Phụng Vụ - Mục Vụ
Trong tương quan
LM. Nguyễn Ngọc Long
10:04 30/04/2008
Trong tương quan
40 ngày sau lễ Chúa Giêsu sống lại, Giáo Hội mừng lễ Chúa Giêsu lên trời.
Nhưng Trời là gì ? Phải chăng Trời ở xa tít vượt khỏi tầng mây xanh?
Bài tường thuật sáng tạo trong sách Sáng Thế ký viết:Thiên Chúa làm ra cái vòm ở trên và gọi vòm đó là trời. ( St 1,6).
Xưa nay hễ nói hay nghĩ đến trời chúng ta hướng tầm nhìn con mắt, hay ngón tay chỉ lên vòm trên cao đó.
Nhưng trời theo cách hiểu của đức tin không là nơi chốn hình thể địa lý, mà là trong tương quan.
Trời trong tương quan, là sự liên đới ràng buộc trọn vẹn giữa con người với Thiên Chúa của mình. Thánh Giáo phụ Augustino khi suy niệm về đời sống vĩnh cửu đã có tâm tình: „ Chính Thiên Chúa là nơi chốn cu ngụ của chúng ta“.
Lễ mừng Chúa Giêsu về trời mang ý nghĩa, Chúa Giêsu, Đấng là Con Thiên Chúa, hóa thân làm người, đã cất nhắc bản chất con người tự nhiên của mình vào trong tương quan tình yêu kết hợp với Thiên Chúa Cha.
Như thế, Ngài tạo lập ra một không gian cho những ai tin theo Ngài, như Ngài đoan hứa: Ngài về trời trước dọn chỗ cho mọi người: Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở…Thầy đi đến đó trước để dọn chỗ cho anh em“ (Ga 14,2).
Hình ảnh tâm tư này phải chăng cũng là hình ảnh tâm tư của con người chúng ta khi phải sống xa quê nhà, lòng hằng mong ước hướng về quê cũ?
Quê hương của ta không phải chỉ là nơi chốn đã sinh ra, cùng cư ngụ lâu năm, nhưng còn là của những liên đới đan bện vào nhau: xã hội cùng gia đình.
Quê hương cũng không phải chỉ là hình thể địa lý với ngôi nhà, đường xá, cầu cống, ruộng vườn…nhưng còn là điều gì tinh thần thiêng liêng nữa: cung lòng tình mẹ cha.
Quê hương cũng không phải chỉ là không gian dài rộng vuông tròn, cao thấp…nhưng còn là sự an bình cho thân xác cùng tâm hồn: đức tin vào Thiên Chúa.
Con người phải sống xa khỏi quê hương hạnh phúc thiên đàng, vì do hình phạt tội nguyên tổ gây ra. Chúa Giêsu xuống trần gian làm người, qua đời sống sự hy sinh chịu chết, rồi sống lại và trở về trời, đã mở ra con đường dẫn đưa con người trở về lại trong tương quan với quê hương thiên đàng đã bị mất: TRỜI.
Lễ Chúa Giêsu lên Trời, 01.Mai 2008
Bó bông hoa tháng Năm
LM. Nguyễn Ngọc Long
10:07 30/04/2008
Bó bông hoa tháng Năm
Trong thiên nhiên, thời tiết tháng Năm mát dịu, cành lá của cây cối trổ xanh tươi, bông hoa nhú nụ nở tươi thắm, loài Chim chóc, Ong Bướm, Chuồn Chuồn bay chuyền lượn, kêu hót trong khắp không gian… Một sức sống mới vươn lên tô điểm cho khu vườn nhiều mầu sắc rực rỡ.
Niềm vui đời sống đức tin cũng hòa lẫn với thiên nhiên trời đất trong cung cách mừng kính Đức mẹ Maria, mẹ Chúa thiên đình.
Tại sao lại như thế được?
Mầu xanh cành lá cây cối trong thiên nhiên là hình ảnh của sức sống, của niềm hy vọng và cùng hướng chỉ về Đức mẹ Maria, người được Thiên Chúa tuyển chọn làm mẹ sinh hạ Chúa Giêsu.
Cánh hoa nở bung vươn mình trong ánh nắng giữa không gian là hình ảnh tấm lòng mở rộng của Đức mẹ Maria đón nhận ý định của Thiên Chúa để Chúa Giêsu xuống trần gian làm người.
Mầu sắc tươi thắm của bông hoa diễn tả vẻ vinh quang thần thiêng thánh đức của Chúa Giêsu, người con của Đức Mẹ Maria.
Không chỉ ngoài thiên nhiên cây cối bông hoa xanh tươi bung nở vào tháng Năm, nhưng còn trong ý nghĩa suy diễn cho cuộc sống con người nữa: mầu xanh niềm hy vọng và đời sống triển nở.
Nên tháng Năm cũng là Tháng biểu hiệu của tình yêu: tình yêu vợ chồng, tình yêu mẹ cha, mà người tín hữu Chúa Kitô hằng xin Đức Mẹ Maria giúp đỡ phù hộ cho được bền vững trong sáng nguyên tuyền.
Tình yêu vợ chồng, tình yêu mẹ cha luôn phát triển xanh tươi như lá cành cây cối giữa hai người và nẩy sinh bông hoa tươi thắm kết qủa là con cái.
Tình yêu đó không phải là điều gì có đó để chấp nhận, hay quên lãng lơ là. Nhưng là kho tàng báu vật cao qúy nhất đời con người cần phải được hằng quan tâm trân trọng gìn giữ bằng mọi cách cho lành mạnh tươi đẹp.
Một trong những cách thế đó là đời sống cầu xin tâm linh đạo đức.
Xin hái bó hoa mầu xanh tươi thắm, cùng thắp sáng cây nến đức tin dâng kính mừng Mẹ Chúa thiên đình. Xin Đức Mẹ phù hộ giúp đôi bạn trẻ nam nữ lòng vui mừng đón nhận cùng qúy trọng tình yêu vợ chồng của nhau. Tình yêu vợ chồng là ân đức thửa vườn Trời cao trao tặng đời con người.
Xin kết bó bông mầu đỏ nồng thắm cùng thắp sáng cây nến lòng biết ơn dâng kính Mẹ Chúa thiên đình. Xin Đức Mẹ phù hộ gìn giữ cha mẹ chúng con. Các ngài là ân đức cây cao bóng rợp Trời cao ban tặng cho con cháu.
Xin thu lượm bó bông hoa mầu trắng tươi tốt như giọt sương ban mai, cùng thắp sáng cây nến lòng yêu mến dâng kính mừng Mẹ Chúa thiên đình. Xin Đức mẹ phù hộ giúp các cha mẹ đón nhận con cái là ân đức hoa qủa Trời cao ban tặng cho gia đình, xã hội và Giáo hội.
Xin bện bó bông hoa mầu vàng cùng thắp sáng cây nến lòng cậy trông dâng kính Mẹ Chúa thiên đình. Xin Đức mẹ phù hộ gìn giữ con em bạn trẻ đang lứa tuổi phát triển. Họ là ân đức hạt giống trong sáng tạo của Thiên Chúa.
Xin quấn vành bông mầu tím cùng thắp sáng cây nến Chúa Phục sinh dâng kính Mẹ Chúa thiên đình. Xin Đức mẹ phù hộ cho những linh hồn đã qua đời được đón nhận ánh sáng sự sống lại như lòng họ tin tưởng mong muốn. Họ là ân đức tạo vật được cứu chuộc trong khu vườn sáng tạo của Thiên Chúa.
Tháng Hoa kính Đức mẹ Maria
Mẹ Maria trong xưởng thợ Thánh Giuse
Lm Nguyễn Hữu Thy
16:23 30/04/2008
Mẹ Maria trong xưởng thợ Thánh Giuse
Tháng năm, Thánh Hoa, tháng kính Mẹ Maria, lại trở về không chỉ với bầu trời trong xanh, khí hậu tươi mát dịu dàng, nhưng năm nay ngày mồng 1 tháng 5 đồng thời cũng là ngày Giáo Hội kính trọng thể Lễ Chúa Thăng Thiên và đương nhiên cũng là ngày lễ Thánh Giuse Thợ. Sự trùng hợp đáng yêu của ba biến cố vĩ đại trên là dịp thuận tiện mời gọi tất cả chúng ta cùng đầy lòng yêu mến hướng nhìn cuộc sống của Thánh Gia Thất Na-da-rét.
Thật ra, về những năm sống ẩn dật của Chúa Giêsu, của Mẹ Maria và của Thánh Cả Giuse ở Na-da-rét, không một sử liệu nào tường trình lại một cách đầy đủ và rõ ràng, hoặc bằng văn từ hoặc bằng hình ảnh. Chỉ có một hoạt cảnh được trình bày bằng tranh trước đây mấy thế kỷ, đó là hoạt cảnh trong xưởng thợ Thánh Giuse của Cesare Mariani (xem hình kèm đây). Năm 1883, Cesare Mariani đã vẽ bức họa đó trong nhà thờ Thánh Giuse Thợ: Mẹ Maria đứng dựa tay vào bàn mộc trong xưởng thợ của Thánh Giuse, mặc chiếc áo khoác dài mầu xanh da trời và đang âu yếm nhìn Giêsu Con Mẹ đang tập cưa một thanh gỗ, đưới sự dìu đắt đầy tận tình và kiên nhẫn của người cha nuôi Giuse. Nhưng chính thanh gỗ mà trẻ Giêsu đang cưa đục đó lại là một cây thập giá, như dấu chỉ báo trước cái chết đau thương sau này trên Núi Sọ của Người. Dưới bức ảnh được đề hàng chữ bằng tiếng La-tinh: «Et erat subditus illis» - Và Người tùng phục các ngài! (Lc 2,51).
Mariani là một đại diện của trường phái Rôma có tên là Purismus lịch sử, ngược lại với trường phái Ba-rốc và cổ điển. Đó là một trường phái không muốn chứng minh gì hơn là thực tại lịch sử; nhưng cũng vì thế, tác động do trường phái này mang lại có tính cách lạnh lùng và nhạt nhẽo.
Tuy thiếu đi những hình ảnh về những năm tháng ẩn dật của Mẹ Maria ở Na-da-rét, nhưng qua tác phẩm «Kommentar zum Magnifikat» của ông, chính Martin Luther đã diễn tả một cách rõ ràng về cuộc sống của Mẹ Maria như sau: «Bà (Mẹ Maria) không khoe khoang tự mãn, không kiêu kỳ vênh vang cho mình đã trở thành Mẹ Thiên Chúa. Bà không đòi hỏi danh dự, nhưng Bà tiếp tục chu toàn mọi công việc trong gia đình như trước kia: Vắt sữa bò, nấu nướng, rửa bát đĩa, quét dọn nhà cửa và làm hết mọi việc trong nhà như một nữ gia nô hay một người mẹ nội trợ, kể cả những việc nhỏ nhặt và tầm thường nhất, như thể bà không hề nhận lãnh được những ân sủng vô cùng trọng đại nào cả. So sánh với các người phụ nữ láng giềng lối xóm, người ta không hề ghi nhận được gì có vẻ cao quý khác lạ nơi Bà hơn trước kia; Bà không yêu sách đòi hỏi gì cả, nhưng Bà luôn vẫn là một người phụ nữ nghèo hèn giữa đám những người đói khổ. Ôi, thật là một con tim đơn sơ và trong trắng biết bao! Ôi, thật là một đứa con tuyệt vời biết chừng nào của cả nhân loại! Làm sao những sự vô cùng trọng đại như thế lại được che dấu trong một con người nhỏ nhoi hèn yếu như thế!» (IV,4).
Lạy Mẹ Maria, chính vì tâm hồn đầy khiêm nhu chân thành như thế của Mẹ, Mẹ đã được Thiên Chúa tôn lên là Nữ Vương của cả trời đất. Xin Mẹ dạy cho chúng con biết sống khiêm nhu như Mẹ, để chúng con luôn xứng đáng là những đứa con yêu của Mẹ và ngày sau được cùng Mẹ về hưởng hạnh phúc Thiên đàng muôn đời. Amen
Tháng năm, Thánh Hoa, tháng kính Mẹ Maria, lại trở về không chỉ với bầu trời trong xanh, khí hậu tươi mát dịu dàng, nhưng năm nay ngày mồng 1 tháng 5 đồng thời cũng là ngày Giáo Hội kính trọng thể Lễ Chúa Thăng Thiên và đương nhiên cũng là ngày lễ Thánh Giuse Thợ. Sự trùng hợp đáng yêu của ba biến cố vĩ đại trên là dịp thuận tiện mời gọi tất cả chúng ta cùng đầy lòng yêu mến hướng nhìn cuộc sống của Thánh Gia Thất Na-da-rét.
"Et erat subditus illis" (Lc 2,51) |
Mariani là một đại diện của trường phái Rôma có tên là Purismus lịch sử, ngược lại với trường phái Ba-rốc và cổ điển. Đó là một trường phái không muốn chứng minh gì hơn là thực tại lịch sử; nhưng cũng vì thế, tác động do trường phái này mang lại có tính cách lạnh lùng và nhạt nhẽo.
Tuy thiếu đi những hình ảnh về những năm tháng ẩn dật của Mẹ Maria ở Na-da-rét, nhưng qua tác phẩm «Kommentar zum Magnifikat» của ông, chính Martin Luther đã diễn tả một cách rõ ràng về cuộc sống của Mẹ Maria như sau: «Bà (Mẹ Maria) không khoe khoang tự mãn, không kiêu kỳ vênh vang cho mình đã trở thành Mẹ Thiên Chúa. Bà không đòi hỏi danh dự, nhưng Bà tiếp tục chu toàn mọi công việc trong gia đình như trước kia: Vắt sữa bò, nấu nướng, rửa bát đĩa, quét dọn nhà cửa và làm hết mọi việc trong nhà như một nữ gia nô hay một người mẹ nội trợ, kể cả những việc nhỏ nhặt và tầm thường nhất, như thể bà không hề nhận lãnh được những ân sủng vô cùng trọng đại nào cả. So sánh với các người phụ nữ láng giềng lối xóm, người ta không hề ghi nhận được gì có vẻ cao quý khác lạ nơi Bà hơn trước kia; Bà không yêu sách đòi hỏi gì cả, nhưng Bà luôn vẫn là một người phụ nữ nghèo hèn giữa đám những người đói khổ. Ôi, thật là một con tim đơn sơ và trong trắng biết bao! Ôi, thật là một đứa con tuyệt vời biết chừng nào của cả nhân loại! Làm sao những sự vô cùng trọng đại như thế lại được che dấu trong một con người nhỏ nhoi hèn yếu như thế!» (IV,4).
Lạy Mẹ Maria, chính vì tâm hồn đầy khiêm nhu chân thành như thế của Mẹ, Mẹ đã được Thiên Chúa tôn lên là Nữ Vương của cả trời đất. Xin Mẹ dạy cho chúng con biết sống khiêm nhu như Mẹ, để chúng con luôn xứng đáng là những đứa con yêu của Mẹ và ngày sau được cùng Mẹ về hưởng hạnh phúc Thiên đàng muôn đời. Amen
Mỗi ngày một câu chuyện (dành cho trẻ em)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:06 30/04/2008
NGỰA CON QUA SÔNG
Ngựa con và ngựa mẹ cư ngụ bên một con sông đẹp, mỗi ngày ngựa mẹ đều vác lương thực qua sông để đem lương thực cho thôn làng ở phía đối diện.
Một hôm, ngựa mẹ kêu ngựa con đến trước mặt và nói: “Con ạ, con đã thành một người lớn rồi, nên học giúp mẹ làm chút việc. Hôm nay thì do con đem lương thực đi nhé !” ngựa con nghe xong thì rất phấn khởi, vui vẻ nói: được.
Ngựa con chở lương thực và rất nhanh thì đến bên con sông nhỏ, nó nhìn thấy nước chảy rất mạnh thì trong lòng nghĩ rằng: nước sông sao mà sâu thế này, không biết mình có qua được không ? Khi nó đang còn do dự, thì nó thấy bác trâu đang gặm cỏ bên bờ sông, thế là nó vội vàng chạy đến hỏi: “Bác trâu, bác có thể nói cho cháu biết con sông này nước sâu bao nhiêu ?”
Bác trâu ngẫng đầu lên cười, nói: “Cháu yên tâm, con sông này nước không sâu đâu, chỉ có ngang cổ chân của bác mà thôi.”
Ngựa con nghe xong thì an tâm chuẩn bị qua sông, đột nhiên nó nghe một âm thanh nói: “Ngựa con, tiên vàn đừng qua sông, nước rất sâu đó !” Ngựa con theo tiếng nói mà đi tới, nhìn thấy một con sóc đang đu ở trên cây lớn, lắc lắc cái đuôi lớn, nói: “Mấy ngày trước, một người bạn của tớ đùa giỡn bên sông này, vì không cẩn thận nên rơi xuống nước, kết quả là bị nước cuốn trôi mà chết.”
Bác trâu nói nước rất cạn, con sóc nói nước rất sâu, ngựa con không biết nghe ai, chỉ có cách là trở về nhà hỏi mẹ, mẹ nó sau khi hiểu sự tình thì dùng lời thành khẩn ý sâu xa nói với ngựa con: “Vậy thì con có thử đi qua không ? Kinh nghiệm của người khác không nhất định là thích hợp với con !”
Ngựa con nghe lời mẹ nói, lại đi đến bên bờ sông, nó thử tiến một bước thì phát hiện nước chỉ đến ngang đầu gối nó mà thôi. Cuối cùng ngựa con cũng qua sông cách thuận lợi, chở lương thực nhắm hướng thôn làng mà đi rất vui vẻ.
(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)
Gợi ý:
Các em thân mến,
Làm việc thì nên suy nghĩ học cách làm độc lập, không thể chỉ nghe người khác, bởi vì kinh nghiệm và ý kiến của người khác không nhất định là thích hợp với mình và công việc mình đang làm, chỉ có chúng ta tự mình suy nghĩ và thử xem sao, mới có thể biết được lý lẽ trong đó.
Có một vài em không muốn làm bài tập ở trường mà chỉ muốn làm bài tập ở nhà, bởi vì các em khi lên lớp thì không nghe lời thầy co giảng, muốn về nhà làm bài tập để có cha mẹ hoặc anh chị làm dùm; cũng có một vài em học sinh luôn cứ nhờ người khác làm bài tập, vì các em đó không tích cực học hành, kết quả là em không theo kịp chúng bạn, thế là nản chí và bỏ học.
Lắng nghe ý kiến của người khác là điều tốt, nhưng không phải tất cả mọi ý kiến đều thích hợp với mình. Tốt nhất là học cách của con ngựa nhỏ là về nhà hỏi mẹ rồi tự mình đi làm thử xem sao.
Các em thực hành:
- Nghe lời thầy cô giảng bài khi đến trường.
- Tập cách suy nghĩ độc lập, chỉ lúc nào “bí lù” mới hỏi người khác.
- Cha mẹ là người đáng tin cậy nhất để các em hỏi những điều mà mình muốn biết.
N2T |
Ngựa con và ngựa mẹ cư ngụ bên một con sông đẹp, mỗi ngày ngựa mẹ đều vác lương thực qua sông để đem lương thực cho thôn làng ở phía đối diện.
Một hôm, ngựa mẹ kêu ngựa con đến trước mặt và nói: “Con ạ, con đã thành một người lớn rồi, nên học giúp mẹ làm chút việc. Hôm nay thì do con đem lương thực đi nhé !” ngựa con nghe xong thì rất phấn khởi, vui vẻ nói: được.
Ngựa con chở lương thực và rất nhanh thì đến bên con sông nhỏ, nó nhìn thấy nước chảy rất mạnh thì trong lòng nghĩ rằng: nước sông sao mà sâu thế này, không biết mình có qua được không ? Khi nó đang còn do dự, thì nó thấy bác trâu đang gặm cỏ bên bờ sông, thế là nó vội vàng chạy đến hỏi: “Bác trâu, bác có thể nói cho cháu biết con sông này nước sâu bao nhiêu ?”
Bác trâu ngẫng đầu lên cười, nói: “Cháu yên tâm, con sông này nước không sâu đâu, chỉ có ngang cổ chân của bác mà thôi.”
Ngựa con nghe xong thì an tâm chuẩn bị qua sông, đột nhiên nó nghe một âm thanh nói: “Ngựa con, tiên vàn đừng qua sông, nước rất sâu đó !” Ngựa con theo tiếng nói mà đi tới, nhìn thấy một con sóc đang đu ở trên cây lớn, lắc lắc cái đuôi lớn, nói: “Mấy ngày trước, một người bạn của tớ đùa giỡn bên sông này, vì không cẩn thận nên rơi xuống nước, kết quả là bị nước cuốn trôi mà chết.”
Bác trâu nói nước rất cạn, con sóc nói nước rất sâu, ngựa con không biết nghe ai, chỉ có cách là trở về nhà hỏi mẹ, mẹ nó sau khi hiểu sự tình thì dùng lời thành khẩn ý sâu xa nói với ngựa con: “Vậy thì con có thử đi qua không ? Kinh nghiệm của người khác không nhất định là thích hợp với con !”
Ngựa con nghe lời mẹ nói, lại đi đến bên bờ sông, nó thử tiến một bước thì phát hiện nước chỉ đến ngang đầu gối nó mà thôi. Cuối cùng ngựa con cũng qua sông cách thuận lợi, chở lương thực nhắm hướng thôn làng mà đi rất vui vẻ.
(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)
Gợi ý:
Các em thân mến,
Làm việc thì nên suy nghĩ học cách làm độc lập, không thể chỉ nghe người khác, bởi vì kinh nghiệm và ý kiến của người khác không nhất định là thích hợp với mình và công việc mình đang làm, chỉ có chúng ta tự mình suy nghĩ và thử xem sao, mới có thể biết được lý lẽ trong đó.
Có một vài em không muốn làm bài tập ở trường mà chỉ muốn làm bài tập ở nhà, bởi vì các em khi lên lớp thì không nghe lời thầy co giảng, muốn về nhà làm bài tập để có cha mẹ hoặc anh chị làm dùm; cũng có một vài em học sinh luôn cứ nhờ người khác làm bài tập, vì các em đó không tích cực học hành, kết quả là em không theo kịp chúng bạn, thế là nản chí và bỏ học.
Lắng nghe ý kiến của người khác là điều tốt, nhưng không phải tất cả mọi ý kiến đều thích hợp với mình. Tốt nhất là học cách của con ngựa nhỏ là về nhà hỏi mẹ rồi tự mình đi làm thử xem sao.
Các em thực hành:
- Nghe lời thầy cô giảng bài khi đến trường.
- Tập cách suy nghĩ độc lập, chỉ lúc nào “bí lù” mới hỏi người khác.
- Cha mẹ là người đáng tin cậy nhất để các em hỏi những điều mà mình muốn biết.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:07 30/04/2008
N2T |
9. Nếu các con muốn được ơn bền đỗ đến cùng, thì nhất định sẽ được.
(Thánh Augustine)Phúc Âm Qua Thi Ca tháng 5/2008
Trương Hoàng
20:25 30/04/2008
CHÚA NHẬT THĂNG THIÊN (4/5/08).
Thiên đàng hỏa ngục là đâu?
Ở ngay trên qủa địa cầu đang quay.
Ta luôn có Chúa hằng ngày,
Ngài luôn hiện diện ở ngay lòng mình.
Mỗi khi san sẻ tận tình,
Ái nhân vì Chúa ta hình dung ra.
Ắt lòng sẽ thấy an hòa.
Bình an hạnh phúc khác xa lụy trần.
CHÚA NHẬT CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG (11/5/08).
Thánh Thần Thiên Chúa trong ta,
Là nguồn sức mạnh chan hoà thảnh an.
Thánh Thần nguồn mạch khôn ngoan,
Theo Ngài sẽ thắng Satan dẫn đường.
Đường Ngài chỉ lối yêu thương,
Nẻo ngay ắt thoát tai ương cõi trần.
Lợi trần thôi thúc bản thân,
Lụy trần chỉ chuốc lấy phần khổ đau.
CHÚA NHẬT LỄ CHÚA BA NGÔI (18/5/08).
Chúa Trời Ngài ở trên trời?
Hay Ngài hiển trị giữa loài thế nhân?
Ta không thấy bởi mắt trần,
Chân thành ắt cảm nghiệm gần sát ta.
Yêu Người mến Chúa thiết tha.
Trọn tình hiếu nghĩa có Cha bên mình.
CHÚA NHẬT LỄ MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA (25/5/08).
Máu trong thân thể chính là,
Mạch nguồn sự sống nuôi ta hằng ngày.
Bao người chết đói đó đây,
Vì không lương thực, điều này chứng minh.
Do nhân thế thiếu sẻ tình,
Tình là lương thực dưỡng sinh con người.
Máu Mình Chúa là của nuôi,
Luân lưu huyết quản dưỡng đời tình chung.
Thiên đàng hỏa ngục là đâu?
Ở ngay trên qủa địa cầu đang quay.
Ta luôn có Chúa hằng ngày,
Ngài luôn hiện diện ở ngay lòng mình.
Mỗi khi san sẻ tận tình,
Ái nhân vì Chúa ta hình dung ra.
Ắt lòng sẽ thấy an hòa.
Bình an hạnh phúc khác xa lụy trần.
CHÚA NHẬT CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG (11/5/08).
Thánh Thần Thiên Chúa trong ta,
Là nguồn sức mạnh chan hoà thảnh an.
Thánh Thần nguồn mạch khôn ngoan,
Theo Ngài sẽ thắng Satan dẫn đường.
Đường Ngài chỉ lối yêu thương,
Nẻo ngay ắt thoát tai ương cõi trần.
Lợi trần thôi thúc bản thân,
Lụy trần chỉ chuốc lấy phần khổ đau.
CHÚA NHẬT LỄ CHÚA BA NGÔI (18/5/08).
Chúa Trời Ngài ở trên trời?
Hay Ngài hiển trị giữa loài thế nhân?
Ta không thấy bởi mắt trần,
Chân thành ắt cảm nghiệm gần sát ta.
Yêu Người mến Chúa thiết tha.
Trọn tình hiếu nghĩa có Cha bên mình.
CHÚA NHẬT LỄ MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA (25/5/08).
Máu trong thân thể chính là,
Mạch nguồn sự sống nuôi ta hằng ngày.
Bao người chết đói đó đây,
Vì không lương thực, điều này chứng minh.
Do nhân thế thiếu sẻ tình,
Tình là lương thực dưỡng sinh con người.
Máu Mình Chúa là của nuôi,
Luân lưu huyết quản dưỡng đời tình chung.
Bình An cho Anh Em
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
20:32 30/04/2008
CHÚA NHẬT CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG, năm A
Ga 20, 19-23
Xem ra có một cái gì đó vẫn chưa ổn đối với các tông đồ khi Chúa Giêsu bị bắt, bị treo trên thập giá và ngay cả khi Ngài đã sống lại ! Cái chưa ổn, đó là phong ba bão táp trong lòng các tông đồ. Thầy Giêsu, một Vị Thầy đầy uy quyền, làm nhiều phép lạ, đã bị giết chết. Làm sao các tông đồ lại có thể yên lòng, bình chân như vại được ru ? Các Ngài cứ tưởng Thầy Giêsu sẽ khôi phục lại Vương Quốc Israen để rồi các được nhiều đặc quyền đặc lợi. Nhưng đùng một cái, mọi sự đều biến tan theo mây khói. Các Ngài sợ hãi người Do Thái, ở im lìm trong một ngôi nhà tại Giêrusalem, các cửa đều đóng kín và rồi Chúa Phục Sinh hiện đến, thổi hơi ban Thánh Thần cho các Ngài. Cuộc đời các Ngài thay đổi từ đây…
CHÚA PHỤC SINH HIỆN ĐẾN THỔI HƠI, TRAO BAN THÁNH THẦN VÀ 50 NGÀY SAU CHÚA THÁNH THẦN NGỰ ĐẾN KHIẾN CUỘC ĐỜI CÁC TÔNG ĐỒ HOÀN TOÀN ĐƯỢC ĐỔI MỚI:
Tin Mừng thánh Gioan thuật lại cách rất rõ rệt, sau khi hiện ra, trấn an các tông đồ trong ngôi nhà cửa kín then cài, Chúa Phục Sinh thổi hơi và ban Chúa Thánh Thần cho họ. Người nói:”Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần” ( Ga 20,22 ).Tuy nhiên, năm mươi ngày sau khi Chúa sống lại, vào buổi sáng Lễ Ngũ Tuần, Chúa Thánh Thần xuống tràn ngập trên các tông đồ dưới hình lưỡi lửa.Các tông đồ bỗng thay đổi hẳn: sự nhút nhát, sợ hãi biến khỏi các ông. Các ông đã trở nên những chứng nhân hiên ngang rao giảng Tin Mừng. Bởi vì, các tông đồ đã nhận được sự bình an của Chúa Phục Sinh. Sự bình an thật trong tâm hồn. Bình an của Chúa Phục Sinh khiến các tông đồ có thể đối diện với khổ đau và đối diện ngay cả cái chết. Do đó, Chúa Phục Sinh đã truyền lệnh cho các Ngài:” Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em” ( Ga 20, 21 ). Các tông đồ được Chúa sai đi. Các Ngài đã hiên ngang, kiên cường vì như bài sách công vụ thuật:” Chính trong ngày lễ trọng đại của người Do Thái, năm mươi ngày sau lễ Vượt Qua. Dịp lễ đặc biệt này qui tụ nhiều dân thuộc mọi thứ tiếng về Giêrusalem. Cũng trong ngày lễ vô cùng trọng đại này mà hoạt động của Chúa Thánh Thần được biểu lộ một các rõ ràng. Các tông đồ của Chúa Phục Sinh nói tiếng lạ và nhiều người thuộc mọi ngôn ngữ đều hiểu những gì các Ngài nói. Điều này chứng tỏ Chúa Thánh Thần tạo nên sự hiệp nhất chứ không như tình trạng con người muốn xây tháp Babel xưa. Còn thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Corintô đã viết: “ Trong một Thánh Thần chúng ta được thanh tẩy để làm nên một thân thể cho dù là Do Thái hay dân ngoại, nô lệ hay tự do, tất cả chúng ta đã uống trong một Thánh Thần “ ( 1 Co 12, 13 ). Chúa Thánh Thần là Đấng bảo trợ, an ủi, soi sáng, ủy lạo vv…Chúa Thánh Thần còn được ví như: ” Quả tim mới “ theo ngôn ngữ của ngôn sứ Edêkiên. Hội Thánh của Chúa ở trần gian trong niềm tin của mình Chúa Thánh Thần chính là nguồn sống mới, nguồn sống vô biên.
CÁC TÔNG CHỖI DẬY, RAO GIẢNG VÀ XÂY DỰNG MỘT NGÔI NHÀ CHUNG ĐẦY ẮP TÌNH THƯƠNG VÀ SỰ HIỆP NHẤT:
Được đầy tràn Thánh Thần, các tông đồ nhất nhất đã chỗi dậy, đã nắm lấy lịch sử của Hội Thánh. Các Ngài đã ra đi khắp tứ phương thiên hạ để đến với muôn dân, xây dựng Giáo Hội huynh đệ và hiệp nhất. Các Ngài đã để cho Chúa Thánh Thần mở toang tâm hồn, mở toang cõi lòng của họ, không còn nhát đảm sợ sệt, không còn xao xuyến hoang mang, nhưng các Ngài đã làm chứng cho Chúa Phục Sinh và giới thiệu Nước Trời cho nhiều người. Nhờ Chúa Thánh Thần nhờ ngọn lửa tình yêu, các tông dồ đã mau mắn, nhanh nhẹ ra đi làm chứng cho Chúa bất chấp hiểm nguy, bất chấp khó khăn cho dù phải hy sinh tới cả tính mạng của mình. Đi tới đâu, các tông đồ cũng xây dựng giáo đoàn, xây dựng Hội Thánh. Và Giáo Hội của Chúa luôn đầy ắp tình thương, luôn xây dựng nước trời. Lễ Hiện Xuống là một cuộc hiển linh, một sự bầy tỏ Hội Thánh cho thế gian. Công Đồng Vaticanô là một Lễ Hiện Xuống mới. Công Đồng Vaticanô tuyên bố:” Bằng việc liên hệ của mình với Đức Kitô, Giáo Hội là một loại bí tích hay là một dấu chỉ sự hiệp nhất thân mật với Thiên Chúa và hợp nhất mọi dân nước. Giáo Hội cũng là khí cụ kiến tạo nên một sự hiệp nhất như vậy”.
GIÁO HỘI MỜI GỌI CHÚNG TA LÃNH NHẬN CHÚA THÁNH THẦN:
Như các tông đồ cùng với Mẹ Maria trong nhà Tiệc Ly cầu nguyện, chờ đón lãnh nhận Chúa Thánh Thần, mỗi người Kitô hữu chúng ta khi được lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức cũng đang được Chúa sai đi loan báo Tin Mừng. Mọi Kitô hữu đã có Chúa Thánh Thần luôn được mời gọi làm chứng cho Chúa, bởi vì Hội Thánh là Hội Thánh truyền giáo. Làm chứng cho Chúa Phục Sinh có nghĩa là đến với những người nghèo, những người neo đơn, đau khổ, những người gặp khó khăn, những người tù bị tù đầy, những người bệnh hoạn tật nguyền. Làm chứng cho Chúa là mở tung cửa lòng của mình ra để cho Chúa ngự. Làm chứng cho Chúa là không nhát đảm chối Chúa khi gặp khó khăn, dám tuyên xưng niềm tin khi phải tuyên xưng niềm tin. Mỗi người Kitô hữu phải có thái độ sám hối, quay về như Phêrô: ” Lạy Thầy, Thầy biết con yêu mến Thầy “. Làm chứng cho Chúa là xây dựng sự hiệp nhất giữa nhau, giữa các cộng đoàn, giữa các giáo xứ, giáo họ. Làm chứng cho Chúa là gieo vãi tình thương và bình an của Chúa cho nhiều người. Tình thương và bình an là hoa trái tốt lành của Chúa Thánh Thần. Sự bình an phát xuất bởi Chúa Phục Sinh và tình thương tự hiến do Chúa trao tặng cho nhân loại. Chúng ta cầu xin tái diễn một Lễ Hiện Xuống mới để mọi người hiểu biết sâu xa hơn về Giáo Hội của Chúa.
Lạy Chúa Thánh Thần xin hãy đến! Lạy Chúa Thánh Thần xin hãy đến.
Cách đây hơn 2.000 năm, Thánh Thần của Chúa Phục Sinh bắt đầu ngự xuống trong tâm hồn các tông đồ cách đầy quyền năng. Chúng ta mừng ngày lễ trọng đại này với tất cả niềm tin và tình thương. Xin Chúa Thánh Thần đến trên chúng ta và biến đổi tâm hồn chúng ta hầu chúng ta trở nên những chứng nhân kiên trung của Chúa Phục Sinh.
Ga 20, 19-23
Xem ra có một cái gì đó vẫn chưa ổn đối với các tông đồ khi Chúa Giêsu bị bắt, bị treo trên thập giá và ngay cả khi Ngài đã sống lại ! Cái chưa ổn, đó là phong ba bão táp trong lòng các tông đồ. Thầy Giêsu, một Vị Thầy đầy uy quyền, làm nhiều phép lạ, đã bị giết chết. Làm sao các tông đồ lại có thể yên lòng, bình chân như vại được ru ? Các Ngài cứ tưởng Thầy Giêsu sẽ khôi phục lại Vương Quốc Israen để rồi các được nhiều đặc quyền đặc lợi. Nhưng đùng một cái, mọi sự đều biến tan theo mây khói. Các Ngài sợ hãi người Do Thái, ở im lìm trong một ngôi nhà tại Giêrusalem, các cửa đều đóng kín và rồi Chúa Phục Sinh hiện đến, thổi hơi ban Thánh Thần cho các Ngài. Cuộc đời các Ngài thay đổi từ đây…
CHÚA PHỤC SINH HIỆN ĐẾN THỔI HƠI, TRAO BAN THÁNH THẦN VÀ 50 NGÀY SAU CHÚA THÁNH THẦN NGỰ ĐẾN KHIẾN CUỘC ĐỜI CÁC TÔNG ĐỒ HOÀN TOÀN ĐƯỢC ĐỔI MỚI:
Tin Mừng thánh Gioan thuật lại cách rất rõ rệt, sau khi hiện ra, trấn an các tông đồ trong ngôi nhà cửa kín then cài, Chúa Phục Sinh thổi hơi và ban Chúa Thánh Thần cho họ. Người nói:”Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần” ( Ga 20,22 ).Tuy nhiên, năm mươi ngày sau khi Chúa sống lại, vào buổi sáng Lễ Ngũ Tuần, Chúa Thánh Thần xuống tràn ngập trên các tông đồ dưới hình lưỡi lửa.Các tông đồ bỗng thay đổi hẳn: sự nhút nhát, sợ hãi biến khỏi các ông. Các ông đã trở nên những chứng nhân hiên ngang rao giảng Tin Mừng. Bởi vì, các tông đồ đã nhận được sự bình an của Chúa Phục Sinh. Sự bình an thật trong tâm hồn. Bình an của Chúa Phục Sinh khiến các tông đồ có thể đối diện với khổ đau và đối diện ngay cả cái chết. Do đó, Chúa Phục Sinh đã truyền lệnh cho các Ngài:” Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em” ( Ga 20, 21 ). Các tông đồ được Chúa sai đi. Các Ngài đã hiên ngang, kiên cường vì như bài sách công vụ thuật:” Chính trong ngày lễ trọng đại của người Do Thái, năm mươi ngày sau lễ Vượt Qua. Dịp lễ đặc biệt này qui tụ nhiều dân thuộc mọi thứ tiếng về Giêrusalem. Cũng trong ngày lễ vô cùng trọng đại này mà hoạt động của Chúa Thánh Thần được biểu lộ một các rõ ràng. Các tông đồ của Chúa Phục Sinh nói tiếng lạ và nhiều người thuộc mọi ngôn ngữ đều hiểu những gì các Ngài nói. Điều này chứng tỏ Chúa Thánh Thần tạo nên sự hiệp nhất chứ không như tình trạng con người muốn xây tháp Babel xưa. Còn thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Corintô đã viết: “ Trong một Thánh Thần chúng ta được thanh tẩy để làm nên một thân thể cho dù là Do Thái hay dân ngoại, nô lệ hay tự do, tất cả chúng ta đã uống trong một Thánh Thần “ ( 1 Co 12, 13 ). Chúa Thánh Thần là Đấng bảo trợ, an ủi, soi sáng, ủy lạo vv…Chúa Thánh Thần còn được ví như: ” Quả tim mới “ theo ngôn ngữ của ngôn sứ Edêkiên. Hội Thánh của Chúa ở trần gian trong niềm tin của mình Chúa Thánh Thần chính là nguồn sống mới, nguồn sống vô biên.
CÁC TÔNG CHỖI DẬY, RAO GIẢNG VÀ XÂY DỰNG MỘT NGÔI NHÀ CHUNG ĐẦY ẮP TÌNH THƯƠNG VÀ SỰ HIỆP NHẤT:
Được đầy tràn Thánh Thần, các tông đồ nhất nhất đã chỗi dậy, đã nắm lấy lịch sử của Hội Thánh. Các Ngài đã ra đi khắp tứ phương thiên hạ để đến với muôn dân, xây dựng Giáo Hội huynh đệ và hiệp nhất. Các Ngài đã để cho Chúa Thánh Thần mở toang tâm hồn, mở toang cõi lòng của họ, không còn nhát đảm sợ sệt, không còn xao xuyến hoang mang, nhưng các Ngài đã làm chứng cho Chúa Phục Sinh và giới thiệu Nước Trời cho nhiều người. Nhờ Chúa Thánh Thần nhờ ngọn lửa tình yêu, các tông dồ đã mau mắn, nhanh nhẹ ra đi làm chứng cho Chúa bất chấp hiểm nguy, bất chấp khó khăn cho dù phải hy sinh tới cả tính mạng của mình. Đi tới đâu, các tông đồ cũng xây dựng giáo đoàn, xây dựng Hội Thánh. Và Giáo Hội của Chúa luôn đầy ắp tình thương, luôn xây dựng nước trời. Lễ Hiện Xuống là một cuộc hiển linh, một sự bầy tỏ Hội Thánh cho thế gian. Công Đồng Vaticanô là một Lễ Hiện Xuống mới. Công Đồng Vaticanô tuyên bố:” Bằng việc liên hệ của mình với Đức Kitô, Giáo Hội là một loại bí tích hay là một dấu chỉ sự hiệp nhất thân mật với Thiên Chúa và hợp nhất mọi dân nước. Giáo Hội cũng là khí cụ kiến tạo nên một sự hiệp nhất như vậy”.
GIÁO HỘI MỜI GỌI CHÚNG TA LÃNH NHẬN CHÚA THÁNH THẦN:
Như các tông đồ cùng với Mẹ Maria trong nhà Tiệc Ly cầu nguyện, chờ đón lãnh nhận Chúa Thánh Thần, mỗi người Kitô hữu chúng ta khi được lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức cũng đang được Chúa sai đi loan báo Tin Mừng. Mọi Kitô hữu đã có Chúa Thánh Thần luôn được mời gọi làm chứng cho Chúa, bởi vì Hội Thánh là Hội Thánh truyền giáo. Làm chứng cho Chúa Phục Sinh có nghĩa là đến với những người nghèo, những người neo đơn, đau khổ, những người gặp khó khăn, những người tù bị tù đầy, những người bệnh hoạn tật nguyền. Làm chứng cho Chúa là mở tung cửa lòng của mình ra để cho Chúa ngự. Làm chứng cho Chúa là không nhát đảm chối Chúa khi gặp khó khăn, dám tuyên xưng niềm tin khi phải tuyên xưng niềm tin. Mỗi người Kitô hữu phải có thái độ sám hối, quay về như Phêrô: ” Lạy Thầy, Thầy biết con yêu mến Thầy “. Làm chứng cho Chúa là xây dựng sự hiệp nhất giữa nhau, giữa các cộng đoàn, giữa các giáo xứ, giáo họ. Làm chứng cho Chúa là gieo vãi tình thương và bình an của Chúa cho nhiều người. Tình thương và bình an là hoa trái tốt lành của Chúa Thánh Thần. Sự bình an phát xuất bởi Chúa Phục Sinh và tình thương tự hiến do Chúa trao tặng cho nhân loại. Chúng ta cầu xin tái diễn một Lễ Hiện Xuống mới để mọi người hiểu biết sâu xa hơn về Giáo Hội của Chúa.
Lạy Chúa Thánh Thần xin hãy đến! Lạy Chúa Thánh Thần xin hãy đến.
Cách đây hơn 2.000 năm, Thánh Thần của Chúa Phục Sinh bắt đầu ngự xuống trong tâm hồn các tông đồ cách đầy quyền năng. Chúng ta mừng ngày lễ trọng đại này với tất cả niềm tin và tình thương. Xin Chúa Thánh Thần đến trên chúng ta và biến đổi tâm hồn chúng ta hầu chúng ta trở nên những chứng nhân kiên trung của Chúa Phục Sinh.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Dàn nhạc đại hòa tấu Trung quốc sẽ trình diễn tại Vatican
Phụng Nghi
09:42 30/04/2008
Vatican (Reuters) – Tuần lễ sắp tới đây, Dàn nhạc Đại hòa tấu Trung quốc (The China Philharmonic Orchestra) sẽ trình diễn cho Đức giáo hoàng thưởng lãm. Đó là một hoạt động chưa từng xảy ra mà theo các nguồn tin từ Vatican, thì có thể là dấu hiệu làm tan lớp băng giá thường thấy trong các mối quan hệ giữa Tòa thánh và Bắc kinh.
Ngày thứ Ba hôm qua, Đài phát thanh Vatican loan báo rằng buổi hòa nhạc sẽ nhằm vào ngày 7 tháng 5 tại sảnh đường rộng lớn tại Vatican. Ban nhạc sẽ trình tấu tác phẩm “Requiem” của Mozart cùng với Ban Hợp xướng Nhà hát Thượng hải (Shanghai Opera House Chorus).
Buổi hòa tấu này của ban nhạc đang trên hành trình lưu diễn tại châu Âu được Đài phát thanh gọi là “quan trọng”. Đài nói thêm:
“Với buổi trình tấu tại Vatican bản nhạc opera cổ điển vĩ đại lấy nguồn cảm hứng từ tôn giáo và âm nhạc châu Âu, âm nhạc đã xác định vai trò của nó là một ngôn ngữ và là phương tiện quý giá nhất để đối thoại giữa con người và các nền văn hóa.”
Đức giáo hoàng Bênêđictô đã muốn đặt việc cải tiến các mối liên lạc với Bắc kinh làm mục tiêu chính yếu trong triều đại giáo hoàng cùa mình, và đã công bố một lá thư ngỏ dài 55 trang hồi tháng 6 năm ngoái, nói rằng ngài tìm cách phục hồi các liên hệ ngoại giao đầy đủ với Bắc kinh đã bị cắt đứt 2 năm sau khi Cộng sản chiếm Trung quốc vào năm 1949.
Một nguồn tin ngoại giao nói rằng: “Chắc phải có chính quyền chấp thuận thì mới có buổi trình tấu đó.”
Người Công giáo tại Trung quốc bị chia làm hai, một bên thuộc giáo hội quốc doanh và một bên là giáo hội chui có các thành viên trung thành với Vatican.
Mối quan hệ giữa Vatican và Bắc kinh đã trì trệ nhiều lần trong các năm qua khi Vatican chỉ trích việc Trung quốc phong chức các giám mục mà không được Đức giáo hoàng chấp thuận.
Năm 2006, Đức giáo hoàng Bênêđictô kết án Trung quốc “vi phạm trầm trọng tự do tôn giáo.”
Các mối liên lạc được hâm nóng lên nhiều từ tháng 9 năm ngoái khi Vatican chấp thuận bổ nhiệm một tân giám mục tại Bắc kinh được nhà nước đề cử.
Tháng rồi, Đức giáo hoàng Bênêđictô kêu gọi cuộc đối thoại nhằm chấm dứt nỗi “khổ đau” của dân tộc Tây tạng và sự đàn áp của Trung quốc, nhưng đã dùng ngôn ngữ ngoại giao cực kỳ tinh tế.
Bắc kinh muốn Vatican cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài loan, bị Trung quốc coi là một tỉnh ly khai.
Năm 2007, Vatican quay hướng hoàn toàn ngược lại, vì dự tính gặp gỡ giữa Đức giáo hoàng và Đức Đạt lai Lạt ma.
Cuối tháng 10 năm 2007, một viên chức Vatican cho ký giả biết Đức giáo hoàng đã có chương trình gặp gỡ nhà lãnh đạo Phật giáo Tây tạng đang sống lưu vong vào ngày 13 tháng 12.
Bắc kinh phản ứng lại, tuyên bố rằng một cuộc gặp gỡ như thế sẽ “làm thương tổn cảm tình của nhân dân Trung quốc” và thúc giục Đức giáo hoàng chứng tỏ ngài “thành thật muốn cải tiến các mối quan hệ.”
Vào cuối tháng đó, Vatican nói Đức giáo hoàng không có chương trình gặp gỡ Đức Đạt lai Lạt ma khi ông này thăm viếng Roma, cho biết hai người đã gặp nhau vào năm trước rồi.
Được biết dàn nhạc đại hòa tấu này được thành lập năm 2000, nhạc trưởng là Long Yu, cố vấn là Đặng Dung (Deng Rong), con gái của Đặng Tiểu Bình (1904-1997).
Nguồn: Philip Pullella / Reuters
Ngày thứ Ba hôm qua, Đài phát thanh Vatican loan báo rằng buổi hòa nhạc sẽ nhằm vào ngày 7 tháng 5 tại sảnh đường rộng lớn tại Vatican. Ban nhạc sẽ trình tấu tác phẩm “Requiem” của Mozart cùng với Ban Hợp xướng Nhà hát Thượng hải (Shanghai Opera House Chorus).
Trang đầu đại tác phẩm "Requiem" của Mozart |
Buổi hòa tấu này của ban nhạc đang trên hành trình lưu diễn tại châu Âu được Đài phát thanh gọi là “quan trọng”. Đài nói thêm:
“Với buổi trình tấu tại Vatican bản nhạc opera cổ điển vĩ đại lấy nguồn cảm hứng từ tôn giáo và âm nhạc châu Âu, âm nhạc đã xác định vai trò của nó là một ngôn ngữ và là phương tiện quý giá nhất để đối thoại giữa con người và các nền văn hóa.”
Đức giáo hoàng Bênêđictô đã muốn đặt việc cải tiến các mối liên lạc với Bắc kinh làm mục tiêu chính yếu trong triều đại giáo hoàng cùa mình, và đã công bố một lá thư ngỏ dài 55 trang hồi tháng 6 năm ngoái, nói rằng ngài tìm cách phục hồi các liên hệ ngoại giao đầy đủ với Bắc kinh đã bị cắt đứt 2 năm sau khi Cộng sản chiếm Trung quốc vào năm 1949.
Một nguồn tin ngoại giao nói rằng: “Chắc phải có chính quyền chấp thuận thì mới có buổi trình tấu đó.”
Người Công giáo tại Trung quốc bị chia làm hai, một bên thuộc giáo hội quốc doanh và một bên là giáo hội chui có các thành viên trung thành với Vatican.
Mối quan hệ giữa Vatican và Bắc kinh đã trì trệ nhiều lần trong các năm qua khi Vatican chỉ trích việc Trung quốc phong chức các giám mục mà không được Đức giáo hoàng chấp thuận.
Năm 2006, Đức giáo hoàng Bênêđictô kết án Trung quốc “vi phạm trầm trọng tự do tôn giáo.”
Các mối liên lạc được hâm nóng lên nhiều từ tháng 9 năm ngoái khi Vatican chấp thuận bổ nhiệm một tân giám mục tại Bắc kinh được nhà nước đề cử.
Tháng rồi, Đức giáo hoàng Bênêđictô kêu gọi cuộc đối thoại nhằm chấm dứt nỗi “khổ đau” của dân tộc Tây tạng và sự đàn áp của Trung quốc, nhưng đã dùng ngôn ngữ ngoại giao cực kỳ tinh tế.
Bắc kinh muốn Vatican cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài loan, bị Trung quốc coi là một tỉnh ly khai.
Năm 2007, Vatican quay hướng hoàn toàn ngược lại, vì dự tính gặp gỡ giữa Đức giáo hoàng và Đức Đạt lai Lạt ma.
Cuối tháng 10 năm 2007, một viên chức Vatican cho ký giả biết Đức giáo hoàng đã có chương trình gặp gỡ nhà lãnh đạo Phật giáo Tây tạng đang sống lưu vong vào ngày 13 tháng 12.
Bắc kinh phản ứng lại, tuyên bố rằng một cuộc gặp gỡ như thế sẽ “làm thương tổn cảm tình của nhân dân Trung quốc” và thúc giục Đức giáo hoàng chứng tỏ ngài “thành thật muốn cải tiến các mối quan hệ.”
Vào cuối tháng đó, Vatican nói Đức giáo hoàng không có chương trình gặp gỡ Đức Đạt lai Lạt ma khi ông này thăm viếng Roma, cho biết hai người đã gặp nhau vào năm trước rồi.
Được biết dàn nhạc đại hòa tấu này được thành lập năm 2000, nhạc trưởng là Long Yu, cố vấn là Đặng Dung (Deng Rong), con gái của Đặng Tiểu Bình (1904-1997).
Nguồn: Philip Pullella / Reuters
Vệ Tinh Sẽ Chuyển Tiếp Bài Giảng Của Đức Giáo Hoàng Đến Quebec
Bùi Hữu Thư
10:11 30/04/2008
Vệ Tinh Sẽ Chuyển Tiếp Bài Giảng Của Đức Giáo Hoàng Đến Quebec
QUEBEC, 29 tháng 4, 2008 – Mặc dầu Đức Giáo Hoàng Benedict XVI sẽ không đích thân tham dự Đại Hội Thánh Thể tại Gia Nã Đại, ngài sẽ gửi bài giảng của ngài trong Thánh Lễ bế mạc qua vệ tinh viễn thông.
Đức Hồng Y Marc Ouellet, Tổng Giám Mục Quebec, tuyên bố rằng Đức Giáo Hoàng sẽ tham dự như thế vào Đại Hội ngày 15-22 tháng Sáu, và chú trọng đến "Thánh Thể, Quà Tặng Của Thiên Chúa Cho Đời Sống Của Thế Giới."
Đức Hồng Y nói "Với sự chuyển tiếp trực tiếp từ Rôma, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI sẽ giảng trong Thánh Lễ Bế Mạc cho tất cả những tham dự viên hiện diện tại 'Statio Orbis,'" "Tại trung tâm và cao điểm của Đại Hội Thánh Thể 2008, từ ngữ 'Statio Orbis' đề cập đến sự hiệp thông của Giáo Hội hoàn vũ tại một địa điểm duy nhất. Mọi người dân sẽ có thể nghe và thấy bài giảng của Đức Giáo Hoàng qua việc truyền thông bằng vệ tinh và một màn ảnh vĩ đại."
Đức Hồng Y Jozef Tomko, khâm sứ đặc biệt của Đức Giáo Hoàng trong đại hội, sẽ chủ tế Thánh Lễ. Thánh Lễ dự trù khởi sự lúc 11 giờ sáng với một cuộc rước trọng thể của 1.200 hồng y, giám mục, linh mục, và thầy phó tế.
Mô Hình Lễ Đài Statio Orbis, Quebec, Canada |
Đức Thánh Cha chia sẻ kinh nghiệm tông du Hoa Kỳ với các tín hữu
Linh Tiến Khải
12:35 30/04/2008
Đức Thánh Cha chia sẻ kinh nghiệm tông du Hoa Kỳ với các tín hữu
Sáng thứ tư 30-4-2008 đã có hơn 30 ngàn tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi gặp gỡ chung với Đức Thánh Cha tại quảng trường thánh Phêrô. Vì mới công du mục vụ Hoa Kỳ về nên trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã chia sẻ với tín hữu các kinh nghiệm và cảm tưởng của ngài. Đề cập đến mục đích của chuyến viếng thăm Đức Thánh Cha nói:
Như đã biết, dịp viếng thăm là lễ mừng 200 năm giáo phận Baltimore được nâng lên hàng tổng giáo phận và việc thành lập 4 giáo phận khác là New York, Boston, Philadelphia và Louisville. Nhân biến cố đặc biệt này của Giáo Hội, trong tư cách là Người Kế Vị Thánh Phêrô, tôi đã vui sướng viếng thăm nhân dân Hiệp Chủng Quốc Mỹ yêu dấu, để củng cố các tín hữu trong lòng tin, để canh tân và gia tăng tình huynh đệ với mọi Kitô hữu, và để loan báo cho tất cả mọi người sứ điệp của ”Chúa Kitô Niềm Hy Vọng của chúng ta” như khẩu hiểu của cuộc viếng thăm.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã lần lượt kể lại các sinh hoạt của ngài trong chuyến tông du kéo dài từ ngày 15 đến 21 tháng 4 vừa qua. Trong cuộc gặp gỡ với Tổng Thống Bush Đức Thánh Cha đã bầy tỏ lòng ngưỡng mộ đối với Hoa Kỳ là một đại quốc, ngay từ ban đầu đã được xây dựng trên nền tảng việc quy tụ các nguyên tắc tôn giáo, luân lý và chính trị, hiện vẫn là một thí dụ giá trị của tính chất đời lành mạnh, trong đó chiều kích tôn giáo với các diễn tả khác biệt của nó, không chỉ được nhân nhượng, mà còn được đánh giá cao như ”linh hồn” của quốc gia và sự bảo đảm nền tảng cho các quyền lợi và bổn phận của con người.
Trong bối cảnh đó Giáo Hội có thể tự do dấn thân thi hành sứ mệnh rao truyền Tin Mừng và thăng tiến nhân bản, đồng thời khích lệ một đất nước được mọi người coi như một trong các tác nhân chính trên trường quốc tế, hướng tới tình liên đới toàn cầu ngày càng cấp thiết và hướng tới việc kiên nhẫn đối thoại trong các tương quan quốc tế.
Tại đền thánh Đức Mẹ Vô Nhiễm Washington, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ các Giám Mục Hoa Kỳ trong buổi hát Kinh Chiều để cùng nhau cảm tạ Chúa về con đường lòng tin của Dân Chúa, về lòng nhiệt thành của các chủ chăn và sự quảng đại của các tín hữu, được diễn tả ra qua biết bao nhiêu sáng kiến bác ái và nhân đạo bên trong cũng như bên ngoài nước. Ngoài ra đây cũng là dịp Đức Thánh Cha khích lệ các Giám Mục Hoa Kỳ trong nhiệm vụ không dễ dàng là gieo vãi hạt giống Tin Mừng trong một xã hội có nhiều mâu thuẫn, đe dọa sự trung thành của tín hữu cũng như hàng giáo sĩ. Đức Thánh Cha đã khuyến khích các Giám Mục lên tiếng liên quan tới các vấn đề luân lý xã hội, và đào tạo tín hữu giáo dân để họ là men trong cộng đoàn dân sự, bắt đầu từ tế bào nền tảng là gia đình. Đức Thánh Cha cũng khích lệ các Giám Mục tái đề nghị bí tích Hôn Phối như ơn thánh và sự dấn thân không thể đoạn tiêu giữa một người nam và một người nữ, và như là môi trường tự nhiên để tiếp nhận và giáo dục con cái. Giáo Hội, gia đình và học đường, đặc biệt là các trường Kitô, phải cộng tác với nhau để cống hiến cho người trẻ một nền giáo dục luân lý vững chắc. Nhưng các giới truyền thông cũng có phần trách nhiện lớn trong nhiệm vụ này. Khi nghĩ tới các vụ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên do một số các thừa tác viên có chức thánh gây ra, Đức Thánh Cha đã bầy tỏ sự gần gũi với các Giám Mục và khích lệ các vị trong nỗ lực băng bó các vết thương và củng cố tương quan với các linh mục. Ngài cũng nêu bật tương quan nội tại giữa Tin Mừng và luật lệ tự nhiên, quan niệm lành mạnh về sự tự do, chiều kích cộng đoàn của kinh nghiệm Kitô, sự cần thiết loan báo Tin Mừng một cách mới mẻ đặc biệt cho giới trẻ, ơn cứu rỗi như sự toàn vẹn của cuộc sống, và giáo dục cầu nguyện, từ đó nảy sinh ra tiếng Chúa gọi.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã kể lại kinh nghiệm về thánh lễ cử hành tại Vận động trường Công Viên Quốc Gia ở Washington, trong đó ngài cùng mọi người xin Chúa Thánh Thần đổ tràn ơn xuống trên toàn Giáo Hội tại Hoa Kỳ để Giáo Hội có thể đương dầu với các thách đố hiện tại và tương lai với lòng can đảm và niềm hy vọng. Một trong các thách đố đó là việc giáo dục. Đây cũng là đề tài cuộc găp gỡ các viện trưởng các đại học công giáo, các vị hữu trách về giáo dục trong các giáo phận, dại diện các giáo sư và sinh viên toàn Hoa Kỳ. Đức Thánh Cha đã nêu bật rằng giáo dục cũng là một phần sứ mệnh của Giáo Hội và Giáo Hội Hoa Kỳ đã luôn luôn rất dấn thân góp phần phục vụ qúy báu này cho xã hội và nền văn hóa. Cần phải tiếp tục nhiệm vụ này với nhiều phẩm chất hơn.
Ngoài ra Đức Thánh Cha cũng gặp gỡ đại diện các tôn giáo khác tại Trung Tâm Văn Hóa Gioan Phaolo II, rồi viếng thăm hội đường do thái. Đó là dịp để cùng các tôn giáo bầy tỏ quyết tâm dấn thân đối thoại và thăng tiến hòa bình. Tại Hoa Kỳ là quê hương của tự do tôn giáo, Đức Thánh Cha đã muốn nhắc lại rằng mọi tôn giáo đều phải cùng chung vai sát cánh bảo vệ tự do tôn giáo, tránh mọi hình thức kỳ thị và thành kiến. Buổi cầu nguyện đại kết với đại diện các Giáo Hội và cộng đoàn Kitô khác cũng là dịp cùng nhau xin Chúa gia tăng khả năng làm chứng tá chung cho lòng tin nơi Chúa Giêsu Kitô và hiệp nhất với nhau hơn.
Đề cập tới mục đích thứ hai của chuyến viếng thăm Hoa Kỳ Đức Thánh Cha nói:
Mục đích chính khác chuyến công du của tôi là viếng thăm trụ sở Liên Hiệp Quốc: đây là lần viếng thăm thứ tư của một Giáo Hoàng, sau chuyến viếng thăm của Đức Phaolo VI hồi năm 1965, và hai lần viếng thăm của Đức Gioan Phaolo II vào năm 1979 và 1995. Trong dịp kỷ niệm 60 năm ban bố Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền, Chúa Quan Phòng đã cho tôi cơ may xác nhận giá trị của Hiến Chương đó, trong sự đồng ý rộng rãi và uy tín vượt trên ranh giới quốc gia, bằng cách nhắc lại nền tảng đại đồng của nó, nghĩa là phẩm giá con người, được Thiên Chúa tạo dựng nên giống hình ảnh Ngài để cộng tác vào chương trình sự sống và hoà bình vĩ đại của Ngài trên thế giới. Cũng như hòa bình, việc tôn trọng các quyền con người đâm rễ sâu trong ”công lý”, có nghĩa là trong trật tự luân lý, điều được tóm tắt trong câu châm ngôn ”Đừng làm cho người khác những gì bạn không muốn người ta làm cho bạn”, có giá trị cho mọi thời dại và mọi dân tộc; hay nói như Chúa Giêsu: ”Tất cả những gì các con muốn người khác làm cho mình, thì cũng hãy làm cho họ” (Mt 7,12). Đức Thánh Cha đã tái khẳng định phần đóng góp của Tòa Thánh và dấn thân của Giáo Hội Công Giáo đối với Liên Hiệp Quốc trong việc củng cố các tương quan quốc tế, quan trọng đối với các nguyên tắc trách nhiệm và liên đới.
Sau cùng Đức Thánh Cha cũng nhắc tới buổi gặp gỡ các linh mục tu sĩ nam nữ tại nhà thờ chính tòa St Patrick, nhân dịp kỷ niệm 3 năm giữ chức vụ chủ chăn Giáo Hội hoàn vũ. Ngài cảm nghiệm được sự yểm trợ của mọi người đối vớ sứ vụ Phêrô của ngài. Đức Thánh Cha cũng không quên cuộc gặp gỡ với các chủng sinh và giới trẻ. Ngài đã đề nghị với họ một số gương mẫu chứng nhân của Tin Mừng tại Hoa Kỳ phục vụ Thiên Chúa, xã hội và tha nhân. Tin Mừng sự thật khiến cho tín hữu được tự do trong tình yêu thương, trong việc phục vụ và trong cuộc sống xả thân cho người khác. Nơi các thánh người trẻ tìm thấy ánh sáng đánh tan bóng tối: ánh sáng đó là Chúa Kitô, hy vọng của mọi người.
Tại Ground Zero Đức Thánh Cha đã cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ khủng bố 11 tháng 9 năm 2001 và xin ơn hòa bình cho thế giới. Sau cùng là thánh lễ tại vận động trường Yankee, cử hành 200 năm 5 giáo phận cổ kính nhất của Giáo Hội Hoa Kỳ. Đức Thánh Cha mời gọi mọi người hiệp ý với ngài cảm tạ Chúa vì chuyến tông du vừa qua. Ngài cũng không quên cám ơn Tổng Thống, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ các giới chức đạo đời và tất cả những ai đã trợ giúp để chuyến viếng thăm diễn ra tốt đẹp. Ngài xin Chúa cho chuyến tông du đem lại nhiều hoa trái cho Giáo Hội tại Hoa Ky và khắp nơi trên thế giới, nhờ lời bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria.
Sau khi chào các nhóm hành hương bằng nhiều thứ tiếng khác nhau Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Sáng thứ tư 30-4-2008 đã có hơn 30 ngàn tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi gặp gỡ chung với Đức Thánh Cha tại quảng trường thánh Phêrô. Vì mới công du mục vụ Hoa Kỳ về nên trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã chia sẻ với tín hữu các kinh nghiệm và cảm tưởng của ngài. Đề cập đến mục đích của chuyến viếng thăm Đức Thánh Cha nói:
Như đã biết, dịp viếng thăm là lễ mừng 200 năm giáo phận Baltimore được nâng lên hàng tổng giáo phận và việc thành lập 4 giáo phận khác là New York, Boston, Philadelphia và Louisville. Nhân biến cố đặc biệt này của Giáo Hội, trong tư cách là Người Kế Vị Thánh Phêrô, tôi đã vui sướng viếng thăm nhân dân Hiệp Chủng Quốc Mỹ yêu dấu, để củng cố các tín hữu trong lòng tin, để canh tân và gia tăng tình huynh đệ với mọi Kitô hữu, và để loan báo cho tất cả mọi người sứ điệp của ”Chúa Kitô Niềm Hy Vọng của chúng ta” như khẩu hiểu của cuộc viếng thăm.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã lần lượt kể lại các sinh hoạt của ngài trong chuyến tông du kéo dài từ ngày 15 đến 21 tháng 4 vừa qua. Trong cuộc gặp gỡ với Tổng Thống Bush Đức Thánh Cha đã bầy tỏ lòng ngưỡng mộ đối với Hoa Kỳ là một đại quốc, ngay từ ban đầu đã được xây dựng trên nền tảng việc quy tụ các nguyên tắc tôn giáo, luân lý và chính trị, hiện vẫn là một thí dụ giá trị của tính chất đời lành mạnh, trong đó chiều kích tôn giáo với các diễn tả khác biệt của nó, không chỉ được nhân nhượng, mà còn được đánh giá cao như ”linh hồn” của quốc gia và sự bảo đảm nền tảng cho các quyền lợi và bổn phận của con người.
Trong bối cảnh đó Giáo Hội có thể tự do dấn thân thi hành sứ mệnh rao truyền Tin Mừng và thăng tiến nhân bản, đồng thời khích lệ một đất nước được mọi người coi như một trong các tác nhân chính trên trường quốc tế, hướng tới tình liên đới toàn cầu ngày càng cấp thiết và hướng tới việc kiên nhẫn đối thoại trong các tương quan quốc tế.
Tại đền thánh Đức Mẹ Vô Nhiễm Washington, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ các Giám Mục Hoa Kỳ trong buổi hát Kinh Chiều để cùng nhau cảm tạ Chúa về con đường lòng tin của Dân Chúa, về lòng nhiệt thành của các chủ chăn và sự quảng đại của các tín hữu, được diễn tả ra qua biết bao nhiêu sáng kiến bác ái và nhân đạo bên trong cũng như bên ngoài nước. Ngoài ra đây cũng là dịp Đức Thánh Cha khích lệ các Giám Mục Hoa Kỳ trong nhiệm vụ không dễ dàng là gieo vãi hạt giống Tin Mừng trong một xã hội có nhiều mâu thuẫn, đe dọa sự trung thành của tín hữu cũng như hàng giáo sĩ. Đức Thánh Cha đã khuyến khích các Giám Mục lên tiếng liên quan tới các vấn đề luân lý xã hội, và đào tạo tín hữu giáo dân để họ là men trong cộng đoàn dân sự, bắt đầu từ tế bào nền tảng là gia đình. Đức Thánh Cha cũng khích lệ các Giám Mục tái đề nghị bí tích Hôn Phối như ơn thánh và sự dấn thân không thể đoạn tiêu giữa một người nam và một người nữ, và như là môi trường tự nhiên để tiếp nhận và giáo dục con cái. Giáo Hội, gia đình và học đường, đặc biệt là các trường Kitô, phải cộng tác với nhau để cống hiến cho người trẻ một nền giáo dục luân lý vững chắc. Nhưng các giới truyền thông cũng có phần trách nhiện lớn trong nhiệm vụ này. Khi nghĩ tới các vụ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên do một số các thừa tác viên có chức thánh gây ra, Đức Thánh Cha đã bầy tỏ sự gần gũi với các Giám Mục và khích lệ các vị trong nỗ lực băng bó các vết thương và củng cố tương quan với các linh mục. Ngài cũng nêu bật tương quan nội tại giữa Tin Mừng và luật lệ tự nhiên, quan niệm lành mạnh về sự tự do, chiều kích cộng đoàn của kinh nghiệm Kitô, sự cần thiết loan báo Tin Mừng một cách mới mẻ đặc biệt cho giới trẻ, ơn cứu rỗi như sự toàn vẹn của cuộc sống, và giáo dục cầu nguyện, từ đó nảy sinh ra tiếng Chúa gọi.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã kể lại kinh nghiệm về thánh lễ cử hành tại Vận động trường Công Viên Quốc Gia ở Washington, trong đó ngài cùng mọi người xin Chúa Thánh Thần đổ tràn ơn xuống trên toàn Giáo Hội tại Hoa Kỳ để Giáo Hội có thể đương dầu với các thách đố hiện tại và tương lai với lòng can đảm và niềm hy vọng. Một trong các thách đố đó là việc giáo dục. Đây cũng là đề tài cuộc găp gỡ các viện trưởng các đại học công giáo, các vị hữu trách về giáo dục trong các giáo phận, dại diện các giáo sư và sinh viên toàn Hoa Kỳ. Đức Thánh Cha đã nêu bật rằng giáo dục cũng là một phần sứ mệnh của Giáo Hội và Giáo Hội Hoa Kỳ đã luôn luôn rất dấn thân góp phần phục vụ qúy báu này cho xã hội và nền văn hóa. Cần phải tiếp tục nhiệm vụ này với nhiều phẩm chất hơn.
Ngoài ra Đức Thánh Cha cũng gặp gỡ đại diện các tôn giáo khác tại Trung Tâm Văn Hóa Gioan Phaolo II, rồi viếng thăm hội đường do thái. Đó là dịp để cùng các tôn giáo bầy tỏ quyết tâm dấn thân đối thoại và thăng tiến hòa bình. Tại Hoa Kỳ là quê hương của tự do tôn giáo, Đức Thánh Cha đã muốn nhắc lại rằng mọi tôn giáo đều phải cùng chung vai sát cánh bảo vệ tự do tôn giáo, tránh mọi hình thức kỳ thị và thành kiến. Buổi cầu nguyện đại kết với đại diện các Giáo Hội và cộng đoàn Kitô khác cũng là dịp cùng nhau xin Chúa gia tăng khả năng làm chứng tá chung cho lòng tin nơi Chúa Giêsu Kitô và hiệp nhất với nhau hơn.
Đề cập tới mục đích thứ hai của chuyến viếng thăm Hoa Kỳ Đức Thánh Cha nói:
Mục đích chính khác chuyến công du của tôi là viếng thăm trụ sở Liên Hiệp Quốc: đây là lần viếng thăm thứ tư của một Giáo Hoàng, sau chuyến viếng thăm của Đức Phaolo VI hồi năm 1965, và hai lần viếng thăm của Đức Gioan Phaolo II vào năm 1979 và 1995. Trong dịp kỷ niệm 60 năm ban bố Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền, Chúa Quan Phòng đã cho tôi cơ may xác nhận giá trị của Hiến Chương đó, trong sự đồng ý rộng rãi và uy tín vượt trên ranh giới quốc gia, bằng cách nhắc lại nền tảng đại đồng của nó, nghĩa là phẩm giá con người, được Thiên Chúa tạo dựng nên giống hình ảnh Ngài để cộng tác vào chương trình sự sống và hoà bình vĩ đại của Ngài trên thế giới. Cũng như hòa bình, việc tôn trọng các quyền con người đâm rễ sâu trong ”công lý”, có nghĩa là trong trật tự luân lý, điều được tóm tắt trong câu châm ngôn ”Đừng làm cho người khác những gì bạn không muốn người ta làm cho bạn”, có giá trị cho mọi thời dại và mọi dân tộc; hay nói như Chúa Giêsu: ”Tất cả những gì các con muốn người khác làm cho mình, thì cũng hãy làm cho họ” (Mt 7,12). Đức Thánh Cha đã tái khẳng định phần đóng góp của Tòa Thánh và dấn thân của Giáo Hội Công Giáo đối với Liên Hiệp Quốc trong việc củng cố các tương quan quốc tế, quan trọng đối với các nguyên tắc trách nhiệm và liên đới.
Sau cùng Đức Thánh Cha cũng nhắc tới buổi gặp gỡ các linh mục tu sĩ nam nữ tại nhà thờ chính tòa St Patrick, nhân dịp kỷ niệm 3 năm giữ chức vụ chủ chăn Giáo Hội hoàn vũ. Ngài cảm nghiệm được sự yểm trợ của mọi người đối vớ sứ vụ Phêrô của ngài. Đức Thánh Cha cũng không quên cuộc gặp gỡ với các chủng sinh và giới trẻ. Ngài đã đề nghị với họ một số gương mẫu chứng nhân của Tin Mừng tại Hoa Kỳ phục vụ Thiên Chúa, xã hội và tha nhân. Tin Mừng sự thật khiến cho tín hữu được tự do trong tình yêu thương, trong việc phục vụ và trong cuộc sống xả thân cho người khác. Nơi các thánh người trẻ tìm thấy ánh sáng đánh tan bóng tối: ánh sáng đó là Chúa Kitô, hy vọng của mọi người.
Tại Ground Zero Đức Thánh Cha đã cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ khủng bố 11 tháng 9 năm 2001 và xin ơn hòa bình cho thế giới. Sau cùng là thánh lễ tại vận động trường Yankee, cử hành 200 năm 5 giáo phận cổ kính nhất của Giáo Hội Hoa Kỳ. Đức Thánh Cha mời gọi mọi người hiệp ý với ngài cảm tạ Chúa vì chuyến tông du vừa qua. Ngài cũng không quên cám ơn Tổng Thống, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ các giới chức đạo đời và tất cả những ai đã trợ giúp để chuyến viếng thăm diễn ra tốt đẹp. Ngài xin Chúa cho chuyến tông du đem lại nhiều hoa trái cho Giáo Hội tại Hoa Ky và khắp nơi trên thế giới, nhờ lời bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria.
Sau khi chào các nhóm hành hương bằng nhiều thứ tiếng khác nhau Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Các nghiên cứu khoa học cần phải có luân lý
Linh Tiến Khải
12:36 30/04/2008
Các nghiên cứu khoa học cần phải có luân lý
Phỏng vấn nữ giáo sư triết gia Laura Boella, về sự cần thiết của luân lý trong các nghiên cứu khoa học
Trong các năm qua đề tài tương quan giữa lòng tin, luân lý và khoa học đã được thảo luận nhiều, đặc biệt vì các trào lưu tục hóa và duy đời qúa khích chủ trương bài xích tôn giáo và các giá trị siêu việt, và có khuynh hướng biến thành ý thức hệ thống trị xã hội. Đây đã là điều xảy ra tại Italia, trong đó từ vài năm nay các đảng tả phái phát động chiến dịch công khai tấn kích Giáo Hội Công Giáo và mạ lị giới lãnh đạo của Giáo Hội.
Trào lưu bài xích và chống đối Giáo Hội Công Giáo này đã dẫn xưa tới vụ một số giáo sư và sinh viên của đại học La Sapienza ở Roma phản đối việc Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI tham dự lễ nghi khai giảng niên khóa mới của đại học, mặc dù Đức Giáo Hoàng được viện trưởng đại học mời. Lá thư phản đối của một số ít giáo sư và các cuộc biểu tình phản đối của một nhóm nhỏ sinh viên đã tạo ra bầu khí không thích hợp khiến cho Tòa Thánh quyết định hủy bỏ chuyến viếng thăm đại học La Sapienza.
Biến cố này đã khiến cho Italia trở thành một ”gương mặt lọ lem” trước dư luận thế giới, và đặc biệt gây phẫn nộ trong các giới chính trị, trí thức và văn hóa. Và người ta không lấy làm lạ khi thấy những người có tâm thức tục hóa và duy đời cực đoan muốn tìm mọi cách loại bỏ ảnh hưởng của tôn giáo và luân lý khỏi cuộc sống xã hội cũng như khỏi các lãnh vực nghiên cứu khoa học, vì họ cho rằng chúng không dính dáng gì với nhau.
Trong những ngày vừa qua bà Laura Boella, nữ giáo sư triết học luân lý của đại học Milano, bắc Italia, đã cho phát hành cuốn sách tựa đề ”Luân lý thần kinh”, trong đó bà cho thấy các nghành khoa học khác nhau, kể cả khoa thần kinh não bộ, đều cần có một nền luân lý giúp vượt thắng sự phân cách giữa lý trí và tâm tình. Bà mạnh mẽ bênh vực quyền của mỗi người được biết những gì mà các khoa học gia đang nghiên cứu tìm tòi trong phòng thí nghiệm.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn bà Laura Boella, giáo sư triết học luân lý, về sự cần thiết của luân lý trong các nghiên cứu và hiểu biết khoa học, đặc biệt là luân lý thần kinh.
Hỏi: Thưa giáo sư Boella, tại sao mọi người đều có quyền biết các khoa học gia đang làm gì trong các phòng thí nghiệm, đặc biệt khi họ nghiên cứu hệ thần kinh não bộ?
Đáp: Có một lý do gắn liền với nền dân chủ trong ý nghĩa tràn đầy của nó liên quan tới luân lý thần kinh. Con người có quyền biết điều gì đang được làm trong các phòng thí nghiệm để khiến cho các hiểu biết liên quan tới óc não của chúng ta được tiến triển mau chóng hơn, mà không qua các phóng đại hay bóp méo hoặc lèo lái lệch lạc của các phương tiện truyền thông. Trong thời gian qua các hiểu biết này ngày càng gia tăng nhiều hơn, và chúng sẽ rất nhanh chóng có ảnh hưởng cụ thể trên cuộc sống thường ngày của từng người trong chúng ta.
Hỏi: Thưa giáo sư, nói một cách chính xác, luân lý thần kinh có nghĩa là gì?
Đáp: Một đàng là có một nền luân lý liên quan tới các khoa học nghiên cứu về hệ thần kinh não bộ, đề nghị các vấn đề đã được nghiên cứu một cách rộng rãi trong lãnh vực luân lý sinh học. Đàng khác chúng ta có các khoa học về thần kinh não bộ của luân lý, là khía cạnh, theo tôi, kích thích hơn, khiêu khích hơn và cấp thiết hơn đối với suy tư triết học. Nhờ các nghiên cứu thực nghiệm trên hệ thống thần kinh của chúng ta, chúng ta đang đứng trước một cuộc xâm chiếm của các kết qủa hiểu biết và các áp dụng của chúng một ngày gần đây trong ngành y khoa và dược khoa liên quan tới cuộc sống chúng ta. Nó quan trọng đến độ chúng ta có thể định nghĩa nó là một khía cạnh quan trọng của thực tại ngày nay. Nó cũng liên quan tới lãnh vực của các vấn đề triết lý cổ điển, và cả các vấn đề siêu hình nữa. Chúng ta bước thẳng vào trung tâm các phán đoán luân lý của người khác, của khả năng quên đi, của việc làm sao để đương đầu với nỗi khổ đau. Và tất cả những điều này đều có thể ảnh hưởng trên ý tưởng về sự tự do và tinh thần trách nhiệm, khiến cho hệ thống hình sự ngày nay gặp khủng hoảng chẳng hạn.
Hỏi: Thưa giáo sư, các chuyên viên thần kinh não bộ thường bị tố cáo là muốn giản lược tất cả sự phong phú trong cung cách hành xử của con người vào nền tảng não bộ. Thế thì triết lý có thể có vai trò nào trong một cuộc đối đầu không quân bình giữa hai bên như vậy?
Đáp: Luân lý thần kinh não bộ không phải là một khoảng không trống rỗng liên nghành, và các cố gắng nhằm kết thúc cuộc thảo luận liên quan tới nó, bằng cách tuyên bố tự nhiên hóa toàn diện việc suy tư luân lý là các trốn chạy không được biện minh. Tuy nhiên, cần phải tính sổ với một đống đầy các sự kiện, nảy sinh với các kỹ thuật giúp có cái nhìn sống động liên quan tới các hoạt động não bộ của chúng ta. Và không thể coi thường ảnh hưởng của các cuộc nghiên cứu đối với dư luận quần chúng, như chúng ta thấy trình bầy đầy dẫy trên báo chí. Một suy tư luân lý mà không khởi hành từ các hệ thống sít sao và to lớn - và đây là viễn tượng của tôi - thì có cơ may tập hợp trở lại các quan điểm một chiều. Có sự phân cách giữa thiên nhiên và luật lệ, giữa hình thể học và các điều lệ, đây là sự phân cách mà triết lý phải có nhiệm vụ tái kết hợp chừng nào có thể. Khi chúng ta hiểu biết nhiều hơn chúng ta được cấu tạo thế nào, khi chúng ta khám phá ra bộ óc của chúng ta phản ứng ra sao mà chúng ta không ý thức được, không phải vì thế mà chúng ta trở thành vô trách nhiệm. Trái lại chúng ta có thêm một yếu tố nữa để đẩy mạnh trở lại trách nhiệm luân lý của chúng ta. Có các chi tiết chưa hề được tiết lộ, và các mục tiêu được đưa ra ánh sáng, và với chúng, chúng ta có thể tái đưa ra các ý nghĩa luân lý và tinh thần của các thay đổi đang xảy ra.
Hỏi: Đặc biệt xem ra các cảm xúc mà việc suy tư thường loại vào lãnh vực vô lý, lại có một vai trò mới nổi bật, có đúng thế không thưa giáo sư?
Đáp: Các khoa học về thần kinh não bộ không chỉ nói cho chúng ta biết rằng các cảm xúc có tầm quan trọng lớn trong nhiều cung cách hành xử của chúng ta, nhưng chúng cần thiết đối với điều, mà tri thức chung cho là một thái độ bình thường. Các bệnh nhân bị chấn thương một phần chuyên biệt nào đó trong não bộ, đặc biệt là những người đã mất khả năng bị cảm xúc lôi cuốn, khi được đặt trước các cảnh khó xử luân lý, thì họ biểu lộ ra hoặc bằng khuynh hướng vô liêm sỉ một chiều, hoặc bằng một sự vô lý trầm trọng. Tái chiếm được các cảm xúc có nghĩa là trao ban trở lại ý nghĩa và giá trị cho thân xác, với các thái độ độc đáo của nó liên quan tới lợi lộc, tha giác (empatia) và việc chú ý săn sóc người khác.
Hỏi: Như thế là chúng ta trở lại với phụ đề cuốn sách của giáo sư là ”Luân lý trước luân lý”. Hay nói đúng ra là trở về với các nền tảng bản năng trong các cung cách hành xử của chúng ta, nhưng không phải vì thế mà là vô lý hay tiêu cực, có đúng thế không thưa giáo sư?
Đáp: Một cách chính xác vấn đề ở đây là thắng vượt - với sự trợ giúp của các khoa học về thần kinh não bộ - sự phân cách triệt để giữa lý trí và tâm tình, đã là đặc thái nhiều phần trong lịch sử triết học của chúng ta. Antonio Damasio đã là một người đi tiên phong trong chiều hướng này, với ý niệm về ranh giới thể xác, hiện diện dưới hình thái các sứ điệp của thân xác: dạ dầy co thắt lại khi con người sợ hãi, hai vai rung lên vì cười rũ rượi. Các cảm xúc nền tảng như là kết qủa của sự tiến triển, không quyết định thay cho chúng ta, nhưng giúp chúng ta định hướng trong thế giới. Việc khám phá ra các tế bào não bộ gương làm ”sống” các hoạt động của người khác mà chúng ta trông thấy, cho phép chúng ta đánh giá một tâm tình chìa khóa như là tha giác (empatia).
Hỏi: Từ sách của giáo sư tỏa thoát ra một sự rộng mở nào đó đối với các khoa học thần kinh não bộ, trái nghịch với các sợ hãi do các triết gia như Habemas và Fukuyama... đưa ra chẳng hạn, có đúng thế không thưa giáo sư?
Đáp: Triết học phải đối diện với vùng đất chưa được biết tới này, mà không cần phải lo sợ, nhưng vẫn duy trì một hình thái tỉnh thức. Nó phải đồng hành với tiến trình duy trì ngôn ngữ riêng và thăng tiến cuộc đối thoại ngang hàng với các nghành khác. Tại Italia xem ra có một sự thờ ơ nguy hiểm đối với khoa luân lý não bộ, mặc dù ảnh hưởng không thể thấy trước được của nó trên các lãnh vực xã hội, chính trị và pháp lý.
(Avvenire 3-4-2008)
Phỏng vấn nữ giáo sư triết gia Laura Boella, về sự cần thiết của luân lý trong các nghiên cứu khoa học
Trong các năm qua đề tài tương quan giữa lòng tin, luân lý và khoa học đã được thảo luận nhiều, đặc biệt vì các trào lưu tục hóa và duy đời qúa khích chủ trương bài xích tôn giáo và các giá trị siêu việt, và có khuynh hướng biến thành ý thức hệ thống trị xã hội. Đây đã là điều xảy ra tại Italia, trong đó từ vài năm nay các đảng tả phái phát động chiến dịch công khai tấn kích Giáo Hội Công Giáo và mạ lị giới lãnh đạo của Giáo Hội.
Trào lưu bài xích và chống đối Giáo Hội Công Giáo này đã dẫn xưa tới vụ một số giáo sư và sinh viên của đại học La Sapienza ở Roma phản đối việc Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI tham dự lễ nghi khai giảng niên khóa mới của đại học, mặc dù Đức Giáo Hoàng được viện trưởng đại học mời. Lá thư phản đối của một số ít giáo sư và các cuộc biểu tình phản đối của một nhóm nhỏ sinh viên đã tạo ra bầu khí không thích hợp khiến cho Tòa Thánh quyết định hủy bỏ chuyến viếng thăm đại học La Sapienza.
Biến cố này đã khiến cho Italia trở thành một ”gương mặt lọ lem” trước dư luận thế giới, và đặc biệt gây phẫn nộ trong các giới chính trị, trí thức và văn hóa. Và người ta không lấy làm lạ khi thấy những người có tâm thức tục hóa và duy đời cực đoan muốn tìm mọi cách loại bỏ ảnh hưởng của tôn giáo và luân lý khỏi cuộc sống xã hội cũng như khỏi các lãnh vực nghiên cứu khoa học, vì họ cho rằng chúng không dính dáng gì với nhau.
Trong những ngày vừa qua bà Laura Boella, nữ giáo sư triết học luân lý của đại học Milano, bắc Italia, đã cho phát hành cuốn sách tựa đề ”Luân lý thần kinh”, trong đó bà cho thấy các nghành khoa học khác nhau, kể cả khoa thần kinh não bộ, đều cần có một nền luân lý giúp vượt thắng sự phân cách giữa lý trí và tâm tình. Bà mạnh mẽ bênh vực quyền của mỗi người được biết những gì mà các khoa học gia đang nghiên cứu tìm tòi trong phòng thí nghiệm.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn bà Laura Boella, giáo sư triết học luân lý, về sự cần thiết của luân lý trong các nghiên cứu và hiểu biết khoa học, đặc biệt là luân lý thần kinh.
