, cầu nguyện và chúc lành cho các em... Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII đã cam kết sẽ lần chuỗi Mân côi hàng ngày để cầu nguyện cho các trẻ thơ. Ngài nói một ngày không lần chuỗi giống như một bầu trời không có mặt trời, hay giống như một khu vườn mà không có hoa!
Và năm 1961, Thánh Giáo hoàng công bố một Tông thư mang tên “Lòng sùng kính phép Mân Côi” (Il religioso convegno), Ngài đã phát động 24 giờ Lần Chuỗi (Mân Côi) để cầu nguyện cho những trẻ em được sinh ra trong 24 giờ, đặc biệt khi suy niệm tới mầu nhiệm thứ ba của mùa Vui, suy tới Chúa Giêsu giáng sinh mà dâng tất cả các trẻ em sơ sinh trong ngày hoặc đêm cho Chúa và Mẹ Maria gìn giữ…
Cũng như trong Tông thư “Kinh Mân Côi” (Encyclical Grata Recordatio) năm 1959, Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII khuyến khích các tín hữu hãy đọc kinh Mân côi hàng ngày, và ngài tuyên bố rắng Kinh Mân côi là một phương tiện cầu nguyện tuyệt diệu, mà theo Ngài, chúng ta sẽ không thất vọng nếu chúng ta trung thành bền bỉ đọc kinh này mỗi ngày. Thánh Giáo hoàng cũng kêu gọi các tín hữu lần hạt Mân côi cầu nguyện cho Công Đồng sắp tới (Vatican II), cho Giáo hội được đổi mới mà tất cả các Kitô hữu đang trông chờ mong đợi sự sống mới này!
Sau Công đồng Vatican 2, Thánh Giáo hoàng Phaolô VI đã công bố một tông huấn mang tên là Lòng tôn sùng Đức Maria (Marialis Cultus), trong đó Thánh Giáo hoàng cổ súy và khuyến khích việc phục hồi lại truyền thống của lòng tôn sùng phép thánh Mân côi.
Thánh Giáo hoàng cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của kinh Mân côi, ngoài việc khen ngợi và cầu nguyện, Kinh Mân côi còn giúp chúng ta suy niệm tới các mầu nhiệm của Chúa… Vì như Thánh Giáo Hoàng nói: Không có suy niệm các mầu nhiệm về Chúa, thì lần chuỗi Mân côi cách máy móc, như xác không có hồn... nên Thánh Giáo hoàng Phaolô VI đề xướng các gia đình hãy lần chuỗi Mân côi hàng ngày…
Kinh Mân Côi là lời kinh mà Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II yêu thích
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, người đã hết lòng tôn kính Đức Trinh Nữ Maria, Mọi sự của con là của Mẹ (Totus Tuus) là phương châm giám mục của Ngài). Trong suốt 27 năm triều đại Giáo hoàng của Ngài, Ngài đã nhiều lần khuyến khích đọc kinh Mân côi.
Năm 2002, Ngài đã công bố một Tông Thư trọn vẹn nói về Kinh Mân côi Kính Đức Trinh nữ Maria, (Rosarium Virginis Mariae). Trong đó, ngài mô tả chuỗi Mân côi như một lời cầu nguyện có chiều sâu xoáy vào Phúc âm Tin Mừng, và qua đó, các tín hữu nhận được nhiều hồng ân dồi dào, được trao ban từ chính bàn tay của Mẹ Đấng Cứu Chuộc.
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II cho hay khi còn trẻ, ngài luôn dành cho tràng chuỗi Mân Côi một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh và lời kinh Mân Côi là lời kinh mà Ngài yêu thích. Thánh Giáo hoàng đã thú nhận điều này, chỉ sau hai tuần Ngài được bầu chọn vào chức vụ Giáo hoàng năm 1978. Chính trong Tông thư này, Ngài công bố thêm năm mầu nhiệm sự sáng vào tràng chuỗi Mân côi và mở ra một năm thánh về Kinh Mân Côi được bắt đầu từ tháng 10 năm 2002 đến hết tháng 10 năm 2003; trong năm thánh này, Thánh Giáo hoàng mời gọi các tín hữu hãy chiêm ngưỡng Đức Maria qua chính diện mạo của Chúa Kitô.
Và trước ngưỡng cửa của buổi bình minh thiên niên kỷ thứ ba, Thánh Giáo hoàng Ba Lan này phó dâng Giáo hội cho sức mạnh của Tràng Chuỗi Mân Côi, hầu Giáo hội có đầy đủ sức mạnh và ơn Chúa, mà vượt thắng được cuộc khủng hoảng, trong bối cảnh lịch sử và thần học hiện nay đang dấy lên những lý thuyết sai lạc nhằm lôi kéo thế hệ trẻ. Sau đó phải kể tới những nguy cơ đang đánh phá các gia đình!
Trước những nguy cơ cả về tinh thần lẫn vật chất này, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô đã phó dâng, tín thác vào sức mạnh của Tràng chuỗi Mân Côi, xin Mẹ cầu bầu chở che Giao hội trước mọi ba đào…
Mùa xuân mới từ chuỗi Mân côi
Đức Nguyên Giáo Hoàng Benedict XVI cũng cùng một tâm tình và quyết tâm làm sống lại lòng sùng mộ kinh Mân côi: Kinh Mân Côi không phải là một việc thực hành đạo đức cổ kính lỗi thời như nhiều người nghĩ! Đức nguyên Giáo hoàng Benedict XVI đã nhấn mạnh điều này, khi kết thúc lời cầu nguyện của Ngài tại Vương cung thánh đường Đức Bà Cả vào ngày 3 tháng 5 năm 2008.
Thay vào đó, Ngài công bố chuỗi Mân côi đang mang lại một mùa xuân mới cho Giáo hội với những dấu hiệu nhiều người tuổi trẻ có một tình yêu hăng nồng dành cho Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Giữa một thế giới đang chia rẽ và phát tán đi nhiều ngả thì lời cầu kinh Mân Côi lại giúp chúng ta tập trung vào Chúa Kitô như là một trọng tâm chính yếu của niềm tin yêu của chúng ta...
Ba năm trước đây, trong một Tông thư gửi đến những người trẻ Công Giáo ở Hà Lan, Ngài đã chia sẻ rằng Bí mật của việc đọc kinh Mân côi có thể giúp bạn học được nghệ thuật cầu nguyện với một sự đơn sơ nhưng đầy sâu sắc của Mẹ Maria.
Trong một buổi triều yết vào tháng 5 năm 2006, Đức Benedict XVI đã mời gọi các tín hữu hãy bồi đắp lòng sùng mộ kinh Mân Côi. Ngài mời gọi các cặp vợ chồng trẻ: Cha ao ước các bạn có thể tận dụng việc đọc kinh Mân côi trong gia đình như một khoảnh khắc làm thăng tiến tâm linh dưới cái nhìn đầy trìu mến của Đức Trinh Nữ Maria. Nói chuyện với các bệnh nhân, Đức nguyên Giáo hoàng mời gọi họ hãy tin tưởng vào Đức Mẹ qua việc lần chuỗi Mân Côi và trao phó mọi sự cho Mẹ…
Một lần nữa ta hãy tín thác cho Mẹ trong thời khắc khó khăn này
Tháng 10 năm 2018, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã khẩn xin tất cả các tín hữu hãy lần chuỗi Mân côi hàng ngày, để Đức Trinh Nữ Maria giúp Giáo hội vượt qua được một giai đoạn đen tối của những tội lạm dụng tình dục, quyền lực và lương tâm của nhiều linh mục tu sĩ đang dấy lên những phẫn nộ, phân rẽ trong Giáo hội…
Hôm nay trước tháng Năm, tháng Hoa dành cho Mẹ, Đức Thánh Cha Phanxicô lại một lần nữa mời gọi tất cả hãy bước vào tháng Năm, tháng của Mẹ trong năm 2020 này… Chúng ta hãy cùng nhau chiêm ngưỡng diện mạo của Chúa Kitô bằng trái tim của Đức Mẹ. Kinh Mân côi sẽ liên kết chúng ta lại trong đại gia đình thiêng liêng của Chúa và giúp chúng ta vượt qua cái thời khắc đầy gian nan thử thách này, Xin Chúa và Mẹ chở che mọi người chúng ta, đặc biệt những người đau khổ đang cần tới lời cầu nguyện của chúng ta...
Tháng Năm về, tháng dành riêng dâng kính Đức Nữ Trinh Mân Côi Maria, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mời gọi các tín hữu hãy làm sống lại lòng sùng kính, dùng tràng chuỗi Mân côi để cầu nguyện và suy niệm cuộc đời Chúa Giêsu được ghi lại trong Tin Mừng. Trong bài viết này, Đài Vatican muốn tổng hợp những tâm tình sùng mộ tràng chuỗi Mân côi của một số vị Giáo hoàng khác nhau qua các thế kỷ, trước việc tôn kính cổ truyền này.
(Tin Vatican - John Charles Putzolu)
Cần phải quay trở về thế kỷ 15, để nói về Đức Giáo Hoàng Sixtô IV, người đã châu phê một cách chính thức việc tôn sùng chuỗi Mân Côi trong Giáo Hội Công Giáo. Việc thực hành này có lẽ bắt nguồn từ các tu sĩ dòng kín. Vào thế kỳ 13, các tu sĩ dùng chuỗi Mân Côi để giúp những người thất học hiểu về các mầu nhiệm cuộc đời Chúa, và liên kết với việc đọc 150 Thánh vịnh! Đức Giáo Hoàng Sixtô IV đã chính thức châu phê. Việc đọc 150 kinh Kính mừng để tôn vinh Mẹ Maria tự như một vòng hoa hồng dâng kính Mẹ; giông giống như cầu nguyện bằng 150 thánh vịnh...
Kinh Mân côi trong hai thế kỷ đầu
Được cổ súy bởi các tu sĩ dòng Đa Minh vào thế kỷ 15, chuỗi Mân côi có hình thức suy niệm về cuộc đời của Chúa Kitô, trong lúc đọc kinh Lạy Cha và chục Kinh Kính Mừng. Vào thế kỷ 16, một nhà thần học dòng Đaminh tên là Antonio Ghislieri, người sau này đã trở thành vị Giáo hoàng mang tên là Piô V, đã sắp xếp chuỗi Mân côi vào 15 mầu nhiệm và chọn ngày 7 tháng 10 từ năm 1571 để mừng lễ Đức Mẹ Mân côi.
Thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II năm 2002 đã thêm vào chuỗi Mân côi Năm mầu nhiệm Sáng nữa! như vậy trọn vẹn các mầu nhiệm gồm năm sự sáng được thêm vào 15 mầu nhiệm vui thương và mừng...
Từ năm 1571 đến 2002, tất cả các vị Giáo hoàng không ngừng khuyến khích và cổ võ các Kitô hữu xiêng năng lần chuỗi Mân côi. Như vào tháng 9 năm 1893, trong Tông thư Laetitiae sanctae, (Niềm Vui Thánh), Đức Leô XIII công bố rằng những ai năng lần chuỗi Mân côi, sẽ không những lãnh nhận được ơn ích cho cá nhân mà còn cho cả Giáo hội và xã hội đang bước vào buổi bình minh Cách mạng công nghiệp, gây nên một ảnh hưởng sâu sắc cho mọi tầng lớp xã hội.
Cầu nguyện trong lúc khó khăn
Đức Giáo Hoàng Piô XI đã nhìn thấy trước làn sóng Chủ nghĩa xã hội (Chủ nghĩa phát xít) và chủ nghĩa Công sản (Stalin) sắp ra đời nên vào năm 1937, hai năm trước khi cuộc thế chiến thứ hai bùng nổ, trong Tông thư về “Những sự dữ thời đại” (Ingravescentibus malis,) hay còn được gọi là Tông thư về Phép Lần Hạt Mân Côi, Đức Giáo Hoàng đã quan sát rằng dân chúng bước vào thế kỷ XX với những niềm kiêu căng, cao ngạo, kinh thường nếu không muốn nói là chê bai những người lành thánh vẫn luôn coi việc tôn kính tràng chuỗi Mân côi là một việc đạo đức thiêng liêng... Tin tưởng qua việc lần chuỗi họ sẽ được Đức Mẹ chăm nom và bảo vệ.
Đức Piô XI còn nói thêm: Tràng chuỗi Mân côi không chỉ giúp chúng ta chiến thắng kẻ thù của Thiên Chúa và Tôn giáo, mà còn là một công cụ tốt cho công cuộc truyền giáo và giúp ta rèn luyện đời sống thiêng liêng cho tâm hồn của chúng ta.
