Ngày 29-04-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ thánh Giuse Thợ: Niềm tin trung kiên nơi thánh Giuse
Lm.Jos Tạ Duy Tuyền
08:51 29/04/2013
Cuộc đời nào mà không có giông tố. Dòng đời nào mà không có nổi trôi. Điều quan yếu là biết can đảm vượt qua giông tố. Không tháo lui, không chùn bước trước thử thách gian truân. Người ta nói: “ví tựa đường đời bằng phẳng, anh hùng hào kiệt có hơn ai”. Cuộc đời phải có giông tố mới giúp con người thể hiện bản lĩnh của mình. Cuộc đời phải có những thăng trầm mới đúc kết cho con người những kinh nghiệm quý báu trong cuộc sống.

Thánh Giu-se cũng bước đi trong cuộc đời này với đầy những giông tố. Cuộc đời ngài cũng trải qua biết bao thăng trầm, nhưng ngài đã luôn vượt qua. Ngài luôn can đảm đối diện với khó khăn và nỗ lực chiến thắng mọi giông tố cuộc đời.

Thử hỏi có mấy gia đình lại gặp qúa nhiều khó khăn như gia đình ngài? Mới đính hôn đã hoang mang vì nghe tin Mẹ Maria đã mang thai. Dù rằng Mẹ Maria là người đạo đức, đạo hạnh, không có tiếng xấu nhưng việc Mẹ Maria mang thai bởi phép Chúa Thánh Thần, cũng đòi hỏi thánh Giuse một đức tin thật vững vàng mới có thể vượt qua.

Thử hỏi có mấy gia đình phải khốn đốn đến mức độ kiếm một chỗ đàng hoàng cho con sinh ra mà cũng không có, phải sinh trong hang bò lừa?

Thử hỏi có mấy gia đình vợ chồng, con cái phải dìu dắt nhau trốn chạy bởi sự truy sát của quan quân, chính quyền?

Thử hỏi có mấy gia đình phải sống rày đây mai đó - rồi trở về quê hương sau những ngày tháng vật lộn nơi đất khách quê người?

Thử hỏi có mấy gia đình phải vất vả tất bật từ chồng con làm nghề thợ mộc, vợ may vá để kiếm kế sinh nhai hằng ngày?

Thế mà, thánh Giuse đã phải trải qua hết những khó khăn như thế. Ngài vẫn điềm tĩnh, vẫn can đảm đối diện với khó khăn, và kiên tâm vượt qua. Ngài đã vượt qua mọi khó khăn ấy nhờ niềm tin và lòng quảng đại của thánh nhân. Ngài đã luôn tin tưởng vào người bạn đã đính hôn để có thể đón nhận cô về nhà mình. Ngài đã luôn tin tưởng vào bản thân để vượt lên trên mọi gian nan, thử thách hầu giữ vững và bảo vệ hạnh phúc gia đình. Nhưng, trên hết mọi sự, đó chính là niềm tin trung kiên vào Thiên Chúa. Ngài tin vào Thiên Chúa ngay trong những thử thách. Ngài không ngã lòng, không xao xuyến trong giông tố cuộc đời. Ngài vẫn tin vào quyền năng Thiên Chúa đến mức độ ngài hoàn toàn phó thác cho Thiên Chúa mọi khó khăn trong cuộc sống.

Niềm tin vào Thiên Chúa đã giúp thánh Giuse luôn tận tụy trong công việc của mình. Dù lúc êm xuôi hay lúc sóng gió. Dù công việc luôn phải đối đấu với biết bao khó khăn. Ngài vẫn luôn tận tụy phục vụ gia đình, phục vụ thánh ý Chúa. Ngài không nản lòng, không bỏ cuộc, không than van nhưng luôn từng bước vượt qua những thăng trầm của dòng đời. Ngài xứng đáng là mẫu gương cho các người cha trong gia đình. Ngài xứng đáng là biểu mẫu để noi theo, để xây dựng hạnh phúc gia đình hôm nay.

Vì vẫn còn đó những sóng gió như thế nơi các gia đình do hiểu lầm lẫn nhau. Vợ chồng thiếu niềm tin nơi nhau. Cha mẹ thiếu niềm tin nơi con cái đã dẫn đến biết bao đổ vỡ cho các gia đình.

Vì vẫn còn đó những giông tố xảy đến nơi các gia đình khi phải đối đầu với tai ương, hoạn nạn, nghịch cảnh xảy ra, nếu không có niềm tin nơi bản thân, có lẽ cũng dễ buông xuôi theo số phận, để mặc cho đời giông tố đẩy đưa, khiến gia đình tan cửa nát nhà vì thiếu lòng kiên trung.

Và trên hết, là rất nhiều gia đình đã đánh mất niềm tin nơi Thiên Chúa khi gặp khó khăn thử thách. Họ không kêu cầu Chúa. Họ không phó thác nơi Chúa, nhưng họ lại chạy theo mê tín dị đoan, tìm thầy, tìm thuốc nơi những thầy bói, thầy lang, khiến cho gia đình đã nghèo còn khánh kiệt thêm.

Hôm nay, ngày quốc tế lao động, giáo hội cũng mời gọi chúng ta hướng về Thánh Giuse như mẫu gương cho đời sống lao động cần cù. Ngài đã sống và lao động với hết khả năng của mình để xây dựng gia đình được ấm êm hạnh phúc. Ngài không nề quản những gian nan khốn khó. Ngài đã vượt qua mọi khó khăn bằng tinh thần tận tụy hy sinh. Không than van, Không chạy trốn khó khăn. Ngài luôn thể hiện niềm tin vào cuộc sống, vào Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh cuộc đời.

Cuộc đời có khó khăn, có thử thách. Dòng đời đâu mấy khi bình yên. Ước gì chúng ta biết noi gương thánh Giuse luôn đặt niềm tin nơi nhau, nơi Thiên Chúa để vượt qua mọi khó khăn. Nhất là không bao giờ bỏ cuộc trước gian nan, nhưng luôn kiên nhẫn vượt qua, luôn tận tụy với công việc, với bổn phận để xây dựng gia đình được bình an hạnh phúc.

Ước gì từng người chúng ta cũng biết noi gương Ngài sống vâng phục thánh ý Chúa trong tin yêu, phó thác và cậy trông hầu luôn lạc quan hy vọng giữa bao thử thách của cuộc đời. Amen
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô: Xin hãy vững tiến trên hành trình đức tin
Bùi Hữu Thư
04:33 29/04/2013
Đức Thánh Cha Phanxicô ban phép Thêm Sức

2013-04-28 Vatican Radio

(Vatican Radio) Đây là một ngày thật sự đáng ghi nhớ cho 44 người đã đến quảng trường Thánh Phêrô để được Đức Thánh Cha ban phép Thêm Sức. Thánh Lễ đặc biệt ngày Chúa Nhật được tổ chức như một biến cố trong Năm Đức Tin và những người được chịu phép Thêm Sức đã đến từ khắp nơi trên thế giới và tụ tập tại quảng trường.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha Phanxicô trình bầy ba suy niệm ngắn cho hàng vạn người tụ tập tại quảng trường và đặc biệt là những người chịu phép Thêm Sức.

Đức Thánh Cha bắt đầu bằng nhắc đến bài đọc thứ hai trong Phụng Vụ ngày Chúa Nhật mô tả thị kiến của Thánh Gioan.

Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích về thị kiến của Thánh Gioan về Trời mới và Đất mới, và Thánh Đô đến từ Thiên Chúa, nhắc chúng ta là tất cả đều đang đi về Giêrusalem trên Trời, “ngày hạnh phúc là ngày chúng ta sẽ được thấy dung nhan Thiên Chúa, và sẽ được ở bên Người mãi mãi, trong tình yêu của Người.”

Suy niệm thứ hai của Đức Thánh Cha cũng chú trọng tới bài đọc một, là sách Công Vụ Tông Đồ. Ngài trích dẫn Thánh Phaolô và Barnabas khi các ngài nói là “chúng ta phải trải qua nhiều thử thách nếu chúng ta muốn được vào Vương Quốc của Thiên Chúa. Đức Thánh Cha ghi nhận: “Hành trình của Giáo Hội, và hành trình của chúng ta là những Kitô hữu không luôn luôn dễ dàng; phải gặp những gian nan thử thách. Nhưng chính những trở ngại này là thành phần của lối đi dẫn đưa tới vinh quang của Thiên Chúa, và chúng ta cũng sẽ luôn luôn gặp phải trong đời!”

Về điểm cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô mời các người được Thêm Sức, và tất cả những người hiện diện tại quảng trường Thánh Phêrô “hãy vững bước trên hành trình đức tin, với niềm hy vọng vững vàng nơi Thiên Chúa. Đây là mầu nhiệm của hành trình của chúng ta!” Thiên Chúa ban cho chúng ta sức mạnh để bơi lội ngược giòng.

Sau bài giảng, 44 người được Thêm Sức ngày Chúa Nhật, tuổi từ 11 đến 55, đến từ Ý, Romania, Ái Nhĩ Lan, và xa xôi từ Hoa Kỳ và các đảo Cape Verde, đã tiến tới bên Đức Thánh Cha, nơi ngài đặt tay trên đầu từng người, và xức dầu trên trán họ. Trước khi kết thúc nghi lễ, Đức Thánh Cha đọc Kinh Nữ Vương Thiên Đàng, và ngài gửi gấm những người mới chịu phép Thêm Sức cho sự che chở của Mẹ Maria, xin Mẹ giúp họ chú tâm đến những gì Chúa Kitô đòi hỏi nơi họ và luôn luôn sống và bước theo Chúa Thánh Thần.
 
ĐTC: Thiên Chúa ban cho chúng ta sức mạnh và lòng can đảm đi ngược dòng đời
Linh Tiến Khải
04:28 29/04/2013
Hãy mở toang cánh cửa cuộc sống cho Thần Khí của Thiên Chúa và hoạt động hướng dẫn biến đổi của Người. Thiên Chúa ban cho chúng ta sức mạnh và lòng can đảm đi ngược dòng đời và làm chứng cho Người.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã khích lệ như trên 44 bạn trẻ lãnh nhận Bí tích Thêm Sức và gần 200.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự thánh lễ tại quảng trường thánh Phêrô sáng Chúa Nhật Hộm qua. Đây cũng là buổi gặp gỡ của Đức Thánh Cha với 70.000 bạn trẻ đã hay đang chuẩn bị lãnh Bí tích Thêm Sức về Roma hành hương trong Năm Đức Tin.

Cùng đồng tế thánh lễ với Đức Thánh Cha có Đức Cha Salvatore Fisichella, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, Đức Cha José Octavio Ruiz Arenas và 380 Linh Mục. Ban giúp lễ gồm 15 thầy dòng Rogazionisti. Ngoài ca đoàn Sistina còn có ca đoàn Mater Ecclesiae phụ trách phần thánh ca. Tham dự thánh lễ có gần 200.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu.

Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha đã quảng diễn ý nghĩa các bài đọc phụng vụ, và đề nghị với các bạn trẻ ba tư tưởng ngắn gọn giúp suy tư về cuộc sống chứng nhân kitô và lòng can đảm mà Chúa Thánh Thần ban cho tín hữu trong bí tích Thêm Sức. Ngài nói: Bài đọc thứ hai trình bầy thị kiến rất đẹp của thánh Gioan: đó là cảnh trời mới đất mới và thành Thánh từ Thiên Chúa mà xuống. Tất cả đều mới mẻ, được biến đổi thành điều thiện, vẻ đẹp và chân lý; không còn than khóc và sầu thương nữa... Đó là hành động của Chúa Thánh Thần: Người đem chúng ta tới với sự mới mẻ của Thiên Chúa; Người đến với chúng ta và canh tân mọi sự, Người biến đổi chúng ta. Thần Khí biến đổi chúng ta. Và thị kiến của thánh Gioan nhắc cho chúng ta biết rằng tất cả chúng ta đều đang trên đường tiến về thành Giêrusalem trên trời, là sự mới mẻ vĩnh viễn đối với chúng ta; và đối với toàn thực tại nó là ngày hạnh phúc, trong đó chúng ta sẽ có thể trông thấy gương mặt của Chúa, gương mặt tuyệt vời xinh đẹp biết bao của Chúa Giêsu, chúng ta sẽ có thể sống với Người luôn mãi trong tình yêu của Người. Đức Thánh Cha giải thích thêm về sự mới mẻ nói trên:

Các con thấy không, sự mới mẻ của Thiên Chúa không giống các sự mới mẻ của trần gian, là những điều tất cả đều tạm thời, qua đi và người ta luôn tìm kiếm thêm. Sự mới mẻ mà Thiên Chúa ban cho cuộc sống chúng ta vĩnh viễn, và nó không chỉ ở trong tương lai, khi chúng ta sẽ ở với Người, mà cả hiện nay nữa: Thiên Chúa đang đổi mới mọi sự, Chúa Thánh Thần thực sự biến đổi chúng ta và qua cả chúng ta Người muốn biến đổi thế giới trong đó chúng ta đang sống. Chúng ta hãy mở cửa ra cho Thần Khí, hãy để cho Người hướng dẫn, hãy để cho hoạt động liên lỉ của Thiên Chúa biến chúng ta thành những con người mới, được linh hoạt bởi tình yêu của Thiên Chúa, mà Thánh Linh ban cho chúng ta! Thật đẹp biết bao, nếu mỗi người trong chúng ta, vào ban chiều có thể nói rằng hôm nay tại trường học, ở nhà, trong nơi làm việc, được Thiên Chúa hướng dẫn tôi đã thực thi một cử chỉ yêu thương đối với bạn tôi, đối với cha mẹ tôi, đối với một cụ già! Đẹp biết bao, phải không!

Tư tưởng thứ hai Đức Thánh Cha đề nghị với các bạn trẻ là điều thánh Phaolô và thánh Barnaba khẳng trong bài đọc thứ nhất trích từ sách Công Vụ: ”Chúng ta phải bước vào trong vương quốc của Thiên Chúa qua nhiều khổ đau” (Cv 14,22). Ngài nói:

Con đường của Giáo Hội và cả con đường cuộc sống cá nhân kitô của chúng ta nữa, không luôn luôn hạnh phúc, nhưng gặp các khó khăn và các khổ đau khốn khó. Theo Chúa, để cho Thánh Linh biến đổi các vùng đen tối của chúng ta, các thái độ hành xử không theo ý muốn của Thiên Chúa và gột rửa các tội lỗi của chúng ta, là một con đường gặp biết bao nhiêu chướng ngại, bên ngoài chúng ta, trong thế giới chúng ta sống, và cả ở bên trong chúng ta nữa, trong con tim, thường không hiểu chúng ta. Nhưng các khó khăn và các khổ đau ấy là phần của con đường giúp đạt tới vinh quang của Thiên Chúa, như đối với Chúa Giêsu, là Đấng đã được vinh hiển trên Thập Giá; chúng ta sẽ luôn luôn gặp chúng trong cuộc sống! Nhưng đừng nản lòng: chúng ta có sức mạnh của Thần Linh giúp chiến thắng các khổ đau khốn khó ấy.

Tư tưởng thứ ba là lời mời gọi Đức Thánh Cha hướng tới các bạn trẻ lãnh bí tích Thêm Sức và tất cả mọi người: hãy vững vàng trên con đường đức tín với niềm hy vọng vững chắc nơi Chúa. Đó là bí mật con đường của chúng ta. Chúa ban cho chúng ta lòng can đảm đi ngược dòng đời. Đức Thánh Cha nói với các bạn trẻ:

Hỡi các bạn trẻ, các con hãy nghe rõ đây: hãy đi ngược dòng đời, điều này khiến cho con tim được mạnh mẽ, nhưng cần phải có can đảm đi ngược dòng đời và Chúa ban cho chúng ta sự can đảm ấy. Không có các khó khăn, khổ đau khốn khó, hiểu lầm nào phải khiến cho chúng ta sợ hãi, nếu chúng ta sống kết hiệp với Thiên Chúa như cành nho gắn chặt vào thân nho, nếu chúng ta không đánh mất đi tình bạn với Người, nếu chúng ta luôn ngày càng dành chỗ cho Người trong cuộc sống chúng ta. Cả khi và nhất là nếu chúng ta cảm thấy nghèo nàn, yếu đuối, tội lỗi, bởi vì Thiên Chúa ban sức mạnh cho sự yếu đuối của chúng ta, ban phong phú cho sự nghèo nàn của chúng ta, ban ơn hoán cải và ơn tha thứ cho tội lỗi chúng ta. Chúa thương xót biết bao, nếu chúng ta đến với Người, Người luôn luôn tha thứ cho chúng ta. Chúng ta hãy tin tưởng nơi hành động của Thiên Chúa! Với Chúa chúng ta có thể làm các điều trọng đại; Người sẽ làm cho chúng ta cảm thấy niềm vui là môn đệ người, chứng nhân của Người. Các con hãy đánh cuộc với các lý tưởng to lớn, với các điều trọng đại; là tín hữu kitô chúng ta không được Chúa tuyển chọn cho các điều bé nhỏ, các con hãy luôn luôn đi xa hơn nữa, hướng tới các điều cao cả; hỡi các bạn trẻ, các con hãy chơi cuộc sống cho các lý tưởng lớn lao!

Các bạn thân mến, chúng ta hãy mở tang cánh cửa cuộc sống cho sự mới mẻ của Thiên Chúa, là Đấng ban Thánh Thần cho chúng ta, để Người biến đổi chúng ta và làm cho chúng ta trở thành mạnh mẽ trong các khốn khó, để Người củng cố sự hiệp nhất của chúng ta với Chúa, ở vững vàng trong Người: đó là một niềm vui đích thật. Ước gì được như vậy!

Tiếp đến là nghi thức lập lại các lời hứa rửa tội, và ban Bí tích Thêm Sức. Đức Thánh Cha mời toàn cộng đoàn cầu nguyện cho các bạn trẻ, rồi ngài đặt tay trên họ xin Thiên Chúa đổ tràn đầy bẩy ơn của Chúa Thánh Thần trên họ. Sau đó từng bạn trẻ một tiến lên với cha mẹ đỡ đầu để Đức Thánh Cha xức dầu thánh trên trán cho họ, trong khi cha hay mẹ đỡ đầu đặt tay phải trên vai người con thiêng liêng của mình.

Vào phần hiệp lễ Đức Thánh Cha đã cho 44 thanh thiếu niên và hàng trăm tín hữu rước lễ, trong khi các Phó tế trường Truyền Giáo và 200 Linh Mục đồng tế đã cho tín hữu chịu Mình Thánh Chúa.

Sau lời nguyện cuối lễ có hai bạn trẻ, một thanh niên đến từ Buenos Aires và một thiếu nữ Italia, đã lên cám ơn Đức Thánh Cha và nói lên niềm hãnh diện là tín hữu kitô được Chúa Kitô sai đi làm chứng nhân cho Người, và cùng các bạn trẻ thế giới được sống kinh nghiệm của Giáo Hội đại đồng.

Trước khi đọc kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha đã phó thác tất cả mọi người hiện diện và các bạn trẻ mới lãnh nhận bí tích Thêm Đức cho Đức Mẹ. Ngài nói: Đức Trinh Nữ Maria dậy cho chúng ta biết ý nghỉa

của cuộc sống trong Thánh Thần và việc tiếp nhận sự mới mẻ của Thiên Chúa vào trong cuộc sống. Mẹ đã thụ thai Chúa Giêsu bởi quyền năng Chúa Thánh Thần; mỗi một tín hữu kitô đều được mời gọi tiếp nhận Lời Chúa, tiếp nhận Chúa Giêsu vào trong lòng mình, và đem Chúa đến cho mọi người. Mẹ Maria đã cầu khấn Thánh Thần cùng với các Tông Đồ trong Nhà Tiệc Ly. Cả chúng ta nữa, mỗi khi chúng ta tụ họp nhau cầu nguyện, chúng ta được nâng đỡ bởi sự hiện diện của Mẹ Chúa Giêsu, để nhận ơn của Thần Linh và có sức mạnh làm chứng cho Chúa Giêsu phục sinh. Cha đặc biệt nói điều này với các con là các bạn trẻ vừa mới lãnh nhận Bí tích Thêm Sức. Xin Mẹ Maria giúp các con chú ý tới điều Chúa xin các con, luôn sống và bước đi theo Chúa Thánh Thần.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã cầu nguyện cho các nạn nhân vụ sập nhà máy bên Bangladesh. Ngài bầy tỏ tình liên đới và gần gũi với gia đình các nạn nhân đang khóc thương người thân của họ. Ngài tha thiết kêu gọi các giới hữu trách bảo vệ phẩm giá và an ninh cho giới nhân công.

Sau cùng ca đoàn đã cất Kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng và Đức Thánh Cha đã ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Sau khi thay áo lễ Đức Thánh Cha đã đi xe díp ra quảng trường chào các bạn trẻ và tín hữu giữa tiếng vỗ tay và hoan hô liên tục của các bạn trẻ réo gọi tên ”Phanxicô”. Nhiều bạn trẻ cầm các bàn tay có ngón cái giơ lên để nói rằng ”Đức Thánh Cha là số một.” Các bà mẹ thì đua nhau đưa con nhỏ của mình cho các vệ binh bế đến để cho Đức Thánh Cha hôn và vuốt đầu các em. Ngài cũng xã xuống xe đến chào thăm và hôn các người tàn tật ngồi trên xe lăn.
 
Giáo Hội, nhiệt kế hay nhiệt ổn
Vũ Văn An
04:02 29/04/2013
Giáo Hội là nhiệt kế hay nhiệt ổn? Nói cách khác, chúng ta chỉ được kêu gọi để phản ảnh nhiệt độ (nhiệt kế), hay chúng ta được kêu gọi để tác động trên nhiệt độ (thermostat)? Nhiều người ngày nay hết sức mơ hồ về vai trò của Giáo Hội trong thế giới hiện đại và nghĩ rằng ta chỉ cần phản ảnh phong hóa thời nay, hơn là đóng vai trò tiên tri trong việc loan báo Tin Mừng của Chúa Giêsu.

Vâng, quả có nhiều người vẫn chỉ muốn Giáo Hội “đi với thời cuộc… Cập nhật hóa giáo huấn… trở nên hiện đại hơn trong suy nghĩ, trong giáo huấn và trong cơ cấu của mình”. Giáo Hội phải “lắng nghe người trẻ nhiều hơn và nói ngôn ngữ của họ cũng như chia sẻ viễn kiến của họ”.

Với những người “ngược ngạo” hơn, thì Giáo Hội “cần loại bỏ các đường lối trung cổ đi, ngưng đừng chống đối, đừng phán đoán, đừng bất khoan dung, đừng cuồng tín, đừng kỳ thị phái tính, đừng kỳ thị người đồng tính, đừng căm thù v.v…” (và hàng loạt những tố cáo thông thường vốn chỉ phản ảnh các vấn đề bản thân của người tố cáo chứ không phải của Giáo Hội).

Thời cơ mật viện gần đây, truyền thông tha hồ phỏng vấn những người Công Giáo ít nhiều bất mãn. Những người này mặc tình trình bày đủ thứ ước mong, hay đòi hỏi Giáo Hội phải thay đổi ra sao để còn có chỗ đứng trong xã hội hiện đại và được chính họ gắn bó. Dĩ nhiên, phần lớn những đòi hỏi này liên quan tới tính dục và quyền lực: Giáo Hội phải thừa nhận ngừa thai và cổ vũ nó, sinh hoạt và kết hợp đồng tính phải được chấp nhận, ly dị và tái hôn phải được công nhận, phải truyền chức cho phụ nữ và những người đồng tính, phải để các linh mục kết hôn, phải ủng hộ phá thai và an tử v.v…. Nếu Giáo Hội chịu làm những việc như thế, thì các giáo xứ của ta sẽ tràn ngập “tín hữu” và Giáo Hội sẽ thuận hảo với thế giới ngày nay.

Họ đâu có ngờ rằng người Thệ Phản Cấp Tiến (chính dòng) đã làm những việc đó cả mấy thập niên qua, chấp nhận bất cứ những gì người ta và các cuộc thăm dó đòi hỏi, ấy thế nhưng con số của họ vẫn xuống thấp, hơn cả tỷ lệ của bất cứ giáo xứ Công Giáo nào. Họ cũng không ngờ rằng các hệ phái duy nhất đang gia tăng số tín hữu chính là Người Thệ Phản Tin Lành; họ bảo thủ hơn về Thánh Kinh và thẳng thừng bác bỏ các đòi hỏi trên.

Nhưng nói cho cùng, bảng liêt kê các đòi hỏi trên chỉ cho thấy một hiểu lầm căn bản về bản chất và mục đích của Giáo Hội. Giáo Hội không hiện hữu để chỉ phát biểu hay biểu lộ các quan điểm bình dân hay văn hóa đương thời. Giáo Hội Công Giáo không hề và không thể rút tỉa linh hứng từ những quan điểm ấy, mà rút tỉa từ Lời Thiên Chúa như đã được trung thành chuyển tải qua hơn 20 thế kỷ qua.

Giáo Hội không hiện hữu để chỉ phản ảnh hay nhắc lại như con vẹt các quan điểm của giáo dân, hay mót lượm các cuộc thăm dò và các nhóm quyền lợi. Giáo Hội hiện hữu để phản ảnh quan điểm của vị sáng lập và đứng đầu mình là Chúa Giêsu Kitô. Và Đấng Giêsu được nhắc ở đây không phải là Đấng Giêsu ngụy tạo do những người thời nay chuyên dùng các phương pháp luận đầy hoài nghi và lắt léo dựng lên để tái giải thích Thánh Kinh một cách triệt để khiến nó không còn “có ý nói” điều chính nó nói rõ ràng nữa. Mà đúng hơn, chúng ta gắn bó với Đấng Giêsu thực sự, Đấng Giêsu của Thánh Kinh.

Nền văn hóa hiện nay thường đòi Giáo Hội, các giáo sĩ, các giáo lý viên và các nhà lãnh đạo khác nên hạn chế bất cứ loại giáo huấn hay giảng giải nào qui kết các hành vi vô luân là tội lỗi. Nhiều người, ngay trong hàng giáo sĩ, nhấn mạnh tới não trạng “đừng gây thiệt hại” và bất cứ lời nói nào có thể xúc phạm một ai đó, dù rất xa xôi, cũng cần được tránh né và cực lực lên án. Ngay những câu trực tiếp trích dẫn từ Thánh Kinh hay Sách Giáo Lý Công Giáo cũng bị trâng tráo tố cáo là lời lẽ xúc phạm, gây hận thù. Đối với những người chỉ muốn Giáo Hội là chiếc nhiệt kế, thì đây là một vi phạm tệ hại.

Và do đó, thái độ “ổn nhiệt” truyền thống của Giáo Hội, tức thái độ lên tiếng rõ ràng về tội lỗi cũng như thúc đẩy con người tìm kiếm ơn thánh và lòng từ nhân của Chúa phần lớn bị chỉ trích là “thiếu yêu thương” thậm chí “gây hận thù”.

Vì chủ trương rằng “Thiên Chúa là tình yêu”, và Chúa Giêsu yêu thương mọi người, nên mọi sự đều tốt cả và bất cứ chỉ trích nào cũng là “thiếu yêu thương” và “không giống Chúa Kitô”.

Các câu Thánh Kinh dưới đây muốn chứng tỏ rằng lời khuyên mục vụ hết sức nhất quán trong Thánh Kinh đã củng cố phương thức truyền thống của Giáo Hội. Những câu này, tuy chưa đầy đủ, nhưng rõ ràng cho thấy Chúa Thánh Thần mong muốn Giáo Hội, hàng giáo sĩ cũng như các bậc cha mẹ và các nhà lãnh đạo khác trong Giáo Hội giải quyết các vấn đề luân lý của thời đại một cách rõ ràng, không mơ hồ. Những câu này cho thấy mục tiêu của Giáo Hội không phải là ghép mình vào, và, như một nhiệt kế, chỉ biết phản ảnh các giá trị và ước muốn của thời đại. Đúng hơn, như một chiếc ổn nhiệt, Giáo Hội phải loan báo và tìm cách ảnh hưởng trên thế gian bằng cách nói lên sự khôn ngoan cổ xưa và đã được thử nghiệm mà chính Thiên Chúa đã chuyển giao qua Truyền Thống Thánh Kinh và Thánh Truyền. Hiểu như thế, đây quả là hành vi yêu thương, vì nó là thực hành mục vụ tốt đẹp được chính Chúa Thánh Thần dạy dỗ.

I. Một số lời cảnh báo trong Cựu Ước cho các tư tế và tiên tri

Malaki 2: 7-8: “Thật vậy, môi của tư tế chất chứa sự hiểu biết và người ta tìm điều Luật dạy nơi miệng nó; quả thế, nó là thần sứ của Ðức Chúa các đạo binh. Nhưng các ngươi, các ngươi đã đi trệch đường và làm cho nhiều người lảo đảo trên đường Luật dạy. Các ngươi đã huỷ hoại giao ước với Lê-vi, Ðức Chúa các đạo binh phán”.

Nói cách khác, tư tế có nhiệm vụ hàng đầu phải duy trì và chuyển tải sự khôn ngoan xưa hơn là chỉ xào xáo những lối bóng gió và quan điểm thời đại. Họ phải là sứ giả của Chúa, chứ không phải của những chính nghĩa hay căm thù hiện đại. Không làm được thế, họ khiến nhiều người sai phạm.

Isaia 56: 10-11: “Những người canh gác Ít-ra-en đui mù hết, chẳng hiểu biết gì;cả bọn chúng là lũ chó câm, không biết sủa, chỉ mơ mộng, nằm dài và thích ngủ thôi… Chúng là thứ mục tử chẳng biết phân biệt gì. Cả bọn - chẳng trừ ai - mạnh ai theo đường nấy”

Nói cách khác, tư tế, tiên tri, cha mẹ và các lãnh tụ của Giáo Hội không được là những con chó câm. Chó là phải biết sủa để ngăn ngừa và xua đuổi những kẻ đột nhập gây rối. Quá nhiều linh mục và nhà lãnh đạo Giáo Hội im lặng, trở thành chó câm, không biết xủa. Nhưng họ nên xủa! Những người có não trạng “đừng gây thiệt hại” đã không theo huấn thị làm chó trông nhà. Họ làm ngơ cho lầm lạc và sự ác.

Êdêkien 3: 17-19: "Hỡi con người, Ta đã đặt ngươi làm người canh gác cho nhà Ít-ra-en. Ngươi sẽ nghe lời từ miệng Ta phán ra, rồi thay Ta báo cho chúng biết. Nếu Ta phán với kẻ gian ác rằng: ‘Chắc chắn ngươi sẽ phải chết’, và nếu ngươi không báo cho kẻ gian ác đó biết, không nói để cảnh cáo nó từ bỏ lối sống xấu xa, cho nó được sống, thì chính kẻ gian ác ấy sẽ phải chết vì tội lỗi của nó, nhưng Ta sẽ đòi ngươi đền nợ máu nó. Ngược lại, nếu ngươi đã báo cho kẻ gian ác, mà nó không từ bỏ hành vi gian ác và lối sống xấu xa của nó, thì nó sẽ phải chết vì tội của nó; còn ngươi, ngươi sẽ cứu được mạng sống mình”.

Cả ở đây nữa, mục tử, người chăn dắt, nhà lãnh đạo có nhiệm vụ cảnh cáo kẻ tội lỗi, chứ không phải vui vẻ khẳng nhận họ, đùa dỡn và tránh mọi xúc phạm.

II. Chúa Giêsu đòi buộc Giáo Hội lên tiếng chống tội lỗi và sự ác, không được dung túng sự ác và lầm lạc ở trong mình. Ngoài ra, Giáo Hội phải sẵn sàng chịu đau khổ vì việc loan truyền sự thật.

Matthêu 18:17 : “Nếu nó không nghe họ, thì hãy đi thưa Hội Thánh. Nếu Hội Thánh mà nó cũng chẳng nghe, thì hãy kể nó như một người ngoại hay một người thu thuế”.

Như thế, Giáo Hội phải kỷ luật một số người, và trong những vấn đề trầm trọng hơn, phải áp dụng biện pháp trừng phạt, thậm chí phạt tuyệt thông. Và điều này không phải là không giống Chúa Kitô, vì chính Người đã dạy như thế

Matthêu 5: 13-16 : “Chính anh em là muối cho đời. Nhưng muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối nó cho mặn lại? Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi. Chính anh em là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được. Cũng chẳng có ai thắp đèn rồi lại để dưới cái thùng, nhưng đặt trên đế, và đèn soi chiếu cho mọi người trong nhà. Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời”.

Mà muối và ánh sáng ảnh hưởng tới thế gian bao quanh chúng, chứ không đơn giản phản ảnh nó.

Gioan 15:18-23: “Nếu thế gian ghét anh em, anh em hãy biết rằng nó đã ghét Thầy trước. Giả như anh em thuộc về thế gian, thì thế gian đã yêu thích cái gì là của nó. Nhưng vì anh em không thuộc về thế gian và Thầy đã chọn, đã tách anh em khỏi thế gian, nên thế gian ghét anh em. Hãy nhớ lời Thầy đã nói với anh em: tôi tớ không lớn hơn chủ nhà. Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em. Nếu họ đã tuân giữ lời Thầy, họ cũng sẽ tuân giữ lời anh em. Nhưng họ sẽ làm tất cả những điều ấy chống lại anh em, vì anh em mang danh Thầy, bởi họ không biết Đấng đã sai Thầy. Giả như Thầy không đến và không nói với họ, họ đã chẳng có tội. Nhưng bây giờ, họ không thể chữa tội được. Ai ghét Thầy, thì cũng ghét Cha Thầy" .

Nếu nhiệm vụ của ta chỉ là ghép mình vào, không xúc phạm tới ai, không gây tổn hại cho ai và không nói điều gì gây tranh cãi, nếu nhiệm vụ của ta chỉ là phản ảnh nền văn hóa và suy nghĩ của thế gian, phải tân tiến và hợp thời, thì ai còn ghét ta nữa? Câu trích này cho thấy thế gian ghét ta không nhất thiết là dấu chỉ ta đã làm sai điều gì, mà chỉ vì ta đã đồng hành tốt với Chúa Giêsu và các vị tử đạo. Một Giáo Hội của nhiệt kế không thể nào thể hiện được câu trích này.

Khải Huyền 2:6 (với Êphêsô): “Nhưng ngươi được điều này: ngươi ghét các việc của bè Ni-cô-la, như chính Ta cũng ghét” Chà, phải Chúa Giêsu nói chữ “ghét” ở đây không? Há Người không nhận được chỉ thị cho hay ta không nên ghét thực hành của bất cứ ai, ngược lại phải khẳng nhận mọi người, và không phải chỉ mọi người mà còn phải mọi việc họ làm nữa, vì người ta tự đồng hóa với chính điều họ làm? Chúa Giêsu há đã không nhận được chỉ thị đừng “phê phán” đó sao?

Khải Huyền 2:14-16: (với Pergamum): “Nhưng Ta có ít điều trách ngươi: ở đó ngươi có những kẻ nắm giữ đạo lý của Bi-lơ-am. Ông này đã dạy Ba-lác gây cớ vấp ngã cho con cái Ít-ra-en, khiến chúng ăn đồ cúng và làm chuyện gian dâm. Cả ngươi nữa, ngươi cũng có những kẻ nắm giữ đạo lý bè Ni-cô-la. Vậy hãy hối cải; bằng không, Ta đến với ngươi ngay tức khắc và sẽ dùng lưỡi gươm từ miệng Ta mà giao chiến với chúng”.

Khoan chút đã, có phải Chúa Giêsu bảo Giáo Hội rằng khẳng nhận tội lỗi là điều sai? Vậy mà tôi tưởng không những ta phải chấp nhận người tội lỗi mà cả các thực hành của họ nữa! Một lần nữa, hình như Chúa Giêsu đã không nhận được chỉ thị của phe duy hiện đại. Xem ra Người rất giận khi Giáo Hội khoan thứ cho sự ác!

Khải Huyền 2:20-23 (với Thyatira): “Nhưng Ta trách ngươi điều này: ngươi dung túng I-de-ven, người đàn bà xưng mình là nữ ngôn sứ; nó mê hoặc các tôi tớ của Ta, dạy chúng làm chuyện gian dâm và ăn đồ cúng. Ta đã cho nó có thời giờ hối cải, nhưng nó không muốn hối cải mà từ bỏ thói gian dâm. Này đây, Ta bắt nó phải liệt giường, và làm cho những kẻ ngoại tình với nó phải lâm cảnh gian truân khốn khổ, nếu chúng không hối cải mà từ bỏ những việc chúng làm. Ta sẽ giết chết con cái của nó. Tất cả các Hội Thánh sẽ biết rằng Ta là Đấng dò thấu lòng dạ, và Ta sẽ tuỳ theo việc các ngươi làm mà thưởng phạt mỗi người”.

Ủa, phải Chúa Giêsu quở trách Giáo Hội vì đã “dung túng” điều gì chăng? Há Người không biết rằng ta buộc phải dung túng mọi sự và ta sẽ bị coi là thù hận nếu không dung túng như thế. Hình như Người không thể cải thiện được rồi!

III. Lời khuyên mục vụ cho các giám mục, mục tử, thầy dạy và các lãnh đạo khác của Giáo Hội:

1 Thessalonica 2:2-8 : “Chúng tôi hằng tạ ơn Thiên Chúa về tất cả anh em. Chúng tôi nhắc đến anh em trong lời cầu nguyện, và trước mặt Thiên Chúa là Cha chúng ta, chúng tôi không ngừng nhớ đến những việc anh em làm vì lòng tin, những nỗi khó nhọc anh em gánh vác vì lòng mến, và những gì anh em kiên nhẫn chịu đựng vì trông đợi Chúa chúng ta là Đức Giê-su Ki-tô. Thưa anh em là những người được Thiên Chúa thương mến, chúng tôi biết rằng Thiên Chúa đã chọn anh em, vì khi chúng tôi loan báo Tin Mừng cho anh em, thì không phải chỉ có lời chúng tôi nói, mà còn có quyền năng, có Thánh Thần, và một niềm xác tín sâu xa. Anh em biết, khi ở với anh em, chúng tôi đã sống thế nào để mưu ích cho anh em; còn anh em, anh em đã bắt chước chúng tôi và noi gương Chúa, khi đón nhận lời Chúa giữa bao nỗi gian truân với niềm vui do Thánh Thần ban: bởi vậy anh em đã nên gương cho mọi tín hữu ở miền Ma-kê-đô-ni-a và miền A-khai-a. Quả thế, từ nơi anh em, lời Chúa đã vang ra, không những ở Ma-kê-đô-ni-a và A-khai-a, mà đâu đâu người ta cũng nghe biết lòng tin anh em đặt vào Thiên Chúa, khiến chúng tôi không cần phải nói gì thêm nữa”.

Hãy để ý: Thánh Phaolô làm gì ở trong tù? Ngài có xúc phạm đến ai không? Ngài có nói điều gì gây tranh cãi hay hận thù không? Nên lưu ý điểm chính của ngài: mục đích của ta là làm vui lòng Chúa, chứ không làm vui lòng người ta. Phải chăng vị giảng thuyết nào cũng lên tòa giảng với động cơ này và sự can đảm này?

