Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ngày cuối cùng của Đức Phanxicô tại Ai Cập
Vũ Văn An
06:16 30/04/2017
Hãng Tin Associated Press cung cấp bản tin ghi nhanh ngày cuối cùng, 29 tháng Tư, của Đức Phanxicô tại Ai Cập. Các giờ là giờ địa phương (Cairo):
7 giờ 30 sáng
Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ cử hành Thánh Lễ cho cộng đồng Công Giáo nhỏ bé của Ai Cập và gặp các linh mục và chủng sinh của cộng đồng này trước khi trở về Rôma.
Các phương tiện truyền thông địa phương cho biết ít nhất 25,000 người dự kiến có mặt tại Thánh Lễ Thứ Bảy ở Cairo, diễn ra vào ngày thứ hai trong chuyến đi hai ngày của Đức Phanxicô tới quốc gia đông dân nhất thế giới Ảrập.
Thứ Sáu, Đức Phanxicô kêu gọi các nhà lãnh đạo Hồi Giáo Ai Cập giảng dạy việc bác bỏ bạo lực nhân danh Thiên Chúa trong chuyến viếng thăm tế nhị này và ngài mạnh mẽ ủng hộ việc thẳng tay đối phó một cách không khoan nhượng của họ đối với Hồi Giáo chính trị và chủ trương đấu tranh tôn giáo.
Biến cố chính của ngài là chuyến viếng thăm quan trọng tại Al-Azhar ở Cairo, một trung tâm học thuật đã có từ 1,000 năm nay của Hồi Giáo Sunni, nhằm đào tạo các giáo sĩ và học giả từ khắp nơi trên thế giới. Ngài cũng đã gặp Tổng thống Abdel-Fattah el-Sissi.
9 giờ 00 sáng
An ninh đặc biệt chặt chẽ quanh Cairo và sân vận động, nơi Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ cử hành Thánh Lễ cho cộng đồng Công Giáo nhỏ bé của Ai Cập.
Hôm nay, cả cảnh sát đồng phục lẫn thường phục đã được bố trí ở mỗi mét hoặc gần như thế dọc theo lộ trình của đoàn hộ tống Đức Phanxicô, và xe ô tô và taxi đã bị ngăn chặn. Tại sân vận động, cảnh sát sử dụng các máy dò kim loại để kiểm tra xe cộ xem có chất nổ hay không. Những người khác đứng canh chừng, một số trên các mái nhà, mặt phủ kín.
Đức Phanxicô đã quyết định không sử dụng “giáo hoàng xa” chống đạn mà các vị tiền nhiệm của ngài quen sử dụng trong các chuyến đi nước ngoài, nên đã được lái xe qua đường phố Cairo bằng một chiếc Fiat đơn giản. Khi đến sân vận động, ngài dự tính sẽ chào hỏi đám đông trong một chiếc xe chơi golf mui trần, phản ảnh mong muốn của ngài được gần gũi với đoàn chiên.
Sân Vận Động Không Quân Quốc Phòng là một phần của làng thể thao Bộ Quốc phòng.
9 giờ 40 sáng
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đến sân vận động quân sự ở ngoại ô phía đông Cairo để cử hành Thánh lễ vào ngày thứ hai của ngài trong chuyến viếng thăm Ai Cập.
Vị giáo hoàng Công Giáo đến trong một chiếc Fiat màu xanh đơn giản, với cửa sổ hạ xuống, một sự tương phản với sự bố trí an ninh chặt chẽ dành cho chuyến viếng thăm hai ngày của ngái.
Các nhà tổ chức cho biết khoảng 25,000 người Công Giáo Ai Cập tham dự Thánh Lễ. Nhiều người trong số họ đã cầm các quả bong bóng mầu vàng, màu của lá cờ Vatican.
Những người khác vẫy cờ vàng trắng của Vatican khi ngài tới trên một chiếc xe golf mui trần chạy quanh sân vận động.
Cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng chủ yếu nhằm mục đích tạo nên một mặt trận thống nhất Kitô giáo-Hồi giáo chống lại chủ nghĩa đấu tranh tôn giáo.
Người Công Giáo là một thiểu số rất nhỏ trong số ước tính khoảng chín triệu Kitô hữu của Ai Cập, phần lớn là người Chính thống giáo.
10 giờ 10 sáng
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang cử hành Thánh Lễ tại một sân vận động quân sự ở Cairo với khoảng 25.000 người Công Giáo Ai Cập tham dự giữa hàng rào an ninh chặt chẽ, gồm cả các trực thăng bay lơ lửng trên các cơ sở ngoại thành.
Thánh Lễ thứ Bảy được tổ chức vào ngày thứ hai và là ngày cuối cùng của chuyến viếng thăm Ai Cập của vị giáo hoàng Công Giáo, người đã đến quốc gia Ảrập đa số Hồi giáo để tạo nên một mặt trận thống nhất Kitô giáo-Hồi giáo chống lại chủ nghĩa đấu tranh tôn giáo và nâng cao tinh thần các Kitô Hữu Ai Cập sau một loạt các cuộc tấn công chết người chống các nhà thờ của họ vào tháng Mười Hai và đầu tháng này.
Bầu không khí ở sân vận động vui vẻ, với các thành viên của cộng đoàn lắc lư theo các bài thánh ca của các ca đoàn nhà thờ và vẫy cờ Ai Cập và Vatican. Những người khác cầm những quả bong bóng màu vàng, màu của cờ Vatican.
10 giờ 55 sáng
Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi cộng đồng Công Giáo nhỏ bé của Ai Cập có lòng tốt và thương xót đối với các đồng bào Ai Cập của họ; ngài nói rằng "lòng cuồng tín duy nhất có thể có là lòng cuồng tín bác ái!"
Đức Phanxicô đã đưa ra các nhận định trên trong Thánh Lễ hôm thứ Bảy tại sân vận động quốc phòng ở Cairo vào ngày thứ hai và là ngày cuối cùng của chuyến đi của ngài đến Ai Cập. Hôm thứ Sáu, ngài an ủi cộng đồng Kitô hữu của Ai Cập sau hàng loạt các cuộc tấn công của các người tranh đấu duy Hồi Giáo và ngài yêu cầu các nhà lãnh đạo Hồi Giáo từ bỏ chủ nghĩa cuồng tín tôn giáo vốn dẫn tới bạo lực.
Đức Phanxicô đưa ra một âm điệu mục vụ vào ngày thứ Bảy trong cuộc gặp gỡ đoàn chiên Công Giáo của ngài gồm khoảng 250.000 người. Trong bài giảng, ngài kêu gọi họ đừng giả hình trong đức tin của họ.
Ngài nói: "Thiên Chúa chỉ hài lòng với một đức tin được loan truyền bằng đời sống của chúng ta, vì lòng cuồng tín duy nhất mà các tín hữu có thể có là lòng cuồng tín bác ái!"
12 giờ 05 trưa
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang rời khỏi sân vận động quân sự ở Cairo, nơi ngài cử hành Thánh Lễ cho khoảng 25,000 người Công Giáo Ai Cập vào ngày thứ hai và là ngày cuối cùng của chuyến thăm Ai Cập, nơi mà các Kitô hữu là mục tiêu tấn công của các người tranh đấu duy Hồi giáo.
Thánh lễ được cử hành bằng tiếng Latinh, tiếng Ý và tiếng Ả Rập giữa những hoạt cảnh hân hoan và mạng lưới an ninh chặt chẽ, với rất nhiều cảnh sát và máy bay trực thăng lơ lửng trên địa điểm.
Các thành viên của cộng đoàn vẫy cờ Tòa Thánh và cờ Ai Cập và lắc lư theo nhạc thánh ca. Những em bé trong trang phục cổ Ai cập xếp hàng trước bàn thờ tạm ở giữa sân cỏ.
Cuộc viếng thăm Ai Cập phần lớn theo Hồi Giáo của Đức Giáo Hoàng một phần nhằm để an ủi Kitô hữu Ai Cập sau một loạt các cuộc tấn công chết người chống lại họ bởi các người tranh đấu duy Hồi giáo.
3 giờ 45 chiều
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang thăm viếng một trường cao đẳng và là chủng viện Công Giáo ở ngoại ô Cairo, nơi ngài nói chuyện với hàng trăm linh mục, nữ tu, sinh viên chủng viện và những người Công Giáo bình thường trong chuyến ghé thăm cuối cùng của ngài trong chuyến viếng thăm Ai Cập hai ngày.
Hôm thứ Bảy, Đức Giáo Hoàng bước vào cơ sở trên ở khu ngoại ô Maadi trong một chiếc xe golf mui trần, vẫy tay chào hàng trăm người tụ tập để chào đón ngài và ban phúc lành cho những trẻ em được cha mẹ nâng lên phía trước.
Vị giáo hoàng Công Giáo hôm thứ Bảy đã cử hành Thánh lễ tại sân vận động quân đội ở ngoại ô Cairo với khoảng 25,000 người tham dự.
Người Công Giáo là một thiểu số nhỏ bé của khoảng 9 triệu Kitô hữu Ai Cập, đa số là Chính Thống giáo.
Đức Giáo Hoàng sẽ từ chủng viện này ra phi trường bay về Rôma.
4 giờ 00 chiều
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang nói với các linh mục Công Giáo Ai Cập ngừng phàn nàn về các thách thức mà họ đang gặp phải và thay vào đó hãy làm việc cho sự hòa hợp và đối thoại.
Đức Phanxicô đã gặp các linh mục, nữ tu và chủng sinh tại Chủng Viện Công Giáo La mã Toàn Quốc ở vùng ngoại ô al-Maadi của Cairo vào ngày Thứ Bảy trong chặng dừng chân cuối cùng của chuyến viếng thăm Ai Cập hai ngày của ngài. Trước đó, ngài đã cử hành Thánh lễ cho cộng đồng Công Giáo, ước lượng gồm khoảng 250.000 người trong số 92 triệu dân số Ai Cập.
Trong lời phát biểu của ngài với hàng giáo sĩ, Đức Phanxicô đã thúc giục họ tránh "các cám dỗ" mà ngài thường xuyên công kích nơi các linh mục: cám dỗ lúc nào cũng phàn nàn, nói tầm phào và nghĩ linh mục là người tốt hơn người khác.
Thay vào đó, Đức Phanxicô thúc giục họ dẫn dắt đoàn chiên của họ và không bị mất tinh thần vì bi quan, thất vọng.
Ngài nói: "Mặc dù có nhiều lý do để nản chí, giữa nhiều người tiên đoán hủy diệt và kết án, và quá nhiều tiếng nói tiêu cực và gây thất vọng, mong các con là một lực lượng tích cực."
Ngài nói: "ước mong các con là những người gieo hy vọng, những người xây cầu và các tác nhân đối thoại và hòa hợp."
5 giờ 00 chiều
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã rời Ai Cập cuối một chuyến thăm lịch sử kéo dài hai ngày được xác định bởi những lời kêu gọi hiệp nhất Kitô giáo-Hồi giáo chống lại chủ nghĩa tranh đấu tôn giáo.
Tổng thống Abdel-Fattah el-Sissi đã tiễn vị giáo hoàng Công Giáo tại phi trường Cairo vào hôm thứ Bảy.
Cuộc thăm viếng này một phần được dự tính để trấn an các Kitô hữu thiểu số của Ai Cập sau một loạt các cuộc tấn công gây chết người kể từ tháng Mười Hai nhắm vào các nhà thờ của họ.
Ngài cũng tham dự một hội nghị hòa bình quốc tế được tổ chức bởi Al-Azhar, trung tâm học thuật đầu tiên trên thế giới của Hồi giáo Sunni.
Ngày Thứ Bảy, Đức Giáo Hoàng đã cử hành một Thánh Lễ ngoài trời tại một sân vận động quân sự với sự tham dự của khoảng 25,000 người Công Giáo Ai Cập.
7 giờ 30 sáng
Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ cử hành Thánh Lễ cho cộng đồng Công Giáo nhỏ bé của Ai Cập và gặp các linh mục và chủng sinh của cộng đồng này trước khi trở về Rôma.
Các phương tiện truyền thông địa phương cho biết ít nhất 25,000 người dự kiến có mặt tại Thánh Lễ Thứ Bảy ở Cairo, diễn ra vào ngày thứ hai trong chuyến đi hai ngày của Đức Phanxicô tới quốc gia đông dân nhất thế giới Ảrập.
Thứ Sáu, Đức Phanxicô kêu gọi các nhà lãnh đạo Hồi Giáo Ai Cập giảng dạy việc bác bỏ bạo lực nhân danh Thiên Chúa trong chuyến viếng thăm tế nhị này và ngài mạnh mẽ ủng hộ việc thẳng tay đối phó một cách không khoan nhượng của họ đối với Hồi Giáo chính trị và chủ trương đấu tranh tôn giáo.
Biến cố chính của ngài là chuyến viếng thăm quan trọng tại Al-Azhar ở Cairo, một trung tâm học thuật đã có từ 1,000 năm nay của Hồi Giáo Sunni, nhằm đào tạo các giáo sĩ và học giả từ khắp nơi trên thế giới. Ngài cũng đã gặp Tổng thống Abdel-Fattah el-Sissi.
9 giờ 00 sáng
An ninh đặc biệt chặt chẽ quanh Cairo và sân vận động, nơi Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ cử hành Thánh Lễ cho cộng đồng Công Giáo nhỏ bé của Ai Cập.
Hôm nay, cả cảnh sát đồng phục lẫn thường phục đã được bố trí ở mỗi mét hoặc gần như thế dọc theo lộ trình của đoàn hộ tống Đức Phanxicô, và xe ô tô và taxi đã bị ngăn chặn. Tại sân vận động, cảnh sát sử dụng các máy dò kim loại để kiểm tra xe cộ xem có chất nổ hay không. Những người khác đứng canh chừng, một số trên các mái nhà, mặt phủ kín.
Đức Phanxicô đã quyết định không sử dụng “giáo hoàng xa” chống đạn mà các vị tiền nhiệm của ngài quen sử dụng trong các chuyến đi nước ngoài, nên đã được lái xe qua đường phố Cairo bằng một chiếc Fiat đơn giản. Khi đến sân vận động, ngài dự tính sẽ chào hỏi đám đông trong một chiếc xe chơi golf mui trần, phản ảnh mong muốn của ngài được gần gũi với đoàn chiên.
Sân Vận Động Không Quân Quốc Phòng là một phần của làng thể thao Bộ Quốc phòng.
9 giờ 40 sáng
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đến sân vận động quân sự ở ngoại ô phía đông Cairo để cử hành Thánh lễ vào ngày thứ hai của ngài trong chuyến viếng thăm Ai Cập.
Vị giáo hoàng Công Giáo đến trong một chiếc Fiat màu xanh đơn giản, với cửa sổ hạ xuống, một sự tương phản với sự bố trí an ninh chặt chẽ dành cho chuyến viếng thăm hai ngày của ngái.
Các nhà tổ chức cho biết khoảng 25,000 người Công Giáo Ai Cập tham dự Thánh Lễ. Nhiều người trong số họ đã cầm các quả bong bóng mầu vàng, màu của lá cờ Vatican.
Những người khác vẫy cờ vàng trắng của Vatican khi ngài tới trên một chiếc xe golf mui trần chạy quanh sân vận động.
Cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng chủ yếu nhằm mục đích tạo nên một mặt trận thống nhất Kitô giáo-Hồi giáo chống lại chủ nghĩa đấu tranh tôn giáo.
Người Công Giáo là một thiểu số rất nhỏ trong số ước tính khoảng chín triệu Kitô hữu của Ai Cập, phần lớn là người Chính thống giáo.
10 giờ 10 sáng
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang cử hành Thánh Lễ tại một sân vận động quân sự ở Cairo với khoảng 25.000 người Công Giáo Ai Cập tham dự giữa hàng rào an ninh chặt chẽ, gồm cả các trực thăng bay lơ lửng trên các cơ sở ngoại thành.
Thánh Lễ thứ Bảy được tổ chức vào ngày thứ hai và là ngày cuối cùng của chuyến viếng thăm Ai Cập của vị giáo hoàng Công Giáo, người đã đến quốc gia Ảrập đa số Hồi giáo để tạo nên một mặt trận thống nhất Kitô giáo-Hồi giáo chống lại chủ nghĩa đấu tranh tôn giáo và nâng cao tinh thần các Kitô Hữu Ai Cập sau một loạt các cuộc tấn công chết người chống các nhà thờ của họ vào tháng Mười Hai và đầu tháng này.
Bầu không khí ở sân vận động vui vẻ, với các thành viên của cộng đoàn lắc lư theo các bài thánh ca của các ca đoàn nhà thờ và vẫy cờ Ai Cập và Vatican. Những người khác cầm những quả bong bóng màu vàng, màu của cờ Vatican.
10 giờ 55 sáng
Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi cộng đồng Công Giáo nhỏ bé của Ai Cập có lòng tốt và thương xót đối với các đồng bào Ai Cập của họ; ngài nói rằng "lòng cuồng tín duy nhất có thể có là lòng cuồng tín bác ái!"
Đức Phanxicô đã đưa ra các nhận định trên trong Thánh Lễ hôm thứ Bảy tại sân vận động quốc phòng ở Cairo vào ngày thứ hai và là ngày cuối cùng của chuyến đi của ngài đến Ai Cập. Hôm thứ Sáu, ngài an ủi cộng đồng Kitô hữu của Ai Cập sau hàng loạt các cuộc tấn công của các người tranh đấu duy Hồi Giáo và ngài yêu cầu các nhà lãnh đạo Hồi Giáo từ bỏ chủ nghĩa cuồng tín tôn giáo vốn dẫn tới bạo lực.
Đức Phanxicô đưa ra một âm điệu mục vụ vào ngày thứ Bảy trong cuộc gặp gỡ đoàn chiên Công Giáo của ngài gồm khoảng 250.000 người. Trong bài giảng, ngài kêu gọi họ đừng giả hình trong đức tin của họ.
Ngài nói: "Thiên Chúa chỉ hài lòng với một đức tin được loan truyền bằng đời sống của chúng ta, vì lòng cuồng tín duy nhất mà các tín hữu có thể có là lòng cuồng tín bác ái!"
12 giờ 05 trưa
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang rời khỏi sân vận động quân sự ở Cairo, nơi ngài cử hành Thánh Lễ cho khoảng 25,000 người Công Giáo Ai Cập vào ngày thứ hai và là ngày cuối cùng của chuyến thăm Ai Cập, nơi mà các Kitô hữu là mục tiêu tấn công của các người tranh đấu duy Hồi giáo.
Thánh lễ được cử hành bằng tiếng Latinh, tiếng Ý và tiếng Ả Rập giữa những hoạt cảnh hân hoan và mạng lưới an ninh chặt chẽ, với rất nhiều cảnh sát và máy bay trực thăng lơ lửng trên địa điểm.
Các thành viên của cộng đoàn vẫy cờ Tòa Thánh và cờ Ai Cập và lắc lư theo nhạc thánh ca. Những em bé trong trang phục cổ Ai cập xếp hàng trước bàn thờ tạm ở giữa sân cỏ.
Cuộc viếng thăm Ai Cập phần lớn theo Hồi Giáo của Đức Giáo Hoàng một phần nhằm để an ủi Kitô hữu Ai Cập sau một loạt các cuộc tấn công chết người chống lại họ bởi các người tranh đấu duy Hồi giáo.
3 giờ 45 chiều
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang thăm viếng một trường cao đẳng và là chủng viện Công Giáo ở ngoại ô Cairo, nơi ngài nói chuyện với hàng trăm linh mục, nữ tu, sinh viên chủng viện và những người Công Giáo bình thường trong chuyến ghé thăm cuối cùng của ngài trong chuyến viếng thăm Ai Cập hai ngày.
Hôm thứ Bảy, Đức Giáo Hoàng bước vào cơ sở trên ở khu ngoại ô Maadi trong một chiếc xe golf mui trần, vẫy tay chào hàng trăm người tụ tập để chào đón ngài và ban phúc lành cho những trẻ em được cha mẹ nâng lên phía trước.
Vị giáo hoàng Công Giáo hôm thứ Bảy đã cử hành Thánh lễ tại sân vận động quân đội ở ngoại ô Cairo với khoảng 25,000 người tham dự.
Người Công Giáo là một thiểu số nhỏ bé của khoảng 9 triệu Kitô hữu Ai Cập, đa số là Chính Thống giáo.
Đức Giáo Hoàng sẽ từ chủng viện này ra phi trường bay về Rôma.
4 giờ 00 chiều
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang nói với các linh mục Công Giáo Ai Cập ngừng phàn nàn về các thách thức mà họ đang gặp phải và thay vào đó hãy làm việc cho sự hòa hợp và đối thoại.
Đức Phanxicô đã gặp các linh mục, nữ tu và chủng sinh tại Chủng Viện Công Giáo La mã Toàn Quốc ở vùng ngoại ô al-Maadi của Cairo vào ngày Thứ Bảy trong chặng dừng chân cuối cùng của chuyến viếng thăm Ai Cập hai ngày của ngài. Trước đó, ngài đã cử hành Thánh lễ cho cộng đồng Công Giáo, ước lượng gồm khoảng 250.000 người trong số 92 triệu dân số Ai Cập.
Trong lời phát biểu của ngài với hàng giáo sĩ, Đức Phanxicô đã thúc giục họ tránh "các cám dỗ" mà ngài thường xuyên công kích nơi các linh mục: cám dỗ lúc nào cũng phàn nàn, nói tầm phào và nghĩ linh mục là người tốt hơn người khác.
Thay vào đó, Đức Phanxicô thúc giục họ dẫn dắt đoàn chiên của họ và không bị mất tinh thần vì bi quan, thất vọng.
Ngài nói: "Mặc dù có nhiều lý do để nản chí, giữa nhiều người tiên đoán hủy diệt và kết án, và quá nhiều tiếng nói tiêu cực và gây thất vọng, mong các con là một lực lượng tích cực."
Ngài nói: "ước mong các con là những người gieo hy vọng, những người xây cầu và các tác nhân đối thoại và hòa hợp."
5 giờ 00 chiều
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã rời Ai Cập cuối một chuyến thăm lịch sử kéo dài hai ngày được xác định bởi những lời kêu gọi hiệp nhất Kitô giáo-Hồi giáo chống lại chủ nghĩa tranh đấu tôn giáo.
Tổng thống Abdel-Fattah el-Sissi đã tiễn vị giáo hoàng Công Giáo tại phi trường Cairo vào hôm thứ Bảy.
Cuộc thăm viếng này một phần được dự tính để trấn an các Kitô hữu thiểu số của Ai Cập sau một loạt các cuộc tấn công gây chết người kể từ tháng Mười Hai nhắm vào các nhà thờ của họ.
Ngài cũng tham dự một hội nghị hòa bình quốc tế được tổ chức bởi Al-Azhar, trung tâm học thuật đầu tiên trên thế giới của Hồi giáo Sunni.
Ngày Thứ Bảy, Đức Giáo Hoàng đã cử hành một Thánh Lễ ngoài trời tại một sân vận động quân sự với sự tham dự của khoảng 25,000 người Công Giáo Ai Cập.
Cuộc phỏng vấn trên đường trở về từ Cairo: Đức Thánh Cha kêu gọi một giải pháp giải quyết căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn
Đặng Tự Do
16:29 30/04/2017
Ngài đã đưa ra lập trường trên khi được hỏi về quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump gửi tàu chiến Hải quân Mỹ đến khu vực này để đáp trả lại các cuộc thử nghiệm tên lửa liên tục của Bắc Triều Tiên và những lời đe doạ theo đó quốc gia cộng sản này sẽ phóng tên lửa hạt nhân tấn công Nam Hàn, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Đức Thánh Cha nói:
“Tôi sẽ kêu gọi họ. Tôi sẽ kêu gọi họ như tôi đã từng kêu gọi các nhà lãnh đạo ở những nơi khác.”
Đức Thánh Cha nhận xét lạc quan rằng có rất nhiều người có khả năng giúp làm trung gian hòa giải trên khắp thế giới, những người “luôn sẵn sàng giúp đỡ” trong các cuộc đàm phán.
Tình hình ở Triều Tiên, theo Đức Thánh Cha, đã âm ỉ trong một thời gian dài, “nhưng bây giờ xem ra đã nóng lên rất nhiều”
“Tôi luôn luôn kêu gọi [việc giải quyết các vấn đề] thông qua con đường ngoại giao, đàm phán” bởi vì tương lai của nhân loại phụ thuộc vào đối thoại.
Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại một quan điểm đã được ngài lặp đi lặp lại nhiều lần rằng chiến tranh thế giới thứ ba đang diễn ra “từng phần”, và có thể được nhìn thấy tỏ tường ở những nơi đang có xung đột cục bộ như tại Trung Đông, Yemen và một phần của Châu Phi.
“Chúng ta hãy dừng lại. Hãy tìm một giải pháp ngoại giao,” ngài nói. “Và ở đó, tôi tin rằng Liên Hợp Quốc có nhiệm vụ giành lại vai trò lãnh đạo của mình một chút vì vai trò này đã bị sa sút”.
Khi được hỏi liệu ngài có muốn gặp Tổng thống Trump khi nhà lãnh đạo Mỹ sang Ý vào cuối tháng 5, Đức Thánh Cha cho biết, “Tôi chưa được Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh thông báo về một yêu cầu như thế.”
Nhưng ngài nói thêm, “Tôi tiếp mọi nhà lãnh đạo các quốc gia muốn được tiếp kiến.”
Một nhà báo Đức đã hỏi Đức Thánh Cha về những tranh cãi xung quanh việc ngài nói rằng một số trại tị nạn tại Âu Châu ngày nay giống như các trại tập trung.
Một tuần trước đó, trong buổi Phụng Vụ Lời Chúa tại Đền Thờ Thánh Bácthôlômêô tại Rôma chiều thứ Bẩy 22 tháng Tư do Cộng đồng thánh Egidio tổ chức để tưởng niệm các vị tử đạo mới trong thế kỷ 20 và 21, khi đề cập đến các trại tị nạn, Đức Thánh Cha nhận xét rằng “nhiều trung tâm trong số này giống như các trại tập trung, bởi vì có quá đông người.”
Phóng viên người Đức này nói:
“Đối với người Đức chúng con rõ ràng đây là một thuật ngữ rất nặng nề. Mọi người nói chắc là ngài lỡ lời”.
“Không, tôi không lỡ lời đâu”, Đức Thánh Cha trả lời. Ngài nói thêm rằng có một số trại tị nạn trên thế giới - nhưng chắc chắn không phải ở Đức - “là những trại tập trung thực sự”.
Khi các trung tâm được xây dựng để nhốt người ta, nơi chẳng có gì được xúc tiến và họ không thể đi đâu được thì đó “là một trại tập trung”.
Sau khi tướng el-Sisi lật đổ Mohammed Morsi, và lên nắm quyền tại Ai Cập, nhiều quốc gia phương Tây không công nhận tính hợp pháp của chính quyền mới; mặc dù tướng el-Sisi được bầu lên thông qua một cuộc bầu cử hợp hiến. Các phương tiện truyền thông, đặc biệt, là ở Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trích chuyến tông du của Đức Thánh Cha như một sự ủng hộ của Tòa Thánh cho tướng el-Sisi.
Do đó, một phóng viên đã hỏi Đức Thánh Cha là báo chí nên diễn giải như thế nào về những bài phát biểu của ngài dành cho các quan chức chính phủ khi ngài kêu gọi họ hỗ trợ hoà bình, hòa hợp và bình đẳng cho mọi công dân và liệu những bài phát biểu như thế có phản ảnh việc ngài ủng hộ cho chính phủ đó hay không.
Đức Thánh Cha nói rằng trong tất cả 18 chuyến đi mà ngài đã thực hiện tại các quốc gia khác nhau trong suốt triều đại Giáo Hoàng của mình, ngài luôn lắng nghe những mối quan tâm tương tự.
Tuy nhiên, khi nói đến chính trị địa phương, “Tôi không tham gia,” ngài nói.
“Tôi nói về các giá trị,”, và sau đó là mỗi cá nhân sẽ xem xét và đánh giá xem liệu chính phủ hoặc quốc gia hoặc một cá nhân cụ thể đó có “đang cung cấp những giá trị này hay không”.
Khi được hỏi nếu có cơ hội, ngài có đi xem các kim tự tháp không, Đức Thánh Cha nói, “Ồ, anh chị em biết rằng hôm nay mới 6 giờ sáng hai trợ lý của tôi đã đi xem.”
Khi được hỏi liệu ngài có muốn cùng đi với họ hay không, Đức Thánh Cha nói, “Đương nhiên rồi.”
Diễn Văn của Đức Phanxicô với các nhà cầm quyền Ai Cập và ngoại giao đoàn tại nước này
VietCatholic Network
08:35 30/04/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trong bài diễn văn này, Đức Giáo Hoàng khuyến khích các vị dựa vào thiên tài Ai Cập để vun sới hòa bình.
Ngài cho rằng các mục tiêu sẽ trở thành hiện thực “nếu mọi người sẵn lòng, cùng nhau, biến lời nói thành hành động, biến các khát vọng chân chính thành các cam kết, các luật đã viết thành các luật được chấp hành, bằng cách dựa vào thiên tài thiên phú của nhân dân Ai Cập”.
Theo ngài, các hành vi bạo lực đã gây nên không biết bao nhiêu đau khổ bất công cho rất nhiều gia đình. Đức Giáo Hoàng cũng nhớ đến mọi cá nhân, trong mấy năm gần đây, đã hiến mạng sống mình để bảo vệ Ai Cập, trong đó có thanh thiếu niên, thành viên các lực lượng vũ trang và cảnh sát, các công dân Kitô hữu Coptic và mọi “nạn nhân vô danh của nhiều hình thức cực đoan khủng bố”.
Sau đây là bản dịch bài diễn văn của Đức Phanxicô, dựa vào bản tiếng Anh của Toà Thánh:
Thưa Tổng Thống,
Qúy Thành Viên Chính Phủ và Quốc Hội,
Qúy Đại Sứ và Thành Viên Ngoại Giao Đoàn,
Thưa Qúy Bà và Qúy Ông,
As-salamu alaykum! Chúc qúy vị bình an!
Thưa Tổng Thống, tôi xin cám ơn ngài về những lời chào đón thân tình của ngài và lời mời nhân ái của ngài để tôi tới thăm xứ sở qúy yêu của ngài. Tôi còn nhiều kỷ niệm sống động về chuyến viếng thăm Rôma của ngài hồi tháng Mười Một năm 2014, cuộc gặp gỡ huynh đệ của tôi với Đức Giáo Hoàng Tawadros II năm 2013, và cuộc gặp gỡ vào năm ngoái với Đại Imam của Đại Học Al-Azhar, Tiến Sĩ Ahmad Al-Tayyib.
Tôi sung sướng có mặt ở đây, tại Ai Cập, một lãnh thổ của nền văn minh cổ xưa và rất cao quý; mà chúng ta vẫn còn ca ngợi các vết tích của nó ngay cả bây giờ; trong vẻ lộng lẫy huy hoàng của chúng, các vết tích này xem ra vẫn đứng vững với thời gian trôi qua. Lãnh thổ này có nhiều ý nghĩa đối với lịch sử nhân loại và đối với truyền thống Giáo Hội, không những chỉ vì quá khứ ngời sáng của nó, quá khứ của các Pharaô, quá khứ của người Copt và người Hồi Giáo, mà còn vì quá nhiều Tổ Phụ đã sống ở Ai Cập hay băng qua nó. Thực vậy, Ai Cập năng được nhắc tới trong Thánh Kinh. Trên lãnh thổ này, Thiên Chúa đã lên tiếng và “mạc khải thánh danh Người cho Môsê” (Gioan Phaolô II, Lễ Nghinh Đón, 24 tháng Hai năm 2000: Insegnamenti XXIII, 1 [2000], 248), và trên Núi Sinai, Người đã trao cho dân Người và toàn thể nhân loại Mười Giới Răn. Trên lãnh thổ Ai Cập, Thánh Gia của Chúa Giêsu, Đức Maria và Thánh Giuse đã tìm được nơi nương náu và lòng hiếu khách.
Lòng hiếu khách đầy đại lượng từng được tỏ bày cách nay hơn 2000 năm vẫn còn trong ký ức tập thể của nhân loại và là nguồn ơn phúc dồi dào tiếp tục khai triển. Kết quả là Ai Cập trở thành lãnh thổ mà tất cả chúng ta, cách nào đó, cảm thấy như là của riêng mình! Như qúy vị từng nói “Misr um al-dunya” – “Ai Cập là mẹ thế giới”. Cả ngày nay nữa, lãnh thổ này vẫn đang chào đón hàng triệu người tỵ nạn từ nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có Sudan, Eritrea, Syria và Iraq, những người tỵ nạn mà qúy vị đã có nhiều cố gắng đáng khen nhằm hội nhập họ vào xã hội Ai Cập.
Nhờ lịch sử và địa điểm địa dư đặc thù của nó, Ai Cập có một vai trò độc đáo để đóng tại Trung Đông và nơi các quốc gia đang đi tìm giải pháp cho các vấn đề cấp bách và phức tạp mà nay cần được trực diện ngõ hầu tránh được sự lan tràn tệ hơn của bạo lực. Tôi muốn nói tới bạo lực mù quáng và dã man do nhiều nhân tố khác nhau gây ra: tham vọng quyền lực, buôn bán vũ khí, các nan đề xã hội trầm trọng và chủ nghĩa cực đoan tôn giáo chuyên sử dụng Thánh Danh Thiên Chúa để thi hành các tàn bạo và bất công chưa từng thấy.
Số phận và vai trò trên của Ai Cập cũng là lý do khiến người ta kêu gọi một Ai Cập nơi không ai thiếu bánh ăn, tự do và công bằng xã hội. Chắc chắn, mục tiêu này sẽ trở thành thực tại nếu mọi người sẵn lòng, cùng nhau, biến lời nói thành hành động, biến các khát vọng chân chính thành các cam kết, các luật đã viết thành các luật được chấp hành, bằng cách dựa vào thiên tài thiên phú của nhân dân Ai Cập.
Như thế, Ai Cập có một nhiệm vụ đặc thù là tăng cường và củng cố hòa bình khu vực bất chấp nó đang bị tấn công trên chính lãnh thổ mình bởi các hành vi bạo lực vô nghĩa. Các hành vi bạo lực như thế đang gây ra nhiều đau khổ bất công cho biết bao gia đình, mà một số đang hiện diện với chúng ta hôm nay, những gia đình đang than khóc cho con trai con gái của mình.
Tôi cũng nghĩ cách riêng đến mọi cá nhân, trong mấy năm gần đây, đã hiến mạng sống mình để bảo vệ Ai Cập, trong đó có thanh thiếu niên, thành viên các lực lượng vũ trang và cảnh sát, các công dân Kitô hữu Coptic và mọi nạn nhân vô danh của nhiều hình thức cực đoan khủng bố. Tôi cũng nghĩ đến những vụ sát nhân và đe dọa khiến các Kitô hữu phải ồ ạt ra khỏi vùng Bắc Sinai. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của tôi đối với các nhà cầm quyền dân sự và tôn giáo và đối với mọi người đã đón tiếp và trợ giúp những người từng chịu rất nhiều đau khổ lớn lao này. Tôi cũng nghĩ đến nạn nhân các vụ tấn công vào các nhà thờ Coptic, cả tháng Mười Hai lẫn gần đây ở Tanta và Alexandria. Với các thành viên của gia đình họ, và với mọi người dân Ai Cập, Tôi xin gửi lời chia buồn và cầu nguyện tận đáy lòng tôi xin Chúa ban cho họ được mau chóng chữa lành các vết thương.
Thưa Tổng Thống, Qúy Bà và Qúy Ông,
Tôi chỉ có thể khuyến khích các cố gắng anh hùng mà qúy vị đang đưa ra để hoàn tất một số chương trình quốc gia và nhiều sáng kiến xây dựng hòa bình, cả ở trong nước lẫn ở ngoại quốc, nhằm phát triển trong thịnh vượng và hòa bình mà nhân dân hằng mong muốn và xứng đáng được hưởng.
Phát triển, thịnh vượng và hòa bình là những thiện ích trọng yếu đáng được mọi hy sinh. Chúng cũng là các mục tiêu đòi phải làm việc hăng hái, xác tín và dấn thân, lên kế hoạch thỏa đáng và, trên hết, tuyệt đối tôn trọng các nhân quyền bất khả nhượng như quyền bình đẳng giữa mọi công dân, quyền tự do tôn giáo và quyền tự do phát biểu, không phân biệt (xem Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền; Hiến Pháp Ai Cập năm 2014, chương 3). Chúng cũng là các mục tiêu đòi phải đặc biệt xem xét vai trò phụ nữ, thanh thiếu niên, người nghèo và người bệnh. Sau cùng, phát triển đích thực được đo bằng việc quan tâm tới con người nhân bản, họ mới là tâm điểm của mọi phát triển: quan tâm đến việc giáo dục, y tế và phẩm giá của họ. Sự cao cả của bất cứ quốc gia nào cũng được tỏ bày trong việc chăm sóc hữu hiệu cho các thành phần yếu kém nhất của xã hộ: phụ nữ, trẻ em, người cao niên, người bệnh, người tàn tật và các nhóm thiểu số, kẻo bất cứ con người nào hay nhóm xã hội nào cũng có thể bị loại trừ hay bị đẩy qua bên lề.
Trong tình thế mỏng manh và phức tạp của thế giới ngày nay, tình thế mà tôi vốn mô tả như "một thế chiến đang diễn ra từng mảng", cần phải tuyên bố rõ ràng rằng không một xã hội văn minh nào có thể được xây dựng mà không cần bác bỏ mọi ý thức hệ của sự ác, của bạo lực và chủ nghĩa cực đoan, với tham vọng dẹp bỏ người khác và tiêu trừ tính đa dạng bằng cách thao túng và tục hóa Thánh Danh Thiên Chúa. Thưa Tổng Thống, ngài từng nói về điều này luôn và trong những dịp khác nhau, một cách rõ ràng đáng được chú ý và đánh giá cao.
Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm phải dạy dỗ các thế hệ đang tới rằng Thiên Chúa, Đấng tạo thành trời và đất, không cần được bảo vệ bởi con người; quả thực, chính Người là Đấng bảo vệ họ. Người không bao giờ muốn cái chết của con cái Người, mà là sự sống và hạnh phúc của họ. Người không thể yêu cầu, cũng không thể biện minh cho bạo lực; thực vậy, Người căm ghét và bác bỏ bạo lực ("Thiên Chúa. .. ghét người yêu bạo lực"): Thánh Vịnh 11: 5). Thiên Chúa đích thực mời gọi yêu thương vô điều kiện, tha thứ nhưng không, thương xót, tuyệt đối tôn trọng mọi sự sống, và tình huynh đệ giữa các con cái Người, bất kể là người tin hay người không tin.
Nghĩa vụ của chúng ta là cùng nhau tuyên bố rằng lịch sử không tha thứ cho những người giảng dạy công lý, nhưng sau đó thực hành bất công. Lịch sử không tha thứ cho những người nói về bình đẳng, nhưng sau đó loại bỏ những người khác với mình. Nhiệm vụ của chúng ta là phơi bày những người rao bán ảo tưởng về cuộc sống đời sau, những người rao giảng hận thù hòng cướp mất của người đơn thành cuộc sống hiện tại của họ và quyền họ được sống một cách có nhân phẩm và bóc lột người khác bằng cách lấy mất khả năng lựa chọn tự do và tin một cách có trách nhiệm của họ. Nhiệm vụ của chúng ta là tháo bỏ các ý tưởng chết người và các ý thức hệ cực đoan, những thứ chuyên duy trì tính bất tương hợp giữa đức tin đích thực và bạo lực, giữa Thiên Chúa và các hành động giết người.
Thay vào đó, lịch sử luôn tôn vinh những người nam nữ của hòa bình, những người can đảm và bất bạo động đang cố gắng xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn: "Phúc cho những người kiến tạo hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con cái của Thiên Chúa" (Mt 5,9).
Ai Cập, thời tổ phụ Giuse, đã cứu các dân tộc khác khỏi nạn đói (xem Sáng Thế 47:57); ngày nay, nó đang được mời gọi cứu khu vực thân yêu này khỏi nạn đói tình yêu và tình huynh đệ. Nó được mời gọi lên án và đánh bại mọi bạo lực và chủ nghĩa khủng bố. Nó được mời gọi đổ lúa hạt hòa bình trên mọi trái tim khát khao chung sống hoà bình, nhân dụng xứng đáng và giáo dục nhân ái. Ai Cập, trong việc xây dựng hòa bình và đồng thời đánh bại khủng bố, được mời gọi chứng minh rằng "al-din lillah wal watan liljami" - tôn giáo thuộc về Thiên Chúa và quốc gia thuộc về mọi người ", như khẩu hiệu của cuộc Cách Mạng ngày 23 tháng 7 năm 1952 đã tuyên bố. Ai Cập được mời gọi chứng minh rằng có thể tin và sống hòa hợp với người khác, chia sẻ với họ các giá trị căn bản của con người và tôn trọng tự do và đức tin của mọi người (xem Hiến Pháp Ai Cập năm 2014, Điều 5). Ai Cập có một vai trò đặc biệt trong khía cạnh này, để vùng này, cái nôi của ba tôn giáo lớn, có thể và thực sự bừng dậy từ đêm dài thống khổ, và một lần nữa tỏa sáng các giá trị tối cao của công lý và tình huynh đệ vốn là nền tảng vững chắc và là con đường cần thiết tiến tới hòa bình (xem Thông Điệp cho Ngày Hòa Bình Thế Giới năm 2014, 4). Từ các quốc gia vĩ đại, người ta không thể chờ mong ít hơn!
Năm nay đánh dấu 70 năm liên hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Cộng Hòa Ả Rập Ai Cập, vốn là một trong các quốc gia Ả Rập đầu tiên thiết lập mối liên hệ loại này. Những mối liên hệ này luôn có đặc điểm là tình bạn, lòng qúy trọng và hợp tác hỗ tương. Tôi hy vọng rằng chuyến thăm của tôi có thể giúp củng cố và tăng cường chúng.
Hòa bình là một món quà của Thiên Chúa, nhưng cũng là công trình của con người. Nó là một thiện ích cần được xây dựng và bảo vệ, bằng cách tôn trọng nguyên tắc duy trì sức mạnh của luật pháp chứ không phải là luật của sức mạnh (xem Thông điệp cho Ngày Hòa bình Thế giới năm 2017, 1). Chúc hòa bình cho đất nước yêu quý này! Hòa bình cho toàn vùng này, và đặc biệt cho Palestine và Israel, cho Syria, cho Libya, Yemen, cho Iraq, cho Nam Sudan. Hòa bình cho mọi người có thiện chí!
Thưa Tổng Thống, Quý Bà và Qúy Ông, Tôi muốn âu yếm và bằng cái ôm của người cha chào đón mọi người Ai Cập đang hiện diện một cách đầy biểu tượng tại hội trường này. Tôi cũng chào đón con cái nam nữ Kitô hữu của tôi, và các anh chị em sống tại đất nước này: người Chính Thống Coptic, người Byzantines Hy Lạp, người Chính thống Armenia, Tin lành và Công Giáo. Nguyện xin Thánh Máccô, người rao giảng Tin Mừng trên mảnh đất này, canh chừng qúy vị và giúp mọi người chúng ta xây dựng và đạt được sự hợp nhất mà Chúa của chúng ta rất muốn (xem Ga 17: 20-23). Sự có mặt của qúy vị trên đất nước này, đất nước của qúy vị, không phải là mới hay tình cờ, mà là một phần cổ xưa và không thể tách rời của lịch sử Ai Cập. Qúy vị là một phần cấu tạo ra đất nước này, và qua nhiều thế kỷ, qúy vị đã phát triển một loại tương quan độc đáo, một thứ cộng sinh đặc biệt, có thể dùng làm điển hình cho các quốc gia khác. Qúy vị đã chứng tỏ và tiếp tục chứng tỏ rằng ta có thể sống với nhau trong sự tôn trọng và công bằng hỗ tương, bằng cách, trong dị biệt, tìm thấy nguồn phong phú chứ không bao giờ là động cơ cho xung đột (xem Đức Bênêđictô XVI, Tông huấn hậu thượng hội đồng Ecclesia In Medio Oriente, 24 và 25).
Cảm ơn qúy vị về sự chào đón nồng nhiệt. Tôi xin Đấng Toàn Năng và Thiên Chúa Độc Nhất đổ đầy mọi người dân Ai Cập các ơn phúc của Người. Nguyện xin Người ban hòa bình và thịnh vượng, tiến bộ và công lý cho Ai Cập, và chúc lành mọi con cái của Ai Cập!
"Phúc cho Ai Cập, dân Ta". Chúa nói thế trong Sách Isaia (19:25).
Shukran wa tahya misr! Cảm ơn Qúy Vị và Ai Cập muôn năm!
ĐGH Phanxicô nói rằng tất cả mọi sự rồi sẽ qua đi, chỉ còn tình yêu của Chúa dành cho chúng ta là mãi tồn tại.
Giuse Thẩm Nguyễn
19:13 30/04/2017
ĐGH Phanxicô nói rằng tất cả mọi sự rồi sẽ qua đi, chỉ còn tình yêu của Chúa dành cho chúng ta là mãi tồn tại.
(EWTN News/CNA)- Vào hôm Thứ Tư ĐGH Phanxicô đã nói rằng niềm hy vọng của người tín hữu không phải là những lời hứa xuông, rỗng tuyếch của người khác, nhưng dựa trên nền tảng lời hứa của Đức Kitô không bao giờ xa lìa chúng ta, luôn đồng hành với chúng ta cho đến tận thế.
Sự quan phòng mà Thiên Chúa dành cho nhân loại kéo dài bao lâu? Câu trả lời khẳng định đến từ Kinh Thánh: Cho đến ngày tận thế.
Cõi trời sẽ qua đi, trái đất sẽ qua đi, hy vọng của con người cũng chẳng còn, nhưng Lời Chúa thì lớn hơn hết mọi sự và sẽ không qua đi.
Không có ngày nào trong cuộc đời của chúng ta mà trái tim Thiên Chúa không quan tâm đến. Chắc chắn Thiên Chúa sẽ ban cho tất cả những gì chúng ta cần, Ngài không bao giờ bỏ mặc chúng ta trong lúc gian nan, tăm tối.
ĐGH đã tiếp tục nói về bài giáo lý với chủ đề niềm hy vọng với khách hành hương trong buổi tiếp kiến chung hằng tuần của ngài.
ĐGH nhấn mạnh rằng niềm hy vọng của người tín hữu không phải là một cảm giác mơ hồ, hay giống như sự “ thay đổi cảm tính” của những người muốn thay đổi thế giới bằng chính ý chí của mình.
Hy vọng của người tín hữu có nguồn gốc không phải vì sự hấp dẫn của tương lai, nhưng vì sự bảo đảm về những gì Thiên Chúa đã hứa với chúng ta qua Đức Giêsu Kitô.
Cũng chính vì lời hứa này mà chúng ta bước đi theo Chúa không chút sợ hãi. Nếu bắt đầu trong mỗi ơn gọi “hãy theo Ta” là việc Chúa bảo đảm sẽ luôn đi trước chúng ta, thì tại sao lại sợ? Với lời hứa này, người tín hữu có thể bước đi bất cứ nơi nào. Ngay cả bước vào những nơi đầy dẫy đau thương, những hoàn cảnh cực kỳ bi đát vì Chúa cũng hiện diện nơi đó như Thánh Vịnh 23:4 “Dù bước qua thung lũng âm u, con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng.” Thật chính xác ở đâu bóng tối tràn lan ở đó chúng ta cần thắp lên ánh sáng.”
ĐGH nhắc đến đoạn Phúc Âm của Thánh Mathêu với lời tiên báo trong sách Tiên Tri Isaia “ Ngài sẽ được đặt tên là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta.” Câu này, cùng với lời hứa vào phần cuối của Kinh Thánh, “Thày sẽ ở lại với các con mọi ngày cho đến tận thế”, nói về sự hiện diện màu của Thiên Chúa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta.”
Sự có mặt của chúng ta trên thế gian này là một cuộc hành hương, một hành trình, nhưng chúng ta không bao giờ đi một mình “Trên tất cả, người tín hữu không bao giờ cảm thấy bị bỏ rơi, bởi vì Chúa Giêsu đã hứa không phải đợi cho tới cuối cuộc hành trình dài, nhưng Ngài luôn đồng hành với chúng ta trong mỗi ngày trong cuộc sống.”
Tuy nhiên, ĐGH nhắc nhở rằng nếu chúng ta chỉ dựa vào sức riêng của mình trong cuộc hành trình đời mình, thì chúng ta sẽ chán nản và thất vọng “bởi vì thế gian thường chống lại luật yêu thương.” Đó là lý do “người tín hữu đặt tin tưởng nơi Chúa luôn đứng vững và bước đi với niềm hy vọng. Và bất cứ họ đi đâu, họ biết rằng Thiên Chúa luôn đi trước họ. Không có nơi nào trên thế gian này mà thiếu vắng sự chiến thắng của Chúa Kitô Phục Sinh, sự chiến thắng của tình yêu.”
Giuse Thẩm Nguyễn
(EWTN News/CNA)- Vào hôm Thứ Tư ĐGH Phanxicô đã nói rằng niềm hy vọng của người tín hữu không phải là những lời hứa xuông, rỗng tuyếch của người khác, nhưng dựa trên nền tảng lời hứa của Đức Kitô không bao giờ xa lìa chúng ta, luôn đồng hành với chúng ta cho đến tận thế.
Sự quan phòng mà Thiên Chúa dành cho nhân loại kéo dài bao lâu? Câu trả lời khẳng định đến từ Kinh Thánh: Cho đến ngày tận thế.
Cõi trời sẽ qua đi, trái đất sẽ qua đi, hy vọng của con người cũng chẳng còn, nhưng Lời Chúa thì lớn hơn hết mọi sự và sẽ không qua đi.
Không có ngày nào trong cuộc đời của chúng ta mà trái tim Thiên Chúa không quan tâm đến. Chắc chắn Thiên Chúa sẽ ban cho tất cả những gì chúng ta cần, Ngài không bao giờ bỏ mặc chúng ta trong lúc gian nan, tăm tối.
ĐGH đã tiếp tục nói về bài giáo lý với chủ đề niềm hy vọng với khách hành hương trong buổi tiếp kiến chung hằng tuần của ngài.
ĐGH nhấn mạnh rằng niềm hy vọng của người tín hữu không phải là một cảm giác mơ hồ, hay giống như sự “ thay đổi cảm tính” của những người muốn thay đổi thế giới bằng chính ý chí của mình.
Hy vọng của người tín hữu có nguồn gốc không phải vì sự hấp dẫn của tương lai, nhưng vì sự bảo đảm về những gì Thiên Chúa đã hứa với chúng ta qua Đức Giêsu Kitô.
Cũng chính vì lời hứa này mà chúng ta bước đi theo Chúa không chút sợ hãi. Nếu bắt đầu trong mỗi ơn gọi “hãy theo Ta” là việc Chúa bảo đảm sẽ luôn đi trước chúng ta, thì tại sao lại sợ? Với lời hứa này, người tín hữu có thể bước đi bất cứ nơi nào. Ngay cả bước vào những nơi đầy dẫy đau thương, những hoàn cảnh cực kỳ bi đát vì Chúa cũng hiện diện nơi đó như Thánh Vịnh 23:4 “Dù bước qua thung lũng âm u, con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng.” Thật chính xác ở đâu bóng tối tràn lan ở đó chúng ta cần thắp lên ánh sáng.”
ĐGH nhắc đến đoạn Phúc Âm của Thánh Mathêu với lời tiên báo trong sách Tiên Tri Isaia “ Ngài sẽ được đặt tên là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta.” Câu này, cùng với lời hứa vào phần cuối của Kinh Thánh, “Thày sẽ ở lại với các con mọi ngày cho đến tận thế”, nói về sự hiện diện màu của Thiên Chúa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta.”
Sự có mặt của chúng ta trên thế gian này là một cuộc hành hương, một hành trình, nhưng chúng ta không bao giờ đi một mình “Trên tất cả, người tín hữu không bao giờ cảm thấy bị bỏ rơi, bởi vì Chúa Giêsu đã hứa không phải đợi cho tới cuối cuộc hành trình dài, nhưng Ngài luôn đồng hành với chúng ta trong mỗi ngày trong cuộc sống.”
Tuy nhiên, ĐGH nhắc nhở rằng nếu chúng ta chỉ dựa vào sức riêng của mình trong cuộc hành trình đời mình, thì chúng ta sẽ chán nản và thất vọng “bởi vì thế gian thường chống lại luật yêu thương.” Đó là lý do “người tín hữu đặt tin tưởng nơi Chúa luôn đứng vững và bước đi với niềm hy vọng. Và bất cứ họ đi đâu, họ biết rằng Thiên Chúa luôn đi trước họ. Không có nơi nào trên thế gian này mà thiếu vắng sự chiến thắng của Chúa Kitô Phục Sinh, sự chiến thắng của tình yêu.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ tưởng niệm biến cố 30 tháng 4 tại Melbourne.
Trần Văn Minh
06:41 30/04/2017
Melbourne, vào lúc 5.30 giờ tối Thứ Bảy Ngày 30 tháng 4 năm 2017. Một Thánh lễ tưởng niệm biến cố 30 tháng 4 năm 1975 đã được cử hành rất trang trọng tại Thánh đường I Nhã vùng Richmond Victoria. Được đông đảo đồng bào và các cựu quân nhân QLVNCH tham dự
Xem hình
Thánh lễ đồng tế do Linh mục Nguyễn Viết Huy chánh xứ chủ tế, và Linh mục Phạm Minh Ước đồng tế, cùng với đông đủ mọi thành phần đồng bào Việt Nam, từ các em nhỏ cho đến các cụ cao niên trong cộng đồng Người Việt Nam tại Melbourne về tham dự. Đặc biệt, có nhiều anh em cựu quân nhân QLVNCH với quân phục chỉnh tề tham dự làm cho buổi lễ thêm phần long trọng và ý nghĩa hơn. Và Thánh lễ được sự phụng vụ thánh ca của Ca đoàn Saint John đã dùng lời ca tiếng hát du dương giúp cho buổi lễ thêm phần sốt sắng.
Trước Thánh lễ, đại diện Hội cựu quân nhân Việt Nam Tiểu bang Victoria đã rước quốc quân kỳ Úc Việt, và mang vòng hoa đặt trước bàn thờ. Thánh lễ đồng tế năm nay đặc biệt do hai linh mục mà cả hai trước Ngày 30/4/1975 đều là sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa khi sang Úc định cư, cả hai Vị đều được ơn Chúa gọi gia nhập Dòng Tên và lãnh Thiên chức linh mục.
Sau bài chia sẻ về bài Tin Mừng Chúa Nhật Thứ III Phục Sinh, nói về các môn đệ Chúa trên Đường Emmau và đã gặp Chúa. Phần còn lại trong bài chia sẻ, Linh mục Ước đã kể lại những ngày cuối cùng trong cuộc đời binh nghiệp của Ngài. Từ Miền Trung rút về Sài Gòn và nghe lệnh tướng Dương Văn Minh ra lệnh buông súng. Ngài cùng đồng đội tập họp trước sân cờ để chào lá quốc kỳ lần cuối. Những uốt nghẹn khi phải chia tay đồng đội, anh em.
Một nghi thức thắp nến, được toàn thể cộng đồng tham dự như chung một lòng hướng về quê hương cầu nguyện cho tự do, dân chủ và nhân quyền. Với lời nguyện xin cho đất nước sớm thoát ách Cộng sản đột tài, toàn trị với các hành vi cướp bóc, tài sản, đất đai để đẩy dân chúng vào con đường cùng cực, đói nghèo. Cầu cho, đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh bảo vệ non sông, đất nước và cả những người đã chết để vượt biên, vượt biển đi tìm tự do.
Sau Thánh Lễ, đại diện ban tổ chức, ông Nguyễn Văn Long đã lên cám ơn linh mục chánh xứ đã tạo mọi điều kiện để đồng bào đến dâng lễ, ôn lại biến cố đau thương của dân tộc, và có dịp cùng nhau tưởng niệm đến đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh cho lý tưởng tự do, bảo vệ đất nước.
Xem hình
Thánh lễ đồng tế do Linh mục Nguyễn Viết Huy chánh xứ chủ tế, và Linh mục Phạm Minh Ước đồng tế, cùng với đông đủ mọi thành phần đồng bào Việt Nam, từ các em nhỏ cho đến các cụ cao niên trong cộng đồng Người Việt Nam tại Melbourne về tham dự. Đặc biệt, có nhiều anh em cựu quân nhân QLVNCH với quân phục chỉnh tề tham dự làm cho buổi lễ thêm phần long trọng và ý nghĩa hơn. Và Thánh lễ được sự phụng vụ thánh ca của Ca đoàn Saint John đã dùng lời ca tiếng hát du dương giúp cho buổi lễ thêm phần sốt sắng.
Trước Thánh lễ, đại diện Hội cựu quân nhân Việt Nam Tiểu bang Victoria đã rước quốc quân kỳ Úc Việt, và mang vòng hoa đặt trước bàn thờ. Thánh lễ đồng tế năm nay đặc biệt do hai linh mục mà cả hai trước Ngày 30/4/1975 đều là sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa khi sang Úc định cư, cả hai Vị đều được ơn Chúa gọi gia nhập Dòng Tên và lãnh Thiên chức linh mục.
Sau bài chia sẻ về bài Tin Mừng Chúa Nhật Thứ III Phục Sinh, nói về các môn đệ Chúa trên Đường Emmau và đã gặp Chúa. Phần còn lại trong bài chia sẻ, Linh mục Ước đã kể lại những ngày cuối cùng trong cuộc đời binh nghiệp của Ngài. Từ Miền Trung rút về Sài Gòn và nghe lệnh tướng Dương Văn Minh ra lệnh buông súng. Ngài cùng đồng đội tập họp trước sân cờ để chào lá quốc kỳ lần cuối. Những uốt nghẹn khi phải chia tay đồng đội, anh em.
Một nghi thức thắp nến, được toàn thể cộng đồng tham dự như chung một lòng hướng về quê hương cầu nguyện cho tự do, dân chủ và nhân quyền. Với lời nguyện xin cho đất nước sớm thoát ách Cộng sản đột tài, toàn trị với các hành vi cướp bóc, tài sản, đất đai để đẩy dân chúng vào con đường cùng cực, đói nghèo. Cầu cho, đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh bảo vệ non sông, đất nước và cả những người đã chết để vượt biên, vượt biển đi tìm tự do.
Sau Thánh Lễ, đại diện ban tổ chức, ông Nguyễn Văn Long đã lên cám ơn linh mục chánh xứ đã tạo mọi điều kiện để đồng bào đến dâng lễ, ôn lại biến cố đau thương của dân tộc, và có dịp cùng nhau tưởng niệm đến đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh cho lý tưởng tự do, bảo vệ đất nước.
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Khai mạc tháng Hoa
Văn Minh
08:01 30/04/2017
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Khai mạc tháng Hoa
Vào lúc 7g00 sáng Chúa Nhật ngày 30.04.2017, tại giáo xứ Vĩnh Hòa, giáo hạt Phú Thọ, 20 em đội múa trong trang phục mầu xanh trắng đại diện cho giáo xứ dâng lên Đức Mẹ những bông hoa tươi năm sắc mầu, tượng chưng cho năm nhân đức của Mẹ.
Sau phần dâng hoa, cha xứ Gioakim, quý thầy, các anh chị huynh trưởng, cùng các em thiếu nhi trong các lớp giáo lý mỗi người cầm một bông hoa tiến lên cung thánh để dâng lên Đức Mẹ.
Xem hình
Đúng 7g15, cha xứ Gioakim Lê Hậu Hán – chánh xứ giáo xứ Vĩnh Hòa, chủ sự dâng Thánh lễ Chúa Nhật III phục sinh. Tham dự Thánh lễ, có gần 400 em thiếu nhi trong các lớp giáo lý cùng đông đảo cộng đoàn trong giáo xứ.
Đầu lễ, cha Gioakim mời gọi mỗi em thiếu nhi hãy dâng lên cho Mẹ những bông hoa tươi, bông hoa của niềm vui, bông hoa của cuộc đời, và bỏ đi cái tôi ích kỷ của bản thân, sống khiêm nhường và biết quan tâm giúp đỡ mọi người.
Trong phần giảng lễ, cha Gioakim chia sẻ cho các em thiếu nhi cùng cộng đoàn: Trong bài Tin Mừng Lc 24,13-35 hôm nay, Chúa Giêsu tỏ hiện ra với hai môn đệ trên đường Emmau, sau khi từ cõi chết phục sinh, họ được Ngài giải thích về Thánh Kinh, và nhờ bí tích Thánh Thể mà hai môn đệ đã nhận ra Ngài.
Ngày hôm nay, chúng ta vẫn gặp Đức Kitô hiện diện cùng chúng ta qua các Thánh lễ và sự hiệp nhất nơi các cộng đoàn.
Cha Gioakim diễn giảng, trong tháng năm: Giáo Hội mời gọi mỗi người tín hữu hãy dâng lên cho Đức Mẹ những bông hoa tươi xinh, bông hoa của niềm trông cậy.
- Hoa trắng; biểu trưng cho sự khiết trinh
- Hoa hồng; diễn tả lòng yêu mến Mẹ nồng nàn
- Hoa vàng; tượng trưng cho niềm tin và phó thác
- Hoa xanh; tượng trưng cho niềm cậy trông và hy vọng
- Hoa tím; là chấp nhận vác thánh giá đau thương của Chúa gởi đến.
Xin cho mỗi người cũng biết bắt chước noi gương Mẹ và nói lời “Xin vâng” trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời, có như vậy, mới được Mẹ ban ơn và được chung hưởng vinh quang cùng với Mẹ trên quê Trời mai sau.
Thánh lễ nối tiếp với phần phụng vụ Thánh Thể, và kết thúc lúc 8g15 cùng ngày.
Vào lúc 7g00 sáng Chúa Nhật ngày 30.04.2017, tại giáo xứ Vĩnh Hòa, giáo hạt Phú Thọ, 20 em đội múa trong trang phục mầu xanh trắng đại diện cho giáo xứ dâng lên Đức Mẹ những bông hoa tươi năm sắc mầu, tượng chưng cho năm nhân đức của Mẹ.
Sau phần dâng hoa, cha xứ Gioakim, quý thầy, các anh chị huynh trưởng, cùng các em thiếu nhi trong các lớp giáo lý mỗi người cầm một bông hoa tiến lên cung thánh để dâng lên Đức Mẹ.
Xem hình
Đúng 7g15, cha xứ Gioakim Lê Hậu Hán – chánh xứ giáo xứ Vĩnh Hòa, chủ sự dâng Thánh lễ Chúa Nhật III phục sinh. Tham dự Thánh lễ, có gần 400 em thiếu nhi trong các lớp giáo lý cùng đông đảo cộng đoàn trong giáo xứ.
Đầu lễ, cha Gioakim mời gọi mỗi em thiếu nhi hãy dâng lên cho Mẹ những bông hoa tươi, bông hoa của niềm vui, bông hoa của cuộc đời, và bỏ đi cái tôi ích kỷ của bản thân, sống khiêm nhường và biết quan tâm giúp đỡ mọi người.
Trong phần giảng lễ, cha Gioakim chia sẻ cho các em thiếu nhi cùng cộng đoàn: Trong bài Tin Mừng Lc 24,13-35 hôm nay, Chúa Giêsu tỏ hiện ra với hai môn đệ trên đường Emmau, sau khi từ cõi chết phục sinh, họ được Ngài giải thích về Thánh Kinh, và nhờ bí tích Thánh Thể mà hai môn đệ đã nhận ra Ngài.
Ngày hôm nay, chúng ta vẫn gặp Đức Kitô hiện diện cùng chúng ta qua các Thánh lễ và sự hiệp nhất nơi các cộng đoàn.
Cha Gioakim diễn giảng, trong tháng năm: Giáo Hội mời gọi mỗi người tín hữu hãy dâng lên cho Đức Mẹ những bông hoa tươi xinh, bông hoa của niềm trông cậy.
- Hoa trắng; biểu trưng cho sự khiết trinh
- Hoa hồng; diễn tả lòng yêu mến Mẹ nồng nàn
- Hoa vàng; tượng trưng cho niềm tin và phó thác
- Hoa xanh; tượng trưng cho niềm cậy trông và hy vọng
- Hoa tím; là chấp nhận vác thánh giá đau thương của Chúa gởi đến.
Xin cho mỗi người cũng biết bắt chước noi gương Mẹ và nói lời “Xin vâng” trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời, có như vậy, mới được Mẹ ban ơn và được chung hưởng vinh quang cùng với Mẹ trên quê Trời mai sau.
Thánh lễ nối tiếp với phần phụng vụ Thánh Thể, và kết thúc lúc 8g15 cùng ngày.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Sự kiện Đồng Tâm và người Việt chúng ta
Hà Minh Thảo
13:40 30/04/2017
SỰ KIỆN ĐỒNG TÂM VÀ NGƯỜI VIỆT CHÚNG TA
Cách đây 42 năm, ngày 30.04.1975, cộng sản hà nội đã dùng vũ khí Nga Hoa và sự tàn bạo để xâm chiếm Việt Nam Cộng hòa, vi phạm Hiệp định Paris ngày 27.01.1973. Tổng thư ký Liên hiệp quốc và đại diện 13 quốc gia ký bảo đảm việc thực thi Hiệp định này đã hèn hạ cố quên chữ ký của mình trước sự kiện chết người này. Lúc đó, có những kẻ cầm quyền nhiều nước ca ngợi cái gọi là ‘không có tắm máu’. Sự thật, nhà nước cộng nô đã giết hàng triệu đồng bào bị lường gạt đến các ‘khu kinh tế mới’, ‘trại học tập cải tạo’, những người ra đi tìm tự do đã chết trên biển cả hay ở rừng sâu… Ở lại Quê hương ư ? Chúng cướp nhà, đoạt đất của đồng bào… Phản đối, chúng sai bọn công an, côn đồ, những kẻ nhận lương do người dân đóng thuế, dùng võ khí nhập cảng bằng tiền dân nộp thuế để cướp đất ở Cồn Dầu cố tình giết chết giáo dân Nguyễn Thành Nam, trước sự lạy van của vợ anh, cướp tài sản của gia đình giáo dân Ðoàn Văn Vươn bởi tướng ‘cướp’ Ðỗ Hữu Ca tại Tiên Lãng.
Thời gian trôi qua, cộng phỉ tiếp tục dùng võ lực và mưu mẹo để ‘cướp’, công dân Cấn Thị Thêu phản đối, chúng bắt và bỏ tù Chị. Phải chờ đến những ngày gần đây, đồng bào Ðồng Tâm (một địa danh đầy ý nghĩa) đã có những hành động can đảm, thật ý nghĩa và đáng nhận lời tạ ơn.
Xin mời khởi đầu bằng Quyền sở hữu được dạy bởi Thầy Chí Thánh và Giáo Hội Người. Trong những Vị đó, người Công Giáo chúng ta nên lưu ý công đức Đức Hồng Y P.X Nguyễn Văn Thuận, Giáo sĩ viết Giáo huấn xã hội và đã chia sẻ niềm vui, nổi buồn với Ðất Nước, Dân Tộc và Giáo Hội Việt Nam.
I. QUYỀN SỞ HỮU.
1. Mục đích Phổ quát của Của cải Vật chất.
Chúng ta đọc từ Kinh Thánh: « Hãy lan tràn khắp mặt đất, khắc phục trái đất » (St 1, 28). Tất cả vũ trụ này được tạo dựng cho con người, nên họ có bổn phận phải dùng tài năng của mình để tăng giá trị của vũ trụ, và dùng việc làm của mình mà hoàn thành vũ trụ để hưởng dùng. Nếu trái đất đã tạo dựng để cung cấp phương tiện sinh sống và công cụ thăng tiến cho mỗi người, thì mỗi người có quyền tìm thấy ở đó những điều kiện cần thiết cho mình. Công Ðồng Vatican II đã nhắc lại điều đó : « Thiên Chúa đã tạo dựng trái đất và mọi vật trên đó là để mọi người và mọi dân tộc sử dụng, vì thế của cải trần gian phải tràn đầy đồng đều trong tay mọi người, theo luật công bằng, là một luật đi liền với bác ái » (Vui Mừng và Hy Vọng số 69). Ðịnh luật này phải được ưu tiên trên mọi quyền hạn khác, kể cả quyền tự do buôn bán. Các quyền khác không những không được cản trở mà trái lại phải giúp định luật này thể hiện dễ dàng, và bổn phận xã hội quan trọng và cấp bách nhất là phải qui hướng các quyền nói trên về cùng đích tiên khởi của chúng. (Phát triển các dân tộc, Populorum Progressio, số 22).
Nhờ lao động và nhờ tận dụng khả năng trí tuệ, con người có khả năng thống trị trái đất và biến nó thành một nơi thích hợp : « Bằng cách đó, con người biến một phần trái đất thành của mình, chính xác hơn là biến phần trái đất mà mình đã thu được thông qua lao động ; đây chính là nguồn gốc của sở hữu » (Thông điệp Bách Niên, Centesimus Annus, số 31).
« Sở hữu hay một quyền lợi nào đó trên tài sản vật chất đảm bảo cho mỗi người một lãnh vực cần thiết cho tự lập cá nhân và gia đình, cần thiết phải coi đó như một mở rộng tự do con người, là một trong những điều kiện của tự do chính trị. Sau cùng, quyền này thôi thúc thi hành trách nhiệm. Nó có một vai trò xã hội nội tại là nền tảng trong luật dụng đích tài sản công cộng. Một khi lãng quên tính cách xã hội đó thì lắm khi quyền sở hữu trở nên cơ hội cho những tham vọng và nguyên nhân đưa đến những xáo trộn trầm trọng và nên cớ cho nhiều người phủ nhận quyền sở hữu… Trong một vài miền kinh tế đang phát triển, có những chấp hữu ruộng đất mênh mang mà vì lý do tư lợi, nên chỉ được khai thác một phần hoặc hoàn toàn bỏ hoang, trong khi một số lớn dân chúng thiếu ruộng đất hoặc chỉ có một phần nhỏ ».
2. Giáo huấn của Ðức Kitô.
Người đã không kết án chế độ tư hữu. Nếu chế độ này gây bất công và đi ngược luật tự nhiên thì chắc chắn Người đã phê phán rồi, như đã kết tội bè đảng Biệt phái giả hình, những chính sách công bình giả tạo, những thái độ kiêu căng, chế độ ly hôn… Trái lại, trong nhiều dịp khác nhau, Chúa đã mặc nhiên chấp nhận cho con người quyền thủ đắc của cải và gia tài tư hữu.
Chúa Giêsu đã xác định bổn phận xã hội của quyền sở hữu khi Người nói đến những nhiệm vụ mà người có của phải thi hành đối với tha nhân, Trái ngược với chủ trương của phái Rabbini cho rằng người có của được hưởng dùng của cải mình một cách vô giới hạn. Người nói: « Phải làm phúc bố thí những của còn dư dật ». (Luc. 9, 4). Kh nói lời đó, Chúa đã dùng thể cách mệnh lệnh «Hãy làm phúc». Mặt khác, đặc tính xã hội của quyền sở hữu đã mặc nhiên chứa đựng trong một quan niệm phổ quát là tình Huynh đệ đại đồng, một trong những chân lý trọng yếu Phúc Âm Ðức Kitô. Trong tình nghĩa anh em chân thành thì những danh từ ‘của anh, của tôi’ đã mất hẳn ý nghĩa vị kỷ của câu nói, vì một người anh em giầu có không thể nhẫn tâm để anh em mình bị nghèo nàn đói khổ.
3. Học thuyết xã hội của Giáo Hội Công Giáo.
Trong Thông điệp ‘Tân Sự’, (Rerum Novarum, số 14 và 15), Ðức Lêô XIII đã viết: « Chúng ta không nên đối nghịch tính hợp pháp của quyền tư hữu với sự kiện Thiên Chúa đã ban đất cho toàn thể nhân loại sử dụng và thụ hưởng. Nếu người ta nói rằng Thiên Chúa đã ban đất để sử dụng chung cho mọi người, điều này có nghĩa là con ngươi không phải chiếm giữ nó cách hồ đồ, nhưng hàm ý là Thiên Chúa không ấn định phần riêng cho người nào ».
Thiên Chúa đã ban cho con người và các dân tộc, tùy theo sự khôn ngoan mà ấn định giới hạn của cải. Hơn nữa, dù bị phân chia thành những tư sản, đất đai vẫn để phục vụ công ích cho mọi người, bởi vì không người nào mà không được nuôi sống bằng hoa lợi đồng ruộng. Ai không có đất thì bổ sung bằng lao động. Do đó, chúng ta có thể khẳng định rằng lao động là phương tiện phổ quát để lo cho nhu cầu sự sống, hoặc người ta lao động trên phần đất của mình hay là trong nghề nào đó mà phần thù lao chỉ lấy từ những sản phẩm đất và dùng những sản phẩm đó trao đổi với nhau. Do tất cả điều nói đó, một lần nữa chúng ta thấy quyền sở hữu hoàn toàn phù hợp với luật thiên nhiên ».
Các Ðức Giáo Hoàng kế vị Ðức Lêo XIII đã lặp lại xác quyết hai phần này: sự cần thiết và sự hợp pháp của quyền sở hữu, và những giới hạn đặt ra cho quyền này. Công Ðồng minh bạch nhắc lại học thuyết lâu đời qua những lời lẽ lặp lại như sau: « Khi sử dụng những vật bên ngoài mà ta làm chủ một cách hợp pháp, phải coi nó không phải chỉ là của riêng chúng ta nhưng còn là của chung, theo nghĩa nó có thể làm lợi không những cho người làm chủ mà còn cho những người khác nữa » (Vui Mừng và Hy Vọng số 69). Và xa hơn: « Quyền tư hữu cũng như quyền làm chủ của cải bảo đảm cho mỗi người một lãnh vực cần thiết để cá nhân và gia đình được tự trị. Các quyền này cũng phải được coi như nằm trong phạm vi quyền tự do của con người. Theo bản chất, tài sản riêng cũng có tính cách xã hội, đặt trên luật lệ hưởng chung của cải" (Vui Mừng và Hy Vọng số 71).
Qua Thông điệp ‘Divini Redemptoris’ (19.03.1937), Ðức Piô XI đã viết: « Những ai giàu có không nên xem của cải trần gian như là hạnh phúc duy nhất, nhưng họ phải coi mình như những người quản lý sau này sẽ phải trả lẽ với Ðấng gia chủ tối cao; họ phải sử dụng gia sản của mình như những phương tiện quí báu Thiên Chúa đã ủy thác để làm việc phúc đức, họ phải phân chia những của dư dật cho người nghèo khổ, thể theo huấn giới của Phúc âm ».
Tóm tắc, Giáo Hội Công Giáo, căn cứ vào lời giảng dạy của Chúa Cứu thế, luôn xác định: ‘Quyền sở hữu là một quyền tự nhiên, do Thiên Chúa, Ðấng Sáng tạo vạn vật đã thiết lập. Quyền đó rất phù hợp với lý lẽ tự nhiên vì:
a. Tài sản riêng là một động cơ thúc đẩy con người siêng năng làm việc để đem lại lợi ích cho bản thân, rất cần thiết cho việc tăng gia mức sản xuất về mọi ngành hành động ;
b. Chế độ sở hữu lại là một biện pháp cần thiết để dung hoà trật tự xã hội với tự do cá nhân, cần lao với phẩm giá con người ;
c. Sự phân chia của cải một cách công bình là một yếu tố quan trọng để củng cố và phát huy an ninh xã hội, trái lại chế độ cộng đồng tài sản thường phát sinh những tình trạng thù ghét và bất bình.
Bởi thế, Giáo Hội Công Giáo bác bỏ những chủ nghĩa hay chính sách kinh tế liên quan đến quyền sở hữu như:
a. Chủ nghĩa tự do vì quá đề cao quyền tự do cá nhân nên không ấn định những giới hạn quyền lợi và nhiệm vụ cho vấn đề sở hữu. Do đó, đã gây nên nhiều bất công trong xã hội ;
b. Chủ nghĩa cộng sản vì muốn phá hủy quyền sở hữu đất đai của mọi người để tập trung vào một tay chính phủ, nên đã đi đến chỗ thất bại trong áp bức và đau thương (dân oan, đất đai của các tôn giáo…).
Do đó, thật rõ ràng cho mọi Kitô, cái gọi là ‘Ðất đai thuộc quyền sở hữu của Toàn Dân do nhà nước quản lý’ chỉ là một trò gian dối, rồi với bạo lực, cướp đất đai của dân lành. Xin đừng nhân danh nguyên tắc CÔNG ÍCH để ngụy biện những vụ ‘cướp đất’ này.
II./ SỰ KIỆN ÐỒNG TÂM.
1. Nguyên nhân.
Năm 1980, Đỗ Mười, phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, ký quyết định thu hồi 47,36 mẫu đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, để phục vụ cho Dự án an ninh quốc gia (xây sân bay Miếu Môn) và tạm giao cho Lữ đoàn 28, Phòng không - Không quân quản lý. Năm 2007, Dự án làm sân bay Miếu Môn không khả thi, nên Lữ đoàn 28 vẽ sơ đồ và cắm mốc giới bàn giao toàn bộ diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi cho Ủy ban Nhân dân (UBND) xã Đồng Tâm. Ngày 30.07.2007, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mỹ Đức và UBND xã Đồng Tâm ký xác nhận và quản lý. Cùng ngày, UBND xã Đồng Tâm xác nhận mốc giới, phân định rõ ràng giữa đất Quốc phòng và đất nông nghiệp. Tuy nhiên đến tháng 10/2014, Bộ Quốc phòng giao cho Quân chủng phòng không không quân tiếp tục sử dụng làm vị trí đóng quân của Lữ đoàn 28 (đất quốc phòng), với các mốc giới trên thực địa không thay đổi.
Sau đó, Bộ Quốc phòng đã thu hồi 50,03 mẫu đất quốc phòng do Quân chủng Phòng không không quân đang quản lý, sử dụng để giao cho Tập đoàn viễn thông quân đội Vietel tiếp nhận quản lý sử dụng vào công trình quốc phòng A1 (Quyết định số 551/QĐ-TM ngày 27.03.2015), trong đó bao gồm 46 mẫu đất thuộc xã Đồng Tâm. Người dân nơi đây không đồng ý, bởi họ đang canh tác trên đất nông nghiệp, không phải ‘đất quốc phòng’.
Thu hồi đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm để phục vụ cho Dự án quốc phòng (sân bay Miếu Môn) và, sau khi Dự án này không khả thi, tại sao chúng không trả lại cho người dân mà cướp để trao cho Vietel, một nhóm lợi ích kinh tế ?
2. Diễn biến tranh chấp.
Cuộc tranh chấp khởi sự từ cuối năm 2016 khi bạo quyền quyết định giải tỏa một khu đất của dân tại xã Đồng Tâm, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 30 cây số, để giao bán cho công ty viễn thông quân đội Viettel. Tổng giám đốc Viettel là Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, ủy viên trung ương đảng, cơ quan bao gồm hơn 100 người có quyền lực nhất Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là ủy viên Quân ủy trung ương, cơ quan đảng đầy quyền lực của quân đội Việt Nam. Một nguồn tin giấu danh tính cho biết rằng vụ việc ở Đồng Tâm nằm ngoài tầm tay của các nhà lãnh đạo của thành phố Hà Nội.
Ngày 21.11.2016, Ðại diện nông dân Đồng Tâm mang văn bản lên gặp ông Nguyễn Văn Hoạt, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Mỹ Đức, khiếu nại việc chính quyền lấy đất của dân. Ðầu tháng 4/2017, nông dân về hưu Lê Đình Kình 82 tuổi, người dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, vốn hiền hòa nhưng không kém cương nghị, đang làm nên lịch sử của quyền tư hữu đất đai cũng như quyền sống và quyền tự do dân chủ trong sinh hoạt chính trị của người dân.
Ngày 15.04.2017, lúc 10 giờ, nhà cầm quyền đã mời 5 đại diện cho dân khiếu kiện chuyện tham nhũng đất đai đến khu vực đang tranh chấp để gọi là ‘đo đạc, xác định mốc giới giữa đất quốc phòng và đất nông nghiệp của xã’. Nhưng khi vừa đến, 5 người này, hầu hết lớn tuổi, trong đó có cụ Lê Đình Kình, cựu thương binh, đã bị công an ập tới bắt đi mà chẳng hề có lệnh. Dân làng đuổi theo đòi thả thì bị công an bắt thêm 4 người nữa và còn đánh đập một người trọng thương phải nhập viện. Ngay lập tức, nhà cầm quyền sai phái một lực lượng đông đảo gồm cán bộ, cảnh sát cơ động đến xã Đồng Tâm để trấn áp. Bạo động bùng nổ khi bạo quyền đưa công an cơ động và côn đồ đến cưỡng chế đất của người dân để giao cho bọn công ty viễn thông quân đội Viettel. Người dân dùng gạch đá chống trả lại lực lượng cưỡng chế, bắt giữ hơn 30 người thi hành công vụ. Người dân kiên quyết phản đối lịnh tịch thu đất, 9 nông dân bị phía công an bắt giữ. Hôm sau, cảnh sát cơ động được tăng cường đến Đồng Tâm, yêu cầu người dân thả các người của họ vì họ đã thả những người dân bị bắt giữ hôm trước. Người dân Đồng Tâm lập kênh phát thanh riêng, tố cáo chính quyền tìm mọi cách để lấy đất của dân; đồng thời kêu gọi người dân bình tĩnh, tranh đấu trong ôn hòa, đúng pháp luật.
Bản tin Thông tấn xã nhà nước loan tin ngày 16.04.2017, ban tuyên giáo thành ủy Hà Nội đã ra tuyên bố chính thức về vụ này. Theo đó, ngày 15.04.2017, công an đã bắt 4 người dân Đồng Tâm vì tội gây rối trật tự và, sau đó, dân xã này đã bắt giữ khoảng 20 công an trái pháp luật. Thành phố Hà Nội kêu gọi người dân thả các nhân viên công an và đừng để bị kích động dẫn tới những hành vi phạm pháp luật. Họ cho là vụ việc xung đột này có nguyên nhân là do dân chúng cứ biểu tình khiếu kiện kéo dài, không chấp nhận những quyết định của chính quyền. Ðiều quan trọng khác là họ khẳng định khu đất mà nông dân Đồng Tâm đang đòi là thuộc khu vực quốc phòng. Trong khi trước đó, liên tục trong 3 năm, từ 2014 đến 2016, sau nhiều lần giải quyết, Hà Nội đã công nhận khu đất mà người dân đòi là thuộc đất nông nghiệp chứ không thuộc đất quốc phòng.
Do đó, ‘Bà con bảo tôi không tin ai cả vì tôi bị lừa nhiều lắm rồi. Bây giờ ông Kình với ông Chung về đây thì chúng tôi còn tin. Chúng tôi bị lừa, cướp nọ cướp kia, nên chúng tôi chiến đấu một sống một chết, bây gườ chúng tôi chả còn gì nữa’. Người dân bảo rằng các nhân viên công an đang bị bắt giữ được đối xử tử tế, và họ muốn chính quyền thả những người bị bắt, và giải quyết chuyện thu hồi đất đai một cách đúng qui định.
Ngày 17.04.2017, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói chuyện qua điện thoại với người dân Đồng Tâm, đề nghị dân chúng hợp tác tránh làm phức tạp tình hình, và cam kết sẽ xử lý công bằng cho dù là cán bộ hay dân. Công an và cảnh sát cơ động được tăng cường đến khu vực. Người dân tiếp tục cầm giữ các nhân viên công lực, yêu cầu chính quyền giải quyết thỏa đáng sự việc. Hiện tình hình vẫn còn rất căng thẳng, ông Chung cho biết có thể ông sẽ đến Đồng Tâm vào 18.04.2017 để trực tiếp giải quyết sự việc.
Ngày 18.04.2017, mặc dù có gần một nửa con tin được dân làng trả tự do, đi về nhà. Căng thẳng vẫn tiếp tục phủ bóng lên vùng đất ven đô của thủ đô Hà Nội, vì hiện nay người dân không còn lòng tin nữa. Thiếu tướng Bạch Thành Định, Phó giám đốc công an Hà Nội nói với báo chí rằng sẽ giải quyết chuyện Đồng Tâm theo đúng pháp luật, và chính quyền sẽ không nhân nhượng. ‘Mọi người đang chờ là sau những lời lẽ đó sẽ là một cuộc tấn công như từng làm, như Văn Giang, hay các nơi mà họ chiếm đất. Ngày xưa vụ sân golf Đông Anh cũng dạng như thế. Sau khi dân lập hào lũy, họ tìm cách chia dân ra, rồi sau đó kiểu gì họ cũng chiến thắng, chiến thắng trong ngoặc kép, giành thế áp đặt lên người dân theo cái cách của họ.”
Xung đột đất đai giữa nông dân và bạo quyền các địa phương tại Quê hương không phải lần đầu tiên xảy ra. Ðã có rất nhiều cuộc xung đột như Văn Giang, Đông Anh, Tiên Lãng, Trịnh Nguyễn,… đều ít nhiều mang tính chất bạo lực và đã kết thúc bằng những lời hứa của chính quyền cộng sản, thường là những lời hứa ‘đừng tin những gì cộng sản hứa, hãy nhìn những gì cộng sản làm’. Tuy nhiên, lần này khác với những lần trước, trong vụ xung đột tại Đồng Tâm, người dân chỉ liên lạc với bên ngoài qua một số rất ít các luật sư đại diện quyền lợi của họ. Ngoài việc bắt giữ các nhân viên nhà nước, họ còn không cho bất cứ người lạ được quyền vào làng, kể những nhà báo, lề trái lẫn lề phải. Một nhà báo ở gần làng Đồng Tâm cho biết rằng người dân Đồng Tâm khi đó không tin chính quyền, nhà báo.
Trong cơ chế quyền lực chính trị tập trung như ở Việt Nam việc quyết định thường mang tính tập thể, do đó một cá nhân đứng trước một việc thuộc trách nhiệm của mình thường rất khó đưa ra một quyết định chính xác hay một lời hứa có thể thực hiện được. Ngoài ra với cơ chế xã hội hiện nay được đảng cầm quyền gọi là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, người ta cho rằng tham gia vào các quyết định còn có các nhóm lợi ích đầy quyền lực. Chúng vô cùng lúng túng khi giai quyết sự việc này và luôn họ chờ lệnh cấp trên, và những việc họ làm là chỉ để xoa dịu đúng thời điểm đó thôi.
Chiều ngày 20.04.2017, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cùng đoàn công tác mời đại diện người dân xã Đồng Tâm ra đối thoại tại trụ sở Huyện ủy Mỹ Đức. Tuy nhiên, không có người dân nào tới dự. Họ chỉ muốn gặp ông Chung tại Ðồng Tâm. Sao ông không ‘dám’ đến ?
Ngày 21.04.2017, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Mỹ Đức được cho về. Ðồng thời, người dân Đồng Tâm ký đơn kiến nghị và tâm thư gửi Chủ tịch Nguyễn Ðức Chung. Ngày 22.04.2017, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã dẫn đầu đoàn công tác về thôn Hoành đối thoại với người dân. Tại đây, ông Chung cam kết sẽ trực tiếp làm việc, theo dõi việc thanh tra toàn diện quá trình sử dụng, khai thác diện tích đất gây tranh cãi. Sau cùng, ông Chung ký Bản Cam kết gồm 3 điểm :
1. Trực tiếp kiểm tra Ðoàn Thanh tra, chỉ đạo làm đúng sự thực khách quan và đúng pháp luật. Khu vực đất rõ ràng đâu là đất quốc phòng, đâu là đất nông nghiệp, không mập mờ, đảm bảo đúng quyền lợi cho nhân dân Ðồng Tâm, theo quy định của pháp luật ;
2. Không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể nhân dân xã Ðồng Tâm ;
3. Cam kết chỉ đạo điều tra xác minh việc bắt giữ và gây thương tích cho cụ Lê Ðình Kình, xử lý theo quy định của pháp luật.
Ngay sau cam kết của ông Chung, người dân đã thả 19 cán bộ, chiến sĩ cuối cùng.
III. VỚI NGƯỜI VIỆT CHÚNG TA.
Ngày 15.04.2017, như một phản xạ tự vệ, người dân xã Đồng Tâm can đảm đồng tâm vùng dậy quyết hốt trọn gần 40 cảnh sát cơ động đang dương oai diệu võ đàn áp dân lành! Những ‘người hùng’ của lực lượng đàn áp dân lành bất ngờ cúi đầu phủ phục trước chỉ vài nông dân hiền hòa… Lần đầu tiên, người ta chứng kiến cái cảnh ‘nhân dân làm chủ’ thật sự ở Đồng Tâm, oai phong sai khiến đám ‘đầy tớ của nhân dân’, bảo ngồi là ngồi, bảo đứng là đứng. Sự thật, những ‘con tin’ này được nhân dân Đồng tâm cho ăn ngon, ngủ khỏe.
Nhà Văn hóa xã Đồng Tâm đã đóng đúng vai trò của nó là nơi dạy bài học ‘văn hóa làm người’ cho đám thảo khấu vô văn hóa! Không còn nữa những bộ mặt hung dữ hắc ám tác oai tác quái với dân lành. Giờ đây sao mà họ ngoan ngoãn thế? Gục mặt cúi đầu ngồi bệt trên sàn nhà, khoanh tay, bó gối, răm rắp làm theo mọi điều nhân dân truyền bảo! Lần đầu tiên khẩu hiệu ‘Nhân dân làm chủ’ được áp dụng đúng nghĩa, để ‘đầy tớ nhân dân’ vâng lời chủ mình! Một hình ảnh nữa không phải chỉ là hiện tượng ‘xưa nay hiếm’ mà còn là điều ‘xưa nay chưa hề thấy’ trên đất nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Dưới chế độ độc tài đảng trị, nước cộng sản có ‘một rừng luật, nhưng chỉ thích xài luật rừng’, nên mỗi người phải thận trọng.
Hà Minh Thảo
30.04.2017
42 năm ngày Sài Gòn mất tên.
Cách đây 42 năm, ngày 30.04.1975, cộng sản hà nội đã dùng vũ khí Nga Hoa và sự tàn bạo để xâm chiếm Việt Nam Cộng hòa, vi phạm Hiệp định Paris ngày 27.01.1973. Tổng thư ký Liên hiệp quốc và đại diện 13 quốc gia ký bảo đảm việc thực thi Hiệp định này đã hèn hạ cố quên chữ ký của mình trước sự kiện chết người này. Lúc đó, có những kẻ cầm quyền nhiều nước ca ngợi cái gọi là ‘không có tắm máu’. Sự thật, nhà nước cộng nô đã giết hàng triệu đồng bào bị lường gạt đến các ‘khu kinh tế mới’, ‘trại học tập cải tạo’, những người ra đi tìm tự do đã chết trên biển cả hay ở rừng sâu… Ở lại Quê hương ư ? Chúng cướp nhà, đoạt đất của đồng bào… Phản đối, chúng sai bọn công an, côn đồ, những kẻ nhận lương do người dân đóng thuế, dùng võ khí nhập cảng bằng tiền dân nộp thuế để cướp đất ở Cồn Dầu cố tình giết chết giáo dân Nguyễn Thành Nam, trước sự lạy van của vợ anh, cướp tài sản của gia đình giáo dân Ðoàn Văn Vươn bởi tướng ‘cướp’ Ðỗ Hữu Ca tại Tiên Lãng.
Thời gian trôi qua, cộng phỉ tiếp tục dùng võ lực và mưu mẹo để ‘cướp’, công dân Cấn Thị Thêu phản đối, chúng bắt và bỏ tù Chị. Phải chờ đến những ngày gần đây, đồng bào Ðồng Tâm (một địa danh đầy ý nghĩa) đã có những hành động can đảm, thật ý nghĩa và đáng nhận lời tạ ơn.
Xin mời khởi đầu bằng Quyền sở hữu được dạy bởi Thầy Chí Thánh và Giáo Hội Người. Trong những Vị đó, người Công Giáo chúng ta nên lưu ý công đức Đức Hồng Y P.X Nguyễn Văn Thuận, Giáo sĩ viết Giáo huấn xã hội và đã chia sẻ niềm vui, nổi buồn với Ðất Nước, Dân Tộc và Giáo Hội Việt Nam.
I. QUYỀN SỞ HỮU.
1. Mục đích Phổ quát của Của cải Vật chất.
Chúng ta đọc từ Kinh Thánh: « Hãy lan tràn khắp mặt đất, khắc phục trái đất » (St 1, 28). Tất cả vũ trụ này được tạo dựng cho con người, nên họ có bổn phận phải dùng tài năng của mình để tăng giá trị của vũ trụ, và dùng việc làm của mình mà hoàn thành vũ trụ để hưởng dùng. Nếu trái đất đã tạo dựng để cung cấp phương tiện sinh sống và công cụ thăng tiến cho mỗi người, thì mỗi người có quyền tìm thấy ở đó những điều kiện cần thiết cho mình. Công Ðồng Vatican II đã nhắc lại điều đó : « Thiên Chúa đã tạo dựng trái đất và mọi vật trên đó là để mọi người và mọi dân tộc sử dụng, vì thế của cải trần gian phải tràn đầy đồng đều trong tay mọi người, theo luật công bằng, là một luật đi liền với bác ái » (Vui Mừng và Hy Vọng số 69). Ðịnh luật này phải được ưu tiên trên mọi quyền hạn khác, kể cả quyền tự do buôn bán. Các quyền khác không những không được cản trở mà trái lại phải giúp định luật này thể hiện dễ dàng, và bổn phận xã hội quan trọng và cấp bách nhất là phải qui hướng các quyền nói trên về cùng đích tiên khởi của chúng. (Phát triển các dân tộc, Populorum Progressio, số 22).
Nhờ lao động và nhờ tận dụng khả năng trí tuệ, con người có khả năng thống trị trái đất và biến nó thành một nơi thích hợp : « Bằng cách đó, con người biến một phần trái đất thành của mình, chính xác hơn là biến phần trái đất mà mình đã thu được thông qua lao động ; đây chính là nguồn gốc của sở hữu » (Thông điệp Bách Niên, Centesimus Annus, số 31).
« Sở hữu hay một quyền lợi nào đó trên tài sản vật chất đảm bảo cho mỗi người một lãnh vực cần thiết cho tự lập cá nhân và gia đình, cần thiết phải coi đó như một mở rộng tự do con người, là một trong những điều kiện của tự do chính trị. Sau cùng, quyền này thôi thúc thi hành trách nhiệm. Nó có một vai trò xã hội nội tại là nền tảng trong luật dụng đích tài sản công cộng. Một khi lãng quên tính cách xã hội đó thì lắm khi quyền sở hữu trở nên cơ hội cho những tham vọng và nguyên nhân đưa đến những xáo trộn trầm trọng và nên cớ cho nhiều người phủ nhận quyền sở hữu… Trong một vài miền kinh tế đang phát triển, có những chấp hữu ruộng đất mênh mang mà vì lý do tư lợi, nên chỉ được khai thác một phần hoặc hoàn toàn bỏ hoang, trong khi một số lớn dân chúng thiếu ruộng đất hoặc chỉ có một phần nhỏ ».
2. Giáo huấn của Ðức Kitô.
Người đã không kết án chế độ tư hữu. Nếu chế độ này gây bất công và đi ngược luật tự nhiên thì chắc chắn Người đã phê phán rồi, như đã kết tội bè đảng Biệt phái giả hình, những chính sách công bình giả tạo, những thái độ kiêu căng, chế độ ly hôn… Trái lại, trong nhiều dịp khác nhau, Chúa đã mặc nhiên chấp nhận cho con người quyền thủ đắc của cải và gia tài tư hữu.
Chúa Giêsu đã xác định bổn phận xã hội của quyền sở hữu khi Người nói đến những nhiệm vụ mà người có của phải thi hành đối với tha nhân, Trái ngược với chủ trương của phái Rabbini cho rằng người có của được hưởng dùng của cải mình một cách vô giới hạn. Người nói: « Phải làm phúc bố thí những của còn dư dật ». (Luc. 9, 4). Kh nói lời đó, Chúa đã dùng thể cách mệnh lệnh «Hãy làm phúc». Mặt khác, đặc tính xã hội của quyền sở hữu đã mặc nhiên chứa đựng trong một quan niệm phổ quát là tình Huynh đệ đại đồng, một trong những chân lý trọng yếu Phúc Âm Ðức Kitô. Trong tình nghĩa anh em chân thành thì những danh từ ‘của anh, của tôi’ đã mất hẳn ý nghĩa vị kỷ của câu nói, vì một người anh em giầu có không thể nhẫn tâm để anh em mình bị nghèo nàn đói khổ.
3. Học thuyết xã hội của Giáo Hội Công Giáo.
Trong Thông điệp ‘Tân Sự’, (Rerum Novarum, số 14 và 15), Ðức Lêô XIII đã viết: « Chúng ta không nên đối nghịch tính hợp pháp của quyền tư hữu với sự kiện Thiên Chúa đã ban đất cho toàn thể nhân loại sử dụng và thụ hưởng. Nếu người ta nói rằng Thiên Chúa đã ban đất để sử dụng chung cho mọi người, điều này có nghĩa là con ngươi không phải chiếm giữ nó cách hồ đồ, nhưng hàm ý là Thiên Chúa không ấn định phần riêng cho người nào ».
Thiên Chúa đã ban cho con người và các dân tộc, tùy theo sự khôn ngoan mà ấn định giới hạn của cải. Hơn nữa, dù bị phân chia thành những tư sản, đất đai vẫn để phục vụ công ích cho mọi người, bởi vì không người nào mà không được nuôi sống bằng hoa lợi đồng ruộng. Ai không có đất thì bổ sung bằng lao động. Do đó, chúng ta có thể khẳng định rằng lao động là phương tiện phổ quát để lo cho nhu cầu sự sống, hoặc người ta lao động trên phần đất của mình hay là trong nghề nào đó mà phần thù lao chỉ lấy từ những sản phẩm đất và dùng những sản phẩm đó trao đổi với nhau. Do tất cả điều nói đó, một lần nữa chúng ta thấy quyền sở hữu hoàn toàn phù hợp với luật thiên nhiên ».
Các Ðức Giáo Hoàng kế vị Ðức Lêo XIII đã lặp lại xác quyết hai phần này: sự cần thiết và sự hợp pháp của quyền sở hữu, và những giới hạn đặt ra cho quyền này. Công Ðồng minh bạch nhắc lại học thuyết lâu đời qua những lời lẽ lặp lại như sau: « Khi sử dụng những vật bên ngoài mà ta làm chủ một cách hợp pháp, phải coi nó không phải chỉ là của riêng chúng ta nhưng còn là của chung, theo nghĩa nó có thể làm lợi không những cho người làm chủ mà còn cho những người khác nữa » (Vui Mừng và Hy Vọng số 69). Và xa hơn: « Quyền tư hữu cũng như quyền làm chủ của cải bảo đảm cho mỗi người một lãnh vực cần thiết để cá nhân và gia đình được tự trị. Các quyền này cũng phải được coi như nằm trong phạm vi quyền tự do của con người. Theo bản chất, tài sản riêng cũng có tính cách xã hội, đặt trên luật lệ hưởng chung của cải" (Vui Mừng và Hy Vọng số 71).
Qua Thông điệp ‘Divini Redemptoris’ (19.03.1937), Ðức Piô XI đã viết: « Những ai giàu có không nên xem của cải trần gian như là hạnh phúc duy nhất, nhưng họ phải coi mình như những người quản lý sau này sẽ phải trả lẽ với Ðấng gia chủ tối cao; họ phải sử dụng gia sản của mình như những phương tiện quí báu Thiên Chúa đã ủy thác để làm việc phúc đức, họ phải phân chia những của dư dật cho người nghèo khổ, thể theo huấn giới của Phúc âm ».
Tóm tắc, Giáo Hội Công Giáo, căn cứ vào lời giảng dạy của Chúa Cứu thế, luôn xác định: ‘Quyền sở hữu là một quyền tự nhiên, do Thiên Chúa, Ðấng Sáng tạo vạn vật đã thiết lập. Quyền đó rất phù hợp với lý lẽ tự nhiên vì:
a. Tài sản riêng là một động cơ thúc đẩy con người siêng năng làm việc để đem lại lợi ích cho bản thân, rất cần thiết cho việc tăng gia mức sản xuất về mọi ngành hành động ;
b. Chế độ sở hữu lại là một biện pháp cần thiết để dung hoà trật tự xã hội với tự do cá nhân, cần lao với phẩm giá con người ;
c. Sự phân chia của cải một cách công bình là một yếu tố quan trọng để củng cố và phát huy an ninh xã hội, trái lại chế độ cộng đồng tài sản thường phát sinh những tình trạng thù ghét và bất bình.
Bởi thế, Giáo Hội Công Giáo bác bỏ những chủ nghĩa hay chính sách kinh tế liên quan đến quyền sở hữu như:
a. Chủ nghĩa tự do vì quá đề cao quyền tự do cá nhân nên không ấn định những giới hạn quyền lợi và nhiệm vụ cho vấn đề sở hữu. Do đó, đã gây nên nhiều bất công trong xã hội ;
b. Chủ nghĩa cộng sản vì muốn phá hủy quyền sở hữu đất đai của mọi người để tập trung vào một tay chính phủ, nên đã đi đến chỗ thất bại trong áp bức và đau thương (dân oan, đất đai của các tôn giáo…).
Do đó, thật rõ ràng cho mọi Kitô, cái gọi là ‘Ðất đai thuộc quyền sở hữu của Toàn Dân do nhà nước quản lý’ chỉ là một trò gian dối, rồi với bạo lực, cướp đất đai của dân lành. Xin đừng nhân danh nguyên tắc CÔNG ÍCH để ngụy biện những vụ ‘cướp đất’ này.
II./ SỰ KIỆN ÐỒNG TÂM.
1. Nguyên nhân.
Năm 1980, Đỗ Mười, phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, ký quyết định thu hồi 47,36 mẫu đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, để phục vụ cho Dự án an ninh quốc gia (xây sân bay Miếu Môn) và tạm giao cho Lữ đoàn 28, Phòng không - Không quân quản lý. Năm 2007, Dự án làm sân bay Miếu Môn không khả thi, nên Lữ đoàn 28 vẽ sơ đồ và cắm mốc giới bàn giao toàn bộ diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi cho Ủy ban Nhân dân (UBND) xã Đồng Tâm. Ngày 30.07.2007, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mỹ Đức và UBND xã Đồng Tâm ký xác nhận và quản lý. Cùng ngày, UBND xã Đồng Tâm xác nhận mốc giới, phân định rõ ràng giữa đất Quốc phòng và đất nông nghiệp. Tuy nhiên đến tháng 10/2014, Bộ Quốc phòng giao cho Quân chủng phòng không không quân tiếp tục sử dụng làm vị trí đóng quân của Lữ đoàn 28 (đất quốc phòng), với các mốc giới trên thực địa không thay đổi.
Sau đó, Bộ Quốc phòng đã thu hồi 50,03 mẫu đất quốc phòng do Quân chủng Phòng không không quân đang quản lý, sử dụng để giao cho Tập đoàn viễn thông quân đội Vietel tiếp nhận quản lý sử dụng vào công trình quốc phòng A1 (Quyết định số 551/QĐ-TM ngày 27.03.2015), trong đó bao gồm 46 mẫu đất thuộc xã Đồng Tâm. Người dân nơi đây không đồng ý, bởi họ đang canh tác trên đất nông nghiệp, không phải ‘đất quốc phòng’.
Thu hồi đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm để phục vụ cho Dự án quốc phòng (sân bay Miếu Môn) và, sau khi Dự án này không khả thi, tại sao chúng không trả lại cho người dân mà cướp để trao cho Vietel, một nhóm lợi ích kinh tế ?
2. Diễn biến tranh chấp.
Cuộc tranh chấp khởi sự từ cuối năm 2016 khi bạo quyền quyết định giải tỏa một khu đất của dân tại xã Đồng Tâm, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 30 cây số, để giao bán cho công ty viễn thông quân đội Viettel. Tổng giám đốc Viettel là Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, ủy viên trung ương đảng, cơ quan bao gồm hơn 100 người có quyền lực nhất Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là ủy viên Quân ủy trung ương, cơ quan đảng đầy quyền lực của quân đội Việt Nam. Một nguồn tin giấu danh tính cho biết rằng vụ việc ở Đồng Tâm nằm ngoài tầm tay của các nhà lãnh đạo của thành phố Hà Nội.
Ngày 21.11.2016, Ðại diện nông dân Đồng Tâm mang văn bản lên gặp ông Nguyễn Văn Hoạt, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Mỹ Đức, khiếu nại việc chính quyền lấy đất của dân. Ðầu tháng 4/2017, nông dân về hưu Lê Đình Kình 82 tuổi, người dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, vốn hiền hòa nhưng không kém cương nghị, đang làm nên lịch sử của quyền tư hữu đất đai cũng như quyền sống và quyền tự do dân chủ trong sinh hoạt chính trị của người dân.
Ngày 15.04.2017, lúc 10 giờ, nhà cầm quyền đã mời 5 đại diện cho dân khiếu kiện chuyện tham nhũng đất đai đến khu vực đang tranh chấp để gọi là ‘đo đạc, xác định mốc giới giữa đất quốc phòng và đất nông nghiệp của xã’. Nhưng khi vừa đến, 5 người này, hầu hết lớn tuổi, trong đó có cụ Lê Đình Kình, cựu thương binh, đã bị công an ập tới bắt đi mà chẳng hề có lệnh. Dân làng đuổi theo đòi thả thì bị công an bắt thêm 4 người nữa và còn đánh đập một người trọng thương phải nhập viện. Ngay lập tức, nhà cầm quyền sai phái một lực lượng đông đảo gồm cán bộ, cảnh sát cơ động đến xã Đồng Tâm để trấn áp. Bạo động bùng nổ khi bạo quyền đưa công an cơ động và côn đồ đến cưỡng chế đất của người dân để giao cho bọn công ty viễn thông quân đội Viettel. Người dân dùng gạch đá chống trả lại lực lượng cưỡng chế, bắt giữ hơn 30 người thi hành công vụ. Người dân kiên quyết phản đối lịnh tịch thu đất, 9 nông dân bị phía công an bắt giữ. Hôm sau, cảnh sát cơ động được tăng cường đến Đồng Tâm, yêu cầu người dân thả các người của họ vì họ đã thả những người dân bị bắt giữ hôm trước. Người dân Đồng Tâm lập kênh phát thanh riêng, tố cáo chính quyền tìm mọi cách để lấy đất của dân; đồng thời kêu gọi người dân bình tĩnh, tranh đấu trong ôn hòa, đúng pháp luật.
Bản tin Thông tấn xã nhà nước loan tin ngày 16.04.2017, ban tuyên giáo thành ủy Hà Nội đã ra tuyên bố chính thức về vụ này. Theo đó, ngày 15.04.2017, công an đã bắt 4 người dân Đồng Tâm vì tội gây rối trật tự và, sau đó, dân xã này đã bắt giữ khoảng 20 công an trái pháp luật. Thành phố Hà Nội kêu gọi người dân thả các nhân viên công an và đừng để bị kích động dẫn tới những hành vi phạm pháp luật. Họ cho là vụ việc xung đột này có nguyên nhân là do dân chúng cứ biểu tình khiếu kiện kéo dài, không chấp nhận những quyết định của chính quyền. Ðiều quan trọng khác là họ khẳng định khu đất mà nông dân Đồng Tâm đang đòi là thuộc khu vực quốc phòng. Trong khi trước đó, liên tục trong 3 năm, từ 2014 đến 2016, sau nhiều lần giải quyết, Hà Nội đã công nhận khu đất mà người dân đòi là thuộc đất nông nghiệp chứ không thuộc đất quốc phòng.
Do đó, ‘Bà con bảo tôi không tin ai cả vì tôi bị lừa nhiều lắm rồi. Bây giờ ông Kình với ông Chung về đây thì chúng tôi còn tin. Chúng tôi bị lừa, cướp nọ cướp kia, nên chúng tôi chiến đấu một sống một chết, bây gườ chúng tôi chả còn gì nữa’. Người dân bảo rằng các nhân viên công an đang bị bắt giữ được đối xử tử tế, và họ muốn chính quyền thả những người bị bắt, và giải quyết chuyện thu hồi đất đai một cách đúng qui định.
Ngày 17.04.2017, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói chuyện qua điện thoại với người dân Đồng Tâm, đề nghị dân chúng hợp tác tránh làm phức tạp tình hình, và cam kết sẽ xử lý công bằng cho dù là cán bộ hay dân. Công an và cảnh sát cơ động được tăng cường đến khu vực. Người dân tiếp tục cầm giữ các nhân viên công lực, yêu cầu chính quyền giải quyết thỏa đáng sự việc. Hiện tình hình vẫn còn rất căng thẳng, ông Chung cho biết có thể ông sẽ đến Đồng Tâm vào 18.04.2017 để trực tiếp giải quyết sự việc.
Ngày 18.04.2017, mặc dù có gần một nửa con tin được dân làng trả tự do, đi về nhà. Căng thẳng vẫn tiếp tục phủ bóng lên vùng đất ven đô của thủ đô Hà Nội, vì hiện nay người dân không còn lòng tin nữa. Thiếu tướng Bạch Thành Định, Phó giám đốc công an Hà Nội nói với báo chí rằng sẽ giải quyết chuyện Đồng Tâm theo đúng pháp luật, và chính quyền sẽ không nhân nhượng. ‘Mọi người đang chờ là sau những lời lẽ đó sẽ là một cuộc tấn công như từng làm, như Văn Giang, hay các nơi mà họ chiếm đất. Ngày xưa vụ sân golf Đông Anh cũng dạng như thế. Sau khi dân lập hào lũy, họ tìm cách chia dân ra, rồi sau đó kiểu gì họ cũng chiến thắng, chiến thắng trong ngoặc kép, giành thế áp đặt lên người dân theo cái cách của họ.”
Xung đột đất đai giữa nông dân và bạo quyền các địa phương tại Quê hương không phải lần đầu tiên xảy ra. Ðã có rất nhiều cuộc xung đột như Văn Giang, Đông Anh, Tiên Lãng, Trịnh Nguyễn,… đều ít nhiều mang tính chất bạo lực và đã kết thúc bằng những lời hứa của chính quyền cộng sản, thường là những lời hứa ‘đừng tin những gì cộng sản hứa, hãy nhìn những gì cộng sản làm’. Tuy nhiên, lần này khác với những lần trước, trong vụ xung đột tại Đồng Tâm, người dân chỉ liên lạc với bên ngoài qua một số rất ít các luật sư đại diện quyền lợi của họ. Ngoài việc bắt giữ các nhân viên nhà nước, họ còn không cho bất cứ người lạ được quyền vào làng, kể những nhà báo, lề trái lẫn lề phải. Một nhà báo ở gần làng Đồng Tâm cho biết rằng người dân Đồng Tâm khi đó không tin chính quyền, nhà báo.
Trong cơ chế quyền lực chính trị tập trung như ở Việt Nam việc quyết định thường mang tính tập thể, do đó một cá nhân đứng trước một việc thuộc trách nhiệm của mình thường rất khó đưa ra một quyết định chính xác hay một lời hứa có thể thực hiện được. Ngoài ra với cơ chế xã hội hiện nay được đảng cầm quyền gọi là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, người ta cho rằng tham gia vào các quyết định còn có các nhóm lợi ích đầy quyền lực. Chúng vô cùng lúng túng khi giai quyết sự việc này và luôn họ chờ lệnh cấp trên, và những việc họ làm là chỉ để xoa dịu đúng thời điểm đó thôi.
Chiều ngày 20.04.2017, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cùng đoàn công tác mời đại diện người dân xã Đồng Tâm ra đối thoại tại trụ sở Huyện ủy Mỹ Đức. Tuy nhiên, không có người dân nào tới dự. Họ chỉ muốn gặp ông Chung tại Ðồng Tâm. Sao ông không ‘dám’ đến ?
Ngày 21.04.2017, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Mỹ Đức được cho về. Ðồng thời, người dân Đồng Tâm ký đơn kiến nghị và tâm thư gửi Chủ tịch Nguyễn Ðức Chung. Ngày 22.04.2017, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã dẫn đầu đoàn công tác về thôn Hoành đối thoại với người dân. Tại đây, ông Chung cam kết sẽ trực tiếp làm việc, theo dõi việc thanh tra toàn diện quá trình sử dụng, khai thác diện tích đất gây tranh cãi. Sau cùng, ông Chung ký Bản Cam kết gồm 3 điểm :
1. Trực tiếp kiểm tra Ðoàn Thanh tra, chỉ đạo làm đúng sự thực khách quan và đúng pháp luật. Khu vực đất rõ ràng đâu là đất quốc phòng, đâu là đất nông nghiệp, không mập mờ, đảm bảo đúng quyền lợi cho nhân dân Ðồng Tâm, theo quy định của pháp luật ;
2. Không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể nhân dân xã Ðồng Tâm ;
3. Cam kết chỉ đạo điều tra xác minh việc bắt giữ và gây thương tích cho cụ Lê Ðình Kình, xử lý theo quy định của pháp luật.
Ngay sau cam kết của ông Chung, người dân đã thả 19 cán bộ, chiến sĩ cuối cùng.
III. VỚI NGƯỜI VIỆT CHÚNG TA.
Ngày 15.04.2017, như một phản xạ tự vệ, người dân xã Đồng Tâm can đảm đồng tâm vùng dậy quyết hốt trọn gần 40 cảnh sát cơ động đang dương oai diệu võ đàn áp dân lành! Những ‘người hùng’ của lực lượng đàn áp dân lành bất ngờ cúi đầu phủ phục trước chỉ vài nông dân hiền hòa… Lần đầu tiên, người ta chứng kiến cái cảnh ‘nhân dân làm chủ’ thật sự ở Đồng Tâm, oai phong sai khiến đám ‘đầy tớ của nhân dân’, bảo ngồi là ngồi, bảo đứng là đứng. Sự thật, những ‘con tin’ này được nhân dân Đồng tâm cho ăn ngon, ngủ khỏe.
Nhà Văn hóa xã Đồng Tâm đã đóng đúng vai trò của nó là nơi dạy bài học ‘văn hóa làm người’ cho đám thảo khấu vô văn hóa! Không còn nữa những bộ mặt hung dữ hắc ám tác oai tác quái với dân lành. Giờ đây sao mà họ ngoan ngoãn thế? Gục mặt cúi đầu ngồi bệt trên sàn nhà, khoanh tay, bó gối, răm rắp làm theo mọi điều nhân dân truyền bảo! Lần đầu tiên khẩu hiệu ‘Nhân dân làm chủ’ được áp dụng đúng nghĩa, để ‘đầy tớ nhân dân’ vâng lời chủ mình! Một hình ảnh nữa không phải chỉ là hiện tượng ‘xưa nay hiếm’ mà còn là điều ‘xưa nay chưa hề thấy’ trên đất nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Dưới chế độ độc tài đảng trị, nước cộng sản có ‘một rừng luật, nhưng chỉ thích xài luật rừng’, nên mỗi người phải thận trọng.
Hà Minh Thảo
30.04.2017
42 năm ngày Sài Gòn mất tên.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Một trăm năm Fatima: Jacinta dưới ngòi bút Lucia (tiếp theo)
Vũ Văn An
20:32 30/04/2017
Jacinta, người chăn chiên bé nhỏ
Lúc này, con lớn đủ để được sai đi trông nom đàn chiên của nhà con, giống như mẹ con từng sai các đứa con khác của ngài cùng ở tuổi con. Chị Carolina của con lúc đó 13 tuổi và đến lúc chị phải ra ngoài làm việc. Nên mẹ con trao cho con việc trông nom đàn chiên. Con đưa tin này cho hai bạn đồng hành của con và nói với hai em rằng con sẽ không còn chơi với các em được nữa: nhưng hai em không làm sao chấp nhận được việc chia tay này. Các em lập tức xin mẹ các em cho phép các em cùng đi với con, nhưng bà không chịu. Chúng con không còn chọn lựa nào khác ngoài việc phải chấp nhận việc chia tay. Sau đó, gần như mọi ngày, hai em đều đi gặp con trên đường con về nhà vào lúc nhá nhem tối. Sau đó, chúng con tới sân đạp lúa, và chạy chơi một lúc, đợi Đức Mẹ và các Thiên Thần đốt đèn lên, hoặc để đèn, như kiểu chúng con quen nói, lên cửa sổ để soi sáng cho chúng con. Vào những đêm không có trăng, chúng con thường nói rằng không có dầu để Đức Mẹ đốt đèn!
Jacinta và Francisco thấy khó quen với việc vắng bóng của người cùng chơi với hai em trước đây. Vì thế, hai em khẩn khoản xin với mẹ hết lần này đến lần nọ để hai em cũng được đi chăn đàn chiên của gia đình. Cuối cùng, dì con, có lẽ hy vọng không còn phải nghe những lời khẩn khoản này nữa, dù biết hai em còn quá nhỏ, đã trao cho hai em việc trông nom đàn vật của gia đình. Rạng rỡ vì vui mừng, hai em chạy tới đưa tin cho con và nói đến việc để các đàn chiên của chúng con lại với nhau mỗi ngày. Mỗi người chúng con sẽ mở cổng chuồng, bất cứ khi nào mẹ hai em quyết định, và bất kể ai tới Barreiro đầu tiên cũng phải đợi cho đàn vật kia đến đã. Barreiro là tên của chiếc ao ở cuối chân đồi. Ngay khi gặp nhau tại ao, chúng con quyết định sẽ cho súc vật gặm cỏ ở đâu vào ngày hôm đó. Rồi chúng con lên đường, hạnh phúc và hài lòng như thể đi dự hội.
Và giờ đây, thưa Đức Cha, chúng con thấy Jacinta trong cuộc sống mới là người chăn chiên. Chúng con được lòng các con chiên nhờ biết chia sẻ bữa trưa với chúng. Điều này có nghĩa: khi chúng con tới đồng cỏ, chúng con được chơi thỏa tình, vì hoàn toàn chắc mẩm là đàn chiên sẽ không lạc xa khỏi chúng con. Jacinta thích nghe thấy tiếng em vọng lại từ thung lũng. Vì thế, một trong các trò vui của chúng con là leo lên đỉnh đồi, ngồi xuống tảng đá to nhất, và hết hơi hô to những tên khác nhau. Tên vọng lại rõ ràng nhất là “Maria”. Đôi khi Jacinta quen hô to trọn cả câu Kính Mừng Maria, bằng cách chỉ hô đến chữ sau, khi chữ trước hết vọng lại.
Chúng con cũng quen ca hát. Chen vào các bài hát bình dân, mà chẳng may chúng con biết khá nhiều, là các thánh ca ưa thích của Jacinta như “Salve Nobre Padroeira” (Kính Chào Nữ Quan Thầy Cao Sang), “Virgem Pura” (Nữ Trinh Tinh Tuyền), “Anjos, Cantai Comigo” (Hỡi Các Thiên Thần, Xin Cùng Hát Với Con). Chúng con cũng rất thích múa, và bất cứ nhạc cụ nào chúng con nghe các người chăn chiên khác chơi đều khiến chúng con nhẩy múa hân hoan. Jacinta, dù người nhỏ thó, có năng khiếu múa ngoại hạng.
Chúng con được khuyên đọc kinh Mân Côi sau bữa ăn trưa, nhưng vì cả ngày xem ra quá ngắn đối với trò chơi của chúng con, nên chúng con nghĩ ra một cách hay để đọc kinh này cho lẹ. Chúng con chỉ lần hạt qua ngón tay, trong khi miệng chỉ đọc “Kính Mừng Maria, Kính Mừng Maria, Kính Mừng Maria…” Cuối mỗi mầu nhiệm, chúng con dừng lại đôi chút, rồi chỉ đọc “Lạy Cha Chúng Con”, và cứ thế, trong nháy mắt, như người ta thường nói, chúng con đã đọc xong Kinh Mân Côi!
Jacinta cũng thích ôm chặt các con chiên nhỏ mầu trắng trong vòng tay, ngồi ôm chúng trong lòng, mơn trớn chúng, hôn hít chúng, và cõng chúng trên vai để về nhà lúc đêm hôm, để chúng khỏi bị mệt. Một ngày kia, trên đường về nhà, em còn đi giữa đàn chiên.
Con hỏi em: “Jacinta, em làm gì thế giữa đàn chiên?”
“Em muốn làm như Chúa chúng ta trong bức ảnh chị cho em. Người y hệt như thế này, ngay giữa đàn chiên, và Người ôm một con trong đôi tay Người”.
Cuộc hiện ra lần thứ nhất
Và giờ đây, thưa Đức Cha, Đức Cha ít nhiều biết rõ Jacinta đã sống như thế nào trong 7 năm đầu đời của em, cho tới ngày 13 tháng Năm, năm 1917, một ngày bừng sáng và tươi đẹp như mọi ngày trước đó. Ngày này, một cách tình cờ, nếu trong kế sách của Đấng Quan Phòng, có sự tình cờ này, chúng con chọn cho đàn vật của chúng con gặm cỏ ở một thửa đất thuộc cha mẹ con, gọi là Cova da Iria. Như thường lệ chúng con chọn đồng cỏ ở Barreiro như con đã nhắc ở trên. Điều này có nghĩa chúng con phai vượt qua một giải đất hoang khô cằn chỉ có thạch nam để tới đó, khiến đường đi dài gấp đôi. Chúng con phải đi chầm chậm để đàn vật có dịp gặm cỏ dọc đường, thành thử gần trưa chúng con mới tới nơi. Ở đây, con không muốn nói với Đức Cha điều xẩy ra hôm đó, vì Đức Cha đã biết rõ cả rồi, và do đó, đỡ mất thì giờ. Ngoại trừ vì đức vâng lời, việc con viết về điều này xem ra cũng là việc mất thì giờ đối với con nữa. Vì con không thể thấy Đức Cha rút được ích lợi gì từ nó, ngoại trừ để Đức Cha quen thuộc hơn với sự ngây thơ trong trắng của Jacinta.
Trước khi bắt đầu nói với Đức Cha những gì con nhớ được về giai đoạn mới trong cuộc đời của Jacinta, trước nhất con phải nhận rằng có một số khía cạnh trong các lần Đức Mẹ hiện ra được chúng con thỏa thuận sẽ không cho ai biết. Tuy nhiên, giờ đây, có lẽ con phải nói tới chúng để giải thích do đâu Jacinta lại hấp thụ được một lòng yêu mến lớn lao như thế với Chúa Giêsu, với đau khổ và các người có tội, mà vì phần rỗi của họ, em đã hy sinh một cách quảng đại như vậy. Đức Cha không rõ đâu rằng chính em là người, vì không kiềm chế được niềm vui, nên đã vi phạm thỏa thuận giữ kín mọi sự. Ngay chiều hôm đó, trong khi chúng con còn đang ưu tư và đắm chìm trong ngạc nhiên, Jacinta không ngừng la lên một cách phấn chấn:
“Ồ, Bà ấy đẹp quá!”
Con nói: “Chị biết sẽ xẩy ra điều gì. Cuối cùng em sẽ nói điều ấy cho một người khác biết”.
Em trả lời, “Không, em sẽ không nói, chị đừng lo”.
Ngày hôm sau, Francisco chạy đến nói với con Jacinta đã kể cho mọi người trong nhà hay vào đêm hôm trước như thế nào. Nghe thấy như vậy, Jacinta không dám nói gì.
Con nói với em: “Em thấy đấy, đó là điều chính chị đã nghĩ sẽ xẩy ra”.
Em trả lời, nước mắt dàn dụa: “Có điều gì đó ở trong em không để em giữ được im lặng”.
“Được rồi, em đừng khóc nữa, và đừng nói với ai bất cứ điều gì khác về những gì Đức Mẹ nói với chúng ta”.
“Nhưng em đã nói với họ rồi”
“Thế em đã nói những gì?”
“Em nói Đức Mẹ hứa sẽ đem chúng ta về thiên đàng”.
“Vì nghĩ em đã nói những điều ấy!”
“Xin chị tha thứ cho em. Em sẽ không nói cho bất cứ ai bất cứ điều gì nữa”.
Suy nghĩ về hoả ngục
Hôm ấy, khi chúng con tới đồng cỏ, Jacinta ngồi tư lự trên một phiến đá.
“Jacinta, tới đây chơi”
“Hôm nay, em không muốn chơi”
“Tại sao không?”
“Vì em nghĩ Đức Mẹ bảo chúng ta đọc kinh Mân Côi và làm các việc hy sinh cho người có tội ăn năn trở lại. Vậy từ nay trở đi, khi đọc kinh Mân Côi, chúng ta phải đọc trọn cả kinh Kính Mừng và trọn cả kinh Lạy Cha! Còn các việc hy sinh, chúng ta phải làm chúng cách nào đây?”
Ngay lập tức, Francisco nghĩ đến một việc hy sinh:
“Chúng ta hãy dành bữa trưa của chúng ta cho đàn chiên, và làm việc hy sinh bằng cách không có bữa trưa”.
Chỉ trong ít phút, các đồ chứa trong các hộp ăn trưa của chúng con đã được phân chia cho các con chiên. Thành thử hôm đó, chúng con ăn chay nghiêm ngặt như một tu sĩ khổ tu nhiệm nhặt nhất! Jacinta vẫn ngồi trên phiến đá, nhìn rất đăm chiêu, và lên tiếng hỏi:
“Đức Mẹ còn nói rằng nhiều linh hồn sẽ xuống hỏa ngục. Vậy hỏa ngục là chi?”
“Nó giống như một hầm sâu đầy thú dữ, với lò lửa vĩ đại ở đấy – đây là điều mẹ con thường giải thích cho con như vậy – và đây là nơi những người phạm tội mà không đi xưng tội phải tới. Họ ở đó và bị thiêu đốt đời đời!”
“Và họ không bao giờ ra khỏi đó?”
“Không!”
“Dù sau nhiều, rất nhiều năm?”
“Không! Hỏa ngục không bao giờ cùng!”
“Và thiên đàng cũng không bao giờ cùng?”
“Ai đã lên thiên đàng, thì không bao giời rời bỏ đó nữa!”
“Còn ai đã xuống hỏa ngục, cũng không bao giời rời khỏi đó?”
“Chúng đời đời, em biết đấy, chúng không bao giờ cùng”
Đó là lần đầu tiên, chúng con thực hiện cuộc suy gẫm về hoả ngục và đời sống vĩnh cửu. Điều gây ấn tượng sâu xa nơi Jacinta là ý niệm đời đời. Dù giữa cuộc chơi, em cũng sẽ dừng lại và hỏi:
“Nhưng này chị, há hỏa ngục không chấm dứt sau nhiều, rất nhiều năm đó sao?”
Hay; “Những người bị thiêu đốt trong hỏa ngục, há họ không bao giờ chết hay sao? Và há họ không cháy thành than hay sao? Và nếu người ta cầu nguyện rất nhiều cho các người có tội, há Chúa không cho họ ra khỏi đó hay sao? Và khi họ còn làm các việc hy sinh nữa? Những người có tội quả đáng thương! Chúng ta phải cầu nguyện và làm nhiều việc hy sinh cho họ!”
Và em nói tiếp:
“Bà ấy [Đức Mẹ] tốt lành xiết bao! Bà hứa sẽ đem chúng ta về thiên đàng!”.
Người tội lỗi ăn năn trở lại
Jacinta khắc sâu việc thực hiện hy sinh cho người có tội vào trong tâm khảm đến nỗi không bao giờ bỏ lỡ cơ hội làm những việc này. Có hai gia đình ở Moita có con cái đi ăn xin từng nhà. Một ngày kia, chúng con gặp các trẻ em này, khi chúng con đang đi chăn chiên. Ngay khi gặp họ, Jacinta nói với chúng con:
“Chúng ta hãy dành bữa trưa của chúng ta cho các trẻ em nghèo này, để người có tội ăn năn trở lại”.
Và em chạy đi tặng bữa trưa cho họ. Chiều hôm đó, em nói với con rằng em đói bụng. Gần đấy có những cây sồi xanh và những cây sồi thường. Trái của chúng vẫn còn xanh. Tuy nhiên, con nói với em chúng con có thể ăn chúng. Francisco bèn leo lên cây sồi xanh và hái đầy các túi, nhưng Jacinta nhớ rằng chúng con có thể ăn trái của cây sồi thường, và do đó, làm việc hy sinh bằng việc ăn loại trái đắng hơn. Thế là buổi chiều hôm ấy, chúng con thưởng thức bữa ăn thịnh soạn này! Jacinta biến việc này thành một trong các việc hy sinh thông thường của em, và thường hái những trái sồi thường hoặc những trái ôliu từ cây.
Một hôm, con bảo em:
“Jacinta, đừng ăn trái đó; nó quá đắng!”
“Nhưng vì nó đắng nên em mới ăn nó, để những người có tội ăn năn trở lại”.
Trên đây không phải là những lần duy nhất chúng con ăn chay. Chúng con từng thỏa thuận với nhau rằng bất cứ khi nào gặp một trẻ em nghèo như những trẻ em này, chúng con sẽ dành bữa trưa cho họ. Họ rất sung sướng được lãnh nhận các món bố thí này, nên họ rất hay gặp chúng con; họ hay đợi chúng con trên lộ trình của chúng con. Vừa trông thấy họ, Jacinta đã chạy tới và cho họ mọi món ăn chúng con có ngày hôm đó, hạnh phúc như thể em chẳng cần đến những món này. Vào những ngày như thế, thức ăn duy nhất của chúng con chỉ còn là những hạt thông, và những trái mọng (berry) nhỏ cỡ trái ôliu mọc ở rễ các cây hoa hình chuông mầu vàng, cũng như các trái dâu đen, nấm, hoặc một vài thứ khác chúng con thấy được ở rễ các cây thông – Giờ đây, con không thể nhớ những thứ này tên gì. Nếu có trái cây nào trên đất thuộc cha mẹ chúng con, chúng con thường ăn nó.
Việc khát mong làm các hy sinh của Jacinta xem ra không biết đâu cho vừa. Một ngày kia, người hàng xóm cho mẹ con một bãi cỏ ngon cho đàn chiên của chúng con. Dù bãi cỏ này khá xa và chúng con đang ở những ngày rất nóng của mùa hè, mẹ con cũng vẫn nhận món quà hậu hĩnh này, và sai con tới đó. Ngài nói với con rằng chúng con nên nghỉ trưa dưới bóng cây cối, vì gần đó có giếng để đàn vật uống nước. Trên đường tới đó, chúng con gặp mấy đứa trẻ nghèo thân thương của chúng con, và Jacinta chạy tới cho họ các của bố thí thông thường của chúng con. Hôm đó là một ngày thật đáng yêu, nhưng mặt trời thì nắng cháy, và trong thửa đất hoang khô cằn sỏi đá ấy, xem ra mọi sự đều như cháy xém cả. Chúng con bị nung đến khát khô và không hề có một giọt nước để uống. Thoạt đầu, chúng con dâng sự hy sinh này một cách quảng đại cho người tội lỗi ăn năn trở lại, nhưng quá trưa, chúng con không còn chịu đựng được nữa.
Vì có một căn nhà gần đấy, nên con đề nghị với hai bạn đồng hành rằng con sẽ đi và xin họ ít nước. Hai bạn đồng hành đồng ý, nên con đi gõ cửa. Một bà già nhỏ bé không những cho con nước uống mà còn cho cả bánh mì nữa, được con tiếp nhận một cách đầy biết ơn. Con chạy đi chia cho các bạn đồng hành, rồi đưa bình nước cho Francisco và bảo em uống.
Em trả lời: “Em không muốn uống”
“Tại sao?”
“Em muốn hy sinh để người tội lỗi ăn năn trở lại”
‘Còn Jacinta, em uống một hớp chứ!”
“Nhưng em cũng muốn dâng hy sinh này cho người tội lỗi ăn năn trở lại”.
Thế là con đổ nước xuống một chỗ lõm trong đá, để đàn chiên uống, và đem bình đi trả cho bà chủ của nó. Cái nóng mỗi lúc một gay gắt hơn. Tiếng kêu nhức óc của dế và cào cào hợp với tiếng ộp ộp của ếch nhái từ chiếc ao gần đó khiến cho sự om sòm thành gần như không thể chịu đựng được. Jacinta, người vốn yếu ớt, và càng yếu ớt hơn vì thiếu thực phẩm và nước uống, nói với con một cách hết sức đơn sơ vốn là bản tính em rằng:
“Chị nói với mấy con dế và mấy con ếch im đi! Em nhức đầu quá”.
Lúc ấy, Francisco hỏi Jacinta:
“Há em không muốn chịu điều này vì các người tội lỗi hay sao?”
Con nhỏ, tay ôm đầu, trả lời:
“Có, em chịu. Cứ để chúng ca đi!”
Còn tiếp
Lúc này, con lớn đủ để được sai đi trông nom đàn chiên của nhà con, giống như mẹ con từng sai các đứa con khác của ngài cùng ở tuổi con. Chị Carolina của con lúc đó 13 tuổi và đến lúc chị phải ra ngoài làm việc. Nên mẹ con trao cho con việc trông nom đàn chiên. Con đưa tin này cho hai bạn đồng hành của con và nói với hai em rằng con sẽ không còn chơi với các em được nữa: nhưng hai em không làm sao chấp nhận được việc chia tay này. Các em lập tức xin mẹ các em cho phép các em cùng đi với con, nhưng bà không chịu. Chúng con không còn chọn lựa nào khác ngoài việc phải chấp nhận việc chia tay. Sau đó, gần như mọi ngày, hai em đều đi gặp con trên đường con về nhà vào lúc nhá nhem tối. Sau đó, chúng con tới sân đạp lúa, và chạy chơi một lúc, đợi Đức Mẹ và các Thiên Thần đốt đèn lên, hoặc để đèn, như kiểu chúng con quen nói, lên cửa sổ để soi sáng cho chúng con. Vào những đêm không có trăng, chúng con thường nói rằng không có dầu để Đức Mẹ đốt đèn!
Jacinta và Francisco thấy khó quen với việc vắng bóng của người cùng chơi với hai em trước đây. Vì thế, hai em khẩn khoản xin với mẹ hết lần này đến lần nọ để hai em cũng được đi chăn đàn chiên của gia đình. Cuối cùng, dì con, có lẽ hy vọng không còn phải nghe những lời khẩn khoản này nữa, dù biết hai em còn quá nhỏ, đã trao cho hai em việc trông nom đàn vật của gia đình. Rạng rỡ vì vui mừng, hai em chạy tới đưa tin cho con và nói đến việc để các đàn chiên của chúng con lại với nhau mỗi ngày. Mỗi người chúng con sẽ mở cổng chuồng, bất cứ khi nào mẹ hai em quyết định, và bất kể ai tới Barreiro đầu tiên cũng phải đợi cho đàn vật kia đến đã. Barreiro là tên của chiếc ao ở cuối chân đồi. Ngay khi gặp nhau tại ao, chúng con quyết định sẽ cho súc vật gặm cỏ ở đâu vào ngày hôm đó. Rồi chúng con lên đường, hạnh phúc và hài lòng như thể đi dự hội.
Và giờ đây, thưa Đức Cha, chúng con thấy Jacinta trong cuộc sống mới là người chăn chiên. Chúng con được lòng các con chiên nhờ biết chia sẻ bữa trưa với chúng. Điều này có nghĩa: khi chúng con tới đồng cỏ, chúng con được chơi thỏa tình, vì hoàn toàn chắc mẩm là đàn chiên sẽ không lạc xa khỏi chúng con. Jacinta thích nghe thấy tiếng em vọng lại từ thung lũng. Vì thế, một trong các trò vui của chúng con là leo lên đỉnh đồi, ngồi xuống tảng đá to nhất, và hết hơi hô to những tên khác nhau. Tên vọng lại rõ ràng nhất là “Maria”. Đôi khi Jacinta quen hô to trọn cả câu Kính Mừng Maria, bằng cách chỉ hô đến chữ sau, khi chữ trước hết vọng lại.
Chúng con cũng quen ca hát. Chen vào các bài hát bình dân, mà chẳng may chúng con biết khá nhiều, là các thánh ca ưa thích của Jacinta như “Salve Nobre Padroeira” (Kính Chào Nữ Quan Thầy Cao Sang), “Virgem Pura” (Nữ Trinh Tinh Tuyền), “Anjos, Cantai Comigo” (Hỡi Các Thiên Thần, Xin Cùng Hát Với Con). Chúng con cũng rất thích múa, và bất cứ nhạc cụ nào chúng con nghe các người chăn chiên khác chơi đều khiến chúng con nhẩy múa hân hoan. Jacinta, dù người nhỏ thó, có năng khiếu múa ngoại hạng.
Chúng con được khuyên đọc kinh Mân Côi sau bữa ăn trưa, nhưng vì cả ngày xem ra quá ngắn đối với trò chơi của chúng con, nên chúng con nghĩ ra một cách hay để đọc kinh này cho lẹ. Chúng con chỉ lần hạt qua ngón tay, trong khi miệng chỉ đọc “Kính Mừng Maria, Kính Mừng Maria, Kính Mừng Maria…” Cuối mỗi mầu nhiệm, chúng con dừng lại đôi chút, rồi chỉ đọc “Lạy Cha Chúng Con”, và cứ thế, trong nháy mắt, như người ta thường nói, chúng con đã đọc xong Kinh Mân Côi!
Jacinta cũng thích ôm chặt các con chiên nhỏ mầu trắng trong vòng tay, ngồi ôm chúng trong lòng, mơn trớn chúng, hôn hít chúng, và cõng chúng trên vai để về nhà lúc đêm hôm, để chúng khỏi bị mệt. Một ngày kia, trên đường về nhà, em còn đi giữa đàn chiên.
Con hỏi em: “Jacinta, em làm gì thế giữa đàn chiên?”
“Em muốn làm như Chúa chúng ta trong bức ảnh chị cho em. Người y hệt như thế này, ngay giữa đàn chiên, và Người ôm một con trong đôi tay Người”.
Cuộc hiện ra lần thứ nhất
Và giờ đây, thưa Đức Cha, Đức Cha ít nhiều biết rõ Jacinta đã sống như thế nào trong 7 năm đầu đời của em, cho tới ngày 13 tháng Năm, năm 1917, một ngày bừng sáng và tươi đẹp như mọi ngày trước đó. Ngày này, một cách tình cờ, nếu trong kế sách của Đấng Quan Phòng, có sự tình cờ này, chúng con chọn cho đàn vật của chúng con gặm cỏ ở một thửa đất thuộc cha mẹ con, gọi là Cova da Iria. Như thường lệ chúng con chọn đồng cỏ ở Barreiro như con đã nhắc ở trên. Điều này có nghĩa chúng con phai vượt qua một giải đất hoang khô cằn chỉ có thạch nam để tới đó, khiến đường đi dài gấp đôi. Chúng con phải đi chầm chậm để đàn vật có dịp gặm cỏ dọc đường, thành thử gần trưa chúng con mới tới nơi. Ở đây, con không muốn nói với Đức Cha điều xẩy ra hôm đó, vì Đức Cha đã biết rõ cả rồi, và do đó, đỡ mất thì giờ. Ngoại trừ vì đức vâng lời, việc con viết về điều này xem ra cũng là việc mất thì giờ đối với con nữa. Vì con không thể thấy Đức Cha rút được ích lợi gì từ nó, ngoại trừ để Đức Cha quen thuộc hơn với sự ngây thơ trong trắng của Jacinta.
Trước khi bắt đầu nói với Đức Cha những gì con nhớ được về giai đoạn mới trong cuộc đời của Jacinta, trước nhất con phải nhận rằng có một số khía cạnh trong các lần Đức Mẹ hiện ra được chúng con thỏa thuận sẽ không cho ai biết. Tuy nhiên, giờ đây, có lẽ con phải nói tới chúng để giải thích do đâu Jacinta lại hấp thụ được một lòng yêu mến lớn lao như thế với Chúa Giêsu, với đau khổ và các người có tội, mà vì phần rỗi của họ, em đã hy sinh một cách quảng đại như vậy. Đức Cha không rõ đâu rằng chính em là người, vì không kiềm chế được niềm vui, nên đã vi phạm thỏa thuận giữ kín mọi sự. Ngay chiều hôm đó, trong khi chúng con còn đang ưu tư và đắm chìm trong ngạc nhiên, Jacinta không ngừng la lên một cách phấn chấn:
“Ồ, Bà ấy đẹp quá!”
Con nói: “Chị biết sẽ xẩy ra điều gì. Cuối cùng em sẽ nói điều ấy cho một người khác biết”.
Em trả lời, “Không, em sẽ không nói, chị đừng lo”.
Ngày hôm sau, Francisco chạy đến nói với con Jacinta đã kể cho mọi người trong nhà hay vào đêm hôm trước như thế nào. Nghe thấy như vậy, Jacinta không dám nói gì.
Con nói với em: “Em thấy đấy, đó là điều chính chị đã nghĩ sẽ xẩy ra”.
Em trả lời, nước mắt dàn dụa: “Có điều gì đó ở trong em không để em giữ được im lặng”.
“Được rồi, em đừng khóc nữa, và đừng nói với ai bất cứ điều gì khác về những gì Đức Mẹ nói với chúng ta”.
“Nhưng em đã nói với họ rồi”
“Thế em đã nói những gì?”
“Em nói Đức Mẹ hứa sẽ đem chúng ta về thiên đàng”.
“Vì nghĩ em đã nói những điều ấy!”
“Xin chị tha thứ cho em. Em sẽ không nói cho bất cứ ai bất cứ điều gì nữa”.
Suy nghĩ về hoả ngục
Hôm ấy, khi chúng con tới đồng cỏ, Jacinta ngồi tư lự trên một phiến đá.
“Jacinta, tới đây chơi”
“Hôm nay, em không muốn chơi”
“Tại sao không?”
“Vì em nghĩ Đức Mẹ bảo chúng ta đọc kinh Mân Côi và làm các việc hy sinh cho người có tội ăn năn trở lại. Vậy từ nay trở đi, khi đọc kinh Mân Côi, chúng ta phải đọc trọn cả kinh Kính Mừng và trọn cả kinh Lạy Cha! Còn các việc hy sinh, chúng ta phải làm chúng cách nào đây?”
Ngay lập tức, Francisco nghĩ đến một việc hy sinh:
“Chúng ta hãy dành bữa trưa của chúng ta cho đàn chiên, và làm việc hy sinh bằng cách không có bữa trưa”.
Chỉ trong ít phút, các đồ chứa trong các hộp ăn trưa của chúng con đã được phân chia cho các con chiên. Thành thử hôm đó, chúng con ăn chay nghiêm ngặt như một tu sĩ khổ tu nhiệm nhặt nhất! Jacinta vẫn ngồi trên phiến đá, nhìn rất đăm chiêu, và lên tiếng hỏi:
“Đức Mẹ còn nói rằng nhiều linh hồn sẽ xuống hỏa ngục. Vậy hỏa ngục là chi?”
“Nó giống như một hầm sâu đầy thú dữ, với lò lửa vĩ đại ở đấy – đây là điều mẹ con thường giải thích cho con như vậy – và đây là nơi những người phạm tội mà không đi xưng tội phải tới. Họ ở đó và bị thiêu đốt đời đời!”
“Và họ không bao giờ ra khỏi đó?”
“Không!”
“Dù sau nhiều, rất nhiều năm?”
“Không! Hỏa ngục không bao giờ cùng!”
“Và thiên đàng cũng không bao giờ cùng?”
“Ai đã lên thiên đàng, thì không bao giời rời bỏ đó nữa!”
“Còn ai đã xuống hỏa ngục, cũng không bao giời rời khỏi đó?”
“Chúng đời đời, em biết đấy, chúng không bao giờ cùng”
Đó là lần đầu tiên, chúng con thực hiện cuộc suy gẫm về hoả ngục và đời sống vĩnh cửu. Điều gây ấn tượng sâu xa nơi Jacinta là ý niệm đời đời. Dù giữa cuộc chơi, em cũng sẽ dừng lại và hỏi:
“Nhưng này chị, há hỏa ngục không chấm dứt sau nhiều, rất nhiều năm đó sao?”
Hay; “Những người bị thiêu đốt trong hỏa ngục, há họ không bao giờ chết hay sao? Và há họ không cháy thành than hay sao? Và nếu người ta cầu nguyện rất nhiều cho các người có tội, há Chúa không cho họ ra khỏi đó hay sao? Và khi họ còn làm các việc hy sinh nữa? Những người có tội quả đáng thương! Chúng ta phải cầu nguyện và làm nhiều việc hy sinh cho họ!”
Và em nói tiếp:
“Bà ấy [Đức Mẹ] tốt lành xiết bao! Bà hứa sẽ đem chúng ta về thiên đàng!”.
Người tội lỗi ăn năn trở lại
Jacinta khắc sâu việc thực hiện hy sinh cho người có tội vào trong tâm khảm đến nỗi không bao giờ bỏ lỡ cơ hội làm những việc này. Có hai gia đình ở Moita có con cái đi ăn xin từng nhà. Một ngày kia, chúng con gặp các trẻ em này, khi chúng con đang đi chăn chiên. Ngay khi gặp họ, Jacinta nói với chúng con:
“Chúng ta hãy dành bữa trưa của chúng ta cho các trẻ em nghèo này, để người có tội ăn năn trở lại”.
Và em chạy đi tặng bữa trưa cho họ. Chiều hôm đó, em nói với con rằng em đói bụng. Gần đấy có những cây sồi xanh và những cây sồi thường. Trái của chúng vẫn còn xanh. Tuy nhiên, con nói với em chúng con có thể ăn chúng. Francisco bèn leo lên cây sồi xanh và hái đầy các túi, nhưng Jacinta nhớ rằng chúng con có thể ăn trái của cây sồi thường, và do đó, làm việc hy sinh bằng việc ăn loại trái đắng hơn. Thế là buổi chiều hôm ấy, chúng con thưởng thức bữa ăn thịnh soạn này! Jacinta biến việc này thành một trong các việc hy sinh thông thường của em, và thường hái những trái sồi thường hoặc những trái ôliu từ cây.
Một hôm, con bảo em:
“Jacinta, đừng ăn trái đó; nó quá đắng!”
“Nhưng vì nó đắng nên em mới ăn nó, để những người có tội ăn năn trở lại”.
Trên đây không phải là những lần duy nhất chúng con ăn chay. Chúng con từng thỏa thuận với nhau rằng bất cứ khi nào gặp một trẻ em nghèo như những trẻ em này, chúng con sẽ dành bữa trưa cho họ. Họ rất sung sướng được lãnh nhận các món bố thí này, nên họ rất hay gặp chúng con; họ hay đợi chúng con trên lộ trình của chúng con. Vừa trông thấy họ, Jacinta đã chạy tới và cho họ mọi món ăn chúng con có ngày hôm đó, hạnh phúc như thể em chẳng cần đến những món này. Vào những ngày như thế, thức ăn duy nhất của chúng con chỉ còn là những hạt thông, và những trái mọng (berry) nhỏ cỡ trái ôliu mọc ở rễ các cây hoa hình chuông mầu vàng, cũng như các trái dâu đen, nấm, hoặc một vài thứ khác chúng con thấy được ở rễ các cây thông – Giờ đây, con không thể nhớ những thứ này tên gì. Nếu có trái cây nào trên đất thuộc cha mẹ chúng con, chúng con thường ăn nó.
Việc khát mong làm các hy sinh của Jacinta xem ra không biết đâu cho vừa. Một ngày kia, người hàng xóm cho mẹ con một bãi cỏ ngon cho đàn chiên của chúng con. Dù bãi cỏ này khá xa và chúng con đang ở những ngày rất nóng của mùa hè, mẹ con cũng vẫn nhận món quà hậu hĩnh này, và sai con tới đó. Ngài nói với con rằng chúng con nên nghỉ trưa dưới bóng cây cối, vì gần đó có giếng để đàn vật uống nước. Trên đường tới đó, chúng con gặp mấy đứa trẻ nghèo thân thương của chúng con, và Jacinta chạy tới cho họ các của bố thí thông thường của chúng con. Hôm đó là một ngày thật đáng yêu, nhưng mặt trời thì nắng cháy, và trong thửa đất hoang khô cằn sỏi đá ấy, xem ra mọi sự đều như cháy xém cả. Chúng con bị nung đến khát khô và không hề có một giọt nước để uống. Thoạt đầu, chúng con dâng sự hy sinh này một cách quảng đại cho người tội lỗi ăn năn trở lại, nhưng quá trưa, chúng con không còn chịu đựng được nữa.
Vì có một căn nhà gần đấy, nên con đề nghị với hai bạn đồng hành rằng con sẽ đi và xin họ ít nước. Hai bạn đồng hành đồng ý, nên con đi gõ cửa. Một bà già nhỏ bé không những cho con nước uống mà còn cho cả bánh mì nữa, được con tiếp nhận một cách đầy biết ơn. Con chạy đi chia cho các bạn đồng hành, rồi đưa bình nước cho Francisco và bảo em uống.
Em trả lời: “Em không muốn uống”
“Tại sao?”
“Em muốn hy sinh để người tội lỗi ăn năn trở lại”
‘Còn Jacinta, em uống một hớp chứ!”
“Nhưng em cũng muốn dâng hy sinh này cho người tội lỗi ăn năn trở lại”.
Thế là con đổ nước xuống một chỗ lõm trong đá, để đàn chiên uống, và đem bình đi trả cho bà chủ của nó. Cái nóng mỗi lúc một gay gắt hơn. Tiếng kêu nhức óc của dế và cào cào hợp với tiếng ộp ộp của ếch nhái từ chiếc ao gần đó khiến cho sự om sòm thành gần như không thể chịu đựng được. Jacinta, người vốn yếu ớt, và càng yếu ớt hơn vì thiếu thực phẩm và nước uống, nói với con một cách hết sức đơn sơ vốn là bản tính em rằng:
“Chị nói với mấy con dế và mấy con ếch im đi! Em nhức đầu quá”.
Lúc ấy, Francisco hỏi Jacinta:
“Há em không muốn chịu điều này vì các người tội lỗi hay sao?”
Con nhỏ, tay ôm đầu, trả lời:
“Có, em chịu. Cứ để chúng ca đi!”
Còn tiếp
Văn Hóa
Họp mặt và Huấn luyện các Xướng ngôn viên VietCatholic TV tại Nam Cali
Đồng Nhân
14:24 30/04/2017
LITTLESAIGÒN NAM CALI - Các xướng ngôn viên Truyền Hình của VietCatholic TV vùng Little Saigòn thuộc Orange County thuộc Nam California, đã có cuộc họp mặt đông đủ vào ngày 29/4/2017 với mục đích là quen biết nhau, chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi thêm các kỹ thuật Xướng Ngôn Viên Truyền Hình.
Hình ảnh
Khóa học do cô Lý Mai Trang, nguyên giảng viên Học Viện Nhạc thành phố Saigòn hướng dẫn tại Trụ Sở VietCatholic ở Garden Grove, California.
Các xướng ngôn viên gồm: Mai Hương, Phương Chi, Thùy Vân, Nguyệt Hằng, Kim Phượng; Thanh Lan, Thu Hương, Cẩm Hạnh Cẩm Loan và Thùy Diễm.
Cô Mai Trang đã hướng dẫn và chia sẻ những kinh nghiệm rất hữu ích về các đề mục sau đây:
Kỹ thuật chuyên môn cho Xướng ngôn viên TV:
- Âm giọng vùng miền
- Phát âm
- Âm sắc giọng đọc phù hợp
- Tốc độ
- Kỹ thuật lấy hơi
- Tone giọng
- Rèn luyện phát âm
- Thực hành (Ghi hình trước và sau khi huấn luyện)
Hình ảnh:
- Make-up
- Trang phục, trang sức
- Tạo dáng trước ống kính
- Diễn xuất khi đọc tin
- Các phụ kiện hỗ trợ khi cần thiết
- Thực hành. (Ghi hình tư liệu trước và sau thực tập)
Cuộc họp mặt mang lại niềm hân hoan chứa chan khi các xướng ngôn viên có dịp quen biết nhau, vì tuy cùng làm việc, nhưng ít có khi chị em gặp mặt nhau đông đủ để hàn huyên và học hỏi với nhau như ngày hôm nay. Đặc biệt là được cô Mai Trang truyền đạt những kiến thức cơ bản về vai trò xướng ngôn viên khi đọc tin tức thời sự khác với đọc một bài suy niệm hay là làm một phóng sự tường trình như thế nào?
Không những chỉ ra sự khác biệt cách phát âm, gọng đọc, mà còn cả cách phát âm đúng từng miền, hoặc là khi nào thì cần đọc cho có tâm tình khi nào thì đọc tin với sự xác tín, v.v…
Rất nhiều những kỹ thuật về đài từ cách đọc tin trước ông kính cho đến trang phục, make up và diễn xuất được trình bầy cặn kẽ. Các chị em tham dự rất thích thú và chăm chú lĩnh hội kiến thức và các kỹ thuật được trình bầy.
Buổi họp mặt và chương trình Huấn luyện hôm nay được chị Anne Lang phối trí rất chu đáo và diễn tiễn thành công tuyệt vời, chị Lang và Thu Hương đã cung cấp hoa trái tươi, thức uống và các món snack ngon cho buổi họp. Ngòai chị Anne Lang còn có chị Tươi và bà Tú đến phụ giúp, đặc biệt là chị Cúc đã sửa sọan bữa ăn trưa thật ngon miệng.
Buổi họp mặt được anh Lê Sự, thuộc Đài VietCatholic TV và phóng viên photo Nguyễn Viết Thảo đến ghi TV và chụp hình. Ngoài ra còn có sự hiện diện của cô Uyên Bình là một chuyên viên make up cô sẽ có những buổi hướng dẫn cho các XNV cách tự trang điểm trong những buổi huấn luyện sau này.
Sau khóa học Cha Giám đốc VietCatholic hết lòng các ơn chị Mai Trang, chị Anne Lang và các chị phụ tá, các cameramen và các xướng ngôn viên vì lòng quảng đại, sự nhiệt tình hy sinh và tâm tình qúy mến với công tác tông đồ, và đặc biệt là sự hinh sinh thì giờ qúi báu của cuối tuần đến tham dự buổi họp mặt và học hỏi được thành công mỹ mãn ngoàai sự mong đợi.
Khóa học do cô Lý Mai Trang, nguyên giảng viên Học Viện Nhạc thành phố Saigòn hướng dẫn tại Trụ Sở VietCatholic ở Garden Grove, California.
Các xướng ngôn viên gồm: Mai Hương, Phương Chi, Thùy Vân, Nguyệt Hằng, Kim Phượng; Thanh Lan, Thu Hương, Cẩm Hạnh Cẩm Loan và Thùy Diễm.
Cô Mai Trang đã hướng dẫn và chia sẻ những kinh nghiệm rất hữu ích về các đề mục sau đây:
Kỹ thuật chuyên môn cho Xướng ngôn viên TV:
- Âm giọng vùng miền
- Phát âm
- Âm sắc giọng đọc phù hợp
- Tốc độ
- Kỹ thuật lấy hơi
- Tone giọng
- Rèn luyện phát âm
- Thực hành (Ghi hình trước và sau khi huấn luyện)
Hình ảnh:
- Make-up
- Trang phục, trang sức
- Tạo dáng trước ống kính
- Diễn xuất khi đọc tin
- Các phụ kiện hỗ trợ khi cần thiết
- Thực hành. (Ghi hình tư liệu trước và sau thực tập)
Cuộc họp mặt mang lại niềm hân hoan chứa chan khi các xướng ngôn viên có dịp quen biết nhau, vì tuy cùng làm việc, nhưng ít có khi chị em gặp mặt nhau đông đủ để hàn huyên và học hỏi với nhau như ngày hôm nay. Đặc biệt là được cô Mai Trang truyền đạt những kiến thức cơ bản về vai trò xướng ngôn viên khi đọc tin tức thời sự khác với đọc một bài suy niệm hay là làm một phóng sự tường trình như thế nào?
Không những chỉ ra sự khác biệt cách phát âm, gọng đọc, mà còn cả cách phát âm đúng từng miền, hoặc là khi nào thì cần đọc cho có tâm tình khi nào thì đọc tin với sự xác tín, v.v…
Rất nhiều những kỹ thuật về đài từ cách đọc tin trước ông kính cho đến trang phục, make up và diễn xuất được trình bầy cặn kẽ. Các chị em tham dự rất thích thú và chăm chú lĩnh hội kiến thức và các kỹ thuật được trình bầy.
Buổi họp mặt và chương trình Huấn luyện hôm nay được chị Anne Lang phối trí rất chu đáo và diễn tiễn thành công tuyệt vời, chị Lang và Thu Hương đã cung cấp hoa trái tươi, thức uống và các món snack ngon cho buổi họp. Ngòai chị Anne Lang còn có chị Tươi và bà Tú đến phụ giúp, đặc biệt là chị Cúc đã sửa sọan bữa ăn trưa thật ngon miệng.
Buổi họp mặt được anh Lê Sự, thuộc Đài VietCatholic TV và phóng viên photo Nguyễn Viết Thảo đến ghi TV và chụp hình. Ngoài ra còn có sự hiện diện của cô Uyên Bình là một chuyên viên make up cô sẽ có những buổi hướng dẫn cho các XNV cách tự trang điểm trong những buổi huấn luyện sau này.
Sau khóa học Cha Giám đốc VietCatholic hết lòng các ơn chị Mai Trang, chị Anne Lang và các chị phụ tá, các cameramen và các xướng ngôn viên vì lòng quảng đại, sự nhiệt tình hy sinh và tâm tình qúy mến với công tác tông đồ, và đặc biệt là sự hinh sinh thì giờ qúi báu của cuối tuần đến tham dự buổi họp mặt và học hỏi được thành công mỹ mãn ngoàai sự mong đợi.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Trên Đường Emmau
Nguyễn Trung Tây, Lm (SVD)
18:26 30/04/2017
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
Trên đường Emmau
Hai người lữ khách bước đi bên nhau
Mộng vàng tan mây
Nhọc nhằn lê gót chân buồn đường dài!
(Trên Đường Emmau LM Thành Tâm)
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 24 - 30/04/2017: Đức Thánh Cha phê bình chính sách của Âu Châu về di dân và tị nạn
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
22:11 30/04/2017
1. Tranh cãi chung quanh việc Đức Thánh Cha dùng từ “trại tập trung” để chỉ các trung tâm tiếp nhận người tị nạn tại Âu Châu
Đức Thánh Cha đã lên tiếng phê bình chính sách của các quốc gia Âu Châu về di dân và tị nạn, và gọi các trung tâm tiếp nhận người tị nạn là các “trại tập trung”.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi Phụng Vụ Lời Chúa tại Đền Thờ Thánh Bácthôlômêô tại Rôma chiều thứ Bẩy 22 tháng Tư do Cộng đồng thánh Egidio tổ chức để tưởng niệm các vị tử đạo mới trong thế kỷ 20 và 21.
Khi đề cập đến các trại tị nạn, Đức Thánh Cha nhận xét rằng “nhiều trung tâm trong số này giống như các trại tập trung, bởi vì có quá đông người.”
Nhận xét đó đã thu hút sự phản đối nhẹ nhàng từ Ủy ban Do Thái, gọi tắt là AJC. David Harris, nhà lãnh đạo AJC, nói: “Không thể so sánh” giữa các trại tị nạn và các trại tập trung của Đức quốc xã. So sánh trên khía cạnh tương lai sáng sủa đang mở ra trước mắt những người tị nạn và số phận thê thảm đáng sợ của những người bị giam trong các trại tạp trung của Đức quốc xã, ông nói:
“Các điều kiện mà người di cư hiện đang sống ở một số nước châu Âu có thể rất khó khăn, và đáng được quan tâm nhiều hơn trên thế giới, nhưng chắc chắn những trung tâm này không phải là các trại tập trung.”
Trong cuộc họp báo hôm thứ Hai 24 tháng Tư, ông Greg Burke, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, lưu ý rằng lúc đó Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói ứng khẩu, không có một văn bản nào.
2. Đức Thánh Cha an ủi em gái của cha Jacques Hemel
Cũng trong buổi Phụng Vụ Lời Chúa tại Đền Thờ Thánh Bácthôlômêô tại Rôma chiều thứ Bẩy 22 tháng Tư do Cộng đồng thánh Egidio tổ chức để tưởng niệm các vị tử đạo mới trong thế kỷ 20 và 21, Đức Thánh Cha Phanxicô đã an ủi em gái của một linh mục người Pháp bị sát hại bởi bọn khủng bố Hồi Giáo IS trong một nhà thờ ở Normandy.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nắm tay Roselyne Hamel, em gái của cha Jacques Hamel, 85 tuổi, đã chết vì bị cắt đứt cuống họng khi ngài cử hành Thánh Lễ vào ngày 26 tháng 7 năm 2016.
Ngài đã lặng lẽ nói chuyện và an ủi bà trong buổi lễ tối tại Đền Thờ Thánh Bácthôlômêô trên cù lao Tiberina của sông Tiber ở Rôma; sau khi nghe bà Roselyne Hamel phát biểu những cảm nghĩ và tâm tình đau đớn của bà khi nghe tin anh mình bị giết bởi “hai thanh niên cực đoan bị nhồi nhét các tư tưởng hận thù.”
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “các vị tử đạo dạy chúng ta rằng với sức mạnh của tình yêu, và với sự dịu dàng, chúng ta có thể chống lại thói kiêu ngạo, bạo lực và chiến tranh - và sự bình an có thể đạt được với lòng kiên nhẫn.”
3. Câu chuyện một người Hồi Giáo có vợ bị khủng bố IS giết khiến Đức Thánh Cha cảm động
Trong buổi Phụng Vụ Lời Chúa tại Đền Thờ Thánh Bácthôlômêô tại Rôma chiều thứ Bẩy 22 tháng Tư do Cộng đồng thánh Egidio tổ chức để tưởng niệm các vị tử đạo mới trong thế kỷ 20 và 21, Đức Thánh Cha cũng ứng khẩu nhắc lại cuộc viếng thăm của ngài tại trại tị nạn ở đảo Lesbo bên Hy Lạp hồi tháng 4 năm 2016.
Ngài nói: “Ngày hôm nay tôi muốn thêm một hình ảnh nữa, đó là những người tị nạn và những cuộc bách hại các tín hữu Kitô.. Khi ở đảo Lesbo, tôi chào những người tị nạn, tôi thấy một người đàn ông khoảng 30 tuổi với 3 đứa con nhỏ, ông nhìn tôi và nói: ‘Thưa cha, con là người Hồi giáo, vợ con là tín hữu Kitô và những tên khủng bố đến đất nước chúng con. Họ nhìn chúng con và hỏi xem chúng con theo đạo nào, và khi thấy vợ có một thánh giá, chúng bảo vợ con vứt thánh giá đi. Vợ con không chịu làm theo lời chúng, thế là chúng cắt cổ vợ con ngay trước mặt con. Chúng con rất thương yêu nhau’”.
Đức Thánh Cha nói tiếp: “Đó là hình ảnh mà ngày hôm nay tôi mang như một món quà. Tôi không biết người đàn ông ấy còn ở đảo Lesbo hay đã được đi định cư tại nơi hác. Tôi không biết ông ấy có khả năng ra khỏi cái trại tập trung ấy hay không, các trại tị nạn là những trại tập trung, vì có đông chật người tại đó. Người ta bỏ họ tại đó vì những hiệp định quốc tế dường như quan trọng hơn các quyền con người. Người đàn ông tị nạn ấy không nuôi oán hận, ông ta là người hồi giáo đã phải chịu thập giá đau khổ ấy và ông mang thập giá đó không chút oán hận. Ông nương náu trong tình thương của vợ”.
4. Các Đại Học Công Giáo tại Mỹ trung thành với giáo huấn của Giáo Hội phát triển mạnh
Một số Đại Học tại Mỹ Công Giáo tuy mang danh là Công Giáo nhưng có xu hướng xa rời các giáo huấn chính thức của Giáo Hội. Họ thường mời các nhân vật gây tranh cãi như Obama, Hilary Clinton … đến nói chuyện, khai mạc năm học mới và bế giảng; và thường xuyên xung đột với đấng bản quyền địa phương.
Chính vì thế, tổ chức Đức Hồng Y Newman mỗi năm xuất bản đều đặn cuốn “Newman Guide” nêu rõ các trường Đại Học nào thực sự gắn bó với các giáo huấn chính thức của Giáo Hội.
Ấn bản lần thứ 10 của cuốn Newman Guide, vừa được công bố, cho thấy có một sự tăng trưởng mạnh mẽ và đều đặn trong các Đại Học khuyến khích sinh viên trung thành với giáo huấn của Giáo Hội.
Patrick Reilly, chủ tịch Hiệp hội Đức Hồng Y Newman, cho biết: “Trong 10 năm qua, các Đại Học được đề cao trong cuốn Newman Guide đã đạt được những thành công đáng kể, song song với việc mang đến một bản sắc Công Giáo mạnh mẽ.”
Những Đại Học này có thể kể là:
Thomas Aquinas College ở California đã đạt đến mức ghi danh cao nhất trong các Đại Học tại Mỹ, và vừa công bố việc mở thêm một trường mới ở Massachusetts.
Christendom College ở Virginia cũng đã đạt được một mức tuyển sinh rất cao và khởi động chiến dịch vay vốn 40 triệu đô la để mở rộng cơ sở.
Wyoming College đã chứng kiến sự tăng trưởng đến 150% trong bảy năm qua
Đại học Ave Maria ở Florida đã tăng 75%, và Benedictine College ở Kansas tăng 43%.
Benedictine College, năm ngoái là năm liên tiếp thứ 19 có số sinh viên gia tăng, và thánh lễ hàng ngày của họ thu hút khoảng 625 sinh viên mỗi thánh lễ.
Thomas More College ở New Hampshire đã chứng kiến 7 năm tăng trưởng, trong khi thêm vào chương trình việc thực tập tại Tây Ban Nha và việc hành hương đến Ba Lan cùng với các chương trình đã có sẵn tại Rôma và Oxford.
5. Đức Thánh Cha phê bình mô thức thần học “cứng nhắc” và “duy lý”
Đức Thánh Cha đã lên tiếng phê bình mô thức thần học “cứng nhắc” và “duy lý”. Ngài đã đưa ra lập trường trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Hai 24 tháng Tư tại nhà nguyện Santa Marta.
Đức Thánh Cha nói rằng Chúa Thánh Linh cho phép các tín hữu “tiến bước theo con đường cuả thần khí mà không có sự thỏa hiệp, không có sự cứng cỏi”.
Đức Thánh Cha nói rằng một số Kitô hữu dường như tin rằng “Ngôi Lời đã không hóa thành xác phàm, nhưng hóa thành lề luật”.
Đức Thánh Cha nhận xét rằng lịch sử của Giáo Hội được đánh dấu bằng những cuộc đấu tranh chống lại một “tư duy duy lý”, được đặc trưng bởi mô thức “thần học” vâng, bạn có thể; Không, bạn không thể. Ngài nói thái độ này vi phạm sự tự do của Thần Khí được tái sinh trong Thánh Linh.
6. Thắng lợi của Erdoğan là một tin rất buồn cho cộng đoàn Kitô hữu Thổ Nhĩ Kỳ
Kết quả của cuộc trưng cầu dân ý hôm 16 tháng Tư ở Thổ Nhĩ Kỳ hầu như không đáng ngạc nhiên, ngoại trừ điều này: Mặc dù, tổng thống Erdoğan đã đóng cửa hầu hết các phương tiện truyền thông đối lập, ông ta chỉ thắng lớn ở các vùng nông thôn và các khu vực đậm nét Hồi Giáo của Thổ Nhĩ Kỳ, và đã thất bại ở tất cả các thành phố lớn và ở khu vực người Kurd.
Ông Erdoğan đã thực hiện một cuộc vận động rất mạnh trong số những người theo chủ nghĩa quốc gia hẹp hòi tại Thổ Nhĩ Kỳ, là một lực lượng luôn luôn rất mạnh tại nước này; nhưng chiến thắng 51.4%, là một sự thất vọng đối với Erdoğan. Cay cú, Erdoğan, loan báo quyết tâm lập lại án tử hình, và nhiều người trong số những ai đã dám bỏ phiếu chống có lẽ sẽ có một tương lai đầy bất trắc.
Cuộc trưng cầu dân ý vừa qua đã chuyển Thổ Nhĩ Kỳ từ một nước cộng hòa nghị viện sang một chế độ tổng thống chế. Điều này có nghĩa là Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không còn như Italia nữa, với một hệ thống quyền lực được phân tán trong các cơ quan hiến định khác nhau (thường dẫn tới các chính phủ rất yếu) nhưng sẽ giống như Hoa Kỳ hoặc Pháp. Nhưng không thực sự như thế. Hiến pháp Hoa Kỳ nổi tiếng về việc “kiểm tra và cân bằng”, trong khi cách làm mới của Thổ Nhĩ Kỳ có lẽ sẽ cho thấy quyền lực tập trung ở mức độ đáng chú ý trong tay của một người, là ông Erdoğan.
Rất nhiều nhà bình luận coi đây là cái chết của chế độ dân chủ Thổ Nhĩ Kỳ. Họ chỉ đúng có một nửa thôi. Thổ Nhĩ Kỳ làm gì có chế độ dân chủ để mà chết. Cho đến năm 1950, Thổ Nhĩ Kỳ được điều hành đầu tiên bởi Kemal Ataturk, người sáng lập nước cộng hòa, và sau đó bởi Ismet Inonu, người kế nhiệm ông. Họ đều là những nhà độc tài cách này cách khác. Inonu rời nhiệm sở sau khi thất bại trong cuộc tổng tuyển cử năm 1950, và Celal Bayar lên thay. Năm 1960, quân đội tiến hành đảo chính, Bayar đã bị bắt cùng với Thủ tướng Adnan Menderes, và sau đó bị kết án tử hình và bị treo cổ. Những thứ lịch sử như thế không thể coi là lịch sử của một nền dân chủ đáng tự hào.
Nhận định cho rằng ông Erdoğan đang giết chết nền dân chủ Thổ Nhĩ Kỳ phải được nhìn nhận dưới ánh sáng của thực tế là Thổ Nhĩ Kỳ chưa bao giờ thực sự là một chính thể dân chủ thực sự. Vì thế, nó thật đáng ngạc nhiên khi thấy rằng chỉ có hơn một nửa số cử tri đã lựa chọn chính phủ độc tài. Ở các nước độc tài như Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Trung Quốc.. con số này ít ra phải là 95%.
Với kết quả 51.4%, ta phải vinh danh những người dám bỏ phiếu KHÔNG. Họ dũng cảm bỏ phiếu Không, và họ sẽ phải đau khổ vì điều này trong tương lai.
Người ta có thể mong đợi điều gì nơi chế độ độc tài mới ở Thổ Nhĩ Kỳ? Trong những năm qua nhiều nhà báo đã bị bỏ tù vì đã viết những điều bị nhà cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ cho là “sai trái”, và một số đã bị giết vì dám nghĩ “những điều sai trái”. Hiện tại có ít nhất 81 nhà báo đang bị tù ở Thổ Nhĩ Kỳ, với nhiều cáo buộc chống nhà nước, khiến Thổ Nhĩ Kỳ là nước dẫn đầu thế giới về việc bắt giam các nhà báo. Và chúng ta đừng quên Hrant Dink, bị sát hại chỉ vì dám dũng cảm đề cập đến vụ diệt chủng người Armenia năm 1915.
Một lần nữa, chúng ta không thể hy vọng có những cải thiện trong thái độ của Thổ Nhĩ Kỳ đối với thiểu số Kitô giáo. Sự hỗ trợ của ông Erdoğan xuất phát chủ yếu từ khu trung tâm Hồi Giáo Anatolia, và đây là một khu vực bài Kitô giáo mạnh nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là nơi thỉnh thoảng lại bùng phát các hoạt động chống lại các Kitô hữu, và đáng lo ngại hơn, những hoạt động này thường được sự hỗ trợ bí mật từ chính quyền.
Tưởng cũng nên nhắc lại ở đây các quan ngại của thông tấn xã Công Giáo Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc theo đó các bồi bút cho chính quyền Erdoğan đã đi quá xa khi vu cáo Giáo Hội Công Giáo với những vai trò đầy huyền thoại trong cuộc đảo chánh hụt hôm 15 tháng 7, 2016. Cho đến nay, nhiều người vẫn tin rằng đó chỉ là một cuộc đảo chính giả do chính Erdoğan dàn dựng để có cớ thu tóm quyền hành.
Sau cuộc đảo chánh hụt này, các phương tiện truyền thông của Thổ Nhĩ Kỳ thi nhau bày tỏ lòng trung thành với tổng thống Erdoğan và đưa ra nhiều cáo buộc chống lại giáo sĩ Hồi Giáo Fethullah Gulen, kể cả các cáo buộc hoang tưởng nhất.
Tờ Cumhuriyet, trong số ra ngày 7 tháng 8, 2016 đã nhắc đến cuộc gặp gỡ vào tháng Hai năm 1998 giữa Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Imam Fethullah Gulen. Bất chấp thực tế Fethullah Gulen là một giáo sĩ cao cấp của Hồi Giáo, ký giả Mine Kirikkanat của tờ này nói rằng ông Fethullah Gulen là một “gián điệp” của Giáo Hội Công Giáo đã được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong Hồng Y “in pectore” (không nêu danh tính) và được cài vào Thổ Nhĩ Kỳ trong âm mưu “Kitô Giáo hóa” nước này.
Ông Erdoğan có kỷ lục về việc hăm dọa những người ngoại quốc sống trên đất Thổ, và Kitô hữu thường được đồng hóa với người ngoại quốc trong tâm thức của nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ. Các Kitô hữu ở Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt là những người cải đạo, đang ở trong một thời kỳ rất khó khăn với chế độ độc tài mới của Thổ Nhĩ Kỳ.
7. Sứ điệp Tòa Thánh gửi các Phật Tử.
Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn chúc mừng các Phật Tử trên thế giới nhân dịp lễ Phật Đản và cổ võ cùng nhau cấp thiết thăng tiến một nền văn hóa hòa bình và bất bạo động.
Trên đây là nội dung Sứ điệp của Ðức Hồng Y Jean Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn, và của Ðức Cha Tổng thư ký Miguel Ángel Ayoso Guixot, công bố hôm 22 tháng 4 năm 2017 nhân lễ Vesakh. Ðối với các tín đồ Phật giáo nguyên thủy, lễ này mừng cuộc đản sinh, thành đạo và viên tịch của Ðức Phật, trong khi các tín đồ Phật giáo đại thừa, cử hành các biến cố đó vào những ngày khác nhau. Năm 2017 lễ Vesakh được cử hành vào ngày 10 tháng 5 năm 2017.
Trong sứ điệp, Hội đồng Tòa Thánh nhận xét rằng trong khi nhiều tín hữu dấn thân thăng tiến hòa bình, thì có những người khác lại khai thác tôn giao để biện minh cho những hành vi bạo lực và oán thù.
Chúa Giêsu và Ðức Phật cũng cổ võ bất bạo động và là những người xây dựng hòa bình. Như Ðức Giáo Hoàng Phanxicô đã viết “Cả Chúa Giêsu cũng sống trong thời kỳ bạo lực. Ngài dạy rằng chiến trường đích thực trong đó bạo lực và an bình đụng độ nhau chính là tâm hồn con người: “Thực vậy, từ bên trong, tức là từ tâm hồn con người, xuất phát những ý hướng xấu”
Cả Ðức Phật cũng loan báo một sứ điệp bất bạo động và hòa bình, khuyến khích tất cả mọi người “hãy chiến thắng kẻ giận dữ không phải bằng sự nổi giận, chiến thắng kẻ gian ác bằng sự từ nhân, chiến thắng kẻ lầm than bằng sự quảng đại, và thắng kẻ gian dối bằng sự thật”
Cụ thể hơn, Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn cổ võ sự dấn thân chung của các tín hữu Kitô và Phật tử và khẳng định rằng:
“Chúng ta đồng ý là bạo lực nảy sinh từ trái tim con người, và sự ác của con người đưa tới những cơ cấu gian ác. Vì thế chúng ta được kêu gọi thực hiện một công trình chung: nghiên cứu những nguyên nhân gây nên bạo lực; giảng dạy cho các tín hữu liên hệ cách thức chiến thắng sự ác trong tâm hồn của họ; giải thoát khỏi sự ác các nạn nhân cũng như những người phạm những hành vi bạo lực; huấn luyện tâm trí của tất cả mọi người, đặc biệt là các trẻ em, hãy yêu mến và sống an bình với tất cả mọi người và với môi trường; giảng dạy rằng không có hòa bình nếu không có công lý, và cũng không có công lý đích thực nếu không có tha thứ; mời gọi tất cả mọi người hãy cộng tác vào việc phòng ngừa các xung đột trong sự tái thiết các xã hội bị phân tán; khuyến khích các phương tiện truyền thông xã hội tránh và bài trừ những diễn văn oán thù, và những tương quan phe phái, khiêu khích; khuyến khích những cuộc cải tổ giáo dục để phòng ngừa sự giải thích xuyên tạc và xấu xa về lịch sử và các sách Kinh Thánh; sau cùng là cầu nguyện cho hòa bình trên thế giới qua việc cùng nhau tiến bước trên con đường bất bạo động”
8. Cha Samuel Okwuidegbe linh mục dòng Tên bị bắt cóc ở miền nam Nigeria.
Cha Samuel Okwuidegbe, dòng Tên, 50 tuổi, bị bắt cóc hôm 18 tháng 04 năm 2017, trên đường từ thành phố Benin đến Onitsha.
Theo tin của báo La Croix, cha Okwuidegbe đang đi đến nơi giảng tĩnh tâm, cách trung tâm tĩnh tâm nơi cha điều hành và sống với 3 tu sĩ dòng Tên khác 150 cây số. Chiếc xe của cha được cảnh sát tìm thấy khi họ đi tìm cha.
Cha Rigobert Kyungu Musenge, Tổng thư ký dòng Tên vùng châu Phi và Madagasca cũng cho biết là có 2 người khác bị bắt cóc cùng với cha Okwuidegbe, và theo cha, đây là lần đầu tiền một linh mục dòng Tên là nạn nhân của vụ bắt cóc ở trong vùng. Cha không nghĩ là cha Okwuidegbe bị bắt cóc vì là linh mục.
Năm 2016, một số linh mục Công Giáo bị bắt cóc tại các vùng khác nhau ở Nigeria, đặc biệt là ở khu vực phía nam.
Cha Sylvester Onmoke, chủ tịch hội linh mục giáo phận của Nigeria đã mô tả “làn sóng bắt cóc các linh mục và tu sĩ gần đây như một cuộc tấn công vào Giáo Hội”
Đức Thánh Cha đã lên tiếng phê bình chính sách của các quốc gia Âu Châu về di dân và tị nạn, và gọi các trung tâm tiếp nhận người tị nạn là các “trại tập trung”.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi Phụng Vụ Lời Chúa tại Đền Thờ Thánh Bácthôlômêô tại Rôma chiều thứ Bẩy 22 tháng Tư do Cộng đồng thánh Egidio tổ chức để tưởng niệm các vị tử đạo mới trong thế kỷ 20 và 21.
Khi đề cập đến các trại tị nạn, Đức Thánh Cha nhận xét rằng “nhiều trung tâm trong số này giống như các trại tập trung, bởi vì có quá đông người.”
Nhận xét đó đã thu hút sự phản đối nhẹ nhàng từ Ủy ban Do Thái, gọi tắt là AJC. David Harris, nhà lãnh đạo AJC, nói: “Không thể so sánh” giữa các trại tị nạn và các trại tập trung của Đức quốc xã. So sánh trên khía cạnh tương lai sáng sủa đang mở ra trước mắt những người tị nạn và số phận thê thảm đáng sợ của những người bị giam trong các trại tạp trung của Đức quốc xã, ông nói:
“Các điều kiện mà người di cư hiện đang sống ở một số nước châu Âu có thể rất khó khăn, và đáng được quan tâm nhiều hơn trên thế giới, nhưng chắc chắn những trung tâm này không phải là các trại tập trung.”
Trong cuộc họp báo hôm thứ Hai 24 tháng Tư, ông Greg Burke, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, lưu ý rằng lúc đó Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói ứng khẩu, không có một văn bản nào.
2. Đức Thánh Cha an ủi em gái của cha Jacques Hemel
Cũng trong buổi Phụng Vụ Lời Chúa tại Đền Thờ Thánh Bácthôlômêô tại Rôma chiều thứ Bẩy 22 tháng Tư do Cộng đồng thánh Egidio tổ chức để tưởng niệm các vị tử đạo mới trong thế kỷ 20 và 21, Đức Thánh Cha Phanxicô đã an ủi em gái của một linh mục người Pháp bị sát hại bởi bọn khủng bố Hồi Giáo IS trong một nhà thờ ở Normandy.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nắm tay Roselyne Hamel, em gái của cha Jacques Hamel, 85 tuổi, đã chết vì bị cắt đứt cuống họng khi ngài cử hành Thánh Lễ vào ngày 26 tháng 7 năm 2016.
Ngài đã lặng lẽ nói chuyện và an ủi bà trong buổi lễ tối tại Đền Thờ Thánh Bácthôlômêô trên cù lao Tiberina của sông Tiber ở Rôma; sau khi nghe bà Roselyne Hamel phát biểu những cảm nghĩ và tâm tình đau đớn của bà khi nghe tin anh mình bị giết bởi “hai thanh niên cực đoan bị nhồi nhét các tư tưởng hận thù.”
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “các vị tử đạo dạy chúng ta rằng với sức mạnh của tình yêu, và với sự dịu dàng, chúng ta có thể chống lại thói kiêu ngạo, bạo lực và chiến tranh - và sự bình an có thể đạt được với lòng kiên nhẫn.”
3. Câu chuyện một người Hồi Giáo có vợ bị khủng bố IS giết khiến Đức Thánh Cha cảm động
Trong buổi Phụng Vụ Lời Chúa tại Đền Thờ Thánh Bácthôlômêô tại Rôma chiều thứ Bẩy 22 tháng Tư do Cộng đồng thánh Egidio tổ chức để tưởng niệm các vị tử đạo mới trong thế kỷ 20 và 21, Đức Thánh Cha cũng ứng khẩu nhắc lại cuộc viếng thăm của ngài tại trại tị nạn ở đảo Lesbo bên Hy Lạp hồi tháng 4 năm 2016.
Ngài nói: “Ngày hôm nay tôi muốn thêm một hình ảnh nữa, đó là những người tị nạn và những cuộc bách hại các tín hữu Kitô.. Khi ở đảo Lesbo, tôi chào những người tị nạn, tôi thấy một người đàn ông khoảng 30 tuổi với 3 đứa con nhỏ, ông nhìn tôi và nói: ‘Thưa cha, con là người Hồi giáo, vợ con là tín hữu Kitô và những tên khủng bố đến đất nước chúng con. Họ nhìn chúng con và hỏi xem chúng con theo đạo nào, và khi thấy vợ có một thánh giá, chúng bảo vợ con vứt thánh giá đi. Vợ con không chịu làm theo lời chúng, thế là chúng cắt cổ vợ con ngay trước mặt con. Chúng con rất thương yêu nhau’”.
Đức Thánh Cha nói tiếp: “Đó là hình ảnh mà ngày hôm nay tôi mang như một món quà. Tôi không biết người đàn ông ấy còn ở đảo Lesbo hay đã được đi định cư tại nơi hác. Tôi không biết ông ấy có khả năng ra khỏi cái trại tập trung ấy hay không, các trại tị nạn là những trại tập trung, vì có đông chật người tại đó. Người ta bỏ họ tại đó vì những hiệp định quốc tế dường như quan trọng hơn các quyền con người. Người đàn ông tị nạn ấy không nuôi oán hận, ông ta là người hồi giáo đã phải chịu thập giá đau khổ ấy và ông mang thập giá đó không chút oán hận. Ông nương náu trong tình thương của vợ”.
4. Các Đại Học Công Giáo tại Mỹ trung thành với giáo huấn của Giáo Hội phát triển mạnh
Một số Đại Học tại Mỹ Công Giáo tuy mang danh là Công Giáo nhưng có xu hướng xa rời các giáo huấn chính thức của Giáo Hội. Họ thường mời các nhân vật gây tranh cãi như Obama, Hilary Clinton … đến nói chuyện, khai mạc năm học mới và bế giảng; và thường xuyên xung đột với đấng bản quyền địa phương.
Chính vì thế, tổ chức Đức Hồng Y Newman mỗi năm xuất bản đều đặn cuốn “Newman Guide” nêu rõ các trường Đại Học nào thực sự gắn bó với các giáo huấn chính thức của Giáo Hội.
Ấn bản lần thứ 10 của cuốn Newman Guide, vừa được công bố, cho thấy có một sự tăng trưởng mạnh mẽ và đều đặn trong các Đại Học khuyến khích sinh viên trung thành với giáo huấn của Giáo Hội.
Patrick Reilly, chủ tịch Hiệp hội Đức Hồng Y Newman, cho biết: “Trong 10 năm qua, các Đại Học được đề cao trong cuốn Newman Guide đã đạt được những thành công đáng kể, song song với việc mang đến một bản sắc Công Giáo mạnh mẽ.”
Những Đại Học này có thể kể là:
Thomas Aquinas College ở California đã đạt đến mức ghi danh cao nhất trong các Đại Học tại Mỹ, và vừa công bố việc mở thêm một trường mới ở Massachusetts.
Christendom College ở Virginia cũng đã đạt được một mức tuyển sinh rất cao và khởi động chiến dịch vay vốn 40 triệu đô la để mở rộng cơ sở.
Wyoming College đã chứng kiến sự tăng trưởng đến 150% trong bảy năm qua
Đại học Ave Maria ở Florida đã tăng 75%, và Benedictine College ở Kansas tăng 43%.
Benedictine College, năm ngoái là năm liên tiếp thứ 19 có số sinh viên gia tăng, và thánh lễ hàng ngày của họ thu hút khoảng 625 sinh viên mỗi thánh lễ.
Thomas More College ở New Hampshire đã chứng kiến 7 năm tăng trưởng, trong khi thêm vào chương trình việc thực tập tại Tây Ban Nha và việc hành hương đến Ba Lan cùng với các chương trình đã có sẵn tại Rôma và Oxford.
5. Đức Thánh Cha phê bình mô thức thần học “cứng nhắc” và “duy lý”
Đức Thánh Cha đã lên tiếng phê bình mô thức thần học “cứng nhắc” và “duy lý”. Ngài đã đưa ra lập trường trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Hai 24 tháng Tư tại nhà nguyện Santa Marta.
Đức Thánh Cha nói rằng Chúa Thánh Linh cho phép các tín hữu “tiến bước theo con đường cuả thần khí mà không có sự thỏa hiệp, không có sự cứng cỏi”.
Đức Thánh Cha nói rằng một số Kitô hữu dường như tin rằng “Ngôi Lời đã không hóa thành xác phàm, nhưng hóa thành lề luật”.
Đức Thánh Cha nhận xét rằng lịch sử của Giáo Hội được đánh dấu bằng những cuộc đấu tranh chống lại một “tư duy duy lý”, được đặc trưng bởi mô thức “thần học” vâng, bạn có thể; Không, bạn không thể. Ngài nói thái độ này vi phạm sự tự do của Thần Khí được tái sinh trong Thánh Linh.
6. Thắng lợi của Erdoğan là một tin rất buồn cho cộng đoàn Kitô hữu Thổ Nhĩ Kỳ
Kết quả của cuộc trưng cầu dân ý hôm 16 tháng Tư ở Thổ Nhĩ Kỳ hầu như không đáng ngạc nhiên, ngoại trừ điều này: Mặc dù, tổng thống Erdoğan đã đóng cửa hầu hết các phương tiện truyền thông đối lập, ông ta chỉ thắng lớn ở các vùng nông thôn và các khu vực đậm nét Hồi Giáo của Thổ Nhĩ Kỳ, và đã thất bại ở tất cả các thành phố lớn và ở khu vực người Kurd.
Ông Erdoğan đã thực hiện một cuộc vận động rất mạnh trong số những người theo chủ nghĩa quốc gia hẹp hòi tại Thổ Nhĩ Kỳ, là một lực lượng luôn luôn rất mạnh tại nước này; nhưng chiến thắng 51.4%, là một sự thất vọng đối với Erdoğan. Cay cú, Erdoğan, loan báo quyết tâm lập lại án tử hình, và nhiều người trong số những ai đã dám bỏ phiếu chống có lẽ sẽ có một tương lai đầy bất trắc.
Cuộc trưng cầu dân ý vừa qua đã chuyển Thổ Nhĩ Kỳ từ một nước cộng hòa nghị viện sang một chế độ tổng thống chế. Điều này có nghĩa là Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không còn như Italia nữa, với một hệ thống quyền lực được phân tán trong các cơ quan hiến định khác nhau (thường dẫn tới các chính phủ rất yếu) nhưng sẽ giống như Hoa Kỳ hoặc Pháp. Nhưng không thực sự như thế. Hiến pháp Hoa Kỳ nổi tiếng về việc “kiểm tra và cân bằng”, trong khi cách làm mới của Thổ Nhĩ Kỳ có lẽ sẽ cho thấy quyền lực tập trung ở mức độ đáng chú ý trong tay của một người, là ông Erdoğan.
Rất nhiều nhà bình luận coi đây là cái chết của chế độ dân chủ Thổ Nhĩ Kỳ. Họ chỉ đúng có một nửa thôi. Thổ Nhĩ Kỳ làm gì có chế độ dân chủ để mà chết. Cho đến năm 1950, Thổ Nhĩ Kỳ được điều hành đầu tiên bởi Kemal Ataturk, người sáng lập nước cộng hòa, và sau đó bởi Ismet Inonu, người kế nhiệm ông. Họ đều là những nhà độc tài cách này cách khác. Inonu rời nhiệm sở sau khi thất bại trong cuộc tổng tuyển cử năm 1950, và Celal Bayar lên thay. Năm 1960, quân đội tiến hành đảo chính, Bayar đã bị bắt cùng với Thủ tướng Adnan Menderes, và sau đó bị kết án tử hình và bị treo cổ. Những thứ lịch sử như thế không thể coi là lịch sử của một nền dân chủ đáng tự hào.
Nhận định cho rằng ông Erdoğan đang giết chết nền dân chủ Thổ Nhĩ Kỳ phải được nhìn nhận dưới ánh sáng của thực tế là Thổ Nhĩ Kỳ chưa bao giờ thực sự là một chính thể dân chủ thực sự. Vì thế, nó thật đáng ngạc nhiên khi thấy rằng chỉ có hơn một nửa số cử tri đã lựa chọn chính phủ độc tài. Ở các nước độc tài như Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Trung Quốc.. con số này ít ra phải là 95%.
Với kết quả 51.4%, ta phải vinh danh những người dám bỏ phiếu KHÔNG. Họ dũng cảm bỏ phiếu Không, và họ sẽ phải đau khổ vì điều này trong tương lai.
Người ta có thể mong đợi điều gì nơi chế độ độc tài mới ở Thổ Nhĩ Kỳ? Trong những năm qua nhiều nhà báo đã bị bỏ tù vì đã viết những điều bị nhà cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ cho là “sai trái”, và một số đã bị giết vì dám nghĩ “những điều sai trái”. Hiện tại có ít nhất 81 nhà báo đang bị tù ở Thổ Nhĩ Kỳ, với nhiều cáo buộc chống nhà nước, khiến Thổ Nhĩ Kỳ là nước dẫn đầu thế giới về việc bắt giam các nhà báo. Và chúng ta đừng quên Hrant Dink, bị sát hại chỉ vì dám dũng cảm đề cập đến vụ diệt chủng người Armenia năm 1915.
Một lần nữa, chúng ta không thể hy vọng có những cải thiện trong thái độ của Thổ Nhĩ Kỳ đối với thiểu số Kitô giáo. Sự hỗ trợ của ông Erdoğan xuất phát chủ yếu từ khu trung tâm Hồi Giáo Anatolia, và đây là một khu vực bài Kitô giáo mạnh nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là nơi thỉnh thoảng lại bùng phát các hoạt động chống lại các Kitô hữu, và đáng lo ngại hơn, những hoạt động này thường được sự hỗ trợ bí mật từ chính quyền.
Tưởng cũng nên nhắc lại ở đây các quan ngại của thông tấn xã Công Giáo Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc theo đó các bồi bút cho chính quyền Erdoğan đã đi quá xa khi vu cáo Giáo Hội Công Giáo với những vai trò đầy huyền thoại trong cuộc đảo chánh hụt hôm 15 tháng 7, 2016. Cho đến nay, nhiều người vẫn tin rằng đó chỉ là một cuộc đảo chính giả do chính Erdoğan dàn dựng để có cớ thu tóm quyền hành.
Sau cuộc đảo chánh hụt này, các phương tiện truyền thông của Thổ Nhĩ Kỳ thi nhau bày tỏ lòng trung thành với tổng thống Erdoğan và đưa ra nhiều cáo buộc chống lại giáo sĩ Hồi Giáo Fethullah Gulen, kể cả các cáo buộc hoang tưởng nhất.
Tờ Cumhuriyet, trong số ra ngày 7 tháng 8, 2016 đã nhắc đến cuộc gặp gỡ vào tháng Hai năm 1998 giữa Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Imam Fethullah Gulen. Bất chấp thực tế Fethullah Gulen là một giáo sĩ cao cấp của Hồi Giáo, ký giả Mine Kirikkanat của tờ này nói rằng ông Fethullah Gulen là một “gián điệp” của Giáo Hội Công Giáo đã được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong Hồng Y “in pectore” (không nêu danh tính) và được cài vào Thổ Nhĩ Kỳ trong âm mưu “Kitô Giáo hóa” nước này.
Ông Erdoğan có kỷ lục về việc hăm dọa những người ngoại quốc sống trên đất Thổ, và Kitô hữu thường được đồng hóa với người ngoại quốc trong tâm thức của nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ. Các Kitô hữu ở Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt là những người cải đạo, đang ở trong một thời kỳ rất khó khăn với chế độ độc tài mới của Thổ Nhĩ Kỳ.
7. Sứ điệp Tòa Thánh gửi các Phật Tử.
Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn chúc mừng các Phật Tử trên thế giới nhân dịp lễ Phật Đản và cổ võ cùng nhau cấp thiết thăng tiến một nền văn hóa hòa bình và bất bạo động.
Trên đây là nội dung Sứ điệp của Ðức Hồng Y Jean Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn, và của Ðức Cha Tổng thư ký Miguel Ángel Ayoso Guixot, công bố hôm 22 tháng 4 năm 2017 nhân lễ Vesakh. Ðối với các tín đồ Phật giáo nguyên thủy, lễ này mừng cuộc đản sinh, thành đạo và viên tịch của Ðức Phật, trong khi các tín đồ Phật giáo đại thừa, cử hành các biến cố đó vào những ngày khác nhau. Năm 2017 lễ Vesakh được cử hành vào ngày 10 tháng 5 năm 2017.
Trong sứ điệp, Hội đồng Tòa Thánh nhận xét rằng trong khi nhiều tín hữu dấn thân thăng tiến hòa bình, thì có những người khác lại khai thác tôn giao để biện minh cho những hành vi bạo lực và oán thù.
Chúa Giêsu và Ðức Phật cũng cổ võ bất bạo động và là những người xây dựng hòa bình. Như Ðức Giáo Hoàng Phanxicô đã viết “Cả Chúa Giêsu cũng sống trong thời kỳ bạo lực. Ngài dạy rằng chiến trường đích thực trong đó bạo lực và an bình đụng độ nhau chính là tâm hồn con người: “Thực vậy, từ bên trong, tức là từ tâm hồn con người, xuất phát những ý hướng xấu”
Cả Ðức Phật cũng loan báo một sứ điệp bất bạo động và hòa bình, khuyến khích tất cả mọi người “hãy chiến thắng kẻ giận dữ không phải bằng sự nổi giận, chiến thắng kẻ gian ác bằng sự từ nhân, chiến thắng kẻ lầm than bằng sự quảng đại, và thắng kẻ gian dối bằng sự thật”
Cụ thể hơn, Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn cổ võ sự dấn thân chung của các tín hữu Kitô và Phật tử và khẳng định rằng:
“Chúng ta đồng ý là bạo lực nảy sinh từ trái tim con người, và sự ác của con người đưa tới những cơ cấu gian ác. Vì thế chúng ta được kêu gọi thực hiện một công trình chung: nghiên cứu những nguyên nhân gây nên bạo lực; giảng dạy cho các tín hữu liên hệ cách thức chiến thắng sự ác trong tâm hồn của họ; giải thoát khỏi sự ác các nạn nhân cũng như những người phạm những hành vi bạo lực; huấn luyện tâm trí của tất cả mọi người, đặc biệt là các trẻ em, hãy yêu mến và sống an bình với tất cả mọi người và với môi trường; giảng dạy rằng không có hòa bình nếu không có công lý, và cũng không có công lý đích thực nếu không có tha thứ; mời gọi tất cả mọi người hãy cộng tác vào việc phòng ngừa các xung đột trong sự tái thiết các xã hội bị phân tán; khuyến khích các phương tiện truyền thông xã hội tránh và bài trừ những diễn văn oán thù, và những tương quan phe phái, khiêu khích; khuyến khích những cuộc cải tổ giáo dục để phòng ngừa sự giải thích xuyên tạc và xấu xa về lịch sử và các sách Kinh Thánh; sau cùng là cầu nguyện cho hòa bình trên thế giới qua việc cùng nhau tiến bước trên con đường bất bạo động”
8. Cha Samuel Okwuidegbe linh mục dòng Tên bị bắt cóc ở miền nam Nigeria.
Cha Samuel Okwuidegbe, dòng Tên, 50 tuổi, bị bắt cóc hôm 18 tháng 04 năm 2017, trên đường từ thành phố Benin đến Onitsha.
Theo tin của báo La Croix, cha Okwuidegbe đang đi đến nơi giảng tĩnh tâm, cách trung tâm tĩnh tâm nơi cha điều hành và sống với 3 tu sĩ dòng Tên khác 150 cây số. Chiếc xe của cha được cảnh sát tìm thấy khi họ đi tìm cha.
Cha Rigobert Kyungu Musenge, Tổng thư ký dòng Tên vùng châu Phi và Madagasca cũng cho biết là có 2 người khác bị bắt cóc cùng với cha Okwuidegbe, và theo cha, đây là lần đầu tiền một linh mục dòng Tên là nạn nhân của vụ bắt cóc ở trong vùng. Cha không nghĩ là cha Okwuidegbe bị bắt cóc vì là linh mục.
Năm 2016, một số linh mục Công Giáo bị bắt cóc tại các vùng khác nhau ở Nigeria, đặc biệt là ở khu vực phía nam.
Cha Sylvester Onmoke, chủ tịch hội linh mục giáo phận của Nigeria đã mô tả “làn sóng bắt cóc các linh mục và tu sĩ gần đây như một cuộc tấn công vào Giáo Hội”