Hỏi: Thưa giáo sư Boella, tại sao mọi người đều có quyền biết các khoa học gia đang làm gì trong các phòng thí nghiệm, đặc biệt khi họ nghiên cứu hệ thần kinh não bộ?
Đáp: Có một lý do gắn liền với nền dân chủ trong ý nghĩa tràn đầy của nó liên quan tới luân lý thần kinh. Con người có quyền biết điều gì đang được làm trong các phòng thí nghiệm để khiến cho các hiểu biết liên quan tới óc não của chúng ta được tiến triển mau chóng hơn, mà không qua các phóng đại hay bóp méo hoặc lèo lái lệch lạc của các phương tiện truyền thông. Trong thời gian qua các hiểu biết này ngày càng gia tăng nhiều hơn, và chúng sẽ rất nhanh chóng có ảnh hưởng cụ thể trên cuộc sống thường ngày của từng người trong chúng ta.
Hỏi: Thưa giáo sư, nói một cách chính xác, luân lý thần kinh có nghĩa là gì?
Đáp: Một đàng là có một nền luân lý liên quan tới các khoa học nghiên cứu về hệ thần kinh não bộ, đề nghị các vấn đề đã được nghiên cứu một cách rộng rãi trong lãnh vực luân lý sinh học. Đàng khác chúng ta có các khoa học về thần kinh não bộ của luân lý, là khía cạnh, theo tôi, kích thích hơn, khiêu khích hơn và cấp thiết hơn đối với suy tư triết học. Nhờ các nghiên cứu thực nghiệm trên hệ thống thần kinh của chúng ta, chúng ta đang đứng trước một cuộc xâm chiếm của các kết qủa hiểu biết và các áp dụng của chúng một ngày gần đây trong ngành y khoa và dược khoa liên quan tới cuộc sống chúng ta. Nó quan trọng đến độ chúng ta có thể định nghĩa nó là một khía cạnh quan trọng của thực tại ngày nay. Nó cũng liên quan tới lãnh vực của các vấn đề triết lý cổ điển, và cả các vấn đề siêu hình nữa. Chúng ta bước thẳng vào trung tâm các phán đoán luân lý của người khác, của khả năng quên đi, của việc làm sao để đương đầu với nỗi khổ đau. Và tất cả những điều này đều có thể ảnh hưởng trên ý tưởng về sự tự do và tinh thần trách nhiệm, khiến cho hệ thống hình sự ngày nay gặp khủng hoảng chẳng hạn.
Hỏi: Thưa giáo sư, các chuyên viên thần kinh não bộ thường bị tố cáo là muốn giản lược tất cả sự phong phú trong cung cách hành xử của con người vào nền tảng não bộ. Thế thì triết lý có thể có vai trò nào trong một cuộc đối đầu không quân bình giữa hai bên như vậy?
Đáp: Luân lý thần kinh não bộ không phải là một khoảng không trống rỗng liên nghành, và các cố gắng nhằm kết thúc cuộc thảo luận liên quan tới nó, bằng cách tuyên bố tự nhiên hóa toàn diện việc suy tư luân lý là các trốn chạy không được biện minh. Tuy nhiên, cần phải tính sổ với một đống đầy các sự kiện, nảy sinh với các kỹ thuật giúp có cái nhìn sống động liên quan tới các hoạt động não bộ của chúng ta. Và không thể coi thường ảnh hưởng của các cuộc nghiên cứu đối với dư luận quần chúng, như chúng ta thấy trình bầy đầy dẫy trên báo chí. Một suy tư luân lý mà không khởi hành từ các hệ thống sít sao và to lớn - và đây là viễn tượng của tôi - thì có cơ may tập hợp trở lại các quan điểm một chiều. Có sự phân cách giữa thiên nhiên và luật lệ, giữa hình thể học và các điều lệ, đây là sự phân cách mà triết lý phải có nhiệm vụ tái kết hợp chừng nào có thể. Khi chúng ta hiểu biết nhiều hơn chúng ta được cấu tạo thế nào, khi chúng ta khám phá ra bộ óc của chúng ta phản ứng ra sao mà chúng ta không ý thức được, không phải vì thế mà chúng ta trở thành vô trách nhiệm. Trái lại chúng ta có thêm một yếu tố nữa để đẩy mạnh trở lại trách nhiệm luân lý của chúng ta. Có các chi tiết chưa hề được tiết lộ, và các mục tiêu được đưa ra ánh sáng, và với chúng, chúng ta có thể tái đưa ra các ý nghĩa luân lý và tinh thần của các thay đổi đang xảy ra.
Hỏi: Đặc biệt xem ra các cảm xúc mà việc suy tư thường loại vào lãnh vực vô lý, lại có một vai trò mới nổi bật, có đúng thế không thưa giáo sư?
Đáp: Các khoa học về thần kinh não bộ không chỉ nói cho chúng ta biết rằng các cảm xúc có tầm quan trọng lớn trong nhiều cung cách hành xử của chúng ta, nhưng chúng cần thiết đối với điều, mà tri thức chung cho là một thái độ bình thường. Các bệnh nhân bị chấn thương một phần chuyên biệt nào đó trong não bộ, đặc biệt là những người đã mất khả năng bị cảm xúc lôi cuốn, khi được đặt trước các cảnh khó xử luân lý, thì họ biểu lộ ra hoặc bằng khuynh hướng vô liêm sỉ một chiều, hoặc bằng một sự vô lý trầm trọng. Tái chiếm được các cảm xúc có nghĩa là trao ban trở lại ý nghĩa và giá trị cho thân xác, với các thái độ độc đáo của nó liên quan tới lợi lộc, tha giác (empatia) và việc chú ý săn sóc người khác.
Hỏi: Như thế là chúng ta trở lại với phụ đề cuốn sách của giáo sư là ”Luân lý trước luân lý”. Hay nói đúng ra là trở về với các nền tảng bản năng trong các cung cách hành xử của chúng ta, nhưng không phải vì thế mà là vô lý hay tiêu cực, có đúng thế không thưa giáo sư?
Đáp: Một cách chính xác vấn đề ở đây là thắng vượt - với sự trợ giúp của các khoa học về thần kinh não bộ - sự phân cách triệt để giữa lý trí và tâm tình, đã là đặc thái nhiều phần trong lịch sử triết học của chúng ta. Antonio Damasio đã là một người đi tiên phong trong chiều hướng này, với ý niệm về ranh giới thể xác, hiện diện dưới hình thái các sứ điệp của thân xác: dạ dầy co thắt lại khi con người sợ hãi, hai vai rung lên vì cười rũ rượi. Các cảm xúc nền tảng như là kết qủa của sự tiến triển, không quyết định thay cho chúng ta, nhưng giúp chúng ta định hướng trong thế giới. Việc khám phá ra các tế bào não bộ gương làm ”sống” các hoạt động của người khác mà chúng ta trông thấy, cho phép chúng ta đánh giá một tâm tình chìa khóa như là tha giác (empatia).
Hỏi: Từ sách của giáo sư tỏa thoát ra một sự rộng mở nào đó đối với các khoa học thần kinh não bộ, trái nghịch với các sợ hãi do các triết gia như Habemas và Fukuyama... đưa ra chẳng hạn, có đúng thế không thưa giáo sư?
Đáp: Triết học phải đối diện với vùng đất chưa được biết tới này, mà không cần phải lo sợ, nhưng vẫn duy trì một hình thái tỉnh thức. Nó phải đồng hành với tiến trình duy trì ngôn ngữ riêng và thăng tiến cuộc đối thoại ngang hàng với các nghành khác. Tại Italia xem ra có một sự thờ ơ nguy hiểm đối với khoa luân lý não bộ, mặc dù ảnh hưởng không thể thấy trước được của nó trên các lãnh vực xã hội, chính trị và pháp lý.
(Avvenire 3-4-2008)
Đức tin và lý trí đều có tính bất bạo động từ bản chất
Phụng Nghi
12:38 30/04/2008
Vatican (VIS) – Sau buổi triều yết chung sáng nay, Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI đã tiếp kiến các tham dự viên buổi họp lần thứ 6 giữa Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn giáo và Tổ chức Liên lạc và Văn hóa Hồi giáo của Tehran (Iran). Cuộc họp nhằm nghiên cứu chủ đề “Đức tin và Lý trí nơi Thiên Chúa giáo và Hồi giáo”.
Các tham dự viên phiên họp, đứng đầu là Hồng y Jean-Louis Tauran, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn giáo, và Mahdi Mostafavi, chủ tịch Tổ chức Liên lạc và Văn hóa Hồi giáo, đồng thuận những điểm sau đây:
“Đức tin và lý trí” đều là quà tặng của Thượng đế ban cho nhân loại.
“Đức tin và lý trí” không tương phản nhau, tuy nhiên, trong một số trường hợp, đức tin có thể vượt lên trên lý trí, nhưng không hề chống lại lý trí.
“Đức tin và lý trí, từ bản chất, đều có tính bất bạo động. Cả lý trí và đức tin đều không nên đem dùng để bạo hành; bất hạnh thay, cả hai đã có lúc bị sử dụng sai lạc để phạm tội bạo hành. Trong bất cứ trường hợp nào, những vụ việc này không thể đem lý trí hoặc đức tin ra để đặt thành vấn đề.
“Hai bên đồng ý gia tăng hợp tác nhằm triển dương tín ngưỡng chân chính, đặc biệt là phương diện tâm linh, để khuyến khích sự tôn trọng các biểu tượng được coi là linh thánh, và đề cao các giá trị luân lý.
“Người tín hữu Kitô giáo và tín đồ Hồi giáo nên vượt xa hơn tấm lòng dung thứ, chấp nhận các khác biệt, đồng thời nhận thức được các tương đồng, và cảm tạ Thượng đế vì các điểm chung đó. Họ được kêu gọi tôn trọng nhau, vì thế lên án các điều nhạo báng niềm tin tôn giáo.
“Tổng quát hóa là điều nên tránh khi nói về tôn giáo. Các khác biệt khi tuyên xưng niềm tin nơi Kitô giáo và Hồi giáo, sự đa dạng trong bối cảnh lịch sử, là những yếu tố cần được xem xét.
“Các truyền thống tôn giáo không thể được xét đoán dựa vào chỉ một câu hoặc một đoạn có trong các Sách thánh của hai bên. Một cái nhìn tổng thể cũng như một phương pháp chú giải thích hợp là điều cần thiết để hiểu biết đúng đắn các truyền thống đó.”
Các tham dự viên phiên họp, đứng đầu là Hồng y Jean-Louis Tauran, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn giáo, và Mahdi Mostafavi, chủ tịch Tổ chức Liên lạc và Văn hóa Hồi giáo, đồng thuận những điểm sau đây:
“Đức tin và lý trí” đều là quà tặng của Thượng đế ban cho nhân loại.
“Đức tin và lý trí” không tương phản nhau, tuy nhiên, trong một số trường hợp, đức tin có thể vượt lên trên lý trí, nhưng không hề chống lại lý trí.
“Đức tin và lý trí, từ bản chất, đều có tính bất bạo động. Cả lý trí và đức tin đều không nên đem dùng để bạo hành; bất hạnh thay, cả hai đã có lúc bị sử dụng sai lạc để phạm tội bạo hành. Trong bất cứ trường hợp nào, những vụ việc này không thể đem lý trí hoặc đức tin ra để đặt thành vấn đề.
“Hai bên đồng ý gia tăng hợp tác nhằm triển dương tín ngưỡng chân chính, đặc biệt là phương diện tâm linh, để khuyến khích sự tôn trọng các biểu tượng được coi là linh thánh, và đề cao các giá trị luân lý.
“Người tín hữu Kitô giáo và tín đồ Hồi giáo nên vượt xa hơn tấm lòng dung thứ, chấp nhận các khác biệt, đồng thời nhận thức được các tương đồng, và cảm tạ Thượng đế vì các điểm chung đó. Họ được kêu gọi tôn trọng nhau, vì thế lên án các điều nhạo báng niềm tin tôn giáo.
“Tổng quát hóa là điều nên tránh khi nói về tôn giáo. Các khác biệt khi tuyên xưng niềm tin nơi Kitô giáo và Hồi giáo, sự đa dạng trong bối cảnh lịch sử, là những yếu tố cần được xem xét.
“Các truyền thống tôn giáo không thể được xét đoán dựa vào chỉ một câu hoặc một đoạn có trong các Sách thánh của hai bên. Một cái nhìn tổng thể cũng như một phương pháp chú giải thích hợp là điều cần thiết để hiểu biết đúng đắn các truyền thống đó.”
Viên đá lịch sử có liên quan đến Thánh Phanxicô được mang tặng cho Hoa Kỳ
Ngọc Loan
14:11 30/04/2008
San Francisco: Hai Tu Sĩ Dòng Phan Sinh tại Assisi- Italia đã đến San Francisco Hoa Kỳ vào tháng Tư để mang tặng một vật hiếm có cho Thành Phố và cho Tổng Giáo Phận San Francisco: đó là một hòn đá từ nhà nguyện do chính Thánh Phanxicô và các đồ đệ theo Ngài đã xây dựng cách đây 800 năm, nhà nguyện này tại Assisi thường được gọi với tên La Tinh là Potiuncula
Viên đã được thắt bằng băng màu đó và được niêm phong lại bằng mộc sáp của Dòng Phan Sinh tại Assisi là nơi sinh trưởng của Thánh Phanxicô. Viên đá granite có màu hơi hồng được đặt trong một hộp bằng da bên ngoài có hình nhà nguyện Porziuncola bằng vàng, là nơi phát sinh ra Dòng Phan Sinh.
Viên đá đã được chuyền tay cho những vị khách được mời trong buổi lễ chào mừng tại Phi Trường Quốc Tế San Francisco vào ngày 22/4 và sau đó đã được đưa ra trong buổi lễ vào ngày 24/4 tại Bảo Tàng Viện De Young Museum.
Viên đá sẽ được đặt tại nhà ngưyện phỏng theo khuôn mẫu của Porziuncola tại Assisi, đang được xây dựng tại Đến Thánh Quốc Gia Thánh Phanxicô tại North Beach. Có thế thánh tích đầu tiên của vị Thánh Phaxicô vào thế kỷ thứ 13 sẽ được mang tới Hoa Kỳ và được đặt trên bàn thánh tại nhà nguyện Porziuncola đang xây này.
Thày Dòng Phan Sinh Gianpaolo Masotti tại Vương Cung Thánh Đường Santa Mria degli Angeli tại Assisi đã nói rằng “Viên đá này không chỉ là một hòn đá, nhưng nó là một câu chuyện của một sự thánh thiện, một sự thánh đức vốn đã kéo dài 800 năm. Nó là một hòn đá đã trải qua trước mắt trong chính cuộc đời Thánh Phanxicô, Thánh Clare và nhiều, nhiều vị Thánh khác và các môn đồ đã làm việc rất gian khổ để sống theo cuộc đời Thánh Phanxicô”.
Viên đá sẽ được lưu lại bảo tàng Viện De Young Museu cho tới khi nhà nguyện Porziuncola được cung hiến vào ngày 27/9 tới đây do chính Bộ Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin tại Vatican là Đức Hông Y William J. Levada cũng là người Hoa Kỳ và cũng nguyên là Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận San Francisco.
Thày Gianpaolo cho biết rằng 72 Tu Sĩ trong Cộng Đoàn Phan Sinh đã gặp gỡ vào năm 2006 và đã đồng ý dâng tặng vật báu lịch sử “với hy vọng mà viên đá này đã mang lại niềm vui cho chúng ta, thì cũng sẽ mang lại niềm vui đó đến Thành Phố San Francisco”.
Viên đá này là một trong hai viên đá đã được lấy ra khỏi Porziuncola trong những năm được trùng tu và được lưu giữ tại bảo tàng viện trong Vương Cung Thánh Đường, là Thánh Đường đã được lồng trên nhà nguyện vào thập niên 1600.
Thày Gianpaolo đã trình bày với tờ báo của Tổng Giáo Phận Catholic San Francisco: “Thánh đường đó là thánh đường nguyên thủy mà Thánh Phanxicô đã sửa chữa và yêu mến trong suốt cuộc đời Ngài. Phải chăng chính Ngài là người đã mang những viên đá đó? Ngay từ buổi đầu, chỉ có một mình Ngài nhưng có thể sau đó những người theo ngài đã giúp Ngài để sửa sang lại ngôi thánh đường. Dĩ nhiên chúng ta không biết là phần nào Thánh Phanxicô đã sửa sang lại”.
Trong khi ra rước viên đá từ phi trường, cựu Giám Sát Thành Phố San Francisco, Bà Angela Alioto, cũng là người chính ủng hộ dự án xây dựng nhà nguyện Proziuncola, Bà nói:
“ Thử hình dung xem hòn đá này đã nhìn thấy gì. Nó đã nhìn thấy Thánh Phanxicô khóc, nhìn thấy Thánh nhân cười, nhìn thấy Thánh nhân hát, nó đã nhìn thấy mọi sự Ngài làm mà chúng ta biết Ngài đã thiết lập nên một Dòng mà cho tới sau này 800 năm sau, đã chăm sóc cho người đau yêu và người nghèo. Thật không phải tối đẹp để một ai đó như tôi và cho thành phố này được mang tên Ngài sao”.
Đức Giám Mục tân cử William J. Justice, chưởng ấn hành giáo sĩ của Tổng Giáo Phận, sẽ được chịu chức Giám Mục vào ngày 28/5 tới đây đã ra phi trường thay mặt Đức Tổng Giám Mục Geroge H. Niederauer để chào mừng các tu sĩ Dòng Phan Sinh. Sau đó Cha Rober Cipriano, Chánh Sở đền thánh quốc gia đã đọc một bài thơ mang tinh thần của Thánh Phanxicô của Walter Rauschenbusch để cảm tạ Thiên Chúa:
Chúng con cám tạ Chúa vì trái đất này
là nhà của bầu trời rộng lớn và mặt trời được chúc phúc
vì biển mặn và dòng nước chảy
cho đồi núi vẫn giữ hình hài nguyên dạng và những cơn gió không bao giờ yên nghỉ,
vì cây cối và những loài cỏ tầm thường trên mặt đất.
Chúng con cảm tạ Chúa, Lạy Chúa, vì giác quan của chúng con, nhờ đó chúng con nghe được bài hát của những loài chim”.
Viên đã được thắt bằng băng màu đó và được niêm phong lại bằng mộc sáp của Dòng Phan Sinh tại Assisi là nơi sinh trưởng của Thánh Phanxicô. Viên đá granite có màu hơi hồng được đặt trong một hộp bằng da bên ngoài có hình nhà nguyện Porziuncola bằng vàng, là nơi phát sinh ra Dòng Phan Sinh.
Viên đá đã được chuyền tay cho những vị khách được mời trong buổi lễ chào mừng tại Phi Trường Quốc Tế San Francisco vào ngày 22/4 và sau đó đã được đưa ra trong buổi lễ vào ngày 24/4 tại Bảo Tàng Viện De Young Museum.
Viên đá sẽ được đặt tại nhà ngưyện phỏng theo khuôn mẫu của Porziuncola tại Assisi, đang được xây dựng tại Đến Thánh Quốc Gia Thánh Phanxicô tại North Beach. Có thế thánh tích đầu tiên của vị Thánh Phaxicô vào thế kỷ thứ 13 sẽ được mang tới Hoa Kỳ và được đặt trên bàn thánh tại nhà nguyện Porziuncola đang xây này.
Thày Dòng Phan Sinh Gianpaolo Masotti tại Vương Cung Thánh Đường Santa Mria degli Angeli tại Assisi đã nói rằng “Viên đá này không chỉ là một hòn đá, nhưng nó là một câu chuyện của một sự thánh thiện, một sự thánh đức vốn đã kéo dài 800 năm. Nó là một hòn đá đã trải qua trước mắt trong chính cuộc đời Thánh Phanxicô, Thánh Clare và nhiều, nhiều vị Thánh khác và các môn đồ đã làm việc rất gian khổ để sống theo cuộc đời Thánh Phanxicô”.
Viên đá sẽ được lưu lại bảo tàng Viện De Young Museu cho tới khi nhà nguyện Porziuncola được cung hiến vào ngày 27/9 tới đây do chính Bộ Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin tại Vatican là Đức Hông Y William J. Levada cũng là người Hoa Kỳ và cũng nguyên là Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận San Francisco.
Thày Gianpaolo cho biết rằng 72 Tu Sĩ trong Cộng Đoàn Phan Sinh đã gặp gỡ vào năm 2006 và đã đồng ý dâng tặng vật báu lịch sử “với hy vọng mà viên đá này đã mang lại niềm vui cho chúng ta, thì cũng sẽ mang lại niềm vui đó đến Thành Phố San Francisco”.
Viên đá này là một trong hai viên đá đã được lấy ra khỏi Porziuncola trong những năm được trùng tu và được lưu giữ tại bảo tàng viện trong Vương Cung Thánh Đường, là Thánh Đường đã được lồng trên nhà nguyện vào thập niên 1600.
Thày Gianpaolo đã trình bày với tờ báo của Tổng Giáo Phận Catholic San Francisco: “Thánh đường đó là thánh đường nguyên thủy mà Thánh Phanxicô đã sửa chữa và yêu mến trong suốt cuộc đời Ngài. Phải chăng chính Ngài là người đã mang những viên đá đó? Ngay từ buổi đầu, chỉ có một mình Ngài nhưng có thể sau đó những người theo ngài đã giúp Ngài để sửa sang lại ngôi thánh đường. Dĩ nhiên chúng ta không biết là phần nào Thánh Phanxicô đã sửa sang lại”.
Trong khi ra rước viên đá từ phi trường, cựu Giám Sát Thành Phố San Francisco, Bà Angela Alioto, cũng là người chính ủng hộ dự án xây dựng nhà nguyện Proziuncola, Bà nói:
“ Thử hình dung xem hòn đá này đã nhìn thấy gì. Nó đã nhìn thấy Thánh Phanxicô khóc, nhìn thấy Thánh nhân cười, nhìn thấy Thánh nhân hát, nó đã nhìn thấy mọi sự Ngài làm mà chúng ta biết Ngài đã thiết lập nên một Dòng mà cho tới sau này 800 năm sau, đã chăm sóc cho người đau yêu và người nghèo. Thật không phải tối đẹp để một ai đó như tôi và cho thành phố này được mang tên Ngài sao”.
Đức Giám Mục tân cử William J. Justice, chưởng ấn hành giáo sĩ của Tổng Giáo Phận, sẽ được chịu chức Giám Mục vào ngày 28/5 tới đây đã ra phi trường thay mặt Đức Tổng Giám Mục Geroge H. Niederauer để chào mừng các tu sĩ Dòng Phan Sinh. Sau đó Cha Rober Cipriano, Chánh Sở đền thánh quốc gia đã đọc một bài thơ mang tinh thần của Thánh Phanxicô của Walter Rauschenbusch để cảm tạ Thiên Chúa:
Chúng con cám tạ Chúa vì trái đất này
là nhà của bầu trời rộng lớn và mặt trời được chúc phúc
vì biển mặn và dòng nước chảy
cho đồi núi vẫn giữ hình hài nguyên dạng và những cơn gió không bao giờ yên nghỉ,
vì cây cối và những loài cỏ tầm thường trên mặt đất.
Chúng con cảm tạ Chúa, Lạy Chúa, vì giác quan của chúng con, nhờ đó chúng con nghe được bài hát của những loài chim”.
Những người vô gia cư chiếm ngữ Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Carmêlô tại Naples.
Ngọc Loan
14:11 30/04/2008
Naples- Italy: Một nhóm 348 người vô gia cư, bao gồm 115 trẻ em đã chiếm ngữ và sinh sống trong Vương Cung Thánh Đường trong 22 ngày và đòi hỏi chính quyền sở tại phải cung cấp nhà ở cố định cho họ. Đây là một Thánh Đường có tích cách lịch sử vì được xây từ thế kỷ thứ 12.
Các Thánh Lễ tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ núi Carmêlô, được nổi tiếng với tên thường gọi là “The Carmine”, đã phải đình hoãn sau khi những người vô gia cư đã xâm nhập vào nhà thờ làm nơi sinh sống vào ngày 4/4 với con số hơn 150 người, là những người đã bị trục xuất khỏi tòa nhà mà họ đã sinh sống một cách bất hợp pháp sau nhiều năm.
Sau khi hay tin những người vô gia cư chiếm nhà thờ, thì những người vô gia cư tại các vùng lân cận cũng đã kéo đến với tất cả con số lên tới 348 người, và họ cương quyết chiếm cứ nhà thờ cho tới khi chính quyền phải cung cấp nhà ở cho họ.
Công an đã ra lệnh cho những người vô gia cư phải rời khỏi nhà thờ hạn chót vào ngày thứ Bảy 26/4, trong khi một số người đã la lối xỉ nhục đến các tu sĩ Dòng Carmêlô, là Dòng đã chăm nom nhà thờ từ thế kỷ thứ 13. Thế nhưng tất cả những người vô gia cư đã thu xếp đồ cá nhân, khăn gói lên xe buýt đang chờ sẵn một cách ôn hòa để đến nơi tạm trú thuộc ngoại ô thành phố Naples.
Thông Tấn Xã ANSA của Italia đã tường trình đến tình trạng của Vương Cung Thánh Đường sau khi những người vô gia cư rời khỏi Thánh Đường. Bản tường trình cho biết những đường và cột bằng cẩm thạch tại khuôn viên bàn Thánh bị hư hại, một cây Thánh Gía bị gãy, tấm thảm bị dơ bẩn vì đã bị xử dụng như một tấm khăn che bàn, rất nhiều chỗ bị vẽ bậy trên tường.
Mặc dầu những người vô gia cư rời khỏi vào ngày 26/4, nhưng vẫn không có Thánh Lễ vào ngày 27/4. Thánh Lễ sẽ được các Cha Dòng Carmêlô cử hành trở lại ngày hôm nay 30/4.
Đức Hồng Y Crescenzio Sepe, nguyên là Tổng Trưởng Bộ Truyền Giáo, nay cai quản tại Naples đã gặp gỡ thường xuyên với các viên chức chính quyền thành phố trong thời gian những người vô gia cư chiếm ngữ trong Vương Cung Thánh Đường. Đức Hồng Y đã không đưa ra một lời bình luận nào cho tới ngày 21/4.
Đức Hồng Y Sepe nói: “Đây là một tình trạng không ai muốn. Chiếm ngữ một thánh đường luôn luôn là một sự phạm thánh. Tôi hy vọng vào cuối tuần này, các công việc mục vụ sẽ thực hiện trở lại tại The Carmine, là một trong những thánh đường quan trọng nhất trong thành phố”.
Trong lúc chiếm ngữ, Dịch Vụ Bảo Vệ Dân Sự và Người Láng Giềng tại Italia gần nhà thờ đã mang chăn mền, sữa và thực phẩm cho những người vô gia cư.
Về phần những người vô gia cư, họ đã biến khuôn viên bàn thánh dọc theo bên hông nhà thờ làm khu vực sinh sống riêng tư cho nhiều gia đình, và họ nói họ cũng tổ chức một đội ngữ để giữ cho Vương Cung Thánh Đường được sạch sẽ ngay cả khi họ nấu ăn, ăn uống, ngủ nghĩ, rửa chén và giặt giũ ngay trong nhà thờ. Có nơi một số thanh niên đã tụ họp chung quanh bàn thánh làm nơi đánh bài.
Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ núi Carmêlô tại Naples đã được xây dựng từ thế kỷ thứ 12, mặt dầu đã được trùng tu vào cuối thế kỷ thứ 13 và được trùng tu một lần nữa vào thập niên 1700. Tại đây có đặt tượng Đức Mẹ nổi tiếng có tên là “La Bruna” hay còn gọi là “The Brown One”, là một bức tượng đã được các Cha Dòng Carmêlô mang về từ thế kỷ thứ 12 sau khi trốn thoát khỏi những cuộc bạo loại tại Núi Carmel ở Thánh Địa.
Các Thánh Lễ tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ núi Carmêlô, được nổi tiếng với tên thường gọi là “The Carmine”, đã phải đình hoãn sau khi những người vô gia cư đã xâm nhập vào nhà thờ làm nơi sinh sống vào ngày 4/4 với con số hơn 150 người, là những người đã bị trục xuất khỏi tòa nhà mà họ đã sinh sống một cách bất hợp pháp sau nhiều năm.
Sau khi hay tin những người vô gia cư chiếm nhà thờ, thì những người vô gia cư tại các vùng lân cận cũng đã kéo đến với tất cả con số lên tới 348 người, và họ cương quyết chiếm cứ nhà thờ cho tới khi chính quyền phải cung cấp nhà ở cho họ.
Công an đã ra lệnh cho những người vô gia cư phải rời khỏi nhà thờ hạn chót vào ngày thứ Bảy 26/4, trong khi một số người đã la lối xỉ nhục đến các tu sĩ Dòng Carmêlô, là Dòng đã chăm nom nhà thờ từ thế kỷ thứ 13. Thế nhưng tất cả những người vô gia cư đã thu xếp đồ cá nhân, khăn gói lên xe buýt đang chờ sẵn một cách ôn hòa để đến nơi tạm trú thuộc ngoại ô thành phố Naples.
Thông Tấn Xã ANSA của Italia đã tường trình đến tình trạng của Vương Cung Thánh Đường sau khi những người vô gia cư rời khỏi Thánh Đường. Bản tường trình cho biết những đường và cột bằng cẩm thạch tại khuôn viên bàn Thánh bị hư hại, một cây Thánh Gía bị gãy, tấm thảm bị dơ bẩn vì đã bị xử dụng như một tấm khăn che bàn, rất nhiều chỗ bị vẽ bậy trên tường.
Mặc dầu những người vô gia cư rời khỏi vào ngày 26/4, nhưng vẫn không có Thánh Lễ vào ngày 27/4. Thánh Lễ sẽ được các Cha Dòng Carmêlô cử hành trở lại ngày hôm nay 30/4.
Đức Hồng Y Crescenzio Sepe, nguyên là Tổng Trưởng Bộ Truyền Giáo, nay cai quản tại Naples đã gặp gỡ thường xuyên với các viên chức chính quyền thành phố trong thời gian những người vô gia cư chiếm ngữ trong Vương Cung Thánh Đường. Đức Hồng Y đã không đưa ra một lời bình luận nào cho tới ngày 21/4.
Đức Hồng Y Sepe nói: “Đây là một tình trạng không ai muốn. Chiếm ngữ một thánh đường luôn luôn là một sự phạm thánh. Tôi hy vọng vào cuối tuần này, các công việc mục vụ sẽ thực hiện trở lại tại The Carmine, là một trong những thánh đường quan trọng nhất trong thành phố”.
Trong lúc chiếm ngữ, Dịch Vụ Bảo Vệ Dân Sự và Người Láng Giềng tại Italia gần nhà thờ đã mang chăn mền, sữa và thực phẩm cho những người vô gia cư.
Về phần những người vô gia cư, họ đã biến khuôn viên bàn thánh dọc theo bên hông nhà thờ làm khu vực sinh sống riêng tư cho nhiều gia đình, và họ nói họ cũng tổ chức một đội ngữ để giữ cho Vương Cung Thánh Đường được sạch sẽ ngay cả khi họ nấu ăn, ăn uống, ngủ nghĩ, rửa chén và giặt giũ ngay trong nhà thờ. Có nơi một số thanh niên đã tụ họp chung quanh bàn thánh làm nơi đánh bài.
Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ núi Carmêlô tại Naples đã được xây dựng từ thế kỷ thứ 12, mặt dầu đã được trùng tu vào cuối thế kỷ thứ 13 và được trùng tu một lần nữa vào thập niên 1700. Tại đây có đặt tượng Đức Mẹ nổi tiếng có tên là “La Bruna” hay còn gọi là “The Brown One”, là một bức tượng đã được các Cha Dòng Carmêlô mang về từ thế kỷ thứ 12 sau khi trốn thoát khỏi những cuộc bạo loại tại Núi Carmel ở Thánh Địa.
Luật cấm ăn xin tại Assisi, nơi sinh trưởng của Thánh Phanxicô.
Ngọc Loan
14:12 30/04/2008
Assisi- Italy Thành phố Assisi đã ban hành luật cấm ăn xin, cũng là thành phố nơi sinh trưởng của Thánh Phanxicô, vị Thánh của người nghèo.
Thị trưởng Thành Phố Assisi, Claudio Ricci đã ký một sắc lệnh vào trung tuần tháng Tư cấm tất cả các vụ ăn xin trong vòng 500 thước cách khuôn viên các nhà thờ, công viên, các tượng đài hay các tòa nhà công cộng. Đây là một biện pháp được coi là những người ăn xin không còn được lui tới cả thành phố Assisi nằm trên đồi.
Thị trưởng Ricci đã ban hành sắc lệnh sau khi đã nhận rất nhiều than phiền từ những người hành hương, các du khách vì sự ăn xin đã xảy ra có tính cách quá trắn trợn tại thành phố, đặc biệt là gần các thánh đường nơi khách hành hương đến thăm viếng.
Thị trưởng Ricci nói: “hiện tượng đã xảy ra đến mức độ vượt xa ngoài phạm vị những người ăn xin nghèo nhờ vào lòng hảo tâm. Điều này đã trở thành một hoạt động có tổ chức và lợi nhuận”.
Biện pháp đưa ra cũng kéo đến nhiều phẩm bình từ các nhà lãnh đạo chính trị phái tả tại Italia, họ coi đó như là một hành động xả hội bất nhân nhượng.
Tại Vatican, Đức Hồng Y Renato Martino, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Công Lý và Hòa Bình cũng bày tỏ quan ngại.
Đức Hồng Y nói với tờ báo Cộng Hòa la Repubblica rằng “Khẩn cầu đến lòng bác ái không phải là một tội, tôi không thấy tại sao nó lại bị cấm bởi luật pháp”.
Thế nhưng Đức Hồng Y Martino nói rằng đó có thể là “chuyên nghiệp giả hiệu” giữa những người hành khất, nhưng người ta nên nhớ đến lời khuyên của Thánh Augustine rằng tốt nhất nên giúp đỡ bất kỳ người nghèo nào để tránh nguy cơ khước từ một người nào đó, mà người đó lại là chính Đức Kitô.
Tuy nhiên Tu Sĩ Dòng Phan Sinh Conventual, Cha Vincenzo Coli, vị quản thủ Vương Cung Thánh Đường Thánh Phanxicô Assisi nói rằng, hành động của thị trưởng là một điều tốt. Cha nói: “Chúng ta cần xem phải áp dụng thế nào, nhưng nếu nó mang lại một sự tôn trọng cho chính mình, nơi chốn và cho người khác, thì đố không phải là điều xấu”.
Cha Coli nói thêm Thánh Phanxicô thưòng xin của bố thí để chia sẻ cảm nghiệm của người nghèo, nhưng điều này chỉ nên làm một khi tự mình không thể sinh nhai bằng việc làm.
Cha Coli bày tỏ rằng thật khó mà nói đến một vị Thánh từ thế kỷ thứ 13 ngày nay sẽ làm gì, vì thời gian đã thay đổi một cách đột ngột. “Ngày nay con người cần phải lưu tâm: Chúng ta có những người đi ăn xin một cách chuyên nghiệp, trong khi người khác thật sự đang thiếu thốn”.
Cha Coli cũng nói rằng ngài ủng hộ đến một điều khoản trong luật cấm, theo đó cấm người ta nằm và ngồi lăn lóc gần các thánh đường và các tượng đài. Cha nói rằng vào thời tiết ấm áp các du khách nằm phơi nắng tại những nơi trước Vương Cung Thánh Đường Thánh Phanxicô, xem ra giống như một bãi biển đông người.
Thị trưởng Thành Phố Assisi, Claudio Ricci đã ký một sắc lệnh vào trung tuần tháng Tư cấm tất cả các vụ ăn xin trong vòng 500 thước cách khuôn viên các nhà thờ, công viên, các tượng đài hay các tòa nhà công cộng. Đây là một biện pháp được coi là những người ăn xin không còn được lui tới cả thành phố Assisi nằm trên đồi.
Thị trưởng Ricci đã ban hành sắc lệnh sau khi đã nhận rất nhiều than phiền từ những người hành hương, các du khách vì sự ăn xin đã xảy ra có tính cách quá trắn trợn tại thành phố, đặc biệt là gần các thánh đường nơi khách hành hương đến thăm viếng.
Thị trưởng Ricci nói: “hiện tượng đã xảy ra đến mức độ vượt xa ngoài phạm vị những người ăn xin nghèo nhờ vào lòng hảo tâm. Điều này đã trở thành một hoạt động có tổ chức và lợi nhuận”.
Biện pháp đưa ra cũng kéo đến nhiều phẩm bình từ các nhà lãnh đạo chính trị phái tả tại Italia, họ coi đó như là một hành động xả hội bất nhân nhượng.
Tại Vatican, Đức Hồng Y Renato Martino, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Công Lý và Hòa Bình cũng bày tỏ quan ngại.
Đức Hồng Y nói với tờ báo Cộng Hòa la Repubblica rằng “Khẩn cầu đến lòng bác ái không phải là một tội, tôi không thấy tại sao nó lại bị cấm bởi luật pháp”.
Thế nhưng Đức Hồng Y Martino nói rằng đó có thể là “chuyên nghiệp giả hiệu” giữa những người hành khất, nhưng người ta nên nhớ đến lời khuyên của Thánh Augustine rằng tốt nhất nên giúp đỡ bất kỳ người nghèo nào để tránh nguy cơ khước từ một người nào đó, mà người đó lại là chính Đức Kitô.
Tuy nhiên Tu Sĩ Dòng Phan Sinh Conventual, Cha Vincenzo Coli, vị quản thủ Vương Cung Thánh Đường Thánh Phanxicô Assisi nói rằng, hành động của thị trưởng là một điều tốt. Cha nói: “Chúng ta cần xem phải áp dụng thế nào, nhưng nếu nó mang lại một sự tôn trọng cho chính mình, nơi chốn và cho người khác, thì đố không phải là điều xấu”.
Cha Coli nói thêm Thánh Phanxicô thưòng xin của bố thí để chia sẻ cảm nghiệm của người nghèo, nhưng điều này chỉ nên làm một khi tự mình không thể sinh nhai bằng việc làm.
Cha Coli bày tỏ rằng thật khó mà nói đến một vị Thánh từ thế kỷ thứ 13 ngày nay sẽ làm gì, vì thời gian đã thay đổi một cách đột ngột. “Ngày nay con người cần phải lưu tâm: Chúng ta có những người đi ăn xin một cách chuyên nghiệp, trong khi người khác thật sự đang thiếu thốn”.
Cha Coli cũng nói rằng ngài ủng hộ đến một điều khoản trong luật cấm, theo đó cấm người ta nằm và ngồi lăn lóc gần các thánh đường và các tượng đài. Cha nói rằng vào thời tiết ấm áp các du khách nằm phơi nắng tại những nơi trước Vương Cung Thánh Đường Thánh Phanxicô, xem ra giống như một bãi biển đông người.
ĐTC Benedicto XVI sẽ có chuyến tông du Úc từ ngày 12 đến 21 tháng Bảy
Đức Long
16:44 30/04/2008
VATICAN - Hôm thứ Tư ( 30/04/08), Toà Thánh thông báo ĐCT sẽ tông du Úc từ ngày 12 đến 21 tháng Bảy nhân dịp Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới đựợc tổ tại thành phố Sydney. Toà Thánh không đưa ra chi tiết về chuyến tông này đã được ghi trong sổ nhật ký của ĐTC. Có thể những tháng tới sẽ có chi tiết chương trình.
Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 23 sẽ diễn ra tại thành phố Sydney từ ngày 14 đến 20 tháng Bảy, qui tụ các bạn trẻ công giáo khắp thế giới.
Thông thường ĐTC chủ sự những ngày cuối của Đại Hội này cứ diến ra hai hoặc ba năm một lần.
Trước đây các nhà tổ chức Sydney đã thông báo ĐTC sẽ có mặt từ ngày 17 tháng Bảy. Chuyến tông du của ĐTC lần này được thông báo là dài ngày, làm người ta nghĩ rằng ĐTC, ở tuổi 81, cần dành một ít thời gian nghỉ ngơi tại chỗ giống như tiếng đồn đại mấy tuần qua ở Toà Thánh.
ĐTC Biển Đức XVI cũng muốn theo gương vị tiền nhiệm ĐGH Gioan Phalo II, trong chuyến tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới cuối cùng của ngài tại Toronto (Canađa )năm 2002,
ĐGH người Ba Lan, tuổi 82, bị bệnh Parkinson, đã lưu lại 3 ngày ghỉ ở miền quê trên ”hòn đảo dâu” ( Strawbery Islan) nằm giữ hồ cách Canađa chừng gần một tiếng đồng hồ bằng máy bay trực thăng.
Sau khi từ Sydney trở về, ĐTC còn phải đến Pháp từ ngày 12 đến 15 tháng Chín, vào dịp mừng 150 năm ĐứcMẹ hiện ra ở Lộ Đức. Chương trình thăm Pháp của ĐTC đã được Giám Mục Pháp công bố hôm tứ Hai ( 28/04), dự tính chặng dừng chân ở Paris, ĐTC sễ gặp tổng thống Pháp Sarkozy, dâng thánh lễ tại sảnh toà nhà nghệ thuật Invalides, nằm ở trung tâm thành phố París, trước khi ngài đến Lộ Đức.
ĐGH Biển Đức XVI đã chủ sự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2005 tại Cologne (ở Đức), quê hương của ngài.
Sydney xa so với Châu Âu và Mỹ nơi có đa số tín hữu công giáo, nên giáo vế máy bay dự trù ở mức khiêm tốn ở Đại Hội lần thứ 23 này.
Các nhà tổ chúc thông báo có khoảng 125.000 ban trẻ đến từ các nước.
Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 23 sẽ diễn ra tại thành phố Sydney từ ngày 14 đến 20 tháng Bảy, qui tụ các bạn trẻ công giáo khắp thế giới.
Thông thường ĐTC chủ sự những ngày cuối của Đại Hội này cứ diến ra hai hoặc ba năm một lần.
Trước đây các nhà tổ chức Sydney đã thông báo ĐTC sẽ có mặt từ ngày 17 tháng Bảy. Chuyến tông du của ĐTC lần này được thông báo là dài ngày, làm người ta nghĩ rằng ĐTC, ở tuổi 81, cần dành một ít thời gian nghỉ ngơi tại chỗ giống như tiếng đồn đại mấy tuần qua ở Toà Thánh.
ĐTC Biển Đức XVI cũng muốn theo gương vị tiền nhiệm ĐGH Gioan Phalo II, trong chuyến tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới cuối cùng của ngài tại Toronto (Canađa )năm 2002,
ĐGH người Ba Lan, tuổi 82, bị bệnh Parkinson, đã lưu lại 3 ngày ghỉ ở miền quê trên ”hòn đảo dâu” ( Strawbery Islan) nằm giữ hồ cách Canađa chừng gần một tiếng đồng hồ bằng máy bay trực thăng.
Sau khi từ Sydney trở về, ĐTC còn phải đến Pháp từ ngày 12 đến 15 tháng Chín, vào dịp mừng 150 năm ĐứcMẹ hiện ra ở Lộ Đức. Chương trình thăm Pháp của ĐTC đã được Giám Mục Pháp công bố hôm tứ Hai ( 28/04), dự tính chặng dừng chân ở Paris, ĐTC sễ gặp tổng thống Pháp Sarkozy, dâng thánh lễ tại sảnh toà nhà nghệ thuật Invalides, nằm ở trung tâm thành phố París, trước khi ngài đến Lộ Đức.
ĐGH Biển Đức XVI đã chủ sự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2005 tại Cologne (ở Đức), quê hương của ngài.
Sydney xa so với Châu Âu và Mỹ nơi có đa số tín hữu công giáo, nên giáo vế máy bay dự trù ở mức khiêm tốn ở Đại Hội lần thứ 23 này.
Các nhà tổ chúc thông báo có khoảng 125.000 ban trẻ đến từ các nước.
An Toàn Liên Mạng (3): Thư Mục Vụ Của Các Giám Mục Úc Châu
Vũ Văn An chuyển dịch
19:06 30/04/2008
An Toàn Liên Mạng (3): Thư Mục Vụ Của Các Giám Mục Úc Châu
Phụ Huynh Có Thể Làm Gì Giúp Con Cái Tìm Tòi Liên Mạng Cách An Toàn?
Có thể dò tìm Liên Mạng một cách an toàn, miễn là đặt ra một số nguyên tắc đơn giản. Trước nhất, phải giám thị việc con cái sử dnụg Liên Mạng. Đặt máy vi tính của gia đình tại một nơi chung và không cho phép con cái hay các thiếu niên có máy vi tính trong phòng ngủ của chúng. Hạn chế số giờ sử dụng Liên Mạng cũng là điều hữu ích. Nên cài đặt các chương trình lọc lựa (filters) có tính phò gia đình vào máy vi tính của gia đình để ngăn chặn các trang mạng không thích đáng. Tín liệu về những trang mạng đó có sẵn trên tarng mạng NetAlert của chính phủ Liên Bang www.netalert.gov.au. Nhưng điều quan trọng hơn nữa, là phụ huynh cần giáo dục con em mình biết các nguy hiểm của Liên Mạng và cho chúng có khả năng biết đưa ra các quyết định đúng đắn, có hiểu biết. Bằng cách đó, ta có hể tạo nên một cảm thức tin tưởng giúp thanh thiếu niên lớn lên thành những người sử dụng Liên Mạng có trách nhiệm, cả trong gia đình lẫn ở nơi khác.
Liên Mạng Khiêu Dâm - Kẻ Ngấm Ngầm Phá Hoại Liên Hệ
Một trong những cách sử dụng xấu của Liên Mạng là việc đầy rẫy văn hóa khiêu dâm. Tính ẩn danh tương đối của Liên Mạng và bản chất tư riêng của nó đem lại một nguy hiểm thực sự khiến người ta phát ghiền văn hóa khiêu dâm.Bản chất phân quyền của Liên Mạng đã tạo ra tình thế này là các tư liệu trên Liên Mạng thường hết sức cực đoan và đầy bạo lực. Vì bất cứ tư liệu nào không được hệ thống kiểm soát phim ảnh và truyền hình của Úc thông qua, đều tự do xuất hiện trên Liên Mạng. Thực vậy, theo một bài báo gần đây đề cập tới chủ đề này, các hình ảnh hiếp dâm, cưỡng bức và lạm dụng là những hình ảnh hết sức thông thường trên Liên Mạng (xvi). Tất cả các hình ảnh ấy đều có tính hạ thấp và làm mất nhân phẩm, nhất là đối với nữ giới.
Hiện đang có nhiều cuộc nghiên cứu về các tác hại do văn hóa khiêu dâm trên Liên Mạng đem tới cho hôn nhân và các mối liên hệ. Năm 2007, tờ Sydney Morning Herald đã dành hai tháng để nghiên cứu hiện tượng xã hội mới xẩy ra mà họ cho là “đang chuốc độc các cặp vợ chồng và phá hủy nhiều gia đình”. Cuộc nghiên cứu này đã tìm ra sự kiện này là càng ngày các huấn đạo viên càng phúc trình rằng các khách hàng của họ bắt đầu trích dẫn nạn khiêu dâm trên Liên Mạng như là yếu tố gây cho mối liên hệ của họ bị tan nát. Michael Flood, một nhà nghiên cứu về phái tính học tại Đại Học La Trobe và là đồng tác giả một phúc trình năm 2003 tựa là “Tuổi Trẻ và Nạn Khiêu Dâm” tại Úc, nói với tờ Sydney Morning Herald rằng: “Nam giới càng ngày càng sử dụng văn hóa khiêu dâm một cách bí mật, đáng mắc cỡ và gây tai hại. Việc ấy đang tạo nên tác hại đối với tình âu yếm và dục tính” (xvii). Một số huấn đạo viên coi đó là nạn ghiền khiêu dâm trên Liên Mạng. Một số khác chỉ coi đó như một thúc bách.
Các số liệu, do NetView thuộc tổ chức Nielsen/NetRatings cung cấp, cho thấy 2.7 triệu người Úc vào thăm một trang mạng “dành riêng cho người lớn” trong tháng Ba năm 2007 (con số này chỉ lặp lại những người vào thăm các trang mạng khiêu dâm có một lần); 4.3 triệu người đã vào thăm trong qúy đầu tiên của năm đó.
Hơn 35% những người sử dụng Liên Mạng trong qúy chấm dứt vào tháng Ba đã vào thăm một trang mạng dành cho người lớn ít nhất một lần (xviii). Hiệu quả của việc sử dụng liên tiếp văn hóa khiêu dâm trên mạng đối với hôn nhân thật là đau lòng. Người năng lui tới với văn hóa khiêu dâm ngày càng xa rời thực tại của liên hệ tính dục đầy yêu thương trong hôn nhân và người phối ngẫu càng trở nên cô lập và cảm nhận hơn một lòng tự trọng nghèo nàn và thấy mình không thoả đáng. Dĩ nhiên, nạn ghiền văn hóa khiêu dâm trên mạng cũng không kém nguy hại đối với những người còn độc thân hay những người hiến mình sống cuộc sống độc thân, nhất là khi điều ấy trở thành phương thức khác để có được tình bạn bản thân.
Giáo Hội luôn khích lệ việc thân mật hiến mình cho nhau nơi các cặp vợ chồng. Văn hóa khiêu dâm, ngược lại, phá hủy sự hiến thân ấy. Nó gây tổn thương cho phẩm giá những người góp phần (tài tử, người bán và công chúng nói chung), vì tất cả đã trở thành đối tượng của khoái lạc thấp hèn và lợi nhuận bất chính của kẻ khác. Nó dìm ngập tất cả những ai can dự vào ảo giác của một thế giới mộng mị (xix). Các thẩm quyền dân sự cần ngăn cản việc sản xuất và phân phối các tư liệu khiêu dâm, kể cả việc phân phối trên mạng, bao nhiêu có thể.
Kết Luận
Liên Mạng là ảnh hưởng văn hóa có tính lan tràn trong thời đại ta. Nó còn tiếp tục phát triển và diễn biến theo một tốc độ chóng mặt và các khả thể mà diễn biến này mang lại cho chúng ta, trong tư cách cá nhân, gia đình và Giáo Hội, ta sẽ không bao giờ dám mơ ước. Ta không nên sợ sệt mà hết lòng nắm lấy các cơ hội ấy. Nhưng cũng có những nguy hiểm trên Liên Mạng có hể tác động trên sự an toàn thể lý, thiêng liêng và xúc cảm cũng như phúc lợi của cả trẻ em lẫn người lớn. Thư Mục Vụ này tìm cách làm nổi bật một vài nguy hiểm ấy và nhìn một số vấn đề qua lăng kính đức tin của chúng ta vào Chúa Giêsu Kitô.
Chúng tôi cầu xin để khi dành thì giờ học biết một số những nguy hiểm của Liên Mạng và suy nghĩ tới các tác động của những nguy hiểm này đối với sự an toàn, đối với phẩm giá và các mối liên hệ nhân bản, chúng ta sẽ được chuẩn bị tốt hơn để trnáh được các nguy hiểm ấy và chú tâm vào các phẩm tính tích cực của Liên mạng. Chúng tôi hy vọng rằng các bậc cha mẹ, ông bà, từng cảm thấy mình xa cách lối sống do Liên Mạng dẫn dắt con em mình, tìm được khích lệ nơi Thư Mục Vụ này để trở nên người biết can dự và biết học hỏi nhiều hơn. Dành giờ với nhau trên Liên Mạng và duy trì đường dây thông đạt cởi mở là cách tốt nhất để ngăn chặn vấn đề khỏi phát triển thêm. Tạo ra các biên giới, các quy định và hoài mong thích đáng liên quan đến việc sử dụng Liên Mạng cũng là những bước thục tiễn rất tốt.
Chúng tôi ủng hộ các biện pháp của Chính Phủ Liên Bang trong việc đòi hỏi các Nhà Cung Cấp Liên mạng phải lọc lựa các tư liệu xấu xa trước khi nó tràn vào các máy vi tính gia đình. Dù việc lọc lựa ấy không bao giờ loại bỏ được hết các trang mạng có vấn đề, nhưng nó đã thành công tại nhiều quốc gia khác và là một biện pháp chính có tính tiến bộ để bảo vệ cộng đồng ta khỏi nhnữg tư liệu bất xứng trên màn ảnh vi tính. Chúng tôi cầu xin sao cho việc lọc lựa của các Nhà Cung Cấp Liên Mạng sớm trở thành một thực tại trong một tương lai gần. Là Kitô hữu, chúng ta được mời gọi chi sẻ Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô cho mọi người. Chúng ta hãy nắm lấy Liên Mạng với đức tin, với lòng hào hứng và sự khôn ngoan, đang khi cùng nhau chia sẻ ơn gọi của mình trong thời đại truyền thông liên mạng này.
Các Tham Chiếu
i. Cf NetAlert: A parent’s guide to internet safety: How to keep young internet users safe, (Commonwealth of Australia, 2007, p.2)
ii. Hội Đồng Giáo Hoàng Về Truyền Thông, Giáo Hội Và Liên Mạng (Libreria Editrice Vaticana, 2002), n.1.
iii. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Sứ điệp Của Đức Thánh Cha gửi Ngày Truyền Thông Thế Giới lần thứ 36, “Internet: A New Forum for Proclaiming the Gospel” ở trang mạng http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/message/communications/documents/hf_jp-ii_mes_20020122_world-communications-day_en.html
iv. Đức Gioan Phaolô II: “Internet: A New Forum for Proclaiming the Gospel” n.2
v. Đã Dẫn, n.3
vi. Đã Dẫn, n.3
vii. Đã Dẫn, n.3
viii. Đã Dẫn, n.4
ix. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, “Diễn Văn trước Phiên Họp Khoáng Đại của Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông”, ngày 9 tháng Ba, 2007, ở trang mạng http://www.zenit.org/articl-19115?1=english
x. Ethics in Internet, n.5
xi. Michael CarGregg, “For Kids, net result is gross” trên The Herald-Sun, ngày 8 tháng 11 năm 2007.
xii. Chính phủ Úc, NetAlert: A parent’s guide to internet safety: How to keep young internet users safe, (Commonwealth of Australia, 2007, p.5)
xiii. Cf Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Úc, “Catholic Church welcomes moves to block pornography, violence from home computer” ngày 23 tháng Ba, 2006 ở trang mạng http://www.acbc.catholic.org.au/bc/evanmis/200603231.htm
xiv Thượng nghị sĩ Stephen Conroy, Bộ Trưởng Broadband, Communications and the Digital Economy, “Government welcomes ACMA report on internet filtering” 21/02/2008, có tại trang mạng http://www.minister.dbcde.gov.au/media/media_release/2008/011.
xv. Đã Dẫn p.5.
xvi. Maree Crabbe và David Corlette, “The internet and the rise of porn” trên tờ The Age, ngày 3 tháng giêng, 2008
xvii Michael Flood theo như trích dẫn của Adele Horin trong “How porn is wrecking relationships” Sydney Morning Herald, ở trang mạng www.smh.com.au
xviii. Đã Dẫn
xix. Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, số 2354.
Phụ Huynh Có Thể Làm Gì Giúp Con Cái Tìm Tòi Liên Mạng Cách An Toàn?
Có thể dò tìm Liên Mạng một cách an toàn, miễn là đặt ra một số nguyên tắc đơn giản. Trước nhất, phải giám thị việc con cái sử dnụg Liên Mạng. Đặt máy vi tính của gia đình tại một nơi chung và không cho phép con cái hay các thiếu niên có máy vi tính trong phòng ngủ của chúng. Hạn chế số giờ sử dụng Liên Mạng cũng là điều hữu ích. Nên cài đặt các chương trình lọc lựa (filters) có tính phò gia đình vào máy vi tính của gia đình để ngăn chặn các trang mạng không thích đáng. Tín liệu về những trang mạng đó có sẵn trên tarng mạng NetAlert của chính phủ Liên Bang www.netalert.gov.au. Nhưng điều quan trọng hơn nữa, là phụ huynh cần giáo dục con em mình biết các nguy hiểm của Liên Mạng và cho chúng có khả năng biết đưa ra các quyết định đúng đắn, có hiểu biết. Bằng cách đó, ta có hể tạo nên một cảm thức tin tưởng giúp thanh thiếu niên lớn lên thành những người sử dụng Liên Mạng có trách nhiệm, cả trong gia đình lẫn ở nơi khác.
Liên Mạng Khiêu Dâm - Kẻ Ngấm Ngầm Phá Hoại Liên Hệ
Một trong những cách sử dụng xấu của Liên Mạng là việc đầy rẫy văn hóa khiêu dâm. Tính ẩn danh tương đối của Liên Mạng và bản chất tư riêng của nó đem lại một nguy hiểm thực sự khiến người ta phát ghiền văn hóa khiêu dâm.Bản chất phân quyền của Liên Mạng đã tạo ra tình thế này là các tư liệu trên Liên Mạng thường hết sức cực đoan và đầy bạo lực. Vì bất cứ tư liệu nào không được hệ thống kiểm soát phim ảnh và truyền hình của Úc thông qua, đều tự do xuất hiện trên Liên Mạng. Thực vậy, theo một bài báo gần đây đề cập tới chủ đề này, các hình ảnh hiếp dâm, cưỡng bức và lạm dụng là những hình ảnh hết sức thông thường trên Liên Mạng (xvi). Tất cả các hình ảnh ấy đều có tính hạ thấp và làm mất nhân phẩm, nhất là đối với nữ giới.
Hiện đang có nhiều cuộc nghiên cứu về các tác hại do văn hóa khiêu dâm trên Liên Mạng đem tới cho hôn nhân và các mối liên hệ. Năm 2007, tờ Sydney Morning Herald đã dành hai tháng để nghiên cứu hiện tượng xã hội mới xẩy ra mà họ cho là “đang chuốc độc các cặp vợ chồng và phá hủy nhiều gia đình”. Cuộc nghiên cứu này đã tìm ra sự kiện này là càng ngày các huấn đạo viên càng phúc trình rằng các khách hàng của họ bắt đầu trích dẫn nạn khiêu dâm trên Liên Mạng như là yếu tố gây cho mối liên hệ của họ bị tan nát. Michael Flood, một nhà nghiên cứu về phái tính học tại Đại Học La Trobe và là đồng tác giả một phúc trình năm 2003 tựa là “Tuổi Trẻ và Nạn Khiêu Dâm” tại Úc, nói với tờ Sydney Morning Herald rằng: “Nam giới càng ngày càng sử dụng văn hóa khiêu dâm một cách bí mật, đáng mắc cỡ và gây tai hại. Việc ấy đang tạo nên tác hại đối với tình âu yếm và dục tính” (xvii). Một số huấn đạo viên coi đó là nạn ghiền khiêu dâm trên Liên Mạng. Một số khác chỉ coi đó như một thúc bách.
Các số liệu, do NetView thuộc tổ chức Nielsen/NetRatings cung cấp, cho thấy 2.7 triệu người Úc vào thăm một trang mạng “dành riêng cho người lớn” trong tháng Ba năm 2007 (con số này chỉ lặp lại những người vào thăm các trang mạng khiêu dâm có một lần); 4.3 triệu người đã vào thăm trong qúy đầu tiên của năm đó.
Hơn 35% những người sử dụng Liên Mạng trong qúy chấm dứt vào tháng Ba đã vào thăm một trang mạng dành cho người lớn ít nhất một lần (xviii). Hiệu quả của việc sử dụng liên tiếp văn hóa khiêu dâm trên mạng đối với hôn nhân thật là đau lòng. Người năng lui tới với văn hóa khiêu dâm ngày càng xa rời thực tại của liên hệ tính dục đầy yêu thương trong hôn nhân và người phối ngẫu càng trở nên cô lập và cảm nhận hơn một lòng tự trọng nghèo nàn và thấy mình không thoả đáng. Dĩ nhiên, nạn ghiền văn hóa khiêu dâm trên mạng cũng không kém nguy hại đối với những người còn độc thân hay những người hiến mình sống cuộc sống độc thân, nhất là khi điều ấy trở thành phương thức khác để có được tình bạn bản thân.
Giáo Hội luôn khích lệ việc thân mật hiến mình cho nhau nơi các cặp vợ chồng. Văn hóa khiêu dâm, ngược lại, phá hủy sự hiến thân ấy. Nó gây tổn thương cho phẩm giá những người góp phần (tài tử, người bán và công chúng nói chung), vì tất cả đã trở thành đối tượng của khoái lạc thấp hèn và lợi nhuận bất chính của kẻ khác. Nó dìm ngập tất cả những ai can dự vào ảo giác của một thế giới mộng mị (xix). Các thẩm quyền dân sự cần ngăn cản việc sản xuất và phân phối các tư liệu khiêu dâm, kể cả việc phân phối trên mạng, bao nhiêu có thể.
Kết Luận
Liên Mạng là ảnh hưởng văn hóa có tính lan tràn trong thời đại ta. Nó còn tiếp tục phát triển và diễn biến theo một tốc độ chóng mặt và các khả thể mà diễn biến này mang lại cho chúng ta, trong tư cách cá nhân, gia đình và Giáo Hội, ta sẽ không bao giờ dám mơ ước. Ta không nên sợ sệt mà hết lòng nắm lấy các cơ hội ấy. Nhưng cũng có những nguy hiểm trên Liên Mạng có hể tác động trên sự an toàn thể lý, thiêng liêng và xúc cảm cũng như phúc lợi của cả trẻ em lẫn người lớn. Thư Mục Vụ này tìm cách làm nổi bật một vài nguy hiểm ấy và nhìn một số vấn đề qua lăng kính đức tin của chúng ta vào Chúa Giêsu Kitô.
Chúng tôi cầu xin để khi dành thì giờ học biết một số những nguy hiểm của Liên Mạng và suy nghĩ tới các tác động của những nguy hiểm này đối với sự an toàn, đối với phẩm giá và các mối liên hệ nhân bản, chúng ta sẽ được chuẩn bị tốt hơn để trnáh được các nguy hiểm ấy và chú tâm vào các phẩm tính tích cực của Liên mạng. Chúng tôi hy vọng rằng các bậc cha mẹ, ông bà, từng cảm thấy mình xa cách lối sống do Liên Mạng dẫn dắt con em mình, tìm được khích lệ nơi Thư Mục Vụ này để trở nên người biết can dự và biết học hỏi nhiều hơn. Dành giờ với nhau trên Liên Mạng và duy trì đường dây thông đạt cởi mở là cách tốt nhất để ngăn chặn vấn đề khỏi phát triển thêm. Tạo ra các biên giới, các quy định và hoài mong thích đáng liên quan đến việc sử dụng Liên Mạng cũng là những bước thục tiễn rất tốt.
Chúng tôi ủng hộ các biện pháp của Chính Phủ Liên Bang trong việc đòi hỏi các Nhà Cung Cấp Liên mạng phải lọc lựa các tư liệu xấu xa trước khi nó tràn vào các máy vi tính gia đình. Dù việc lọc lựa ấy không bao giờ loại bỏ được hết các trang mạng có vấn đề, nhưng nó đã thành công tại nhiều quốc gia khác và là một biện pháp chính có tính tiến bộ để bảo vệ cộng đồng ta khỏi nhnữg tư liệu bất xứng trên màn ảnh vi tính. Chúng tôi cầu xin sao cho việc lọc lựa của các Nhà Cung Cấp Liên Mạng sớm trở thành một thực tại trong một tương lai gần. Là Kitô hữu, chúng ta được mời gọi chi sẻ Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô cho mọi người. Chúng ta hãy nắm lấy Liên Mạng với đức tin, với lòng hào hứng và sự khôn ngoan, đang khi cùng nhau chia sẻ ơn gọi của mình trong thời đại truyền thông liên mạng này.
Các Tham Chiếu
i. Cf NetAlert: A parent’s guide to internet safety: How to keep young internet users safe, (Commonwealth of Australia, 2007, p.2)
ii. Hội Đồng Giáo Hoàng Về Truyền Thông, Giáo Hội Và Liên Mạng (Libreria Editrice Vaticana, 2002), n.1.
iii. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Sứ điệp Của Đức Thánh Cha gửi Ngày Truyền Thông Thế Giới lần thứ 36, “Internet: A New Forum for Proclaiming the Gospel” ở trang mạng http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/message/communications/documents/hf_jp-ii_mes_20020122_world-communications-day_en.html
iv. Đức Gioan Phaolô II: “Internet: A New Forum for Proclaiming the Gospel” n.2
v. Đã Dẫn, n.3
vi. Đã Dẫn, n.3
vii. Đã Dẫn, n.3
viii. Đã Dẫn, n.4
ix. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, “Diễn Văn trước Phiên Họp Khoáng Đại của Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông”, ngày 9 tháng Ba, 2007, ở trang mạng http://www.zenit.org/articl-19115?1=english
x. Ethics in Internet, n.5
xi. Michael CarGregg, “For Kids, net result is gross” trên The Herald-Sun, ngày 8 tháng 11 năm 2007.
xii. Chính phủ Úc, NetAlert: A parent’s guide to internet safety: How to keep young internet users safe, (Commonwealth of Australia, 2007, p.5)
xiii. Cf Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Úc, “Catholic Church welcomes moves to block pornography, violence from home computer” ngày 23 tháng Ba, 2006 ở trang mạng http://www.acbc.catholic.org.au/bc/evanmis/200603231.htm
xiv Thượng nghị sĩ Stephen Conroy, Bộ Trưởng Broadband, Communications and the Digital Economy, “Government welcomes ACMA report on internet filtering” 21/02/2008, có tại trang mạng http://www.minister.dbcde.gov.au/media/media_release/2008/011.
xv. Đã Dẫn p.5.
xvi. Maree Crabbe và David Corlette, “The internet and the rise of porn” trên tờ The Age, ngày 3 tháng giêng, 2008
xvii Michael Flood theo như trích dẫn của Adele Horin trong “How porn is wrecking relationships” Sydney Morning Herald, ở trang mạng www.smh.com.au
xviii. Đã Dẫn
xix. Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, số 2354.
Top Stories
L’épiscopat japonais expose à Rome les problèmes qu’il rencontre au Japon
Églises d'Asie
10:48 30/04/2008
L’épiscopat japonais expose à Rome les problèmes qu’il rencontre au Japon avec un grand séminaire confié au Chemin néo-catéchuménal
L’épiscopat japonais en appelle au pape pour l’aider à résoudre « le grave problème » qu’il rencontre avec le grand séminaire de Takamatsu, confié depuis 1991 au Chemin néo-catéchuménal. A trois reprises en l’espace de cinq mois, des évêques japonais se sont rendus à Rome pour faire part de leurs difficultés avec ce mouvement d’origine espagnole: en décembre 2007, à l’occasion de leur visite ad limina, au début du mois d’avril dernier et enfin la semaine dernière. « Il nous a semblé nécessaire de venir si souvent car le problème qui se pose à nous est grave et appelle une solution », a expliqué, le 25 avril à Rome, Mgr Okada, archevêque de Tokyo et président de la Conférence épiscopale japonaise.
L’affaire concerne le séminaire installé sur le territoire du diocèse de Takamatsu, au Shikoku (sud du Japon). En 1990, l’évêque de l’époque, Mgr Fukahori, accepte que le Chemin néo-catéchuménal vienne œuvrer dans son diocèse. L’année suivante, le mouvement, fondé en 1964 et présent au Japon depuis 1973, y ouvre un grand séminaire Redemptoris Mater, comme sont dénommés tous les séminaires confiés au mouvement (1). Le séminaire accueille principalement des séminaristes étrangers, venus d’Espagne, des Philippines, d’Amérique latine et d’autres pays, appelés, une fois ordonnés à la prêtrise, à servir soit dans des diocèses au Japon soit à l’étranger. Rapidement, des critiques sont apparues sur la manière de fonctionner du séminaire et le coût que représentait une telle structure pour un diocèse d’à peine 5 000 fidèles (2). La communauté catholique locale s’est trouvée divisée en « pour » et « contre » la présence du mouvement, les choses s’envenimant au point que Mgr Fukahori, poursuivi devant les tribunaux civils par deux de ses diocésains, a été condamné pour diffamation (3). Après 2004 et le départ à la retraite de Mgr Fukahori, à l’âge de 80 ans, son successeur, Mgr Mizobe Osamu a cherché à apaiser une situation passablement dégradée.
Lors de leur visite ad limina de décembre dernier, les évêques japonais ont évoqué le problème avec la Congrégation pour l’évangélisation des peuples et le pape. Dans son adresse à Benoît XVI, Mgr Okada a déclaré: « (…) Un autre point d’attention concerne le Chemin néo-catéchuménal et le Séminaire diocésain international de Takamatsu, connu sous le nom de Redemptoris Matter. Nous avons là un problème grave. Au sein de la petite communauté que représente l’Eglise catholique au Japon, les activités des membres du Chemin, puissantes et assimilables à celles d’une secte, sont un facteur de divisions et de conflits. Elles sont la cause de divisions profondes et douloureuses au sein de l’Eglise. Nous faisons tout notre possible pour résoudre ce problème mais nous estimons que, si une solution doit être trouvée, la considération de Votre Sainteté pour l’Eglise au Japon sera de la plus haute importance et ardemment désirée. » Dans la bouche d’un évêque japonais, s’exprimant ès qualités, le propos est tranchant. Dans sa réponse aux évêques japonais, à l’issue de la visite ad limina, Benoît XVI n’a pas mentionné le problème.
Le 25 avril, Mgr Ikenaga Jun, archevêque d’Osaka et vice-président de la Conférence épiscopale, était de retour à Rome, en compagnie de Mgr Mizobe, Mgr Okada et Mgr Takami, archevêque de Nagasaki. Une nouvelle rencontre a été organisée avec le pape et un rapport détaillé de l’affaire du séminaire remis à la curie. Selon Mgr Okada, l’échange avec Benoît XVI a duré près d’une heure. « Il nous a écouté très attentivement. Il essaye de nous comprendre. Il est très sérieux », a-t-il expliqué, ajoutant: « Le séminaire doit fermer. Le Saint-Siège a accepté qu’il soit fermé cette année en tant que séminaire diocésain. » Le fond du problème est « la manière de penser » du Chemin néo-catéchuménal, « son attitude » vis-à-vis de la culture japonaise, de la liturgie et d’autres éléments, a continué l’évêque japonais. Quant au fait de savoir si le Vatican comprenait la démarche de l’épiscopat japonais, Mgr Okada a dit qu’il « existait toujours une différence de perception » entre le Saint-Siège et les évêques japonais, mais que les choses allaient « en s’améliorant ».
Pour Mgr Mizobe, le séminaire doit fermer. La Conférence épiscopale s’est prononcée dans le même sens. Pour sa part, désireux de rester présent au Japon, le Chemin néo-catéchuménal a cherché un autre évêque désireux d’accueillir le séminaire Redemptoris Matter. Un accord a failli se faire, avant que l’évêque en question fasse machine arrière.
(1) Aujourd’hui, le Chemin néo-catéchuménal a la responsabilité de 73 grands séminaires Redemptoris Mater dans le monde, dont six en Asie (Hongkong, Inde, Pakistan, Philippines, Taiwan et Japon). Tous sont placés sous la tutelle de l’évêque local.
(2) L’Eglise catholique au Japon compte environ un million de fidèles, dont la moitié sont des immigrants récents (venus des Philippines, du Brésil ou du Pérou, principalement). Mis à part le séminaire de Takamatsu, il existe un unique grand séminaire interdiocésain au Japon, réparti en deux lieux géographique distincts.
(3) Voir EDA 324, 329, 380. Ailleurs, au Japon, la présence de missionnaires, laïcs ou prêtres, du Chemin néo-catéchuménal se passe sans difficultés majeures, dans le diocèse de Kagoshima par exemple (voir EDA 469).
L’épiscopat japonais en appelle au pape pour l’aider à résoudre « le grave problème » qu’il rencontre avec le grand séminaire de Takamatsu, confié depuis 1991 au Chemin néo-catéchuménal. A trois reprises en l’espace de cinq mois, des évêques japonais se sont rendus à Rome pour faire part de leurs difficultés avec ce mouvement d’origine espagnole: en décembre 2007, à l’occasion de leur visite ad limina, au début du mois d’avril dernier et enfin la semaine dernière. « Il nous a semblé nécessaire de venir si souvent car le problème qui se pose à nous est grave et appelle une solution », a expliqué, le 25 avril à Rome, Mgr Okada, archevêque de Tokyo et président de la Conférence épiscopale japonaise.
L’affaire concerne le séminaire installé sur le territoire du diocèse de Takamatsu, au Shikoku (sud du Japon). En 1990, l’évêque de l’époque, Mgr Fukahori, accepte que le Chemin néo-catéchuménal vienne œuvrer dans son diocèse. L’année suivante, le mouvement, fondé en 1964 et présent au Japon depuis 1973, y ouvre un grand séminaire Redemptoris Mater, comme sont dénommés tous les séminaires confiés au mouvement (1). Le séminaire accueille principalement des séminaristes étrangers, venus d’Espagne, des Philippines, d’Amérique latine et d’autres pays, appelés, une fois ordonnés à la prêtrise, à servir soit dans des diocèses au Japon soit à l’étranger. Rapidement, des critiques sont apparues sur la manière de fonctionner du séminaire et le coût que représentait une telle structure pour un diocèse d’à peine 5 000 fidèles (2). La communauté catholique locale s’est trouvée divisée en « pour » et « contre » la présence du mouvement, les choses s’envenimant au point que Mgr Fukahori, poursuivi devant les tribunaux civils par deux de ses diocésains, a été condamné pour diffamation (3). Après 2004 et le départ à la retraite de Mgr Fukahori, à l’âge de 80 ans, son successeur, Mgr Mizobe Osamu a cherché à apaiser une situation passablement dégradée.
Lors de leur visite ad limina de décembre dernier, les évêques japonais ont évoqué le problème avec la Congrégation pour l’évangélisation des peuples et le pape. Dans son adresse à Benoît XVI, Mgr Okada a déclaré: « (…) Un autre point d’attention concerne le Chemin néo-catéchuménal et le Séminaire diocésain international de Takamatsu, connu sous le nom de Redemptoris Matter. Nous avons là un problème grave. Au sein de la petite communauté que représente l’Eglise catholique au Japon, les activités des membres du Chemin, puissantes et assimilables à celles d’une secte, sont un facteur de divisions et de conflits. Elles sont la cause de divisions profondes et douloureuses au sein de l’Eglise. Nous faisons tout notre possible pour résoudre ce problème mais nous estimons que, si une solution doit être trouvée, la considération de Votre Sainteté pour l’Eglise au Japon sera de la plus haute importance et ardemment désirée. » Dans la bouche d’un évêque japonais, s’exprimant ès qualités, le propos est tranchant. Dans sa réponse aux évêques japonais, à l’issue de la visite ad limina, Benoît XVI n’a pas mentionné le problème.
Le 25 avril, Mgr Ikenaga Jun, archevêque d’Osaka et vice-président de la Conférence épiscopale, était de retour à Rome, en compagnie de Mgr Mizobe, Mgr Okada et Mgr Takami, archevêque de Nagasaki. Une nouvelle rencontre a été organisée avec le pape et un rapport détaillé de l’affaire du séminaire remis à la curie. Selon Mgr Okada, l’échange avec Benoît XVI a duré près d’une heure. « Il nous a écouté très attentivement. Il essaye de nous comprendre. Il est très sérieux », a-t-il expliqué, ajoutant: « Le séminaire doit fermer. Le Saint-Siège a accepté qu’il soit fermé cette année en tant que séminaire diocésain. » Le fond du problème est « la manière de penser » du Chemin néo-catéchuménal, « son attitude » vis-à-vis de la culture japonaise, de la liturgie et d’autres éléments, a continué l’évêque japonais. Quant au fait de savoir si le Vatican comprenait la démarche de l’épiscopat japonais, Mgr Okada a dit qu’il « existait toujours une différence de perception » entre le Saint-Siège et les évêques japonais, mais que les choses allaient « en s’améliorant ».
Pour Mgr Mizobe, le séminaire doit fermer. La Conférence épiscopale s’est prononcée dans le même sens. Pour sa part, désireux de rester présent au Japon, le Chemin néo-catéchuménal a cherché un autre évêque désireux d’accueillir le séminaire Redemptoris Matter. Un accord a failli se faire, avant que l’évêque en question fasse machine arrière.
(1) Aujourd’hui, le Chemin néo-catéchuménal a la responsabilité de 73 grands séminaires Redemptoris Mater dans le monde, dont six en Asie (Hongkong, Inde, Pakistan, Philippines, Taiwan et Japon). Tous sont placés sous la tutelle de l’évêque local.
(2) L’Eglise catholique au Japon compte environ un million de fidèles, dont la moitié sont des immigrants récents (venus des Philippines, du Brésil ou du Pérou, principalement). Mis à part le séminaire de Takamatsu, il existe un unique grand séminaire interdiocésain au Japon, réparti en deux lieux géographique distincts.
(3) Voir EDA 324, 329, 380. Ailleurs, au Japon, la présence de missionnaires, laïcs ou prêtres, du Chemin néo-catéchuménal se passe sans difficultés majeures, dans le diocèse de Kagoshima par exemple (voir EDA 469).
Tin Giáo Hội Việt Nam
Họp Tuyên Úy Đoàn Việt Nam tại Úc Châu
Jos. Vĩnh
04:07 30/04/2008
Họp Tuyên Úy Đoàn Việt Nam tại Úc Châu
Tuyên Úy Đoàn VN tại Úc |
Bàn Thờ Tổ Quốc |
Chủ tế Thánh Lễ Lm. G.B. Nguyễn Viết Huy Sj phó quản nhiệm Cộng Đồng, Lm. Raphael Võ Đức Thiện quản nhiệm Cộng Đồng Vinh Sơn Liêm Melbourne, Lm. Phêrô Trần Quang Tòng phó xứ Hectoville, Lm. Phêrô Phạm Văn Ái Sj từ Philipines về nghỉ holidays.
Trước Thánh Lễ một nhóm anh em cựu quân nhân đã làm nghi thức đặt vòng hoa và thắp nến trước bàn thờ tổ quốc. Lm. Nguyễn Viết Huy cũng là cựu quân nhân QLVNCH và cựu Tuyên Úy Quân Đội Hoàng Gia Úc đã rước vòng hoa và đặt trước bàn thờ tưởng niệm. Các anh em CQN thắp nến, rước theo sau Cha Chủ Tế, rồi đến đặt nến xuống chung quanh bàn thờ tổ quốc. Sau đó Ban Tổ Chức đã cho trình chiếu 15’ Slide Show hình ảnh về:
-Cuộc di cư vĩ đại vào Nam 1954
-Cuộc di tản kinh hoàng 1975
-Những hình ảnh nghèo đói trong XHCN Việt Nam hiện nay
Mọi người nhìn thấy những hình ảnh quê hương, mà cảm thấy mủi lòng xót xa.
Bài giảng trong Thánh Lễ, Cha Huy đã mời gọi Cộng Đồng, hãy luôn cầu nguyện cho sự bình an trên quê hương và cho mọi người dân Việt Nam được sống trong tự do, dân chủ, công lý và hòa bình đích thực. Hãy quên đi những hận thù trong dĩ vãng. Nhưng chúng ta luôn nhớ đến ngày Quốc Nạn để cầu cho các vong hồn tử sĩ đã phải bỏ mình, tức tưởi ra đi lánh nạn và tìm tự do.
Sau Thánh Lễ Ban Tổ Chức và Cha Chủ Tế đã mời mọi người ở lại tham dự bữa ăn nhẹ, do nhóm CQN đảm trách, để cùng gặp gỡ, hàn huyên tâm sự với nhau, ôn lại những kỷ niệm xa xưa, qua những hình ảnh ngày hôm nay của 33 năm về trước, trên những khuôn mặt đầy hoang mang và lo sợ.
Mặc dù trời tối lạnh lẽo của mùa đông, nhưng cũng có khoảng trên 300 giáo dân và đại diện một số đoàn thể như Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH đến tham dự.
Giáo xứ Bắc Hải Hố Nai đón tiếp Đức Cha Hải Phòng tới thăm viếng
Giuse Khổng Hữu Nguồn
12:04 30/04/2008
HỐ NAI - Chiều thứ ba 29.4.2008, Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên – Giám Mục Hải Phòng nhân chuyến công tác trong Miền Nam, Ngài ghé thăm và dâng lễ Tạ ơn cầu nguyện cho đoàn con giáo xứ Bắc Hải.
Trước đó ít phút bầu trời bỗng dưng đổ cơn mưa nhẹ, làm cho cây cối hoa lá xanh tươi, không khí trong lành mát mẻ dễ chịu.
Đúng 17g30 chiếc xe hơi bẩy chỗ mầu đen bóng loáng dừng trong cổng nhà xứ Bắc Hải, Đức Cha Giuse vừa bước xuống xe, Cha Đaminh Bùi Văn Án chánh xứ Bắc Hải và Cha phó Đaminh Trần Mạnh Duyên niềm nở tiếp đón chào kính hôn nhẫn và cùng tiến vào trong khuôn viên nhà xứ giữa tiếng vỗ tay vang rền của đại diện các đoàn hội các giới, quý chức tân cựu, quý bề trên và các Soeur Dòng Mến Thánh Gía, hòa với tiếng của Hội Trống Nam Am, trên cao có một Băng ron nền trắng chữ xanh “ Cộng đoàn giáo xứ Bắc Hải hân hoan chào đón Đức Cha Giuse” được treo ngay chính giữa tiền sảnh của Hội trường nhà xứ.
Khoảng 20 phút họp mặt trong hội trường giáo xứ, với tâm tình gia đình, Cha Đaminh Bùi Văn Án chánh xứ Bắc Hải đại diện cộng đoàn dâng lời chào kính Đức Cha, cũng như Ngài trình bày đôi nét về những sinh hoạt đạo đời của người dân xứ Bắc Hải trước đây và hiện nay. Nhân dịp này Đức Cha cũng chia sẻ với mọi người về tình hình cơ sở vật chất, những sinh hoạt của các xứ trong giáo phận Hải Phòng từ năm 1954 đến nay để mọi người có thể cảm thông, chia sẻ, cầu nguyện và tạ ơn Chúa.
Đúng 18g, Thánh lễ bắt đầu bằng cuộc rước đoàn đồng tế từ nhà xứ tiến vào Thánh Đường, mở đầu thánh lễ Đức Cha Giuse ngỏ lời chào trân trọng nhất và lời chúc tốt đẹp trong Chúa phục sinh đến cộng đoàn phụng vụ, sau lời chào là tiếng vỗ tay vang dội của cả cộng đoàn, Đức Cha nói: “ Từ một nơi rất xa xôi, Miền Bắc và Miền Nam khi đến với giáo xứ Bắc Hải, tôi rất vui mừng được gặp lại quý ông bà anh chị em trong tình gia đình, được nghe lại những tên gọi rất dễ thương, rất quen thuộc và rất bình dị như: Nam Am, Hội Am, Đồng Giới, Phú Tảo, Kẻ Sặt và biết bao nhiêu giáo xứ khác của giáo phận Hải Phòng, chúng ta hãy cầu nguyện cho giáo phận mẹ, chúng ta được Chúa mời gọi làm chứng cho Chúa phục sinh trong cuộc sống của ngày hôm nay.
Xin cảm ơn sự đón tiếp rất thân tình và long trọng của Cha xứ, Cha phó, của Ban hành giáo và quý ông bà anh chị em, và từ xa xôi như Cha xứ giới thiệu các em đội Trắc ( Ban Nam Nhạc ) của Nam Am, tôi có cảm giác như mình đang ở trong chính giáo phận Hải Phòng, chính vì thế sự đón tiếp thân tình ấy đã làm cho Miền Bắc và Miền Nam được nối liền với nhau nên một, và trong thánh lễ này chính Đức Giesu phục sinh liên kết chúng ta với một sự liên kết bền chặt hơn nữa, chính Đức Giesu phục sinh mời gọi chúng ta đến để nhận ra sứ điệp của mình, chính Đức Giesu phục sinh ban cho chúng ta niềm vui, niềm được làm Tông đồ và nhờ đó chúng ta sẵn sàng loan báo sự chết và phục sinh của người, chính vì thế giờ đây chúng ta hãy cùng bước vào Thánh lễ Tạ ơn, xin Chúa ban cho mọi thành viên trong cộng đoàn giáo xứ luôn luôn được bình an, được hòa thuận yêu thương nhau để làm chứng cho Đức Giesu phục sinh …”
Trước khi kết thúc Thánh lễ, vị trưởng Ban Hành Giáo đại diện cộng đoàn giáo xứ lên dâng lời chúc mừng và cảm ơn Đức Cha Giuse. Nhân dịp này Đức Cha cũng bày tỏ niềm cảm ơn và chia sẻ: “ Khi tôi còn là Thư ký của Đức Cha Giuse Maria Nguyễn Tùng Cương, tôi được sách Vali theo Người đến đây dâng lễ một lần, chính vì thấy cộng đoàn chúng ta dễ thương, cho nên mong ước đến đây được dâng thánh lễ, để nhắc nhớ rằng chính nơi đây đã từng là trụ sở của Hải Phòng di cư năm 1954; một lý do nữa tôi muốn đến đây dâng lễ Tạ ơn và xin cảm ơn Cha xứ, Cha Phó, qúy Ban Hành Giáo, quý ông bà và anh chị em đã rước Đức Mẹ về với Giáo Phận Hải Phòng, Đức Mẹ đang đi thăm viếng các giáo xứ của giáo phận giống như cuộc Thánh Du đã được tổ chức năm 1952 và năm 1953.
Ngày 13 tháng 5 sắp tới, là ngày lễ Đức Mẹ Fatima, Đức Mẹ sẽ được cung nghênh trọng thể từ nhà thờ chính tòa Hải Phòng đến giáo xứ Trà Cổ, nơi biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, một giáo xứ xa tòa giám mục 280 cây số, cuộc rước ấy là một cuộc rước để thể hiện tâm tình hiếu thảo của giáo phận Hải Phòng đối với Đức Mẹ, chúng tôi tin một điều rằng, mỗi cuộc rước đi đến đâu, thì giáo xứ Bắc Hải của chúng ta cũng tham dự bằng tình yêu mến, bằng tình hiếu thảo đối với trinh nữ Maria Mẹ Thiên Chúa, chúng ta xin Đức Mẹ chúc lành cho giáo phận Hải Phòng, xin Đức Mẹ chúc lành cho giáo xứ Bắc Hải, để mỗi người chúng ta thao thức, loan báo, Đức Giêsu phục sinh cho anh chị em mình, đó cũng chính là lý do mà chúng ta quy tụ nơi đây để dâng Thánh lễ mỗi ngày, bởi vì khi dâng lễ là chúng ta loan truyền Chúa đã chịu chết và tuyên xưng Chúa đã sống lại cho tới khi Chúa lại đến, và như thế ! niềm vui phục sinh luôn luôn bao trùm trọn vẹn con người chúng ta, và nhờ đó biến đổi chúng ta thành những nhân chứng của Tin Mừng, nhân chứng của Đức Giesu Đấng đang sống, đang hiện diện, đang lắng nghe, đang đồng hành, và đang chia sẻ với chúng ta …”
Trước đó ít phút bầu trời bỗng dưng đổ cơn mưa nhẹ, làm cho cây cối hoa lá xanh tươi, không khí trong lành mát mẻ dễ chịu.
Đúng 17g30 chiếc xe hơi bẩy chỗ mầu đen bóng loáng dừng trong cổng nhà xứ Bắc Hải, Đức Cha Giuse vừa bước xuống xe, Cha Đaminh Bùi Văn Án chánh xứ Bắc Hải và Cha phó Đaminh Trần Mạnh Duyên niềm nở tiếp đón chào kính hôn nhẫn và cùng tiến vào trong khuôn viên nhà xứ giữa tiếng vỗ tay vang rền của đại diện các đoàn hội các giới, quý chức tân cựu, quý bề trên và các Soeur Dòng Mến Thánh Gía, hòa với tiếng của Hội Trống Nam Am, trên cao có một Băng ron nền trắng chữ xanh “ Cộng đoàn giáo xứ Bắc Hải hân hoan chào đón Đức Cha Giuse” được treo ngay chính giữa tiền sảnh của Hội trường nhà xứ.
Khoảng 20 phút họp mặt trong hội trường giáo xứ, với tâm tình gia đình, Cha Đaminh Bùi Văn Án chánh xứ Bắc Hải đại diện cộng đoàn dâng lời chào kính Đức Cha, cũng như Ngài trình bày đôi nét về những sinh hoạt đạo đời của người dân xứ Bắc Hải trước đây và hiện nay. Nhân dịp này Đức Cha cũng chia sẻ với mọi người về tình hình cơ sở vật chất, những sinh hoạt của các xứ trong giáo phận Hải Phòng từ năm 1954 đến nay để mọi người có thể cảm thông, chia sẻ, cầu nguyện và tạ ơn Chúa.
Đúng 18g, Thánh lễ bắt đầu bằng cuộc rước đoàn đồng tế từ nhà xứ tiến vào Thánh Đường, mở đầu thánh lễ Đức Cha Giuse ngỏ lời chào trân trọng nhất và lời chúc tốt đẹp trong Chúa phục sinh đến cộng đoàn phụng vụ, sau lời chào là tiếng vỗ tay vang dội của cả cộng đoàn, Đức Cha nói: “ Từ một nơi rất xa xôi, Miền Bắc và Miền Nam khi đến với giáo xứ Bắc Hải, tôi rất vui mừng được gặp lại quý ông bà anh chị em trong tình gia đình, được nghe lại những tên gọi rất dễ thương, rất quen thuộc và rất bình dị như: Nam Am, Hội Am, Đồng Giới, Phú Tảo, Kẻ Sặt và biết bao nhiêu giáo xứ khác của giáo phận Hải Phòng, chúng ta hãy cầu nguyện cho giáo phận mẹ, chúng ta được Chúa mời gọi làm chứng cho Chúa phục sinh trong cuộc sống của ngày hôm nay.
Xin cảm ơn sự đón tiếp rất thân tình và long trọng của Cha xứ, Cha phó, của Ban hành giáo và quý ông bà anh chị em, và từ xa xôi như Cha xứ giới thiệu các em đội Trắc ( Ban Nam Nhạc ) của Nam Am, tôi có cảm giác như mình đang ở trong chính giáo phận Hải Phòng, chính vì thế sự đón tiếp thân tình ấy đã làm cho Miền Bắc và Miền Nam được nối liền với nhau nên một, và trong thánh lễ này chính Đức Giesu phục sinh liên kết chúng ta với một sự liên kết bền chặt hơn nữa, chính Đức Giesu phục sinh mời gọi chúng ta đến để nhận ra sứ điệp của mình, chính Đức Giesu phục sinh ban cho chúng ta niềm vui, niềm được làm Tông đồ và nhờ đó chúng ta sẵn sàng loan báo sự chết và phục sinh của người, chính vì thế giờ đây chúng ta hãy cùng bước vào Thánh lễ Tạ ơn, xin Chúa ban cho mọi thành viên trong cộng đoàn giáo xứ luôn luôn được bình an, được hòa thuận yêu thương nhau để làm chứng cho Đức Giesu phục sinh …”
Trước khi kết thúc Thánh lễ, vị trưởng Ban Hành Giáo đại diện cộng đoàn giáo xứ lên dâng lời chúc mừng và cảm ơn Đức Cha Giuse. Nhân dịp này Đức Cha cũng bày tỏ niềm cảm ơn và chia sẻ: “ Khi tôi còn là Thư ký của Đức Cha Giuse Maria Nguyễn Tùng Cương, tôi được sách Vali theo Người đến đây dâng lễ một lần, chính vì thấy cộng đoàn chúng ta dễ thương, cho nên mong ước đến đây được dâng thánh lễ, để nhắc nhớ rằng chính nơi đây đã từng là trụ sở của Hải Phòng di cư năm 1954; một lý do nữa tôi muốn đến đây dâng lễ Tạ ơn và xin cảm ơn Cha xứ, Cha Phó, qúy Ban Hành Giáo, quý ông bà và anh chị em đã rước Đức Mẹ về với Giáo Phận Hải Phòng, Đức Mẹ đang đi thăm viếng các giáo xứ của giáo phận giống như cuộc Thánh Du đã được tổ chức năm 1952 và năm 1953.
Ngày 13 tháng 5 sắp tới, là ngày lễ Đức Mẹ Fatima, Đức Mẹ sẽ được cung nghênh trọng thể từ nhà thờ chính tòa Hải Phòng đến giáo xứ Trà Cổ, nơi biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, một giáo xứ xa tòa giám mục 280 cây số, cuộc rước ấy là một cuộc rước để thể hiện tâm tình hiếu thảo của giáo phận Hải Phòng đối với Đức Mẹ, chúng tôi tin một điều rằng, mỗi cuộc rước đi đến đâu, thì giáo xứ Bắc Hải của chúng ta cũng tham dự bằng tình yêu mến, bằng tình hiếu thảo đối với trinh nữ Maria Mẹ Thiên Chúa, chúng ta xin Đức Mẹ chúc lành cho giáo phận Hải Phòng, xin Đức Mẹ chúc lành cho giáo xứ Bắc Hải, để mỗi người chúng ta thao thức, loan báo, Đức Giêsu phục sinh cho anh chị em mình, đó cũng chính là lý do mà chúng ta quy tụ nơi đây để dâng Thánh lễ mỗi ngày, bởi vì khi dâng lễ là chúng ta loan truyền Chúa đã chịu chết và tuyên xưng Chúa đã sống lại cho tới khi Chúa lại đến, và như thế ! niềm vui phục sinh luôn luôn bao trùm trọn vẹn con người chúng ta, và nhờ đó biến đổi chúng ta thành những nhân chứng của Tin Mừng, nhân chứng của Đức Giesu Đấng đang sống, đang hiện diện, đang lắng nghe, đang đồng hành, và đang chia sẻ với chúng ta …”
Lễ hội Hành hương lĩnh ơn toàn xá tại giáo xứ Ngô Khê, Hà Nội
Dom. Thành Công
14:20 30/04/2008
HÀ NỘI - Để kỷ niệm ba biến cố trong đại của làng Ngô Khê: 115 năm đón nhận Tin Mừng; 75 năm cung hiến Nhà thờ Họ; 55 năm thành lập Giáo xứ, vào lúc 17g00 ngày 29 tháng 11 năm 2007, tại Nhà thờ Giáo xứ Ngô Khê, Đức Tổng Giám mục Hà Nội, Giám quản Giáo Phận Bắc Ninh đã long trọng cử hành lễ khai mạc Năm Toàn Xá mừng kỷ niệm những biến cố trọng đại này. Năm thánh đã chính thức được khai mở tới nay được hơn 5 tháng.
Quả thực, đây là thời kỳ Thiên Chúa giáng phúc, thi ân cho dân làng Ngô Khê nói riêng, giáo xứ và tất cả những ai tới đây hành hương nói chung. Thời gian qua là những tháng ngày cộng đoàn Ngô Khê được ngụp lặn trong tình thương của Chúa. Để tận dụng nguồn ân thiêng đó, cha xứ Giuse Nguyễn Đức Hiểu cùng cha phó Phanxicô Xavie Bùi Quang Thuận cùng cộng đoàn giáo dân Ngô khê ở khắp mọi miền của đất nước đã có sáng kiến mở ra tuần lễ hội hành hương lĩnh ơn toàn xá. Đây cũng là dịp để những người đồng hương Ngô Khê có cơ hội trở về xứ sở xưa thăm lại, có cơ hội để giao lưu, gặp gỡ Chúa, gặp gỡ nhau.
Tuần lễ hội hành hương được bắt đầu từ ngày 28/04/2008 và xuyên suốt cho tới ngày 01/05/2008 với những chương trình cụ thể như sau:
Ngày 28/04/2008: Thánh lễ cầu cho ơn thiên triệu.
Ngày 29/04/2008:
- Sáng: Thánh lễ cầu cho huynh đoàn Đaminh giáo dân
- Chiều: Thánh lễ cầu cho các gia trưởng và hiền mẫu.
- Giao lưu đồng hương Ngô Khê.
Ngày 30/04/2008:
- Sáng sớm: Viếng nghĩa trang.
- 9h 30, Thánh lễ bổn mạng cầu cho đồng hương Ngô Khê.
- Tối: Thánh lễ cầu cho tổ tiên và những người đã qua đời.
- Rước kiệu thánh Giuse - bổn mạng giáo xứ.
Ngày 01/05/2008:
- Sáng sớm: thánh lễ.
- Giao lưu giới trẻ đồng hương Ngô Khê
- Thánh lễ cầu cho giới trẻ.
- Giao lưu thiếu nhi đồng hương Ngô Khê.
- Thánh lễ cầu cho thiếu nhi đồng hương Ngô Khê.
- Tối: Thánh lễ tạ ơn.
- Dạ hội tiếp lửa truyền thống.
Đến với cộng đoàn giáo xứ Ngô Khê nhân dịp Năm Thánh, tôi nhận thấy nơi đây như thể một điểm đỗ của bình an, điểm hẹn của gặp gỡ, điểm đến của khách hành hương. Điều này có thể nhận thấy qua từng khuôn mặt, nụ cười, tinh thần phục vụ hăng say của mỗi người dân trong những dịp lễ. Hy vọng Ngô Khê đã, đang thì cũng sẽ mãi là trung tâm điểm, nơi Thiên Chúa trao ban tình thương của Người, để bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng nhận ra và múc lấy nguồn tình Chúa, tình người khi đến nơi đây.
Sau đây là nguyên văn bài phát biểu của cha xứ Giuse Nguyễn Đức Hiểu trong thánh lễ cầu cho đồng hương Ngô Khê ngày 30/04/2008:
Kính thưa Đức Tổng,
Kính thưa cha Đại Diện, các cha giáo, các cha, các thầy, các tu sĩ nam nữ, các vị khác quý, cùng toàn thể cộng đoàn.
Đáp ứng nguyện vọng của giáo dân Ngô Khê, Đức Tổng đã đệ đơn xin Toà Thánh cho giáo xứ mở Năm Toàn Xá:
Đức Tổng đã mở Cửa Thánh; Giáo Hội đã mở kho tàng thiêng liêng; Thiên Chúa luôn mở rộng lòng thương xót…
Để định hướng cho chúng con sống 4 mục tiêu Năm Thánh: Cảm tạ, tri ân, canh tân, hoà giải, Đức Tổng tóm gọn trong một câu dễ nhớ, dễ thuộc: “Hãy mở rộng tâm hồn để thiết lập những mối quan hệ mới”.
Kính thưa Đức Tổng, 5 tháng đã qua, chúng con vẫn nhớ, chúng con đã thuộc mệnh đề 4 trong 1 ấy, nhưng vì lo lắng sợ sệt, vì đa nghi cảnh giác... và nhất là vì quyền lợi vật chất quá hấp dẫn, lòng chúng con vừa hé mở thì gió lạnh ùa vào, chúng con vội vàng thu mình khép chặt cửa lòng, rồi tự động viên mình thoả mãn với những gì đang có.
Nhớ lại Năm Tạ Ơn 2003, Đức Tổng đã trao cho chúng con chiếc chìa khoá vạn năng mà các bậc Tiền nhân Ngô Khê để lại cho con cháu. Đức Tổng giáo huấn chúng con: “Đối với Tổ tiên Ngô Khê, Chúa là trên hết. Đức tin là tài sản quý giá nhất, nên các ngài bảo vệ bằng mọi giá. Làng Ngô Khê không giầu, ông bà không để lại cho con cháu nhiều của cải, nhưng ông bà đã để lại một kho tàng vô cùng quý báu đó là kho tàng đức tin. Tiền bạc, ruộng đất mất đi có thể dễ tìm, nhưng đức tin thì không tiền bạc nào mua được. Mất đức tin là mất tất cả”.
Có thể chúng con đã quá lo giữ đức tin. Nhưng càng lo giữ lại càng dễ mất. Đức Tổng kêu gọi chúng con: Để gìn giữ và phát triển di sản thiêng liêng cao quý mà Tổ tiên, ông bà để lại, chúng con phải biết noi gương các ngài: Để mở rộng tâm hồn, ra đi thiết lập những mối quan hệ mới, cần biết sáng suốt lựa chọn, biết trung thành gìn giữ; và nhất là biết nỗ lực phát triển đức tin đã lãnh nhận. Chúng con ý thức đây là một trách nhiệm rất khó khăn, đòi hỏi nhiều phấn đấu trong hoàn cảnh xã hội coi trọng vật chất hôm nay.
Cùng với Thánh Giuse Bảo trợ, chúng con lên đường. Dù phía trước là đêm đen, là gian nan vất vả. .. và có thể còn nhiều vấn vương, lo lắng. Chúng con tin tưởng, phó thác vì có Chúa Giêsu và Đức Mẹ cùng đi.
Cùng với cha phó đạo đức, trẻ, khoẻ, nhiệt tình và năng động mà Đức Tổng sai đến đồng hành, Giáo xứ chúng con vững tin nơi Chúa. Chúng con tin vào sự quan tâm hướng dẫn của Đức Tổng, tin vào lời cầu nguyện của cha đại diện, của các cha, các thầy, các tu sĩ nam nữ, các quý vị BHG, của Đồng hương Ngô Khê xa gần. Chúng con hy vọng vào sự giúp đỡ công tâm của các cấp chính quyền, của các tôn giáo bạn, của nhiều người thiện chí. Vì công ơn của ông bà Tổ tiên, Thiên Chúa sẽ ban cho chúng con tràn đầy ơn phúc, để Năm Toàn Xá mừng những kỷ niệm trọng đại này trở thành một khởi điểm mới đem lại sức sống mới và những kết quả mới trong việc loan báo Tin Mừng trên quê hương chúng con.
Chúng con kính xin Đức Tổng, quý Cha, quý khách và toàn thể Cộng đoàn hiệp dâng Lễ tế Tạ ơn cùng với Đồng Hương Ngô Khê chúng con.
Quả thực, đây là thời kỳ Thiên Chúa giáng phúc, thi ân cho dân làng Ngô Khê nói riêng, giáo xứ và tất cả những ai tới đây hành hương nói chung. Thời gian qua là những tháng ngày cộng đoàn Ngô Khê được ngụp lặn trong tình thương của Chúa. Để tận dụng nguồn ân thiêng đó, cha xứ Giuse Nguyễn Đức Hiểu cùng cha phó Phanxicô Xavie Bùi Quang Thuận cùng cộng đoàn giáo dân Ngô khê ở khắp mọi miền của đất nước đã có sáng kiến mở ra tuần lễ hội hành hương lĩnh ơn toàn xá. Đây cũng là dịp để những người đồng hương Ngô Khê có cơ hội trở về xứ sở xưa thăm lại, có cơ hội để giao lưu, gặp gỡ Chúa, gặp gỡ nhau.
Tuần lễ hội hành hương được bắt đầu từ ngày 28/04/2008 và xuyên suốt cho tới ngày 01/05/2008 với những chương trình cụ thể như sau:
Ngày 28/04/2008: Thánh lễ cầu cho ơn thiên triệu.
Ngày 29/04/2008:
- Sáng: Thánh lễ cầu cho huynh đoàn Đaminh giáo dân
- Chiều: Thánh lễ cầu cho các gia trưởng và hiền mẫu.
- Giao lưu đồng hương Ngô Khê.
Ngày 30/04/2008:
- Sáng sớm: Viếng nghĩa trang.
- 9h 30, Thánh lễ bổn mạng cầu cho đồng hương Ngô Khê.
- Tối: Thánh lễ cầu cho tổ tiên và những người đã qua đời.
- Rước kiệu thánh Giuse - bổn mạng giáo xứ.
Ngày 01/05/2008:
- Sáng sớm: thánh lễ.
- Giao lưu giới trẻ đồng hương Ngô Khê
- Thánh lễ cầu cho giới trẻ.
- Giao lưu thiếu nhi đồng hương Ngô Khê.
- Thánh lễ cầu cho thiếu nhi đồng hương Ngô Khê.
- Tối: Thánh lễ tạ ơn.
- Dạ hội tiếp lửa truyền thống.
Đến với cộng đoàn giáo xứ Ngô Khê nhân dịp Năm Thánh, tôi nhận thấy nơi đây như thể một điểm đỗ của bình an, điểm hẹn của gặp gỡ, điểm đến của khách hành hương. Điều này có thể nhận thấy qua từng khuôn mặt, nụ cười, tinh thần phục vụ hăng say của mỗi người dân trong những dịp lễ. Hy vọng Ngô Khê đã, đang thì cũng sẽ mãi là trung tâm điểm, nơi Thiên Chúa trao ban tình thương của Người, để bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng nhận ra và múc lấy nguồn tình Chúa, tình người khi đến nơi đây.
Sau đây là nguyên văn bài phát biểu của cha xứ Giuse Nguyễn Đức Hiểu trong thánh lễ cầu cho đồng hương Ngô Khê ngày 30/04/2008:
Kính thưa Đức Tổng,
Kính thưa cha Đại Diện, các cha giáo, các cha, các thầy, các tu sĩ nam nữ, các vị khác quý, cùng toàn thể cộng đoàn.
Đáp ứng nguyện vọng của giáo dân Ngô Khê, Đức Tổng đã đệ đơn xin Toà Thánh cho giáo xứ mở Năm Toàn Xá:
Đức Tổng đã mở Cửa Thánh; Giáo Hội đã mở kho tàng thiêng liêng; Thiên Chúa luôn mở rộng lòng thương xót…
Để định hướng cho chúng con sống 4 mục tiêu Năm Thánh: Cảm tạ, tri ân, canh tân, hoà giải, Đức Tổng tóm gọn trong một câu dễ nhớ, dễ thuộc: “Hãy mở rộng tâm hồn để thiết lập những mối quan hệ mới”.
Kính thưa Đức Tổng, 5 tháng đã qua, chúng con vẫn nhớ, chúng con đã thuộc mệnh đề 4 trong 1 ấy, nhưng vì lo lắng sợ sệt, vì đa nghi cảnh giác... và nhất là vì quyền lợi vật chất quá hấp dẫn, lòng chúng con vừa hé mở thì gió lạnh ùa vào, chúng con vội vàng thu mình khép chặt cửa lòng, rồi tự động viên mình thoả mãn với những gì đang có.
Nhớ lại Năm Tạ Ơn 2003, Đức Tổng đã trao cho chúng con chiếc chìa khoá vạn năng mà các bậc Tiền nhân Ngô Khê để lại cho con cháu. Đức Tổng giáo huấn chúng con: “Đối với Tổ tiên Ngô Khê, Chúa là trên hết. Đức tin là tài sản quý giá nhất, nên các ngài bảo vệ bằng mọi giá. Làng Ngô Khê không giầu, ông bà không để lại cho con cháu nhiều của cải, nhưng ông bà đã để lại một kho tàng vô cùng quý báu đó là kho tàng đức tin. Tiền bạc, ruộng đất mất đi có thể dễ tìm, nhưng đức tin thì không tiền bạc nào mua được. Mất đức tin là mất tất cả”.
Có thể chúng con đã quá lo giữ đức tin. Nhưng càng lo giữ lại càng dễ mất. Đức Tổng kêu gọi chúng con: Để gìn giữ và phát triển di sản thiêng liêng cao quý mà Tổ tiên, ông bà để lại, chúng con phải biết noi gương các ngài: Để mở rộng tâm hồn, ra đi thiết lập những mối quan hệ mới, cần biết sáng suốt lựa chọn, biết trung thành gìn giữ; và nhất là biết nỗ lực phát triển đức tin đã lãnh nhận. Chúng con ý thức đây là một trách nhiệm rất khó khăn, đòi hỏi nhiều phấn đấu trong hoàn cảnh xã hội coi trọng vật chất hôm nay.
Cùng với Thánh Giuse Bảo trợ, chúng con lên đường. Dù phía trước là đêm đen, là gian nan vất vả. .. và có thể còn nhiều vấn vương, lo lắng. Chúng con tin tưởng, phó thác vì có Chúa Giêsu và Đức Mẹ cùng đi.
Cùng với cha phó đạo đức, trẻ, khoẻ, nhiệt tình và năng động mà Đức Tổng sai đến đồng hành, Giáo xứ chúng con vững tin nơi Chúa. Chúng con tin vào sự quan tâm hướng dẫn của Đức Tổng, tin vào lời cầu nguyện của cha đại diện, của các cha, các thầy, các tu sĩ nam nữ, các quý vị BHG, của Đồng hương Ngô Khê xa gần. Chúng con hy vọng vào sự giúp đỡ công tâm của các cấp chính quyền, của các tôn giáo bạn, của nhiều người thiện chí. Vì công ơn của ông bà Tổ tiên, Thiên Chúa sẽ ban cho chúng con tràn đầy ơn phúc, để Năm Toàn Xá mừng những kỷ niệm trọng đại này trở thành một khởi điểm mới đem lại sức sống mới và những kết quả mới trong việc loan báo Tin Mừng trên quê hương chúng con.
Chúng con kính xin Đức Tổng, quý Cha, quý khách và toàn thể Cộng đoàn hiệp dâng Lễ tế Tạ ơn cùng với Đồng Hương Ngô Khê chúng con.
Liên Tu Sĩ Việt Nam tại Canada chúc mừng các tân linh mục
Lm Phêrô Trần thế Tuyên
15:49 30/04/2008
CANADA - Liên Giáo Sĩ & Tu Sĩ Việt Nam tại Canada xin chia vui với người Công Giáo Việt Nam trên khắp các Châu Lục về tin Năm Phó Tế người Việt Nam sắp thụ phong linh mục trong những ngày sắp tới tại Canada.
1. Thầy Phaolô Nguyễn văn Duy, thụ phong Linh Mục sáng Thứ Bảy, ngày 3.5.2008 lúc 11 giờ tại nhà thờ Chánh Tòa Christ the King thuộc địa phận Hamilton, bang Ontario do Đức Cha địa phận, Most Reverend Anthony Tonnos truyền chức.
Thánh Lễ đầu tay tại Thánh đường Đức Mẹ La Vang tọa lạc số 1212 Melton Dr. Mississauga lúc 2giờ 30 chiều ngày Chúa Nhật 4.05.2008.
Tiệc mừng tân chức được khoản đãi tại Sun Sun Seafood Restaurant (Nhà Hàng Hai Sư Tử Cũ) tại số 888 Dundas St. Mississauga.
Thầy Phaolô Nguyễn văn Duy, gốc địa phận Phát Diệm, được bảo lãnh sang Canada tu học cho địa phận Hamilton từ năm 2001 nhờ sự giới thiệu của Cha Vinhsơn Kim văn Toan, quản nhiệm Cộng Đoàn Đức Mẹ Việt Nam Hamilton. Thầy đi thẳng một lèo từ Bắc sang Canada, chí thú tu luyện, khắc phục mọi khó khăn và đã cực kỳ thành công trên đường theo đuổi ơn gọi.
2. Thầy Phanxicô Xaviê Lương quang Cường, địa phận Prince Albert, SK.
3. Thầy Giuse Nguyễn quang Mạnh, địa phận Prince Albert, SK.
4. Thầy Giuse Lê công Trứ, địa phận Prince Albert, SK.
5. Thầy Giuse Đoàn quốc Tuấn, địa phận Prince Albert, SK.
Thụ phong linh mục đồng loạt lúc: 7giờ tối ngày Thứ Sáu 23.5.2008, do Đức Giám Mục địa phận Prince Albert: Đức Cha Blaise Morand truyền chức, tại Nhà Thờ Chánh Tòa Prince Albert số: 1401- 4 Avenue West Prince Albert SK.
Tiệc trà: sau thánh lễ phong chức. Kính mời.
Những thánh lễ mở tay được tổ chức lai rai theo lịch trình:
25.5.2008 Cộng đoàn Đức Mẹ La Vang, Saskatoon
01.06.2008 Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang, Ottawa.
08.06.2008 Giáo xứ các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Toronto.
Tính cho đến ngày 23.5.2008, Giáo sĩ Việt Nam tại Canada đạt con số 90. Không nhiều lắm so với các nước, nhưng thật đáng kể và đáng mừng cho chúng tôi, Liên Giáo Sĩ & Tu Sĩ và giáo dân Công Giáo Việt Nam, những người đang sinh sống và làm việc trên đất nước quá rộng lớn và dân số thưa thớt như Canada.
Xin thông tin để cùng chung vui và tạ ơn Chúa cũng như cầu nguyện cho năm tân linh mục. Xin Chúa cho các ngài sống thánh, sống nghèo và hy sinh từng ngày sống cho phần rổi các linh hồn.
Chủ tịch Liên Giáo Sĩ & Tu Sĩ Việt Nam tại Canada
1. Thầy Phaolô Nguyễn văn Duy, thụ phong Linh Mục sáng Thứ Bảy, ngày 3.5.2008 lúc 11 giờ tại nhà thờ Chánh Tòa Christ the King thuộc địa phận Hamilton, bang Ontario do Đức Cha địa phận, Most Reverend Anthony Tonnos truyền chức.
Thánh Lễ đầu tay tại Thánh đường Đức Mẹ La Vang tọa lạc số 1212 Melton Dr. Mississauga lúc 2giờ 30 chiều ngày Chúa Nhật 4.05.2008.
Tiệc mừng tân chức được khoản đãi tại Sun Sun Seafood Restaurant (Nhà Hàng Hai Sư Tử Cũ) tại số 888 Dundas St. Mississauga.
Thầy Phaolô Nguyễn văn Duy, gốc địa phận Phát Diệm, được bảo lãnh sang Canada tu học cho địa phận Hamilton từ năm 2001 nhờ sự giới thiệu của Cha Vinhsơn Kim văn Toan, quản nhiệm Cộng Đoàn Đức Mẹ Việt Nam Hamilton. Thầy đi thẳng một lèo từ Bắc sang Canada, chí thú tu luyện, khắc phục mọi khó khăn và đã cực kỳ thành công trên đường theo đuổi ơn gọi.
2. Thầy Phanxicô Xaviê Lương quang Cường, địa phận Prince Albert, SK.
3. Thầy Giuse Nguyễn quang Mạnh, địa phận Prince Albert, SK.
4. Thầy Giuse Lê công Trứ, địa phận Prince Albert, SK.
5. Thầy Giuse Đoàn quốc Tuấn, địa phận Prince Albert, SK.
Thụ phong linh mục đồng loạt lúc: 7giờ tối ngày Thứ Sáu 23.5.2008, do Đức Giám Mục địa phận Prince Albert: Đức Cha Blaise Morand truyền chức, tại Nhà Thờ Chánh Tòa Prince Albert số: 1401- 4 Avenue West Prince Albert SK.
Tiệc trà: sau thánh lễ phong chức. Kính mời.
Những thánh lễ mở tay được tổ chức lai rai theo lịch trình:
25.5.2008 Cộng đoàn Đức Mẹ La Vang, Saskatoon
01.06.2008 Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang, Ottawa.
08.06.2008 Giáo xứ các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Toronto.
Tính cho đến ngày 23.5.2008, Giáo sĩ Việt Nam tại Canada đạt con số 90. Không nhiều lắm so với các nước, nhưng thật đáng kể và đáng mừng cho chúng tôi, Liên Giáo Sĩ & Tu Sĩ và giáo dân Công Giáo Việt Nam, những người đang sinh sống và làm việc trên đất nước quá rộng lớn và dân số thưa thớt như Canada.
Xin thông tin để cùng chung vui và tạ ơn Chúa cũng như cầu nguyện cho năm tân linh mục. Xin Chúa cho các ngài sống thánh, sống nghèo và hy sinh từng ngày sống cho phần rổi các linh hồn.
Chủ tịch Liên Giáo Sĩ & Tu Sĩ Việt Nam tại Canada
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Cảm nhận của người Saigòn: Nhân ngày 30/4 nghĩ về những người cộng sản xưa và nay
Alfonso Hoàng Gia Bảo
09:18 30/04/2008
Nhân ngày 30/4 nghĩ về những người cộng sản xưa và nay
Những người muôn năm cũ,
Hồn ở đâu bây giờ? (thơ Vũ Đình Liên)
Chuyện 33 năm trước…
Cứ mỗi dịp 30/4 về tôi lại nhớ đến mấy "chú bộ đội" năm xưa trong một ngôi biệt thự tọa lạc trên đường Kỳ Đồng, chuyện xảy ra không lâu sau ngày Sàigòn "bị giải phóng" !
Khi ấy, tôi đang học những năm cuối bậc trung học thì biến cố 30/4 xảy đến. Sau những ngày đầu dân chúng thành phố bị hoang mang bởi sự hỗn loạn khi quân đội miền Bắc tràn vào Sàigòn quá nhanh và bất ngờ khiến ai nấy chẳng kịp toan tính bất cứ điều gì. Đến khoảng đầu tháng 5/1975 khi mọi sinh hoạt đã trở lại bình thường hơn, học sinh chúng tôi cũng đến trường lại lo tiếp việc học tập.
Hằng năm, vào khoảng thời gian này niên học xem như đã gần kết thúc, học sinh chúng tôi háo hức chuẩn bị được nghỉ "xả hơi" mấy tháng hè. Nhưng năm ấy, Ban Giám Hiệu trường Trung học Cứu Thế nơi tôi đang theo học, các cha nhà dòng (LM. Phạm Huy Lãm là hiệu trưởng và LM Thành Tâm lúc đó rất "phong độ" làm giám thị, các Ngài nay hiện vẫn ở tại nhà thờ ĐM-HCG Kỳ Đồng) cho biết những lớp lớn như chúng tôi chưa được nghỉ hè mà phải đi làm công tác xã hội tại địa phương. Sau này tôi mới biết việc này là do yêu cầu của bên chính quyền nhân dân cách mạng và tất cả các trường lân cận cũng đều thế cả.
Phải công nhận là ngày xưa học sinh chúng tôi, mặc dù đã học gần hết bậc trung học rồi mà đứa nào đứa nấy đều rất "ngố" chứ chẳng được lanh lợi như lũ trẻ con thời bây giờ, cái gì chúng cũng biết. Bởi vậy, khi nghe bác cán bộ vào trường thông báo "đi làm công tác xã hội", người lạ - việc cũng lạ, mà chẳng đứa nào dám hó hé hỏi xem đi làm việc gì, ở đâu, trong bao nhiêu ngày?
Thật ra chuyện gì cũng có căn nguyên của nó, "ngố" mới chỉ là một phần. Lý do quan trọng hơn có lẽ do vào tuổi ấy đã bắt đầu biết quan sát suy nghĩ về những gì đang diễn ra trong xã hội. Sau một loạt biến cố từ vài tháng trước và những gì được chứng kiến trong những ngày lo âu và lộn xộn vừa qua, tôi lờ mờ hiểu ra rằng cái bác cán bộ ấy là người nắm "quyền sinh sát" trong tay, còn mình chỉ là con nhà bên phía bị thua trận. Vì thế mà cảm thấy hơi…ngán, bác biểu sao thì cứ như vậy mà làm, chứ nào dám thắc mắc?.
Cái sợ ấy cũng còn do lúc trước, thỉnh thoảng hay được nghe lõm bõm trong những câu chuyện của người về những tên "vi-xi" tức Việt cộng pháo kích vào trường học Cai Lậy, giết dân tập thể ở Huế tết Mậu Thân… đặc biệt bị ám ảnh bởi tấm áp-phích tuyên truyền của chế độ cũ, vẽ 3 tên VC đang đu đưa trên cây đu đủ làm thân cây oằn xuống nhưng vẫn không gãy nổi, vì họ quá ốm do thiếu ăn, mặt mày lại quá xấu xí v.v…
Bởi vậy, nay phải chạm trán với họ lại thấy đúng những bộ áo quần, cái nón cối cùng đôi dép râu ấy mà "thằng nhỏ" không thấy sợ mới là chuyện lạ!
Nhưng cũng may bởi chưa đến nỗi như những bậc cha chú mình, cũng vì "ngoan ngoãn" tưởng đi học tập chỉ có 3 ngày, chẳng ai buồn chuẩn bị gì mà ngờ đâu bị đưa đi "mút chỉ cà tha" đến mấy năm sau, ai còn sống mới được thả cho về. Công tác xã hội của đám học sinh chúng tôi chỉ là đi dọn dẹp đống hoang tàn đổ nát trong mấy tòa nhà trước đây là cơ quan nước ngoài, họ đã di tản và bị dân chúng tràn vào hôi của, đâp phá vào mấy ngày cuối cùng tháng 4 năm ấy.
Những tòa nhà này thường là các tòa nhà nằm rải rác dọc theo những con đường Kỳ Đồng, Yên Đổ (nay là Lý Chính Thắng), bà Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm v.v…gần trường chúng tôi học.
Nhóm tôi khoảng 5-6 đứa và nhờ có mấy "tiểu thơ" tham gia nên được bố trí đi gần hơn (hồi ấy phần lớn hoc sinh quen đi bộ) đó là một căn biệt thự khá kín đáo mà hằng ngày đi học ngang nhiều năm liền chẳng bao giờ thấy mở cửa, nằm phía đối diện với trường học gần với đường Đoàn Thị Điểm (nay là Trương Định).
Khi đến biệt thự này, tôi thấy trong sân đã có khoảng chục anh bộ đội có lẽ họ cũng mới đến canh gác vài ngày trước. Sau khi trình giấy giới thiệu, họ cho chúng tôi vào làm nhiệm vụ và cứ thế mỗi sáng chúng tôi đến đó để dọn dẹp, công việc kéo dài trong khoảng mươi ngày.
Điều có thể xem là khám phá gây bất ngờ nhất cho tôi chính là những "chú bộ đội" ấy. Gọi là "chú" do quen miệng chứ thật ra họ còn rất trẻ chỉ trạc tuổi 17-18 như chúng tôi và là người miền Bắc hoàn toàn trừ anh chỉ huy lớn tuổi hơn chút. Sau mỗi buổi lao động, các bạn ra về tôi vì nhà gần bên nên thường hay nán lại chuyện trò, nhờ vậy một sự thân thiện bắt đầu nảy nở, điều mà chính tôi cũng không thể ngờ khi mới đến.
Nói thế không có nghĩa là tôi đã vội yêu Việt cộng, mà chỉ là thiện cảm về sự chất phác, hiền lành của họ do đều ở lứa tuổi học sinh, vì hoàn cảnh mà bị người lớn huy động ra chiến trường. Bản chất lương thiện của họ tôi nhận ra trong khi tiếp xúc, qua vẻ thờ ơ của họ với tài sản đồ đạc còn nguyên vẹn trong căn nhà này và cả những gì tôi đọc được trong bút ký của một vài người trong họ khi đã thân thiện hơn lúc sắp xong việc.
Những dịp chuyện trò như vậy, tôi thường hỏi thăm họ về gia đình, việc học hành nhờ vậy tôi mới biết ngoài Bắc khi ấy bậc trung học chỉ có đến lớp 10 và mấy chú bộ đội này đang dở dang lớp 6-7 đã phải bỏ học, thật tội nghiệp! Cũng nhờ có chút văn hóa ấy trong hoàn cảnh phải sớm xa nhà, sống nơi xa lạ nên ai nấy đều có vẻ thích viết nhật ký, thư từ.
Có lần tôi được cho xem một quyển sổ nhật ký nhỏ loại kẻ hàng carô, bên trong viết bằng loại mực xanh nét lớn hơn cây Pilot của tôi vì do TQ chế tạo, nhìn cũng thô hơn. Dần dần tôi cũng được mấy chú bộ đội khác cho xem nhật ký của họ, cũng vẫn những nét chữ ốm nghiêng, loại mực giống nhau và nội dung là không gì khác chủ yếu là những tình cảm nỗi nhớ gia đình, bạn bè, trường lớp v.v…
Căn biệt thự này nhờ kín cổng cao tường nên dân đi hôi của không ai biết chủ nhà đã di tản nhờ vậy đồ đạc bên trong vẫn còn nguyên vẹn. Khi lên lầu trên, chúng tôi mới biết trước đây là nơi nuôi dưỡng trẻ khoảng vài chục mồ côi sơ sinh của một cơ quan từ thiện Mỹ. Đồ đạc, vật dụng mọi thứ đều để dùng cho trẻ sơ sinh rất nhiều, đẹp và còn thơm "mùi Mỹ". Ngoài ra còn nhiều loại máy móc, thiết bị và nguyên một gian thực phẩm, sữa và đồ hộp. Những đưá bé ấy có lẽ đã ra được chuyển đi từ khoảng giữa tháng 3, thời điểm chiến dịch "Baby Lift" mà có một chuyến máy bay nghe nói đã bị rớt gần cầu Bình Lợi khi vừa cất cánh khỏi phi trường TSN.
Có một điều lạ, chỉ mỗi chúng tôi là được lên trên ấy dọn dẹp, còn bộ đội chỉ làm nhiệm vụ giữ ngoài sân mà không được vào bên trong và tất nhiên chúng tôi cũng không được đem ra ngoài bất cứ món gì từ căn biệt thự này nếu chẳng được họ cho phép.
Một hôm phát hiện ra kho thực phẩm vì bị chủ nhà ngắt điện lâu nhiều thức ăn đã hư hỏng, có cái bốc mùi chúng tôi báo cáo cho họ biết và nhân tiện việc dọn dẹp chúng ra đường, chúng tôi "hí hửng" đem vài lon Cococola xuống mời họ uống, tưởng rằng sẽ được hưởng ứng, nào ngờ còn bị la rầy "coi chừng bọn Mỹ nó bỏ thuốc độc trong đó" khiến đứa nào đứa nấy được một phen ôm bụng cười vì sự "ngây thơ trong trắng" quá sức của họ, tôi nghĩ ngay cái này chắc là do cấp chỉ huy họ bảo vậy.
Những loại nước ngọt lon này đâu có lạ gì với dân Sàigòn thời bấy giờ, nhưng có giải thích "dụ dỗ" cỡ nào mấy chú cũng nhất định không chịu uống là không. Thế là chúng tôi đành phải xin phép "xơi xả láng" vài lon mà chẳng đứa nào lăn đùng ra chết cho họ thấy khi ấy mấy chú mới chịu tin.
và chuyện hiện tại
Thấm thoát vậy mà cũng đã 33 năm trôi qua…
Mấy anh bộ đội ngày ấy bây giờ đang trôi dạt phương trời nào, có ai trong họ leo lên cấp tướng tá hay đã giải ngũ tôi cũng chẳng rõ? Nhưng có một điều chắc như đinh đóng cột là nếu có ai trong họ nhớ lại chuyện lon Cocacola hôm ấy, hẳn sẽ tự hỏi không hiểu sao ngày ấy mình quá "thơ dại" dễ tin vào cấp chỉ huy đến thế? may mà chưa bị bỏ mạng dọc đường trong lúc còn chiến tranh vì niềm tin vô lý kiểu ấy..
Cách nay mấy hôm, tôi gặp một em nhà ở Sàigòn đang làm nghĩa vụ quân sự tại tỉnh Bình Dương. Hỏi thăm về đời bộ đội mới thấy thật "hãi hùng". Chuyện sĩ quan cấp trên ăn chận ăn bớt tiền ăn hằng ngày em này cho biết "ở đâu cũng vậy". Tiền ăn mỗi người là 28 ngàn đồng / ngày, với khoản tiền ấy gia đình 4 người ở Sàigòn cũng tương đối ngon miệng. Vậy mà các em chỉ toàn cơm hẩm, rau muống tự trồng với chút thịt cá gọi là "trang điểm" mâm cơm. Chỉ khi nào có đoàn kiểm tra, quay phim chụp hình đến thì mới được một bữa ngon miệng.
Chưa hết, vì là thời bình nên thay vì cầm súng phải đi lao động theo những hợp đồng do sĩ quan cấp trên ký với những công trình xây dựng, tiền thầy bỏ túi mồ hôi đã có lính chịu.
Quốc gia nào cũng vậy, quân đội là nơi ít phải lo chuyện tiền nong nhất, nhưng VN không phải vậy. Tướng tá "kiếm chác" làm kinh tế còn dữ dằn và dễ dàng hơn doanh nhân ngoài đời nhiều vì chẳng phải cạnh tranh với ai. Tiền nong thì đã có ngân sách rót xuống hàng tháng, lao động thì đều đều hằng năm hết lớp cũ đã có lớp mới vào thay.
Một người quen của tôi ở Củ Chi mấy năm trước "được chọn" làm nhà cung cấp cấp gạo, thực phẩm cho quân trường Đồng Dù bảo phải lo lót đều đặn hằng tháng cho vị tướng chỉ huy trung tâm này mỗi tháng. Vậy tiền hối lộ ấy lấy đâu ra nếu chẳng phải là khẩu phần ăn của lính vì làm gì có chuyện dân kinh doanh mà chịu đi làm không công?
Nay mấy chục năm sau chiến tranh, những mặt trái của cuộc chiến "huynh đệ tương tàn" mà miền Bắc họ tự cho là chính nghĩa ấy đã và đang lộ diện dần. Chúng tệ hơn rất nhiều so với những gì họ rêu rao và nhồi sọ như những người lính năm xưa bị. Ngày càng có thêm nhiều người nhận ra tính chất phi lý, phi nhân bản của cuộc chiến khi so sánh với hoàn cảnh tương tự của nhiều nước thuộc địa thời bấy giờ.
Như vậy dễ dàng nhận ra Hồ Chí Minh chẳng là cái "đinh rỉ" gì nếu đem so với một Mahatma Gandhi cùng thời của Ấn Độ, xét cả về mặt tài năng lẫn đạo đức cần có tối thiểu của một lãnh đạo bình thường.
Lịch sử mặc dù đã qua đi có bị ai bóp méo cỡ nào, nhưng chỉ cần chịu khó suy gẫm đôi chút cũng không khó nhận ra một vài chân lý, từ đó có thể rút ra kết luận "những lãnh tụ chết trong vinh quang, chôn cất long trọng trong những lăng mộ sang trọng hầu hết chỉ là những con người rất tầm thường, thậm chí kém cỏi"
Kinh nghiệm này rút ra chính từ cái chết của Chúa Jésus trên thập giá với tội danh "Người này tự xưng mình là vua dân Do Thái" theo cách kết tội của người La-Mã gần 2.000 năm trước, có thể dùng nó làm bài học căn bản trong đánh giá và để nhận dạng chân dung phải như thế nào mới có thể xem là lãnh tụ vì nước vì dân đích thực.
Và thật trớ trêu khi thấy, ở Nga, TQ và VN vài chục triệu sinh linh đã phải đền mạng ngoài bãi chiến trường, mất tích trong ngục tù, trại cải tạo, giữa biển khơi v.v… thay cho những Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng được tôn là vĩ đại một thời, chết trong vinh quang, mồ mả lộng lẫy!
Cần phải có cái nhìn bao quát như vậy, mới thấy cái giá phải trả cho sự hòa bình của người VN mình đã quá lớn, nó khác xa với việc chỉ mỗi một mình Mahatma Gandhi chịu thiệt mạng vì bị ám sát để giành lấy độc lập cho dân chúng Ấn Độ
Vậy giữa Hồ Chí Minh và Mahatma Gandhi - người đã chết thay cho hàng triệu dân Ấn vì đấu tranh chống người Anh bóc lột cũng như người Pháp với VN mình - ai xứng đáng được dân chúng tôn kính hơn ai? Vậy mà Mahatma Gandhi tuy được dân Ấn tôn là Thánh nhưng xác không ướp, nơi chôn cất chẳng phải là lăng mộ tốn kém như Hồ chí Minh.
Điều đáng nói hơn nữa là chính vì thiếu trình độ, mù quáng nghe theo lời dụ dỗ của thiên hạ mà Hồ Chí Minh chọn chủ thuyết cộng sản dùng nó để giải phóng dân tộc khỏi người Pháp, mà cho đến nay, vì sự vô phép tắc của chủ thuyết này khiến hơn 80 triệu người dân đang phải khắc phục hậu quả do chính việc đấu tranh dựa vào vũ lực để lại, đặc biệt là về mặt tinh thần đó là sự hận thù nội ngoại, sự tàn phá đạo đức xã hội, lệ thuộc vào TQ và còn bao điều bất công khác đang diễn ra khắp đất nước.
Không còn giống như những anh bộ đội tôi gặp năm xưa, dù bị nhồi sọ bởi nhiều sai lầm nhưng trong con người họ ít ra cũng còn biết sống có lý tưởng, nhờ vậy mà họ còn giữ được bản tính tử tế của một con người. Những kẻ cầm quyền hiện nay, mặc dù chủ thuyết cộng sản của họ đã bị sụp đổ hoàn toàn nhưng họ vẫn khư khư nhân danh nó để tiếp tục cai trị dân. Chẳng cần phải học cao hiểu rộng, ai cũng có thể thấy với những lãnh đạo "tầm cỡ" như vậy thì tai họa giáng xuống đất nước là chuyện khó tránh khỏi, đơn giản chỉ vì họ thiếu lòng tự trọng.
Làm người mà thiếu lòng tự trọng thì đào đâu ra nhân cách? Vì vậy tuy mang tiếng là chính quyền nhưng suy cho cùng thì họ nào có hơn gì những kẻ lợi dụng lúc tranh tối tranh sáng những ngày Sàigòn lộn xộn năm xưa để đi hôi của? hơn chăng chỉ là 'hôi của có tổ chức' mà thôi.
Thời gian quả là loại thuốc đáng sợ vì nó đã làm thay đổi tất cả mọi thứ nhanh chóng, từ trong ruột ra đến ngoài vỏ.
Mỗi khi nhớ đến câu "trong lon Cocacola ấy có thuốc độc" của mấy anh bộ đội năm xưa, tôi lại mong họ, những người bạn cùng trang lứa ngày ấy, nay cũng đã hiểu ra chính những sản phẩm được bào chế từ những "Lab" hay "phòng thí nghiệm" mang nhãn hiệu "made by VC" mới là những thứ có độc dược, vì nguyên liệu làm nên chúng đều bằng sự giả dối.
Sàigòn, 30/4/2008
Những người muôn năm cũ,
Hồn ở đâu bây giờ? (thơ Vũ Đình Liên)
Chuyện 33 năm trước…
Cứ mỗi dịp 30/4 về tôi lại nhớ đến mấy "chú bộ đội" năm xưa trong một ngôi biệt thự tọa lạc trên đường Kỳ Đồng, chuyện xảy ra không lâu sau ngày Sàigòn "bị giải phóng" !
Khi ấy, tôi đang học những năm cuối bậc trung học thì biến cố 30/4 xảy đến. Sau những ngày đầu dân chúng thành phố bị hoang mang bởi sự hỗn loạn khi quân đội miền Bắc tràn vào Sàigòn quá nhanh và bất ngờ khiến ai nấy chẳng kịp toan tính bất cứ điều gì. Đến khoảng đầu tháng 5/1975 khi mọi sinh hoạt đã trở lại bình thường hơn, học sinh chúng tôi cũng đến trường lại lo tiếp việc học tập.
Hằng năm, vào khoảng thời gian này niên học xem như đã gần kết thúc, học sinh chúng tôi háo hức chuẩn bị được nghỉ "xả hơi" mấy tháng hè. Nhưng năm ấy, Ban Giám Hiệu trường Trung học Cứu Thế nơi tôi đang theo học, các cha nhà dòng (LM. Phạm Huy Lãm là hiệu trưởng và LM Thành Tâm lúc đó rất "phong độ" làm giám thị, các Ngài nay hiện vẫn ở tại nhà thờ ĐM-HCG Kỳ Đồng) cho biết những lớp lớn như chúng tôi chưa được nghỉ hè mà phải đi làm công tác xã hội tại địa phương. Sau này tôi mới biết việc này là do yêu cầu của bên chính quyền nhân dân cách mạng và tất cả các trường lân cận cũng đều thế cả.
Phải công nhận là ngày xưa học sinh chúng tôi, mặc dù đã học gần hết bậc trung học rồi mà đứa nào đứa nấy đều rất "ngố" chứ chẳng được lanh lợi như lũ trẻ con thời bây giờ, cái gì chúng cũng biết. Bởi vậy, khi nghe bác cán bộ vào trường thông báo "đi làm công tác xã hội", người lạ - việc cũng lạ, mà chẳng đứa nào dám hó hé hỏi xem đi làm việc gì, ở đâu, trong bao nhiêu ngày?
Thật ra chuyện gì cũng có căn nguyên của nó, "ngố" mới chỉ là một phần. Lý do quan trọng hơn có lẽ do vào tuổi ấy đã bắt đầu biết quan sát suy nghĩ về những gì đang diễn ra trong xã hội. Sau một loạt biến cố từ vài tháng trước và những gì được chứng kiến trong những ngày lo âu và lộn xộn vừa qua, tôi lờ mờ hiểu ra rằng cái bác cán bộ ấy là người nắm "quyền sinh sát" trong tay, còn mình chỉ là con nhà bên phía bị thua trận. Vì thế mà cảm thấy hơi…ngán, bác biểu sao thì cứ như vậy mà làm, chứ nào dám thắc mắc?.
Cái sợ ấy cũng còn do lúc trước, thỉnh thoảng hay được nghe lõm bõm trong những câu chuyện của người về những tên "vi-xi" tức Việt cộng pháo kích vào trường học Cai Lậy, giết dân tập thể ở Huế tết Mậu Thân… đặc biệt bị ám ảnh bởi tấm áp-phích tuyên truyền của chế độ cũ, vẽ 3 tên VC đang đu đưa trên cây đu đủ làm thân cây oằn xuống nhưng vẫn không gãy nổi, vì họ quá ốm do thiếu ăn, mặt mày lại quá xấu xí v.v…
Bởi vậy, nay phải chạm trán với họ lại thấy đúng những bộ áo quần, cái nón cối cùng đôi dép râu ấy mà "thằng nhỏ" không thấy sợ mới là chuyện lạ!
Nhưng cũng may bởi chưa đến nỗi như những bậc cha chú mình, cũng vì "ngoan ngoãn" tưởng đi học tập chỉ có 3 ngày, chẳng ai buồn chuẩn bị gì mà ngờ đâu bị đưa đi "mút chỉ cà tha" đến mấy năm sau, ai còn sống mới được thả cho về. Công tác xã hội của đám học sinh chúng tôi chỉ là đi dọn dẹp đống hoang tàn đổ nát trong mấy tòa nhà trước đây là cơ quan nước ngoài, họ đã di tản và bị dân chúng tràn vào hôi của, đâp phá vào mấy ngày cuối cùng tháng 4 năm ấy.
Những tòa nhà này thường là các tòa nhà nằm rải rác dọc theo những con đường Kỳ Đồng, Yên Đổ (nay là Lý Chính Thắng), bà Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm v.v…gần trường chúng tôi học.
Nhóm tôi khoảng 5-6 đứa và nhờ có mấy "tiểu thơ" tham gia nên được bố trí đi gần hơn (hồi ấy phần lớn hoc sinh quen đi bộ) đó là một căn biệt thự khá kín đáo mà hằng ngày đi học ngang nhiều năm liền chẳng bao giờ thấy mở cửa, nằm phía đối diện với trường học gần với đường Đoàn Thị Điểm (nay là Trương Định).
Khi đến biệt thự này, tôi thấy trong sân đã có khoảng chục anh bộ đội có lẽ họ cũng mới đến canh gác vài ngày trước. Sau khi trình giấy giới thiệu, họ cho chúng tôi vào làm nhiệm vụ và cứ thế mỗi sáng chúng tôi đến đó để dọn dẹp, công việc kéo dài trong khoảng mươi ngày.
Điều có thể xem là khám phá gây bất ngờ nhất cho tôi chính là những "chú bộ đội" ấy. Gọi là "chú" do quen miệng chứ thật ra họ còn rất trẻ chỉ trạc tuổi 17-18 như chúng tôi và là người miền Bắc hoàn toàn trừ anh chỉ huy lớn tuổi hơn chút. Sau mỗi buổi lao động, các bạn ra về tôi vì nhà gần bên nên thường hay nán lại chuyện trò, nhờ vậy một sự thân thiện bắt đầu nảy nở, điều mà chính tôi cũng không thể ngờ khi mới đến.
Nói thế không có nghĩa là tôi đã vội yêu Việt cộng, mà chỉ là thiện cảm về sự chất phác, hiền lành của họ do đều ở lứa tuổi học sinh, vì hoàn cảnh mà bị người lớn huy động ra chiến trường. Bản chất lương thiện của họ tôi nhận ra trong khi tiếp xúc, qua vẻ thờ ơ của họ với tài sản đồ đạc còn nguyên vẹn trong căn nhà này và cả những gì tôi đọc được trong bút ký của một vài người trong họ khi đã thân thiện hơn lúc sắp xong việc.
Những dịp chuyện trò như vậy, tôi thường hỏi thăm họ về gia đình, việc học hành nhờ vậy tôi mới biết ngoài Bắc khi ấy bậc trung học chỉ có đến lớp 10 và mấy chú bộ đội này đang dở dang lớp 6-7 đã phải bỏ học, thật tội nghiệp! Cũng nhờ có chút văn hóa ấy trong hoàn cảnh phải sớm xa nhà, sống nơi xa lạ nên ai nấy đều có vẻ thích viết nhật ký, thư từ.
Có lần tôi được cho xem một quyển sổ nhật ký nhỏ loại kẻ hàng carô, bên trong viết bằng loại mực xanh nét lớn hơn cây Pilot của tôi vì do TQ chế tạo, nhìn cũng thô hơn. Dần dần tôi cũng được mấy chú bộ đội khác cho xem nhật ký của họ, cũng vẫn những nét chữ ốm nghiêng, loại mực giống nhau và nội dung là không gì khác chủ yếu là những tình cảm nỗi nhớ gia đình, bạn bè, trường lớp v.v…
Căn biệt thự này nhờ kín cổng cao tường nên dân đi hôi của không ai biết chủ nhà đã di tản nhờ vậy đồ đạc bên trong vẫn còn nguyên vẹn. Khi lên lầu trên, chúng tôi mới biết trước đây là nơi nuôi dưỡng trẻ khoảng vài chục mồ côi sơ sinh của một cơ quan từ thiện Mỹ. Đồ đạc, vật dụng mọi thứ đều để dùng cho trẻ sơ sinh rất nhiều, đẹp và còn thơm "mùi Mỹ". Ngoài ra còn nhiều loại máy móc, thiết bị và nguyên một gian thực phẩm, sữa và đồ hộp. Những đưá bé ấy có lẽ đã ra được chuyển đi từ khoảng giữa tháng 3, thời điểm chiến dịch "Baby Lift" mà có một chuyến máy bay nghe nói đã bị rớt gần cầu Bình Lợi khi vừa cất cánh khỏi phi trường TSN.
Có một điều lạ, chỉ mỗi chúng tôi là được lên trên ấy dọn dẹp, còn bộ đội chỉ làm nhiệm vụ giữ ngoài sân mà không được vào bên trong và tất nhiên chúng tôi cũng không được đem ra ngoài bất cứ món gì từ căn biệt thự này nếu chẳng được họ cho phép.
Một hôm phát hiện ra kho thực phẩm vì bị chủ nhà ngắt điện lâu nhiều thức ăn đã hư hỏng, có cái bốc mùi chúng tôi báo cáo cho họ biết và nhân tiện việc dọn dẹp chúng ra đường, chúng tôi "hí hửng" đem vài lon Cococola xuống mời họ uống, tưởng rằng sẽ được hưởng ứng, nào ngờ còn bị la rầy "coi chừng bọn Mỹ nó bỏ thuốc độc trong đó" khiến đứa nào đứa nấy được một phen ôm bụng cười vì sự "ngây thơ trong trắng" quá sức của họ, tôi nghĩ ngay cái này chắc là do cấp chỉ huy họ bảo vậy.
Những loại nước ngọt lon này đâu có lạ gì với dân Sàigòn thời bấy giờ, nhưng có giải thích "dụ dỗ" cỡ nào mấy chú cũng nhất định không chịu uống là không. Thế là chúng tôi đành phải xin phép "xơi xả láng" vài lon mà chẳng đứa nào lăn đùng ra chết cho họ thấy khi ấy mấy chú mới chịu tin.
và chuyện hiện tại
Thấm thoát vậy mà cũng đã 33 năm trôi qua…
Mấy anh bộ đội ngày ấy bây giờ đang trôi dạt phương trời nào, có ai trong họ leo lên cấp tướng tá hay đã giải ngũ tôi cũng chẳng rõ? Nhưng có một điều chắc như đinh đóng cột là nếu có ai trong họ nhớ lại chuyện lon Cocacola hôm ấy, hẳn sẽ tự hỏi không hiểu sao ngày ấy mình quá "thơ dại" dễ tin vào cấp chỉ huy đến thế? may mà chưa bị bỏ mạng dọc đường trong lúc còn chiến tranh vì niềm tin vô lý kiểu ấy..
Cách nay mấy hôm, tôi gặp một em nhà ở Sàigòn đang làm nghĩa vụ quân sự tại tỉnh Bình Dương. Hỏi thăm về đời bộ đội mới thấy thật "hãi hùng". Chuyện sĩ quan cấp trên ăn chận ăn bớt tiền ăn hằng ngày em này cho biết "ở đâu cũng vậy". Tiền ăn mỗi người là 28 ngàn đồng / ngày, với khoản tiền ấy gia đình 4 người ở Sàigòn cũng tương đối ngon miệng. Vậy mà các em chỉ toàn cơm hẩm, rau muống tự trồng với chút thịt cá gọi là "trang điểm" mâm cơm. Chỉ khi nào có đoàn kiểm tra, quay phim chụp hình đến thì mới được một bữa ngon miệng.
Chưa hết, vì là thời bình nên thay vì cầm súng phải đi lao động theo những hợp đồng do sĩ quan cấp trên ký với những công trình xây dựng, tiền thầy bỏ túi mồ hôi đã có lính chịu.
Quốc gia nào cũng vậy, quân đội là nơi ít phải lo chuyện tiền nong nhất, nhưng VN không phải vậy. Tướng tá "kiếm chác" làm kinh tế còn dữ dằn và dễ dàng hơn doanh nhân ngoài đời nhiều vì chẳng phải cạnh tranh với ai. Tiền nong thì đã có ngân sách rót xuống hàng tháng, lao động thì đều đều hằng năm hết lớp cũ đã có lớp mới vào thay.
Một người quen của tôi ở Củ Chi mấy năm trước "được chọn" làm nhà cung cấp cấp gạo, thực phẩm cho quân trường Đồng Dù bảo phải lo lót đều đặn hằng tháng cho vị tướng chỉ huy trung tâm này mỗi tháng. Vậy tiền hối lộ ấy lấy đâu ra nếu chẳng phải là khẩu phần ăn của lính vì làm gì có chuyện dân kinh doanh mà chịu đi làm không công?
Nay mấy chục năm sau chiến tranh, những mặt trái của cuộc chiến "huynh đệ tương tàn" mà miền Bắc họ tự cho là chính nghĩa ấy đã và đang lộ diện dần. Chúng tệ hơn rất nhiều so với những gì họ rêu rao và nhồi sọ như những người lính năm xưa bị. Ngày càng có thêm nhiều người nhận ra tính chất phi lý, phi nhân bản của cuộc chiến khi so sánh với hoàn cảnh tương tự của nhiều nước thuộc địa thời bấy giờ.
Như vậy dễ dàng nhận ra Hồ Chí Minh chẳng là cái "đinh rỉ" gì nếu đem so với một Mahatma Gandhi cùng thời của Ấn Độ, xét cả về mặt tài năng lẫn đạo đức cần có tối thiểu của một lãnh đạo bình thường.
Lịch sử mặc dù đã qua đi có bị ai bóp méo cỡ nào, nhưng chỉ cần chịu khó suy gẫm đôi chút cũng không khó nhận ra một vài chân lý, từ đó có thể rút ra kết luận "những lãnh tụ chết trong vinh quang, chôn cất long trọng trong những lăng mộ sang trọng hầu hết chỉ là những con người rất tầm thường, thậm chí kém cỏi"
Kinh nghiệm này rút ra chính từ cái chết của Chúa Jésus trên thập giá với tội danh "Người này tự xưng mình là vua dân Do Thái" theo cách kết tội của người La-Mã gần 2.000 năm trước, có thể dùng nó làm bài học căn bản trong đánh giá và để nhận dạng chân dung phải như thế nào mới có thể xem là lãnh tụ vì nước vì dân đích thực.
Và thật trớ trêu khi thấy, ở Nga, TQ và VN vài chục triệu sinh linh đã phải đền mạng ngoài bãi chiến trường, mất tích trong ngục tù, trại cải tạo, giữa biển khơi v.v… thay cho những Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng được tôn là vĩ đại một thời, chết trong vinh quang, mồ mả lộng lẫy!
Cần phải có cái nhìn bao quát như vậy, mới thấy cái giá phải trả cho sự hòa bình của người VN mình đã quá lớn, nó khác xa với việc chỉ mỗi một mình Mahatma Gandhi chịu thiệt mạng vì bị ám sát để giành lấy độc lập cho dân chúng Ấn Độ
Vậy giữa Hồ Chí Minh và Mahatma Gandhi - người đã chết thay cho hàng triệu dân Ấn vì đấu tranh chống người Anh bóc lột cũng như người Pháp với VN mình - ai xứng đáng được dân chúng tôn kính hơn ai? Vậy mà Mahatma Gandhi tuy được dân Ấn tôn là Thánh nhưng xác không ướp, nơi chôn cất chẳng phải là lăng mộ tốn kém như Hồ chí Minh.
Điều đáng nói hơn nữa là chính vì thiếu trình độ, mù quáng nghe theo lời dụ dỗ của thiên hạ mà Hồ Chí Minh chọn chủ thuyết cộng sản dùng nó để giải phóng dân tộc khỏi người Pháp, mà cho đến nay, vì sự vô phép tắc của chủ thuyết này khiến hơn 80 triệu người dân đang phải khắc phục hậu quả do chính việc đấu tranh dựa vào vũ lực để lại, đặc biệt là về mặt tinh thần đó là sự hận thù nội ngoại, sự tàn phá đạo đức xã hội, lệ thuộc vào TQ và còn bao điều bất công khác đang diễn ra khắp đất nước.
Không còn giống như những anh bộ đội tôi gặp năm xưa, dù bị nhồi sọ bởi nhiều sai lầm nhưng trong con người họ ít ra cũng còn biết sống có lý tưởng, nhờ vậy mà họ còn giữ được bản tính tử tế của một con người. Những kẻ cầm quyền hiện nay, mặc dù chủ thuyết cộng sản của họ đã bị sụp đổ hoàn toàn nhưng họ vẫn khư khư nhân danh nó để tiếp tục cai trị dân. Chẳng cần phải học cao hiểu rộng, ai cũng có thể thấy với những lãnh đạo "tầm cỡ" như vậy thì tai họa giáng xuống đất nước là chuyện khó tránh khỏi, đơn giản chỉ vì họ thiếu lòng tự trọng.
Làm người mà thiếu lòng tự trọng thì đào đâu ra nhân cách? Vì vậy tuy mang tiếng là chính quyền nhưng suy cho cùng thì họ nào có hơn gì những kẻ lợi dụng lúc tranh tối tranh sáng những ngày Sàigòn lộn xộn năm xưa để đi hôi của? hơn chăng chỉ là 'hôi của có tổ chức' mà thôi.
Thời gian quả là loại thuốc đáng sợ vì nó đã làm thay đổi tất cả mọi thứ nhanh chóng, từ trong ruột ra đến ngoài vỏ.
Mỗi khi nhớ đến câu "trong lon Cocacola ấy có thuốc độc" của mấy anh bộ đội năm xưa, tôi lại mong họ, những người bạn cùng trang lứa ngày ấy, nay cũng đã hiểu ra chính những sản phẩm được bào chế từ những "Lab" hay "phòng thí nghiệm" mang nhãn hiệu "made by VC" mới là những thứ có độc dược, vì nguyên liệu làm nên chúng đều bằng sự giả dối.
Sàigòn, 30/4/2008
Nhìn, Nghe và Nghĩ… về chuyện đất đai (2)
Hà Long sưu tầm
15:19 30/04/2008
Nhìn, Nghe và Nghĩ… về chuyện đất đai (2)
Lời giới thiệu: Chuyện đất đai đang như là những chiếc thòng lọng buộc vào cổ người cầm quyền và nếu để hớ hênh nó tự xiết chặt lại lúc nào không biết, điển hình tên tham quan Võ Thanh Bình, Bí thư tỉnh ủy Cà Mau vừa bất ngờ tạo lên một „hiện tượng lạ“ là tự giao nộp 100 triệu đồng của cấp dưới "gửi" nhằm chạy chức, chạy quyền vào ngày 08/4/2008. Ông quan này còn vỗ ngực long trọng tuyên bố, nếu chịu nhận tiền chạy chức, chạy quyền thì ông đã nhận vài tỷ trong thời gian qua. Các ủy viên thường vụ dự họp đã có nhiều ý kiến chất vấn ông tham quan Bí thư Tỉnh ủy: “Đồng chí nói rằng hơn một tuần qua nếu chịu nhận tiền chạy chức, chạy quyền thì đồng chí đã nhận vài tỷ. Xin đồng chí cho biết những người đến ngã giá mua chức là ai? Giá bao nhiêu? Và số tiền 100 triệu đồng này là của ai?”.
Đã 22 ngày trôi qua danh tính những người dùng tiền mua chức quyền vẫn chưa được ông tham quan Võ Thanh Bình báo cáo lại. Từ đấy báo chí có dịp khui ra và dư luận lại có dịp đặt câu hỏi: có hay không việc ông Bình biến nhà công thành của riêng và làm sai quy định về đất đai dẫn đến nhiều khiếu nại? Những ngôi nhà đồ sộ ông đang đứng tên được mua bằng giá bèo, tước đoạt từ một người mẹ liệt sỹ? Người dân đặt câu hỏi tức là trả lời. Tại sao hầu hết cán bộ khi chưa có chức có quyền thì nghèo mà sau 1, 2 nhiệm kỳ làm cán bộ lại giàu có „lạ thường“ thậm chí trở thành những tên "đại tư bản kếch xù". Tiền ở đâu ra?. Báo đảng luôn tuyên truyền rất nhiều đến phẩm chất tốt, tiêu chí của cán bộ cũng như cách xử lí cán bộ tham nhũng, cửa quyền, thậm chí ngu dốt (không có bằng cấp trung học cấp 2), nhưng thực sự những vụ án liên quan đến cán bộ thường kéo thật dài… rồi chìm xuồng mau chóng và rơi vào quên lãng. Vấn đề tổ chức cán bộ trong các cơ quan nhà nước cộng sản Việt Nam hiện nay ở đâu cũng vậy: đều mang tính chủ quan áp đặt hoặc giữ lề lối "sống lâu lên lão làng", thậm chí công tác bổ nhiệm cán bộ được coi như "bí mật quốc gia", như vậy câu chuyện chạy chức, chạy quyền vẫn còn là chuyện dài nhiều tập. Vì thế, nếu để tồn tại vấn nạy chạy chức, chạy quyền sẽ là tai hoạ rất lớn cho dân tộc bởi nó chính là mầm mống trực tiếp nhất của tham nhũng, tiêu cực thậm chí tạo nên một màng nhện mafia dầy đặc. Một Bí thư Tỉnh uỷ không dám công khai tố cáo kẻ đưa tiền hối lộ cho mình thì thử hỏi „thường dân“ ai dám vạch mặt tố cáo họ?
Chắc chắn 100 triệu đồng tiền "chạy chức" ấy nếu trót lọt, sau khi "đắc cử", những tên tham quan đó sẽ tìm cách bóc lột, đàn áp cho đến gian manh cướp đất của dân để lấy lại gấp nhiều lần từ các "nguồn" khác nhau, để lấy lại vốn và thêm cả lời nữa. Và những tên quan này khi đã nắm giữ được chức vụ cao rồi thì sẽ tạo vây cánh "ruột" để cùng nhau làm giàu. Đảng cộng sản đã phản bội dân tộc, họ tự xem đất nước là tài sản riêng của đảng, trong đó một số lĩnh vực được xem là đặc lợi, đặc quyền riêng của cán bộ, công chức như: thuế vụ, hải quan, đất đai, nhà cửa... từ đó tạo ra cửa quyền đang làm cho nạn mua quan bán chức và tham nhũng hoành hành từ Bắc chí Nam. Một đan cử chứng minh khi báo chí hỏi về vụ 100 triệu đồng tiền "chạy chức" thì ông Lư Dũng, Chánh văn phòng Tỉnh ủy Cà Mau cho biết: "Đây là việc nội bộ của Đảng, tôi không được phép thông tin".
Hôm nay, ngày 30/4/2008, cộng sản Việt Nam vẫn say men chiến thắng, vẫn hứa hẹn độc lập tự do hạnh phúc. Điều đó đã trải qua 33 năm trời đằng đẵng. Cuối cùng tự do hạnh phúc đã có thật sự, nhưng chỉ là vật quý báu dành riêng cho 1 triệu đảng viên của họ, còn 81 triệu dân khác vẫn sống trong tủi nhục, nghèo đói, bị kềm kẹp bởi nạn tư bản (do sự tiếp tay của cộng sản Việt Nam) bóc lột sức lao động người dân trong các hãng xưởng ngoại quốc, đôi khi dân nghèo còn lầm than hơn trước ngày 30/4.
Hà Long tiếp tục sưu tầm kỳ 2 những sự kiện hiện thực hằng ngày của cuộc sống qua lăng kính NHÌN, NGHE và NGHĨ… về điệu bộ hành xử quan liêu, cách sống vô trách nhiệm của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.
12. Nhầm…
- Có chuyện bé cái lầm hay quá bác ạ.
- Hay sao?
- Mấy công ty xin phép tận thu mấy loại gỗ rỗng thân, cụt ngọn, khi bị kiểm tra lòi ra… toàn gỗ quý loại 1. Cơ quan chức năng hỏi, họ bảo tại… chặt nhầm.
- Ô bác ơi! Thế là họ nhầm… khôn. Nhưng mà…
- Làm sao?
- Nhầm kiểu đó vốn là… chuyện thường ngày ở huyện. Khối ông giám đốc doanh nghiệp cứ nhầm mình là ông chủ. Mấy ông đảng viên cứ nghĩ mình là…
- Nhầm thế chưa ăn thua, còn kiểu nhầm khác sợ hơn.
- Kiểu gì?
- Khối kẻ nắm trong tay tài sản, đất đai nhà nước nhưng lại nhầm… là của riêng trong túi mình.
Tác giả: VĂN YÊN
13. Ráng...
- Mấy tuyến đường lớn lại vừa bị đào xới.
- Ôi! Ăn thua gì. Nghe nói từ nay đến Tết Âm lịch sẽ có 29 tuyến tiếp tục bị đào.
- Như vậy tắc đường càng nghiêm trọng hơn?
- Phải chịu thôi. Có lẽ cũng phải đổi mới tư duy để… sống chung với tắc.
- Sao cuối năm lại đào nhiều thế nhỉ?
- Tại dự án quá nhiều. Mấy chủ dự án bảo: phải đào đường để… giải ngân. Dự án đã “rùa”, không kiên trì triển khai họa có thành… sên. Thôi ráng chịu khổ một chút. Vài năm nữa Sài Gòn sẽ thực sự thành hòn ngọc Viễn Đông.
- Bác nói cũng đúng. Chắc là phải hy sinh đời bố…
- Tất cả vì tương lai con em chúng ta.
Tác giả: BẾN THÀNH
14. Lưỡng tiện...
- Thành phố Hà Nội quyết định cho phép sử dụng vỉa hè để kinh doanh ăn uống.
- Xưa rồi bác ơi! Quyết định có từ thời ông phó chủ tịch Đỗ Hoàng Ân. Kỳ họp HĐND nhiều người đã cực lực phê bình vì trái luật.
- Phê thì vẫn phê. Nhưng chuyện cũ có vẻ đang được… hợp thức vì quyết định mới.
- Quyết định gì?
- Báo Tuổi Trẻ đăng: thành phố vừa quyết định thu phí sử dụng vỉa hè từ 25.000đ đến 45.000đ/m²/tháng. Áp dụng từ 1-8-2008.
- Ô bác ơi! Thế là nói không đi đôi với làm. Nhưng cũng nhất cử lưỡng tiện.
- Là gì…
- Nhà nước thu được ngân sách, người nghèo có chỗ làm ăn…
- Còn chuyện nóng kẹt xe?
- Đấy là chuyện dài, phải chờ… hạ hồi phân giải.
Tác giả: HÀ THÀNH
15. Cháy nhà, ra...
- “Khai quật” cầu Văn Thánh thấy sợ.
- Sợ gì?
- Bóc lớp đất thi công thấy… lún sâu tới 3 mét. Một số dầm cầu và cánh dầm bị vỡ. Các thớt gối cầu trên dưới lệch nhau…
- Ôi giời ơi! Vậy là cháy nhà… ra giả dối. Nhưng bộ GTVT đã kiểm tra…
- Đã kiểm tra, khổ nỗi chưa… thực địa nên không ai chịu trách nhiệm. Lần khai quật này tốn 141 tỷ…
- 141 tỷ? Cái giá tìm ra sự làm ăn gian dối quá đắt. Nhưng thà có còn hơn không. Chỉ sợ…
- Sợ gì?
- Truy cứu trách nhiệm vẫn là… việc cần làm ngơ.
Tác giả: HIỆP HÒA
16. Chuyện nhỏ
- Ông nguyên chủ tịch Hà Nội mới tiết lộ về vụ “chiếc xe 3.000 con trâu”.
- Làm sao?
- Ông bảo không loại trừ khả năng ổng bị… gài.
- Sao không nói lúc ổng còn tại chức?
- Ổng giữ uy tín… cho lãnh đạo. Tính Đảng cao đến thế còn gì.
- Thì cao. Nhưng tính Đảng còn cao hơn nếu ổng không nhận xe.
- Xe của nhà nước chứ xe của ổng đâu mà nhận với không nhận. Vả lại ổng bảo, bố trí xe là việc của văn phòng. Văn phòng… đặt đâu, ổng ngồi đấy.
- Kể cả việc tai tiếng cưỡi “3.000 con trâu”?
- Việc dân việc nước toàn chuyện tày đình. Chuyện cái xe có là cái đinh gì. Nếu cần phục vụ nhân dân thì 3.000 chứ 30.000 con trâu cũng chỉ là… chuyện nhỏ.
Tác giả: HÀ THÀNH
17. Quên...
- Nghĩa trang TPHCM bị xẻ thịt.
- Bác ơi! Chuyện cũ. Báo SGGP đã đăng bài cách đây 7 năm.
- Nhưng thanh tra phát hiện trước đó 6 năm. Nghe nói năm 2006, UBND TP đã chỉ đạo xử lý?
- Khổ nỗi vẫn… im lặng đáng sợ.
- Việc tầy huầy như thế. Sao trên bảo dưới không nghe?
- Có ai kiểm tra, kiểm soát gì đâu mà biết họ nghe hay không nghe. Chắc là tại trăm công ngàn việc nên…
- Làm sao?
- Họ… quên.
- Quên đến… 13 năm một kết luận thanh tra? Bác ơi! Giá như…
- Làm sao?
- Giá họ quên được… cái ghế của mình
Tác giả: LONG TRƯỜNG
18. Đạo làm người
- Hai anh em ở Bình Tân kiện nhau chỉ vì một lối đi.
- Sao vậy?
- Cha mẹ chia đất cho 2 anh em: anh phía ngoài, em phía trong. Nhưng người anh bất ngờ bịt lối đi chung.
- Nhưng luật đã quy định?
- Thì đã. Theo luật, người em phải có đường đi. Nhưng người anh đòi em nộp 50 triệu đồng.
- Còn tòa?
- Tòa sơ thẩm bác đơn của người em. Tòa phúc thẩm hủy án ắt xử lại. Nhưng bác ơi! Chuyện luật pháp chẳng có gì đáng lo.
- Thế, còn chuyện gì?
- Người ngoài tranh chấp nhau như vụ bịt đường Hà Nội đã là chuyện ê chề. Anh em tranh chấp nhau lại càng đau lòng hơn. Bác ơi! Tôi lo…
- Làm sao?
- Sự xuống cấp đáng sợ của… đạo làm người.
Tác giả: BÌNH GIANG
19. Muối bỏ biển
- Năm ngoái sập mấy mỏ đá, sợ thật!
- Mỏ đá chỉ là bề nổi. Còn bề chìm... tai nạn lao động liên tục, cả doanh nghiệp lẫn người lao động đều coi thường.
- Nhưng đã có nghị định xử phạt?
- Xử thì có, nhưng phạt... nhẹ hều. Với lại...
- Làm sao?
- Lấy ai kiểm tra mà xử.
- Còn thanh tra lao động?
- Thế bác không thấy báo đăng à? Cả nước trên 56 triệu lao động chỉ có 330 thanh tra viên.
- Ô bác ơi! Thế là muối bỏ biển à. Hèn gì...
- Làm sao?
- Lực bất... tòng tâm!
Tác giả: VĂN YÊN
20. Đổi sở hữu
- 30km bờ biển từ Đà Nẵng đến Hội An có đến 60 dự án du lịch.
- Nghĩa là cứ 1/2 cây số có một dự án, không phải là bán hết khu bờ biển ấy à?
- Bác cứ nói khó nghe. Bán là thế nào. Người ta chỉ phân lô cho đầu tư. Không đầu tư thì bãi biển vẫn chỉ là… bãi biển.
- Ai chả biết. Nhưng các dự án du lịch nghỉ dưỡng cao cấp đâu dành cho dân nghèo. Làm ăn kiểu đó tôi lo lắm bác ơi!
- Lo sao?
- Tôi lo một ngày nào đó bãi biển sẽ đổi sở hữu và người dân địa phương sẽ chẳng biết tắm biển ở đâu.
Tác giả: SƠN TRÀ
21. Hãy chờ xem...
- Chỉ trong vòng 15 tháng, ông chủ tịch một tỉnh biên giới đã được biếu xén hơn 750 triệu đồng. Thật là khủng khiếp...
- Ông ấy đã báo cáo rõ ràng, trong đó nêu rõ đã chi hết gần nửa tỉ để làm nhiều việc thật có ích.
- Đâu có ý nói ông ấy xấu, mặc dù lẽ ra cách hành xử đúng không phải giữ lại rồi đi làm việc thiện, mà phải nộp ngay số tiền và danh sách những kẻ biếu xén cho cơ quan chức năng. Điều mà tui muốn nói là chỉ một ông chủ tịch của một tỉnh đâu phải lớn, nhưng tiền biếu xén đã lên đến cỡ đó. Vậy những nơi khác thì sao nhỉ?
- Chà chà, cái sự mở màn của ông chủ tịch này không khéo sắp tới sẽ có nhiều vụ hấp dẫn lắm đấy. Hấp dẫn ở chỗ biết đâu chừng hàng loạt quan đua nhau khai báo, không khéo lên đến cả ngàn tỉ đồng chứ không chơi.
- Hãy chờ xem...
Tác giả: BÚT BI
22. Chạy…
- Tôi đang mướt mồ hôi vì chạy.
- Chạy gì?
- Chạy… sáp nhập.
- Tôi nghe chạy quan, chạy chức, chưa thấy ai chạy sáp nhập?
- Bác ơi là bác ơi! Ngố đến thế là cùng. Hà Tây, mấy xã Hòa Bình sắp về Hà Nội. Mua được một miếng đất ở đó nghiễm nhiên hóa đất thủ đô. Khối người nhờ đó mà đổi đời.
- Bác ơi! Hèn gì báo đăng người đua nhau đi Hòa Bình, Hà Tây săn đất. Nhưng bác ơi! Cứ đà này tôi e…
- Làm sao?
- Khi nhập về thủ đô có khi Hà Nội cũng hết đất làm dự án.
Tác giả: THƯỜNG TÍN
23. Chưa thanh
- Thanh Hóa có chuyện lạ.
- Lạ gì?
- Con số điện năng thất thoát trong dự án mua bán điện ở phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn được kiểm toán báo lên đến hàng tỷ nhưng thanh tra chỉ phát hiện được… 3.300 đồng.
- Kiểm tra thế nào, chất lượng thế ấy! Nghe nói chứng từ trình thanh tra chỉ có những bản giấy viết tay hoặc photo. Trưởng đoàn thanh tra thừa nhận: không một chứng từ nào có dấu đỏ.
- Sao kỳ vậy? Thế mấy ổng nói sao?
- Ổng bảo “đoàn chỉ đề xuất kiểm tra các photo chứng từ vì… sợ hỏa hoạn và mất cắp”.
- Bác ơi! Lại chuyện như đùa rồi. Nghe nói có nhiều khoản còn… quên thanh tra.
- Không phải quên mà cố tình quên. Vì vậy dư luận bảo…
- Bảo sao?
- Đoàn thanh tra phường… tra mà chưa thanh.
Tác giả: TĨNH GIA
24. Giấu đâu có khó!
- Lâu nay dân tình râm ran có chuyện „chạy chức chạy quyền“ thì nhiều ông vặc lại: đâu, bằng chứng đâu? Lần này thì có bằng chứng rồi đấy nhé: ông bí thơ xứ đất mũi vừa giao nộp 100 triệu đồng tiền chạy chức, chạy quyền!
- Thiệt là quan hiếm có!
- Hạ hồi phân giải, chưa nói được gì...
- Còn điều gì nữa?
- Còn chớ, còn quá nhiều điều mà người dân muốn biết. Ông bí thơ nói nếu ổng nhận hết thì có lẽ trên cả tỉ đồng. Vậy đâu chỉ có một, hai người chạy. Bao nhiêu người chạy? Đó là những ai?
- Không phải tui, không phải ông và chắc chắn không phải bà con nghèo ở miền đất mũi. Ủa, nhưng mà ai sao ổng không nói ra cà?
- Trước sau gì ổng cũng phải nói thôi, chuyện trái tai gai mắt giấu dân sao được!
- Muốn giấu cũng đâu có khó...
- Bớt giỡn đi nha...
- Thiệt đó! Nhiều vị nhờ không... giao nộp của "ăn gian" nên nhà cao cửa rộng, đất đai trùng trùng mà vẫn giấu kín mít đó thôi!
Tác giả: BÚT BI
10 hiến kế vui cho việc cấp giấy Chủ Quyền Nhà Đất
1. Áp dụng cách thức trả lương các “quan” địa chính giống như cách
thức cấp giấy chủ quyền nhà đất, để các quan hiểu thấu tình đời mà năng nổ hơn.
LÊ VĂN KẾT (Trà Vinh)
2. Cơ quan cấp giấy chủ quyền nhà đất phải xây một khách sạn cỡ vài sao, để mỗi lần người dân theo hẹn đến lấy giấy chủ quyền mà chưa có, thì được mời vào ăn ngủ miễn phí, đợi đến khi xong giấy lấy về luôn.
ĐÔNG HÀ (Thừa Thiên - Huế)
3. Ra quyết định trong thời gian 7 ngày phải cấp giấy chủ quyền. Nếu cơ quan làm chậm trễ thì phải chịu toàn bộ tiền thuế về nhà đất đó, người dân không phải nộp.
NGUYỄN VĂN TRỊ (TP.HCM)
Nhà nước ra qui định: Chỉ khi nào trao hết số giấy chủ quyền nhà đất cho dân, các cán bộ địa chính mới được nhận giấy chủ quyền nhà đất của mình.
NGÔ THỊ HIỀN (Nam Định)
4. Sản xuất loại kính gây mù màu, phát cho các quan lo về nhà đất để các quan không vẽ ra chuyện đổi màu các giấy chủ quyền.
TRẦN THANH HẢI (Bình Định)
5. Nhà nước không trả lương theo tháng cho cán bộ làm giấy nhà đất, mà trả lương theo hình thức khoán “sản phẩm”. Ai làm thủ tục hoàn tất cho dân nhiều thì được tính lương nhiều, lại được khen thưởng.
NGUYỄN MẠNH ĐẠT (TP.HCM)
6. Nên dùng da của “Tắc kè bông” hoặc các chất liệu tương đương để làm “giấy chủ quyền nhà đất”, khiến nó có thể dễ dàng biến thành màu đỏ, hồng hoặc vàng... khi ngành địa chính cần, cho... đỡ rắc rối!
NGUYỄN NGỌC THANH (TP.HCM)
7. Không chơi sưu tầm tem, tiền cổ... mà phát động sưu tầm “Hồ sơ xin cấp giấy chủ quyền nhà đất được giải quyết nhanh nhất” để lập kỷ lục Ghi-nét.
ĐÀO THANH SƠN (Vĩnh Long)
8. Tuyển các cựu “cò nhà đất” làm nhân viên phụ trách cấp giấy chủ quyền nhà đất, với tài luồn lách của các vị này, bảo đảm thủ tục sẽ hoàn thành nhanh chóng.
TRỊNH DŨNG (TP.HCM)
9. Tổ chức cuộc thi “Ai nhanh hơn?” giữa các tỉnh thành trong việc cấp giấy chủ quyền nhà với những giải thưởng xôm tụ.
Q.THÀNH (TP.HCM)
10. Nhà nước ra qui định: Chỉ khi nào trao hết số giấy chủ quyền nhà đất cho dân, các cán bộ địa chính mới được nhận giấy chủ quyền nhà đất của mình.
NGÔ THỊ HIỀN (Nam Định)
Lời giới thiệu: Chuyện đất đai đang như là những chiếc thòng lọng buộc vào cổ người cầm quyền và nếu để hớ hênh nó tự xiết chặt lại lúc nào không biết, điển hình tên tham quan Võ Thanh Bình, Bí thư tỉnh ủy Cà Mau vừa bất ngờ tạo lên một „hiện tượng lạ“ là tự giao nộp 100 triệu đồng của cấp dưới "gửi" nhằm chạy chức, chạy quyền vào ngày 08/4/2008. Ông quan này còn vỗ ngực long trọng tuyên bố, nếu chịu nhận tiền chạy chức, chạy quyền thì ông đã nhận vài tỷ trong thời gian qua. Các ủy viên thường vụ dự họp đã có nhiều ý kiến chất vấn ông tham quan Bí thư Tỉnh ủy: “Đồng chí nói rằng hơn một tuần qua nếu chịu nhận tiền chạy chức, chạy quyền thì đồng chí đã nhận vài tỷ. Xin đồng chí cho biết những người đến ngã giá mua chức là ai? Giá bao nhiêu? Và số tiền 100 triệu đồng này là của ai?”.
Đã 22 ngày trôi qua danh tính những người dùng tiền mua chức quyền vẫn chưa được ông tham quan Võ Thanh Bình báo cáo lại. Từ đấy báo chí có dịp khui ra và dư luận lại có dịp đặt câu hỏi: có hay không việc ông Bình biến nhà công thành của riêng và làm sai quy định về đất đai dẫn đến nhiều khiếu nại? Những ngôi nhà đồ sộ ông đang đứng tên được mua bằng giá bèo, tước đoạt từ một người mẹ liệt sỹ? Người dân đặt câu hỏi tức là trả lời. Tại sao hầu hết cán bộ khi chưa có chức có quyền thì nghèo mà sau 1, 2 nhiệm kỳ làm cán bộ lại giàu có „lạ thường“ thậm chí trở thành những tên "đại tư bản kếch xù". Tiền ở đâu ra?. Báo đảng luôn tuyên truyền rất nhiều đến phẩm chất tốt, tiêu chí của cán bộ cũng như cách xử lí cán bộ tham nhũng, cửa quyền, thậm chí ngu dốt (không có bằng cấp trung học cấp 2), nhưng thực sự những vụ án liên quan đến cán bộ thường kéo thật dài… rồi chìm xuồng mau chóng và rơi vào quên lãng. Vấn đề tổ chức cán bộ trong các cơ quan nhà nước cộng sản Việt Nam hiện nay ở đâu cũng vậy: đều mang tính chủ quan áp đặt hoặc giữ lề lối "sống lâu lên lão làng", thậm chí công tác bổ nhiệm cán bộ được coi như "bí mật quốc gia", như vậy câu chuyện chạy chức, chạy quyền vẫn còn là chuyện dài nhiều tập. Vì thế, nếu để tồn tại vấn nạy chạy chức, chạy quyền sẽ là tai hoạ rất lớn cho dân tộc bởi nó chính là mầm mống trực tiếp nhất của tham nhũng, tiêu cực thậm chí tạo nên một màng nhện mafia dầy đặc. Một Bí thư Tỉnh uỷ không dám công khai tố cáo kẻ đưa tiền hối lộ cho mình thì thử hỏi „thường dân“ ai dám vạch mặt tố cáo họ?
Chắc chắn 100 triệu đồng tiền "chạy chức" ấy nếu trót lọt, sau khi "đắc cử", những tên tham quan đó sẽ tìm cách bóc lột, đàn áp cho đến gian manh cướp đất của dân để lấy lại gấp nhiều lần từ các "nguồn" khác nhau, để lấy lại vốn và thêm cả lời nữa. Và những tên quan này khi đã nắm giữ được chức vụ cao rồi thì sẽ tạo vây cánh "ruột" để cùng nhau làm giàu. Đảng cộng sản đã phản bội dân tộc, họ tự xem đất nước là tài sản riêng của đảng, trong đó một số lĩnh vực được xem là đặc lợi, đặc quyền riêng của cán bộ, công chức như: thuế vụ, hải quan, đất đai, nhà cửa... từ đó tạo ra cửa quyền đang làm cho nạn mua quan bán chức và tham nhũng hoành hành từ Bắc chí Nam. Một đan cử chứng minh khi báo chí hỏi về vụ 100 triệu đồng tiền "chạy chức" thì ông Lư Dũng, Chánh văn phòng Tỉnh ủy Cà Mau cho biết: "Đây là việc nội bộ của Đảng, tôi không được phép thông tin".
Hôm nay, ngày 30/4/2008, cộng sản Việt Nam vẫn say men chiến thắng, vẫn hứa hẹn độc lập tự do hạnh phúc. Điều đó đã trải qua 33 năm trời đằng đẵng. Cuối cùng tự do hạnh phúc đã có thật sự, nhưng chỉ là vật quý báu dành riêng cho 1 triệu đảng viên của họ, còn 81 triệu dân khác vẫn sống trong tủi nhục, nghèo đói, bị kềm kẹp bởi nạn tư bản (do sự tiếp tay của cộng sản Việt Nam) bóc lột sức lao động người dân trong các hãng xưởng ngoại quốc, đôi khi dân nghèo còn lầm than hơn trước ngày 30/4.
Hà Long tiếp tục sưu tầm kỳ 2 những sự kiện hiện thực hằng ngày của cuộc sống qua lăng kính NHÌN, NGHE và NGHĨ… về điệu bộ hành xử quan liêu, cách sống vô trách nhiệm của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.
12. Nhầm…
- Có chuyện bé cái lầm hay quá bác ạ.
- Hay sao?
- Mấy công ty xin phép tận thu mấy loại gỗ rỗng thân, cụt ngọn, khi bị kiểm tra lòi ra… toàn gỗ quý loại 1. Cơ quan chức năng hỏi, họ bảo tại… chặt nhầm.
- Ô bác ơi! Thế là họ nhầm… khôn. Nhưng mà…
- Làm sao?
- Nhầm kiểu đó vốn là… chuyện thường ngày ở huyện. Khối ông giám đốc doanh nghiệp cứ nhầm mình là ông chủ. Mấy ông đảng viên cứ nghĩ mình là…
- Nhầm thế chưa ăn thua, còn kiểu nhầm khác sợ hơn.
- Kiểu gì?
- Khối kẻ nắm trong tay tài sản, đất đai nhà nước nhưng lại nhầm… là của riêng trong túi mình.
Tác giả: VĂN YÊN
13. Ráng...
- Mấy tuyến đường lớn lại vừa bị đào xới.
- Ôi! Ăn thua gì. Nghe nói từ nay đến Tết Âm lịch sẽ có 29 tuyến tiếp tục bị đào.
- Như vậy tắc đường càng nghiêm trọng hơn?
- Phải chịu thôi. Có lẽ cũng phải đổi mới tư duy để… sống chung với tắc.
- Sao cuối năm lại đào nhiều thế nhỉ?
- Tại dự án quá nhiều. Mấy chủ dự án bảo: phải đào đường để… giải ngân. Dự án đã “rùa”, không kiên trì triển khai họa có thành… sên. Thôi ráng chịu khổ một chút. Vài năm nữa Sài Gòn sẽ thực sự thành hòn ngọc Viễn Đông.
- Bác nói cũng đúng. Chắc là phải hy sinh đời bố…
- Tất cả vì tương lai con em chúng ta.
Tác giả: BẾN THÀNH
14. Lưỡng tiện...
- Thành phố Hà Nội quyết định cho phép sử dụng vỉa hè để kinh doanh ăn uống.
- Xưa rồi bác ơi! Quyết định có từ thời ông phó chủ tịch Đỗ Hoàng Ân. Kỳ họp HĐND nhiều người đã cực lực phê bình vì trái luật.
- Phê thì vẫn phê. Nhưng chuyện cũ có vẻ đang được… hợp thức vì quyết định mới.
- Quyết định gì?
- Báo Tuổi Trẻ đăng: thành phố vừa quyết định thu phí sử dụng vỉa hè từ 25.000đ đến 45.000đ/m²/tháng. Áp dụng từ 1-8-2008.
- Ô bác ơi! Thế là nói không đi đôi với làm. Nhưng cũng nhất cử lưỡng tiện.
- Là gì…
- Nhà nước thu được ngân sách, người nghèo có chỗ làm ăn…
- Còn chuyện nóng kẹt xe?
- Đấy là chuyện dài, phải chờ… hạ hồi phân giải.
Tác giả: HÀ THÀNH
15. Cháy nhà, ra...
- “Khai quật” cầu Văn Thánh thấy sợ.
- Sợ gì?
- Bóc lớp đất thi công thấy… lún sâu tới 3 mét. Một số dầm cầu và cánh dầm bị vỡ. Các thớt gối cầu trên dưới lệch nhau…
- Ôi giời ơi! Vậy là cháy nhà… ra giả dối. Nhưng bộ GTVT đã kiểm tra…
- Đã kiểm tra, khổ nỗi chưa… thực địa nên không ai chịu trách nhiệm. Lần khai quật này tốn 141 tỷ…
- 141 tỷ? Cái giá tìm ra sự làm ăn gian dối quá đắt. Nhưng thà có còn hơn không. Chỉ sợ…
- Sợ gì?
- Truy cứu trách nhiệm vẫn là… việc cần làm ngơ.
Tác giả: HIỆP HÒA
16. Chuyện nhỏ
- Ông nguyên chủ tịch Hà Nội mới tiết lộ về vụ “chiếc xe 3.000 con trâu”.
- Làm sao?
- Ông bảo không loại trừ khả năng ổng bị… gài.
- Sao không nói lúc ổng còn tại chức?
- Ổng giữ uy tín… cho lãnh đạo. Tính Đảng cao đến thế còn gì.
- Thì cao. Nhưng tính Đảng còn cao hơn nếu ổng không nhận xe.
- Xe của nhà nước chứ xe của ổng đâu mà nhận với không nhận. Vả lại ổng bảo, bố trí xe là việc của văn phòng. Văn phòng… đặt đâu, ổng ngồi đấy.
- Kể cả việc tai tiếng cưỡi “3.000 con trâu”?
- Việc dân việc nước toàn chuyện tày đình. Chuyện cái xe có là cái đinh gì. Nếu cần phục vụ nhân dân thì 3.000 chứ 30.000 con trâu cũng chỉ là… chuyện nhỏ.
Tác giả: HÀ THÀNH
17. Quên...
- Nghĩa trang TPHCM bị xẻ thịt.
- Bác ơi! Chuyện cũ. Báo SGGP đã đăng bài cách đây 7 năm.
- Nhưng thanh tra phát hiện trước đó 6 năm. Nghe nói năm 2006, UBND TP đã chỉ đạo xử lý?
- Khổ nỗi vẫn… im lặng đáng sợ.
- Việc tầy huầy như thế. Sao trên bảo dưới không nghe?
- Có ai kiểm tra, kiểm soát gì đâu mà biết họ nghe hay không nghe. Chắc là tại trăm công ngàn việc nên…
- Làm sao?
- Họ… quên.
- Quên đến… 13 năm một kết luận thanh tra? Bác ơi! Giá như…
- Làm sao?
- Giá họ quên được… cái ghế của mình
Tác giả: LONG TRƯỜNG
18. Đạo làm người
- Hai anh em ở Bình Tân kiện nhau chỉ vì một lối đi.
- Sao vậy?
- Cha mẹ chia đất cho 2 anh em: anh phía ngoài, em phía trong. Nhưng người anh bất ngờ bịt lối đi chung.
- Nhưng luật đã quy định?
- Thì đã. Theo luật, người em phải có đường đi. Nhưng người anh đòi em nộp 50 triệu đồng.
- Còn tòa?
- Tòa sơ thẩm bác đơn của người em. Tòa phúc thẩm hủy án ắt xử lại. Nhưng bác ơi! Chuyện luật pháp chẳng có gì đáng lo.
- Thế, còn chuyện gì?
- Người ngoài tranh chấp nhau như vụ bịt đường Hà Nội đã là chuyện ê chề. Anh em tranh chấp nhau lại càng đau lòng hơn. Bác ơi! Tôi lo…
- Làm sao?
- Sự xuống cấp đáng sợ của… đạo làm người.
Tác giả: BÌNH GIANG
19. Muối bỏ biển
- Năm ngoái sập mấy mỏ đá, sợ thật!
- Mỏ đá chỉ là bề nổi. Còn bề chìm... tai nạn lao động liên tục, cả doanh nghiệp lẫn người lao động đều coi thường.
- Nhưng đã có nghị định xử phạt?
- Xử thì có, nhưng phạt... nhẹ hều. Với lại...
- Làm sao?
- Lấy ai kiểm tra mà xử.
- Còn thanh tra lao động?
- Thế bác không thấy báo đăng à? Cả nước trên 56 triệu lao động chỉ có 330 thanh tra viên.
- Ô bác ơi! Thế là muối bỏ biển à. Hèn gì...
- Làm sao?
- Lực bất... tòng tâm!
Tác giả: VĂN YÊN
20. Đổi sở hữu
- 30km bờ biển từ Đà Nẵng đến Hội An có đến 60 dự án du lịch.
- Nghĩa là cứ 1/2 cây số có một dự án, không phải là bán hết khu bờ biển ấy à?
- Bác cứ nói khó nghe. Bán là thế nào. Người ta chỉ phân lô cho đầu tư. Không đầu tư thì bãi biển vẫn chỉ là… bãi biển.
- Ai chả biết. Nhưng các dự án du lịch nghỉ dưỡng cao cấp đâu dành cho dân nghèo. Làm ăn kiểu đó tôi lo lắm bác ơi!
- Lo sao?
- Tôi lo một ngày nào đó bãi biển sẽ đổi sở hữu và người dân địa phương sẽ chẳng biết tắm biển ở đâu.
Tác giả: SƠN TRÀ
21. Hãy chờ xem...
- Chỉ trong vòng 15 tháng, ông chủ tịch một tỉnh biên giới đã được biếu xén hơn 750 triệu đồng. Thật là khủng khiếp...
- Ông ấy đã báo cáo rõ ràng, trong đó nêu rõ đã chi hết gần nửa tỉ để làm nhiều việc thật có ích.
- Đâu có ý nói ông ấy xấu, mặc dù lẽ ra cách hành xử đúng không phải giữ lại rồi đi làm việc thiện, mà phải nộp ngay số tiền và danh sách những kẻ biếu xén cho cơ quan chức năng. Điều mà tui muốn nói là chỉ một ông chủ tịch của một tỉnh đâu phải lớn, nhưng tiền biếu xén đã lên đến cỡ đó. Vậy những nơi khác thì sao nhỉ?
- Chà chà, cái sự mở màn của ông chủ tịch này không khéo sắp tới sẽ có nhiều vụ hấp dẫn lắm đấy. Hấp dẫn ở chỗ biết đâu chừng hàng loạt quan đua nhau khai báo, không khéo lên đến cả ngàn tỉ đồng chứ không chơi.
- Hãy chờ xem...
Tác giả: BÚT BI
22. Chạy…
- Tôi đang mướt mồ hôi vì chạy.
- Chạy gì?
- Chạy… sáp nhập.
- Tôi nghe chạy quan, chạy chức, chưa thấy ai chạy sáp nhập?
- Bác ơi là bác ơi! Ngố đến thế là cùng. Hà Tây, mấy xã Hòa Bình sắp về Hà Nội. Mua được một miếng đất ở đó nghiễm nhiên hóa đất thủ đô. Khối người nhờ đó mà đổi đời.
- Bác ơi! Hèn gì báo đăng người đua nhau đi Hòa Bình, Hà Tây săn đất. Nhưng bác ơi! Cứ đà này tôi e…
- Làm sao?
- Khi nhập về thủ đô có khi Hà Nội cũng hết đất làm dự án.
Tác giả: THƯỜNG TÍN
23. Chưa thanh
- Thanh Hóa có chuyện lạ.
- Lạ gì?
- Con số điện năng thất thoát trong dự án mua bán điện ở phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn được kiểm toán báo lên đến hàng tỷ nhưng thanh tra chỉ phát hiện được… 3.300 đồng.
- Kiểm tra thế nào, chất lượng thế ấy! Nghe nói chứng từ trình thanh tra chỉ có những bản giấy viết tay hoặc photo. Trưởng đoàn thanh tra thừa nhận: không một chứng từ nào có dấu đỏ.
- Sao kỳ vậy? Thế mấy ổng nói sao?
- Ổng bảo “đoàn chỉ đề xuất kiểm tra các photo chứng từ vì… sợ hỏa hoạn và mất cắp”.
- Bác ơi! Lại chuyện như đùa rồi. Nghe nói có nhiều khoản còn… quên thanh tra.
- Không phải quên mà cố tình quên. Vì vậy dư luận bảo…
- Bảo sao?
- Đoàn thanh tra phường… tra mà chưa thanh.
Tác giả: TĨNH GIA
24. Giấu đâu có khó!
- Lâu nay dân tình râm ran có chuyện „chạy chức chạy quyền“ thì nhiều ông vặc lại: đâu, bằng chứng đâu? Lần này thì có bằng chứng rồi đấy nhé: ông bí thơ xứ đất mũi vừa giao nộp 100 triệu đồng tiền chạy chức, chạy quyền!
- Thiệt là quan hiếm có!
- Hạ hồi phân giải, chưa nói được gì...
- Còn điều gì nữa?
- Còn chớ, còn quá nhiều điều mà người dân muốn biết. Ông bí thơ nói nếu ổng nhận hết thì có lẽ trên cả tỉ đồng. Vậy đâu chỉ có một, hai người chạy. Bao nhiêu người chạy? Đó là những ai?
- Không phải tui, không phải ông và chắc chắn không phải bà con nghèo ở miền đất mũi. Ủa, nhưng mà ai sao ổng không nói ra cà?
- Trước sau gì ổng cũng phải nói thôi, chuyện trái tai gai mắt giấu dân sao được!
- Muốn giấu cũng đâu có khó...
- Bớt giỡn đi nha...
- Thiệt đó! Nhiều vị nhờ không... giao nộp của "ăn gian" nên nhà cao cửa rộng, đất đai trùng trùng mà vẫn giấu kín mít đó thôi!
Tác giả: BÚT BI
10 hiến kế vui cho việc cấp giấy Chủ Quyền Nhà Đất
1. Áp dụng cách thức trả lương các “quan” địa chính giống như cách
thức cấp giấy chủ quyền nhà đất, để các quan hiểu thấu tình đời mà năng nổ hơn.
LÊ VĂN KẾT (Trà Vinh)
2. Cơ quan cấp giấy chủ quyền nhà đất phải xây một khách sạn cỡ vài sao, để mỗi lần người dân theo hẹn đến lấy giấy chủ quyền mà chưa có, thì được mời vào ăn ngủ miễn phí, đợi đến khi xong giấy lấy về luôn.
ĐÔNG HÀ (Thừa Thiên - Huế)
3. Ra quyết định trong thời gian 7 ngày phải cấp giấy chủ quyền. Nếu cơ quan làm chậm trễ thì phải chịu toàn bộ tiền thuế về nhà đất đó, người dân không phải nộp.
NGUYỄN VĂN TRỊ (TP.HCM)
Nhà nước ra qui định: Chỉ khi nào trao hết số giấy chủ quyền nhà đất cho dân, các cán bộ địa chính mới được nhận giấy chủ quyền nhà đất của mình.
NGÔ THỊ HIỀN (Nam Định)
4. Sản xuất loại kính gây mù màu, phát cho các quan lo về nhà đất để các quan không vẽ ra chuyện đổi màu các giấy chủ quyền.
TRẦN THANH HẢI (Bình Định)
5. Nhà nước không trả lương theo tháng cho cán bộ làm giấy nhà đất, mà trả lương theo hình thức khoán “sản phẩm”. Ai làm thủ tục hoàn tất cho dân nhiều thì được tính lương nhiều, lại được khen thưởng.
NGUYỄN MẠNH ĐẠT (TP.HCM)
6. Nên dùng da của “Tắc kè bông” hoặc các chất liệu tương đương để làm “giấy chủ quyền nhà đất”, khiến nó có thể dễ dàng biến thành màu đỏ, hồng hoặc vàng... khi ngành địa chính cần, cho... đỡ rắc rối!
NGUYỄN NGỌC THANH (TP.HCM)
7. Không chơi sưu tầm tem, tiền cổ... mà phát động sưu tầm “Hồ sơ xin cấp giấy chủ quyền nhà đất được giải quyết nhanh nhất” để lập kỷ lục Ghi-nét.
ĐÀO THANH SƠN (Vĩnh Long)
8. Tuyển các cựu “cò nhà đất” làm nhân viên phụ trách cấp giấy chủ quyền nhà đất, với tài luồn lách của các vị này, bảo đảm thủ tục sẽ hoàn thành nhanh chóng.
TRỊNH DŨNG (TP.HCM)
9. Tổ chức cuộc thi “Ai nhanh hơn?” giữa các tỉnh thành trong việc cấp giấy chủ quyền nhà với những giải thưởng xôm tụ.
Q.THÀNH (TP.HCM)
10. Nhà nước ra qui định: Chỉ khi nào trao hết số giấy chủ quyền nhà đất cho dân, các cán bộ địa chính mới được nhận giấy chủ quyền nhà đất của mình.
NGÔ THỊ HIỀN (Nam Định)
Nói Với Con Yêu Nhân Ngày 30 Tháng 4
Nguyễn Ngọc Duy
20:49 30/04/2008
Nói Với Con Yêu Nhân Ngày 30 Tháng 4
Kính tặng những Tấm Lòng tha thiết với Quê Hương và mến yêu Màu Cờ Tổ Quốc
Con yêu của ba,
Bây giờ đã quá nửa đêm. Ba biết con đang chìm trong giấc ngủ êm đềm của tuổi thơ. Nhưng riêng ba thì không ngủ được. Con có biết tại sao không? Hôm nay là ngày gần cuối tháng 4. Cũng như mọi năm, cứ mỗi lần đến gần ngày 30 tháng 4 là trong lòng ba xao xuyến lạ thường. Ban ngày khi làm việc, ba không chăm chú vào công việc như bình thường, nhưng hay lơ đãng, nhớ nhung về thời dĩ vãng. Ban đêm, dù rất mệt mỏi sau nhiều giờ làm việc cực nhọc, nhưng ba cứ thao thức, tâm trí cứ mãi trôi bềnh bồng về những hình ảnh đã xảy ra trong thời gian cuối tháng 4 của một năm xa xưa, cách đây đã 33 năm trời.
Năm ấy ba chưa tròn 16 tuổi, đang còn cắp sách đến trường, nhưng ba cũng đã đủ khôn để hiểu biết sự việc xảy ra chung quanh mình. Ba còn nhớ rõ, tình hình chiến sự dai dẳng, kéo dài đã nhiều năm giữa hai miền Nam Bắc Việt Nam đột nhiên gia tăng dữ dội. Càng về gần cuối tháng 4 thì càng có thêm nhiều tin buồn, miền Nam cứ tiếp tục di tản, bỏ mất từ thành phố này đến thành phố khác, bắt đầu từ các tỉnh miền Trung. Đồng Bào không chịu ở lại để sống với kẻ xâm lăng, ùa nhau chạy về hướng các tỉnh miền Nam để lánh nạn, và thảm cảnh đã xảy ra: kẻ xâm lăng tràn đến, thấy đồng bào bỏ đi thì điên tiết, đem súng đạn ra bắn giết, đem cả súng đại pháo bắn vào đoàn người vô tội đang di chuyển trên quốc lộ, trên bãi biển chờ lên tàu. Da thịt đồng bào tan nát, văng vãi khắp nơi. Xác chết không toàn thây nằm đầy không đếm xuể. Dưới bãi biển thì máu nhuộm đỏ nước, thây trôi ngập tràn. Ôi! Cảnh hãi hùng này tưởng chỉ tìm thấy trong hỏa ngục, nhưng đã xảy ra cho hàng ngàn vạn đồng bào thân yêu trên chính mảnh đất ruột thịt của họ.
Con biết không, một số người may mắn sống sót, chạy vô được trong miền Nam, mừng rỡ tưởng mình thoát nạn. Nhưng họ lầm. Quân xâm lăng có bao giờ chịu buông tha. Họ tiếp tục đuổi theo, tấn công, bắn giết đồng bào vô tội, và cuối cùng, đã cưỡng chiếm cả miền Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, lấy mất đi hoàn toàn sự tự do của người dân miền Nam.
Một số người ngây thơ, nghĩ rằng sau khi "giải phóng" được miền Nam, kẻ thắng trận đã nguôi được sự hung tàn, sẽ nghĩ chuyện xây dựng lại quê hương, và nới tay với đồng bào ruột thịt của chính họ. Nhưng những người này cũng lầm lớn. Họ đã lùa hàng trăm ngàn người vào trại cải tạo, tiêu diệt lần mòn cả một thế hệ nơi rừng sâu nước độc. Họ dùng bao nhiêu kế sách để đoạt lấy tài sản của dân qua các lần đổi tiền và "cải tạo tư sản".
Nhiều người đã bỏ lại gia đình, sản nghiệp, chạy ra nước ngoài để tìm lấy tự do. Riêng ba bị kẹt lại và phải sống nhiều năm dưới sự cai trị của chế độ mới. Nhưng cũng nhờ thế mà ba đã học được nhiều điều, và thấy thêm được bộ mặt của họ. Cuối cùng thì ba cũng đi thoát, và đến được bến bờ tự do như một số đồng bào may mắn khác. Nhưng phần lớn đồng bào vẫn còn ở lại để tiếp tục chịu sự thống trị tàn ác, bóc lột không thương tiếc của người đồng chủng. Tính đến hôm nay, ba đã sống nơi xứ sở tự do này được gần 30 năm. Thời gian dài gần cả nửa đời người, nhưng không khi nào lòng ba nguôi thương nhớ quê hương mà vì hoàn cảnh, ba đành phải đứt ruột ra đi. Ba vẫn luôn ngậm ngùi thương cho mấy mươi triệu đồng bào bao nhiêu năm sống cảnh đọa đày trên chính quê hương của mình. Hình ảnh bao đồng bào chết tan nát, tức tưởi trên đường tị nạn vì súng đạn, đại pháo và sự hận thù cuồng điên của họ vẫn còn ghi rõ trong tâm trí của ba, và càng hiện ra mãnh liệt hơn mỗi khi ngày 30 tháng 4 trở về.
Con yêu,
Chắc bây giờ con hiểu được vì sao đã khuya mà ba không thể ngủ. Không ngủ được thì cũng chẳng sao, ba dùng cơ hội này để ghi tâm sự gởi cho con. Ba cũng thức để cầu nguyện, xin ơn trên thương đến đồng bào bất hạnh của mình.
Còn một điều nữa ba cũng muốn tâm tình với con. Đúng ra phải nói là ba muốn xin lỗi con. Từ lúc con còn rất nhỏ, mỗi năm ba mẹ đều dắt con đi dự Lễ Chào Cờ ngày 30 tháng 4. Ngày đánh dấu giai đoạn đen tối của dân tộc ta. Trước kia, khi con còn nhỏ, thì con chỉ biết đi theo ba mẹ, chứ không thắc mắc gì. Nhưng khi con lớn thêm được mấy tuổi và biết suy nghĩ kha khá, con thường hỏi "con có phải đi chào cờ không?" Câu trả lời của ba luôn luôn là "có chứ" và không cần giải thích gì thêm. Vài năm kế đó, thì câu hỏi của con có đổi khác "tại sao con phải đi chào cờ?". Câu hỏi của con làm ba không vui, nên ba hay lấy quyền làm ba mà nói át con "ba nói đi thì con cứ đi, tại sao phải thắc mắc?". Rồi năm ngoái, câu hỏi mới của con lại làm cho ba suy nghĩ nhiều hơn "con nghe người ta nói đi chào cờ là làm chính trị. Con không thích chính trị, con ở nhà được không ba?". Lúc đầu nghe con hỏi như vậy, ba thấy bối rối và hơi bực mình, nhưng rồi ba nghĩ lại, và cố gắng giải thích cho con hiểu sự khác biệt giữa việc làm chính trị và việc đi dự lễ chào cờ. May quá, con đã kiên nhẫn ngồi nghe ba giảng giải, con hiểu ra được chào cờ là bổn phận của mọi thành phần công dân trong một nước, không phải việc dành riêng cho những người làm chính trị. Hơn nữa, trong hoàn cảnh đặc biệt của người tỵ nạn tha hương như chúng ta, việc chào cờ còn mang thêm ý nghĩa tưởng nhớ về quê hương, tỏ lòng biết ơn ông bà tổ tiên và góp phần gìn giữ lá cờ mà cha ông ta đã hy sinh bao xương máu để gầy dựng nên. Con nói "cám ơn ba, bây giờ con hiểu rồi. Từ nay con không bao giờ thắc mắc nữa. Con sẽ đi chào cờ với ba mẹ mỗi năm".
Con ơi, con có biết lời nói đơn sơ đó của con đã làm ba vui sướng lắm không? Con đã giúp ba trút bỏ được bao nhiêu ưu tư trong lòng. Ba cũng chợt thấy ân hận sao bao nhiêu năm qua ba đã không chịu nhẹ nhàng giải thích cho con hiểu, mà cứ làm ngơ trước những thắc mắc của con. Ba đã quên rằng dù con còn nhỏ, nhưng con cũng cần được tôn trọng, cần được hướng dẫn một cách đúng đắn để con hiểu được, và tự nguyện chấp nhận chứ không nên bị cưỡng ép. Năm ấy, con đã làm hơn điều đã hứa với ba. Chẳng những con đi chào cờ, con còn rủ thêm các bạn của con đi rất đông, và cùng nhau đứng trên sân khấu để hát quốc ca nữa. Con thật đã làm ba vừa vui vừa hãnh diện vì con nhiều lắm đó.
Con ạ,
Điều cuối cùng ba muốn nói với con: ngày rời quê hương, ba ra đi với hai bàn tay trắng. Trên vai ba không có túi hành trang, trong túi ba không có một đồng bạc. Ngay cả khi đến xứ sở này để làm lại cuộc đời mới, ba cũng đã bắt đầu từ con số không. Nhìn bề ngoài thì ba nghèo lắm đó con. Nhưng thực sự thì khi ra đi ba có mang theo trong tim mình một số hành trang. Đó là một chút lòng thành với quê hương, và màu cờ của tổ quốc con ạ. Nhờ đó, lúc nào ba cũng thấy cuộc đời mình còn ý nghĩa vì ba có tài sản, tài sản tinh thần đó con. Ba đã được thừa hưởng những thứ này như di sản quý báu nhất từ ông bà của con. Ba đã trân quý chúng như chính mạng sống của mình. Nếu không may bị mất đi, thì cuộc sống của ba sẽ không còn ý nghĩa nữa. Bây giờ, ba thấy con đã khôn lớn, nên người. Ba muốn trao di sản quý báu ấy lại cho con. Ba mong con hãy nhận lấy, hãy trân trọng, hãy giữ gìn kỹ lưỡng, và nếu cần, hãy hy sinh tất cả những gì con có, ngay cả chính bản thân con, để bảo vệ những giá trị này. Thế hệ của những người đi trước ba đã qua đi, thế hệ của ba mẹ rồi sớm muộn cũng sẽ không còn nữa, cho nên ba thấy ngay từ bây giờ con và các bạn trẻ của con cần phải chuẩn bị để tiếp nhận lấy trách nhiệm của mình, tiếp nối truyền thống của cha ông và bảo vệ lá cờ Vàng, biểu tượng của Tự Do và Tình Người mà Tổ tiên và bao nhiêu người đã nằm xuống để giữ gìn cho đến ngày hôm nay. Có như thế, dù mai sau con có lưu lạc đến đâu, hay gặp phải hoàn cảnh đen tối như thế nào, con cũng sẽ thấy lòng mình ấm áp, vì hãnh diện mình là một người Việt Nam yêu Quê Hương, yêu Giống Nòi và yêu Màu Cờ Tổ Quốc.
Ba của con.
Kính tặng những Tấm Lòng tha thiết với Quê Hương và mến yêu Màu Cờ Tổ Quốc
Con yêu của ba,
Bây giờ đã quá nửa đêm. Ba biết con đang chìm trong giấc ngủ êm đềm của tuổi thơ. Nhưng riêng ba thì không ngủ được. Con có biết tại sao không? Hôm nay là ngày gần cuối tháng 4. Cũng như mọi năm, cứ mỗi lần đến gần ngày 30 tháng 4 là trong lòng ba xao xuyến lạ thường. Ban ngày khi làm việc, ba không chăm chú vào công việc như bình thường, nhưng hay lơ đãng, nhớ nhung về thời dĩ vãng. Ban đêm, dù rất mệt mỏi sau nhiều giờ làm việc cực nhọc, nhưng ba cứ thao thức, tâm trí cứ mãi trôi bềnh bồng về những hình ảnh đã xảy ra trong thời gian cuối tháng 4 của một năm xa xưa, cách đây đã 33 năm trời.
Năm ấy ba chưa tròn 16 tuổi, đang còn cắp sách đến trường, nhưng ba cũng đã đủ khôn để hiểu biết sự việc xảy ra chung quanh mình. Ba còn nhớ rõ, tình hình chiến sự dai dẳng, kéo dài đã nhiều năm giữa hai miền Nam Bắc Việt Nam đột nhiên gia tăng dữ dội. Càng về gần cuối tháng 4 thì càng có thêm nhiều tin buồn, miền Nam cứ tiếp tục di tản, bỏ mất từ thành phố này đến thành phố khác, bắt đầu từ các tỉnh miền Trung. Đồng Bào không chịu ở lại để sống với kẻ xâm lăng, ùa nhau chạy về hướng các tỉnh miền Nam để lánh nạn, và thảm cảnh đã xảy ra: kẻ xâm lăng tràn đến, thấy đồng bào bỏ đi thì điên tiết, đem súng đạn ra bắn giết, đem cả súng đại pháo bắn vào đoàn người vô tội đang di chuyển trên quốc lộ, trên bãi biển chờ lên tàu. Da thịt đồng bào tan nát, văng vãi khắp nơi. Xác chết không toàn thây nằm đầy không đếm xuể. Dưới bãi biển thì máu nhuộm đỏ nước, thây trôi ngập tràn. Ôi! Cảnh hãi hùng này tưởng chỉ tìm thấy trong hỏa ngục, nhưng đã xảy ra cho hàng ngàn vạn đồng bào thân yêu trên chính mảnh đất ruột thịt của họ.
Con biết không, một số người may mắn sống sót, chạy vô được trong miền Nam, mừng rỡ tưởng mình thoát nạn. Nhưng họ lầm. Quân xâm lăng có bao giờ chịu buông tha. Họ tiếp tục đuổi theo, tấn công, bắn giết đồng bào vô tội, và cuối cùng, đã cưỡng chiếm cả miền Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, lấy mất đi hoàn toàn sự tự do của người dân miền Nam.
Một số người ngây thơ, nghĩ rằng sau khi "giải phóng" được miền Nam, kẻ thắng trận đã nguôi được sự hung tàn, sẽ nghĩ chuyện xây dựng lại quê hương, và nới tay với đồng bào ruột thịt của chính họ. Nhưng những người này cũng lầm lớn. Họ đã lùa hàng trăm ngàn người vào trại cải tạo, tiêu diệt lần mòn cả một thế hệ nơi rừng sâu nước độc. Họ dùng bao nhiêu kế sách để đoạt lấy tài sản của dân qua các lần đổi tiền và "cải tạo tư sản".
Nhiều người đã bỏ lại gia đình, sản nghiệp, chạy ra nước ngoài để tìm lấy tự do. Riêng ba bị kẹt lại và phải sống nhiều năm dưới sự cai trị của chế độ mới. Nhưng cũng nhờ thế mà ba đã học được nhiều điều, và thấy thêm được bộ mặt của họ. Cuối cùng thì ba cũng đi thoát, và đến được bến bờ tự do như một số đồng bào may mắn khác. Nhưng phần lớn đồng bào vẫn còn ở lại để tiếp tục chịu sự thống trị tàn ác, bóc lột không thương tiếc của người đồng chủng. Tính đến hôm nay, ba đã sống nơi xứ sở tự do này được gần 30 năm. Thời gian dài gần cả nửa đời người, nhưng không khi nào lòng ba nguôi thương nhớ quê hương mà vì hoàn cảnh, ba đành phải đứt ruột ra đi. Ba vẫn luôn ngậm ngùi thương cho mấy mươi triệu đồng bào bao nhiêu năm sống cảnh đọa đày trên chính quê hương của mình. Hình ảnh bao đồng bào chết tan nát, tức tưởi trên đường tị nạn vì súng đạn, đại pháo và sự hận thù cuồng điên của họ vẫn còn ghi rõ trong tâm trí của ba, và càng hiện ra mãnh liệt hơn mỗi khi ngày 30 tháng 4 trở về.
Con yêu,
Chắc bây giờ con hiểu được vì sao đã khuya mà ba không thể ngủ. Không ngủ được thì cũng chẳng sao, ba dùng cơ hội này để ghi tâm sự gởi cho con. Ba cũng thức để cầu nguyện, xin ơn trên thương đến đồng bào bất hạnh của mình.
Còn một điều nữa ba cũng muốn tâm tình với con. Đúng ra phải nói là ba muốn xin lỗi con. Từ lúc con còn rất nhỏ, mỗi năm ba mẹ đều dắt con đi dự Lễ Chào Cờ ngày 30 tháng 4. Ngày đánh dấu giai đoạn đen tối của dân tộc ta. Trước kia, khi con còn nhỏ, thì con chỉ biết đi theo ba mẹ, chứ không thắc mắc gì. Nhưng khi con lớn thêm được mấy tuổi và biết suy nghĩ kha khá, con thường hỏi "con có phải đi chào cờ không?" Câu trả lời của ba luôn luôn là "có chứ" và không cần giải thích gì thêm. Vài năm kế đó, thì câu hỏi của con có đổi khác "tại sao con phải đi chào cờ?". Câu hỏi của con làm ba không vui, nên ba hay lấy quyền làm ba mà nói át con "ba nói đi thì con cứ đi, tại sao phải thắc mắc?". Rồi năm ngoái, câu hỏi mới của con lại làm cho ba suy nghĩ nhiều hơn "con nghe người ta nói đi chào cờ là làm chính trị. Con không thích chính trị, con ở nhà được không ba?". Lúc đầu nghe con hỏi như vậy, ba thấy bối rối và hơi bực mình, nhưng rồi ba nghĩ lại, và cố gắng giải thích cho con hiểu sự khác biệt giữa việc làm chính trị và việc đi dự lễ chào cờ. May quá, con đã kiên nhẫn ngồi nghe ba giảng giải, con hiểu ra được chào cờ là bổn phận của mọi thành phần công dân trong một nước, không phải việc dành riêng cho những người làm chính trị. Hơn nữa, trong hoàn cảnh đặc biệt của người tỵ nạn tha hương như chúng ta, việc chào cờ còn mang thêm ý nghĩa tưởng nhớ về quê hương, tỏ lòng biết ơn ông bà tổ tiên và góp phần gìn giữ lá cờ mà cha ông ta đã hy sinh bao xương máu để gầy dựng nên. Con nói "cám ơn ba, bây giờ con hiểu rồi. Từ nay con không bao giờ thắc mắc nữa. Con sẽ đi chào cờ với ba mẹ mỗi năm".
Con ơi, con có biết lời nói đơn sơ đó của con đã làm ba vui sướng lắm không? Con đã giúp ba trút bỏ được bao nhiêu ưu tư trong lòng. Ba cũng chợt thấy ân hận sao bao nhiêu năm qua ba đã không chịu nhẹ nhàng giải thích cho con hiểu, mà cứ làm ngơ trước những thắc mắc của con. Ba đã quên rằng dù con còn nhỏ, nhưng con cũng cần được tôn trọng, cần được hướng dẫn một cách đúng đắn để con hiểu được, và tự nguyện chấp nhận chứ không nên bị cưỡng ép. Năm ấy, con đã làm hơn điều đã hứa với ba. Chẳng những con đi chào cờ, con còn rủ thêm các bạn của con đi rất đông, và cùng nhau đứng trên sân khấu để hát quốc ca nữa. Con thật đã làm ba vừa vui vừa hãnh diện vì con nhiều lắm đó.
Con ạ,
Điều cuối cùng ba muốn nói với con: ngày rời quê hương, ba ra đi với hai bàn tay trắng. Trên vai ba không có túi hành trang, trong túi ba không có một đồng bạc. Ngay cả khi đến xứ sở này để làm lại cuộc đời mới, ba cũng đã bắt đầu từ con số không. Nhìn bề ngoài thì ba nghèo lắm đó con. Nhưng thực sự thì khi ra đi ba có mang theo trong tim mình một số hành trang. Đó là một chút lòng thành với quê hương, và màu cờ của tổ quốc con ạ. Nhờ đó, lúc nào ba cũng thấy cuộc đời mình còn ý nghĩa vì ba có tài sản, tài sản tinh thần đó con. Ba đã được thừa hưởng những thứ này như di sản quý báu nhất từ ông bà của con. Ba đã trân quý chúng như chính mạng sống của mình. Nếu không may bị mất đi, thì cuộc sống của ba sẽ không còn ý nghĩa nữa. Bây giờ, ba thấy con đã khôn lớn, nên người. Ba muốn trao di sản quý báu ấy lại cho con. Ba mong con hãy nhận lấy, hãy trân trọng, hãy giữ gìn kỹ lưỡng, và nếu cần, hãy hy sinh tất cả những gì con có, ngay cả chính bản thân con, để bảo vệ những giá trị này. Thế hệ của những người đi trước ba đã qua đi, thế hệ của ba mẹ rồi sớm muộn cũng sẽ không còn nữa, cho nên ba thấy ngay từ bây giờ con và các bạn trẻ của con cần phải chuẩn bị để tiếp nhận lấy trách nhiệm của mình, tiếp nối truyền thống của cha ông và bảo vệ lá cờ Vàng, biểu tượng của Tự Do và Tình Người mà Tổ tiên và bao nhiêu người đã nằm xuống để giữ gìn cho đến ngày hôm nay. Có như thế, dù mai sau con có lưu lạc đến đâu, hay gặp phải hoàn cảnh đen tối như thế nào, con cũng sẽ thấy lòng mình ấm áp, vì hãnh diện mình là một người Việt Nam yêu Quê Hương, yêu Giống Nòi và yêu Màu Cờ Tổ Quốc.
Ba của con.
Văn Hóa
Ông 13
Nguyễn Duy An
09:18 30/04/2008
Ông 13
Hải gọi điện thoại hẹn tôi chiều Thứ Sáu đến nhà hàng Hương Quê ở Eden tham dự “tiệc về hưu” của chú Đức do nhóm nhân viên người Việt ở TRW (bây giờ là Northrop Grumman) khoản đãi, và chú ấy “bắt” Hải mời tôi đến cho bằng được vì chính tôi đã “cho” chú ấy công việc ở TRW. Tôi “đánh trống lảng” rằng mình đã quên mất chuyện đó, và cũng không còn nhớ chú Đức mặt mũi ra sao nữa. Hải lên giọng:
- Bố khỉ! Cậu mà quên được “Ông 13” thì cũng lạ thật! Làm sao cậu lại quên được cái ông “13 năm lính, 13 năm tù” hồi đi phỏng vấn xin việc cứ đòi dẫn theo thông dịch viên đó.
- Dỡn cậu tý thôi chớ làm sao tớ quên được chú Đức.
- Thế chứ... Bây giờ bọn mình cộng thêm cho chú ấy một con số 13 nữa nên mới làm tiệc mời cậu.
- 13 gì nữa?
- Thì tính đến ngày về hưu vào cuối tháng 4 này chú ấy cũng làm việc ở đây được 13 năm; do đó, bọn mình gọi chú ấy là “Ông Ba 13”. Thỉnh thoảng chú ấy vẫn hỏi thăm cậu và lúc nào cũng ghi nhớ công ơn của cậu đấy. Phổng mũi nhé.
- Mầu mè! Được rồi, tớ sẽ đến.
Sau khi nói chuyện điện thoại với Hải, hình ảnh “Ông 13” từ 13 năm trước lại hiện về trong trí tôi như chuyện mới xảy ra ngày hôm qua...
Mùa xuân năm 1995, để chuẩn bị đối phó với vấn nạn Y2K (năm 2000) của máy điện toán, TRW đã giao cho nhóm của tôi mở thêm một phòng LAB ở vùng Fair Lake, Virginia làm việc 24/24 để thử nghiệm máy móc của sở cũng như của nhiều khách hàng là những cơ quan chính phủ và những hãng lớn nhỏ quanh vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Để bảo đảm an ninh cho phòng thử nghiệm, chúng tôi phải thuê thêm một số nhân viên thay nhau “canh gác” và “tuần phòng” suốt ngày đêm.
Vì công việc không đòi hỏi khả năng chuyên môn và cũng không cần phải giao tiếp nhiều với khách hàng nên nhóm anh chị em người Việt trong sở đã bàn nhau liên lạc với mấy hội ái hữu trong vùng Northern Virginia để giúp những cựu quân nhân mới đến định cư theo diện H.O. điền đơn xin việc và sắp xếp cho họ tới phỏng vấn xin làm nhân viên tạm thời để huấn luyện trong vòng 3 tháng trước khi chính thức nhận vào hãng.
Tôi không trực tiếp phỏng vấn những người này, nhưng một buổi sáng, người “supervisor” lo việc phỏng vấn và huấn luyện toán nhân viên anh ninh chạy vội vào phòng tôi xin ý kiến vì có một người cứ nằng nặc đòi gặp “boss” vì người đó không hiểu những câu hỏi bằng tiếng Anh, và anh ta cũng không hiểu người đó cần gì. Tôi chưa kịp hỏi xem đầu đuôi câu chuyện ra sao thì một người Việt Nam hình dáng gầy gò, nước da ngăm đen nhưng ăn mặc rất lịch sự đã xuất hiện ngay sau lưng anh ta, vừa khua tay vừa lên giọng:
- Sir... Me can shoot, fight, kick... no talk English. My friend... translator... outside. Sir, please...
Tôi ra dấu cho người “supervisor” ra ngoài, định lên tiếng mời ông ta ngồi, nhưng chưa kịp mở lời, ông ấy đã đứng thẳng theo “thế nghiêm”, mắt đăm đăm nhìn thẳng vào mặt tôi rồi chậm rãi nói tiếng Anh đứt quãng:
- Sir... Mr. Boss. Me... work hard. Trust me. I want my friend... outside... translate.
Tôi mỉm cười lên tiếng:
- Mời chú ngồi. Chú cứ tự nhiên, cháu là người Việt, không cần thông dịch gì cả. Chú tên gì?
Tôi vừa nói vừa cầm tập hồ sơ người “supervisor” đã để sẵn trên bàn xem vội. Ông ta hớn hở nói lớn:
- Ông... Anh... người Việt hả? Tôi phải gọi bằng gì đây?
- Cháu tên Duy nhưng người Mỹ gọi là John. Cháu chỉ đáng tuổi con cháu của chú thôi, xin chú đừng khách sáo.
- Không được, phải trên dưới thứ tự phân minh chứ. Tôi tên Đức (không phải tên thật, theo yêu cầu của đương sự). Anh làm xếp ở đây, tôi cũng hãnh diện vì mình là người Việt... Anh cứ phỏng vấn tôi như bình thường đi. Tôi chỉ dốt tiếng Anh chứ còn lại “thượng vàng hạ cám” gì tôi cũng làm tất. Tôi mới sang Mỹ được 5 tháng theo diện H.O., đang đi học “ét-eo” (ESL: English As Second Language) và cũng sắp hết trợ cấp rồi nên phải tìm việc làm. Mình là trâu chậm nên uống nước đục! Nếu anh giúp cho được công việc này thì sướng quá... Đời tôi chẳng có gì đặc biệt... 13 năm lính, 13 năm tù... sang đây như câm như điếc chẳng biết làm việc gì. Tôi đi học “ét-eo” mấy tháng rồi mà cứ chữ thầy trả thầy, Mỹ nói Mỹ nghe, tôi nói tôi nghe. Buồn lắm “cậu em” ơi! À, xin lỗi “ông xếp” nhé. Tôi mừng quá nên lỡ lời.
- Chú cứ tự nhiên, không sao cả. Chú kể tiếp đi.
- Thế anh không phỏng vấn tôi à?
- Chú là cựu sĩ quan, dư sức làm “security guard” nên cháu đâu cần phải hỏi gì nữa. Cháu sẽ nói với anh trưởng toán thâu nhận chú với một điều kiện.
- Bao nhiêu điều kiện cũng được. Anh cứ cho biết, tôi sẽ “gồng” hết sức để “hoàn thành nhiệm vụ”.
- Vâng. Cháu sẽ nói với anh trưởng toán sắp xếp cho chú làm từ 3 giờ chiều tới 11 giờ đêm để ban ngày chú tiếp tục đi học tiếng Anh, và sau này tiếp tục học thêm về “computer” ở Đại Học Cộng Đồng để...
- Sao anh lại bắt tôi đi học? Tiếng Anh tôi nhá không vô. Mụ vợ tôi càng học càng tiến còn tôi thì càng ngày càng lụn bại. Anh cứ cho tôi làm với một người Việt Nam, cần gì họ sai bảo tôi bằng tiếng Việt được rồi.
- Nếu chú không chấp nhận điều kiện thì...
Tôi chưa kịp nói hết câu, chú Đức đã đứng bật lên, khua tay phân trần:
- Được. Được. Tôi... tôi... đi học. Anh đừng đuổi tôi, tội nghiệp!
Rồi chú Đức cũng trở thành nhân viên chính thức của hãng TRW. Mới đi làm được mấy tuần, chú ấy đã nổi bật trong đám nhân viên vì gặp ai đi ngang chú ấy cũng đứng thẳng theo “thế nghiêm” để chào, và khi có ai nhờ cậy hay hỏi han việc gì, chú ấy cũng trả lời “yes sir” mặc dầu có những lúc chú ấy không hiểu người ta nói gì! Những người Mỹ trong sở đặt cho chú ấy một cái “nick name” là “Mr. Yes Sir”; còn những người Việt Nam trong sở lại gọi chú ấy là “Ông 13”. Thật ra cái tên “Ông 13” là do tôi đặt cho chú ấy vì hôm đầu tiên chú Đức đi làm, tôi đưa chú ấy đi giới thiệu với anh chị em người Việt trong sở, và khi gặp ai chú ấy cũng lặp đi lặp lại một câu “tôi chỉ có 13 năm lính, 13 năm tù, tiếng Anh thì dốt, nhờ anh (chị) giúp thêm cho nhé!”
Mới đi làm được vài tuần, không biết chú ấy hỏi thăm ai đó nên xin được địa chỉ nhà tôi... và “đùng đùng” đến gõ cửa vào lúc 8 giờ sáng Thứ Bảy. Vợ chồng chú Đức lệ khệ mang 2 chai rượu XO, một hộp bánh và một thùng trái cây đến “tạ ơn” tôi đã giúp chú ấy có việc làm. Tôi “giận” lắm nên sau khi mời vợ chồng chú Đức vào nhà, tôi nghiêm mặt lên tiếng:
- Cháu rất kính phục chú. Trên sở ai ai cũng quý mến nhân cách và thái độ làm việc của chú, nhưng nếu chú không mang mấy thứ này về ngay, cháu sẽ nói với anh trưởng toán “security” cho chú nghỉ việc từ tuần tới.
- Xin lỗi, xin lỗi... Mình là người Việt với nhau mà “xếp”... Cái này là để bày tỏ tấm lòng biết ơn của vợ chồng tôi chứ không phải “hối lộ” gì đâu, xin “xếp” bớt giận.
- Cháu hiểu nhưng chú không thể làm như vậy. Chú thím ghé thăm là quý hóa lắm rồi, đừng mang quà cáp gì hết, bằng không cháu sẽ không bao giờ mở cửa.
- Được, được... Lần sau không dám nữa, nhưng xin “xếp” nhận cho lần đầu nhé.
- Nhất định là không được chú Đức à.
- “Xếp” làm tôi ngại quá, biết làm sao bây giờ?
Tôi phải nói mãi chú ấy mới chịu mang “quà” về!
Gần 2 năm sau tôi rời TRW về làm cho National Geographic nên không có dịp tiếp xúc nhiều với chú Đức nữa nhưng thỉnh thoảng bạn bè ở TRW vẫn kể cho tôi nghe những chuyện vui về chú ấy. Điều tôi vui nhất là chú ấy không những đã “tốt nghiệp ESL” mà còn tiếp tục học lấy bằng A.S. về Computer và trở thành một nhân viên xuất sắc lo việc bảo trì hệ thống máy điện toán ở sở cho tới tuổi về hưu.
* * *
Chiều Thứ Sáu... Kẹt xe... Trời nắng đẹp. Tôi chóa mắt khi bước vào nhà hàng dưới ánh đèn mờ mờ. Nhà hàng chật cứng người... Tôi nhớn nhác tìm kiếm chú Đức và đám bạn. Một bóng người vụt đến phía bên hông. Một vòng tay ôm tôi thật chặt. Một giọng nói nồng ấm bên tai:
- Mừng quá. Mừng quá. Cuối cùng rồi Duy cũng đến. Chú vui lắm. Chú không bao giờ quên được những chuyện ngày đó... Cám ơn, cám ơn Duy đã giúp đỡ và “làm khó” để chú phải đi học và có được việc làm tốt. Đến đây, đến đây. Cả đám chúng nó đang chờ Duy đàng kia kìa.
Chú Đức nắm tay kéo tôi đi ào ào đến một bàn dài trong góc trái nhà hàng. Cả đám nhao nhao bắt phạt vì tôi đến trễ... Chú Đức đã không cho khai mạc vì muốn chờ “xếp cũ” cho long trọng. Chú Đức kể với mọi người về những “cái ngố” của mình khi mới vào làm “security guard” ở TRW, vật lộn với mớ tiếng Anh “ăn đong”, những hiểu lầm “tai hại” vì hai tiếng “yes, sir” và nhất là “cũng oai ra phết” khi “tậu được một mảnh bằng” để trở thành “ông tếch” thứ thiệt. Chú Đức cám ơn đám “bạn trẻ” đã giúp đỡ một “lão H.O.” hết thời hội nhập vào xã hội tân tiến trên đất Mỹ...
“Tôi sẽ không bao giờ quên con số 13 cũng chính là cái tên các bạn vẫn gọi tôi cả chục năm nay. Nó là một con số mà người đời coi là xui xẻo, nhưng với tôi, nó là con số của định mệnh... may mắn. Xin cám ơn các bạn. Và giờ này tôi cũng muốn chia sẻ với các bạn một con số định mệnh khác nữa của đời tôi... Đúng 33 năm trước, khi tôi vừa tròn 33 tuổi thì nước mất nhà tan; và hôm nay, đúng 33 năm sau, tôi được về hưu với đầy đủ quyền lợi của một công dân Mỹ... Tôi là một cựu sĩ quan đã hết thời nhưng tôi tin tưởng nơi các bạn trẻ. Tôi hãnh diện vì các bạn. Tôi vui mừng cho dân tộc Việt Nam vẫn còn một thế hệ trẻ với đầy nhiệt huyết như các bạn...”
Những tâm tình tự đáy lòng của chú Đức đã để lại trong tôi thật nhiều trăn trở... Lại một lần nữa mùa xuân đến, tháng 4 về... nhưng biết đến bao giờ con dân Nước Việt mới có được mùa xuân đích thực trên Quê Mẹ?!
Những viên đạn vô tình!
Đặng Xuân Hường
15:22 30/04/2008
Những viên đạn vô tình!
Vào năm 1866, sau khi nhà Bác học Alfred Nobel, người Thuỵ Điển (1833-1896) mày mò tìm cách làm ra một loại chất nổ mới (dynamite), được thử nghiệm để khai thác các quặng mỏ, và đúng là nhờ sức công phá của nó mà việc khai thác có hiệu quả hơn. Thế nhưng, con người với những tham vọng trong lãnh vực quân sự, liền tận dụng tối đa các kỹ thuật về chất nổ vào “công nghiệp chiến tranh”!
Trước đó rất lâu, khoảng thế kỷ 14-15, người ta đã biết cách làm ra thuốc nổ nhẹ, thuốc súng. Từ những viên đạn thời sơ khai của súng “hoả mai”, nhồi nhét thuốc nổ vào nòng súng bắn từng viên nghe lẹt đẹt, những khẩu đại pháo nặng hàng tấn đặt cố định hay nhẹ hơn được kéo trên bánh xe ngựa, mỗi lần bắn phải châm lửa khói toả mịt mù, rồi đến súng trường bắn hàng loạt, súng cối đặt trên xe tăng, tàu thuỷ, tàu bay và cuối cùng người ta còn gắn nó vào hoả tiễn để phóng đi xa hàng ngàn dặm! Chất nổ theo thời gian quả thực là một phát minh “khủng khiếp”, lợi thật nhiều mà hại cũng chẳng ít, ngay cả người em ruột của ông Nobel cùng với một số nhân công đã bỏ mạng trong xưởng chế tạo chất nổ vào năm 1864. Có lẽ vì thế ông Nobel mới để lại gia tài bạc triệu của ông vào thời đó (khoảng hơn 4 triệu đô la Mỹ), dành cho việc phát giải thưởng đến những ai mang lại hoà bình, phát kiến những điều hữu ích cho nhân loại.
Nói đến bom đạn là nói đến một vật vô tri vô giác mà ai thấy cũng nơm nớp lo sợ, tất nhiên là nó chẳng bao giờ có mắt cả, nó “đi” đâu thì chỉ có người bắn nó biết mà thôi! Có khi người bắn ra cũng chẳng biết nó đi đâu nên mới có người bị…“lạc đạn”! Dân Việt Nam trong thời chiến tranh hầu như ai cũng biết ít nhiều về bom đạn, có những người còn rành nghe, phân biệt được tiếng các loại đạn khác nhau nữa, và cũng có rất nhiều người đã “nếm” mùi bom đạn, trên thân thể còn lưu lại những “vết thương đau” của một thời quê hương điêu linh khói lửa!
Miền Nam thời chiến tranh trước 1975, những “đêm nghe tiếng đại bác” chen lẫn với tràng đạn tiểu liên M16 hay AK54 dòn tan, đã trở thành một bản nhạc “hòa tấu” quen thuộc của người dân trên mọi miền đất nước. Có người đêm nằm ngủ giật mình thức giấc vì một tiếng “xoẹt” trên mái tôn, chẳng biết cái gì, sớm mai thấy mái tôn lủng một lỗ, tìm xem thì thấy một cái mũi đạn bẹp dúm trong góc nhà! Phúc bảy mươi đời là nó không rớt trúng người! Chuyện lạc đạn kiểu đó thì có lẽ rất nhiều trong dân chúng thời chiến tranh.
Ở những thôn làng gần các khu rừng hoang, phải nói là tội nghiệp cho các cô cậu đi bò, hàng ngày lang thang khắp chốn đồng quê, chẳng biết bom đạn đâu mà tránh, đã có em đi lạc vào bãi mìn “quanh năm nằm im chờ …địch” và chẳng may lại vấp phải “thần chết”! Cũng đã có những em thiệt mạng vì trái bom bi, cả đời chẳng biết trái bom bi mặt mũi ra sao, đi bò sát mé rừng thấy một cục sắt màu mè trông đẹp mắt, cầm lên cũng chẳng thấy “động đậy” gì cả, bèn cùng nhau hí hửng liệng chơi, chẳng biết đến “ngày giờ” ra sao mà nó phát nổ. Có em còn nhỏ, lân la chơi sát lũy tre mấy cổng làng thấy lựu đạn gài bằng cây kim găm, chẳng biết nguy hiểm gần kề thò tay rút cây kim để chơi không ngờ lựu đạn nổ!
Đó là chưa kể đến những vùng quanh năm có “đụng độ”, dân làng mang họa vì những quả đạn không biết phân biệt “đâu là địch, đâu là ta”, có thể những người lính cả hai bên trong cơn hăng máu mùi thuốc súng đã bắn bừa trúng đâu thì trúng! Và thật là oan nghiệt, những viên đạn quả đạn được bắn đi từ những hằn thù phi lý, những ý niệm mơ hồ về mục đích đã trật những mục tiêu dự định, thay vào đó là những người dân lành hứng chịu hậu quả!
Năm 1968, chẳng biết “vô tình” hay “cố ý”, một số quả đạn súng cối “phía bên kia” đã rơi vào làng xóm Bình Giã, có những quả “mon men” rơi sát bên hồi nhà, nghe đâu có một hay hai quả đã “tận tình chiếu cố” xuyên mái tranh rớt giữa nhà dân! May mắn là những quả đạn này đã “tịt ngòi” trước khi rơi xuống đất, nên hầu hết không phát nổ! Nếu không thì lần đó chưa biết bao nhiêu chiếc khăn tang được mang lên đầu trong dịp mừng Xuân mới! Bà con Bình Giã tin rằng nhờ ơn trên của Đức Mẹ Maria che chở nên đã bình an vô sự, một Tượng Đài Đức Mẹ đã được dựng lên trong dịp này tại khuôn viên Thánh đường Giáo xứ Vinh Châu, trung tâm xã Bình Giã để tạ ơn Đức Mẹ.
Sau những năm chiến tranh, có lẽ khắp mọi miền trên đất nước Việt Nam đều đầy những vỏ đạn, mảnh bom và cả những quả bom, mìn, lựu đạn…chưa nổ, vùng đất thân yêu Bình Giã cũng không thiếu những thứ đó. Những ngày cuối của cuộc chiến vào tháng Tư năm 1975, súng đạn các loại bị bỏ lại khắp nơi, chẳng ai muốn thu nhặt cái “của nợ” đó để đem về nhà cả, chỉ có lớp choai choai “hí hửng” và “lặng lẽ” lấy đem vào rãy đốt nổ nghe chơi cho vui!
Rất nhiều cu cậu đã vì khoái nghe tiếng nổ của đạn mà phải mang tật nguyền. Trước 1975 đạn M16 ở đâu cũng có, hầu hết các ông, các thanh niên trong làng đi Nghĩa quân, đạn cấp phát cho dư giả, lớp đi bắn chim, lớp mang về để ở nhà, các cậu nhóc chừng mười, mười hai tuổi vớ lấy đi ra vườn ra rãy đốt chơi. Các cậu cạy mũi đạn một viên, đổ bớt thuốc súng ra, nhét cái mũi đạn vào trong các-tút rồi đổ lại thuốc súng cho đầy, một viên khác để nguyên được cắm mũi sâu xuống đất, viên kia đặt chồng lên, hai cái hạt nổ giáp nhau, thế rồi châm lửa, nghe một tiếng nổ của cả hai viên đạn cùng lúc “thật sướng cái lỗ tai”! Viên đạn nằm trên thì bay bổng lên trời, viên nằm dưới thì bể toác ra làm bung cả một mảng đất “thật sướng cái con mắt”!
Một cách thông thường nữa của các cậu là dùng cái súng kéo tay để bắn, lọai súng nhỏ này bằng nhựa cứng của quân đội, dùng vào việc bắn pháo hiệu cầu cứu, cậu nào không có thì biến chế một cây súng tương tự với dây thun kéo “kim hoả” bằng khúc kẽm gai mài nhọn và mấy cái nẹp tre để giữ viên đạn. Bắn lọai súng “tự chế” này phải cạy mũi đạn ra đổ bớt thuốc, nếu không sức nổ làm “toét” các-tút, bung cả “súng”! Mũi đạn chỉ bay đi chừng mươi lăm mét, nhưng vậy là thích quá rồi! Đã có nhiều cậu đã vì táy máy những viên đạn kiểu này mà mấy ngón tay tươm máu, có khi “mất vài lóng”, tệ hại hơn một con mắt không bao giờ thấy lại ánh mặt trời!
Ở những vùng đất quanh vòng rào tre Ấp chiến lược Bình Giã trước 1975, gần những lô cốt cổng làng thì phải nói đã một thời mìn, lựu đạn nằm la liệt, và không ít bò me đã phải khiêng về làm thịt vì đạp phải lựu đạn. Chập tối, bò nhà mình chưa về, mà lại nghe một tiếng nổ phía cổng làng là lo thót ruột, chưa biết bò nhà ai đây? Cha mẹ thấy đã chiều tối mà thằng cu con đi tìm bò chưa về, đã hơi lo lắng, nếu nghe tiếng lựu đạn nổ thì “hồn vía lên mây”, liền bỏ dở công việc đó chạy tất bật ra phía cổng làng để nghe ngóng coi con mình ở đâu! Có khi vừa chạy vừa cầu xin “của đi thay người”, bò có chết thì chết miễn thằng con bình an vô sự là mừng! Đã có lần bà con làng Ba vào lúc chập tối nghe tiếng mìn nổ phía góc Bình Linh (khóm Nhân Hòa) khoảng năm 1973, hai anh em con ông bà C… đi tìm bò về đạp phải mìn, cả hai chết tại chỗ! Thật là thảm thương!
Sau năm 1975, bà con chặt phá hàng rào tre vì cũng không còn cần thiết nữa, lúc đốt cháy những bụi tre, đạn nổ đì đạch, lâu lâu cũng có một quả lựu đạn nổ vang! Nguy hiểm nhất là một số đạn M79 bắn ra mà chưa nổ, mấy quả đạn này nằm rải rác, đã có người phát rãy, cuốc đất trồng cây đúng quả đạn này nó phát nổ làm bị thương, có khi mất mạng. Thời điểm 1975, còn có cả những những quả M72 bỏ rải rác trong các bụi chuối, bờ ruộng rãy, những quả đạn này bị bỏ lại trên đường rút lui của lính trận. Hồi đó, mấy cậu choai choai dọn rãy, thấy M72 trong bụi chuối bèn lấy ra bỏ vào đống cây rồi đốt lửa chờ nổ nghe chơi, ai ngờ quả đạn M72 bị đốt nó không nổ tại chỗ mà chẳng biết sao nó bay đi cả trăm mét rồi mới nổ, may mắn chẳng ai bị gì cả. Rút kinh nghiệm mấy quả sau các cậu chúi đầu đạn xuống đất cho nó khỏi “phiêu diêu” như lần trước!
Lựu đạn thì tìm thấy nhiều hơn, các cậu vặn cái đầu nổ ra, đốt cháy thuốc nổ trong bầu đạn, rồi thả xuống khe suối, sau đó đi dọc khe suối lượm cá bị “say thuốc đạn” đỏ con mắt nằm lờ đờ, có khi nổi lên mặt nước! Có cậu gan dạ hơn, rút chốt thảy xuống mấy vũng nước sâu, lựu đạn nổ xong thì xách bao tới hốt cá!
Lâu lâu tìm được một quả đạn cối 105 ly, các cậu cũng cho vào đống củi rồi đốt, quả này thì đặt đâu nằm đó nổ, chứ không “lang thang” rồi mới nổ như M72, và cũng tìm thấy nhiều hơn loại M72. Nói chung là các cậu mười lăm, mười bảy của những ngày tháng trước 1975 rất quen thuộc với các lọai đạn, và cũng chẳng mấy cậu sợ những thứ “không có trí khôn” đó!
Bom đạn đã gây bao nhiêu cái chết, vết thương tật nguyền cho con người! Vậy mà có một thứ vô tri vô giác cũng mang đầy “mảnh đạn” trong thân mình, để lại những “vết sẹo suốt đời” nữa! Đó là…cây rừng!
Trước 1975, ở cổng chính làng Ba, Bình Giã có một trại cưa máy, xe “be” chở gỗ rừng vể đổ lan ngan nơi mấy khoảng đất trống ngoài cổng làng, trại cưa suốt ngày ồn ào tiếng máy, lâu lâu nghe một tiếng “rẻng” vừa chói tai vừa rờn rợn, làm lũ nhỏ đi bò ghé coi cưa máy giật mình, thì ra giàn cưa máy đụng phải mảnh bom găm trong cây gỗ! Đụng mảnh bom như thế là phải ngừng cưa, thay lưỡi khác, có khi nó làm đứt ngang lưỡi cưa! Mặc dù mấy người thợ cưa rất kinh nghiệm trong chuyện này. Họ xem xét kỹ những cây gỗ, nhìn vết sẹo họ đoán biết có mảnh bom trong thân không, họ dùng búa, rìu khoét chỗ đó để moi cái “của nợ” ra. Trăm lần đúng cũng có một lần sai, và cái tiếng “rẻng rẻng” phát ra là do “sự cố” đó!
Khoảng năm 1978, lúc đó bà con Bình Giã bắt đầu phát rãy trồng trọt, cây gỗ rừng được xe bò chở về làm củi, làm cọc trồng tiêu, cưa xẻ ra làm nhà, các nhóm “cưa líu” của đám thanh niên mọc ra như nấm, chỉ cần một bóng cây, hay che đỡ tấm bạt, là mấy cặp cưa líu xẻ từng khúc gỗ ra thành cột, thành xà…thành ván mỏng để làm nhà, và các thợ cưa líu cũng đã nhiều phen phải khốn đốn vì mảnh bom nằm trong thân cây gỗ!
Đi rừng, nhìn những cây gỗ thẳng băng như Bằng lăng, nhưng lại đầy vết sẹo của mảnh bom, mấy cây này chỉ làm củi, chứ cưa xẻ ra gỗ cũng hư hỏng nhiều. Có khi gặp một cây Gõ đỏ, hay Cẩm lai rất thẳng thớm đẹp mắt, nhìn trên thân cây cũng mang mấy vết sẹo do bom gây ra. Hầu như những khu rừng quanh Bình Giã, không có chỗ nào cây cối không “bị thương” do bom đạn! Chiến tranh để lại cho con người những đau thương, mang những vết sẹo trên thân xác, trong tâm hồn có khi suốt đời người, và ngay cả cấy cối cũng không tránh khỏi những vết tích “khốn khổ” đó!
Ở những vùng quê khác, bà con còn tìm thuốc nổ để bán, bằng cách cưa những trái đạn 105 hay 255 ly hoặc những quả bom nằm nơi đồng ruộng. Có người kể chuyện cưa loại này giống như “cưa cổ Thần Chết”! Nó nằm im chịu cưa là mình sống có tiền, nó mà “vùng dậy” coi như mình đi đời nhà ma! Người kinh nghiệm cưa bom nói, lưỡi cưa sắt phải mới, sắc bén, vừa cưa vừa đổ ít nước cho khỏi sức ma sát gây xẹt lửa phát nổ, và cũng vừa vừa nước thôi, kẻo ướt hư mất một lượng thuốc nhiều! Và không ít người “thiếu kinh ngiệm làm ăn với Tử Thần” đã phải theo chân “Thần Chết” làm đệ tử vì cưa bom đạn kiểu này!
Bà con Bình Giã cũng đã có người mất mạng vì “thuốc nổ” dưới giếng sâu! Giếng cần đào sâu thêm vài mét mới đủ nước tưới tiêu, mà đáy giếng thì lại gặp đá “bàn”, đá khối, chỉ còn cách moi lỗ đặt thuốc nổ thì mới mong đào sâu thêm. Sau khi nổ vài ngày, xuống giếng hốt đá lên chẳng may ngạt thở ngất xỉu dưới giếng, và người ở trên vừa lúng túng vừa chẳng dám xuống giếng cứu, nạn nhân dưới đáy giếng đành phải về “chầu Chúa”! Khí độc từ thuốc nổ còn tích tụ lại dưới đáy giếng rất nhiều đã làm chết người rất mau lẹ!
Đến hôm nay, đã qua đi hơn ba mươi năm sau chiến tranh, nhưng vẫn còn rải rác đâu đó những bom đạn còn sót lại, lâu lâu lại nghe tin người bị thương hay chết vì bom đạn ngoài ruộng rãy. Chỉ có cây rừng, hầu hết đã bị triệt hạ để thành đồng ruộng, nên gỗ vùng Bình Giã không còn, và chẳng bao giờ dân mình có dịp nghe lại tiếng “rẻng rẻng” đau thương của lưỡi cưa líu chạm mảnh bom trong cây gỗ nữa!
Vào năm 1866, sau khi nhà Bác học Alfred Nobel, người Thuỵ Điển (1833-1896) mày mò tìm cách làm ra một loại chất nổ mới (dynamite), được thử nghiệm để khai thác các quặng mỏ, và đúng là nhờ sức công phá của nó mà việc khai thác có hiệu quả hơn. Thế nhưng, con người với những tham vọng trong lãnh vực quân sự, liền tận dụng tối đa các kỹ thuật về chất nổ vào “công nghiệp chiến tranh”!
Trước đó rất lâu, khoảng thế kỷ 14-15, người ta đã biết cách làm ra thuốc nổ nhẹ, thuốc súng. Từ những viên đạn thời sơ khai của súng “hoả mai”, nhồi nhét thuốc nổ vào nòng súng bắn từng viên nghe lẹt đẹt, những khẩu đại pháo nặng hàng tấn đặt cố định hay nhẹ hơn được kéo trên bánh xe ngựa, mỗi lần bắn phải châm lửa khói toả mịt mù, rồi đến súng trường bắn hàng loạt, súng cối đặt trên xe tăng, tàu thuỷ, tàu bay và cuối cùng người ta còn gắn nó vào hoả tiễn để phóng đi xa hàng ngàn dặm! Chất nổ theo thời gian quả thực là một phát minh “khủng khiếp”, lợi thật nhiều mà hại cũng chẳng ít, ngay cả người em ruột của ông Nobel cùng với một số nhân công đã bỏ mạng trong xưởng chế tạo chất nổ vào năm 1864. Có lẽ vì thế ông Nobel mới để lại gia tài bạc triệu của ông vào thời đó (khoảng hơn 4 triệu đô la Mỹ), dành cho việc phát giải thưởng đến những ai mang lại hoà bình, phát kiến những điều hữu ích cho nhân loại.
Nói đến bom đạn là nói đến một vật vô tri vô giác mà ai thấy cũng nơm nớp lo sợ, tất nhiên là nó chẳng bao giờ có mắt cả, nó “đi” đâu thì chỉ có người bắn nó biết mà thôi! Có khi người bắn ra cũng chẳng biết nó đi đâu nên mới có người bị…“lạc đạn”! Dân Việt Nam trong thời chiến tranh hầu như ai cũng biết ít nhiều về bom đạn, có những người còn rành nghe, phân biệt được tiếng các loại đạn khác nhau nữa, và cũng có rất nhiều người đã “nếm” mùi bom đạn, trên thân thể còn lưu lại những “vết thương đau” của một thời quê hương điêu linh khói lửa!
Miền Nam thời chiến tranh trước 1975, những “đêm nghe tiếng đại bác” chen lẫn với tràng đạn tiểu liên M16 hay AK54 dòn tan, đã trở thành một bản nhạc “hòa tấu” quen thuộc của người dân trên mọi miền đất nước. Có người đêm nằm ngủ giật mình thức giấc vì một tiếng “xoẹt” trên mái tôn, chẳng biết cái gì, sớm mai thấy mái tôn lủng một lỗ, tìm xem thì thấy một cái mũi đạn bẹp dúm trong góc nhà! Phúc bảy mươi đời là nó không rớt trúng người! Chuyện lạc đạn kiểu đó thì có lẽ rất nhiều trong dân chúng thời chiến tranh.
Ở những thôn làng gần các khu rừng hoang, phải nói là tội nghiệp cho các cô cậu đi bò, hàng ngày lang thang khắp chốn đồng quê, chẳng biết bom đạn đâu mà tránh, đã có em đi lạc vào bãi mìn “quanh năm nằm im chờ …địch” và chẳng may lại vấp phải “thần chết”! Cũng đã có những em thiệt mạng vì trái bom bi, cả đời chẳng biết trái bom bi mặt mũi ra sao, đi bò sát mé rừng thấy một cục sắt màu mè trông đẹp mắt, cầm lên cũng chẳng thấy “động đậy” gì cả, bèn cùng nhau hí hửng liệng chơi, chẳng biết đến “ngày giờ” ra sao mà nó phát nổ. Có em còn nhỏ, lân la chơi sát lũy tre mấy cổng làng thấy lựu đạn gài bằng cây kim găm, chẳng biết nguy hiểm gần kề thò tay rút cây kim để chơi không ngờ lựu đạn nổ!
Đó là chưa kể đến những vùng quanh năm có “đụng độ”, dân làng mang họa vì những quả đạn không biết phân biệt “đâu là địch, đâu là ta”, có thể những người lính cả hai bên trong cơn hăng máu mùi thuốc súng đã bắn bừa trúng đâu thì trúng! Và thật là oan nghiệt, những viên đạn quả đạn được bắn đi từ những hằn thù phi lý, những ý niệm mơ hồ về mục đích đã trật những mục tiêu dự định, thay vào đó là những người dân lành hứng chịu hậu quả!
Năm 1968, chẳng biết “vô tình” hay “cố ý”, một số quả đạn súng cối “phía bên kia” đã rơi vào làng xóm Bình Giã, có những quả “mon men” rơi sát bên hồi nhà, nghe đâu có một hay hai quả đã “tận tình chiếu cố” xuyên mái tranh rớt giữa nhà dân! May mắn là những quả đạn này đã “tịt ngòi” trước khi rơi xuống đất, nên hầu hết không phát nổ! Nếu không thì lần đó chưa biết bao nhiêu chiếc khăn tang được mang lên đầu trong dịp mừng Xuân mới! Bà con Bình Giã tin rằng nhờ ơn trên của Đức Mẹ Maria che chở nên đã bình an vô sự, một Tượng Đài Đức Mẹ đã được dựng lên trong dịp này tại khuôn viên Thánh đường Giáo xứ Vinh Châu, trung tâm xã Bình Giã để tạ ơn Đức Mẹ.
Sau những năm chiến tranh, có lẽ khắp mọi miền trên đất nước Việt Nam đều đầy những vỏ đạn, mảnh bom và cả những quả bom, mìn, lựu đạn…chưa nổ, vùng đất thân yêu Bình Giã cũng không thiếu những thứ đó. Những ngày cuối của cuộc chiến vào tháng Tư năm 1975, súng đạn các loại bị bỏ lại khắp nơi, chẳng ai muốn thu nhặt cái “của nợ” đó để đem về nhà cả, chỉ có lớp choai choai “hí hửng” và “lặng lẽ” lấy đem vào rãy đốt nổ nghe chơi cho vui!
Rất nhiều cu cậu đã vì khoái nghe tiếng nổ của đạn mà phải mang tật nguyền. Trước 1975 đạn M16 ở đâu cũng có, hầu hết các ông, các thanh niên trong làng đi Nghĩa quân, đạn cấp phát cho dư giả, lớp đi bắn chim, lớp mang về để ở nhà, các cậu nhóc chừng mười, mười hai tuổi vớ lấy đi ra vườn ra rãy đốt chơi. Các cậu cạy mũi đạn một viên, đổ bớt thuốc súng ra, nhét cái mũi đạn vào trong các-tút rồi đổ lại thuốc súng cho đầy, một viên khác để nguyên được cắm mũi sâu xuống đất, viên kia đặt chồng lên, hai cái hạt nổ giáp nhau, thế rồi châm lửa, nghe một tiếng nổ của cả hai viên đạn cùng lúc “thật sướng cái lỗ tai”! Viên đạn nằm trên thì bay bổng lên trời, viên nằm dưới thì bể toác ra làm bung cả một mảng đất “thật sướng cái con mắt”!
Một cách thông thường nữa của các cậu là dùng cái súng kéo tay để bắn, lọai súng nhỏ này bằng nhựa cứng của quân đội, dùng vào việc bắn pháo hiệu cầu cứu, cậu nào không có thì biến chế một cây súng tương tự với dây thun kéo “kim hoả” bằng khúc kẽm gai mài nhọn và mấy cái nẹp tre để giữ viên đạn. Bắn lọai súng “tự chế” này phải cạy mũi đạn ra đổ bớt thuốc, nếu không sức nổ làm “toét” các-tút, bung cả “súng”! Mũi đạn chỉ bay đi chừng mươi lăm mét, nhưng vậy là thích quá rồi! Đã có nhiều cậu đã vì táy máy những viên đạn kiểu này mà mấy ngón tay tươm máu, có khi “mất vài lóng”, tệ hại hơn một con mắt không bao giờ thấy lại ánh mặt trời!
Ở những vùng đất quanh vòng rào tre Ấp chiến lược Bình Giã trước 1975, gần những lô cốt cổng làng thì phải nói đã một thời mìn, lựu đạn nằm la liệt, và không ít bò me đã phải khiêng về làm thịt vì đạp phải lựu đạn. Chập tối, bò nhà mình chưa về, mà lại nghe một tiếng nổ phía cổng làng là lo thót ruột, chưa biết bò nhà ai đây? Cha mẹ thấy đã chiều tối mà thằng cu con đi tìm bò chưa về, đã hơi lo lắng, nếu nghe tiếng lựu đạn nổ thì “hồn vía lên mây”, liền bỏ dở công việc đó chạy tất bật ra phía cổng làng để nghe ngóng coi con mình ở đâu! Có khi vừa chạy vừa cầu xin “của đi thay người”, bò có chết thì chết miễn thằng con bình an vô sự là mừng! Đã có lần bà con làng Ba vào lúc chập tối nghe tiếng mìn nổ phía góc Bình Linh (khóm Nhân Hòa) khoảng năm 1973, hai anh em con ông bà C… đi tìm bò về đạp phải mìn, cả hai chết tại chỗ! Thật là thảm thương!
Sau năm 1975, bà con chặt phá hàng rào tre vì cũng không còn cần thiết nữa, lúc đốt cháy những bụi tre, đạn nổ đì đạch, lâu lâu cũng có một quả lựu đạn nổ vang! Nguy hiểm nhất là một số đạn M79 bắn ra mà chưa nổ, mấy quả đạn này nằm rải rác, đã có người phát rãy, cuốc đất trồng cây đúng quả đạn này nó phát nổ làm bị thương, có khi mất mạng. Thời điểm 1975, còn có cả những những quả M72 bỏ rải rác trong các bụi chuối, bờ ruộng rãy, những quả đạn này bị bỏ lại trên đường rút lui của lính trận. Hồi đó, mấy cậu choai choai dọn rãy, thấy M72 trong bụi chuối bèn lấy ra bỏ vào đống cây rồi đốt lửa chờ nổ nghe chơi, ai ngờ quả đạn M72 bị đốt nó không nổ tại chỗ mà chẳng biết sao nó bay đi cả trăm mét rồi mới nổ, may mắn chẳng ai bị gì cả. Rút kinh nghiệm mấy quả sau các cậu chúi đầu đạn xuống đất cho nó khỏi “phiêu diêu” như lần trước!
Lựu đạn thì tìm thấy nhiều hơn, các cậu vặn cái đầu nổ ra, đốt cháy thuốc nổ trong bầu đạn, rồi thả xuống khe suối, sau đó đi dọc khe suối lượm cá bị “say thuốc đạn” đỏ con mắt nằm lờ đờ, có khi nổi lên mặt nước! Có cậu gan dạ hơn, rút chốt thảy xuống mấy vũng nước sâu, lựu đạn nổ xong thì xách bao tới hốt cá!
Lâu lâu tìm được một quả đạn cối 105 ly, các cậu cũng cho vào đống củi rồi đốt, quả này thì đặt đâu nằm đó nổ, chứ không “lang thang” rồi mới nổ như M72, và cũng tìm thấy nhiều hơn loại M72. Nói chung là các cậu mười lăm, mười bảy của những ngày tháng trước 1975 rất quen thuộc với các lọai đạn, và cũng chẳng mấy cậu sợ những thứ “không có trí khôn” đó!
Bom đạn đã gây bao nhiêu cái chết, vết thương tật nguyền cho con người! Vậy mà có một thứ vô tri vô giác cũng mang đầy “mảnh đạn” trong thân mình, để lại những “vết sẹo suốt đời” nữa! Đó là…cây rừng!
Trước 1975, ở cổng chính làng Ba, Bình Giã có một trại cưa máy, xe “be” chở gỗ rừng vể đổ lan ngan nơi mấy khoảng đất trống ngoài cổng làng, trại cưa suốt ngày ồn ào tiếng máy, lâu lâu nghe một tiếng “rẻng” vừa chói tai vừa rờn rợn, làm lũ nhỏ đi bò ghé coi cưa máy giật mình, thì ra giàn cưa máy đụng phải mảnh bom găm trong cây gỗ! Đụng mảnh bom như thế là phải ngừng cưa, thay lưỡi khác, có khi nó làm đứt ngang lưỡi cưa! Mặc dù mấy người thợ cưa rất kinh nghiệm trong chuyện này. Họ xem xét kỹ những cây gỗ, nhìn vết sẹo họ đoán biết có mảnh bom trong thân không, họ dùng búa, rìu khoét chỗ đó để moi cái “của nợ” ra. Trăm lần đúng cũng có một lần sai, và cái tiếng “rẻng rẻng” phát ra là do “sự cố” đó!
Khoảng năm 1978, lúc đó bà con Bình Giã bắt đầu phát rãy trồng trọt, cây gỗ rừng được xe bò chở về làm củi, làm cọc trồng tiêu, cưa xẻ ra làm nhà, các nhóm “cưa líu” của đám thanh niên mọc ra như nấm, chỉ cần một bóng cây, hay che đỡ tấm bạt, là mấy cặp cưa líu xẻ từng khúc gỗ ra thành cột, thành xà…thành ván mỏng để làm nhà, và các thợ cưa líu cũng đã nhiều phen phải khốn đốn vì mảnh bom nằm trong thân cây gỗ!
Đi rừng, nhìn những cây gỗ thẳng băng như Bằng lăng, nhưng lại đầy vết sẹo của mảnh bom, mấy cây này chỉ làm củi, chứ cưa xẻ ra gỗ cũng hư hỏng nhiều. Có khi gặp một cây Gõ đỏ, hay Cẩm lai rất thẳng thớm đẹp mắt, nhìn trên thân cây cũng mang mấy vết sẹo do bom gây ra. Hầu như những khu rừng quanh Bình Giã, không có chỗ nào cây cối không “bị thương” do bom đạn! Chiến tranh để lại cho con người những đau thương, mang những vết sẹo trên thân xác, trong tâm hồn có khi suốt đời người, và ngay cả cấy cối cũng không tránh khỏi những vết tích “khốn khổ” đó!
Ở những vùng quê khác, bà con còn tìm thuốc nổ để bán, bằng cách cưa những trái đạn 105 hay 255 ly hoặc những quả bom nằm nơi đồng ruộng. Có người kể chuyện cưa loại này giống như “cưa cổ Thần Chết”! Nó nằm im chịu cưa là mình sống có tiền, nó mà “vùng dậy” coi như mình đi đời nhà ma! Người kinh nghiệm cưa bom nói, lưỡi cưa sắt phải mới, sắc bén, vừa cưa vừa đổ ít nước cho khỏi sức ma sát gây xẹt lửa phát nổ, và cũng vừa vừa nước thôi, kẻo ướt hư mất một lượng thuốc nhiều! Và không ít người “thiếu kinh ngiệm làm ăn với Tử Thần” đã phải theo chân “Thần Chết” làm đệ tử vì cưa bom đạn kiểu này!
Bà con Bình Giã cũng đã có người mất mạng vì “thuốc nổ” dưới giếng sâu! Giếng cần đào sâu thêm vài mét mới đủ nước tưới tiêu, mà đáy giếng thì lại gặp đá “bàn”, đá khối, chỉ còn cách moi lỗ đặt thuốc nổ thì mới mong đào sâu thêm. Sau khi nổ vài ngày, xuống giếng hốt đá lên chẳng may ngạt thở ngất xỉu dưới giếng, và người ở trên vừa lúng túng vừa chẳng dám xuống giếng cứu, nạn nhân dưới đáy giếng đành phải về “chầu Chúa”! Khí độc từ thuốc nổ còn tích tụ lại dưới đáy giếng rất nhiều đã làm chết người rất mau lẹ!
Đến hôm nay, đã qua đi hơn ba mươi năm sau chiến tranh, nhưng vẫn còn rải rác đâu đó những bom đạn còn sót lại, lâu lâu lại nghe tin người bị thương hay chết vì bom đạn ngoài ruộng rãy. Chỉ có cây rừng, hầu hết đã bị triệt hạ để thành đồng ruộng, nên gỗ vùng Bình Giã không còn, và chẳng bao giờ dân mình có dịp nghe lại tiếng “rẻng rẻng” đau thương của lưỡi cưa líu chạm mảnh bom trong cây gỗ nữa!
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Cầu Nguyện - Prayer
Josephhoa Phạm
00:15 30/04/2008
CẦU NGUYỆN - Prayer
Ảnh của Josephhoa Phạm.
Hát kinh cầu hồn thương nhớ Thuyền Nhân !!!
(Trích thơ Trần Thu Miên)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền