Phụng Vụ - Mục Vụ
Tin tưởng và can đảm đáp lại tiếng Chúa gọi mời
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
08:51 30/04/2020
Suy niệm Chúa Nhật Chúa Chiên Lành
(Ga 10, 1-10)
Chúa Nhật thứ IV Phục Sinh, Chúa Nhật Chúa Chiên Lành. Lời Chúa mời gọi chúng ta chiêm ngắm Chúa Giêsu, Vị Mục Tử Tối Cao đã hy sinh mạng sống vì đoàn chiên, đồng thời cầu nguyện cho những người đã được Chúa gọi để nhân Danh Chúa chăn dắt đàn chiên Chúa. Chúng ta cũng không quên cầu nguyện cho có nhiều người trẻ quảng đại dâng mình cho Chúa.
Chúa là mục tử
Hình ảnh người “Mục tử” hay người chăn chiên là một hình ảnh rất quen thuộc của nền văn minh nông nghiệp còn trong trạng thái thô sơ của thời du mục vùng Trung Đông, được dùng để diễn tả mối tương quan thân mật dễ mến dễ thương giữa Thiên Chúa với dân.
Xem Video và nghe bài giảng
Cựu Ước thường gọi Chúa là mục tử, còn Dân Chúa là chiên (St 49, 24 – 31; Gr 31, 10; Mk 7,14 v.v...). Chúa không những là Đấng dẫn dắt dân, tìm kiếm những người tội lỗi, chữa lành những kẻ bị thương lòng, mà còn là Đấng lấy mạng sống mình để bảo vệ dân, trao ban sự sống cho dân. "Đức Chúa phán: Chiên thất lạc, Ta sẽ tìm kiếm. Chiên tản mác, Ta sẽ lùa về. Chiên xây xát, Ta sẽ băng bó. Chiên bệnh hoạn, Ta sẽ bổ sức " (Ez 34, 16). Những người được chọn để lãnh đạo Dân Chúa như Abraham, Môisen, Đavít đều là những người chăn chiên.
Chúa chăm sóc chiên Chúa như thế nào? "Như người mục tử chăm nom đàn chiên của mình vào ngày nó ở giữa chiên phiêu bạt thế nào, cũng vậy Ta sẽ chăm nom chiên của Ta. Ta sẽ kéo chúng ra khỏi nơi chúng tán loại, vào ngày mây mù đen tối. Ta sẽ đem chúng ra khỏi các dân. Ta sẽ thâu họp chúng lại từ các xứ. Ta sẽ dẫn chúng về lại thửa đất của chúng. Và Ta sẽ chăn nuôi chúng trên núi Israel " (Ez 34, 13-14).
Chúa tập hợp những con chiên yếu kém không thể đi được; vác chúng trên vai, ôm chúng vào lòng; như người mẹ bồng ẵm con thơ. Chúa cũng muốn những người nhân danh Chúa chăm sóc đoàn chiên, noi gương Chúa chăm sóc Dân Chúa : "Như mục tử, Người chăn đàn chiên của Người, cánh tay Người thâu họp chúng lại; Người bồng chiên con và dìu đi cừu mẹ nuôi con" (Is 40,11). Mục tử nào không làm tròn trách nhiệm, Chúa sẽ quở trách và đòi lại chiên.
"Đức Chúa phán thế này: Này Ta chống lại các mục tử, Ta sẽ đòi lại chiên Ta nơi tay chúng " (Ez 34, 10). Hỏi các mục tử đã làm gì để Thiên Chúa nổi giận và đòi lại chiên vậy? Qua miệng ngôn sứ Ezêkiel, Thiên Chúa còn nói mạnh hơn nữa : "Ta sẽ không để chúng chăn chiên Ta nữa. Các mục tử sẽ không còn được chăn nuôi lấy mình chúng nữa. Ta sẽ giựt lấy chiên khỏi mõm chúng, khiến chiên Ta không còn là mồi ngon cho chúng ăn thịt nữa " (Ez 34, 10). À thì ra, các mục tử chỉ để ý đến lợi ích của mình, không dám xả thân để cứu chiên, nay Chúa đòi lại chiên và Ngài tuyên bố : "Chính Ta sẽ tìm kiếm chiên của Ta, và Ta sẽ chăm nom đến chúng " (Ez 34, 10).
Mục tử Giêsu thí mạng sống vì chiên
Hình ảnh Chúa Giêsu Mục Tử nhân lành được người ta khắc vẽ với vẻ dịu dàng, trìu mến của người chăn chiên, vác chiên trên vai, tìm kiếm con chiên lạc, ôm chúng vào lòng, đưa chiên về với đàn của chúng thật là đẹp. Quả thật, Chúa Giêsu Mục Tử đã yêu thương loài người, tức chiên bằng một tình yêu thí mạng, chết cho đoàn chiên. Người nuôi dưỡng chúng ta bằng những Lời Hằng Sống, bằng chính thịt máu mình nơi Bí tích Mình Thánh. Người giang cánh ta trên thập giá để thâu họp "con cái Thiên Chúa tản mác về lại làm một" (Ga 11,52). Nguy hiểm, Người không chạy trốn như lính đánh thuê, Người chết, nhưng cái chết của Người toàn thắng để cho chiên được sống đời đời.
Cầu cho các mục tử
Chúa Giêsu muốn các tông đồ và con người ở mọi thời tiếp bước theo Chúa trong đời thánh hiến, đến lượt mình, cũng xả thân bảo vệ đàn chiên, đưa các con chiên lạc trở về. Chúa mong ước các mục tử với ơn Chúa trợ giúp sẽ hoàn thành trách nhiệm dẫn dắt đoàn chiên đến đồng cỏ Nước Trời.
Chúa Nhật này, chúng ta hãy cầu nguyện cho các mục tử thân yêu : nâng đỡ, cám ơn và khuyến khích các ngài ! Cầu cho Giáo hội Việt Nam có thêm nhiều linh mục lành thánh. Ý chỉ này cũng thật khẩn thiết cho Giáo hội hoàn vũ.
Chúng ta hướng về các y bác sĩ, nhất là các linh mục của Chúa tại Ý và nhiều nơi trên thế giới đã qua đời vì đàn chiên của mình. Ý thức mình là những người đồng hình đồng dạng với Đức Kitô, dấu chỉ sự gần gũi của Chúa, hành động trong cương vị của Chúa, nhiều linh mục đang chạy đua trên tuyến đầu chống dịch Covid 19. Sự hiện diện của các ngài xoa dịu nỗi đau, an ủi và chữa lành nhiều tâm hồn. Vì thế, hơn bao giờ hết, các linh lục là những người cùng với các y bác sĩ chữa lành cho những ai nhiễm phải con virus này. Xin cầu nguyện thật nhiều cho các ngài.
Cầu cho ơn thiên triệu
Chủ đề ngày thế giới cầu cho ơn kêu gọi năm nay là : "Những lời của ơn gọi ". Đức Phanxicô lấy lại 4 từ : đau khổ, biết ơn, can đảm và ngợi khen trong thư gửi các linh mục ngày 04 tháng 8 năm 2019, năm 2019, nhân kỷ niệm 160 năm ngày mất của Thánh Gioan Vianney. lấy lại 4 từ : đau khổ, biết ơn, can đảm và ngợi khen.
Trên hết, mọi ơn gọi đều phát sinh từ ánh mắt yêu thương mà Chúa đối với con người; vì phát xuất từ trên cao, nên ơn gọi cũng là lời đáp trả trước tiếng gọi cao vời của Chúa, chúng ta phải biết ơn Chúa.
Chọn lựa nào cũng có khó khăn. Ơn gọi cũng thế, chúng ta phải can đảm vượt qua, Chúa Giêsu nói với các môn đệ : “Thầy đây, đừng sợ!” Chúa cũng nói với chúng ta : “Can đảm lên! Đừng sợ!”
Trên hành trình theo Chúa, phiền muộn, đôi lúc làm ta không thể nhận ra vẻ đẹp của ơn gọi. Lo lắng quá về trách nhiệm khiến chúng ta thấy mệt mỏi trên hành trình ơn gọi. Chúa gọi ai thì trao nhiệm vụ cho người ấy; cố gắng hoàn thành là dĩ nhiên. Nhưng nếu để mình bị ám ảnh bởi những trách nhiệm, người ta sẽ không nhận ra sự hiện diện, đồng hành và ánh mắt nhân từ của Chúa.
Để vượt qua sự mệt mỏi, sợ hãi, cô đơn, sự bất an và lo lắng… cần phải tin tưởng rằng, Chúa sẽ đưa tay cứu giúp. Có Chúa trong hành trình ơn gọi, chúng ta sẽ bình an. Chúa luôn động viên ta: “Cứ yên tâm, đừng sợ!” Chúa ban cho chúng ta sự nhiệt huyết với niềm vui và lòng hăng say để sống ơn gọi của mình.
Lời cuối của sứ điệp, Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta noi gương Mẹ Maria cất lời ngợi khen Chúa với lòng biết ơn, biến đời ta thành một bài ca tán tạ hồng ân Thiên Chúa.
Lạy Mẹ Maria, xin giúp người trẻ chúng con biết thưa xin vâng với Chúa như Mẹ để làm môn đệ Chúa. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
(Ga 10, 1-10)
Chúa Nhật thứ IV Phục Sinh, Chúa Nhật Chúa Chiên Lành. Lời Chúa mời gọi chúng ta chiêm ngắm Chúa Giêsu, Vị Mục Tử Tối Cao đã hy sinh mạng sống vì đoàn chiên, đồng thời cầu nguyện cho những người đã được Chúa gọi để nhân Danh Chúa chăn dắt đàn chiên Chúa. Chúng ta cũng không quên cầu nguyện cho có nhiều người trẻ quảng đại dâng mình cho Chúa.
Chúa là mục tử
Hình ảnh người “Mục tử” hay người chăn chiên là một hình ảnh rất quen thuộc của nền văn minh nông nghiệp còn trong trạng thái thô sơ của thời du mục vùng Trung Đông, được dùng để diễn tả mối tương quan thân mật dễ mến dễ thương giữa Thiên Chúa với dân.
Xem Video và nghe bài giảng
Cựu Ước thường gọi Chúa là mục tử, còn Dân Chúa là chiên (St 49, 24 – 31; Gr 31, 10; Mk 7,14 v.v...). Chúa không những là Đấng dẫn dắt dân, tìm kiếm những người tội lỗi, chữa lành những kẻ bị thương lòng, mà còn là Đấng lấy mạng sống mình để bảo vệ dân, trao ban sự sống cho dân. "Đức Chúa phán: Chiên thất lạc, Ta sẽ tìm kiếm. Chiên tản mác, Ta sẽ lùa về. Chiên xây xát, Ta sẽ băng bó. Chiên bệnh hoạn, Ta sẽ bổ sức " (Ez 34, 16). Những người được chọn để lãnh đạo Dân Chúa như Abraham, Môisen, Đavít đều là những người chăn chiên.
Chúa chăm sóc chiên Chúa như thế nào? "Như người mục tử chăm nom đàn chiên của mình vào ngày nó ở giữa chiên phiêu bạt thế nào, cũng vậy Ta sẽ chăm nom chiên của Ta. Ta sẽ kéo chúng ra khỏi nơi chúng tán loại, vào ngày mây mù đen tối. Ta sẽ đem chúng ra khỏi các dân. Ta sẽ thâu họp chúng lại từ các xứ. Ta sẽ dẫn chúng về lại thửa đất của chúng. Và Ta sẽ chăn nuôi chúng trên núi Israel " (Ez 34, 13-14).
Chúa tập hợp những con chiên yếu kém không thể đi được; vác chúng trên vai, ôm chúng vào lòng; như người mẹ bồng ẵm con thơ. Chúa cũng muốn những người nhân danh Chúa chăm sóc đoàn chiên, noi gương Chúa chăm sóc Dân Chúa : "Như mục tử, Người chăn đàn chiên của Người, cánh tay Người thâu họp chúng lại; Người bồng chiên con và dìu đi cừu mẹ nuôi con" (Is 40,11). Mục tử nào không làm tròn trách nhiệm, Chúa sẽ quở trách và đòi lại chiên.
"Đức Chúa phán thế này: Này Ta chống lại các mục tử, Ta sẽ đòi lại chiên Ta nơi tay chúng " (Ez 34, 10). Hỏi các mục tử đã làm gì để Thiên Chúa nổi giận và đòi lại chiên vậy? Qua miệng ngôn sứ Ezêkiel, Thiên Chúa còn nói mạnh hơn nữa : "Ta sẽ không để chúng chăn chiên Ta nữa. Các mục tử sẽ không còn được chăn nuôi lấy mình chúng nữa. Ta sẽ giựt lấy chiên khỏi mõm chúng, khiến chiên Ta không còn là mồi ngon cho chúng ăn thịt nữa " (Ez 34, 10). À thì ra, các mục tử chỉ để ý đến lợi ích của mình, không dám xả thân để cứu chiên, nay Chúa đòi lại chiên và Ngài tuyên bố : "Chính Ta sẽ tìm kiếm chiên của Ta, và Ta sẽ chăm nom đến chúng " (Ez 34, 10).
Mục tử Giêsu thí mạng sống vì chiên
Hình ảnh Chúa Giêsu Mục Tử nhân lành được người ta khắc vẽ với vẻ dịu dàng, trìu mến của người chăn chiên, vác chiên trên vai, tìm kiếm con chiên lạc, ôm chúng vào lòng, đưa chiên về với đàn của chúng thật là đẹp. Quả thật, Chúa Giêsu Mục Tử đã yêu thương loài người, tức chiên bằng một tình yêu thí mạng, chết cho đoàn chiên. Người nuôi dưỡng chúng ta bằng những Lời Hằng Sống, bằng chính thịt máu mình nơi Bí tích Mình Thánh. Người giang cánh ta trên thập giá để thâu họp "con cái Thiên Chúa tản mác về lại làm một" (Ga 11,52). Nguy hiểm, Người không chạy trốn như lính đánh thuê, Người chết, nhưng cái chết của Người toàn thắng để cho chiên được sống đời đời.
Cầu cho các mục tử
Chúa Giêsu muốn các tông đồ và con người ở mọi thời tiếp bước theo Chúa trong đời thánh hiến, đến lượt mình, cũng xả thân bảo vệ đàn chiên, đưa các con chiên lạc trở về. Chúa mong ước các mục tử với ơn Chúa trợ giúp sẽ hoàn thành trách nhiệm dẫn dắt đoàn chiên đến đồng cỏ Nước Trời.
Chúa Nhật này, chúng ta hãy cầu nguyện cho các mục tử thân yêu : nâng đỡ, cám ơn và khuyến khích các ngài ! Cầu cho Giáo hội Việt Nam có thêm nhiều linh mục lành thánh. Ý chỉ này cũng thật khẩn thiết cho Giáo hội hoàn vũ.
Chúng ta hướng về các y bác sĩ, nhất là các linh mục của Chúa tại Ý và nhiều nơi trên thế giới đã qua đời vì đàn chiên của mình. Ý thức mình là những người đồng hình đồng dạng với Đức Kitô, dấu chỉ sự gần gũi của Chúa, hành động trong cương vị của Chúa, nhiều linh mục đang chạy đua trên tuyến đầu chống dịch Covid 19. Sự hiện diện của các ngài xoa dịu nỗi đau, an ủi và chữa lành nhiều tâm hồn. Vì thế, hơn bao giờ hết, các linh lục là những người cùng với các y bác sĩ chữa lành cho những ai nhiễm phải con virus này. Xin cầu nguyện thật nhiều cho các ngài.
Cầu cho ơn thiên triệu
Chủ đề ngày thế giới cầu cho ơn kêu gọi năm nay là : "Những lời của ơn gọi ". Đức Phanxicô lấy lại 4 từ : đau khổ, biết ơn, can đảm và ngợi khen trong thư gửi các linh mục ngày 04 tháng 8 năm 2019, năm 2019, nhân kỷ niệm 160 năm ngày mất của Thánh Gioan Vianney. lấy lại 4 từ : đau khổ, biết ơn, can đảm và ngợi khen.
Trên hết, mọi ơn gọi đều phát sinh từ ánh mắt yêu thương mà Chúa đối với con người; vì phát xuất từ trên cao, nên ơn gọi cũng là lời đáp trả trước tiếng gọi cao vời của Chúa, chúng ta phải biết ơn Chúa.
Chọn lựa nào cũng có khó khăn. Ơn gọi cũng thế, chúng ta phải can đảm vượt qua, Chúa Giêsu nói với các môn đệ : “Thầy đây, đừng sợ!” Chúa cũng nói với chúng ta : “Can đảm lên! Đừng sợ!”
Trên hành trình theo Chúa, phiền muộn, đôi lúc làm ta không thể nhận ra vẻ đẹp của ơn gọi. Lo lắng quá về trách nhiệm khiến chúng ta thấy mệt mỏi trên hành trình ơn gọi. Chúa gọi ai thì trao nhiệm vụ cho người ấy; cố gắng hoàn thành là dĩ nhiên. Nhưng nếu để mình bị ám ảnh bởi những trách nhiệm, người ta sẽ không nhận ra sự hiện diện, đồng hành và ánh mắt nhân từ của Chúa.
Để vượt qua sự mệt mỏi, sợ hãi, cô đơn, sự bất an và lo lắng… cần phải tin tưởng rằng, Chúa sẽ đưa tay cứu giúp. Có Chúa trong hành trình ơn gọi, chúng ta sẽ bình an. Chúa luôn động viên ta: “Cứ yên tâm, đừng sợ!” Chúa ban cho chúng ta sự nhiệt huyết với niềm vui và lòng hăng say để sống ơn gọi của mình.
Lời cuối của sứ điệp, Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta noi gương Mẹ Maria cất lời ngợi khen Chúa với lòng biết ơn, biến đời ta thành một bài ca tán tạ hồng ân Thiên Chúa.
Lạy Mẹ Maria, xin giúp người trẻ chúng con biết thưa xin vâng với Chúa như Mẹ để làm môn đệ Chúa. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
18:26 30/04/2020
11. Người luôn cùng đi với xác thịt thì mãi mãi sẽ không hiểu được sự ngọt ngào của khổ giá. (Thánh nữ Gemma Galgani)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
-------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
-------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
18:37 30/04/2020
7. CHƯA THI ĐÃ GIÀ
Quan huyện khảo thí đồng sinh (thí sinh chưa nhập học), gần tối sau khi khảo thí kết thúc, đột nhiên nghe tiếng lao xao náo động bên ngoài trường thi.
Quan huyện hỏi:
- “Ai đánh nhau vậy?”
Người coi cửa trả lời:
- “Mấy đứa đồng sinh cầm nhầm cây gậy, sao lại có chuyện cầm nhầm chứ?”
(Tiếu lâm)
Suy tư 7:
“Chưa thi đã già” là câu nói cho vui, nhưng thời nay có những học sinh “chưa thi đã già” thật: có những học sinh nữ đang học cấp hai cấp ba mà đã...mang bầu; có những học sinh nam đang học mà đã làm bố, họ già thật chứ không phải chuyện đùa, cái già đáng lo cho xã hội và cho cha mẹ của các em “chưa thi đã già” ấy.
Tuổi học trò là tuổi vô tư, tuổi chỉ biết ăn và học, đó là tuổi thần tiên mà có rất nhiều người bạn trẻ đã tiếc nuối sau khi từ giả ghế nhà trường và lăn lộn với đời...
Các học sinh có đạo –người Ki-tô hữu- thì thường là những học sinh giỏi và ngoan, bởi vì các em sinh trong gia đình công giáo có cha mẹ là người biết kính mến Thiên Chúa và yêu thương người dạy dỗ nuôi nấng; vì các em ở trong một giáo xứ có cha sở và các nữ tu dạy dỗ; vì các em đã tham gia các đoàn thể trong xứ đạo; vì các em được các thầy cô dạy dỗ.v.v... cho nên các em chắc chắn là những học sinh ngoan và giỏi.
Già trước tuổi là vì các em học sinh không chịu học hành nhưng lại tập làm người già như hút thuốc, uống rượu, ăn chơi đua đòi thì chắc chắn phải già trước tuổi, mà người già trước tuổi như thế thì sẽ không làm gì dài lâu và có ích cho gia đình, xã hội và cho Giáo Hội.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Quan huyện khảo thí đồng sinh (thí sinh chưa nhập học), gần tối sau khi khảo thí kết thúc, đột nhiên nghe tiếng lao xao náo động bên ngoài trường thi.
Quan huyện hỏi:
- “Ai đánh nhau vậy?”
Người coi cửa trả lời:
- “Mấy đứa đồng sinh cầm nhầm cây gậy, sao lại có chuyện cầm nhầm chứ?”
(Tiếu lâm)
Suy tư 7:
“Chưa thi đã già” là câu nói cho vui, nhưng thời nay có những học sinh “chưa thi đã già” thật: có những học sinh nữ đang học cấp hai cấp ba mà đã...mang bầu; có những học sinh nam đang học mà đã làm bố, họ già thật chứ không phải chuyện đùa, cái già đáng lo cho xã hội và cho cha mẹ của các em “chưa thi đã già” ấy.
Tuổi học trò là tuổi vô tư, tuổi chỉ biết ăn và học, đó là tuổi thần tiên mà có rất nhiều người bạn trẻ đã tiếc nuối sau khi từ giả ghế nhà trường và lăn lộn với đời...
Các học sinh có đạo –người Ki-tô hữu- thì thường là những học sinh giỏi và ngoan, bởi vì các em sinh trong gia đình công giáo có cha mẹ là người biết kính mến Thiên Chúa và yêu thương người dạy dỗ nuôi nấng; vì các em ở trong một giáo xứ có cha sở và các nữ tu dạy dỗ; vì các em đã tham gia các đoàn thể trong xứ đạo; vì các em được các thầy cô dạy dỗ.v.v... cho nên các em chắc chắn là những học sinh ngoan và giỏi.
Già trước tuổi là vì các em học sinh không chịu học hành nhưng lại tập làm người già như hút thuốc, uống rượu, ăn chơi đua đòi thì chắc chắn phải già trước tuổi, mà người già trước tuổi như thế thì sẽ không làm gì dài lâu và có ích cho gia đình, xã hội và cho Giáo Hội.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thánh Giuse Thợ
Lm. Nguyễn Xuân Trường
22:19 30/04/2020
THÁNH GIUSE THỢ: CÔNG VIỆC VÀ THÁI ĐỘ NÀO LÀ THIẾT YẾU?
Lễ thánh Giuse thợ trùng vào ngày quốc tế lao động, nhấn mạnh đến công việc. Dịch Covid-19, người ta bàn nhiều đâu là việc thiết yếu. Lời Chúa trong lễ thánh Giuse hôm nay soi sáng cho chúng ta về công việc thiết yếu và thái độ thiết yếu khi làm việc.
1. Công việc thiết yếu. Bài sách thánh Cựu Ước cho thấy đỉnh cao của việc Thiên Chúa sáng tạo vũ trụ là tạo dựng con người theo hình ảnh Chúa. Như thế, việc thiết yếu nhất là việc làm người có óc sáng tạo và có tim nhân ái giống hình ảnh Chúa là tình yêu.
2. Thái độ thiết yếu. Bài trích thư thánh Phaolô mời gọi làm bất cứ việc gì thì cứ làm tận tụy chu đáo, làm đến nơi đến chốn “như thể làm cho Chúa, chứ không phải cho người đời.” Trong cuộc sống, người ta luôn làm một cách vui vẻ, đẹp đẽ khi làm gì đó cho người yêu, thế thì làm cho Chúa phải tuyệt vời như mặt trời.hihii Hơn nữa, làm việc không chỉ dựa vào sức riêng mình, mà luôn tin tưởng cậy trông vào Chúa giúp sức như lời đáp ca: “Lạy Chúa, việc tay chúng con làm, xin Ngài ban thành công.”
Năm xưa Chúa Giêsu về quê, dân chúng đã sửng sốt thốt lên: Ông chỉ là con bác thợ mộc tầm thường mà sao lại khôn ngoan và làm được những phép lạ cả thể như thế? Thưa, vì thánh Giuse đã chọn việc thiết yếu là giáo dục người con Giêsu theo đúng hình ảnh Thiên Chúa, đã chọn thái độ thiết yếu là tin tưởng phó thác và tận tụy chăm sóc mọi việc trong nhà Thánh Gia. Làm theo thánh Giuse, chúng ta sẽ dạt dào niềm hy vọng vào thế hệ tương lai “Con khôn hơn cha là nhà có phúc!” Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thánh lễ tại Santa Marta 30/4/2020: Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các nạn nhân vô danh của đại dịch
Đặng Tự Do
01:29 30/04/2020
Lúc 7 sáng thứ Năm 30 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho những đã chết do Covid-19, đặc biệt những người chết vô danh, được chôn cất trong các ngôi mộ tập thể.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay, chúng ta hãy cầu nguyện cho những người đã khuất, những người đã chết vì đại dịch; và đặc biệt những người quá cố vô danh mà chúng ta đã thấy qua những bức ảnh các ngôi mộ tập thể.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã trình bày những suy tư về Bài Đọc Một trích từ Sách Tông đồ Công vụ (Cv 8: 26-40)
Bài Ðọc I: Cv 8, 26-40
“Nếu ông tin hết lòng, thì được chịu phép rửa”.
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Trong những ngày ấy, thiên thần Chúa nói cùng Philipphê rằng: “Hãy chỗi dậy, đi về mạn nam, theo con đường từ Giêru-salem xuống Gaxa. Ðường ấy vắng vẻ”. Người chỗi dậy ra đi. Và này có một người Êthiôpi là thái giám quyền thế của nữ hoàng Canđa, xứ Êthiôpi, và là tổng quản công khố của nữ hoàng, ông đến chầu lễ tại Giêrusalem. Lúc trở về, ông ngồi trên xe, đọc sách Tiên tri Isaia. Thánh Thần bảo Philipphê: “Hãy tiến lên và theo cho kịp xe kia”. Philipphê chạy tới, nghe thấy ông ấy đọc sách Tiên tri Isaia, liền hỏi: “Ngài có hiểu được điều ngài đọc không?” Nhà quan trả lời: “Làm sao tôi hiểu được, nếu không ai chỉ giáo cho tôi”. Nhà quan liền mời Philipphê lên xe ngồi với mình. Ðoạn Thánh Kinh ông đang đọc như sau: “Như con chiên bị đem đi làm thịt, Người phải điệu đi; như con chiên trước người thợ xén lông không kêu một tiếng, Người chẳng mở miệng. Trong cảnh nhục nhã, Người bị lên án bất công. Còn ai kể lại dòng dõi của Người, vì mạng sống Người bị cất khỏi trần gian”. Viên thái giám lên tiếng hỏi Philipphê rằng: “Tôi xin hỏi ông: đấng tiên tri nói điều ấy về ai? Về chính mình hay về người nào khác?” Philipphê mở miệng rao giảng Tin Mừng Ðức Giêsu cho ông, bắt đầu từ đoạn Thánh Kinh đó. Ðang đi dọc đường, đến nơi có nước, vị thái giám liền nói: “Này nước đây, có gì ngăn trở tôi chịu phép rửa không?” Philipphê nói: “Nếu ông tin hết lòng thì được”. Nhà quan đáp lại: “Tôi tin Ðức Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa”. Ông ra lệnh cho dừng xe lại, Philipphê và viên thái giám, cả hai đi xuống nước, và Philipphê làm phép rửa cho ông. Khi họ lên khỏi nước, Thánh Thần Chúa đem Philipphê đi mất và viên thái giám không còn thấy ngài nữa. Ông hân hoan tiếp tục hành trình. Còn Philipphê thì người ta gặp thấy tại Azô, ngài rảo khắp mọi thành phố, rao giảng Tin Mừng cho đến thành Cêsarêa.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
“Không ai đến được với Ta, nếu Cha, là Ðấng sai Ta, không lôi kéo kẻ ấy”. Chúa Giêsu nhắc nhớ rằng ngay cả các tiên tri cũng đã báo trước điều này: “Và tất cả sẽ được Thiên Chúa hướng dẫn”. Chính Thiên Chúa thu hút người ta đến chỗ nhận biết Chúa Giêsu. Không có sự thu hút này, người ta không thể biết Chúa Giêsu. Vâng, người ta có thể học, thậm chí học Kinh Thánh, thậm chí có thể biết rõ Người được sinh ra như thế nào, và Người đã làm gì. Nhưng sự hiểu biết từ bên trong, sự thấu hiểu mầu nhiệm Chúa Kitô chỉ dành cho những người được Chúa Cha lôi cuốn.
Đây là những gì đã xảy ra với bộ trưởng kinh tế của nữ hoàng xứ Ethiopia. Chúng ta có thể thấy rằng ông ta là một người ngoan đạo và ông ta đã dành thời gian, bên cạnh các công việc đa đoan của mình, để đến thờ phượng Chúa. Và khi ông đang trên đường trở về nhà và đang đọc sách tiên tri Isaia. Thánh Thần đưa Philipphê đến và bảo ông: “Hãy tiến lên và theo cho kịp xe kia”. Philipphê chạy tới, nghe thấy ông ấy đọc sách Tiên tri Isaia, liền hỏi: “Ngài có hiểu được điều ngài đọc không?” Nhà quan trả lời: “Làm sao tôi hiểu được, nếu không ai chỉ giáo cho tôi”. Nhà quan liền mời Philipphê lên xe ngồi với mình, và ông giảng giải cho viên quan. Tôi không biết bao lâu, tôi nghĩ ít nhất một vài giờ Philipphê đã giải thích về Chúa Giêsu cho viên quan ấy.
Sự bồn chồn mà viên quan này cảm thấy khi đọc sách tiên tri Isaia xuất phát từ về Chúa Cha, Đấng đã lôi kéo ông đến với Chúa Giêsu: Chúa Cha đã chuẩn bị cho ông, đã đưa ông từ Êtiôpia đến Giêrusalem để thờ phượng Chúa và sau đó, với bài đọc này, Thiên Chúa đã chuẩn bị tâm hồn cho ông để đón nhận mạc khải về Chúa Giêsu đến mức ngay khi nhìn thấy nước, ông nói: “Này nước đây, có gì ngăn trở tôi chịu phép rửa không?”, nghĩa là ông đã tin.
Sự kiện “Không ai đến được với Ta, nếu Cha, là Ðấng sai Ta, không lôi kéo kẻ ấy” có giá trị cho hoạt động tông đồ của chúng ta, cho sứ mệnh tông đồ của chúng ta như các Kitô hữu. Tôi đang nghĩ về sứ vụ truyền giáo. “Bạn sẽ làm gì trong sứ vụ truyền giáo?” - “ Tôi à, tôi sẽ cải đạo người ta” - “Nhưng dừng lại, bạn sẽ không cải đạo được bất cứ ai trừ khi Chúa Cha lôi cuốn tâm hồn họ nhận biết Chúa Giêsu”. Truyền giáo là đưa ra chứng tá đức tin của mình, không có chứng tá, anh chị em sẽ không làm được gì cả. Truyền giáo không có nghĩa là xây dựng các công trình to lớn, có đủ mọi thứ và dừng lại như thế. Không: các cấu trúc phải đi kèm với các chứng tá chân thực. Anh chị em có thể xây một bệnh viện, hình thánh các cấu trúc giáo dục hoàn hảo tuyệt vời, phát triển vĩ đại, nhưng nếu một cấu trúc không có chứng tá Kitô thì đó không phải là việc rao giảng chân thực về Chúa Giêsu: đó chỉ là công việc bác ái xã hội rất tốt ! - nhưng không có gì hơn.
Khi Simôn Phêrô khẳng định với Chúa Giêsu rằng: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống.” Đức Giêsu nói với ông: “Này anh Simôn con ông Giôna, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời.” Chính Chúa Cha đã lôi cuốn, và cũng lôi cuốn với chứng tá của chúng ta. “Tôi sẽ làm nhiều việc, ở đây, ở kia, ở đó, về phương diện giáo dục, về phương diện này, về phương diện kia”, nhưng nếu không chứng tá, những việc ấy chỉ là những điều tốt, nhưng chúng không phải là việc loan báo Tin Mừng, chúng không phải là những nơi tạo ra khả năng cho Chúa Cha lôi kéo con người đến chỗ biết Chúa Giêsu. Hãy làm việc và làm chứng.
Điều quan trọng là chúng ta phải nhận ra nguyên tắc này như là nền tảng cho công việc tông đồ của chính chúng ta trong việc truyền bá Tin Mừng. Điều có giá trị cho các hoạt động tông đồ của chúng ta, cho sứ mệnh tông đồ của chúng ta như các Kitô hữu là: công việc chuyển đổi không phải là điều chúng ta làm. Chỉ có Chúa mới có thể chuyển đổi một ai đó. Chỉ có Chúa Cha mới có thể lôi kéo ai đó đến với Chúa Giêsu.
Công việc của chúng ta là làm chứng. Trong công cuộc truyền giáo, chỉ đơn giản là dạy hoặc hướng dẫn mọi người về những chân lý đức tin thôi thì không đủ. Để trở thành một lời loan báo thực sự, chúng ta phải làm chứng trong cuộc sống của chính mình, và như thế là tạo điều kiện cho Chúa Cha lôi kéo mọi người đến với Chúa Kitô.
Chứng tá và cầu nguyện đi cùng với nhau. Không có chứng tá và cầu nguyện, anh chị em không thể làm công việc rao giảng tông đồ. Một lời rao giảng có thể rất hay, nhưng nếu không có hành động của Chúa Cha, mọi người sẽ không bị lôi cuốn bởi Chúa Kitô.
Chứng tá của chúng ta mở ra cánh cửa tâm hồn của mọi người, dẫn dắt họ chào đón thông điệp và mầu nhiệm của Chúa Giêsu. Cầu nguyện sau đó mở ra trái tim của Chúa Cha, để chính Ngài sẽ lôi kéo mọi người đến với Chúa Giêsu.
Để kết luận. Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta cầu xin Chúa cho chúng ta ân sủng để tiến hành các công việc của chúng ta với chứng tá và lời cầu nguyện để Chúa Cha có thể lôi cuốn mọi người đến chỗ nhận biết Chúa Giêsu.
Source:Vatican NewsLa preghiera speciale del Papa per le vittime anonime della pandemia
Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho những đã chết do Covid-19, đặc biệt những người chết vô danh, được chôn cất trong các ngôi mộ tập thể.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay, chúng ta hãy cầu nguyện cho những người đã khuất, những người đã chết vì đại dịch; và đặc biệt những người quá cố vô danh mà chúng ta đã thấy qua những bức ảnh các ngôi mộ tập thể.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã trình bày những suy tư về Bài Đọc Một trích từ Sách Tông đồ Công vụ (Cv 8: 26-40)
Bài Ðọc I: Cv 8, 26-40
“Nếu ông tin hết lòng, thì được chịu phép rửa”.
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Trong những ngày ấy, thiên thần Chúa nói cùng Philipphê rằng: “Hãy chỗi dậy, đi về mạn nam, theo con đường từ Giêru-salem xuống Gaxa. Ðường ấy vắng vẻ”. Người chỗi dậy ra đi. Và này có một người Êthiôpi là thái giám quyền thế của nữ hoàng Canđa, xứ Êthiôpi, và là tổng quản công khố của nữ hoàng, ông đến chầu lễ tại Giêrusalem. Lúc trở về, ông ngồi trên xe, đọc sách Tiên tri Isaia. Thánh Thần bảo Philipphê: “Hãy tiến lên và theo cho kịp xe kia”. Philipphê chạy tới, nghe thấy ông ấy đọc sách Tiên tri Isaia, liền hỏi: “Ngài có hiểu được điều ngài đọc không?” Nhà quan trả lời: “Làm sao tôi hiểu được, nếu không ai chỉ giáo cho tôi”. Nhà quan liền mời Philipphê lên xe ngồi với mình. Ðoạn Thánh Kinh ông đang đọc như sau: “Như con chiên bị đem đi làm thịt, Người phải điệu đi; như con chiên trước người thợ xén lông không kêu một tiếng, Người chẳng mở miệng. Trong cảnh nhục nhã, Người bị lên án bất công. Còn ai kể lại dòng dõi của Người, vì mạng sống Người bị cất khỏi trần gian”. Viên thái giám lên tiếng hỏi Philipphê rằng: “Tôi xin hỏi ông: đấng tiên tri nói điều ấy về ai? Về chính mình hay về người nào khác?” Philipphê mở miệng rao giảng Tin Mừng Ðức Giêsu cho ông, bắt đầu từ đoạn Thánh Kinh đó. Ðang đi dọc đường, đến nơi có nước, vị thái giám liền nói: “Này nước đây, có gì ngăn trở tôi chịu phép rửa không?” Philipphê nói: “Nếu ông tin hết lòng thì được”. Nhà quan đáp lại: “Tôi tin Ðức Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa”. Ông ra lệnh cho dừng xe lại, Philipphê và viên thái giám, cả hai đi xuống nước, và Philipphê làm phép rửa cho ông. Khi họ lên khỏi nước, Thánh Thần Chúa đem Philipphê đi mất và viên thái giám không còn thấy ngài nữa. Ông hân hoan tiếp tục hành trình. Còn Philipphê thì người ta gặp thấy tại Azô, ngài rảo khắp mọi thành phố, rao giảng Tin Mừng cho đến thành Cêsarêa.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
“Không ai đến được với Ta, nếu Cha, là Ðấng sai Ta, không lôi kéo kẻ ấy”. Chúa Giêsu nhắc nhớ rằng ngay cả các tiên tri cũng đã báo trước điều này: “Và tất cả sẽ được Thiên Chúa hướng dẫn”. Chính Thiên Chúa thu hút người ta đến chỗ nhận biết Chúa Giêsu. Không có sự thu hút này, người ta không thể biết Chúa Giêsu. Vâng, người ta có thể học, thậm chí học Kinh Thánh, thậm chí có thể biết rõ Người được sinh ra như thế nào, và Người đã làm gì. Nhưng sự hiểu biết từ bên trong, sự thấu hiểu mầu nhiệm Chúa Kitô chỉ dành cho những người được Chúa Cha lôi cuốn.
Đây là những gì đã xảy ra với bộ trưởng kinh tế của nữ hoàng xứ Ethiopia. Chúng ta có thể thấy rằng ông ta là một người ngoan đạo và ông ta đã dành thời gian, bên cạnh các công việc đa đoan của mình, để đến thờ phượng Chúa. Và khi ông đang trên đường trở về nhà và đang đọc sách tiên tri Isaia. Thánh Thần đưa Philipphê đến và bảo ông: “Hãy tiến lên và theo cho kịp xe kia”. Philipphê chạy tới, nghe thấy ông ấy đọc sách Tiên tri Isaia, liền hỏi: “Ngài có hiểu được điều ngài đọc không?” Nhà quan trả lời: “Làm sao tôi hiểu được, nếu không ai chỉ giáo cho tôi”. Nhà quan liền mời Philipphê lên xe ngồi với mình, và ông giảng giải cho viên quan. Tôi không biết bao lâu, tôi nghĩ ít nhất một vài giờ Philipphê đã giải thích về Chúa Giêsu cho viên quan ấy.
Sự bồn chồn mà viên quan này cảm thấy khi đọc sách tiên tri Isaia xuất phát từ về Chúa Cha, Đấng đã lôi kéo ông đến với Chúa Giêsu: Chúa Cha đã chuẩn bị cho ông, đã đưa ông từ Êtiôpia đến Giêrusalem để thờ phượng Chúa và sau đó, với bài đọc này, Thiên Chúa đã chuẩn bị tâm hồn cho ông để đón nhận mạc khải về Chúa Giêsu đến mức ngay khi nhìn thấy nước, ông nói: “Này nước đây, có gì ngăn trở tôi chịu phép rửa không?”, nghĩa là ông đã tin.
Sự kiện “Không ai đến được với Ta, nếu Cha, là Ðấng sai Ta, không lôi kéo kẻ ấy” có giá trị cho hoạt động tông đồ của chúng ta, cho sứ mệnh tông đồ của chúng ta như các Kitô hữu. Tôi đang nghĩ về sứ vụ truyền giáo. “Bạn sẽ làm gì trong sứ vụ truyền giáo?” - “ Tôi à, tôi sẽ cải đạo người ta” - “Nhưng dừng lại, bạn sẽ không cải đạo được bất cứ ai trừ khi Chúa Cha lôi cuốn tâm hồn họ nhận biết Chúa Giêsu”. Truyền giáo là đưa ra chứng tá đức tin của mình, không có chứng tá, anh chị em sẽ không làm được gì cả. Truyền giáo không có nghĩa là xây dựng các công trình to lớn, có đủ mọi thứ và dừng lại như thế. Không: các cấu trúc phải đi kèm với các chứng tá chân thực. Anh chị em có thể xây một bệnh viện, hình thánh các cấu trúc giáo dục hoàn hảo tuyệt vời, phát triển vĩ đại, nhưng nếu một cấu trúc không có chứng tá Kitô thì đó không phải là việc rao giảng chân thực về Chúa Giêsu: đó chỉ là công việc bác ái xã hội rất tốt ! - nhưng không có gì hơn.
Khi Simôn Phêrô khẳng định với Chúa Giêsu rằng: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống.” Đức Giêsu nói với ông: “Này anh Simôn con ông Giôna, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời.” Chính Chúa Cha đã lôi cuốn, và cũng lôi cuốn với chứng tá của chúng ta. “Tôi sẽ làm nhiều việc, ở đây, ở kia, ở đó, về phương diện giáo dục, về phương diện này, về phương diện kia”, nhưng nếu không chứng tá, những việc ấy chỉ là những điều tốt, nhưng chúng không phải là việc loan báo Tin Mừng, chúng không phải là những nơi tạo ra khả năng cho Chúa Cha lôi kéo con người đến chỗ biết Chúa Giêsu. Hãy làm việc và làm chứng.
Điều quan trọng là chúng ta phải nhận ra nguyên tắc này như là nền tảng cho công việc tông đồ của chính chúng ta trong việc truyền bá Tin Mừng. Điều có giá trị cho các hoạt động tông đồ của chúng ta, cho sứ mệnh tông đồ của chúng ta như các Kitô hữu là: công việc chuyển đổi không phải là điều chúng ta làm. Chỉ có Chúa mới có thể chuyển đổi một ai đó. Chỉ có Chúa Cha mới có thể lôi kéo ai đó đến với Chúa Giêsu.
Công việc của chúng ta là làm chứng. Trong công cuộc truyền giáo, chỉ đơn giản là dạy hoặc hướng dẫn mọi người về những chân lý đức tin thôi thì không đủ. Để trở thành một lời loan báo thực sự, chúng ta phải làm chứng trong cuộc sống của chính mình, và như thế là tạo điều kiện cho Chúa Cha lôi kéo mọi người đến với Chúa Kitô.
Chứng tá và cầu nguyện đi cùng với nhau. Không có chứng tá và cầu nguyện, anh chị em không thể làm công việc rao giảng tông đồ. Một lời rao giảng có thể rất hay, nhưng nếu không có hành động của Chúa Cha, mọi người sẽ không bị lôi cuốn bởi Chúa Kitô.
Chứng tá của chúng ta mở ra cánh cửa tâm hồn của mọi người, dẫn dắt họ chào đón thông điệp và mầu nhiệm của Chúa Giêsu. Cầu nguyện sau đó mở ra trái tim của Chúa Cha, để chính Ngài sẽ lôi kéo mọi người đến với Chúa Giêsu.
Để kết luận. Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta cầu xin Chúa cho chúng ta ân sủng để tiến hành các công việc của chúng ta với chứng tá và lời cầu nguyện để Chúa Cha có thể lôi cuốn mọi người đến chỗ nhận biết Chúa Giêsu.
Source:Vatican News
Hậu quả xã hội ở Trung quốc: Hàng chục triệu người đang đi lang thang thất nghiệp khắp nơi
Trần Mạnh Trác
15:24 30/04/2020
Ước tính có khoảng 300 triệu lao động di cư từ các vùng nông thôn nội địa. Họ không được công nhận là cư dân cuả một thành phố hoặc cuả khu vực công nghiệp để có thể nhận việc làm. Đây là một "quả bom xã hội đang đợi giờ nổ" cho giới lãnh đạo Trung Quốc, sẽ gây bất ổn lớn một khi nó phát nổ.
Dàn chứng khoán UBS (liên hiệp cuả nhà băng Thụy sĩ UBS bên Trung Hoa) cho biết 80 triệu việc làm đã bị mất trong các nghành công nghiệp và xây dựng do hậu quả của đại dịch. Còn dàn chứng khoán Zhongtai (Trung thái) thì ước tính tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc ở mức 20,5% (khoảng 70 triệu người ); nhưng theo chính quyền thì tỷ lệ thất nghiệp chính thức chỉ là 5,9%.
Sự khác biệt với các con số của chính phủ rõ rệt đến mức các công ty tài chánh ở Trung Quốc đã rút lại các con số nghiên cứu cuả họ, có thể là vì áp lực từ chính quyền. Thay vào đó, các chuyên gia kinh tế nay phải dựa vào các con số cuả tổ chức EIU (Economist Intelligence Unit, Tổ chức Tình báo Kinh tế ở London), tính rằng 250 triệu công nhân ở Trung Quốc sẽ bị cắt giảm thu thập từ 10 đến 50%.
Chính phủ Trung quốc đã mở rộng một số lợi ích cho người di cư thất nghiệp mà từ trưóc cho đến nay họ chưa bao giờ được hưởng. Vấn đề là mới chỉ có 2,3 triệu công nhân Trung Quốc, trong tổng số 430 triệu cư dân thành thị, nhận được trợ cấp thất nghiệp.
Nạn thất nghiệp gia tăng tạo ra một tâm lý bất an trong những nhóm thất nghiệp. Bản tin Lao động Trung Quốc báo cáo rằng đã xảy ra hàng chục cuộc biểu tình nhỏ cuả các công nhân gặp khó khăn nghiêm trọng do cuộc khủng hoảng đại dịch. Gần đây nhất, Thượng Hải, Giang Tây, Sơn Tây, Hà Bắc và Phúc Kiến đã chứng kiến các cuộc biểu tình ấy.
Việc mở cửa lại các hoạt động kinh tế và nới lỏng các biện pháp cách ly xã hội, đã không tạo ra hiệu ứng mà ban lãnh đạo hy vọng. Nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục gặp trở ngại; nhu cầu ở trong nước thì đang vật lộn để phục hồi lên còn nhu cầu từ nước ngoài thì sụp đổ hoàn toàn sau khi coronavirus lan rộng trên toàn thế giới. Có nhiều công ty đã từ chối mở cửa vì sợ một làn sóng nhiễm trùng mới.
Hiện tại, sự can thiệp của chính phủ đã không mang lại hiệu quả nào dù cho Bắc Kinh đã bơm tiền vào hệ thống tài chính, kêu gọi các ngân hàng bảo chứng các khoản vay tạm cho các doanh nghiệp, cắt giảm lãi suất và thuế doanh nghiệp.
Tình hình càng ngày càng tế nhị. Chủ tịch Tập Cận Bình vừa hứa đầu tư vào những cơ sở hạ tầng mới và Quốc hội Nhân dân sẽ họp vào ngày 22 tháng 5 (sau khi hoãn vào tháng 3 vì cuộc khủng hoảng đại dịch) để giải quyết các vấn đề. Tuy nhiên, có những lo ngại rằng một kích thích mới, dựa vào mô hình của Mỹ khi họ giải quyết cuộc khủng hoảng mortgage (tiền cho vay mua nhà) năm 2008, có thể làm cho nền kinh tế ở Trung quốc trở thành quá nóng, khiến cho khoản nợ công bị vỡ nợ.
10 tiểu bang tại Hoa Kỳ ngăn chặn mọi cuộc tụ họp thờ phượng, 15 tiểu bang lại cho phép không giới hạn số tín hữu tham dự
Đặng Tự Do
15:25 30/04/2020
Trong nỗ lực làm chậm sự lây lan của coronavirus, mọi tiểu bang ở Hoa Kỳ đã ban hành các hướng dẫn hoặc các lệnh hạn chế tương tác xã hội. Nhưng những quy tắc này không phải lúc nào cũng được áp dụng đồng đều khi nói đến các cử hành thờ phượng trực tiếp và các cuộc tụ họp tôn giáo khác.
Theo phân tích của Trung tâm nghiên cứu Pew về các quy định gần đây của nhà nước, trên thực tế, chỉ có 10 tiểu bang ngăn chặn các cuộc tụ họp tôn giáo trực tiếp dưới bất kỳ hình thức nào. Danh sách này bao gồm California, nơi một nhóm các giáo hội đang kiện Thống Đốc Gavin Newsom tại tòa án liên bang cáo buộc ông vi phạm quyền tự do tín ngưỡng được ghi trong Tu Chính Án thứ nhất của Hoa Kỳ. Một thẩm phán liên bang tuần trước đã từ chối yêu cầu của những người khiếu nại muốn tổ chức các buổi cử hành trực tiếp, nghĩa là có tín hữu tham dự.
Tuy việc kiện tụng của nhóm các giáo hội tại California không đi đến đâu, những lo sợ bị kiện tụng như vậy đã khiến hầu hết các tiểu bang khác đưa ra các miễn trừ cho các cuộc tụ họp tôn giáo trong các lệnh cách ly và các chỉ thị khác, trong nỗ lực cân bằng các mối quan tâm về tự do tôn giáo với các thực hành khoảng cách an toàn xã hội. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, gọi tắt là CDC, tiếp tục khuyến nghị rằng các cuộc tụ họp hơn 10 người phải bị đình chỉ, và trong khi trong các cuộc tụ tập diễn ra, mọi người nên đứng cách nhau ít nhất 6 feet, tức là khoảng 1.8m, ở mọi thời điểm.
Một số tiểu bang xem các sinh hoạt tôn giáo là thiết yếu và gộp vào cùng cùng loại với việc mua sắm thực phẩm và chăm sóc sức khỏe. Những tiểu bang này bao gồm Florida, Nam Carolina và Tennessee, và một số tiểu bang khác nữa.
15 tiểu bang, tức là khoảng một phần ba các tiểu bang tại Hoa Kỳ đang cho phép các cuộc tụ họp tôn giáo được tiếp tục diễn ra mà không có bất kỳ giới hạn nào về số người tham dự.
22 tiểu bang và thủ đô Washington quy định rằng các cuộc tụ họp tôn giáo có thể diễn ra, nhưng giới hạn từ 10 người trở xuống. Tại Rhode Island, các cuộc tụ họp bị giới hạn không quá năm người. Hai tiểu bang Connecticut và Oregon giới hạn các cuộc tụ họp tôn giáo tương ứng là 50 và 25 người. Trong khi đó, Kentucky đang cấm các cuộc tụ tập đông người - kể cả các cuộc tụ họp tôn giáo - nhưng không nêu rõ có bao nhiêu người tạo thành một cuộc tụ họp đông người.
Trong một số trường hợp, các nhà lãnh đạo tôn giáo đã chống lại lệnh của nhà nước, tổ chức các cử hành bất chấp cảnh báo từ các quan chức. Nhưng nhiều vị khác đã đình chỉ các cử hành trong một nỗ lực để tuân thủ các hướng dẫn của CDC, mặc dù các miễn trừ ở cấp tiểu bang có thể cho phép họ tiếp tục thờ phượng chung.
Một số giáo hội đã sáng tạo, không chỉ với các dịch vụ phát trực tuyến hoặc trên truyền hình mà bằng cách tổ chức các cử hành tôn giáo theo kiểu drive-in, trong đó mọi người có thể tham gia các cử hành trong khi vẫn ngồi trong những chiếc xe hơi cách nhau 6 feet, thay vì trong nhà thờ. Đến nay, bảy tiểu bang rõ ràng cho phép loại hình cử hành này được diễn ra, trong khi nhiều tiểu bang khác khuyến khích các tổ chức tôn giáo tổ chức các dịch vụ trực tuyến mà thôi.
Source:Pew ResearchMost states have religious exemptions to COVID-19 social distancing rules
Theo phân tích của Trung tâm nghiên cứu Pew về các quy định gần đây của nhà nước, trên thực tế, chỉ có 10 tiểu bang ngăn chặn các cuộc tụ họp tôn giáo trực tiếp dưới bất kỳ hình thức nào. Danh sách này bao gồm California, nơi một nhóm các giáo hội đang kiện Thống Đốc Gavin Newsom tại tòa án liên bang cáo buộc ông vi phạm quyền tự do tín ngưỡng được ghi trong Tu Chính Án thứ nhất của Hoa Kỳ. Một thẩm phán liên bang tuần trước đã từ chối yêu cầu của những người khiếu nại muốn tổ chức các buổi cử hành trực tiếp, nghĩa là có tín hữu tham dự.
Tuy việc kiện tụng của nhóm các giáo hội tại California không đi đến đâu, những lo sợ bị kiện tụng như vậy đã khiến hầu hết các tiểu bang khác đưa ra các miễn trừ cho các cuộc tụ họp tôn giáo trong các lệnh cách ly và các chỉ thị khác, trong nỗ lực cân bằng các mối quan tâm về tự do tôn giáo với các thực hành khoảng cách an toàn xã hội. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, gọi tắt là CDC, tiếp tục khuyến nghị rằng các cuộc tụ họp hơn 10 người phải bị đình chỉ, và trong khi trong các cuộc tụ tập diễn ra, mọi người nên đứng cách nhau ít nhất 6 feet, tức là khoảng 1.8m, ở mọi thời điểm.
Một số tiểu bang xem các sinh hoạt tôn giáo là thiết yếu và gộp vào cùng cùng loại với việc mua sắm thực phẩm và chăm sóc sức khỏe. Những tiểu bang này bao gồm Florida, Nam Carolina và Tennessee, và một số tiểu bang khác nữa.
15 tiểu bang, tức là khoảng một phần ba các tiểu bang tại Hoa Kỳ đang cho phép các cuộc tụ họp tôn giáo được tiếp tục diễn ra mà không có bất kỳ giới hạn nào về số người tham dự.
22 tiểu bang và thủ đô Washington quy định rằng các cuộc tụ họp tôn giáo có thể diễn ra, nhưng giới hạn từ 10 người trở xuống. Tại Rhode Island, các cuộc tụ họp bị giới hạn không quá năm người. Hai tiểu bang Connecticut và Oregon giới hạn các cuộc tụ họp tôn giáo tương ứng là 50 và 25 người. Trong khi đó, Kentucky đang cấm các cuộc tụ tập đông người - kể cả các cuộc tụ họp tôn giáo - nhưng không nêu rõ có bao nhiêu người tạo thành một cuộc tụ họp đông người.
Trong một số trường hợp, các nhà lãnh đạo tôn giáo đã chống lại lệnh của nhà nước, tổ chức các cử hành bất chấp cảnh báo từ các quan chức. Nhưng nhiều vị khác đã đình chỉ các cử hành trong một nỗ lực để tuân thủ các hướng dẫn của CDC, mặc dù các miễn trừ ở cấp tiểu bang có thể cho phép họ tiếp tục thờ phượng chung.
Một số giáo hội đã sáng tạo, không chỉ với các dịch vụ phát trực tuyến hoặc trên truyền hình mà bằng cách tổ chức các cử hành tôn giáo theo kiểu drive-in, trong đó mọi người có thể tham gia các cử hành trong khi vẫn ngồi trong những chiếc xe hơi cách nhau 6 feet, thay vì trong nhà thờ. Đến nay, bảy tiểu bang rõ ràng cho phép loại hình cử hành này được diễn ra, trong khi nhiều tiểu bang khác khuyến khích các tổ chức tôn giáo tổ chức các dịch vụ trực tuyến mà thôi.
Source:Pew Research
Báo cáo của Quốc Hội Hoa Kỳ: Ấn Độ và Trung Quốc là hai nước vi phạm tự do tôn giáo nghiêm trọng nhất
Đặng Tự Do
17:46 30/04/2020
Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ, gọi tắt là USCIRF, khuyến nghị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ định Ấn Độ vào danh sách các Quốc Gia Cần Quan Tâm Đặc Biệt, gọi tắt là CPC, cùng với các quốc gia vi phạm tự do tôn giáo triền miên như Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Ả Rập Saudi.
Trong năm 2019, Ấn Độ đã có một bước thụt lùi mạnh mẽ. Đó là nhận định trong báo cáo thường niên của USCIRF, năm 2020, vừa được công bố hôm 29 tháng Tư. Chính phủ quốc gia, của Thủ tướng Narendra Modi thuộc đảng Bharatiya Janata, gọi tắt là BJP, đã sử dụng đa số tại Quốc Hội để đưa ra các chính sách vi phạm tự do tôn giáo trên khắp Ấn Độ, đặc biệt là đối với người Hồi giáo.
Đáng chú ý nhất là nó đã ban hành Đạo luật Công dân, quy định cấp nhanh chóng quyền công dân Ấn Độ cho những người di cư không theo đạo Hồi từ Afghanistan, Bangladesh và Pakistan đang cư trú ở Ấn Độ. Theo các quan chức chính phủ, luật này nhằm bảo vệ các cộng đồng tôn giáo không theo đạo Hồi. Nhưng trong thực tế, nó dùng để chống lại việc cấp quyền công dân cho người Hồi giáo và kết quả là giam giữ, trục xuất và hàng chục triệu người rơi vào tình cảnh không quốc tịch.
USCIRF lưu ý rằng chính phủ quốc gia Ấn Độ và nhiều chính phủ tiểu bang khác cũng cho phép các chiến dịch quấy rối và bạo lực trên toàn quốc đối với các nhóm tôn giáo thiểu số. Ủy ban cho biết các cấp chính quyền và cả cảnh sát cũng tham gia và dung túng cho lời nói căm thù và kích động bạo lực chống lại các nhóm thiểu số tôn giáo.
Mặt khác, USCIRF đã khen ngợi hai quốc gia vì những tiến bộ mà họ đã đạt được và lưu ý rằng các quốc gia này đã hợp tác chặt chẽ với ủy ban để cải thiện hồ sơ của họ.
“Chúng tôi được khuyến khích bởi những bước tích cực mà một số chính phủ đã thực hiện trong năm 2019 - đặc biệt là hai chính phủ có liên quan chặt chẽ với USCIRF - để thiết lập một môi trường an toàn hơn cho tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng,” Chủ tịch USCIRF, Tony Perkins, cho biết trong một tuyên bố. Tại Sudan, hàng lãnh đạo mới với ý chí cải cách đã có thể nhanh chóng mang lại những cải tiến rõ rệt. Uzbekistan cũng đã đạt được tiến bộ quan trọng trong năm 2019 đối với việc thực hiện các cam kết mà họ đã thực hiện để cho phép các nhóm tôn giáo thiểu số tự do hơn.
Ngoài Ấn Độ, USCIRF khuyến nghị 13 quốc gia khác được chỉ định vào danh sách CPC vì chính phủ của họ tham gia hoặc dung túng cho các vi phạm có hệ thống, liên tục, nghiêm trọng. Chúng bao gồm chín quốc gia mà Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ định là CPC vào tháng 12 năm 2019 – bao gồm Trung Quốc, Eritrea, Iran, Miến Điện, Bắc Triều Tiên, Pakistan, Ả Rập Saudi, Tajikistan và Turkmenistan - cũng như bốn quốc gia khác là Nigeria, Nga, Syria và Việt Nam.
Tình hình tại Trung Quốc là đặc biệt nghiêm trọng. Trung Quốc bị cáo buộc giam giữ hàng triệu người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương. Đối với Kitô Giáo, song song với chiến dịch triệt hạ Thánh Giá, chúng ra lệnh phải gỡ xuống hay đục bỏ Mười Điều Răn Đức Chúa Trời và thay bằng các lời dạy của “Bác Tập”.
Các quan chức của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và Hội Công Giáo Yêu Nước đang yêu sách các nhà thờ phải treo ảnh Tập Cận Bình trang trọng hơn ảnh Chúa và Đức Mẹ nếu muốn được mở cửa trở lại.
Ngay sau lệnh dỡ bỏ cô lập tại Vũ Hán, thông tấn xã UCANews, và Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, cho biết chiến dịch loại bỏ thánh giá vừa được tái tục tại Hoa Lục.
Source:AleteiaCommission singles out India for religious freedom violations
Trong năm 2019, Ấn Độ đã có một bước thụt lùi mạnh mẽ. Đó là nhận định trong báo cáo thường niên của USCIRF, năm 2020, vừa được công bố hôm 29 tháng Tư. Chính phủ quốc gia, của Thủ tướng Narendra Modi thuộc đảng Bharatiya Janata, gọi tắt là BJP, đã sử dụng đa số tại Quốc Hội để đưa ra các chính sách vi phạm tự do tôn giáo trên khắp Ấn Độ, đặc biệt là đối với người Hồi giáo.
Đáng chú ý nhất là nó đã ban hành Đạo luật Công dân, quy định cấp nhanh chóng quyền công dân Ấn Độ cho những người di cư không theo đạo Hồi từ Afghanistan, Bangladesh và Pakistan đang cư trú ở Ấn Độ. Theo các quan chức chính phủ, luật này nhằm bảo vệ các cộng đồng tôn giáo không theo đạo Hồi. Nhưng trong thực tế, nó dùng để chống lại việc cấp quyền công dân cho người Hồi giáo và kết quả là giam giữ, trục xuất và hàng chục triệu người rơi vào tình cảnh không quốc tịch.
USCIRF lưu ý rằng chính phủ quốc gia Ấn Độ và nhiều chính phủ tiểu bang khác cũng cho phép các chiến dịch quấy rối và bạo lực trên toàn quốc đối với các nhóm tôn giáo thiểu số. Ủy ban cho biết các cấp chính quyền và cả cảnh sát cũng tham gia và dung túng cho lời nói căm thù và kích động bạo lực chống lại các nhóm thiểu số tôn giáo.