2 Timôtê 4: 1-5: “Trước mặt Thiên Chúa và Đức Ki-tô Giê-su, Đấng sẽ phán xét kẻ sống và kẻ chết, Đấng sẽ xuất hiện và nắm vương quyền, tôi tha thiết khuyên anh: hãy rao giảng lời Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện; hãy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ, với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ. Thật vậy, sẽ đến thời người ta không còn chịu nghe giáo lý lành mạnh, nhưng theo những dục vọng của mình mà kiếm hết thầy này đến thầy nọ, bởi ngứa tai muốn nghe. Họ sẽ ngoảnh tai đi không nghe chân lý, nhưng hướng về những chuyện hoang đường. Phần anh, hãy thận trọng trong mọi sự, hãy chịu đựng đau khổ, làm công việc của người loan báo Tin Mừng và chu toàn chức vụ của anh”.

Nhưng chuyện gì sẽ xẩy ra nếu có ai bị xúc phạm? Lạy Thánh Phaolô, há ngài không lưu tâm sao? Há ngài không được chỉ thị chỉ nên rao giảng Tin Mừng khi nó hợp lòng người hay sao? Lúc “không thuận tiện” là lúc nào? Ai nói chuyện túc cầu vào mùa hạ? Xin hợp thời chút đi! Và làm thế nào ngài cả gan gợi ý rằng người ta không “dung túng” sự thật đâu! Chỉ có Kitô hữu mới là người bất khoan dung. Người hiện đại đầy cởi mở không thể bất khoan dung được, chỉ có người Công Giáo tin Thánh Kinh và một số Kitô hữu là bất khoan dung thôi. Xin ngài nói cho đúng ạ. Há người ta (trừ các Kitô hữu truyền thống) và thời hiện đại không là duy nhất đúng mà thôi hay sao, và do đó, cần phải thích ứng sứ điệp của ta với họ?

Titô 1:10-11, 16 : “Thật vậy, có nhiều kẻ bất phục tùng, nói năng rỗng tuếch, lường gạt, mà đa số là những kẻ được cắt bì. Cần phải khoá miệng họ lại. Hạng người đó làm đảo lộn nhiều gia đình từ trên xuống dưới; vì lợi lộc thấp hèn, họ dạy những điều không được phép… Họ tuyên bố là biết Thiên Chúa, nhưng trong hành động họ lại chối Người. Họ là đồ ghê tởm, không vâng lời, và không có khả năng làm việc gì tốt”.

Trời đất, giọng nói đầy kết án! Chắc hẳn một ai đó sẽ gửi cho Thánh Phaolô (và Chúa Thánh Thần, Đấng viết những lời trên) một lời nhắn để cho ngài rõ ngài rất có thể xúc phạm một ai đó! Giọng nói này cũng chẳng thể tương ứng với cái nhìn “tử tế tốt lành hơn” về Giáo Hội. Thời đại ta, kiểu nói này ít thông dụng lắm và chỉ nên sử dụng một cách sáng suốt.

2 Timôtê 2:24 – 26: “Thế mà người tôi tớ Chúa thì không được cãi cọ, nhưng phải dịu dàng với mọi người, có khả năng giảng dạy, biết chịu đựng gian khổ. Người ấy phải lấy lòng hiền hoà mà giáo dục những kẻ chống đối: biết đâu Thiên Chúa lại chẳng ban cho họ ơn sám hối để nhận biết chân lý, và họ sẽ tỉnh ngộ, thoát khỏi cạm bẫy ma quỷ đã dùng để bắt giữ họ và khiến họ làm theo ý nó?”.

2 Cor 4:2-6: “Trái lại, chúng tôi khước từ những cách hành động ám muội, đáng xấu hổ, và không dùng mưu mô mà xử trí, cũng chẳng xuyên tạc lời Thiên Chúa; nhưng chúng tôi giãi bày sự thật, và bằng cách đó, chúng tôi để cho lương tâm mọi người phê phán trước mặt Thiên Chúa. Tin Mừng chúng tôi rao giảng có bị che khuất, thì chỉ bị che khuất đối với những người hư mất, đối với những kẻ không tin. Họ không tin, vì tên ác thần của đời này đã làm cho tâm trí họ ra mù quáng, khiến họ không thấy bừng sáng lên Tin Mừng nói về vinh quang của Đức Ki-tô, là hình ảnh Thiên Chúa. Bởi chúng tôi không rao giảng chính mình, mà chỉ rao giảng Đức Ki-tô Giê-su là Chúa; còn chúng tôi, chúng tôi chỉ là tôi tớ của anh em, vì Đức Giê-su. Quả thật, xưa Thiên Chúa đã phán: Ánh sáng hãy bừng lên từ nơi tối tăm! Người cũng làm cho ánh sáng chiếu soi lòng trí chúng tôi, để tỏ bày cho thiên hạ được biết vinh quang của Thiên Chúa rạng ngời trên gương mặt Đức Ki-tô”.

Trời, phải ngài muốn nói rằng nếu thế giới hiện đại không “nắm” được sứ điệp, không hiểu nó, thì vấn đề là họ chứ không phải sứ điệp? Một lần nữa, Thánh Phaolô đã không nắm được thông báo rằng vấn đề luôn luôn là Giáo Hội chứ không bao giờ là thế giới cả. Cũng nên biết: Thánh Phaolô cho rằng mình lên tiếng vì Chúa Kitô. Ở đây nữa, thế giới cũng nhún vai và dành lại đặc ân ấy cho riêng mình, chống lại Thánh Phaolô. Cũng lưu ý điều này nữa: Thánh Phaolô trình bày lời Chúa một cách minh bạch, trong khi quá nhiều giáo sĩ trong những năm qua thích nói cách trừu tượng và chung chung, và nói về bất cứ điều gì ngoại trừ việc nói rõ ràng về các vấn đề luân lý của thời đại.

2 Cor 5:11, 13, 20: “Vì biết kính sợ Chúa, chúng tôi cố gắng thuyết phục người ta… Chúng tôi có điên, thì cũng là vì Thiên Chúa; chúng tôi có khôn, thì cũng là vì anh em… và Người giao cho chúng tôi công bố lời hoà giải. Vì thế, chúng tôi là sứ giả thay mặt Đức Ki-tô, như thể chính Thiên Chúa dùng chúng tôi mà khuyên dạy. Vậy, nhân danh Đức Ki-tô, chúng tôi nài xin anh em hãy làm hoà với Thiên Chúa”.

Chỉ cần Thánh Phaolô lặp lại thế giới cũng như nghị trình tin tức buổi tối như con vẹt mà thôi, thì hẳn ngài không bị coi là “điên”. Nhưng vì ngài cứ một mực nói tới “ăn năn”, và “phán quyết” rằng ta cần đến hòa giải, nên ngài “điên” một cách tiền kết!

1 Cor 4:9-10 : “Thật vậy, tôi thiết nghĩ: Thiên Chúa đã đặt chúng tôi làm Tông Đồ hạng chót như những kẻ bị án tử hình, bởi vì chúng tôi đã nên trò cười cho thế gian, cho thiên thần và loài người! Chúng tôi điên dại vì Đức Ki-tô, còn anh em thì khôn ngoan trong Đức Ki-tô; chúng tôi yếu đuối, còn anh em thì mạnh mẽ; anh em được kính trọng, còn chúng tôi thì bị khinh khi”.

Ồ, nếu Thánh Phaolô và Giáo Hội chịu rón rén, thì mọi sự đâu đã vào đó cả rồi. Nếu… ngài bằng lòng làm nhiệt kế thay vì làm chiếc ổn nhiệt gây phiền phức và lộn xộn, thì ngài đã được tôn vinh rồi. Một lần nữa, hình như Giáo Hội sơ khai và lời khuyên dạy của Thánh Kinh không phù hợp với điểm nhấn của thời hiện đại đòi phải lấy lòng người đời.

Công Vụ 20: 26-28: “Vì vậy, hôm nay tôi xin tuyên bố với anh em rằng: nếu có ai trong anh em phải hư mất, thì tôi vô can.Thật tôi đã không bỏ qua điều gì, trái lại đã rao giảng cho anh em tất cả ý định của Thiên Chúa. Anh em hãy ân cần lo cho chính mình và toàn thể đoàn chiên mà Thánh Thần đã đặt anh em làm người coi sóc, hãy chăn dắt Hội Thánh của Thiên Chúa, Hội Thánh Người đã mua bằng máu của chính mình".

Xin nhớ rằng ở đây Giáo Hội có trách nhiệm công bố trọn vẹn sứ điệp, chứ không phải chỉ những gì hợp lòng người hay yên ổn.

IV. Phải tiếp tục cuộc nói chuyện và kiên tâm khuyên nhủ:

2 Timôtê 2:24 – 26: “Thế mà người tôi tớ Chúa thì không được cãi cọ, nhưng phải dịu dàng với mọi người, có khả năng giảng dạy, biết chịu đựng gian khổ. Người ấy phải lấy lòng hiền hoà mà giáo dục những kẻ chống đối: biết đâu Thiên Chúa lại chẳng ban cho họ ơn sám hối để nhận biết chân lý, và họ sẽ tỉnh ngộ, thoát khỏi cạm bẫy ma quỷ đã dùng để bắt giữ họ và khiến họ làm theo ý nó”.

Do đó, ta không nên tìm kiếm biện bác, cũng không đi tìm hận thù. Ta hy vọng mọi sự sẽ theo đường hướng của ta, nhưng ta luôn cố gắng tiếp tục cuộc nói chuyện, hy vọng rằng ít nhất mình cũng đã gieo được hạt giống.

Galát 6:1 : “Thưa anh em, nếu có ai vướng mắc tội nào, thì anh em, những người được Thần Khí thúc đẩy, hãy lấy tinh thần hiền hoà mà sửa dạy người ấy; phải tự đề phòng kẻo chính mình cũng bị cám dỗ”.

Do đó, lời lẽ có tác dụng là lời lẽ hiền hòa, thiên hướng tác động là thiên hướng khiêm nhu. Minh bạch và bác ái.

Thiển nghĩ các câu trích trên đã đủ cho thời buổi này. Nhưng ta nên nhớ kỹ: trường phái chủ trương “đừng gây tổn hại”, “đừng bao giờ xúc phạm”, “khiển trách là hận thù” không bao giờ có chỗ đứng trong các sách gối đầu giường của mục vụ. Giáo Hội thực sự có nhiệm vụ phải nói với tội lỗi của thời ta, phải mời gọi người ta ăn năn và đem ơn và lòng thương xót của Chúa đến cho người tội lỗi, những người này phải nhận mình như thế. Nhưng phải làm việc ấy cách kiên nhẫn và đầy tình bác ái. Nhưng việc ấy là việc phải làm. Nó là tôn giáo cổ xưa, nhưng còn hơn thế, nó là sự thật.

Theo Đức Ông Charles Pope, Tổng Giáo Phận Washington D.C. (http://blog.adw.org/2013/04/is-the-church-a-thermometer-or-a-thermostat-a-biblical-reply-to-those-who-prefer-a-trendy-and-compliant-church)
 
Thống hối về tội lỗi giúp chúng ta chuẩn bị để được Thiên Chúa tha thứ
Bùi Hữu Thư
13:35 29/04/2013
Nhà Nguyện Thánh Mác Ta


2013-04-29 Vatican Radio

(Vatican Radio) Tòa giải tội không phải là một ‘máy giặt khô’ (dry cleaners) nơi các tội lỗi chúng ta tự động được rửa sạch, và Chúa Giêsu không chờ đợi nơi đó để ‘đánh phạt chúng ta’, nhưng để tha thứ tội lỗi chúng ta với sự dịu hiền của một người cha.

Hơn nữa, biết xấu hổ vì tội lỗi chúng ta không những là một điều tự nhiên, mà còn là một nhân đức giúp chúng ta chuẩn bị để được Chúa tha thứ. Đây là điểm chính của bài giảng của Đức Thánh Cha sáng thứ hai trong Thánh Lễ ngài dâng với sự hiện diện của nhân viên của Ban Quản Trị Tài Sản của Tòa Thánh và các tu sĩ tại Nhà Nguyện Thánh Mác-ta. Sau đây là bản tin của Emer McCarthy:

Bình giải về Lá Thư Thứ Nhất của Thánh Gioan: “Thiên Chúa là ánh sáng, và nơi Người không hề có chút tối tăm,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói là “tất cả chúng ta đều có những tăm tối trong đời sống,” những giờ phút “khi tất cả mọi sự, ngay cả ý thức cuả chúng ta cũng ở trong bóng tối”, nhưng không có nghĩa là chúng ta đang đi trong bóng tối:

"Đi trong bóng tối có nghĩa là quá tự hào về mình, và tin rằng chúng ta không cần được cứu rỗi. Đó là bóng tối! Khi chúng ta tiếp tục đi trên con đường tối tăm này, khó mà quay trở lại. Vì thế, Thánh Gioan tiếp, vì lối suy nghĩ này khiến cho ngài phải suy tư: ‘Nếu chúng ta nói chúng ta không có tội, chúng ta tự lừa dối mình và sự thật không ở trong chúng ta’. Xin hãy nhìn vào tội lỗi chúng ta, chúng ta tất cả đều là những người tội lỗi… Đây là điểm khởi sự. Nếu chúng ta xưng tội, Chúa rất trung thành, Chúa rất công chính. Người tha thứ tội lỗi chúng ta, rửa sạch chúng ta khỏi mọi điều bất chính… Chúa Kitô rất thiện hảo, trung thành, và công chính, nên Người tha thứ.”

Đức Thánh Cha tiếp: "Khi Chúa Kitô tha thứ chúng ta, Người làm điều công chính. Vì Người đến để cứu rỗi và tha thứ”, chào đón chúng ta với sự hiền dịu của một người cha đối với con cái: “Chúa Kitô hiền dịu đối với những ai biết sợ hãi, với những ai đến với Người, "và với lòng hiền hậu,” Người luôn luôn hiểu rõ chúng ta”. Người muốn ban cho chúng ta sự bình an chỉ có Người mới ban cho được.” “Đây là điều xẩy ra trong Bí Tích Hòa Giải” dù cho “nhiều lần chúng ta cho rằng đi xưng tội giống y như đến “tiệm giặt đồ khô” để rửa sạch đất bùn trên quần áo chúng ta:

"Nhưng Chúa Giêsu trong tòa giải tội không phải là cái máy giặt khô: đây là một cuộc gặp gỡ Chúa Giêsu, và chính Người đang chờ đợi chúng ta, chờ đón chúng ta dù chúng ta tội lỗi. “Nhưng lạy Chúa, Chúa xem, con xấu xa thế này”, chúng ta nhiều khi xấu hổ không giám nói thật: ‘Con làm điều này, con nghĩ điều này’. Nhưng biết xấu hổ là một nhân đức Kitô giáo, và cũng rất nhân bản... khả năng nhận biết sự xấu hổ: Tôi không biết có một tục ngữ tương tự bằng tiếng Ý, nhưng tại quốc gia của tôi những người không bao giờ biết xấu hổ được gọi là “sin vergüenza’: có nghĩa là ‘người không xấu hổ’, vì họ là những người không có khả năng để biết xấu hổ và biết xấu hổ là một đức tính của người khiêm nhường, của những người nam và nữ khiêm nhường.”

Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp: “chúng ta phải tin cậy, vì khi chúng ta phạm tội chúng ta có một vị bầu cử cho chúng ta trước Chúa Cha, là “Chúa Giêsu Kitô, Đấng công chính.” Và Người “nâng đỡ chúng ta trước Chúa Cha” và bảo vệ chúng ta trước những yếu đuối của chúng ta. Nhưng các bạn phải đứng truớc Chúa Kitô “với sự thật của kẻ tội lỗi”, “với niềm tin cậy và ngay cả với niềm vui, mà không được giả trá... Chúng ta không bao giờ được trá hình trước Thiên Chúa.” Và sự xấu hổ là một nhân đức: “Một nhân đức được chúc lành.” “Đây là nhân đức Chúa Giêsu đòi hỏi nơi chúng ta: khiêm nhường và hiền lành ".

"Khiêm nhường và hiền lành giống như cái khung của đời sống Kitô. Một Kiô hữu phải luôn luôn như vậy, khiêm nhường và hiền lành. Và Chúa Giêsu chờ đợi để tha thứ cho chúng ta. Chúng ta có thể hỏi Người: Đi xưng tội có giống như đi để bị tra tấn không? Không! Việc này sẽ làm cho Chúa vui lòng, vì tôi, một kẻ tội lỗi, tôi đã được Người cứu vớt. Và Chúa có chờ để đánh phạt tôi không? Không, Người tha thứ một cách dịu hiền. Và nếu ngày mai tôi lại phạm tội này? Xin hãy cứ đi xưng, và cứ đi, cứ đi mãi… Chúa luôn luôn chờ đợi chúng ta. Sự dịu hiền, sự khiêm tốn, sự hiền lành này là của Chúa…”

Đức Thánh Cha kết luận: Niềm tin tưởng này “cho chúng ta có chỗ để thở.” “Chúa ban cho ta ân sủng này, là niềm can đảm để luôn luôn đến với Người bằng sự thật, vì sự thật là ánh sáng, chứ không phải là bóng tối của nửa thật, nửa giả hay của sự dối trá trước mặt Chúa. Sự thật ban cho chúng ta ân sủng này! Chính là như vậy.”
 
Top Stories
Anglican-Catholic Commission meets in Brazil
Vatican Radio
13:49 29/04/2013
Anglican-Catholic dialogue is back on the agenda this week as a team of ecumenical experts from both sides meet in the Brazilian city of Rio de Janeiro from April 30th to May 6th.

This 3rd meeting of the current Anglican-Roman Catholic International Commission will continue its work on the relationship between local and universal Church, as well as the way in which both communities respond to the most pressing ethical issues of our time.

To find out more about the meeting, Philippa Hitchen talked to Mgr Mark Langham from the Pontifical Council for Promoting Christian Unity who serves as Catholic co-secretary of ARCIC III…..She also spoke, during the recent enthronement of the new Archbishop of Canterbury, to an Anglican member of ARCIC III, Bishop Christopher Hill who chairs the Church of England's Council for Christian Unity. He told her that Pope Francis’ emphasis on his role as the Bishop of Rome is extremely encouraging for the whole ecumenical endeavor…
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Phỏng vấn thầy Trần Kim Ngọc, OP- phụ trách việc truyền bá kinh Mân Côi của Dòng Đaminh
Nữ tu Maria Nguyễn Thị Minh Du
04:54 29/04/2013
Tháng năm về, muôn đóa hoa của mọi con dân xin được dâng kính Mẹ. Đóa hoa đẹp nhất từ vườn hoa có lẽ là những lời Kinh Mân Côi, như là những đóa hồng thắm dâng lên Mẹ. Gần đây, các tu sĩ thuộc Dòng Đaminh, theo truyền thống là những người bảo quản và cổ võ việc thực hành rất ích lợi này đang tái truyền bá Kinh Mân Côi tại Việt Nam. Xin kính gửi quý độc giả bài phỏng vấn thầy Trần Kim Ngọc, OP- người phụ trách việc truyền bá kinh Mân Côi của Dòng Đaminh.

PV: Xin kính chào Thầy, xin Thầy giới thiệu cho quý độc giả gần xa biết về Thầy một chút ạ.

Ts. Fx.Trần Kim Ngọc: Xin chào Soeur và quý độc giả.

Xin cho phép xưng là cháu nhé! Cháu là một tu sĩ Đa Minh thuộc Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam. Trong Tỉnh Dòng, cháu được giao đặc trách việc cổ võ Kinh Mân Côi trên phạm vi toàn quốc; còn trong tu viện nơi cháu được bổ nhiệm, cháu được giao phụ trách mảng mục vụ di dân. Ưu tiên trong công việc mục vụ của cháu là truyền giáo. Và để công việc truyền giáo mang lại kết quả, một phần nhỏ là sự cộng tác của con người; còn phần lớn nhất và quyết định nhất, đó là Thiên Chúa. Kinh Mân Côi như là một lời kinh cho sứ vụ truyền giáo. Và gần đây thôi, cháu mới thực sự cảm nhận được như thế. Cháu nghĩ rằng đó là một chọn lựa ưu tiên trong đời tu của cháu: truyền giáo và cổ võ Kinh Mân Côi.

PV: Xin Thầy cho biết điều gì đã thôi thúc Thầy thành lập Hội Mân Côi?

Ts. Fx.Trần Kim Ngọc
Ts. Fx.Trần Kim Ngọc: Xin được xác định ngay rằng cháu không thành lập và cũng không có quyền thành lập Hội Mân Côi

Thánh Đa Minh- Tổ Phụ của cháu được coi là người thành lập Hội Mân Côi. Sau thời thánh Đa Minh, Kinh Mân Côi và Hội Mân Côi hầu như bị lãng quên. Sau này, một tu sĩ Đa Minh là chân phước Alain de la Roche bắt đầu tái rao giảng về Kinh Mân Côi và tái lập Hội Mân Côi; từ đó, Hội Mân Côi phát triển ra ở nhiều nơi.

Cha Bề Trên Giám Tỉnh, đại diện Bề Trên Tổng Quyền, có quyền thành lập, cổ võ và phổ biến Hội Mân Côi trong lãnh thổ của Tỉnh Dòng. Cha Bề Trên Giám Tỉnh đã cháu đảm trách vai trò và công việc này.

PV: Hội Mân Côi tại Việt Nam đã được thành lập khi nào và đến nay được bao nhiêu hội viên?

Ts. Fx.Trần Kim Ngọc: Theo các cha lớn tuổi trong Tỉnh Dòng, các vị thừa sai đã phổ biến Hội Mân Côi từ rất lâu tại các giáo phận do Dòng Đa Minh đảm trách (Bùi Chu, Thái Bình, Hải Phòng, Bắc Ninh, Lạng Sơn). Kể từ thập niên 50 của thế kỷ trước, khi giáo dân từ các giáo phận này di cư vào Nam, thì Hội Mân Côi cũng được thành lập tại nhiều giáo xứ di cư. Đứng trước nhu cầu mục vụ đó, cha Giuse Nguyễn Tri Ân đã dày công biên soạn cuốn “Hội Mân Côi” bằng tiếng Việt (Chân Lý Xuất Bản, 1958), và ngài cũng ra sức thành lập Hội Mân Côi nhiều nơi.

Sau biến cố 1975, Hội Mân Côi chỉ sinh hoạt tại các giáo xứ hoặc mỗi hội viên tự thực hiện lấy bổn phận một cách âm thầm. Kể từ đây, các mối liên hệ giữa Tỉnh Dòng và các Hội Mân Côi, giữa các Hội với nhau hầu như bị cắt đứt. Tỉnh Hội năm 2007 đã chỉ thị tái lập Hội Mân Côi. Sau năm này, công việc cổ võ Kinh Mân Côi bắt đầu được xúc tiến trở lại. Tỉnh Hội năm 2011 tiếp tục khuyến khích anh em Đa Minh thành lập Hội Mân Côi và cổ võ Kinh Mân Côi.

Cháu mới đảm nhận công việc này từ hơn một năm nay. Bước đầu chỉ phổ biến trên website (www.kinhmancoi.net) mà thôi. Khoảng gần một năm trở lại đây, cháu mới phổ biến Hội Mân Côi và Nhóm Mân Côi bằng các phương thức khác. Cháu thật bất ngờ khi thấy nhiều người hưởng ứng đăng ký gia nhập. Chúng cháu chưa thống kê, nhưng hằng ngày cháu biết là có nhiều người tại nhiều giáo xứ gia nhập rất đông. Có giáo xứ gia nhập gần hết: người lớn thì vào Hội (lần hạt 5 chục Kinh Mân Côi mỗi ngày), thiếu nhi và giới trẻ thì vào Nhóm (lần hạt 1 chục Kinh Mân Côi mỗi ngày). Đúng là quá sức tưởng tượng. Cháu nói vui với một số người theo kiểu ngoài đời: “thành công rực rỡ”. Cháu không đặt nặng về con số, nhưng điều cháu muốn nói là đã có nhiều người hiểu biết và yêu mến Kinh Mân Côi nhiều hơn.

PV: Thưa Thầy, làm sao mình biết và quản lý được các hội viên của Hội Mân Côi ạ?

Ts. Fx.Trần Kim Ngọc: Hội Mân Côi được tổ chức theo hai cách:

Cách thứ nhất, Hội Mân Côi hữu quan, giống như các Hội đoàn khác, có Ban Điều Hành... Vì là một Hội chuyên lo cầu nguyện bằng Kinh Mân Côi, nên cơ cấu tổ chức cũng đơn giản. Cách tổ chức Hội tuỳ vào hoàn cảnh và điều kiện của mỗi địa phương. Chúng cháu không bận tâm về cách thức tổ chức lắm, mà chỉ nhắm vào việc giúp người ta liên kết chung một mục đích, ý hướng cầu nguyện bằng Kinh Mân Côi.

Cách thứ hai, Hội Mân Côi vô quan, là không có Ban Điều Hành và cũng không có sinh hoạt chung. Bất kỳ ai đủ điều kiện, dù ở đâu, đều có thể đăng ký ghi tên gia nhập Hội Mân Côi, trực tiếp với Đặc trách hoặc với Hội trưởng được Đặc trách nhờ. Việc lần hạt, mỗi hội viên tuỳ vào hoàn cảnh và điều kiện của bản thân mà thực hiện. Từ phản hồi qua các hình thức (email, điện thoại, thư từ...), cháu thấy rõ Kinh Mân Côi đang làm thay đổi nhiều người...

Trong tương lai, khi điều kiện và hoàn cảnh cho phép, cháu sẽ đi thăm các Hội tại các địa phương, để có điều gì thì tìm cách giải quyết! Dự định cuối năm nay, cháu sẽ thực hiện một chuyến viếng thăm từ Bắc chí Nam. Tất cả đang nhờ Trời!!!

PV: Thầy có thể cho quý độc giả biết tiêu chí nào để được gia nhập Hội Mân Côi ?

Ts. Fx.Trần Kim Ngọc: Cháu xin đưa ra đây một số điều liên quan đến Hội Mân Côi như điều kiện gia nhập, cách thức gia nhập, bổn phận-ơn ích-quyền lợi-ơn xá của hội viên

Người công giáo đến tuổi khôn (7 tuổi trở lên) đều có thể gia nhập Hội Mân Côi.

Ai đã gia nhập hội đoàn nào rồi, mà trong đó có bổn phận lần hạt Mân Côi, thì cũng có thể gia nhập Hội Mân Côi; và khi hoàn thành bổn phận trong hội đoàn đó thì cũng được coi là hoàn thành bổn phận đối với Hội Mân Côi miễn là có ý chỉ như thế.

PV: Điều kiện cũng không có khó, như vậy Hội Mân Côi đã có mặt được bao nhiêu giáo phận rồi ạ?

Ts. Fx.Trần Kim Ngọc: Cho đến hôm nay, hội viên (Hội Mân Côi vô quan) có mặt không chỉ ở hầu hết các giáo phận trong nước, mà nhiều người Việt ở nước ngoài đã biết tới và đăng ký. Có những nữ tu đang truyền giáo ở Phi Châu xin gia nhập để nhờ Hội cầu nguyện cho sứ vụ. Có nhiều công nhân đang đi làm ở Hàn Quốc, Đài Loan, Đức, Nga... cũng xin gia nhập. Nói tóm lại, tất cả các châu lục đều có người Việt xin gia nhập. Tạ ơn Chúa. Ngoài ra, có nhiều Hội Mân Côi đã được thành lập hơn 10, 20 – 50 năm, nay biết, cũng đã liên lạc sát nhập vào Hệ Thống Kinh Mân Côi Dòng. Sau mấy tháng xúc tiến, tại nhiều giáo xứ đã thành lập Hội Mân Côi.

PV: Được biết, chuỗi Mân Côi được tặng cho những hội viên. Vậy Thầy phải có nguồn kinh tế vững lắm để mua hạt và thuê người làm?

Ts. Fx.Trần Kim Ngọc: Cho đến hôm nay, Ban Cổ Võ đã tặng cho hội viên và nhóm viên khoảng gần 300.000 cỗ tràng hạt (300 ngàn). Chúng cháu chủ trương tặng chuỗi cho hội viên như là một quà tặng của Mẹ Mân Côi. Ngoài ra, chúng cháu cũng tặng nhiều thứ khác như sách Kinh Mân Côi, tài liệu... liên quan đến Kinh Mân Côi.

Về tài chính, chẳng có nguồn nào cả. Cháu hay nói vui: “đi ăn mày” ấy mà! Những người thân quen, khi biết cháu làm công việc này, thì đều sẵn sàng góp phần vào: người có ít thì góp ít, người có nhiều thì góp nhiều. Điều cháu nhận thấy là: không có dư, mà cũng chưa thấy thiếu!!! Người này thì góp mấy đồng để mua hạt, người khác thì lại bỏ công để làm tràng hạt. Đại khái là có nhiều người góp sức vào việc này. Lạ thật! Không có mà lại có. Có mà lại như không có! Bởi vì góp được bao nhiêu là chuyển đi nơi này nơi kia. Nhu cầu đang rất lớn!!!

PV: Chắc chắn Tỉnh Dòng Đa Minh hỗ trợ Thầy nhiều chứ ạ?

Ts. Fx.Trần Kim Ngọc: Khi sự việc cần thì gõ cửa Tỉnh Dòng. Từ khi nhận công việc đến nay, thì mới gõ cửa một lần thôi, lần ấy in nhiều thứ tài liệu quá! Hao! Tỉnh Dòng hoan nghênh công việc này. Nhân đây, cháu cũng muốn bày tỏ ước nguyện: mong sao có nhiều người chung tay góp sức vào việc cao quý này.

PV: Trong công việc quảng bá Kinh Mân Côi, Thầy có những Hội Dòng, hội đoàn hay cá nhân nào giúp sức không ạ?

Ts. Fx.Trần Kim Ngọc: Xét về phía tập thể trước hết là Tỉnh Dòng, tu viện, các Hội Dòng Nữ Đa Minh, Huynh Đoàn Giáo Dân Đa Minh, các Nhóm Cầu Nguyện, đặc biệt hơn nữa là có các Chị Đan Sĩ Đa Minh...

Xét về cá nhân, có nhiều cá nhân từ nhiều miền, không thể kể hết được: người giúp công, người giúp tiền, người cầu nguyện...

Nhân đây, cháu cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới những đơn vị, cá nhân đã tích cực cộng tác trong công việc cổ võ Kinh Mân Côi. Cháu mong tiếp tục nhận được sự cộng tác từ quý vị, và nhiều đơn vị cùng các cá nhân khác nữa. Cháu vẫn thường nói vui: công việc không của riêng ai; mỗi người đều có công trong việc này; mỗi người mỗi cách, đều có thể chung tay làm vườn nho cho Chúa.

Xin chân thành cảm ơn Thầy với những chia sẻ đạo đức, tốt lành trong tháng Năm này. Xin cho sức mạnh của Kinh Mân côi lớn mãi và xin Mẹ chúc lành cho những công việc Thầy làm.
 
Cầu nguyện cho người quá cố, kỷ niệm 10 năm tượng đài
Nguyên Huy & Thiên An/Người Việt
13:13 29/04/2013
Tưởng niệm Tháng Tư đen

WESTMINSTER (NV) - Cuối tuần qua, cộng đồng Việt Nam vùng Little Saigon tổ chức nhiều hoạt động tưởng niệm Tháng Tư Ðen, một phần để đánh dấu sự kiện lịch sử của cộng đồng Việt Nam, đồng thời nhớ đến những người đã khuất, và kỷ niệm 10 năm xây dựng Tượng Ðài Chiến Sĩ Việt-Mỹ, Westminster, nơi ghi ơn hàng trăm ngàn binh sĩ Việt Nam và Hoa Kỳ hy sinh trong cuộc chiến Việt Nam chấm dứt cách đây 38 năm.

Tối Thứ Bảy, hàng ngàn đồng hương tụ tập về Tượng Ðài Chiến Sĩ Việt-Mỹ cùng nhau tổ chức một buổi lễ tưởng niệm và một chương trình văn nghệ đấu tranh.

Tuần trước đó, cộng đồng cũng tổ chức treo cờ VNCH và Hoa Kỳ trên các đại lộ trong vùng Little Saigon.

Tối Thứ Sáu, tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt, Westminster, câu lạc bộ Sân Khấu Nhỏ tổ chức đêm “Hát và Khóc Cho Quê Hương,” để hát những ca khúc nói về Tháng Tư đau buồn của 38 năm về trước. Cùng lúc đó, tại Thư Viện Việt Nam ở Garden Grove, Biệt Ðội Văn Nghệ QL/VNCH cũng tổ chức một đêm văn nghệ tưởng niệm ngày Quốc Hận.

Sáng hôm Chủ Nhật 28 Tháng Tư, hàng trăm đồng hương người Việt cùng các cựu quân nhân Việt Mỹ đã đến tham dự lễ Kỷ Niệm 10 năm Xây Dựng Tượng Ðài Chiến Sĩ Việt Mỹ và Tưởng Niệm ngày Quốc Hận 30 Tháng Tư tại Tượng Ðài Chiến Sĩ Việt-Mỹ, Westminster, do Ủy Ban Xây Dựng Tượng Ðài tổ chức.

Mở đầu buổi lễ, ban Tù ca Xuân Ðiềm đã hợp ca lại ca khúc “Tượng Ðài” được sáng tác 10 năm trước đây để cổ vũ phong trào gây quỹ đóng góp xây dựng Tượng Ðài Chiến Sĩ Việt-Mỹ trong cộng đồng người Việt hải ngoại.

Một lễ rước Quốc kỳ Mỹ-Việt được các cựu quân nhân Mỹ-Việt long trọng rước hai lá quốc kỳ Mỹ-Việt vào trước tượng đài trong khi đại diện các đoàn thể Quân Cán Chính VNCH cũng bước vào trước tượng đài dàn hàng danh dự. Lễ thượng kỳ được long trọng cử hành trong tiếng hát quốc ca Việt-Mỹ. Phần quốc ca Hoa Kỳ do một cựu trung úy Quân Lực Hoa Kỳ phụ trách. Phút mặc niệm cũng được cử hành đặc biệt. Một hồi kèn truy điệu nổi lên sau phút mặc niệm làm rưng rức con tim mọi người tham dự. Tiếng kèn truy điệu vừa dứt là 21 phát súng đại bác được bắn ra qua tiếng thâu thanh trong CD.

Nghi thức trang trọng chấm dứt, ban tổ chức đã mời quan khách và đồng hương cùng tiếp tục đứng nghiêm chỉnh để cùng cầu nguyện do Mục Sư Frank Orzio, chủ tịch Hội Cựu Quân Nhân Hoa Kỳ chiến đấu tại Việt Nam, đứng chủ lễ.

Ban tổ chức cũng không quên giới thiệu một chút tiểu sử về vị mục sư này. Ông vốn là một trung sĩ của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, từng tham chiến tại Việt Nam và đã bị thương tích nặng nề, mất một chân và liệt một cánh tay. Trong lời cầu nguyện Mục Sư Frank Orzio đã phát biểu rằng: “Trong chiến đấu chúng ta đã sát cánh bên nhau, nay chúng ta vẫn còn sát cánh bên nhau để giữ vững tinh thần chiến đấu của người lính.”

Tiếp đó, chủ tịch Ủy Ban Xây Dựng Tượng Ðài, cựu thiếu tá lục quân Craig Mandeville, lên đọc diễn văn nói về ý nghĩa của buổi lễ đồng thời giới thiệu những thành viên hiện tại trong Hội Ðồng Quản Trị của Ủy ban Xây Dựng Tượng Ðài Chiến Sĩ Việt-Mỹ gồm có các ông Hồ Ngọc Minh Ðức, cựu trung úy hải quân VNCH, phó chủ tịch; ông Dannie Watkins, thương binh Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam, thư ký; ông Trần Mạnh Ðôn, cựu sĩ quan Không quân VNCH, thủ quỹ; và Nghị Viên Chris Phan của Garden Grove, cựu thiếu tá trong Quân Lực Hoa Kỳ, ủy viên.

Trong dịp này, ông Mandeville đã nhắc đến cố Nghị Viên Frank Fry của thành phố Westminster, cũng là một cựu chiến binh Hoa Kỳ là vị chủ tịch đầu tiên của Ủy Ban Xây Dựng Tượng Ðài Chiến Sĩ Việt-Mỹ. Cố Nghị Viên Frank Fry đã đóng góp rất nhiều công sức trong việc hình thành nên tượng đài này từ lúc sơ khởi cho đến khi hình thành và bảo trì sau đó. Ông Craig Mandeville cũng không quên gửi lời cảm ơn đến cộng đồng người Việt đã tích cực đóng góp phần lớn vào quỹ xây dựng tượng đài.

Ðương kim thị trưởng thành phố Westminster, thành phố đầu tiên trên đất Mỹ có tượng đài ghi nhớ đến những hy sinh của các chiến sĩ Việt-Mỹ trong chiến tranh bảo vệ Tự Do ở Việt Nam, ông Trí Tạ, cũng phát biểu rằng: “Chúng ta tin tưởng ở sự bền vững của đất nước Hoa Kỳ cũng như sự bền vững của tượng đài biểu tượng cho tinh thần chiến đấu của những người lính Việt-Mỹ đã chiến đấu cho tự do. Thành phố Westminster xin được vinh danh Ủy Ban Xây Dựng Tượng Ðài và ghi nhận Tượng Ðài Chiến Sĩ Việt-Mỹ được 10 năm trong thành phố này.”

Sau phần phát biểu của một số quan khách Việt Mỹ, ban tổ chức đã mời các đoàn thể lên đặt vòng hoa tưởng niệm trước tượng đài. Chúng tôi ghi nhận được 10 đoàn thể Việt-Mỹ đã đem vòng hoa tới. Ðó là vòng hoa của Ủy Ban Xây Dựng Tượng Ðài, của thành phố Westminster, của hai người con trai và gái cố Chủ Tịch Frank Fry, của Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH Nam California, của các cựu SVSQ Ðại Học Chiến Tranh Chính Trị Ðà Lạt, của các cựu nữ sinh Gia Long, của các cựu Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, của anh em Cựu Tù Suối Máu, của các cựu nữ sinh Lê Văn Duyệt, của Hội Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ.

Buổi lễ kết thúc với phần niệm hương trước tượng đài của quan khách gồm khá đông viên chức Mỹ-Việt tại địa phương như Thượng Nghị Sĩ Lou Correa, Giám Sát Viên Janet Nguyễn và các thành phố Westminster, Garden Grove, Santa Ana... cùng là đồng hương người Việt tại Nam California.

Vào lúc 2 giờ chiều cùng ngày, hàng trăm cư dân quanh vùng Little Saigon cùng đến cầu nguyện và tưởng nhớ các thuyền nhân tại Ðài Tưởng Niệm Thuyền Nhân ở tại nghĩa trang Peek Family, Westminster.

Nhà thơ Thái Tú Hạp, đại diện ban tổ chức buổi lễ, phát biểu trong diễn văn khai mạc: “Chúng ta cần phải vinh danh những người đã chết trong các cuộc vượt biển. Họ chính là chiến sĩ đã hy sinh cho tự do của mỗi người chúng ta và của con cháu chúng ta.”

Ông nhấn mạnh giá trị tinh thần của buổi lễ: “Ðể tưởng niệm đến anh linh những thuyền nhân, bộ nhân trong các cuộc vượt biên. Và cũng để nhắc nhở lưu truyền đến các thế hệ mai sau biết đến nguyên nhân hiện hữu của chúng ta tại xứ sở Hoa Kỳ và các xứ sở tự do khác trên thế giới.”

Buổi lễ có sự tham dự đông đủ của các vị lãnh đạo cộng đồng ở Orange County, cũng như lãnh đạo tinh thần phía Phật Giáo, Cao Ðài, Tin Lành...

Nhiều vị dân cử đại diện cơ quan, thành phố của họ để chia sẻ nỗi đau của gia đình các thuyền nhân, nỗi đau mất nước của cộng đồng. Không ít các vị cũng từng lên thuyền vượt biển năm xưa, như Luật Sư Nguyễn Quốc Lân, Ủy Viên Học Khu Garden Grove, hay nhà thơ Thái Tú Hạp, thành viên Ủy Ban Xây Dựng Tượng Ðài Thuyền Nhân. Cảm nghĩ chung của họ, những người thuyền nhân may mắn sống sót, là “không để cái chết của thuyền nhân trở thành vô nghĩa” và “nếu không có ngày Quốc Hận, thì không ai phải chết trên đường vượt biển”.

Bên cạnh các phần phát biểu của những nhân vật cộng đồng, của các thuyền nhân, là phần nhạc kỷ niệm do Ban Tù Ca Xuân Ðiềm và Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ phụ trách. Lời ca của những nghệ sĩ, khi đau đớn tột cùng, lúc da diết niềm chua xót mất mát, làm xúc động tâm cảm từng người tham dự.

Trong số hơn 300 người tham dự có những cư dân ở cách 1, 2 đồng hồ lái xe, đến để cùng Little Saigon thắp nhang cho các thuyền nhân, như một nghi thức tưởng niệm biến cố đau thương của cả dân tộc. Số còn lại, những người phóng viên Người Việt có dịp hỏi chuyện, là cư dân của Little Saigon, đến nguyện cầu cho chính người thân có tên khắc trên bia tưởng niệm. Nhiều người không nén được niềm xúc động khi trả lời phỏng vấn.

“Chồng tôi đi trước, rồi tới phiên con gái tôi. Nó đi rồi mất tích luôn với toàn bộ người trên thuyền,” bà Huệ Trần, cư dân Westminster, nói về lý do đưa bà đến buổi tưởng niệm. “Tôi đến đều lắm, mỗi tuần một lần không chừng, để thăm cháu. Nơi đây giờ là nơi yên nghỉ của cháu nó.”

Bà Huệ Trần cùng chồng đến với buổi tưởng niệm, vừa để cầu cho con, vừa để góp lời nguyện với cộng đồng cho tất cả các thuyền nhân khác.

Ông Tô Tiến Dũng, cư dân Cerritos, tuy không kể cụ thể kỷ niệm thuyền nhân của bản thân, ông nói: “Tôi đến để cầu nguyện chung cho các thuyền nhân.” Những ngày cuối Tháng Tư, với ông là “những lúc tôi nhịn ăn, để nhắc mình nhớ lại biến cố đau thương đó”. Ðến tham dự, ông cầm theo máy hình để ghi lại đầy đủ hình ảnh của buổi lễ.

Tách khỏi đám đông khán giả đang theo dõi chương trình buổi lễ, một người đàn ông vóc dáng gầy gò đi vòng phía sau sân khấu. Ông xưng tên là Lê Khoa, 74 tuổi, cư dân Garden Grove. Ông lặng lẽ đốt ba nén nhang, đến chỗ bia mộ có tên người cháu gái của ông.

Ông Khoa kể: “Nhà chú sống ở miền Trung. Có một đứa cháu đi vượt biên năm 1987 trên một chiếc ghe nhỏ. Ghe đã gần tới Philippines, thì chìm. Nó là một trong 17 người đã chết hôm đó.” Ông nói vẫn thường đến đây cầu nguyện cho cháu. “Nhà tôi có bàn thờ cho nó. Ít lâu nữa, tôi chết rồi tôi cũng đến nghĩa trang này với nó.”

Về tâm trạng của ông trong buổi tưởng niệm thuyền nhân, ông chỉ nói: “Vượt biên mà, một sống hai chết thôi cô.” Tuy ông trả lời như chấp nhận số phận, giọng ông đã run run từ hồi nào. Cặp kiếng mát vừa giấu đôi mắt hằn chân chim khỏi cái nắng gắt giữa trưa, vừa giấu luôn giọt nước mắt nghẹn ngào không kìm được.

Dù là chia sẻ nỗi đau, cảm nghĩ trước cộng đồng như các vị lãnh đạo, hay hòa vào chương trình tưởng niệm trong tư cách khán giả dưới hàng ghế, hay lặng lẽ ra phía sau thắp nén nhang cho người thân, tất cả những ai đến với buổi lễ tưởng niệm thuyền nhân hôm đó đều mang về một tâm trạng riêng cho nỗi đau chung của dân tộc.

“Ðể cứu con mình, em tự cắt thân em. Ánh mắt chết dần, vẫn mớm máu cho con. Rồi em lặng lẽ mất tan vào đại dương...” Câu chuyện của một phụ nữ trên hành trình vượt biển tìm tự do, trong bài hát Ðôi Mắt Phượng của nhạc sĩ Cao Minh Hưng, da diết đến ám ảnh người tham dự trên đường về.

Ðược biết, vào lúc 6 giờ 30 tối Thứ Ba, 30 Tháng Tư, Cộng Ðồng Việt Nam Nam California sẽ tổ chức lễ tưởng niệm Tháng Tư Ðen, tại Tượng Ðài Chiến Sĩ Việt Mỹ, đánh dấu đúng 38 năm người Việt xa quê hương.

(Nguồn: Người-Việt - Liên lạc tác giả: nguyenhuy@nguoi-viet.com, vu.an@nguoi-viet.com)
 
TGM Girelli thăm mục vụ tại giáo hạt Quảng Trị, Huế
Trương Trí
10:22 29/04/2013
HUẾ - Sáng ngày 27. 04. 2013, Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli đã đến thăm mục vụ tại Giáo hạt Quảng Trị, Tổng Giáo phận Huế. Ngài đã đến viếng Lăng Các Thánh Tử đạo của Giáo xứ Trí Bưu và sau đó đi thăm giáo xứ Đông Hà và Khe Sanh

THĂM GIÁO XỨ TRÍ BƯU

Điểm đến đầu tiên là Giáo xứ Trí Bưu, là một Giáo xứ có truyền thống đạo đức và một bề dày Đức Tin vững vàng từ thời ông cha, một bằng chứng rõ nét nhất là trước khi vào đến Nhà thờ, phải đi qua Lăng các Thánh Tử đạo, nơi đây được chôn cất gần 600 vị Tử Đạo bị thảm sát kinh hoàng vào ngày 07. 09. 1885, quân Văn Thân đã bao vây làng Trí Bưu, một số giáo dân bỏ trốn, số còn lại vào Nhà thờ đọc kinh cầu nguyện, phó dâng cho Thiên Chúa và Mẹ Maria. Tất cả từ già đến trẻ, từ nam đến nữ đều bị thiêu chết cùng với ngôi Nhà thờ.

Xem hình ảnh

Sáng ngày 27. 4. 2013, toàn thể cộng đoàn Giáo xứ Trí Bưu với những sắc màu đồng phục của từng Hội Đoàn, những cành hoa tươi thắm trên tay, những nụ cười rạng rỡ, nao nức và hân hoan đón chào vị Đại diện của Đức Thánh Cha đến thăm Giáo xứ.

Ngài đã vào viếng Lăng các Thánh Tử Đạo, Ngài cùng với Đức Tổng Giám mục Giáo phận Huế F.X. Lê Văn Hồng và Đức Tổng Giám mục Stêphanô Nguyễn Như Thể cùng niệm hương tưởng nhớ các Ngài.

Tiến vào Nhà thờ, rực rỡ cờ hoa, trước cổng Nhà thờ một băng rôn in dòng chữ “Hoan hô Đấng nhân danh Chúa mà đến”.

Từ các em Thiếu nhi Thánh thể đến Hội Lêgiô Maria, Hội Bác ái Vinh sơn, Nhóm Gia đình cùng theo Chúa, Gia trưởng , Hiền mẫu.v.v… đều cầm hoa vẫy chào Đức Tổng Giám mục. Trước Tiền đường, Cha Hạt trưởng hạt Quảng Trị G.B. Lê Quang Quý cũng là Quản xứ Trí Bưu đã thay mặt Cộng doàn Dân Chúa trao tặng vòng hoa Đức Tổng Giám mục Đặc sứ Tòa Thánh và hai vị Tổng Giám mục kính yêu của Giáo phận. Những vòng hoa tươi gói trọn niềm tin yêu của cộng đoàn đối với Chủ chăn. Các Ngài đã vui vẽ chụp hình lưu niệm với Giáo xứ.

Tiến vào Nhà thờ, Cha Hạt trưởng kiêm Quản xứ G.B. Lê Quang Quý đọc diễn từ chào mừng, Ngài nêu một vài nét về quá trình thành lập Giáo xứ, trãi qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, Giáo xứ vẫn bền vững đến hôm nay. Cha Quản xứ cũng trình bày sơ lược về những sinh hoạt của Giáo xứ, nhất là các ban nghành đoàn thể, đã và đang nỗ lực góp phần vào sự vững mạnh của Giáo xứ.

Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đặc sứ Tòa Thánh, Đại diện không thường trú của Đức Thánh Cha tại Việt Nam, qua phiên dịch của cha Đa minh Minh Anh, đã nói lời chào mừng Cộng đoàn, Ngài cảm ơn lòng nhiệt thành và sự đón tiếp nồng nhiệt của Cộng đoàn. Qua việc viếng thăm Lăng Tử Đạo vừa rồi, Ngài cảm nhận được Đức Tin của cộng đoàn đã thấm sâu từ giòng máu của các bậc anh hung tử đạo. Đó chính là những hạt giống Tin Mừng, Đức Tin kiên vững của ông cha vào Đức Kitô, mỗi một người chúng ta có trách nhiệm phải lưu truyền Đức Tin đó cho mọi người, nhất là các em thiếu nhi, và cho các thế hệ mai sau. Là một Giáo xứ có rất nhiều hội đoàn, với những đồng phục đặc trưng của mình, mỗi hội đoàn có một nét đặc trưng riêng nhưng tất cả đều cùng chung một một mục đích, đó là phát triển Đức Tin cho mọi người. Một Đức Tin sống động, trong bất cứ hoàn cảnh, trong bất cứ thời kỳ nào, dù khó khăn thách đố đến đâu cũng phải phát triển Đức Tin đó. Những khó khăn thách đố trong cuộc sống chính là cơ hội để chúng ta làm chứng nhân của Chúa Kitô. Ngài cũng biết rằng Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê là người được sinh ra trên chính mãnh đất này, Ngài mời gọi cộng đoàn hãy gắn bó mật thiết với vị Chủ chăn của mình.

Ngài nhắc nhỡ cộng đoàn rằng: Là một người Công giáo, chúng ta phải tôn trọng sự sống của tất cả mọi người, từ người già cả cho đến các thai nhi còn trong bụng mẹ. Chúng ta không được phép phá thai, vì giới răn của Chúa cấm chúng ta giết người.

Là một người Công giáo, chúng ta phải có bổn phận và trách nhiệm đối với xã hội, đối với chính quyền, đối với địa phương mình đang sinh sống, đồng thời chúng ta cũng phải có trách nhiệm bảo vệ nhân quyền.

Đức Tổng Giám mục Đặc sứ đã được nghe một số ưu tư của Cộng đoàn và giải đáp những thắc mắc. Qua ý kiến của một đại diện giáo dân, Ngài đã nói về Đức Thánh Cha Phanxicô, vị Tân Giáo Hoàng của Giáo hội toàn cầu. Ngài nói rằng: Đức Thánh Cha là một con người thật đặc biệt, Ngài xuất thân từ dòng Tên, có điều kiện để tiếp xúc với các nền văn hóa của nhiều vùng miền trên thế giới, vfa đem ánh sáng Tin Mừng đến cho những vùng miền đó. Ngay tại Việt Nam, trong những thời kỳ đầu rao giảng Tin Mừng, các linh mục dòng Tên đã đến truyền giáo, các ngài đã tìm hiểu và nghiên rất kỹ lưỡng về nét văn hóa và phong tục tập quán của từng địa phương, để có thể phát triển Tin Mừng. Dấu ấn đặc biệt là ngay cả chữ viết của Việt Nam ngày nay là do chính Cha Đắc Lộ, một linh mục dòng Tên, đã nghiên cứu và sáng chế ra.

Với tước hiệu Phanxicô, Ngài noi gương Thánh Phanxicô khó khăn, Ngài là một con người của những người nghèo khổ. Chính Ngài cũng sống rất khó nghèo, và bản tính của Ngài rất hiền hậu và dịu dàng.

Tất cả những yếu tố căn bản của một con người nhân hậu đều hội tụ trên Ngài.

Ngài đã chủ tế Thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện cho Giáo hội, Giáo phận và Giáo xứ. Cùng đồng tế có Đức Tổng Giám mục Giáo phận Huế F.X. Lê Văn Hồng, Đức Tổng Giám mục Stêphanô, Cha Tổng Đại diện Antôn Dương Quỳnh, quý Cha Hạt trưởng và quý Cha trong Giáo phận.

Trong bài giảng lễ, Ngài chia sẽ về bài Tin Mừng: Chúa Giêsu đã mạc khải cho chúng ta biết Ngài là Con Thiên Chúa: “Cha ở trong Thầy và ở trong Chúa Cha, ai thấy Thầy là thấy Cha Thầy. Những ai tin vào Thầy là tin vào Đấng đã sai Thầy”. Đức Giêsu Kitô là chân lý và là sự thật. Kitô giáo không áp đặt nhưng mời gọi mọi người tìm đến chân lý, tìm đến sự thật. MMỗi một người Công giáo có trách nhiệm phải chia sẽ Tin Mừng, chia sẽ sự thật về Thiên Chúa cho mọi người. Đức Kitô dạy chúng ta phải từ bỏ mọi hận thù và yêu thương chính những kẻ thù của mình.

Chúa Giêsu Kitô trao cho Giáo hội tiếp tục sứ vụ của Ngài. Để thực hiện được sứ vụ đó, Giáo hội cần có sự tự do tôn giáo để có thể truyền giảng Tin Mừng của Chúa cho tất cả mọi người. Không màng đến bất cứ một đặc ân đặc lợi nào cho riêng mình.

Trong phần dâng lễ vật, đại diện các hội đoàn dâng lên Chúa Bánh Rượu, Hương Trầm và những hoa thơm quả ngọt do công sức con người làm ra. Sau khi nhận lễ vật, Đức Tổng Giám mục chủ tế đã cho hôn Nhẫn của Ngài.

Sau Thánh lễ, các em thiếu nhi biễu diễn vũ khúc tạ ơn thể hiện lòng tri ân đối với vị Đại diện của Đức Thánh đã ưu ái đến thăm Giáo xứ.

Kết thúc Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục chủ tế đã ban Phép lành của Đức Thánh Cha cho Cộng đoàn tham dự Thánh lễ.

Trong bữa cơm thân mật, các Ngài đã được thưởng thức những vũ điệu cũng như những bài hát mang đậm nét dân tộc. Đặc biệt những vũ điệu “Trống Cơm” và bài đơn ca của các em thiếu nhi.

Kết thúc chuyến viếng thăm Giáo xứ Trí Bưu, Ngài về nghĩ trưa tại Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang.

THĂM GIÁO XỨ ĐÔNG HÀ

Buổi chiều, Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện không thường trú của Tòa Thánh tiếp tục có chuyến viếng thăm Giáo xứ Đông Hà. Một Giáo xứ duy nhất tại thành phố Đông Hà, một Giáo xứ còn non trẻ nhưng với một nổ lực tuyệt vời của Cha Quản xứ Phêrô Phạm Ngọc Hoa, chỉ sau hơn 4 năm, Giáo xứ Đông Hà giờ đây đã là một Giáo xứ có một nền tảng đạo đức, sinh hoạt của các hội đoàn thật năng nổ.

Xem hình ảnh

Mặc dù trời nắng gay gắt, nhưng tất cả các đoàn thể đều rực rỡ trong trang phục của từng hội đoàn với những cành hoa tươi thắm đón chào vị Đại diện của Đức Thánh Cha đến viếng thăm Giáo xứ. Thật là một hồng phúc, là một ngày trọng đại đối với mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo xứ.

Mỗi một đoàn thể một màu sắc, với bảng tên và lời chào mừng, tất cả đều rất rập ràng và nghiêm trang.

Trong lời phát biểu chào mừng,Cha Quản xứ đã bày tỏ niềm hạnh phúc, lòng biết ơn và sống hiệp thông của Giáo xứ đối với Mẹ Hội Thánh, Giáo xứ dùng biểu tượng của Năm Đức Tin thay lời chào mừng. Từng ban nghành đoàn thể lần lượt tiến ra sân, thể hiện từng phần của mô hình biểu tượng được Cha Quản xứ trình bày chi tiết: Tinh thần nuôi dưỡng Đức Tin và sống hiệp thông với Mẹ Hội thánh qua Ban Phụng vụ và Lễ sinh; Hội đồng Giáo xứ như sợi dây buộc chặt cánh buồm trên chiếc thuyền đức tin xứ đạo để bảo vệ đức tin; những trái tim Hiền mẫu để cầu nguyện và loan truyền Lời Chúa; Ca đoàn và Gia đình trẻ sẵn sàng phục vụ để đưa con thuyền vượt song bình an; Giáo lý sinh là cơn sóng làm chao con thuyền, nhưng chính những con sóng ấy đã giúp cho con thuyền vượt sóng ra khơi. Tất cả mọi thành phần trong Giáo xứ đều đồng tâm hiệp lực vươn lên nhờ hương lòng về Chúa Giêsu Thánh thể, là Đấng cứu độ trần gian.

Đức Tổng Giám mục Đại diện của Đức Thánh Cha đã bày tỏ sự xúc động khi được Cộng đoàn đón tiếp một cách nồng nhiệt, nhất là biểu tượng Năm Đức Tin mà các hội đoàn thể hiện. Ngài nói rằng chắc không phải ngẫu nhiên mà mỗi hội đoàn với đồng phục mỗi màu sắc khác nhau, nhưng các màu sắc đó thật ý nghĩa.

Sauk hi chụp hình lưu niệm trước sân, Đức Tổng Giám mục Leopọdo Girelli, Đức Tổng Giám mục Giáo phận Phanxicô Xaviê, Đức Tổng Giám mục Stêphanô, Cha Tổng Đại diện cùng quý Cha tiến vào Nhà thờ để chầu Thánh thể. Ngài đã ban phép lành Tòa Thánh cho Cộng đoàn hiện diện.

Kết thúc chuyến viếng thăm, Ngài rất vui vẽ cho mọi người hôn nhẫn của Ngài. Thứ tự từng ban nghành đoàn tiến lên hôn nhẫn trật tự và trang nghiêm.

Kết thúc chuyến viếng thăm Giáo xứ Đông Hà, sáng hôm sau Ngài tiếp tục viếng thăm Giáo xứ Khe Sanh, Giáo xứ miền núi và là Giáo xứ xa xôi nhất của Giáo phận Huế, cách thành phố Huế chừng 150km. Địa danh Khe Sanh mà theo Ngài thì đặc biệt nỗi tiếng trên thế giới vì đã từng trải qua những cuộc chiến tranh tàn khốc, nơi đây phải gánh chịu biết bao đạn bom, hàng vạn con người đã vĩnh viễn nằm xuống, nhất là trận chiến “Đường 9 Khe Sanh”. Vậy mà giờ đây, Khe Sanh đã hồi sinh và đang phát triển. Hơn nữa lại có một Giáo xứ với số Giáo dân tương đối đông đúc đang vươn lên giữa núi rừng Trường Sơn.

Rất tiếc vì đường sá quá xa xôi, sau khi từ Đông Hà trở về, sáng hôm sau chúng tôi không thể tiếp tục đi xe máy vượt chặng đường dài 150km để đưa tin về chuyến thăm tại Giáo xứ Khe Sanh.
 
Văn Hóa
Truyền thông và Cuộc sống
Trầm Thiên Thu
09:52 29/04/2013
Ti-vi ngày nay là loại thông tin đại chúng phổ biến, hầu như gia đình nào cũng có. Nhưng cách xem ti-vi thì không phải ai cũng như nhau. Xem ti-vi vẫn khả dĩ thể hiện “bản lĩnh” và “trình độ”. Đối với việc nghe radio và đọc báo chí cũng vậy. Cách nghe và cách đọc cũng khả dĩ thể hiện tính cách một con người. Ngày nay còn một phương tiện truyền thông phổ biến khác là Internet, cũng tốt và cũng xấu: Con dao 2 lưỡi!

Vâng, đó chỉ là… “chuyện nhỏ”. Nhưng chuyện NHỎ hay LỚN mang ý nghĩa khác nhau trong cuộc sống. Chết là “thất bại” hay là “mối lợi” còn tùy thuộc mỗi người – dù không ai tránh khỏi Tử Thần. Cuộc đời ai cũng có những ước mơ, nhưng có những người “mơ cũng không thấy” (theo cách nói “rất bình dân”).

Tôi rất tâm đắc câu nói của đại văn hào Shakespeare: “Có những người sinh ra được sự nổi tiếng rơi vào mình, có nhưng người tìm mãi cũng thấy, nhưng có những người tìm cả đời cũng không thấy”. Sự nổi tiếng ở đây chúng ta cần hiểu theo nhiều dạng, vừa nghĩa đen vừa nghĩa bóng, và với nhiều cấp độ khác nhau.

Những chương trình trên các đài truyền hình mang tính nhân đạo như Vượt lên chính mình, Vòng tay nhân ái, Thắp sáng ước mơ, Vượt qua hiểm nghèo, Ngôi nhà mơ ước, Như chưa hề có cuộc chia ly,… thiết tưởng rất cần được “nhân rộng”. Mỗi chương trình có loại khán giả 'rất riêng', đó là điều tất nhiên. Nhưng nếu vì lợi nhuận mà cứ “chạy theo” thị trường thì đôi khi có những chương trình thiếu tính giáo dục cao và chỉ “vớ vẩn”.

Trong các chương trình mang tính nhân đạo, có những “mảnh đời” thực sự đáng thương, ngoài “khả năng” một người bình thường – dù với họ rất… bình thường. Cuộc sống họ đơn nghèo và nhỏ bé, nhưng tâm hồn họ lại phong phú và vĩ đại. Đó mới là ý nghĩa cuộc sống đích thực. Chẳng hạn trong chương trình Thắp Sáng Ước Mơ trên kênh HTV7, em Huyền nói: “Em không dám ước mơ nghề nghiệp”. Nghe bình thường thì chúng ta có thể “trách”, nhưng hiểu ra thì thật đáng thương. Vâng, ngay cả ước mơ mà em cũng “không dám mơ” kia mà!

Trên kênh phát thanh VOV (Đài Tiếng Nói Việt Nam, hệ 2), lúc 22 giờ 30 hằng đêm có chương trình “Bạn Hãy Nói Với Chúng Tôi” mà tôi rất thường xuyên theo dõi. Có thể nói là đủ hoàn cảnh éo le về mọi độ tuổi và mọi lĩnh vực đời sống – từ trẻ đến già, từ sang đến hèn,… Họ là những người bị bế tắc, họ chạy đến với nhà đài. Người tư vấn không phải là các chuyên gia mà chính là mọi người thuộc mọi tầng lớp ở khắp nước, từ Bắc chí Nam. Rất nhiều người đã lấy lại mức cân bằng cuộc sống nhờ những nhà tư vấn không chuyên đó. Thực sự bổ ích dù chỉ là thính giả!

Cuộc đời còn có bao người đau khổ (tinh thần hoặc vật chất). Có nhiều kẻ xấu nhưng cũng có nhiều người tốt. Nói yêu thương thì quá dễ, nhưng thực hành yêu thương thì… không dễ. Nhiều người còn đang nghèo khổ, thiếu thốn đủ điều, thiếu thốn ngay cả những gì “cơ bản” nhất của cuộc sống, vậy mà chúng ta chỉ nói suông thì có ích lợi gì? Thế nào là GIÀU và thế nào là NGHÈO? Không có thước nào có thể đo được. Nhưng kinh nghiệm sống cho chúng ta nhận thức rõ nhất. Và không thể nói suông, nói thương bằng lời, bằng miệng, mà phải hành động cụ thể để chứng tỏ tình người!
 
Xin cho con biết con
Trầm Hương Thơ
13:33 29/04/2013
Cuộc đời sống để làm chi?
Trả lời mục đích rồi đi kiếm tìm.
Sống là nhờ động của tim
Nếu không thân xác nằm im lâu rồi

Ai ban cuộc sống cho tôi?
Ai người kiến tạo từ phôi trưởng thành?
Ai ban trí hiểu cho anh?
Ai cho ta được an lành đến nay?

Nếu ta hiểu được điều này
Thì ta đã hiểu bàn tay nhiệm mầu
Người biết ta trước từ lâu
Ta không ý thức nên đâu hiểu Người

Trái tim đâu thể biếng lười
Nếu ngưng làm việc là đời tiêu tan
Tim nào chứa đựng ác gian
Sẽ ra chai đá sẽ tàn phai mau

Tim nào luôn chiến tranh nhau
Gây ra tang tóc thương đau bạc tình
Người ban cuộc sống tươi xinh
Hãy yêu thương để tim mình tốt tươi

Đời ta sẽ có nụ cười
Cuộc đời sẽ đẹp gấp mười bạn ơi
Mở tâm ra tạ ơn Trời
Ngài là Thiên Chúa ngàn đời thương ta.

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Lửa Thiêng
Nguyễn Đức Cung
21:21 29/04/2013
LỬA THIÊNG
Ảnh của Nguyễn Đức Cung

30 tháng 4
Tưởng nhớ những chiến sĩ đã hy sinh cho Tự Do Dân Chủ.