Đức Gioan XXIII đọc kinh Mân côi, cầu nguyện cho những trẻ sơ sinh
Vào ngày 4 tháng 5 năm 1963, trong khi Giáo hội khai mở Công đồng Vatican II, Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII đã tiếp đón một cuộc hành hương phát động chuỗi Mân côi sống đầu tiên ở Ý; trong thời gian này, Thánh Giáo hoàng Gioan 23 khả ái đã tiếp xúc với nhiều trẻ sơ sinh ra đã bị bệnh. Thánh giáo Hoàng nói: Chúng con rất yêu quý của giáo hội, chúng con giống như con ngươi trong mắt Giáo hội và Đức thánh Giáo Hoàng yêu thương, cầu nguyện và chúc lành cho các em... Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII đã cam kết sẽ lần chuỗi Mân côi hàng ngày để cầu nguyện cho các trẻ thơ. Ngài nói một ngày không lần chuỗi giống như một bầu trời không có mặt trời, hay giống như một khu vườn mà không có hoa!
Và năm 1961, Thánh Giáo hoàng công bố một Tông thư mang tên “Lòng sùng kính phép Mân Côi” (Il religioso convegno), Ngài đã phát động 24 giờ Lần Chuỗi (Mân Côi) để cầu nguyện cho những trẻ em được sinh ra trong 24 giờ, đặc biệt khi suy niệm tới mầu nhiệm thứ ba của mùa Vui, suy tới Chúa Giêsu giáng sinh mà dâng tất cả các trẻ em sơ sinh trong ngày hoặc đêm cho Chúa và Mẹ Maria gìn giữ…
Cũng như trong Tông thư “Kinh Mân Côi” (Encyclical Grata Recordatio) năm 1959, Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII khuyến khích các tín hữu hãy đọc kinh Mân côi hàng ngày, và ngài tuyên bố rắng Kinh Mân côi là một phương tiện cầu nguyện tuyệt diệu, mà theo Ngài, chúng ta sẽ không thất vọng nếu chúng ta trung thành bền bỉ đọc kinh này mỗi ngày. Thánh Giáo hoàng cũng kêu gọi các tín hữu lần hạt Mân côi cầu nguyện cho Công Đồng sắp tới (Vatican II), cho Giáo hội được đổi mới mà tất cả các Kitô hữu đang trông chờ mong đợi sự sống mới này!
Sau Công đồng Vatican 2, Thánh Giáo hoàng Phaolô VI đã công bố một tông huấn mang tên là Lòng tôn sùng Đức Maria (Marialis Cultus), trong đó Thánh Giáo hoàng cổ súy và khuyến khích việc phục hồi lại truyền thống của lòng tôn sùng phép thánh Mân côi.
Thánh Giáo hoàng cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của kinh Mân côi, ngoài việc khen ngợi và cầu nguyện, Kinh Mân côi còn giúp chúng ta suy niệm tới các mầu nhiệm của Chúa… Vì như Thánh Giáo Hoàng nói: Không có suy niệm các mầu nhiệm về Chúa, thì lần chuỗi Mân côi cách máy móc, như xác không có hồn... nên Thánh Giáo hoàng Phaolô VI đề xướng các gia đình hãy lần chuỗi Mân côi hàng ngày…
Kinh Mân Côi là lời kinh mà Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II yêu thích
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, người đã hết lòng tôn kính Đức Trinh Nữ Maria, Mọi sự của con là của Mẹ (Totus Tuus) là phương châm giám mục của Ngài). Trong suốt 27 năm triều đại Giáo hoàng của Ngài, Ngài đã nhiều lần khuyến khích đọc kinh Mân côi.
Năm 2002, Ngài đã công bố một Tông Thư trọn vẹn nói về Kinh Mân côi Kính Đức Trinh nữ Maria, (Rosarium Virginis Mariae). Trong đó, ngài mô tả chuỗi Mân côi như một lời cầu nguyện có chiều sâu xoáy vào Phúc âm Tin Mừng, và qua đó, các tín hữu nhận được nhiều hồng ân dồi dào, được trao ban từ chính bàn tay của Mẹ Đấng Cứu Chuộc.
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II cho hay khi còn trẻ, ngài luôn dành cho tràng chuỗi Mân Côi một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh và lời kinh Mân Côi là lời kinh mà Ngài yêu thích. Thánh Giáo hoàng đã thú nhận điều này, chỉ sau hai tuần Ngài được bầu chọn vào chức vụ Giáo hoàng năm 1978. Chính trong Tông thư này, Ngài công bố thêm năm mầu nhiệm sự sáng vào tràng chuỗi Mân côi và mở ra một năm thánh về Kinh Mân Côi được bắt đầu từ tháng 10 năm 2002 đến hết tháng 10 năm 2003; trong năm thánh này, Thánh Giáo hoàng mời gọi các tín hữu hãy chiêm ngưỡng Đức Maria qua chính diện mạo của Chúa Kitô.
Và trước ngưỡng cửa của buổi bình minh thiên niên kỷ thứ ba, Thánh Giáo hoàng Ba Lan này phó dâng Giáo hội cho sức mạnh của Tràng Chuỗi Mân Côi, hầu Giáo hội có đầy đủ sức mạnh và ơn Chúa, mà vượt thắng được cuộc khủng hoảng, trong bối cảnh lịch sử và thần học hiện nay đang dấy lên những lý thuyết sai lạc nhằm lôi kéo thế hệ trẻ. Sau đó phải kể tới những nguy cơ đang đánh phá các gia đình!
Trước những nguy cơ cả về tinh thần lẫn vật chất này, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô đã phó dâng, tín thác vào sức mạnh của Tràng chuỗi Mân Côi, xin Mẹ cầu bầu chở che Giao hội trước mọi ba đào…
Mùa xuân mới từ chuỗi Mân côi
Đức Nguyên Giáo Hoàng Benedict XVI cũng cùng một tâm tình và quyết tâm làm sống lại lòng sùng mộ kinh Mân côi: Kinh Mân Côi không phải là một việc thực hành đạo đức cổ kính lỗi thời như nhiều người nghĩ! Đức nguyên Giáo hoàng Benedict XVI đã nhấn mạnh điều này, khi kết thúc lời cầu nguyện của Ngài tại Vương cung thánh đường Đức Bà Cả vào ngày 3 tháng 5 năm 2008.
Thay vào đó, Ngài công bố chuỗi Mân côi đang mang lại một mùa xuân mới cho Giáo hội với những dấu hiệu nhiều người tuổi trẻ có một tình yêu hăng nồng dành cho Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Giữa một thế giới đang chia rẽ và phát tán đi nhiều ngả thì lời cầu kinh Mân Côi lại giúp chúng ta tập trung vào Chúa Kitô như là một trọng tâm chính yếu của niềm tin yêu của chúng ta...
Ba năm trước đây, trong một Tông thư gửi đến những người trẻ Công Giáo ở Hà Lan, Ngài đã chia sẻ rằng Bí mật của việc đọc kinh Mân côi có thể giúp bạn học được nghệ thuật cầu nguyện với một sự đơn sơ nhưng đầy sâu sắc của Mẹ Maria.
Trong một buổi triều yết vào tháng 5 năm 2006, Đức Benedict XVI đã mời gọi các tín hữu hãy bồi đắp lòng sùng mộ kinh Mân Côi. Ngài mời gọi các cặp vợ chồng trẻ: Cha ao ước các bạn có thể tận dụng việc đọc kinh Mân côi trong gia đình như một khoảnh khắc làm thăng tiến tâm linh dưới cái nhìn đầy trìu mến của Đức Trinh Nữ Maria. Nói chuyện với các bệnh nhân, Đức nguyên Giáo hoàng mời gọi họ hãy tin tưởng vào Đức Mẹ qua việc lần chuỗi Mân Côi và trao phó mọi sự cho Mẹ…
Một lần nữa ta hãy tín thác cho Mẹ trong thời khắc khó khăn này
Tháng 10 năm 2018, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã khẩn xin tất cả các tín hữu hãy lần chuỗi Mân côi hàng ngày, để Đức Trinh Nữ Maria giúp Giáo hội vượt qua được một giai đoạn đen tối của những tội lạm dụng tình dục, quyền lực và lương tâm của nhiều linh mục tu sĩ đang dấy lên những phẫn nộ, phân rẽ trong Giáo hội…
Hôm nay trước tháng Năm, tháng Hoa dành cho Mẹ, Đức Thánh Cha Phanxicô lại một lần nữa mời gọi tất cả hãy bước vào tháng Năm, tháng của Mẹ trong năm 2020 này… Chúng ta hãy cùng nhau chiêm ngưỡng diện mạo của Chúa Kitô bằng trái tim của Đức Mẹ. Kinh Mân côi sẽ liên kết chúng ta lại trong đại gia đình thiêng liêng của Chúa và giúp chúng ta vượt qua cái thời khắc đầy gian nan thử thách này, Xin Chúa và Mẹ chở che mọi người chúng ta, đặc biệt những người đau khổ đang cần tới lời cầu nguyện của chúng ta...
Bí ẩn chung quanh tình trạng của Kim Chính Ân và kho vũ khí hạt nhân đáng lo ngại của Bắc Hàn
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:25 28/04/2020
1. Những suy đoán về tình trạng nguy tử của nhà lãnh đạo Bắc Hàn
Giữa các báo cáo mâu thuẫn về sức khỏe và nơi cư trú của nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Chính Ân, hay còn gọi là Kim Jong Un, một chuyến tàu đặc biệt có thể thuộc về anh ta đã được phát hiện trong tuần này tại một thị trấn nghỉ mát. Hình ảnh vệ tinh được xem xét bởi một dự án giám sát Bắc Hàn có trụ sở tại Washington, đã cho thấy như trên.
Dự án giám sát này, gọi là 38 North, cho biết trong báo cáo của mình hôm thứ Bảy rằng con tàu đang đỗ tại một nhà ga dành cho lãnh đạo tại Nguyên Sơn (Wonsan, 元山) từ ngày 21 tháng Tư đến ngày 23 tháng Tư. Nhà ga chỉ được dành riêng gia đình Kim.
38 North nói rằng đó có thể là chuyến tàu của Kim Chính Nhất. Tuy nhiên, thông tấn xã Reuters đã không thể xác nhận điều đó một cách độc lập, kể cả việc anh ta đang có mặt ở Nguyên Sơn hay không.
Báo cáo cho biết: “Sự hiện diện của con tàu không chứng minh được nơi ở của nhà lãnh đạo Bắc Hàn, cũng không chỉ ra được bất cứ điều gì liên quan đến sức khỏe của anh ta, nhưng nó cho thấy có nhiều khả năng Kim đang ở tại một khu vực ngoại hạng trên bờ biển phía đông của nước này.”
Suy đoán về sức khỏe của Kim đã nảy sinh khi anh ta vắng mặt trong ngày kỷ niệm sinh nhật Kim Nhật Thành, người sáng lập Bắc Hàn, và là ông nội của Kim hôm 15 tháng Tư.
Bản tin cuối cùng của truyền thông nhà nước Bắc Hàn có liên quan đến nơi ở của Kim Chính Ân cho thấy anh ta chủ trì một cuộc họp vào ngày 11 tháng Tư.
Ba nguồn tin của các quan sát viên thạo tin về quốc gia này cho biết Trung Quốc đã phái một nhóm các chuyên gia y tế tới Bắc Hàn để tư vấn cho Kim Chính Ân.
Kim Chính Ân là thế hệ thứ ba lên nắm quyền sau cái chết của cha mình vào năm 2011, theo kiểu cha truyền con nối. Việc Kim không có người kế vị rõ ràng ở một quốc gia vũ trang hạt nhân có thể gây ra các rủi ro quốc tế rất lớn.
Hôm thứ Năm, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đánh giá thấp các báo cáo cho rằng Kim đang trong tình trạng nguy tử. “Tôi cho rằng các báo cáo như thế không chính xác,” ông Trump nói với các phóng viên, nhưng từ chối cho biết có phải ông đã liên lạc với các quan chức Bắc Hàn hay không.
Tổng thống Trump đã gặp Kim ba lần trong nỗ lực thuyết phục ông từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân đe dọa nước Mỹ cũng như các nước láng giềng châu Á. Dù các cuộc đàm phán bị đình trệ, tổng thống vẫn thường đề cập đến Kim như một người bạn.
Hôm thứ Hai, Daily NK, một trang web có trụ sở tại Hán Thành chuyên đưa tin về Bắc Hàn, đã trích dẫn một nguồn tin giấu tên cho biết Kim đã trải qua điều trị y tế tại khu nghỉ mát Hương Sơn (Hyangsan, 香山), phía bắc thủ đô Bình Nhưỡng.
Daily NK cho rằng Kim đã hồi phục sau khi trải qua một cuộc giải phẩu tim mạch vào ngày 12 tháng Tư.
Kim, được báo cáo đang ở độ tuổi 36, đã biến mất trên các phương tiện truyền thông nhà nước Bắc Hàn từ 11 tháng Tư. Vào năm 2014, anh ta đã biến mất hơn một tháng và truyền hình nhà nước Bắc Hàn sau đó cho thấy anh ta đi khập khiễng.
Suy đoán về sức khỏe của Kim thường thấy trên các phương tiện truyền thông vì anh ta hút thuốc nhiều, tăng cân rõ rệt kể từ khi nắm quyền lực và gia đình có tiền sử về các vấn đề tim mạch.