Mặt khác, USCIRF đã khen ngợi hai quốc gia vì những tiến bộ mà họ đã đạt được và lưu ý rằng các quốc gia này đã hợp tác chặt chẽ với ủy ban để cải thiện hồ sơ của họ.
“Chúng tôi được khuyến khích bởi những bước tích cực mà một số chính phủ đã thực hiện trong năm 2019 - đặc biệt là hai chính phủ có liên quan chặt chẽ với USCIRF - để thiết lập một môi trường an toàn hơn cho tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng,” Chủ tịch USCIRF, Tony Perkins, cho biết trong một tuyên bố. Tại Sudan, hàng lãnh đạo mới với ý chí cải cách đã có thể nhanh chóng mang lại những cải tiến rõ rệt. Uzbekistan cũng đã đạt được tiến bộ quan trọng trong năm 2019 đối với việc thực hiện các cam kết mà họ đã thực hiện để cho phép các nhóm tôn giáo thiểu số tự do hơn.
Ngoài Ấn Độ, USCIRF khuyến nghị 13 quốc gia khác được chỉ định vào danh sách CPC vì chính phủ của họ tham gia hoặc dung túng cho các vi phạm có hệ thống, liên tục, nghiêm trọng. Chúng bao gồm chín quốc gia mà Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ định là CPC vào tháng 12 năm 2019 – bao gồm Trung Quốc, Eritrea, Iran, Miến Điện, Bắc Triều Tiên, Pakistan, Ả Rập Saudi, Tajikistan và Turkmenistan - cũng như bốn quốc gia khác là Nigeria, Nga, Syria và Việt Nam.
Tình hình tại Trung Quốc là đặc biệt nghiêm trọng. Trung Quốc bị cáo buộc giam giữ hàng triệu người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương. Đối với Kitô Giáo, song song với chiến dịch triệt hạ Thánh Giá, chúng ra lệnh phải gỡ xuống hay đục bỏ Mười Điều Răn Đức Chúa Trời và thay bằng các lời dạy của “Bác Tập”.
Các quan chức của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và Hội Công Giáo Yêu Nước đang yêu sách các nhà thờ phải treo ảnh Tập Cận Bình trang trọng hơn ảnh Chúa và Đức Mẹ nếu muốn được mở cửa trở lại.
Ngay sau lệnh dỡ bỏ cô lập tại Vũ Hán, thông tấn xã UCANews, và Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, cho biết chiến dịch loại bỏ thánh giá vừa được tái tục tại Hoa Lục.
Source:Aleteia
UCANews: Các linh mục Trung Quốc phải chấp nhận triệt hạ thánh giá để cứu các nhà thờ
Đặng Tự Do
18:49 30/04/2020
UCANews vừa có một bản tường trình chi tiết về một làn sóng bách hại mới tại Trung Quốc. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Dưới áp lực ít hơn từ Covid-19, các quan chức Trung Quốc đang loại bỏ các biểu tượng tôn giáo khỏi những nơi công cộng.
Bọn cầm quyền cộng sản Trung Quốc đã bắt đầu một làn sóng triệt hạ thánh giá khác khi đại dịch coronavirus được báo cáo đã lắng xuống tại Hoa Lục.
Trong hai tuần qua, bọn cầm quyền địa phương đã loại bỏ các thánh giá khỏi đỉnh của hai nhà thờ, các nguồn tin nói với UCANews vào ngày 27 tháng Tư. Họ sợ nhiều hành động như vậy sẽ diễn ra trong những ngày tới.
Việc triệt hạ thánh giá bắt đầu khi bọn cầm quyền báo cáo bệnh nhân Covid-19 cuối cùng đã xuất viện ở Vũ Hán, thành phố trung tâm của Trung Quốc nơi coronavirus được báo cáo lần đầu tiên vào tháng 12 năm ngoái.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết cả nước chỉ báo cáo ba trường hợp Covid-19 vào ngày 26 tháng Tư. Hai người là người Trung Quốc trở về từ nước ngoài, trong khi một người nhiễm bệnh thông qua sự lây lan ở địa phương.
Các nhà lãnh đạo Kitô giáo địa phương cho biết các cuộc triệt hạ thánh giá bắt đầu khi bọn cầm quyền cảm thấy tương đối ít chịu áp lực từ đại dịch COVID-19.
Bọn cầm quyền địa phương đã gỡ bỏ thánh giá của Nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi tại Giáo phận An Huy (Anhui – 安徽) vào ngày 18 tháng Tư, một nguồn tin trong giáo phận nói với UCANews.
Nguồn tin nói rằng nhà thờ này là một phần của Giáo Hội công khai được nhà nước công nhận nhưng không có linh mục hay nữ tu để lãnh đạo các hoạt động tôn giáo. Giáo dân tự quản lý các chương trình tôn giáo.
Năm ngày trước khi vụ việc xảy ra, lãnh đạo giáo xứ đã có cuộc gặp gỡ với chính quyền địa phương để thỉnh cầu họ cho phép sửa chữa nhà thờ. Nhưng các quan chức cộng sản cho biết kế hoạch của họ là phải triệt hạ thánh giá của cả hai nhà thờ Công Giáo và Tin lành trong khu vực trước rồi mới tính sau.
Một quan chức chính quyền địa phương, được gọi là giám đốc cộng đồng, vào ngày 16 tháng Tư đã yêu cầu giáo dân trao cho hắn các chìa khóa của nhà thờ. “Họ muốn vào nhà thờ và triệt hạ thánh giá bên trong nhà thờ”.
Giáo dân đã báo cáo tình hình cho Đức cha Lưu Tân Hồng (Liu Xinhong - 刘新红) của giáo phận An Huy. Lưu Tân Hồng từng bị vạ tuyệt thông và chỉ mới được giải vạ sau thoả hiệp của Tòa Thánh với Bắc Kinh hồi tháng 9 năm 2018. Ông ta chỉ đạo anh chị em giáo dân đến văn phòng địa phương của Hiệp hội Yêu nước Công Giáo Trung Quốc mà khiếu nại. Nhưng các quan chức địa phương của Hiệp hội Yêu nước Công Giáo Trung Quốc phủ nhận không có chuyện đó.
Giám đốc cộng đồng nói với giáo dân vào ngày 17 tháng Tư rằng các quan chức đang hành động theo chỉ đạo của cấp trên. Tuy nhiên, hắn không đưa ra tài liệu nào để chứng minh cho tuyên bố này.
Vào ngày 18 tháng Tư, giám đốc cộng đồng đã dẫn đầu một nhóm thanh niên đến triệt hạ thánh giá.
Trong một biến cố khác cũng tại Giáo phận An Huy vào ngày 19 tháng Tư, một cây thánh giá đã bị triệt hạ khỏi một nhà thờ ở quận Vĩnh Kiều (Yongqiao, 永桥) của thành phố Tô Châu (Suzhou - 苏州) vào khoảng 4 giờ sáng, có lẽ để tránh người Công Giáo tụ tập phản đối. Ban đầu, bọn cầm quyền địa phương dự trù triệt hạ thánh giá vào buổi chiều.
Các hoạt động từ mờ sáng được thực hiện dưới sự bảo vệ của cảnh sát. Bọn cảnh sát không cho ai vào nhà thờ, cũng không cho tụ tập bên ngoài hoặc chụp ảnh. Một chiếc điện thoại di động đã bị tịch thu khi ai đó cố gắng chụp ảnh.
Trong vụ việc mới nhất vào ngày 27 tháng Tư, bọn cầm quyền cố gắng triệt hạ thánh giá của một nhà thờ Tin Lành ở đường Tô Châu, thuộc thành phố Hợp Phì (Hefei - 合肥).
Một linh mục, được biết với tên là Cha Trần (Chen -陈), nói với thông tấn xã UCANews rằng chiến dịch triệt hạ thánh giá với chiến thuật tương tự được sử dụng trên khắp Trung Quốc, chứ không phải riêng tại một giáo phận hoặc một tỉnh cụ thể nào. “Nó đang diễn ra trên khắp đại lục, nhưng Giáo hội đại lục lại im lặng”.
Ngài tin rằng An Huy sẽ phải đối mặt với việc triệt hạ thánh giá nhiều hơn. “Nếu các thành phần trong Giáo Hội không đoàn kết chống lại, nhiều cây thánh giá sẽ bị triệt hạ,” ngài nói.
Giáo phận Hàm Đan (Handan - 邯郸) ở tỉnh Hà Bắc cũng đang phải đối mặt với việc triệt hạ thánh giá thậm chí là phá hủy toàn bộ các nhà thờ.
Một thành viên cao cấp của hàng giáo sĩ, người không muốn được nêu tên, cho biết giáo phận gần đây đã nhận được thông báo từ bọn cầm quyền cộng sản yêu cầu loại bỏ thánh giá bên ngoài bốn nhà thờ ở thành phố Phi Tường (Feixiang -飞翔).
Vị linh mục cao cấp nói với UCA News rằng từ năm 2019, người Công Giáo và các tôn giáo khác đã bị buộc phải thực hiện các thay đổi trong các nhà thờ bị bọn cầm quyền cho là “bất hợp pháp” để làm cho các nhà thờ này trở thành hợp pháp theo các yêu cầu của pháp luật.
Đó chỉ là một quả lừa. “Sau khi các biểu tượng tôn giáo bị xóa bỏ, các nhà thờ này bị biến thành một trung tâm sinh hoạt, một viện dưỡng lão hoặc một cái gì đó tương tự. Nó không còn là một nhà thờ nữa,” ngài nói.
Kể từ tháng 10 năm 2018, hàng trăm thánh giá trên khắp Trung Quốc đã bị triệt hạ. Các giáo phận ở các tỉnh Chiết Giang, Hà Nam, Hà Bắc và Quý Châu đã chứng kiến một số thánh giá bị triệt hạ, vì bị cáo buộc vi phạm luật quy hoạch.
Vào tháng 10 năm 2019, một nhà thờ ở huyện Quan Đào (Guantao - 关涛), Hà Bắc đã bị phá hủy vì bị buộc tội chiếm giữ trái phép đất canh tác. Chỉ riêng trong năm nay, thánh giá của hai nhà thờ ở huyện A Khâu (Qiu - 阿丘) ở Hà Bắc đã bị triệt hạ.
Các linh mục cho biết các giáo phận thường sẽ hợp tác trong việc triệt hạ thánh giá với hy vọng cứu được nhà thờ.
Cha Trần cho biết các cuộc đàn áp Giáo hội đã gia tăng kể từ khi Vatican ký thỏa thuận với Trung Quốc vào tháng 9 năm 2018 về việc bổ nhiệm các giám mục. Ngài nói rằng bọn cầm quyền không từ bỏ các cuộc đàn áp ngay cả khi Covid-19 đang hoành hành ở Trung Quốc. Ngài kêu gọi người Công Giáo trên toàn cầu cùng tham gia và lên tiếng để khôi phục quyền của Kitô hữu ở Trung Quốc.
Source:UCANChina resumes cross removals as virus subsides
Dưới áp lực ít hơn từ Covid-19, các quan chức Trung Quốc đang loại bỏ các biểu tượng tôn giáo khỏi những nơi công cộng.
Bọn cầm quyền cộng sản Trung Quốc đã bắt đầu một làn sóng triệt hạ thánh giá khác khi đại dịch coronavirus được báo cáo đã lắng xuống tại Hoa Lục.
Trong hai tuần qua, bọn cầm quyền địa phương đã loại bỏ các thánh giá khỏi đỉnh của hai nhà thờ, các nguồn tin nói với UCANews vào ngày 27 tháng Tư. Họ sợ nhiều hành động như vậy sẽ diễn ra trong những ngày tới.
Việc triệt hạ thánh giá bắt đầu khi bọn cầm quyền báo cáo bệnh nhân Covid-19 cuối cùng đã xuất viện ở Vũ Hán, thành phố trung tâm của Trung Quốc nơi coronavirus được báo cáo lần đầu tiên vào tháng 12 năm ngoái.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết cả nước chỉ báo cáo ba trường hợp Covid-19 vào ngày 26 tháng Tư. Hai người là người Trung Quốc trở về từ nước ngoài, trong khi một người nhiễm bệnh thông qua sự lây lan ở địa phương.
Các nhà lãnh đạo Kitô giáo địa phương cho biết các cuộc triệt hạ thánh giá bắt đầu khi bọn cầm quyền cảm thấy tương đối ít chịu áp lực từ đại dịch COVID-19.
Bọn cầm quyền địa phương đã gỡ bỏ thánh giá của Nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi tại Giáo phận An Huy (Anhui – 安徽) vào ngày 18 tháng Tư, một nguồn tin trong giáo phận nói với UCANews.
Nguồn tin nói rằng nhà thờ này là một phần của Giáo Hội công khai được nhà nước công nhận nhưng không có linh mục hay nữ tu để lãnh đạo các hoạt động tôn giáo. Giáo dân tự quản lý các chương trình tôn giáo.
Năm ngày trước khi vụ việc xảy ra, lãnh đạo giáo xứ đã có cuộc gặp gỡ với chính quyền địa phương để thỉnh cầu họ cho phép sửa chữa nhà thờ. Nhưng các quan chức cộng sản cho biết kế hoạch của họ là phải triệt hạ thánh giá của cả hai nhà thờ Công Giáo và Tin lành trong khu vực trước rồi mới tính sau.
Một quan chức chính quyền địa phương, được gọi là giám đốc cộng đồng, vào ngày 16 tháng Tư đã yêu cầu giáo dân trao cho hắn các chìa khóa của nhà thờ. “Họ muốn vào nhà thờ và triệt hạ thánh giá bên trong nhà thờ”.
Giáo dân đã báo cáo tình hình cho Đức cha Lưu Tân Hồng (Liu Xinhong - 刘新红) của giáo phận An Huy. Lưu Tân Hồng từng bị vạ tuyệt thông và chỉ mới được giải vạ sau thoả hiệp của Tòa Thánh với Bắc Kinh hồi tháng 9 năm 2018. Ông ta chỉ đạo anh chị em giáo dân đến văn phòng địa phương của Hiệp hội Yêu nước Công Giáo Trung Quốc mà khiếu nại. Nhưng các quan chức địa phương của Hiệp hội Yêu nước Công Giáo Trung Quốc phủ nhận không có chuyện đó.
Giám đốc cộng đồng nói với giáo dân vào ngày 17 tháng Tư rằng các quan chức đang hành động theo chỉ đạo của cấp trên. Tuy nhiên, hắn không đưa ra tài liệu nào để chứng minh cho tuyên bố này.
Vào ngày 18 tháng Tư, giám đốc cộng đồng đã dẫn đầu một nhóm thanh niên đến triệt hạ thánh giá.
Trong một biến cố khác cũng tại Giáo phận An Huy vào ngày 19 tháng Tư, một cây thánh giá đã bị triệt hạ khỏi một nhà thờ ở quận Vĩnh Kiều (Yongqiao, 永桥) của thành phố Tô Châu (Suzhou - 苏州) vào khoảng 4 giờ sáng, có lẽ để tránh người Công Giáo tụ tập phản đối. Ban đầu, bọn cầm quyền địa phương dự trù triệt hạ thánh giá vào buổi chiều.
Các hoạt động từ mờ sáng được thực hiện dưới sự bảo vệ của cảnh sát. Bọn cảnh sát không cho ai vào nhà thờ, cũng không cho tụ tập bên ngoài hoặc chụp ảnh. Một chiếc điện thoại di động đã bị tịch thu khi ai đó cố gắng chụp ảnh.
Trong vụ việc mới nhất vào ngày 27 tháng Tư, bọn cầm quyền cố gắng triệt hạ thánh giá của một nhà thờ Tin Lành ở đường Tô Châu, thuộc thành phố Hợp Phì (Hefei - 合肥).
Một linh mục, được biết với tên là Cha Trần (Chen -陈), nói với thông tấn xã UCANews rằng chiến dịch triệt hạ thánh giá với chiến thuật tương tự được sử dụng trên khắp Trung Quốc, chứ không phải riêng tại một giáo phận hoặc một tỉnh cụ thể nào. “Nó đang diễn ra trên khắp đại lục, nhưng Giáo hội đại lục lại im lặng”.
Ngài tin rằng An Huy sẽ phải đối mặt với việc triệt hạ thánh giá nhiều hơn. “Nếu các thành phần trong Giáo Hội không đoàn kết chống lại, nhiều cây thánh giá sẽ bị triệt hạ,” ngài nói.
Giáo phận Hàm Đan (Handan - 邯郸) ở tỉnh Hà Bắc cũng đang phải đối mặt với việc triệt hạ thánh giá thậm chí là phá hủy toàn bộ các nhà thờ.
Một thành viên cao cấp của hàng giáo sĩ, người không muốn được nêu tên, cho biết giáo phận gần đây đã nhận được thông báo từ bọn cầm quyền cộng sản yêu cầu loại bỏ thánh giá bên ngoài bốn nhà thờ ở thành phố Phi Tường (Feixiang -飞翔).
Vị linh mục cao cấp nói với UCA News rằng từ năm 2019, người Công Giáo và các tôn giáo khác đã bị buộc phải thực hiện các thay đổi trong các nhà thờ bị bọn cầm quyền cho là “bất hợp pháp” để làm cho các nhà thờ này trở thành hợp pháp theo các yêu cầu của pháp luật.
Đó chỉ là một quả lừa. “Sau khi các biểu tượng tôn giáo bị xóa bỏ, các nhà thờ này bị biến thành một trung tâm sinh hoạt, một viện dưỡng lão hoặc một cái gì đó tương tự. Nó không còn là một nhà thờ nữa,” ngài nói.
Kể từ tháng 10 năm 2018, hàng trăm thánh giá trên khắp Trung Quốc đã bị triệt hạ. Các giáo phận ở các tỉnh Chiết Giang, Hà Nam, Hà Bắc và Quý Châu đã chứng kiến một số thánh giá bị triệt hạ, vì bị cáo buộc vi phạm luật quy hoạch.
Vào tháng 10 năm 2019, một nhà thờ ở huyện Quan Đào (Guantao - 关涛), Hà Bắc đã bị phá hủy vì bị buộc tội chiếm giữ trái phép đất canh tác. Chỉ riêng trong năm nay, thánh giá của hai nhà thờ ở huyện A Khâu (Qiu - 阿丘) ở Hà Bắc đã bị triệt hạ.
Các linh mục cho biết các giáo phận thường sẽ hợp tác trong việc triệt hạ thánh giá với hy vọng cứu được nhà thờ.
Cha Trần cho biết các cuộc đàn áp Giáo hội đã gia tăng kể từ khi Vatican ký thỏa thuận với Trung Quốc vào tháng 9 năm 2018 về việc bổ nhiệm các giám mục. Ngài nói rằng bọn cầm quyền không từ bỏ các cuộc đàn áp ngay cả khi Covid-19 đang hoành hành ở Trung Quốc. Ngài kêu gọi người Công Giáo trên toàn cầu cùng tham gia và lên tiếng để khôi phục quyền của Kitô hữu ở Trung Quốc.
Source:UCAN
Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ: Tự do tôn giáo trên thế giới trên đà gia tăng
Vũ Văn An
19:42 30/04/2020
Theo thông cáo báo chí ngày 28 tháng 4 năm 2020 của Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ, nói chung, tự do tôn giáo trên thế giới đang trên đà gia tăng.
Nhân công bố phúc trình tự do tôn giáo quốc tế năm 2019 vào ngày nói trên, Chủ Tịch Ủy Ban, Tony Perkins, tuyên bố rằng “Chúng tôi được khích lệ bởi các biện pháp tích cực mà một số chính phủ đã đưa ra trong năm 2019, nhất là hai chính phủ đã có nhiều cam kết chặt chẽ với Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ, nhằm thiết lập một môi trường an toàn hơn cho tự tôn giáo hay niềm tin. Sudan trổi vượt, chứng tỏ rằng giới lãnh đạo mới với ý chí thay đổi có thể mau chóng đem lại các cải tiến trông thấy. Uzbekistan cũng đã thực hiện nhiều tiến bộ quan trọng trong năm 2019 hướng tới việc chu toàn các cam kết họ đưa ra nhằm cho phép các nhóm tôn giáo được nhiều tự do hơn. Dù các nước khác có tệ đi, nhất là Ấn Độ, chúng tôi thấy tự do tôn giáo quốc tế, nói chung, đang trên đà gia tăng”.
Thông cáo báo chí của Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ cho hay tính độc lập và lưỡng đảng của Ủy Ban đã giúp nó nhận diện không khoan nhượng các đe dọa đối với tự do tôn giáo khắp thế giới. Trong phúc trình năm 2020, Ủy Ban khuyến cáo 14 nước để Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ xếp họ vào số “các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt” (CPC) vì chính phủ của họ đã dấn thân theo đuổi hoặc dung túng “các vi phạm có hệ thống, liên tiếp, và trắng trợn”. Các nước này bao gồm 9 nước bị Bộ Ngoại Giao liệt vào hàng “các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt” hồi tháng 12 năm 2019: Miến Điện, Trung Hoa, Eritrea, Iran, Bắc Hàn, Pakistan, Saudi Arabia, Tajikistan và Turkmenistan, cũng như 5 nước khác là Ấn Độ, Nigeria, Nga, Syria và Việt Nam.
Thay vì sử dụng phạm trù “Tầng 2” (Tier 2) như trong các phúc trình trước đây, Phúc Trình năm 2020 khuyến cáo đặt 15 nước khác vào Danh Sách Quan Sát Đặc Biệt (SWL) của Bộ Ngoại Giao vì các vi phạm nghiêm trọng. Các nước này bao gồm 4 nước bị Bộ Ngoại Giao liệt vào hạng này hồi tháng 12 năm 2019: Cuba, Nicaragua, Sudan, và Uzbekistan, cũng như 11 nước khác: Afghanistan, Algeria, Azerbaijan, Bahrain, Công Hòa Trung Phi (CAR), Ai Cập, Indonesia, Iraq, Kazakhstan, Mã Lai, and Thổ Nhĩ Kỳ.
Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ khuyến cáo đưa Sudan, Uzbekistan, và CAR vào SWL năm 2019 dựa vào các cải tiến thực hiện tại các nước này trong năm 2019.
Phúc trình năm 2020 cũng khuyến cáo 6 tác nhân không phải là nhà nước bị liệt vào loại “các thực thể phải quan tâm đặc biệt” (EPC) vì các vi phạm có hệ thống, liên tục và trắng trợn. Các thực thể này gồm 5 tổ chức từng bị Bộ Ngoại Giao liệt kê hồi tháng 12 năm 2019: al-Shabaab ở Somalia, Boko Haram ở Nigeria, Houthis ở Yemen, Islamic State ở Khorasan Province (ISKP) thuộc Afghanistan, và Taliban ở Afghanistan, với 1 tổ chức nữa là Hay’at Tahrir al-Sham (HTS) ở Syria.
Phó Chủ Tịch Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ, Gayle Manchin, tuyên bố rằng “Chúng tôi khuyến cáo Chính Phủ tiếp tục ưu tiên hóa tự do tôn giáo quốc tế trong năm 2019, bao gồm dành một số tiền đáng kể trong tài trợ của Hoa Kỳ để bảo vệ các nơi thờ phượng và các địa điểm tôn giáo hoàn cầu... Chúng tôi cũng được khích lệ vì đầu năm 2020, Chính Phủ đã thiết lập lần đầu tiên một chức vụ cao cấp ở Tòa Bạch Ốc tập chú hoàn toàn vào tự do tôn giáo quốc tế... Trong khi chào đón các cố gắng vừa nói, chúng tôi cũng thúc giục Chính Phủ bãi bỏ việc liên tiếp áp đặt các trừng phạt hay miễn chước trước đây dành cho các nước bị chỉ định là “các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt”, và thay vào đó, đưa ra hành động duy nhất cho mỗi nước để họ phải giải trình về các lạm dụng đối với tự do tôn giáo”.
Ngoài các chương trình bầy các khám phá chủ chốt và các khuyến cáo về chính sách của Hoa Kỳ đối với 29 quốc gia nói trên, Phúc Trình năm nay còn mô tả và đánh giá cính sách tự do tôn giáo quốc tế của Hoa Kỳ nói chung. Phúc trình cũng bao gồm một phần mới nhằm tô đậm các phát triển và khuynh hướng chủ chốt khắp thế giới trong năm 2019, bao gồm các quốc gia không bị khuyến cáo cho vào “các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt” hay Danh Sách Quan Sát Đặc Biệt. Các điển hình là việc chính phủ Trung Hoa xách nhiễu các nhà cổ vũ nhân quyền ở ngoài biên giới của mình; việc thông qua các đạo luật mới về phạm thượng ở Brunei và Singapore; phong trào bài Do Thái gia tăng ở Châu Âu, các tấn công cao điểm vào các nơi thờ phượng và địa điểm thánh.
Linda Bordoni của Vatican News lưu ý cách riêng tới Ấn Độ, nước bị Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ liệt vào hàng “các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt”. Phúc trình của Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ mô tả các khai triển dưới thời chính phủ hiện nay ở Ấn Độ như là gây nên “sự thoái hóa sắc cạnh nhất, đáng báo động nhất về tự do tôn giáo”, dựa trên các chính sách và đối xử của họ đối với người Hồi Giáo.
Trái lại, đối với Sudan, Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ đã không còn xếp họ vào “các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt” nhưng hạ họ xuống thấp hơn vào hàng Danh Sách Quan Sát Đặc Biệt nhờ chính phủ lâm thời đã bãi bỏ “các hội đồng nhà thờ” (church councils) từng được nhà độc tài bị truất phế Omar al-Bashar sử dụng để bách hại các Kitô hữu và triệt hạ các thánh đường.
Nhân công bố phúc trình tự do tôn giáo quốc tế năm 2019 vào ngày nói trên, Chủ Tịch Ủy Ban, Tony Perkins, tuyên bố rằng “Chúng tôi được khích lệ bởi các biện pháp tích cực mà một số chính phủ đã đưa ra trong năm 2019, nhất là hai chính phủ đã có nhiều cam kết chặt chẽ với Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ, nhằm thiết lập một môi trường an toàn hơn cho tự tôn giáo hay niềm tin. Sudan trổi vượt, chứng tỏ rằng giới lãnh đạo mới với ý chí thay đổi có thể mau chóng đem lại các cải tiến trông thấy. Uzbekistan cũng đã thực hiện nhiều tiến bộ quan trọng trong năm 2019 hướng tới việc chu toàn các cam kết họ đưa ra nhằm cho phép các nhóm tôn giáo được nhiều tự do hơn. Dù các nước khác có tệ đi, nhất là Ấn Độ, chúng tôi thấy tự do tôn giáo quốc tế, nói chung, đang trên đà gia tăng”.
Thông cáo báo chí của Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ cho hay tính độc lập và lưỡng đảng của Ủy Ban đã giúp nó nhận diện không khoan nhượng các đe dọa đối với tự do tôn giáo khắp thế giới. Trong phúc trình năm 2020, Ủy Ban khuyến cáo 14 nước để Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ xếp họ vào số “các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt” (CPC) vì chính phủ của họ đã dấn thân theo đuổi hoặc dung túng “các vi phạm có hệ thống, liên tiếp, và trắng trợn”. Các nước này bao gồm 9 nước bị Bộ Ngoại Giao liệt vào hàng “các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt” hồi tháng 12 năm 2019: Miến Điện, Trung Hoa, Eritrea, Iran, Bắc Hàn, Pakistan, Saudi Arabia, Tajikistan và Turkmenistan, cũng như 5 nước khác là Ấn Độ, Nigeria, Nga, Syria và Việt Nam.
Thay vì sử dụng phạm trù “Tầng 2” (Tier 2) như trong các phúc trình trước đây, Phúc Trình năm 2020 khuyến cáo đặt 15 nước khác vào Danh Sách Quan Sát Đặc Biệt (SWL) của Bộ Ngoại Giao vì các vi phạm nghiêm trọng. Các nước này bao gồm 4 nước bị Bộ Ngoại Giao liệt vào hạng này hồi tháng 12 năm 2019: Cuba, Nicaragua, Sudan, và Uzbekistan, cũng như 11 nước khác: Afghanistan, Algeria, Azerbaijan, Bahrain, Công Hòa Trung Phi (CAR), Ai Cập, Indonesia, Iraq, Kazakhstan, Mã Lai, and Thổ Nhĩ Kỳ.
Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ khuyến cáo đưa Sudan, Uzbekistan, và CAR vào SWL năm 2019 dựa vào các cải tiến thực hiện tại các nước này trong năm 2019.
Phúc trình năm 2020 cũng khuyến cáo 6 tác nhân không phải là nhà nước bị liệt vào loại “các thực thể phải quan tâm đặc biệt” (EPC) vì các vi phạm có hệ thống, liên tục và trắng trợn. Các thực thể này gồm 5 tổ chức từng bị Bộ Ngoại Giao liệt kê hồi tháng 12 năm 2019: al-Shabaab ở Somalia, Boko Haram ở Nigeria, Houthis ở Yemen, Islamic State ở Khorasan Province (ISKP) thuộc Afghanistan, và Taliban ở Afghanistan, với 1 tổ chức nữa là Hay’at Tahrir al-Sham (HTS) ở Syria.
Phó Chủ Tịch Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ, Gayle Manchin, tuyên bố rằng “Chúng tôi khuyến cáo Chính Phủ tiếp tục ưu tiên hóa tự do tôn giáo quốc tế trong năm 2019, bao gồm dành một số tiền đáng kể trong tài trợ của Hoa Kỳ để bảo vệ các nơi thờ phượng và các địa điểm tôn giáo hoàn cầu... Chúng tôi cũng được khích lệ vì đầu năm 2020, Chính Phủ đã thiết lập lần đầu tiên một chức vụ cao cấp ở Tòa Bạch Ốc tập chú hoàn toàn vào tự do tôn giáo quốc tế... Trong khi chào đón các cố gắng vừa nói, chúng tôi cũng thúc giục Chính Phủ bãi bỏ việc liên tiếp áp đặt các trừng phạt hay miễn chước trước đây dành cho các nước bị chỉ định là “các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt”, và thay vào đó, đưa ra hành động duy nhất cho mỗi nước để họ phải giải trình về các lạm dụng đối với tự do tôn giáo”.
Ngoài các chương trình bầy các khám phá chủ chốt và các khuyến cáo về chính sách của Hoa Kỳ đối với 29 quốc gia nói trên, Phúc Trình năm nay còn mô tả và đánh giá cính sách tự do tôn giáo quốc tế của Hoa Kỳ nói chung. Phúc trình cũng bao gồm một phần mới nhằm tô đậm các phát triển và khuynh hướng chủ chốt khắp thế giới trong năm 2019, bao gồm các quốc gia không bị khuyến cáo cho vào “các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt” hay Danh Sách Quan Sát Đặc Biệt. Các điển hình là việc chính phủ Trung Hoa xách nhiễu các nhà cổ vũ nhân quyền ở ngoài biên giới của mình; việc thông qua các đạo luật mới về phạm thượng ở Brunei và Singapore; phong trào bài Do Thái gia tăng ở Châu Âu, các tấn công cao điểm vào các nơi thờ phượng và địa điểm thánh.
Linda Bordoni của Vatican News lưu ý cách riêng tới Ấn Độ, nước bị Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ liệt vào hàng “các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt”. Phúc trình của Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ mô tả các khai triển dưới thời chính phủ hiện nay ở Ấn Độ như là gây nên “sự thoái hóa sắc cạnh nhất, đáng báo động nhất về tự do tôn giáo”, dựa trên các chính sách và đối xử của họ đối với người Hồi Giáo.
Trái lại, đối với Sudan, Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ đã không còn xếp họ vào “các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt” nhưng hạ họ xuống thấp hơn vào hàng Danh Sách Quan Sát Đặc Biệt nhờ chính phủ lâm thời đã bãi bỏ “các hội đồng nhà thờ” (church councils) từng được nhà độc tài bị truất phế Omar al-Bashar sử dụng để bách hại các Kitô hữu và triệt hạ các thánh đường.
Bản Báo cáo của Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Toàn cầu
Thanh Quảng sdb
20:18 30/04/2020
Bản Báo cáo của Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Toàn cầu
Một báo cáo vừa được Ủy ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ công bố đã nói lên những phát triển quan trọng trong năm 2019, bao gồm một mức tiến bộ đáng chú ý ở Sudan và một bước ngoặt tại Ấn Độ.
(Tin Vatican - Linda Bordoni)
Trong bản báo cáo hàng năm của Ủy ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ (USCIRF) được công bố trong tuần qua đã đưa Ấn Độ vào danh sách ‘Các quốc gia cần được quan tâm đặc biệt (CPC). Lý do đưa tới tình trạng này, vì chính quyền của đảng cầm quyền Bharatiya Janata viết tắt là (BJP) đã gây ra sự bạo động của người Hồi giáo với Thiên chúa giáo vào năm ngoái.
Nhưng Ủy ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ (USCIRF) đã có lời khen ngợi đến thể chế Sudan. USCIRG cho biết Chính phủ Sudan đã giải tán cái gọi là hội đồng Hồi giáo cực đoan, được nhà độc tài Omar al-Bashar hỗ trợ đã gây ra nhiều vụ đàn áp các Kitô hữu và phá hủy nhiều thánh đường Công Giáo...
Trong một lưu ý tích cực khác, Ủy ban cho thấy chính quyền Uzbekistan đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện các cam kết hầu cho phép các tôn giáo được tự do hơn.
Các quốc gia cần được quan tâm đặc biệt
Cùng với Ấn Độ, có tổng cộng 14 quốc gia khác được Ủy ban đề nghị lên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa vào danh sách các quốc gia cần được quan tâm đặc biệt! Các quốc gia ấy là: Miến Điện, Trung Quốc, Eritrea, Iran, Bắc Triều Tiên, Pakistan, Ả Rập Saudi, Tajikistan và Turkmenistan, Nigeria, Nga, Syria và Việt Nam.
Báo cáo thường niên năm 2020 cũng tập trung vào 6 chính phủ hay phe nhóm gây nhiều hậu họa là: al-Shabaab ở Somalia, Boko Haram ở Nigeria, Houthis ở Yemen, Nhà nước Hồi giáo và Taliban ở Afghanistan và Hay Hayat Tahrir al-Sham ở Syria.
Danh sách cần chú ý đặc biệt
Báo cáo cũng không bỏ qua một số quốc gia khuyến cáo Bộ Ngoại giao Hoa kỳ (SWL) quan tâm theo dõi vì một số những vi phạm...
Một phần mới của bản báo cáo, nêu bật sự phát triển ở một số quốc gia phát triển nhưng có những luật lệ áp đặt vào một số thành phần dân chúng như ở Brunei và Singapore; chủ nghĩa bài Do Thái đang gia tăng ở châu Âu và những đột biến tấn công vào các nơi thờ phương hoặc nơi thánh...
Ngợi khen và khuyến khích
Cuối cùng, báo cáo nhìn nhận một sự đáng khen và đầy khích lệ là Chính quyền Hoa Kỳ tiếp tục quan tâm ưu tiên tới tự do tôn giáo trên khắp thế giới và dành ra một ngân khoản để trợ giúp các nơi thờ phương và các địa điểm tôn giáo trên khắp toàn cầu.
Giới thiệu về USCIRF
USCIRF được viết tắt bởi (United States Commission on International Religious Freedom) Ủy ban Quốc tế Hoa kỳ về Tự do Tôn giáo là một thực thể của Chính phủ liên bang độc lập, do lưỡng đảng của Quốc hội Hoa Kỳ lập ra để theo dõi, phân tích và báo cáo cho Quốc hội các mối đe dọa về tự do tôn giáo trên thế giới. Nó cũng đưa ra các đề nghị giúp tăng cường và thúc đẩy cho sự tự do tôn giáo hoặc tôn trọng các tín ngưỡng mà chính phủ Hoa Kỳ cần thực hiện cho thế giới.
Một báo cáo vừa được Ủy ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ công bố đã nói lên những phát triển quan trọng trong năm 2019, bao gồm một mức tiến bộ đáng chú ý ở Sudan và một bước ngoặt tại Ấn Độ.
(Tin Vatican - Linda Bordoni)
Trong bản báo cáo hàng năm của Ủy ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ (USCIRF) được công bố trong tuần qua đã đưa Ấn Độ vào danh sách ‘Các quốc gia cần được quan tâm đặc biệt (CPC). Lý do đưa tới tình trạng này, vì chính quyền của đảng cầm quyền Bharatiya Janata viết tắt là (BJP) đã gây ra sự bạo động của người Hồi giáo với Thiên chúa giáo vào năm ngoái.
Nhưng Ủy ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ (USCIRF) đã có lời khen ngợi đến thể chế Sudan. USCIRG cho biết Chính phủ Sudan đã giải tán cái gọi là hội đồng Hồi giáo cực đoan, được nhà độc tài Omar al-Bashar hỗ trợ đã gây ra nhiều vụ đàn áp các Kitô hữu và phá hủy nhiều thánh đường Công Giáo...
Trong một lưu ý tích cực khác, Ủy ban cho thấy chính quyền Uzbekistan đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện các cam kết hầu cho phép các tôn giáo được tự do hơn.
Các quốc gia cần được quan tâm đặc biệt
Cùng với Ấn Độ, có tổng cộng 14 quốc gia khác được Ủy ban đề nghị lên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa vào danh sách các quốc gia cần được quan tâm đặc biệt! Các quốc gia ấy là: Miến Điện, Trung Quốc, Eritrea, Iran, Bắc Triều Tiên, Pakistan, Ả Rập Saudi, Tajikistan và Turkmenistan, Nigeria, Nga, Syria và Việt Nam.
Báo cáo thường niên năm 2020 cũng tập trung vào 6 chính phủ hay phe nhóm gây nhiều hậu họa là: al-Shabaab ở Somalia, Boko Haram ở Nigeria, Houthis ở Yemen, Nhà nước Hồi giáo và Taliban ở Afghanistan và Hay Hayat Tahrir al-Sham ở Syria.
Danh sách cần chú ý đặc biệt
Báo cáo cũng không bỏ qua một số quốc gia khuyến cáo Bộ Ngoại giao Hoa kỳ (SWL) quan tâm theo dõi vì một số những vi phạm...
Một phần mới của bản báo cáo, nêu bật sự phát triển ở một số quốc gia phát triển nhưng có những luật lệ áp đặt vào một số thành phần dân chúng như ở Brunei và Singapore; chủ nghĩa bài Do Thái đang gia tăng ở châu Âu và những đột biến tấn công vào các nơi thờ phương hoặc nơi thánh...
Ngợi khen và khuyến khích
Cuối cùng, báo cáo nhìn nhận một sự đáng khen và đầy khích lệ là Chính quyền Hoa Kỳ tiếp tục quan tâm ưu tiên tới tự do tôn giáo trên khắp thế giới và dành ra một ngân khoản để trợ giúp các nơi thờ phương và các địa điểm tôn giáo trên khắp toàn cầu.
Giới thiệu về USCIRF
USCIRF được viết tắt bởi (United States Commission on International Religious Freedom) Ủy ban Quốc tế Hoa kỳ về Tự do Tôn giáo là một thực thể của Chính phủ liên bang độc lập, do lưỡng đảng của Quốc hội Hoa Kỳ lập ra để theo dõi, phân tích và báo cáo cho Quốc hội các mối đe dọa về tự do tôn giáo trên thế giới. Nó cũng đưa ra các đề nghị giúp tăng cường và thúc đẩy cho sự tự do tôn giáo hoặc tôn trọng các tín ngưỡng mà chính phủ Hoa Kỳ cần thực hiện cho thế giới.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cha Vũ Hân mừng kỷ niệm 55 năm Linh mục tại Nhà Hưu dưỡng Bùi Chu ở Nam Cali
VietCatholic
10:06 30/04/2020
Cha Vũ Hân, mừng kỷ niệm 55 năm Linh mục tại Nhà Hưu dưỡng Bùi Chu ở Garden Grove, California. Hiện nay cha hưu dưỡng tại đây và làm Đại Diện cho Đức Cha Toma Vũ Đình Hiệu, giám mục giáp phận Bùi Chu, tại Hoa Kỳ. Trong dịp trọng đại này và đáng nhớ này, có sự hiện điện của Cha Trần Công Nghị và Cha Mai Khải Hoàn, cùng vài giáo dân tham dự thánh lễ chiều ngày 29/4/2020.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ý Nghĩa Của Lao Động Trong Đời Sống Con Người
Jos. Đồng Đăng
08:40 30/04/2020
Dẫn nhập: Lao động là một trong những nét phân biệt giữa con người với tất cả mọi tạo vật hữu hình. Nhờ lao động, con người xây dựng cuộc sống của mình và xã hội, thể hiện được phẩm chất nội tại của mình. Chính vì vậy, trong Thông Điệp “Lao Động của con người”, Đức Gioan Phaolô II nói: “Được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa trong thế giới hữu hình và được chỉ định làm chủ trái đất trong thế giới ấy, do đó ngay từ khởi đầu con người được mời gọi lao động.”[1] Giáo huấn này dẫn ta tới ba điểm quan trọng: (1) phẩm giá cao quý của con người, (2) vai trò làm chủ trái đất của con người và (3) ý nghĩa của lao động của con người.
1. Con người, một hữu thể mang phẩm giá cao quý
Con người là loài thọ tạo được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa (x. St 1,26), một hữu thể có nhân vị, nghĩa là có lý trí, ý chí và tự do. Đây là một đóng góp độc đáo cho nhân học Kitô giáo. Chúng ta không gặp thấy quan niệm này trong các nền văn hoá Hy Lạp, La Mã, Ấn Độ, Trung Hoa hay Việt Nam.[2] Quả vậy, tại các nền văn hoá, đã có nhiều cách định nghĩa khác nhau về con người, chẳng hạn, “con người, tự bản chất, là động vật có xã hội tính” (Aristote), “con người là cây sậy biết suy nghĩ” (Pascal), và “con người là động vật mang tính tôn giáo” (Mark Twain).[3] Và, Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo cho ta một lối nhìn khách quan về con người như sau: “Trong lịch sử loài người và cho tới ngày nay, loài người đã diễn đạt việc tìm kiếm Thiên Chúa bằng nhiều cách qua các tín ngưỡng và các thái độ tôn giáo (cầu khẩn, cúng tế, tịnh niệm, phụng tự, v.v...). Mặc dù có khi còn mơ hồ bất minh, những hình thức này quá phổ biến, đến nỗi có thể gọi con người là một hữu thể tôn giáo.”[4]
Ta thấy, mỗi cách diễn tả như thế phản ánh mỗi khía cạnh về con người : từ ‘động vật mang tính xã hội’ đến ‘hữu thể tôn giáo’. Tuy nhiên, theo thiển ý, cách nhìn độc đáo nhất, toàn diện nhất, chân thực nhất về con người hệ tại ở câu Kinh Thánh này: Thiên Chúa phán, “Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta” (St 1,26). Vì là hình ảnh Thiên Chúa, “con người là một nhân vị, nghĩa là một chủ thể, một chủ thể có khả năng hành động một cách có kế hoạch và hợp lý, có khả năng tự quyết định và hướng tới sự thành tựu của bản thân mình.”[5] Vì vậy, sự xuất hiện của mỗi con người trên trái đất luôn là một sự sáng tạo mới.[6] Đó chính là điều mà thánh vịnh gia nhắc lại với lời khôn ngoan thâm thuý: “Tạng phủ con, chính Ngài đã cấu tạo, dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân con (…) xương cốt con Ngài không lạ lẫm gì, khi con được hình thành trong nơi bí ẩn” (Tv 139,13.15). Là một hữu thể nhân linh, con người thuộc về đất nhưng cũng luôn hướng về trời cao, nghĩa là “đầu đội trời, chân đạp đất”. Con người không chỉ sống trong mối liên hệ với Chúa và với anh em nhưng còn với môi trường chung quanh, với trái đất này.
2. Con người, chủ nhân của trái đất
Con người là chủ trái đất, điều này đã được xác định từ những trang đầu tiên của Kinh Thánh. Sách Sáng Thế thuật rằng, sau khi sáng tạo con người, Thiên Chúa đã ưu ái cho con người sống trong Vườn Địa Đàng, sống hài hoà với mọi loài mọi vật. Đồng thời, Chúa giao cho con người trách vụ cao cả là hãy làm chủ cá biển, chim trời và mọi dã thú trên mặt đất (x. St 1,28). Như vậy, thiên nhiên không phải là kẻ thù, không phải là “một đống rác chồng chất ngẫu nhiên”[7] (Héraclite) nhưng như là người bạn, là món quà Thiên Chúa ban tặng cho con người. Nói cách khác, thiên nhiên có mối tương quan mật thiết với con người. Quan điểm này không chỉ có trong Kinh Thánh nhưng cũng hợp với thần học Hy Lạp – La Mã.[8]
Trái đất tràn ngập sự sống với muôn vẻ huy hoàng, biểu đạt vinh quang Thiên Chúa; tất cả đều quy hướng về con người. Thánh Phaolô tông đồ nói: “Tất cả đều thuộc về anh em; dù là Phaolô, hay Apôlô, hay Kêpha, dù cả thế gian này, sự sống, sự chết, hiện tại hay tương lai, tất cả đều thuộc về anh em, mà anh em thuộc về Đức Kitô, và Đức Kitô lại thuộc về Thiên Chúa” (1 Cr 3,21-23). Toàn bộ vũ trụ vật chất đóng vai trò quan trọng trong ngôi nhà chung của thế giới và đều hướng tới con người: nước sạch có ý nghĩa hàng đầu cho đời sống con người và gìn giữ hệ sinh thái của trái đất. Những nguồn nước ngọt cần cho lãnh vực sức khoẻ, đất đai cần cho nông nghiệp và kỹ nghệ, v.v.[9]
Như vậy, vì mọi sự trên trái đất đều nhằm tới việc phục vụ con người, nên con người có trách vụ thể hiện vai trò làm chủ của mình một cách hợp lẽ và hợp nhân bản. Nếu nói trái đất này như là người bạn song sinh với con người thì không thể nói việc bảo vệ phẩm giá con người mà lại lờ đi “phẩm giá của môi trường.” Chừng nào con người biết tôn trọng thiên nhiên, biết thể hiện vai trò làm chủ của mình một cách chính thực, con người mới thực thể hiện đúng căn tính của mình và phản ánh chính hình ảnh của Đấng Tạo Hoá nơi chốn thâm nội của lòng họ. Theo đó, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viết: “sở dĩ con người là hình ảnh Thiên Chúa, nhất là vì họ được Đấng tạo hoá uỷ nhiệm cho việc khuất phục và cai trị cả trái đất. Khi thi hành lời uỷ nhiệm đó, mọi người phản ánh chính công việc của Đấng tạo thành vũ trụ.”[10] Bởi thế, con người, trong khi sử dụng những kho tàng Chúa ban cho như hành trang để tiến về “trời mới đất mới” (Kh 21,1), không được quên trách nhiệm đối với các thực tại trần thế, không được quên nhiệm vụ là phải bảo vệ, duy trì và canh tác trái đất đẹp xinh này. Con người phải lao động để cùng với Chúa hoàn hảo hoá trái đất này.
3. Lao động của con người, một lời mời gọi cao quý
Trong bất cứ thời đại nào, từ thời kỳ sơ khai, cận đại hay hiện đại, cuộc sống của con người luôn gắn liền với lao động. Vậy, lao động của con người có những ý nghĩa nào?
Trước hết, nhờ lao động, con người làm ra của cải vật chất để phục vụ nhu cầu cuộc sống: nhu cầu cơm ăn mặc, nhu cầu đi lại, nhu cầu giải trí, v.v. Có thể nói, bất cứ công trình kinh tế nào cũng khởi đi từ lao động, “nó là năng lực để con người biến đổi tài nguyên thiên nhiên nhằm tạo ra của cải, hàng hoá hay dịch vụ.”[11] Theo thánh Tôma Aquinô, lao động giúp con người đạt được bốn mục đích sau: cho ta kế sinh nhai mỗi ngày, có của cải vật chất; giúp ta tránh ‘nhàn cư vi bất thiện’; giúp chế ngự thân xác khỏi lăng loàn và có của dư thừa để làm việc bố thí.[12]
Thứ hai, lao động là chu toàn bổn phận Thiên Chúa uỷ thác. Kinh Thánh Cựu Ước đã giới thiệu Thiên Chúa như Đấng Tạo Hoá toàn năng (x. St 2,2; G 38-41). Ngài đã tạo dựng con người theo hình ảnh Ngài và kêu gọi con người lao động trên đất đai (x. St 2,5-6), canh tác và chăm sóc vườn Êđen, mà Thiên Chúa đã đặt con người vào trong đó (x. St 1,28). Thiên Chúa giao cho con người làm chủ, không phải để thống trị một cách độc đoán hay bừa bãi nhưng phải canh tác và chăm sóc, trở thành người phục vụ cho công trình tay Chúa tạo nên. Canh tác đất đai không có nghĩa là bỏ mặc cho đất đai cằn cỗi, không phải là bóc lột nó nhưng là chăm chút nó như một vị vua khôn ngoan chăm sóc thần dân của mình hay như một mục tử chăn dắt đoàn chiên của mình một cách ân cần.[13]
Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo còn khẳng định: “Lao động là một phần trong tình trạng nguyên thuỷ của con người và đã có trước khi con người phạm tội; bởi đó, lao động không phải là một hình phạt hay là một sự chúc dữ. Lao động chỉ trở thành vất vả và cực nhọc vì tội của Ađam và Evà, khi họ phá vỡ mối quan hệ tin tưởng và hoà thuận với Thiên Chúa (x. St 3,6-8).”[14] Từ khi con người phạm tội, đất đai trở nên nghèo nàn, cằn cỗi, thù nghịch một cách tệ hại tới con người (x. St 4,12). Dù tổ tiên con người phạm tội như thế nhưng lời mời gọi họ canh tác và chăm sóc công trình tạo dựng vẫn không thay đổi.
Thứ ba, lao động là cách con người cộng tác với Thiên Chúa để hoàn hảo hoá vũ trụ và nên phương thế cứu độ cho mình. Thiên Chúa sáng tạo mọi sự cho con người không phải để con người chỉ biết “há miệng chờ sung” hay “ngồi mát ăn bát vàng” nhưng để trở nên một hữu thể năng động. Có như thế, con người mới giống Thiên Chúa là Đấng luôn luôn làm việc. Chúa Giêsu đã khẳng định: “Cho đến nay, Cha tôi vẫn làm việc, thì tôi cũng làm việc” (Ga 5,17). Hơn nữa, ngay từ thời Cựu Ước, dân Ítraen đã coi đất đai là ân huệ Chúa ban và ra sức quản lý và làm việc với tinh thần trách nhiệm của một con người.[15] Vì thế, chúng ta, dân mới của Thiên Chúa, cũng không ngừng được mời gọi nối gót tiền nhân để lao động, hầu tô điểm trái đất này mỗi ngày một sáng tươi hơn. Vì chưng, Nước Trời không ở đâu khác nhưng ở giữa chúng ta (x. Lc 17,21). Chính khi ta xây dựng “nước đời” thì cũng chính là xây dựng “Nước Trời” vậy.
Kết luận: Trên đây là phần trình bày về phẩm giá, vai trò của con người trên trái đất và ý nghĩa của lao động của con người theo nhãn quan Kitô giáo. Vì có phẩm giá cao quý – là một nhân vị, con người được Chúa đặt định làm chủ trái đất. Ân huệ đó không phải để con người trở thành chủ nhân ông, chỉ biết bóc lột trái đất một cách ích kỷ nhưng để họ cộng tác với Chúa trong việc bảo vệ và dựng xây trái đất. Vì thế, đang khi hướng về cùng đích của cuộc đời, nơi quê hương đích thực, Giáo Hội luôn dạy con cái mình không được xa lánh trần thế, trái lại phải ra sức bảo vệ và xây dựng ngôi nhà chung này. Đó chính là “thế hiến”, tức là đang sắm sửa chất liệu cho Trời Mới Đất Mới mai sau.[16]
Jos. Đồng Đăng
[1] ĐGH. Gioan Phaolô II, Thông Điệp Lao Động Của Con Người (Laborem Exercens), lời giới thiệu.
[2] X. Gm. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Một cái nhìn về Giáo Huấn Xã Hội Công Giáo (HCM: Nhà xuất bản Phương Đông, 2010), tr. 115.
[3] Theo nguyên bản tiếng Anh, các câu nói trên có nội dung như sau: Câu nói của Aristote: “Man is by nature a social animal”; Câu nói của Pascal: “Man is a thinking reed”; Câu nói của Mark Twain: “Man is a Religious Animal”.
[4] Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, s. 28.
[5] ĐGH. Gioan Phaolô II, Thông Điệp Lao Động Của Con Người (Laborem Exercens), s.6.
[6] Bênêđictô XVI, Vì Một Sinh Thái Học Nhân Bản (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2017), tr. 103.
[7] Dẫn theo lời tựa của ĐGM. Jean-Louis Bruguès trong ĐTC. Bênêđictô XVI, Vì Một Sinh Thái Học Nhân Bản (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2017), tr. 10.
[8] X. Jean-Michel Maldamé, Sáng Tạo Và Quan Phòng, Linh mục Antôn Nguyễn Đình Giáo O.cist chuyển ngữ (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Hồng Đức, 2016), tr. 30.
[9] X. ĐGH. Phanxicô, Thông Điệp Laudato Sí, 27.
[10] ĐGH. Gioan Phaolô II, Thông Điệp Lao Động Của Con Người (Laborem Exercens), s. 4.
[11] Gm. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Một cái nhìn về Giáo Huấn Xã Hội Công Giáo (HCM: Nhà xuất bản Phương Đông, 2010), tr. 337.
[12] X. Thánh Thomas d’s Aquin, Somme Théologie, II-II, q. 187, a.3, trong Lm. Phaolô Bùi Đình Cao, Thần Học Luân Lý Chuyên Biệt, tr. 350.
[13] X. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Uỷ Ban Bác Ái Xã Hội, Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2007), s.255.
[14] Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo, s. 256.
[15] X. Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo, s. 451.
[16] X. Lm G.B Trần Thanh Ngoạn, Thần Học Công Đồng, tài liệu lưu hành nội bộ, tr. 55-56.
1. Con người, một hữu thể mang phẩm giá cao quý
Con người là loài thọ tạo được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa (x. St 1,26), một hữu thể có nhân vị, nghĩa là có lý trí, ý chí và tự do. Đây là một đóng góp độc đáo cho nhân học Kitô giáo. Chúng ta không gặp thấy quan niệm này trong các nền văn hoá Hy Lạp, La Mã, Ấn Độ, Trung Hoa hay Việt Nam.[2] Quả vậy, tại các nền văn hoá, đã có nhiều cách định nghĩa khác nhau về con người, chẳng hạn, “con người, tự bản chất, là động vật có xã hội tính” (Aristote), “con người là cây sậy biết suy nghĩ” (Pascal), và “con người là động vật mang tính tôn giáo” (Mark Twain).[3] Và, Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo cho ta một lối nhìn khách quan về con người như sau: “Trong lịch sử loài người và cho tới ngày nay, loài người đã diễn đạt việc tìm kiếm Thiên Chúa bằng nhiều cách qua các tín ngưỡng và các thái độ tôn giáo (cầu khẩn, cúng tế, tịnh niệm, phụng tự, v.v...). Mặc dù có khi còn mơ hồ bất minh, những hình thức này quá phổ biến, đến nỗi có thể gọi con người là một hữu thể tôn giáo.”[4]
Ta thấy, mỗi cách diễn tả như thế phản ánh mỗi khía cạnh về con người : từ ‘động vật mang tính xã hội’ đến ‘hữu thể tôn giáo’. Tuy nhiên, theo thiển ý, cách nhìn độc đáo nhất, toàn diện nhất, chân thực nhất về con người hệ tại ở câu Kinh Thánh này: Thiên Chúa phán, “Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta” (St 1,26). Vì là hình ảnh Thiên Chúa, “con người là một nhân vị, nghĩa là một chủ thể, một chủ thể có khả năng hành động một cách có kế hoạch và hợp lý, có khả năng tự quyết định và hướng tới sự thành tựu của bản thân mình.”[5] Vì vậy, sự xuất hiện của mỗi con người trên trái đất luôn là một sự sáng tạo mới.[6] Đó chính là điều mà thánh vịnh gia nhắc lại với lời khôn ngoan thâm thuý: “Tạng phủ con, chính Ngài đã cấu tạo, dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân con (…) xương cốt con Ngài không lạ lẫm gì, khi con được hình thành trong nơi bí ẩn” (Tv 139,13.15). Là một hữu thể nhân linh, con người thuộc về đất nhưng cũng luôn hướng về trời cao, nghĩa là “đầu đội trời, chân đạp đất”. Con người không chỉ sống trong mối liên hệ với Chúa và với anh em nhưng còn với môi trường chung quanh, với trái đất này.
2. Con người, chủ nhân của trái đất
Con người là chủ trái đất, điều này đã được xác định từ những trang đầu tiên của Kinh Thánh. Sách Sáng Thế thuật rằng, sau khi sáng tạo con người, Thiên Chúa đã ưu ái cho con người sống trong Vườn Địa Đàng, sống hài hoà với mọi loài mọi vật. Đồng thời, Chúa giao cho con người trách vụ cao cả là hãy làm chủ cá biển, chim trời và mọi dã thú trên mặt đất (x. St 1,28). Như vậy, thiên nhiên không phải là kẻ thù, không phải là “một đống rác chồng chất ngẫu nhiên”[7] (Héraclite) nhưng như là người bạn, là món quà Thiên Chúa ban tặng cho con người. Nói cách khác, thiên nhiên có mối tương quan mật thiết với con người. Quan điểm này không chỉ có trong Kinh Thánh nhưng cũng hợp với thần học Hy Lạp – La Mã.[8]
Trái đất tràn ngập sự sống với muôn vẻ huy hoàng, biểu đạt vinh quang Thiên Chúa; tất cả đều quy hướng về con người. Thánh Phaolô tông đồ nói: “Tất cả đều thuộc về anh em; dù là Phaolô, hay Apôlô, hay Kêpha, dù cả thế gian này, sự sống, sự chết, hiện tại hay tương lai, tất cả đều thuộc về anh em, mà anh em thuộc về Đức Kitô, và Đức Kitô lại thuộc về Thiên Chúa” (1 Cr 3,21-23). Toàn bộ vũ trụ vật chất đóng vai trò quan trọng trong ngôi nhà chung của thế giới và đều hướng tới con người: nước sạch có ý nghĩa hàng đầu cho đời sống con người và gìn giữ hệ sinh thái của trái đất. Những nguồn nước ngọt cần cho lãnh vực sức khoẻ, đất đai cần cho nông nghiệp và kỹ nghệ, v.v.[9]
Như vậy, vì mọi sự trên trái đất đều nhằm tới việc phục vụ con người, nên con người có trách vụ thể hiện vai trò làm chủ của mình một cách hợp lẽ và hợp nhân bản. Nếu nói trái đất này như là người bạn song sinh với con người thì không thể nói việc bảo vệ phẩm giá con người mà lại lờ đi “phẩm giá của môi trường.” Chừng nào con người biết tôn trọng thiên nhiên, biết thể hiện vai trò làm chủ của mình một cách chính thực, con người mới thực thể hiện đúng căn tính của mình và phản ánh chính hình ảnh của Đấng Tạo Hoá nơi chốn thâm nội của lòng họ. Theo đó, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viết: “sở dĩ con người là hình ảnh Thiên Chúa, nhất là vì họ được Đấng tạo hoá uỷ nhiệm cho việc khuất phục và cai trị cả trái đất. Khi thi hành lời uỷ nhiệm đó, mọi người phản ánh chính công việc của Đấng tạo thành vũ trụ.”[10] Bởi thế, con người, trong khi sử dụng những kho tàng Chúa ban cho như hành trang để tiến về “trời mới đất mới” (Kh 21,1), không được quên trách nhiệm đối với các thực tại trần thế, không được quên nhiệm vụ là phải bảo vệ, duy trì và canh tác trái đất đẹp xinh này. Con người phải lao động để cùng với Chúa hoàn hảo hoá trái đất này.
3. Lao động của con người, một lời mời gọi cao quý
Trong bất cứ thời đại nào, từ thời kỳ sơ khai, cận đại hay hiện đại, cuộc sống của con người luôn gắn liền với lao động. Vậy, lao động của con người có những ý nghĩa nào?
