Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:25 01/05/2009
BỨC TƯỜNG
Một con gấu chạy lui chạy tới trong phạm vi hai mươi mét, bởi vì chiều dài cái nhà lồng chỉ có hai mươi mét.
Năm năm sau người ta dời cái nhà lồng đi nơi khác, con gấu cũng cứ theo thói cũ chạy lui chạy tới trong phạm vi hai mươi mét, giống nhu cái nhà lồng chưa dời đi vậy; đối với con gấu thì cái lồng chưa bao giờ dời đi nơi khác.
(Trích: Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Không có gì đáng sợ cho bằng thành kiến.
Thành kiến là những suy nghĩ và ấn tượng không mấy tốt đẹp về một người nào đó, hoặc suy nghĩ và ấn tượng ấy khó mà thay đổi nơi một con người đã có thành kiến.
Con gấu suốt quãng thời gian dài đi lui đi tới trong chuồng dài hai mươi mét đã trở thành thời quen, như người ta tập luyện con thú làm xiếc, nó chỉ làm theo những gì đã được huấn luyện mà thôi, chứ không hề dùng trí óc của mình để suy nghĩ sửa đổi khi mình làm sai lệnh của người huấn luyện.
Thành kiến cũng có lúc làm cho chúng ta quên mất mình có một trí óc biết phán đoán đâu là sự thật và đâu là giả dối, cho nên chúng ta cứ nghĩ người mà chúng ta thường hay có thành kiến hôm qua cũng như hôm nay, năm nay cũng như năm ngoái, mặc dù người mà chúng ta có thành kiến tiến bộ rất nhanh và làm những công việc được mọi người công nhận là có ích cho xã hội.v.v...
Phải chăng, chúng ta phải suy nghĩ lại về những thành kiến của mình đối với tha nhân, bởi vì thành kiến có khi là “tội phạm đến Chúa Thánh Thần” đấy nhé. Tại sao vậy ? Thưa, tại vì chúng ta phủ nhận những sự thật tốt đẹp mà họ (những người mà chúng ta có thành kiến lâu năm) đã và đang làm cho mọi người.
Sự thật chính là Chúa Thánh Thần đó, chối bỏ sự thật là chối bỏ Chúa Thánh Thần vậy.
Thành kiến là bức tường ngăn cách chúng ta với Thiên Chúa và tha nhân.
N2T |
Một con gấu chạy lui chạy tới trong phạm vi hai mươi mét, bởi vì chiều dài cái nhà lồng chỉ có hai mươi mét.
Năm năm sau người ta dời cái nhà lồng đi nơi khác, con gấu cũng cứ theo thói cũ chạy lui chạy tới trong phạm vi hai mươi mét, giống nhu cái nhà lồng chưa dời đi vậy; đối với con gấu thì cái lồng chưa bao giờ dời đi nơi khác.
(Trích: Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Không có gì đáng sợ cho bằng thành kiến.
Thành kiến là những suy nghĩ và ấn tượng không mấy tốt đẹp về một người nào đó, hoặc suy nghĩ và ấn tượng ấy khó mà thay đổi nơi một con người đã có thành kiến.
Con gấu suốt quãng thời gian dài đi lui đi tới trong chuồng dài hai mươi mét đã trở thành thời quen, như người ta tập luyện con thú làm xiếc, nó chỉ làm theo những gì đã được huấn luyện mà thôi, chứ không hề dùng trí óc của mình để suy nghĩ sửa đổi khi mình làm sai lệnh của người huấn luyện.
Thành kiến cũng có lúc làm cho chúng ta quên mất mình có một trí óc biết phán đoán đâu là sự thật và đâu là giả dối, cho nên chúng ta cứ nghĩ người mà chúng ta thường hay có thành kiến hôm qua cũng như hôm nay, năm nay cũng như năm ngoái, mặc dù người mà chúng ta có thành kiến tiến bộ rất nhanh và làm những công việc được mọi người công nhận là có ích cho xã hội.v.v...
Phải chăng, chúng ta phải suy nghĩ lại về những thành kiến của mình đối với tha nhân, bởi vì thành kiến có khi là “tội phạm đến Chúa Thánh Thần” đấy nhé. Tại sao vậy ? Thưa, tại vì chúng ta phủ nhận những sự thật tốt đẹp mà họ (những người mà chúng ta có thành kiến lâu năm) đã và đang làm cho mọi người.
Sự thật chính là Chúa Thánh Thần đó, chối bỏ sự thật là chối bỏ Chúa Thánh Thần vậy.
Thành kiến là bức tường ngăn cách chúng ta với Thiên Chúa và tha nhân.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:27 01/05/2009
Chương 18
“Vậy an hem hãy nên hoàn thiện, như Cha an hem trên trời là Đấng hoàn thiện.” (Mt 5, 48)
HOÀN THIỆN
“Vậy an hem hãy nên hoàn thiện, như Cha an hem trên trời là Đấng hoàn thiện.” (Mt 5, 48)
N2T |
1. Thường cố gắng tu sửa hoàn thiện, thì là người hoàn thiện.
(Thánh Bernardus)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:30 01/05/2009
N2T |
102. Càng làm việc thì càng có thể làm việc, càng bận rộn thì càng có thể sáng tạo ra sự nhàn rỗi.
Ai yêu thương, thì mới có thể hy sinh
LM. Nguyễn Hữu Thy
01:47 01/05/2009
Chúa Nhật IV Mùa Phục Sinh/B: Ai yêu thương, thì mới có thể hy sinh
(Ga 10,11-18)
Trong sách tiên tri Ê-dê-ki-en (đoạn 34) Thiên Chúa Gia-vê hứa sẽ ban cho một vị mục tử nhân hậu.
Ðức Giêsu coi lời hứa đó đã được ứng nghiệm nơi Người và tự nhận mình là người «Mục Tử Nhân Lành», người đã lo lắng chăm sóc và đã thí mạng sống mình cho đoàn chiên, bởi vì Người biết chúng. Lý do khiến Người hiến thân trọn vẹn cho đoàn chiên là vì Chủ Chăn và đoàn chiên gắn bó mật thiết với nhau qua việc thông cảm hiểu biết nhau. Trong Phúc Âm, Người đã nói: «Ta biết các chiên Ta và các chiên Ta biết Ta», tiếp đến Người đã nói đến một điều mong muốn đầy tính cách nhân bản sâu xa là mong sao có ai đó thực sự hiểu biết Người, can đảm hy sinh cho Người và Người có thể hoàn toàn tin tưởng được người đó. Chữ «biết» ở đây theo nghĩa Kinh Thánh thường dùng có nghĩa là tin tưởng lẫn nhau, lo lắng cho nhau, và «biết» có nghĩa là «yêu»!
Vậy, «biết» ai thực sự, có nghĩa là chấp nhận người đó trong toàn diện con người của anh ta, với sở trường sở đoản, với các ưu khuyết điểm của anh ta, với các giá trị nhân bản của anh ta cho chính anh ta cũng như cho người khác. Nếu tôi biết mình được công nhận và được yêu như thế, tôi sẽ có thể hy sinh vô điều kiện; bởi vì sự hiểu biết sâu xa lẫn nhau sẽ dẫn tới một tương quan sâu xa hơn trong tác động yêu và được yêu. Sự cảm nghiệm về điều đó làm cho chúng ta thêm sức mạnh để có thể đứng vững được trong những hoàn cảnh khó khăn và nguy hiểm, để trung thành với người mình yêu thương.
Ðiều gì đã có thể làm cho những người ở trong gia đình, trong các bệnh viện hay ở trong các trại tỵ nạn, v.v… đem hết sức lực mình để lo lắng giúp đỡ cho một người, cho một nhóm người đang trong cảnh bất hạnh, đau khổ, cùng quẫn? Tôi nghĩ rằng lý do hay động lực chính yếu đã tác động nơi đa số những con người có được những hành động quả cảm như thế là tình yêu, một tình yêu không hề đặt điều kiện là mình sẽ được lợi gì hay sẽ được bù trừ lại, nhưng hoàn toàn tự nguyện cho đi vì người khác đang trong cảnh cùng quẫn.
Một tình yêu như thế chính là nền tảng, là đặc điểm của sự tương quan giữa Ðức Giêsu và con người. «Ta biết các con chiên của Ta…», nghĩa là: Trước hết, Người yêu thương chúng ta; tiếp đến, khi cảm nhận được rằng mình thực sự được Thiên Chúa yêu thương, chúng ta mới đáp lại bằng sự tín thác và yêu mến. Ðó cũng là đặc điểm của con người là luôn muốn được yêu trước đã, rồi mới yêu lại, thay vì tự mình yêu trước. Chúng ta mất rất nhiều sức lực để tự khẳng định mình đáng yêu. Còn tâm trạng lo sợ mình không được yêu thường sẽ ngăn cản chúng ta biết yêu người khác trước.
Hình ảnh Ðức Giêsu «Ðấng Chăn Chiên Lành» khẳng định cho chúng ta hay là khi liên kết với Ðức Giêsu, chúng ta không còn phải sợ hãi nữa. Ðức Giêsu không hề đòi hỏi điều kiện gì cả, không chờ đợi bất cứ một bằng chứng nào về khả năng của chúng ta. Người «biết» chúng ta, Người thấu rõ tâm trạng của chúng ta là sợ đánh mất tình yêu; qua nỗi khốn khổ của mình, Người thấu hiểu nỗi khốn khổ của chúng ta là khả năng yêu thương thường quá giới hạn.
Như người chăn chiên nhân hậu luôn hiện diện bên đoàn vật để bênh vực chúng, Ðức Giêsu cũng luôn hiện diện bên cạnh con người đến nỗi Người đã lột bỏ mọi vinh quang của mình. Người biết mình được sai đi, để loan báo và cho con người tình yêu thương vô bờ bến của Thiên Chúa bằng cuộc sống cụ thể đầy hy sinh của Người. Và qua cuộc sống đầy hy sinh của mình, Ðức Giêsu đã làm chứng cho Thiên Chúa, Cha của Người, một cách thực tiễn và đầy thuyết phục. Ðức Giêsu luôn ý thức rằng Người hằng hiệp nhất nên một với Chúa Cha trong một tình yêu thần thiêng tuyệt đối, và chính mối tương quan dạt dào yêu thương ấy giữa Người và Chúa Cha là nền tảng và là động lực cho tình yêu vô biên của Người dành cho nhân loại. Và tiếp đến, vì yêu thương nhân loại bằng tình yêu vô bờ bến của Chúa Cha, nên Đức Giêsu đã không ngại hy sinh tất cả và chính sự sống của mình cho sự hạnh phúc vĩnh cửu của cả nhân loại.
Nói tóm lại, nếu Đức Giêsu, Đấng Chăn Chiền Lành, đã sẵn sàng chấp nhận mọi đau khổ và cả cái chết đau thương nhục nhã trên thập tự giá cho nhân loại, vì Người yêu thương họ, vì Người muốn cho họ được hưởng hạnh phúc bất diệt; cũng vậy, chúng ta chỉ có thể hy sinh cho người khác, khi chúng ta biết yêu thương họ như những người anh chị em thực sự của mình. Như vậy, ai có lòng yêu thương kẻ khác, thì mới có thể hy sinh cho họ được. Vâng, ai yêu thương, thì mới có thể hy sinh.
(Ga 10,11-18)
Trong sách tiên tri Ê-dê-ki-en (đoạn 34) Thiên Chúa Gia-vê hứa sẽ ban cho một vị mục tử nhân hậu.
Ðức Giêsu coi lời hứa đó đã được ứng nghiệm nơi Người và tự nhận mình là người «Mục Tử Nhân Lành», người đã lo lắng chăm sóc và đã thí mạng sống mình cho đoàn chiên, bởi vì Người biết chúng. Lý do khiến Người hiến thân trọn vẹn cho đoàn chiên là vì Chủ Chăn và đoàn chiên gắn bó mật thiết với nhau qua việc thông cảm hiểu biết nhau. Trong Phúc Âm, Người đã nói: «Ta biết các chiên Ta và các chiên Ta biết Ta», tiếp đến Người đã nói đến một điều mong muốn đầy tính cách nhân bản sâu xa là mong sao có ai đó thực sự hiểu biết Người, can đảm hy sinh cho Người và Người có thể hoàn toàn tin tưởng được người đó. Chữ «biết» ở đây theo nghĩa Kinh Thánh thường dùng có nghĩa là tin tưởng lẫn nhau, lo lắng cho nhau, và «biết» có nghĩa là «yêu»!
Vậy, «biết» ai thực sự, có nghĩa là chấp nhận người đó trong toàn diện con người của anh ta, với sở trường sở đoản, với các ưu khuyết điểm của anh ta, với các giá trị nhân bản của anh ta cho chính anh ta cũng như cho người khác. Nếu tôi biết mình được công nhận và được yêu như thế, tôi sẽ có thể hy sinh vô điều kiện; bởi vì sự hiểu biết sâu xa lẫn nhau sẽ dẫn tới một tương quan sâu xa hơn trong tác động yêu và được yêu. Sự cảm nghiệm về điều đó làm cho chúng ta thêm sức mạnh để có thể đứng vững được trong những hoàn cảnh khó khăn và nguy hiểm, để trung thành với người mình yêu thương.
Ðiều gì đã có thể làm cho những người ở trong gia đình, trong các bệnh viện hay ở trong các trại tỵ nạn, v.v… đem hết sức lực mình để lo lắng giúp đỡ cho một người, cho một nhóm người đang trong cảnh bất hạnh, đau khổ, cùng quẫn? Tôi nghĩ rằng lý do hay động lực chính yếu đã tác động nơi đa số những con người có được những hành động quả cảm như thế là tình yêu, một tình yêu không hề đặt điều kiện là mình sẽ được lợi gì hay sẽ được bù trừ lại, nhưng hoàn toàn tự nguyện cho đi vì người khác đang trong cảnh cùng quẫn.
Một tình yêu như thế chính là nền tảng, là đặc điểm của sự tương quan giữa Ðức Giêsu và con người. «Ta biết các con chiên của Ta…», nghĩa là: Trước hết, Người yêu thương chúng ta; tiếp đến, khi cảm nhận được rằng mình thực sự được Thiên Chúa yêu thương, chúng ta mới đáp lại bằng sự tín thác và yêu mến. Ðó cũng là đặc điểm của con người là luôn muốn được yêu trước đã, rồi mới yêu lại, thay vì tự mình yêu trước. Chúng ta mất rất nhiều sức lực để tự khẳng định mình đáng yêu. Còn tâm trạng lo sợ mình không được yêu thường sẽ ngăn cản chúng ta biết yêu người khác trước.
Hình ảnh Ðức Giêsu «Ðấng Chăn Chiên Lành» khẳng định cho chúng ta hay là khi liên kết với Ðức Giêsu, chúng ta không còn phải sợ hãi nữa. Ðức Giêsu không hề đòi hỏi điều kiện gì cả, không chờ đợi bất cứ một bằng chứng nào về khả năng của chúng ta. Người «biết» chúng ta, Người thấu rõ tâm trạng của chúng ta là sợ đánh mất tình yêu; qua nỗi khốn khổ của mình, Người thấu hiểu nỗi khốn khổ của chúng ta là khả năng yêu thương thường quá giới hạn.
Như người chăn chiên nhân hậu luôn hiện diện bên đoàn vật để bênh vực chúng, Ðức Giêsu cũng luôn hiện diện bên cạnh con người đến nỗi Người đã lột bỏ mọi vinh quang của mình. Người biết mình được sai đi, để loan báo và cho con người tình yêu thương vô bờ bến của Thiên Chúa bằng cuộc sống cụ thể đầy hy sinh của Người. Và qua cuộc sống đầy hy sinh của mình, Ðức Giêsu đã làm chứng cho Thiên Chúa, Cha của Người, một cách thực tiễn và đầy thuyết phục. Ðức Giêsu luôn ý thức rằng Người hằng hiệp nhất nên một với Chúa Cha trong một tình yêu thần thiêng tuyệt đối, và chính mối tương quan dạt dào yêu thương ấy giữa Người và Chúa Cha là nền tảng và là động lực cho tình yêu vô biên của Người dành cho nhân loại. Và tiếp đến, vì yêu thương nhân loại bằng tình yêu vô bờ bến của Chúa Cha, nên Đức Giêsu đã không ngại hy sinh tất cả và chính sự sống của mình cho sự hạnh phúc vĩnh cửu của cả nhân loại.
Nói tóm lại, nếu Đức Giêsu, Đấng Chăn Chiền Lành, đã sẵn sàng chấp nhận mọi đau khổ và cả cái chết đau thương nhục nhã trên thập tự giá cho nhân loại, vì Người yêu thương họ, vì Người muốn cho họ được hưởng hạnh phúc bất diệt; cũng vậy, chúng ta chỉ có thể hy sinh cho người khác, khi chúng ta biết yêu thương họ như những người anh chị em thực sự của mình. Như vậy, ai có lòng yêu thương kẻ khác, thì mới có thể hy sinh cho họ được. Vâng, ai yêu thương, thì mới có thể hy sinh.
Sống thân phận nghèo một cách đạo đức
+ GM JB Bùi Tuần
06:10 01/05/2009
Xung quanh tôi có nhiều người công giáo nghèo.
Họ nghèo về tiền của.
Họ nghèo về sức khoẻ.
Họ nghèo về uy thế.
Họ nghèo về chức quyền.
Nhưng họ lại là những chứng nhân về một sức sống thiêng liêng mãnh liệt.
Hằng ngày, họ dâng lên Chúa thực tế đời họ. Đời họ thực nghèo khổ.
Hằng ngày, họ tạ ơn Chúa về những niềm vui và những đớn đau.
Hằng ngày, họ cầu nguyện như hơi thở cần thiết cho liên hệ của đứa con bé nhỏ đối với Cha mình.
Hằng ngày, họ đón nhận vô vàn ơn Chúa với lòng khiêm tốn vâng phục.
Ở đây, tôi xin kể ra mấy ơn đặc biệt Chúa thường ban cho họ.
1/ Thuộc về Đức Kitô một cách sâu sắc
Thuộc về, đó là khuynh hướng nhắm đến yếu tố phân biệt.
Có những người hãnh diện, vì mình thuộc về đoàn thể này, họ đạo kia.
Có những người cố gắng hết sức mình, để người ta nhận ra mình thuộc về nhóm này, tổ chức nọ.
Nhưng nhiều người nghèo tôi nói đây lại vinh dự ưu tiên xưng mình thuộc về Đức Kitô, là kitô hữu.
Thuộc về Đức Kitô là tin mến Đức Kitô, đi theo Đức Kitô, vâng phục Đức Kitô, nhất là được chia sẻ đời sống của Đức Kitô.
Sự sống, mà Đức Kitô thường chia sẻ cho họ là sự sống của Thiên Chúa.
"Thiên Chúa là tình yêu" (1 Ga 4,8).
"Thiên Chúa giàu lòng thương xót" (Ep 2,41).
Nên đời sống của họ toả sáng tình Chúa xót thương.
Họ thuộc về Đức Kitô, như cành cây gắn chặt với thân cây.
Thuộc về như thế là một cải đổi cái tôi cũ để nên cái tôi mới.
Thuộc về như thế là công việc của Chúa Thánh Thần, Người đổi mới hằng ngày. Âm thầm mà sâu thẳm. Không một hội nghị nào, không một sinh hoạt đoàn thể nào, dù phong phú đến đâu, có thể sản sinh được sự thuộc về kỳ diệu ấy.
Với sự thuộc về Đức Kitô một cách mật thiết như vậy, những người kitô nghèo khó đã trở nên giàu có. Có Đức Kitô trong mình, họ được hạnh phúc và bình an. Họ ra đi, mang theo kho tàng ấy, để phục vụ con người. Những người mà họ dễ gần gũi hơn chính là những người nghèo khổ như họ.
2/ Phục vụ những người nghèo khổ một cách gần gũi thân tình
Họ đến với những người cùng số phận nhân danh Thiên Chúa giàu lòng thương xót. Món quà họ tặng chủ yếu là tình yêu.
Trong tình yêu Chúa, họ chia sẻ những đớn đau của người khác. Họ đau nỗi đau của người khác. Họ khổ nỗi khổ của người khác. Họ ở lại với cảnh khổ đau của người khác. Ở lại một cách nào đó, để tình yêu Chúa và tình yêu của họ luôn hiện diện bên người đau khổ.
Người đau khổ rất cần đến tình thương. Tình thương của những người nghèo khổ chia sẻ cho nhau thường không gây nên mặc cảm.
Từ thiện bác ái của những người giàu có, chức quyền, vẫn thường thực hiện trong một khoảng cách nhất định. Khoảng cách không những về tình trạng kẻ cho người nhận, mà nhất là về thực tế tình thương.
Không thiếu trường hợp, ban phát mà không chia sẻ, coi từ thiện như một trang trí, đến rồi đi, như lướt qua những con số.
Cảnh người nghèo thương giúp người nghèo, người bệnh, người cô đơn, thật là xúc động. Có nhiều cho nhiều, có ít cho ít. Nhiều lúc, họ nhịn ăn, để nhường cơm cho kẻ nghèo hơn họ hay như họ.
Tại Việt Nam hôm nay, đang xuất hiện nhiều nhóm đạo đức, tình nguyện dấn thân phục vụ những người nghèo khổ. Họ sống với người nghèo, sống giữa người nghèo, sống như người nghèo, sống hoà mình vào cảnh nghèo.
Họ cho đi rất nhiều. Và họ cũng đã nhận được rất nhiều.
Nhiều người nghèo túng, bệnh tật, cô đơn, bị nhục nhã, bị loại trừ, đã là trường học Chúa dùng, để dạy tất cả mọi người về đức tin, tình liên đới và sự can đảm.
Họ là Hội Thánh bé nhỏ đứng dưới chân Chúa Giêsu chịu treo trên thánh giá. Nhóm người mọn hèn ấy chỉ dùng sự hiện diện lặng thinh đồng cảm của mình, mà cùng với Chúa Giêsu góp phần cứu độ nhân loại.
3/ Thánh hoá những phương tiện mong manh, bé mọn
Con người của họ là rất mong manh mọn hèn. Những việc họ làm là rất âm thầm bé nhỏ. Những bước đi của họ là rất khiêm tốn lặng lẽ. Nhưng họ được Chúa dùng, để đem Tin Mừng vào đời.
Rất nhiều khi, những cuộc lễ quy mô hoành tráng, mang tính cách biểu dương lực lượng, phẩm trật và thành tích, lại chỉ đem về những hiệu quả nghèo về Tin Mừng. Đang khi đó, một vài cuộc đời nghèo khổ không ngừng làm chứng cho Thiên Chúa giàu tình yêu thương xót lại gây được ảnh hưởng rộng và sâu cho Nước Chúa.
Theo một cách nhìn nào đó, người ta có thể nói: Những người nghèo là kho tàng của Hội Thánh. Họ đáng được Hội Thánh quan tâm một cách đặc biệt về thăng tiến và đào tạo.
Rồi đây, việc xoá đói giảm nghèo sẽ tăng. Nhưng đồng thời sẽ lại sinh ra những cái nghèo đói mới. Đó là nghèo đói về bình an và đạo đức. Vì thế, việc giúp cho những người nghèo biết sống thân phận mình một cách thánh thiện, luôn sẽ là bức xúc của những người có trách nhiệm mục vụ.
Họ nghèo về tiền của.
Họ nghèo về sức khoẻ.
Họ nghèo về uy thế.
Họ nghèo về chức quyền.
Nhưng họ lại là những chứng nhân về một sức sống thiêng liêng mãnh liệt.
Hằng ngày, họ dâng lên Chúa thực tế đời họ. Đời họ thực nghèo khổ.
Hằng ngày, họ tạ ơn Chúa về những niềm vui và những đớn đau.
Hằng ngày, họ cầu nguyện như hơi thở cần thiết cho liên hệ của đứa con bé nhỏ đối với Cha mình.
Hằng ngày, họ đón nhận vô vàn ơn Chúa với lòng khiêm tốn vâng phục.
Ở đây, tôi xin kể ra mấy ơn đặc biệt Chúa thường ban cho họ.
1/ Thuộc về Đức Kitô một cách sâu sắc
Thuộc về, đó là khuynh hướng nhắm đến yếu tố phân biệt.
Có những người hãnh diện, vì mình thuộc về đoàn thể này, họ đạo kia.
Có những người cố gắng hết sức mình, để người ta nhận ra mình thuộc về nhóm này, tổ chức nọ.
Nhưng nhiều người nghèo tôi nói đây lại vinh dự ưu tiên xưng mình thuộc về Đức Kitô, là kitô hữu.
Thuộc về Đức Kitô là tin mến Đức Kitô, đi theo Đức Kitô, vâng phục Đức Kitô, nhất là được chia sẻ đời sống của Đức Kitô.
Sự sống, mà Đức Kitô thường chia sẻ cho họ là sự sống của Thiên Chúa.
"Thiên Chúa là tình yêu" (1 Ga 4,8).
"Thiên Chúa giàu lòng thương xót" (Ep 2,41).
Nên đời sống của họ toả sáng tình Chúa xót thương.
Họ thuộc về Đức Kitô, như cành cây gắn chặt với thân cây.
Thuộc về như thế là một cải đổi cái tôi cũ để nên cái tôi mới.
Thuộc về như thế là công việc của Chúa Thánh Thần, Người đổi mới hằng ngày. Âm thầm mà sâu thẳm. Không một hội nghị nào, không một sinh hoạt đoàn thể nào, dù phong phú đến đâu, có thể sản sinh được sự thuộc về kỳ diệu ấy.
Với sự thuộc về Đức Kitô một cách mật thiết như vậy, những người kitô nghèo khó đã trở nên giàu có. Có Đức Kitô trong mình, họ được hạnh phúc và bình an. Họ ra đi, mang theo kho tàng ấy, để phục vụ con người. Những người mà họ dễ gần gũi hơn chính là những người nghèo khổ như họ.
2/ Phục vụ những người nghèo khổ một cách gần gũi thân tình
Họ đến với những người cùng số phận nhân danh Thiên Chúa giàu lòng thương xót. Món quà họ tặng chủ yếu là tình yêu.
Trong tình yêu Chúa, họ chia sẻ những đớn đau của người khác. Họ đau nỗi đau của người khác. Họ khổ nỗi khổ của người khác. Họ ở lại với cảnh khổ đau của người khác. Ở lại một cách nào đó, để tình yêu Chúa và tình yêu của họ luôn hiện diện bên người đau khổ.
Người đau khổ rất cần đến tình thương. Tình thương của những người nghèo khổ chia sẻ cho nhau thường không gây nên mặc cảm.
Từ thiện bác ái của những người giàu có, chức quyền, vẫn thường thực hiện trong một khoảng cách nhất định. Khoảng cách không những về tình trạng kẻ cho người nhận, mà nhất là về thực tế tình thương.
Không thiếu trường hợp, ban phát mà không chia sẻ, coi từ thiện như một trang trí, đến rồi đi, như lướt qua những con số.
Cảnh người nghèo thương giúp người nghèo, người bệnh, người cô đơn, thật là xúc động. Có nhiều cho nhiều, có ít cho ít. Nhiều lúc, họ nhịn ăn, để nhường cơm cho kẻ nghèo hơn họ hay như họ.
Tại Việt Nam hôm nay, đang xuất hiện nhiều nhóm đạo đức, tình nguyện dấn thân phục vụ những người nghèo khổ. Họ sống với người nghèo, sống giữa người nghèo, sống như người nghèo, sống hoà mình vào cảnh nghèo.
Họ cho đi rất nhiều. Và họ cũng đã nhận được rất nhiều.
Nhiều người nghèo túng, bệnh tật, cô đơn, bị nhục nhã, bị loại trừ, đã là trường học Chúa dùng, để dạy tất cả mọi người về đức tin, tình liên đới và sự can đảm.
Họ là Hội Thánh bé nhỏ đứng dưới chân Chúa Giêsu chịu treo trên thánh giá. Nhóm người mọn hèn ấy chỉ dùng sự hiện diện lặng thinh đồng cảm của mình, mà cùng với Chúa Giêsu góp phần cứu độ nhân loại.
3/ Thánh hoá những phương tiện mong manh, bé mọn
Con người của họ là rất mong manh mọn hèn. Những việc họ làm là rất âm thầm bé nhỏ. Những bước đi của họ là rất khiêm tốn lặng lẽ. Nhưng họ được Chúa dùng, để đem Tin Mừng vào đời.
Rất nhiều khi, những cuộc lễ quy mô hoành tráng, mang tính cách biểu dương lực lượng, phẩm trật và thành tích, lại chỉ đem về những hiệu quả nghèo về Tin Mừng. Đang khi đó, một vài cuộc đời nghèo khổ không ngừng làm chứng cho Thiên Chúa giàu tình yêu thương xót lại gây được ảnh hưởng rộng và sâu cho Nước Chúa.
Theo một cách nhìn nào đó, người ta có thể nói: Những người nghèo là kho tàng của Hội Thánh. Họ đáng được Hội Thánh quan tâm một cách đặc biệt về thăng tiến và đào tạo.
Rồi đây, việc xoá đói giảm nghèo sẽ tăng. Nhưng đồng thời sẽ lại sinh ra những cái nghèo đói mới. Đó là nghèo đói về bình an và đạo đức. Vì thế, việc giúp cho những người nghèo biết sống thân phận mình một cách thánh thiện, luôn sẽ là bức xúc của những người có trách nhiệm mục vụ.
Sống Tin Mừng Phục Sinh
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
06:11 01/05/2009
Chúng ta đang sống trong Mùa Phục Sinh. Trong mùa này, Giáo Hội mừng Chúa Giêsu Phục Sinh đã chiến thắng tội lỗi, sự chết và thế gian. Qua đó, Ngài mở ra cho nhân loại một con đường tràn trề hy vọng.
Niềm vui vì được nhìn thấy Chúa Phục sinh đã biến đổi các Tông Đồ một cách toàn diện. Từ những người vốn quen lao động bằng nghề chài lưới, giờ đây được mời gọi đi rao giảng sứ điệp Phục Sinh (Mc 16,15). Từ sự giam hãm trong nỗi sợ hãi, sức mạnh của Chúa Phục Sinh đã thúc đẩy họ ra đi khắp nơi để làm chứng cho biến cố trọng đại này.
Trong các thánh lễ ngày thường, bài đọc thứ nhất trích sách Tông Đồ Công Vụ kể lại lịch sử Giáo Hội sơ khai thời các Tông Đồ. Các Ngài đi khắp nơi để loan báo tin vui cho nhân loại về một Đức Giêsu chịu khổ hình, chịu đóng đinh trên thập giá, chịu chết một cách bi thương, và đã sống lại. Đấng ấy đã hiện ra cho nhiều người. Như một viên đá bị những người thợ xây loại bỏ, nay trở nên phiến đá nền tảng để xây dựng tòa nhà cách kiên cố. Đây là chỗ dựa hết sức vững chắc cho những ai tin vào Đức Kitô (Cv 4, 11-12).
Các Tông Đồ hăng say rao giảng và đã quy tụ được rất nhiều người tin theo. Một cộng đoàn của Giáo Hội đã được hình thành dưới sự dẫn dắt của các Tông Đồ. Tất cả đều một lòng một ý. Của cải được mọi người góp lại để dùng chung. Không một ai phải chịu thiếu thốn gì hết. Họ cùng nhau siêng năng cầu nguyện và tham dự lễ Bẻ Bánh (Cv 2, 42-47).
Thế nhưng nếp sống của cộng đoàn lý tưởng ấy ít lâu sau đã gặp phải thử thách rất lớn. Giới lãnh đạo Do Thái gồm các thủ lãnh, kinh sư và thượng tế tìm cách ngăn chặn các Tông Đồ (Cv 5, 28). Họ điệu các ông ra tòa án để xét xử và kết án. Không thiếu những lần các ông bị đánh nhừ đòn cùng với những lời lăng nhục sỉ vả. Chẳng vì thế mà chùn chân, trái lại các Tông Đồ hớn hở vui mừng vì đã được chịu nhục nhã, bắt bớ, đánh đập vì danh Chúa Kitô (Cv 5, 40-41).
Hết vào ngục lại ra khám, các Tông đồ chấp nhận tất cả miễn sao cho Tin Mừng Phục Sinh được loan báo khắp nơi. Điều gì đến đã đến, không còn phải là sự đối diện với đòn roi và lăng nhục, mà đã đến lúc các Tông Đồ phải bước đi trên con đường Thập giá cùng với vị Thầy chí thánh, phải uống cạn chén đắng mà người Thầy của họ đã uống. Tất cả đã dùng chính mạng sống của mình để minh chứng cho những lời rao giảng.
Máu của hai vị Tông Đồ Phêrô và Phaolô đã tưới gội mãnh đất kinh thành Roma. Tại đây, các Kitô hữu thời Giáo Hội tiên khởi cũng chung số phận với các Tông Đồ dưới sự bách hại thảm khốc của các hoàng đế Roma. Máu của các vị tử đạo là hạt giống được chôn vùi vào mảnh đất, chịu sự mục nát, âm thầm nảy mầm, trổ sinh và đơm bông kết trái để đem lại một mùa màng bội thu. Tại nơi trước đây đạo Chúa bị xóa sổ lại trở nên Kinh Đô vững chắc của Kitô giáo.
Trên quê hương đất nước Việt Nam ngay thời kỳ ban đầu đón nhận hạt giống Tin Mừng ít lâu sau đó cũng đã diễn ra những cuộc bách hại khốc liệt. Trải qua các thời chúa Trịnh, chúa Nguyễn, nhà Tây Sơn, và đặc biệt là dưới triều đại của các vua nhà Nguyễn như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và phong trào « bình Tây sát Tả » của Văn Thân, hàng trăm ngàn người công giáo bị giết hại. Các làng công giáo bị triệt phá, ruộng đất giao cho lương dân. Gia đình Công Giáo bị ly tán giữa vợ, chồng, con cái và bị « phân sáp » nghĩa là phải sống chung với lương dân. Cứ năm người lương có trách nhiệm trong coi một người Công Giáo. Tất cả những người Công giáo đều bị khắc hai chữ « Tả Đạo » trên trán để không thể nào trốn thoát. Trong những thời
kỳ cấm cách và bắt bớ ấy, có rất nhiều Kitô hữu đã anh dũng chấp nhận cái chết và cực hình đớn đau để bảo vệ niềm tin son sắt của mình. (Xem: Tập sách Vụ Án Phong Thánh, tác giả Ðức Ông Vinhsơn Trần Ngọc Thụ, xuất bản 1987, Hoa Kỳ).
Hạt giống Tin Mừng được gieo trên cánh đồng Việt Nam, được tưới gội bằng máu các Anh Hùng Tử Đạo tiền bối, được các bậc cha ông dầy công vun đắp, đã thể hiện một sức sống mãnh liệt qua mọi thời đại. Điều đó đã chứng tỏ con « đường hẹp » của thập giá luôn luôn mở ra một con đường rộng rãi của sự sống vinh quang muôn đời.
Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh, tình yêu của Chúa dành cho chúng con mạnh hơn cả sự chết và vượt lên trên cả sự hận thù, oán ghét của thế gian. Xin cho chúng con vững tin bước đi cùng Chúa, vì chỉ có Chúa mới « là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống » (Ga 14, 6). Lạy các Thánh Tử Đạo Việt Nam xin cầu bầu cho con cháu và xin chúc lành cho quê hương đất nước thân yêu của chúng con.
Niềm vui vì được nhìn thấy Chúa Phục sinh đã biến đổi các Tông Đồ một cách toàn diện. Từ những người vốn quen lao động bằng nghề chài lưới, giờ đây được mời gọi đi rao giảng sứ điệp Phục Sinh (Mc 16,15). Từ sự giam hãm trong nỗi sợ hãi, sức mạnh của Chúa Phục Sinh đã thúc đẩy họ ra đi khắp nơi để làm chứng cho biến cố trọng đại này.
Trong các thánh lễ ngày thường, bài đọc thứ nhất trích sách Tông Đồ Công Vụ kể lại lịch sử Giáo Hội sơ khai thời các Tông Đồ. Các Ngài đi khắp nơi để loan báo tin vui cho nhân loại về một Đức Giêsu chịu khổ hình, chịu đóng đinh trên thập giá, chịu chết một cách bi thương, và đã sống lại. Đấng ấy đã hiện ra cho nhiều người. Như một viên đá bị những người thợ xây loại bỏ, nay trở nên phiến đá nền tảng để xây dựng tòa nhà cách kiên cố. Đây là chỗ dựa hết sức vững chắc cho những ai tin vào Đức Kitô (Cv 4, 11-12).
Các Tông Đồ hăng say rao giảng và đã quy tụ được rất nhiều người tin theo. Một cộng đoàn của Giáo Hội đã được hình thành dưới sự dẫn dắt của các Tông Đồ. Tất cả đều một lòng một ý. Của cải được mọi người góp lại để dùng chung. Không một ai phải chịu thiếu thốn gì hết. Họ cùng nhau siêng năng cầu nguyện và tham dự lễ Bẻ Bánh (Cv 2, 42-47).
Thế nhưng nếp sống của cộng đoàn lý tưởng ấy ít lâu sau đã gặp phải thử thách rất lớn. Giới lãnh đạo Do Thái gồm các thủ lãnh, kinh sư và thượng tế tìm cách ngăn chặn các Tông Đồ (Cv 5, 28). Họ điệu các ông ra tòa án để xét xử và kết án. Không thiếu những lần các ông bị đánh nhừ đòn cùng với những lời lăng nhục sỉ vả. Chẳng vì thế mà chùn chân, trái lại các Tông Đồ hớn hở vui mừng vì đã được chịu nhục nhã, bắt bớ, đánh đập vì danh Chúa Kitô (Cv 5, 40-41).
Hết vào ngục lại ra khám, các Tông đồ chấp nhận tất cả miễn sao cho Tin Mừng Phục Sinh được loan báo khắp nơi. Điều gì đến đã đến, không còn phải là sự đối diện với đòn roi và lăng nhục, mà đã đến lúc các Tông Đồ phải bước đi trên con đường Thập giá cùng với vị Thầy chí thánh, phải uống cạn chén đắng mà người Thầy của họ đã uống. Tất cả đã dùng chính mạng sống của mình để minh chứng cho những lời rao giảng.
Máu của hai vị Tông Đồ Phêrô và Phaolô đã tưới gội mãnh đất kinh thành Roma. Tại đây, các Kitô hữu thời Giáo Hội tiên khởi cũng chung số phận với các Tông Đồ dưới sự bách hại thảm khốc của các hoàng đế Roma. Máu của các vị tử đạo là hạt giống được chôn vùi vào mảnh đất, chịu sự mục nát, âm thầm nảy mầm, trổ sinh và đơm bông kết trái để đem lại một mùa màng bội thu. Tại nơi trước đây đạo Chúa bị xóa sổ lại trở nên Kinh Đô vững chắc của Kitô giáo.
Trên quê hương đất nước Việt Nam ngay thời kỳ ban đầu đón nhận hạt giống Tin Mừng ít lâu sau đó cũng đã diễn ra những cuộc bách hại khốc liệt. Trải qua các thời chúa Trịnh, chúa Nguyễn, nhà Tây Sơn, và đặc biệt là dưới triều đại của các vua nhà Nguyễn như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và phong trào « bình Tây sát Tả » của Văn Thân, hàng trăm ngàn người công giáo bị giết hại. Các làng công giáo bị triệt phá, ruộng đất giao cho lương dân. Gia đình Công Giáo bị ly tán giữa vợ, chồng, con cái và bị « phân sáp » nghĩa là phải sống chung với lương dân. Cứ năm người lương có trách nhiệm trong coi một người Công Giáo. Tất cả những người Công giáo đều bị khắc hai chữ « Tả Đạo » trên trán để không thể nào trốn thoát. Trong những thời
kỳ cấm cách và bắt bớ ấy, có rất nhiều Kitô hữu đã anh dũng chấp nhận cái chết và cực hình đớn đau để bảo vệ niềm tin son sắt của mình. (Xem: Tập sách Vụ Án Phong Thánh, tác giả Ðức Ông Vinhsơn Trần Ngọc Thụ, xuất bản 1987, Hoa Kỳ).
Hạt giống Tin Mừng được gieo trên cánh đồng Việt Nam, được tưới gội bằng máu các Anh Hùng Tử Đạo tiền bối, được các bậc cha ông dầy công vun đắp, đã thể hiện một sức sống mãnh liệt qua mọi thời đại. Điều đó đã chứng tỏ con « đường hẹp » của thập giá luôn luôn mở ra một con đường rộng rãi của sự sống vinh quang muôn đời.
Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh, tình yêu của Chúa dành cho chúng con mạnh hơn cả sự chết và vượt lên trên cả sự hận thù, oán ghét của thế gian. Xin cho chúng con vững tin bước đi cùng Chúa, vì chỉ có Chúa mới « là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống » (Ga 14, 6). Lạy các Thánh Tử Đạo Việt Nam xin cầu bầu cho con cháu và xin chúc lành cho quê hương đất nước thân yêu của chúng con.
Chiên hạnh phúc được sống bên mục tử nhân lành
Tuyết Mai
06:13 01/05/2009
Chúng ta có thể để cho trí tưởng tượng của chúng ta được thả đến một cánh đồng bao la bát ngát, bên trên là mây trắng lơ lửng trôi thật êm đềm, bên dưới của vòm trời cao xanh xanh biếc một mầu. Xa xa, một đàn chim giang thật rộng đôi cánh, đang bay lượn lờ, như chúng tận hưởng ánh nắng ấm, không gắt gao lắm vào buổi sáng sớm của bình minh. Bên phiá dưới là một dãy thảm mầu xanh tươi mát của cỏ non, mà ở giữa thảm cỏ rộng lớn đó là một con suối có nước đang chảy thật hiền hoà, lẫn với tiếng kêu róc rách vì nước phải chảy qua những thảm đá cuội bên dưới của giòng nước cuốn. Bên trên của bờ suối, chúng ta cũng thấy được một vài con chiên đang nhẩn nha cúi đầu xuống để uống nước như chúng cũng biết tận hưởng giòng nước mát thiên nhiên đó. Gần gần lại trong khoảng cách của tầm nhìn, chúng ta có thể thấy được một vài bóng cây, mà tàng của chúng thì thật to và thật rậm, làm bóng mát che nắng cho chim chóc trên cành cây mà những tiếng kêu chiêm chiếp của những con chim con đang nằm trong tổ, nhốn nháo, vươn cổ dài ra mà kêu, vì chúng đang đói bụng đòi ăn!? Bóng mát to lớn ấy cũng làm mát mẻ biết bao nhiêu cho Thầy mục tử nhân lành cùng 100 con chiên đang được nghỉ ngơi sau một buổi sáng được Thầy thả chúng ra ngoài cánh đồng để được ăn cỏ tươi và uống nước trong lành. Dưới một thân cây to lớn, chúng ta có thể thấy được thật rõ ràng hình ảnh của Người Mục Tử nhân hiền, đang nghỉ ngơi và trò chuyện với đàn chiên của Người.
Thầy trò chuyện những gì với đàn chiên của Người? Ai có thể nghe được Thầy nói gì với đàn chiên? Ngoài những lời lẽ thật thân yêu như các con đừng đi đâu một mình khi không có Thầy các con nhé! Bởi không có Thầy đi cùng các con sẽ không biết được những điều gì xẩy ra cho các con đâu! Ngoài xa xa kia, là những con thú dữ luôn rình rập để bắt các con và ăn thịt. Thầy biết các con đôi khi cũng thèm được rộng đôi chân mà khám phá một vùng trời xa tít khỏi tầm mắt của các con và của Thầy. Vì các con không biết nên vì tánh tò mò muốn tự khai phá cho thoả mãn tánh hiếu kỳ của các con. Nhưng các con hãy tin ở Thầy vì Thầy là Người Mục Tử tốt lành đã sống một cuộc đời rày đây mai đó! Thầy muốn tất cả các chiên của Thầy được bình an và muôn đời được đảm bảo mạng sống của các con, không những chỉ ở nơi này mà còn được đảm bảo ở một Nơi mà Hạnh Phúc sẽ miên viễn. Một Nơi mà các con chỉ tìm thấy sự sống chứ không còn sự chết. Một nơi mà sự dữ sẽ không bao giờ làm hại được các con.
Các con thương! Sỡ dĩ mà Thầy muốn dậy dỗ những điều tốt lành cho các con là vì Thầy sẽ phải gặp nạn chỉ vì vô cùng yêu thương bênh vực cho sự sống muôn đời của các con, mà Thầy bị chống đối, bắt bớ, và Thầy bị hành quyết trên Thập Giá khổ đau. Sự chết của Thầy sẽ mang lại cho các con niềm hạnh phúc an vui vĩnh cửu mà trần gian này không thể cho các con được. Thầy sẽ chỉ ở được với các con một thời gian ngắn nữa thôi! Có những điều các con sẽ không thể nào hiểu được mà chỉ có Cha Thầy là Đấng sẽ ban cho các con sự hiểu biết, và cho những ai mà Cha Thầy muốn và tuyển chọn. Thầy rất muốn cho các con biết hết sự thật, những lý lẽ chân thật, và những điều mắt các con chưa từng bao giờ được thấy và tai các con cũng chưa từng bao giờ được nghe. Vì trí khôn của các con thì không hiểu cho tới được, nên điều gì Thầy biết các con có thể hiểu được thì Thầy đã giảng dậy cho các con rồi!.
Nếu các con yêu mến Thầy và muốn được đi theo Thầy mãi mãi thì các con nên nhớ là phải luôn nghe Lời Thầy và giữ Giới Răn của Cha Thầy. Là trước phải thờ lậy một Đức Chúa Trời là Cha Thầy trên hết mọi sự; sau lại yêu thương anh chị em như yêu chính mình. Thầy ra đi, chịu chết, nhưng Thầy sẽ sống lại, trở về tìm gặp các con lần nữa! Rồi Thầy sẽ phải trở về cùng Cha của Thầy ở trên trời. Thầy biết cuộc đời của chúng con có những lúc thật chông gai, thật khốn đốn, tưởng chừng như không qua được, nhưng các con luôn nhớ rằng Thầy vẫn luôn ở với chúng con, tuy không trong hình thể, nhưng Thầy luôn ở bên các con cho đến tận thế. Thầy sẽ trở về cùng Cha Thầy trên Quê Trời và sẽ xin cho các con một Đấng sẽ thay thế Thầy để dậy dỗ, dẫn dắt, và hướng dẫn các con. Các con hãy luôn sống một cuộc đời thánh thiện và bác aí vì thế gian này sẽ chóng qua đi. Các con hãy luôn tìm những sự trên Trời, một nơi sẽ không có mối mọt gậm nhấm, một nơi của cải sẽ không bị teng sét, và không có kẻ trộm rình bắt chúng con mà ăn thịt con được.
Thầy hy vọng rằng các con luôn là những con chiên ngoan hiền, để sau này tất cả chiên của Thầy sẽ cùng với Thầy hưởng hạnh phúc muôn đời trên Nước Thiên Đàng. Nơi mà chúng con sẽ không còn bao giờ còn phải khổ, lo lắng, buồn phiền, khóc lóc, và không còn sự chết đe doạ chúng con bao giờ nữa!
Thầy trò chuyện những gì với đàn chiên của Người? Ai có thể nghe được Thầy nói gì với đàn chiên? Ngoài những lời lẽ thật thân yêu như các con đừng đi đâu một mình khi không có Thầy các con nhé! Bởi không có Thầy đi cùng các con sẽ không biết được những điều gì xẩy ra cho các con đâu! Ngoài xa xa kia, là những con thú dữ luôn rình rập để bắt các con và ăn thịt. Thầy biết các con đôi khi cũng thèm được rộng đôi chân mà khám phá một vùng trời xa tít khỏi tầm mắt của các con và của Thầy. Vì các con không biết nên vì tánh tò mò muốn tự khai phá cho thoả mãn tánh hiếu kỳ của các con. Nhưng các con hãy tin ở Thầy vì Thầy là Người Mục Tử tốt lành đã sống một cuộc đời rày đây mai đó! Thầy muốn tất cả các chiên của Thầy được bình an và muôn đời được đảm bảo mạng sống của các con, không những chỉ ở nơi này mà còn được đảm bảo ở một Nơi mà Hạnh Phúc sẽ miên viễn. Một Nơi mà các con chỉ tìm thấy sự sống chứ không còn sự chết. Một nơi mà sự dữ sẽ không bao giờ làm hại được các con.
Các con thương! Sỡ dĩ mà Thầy muốn dậy dỗ những điều tốt lành cho các con là vì Thầy sẽ phải gặp nạn chỉ vì vô cùng yêu thương bênh vực cho sự sống muôn đời của các con, mà Thầy bị chống đối, bắt bớ, và Thầy bị hành quyết trên Thập Giá khổ đau. Sự chết của Thầy sẽ mang lại cho các con niềm hạnh phúc an vui vĩnh cửu mà trần gian này không thể cho các con được. Thầy sẽ chỉ ở được với các con một thời gian ngắn nữa thôi! Có những điều các con sẽ không thể nào hiểu được mà chỉ có Cha Thầy là Đấng sẽ ban cho các con sự hiểu biết, và cho những ai mà Cha Thầy muốn và tuyển chọn. Thầy rất muốn cho các con biết hết sự thật, những lý lẽ chân thật, và những điều mắt các con chưa từng bao giờ được thấy và tai các con cũng chưa từng bao giờ được nghe. Vì trí khôn của các con thì không hiểu cho tới được, nên điều gì Thầy biết các con có thể hiểu được thì Thầy đã giảng dậy cho các con rồi!.
Nếu các con yêu mến Thầy và muốn được đi theo Thầy mãi mãi thì các con nên nhớ là phải luôn nghe Lời Thầy và giữ Giới Răn của Cha Thầy. Là trước phải thờ lậy một Đức Chúa Trời là Cha Thầy trên hết mọi sự; sau lại yêu thương anh chị em như yêu chính mình. Thầy ra đi, chịu chết, nhưng Thầy sẽ sống lại, trở về tìm gặp các con lần nữa! Rồi Thầy sẽ phải trở về cùng Cha của Thầy ở trên trời. Thầy biết cuộc đời của chúng con có những lúc thật chông gai, thật khốn đốn, tưởng chừng như không qua được, nhưng các con luôn nhớ rằng Thầy vẫn luôn ở với chúng con, tuy không trong hình thể, nhưng Thầy luôn ở bên các con cho đến tận thế. Thầy sẽ trở về cùng Cha Thầy trên Quê Trời và sẽ xin cho các con một Đấng sẽ thay thế Thầy để dậy dỗ, dẫn dắt, và hướng dẫn các con. Các con hãy luôn sống một cuộc đời thánh thiện và bác aí vì thế gian này sẽ chóng qua đi. Các con hãy luôn tìm những sự trên Trời, một nơi sẽ không có mối mọt gậm nhấm, một nơi của cải sẽ không bị teng sét, và không có kẻ trộm rình bắt chúng con mà ăn thịt con được.
Thầy hy vọng rằng các con luôn là những con chiên ngoan hiền, để sau này tất cả chiên của Thầy sẽ cùng với Thầy hưởng hạnh phúc muôn đời trên Nước Thiên Đàng. Nơi mà chúng con sẽ không còn bao giờ còn phải khổ, lo lắng, buồn phiền, khóc lóc, và không còn sự chết đe doạ chúng con bao giờ nữa!
Tình Yêu là sức mạnh vạn năng
Phanxicô Xaviê
07:42 01/05/2009
Hiến tặng mạng sống, đó là bằng chứng về một tình yêu chân chính. Trên thế, không thiếu những con người, vẫn âm thầm hy sinh bản thân mình hầu duy trì sự sống cho kẻ khác. Những con người ấy đúng là "mục tử nhân lành", đang họa lại hình ảnh Đức Kitô, vị Mục Tử nhân lành.
Ngày 30 tháng giêng năm 1951, Mahatma Gandhi, người cha già của dân tộc Ấn Độ đã vĩnh viễn ngã gục sau mấy nhát gươm của một thanh niên Ấn giáo quá khích.
Hôm đó như thường lệ, Gandhi được hai người cháu dìu đi cầu nguyện. Cả một đám đông đang đi theo đằng sau ngài. Bỗng nhiên, một thanh niên từ trong đám đông sấn tới đâm bổ vào người vị cha già dân tộc. Ba nhát gươm đâm xối xả vào một thân thể khô gầy vì những hy sinh cho đất nước.
Thinh lặng bao trùm đám đông. Người ta chỉ còn nghe được hai tiếng: "Rama, Rama" từ miệng của vị thánh, nghĩa là "Chúa ơi, Chúa ơi". Với một cố gắng cuối cùng, ngài giơ hai tay lên, đan lại trong một cử chỉ cầu nguyện và tha thứ, rồi ngã gục.
Người thanh niên Ấn giáo quá khích đã sát hại Gandhi, vì anh không thể chấp nhận được sự kiện, Gandhi bày tỏ lòng quảng đại yêu thương ngay cả với những người Hồi giáo.
Hàng trăm triệu người Ấn Độ đã than khóc và để tang cho vị cha già của dân tộc mình. Không khí buồn thảm cũng bao trùm khắp thế giới. Mọi người đều cảm nhận rằng ngày hôm đó trái đất trở nên cằn cỗi, nghèo nàn hơn, bởi vì đã mất đi một người con vĩ đại, một người con đã lãnh đạo cuộc đấu tranh dành độc lập cho tổ quốc mà không hề đụng đến khí giới của bạo lực và hận thù. Chính ngài đã từng nói: tình yêu là sức mạnh khiêm tốn nhất, nhưng cũng là sức mạnh vạn năng mà thế giới đang có.
Mầu nhiệm vượt qua và sự hy sinh chính bản thân của Đức Giêsu làm nên sức mạnh vạn năng ấy. "Tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào" (Ga 10, 10). Sự dấn thân không biên giới của người Mục Tử nhân lành nhằm đem lại sự sống cho nhân loại. Sự dấn thân này không có giới hạn và cách thức Đức Giêsu làm việc để có sự sống là Người ban tặng chính sự sống của Người: "Mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên" (Ga 10, 11). Người mục tử đích thực không ngần ngại chấp nhận những rủi ro, cả hy sinh mạng sống, để cứu đàn chiên khỏi bất cứ mối nguy hiểm nào đang đe dọa cuộc sống của chúng. Điều này có nghĩa là người mục tử nhân lành không tháo lui, cho dù mạng sống của mình bị đe dọa. Người mục tử nhân lành yêu thương con chiên hơn chính mình, và tình yêu này thúc bách Người làm mọi sự cho đàn chiên.
Như vậy, động lực căn bản hướng dẫn người mục tử nhân lành chính là tình yêu. Tình yêu là sức mạnh khiêm tốn nhất, nhưng cũng là sức mạnh vạn năng mà thế giới đang có trong tay.
Chiến tranh và không biết bao nhiêu vấn đề khác mà thế giới ngày nay đang phải giải quyết, nhưng dường như thế giới chỉ muốn giải quyết bằng bạo lực, bằng vũ khí giết người. Sức mạnh vạn năng mà thế giới đang có trong tay là tình yêu, chỉ có một số ít người dùng đến.
Mục sư Luther King, người da đen, đã xử dụng khí giới của tình yêu. Ông đã ngã gục, nhưng hàng triệu người da đen đã được đứng lên làm người như người da trắng. Giám mục Desmond Tutu, người Nam Phi da đen cũng đã đi theo vết chân của Gandhi và Luther. Mẹ Têrêxa thành Calcutta cũng dùng khí giời của tình yêu để cho những người không nhà cửa, những người hấp hối đầu đường xó chợ được sống và chết như những con người.
Tất cả những mẫu gương trên đây chỉ là phản ánh của một Tình Yêu trọn vẹn hơn, đó là Tình Yêu của Đấng đã chịu chết cho người mình yêu. Chính Ngài đã nói: "Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi, như Chúa Cha biết tôi, và tôi biết Chúa Cha, và tôi hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên" (Ga 10, 14-15). Con người sẽ không còn cảm thấy cô đơn và sợ hãi vì Đấng biết họ trọn vẹn đã cứu chuộc.
Thánh Phaolô đã làm chứng về tình yêu ấy: "Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô ? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo ? Đúng thế, tôi tin rằng: cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta."(Rm 8, 35.38-39). Được yêu thương như thế, chúng ta cũng phải có trách nhiệm đối với anh chị em chúng ta, cũng phải yêu thương họ đến mức sẵn sàng hy sinh mạng sống mình vì họ, theo gương Đức Giêsu.
Ngày 30 tháng giêng năm 1951, Mahatma Gandhi, người cha già của dân tộc Ấn Độ đã vĩnh viễn ngã gục sau mấy nhát gươm của một thanh niên Ấn giáo quá khích.
Hôm đó như thường lệ, Gandhi được hai người cháu dìu đi cầu nguyện. Cả một đám đông đang đi theo đằng sau ngài. Bỗng nhiên, một thanh niên từ trong đám đông sấn tới đâm bổ vào người vị cha già dân tộc. Ba nhát gươm đâm xối xả vào một thân thể khô gầy vì những hy sinh cho đất nước.
Thinh lặng bao trùm đám đông. Người ta chỉ còn nghe được hai tiếng: "Rama, Rama" từ miệng của vị thánh, nghĩa là "Chúa ơi, Chúa ơi". Với một cố gắng cuối cùng, ngài giơ hai tay lên, đan lại trong một cử chỉ cầu nguyện và tha thứ, rồi ngã gục.
Người thanh niên Ấn giáo quá khích đã sát hại Gandhi, vì anh không thể chấp nhận được sự kiện, Gandhi bày tỏ lòng quảng đại yêu thương ngay cả với những người Hồi giáo.
Hàng trăm triệu người Ấn Độ đã than khóc và để tang cho vị cha già của dân tộc mình. Không khí buồn thảm cũng bao trùm khắp thế giới. Mọi người đều cảm nhận rằng ngày hôm đó trái đất trở nên cằn cỗi, nghèo nàn hơn, bởi vì đã mất đi một người con vĩ đại, một người con đã lãnh đạo cuộc đấu tranh dành độc lập cho tổ quốc mà không hề đụng đến khí giới của bạo lực và hận thù. Chính ngài đã từng nói: tình yêu là sức mạnh khiêm tốn nhất, nhưng cũng là sức mạnh vạn năng mà thế giới đang có.
Mầu nhiệm vượt qua và sự hy sinh chính bản thân của Đức Giêsu làm nên sức mạnh vạn năng ấy. "Tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào" (Ga 10, 10). Sự dấn thân không biên giới của người Mục Tử nhân lành nhằm đem lại sự sống cho nhân loại. Sự dấn thân này không có giới hạn và cách thức Đức Giêsu làm việc để có sự sống là Người ban tặng chính sự sống của Người: "Mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên" (Ga 10, 11). Người mục tử đích thực không ngần ngại chấp nhận những rủi ro, cả hy sinh mạng sống, để cứu đàn chiên khỏi bất cứ mối nguy hiểm nào đang đe dọa cuộc sống của chúng. Điều này có nghĩa là người mục tử nhân lành không tháo lui, cho dù mạng sống của mình bị đe dọa. Người mục tử nhân lành yêu thương con chiên hơn chính mình, và tình yêu này thúc bách Người làm mọi sự cho đàn chiên.
Như vậy, động lực căn bản hướng dẫn người mục tử nhân lành chính là tình yêu. Tình yêu là sức mạnh khiêm tốn nhất, nhưng cũng là sức mạnh vạn năng mà thế giới đang có trong tay.
Chiến tranh và không biết bao nhiêu vấn đề khác mà thế giới ngày nay đang phải giải quyết, nhưng dường như thế giới chỉ muốn giải quyết bằng bạo lực, bằng vũ khí giết người. Sức mạnh vạn năng mà thế giới đang có trong tay là tình yêu, chỉ có một số ít người dùng đến.
Mục sư Luther King, người da đen, đã xử dụng khí giới của tình yêu. Ông đã ngã gục, nhưng hàng triệu người da đen đã được đứng lên làm người như người da trắng. Giám mục Desmond Tutu, người Nam Phi da đen cũng đã đi theo vết chân của Gandhi và Luther. Mẹ Têrêxa thành Calcutta cũng dùng khí giời của tình yêu để cho những người không nhà cửa, những người hấp hối đầu đường xó chợ được sống và chết như những con người.
Tất cả những mẫu gương trên đây chỉ là phản ánh của một Tình Yêu trọn vẹn hơn, đó là Tình Yêu của Đấng đã chịu chết cho người mình yêu. Chính Ngài đã nói: "Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi, như Chúa Cha biết tôi, và tôi biết Chúa Cha, và tôi hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên" (Ga 10, 14-15). Con người sẽ không còn cảm thấy cô đơn và sợ hãi vì Đấng biết họ trọn vẹn đã cứu chuộc.
Thánh Phaolô đã làm chứng về tình yêu ấy: "Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô ? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo ? Đúng thế, tôi tin rằng: cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta."(Rm 8, 35.38-39). Được yêu thương như thế, chúng ta cũng phải có trách nhiệm đối với anh chị em chúng ta, cũng phải yêu thương họ đến mức sẵn sàng hy sinh mạng sống mình vì họ, theo gương Đức Giêsu.
Chúa Giêsu không để chúng ta phải thất vọng
Jos. Tú Nạc, NMS
07:45 01/05/2009
Chúa nhật thứ 4 phục sinh B (Acts 4: 7-12; Psalm 118; 1 John 3: 1-2; John 10: 11-18)
Trong những đấu tranh về sự sinh tồn, trí năng, và những vấn đề nhạy cảm thì trước nhất thường dẫn đến sự chia rẽ, bất hợp tác. Những ngôn từ biểu đạt dưới hình thức ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết trong lúc căng thẳng và những cuộc bút chiến quan trọng có thể dẫn đến tiêu cực và thậm chí tác hại đến đời sau.
Sách Acts của các Thánh Tông đồ mô tả một cuộc đấu tranh (hoặc ít nhất Luke đã giải thích việc này) như vậy của phong trào Ki-tô giáo sơ khai vì nó đã tự xác định vựợt qua và chống lại những cơ cấu của Do Thái giáo truyền thống về đền thờ và những nhà cầm quyền của nó. Peter và những người khác đã được thuyết phục rằng họ đang nói về sự bảo vệ những mật sứ có thẩm quyền của Thiên Chúa và rằng sự trở lại sắp tới của Ngưòi sẽ trùng với việc phán xét chung. Điều đó không lấy gì làm ngạc nhiên vì Peter một lần nữa đã mạnh mẽ đưa ra những cáo trạng trước những người có thẩm quyền. Họ đã hành hình Chúa Giêsu trên thập giá nhưng Thiên Chúa đã chiến thắng hành động của họ bằng sự kiện Chúa Giêsu đã sống lại từ cõi chết. Và kết hợp với sự buộc tội là nhấn mạnh chiến thắng mà điều này tương tự như chúa Giêsu sẽ là phương tiện duy nhất mà con người có thể được cứu vớt.
Những quan điểm thần học này có thể hiểu trong một hoàn cảnh thuộc thế kỷ thứ nhất. Họ phản ảnh thần học khải huyền và nột thế giới quan hạn hẹp. Chân trời thần học của chúng ta sẽ được mở rộng hơn nhiều. Kinh nghiệm chung của chúng ta trên hai thiên niên kỷ trôi qua đã mở tầm nhìn của chúng ta một sự hiểu biết uyên bác hơn về Thiên chúa và sự sống loài người. “Không danh hiệu nào khác” không được hợp thức hoá hoặc không cho những người thuộc những truyền thống tôn giáo khác tham gia hoặc nó sẽ không xác định một tập hợp tinh hoa - kết tinh của “sự được cứu rỗi.” “Không danh hiệu nào khác” gần gũi, thân mật hơn “không điển hình nào khác” – tình yêu, lòng thương cảm, một khổ hình vì công lý và sự tuân phục đối với Thiên Chúa. Đây là con đường mà tất cả phải làm một cuộc hành trình bất chấp họ mang danh hiệu nào.
Theo John, người ta không sinh ra là con Thiên Chúa – đó là điều gì mà mọi người phải trở thành. Đây là món quà vô cùng cao quý của tình yêu mà thiên Chúa ban tặng. Nó là những dấu hiệu của một khởi đầu mới nhưng chỉ là bước đầu tiên trong cuộc hành trình hướng về Thiên Chúa. Kết quả cuối cùng vẫn bị che giấu nhưng John đã mang đến cho chúng ta môt gợi ý bất ngờ: là con Thiên Chúa nghĩa là trở nên giống Thiên Chúa. Một số lý thuyết thần học vẽ chân dung loài người bằng những thuật ngữ âm bản – chúng ta đầy tội lỗi, đồi bại, xấu xa, và sự cứu rỗi của chúng ta cốt ở Đức Ki-tô phần nào bao bọc, chở che linh hồn chúng ta để dẫn dắt chúng ta bước vào Nước Thiên đàng. Nhưng quan điểm này không đứng vững: chúng ta được mời gọi để hưởng phúc thiêng liêng. Cuộc hành trình linh hồn của mỗi chúng ta không thể và không mãi mãi cố định, không thay đổi. Nó không phải là vấn đề chỉ để can dự đến sự phức tạp và duy trì những lý lịch trong sạch. Để trở thành con cái Chúa có nghĩa là tiếp tục trưởng thành, thay đổi và biến đổi. Không có sự thay đổi những tình thế phức tạp một sớm, một chiều hoặc đốt giai đoạn. Lười biếng, xa hoa cùng những điều khác và thiếu sự nhiệt tình để tìm kiếm và trưởng thành chính là những trở lực mà có thể cản trở cuộc hành trình của chúng ta với tư cách là con cái Chúa.
Mối day dứt của sự thất vọng và phản bội: ai là người mà đã không cảm nhận nó lúc này hoặc lúc khác. Kinh nghiệm ấy thậm chí còn phũ phàng hơn khi nó ở trong tay của các nhà lãnh đạo - những người đã khoác lên mình chiếc áo phục vụ, dìu dắt và bảo vệ chúng ta. Và không ai được miễn: những nhà lãnh đạo chính trị, lãnh đạo tôn giáo, giáo viên, mục sư, bác sỹ và cảnh sát trong số đó ai là người bỏ rơi, đánh mất những điều đó khi họ phục vụ. Ngã lòng trước sự yếm thế quả là dễ dàng. Ai là người đáng được tin cậy? Điều gì tạo ra sự khác nhau giữa một nhà lãnh đạo anh minh và một người lãnh đạo u minh?
Câu trả lời đơn giản là: điều gì đã thúc đẩy họ. Những thứ đó chỉ là tiền bạc và quyền lực thống trị hoặc sự tôn trọng và danh dự sẽ là những lý do chủ yếu đề trốn chạy khi gặp khó khăn thì cao chạy xa bay. Những nhà lãnh đạo hoặc dẫn dắt tâm huyết là người mà sự thôi thúc của họ duy nhất là bác ái và phục vụ. Điều này có nghĩa là một sự tự nguyện song hành với những trách nhiệm và đóng góp của họ, những đấu tranh và khó khăn của họ và không bàng quan với một thái độ kẻ cả,bề trên.
Chúa Giêsu là tấm gương tuyệt hảo của một con người như thế. Người đoan quyết với chúng ta rằng với tư cách là Mục tử Nhân hiền Người sẽ không bao giờ bỏ rơi chúng ta hoặc để chúng ta phải tuyệt vọng.Người sẽ không tính toán trả giá và sẵn lòng đặt để cuộc đời của Người vì lợi ích tha nhân. Sự sống loài người cùng những sự tạo thành có thể làm chúng ta thất vọng và có thể phản bội chúng ta bằng nhiều cách khác nhau. Nhưng trong một thế giới phức tạp, đầy rối rắm, không bảo đảm, Chúa Giêsu là ngọn lửa chiếu soi dẫn dắt chúng ta về quê nhà.
(Nguồn: Regis College – the School of Theology)
Trong những đấu tranh về sự sinh tồn, trí năng, và những vấn đề nhạy cảm thì trước nhất thường dẫn đến sự chia rẽ, bất hợp tác. Những ngôn từ biểu đạt dưới hình thức ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết trong lúc căng thẳng và những cuộc bút chiến quan trọng có thể dẫn đến tiêu cực và thậm chí tác hại đến đời sau.
Sách Acts của các Thánh Tông đồ mô tả một cuộc đấu tranh (hoặc ít nhất Luke đã giải thích việc này) như vậy của phong trào Ki-tô giáo sơ khai vì nó đã tự xác định vựợt qua và chống lại những cơ cấu của Do Thái giáo truyền thống về đền thờ và những nhà cầm quyền của nó. Peter và những người khác đã được thuyết phục rằng họ đang nói về sự bảo vệ những mật sứ có thẩm quyền của Thiên Chúa và rằng sự trở lại sắp tới của Ngưòi sẽ trùng với việc phán xét chung. Điều đó không lấy gì làm ngạc nhiên vì Peter một lần nữa đã mạnh mẽ đưa ra những cáo trạng trước những người có thẩm quyền. Họ đã hành hình Chúa Giêsu trên thập giá nhưng Thiên Chúa đã chiến thắng hành động của họ bằng sự kiện Chúa Giêsu đã sống lại từ cõi chết. Và kết hợp với sự buộc tội là nhấn mạnh chiến thắng mà điều này tương tự như chúa Giêsu sẽ là phương tiện duy nhất mà con người có thể được cứu vớt.
Những quan điểm thần học này có thể hiểu trong một hoàn cảnh thuộc thế kỷ thứ nhất. Họ phản ảnh thần học khải huyền và nột thế giới quan hạn hẹp. Chân trời thần học của chúng ta sẽ được mở rộng hơn nhiều. Kinh nghiệm chung của chúng ta trên hai thiên niên kỷ trôi qua đã mở tầm nhìn của chúng ta một sự hiểu biết uyên bác hơn về Thiên chúa và sự sống loài người. “Không danh hiệu nào khác” không được hợp thức hoá hoặc không cho những người thuộc những truyền thống tôn giáo khác tham gia hoặc nó sẽ không xác định một tập hợp tinh hoa - kết tinh của “sự được cứu rỗi.” “Không danh hiệu nào khác” gần gũi, thân mật hơn “không điển hình nào khác” – tình yêu, lòng thương cảm, một khổ hình vì công lý và sự tuân phục đối với Thiên Chúa. Đây là con đường mà tất cả phải làm một cuộc hành trình bất chấp họ mang danh hiệu nào.
Theo John, người ta không sinh ra là con Thiên Chúa – đó là điều gì mà mọi người phải trở thành. Đây là món quà vô cùng cao quý của tình yêu mà thiên Chúa ban tặng. Nó là những dấu hiệu của một khởi đầu mới nhưng chỉ là bước đầu tiên trong cuộc hành trình hướng về Thiên Chúa. Kết quả cuối cùng vẫn bị che giấu nhưng John đã mang đến cho chúng ta môt gợi ý bất ngờ: là con Thiên Chúa nghĩa là trở nên giống Thiên Chúa. Một số lý thuyết thần học vẽ chân dung loài người bằng những thuật ngữ âm bản – chúng ta đầy tội lỗi, đồi bại, xấu xa, và sự cứu rỗi của chúng ta cốt ở Đức Ki-tô phần nào bao bọc, chở che linh hồn chúng ta để dẫn dắt chúng ta bước vào Nước Thiên đàng. Nhưng quan điểm này không đứng vững: chúng ta được mời gọi để hưởng phúc thiêng liêng. Cuộc hành trình linh hồn của mỗi chúng ta không thể và không mãi mãi cố định, không thay đổi. Nó không phải là vấn đề chỉ để can dự đến sự phức tạp và duy trì những lý lịch trong sạch. Để trở thành con cái Chúa có nghĩa là tiếp tục trưởng thành, thay đổi và biến đổi. Không có sự thay đổi những tình thế phức tạp một sớm, một chiều hoặc đốt giai đoạn. Lười biếng, xa hoa cùng những điều khác và thiếu sự nhiệt tình để tìm kiếm và trưởng thành chính là những trở lực mà có thể cản trở cuộc hành trình của chúng ta với tư cách là con cái Chúa.
Mối day dứt của sự thất vọng và phản bội: ai là người mà đã không cảm nhận nó lúc này hoặc lúc khác. Kinh nghiệm ấy thậm chí còn phũ phàng hơn khi nó ở trong tay của các nhà lãnh đạo - những người đã khoác lên mình chiếc áo phục vụ, dìu dắt và bảo vệ chúng ta. Và không ai được miễn: những nhà lãnh đạo chính trị, lãnh đạo tôn giáo, giáo viên, mục sư, bác sỹ và cảnh sát trong số đó ai là người bỏ rơi, đánh mất những điều đó khi họ phục vụ. Ngã lòng trước sự yếm thế quả là dễ dàng. Ai là người đáng được tin cậy? Điều gì tạo ra sự khác nhau giữa một nhà lãnh đạo anh minh và một người lãnh đạo u minh?
Câu trả lời đơn giản là: điều gì đã thúc đẩy họ. Những thứ đó chỉ là tiền bạc và quyền lực thống trị hoặc sự tôn trọng và danh dự sẽ là những lý do chủ yếu đề trốn chạy khi gặp khó khăn thì cao chạy xa bay. Những nhà lãnh đạo hoặc dẫn dắt tâm huyết là người mà sự thôi thúc của họ duy nhất là bác ái và phục vụ. Điều này có nghĩa là một sự tự nguyện song hành với những trách nhiệm và đóng góp của họ, những đấu tranh và khó khăn của họ và không bàng quan với một thái độ kẻ cả,bề trên.