2. COVID-19 tấn công mạnh vào Đại Học Giáo Hoàng Salesiêng tại Rôma
Ít nhất 19 người tại Đại Học Giáo Hoàng Salesiêng ở Rôma đã xét nghiệm dương tính với coronavirus và sáu người đã phải nhập viện vì các triệu chứng nghiêm trọng, Cha Hiệu trưởng cho biết như trên.
Sau khi một thành viên tại Đại học Giáo hoàng này bắt đầu có các triệu chứng liên quan đến COVID-19, cơ quan y tế địa phương đã được cảnh báo và họ bắt đầu kiểm tra tất cả mọi thành viên đang cư trú trong trường, Cha Mauro Mantovani, Hiệu trưởng nhà trường nói với tờ Il Messaggero.
Trường đại học, đã thực hiện các lớp học trực tuyến kể từ ngày 5 tháng Ba, có khoảng 280 thành viên của sáu dòng tu.
Hôm 27 tháng Tư, Cha Mantovani nói với RomaSette.it, một mạng thông tin của giáo phận Rôma là đến nay đã có 19 người nhận được kết quả xét nghiệm dương tính, và đã bị cách ly.
Toàn bộ trường đại học đã bị cô lập như một khu vực báo động đỏ, chỉ có các nhân viên được ủy quyền mới được phép ra vào. Các thử nghiệm trên tất cả cư dân dự kiến đã kết thúc vào ngày 28 tháng Tư.
“Chúng tôi xin lỗi vì sự lo lắng mà chúng tôi đã gây ra trong khu vực này, trong khu phố này của Rôma, nơi chúng tôi đã có mặt và nơi cộng đồng đã đánh giá cao chúng tôi và yêu thương chúng tôi,” ngài nói với tờ Il Messaggero.
Cha Mantovani nhấn mạnh rằng “Lúc đầu, các nhân viên y tế nghĩ rằng chỉ có một trường hợp đơn lẻ bị nhiễm coronavirus; nhưng, các thử nghiệm sau đó cho thấy vấn đề đã mở rộng hơn nhiều và trường đại học muốn thông báo cho cộng đồng chung quanh về tình hình đang diễn ra.”
“Chúng tôi đang đối mặt với điều này với tinh thần của người sáng lập dòng, là Cha Thánh Gioan Bosco, nghĩa là với tinh thần của một Kitô hữu tốt và những công dân trung thực,” ngài nói với tờ Avvenire của Hội Đồng Giám Mục Italia.
Source:Catholic HeraldCoronavirus outbreak discovered at Rome pontifical university
3. Thư của Đức Thánh Cha gởi đến các nhà báo, những tình nguyện viên và những người bán báo đường phố
Hôm 27 tháng Tư, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã công bố một bức thư ngỏ gởi đến các nhà báo, tình nguyện viên và người bán báo đường phố. Nội dung như sau:
Chúng tôi công bố bên dưới lời chào Đức Thánh Cha Phanxicô gửi đến các nhà báo, những tình nguyện viên và những người bán báo đường phố, là những người đang gặp khó khăn lớn trong thời điểm khẩn cấp về sức khỏe này:
Lời chào của Đức Thánh Cha
Ngày 21 tháng 4 năm 2020
Cuộc sống của hàng triệu người trong thế giới của chúng ta – vốn đã và đang phải vật lộn với rất nhiều thách thức khó đối mặt, lại còn bị đè nặng thêm bởi đại dịch - đã thay đổi và đang gặp thử thách. Những người mong manh nhất, những người vô hình, những người vô gia cư có nguy cơ phải trả giá đắt nhất.
Vì vậy, tôi muốn gởi lời chào tới thế giới báo đường phố và đặc biệt là những người bán báo, mà chủ yếu là những người vô gia cư, những người bị thiệt thòi nghiêm trọng, những người lâm vào cảnh thất nghiệp: hàng ngàn người trên khắp thế giới sống được và có một công việc nhờ bán những tờ báo ngoại thường này.
Ở Ý tôi nghĩ đến kinh nghiệm tốt của Scarp de ‘tenis, là dự án của Caritas giúp hơn 130 người gặp khó khăn có thu nhập và tiếp cận được với các quyền công dân cơ bản. Không chỉ như thế. Tôi đang nghĩ đến kinh nghiệm của hơn 100 tờ báo đường phố trên khắp thế giới, được xuất bản ở 35 quốc gia bằng 25 ngôn ngữ khác nhau, bảo đảm công việc và thu nhập cho hơn 20,500 người vô gia cư trên thế giới. Báo đường phố đã không được bán trong nhiều tuần qua và những người bán báo không có công ăn việc làm. Vì vậy, tôi muốn bày tỏ sự gần gũi với các nhà báo, những tình nguyện viên, những người sống nhờ vào các dự án này, và những người trong thời gian này đang làm việc với nhiều ý tưởng sáng tạo. Đại dịch đã làm cho công việc của các bạn trở nên khó khăn nhưng tôi chắc chắn rằng mạng lưới rất lớn các báo chí đường phố trên thế giới sẽ trở lại mạnh mẽ hơn trước. Nhìn vào những người nghèo nhất trong những ngày này có thể giúp tất cả chúng ta nhận thức được những gì đang thực sự xảy ra với chúng ta, và tình trạng thực sự của chúng ta. Xin gửi đến tất cả các bạn thông điệp khích lệ và tình huynh đệ của tôi. Cảm ơn công việc các bạn làm, cảm ơn thông tin các bạn mang đến và những câu chuyện về hy vọng mà các bạn kể.
4. Tổng trưởng Bộ Giám Mục đề nghị một thay đổi sâu rộng trong thái độ của hàng giáo sĩ đối với phụ nữ
Đối với một số linh mục và chủng sinh, “phụ nữ tiêu biểu cho một mối nguy hiểm, nhưng thực tế, mối nguy hiểm thực sự lại chính là những người đàn ông không có mối quan hệ cân bằng với phụ nữ,” Đức Hồng Y Marc Ouellet, Tổng trưởng Bộ Giám Mục nói.
Đức Hồng Y đã bày tỏ lập trường trên trong cuộc phỏng vấn về vai trò của phụ nữ trong các chủng viện và công việc đào tạo tại chủng viện. Cuộc phỏng vấn được thực hiện cho số tháng Năm Phụ bản phụ nữ của Nguyệt San Quan Sát Viên Rôma.