Trước hết, nhờ lao động, con người làm ra của cải vật chất để phục vụ nhu cầu cuộc sống: nhu cầu cơm ăn mặc, nhu cầu đi lại, nhu cầu giải trí, v.v. Có thể nói, bất cứ công trình kinh tế nào cũng khởi đi từ lao động, “nó là năng lực để con người biến đổi tài nguyên thiên nhiên nhằm tạo ra của cải, hàng hoá hay dịch vụ.”[11] Theo thánh Tôma Aquinô, lao động giúp con người đạt được bốn mục đích sau: cho ta kế sinh nhai mỗi ngày, có của cải vật chất; giúp ta tránh ‘nhàn cư vi bất thiện’; giúp chế ngự thân xác khỏi lăng loàn và có của dư thừa để làm việc bố thí.[12]
Thứ hai, lao động là chu toàn bổn phận Thiên Chúa uỷ thác. Kinh Thánh Cựu Ước đã giới thiệu Thiên Chúa như Đấng Tạo Hoá toàn năng (x. St 2,2; G 38-41). Ngài đã tạo dựng con người theo hình ảnh Ngài và kêu gọi con người lao động trên đất đai (x. St 2,5-6), canh tác và chăm sóc vườn Êđen, mà Thiên Chúa đã đặt con người vào trong đó (x. St 1,28). Thiên Chúa giao cho con người làm chủ, không phải để thống trị một cách độc đoán hay bừa bãi nhưng phải canh tác và chăm sóc, trở thành người phục vụ cho công trình tay Chúa tạo nên. Canh tác đất đai không có nghĩa là bỏ mặc cho đất đai cằn cỗi, không phải là bóc lột nó nhưng là chăm chút nó như một vị vua khôn ngoan chăm sóc thần dân của mình hay như một mục tử chăn dắt đoàn chiên của mình một cách ân cần.[13]
Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo còn khẳng định: “Lao động là một phần trong tình trạng nguyên thuỷ của con người và đã có trước khi con người phạm tội; bởi đó, lao động không phải là một hình phạt hay là một sự chúc dữ. Lao động chỉ trở thành vất vả và cực nhọc vì tội của Ađam và Evà, khi họ phá vỡ mối quan hệ tin tưởng và hoà thuận với Thiên Chúa (x. St 3,6-8).”[14] Từ khi con người phạm tội, đất đai trở nên nghèo nàn, cằn cỗi, thù nghịch một cách tệ hại tới con người (x. St 4,12). Dù tổ tiên con người phạm tội như thế nhưng lời mời gọi họ canh tác và chăm sóc công trình tạo dựng vẫn không thay đổi.
Thứ ba, lao động là cách con người cộng tác với Thiên Chúa để hoàn hảo hoá vũ trụ và nên phương thế cứu độ cho mình. Thiên Chúa sáng tạo mọi sự cho con người không phải để con người chỉ biết “há miệng chờ sung” hay “ngồi mát ăn bát vàng” nhưng để trở nên một hữu thể năng động. Có như thế, con người mới giống Thiên Chúa là Đấng luôn luôn làm việc. Chúa Giêsu đã khẳng định: “Cho đến nay, Cha tôi vẫn làm việc, thì tôi cũng làm việc” (Ga 5,17). Hơn nữa, ngay từ thời Cựu Ước, dân Ítraen đã coi đất đai là ân huệ Chúa ban và ra sức quản lý và làm việc với tinh thần trách nhiệm của một con người.[15] Vì thế, chúng ta, dân mới của Thiên Chúa, cũng không ngừng được mời gọi nối gót tiền nhân để lao động, hầu tô điểm trái đất này mỗi ngày một sáng tươi hơn. Vì chưng, Nước Trời không ở đâu khác nhưng ở giữa chúng ta (x. Lc 17,21). Chính khi ta xây dựng “nước đời” thì cũng chính là xây dựng “Nước Trời” vậy.
Kết luận: Trên đây là phần trình bày về phẩm giá, vai trò của con người trên trái đất và ý nghĩa của lao động của con người theo nhãn quan Kitô giáo. Vì có phẩm giá cao quý – là một nhân vị, con người được Chúa đặt định làm chủ trái đất. Ân huệ đó không phải để con người trở thành chủ nhân ông, chỉ biết bóc lột trái đất một cách ích kỷ nhưng để họ cộng tác với Chúa trong việc bảo vệ và dựng xây trái đất. Vì thế, đang khi hướng về cùng đích của cuộc đời, nơi quê hương đích thực, Giáo Hội luôn dạy con cái mình không được xa lánh trần thế, trái lại phải ra sức bảo vệ và xây dựng ngôi nhà chung này. Đó chính là “thế hiến”, tức là đang sắm sửa chất liệu cho Trời Mới Đất Mới mai sau.[16]
Jos. Đồng Đăng
[1] ĐGH. Gioan Phaolô II, Thông Điệp Lao Động Của Con Người (Laborem Exercens), lời giới thiệu.
[2] X. Gm. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Một cái nhìn về Giáo Huấn Xã Hội Công Giáo (HCM: Nhà xuất bản Phương Đông, 2010), tr. 115.
[3] Theo nguyên bản tiếng Anh, các câu nói trên có nội dung như sau: Câu nói của Aristote: “Man is by nature a social animal”; Câu nói của Pascal: “Man is a thinking reed”; Câu nói của Mark Twain: “Man is a Religious Animal”.
[4] Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, s. 28.
[5] ĐGH. Gioan Phaolô II, Thông Điệp Lao Động Của Con Người (Laborem Exercens), s.6.
[6] Bênêđictô XVI, Vì Một Sinh Thái Học Nhân Bản (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2017), tr. 103.
[7] Dẫn theo lời tựa của ĐGM. Jean-Louis Bruguès trong ĐTC. Bênêđictô XVI, Vì Một Sinh Thái Học Nhân Bản (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2017), tr. 10.
[8] X. Jean-Michel Maldamé, Sáng Tạo Và Quan Phòng, Linh mục Antôn Nguyễn Đình Giáo O.cist chuyển ngữ (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Hồng Đức, 2016), tr. 30.
[9] X. ĐGH. Phanxicô, Thông Điệp Laudato Sí, 27.
[10] ĐGH. Gioan Phaolô II, Thông Điệp Lao Động Của Con Người (Laborem Exercens), s. 4.
[11] Gm. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Một cái nhìn về Giáo Huấn Xã Hội Công Giáo (HCM: Nhà xuất bản Phương Đông, 2010), tr. 337.
[12] X. Thánh Thomas d’s Aquin, Somme Théologie, II-II, q. 187, a.3, trong Lm. Phaolô Bùi Đình Cao, Thần Học Luân Lý Chuyên Biệt, tr. 350.
[13] X. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Uỷ Ban Bác Ái Xã Hội, Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2007), s.255.
[14] Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo, s. 256.
[15] X. Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo, s. 451.
[16] X. Lm G.B Trần Thanh Ngoạn, Thần Học Công Đồng, tài liệu lưu hành nội bộ, tr. 55-56.
Lễ Thánh Giuse thợ
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
09:01 30/04/2020
Hằng năm Giáo Hội Công Giáo dành riêng tháng Năm cho việc sùng kính Đức Mẹ Maria. Nhưng ngày đầu tháng 01.05. lại là ngày lễ kính Thánh Giuse thợ, một vị Thánh đàn ông.
Tại sao có ngày lễ này vào ngay ngày đầu tháng Năm, tháng kính Đức Mẹ Maria?
Không có bút tích nào ghi viết lại lịch sử đời sống Thánh Giuse. Nhưng theo phúc âm Thánh Mattheo chương 1. và chương 2. viết thuật lại Giuse là cha nuôi Chúa Giêsu trên trần gian, và còn nói đến nghề nghiệp của Giuse làm ăn sinh sống ở làng Nazareth nước Do Thái:
„Người ( Chúa Giesu)về quê, giảng dạy dân chúng trong hội đường của họ, khiến họ sửng sốt và nói: "Bởi đâu ông ta được khôn ngoan và làm được những phép lạ như thế?55 Ông không phải là con bác thợ sao? Mẹ của ông không phải là bà Ma-ri-a; anh em của ông không phải là các ông Gia-cô-bê, Giô-xếp, Si-môn và Giu-đa sao?( 13,54-55).
Theo nguyên ngữ tiếng Hylạp ngành nghề thợ có tên „ tekton“ là nghề làm chân tay, nghề đóng tủ bàn ghế, làm khung cửa khung nhà.
Theo tiếng Aramae: „ naggar“, là tiếng mẹ đẻ của Giuse, có nghĩa tương tự cũng về nghề làm khắc đục chạm bào những dụng cụ đồ dùng bằng gỗ.
Như thế Giuse làm nghề chế biến đồ dùng làm từ gỗ trong đời sống thời lúc đó, mà không chuyên môn về một hướng nhất định nào.
Giuse làm nghề đó để kiếm tiền bạc, cơm bánh nuôi sống gia đình mình. Và như thế chắc chắn Chúa Giêsu, lúc còn sống ở nhà bên cạnh Giuse cũng làm việc như cha mình, và dần dần cũng học thành người thợ mộc như cha mình vậy. Nghề nghiệp cha truyền con nối thời xưa hầu như là việc phổ thông dĩ nhiên trong nếp sống xã hội cách đây cả hai ngàn năm.
Các đây 125 năm, ngày 01.05.1885 ngày phong trào tranh đấu đòi quyền lợi lao động được thành lập ra đời. Và từ đó nhiều nơi bắt đầu lấy ngày 01.05. làm ngày Lao Động thợ thuyền khắp nơi trên thế giới.
Không chỉ hướng về những người lao động theo khía cạnh nhân bản văn hóa xã hội, Đức Giáo Hoàng Pio XII. đã muốn thánh hóa mặc cho ngày 01.05. bộ mặt tinh thần tôn gíao theo đức tin Công Giáo. Vì thế, ngài đã chọn Thánh Giuse, ngày xưa là người cha gia đình đã sống nghề lao động chân tay làm thợ mộc, làm vị Thánh quan thầy cho giới lao động từ ngày 01.05.1955. Và từ đó ngày này, ngày lao động 01.05. cũng là ngày kính Thánh Giuse thợ hằng năm trong Giáo hội Công gíao.
Trong dòng lịch sử Giáo Hội cũng đã có nhiều ngày lễ mừng kính có nguồn gốc từ lịch sử văn hóa xã hội trước đó rồi. Giáo hội không xóa bỏ bài trừ những ngày đó. Nhưng theo cung cách nếp sống đức tin, đã „rửa tội Kitô hóa“ những ngày đó thành ngày lễ mang nội dung tinh thần Kitô giáo.
Như từ ngày lễ 25.tháng Mười hai là ngày lễ kính Thần Mặt Trời của dân ngoại Roma, ngày lễ hội mừng mặt trời xuay chuyển hướng sang mùa Đông, và từ từ ngày từng ngày sáng dần thêm ra, đã được „rửa tội“ cho trở thành ngày lễ mừng sinh nhật Chúa Giêsu Kitô, mà chúng ta gọi là ngày lễ Chúa giáng sinh.
Như ngày lễ kính Thánh Gioan tẩy gỉa vào ngày 24.Tháng Sáu hằng năm cũng có nguồn gốc từ dân ngoại Roma. Vào ngày này họ mừng lễ mặt trời chuyển sang mùa hè, ánh sáng chiếu mạnh nóng thêm ra.
Giáo Hội Công Giáo đã rửa tội biến ngày đó thành ngày mừng sinh nhật Thánh Gioan tẩy gỉa, người đi trước dọn đường loan báo Chúa Giêsu, Đấng là ánh sáng mặt trời công chính từ trời cao sinh xuống trên trần gian.
Từ ngày lễ mừng vị nữ thần mùa Xuân Osteria và ngày 01. Tháng Năm của phòng trào đòi quyền lợi lao động trở thành từ năm 1955 ngày lễ kính Thánh Giuse, quan thầy của người lao động.
Chọn Thánh Giuse làm vị Thánh quan thầy phù hộ cho người lao động thật rất thích hợp cho đời sống con người trên trần gian xưa nay.
Người lao động, nhất là những người cha trưởng gia đình luôn là người lao động làm việc kiếm của ăn nuôi sống gia đình trong mọi hoàn cảnh.
Năm nay 2020 mùa đại dịch Corona đang đe dọa sức khoẻ sự sống con người từ những ngày tháng qua, khiến mọi sinh hoạt xã hội bị ngưng đình trệ, những người lao động gặp hoàn cảnh rất khó khăn trong việc làm nuôi sống gia đình. Mọi người sống trong lo âu hoảng sợ…
Xin Thánh Giuse, xưa đã sống nghề làm thợ mộc nuôi sống gia đình, phù hộ trước tòa Chúa Giêsu, cho con người trần gian chúng con, cho những người cha sống nghề lao động được bằng an khoẻ mạnh có trở lại công ăn việc làm nuôi sống gia đình, mau thoát khỏi cảnh bị bệnh đại dịch Corona nguy hiểm đe dọa.
Và chúng con xin nói lên tâm tình ca ngợi cầu xin: „Ông Thánh Giuse là gương tốt lành cho các kẻ làm thợ phải soi“ ( Kinh cầu Thánh Giuse)
01.05.2020
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Tại sao có ngày lễ này vào ngay ngày đầu tháng Năm, tháng kính Đức Mẹ Maria?
„Người ( Chúa Giesu)về quê, giảng dạy dân chúng trong hội đường của họ, khiến họ sửng sốt và nói: "Bởi đâu ông ta được khôn ngoan và làm được những phép lạ như thế?55 Ông không phải là con bác thợ sao? Mẹ của ông không phải là bà Ma-ri-a; anh em của ông không phải là các ông Gia-cô-bê, Giô-xếp, Si-môn và Giu-đa sao?( 13,54-55).
Theo nguyên ngữ tiếng Hylạp ngành nghề thợ có tên „ tekton“ là nghề làm chân tay, nghề đóng tủ bàn ghế, làm khung cửa khung nhà.
Theo tiếng Aramae: „ naggar“, là tiếng mẹ đẻ của Giuse, có nghĩa tương tự cũng về nghề làm khắc đục chạm bào những dụng cụ đồ dùng bằng gỗ.
Như thế Giuse làm nghề chế biến đồ dùng làm từ gỗ trong đời sống thời lúc đó, mà không chuyên môn về một hướng nhất định nào.
Giuse làm nghề đó để kiếm tiền bạc, cơm bánh nuôi sống gia đình mình. Và như thế chắc chắn Chúa Giêsu, lúc còn sống ở nhà bên cạnh Giuse cũng làm việc như cha mình, và dần dần cũng học thành người thợ mộc như cha mình vậy. Nghề nghiệp cha truyền con nối thời xưa hầu như là việc phổ thông dĩ nhiên trong nếp sống xã hội cách đây cả hai ngàn năm.
Các đây 125 năm, ngày 01.05.1885 ngày phong trào tranh đấu đòi quyền lợi lao động được thành lập ra đời. Và từ đó nhiều nơi bắt đầu lấy ngày 01.05. làm ngày Lao Động thợ thuyền khắp nơi trên thế giới.
Không chỉ hướng về những người lao động theo khía cạnh nhân bản văn hóa xã hội, Đức Giáo Hoàng Pio XII. đã muốn thánh hóa mặc cho ngày 01.05. bộ mặt tinh thần tôn gíao theo đức tin Công Giáo. Vì thế, ngài đã chọn Thánh Giuse, ngày xưa là người cha gia đình đã sống nghề lao động chân tay làm thợ mộc, làm vị Thánh quan thầy cho giới lao động từ ngày 01.05.1955. Và từ đó ngày này, ngày lao động 01.05. cũng là ngày kính Thánh Giuse thợ hằng năm trong Giáo hội Công gíao.
Trong dòng lịch sử Giáo Hội cũng đã có nhiều ngày lễ mừng kính có nguồn gốc từ lịch sử văn hóa xã hội trước đó rồi. Giáo hội không xóa bỏ bài trừ những ngày đó. Nhưng theo cung cách nếp sống đức tin, đã „rửa tội Kitô hóa“ những ngày đó thành ngày lễ mang nội dung tinh thần Kitô giáo.
Như từ ngày lễ 25.tháng Mười hai là ngày lễ kính Thần Mặt Trời của dân ngoại Roma, ngày lễ hội mừng mặt trời xuay chuyển hướng sang mùa Đông, và từ từ ngày từng ngày sáng dần thêm ra, đã được „rửa tội“ cho trở thành ngày lễ mừng sinh nhật Chúa Giêsu Kitô, mà chúng ta gọi là ngày lễ Chúa giáng sinh.
Như ngày lễ kính Thánh Gioan tẩy gỉa vào ngày 24.Tháng Sáu hằng năm cũng có nguồn gốc từ dân ngoại Roma. Vào ngày này họ mừng lễ mặt trời chuyển sang mùa hè, ánh sáng chiếu mạnh nóng thêm ra.
Giáo Hội Công Giáo đã rửa tội biến ngày đó thành ngày mừng sinh nhật Thánh Gioan tẩy gỉa, người đi trước dọn đường loan báo Chúa Giêsu, Đấng là ánh sáng mặt trời công chính từ trời cao sinh xuống trên trần gian.
Từ ngày lễ mừng vị nữ thần mùa Xuân Osteria và ngày 01. Tháng Năm của phòng trào đòi quyền lợi lao động trở thành từ năm 1955 ngày lễ kính Thánh Giuse, quan thầy của người lao động.
Chọn Thánh Giuse làm vị Thánh quan thầy phù hộ cho người lao động thật rất thích hợp cho đời sống con người trên trần gian xưa nay.
Người lao động, nhất là những người cha trưởng gia đình luôn là người lao động làm việc kiếm của ăn nuôi sống gia đình trong mọi hoàn cảnh.
Năm nay 2020 mùa đại dịch Corona đang đe dọa sức khoẻ sự sống con người từ những ngày tháng qua, khiến mọi sinh hoạt xã hội bị ngưng đình trệ, những người lao động gặp hoàn cảnh rất khó khăn trong việc làm nuôi sống gia đình. Mọi người sống trong lo âu hoảng sợ…
Xin Thánh Giuse, xưa đã sống nghề làm thợ mộc nuôi sống gia đình, phù hộ trước tòa Chúa Giêsu, cho con người trần gian chúng con, cho những người cha sống nghề lao động được bằng an khoẻ mạnh có trở lại công ăn việc làm nuôi sống gia đình, mau thoát khỏi cảnh bị bệnh đại dịch Corona nguy hiểm đe dọa.
Và chúng con xin nói lên tâm tình ca ngợi cầu xin: „Ông Thánh Giuse là gương tốt lành cho các kẻ làm thợ phải soi“ ( Kinh cầu Thánh Giuse)
01.05.2020
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Văn Hóa
Hồi ức về Cha Giáo Lu-y Trần Phúc Vỵ
Học Trò của Cha Giáo
09:33 30/04/2020
HỒI ỨC VỀ CHA GIÁO LU-Y TRẦN PHÚC VỴ
Thưa Quý Cha và Anh Em cựu chủng sinh Phát Diệm:
Cha giáo Lu-y Trần Phúc Vỵ là Giáo sư cuối cùng và thọ nhất của Tiểu chủng viện Phát Diệm. Tất cả chỉ còn là kỷ niệm và nói về người thầy uyên bác mà vui tính “nunquam satis”. Các trò có thể gọi ngài là Cha giáo Anh văn, Cố Vỵ, Đức Thầy Lu-y.
Sau biến cố 1975, bần tăng có nhiều cơ hội hầu hạ Đức Thầy Lu-y: “đèo” Đức Thầy bằng xe Honda (khi ngài ở họ Gò Công, Q.9), đồng hành với Đức Thầy trong vài công tác (giúp tu sinh Phát Diệm, thăm vài trại cùi), tháp tùng Đức Thầy tham dự 3 Đại hội Giới Trẻ Thế Giới WYD (JMJ): Toronto Canada 2002 (ở nhà Gs. Trần Trung Lương), Kohn bên Đức 2005 và Sydney bên Úc 2008. Chúa nói: “Lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tuỳ ý” (Ga 21,18), còn Đức Thầy Lu-y càng già càng dẻo càng dai, vẫn tiếp tục làm việc: chịu khó đi đó đây để giúp đỡ người nghèo và sưu tập tài liệu cho Giáo hội mãi cho đến khi thấy cần dừng chân để nghỉ ngơi. Các trò cũ ở Sàigòn thỉnh thoảng đến thăm thầy Trí, thầy Vỵ. Dịp lễ mừng 70 năm LM 4/4/2018 tại Nhà Vãng Lai Phát Diệm Phú Nhuận, Đức Thầy nhờ bần tăng “giáng một bãi” (chữ nghĩa của Đức Thầy), khá đủ về hành trình ơn gọi và mục vụ của ngài: xin xem ở cuối trang này.
Phạm Bá Lãm xin ghi lại những điện thư của các trò cũ viết về Đức Thầy Lu-y:
1. Đức Ông Phạm Văn Phương ghi niệm:
Kính thăm Cha Chủ Tịch Phạm Bá Lãm, Quý Cha và Quý Anh Chị Em Gốc Phát Diệm,
Tôi vừa mới được tin Cha Giáo Lu-y Trần Phúc Vỵ mới được Chúa gọi về nhà Cha hôm nay. Thế là Cha Giáo cuối cùng của TCV Phát Diệm đã ra đi. Tôi đã là học trò của Cha Giáo Vỵ 2 năm ở TCV Phúc Nhạc và các năm ở TCV Phú Nhuận. Tôi có nhiều kỷ niệm thật đẹp với Cha Giáo. Tháng 7 nam 2001, Ngài ghé thăm Atlanta, Georgia và ở lại với tôi mấy tuần lễ. Tôi đã lái xe đưa Ngài đi thăm Thủ đô Washington và thành phố New York. Mấy Cha Phát Diệm tại New York đã đưa chúng tôi lên thăm trên đỉnh Toà Nhà Tháp Đôi mà chỉ 2 tháng sau đó (tháng 9 ngày 11, năm 2001) bị quân khủng bố cưỡng bức máy bay đâm vào Toà Nhà Tháp Đôi. Sau tin đó, Cha Giáo có gọi điện thoại cho tôi và chia sẻ những cảm xúc của Ngài...
Mới đây, ngày 27 tháng 2 năm 2020, Cha Chủ Tịch Phạm Bá Lãm có đưa tôi đến thăm Cha Giáo tại Nhà Hưu Dưỡng, nhưng Ngài không còn nhận ra được chúng tôi nữa...Thế là tôi chỉ còn biết cầu nguyện cho Ngài và biết rằng tin buồn này sẽ đến! Đứng trước tin buồn nay, tôi xin chia buồn với tất cả Quý Cha và Quý Anh Chị Em gốc Phát Diệm, đặc biệt là với Đại Gia Đình Tang Quyến của Cha Giáo, đồng thời tôi chỉ còn biết cầu nguyện và phó dâng linh hồn Thày Cả Lu-Y cho Chúa, xin Chúa sớm đưa linh hồn Lu-Y về ân hưởng nhan thánh Chúa trên trời! Requiescat in pace! May he rest in peace! Xin cho Cha được an nghỉ đời đời! Amen!
Học trò cũ của Cha Giáo,
Cha Francis Phạm Văn Phương Atlanta, Georgia
2. Cha Trần Mạnh Duyệt ghi ơn:
Cùng với Anh Em, bao môn sinh nay ở nhiều nơi khắp thế giới và tiến triển mọi mặt, trò Duyệt nhớ thương, than khóc và để tang Cha Thày Cố Vỵ rất đáng kính, đáng mến và đáng khâm phục của chúng ta...
Được học với Thày suốt 7 năm TCVPD.PN, rồi Thày lại tới Roma mấy lần mà được chút ít phục vụ báo hiếu, và đặc biệt đến thăm Thày tại nhà hưu Chí Hoà: Thày tỉ mỉ kể cho nghe nhiều chuyện cũ mới, cho thấy các kệ đầy sách dọc tường, cách riêng để lộ các sổ tay đầy chữ ngoặt ngoèo bên lô bút chì mài gọt tới tận cuống...
Rồi lời khôi hài lạc quan với nụ cười bất hủ...
Ôi, đó là Thày của chúng ta: Gương Mẫu Quý Báu Chúa Ban: Tạ ơn Chúa, nhớ ơn Thày: Cầu Chúa đền ơn bội hậu!!! Alleluia!!!
Rất kính mến ghi ơn Cha Thày Cố Lu-y Trần Phúc Vỵ
Trò Gioan Trần Mạnh Duyệt, Roma
3. Cha Trần Công Nghị vài kỷ niệm với Cha giáo Lu-y:
Cha giáo Lu-y từ giã thế gian về với Chúa đánh dấu một thế hệ đặc biệt trong lịch sử nền giáo dục giáo phận Phát Diệm và kết thúc thế hệ di cư vĩ đại từ Bắc zvô Nam để lại biết bao kỷ niệm không phai mờ cho những người được thụ hưởng nền huấn giáo và công trình xây dựng một thế hệ giới trẻ của những người con từ Bắc dzô Nam có sức ảnh hưởng lâu dài: Đó là những học trò, môn sinh và thế hệ Linh mục xuất thân từ Tiểu chủng viện Phát Diệm ở Phú Nhuận, Saigon.
Để nói lên được phần nào những thành quả đó chỉ cần nhìn sơ qua những giáo xứ, những cộng đoàn vùng di cư như ở Bảo lộc, Đà lạt, Gia kiệm, Hố nai, Cái sắn, v.v… và những giáo xứ do các linh mục xuất thân từ lò Ươm Cây Phát Diệm thì đủ biết. Nhưng thôi, truyện dài này để dịp khác chúng ta cùng ôn lại với nhau.
Trong niểm tưởng nhớ vị ân sư cha giáo Lu-y hôm nay, mình chỉ muốn nhắc qua về vài kỷ niệm đáng yêu của thầy Lu-y, một bậc thầy thân thương luôn nở nụ cười trên môi, một người cha nhân từ và tếu lâm, ăn mặc bình dị và khác thường với những nét đáng mến…
Mình là người được Cha Vinh Hạnh nhờ trình bày và làm stencil cho cuốn sách nhạc "Hương Thánh Kinh" của Ngài năm 1959-1960 tại TCV Phát Diệm. Vẽ nốt nhạc trên stencils không phải là truyện dễ, sai thì không sửa lại được. Vẽ hình thì lại cần ý tứ hơn. Một hôm đang vẽ hình con khỉ, bị thằng bạn gọi giật mình làm con khỉ có thêm một "đuôi" ở dưới bụng! Sau này Thầy Lu-y Vỵ anh ruột của cha Vinh Hạnh khám phá ra hình này cứ trách mình hoài tại sao sách nhạc lại có hình con khỉ lòi thêm "đuôi"! Hi.hi.hi...
Các học trò còn nhớ khi ngồi trong phòng ăn ở Tiểu chủng viện PD Phú Nhuận thường quan sát thấy thầy Vỵ sau bữa ăn hay góp nhặt một số đồ ăn như trái cây, bánh ngọt… bỏ vào túi mang về sau bữa ăn. Để làm gì vậy? là để phân phát và thưởng cho một số học trò. Mình là một trong số nhiều lần được Thầy cho “bắt rệp” (những trái chuối chín sau đã thành những đốm đen) để ở cửa sổ phía sau phòng cha giáo. Ngài thưởng cho những học trò làm bài tiếng Anh nhanh và điểm cao được gọi tên đến lấy, sau đọc kinh trưa hay chiều ghé ngang qua chuồng khỉ đối diện với phòng của thầy. Vài quả chuối không là gì, nhưng nói lên tâm tình thương mến và bình dân của vị ân sư.
Rồi kỷ niệm khác vào mùa Hè năm 1967, khi đó Đức cha Lê văn Ấn, giám mục Xuân Lộc, chọn mình là chủng sinh đầu tiên của giáo phận được gửi đi du học bên Roma, ngài cho mình được đi nghỉ mát và học thêm tiếng Ý. Mình đến thăm cha giáo Lu-y thì ngài nói nhân tiện sắp ra Phước Tỉnh nghỉ mát “có muốn đi vài ngày không?” Mình nhận lời và được cha giáo cho ngồi trên xe “con cóc Volkswagen” của Ngài lái ra Phước tỉnh nghỉ ít ngày. Nhà nghỉ có hai khu dành cho Giáo sĩ và Nữ tu nghỉ dưỡng. Từ nhà nghỉ ra bãi biển có chiếc cổng – trên cổng phía nhà nhìn ra biển có chữ “T A M”, và từ biển nhìn vào thì là chữ “M A T” tức là ‘tắm mát’. Phía hai bên cổng có cây cối và những bụi xương rồng che kín mít. Trong thời gian này cũng có một số nữ tu ra nghỉ mát và khi đi dạo hay tắm ngoài biển thì để cả quần áo chỉ dìm người xuống nước biển thôi. Nhưng trước khi đi về nhà phải đi qua cổng này... Cứ mỗi lần gần về đến cổng thì lại thấy Thầy Lu-y trịnh trọng đọc sách đi ngang qua cổng làm cho các nữ tu không bước qua cổng về nhà được -- không biết là Thầy Lu-y có chủ tâm hay là vô tình -- nhưng thực sự là Thầy đã làm khó cho các ‘Ma Sơ”".
Cầu nguyện Vị Thầy đáng mến được an nghỉ trong Nước Chúa.
Trò Gioan Trần Công Nghị
4. Anh Trần Vinh ghi nhận:
Kính dâng Đức Thầy Lục-đô-vi-cô (ngày xưa Đức Thầy thỉnh thoảng "phiên âm" tên Louis như vậy!) vào vòng tay nhân hậu của Chúa là Cha nhân lành.
Mọi môn sinh đều nhớ ơn Đức Thầy. Riêng bần đạo suốt đời không quên một ơn nhỏ, nhưng hết sức đặc biệt mà Đức Thầy đã làm cho người học trò này. Đó là năm 1965, 55 năm trước, bần đạo phải nằm bệnh viện mấy tháng. Một hôm, có 2 Veronica đến gặp và trao cho bần đạo ít thực phẩm. Hai Veronica bảo Cha Vỵ gửi cho chú đó (hai Veronica còn tới mấy lần nữa). Bần đạo hết sức ngạc nhiên và thật là cảm động, bởi vì không thể nào ngờ mình đã mãn trường cả năm rồi, làm sao Đức Thầy lại biết trò nằm bệnh viện và rủ lòng thương một cách thực tế và thiệt tình đến thế!
Sau này, khi nghe tin Đức Thầy sang thăm gia đình ở Hoa Kỳ, bần đạo gửi biếu Đức Thầy chút quà và tìm cách gọi cô Kim Tiên (em gái của Đức Thầy) để xin hầu chuyện Đức Thầy. Thầy trò nói đủ thứ chuyện, mặc dầu, Đức Thầy không còn nhớ ra tên học trò này khoang khoáy ra làm sao. Rồi mới mấy năm trước đây, nghe tin các vị học trò tổ chức lễ kỉ niệm 70 năm linh mục cho Đức Thầy ở Nhà Vãng Lai Phú Nhuận, bần đạo cũng vội vàng xin ké một chút quà kính mừng Đức Thầy.
Công đức một đời tu hành như Đức Thầy, mấy ai sánh được.
Nhớ Đức thầy mãi mãi.
Xin cảm ơn bản tin của niên trưởng Phạm Bá Lãm.
Trò Trần Vinh
5. Cha Nguyễn Xuân Quýnh ghi nhớ:
Kính gửi các anh chị Vô Nhiễm,
Còn nhớ thày Vỵ, kinh Z phết phết không? Vị thày chỉ cười như ông địa, dạy anh văn, và giảng thì không biết làm sao hạ cánh… Vị thày hiền lành, nói chung cám ơn Chúa các cha giáo Phát Diệm thật tuyệt vời, cả đời hy sinh cho các trò, lương bổng thì chỉ 3 bữa ăn. Xin đan cử thời anh em mình:
Kể từ cha bề trên Phượng, đức cha Nhật, cha Tứ, cha Phan, cha Lương, cha Điện, cha Kiệm, cha Bảo, cha Hoàng, cha Nhuận, cha Tra, cha Long, cha Vị, cha Vinh Hạnh, cha Miện, cha Trí, các thày đáng kính như thày Trác, thày Khôi, cụ Bốn Ngự...
Tại sao phải đưa một lực lượng 16 linh mục và 3 thày giỏi để đào tạo một Tiểu Chủng Viện, hay 8 năm trung học? Mà mỗi vị Chúa ban cho anh em ta một điểm hay của các ngài để dễ nhớ...
Cha bề trên Phượng đáng kính không ai dám trọc đùa, mà khi thấy ngài đi giầy mũi nhọn thằng Q đã xì xầm… nói với anh em cha bề trên "tân" rồi, đừng đi Sandal nữa thế là lớp ta đi đóng giầy Tự Thành trước các lớp khác… Đức cha Nhật thì quá đạo đức cứ dạy cho chúng ta đi viếng Chúa, sau này khi ở lớp 12, cũng thằng Q lại ngứa miệng, hỏi anh em đố biết các chủng sinh nào thuộc lò huấn luyện nào, mình mới phân tích: hễ thấy tên nào đến giờ chơi ngày thứ năm hay ngày nghỉ mà cứ ở trong nhà "khảo" học bài là lò Hà Nội, tên nào chải đầu mặc áo láng coóng hay chơi đàn địch là lò Bùi Chu, còn tên nào lúc break hay ngày nghỉ mà ra nhà thờ là lò Phát Diệm… đấy là ảnh hưởng của thày Nhật, Cha Tứ sửa mày âm thanh và quản lý, Cha Phan đánh Phạm N Thanh một thước kẻ (ngày xưa Thanh là in sinu cha Phan?) Thanh tức quá… một lát sau cha Phan hỏi, hết nấc cụt chưa? Mọi người mới biết cha Phan chữa mẹo nấc cụt cho trò "yêu quý"…
Anh Thanh còn nhớ không? Cha Lương chải chuốt, vuốt tóc đen mượt làm điệu, cha Điện môi run run và làm thơ cứ bị anh em ta khích thày làm thơ gọi là cha Điện thơ, cha Kiệm nổi tiếng với câu nói, lười tôi tha được mà "ngu" tôi không tha được... Tại thày mình giỏi quá, bị gọi lên bảng, thày nói câu tiếng Việt phải dịch ngay ra tiếng anh… nếu không được thì... thế mà về cuối đời ở bên Mỹ thày quý các trò lắm... cha giáo Bảo: đô đây con, hay rao phở, hay nghe nhạc classic khi ăn cơm tối ngày thứ sáu...
Cha Hoàng còn nhớ chuyện kiếm hiệp Lã Mai Nương kể như thật vậy hay Hoppolon Cassidy cao bồi nghe mê ly. Cha Nhuận bonus bona bonum… cha Tra thuốc lào thế mà sau này làm bề trên chủng viện Ban Mê Thuột và sáng giá của Ban Mê đấy… Cha Long tiếng anh giỏi quá... cha Vỵ kinh Z phết phết như mình kể, cha Vinh Hạnh đánh nhịp xoáy vòng tròn với những bài hát bất hủ như Giờ đây êm ái... có lẽ thày là vị giáo sư chết trẻ nhất nhân tài ra đi ở tuổi 36. Cha Miện dạy văn chương, ngài cứ đo với mình và bảo cha còn cao hơn Quýnh một chút đấy. (Lạy Chúa tôi, hơn cha Quýnh bé nhất địa phận thì có gì hay đâu, thế mà mình được làm thước đo của cha Miện) Cha Trí nhà kẻ liệt với nụ cười trên môi... và dĩ nhiên ngài là bạn của cha Thuần bố mình, và thay cha Thuần nuôi anh em chúng mình nên mình coi ngài như bố thứ hai…
Cha Trí, cha Thuần, cha Hoàng là 3 bạn cùng lớp và rất tương đắc nên PD gọi họ là Đức Chúa Trời Ba Ngôi. Rồi thày Trác ngày xưa là giám thị nổi tiếng, nhưng đến thời chúng ta thì thày dạy vẽ, mà có lần đo đường tà biên... Các trò có anh thì lắng nghe có anh thì đãng trí... thế là thày hỏi thày đang nói cái gì? Thày chỉ vào tên Vỵ để hỏi xem thầy nói gì? Đố các bạn biết tên Vỵ nói gì? Tên Vỵ không nghe nên sau một vài cái gãi đầu hắn nói: thưa thày thày nói là đường TÀ DÂM ạ... hi hi… Thày Khôi thì dán giấy vào cây tầm duộc: KỶ LUẬT Ở CHỖ NÀY… thày rất yêu quý lớp út chúng ta, chúng ta cứ thấy một ông già gầy gò mặc áo dài trắng quỳ cuối nhà thờ sao mà đạo đức thế.. Còn cụ Bốn Ngự thì ai trong chúng ta không biết còn nhớ SỮA ÔNG GIÀ NGỰ KHÔNG? Đó là sữa ông Thọ… mà thày Bốn Ngự phụ trách nhà bán hàng trong Tiểu chủng viện…
Ngồi lại suy về từng thày, mình mới thấy quý giáo phận PD… Các bạn hẳn còn có nhiều mẩu chuyện hay suy tư nhiều hơn mình nữa, giá mà email nhau để nhớ các thày cũ thì hay quá!!!!!
Đấy là một ơn mà anh em chúng ta được ban...
Còn nhớ thày Vỵ, hôm nào ăn chay thì ngài chịu thống khổ cực hình. Chẳng hạn thứ tư lễ tro, thì ngài phải ăn thêm một bữa nữa sau bữa ăn tối thứ ba béo Mardi Gras, Fat Tuesday trước lúc 12 giờ đêm thứ ba... Rồi thứ tư, thì thày đủng đỉnh ăn sáng dù ít để kéo dài sức chịu đựng đói, thế mà ngài không dạy học sáng thứ tư nổi vì đói... Trưa thứ tư được ăn một bữa no, thì ngài ăn hết cỡ để chịu "trận" và ăn lâu hơn... thế rồi chiều tối thứ tư, thì thày lại "bị" ăn ít... thày lại đói, và phải chờ đợi sau 12:01 am là ăn một bữa nữa để phục sức mà còn làm việc ngày thứ năm... Tội nghiệp thầy như thế...
Có thể nói ngày ăn chay ngài còn ăn lượng đồ ăn hơn ngày thường mà vẫn cứ đói... Thày mình có điểm đặc biệt đó.
Thày ăn được lắm, có lần thầy đến Phila thăm mình và bữa sáng đó, dù tuổi cao, thày vẫn ăn hơn gấp đôi mình ăn. Đức ông Phương nói, Quýnh ạ, thày còn ăn khoẻ thì còn sống dai lắm...
Quả thế thày là người ra đi sau cùng trong các thày cả đời phục vụ anh em mình...
Các đàn anh lớp trên chúng ta, khen thày và phục thày thì cũng đúng… 72 năm linh mục, 96 năm tuổi đời… Wow!!!!
Thày có lẽ chẳng cần chúng ta cầu kinh, nhưng nếu trò nào cầu kinh và dâng lễ thì là một cử chỉ biết ơn đáng quý.
Người đưa tin, Quýnh.
6. Anh Trần Văn Huyến với kỷ niệm về Cha Giáo Lu-y:
Kính Cha Lãm và anh em, xin mạn phép xưng hô như vậy để trân trọng tình đồng môn, nhưng trong thâm tâm, kẻ hèn này luôn ngưỡng mộ các bậc 'hậu sinh khả úy' với những chức danh hiện tại. Cám ơn Cha lâu nay vẫn chuyển cho kẻ hèn này những thông tin về Phát Diệm, đặc biệt lần này về Cha-Thầy Louis Trần Phúc Vỵ.
Mình học Anh văn với Cha Louis Trần Phúc Vỵ và Cha Rô-cô Trần Phúc Long những năm lớp 10, 11, 12. Kỷ niệm của mình về Cha Louis là đời sống mẫu mực và thánh thiện của Ngài, cùng với sự vui vẻ và tính 'khôi hài' khi Ngài dậy lớp.
Cách đây đã lâu, có lẽ gần 20 năm, Cha Louis có ghé Dallas, sau khi Ngài giải phẫu mắt tại California. Ngài rất vui và nói, với hai mắt sáng ngời sau khi giải phẫu, Ngài cảm thấy như sống cuộc đời mới.
Lúc đó, tại Dallas, có mấy anh em thuộc 'Dòng Bonaventure' lớp trên của mình, nghe tin Cha Louis ghé thăm Dallas, 'bèn hú' nhau tập họp tại nhà cựu sinh Vũ Văn Long, gồm Nguyễn Văn Lợi, Trần Văn Tư, ba ngưởi cùng lớp với Đức Ông Phạm Văn Phương, và kẻ hèn này, tổ chức bữa tối dể tiếp đón Cha. Vì là cuộc hạnh ngộ đặc biệt, cả bốn người đều có bốn bà 'bề trên' đòi tháp tùng để được chiêm ngưỡng dung nhan Người Thấy mà mọi người đều hết lời ca tụng.
Ôi nói sao hết trong bữa cơm thân mật đó, Cha-con, Thầy-trò có dịp nhắc lại biết bao kỷ niệm êm đềm tại TCV Phúc Nhạc cũng như ở Phú Nhuận. Cha Giáo xuất thân từ một danh gia vọng tộc nên Ông Bà Cố gởi sang Pháp học từ nhỏ, nhờ vậy, Phát Diệm mới có một Linh mục tài danh như thế. Nhớ lại khi Đức Hồng Y Spellman sang thăm Việt Nam, Cha Louis được mời thông dịch, cả chủng viện Phát Diệm/Phúc Nhuận đều 'lác mắt' và nín thở khi nghe Cha Louis dịch từ tiếng Mỹ ra tiếng Việt, rồi lại thông dịch sang tiếng Pháp một cách lưu loát.
Sau hơn 2 giờ hàn huyên tâm sự, Các trò bùi ngùi tiên biệt Cha-Thầy với món quà khiêm tốn, và hy vọng tái ngộ Thầy trong một dịp khác.
Trò Trần Văn Huyến
7. Bài giảng lễ mừng 70 năm Linh mục của Cha giáo Lu-Y Trần Phúc Vỵ
Lễ mừng 70 năm Linh mục của cha giáo Lu-Y Trần Phúc Vỵ, đúng ngày là 28/3 nhằm thứ tư tuần thánh, nên dời đến hôm nay 4/4/2018 thứ tư trong tuần bát nhật Phục sinh. Đây là cha giáo cuối cùng của Tiểu chủng viện Phát Diệm ở Phúc Nhạc và ở Phú Nhuận, nên các học trò cựu gồm có Linh mục và giáo dân đến họp mừng. Về cộng đoàn có sự hiện diện các sơ Dòng Phaolô Thiện Bản thay cho sơ Bảo và Hường vắng mặt, cũng như vài người thân quen tham dự.
70 năm LM là một con số ấn tượng. Trong tác phẩm Noces et lendemains de noces, cha Jean Van Agt, chính xứ Saint-Philibert, Lille ở Pháp, sau khi liệt kê các lễ mừng từ 1 năm đến 60 năm, đã dừng lại và cảm thán: Au-delà, c’est infiniment rare! Ngoại sổ là vô cùng hiếm! Đây là số thâm niên kỷ lục của Gp. Phát Diệm và Tgp.Sàigòn. Cha cố Bênađô Phạm Văn Quy hưởng thọ 104 tuổi với 69 năm LM là quá hiếm. Cố tây Père Deux, M.E.P., tên Việt là Cố Nhị là LM duy nhất mừng 70 năm LM tại Gp. Phát Diệm – nay cha giáo Lu-Y san bằng kỷ lục và sẽ vượt qua, biết đâu còn được mừng 75 năm LM!
Hôm nay mừng đại lễ phải nhắc lại danh ngôn của văn hào Bernados “Toute est la grâce”, tất cả là hồng ân, để cho các học trò cựu bày tỏ lòng tri ân.
Tin mừng hôm nay nói về 2 môn đệ làng Emmau (Lc 24,28-31), để cho thấy Chúa đồng hành với cha giáo Lu-Y, để ngài đồng hành với các môn sinh thời Tiểu chủng viện. Hai môn đệ làng Emmau nhận ra Chúa lúc bẻ bánh, các cựu môn sinh cũng nhận ra cha giáo đã bồi dưỡng và chia sẻ kiến thức cho mình, - càng về sau càng nhận thấy tấm lòng hy sinh quảng đại của một bậc thầy.
Hôm nay tôi không chia sẻ Lời Chúa mà chia sẻ tâm tình của một học trò “láo lếu” của cha thày Lu-Y.
Trước hết phải bái phục về cuộc đời phục vụ miệt mài của vị ân: từ bỏ gia đình đi học hỏi ở nước ngoài rồi về nước phục vụ với tinh thần nghèo khó và khiêm nhường, nhưng lại rất vui tươi hoà đồng.
Một cơ hội tốt để nói về thân thế và sự nghiệp của cha giáo, để thấy công trình Chúa thực hiện tốt đẹp nơi tâm hồn người thiện chí. Cha giáo Lu-Y xuất thân từ một gia đình danh giá và đạo hạnh ở Phát Diệm
Ông cố Phán Hoá (một trong các giáo dân VN đầu tiên được tước hiệu Hiệp sĩ Toà thánh) có 12 người con, vừa một tiểu đội: nửa đi tu, nửa lập gia đình. 6 người đi tu như sau:
- Cha Rocô Trần Phúc Long 1921-2002, hưởng thọ 81 tuổi.
- Cha Lu-Y Trần Phúc Vỵ sinh 05.03.1924 tại Hà Nội, nguyên quán họ Vinh Trung, Gx. Phát Diệm - TP LM ngày 28.03.1948 tại Roma: lúc đó 24 tuổi với 24 ngày, lúc này đã 94 tuổi.
- Cha Giuse Trần Phúc Hạnh (Nhạc sĩ), SN 1931, TPLM năm 1961, dạy tại TCV Phú Nhuận, rồi qua đời ngày 16.03.1966, hưởng dương 35 tuổi với vỏn vẹn 5 năm Linh mục.
- Cha Albertô Trần Phúc Nhân: SN 1932 - TPLM 20.12.1958, qua đời ngày 14/6/2014 tại Nhà hưu Chí Hoà, hưởng thọ 82 tuổi với 56 năm LM. - Nhớ lại ngày 20.12.2008: mừng chung Kim khánh LM của cha giáo Nhân với Ngọc khánh LM của cha giáo Vỵ tại Nhà thờ Mai Khôi, thế mà đến nay “một người bị đem đi, một người được để lại” (Mt 24,40)!
- Sơ Catarina Trần Thị Kim Bảo, Dòng Phaolô Thiện Bản, đau nặng, được trị bệnh tại Bệnh viện Thống Nhất, Hố Nai.
- Sơ Bênađêta Trần Thị Kim Hường, thành viên Tu hội Huynh đệ Quốc tế (Association de Fraternité Internationale, viết tắt là AFI), cũng kém sức khoẻ.
Cậu Trần Phúc Vỵ vào TCV Phúc Nhạc 1934, TCV Avignon 1937, ĐCV Marseille và Propaganda Fide 1941, TPLM 28.03.1948 tại Roma, du học tại Université de Toulouse 1948-1951: đậu cử nhân Triết và Thần học, rồi cử nhân giáo khoa Anh văn (License è lettres d’es Anglais). – Năm 1951 cha giáo Lu-Y trở về Việt Nam với các công tác:
- Mục vụ giáo huấn: Giáo sư tại TCV Phúc Nhạc 1951-1954 (3 năm), TCV Phú Nhuận 1954-1966 (12 năm): dạy Pháp văn và Anh văn, - từng làm Hiệu trưởng trường TCV Phú Nhuận, viết sách về học Anh ngữ (cùng với cha giáo Rôcô Trần Phúc Long) và dạy nhiều trường tại Sàigòn.
- Mục vụ giáo xứ: sáng lập Họ đạo Gia Viên 1961-1965 (5 năm), Chính xứ Long Thành Mỹ 1966-1988 (12 năm), Chính xứ Gò Công, nay là Gx. Thánh Gẫm, 1988-1993 (5 năm).
- Hưu trí tại Nhà Hưu Dưỡng Chí Hoà từ năm 1993 đến nay.
- Một bậc thầy trong giáo dục: thánh bổn mạng của cha giáo là Louis, vua nước Pháp: tiếng La tinh gọi là Ludovicus. Người Việt gọi theo tiếng Pháp là Lu-Y, có người gọi là thánh Lữ Y, đẹp ý và đẹp lời… Nhưng Đức cha Lu-Y Nguyễn Anh Tuấn không chịu, vì sợ dân Bùi Chu Phát Diệm thay vì Lữ Y đọc thành Nữ Y… thì đổ nợ!
Các trò tôn sư trọng đạo nên gọi cha giáo là “Đức Thầy Lu-Y”, mà Đức Thầy là tên gọi của giám mục ngày xưa. Cha giáo thật xứng đáng, vì là thầy dạy của đức thầy Nguyễn Soạn và đức thầy Vũ Đình Hiệu, sau này còn là thày của đức cha Nguyễn Văn Yến… nên gọi là Đức Thầy theo cách riêng, thần học gọi là “sui generis” (biệt loại), cũng như Đức Mẹ là Linh mục biệt loại (Sacerdos sui generis).
Cha giáo Lu-Y là một nhà ngữ học, thông thạo ngoại ngữ Pháp, Anh, Ý, Tây Ban Nha… nhất là tiếng Pháp (du học từ nhỏ), nên có một năm ngài đạt danh hiệu thủ khoa Dictée francaise (đọc viết chính tả) trong cuộc thi khu vực tây nam nước Pháp. Về tiếng Anh, thời điểm 1954-1960 số cử nhân Anh ngữ không nhiều (nhất là cử nhân giáo khoa), cha giáo Lu-Y nổi tiếng vì giỏi cả tiếng Pháp lẫn tiếng Anh, đơn cử một sự kiện: ngài từng làm thông dịch viên xuất sắc cho ĐHY Francis Spellman trong buổi họp đông đảo tại Trung tâm Di cư nơi khuôn viên Nt. Hoà Bình, Hố Nai (1955).
Đức Thầy Lu-Y xứng danh là Magister (thầy): magis là hơn, ter là 3 lần, thầy hơn trò 3 lần. Tương tự sang tiếng Pháp “Maitre”, nhất là tiếng Anh “Master”: mas giống như magis, còn ter là 3 lần. “Trò không hơn thầy… Trò được như thầy đã là khá lắm rồi” (Mt 10,24). Có trò nào theo kịp Đức thầy Lu-Y?
Cha giáo Lu-Y đã tận dụng khả năng ngoại ngữ của mình để phục vụ Giáo hội, đan cử: sau năm 1975 với chiếc radio National đời 1960, ngài nghe đài tiếng Pháp và tiếng Anh, dịch lại tin tức và tư liệu Công Giáo, rồi nhờ người đánh máy và phổ biến nội bộ.
Những tác phẩm để đời như: Kỷ yếu Phát Diệm 1891-1991, 25 Giáo phận Việt nam, Những trại cùi Việt Nam… tác giả xuất bản là cha anh Rôcô Trần Phúc Long, tác giả biên soạn chính là cha giáo Lu-Y… Để hoàn thành những tác phẩm đồ sộ này, cha giáo đi đến đâu cũng mang theo cassette để ghi âm và một cuốn sổ tay để ghi chép… phỏng vấn nhiều người, thường là các cụ già nhớ nhiều chuyện xưa. Ngài đã theo phương pháp phỏng vấn nhiều người để tổng hợp, nhờ đó ông Cornelius Ryan đã hình thành tác phẩm điện ảnh nổi tiếng “The longest day”, tiếng Pháp “Le jour le plus long”.
Cha giáo Lu-Y yêu Giáo phận Phát Diệm, nên hay trở về quê mẹ, để lo dạy học và huấn đức… dành nhiều tiền cho việc đào tạo chủng sinh Phát Diệm… Ngài cũng yêu Giáo Hội Việt Nam, nên xả thân phục vụ: không những cho các giáo xứ quen thuộc, mà còn “đi ra” và “đi xa”, thương yêu chăm lo cho đồng bào H’Mong và người Phong cùi.
Đức Thầy Lu-Y đã làm gương sáng cho lũ học trò:
- Tinh thần yêu làm việc, khi làm mục vụ cũng như lúc về hưu. Người ta nói hưu trí coi chừng biến thành hư trí! Ngài vẫn làm việc trí thức để luyện trí cho sáng suốt: đọc sách, viết bài… hơn nữa còn đi chu du khắp nơi để thu tập tài liệu và để giúp đỡ tha nhân.
- Tính cách đồng hành vừa là thầy vừa là bạn: vui đùa với các trò, chơi thể thao với các trò như đá cầu, quan tâm đến việc bồi dưỡng sức khoẻ: hay cho các trò ăn bánh mì với chuối, uống sữa bột Mỹ…
- Tiết kiệm và quảng đại: sống khó nghèo (nhất là thời gian ở họ Gò Công, thiếu điện nước), phòng ở hiện nay rất đơn sơ, tiện nghi tối thiểu… Chắt chiu từng tý để phần phát cho đồng bào nghèo, hay cho các trò: báo Missi hay báo ngoại, cho mấy thứ mà ngài gọi là “giấy tây” và “dây tây”…
- Tinh thần mình vì mọi người và mọi nơi: vừa là cha giáo (1951-1966), vừa là cha xứ (1966-1993), vừa là nhà truyền giáo (chăm lo cho đồng bào H’Mong và Phong cùi…), vừa là nhà văn hoá (nhiều tác phẩm lớn nhỏ có giá trị).
Cha giáo phục vụ đa dạng, quên cả tuổi tác, quên cả nhọc mệt… và còn muốn phục vụ hơn nữa, ngay khi trong nhà hưu, nêu gương sáng đời sống cầu nguyện và khiêm hạ. Với 94 năm tuổi đời, 70 năm tuổi Linh mục với bao thành quả từ Bắc chí Nam, cha giáo tỏ ra mãn nguyện để tạ ơn Chúa đã sử dụng ngài.
Cha giáo rành tiếng Pháp, nên xin gửi một danh ngôn của cha Karl Rahner, Dòng Tên, trong lễ Ngân khánh Linh mục 1957: “Nous n’avons pas regretté d’être prêtres”: Chúng tôi đã không hối tiếc vì được làm linh mục. Cha giáo Lu-Y cũng tái xác nhận như vậy: đã không hối tiếc mà còn bằng lòng theo chân Chúa, chấp nhận mọi gian khó cho phần rỗi các linh hồn, vì: Le prêtre est un homme mangé (bị ăn), dépouillié (bị bóc lột), crucifié (bị đóng đinh)… như cha Antoine Chevrier diễn tả chân dung người Linh mục. Vượt qua tất cả là vòng hoa chiến thắng dành cho người mục tử hết lòng vì đoàn chiên./.
Lm. Joseph Phạm Bá Lãm
Thưa Quý Cha và Anh Em cựu chủng sinh Phát Diệm:
Cha giáo Lu-y Trần Phúc Vỵ là Giáo sư cuối cùng và thọ nhất của Tiểu chủng viện Phát Diệm. Tất cả chỉ còn là kỷ niệm và nói về người thầy uyên bác mà vui tính “nunquam satis”. Các trò có thể gọi ngài là Cha giáo Anh văn, Cố Vỵ, Đức Thầy Lu-y.
Sau biến cố 1975, bần tăng có nhiều cơ hội hầu hạ Đức Thầy Lu-y: “đèo” Đức Thầy bằng xe Honda (khi ngài ở họ Gò Công, Q.9), đồng hành với Đức Thầy trong vài công tác (giúp tu sinh Phát Diệm, thăm vài trại cùi), tháp tùng Đức Thầy tham dự 3 Đại hội Giới Trẻ Thế Giới WYD (JMJ): Toronto Canada 2002 (ở nhà Gs. Trần Trung Lương), Kohn bên Đức 2005 và Sydney bên Úc 2008. Chúa nói: “Lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tuỳ ý” (Ga 21,18), còn Đức Thầy Lu-y càng già càng dẻo càng dai, vẫn tiếp tục làm việc: chịu khó đi đó đây để giúp đỡ người nghèo và sưu tập tài liệu cho Giáo hội mãi cho đến khi thấy cần dừng chân để nghỉ ngơi. Các trò cũ ở Sàigòn thỉnh thoảng đến thăm thầy Trí, thầy Vỵ. Dịp lễ mừng 70 năm LM 4/4/2018 tại Nhà Vãng Lai Phát Diệm Phú Nhuận, Đức Thầy nhờ bần tăng “giáng một bãi” (chữ nghĩa của Đức Thầy), khá đủ về hành trình ơn gọi và mục vụ của ngài: xin xem ở cuối trang này.
Phạm Bá Lãm xin ghi lại những điện thư của các trò cũ viết về Đức Thầy Lu-y:
1. Đức Ông Phạm Văn Phương ghi niệm:
Kính thăm Cha Chủ Tịch Phạm Bá Lãm, Quý Cha và Quý Anh Chị Em Gốc Phát Diệm,
Tôi vừa mới được tin Cha Giáo Lu-y Trần Phúc Vỵ mới được Chúa gọi về nhà Cha hôm nay. Thế là Cha Giáo cuối cùng của TCV Phát Diệm đã ra đi. Tôi đã là học trò của Cha Giáo Vỵ 2 năm ở TCV Phúc Nhạc và các năm ở TCV Phú Nhuận. Tôi có nhiều kỷ niệm thật đẹp với Cha Giáo. Tháng 7 nam 2001, Ngài ghé thăm Atlanta, Georgia và ở lại với tôi mấy tuần lễ. Tôi đã lái xe đưa Ngài đi thăm Thủ đô Washington và thành phố New York. Mấy Cha Phát Diệm tại New York đã đưa chúng tôi lên thăm trên đỉnh Toà Nhà Tháp Đôi mà chỉ 2 tháng sau đó (tháng 9 ngày 11, năm 2001) bị quân khủng bố cưỡng bức máy bay đâm vào Toà Nhà Tháp Đôi. Sau tin đó, Cha Giáo có gọi điện thoại cho tôi và chia sẻ những cảm xúc của Ngài...
Mới đây, ngày 27 tháng 2 năm 2020, Cha Chủ Tịch Phạm Bá Lãm có đưa tôi đến thăm Cha Giáo tại Nhà Hưu Dưỡng, nhưng Ngài không còn nhận ra được chúng tôi nữa...Thế là tôi chỉ còn biết cầu nguyện cho Ngài và biết rằng tin buồn này sẽ đến! Đứng trước tin buồn nay, tôi xin chia buồn với tất cả Quý Cha và Quý Anh Chị Em gốc Phát Diệm, đặc biệt là với Đại Gia Đình Tang Quyến của Cha Giáo, đồng thời tôi chỉ còn biết cầu nguyện và phó dâng linh hồn Thày Cả Lu-Y cho Chúa, xin Chúa sớm đưa linh hồn Lu-Y về ân hưởng nhan thánh Chúa trên trời! Requiescat in pace! May he rest in peace! Xin cho Cha được an nghỉ đời đời! Amen!
Học trò cũ của Cha Giáo,
Cha Francis Phạm Văn Phương Atlanta, Georgia
2. Cha Trần Mạnh Duyệt ghi ơn:
Cùng với Anh Em, bao môn sinh nay ở nhiều nơi khắp thế giới và tiến triển mọi mặt, trò Duyệt nhớ thương, than khóc và để tang Cha Thày Cố Vỵ rất đáng kính, đáng mến và đáng khâm phục của chúng ta...
Được học với Thày suốt 7 năm TCVPD.PN, rồi Thày lại tới Roma mấy lần mà được chút ít phục vụ báo hiếu, và đặc biệt đến thăm Thày tại nhà hưu Chí Hoà: Thày tỉ mỉ kể cho nghe nhiều chuyện cũ mới, cho thấy các kệ đầy sách dọc tường, cách riêng để lộ các sổ tay đầy chữ ngoặt ngoèo bên lô bút chì mài gọt tới tận cuống...
Rồi lời khôi hài lạc quan với nụ cười bất hủ...
Ôi, đó là Thày của chúng ta: Gương Mẫu Quý Báu Chúa Ban: Tạ ơn Chúa, nhớ ơn Thày: Cầu Chúa đền ơn bội hậu!!! Alleluia!!!
Rất kính mến ghi ơn Cha Thày Cố Lu-y Trần Phúc Vỵ
Trò Gioan Trần Mạnh Duyệt, Roma
3. Cha Trần Công Nghị vài kỷ niệm với Cha giáo Lu-y:
Cha giáo Lu-y từ giã thế gian về với Chúa đánh dấu một thế hệ đặc biệt trong lịch sử nền giáo dục giáo phận Phát Diệm và kết thúc thế hệ di cư vĩ đại từ Bắc zvô Nam để lại biết bao kỷ niệm không phai mờ cho những người được thụ hưởng nền huấn giáo và công trình xây dựng một thế hệ giới trẻ của những người con từ Bắc dzô Nam có sức ảnh hưởng lâu dài: Đó là những học trò, môn sinh và thế hệ Linh mục xuất thân từ Tiểu chủng viện Phát Diệm ở Phú Nhuận, Saigon.
Để nói lên được phần nào những thành quả đó chỉ cần nhìn sơ qua những giáo xứ, những cộng đoàn vùng di cư như ở Bảo lộc, Đà lạt, Gia kiệm, Hố nai, Cái sắn, v.v… và những giáo xứ do các linh mục xuất thân từ lò Ươm Cây Phát Diệm thì đủ biết. Nhưng thôi, truyện dài này để dịp khác chúng ta cùng ôn lại với nhau.
Nhà Vãng Lai Phát Diệm Phú Nhuận |
Mình là người được Cha Vinh Hạnh nhờ trình bày và làm stencil cho cuốn sách nhạc "Hương Thánh Kinh" của Ngài năm 1959-1960 tại TCV Phát Diệm. Vẽ nốt nhạc trên stencils không phải là truyện dễ, sai thì không sửa lại được. Vẽ hình thì lại cần ý tứ hơn. Một hôm đang vẽ hình con khỉ, bị thằng bạn gọi giật mình làm con khỉ có thêm một "đuôi" ở dưới bụng! Sau này Thầy Lu-y Vỵ anh ruột của cha Vinh Hạnh khám phá ra hình này cứ trách mình hoài tại sao sách nhạc lại có hình con khỉ lòi thêm "đuôi"! Hi.hi.hi...
Các học trò còn nhớ khi ngồi trong phòng ăn ở Tiểu chủng viện PD Phú Nhuận thường quan sát thấy thầy Vỵ sau bữa ăn hay góp nhặt một số đồ ăn như trái cây, bánh ngọt… bỏ vào túi mang về sau bữa ăn. Để làm gì vậy? là để phân phát và thưởng cho một số học trò. Mình là một trong số nhiều lần được Thầy cho “bắt rệp” (những trái chuối chín sau đã thành những đốm đen) để ở cửa sổ phía sau phòng cha giáo. Ngài thưởng cho những học trò làm bài tiếng Anh nhanh và điểm cao được gọi tên đến lấy, sau đọc kinh trưa hay chiều ghé ngang qua chuồng khỉ đối diện với phòng của thầy. Vài quả chuối không là gì, nhưng nói lên tâm tình thương mến và bình dân của vị ân sư.
Rồi kỷ niệm khác vào mùa Hè năm 1967, khi đó Đức cha Lê văn Ấn, giám mục Xuân Lộc, chọn mình là chủng sinh đầu tiên của giáo phận được gửi đi du học bên Roma, ngài cho mình được đi nghỉ mát và học thêm tiếng Ý. Mình đến thăm cha giáo Lu-y thì ngài nói nhân tiện sắp ra Phước Tỉnh nghỉ mát “có muốn đi vài ngày không?” Mình nhận lời và được cha giáo cho ngồi trên xe “con cóc Volkswagen” của Ngài lái ra Phước tỉnh nghỉ ít ngày. Nhà nghỉ có hai khu dành cho Giáo sĩ và Nữ tu nghỉ dưỡng. Từ nhà nghỉ ra bãi biển có chiếc cổng – trên cổng phía nhà nhìn ra biển có chữ “T A M”, và từ biển nhìn vào thì là chữ “M A T” tức là ‘tắm mát’. Phía hai bên cổng có cây cối và những bụi xương rồng che kín mít. Trong thời gian này cũng có một số nữ tu ra nghỉ mát và khi đi dạo hay tắm ngoài biển thì để cả quần áo chỉ dìm người xuống nước biển thôi. Nhưng trước khi đi về nhà phải đi qua cổng này... Cứ mỗi lần gần về đến cổng thì lại thấy Thầy Lu-y trịnh trọng đọc sách đi ngang qua cổng làm cho các nữ tu không bước qua cổng về nhà được -- không biết là Thầy Lu-y có chủ tâm hay là vô tình -- nhưng thực sự là Thầy đã làm khó cho các ‘Ma Sơ”".
Cầu nguyện Vị Thầy đáng mến được an nghỉ trong Nước Chúa.
Trò Gioan Trần Công Nghị
4. Anh Trần Vinh ghi nhận:
Kính dâng Đức Thầy Lục-đô-vi-cô (ngày xưa Đức Thầy thỉnh thoảng "phiên âm" tên Louis như vậy!) vào vòng tay nhân hậu của Chúa là Cha nhân lành.
Mọi môn sinh đều nhớ ơn Đức Thầy. Riêng bần đạo suốt đời không quên một ơn nhỏ, nhưng hết sức đặc biệt mà Đức Thầy đã làm cho người học trò này. Đó là năm 1965, 55 năm trước, bần đạo phải nằm bệnh viện mấy tháng. Một hôm, có 2 Veronica đến gặp và trao cho bần đạo ít thực phẩm. Hai Veronica bảo Cha Vỵ gửi cho chú đó (hai Veronica còn tới mấy lần nữa). Bần đạo hết sức ngạc nhiên và thật là cảm động, bởi vì không thể nào ngờ mình đã mãn trường cả năm rồi, làm sao Đức Thầy lại biết trò nằm bệnh viện và rủ lòng thương một cách thực tế và thiệt tình đến thế!
Sau này, khi nghe tin Đức Thầy sang thăm gia đình ở Hoa Kỳ, bần đạo gửi biếu Đức Thầy chút quà và tìm cách gọi cô Kim Tiên (em gái của Đức Thầy) để xin hầu chuyện Đức Thầy. Thầy trò nói đủ thứ chuyện, mặc dầu, Đức Thầy không còn nhớ ra tên học trò này khoang khoáy ra làm sao. Rồi mới mấy năm trước đây, nghe tin các vị học trò tổ chức lễ kỉ niệm 70 năm linh mục cho Đức Thầy ở Nhà Vãng Lai Phú Nhuận, bần đạo cũng vội vàng xin ké một chút quà kính mừng Đức Thầy.
Công đức một đời tu hành như Đức Thầy, mấy ai sánh được.
Nhớ Đức thầy mãi mãi.
Xin cảm ơn bản tin của niên trưởng Phạm Bá Lãm.
Trò Trần Vinh
5. Cha Nguyễn Xuân Quýnh ghi nhớ:
Kính gửi các anh chị Vô Nhiễm,
Còn nhớ thày Vỵ, kinh Z phết phết không? Vị thày chỉ cười như ông địa, dạy anh văn, và giảng thì không biết làm sao hạ cánh… Vị thày hiền lành, nói chung cám ơn Chúa các cha giáo Phát Diệm thật tuyệt vời, cả đời hy sinh cho các trò, lương bổng thì chỉ 3 bữa ăn. Xin đan cử thời anh em mình:
Kể từ cha bề trên Phượng, đức cha Nhật, cha Tứ, cha Phan, cha Lương, cha Điện, cha Kiệm, cha Bảo, cha Hoàng, cha Nhuận, cha Tra, cha Long, cha Vị, cha Vinh Hạnh, cha Miện, cha Trí, các thày đáng kính như thày Trác, thày Khôi, cụ Bốn Ngự...
Tại sao phải đưa một lực lượng 16 linh mục và 3 thày giỏi để đào tạo một Tiểu Chủng Viện, hay 8 năm trung học? Mà mỗi vị Chúa ban cho anh em ta một điểm hay của các ngài để dễ nhớ...
Cha bề trên Phượng đáng kính không ai dám trọc đùa, mà khi thấy ngài đi giầy mũi nhọn thằng Q đã xì xầm… nói với anh em cha bề trên "tân" rồi, đừng đi Sandal nữa thế là lớp ta đi đóng giầy Tự Thành trước các lớp khác… Đức cha Nhật thì quá đạo đức cứ dạy cho chúng ta đi viếng Chúa, sau này khi ở lớp 12, cũng thằng Q lại ngứa miệng, hỏi anh em đố biết các chủng sinh nào thuộc lò huấn luyện nào, mình mới phân tích: hễ thấy tên nào đến giờ chơi ngày thứ năm hay ngày nghỉ mà cứ ở trong nhà "khảo" học bài là lò Hà Nội, tên nào chải đầu mặc áo láng coóng hay chơi đàn địch là lò Bùi Chu, còn tên nào lúc break hay ngày nghỉ mà ra nhà thờ là lò Phát Diệm… đấy là ảnh hưởng của thày Nhật, Cha Tứ sửa mày âm thanh và quản lý, Cha Phan đánh Phạm N Thanh một thước kẻ (ngày xưa Thanh là in sinu cha Phan?) Thanh tức quá… một lát sau cha Phan hỏi, hết nấc cụt chưa? Mọi người mới biết cha Phan chữa mẹo nấc cụt cho trò "yêu quý"…
Anh Thanh còn nhớ không? Cha Lương chải chuốt, vuốt tóc đen mượt làm điệu, cha Điện môi run run và làm thơ cứ bị anh em ta khích thày làm thơ gọi là cha Điện thơ, cha Kiệm nổi tiếng với câu nói, lười tôi tha được mà "ngu" tôi không tha được... Tại thày mình giỏi quá, bị gọi lên bảng, thày nói câu tiếng Việt phải dịch ngay ra tiếng anh… nếu không được thì... thế mà về cuối đời ở bên Mỹ thày quý các trò lắm... cha giáo Bảo: đô đây con, hay rao phở, hay nghe nhạc classic khi ăn cơm tối ngày thứ sáu...
Cha Hoàng còn nhớ chuyện kiếm hiệp Lã Mai Nương kể như thật vậy hay Hoppolon Cassidy cao bồi nghe mê ly. Cha Nhuận bonus bona bonum… cha Tra thuốc lào thế mà sau này làm bề trên chủng viện Ban Mê Thuột và sáng giá của Ban Mê đấy… Cha Long tiếng anh giỏi quá... cha Vỵ kinh Z phết phết như mình kể, cha Vinh Hạnh đánh nhịp xoáy vòng tròn với những bài hát bất hủ như Giờ đây êm ái... có lẽ thày là vị giáo sư chết trẻ nhất nhân tài ra đi ở tuổi 36. Cha Miện dạy văn chương, ngài cứ đo với mình và bảo cha còn cao hơn Quýnh một chút đấy. (Lạy Chúa tôi, hơn cha Quýnh bé nhất địa phận thì có gì hay đâu, thế mà mình được làm thước đo của cha Miện) Cha Trí nhà kẻ liệt với nụ cười trên môi... và dĩ nhiên ngài là bạn của cha Thuần bố mình, và thay cha Thuần nuôi anh em chúng mình nên mình coi ngài như bố thứ hai…
Cha Trí, cha Thuần, cha Hoàng là 3 bạn cùng lớp và rất tương đắc nên PD gọi họ là Đức Chúa Trời Ba Ngôi. Rồi thày Trác ngày xưa là giám thị nổi tiếng, nhưng đến thời chúng ta thì thày dạy vẽ, mà có lần đo đường tà biên... Các trò có anh thì lắng nghe có anh thì đãng trí... thế là thày hỏi thày đang nói cái gì? Thày chỉ vào tên Vỵ để hỏi xem thầy nói gì? Đố các bạn biết tên Vỵ nói gì? Tên Vỵ không nghe nên sau một vài cái gãi đầu hắn nói: thưa thày thày nói là đường TÀ DÂM ạ... hi hi… Thày Khôi thì dán giấy vào cây tầm duộc: KỶ LUẬT Ở CHỖ NÀY… thày rất yêu quý lớp út chúng ta, chúng ta cứ thấy một ông già gầy gò mặc áo dài trắng quỳ cuối nhà thờ sao mà đạo đức thế.. Còn cụ Bốn Ngự thì ai trong chúng ta không biết còn nhớ SỮA ÔNG GIÀ NGỰ KHÔNG? Đó là sữa ông Thọ… mà thày Bốn Ngự phụ trách nhà bán hàng trong Tiểu chủng viện…
Ngồi lại suy về từng thày, mình mới thấy quý giáo phận PD… Các bạn hẳn còn có nhiều mẩu chuyện hay suy tư nhiều hơn mình nữa, giá mà email nhau để nhớ các thày cũ thì hay quá!!!!!
Đấy là một ơn mà anh em chúng ta được ban...
Còn nhớ thày Vỵ, hôm nào ăn chay thì ngài chịu thống khổ cực hình. Chẳng hạn thứ tư lễ tro, thì ngài phải ăn thêm một bữa nữa sau bữa ăn tối thứ ba béo Mardi Gras, Fat Tuesday trước lúc 12 giờ đêm thứ ba... Rồi thứ tư, thì thày đủng đỉnh ăn sáng dù ít để kéo dài sức chịu đựng đói, thế mà ngài không dạy học sáng thứ tư nổi vì đói... Trưa thứ tư được ăn một bữa no, thì ngài ăn hết cỡ để chịu "trận" và ăn lâu hơn... thế rồi chiều tối thứ tư, thì thày lại "bị" ăn ít... thày lại đói, và phải chờ đợi sau 12:01 am là ăn một bữa nữa để phục sức mà còn làm việc ngày thứ năm... Tội nghiệp thầy như thế...
Có thể nói ngày ăn chay ngài còn ăn lượng đồ ăn hơn ngày thường mà vẫn cứ đói... Thày mình có điểm đặc biệt đó.
Thày ăn được lắm, có lần thầy đến Phila thăm mình và bữa sáng đó, dù tuổi cao, thày vẫn ăn hơn gấp đôi mình ăn. Đức ông Phương nói, Quýnh ạ, thày còn ăn khoẻ thì còn sống dai lắm...
Quả thế thày là người ra đi sau cùng trong các thày cả đời phục vụ anh em mình...
Các đàn anh lớp trên chúng ta, khen thày và phục thày thì cũng đúng… 72 năm linh mục, 96 năm tuổi đời… Wow!!!!
Thày có lẽ chẳng cần chúng ta cầu kinh, nhưng nếu trò nào cầu kinh và dâng lễ thì là một cử chỉ biết ơn đáng quý.
Người đưa tin, Quýnh.
6. Anh Trần Văn Huyến với kỷ niệm về Cha Giáo Lu-y:
Kính Cha Lãm và anh em, xin mạn phép xưng hô như vậy để trân trọng tình đồng môn, nhưng trong thâm tâm, kẻ hèn này luôn ngưỡng mộ các bậc 'hậu sinh khả úy' với những chức danh hiện tại. Cám ơn Cha lâu nay vẫn chuyển cho kẻ hèn này những thông tin về Phát Diệm, đặc biệt lần này về Cha-Thầy Louis Trần Phúc Vỵ.
Mình học Anh văn với Cha Louis Trần Phúc Vỵ và Cha Rô-cô Trần Phúc Long những năm lớp 10, 11, 12. Kỷ niệm của mình về Cha Louis là đời sống mẫu mực và thánh thiện của Ngài, cùng với sự vui vẻ và tính 'khôi hài' khi Ngài dậy lớp.
Cách đây đã lâu, có lẽ gần 20 năm, Cha Louis có ghé Dallas, sau khi Ngài giải phẫu mắt tại California. Ngài rất vui và nói, với hai mắt sáng ngời sau khi giải phẫu, Ngài cảm thấy như sống cuộc đời mới.
Lúc đó, tại Dallas, có mấy anh em thuộc 'Dòng Bonaventure' lớp trên của mình, nghe tin Cha Louis ghé thăm Dallas, 'bèn hú' nhau tập họp tại nhà cựu sinh Vũ Văn Long, gồm Nguyễn Văn Lợi, Trần Văn Tư, ba ngưởi cùng lớp với Đức Ông Phạm Văn Phương, và kẻ hèn này, tổ chức bữa tối dể tiếp đón Cha. Vì là cuộc hạnh ngộ đặc biệt, cả bốn người đều có bốn bà 'bề trên' đòi tháp tùng để được chiêm ngưỡng dung nhan Người Thấy mà mọi người đều hết lời ca tụng.
Ôi nói sao hết trong bữa cơm thân mật đó, Cha-con, Thầy-trò có dịp nhắc lại biết bao kỷ niệm êm đềm tại TCV Phúc Nhạc cũng như ở Phú Nhuận. Cha Giáo xuất thân từ một danh gia vọng tộc nên Ông Bà Cố gởi sang Pháp học từ nhỏ, nhờ vậy, Phát Diệm mới có một Linh mục tài danh như thế. Nhớ lại khi Đức Hồng Y Spellman sang thăm Việt Nam, Cha Louis được mời thông dịch, cả chủng viện Phát Diệm/Phúc Nhuận đều 'lác mắt' và nín thở khi nghe Cha Louis dịch từ tiếng Mỹ ra tiếng Việt, rồi lại thông dịch sang tiếng Pháp một cách lưu loát.
Sau hơn 2 giờ hàn huyên tâm sự, Các trò bùi ngùi tiên biệt Cha-Thầy với món quà khiêm tốn, và hy vọng tái ngộ Thầy trong một dịp khác.
Trò Trần Văn Huyến
7. Bài giảng lễ mừng 70 năm Linh mục của Cha giáo Lu-Y Trần Phúc Vỵ
Lễ mừng 70 năm Linh mục của cha giáo Lu-Y Trần Phúc Vỵ, đúng ngày là 28/3 nhằm thứ tư tuần thánh, nên dời đến hôm nay 4/4/2018 thứ tư trong tuần bát nhật Phục sinh. Đây là cha giáo cuối cùng của Tiểu chủng viện Phát Diệm ở Phúc Nhạc và ở Phú Nhuận, nên các học trò cựu gồm có Linh mục và giáo dân đến họp mừng. Về cộng đoàn có sự hiện diện các sơ Dòng Phaolô Thiện Bản thay cho sơ Bảo và Hường vắng mặt, cũng như vài người thân quen tham dự.
70 năm LM là một con số ấn tượng. Trong tác phẩm Noces et lendemains de noces, cha Jean Van Agt, chính xứ Saint-Philibert, Lille ở Pháp, sau khi liệt kê các lễ mừng từ 1 năm đến 60 năm, đã dừng lại và cảm thán: Au-delà, c’est infiniment rare! Ngoại sổ là vô cùng hiếm! Đây là số thâm niên kỷ lục của Gp. Phát Diệm và Tgp.Sàigòn. Cha cố Bênađô Phạm Văn Quy hưởng thọ 104 tuổi với 69 năm LM là quá hiếm. Cố tây Père Deux, M.E.P., tên Việt là Cố Nhị là LM duy nhất mừng 70 năm LM tại Gp. Phát Diệm – nay cha giáo Lu-Y san bằng kỷ lục và sẽ vượt qua, biết đâu còn được mừng 75 năm LM!
Hôm nay mừng đại lễ phải nhắc lại danh ngôn của văn hào Bernados “Toute est la grâce”, tất cả là hồng ân, để cho các học trò cựu bày tỏ lòng tri ân.
Tin mừng hôm nay nói về 2 môn đệ làng Emmau (Lc 24,28-31), để cho thấy Chúa đồng hành với cha giáo Lu-Y, để ngài đồng hành với các môn sinh thời Tiểu chủng viện. Hai môn đệ làng Emmau nhận ra Chúa lúc bẻ bánh, các cựu môn sinh cũng nhận ra cha giáo đã bồi dưỡng và chia sẻ kiến thức cho mình, - càng về sau càng nhận thấy tấm lòng hy sinh quảng đại của một bậc thầy.
Hôm nay tôi không chia sẻ Lời Chúa mà chia sẻ tâm tình của một học trò “láo lếu” của cha thày Lu-Y.
Trước hết phải bái phục về cuộc đời phục vụ miệt mài của vị ân: từ bỏ gia đình đi học hỏi ở nước ngoài rồi về nước phục vụ với tinh thần nghèo khó và khiêm nhường, nhưng lại rất vui tươi hoà đồng.
Một cơ hội tốt để nói về thân thế và sự nghiệp của cha giáo, để thấy công trình Chúa thực hiện tốt đẹp nơi tâm hồn người thiện chí. Cha giáo Lu-Y xuất thân từ một gia đình danh giá và đạo hạnh ở Phát Diệm
Ông cố Phán Hoá (một trong các giáo dân VN đầu tiên được tước hiệu Hiệp sĩ Toà thánh) có 12 người con, vừa một tiểu đội: nửa đi tu, nửa lập gia đình. 6 người đi tu như sau:
- Cha Rocô Trần Phúc Long 1921-2002, hưởng thọ 81 tuổi.
- Cha Lu-Y Trần Phúc Vỵ sinh 05.03.1924 tại Hà Nội, nguyên quán họ Vinh Trung, Gx. Phát Diệm - TP LM ngày 28.03.1948 tại Roma: lúc đó 24 tuổi với 24 ngày, lúc này đã 94 tuổi.
- Cha Giuse Trần Phúc Hạnh (Nhạc sĩ), SN 1931, TPLM năm 1961, dạy tại TCV Phú Nhuận, rồi qua đời ngày 16.03.1966, hưởng dương 35 tuổi với vỏn vẹn 5 năm Linh mục.
- Cha Albertô Trần Phúc Nhân: SN 1932 - TPLM 20.12.1958, qua đời ngày 14/6/2014 tại Nhà hưu Chí Hoà, hưởng thọ 82 tuổi với 56 năm LM. - Nhớ lại ngày 20.12.2008: mừng chung Kim khánh LM của cha giáo Nhân với Ngọc khánh LM của cha giáo Vỵ tại Nhà thờ Mai Khôi, thế mà đến nay “một người bị đem đi, một người được để lại” (Mt 24,40)!
- Sơ Catarina Trần Thị Kim Bảo, Dòng Phaolô Thiện Bản, đau nặng, được trị bệnh tại Bệnh viện Thống Nhất, Hố Nai.
- Sơ Bênađêta Trần Thị Kim Hường, thành viên Tu hội Huynh đệ Quốc tế (Association de Fraternité Internationale, viết tắt là AFI), cũng kém sức khoẻ.
Cậu Trần Phúc Vỵ vào TCV Phúc Nhạc 1934, TCV Avignon 1937, ĐCV Marseille và Propaganda Fide 1941, TPLM 28.03.1948 tại Roma, du học tại Université de Toulouse 1948-1951: đậu cử nhân Triết và Thần học, rồi cử nhân giáo khoa Anh văn (License è lettres d’es Anglais). – Năm 1951 cha giáo Lu-Y trở về Việt Nam với các công tác:
- Mục vụ giáo huấn: Giáo sư tại TCV Phúc Nhạc 1951-1954 (3 năm), TCV Phú Nhuận 1954-1966 (12 năm): dạy Pháp văn và Anh văn, - từng làm Hiệu trưởng trường TCV Phú Nhuận, viết sách về học Anh ngữ (cùng với cha giáo Rôcô Trần Phúc Long) và dạy nhiều trường tại Sàigòn.
- Mục vụ giáo xứ: sáng lập Họ đạo Gia Viên 1961-1965 (5 năm), Chính xứ Long Thành Mỹ 1966-1988 (12 năm), Chính xứ Gò Công, nay là Gx. Thánh Gẫm, 1988-1993 (5 năm).
- Hưu trí tại Nhà Hưu Dưỡng Chí Hoà từ năm 1993 đến nay.
- Một bậc thầy trong giáo dục: thánh bổn mạng của cha giáo là Louis, vua nước Pháp: tiếng La tinh gọi là Ludovicus. Người Việt gọi theo tiếng Pháp là Lu-Y, có người gọi là thánh Lữ Y, đẹp ý và đẹp lời… Nhưng Đức cha Lu-Y Nguyễn Anh Tuấn không chịu, vì sợ dân Bùi Chu Phát Diệm thay vì Lữ Y đọc thành Nữ Y… thì đổ nợ!
Các trò tôn sư trọng đạo nên gọi cha giáo là “Đức Thầy Lu-Y”, mà Đức Thầy là tên gọi của giám mục ngày xưa. Cha giáo thật xứng đáng, vì là thầy dạy của đức thầy Nguyễn Soạn và đức thầy Vũ Đình Hiệu, sau này còn là thày của đức cha Nguyễn Văn Yến… nên gọi là Đức Thầy theo cách riêng, thần học gọi là “sui generis” (biệt loại), cũng như Đức Mẹ là Linh mục biệt loại (Sacerdos sui generis).
Cha giáo Lu-Y là một nhà ngữ học, thông thạo ngoại ngữ Pháp, Anh, Ý, Tây Ban Nha… nhất là tiếng Pháp (du học từ nhỏ), nên có một năm ngài đạt danh hiệu thủ khoa Dictée francaise (đọc viết chính tả) trong cuộc thi khu vực tây nam nước Pháp. Về tiếng Anh, thời điểm 1954-1960 số cử nhân Anh ngữ không nhiều (nhất là cử nhân giáo khoa), cha giáo Lu-Y nổi tiếng vì giỏi cả tiếng Pháp lẫn tiếng Anh, đơn cử một sự kiện: ngài từng làm thông dịch viên xuất sắc cho ĐHY Francis Spellman trong buổi họp đông đảo tại Trung tâm Di cư nơi khuôn viên Nt. Hoà Bình, Hố Nai (1955).
Đức Thầy Lu-Y xứng danh là Magister (thầy): magis là hơn, ter là 3 lần, thầy hơn trò 3 lần. Tương tự sang tiếng Pháp “Maitre”, nhất là tiếng Anh “Master”: mas giống như magis, còn ter là 3 lần. “Trò không hơn thầy… Trò được như thầy đã là khá lắm rồi” (Mt 10,24). Có trò nào theo kịp Đức thầy Lu-Y?
Cha giáo Lu-Y đã tận dụng khả năng ngoại ngữ của mình để phục vụ Giáo hội, đan cử: sau năm 1975 với chiếc radio National đời 1960, ngài nghe đài tiếng Pháp và tiếng Anh, dịch lại tin tức và tư liệu Công Giáo, rồi nhờ người đánh máy và phổ biến nội bộ.
Những tác phẩm để đời như: Kỷ yếu Phát Diệm 1891-1991, 25 Giáo phận Việt nam, Những trại cùi Việt Nam… tác giả xuất bản là cha anh Rôcô Trần Phúc Long, tác giả biên soạn chính là cha giáo Lu-Y… Để hoàn thành những tác phẩm đồ sộ này, cha giáo đi đến đâu cũng mang theo cassette để ghi âm và một cuốn sổ tay để ghi chép… phỏng vấn nhiều người, thường là các cụ già nhớ nhiều chuyện xưa. Ngài đã theo phương pháp phỏng vấn nhiều người để tổng hợp, nhờ đó ông Cornelius Ryan đã hình thành tác phẩm điện ảnh nổi tiếng “The longest day”, tiếng Pháp “Le jour le plus long”.
Cha giáo Lu-Y yêu Giáo phận Phát Diệm, nên hay trở về quê mẹ, để lo dạy học và huấn đức… dành nhiều tiền cho việc đào tạo chủng sinh Phát Diệm… Ngài cũng yêu Giáo Hội Việt Nam, nên xả thân phục vụ: không những cho các giáo xứ quen thuộc, mà còn “đi ra” và “đi xa”, thương yêu chăm lo cho đồng bào H’Mong và người Phong cùi.
Đức Thầy Lu-Y đã làm gương sáng cho lũ học trò:
- Tinh thần yêu làm việc, khi làm mục vụ cũng như lúc về hưu. Người ta nói hưu trí coi chừng biến thành hư trí! Ngài vẫn làm việc trí thức để luyện trí cho sáng suốt: đọc sách, viết bài… hơn nữa còn đi chu du khắp nơi để thu tập tài liệu và để giúp đỡ tha nhân.
- Tính cách đồng hành vừa là thầy vừa là bạn: vui đùa với các trò, chơi thể thao với các trò như đá cầu, quan tâm đến việc bồi dưỡng sức khoẻ: hay cho các trò ăn bánh mì với chuối, uống sữa bột Mỹ…
- Tiết kiệm và quảng đại: sống khó nghèo (nhất là thời gian ở họ Gò Công, thiếu điện nước), phòng ở hiện nay rất đơn sơ, tiện nghi tối thiểu… Chắt chiu từng tý để phần phát cho đồng bào nghèo, hay cho các trò: báo Missi hay báo ngoại, cho mấy thứ mà ngài gọi là “giấy tây” và “dây tây”…
- Tinh thần mình vì mọi người và mọi nơi: vừa là cha giáo (1951-1966), vừa là cha xứ (1966-1993), vừa là nhà truyền giáo (chăm lo cho đồng bào H’Mong và Phong cùi…), vừa là nhà văn hoá (nhiều tác phẩm lớn nhỏ có giá trị).
Cha giáo phục vụ đa dạng, quên cả tuổi tác, quên cả nhọc mệt… và còn muốn phục vụ hơn nữa, ngay khi trong nhà hưu, nêu gương sáng đời sống cầu nguyện và khiêm hạ. Với 94 năm tuổi đời, 70 năm tuổi Linh mục với bao thành quả từ Bắc chí Nam, cha giáo tỏ ra mãn nguyện để tạ ơn Chúa đã sử dụng ngài.
Cha giáo rành tiếng Pháp, nên xin gửi một danh ngôn của cha Karl Rahner, Dòng Tên, trong lễ Ngân khánh Linh mục 1957: “Nous n’avons pas regretté d’être prêtres”: Chúng tôi đã không hối tiếc vì được làm linh mục. Cha giáo Lu-Y cũng tái xác nhận như vậy: đã không hối tiếc mà còn bằng lòng theo chân Chúa, chấp nhận mọi gian khó cho phần rỗi các linh hồn, vì: Le prêtre est un homme mangé (bị ăn), dépouillié (bị bóc lột), crucifié (bị đóng đinh)… như cha Antoine Chevrier diễn tả chân dung người Linh mục. Vượt qua tất cả là vòng hoa chiến thắng dành cho người mục tử hết lòng vì đoàn chiên./.
Lm. Joseph Phạm Bá Lãm
VietCatholic TV
Cùng lần chuỗi toàn cầu 21g 29/4, và cầu nguyện theo ý ĐTC cho gia đình, đất nước và thế giới
Giáo Hội Năm Châu
00:00 30/04/2020
Xin quý vị và anh chị em hưởng ứng sáng kiến của Dòng Đa Minh đồng loạt lần chuỗi toàn cầu, và đọc kinh nguyện do Đức Thánh Cha biên soạn vào lúc 21g ngày 29 tháng Tư để phó dâng bản thân, gia đình, đất nước và thế giới cho Đức Mẹ.
Xin cùng lần chuỗi với chúng tôi vào lúc 21 giờ theo giờ địa phương của quý vị và anh chị em.
Nỗi buồn của Đức Thánh Cha trước cái chết của Giacomo và những người vô danh chết vì coronavirus
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:22 30/04/2020
1. Sách tiếng Việt nghi thức thánh hiến cho Trái Tim Đức Mẹ
Đức Tổng Giám Mục Gomez sẽ chủ sự một phụng vụ long trọng thánh hiến Hoa Kỳ cho Trái Tim Đức Mẹ vào ngày Thứ Sáu mùng 1 tháng Năm lúc 3g chiều giờ Miền Đông Hoa Kỳ.
Nhân dịp này Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ biên soạn một tập sách trước hết để các tín hữu có thể theo dõi nghi thức thánh hiến diễn ra vào ngày 1 tháng Năm.
Thêm vào đó, các Giám Mục Hoa Kỳ đã biên soạn công phu để tập sách này có thể được dùng bởi các Giám Mục để thánh hiến cho Đức Mẹ giáo phận của mình, các cha sở có thể dùng để thánh hiến giáo xứ của mình, các gia đình có thể dùng để thánh hiến gia đình mình và ngay cả các cá nhân cũng có thể dùng để thánh hiến chính bản thân mình. Chỉ cần đọc phần thích hợp dành cho mình.
Chúng tôi đã dịch toàn bộ tập sách này. Quý vị và anh chị em có thể download sách Nghi Thức Thánh Hiến Hoa Kỳ cho Trái Tim Đức Mẹ bằng tiếng Việt ở đây.
2. Hiệp Sĩ Tối Cao thứ 80 của Dòng Hiệp sĩ Malta qua đời ở tuổi 75
Thông cáo báo chí của Dòng Hiệp sĩ Malta đưa ra hôm 29 tháng Tư cho biết sáng sớm cùng ngày, Hiệp sĩ Giacomo Dalla Torre, Hiệp Sĩ Tối Cao thứ 80 của Dòng, đã qua đời tại Rôma, sau một thời gian dài lâm bệnh nặng.
Thông cáo báo chí của Dòng cũng cho biết theo điều 17 của Hiến pháp Dòng Hiệp sĩ Malta, Hiệp sĩ Ruy Gonçalo sẽ là người lãnh đạo Hội cho đến khi bầu vị Hiệp Sĩ Tối Cao thứ 81.
Trong điện văn được gởi đến Hiệp sĩ Ruy Gonçalo, Đức Thánh Cha viết:
Nhận được tin về sự qua đời của Hiệp Sĩ Tối Cao Dòng Hiệp sĩ Malta, tôi muốn bày tỏ cảm giác của tôi với toàn dòng về vị Hiệp Sĩ Tối Cao như một con người của văn hóa và đức tin. Tôi luôn nhớ đến lòng trung thành toàn vẹn của ông với Chúa Kitô và Tin Mừng, được kết hiệp với sự quảng dại dấn thân với tinh thần phục vụ cho thiện ích của Giáo Hội, cũng như sự tận tụy trước những đau khổ của nhân loại. Tôi hiệp với anh chị em trong nỗi đau này, trong lời cầu nguyện khi phó dâng linh hồn của ông cho Lòng Thương Xót Chúa, xin cho ông được nghỉ yên muôn đời. Tôi xin gởi đến anh và nhà dòng cũng như gia đình tang quyến lời chia buồn và phép lành Tòa Thánh.
Dòng Hiệp sĩ Malta là một dòng tu Công Giáo Rôma được tổ chức như một lực lượng quân sự. Họ là các hiệp sĩ châu Âu lâu đời nhất trên thế giới. Sau khi chinh phục được Giêrusalem vào năm 1099 trong cuộc Thập tự chinh thứ nhất, họ đã trở thành một dòng tu quân sự có điều lệ riêng với nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ Đất Thánh. Sau khi các vùng lãnh thổ ở Thánh Địa rơi vào tay người Hồi giáo thì dòng này rút quân về hoạt động ở đảo Rhodes (1310-1523), và sau đó là đảo Malta (1530-1798). Năm 1798, Napoléon Bonaparte chiếm được Malta thì dòng này rút về Roma nhưng vẫn được nhìn nhận tư cách một quốc gia có chủ quyền. Dù không thực sự có một vùng lãnh thổ xác định nhưng họ được cấp tư cách quan sát viên thường trực tại Liên Hiệp Quốc, được phát hành tem bưu chính, có hộ chiếu đi quốc tế, có quốc kỳ và quốc huy như một nhà nước.
Dòng hiện có khoảng 13,000 thành viên, 80,000 tình nguyện viên thường trực và 20,000 nhân viên y tế (bao gồm bác sĩ, y tá, trợ tá) hiện diện tại hơn 120 quốc gia.
Dòng các Hiệp sĩ Malta đã vướng vào hàng loạt các vụ tai tiếng và chia rẽ trong những năm gần đây.
Ngày 22 tháng 12, 2017, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thiết lập một ủy ban đặc biệt để điều tra những bất hòa trong Dòng Hiệp Sĩ Malta sau khi vị Hiệp Sĩ Tối Cao của hội đáng kính này ra quyết định sa thải vị Thủ tướng.
Albrecht von Boeselager, là người bị cách chức, đã dính líu vào một chương trình phân phối bao cao su tránh thai để ngăn chặn việc lây lan bệnh liệt kháng (HIV). Tuy nhiên, ông nói rằng vị Hiệp Sĩ Tối Cao của hội Hiệp Sĩ Malta, lúc đó là Hiệp Sĩ Matthew Festing, đã hành động vi phạm hiến pháp của hội khi ra lệnh buộc ông từ chức vì quan điểm ‘liberal’ của mình. Albrecht von Boeselager cũng nói với các ký giả là Đức Hồng Y Raymon Burke, là nhà lãnh đạo tinh thần của dòng, đã tác động trực tiếp vào quyết định buộc ông ta phải bị cách chức.
Hiệp sĩ Giacomo Dalla Torre đã được bầu làm Hiệp Sĩ Tối Cao thứ 80 của Dòng Hiệp sĩ Malta vào ngày 2 tháng 5, 2018 và hứa sẽ tiếp tục công cuộc cải cách Dòng này bắt đầu từ năm 2017 khi ông được bầu làm nhà lãnh đạo tạm thời.
Giacomo sinh tại Rome vào ngày 9 tháng 12 năm 1944, và theo học khoa khảo cổ học và lịch sử nghệ thuật của Kitô giáo tại Đại học Rome. Ông dạy tiếng Hy Lạp cổ điển tại Đại học Giáo Hoàng Urbanô của Rôma và là giám đốc thư viện và văn khố của trường đại học.
Giacomo đã là một thành viên Dòng Hiệp sĩ Malta từ năm 1985 và đã thực hiện những lời thề long trọng vào năm 1993.
Source:Vatican NewsSovereign Order of Malta announces death of Grand Master
3. Thánh lễ tại Santa Marta 30/4/2020: Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các nạn nhân vô danh của đại dịch
Lúc 7 sáng thứ Năm 30 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho những đã chết do Covid-19, đặc biệt những người chết vô danh, được chôn cất trong các ngôi mộ tập thể.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay, chúng ta hãy cầu nguyện cho những người đã khuất, những người đã chết vì đại dịch; và đặc biệt những người quá cố vô danh mà chúng ta đã thấy qua những bức ảnh các ngôi mộ tập thể.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã trình bày những suy tư về Bài Đọc Một trích từ Sách Tông đồ Công vụ (Cv 8: 26-40)
Bài Ðọc I: Cv 8, 26-40
“Nếu ông tin hết lòng, thì được chịu phép rửa”.
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Trong những ngày ấy, thiên thần Chúa nói cùng Philipphê rằng: “Hãy chỗi dậy, đi về mạn nam, theo con đường từ Giêru-salem xuống Gaxa. Ðường ấy vắng vẻ”. Người chỗi dậy ra đi. Và này có một người Êthiôpi là thái giám quyền thế của nữ hoàng Canđa, xứ Êthiôpi, và là tổng quản công khố của nữ hoàng, ông đến chầu lễ tại Giêrusalem. Lúc trở về, ông ngồi trên xe, đọc sách Tiên tri Isaia. Thánh Thần bảo Philipphê: “Hãy tiến lên và theo cho kịp xe kia”. Philipphê chạy tới, nghe thấy ông ấy đọc sách Tiên tri Isaia, liền hỏi: “Ngài có hiểu được điều ngài đọc không?” Nhà quan trả lời: “Làm sao tôi hiểu được, nếu không ai chỉ giáo cho tôi”. Nhà quan liền mời Philipphê lên xe ngồi với mình. Ðoạn Thánh Kinh ông đang đọc như sau: “Như con chiên bị đem đi làm thịt, Người phải điệu đi; như con chiên trước người thợ xén lông không kêu một tiếng, Người chẳng mở miệng. Trong cảnh nhục nhã, Người bị lên án bất công. Còn ai kể lại dòng dõi của Người, vì mạng sống Người bị cất khỏi trần gian”. Viên thái giám lên tiếng hỏi Philipphê rằng: “Tôi xin hỏi ông: đấng tiên tri nói điều ấy về ai? Về chính mình hay về người nào khác?” Philipphê mở miệng rao giảng Tin Mừng Ðức Giêsu cho ông, bắt đầu từ đoạn Thánh Kinh đó. Ðang đi dọc đường, đến nơi có nước, vị thái giám liền nói: “Này nước đây, có gì ngăn trở tôi chịu phép rửa không?” Philipphê nói: “Nếu ông tin hết lòng thì được”. Nhà quan đáp lại: “Tôi tin Ðức Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa”. Ông ra lệnh cho dừng xe lại, Philipphê và viên thái giám, cả hai đi xuống nước, và Philipphê làm phép rửa cho ông. Khi họ lên khỏi nước, Thánh Thần Chúa đem Philipphê đi mất và viên thái giám không còn thấy ngài nữa. Ông hân hoan tiếp tục hành trình. Còn Philipphê thì người ta gặp thấy tại Azô, ngài rảo khắp mọi thành phố, rao giảng Tin Mừng cho đến thành Cêsarêa.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
“Không ai đến được với Ta, nếu Cha, là Ðấng sai Ta, không lôi kéo kẻ ấy”. Chúa Giêsu nhắc nhớ rằng ngay cả các tiên tri cũng đã báo trước điều này: “Và tất cả sẽ được Thiên Chúa hướng dẫn”. Chính Thiên Chúa thu hút người ta đến chỗ nhận biết Chúa Giêsu. Không có sự thu hút này, người ta không thể biết Chúa Giêsu. Vâng, người ta có thể học, thậm chí học Kinh Thánh, thậm chí có thể biết rõ Người được sinh ra như thế nào, và Người đã làm gì. Nhưng sự hiểu biết từ bên trong, sự thấu hiểu mầu nhiệm Chúa Kitô chỉ dành cho những người được Chúa Cha lôi cuốn.
Đây là những gì đã xảy ra với bộ trưởng kinh tế của nữ hoàng xứ Ethiopia. Chúng ta có thể thấy rằng ông ta là một người ngoan đạo và ông ta đã dành thời gian, bên cạnh các công việc đa đoan của mình, để đến thờ phượng Chúa. Và khi ông đang trên đường trở về nhà và đang đọc sách tiên tri Isaia. Thánh Thần đưa Philipphê đến và bảo ông: “Hãy tiến lên và theo cho kịp xe kia”. Philipphê chạy tới, nghe thấy ông ấy đọc sách Tiên tri Isaia, liền hỏi: “Ngài có hiểu được điều ngài đọc không?” Nhà quan trả lời: “Làm sao tôi hiểu được, nếu không ai chỉ giáo cho tôi”. Nhà quan liền mời Philipphê lên xe ngồi với mình, và ông giảng giải cho viên quan. Tôi không biết bao lâu, tôi nghĩ ít nhất một vài giờ Philipphê đã giải thích về Chúa Giêsu cho viên quan ấy.
Sự bồn chồn mà viên quan này cảm thấy khi đọc sách tiên tri Isaia xuất phát từ về Chúa Cha, Đấng đã lôi kéo ông đến với Chúa Giêsu: Chúa Cha đã chuẩn bị cho ông, đã đưa ông từ Êtiôpia đến Giêrusalem để thờ phượng Chúa và sau đó, với bài đọc này, Thiên Chúa đã chuẩn bị tâm hồn cho ông để đón nhận mạc khải về Chúa Giêsu đến mức ngay khi nhìn thấy nước, ông nói: “Này nước đây, có gì ngăn trở tôi chịu phép rửa không?”, nghĩa là ông đã tin.
Sự kiện “Không ai đến được với Ta, nếu Cha, là Ðấng sai Ta, không lôi kéo kẻ ấy” có giá trị cho hoạt động tông đồ của chúng ta, cho sứ mệnh tông đồ của chúng ta như các Kitô hữu. Tôi đang nghĩ về sứ vụ truyền giáo. “Bạn sẽ làm gì trong sứ vụ truyền giáo?” - “ Tôi à, tôi sẽ cải đạo người ta” - “Nhưng dừng lại, bạn sẽ không cải đạo được bất cứ ai trừ khi Chúa Cha lôi cuốn tâm hồn họ nhận biết Chúa Giêsu”. Truyền giáo là đưa ra chứng tá đức tin của mình, không có chứng tá, anh chị em sẽ không làm được gì cả. Truyền giáo không có nghĩa là xây dựng các công trình to lớn, có đủ mọi thứ và dừng lại như thế. Không: các cấu trúc phải đi kèm với các chứng tá chân thực. Anh chị em có thể xây một bệnh viện, hình thánh các cấu trúc giáo dục hoàn hảo tuyệt vời, phát triển vĩ đại, nhưng nếu một cấu trúc không có chứng tá Kitô thì đó không phải là việc rao giảng chân thực về Chúa Giêsu: đó chỉ là công việc bác ái xã hội rất tốt ! - nhưng không có gì hơn.
Khi Simôn Phêrô khẳng định với Chúa Giêsu rằng: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống.” Đức Giêsu nói với ông: “Này anh Simôn con ông Giôna, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời.” Chính Chúa Cha đã lôi cuốn, và cũng lôi cuốn với chứng tá của chúng ta. “Tôi sẽ làm nhiều việc, ở đây, ở kia, ở đó, về phương diện giáo dục, về phương diện này, về phương diện kia”, nhưng nếu không chứng tá, những việc ấy chỉ là những điều tốt, nhưng chúng không phải là việc loan báo Tin Mừng, chúng không phải là những nơi tạo ra khả năng cho Chúa Cha lôi kéo con người đến chỗ biết Chúa Giêsu. Hãy làm việc và làm chứng.
Điều quan trọng là chúng ta phải nhận ra nguyên tắc này như là nền tảng cho công việc tông đồ của chính chúng ta trong việc truyền bá Tin Mừng. Điều có giá trị cho các hoạt động tông đồ của chúng ta, cho sứ mệnh tông đồ của chúng ta như các Kitô hữu là: công việc chuyển đổi không phải là điều chúng ta làm. Chỉ có Chúa mới có thể chuyển đổi một ai đó. Chỉ có Chúa Cha mới có thể lôi kéo ai đó đến với Chúa Giêsu.
Công việc của chúng ta là làm chứng. Trong công cuộc truyền giáo, chỉ đơn giản là dạy hoặc hướng dẫn mọi người về những chân lý đức tin thôi thì không đủ. Để trở thành một lời loan báo thực sự, chúng ta phải làm chứng trong cuộc sống của chính mình, và như thế là tạo điều kiện cho Chúa Cha lôi kéo mọi người đến với Chúa Kitô.
Chứng tá và cầu nguyện đi cùng với nhau. Không có chứng tá và cầu nguyện, anh chị em không thể làm công việc rao giảng tông đồ. Một lời rao giảng có thể rất hay, nhưng nếu không có hành động của Chúa Cha, mọi người sẽ không bị lôi cuốn bởi Chúa Kitô.
Chứng tá của chúng ta mở ra cánh cửa tâm hồn của mọi người, dẫn dắt họ chào đón thông điệp và mầu nhiệm của Chúa Giêsu. Cầu nguyện sau đó mở ra trái tim của Chúa Cha, để chính Ngài sẽ lôi kéo mọi người đến với Chúa Giêsu.
Để kết luận. Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta cầu xin Chúa cho chúng ta ân sủng để tiến hành các công việc của chúng ta với chứng tá và lời cầu nguyện để Chúa Cha có thể lôi cuốn mọi người đến chỗ nhận biết Chúa Giêsu.
Source:Vatican NewsLa preghiera speciale del Papa per le vittime anonime della pandemia
Tập Cận Bình ngạo mạn yêu sách các nhà thờ treo ảnh hắn cao hơn ảnh Chúa nếu muốn mở cửa trở lại
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:31 30/04/2020
1. Tập Cận Bình to gan buộc các nhà thờ phải treo ảnh hắn cao hơn Chúa trong nhà thờ
Tờ La Croix, nghĩa là Thánh Giá, của Công Giáo Pháp ghi nhận sau khi dịch bệnh coronavirus chủng mới khởi phát, và nay đã lan tràn hầu như trên khắp thế giới, chính quyền Bắc Kinh muốn xóa đi ký ức tập thể về nguồn gốc của con virus Vũ Hán, ở trong nước cũng như ngoài nước.
Một chiến dịch ngoại giao và truyền thông đã được tung ra, trước hết nhằm tung hỏa mù về thời điểm khởi đầu chính xác nạn dịch. Sự che giấu dịch bệnh kéo dài đến gần hai tháng: ca đầu tiên xuất hiện từ tháng 11 năm 2019, nhưng bọn cầm quyền chỉ công khai vào ngày 20 tháng Giêng 2020. Vì thế, con virus mới có cơ hội lan rộng trên cả nước Trung Quốc trong dịp Tết âm lịch, với số lượng người khổng lồ về quê ăn Tết, và sau đó gây tai họa cho cả thế giới.
Ngày 9 tháng Ba, tức là một ngày trước khi Tập Cận Bình viếng thăm Vũ Hán, người ta ngạc nhiên khi thấy Bác Sĩ Maria Van Kerkove, trưởng ban kỹ thuật của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, gọi tắt là WHO, nói tại Genevè rằng “thế giới phải cám ơn Trung Quốc”. Thật là ngỡ ngàng.
Bà Maria Van Kerkove là một trong nhiều tiếng nói chính thức kêu gọi “thế giới phải cám ơn Trung Quốc” vì đã hy sinh, chiến đấu với con virus, và nay Bắc Kinh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho những nước nào cần đến.
Tất cả các động thái này là để người ta quên đi bọn cầm quyền Trung Quốc đã làm mất ít nhất ba tuần lễ quý giá để ngăn chận dịch bệnh, qua việc tổ chức buổi tiệc khổng lồ với 40,000 gia đình tham gia hôm 18 tháng Giêng tại Vũ Hán nhằm đoạt kỷ lục thế giới, và để cho 5 triệu người Vũ Hán ra đi trong khi nạn dịch đang tiến triển nhanh.
Báo chí chính thức của đảng đăng vô số hình ảnh những bệnh nhân cám ơn các bác sĩ, nhấn mạnh việc con coronavirus lan tràn trên khắp hành tinh và những khó khăn mà các nước dân chủ đang gặp phải, như một phương thế để chứng minh tính ưu việt của bọn cầm quyền cộng sản.
Phúc trình của Bitter Winter, một tạp chí về tự do tôn giáo và nhân quyền ở Trung Quốc, cho thấy sự lố bịch còn đi xa đến mức buộc các nhà thờ phải trưng hình ảnh của Tập Cận Bình ở vị trí tôn nghiêm nhất trong nhà thờ với lý do chính tài lãnh đạo của Tập Cận Bình, chứ không phải thần thánh nào, đã cứu Hoa Lục khỏi những con số thương vong khổng lồ như đang diễn ra tại Hoa Kỳ, Ý, Tây Ban Nha, Pháp và các nước khác.
Nguồn tin từ Giáo Hội thầm lặng cho biết việc trưng hình ảnh của Tập Cận Bình như thế đang được xem là giá phải trả để các nhà thờ được mở cửa trở lại. Những nhà thờ không chấp nhận điều đó có nguy cơ bị đóng cửa vĩnh viễn.
Phúc trình cho biết thêm, cho đến nay, ít nhất có một giáo hội Tin Lành đã chấp nhận điều đó. Đây là bước nhượng bộ có thể hiểu được sau khi nhóm Tin Lành này chấp nhận yêu sách phải gỡ xuống Mười Điều Răn Đức Chúa Trời và thay bằng những lời dạy của Đại Đế Tập Cận Bình.
Như trước đây chúng tôi đã tường trình, các nhà thờ Tam Tự của Trung Quốc đã được lệnh phải gỡ xuống hay đục bỏ Mười Điều Răn Đức Chúa Trời và thay bằng các lời dạy của “Bác Tập”.
Tưởng cũng nên biết: Từ tháng 7, 1950, các mục sư quốc doanh Trung Quốc thảo ra một hiến chương Kitô Giáo với sự cố vấn của Chu Ân Lai nhằm cổ vũ cho 3 chính sách là Tự Trị (自治、), Tự Cường (自养、) và Tự Truyền (truyền giáo, truyền chức..) (自传). Năm 1954, 138 nhà lãnh đạo Tin Lành thành lập ra giáo hội Tin Lành Tam Tự tại Trung Quốc. Các nhà thờ của giáo hội quốc doanh này gọi là nhà thờ Tam Tự.
Phúc trình của Bitter Winter cho biết, ban đầu, các nhà thờ được yêu cầu gỡ bỏ Điều răn thứ nhất, “Ta là ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi…Ngươi không được có thần nào khác đối nghịch với Ta.” (Xh 20:3) Lý do là vì “Bác Tập” không đồng ý với câu đó.
Báo cáo cho biết những người từ chối loại bỏ một vài Điều Răn hoặc tất cả Mười Điều Răn đã bị cầm tù. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo và các tín hữu tiếp tục bị quấy rối ngay cả trong các nhà thờ đã tuân thủ yêu cầu này.
Các quan chức của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc nói với cộng đoàn tại một nhà thờ Tam Tự ở thành phố Lạc Dương (Luoyang - 洛阳市) hồi cuối tháng 6 năm ngoái rằng “Đảng phải được tuân thủ về mọi khía cạnh. Bạn phải làm bất cứ điều gì mà Đảng bảo bạn làm. Nếu bạn chống lại, nhà thờ của bạn sẽ bị đóng cửa ngay lập tức.”
Nhà thờ Tin Lành tại thành phố Lạc Dương đã phải gỡ bỏ Mười Điều Răn Đức Chúa Trời sau những áp lực liên tục từ bọn cầm quyền Trung Quốc.
Các nhà thờ Tam Tự chưa gỡ bỏ Mười Điều Răn Đức Chúa Trời đã bị đóng cửa, cùng chung số phận với một số nhà thờ tại gia bị bọn cầm quyền coi là bất hợp pháp. Các tín hữu ở các nhà thờ chống đối chính sách này bị đe dọa thường xuyên, bị cho nghỉ việc, và ngay cả con cái họ cũng bị cấm đến trường.
Thay vì Mười Điều Răn Đức Chúa Trời, các nhà thờ Tam Tự đưa lên các trích dẫn thúc đẩy chủ nghĩa xã hội và cảnh báo chống lại ảnh hưởng của phương Tây đối với Trung Quốc.
Một mục sư trong nhà thờ Tam Tự nói với Bitter Winter rằng ông ta sợ bọn cầm quyền Trung Quốc đang cố gắng thần thánh hóa bọn lãnh đạo cộng sản Trung Quốc.
Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ra lệnh phải “Trung Quốc hóa” tất cả các tôn giáo ở Trung Quốc, đó là một động thái mà Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ gọi là Chiến lược sâu rộng để kiểm soát, cai trị và thao túng mọi khía cạnh của niềm tin vào một khuôn mẫu xã hội chủ nghĩa theo ‘đặc điểm Trung Quốc’.
2. Nhiều nhà thờ tại Rôma mở lại bất chấp những hạn chế
Trong đoạn video này, quý vị và anh chị em có thể thấy một nhà thờ ngay tại Rôma đã được mở lại bất chấp những hạn chế vẫn còn đang có hiệu lực.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là nhà thờ không đông và các tín hữu giữ khoảng cách an toàn. Nhiều nhà thờ đã mở trở lại như thế sau khi Hội Đồng Giám Mục Ý phản kháng trước kế hoạch chấm dứt dần tình trạng cô lập tại Ý của Thủ tướng Giuseppe Conte.
Tưởng cũng nên nhắc lại, hôm Chúa Nhật 26 tháng Tư, Thủ tướng Giuseppe Conte đã tuyên bố ngày thứ Hai 4 tháng Năm là ngày chấm dứt tình trạng cô lập tại Ý. Một số hoạt động vẫn còn bị hạn chế nhưng hầu hết các hoạt động khác sẽ được tái tục như trước đây.
Cho đến nay, Ý là quốc gia cô lập lâu nhất thế giới, cụ thể là từ ngày 8 tháng Ba đến nay.
Tuy nhiên, Thủ tướng Giuseppe Conte đã không đề cập đến việc mở lại các nhà thờ.
Diễn biến này đã gây ra sự thất vọng cho Hội Đồng Giám Mục Ý, gọi tắt là CEI.
Trong một tuyên bố đưa ra cùng ngày 26 tháng Tư, CEI cáo buộc chính quyền vi phạm tự do tôn giáo.
Giáo Hội Công Giáo Ý là định chế “hết lòng” tuân theo luật lệ của chính phủ. Thủ tướng Conte thừa nhận việc đó và từng lên tiếng ca ngợi, nhưng, đến khi bắt đầu nới lỏng lệnh cấm tụ họp, ông xem ra không lưu ý tới nguyện vọng tha thiết của Giáo Hội.
Trong bản tuyên bố Hội Đồng Giám Mục Ý đã chính thức lên tiếng đe dọa rằng nếu không nhận được đáp ứng thỏa đáng của chính phủ, các ngài sẵn sàng giành thẩm quyền đã được ban cho qua các điều khoản tự do tôn giáo của hiến pháp Ý, và sẽ tự ý hành động độc lập.
Cha Ivan Maffeis, phát ngôn viên của CEI, bày tỏ hy vọng “các cuộc thương lượng sẽ tiếp diễn trong tinh thần hợp tác thân ái và xây dựng như đã được ghi nhận trong các tuần lễ khó khăn vừa qua”.
3. Thông báo của Tòa Thánh về việc dời lại thời gian quyên góp cho Qũy Đồng Tiền Thánh Phêrô
Hôm 29 tháng Tư, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh đã ra một thông báo cho biết như sau:
Tính đến tình hình khẩn cấp về sức khỏe hiện nay, Đức Thánh Cha đã truyền rằng, trong năm 2020 này, việc quyên góp cho Qũy Đồng Tiền Thánh Phêrô, theo truyền thống thường diễn ra xung quanh lễ trọng kính hai Thánh Phêrô và Phaolô, vào ngày 29 tháng Sáu, được dời trên phạm vi toàn thế giới đến Chúa Nhật XXVII mùa Quanh Năm, ngày 4 tháng Mười, lễ kính Thánh Phanxicô Assisi.
Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, cho biết thêm Qũy Đồng Tiền Thánh Phêrô là quỹ bác ái của Đức Giáo Hoàng được hỗ trợ bởi các cuộc quyên góp hàng năm tại các giáo xứ Công Giáo trên khắp thế giới.
Trong những năm gần đây, các dự án Qũy Đồng Tiền Thánh Phêrô tài trợ bao gồm 500,000 Mỹ Kim để hỗ trợ người di cư từ Guatemala, Honduras và El Salvador mắc kẹt ở Mễ Tây Cơ và 100,000 Euro viện trợ sau trận lũ lụt kinh hoàng ở Iran.
ACI Stampa cho biết chưa có dữ liệu chính thức về số tiền đóng góp được cho Qũy Đồng Tiền Thánh Phêrô kể từ năm 2013. Dữ liệu gần đây nhất cho thấy một 78 triệu đô la quyên được vào năm 2012; 28% trong số đó đến từ sự đóng góp của người Công Giáo Hoa Kỳ. Tờ Wall Street Journal cho rằng Qũy Đồng Tiền Thánh Phêrô có tổng trị giá 50 triệu euro trong năm 2018.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong một cuộc họp báo vào ngày 26 tháng 11 năm ngoái rằng Qũy Đồng Tiền Thánh Phêrô thường bao gồm các khoản đầu tư, và nói rằng đây là cách sử dụng tài nguyên khôn ngoan hơn là giữ tiền trong một ngăn kéo.
“Nên sử dụng Qũy Đồng Tiền Thánh Phêrô trong một năm, hay một năm rưỡi cho đến khi có một đợt quyên góp khác trên toàn thế giới. Và đây là một cách quản lý tốt, nhưng nói thêm rằng Giáo hội phải có đạo đức trong việc sử dụng các quỹ của mình.”
4. Ủy ban thường trực Hội Đồng Giám Mục Pháp nhấn mạnh rằng ‘tự do tôn giáo là chìa khóa cho một cuộc sống dân chủ’
Hội đồng Thường trực của Hội Đồng Giám Mục Pháp, thay mặt cho tất cả các Giám mục, lấy làm tiếc trước các dị biệt giữa các Giám Mục nước này và chính quyền dân sự.
Trong một tuyên bố gay gắt Hội đồng Thường trực của Hội Đồng Giám Mục Pháp đã bày tỏ sự bất mãn của các Giám Mục nước này trước quyết định của thủ tướng Pháp, Edouard Philippe, đưa ra trước Quốc hội vào chiều 28 tháng Tư. Theo chỉ thị của Chính phủ, cho đến ít nhất là ngày 2 tháng Sáu, các nơi thờ phượng chỉ có thể hoạt động như hiện nay, và các đám tang có thể được tổ chức tại các nhà thờ và nghĩa trang, nhưng không quá 20 người tham dự.
Các Giám Mục viết:
“Chúng tôi chia sẻ sự quan tâm của Chính phủ trong nỗ lực kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh càng hữu hiệu càng tốt, nhưng rất khó có thể hiểu làm thế nào các Thánh lễ với khoảng cách an toàn có thể gây lây lan virus hơn nhiều so với các hoạt động sớm được mở cửa trở lại. Chúng tôi chắc chắn rằng chiều kích tinh thần và tôn giáo của con người cải thiện sự bình an tâm hồn, sức mạnh trong thử thách, tình huynh đệ giữa mọi người và toàn bộ đời sống xã hội. Tự do tôn giáo là chìa khóa cho một cuộc sống dân chủ. Đây là lý do tại sao các Giám Mục muốn được các cơ quan công quyền quốc gia và địa phương sẵn sàng cho phép việc tái tục các hoạt động thờ phượng. Người Công Giáo đã làm và sẽ làm theo hướng dẫn của Chính phủ”.
Các Giám mục Pháp đề nghị các hoạt động thờ phượng được tái tục trước Chúa Nhật 31 tháng Năm, lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.
“Trừ khi dịch bệnh trở lại một lần nữa, việc tái tục các Thánh lễ vào lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống sẽ đánh dấu sự kết thúc các hạn chế trong đời sống phụng vụ và bí tích.”
Tuy nhiên, tiếc rằng cho đến khi chúng tôi thực hiện chương trình này, đề nghị của các Giám Mục Pháp vẫn chưa được chấp thuận.
Tưởng cũng nên nhắc lại, trong một diễn biến đang gây xôn xao dư luận tại Pháp, Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit đã tố cáo sự can thiệp của các cảnh sát vũ trang tại một nhà thờ ở Paris trong một thánh lễ.
Cảnh sát vũ trang đã xông vào một nhà thờ ở Paris vào hôm Chúa Nhật 19 tháng Tư sau khi một người hàng xóm kế bên nhà thờ đã thông báo cho các quan chức thực thi pháp luật về một “thánh lễ bí mật”.
Sáng Chúa Nhật ngày 19 tháng 4, Cha Philippe de Maistre đang cử hành thánh lễ tại giáo xứ Saint-André-de-l'Europe, nằm ở quận 8, Paris, thì cảnh sát vũ trang bước vào nhà thờ ra lệnh cho ngài dừng lại. Cha Philippe de Maistre đã không chấp hành và tiếp tục dâng thánh lễ.
Kể từ khi lệnh cách ly có hiệu lực, giáo xứ đã đề nghị anh chị em giáo dân theo dõi các thánh lễ trên Youtube và Facebook. Cha Philippe de Maistre đang cử hành thánh lễ phát sóng trực tiếp trên mạng xã hội, khi cảnh sát vào nhà thờ với đầy đủ súng ống. Ngài giải thích tình huống lúc đó với tờ Le Figaro như sau.
“Chúng tôi có bảy người: bản thân tôi, một người giúp lễ, một ca viên, một người chơi đàn organ và ba giáo dân để thưa gởi và đọc sách thánh. Giữa thánh lễ, ba cảnh sát vũ trang bước vào nhà thờ. Tuy nhiên, theo luật của Pháp, cảnh sát chỉ được phép vào nhà thờ theo yêu cầu của linh mục giáo xứ, hoặc nếu trật tự công cộng bị đe dọa.