Chúa Giêsu là tấm gương tuyệt hảo của một con người như thế. Người đoan quyết với chúng ta rằng với tư cách là Mục tử Nhân hiền Người sẽ không bao giờ bỏ rơi chúng ta hoặc để chúng ta phải tuyệt vọng.Người sẽ không tính toán trả giá và sẵn lòng đặt để cuộc đời của Người vì lợi ích tha nhân. Sự sống loài người cùng những sự tạo thành có thể làm chúng ta thất vọng và có thể phản bội chúng ta bằng nhiều cách khác nhau. Nhưng trong một thế giới phức tạp, đầy rối rắm, không bảo đảm, Chúa Giêsu là ngọn lửa chiếu soi dẫn dắt chúng ta về quê nhà.
(Nguồn: Regis College – the School of Theology)
Mưa tháng năm
Lm Giacôbê Tạ Chúc
07:46 01/05/2009
Tháng hoa Mẹ cũng là tháng mưa, những cơn mưa đổ xuống, những trận lốc xóay, mất cửa nhà, sạt lở đá đổ đường trơn. Quê của Mẹ bây giờ là thế đó. Trên cao, trên trời thăm thắm, Mẹ nhìn đàn con nước mắt thương tâm.
Mùa hoa phượng nở, mùa bằng lăng tim tím trời chiều. Đòan con dâng hoa cho mẹ. Hoa cuộc đời, hoa phận làm người, hoa kết tinh từ những nhọc nhằn, mồ hôi và nước mắt, có những nụ cười pha lẫn cả đắng cay. Những nơi Mẹ hiện ra, những linh địa hành hương: La Vang, Tà Pao, Trà Kiệu. Bình Triệu…Nước mắt Mẹ nhạt nhòa hòa với cơn mưa tháng năm. Con của Mẹ sống đức tin ngày nay phải cố vượt qua muôn vàn thử thách. Có những thử thách dễ vượt qua, nhưng cũng có những thử thách làm con Mẹ quỵ ngã: bệnh tật, nghèo đói, thù hận chiến tranh, môi trường sống dần dần bị hủy họai…Biết bao nhiêu nguy hiểm của những cám dỗ mới trong cuộc sống ngày hôm nay. Mẹ luôn căn dặn đòan con siêng năng cầu nguyện với tràng chuổi Mân côi, đây là bửu bối cho sự cứu rỗi linh hồn. Sáng, trưa, chiều, tối không lúc nào để rơi đi lời dặn dò của Mẹ. Những bông hoa muôn sắc hương, hoa đồng nội, hoa trong thác ghềnh, hoa trong kẻ đá. Mỗi lòai hoa có sứ điệp riêng mình. Như con người cũng có riêng nhân vị, nhân quyền, nhân phẩm và nhân tâm. Đừng làm hoen ố những sắc hương mà Thiên Chúa đã ban tặng, qua con Mẹ là Thánh Tử Giêsu. Con cũng mong mình thành một lòai hoa thơ dại, dâng lên Mẹ, nép bên tà áo Mẹ để được bao bọc chở che. Hồi nhỏ học giáo lý, cứ mỗi độ tháng Hoa về rủ nhau ghi nhật ký. Những bó hoa thiêng liêng: Lần chuỗi, tham dự Thánh lễ, viếng Thánh Thể và siêng năng chịu lễ. Lớn lên rồi con vẫn dạ khắc cốt ghi tâm. Mẹ cũng thầm mong cho con mình sống thánh thiện, theo gương Mẹ dọn lòng cho Chúa ngự.
Tháng năm hòa trong tháng hoa dâng kính Mẹ, đó đây rước kiệu Mẹ, những bông hoa ngát hương muôn màu muôn vẻ, con thơ dâng lên Mẹ cho trọn cả tâm tình thảohiếu của đòan con.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ Nữ Trinh, Mẹ Nữ Vương hòa bình, Mẹ cả một biển trời lộng lộng tình thương. Xin hướng lòng về Mẹ qua tháng hoa, tháng năm đầy dấu ái.
Mùa hoa phượng nở, mùa bằng lăng tim tím trời chiều. Đòan con dâng hoa cho mẹ. Hoa cuộc đời, hoa phận làm người, hoa kết tinh từ những nhọc nhằn, mồ hôi và nước mắt, có những nụ cười pha lẫn cả đắng cay. Những nơi Mẹ hiện ra, những linh địa hành hương: La Vang, Tà Pao, Trà Kiệu. Bình Triệu…Nước mắt Mẹ nhạt nhòa hòa với cơn mưa tháng năm. Con của Mẹ sống đức tin ngày nay phải cố vượt qua muôn vàn thử thách. Có những thử thách dễ vượt qua, nhưng cũng có những thử thách làm con Mẹ quỵ ngã: bệnh tật, nghèo đói, thù hận chiến tranh, môi trường sống dần dần bị hủy họai…Biết bao nhiêu nguy hiểm của những cám dỗ mới trong cuộc sống ngày hôm nay. Mẹ luôn căn dặn đòan con siêng năng cầu nguyện với tràng chuổi Mân côi, đây là bửu bối cho sự cứu rỗi linh hồn. Sáng, trưa, chiều, tối không lúc nào để rơi đi lời dặn dò của Mẹ. Những bông hoa muôn sắc hương, hoa đồng nội, hoa trong thác ghềnh, hoa trong kẻ đá. Mỗi lòai hoa có sứ điệp riêng mình. Như con người cũng có riêng nhân vị, nhân quyền, nhân phẩm và nhân tâm. Đừng làm hoen ố những sắc hương mà Thiên Chúa đã ban tặng, qua con Mẹ là Thánh Tử Giêsu. Con cũng mong mình thành một lòai hoa thơ dại, dâng lên Mẹ, nép bên tà áo Mẹ để được bao bọc chở che. Hồi nhỏ học giáo lý, cứ mỗi độ tháng Hoa về rủ nhau ghi nhật ký. Những bó hoa thiêng liêng: Lần chuỗi, tham dự Thánh lễ, viếng Thánh Thể và siêng năng chịu lễ. Lớn lên rồi con vẫn dạ khắc cốt ghi tâm. Mẹ cũng thầm mong cho con mình sống thánh thiện, theo gương Mẹ dọn lòng cho Chúa ngự.
Tháng năm hòa trong tháng hoa dâng kính Mẹ, đó đây rước kiệu Mẹ, những bông hoa ngát hương muôn màu muôn vẻ, con thơ dâng lên Mẹ cho trọn cả tâm tình thảohiếu của đòan con.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ Nữ Trinh, Mẹ Nữ Vương hòa bình, Mẹ cả một biển trời lộng lộng tình thương. Xin hướng lòng về Mẹ qua tháng hoa, tháng năm đầy dấu ái.
Chúng con sẽ trở nên con chiên xứng đáng trong tay Chúa nhân hậu
Lm. Jude Siciliano, OP
09:08 01/05/2009
CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH B
Cv: 4: 8-12; Tv: 118; I Ga 3: 1-2; Ga 10: 11-18
Anh chị em thân mến,
Chúa Giêsu nói: Ngài biết chiên của Ngài. Thiên Chúa biết Chúa Giêsu, và Ngài biết Thiên Chúa, đó là cách mà Chúa Giêsu biết chúng ta tất cả. Trong Phúc âm thánh Gioan, Chúa Giêsu lại nói "Chúa Cha ở trong tôi và tôi ở trong Chúa Cha" (10:38). Thử hỏi chúng ta có bao giờ hiểu thấu ý nghĩa lời Chúa Giêsu nói về đời sống của chúng ta không? Sự liên hệ giữa Chúa Giêsu và các người theo Ngài giống như sự liên hệ mật thiết giữa Ngài và Chúa Cha.
Chúng ta nên nhớ rằng, trong Phúc âm thánh Gioan, Chúa Giêsu được gọi là "Chiên Thiên Chúa". Ngài như con chiên ở giữa chúng ta, bị bắt và bị giết vì chúng ta. Chúa Giêsu biết chúng ta, không phải một cách trừu tượng, nhưng như là một họa sĩ biết kỹ về bức tranh ông vẽ vì ông đã tạo ra nó. Đúng ra, khi Chúa Giêsu nói "tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi..."(10:14), vì Ngài là một người trong chúng ta, Ngài sống giữa chúng ta, và chết cho chúng ta.
Trong Phúc âm thánh Gioan, chúng ta thấy rõ là sự sống trần gian của Chúa Giêsu dính liền với Ngài, và Ngài luôn để diễn trình sự sống đó xảy đến, vì Ngài cho chúng ta biết: "Mạng sống của tôi, không ai lấy đi được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình..."(10:18). Cái chết của Chúa Giêsu là do Ngài tự lãnh nhận, Ngài tự làm người phục vụ cho kẻ cần giúp, kẻ bị ruồng bỏ, bị xua đuổi và những người tội lỗi. Ngài không từ bỏ ý muốn của Thiên Chúa đối với chúng ta, vì thế Ngài đã bi giết. Qua đó, chúng ta thấy rõ lòng yêu thương của Thiên Chúa đối với chúng ta, là những người bị lạc lối, cần được giúp đỡ. Chúa Giêsu cho chúng ta biết: Thiên Chúa luôn là Mục Tử nhân hậu. Nhưng qua đời sống của Chúa Giêsu, chúng ta thấy không phải chỉ có chừng đó mà thôi, nhưng với Thánh Linh của Ngài, Thiên Chúa muốn chúng ta phải làm cho tha nhân những gì Ngài đã làm cho chúng ta. Điều này được thể hiện bằng cách từ bỏ cuộc sống thường nhật để theo Ngài, vị Mục Tử nhân lành.
Khi Chúa Giêsu tự gọi mình là Mục Tử nhân hậu, đó là điểm chính của Ngài. Trong Cựu ước và Tân ước, hình ảnh của mục tử rất nhiều. Thánh vịnh 23 nói về Thiên Chúa vị Mục Tử nhân hậu, dẫn dắt dân Israel. Có điều hơi khác là Chúa Giêsu không nói về tính cách mục tử nhân hậu nơi Thiên Chúa. Mà nói về dân Israel đã gặp những lãnh đạo thối nát, đàn áp dân. Họ đã gặp những mục tử chỉ nghĩ đến họ mà thôi, không biết gì đến đoàn chiên đã được giao phó cho họ. Vì thế, khi Chúa Giêsu tự gọi mình là "Mục Tử nhân hậu", Ngài muốn chúng ta thấy là Ngài khác với những kẻ lãnh đạo bất xứng với đoàn chiên của Thiên Chúa.
Những gương xấu của các lãnh đạo trong Giáo Hội hiện nay, khi đối chứng với lời Chúa Giêsu nói về Ngài là mục Tử nhân hậu, làm cho chúng ta cảm thấy xấu hổ. Vì nó đã gây tai hại cho những người vô tội. Nó đã để lại những vết thương khó lành. Qua lịch sử Giáo Hội, chúng ta cũng đã thấy. Có những người đã được chọn làm mục tử không phải là họ đương nhiên là tốt đâu. Chúa Giêsu đã nói rõ, muốn là mục tử tốt thì phải biết yêu chiên của mình, đặt con chiên lên trên hết, kể cả mạng sống của mình. Vì Ngài đã sẵn sàng hy sinh mạng sống Ngài cho đoàn chiên.
Nếu suy đến những lời Chúa Giêsu nói, chúng ta sẽ gặp được những lỗi thiếu bổn phận trong cuộc sống. Đó là những lúc chúng ta nhượng bộ, những lúc chúng ta thiếu can đảm dấn thân làm môn đồ của Chúa Giêsu, những lúc hồ nghi về đức tin khi gặp khó khăn, những lúc tuột hậu sau Chúa Giêsu vì thiếu can đảm, thiếu cầu nguyện; những lúc trốn việc bổn phận, với lý do là mình không xứng đáng, và chính lời Chúa Giêsu mới là động lực thúc đẩy chúng ta. Ngài đã yêu thương chúng ta đến nỗi hy sinh mạng sống mình vì chúng ta. Chính vì Ngài biết và hiểu thấu những yếu hèn của chúng ta. Đấng Mục Tử nhân hậu đã gọi chúng ta giúp đỡ tha nhân cho Ngài. Không vì chúng ta xứng đáng làm mục tử tốt phục vụ cho tha nhân, nhưng chính đó là sự sống mà Chúa Giêsu đã đặt vào chúng ta. Bí tích Rữa Tội, và Mình Thánh Chúa đã ban cho chúng ta sự sống của Chúa Giêsu trong chúng ta. Tinh thần phục vụ, và tình thương của Ngài đối với đoàn chiên, chính là tinh thần và tình thương của chúng ta đối với cộng đoàn.
Chúng ta nên cầu nguyện cho các Giám Mục của chúng ta trong thánh lễ này. Họ là những mục tử của đoàn chiên, vì các ngài cầm gậy của mục tử. Cho dù có nhiều trường hợp đau lòng về những lãnh đạo không làm đủ bổn phận, nhưng chúng ta luôn nhớ đến những giám mục đã hoạt động trong việc giúp đỡ người nghèo, kiến tạo hòa bình và công bằng trong xã hội. Các vị ấy đã mở mắt chúng ta và thách đố chúng ta sống theo Phúc âm trong thế giới hiện tại. Cho dù trong hàng ngũ giáo dân, nhiều người có học thức cao, nhưng chúng ta vẫn muốn các giám mục lên tiếng và dạy chúng ta về tình thương của Đấng Mục Tử nhân hậu. Trong xã hội hiện nay, biết bao vấn nạn về người nghèo, về nền kinh tế suy thoái trên toàn cầu, về những đe dọa cho cuộc sống của chúng ta... Hơn lúc nào hết, chúng ta cần lên tiếng kêu gọi sống theo Phúc âm và quyết tâm gìn giữ trái đất. Chúng ta nên cầu nguyện cho hội đồng giám mục, để các vị đó trở nên những mục tử tốt cho chúng ta và cho toàn thế giới.
Chúng ta đã thấy những gương tốt của các mục tử tốt lành trên thế giới. Là những vị đã sẵn sàng hiến mạng sống của họ cho những người nghèo khó, người bị áp bức. Chúng ta sực nhớ đến: đức Tổng Giám Mục Romero bênh vực cho người nghèo ở châu Mỹ La tinh, Bà Dorothy Day, người bênh vực cho thợ thuyền ở Mỹ, Mẹ Teresa ở Ấn Độ, bốn nữ tu dòng Truyền giáo Maryknoll đã tử đạo ở Salvador, Đức Hồng y Bernardine ở Chicago, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị v.v...Và còn biết bao nhiêu người khác ở địa phương chúng ta. Ở Việt Nam, có Đức Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận, Đức Tổng Giám Mục Huế Philipphê Nguyễn Kim Điền v.v... Các vị đó đã nêu gương tốt, và đã thu hút nhiều người theo họ để giúp đở tha nhân.
Giờ phút này, chúng ta nên nhìn những người cùng chúng ta dâng thánh lễ hôm nay, hãy đếm xem có được bao nhiêu con chiên ngoan đạo. Và đó là lý do để chúng ta dâng lời ca ngợi và cảm ơn Thiên Chúa, vì nhờ Chúa Giêsu Phục Sinh đang ở giữa chúng ta, và đang dẫn dắt chúng ta phục vụ kẻ khác. Chúng ta cũng không nên quên những thành viên hội đồng giáo xứ của chúng ta, họ cũng là những mục tử tốt. Họ không lãnh lương, nhưng tận tâm làm việc chỉ để phục vụ cho giáo xứ. Họ cũng hiến dâng đời sống họ cho đoàn chiên.
Khi nghe Phúc âm hôm nay, anh chị em có nghe được âm vang lời Chúa hứa cho dân Israel khi xưa không?: "Ta sẽ nhận các ngươi làm dân riêng của Ta, và đối với các ngươi, Ta sẽ là Thiên Chúa. Các ngươi sẽ biết rằng Ta, ĐỨC CHÚA, là Thiên Chúa các ngươi, Đấng cứu các ngươi khỏi phải làm việc khổ sai cho người Ai-cập”(Xh 6:7). Hôm nay, Chúa Giêsu lập lại lời hứa đó một lần nữa cho một dân tộc mới của Ngài "Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi" (Ga 10:14). Đây là lời của Thiên Chúa Đấng vẫn luôn trung tín với lời giao ước: Ngài là Chúa của chúng ta, cùng đi với chúng ta qua sa mạc, và nuôi dưỡng chúng ta hằng ngày, đó là của ăn mà chúng ta sắp lãnh nhận trong Bí tích Thánh Thể hôm nay.
Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP
Cv: 4: 8-12; Tv: 118; I Ga 3: 1-2; Ga 10: 11-18
Anh chị em thân mến,
Chúa Giêsu nói: Ngài biết chiên của Ngài. Thiên Chúa biết Chúa Giêsu, và Ngài biết Thiên Chúa, đó là cách mà Chúa Giêsu biết chúng ta tất cả. Trong Phúc âm thánh Gioan, Chúa Giêsu lại nói "Chúa Cha ở trong tôi và tôi ở trong Chúa Cha" (10:38). Thử hỏi chúng ta có bao giờ hiểu thấu ý nghĩa lời Chúa Giêsu nói về đời sống của chúng ta không? Sự liên hệ giữa Chúa Giêsu và các người theo Ngài giống như sự liên hệ mật thiết giữa Ngài và Chúa Cha.
Chúng ta nên nhớ rằng, trong Phúc âm thánh Gioan, Chúa Giêsu được gọi là "Chiên Thiên Chúa". Ngài như con chiên ở giữa chúng ta, bị bắt và bị giết vì chúng ta. Chúa Giêsu biết chúng ta, không phải một cách trừu tượng, nhưng như là một họa sĩ biết kỹ về bức tranh ông vẽ vì ông đã tạo ra nó. Đúng ra, khi Chúa Giêsu nói "tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi..."(10:14), vì Ngài là một người trong chúng ta, Ngài sống giữa chúng ta, và chết cho chúng ta.
Trong Phúc âm thánh Gioan, chúng ta thấy rõ là sự sống trần gian của Chúa Giêsu dính liền với Ngài, và Ngài luôn để diễn trình sự sống đó xảy đến, vì Ngài cho chúng ta biết: "Mạng sống của tôi, không ai lấy đi được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình..."(10:18). Cái chết của Chúa Giêsu là do Ngài tự lãnh nhận, Ngài tự làm người phục vụ cho kẻ cần giúp, kẻ bị ruồng bỏ, bị xua đuổi và những người tội lỗi. Ngài không từ bỏ ý muốn của Thiên Chúa đối với chúng ta, vì thế Ngài đã bi giết. Qua đó, chúng ta thấy rõ lòng yêu thương của Thiên Chúa đối với chúng ta, là những người bị lạc lối, cần được giúp đỡ. Chúa Giêsu cho chúng ta biết: Thiên Chúa luôn là Mục Tử nhân hậu. Nhưng qua đời sống của Chúa Giêsu, chúng ta thấy không phải chỉ có chừng đó mà thôi, nhưng với Thánh Linh của Ngài, Thiên Chúa muốn chúng ta phải làm cho tha nhân những gì Ngài đã làm cho chúng ta. Điều này được thể hiện bằng cách từ bỏ cuộc sống thường nhật để theo Ngài, vị Mục Tử nhân lành.
Khi Chúa Giêsu tự gọi mình là Mục Tử nhân hậu, đó là điểm chính của Ngài. Trong Cựu ước và Tân ước, hình ảnh của mục tử rất nhiều. Thánh vịnh 23 nói về Thiên Chúa vị Mục Tử nhân hậu, dẫn dắt dân Israel. Có điều hơi khác là Chúa Giêsu không nói về tính cách mục tử nhân hậu nơi Thiên Chúa. Mà nói về dân Israel đã gặp những lãnh đạo thối nát, đàn áp dân. Họ đã gặp những mục tử chỉ nghĩ đến họ mà thôi, không biết gì đến đoàn chiên đã được giao phó cho họ. Vì thế, khi Chúa Giêsu tự gọi mình là "Mục Tử nhân hậu", Ngài muốn chúng ta thấy là Ngài khác với những kẻ lãnh đạo bất xứng với đoàn chiên của Thiên Chúa.
Những gương xấu của các lãnh đạo trong Giáo Hội hiện nay, khi đối chứng với lời Chúa Giêsu nói về Ngài là mục Tử nhân hậu, làm cho chúng ta cảm thấy xấu hổ. Vì nó đã gây tai hại cho những người vô tội. Nó đã để lại những vết thương khó lành. Qua lịch sử Giáo Hội, chúng ta cũng đã thấy. Có những người đã được chọn làm mục tử không phải là họ đương nhiên là tốt đâu. Chúa Giêsu đã nói rõ, muốn là mục tử tốt thì phải biết yêu chiên của mình, đặt con chiên lên trên hết, kể cả mạng sống của mình. Vì Ngài đã sẵn sàng hy sinh mạng sống Ngài cho đoàn chiên.
Nếu suy đến những lời Chúa Giêsu nói, chúng ta sẽ gặp được những lỗi thiếu bổn phận trong cuộc sống. Đó là những lúc chúng ta nhượng bộ, những lúc chúng ta thiếu can đảm dấn thân làm môn đồ của Chúa Giêsu, những lúc hồ nghi về đức tin khi gặp khó khăn, những lúc tuột hậu sau Chúa Giêsu vì thiếu can đảm, thiếu cầu nguyện; những lúc trốn việc bổn phận, với lý do là mình không xứng đáng, và chính lời Chúa Giêsu mới là động lực thúc đẩy chúng ta. Ngài đã yêu thương chúng ta đến nỗi hy sinh mạng sống mình vì chúng ta. Chính vì Ngài biết và hiểu thấu những yếu hèn của chúng ta. Đấng Mục Tử nhân hậu đã gọi chúng ta giúp đỡ tha nhân cho Ngài. Không vì chúng ta xứng đáng làm mục tử tốt phục vụ cho tha nhân, nhưng chính đó là sự sống mà Chúa Giêsu đã đặt vào chúng ta. Bí tích Rữa Tội, và Mình Thánh Chúa đã ban cho chúng ta sự sống của Chúa Giêsu trong chúng ta. Tinh thần phục vụ, và tình thương của Ngài đối với đoàn chiên, chính là tinh thần và tình thương của chúng ta đối với cộng đoàn.
Chúng ta nên cầu nguyện cho các Giám Mục của chúng ta trong thánh lễ này. Họ là những mục tử của đoàn chiên, vì các ngài cầm gậy của mục tử. Cho dù có nhiều trường hợp đau lòng về những lãnh đạo không làm đủ bổn phận, nhưng chúng ta luôn nhớ đến những giám mục đã hoạt động trong việc giúp đỡ người nghèo, kiến tạo hòa bình và công bằng trong xã hội. Các vị ấy đã mở mắt chúng ta và thách đố chúng ta sống theo Phúc âm trong thế giới hiện tại. Cho dù trong hàng ngũ giáo dân, nhiều người có học thức cao, nhưng chúng ta vẫn muốn các giám mục lên tiếng và dạy chúng ta về tình thương của Đấng Mục Tử nhân hậu. Trong xã hội hiện nay, biết bao vấn nạn về người nghèo, về nền kinh tế suy thoái trên toàn cầu, về những đe dọa cho cuộc sống của chúng ta... Hơn lúc nào hết, chúng ta cần lên tiếng kêu gọi sống theo Phúc âm và quyết tâm gìn giữ trái đất. Chúng ta nên cầu nguyện cho hội đồng giám mục, để các vị đó trở nên những mục tử tốt cho chúng ta và cho toàn thế giới.
Chúng ta đã thấy những gương tốt của các mục tử tốt lành trên thế giới. Là những vị đã sẵn sàng hiến mạng sống của họ cho những người nghèo khó, người bị áp bức. Chúng ta sực nhớ đến: đức Tổng Giám Mục Romero bênh vực cho người nghèo ở châu Mỹ La tinh, Bà Dorothy Day, người bênh vực cho thợ thuyền ở Mỹ, Mẹ Teresa ở Ấn Độ, bốn nữ tu dòng Truyền giáo Maryknoll đã tử đạo ở Salvador, Đức Hồng y Bernardine ở Chicago, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị v.v...Và còn biết bao nhiêu người khác ở địa phương chúng ta. Ở Việt Nam, có Đức Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận, Đức Tổng Giám Mục Huế Philipphê Nguyễn Kim Điền v.v... Các vị đó đã nêu gương tốt, và đã thu hút nhiều người theo họ để giúp đở tha nhân.
Giờ phút này, chúng ta nên nhìn những người cùng chúng ta dâng thánh lễ hôm nay, hãy đếm xem có được bao nhiêu con chiên ngoan đạo. Và đó là lý do để chúng ta dâng lời ca ngợi và cảm ơn Thiên Chúa, vì nhờ Chúa Giêsu Phục Sinh đang ở giữa chúng ta, và đang dẫn dắt chúng ta phục vụ kẻ khác. Chúng ta cũng không nên quên những thành viên hội đồng giáo xứ của chúng ta, họ cũng là những mục tử tốt. Họ không lãnh lương, nhưng tận tâm làm việc chỉ để phục vụ cho giáo xứ. Họ cũng hiến dâng đời sống họ cho đoàn chiên.
Khi nghe Phúc âm hôm nay, anh chị em có nghe được âm vang lời Chúa hứa cho dân Israel khi xưa không?: "Ta sẽ nhận các ngươi làm dân riêng của Ta, và đối với các ngươi, Ta sẽ là Thiên Chúa. Các ngươi sẽ biết rằng Ta, ĐỨC CHÚA, là Thiên Chúa các ngươi, Đấng cứu các ngươi khỏi phải làm việc khổ sai cho người Ai-cập”(Xh 6:7). Hôm nay, Chúa Giêsu lập lại lời hứa đó một lần nữa cho một dân tộc mới của Ngài "Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi" (Ga 10:14). Đây là lời của Thiên Chúa Đấng vẫn luôn trung tín với lời giao ước: Ngài là Chúa của chúng ta, cùng đi với chúng ta qua sa mạc, và nuôi dưỡng chúng ta hằng ngày, đó là của ăn mà chúng ta sắp lãnh nhận trong Bí tích Thánh Thể hôm nay.
Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP
Nhân hậu
Lm Vũđình Tường
14:17 01/05/2009
Đức Kitô vị mục tử nhân hậu. Theo Ngài mục tử nhân hậu không sống cho mình, nhưng sống cho đàn chiên, hy sinh cho đàn chiên và nếu cần sẵn sàng chết thay để bảo vệ đàn chiên.
Đức Kitô làm tròn sứ mạng mục tử như lời tuyên bố. Ta là Mục Tử Nhân Lành.Trước khi quân dữ tra tay bắt, trong vườn Cây Dầu, Ngài nói:
Nếu các anh tìm bắt tôi, thì hãy để cho những người này đi Gn 18,8
Như thế ứng nghiệm lời Kinh Thánh,
Những người Cha đã ban cho Con, Con không để mất một ai. Gn 18,9
Chúa Chiên Lành
Vị mục tử nhân lành trần thế trở thành Chúa Chiên Lành vì Ngài chiến thắng thần chết. Ngài sống lại ban sự sống trường sinh và phó thác công việc rao giảng Tin Mừng cho các Tông Đồ. Sứ mạng này khởi xuất từ biến cố Phục Sinh. Chúa Cha sai Đức Kitô, nay Ngài trao phó công việc rao giảng Tin Mừng cho các tông đồ.
Thực ra các tông đồ rao giảng hai sự kiện.
Lập lại những gì Chúa Chiên Lành rao giảng.
Rao giảng Đấng sống lại từ cõi chết.
Là chứng nhân đã gặp Đức Kitô sống lại từ cõi chết, không phải một lần, một ngày, mà là nhiều lần trong vòng 40 đêm ngày. Các ông không rao giảng suông nhưng còn làm chứng, xác thực đã gặp Ngài. Việc làm chứng nhân cho Đức Kitô Phục Sinh được nối tiếp qua các thế hệ cho đến ngày Chúa Chiên Lành quang lâm.
Như Cha đã sai Con đến thế gian, thì Con cũng sai họ đến thế gian 17,18
Như chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em 20,21.
Sau khi sống lại từ cõi chết Đức Kitô nhớ ngay đến các tông đồ. Ngài mau mắn tìm gặp các ông trước khi về cùng Chúa Cha.
Thôi đừng giữ Thầy lại, vì Thầy chưa lên cùng Chúa Cha. Nhưng hãy đi gặp anh em Thầy và bảo họ: Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em, lên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em’. Gn 20,17
Lưu luyến
Đức Kitô, Chúa Chiên Lành, lưu lại với các tông đồ 40 ngày trước khi về cùng Chúa Cha. Ngài hiện ra, tiếp xúc, sinh hoạt. Ngài giúp các ông nhớ lại lời Ngài giảng trong thời gian còn ở với các ông. Công việc gợi nhớ và mặc khải không chấm dứt khi Chúa Chiên Lành về trời. Đức Kitô bàn giao công việc đó cho Chúa Thánh Thần. Thánh Thần nối tiếp công trình hướng dẫn Hội Thánh cho đến ngày Chúa Chiên Lành trở lại lần thứ hai. Vì thế Giáo Hội tin tưởng chắc chắn Thánh Thần Chúa luôn sinh hoạt, hướng dẫn, mặc khải và đồng hành với Giáo Hội qua mọi thời đại cho tới khi Lời Chúa, Sự Thật và việc Chúa sống lại được vẹn toàn.
Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ hướng dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn….Người sẽ lấy những gì của Thầy là loan báo cho anh em 16: 13,14
Nói xong. Người thổi hơi vào các ông và bảo.
Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần 20,22
Một đàn chiên
Chúa Chiên Lành, với sự hợp tác của Chúa Thánh Thần, không ngừng hoạt động nhưng luôn tìm kiếm chiên lạc mang về. Việc tìm kiếm chỉ chấm dứt khi nào tất cả các chiên đều thuộc về một đàn và dưới sự lãnh đạo của một chủ chăn là Chúa Chiên Lành.
Tôi còn có những chiên khác không thuộc đàn này. Tôi cũng đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đàn chiên và một mục tử.
Chúa Chiên Lành sống chết cho đàn chiên. Ngài biết chiên của Ngài. Chiên biết và nhận ra tiếng chủ. Ngoài ra Ngài còn ban cho chiên sự sống đời đời. Sự sống trường sinh của chính Ngài.
Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi, tôi biết chúng và chúng theo tôi. Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi 10.27
Nhận biết tiếng nói trong Kinh Thánh có nghĩa là sống và thực hành lời Chúa Chiên. Ai nghe và sống lời Ngài ví như người khôn xây nhà trên đá khi mưa sa, nước lũ nhà không bị sập vì đặt nền trên đá tảng vững chắc là Lời Chúa. Ngoài ra còn được Chúa Cha thương mến. Nơi đâu có Chúa Cha, nơi đó có Chúa Con cùng ngự, và sự hiện diện của Chúa Thánh Thần. Ba Ngôi Thiên Chúa đến và ngự trong tâm hồn đó. Nơi nào Thiên Chúa hiện diện, nơi đó không gặp hiểm nguy. Nơi đó toàn thắng sự dữ, ba thù, vì chính Chúa Chiên Lành đã thắng quỉ dữ.
Giả hình
Trái lại mục tử giả hình, đặt lợi nhuận cá nhân lên trên sự an toàn và sống còn của đàn chiên. Lợi dụng chiên để thâu hoa lợi. Hiểm nguy đến, cùng đồng bọn, sẵn sàng bỏ rơi đàn chiên, cao bay, xa chạy, tìm an toàn riêng. Chiên bị sói cấu xé, chia năm xẻ bảy chúng không quan tâm vì không còn lợi dụng chiên được nữa.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
Đức Kitô làm tròn sứ mạng mục tử như lời tuyên bố. Ta là Mục Tử Nhân Lành.Trước khi quân dữ tra tay bắt, trong vườn Cây Dầu, Ngài nói:
Nếu các anh tìm bắt tôi, thì hãy để cho những người này đi Gn 18,8
Như thế ứng nghiệm lời Kinh Thánh,
Những người Cha đã ban cho Con, Con không để mất một ai. Gn 18,9
Chúa Chiên Lành
Vị mục tử nhân lành trần thế trở thành Chúa Chiên Lành vì Ngài chiến thắng thần chết. Ngài sống lại ban sự sống trường sinh và phó thác công việc rao giảng Tin Mừng cho các Tông Đồ. Sứ mạng này khởi xuất từ biến cố Phục Sinh. Chúa Cha sai Đức Kitô, nay Ngài trao phó công việc rao giảng Tin Mừng cho các tông đồ.
Thực ra các tông đồ rao giảng hai sự kiện.
Lập lại những gì Chúa Chiên Lành rao giảng.
Rao giảng Đấng sống lại từ cõi chết.
Là chứng nhân đã gặp Đức Kitô sống lại từ cõi chết, không phải một lần, một ngày, mà là nhiều lần trong vòng 40 đêm ngày. Các ông không rao giảng suông nhưng còn làm chứng, xác thực đã gặp Ngài. Việc làm chứng nhân cho Đức Kitô Phục Sinh được nối tiếp qua các thế hệ cho đến ngày Chúa Chiên Lành quang lâm.
Như Cha đã sai Con đến thế gian, thì Con cũng sai họ đến thế gian 17,18
Như chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em 20,21.
Sau khi sống lại từ cõi chết Đức Kitô nhớ ngay đến các tông đồ. Ngài mau mắn tìm gặp các ông trước khi về cùng Chúa Cha.
Thôi đừng giữ Thầy lại, vì Thầy chưa lên cùng Chúa Cha. Nhưng hãy đi gặp anh em Thầy và bảo họ: Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em, lên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em’. Gn 20,17
Lưu luyến
Đức Kitô, Chúa Chiên Lành, lưu lại với các tông đồ 40 ngày trước khi về cùng Chúa Cha. Ngài hiện ra, tiếp xúc, sinh hoạt. Ngài giúp các ông nhớ lại lời Ngài giảng trong thời gian còn ở với các ông. Công việc gợi nhớ và mặc khải không chấm dứt khi Chúa Chiên Lành về trời. Đức Kitô bàn giao công việc đó cho Chúa Thánh Thần. Thánh Thần nối tiếp công trình hướng dẫn Hội Thánh cho đến ngày Chúa Chiên Lành trở lại lần thứ hai. Vì thế Giáo Hội tin tưởng chắc chắn Thánh Thần Chúa luôn sinh hoạt, hướng dẫn, mặc khải và đồng hành với Giáo Hội qua mọi thời đại cho tới khi Lời Chúa, Sự Thật và việc Chúa sống lại được vẹn toàn.
Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ hướng dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn….Người sẽ lấy những gì của Thầy là loan báo cho anh em 16: 13,14
Nói xong. Người thổi hơi vào các ông và bảo.
Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần 20,22
Một đàn chiên
Chúa Chiên Lành, với sự hợp tác của Chúa Thánh Thần, không ngừng hoạt động nhưng luôn tìm kiếm chiên lạc mang về. Việc tìm kiếm chỉ chấm dứt khi nào tất cả các chiên đều thuộc về một đàn và dưới sự lãnh đạo của một chủ chăn là Chúa Chiên Lành.
Tôi còn có những chiên khác không thuộc đàn này. Tôi cũng đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đàn chiên và một mục tử.
Chúa Chiên Lành sống chết cho đàn chiên. Ngài biết chiên của Ngài. Chiên biết và nhận ra tiếng chủ. Ngoài ra Ngài còn ban cho chiên sự sống đời đời. Sự sống trường sinh của chính Ngài.
Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi, tôi biết chúng và chúng theo tôi. Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi 10.27
Nhận biết tiếng nói trong Kinh Thánh có nghĩa là sống và thực hành lời Chúa Chiên. Ai nghe và sống lời Ngài ví như người khôn xây nhà trên đá khi mưa sa, nước lũ nhà không bị sập vì đặt nền trên đá tảng vững chắc là Lời Chúa. Ngoài ra còn được Chúa Cha thương mến. Nơi đâu có Chúa Cha, nơi đó có Chúa Con cùng ngự, và sự hiện diện của Chúa Thánh Thần. Ba Ngôi Thiên Chúa đến và ngự trong tâm hồn đó. Nơi nào Thiên Chúa hiện diện, nơi đó không gặp hiểm nguy. Nơi đó toàn thắng sự dữ, ba thù, vì chính Chúa Chiên Lành đã thắng quỉ dữ.
Giả hình
Trái lại mục tử giả hình, đặt lợi nhuận cá nhân lên trên sự an toàn và sống còn của đàn chiên. Lợi dụng chiên để thâu hoa lợi. Hiểm nguy đến, cùng đồng bọn, sẵn sàng bỏ rơi đàn chiên, cao bay, xa chạy, tìm an toàn riêng. Chiên bị sói cấu xé, chia năm xẻ bảy chúng không quan tâm vì không còn lợi dụng chiên được nữa.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
Tâm tình tháng hoa
Lại Thế Lãng
15:21 01/05/2009
TÂM TÌNH THÁNG HOA
Hoa muôn sắc con dâng trước tòa
Màu tươi thắm hương ngát tốt xinh
Hoa muôn sắc con dâng trước tòa
Còn thua kém tươi Mẹ Chúa Thiên đình…
Mỗi khi nghe những lời hát trên thường được hát khi tháng hoa về, tôi như được sống lại những mùa hoa khi còn ở gíao xứ quê nhà lúc còn ở tuổi niên thiếu.
Mỗi lần tháng hoa về ở gíao xứ quê tôi vui lắm. Có lẽ tháng hoa là tháng vui nhất trong năm. Vui vì trong suốt cả tháng hoa tuần nào cũng có rước kiệu Đức Mẹ và dâng hoa. Khi đó giáo xứ được chia thành bốn khu mang tên bốn hướng là các khu Đông, khu Tây, khu Nam và khu Bắc. Mỗi Chúa nhật đều có một khu đảm trách việc rước kiệu và như vậy là vừa đủ bốn lần rước kiệu và dâng hoa trong suốt cả tháng hoa.
Mỗi lần có rước kiệu thì không phải chỉ có khu nào đảm trách việc rước kiệu mới náo nhiệt mà cả giáo xứ đều náo nhiệt. Khu đứng ra tổ chức rước kiệu thì dĩ nhiên là bận rộn với nhiều công việc phải chuẩn bị như trang hoàng kiệu Đức Mẹ, làm kiệu hoa, cổng chào, giăng cờ ngũ sắc và cờ Hội thánh v.v. Nhưng ở ba khu còn lại cũng nhộn nhịp không kém. Ai làm gì thì làm nhưng vào ngày rước kiệu đều không quên nhắc nhau nghỉ việc sớm để còn về sửa soạn cho kịp tham dự cuộc rước.
Ngày hôm đó ai nấy đều ăn mặc chỉnh tề, mặt tươi như hoa, cười cười nói nói kéo nhau đến địa điểm theo giờ ấn định. Tại đây mọi người sẽ nhập vào đoàn thể của mình tùy theo tuổi tác hay giới tính. Ở độ tuổi thiếu niên như chúng tôi thì vào đoàn Nghĩa binh Thánh thể. Các thanh niên thanh nữ thì có hội thanh niên, hội Con Đức Mẹ, hội hát. Cao tuổi hơn nữa thì có hội Phạt ta, hội Dòng ba v.v.
Cuộc rước sẽ xuất phát từ một điểm nào đó trong khu để từ đó rước về nhà thờ. Những buổi rước kiệu của khu tôi ở thường xuất phát từ nhà ông nội tôi vì nhà ông tôi có cái sân gạch tương đối rộng tạm đủ cho việc tập trung chuẩn bị cuộc rước, vả lại lúc đó ông tôi cũng là một chức sắc trong giáo xứ.
Trên đường về nhà thờ, ngoài những lúc hát hay đọc kinh, thỉnh thoảng hội kèn Tây trỗi lên những bản nhạc hùng tráng có sức thôi thúc lòng người làm cho ai nấy đều phấn khởi. Bên cạnh đó âm thanh từ trống lớn, trống con, chũm chọe quyện vào nhau nghe rất vui tai. Riêng hội trắc với cách gõ những thanh trắc vào nhau rất nhanh và nhịp nhàng vừa tạo ra những âm thanh dòn dã, trông lại rất đẹp mắt.
Khi đoàn rước vừa về đến nhà thờ thì chuông đổ hồi chào mừng đoàn rước. Khi tiếng chuông vừa dứt vào lúc mọi người đã ở bên trong nhà thờ thì mọi người cùng cất cao tiếng hát:
Lạy Mẹ là ngôi sao sáng
Soi lối cho con lúc vượt biển thế gian …..
Kiệu Đức Mẹ được đặt sát gian cung thánh hướng về phía giáo dân. Buổi dâng hoa do các thiếu nữ đảm trách diễn ra liền sau đó thu hút sư chú ý theo dõi của mọi người. Cuộc rước kiệu sau cùng được kết thúc bằng buổi chầu Thánh thể sốt sắng.
Quang cảnh những buổi rước kiệu ở giáo xứ quê tôi những ngày xa xưa đã in đậm trong ký ức thỉnh thoảng lại trở về trong những giấc mơ. Tôi đã nhiều lần mơ thấy mình hòa lẫn trong đoàn người rước kiệu, thích thú nghe tiếng kèn, tiếng trống rất quen thuộc khi tỉnh dậy vẫn còn tiếc ngẩn tiếc ngơ. Rời xa quê hương với biết bao kỷ niệm của thời niên thiếu, tôi vẫn ấp ủ niềm ao ước có một ngày được trở về thăm lại giáo xứ quê nhà và để được đi trên con đường mà tôi đã nhiều lần đi rước kiệu nhưng rồi vì lý do này lý do khác điều mong ước của tôi vẫn chưa thể thực hiện.
Có lẽ không có mấy người giáo hữu hiểu rõ tháng hoa đã có từ bao giờ và xuất phát từ đâu nhưng chắc chắn ai cũng đều biết tháng hoa đã được Giáo hội dành riêng để tôn kính Đức Mẹ. Trong cuộc sống hàng ngày người ta tặng hoa cho nhau để tỏ tình yêu, để chúc mừng người thành đạt hay người vừa mới hồi phục sau cơn bệnh, vừa thoát khỏi hiểm nguy; người ta tặng hoa cho những ca sĩ, cầu thủ, tài tử điện ảnh v.v. được ngưỡng mộ; người ta tặng hoa cho những người khải hoàn trở về sau khi hoàn thành một công việc nào đó; người ta cũng còn gửi vòng hoa để bày tỏ sự thương tiếc đối với người qúa cố hay bày tỏ sự chia sẻ đối với thân nhân của người qúa cố. Hoa đã trở thành biểu tượng của tình yêu, của sự qúy mến, kính trọng, sự biết ơn, ngưỡng mộ hay thương tiếc…Trong tháng hoa người Công giáo dâng lên Đức Mẹ những đoá hoa với tâm tình của con cái tôn kính Mẹ Lành.
Theo Linh mục Đinh Lập Liễm trong một bài viết về tháng hoa thì trong các loại hoa có tới: 234 loại hoa mầu trắng, 220 loại hoa màu vàng, 144 loại hoa màu chàm, 72 loại hoa màu tím, 39 loại hoa màu xanh, 12 loại hoa màu vàng cam, 4 loại hoa màu da mận, 2 loại hoa màu đen.
Tuy nhiên trong các buổi dâng hoa ta thường chỉ thấy có 5 sắc hoa tượng trưng cho 5 nhân đức của Đức Mẹ là:
- Hoa trắng chỉ sự trong sạch của tâm hồn
- Hoa tím chỉ sự tuân phục thánh ý Chúa
- Hoa vàng chỉ đức mến vẹn toàn
- Hoa xanh chỉ sự trọn lành thánh thiện
- Hoa đỏ chỉ sự hy sinh hãm mình.
Người Công giáo Việt Nam vốn có lòng mộ mến Đức Mẹ cách đặc biệt. Chỉ cần nhìn vào con số người hàng năm hành hương đến La Vang, Trà Kiệu, Bãi Dâu, Tà Pao v.v. hay nhìn vào con số người ngày ngày đứng trước hang đá Đức Mẹ ở khắp các giáo xứ đủ thấy lòng tin của người Công giáo Việt Nam vào Đức Mẹ mãnh liệt đến chừng nào.
Có một câu chuyện về một bà lão sống ở một vùng quê Việt Nam. Bà lão này nghèo lắm và như người ta thường nói “đã nghèo còn gặp cái eo”, bà lão gặp hết điều bất hạnh này đến bất hạnh khác. Tuy nhiên không bao giờ người ta thấy bà than thở với ai mà ngược lại bà vẫn sống an vui như thể bất hạnh chưa bao giờ đến với bà. Ai cũng lấy làm lạ không thể hiểu được tại sao bà có thể có thái độ bình thản đến thế cho đến một hôm có người đến gặp bà và đề cập đến điều mà nhiều người đang thắc mắc.
Bà lão cười hiền từ đáp lại rằng vì bà có Đức Mẹ. Người đối diện với bà không phải là người Công giáo nên không hiểu được ý của bà đã yêu cầu bà nói rõ thêm. Cũng lại với nụ cười hiền lành bà lão lấy ví dụ có hai người đang chới với trên dòng nước. Trong hai người này có một người vớ được một vật nổi có thể dùng làm phao còn người kia thì không. Bà lão nói tiếp người có được chiếc phao chắc chắn là rất bình tĩnh vì có hy vọng được cứu vớt còn người kia sẽ vô cùng hoảng hốt. Bà lão kết luận Đức Mẹ mà bà tôn kính chính là chiếc phao trong cuộc sống của bà. Bà đã phó thác mọi sự cho Đức Mẹ nên chẳng còn lo lắng, băn khoăn gì.
Một người bạn của tôi nói rằng mỗi khi có điều gì muốn tâm sự, muốn thổ lộ nỗi lòng hay muốn xin ơn, ông thích chạy đến với Đức Mẹ hơn là đến kêu cầu cùng Chúa. Có lẽ không phải chỉ có một mình ông nghĩ như vậy. Tuy nhiên một số người lại cho rằng làm như vậy là không đúng vì Đức Mẹ cũng chỉ là loài thụ tạo. Họ sợ rằng việc sùng kính Đức Mẹ có thể làm sao nhãng hay giảm bớt sự tôn thờ đối với Thiên Chúa.
Thật ra khi ta chạy đến kêu cầu cùng Đức Mẹ cũng chính là nhờ Đức Mẹ cầu thay nguyện giúp với Chúa. Quyền năng mà Đức Mẹ có được để ban phát cho ta ơn này ơn nọ tất cả đều từ Thiên Chúa mà ra. Thiên Chúa chắc chắn sẽ hài lòng khi thấy Đức Mẹ được tôn kính. Giáo hội đã dành đến hai tháng (tháng hoa và tháng Mân côi) và nhiều ngày khác nữa trong lịch Phụng vụ để tôn vinh Đức Mẹ cho thấy Giáo hội muốn con cái mình dành nhiều thời gian để tôn kính Mẹ Maria. Vì vậy việc sùng kính Đức Mẹ không có gì cần phải bàn cãi.
Trong tháng hoa, để tỏ lòng tôn kính Mẹ, nếu có thể ta hãy dâng lên Đức Mẹ những bông hoa tươi thắm. Đồng thời ta cũng cần dâng lên Đức Mẹ những bó hoa thiêng liêng được đan kết bằng những hy sinh, hãm mình, bác ái v.v. Trong đời sống hàng ngày nếu ta biết chấp nhận nghịch cảnh và coi đó như những đoá hoa đem dâng cho Đức Mẹ thì chắc chắn sẽ rất đẹp lòng Đức Mẹ
Tháng Hoa 2009
Hoa muôn sắc con dâng trước tòa
Màu tươi thắm hương ngát tốt xinh
Hoa muôn sắc con dâng trước tòa
Còn thua kém tươi Mẹ Chúa Thiên đình…
Mỗi khi nghe những lời hát trên thường được hát khi tháng hoa về, tôi như được sống lại những mùa hoa khi còn ở gíao xứ quê nhà lúc còn ở tuổi niên thiếu.
Mỗi lần tháng hoa về ở gíao xứ quê tôi vui lắm. Có lẽ tháng hoa là tháng vui nhất trong năm. Vui vì trong suốt cả tháng hoa tuần nào cũng có rước kiệu Đức Mẹ và dâng hoa. Khi đó giáo xứ được chia thành bốn khu mang tên bốn hướng là các khu Đông, khu Tây, khu Nam và khu Bắc. Mỗi Chúa nhật đều có một khu đảm trách việc rước kiệu và như vậy là vừa đủ bốn lần rước kiệu và dâng hoa trong suốt cả tháng hoa.
Mỗi lần có rước kiệu thì không phải chỉ có khu nào đảm trách việc rước kiệu mới náo nhiệt mà cả giáo xứ đều náo nhiệt. Khu đứng ra tổ chức rước kiệu thì dĩ nhiên là bận rộn với nhiều công việc phải chuẩn bị như trang hoàng kiệu Đức Mẹ, làm kiệu hoa, cổng chào, giăng cờ ngũ sắc và cờ Hội thánh v.v. Nhưng ở ba khu còn lại cũng nhộn nhịp không kém. Ai làm gì thì làm nhưng vào ngày rước kiệu đều không quên nhắc nhau nghỉ việc sớm để còn về sửa soạn cho kịp tham dự cuộc rước.
Ngày hôm đó ai nấy đều ăn mặc chỉnh tề, mặt tươi như hoa, cười cười nói nói kéo nhau đến địa điểm theo giờ ấn định. Tại đây mọi người sẽ nhập vào đoàn thể của mình tùy theo tuổi tác hay giới tính. Ở độ tuổi thiếu niên như chúng tôi thì vào đoàn Nghĩa binh Thánh thể. Các thanh niên thanh nữ thì có hội thanh niên, hội Con Đức Mẹ, hội hát. Cao tuổi hơn nữa thì có hội Phạt ta, hội Dòng ba v.v.
Cuộc rước sẽ xuất phát từ một điểm nào đó trong khu để từ đó rước về nhà thờ. Những buổi rước kiệu của khu tôi ở thường xuất phát từ nhà ông nội tôi vì nhà ông tôi có cái sân gạch tương đối rộng tạm đủ cho việc tập trung chuẩn bị cuộc rước, vả lại lúc đó ông tôi cũng là một chức sắc trong giáo xứ.
Trên đường về nhà thờ, ngoài những lúc hát hay đọc kinh, thỉnh thoảng hội kèn Tây trỗi lên những bản nhạc hùng tráng có sức thôi thúc lòng người làm cho ai nấy đều phấn khởi. Bên cạnh đó âm thanh từ trống lớn, trống con, chũm chọe quyện vào nhau nghe rất vui tai. Riêng hội trắc với cách gõ những thanh trắc vào nhau rất nhanh và nhịp nhàng vừa tạo ra những âm thanh dòn dã, trông lại rất đẹp mắt.
Khi đoàn rước vừa về đến nhà thờ thì chuông đổ hồi chào mừng đoàn rước. Khi tiếng chuông vừa dứt vào lúc mọi người đã ở bên trong nhà thờ thì mọi người cùng cất cao tiếng hát:
Lạy Mẹ là ngôi sao sáng
Soi lối cho con lúc vượt biển thế gian …..
Kiệu Đức Mẹ được đặt sát gian cung thánh hướng về phía giáo dân. Buổi dâng hoa do các thiếu nữ đảm trách diễn ra liền sau đó thu hút sư chú ý theo dõi của mọi người. Cuộc rước kiệu sau cùng được kết thúc bằng buổi chầu Thánh thể sốt sắng.
Quang cảnh những buổi rước kiệu ở giáo xứ quê tôi những ngày xa xưa đã in đậm trong ký ức thỉnh thoảng lại trở về trong những giấc mơ. Tôi đã nhiều lần mơ thấy mình hòa lẫn trong đoàn người rước kiệu, thích thú nghe tiếng kèn, tiếng trống rất quen thuộc khi tỉnh dậy vẫn còn tiếc ngẩn tiếc ngơ. Rời xa quê hương với biết bao kỷ niệm của thời niên thiếu, tôi vẫn ấp ủ niềm ao ước có một ngày được trở về thăm lại giáo xứ quê nhà và để được đi trên con đường mà tôi đã nhiều lần đi rước kiệu nhưng rồi vì lý do này lý do khác điều mong ước của tôi vẫn chưa thể thực hiện.
Có lẽ không có mấy người giáo hữu hiểu rõ tháng hoa đã có từ bao giờ và xuất phát từ đâu nhưng chắc chắn ai cũng đều biết tháng hoa đã được Giáo hội dành riêng để tôn kính Đức Mẹ. Trong cuộc sống hàng ngày người ta tặng hoa cho nhau để tỏ tình yêu, để chúc mừng người thành đạt hay người vừa mới hồi phục sau cơn bệnh, vừa thoát khỏi hiểm nguy; người ta tặng hoa cho những ca sĩ, cầu thủ, tài tử điện ảnh v.v. được ngưỡng mộ; người ta tặng hoa cho những người khải hoàn trở về sau khi hoàn thành một công việc nào đó; người ta cũng còn gửi vòng hoa để bày tỏ sự thương tiếc đối với người qúa cố hay bày tỏ sự chia sẻ đối với thân nhân của người qúa cố. Hoa đã trở thành biểu tượng của tình yêu, của sự qúy mến, kính trọng, sự biết ơn, ngưỡng mộ hay thương tiếc…Trong tháng hoa người Công giáo dâng lên Đức Mẹ những đoá hoa với tâm tình của con cái tôn kính Mẹ Lành.
Theo Linh mục Đinh Lập Liễm trong một bài viết về tháng hoa thì trong các loại hoa có tới: 234 loại hoa mầu trắng, 220 loại hoa màu vàng, 144 loại hoa màu chàm, 72 loại hoa màu tím, 39 loại hoa màu xanh, 12 loại hoa màu vàng cam, 4 loại hoa màu da mận, 2 loại hoa màu đen.
Tuy nhiên trong các buổi dâng hoa ta thường chỉ thấy có 5 sắc hoa tượng trưng cho 5 nhân đức của Đức Mẹ là:
- Hoa trắng chỉ sự trong sạch của tâm hồn
- Hoa tím chỉ sự tuân phục thánh ý Chúa
- Hoa vàng chỉ đức mến vẹn toàn
- Hoa xanh chỉ sự trọn lành thánh thiện
- Hoa đỏ chỉ sự hy sinh hãm mình.
Người Công giáo Việt Nam vốn có lòng mộ mến Đức Mẹ cách đặc biệt. Chỉ cần nhìn vào con số người hàng năm hành hương đến La Vang, Trà Kiệu, Bãi Dâu, Tà Pao v.v. hay nhìn vào con số người ngày ngày đứng trước hang đá Đức Mẹ ở khắp các giáo xứ đủ thấy lòng tin của người Công giáo Việt Nam vào Đức Mẹ mãnh liệt đến chừng nào.
Có một câu chuyện về một bà lão sống ở một vùng quê Việt Nam. Bà lão này nghèo lắm và như người ta thường nói “đã nghèo còn gặp cái eo”, bà lão gặp hết điều bất hạnh này đến bất hạnh khác. Tuy nhiên không bao giờ người ta thấy bà than thở với ai mà ngược lại bà vẫn sống an vui như thể bất hạnh chưa bao giờ đến với bà. Ai cũng lấy làm lạ không thể hiểu được tại sao bà có thể có thái độ bình thản đến thế cho đến một hôm có người đến gặp bà và đề cập đến điều mà nhiều người đang thắc mắc.
Bà lão cười hiền từ đáp lại rằng vì bà có Đức Mẹ. Người đối diện với bà không phải là người Công giáo nên không hiểu được ý của bà đã yêu cầu bà nói rõ thêm. Cũng lại với nụ cười hiền lành bà lão lấy ví dụ có hai người đang chới với trên dòng nước. Trong hai người này có một người vớ được một vật nổi có thể dùng làm phao còn người kia thì không. Bà lão nói tiếp người có được chiếc phao chắc chắn là rất bình tĩnh vì có hy vọng được cứu vớt còn người kia sẽ vô cùng hoảng hốt. Bà lão kết luận Đức Mẹ mà bà tôn kính chính là chiếc phao trong cuộc sống của bà. Bà đã phó thác mọi sự cho Đức Mẹ nên chẳng còn lo lắng, băn khoăn gì.
Một người bạn của tôi nói rằng mỗi khi có điều gì muốn tâm sự, muốn thổ lộ nỗi lòng hay muốn xin ơn, ông thích chạy đến với Đức Mẹ hơn là đến kêu cầu cùng Chúa. Có lẽ không phải chỉ có một mình ông nghĩ như vậy. Tuy nhiên một số người lại cho rằng làm như vậy là không đúng vì Đức Mẹ cũng chỉ là loài thụ tạo. Họ sợ rằng việc sùng kính Đức Mẹ có thể làm sao nhãng hay giảm bớt sự tôn thờ đối với Thiên Chúa.
Thật ra khi ta chạy đến kêu cầu cùng Đức Mẹ cũng chính là nhờ Đức Mẹ cầu thay nguyện giúp với Chúa. Quyền năng mà Đức Mẹ có được để ban phát cho ta ơn này ơn nọ tất cả đều từ Thiên Chúa mà ra. Thiên Chúa chắc chắn sẽ hài lòng khi thấy Đức Mẹ được tôn kính. Giáo hội đã dành đến hai tháng (tháng hoa và tháng Mân côi) và nhiều ngày khác nữa trong lịch Phụng vụ để tôn vinh Đức Mẹ cho thấy Giáo hội muốn con cái mình dành nhiều thời gian để tôn kính Mẹ Maria. Vì vậy việc sùng kính Đức Mẹ không có gì cần phải bàn cãi.
Trong tháng hoa, để tỏ lòng tôn kính Mẹ, nếu có thể ta hãy dâng lên Đức Mẹ những bông hoa tươi thắm. Đồng thời ta cũng cần dâng lên Đức Mẹ những bó hoa thiêng liêng được đan kết bằng những hy sinh, hãm mình, bác ái v.v. Trong đời sống hàng ngày nếu ta biết chấp nhận nghịch cảnh và coi đó như những đoá hoa đem dâng cho Đức Mẹ thì chắc chắn sẽ rất đẹp lòng Đức Mẹ
Tháng Hoa 2009
Chúa chiên lành
Anmai, CSsR
15:44 01/05/2009
CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH B (Cv 4, 8-12; 1 Ga 3,1-2; Ga 10, 11-18)
Hình ảnh của những người Pharisêu quá quen thuộc với mỗi người chúng ta. Chúa Giêsu vẫn thường lên án, chỉ trích thái độ của người Pharisiêu. Lẽ ra, người Pharisiêu có nhiệm vụ hướng dẫn anh mù nhưng họ lại khai trừ anh. Đức Giêsu khác những người Pharisiêu, Đức Giêsu đã hướng dẫn anh mù. Những người Pharisiêu chỉ là những người chăn thuê còn chính Đức Giêsu mới là mục tử gương mẫu. Người mục tử gương mẫu như Chúa Giêsu ấy đã giữ gìn cho chiên khỏi chết và hiệp nhất các chiên lại. Đặc tính của Chúa Giêsu là làm cho chiên được sống và được sống dồi dào và gìn giữ cho đoàn chiên được hiệp nhất.
Thánh lễ Chúa Chiên Lành ngày hôm nay rất ý nghĩa cho mỗi người chúng ta vì lẽ chúng ta, người ở vai trò con chiên, người ở vai trò mục tử.
Mục tử là một hình ảnh quen thuộc đối với dân Israel cả trong thời kỳ họ còn sống nghề du mục lẫn trong thời kỳ họ đã định cư: thời du mục thì họ chuyên chăn nuôi; đến thời định cư hẳn trong xừ Palestina thì tuy họ đã chuyển sang nghề nông nhưng vẫn còn giữ nghề chăn nuôi.
Trong chăn nuôi, vai trò và nhiệm vụ của mục tử rất quan trọng và khó khăn: a/ Không phải chỉ nuôi vài ba con chiên mà cả đàn lên tới mấy trăm hoặc mấy ngàn con; b/ Muốn nuôi sống một mớ chiên đông như thế, không phải chỉ cần đi cắt một mớ cỏ đem về là đủ, mà phải tìm những đồng cỏ lớn, phải tính sẵn trong đầu xem khi đoàn chiên ăn hết đồng cỏ này thì phải dẫn chúng tới đồng cỏ khác ngay; phải chọn những chỗ vừa có cỏ xanh vừa có bóng mát vừa có nước uống (x. St 13,1-9: đầy tớ của Loth và của Abraham dành nhau những đồng cỏ và giếng nước); c/ Ngoài ra còn phải bảo vệ chiên khỏi những nguy hiểm thường xuyên đe dọa như trộm cướp và thú dữ. Có khi phải chiến đấu đến bị thương hoặc bị chết.
Trong bối cảnh trên, hình ảnh mục tử rất đẹp: thân thiết, tận tụy, can trường, chu đáo v.v. Bởi đó Thánh Kinh thường dùng hình ảnh này để mô tả những nhân vật quan trọng như Môisê (Xh 3,1-2 15,22-27...), các nhà lãnh đạo dân như vua, tư tế, thẩm phán, ngôn sứ (Gr 10,21; 12,10; Ed 34; Is 36,11 Dcr 11,15-17...). Đặc biệt nhất chính Thiên Chúa tự mô tả mình là mục tử (Tv 23 80), dân Israel được coi là đoàn chiên của Ngài (Tv 80,2), cuộc Xuất hành là việc Thiên Chúa dẫn dắt đoàn chiên Israel ấy qua những nơi khó khăn để tới chốn an lành (Tv 78,52, 77; Is 63,11-14). Và sau cùng Đấng Messia cũng được mô tả là mục tử (Ed 34; Dcr 13,7-9...)
Mô tả Thiên Chúa và Đấng Messia bằng hình ảnh mục tử thì rất đẹp, nhưng mô tả dân Thiên Chúa như đoàn chiên thì không được đẹp lắm vì hình ảnh đoàn chiên gợi lên ý tưởng một đám đông trong đó những cá nhân không có cá tính mà chỉ như một con số bị mất hút trong đa số. Bởi thế trong đoạn Tin Mừng này Đức Giêsu cũng dùng hình ảnh đoàn chiên nhưng Ngài làm nổi bật tính cá nhân riêng biệt của từng con chiên: “Ta biết các chiên của ta và các chiên của Ta biết Ta” (c 14).
“Ta là mục tử”: Trong Tin Mừng Ga nhiều lần Đức Giêsu dùng công thức “Ta là”. Những lần như thế không phải chỉ là một lời tự xưng suông mà còn hàm chứa một mặc khải cho người ta hiểu thêm về bản thân Ngài. Hơn nữa công thức này mang âm hưởng lời Giavê tự mặc khải (St 3,13-14). Như vậy khi Đức Giêsu nói “Ta là mục tử” thì ý nghĩa là bản chất của Ngài chính là mục tử, vì thế Ngài đã, đang và sẽ mãi mãi là mục tử.
“Ta là mục tử tốt”: Tính từ hy lạp kalos vừa có nghĩa “tốt” (bon) vừa có nghĩa “đẹp” (beau). “Tốt” diễn tả tấm lòng, còn “đẹp” diễn tả một hình ảnh tuyệt vời, mẫu mực, lý tưởng. Vì thế ta cũng có thể dịch “Ta là mục tử đẹp”.- - - “Mục tử đẹp thí mạng sống mình vì chiên”: Nét đặc thù phân biệt ai là mục tử đẹp là nếu người đó dám thí mạng sống mình vì đàn chiên. Ý tưởng này được lặp lại tới 4 lần trong đoạn Tin Mừng ngắn này (cc 11.15.17.18). Chính khi thí mạng sống mình, mục tử đẹp chứng tỏ được tinh thần trách nhiệm và lòng vô vụ lợi tuyệt đối khi đón nhận và chăm sóc đàn chiên. Đán chiên này chính là “xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi”, do đó bất cứ điều gì đụng tới đàn chiên đều đụng tới bản thân mục tử, bất cứ nguy hiểm nào đe dọa đàn chiên đều động viên toàn thể con người mục tử, vì người mục tử đẹp phục vụ đàn chiên, chứ không phải là kẻ chăn thuê.
Kẻ chăn thuê không phải là chủ đàn chiên nên khi gặp nguy hiểm thì lo bảo vệ thân mình chứ không bảo vệ đàn chiên, không dám thí mạng vì đàn chiên. Cũng như ở Êd 34, ở đây Đức Giêsu ám chỉ các nhà lãnh đạo dân Israel (tư tế, luật sĩ v.v.) Họ khư khư bám lấy quyền lãnh đạo dân chỉ vì tư lợi. Họ không phục vụ chiên trái lại bắt chiên phục vụ họ. Khi gặp nguy hiểm, họ không màng chi sự an toàn của chiên mà chỉ lo cho sự an toàn của họ, như lời thượng tế Caipha tuyên bố về Đức Giêsu “Nếu ta cứ để yên như thế thì thiên hạ sẽ tin vào ông ấy hết, rồi quân Rôma sẽ đến tiêu trừ cả nơi thánh của ta và dân ta nữa” (11,48).
Mục tử nhân lành (hoặc, đúng hơn phải nói là, gương mẫu) đi trước đàn chiên, hứng lấy mọi nguy hiểm, để cứu vớt đàn chiên, dù phải hy sinh mạng sống. Như vậy, Đa-vít là một mục tử gương mẫu: khi sư tử đến bắt một con chiên, ông đã rượt theo, đánh sư tử và giựt con chiên lại (1 Sm 17,34-35).
Hình ảnh “mục tử nhân lành” là một hình ảnh quen thuộc trong Thánh kinh. Trong Cựu Ước, hình ảnh ấy được áp dụng khi thì cho Thiên Chúa (Tv 23,1; Is 40,11). Khi thì cho vua Mêsia (2 Sm 7,8; Tv 78,70-72), khi lại cho những nhà chức trách trong dân Israel (Gr 2,8; 10,21; 23,1-8; Ed 34). Trong các sách nhất lãm, chúng ta cũng gặp những hình ảnh ấy (Mc 6,34; 14,27; Mt 9,36; 18,12-14; 25,32; 26,31; Lc 15,3-7).
Đức Giê-su thực hiện một cách hoàn hảo chức năng mục tử, vì Người là Con Người chia sẻ thân phận con người để dẫn đưa họ đến cuộc sống vĩnh cửu.
Chúa Giêsu chính là mẫu gương tuyệt vời cho các mục tử.
Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, có những mục tử sống hết mình vì đàn chiên nhưng cũng có những mục tử chăn thuê.
Tạ ơn Chúa, cám ơn Đức Mẹ vì tôi đang được sống với một vị mục tử “chính hiệu con nai vàng” ở mảnh đất truyền giáo nghèo. Phải nói rằng Ngài không có cái tội gì ngoài cái tội thương người nghèo. Cuộc sống của Ngài đơn sơ đạm bạc, chỉ với chiếc xe cọc cạch là phương tiện tới lui. Nhiều lần nhiều lúc bảo Ngài đổi xe nhưng cứ khất lần khất lựa.
Lần nọ, đoàn cứu trợ từ thiện kia gửi 100 phần quà cho vùng truyền giáo nghèo. Xin thêm thì ngại mà thiếu thì người dân so bì, thế là Ngài đã cố gắng hết sức để tìm thêm 50 phần nữa để lo cho tạm gọi là nhu cầu của người nghèo tại chỗ.
Nhìn dáng hao gầy của cha đặc trách giáo điểm truyền giáo chắc có lẽ mọi người nhìn thấy được đó là kết qủa của một cuộc đời sống cho chiên và vì chiên.
Nói đến cha đặc trách mà không nói đến giáo dân quả là một điều thiếu sót lớn. Có thể nói cha đặc trách của tôi là một mục tử tuyệt vời nhưng đối lại, con chiên của Ngài ở đây làm sao ấy !
Ngài vốn dĩ hiền lành, chịu thương chịu khó và chịu đựng thế nhưng vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh – ngày Giáo Hội kỷ niệm việc Chúa Giêsu lập phép Thánh Thể và truyền sứ vụ linh mục – nhưng khi nhìn tới nhìn lui nhà thờ chỉ có 80 giáo dân (tổng số giáo dân là 600) Ngài mới buông miệng nói một câu là Ngài cảm thấy buồn ! Không buồn sao được khi mà cả cuộc đời của Ngài, Ngài đã gần như hiến mạng sống của mình ở vùng đất nghèo này mà giáo dân cư xử với Ngài như vậy. Những ngày Ngài đau yếu bệnh tật chẳng thấy ai ngó ngàng gì đến. Dường như con chiên chỉ đến để nhận tình thương từ mục tử và không có chiều ngược lại.
Đau đớn hơn là lần nọ, Cha đặc trách xây cái nhà mát ở, có vài mạng vào phụ Ngài để dựng cái nhà mát ấy. Ít lâu sau, cha đặc trách cũ cũng làm nhà mát và một mớ giáo dân hăng hái xuống để giúp cha xứ cũ dù hai giáo điểm cách nhau trên dưới 50 km. Nhìn cách hành xử của con chiên ở đây tôi thấy làm sao đấy, còn Ngài, Ngài bảo là “cổ võ cho họ đi để sống tinh thần truyền giáo !”.
Vâng ! Một linh mục thánh thiện như Ngài thì có cái nhìn như thế nhưng thật sự đau đấy chứ ! Giáo điểm nhà thì không thấy vào giúp mà đi giúp giáo điểm bạn !
Không chỉ có như vậy, Tết Nguyên Đán vừa rồi, sau khi nhận quà, vừa bước ra khỏi cửa nhà thờ thì lời ra tiếng vào ngay. Nào là cha cho nhiều, cha cho ít. .. Nào là người này không xứng đáng để nhận, người kia mới đáng để nhận … Có để đi cho cũng phức tạp chứ không phải cứ có là cho một cách vô tư.
Và không chỉ dừng lại ở chuyện hơn thua nhưng còn chuyện miệt thị người này siêng đi lễ, người kia bỏ nhà thờ cũng là điểm nổi bật ở vùng truyền giáo nghèo này. Những ai lỡ bận công chuyện bỏ nhà thờ chừng vài lần là sẽ nghe lời ra tiếng vào ngay.
Hình ảnh của con chiên xứ đạo này bỗng nhiên lại tô điểm thêm nét hiền lành và khiêm nhường của vị mục tử nhân lành. Không phải ca tụng cha đặc trách là thánh hay phong thánh cho Ngài nhưng thật sự khi nhìn vào đời sống của Ngài, Ngài quả là vị mục tử nhân lành như lòng Chúa mong muốn.
Hình ảnh của cha đặc trách đây có lẽ là một mẫu gương nho nhỏ cho những ai sống đời mục tử.
Hình ảnh của giáo dân giáo điểm này cũng là một bài học cho những con chiên.
Sống trên đời ai cũng cần vật chất cả, đành biết là vậy, nhất là với những người nghèo nhưng cùng đích cuộc đời này đâu phải là vật chất. Cuộc đời này người ta đâu chỉ “sống bằng cơm bánh” như Chúa Giêsu đã từng nói. Cuộc đời này còn đó đời sống của tâm linh, đời sống của tinh thần.
Chỉ vì yêu, Cha đặc trách giáo điểm mới sống xả thân hết mình như vậy. Thật ra thì Cha đặc trách cũng đâu có làm gì ra tiền, Cha đặc trách cũng chạy đầu này đầu kia để kiếm chút gì đó về cho con cái. Tất cả là vì yêu và vì yêu.
Ngược lại, với giáo dân nghèo, ta có thể nghèo vật chất nhưng không thể nào nghèo tinh thần, không thể nào nghèo tình yêu được. Một lời thăm hỏi, một nụ cười, một chút việc nho nhỏ trong nhà thờ cũng đủ để an ủi cho vị truyền giáo đơn sơ này. Thế nhưng làm gì có ! Cha đặc trách đau lưng, đau bao tử giáo dân nào có biết. Ngày mỗi ngày, Cha đặc trách vẫn âm thầm lặng lẽ làm công việc của một ông từ đi đóng cổng thờ, đi quét chuông …
Cha đặc trách đã làm hết lòng mình, đã sống hết sức mình nhưng chưa bao giờ Ngài than thân trách phận. Tất cả cũng xuề xoà cho xong vì lòng thương dân nghèo.
Bài học chủ chăn nhân lành của vị truyền giáo ở giáo điểm truyền giáo này là một bài học hay của sự dấn thân, sự chịu đựng. Ngày mỗi ngày, Cha đặc trách sống như một “con chiên hiền lành bị đem đi làm thịt”.
Nguyện xin Chúa Giêsu là vị Mục tử tối cao ban nhiều ơn lành để Giáo Hội ngày càng có thêm những vị mục tử sống hết mình vì con chiên như vị mục tử ở vùng truyền giáo nghèo này.
Và cũng nguyện xin Chúa Giêsu biến đổi lòng con chiên ở mảnh đất này để họ ngày mỗi ngày yêu thương đùm bọc lẫn nhau hơn và nhất là yêu thương vị chủ chăn hết lòng yêu thương họ hơn.
Hình ảnh của những người Pharisêu quá quen thuộc với mỗi người chúng ta. Chúa Giêsu vẫn thường lên án, chỉ trích thái độ của người Pharisiêu. Lẽ ra, người Pharisiêu có nhiệm vụ hướng dẫn anh mù nhưng họ lại khai trừ anh. Đức Giêsu khác những người Pharisiêu, Đức Giêsu đã hướng dẫn anh mù. Những người Pharisiêu chỉ là những người chăn thuê còn chính Đức Giêsu mới là mục tử gương mẫu. Người mục tử gương mẫu như Chúa Giêsu ấy đã giữ gìn cho chiên khỏi chết và hiệp nhất các chiên lại. Đặc tính của Chúa Giêsu là làm cho chiên được sống và được sống dồi dào và gìn giữ cho đoàn chiên được hiệp nhất.
Thánh lễ Chúa Chiên Lành ngày hôm nay rất ý nghĩa cho mỗi người chúng ta vì lẽ chúng ta, người ở vai trò con chiên, người ở vai trò mục tử.