Khi được hỏi, liệu việc phụ nữ không tham gia vào các chương trình đào tạo linh mục có phải là vì những lấn cấn mà những phụ nữ và linh mục có thể gặp phải khi làm việc chung với nhau hay không, Đức Hồng Y nói, vấn đề có lẽ sâu sắc hơn điều đó, và ngài bắt đầu với cách thức phụ nữ được đối xử trong gia đình.
“Có một sự lúng túng vì sợ hãi - phần lớn xuất phát từ người đàn ông đối với người phụ nữ hơn là ngược lại,” ngài nói.
Trong một số nền văn hóa, phụ nữ thường được mô tả là “chước cám dỗ”.
“Chúng ta phải thay đổi hoàn toàn cách thức các linh mục tương tác với phụ nữ,” Đức Hồng Y nói, “đó là lý do tại sao trong quá trình đào tạo, điều quan trọng là có sự tiếp xúc, thảo luận, trao đổi với phụ nữ.”
Có những phụ nữ trong ban giảng huấn tại chủng viện như các giáo sư và những người cố vấn, “sẽ giúp một ứng viên linh mục tương tác với phụ nữ một cách tự nhiên, bao gồm cả việc đối mặt với thử thách tiêu biểu bởi sự có mặt của phụ nữ, chẳng hạn như hấp lực của người phụ nữ.”
Theo Đức Hồng Y, việc cô lập các linh mục tương lai khỏi những người phụ nữ không bao giờ là một ý tưởng tốt, và như thế là không có sự chuẩn bị cho họ khi thực thi thừa tác vụ của mình.
Khi được hỏi liệu ngài có đồng ý hay không với quan điểm cho rằng nếu phụ nữ đã được tham gia vào việc đào tạo tại các chủng viện từ lâu, thì điều đó có thể giúp ngăn chặn các tai tiếng lạm dụng tình dục, Đức Hồng Y cho rằng “chắc chắn có một sự thật trong đó bởi vì đàn ông là một hữu thể có tình cảm. Nếu không có sự tương tác giữa hai giới, thì có nguy cơ phát triển sự bù trừ, có thể “được thể hiện qua việc hành xử quyền lực hoặc trong các mối quan hệ khép kín, việc đóng kín này có thể trở thành thao túng và kiểm soát, và có thể dẫn đến lạm dụng lương tâm và lạm dụng tình dục.”
“Tôi nghĩ rằng đối với một linh mục, học cách liên hệ với phụ nữ trong môi trường đào tạo là một yếu tố nhân bản hóa thúc đẩy sự cân bằng trong tính cách và tình cảm của người đàn ông,” Đức Hồng Y nói.
Đức Hồng Y Ouellet cho rằng về phương diện linh hướng, chọn một linh mục làm cha linh hướng cho các chủng sinh vẫn tốt hơn, là chọn một người phụ nữ. Nhưng ngài nói rằng các chủng viện cần đưa các phụ nữ vào quá trình đào tạo, đặc biệt là trong việc giúp đánh giá các ứng viên cho chức tư tế, sự trưởng thành của họ về tâm lý xã hội và bản sắc tâm sinh lý.
Thánh lễ tại Santa Marta 28/4/2020: Đức Thánh Cha cầu nguyện cho mọi người thận trọng khi nới lỏng các lệnh cách ly
Lúc 7 sáng thứ Ba 28 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho mọi người biết thận trọng tuân thủ các biện pháp được đưa ra để nới lỏng tình trạng kiểm dịch sao cho đại dịch Covid-19 không quay trở lại.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Vào thời điểm này, khi các chỉ dẫn đã được đưa ra để nới lỏng các hạn chế trong các khu vực cách ly, chúng ta hãy cầu nguyện xin Chúa ban cho dân Ngài, là tất cả chúng ta, ân sủng thận trọng và tuân theo các chỉ dẫn này, để đại dịch không quay trở lại.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha tập trung vào Bài Đọc Một trích từ sách Tông đồ Công vụ (Cv 7: 51 và 8:1). Trong đó, Thánh Stêphanô can đảm tuyên xưng trước mặt mọi người, các kỳ lão và các kinh sư, là những người đang phán xét ngài qua những lời cáo gian, trước khi kéo ngài ra khỏi thành phố và ném đá ngài.
Bài Ðọc I: Cv 7, 51-59
“Lạy Chúa Giêsu, xin đón nhận tâm hồn con”.
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Khi ấy, Stêphanô nói với dân chúng, các kỳ lão và luật sĩ rằng: “Hỡi những tên cứng cổ, lòng và tai chẳng cắt bì kia, các ngươi luôn luôn chống đối Thánh Thần; cha ông các ngươi làm sao, các ngươi cũng vậy. Có tiên tri nào mà cha ông các ngươi lại không bắt bớ? Họ đã giết những người tiên báo về việc Ðấng Công chính sẽ đến, Ðấng mà ngày nay các ngươi đã nộp và giết chết; các ngươi đã lãnh nhận lề luật do thiên thần truyền cho, nhưng đã không tuân giữ”.
Nghe ông nói, họ phát điên lên trong lòng, và họ nghiến răng phản đối ông. Nhưng Stêphanô đầy Thánh Thần, nhìn lên trời, đã xem thấy vinh quang của Thiên Chúa, và Ðức Giêsu đứng bên hữu Thiên Chúa. Ông đã nói rằng: “Kìa, tôi xem thấy trời mở ra, và Con Người đứng bên hữu Thiên Chúa”. Bấy giờ họ lớn tiếng kêu la và bịt tai lại, và họ nhất tề xông vào ông. Khi lôi ông ra ngoài thành, họ ném đá ông. Và các nhân chứng đã để áo của họ dưới chân một người thanh niên tên là Saolô. Rồi họ ném đá Stêphanô, đang lúc ông cầu nguyện rằng: “Lạy Chúa Giêsu, xin đón nhận tâm hồn con”. Thế rồi ông quỳ xuống, lớn tiếng kêu lên rằng: “Lạy Chúa, xin đừng trách cứ họ về tội lỗi này”. Nói xong câu đó, ông đã an giấc trong Chúa. Còn Saolô thì đã tán thành việc giết ông Stêphanô.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Các thầy thông luật, đã không thể chấp nhận sự minh bạch trong tín lý mà Thánh Stêphanô đưa ra, và họ xúi một số người vu cáo rằng họ đã nghe Thánh Stêphanô báng bổ chống lại Thiên Chúa và lề luật. Đây không phải lần đầu tiên họ cũng làm như vậy, họ đã từng làm thế với Chúa Giêsu, cố gắng thuyết phục mọi người rằng Chúa Giêsu là một kẻ báng bổ chống lại Thiên Chúa.
Điều đó cũng xảy ra với các vị tử đạo ngày nay, như cô Asia Bibi. Cô đã ở tù nhiều năm, bị giam cầm bởi tội báng bổ do người ta vu khống cho cô. Trước một loạt những tin tức sai lệch nhằm gây dư luận, đôi khi chúng ta không thể làm gì được.
Tôi nghĩ đến cuộc diệt chủng người Do Thái, người ta đã cố tình tạo ra những dư luận sai trái nhằm chống lại một dân tộc, nhằm loại bỏ họ. Sau đó, có những vụ đánh hội đồng hàng ngày, cố gắng lên án, cố gắng tạo ra tiếng xấu, liên tục tạo ra những tin đồn càng lúc càng nhiều để lên án cả một dân tộc.
Trái lại, sự thật thì rõ ràng và minh bạch. Chúng ta hãy cẩn thận miệng lưỡi của chúng ta: nhiều lần với những bình luận của chúng ta, chúng ta bắt đầu đánh hội đồng người khác như vậy. Ngay cả trong các tổ chức Kitô giáo của chúng ta, chúng ta đã thấy rất nhiều những trò ném đá hội đồng hàng ngày được sinh ra từ những tin đồn.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói: Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng biết hành xử như những người công chính, trong các phán đoán của chúng ta, chứ không theo đuôi đám đông lên án người khác qua việc kích động các tin đồn.
Chúng tôi công bố bên dưới lời chào Đức Thánh Cha Phanxicô gửi đến các nhà báo, những tình nguyện viên và những người bán báo đường phố, là những người đang gặp khó khăn lớn trong thời điểm khẩn cấp về sức khỏe này:
Lời chào của Đức Thánh Cha
Ngày 21 tháng 4 năm 2020
Cuộc sống của hàng triệu người trong thế giới của chúng ta – vốn đã và đang phải vật lộn với rất nhiều thách thức khó đối mặt, lại còn bị đè nặng thêm bởi đại dịch - đã thay đổi và đang gặp thử thách. Những người mong manh nhất, những người vô hình, những người vô gia cư có nguy cơ phải trả giá đắt nhất.
Vì vậy, tôi muốn gởi lời chào tới thế giới báo đường phố và đặc biệt là những người bán báo, mà chủ yếu là những người vô gia cư, những người bị thiệt thòi nghiêm trọng, những người lâm vào cảnh thất nghiệp: hàng ngàn người trên khắp thế giới sống được và có một công việc nhờ bán những tờ báo ngoại thường này.
Ở Ý tôi nghĩ đến kinh nghiệm tốt của Scarp de ‘tenis, là dự án của Caritas giúp hơn 130 người gặp khó khăn có thu nhập và tiếp cận được với các quyền công dân cơ bản. Không chỉ như thế. Tôi đang nghĩ đến kinh nghiệm của hơn 100 tờ báo đường phố trên khắp thế giới, được xuất bản ở 35 quốc gia bằng 25 ngôn ngữ khác nhau, bảo đảm công việc và thu nhập cho hơn 20,500 người vô gia cư trên thế giới. Báo đường phố đã không được bán trong nhiều tuần qua và những người bán báo không có công ăn việc làm. Vì vậy, tôi muốn bày tỏ sự gần gũi với các nhà báo, những tình nguyện viên, những người sống nhờ vào các dự án này, và những người trong thời gian này đang làm việc với nhiều ý tưởng sáng tạo. Đại dịch đã làm cho công việc của các bạn trở nên khó khăn nhưng tôi chắc chắn rằng mạng lưới rất lớn các báo chí đường phố trên thế giới sẽ trở lại mạnh mẽ hơn trước. Nhìn vào những người nghèo nhất trong những ngày này có thể giúp tất cả chúng ta nhận thức được những gì đang thực sự xảy ra với chúng ta, và tình trạng thực sự của chúng ta. Xin gửi đến tất cả các bạn thông điệp khích lệ và tình huynh đệ của tôi. Cảm ơn công việc các bạn làm, cảm ơn thông tin các bạn mang đến và những câu chuyện về hy vọng mà các bạn kể.
Source:Vatican NewsSaluto del Santo Padre Francesco al mondo dei giornali di strada, 27.04.2020
4. Tổng trưởng Bộ Giám Mục đề nghị một thay đổi sâu rộng trong thái độ của hàng giáo sĩ đối với phụ nữ
Đối với một số linh mục và chủng sinh, “phụ nữ tiêu biểu cho một mối nguy hiểm, nhưng thực tế, mối nguy hiểm thực sự lại chính là những người đàn ông không có mối quan hệ cân bằng với phụ nữ,” Đức Hồng Y Marc Ouellet, Tổng trưởng Bộ Giám Mục nói.
Đức Hồng Y đã bày tỏ lập trường trên trong cuộc phỏng vấn về vai trò của phụ nữ trong các chủng viện và công việc đào tạo tại chủng viện. Cuộc phỏng vấn được thực hiện cho số tháng Năm Phụ bản phụ nữ của Nguyệt San Quan Sát Viên Rôma.
Khi được hỏi, liệu việc phụ nữ không tham gia vào các chương trình đào tạo linh mục có phải là vì những lấn cấn mà những phụ nữ và linh mục có thể gặp phải khi làm việc chung với nhau hay không, Đức Hồng Y nói, vấn đề có lẽ sâu sắc hơn điều đó, và ngài bắt đầu với cách thức phụ nữ được đối xử trong gia đình.
“Có một sự lúng túng vì sợ hãi - phần lớn xuất phát từ người đàn ông đối với người phụ nữ hơn là ngược lại,” ngài nói.
Trong một số nền văn hóa, phụ nữ thường được mô tả là “chước cám dỗ”.
“Chúng ta phải thay đổi hoàn toàn cách thức các linh mục tương tác với phụ nữ,” Đức Hồng Y nói, “đó là lý do tại sao trong quá trình đào tạo, điều quan trọng là có sự tiếp xúc, thảo luận, trao đổi với phụ nữ.”
Có những phụ nữ trong ban giảng huấn tại chủng viện như các giáo sư và những người cố vấn, “sẽ giúp một ứng viên linh mục tương tác với phụ nữ một cách tự nhiên, bao gồm cả việc đối mặt với thử thách tiêu biểu bởi sự có mặt của phụ nữ, chẳng hạn như hấp lực của người phụ nữ.”
Theo Đức Hồng Y, việc cô lập các linh mục tương lai khỏi những người phụ nữ không bao giờ là một ý tưởng tốt, và như thế là không có sự chuẩn bị cho họ khi thực thi thừa tác vụ của mình.
Khi được hỏi liệu ngài có đồng ý hay không với quan điểm cho rằng nếu phụ nữ đã được tham gia vào việc đào tạo tại các chủng viện từ lâu, thì điều đó có thể giúp ngăn chặn các tai tiếng lạm dụng tình dục, Đức Hồng Y cho rằng “chắc chắn có một sự thật trong đó bởi vì đàn ông là một hữu thể có tình cảm. Nếu không có sự tương tác giữa hai giới, thì có nguy cơ phát triển sự bù trừ, có thể “được thể hiện qua việc hành xử quyền lực hoặc trong các mối quan hệ khép kín, việc đóng kín này có thể trở thành thao túng và kiểm soát, và có thể dẫn đến lạm dụng lương tâm và lạm dụng tình dục.”
“Tôi nghĩ rằng đối với một linh mục, học cách liên hệ với phụ nữ trong môi trường đào tạo là một yếu tố nhân bản hóa thúc đẩy sự cân bằng trong tính cách và tình cảm của người đàn ông,” Đức Hồng Y nói.
Đức Hồng Y Ouellet cho rằng về phương diện linh hướng, chọn một linh mục làm cha linh hướng cho các chủng sinh vẫn tốt hơn, là chọn một người phụ nữ. Nhưng ngài nói rằng các chủng viện cần đưa các phụ nữ vào quá trình đào tạo, đặc biệt là trong việc giúp đánh giá các ứng viên cho chức tư tế, sự trưởng thành của họ về tâm lý xã hội và bản sắc tâm sinh lý.
Thánh lễ tại Santa Marta 28/4/2020: Đức Thánh Cha cầu nguyện cho mọi người thận trọng khi nới lỏng các lệnh cách ly
Lúc 7 sáng thứ Ba 28 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho mọi người biết thận trọng tuân thủ các biện pháp được đưa ra để nới lỏng tình trạng kiểm dịch sao cho đại dịch Covid-19 không quay trở lại.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Vào thời điểm này, khi các chỉ dẫn đã được đưa ra để nới lỏng các hạn chế trong các khu vực cách ly, chúng ta hãy cầu nguyện xin Chúa ban cho dân Ngài, là tất cả chúng ta, ân sủng thận trọng và tuân theo các chỉ dẫn này, để đại dịch không quay trở lại.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha tập trung vào Bài Đọc Một trích từ sách Tông đồ Công vụ (Cv 7: 51 và 8:1). Trong đó, Thánh Stêphanô can đảm tuyên xưng trước mặt mọi người, các kỳ lão và các kinh sư, là những người đang phán xét ngài qua những lời cáo gian, trước khi kéo ngài ra khỏi thành phố và ném đá ngài.
Bài Ðọc I: Cv 7, 51-59
“Lạy Chúa Giêsu, xin đón nhận tâm hồn con”.
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Khi ấy, Stêphanô nói với dân chúng, các kỳ lão và luật sĩ rằng: “Hỡi những tên cứng cổ, lòng và tai chẳng cắt bì kia, các ngươi luôn luôn chống đối Thánh Thần; cha ông các ngươi làm sao, các ngươi cũng vậy. Có tiên tri nào mà cha ông các ngươi lại không bắt bớ? Họ đã giết những người tiên báo về việc Ðấng Công chính sẽ đến, Ðấng mà ngày nay các ngươi đã nộp và giết chết; các ngươi đã lãnh nhận lề luật do thiên thần truyền cho, nhưng đã không tuân giữ”.
Nghe ông nói, họ phát điên lên trong lòng, và họ nghiến răng phản đối ông. Nhưng Stêphanô đầy Thánh Thần, nhìn lên trời, đã xem thấy vinh quang của Thiên Chúa, và Ðức Giêsu đứng bên hữu Thiên Chúa. Ông đã nói rằng: “Kìa, tôi xem thấy trời mở ra, và Con Người đứng bên hữu Thiên Chúa”. Bấy giờ họ lớn tiếng kêu la và bịt tai lại, và họ nhất tề xông vào ông. Khi lôi ông ra ngoài thành, họ ném đá ông. Và các nhân chứng đã để áo của họ dưới chân một người thanh niên tên là Saolô. Rồi họ ném đá Stêphanô, đang lúc ông cầu nguyện rằng: “Lạy Chúa Giêsu, xin đón nhận tâm hồn con”. Thế rồi ông quỳ xuống, lớn tiếng kêu lên rằng: “Lạy Chúa, xin đừng trách cứ họ về tội lỗi này”. Nói xong câu đó, ông đã an giấc trong Chúa. Còn Saolô thì đã tán thành việc giết ông Stêphanô.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Các thầy thông luật, đã không thể chấp nhận sự minh bạch trong tín lý mà Thánh Stêphanô đưa ra, và họ xúi một số người vu cáo rằng họ đã nghe Thánh Stêphanô báng bổ chống lại Thiên Chúa và lề luật. Đây không phải lần đầu tiên họ cũng làm như vậy, họ đã từng làm thế với Chúa Giêsu, cố gắng thuyết phục mọi người rằng Chúa Giêsu là một kẻ báng bổ chống lại Thiên Chúa.
Điều đó cũng xảy ra với các vị tử đạo ngày nay, như cô Asia Bibi. Cô đã ở tù nhiều năm, bị giam cầm bởi tội báng bổ do người ta vu khống cho cô. Trước một loạt những tin tức sai lệch nhằm gây dư luận, đôi khi chúng ta không thể làm gì được.
Tôi nghĩ đến cuộc diệt chủng người Do Thái, người ta đã cố tình tạo ra những dư luận sai trái nhằm chống lại một dân tộc, nhằm loại bỏ họ. Sau đó, có những vụ đánh hội đồng hàng ngày, cố gắng lên án, cố gắng tạo ra tiếng xấu, liên tục tạo ra những tin đồn càng lúc càng nhiều để lên án cả một dân tộc.
Trái lại, sự thật thì rõ ràng và minh bạch. Chúng ta hãy cẩn thận miệng lưỡi của chúng ta: nhiều lần với những bình luận của chúng ta, chúng ta bắt đầu đánh hội đồng người khác như vậy. Ngay cả trong các tổ chức Kitô giáo của chúng ta, chúng ta đã thấy rất nhiều những trò ném đá hội đồng hàng ngày được sinh ra từ những tin đồn.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói: Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng biết hành xử như những người công chính, trong các phán đoán của chúng ta, chứ không theo đuôi đám đông lên án người khác qua việc kích động các tin đồn.
Source:Vatican NewsPope at Mass prays for prudence as restrictions ease