Mục tử là một hình ảnh quen thuộc đối với dân Israel cả trong thời kỳ họ còn sống nghề du mục lẫn trong thời kỳ họ đã định cư: thời du mục thì họ chuyên chăn nuôi; đến thời định cư hẳn trong xừ Palestina thì tuy họ đã chuyển sang nghề nông nhưng vẫn còn giữ nghề chăn nuôi.
Trong chăn nuôi, vai trò và nhiệm vụ của mục tử rất quan trọng và khó khăn: a/ Không phải chỉ nuôi vài ba con chiên mà cả đàn lên tới mấy trăm hoặc mấy ngàn con; b/ Muốn nuôi sống một mớ chiên đông như thế, không phải chỉ cần đi cắt một mớ cỏ đem về là đủ, mà phải tìm những đồng cỏ lớn, phải tính sẵn trong đầu xem khi đoàn chiên ăn hết đồng cỏ này thì phải dẫn chúng tới đồng cỏ khác ngay; phải chọn những chỗ vừa có cỏ xanh vừa có bóng mát vừa có nước uống (x. St 13,1-9: đầy tớ của Loth và của Abraham dành nhau những đồng cỏ và giếng nước); c/ Ngoài ra còn phải bảo vệ chiên khỏi những nguy hiểm thường xuyên đe dọa như trộm cướp và thú dữ. Có khi phải chiến đấu đến bị thương hoặc bị chết.
Trong bối cảnh trên, hình ảnh mục tử rất đẹp: thân thiết, tận tụy, can trường, chu đáo v.v. Bởi đó Thánh Kinh thường dùng hình ảnh này để mô tả những nhân vật quan trọng như Môisê (Xh 3,1-2 15,22-27...), các nhà lãnh đạo dân như vua, tư tế, thẩm phán, ngôn sứ (Gr 10,21; 12,10; Ed 34; Is 36,11 Dcr 11,15-17...). Đặc biệt nhất chính Thiên Chúa tự mô tả mình là mục tử (Tv 23 80), dân Israel được coi là đoàn chiên của Ngài (Tv 80,2), cuộc Xuất hành là việc Thiên Chúa dẫn dắt đoàn chiên Israel ấy qua những nơi khó khăn để tới chốn an lành (Tv 78,52, 77; Is 63,11-14). Và sau cùng Đấng Messia cũng được mô tả là mục tử (Ed 34; Dcr 13,7-9...)
Mô tả Thiên Chúa và Đấng Messia bằng hình ảnh mục tử thì rất đẹp, nhưng mô tả dân Thiên Chúa như đoàn chiên thì không được đẹp lắm vì hình ảnh đoàn chiên gợi lên ý tưởng một đám đông trong đó những cá nhân không có cá tính mà chỉ như một con số bị mất hút trong đa số. Bởi thế trong đoạn Tin Mừng này Đức Giêsu cũng dùng hình ảnh đoàn chiên nhưng Ngài làm nổi bật tính cá nhân riêng biệt của từng con chiên: “Ta biết các chiên của ta và các chiên của Ta biết Ta” (c 14).
“Ta là mục tử”: Trong Tin Mừng Ga nhiều lần Đức Giêsu dùng công thức “Ta là”. Những lần như thế không phải chỉ là một lời tự xưng suông mà còn hàm chứa một mặc khải cho người ta hiểu thêm về bản thân Ngài. Hơn nữa công thức này mang âm hưởng lời Giavê tự mặc khải (St 3,13-14). Như vậy khi Đức Giêsu nói “Ta là mục tử” thì ý nghĩa là bản chất của Ngài chính là mục tử, vì thế Ngài đã, đang và sẽ mãi mãi là mục tử.
“Ta là mục tử tốt”: Tính từ hy lạp kalos vừa có nghĩa “tốt” (bon) vừa có nghĩa “đẹp” (beau). “Tốt” diễn tả tấm lòng, còn “đẹp” diễn tả một hình ảnh tuyệt vời, mẫu mực, lý tưởng. Vì thế ta cũng có thể dịch “Ta là mục tử đẹp”.- - - “Mục tử đẹp thí mạng sống mình vì chiên”: Nét đặc thù phân biệt ai là mục tử đẹp là nếu người đó dám thí mạng sống mình vì đàn chiên. Ý tưởng này được lặp lại tới 4 lần trong đoạn Tin Mừng ngắn này (cc 11.15.17.18). Chính khi thí mạng sống mình, mục tử đẹp chứng tỏ được tinh thần trách nhiệm và lòng vô vụ lợi tuyệt đối khi đón nhận và chăm sóc đàn chiên. Đán chiên này chính là “xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi”, do đó bất cứ điều gì đụng tới đàn chiên đều đụng tới bản thân mục tử, bất cứ nguy hiểm nào đe dọa đàn chiên đều động viên toàn thể con người mục tử, vì người mục tử đẹp phục vụ đàn chiên, chứ không phải là kẻ chăn thuê.
Kẻ chăn thuê không phải là chủ đàn chiên nên khi gặp nguy hiểm thì lo bảo vệ thân mình chứ không bảo vệ đàn chiên, không dám thí mạng vì đàn chiên. Cũng như ở Êd 34, ở đây Đức Giêsu ám chỉ các nhà lãnh đạo dân Israel (tư tế, luật sĩ v.v.) Họ khư khư bám lấy quyền lãnh đạo dân chỉ vì tư lợi. Họ không phục vụ chiên trái lại bắt chiên phục vụ họ. Khi gặp nguy hiểm, họ không màng chi sự an toàn của chiên mà chỉ lo cho sự an toàn của họ, như lời thượng tế Caipha tuyên bố về Đức Giêsu “Nếu ta cứ để yên như thế thì thiên hạ sẽ tin vào ông ấy hết, rồi quân Rôma sẽ đến tiêu trừ cả nơi thánh của ta và dân ta nữa” (11,48).
Mục tử nhân lành (hoặc, đúng hơn phải nói là, gương mẫu) đi trước đàn chiên, hứng lấy mọi nguy hiểm, để cứu vớt đàn chiên, dù phải hy sinh mạng sống. Như vậy, Đa-vít là một mục tử gương mẫu: khi sư tử đến bắt một con chiên, ông đã rượt theo, đánh sư tử và giựt con chiên lại (1 Sm 17,34-35).
Hình ảnh “mục tử nhân lành” là một hình ảnh quen thuộc trong Thánh kinh. Trong Cựu Ước, hình ảnh ấy được áp dụng khi thì cho Thiên Chúa (Tv 23,1; Is 40,11). Khi thì cho vua Mêsia (2 Sm 7,8; Tv 78,70-72), khi lại cho những nhà chức trách trong dân Israel (Gr 2,8; 10,21; 23,1-8; Ed 34). Trong các sách nhất lãm, chúng ta cũng gặp những hình ảnh ấy (Mc 6,34; 14,27; Mt 9,36; 18,12-14; 25,32; 26,31; Lc 15,3-7).
Đức Giê-su thực hiện một cách hoàn hảo chức năng mục tử, vì Người là Con Người chia sẻ thân phận con người để dẫn đưa họ đến cuộc sống vĩnh cửu.
Chúa Giêsu chính là mẫu gương tuyệt vời cho các mục tử.
Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, có những mục tử sống hết mình vì đàn chiên nhưng cũng có những mục tử chăn thuê.
Tạ ơn Chúa, cám ơn Đức Mẹ vì tôi đang được sống với một vị mục tử “chính hiệu con nai vàng” ở mảnh đất truyền giáo nghèo. Phải nói rằng Ngài không có cái tội gì ngoài cái tội thương người nghèo. Cuộc sống của Ngài đơn sơ đạm bạc, chỉ với chiếc xe cọc cạch là phương tiện tới lui. Nhiều lần nhiều lúc bảo Ngài đổi xe nhưng cứ khất lần khất lựa.
Lần nọ, đoàn cứu trợ từ thiện kia gửi 100 phần quà cho vùng truyền giáo nghèo. Xin thêm thì ngại mà thiếu thì người dân so bì, thế là Ngài đã cố gắng hết sức để tìm thêm 50 phần nữa để lo cho tạm gọi là nhu cầu của người nghèo tại chỗ.
Nhìn dáng hao gầy của cha đặc trách giáo điểm truyền giáo chắc có lẽ mọi người nhìn thấy được đó là kết qủa của một cuộc đời sống cho chiên và vì chiên.
Nói đến cha đặc trách mà không nói đến giáo dân quả là một điều thiếu sót lớn. Có thể nói cha đặc trách của tôi là một mục tử tuyệt vời nhưng đối lại, con chiên của Ngài ở đây làm sao ấy !
Ngài vốn dĩ hiền lành, chịu thương chịu khó và chịu đựng thế nhưng vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh – ngày Giáo Hội kỷ niệm việc Chúa Giêsu lập phép Thánh Thể và truyền sứ vụ linh mục – nhưng khi nhìn tới nhìn lui nhà thờ chỉ có 80 giáo dân (tổng số giáo dân là 600) Ngài mới buông miệng nói một câu là Ngài cảm thấy buồn ! Không buồn sao được khi mà cả cuộc đời của Ngài, Ngài đã gần như hiến mạng sống của mình ở vùng đất nghèo này mà giáo dân cư xử với Ngài như vậy. Những ngày Ngài đau yếu bệnh tật chẳng thấy ai ngó ngàng gì đến. Dường như con chiên chỉ đến để nhận tình thương từ mục tử và không có chiều ngược lại.
Đau đớn hơn là lần nọ, Cha đặc trách xây cái nhà mát ở, có vài mạng vào phụ Ngài để dựng cái nhà mát ấy. Ít lâu sau, cha đặc trách cũ cũng làm nhà mát và một mớ giáo dân hăng hái xuống để giúp cha xứ cũ dù hai giáo điểm cách nhau trên dưới 50 km. Nhìn cách hành xử của con chiên ở đây tôi thấy làm sao đấy, còn Ngài, Ngài bảo là “cổ võ cho họ đi để sống tinh thần truyền giáo !”.
Vâng ! Một linh mục thánh thiện như Ngài thì có cái nhìn như thế nhưng thật sự đau đấy chứ ! Giáo điểm nhà thì không thấy vào giúp mà đi giúp giáo điểm bạn !
Không chỉ có như vậy, Tết Nguyên Đán vừa rồi, sau khi nhận quà, vừa bước ra khỏi cửa nhà thờ thì lời ra tiếng vào ngay. Nào là cha cho nhiều, cha cho ít. .. Nào là người này không xứng đáng để nhận, người kia mới đáng để nhận … Có để đi cho cũng phức tạp chứ không phải cứ có là cho một cách vô tư.
Và không chỉ dừng lại ở chuyện hơn thua nhưng còn chuyện miệt thị người này siêng đi lễ, người kia bỏ nhà thờ cũng là điểm nổi bật ở vùng truyền giáo nghèo này. Những ai lỡ bận công chuyện bỏ nhà thờ chừng vài lần là sẽ nghe lời ra tiếng vào ngay.
Hình ảnh của con chiên xứ đạo này bỗng nhiên lại tô điểm thêm nét hiền lành và khiêm nhường của vị mục tử nhân lành. Không phải ca tụng cha đặc trách là thánh hay phong thánh cho Ngài nhưng thật sự khi nhìn vào đời sống của Ngài, Ngài quả là vị mục tử nhân lành như lòng Chúa mong muốn.
Hình ảnh của cha đặc trách đây có lẽ là một mẫu gương nho nhỏ cho những ai sống đời mục tử.
Hình ảnh của giáo dân giáo điểm này cũng là một bài học cho những con chiên.
Sống trên đời ai cũng cần vật chất cả, đành biết là vậy, nhất là với những người nghèo nhưng cùng đích cuộc đời này đâu phải là vật chất. Cuộc đời này người ta đâu chỉ “sống bằng cơm bánh” như Chúa Giêsu đã từng nói. Cuộc đời này còn đó đời sống của tâm linh, đời sống của tinh thần.
Chỉ vì yêu, Cha đặc trách giáo điểm mới sống xả thân hết mình như vậy. Thật ra thì Cha đặc trách cũng đâu có làm gì ra tiền, Cha đặc trách cũng chạy đầu này đầu kia để kiếm chút gì đó về cho con cái. Tất cả là vì yêu và vì yêu.
Ngược lại, với giáo dân nghèo, ta có thể nghèo vật chất nhưng không thể nào nghèo tinh thần, không thể nào nghèo tình yêu được. Một lời thăm hỏi, một nụ cười, một chút việc nho nhỏ trong nhà thờ cũng đủ để an ủi cho vị truyền giáo đơn sơ này. Thế nhưng làm gì có ! Cha đặc trách đau lưng, đau bao tử giáo dân nào có biết. Ngày mỗi ngày, Cha đặc trách vẫn âm thầm lặng lẽ làm công việc của một ông từ đi đóng cổng thờ, đi quét chuông …
Cha đặc trách đã làm hết lòng mình, đã sống hết sức mình nhưng chưa bao giờ Ngài than thân trách phận. Tất cả cũng xuề xoà cho xong vì lòng thương dân nghèo.
Bài học chủ chăn nhân lành của vị truyền giáo ở giáo điểm truyền giáo này là một bài học hay của sự dấn thân, sự chịu đựng. Ngày mỗi ngày, Cha đặc trách sống như một “con chiên hiền lành bị đem đi làm thịt”.
Nguyện xin Chúa Giêsu là vị Mục tử tối cao ban nhiều ơn lành để Giáo Hội ngày càng có thêm những vị mục tử sống hết mình vì con chiên như vị mục tử ở vùng truyền giáo nghèo này.
Và cũng nguyện xin Chúa Giêsu biến đổi lòng con chiên ở mảnh đất này để họ ngày mỗi ngày yêu thương đùm bọc lẫn nhau hơn và nhất là yêu thương vị chủ chăn hết lòng yêu thương họ hơn.
Biết Chúa khác việc biết về Chúa
LM. Trần Bình Trọng
16:45 01/05/2009
BIẾT CHÚA KHÁC VIỆC BIẾT VỀ CHÚA
Chúa Nhật 4 Phục Sinh, Năm B
Cv 4:8-12; 1Ga 3:1-2; Ga 10:11-18
Ðọc Thánh kinh người ta có thể nhận ra được rằng dân Do Thái cổ xưa là dân du mục. Vì thế văn chương của họ, nghĩa là Thánh kinh Cựu ước, cũng mang sắc thái đời sống chăn nuôi. Ðức Giêsu và các tông đồ cũng chịu ảnh hưởng của môi trường chăn nuôi.. Chúa dùng nhiều hình ảnh về đồng áng và chăn nuôi quen thuộc như lúa mì, cây nho, hạt giống, chiên cừu, chim chóc, hoa cỏ đồng nội để nói lên mối liên hệ giữa Thiên Chúa với loài người và dạy họ bài học về đạo giáo. Những hình ảnh như người mục tử thổi sáo, hoặc vác chiên trên vai còn được tìm thấy trên tường vách những hang toại đạo.
Trong Phúc âm hôm nay Chúa nói với ta: Ta biết chiên ta (Ga 10: 14). Cũng như người mục tử xưa kia biết đàn chiên của mình, biết con nào khoẻ mạnh, con nào đau yếu, con nào có đặc điểm gì, con nào bị thất lạc, Chúa cũng biết từng người. Chúa biết tư tưởng, ước muốn, cảm tình, hành động, tính nết - cả tính tốt và tính xấu - và nhu cầu của mỗi người. Ðó chính là điều Chúa nói với ta qua miệng ngôn sứ Giêrêmia: Trước khi tác thành ngươi trong lòng mẹ, Ta đã biết ngươi (Gr 1:5).
Ðể được thuộc về đàn chiên của Chúa, Chúa muốn ta biết Chúa như con chiên nhận biết tiếng người chăn và đi theo chủ chăn, mà không theo người lạ: Chiên Ta thì nhận biết Ta (Ga 10:14). Vậy biết Chúa có nghĩa là gì? Biết Chúa theo nghĩa Thánh kinh, không có nghĩa là chỉ nghe biết về Chúa qua việc đọc Thánh kinh. Biết Chúa theo ngôn ngữ Thánh kinh là mối liên hệ cá biệt giữa Thiên Chúa và dân Người do ơn thần linh khởi sự và việc ban tặng Lề luật và Thần trí khôn ngoan cho dân Người (Kn 7:7; 9) để họ có thể nhận biết được đường lối của Chúa. Biết Chúa là kinh nghiệm được những điều Chúa nói và những việc Chúa thực hiện trong thế giới và trong đời sống của họ. Ðến thời Tân ước thì việc biết Chúa được hiểu là sự hiệp thông (1Ga 1:3) với Thiên Chúa nhờ đức tin và Phép Rửa tội.
Biết khác với việc biết về hay biết đến. Ta biết về người khác là do được kể lại hay biết đến họ là do đọc tiểu sử của họ. Còn nếu đã biết một người thì không cần nghe ai nói hoặc viết về họ, nghĩa là không cần trung gian của người thứ ba. Vợ chồng biết nhau thì không cần ai nói về vợ hay chồng mình, vì mối liên hệ vợ chồng là một thứ liên hệ thân mật và gần gũi nhất trong các thứ liên hệ của loài người. Hai người bạn cùng ăn một mâm, cùng nằm một chiếu cũng không cần nghe ai giới thiệu về bạn, vì bạn thân thường đi guốc trong bụng của nhau: biết ưu điểm cũng như khuyết điểm, khả năng, giới hạn và tình trạng sức khoẻ của bạn. Việc Ðức Giêsu gọi ta là bạn hữu qua việc gọi các tông đồ là bạn, bao hàm việc Chúa muốn ta biết Chúa một cách gần gũi và thân mật, vì Người đã tỏ cho ta, qua các tông đồ, biết những điều Người đã nghe được nơi Chúa Cha (Ga 15:15).
Biết Chúa cũng khác với việc biết về Chúa. Người ta có thể biết nhiều về Thánh kinh và giáo lý của đạo Chúa qua việc học hỏi và đọc sách, nhưng không nhất thiết người ta đã biết Chúa và tin Chúa. Có những người là giáo sư hay học giả Thánh kinh, nhưng họ không phải là những người tin Chúa. Họ biết về Thánh kinh, biết về đạo Chúa, nhưng thực ra không biết Chúa.
Bước khởi đầu đưa đến việc biết Chúa là việc loại bỏ những chướng ngại vật trong tâm hồn. Chướng ngại vật trong tâm hồn là tội lỗi và các thứ tính mê nết xấu như kiêu căng, tự phụ, ham danh, ích kỷ, gian tham, xảo trá, nhục dục, bỏ vạ, cáo gian, bịa đặt, vu khống... Một tâm hồn đầy ắp những chướng ngại vật thì không có lối cho Chúa đi vào và không còn chỗ cho Chúa ở lại. Chướng ngại vật trong tâm hồn làm cản trở tác động của ơn thánh Chúa. Kết quả nội tại của việc loại bỏ những chướng ngại vật trong tâm hồn là lòng ăn năn sám hối tội lỗi và nhu cầu cần Chúa. Và đó là bước khởi đầu cho tiến trình của việc biết Chúa. Tham dự và dấn thân vào những phong trào hay hội đoàn canh tân đời sống thiêng liêng cũng giúp dễ dàng hoá cho tiến trình của sự nhận biết này.
Ta biết Chúa khi ta xác tín rằng cuộc tử nạn và phục sinh của Người trên thập giá đem lại cho cá nhân ơn tha thứ và cứu độ. Cũng vì xác tín như vậy nên thánh Phêrô mới có thể quả quyết: Ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ (Cv 4:12). Ta nhận biết Chúa qua những công trình sáng tạo của Người trong vũ trụ, những kỳ công của tạo hoá, những vẻ đẹp của thiên nhiên. Ta biết Chúa khi ta tin trong lòng rằng Thiên Chúa Ba ngôi là Ðấng tạo dựng, cứu độ và thánh hoá và yêu thương ta như con thảo. Ðó là tình yêu của Thiên Chúa dành cho loài người mà thánh Gioan muốn người tín hữu cảm nghiệm được: Anh em hãy xem Chúa Cha yêu chúng ta dường nào: Người yêu đến nỗi cho ta được gọi là con Thiên Chúa (1Ga 3:1). Ta nhận biết Chúa qua những biến cố xẩy ra trong đời sống cá nhân. Ta nhận biết Chúa khi ta cảm nhận được rằng Người biến đổi cuộc sống ta, cho ta được thoát khỏi tội lỗi, được tự do làm con cái Chúa. Ta nhận biết Chúa khi ta xác tín trong con tim rằng chính Người đã đưa dẫn ta qua những nẻo đường của cuộc sống, những hiểm nguy và những cạm bẫy của đời.
Biết Chúa là việc cảm nghiệm được rằng những đường đi nước bước của đời mình nằm trong chương trình quan phòng của Chúa. Trước khi đi tới giai đoạn biết Chúa, ta có thể trải qua những giai đoạn như khắc khoải, phàn nàn, bất mãn, than thân trách phận. Nếu như vậy, ta nguyện xin Chúa giải thoát mình khỏi thế này, thế nọ; hoặc xin Chúa cho mình được thế nọ, thế kia. Có khi Chúa dìm ta xuống bùn đen, vực thẳm để rồi lại cất nhắc ta lên, để dạy ta bài học khiêm tốn. Ðó là cách Chúa bảo ta: đừng có lên mặt huênh hoang, hách xì xằng, nhưng phải biết khiêm hạ, tuỳ thuộc vào Chúa.
Ðến thời điểm nào đó, ta sẽ thấy mình ngoan ngoãn đầu hàng, không muốn kháng cự nữa, nhưng dâng lên Chúa ngay cả những điều mà trước kia mình đã phấn đấu, khắc khoải, phàn nàn, bất mãn, than thân trách phận để cho Chúa làm chủ. Bây giờ thì ta dâng lên Chúa tất cả: thân xác, ngũ quan, tâm trí, linh hồn cùng với quan năng, khiếm khuyết, ngay cả những tự ti mặc cảm và tính nết khó chịu, để xin Chúa sửa sang và uốn nắn theo đường hướng của Người. Lúc này ta cảm nghiệm được rằng có bàn tay Chúa hướng dẫn đời mình từng bước và từng bước đường. Cảm nghiệm của việc biết Chúa giống như cảm nghiệm của hai người yêu, dù có cách mặt mà không xa lòng: vẫn nhớ nhung nhau, nhớ bóng dáng người yêu, ánh mắt người yêu, tiếng thì thầm của người yêu. Biết Chúa, yêu Chúa và cảm thấy được Chúa yêu, ta cũng cảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa, bóng dáng của Chúa, tiếng thì thầm của Chúa, cùng với sự bao bọc, ấp ủ và che chở của Chúa.
Truyện kể lại, vào dịp lễ Giáng sinh, khi thánh Hiêrônimô đang cầu nguyện, suy gẫm về mầu nhiệm Nhập thể, Chúa hiện ra hỏi xem thánh nhân có gì làm quà dâng cho Chúa không? Thánh Hiêrônimô thưa: xin dâng lên Chúa trái tim của thánh nhân. Chúa hỏi: Còn gì nữa không? Hiêrônimô thưa là xin dâng lên Chúa bản dịch Thánh kinh từ nguyên văn Hi lạp sang La ngữ được gọi là bản phổ thông Vulgata. Chúa lại hỏi: còn gì nữa chứ? Thánh nhân thưa: đâu còn gì nữa. Chúa bảo còn tội lỗi của con thì sao? Thánh Hiêrônimô đáp: đâu dám dâng lên Chúa của xấu đó. Chúa bảo cứ dâng lên Chúa để xin được luyện lọc, thanh tẩy và tha thứ. Tội gì của thánh Hiêrônimô, thì ta không biết và không cần biết. Còn tội nóng tính của thánh Hiêrônimô thì giới học giả Thánh kinh và ai đọc lịch sử thánh nhân thì đều biết cả. Dễ nóng tính, thánh Hiêrônimô cũng dễ hối hận và mau mắn làm việc đền tội. Có vị giáo hoàng thời Phục hưng, khi thấy hình thánh Hiêrônimô cầm hòn đá đấm vào ngực ăn năn tội với nhận xét: Cầm hòn đá là việc làm tốt cho ông để tỏ lòng sám hối, nếu không, Giáo hội không bao giờ phong thánh cho ông đâu 1.
Biết về Chúa, về Thánh kinh hay về đạo Chúa, người ta vẫn có thể là người ngoại cuộc. Còn biết Chúa là khi nào ta mời Chúa đi vào đời ta, để ta được ở trong cuộc, nghĩa là ở trong nội cung và nội thất của nhà Chúa.
Lời cầu nguyện xin cho được ơn nhận biết Chúa:
Lạy Chúa Giêsu, Chúa muốn cho người môn đệ Chúa
được nhận biết Chúa như con chiên biết chủ chăn.
Xin cho con biết loại bỏ những chướng ngại vật trong tâm hồn
và tìm sống theo thánh ý Chúa
để con nhận biết tiếng Chúa nói với con.
Xin cho con cảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa,
cùng với tình yêu của Chúa,
trong đời sống con và xung quanh con. Amen.
Lm Trần Bình Trọng
trongtb@yahoo.com
______________________
1. Farmer, D. H. The Oxford Dictionary of Saints, second Edition. Oxford, New York. Oxford University Press, 1987, p. 225.
Chúa Nhật 4 Phục Sinh, Năm B
Cv 4:8-12; 1Ga 3:1-2; Ga 10:11-18
Ðọc Thánh kinh người ta có thể nhận ra được rằng dân Do Thái cổ xưa là dân du mục. Vì thế văn chương của họ, nghĩa là Thánh kinh Cựu ước, cũng mang sắc thái đời sống chăn nuôi. Ðức Giêsu và các tông đồ cũng chịu ảnh hưởng của môi trường chăn nuôi.. Chúa dùng nhiều hình ảnh về đồng áng và chăn nuôi quen thuộc như lúa mì, cây nho, hạt giống, chiên cừu, chim chóc, hoa cỏ đồng nội để nói lên mối liên hệ giữa Thiên Chúa với loài người và dạy họ bài học về đạo giáo. Những hình ảnh như người mục tử thổi sáo, hoặc vác chiên trên vai còn được tìm thấy trên tường vách những hang toại đạo.
Trong Phúc âm hôm nay Chúa nói với ta: Ta biết chiên ta (Ga 10: 14). Cũng như người mục tử xưa kia biết đàn chiên của mình, biết con nào khoẻ mạnh, con nào đau yếu, con nào có đặc điểm gì, con nào bị thất lạc, Chúa cũng biết từng người. Chúa biết tư tưởng, ước muốn, cảm tình, hành động, tính nết - cả tính tốt và tính xấu - và nhu cầu của mỗi người. Ðó chính là điều Chúa nói với ta qua miệng ngôn sứ Giêrêmia: Trước khi tác thành ngươi trong lòng mẹ, Ta đã biết ngươi (Gr 1:5).
Ðể được thuộc về đàn chiên của Chúa, Chúa muốn ta biết Chúa như con chiên nhận biết tiếng người chăn và đi theo chủ chăn, mà không theo người lạ: Chiên Ta thì nhận biết Ta (Ga 10:14). Vậy biết Chúa có nghĩa là gì? Biết Chúa theo nghĩa Thánh kinh, không có nghĩa là chỉ nghe biết về Chúa qua việc đọc Thánh kinh. Biết Chúa theo ngôn ngữ Thánh kinh là mối liên hệ cá biệt giữa Thiên Chúa và dân Người do ơn thần linh khởi sự và việc ban tặng Lề luật và Thần trí khôn ngoan cho dân Người (Kn 7:7; 9) để họ có thể nhận biết được đường lối của Chúa. Biết Chúa là kinh nghiệm được những điều Chúa nói và những việc Chúa thực hiện trong thế giới và trong đời sống của họ. Ðến thời Tân ước thì việc biết Chúa được hiểu là sự hiệp thông (1Ga 1:3) với Thiên Chúa nhờ đức tin và Phép Rửa tội.
Biết khác với việc biết về hay biết đến. Ta biết về người khác là do được kể lại hay biết đến họ là do đọc tiểu sử của họ. Còn nếu đã biết một người thì không cần nghe ai nói hoặc viết về họ, nghĩa là không cần trung gian của người thứ ba. Vợ chồng biết nhau thì không cần ai nói về vợ hay chồng mình, vì mối liên hệ vợ chồng là một thứ liên hệ thân mật và gần gũi nhất trong các thứ liên hệ của loài người. Hai người bạn cùng ăn một mâm, cùng nằm một chiếu cũng không cần nghe ai giới thiệu về bạn, vì bạn thân thường đi guốc trong bụng của nhau: biết ưu điểm cũng như khuyết điểm, khả năng, giới hạn và tình trạng sức khoẻ của bạn. Việc Ðức Giêsu gọi ta là bạn hữu qua việc gọi các tông đồ là bạn, bao hàm việc Chúa muốn ta biết Chúa một cách gần gũi và thân mật, vì Người đã tỏ cho ta, qua các tông đồ, biết những điều Người đã nghe được nơi Chúa Cha (Ga 15:15).
Biết Chúa cũng khác với việc biết về Chúa. Người ta có thể biết nhiều về Thánh kinh và giáo lý của đạo Chúa qua việc học hỏi và đọc sách, nhưng không nhất thiết người ta đã biết Chúa và tin Chúa. Có những người là giáo sư hay học giả Thánh kinh, nhưng họ không phải là những người tin Chúa. Họ biết về Thánh kinh, biết về đạo Chúa, nhưng thực ra không biết Chúa.
Bước khởi đầu đưa đến việc biết Chúa là việc loại bỏ những chướng ngại vật trong tâm hồn. Chướng ngại vật trong tâm hồn là tội lỗi và các thứ tính mê nết xấu như kiêu căng, tự phụ, ham danh, ích kỷ, gian tham, xảo trá, nhục dục, bỏ vạ, cáo gian, bịa đặt, vu khống... Một tâm hồn đầy ắp những chướng ngại vật thì không có lối cho Chúa đi vào và không còn chỗ cho Chúa ở lại. Chướng ngại vật trong tâm hồn làm cản trở tác động của ơn thánh Chúa. Kết quả nội tại của việc loại bỏ những chướng ngại vật trong tâm hồn là lòng ăn năn sám hối tội lỗi và nhu cầu cần Chúa. Và đó là bước khởi đầu cho tiến trình của việc biết Chúa. Tham dự và dấn thân vào những phong trào hay hội đoàn canh tân đời sống thiêng liêng cũng giúp dễ dàng hoá cho tiến trình của sự nhận biết này.
Ta biết Chúa khi ta xác tín rằng cuộc tử nạn và phục sinh của Người trên thập giá đem lại cho cá nhân ơn tha thứ và cứu độ. Cũng vì xác tín như vậy nên thánh Phêrô mới có thể quả quyết: Ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ (Cv 4:12). Ta nhận biết Chúa qua những công trình sáng tạo của Người trong vũ trụ, những kỳ công của tạo hoá, những vẻ đẹp của thiên nhiên. Ta biết Chúa khi ta tin trong lòng rằng Thiên Chúa Ba ngôi là Ðấng tạo dựng, cứu độ và thánh hoá và yêu thương ta như con thảo. Ðó là tình yêu của Thiên Chúa dành cho loài người mà thánh Gioan muốn người tín hữu cảm nghiệm được: Anh em hãy xem Chúa Cha yêu chúng ta dường nào: Người yêu đến nỗi cho ta được gọi là con Thiên Chúa (1Ga 3:1). Ta nhận biết Chúa qua những biến cố xẩy ra trong đời sống cá nhân. Ta nhận biết Chúa khi ta cảm nhận được rằng Người biến đổi cuộc sống ta, cho ta được thoát khỏi tội lỗi, được tự do làm con cái Chúa. Ta nhận biết Chúa khi ta xác tín trong con tim rằng chính Người đã đưa dẫn ta qua những nẻo đường của cuộc sống, những hiểm nguy và những cạm bẫy của đời.
Biết Chúa là việc cảm nghiệm được rằng những đường đi nước bước của đời mình nằm trong chương trình quan phòng của Chúa. Trước khi đi tới giai đoạn biết Chúa, ta có thể trải qua những giai đoạn như khắc khoải, phàn nàn, bất mãn, than thân trách phận. Nếu như vậy, ta nguyện xin Chúa giải thoát mình khỏi thế này, thế nọ; hoặc xin Chúa cho mình được thế nọ, thế kia. Có khi Chúa dìm ta xuống bùn đen, vực thẳm để rồi lại cất nhắc ta lên, để dạy ta bài học khiêm tốn. Ðó là cách Chúa bảo ta: đừng có lên mặt huênh hoang, hách xì xằng, nhưng phải biết khiêm hạ, tuỳ thuộc vào Chúa.
Ðến thời điểm nào đó, ta sẽ thấy mình ngoan ngoãn đầu hàng, không muốn kháng cự nữa, nhưng dâng lên Chúa ngay cả những điều mà trước kia mình đã phấn đấu, khắc khoải, phàn nàn, bất mãn, than thân trách phận để cho Chúa làm chủ. Bây giờ thì ta dâng lên Chúa tất cả: thân xác, ngũ quan, tâm trí, linh hồn cùng với quan năng, khiếm khuyết, ngay cả những tự ti mặc cảm và tính nết khó chịu, để xin Chúa sửa sang và uốn nắn theo đường hướng của Người. Lúc này ta cảm nghiệm được rằng có bàn tay Chúa hướng dẫn đời mình từng bước và từng bước đường. Cảm nghiệm của việc biết Chúa giống như cảm nghiệm của hai người yêu, dù có cách mặt mà không xa lòng: vẫn nhớ nhung nhau, nhớ bóng dáng người yêu, ánh mắt người yêu, tiếng thì thầm của người yêu. Biết Chúa, yêu Chúa và cảm thấy được Chúa yêu, ta cũng cảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa, bóng dáng của Chúa, tiếng thì thầm của Chúa, cùng với sự bao bọc, ấp ủ và che chở của Chúa.
Truyện kể lại, vào dịp lễ Giáng sinh, khi thánh Hiêrônimô đang cầu nguyện, suy gẫm về mầu nhiệm Nhập thể, Chúa hiện ra hỏi xem thánh nhân có gì làm quà dâng cho Chúa không? Thánh Hiêrônimô thưa: xin dâng lên Chúa trái tim của thánh nhân. Chúa hỏi: Còn gì nữa không? Hiêrônimô thưa là xin dâng lên Chúa bản dịch Thánh kinh từ nguyên văn Hi lạp sang La ngữ được gọi là bản phổ thông Vulgata. Chúa lại hỏi: còn gì nữa chứ? Thánh nhân thưa: đâu còn gì nữa. Chúa bảo còn tội lỗi của con thì sao? Thánh Hiêrônimô đáp: đâu dám dâng lên Chúa của xấu đó. Chúa bảo cứ dâng lên Chúa để xin được luyện lọc, thanh tẩy và tha thứ. Tội gì của thánh Hiêrônimô, thì ta không biết và không cần biết. Còn tội nóng tính của thánh Hiêrônimô thì giới học giả Thánh kinh và ai đọc lịch sử thánh nhân thì đều biết cả. Dễ nóng tính, thánh Hiêrônimô cũng dễ hối hận và mau mắn làm việc đền tội. Có vị giáo hoàng thời Phục hưng, khi thấy hình thánh Hiêrônimô cầm hòn đá đấm vào ngực ăn năn tội với nhận xét: Cầm hòn đá là việc làm tốt cho ông để tỏ lòng sám hối, nếu không, Giáo hội không bao giờ phong thánh cho ông đâu 1.
Biết về Chúa, về Thánh kinh hay về đạo Chúa, người ta vẫn có thể là người ngoại cuộc. Còn biết Chúa là khi nào ta mời Chúa đi vào đời ta, để ta được ở trong cuộc, nghĩa là ở trong nội cung và nội thất của nhà Chúa.
Lời cầu nguyện xin cho được ơn nhận biết Chúa:
Lạy Chúa Giêsu, Chúa muốn cho người môn đệ Chúa
được nhận biết Chúa như con chiên biết chủ chăn.
Xin cho con biết loại bỏ những chướng ngại vật trong tâm hồn
và tìm sống theo thánh ý Chúa
để con nhận biết tiếng Chúa nói với con.
Xin cho con cảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa,
cùng với tình yêu của Chúa,
trong đời sống con và xung quanh con. Amen.
Lm Trần Bình Trọng
trongtb@yahoo.com
______________________
1. Farmer, D. H. The Oxford Dictionary of Saints, second Edition. Oxford, New York. Oxford University Press, 1987, p. 225.
Rosa mystica – Hoa hồng mầu nhiệm
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
16:49 01/05/2009
Rosa mystica – Hoa hồng mầu nhiệm
Tên gọi tháng Năm – theo nguyên ngữ gốc Maius ( latinh) là một vị thần bảo vệ sự phát triển sinh sản.
Có ý kiến tên gọi tháng Năm có nguồn gốc bởi chữ Maia trong thần thọai Hylạp.Maia là nữ thần đất và là người mẹ của mọi sinh sản.
Tháng Năm theo chu kỳ thiên nhiên đã ký thác đặt để là tháng cây cối thảo mộc trong thiên nhiên sinh sôi nẩy nở xanh tốt.
Khí hậu trời tháng Năm ấm áp trở lại. Mặt Trời chiếu tia nắng xuống khắp không gian, nhưng vẫn còn êm dịu tươi mát. Trong thiên nhiên vì thế cây cối đâm chồi nẩy lộc, bông hoa nở tươi thắm. Chim chóc sinh con, bay chuyền lượn kiếm mồi nuôi con kêu hót vang góc trời. Tất cả dệt thành một bức tranh tràn đầy sự sống vươn lên, cùng nổi bật pha trộn nhiều mầu sắc khác nhau trong khu vườn thiên nhiên trên mặt đất.
Người Công giáo dành tháng Năm hằng năm cách đặc biệt ca ngợi kính mến Đức mẹ Maria, mẹ Chúa Giêsu, trong đời sống đức tin.
Có những bài hát, lời ca ngợi Đức Mẹ Maria khi so sánh với nhiều thứ loại bông hoa khác nhau trong thiên nhiên. Đức mẹ Maria được ca ví như là Rosa Mystica – Hoa hồng mầu nhiệm.
Tại sao?
Hoa Hồng là loại bông hoa trong thiên nhiên có vẻ đẹp hấp dẫn làm say mê người xem ngắm nhìn nó cùng tỏa ra hương thơm dịu mát, qua hình thể đầy bí ẩn mầu nhiệm của Hoa Hồng.
Hoa Hồng với cấu trúc những cánh hoa xếp theo thứ tự làm thành như một vòng tròn chiếu tỏa niềm vui, sự tin tưởng tràn đầy niềm hy vọng và tình yêu mến.
Dẫu vậy, Hoa Hồng nào cũng có gai nhọn. Những gai nhọn này đâm tủa ra ở khắp thân cành cây Hoa Hồng, và rất nguy hiểm gây thương tích chẩy máu đau đớn khi đụng chạm vào nó. Gai bông Hoa Hồng là hình ảnh cho đau khổ.
Vì thế Hoa Hồng là hình ảnh cho hai phía trong kinh nghiệm cuộc sống con người: niềm vui và đau khổ, hạnh phúc và buồn phiền, đoàn thể và cô đơn, mạnh khoẻ và bệnh tật.
Đức Mẹ Maria ngày xưa đi dự tiệc cưới ở làng Cana, theo trực giác nhậy cảm của một người phụ nữ luôn quan tâm đến thức ăn nứơc uống trong bữa tiệc bàn ăn. Khi thấy dấu hiệu bối rối hết rượu giữa bữa tiệc mừng, Đức mẹ Maria đã cùng thông cảm lo lắng với chủ nhà. Vì thế Đức Mẹ đã nói lời bầu cử xin Chúa Giêsu giúp họ thoát ra khỏi cơn lúng túng này: Này con, họ hết rượu rồi!
Qua những lời đó, Đức Mẹ muốn nói: Này con, niềm vui mừng hạnh phúc bữa tiệc cưới bị phân tán đứt quãng mất rồi. Con tìm cách giúp họ đi!
Với Đức Mẹ, đời sống con người cần niềm vui, và đó cũng là điều quan trọng cho con người. Thế nên Đức Mẹ Maria qua lời nhắn nhủ bầu cử cùng Chúa Giêsu cho họ, khác nào như bông hoa Hồng chiếu tỏa niềm vui.
Học noi gương Đức mẹ, con người chúng ta cũng có thể là bông Hoa Hồng cho nhau trong đời sống, khi chúng ta mang đến cho nhau sự thông cảm, niềm vui, nhất là trong lúc gặp khốn khó lo âu túng quẫn.
Đức Mẹ Maria là người mẹ như bao bà mẹ khác trên trần gian, nên khi phải từ gĩa cho Chúa Giêsu con mình, đã lớn khôn đi vào đời, cũng cảm thấy lo âu đau buồn. Nhưng Đức mẹ đã chấp nhận chương trình Thiên Chúa đã hoạch định ra như vậy cho Chúa Giêsu. Rồi sau này, chính Đức mẹ phải nhìn thấy Chúa Giêsu con mình khi xưa sinh ra nuôi dậy, phải chịu nhục nhã khổ hình đóng đinh tới lúc chết. Đức mẹ tuy đau khổ tan nát cõi lòng, nhưng thuận theo ý Thiên Chúa muốn như thế.
Những đau khổ đó tựa những gai nhọn hoa Hồng đã gây thương tích nơi chân tay thân thể, thần kinh cảm gíac nơi tâm hồn Đức Mẹ Maria biết chứng nào!
Trong đời sống con người, ai chúng ta cũng có những gai nhọn đau khổ như lo âu sợ hãi, bệnh tật, gánh nặng lo lắng cơm ăn áo mặc cho con cháu gia đình, nghề nghiệp công ăn việc làm bấp bênh, giữ gìn bảo vệ danh thơm tiếng tốt cho bản thân cùng cho gia đình, sự lo buồn đau khổ hoạn nạn xảy đến cho bản thân cũng như cho người thân trong gia đình.
Đức Mẹ Maria đã trải qua một đời sống tuy có nhiều biến chuyển lên cao xuống thấp. Nhưng đức mẹ vẫn giữ cung cách sống của một người có lòng khiêm nhượng cùng lòng can đảm.
Khiêm nhượng, vì Đức Mẹ không phản ứng theo cảm tính con người, nhưng đặt thánh ý Thiên Chúa lên trên hết.
Can đảm, vì Đức Mẹ luôn giữ lòng tin tưởng nơi Thiên Chúa. Điều này thêm sức cho đức mẹ Maria trở nên mạnh mẽ và trần đầy niềm hy vọng.
Như thế, có thể nói, cuộc đời đức Mẹ Maria tựa như bông hoa Hồng chiếu tỏa tình yêu và lòng tin tưởng, bông hoa niềm hy vọng.
Những so sánh đức mẹ Maria như Rosa mystica – Hoa Hồng mầu nhiệm – là mầu nhiệm ơn cứu chuộc và là một món qùa tặng mầu nhiệm, mà Đức mẹ Maria đã đón nhận với tâm hồn rộng mở.
Rosa mystica - Mầu nhiệm bông hoa Hồng là mầu nhiệm của tình yêu Thiên Chúa hằng chiếu tỏa trong công trình sáng tạo thiên nhiên hôm qua, hôm nay và ngày mai.
Tháng hoa kính đức mẹ Maria 01.05.2009
Lễ Thánh Giuse Thợ: cộng tác với Thiên Chúa
Giuse Trần Ngọc Huấn
17:47 01/05/2009
Hội Thánh mừng lễ thánh Giuse dưới danh hiệu là người thợ. Đây là danh hiệu rất khiêm nhường. Xưa nay, thợ thuyền không được đánh giá cao. Chúa Giêsu cũng vì là thợ và là con người thợ mà bị những người đồng hương coi thường. Dù nghe những điều Chúa nói thật khôn ngoan. Dù thấy những việc Chúa làm thật lạ lùng. Nhưng thiên kiến về nguồn gốc thợ thuyền khiến họ không tin vào Chúa. Thế nhưng hôm nay Hội Thánh vẫn tôn kính thánh Giuse với danh hiệu người thợ. Tại sao?
Thực ra lao động chân tay là rất cần thiết cho đời sống. Ta không thể tưởng tượng được đời sống ta sẽ ra sao nếu thiếu người lao động. Cơm ta ăn. Ao ta mặc đều nhờ lao động chân tay. Một ngày thôi nếu những công nhân vệ sinh thành phố không làm việc thì thủ đô sẽ ra sao. Chắc là không ai chịu nổi mùi hôi hám của những đống rác.
Hơn thế nữa, lao động là tiếp tục công việc sáng tạo. Chúa đã tạo dựng vũ trụ. Chúa muốn con người tiếp tục công việc sáng tạo làm cho thế giới ngày càng đẹp thêm. Chúa muốn con người làm chủ vũ trụ, chế ngự thiên nhiên. Lạc vào rừng núi hoang vu, ta sợ hãi và khó sống. Nơi nào đã có vết chân con người. Nơi nào đã in dấu bàn tay con người, nơi ấy trở nên dễ sống. Vì khi lao động, con người in dẫu vết của mình lên thiên nhiên, làm chủ thiên nhiên, nhân hóa thiên nhiên, làm cho thiên nhiên phục quyền con người, làm cho trái đất trở nên thân tình, dễ sống. Lao động cũng làm cho con người nên thuần hậu, lương thiện. Những ai lao động trực tiếp với thiên nhiên không thể có tâm hồn độc ác. Và với thiên nhiên ta phải trung thực. Không thể đánh lừa ruộng đất, cỏ cây.
Nhưng trên hết thánh Giuse lao động là để cộng tác vào chương trình của Thiên Chúa. Thiên Chúa có chương trình cứu độ loài người, nên đã sai Con Một là Chúa Giêsu Kitô xuống thế làm người. Chúa Giêsu thơ bé sẽ sống thế nào nếu không có thánh Giuse lao động nuôi dưỡng? Chúa Giêsu thơ bé sẽ thóat khỏi bàn tay tàn bạo của Hêrôđê thế nào nếu không có thánh Giuse bảo vệ? Để chương trình cứu độ thành công, cần có nhiều người đóng góp, trong đó phần đóng góp của thánh Giuse là trực tiếp và không nhỏ, dù thánh nhân chỉ làm những công việc lao động bé nhỏ.
Mừng lễ thánh Giuse thợ, ta hãy biết quí trọng việc lao động và kính trọng người lao động. Nhất là hãy biết cộng tác vào chương trình của Chúa bằng những việc làm bé nhỏ của ta. Trước mặt Chúa, chỉ có tình yêu là đáng kể. Những công việc lớn lao mà không có tình yêu mến cũng chỉ là hư vô trước mặt Chúa. Một việc dù bé nhỏ nhưng được làm với tình yêu sẽ có giá trị và có thể góp phần vào chương trình cứu độ của Chúa.
Hôm nay chúng ta kỷ niệm ngày cung hiến Nhà thờ Chính tòa Hà nội. Khi cung hiến, ta muốn ngôi nhà thờ xinh đẹp này hoàn toàn thuộc về Chúa. Khi cung hiến ta muốn thánh hóa mọi đóng góp của ta, từ công sức đến tiền của, từ năng lực đến tài hoa. Tất cả là của Chúa. Tất cả thuộc về Chúa. Tất cả để phụng sự Chúa. Như thế việc cung hiến nói lên lòng chúng ta yêu mến Chúa biết bao. Mọi công trình đều sẽ qua đi. Nhưng lòng yêu mến thì tồn tại mãi mãi. Lòng yêu mến được thể hiện qua việc chúng ta lưu ý chăm sóc nhà thờ. Hơn thế nữa, lòng yêu mến được thể hiện qua việc chúng ta chăm sóc chính lòng yêu mến của chúng ta đối với Chúa và đối với anh em. Như thế tâm hồn chúng ta sẽ trở thành ngôi đền thờ đẹp và cả cộng đoàn chúng ta trở nên một ngôi đền thờ rộng lớn và đẹp đẽ.
Lạy thánh Giuse xin cho chúng con biêt noi gương thánh nhân, phục vụ Chúa trong những việc nhỏ bé âm thầm. Amen.
Thực ra lao động chân tay là rất cần thiết cho đời sống. Ta không thể tưởng tượng được đời sống ta sẽ ra sao nếu thiếu người lao động. Cơm ta ăn. Ao ta mặc đều nhờ lao động chân tay. Một ngày thôi nếu những công nhân vệ sinh thành phố không làm việc thì thủ đô sẽ ra sao. Chắc là không ai chịu nổi mùi hôi hám của những đống rác.
Hơn thế nữa, lao động là tiếp tục công việc sáng tạo. Chúa đã tạo dựng vũ trụ. Chúa muốn con người tiếp tục công việc sáng tạo làm cho thế giới ngày càng đẹp thêm. Chúa muốn con người làm chủ vũ trụ, chế ngự thiên nhiên. Lạc vào rừng núi hoang vu, ta sợ hãi và khó sống. Nơi nào đã có vết chân con người. Nơi nào đã in dấu bàn tay con người, nơi ấy trở nên dễ sống. Vì khi lao động, con người in dẫu vết của mình lên thiên nhiên, làm chủ thiên nhiên, nhân hóa thiên nhiên, làm cho thiên nhiên phục quyền con người, làm cho trái đất trở nên thân tình, dễ sống. Lao động cũng làm cho con người nên thuần hậu, lương thiện. Những ai lao động trực tiếp với thiên nhiên không thể có tâm hồn độc ác. Và với thiên nhiên ta phải trung thực. Không thể đánh lừa ruộng đất, cỏ cây.
Nhưng trên hết thánh Giuse lao động là để cộng tác vào chương trình của Thiên Chúa. Thiên Chúa có chương trình cứu độ loài người, nên đã sai Con Một là Chúa Giêsu Kitô xuống thế làm người. Chúa Giêsu thơ bé sẽ sống thế nào nếu không có thánh Giuse lao động nuôi dưỡng? Chúa Giêsu thơ bé sẽ thóat khỏi bàn tay tàn bạo của Hêrôđê thế nào nếu không có thánh Giuse bảo vệ? Để chương trình cứu độ thành công, cần có nhiều người đóng góp, trong đó phần đóng góp của thánh Giuse là trực tiếp và không nhỏ, dù thánh nhân chỉ làm những công việc lao động bé nhỏ.
Mừng lễ thánh Giuse thợ, ta hãy biết quí trọng việc lao động và kính trọng người lao động. Nhất là hãy biết cộng tác vào chương trình của Chúa bằng những việc làm bé nhỏ của ta. Trước mặt Chúa, chỉ có tình yêu là đáng kể. Những công việc lớn lao mà không có tình yêu mến cũng chỉ là hư vô trước mặt Chúa. Một việc dù bé nhỏ nhưng được làm với tình yêu sẽ có giá trị và có thể góp phần vào chương trình cứu độ của Chúa.
Hôm nay chúng ta kỷ niệm ngày cung hiến Nhà thờ Chính tòa Hà nội. Khi cung hiến, ta muốn ngôi nhà thờ xinh đẹp này hoàn toàn thuộc về Chúa. Khi cung hiến ta muốn thánh hóa mọi đóng góp của ta, từ công sức đến tiền của, từ năng lực đến tài hoa. Tất cả là của Chúa. Tất cả thuộc về Chúa. Tất cả để phụng sự Chúa. Như thế việc cung hiến nói lên lòng chúng ta yêu mến Chúa biết bao. Mọi công trình đều sẽ qua đi. Nhưng lòng yêu mến thì tồn tại mãi mãi. Lòng yêu mến được thể hiện qua việc chúng ta lưu ý chăm sóc nhà thờ. Hơn thế nữa, lòng yêu mến được thể hiện qua việc chúng ta chăm sóc chính lòng yêu mến của chúng ta đối với Chúa và đối với anh em. Như thế tâm hồn chúng ta sẽ trở thành ngôi đền thờ đẹp và cả cộng đoàn chúng ta trở nên một ngôi đền thờ rộng lớn và đẹp đẽ.
Lạy thánh Giuse xin cho chúng con biêt noi gương thánh nhân, phục vụ Chúa trong những việc nhỏ bé âm thầm. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Kẻ âm mưu giết ĐGH Gioan Phaolô II tuyên bố đã trở lại đạo Công Giáo.
Nguyễn Long Thao
05:31 01/05/2009
WASHINGTON 30/04/09 -Hãng tin CathNews căn cứ vào nguồn tin báo chí Pháp và Ý cho biết Mehmet Ali Agca, người Hồi Giáo quá khích đã âm mưu giết Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1981 tại quảng trường thánh Phêrô ở Roma, nay trở lại đạo Công Giáo.
Trong một lá thư viết từ nhà tù ở Thổ Nhĩ Kỳ, Mehmet Ali Agca viết rằng ông ta đã từ bỏ Hồi Giáo và theo Công Giáo.
Lá thư trên đây đã được tuần san Diva e people donna của Ý và nhật báo Pháp 7Sur7 công bố.
Mehmet Ali Agca viết trong thư như sau: “Tôi muốn tìm một phụ nữ Ý muôn liên lạc thư từ với tôi. Rõ ràng (tôi hy vọng) bà ấy là người Công Giáo vi từ ngày 13 -5 -2007 tôi đã quyết định bỏ Hồi Giáo và trở nên thành viên của Giáo Hội Công Giáo”
Lá thư viết tiếp: "Tôi đã quyết định trở về quảng trường Thánh Phêrô một cách hòa bình để làm chứng với thế giới rằng tôi đã trở lại đạo Công Giáo. Tôi ước ao được một ngày trở lại Roma để cầu nguyện trước mộ của của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II để bày tỏ lòng tri ân của tôi với Ngài vì Ngài đã tha thứ cho tôi”
Mehmet Ali Agca cũng bày tỏ ước nguyện được đến công trường Thánh Phêrô để được tiếp kiến ĐGH Bênêđitctô XVI, nhưng cho tới nay đã không nhận được lời phúc đáp nào. Đồng thời ông cũng báo cho Tòa Thánh Vatican biết là ông đã trở lại đạo Công Giáo. Ông viết như sau: “Đối với Vatican, có lẽ tôi vẫn là người cố giết Đức Giáo Hoàng người Ba Lan, nhưng giờ đây, tôi đã thay đổi, tôi là một con người khác”.
Ký giả của AFP làm việc ở Thổ Nhĩ Kỳ hỏi ông Mustafa Demirbag từng là luật sư bào chữa cho Mehmet Ali Agca về câu chuyện trên đây thì vị luật sư này cho biết ông ta rất “nghi ngờ" về việc cải đạo của Mehmet Ali Agca, cho dù đó là bước đầu để được chịu phép rửa tội.
Tưởng cũng nên nhắc lại vào năm 1981, Mehmet Ali Agca, người Tổ Nhĩ Kỳ theo Hồi Giáo quá khích đã ám sát ĐGH Gioan Phaolô II tại quảng trường Thánh Phêrô. Sau khi bị bắt, ông này đã khai với cảnh sát Ý là đã lam theo lệnh của mật vụ KGB của công sản Nga vì lúc đó ĐGH Gioan Phaolô II ủng hộ Công Đoàn Đoàn Kết của Ba Lan, đe doạ tới sự sống còn của đảng công sản Ba Lan và các đảng cộng sản khác tại Đông Âu. Tuy nhiên cảnh sát Ý đã không tìm ra được thế lực nào đã đứng sau Agca trong vụ ám sát ĐGH.
Khi Agca bi tù ở Ý, ĐGH Gioan Phaolô II đã đích thân vào nhà tù thăm Agca và tuyên bố tha tội cho anh, đồng thời xin tòa án cho anh được tự do. Agca được chính quyền Ý thả theo ý ĐGH nhưng chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt anh này lại vì những tội ác khác anh đã phạm trước đó. Trong suốt mấy mươi năm tù, Agca tuyên bố nhiều điều trái ngược nhau, thu hút được sự chú ý của báo giới.
Trong một lá thư viết từ nhà tù ở Thổ Nhĩ Kỳ, Mehmet Ali Agca viết rằng ông ta đã từ bỏ Hồi Giáo và theo Công Giáo.
Lá thư trên đây đã được tuần san Diva e people donna của Ý và nhật báo Pháp 7Sur7 công bố.
Mehmet Ali Agca viết trong thư như sau: “Tôi muốn tìm một phụ nữ Ý muôn liên lạc thư từ với tôi. Rõ ràng (tôi hy vọng) bà ấy là người Công Giáo vi từ ngày 13 -5 -2007 tôi đã quyết định bỏ Hồi Giáo và trở nên thành viên của Giáo Hội Công Giáo”
Lá thư viết tiếp: "Tôi đã quyết định trở về quảng trường Thánh Phêrô một cách hòa bình để làm chứng với thế giới rằng tôi đã trở lại đạo Công Giáo. Tôi ước ao được một ngày trở lại Roma để cầu nguyện trước mộ của của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II để bày tỏ lòng tri ân của tôi với Ngài vì Ngài đã tha thứ cho tôi”
Mehmet Ali Agca cũng bày tỏ ước nguyện được đến công trường Thánh Phêrô để được tiếp kiến ĐGH Bênêđitctô XVI, nhưng cho tới nay đã không nhận được lời phúc đáp nào. Đồng thời ông cũng báo cho Tòa Thánh Vatican biết là ông đã trở lại đạo Công Giáo. Ông viết như sau: “Đối với Vatican, có lẽ tôi vẫn là người cố giết Đức Giáo Hoàng người Ba Lan, nhưng giờ đây, tôi đã thay đổi, tôi là một con người khác”.
Ký giả của AFP làm việc ở Thổ Nhĩ Kỳ hỏi ông Mustafa Demirbag từng là luật sư bào chữa cho Mehmet Ali Agca về câu chuyện trên đây thì vị luật sư này cho biết ông ta rất “nghi ngờ" về việc cải đạo của Mehmet Ali Agca, cho dù đó là bước đầu để được chịu phép rửa tội.
Tưởng cũng nên nhắc lại vào năm 1981, Mehmet Ali Agca, người Tổ Nhĩ Kỳ theo Hồi Giáo quá khích đã ám sát ĐGH Gioan Phaolô II tại quảng trường Thánh Phêrô. Sau khi bị bắt, ông này đã khai với cảnh sát Ý là đã lam theo lệnh của mật vụ KGB của công sản Nga vì lúc đó ĐGH Gioan Phaolô II ủng hộ Công Đoàn Đoàn Kết của Ba Lan, đe doạ tới sự sống còn của đảng công sản Ba Lan và các đảng cộng sản khác tại Đông Âu. Tuy nhiên cảnh sát Ý đã không tìm ra được thế lực nào đã đứng sau Agca trong vụ ám sát ĐGH.
Khi Agca bi tù ở Ý, ĐGH Gioan Phaolô II đã đích thân vào nhà tù thăm Agca và tuyên bố tha tội cho anh, đồng thời xin tòa án cho anh được tự do. Agca được chính quyền Ý thả theo ý ĐGH nhưng chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt anh này lại vì những tội ác khác anh đã phạm trước đó. Trong suốt mấy mươi năm tù, Agca tuyên bố nhiều điều trái ngược nhau, thu hút được sự chú ý của báo giới.
Tòa Thượng Thẩm Hoa Kỳ và Giáo Hội Công Giáo
Lưu Hiền Đức
20:23 01/05/2009
Theo tin đã đưa, Thẩm Phán David Souter, một trong 8 thẩm phán của Tòa Thượng Thẩm Hoa Kỳ sẽ về hưu ở tuổi 69 vào tháng 6 sắp tới. Mặc dù lý do chưa chính thức được đưa ra nhưng Thẩm Phán David Souter là người rất khỏe mạnh.
Theo hiến pháp Hoa Kỳ, Thẩm Phán Tòa Thượng Thẩm là người được Tổng Thống đương quyền đề cử và phải được đa số Thượng Nghị Sĩ đồng ý trước khi chính thức giữ chức vụ này. Bản thân ứng cử viên vào chức vụ Thẩm Phán Tòa Thượng Thẩm thường là những người đã có bằng luật khoa, nổi tiếng trong ngành luật pháp, từng giữ các chức vụ quan trọng, và nhất là có nền tảng đạo đức tốt. Khi nhận chức vụ này, Thẩm Phán Tòa Thượng Thẩm thường phải hy sinh mức lương hiện tại mà họ đang làm như Luật sư cho các tập đoàn lớn, Chánh án tiểu bang, v...v... để lãnh một mức lương khiêm tốn.
Không giống như Tổng Thống (đứng đầu ngành hành pháp), các thượng nghị sĩ – hạ nghị sĩ (đứng đầu ngành lập pháp), chức vụ Thẩm Phán Tòa Thượng Thẩm là chức vụ rất danh dự và vĩnh viễn trừ khi bản thân đương sự từ chức vì lý do sức khỏe, qua đời, hay trong trường hợp rất đặc biệt. Đây là chức vụ rất quan trọng và đóng vai trò quyết định trong việc thay đổi luật pháp Hoa Kỳ.
Hiện nay, trong số 9 Thẩm Phán Tòa Thượng Thẩm thì có 5 vị thuộc đạo Công Giáo: Chánh án John Roberts, Antonin Scalia, Anthony Kennedy, Clarence Thomas, Samuel Alito. Cả 5 vị này đều được đề cử bởi các tổng thống thuộc đảng Cộng Hòa (Reagan, Bush Cha, Bush), và đều là các vị được xem là bảo thủ, và góp phần giữ cán cân luật pháp nghiêng về phía bảo vệ những giá trị đạo đức của đạo Công Giáo như: chống phá thai, chống hôn nhân đồng tính, chống việc trợ giúp tự tử, chống án tử hình.
Mặc dù chưa chính thức từ chức nhưng dư luận và các chuyên gia thân cận Tổng Thống Obama đã có những danh sách ứng cử viên cho chức vụ này. Đa số trong các ứng viên là những người theo chiều hướng cải cách thái quá, và dĩ nhiên đây là những người sẽ phục vụ cho mục đích của tổng thống Obama, vốn là người đi ngược lại đa số các giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo.
Với lương tâm của người Công Giáo, chúng ta có thể cầu nguyện cho Tổng Thống được Chúa Thánh Linh soi sáng để ông có thể dùng quyền lực của mình mà lãnh đạo công dân Hoa Kỳ theo ý chỉ của Chúa qua việc chọn 1 vị Thẩm Phán xứng đáng. Một việc cụ thể khác chúng ta có thể làm là viết thư, gọi điện thoại cho 2 vị Thượng Nghị Sĩ ở tiểu bang của mình sinh sống (http://www.senate.gov/general/contact_information/senators_cfm.cfm) nhằm cho họ biết trước rằng họ nên lắng nghe ý kiến của người Công Giáo chúng ta.
Theo hiến pháp Hoa Kỳ, Thẩm Phán Tòa Thượng Thẩm là người được Tổng Thống đương quyền đề cử và phải được đa số Thượng Nghị Sĩ đồng ý trước khi chính thức giữ chức vụ này. Bản thân ứng cử viên vào chức vụ Thẩm Phán Tòa Thượng Thẩm thường là những người đã có bằng luật khoa, nổi tiếng trong ngành luật pháp, từng giữ các chức vụ quan trọng, và nhất là có nền tảng đạo đức tốt. Khi nhận chức vụ này, Thẩm Phán Tòa Thượng Thẩm thường phải hy sinh mức lương hiện tại mà họ đang làm như Luật sư cho các tập đoàn lớn, Chánh án tiểu bang, v...v... để lãnh một mức lương khiêm tốn.
Không giống như Tổng Thống (đứng đầu ngành hành pháp), các thượng nghị sĩ – hạ nghị sĩ (đứng đầu ngành lập pháp), chức vụ Thẩm Phán Tòa Thượng Thẩm là chức vụ rất danh dự và vĩnh viễn trừ khi bản thân đương sự từ chức vì lý do sức khỏe, qua đời, hay trong trường hợp rất đặc biệt. Đây là chức vụ rất quan trọng và đóng vai trò quyết định trong việc thay đổi luật pháp Hoa Kỳ.
Hiện nay, trong số 9 Thẩm Phán Tòa Thượng Thẩm thì có 5 vị thuộc đạo Công Giáo: Chánh án John Roberts, Antonin Scalia, Anthony Kennedy, Clarence Thomas, Samuel Alito. Cả 5 vị này đều được đề cử bởi các tổng thống thuộc đảng Cộng Hòa (Reagan, Bush Cha, Bush), và đều là các vị được xem là bảo thủ, và góp phần giữ cán cân luật pháp nghiêng về phía bảo vệ những giá trị đạo đức của đạo Công Giáo như: chống phá thai, chống hôn nhân đồng tính, chống việc trợ giúp tự tử, chống án tử hình.
Mặc dù chưa chính thức từ chức nhưng dư luận và các chuyên gia thân cận Tổng Thống Obama đã có những danh sách ứng cử viên cho chức vụ này. Đa số trong các ứng viên là những người theo chiều hướng cải cách thái quá, và dĩ nhiên đây là những người sẽ phục vụ cho mục đích của tổng thống Obama, vốn là người đi ngược lại đa số các giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo.
Với lương tâm của người Công Giáo, chúng ta có thể cầu nguyện cho Tổng Thống được Chúa Thánh Linh soi sáng để ông có thể dùng quyền lực của mình mà lãnh đạo công dân Hoa Kỳ theo ý chỉ của Chúa qua việc chọn 1 vị Thẩm Phán xứng đáng. Một việc cụ thể khác chúng ta có thể làm là viết thư, gọi điện thoại cho 2 vị Thượng Nghị Sĩ ở tiểu bang của mình sinh sống (http://www.senate.gov/general/contact_information/senators_cfm.cfm) nhằm cho họ biết trước rằng họ nên lắng nghe ý kiến của người Công Giáo chúng ta.
Top Stories
To me, April 30th is a commemoration, a remembrance, a dark day in my culture's, and thus, my family's history
Nguyen Hoang Tuyet Nhi
05:23 01/05/2009
I go to school.
I complain about homework.
I have a desk job.
I get overtime, stat pay and holidays.
I have AC in the summer.
I have heat in the winter.
I complain when gas is too high.
I complain when the music isn't high enough.
I get to splurge on a hot new dress.
I complain about wearing high heels.
I'm annoyed when there are too many commercials during Grey's Anatomy.
I roll my eyes when my parents tell me to eat that last grain of rice.
I get to sleep in on weekends.
I hate taking out the garbage.
I get frustrated when I get stuck in traffic for more than half an hour.
My mother dropped out of school when she was 11 because she had to help sustain her family.
She couldn't afford books, pencils or paper.
My father squatted by the side of the road.
He was lucky to bring home anything at the end of the day.
My parents waded through monsoons in the summer.
They didn't have blankets at night.
My parents shared a bike between all of their siblings.
My father got beaten by his parents for wanting to learn music.
My mother patched patches on her rags, over and over again when it got threadbare.
My parents were lucky if they even had sandals at all.
You think they had luxuries like PS3s, iPods and cell phones?
My father would make a cup of rice last a week. For his entire family.
My mother would wake up at 3 am to pick herbs to sell in the market.
My mother would salvage, wash and rinse plastic bags to sell by the pound.
My parents spent weeks at sea for freedom.
I have the privileges, the luxuries, the rights and the freedoms today... only because my parents decided to leave behind everything that they had to step foot on a rickety, cramped and unstable 20 foot boat to sail aimlessly for weeks across an ocean towards...hope, for that is all that they had left.
---
Some people ask me why I fight for a "lost cause," why I don't just "forget the past," or what could I possibly do to "make a difference?"
To me, April 30th is a commemoration, a remembrance, a dark day in my culture's, and thus, my family's history. I will never get to meet my grandfather, only hear the stories my father retells proudly. It is not a lost cause. 34 years later, and there are still stateless Vietnamese stranded in Cambodia. Are they "lost causes" too?
I cannot forget the past, for it has defined who I am. Of course, I can move forward. But I only hold my head high because of the sacrifices of those who have come before me who have allowed me to have the privileges that I have today. Am I to turn my back on them and "forget the past?"
The torch has been passed to me. With each passing generation, it grows dimmer. I refuse to allow the flame to die. Its fuel, its sustenance lies within us. The flame does not diminish the more we share it. I believe that within each of us is the capacity to do great things. Together, we can light a new path, a bold path, but we cannot do it alone. Together, we can educate others about the stateless Vietnamese. We can educate others about the ecological impacts of Bauxite mining in Vietnam. We can raise awareness of child labourers, political prisoners and activists, freedom of speech, human rights...there are so many things we CAN do to "make a difference." We simply need to step up and try.
So today, I take a moment to remember. Cause if I don't, how will the next generation?
I shall not forget.
April 30, 1975.
Nguyen Hoang Tuyet Nhi
April 29, 2009
Please join the Toronto Vietnamese community in commemorating the Fall of Saigon - April 30th, 1975.
Sunday May 3, 2009 @ Nathan Phillips Square
(Northwest corner of Queen and Bay Street)
[10:00-12:00] Concert showcasing the Vietnamese heritage including musical performances, dances, and plays
[12:00-1:00] Official Commemoration Ceremony
[1:00-1:30] Parade on downtown streets
[1:30-2:00] Wreath Laying Ceremony at Cenotaph (In front of Old City hall)
I complain about homework.
I have a desk job.
I get overtime, stat pay and holidays.
I have AC in the summer.
I have heat in the winter.
I complain when gas is too high.
I complain when the music isn't high enough.
I get to splurge on a hot new dress.
I complain about wearing high heels.
I'm annoyed when there are too many commercials during Grey's Anatomy.
I roll my eyes when my parents tell me to eat that last grain of rice.
I get to sleep in on weekends.
I hate taking out the garbage.
I get frustrated when I get stuck in traffic for more than half an hour.
My mother dropped out of school when she was 11 because she had to help sustain her family.
She couldn't afford books, pencils or paper.
My father squatted by the side of the road.
He was lucky to bring home anything at the end of the day.
My parents waded through monsoons in the summer.
They didn't have blankets at night.
My parents shared a bike between all of their siblings.
My father got beaten by his parents for wanting to learn music.
My mother patched patches on her rags, over and over again when it got threadbare.
My parents were lucky if they even had sandals at all.
You think they had luxuries like PS3s, iPods and cell phones?
My father would make a cup of rice last a week. For his entire family.
My mother would wake up at 3 am to pick herbs to sell in the market.
My mother would salvage, wash and rinse plastic bags to sell by the pound.
My parents spent weeks at sea for freedom.
I have the privileges, the luxuries, the rights and the freedoms today... only because my parents decided to leave behind everything that they had to step foot on a rickety, cramped and unstable 20 foot boat to sail aimlessly for weeks across an ocean towards...hope, for that is all that they had left.
---
Some people ask me why I fight for a "lost cause," why I don't just "forget the past," or what could I possibly do to "make a difference?"
To me, April 30th is a commemoration, a remembrance, a dark day in my culture's, and thus, my family's history. I will never get to meet my grandfather, only hear the stories my father retells proudly. It is not a lost cause. 34 years later, and there are still stateless Vietnamese stranded in Cambodia. Are they "lost causes" too?
I cannot forget the past, for it has defined who I am. Of course, I can move forward. But I only hold my head high because of the sacrifices of those who have come before me who have allowed me to have the privileges that I have today. Am I to turn my back on them and "forget the past?"
The torch has been passed to me. With each passing generation, it grows dimmer. I refuse to allow the flame to die. Its fuel, its sustenance lies within us. The flame does not diminish the more we share it. I believe that within each of us is the capacity to do great things. Together, we can light a new path, a bold path, but we cannot do it alone. Together, we can educate others about the stateless Vietnamese. We can educate others about the ecological impacts of Bauxite mining in Vietnam. We can raise awareness of child labourers, political prisoners and activists, freedom of speech, human rights...there are so many things we CAN do to "make a difference." We simply need to step up and try.
So today, I take a moment to remember. Cause if I don't, how will the next generation?
I shall not forget.
April 30, 1975.
Nguyen Hoang Tuyet Nhi
April 29, 2009
Please join the Toronto Vietnamese community in commemorating the Fall of Saigon - April 30th, 1975.
Sunday May 3, 2009 @ Nathan Phillips Square
(Northwest corner of Queen and Bay Street)
[10:00-12:00] Concert showcasing the Vietnamese heritage including musical performances, dances, and plays
[12:00-1:00] Official Commemoration Ceremony
[1:00-1:30] Parade on downtown streets
[1:30-2:00] Wreath Laying Ceremony at Cenotaph (In front of Old City hall)
Thai Ha Catholics' Defender suffers more persecution.
J.B. An Dang
05:45 01/05/2009
After his office has been shutdown, and his license cancelled, the lawyer who defended eight Catholic defendants of Thai Ha parish at the infamous trial last December has now been subject to much more severe punishments in the form of summoning orders, threats aimed directly at his family and himself, long hour interrogations, and property confiscations.
In a tactic obviously designed to punish and deter Vietnamese lawyers from providing legal assistance to Catholics at Thai Ha, on April 29, police in Ho Chi Minh City arrested lawyer Le Tran Luat, the chief defense counsel of the eight Catholic defendants of Thai Ha parish in a trial on Dec. 8 last year in which they were charged of “damaging state properties and disturbing public orders”.
During and after the trial on Dec. 8, all eight Catholic defendants have maintained all along they were not guilty despite false reports by state media that "they bowed their heads regretfully and admitted to their guilt”. They sued some state-owned media outlets for falsely reporting on their trial, and appealed to a higher court against unjust verdicts.
Luat has been repeatedly harassed by police after his decision to represent the Catholics at the court of appeal on Mar. 27 of this year in Hanoi.
The level of harassment has become more severe just before the appellate court hearing on March 27 with allegation that he (Luat) understood incorrectly the state policies and guidelines promulgated by the government of Socialist Republic of Vietnam. They then asked him to modify or correct his published arguments and admit that his answers he gave in previous interviews were shallow and hotheaded. His refusal to comply with government's coercion has resulted in series of harsh treatments and eventually his house arrest as report just came in today.
His movement since has been severely restricted and constantly monitored by the police. On Mar. 12 while trying to board a flight to Hanoi for trial preparation, Luat was apprehended and detained at the police station for questioning. On Mar 15, he was arrested again and had to keep coming to the so-called "working sessions" by police's order. The ordeal did not end there for him and those who were related to him both personally and professionally. His entire staff has been harassed to this date, his personal equipments seized, his reputation distorted and tarnished by state media, his family as well as Luat himself received threatening phone calls, and his clients have been contacted and coerced to either cancel their contracts with his law firm or given false, distorted information about his personal and professional conducts so that they felt pressured to change their mind about detaining him.
His arrest on April 29 was followed a long smear campaign against him by state-run media. Luat was reportedly released yesterday after a 17 hour police interrogation. Ms. Ta Phong Tan, his assistant, shared the same fate.
While the lawyer was being interrogated at the police headquarter, his house was raided from 6 PM - pass midnight Aril 30. Documents relating to Lake Ba Giang, the plot of land which is still in dispute between Hanoi Redemptorist Monastery and the local government of Dong Da district were confiscated. Earlier this month, the superior of the Redemptorist community, Father Matthew Vu Khoi Phung, protested a new governmental construction project on the land. The community has been searching for lawyers to settle the issue with due process.
Along with Ba Giang documents, the police confiscated 3 desk-top- and 1 lap-top computers, 1 mobile (cellular) phone, and legal documents related to his clients Pham Thanh Nghien case (a dissident/defendant who belongs to 8406 bloc), Pham Ba Hai (another dissident who belongs to Bach Dang Giang group), Truong Minh Duc (other dissident who is member of Vi Dan party), and other documents relating to 8406 bloc, victims of government illegal land requisition, memorabilia presented to him by a famed dissident, Prof. Tran Khue, a collection of poems from Bui Chat, and his proposal for establishing a website and a forum for lawyers.
His legal assistant Ta Phong Tan has released appeals to the public, calling the government tactics as "evil" and “gross violation of human rights in Vietnam". She is calling for international media and human rights organizations” to help expose “the truth the Vietnamese tyrannical regime is trying to hide".
Recently state-owned media have been viciously attacked two Redemptorist priests, who openly oppose the government bauxite mining plan in Central Highlands, calling for “immediate and severe punishment” against them. The accusations leveled against the two priests, labeling their actions as major crime of "plotting to overthrow communist regime" - an offense which can result in capital punishment if convicted, were so severe that many have been convinced that Vietnam government has been preparing public opinions for an arrest and persecution on the two priests. The calculated, malicious plot against lawyer Le Tran Luat has raised great concern among Catholics on legal support in case their priests are arrested.
In a tactic obviously designed to punish and deter Vietnamese lawyers from providing legal assistance to Catholics at Thai Ha, on April 29, police in Ho Chi Minh City arrested lawyer Le Tran Luat, the chief defense counsel of the eight Catholic defendants of Thai Ha parish in a trial on Dec. 8 last year in which they were charged of “damaging state properties and disturbing public orders”.
During and after the trial on Dec. 8, all eight Catholic defendants have maintained all along they were not guilty despite false reports by state media that "they bowed their heads regretfully and admitted to their guilt”. They sued some state-owned media outlets for falsely reporting on their trial, and appealed to a higher court against unjust verdicts.
Luat has been repeatedly harassed by police after his decision to represent the Catholics at the court of appeal on Mar. 27 of this year in Hanoi.
The level of harassment has become more severe just before the appellate court hearing on March 27 with allegation that he (Luat) understood incorrectly the state policies and guidelines promulgated by the government of Socialist Republic of Vietnam. They then asked him to modify or correct his published arguments and admit that his answers he gave in previous interviews were shallow and hotheaded. His refusal to comply with government's coercion has resulted in series of harsh treatments and eventually his house arrest as report just came in today.
His movement since has been severely restricted and constantly monitored by the police. On Mar. 12 while trying to board a flight to Hanoi for trial preparation, Luat was apprehended and detained at the police station for questioning. On Mar 15, he was arrested again and had to keep coming to the so-called "working sessions" by police's order. The ordeal did not end there for him and those who were related to him both personally and professionally. His entire staff has been harassed to this date, his personal equipments seized, his reputation distorted and tarnished by state media, his family as well as Luat himself received threatening phone calls, and his clients have been contacted and coerced to either cancel their contracts with his law firm or given false, distorted information about his personal and professional conducts so that they felt pressured to change their mind about detaining him.
His arrest on April 29 was followed a long smear campaign against him by state-run media. Luat was reportedly released yesterday after a 17 hour police interrogation. Ms. Ta Phong Tan, his assistant, shared the same fate.
While the lawyer was being interrogated at the police headquarter, his house was raided from 6 PM - pass midnight Aril 30. Documents relating to Lake Ba Giang, the plot of land which is still in dispute between Hanoi Redemptorist Monastery and the local government of Dong Da district were confiscated. Earlier this month, the superior of the Redemptorist community, Father Matthew Vu Khoi Phung, protested a new governmental construction project on the land. The community has been searching for lawyers to settle the issue with due process.
Along with Ba Giang documents, the police confiscated 3 desk-top- and 1 lap-top computers, 1 mobile (cellular) phone, and legal documents related to his clients Pham Thanh Nghien case (a dissident/defendant who belongs to 8406 bloc), Pham Ba Hai (another dissident who belongs to Bach Dang Giang group), Truong Minh Duc (other dissident who is member of Vi Dan party), and other documents relating to 8406 bloc, victims of government illegal land requisition, memorabilia presented to him by a famed dissident, Prof. Tran Khue, a collection of poems from Bui Chat, and his proposal for establishing a website and a forum for lawyers.
His legal assistant Ta Phong Tan has released appeals to the public, calling the government tactics as "evil" and “gross violation of human rights in Vietnam". She is calling for international media and human rights organizations” to help expose “the truth the Vietnamese tyrannical regime is trying to hide".
Recently state-owned media have been viciously attacked two Redemptorist priests, who openly oppose the government bauxite mining plan in Central Highlands, calling for “immediate and severe punishment” against them. The accusations leveled against the two priests, labeling their actions as major crime of "plotting to overthrow communist regime" - an offense which can result in capital punishment if convicted, were so severe that many have been convinced that Vietnam government has been preparing public opinions for an arrest and persecution on the two priests. The calculated, malicious plot against lawyer Le Tran Luat has raised great concern among Catholics on legal support in case their priests are arrested.
Lawyer Le Tran Luat and his assistants are in danger of being persecuted
Nam Việt
07:58 01/05/2009
SAIGON - After the successful operation against Phap Quyen Law Office, and to pave way for imprisoning the pro-democracy Luat Tran Le and his assistants, especially Ms. Tan Phong Ta, the Vietnamese authorities have subsequently launched several dirty campaigns while the police force also repeatedly detained and questioned Mr. Le and his assistants during the last months.
On 29th April 2009, the Ho Chi Minh city Police Department has illegally detained Mr. Luat Tran Le and Ms. Tan Phong Ta for questioning for more than 17 hours. Following this detain, on 30/04/2009 the police searched Phap Quyen Law Office and confiscated all office equipments and computers after Mr. Le refused “to lend” them his personal Laptop. Computers and equipments confiscated this time are the latest replacement following Mr. Le’s office being ransacked by Police in March this year. They now even cut off Mr. Le’s mobile phone and internet services to make sure that he is isolated from the outside world.
Confiscated items in the morning of 30th April 2009 include files of several legal cases that Mr. Le has been working on. Among these is “Thai Ha”, the legal file of “Ba Giang Lake” of Thai Ha Parish. They assumed that these working legal files are “anti-revolutionary” materials and quickly announced the arrest of Mr. Le for violating Clause 88 of the Socialist Republic of Vietnam Laws (“propaganda against the government of Socialist Republic of Vietnam).
After all these incidents as described above, we conclude that:
The Vietnamese authority has repeatedly abused Human rights. It does not respect and abide international conventions that it has joined. Human rights and dignities are not respected, and lawyer’s rights are abused.
Therefore, on behalf of people who loves Justice – Truth – Freedom, we call for unity’s voices from everyone in the world in condemning the Vietnamese authority for detaining Mr. Le and his assistants. The Vietnamese authority must respect its own laws and international laws.
Thank you for your attention.
Saigon, 30th April 2009
On 29th April 2009, the Ho Chi Minh city Police Department has illegally detained Mr. Luat Tran Le and Ms. Tan Phong Ta for questioning for more than 17 hours. Following this detain, on 30/04/2009 the police searched Phap Quyen Law Office and confiscated all office equipments and computers after Mr. Le refused “to lend” them his personal Laptop. Computers and equipments confiscated this time are the latest replacement following Mr. Le’s office being ransacked by Police in March this year. They now even cut off Mr. Le’s mobile phone and internet services to make sure that he is isolated from the outside world.
Confiscated items in the morning of 30th April 2009 include files of several legal cases that Mr. Le has been working on. Among these is “Thai Ha”, the legal file of “Ba Giang Lake” of Thai Ha Parish. They assumed that these working legal files are “anti-revolutionary” materials and quickly announced the arrest of Mr. Le for violating Clause 88 of the Socialist Republic of Vietnam Laws (“propaganda against the government of Socialist Republic of Vietnam).
After all these incidents as described above, we conclude that:
The Vietnamese authority has repeatedly abused Human rights. It does not respect and abide international conventions that it has joined. Human rights and dignities are not respected, and lawyer’s rights are abused.
Therefore, on behalf of people who loves Justice – Truth – Freedom, we call for unity’s voices from everyone in the world in condemning the Vietnamese authority for detaining Mr. Le and his assistants. The Vietnamese authority must respect its own laws and international laws.
Thank you for your attention.
Saigon, 30th April 2009
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nhật ký tiễn đưa Giám Mục Nguyễn Văn Bản về nhiệm sở GP. Ban Mê Thuột
Trần Tuy Hòa
04:49 01/05/2009
NHẬT KÝ TIỂN ĐƯA
Bản tin thời tiết ngày 28 tháng 4 năm 2009 của khu vực miền Trung: trời âm u, chiều có mưa vài nơi, gió cấp 3, sóng vỗ nhẹ… không đủ để ngăn cản bước chân lên đường của nhóm linh mục, tu sĩ, giáo dân hạt Phú Yên đi Quy Nhơn để gặp gỡ và tiễn đưa đứa con ưu tú của Tuy Hòa, giám mục Vincent Nguyễn Văn Bản về nhiệm sở mới.
Sáu giờ chiều ngày 28 tháng 4 năm 2009, như không được báo trước nên những cái bắt tay và nhất là cái ôm chầm, nhấc bổng của giám mục Nguyễn Văn Bản với cha hạt trưởng Phú Yên, Giuse Trương Đình Hiền, người anh cả của ba anh em linh mục được đào tạo dưới mái trường Anrê Phú Yên- Mằng Lăng( Hiền, Bản, Đệ), làm cho chúng tôi, những người đứng chung quanh thấy được sự hồn nhiên nơi tâm hồn các linh mục của Chúa…
Giờ cơm chiều…
Sau giờ cơm…
Chín giờ tối, sau khi tất cả các sinh hoạt nơi tòa giám mục Quy Nhơn dần vào yên lặng, nhóm Phú Yên chọn lấy thời điểm này làm giờ gặp gỡ cuối cùng nơi căn phòng của người em út trong ba anh em ( L.m Đệ), một linh mục trẻ nhưng căn phòng của linh mục trẻ này lại quá già, chứa đầy cổ vật, điều đó muốn nói với chúng tôi rằng chúng tôi đang ngồi trong căn nhà đầu nguồn của giáo phận mẹ Quy Nhơn để từ đây chúng tôi ra đi mà không sợ mình mang tiếng mất gốc…Vui, buồn, kỉ niệm, “đơn giản” và chúng tôi “đang giỡn” tưởng như chẳng có gì xảy đến cho chúng tôi ở tương lai, sống cái hiện tại tràn đầy là biểu hiện một tâm hồn phó thác, tin tưởng …
Đúng như vậy, tôi hỏi đức cha Nguyễn Văn Bản: “Cha có lo lắng gì không ?”. “Không”. Và ngài còn thêm: “Chúa luôn có cái lí của Ngài…”, và thế là chúng tôi tiếp tục đơn giản vì mình đang giỡn cho đến 11h30 đêm…
Khi tất cả mọi người đều đi vào cái yên lặng tột cùng của bóng đêm thì những hàng me to gốc, những viên đá của Tịnh Sơn, Sông Hinh nơi sân vườn tòa giám mục Quy Nhơn lại bắt đầu lên tiếng bằng cơn mưa nhẹ được báo trước, những tán me lớn rùng mình cho xuống mặt đá bên dưới những giọt nước mắt vui mừng và hi vọng.
Đến 2h sáng ngày 29 tháng 4 năm 2009, tiếng còi xe đầu tiên đi ngang qua tòa giám mục Quy Nhơn như đánh thức những viên đá mơ màng kia hãy trổ hoa và lăn vào cuộc đời, tiếng còi xe như đánh thức mà cũng còn như cảnh báo những hiểm nguy sắp đến. Có lẽ đức cha Vincent Nguyễn Văn Bản hiểu ra mệnh lệnh sắp đến cho mình là gì…
Năm giờ sáng ngày 29 tháng 4 năm 2009, thánh lễ cuối cùng trong tư cách là người làm chủ, làm con, làm người tôi tớ của Quy Nhơn trong căn nhà nguyện nhỏ nhắn nhưng không thiếu bất cứ thành phần nào(chủng sinh, tu sĩ nam nữ, giáo dân, các linh mục từ Ban Mê Thuột…, một thánh lễ trào tràn sự hiệp nhất,trào tràn ước mơ hiệp nhất, lễ kính thánh Catarina –( vị thánh muốn xây dựng sự hiệp nhất trong chính lòng giáo hội). Cuộc bẻ bánh hôm nay để tạ ơn, để xin ơn, để nhắn nhủ, để hứa, để quyết tâm. Khi mời gọi cầu nguyện, đức giám mục Vincent Nguyễn Văn Bản kêu gọi cầu nguyện cho ngài đi về giáo phận mới trong an bình…Đi Về chứ không là Đi Đến, cách dùng từ này cho tôi thấy giáo phận Ban Mê Thuột đã là căn nhà của mình trước đó rồi, Đi Về chính là ý thức cách mạnh mẽ sứ vụ Chúa trao và công việc tiếp theo như giáo mục Nguyễn Văn Bản tỏ bày còn lại lúc này là thực hiện mệnh lệnh đó.
Thánh lễ như một cuộc hẹn hò với Chúa. Chúng tôi tiếp tục thực hiện cuộc hò hẹn với con người mà cụ thể là giữa giám mục Nguyễn Văn Bản với đức cha Phêrô Nguyễn Soạn, vừa là người cha, vừa là người thầy, vừa là người giám hộ và báo hiệu trước cũng vừa là người bạn trong giám mục đoàn qua bữa tiệc chia tay. Tiệc chia tay không tổ chức vào buổi tối nhưng lại tổ chức vào buổi bình minh, chào một ngày mới bắt đầu. Chia tay mà vui, vui cho người ở lại vì người ở lại đã thấy được rằng nơi cội nguồn của giáo phận mẹ Quy Nhơn vẫn còn chứa đầy nước, vẫn còn cái để cho đi…Vui cho người ra đi, vì thấy ánh sáng của mặt trời sau bữa tiệc chia tay này càng ngày càng sáng. Nước mắt bình minh phải khác với giọt nước mắt hoàng hôn. Tôi thấy bữa tiệc chia tay và ngôn ngữ trong bữa tiệc này đã lan tỏa đến nhiều người nơi phòng tiệc, rất ít người không sờ lên sóng mũi của mình…Đôi mắt chớp chớp kịp hất đi viên bụi muối mặn …vừa mới xuất hiện đâu đây…
7 giờ 30 sáng 29 tháng 9 năm 2009, trước cửa chủng viện, không khí lại càng quyến luyến của những người thuộc giáo phận Quy Nhơn, những cái bắt tay, những tấm hình, những chớp nháy, cả những níu kéo…Bất ngờ, đức cha Phêrô Nguyễn Soạn xuất hiện,dù bệnh yếu, vẫn cố gắng bước những bước chậm chạp từ tòa giám mục bước sang…Tôi có cảm giác ngài muốn trao hết những gì mình có cho đứa con của giáo phận được cất nhắc thành người kế vị các tông đồ, cái ngài trao cuối cùng: chính là “nụ cười, cái bắt tay, cái nhìn “ như một chúc lành: lên đường bằng an”
Đoàn xe chuyển bánh…
Cổng tiểu chủng viện từ từ khép lại cho một giai đoạn của giám mục Vincent; Biết ơn ngày hôm qua nhưng không luyến tiếc nó, hôm qua không thể níu chân của ngài đi về một phần của mái nhà Đông Dương, nơi cả đoàn chiên đang chực chờ có người chăn dắt…Đoàn xe đi theo lộ trình như một sự sắp đặt. Không thể không đi qua đầm Thị Nại, để bồi dưỡng thêm chất mặn muối biển của giáo phận Quy Nhơn, nơi chứng kiến những khởi đầu của giáo phận Đàng Trong.
Vẫy tay chào cầu Nhơn Hội, biểu tượng cho sức sống hôm nay. Khác với lần sơ kiến trước đó một tháng, đoàn xe đi về phía Bắc, tới ngã 3 cầu Bà Di, tôi chắc rằng đức cha Vincent không thể không nhìn về phía Bắc để chào giáo hạt Quảng Ngãi, nơi mà cả giáo phận Quy Nhơn đang nặng lòng về nó vì đây là giáo hạt chịu nhiều thua thiệt nhất, một phút nguyện cầu cho Quảng Ngãi yêu dấu…Thiêng liêng quá…
Về Tây Sơn, về Phú Phong.. không thể không nếm môi chút rượu Bầu Đá như đặc sản của vùng này…Xe tiếp tục qua An Khê,dừng lại nơi đám thông dày mà tóc thông xanh cả một vùng đồi núi, ở đây, chúng tôi chờ đợi nhau, không ai muốn đi trước vì sợ bỏ soát lại người đằng sau, yêu thương nhau đến thế là cùng.
Cổng trời Mang Yang đón chào chúng tôi về với giáo đường Thăng Thiên(Plâycu), trong tiếng cười rộn rã, nhất là cha sở xứ đạo Thăng Thiên( cha Đông), sao mà hiếu khách, sao mà trẻ trung, sao mà hài hước…Không thể không cười, không vui, báo hiệu cho chúng tôi một hành trình tốt đẹp và có lẽ muốn giới thiệu cho đức cha Vincent sứ vụ người phải thực hiện cho vùng đất Tây Nguyên này nên những tiết mục văn nghệ ở đâyđều do những con người Tây Nguyên thực hiện…
Đến cây số 110 theo Quốc lộ 14, địa đầu của giáo phận Ban Mê Thuột, đoàn xe dừng lại. Đức cha Vincent hỏi tôi: “Ở đây nhiều tiêu quá phải không anh Đạt?”. Tôi thưa: “Vâng, càng đi về phía Nam lượng tiêu càng nhiều và nơi đây chưa thấy cà phê…”. Hỏi là quan tâm, hỏi là muốn biết, hỏi là muốn sẻ chia về những người chủ của những đám vườn đó, hay nói cách khác, ngài muốn hỏi: “Người dân ở đây có đủ sống không anh?”. Giáo hội đâu chỉ giao linh hồn của đoàn chiên mà còn cả phần xác của nó nữa. Tiếp tục thao thức. và tôi hiểu được rằng Ngài đang nhẹ bước đi vào căn nhà Chúa đang dọn sẵn cho mình trên nền đất bazan này
Qua lớp kính xe bị nhòe đi bởi những cơn mưa đầu mùa không đủ che khuất dòng điện 500Kv Bắc Nam dọc theo suốt chiều dài giáo phận để rồi tiếp tục lo lắng, không hiểu rằng ánh sáng của dòng điện kia có soi chiếu được tận trái tim của những người dân tộc Tây Nguyên, của mọi con người của giáo phận này tìm thấy Chúa chăng ?
4 giờ 30 chiều ngày 29 tháng 4 năm 2009, đức cha Vincent cùng những người tháp tùng về đến tòa giám mục Ban Mê Thuột, sao hoành tráng thế, sao rộn ràng thế, tiếng trống diễu hành của các em thiếu nhi, những dàn chào của các em thiếu nhi dân tộc. Chắc chắn đức cha Vincent nhận ra điều đó, rồi tiếng hát chào mừng được vang lên: … Chào mừng đức cha về với giáo phận chúng con…
Đoàn rước vào bên trong nhà thờ tòa giám mục, ở đây những nghi thức truyền thống của giáo hội về việc cất nhắc một giám mục vào chức vị chủ chăn được diễn ra:
Đức giám mục đọc kinh tin kính…
Giới thiệu sơ qua Bulla của tòa thánh sẽ được đọc chính thức trong lễ tấn phong…
Đức tân giám mục đọc những lời cam kết với tòa thánh, với giám mục đòan, với cộng đoàn dân Chúa…bằng tiếng Latin mà chắc chẳng mấy người hiểu hết…
Kết thúc bằng giờ chầu phép lành đầu tiên với tư cách là chủ chăn của giáo phận Ban Mê Thuột.
Sau bữa cơm tối, lại một tối bên nhau tại tòa giám mục Ban Mê Thuột của phái đòan Quy Nhơn-Tuy Hòa.
Lúc này, ngoại trừ đức cha Vincent, tất cả những người trong phái đoàn đều là khách nhưng là dạng khách quý, nói theo ngôn ngữ bên ngoài là khách VIP, khách Quy Nhơn-Tuy Hòa coi căn phòng của giám mục hiện nay như vườn không nhà trống, từ phòng ngủ, phòng làm việc, phòng khách như chỗ của mình, lại còn có cả một chút nước cay cay trên bàn khách như để khởi đầu một đêm nữa bên nhau cho trọn hết cái tình.
Không muốn cách biệt với anh em, đức cha Vincent tìm đến phòng ngủ của chúng tôi để nói tất cả những trăn trở, nào là năm linh mục phải làm gì(?), nào là phải giáo dục chủng sinh thế nào(?), nào là đời sống luân lí(?), nào là làm chứng giữa đời(?)…nói mãi không hết chuyện để rồi kết thúc bằng cái bắt tay… bên ngoài kia cúp C1 bắt đầu.
Sáng 30 tháng 4 năm 2009, thánh lễ thứ 2 và là thánh lễ đầu tiên trong tư cách là người làm chủ được cử hành và các linh mục đồng tế phần lớn là các linh mục Quy Nhơn. Khởi đầu thánh lễ, đức cha chủ nhà giới thiệu linh mục đòan Quy Nhơn sao mà quá tường tận từng họ tên, từng giáo xứ, từng giáo dân như là người của giáo phận mình, giáo phận Ban Mê Thuột.Không rành sao được khi mới từ đó Đi Ra…
Sau thánh lễ, một món quà nhỏ nhưng ý nghĩa quá lớn của quý linh mục Quy Nhơn, đặc biệt của cha hạt trưởng Phú Yên gởi tặng đức giám mục, không chỉ như món quà mà còn là một nhắn nhủ không với tư cách một linh mục với một giám mục nhưng với tư cách một người anh trong ba anh em như đã nói: “Đức cha hãy cầu nguyện như hình đức cha đang cầu nguyện trong món quà mà đức cha vừa nhận”.
Chúng tôi là giáo dân, chúng tôi biết chắc rằng đức cha không bao giờ quên cầu nguyện và nhất là đức cha đang đứng trên nền nguyện đường mà trước đây được xây dựng cho các nữ tu chuyên tâm cầu nguyện, các nữ tu Bênêdictine.
Chúng tôi về lại Quy Nhơn- Tuy Hòa khi cơn mưa nhẹ đêm qua chưa dứt. Hẹn gặp lại Ban Mê Thuột ngày 12 tháng 5 năm 2009 trong lễ tấn phong.
Bản tin thời tiết ngày 28 tháng 4 năm 2009 của khu vực miền Trung: trời âm u, chiều có mưa vài nơi, gió cấp 3, sóng vỗ nhẹ… không đủ để ngăn cản bước chân lên đường của nhóm linh mục, tu sĩ, giáo dân hạt Phú Yên đi Quy Nhơn để gặp gỡ và tiễn đưa đứa con ưu tú của Tuy Hòa, giám mục Vincent Nguyễn Văn Bản về nhiệm sở mới.
Sáu giờ chiều ngày 28 tháng 4 năm 2009, như không được báo trước nên những cái bắt tay và nhất là cái ôm chầm, nhấc bổng của giám mục Nguyễn Văn Bản với cha hạt trưởng Phú Yên, Giuse Trương Đình Hiền, người anh cả của ba anh em linh mục được đào tạo dưới mái trường Anrê Phú Yên- Mằng Lăng( Hiền, Bản, Đệ), làm cho chúng tôi, những người đứng chung quanh thấy được sự hồn nhiên nơi tâm hồn các linh mục của Chúa…
Giờ cơm chiều…
Sau giờ cơm…
Chín giờ tối, sau khi tất cả các sinh hoạt nơi tòa giám mục Quy Nhơn dần vào yên lặng, nhóm Phú Yên chọn lấy thời điểm này làm giờ gặp gỡ cuối cùng nơi căn phòng của người em út trong ba anh em ( L.m Đệ), một linh mục trẻ nhưng căn phòng của linh mục trẻ này lại quá già, chứa đầy cổ vật, điều đó muốn nói với chúng tôi rằng chúng tôi đang ngồi trong căn nhà đầu nguồn của giáo phận mẹ Quy Nhơn để từ đây chúng tôi ra đi mà không sợ mình mang tiếng mất gốc…Vui, buồn, kỉ niệm, “đơn giản” và chúng tôi “đang giỡn” tưởng như chẳng có gì xảy đến cho chúng tôi ở tương lai, sống cái hiện tại tràn đầy là biểu hiện một tâm hồn phó thác, tin tưởng …
Đúng như vậy, tôi hỏi đức cha Nguyễn Văn Bản: “Cha có lo lắng gì không ?”. “Không”. Và ngài còn thêm: “Chúa luôn có cái lí của Ngài…”, và thế là chúng tôi tiếp tục đơn giản vì mình đang giỡn cho đến 11h30 đêm…
Khi tất cả mọi người đều đi vào cái yên lặng tột cùng của bóng đêm thì những hàng me to gốc, những viên đá của Tịnh Sơn, Sông Hinh nơi sân vườn tòa giám mục Quy Nhơn lại bắt đầu lên tiếng bằng cơn mưa nhẹ được báo trước, những tán me lớn rùng mình cho xuống mặt đá bên dưới những giọt nước mắt vui mừng và hi vọng.
Đến 2h sáng ngày 29 tháng 4 năm 2009, tiếng còi xe đầu tiên đi ngang qua tòa giám mục Quy Nhơn như đánh thức những viên đá mơ màng kia hãy trổ hoa và lăn vào cuộc đời, tiếng còi xe như đánh thức mà cũng còn như cảnh báo những hiểm nguy sắp đến. Có lẽ đức cha Vincent Nguyễn Văn Bản hiểu ra mệnh lệnh sắp đến cho mình là gì…
Năm giờ sáng ngày 29 tháng 4 năm 2009, thánh lễ cuối cùng trong tư cách là người làm chủ, làm con, làm người tôi tớ của Quy Nhơn trong căn nhà nguyện nhỏ nhắn nhưng không thiếu bất cứ thành phần nào(chủng sinh, tu sĩ nam nữ, giáo dân, các linh mục từ Ban Mê Thuột…, một thánh lễ trào tràn sự hiệp nhất,trào tràn ước mơ hiệp nhất, lễ kính thánh Catarina –( vị thánh muốn xây dựng sự hiệp nhất trong chính lòng giáo hội). Cuộc bẻ bánh hôm nay để tạ ơn, để xin ơn, để nhắn nhủ, để hứa, để quyết tâm. Khi mời gọi cầu nguyện, đức giám mục Vincent Nguyễn Văn Bản kêu gọi cầu nguyện cho ngài đi về giáo phận mới trong an bình…Đi Về chứ không là Đi Đến, cách dùng từ này cho tôi thấy giáo phận Ban Mê Thuột đã là căn nhà của mình trước đó rồi, Đi Về chính là ý thức cách mạnh mẽ sứ vụ Chúa trao và công việc tiếp theo như giáo mục Nguyễn Văn Bản tỏ bày còn lại lúc này là thực hiện mệnh lệnh đó.
Thánh lễ như một cuộc hẹn hò với Chúa. Chúng tôi tiếp tục thực hiện cuộc hò hẹn với con người mà cụ thể là giữa giám mục Nguyễn Văn Bản với đức cha Phêrô Nguyễn Soạn, vừa là người cha, vừa là người thầy, vừa là người giám hộ và báo hiệu trước cũng vừa là người bạn trong giám mục đoàn qua bữa tiệc chia tay. Tiệc chia tay không tổ chức vào buổi tối nhưng lại tổ chức vào buổi bình minh, chào một ngày mới bắt đầu. Chia tay mà vui, vui cho người ở lại vì người ở lại đã thấy được rằng nơi cội nguồn của giáo phận mẹ Quy Nhơn vẫn còn chứa đầy nước, vẫn còn cái để cho đi…Vui cho người ra đi, vì thấy ánh sáng của mặt trời sau bữa tiệc chia tay này càng ngày càng sáng. Nước mắt bình minh phải khác với giọt nước mắt hoàng hôn. Tôi thấy bữa tiệc chia tay và ngôn ngữ trong bữa tiệc này đã lan tỏa đến nhiều người nơi phòng tiệc, rất ít người không sờ lên sóng mũi của mình…Đôi mắt chớp chớp kịp hất đi viên bụi muối mặn …vừa mới xuất hiện đâu đây…
7 giờ 30 sáng 29 tháng 9 năm 2009, trước cửa chủng viện, không khí lại càng quyến luyến của những người thuộc giáo phận Quy Nhơn, những cái bắt tay, những tấm hình, những chớp nháy, cả những níu kéo…Bất ngờ, đức cha Phêrô Nguyễn Soạn xuất hiện,dù bệnh yếu, vẫn cố gắng bước những bước chậm chạp từ tòa giám mục bước sang…Tôi có cảm giác ngài muốn trao hết những gì mình có cho đứa con của giáo phận được cất nhắc thành người kế vị các tông đồ, cái ngài trao cuối cùng: chính là “nụ cười, cái bắt tay, cái nhìn “ như một chúc lành: lên đường bằng an”
Đoàn xe chuyển bánh…
Cổng tiểu chủng viện từ từ khép lại cho một giai đoạn của giám mục Vincent; Biết ơn ngày hôm qua nhưng không luyến tiếc nó, hôm qua không thể níu chân của ngài đi về một phần của mái nhà Đông Dương, nơi cả đoàn chiên đang chực chờ có người chăn dắt…Đoàn xe đi theo lộ trình như một sự sắp đặt. Không thể không đi qua đầm Thị Nại, để bồi dưỡng thêm chất mặn muối biển của giáo phận Quy Nhơn, nơi chứng kiến những khởi đầu của giáo phận Đàng Trong.
Vẫy tay chào cầu Nhơn Hội, biểu tượng cho sức sống hôm nay. Khác với lần sơ kiến trước đó một tháng, đoàn xe đi về phía Bắc, tới ngã 3 cầu Bà Di, tôi chắc rằng đức cha Vincent không thể không nhìn về phía Bắc để chào giáo hạt Quảng Ngãi, nơi mà cả giáo phận Quy Nhơn đang nặng lòng về nó vì đây là giáo hạt chịu nhiều thua thiệt nhất, một phút nguyện cầu cho Quảng Ngãi yêu dấu…Thiêng liêng quá…
Về Tây Sơn, về Phú Phong.. không thể không nếm môi chút rượu Bầu Đá như đặc sản của vùng này…Xe tiếp tục qua An Khê,dừng lại nơi đám thông dày mà tóc thông xanh cả một vùng đồi núi, ở đây, chúng tôi chờ đợi nhau, không ai muốn đi trước vì sợ bỏ soát lại người đằng sau, yêu thương nhau đến thế là cùng.
Cổng trời Mang Yang đón chào chúng tôi về với giáo đường Thăng Thiên(Plâycu), trong tiếng cười rộn rã, nhất là cha sở xứ đạo Thăng Thiên( cha Đông), sao mà hiếu khách, sao mà trẻ trung, sao mà hài hước…Không thể không cười, không vui, báo hiệu cho chúng tôi một hành trình tốt đẹp và có lẽ muốn giới thiệu cho đức cha Vincent sứ vụ người phải thực hiện cho vùng đất Tây Nguyên này nên những tiết mục văn nghệ ở đâyđều do những con người Tây Nguyên thực hiện…
Đến cây số 110 theo Quốc lộ 14, địa đầu của giáo phận Ban Mê Thuột, đoàn xe dừng lại. Đức cha Vincent hỏi tôi: “Ở đây nhiều tiêu quá phải không anh Đạt?”. Tôi thưa: “Vâng, càng đi về phía Nam lượng tiêu càng nhiều và nơi đây chưa thấy cà phê…”. Hỏi là quan tâm, hỏi là muốn biết, hỏi là muốn sẻ chia về những người chủ của những đám vườn đó, hay nói cách khác, ngài muốn hỏi: “Người dân ở đây có đủ sống không anh?”. Giáo hội đâu chỉ giao linh hồn của đoàn chiên mà còn cả phần xác của nó nữa. Tiếp tục thao thức. và tôi hiểu được rằng Ngài đang nhẹ bước đi vào căn nhà Chúa đang dọn sẵn cho mình trên nền đất bazan này
Qua lớp kính xe bị nhòe đi bởi những cơn mưa đầu mùa không đủ che khuất dòng điện 500Kv Bắc Nam dọc theo suốt chiều dài giáo phận để rồi tiếp tục lo lắng, không hiểu rằng ánh sáng của dòng điện kia có soi chiếu được tận trái tim của những người dân tộc Tây Nguyên, của mọi con người của giáo phận này tìm thấy Chúa chăng ?
4 giờ 30 chiều ngày 29 tháng 4 năm 2009, đức cha Vincent cùng những người tháp tùng về đến tòa giám mục Ban Mê Thuột, sao hoành tráng thế, sao rộn ràng thế, tiếng trống diễu hành của các em thiếu nhi, những dàn chào của các em thiếu nhi dân tộc. Chắc chắn đức cha Vincent nhận ra điều đó, rồi tiếng hát chào mừng được vang lên: … Chào mừng đức cha về với giáo phận chúng con…
Đoàn rước vào bên trong nhà thờ tòa giám mục, ở đây những nghi thức truyền thống của giáo hội về việc cất nhắc một giám mục vào chức vị chủ chăn được diễn ra:
Đức giám mục đọc kinh tin kính…
Giới thiệu sơ qua Bulla của tòa thánh sẽ được đọc chính thức trong lễ tấn phong…
Đức tân giám mục đọc những lời cam kết với tòa thánh, với giám mục đòan, với cộng đoàn dân Chúa…bằng tiếng Latin mà chắc chẳng mấy người hiểu hết…
Kết thúc bằng giờ chầu phép lành đầu tiên với tư cách là chủ chăn của giáo phận Ban Mê Thuột.
Sau bữa cơm tối, lại một tối bên nhau tại tòa giám mục Ban Mê Thuột của phái đòan Quy Nhơn-Tuy Hòa.
Lúc này, ngoại trừ đức cha Vincent, tất cả những người trong phái đoàn đều là khách nhưng là dạng khách quý, nói theo ngôn ngữ bên ngoài là khách VIP, khách Quy Nhơn-Tuy Hòa coi căn phòng của giám mục hiện nay như vườn không nhà trống, từ phòng ngủ, phòng làm việc, phòng khách như chỗ của mình, lại còn có cả một chút nước cay cay trên bàn khách như để khởi đầu một đêm nữa bên nhau cho trọn hết cái tình.
Không muốn cách biệt với anh em, đức cha Vincent tìm đến phòng ngủ của chúng tôi để nói tất cả những trăn trở, nào là năm linh mục phải làm gì(?), nào là phải giáo dục chủng sinh thế nào(?), nào là đời sống luân lí(?), nào là làm chứng giữa đời(?)…nói mãi không hết chuyện để rồi kết thúc bằng cái bắt tay… bên ngoài kia cúp C1 bắt đầu.
Sáng 30 tháng 4 năm 2009, thánh lễ thứ 2 và là thánh lễ đầu tiên trong tư cách là người làm chủ được cử hành và các linh mục đồng tế phần lớn là các linh mục Quy Nhơn. Khởi đầu thánh lễ, đức cha chủ nhà giới thiệu linh mục đòan Quy Nhơn sao mà quá tường tận từng họ tên, từng giáo xứ, từng giáo dân như là người của giáo phận mình, giáo phận Ban Mê Thuột.Không rành sao được khi mới từ đó Đi Ra…
Sau thánh lễ, một món quà nhỏ nhưng ý nghĩa quá lớn của quý linh mục Quy Nhơn, đặc biệt của cha hạt trưởng Phú Yên gởi tặng đức giám mục, không chỉ như món quà mà còn là một nhắn nhủ không với tư cách một linh mục với một giám mục nhưng với tư cách một người anh trong ba anh em như đã nói: “Đức cha hãy cầu nguyện như hình đức cha đang cầu nguyện trong món quà mà đức cha vừa nhận”.
Chúng tôi là giáo dân, chúng tôi biết chắc rằng đức cha không bao giờ quên cầu nguyện và nhất là đức cha đang đứng trên nền nguyện đường mà trước đây được xây dựng cho các nữ tu chuyên tâm cầu nguyện, các nữ tu Bênêdictine.
Chúng tôi về lại Quy Nhơn- Tuy Hòa khi cơn mưa nhẹ đêm qua chưa dứt. Hẹn gặp lại Ban Mê Thuột ngày 12 tháng 5 năm 2009 trong lễ tấn phong.
Ngày Hành Hương dành cho Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể trong giáo phận Phan Thiết
LM FX. Nguyễn Quang Minh
15:27 01/05/2009
THIẾU NHI THÁNH THỂ
GIÁO PHẬN PHAN THIẾT
Phan Thiết, ngày 25 tháng 4 năm 2009
Kính gửi: Đức Cha Phaolô
Giám Mục Giáo Phận Phan Thiết
Đức Ông Tổng Đại Diện,
Quí Cha Hạt Trưởng, Quí Cha Quản Xứ và Phó Xứ.
Trọng kính Đức Cha, Đức Ông và Quí Cha,
Theo lịch Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao, thì ngày 13 tháng 6 tới đây là Ngày Hành Hương dành cho Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể trong giáo phận. Vì thế, trong cuộc họp với các Cha Tuyên Úy các giáo hạt và Ban Nghiên Huấn Phong Trào TNTT, ngày 18.3.2009, chúng con đã thống nhất thành phần tham dự và chương trình như sau:
1/ Số Lượng Huynh Trưởng Và Thiếu Nhi Tham Dự:
- Hạt Bắc Tuy: 200 người
- Hạt Phan Thiết: 300 người
- Hạt Hàm Thuận Nam: 250 người
- Hạt Hàm Tân: 800 người
- Hạt Đức Tánh: 1.500 người.
Tổng cộng: 3.050 người
Kính xin Đức Cha giúp cho mỗi người 01 hộp cơm trưa = 15.000$.
• Xin Quí Cha Tuyên Uý ở các Hạt vui lòng thông báo số lượng sớm với Ban Tổ Chức (có thể thêm hoặc bớt) để chuẩn bị cho chu tất.
• Lệ phí: Mỗi người đóng 5.000$ ( trong đó, tiền mũ: 3.500$; bánh ăn buổi chiều 1.500$).
• Phương tiện di chuyển, xin các giáo xứ tự lo liệu.
• Mỗi giáo xứ có bảng tên.
• Mỗi giáo hạt có bảng tên.
• Xin ăn sáng trên xe
2/ Chương Trình:
- 7g-8g: Tập trung ở sân lễ; nhận phù hiệu; mũ và tập hát.
- 8g-8g30: Nghi thức khai mạc của Phong Trào TNTT.
- 8g30: Đức Giám Mục cử hành Thánh Lễ và Ban Ơn Toàn Xá.
- 9g30 – 10g: Giải lao ( theo cụm các Giáo hạt).
- 10g - 11g30: Kính viếng Tượng Đức Mẹ ( di chuyển thoe các Giáo hạt)
- 11g 30: Cơm trưa, nghỉ trưa.
- 13g-14g30: Sinh Hoạt theo Phong Trào TNTT.
- 14g30 – 15g30: Chầu Mình Thánh Chúa, Kiệu MTC.
- 15g 30: Bế mạc.
• Chương trình có thể thay đổi chút ít nếu trời mưa
3/ Phân chia công tác:
- Điều hành chung: Cha Tổng Phụ Trách và Quí Cha Tuyên Uý
cùng Các Trưởng trong Ban Nghiên Huấn.
- Trưởng Ban Phụng Vụ: Cha Tuyên Uý hạt Phan Thiết.
- Trửơng Ban Sinh Hoạt: Các Trưởng Hoàng Đình Ai, Nguyễn Văn Sang
- Trưởng Ban Am thực: Trưởng Hoàng Thị Cúc.
- Trưởng Ban Kỷ Luật: Trưởng Nguyễn Thuận Việt
- Trưởng Ban Am Thanh: Trưởng Nguyễn Đức Huy.
- Trưởng Ban Y tế: Trưởng Trần Thị Minh Thư.
Kính xin Đức Cha, Đức Ông, Quí Cha Hạt Trưởng và Quí Cha tiếp tục yêu thương, nâng đỡ và tạo điều kiện để chúng chúng con hoàn thành Ngày Hành Hương Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao một cách tốt đẹp.
Chúng con chân thành cảm ơn.
Kính mến,
TM. Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo Phận
Linh Mục Tổng Phụ Trách
GIÁO PHẬN PHAN THIẾT
Phan Thiết, ngày 25 tháng 4 năm 2009
Kính gửi: Đức Cha Phaolô
Giám Mục Giáo Phận Phan Thiết
Đức Ông Tổng Đại Diện,
Quí Cha Hạt Trưởng, Quí Cha Quản Xứ và Phó Xứ.
Trọng kính Đức Cha, Đức Ông và Quí Cha,
Theo lịch Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao, thì ngày 13 tháng 6 tới đây là Ngày Hành Hương dành cho Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể trong giáo phận. Vì thế, trong cuộc họp với các Cha Tuyên Úy các giáo hạt và Ban Nghiên Huấn Phong Trào TNTT, ngày 18.3.2009, chúng con đã thống nhất thành phần tham dự và chương trình như sau:
1/ Số Lượng Huynh Trưởng Và Thiếu Nhi Tham Dự:
- Hạt Bắc Tuy: 200 người
- Hạt Phan Thiết: 300 người
- Hạt Hàm Thuận Nam: 250 người
- Hạt Hàm Tân: 800 người
- Hạt Đức Tánh: 1.500 người.
Tổng cộng: 3.050 người
Kính xin Đức Cha giúp cho mỗi người 01 hộp cơm trưa = 15.000$.
• Xin Quí Cha Tuyên Uý ở các Hạt vui lòng thông báo số lượng sớm với Ban Tổ Chức (có thể thêm hoặc bớt) để chuẩn bị cho chu tất.
• Lệ phí: Mỗi người đóng 5.000$ ( trong đó, tiền mũ: 3.500$; bánh ăn buổi chiều 1.500$).
• Phương tiện di chuyển, xin các giáo xứ tự lo liệu.
• Mỗi giáo xứ có bảng tên.
• Mỗi giáo hạt có bảng tên.
• Xin ăn sáng trên xe
2/ Chương Trình:
- 7g-8g: Tập trung ở sân lễ; nhận phù hiệu; mũ và tập hát.
- 8g-8g30: Nghi thức khai mạc của Phong Trào TNTT.
- 8g30: Đức Giám Mục cử hành Thánh Lễ và Ban Ơn Toàn Xá.
- 9g30 – 10g: Giải lao ( theo cụm các Giáo hạt).
- 10g - 11g30: Kính viếng Tượng Đức Mẹ ( di chuyển thoe các Giáo hạt)
- 11g 30: Cơm trưa, nghỉ trưa.
- 13g-14g30: Sinh Hoạt theo Phong Trào TNTT.
- 14g30 – 15g30: Chầu Mình Thánh Chúa, Kiệu MTC.
- 15g 30: Bế mạc.
• Chương trình có thể thay đổi chút ít nếu trời mưa
3/ Phân chia công tác:
- Điều hành chung: Cha Tổng Phụ Trách và Quí Cha Tuyên Uý
cùng Các Trưởng trong Ban Nghiên Huấn.
- Trưởng Ban Phụng Vụ: Cha Tuyên Uý hạt Phan Thiết.
- Trửơng Ban Sinh Hoạt: Các Trưởng Hoàng Đình Ai, Nguyễn Văn Sang
- Trưởng Ban Am thực: Trưởng Hoàng Thị Cúc.
- Trưởng Ban Kỷ Luật: Trưởng Nguyễn Thuận Việt
- Trưởng Ban Am Thanh: Trưởng Nguyễn Đức Huy.
- Trưởng Ban Y tế: Trưởng Trần Thị Minh Thư.
Kính xin Đức Cha, Đức Ông, Quí Cha Hạt Trưởng và Quí Cha tiếp tục yêu thương, nâng đỡ và tạo điều kiện để chúng chúng con hoàn thành Ngày Hành Hương Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao một cách tốt đẹp.
Chúng con chân thành cảm ơn.
Kính mến,
TM. Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo Phận
Linh Mục Tổng Phụ Trách
Hình ảnh giáo xứ Ngọc Thanh - Hố Nai - mừng bổn mạng thánh Giuse thợ
Maria Vũ Loan
17:02 01/05/2009
HỐ NAI - Sáng ngày 1/5/2009, khá đông giáo dân giáo xứ Ngọc Thanh, hạt Định Quán, giáo phận Xuân Lộc, đã qui tụ về điểm làm lễ tại nhà giáo dân để mừng trọng thể lễ thánh Giuse thợ, là bổn mạng của giáo họ Xuân Thanh và kỷ niệm 20 năm ngày thành lập giáo họ.
Xem hình ảnh
Tuy nơi dâng lễ là địa điểm tạm thời nhưng mấy ngày hôm trước, Ban Hành Giáo đưa tượng thánh Giuse rất lớn về “nhà nguyện”.Và sáng sớm ngày hôm nay, không khí ngày hội mới bắt đầu; đại diện các đoàn thể như hội Gia Trưởng, hội Hiền Mẫu, hội Cao Niên, Thiếu Nhi Thánh Thể, đã tích cực chuẩn bị cho thánh lễ bằng các công việc cụ thể như treo băng –rôn, khiêng cây kiểng, xếp ghế.
Số ghế có dựa lưng mà nhóm công tác xã hội Bông Hồng Xanh đã làm quà tặng cho giáo họ dịp này cũng được kê lên hàng đầu để quí ân nhân, khách mời và người cao tuổi ngồi.
Cũng trong dịp này, một độc giả Vietcatholic đã kính dâng lên Mẹ Maria những chậu hoa mười giờ nhỏ bé, hoa kiểng để đặt trước tòa Đức Mẹ trước ngôi nhà nguyện còn bỏ hoang nhân đầu tháng hoa này.
Trong thánh lễ, cha chánh xứ Nguyễn Đức Ngọc đã chia sẻ với những người dân chân chất chuyên làm ruộng làm rẫy về giá trị lao động. Cha kể câu chuyện về những phạm nhân bị phát-xít Đức, bị nhốt trong ngục tối không làm gì cả, chỉ được nằm. Sáu tháng sau những người đó bị điên rồ vì không được sống và làm việc. Lại có những phạn nhân khác, cũng được cho làm việc, họ cực nhọc vun trồng những hạt đậu đã bị phát-xít Đức bí mật luộc lên, hoặc phải đổ đầy nước vào cái thùng phuy mà đã bị Đức quốc xã bí mật đục lỗ hổng. Ít lâu sau, không thấy được thành quả lao động những người đó cũng phát điên. Lao động mang lại niềm hạnh phúc và thành quả của lao động chính là đặc ân của Thiên Chúa dành cho con người.
Có đến tham dự thánh lễ bổn mạng tại giáo họ này mới thấy sức sống mạnh mẽ niềm tin của giáo dân ở đây. Trong giáo xứ Ngọc Thanh còn có một địc điểm dâng lễ tại nhà giáo dân nằm sâu tít bên trong, cách ngôi nhà nguyện bỏ hoang 4 cây số nữa và 400 giáo dân ở điểm này chỉ được dâng lễ vào chiều thứ bảy. Có đi sâu vào trong mới thấy giáo dân còn rất nghèo. Đặc biệt nhà nào “bên đạo” cũng có để cây thánh giá ở trước nhà. Hỏi ra mới biết đó là cha xứ ngày xưa nói giáo dân làm như thế.
Ông chánh trương xúc động khi đọc lời cảm ơn và nghẹn lời khi thấy đã hai mươi năm qua mà chưa được xây nhà nguyện chính thức.
Tiệc mừng sau thánh lễ làm cho người giáo dân thân quen nhau hơn vì chỉ một năm mới có dịp chia sẻ tâm tình cùng nhau trong một bữa ăn và trong tâm tình của người con Chúa, sẵn sàng đến hiệp thông với cộng đoàn khi còn khó khăn và điểm dâng lễ còn đơn sơ quá.
Xem hình ảnh
Tuy nơi dâng lễ là địa điểm tạm thời nhưng mấy ngày hôm trước, Ban Hành Giáo đưa tượng thánh Giuse rất lớn về “nhà nguyện”.Và sáng sớm ngày hôm nay, không khí ngày hội mới bắt đầu; đại diện các đoàn thể như hội Gia Trưởng, hội Hiền Mẫu, hội Cao Niên, Thiếu Nhi Thánh Thể, đã tích cực chuẩn bị cho thánh lễ bằng các công việc cụ thể như treo băng –rôn, khiêng cây kiểng, xếp ghế.
Số ghế có dựa lưng mà nhóm công tác xã hội Bông Hồng Xanh đã làm quà tặng cho giáo họ dịp này cũng được kê lên hàng đầu để quí ân nhân, khách mời và người cao tuổi ngồi.
Cũng trong dịp này, một độc giả Vietcatholic đã kính dâng lên Mẹ Maria những chậu hoa mười giờ nhỏ bé, hoa kiểng để đặt trước tòa Đức Mẹ trước ngôi nhà nguyện còn bỏ hoang nhân đầu tháng hoa này.
Trong thánh lễ, cha chánh xứ Nguyễn Đức Ngọc đã chia sẻ với những người dân chân chất chuyên làm ruộng làm rẫy về giá trị lao động. Cha kể câu chuyện về những phạm nhân bị phát-xít Đức, bị nhốt trong ngục tối không làm gì cả, chỉ được nằm. Sáu tháng sau những người đó bị điên rồ vì không được sống và làm việc. Lại có những phạn nhân khác, cũng được cho làm việc, họ cực nhọc vun trồng những hạt đậu đã bị phát-xít Đức bí mật luộc lên, hoặc phải đổ đầy nước vào cái thùng phuy mà đã bị Đức quốc xã bí mật đục lỗ hổng. Ít lâu sau, không thấy được thành quả lao động những người đó cũng phát điên. Lao động mang lại niềm hạnh phúc và thành quả của lao động chính là đặc ân của Thiên Chúa dành cho con người.
Có đến tham dự thánh lễ bổn mạng tại giáo họ này mới thấy sức sống mạnh mẽ niềm tin của giáo dân ở đây. Trong giáo xứ Ngọc Thanh còn có một địc điểm dâng lễ tại nhà giáo dân nằm sâu tít bên trong, cách ngôi nhà nguyện bỏ hoang 4 cây số nữa và 400 giáo dân ở điểm này chỉ được dâng lễ vào chiều thứ bảy. Có đi sâu vào trong mới thấy giáo dân còn rất nghèo. Đặc biệt nhà nào “bên đạo” cũng có để cây thánh giá ở trước nhà. Hỏi ra mới biết đó là cha xứ ngày xưa nói giáo dân làm như thế.
Ông chánh trương xúc động khi đọc lời cảm ơn và nghẹn lời khi thấy đã hai mươi năm qua mà chưa được xây nhà nguyện chính thức.
Tiệc mừng sau thánh lễ làm cho người giáo dân thân quen nhau hơn vì chỉ một năm mới có dịp chia sẻ tâm tình cùng nhau trong một bữa ăn và trong tâm tình của người con Chúa, sẵn sàng đến hiệp thông với cộng đoàn khi còn khó khăn và điểm dâng lễ còn đơn sơ quá.
Giới Trẻ thuộc giáo xứ Hàm Long cộng tác làm con đường tại Quèn Gianh
Giuse Trần Ngọc Huấn
17:22 01/05/2009
HÀ NỘI - Ngày thứ năm, 30 tháng 4 năm 2009, 50 bạn trẻ thuộc giáo xứ Hàm Long - TGP Hà Nội đã lên đường đến với Quèn Gianh – một giáo họ rất nghèo thuộc giáo xứ Gò Mu.
Xem hình ảnh
Khởi hành tại nhà thờ Hàm Long lúc 6 giờ sáng, đoàn xe đưa các bạn trẻ đến vùng Quèn Gianh, thuộc xã An Phú – huyện Mỹ Đức – Thành phố Hà Nội, nằm cách trung tâm Hà Nội chừng hơn 50 km. Đây là vùng dân cư gần như sống cô lập trong một hẻm núi đá vôi với 23 gia đình và hơn 100 nhân khẩu.
Thôn được hình thành cách đây hơn 20 năm. Khi các tu sỹ và linh mục đến vùng này, cả thôn này mới có bảy gia đình, không có một người nào biết chữ. Nhà cửa không, điện đóm không, đường sá không, họ như một bộ tộc riêng biệt sống trong sự cô lập với thế giới bên ngoài. Vùng đất cằn cõi này cứ đến khoảng tháng 8 là mùa ngập lụt, cả thôn bám vào chân vách núi dựng nhà sinh sống bằng nghề làm ruộng và mò cua bắt ốc.
Để giúp họ ổn định cuộc sống, các tu sỹ và linh mục đã vận động xây dựng cho họ những điều kiện thiết yếu cơ bản. Đầu tiên là mở lớp dạy chữ cho cả người già và trẻ con. Cả gia đình, cả thôn đi học từ cách đánh vần những chữ cái đầu tiên. Hàng tuần, các linh mục đã vượt mấy chục cây số đường sá lầy lội để đến chia sẻ cuộc sống, đem ánh sáng văn hóa và cử hành Thánh lễ với họ.
Tuy nhiên, tất cả những cố gắng nỗ lực đó xem ra vẫn chưa thể xóa đi cái nghèo và sự nhiêu khê cho dân chúng vùng này vì những cơ sở thiết yếu nhất như đường sá, cầu cống, điện… chưa có. Do đó, sau bước đầu “khai sáng văn hóa”, các linh mục tiếp tục chú trọng các công trình đường sá, cầu cống đi vào khu vực để giúp bà con nơi đây ổn định đời sống. Đầu tiên, một cây cầu bê tông nhỏ do một tu sĩ tự thiết kế và thi công để nối con đường huyết mạch vào khu dân cư này đã được mau chóng hoàn thành. Nhờ vậy mùa khô, xe công nông và xe máy có thể vào tận nơi dân cư chở vật liệu và nông sản, cho người dân đi lại, cho trẻ đến trường.
Đức cố Hồng Y Phạm Đình Tụng cũng đã dành nhiều lưu tâm của Ngài cho giáo dân nơi đây, Ngài kêu gọi sự trợ giúp của mọi người để kéo đường điện hạ thế vào thôn. Năm 2000, nhờ sự giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm và sự quan tâm của bề trên giáo phận, giáo họ Quèn Gianh đã có điều kiện sửa sang và xây xong một ngôi nhà nguyện nhỏ. Đồng thời, mọi người đã chung tay với các linh mục để đóng góp giúp đỡ mỗi gia đình nơi đây một số tiền để họ xây mới và sửa sang nhà cửa.
Hiện nay, đời sống vật chất và tinh thần của bà con thôn Quèn Gianh này đã có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, người ta sẽ không khỏi giật mình khi biết cả giáo họ Quèn Gianh - xứ Gò Mu hiện nay cũng mới chỉ có hai học sinh lớp 6 là cao nhất, ba học sinh lớp 5 cùng bốn học sinh lớp 3 và lớp 1. Trả lời chúng tôi vì sao con cháu họ ít được học, các bà mẹ trả lời vì đường đi học quá xa và khó khăn đời sống. Những cháu nhỏ muốn đến trường lại phải học nhờ xã bạn bên Hoà Bình với học sinh dân tộc thiểu số. Cũng vì các cháu đa phần đi học không đúng tuổi vì đã lớn, nên bị bạn bè trêu chọc lại ngại và bỏ học luôn. Đoạn đường tuy chỉ dài trên 1 km nhưng là con đường huyết mạch đối với bà con thôn Quèn Gianh lại quá khúc khuỷu gập ghềnh sỏi đá. Bình thường là thế, ngày mưa ngày gió còn khổ sở vì nó nhiều nữa. Coi như bà con giáo dân bị cô lập giữa biển nước, các em nghỉ học và cũng chẳng ai vào được nhà nguyện để đọc kinh. Do đó, việc học hành của các trẻ em nơi đây thường xuyên bị gián đoạn, ngưng trệ và tình trạng thất học ngày càng tăng.
Vào ngày 27/10/2008 (âm lịch) Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt đã đến thăm giáo họ Quèn Gianh. Từ đó, Ngài luôn trăn trở và dành nhiều sự quan tâm, lo lắng giúp đỡ cho đoàn chiên bé nhỏ nơi hẻm đá cô quạnh này. Mùa Chay năm 2009, trong thư mục vụ, Đức Tổng Giuse đã đưa ra lời kêu gọi trong toàn Tổng Giáo Phận giúp đỡ để giáo họ Quèn Gianh có được con đường đi thuận lợi. Cho đến nay, lời kêu gọi của Ngài đã được sự hưởng ứng nhiệt tình của mọi thành phần dân Chúa.
Trong mùa Chay vừa qua, nhiều giáo xứ, cộng đoàn trong và ngoài giáo phận đã tổ chức nhiều đợt quyên góp để gửi tới làm con đường vào Quèn Gianh. Nhiều đoàn của các giáo xứ cũng đã đến tận nơi, chung tay lao động với bà con nơi đây để con đường sớm được hoàn thành.
Cho đến nay, sau hơn 3 tháng thi công, giai đoạn 1 của công trình này đã cơ bản hoàn thành. Một con đường khá đẹp đang thành hình trong niềm vui rạng rỡ của bà con nơi đây.
Trong ngày 30/4 hôm nay, 50 bạn trẻ thuộc giáo xứ Hàm Long đã đến giúp đỡ bà con giáo dân Quèn Gianh, chung tay trồng cây xanh trên con đường mới thành hình. Có thể nói, đây là một hành động thiết thực và có nhiều ý nghĩa. Một bạn trẻ trong đoàn đã cho chúng tôi biết: “chuyến đi công tác xã hội mừng Phục Sinh tại Quèn Gianh này đã giúp chúng tôi nhận thấy sự khó khăn của miền Hòa Bình và bằng chút việc làm nhỏ bé của mình để chung tay giúp đỡ trong việc xây dựng con đường dẫn vào thôn, chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn của bà con nơi đây”.
Sau gần 2 tiếng lao động của các bạn trẻ, 160 cây xanh đã được trồng xuống hai bên con đường mới. Cha xứ Hàm Long và đoàn các bạn trẻ đã đến thăm và tặng quà giúp đỡ 23 gia đình nghèo của Quèn Gianh. Những món quà tuy nhỏ bé nhưng chứa chan tình nghĩa.
Kết thúc một ngày làm việc thật ý nghĩa, 6 giờ chiều, đoàn xe về tới nhà thờ Hàm Long. Chuyến đi tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong lòng mỗi người, đặc biệt các bạn trẻ Hàm Long nhiều ấn tượng và niềm vui khó phai.
Xem hình ảnh
Khởi hành tại nhà thờ Hàm Long lúc 6 giờ sáng, đoàn xe đưa các bạn trẻ đến vùng Quèn Gianh, thuộc xã An Phú – huyện Mỹ Đức – Thành phố Hà Nội, nằm cách trung tâm Hà Nội chừng hơn 50 km. Đây là vùng dân cư gần như sống cô lập trong một hẻm núi đá vôi với 23 gia đình và hơn 100 nhân khẩu.
Thôn được hình thành cách đây hơn 20 năm. Khi các tu sỹ và linh mục đến vùng này, cả thôn này mới có bảy gia đình, không có một người nào biết chữ. Nhà cửa không, điện đóm không, đường sá không, họ như một bộ tộc riêng biệt sống trong sự cô lập với thế giới bên ngoài. Vùng đất cằn cõi này cứ đến khoảng tháng 8 là mùa ngập lụt, cả thôn bám vào chân vách núi dựng nhà sinh sống bằng nghề làm ruộng và mò cua bắt ốc.
Để giúp họ ổn định cuộc sống, các tu sỹ và linh mục đã vận động xây dựng cho họ những điều kiện thiết yếu cơ bản. Đầu tiên là mở lớp dạy chữ cho cả người già và trẻ con. Cả gia đình, cả thôn đi học từ cách đánh vần những chữ cái đầu tiên. Hàng tuần, các linh mục đã vượt mấy chục cây số đường sá lầy lội để đến chia sẻ cuộc sống, đem ánh sáng văn hóa và cử hành Thánh lễ với họ.
Tuy nhiên, tất cả những cố gắng nỗ lực đó xem ra vẫn chưa thể xóa đi cái nghèo và sự nhiêu khê cho dân chúng vùng này vì những cơ sở thiết yếu nhất như đường sá, cầu cống, điện… chưa có. Do đó, sau bước đầu “khai sáng văn hóa”, các linh mục tiếp tục chú trọng các công trình đường sá, cầu cống đi vào khu vực để giúp bà con nơi đây ổn định đời sống. Đầu tiên, một cây cầu bê tông nhỏ do một tu sĩ tự thiết kế và thi công để nối con đường huyết mạch vào khu dân cư này đã được mau chóng hoàn thành. Nhờ vậy mùa khô, xe công nông và xe máy có thể vào tận nơi dân cư chở vật liệu và nông sản, cho người dân đi lại, cho trẻ đến trường.
Đức cố Hồng Y Phạm Đình Tụng cũng đã dành nhiều lưu tâm của Ngài cho giáo dân nơi đây, Ngài kêu gọi sự trợ giúp của mọi người để kéo đường điện hạ thế vào thôn. Năm 2000, nhờ sự giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm và sự quan tâm của bề trên giáo phận, giáo họ Quèn Gianh đã có điều kiện sửa sang và xây xong một ngôi nhà nguyện nhỏ. Đồng thời, mọi người đã chung tay với các linh mục để đóng góp giúp đỡ mỗi gia đình nơi đây một số tiền để họ xây mới và sửa sang nhà cửa.
Hiện nay, đời sống vật chất và tinh thần của bà con thôn Quèn Gianh này đã có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, người ta sẽ không khỏi giật mình khi biết cả giáo họ Quèn Gianh - xứ Gò Mu hiện nay cũng mới chỉ có hai học sinh lớp 6 là cao nhất, ba học sinh lớp 5 cùng bốn học sinh lớp 3 và lớp 1. Trả lời chúng tôi vì sao con cháu họ ít được học, các bà mẹ trả lời vì đường đi học quá xa và khó khăn đời sống. Những cháu nhỏ muốn đến trường lại phải học nhờ xã bạn bên Hoà Bình với học sinh dân tộc thiểu số. Cũng vì các cháu đa phần đi học không đúng tuổi vì đã lớn, nên bị bạn bè trêu chọc lại ngại và bỏ học luôn. Đoạn đường tuy chỉ dài trên 1 km nhưng là con đường huyết mạch đối với bà con thôn Quèn Gianh lại quá khúc khuỷu gập ghềnh sỏi đá. Bình thường là thế, ngày mưa ngày gió còn khổ sở vì nó nhiều nữa. Coi như bà con giáo dân bị cô lập giữa biển nước, các em nghỉ học và cũng chẳng ai vào được nhà nguyện để đọc kinh. Do đó, việc học hành của các trẻ em nơi đây thường xuyên bị gián đoạn, ngưng trệ và tình trạng thất học ngày càng tăng.
Vào ngày 27/10/2008 (âm lịch) Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt đã đến thăm giáo họ Quèn Gianh. Từ đó, Ngài luôn trăn trở và dành nhiều sự quan tâm, lo lắng giúp đỡ cho đoàn chiên bé nhỏ nơi hẻm đá cô quạnh này. Mùa Chay năm 2009, trong thư mục vụ, Đức Tổng Giuse đã đưa ra lời kêu gọi trong toàn Tổng Giáo Phận giúp đỡ để giáo họ Quèn Gianh có được con đường đi thuận lợi. Cho đến nay, lời kêu gọi của Ngài đã được sự hưởng ứng nhiệt tình của mọi thành phần dân Chúa.
Trong mùa Chay vừa qua, nhiều giáo xứ, cộng đoàn trong và ngoài giáo phận đã tổ chức nhiều đợt quyên góp để gửi tới làm con đường vào Quèn Gianh. Nhiều đoàn của các giáo xứ cũng đã đến tận nơi, chung tay lao động với bà con nơi đây để con đường sớm được hoàn thành.
Cho đến nay, sau hơn 3 tháng thi công, giai đoạn 1 của công trình này đã cơ bản hoàn thành. Một con đường khá đẹp đang thành hình trong niềm vui rạng rỡ của bà con nơi đây.
Trong ngày 30/4 hôm nay, 50 bạn trẻ thuộc giáo xứ Hàm Long đã đến giúp đỡ bà con giáo dân Quèn Gianh, chung tay trồng cây xanh trên con đường mới thành hình. Có thể nói, đây là một hành động thiết thực và có nhiều ý nghĩa. Một bạn trẻ trong đoàn đã cho chúng tôi biết: “chuyến đi công tác xã hội mừng Phục Sinh tại Quèn Gianh này đã giúp chúng tôi nhận thấy sự khó khăn của miền Hòa Bình và bằng chút việc làm nhỏ bé của mình để chung tay giúp đỡ trong việc xây dựng con đường dẫn vào thôn, chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn của bà con nơi đây”.
Sau gần 2 tiếng lao động của các bạn trẻ, 160 cây xanh đã được trồng xuống hai bên con đường mới. Cha xứ Hàm Long và đoàn các bạn trẻ đã đến thăm và tặng quà giúp đỡ 23 gia đình nghèo của Quèn Gianh. Những món quà tuy nhỏ bé nhưng chứa chan tình nghĩa.
Kết thúc một ngày làm việc thật ý nghĩa, 6 giờ chiều, đoàn xe về tới nhà thờ Hàm Long. Chuyến đi tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong lòng mỗi người, đặc biệt các bạn trẻ Hàm Long nhiều ấn tượng và niềm vui khó phai.
Kỷ niệm 10 năm cung hiến Nhà Thờ Chính Tòa Hà Nội
Giuse Trần Ngọc Huấn
17:42 01/05/2009
HÀ NỘI - Chiều ngày hôm nay, 1 tháng 5 năm 2009, Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt và quý Cha đã long trọng cử hành thánh lễ trọng kỷ niệm 10 năm ngày Cung hiến Nhà Thờ Chính Tòa Tổng Giáo Phận Hà Nội.
Thánh lễ hôm nay có sự tham dự của hàng ngàn anh chị em giáo dân từ khắp các xứ trong vùng Hà Nội quy tụ quanh vị Chủ Chăn khả kính trong ngôi thánh đường Mẹ của TGP này.
Nhà thờ Chính tòa Hà Nội được khánh thành năm 1887. Trải qua dòng thời gian hơn 120 năm qua, ngôi thánh đường vẫn là trung tâm mọi sinh hoạt của Tổng giáo phận, ghi dấu những kỷ niệm với những thánh lễ đặc biệt long trọng trong lịch sử của Tổng giáo phận.
Ngày lễ Thánh Giuse Công Nhân, 1 tháng 5 năm 1999, Đức Cố Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng đã chủ sự thánh lễ trọng thể để cung hiến ngôi thánh đường này dâng cho Thiên Chúa. Nhà thờ chính tòa Hà Nội nhận thánh Giuse làm bổn mạng và tước hiệu của nhà thờ.
Thánh lễ hôm nay có sự tham dự của hàng ngàn anh chị em giáo dân từ khắp các xứ trong vùng Hà Nội quy tụ quanh vị Chủ Chăn khả kính trong ngôi thánh đường Mẹ của TGP này.
Nhà thờ Chính tòa Hà Nội được khánh thành năm 1887. Trải qua dòng thời gian hơn 120 năm qua, ngôi thánh đường vẫn là trung tâm mọi sinh hoạt của Tổng giáo phận, ghi dấu những kỷ niệm với những thánh lễ đặc biệt long trọng trong lịch sử của Tổng giáo phận.
Ngày lễ Thánh Giuse Công Nhân, 1 tháng 5 năm 1999, Đức Cố Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng đã chủ sự thánh lễ trọng thể để cung hiến ngôi thánh đường này dâng cho Thiên Chúa. Nhà thờ chính tòa Hà Nội nhận thánh Giuse làm bổn mạng và tước hiệu của nhà thờ.
Thánh lễ bế mạc Năm Thánh tại giáo xứ Sơn Lãng thuộc TGP Hà Nội
Giuse Trần Ngọc Huấn
17:45 01/05/2009
HÀ NỘI - Sáng ngày hôm nay, 1 tháng 5 năm 2009, Đức Cha Lôrensô Chu Văn Minh – Giám mục phụ tá TGP Hà Nội – đã long trọng cử hành thánh lễ bế mạc năm Thánh tại giáo xứ Sơn Lãng.
Cùng đồng tế với Đức Cha phụ tá có các linh mục đến từ các giáo xứ trong và ngoài giáo phận.
Đông đảo bà con giáo dân Sơn Lãng và các giáo xứ lân cận đã đến để tham dự Thánh lễ này.
Vào tháng 11 năm 2008, nhân dịp kỷ niệm 100 năm xây dựng Thánh đường (1908 – 2008), giáo xứ Sơn Lãng đã vui mừng chào đón Đức Tổng Giám Mục, quý Cha và đông đảo bà con đồng hương gần xa cùng hàng ngàn anh chị em giáo dân khắp nơi về hiệp dâng Thánh Lễ long trọng khai mạc năm Thánh của giáo xứ.
Trong năm thánh vừa qua, nhiều đoàn hội và các giáo xứ trong giáo phận đã đến nhà thờ Sơn Lãng để kính viếng và lãnh ơn toàn xá. Đời sống đạo đức của bà con giáo dân nơi đây cũng có nhiều bước tiến tích cực, nhà thờ đã thực sự trở thành trung tâm đời sống của họ.
Cùng đồng tế với Đức Cha phụ tá có các linh mục đến từ các giáo xứ trong và ngoài giáo phận.
Đông đảo bà con giáo dân Sơn Lãng và các giáo xứ lân cận đã đến để tham dự Thánh lễ này.
Vào tháng 11 năm 2008, nhân dịp kỷ niệm 100 năm xây dựng Thánh đường (1908 – 2008), giáo xứ Sơn Lãng đã vui mừng chào đón Đức Tổng Giám Mục, quý Cha và đông đảo bà con đồng hương gần xa cùng hàng ngàn anh chị em giáo dân khắp nơi về hiệp dâng Thánh Lễ long trọng khai mạc năm Thánh của giáo xứ.
Trong năm thánh vừa qua, nhiều đoàn hội và các giáo xứ trong giáo phận đã đến nhà thờ Sơn Lãng để kính viếng và lãnh ơn toàn xá. Đời sống đạo đức của bà con giáo dân nơi đây cũng có nhiều bước tiến tích cực, nhà thờ đã thực sự trở thành trung tâm đời sống của họ.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nhà của Luật sư Lê Trần Luật bị khám xét
Thư ký luật sư
01:07 01/05/2009
Q. Gò Vấp - TP.HCM - Tin từ luật sư Lê Trần Luật
Chiều ngày 29/4, công an khu vực đã đến nhà của luật sư để khám xét, mang theo quyết định Số 100/QĐ: "Khám nơi cất dấu TV - PT (tang vật - phương tiện) về hành vi lưu trữ thông tin, tài liệu chống nhà nước CHXHCN Việt Nam".
Họ đã lấy đi 3 máy tính để bàn, 1 máy tính xách tay, 1 máy điện thoại di động cùng một số tài liệu về vụ án Phạm Thanh Nghiên (thuộc khối 8406), Phạm Bá Hải (thuộc tổ chức Bạch Đăng Giang), Trương Minh Đức (thuộc đảng Vì Dân), một số hồ sơ về dân oan, tài liệu liên quan đến khối 8406, một số kỷ vật của GS Trần Khuê dành tặng luật sư Lê Trần Luật, tập thơ của nhà thơ Bùi Chát, đề án thành lập website & diễn đàn luật sư.
Cuộc khám xét diễn ra từ 18h ngày 29/4 - 0h30 sáng ngày 30/48.
Theo luật sư Lê Trần Luật, an ninh đã có những hành vi gây phiền nhiễu trong suốt 2 tháng nay, kể từ trước khi diễn ra phiên tòa phúc thẩm các giáo dân của giáo xứ Thái Hà. Họ nói rằng luật sư đã hiểu sai chính sách và đường lối của nhà nước CHXHCN VN, và đã yêu cầu luật sư cải chính các bài bào chữa trên các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời yêu cầu luật sư phải tự nhận rằng: các phát biểu trả lời phỏng vấn của mình là nông nổi và bốc đồng. Việc luật sư dứt khoát không chấp nhận các yêu cầu này đã dẫn đến tình trạng căng thẳng hiện nay đối với luật sư.
Chiều ngày 29/4, công an khu vực đã đến nhà của luật sư để khám xét, mang theo quyết định Số 100/QĐ: "Khám nơi cất dấu TV - PT (tang vật - phương tiện) về hành vi lưu trữ thông tin, tài liệu chống nhà nước CHXHCN Việt Nam".
Họ đã lấy đi 3 máy tính để bàn, 1 máy tính xách tay, 1 máy điện thoại di động cùng một số tài liệu về vụ án Phạm Thanh Nghiên (thuộc khối 8406), Phạm Bá Hải (thuộc tổ chức Bạch Đăng Giang), Trương Minh Đức (thuộc đảng Vì Dân), một số hồ sơ về dân oan, tài liệu liên quan đến khối 8406, một số kỷ vật của GS Trần Khuê dành tặng luật sư Lê Trần Luật, tập thơ của nhà thơ Bùi Chát, đề án thành lập website & diễn đàn luật sư.
Cuộc khám xét diễn ra từ 18h ngày 29/4 - 0h30 sáng ngày 30/48.
Theo luật sư Lê Trần Luật, an ninh đã có những hành vi gây phiền nhiễu trong suốt 2 tháng nay, kể từ trước khi diễn ra phiên tòa phúc thẩm các giáo dân của giáo xứ Thái Hà. Họ nói rằng luật sư đã hiểu sai chính sách và đường lối của nhà nước CHXHCN VN, và đã yêu cầu luật sư cải chính các bài bào chữa trên các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời yêu cầu luật sư phải tự nhận rằng: các phát biểu trả lời phỏng vấn của mình là nông nổi và bốc đồng. Việc luật sư dứt khoát không chấp nhận các yêu cầu này đã dẫn đến tình trạng căng thẳng hiện nay đối với luật sư.
Não trạng thay đổi
+ GM JB Bùi Tuần
06:08 01/05/2009
Biến cố 30/4/1975 đã qua lâu rồi. Thời gian 34 năm sau biến cố đã chứng kiến nhiều thay đổi.
Một trong những thay đổi cần biết là thay đổi về não trạng.
Não trạng là cách nhìn, cách suy nghĩ, cách đánh giá, cách đặt vấn đề, cách quan tâm bức xúc.
Ở đây chỉ xin nói vắn tắt một số thay đổi về não trạng trong thời kỳ hậu 30/4/1975.
1/ Khiêm tốn hơn trong nhận định
Đã có một thời, đất nước ta chia thành nhiều khối. Mỗi bên coi mình là duy nhất đúng, duy nhất tốt. Nếu không duy nhất, thì ít ra cũng trội hơn.
Nhưng thời gian sống chung bó buộc người ta phải khách quan hơn. Người ta phải nhận ra bên này cũng có nhiều cái đúng cái tốt. Bên kia cũng có nhiều điều không đúng không tốt. Thời gian làm nên nhiều biến chuyển. Xấu rồi ra tốt. Tốt rồi nên xấu.
Nhận định đó khiến người ta khiêm nhường, bớt đi sự tự mãn, tự đắc, tự cao, dễ dẫn tới những hành động gây chia rẽ.
2/ Bao dung hơn trong phán đoán
Đã có một thời, người ta sống trong một hệ thống đối kháng và kết án. Kết án người này là xấu xa trên đời này. Kết án người kia là phải mất linh hồn đời sau.
Mọi kết án đó đều khẳng định.
Mọi phân loại kiểu đó đã dựa trên thước đo chật hẹp về lý thuyết, ác cảm theo cảm tính và hiểu biết không đầy đủ.
Nhưng, khi sống cọ sát bên nhau, người ta thấy phán đoán như vậy sẽ làm cho cuộc sống nặng nề thêm. Phải trở nên bao dung, để được bao dung. Bao dung là một nét đẹp của đạo đức.
Riêng người công giáo, họ được nhắc nhở nhiều về bao dung. Bởi vì những lời Phúc Âm răn dạy về xét đoán là rất nghiêm trọng. Xét đoán sao sẽ bị đoán xét như vậy.
3/ Thiết thực hơn trong quan tâm bức xúc
Có một thời, người ta tranh cãi về lý thuyết này, chủ nghĩa nọ, tôn giáo kia.
Nhưng dần dà, người ta thấy thứ tranh cãi đó làm mất thời giờ. Họ quay về lo cho cuộc sống là thiết thực hơn. Làm sao cho cuộc sống của bản thân và của đồng bào được khá hơn, cao hơn. Vấn đề được đặt ra là: Tôi có được yêu thương, giúp đỡ không? Ai yêu thương giúp đỡ tôi? Tôi có lo cho cuộc sống người khác được tốt đẹp hơn không?
Rốt cuộc, vấn đề thiết thực chính là yêu thương phục vụ trong các liên hệ, ngay từ những việc nhỏ.
Họ sẽ bỏ ngoài tai những hồ sơ nặng về lý thuyết để phân biệt đúng sai. Đúng sai bây giờ được xác định bằng thực tế yêu thương phục vụ, qua những việc làm vị tha khiêm tốn.
Vì thế sẽ dễ trở thành lỗi thời những định kiến dựa trên lý thuyết suông và kinh nghiệm cũ kỹ.
4/ Chính xác hơn trong tỉnh thức
Có một thời, người ta lo sợ chủ nghĩa của mình, tín ngưỡng của mình sẽ bị ám hại bởi những chủ nghĩa và tín ngưỡng, mà mình cho là nguy hiểm. Nên phải cảnh giác coi chừng.
Nhưng họ bất ngờ bị đánh thức bởi những nguy cơ khác, mà họ không dè chừng. Đó là những suy thoái đạo đức, mất ý thức về tội, nếp sống trong hình thức, thói quen phô trương thành tích, óc thực dụng, ham hưởng thụ, tính lười biếng, kiêu căng, ích kỷ,khinh thường đời sống nội tâm.
Những cái đó mới chính là những kẻ thù độc hại. Nhưng lại được cưng chiều, nâng niu trong chính mình, chứ không cảnh giác.
5/ Tế nhị hơn trong sự thực
Có một thời, người ta diễn tả sự thực và bảo vệ sự thực một cách trịch thượng.
Nhưng dần dà, những đối thoại và những liên hệ xã hội đòi người diễn ta và bảo vệ chân lý phải tế nhị nhã nhặn. Khiêm tốn là nền tảng của bậc thang giá trị. Khiêm tốn là điều kiện để tìm hiểu sự thực.
Có nhiều điều về lịch sử người ta cho là sự thực, nhưng đúng ra đó chỉ là hiện tượng, chứ không là thực chất. Những gì mình biết không thấm vào đâu với những gì mình không biết.
Có nhiều điều về người khác người ta cho là sự thực, nhưng trước mặt Chúa, thứ sự thực đó lại rất xa cái nhìn của Chúa.
Tế nhị trong sự thực là một nét văn hoá, mà càng ngày càng thấy được chú ý trong đất nước Việt Nam ta.
Những thay đổi trên đây về não trạng đang có chiều hướng phát triển. Phát triển không đồng đều. Người nhiều người ít. Nơi mau nơi chậm.
Thiết tưởng, sự hiểu biết về những thay đổi trên đây sẽ không là dư thừa cho kỷ niệm ngày 30 tháng 4 năm nay.
Một trong những thay đổi cần biết là thay đổi về não trạng.
Não trạng là cách nhìn, cách suy nghĩ, cách đánh giá, cách đặt vấn đề, cách quan tâm bức xúc.
Ở đây chỉ xin nói vắn tắt một số thay đổi về não trạng trong thời kỳ hậu 30/4/1975.
1/ Khiêm tốn hơn trong nhận định
Đã có một thời, đất nước ta chia thành nhiều khối. Mỗi bên coi mình là duy nhất đúng, duy nhất tốt. Nếu không duy nhất, thì ít ra cũng trội hơn.
Nhưng thời gian sống chung bó buộc người ta phải khách quan hơn. Người ta phải nhận ra bên này cũng có nhiều cái đúng cái tốt. Bên kia cũng có nhiều điều không đúng không tốt. Thời gian làm nên nhiều biến chuyển. Xấu rồi ra tốt. Tốt rồi nên xấu.
Nhận định đó khiến người ta khiêm nhường, bớt đi sự tự mãn, tự đắc, tự cao, dễ dẫn tới những hành động gây chia rẽ.
2/ Bao dung hơn trong phán đoán
Đã có một thời, người ta sống trong một hệ thống đối kháng và kết án. Kết án người này là xấu xa trên đời này. Kết án người kia là phải mất linh hồn đời sau.
Mọi kết án đó đều khẳng định.
Mọi phân loại kiểu đó đã dựa trên thước đo chật hẹp về lý thuyết, ác cảm theo cảm tính và hiểu biết không đầy đủ.
Nhưng, khi sống cọ sát bên nhau, người ta thấy phán đoán như vậy sẽ làm cho cuộc sống nặng nề thêm. Phải trở nên bao dung, để được bao dung. Bao dung là một nét đẹp của đạo đức.
Riêng người công giáo, họ được nhắc nhở nhiều về bao dung. Bởi vì những lời Phúc Âm răn dạy về xét đoán là rất nghiêm trọng. Xét đoán sao sẽ bị đoán xét như vậy.
3/ Thiết thực hơn trong quan tâm bức xúc
Có một thời, người ta tranh cãi về lý thuyết này, chủ nghĩa nọ, tôn giáo kia.
Nhưng dần dà, người ta thấy thứ tranh cãi đó làm mất thời giờ. Họ quay về lo cho cuộc sống là thiết thực hơn. Làm sao cho cuộc sống của bản thân và của đồng bào được khá hơn, cao hơn. Vấn đề được đặt ra là: Tôi có được yêu thương, giúp đỡ không? Ai yêu thương giúp đỡ tôi? Tôi có lo cho cuộc sống người khác được tốt đẹp hơn không?
Rốt cuộc, vấn đề thiết thực chính là yêu thương phục vụ trong các liên hệ, ngay từ những việc nhỏ.
Họ sẽ bỏ ngoài tai những hồ sơ nặng về lý thuyết để phân biệt đúng sai. Đúng sai bây giờ được xác định bằng thực tế yêu thương phục vụ, qua những việc làm vị tha khiêm tốn.
Vì thế sẽ dễ trở thành lỗi thời những định kiến dựa trên lý thuyết suông và kinh nghiệm cũ kỹ.
4/ Chính xác hơn trong tỉnh thức
Có một thời, người ta lo sợ chủ nghĩa của mình, tín ngưỡng của mình sẽ bị ám hại bởi những chủ nghĩa và tín ngưỡng, mà mình cho là nguy hiểm. Nên phải cảnh giác coi chừng.
Nhưng họ bất ngờ bị đánh thức bởi những nguy cơ khác, mà họ không dè chừng. Đó là những suy thoái đạo đức, mất ý thức về tội, nếp sống trong hình thức, thói quen phô trương thành tích, óc thực dụng, ham hưởng thụ, tính lười biếng, kiêu căng, ích kỷ,khinh thường đời sống nội tâm.
Những cái đó mới chính là những kẻ thù độc hại. Nhưng lại được cưng chiều, nâng niu trong chính mình, chứ không cảnh giác.
5/ Tế nhị hơn trong sự thực
Có một thời, người ta diễn tả sự thực và bảo vệ sự thực một cách trịch thượng.
Nhưng dần dà, những đối thoại và những liên hệ xã hội đòi người diễn ta và bảo vệ chân lý phải tế nhị nhã nhặn. Khiêm tốn là nền tảng của bậc thang giá trị. Khiêm tốn là điều kiện để tìm hiểu sự thực.
Có nhiều điều về lịch sử người ta cho là sự thực, nhưng đúng ra đó chỉ là hiện tượng, chứ không là thực chất. Những gì mình biết không thấm vào đâu với những gì mình không biết.
Có nhiều điều về người khác người ta cho là sự thực, nhưng trước mặt Chúa, thứ sự thực đó lại rất xa cái nhìn của Chúa.
Tế nhị trong sự thực là một nét văn hoá, mà càng ngày càng thấy được chú ý trong đất nước Việt Nam ta.
Những thay đổi trên đây về não trạng đang có chiều hướng phát triển. Phát triển không đồng đều. Người nhiều người ít. Nơi mau nơi chậm.
Thiết tưởng, sự hiểu biết về những thay đổi trên đây sẽ không là dư thừa cho kỷ niệm ngày 30 tháng 4 năm nay.
Bauxite đang thử thách lãnh đạo
Phạm Hồng Sơn
08:03 01/05/2009
Có thể những lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam có những lý do riêng không dễ thổ lộ với dân chúng khi phải đồng ý cho đối tác Trung Quốc vào Tây Nguyên khai thác Bauxite. Nhưng sự đồng ý đó đang ngày càng chứng tỏ là một sai lầm lớn.
Chưa bao giờ một dự án đã được lãnh đạo chính phủ tuyên bố là một «chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước » như dự án khai thác Bauxite tại Tây nguyên lại vấp phải sự bức xúc và phản đối ngày càng gia tăng từ nhiều tầng lớp dân chúng, đặc biệt là giới trí thức, các cụ lão thành cộng sản và đồng bào Công giáo. Tuyệt đại đa số các trí thức, chuyên gia quân sự, an ninh và giới chuyên môn đã lên tiếng đều chứng minh và ủng hộ cho việc cần phải dừng dự án khai thác Bauxite đang triển khai tại Tây Nguyên. Lịch sử đất nước rất nhiều lần phải ngậm ngùi nhìn chân lý thuộc về thiểu số cô đơn. Nhưng trong vấn đề Bauxite hiện nay, chân lý đang thuộc về đa số. Chỉ với trí tuệ đại chúng cũng có thể thấy quyết định cho khai thác Bauxite tại Tây nguyên hiện nay là hết sức mạo hiểm. Nếu Tây nguyên đã được ví là «nóc nhà » của Đông Dương (với ý nghĩa che chở và kiểm soát) thì các hồ chứa bùn đỏ độc tính, sẽ có trong nay mai trên Tây nguyên khi công nghệ «ướt» khai thác Bauxite được triển khai, có thể được ví như những quả «bom nguyên tử». Người bình thường không bao giờ làm tổn hại đến nóc nhà của mình và đặt lên đó những quả bom nguyên tử ghê rợn. Người bình thường càng không thể để những kẻ đang lấn chiếm đất đai của mình vào bám trụ trên nóc nhà mình.
Có thể có những người vì lợi ích cá nhân hoặc cục bộ vẫn đang ủng hộ việc triển khai các dự án Bauxite Tây nguyên. Nhưng những người giữ cương vị lãnh đạo quốc gia (Bộ chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay), khó có thể không nhận thấy việc khai thác Bauxite Tây nguyên hiện nay sẽ gây hại nhiều hơn lợi cho đất nước, trong đó có cả những đại họa cho sinh mệnh của cả dân tộc. Không có lãnh đạo quốc gia nào có thể yên tâm khi người ngoại bang thiếu thành thực và đầy ác ý đặt được các cơ sở kiên cố tại các địa thế quốc gia chiến lược. Có thể có lãnh đạo trong Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay đã quên mất những cảnh báo của lớp cha anh về nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc[1]. Nhưng các sự kiện ngư dân Việt Nam bị xua đuổi và bị bắn chết ngay tại biển nhà, nhiều hợp tác dầu khí tại biển Đông bị tan vỡ, lãnh thổ, hải đảo của Tổ Quốc vẫn đang bị người Trung Quốc chiếm giữ và xâm lấn thì không ai là người Việt Nam còn sống có thể quên được. Dưới góc độ lợi ích của Đảng Cộng sản Việt Nam, người dân có thể hiểu được lý do trong việc chính quyền hạn chế sự hiện diện của người Mỹ trên Tây Nguyên. Nhưng dưới góc độ lợi ích dân tộc, không ai có thể tìm được lý do chính đáng để biện minh cho việc chính quyền buông lỏng để người Trung Quốc tràn vào Tây Nguyên. Như thế, rất có thể những lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã phải chịu một áp lực không nhỏ từ bên ngoài khi thông báo dự án khai thác Bauxite Tây nguyên (có sự tham gia của Trung Quốc) đã là một « chủ trương lớn » « nhất quán » ngay từ Đại hội IX. Việc Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ để cho dân biết «chủ trương lớn» đó sau khi đã được triển khai và sau gần 2 nhiệm kỳ của Đảng cũng thể hiện phần nào sự đắn đo, lo ngại dư luận của những người ra quyết định.
Người dân thường khó có thể hiểu hết những rắc rối, áp lực đang đè lên những người đang nắm giữ quyền lực quốc gia. Nhưng người dân, với hướng đạo của giới trí thức, có thể làm điểm tựa chắc chắn cho lãnh đạo quốc gia giữ vững được ý chí độc lập, tinh thần ái quốc trước mọi áp lực đến từ bên ngoài. Việc Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 25 tháng Tư mới đây ra kết luận theo xu hướng gần lại với lợi ích dân tộc sau khi một loạt các trí thức danh tiếng đồng ký tên vào một Kiến nghị Bauxite là một ví dụ minh họa tích cực. Chắc chắn áp lực từ bên ngoài sẽ gia tăng lên các lãnh đạo quốc gia Việt Nam và những nhân tố đối kháng tại bên trong cũng sẽ trỗi dậy để thúc dự án Bauxite phải tiếp tục đi theo «chủ trương lớn». Nhưng điều rõ ràng là ngay phía sau Đảng Cộng sản Việt Nam đã xuất hiện một sức mạnh tổng hợp sẵn sàng hậu thuẫn cho người lãnh đạo có quyết định sáng suốt. Truyền thống nhân văn lâu đời «người trong một nước phải thương nhau cùng » của người Việt chắc sẽ càng làm cho mọi người dân thấu rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ sinh mệnh những lãnh đạo quốc gia ái quốc vào lúc nguy cấp của dân tộc.
Vì vậy Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam đang đứng trước một thử thách lịch sử. Thời gian tới, dù Bộ Chính trị sẽ đi đến quyết định như thế nào về dự án Bauxite Tây nguyên, cho dừng hay cho tiếp tục, và bằng cách nào, tự ra quyết định hay thông qua Quốc hội, dự án Bauxite Tây nguyên cũng sẽ là một phép thử cho thấy lãnh đạo nào của Đảng Cộng sản Việt Nam còn đứng với Tổ Quốc và đại biểu nào trong Quốc hội Việt Nam còn đứng về nhân dân. Ủng hộ chân lý, bảo vệ Tổ Quốc không bao giờ là việc quá muộn.
30/04/2009
Chưa bao giờ một dự án đã được lãnh đạo chính phủ tuyên bố là một «chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước » như dự án khai thác Bauxite tại Tây nguyên lại vấp phải sự bức xúc và phản đối ngày càng gia tăng từ nhiều tầng lớp dân chúng, đặc biệt là giới trí thức, các cụ lão thành cộng sản và đồng bào Công giáo. Tuyệt đại đa số các trí thức, chuyên gia quân sự, an ninh và giới chuyên môn đã lên tiếng đều chứng minh và ủng hộ cho việc cần phải dừng dự án khai thác Bauxite đang triển khai tại Tây Nguyên. Lịch sử đất nước rất nhiều lần phải ngậm ngùi nhìn chân lý thuộc về thiểu số cô đơn. Nhưng trong vấn đề Bauxite hiện nay, chân lý đang thuộc về đa số. Chỉ với trí tuệ đại chúng cũng có thể thấy quyết định cho khai thác Bauxite tại Tây nguyên hiện nay là hết sức mạo hiểm. Nếu Tây nguyên đã được ví là «nóc nhà » của Đông Dương (với ý nghĩa che chở và kiểm soát) thì các hồ chứa bùn đỏ độc tính, sẽ có trong nay mai trên Tây nguyên khi công nghệ «ướt» khai thác Bauxite được triển khai, có thể được ví như những quả «bom nguyên tử». Người bình thường không bao giờ làm tổn hại đến nóc nhà của mình và đặt lên đó những quả bom nguyên tử ghê rợn. Người bình thường càng không thể để những kẻ đang lấn chiếm đất đai của mình vào bám trụ trên nóc nhà mình.
Có thể có những người vì lợi ích cá nhân hoặc cục bộ vẫn đang ủng hộ việc triển khai các dự án Bauxite Tây nguyên. Nhưng những người giữ cương vị lãnh đạo quốc gia (Bộ chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay), khó có thể không nhận thấy việc khai thác Bauxite Tây nguyên hiện nay sẽ gây hại nhiều hơn lợi cho đất nước, trong đó có cả những đại họa cho sinh mệnh của cả dân tộc. Không có lãnh đạo quốc gia nào có thể yên tâm khi người ngoại bang thiếu thành thực và đầy ác ý đặt được các cơ sở kiên cố tại các địa thế quốc gia chiến lược. Có thể có lãnh đạo trong Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay đã quên mất những cảnh báo của lớp cha anh về nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc[1]. Nhưng các sự kiện ngư dân Việt Nam bị xua đuổi và bị bắn chết ngay tại biển nhà, nhiều hợp tác dầu khí tại biển Đông bị tan vỡ, lãnh thổ, hải đảo của Tổ Quốc vẫn đang bị người Trung Quốc chiếm giữ và xâm lấn thì không ai là người Việt Nam còn sống có thể quên được. Dưới góc độ lợi ích của Đảng Cộng sản Việt Nam, người dân có thể hiểu được lý do trong việc chính quyền hạn chế sự hiện diện của người Mỹ trên Tây Nguyên. Nhưng dưới góc độ lợi ích dân tộc, không ai có thể tìm được lý do chính đáng để biện minh cho việc chính quyền buông lỏng để người Trung Quốc tràn vào Tây Nguyên. Như thế, rất có thể những lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã phải chịu một áp lực không nhỏ từ bên ngoài khi thông báo dự án khai thác Bauxite Tây nguyên (có sự tham gia của Trung Quốc) đã là một « chủ trương lớn » « nhất quán » ngay từ Đại hội IX. Việc Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ để cho dân biết «chủ trương lớn» đó sau khi đã được triển khai và sau gần 2 nhiệm kỳ của Đảng cũng thể hiện phần nào sự đắn đo, lo ngại dư luận của những người ra quyết định.
Người dân thường khó có thể hiểu hết những rắc rối, áp lực đang đè lên những người đang nắm giữ quyền lực quốc gia. Nhưng người dân, với hướng đạo của giới trí thức, có thể làm điểm tựa chắc chắn cho lãnh đạo quốc gia giữ vững được ý chí độc lập, tinh thần ái quốc trước mọi áp lực đến từ bên ngoài. Việc Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 25 tháng Tư mới đây ra kết luận theo xu hướng gần lại với lợi ích dân tộc sau khi một loạt các trí thức danh tiếng đồng ký tên vào một Kiến nghị Bauxite là một ví dụ minh họa tích cực. Chắc chắn áp lực từ bên ngoài sẽ gia tăng lên các lãnh đạo quốc gia Việt Nam và những nhân tố đối kháng tại bên trong cũng sẽ trỗi dậy để thúc dự án Bauxite phải tiếp tục đi theo «chủ trương lớn». Nhưng điều rõ ràng là ngay phía sau Đảng Cộng sản Việt Nam đã xuất hiện một sức mạnh tổng hợp sẵn sàng hậu thuẫn cho người lãnh đạo có quyết định sáng suốt. Truyền thống nhân văn lâu đời «người trong một nước phải thương nhau cùng » của người Việt chắc sẽ càng làm cho mọi người dân thấu rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ sinh mệnh những lãnh đạo quốc gia ái quốc vào lúc nguy cấp của dân tộc.
Vì vậy Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam đang đứng trước một thử thách lịch sử. Thời gian tới, dù Bộ Chính trị sẽ đi đến quyết định như thế nào về dự án Bauxite Tây nguyên, cho dừng hay cho tiếp tục, và bằng cách nào, tự ra quyết định hay thông qua Quốc hội, dự án Bauxite Tây nguyên cũng sẽ là một phép thử cho thấy lãnh đạo nào của Đảng Cộng sản Việt Nam còn đứng với Tổ Quốc và đại biểu nào trong Quốc hội Việt Nam còn đứng về nhân dân. Ủng hộ chân lý, bảo vệ Tổ Quốc không bao giờ là việc quá muộn.
30/04/2009
Chiên tôi, tôi biết chúng, và chúng theo tôi
Lm. Lê Quang Uy, C.Ss.R
09:28 01/05/2009
Những ngày vừa qua, sau khi viết bài “HÃY CỨU LẤY TÂY NGUYÊN...”, chúng tôi mang một tâm trạng rất lạ, vừa vui vừa buồn, vừa phấn khích lại vừa lo âu. Tuy nhiên, thú thật, chúng tôi tự đọc lòng mình thì không thấy có nỗi sợ, dù là một thoáng. Tôi xin phép được bộc bạch chân thành.
Vui và phấn khích là vì, hoá ra anh chị em đồng đạo với mình, không chỉ đồng đạo mà còn đồng tâm nhất trí với nhau rất cao trong nỗi xót xa trăn trở quê hương bị dày xéo, trong nỗi giận quốc thể bị xúc phạm. Không phải dăm ba chục người, hay vài trăm người, mà là hàng ngàn người khắp mọi nơi, Bắc Trung Nam, trong nước ngoài nước, đủ mọi thành phần, già trẻ lớn bé, từ bà nội trợ đến những cô giáo, từ anh xe ôm đến ông bác sĩ, từ chị tiếp thị đến cụ già hưu trí, từ chú công nhân đến bạn sinh viên...
Ấy đấy, sát nghĩa của từ “quần chúng nhân dân”, ai cũng bật lên tiếng kêu: may quá, đã có một ai đó liều lĩnh dám la toáng lên để họ được dịp cùng la theo, thành một tiếng “la vang”, đại diện cho khối mấy triệu người Công Giáo, một phần mười của quốc dân đồng bào chứ ít ỏi gì đâu. Mà bất ngờ lắm, một số chức sắc và không ít tín đồ các tôn giáo bạn, cả những người vô thần, cũng không tị hiềm mà tiến lại đứng bên cạnh, cùng la, cùng kêu.
Không phải hô hoán linh tinh nhộn nhạo, mà là “chúng khẩu đồng thanh”, một tiếng lòng, tiếng của Sự Thật. Cứ tưởng họ mải mê chuyện sinh nhai, cứ tưởng họ thờ ơ với thời sự đất nước, cứ tưởng họ khiếp sợ nem nép trước cường quyền, đâu ngờ, chỉ cần một hiệu triệu, họ đến ngay. Và đây là lần tập họp sơ bộ, như là thố lộ, như là biểu dương, nhưng chưa phải thế mà xong, họ chờ một “Diên Hồng” từ cấp cao hơn, lớn hơn.
Chúng tôi lại cũng không giấu giếm một nỗi buồn và rất nhiều lo âu. Xin nói cái lo âu trước, bởi rõ ràng không sợ hãi là may rồi, chứ làm gì mà không lo ? Người ta nhao nhao lên xỉa xói, chửi rủa, gán ghép chụp mũ đủ thứ tội danh nghiêm trọng để đòi trừng trị bỏ tù. Cường quyền này đã từng và vẫn luôn là bạo quyền, nên đã từng có bao lớp người phải trả giá đau xót.
Lo là lo người ta quen chơi trò bóng tối, không chịu ra đòn công khai, nhưng cứ rình dịp mà “hàm huyết phún nhân”, nhẹ thì gây tai nạn như thể chuyện tình cờ rủi ro, mà nặng thì tung hoả mù bôi nhọ danh dự, gây hoang mang dao động cho quần chúng đang yêu mến ủng hộ cá nhân và tập thể Nhà Dòng chúng tôi.
Nhưng ngẫm nghĩ mấy cái chiêu này cũng đã cũ rích, không khéo họ đã phát kiến chiêu khác mờ ám hơn, hiểm độc hơn. Chúng tôi phục vụ chương trình Bảo Vệ Sự Sống nên vẫn hay tự nhủ và căn dặn nhau phải cẩn thận: một khi người ta đã thản nhiên chủ trương cổ võ chuyện phá thai để kế hoạch hoá dân số thì người ta dám làm mọi chuyện gian ác tàn nhẫn khác.
Nhưng cái lo như thế thật ra không nặng nề bằng nỗi buồn. Cái lo ấy nó dội lên ngay lúc bài viết chúng tôi vừa tung ra đã bị báo chí phản ứng dữ dội, nhưng rồi nó dịu xuống. Cái buồn mới ghê, nó âm ỉ, dai dẳng từ lâu rồi, từ trước vụ “Bauxite Đỏ” này cơ. Bây giờ thì nó chỉ cộng thêm, dồn nén, làm mình rũ ra, kiệt sức, lắm khi cám dỗ mình tuyệt vọng, bế tắc, mất lòng tin. Bao nhiêu chuyện chấn động trong hơn một năm qua, chỉ tính riêng bên nội bộ Công Giáo: Toà Khâm Sứ, Thái Hà, các Dòng Tu và các Giáo Xứ trong Nam, ngoài Bắc. Vậy mà... Chúng tôi xin đành viết như thế rồi bỏ lửng...
Trời ơi, khi kêu gọi mọi người hưởng ứng cứu lấy Tây Nguyên, cùng với tên họ người ghi danh gửi về, không ít lần chúng tôi xúc động thấy bà con mình can đảm lắm, nhất là anh chị em đang sống ngay trên quê hương đầy bất trắc này. Họ kê ra hơn chúng tôi yêu cầu rất nhiều: đầy đủ chi tiết, số nhà, tên đường, phường, quận, ấp, xã, tỉnh thành, cứ như khai lý lịch. Nhiều người nêu ra công việc và cụ thể cơ sở, công ty, văn phòng, bệnh viện, trường học mình đang làm việc, chẳng e sợ bị theo dõi đầy đoạ gì. Các bạn học sinh ghi rõ cả lớp, các em sinh viên cho biết khoa, trường đại học của mình. Chúng tôi đã định đánh bạo gửi Mail hỏi lại sao anh chị em liều thế, không sợ ư, nhưng rồi thôi không dám, e như thế là xúc phạm đến lòng quả cảm đầy tự trọng của họ khi họ quyết định lên tiếng “chống Bauxite Đỏ”.
Trời ơi, có người ghi tên trọn vẹn cả gia đình, vợ chồng, con cái, dâu rể, cả tên những em bé mà họ ghi rõ “chưa đi học”. Chúng tôi thoáng băn khoăn, ơ hay, “chưa đi học” thì đâu đã ý thức gì mà bảo là ủng hộ với lại chống đối một chuyện tày đình của đất nước ? Nhưng rồi chúng tôi kịp hiểu ngay: đây là chuyện ảnh hưởng cả dân tộc, cả thế hệ. Em bé tý xíu chưa biết gì, nhưng cha mẹ bé kiên quyết không muốn con cháu mình phải gánh chịu hậu quả bi đát do sự hèn nhát câm lặng của thế hệ đi trước.
Trời ơi, có người đi vận động bạn bè quen biết mình, rồi đứng ra lập danh sách gửi về. Đọc ghi chú về nghề nghiệp là hiểu ngay họ là những người hết sức bình dân, ngoài xã hội không có chức tước danh phận gì, đúng là thân “con sâu cái kiến” so với cái quyền lực khổng lồ của các “đầy tớ nhân dân” mà họ phải gánh vác trên lưng trên cổ. Họ là ông xe ôm, là bà nội trợ, là chị tiểu thương, là anh bốc vác, là mấy bạn công nhân Xa Quê. Rõ ràng họ cùng sống một xã, một phường, một Giáo Xứ. Họ chẳng phải là bị dụ dỗ lôi kéo vào hùa với nhau đâu, bởi có được lãnh “năm chục nghìn bồi dưỡng”, có được hưởng cái gì đâu ngoài những rắc rối có thể lãnh đủ sau khi tên mình được tung lên trên mạng ?!?
Trời ơi, có nơi xa xôi tít mù tận Bắc Âu, người Giáo Dân Việt chỉ là thiểu số nhưng vẫn vào trao đổi với cha xứ người địa phương để bàn bạc, và họ cùng đề nghị chúng tôi cố gắng có được văn bản bài viết “HÃY CỨU LẤY TÂY NGUYÊN...” bằng tiếng Anh để cha xứ sẽ tìm ra cách để vấn đề được nêu lên rộng hơn, sâu hơn, đánh động cả những người Giáo Dân mắt xanh tóc vàng sở tại, bởi ngài bảo: đâu phải chỉ là chuyện của riêng Việt Nam, đây là vấn nạn môi trường chung của cả thế giới, của toàn nhân loại. Thế là chúng tôi tìm hỏi xem ai bên Việt Nam có thể dịch bản văn sang tiếng Anh, không đầy 15 phút gọi điện thoại, có ngay một cô gái trong Nhóm BVSS ở Sàigòn nhận lời. Nay mai chúng tôi sẽ vừa gửi sang Bắc Âu vừa post lên Web để các nơi có thể vận dụng.
Ngay sau khi nhận về khoảng vài chục E-Mail ghi danh hưởng ứng đầu tiên, chúng tôi có nằm mơ cũng không ngờ rồi sẽ có lúc lên đến con số 2.000 và có thể còn hơn thế nữa. Rồi chúng tôi nẩy ra ý phải thống nhất cách ghi các dữ liệu để từ đó có thể thống kê. Nhiều anh em cho là làm như thế mất thì giờ, lại có vẻ khoe khoang phô trương lực lượng. Nhưng rồi lại hoá hay, cứ xem bảng thống kê từng chặng sơ kết, ta đọc được tình hình chung, tinh thần chung. Dẫu kết quả cũng chỉ tương đối đi nữa thì cũng đủ vẽ lên một dáng vẻ “đàn chiên” nhà mình đã và đang khao khát thế nào, nhờ vậy các Giám Mục, nghĩa là các vị Mục Tử cấp cao càng thấy thấm thía và khích lệ để lên tiếng và hành động chung.
Này nhé, có bao nhiêu Linh Mục, bao nhiêu Tu Sĩ nam nữ tham gia bên cạnh anh chị em Giáo Dân của mình ? Thành phần của anh chị em là những chức danh trí thức, nghề nghiệp bình dân nào trong xã hội ? Sinh viên học sinh là đối tượng giới trẻ được kỳ vọng thì như thế nào bên cạnh các cụ hưu trí ? Lại có thể thấy anh chị em kiều bào khắp nơi luôn gắn bó với quê nhà ruột thịt ra sao ? Ngay trên đất Mỹ, tiểu bang nào có đông người Việt là thấy rõ tỷ lệ tham gia lên tiếng ngay. Còn tại Việt Nam, các tỉnh Đăknông và Lâm Đồng, các Giáo Phận Buôn Ma Thuột và Đà Lạt, nơi đang bị đào xới tang thương, đang bị nhuốm một thứ màu đỏ nhớp nhúa, sẽ có được bao nhiêu người dân lên tiếng so với các tỉnh thành khác !?!
Lại có rất nhiều anh chị em gửi Mail hoặc gọi phone cật vấn chúng tôi trong tinh thần quý mến đồng cảm: “Cha kêu gọi ghi danh rầm rộ như thế này để làm gì ? Rồi ra có rơi vào cõi mênh mông thinh lặng chăng ? Sau bước này, kế tiếp cha sẽ là gì ? Có đánh trống rồi lại bị... tước mất dùi hay không ?”
Rõ ràng chúng ta chẳng có hy vọng gì đối với phía “thế gian”. Ngay từ đầu, chúng tôi đã nghĩ: có “kiến” mấy cũng chẳng được “nghị” gì đâu. Nên chuyện này là chuyện kêu lên với nhau và kêu từ dưới lên trên trong giới Công Giáo.
Ít ra người ngoài Công Giáo họ không trách chúng ta vô tâm vô cảm, bàng quan đi bên lề những chuyện nhân sinh nóng bỏng của đất nước. Nhưng nhiều hơn, chúng ta mong đợi từng vị Mục Tử, và ước gì, toàn Hội Đồng các vị Mục Tử nhà mình, với tầm nhìn xa, với tấm lòng chạnh thương cũng sẽ hiểu được thao thức của đàn lũ hàng triệu con chiên con cừu, hay nói theo kiểu “Việt Nam hoá” thì là hàng triệu... con trâu, con nghé đang vểnh tai, dõi mắt đến gần như mòn mỏi !
Chúng tôi lục lại trong kho data máy vi tính của mình các truyện kể minh hoạ Giáo Lý Tin Mừng, thấy có mấy cậu truyện hay quá, có liên quan đến mục đích và đối tượng tiên quyết của chuyện ghi danh “chống Bauxite Đỏ” này. Xin phép kể:
Thời Đường Thái Tông bên Trung Quốc ngày xưa là một giai đoạn đất nước cường thịnh. Nhà vua có một cô công chúa tài sắc vẹn toàn, vì thế, có nhiều vị vua chư hầu muốn đến cầu hôn. Cuối cùng, nhà vua đề ra một cuộc thi tài, nếu ai vượt qua được thì sẽ được chọn làm phò mã.
Chặng thi sau hết là chặng khó nhất, chỉ còn có mấy chàng trai tài giỏi lọt lại. Vua Đường Thái Tông cho nhốt chung 100 con ngựa mẹ và 100 con ngựa con mới đẻ. Làm sao để có thể phân biệt được con ngựa con nào là con của con ngựa mẹ nào ?
Tất cả đều vò đầu bứt tai xin chịu thua. Chỉ có một anh vua trẻ nước Thổ Phồn, vốn bị mọi người coi thường nhất, đã nghĩ ra một cách. Anh xin nhốt riêng ngựa mẹ, tách hẳn khỏi chuồng nhốt ngựa con, bắt lũ ngựa con phải nhịn bú sữa trong một ngày. Hôm sau, anh lại đề nghị cho tất cả ngựa con ngựa mẹ vào chung một chuồng lớn. Thế là lũ ngựa con đói quá đã lao xao chạy đi tìm đúng ngựa mẹ của nó để bú. Thế là chính cái anh rất trẻ, vua của một xứ được coi là man di này đã thắng cuộc...
Ấy là truyện xưa tích cũ hồi nảo hồi nào. Bây giờ chúng tôi xin kể tiếp một truyện khác, hiện đại. Trong một bộ phim Bảo Vệ Sự Sống của đài truyền hình TV5 nước Pháp, tên là “Le bébé est une personne”, chúng tôi bắt gặp được một trường đoạn hết sức dễ thương và xúc động đến nao lòng:
Tại một bệnh viện phụ sản thủ đô Paris, người ta chuẩn bị cho một cuộc thử nghiệm bằng cách mời gọi một bà mẹ đặt tên trước cho đứa bé trai tuổi thai mới được 5 tháng. Thằng cu được chọn tên là Nicolas. Trong suốt mấy tháng trời, ngày nào bà mẹ cũng vừa xoa nhẹ trên bụng mà gọi tên con, trò chuyện với con.
Đến ngày sinh, đứa bé được cho cách ly, nằm riêng trong một cái nôi, ngủ say giấc thiên thần. Người ta chọn thêm 3 người phụ nữ có âm giọng tương tự như bà mẹ đẻ của em bé. Tất cả ngồi trong căn phòng, vòng quanh chiếc nôi, cách em bé một khoảng bằng nhau. Thế rồi, lần lượt, ba phụ nữ kia gọi tên Nicolas nhiều lần cách quãng nhau, chú bé vẫn tỉnh bơ như không. Đến đúng bà mẹ đẻ lên tiếng: “Nicolas !” thì thằng c u liền cựa quậy, rồi mở mắt, rồi khóc ré lên đòi mẹ cho bằng được.
Cuộc thí nghiệm được lập lại nhiều lần, kết quả đều y như thế ! Hơi mẹ, sữa mẹ, và nhất là tiếng mẹ đã khiến cho đứa con nhận ngay ra sự hiện diện của mẹ mình.
Chúa Nhật 3.5.2009 này, Hội Thánh mừng kính vị Hôn Phu đã Phục Sinh vinh quang, cũng là vị Mục Tử Nhân Lành của mình, chúng tôi xin được kết thúc bài viết tâm huyết này bằng chính Lời Chúa Giêsu, Đấng là Mục Tử, đã nhân lành lắm nên cũng yêu thương gắn bó lắm, và cũng sẵn sàng can đảm đứng ra bảo vệ lấy đàn chiên của mình lắm, Ngài bảo như một lời trấn an phủ dụ với “đàn ngựa con” đang khát sữa, mà đồng thời vẫn là một lời cam kết xác quyết:
“Chiên của Tôi thì nghe tiếng Tôi. Tôi biết chúng và chúng theo Tôi” ( Ga 10, 27 )
Thứ năm 30.4.2009
Vui và phấn khích là vì, hoá ra anh chị em đồng đạo với mình, không chỉ đồng đạo mà còn đồng tâm nhất trí với nhau rất cao trong nỗi xót xa trăn trở quê hương bị dày xéo, trong nỗi giận quốc thể bị xúc phạm. Không phải dăm ba chục người, hay vài trăm người, mà là hàng ngàn người khắp mọi nơi, Bắc Trung Nam, trong nước ngoài nước, đủ mọi thành phần, già trẻ lớn bé, từ bà nội trợ đến những cô giáo, từ anh xe ôm đến ông bác sĩ, từ chị tiếp thị đến cụ già hưu trí, từ chú công nhân đến bạn sinh viên...
Ấy đấy, sát nghĩa của từ “quần chúng nhân dân”, ai cũng bật lên tiếng kêu: may quá, đã có một ai đó liều lĩnh dám la toáng lên để họ được dịp cùng la theo, thành một tiếng “la vang”, đại diện cho khối mấy triệu người Công Giáo, một phần mười của quốc dân đồng bào chứ ít ỏi gì đâu. Mà bất ngờ lắm, một số chức sắc và không ít tín đồ các tôn giáo bạn, cả những người vô thần, cũng không tị hiềm mà tiến lại đứng bên cạnh, cùng la, cùng kêu.
Không phải hô hoán linh tinh nhộn nhạo, mà là “chúng khẩu đồng thanh”, một tiếng lòng, tiếng của Sự Thật. Cứ tưởng họ mải mê chuyện sinh nhai, cứ tưởng họ thờ ơ với thời sự đất nước, cứ tưởng họ khiếp sợ nem nép trước cường quyền, đâu ngờ, chỉ cần một hiệu triệu, họ đến ngay. Và đây là lần tập họp sơ bộ, như là thố lộ, như là biểu dương, nhưng chưa phải thế mà xong, họ chờ một “Diên Hồng” từ cấp cao hơn, lớn hơn.
Chúng tôi lại cũng không giấu giếm một nỗi buồn và rất nhiều lo âu. Xin nói cái lo âu trước, bởi rõ ràng không sợ hãi là may rồi, chứ làm gì mà không lo ? Người ta nhao nhao lên xỉa xói, chửi rủa, gán ghép chụp mũ đủ thứ tội danh nghiêm trọng để đòi trừng trị bỏ tù. Cường quyền này đã từng và vẫn luôn là bạo quyền, nên đã từng có bao lớp người phải trả giá đau xót.
Lo là lo người ta quen chơi trò bóng tối, không chịu ra đòn công khai, nhưng cứ rình dịp mà “hàm huyết phún nhân”, nhẹ thì gây tai nạn như thể chuyện tình cờ rủi ro, mà nặng thì tung hoả mù bôi nhọ danh dự, gây hoang mang dao động cho quần chúng đang yêu mến ủng hộ cá nhân và tập thể Nhà Dòng chúng tôi.
Nhưng ngẫm nghĩ mấy cái chiêu này cũng đã cũ rích, không khéo họ đã phát kiến chiêu khác mờ ám hơn, hiểm độc hơn. Chúng tôi phục vụ chương trình Bảo Vệ Sự Sống nên vẫn hay tự nhủ và căn dặn nhau phải cẩn thận: một khi người ta đã thản nhiên chủ trương cổ võ chuyện phá thai để kế hoạch hoá dân số thì người ta dám làm mọi chuyện gian ác tàn nhẫn khác.
Nhưng cái lo như thế thật ra không nặng nề bằng nỗi buồn. Cái lo ấy nó dội lên ngay lúc bài viết chúng tôi vừa tung ra đã bị báo chí phản ứng dữ dội, nhưng rồi nó dịu xuống. Cái buồn mới ghê, nó âm ỉ, dai dẳng từ lâu rồi, từ trước vụ “Bauxite Đỏ” này cơ. Bây giờ thì nó chỉ cộng thêm, dồn nén, làm mình rũ ra, kiệt sức, lắm khi cám dỗ mình tuyệt vọng, bế tắc, mất lòng tin. Bao nhiêu chuyện chấn động trong hơn một năm qua, chỉ tính riêng bên nội bộ Công Giáo: Toà Khâm Sứ, Thái Hà, các Dòng Tu và các Giáo Xứ trong Nam, ngoài Bắc. Vậy mà... Chúng tôi xin đành viết như thế rồi bỏ lửng...
Trời ơi, khi kêu gọi mọi người hưởng ứng cứu lấy Tây Nguyên, cùng với tên họ người ghi danh gửi về, không ít lần chúng tôi xúc động thấy bà con mình can đảm lắm, nhất là anh chị em đang sống ngay trên quê hương đầy bất trắc này. Họ kê ra hơn chúng tôi yêu cầu rất nhiều: đầy đủ chi tiết, số nhà, tên đường, phường, quận, ấp, xã, tỉnh thành, cứ như khai lý lịch. Nhiều người nêu ra công việc và cụ thể cơ sở, công ty, văn phòng, bệnh viện, trường học mình đang làm việc, chẳng e sợ bị theo dõi đầy đoạ gì. Các bạn học sinh ghi rõ cả lớp, các em sinh viên cho biết khoa, trường đại học của mình. Chúng tôi đã định đánh bạo gửi Mail hỏi lại sao anh chị em liều thế, không sợ ư, nhưng rồi thôi không dám, e như thế là xúc phạm đến lòng quả cảm đầy tự trọng của họ khi họ quyết định lên tiếng “chống Bauxite Đỏ”.
Trời ơi, có người ghi tên trọn vẹn cả gia đình, vợ chồng, con cái, dâu rể, cả tên những em bé mà họ ghi rõ “chưa đi học”. Chúng tôi thoáng băn khoăn, ơ hay, “chưa đi học” thì đâu đã ý thức gì mà bảo là ủng hộ với lại chống đối một chuyện tày đình của đất nước ? Nhưng rồi chúng tôi kịp hiểu ngay: đây là chuyện ảnh hưởng cả dân tộc, cả thế hệ. Em bé tý xíu chưa biết gì, nhưng cha mẹ bé kiên quyết không muốn con cháu mình phải gánh chịu hậu quả bi đát do sự hèn nhát câm lặng của thế hệ đi trước.
Trời ơi, có người đi vận động bạn bè quen biết mình, rồi đứng ra lập danh sách gửi về. Đọc ghi chú về nghề nghiệp là hiểu ngay họ là những người hết sức bình dân, ngoài xã hội không có chức tước danh phận gì, đúng là thân “con sâu cái kiến” so với cái quyền lực khổng lồ của các “đầy tớ nhân dân” mà họ phải gánh vác trên lưng trên cổ. Họ là ông xe ôm, là bà nội trợ, là chị tiểu thương, là anh bốc vác, là mấy bạn công nhân Xa Quê. Rõ ràng họ cùng sống một xã, một phường, một Giáo Xứ. Họ chẳng phải là bị dụ dỗ lôi kéo vào hùa với nhau đâu, bởi có được lãnh “năm chục nghìn bồi dưỡng”, có được hưởng cái gì đâu ngoài những rắc rối có thể lãnh đủ sau khi tên mình được tung lên trên mạng ?!?
Trời ơi, có nơi xa xôi tít mù tận Bắc Âu, người Giáo Dân Việt chỉ là thiểu số nhưng vẫn vào trao đổi với cha xứ người địa phương để bàn bạc, và họ cùng đề nghị chúng tôi cố gắng có được văn bản bài viết “HÃY CỨU LẤY TÂY NGUYÊN...” bằng tiếng Anh để cha xứ sẽ tìm ra cách để vấn đề được nêu lên rộng hơn, sâu hơn, đánh động cả những người Giáo Dân mắt xanh tóc vàng sở tại, bởi ngài bảo: đâu phải chỉ là chuyện của riêng Việt Nam, đây là vấn nạn môi trường chung của cả thế giới, của toàn nhân loại. Thế là chúng tôi tìm hỏi xem ai bên Việt Nam có thể dịch bản văn sang tiếng Anh, không đầy 15 phút gọi điện thoại, có ngay một cô gái trong Nhóm BVSS ở Sàigòn nhận lời. Nay mai chúng tôi sẽ vừa gửi sang Bắc Âu vừa post lên Web để các nơi có thể vận dụng.
Ngay sau khi nhận về khoảng vài chục E-Mail ghi danh hưởng ứng đầu tiên, chúng tôi có nằm mơ cũng không ngờ rồi sẽ có lúc lên đến con số 2.000 và có thể còn hơn thế nữa. Rồi chúng tôi nẩy ra ý phải thống nhất cách ghi các dữ liệu để từ đó có thể thống kê. Nhiều anh em cho là làm như thế mất thì giờ, lại có vẻ khoe khoang phô trương lực lượng. Nhưng rồi lại hoá hay, cứ xem bảng thống kê từng chặng sơ kết, ta đọc được tình hình chung, tinh thần chung. Dẫu kết quả cũng chỉ tương đối đi nữa thì cũng đủ vẽ lên một dáng vẻ “đàn chiên” nhà mình đã và đang khao khát thế nào, nhờ vậy các Giám Mục, nghĩa là các vị Mục Tử cấp cao càng thấy thấm thía và khích lệ để lên tiếng và hành động chung.
Này nhé, có bao nhiêu Linh Mục, bao nhiêu Tu Sĩ nam nữ tham gia bên cạnh anh chị em Giáo Dân của mình ? Thành phần của anh chị em là những chức danh trí thức, nghề nghiệp bình dân nào trong xã hội ? Sinh viên học sinh là đối tượng giới trẻ được kỳ vọng thì như thế nào bên cạnh các cụ hưu trí ? Lại có thể thấy anh chị em kiều bào khắp nơi luôn gắn bó với quê nhà ruột thịt ra sao ? Ngay trên đất Mỹ, tiểu bang nào có đông người Việt là thấy rõ tỷ lệ tham gia lên tiếng ngay. Còn tại Việt Nam, các tỉnh Đăknông và Lâm Đồng, các Giáo Phận Buôn Ma Thuột và Đà Lạt, nơi đang bị đào xới tang thương, đang bị nhuốm một thứ màu đỏ nhớp nhúa, sẽ có được bao nhiêu người dân lên tiếng so với các tỉnh thành khác !?!
Lại có rất nhiều anh chị em gửi Mail hoặc gọi phone cật vấn chúng tôi trong tinh thần quý mến đồng cảm: “Cha kêu gọi ghi danh rầm rộ như thế này để làm gì ? Rồi ra có rơi vào cõi mênh mông thinh lặng chăng ? Sau bước này, kế tiếp cha sẽ là gì ? Có đánh trống rồi lại bị... tước mất dùi hay không ?”
Rõ ràng chúng ta chẳng có hy vọng gì đối với phía “thế gian”. Ngay từ đầu, chúng tôi đã nghĩ: có “kiến” mấy cũng chẳng được “nghị” gì đâu. Nên chuyện này là chuyện kêu lên với nhau và kêu từ dưới lên trên trong giới Công Giáo.
Ít ra người ngoài Công Giáo họ không trách chúng ta vô tâm vô cảm, bàng quan đi bên lề những chuyện nhân sinh nóng bỏng của đất nước. Nhưng nhiều hơn, chúng ta mong đợi từng vị Mục Tử, và ước gì, toàn Hội Đồng các vị Mục Tử nhà mình, với tầm nhìn xa, với tấm lòng chạnh thương cũng sẽ hiểu được thao thức của đàn lũ hàng triệu con chiên con cừu, hay nói theo kiểu “Việt Nam hoá” thì là hàng triệu... con trâu, con nghé đang vểnh tai, dõi mắt đến gần như mòn mỏi !
Chúng tôi lục lại trong kho data máy vi tính của mình các truyện kể minh hoạ Giáo Lý Tin Mừng, thấy có mấy cậu truyện hay quá, có liên quan đến mục đích và đối tượng tiên quyết của chuyện ghi danh “chống Bauxite Đỏ” này. Xin phép kể:
Thời Đường Thái Tông bên Trung Quốc ngày xưa là một giai đoạn đất nước cường thịnh. Nhà vua có một cô công chúa tài sắc vẹn toàn, vì thế, có nhiều vị vua chư hầu muốn đến cầu hôn. Cuối cùng, nhà vua đề ra một cuộc thi tài, nếu ai vượt qua được thì sẽ được chọn làm phò mã.
Chặng thi sau hết là chặng khó nhất, chỉ còn có mấy chàng trai tài giỏi lọt lại. Vua Đường Thái Tông cho nhốt chung 100 con ngựa mẹ và 100 con ngựa con mới đẻ. Làm sao để có thể phân biệt được con ngựa con nào là con của con ngựa mẹ nào ?
Tất cả đều vò đầu bứt tai xin chịu thua. Chỉ có một anh vua trẻ nước Thổ Phồn, vốn bị mọi người coi thường nhất, đã nghĩ ra một cách. Anh xin nhốt riêng ngựa mẹ, tách hẳn khỏi chuồng nhốt ngựa con, bắt lũ ngựa con phải nhịn bú sữa trong một ngày. Hôm sau, anh lại đề nghị cho tất cả ngựa con ngựa mẹ vào chung một chuồng lớn. Thế là lũ ngựa con đói quá đã lao xao chạy đi tìm đúng ngựa mẹ của nó để bú. Thế là chính cái anh rất trẻ, vua của một xứ được coi là man di này đã thắng cuộc...
Ấy là truyện xưa tích cũ hồi nảo hồi nào. Bây giờ chúng tôi xin kể tiếp một truyện khác, hiện đại. Trong một bộ phim Bảo Vệ Sự Sống của đài truyền hình TV5 nước Pháp, tên là “Le bébé est une personne”, chúng tôi bắt gặp được một trường đoạn hết sức dễ thương và xúc động đến nao lòng:
Tại một bệnh viện phụ sản thủ đô Paris, người ta chuẩn bị cho một cuộc thử nghiệm bằng cách mời gọi một bà mẹ đặt tên trước cho đứa bé trai tuổi thai mới được 5 tháng. Thằng cu được chọn tên là Nicolas. Trong suốt mấy tháng trời, ngày nào bà mẹ cũng vừa xoa nhẹ trên bụng mà gọi tên con, trò chuyện với con.
Đến ngày sinh, đứa bé được cho cách ly, nằm riêng trong một cái nôi, ngủ say giấc thiên thần. Người ta chọn thêm 3 người phụ nữ có âm giọng tương tự như bà mẹ đẻ của em bé. Tất cả ngồi trong căn phòng, vòng quanh chiếc nôi, cách em bé một khoảng bằng nhau. Thế rồi, lần lượt, ba phụ nữ kia gọi tên Nicolas nhiều lần cách quãng nhau, chú bé vẫn tỉnh bơ như không. Đến đúng bà mẹ đẻ lên tiếng: “Nicolas !” thì thằng c u liền cựa quậy, rồi mở mắt, rồi khóc ré lên đòi mẹ cho bằng được.
Cuộc thí nghiệm được lập lại nhiều lần, kết quả đều y như thế ! Hơi mẹ, sữa mẹ, và nhất là tiếng mẹ đã khiến cho đứa con nhận ngay ra sự hiện diện của mẹ mình.
Chúa Nhật 3.5.2009 này, Hội Thánh mừng kính vị Hôn Phu đã Phục Sinh vinh quang, cũng là vị Mục Tử Nhân Lành của mình, chúng tôi xin được kết thúc bài viết tâm huyết này bằng chính Lời Chúa Giêsu, Đấng là Mục Tử, đã nhân lành lắm nên cũng yêu thương gắn bó lắm, và cũng sẵn sàng can đảm đứng ra bảo vệ lấy đàn chiên của mình lắm, Ngài bảo như một lời trấn an phủ dụ với “đàn ngựa con” đang khát sữa, mà đồng thời vẫn là một lời cam kết xác quyết:
“Chiên của Tôi thì nghe tiếng Tôi. Tôi biết chúng và chúng theo Tôi” ( Ga 10, 27 )
Thứ năm 30.4.2009
Lật lại một sự thật: Ông Nguyễn Trọng Tỵ không trung thực hay báo Hà Nội mới dối trá?
J.B Nguyễn Hữu Vinh
15:11 01/05/2009
HÀ NỘI - Trước phát biểu của ông Nguyễn Trọng Tỵ, Chủ nhiệm đoàn luật sư TP Hà Nội trên tờ Hà Nội mới làm nhiều người bức xúc, chúng tôi đã kiểm tra lại vấn đề này.
Trước hết, những dòng trên tờ Hà Nội Mới ghi là lời của ông, nhưng như nhiều người đã có kinh nghiệm với tờ báo này, việc phỏng vấn, trả lời hoặc đưa tin của họ về vấn đề liên quan tới Thái Hà, Toà Khâm sứ đã có nhiều bằng chứng cho thấy họ không ngần ngại bịa đặt và bóp méo.
Với ông Nguyễn Trọng Tỵ, vì ông là người đã cao tuổi nên chúng tôi muốn kiểm tra lại vấn đề này để làm rõ sự thật đằng sau những lời tờ báo đã viết.
Theo một số người cho biết, mấy hôm nay, điện thoại của ông Tỵ không mở máy. Chúng tôi cũng nhiều lần không liên lạc được. Chiều nay rất may mắn chúng tôi đã liên lạc được với ông.
Trả lời chúng tôi qua điện thoại, ông Tỵ cho biết: Ông đã hoàn toàn không biết chuyện Linh mục Khải đã nói gì và đã làm gì. Phóng viên chỉ hỏi ông rằng có những người có hành vi tuyên truyền xuyên tạc có vi phạm pháp luật không? Và ông trả lời: những người có tuyên truyền xuyên tạc là vi phạm pháp luật theo điều nọ điều kia của pháp luật.
Khi chúng tôi đọc cho ông lời trên tờ Hà Nội mới của ông Tỵ rằng: “Rõ ràng Nguyễn Văn Khải đã vượt quá giới hạn của một người tu hành, can thiệp vào chính trị, đi ngược lại lợi ích của đất nước”. Ông trả lời chúng tôi rằng ông không hề biết linh mục Khải đã làm gì nên không thể nói vượt quá hay không vượt quá…
Phần nói về vấn đề boxit Tây Nguyên, ông trả lời họ rằng vừa mới có hội thảo khoa học nêu ra, người ta nói rằng sẽ cho làm thí điểm trước, sau khi làm thí điểm xong mới có đề án trình Quốc hội như đã nói trên Truyền hình.
Khi được nghe đoạn này trên tờ Hà Nội mới: “Ai cũng biết, việc khai thác quặng bô-xít là một vấn đề lớn, dự án đã được đưa ra bàn trong các hội thảo khoa học, đã được trình trước Quốc hội để các đại biểu Quốc hội - những người đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân đóng góp ý kiến. Thực tế Đảng và Nhà nước đã lắng nghe mọi ý kiến, phân tích trên cơ sở khoa học và đời sống dân sinh để có một quyết định đúng đắn, vì sự giàu mạnh và phát triển bền vững của đất nước nói chung và người dân Tây Nguyên nói riêng”.
Ông trả lời: “Tôi không nói điều đó nhưng người ta ghi thế”.
Như vậy, qua cuộc nói chuyện với chúng tôi, hai vấn đề trên đã được kiểm tra.
Cả hai vấn đề đều bị xuyên tạc một cách trắng trợn nếu ông Tỵ là người trung thực.
Hoặc nếu báo viết đúng, thì ông Tỵ là người không trung thực.
Trường hợp ông Tỵ là người trung thực, chúng tôi hi vọng như thế ở cái tuổi của ông - để cho thế hệ sau không thấy một tấm gương xấu ở tuổi già – thì đây cũng là bài học nhãn tiền nữa cho những người vốn tin tưởng vào tờ báo bịa đặt và bóp méo sự thật này. Những màn phỏng vấn, điều tra đưa tin đến những sự việc liên quan đến người công giáo đã từng được bóp méo và xuyên tạc không thương tiếc. Vụ kiện của giáo dân với tờ báo này mà họ đã phải lúng túng như gà mắc tóc vừa qua đã cho thấy điều đó.
Một lần nữa ai xuyên tạc, ai nói xấu và làm chia rẽ đoàn kết dân tộc đã được chứng minh.
Trong trường hợp đó, ông Tỵ là một luật sư, chắc ông biết ông phải làm gì dể bảo toàn danh dự của mình trước cộng đồng dân tộc và ít nhất trước đồng bào Công giáo đã rất bức xúc bởi những lời nói được đăng trên tờ Hà Nội mới cho rằng là của ông. Có rất nhiều người đã gọi điện thoại đến chất vấn ông, nhưng ông đã không mở máy mấy hôm nay.
Trong trường hợp báo Hà Nội mới viết đúng những lời của ông Tỵ đã trả lời, có chứng cứ, thì chắc không cần phải bàn thêm nhiều khi một người với tư cách và tuổi tác đó đã không trung thực, đây sẽ là một bài học xấu, một tấm gương mù cho thế hệ sau.
Tất nhiên, kể cả khi ông trung thực và ông bị oan, thì cá nhân ông làm sáng tỏ điều đó là một nghĩa vụ, bởi như ông từng nói là “đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật” ở đây và vì ông là luật sư.
Đây cũng là một bài học sâu sắc nhớ đời cho những ai đã thừa lòng tin. Bởi ông là một trong những người đã phát biểu rất nhiều về vụ việc liên quan đến Giáo hội Công giáo trên tờ Hà Nội mới và một số nơi mà đến nay, chúng tôi mới có thời gian để kiểm chứng một trường hợp.
Để chứng minh những điều chúng tôi đã nói trên, mời quý vị nghe ghi âm trả lời của ông luật sư Nguyễn Trọng Tỵ.
Hà Nội ngày 1 tháng 5 năm 2009
Trước hết, những dòng trên tờ Hà Nội Mới ghi là lời của ông, nhưng như nhiều người đã có kinh nghiệm với tờ báo này, việc phỏng vấn, trả lời hoặc đưa tin của họ về vấn đề liên quan tới Thái Hà, Toà Khâm sứ đã có nhiều bằng chứng cho thấy họ không ngần ngại bịa đặt và bóp méo.
Với ông Nguyễn Trọng Tỵ, vì ông là người đã cao tuổi nên chúng tôi muốn kiểm tra lại vấn đề này để làm rõ sự thật đằng sau những lời tờ báo đã viết.
Theo một số người cho biết, mấy hôm nay, điện thoại của ông Tỵ không mở máy. Chúng tôi cũng nhiều lần không liên lạc được. Chiều nay rất may mắn chúng tôi đã liên lạc được với ông.
Trả lời chúng tôi qua điện thoại, ông Tỵ cho biết: Ông đã hoàn toàn không biết chuyện Linh mục Khải đã nói gì và đã làm gì. Phóng viên chỉ hỏi ông rằng có những người có hành vi tuyên truyền xuyên tạc có vi phạm pháp luật không? Và ông trả lời: những người có tuyên truyền xuyên tạc là vi phạm pháp luật theo điều nọ điều kia của pháp luật.
Khi chúng tôi đọc cho ông lời trên tờ Hà Nội mới của ông Tỵ rằng: “Rõ ràng Nguyễn Văn Khải đã vượt quá giới hạn của một người tu hành, can thiệp vào chính trị, đi ngược lại lợi ích của đất nước”. Ông trả lời chúng tôi rằng ông không hề biết linh mục Khải đã làm gì nên không thể nói vượt quá hay không vượt quá…
Phần nói về vấn đề boxit Tây Nguyên, ông trả lời họ rằng vừa mới có hội thảo khoa học nêu ra, người ta nói rằng sẽ cho làm thí điểm trước, sau khi làm thí điểm xong mới có đề án trình Quốc hội như đã nói trên Truyền hình.
Khi được nghe đoạn này trên tờ Hà Nội mới: “Ai cũng biết, việc khai thác quặng bô-xít là một vấn đề lớn, dự án đã được đưa ra bàn trong các hội thảo khoa học, đã được trình trước Quốc hội để các đại biểu Quốc hội - những người đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân đóng góp ý kiến. Thực tế Đảng và Nhà nước đã lắng nghe mọi ý kiến, phân tích trên cơ sở khoa học và đời sống dân sinh để có một quyết định đúng đắn, vì sự giàu mạnh và phát triển bền vững của đất nước nói chung và người dân Tây Nguyên nói riêng”.
Ông trả lời: “Tôi không nói điều đó nhưng người ta ghi thế”.
Như vậy, qua cuộc nói chuyện với chúng tôi, hai vấn đề trên đã được kiểm tra.
Cả hai vấn đề đều bị xuyên tạc một cách trắng trợn nếu ông Tỵ là người trung thực.
Hoặc nếu báo viết đúng, thì ông Tỵ là người không trung thực.
Trường hợp ông Tỵ là người trung thực, chúng tôi hi vọng như thế ở cái tuổi của ông - để cho thế hệ sau không thấy một tấm gương xấu ở tuổi già – thì đây cũng là bài học nhãn tiền nữa cho những người vốn tin tưởng vào tờ báo bịa đặt và bóp méo sự thật này. Những màn phỏng vấn, điều tra đưa tin đến những sự việc liên quan đến người công giáo đã từng được bóp méo và xuyên tạc không thương tiếc. Vụ kiện của giáo dân với tờ báo này mà họ đã phải lúng túng như gà mắc tóc vừa qua đã cho thấy điều đó.
Một lần nữa ai xuyên tạc, ai nói xấu và làm chia rẽ đoàn kết dân tộc đã được chứng minh.
Trong trường hợp đó, ông Tỵ là một luật sư, chắc ông biết ông phải làm gì dể bảo toàn danh dự của mình trước cộng đồng dân tộc và ít nhất trước đồng bào Công giáo đã rất bức xúc bởi những lời nói được đăng trên tờ Hà Nội mới cho rằng là của ông. Có rất nhiều người đã gọi điện thoại đến chất vấn ông, nhưng ông đã không mở máy mấy hôm nay.
Trong trường hợp báo Hà Nội mới viết đúng những lời của ông Tỵ đã trả lời, có chứng cứ, thì chắc không cần phải bàn thêm nhiều khi một người với tư cách và tuổi tác đó đã không trung thực, đây sẽ là một bài học xấu, một tấm gương mù cho thế hệ sau.
Tất nhiên, kể cả khi ông trung thực và ông bị oan, thì cá nhân ông làm sáng tỏ điều đó là một nghĩa vụ, bởi như ông từng nói là “đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật” ở đây và vì ông là luật sư.
Đây cũng là một bài học sâu sắc nhớ đời cho những ai đã thừa lòng tin. Bởi ông là một trong những người đã phát biểu rất nhiều về vụ việc liên quan đến Giáo hội Công giáo trên tờ Hà Nội mới và một số nơi mà đến nay, chúng tôi mới có thời gian để kiểm chứng một trường hợp.
Để chứng minh những điều chúng tôi đã nói trên, mời quý vị nghe ghi âm trả lời của ông luật sư Nguyễn Trọng Tỵ.
Hà Nội ngày 1 tháng 5 năm 2009
Viễn ảnh Bauxite Việt Nam qua sự hình thành chủ nghĩa thực dân Trung Quốc tại Congo
Trần Trung Đạo
16:35 01/05/2009
Những tuổi thơ trong mỏ quặng
Em Adon Kalenga làm việc cho một hãng thu mua quặng. Công việc của em mỗi ngày là vác những bao quặng nặng gần 100 kí lô từ những hầm sâu, ẩm thấp đi rửa sạch và vác trở về cho chủ hãng thầu. Như em tả, cả thân thể em đều cảm thấy đau nhức và cả mười ngón tay trầy trụa sau một ngày dài rửa quặng. Em Adon Kalenga chỉ mới 13 tuổi. Trong lúc hầu hết thiếu niên cùng tuổi em trên thế giới đang đến trường thì em phải làm việc không ngưng nghỉ suốt bảy ngày mỗi tuần. Em không đủ tiền để đóng học phí, trung bình khoảng 6 Dollar một tháng. Em không có nhà ở. Đêm về, em ngủ nhiều nơi trên đường phố và cũng có khi tìm đến tạm trú trong các trại mồ côi. Cha của Adon chết khi em mới 9 tuổi. Mẹ em sau đó cũng bỏ nhà ra đi. Bà con thân thích không ai nhận nuôi dưỡng em khi chính họ còn không đủ sức nuôi con của họ. Em trở thành đứa bé mồ côi. Sau khi lang thang bụi đời một thời gian, các bạn của em gợi ý nên đi đào quặng bán lại cho các công ty thu mua Trung Quốc. Thế là em cùng các bạn đi đào quặng để kiếm sống. Trong năm đầu tiên em có lần suýt chết khi trời mưa lớn làm đất sụp thành bùn đè lên những người đang làm dưới hầm sâu. Bốn người bạn của em, Fabrice, Jean, Patient and Patrick đều bị bùn chôn sống trong tai nạn đó. Em may mắn sống sót nhưng thương tích đầy mình. Adon nói “Cuộc sống của em rất khó khăn. Em không hiểu tại sao.”
Một người bạn của Adon tên là Carlito Muamba, cũng chỉ mới 15 tuổi nhưng mỗi ngày phải chui vào những hố sâu trong lòng đất để đào bằng tay và chiếc xẻng nhỏ. Phía trên hầm không có gì che, mỗi khi đào, đất và bụi rớt xuống phủ kín chiếc đầu không tóc của em. Áo quần em biến thành màu đỏ nhưng em vẫn tiếp tục đào. Mồ hôi trộn lẫn vào bụi đỏ. Không có thang để trèo. Mỗi khi muốn vào hay ra khỏi hầm, em phải bò bằng chân tay. Và đến cuối ngày em cũng được chủ thầu phát một số tiền tương đương với 3 Dollar. Khi được hỏi lý do em làm việc cực nhọc, Carlito trả lời “em cần tiền để mua thức ăn.” Rất đông các bạn cùng tuổi em đi đào quặng.
Mặc dù trên giấy tờ Congo có ký vào hiệp ước quốc tế nghiêm cấm lao động trẻ em vị thành niên, trong thực tế chẳng bao giờ được áp dụng. Ở châu Phi giá trị của mạng sống con người rất rẻ. Nhiều chuyện còn quan trọng hơn như việc hàng trăm người trong đó có bốn trẻ em bạn của Adon, bị đất sụp chôn sống cũng chẳng được ai quan tâm nói chi là chuyện trẻ em đi làm. Bà Wangari Maathai, người phụ nữ Phi châu đầu tiên được trao giảo Nobel Hòa bình năm 2004, quy trách nhiệm không chỉ lên chính phủ Congo mà cả các công ty đầu tư cũng đã vi phạm luật lạm dụng lao động trẻ em: “Tại những quốc gia, nơi nhân quyền không được tôn trọng và người dân không thể buộc chính phủ để chịu trách nhiệm thì chính phủ của các công ty đầu tư phải đề ra những điều kiện lao động.” Chính phủ mà bà muốn nói là Trung Quốc và các công ty thu mua quặng cũng là các công ty Trung Quốc tại Congo, nhưng phía chính phủ Trung Quốc bao giờ họ cũng trả lời “đó là vấn đề của Congo, không liên quan gì đến công ty hay chính phủ Trung Quốc.”
Adon và Carlito là hai trong số 67 ngàn người Congo đang sống bằng nghề đào quặng tại tỉnh Katanga, phía nam Congo, và câu chuyện cảm động về hai em Adon Carlito do một nhóm phóng viên của hãng Bloomberg thực hiện.
Cuối tháng Tám 2008 trên báo Daily Mail ở Anh, nhà báo Peter Hitchens trong phóng sự “Làm thế nào Trung Quốc đã dựng nên một đế quốc nô lệ mới tại Phi Châu” (How China has created a new slave empire in Africa), đã mô tả đời sống của những người dân Congo mà tác giả gọi là “nghèo khổ, vô vọng, giận dữ” khi phải chui vào những hố sâu 25 mét trong những mỏ quặng bỏ hoang để tìm những mảnh quặng đồng còn sót lại, rửa sạch từ những vũng nước dơ và chất thành những kiện nặng tới hàng trăm kí-lô trên những chiếc xe đạp già nua để đem bán cho các thương gia Trung Quốc đang cần nguyên liệu. Nhiều trong số họ đã chết khi những hầm đất sụp hay bị thương nhưng không có thuốc men. Phần lớn đều có con nhỏ. Nhưng nếu họ may mắn sống sót và sau một ngày thu nhặt quặng thành công, họ kiếm được 3 Dollar để nuôi sống bản thân và gia đình trong những thôn xóm tồi tàn đầy bịnh tật. Và cũng theo phóng sự của Peter Hitchens, đời sống một người dân Congo hôm nay không khác gì của ông bà họ ở thế kỷ 18, nếu có khác chăng họ phải làm việc nhiều lần khổ hơn trong một điều kiện cũng tệ hại hơn nhiều.
Dù sao, công việc đào quặng đó cũng chỉ là một phần của các công ty thu mua tư doanh Trung Quốc, thỏa hiệp kinh tế được ký kết giữa chính phủ Congo và Trung Quốc đầu năm 2008 lớn hơn nhiều. Hiệp ước kinh tế trị giá hàng chục tỉ Dollar, có ảnh hưởng gần như hầu hết các mặt trong đời sống xã hội tại Congo không phải chỉ trong vòng 10 năm tới mà trong một thời gian rất dài và cũng không chỉ ảnh hưởng về mặt kinh tế mà cả xã hội, văn hóa, truyền thống.
Để cảm thông với số phận Congo, có lẽ nên đi ngược dòng lịch sử tìm hiểu thêm về vùng đất giàu tài nguyên nhất nhưng là một đất nước chịu đựng nhiều thiệt thòi và bất hạnh nhất trên lục địa Phi châu.
Tội ác diệt chủng bị lãng quên
Cộng hòa Dân chủ Congo (Democratic Republic of the Congo, thời Mobutu được gọi là Zaire, thường dễ bị lầm lẫn với Cộng hòa Congo hay Congo-Brazzaville) là một quốc gia vùng trung Phi, có diện tích 2.3 triệu kilô mét vuông và dân số 64 triệu theo thống kê 2008, thủ đô là Kinshasa. Congo có nhiều nguồn tài nguyên phong phú như đồng, vàng, kim cương, cao su, cobalt nhưng lợi tức đầu người hàng năm chỉ có 140 Dollar. Congo tập hợp của khoảng 200 sắc dân. Về căn bản, Congo vẫn là một quốc gia nông nghiệp nhưng từ 1985 việc đô thị hóa ngày càng gia tăng. Về mặt chính trị, chính phủ Congo hiện nay chi phối bởi hiến pháp 2006. Để đạt được một xã hội tạm yên như hiện nay, nhân dân Congo cũng đã phải trả một giá bằng máu của nhiều triệu dân Congo.
Không giống chế độ thực dân tại các nước khác được mở đầu bằng võ trang xâm lược, chế độ thực dân Bỉ có mặt tại Congo được diễn ra dưới hình thức mua bán, trao đổi giữa Henry M. Stanley, đặc sứ của vua Bỉ Leopold đệ nhị và các lãnh đạo Congo địa phương sống dọc sông Congo. Cuối năm 1884, Stanley đã ký 450 hiệp ước thay mặt cho vua Leopold. Kết quả, Congo trở thành một nước có tên gọi mỉa mai “Nước Congo Tự do” dưới quyền sở hữu cá nhân của vua Leopold với thủ đô đặt tại Boma, một quận nằm bên bờ sông Congo.
Dưới sự bóc lột sức lao động tàn nhẫn để phục vụ cho túi tham không đáy của vua Bỉ Leopold đệ nhị, người dân Congo trải qua gần một thế kỷ trong địa ngục trần gian. Nhân loại nhắc nhiều về Holocaust, diệt chủng Armenian nhưng so với tội ác của Bỉ tại Congo, số người Do Thái bị Hitler giết hay Armenian bị Thổ Nhĩ Kỳ tiêu diệt còn thấp hơn nhiều. Khoảng một nửa dân số Congo thời bấy giờ, 10 đến 15 triệu dân, đã bị quân đội và tay sai dưới quyền của vua Leopold tàn sát. Mặc dù chưa bao giờ đặt chân đến Congo, đất nước đã là phần tài sản của ông ta. Vua Leopold đệ nhị thành lập một hệ thống lao động khổ sai trong đó con người đơn giản chỉ là một dụng cụ sản xuất. Những năm giá cao su lên cao, Leopold chỉ thị cho phu đồn điền phải tăng giờ làm việc. Những ai không làm việc được bị hành hạ bằng nhiều cách như đánh roi, tra tấn và giết chết. Nhiều cuộc nổi dậy của dân chúng đã bị quân đội riêng của vua Leopold được gọi là Lực lượng Công cộng (Force Publicque) tàn sát không thương tiếc. Quân lính trong Lực lượng Công cộng có thông lệ mỗi khi giết một kẻ chống đối, họ chặt một cánh tay mang về trình lên cấp chỉ huy để làm chứng cho số lượng đạn dược đã dùng. Nhiều lính của Leopold thích đi săn khỉ, để giải thích cho số đạn đã bắn ra, chúng đã chặt tay thường dân để đem về trình thượng cấp. Viêc chặt tay không chỉ bị xảy ra cho người lớn mà cả trẻ em vô tội. Hình phạt chặt tay này còn tồn tại đến hôm nay tai Sierra Leone là vết tích của chế độ thực dân mà vua Bỉ Leopold đã để lại tại châu Phi. Mặc dù được các nước thực dân châu Âu cố tình che đậy và dìm vào quên lãng, tội ác diệt chủng của vua Leopold đã được ghi lại trong một số tác phẩm, tiểu thuyết, hồi ký và sử học, trong đó có sử liệu Tội ác tại Congo (The crime of the Congo) của Arthur Conan Doyle xuất bản tại London ngay trong năm Leopold chết, 1909, và Bóng ma của vua Leopold (King Leopold’ Ghost) của sử gia Adam Hochschild được xuất bản năm 1999.
Congo độc lập trong nhiễu nhương, phân hóa (1960 - 1965)
Trước áp lực dư luận quốc tế và cả quốc hội Bỉ, sau 1908, Congo bị sáp nhập vào Bỉ lần nữa. Quốc gia gọi là “Nước Congo Tự do” do Leopold lập ra dần dần bị giải tán nhưng điều kiện sống của người dân Congo không phải nhờ đó mà tốt đẹp hơn. Dân Congo vẫn một nước thuộc địa, không có một chút quyền hành gì trong bộ máy hành chính từ cấp trung ương đến địa phương. Đến 1955, ngọn lửa đòi độc lập được nhen nhúm từ các nhà ái quốc Phi châu lan rộng đến nhiều nước. Tại Congo nổi bật nhất là Patrice Emery Lumumba. Sau lời hứa trao trả độc lập dành cho các quốc gia thuộc địa Pháp của Tổng thống Pháp Charles de Gaulle nhân chuyến viếng thăm Trung Congo (nay thuộc Congo) đã kích thích việc đòi hỏi tự do của quốc gia trong lục địa Phi châu. Cuối cùng, Bỉ đã quyết định trao trả độc lập cho Congo vào ngày 30 tháng 6 1960. Patrice Emery Lumumba, 35 tuổi, trở thành Thủ tướng đầu tiên. Chính sách ngu dân và cô lập Congo với thế giới bên ngoài của vua Leopold và thực dân Bỉ để lại một hậu quả vô cùng trầm trọng về mọi mặt trong đời sống xã hội Congo sau khi được trao trả độc lập. Bản thân Thủ tướng Lumumba cũng chỉ học được bốn năm tiểu học và một năm huấn luyện làm nhân viên bưu chính. Dù ít học, Lumumba là một người rất thông minh, có lòng yêu nước sâu sắc, có tài ăn nói và giàu năng lực làm việc. Năm 1958, Lumumba và một nhóm thanh niên có học thành lập Phong trào Quốc gia Congo (Movement Natioal Cogolais, MNC) và là tổ chức chính trị có nhiều ảnh hưởng trong quần chúng nhất lại Congo lúc bấy giờ. Giành được độc lập là một chuyện nhưng điều hành đất nước lại là chuyện khác. Vào 1960, cả nước Congo chỉ có 30 thanh niên là tốt nghiệp đại học và 136 học sinh hoàn tất chương trình trung học. Congo không có ngay cả một bác sĩ, không có thầy hay cô giáo và sĩ quan quân đội. Cấp cao nhất trong quân đội mà một người Congo được thăng là thượng sĩ và người đó không ai khác hơn là Joseph Mobutu, nhà độc tài sắp xuất hiện trong lịch sử Congo.
Để thay thế quân đội Bỉ, Lumumba phong Mobutu lên chức tham mưu trưởng của quân đội Congo. Trước một đất nước có chủ quyền mà coi như vô chủ với hơn 50 phe nhóm chính trị được hình thành trong giai đoạn chuyển tiếp, Thủ tướng Lumumba vốn không có thiện cảm với các đế quốc thực dân, kể cả Mỹ, đã trở nên cực đoan trong cách giải quyết những xung đột nội bộ Congo. Ông kêu gọi Liên Hiệp Quốc giúp ổn định trật tự tại Congo. Sau khi quân độc Liên Hiệp Quốc đổ bộ xuống Congo, Lumumba còn đi xa hơn khi đòi trục xuất toàn bộ quân đội Bỉ chưa rút hết khỏi Congo, nếu không ông ta sẽ cầu cứu Liên-Xô. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh đang ở cao điểm, việc Lumumba cầu cứu Liên-Xô là một thách thức lớn đối với Mỹ. Sự có mặt của Liên-Xô ngay trong trái tim của Phi châu đối với Mỹ là một sự kiện không thể chấp nhận được. Tổng thống Eisenhower không muốn thấy một Cuba tại Phi châu nên đã quyết định loại trừ Lumumba bằng mọi cách, kể cả ám sát nếu cần. Mỹ mua chuộc được Joseph Mobutu, một phụ tá tin cẩn Lumumba và cũng là đương kim tổng tham mưu trưởng quân đội để thực hiện cuộc đảo chánh không đổ máu. Một trong những hành động đầu tiên của Mobutu là trục xuất các nhà ngoại giao Liên-Xô và các quốc gia thuộc khối cộng sản ra khỏi Congo. Lumumba bị bắt, bị tù và cuối cùng bị phe Katanga thù địch thân Bỉ giết chết lúc 10 sáng 17 tháng Giêng 1961.
Việc thiếu tin tưởng vào Tây phương và Mỹ đã dẫn Lumumba đến những quyết định sai lầm, không thực tế trong thời gian ngắn lãnh đạo Congo và bản thân Lumumba cũng chịu trách nhiệm một phần không nhỏ cho tình trạng xáo trộn của Congo, tuy nhiên, không thể phủ nhận tinh thần yêu nước, lập trường chống thực dân kiên quyết mà ông đã theo đuổi từ những ngày còn nhỏ. Sau khi Lumumba bị giết hàng trăm cuộc biểu tình chống Bỉ được phát động khắp thế giới. Patrice Emery Lumumba đã trở thành biểu tượng cho khát vọng độc lập của nhân dân Congo và nhiều chính đảng tại Congo hiện nay mang tên ông. Từ đó cho đến ngày 17 tháng 5 1997, Congo nằm trong tay của nhà độc tài tham nhũng Joseph Mobutu.
Mobutu Sese Seko Nkuku Ngbendu wa Za Banga (1965 - 1997)
Mobutu Sese Seko Nkuku Ngbendu wa Za Banga hay viết gọn là Mobutu Sese Seko, với tên trong khai sinh là Joseph Mobutu sinh ngày 14 tháng 10 1930 tại Lisala, một tỉnh Congo thuộc Bỉ. Cha mất sớm nhưng Mobutu đã xoay xở để theo học trong các trường đạo cho đến khi bị trục xuất vì lý do hạnh kiểm. Mobutu đăng lính. Với trình độ học vấn sẳn có và nói thạo tiếng Pháp, trong quân đội Mobutu được huấn luyện nghề thư ký kế toán tại tổng hành dinh của Lực lượng Công cộng. Mobutu được phong tới chức thượng sĩ, chức vụ cao nhất mà một người lính Congo được phong. Sau khi trở về đời sống dân sự Mobutu đi làm báo. Với tính thông minh, lanh lợi, Mobutu quen biết nhiều người, nhiều phe nhóm trong đó có cả nhà cách mạng chống thực dân Patric Emery Lumumba lẫn các nhân viên tình báo CIA. Mặc dù chưa bao giờ trực tiếp tham gia chống thực dân hay các phong trào cách mạng giành độc lập Mobutu đã vận dụng sự quen biết để tạo một vị trí chính trị lẫn quân sự vững chắc cho mình trong giai đoạn chuyển tiếp tranh tối tranh sáng tại Congo.
Sau khi chính thức nắm toàn quyền lãnh đạo Congo từ 1965, Mobutu lần lượt loại bỏ ra ngoài vòng pháp luật tất cả đảng phái, ngoài trừ Phong trào Nhân dân Cách mạng (Movement Populaire de la Revolution, MPR) do chính ông ta lập ra. Trong suốt 32 năm cai trị Congo, Mobutu dành dụm cho mình một tài sản được ước tính khoảng 5 tỉ Dollar trên sự nghèo đói cùng cực của đại đa số dân Congo. Con số 5 tỉ này tương đương với toàn bộ số nợ mà Congo phải vay mượn thế giới.
Những lời tung hô lãnh tụ đầy tính nịnh bợ, các khẩu hiệu tuyên truyền dối trá nhưng rất êm tai Mobutu nghe được trong những dịp viếng thăm các quốc gia cộng sản như Trung Quốc, Bắc Hàn, Rumania, hấp dẫn y đến nỗi khi về nước một trong việc làm đầu tiên của Mobutu không phải xây cầu, đắp đập mà là hình thành ngay một tư tưởng Mobutu. Mobutu ra lịnh thay đổi tên đường, tên phố, quốc kỳ, quốc ca, và tháng 10 1971 thay cả tên nước. Báo chí quốc doanh ca tụng Mobutu như một bậc tiên tri. Mobutu, người bị tố cáo đã giao nộp Lumumba cho phe Katanga giết để tránh tiếng sát nhân, phục hồi danh dự cho Lumumba. Y làm việc này không phải phát xuất từ sự kính phục lòng yêu nước của Lumumba, mà để giải tỏa dư luận, và đồng thời để tự phong mình là nhân vật số hai trong lịch sử Congo, sau Lumumba, có công giành độc lập.
Bạn thân nhất của Mobutu là nhà độc tài Nicholas Ceauşescu của Romania. Quan hệ của hai nhà độc tài không chỉ giới hạn ở cấp đảng, nhà nước mà cả cá tính thích sùng bái cá nhân cùng cực. Mobutu cũng thán phục chính cá tính độc lập của Nicholas Ceauşescu đối với Liên-Xô. Sự thân thiết của giữa Mobutu và Nicholas Ceauşescu phổ biến đến mức trong các câu chuyện trào phúng tại Congo, Mobutu Sese Seko được gọi thành Mobutu Sesesescu. Tháng 11 1996, Laurent-Desire Kabila với sự yểm trợ của Burundi, Uganda, Rwanda, đã phát động chiến tranh được gọi là chiến tranh Congo thứ nhất nhằm lật đổ Mobutu. Mobutu đang bị bịnh ung thư tiền liệt tuyến vào giai đoạn cuối, không chống trả nổi, phải lưu đày sang Morocco và chết một thời gian ngắn sau đó.
Laurent-Desire Kabila (1997 - 2001)
Một trong những kẻ thù thuộc loại kỳ cựu của Mobutu là Laurent-Desire Kabila, một lãnh tụ cộng sản hoạt động từ thời Lumumba. Trong thời gian Lumumba làm Thủ tướng, Laurent-Desire Kabila là một lãnh tụ thanh niên có trình độ đại học của một đảng nhỏ liên minh với Phong trào Quốc gia Congo của Lumumba trong quốc hội. Khi Lumumba bị giết, Kabila trốn vào rừng và thành lập Đảng Nhân dân Cách mạng Congo. Với sự yểm trợ võ khí của Trung Quốc, Kabila dù chỉ mới 24 tuổi, tuyên bố thành lập chính phủ ly khai theo chế độ cộng sản tại tỉnh Nam Kivu, phía tây hồ Tanganyika.
Năm 1965, Kabila liên kết với một trong những người cộng sản nhiều huyền thoại nhất của Mỹ châu là Che Guevara. Che nhận xét, trong số những người ông ta gặp, Kabila là ngưòi có nhiều điều kiện để lãnh đạo quần chúng. Kabila có tương lai vì tuổi còn rất trẻ và từng theo học triết học tại đại học ở Pháp. Tuy nhiên, cách sống xa hoa, chìm đắm trong rượu chè và chỉ biết quanh quẩn với gái của lãnh tụ cộng sản Kabila đã làm Che thất vọng và cuối cùng bỏ đi vào cuối năm 1965. Nhà nước cộng sản nhỏ nhoi nầy bị Mobutu càn quét và tan vỡ. Báo chí và cả Mobutu đều nghĩ rằng Kabila đã chết, nhưng không, ba mươi năm sau, Kabila lại xuất hiện và lần nầy lãnh đạo một liên minh quân sự của nhiều nước dưới danh nghĩa Liên minh Các Lực lượng Dân chủ Giải phóng Congo (Alliance des Forces Democratiques pour la Liberation du Congo-Zaire). Quân đội của liên minh đánh bại quân đội của Mobutu chỉ trong vòng vài tháng, và Kabila chiếm thủ đô Kinshasa ngày 20 tháng 5 1997.
Sau khi đánh bại Mobutu, Kabila tự phong là chủ tịch nước đứng đầu một chính phủ cứu nguy dân tộc và đổi tên nước là Cộng hòa Dân chủ Congo như đang được gọi hiên nay. Cuộc đời 30 năm sống trong bí mật của Laurent-Desire Kabila cho đến nay cũng còn nhiều huyền bí vì khi còn sống Kabila thường đánh trống lảng khi được hỏi về quá khứ của mình. Tuy nhiên theo các phóng viên điều tra trong đó có ABC News, lãnh tụ cộng sản Kabila và phe phiến loạn của ông đã sống bằng việc giết voi để lấy ngà, đào mỏ, buôn vàng, kim cương qua ngã Burundi, một nước nhỏ trên biên giới phía đông của Congo và cả bắt cóc người để tống tiền, trong đó ít nhất một người là Mỹ. Nhân dân Congo tránh vỏ dưa gặp phải vỏ dừa vì tham vọng của nhà độc tài Maoist Laurent-Desire Kabila không kém gì của Mobutu. Các nhóm dân chủ thật sự đều rút ra khỏi liên minh hay bị loại bỏ. Laurent-Desire Kabila bị một cận vệ ám sát ngày 18 tháng Giêng 2001. Con trai Laurent-Desire Kabila là Joseph Kabima được trao quyền Tổng thống thay cha.
Joseph Kabila và quan hệ Trung Quốc (từ 2001)
Joseph Kabila lên kế vị cha nắm chức vụ Tổng thống Cộng hòa Dân chủ Congo khi chỉ mới 29 tuổi. Tuổi thơ ấu của ông ta cũng có nhiều huyền bí. Joseph Kabila sinh khoảng tháng 4 1971 tại một nơi nào đó hoặc miền đông Congo hay tại Tanzania. Mẹ của ông ta là vợ thứ ba của Laurent-Desire Kabila. Tuy còn trẻ nhưng Joseph Kabila tỏ ra khôn khéo về ngoại giao hơn cha. Trong chuyến thăm viếng Mỹ theo lời mời của Tổng thống George Bush sau khi được quốc hội Congo giao quyền Tổng thống, Josehp Kabila mong muốn có một Congo hòa bình sau khi đã trải qua hai cuộc chiến, Congo thứ nhất từ 1996 đến 1997 và Congo thứ hai từ 1998 đến 2003, với trên 4 triệu người chết. Trong buổi tiếp xúc Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell, Joseph Kabila cũng hứa hẹn sẽ có những cải cách dân chủ và nhân quyền tại Congo. Tháng 12 2005, một cuộc trưng cầu dân ý Congo chấp thuận một hiến pháp mới. Josehp Kabila ghi danh ứng cử với tư cách độc lập. Đối thủ của Joseph Kabila là Jean-Pierre Bemba, cựu phó Tổng thống và cũng là bạn chiến đấu của cha ông ta. Vì vòng đầu cả hai đều không đạt tỉ lệ trên 50 phần trăm như luật bầu cử quy lịnh, cuộc bầu cử phải tiến vào vòng hai, và lần nầy Kabila đắc cử Tổng thống với 58.5 phần trăm tổng số phiếu bầu. Còn khá sớm để đánh giá Joseph Kabila liệu có trở thành một Mobutu hay Laurent-Desire Kabila hay không, nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy Joseph Kabila đã có nhiều thay đổi như việc sắp xếp lại cơ cấu hành chánh và cho về hưu các viên chức quá già trong hệ thống công quyền. Joseph Kabila có quan hệ mật thiết với Trung Quốc. Khi vào tuổi 25, Joseph Kabila đã từng là tư lịnh binh đoàn Kadogos nổi tiếng đánh chiếm thủ đô Kinshasa. Sau khi cha làm Tổng thống, Joseph Kabila được gởi sang Trung Quốc để theo học quân sự tại Đại học Quốc phòng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh. Xa hơn nữa, quan hệ mật thiết giữa Trung Quốc và gia đình Kabila bắt đầu từ khi Joseph Kabila chưa ra đời. Bản thân Kabila cha là một Maoist và công khai bày tỏ lòng kính phục đối Mao Trạch Đông. Trong chuyến viếng thăm Trung Quốc của Joseph Kabila vào 22 tháng 3 2002, chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân cũng nhắc lại tình hữu nghị cố cựu giữa cha con Kabila và Trung Quốc. Uống nước nhớ nguồn, Josheph Kabila cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc vì đã hết lòng ủng hộ cha con ông ta trong giai đoạn khó khăn dài trước đó.
Chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc tại Phi châu
Sau khi thiết lập chế độ cộng sản tại lục địa Trung Hoa, Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu tìm cách tạo ảnh hưởng tại Phi châu thể hiện qua các chuyến viếng thăm châu Phi ba tuần của Thủ tướng Chu Ân Lai và ngoại trưởng Trần Di vào đầu năm 1964. Tuy còn rất nghèo nàn nhưng đối với các phong trào du kích tại nhiều nước Á, Phi, Trung Quốc được xem như là ngọn hải đăng cho lý tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Trung Quốc sử dụng lý luận cách mạng để tạo ảnh hưởng và củng cố vị trí quốc tế qua việc khuyến khích các cuộc nổi dậy võ trang dưới hình thức cách mạng nhân dân tại các quốc gia đang đấu tranh vì độc lập hay vừa được trao trả độc lập nhưng chưa ổn định. Trong thập niên 50 và đầu thập niên 60, ngoài một số vũ khí phần lớn là chế tạo rập theo khuôn mẫu của Liên-Xô, Trung Quốc là một nước lạc hậu về kinh tế kỹ thuật. Vốn liếng và võ khí mạnh nhất của Trung Quốc là lý luận cách mạng chống thực dân đế quốc.
Tại đại hội Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 9 1962, Mao nhấn mạnh sự liên hệ giữa đấu tranh giai cấp trong nước phải được tiến hành đồng thời với việc yểm trợ các cuộc tranh đấu võ trang của các nước khác. Về mặt chính trị, Trung Quốc tích cực tham gia Hội nghị Bandung lịch sử, diễn ra từ 18 đến 24 tháng Tư 1955 tại thành phố Bandung, Nam Dương và sau đó một thời gian ngắn là sự ra đời của Phong trào các Quốc gia không Liên kết.
Về mặt quân sự, các phong trào Maoist được Trung Quốc võ trang hình thành khắp nơi, không những trong các quốc gia đang là thuộc địa, các quốc gia đã được trao trả độc lập mà cả những quốc gia chưa từng bị thuộc đia. Trung Quốc huấn luyện du kích quân thuộc phong trào FRELIMO tại Mozambique, PAIGC tại Guinea, ZANU in Rhodesia (Zimbabwe), ANC tai Nam Phi. Năm 1963, Trung Quốc gởi quân dụng và vũ khí đến các lực lượng du kích đang hoạt động tại miền đông Congo dưới sự lãnh đạo của Antoine Gizenga, nguyên là một bộ trưởng trong chính phủ Lumumba, chống lại Mobutu thân Mỹ. Điểm đặc biệt, khác với Liên-Xô và Mỹ, Trung Quốc nhắm vào các mục đích đầu tư dài hạn nên võ khí tặng cho các phong trào Maoist phần lớn đều dưới hình thức cho không.
Cuối thập niên 50, lý luận “giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc” không còn hiệu quả vì phần lớn các nước đã giành được hay được trao trả độc lập, Trung Quốc chuyển hướng đấu tranh sang việc phát động phong trào chống thực dân mới và đế quốc Mỹ. Trung Quốc cảnh cáo các nước Á, Phi, độc lập chính trị chỉ là bước đầu trong tiến trình giải phóng đất nước, quan trọng là phải có độc lập về kinh tế. Một số thỏa hiệp kinh tế, dù rất tượng trưng, đã được ký kết giữa Trung Quốc và các quốc gia như Ghana, Guinea, Mali, Tanzania. Trong nội bộ phong trào cộng sản thế giới Trung Quốc tấn công vào chủ nghĩa xét lại Khrushchev.
Để chứng tỏ Trung Quốc không chỉ là một mớ lý luận và những võ khi thô sơ, giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đã không ngần ngại thực hiện vài đề án lớn với một số nước Phi châu như trường hợp đề án đường rầy xe lửa Tanzam nối liền Zambia và bờ phía đông của Tanzania năm 1970. Đề án Tanzam được xem như là một đề án lớn nhất của Trung Quốc thời bấy giờ với kinh phí 500 triệu Dollar để xây dựng một hệ thống đường xe lửa dài 1870 kí lô mét từ Dar es Salamm đến khu vực mỏ quặng chính của Zambia. Số nhân công được sử dụng gồm 50 ngàn tuyển mộ từ Tanzania và 25 ngàn được đưa sang từ Trung Quốc. Bất chấp nắng mưa, chết chóc, 75 ngàn người đã làm việc suốt 5 năm dài, bắt 300 cầu, đào thông 23 hầm và đặt 147 trạm xe lửa. Đề án được Trung Quốc ca ngợi như một thành công vĩ đại vào năm 1975 mặc dù Trung Quốc biết cả vốn lẫn lời có thể đều không thu lại được. Trung Quốc thực hiện đề án Tanzam không nhằm theo đuổi mục đích lợi nhuận kinh tế nhưng qua đó thiết lập một đầu cầu quan trọng cho việc đổ bộ ồ ạt vào Phi châu trong đầu thiên niên kỷ này và đồng chứng tỏ cho các lãnh đạo các nước Phi châu thấy không chỉ có Mỹ hay Liên-Xô mới khả năng thực hiện các đề án lớn.
Các chính sách đổi mới kinh tế của Đặng Tiểu Bình bắt đầu thập niên 80, về mục tiêu có nhiều thay đổi, nhưng một số điểm trong chính sách đối với châu Phi thời Mao vẫn được duy trì. Giới lãnh đạo cộng sản Trung Quốc sử dụng và khai thác lịch sử như một vũ khí chiến lược để phục vụ cho mục tiêu bành trướng. Trung Quốc vẫn lặp đi lặp lại khẩu hiệu hợp tác hữu nghị, tình đồng chí anh em thắm thiết giữa các quốc gia cùng cảnh ngộ được như Chu Ân Lai đã tuyên bố từ Hội nghị Bandung hơn nửa thế kỷ trước, có khác chăng các lãnh tụ phiến loạn ngày xưa nay đã là những tổng thống và Trung Quốc, lãnh tụ của thế giới thứ ba nghèo khổ, nay là một siêu cường.
Các mục tiêu của chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc
Thỏa mãn nhu cầu năng lượng và nguyên liệu
Phát triển kinh tế đòi hỏi trước hết là nguyên liệu. Sự thất thoát và lãng phí nguyên vật liệu trong sản xuất đã làm nhu cầu nguyên liệu của Trung Quốc vốn đã thiếu hụt lại càng thiếu hụt trầm trọng hơn. Để đuổi kịp các nước tư bản phát triển và vượt qua những khiếm khuyết trong sử dụng nguyên liệu, giới lãnh đạo kinh tế Trung Quốc không áp dụng các phương pháp kinh doanh truyền thống mà Mỹ và các nước Tây Âu đã và đang áp dụng. Các chuyên viên đặt hàng của các công ty Trung Quốc không ngồi trong các phòng có gắn máy lạnh, trước máy vi tính và mua nguyên vật liệt từ các thị trường nguyên liệu quốc tế mà đến tận nơi, mua tận gốc và mua với giá rẻ nhất. Tệ hại hơn cả các chế độ thực dân trước đây, Trung Quốc vơ vét đủ cách, đủ kiểu, chính thức qua các hợp đồng nhà nước và không chính thức qua trung gian các công ty thầu thu mua do người bản xứ điều hành. Các công ty Trung Quốc bất chấp các nguyên tắc, luật lệ lao động và họ không quan tâm các bao quặng kia do ai đào ra, dù từ bàn tay của một phụ nữ Congo đang cõng trên lưng một đứa bé sơ sinh hay một em Adon Kalenga chỉ mới 13 tuổi.
Giải quyết nạn thặng dư dân số tại Trung Hoa lục địa
Nội dung của chủ nghĩa bành trướng thế giới của Trung Quốc không chỉ giới hạn về kinh tế mà đồng thời để giải quyết được nạn thặng dư dân số tại nội địa Trung Quốc. Dân số Trung Quốc theo thống kê tháng 7 2008 là 1 tỉ 330 triệu người. Trong 20 năm qua, việc thực thi chính sách kiểm soát dân số mỗi gia đình một con khá hữu hiệu đã giúp mức gia tăng dân số chậm lại tại mức 0.65 phần trăm mỗi năm. Nếu cứ tiếp tục duy trì chính sách hạn chế sinh đẻ như hiện nay, nghĩa là cứ hai người lớn tuổi mới có một em bé, số lượng người già trong dân số Trung Quốc theo tỉ lệ sẽ tăng nhanh hơn số lượng trẻ em. Theo các nhà phân tích dân số, nếu mức phát triển dân số không thay đổi, trong tương lai không xa Trung Quốc sẽ là một viện dưỡng lão khổng lồ.
Việc thỏa mản các nhu cầu an sinh, xã hội, y tế cho nhiều trăm triệu người già không còn khả năng lao động, là một viễn ảnh đầy lo sợ của giới lãnh đạo Trung Quốc. Theo báo Sunday Times xuất bản tại Anh số tháng Hai 2008, một chuyên viên về Trung Quốc ước lượng rằng chính phủ Trung Quốc cần phải đưa ra khỏi Trung Hoa lục địa 300 triệu người mới có thể giải quyết nạn thặng dư dân số. Đưa đi đâu? Bất cứ nơi nào, nhưng nơi di dân thích hợp nhất của thời đại ngày nay không đâu khác hơn là Phi châu đất rộng, người thưa, tài nguyên phong phú. Trung Quốc cũng tìm cách truyền bá tiếng phổ thông Trung Quốc sang các nước Phi châu. Mặc dù rất khó học, các lớp dạy tiếng Trung Quốc được mở khắp mọi nơi. Chính phủ Trung Quốc ước lượng sẽ có 100 triệu người nước ngoài, hẳn nhiên đa số sẽ từ châu Phi, nói tiếng Trung Quốc. Tại Kenya còn có một học viện mang tên Viện Khổng Tử chuyên dạy về văn hóa và ngôn ngữ Trung Quốc.
Theo phân tích của các tác giả tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (the Center for Strategic and International Studies) trong tổng kết China the Balance Sheet, Trung Quốc là một nước già, và vào giữa thế kỷ này Trung Quốc sẽ có 349 triệu cao niên. Hệ thống dưỡng lão tại Trung Quốc ngày nay vẫn còn theo kiểu con cái phụng dưỡng cha mẹ già nhưng 30 năm nữa một người trẻ phải phụng dưỡng bốn người già. Tình trạng mất cân đối giới tính trong dân số Trung Quốc cũng là một mầm mống khác cho những bất ổn xã hội tương lai. Mặc dù trên giấy tờ chính phủ Trung Quốc nghiêm cấm việc phá thai dựa theo giới tính nhưng tình trạng phá thai một cách bất nhân khi đã biết bào thai là còn gái vẫn xảy ra rất phổ biến tại Trung Quốc. Điều đó dẫn đến tình trạng trai thừa gái thiếu. Phương pháp để giải quyết tình trạng đó là mua vợ từ các nước Á châu khác.
Xuất cảng hàng hóa tiêu dùng
Không giống các quốc gia Tây phương, viện trợ và đầu tư được tính toán một cách cân đối dựa trên nhu cầu ngắn hạn và dài hạn của một quốc gia, trong đó có đầu tư về giáo dục, huấn luyện nghề nghiệp, khoa học kỹ thuật, các đầu tư của Trung Quốc nhắm nhiều nhất vào các mục đích tiêu dùng và dịch vụ như phi trường, sân vận động. Tập sang nghiên cứu China Monitor của Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc tại Congo cho rằng việc Trung Quốc xây dựng các công trình chẳng khác mang cá đến cho người dùng mà không chỉ cho họ cách để tự đánh cá.
Như một nước nông nghiệp với nhiều triệu dân là những người tỵ nạn chiến tranh vừa mới hồi cư, sản phẩm công nghiệp Congo không phải là đối thủ cạnh tranh với hàng hóa Trung Quốc. Đường phố Lubumbashi, thủ phủ tỉnh Katanga, là một phố Tàu lớn với các cơ sở thương mại Trung Quốc, từ các ngân hàng, các công ty lớn cho đến các nhà hàng, tiệm ăn, tiệm tạp hóa và cả tiệm thuốc bắc. Về hàng hóa, không chỉ đồng hồ, TV, radio, điện thoại mà ngay cả loại vải truyền thống nhiều màu mà phụ nữ Phi châu ưa chuộng, vốn là đặc sản Congo, cũng được may từ Trung Quốc đem sang. Ngoài việc đánh gục hàng nội địa, các công ty Trung Quốc còn cạnh tranh với cả hàng nhập cảng. Công ty điện thoại di động Congo Chinese Telecomps (CTT) bán các điện thoại phẩm chất không thua kém các công ty lớn thế giới nhưng giá rất thấp so với các sản phẩm nhập từ Mỹ hay châu Âu.
Mua chuộc và bao che cấp lãnh đạo để khai thác lâu dài
Các lãnh đạo Phi châu không phải là không biết thâm ý của Trung Quốc nhưng họ vẫn muốn hợp tác kinh tế với Trung Quốc hơn là các nước Tây phương. Như đã trình bày trong bài trước, hợp tác với Trung Quốc, các lãnh đạo Phi châu không phải bận tâm về các vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền vì chính sách của Trung Quốc không can thiệp vào nội bộ của các nước khác. Trong khi các vấn đề nhân quyền đã đẩy các công ty phương Tây ra khỏi châu Phi thì Trung Quốc trở thành nước độc quyền đầu tư và khai thác kinh tế. Ngoài ra, hợp tác với Trung Quốc không phải thông qua các thủ tục, các điệu kiện phức tạp như khi vay tiền của IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế). Thảo luận hay ký kết các hợp đồng thương mại với các công ty Trung Quốc cũng chẳng khác gì ký kết với chính phủ Trung Quốc và do đó không cần phải thông qua sự chấp thuận của chính phủ hay quốc hội, nếu có cũng chỉ là vấn đề thủ tục. Trung Quốc ưu đãi, bao che và nếu cần sẽ sẵn sàng tiếp tay cho giới lãnh đạo để đàn áp các thành phần đối lập, các tầng lớp nhân dân. Giống như chế độ thực dân đế quốc trước đây, Trung Quốc nuôi dưỡng, bao che, cung cấp cho giới lãnh đạo Phi châu tiền bạc, súng đạn, an ninh cá nhân và bảo vệ chế độ bằng sử dụng quyền phủ quyết trong các cơ quan quốc tế như Liên Hiệp Quốc.
Trung Quốc và Congo
Riêng với Congo, năm 1964, Mao Trạch Đông đã tuyên bố “Nếu chúng ta có được Congo, chúng ta sẽ có được cả Phi châu”. Về mặt lịch sử, người Trung Quốc có mặt ở Congo từ lâu lắm. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu tích người Trung Quốc có mặt tại Phi châu từ thế kỷ thứ sáu. Trong thế kỷ 18, thời kỳ vua Leopold cai trị Congo, nhiều ngàn người Hoa đã bị đưa tới để làm đường rầy xe lửa. Đa số đã bị chết vì đói khát hay kiệt sức lao động, một số ít sống sót đã chạy về các thành phố. Tức khắc sau khi Bỉ trao trả độc lập cho Congo, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã gởi điện văn chúc mừng Thủ tướng Lumumba và công nhận Congo độc lập. Tuy nhiên hai quốc gia sau đó đã có xung đột ngoại giao khi Tổng thống Kasavubu thiết lập quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Để trả đũa, Trung Quốc gởi võ khí cho quân đội của Gizenga đang chống lại chính quyền Congo trung ương của Kasavubu và Mobutu.
Sau khi loại bỏ Tổng thống Kasavubu, siết chặt quyền lãnh đạo tại Congo, Mobutu bắt đầu có có tham vọng lãnh đạo cả lục địa Phi châu. Để làm được điều đó nhà độc tài xứ Congo cần phải hòa hoãn với Trung Quốc, quốc gia có ảnh hưởng nhất trong Phong trào các Quốc gia không Liên kết. Congo và Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao 1972. Cũng trong năm này, Mobutu công nhận đàn em thân tín của Trung Quốc là Bắc Hàn. Mobutu thăm Trung Quốc 5 lần trong khoảng thời gian từ 1973 đến 1994. Đáp lại, từ 1973, các lãnh đạo đảng và nhà nước Trung Quốc viếng thăm Congo, đầu tiên với Ngoại trưởng Hoàng Hoa thăm Congo 1978, đến phó Thủ tướng Lý Tiên Niệm đến Congo 1979. Trung Quốc nắm lấy cơ hội các quốc gia dân chủ Tây phương và Mỹ dưới thời Tổng thống Jimmy Carter bắt đầu tẩy chay chế độ độc tài Mobutu để gây ảnh hưởng với Mobutu. Năm 1983, Trung Quốc tuyên bố hủy bỏ số nợ 100 triệu Dollar Congo đã vay của Trung Quốc, ngoài ra còn gởi khoảng 1 ngàn chuyên viên Trung Quốc sang làm việc trong các đề án nông và lâm nghiệp tại Congo.
Khi nhà độc tài Mobutu bị Laurent-Desire Kabila lật đổ, quan hệ hai quốc gia chẳng những không gián đoạn mà còn được củng cố vững chắc thêm. Quan hệ giữa Tổng thống Laurent-Desire Kabila và Bắc Kinh không chỉ là quan hệ giữa hai nước mà còn là quan hệ đồng chí anh em vì Laurent-Desire Kabila vốn là một nhà Maoist và đã từng được Mao yểm trợ võ khí khi còn ở trong rừng. Chỉ một thời gian ngắn sau khi lật đổ Mobutu, Tổng thống Congo Laurent-Desire Kabila lên đường viếng thăm Bắc Kinh. Khi Laurent-Desire Kabila bị ám sát, con trai của ông ta lên làm Tổng thống cũng đã thăm Trung Quốc để xin viện trợ, và đổi lại Trung Quốc được hưởng nhiều đặc quyền khai thác quặng mỏ, nhất là đồng và cobalt. Trung Quốc bắt đầu xây dựng hệ thống đường sá, khách sạn, phi trường, nhà máy điện, cơ sở giáo dục cho Congo, cũng như khai thác gỗ và dần dần lan đến các đề án nông nghiệp, ngay cả cà-phê, đường, cây trái.
Cuối tháng 9 2007, Trung Quốc ký với Congo một hợp đồng được xem là lớn nhất từ trước đến nay với một quốc gia Phi châu. Tổng giá trị của hợp đồng lên đến 9.25 tỉ Dollar. Ngân hàng Xuất nhập Cảng Trung Quốc Exim (Export-Import Bank of China) đã đồng ý cho Congo vay để tân trang hệ thống đường sá tại Congo. Đổi lại, Trung Quốc được quyền khai thác 10.6 triệu tấn đồng và 626,619 tấn cobalt. Theo nội dung của hiệp ước khai thác quặng, được đàm phán tại Bắc Kinh giữa luật sư Pual Fortin thay mặt cho công ty quốc doanh Gecamines của Congo và chính phủ Trung Quốc, số tiền sẽ được chi thành 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn 3 năm phù hợp với tiến trình xây dựng và khai thác quặng mỏ. Sau thời gian 10 năm, vai trò độc quyền của Trung Quốc sẽ chấm dứt và hai quốc gia sẽ hợp tác với 2 phần 3 thuộc về Trung Quốc và 1 phần 3 thuộc về Congo, để tiếp tục khai thác quặng mỏ. Hiệp ước đã được Quốc hội Congo chấp thuận tháng 5 năm 2008.
Một số nhà phân tích cho rằng đây là một hiệp ước hai bên cùng có lợi vì Congo sẽ có một số cơ sở xây dựng mà họ chưa từng có như Tổng thống Joseph Kabila tuyên bố: “Lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân Congo có thể thấy những quặng đồng, kẽm của Congo đem về những kết quả tốt”. Tuy nhiên theo luật sư Georges Kapiamba, một trong số ít người đọc được nội dung của thỏa hiệp, cho rằng thỏa hiệp ký kết vào năm 2008 cũng chẳng khác gì “thỏa hiệp” mà Congo phải ký dưới thời vua Leopold đệ nhị của Bỉ. Cộng hòa Dân chủ Congo, trên thực tế sẽ bị thực dân hóa lần nữa. Có khác chăng, vua Leopold chưa bao giờ đặt chân đến Congo nhưng người Hoa sẽ tràn ngập Congo. Congo sẽ được Trung Quốc xây dựng 176 bịnh viện, hai trường đại học, một cảng, 500 chung cư. Đó là những công trình xây dựng lớn, tuy nhiên so sánh giữa gì sẽ nhận về và những gì sẽ mất đi, Congo sẽ bị thiệt hại nhiều hơn. Đừng nói gì đến chủ quyền đất nước và tài nguyên thiên nhiên, chỉ riêng về thu nhập tiền lời, với giá quặng mỏ vẫn còn cao, các nhà phân tích ước lượng, sau thời hạn 10 năm Trung Quốc sẽ thu lại từ 42 tỉ Dollar đến 90 tỉ Dollar.
Trung Quốc trong vai trò thực dân của họ, hơn ai hết mong được thấy một Cộng hòa Dân chủ Congo ổn định để khai thác tài nguyên của quốc gia này, nhưng liệu ước muốn đó có là một hiện thực hay không là điều khó ai biết trước. Lịch sử đã chứng minh Mỹ, Pháp, Anh không bao giờ nhường Phi châu cho Trung Quốc một cách dễ dàng. Khi thỏa hiệp được trình lên Quốc hội Congo tháng 5 2008, 105 nghị sĩ thuộc các đảng đối lập Congo đã bước ra khỏi phòng để phản đối. Tháng 10 2008, lực lượng Tutsi dưới quyền của tướng Laurent Nkunda đánh bại các lực lượng chính phủ Cộng hòa Dân chủ Congo và có ý định tiến về phía khu hầm mỏ Congo. Tướng Nkunda tuyên bố một trong những điều kiện đàm phán giữa ông ta và chính phủ của Tổng thống Joseph Kabila là Congo phải hủy bỏ hiệp ước 9 tỉ Dollar với Trung Quốc. Mặc dù tướng Nkunda vừa bị bắt cách đây 3 tháng nhưng các thành phần chống chính phủ vẫn còn rất mạnh. Thỏa hiệp kinh tế 9 tỉ Dollar vì thế đã trở thành con tin cho cuộc tranh chấp giữa nhiều phe phái. Máu có thể sẽ đổ lần nữa trên đất Congo và giống như hàng trăm năm qua, giọt máu đầu tiên hay cuối cùng cũng chỉ là máu của nhân dân Congo vô tội.
Và Việt Nam?
Bên cạnh nhiều điểm khác nhau về mức độ phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật, địa lý chính trị, hai dân tộc Congo và Việt Nam có chung nhiều điểm bất hạnh giống nhau. Cobalt Congo và Bauxite Việt Nam đều là bước đầu của chủ nghĩa bành trướng của thực dân đỏ Trung Quốc, và viễn ảnh đen tối bị lệ thuộc lâu dài vào Trung Quốc là điều có thực. Giống như Congo, dân tộc Việt Nam cũng trải qua một cuộc chiến tranh dài, với số người chết gần bằng nhau, và cả hai dân tộc đều nằm dưới sự cai trị của một giới lãnh đạo tự nguyện đặt mình dưới sự bảo hộ của Trung Quốc. Bởi vì, chỉ có cộng sản Trung Quốc mới làm ngơ trước các hành động bỏ tù, tra tấn, chặt tay, bịt miệng người dân, chỉ có cộng sản Trung Quốc mới im lặng khi giới cầm quyền sống xa hoa, phung phí trên máu xương, mồ hôi nước mắt của nhân dân, và chỉ núp dưới bóng của cộng sản Trung Quốc giới lãnh đạo có mới thể kéo dài quyền cai trị đất nước. Giống như Congo, Việt Nam cũng có tài nguyên phong phú, nhân lực dồi dào, lẽ ra hôm nay đã thành một con rồng, con phụng ở Á châu, nhưng không, Việt Nam vẫn còn là một nước nghèo về kinh tế và có một cơ chế chính trị còn lạc hậu hơn cả Congo.
Dân tộc Việt Nam, sau 34 năm nguyền rủa, van xin, đánh thức lương tâm của giới lãnh đạo cộng sản bằng bao nhiêu bức tâm thư, bao nhiêu lời thỉnh nguyện. Tất cả chỉ là những giọt nước rơi vào biển cả, không tạo được âm vang, không gây nên chút sóng. Đảng Cộng sản đã chọn lựa cho họ một con đường riêng để tồn tại thì dân tộc Việt Nam cũng phải biết đứng lên để thay đổi vận mệnh của chính mình. Lịch sử nhân loại chứng minh, những kẻ độc tài thường không bước xuống theo nguyện vọng nhân dân, họ chỉ chết già trong quyền lực hay bị lật đổ.
Tham khảo
Richard Dowden, Africa, Altered States, Ordinary Miracles, Public Affairs, New York 2008
Adam Hochschild, King Leopold’s Ghost: A Story of Greed, Terror, and Heroism in Colonial Africa, Mariner Books 1999.
Arthur Conan Doyle, The Crime of the Congo, London Hutchinson & Co, 1909
Martin Meredith, The Fate of Africa, Public Affairs 2005
Princeton Lyman, Director of Africa Policy Studies, Council on Foreign Relation, China’s Rising Role in Africa, July 2005 Center for Strategic and International Studies and the Peter G. Peterson Institute for International Economics, China: The Balance Sheet, Public Affairs 2007
David Pugh, Chinese Foreign Policy during the Maoist Era and its Lessons for Today
Peter Hitchens, How China has created a new slave empire in Africa, Mail 28th September 2008
Wenran Jiang, Chinese Inroads in DR Congo: A Chinese “Marshall Plan” or Business?, The Jamestown Foundation, Jan 12 2009.
Amb David H. Shinn, China’s Relations with Zimbabwe, Sudan, and the Democratic Republic of the Congo
Hannah Edinger & Johanna Jansson, Center for Chinese Studies, China and the Democratic Republic of Congo:Partners in Development? October 2008
Simon Clark, Michael Smith and Franz Wild, China Lets Child Workers Die Digging in Congo Mines for Copper, Bloomberg, July 22 2008.
Richard Behar, Mineral Wealth of the Congo, June 1 2008
F William Engdahl, China’s US$9bn hostage in the Congo war, Asia Times, Dec 2 2008
Jon Swain, Africa, China’s new frontier Time, February, 10 2008Hình ảnh từ mục chinaafrica của website paolowoods.net
Em Adon Kalenga làm việc cho một hãng thu mua quặng. Công việc của em mỗi ngày là vác những bao quặng nặng gần 100 kí lô từ những hầm sâu, ẩm thấp đi rửa sạch và vác trở về cho chủ hãng thầu. Như em tả, cả thân thể em đều cảm thấy đau nhức và cả mười ngón tay trầy trụa sau một ngày dài rửa quặng. Em Adon Kalenga chỉ mới 13 tuổi. Trong lúc hầu hết thiếu niên cùng tuổi em trên thế giới đang đến trường thì em phải làm việc không ngưng nghỉ suốt bảy ngày mỗi tuần. Em không đủ tiền để đóng học phí, trung bình khoảng 6 Dollar một tháng. Em không có nhà ở. Đêm về, em ngủ nhiều nơi trên đường phố và cũng có khi tìm đến tạm trú trong các trại mồ côi. Cha của Adon chết khi em mới 9 tuổi. Mẹ em sau đó cũng bỏ nhà ra đi. Bà con thân thích không ai nhận nuôi dưỡng em khi chính họ còn không đủ sức nuôi con của họ. Em trở thành đứa bé mồ côi. Sau khi lang thang bụi đời một thời gian, các bạn của em gợi ý nên đi đào quặng bán lại cho các công ty thu mua Trung Quốc. Thế là em cùng các bạn đi đào quặng để kiếm sống. Trong năm đầu tiên em có lần suýt chết khi trời mưa lớn làm đất sụp thành bùn đè lên những người đang làm dưới hầm sâu. Bốn người bạn của em, Fabrice, Jean, Patient and Patrick đều bị bùn chôn sống trong tai nạn đó. Em may mắn sống sót nhưng thương tích đầy mình. Adon nói “Cuộc sống của em rất khó khăn. Em không hiểu tại sao.”
Một người bạn của Adon tên là Carlito Muamba, cũng chỉ mới 15 tuổi nhưng mỗi ngày phải chui vào những hố sâu trong lòng đất để đào bằng tay và chiếc xẻng nhỏ. Phía trên hầm không có gì che, mỗi khi đào, đất và bụi rớt xuống phủ kín chiếc đầu không tóc của em. Áo quần em biến thành màu đỏ nhưng em vẫn tiếp tục đào. Mồ hôi trộn lẫn vào bụi đỏ. Không có thang để trèo. Mỗi khi muốn vào hay ra khỏi hầm, em phải bò bằng chân tay. Và đến cuối ngày em cũng được chủ thầu phát một số tiền tương đương với 3 Dollar. Khi được hỏi lý do em làm việc cực nhọc, Carlito trả lời “em cần tiền để mua thức ăn.” Rất đông các bạn cùng tuổi em đi đào quặng.
Mặc dù trên giấy tờ Congo có ký vào hiệp ước quốc tế nghiêm cấm lao động trẻ em vị thành niên, trong thực tế chẳng bao giờ được áp dụng. Ở châu Phi giá trị của mạng sống con người rất rẻ. Nhiều chuyện còn quan trọng hơn như việc hàng trăm người trong đó có bốn trẻ em bạn của Adon, bị đất sụp chôn sống cũng chẳng được ai quan tâm nói chi là chuyện trẻ em đi làm. Bà Wangari Maathai, người phụ nữ Phi châu đầu tiên được trao giảo Nobel Hòa bình năm 2004, quy trách nhiệm không chỉ lên chính phủ Congo mà cả các công ty đầu tư cũng đã vi phạm luật lạm dụng lao động trẻ em: “Tại những quốc gia, nơi nhân quyền không được tôn trọng và người dân không thể buộc chính phủ để chịu trách nhiệm thì chính phủ của các công ty đầu tư phải đề ra những điều kiện lao động.” Chính phủ mà bà muốn nói là Trung Quốc và các công ty thu mua quặng cũng là các công ty Trung Quốc tại Congo, nhưng phía chính phủ Trung Quốc bao giờ họ cũng trả lời “đó là vấn đề của Congo, không liên quan gì đến công ty hay chính phủ Trung Quốc.”
Adon và Carlito là hai trong số 67 ngàn người Congo đang sống bằng nghề đào quặng tại tỉnh Katanga, phía nam Congo, và câu chuyện cảm động về hai em Adon Carlito do một nhóm phóng viên của hãng Bloomberg thực hiện.
Cuối tháng Tám 2008 trên báo Daily Mail ở Anh, nhà báo Peter Hitchens trong phóng sự “Làm thế nào Trung Quốc đã dựng nên một đế quốc nô lệ mới tại Phi Châu” (How China has created a new slave empire in Africa), đã mô tả đời sống của những người dân Congo mà tác giả gọi là “nghèo khổ, vô vọng, giận dữ” khi phải chui vào những hố sâu 25 mét trong những mỏ quặng bỏ hoang để tìm những mảnh quặng đồng còn sót lại, rửa sạch từ những vũng nước dơ và chất thành những kiện nặng tới hàng trăm kí-lô trên những chiếc xe đạp già nua để đem bán cho các thương gia Trung Quốc đang cần nguyên liệu. Nhiều trong số họ đã chết khi những hầm đất sụp hay bị thương nhưng không có thuốc men. Phần lớn đều có con nhỏ. Nhưng nếu họ may mắn sống sót và sau một ngày thu nhặt quặng thành công, họ kiếm được 3 Dollar để nuôi sống bản thân và gia đình trong những thôn xóm tồi tàn đầy bịnh tật. Và cũng theo phóng sự của Peter Hitchens, đời sống một người dân Congo hôm nay không khác gì của ông bà họ ở thế kỷ 18, nếu có khác chăng họ phải làm việc nhiều lần khổ hơn trong một điều kiện cũng tệ hại hơn nhiều.
Dù sao, công việc đào quặng đó cũng chỉ là một phần của các công ty thu mua tư doanh Trung Quốc, thỏa hiệp kinh tế được ký kết giữa chính phủ Congo và Trung Quốc đầu năm 2008 lớn hơn nhiều. Hiệp ước kinh tế trị giá hàng chục tỉ Dollar, có ảnh hưởng gần như hầu hết các mặt trong đời sống xã hội tại Congo không phải chỉ trong vòng 10 năm tới mà trong một thời gian rất dài và cũng không chỉ ảnh hưởng về mặt kinh tế mà cả xã hội, văn hóa, truyền thống.
Để cảm thông với số phận Congo, có lẽ nên đi ngược dòng lịch sử tìm hiểu thêm về vùng đất giàu tài nguyên nhất nhưng là một đất nước chịu đựng nhiều thiệt thòi và bất hạnh nhất trên lục địa Phi châu.
Tội ác diệt chủng bị lãng quên
Cộng hòa Dân chủ Congo (Democratic Republic of the Congo, thời Mobutu được gọi là Zaire, thường dễ bị lầm lẫn với Cộng hòa Congo hay Congo-Brazzaville) là một quốc gia vùng trung Phi, có diện tích 2.3 triệu kilô mét vuông và dân số 64 triệu theo thống kê 2008, thủ đô là Kinshasa. Congo có nhiều nguồn tài nguyên phong phú như đồng, vàng, kim cương, cao su, cobalt nhưng lợi tức đầu người hàng năm chỉ có 140 Dollar. Congo tập hợp của khoảng 200 sắc dân. Về căn bản, Congo vẫn là một quốc gia nông nghiệp nhưng từ 1985 việc đô thị hóa ngày càng gia tăng. Về mặt chính trị, chính phủ Congo hiện nay chi phối bởi hiến pháp 2006. Để đạt được một xã hội tạm yên như hiện nay, nhân dân Congo cũng đã phải trả một giá bằng máu của nhiều triệu dân Congo.
Không giống chế độ thực dân tại các nước khác được mở đầu bằng võ trang xâm lược, chế độ thực dân Bỉ có mặt tại Congo được diễn ra dưới hình thức mua bán, trao đổi giữa Henry M. Stanley, đặc sứ của vua Bỉ Leopold đệ nhị và các lãnh đạo Congo địa phương sống dọc sông Congo. Cuối năm 1884, Stanley đã ký 450 hiệp ước thay mặt cho vua Leopold. Kết quả, Congo trở thành một nước có tên gọi mỉa mai “Nước Congo Tự do” dưới quyền sở hữu cá nhân của vua Leopold với thủ đô đặt tại Boma, một quận nằm bên bờ sông Congo.
Dưới sự bóc lột sức lao động tàn nhẫn để phục vụ cho túi tham không đáy của vua Bỉ Leopold đệ nhị, người dân Congo trải qua gần một thế kỷ trong địa ngục trần gian. Nhân loại nhắc nhiều về Holocaust, diệt chủng Armenian nhưng so với tội ác của Bỉ tại Congo, số người Do Thái bị Hitler giết hay Armenian bị Thổ Nhĩ Kỳ tiêu diệt còn thấp hơn nhiều. Khoảng một nửa dân số Congo thời bấy giờ, 10 đến 15 triệu dân, đã bị quân đội và tay sai dưới quyền của vua Leopold tàn sát. Mặc dù chưa bao giờ đặt chân đến Congo, đất nước đã là phần tài sản của ông ta. Vua Leopold đệ nhị thành lập một hệ thống lao động khổ sai trong đó con người đơn giản chỉ là một dụng cụ sản xuất. Những năm giá cao su lên cao, Leopold chỉ thị cho phu đồn điền phải tăng giờ làm việc. Những ai không làm việc được bị hành hạ bằng nhiều cách như đánh roi, tra tấn và giết chết. Nhiều cuộc nổi dậy của dân chúng đã bị quân đội riêng của vua Leopold được gọi là Lực lượng Công cộng (Force Publicque) tàn sát không thương tiếc. Quân lính trong Lực lượng Công cộng có thông lệ mỗi khi giết một kẻ chống đối, họ chặt một cánh tay mang về trình lên cấp chỉ huy để làm chứng cho số lượng đạn dược đã dùng. Nhiều lính của Leopold thích đi săn khỉ, để giải thích cho số đạn đã bắn ra, chúng đã chặt tay thường dân để đem về trình thượng cấp. Viêc chặt tay không chỉ bị xảy ra cho người lớn mà cả trẻ em vô tội. Hình phạt chặt tay này còn tồn tại đến hôm nay tai Sierra Leone là vết tích của chế độ thực dân mà vua Bỉ Leopold đã để lại tại châu Phi. Mặc dù được các nước thực dân châu Âu cố tình che đậy và dìm vào quên lãng, tội ác diệt chủng của vua Leopold đã được ghi lại trong một số tác phẩm, tiểu thuyết, hồi ký và sử học, trong đó có sử liệu Tội ác tại Congo (The crime of the Congo) của Arthur Conan Doyle xuất bản tại London ngay trong năm Leopold chết, 1909, và Bóng ma của vua Leopold (King Leopold’ Ghost) của sử gia Adam Hochschild được xuất bản năm 1999.
Congo độc lập trong nhiễu nhương, phân hóa (1960 - 1965)
Trước áp lực dư luận quốc tế và cả quốc hội Bỉ, sau 1908, Congo bị sáp nhập vào Bỉ lần nữa. Quốc gia gọi là “Nước Congo Tự do” do Leopold lập ra dần dần bị giải tán nhưng điều kiện sống của người dân Congo không phải nhờ đó mà tốt đẹp hơn. Dân Congo vẫn một nước thuộc địa, không có một chút quyền hành gì trong bộ máy hành chính từ cấp trung ương đến địa phương. Đến 1955, ngọn lửa đòi độc lập được nhen nhúm từ các nhà ái quốc Phi châu lan rộng đến nhiều nước. Tại Congo nổi bật nhất là Patrice Emery Lumumba. Sau lời hứa trao trả độc lập dành cho các quốc gia thuộc địa Pháp của Tổng thống Pháp Charles de Gaulle nhân chuyến viếng thăm Trung Congo (nay thuộc Congo) đã kích thích việc đòi hỏi tự do của quốc gia trong lục địa Phi châu. Cuối cùng, Bỉ đã quyết định trao trả độc lập cho Congo vào ngày 30 tháng 6 1960. Patrice Emery Lumumba, 35 tuổi, trở thành Thủ tướng đầu tiên. Chính sách ngu dân và cô lập Congo với thế giới bên ngoài của vua Leopold và thực dân Bỉ để lại một hậu quả vô cùng trầm trọng về mọi mặt trong đời sống xã hội Congo sau khi được trao trả độc lập. Bản thân Thủ tướng Lumumba cũng chỉ học được bốn năm tiểu học và một năm huấn luyện làm nhân viên bưu chính. Dù ít học, Lumumba là một người rất thông minh, có lòng yêu nước sâu sắc, có tài ăn nói và giàu năng lực làm việc. Năm 1958, Lumumba và một nhóm thanh niên có học thành lập Phong trào Quốc gia Congo (Movement Natioal Cogolais, MNC) và là tổ chức chính trị có nhiều ảnh hưởng trong quần chúng nhất lại Congo lúc bấy giờ. Giành được độc lập là một chuyện nhưng điều hành đất nước lại là chuyện khác. Vào 1960, cả nước Congo chỉ có 30 thanh niên là tốt nghiệp đại học và 136 học sinh hoàn tất chương trình trung học. Congo không có ngay cả một bác sĩ, không có thầy hay cô giáo và sĩ quan quân đội. Cấp cao nhất trong quân đội mà một người Congo được thăng là thượng sĩ và người đó không ai khác hơn là Joseph Mobutu, nhà độc tài sắp xuất hiện trong lịch sử Congo.
Để thay thế quân đội Bỉ, Lumumba phong Mobutu lên chức tham mưu trưởng của quân đội Congo. Trước một đất nước có chủ quyền mà coi như vô chủ với hơn 50 phe nhóm chính trị được hình thành trong giai đoạn chuyển tiếp, Thủ tướng Lumumba vốn không có thiện cảm với các đế quốc thực dân, kể cả Mỹ, đã trở nên cực đoan trong cách giải quyết những xung đột nội bộ Congo. Ông kêu gọi Liên Hiệp Quốc giúp ổn định trật tự tại Congo. Sau khi quân độc Liên Hiệp Quốc đổ bộ xuống Congo, Lumumba còn đi xa hơn khi đòi trục xuất toàn bộ quân đội Bỉ chưa rút hết khỏi Congo, nếu không ông ta sẽ cầu cứu Liên-Xô. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh đang ở cao điểm, việc Lumumba cầu cứu Liên-Xô là một thách thức lớn đối với Mỹ. Sự có mặt của Liên-Xô ngay trong trái tim của Phi châu đối với Mỹ là một sự kiện không thể chấp nhận được. Tổng thống Eisenhower không muốn thấy một Cuba tại Phi châu nên đã quyết định loại trừ Lumumba bằng mọi cách, kể cả ám sát nếu cần. Mỹ mua chuộc được Joseph Mobutu, một phụ tá tin cẩn Lumumba và cũng là đương kim tổng tham mưu trưởng quân đội để thực hiện cuộc đảo chánh không đổ máu. Một trong những hành động đầu tiên của Mobutu là trục xuất các nhà ngoại giao Liên-Xô và các quốc gia thuộc khối cộng sản ra khỏi Congo. Lumumba bị bắt, bị tù và cuối cùng bị phe Katanga thù địch thân Bỉ giết chết lúc 10 sáng 17 tháng Giêng 1961.
Việc thiếu tin tưởng vào Tây phương và Mỹ đã dẫn Lumumba đến những quyết định sai lầm, không thực tế trong thời gian ngắn lãnh đạo Congo và bản thân Lumumba cũng chịu trách nhiệm một phần không nhỏ cho tình trạng xáo trộn của Congo, tuy nhiên, không thể phủ nhận tinh thần yêu nước, lập trường chống thực dân kiên quyết mà ông đã theo đuổi từ những ngày còn nhỏ. Sau khi Lumumba bị giết hàng trăm cuộc biểu tình chống Bỉ được phát động khắp thế giới. Patrice Emery Lumumba đã trở thành biểu tượng cho khát vọng độc lập của nhân dân Congo và nhiều chính đảng tại Congo hiện nay mang tên ông. Từ đó cho đến ngày 17 tháng 5 1997, Congo nằm trong tay của nhà độc tài tham nhũng Joseph Mobutu.
Mobutu Sese Seko Nkuku Ngbendu wa Za Banga (1965 - 1997)
Mobutu Sese Seko Nkuku Ngbendu wa Za Banga hay viết gọn là Mobutu Sese Seko, với tên trong khai sinh là Joseph Mobutu sinh ngày 14 tháng 10 1930 tại Lisala, một tỉnh Congo thuộc Bỉ. Cha mất sớm nhưng Mobutu đã xoay xở để theo học trong các trường đạo cho đến khi bị trục xuất vì lý do hạnh kiểm. Mobutu đăng lính. Với trình độ học vấn sẳn có và nói thạo tiếng Pháp, trong quân đội Mobutu được huấn luyện nghề thư ký kế toán tại tổng hành dinh của Lực lượng Công cộng. Mobutu được phong tới chức thượng sĩ, chức vụ cao nhất mà một người lính Congo được phong. Sau khi trở về đời sống dân sự Mobutu đi làm báo. Với tính thông minh, lanh lợi, Mobutu quen biết nhiều người, nhiều phe nhóm trong đó có cả nhà cách mạng chống thực dân Patric Emery Lumumba lẫn các nhân viên tình báo CIA. Mặc dù chưa bao giờ trực tiếp tham gia chống thực dân hay các phong trào cách mạng giành độc lập Mobutu đã vận dụng sự quen biết để tạo một vị trí chính trị lẫn quân sự vững chắc cho mình trong giai đoạn chuyển tiếp tranh tối tranh sáng tại Congo.
Sau khi chính thức nắm toàn quyền lãnh đạo Congo từ 1965, Mobutu lần lượt loại bỏ ra ngoài vòng pháp luật tất cả đảng phái, ngoài trừ Phong trào Nhân dân Cách mạng (Movement Populaire de la Revolution, MPR) do chính ông ta lập ra. Trong suốt 32 năm cai trị Congo, Mobutu dành dụm cho mình một tài sản được ước tính khoảng 5 tỉ Dollar trên sự nghèo đói cùng cực của đại đa số dân Congo. Con số 5 tỉ này tương đương với toàn bộ số nợ mà Congo phải vay mượn thế giới.
Những lời tung hô lãnh tụ đầy tính nịnh bợ, các khẩu hiệu tuyên truyền dối trá nhưng rất êm tai Mobutu nghe được trong những dịp viếng thăm các quốc gia cộng sản như Trung Quốc, Bắc Hàn, Rumania, hấp dẫn y đến nỗi khi về nước một trong việc làm đầu tiên của Mobutu không phải xây cầu, đắp đập mà là hình thành ngay một tư tưởng Mobutu. Mobutu ra lịnh thay đổi tên đường, tên phố, quốc kỳ, quốc ca, và tháng 10 1971 thay cả tên nước. Báo chí quốc doanh ca tụng Mobutu như một bậc tiên tri. Mobutu, người bị tố cáo đã giao nộp Lumumba cho phe Katanga giết để tránh tiếng sát nhân, phục hồi danh dự cho Lumumba. Y làm việc này không phải phát xuất từ sự kính phục lòng yêu nước của Lumumba, mà để giải tỏa dư luận, và đồng thời để tự phong mình là nhân vật số hai trong lịch sử Congo, sau Lumumba, có công giành độc lập.
Bạn thân nhất của Mobutu là nhà độc tài Nicholas Ceauşescu của Romania. Quan hệ của hai nhà độc tài không chỉ giới hạn ở cấp đảng, nhà nước mà cả cá tính thích sùng bái cá nhân cùng cực. Mobutu cũng thán phục chính cá tính độc lập của Nicholas Ceauşescu đối với Liên-Xô. Sự thân thiết của giữa Mobutu và Nicholas Ceauşescu phổ biến đến mức trong các câu chuyện trào phúng tại Congo, Mobutu Sese Seko được gọi thành Mobutu Sesesescu. Tháng 11 1996, Laurent-Desire Kabila với sự yểm trợ của Burundi, Uganda, Rwanda, đã phát động chiến tranh được gọi là chiến tranh Congo thứ nhất nhằm lật đổ Mobutu. Mobutu đang bị bịnh ung thư tiền liệt tuyến vào giai đoạn cuối, không chống trả nổi, phải lưu đày sang Morocco và chết một thời gian ngắn sau đó.
Laurent-Desire Kabila (1997 - 2001)
Một trong những kẻ thù thuộc loại kỳ cựu của Mobutu là Laurent-Desire Kabila, một lãnh tụ cộng sản hoạt động từ thời Lumumba. Trong thời gian Lumumba làm Thủ tướng, Laurent-Desire Kabila là một lãnh tụ thanh niên có trình độ đại học của một đảng nhỏ liên minh với Phong trào Quốc gia Congo của Lumumba trong quốc hội. Khi Lumumba bị giết, Kabila trốn vào rừng và thành lập Đảng Nhân dân Cách mạng Congo. Với sự yểm trợ võ khí của Trung Quốc, Kabila dù chỉ mới 24 tuổi, tuyên bố thành lập chính phủ ly khai theo chế độ cộng sản tại tỉnh Nam Kivu, phía tây hồ Tanganyika.
Năm 1965, Kabila liên kết với một trong những người cộng sản nhiều huyền thoại nhất của Mỹ châu là Che Guevara. Che nhận xét, trong số những người ông ta gặp, Kabila là ngưòi có nhiều điều kiện để lãnh đạo quần chúng. Kabila có tương lai vì tuổi còn rất trẻ và từng theo học triết học tại đại học ở Pháp. Tuy nhiên, cách sống xa hoa, chìm đắm trong rượu chè và chỉ biết quanh quẩn với gái của lãnh tụ cộng sản Kabila đã làm Che thất vọng và cuối cùng bỏ đi vào cuối năm 1965. Nhà nước cộng sản nhỏ nhoi nầy bị Mobutu càn quét và tan vỡ. Báo chí và cả Mobutu đều nghĩ rằng Kabila đã chết, nhưng không, ba mươi năm sau, Kabila lại xuất hiện và lần nầy lãnh đạo một liên minh quân sự của nhiều nước dưới danh nghĩa Liên minh Các Lực lượng Dân chủ Giải phóng Congo (Alliance des Forces Democratiques pour la Liberation du Congo-Zaire). Quân đội của liên minh đánh bại quân đội của Mobutu chỉ trong vòng vài tháng, và Kabila chiếm thủ đô Kinshasa ngày 20 tháng 5 1997.
Sau khi đánh bại Mobutu, Kabila tự phong là chủ tịch nước đứng đầu một chính phủ cứu nguy dân tộc và đổi tên nước là Cộng hòa Dân chủ Congo như đang được gọi hiên nay. Cuộc đời 30 năm sống trong bí mật của Laurent-Desire Kabila cho đến nay cũng còn nhiều huyền bí vì khi còn sống Kabila thường đánh trống lảng khi được hỏi về quá khứ của mình. Tuy nhiên theo các phóng viên điều tra trong đó có ABC News, lãnh tụ cộng sản Kabila và phe phiến loạn của ông đã sống bằng việc giết voi để lấy ngà, đào mỏ, buôn vàng, kim cương qua ngã Burundi, một nước nhỏ trên biên giới phía đông của Congo và cả bắt cóc người để tống tiền, trong đó ít nhất một người là Mỹ. Nhân dân Congo tránh vỏ dưa gặp phải vỏ dừa vì tham vọng của nhà độc tài Maoist Laurent-Desire Kabila không kém gì của Mobutu. Các nhóm dân chủ thật sự đều rút ra khỏi liên minh hay bị loại bỏ. Laurent-Desire Kabila bị một cận vệ ám sát ngày 18 tháng Giêng 2001. Con trai Laurent-Desire Kabila là Joseph Kabima được trao quyền Tổng thống thay cha.
Joseph Kabila và quan hệ Trung Quốc (từ 2001)
Joseph Kabila lên kế vị cha nắm chức vụ Tổng thống Cộng hòa Dân chủ Congo khi chỉ mới 29 tuổi. Tuổi thơ ấu của ông ta cũng có nhiều huyền bí. Joseph Kabila sinh khoảng tháng 4 1971 tại một nơi nào đó hoặc miền đông Congo hay tại Tanzania. Mẹ của ông ta là vợ thứ ba của Laurent-Desire Kabila. Tuy còn trẻ nhưng Joseph Kabila tỏ ra khôn khéo về ngoại giao hơn cha. Trong chuyến thăm viếng Mỹ theo lời mời của Tổng thống George Bush sau khi được quốc hội Congo giao quyền Tổng thống, Josehp Kabila mong muốn có một Congo hòa bình sau khi đã trải qua hai cuộc chiến, Congo thứ nhất từ 1996 đến 1997 và Congo thứ hai từ 1998 đến 2003, với trên 4 triệu người chết. Trong buổi tiếp xúc Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell, Joseph Kabila cũng hứa hẹn sẽ có những cải cách dân chủ và nhân quyền tại Congo. Tháng 12 2005, một cuộc trưng cầu dân ý Congo chấp thuận một hiến pháp mới. Josehp Kabila ghi danh ứng cử với tư cách độc lập. Đối thủ của Joseph Kabila là Jean-Pierre Bemba, cựu phó Tổng thống và cũng là bạn chiến đấu của cha ông ta. Vì vòng đầu cả hai đều không đạt tỉ lệ trên 50 phần trăm như luật bầu cử quy lịnh, cuộc bầu cử phải tiến vào vòng hai, và lần nầy Kabila đắc cử Tổng thống với 58.5 phần trăm tổng số phiếu bầu. Còn khá sớm để đánh giá Joseph Kabila liệu có trở thành một Mobutu hay Laurent-Desire Kabila hay không, nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy Joseph Kabila đã có nhiều thay đổi như việc sắp xếp lại cơ cấu hành chánh và cho về hưu các viên chức quá già trong hệ thống công quyền. Joseph Kabila có quan hệ mật thiết với Trung Quốc. Khi vào tuổi 25, Joseph Kabila đã từng là tư lịnh binh đoàn Kadogos nổi tiếng đánh chiếm thủ đô Kinshasa. Sau khi cha làm Tổng thống, Joseph Kabila được gởi sang Trung Quốc để theo học quân sự tại Đại học Quốc phòng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh. Xa hơn nữa, quan hệ mật thiết giữa Trung Quốc và gia đình Kabila bắt đầu từ khi Joseph Kabila chưa ra đời. Bản thân Kabila cha là một Maoist và công khai bày tỏ lòng kính phục đối Mao Trạch Đông. Trong chuyến viếng thăm Trung Quốc của Joseph Kabila vào 22 tháng 3 2002, chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân cũng nhắc lại tình hữu nghị cố cựu giữa cha con Kabila và Trung Quốc. Uống nước nhớ nguồn, Josheph Kabila cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc vì đã hết lòng ủng hộ cha con ông ta trong giai đoạn khó khăn dài trước đó.
Chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc tại Phi châu
Sau khi thiết lập chế độ cộng sản tại lục địa Trung Hoa, Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu tìm cách tạo ảnh hưởng tại Phi châu thể hiện qua các chuyến viếng thăm châu Phi ba tuần của Thủ tướng Chu Ân Lai và ngoại trưởng Trần Di vào đầu năm 1964. Tuy còn rất nghèo nàn nhưng đối với các phong trào du kích tại nhiều nước Á, Phi, Trung Quốc được xem như là ngọn hải đăng cho lý tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Trung Quốc sử dụng lý luận cách mạng để tạo ảnh hưởng và củng cố vị trí quốc tế qua việc khuyến khích các cuộc nổi dậy võ trang dưới hình thức cách mạng nhân dân tại các quốc gia đang đấu tranh vì độc lập hay vừa được trao trả độc lập nhưng chưa ổn định. Trong thập niên 50 và đầu thập niên 60, ngoài một số vũ khí phần lớn là chế tạo rập theo khuôn mẫu của Liên-Xô, Trung Quốc là một nước lạc hậu về kinh tế kỹ thuật. Vốn liếng và võ khí mạnh nhất của Trung Quốc là lý luận cách mạng chống thực dân đế quốc.
Tại đại hội Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 9 1962, Mao nhấn mạnh sự liên hệ giữa đấu tranh giai cấp trong nước phải được tiến hành đồng thời với việc yểm trợ các cuộc tranh đấu võ trang của các nước khác. Về mặt chính trị, Trung Quốc tích cực tham gia Hội nghị Bandung lịch sử, diễn ra từ 18 đến 24 tháng Tư 1955 tại thành phố Bandung, Nam Dương và sau đó một thời gian ngắn là sự ra đời của Phong trào các Quốc gia không Liên kết.
Về mặt quân sự, các phong trào Maoist được Trung Quốc võ trang hình thành khắp nơi, không những trong các quốc gia đang là thuộc địa, các quốc gia đã được trao trả độc lập mà cả những quốc gia chưa từng bị thuộc đia. Trung Quốc huấn luyện du kích quân thuộc phong trào FRELIMO tại Mozambique, PAIGC tại Guinea, ZANU in Rhodesia (Zimbabwe), ANC tai Nam Phi. Năm 1963, Trung Quốc gởi quân dụng và vũ khí đến các lực lượng du kích đang hoạt động tại miền đông Congo dưới sự lãnh đạo của Antoine Gizenga, nguyên là một bộ trưởng trong chính phủ Lumumba, chống lại Mobutu thân Mỹ. Điểm đặc biệt, khác với Liên-Xô và Mỹ, Trung Quốc nhắm vào các mục đích đầu tư dài hạn nên võ khí tặng cho các phong trào Maoist phần lớn đều dưới hình thức cho không.
Cuối thập niên 50, lý luận “giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc” không còn hiệu quả vì phần lớn các nước đã giành được hay được trao trả độc lập, Trung Quốc chuyển hướng đấu tranh sang việc phát động phong trào chống thực dân mới và đế quốc Mỹ. Trung Quốc cảnh cáo các nước Á, Phi, độc lập chính trị chỉ là bước đầu trong tiến trình giải phóng đất nước, quan trọng là phải có độc lập về kinh tế. Một số thỏa hiệp kinh tế, dù rất tượng trưng, đã được ký kết giữa Trung Quốc và các quốc gia như Ghana, Guinea, Mali, Tanzania. Trong nội bộ phong trào cộng sản thế giới Trung Quốc tấn công vào chủ nghĩa xét lại Khrushchev.
Để chứng tỏ Trung Quốc không chỉ là một mớ lý luận và những võ khi thô sơ, giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đã không ngần ngại thực hiện vài đề án lớn với một số nước Phi châu như trường hợp đề án đường rầy xe lửa Tanzam nối liền Zambia và bờ phía đông của Tanzania năm 1970. Đề án Tanzam được xem như là một đề án lớn nhất của Trung Quốc thời bấy giờ với kinh phí 500 triệu Dollar để xây dựng một hệ thống đường xe lửa dài 1870 kí lô mét từ Dar es Salamm đến khu vực mỏ quặng chính của Zambia. Số nhân công được sử dụng gồm 50 ngàn tuyển mộ từ Tanzania và 25 ngàn được đưa sang từ Trung Quốc. Bất chấp nắng mưa, chết chóc, 75 ngàn người đã làm việc suốt 5 năm dài, bắt 300 cầu, đào thông 23 hầm và đặt 147 trạm xe lửa. Đề án được Trung Quốc ca ngợi như một thành công vĩ đại vào năm 1975 mặc dù Trung Quốc biết cả vốn lẫn lời có thể đều không thu lại được. Trung Quốc thực hiện đề án Tanzam không nhằm theo đuổi mục đích lợi nhuận kinh tế nhưng qua đó thiết lập một đầu cầu quan trọng cho việc đổ bộ ồ ạt vào Phi châu trong đầu thiên niên kỷ này và đồng chứng tỏ cho các lãnh đạo các nước Phi châu thấy không chỉ có Mỹ hay Liên-Xô mới khả năng thực hiện các đề án lớn.
Các chính sách đổi mới kinh tế của Đặng Tiểu Bình bắt đầu thập niên 80, về mục tiêu có nhiều thay đổi, nhưng một số điểm trong chính sách đối với châu Phi thời Mao vẫn được duy trì. Giới lãnh đạo cộng sản Trung Quốc sử dụng và khai thác lịch sử như một vũ khí chiến lược để phục vụ cho mục tiêu bành trướng. Trung Quốc vẫn lặp đi lặp lại khẩu hiệu hợp tác hữu nghị, tình đồng chí anh em thắm thiết giữa các quốc gia cùng cảnh ngộ được như Chu Ân Lai đã tuyên bố từ Hội nghị Bandung hơn nửa thế kỷ trước, có khác chăng các lãnh tụ phiến loạn ngày xưa nay đã là những tổng thống và Trung Quốc, lãnh tụ của thế giới thứ ba nghèo khổ, nay là một siêu cường.
Các mục tiêu của chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc
Thỏa mãn nhu cầu năng lượng và nguyên liệu
Phát triển kinh tế đòi hỏi trước hết là nguyên liệu. Sự thất thoát và lãng phí nguyên vật liệu trong sản xuất đã làm nhu cầu nguyên liệu của Trung Quốc vốn đã thiếu hụt lại càng thiếu hụt trầm trọng hơn. Để đuổi kịp các nước tư bản phát triển và vượt qua những khiếm khuyết trong sử dụng nguyên liệu, giới lãnh đạo kinh tế Trung Quốc không áp dụng các phương pháp kinh doanh truyền thống mà Mỹ và các nước Tây Âu đã và đang áp dụng. Các chuyên viên đặt hàng của các công ty Trung Quốc không ngồi trong các phòng có gắn máy lạnh, trước máy vi tính và mua nguyên vật liệt từ các thị trường nguyên liệu quốc tế mà đến tận nơi, mua tận gốc và mua với giá rẻ nhất. Tệ hại hơn cả các chế độ thực dân trước đây, Trung Quốc vơ vét đủ cách, đủ kiểu, chính thức qua các hợp đồng nhà nước và không chính thức qua trung gian các công ty thầu thu mua do người bản xứ điều hành. Các công ty Trung Quốc bất chấp các nguyên tắc, luật lệ lao động và họ không quan tâm các bao quặng kia do ai đào ra, dù từ bàn tay của một phụ nữ Congo đang cõng trên lưng một đứa bé sơ sinh hay một em Adon Kalenga chỉ mới 13 tuổi.
Giải quyết nạn thặng dư dân số tại Trung Hoa lục địa
Nội dung của chủ nghĩa bành trướng thế giới của Trung Quốc không chỉ giới hạn về kinh tế mà đồng thời để giải quyết được nạn thặng dư dân số tại nội địa Trung Quốc. Dân số Trung Quốc theo thống kê tháng 7 2008 là 1 tỉ 330 triệu người. Trong 20 năm qua, việc thực thi chính sách kiểm soát dân số mỗi gia đình một con khá hữu hiệu đã giúp mức gia tăng dân số chậm lại tại mức 0.65 phần trăm mỗi năm. Nếu cứ tiếp tục duy trì chính sách hạn chế sinh đẻ như hiện nay, nghĩa là cứ hai người lớn tuổi mới có một em bé, số lượng người già trong dân số Trung Quốc theo tỉ lệ sẽ tăng nhanh hơn số lượng trẻ em. Theo các nhà phân tích dân số, nếu mức phát triển dân số không thay đổi, trong tương lai không xa Trung Quốc sẽ là một viện dưỡng lão khổng lồ.
Việc thỏa mản các nhu cầu an sinh, xã hội, y tế cho nhiều trăm triệu người già không còn khả năng lao động, là một viễn ảnh đầy lo sợ của giới lãnh đạo Trung Quốc. Theo báo Sunday Times xuất bản tại Anh số tháng Hai 2008, một chuyên viên về Trung Quốc ước lượng rằng chính phủ Trung Quốc cần phải đưa ra khỏi Trung Hoa lục địa 300 triệu người mới có thể giải quyết nạn thặng dư dân số. Đưa đi đâu? Bất cứ nơi nào, nhưng nơi di dân thích hợp nhất của thời đại ngày nay không đâu khác hơn là Phi châu đất rộng, người thưa, tài nguyên phong phú. Trung Quốc cũng tìm cách truyền bá tiếng phổ thông Trung Quốc sang các nước Phi châu. Mặc dù rất khó học, các lớp dạy tiếng Trung Quốc được mở khắp mọi nơi. Chính phủ Trung Quốc ước lượng sẽ có 100 triệu người nước ngoài, hẳn nhiên đa số sẽ từ châu Phi, nói tiếng Trung Quốc. Tại Kenya còn có một học viện mang tên Viện Khổng Tử chuyên dạy về văn hóa và ngôn ngữ Trung Quốc.
Theo phân tích của các tác giả tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (the Center for Strategic and International Studies) trong tổng kết China the Balance Sheet, Trung Quốc là một nước già, và vào giữa thế kỷ này Trung Quốc sẽ có 349 triệu cao niên. Hệ thống dưỡng lão tại Trung Quốc ngày nay vẫn còn theo kiểu con cái phụng dưỡng cha mẹ già nhưng 30 năm nữa một người trẻ phải phụng dưỡng bốn người già. Tình trạng mất cân đối giới tính trong dân số Trung Quốc cũng là một mầm mống khác cho những bất ổn xã hội tương lai. Mặc dù trên giấy tờ chính phủ Trung Quốc nghiêm cấm việc phá thai dựa theo giới tính nhưng tình trạng phá thai một cách bất nhân khi đã biết bào thai là còn gái vẫn xảy ra rất phổ biến tại Trung Quốc. Điều đó dẫn đến tình trạng trai thừa gái thiếu. Phương pháp để giải quyết tình trạng đó là mua vợ từ các nước Á châu khác.
Xuất cảng hàng hóa tiêu dùng
Không giống các quốc gia Tây phương, viện trợ và đầu tư được tính toán một cách cân đối dựa trên nhu cầu ngắn hạn và dài hạn của một quốc gia, trong đó có đầu tư về giáo dục, huấn luyện nghề nghiệp, khoa học kỹ thuật, các đầu tư của Trung Quốc nhắm nhiều nhất vào các mục đích tiêu dùng và dịch vụ như phi trường, sân vận động. Tập sang nghiên cứu China Monitor của Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc tại Congo cho rằng việc Trung Quốc xây dựng các công trình chẳng khác mang cá đến cho người dùng mà không chỉ cho họ cách để tự đánh cá.
Như một nước nông nghiệp với nhiều triệu dân là những người tỵ nạn chiến tranh vừa mới hồi cư, sản phẩm công nghiệp Congo không phải là đối thủ cạnh tranh với hàng hóa Trung Quốc. Đường phố Lubumbashi, thủ phủ tỉnh Katanga, là một phố Tàu lớn với các cơ sở thương mại Trung Quốc, từ các ngân hàng, các công ty lớn cho đến các nhà hàng, tiệm ăn, tiệm tạp hóa và cả tiệm thuốc bắc. Về hàng hóa, không chỉ đồng hồ, TV, radio, điện thoại mà ngay cả loại vải truyền thống nhiều màu mà phụ nữ Phi châu ưa chuộng, vốn là đặc sản Congo, cũng được may từ Trung Quốc đem sang. Ngoài việc đánh gục hàng nội địa, các công ty Trung Quốc còn cạnh tranh với cả hàng nhập cảng. Công ty điện thoại di động Congo Chinese Telecomps (CTT) bán các điện thoại phẩm chất không thua kém các công ty lớn thế giới nhưng giá rất thấp so với các sản phẩm nhập từ Mỹ hay châu Âu.
Mua chuộc và bao che cấp lãnh đạo để khai thác lâu dài
Các lãnh đạo Phi châu không phải là không biết thâm ý của Trung Quốc nhưng họ vẫn muốn hợp tác kinh tế với Trung Quốc hơn là các nước Tây phương. Như đã trình bày trong bài trước, hợp tác với Trung Quốc, các lãnh đạo Phi châu không phải bận tâm về các vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền vì chính sách của Trung Quốc không can thiệp vào nội bộ của các nước khác. Trong khi các vấn đề nhân quyền đã đẩy các công ty phương Tây ra khỏi châu Phi thì Trung Quốc trở thành nước độc quyền đầu tư và khai thác kinh tế. Ngoài ra, hợp tác với Trung Quốc không phải thông qua các thủ tục, các điệu kiện phức tạp như khi vay tiền của IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế). Thảo luận hay ký kết các hợp đồng thương mại với các công ty Trung Quốc cũng chẳng khác gì ký kết với chính phủ Trung Quốc và do đó không cần phải thông qua sự chấp thuận của chính phủ hay quốc hội, nếu có cũng chỉ là vấn đề thủ tục. Trung Quốc ưu đãi, bao che và nếu cần sẽ sẵn sàng tiếp tay cho giới lãnh đạo để đàn áp các thành phần đối lập, các tầng lớp nhân dân. Giống như chế độ thực dân đế quốc trước đây, Trung Quốc nuôi dưỡng, bao che, cung cấp cho giới lãnh đạo Phi châu tiền bạc, súng đạn, an ninh cá nhân và bảo vệ chế độ bằng sử dụng quyền phủ quyết trong các cơ quan quốc tế như Liên Hiệp Quốc.
Trung Quốc và Congo
Riêng với Congo, năm 1964, Mao Trạch Đông đã tuyên bố “Nếu chúng ta có được Congo, chúng ta sẽ có được cả Phi châu”. Về mặt lịch sử, người Trung Quốc có mặt ở Congo từ lâu lắm. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu tích người Trung Quốc có mặt tại Phi châu từ thế kỷ thứ sáu. Trong thế kỷ 18, thời kỳ vua Leopold cai trị Congo, nhiều ngàn người Hoa đã bị đưa tới để làm đường rầy xe lửa. Đa số đã bị chết vì đói khát hay kiệt sức lao động, một số ít sống sót đã chạy về các thành phố. Tức khắc sau khi Bỉ trao trả độc lập cho Congo, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã gởi điện văn chúc mừng Thủ tướng Lumumba và công nhận Congo độc lập. Tuy nhiên hai quốc gia sau đó đã có xung đột ngoại giao khi Tổng thống Kasavubu thiết lập quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Để trả đũa, Trung Quốc gởi võ khí cho quân đội của Gizenga đang chống lại chính quyền Congo trung ương của Kasavubu và Mobutu.
Sau khi loại bỏ Tổng thống Kasavubu, siết chặt quyền lãnh đạo tại Congo, Mobutu bắt đầu có có tham vọng lãnh đạo cả lục địa Phi châu. Để làm được điều đó nhà độc tài xứ Congo cần phải hòa hoãn với Trung Quốc, quốc gia có ảnh hưởng nhất trong Phong trào các Quốc gia không Liên kết. Congo và Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao 1972. Cũng trong năm này, Mobutu công nhận đàn em thân tín của Trung Quốc là Bắc Hàn. Mobutu thăm Trung Quốc 5 lần trong khoảng thời gian từ 1973 đến 1994. Đáp lại, từ 1973, các lãnh đạo đảng và nhà nước Trung Quốc viếng thăm Congo, đầu tiên với Ngoại trưởng Hoàng Hoa thăm Congo 1978, đến phó Thủ tướng Lý Tiên Niệm đến Congo 1979. Trung Quốc nắm lấy cơ hội các quốc gia dân chủ Tây phương và Mỹ dưới thời Tổng thống Jimmy Carter bắt đầu tẩy chay chế độ độc tài Mobutu để gây ảnh hưởng với Mobutu. Năm 1983, Trung Quốc tuyên bố hủy bỏ số nợ 100 triệu Dollar Congo đã vay của Trung Quốc, ngoài ra còn gởi khoảng 1 ngàn chuyên viên Trung Quốc sang làm việc trong các đề án nông và lâm nghiệp tại Congo.
Khi nhà độc tài Mobutu bị Laurent-Desire Kabila lật đổ, quan hệ hai quốc gia chẳng những không gián đoạn mà còn được củng cố vững chắc thêm. Quan hệ giữa Tổng thống Laurent-Desire Kabila và Bắc Kinh không chỉ là quan hệ giữa hai nước mà còn là quan hệ đồng chí anh em vì Laurent-Desire Kabila vốn là một nhà Maoist và đã từng được Mao yểm trợ võ khí khi còn ở trong rừng. Chỉ một thời gian ngắn sau khi lật đổ Mobutu, Tổng thống Congo Laurent-Desire Kabila lên đường viếng thăm Bắc Kinh. Khi Laurent-Desire Kabila bị ám sát, con trai của ông ta lên làm Tổng thống cũng đã thăm Trung Quốc để xin viện trợ, và đổi lại Trung Quốc được hưởng nhiều đặc quyền khai thác quặng mỏ, nhất là đồng và cobalt. Trung Quốc bắt đầu xây dựng hệ thống đường sá, khách sạn, phi trường, nhà máy điện, cơ sở giáo dục cho Congo, cũng như khai thác gỗ và dần dần lan đến các đề án nông nghiệp, ngay cả cà-phê, đường, cây trái.
Cuối tháng 9 2007, Trung Quốc ký với Congo một hợp đồng được xem là lớn nhất từ trước đến nay với một quốc gia Phi châu. Tổng giá trị của hợp đồng lên đến 9.25 tỉ Dollar. Ngân hàng Xuất nhập Cảng Trung Quốc Exim (Export-Import Bank of China) đã đồng ý cho Congo vay để tân trang hệ thống đường sá tại Congo. Đổi lại, Trung Quốc được quyền khai thác 10.6 triệu tấn đồng và 626,619 tấn cobalt. Theo nội dung của hiệp ước khai thác quặng, được đàm phán tại Bắc Kinh giữa luật sư Pual Fortin thay mặt cho công ty quốc doanh Gecamines của Congo và chính phủ Trung Quốc, số tiền sẽ được chi thành 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn 3 năm phù hợp với tiến trình xây dựng và khai thác quặng mỏ. Sau thời gian 10 năm, vai trò độc quyền của Trung Quốc sẽ chấm dứt và hai quốc gia sẽ hợp tác với 2 phần 3 thuộc về Trung Quốc và 1 phần 3 thuộc về Congo, để tiếp tục khai thác quặng mỏ. Hiệp ước đã được Quốc hội Congo chấp thuận tháng 5 năm 2008.
Một số nhà phân tích cho rằng đây là một hiệp ước hai bên cùng có lợi vì Congo sẽ có một số cơ sở xây dựng mà họ chưa từng có như Tổng thống Joseph Kabila tuyên bố: “Lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân Congo có thể thấy những quặng đồng, kẽm của Congo đem về những kết quả tốt”. Tuy nhiên theo luật sư Georges Kapiamba, một trong số ít người đọc được nội dung của thỏa hiệp, cho rằng thỏa hiệp ký kết vào năm 2008 cũng chẳng khác gì “thỏa hiệp” mà Congo phải ký dưới thời vua Leopold đệ nhị của Bỉ. Cộng hòa Dân chủ Congo, trên thực tế sẽ bị thực dân hóa lần nữa. Có khác chăng, vua Leopold chưa bao giờ đặt chân đến Congo nhưng người Hoa sẽ tràn ngập Congo. Congo sẽ được Trung Quốc xây dựng 176 bịnh viện, hai trường đại học, một cảng, 500 chung cư. Đó là những công trình xây dựng lớn, tuy nhiên so sánh giữa gì sẽ nhận về và những gì sẽ mất đi, Congo sẽ bị thiệt hại nhiều hơn. Đừng nói gì đến chủ quyền đất nước và tài nguyên thiên nhiên, chỉ riêng về thu nhập tiền lời, với giá quặng mỏ vẫn còn cao, các nhà phân tích ước lượng, sau thời hạn 10 năm Trung Quốc sẽ thu lại từ 42 tỉ Dollar đến 90 tỉ Dollar.
Trung Quốc trong vai trò thực dân của họ, hơn ai hết mong được thấy một Cộng hòa Dân chủ Congo ổn định để khai thác tài nguyên của quốc gia này, nhưng liệu ước muốn đó có là một hiện thực hay không là điều khó ai biết trước. Lịch sử đã chứng minh Mỹ, Pháp, Anh không bao giờ nhường Phi châu cho Trung Quốc một cách dễ dàng. Khi thỏa hiệp được trình lên Quốc hội Congo tháng 5 2008, 105 nghị sĩ thuộc các đảng đối lập Congo đã bước ra khỏi phòng để phản đối. Tháng 10 2008, lực lượng Tutsi dưới quyền của tướng Laurent Nkunda đánh bại các lực lượng chính phủ Cộng hòa Dân chủ Congo và có ý định tiến về phía khu hầm mỏ Congo. Tướng Nkunda tuyên bố một trong những điều kiện đàm phán giữa ông ta và chính phủ của Tổng thống Joseph Kabila là Congo phải hủy bỏ hiệp ước 9 tỉ Dollar với Trung Quốc. Mặc dù tướng Nkunda vừa bị bắt cách đây 3 tháng nhưng các thành phần chống chính phủ vẫn còn rất mạnh. Thỏa hiệp kinh tế 9 tỉ Dollar vì thế đã trở thành con tin cho cuộc tranh chấp giữa nhiều phe phái. Máu có thể sẽ đổ lần nữa trên đất Congo và giống như hàng trăm năm qua, giọt máu đầu tiên hay cuối cùng cũng chỉ là máu của nhân dân Congo vô tội.
Và Việt Nam?
Bên cạnh nhiều điểm khác nhau về mức độ phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật, địa lý chính trị, hai dân tộc Congo và Việt Nam có chung nhiều điểm bất hạnh giống nhau. Cobalt Congo và Bauxite Việt Nam đều là bước đầu của chủ nghĩa bành trướng của thực dân đỏ Trung Quốc, và viễn ảnh đen tối bị lệ thuộc lâu dài vào Trung Quốc là điều có thực. Giống như Congo, dân tộc Việt Nam cũng trải qua một cuộc chiến tranh dài, với số người chết gần bằng nhau, và cả hai dân tộc đều nằm dưới sự cai trị của một giới lãnh đạo tự nguyện đặt mình dưới sự bảo hộ của Trung Quốc. Bởi vì, chỉ có cộng sản Trung Quốc mới làm ngơ trước các hành động bỏ tù, tra tấn, chặt tay, bịt miệng người dân, chỉ có cộng sản Trung Quốc mới im lặng khi giới cầm quyền sống xa hoa, phung phí trên máu xương, mồ hôi nước mắt của nhân dân, và chỉ núp dưới bóng của cộng sản Trung Quốc giới lãnh đạo có mới thể kéo dài quyền cai trị đất nước. Giống như Congo, Việt Nam cũng có tài nguyên phong phú, nhân lực dồi dào, lẽ ra hôm nay đã thành một con rồng, con phụng ở Á châu, nhưng không, Việt Nam vẫn còn là một nước nghèo về kinh tế và có một cơ chế chính trị còn lạc hậu hơn cả Congo.
Dân tộc Việt Nam, sau 34 năm nguyền rủa, van xin, đánh thức lương tâm của giới lãnh đạo cộng sản bằng bao nhiêu bức tâm thư, bao nhiêu lời thỉnh nguyện. Tất cả chỉ là những giọt nước rơi vào biển cả, không tạo được âm vang, không gây nên chút sóng. Đảng Cộng sản đã chọn lựa cho họ một con đường riêng để tồn tại thì dân tộc Việt Nam cũng phải biết đứng lên để thay đổi vận mệnh của chính mình. Lịch sử nhân loại chứng minh, những kẻ độc tài thường không bước xuống theo nguyện vọng nhân dân, họ chỉ chết già trong quyền lực hay bị lật đổ.
Tham khảo
Richard Dowden, Africa, Altered States, Ordinary Miracles, Public Affairs, New York 2008
Adam Hochschild, King Leopold’s Ghost: A Story of Greed, Terror, and Heroism in Colonial Africa, Mariner Books 1999.
Arthur Conan Doyle, The Crime of the Congo, London Hutchinson & Co, 1909
Martin Meredith, The Fate of Africa, Public Affairs 2005
Princeton Lyman, Director of Africa Policy Studies, Council on Foreign Relation, China’s Rising Role in Africa, July 2005 Center for Strategic and International Studies and the Peter G. Peterson Institute for International Economics, China: The Balance Sheet, Public Affairs 2007
David Pugh, Chinese Foreign Policy during the Maoist Era and its Lessons for Today
Peter Hitchens, How China has created a new slave empire in Africa, Mail 28th September 2008
Wenran Jiang, Chinese Inroads in DR Congo: A Chinese “Marshall Plan” or Business?, The Jamestown Foundation, Jan 12 2009.
Amb David H. Shinn, China’s Relations with Zimbabwe, Sudan, and the Democratic Republic of the Congo
Hannah Edinger & Johanna Jansson, Center for Chinese Studies, China and the Democratic Republic of Congo:Partners in Development? October 2008
Simon Clark, Michael Smith and Franz Wild, China Lets Child Workers Die Digging in Congo Mines for Copper, Bloomberg, July 22 2008.
Richard Behar, Mineral Wealth of the Congo, June 1 2008
F William Engdahl, China’s US$9bn hostage in the Congo war, Asia Times, Dec 2 2008
Jon Swain, Africa, China’s new frontier Time, February, 10 2008Hình ảnh từ mục chinaafrica của website paolowoods.net
Việt Nam bị xếp vào danh sách các nước hạn chế tự do Blog
BBC
18:19 01/05/2009
Việt Nam vào danh sách hạn chế tự do blog
Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo (Committee for Protection of Journalists - CPJ) vừa công bố danh sách 10 quốc gia mà tổ chức này cho là 'Khó khăn nhất đối với các blogger', trong đó Việt Nam đứng thứ sáu.
Các quốc gia này là Miến Điện, Iran, Syria, Cuba, Ả rập Saudi, Việt Nam, Tunisia, Trung Quốc, Turkmenistan và Ai Cập.
Đáng chú ý là Việt Nam nay bị cho là hạn chế giới blogger hơn cả Trung Quốc.
CPJ, tổ chức độc lập có trụ sở tại New York, viết trong thông cáo: "Với một chính quyền quân sự đang hạn chế nghiêm ngặt việc tiếp cận internet và cầm tù người dân vì đăng tải các tài liệu mang tính chỉ trích trên internet, Miến Điện là nước khó khăn nhất đối với các blogger".
CPJ nhận định, tại nhiều quốc gia Trung Đông và châu Á, sự lan truyền của mạng internet ngày càng rộng và chính quyền phản hồi bằng cách cũng tăng cường trấn áp mạng.
Giám đốc điều hành tổ chức này, ông Joel Simon, nhật xét: "Các blogger đứng trên tuyến đầu trong cuộc cách mạng thông tin và con số của họ ngày càng tăng".
"Thế nhưng các chính phủ cũng nhanh chóng học cách sử dụng công nghệ để chống lại các blogger thông qua việc kiểm duyệt và sàng lọc trên mạng, hạn chế tiếp cận internet và tìm kiếm các dữ liệu cá nhân."
"Nếu các việc trên không thành, chính quyền (một số nước) bỏ tù một vài blogger để làm gương cho cả cộng đồng mạng, buộc họ hoặc phải im lặng, hoặc phải tự kiểm duyệt."
Việt Nam và Trung Quốc, nơi văn hóa blog đang phát triển mạnh, cũng là hai quốc gia mà CPJ cho là thuộc diện tồi tệ nhất trong việc kiểm soát và hạn chế blog ở Á châu.
Ngăn chặn cách mạng thông tin
Giám đốc CPJ Joel Simon phát biểu: "Chính phủ các nước trong danh sách trên đang tìm cách ngăn chặn cuộc cách mạng thông tin, và hiện giờ họ đang thành công".
Ông Simon nói "các nhóm vận động tự do ngôn luận, các chính phủ, cộng đồng mạng và các công ty công nghệ cần hiệp sức với nhau để bảo vệ quyền lợi của các blogger trên toàn cầu".
Việt Nam được CPJ nhận định là nơi mà các blogger đang bù vào khoảng trống các nguồn tin độc lập mà báo chí chính thống trong nước để lại. Tuy nhiên, chính quyền phản ứng bằng cách gia tăng các quy định.
"Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu các công ty công nghệ quốc tế như Yahoo, Google, và Microsoft cung cấp thông tin cá nhân về các blogger đang sử dụng dịch vụ của họ."
"Tháng Chín năm ngoái, ông Nguyễn Văn Hải, hay blogger Điếu Cày, đã bị bỏ tù 30 tháng vì tội trốn thuế nhưng các điều tra của CPJ cho thấy ông bị trừng phạt chính vì viết blog."
CPJ chỉ ra một bằng chứng rõ ràng cho việc hạn chế blog của chính phủ Việt Nam là quyết định hồi tháng 10/2008 thành lập cơ quan riêng thuộc Bộ Thông tin-Truyền thông nhằm quản lý internet.
Hồi tháng Ba 2009, Tổ chức Phóng viên không Biên giới (RSF) cũng đưa ra danh sách 12 quốc gia 'thù nghịch với internet', trong có Việt Nam.
Danh sách của CPJ được đưa ra nhân ngày Tự do Báo chí Thế giới 03/05 nhằm đấu tranh chống nạn trấn áp trên mạng internet. Theo CPJ, trong năm 2008, con số các nhà báo mạng và blogger bị bỏ tù lần đầu tiên đã vượt qua con số các nhà báo cho ấn bản in.
Cũng nhân ngày Tự do Báo chí Thế giới, tổ chức Freedom House tại Hoa Kỳ cũng ra phúc trình cho hay lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, tự do báo chí tại tất cả các châu lục đều xuống cấp.
Blogger Điếu Cày, tức nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải, bị bỏ tù vì tội 'trốn thuế' |
Các quốc gia này là Miến Điện, Iran, Syria, Cuba, Ả rập Saudi, Việt Nam, Tunisia, Trung Quốc, Turkmenistan và Ai Cập.
Đáng chú ý là Việt Nam nay bị cho là hạn chế giới blogger hơn cả Trung Quốc.
CPJ, tổ chức độc lập có trụ sở tại New York, viết trong thông cáo: "Với một chính quyền quân sự đang hạn chế nghiêm ngặt việc tiếp cận internet và cầm tù người dân vì đăng tải các tài liệu mang tính chỉ trích trên internet, Miến Điện là nước khó khăn nhất đối với các blogger".
CPJ nhận định, tại nhiều quốc gia Trung Đông và châu Á, sự lan truyền của mạng internet ngày càng rộng và chính quyền phản hồi bằng cách cũng tăng cường trấn áp mạng.
Giám đốc điều hành tổ chức này, ông Joel Simon, nhật xét: "Các blogger đứng trên tuyến đầu trong cuộc cách mạng thông tin và con số của họ ngày càng tăng".
"Thế nhưng các chính phủ cũng nhanh chóng học cách sử dụng công nghệ để chống lại các blogger thông qua việc kiểm duyệt và sàng lọc trên mạng, hạn chế tiếp cận internet và tìm kiếm các dữ liệu cá nhân."
"Nếu các việc trên không thành, chính quyền (một số nước) bỏ tù một vài blogger để làm gương cho cả cộng đồng mạng, buộc họ hoặc phải im lặng, hoặc phải tự kiểm duyệt."
Việt Nam và Trung Quốc, nơi văn hóa blog đang phát triển mạnh, cũng là hai quốc gia mà CPJ cho là thuộc diện tồi tệ nhất trong việc kiểm soát và hạn chế blog ở Á châu.
Ngăn chặn cách mạng thông tin
Giám đốc CPJ Joel Simon phát biểu: "Chính phủ các nước trong danh sách trên đang tìm cách ngăn chặn cuộc cách mạng thông tin, và hiện giờ họ đang thành công".
Ông Simon nói "các nhóm vận động tự do ngôn luận, các chính phủ, cộng đồng mạng và các công ty công nghệ cần hiệp sức với nhau để bảo vệ quyền lợi của các blogger trên toàn cầu".
Việt Nam được CPJ nhận định là nơi mà các blogger đang bù vào khoảng trống các nguồn tin độc lập mà báo chí chính thống trong nước để lại. Tuy nhiên, chính quyền phản ứng bằng cách gia tăng các quy định.
"Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu các công ty công nghệ quốc tế như Yahoo, Google, và Microsoft cung cấp thông tin cá nhân về các blogger đang sử dụng dịch vụ của họ."
"Tháng Chín năm ngoái, ông Nguyễn Văn Hải, hay blogger Điếu Cày, đã bị bỏ tù 30 tháng vì tội trốn thuế nhưng các điều tra của CPJ cho thấy ông bị trừng phạt chính vì viết blog."
CPJ chỉ ra một bằng chứng rõ ràng cho việc hạn chế blog của chính phủ Việt Nam là quyết định hồi tháng 10/2008 thành lập cơ quan riêng thuộc Bộ Thông tin-Truyền thông nhằm quản lý internet.
Hồi tháng Ba 2009, Tổ chức Phóng viên không Biên giới (RSF) cũng đưa ra danh sách 12 quốc gia 'thù nghịch với internet', trong có Việt Nam.
Danh sách của CPJ được đưa ra nhân ngày Tự do Báo chí Thế giới 03/05 nhằm đấu tranh chống nạn trấn áp trên mạng internet. Theo CPJ, trong năm 2008, con số các nhà báo mạng và blogger bị bỏ tù lần đầu tiên đã vượt qua con số các nhà báo cho ấn bản in.
Cũng nhân ngày Tự do Báo chí Thế giới, tổ chức Freedom House tại Hoa Kỳ cũng ra phúc trình cho hay lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, tự do báo chí tại tất cả các châu lục đều xuống cấp.
Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế đề nghị đưa VN vào lại CPC
VOA
22:25 01/05/2009
01/05/2009
Một ủy ban được chính phủ Mỹ hậu thuẫn đã đề nghị với chính quyền Obama cách đối phó với vấn đề vi phạm tự do tôn giáo ở Châu Á và trên toàn thế giới.
Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ hôm nay đã đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về các nước cần đặc biệt quan tâm (gọi tắt là CPC) về vi phạm tự do tôn giáo.
Trong một báo cáo thường niên, Ủy ban vừa kể cho rằng chính phủ Việt Nam đã bỏ tù những người tham gia các hoạt động tôn giáo ôn hòa cũng như những người hậu thuẫn tự do tôn giáo.
Ủy ban cũng ủng hộ việc Bộ Ngoại giao nêu đích danh Miến Điện, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên là những quốc gia đặc biệt quan ngại về tự do tôn giáo.
Một cuộc điều tra thường niên của Ủy ban cho thấy tự do tôn giáo ở Miến Điện đã xấu đi sau khi xảy ra các cuộc biểu tình do các nhà sư lãnh đạo hồi năm 2007.
Báo cáo cho rằng vẫn còn 137 nhà sư bị cầm tù mà không có cáo buộc chính thức.
Ủy ban cũng nói rằng tự do tôn giáo cũng xấu đi ở Trung Quốc, nhất là ở các khu vực có người Hồi giáo Uighur và người Tây Tạng theo đạo phật.
Một ủy ban được chính phủ Mỹ hậu thuẫn đã đề nghị với chính quyền Obama cách đối phó với vấn đề vi phạm tự do tôn giáo ở Châu Á và trên toàn thế giới.
Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ hôm nay đã đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về các nước cần đặc biệt quan tâm (gọi tắt là CPC) về vi phạm tự do tôn giáo.
Trong một báo cáo thường niên, Ủy ban vừa kể cho rằng chính phủ Việt Nam đã bỏ tù những người tham gia các hoạt động tôn giáo ôn hòa cũng như những người hậu thuẫn tự do tôn giáo.
Ủy ban cũng ủng hộ việc Bộ Ngoại giao nêu đích danh Miến Điện, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên là những quốc gia đặc biệt quan ngại về tự do tôn giáo.
Một cuộc điều tra thường niên của Ủy ban cho thấy tự do tôn giáo ở Miến Điện đã xấu đi sau khi xảy ra các cuộc biểu tình do các nhà sư lãnh đạo hồi năm 2007.
Báo cáo cho rằng vẫn còn 137 nhà sư bị cầm tù mà không có cáo buộc chính thức.
Ủy ban cũng nói rằng tự do tôn giáo cũng xấu đi ở Trung Quốc, nhất là ở các khu vực có người Hồi giáo Uighur và người Tây Tạng theo đạo phật.
Tuyên bố và sự thật: Tô Giới Tầu tại Tân Rai
Nhóm PV CLBNBTD
22:54 01/05/2009
THỦ TƯỚNG TUYÊN BỐ
nguồn: http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/2009/04/845025/
Bộ Công Thương có nhiệm vụ chuẩn bị báo cáo về tình hình thực hiện các dự án khai thác và chế biến bô-xít với Hội nghị Trung ương tới, Bộ Kế hoạch - Đầu tư sẽ bổ sung vào Báo cáo kinh tế - xã hội của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5 tới về việc thực hiện dự án khai thác bô-xít, sản xuất alumin.
Đánh giá lại hiệu quả dự án Nhân Cơ
Thủ tướng giao Bộ Công Thương rà soát lại quy hoạch bô-xít trên cơ sở cập nhật tình hình và dự báo mới nhất về tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu và đề xuất điều chỉnh Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bô-xít giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025, lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, trình duyệt theo quy định.
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, tính toán, đánh giá lại hiệu quả dự án alumin Nhân Cơ (Đắk Nông), báo cáo Thủ tướng.
Bộ này cũng có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thông tin - Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương của Đảng và Chính phủ về phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến bô-xít.
Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên - Môi trường tiếp tục chỉ đạo công tác điều tra cơ bản, thăm dò, xác định trữ lượng tài nguyên bô-xít của cả nước nói chung và khu vực Tây Nguyên nói riêng, đồng thời đề xuất việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường đối với các dự án.
Lao động tại chỗ là chính
Thủ tướng cũng yêu cầu Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ( TKV) thực hiện nghiêm túc các quy định về bảo vệ môi trường, bảo đảm chất lượng thi công các công trình về xử lý môi trường, lưu ý TKV xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch khai thác mỏ, hoàn thổ, khôi phục môi trường theo trình tự cuốn chiếu, bảo đảm tác động tối thiểu đến hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp của địa phương, trình Bộ Tài nguyên - Môi trường thẩm định trước khi triển khai thực hiện.
Trước mắt, TKV triển khai các dự án Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắk Nông) bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả kinh tế, tài chính. Riêng dự án Nhân Cơ chỉ triển khai sau khi đánh giá hiệu quả kinh tế, báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt.
TKV cũng có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân cho dự án trên cơ sở lực lượng lao động tại chỗ là chính, chủ động hướng dẫn nhà thầu nước ngoài thực hiện đúng các quy định hiện hành về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Bộ Công an phối hợp với các địa phương kiểm tra, giám sát chủ đầu tư (TKV) thực hiện đúng quy định về lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và bảo đảm an ninh, trật tự trong khu vực.
Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương có hoạt động khoáng sản bô-xít phối hợp với các bộ, chủ đầu tư thực hiện tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư, bảo đảm đời sống của nhân dân tại nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ; đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn và phát triển phong tục, tập quán và giữ gìn bản sắc của đồng bào dân tộc trong quá trình bố trí tái định cư.
Ngoài các bộ liên quan và TKV, văn bản này được gửi tới UBND các tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Bình Phước, Bình Thuận, Cao Bằng, Lạng Sơn.
VÀ ĐÂY LÀ SỰ THẬT
Bauxite Tân Rai - "Tô giới Tàu" trên cao nguyên Việt Nam
Rời vùng bauxite Nhân Cơ của Đắc Nông, chúng tôi lại lên đường, điểm kế tiếp là một vùng bauxite khác đó chính là Tân Rai, Bảo Lộc. Hành trình xuyên Tây Nguyên khá hoang vắng, xe đi qua những ngọn đèo heo hút, qua những khúc quanh ngoằn ngoèo, chiếc xe cũ nát cứ rung lên bần bật bởi đoạn đường đất đỏ nhấp nhô gập ghềnh.
Suốt quốc lộ 28 từ Đắc Nông đến Lâm Đông, thiên nhiên nhiều chỗ vẫn giữ được vẻ hoang sơ, bí ẩn. Màu xanh tươi mát bao quanh những triền đồi, phủ kín những thung lũng, hoa ven rừng khoe sắc, đẹp đến lạ kỳ trong nắng sớm Tây Nguyên. Trên nương trên rẫy, những người dân tộc thiểu số vẫn nhọc nhằn lao động, trên những gương mặt lam lũ ấy như chứa đựng cả vẻ cam chịu uất ức lẫn ngầm phản kháng...
Xe dừng ở Bảo Lộc, đi thêm 15 km nữa mới đến được trung tâm thị trấn Lộc Thắng (huyện Bảo Lâm). Hai bên đường, những nương trà thâm thấp, xanh tươi mơn mởn phủ trên những triền đồi. So với Nhân Cơ thì Lộc Thắng phát triển hơn nhiều về mọi mặt, đường xá, chợ búa, trường học... được xây cất khang trang hơn. Hồi cuối năm 2008, bất chấp dư luận phản đối, người ta đã khởi công xây dựng Dự án tổ hợp Bauxite – Nhôm Tân Rai ở đây. Tân Rai là tên gọi có từ xưa chỉ cả vùng đất Lộc Thắng và Lộc Ngãi bây giờ, phần đông cư dân là người Công giáo cùng chung sống thuận hòa với các đồng bào dân tộc người K'ho, Châu Mạ.... Kinh tế của người dân chủ yếu dựa vào việc trồng trà, cafe, hạt tiêu...
Tìm được chỗ trọ ngay gần trung tâm chợ Lộc Thắng, chúng tôi bắt đầu đi dạo quanh một vòng. Đúng như những lời kể lại, ở đây có rất nhiều người Trung Quốc, họ có mặt ở khắp nơi, đàn ông có, đàn bà cũng có, họ qua lại, chuyện trò rôm rả. Những quán ăn, nhà hàng, từ cách phục vụ cho đến bảng hiệu toàn bằng tiếng Hoa. Tại trụ sở Ban quản lý Tổ hợp Bauxite - Nhôm Lâm Đồng (TKV), những đoàn xe chở chuyên gia Trung Quốc ra vào tấp nập, có bảo vệ canh gác nghiêm ngặt.
Người dân nơi đây tuy chưa hiểu rõ về tác hại của Bauxite, nhưng trước mắt, họ tỏ ra rất khó chịu và bực tức về cuộc "đổ bộ" của những. ..."thằng Tàu" quái đản. Thỉnh thoảng chúng tôi được nghe kể những câu chuyện dở khóc, dở cười xung quanh thói keo kiệt của những anh Tàu ba phải. Cuộc sống đang bình yên bỗng bị xáo trộn, bởi bao nhiêu rắc rối, phiền hà của các dự án với "đội ngũ quân Tàu xâm nhập". Mới chân ướt chân ráo qua VN, vậy mà trên địa bàn huyện Bảo Lâm đã xảy ra khá nhiều vụ xô xát, quậy phá của các nhóm công nhân TQ với người dân địa phương. Tình hình an ninh ngày càng trở nên phức tạp, công an có đến giải quyết cũng chỉ giỏi đe nẹt dân mình, còn với người TQ thì họ chỉ làm qua loa cho có lệ rồi về. Đó là, chưa kể những vụ "cuộc tình dị chủng" làm một số cô gái Việt mang bầu, đẻ con...
Theo lời chỉ dẫn, chúng tôi ghé vào thăm một cụ già được coi là "thổ địa" ở đây, vì cụ đã sống ở mảnh đất này gần 50 năm. Trong căn bếp xiêu vẹo, ngọn lửa cháy leo lét, cụ hướng cái nhìn xa xăm về những cánh rừng thông thưa thớt và thở dài: "Mới có một năm mà đổi thay nhanh quá, chẳng còn nhận ra Tân Rai nữa. Rừng bị chặt phá, suối cũng bị ô nhiễm. Thanh niên trai tráng không có việc làm, bỏ đi hết cả, những đứa ở lại thì buồn chán sinh ra lắm tệ nạn. Bây giờ lại thêm thằng Tàu kéo vào, mang văn hóa của nó đến cắm rễ, còn văn hóa của người dân tộc mình ngày càng mất dần".
Cơn ho sù sụ kéo dài, đôi mắt nhăn nheo của cụ đượm buồn. Không gian căn bếp trở nên im ắng, lặng lẽ. "Cô cậu ở Thành phố có điều kiện, chắc biết rõ hơn tôi. Cái bô-xit này tai hại lắm, nó giết đất, giết người từ từ. Nó giết cả thế hệ con cháu mình. Tôi già rồi, nhưng lo lắm. Lo nhất là thằng Tàu nó đổ người vào đất Tân Rai này làm loạn, mà sắp loạn thật rồi, nó vào đông quá, không ai quản lý được..."
Ông cụ lo buồn cũng phải. Mảnh đất Bảo Lâm với mật độ dân số chỉ vào khoảng 60 người/km2, bỗng chốc phải hứng chịu cuộc xâm nhập của hàng ngàn người từ phương Bắc kéo đến. Những cư dân mới đến có chủ đích không tốt lành, với ăn hóa, ngôn ngữ và cách sống hoàn toàn khác hẳn cũng dễ nảy sinh nhiều bất ổn. Một sự xáo trộn quá lớn trên mảnh đất cao nguyên vốn bình yên dễ khiến con người ta lo âu.
Hình như lâu lắm mới được giãi bày tâm sự, ông cụ nói chuyện với chúng tôi đến tận chiều tối. Ở đây, những người có suy nghĩ được như cụ quả là đáng quý. Đa phần người dân vẫn chưa hiểu hết tác hại của Bauxite, đặc biệt mưu đồ Hán hóa Tây Nguyên ẩn nấp dưới chiêu bài hợp tác kinh tế. Sự thiếu thông tin của người dân, cộng với sự thờ ơ, vô trách nhiệm về mặt quản lý của chính quyền sẽ là nguyên nhân dẫn đến một thảm họa khôn lường trong tương lai.
Các cô gái địa phương bây giờ cũng bắt đầu đi học tiếng Hoa, lớp học mới mở lúc nào cũng đông nghẹt học viên. Xa xa trong các bản làng, công nhân TQ đêm đêm đạp xe ra vào "tán gái". Những quán đặc sản thịt rừng mọc lên như nấm, bên ngoài, hàng dài xe biển số xanh của quan chức trên tỉnh về. Trong quán, Tàu - Ta lẫn lộn, chén chú chén anh no say, lè nhè những âm thanh nửa Hoa nửa Việt. Các ông cán bộ địa phương bình thường dốt chữ, một câu chào bằng tiếng K'Ho học mãi không nhớ được, bây giờ cũng bập bẹ vài câu "Hảo Lớ" để ra oai với "bạn Tàu" khi ăn nhậu. Cách xa những nơi náo nhiệt ấy, lác đác những tốp người dân tộc lầm lũi đi về trong bóng tối cao nguyên. ..
Sáng hôm sau, cụ già "thổ địa" cho chúng tôi mượn xe, chiếc xe nặng và to kềnh càng, không biết gọi là xe gì, nhưng có lẽ nó có từ thời Mẫu quốc Liên Xô viện trợ. Anh bạn phải mất nửa tiếng đồng hồ để nhờ ông cụ hướng dẫn, thấy sự lúng túng của chúng tôi, ông phá lên cười khoái chí "Khà khà, xe này thồ hàng thì chiến lắm đấy". Đúng là chiếc xe này thích hợp với việc chở hàng hơn là chở người.
Cô bạn mượn đâu bộ quần áo mang đến, kèm theo nụ cười tinh quái: "Mặc vào đi, cho giống người ở đây xin vào làm công nhân". Bộ quần áo dính đầy đất đỏ, mặc vào trông lem luốc và khá vô duyên so với phong cách PV CLBNBTD mà tôi luôn tự hào. Trông thấy tôi, ông lão thích thú vỗ vai đồm độp: "Đúng rồi, cho giống người địa phương. Trong đấy, bảo vệ thấy người lạ nó không cho vào đâu. Cô bé này giỏi lắm". Nhìn bộ dạng của tôi, cô nàng cười khúc khích, còn bọn bạn thì lén lút chụp hình một cách khoái chí. Chuyến đi Tây Nguyên lần này, tôi được đi chung với nhóm bạn có cái tên khá lạ là "Ngủ gật", họ đều là những người còn trẻ, rất năng động và cũng rất. ..quái.
Chiếc xe cà khổ lăn bánh một cách cà giựt chở theo một đám người ngồi chen chúc. Tiếng xe gầm rú, tiếng cô bạn la hét thất thanh, gã lái xe nghiệp dư suýt lao xuống ruộng mấy lần. Công trường nhà máy Bauxite đang xây dựng cách trung tâm chợ 5km, chúng tôi vừa đi vừa né cảnh sát giao thông. Gần đến nơi, hai người bạn xuống xe tự đi tìm hiểu, còn tôi và anh bạn cứ thế phóng thẳng vào. Có lẽ do bộ dạng giống người điạ phương, nên chúng tôi dễ dàng vượt qua nhiều chốt bảo vệ.
Khu vực công trường bao quanh bởi những cánh rừng thông đang bị chặt phá, gần đó có một đầm nước. Theo quy hoạch, vùng đầm nước này sẽ được cải tạo thành hồ chứa bùn đỏ. Không cần phải có con mắt chuyên môn, có thể dễ dàng nhận thấy vùng đầm nước này quá nhỏ bé để có thể chứa hết được khối lượng bùn đỏ khổng lồ sắp sửa thải ra.
Vào đến nơi, chúng tôi bắt gặp ngay một không khí lao động hối hả, nhộn nhịp. Một vùng đất phẳng lì ước chừng 50 ha đang được đào xới và xây cất, đất đỏ quạch lầy lội, khắp nơi ngổn ngang sắt thép, máy móc. Hầu hết các khu vực đang xây dựng được rào chắn bởi hàng dài lưới B40, bên cạnh là những dòng chữ Trung Quốc khá hoành tráng. Bên trong hàng rào, người lẫn máy móc đang làm việc hết công suất. Nhìn chung thì kỹ thuật xây dựng còn khá thô sơ, các loại máy móc cũng không có gì đặc biệt, sức người vẫn là chính, còn máy móc và vật liệu xây dựng như sắt, thép, xi-măng... đều mang từ Trung Quốc qua.
Ấn tượng nhất là việc có quá nhiều người Trung Quốc ở công trường này. Hầu như chỗ nào cũng thấy. Có cảm giác không hề có sự xuất hiện của người Việt. Công nhân Trung Quốc tràn ngập khắp công trường. Họ mang cả vợ con sang, họ sống trong các dãy nhà tập thể mọc lên san sát.
Phần lớn những công nhân này chỉ là lao động tay chân, không có trình độ. Nhìn cách làm việc thì thấy họ đều tỏ ra lười biếng, sức làm yếu và cũng hay đùa giỡn. Đứng trông coi là những viên quản đốc trông khá dữ dằn, cách đi đứng và tác phong giống một chỉ huy quân đội hơn. Chúng tôi hầu như không thể dừng lại để hỏi thăm, vì đến chỗ nào cũng gặp người Trung Quốc. Quả thật, cả một công trường rộng đến 50 ha trên đất Việt, kiếm ra một người Việt khó quá !
Đang phân vân tìm cách tiếp cận, bỗng cô bạn đang ở phía ngoài điện thoại vào:
- "Sao ? Anh em bước chân vô "Tô giới Tàu" thấy thế nào ?".
- "Ừ, công nhân Trung Quốc đông quá, tràn ngập khắp nơi".
Cô bạn nói tiếp:
-"Mình vừa bắt chuyện với một cán bộ ở đây, anh ta cho biết phía nhà thầu Chalco nói có 300 công nhân Tàu, nhưng khi chính quyền tiến hành điều tra thì phát hiện có đến 500. .."
Tôi vội cắt ngang "Làm gì có chuyện 500, hơn nhiều"
- "Ừ, mấy người bán hàng cũng nói vậy, nghe nói cả ngàn đấy...".
Hóa ra cái mà chính quyền gọi là "cuộc điều tra phát hiện" là như thế này, chỉ nhìn sơ qua cũng thấy con số công nhân TQ không thể dừng lại ở vài trăm người được. Tính một cách đơn giản, mỗi khu vực xây dựng có ít nhất trên 100 công nhân, cả công trường có gần 20 khu vực như vậy, suy ra con số công nhân TQ lên đến phải hàng ngàn người. Sự vô trách nhiệm về mặt quản lý của chính quyền địa phương là quá rõ ràng !
Chúng tôi cứ lòng vòng cả buổi mà không biết hỏi han ai, chẳng biết đi đường nào, các bảng hướng dẫn không có một chữ Việt, toàn bằng tiếng Hoa. Chúng tôi cảm thấy thật lạc lõng, giống như bước chân vào một mảnh đất lạ lẫm, với những con người xa lạ. Đang tính quay trở ra thì bất chợt tôi nghe có tiếng gọi vang lên:
- "Đi xin việc hả em trai ?"
Tiếng gọi nghe thân quen khiến tôi có cảm giác giống như đang ở một nơi nào đó xa lạ, bỗng gặp một người đồng hương. Trước mắt chúng tôi là một anh công nhân người Việt Nam mồ hôi nhễ nhại, chắc anh ta cũng chẳng hiểu tại sao khi gặp anh chúng tôi vui mừng như vậy, tôi buột miệng trả lời: "Dạ..."
-"Ở đây nó không nhận người mình đâu ! Kiếm chỗ khác đi em trai"
-"Dạ không, em đến đây để tìm người quen" Tôi vừa nói, vừa tiến đến mời anh ta điếu thuốc.
- À, mấy đứa kiếm ai ? Người mình ở đây chỉ có hai đội, khoảng gần 100 người, làm ngày nào ăn lương ngày đó
Theo lời kể của anh công nhân nọ, anh ta được nhận vào làm vì khi ấy công nhân bên Trung Quốc không qua kịp, nên phía nhà thầu buộc phải nhận một số ít lao động địa phương vào trám chỗ. Đa phần đều không có hợp đồng lao động, tiền lương thì chỉ bằng một nửa công nhân TQ, công việc chủ yếu là xây nhà và đào đất. Cậu chuyện cởi mở hơn, chúng tôi bèn hỏi thăm về những công nhân Trung Quốc
- Tụi nó qua đây muốn cưới vợ rồi ở lại đó mà. Bên đó nó ở vùng quê nghèo, đều thất nghiệp, không nhà cửa, gái nào thèm cưới. Qua đây có việc làm, lương cũng cao nữa. Nghe đâu quanh đây có mấy đứa sắp cưới vợ rồi xin ở lại luôn.
Anh còn cho biết thêm, công nhân Trung Quốc ở đây khoảng 1.500 người, trong đó có nhiều người từng là lính giải ngũ, chưa kể hàng trăm chuyên gia thường xuyên ra vào. Sắp tới sẽ có thêm một đợt công nhân nữa kéo sang với số lượng khá đông...
Nghe đến đây bất giác tôi cảm thấy bất nhẫn. Sự khó chịu trào dâng với những gì xảy ra trước mặt, đúng là không thể hiểu được việc họ khai thác bauxite sẽ mang đến lợi ích cho ai. Tôi miên man nghĩ đến một viễn cảnh đáng sợ, đó là khi mảnh đất cao nguyên đang bắt đầu bị người Trung Quốc cắm rễ mang theo thứ văn hóa ô hợp, việc khai thác Bauxite sẽ làm đất canh tác ngày càng thu hẹp, khi đất đai trở nên khô cằn, nguồn nước ô nhiễm... Phải chăng trong tương lai, Tây Nguyên phải chứng kiến những đứa con rứt ruột bỏ đi "tị nạn môi trường", hay Tây Nguyên sẽ bị giày xéo bởi một cuộc đại di dân ồ ạt từ Bắc Phương ?
Mâu thuẫn về lợi ích giữa người dân địa phương và người Trung Quốc chưa thực sự bùng phát, nhưng khả năng tiềm ẩn một cuộc xung đột lớn có thể xảy ra nếu tình trạng di dân ào ạt này tiếp diễn. Ấy là khi dân địa phương hiểu ra rằng việc khai thác Bauxite sẽ chẳng mang lại lợi ích gì, trái lại còn làm cuộc sống hỗn tạp, đất canh tác thì mất dần. Kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy, khai thác Bauxite chỉ làm kiệt quệ đất đai, ô nhiễm môi sinh, gia tăng đói nghèo, kéo theo sự lầm than của cư dân địa phương mà thôi. Thêm vào đó, phải chứng kiến những người TQ khai thác tài nguyên trên mảnh đất của mình, trong khi bản thân bị mất công ăn việc làm, liệu họ có dễ dàng chấp nhận ?
Chia tay anh công nhân nọ, chúng tôi quay trở ra, lòng nặng trĩu. Vừa ra khỏi công trường đã gặp cô bạn đang đứng chờ, miệng cười tươi như hoa. Cả đám lại chen chúc nhau trên chiếc xe cà khổ. Chiếc xe lăn bánh qua nhà máy Bauxite Nhôm Lâm Đồng, qua những con đường đất đỏ lở lói, đến dòng suối đang ô nhiễm nặng... Thỉnh thoảng lại bắt gặp những nhóm người đang cặm cụi đo đạc, tính toán. Nghe nói người ta sẽ tiến hành san rừng, bạt núi để làm một tuyến đường tắt chuyên chở Bauxite đến Đắc Nông
Chung quanh khu vực công trường còn rất nhiều nhà dân sinh sống, những ngôi nhà nhỏ bé ẩn hiện trong mảng không gian xanh thơ mộng của những vườn chè, vườn chuối... Trong những xóm nhỏ nghèo nàn, cuộc sống trôi qua yên bình, người dân vẫn cần cù lao động, tiếng trẻ em nô đùa dưới rặng cây. Xa xa, những cô gái dân tộc với làn da ngăm đen mỉm cười e ấp khi chúng tôi vẫy tay chào...
Đất và người Tây Nguyên vốn dĩ bao dung, hiền hòa nhưng cũng dễ bị tổn thương. Một sự xáo trộn quá lớn sẽ là một sự hủy hoại khôn lường.
Tây Nguyên luôn kiêu hãnh, linh thiêng và đầy tự trọng. Sự tàn phá môi sinh và văn hóa cao nguyên này sẽ là một di họa khủng khiếp đến nhiều thế hệ.
Đừng để ngọai bang dùng lưỡi dao Bauxite chém ngang lưng Tây Nguyên, bởi bauxite chính là lưỡi dao độc.
Đừng để vết thương Tây Nguyên thêm rỉ máu, bởi vết thương nhiễm độc không bao giờ lành lặn.
Vâng, dân Việt chúng ta không cho phép điều đó xảy ra, bằng tất cả lương tâm và trách nhiệm !
Tường trình từ Tân Rai
nguồn: http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/2009/04/845025/
Bộ Công Thương có nhiệm vụ chuẩn bị báo cáo về tình hình thực hiện các dự án khai thác và chế biến bô-xít với Hội nghị Trung ương tới, Bộ Kế hoạch - Đầu tư sẽ bổ sung vào Báo cáo kinh tế - xã hội của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5 tới về việc thực hiện dự án khai thác bô-xít, sản xuất alumin.
Đánh giá lại hiệu quả dự án Nhân Cơ
Thủ tướng giao Bộ Công Thương rà soát lại quy hoạch bô-xít trên cơ sở cập nhật tình hình và dự báo mới nhất về tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu và đề xuất điều chỉnh Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bô-xít giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025, lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, trình duyệt theo quy định.
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, tính toán, đánh giá lại hiệu quả dự án alumin Nhân Cơ (Đắk Nông), báo cáo Thủ tướng.
Bộ này cũng có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thông tin - Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương của Đảng và Chính phủ về phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến bô-xít.
Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên - Môi trường tiếp tục chỉ đạo công tác điều tra cơ bản, thăm dò, xác định trữ lượng tài nguyên bô-xít của cả nước nói chung và khu vực Tây Nguyên nói riêng, đồng thời đề xuất việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường đối với các dự án.
Lao động tại chỗ là chính
Thủ tướng cũng yêu cầu Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ( TKV) thực hiện nghiêm túc các quy định về bảo vệ môi trường, bảo đảm chất lượng thi công các công trình về xử lý môi trường, lưu ý TKV xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch khai thác mỏ, hoàn thổ, khôi phục môi trường theo trình tự cuốn chiếu, bảo đảm tác động tối thiểu đến hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp của địa phương, trình Bộ Tài nguyên - Môi trường thẩm định trước khi triển khai thực hiện.
Trước mắt, TKV triển khai các dự án Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắk Nông) bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả kinh tế, tài chính. Riêng dự án Nhân Cơ chỉ triển khai sau khi đánh giá hiệu quả kinh tế, báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt.
TKV cũng có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân cho dự án trên cơ sở lực lượng lao động tại chỗ là chính, chủ động hướng dẫn nhà thầu nước ngoài thực hiện đúng các quy định hiện hành về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Bộ Công an phối hợp với các địa phương kiểm tra, giám sát chủ đầu tư (TKV) thực hiện đúng quy định về lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và bảo đảm an ninh, trật tự trong khu vực.
Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương có hoạt động khoáng sản bô-xít phối hợp với các bộ, chủ đầu tư thực hiện tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư, bảo đảm đời sống của nhân dân tại nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ; đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn và phát triển phong tục, tập quán và giữ gìn bản sắc của đồng bào dân tộc trong quá trình bố trí tái định cư.
Ngoài các bộ liên quan và TKV, văn bản này được gửi tới UBND các tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Bình Phước, Bình Thuận, Cao Bằng, Lạng Sơn.
VÀ ĐÂY LÀ SỰ THẬT
Bauxite Tân Rai - "Tô giới Tàu" trên cao nguyên Việt Nam
Thi đua bán nước và phá nước |
Quốc lộ 28 từ Đắc Nông đến Lâm Đông |
Vẻ hoang sơ, bí ẩn của vùng núi Tây Nguyên |
Bảo Lâm |
Vào tô giới Tàu |
Ngã ba tô giới Tàu |
Con đường đất đỏ |
Tân Rai - Tô Giới Tầu |
Tân Rai - Tô Giới Tầu |
Người Tầu - chữ Tầu mọi nơi |
Suốt quốc lộ 28 từ Đắc Nông đến Lâm Đông, thiên nhiên nhiều chỗ vẫn giữ được vẻ hoang sơ, bí ẩn. Màu xanh tươi mát bao quanh những triền đồi, phủ kín những thung lũng, hoa ven rừng khoe sắc, đẹp đến lạ kỳ trong nắng sớm Tây Nguyên. Trên nương trên rẫy, những người dân tộc thiểu số vẫn nhọc nhằn lao động, trên những gương mặt lam lũ ấy như chứa đựng cả vẻ cam chịu uất ức lẫn ngầm phản kháng...
Xe dừng ở Bảo Lộc, đi thêm 15 km nữa mới đến được trung tâm thị trấn Lộc Thắng (huyện Bảo Lâm). Hai bên đường, những nương trà thâm thấp, xanh tươi mơn mởn phủ trên những triền đồi. So với Nhân Cơ thì Lộc Thắng phát triển hơn nhiều về mọi mặt, đường xá, chợ búa, trường học... được xây cất khang trang hơn. Hồi cuối năm 2008, bất chấp dư luận phản đối, người ta đã khởi công xây dựng Dự án tổ hợp Bauxite – Nhôm Tân Rai ở đây. Tân Rai là tên gọi có từ xưa chỉ cả vùng đất Lộc Thắng và Lộc Ngãi bây giờ, phần đông cư dân là người Công giáo cùng chung sống thuận hòa với các đồng bào dân tộc người K'ho, Châu Mạ.... Kinh tế của người dân chủ yếu dựa vào việc trồng trà, cafe, hạt tiêu...
Tìm được chỗ trọ ngay gần trung tâm chợ Lộc Thắng, chúng tôi bắt đầu đi dạo quanh một vòng. Đúng như những lời kể lại, ở đây có rất nhiều người Trung Quốc, họ có mặt ở khắp nơi, đàn ông có, đàn bà cũng có, họ qua lại, chuyện trò rôm rả. Những quán ăn, nhà hàng, từ cách phục vụ cho đến bảng hiệu toàn bằng tiếng Hoa. Tại trụ sở Ban quản lý Tổ hợp Bauxite - Nhôm Lâm Đồng (TKV), những đoàn xe chở chuyên gia Trung Quốc ra vào tấp nập, có bảo vệ canh gác nghiêm ngặt.
Người dân nơi đây tuy chưa hiểu rõ về tác hại của Bauxite, nhưng trước mắt, họ tỏ ra rất khó chịu và bực tức về cuộc "đổ bộ" của những. ..."thằng Tàu" quái đản. Thỉnh thoảng chúng tôi được nghe kể những câu chuyện dở khóc, dở cười xung quanh thói keo kiệt của những anh Tàu ba phải. Cuộc sống đang bình yên bỗng bị xáo trộn, bởi bao nhiêu rắc rối, phiền hà của các dự án với "đội ngũ quân Tàu xâm nhập". Mới chân ướt chân ráo qua VN, vậy mà trên địa bàn huyện Bảo Lâm đã xảy ra khá nhiều vụ xô xát, quậy phá của các nhóm công nhân TQ với người dân địa phương. Tình hình an ninh ngày càng trở nên phức tạp, công an có đến giải quyết cũng chỉ giỏi đe nẹt dân mình, còn với người TQ thì họ chỉ làm qua loa cho có lệ rồi về. Đó là, chưa kể những vụ "cuộc tình dị chủng" làm một số cô gái Việt mang bầu, đẻ con...
Theo lời chỉ dẫn, chúng tôi ghé vào thăm một cụ già được coi là "thổ địa" ở đây, vì cụ đã sống ở mảnh đất này gần 50 năm. Trong căn bếp xiêu vẹo, ngọn lửa cháy leo lét, cụ hướng cái nhìn xa xăm về những cánh rừng thông thưa thớt và thở dài: "Mới có một năm mà đổi thay nhanh quá, chẳng còn nhận ra Tân Rai nữa. Rừng bị chặt phá, suối cũng bị ô nhiễm. Thanh niên trai tráng không có việc làm, bỏ đi hết cả, những đứa ở lại thì buồn chán sinh ra lắm tệ nạn. Bây giờ lại thêm thằng Tàu kéo vào, mang văn hóa của nó đến cắm rễ, còn văn hóa của người dân tộc mình ngày càng mất dần".
Cơn ho sù sụ kéo dài, đôi mắt nhăn nheo của cụ đượm buồn. Không gian căn bếp trở nên im ắng, lặng lẽ. "Cô cậu ở Thành phố có điều kiện, chắc biết rõ hơn tôi. Cái bô-xit này tai hại lắm, nó giết đất, giết người từ từ. Nó giết cả thế hệ con cháu mình. Tôi già rồi, nhưng lo lắm. Lo nhất là thằng Tàu nó đổ người vào đất Tân Rai này làm loạn, mà sắp loạn thật rồi, nó vào đông quá, không ai quản lý được..."
Ông cụ lo buồn cũng phải. Mảnh đất Bảo Lâm với mật độ dân số chỉ vào khoảng 60 người/km2, bỗng chốc phải hứng chịu cuộc xâm nhập của hàng ngàn người từ phương Bắc kéo đến. Những cư dân mới đến có chủ đích không tốt lành, với ăn hóa, ngôn ngữ và cách sống hoàn toàn khác hẳn cũng dễ nảy sinh nhiều bất ổn. Một sự xáo trộn quá lớn trên mảnh đất cao nguyên vốn bình yên dễ khiến con người ta lo âu.
Hình như lâu lắm mới được giãi bày tâm sự, ông cụ nói chuyện với chúng tôi đến tận chiều tối. Ở đây, những người có suy nghĩ được như cụ quả là đáng quý. Đa phần người dân vẫn chưa hiểu hết tác hại của Bauxite, đặc biệt mưu đồ Hán hóa Tây Nguyên ẩn nấp dưới chiêu bài hợp tác kinh tế. Sự thiếu thông tin của người dân, cộng với sự thờ ơ, vô trách nhiệm về mặt quản lý của chính quyền sẽ là nguyên nhân dẫn đến một thảm họa khôn lường trong tương lai.
Các cô gái địa phương bây giờ cũng bắt đầu đi học tiếng Hoa, lớp học mới mở lúc nào cũng đông nghẹt học viên. Xa xa trong các bản làng, công nhân TQ đêm đêm đạp xe ra vào "tán gái". Những quán đặc sản thịt rừng mọc lên như nấm, bên ngoài, hàng dài xe biển số xanh của quan chức trên tỉnh về. Trong quán, Tàu - Ta lẫn lộn, chén chú chén anh no say, lè nhè những âm thanh nửa Hoa nửa Việt. Các ông cán bộ địa phương bình thường dốt chữ, một câu chào bằng tiếng K'Ho học mãi không nhớ được, bây giờ cũng bập bẹ vài câu "Hảo Lớ" để ra oai với "bạn Tàu" khi ăn nhậu. Cách xa những nơi náo nhiệt ấy, lác đác những tốp người dân tộc lầm lũi đi về trong bóng tối cao nguyên. ..
Sáng hôm sau, cụ già "thổ địa" cho chúng tôi mượn xe, chiếc xe nặng và to kềnh càng, không biết gọi là xe gì, nhưng có lẽ nó có từ thời Mẫu quốc Liên Xô viện trợ. Anh bạn phải mất nửa tiếng đồng hồ để nhờ ông cụ hướng dẫn, thấy sự lúng túng của chúng tôi, ông phá lên cười khoái chí "Khà khà, xe này thồ hàng thì chiến lắm đấy". Đúng là chiếc xe này thích hợp với việc chở hàng hơn là chở người.
Cô bạn mượn đâu bộ quần áo mang đến, kèm theo nụ cười tinh quái: "Mặc vào đi, cho giống người ở đây xin vào làm công nhân". Bộ quần áo dính đầy đất đỏ, mặc vào trông lem luốc và khá vô duyên so với phong cách PV CLBNBTD mà tôi luôn tự hào. Trông thấy tôi, ông lão thích thú vỗ vai đồm độp: "Đúng rồi, cho giống người địa phương. Trong đấy, bảo vệ thấy người lạ nó không cho vào đâu. Cô bé này giỏi lắm". Nhìn bộ dạng của tôi, cô nàng cười khúc khích, còn bọn bạn thì lén lút chụp hình một cách khoái chí. Chuyến đi Tây Nguyên lần này, tôi được đi chung với nhóm bạn có cái tên khá lạ là "Ngủ gật", họ đều là những người còn trẻ, rất năng động và cũng rất. ..quái.
Chiếc xe cà khổ lăn bánh một cách cà giựt chở theo một đám người ngồi chen chúc. Tiếng xe gầm rú, tiếng cô bạn la hét thất thanh, gã lái xe nghiệp dư suýt lao xuống ruộng mấy lần. Công trường nhà máy Bauxite đang xây dựng cách trung tâm chợ 5km, chúng tôi vừa đi vừa né cảnh sát giao thông. Gần đến nơi, hai người bạn xuống xe tự đi tìm hiểu, còn tôi và anh bạn cứ thế phóng thẳng vào. Có lẽ do bộ dạng giống người điạ phương, nên chúng tôi dễ dàng vượt qua nhiều chốt bảo vệ.
Khu vực công trường bao quanh bởi những cánh rừng thông đang bị chặt phá, gần đó có một đầm nước. Theo quy hoạch, vùng đầm nước này sẽ được cải tạo thành hồ chứa bùn đỏ. Không cần phải có con mắt chuyên môn, có thể dễ dàng nhận thấy vùng đầm nước này quá nhỏ bé để có thể chứa hết được khối lượng bùn đỏ khổng lồ sắp sửa thải ra.
Vào đến nơi, chúng tôi bắt gặp ngay một không khí lao động hối hả, nhộn nhịp. Một vùng đất phẳng lì ước chừng 50 ha đang được đào xới và xây cất, đất đỏ quạch lầy lội, khắp nơi ngổn ngang sắt thép, máy móc. Hầu hết các khu vực đang xây dựng được rào chắn bởi hàng dài lưới B40, bên cạnh là những dòng chữ Trung Quốc khá hoành tráng. Bên trong hàng rào, người lẫn máy móc đang làm việc hết công suất. Nhìn chung thì kỹ thuật xây dựng còn khá thô sơ, các loại máy móc cũng không có gì đặc biệt, sức người vẫn là chính, còn máy móc và vật liệu xây dựng như sắt, thép, xi-măng... đều mang từ Trung Quốc qua.
Ấn tượng nhất là việc có quá nhiều người Trung Quốc ở công trường này. Hầu như chỗ nào cũng thấy. Có cảm giác không hề có sự xuất hiện của người Việt. Công nhân Trung Quốc tràn ngập khắp công trường. Họ mang cả vợ con sang, họ sống trong các dãy nhà tập thể mọc lên san sát.
Phần lớn những công nhân này chỉ là lao động tay chân, không có trình độ. Nhìn cách làm việc thì thấy họ đều tỏ ra lười biếng, sức làm yếu và cũng hay đùa giỡn. Đứng trông coi là những viên quản đốc trông khá dữ dằn, cách đi đứng và tác phong giống một chỉ huy quân đội hơn. Chúng tôi hầu như không thể dừng lại để hỏi thăm, vì đến chỗ nào cũng gặp người Trung Quốc. Quả thật, cả một công trường rộng đến 50 ha trên đất Việt, kiếm ra một người Việt khó quá !
Đang phân vân tìm cách tiếp cận, bỗng cô bạn đang ở phía ngoài điện thoại vào:
- "Sao ? Anh em bước chân vô "Tô giới Tàu" thấy thế nào ?".
- "Ừ, công nhân Trung Quốc đông quá, tràn ngập khắp nơi".
Cô bạn nói tiếp:
-"Mình vừa bắt chuyện với một cán bộ ở đây, anh ta cho biết phía nhà thầu Chalco nói có 300 công nhân Tàu, nhưng khi chính quyền tiến hành điều tra thì phát hiện có đến 500. .."
Tôi vội cắt ngang "Làm gì có chuyện 500, hơn nhiều"
- "Ừ, mấy người bán hàng cũng nói vậy, nghe nói cả ngàn đấy...".
Hóa ra cái mà chính quyền gọi là "cuộc điều tra phát hiện" là như thế này, chỉ nhìn sơ qua cũng thấy con số công nhân TQ không thể dừng lại ở vài trăm người được. Tính một cách đơn giản, mỗi khu vực xây dựng có ít nhất trên 100 công nhân, cả công trường có gần 20 khu vực như vậy, suy ra con số công nhân TQ lên đến phải hàng ngàn người. Sự vô trách nhiệm về mặt quản lý của chính quyền địa phương là quá rõ ràng !
Chúng tôi cứ lòng vòng cả buổi mà không biết hỏi han ai, chẳng biết đi đường nào, các bảng hướng dẫn không có một chữ Việt, toàn bằng tiếng Hoa. Chúng tôi cảm thấy thật lạc lõng, giống như bước chân vào một mảnh đất lạ lẫm, với những con người xa lạ. Đang tính quay trở ra thì bất chợt tôi nghe có tiếng gọi vang lên:
- "Đi xin việc hả em trai ?"
Tiếng gọi nghe thân quen khiến tôi có cảm giác giống như đang ở một nơi nào đó xa lạ, bỗng gặp một người đồng hương. Trước mắt chúng tôi là một anh công nhân người Việt Nam mồ hôi nhễ nhại, chắc anh ta cũng chẳng hiểu tại sao khi gặp anh chúng tôi vui mừng như vậy, tôi buột miệng trả lời: "Dạ..."
-"Ở đây nó không nhận người mình đâu ! Kiếm chỗ khác đi em trai"
-"Dạ không, em đến đây để tìm người quen" Tôi vừa nói, vừa tiến đến mời anh ta điếu thuốc.
- À, mấy đứa kiếm ai ? Người mình ở đây chỉ có hai đội, khoảng gần 100 người, làm ngày nào ăn lương ngày đó
Theo lời kể của anh công nhân nọ, anh ta được nhận vào làm vì khi ấy công nhân bên Trung Quốc không qua kịp, nên phía nhà thầu buộc phải nhận một số ít lao động địa phương vào trám chỗ. Đa phần đều không có hợp đồng lao động, tiền lương thì chỉ bằng một nửa công nhân TQ, công việc chủ yếu là xây nhà và đào đất. Cậu chuyện cởi mở hơn, chúng tôi bèn hỏi thăm về những công nhân Trung Quốc
- Tụi nó qua đây muốn cưới vợ rồi ở lại đó mà. Bên đó nó ở vùng quê nghèo, đều thất nghiệp, không nhà cửa, gái nào thèm cưới. Qua đây có việc làm, lương cũng cao nữa. Nghe đâu quanh đây có mấy đứa sắp cưới vợ rồi xin ở lại luôn.
Anh còn cho biết thêm, công nhân Trung Quốc ở đây khoảng 1.500 người, trong đó có nhiều người từng là lính giải ngũ, chưa kể hàng trăm chuyên gia thường xuyên ra vào. Sắp tới sẽ có thêm một đợt công nhân nữa kéo sang với số lượng khá đông...
Nghe đến đây bất giác tôi cảm thấy bất nhẫn. Sự khó chịu trào dâng với những gì xảy ra trước mặt, đúng là không thể hiểu được việc họ khai thác bauxite sẽ mang đến lợi ích cho ai. Tôi miên man nghĩ đến một viễn cảnh đáng sợ, đó là khi mảnh đất cao nguyên đang bắt đầu bị người Trung Quốc cắm rễ mang theo thứ văn hóa ô hợp, việc khai thác Bauxite sẽ làm đất canh tác ngày càng thu hẹp, khi đất đai trở nên khô cằn, nguồn nước ô nhiễm... Phải chăng trong tương lai, Tây Nguyên phải chứng kiến những đứa con rứt ruột bỏ đi "tị nạn môi trường", hay Tây Nguyên sẽ bị giày xéo bởi một cuộc đại di dân ồ ạt từ Bắc Phương ?
Mâu thuẫn về lợi ích giữa người dân địa phương và người Trung Quốc chưa thực sự bùng phát, nhưng khả năng tiềm ẩn một cuộc xung đột lớn có thể xảy ra nếu tình trạng di dân ào ạt này tiếp diễn. Ấy là khi dân địa phương hiểu ra rằng việc khai thác Bauxite sẽ chẳng mang lại lợi ích gì, trái lại còn làm cuộc sống hỗn tạp, đất canh tác thì mất dần. Kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy, khai thác Bauxite chỉ làm kiệt quệ đất đai, ô nhiễm môi sinh, gia tăng đói nghèo, kéo theo sự lầm than của cư dân địa phương mà thôi. Thêm vào đó, phải chứng kiến những người TQ khai thác tài nguyên trên mảnh đất của mình, trong khi bản thân bị mất công ăn việc làm, liệu họ có dễ dàng chấp nhận ?
Chia tay anh công nhân nọ, chúng tôi quay trở ra, lòng nặng trĩu. Vừa ra khỏi công trường đã gặp cô bạn đang đứng chờ, miệng cười tươi như hoa. Cả đám lại chen chúc nhau trên chiếc xe cà khổ. Chiếc xe lăn bánh qua nhà máy Bauxite Nhôm Lâm Đồng, qua những con đường đất đỏ lở lói, đến dòng suối đang ô nhiễm nặng... Thỉnh thoảng lại bắt gặp những nhóm người đang cặm cụi đo đạc, tính toán. Nghe nói người ta sẽ tiến hành san rừng, bạt núi để làm một tuyến đường tắt chuyên chở Bauxite đến Đắc Nông
Chung quanh khu vực công trường còn rất nhiều nhà dân sinh sống, những ngôi nhà nhỏ bé ẩn hiện trong mảng không gian xanh thơ mộng của những vườn chè, vườn chuối... Trong những xóm nhỏ nghèo nàn, cuộc sống trôi qua yên bình, người dân vẫn cần cù lao động, tiếng trẻ em nô đùa dưới rặng cây. Xa xa, những cô gái dân tộc với làn da ngăm đen mỉm cười e ấp khi chúng tôi vẫy tay chào...
Đất và người Tây Nguyên vốn dĩ bao dung, hiền hòa nhưng cũng dễ bị tổn thương. Một sự xáo trộn quá lớn sẽ là một sự hủy hoại khôn lường.
Tây Nguyên luôn kiêu hãnh, linh thiêng và đầy tự trọng. Sự tàn phá môi sinh và văn hóa cao nguyên này sẽ là một di họa khủng khiếp đến nhiều thế hệ.
Đừng để ngọai bang dùng lưỡi dao Bauxite chém ngang lưng Tây Nguyên, bởi bauxite chính là lưỡi dao độc.
Đừng để vết thương Tây Nguyên thêm rỉ máu, bởi vết thương nhiễm độc không bao giờ lành lặn.
Vâng, dân Việt chúng ta không cho phép điều đó xảy ra, bằng tất cả lương tâm và trách nhiệm !
Tường trình từ Tân Rai
Thông Báo
Thư Mời Các Ca Đoàn trên toàn quốc về tham dự Hành Hương Đức Mẹ La Vang tháng 6 năm 2009 tại Washington, D.C.
Văn Duy Tùng
08:06 01/05/2009
Arlington, Virginia, ngày 27 tháng 04 năm 2009
Kính thưa Quí Ca Đoàn, Quí Nhạc sĩ Công giáo, Quí Ca Trưởng và Ca Viên.
Lại một lần nữa, Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức Ngày Hành Hương Đức Mẹ La Vang lần thứ II tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội Quốc Gia Hoa Kỳ, các ngày 18, 19 và 20 tháng 6 năm 2009 với chủ đề: “Cùng với Thánh Phaolô, Chúng ta về bên Mẹ La Vang kể chuyện Chúa Giêsu”.
Chương trình Ngày Hành Hương gồm có đi thăm thắng cảnh vùng Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, Hội Thảo, Giảng Thuyết, Thánh Lễ, Chầu & Rước Kiệu, Hôn Kính Xương Các Thánh, Hòa Giải, Thánh Nhạc, Họp Mặt Các Nhạc sĩ Công Giáo, Ca Trưởng, Ca Đoàn…
Riêng về phần Thánh Nhạc cho các thánh lễ trong 3 Ngày Hành Hương, chúng tôi kính mời và kêu gọi các ca đoàn khắp nơi ghi danh tham gia phục vụ hát cho các thánh lễ và cùng với Ca Đoàn Tổng Hợp hát cho Thánh Lễ Đại Trào. Đặc biệt chúng ta sẽ chào mừng “Ngày Thánh Nhạc” lần thứ II được tổ chức trong dịp Hành Hương này gồm có những buổi họp mặt và hội thảo cho các Nhạc sĩ Công giáo, các Ca Trưởng và các Ca Đoàn do Linh Mục Trưởng Ban Thánh Nhạc Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam diễn giải, Cha Gioan Baotixita Nguyễn Đức Vượng Dòng Đa Minh với chủ đề I: “Tương quan nền Thánh Nhạc Việt Nam và Hải Ngoại". Chủ đề II: “Ai cũng có thể biến cuộc sống thành Thánh Ca”.
Để cho việc tổ chức được chu đáo, xin quí vị ghi danh sớm có thể và hạn chót đến ngày 06 tháng 06” 2009.
Xin ghi danh ở những địa chỉ thuận tiện nhất:
- Linh Mục Nguyễn Đức Vượng. Phone: (703) 553-0370. Email: vuongduc@yahoo.com
- Nhạc sĩ Phạm Đức Huyến. Phone: (408) 623-1358. Email:josephhuyen@yahoo.com
- Hoặc chúng tôi, Văn Duy Tùng: (703) 362-3267. Email: vanduytung@yahoo.com
Xin chân thành cám ơn sự hợp tác và xin Chúa chúc lành cho quí Anh Chị Em và gia đình.
Thay mặt Linh Mục Nguyễn Đức Vượng, O.P.
Trưởng Ban Thánh Nhạc Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
Trân trọng kính mời,
Thánh Nhạc Hành Hương Đức Mẹ La Vang
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
www.liendoanconggiao.net
Kính thưa Quí Ca Đoàn, Quí Nhạc sĩ Công giáo, Quí Ca Trưởng và Ca Viên.
Lại một lần nữa, Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức Ngày Hành Hương Đức Mẹ La Vang lần thứ II tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội Quốc Gia Hoa Kỳ, các ngày 18, 19 và 20 tháng 6 năm 2009 với chủ đề: “Cùng với Thánh Phaolô, Chúng ta về bên Mẹ La Vang kể chuyện Chúa Giêsu”.
Chương trình Ngày Hành Hương gồm có đi thăm thắng cảnh vùng Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, Hội Thảo, Giảng Thuyết, Thánh Lễ, Chầu & Rước Kiệu, Hôn Kính Xương Các Thánh, Hòa Giải, Thánh Nhạc, Họp Mặt Các Nhạc sĩ Công Giáo, Ca Trưởng, Ca Đoàn…
Riêng về phần Thánh Nhạc cho các thánh lễ trong 3 Ngày Hành Hương, chúng tôi kính mời và kêu gọi các ca đoàn khắp nơi ghi danh tham gia phục vụ hát cho các thánh lễ và cùng với Ca Đoàn Tổng Hợp hát cho Thánh Lễ Đại Trào. Đặc biệt chúng ta sẽ chào mừng “Ngày Thánh Nhạc” lần thứ II được tổ chức trong dịp Hành Hương này gồm có những buổi họp mặt và hội thảo cho các Nhạc sĩ Công giáo, các Ca Trưởng và các Ca Đoàn do Linh Mục Trưởng Ban Thánh Nhạc Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam diễn giải, Cha Gioan Baotixita Nguyễn Đức Vượng Dòng Đa Minh với chủ đề I: “Tương quan nền Thánh Nhạc Việt Nam và Hải Ngoại". Chủ đề II: “Ai cũng có thể biến cuộc sống thành Thánh Ca”.
Để cho việc tổ chức được chu đáo, xin quí vị ghi danh sớm có thể và hạn chót đến ngày 06 tháng 06” 2009.
Xin ghi danh ở những địa chỉ thuận tiện nhất:
- Linh Mục Nguyễn Đức Vượng. Phone: (703) 553-0370. Email: vuongduc@yahoo.com
- Nhạc sĩ Phạm Đức Huyến. Phone: (408) 623-1358. Email:josephhuyen@yahoo.com
- Hoặc chúng tôi, Văn Duy Tùng: (703) 362-3267. Email: vanduytung@yahoo.com
Xin chân thành cám ơn sự hợp tác và xin Chúa chúc lành cho quí Anh Chị Em và gia đình.
Thay mặt Linh Mục Nguyễn Đức Vượng, O.P.
Trưởng Ban Thánh Nhạc Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
Trân trọng kính mời,
Thánh Nhạc Hành Hương Đức Mẹ La Vang
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
www.liendoanconggiao.net
Văn Hóa
Truyện ngắn: Quán Rượu Nửa Đêm
Nguyễn Trung Tây, SVD
11:04 01/05/2009
Truyện ngắn: Quán Rượu Nửa Đêm
...Quán Rượu Nửa Đêm, truyện ngắn tâm lý xã hội của Nguyễn Trung Tây bàn về những xung đột căng thẳng đến độ nghẹt thở trong gia đình Việt Nam giữa bố mẹ và con cái.Những xung đột này nảy mầm từ Việt Nam, trôi qua Biển Đông, và vươn cao thành cây cổ thụ trên vùng đất mới. Không biết bao giờ những xung đột này mới chịu tan loãng và biến mất vào trong thinh không?
Quán rượu vắng hoe vào khoảng 12 giờ đêm cũng là giờ đóng cửa. Người bartender lay gọi thằng Đình,
— Ê, dậy. Tới giờ quán đóng cửa.
Thằng Đình dụi hai mắt, ngơ ngác nhìn chung quanh, cái giầy bên chân trái đã rớt xuống sàn nhà từ hồi nào. Nó cúi xuống, nhặt lên chiếc giầy, sỏ lại vào chân,
— Ủa, tới giờ đóng cửa rồi sao?
— Mày là thằng khách cuối cùng đó con ạ. Nửa đêm rồi.
Thằng Đình móc tay vào túi quần lôi ra trong bóp một đồng, đặt lên quầy rượu. Nó đứng lên, giơ tay chào người bartender. Bóng thằng Đình đổ dài trên đường rồi biến mất sau cánh cửa của quán rượu vào lúc nửa đêm.
Ông Ricô biết thằng Đình khá lâu rồi. Lần đầu tiên nó bước vào quán rượu một mình. Thằng Đình chưa kịp mở miệng, ông nhăn mặt, xua tay,
— Ở đây không có bán kem.
Thằng Đình cười, nụ cười thông cảm,
— Tôi không ăn kem. Một ly Brandy Manhattan.
— Được, cho xem thẻ căn cước.
Thằng Đình móc bóp lấy thẻ lái xe đưa cho người bartender. Nhìn tấm hình rồi lại nhìn thằng Đình, ông Ricô không tin vào con mắt của mình, “Chúa ơi, thằng nhỏ Á Châu mặt non choẹt này đã dư tuổi uống rượu”.
Thằng Đình thỉnh thoảng ra quán. Thông thường nó đi một mình vào ban đêm khoảng 10 giờ tối. Ngồi tại quầy rượu, nó gọi một ly Brandy Manhattan, đôi khi Absolut Vodka, hút mấy điếu thuốc, rồi bỏ về vào khoảng nửa đêm lúc quán gần đóng cửa. Có một hoặc hai lần nó gục đầu ngủ quên trên quầy rượu. Khuôn mặt của thằng Đình hiện lên vài nét tinh nghịch với cái trán cao, tóc ngắn, chải với keo theo kiểu mới, sợi tóc đâm tua tủa lên trời. Cặp mắt mầu nâu, khi cười tạo nên hai đường dài nơi khóe mắt, nhưng lúc bình thường nhìn buồn thiu. Thằng Đình ít nói. Ban đầu ông Ricô tưởng nó không biết nói tiếng Anh. Khi thân với nó, ông biết tính của thằng khách trầm lặng. Nhưng nếu gặp đối tượng, đúng đề tài, thằng Đình sẽ nói, nói rất nhiều. Có mấy lần ông thấy hai ba bà khách sang trọng ngồi cạnh nó gợi chuyện, rủ đi chơi, nhưng thằng nhỏ lắc đầu nói cám ơn. Tò mò ông hỏi,
— Tao đợi mãi mà mấy bà khách sộp đó chưa bao giờ mở miệng hỏi han một câu, nói chi đến chuyện rủ đi ăn. Sao mày không đi với họ…sướng đủ điều?
Thằng Đình lười biếng, mặt không hứng khởi, không nói chi. Vào khoảng 11 giờ đêm, quán đã bớt khách, ông hay kéo ghế ngồi trước mặt nó nói chuyện. Nhờ thế ông mới biết thằng Đình đang học Cử Nhân ngành Tâm Lý. Những lúc học bài xong, rảnh rỗi, và hứng thú—theo lời nó nói—thằng Đình ra quán uống một ly rượu, rồi về nhà ngủ.
— Hồi mới gặp, tao tưởng mày là Chino.
Thằng Đình lắc đầu, bộ mặt bí hiểm,
— Tôi họ Nguyễn. Họ đó Chinos không có. Ông biết vị vua cuối cùng của Vietnamitas không?
Người bartender ngáp dài, lơ đãng nhìn người khách mở cửa bước vào quán, lắc đầu,
— Không. Nhưng coi phim The Last Emperor, tao biết Phổ Nghi là vua cuối cùng của người Trung Hoa.
Thằng Đình gõ tay xuống mặt quầy rượu,
— Ông về học lại Lịch Sử thế giới đi. Vua cuối cùng của Việt Nam là Bảo Đại. Ông ấy họ Nguyễn.
Ông Ricô trề môi, khịt mũi,
— Ai thèm học lịch sử nước mày.
Thằng Đình nhìn ông Ricô, nhếch miệng cười ruồi. Người bartender dáng người tầm thước. Bố Mễ, mẹ Ý. Đầu mũi cong xuống. Tóc đen, thẳng, cắt ngắn kiểu flat-top. Bụng khá to so với cái tuổi trung niên, có lẽ tại uống nhiều beer. Tính tình vui vẻ, thân thiện, hay nói, không giận ai lâu. Nghe thằng Đình nói ông vua cuối cùng họ Nguyễn, người pha rượu vắt cái khăn lau bàn màu trắng lên vai, đập tay thằng Đình,
— Ê, như vậy là mày thuộc về hoàng gia rồi.
Thằng Đình nhếch mép,
— Ông biết hoàng gia trong tiếng Việt Nam có nghĩa là gì không? Hoàng là hoàng đế, gia là gia đình, gia tộc. Hoàng gia có nghĩa là gia đình thuộc về hoàng đế. Nhưng tôi nghĩ hơi khác. Bên Việt Nam, chỉ có vua mới được mặc áo mầu vàng. Cho nên hoàng gia có nghĩa là gia đình có dính dáng đến mầu vàng. Ông có nhớ chất mà người ta thải ra ngoài mầu gì không?
Ông Ricô lắc đầu điệu bộ ngao ngán,
— Mày còn nhỏ mà sao ăn nói cay đắng vậy?
Những lúc máy điện toán bị trục trặc, ông Ricô nhờ thằng Đình ghé tới nhà sửa hộ. Trả công cho thằng Đình, ông nấu cho thằng nhỏ Spaghetti kiểu Ý, một món mì truyền thống gồm có thịt heo bầm vo viên trộn nhiều tỏi sống và cà chua ăn với bánh mì. Cơm dọn ra, ông với đứa con gái duy nhất đang học trung học và thằng Đình ngồi ăn tối. Con Maria có những bài toán không biết làm, sau bữa ăn hay mang ra nhờ brother Đình chỉ. Thằng Đình hình như không để ý đến con Maria. Có vài lần nó dẫn tới quán rượu một cô gái Á Châu. Về sau ông mới biết cô ta người Nhật. Nhìn cách hai đứa ngồi nói chuyện, ông biết thằng Đình mết con nhỏ. Cũng có một lần khác, thằng Đình tới quán với một người Á Châu lớn tuổi. Thoạt tiên ông tưởng là bố nó, bởi nghe thằng nhỏ gọi người này là father. Nhưng nó nói không phải.
— Ủa, vậy người đó là ai? Đừng nói với tao ông ấy là cố đạo nhé?
Thằng Đình chau mày nhìn ông Ricô, điệu bộ quan sát,
— Ông gốc Mễ, Công Giáo phải không?
Người bartender hất hàm,
— Rồi thì sao?
— Ông ta là cố đạo đó. Tôi học một lớp của ông ấy, lớp Triết.
— Mày mà không nói, tao tưởng người đó là ông già mày.
Thật là bất ngờ, sau câu nói của ông Ricô, thằng Đình nghiêm nét mặt nhìn thẳng vào mắt người bartender nói rõ từng chữ,
— Tôi không có bố.
Người bartender khựng lại,
— Xin lỗi! Tao nghe không rõ. Mày nói…mày không có bố hay là bố mày…chết rồi?
Thằng Đình nói chậm, rõ từng tiếng,
— Bố tôi còn sống, nhưng người đó không phải là bố tôi.
Người bartender giơ hai tay lên trời, điệu bộ phân bua,
— Tao không hiểu mày muốn nói chi.
Không để ý đến ông Ricô, thằng Đình lơ đãng nhìn vào ly rượu,
— Bố tôi còn sống, nhưng tôi…tôi không nhận người đó là bố.
Ông Ricô nhìn chung quanh, đèn mầu xanh đỏ chiếu hắt hiu lên một vài khuôn mặt còn sót lại trong quán rượu. Nhạc Jazz xa vắng tô đậm thêm nét vắng vẻ của quán vào lúc gần nửa đêm. Kéo ghế tới trước mặt thằng Đình, người pha rượu ngồi xuống. Trong chậm rãi ông hỏi, giọng thân tình,
— Ông bạn nhỏ, chuyện gì xảy ra vậy?
Thằng Đình cầm ly rượu lắc lắc những cục đá, đưa lên miệng. Người bartender khoác tay,
— Để tao pha cho mày một ly mới. Ly này của tao... Tao trả tiền ly này.
Thằng Đình nhìn người bartender đổ rượu ra ly. Một tay gõ nhè nhẹ lên mặt bàn gỗ, một tay nó chống cằm. Người pha rượu nhẹ nhàng đặt ly Brandy Manhattan trước mặt thằng Đình. Cầm ly rượu mới, nó không uống, nhưng lại xoay nhè nhẹ. Cuối cùng nó cầm ly đưa lên miệng uống một hơi,
— Người mà ông gọi là bố tôi vượt biển, bỏ lại mẹ tôi và tôi khi đó đang còn là một bào thai. Ông ta tới trại tỵ nạn, sau đó định cư ở Hoa Kỳ. Trong gần mười năm trời ông không viết thư về cho gia đình ngoại trừ lá thư báo tin đã tới đảo Pulao Bidong. Sau khi sinh ra tôi, mẹ tôi xoay sở làm đủ nghề. Nhưng bà ấy hiền quá, bị hết người này tới người kia gạt gẫm. Cuối cùng gia tài và sản nghiệp nhỏ nhoi của một cặp vợ chồng mới cưới tan theo mây khói. Túng quẫn, mẹ tôi đi ở đợ, làm mướn, sau cùng bế tôi đi…đi…đi ăn xin. Một thời gian đủ dài tôi được nuôi sống bởi những hạt cơm bố thí của thiên hạ. Bà ngoại tôi, một góa phụ từ hồi còn trẻ, một tay nuôi hai cô con gái nên người, không đồng ý cho mẹ tôi lấy người đó. Nhưng mẹ tôi cãi lại lời bà ngoại. Ngày hai người làm đám cưới, bà ngoại nằm ở trong nhà, quyết định không nhận mặt con rể. Sau khi cưới, bố mẹ tôi dọn nhà lên thành phố. Nghe bà con lối xóm kể chuyện gặp con gái bế thằng cháu ngoại đi ăn xin, bà ngoại đón xe lên thành phố ngồi đợi ở chợ nơi mẹ tôi ngày ngày ngửa tay xin tiền của thiên hạ. Mẹ tôi không chịu về làng nhưng chấp nhận để bà ngoại mang thằng cháu đi. Theo lời Dì Hoa, em gái duy nhất của mẹ tôi kể lại, khi đó tôi được hai tuổi, sài đụi, ghẻ lở, xanh lét như những lá trầu không bà tôi hằng ngày mang ra chợ bán. Bồng tôi về, bà ngoại nấu nước tắm với sả và phèn chua chữa bệnh ghẻ cho tôi. Bà nấu cháo pha đường, mua sữa hộp nuôi thằng cháu. Dì Hoa ngày ngày chạy qua cho tôi bú thép. Tôi lớn lên bên vườn trầu không xanh tươi sau nhà. Nhưng, hai năm sau khi tôi được bốn tuổi, bà ngoại qua đời. Dì Hoa mang tôi về nhà nuôi với ba đứa con. Ở với dì được khoảng hai năm, cả nhà dì tôi được đi sang Mỹ theo diện H.O. của chú tôi, dượng Ba. Một người bạn thân của mẹ tôi, bà ta có hai người con đang ở ngoại quốc, mang tôi về nhà. Một năm sau, bà ta bay sang Pháp đoàn tụ với con gái của mình. Cuối cùng người ta bỏ tôi vào Viện Cô Nhi Tình Thương do mấy Sơ Áo Trắng Dòng Thánh Phaolô phụ trách.
Ngày mẹ tôi nhận được giấy bảo lãnh, bà đến Viện Cô Nhi xin lại con mình. Khi đó tôi đã được mười hai tuổi. Nhìn người đàn bà xa lạ, tôi không chịu đi theo. Tôi khóc, tay bám chặt tà áo dòng trắng của Sơ Anna, người nuôi và dạy tôi học trong suốt năm năm trời. Mẹ mang tôi về ở tạm căn nhà bỏ hoang của bà ngoại. Tôi không ngừng tiếng khóc, bỏ ăn mấy ngày, rồi sốt nặng. Khi Sơ Anna đến thăm, tôi ngừng khóc, chạy ra nắm áo Sơ, đòi theo Sơ về lại Viện Cô Nhi. Trước tình cảnh đó, mẹ tôi chịu thua.
Tôi về ở lại với Sơ Anna áo trắng, không chịu đi Mỹ. Cuối cùng Sơ ôm tôi vào lòng, thủ thỉ nói, “Con đi sang đó, học giỏi, đi làm, gửi tiền về cho Sơ nuôi các em như Sơ đã từng nuôi và dạy con học. Con không đi, trong tương lai, Sơ không có tiền, Viện Cô Nhi sẽ phải đóng cửa”.
Nghe lời Sơ, tôi, mười ba tuổi bước chân lên phi cơ đi sang Mỹ. Còn hai ngày nữa, trước khi rời Việt Nam, vào một buổi chiều mẹ tôi tới Cô Nhi Viện, xin phép Sơ Anna dẫn tôi ra thăm mộ ông bà ngoại. Mẹ tôi đốt nhang cho hai ngôi mộ nằm cạnh nhau, rồi ngồi khá lâu trước mộ của bà ngoại. Cuối cùng bà quay sang tôi, gọi, “Đình...” Tôi nhìn mẹ, chờ đợi. “Mẹ…mẹ xin lỗi con”. Tôi ngơ ngác nhìn xuống tấm hình của bà ngoại trên bia mộ. Tôi nhớ lại tôi đã yên lặng, không biết nói gì. Tôi liếc nhìn thấy mắt mẹ đỏ hoe. “Mẹ vừa xin lỗi bà. Bây giờ mẹ xin lỗi con”.
Qua tới Mỹ vào năm lớp Mười Một có một lần tôi đi theo mấy thằng bạn đánh nhau với đám…đám Mễ và Mỹ đen—thằng Đình ngập ngừng, ngước nhìn ông Ricô. Tôi bị một thằng Mễ chém trúng một nhát khá sâu trên bắp tay phải. Ôm chặt lấy vết thương, tôi chạy về nhà. Bữa đó mẹ tôi về nhà sớm. Tôi thoáng thấy bà loay hoay nấu cơm trong bếp. Nhìn thấy tôi bỏ chạy lên phòng với bàn tay phải đẫm máu, bà đi theo tôi lên lầu. Tôi chạy vô phòng, đóng mạnh cánh cửa lại. Bất chợt tôi thấy cả một bầu trời rực sáng với những tia nắng lung linh nhảy múa. Quay cuồng với những đốm sáng, tôi ngã gục xuống sàn nhà, không kịp vặn chốt khóa cửa. Tôi thấy Sơ Anna mặc áo dòng trắng toát bước nhẹ vào phòng, đắp lên trán tôi miếng khăn ướt. Tôi thấy những dòng máu đỏ từ tay phải phun thẳng vào mặt và áo trắng của Sơ. Tôi hét lên, tỉnh cơn ác mộng! Mở mắt ra, tôi thấy mình đang nằm trên giường, tay băng kín. Mẹ tôi đang ngồi bên cạnh. Bà không nói gì, nhưng khẽ mỉm cười, nụ cười bao dung của Sơ Anna vào những lúc gặp tôi bị Mẹ Bề Trên phạt quỳ; nụ cười thánh thiện của Sơ Anna vào những lúc nhìn thấy tôi ngủ gật giật mình tỉnh giấc trong giờ kinh tối với các Sơ; nụ cười thiên đàng của Sơ Anna vào những lúc mang tô cháo nóng bốc mùi hành và tiêu sọ để trên đầu giường khi tôi bị bệnh. Tôi nhìn mẹ, nhìn thật lâu. Cuối cùng lần đầu tiên trong đời, vào năm mười bẩy tuổi, tôi giơ tay ra nắm bàn tay của người đàn bà đã sinh ra tôi, bế tôi đi ăn xin hai năm trời, và tôi mở miệng gọi “Mẹ ơi”...
Vết chém khá sâu khiến tôi bị sốt nặng. Ngày hôm sau mẹ tôi cáo ốm không đi làm. Bà lái xe đến trường xin phép cho tôi nghỉ học một tuần. Về lại nhà, bà mang tôi đi bác sĩ. Ông bác sĩ khâu lại vết chém, cho thuốc trụ sinh uống. Bà muốn nghỉ nguyên một tuần ở nhà với tôi; nhưng tôi nói, “Mẹ đi làm đi. Con thấy khỏe trong người rồi”. Mẹ nheo mắt cười với tôi, lại cái nụ cười bao dung của Sơ Anna! Sáng hôm sau bà đi làm, nhưng cứ khoảng hai tiếng lại gọi điện thoại về nhà. Chiều chiều bà nấu cháo với thịt heo bầm, rắc tiêu sọ và hành thơm cho tôi ăn. Lần đầu tiên trong đời, tôi nhìn thấy hạt mầm của tình mẫu tử nẩy lộc, đâm chồi trong lòng. Lần đầu tiên trong đời, những hờn giận với người đàn bà sinh ra tôi bắt đầu chịu bốc hơi, từ từ tan biến vào trong thinh không. Lần đầu tiên trong đời, tôi chấp nhận là mình có một người mẹ…
Thằng Đình dừng lại, trầm ngâm với dòng tư tưởng.
— Còn trước đó?
Người pha rượu lên tiếng phá vỡ bầu không khí yên lặng. Cầm tờ giấy napkin lau khóe miệng, thằng Đình nói,
— Tôi nghĩ mình là con mồ côi, không cha không mẹ…
Vo tròn tờ giấy napkin lại, thằng Đình tiếp tục,
— Vào một buổi tối trước khi rời nhà vô đại học, lấy hết can đảm tôi nhắc lại câu chuyện trước nấm mộ của ông bà ngoại. Tôi hỏi tại sao mẹ lại nói với tôi những lời nói đó trước mộ của bà ngoại. Mẹ nhìn tôi, mặt đăm chiêu xa vắng, “Hôm đó mẹ ra mộ chia tay với ông bà ngoại. Mẹ sợ không còn cơ hội về lại quê nhà thăm mồ mả ông bà. Lúc đứng trước mộ của bà ngoại, mẹ…mẹ xin lỗi bà…” Mẹ tôi dừng lại, do dự. Tôi bật miệng hỏi, “Có phải…tại mẹ…mẹ cãi lời bà không”? Mẹ lắc đầu, điệu bộ cương quyết, “Không! Mẹ không xin lỗi bà về chuyện hôn nhân của riêng mình. Cho đến ngày hôm nay, mẹ chưa có một lần hối hận đã lấy bố con. Có thể bố không yêu mẹ như mẹ yêu bố. Nhưng trong tình yêu, mẹ không hối tiếc đã yêu bố con, đã lấy bố con”. Tôi nhìn ánh mắt long lanh của mẹ, yên lặng chờ đợi. “Mẹ xin lỗi bà vì mẹ vắng mặt trong những ngày cuối đời của bà. Mẹ cũng xin lỗi bà vì đã thiếu bổn phận với con…” Mẹ tôi nuốt nước miếng, nói tiếp, “Mẹ nói cho bà ngoại biết tại sao mẹ đã quyết định…đi ăn xin. Mẹ kể cho bà ngoại nghe lại câu chuyện hồi xưa. Mẹ nói cho bà ngoại biết…
Có một thời gian con bế thằng Đình đi làm mướn, làm con sen ở đợ cho người ta. Rồi con gái của mẹ bị người ta làm nhục... Sợi dây thừng đã được treo lên đà ngang của căn nhà, đã buộc vào cổ. Đang chuẩn bị đạp cái ghế dưới chân, thằng con hai tháng nằm trên nôi tỉnh giấc, bật tiếng khóc, khóc liên tục, khóc không ngừng. Tại sao nó khóc? Con không hiểu. Mới khoảng 15 phút trước đó, con đã cho nó những dòng sữa nóng. Con đã nghĩ rằng đây là lần cuối cùng nó được áp chặt khuôn mặt vào ngực của mẹ nó, được cười tung tóe, được đạp chân no nê, được ngây thơ u ơ. Tiếng khóc của nó đã đánh thức cơn mê sảng của con. Và con quyết định bước xuống... Sau khi mẹ mang cháu ngoại của mẹ về làng, con gặp một người đàn bà. Bà ta mang con về nhà giúp việc. Con tưởng gặp được người tốt, nhưng không phải. Người đàn bà này buôn bán, không phải hàng hóa nhưng thân xác phụ nữ. Lại thêm một lần nữa, con bị ép, bị làm nhục. Lần này con hoàn toàn quỵ ngã. Con không đứng dậy nổi nữa. Con buông trôi cuộc đời... Sống trong một hoàn cảnh như vậy, làm sao con dám về làng gặp lại mẹ, gặp em mình và gặp đứa con”?...
Yên lặng chen kẽ những thánh thót lăn dài trên hai gò má của mẹ tôi. Tôi nắm lấy tay mẹ bóp nhè nhẹ...
Tối hôm đó tôi ngủ ngon, một giấc ngủ thanh bình. Trong giấc ngủ tôi nghe được những tiếng hò từ thuở xa xăm khi mẹ bế trên tay, ví dầu, à ơi ru thằng bé cọc còi thiếu sữa, thằng bé gầy gò xanh mướt. Từ đó mẹ thỉnh thoảng hiện ra trong giấc mơ. Mẹ mặc áo trắng như Sơ Anna. Tóc mẹ đen, dài thướt tha. Tay cầm đũa thần, mẹ vẩy lên không trung những ngôi sao bạc lóng lánh. Tôi chạy theo mẹ hét to, “Mẹ ơi”! Tôi cúi xuống nhặt đầy trên hai lòng bàn tay những ngôi sao mẹ ban phát từ trời cao. Những ngôi sao tràn đầy trên hai bàn tay rớt xuống, vướng vào người biến tôi thành một ngôi sao sáng chói trên bầu trời…
Ông Ricô chớp chớp mắt. Hai con mắt của người bartender long lanh phản chiếu ánh đèn mầu của quán rượu. Ông bật miệng,
— Sao mày khổ vậy!
Thằng Đình không phản ứng. Nó im lìm, lơ đãng, trầm ngâm,
— Có những lúc tôi thắc mắc ngày hôm đó nếu không té xỉu, có lẽ bây giờ mình vẫn còn mồ côi mẹ. Bởi bất tỉnh, tôi không kịp khóa lại cánh cửa. Cửa phòng của tôi rộng mở, người đàn bà đó bước vào được trong căn phòng tâm hồn. Bà dìu từng bước dẫn đưa thằng bé mồ côi lên giường. Bà thận trọng băng bó lại vết dao của thể xác và của tinh thần. Bà cẩn thận lau sạch những vết máu đỏ vẫn đang lăn dài trong trái tim và trên thân xác. Bà nhẹ nhàng đắp lên vầng trán nóng sốt miếng khăn ướt lạnh dịu mát những cơn gió nóng của giận và của hờn. Bà vẫn thế, chưa bao giờ mở miệng trách móc tôi một lời, nhưng kiên nhẫn, đợi chờ. Và tôi tỉnh lại. Và bà ta trở thành mẹ của tôi, từ thể xác cho tới tâm hồn.
Người bartender gật gù với câu nhận xét của thằng Đình.
— Còn bố mày?
Thằng Đình nhìn ông Ricô, rồi nhìn xuống mặt gỗ bóng loáng của quầy rượu. Nó ơ hờ lấy điếu thuốc nhét trên vành tai trái xuống, bật quẹt. Nó trầm tư nhìn những luồng khói trắng đang dần dần tan loãng vào trong thinh không. Thấy vậy, ông Ricô mở miệng tính nói chi đó, nhưng thằng Đình giơ tay cản lại,
— Bố tôi? Người đó bỏ mẹ tôi và tôi gần mười năm, không một lần liên lạc ngoại trừ lá thư khi mới tới đảo và giấy tờ bảo lãnh; hồi xưa, tôi tưởng bởi vì ông ta cực nhọc vất vả với đời sống mới. Về sau tôi mới biết có một thời ông ta ở với một người đàn bà, một người tình nhân cũ. Hai người chung vốn mở tiệm Phở. Tiệm ăn đông khách lắm. Nhưng cuối cùng người đàn bà gạt ông ta qua một bên, chiếm lấy tiệm Phở. Thế là ông ta trắng tay. Sau biến cố đó, ông làm giấy tờ bảo lãnh mẹ con tôi qua Mỹ. Ba năm sau ông gặp lại chúng tôi. Ngày đầu tiên ở phi trường, ông yên lặng nhìn mẹ tôi khóc, người đàn bà một thời bế con đi ăn mày. Ông yên lặng nhìn tôi, thằng bé đen đủi gầy gò như que củi mục. Mẹ tôi nói, “Bố đó. Gọi bố đi con”. Nhìn người đàn ông xa lạ, tôi không mở miệng nói một lời. Về tới nhà, ông đưa cho tôi khẩu súng nhựa. Tôi cầm lấy nhưng vẫn không chịu mở miệng. Mẹ tôi lại nhắc nhở, “Cám ơn bố đi con”. Tôi lỳ lợm cúi nhìn thảm đỏ của căn phòng khách. Ông nổi giận, tát tôi một cái, “Con cái mất dạy! Bộ mày câm hả”? Quay sang vợ, ông chất vấn, “Bà dạy con như thế à”? Mẹ tôi xanh mặt nhìn tôi quẳng lại khẩu súng. Tôi bỏ ra sân nhà, ngồi một mình.
Người bartender nhăn mặt,
— Tại sao mày lại làm như vậy?
Xoa xoa vầng trán, thằng Đình thở dài, ngập ngừng,
— Cũng…cũng…không hiểu. Tôi không hiểu tại sao hồi đó tôi lại hành động như thế...
Thằng Đình tiếp tục thở dài,
— Ngày hôm sau, ông chở hai mẹ con đi làm giấy tờ. Mang tôi tới trường, ông ghi danh cho tôi đi học. Mới tới, tôi lạc lõng với vùng đất lạ, tôi xa xăm với hai bóng người trong căn nhà của bố tôi. Nhà của dì Hoa ở gần đó. Sau khi tan trường, tôi về thẳng nhà của dì Hoa. Tôi chơi với mấy đứa em, có đứa bằng tuổi, có đứa lớn hơn, có đứa nhỏ hơn tôi. Tụi tôi dẫn nhau ra sân chơi bóng rổ, chơi ping pong, đi shopping malls, đi chơi video games, ra thư viện đọc sách. Tôi ăn cơm tối với dì Hoa, dượng Ba, và ba đứa con của họ. Gần 10 giờ đêm tôi mới chịu về nhà. Tới nhà, tôi đi thẳng lên lầu, khóa cửa phòng lại, quẳng cặp lên bàn, leo lên giường ngủ.
Bất ngờ vào một buổi tối bố tôi chặn tôi lại trước cửa nhà. Ông nói, “Mày không phải là một đứa mồ côi. Mày có nhà, có cửa, có bố, có mẹ. Tại sao mày phải đi ăn xin cơm thừa canh cặn của nhà người ta? Bố của tụi nó là một thằng đàng điếm. Con cái của nó rồi cũng chẳng đứa nào ra hồn. Tao cấm mày từ ngày mai không được liên lạc với tụi nó”.
Hồi còn thanh niên, mẹ tôi nói dượng Ba đào hoa. Tôi không biết về quá khứ đào hoa của dượng bởi không nghe ai nhắc đến, nhưng tôi biết dượng Ba thương tôi. Khi còn sống với dượng bên Việt Nam, dượng Ba thường có những hành động tỏ ra thiên vị tôi rõ ràng. Những khi đánh lộn với mấy đứa em trai, không cần biết lỗi phải của ai, dượng bắt thằng con nằm xuống, đập cho mấy roi. Riêng tôi, ông chỉ bắt quỳ gối rồi giả tảng lơ khi thấy tôi len lén đứng dậy. Có nhiều lần đi thuyền ra biển chơi, dượng chỉ mang một mình tôi đi theo. Dượng dạy cho tôi cách câu cá, bắt những con sò nằm trốn trong những hộc đá hoặc chìm sâu trên bãi cát. Dượng bày cho tôi cách làm ná bắn chim hoặc thả diều sáo vào buổi chiều. Đi đâu về, dượng hay cho tôi trái xoài hoặc khúc miá, đôi khi cây kem. Dượng nói, “Con mang ra ngoài sân ăn đi. Đừng cho ai biết”. Thỉnh thoảng dượng dẫn một mình tôi đi ăn hủ tíu. Tôi biết dượng thương tôi, nhưng không hiểu tại sao? Tôi đoán có lẽ ông thấy tôi là thằng bé mồ côi lạc loài giống như ông, bởi có một lần dượng nói với tôi, dượng không biết bố mẹ mình là ai.
Mẹ tôi nói dượng Ba và bố tôi học chung từ tiểu học cho tới khi thi Tú Tài. Sau khi đậu Tú Tài II, dượng ghi danh học Dược, rồi bỏ trường thuốc, gia nhập trường Sỹ Quan Đà Lạt. Bố tôi rớt Tú Tài I, phải đi lính. Trước năm 75, bố là lính của dượng. Dượng qua đây vài năm, đi học lại, ra trường, làm Kỹ sư trưởng trong hãng điện tử nơi bố tôi chỉ là một nhân viên Assembly. Có một lần, trước khi tôi qua Mỹ, theo lời Dì Hoa kể lại ông nhờ người em cột chèo cất nhắc đưa vào khu Kỹ sư làm Technician, nhưng dượng Ba yên lặng không nói gì. Từ đó ông tuyệt giao với dượng Ba. Từ khi tới Mỹ chưa bao giờ tôi thấy bố tôi bước chân qua nhà Dì Hoa. Ông ghét con của dì tôi, đặc biệt là hai đứa con trai. Ông nói, “Tụi nó nhìn mặt đàng điếm giống y như bố của tụi nó”.
Chiều hôm sau không thấy tôi, mấy đứa em gọi điện thoại sang. Tôi nói, “Bố tao cấm, không cho qua đó”. Tôi không để ý là ông ấy đang đứng ngay bên cạnh. Nghe nói vậy, ông giật điện thoại, tát tôi mấy cái, “Thằng lẻo mép”. Đau quá, tôi nổi giận, chụp điện thoại, tính gọi cảnh sát. Ông tóm lấy tôi, trói ghì lại. Treo tôi lên sà ngang của nhà xe, ông dùng gậy đập tôi liên tục. Mãi đến khi mẹ tôi quỳ xuống lạy sống, ông mới quẳng gậy, lái xe bỏ đi mất.
Người bartender trợn tròn mắt kinh ngạc,
— Lạy Chúa tôi, sao bố mày ác vậy?
Mặt thằng Đình lạnh băng như một tảng đá,
— Tôi không khóc trong khi đang bị treo lơ lửng giữa trời. Tôi cắn răng không cho những tiếng rên bật ra trong khi những thanh củi liên tiếp đập lên người. Tôi không nói chi khi mẹ tôi gỡ dây mang tôi xuống, cởi trói cho tôi. Nhưng tôi ốm liệt giường bởi trận đòn đó. Tôi xua tay mẹ tôi ra khi bà mang chai dầu nóng lại xoa bóp những vết bầm tím sưng đỏ trên thân thể. Tôi hất đổ tung tóe xuống sàn nhà tô cháo nóng bà mang tới. Tôi quẳng bỏ những viên thuốc bà để trên đầu giường ra ngoài khung cửa sổ. Trong suốt hai ngày liền, tôi la hét ú ớ với những cơn ác mộng. Mẹ tôi chạy sang nhà Dì Hoa cầu cứu. Sáng hôm sau khi thấy bố tôi đang ngồi cặm cụi hàn chì những cái board điện tử trong hãng, dượng Ba lái xe về thẳng nhà bố tôi. Dượng Ba lấy dầu nóng xoa bóp những vết bầm tím trên người tôi. Đỡ đầu tôi dậy, dượng lấy cháo, đút cho tôi từng thìa. Lấy thuốc khuấy tan trong ly nước, dượng nói, “Con uống thuốc đi”. Đợi tôi chìm sâu vào giấc ngủ, dượng quay ra đóng cửa phòng, rồi lái xe về thẳng lại hãng. Sau khi gặp dượng Ba, tôi bắt đầu ăn cháo và uống thuốc...
Người bartender hỏi,
— Hồi đó mày bao nhiêu tuổi?
Thằng Đình cắn môi suy nghĩ,
— Khoảng…khoảng mười bốn. Bị cấm đoán, tôi không còn có dịp trốn nhà, chạy qua dì Hoa chơi nữa. Từ đó tôi gia nhập băng đảng trong trường. Thoạt tiên tôi chỉ đi theo. Một thời gian sau, tôi bắt đầu hút xách, đánh nhau... Mỗi lần bước chân về tới nhà, gặp tôi, ông ấy mở miệng chửi. Tôi bỏ về phòng đóng cửa lại. Nhưng, gặp những lúc ông ta buồn, ngồi uống rượu một mình, xỉn, ông không bỏ qua…
…Ông Sơn giọng lè nhè, hơi thở nồng nặc mùi rượu,
— Mày đi đâu vậy?
— Con về phòng…học bài.
— Cái thứ đầu đường xó chợ du côn du đãng như mày thì làm được gì. Rồi cũng lại đi ăn mày mà thôi. Ngồi xuống đây.
Ông Sơn vẫn nói, và thằng Đình vẫn bỏ đi. Ông Sơn cao giọng,
— Mày có nghe tao nói gì không?
— Con phải về phòng học bài. Ngày mai con có bài thi.
— Không có thi cử gì hết. Tao là bố mày. Tao nói sao mày phải làm như vậy. Mày không nhớ gì sao? Bởi không có tao cho nên hồi xưa hai mẹ con mày mới đi ăn mày!
Thằng Đình dừng bước. Nó ngẩng mặt nhìn lên trần nhà. Yên lặng, từ từ quay đầu lại, nó nói từng chữ,
— Con nhớ chứ. Con biết con là con của một người ăn mày. Nhưng riêng bố, bố có biết gì không? Con thà là đi ăn mày. Con không có bố. Chưa bao giờ tôi có bố!
Thằng Đình quay bước, mở cửa đi thẳng ra khỏi nhà.
— Mày bỏ nhà đi luôn hả?
— Không. Tôi bỏ qua nhà dượng Ba. Một lúc sau, mẹ tôi len lén đi sang nhà người em. Mẹ thấy tôi đang ngồi chơi cờ tướng với thằng con lớn của dượng Ba. Nhìn tôi, mẹ cười, nụ cười bao dung. Mẹ tôi ngồi nói chuyện với dì Hoa và dượng Ba một hồi. Lúc thấy bà đứng lên đi về, tôi suy nghĩ, và tôi quyết định bỏ ngang bàn cờ tướng. Tôi cũng đứng lên, đi theo mẹ. Cả hai mẹ con cùng đi về.
— Tao không dám nói chắc, nhưng…nhưng nếu trước đó mày không tìm lại được mẹ, mày đã bỏ nhà đi luôn hay không?
Thằng Đình lại xoa xoa vầng trán, rồi nhìn ra khung cửa sổ quán bar,
— Cũng có thể lắm. Nhưng tôi biết tôi vẫn còn Sơ Anna. Bây giờ lớn rồi, đối với tôi, lời dặn của Sơ là một sứ mạng. Tôi phải đi học, phải ra trường, phải kiếm được nhiều tiền, gửi về Viện Cô Nhi. Có những lúc buồn, nằm trong phòng một mình, tôi hay thấy lại hình dáng của Sơ Anna. Tôi thấy Sơ kiên nhẫn dạy cho tôi những bài toán cộng trừ. Tôi thấy Sơ yên lặng ngồi bên đầu giường nhìn tôi nằm khóc vào đêm Giao Thừa. Tôi thấy Sơ lắc đầu nhè nhẹ không đồng ý khi tôi đánh lộn trong nhà cơm của Viện Cô Nhi, và Sơ nghiêm khắc nói, “Con không được làm như vậy”. Nhớ tới Sơ Anna, sau khi tốt nghiệp Trung học, tôi thôi không liên lạc với nhóm bạn cũ. Nhớ tới Sơ Anna, tôi ghi danh học đại học, vừa học vừa đi làm trong trường.
Trong những năm vừa qua, tôi sống nội trú, không một lần bước chân về nhà. Riêng mẹ, tôi gặp thường xuyên vào những ngày cuối tuần. Mẹ tôi mang thức ăn Việt Nam đến cho tôi...
Mấy đứa bạn hay rủ tôi về nhà của tụi nó mùa Noel. Nhưng tôi từ chối. Noel, tôi thích nằm trong phòng một mình, nghe nhạc. Tôi thích bài The Little Drummer Boy. Thằng nhỏ trong bản thánh ca nghèo quá. Nó không có gì khác hơn ngoại trừ cái trống trên đôi bàn tay. Nhưng nó vẫn hạnh phúc hơn tôi, bởi ít ra nó còn có cái trống. Tôi, tôi cảm thấy đôi tay mình trống trơn. Lật tới lật lui hai bàn tay, tôi chỉ thấy tôi với một đời sống trống trải buồn tênh. Liếc mắt nhìn lại một khoảng thời gian đã trôi qua, tôi chỉ thấy đêm đen bóng tối. Sau lễ Nửa Đêm, tôi đi về phòng, mở nhạc Giáng Sinh nghe, rồi chìm vào giấc ngủ. Có lần, vào một buổi tối trước ngày Giáng Sinh, tuyết rơi trắng xóa ngoài đường. Buồn quá, tôi lội tuyết đi lang thang một mình. Gió ngoài đường lạnh buốt đến nỗi sờ không thấy tai. Bất ngờ tôi thấy quán rượu của ông...
Người bartender nhíu mày, dáng điệu suy nghĩ. Chống tay lên cằm, ông ngập ngừng,
— Chắc…chắc tại mày buồn khi thấy gia đình người ta…xum họp quây quần với nhau chứ gì?
Thằng Đình liếc nhìn ông không nói gì. Ông Ricô lại hỏi,
— Sao không về nhà dượng Ba của mày?
Đình hít một hơi dài, rồi thở ra,
— Hồi xưa tôi tưởng đó là căn nhà của mình. Bây giờ lớn rồi, tôi không còn cảm giác đó nữa. Dì Hoa không phải là mẹ tôi. Dượng Ba thương tôi, tôi thương dượng Ba, nhưng người đó không phải là bố tôi.
Thằng Đình đổi lại tư thế. Nó đưa hay tay ra đằng sau, xoa nắn hai bờ vai một hồi,
— Vào năm thứ ba của đại học, tôi ghi danh học một lớp Triết. Vị giáo sư đứng lớp là một Linh mục người Việt Nam…
Trên bục giảng, sau khi viết lên bảng đen chữ Genesis 2—3, Cha Tiến quay xuống, tiếp tục nói,
— Một trong những ý chính mà câu chuyện trong Chương thứ 2 của Sách Sáng Thế Ký muốn trình bày, đó là, con người được sinh ra đời với hạnh phúc, trong hạnh phúc. Vườn Địa Đàng được tạo dựng trước khi con người mở mắt chào đời. Nhưng rất tiếc, theo như Chương thứ 3 của Sáng Thế Ký, hai người đầu tiên đã đi ngược lại với thiên nhiên, và họ phá vỡ thiên nhiên của căn Vườn của thế giới. Thiên nhiên nguyên thủy bị tiêu diệt, thiên nhiên mới bắt đầu hình thành. Từ đó bóng tối của bất hạnh lan tràn trên quả địa cầu. Khổng Tử của Đông Phương cũng có một cái nhìn tương tự như người Do Thái về hạnh phúc. Ông nói, “Nhân chi sơ, tính bổn thiện”, từ nguyên thủy, con người đã mang bản chất tốt lành, bởi vậy, mầm hạnh phúc ngập tràn trong lòng người. Đức Phật thì khác, theo như Ngài, tâm muốn sẽ không mang lại cho chúng ta điều gì khác hơn ngoại trừ niềm bất hạnh...
Thằng Đình giơ tay, ngắt ngang lời vị giáo sư,
— Cha nghĩ sao nếu có những người mới mở mắt chào đời, họ đã sống, họ đã thở ra hít vào hai buồng phổi bầu không khí của bất hạnh. Có những người họ chẳng muốn gì, nhưng bất hạnh luôn luôn gõ cánh cửa tâm hồn của họ. Trong cả hai trường hợp, con nghĩ họ là khổ, họ là bất hạnh. Hay nói ngược lại, họ là hiện thân của khổ, của bất hạnh.
Sau giờ Triết của ngày hôm đó, tôi vô văn phòng gặp Cha Tiến nhiều hơn. Tôi hỏi ông rất nhiều về tương quan giữa con người và bất hạnh. Một khoảng thời gian trôi qua, khi biết ông nhiều hơn, tôi kể cho ông nghe câu chuyện của một người có bố có mẹ, nhưng trở thành mồ côi. Sau cùng nó gặp lại mẹ, nhưng vẫn cảm thấy lạc loài không có bố. Tôi nói cho ông biết có những tối trong khi đang ngồi học bài, tự nhiên nó nổi giận với mình, nổi giận với cuộc đời. Nó muốn nổi lửa đốt cháy căn phòng và đốt cháy nó! Mùa xuân có đôi chim Cardinal làm tổ ngay cửa phòng. Chim mẹ ấp, trứng nở với chỉ một chú chim con. Chiều chiều bên khung cửa, nó thấy con chim bố đỏ rực đứng trên cành cây âu yếm nhìn con chim mẹ mỏ đỏ tha mồi về ríu rít nuôi con. Có một buổi chiều, nổi giận, nó mở cửa số vươn mình ra ngoài khung cửa bắt chim con. Nó muốn bóp nát chú chim non đang kêu chim chíp dẫy dụa trong lòng bàn tay. Vào những lúc nổi giận, nó lại thấy Sơ Anna áo dòng trắng toát. Sơ nheo mắt nhìn nó. Sơ cười bao dung, thông cảm, và Sơ lắc đầu. Sơ nói, “Con không được làm như vậy”. Nó mở cửa phòng, bỏ đi ra ngoài, hoặc lần bước tới quán bar, ngồi uống rượu. Tôi hỏi Cha Tiến, tại sao tôi đã sinh ra và lớn lên trong bất hạnh?
— Rồi ông ấy nói sao?
Ngồi thẳng lưng lên, hai tay chống cằm, Cha Tiến nhìn thẳng vào mắt thằng Đình,
— Cha không biết. Cha không có câu trả lời. Mừng cho con cuối cùng đã gặp lại mẹ. Buồn cho con vì vẫn không có bố. Giận bố con vì ông ta không tế nhị với con. Nhưng Đình à, cuộc đời là một tổng hợp của buồn và vui, khóc và cười. Nếu người ta chỉ chú trọng vào buồn và khóc quá nhiều, cuộc đời của người đó biến thành bất hạnh, tràn đầy bất hạnh. Nếu người ta chú tâm vào những khía cạnh vui và cười, cuộc đời của người đó sẽ vơi bớt đi những khổ đau. Con sinh ra trong bất hạnh, lớn lên trong bất hạnh. Nhưng con ít khi để ý đến một điều, đó là, cuộc đời bất hạnh của con cũng có rất nhiều giây phút con được sống trong hạnh phúc, sống với hạnh phúc. Bà ngoại là một hạnh phúc của con; dượng Ba là một hạnh phúc của con; Sơ Anna là một thiên thần mang đến cho con biết bao là hạnh phúc; mẹ con một thời tưới nước vun trồng cây bất hạnh trong con, nhưng người đó đã nhổ cây đi, trồng lại trong con cây hạnh phúc mới.
Đứng dậy, ông tiến sát tới cửa sổ của văn phòng, nhìn ra bên ngoài. Trời mùa xuân tháng tư với cỏ cây xanh mướt như đang hớn hở lũ lượt rủ nhau đứng dậy vươn cao. Quay mặt lại, ông nhìn thằng Đình,
— Nếu con nhắm mắt lại, đời con tràn đầy bóng tối, con hóa thành bóng tối, con là hiện thân của bóng tối. Nhưng nếu con mở mắt ra, đời con tràn đầy ánh sáng, con hóa thành ánh sáng, con là hiện thân của ánh sáng, con thành ánh sáng cho nhiều người. Nhắm mắt lại, con chỉ thấy con và niềm bất hạnh, con hóa thành bất hạnh, con là hiện thân của bất hạnh, và con tạo ra bất hạnh cho những người sống chung quanh. Mở mắt ra, con sẽ nhận thấy không phải chỉ có một mình con khổ; mẹ con khổ; bố con, người con không nhận là bố cũng khổ; bà ngoại con vào giây phút gặp mẹ con sống cuộc đời hành khất cũng khổ; dượng Ba con cũng khổ bởi ông ấy cũng là một thằng bé mồ côi; bao nhiêu em bé trong Viện Cô Nhi Tình Thương của Sơ Anna cũng khổ; cả lục địa Phi Châu người ta đang khổ. Bao nhiêu là người trên thế giới đang sống và hít thở sự khổ.
Đình à, chỉ nhờ vào một hành động nhắm hoặc mở, đời của một người sẽ đổi thay.
— Thằng nào đây? Lạy Chúa tôi, tao tưởng không bao giờ gặp lại mày nữa.
Khoác vai thằng Đình, ông dẫn nó tới quầy rượu.
— Lại đây, lại đây. Tao tặng mày một ly rượu. Ồ không, mày muốn bao nhiêu ly tao cho mày uống bấy nhiêu.
Ấn nó ngồi xuống ghế, người pha rượu nói huyên thuyên không cho thằng Đình có dịp mở miệng,
— Brandy Manhattan hay Absolut Vodka? Mày thấy không, tao vẫn nhớ gu rượu của mày. Nhìn cái ghế của mày đi, đó, nó vẫn còn nằm y nguyên chỗ cũ. Từ hồi mày biến mất khỏi thành phố, đôi khi nhìn thấy cái ghế, tao lại nghĩ tới mày, tao thắc mắc không biết thằng này đang đầu đường xó chợ ở nơi nào.
Thằng Đình cảm động trước sự ân cần của người bạn cũ. Ngồi xuống, nó cố gắng bắt kịp câu chuyện với ông Ricô,
— Xin lỗi, thành thật xin lỗi…
Chưa nói xong nó đã bị người pha rượu chặn ngang,
— Tao gọi mày hai ba lần, nhưng tổng đài nói số điện thoại đã bị cắt. Muốn kiếm mày ở nhà, tao cũng không biết địa chỉ. Thời gian đầu tiên, nhớ mày quá sức, tao buồn gần chết. Có hai ba lần tao ghé đại vào khu phố Việt Nam lêu bêu đi tới đi lui kiếm mày. Cuối cùng tao chịu thua.
Khi ông Ricô đã chịu dừng lại, thằng Đình nheo mắt, tay vuốt nhè nhẹ đầu mũi chăm chú nhìn người bartender,
— Cám ơn, cám ơn. Tôi nghĩ ông lại…lại nói quá rồi. Không có tôi, ông vẫn sống vui, sống khỏe. Xin lỗi nhé, tôi thấy ông có gầy mòn hư hao một chút nào đâu.
Người bartender bỏ ngang công việc nhìn xuống bụng. Xoa nắn cái bụng tròn căng, ông lắc đầu,
— Nữa, mày vẫn chưa bỏ được cái tật ăn nói chua cay.
Đi lại quầy rượu, ông đẩy về phía thằng Đình ly Brandy Manhattan, tay còn lại nâng cao ly beer,
— Uống mừng ngày gặp lại mày, người bạn nhỏ.
— Mừng ngày gặp lại ông, ông bạn già.
Người bartender và thằng Đình cùng đưa ly beer và ly rượu lên miệng uống một hơi. Đặt ly beer còn vương lại một chút bọt dưới đáy xuống mặt bàn, ông Ricô nhìn ly thủy tinh còn sót lại những cục đá và trái cherry đỏ của thằng Đình,
— Chà, lâu quá rồi mới uống được một ly beer ngon như ngày hôm nay. Ê, nói tao nghe mày đi đâu mà biệt tăm biệt tích hơn ba năm rồi?
Thằng Đình ngồi thẳng lưng lên, ngón tay trỏ lắc qua lắc lại,
— Hêy, không có bị gậy đi ăn mày như ông tưởng đâu. Tôi từ bên Ghana mới về.
Mắt ông Ricô trợn tròn,
— Ghana ? Ghana nào? Ghana là thành phố nào vậy?
Thằng Đình chống tay lên má trái, nghiêng người qua một bên, miệng cười, đầu lắc qua lắc lại,
— Ông về học lại Địa Lý đi. Ghana không phải là thành phố. Ghana là một quốc gia nằm ở Tây Bắc của Phi Châu.
Không phiền hà với kiểu nói châm biếm quen thuộc của thằng Đình, ông Ricô hỏi tới, giọng đượm vẻ hiếu kỳ,
— Mày làm gì bên đó?
Thằng Đình đưa hai ngón tay trỏ lên ngang với tai, vẫy vẫy,
— Tôi đi làm cho “hãng” Peace Corps.
Người bartender vỗ tay lên trán, cười,
— À! Tao hiểu rồi. Hèn chi.
— Mikô…
Ông Ricô ngắt lời,
— Ai vậy?
Thằng Đình khựng lại,
— Cô người Nhật…có ghé vào đây mấy lần. Ông quên rồi sao?
Ông Ricô nhíu mày suy nghĩ,
— Mikô người Nhật? Ai là người Nhật. À, thôi, tao nhớ ra rồi. Con nhỏ vô quán rượu mà lại uống Coke…
— Chứ chẳng lẽ uống beer…
Thằng Đình hất mặt lên cắt ngang lời nói của người pha rượu. Ông Ricô vẫy tay,
— Thôi, thôi, được rồi. Mày tiếp tục đi.
Thằng Đình dáng vẻ hài lòng, tiếp tục câu chuyện,
— Mikô thích đi du lịch. Cô ta rủ tôi tham gia Peace Corps. Ban đầu tôi cũng hơi ngần ngại... Nhưng sau một tháng ra trường, chưa có công ăn việc làm, tôi quyết định đi theo Mikô sang Ghana. Sau một tháng huấn luyện về Peace Corps, về văn hóa và ngôn ngữ của người Ghana, tụi tôi bắt đầu làm việc.
— Mày làm gì bên đó?
— Mikô làm Y tá. Cô ta tốt nghiệp Y Tá mà. Tôi dạy tiếng Anh và làm trong viện Cô Nhi. Hồi tôi mới tới, Viện Cô Nhi chưa ra đời. Tôi liên lạc với chính quyền địa phương xin được một số vật liệu. Nhờ trợ giúp của dân làng, tụi tôi xây được Viện Cô Nhi Tình Thương II đủ chỗ cho 50 em, cùng hai lớp học, Lớp Mẫu Giáo và Lớp Một. Tôi làm phụ tá cho ông Hiệu Trưởng là người địa phương…
Vừa lắng tai nghe chuyện Ghana, người bartender vừa để ý nhìn khuôn mặt của thằng Đình. Trong ánh đèn mờ mờ của quán rượu, ông thấy thằng Đình gầy hơn xưa. Ông nghĩ, “Chắc nó đen đi nhiều. Cái nắng nung da đốt thịt của Phi Châu có chừa ai đâu. Mấy con mụ khách nạ dòng hồi xưa mà gặp lại thằng này với nước da sạm nắng của dân miền Nam Địa Trung Hải, chắc lại dám về nhà bán hết tàn sản mà dâng cho nó”. Ông thấy thằng Đình đã mất bớt đi nét tinh nghịch trên khuôn mặt, thay thế vào đó là những vẻ trầm tư. “Đương nhiên năm nay nó bao nhiêu tuổi rồi nhỉ? Để coi… 18 tuổi nó ra trường. Thằng này học sáu năm đại học. Hôm đó mình có tham dự Lễ Ra Trường của nó mà… Ba năm đi làm bên Ghana. Chúa ơi, thằng nhãi ranh này đã 27 tuổi rồi”. Riêng cặp mắt của nó, ông thấy đã bớt đi những phiền muộn. Tóc nó vẫn cắt ngắn nhưng không còn bôi keo chải dựng lên như trước. “Chắc tại bên đó không có bán keo bôi tóc”, ông Ricô cười thầm với câu nhận xét của mình về mái tóc không keo của thằng Đình.
— Hêy nhỏ, quên, ông bạn nhỏ. Tha cho tao cái tật quen gọi mày là thằng nhỏ. Mày lớn rồi. Mày về đây bao lâu?
Thằng Đình vuốt tóc nhè nhẹ, rồi đưa hay tay thẳng lên trời bẻ lại lưng,
— Mikô và tôi về nhà nghỉ hè ba tuần. Tụi tôi đã quyết định rồi. Hai đứa sẽ quay về lại Ghana tiếp tục làm việc bên đó. Mikô về Nhật thăm nhà. Tôi về lại Hoa Kỳ thăm mẹ…
Thằng Đình dừng lại giữa chừng, không nói nữa. Tay trái của nó vẫn để yên trên mặt quầy rượu, nhưng bàn tay phải bắt đầu xoay nhè nhẹ ly rượu. Tế nhị, người bartender không nói gì. Thằng Đình trầm ngâm nhìn ly rượu đang xoay tròn chầm chậm từng vòng quay. Nó nuốt nước miếng, cục cần cổ chạy lên chạy xuống. Cuối cùng chống tay phải lên má trái, nó lại nuốt nước miếng, nhưng thôi, không xoay tròn ly rượu.
— Xin lỗi... Tôi…tôi vẫn không có bố...
Nó nói, không nhìn ai. Một thoáng do dự, một phút im lìm, rồi nó ngồi thẳng người nhìn ngay mặt ông Ricô,
— Ông bạn, có thể ông nghĩ tôi là một thằng bất hiếu. Thành thật xin lỗi! Nhưng ông biết, trong lãnh vực tình cảm, không ai ép được ai. Đồng ý không?
Thằng Đình giơ cao tay,
— Khi sinh ra một đứa con, người đàn bà trở thành mẹ, người đàn ông trở thành bố. Nhưng nếu hai người không nuôi dạy đứa bé, họ mất đi quyền làm mẹ làm cha. Mẹ cho tôi tiếng khóc chào đời. Mẹ nuôi tôi hai năm trời, và mẹ bỏ tôi cho những người đàn bà không sinh ra tôi nuôi lớn trở thành thằng bé mười hai tuổi. Khi bắt đầu nhận ra được sự hiện diện của mình trong cuộc đời, tôi chỉ thấy mẹ tôi là bà ngoại, mẹ tôi là dì Hoa, mẹ tôi là Sơ Anna. Tạ ơn Trời, cuối cùng tôi tìm lại được tình mẫu tử. Tôi không còn mồ côi mẹ nữa. Nhưng bố tôi, ông cất bước bỏ tôi ra đi ngay cả trước khi tôi chào đời. Có thể ông ta đổ lỗi là tại hoàn cảnh. Thì cũng được đi. Nhưng tới ngày gặp lại tôi, ông đòi quyền làm bố. Chuyện đó không xảy ra được. Tôi không cảm thấy người đàn ông đón tôi ở phi trường là bố. Suốt năm năm trời sống trong căn nhà của ông ta, người đó cũng không làm được điều gì khác hơn để bắt đầu cho một liên hệ tình cảm chưa bao giờ có mặt trên cuộc đời.
Thằng Đình mím môi, cương quyết,
— Tuổi thơ của tôi đã trôi qua. Tôi không sống lại được một lần nữa thời gian thơ ấu. Tôi biết có một khoảng thời gian tôi và bóng tối là một; nhưng tôi không muốn tiếp tục ngồi trong bóng tối than khóc nữa. Tôi muốn sống với ánh sáng. Và tôi đi làm cho “hãng” Peace Corps.
Chấm dứt hàng chữ cuối cùng, nhắc đến hai chữ Peace Corps, thằng Đình nhè nhẹ bỏ hai tay lên bàn. Ánh mắt dịu lại, nó vừa cười vừa xoa xoa mái tóc,
— Ông biết gì không? Trước khi sang Ghana, tôi viết thư cho Sơ Anna. Bên Ghana tôi cũng gọi điện thoại về Việt Nam nói chuyện với Sơ. Tôi nói, “Sơ ơi, con không có nhiều tiền gửi về cho Sơ nuôi các em”. Sơ cười, “Lo gì con. Có nhiều người trên thế giới gửi tiền về cho Sơ rồi”. Sơ Anna cũng nói bây giờ Sơ hết bán bánh cuốn rồi. Tôi hỏi tại sao? Sơ nói là tại vì không có ai đứng phụ bán nữa, Sơ phải dẹp gian hàng bánh cuốn buổi sáng. Ông biết tại sao Sơ nói vậy không? Hồi xưa, sáng sáng tôi phụ Sơ bày hàng bán bánh cuốn. Sơ ngồi bán, tôi chạy bàn, rửa chén đĩa. Sơ nói bây giờ Viện Cô Nhi Tình Thương nuôi được hơn 100 em. Hồi xưa, ông biết không, Mẹ Bề Trên với Sơ chỉ nuôi được khoảng 25 em.
Ông Ricô nheo mắt,
— Con Maria cứ hay hỏi tao về anh Đình?
Thằng Đình giọng hiếu kỳ,
— Giờ nó làm gì?
Ông Ricô ưỡn ngực ra, điệu bộ hãnh diện,
— Đại học năm thứ hai. Mày biết không, nó cũng học Tâm Lý.
Thằng Đình cười,
— Nó có ở nhà chiều mai không?
Người pha rượu ngập ngừng,
— Chắc có, mùa này…tao thấy…hình như nó chỉ có lớp sáng.
Thằng Đình vươn người tới, ngực dựa sát quầy rượu,
— Chiều mai tôi ghé nhà chơi được không? Ông nấu món Spaghetti truyền thống của Ý đi.
Gãi gãi đầu mũi, nó tiếp tục,
— Tiện thể tôi sẽ báo cho nó biết, nếu vẫn coi tôi là anh, nó hãy chuẩn bị mua quà cho thằng cháu của nó đi.
Người bartender mở căng đôi mắt kinh ngạc. Bây giờ ông mới nhận ra cái nhẫn vàng đeo trên ngón tay trái áp út của thằng Đình. Hai tay ôm chặt lấy má, miệng tròn há hốc, ông kêu lên,
— Lạy Chúa tôi! Mày lập gia đình lúc nào?
Thằng Đình ngửa người ra sau, hai tay khoanh lại, lưng dựa vào ghế,
— Hơn một năm rồi. Tụi tôi làm đám cưới bên Ghana, trong Nguyện Đường Thánh Phaolô của Viện Cô Nhi Tình Thương II. Xin lỗi nhé, bữa đó không mời ông. Xa quá, làm sao ông có đủ tiền mua vé đi Ghana tham dự lễ cưới.
Người bartender lắc đầu cười dòn tan, tiếng cười reo vui lồng lộng quán rượu vào lúc nửa đêm!
www.nguyentrungtay.com
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Cười Mỉm
Nguyễn Đức Cung
06:12 01/05/2009
CƯỜI MỈM - Smiling
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Công danh sự nghiệp rồi cũng hết
Còn lại đời vui cái mỉm cười.
(nđc)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền