Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
Sau khi Đức Giê-su cho năm ngàn người ăn no nê, các môn đệ thấy Người đi trên mặt Biển Hồ. Hôm sau, đám đông dân chúng còn đứng ở bờ bên kia Biển Hồ, thấy rằng ở đó chỉ có một chiếc thuyền và Đức Giê-su lại không cùng xuống thuyền đó với các môn đệ, nhưng chỉ có các ông đi mà thôi. Tuy nhiên, có những thuyền khác từ Ti-bê-ri-a đến gần nơi dân chúng đã được ăn bánh sau khi Chúa dâng lời tạ ơn. Vậy khi dân chúng thấy Đức Giê-su cũng như các môn đệ đều không có ở đó, thì họ xuống thuyền đi Ca-phác-na-um tìm Người. Khi gặp thấy Người ở bên kia Biển Hồ, họ nói : “Thưa Thầy, Thầy đến đây bao giờ vậy?” Đức Giê-su đáp: “Thật, tôi bảo thật các ông, các ông đi tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê. Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh, là thứ lương thực Con Người sẽ ban cho các ông, bởi vì chính Con Người là Đấng Thiên Chúa Cha đã ghi dấu xác nhận.” Họ liền hỏi Người: “Chúng tôi phải làm gì để thực hiện những việc Thiên Chúa muốn?” Đức Giê-su trả lời: “Việc Thiên Chúa muốn cho các ông làm, là tin vào Đấng Người đã sai đến.”
Đó là lời Chúa
9. Nếu người giảng không dùng đời sống của mình để giảng, thì bài giảng của mình khó mà đánh động tâm hồn của người nghe. Bởi cái mà họ vừa giảng phải lấy mình làm gương trước để có thể giúp người khác thành công.
(Thánh Gregory)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Đồ tể dặn đi dặn lại con trai:
- “Chút xíu nữa người ta đến mua thịt heo, tiên vàn con đừng nói đây là thịt heo nái nhé”.
Khách hàng đến, con trai liền nói:
- “Thịt chúng tôi bán không phải là thịt heo nái”.
Khách hàng nghe vậy thì trong bụng sinh nghi nên không mua nữa, ông bố nghe được như thế thì đánh cho nó một trận.
Một lúc sau lại có người khách khác đến mua thịt, nói:
- “Thịt quá dày, có phải là thịt heo nái không?”
Con trai bèn nói với ông bố:
- “Đó, bố thấy không, lẽ nào con nói với họ đây là thịt heo nái?”
(Tiếu lâm quảng ký)
Suy tư 65:
Dạy con khi còn nhỏ là phải thật thà với cha mẹ và với anh chị em trong nhà, với mọi người; khi con lớn lên ra đời làm việc thì dạy con sống phải có chữ tín với người khác…
Có một vài người Ki-tô hữu dạy con khi còn nhỏ, nhưng đến khi con khôn lớn thì không dạy nữa vì nghĩ rằng con đã lớn rồi tự nó hiểu ! Có những điều thuộc về tự nhiên theo bản năng thì không dạy nó cũng tự hiểu, nhưng để sống tốt lành là một người Ki-tô hữu thì phải dạy con cái, phải dạy con cái và tự mình phải làm gương tốt trước, dù cho con đã lớn khôn rồi, đó là trách nhiệm và là bổn phận của bậc làm cha mẹ.
Ông đồ tể dạy con nói láo vì ông thấy tiền bạc quan trọng hơn tâm hồn đơn sơ thành thật của thằng con.
Người Ki-tô hữu luôn nhớ lời Chúa Giê-su đã nghiêm khắc cảnh cáo: “Ai tiếp đón một em nhỏ như em nầy, vì danh Thầy, là tiếp đón Thầy. Nhưng ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin Thầy đây phải sa ngã, thì thà treo cối đá lớn vào cổ nó mà xô cho chìm xuống đáy biển còn hơn”(Mt 17, 5-6).
Hãy cẩn thận trong việc giáo dục con cái.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
10. Giảng dạy khuyên người nếu có thể nói mà không thể thực hành thì giống như người diễn kịch, văn không ra văn, võ không ra võ.
(Thánh Basile)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Trong phòng đầy chật những người đòi nợ, trên bàn trên ghế đều ngồi chật người, có một người không có chổ ngồi nên ngồi trên bệ cửa sổ.
Chủ nhà âm thầm đem tới cho ông ta một cái ghế, nhẹ nhàng nói:
- “Ngày mai ông đến sớm một chút”.
Người nọ cho rằng ông ta sẽ trả nợ cho mình trước nên rất vui vẻ, bèn bật mồm như lưỡi gà làm cảm động những chủ nợ khác và khuyên họ giải tán ai về nhà nấy.
Sáng ngày hôm sau người ấy vội vàng đến nói với chủ nhà:
- “Hôm qua ông hẹn tôi hôm nay đến sớm, ông đã chuẩn bị tiền trả cho tôi chưa?”
Chủ nhà trả lời:
- “Hôm qua thật xin lỗi vì để ông ngồi trên bệ cửa sổ, nên khuyên ông hôm nay nên đến sớm một chút, thì có thể chiếm một cái ghế để mà ngồi”.
(Tiếu lâm quảng ký)
Suy tư 66:
Bị hố là chuyện của những người có tính hấp tấp và đánh giá thấp người khác; bị hố cũng thường bày tỏ một cá tính tự mãn: tự mãn trong công việc, tự mãn trong giáo tiếp, tự mãn trong cách ăn mặc.v.v…
Vì đánh giá thấp con nợ nên chủ nợ bị hố.
Có một vài người cũng hấp tấp đánh giá vẻ bên ngoài của anh chị em, nên cũng vội vàng kết án họ vì một lời nói vô tình của anh chị em ấy, thế là họ bị hố khi các anh chị em ấy có cuộc sống gương mẫu; cũng có một vài người Ki-tô hữu tự cho mình trỗi vượt trên người khác nên coi thường tha nhân, nhất là trong việc đi lễ đọc kinh nhà thờ, làm việc bác ái từ thiện…
Thiên Chúa sẽ trả công cho chúng ta mặc dù chúng ta chẳng có công trạng gì trước mặt Ngài cả, nhưng chính những cố gắng vươn lên sự thánh thiện mỗi ngày, là những công trạng của chúng ta đối với chính mình và tha nhân mà tình yêu của Thiên Chúa được tỏ hiện.
Đừng hấp tấp xét đoán anh chị em, nhưng hãy khuyên bảo nhau cố gắng vươn lên mỗi ngày, để chiếm chỗ trên Nước Trời.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
CƠN ĐÓI CỦA TRÁI TIM
“Hãy ra công làm việc không phải vì của ăn hay hư nát, nhưng vì của ăn tồn tại cho đến cuộc sống đời đời!”.
Allen Gardiner, một nhà truyền giáo, trải qua nhiều gian khổ trong quá trình phục vụ tại đảo Picton, cực nam Nam Mỹ. Năm 1851, ở tuổi 57, ông chết vì đói và bệnh. Thi thể ông được tìm thấy với cuốn nhật ký kề bên; trong đó, ghi lại những trải nghiệm về đói, khát và cô đơn. Dòng cuối cùng cho thấy sự vật lộn của bàn tay run rẩy khi ông cố sức để viết cho dễ đọc, “Tôi choáng ngợp với cảm giác về sự tốt lành của Chúa, điều duy nhất thoả mãn ‘cơn đói của trái tim’ tôi!”.
Kính thưa Anh Chị em,
‘Cơn đói của trái tim’ Allen Gardiner một lần nữa, được Lời Chúa hôm nay đề cập, khi Chúa Giêsu nói đến một “của ăn tồn tại cho đến cuộc sống đời đời”. Qua đó, chúng ta thử đặt một câu hỏi. Vậy bạn đang làm việc cho của ăn nào? Đang nỗ lực hết sức cho “của ăn hay hư nát” hoặc chỉ đang làm một chút vì “của ăn tồn tại cho sự sống đời đời?”. Hay ngược lại?
Rảo mắt nhìn chung quanh, chúng ta nhận ra rằng, có rất nhiều nguồn cung cấp ‘của ăn’ không đến từ Thiên Chúa và xem ra, chúng có vẻ hấp dẫn, thoả mãn hơn. Một số người nuôi dưỡng bản thân bằng tiền bạc; số khác, bằng sự thành công và phù phiếm; số khác nữa, bằng quyền lực và niềm kiêu hãnh… Nhưng ‘của ăn’ thực sự nuôi dưỡng và thoả mãn ‘cơn đói của trái tim’ con người chỉ có thể là ‘Của Ăn’ đến từ Thiên Chúa!
Têphanô trong bài đọc Công Vụ Tông Đồ hôm nay là người đã được Chúa Giêsu dẫn đến tận cuối chân trời; ở đó, ngước mắt lên, ông nhìn thấy vinh quang “Con Một của Chúa Cha”; cũng ở đó, ‘cơn đói của trái tim’ vị phó tế được no thoả; người ta thấy “mặt ông như mặt thiên thần”. Chỉ việc tin vào Chúa Giêsu mới có thể thoả mãn linh hồn; đó là cơn đói cho lẽ thật, cuộc sống và tình yêu. Thật ý nghĩa với Thánh Vịnh đáp ca, “Hạnh phúc thay ai sống đời hoàn thiện!”.
Anh Chị em,
“Hãy ra công làm việc không phải vì của ăn hay hư nát, nhưng vì của ăn tồn tại cho đến cuộc sống đời đời!”. Hết thảy chúng ta đều tất bật với công việc, nhưng hãy làm tất cả chúng “vì của ăn tồn tại cho đến cuộc sống đời đời”. Như thế, dù phải làm việc bổn phận của mình nhưng chúng ta hướng đến một của ăn vĩnh cửu, ‘Của Ăn’ đến từ Thiên Chúa! Của ăn đó chính là Thịt Máu Chúa Giêsu. Càng nên một với Ngài, chúng ta càng đói khát tinh thần, đói khát Thiên Chúa; để rồi, chính Thiên Chúa phủ đầy chúng ta! Trong Ngài, chúng ta thoả mãn ‘cơn đói của trái tim’ mình. Thú vị thay, chính Thiên Chúa cũng đang thực sự đói chúng ta; Ngài mong chờ tình yêu của chúng ta. Ước gì, chúng ta không ngừng tìm đến với Thánh Thể và chuyên cần rước lấy Ngài; bởi lẽ, chỉ nơi Thánh Thể, chúng ta mới thoả mãn ‘cơn đói của trái tim’ mình; và cũng chỉ nơi Thánh Thể, cơn đói của hai trái tim ‘Thiên Chúa và con người’ nên một với nhau!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, nguồn no thoả cho ‘cơn đói của trái tim’ con. Ước gì, mỗi khi con rước Chúa là mỗi lần thiên đàng chớm nở trong con; vì có Chúa, con có niềm vui, có sự no thoả tột cùng!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Một nhóm của Liên Hiệp Quốc đã đến Trung Quốc trước chuyến thăm tới Tân Cương bị trì hoãn từ lâu của Trưởng ban nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Tân Cương là nơi các nhóm nhân quyền và một số chính phủ phương Tây cáo buộc chính phủ Trung Quốc đang phạm tội diệt chủng và lạm dụng nghiêm trọng đối với người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác.
Văn phòng nhân quyền Liên Hiệp Quốc cho biết hôm thứ Ba, các nhân viên của họ đã đến miền nam Trung Quốc vào hôm thứ Hai để chuẩn bị cho chuyến thăm của Cao ủy Nhân quyền Michelle Bachelet, dự kiến vào tháng Năm.
“Đội ngũ tiền trạm gồm 5 người ban đầu sẽ dành thời gian ở Quảng Châu, nơi họ đang kiểm dịch theo yêu cầu đi lại trong thời COVID-19”.
Bachelet thông báo vào tháng 3 rằng văn phòng của cô đã đạt được thỏa thuận với chính phủ Trung Quốc rằng bà có thể đến thăm Tân Cương ở vùng viễn tây Trung Quốc. Trưởng ban nhân quyền từ lâu đã nói về việc hy vọng đến thăm Tân Cương, và văn phòng của bà cũng đã soạn một báo cáo được chờ đợi từ lâu về các cáo buộc vi phạm nhân quyền trong khu vực.
Gần 200 nhóm nhân quyền đã thúc giục Bachelet công bố báo cáo của bà, mà các nhà ngoại giao cho biết đã sẵn sàng - hoặc rất gần như thế - trong nhiều tháng qua.
Nhóm tiền trạm đang ở Trung Quốc để bảo đảm rằng Bachelet sẽ có được “quyền tiếp cận có ý nghĩa” để hiểu đầy đủ về tình hình nhân quyền ở Trung Quốc.
Các nhóm nhân quyền và các nhà nghiên cứu cáo buộc Trung Quốc giam cầm hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ, người Kazakhstan và các thành viên của các nhóm thiểu số khác trong các trại cải tạo, lao động cưỡng bức, buộc phụ nữ trong khu vực phải thực hiện các biện pháp tránh thai và tách trẻ em khỏi cha mẹ bị giam giữ.
Chính phủ Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng các chính sách của Bắc Kinh chống lại người Duy Ngô Nhĩ tương đương với tội ác diệt chủng và tội ác chống lại loài người. Các cơ quan lập pháp ở Anh, Bỉ, Hà Lan và Canada cũng đã làm như vậy.
Trung Quốc phủ nhận các cáo buộc và duy trì các chính sách của họ là nhằm loại bỏ cực đoan những người bị ảnh hưởng bởi tuyên truyền thánh chiến sau nhiều năm bùng phát bạo lực chống lại sự thống trị của Trung Quốc trong khu vực.
Source:AP
Trước chuyến thăm Mễ Tây Cơ của Đức Hồng Y Parolin, Tổng thống López Obrador bảo đảm rằng mối quan hệ với Giáo Hội Công Giáo sẽ được chuyển thành tình bạn và sự tôn trọng.
Chính phủ Mễ Tây Cơ và Giáo Hội Công Giáo hứa sẽ hợp tác vì hòa bình, công bằng xã hội và nhân quyền trong chuyến thăm của Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa thánh.
Đức Hồng Y Parolin khẳng định “Mễ Tây Cơ và Tòa thánh cùng nhìn về tương lai, cùng chia sẻ những giá trị chung” trong sự kiện kỷ niệm 30 năm ngày tái lập quan hệ ngoại giao giữa Nhà nước Mễ Tây Cơ và Tòa thánh Vatican”.
“Chúng tôi nhìn về tương lai và tiếp tục chuẩn bị các cơ chế hợp tác cùng nhau. Đối với tôi, điều quan trọng là phải nhấn mạnh rằng, ưu tiên cao nhất là tìm ra các cơ chế hợp tác cụ thể để phục vụ toàn thể người dân Mễ Tây Cơ, bắt đầu từ những người khó khăn nhất, “Parolin tuyên bố.
Chuyến thăm của Đức Hồng Y Parolin, người đã từng đến Mễ Tây Cơ vào tháng 6 năm 2021, cho thấy vai trò quan trọng của Mễ Tây Cơ, nơi có gần 98 triệu người Công Giáo, con số cao thứ hai trên thế giới, chỉ sau Brazil, theo điều tra dân số năm 2020 mới nhất..
Tổng thống Andrés Manuel López Obrador, người không coi mình là người Công Giáo mà là “tín đồ của Chúa Giêsu”, trước đây đã có nhiều tranh cãi với hàng giáo phẩm Công Giáo Mễ Tây Cơ, trong khi Giáo hội chỉ trích đảng cầm quyền về việc phá thai và tình trạng an ninh bấp bênh, cũng như tệ nạn tham nhũng ngày càng trầm trọng.
Không đề cập đến những bất đồng này, Đức Hồng Y Parolin nhận ra “những thách thức trong tương lai”, nhưng yêu cầu xem chúng là “cơ hội để làm việc cùng nhau” thay vì “chia rẽ”.
“Ngày nay cũng tại Mễ Tây Cơ, Giáo hội và Nhà nước được kêu gọi trở thành tấm gương cho các quốc gia khác, để chứng tỏ rằng có thể vượt qua chủ nghĩa cực đoan và phân cực, và ngày càng tạo ra một nền văn hóa của tình anh em, tự do, đối thoại và đoàn kết”
Source:lopezdoriga.com
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary # 187: Exorcism is a Battle of Ownership”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 187: Trừ tà là cuộc chiến giành quyền sở hữu”.
Gần đây, một linh mục làm việc với một phụ nữ bị quỷ ám đã gọi điện và nói: “Tôi vừa nhận được một tin nhắn từ con quỷ của cô ta.” Tôi hỏi, “Nội dung là gì, thưa cha?” Ngài đáp: “Nó viết cô ta là của tôi!” Câu trả lời của tôi: “Đó là chuyện thường gặp.” Vào một thời điểm nào đó trong lễ trừ tà, ma quỷ sẽ luôn tuyên bố người bị ám thuộc về chúng và yêu cầu chúng ta lùi lại.Điều này cũng cho chúng ta biết rằng những con quỷ coi quyền sở hữu của chúng trên người bị qủy ám là vấn đề nghiêm trọng, nếu không chúng sẽ không gửi tin nhắn. Sự kiểm soát của chúng đang suy yếu làm chúng sợ hãi.
Mọi cuộc trừ tà, về gốc rễ, đều là một cuộc chiến giành quyền sở hữu. Người này thuộc về ai-- Chúa Giêsu hay Satan? Satan nắm giữ một người để kiểm soát; Chúa Giêsu cho chúng ta quyền tự do lựa chọn Ngài. Trong khi trừ tà, chúng ta mời người đau khổ tái lập lời thề rửa tội của mình: “Con có từ bỏ Satan không? Và tất cả các công việc của nó? Và tất cả những phù phiếm của nó?” Người được trừ tà khẳng định niềm tin. Sau đó, tôi thường cầm một cây thánh giá và nói, như trong một phép rửa tội: “Cha tuyên bố con thuộc về Chúa Kitô, vị cứu tinh của chúng ta bằng dấu thánh giá của Ngài.”
Tôi hoảng hốt vì ngày càng có nhiều người thậm chí không chịu rửa tội. Chính trong bí tích nền tảng này, người ta được giải cứu khỏi nanh vuốt của Satan. Tôi nhắc nhở ma quỷ về điều này trong các phiên trừ tà của chúng tôi: “Người này thuộc về Chúa Giêsu. Anh ấy / cô ấy đã phủ nhận ngươi. Anh ấy / cô ấy đã được chịu phép Rửa Tội.” Phản ứng từ những con quỷ là gì? Thưa: là một sự im lặng.
Vào Chúa Nhật Phục Sinh, chúng ta làm mới lại lời hứa rửa tội của mình. Chúng ta tuyên xưng đức tin của chúng ta. Chúng ta được rảy nước thánh. Đó là một phép trừ tà nhỏ. Chúng ta đã được giải cứu khỏi quyền lực của sự dữ và được cứu bởi Chúa Giêsu Kitô. Thật là một ngày vinh quang!
Source:Catholic Exorcism
Chúa Nhật 1 tháng 5, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật Thứ Ba Mùa Phục sinh. Bài Tin Mừng thuật lại cho chúng ta biến cố Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ trên bờ hồ Tibêria.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Gioan.
Khi ấy, lúc các môn đệ đang ở bờ biển Tibêria, Chúa Giêsu lại hiện đến. Công việc đã xảy ra như sau: “Simon-Phêrô, Tôma (cũng gọi là Ðiđymô), Nathanael quê tại Cana xứ Galilêa, các con ông Giêbêđê, và hai môn đệ khác nữa đang ở với nhau. Simon Phêrô bảo: “Tôi đi đánh cá đây”. Các ông kia nói rằng: “Chúng tôi cùng đi với ông”. Mọi người ra đi xuống thuyền.
Nhưng đêm ấy các ông không bắt được con cá nào. Lúc rạng đông, Chúa Giêsu hiện đến trên bờ biển, nhưng các môn đệ không biết là Chúa Giêsu. Người liền hỏi: “Này các con, có gì ăn không?” Họ đồng thanh đáp: “Thưa không”. Chúa Giêsu bảo: “Hãy thả lưới bên hữu thuyền thì sẽ được”. Các ông liền thả lưới và hầu không kéo nổi lưới lên, vì đầy cá.
Người môn đệ Chúa Giêsu yêu liền nói với Phêrô: “Chính Chúa đó”. Simon Phêrô nghe nói là Chúa, liền khoác áo vào, vì đang ở trần, rồi nhảy xuống biển. Các môn đệ khác chèo thuyền vào và kéo lưới đầy cá theo, vì không còn xa đất bao nhiêu, chỉ độ hai trăm thước tay.
Khi các ông lên bờ, thấy có sẵn lửa than, trên để cá và bánh. Chúa Giêsu bảo: “Các con hãy mang cá mới bắt được lại đây”. Simon Phêrô xuống thuyền kéo lưới lên bờ. Lưới đầy toàn cá lớn; tất cả được một trăm năm mươi ba con. Dầu cá nhiều đến thế, nhưng lưới không rách.
Chúa Giêsu bảo rằng: “Các con hãy lại ăn”. Không ai trong đám ngồi ăn dám hỏi “Ông là ai?”, vì mọi người đã biết là Chúa. Chúa Giêsu lại gần, lấy bánh trao cho các môn đệ; Người cũng cho cá như thế. Ðây là lần thứ ba, Chúa Giêsu đã hiện ra với các môn đệ khi Người từ cõi chết sống lại.
Vậy khi các môn đệ đã điểm tâm xong, Chúa Giêsu hỏi Simon Phêrô rằng: “Simon, con ông Gioan, con có yêu mến Thầy hơn những người này không?” Ông đáp: “Thưa Thầy: Có, Thầy biết con yêu mến Thầy”. Người bảo ông: “Con hãy chăn dắt các chiên con của Thầy”.
Người lại hỏi: “Simon, con ông Gioan, con có yêu mến Thầy không?” Ông đáp: “Thưa Thầy: Có, Thầy biết con yêu mến Thầy”. Người bảo ông: “Con hãy chăn dắt các chiên con của Thầy”.
Người hỏi ông lần thứ ba: “Simon, con ông Gioan, con có yêu mến Thầy không?” Phêrô buồn phiền, vì thấy Thầy hỏi lần thứ ba: “Con có yêu mến Thầy không?” Ông đáp: “Thưa Thầy, Thầy biết mọi sự: Thầy biết con yêu mến Thầy”. Người bảo ông: “Con hãy chăn dắt các chiên mẹ của Thầy. Thật, Thầy bảo thật cho con biết: khi con còn trẻ, con tự thắt lưng lấy và đi đâu mặc ý, nhưng khi con già, con sẽ giang tay ra, người khác sẽ thắt lưng cho con và dẫn con đến nơi con không muốn đến”. Chúa nói thế có ý ám chỉ Phêrô sẽ chết cách nào để làm sáng danh Thiên Chúa. Phán những lời ấy đoạn, Người bảo ông: “Con hãy theo Thầy”.
Anh chị em thân mến, chúc ngày Chúa Nhật vui vẻ!
Bài Tin Mừng của Phụng vụ hôm nay (Ga 21:1-19) thuật lại việc Chúa Giêsu Phục Sinh hiện ra lần thứ ba với các Tông đồ. Đó là một cuộc gặp gỡ diễn ra bên Hồ Galilê, và trên hết là có sự tham gia của ông Simon Phêrô. Mọi chuyện bắt đầu bằng việc ông nói với các môn đệ khác: “Tôi đi đánh cá đây” (câu 3). Không có gì lạ về điều này, vì ông là một ngư dân, nhưng ông đã bỏ công việc này từ khi bỏ lưới trên bờ hồ đó để theo Chúa Giêsu. Và bây giờ, trong khi Đấng Phục sinh đang chờ đợi, Phêrô, có lẽ hơi thất vọng, đã đề nghị với những người khác rằng ông sẽ quay trở lại cuộc sống cũ của mình. Và những người khác chấp nhận ý kiến đó: “Chúng tôi sẽ cùng đi với ông”. Nhưng “đêm đó họ không bắt được gì”. (câu 3).
Điều này có thể xảy ra cho chúng ta, vì mệt mỏi, thất vọng, có lẽ vì lười biếng, quên Chúa và bỏ bê những lựa chọn tuyệt vời mà chúng ta đã thực hiện, để tự bằng lòng với điều gì đó khác. Ví dụ, không dành thời gian để trò chuyện cùng nhau trong gia đình, thích những trò tiêu khiển cá nhân; chúng ta quên lời cầu nguyện, để bản thân bị cuốn vào những nhu cầu của chính mình; chúng ta bỏ bê việc bác ái, với lý do là có những việc cấp bách hàng ngày phải lo toan. Nhưng, khi làm như vậy, chúng ta thấy mình thật thất vọng: đó là nỗi thất vọng mà Thánh Phêrô cảm thấy, với những tấm lưới trống rỗng, giống như ông. Đó là con đường đưa anh chị em đi lùi và không làm anh chị em hài lòng.
Và Chúa Giêsu làm gì với Phêrô? Chúa trở lại bờ hồ nơi ngài đã chọn ông, Anrê, Giacôbê và Gioan. Ngài không khiển trách họ - Chúa Giêsu không trách móc, Ngài luôn luôn chạm đến trái tim - nhưng dịu dàng gọi các môn đệ: “Các con” (câu 5). Sau đó, Chúa mời họ, như trước đây, hãy can đảm giăng lưới của họ một lần nữa. Và lần này lưới được lấp đầy, đến mức tràn ra ngoài. Anh chị em thân mến, khi lưới mình trống rỗng trong cuộc sống, không phải là lúc để cảm thấy tiếc cho bản thân, để vui chơi, quay trở lại với những thú tiêu khiển cũ. Đã đến lúc bắt đầu lại với Chúa Giêsu, đã đến lúc tìm lại can đảm để bắt đầu lại, đã đến lúc phải ra khơi lần nữa với Người. Chúng ta luôn phải đối mặt với một sự thất vọng, hoặc một cuộc sống đã mất đi phần nào ý nghĩa – khi thấy “hôm nay tôi cảm thấy như thể tôi đã đi lùi lại phía sau” - hãy lên đường một lần nữa với Chúa Giêsu, bắt đầu lại, dấn thân vào chỗ nước sâu! Chúa đang chờ anh chị em. Và Người chỉ nghĩ về anh chị em, tôi, mỗi người trong chúng ta.
Phêrô cần “cú sốc” đó. Khi nghe Gioan kêu lên: “Chúa đó!” (câu 7), ông lập tức nhảy xuống nước và bơi về phía Chúa Giêsu. Đó là một cử chỉ yêu thương, bởi vì tình yêu thương vượt lên trên sự hữu ích, tiện lợi hay bổn phận; tình yêu tạo ra điều kỳ diệu, nó truyền cảm hứng cho lòng nhiệt thành sáng tạo, được tự do trao tặng. Theo cách này, trong khi Gioan, người nhỏ tuổi nhất, nhận ra Chúa, thì chính Phêrô, người lớn tuổi nhất, lại lao về phía Người. Trong cuộc bơi lặn đó, có tất cả sự nhiệt tình mới được tìm thấy của Simon Phêrô.
Anh chị em thân mến, hôm nay Chúa Kitô Phục Sinh mời gọi chúng ta đến với một động lực mới - tất cả mọi người, mỗi người trong chúng ta - Người mời gọi chúng ta lao vào điều tốt lành mà không sợ mất mát điều gì, không tính toán quá nhiều, không đợi người khác bắt đầu. Tại sao? Thưa: Đừng chờ đợi người khác, bởi vì để ra ngoài gặp Chúa Giêsu, chúng ta cần phải loại bỏ thăng bằng hiện nay. Chúng ta cần loại bỏ thăng bằng với lòng can đảm, phục hồi bản thân, nhưng khôi phục lại bản thân trong trạng thái mất cân bằng, chấp nhận rủi ro. Chúng ta hãy tự hỏi bản thân: liệu tôi có khả năng bộc phát lòng quảng đại, hay tôi kiềm chế những thôi thúc của trái tim mình và khép mình vào thói quen, và những sợ hãi? Hãy nhảy vào, đi sâu vào. Đây là lời hôm nay của Chúa Giêsu.
Sau đó, ở cuối đoạn Tin Mừng này, Chúa Giêsu hỏi Thánh Phêrô ba lần, cùng một câu hỏi: “Con có yêu mến Thầy không?” (câu 15-16). Hôm nay Chúa Phục Sinh cũng hỏi chúng ta: Con có yêu mến Thầy không? Bởi vì trong lễ Phục sinh, Chúa Giêsu cũng muốn lòng chúng ta sống lại; bởi vì đức tin không phải là vấn đề về kiến thức, mà là về tình yêu. Con có yêu mến Thầy không? Chúa Giêsu hỏi anh chị em, tôi, chúng ta, những người có lưới trống và sợ bắt đầu lại; những người không có can đảm để lao vào và có lẽ đã đánh mất động lực của chúng ta. Con có yêu mến Thầy không? Chúa Giêsu hỏi. Kể từ đó, Phêrô thôi không đánh bắt cá nữa và chuyên tâm phục vụ Thiên Chúa và cho anh chị em của mình đến mức hiến mạng sống tại đây, nơi chúng ta đang đứng hiện nay. Còn chúng ta thì sao, chúng ta có muốn yêu mến Chúa Giêsu không?
Xin Đức Mẹ, Đấng đã sẵn sàng nói “xin vâng” với Chúa, giúp chúng ta khám phá lại sự thôi thúc để làm điều tốt.
Sau khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:
Anh chị em thân mến,
Hôm qua, Cha Mario Ciceri và Cô Armida Barelli đã được phong chân phước tại Milan. Vị đầu tiên là một phó xứ; ngài dành hết mình để cầu nguyện và giải tội, thăm hỏi những bệnh nhân và ở bên cạnh các cậu bé tại nhà hát, như một nhà giáo dục nhẹ nhàng và người hướng dẫn an toàn. Đó là một gương sáng của một mục tử. Armida Barelli là người sáng lập và hoạt náo viên của Phong Trào Thiếu Nữ Công Giáo Tiến Hành. Cô đã đi khắp nước Ý để truyền cảm hứng cho các cô gái và phụ nữ trẻ về sự cam kết của giáo hội và dân sự. Cô đã hợp tác với Cha Gemelli để thành lập một tu hội đời cho những người phụ nữ và Đại học Công Giáo Thánh Tâm, nơi đang kỷ niệm thường niên ngày hôm nay và đã đặt tên cho trường Đại Học là “Với trái tim của một người phụ nữ” để vinh danh cô. Xin anh chị em một tràng pháo tay cho các vị Chân phước mới!
Hôm nay là ngày đầu tháng dành riêng cho Mẹ Thiên Chúa. Tôi xin mời tất cả các tín hữu và cộng đoàn hãy lần chuỗi Mân Côi cho hòa bình mỗi ngày trong tháng Năm. Suy nghĩ của tôi hướng đến thành phố Mariupol của Ukraine, “thành phố của Đức Maria”, bị đánh bom và phá hủy một cách dã man. Một lần nữa, từ đây, tôi xin lập lại thỉnh cầu của mình rằng phải bố trí các hành lang nhân đạo an toàn cho những người bị mắc kẹt trong các xưởng luyện thép ở thành phố đó. Tôi đau khổ và khóc khi nghĩ đến những đau khổ của người dân Ukraine, và đặc biệt, những người yếu nhất, người già và trẻ em. Thậm chí có những báo cáo khủng khiếp về việc trẻ em bị bắc cóc và trục xuất.
Và trong khi chúng ta đang chứng kiến một sự suy thoái rùng rợn của tình nhân loại, tôi tự hỏi, cùng với rất nhiều người đau khổ, liệu hòa bình có thực sự đang được tìm kiếm; liệu có ý muốn tránh tiếp tục leo thang bằng lời nói và quân sự hay không; cho dù mọi thứ có thể đang được thực hiện để ngăn chặn vũ khí. Tôi cầu xin các bạn, chúng ta đừng đầu hàng logic của bạo lực, trước vòng xoáy gian ác của vũ khí. Cầu mong con đường đối thoại và hòa bình được thực hiện! Hãy cùng cầu nguyện.
Và hôm nay là Ngày Lao động. Có thể nó sẽ là một sự kích thích để làm mới những nỗ lực để bảo đảm rằng công việc là phù hợp với phẩm giá ở mọi nơi và cho tất cả mọi người. Và mong thế giới công ăn việc làm tiếp tục truyền cảm hứng cho ý chí phát triển một nền kinh tế hòa bình. Và tôi muốn tưởng nhớ đến những công nhân đã chết tại nơi làm việc: đó là một thảm kịch lan rộng, có lẽ quá nhiều.
Ngày mốt, 3 tháng 5, là Ngày Tự do Báo chí Thế giới của UNESCO. Tôi bày tỏ lòng kính trọng đối với các nhà báo, những người đã trả giá bằng mạng sống của mình để phục vụ quyền này. Năm ngoái, 47 nhà báo bị giết trên toàn thế giới, và hơn 350 người bị bỏ tù. Xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến những người đã can đảm thông báo cho chúng ta về những vết thương của nhân loại.
Tôi xin chào tất cả các bạn, các tín hữu Rôma và những người hành hương từ Ý và nhiều nước khác. Đặc biệt, tôi chào các tín hữu đến từ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, cũng như giáo xứ Maronite ở Nazareth và giáo xứ Saint Rita ở Warsaw. Tôi chào Ca đoàn “Năm Thánh” của Conselve và các học sinh của Mascalucia. Một ý nghĩ đặc biệt dành cho Hiệp hội “Meter”, là hiệp hội đã nhiều năm chống lại bạo lực và lạm dụng trẻ vị thành niên, luôn đứng về phía những đứa trẻ nhỏ. Và tôi cũng chào các bạn trẻ của phong trào Immacolata.
Tôi cầu chúc một ngày Chúa Nhật may mắn cho tất cả anh chị em! Và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng, và xin chào tạm biệt.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
Thiệp chúc mừng từ nhà tù: sự sống bên kia án tử tù
Hôm nay, Câu truyện từ Vatican do chính Dale Recinella, cựu luật sư tài chính Wall Street, người hỗ trợ các tù nhân chờ bị xử tử (death row) ở Florida cùng với vợ Susan, chia sẻ kinh nghiệm của mình và kể lại các câu chuyện về những người anh gặp.
Kể từ năm 1999, các nghi lễ hàng năm của tôi bao gồm các cuộc hành hương vào tháng 2, tháng 4 và tháng 5 đến các cửa hàng giảm giá trên khắp vùng nông thôn phía bắc trung tâm Florida từ Jacksonville đến Lake City, đến Gainesville, đến Starke. Mỗi năm tôi cần khoảng 1,400 tấm thiệp Ngày tình nhân, khoảng 900 tấm thiệp Ngày của Mẹ, khoảng 700, tấm thiệp Ngày của Cha. Tất cả sẽ được chuyển cho các tử tù chờ bị xử tử tại phòng giam tử tù.
Các quy định của nhà tù rất nghiêm ngặt khi nói đến thiệp mừng ngày lễ cho các tù nhân để họ gửi cho người khác. Không có thứ lấp lánh. Không có dải ruy băng hoặc những gì cầu kỳ. Không có thiệp nào có cửa sổ bật lên 3 chiều hoặc chèn dán. Không có nhựa. Không có kim loại. Không có giấy bạc. Không có gỗ. Và không có phong bì nào không phải màu trắng, vàng nhạt hoặc xanh lam nhạt. Dấu ấn mực đỏ của Sở Cải huấn Florida đóng trên mỗi phong bì rời nhà tù Florida qua đường bưu điện phải nổi bật rõ ràng.
Không có thẻ nào dâm dục hoặc khêu gợi tình dục. Không có thiệp nào có chủ đề về rượu hoặc thức uống. Không có thiệp có hình ảnh của trẻ nhỏ. Không có thiệp nào quá lãng mạn.
Mỗi năm, việc tìm thiệp đáp ứng các giới hạn của nhà tù ngày càng khó khăn hơn - ngay cả cho Ngày của Mẹ. Vì vậy, hàng năm, tôi tham lam săn lùng hàng trăm thiệp 50 xu trong các tiệm giảm giá trên khắp các con đường quận ít người qua lại ở vùng nông thôn phía bắc Florida.
Thời gian là tất cả. Nếu người ta xuất hiện chỉ một hoặc hai ngày sau khi thiệp được đưa lên kệ tại một cửa hàng đặc thù, thì có thể có tám hoặc mười hai hoặc thậm chí hai mươi tư loại. Tôi vẫn còn nhớ rất rõ khoảnh khắc khó xử với một người bạn, người luôn đồng hành với tôi trong một chuyến hành hương từ cửa hàng này sang cửa hàng khác. Tôi bất ngờ trúng số độc đắc trong khu thiệp giảm giá của một cửa hàng ở xa. Khi tôi hân hoan chất đầy giỏ xách tay của mình với hàng chục bộ gồm mười hai thẻ Ngày tình nhân đủ tiêu chuẩn trong nhà tù, tôi hẳn trông giống như tên cướp biển Râu đen đang vơ vét các đồng tiền vàng.
Người bạn đồng hành của tôi trong ngày âu yếm hỏi tôi, “Anh Dale, anh có chắc điều này là lành mạnh về mặt thiêng liêng không?”
Dù là đúng đi nữa, không có gì giống hệt như trải nghiệm bước đến quầy tính tiền trong một cửa hàng giảm giá ở vùng nông thôn với hàng trăm tấm thiệp mừng ngày lễ.
"Ông có bao nhiêu bà mẹ vậy?" là một trong những nhận xét lịch sự nhất mà tôi nhận được từ những nhân viên tính tiền bất mãn, những người phải tự tay quét mã vạch ở mặt sau của mỗi tấm thiệp 50 xu.
Luôn luôn, tôi sử dụng cơ hội để thưa lại rằng những tấm thiệp này dành cho những người ở nhà tù chờ ngày xử tử của Florida để họ gửi về những người thân yêu của họ. Điều này bảo đảm sẽ kết thúc cuộc trò chuyện trong chốc lát. Rồi, cuộc trò truyện trở nên thực sự thú vị và nhiều khách hàng quen của cửa hàng di chuyển lại gần hơn để lắng nghe.
"Vậy, ông đang chống lại các nạn nhân và ủng hộ những kẻ tội phạm!"
"Không." Tôi luôn nhìn thẳng vào họ và nói chuyện nhẹ nhàng. “Trên thực tế, tôi nhận thức được rằng những nạn nhân vô hình của những tội ác khủng khiếp này thường bao gồm các thành viên vô tội trong gia đình của hung thủ. Vì vậy, những tấm thiệp dành cho họ - những đứa con, những bà mẹ, người cha, anh chị em, những người vợ - hầu hết đều không làm gì sai trái”.
"Làm thế nào họ lại là nạn nhân cho được?"
“Không ai vào tù một mình. Họ luôn đưa gia đình vào tù cùng với họ. Và khi một người chờ bị xử tử, họ sẽ đưa cả gia đình đến chỗ chờ bị xử tử với họ”.
“Nhưng nạn nhân của tội ác anh ta không thể gửi bất cứ tấm thiệp nào cho mẹ cô ấy hoặc những đứa con của cô ấy hoặc chồng của cô ấy! Chuyện đó thì sao!”
"Bạn nói đúng. Nhưng tôi không thể giải quyết điều đó. Vì vậy, tôi làm chút ít mà tôi có thể bằng cách cố gắng giảm bớt đau khổ cho những nạn nhân vô tội khác trong chính gia đình của họ”.
Một vài nhân viên cửa hàng tỏ ra thờ ơ. Một số đơn giản nói rằng họ chống lại những gì tôi đang làm nhưng phải tính tiền xong cho tôi vì họ cần việc làm của họ. Một số nhân viên đã ném các tấm thiệp về phía tôi và từ chối không tính tiền cho tôi. Một người rời khỏi cơ sở sau khi nói với người quản lý của cô ta rằng cô ta hoặc tôi phải rời khỏi cửa hàng. Trong tâm trí tôi không còn nghi ngờ gì nữa rằng những phản ứng cảm xúc mạnh mẽ như vậy bắt nguồn từ nỗi kinh hoàng khi mất đi một người thân yêu trước một tội ác bạo lực. Xã hội của chúng ta thậm chí đã không cố gắng học cách mang lại sự chữa lành cho những người đã phải chịu đựng sự mất mát khủng khiếp như vậy.
Một số nhân viên bày tỏ sự ngạc nhiên khi nghĩ rằng những người có tên trên danh sách sẽ bị xử tử cũng có gia đình và những người thân yêu của họ. Họ có vẻ hơi rúng động về điều đó, và rồi tính tiền cho tôi.
Vài lần mỗi năm, khi tôi rời một cửa hàng và xách túi đến bãi đậu xe, một người nào đó sẽ đến gần tôi từ phía sau. Một người đàn ông, một người phụ nữ lớn tuổi, một cặp vợ chồng dường như đã kết hôn. Họ luôn nói một cách nhẹ nhàng và thận trọng, như thể đang cố gắng nói ra những lời nói đó.
Con trai chúng tôi đang ở tù… Bố tôi đang ở tù… Anh trai tôi đang ở trong tù… Ông tôi đang ở trong tù… Mẹ tôi đang ở trong tù… Con gái của chúng tôi đang ở trong tù… Cháu trai của chúng tôi đang ở trong tù… tiếp theo là một tiếng thở dài chân thành: “Cảm ơn ông."
Tại thừa tác vụ ở Florida, các tình nguyện viên đã được phép phân phối thiệp Ngày tình nhân, thiệp Ngày của mẹ và thiệp Ngày của cha tại nhà tù chứa những người sắp sửa bị xử tử kể từ tháng 2 năm 1999. Chúng tôi phải chứng minh an ninh với họ bằng các thùng nhựa trong suốt của chúng tôi. Chỉ cần có một chiếc thiệp nào đó trong thùng của chúng tôi thuộc loại bị cấm, thì người cảnh sát đã kiểm soát chúng tôi sẽ phải tìm một công việc mới vào đêm hôm đó. Mỗi cuộc khám xét các thiệp đều cực kỳ kỹ lưỡng - và không có gì lạ khi các thùng nhựa chứa thiệp được lục lọi nhiều lần: tại cổng vào nhà tù, tại nhà nguyện, ở lối vào của tòa nhà dành cho tử tù, ở các lối vào bên cạnh, và bất cứ nơi nào khác.
Năm đầu tiên tôi mang những tấm thiệp Ngày tình nhân vào nhà tù đợi xử tử, tôi đã chọn những tấm thiệp có kích thước khác nhau với các phong bì có kích thước khác nhau, tất cả đều được xếp gọn gàng và sắp xếp tử tế trong thùng của mình. Nhưng vào lúc tôi bước vào tòa nhà tù án tử để bắt đầu phân phối, các thùng của tôi trông giống như đồ đạc ở trong chúng đã bị xáo trộn và quăng bừa bãi. Nhiều tù nhân phàn nàn rằng những tấm thiệp mà họ nhận được từ tôi không vừa với phong bì hoặc phong bì quá lớn so với tấm thiệp.
Vào thời điểm tôi xuất hiện với thiệp Ngày của Mẹ hai tháng sau đó, tất cả các thiệp và phong bì đều có cùng kích thước. Để sống còn trong tù, người ta phải thích nghi. Nhà tù không thích ứng với chúng tôi.
Các trách nhiệm của tôi trong tư cách Tuyên úy Cải huấn Công Giáo ở nhà tù án tử Florida bao gồm việc chuẩn bị sẵn sàng cho các tử tù để được huấn đạo mục vụ trực tiếp. Việc huấn đạo như vậy không bao giờ do tôi khởi xướng. Thông thường, đó là theo yêu cầu của tù nhân. Trong một số trường hợp hiếm hoi, việc này cũng có thể do yêu cầu của các sĩ quan và nhân viên, những người chân thành tìm kiếm phúc lợi cho một tù nhân đặc thù.
Thí dụ, có một lần, các sĩ quan khá quan tâm đến một tù nhân đặc thù, người gần đây đã phải chịu đựng sự mất mát qua cái chết của những người bạn và thành viên quan trọng trong gia đình. Các nhân viên lo lắng rằng anh ta có thể đủ chán nản để tìm cách tự tử.
Các sĩ quan được chỉ định túc trực trước cửa phòng anh ta – một kiều nói của nhà tù để chỉ việc theo dõi tự sát. Khi nhân viên thay đổi phiên gác trong ngày, các sĩ quan được luân phiên ngồi trên chiếc ghế xếp bằng kim loại trước phòng giam của anh ta. Họ yêu cầu tôi gặp anh a về phương diện mục vụ. Tôi đồng ý làm như vậy, miễn là tù nhân tự ý đến. Anh ấy đến thật.
Các cảnh sát áp giải anh ta bằng dây xích và còng tay vào chiếc hộp đen từ phòng giam của anh ta xuống phòng huấn đạo ở tầng chính và nhốt hai chúng tôi với nhau ở đó. Người tù nhân và tôi ngồi yên lặng đối diện nhau, anh trố mắt nhìn tôi. Anh ta biết tôi từ những lần tôi thăm các tù nhân bị án tử và biết rằng trong nhiều năm, tôi đã mang thiệp tới cho anh để anh gửi cho mẹ và chị gái của anh.
“Cảm ơn ông vì tất cả những tấm thiệp Giáng sinh và Ngày tình nhân và Ngày của mẹ trong những năm qua”.
"Đâu có chi. Tôi hy vọng chúng mang lại nụ cười cho mẹ và chị gái của anh”.
Anh ta ra hiệu gạt bỏ đáp ứng xã giao của tôi và tìm kiếm cốt lõi của vấn đề "Ông ạ! Tôi không phải là một trong những người trong bầy chiên của ông, ông biết đấy,” giọng điệu của anh ta cáu kỉnh và có tính bác bỏ.
"Vâng tôi biết." Tôi mỉm cười và gật đầu.
"Vậy, ông muốn cái quái gì ở tôi?"
“Rất nhiều người ở đây quan tâm đến việc anh đang ra sao. Họ yêu cầu tôi gặp mặt anh”.
"Được. Đó là cách cuộc họp này diễn ra. Nhưng ông chưa trả lời câu hỏi của tôi. Ông muốn gì ở tôi?"
“Tôi muốn thuyết phục anh rằng sự sống của anh là một hồng ân của Thiên Chúa, và ngay ở đây, sự sống của anh vẫn là một hồng ân có giá trị lớn”.
"Cái gì!" anh ta trừng mắt nhìn tôi với những cú đảo mắt liên tiếp nhanh chóng. “X i i in lỗi ạ! Tôi vẫn tưởng ông là một Kitô hữu, nhưng chắc hẳn tôi đã lầm!”
"Không. Anh không lầm. Tôi là một Kitô hữu Công Giáo”.
"Những người Kitô hữu các ông là những người muốn giết tôi!" Chiếc còng hộp đen phát ra tiếng động chói tai khi tay anh đập bàn, nhấn mạnh từng chữ. “Kitô hữu các ông là những người nhất quyết đòi có án tử hình! Thế mà ông lại có gan vào đây và nói với tôi sự sống của tôi là một hồng ân sao? Ông là loại Kitô hữu đạo đức giả nào vậy?"
"Đến lượt tôi?" Tôi nhẹ nhàng hỏi sau khi để cho năng lực từ lời thóa mạ của anh ta tiêu tan.
"Ông nói đi!" Anh khịt mũi khinh thường. "Điều này nên được coi là tốt!"
“Không phải tất cả mọi Kitô hữu đều ủng hộ án tử hình. Trên thực tế, đa số không làm như vậy. Nhưng chúng ta đang ở trong một quốc gia, và ở một vùng đặc thù của đất nước, nơi mà nhiều Kitô hữu lầm tưởng rằng thực hành này là do ý muốn của Thiên Chúa yêu cầu ”.
“Đó có phải cùng là một Thiên Chúa như ông muốn nói với tôi không?” anh ta nói trong khi giả vờ hướng tầm nhìn ra hành lang, như thể muốn các sĩ quan kết thúc cuộc họp vô nghĩa này. "Thiên Chúa này mà ông muốn nói với tôi nghĩ rằng sự sống của tôi là một hồng ân."
"Tôi không thể nói thay cho người khác." Tôi nhún vai với tất cả sự ngây thơ có thể thu thập được trong hoàn cảnh này. “Tôi chỉ có thể nói với ông về Thiên Chúa mà tôi biết. Và Thiên Chúa mà tôi biết là lòng thương xót, trong lòng thương xót, trong lòng thương xót. Người trân trọng mạng sống của anh, và không mong muốn cái chết của một tội nhân.”
"Như thế, bây giờ tôi là một tội nhân!" Tôi không thể biết liệu sự phát cáu này là thật hay chỉ muốn kéo chú ý. Anh ta lại giả vờ tìm cách được các nhân viên hội trường giải cứu; nhưng lần này anh ta gượng cười, rõ ràng có ý định đánh lừa tôi một cách thân thiện.
“Đừng lo lắng,” tôi cười. "Chào mừng anh đến với câu lạc bộ. Tôi cũng là một tội nhân ”.
“Vậy, thưa tuyên úy tội nhân, cắt cái thứ tào lao và đưa nó thẳng cho tôi. Ông muốn gì từ tôi? "
“Tôi muốn thuyết phục anh rằng sự sống của anh là một hồng ân của Thiên Chúa, và cả ở đây, sự sống của anh vẫn là một hồng ân có giá trị lớn”.
Anh ta lắc đầu và cúi xuống mặt bàn như thể hoàn toàn tuyệt vọng, như thể chúng tôi đang lãng phí thời gian của mình. “Đó là chuyện của ông và ông đang bám vào nó, phải không?”
"Thực ra, đó là chuyện của Thiên Chúa và Người không thay đổi nó."
"Đấng Thiên Chúa này mà ông biết." Sự nhấn mạnh của anh ta thực sự có tính mỉa mai.
"Vâng, Đấng Thiên Chúa mà tôi biết."
“Thôi, đừng quá hy vọng. Tôi sẽ không cầu nguyện với ông đâu và tôi sẽ không đọc cuốn sách ngu ngốc của ông mà tất cả Kitô hữu các ông trích dẫn để giết tôi."
“Ông muốn nói ‘một số Kitô hữu’ trích dẫn để giết ông, phải không?”
“Chắc chắn rồi, nếu ông nói vậy.”
"Vậy, điều đó có nghĩa là ông thích gặp tôi thường xuyên?"
“Tôi sẽ không nói thích. Nhưng sẽ ổn thôi ”.
Trong ba năm sau đó, người đàn ông ấy đã trở thành con đỡ đầu của tôi và của vợ tôi và là người rước lễ thường xuyên. Gần đây, anh đã qua đời trong bình an vì nguyên do tư nhiên trong bệnh việc nhà tù sau khi được lãnh các nghi thức sau cùng từ tay vị linh mục đặc trách tử tù.
Lúc 04 giờ chiều, thú Bảy ngày 30.4.2022. Gia Đình Mũ Đỏ và Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH đã tổ chức Thánh Lễ đồng tế tại thánh đường Saint Maximillian Kolbe, giáo xứ Ottoway, trong thành phố Adelaide, thủ phủ của tiểu bang Nam Úc, để cầu nguyện cho các chiến sĩ trận vong và những đồng bào đã bỏ mình trong chiến cuộc VN vào ngày 30.4.1975 và những người vượt biên, vượt biển trốn chạy CS đi tìm tự do, đã thiệt mạng trong rừng sâu, biển cả, và cầu cho “Quốc Thái, Dân An”.
Chủ tế thánh lễ Lm. GB. Nguyễn Viết Huy Sj một cựu sĩ quan QLVNCH, từ Sydney tới, cùng đồng tế có Lm. Phêrô Trần Trọng Mỹ phó xứ nhà thờ chính toà Saint Francis Xavier thuộc TGP Adelaide.
Trước thánh lễ, có nghi thức rước quốc kỳ Úc và VNCH, sau đó 2 linh mục chủ tế và một vị đại diện Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH đã đặt vòng hoa trước bàn thờ linh vị “Tổ Quốc Ghi Ơn” các chiến sĩ đã hy sinh cho lý tưởng: Độc Lập, Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền Việt Nam.
XEM HÌNH
Bài giảng chia sẻ trong thánh lễ, cha Huy đã kể lại thời gian phục vụ trong quân ngũ. Trong lúc trên đường đi hành quân, cha đã bị VC phục kích, bắt làm tù binh cho đến năm 1978 mới được trả tự do, rồi sau đó gia đình cha tìm đường vượt biển, may mắn anh em trong gia đình Cha đã thoát khỏi ách CS đến Malaysia và được chấp nhận cho sang Úc định cư ở theo diện tỵ nạn chính trị. Cha đến Úc, rồi sau đó xin đi tu, gia nhập Dòng Tên Úc Châu & Tân Tây Lan. Hiện nay cha Huy đã nghỉ hưu và đang tình nguyện giúp đỡ các cựu chiến binh Úc & Việt Nam. Nơi nào cần, cha sẽ đến.
Thánh lễ kết thúc, BTC đã có sắp xếp bàn Càphê, trà, bánh ngọt ở khuôn viên cuối nhà thờ, để mọi người có dịp ở lại chuyện vãn, hàn huyên tâm sự, tưởng nhớ lại thời điểm loạn lạc cách nay 47 năm về trước. Kết thúc lúc 7.00pm cùng ngày
Được biết lúc 08 giờ 30 sáng, thứ Bảy ngày 30.4.2022, CĐNVTD/ Nam Úc phối hợp với hội CQN/QLVNCH đã tổ chức nghi thức chào cờ và tưởng niệm các chiến sĩ trận vong, trước tượng đài chiến sĩ Úc - Việt trong trung tâm thành phố Adelaide.
Đến tham dự có đại diện chính quyền tiểu bang Nam Úc, đại diện hội cựu chiến binh Úc đã từng tham chiến tại Việt Nam và các đoàn thể trong Cộng Đồng Người Tự Do Nam Úc.
Sau nghi thức chào cờ và tưởng niệm ở city, mọi người đã vội vã lái xe về tụ tập trong khuôn viên trung tâm CĐNVTD/Nam Úc vùng Athol Park để tham dự lễ cắt băng khánh thành đài tưởng niệm “Quân-Cán-Chính” tuẫn tiết trong biến cố 30.4.1975.
Sau khi cắt băng khánh thành, tất cả quan khách và các đồng hương được BTC mời vào trong Hội Trường Tư Do của CĐNV theo dõi đoạn Video nói về tiến trình xây dựng tượng đài cho đến ngày khánh thành.
Trước khi kết thúc là tiệc mừng và chương trình văn nghệ, kêu gọi đồng bào ủng hộ cho cuộc đấu tranh đòi Tự Do – Dân Chủ & Nhân Quyền cho Việt Nam, Song song với chương trình văn nghệ, có chiếu đoạn Video ghi lại những hình ảnh chạy loạn ngày 30.4.1975. Chương trình kết thúc vào lúc 2 giờ chiều.
Cùng trong ngày 30.4.22
-Lúc 03 giờ 00 chiều bên Phật Giáo, chùa Pháp Hoa Nam Úc cũng tổ chức lễ cầu siêu cho các chiến sĩ trận vong
-Lúc 04 giờ 00 chiều bên Công Giáo, Thánh Lễ đồng tế tại nhà thờ Maximillian Kolbe cầu cho Quốc Thái Dân An
https://photos.app.goo.gl/Kv8XZtWrU5pLbZxn9
“Mỗi người chúng ta hãy dâng Mẹ những bông hoa xinh tươi, bông hoa của cuộc đời, cùng với những việc làm hy sinh phúc đức và lòng bác ái yêu thương nhau”.
Đó là lời nhắn nhủ của linh mục (Lm) Gioakim Lê Hậu Hán – chánh xứ Vĩnh Hòa – khi ngài chủ sự dâng Thánh lễ Chúa nhật III Phục sinh (Khai mạc Tháng Hoa) diễn ra lúc 7g sáng Chúa nhật ngày 1-5-2022.
Xem Hình
Trước Thánh lễ, 20 em đội múa trong trang phục xanh trắng đại diện cho giáo xứ Vĩnh Hòa dâng lên Đức Mẹ những bông hoa tươi năm sắc mầu, tượng chưng cho năm nhân đức của Mẹ.
Chia sẻ Lời Chúa, Lm Gioakim đã diễn giảng về Mầu Nhiệm Ngôi Hai Con Thiên Chúa nhập thể xuống thế làm người và làm bạn tâm giao với nhân loại. Thiên Chúa tạo dựng con người nên giống hình ảnh của Ngài, và ban cho con người chí thông minh, ơn không ngoan và sự hiểu biết trên hết mọi sự.
Kết thúc bài giảng, Lm Gioakim mời gọi các em thiếu nhi và cộng đoàn hãy dâng lên Mẹ những bông hoa tươi xinh, bông hoa của niềm vui, bông hoa của cuộc đời, cùng với những việc làm hy sinh phúc đức và lòng bác ái yêu thương nhau. Đồng thời mỗi người chúng ta cũng cần phải có một tâm hồn cao thượng, không chấp nhất khi người khác làm hại và súc phạm đến bản thân mình.
Thánh lễ nối tiếp với phần phụng vụ Thánh Thể và kết thúc lúc 8g15 cùng ngày.
Chiều Chúa Nhật 01/05/2022 đông đủ giáo dân thuộc Giáo đoàn Thánh Tử Đạo Đaminh Vũ Đình Tước Marrickville - Sydney và các quan khách thuộc các Giáo đoàn bạn đã đến nhà thờ St. Britgid Mariickville tham dự Thánh lễ mừng kính lễ Quan Thầy của Giáo đoàn.
Đúng 4 giờ tất cả mọi người tập trung tại khuôn viên nhà thờ và Cha Phêrô Trần Văn Trợ Đặc trách Giáo Đoàn Marrickville xông hương tượng Thánh Tử Đạo Đaminh Vũ Đình Tước và sau đó ban Tây Nhạc Cecillia hợp tấu nhạc nhạc Thánh ca và kiệu cung nghinh tượng Thánh Tử Đạo Đaminh Vũ Đình Tước rước tiến vào nhà thờ an vị trên cung thánh.
Xem Hình
Kế tiếp anh Hứa Thanh Sâm đại diện Ban Mục Vụ Giáo đoàn đọc tiểu sử của Thánh Đaminh Vũ Đình Tước, Ngài rất can trường và hiên ngang bất chấp mọi thủ đoạn của đám quan quân triều đình. Ngài vẫn một mực kiên trì trung thành với Thiên Chúa và sẵn sàng chấp nhận cái chết năm 1839 để vinh danh Thiên Chúa và Ngài đã nêu một tấm anh dũng gương sáng ngời cho hậu thế. Sau khi chấm dứt phần tiểu sử quý Cha Phêrô Trần Văn Trợ, Cha Eric Chính xứ Marrickville và Nguyễn Như Thành cùng đồng tế dâng Thánh lễ tạ ơn.
Trong bài giảng, Cha Trần Văn Trợ nói về bài Phúc m hôm nay Chúa hiện ra với các Tông đồ trên bãi biển và giúp các ông một mẻ lưới cá thật lạ lùng, Chúa vẫn luôn chăm lo cho các Tông đồ, nhất là chăm lo về phần Linh hồn của các ông, và ngày hôm nay Giáo đoàn chúng ta mừng kính bổn mạng Thánh Đaminh Vũ Tước, Ngài đã noi gương theo các Thánh Tông đồ luôn yêu mến Chúa với cả thể xác lẫn tâm hồn và sẵn sàng làm chứng nhân cho Thiên Chúa...
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Eric Chính xứ Marrickville ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo đoàn Mariickville. Anh Mai Phước Thành Phó Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Sydney thay mặt cho Cộng Đồng lên ngỏ lời chúc mừng bổn mạng của Giáo đoàn, tiếp đến anh Giuse Nguyễn Thanh Đường Trưởng Ban Mục Vụ Giáo đoàn lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Quan Khách, quý Hội đoàn Đoàn thể đã đến tham dự Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng của Giáo đoàn Marrickville hôm nay, anh cũng cám ơn Ca đoàn Vô Nhiễm đã hát rất hay giúp cho Thánh lễ thêm phần sốt sắng, đặc biệt cám ơn quý ân nhân đã trợ giúp cho Giáo đoàn.
Sau khi kết thúc Thánh lễ, mọi người đều nhận được một phần qùa nhỏ mừng Bổn Mạng của Giáo Đoàn Marrickville.
Diệp Hải Dung
Riêng nước Canada này, xưa nay tiếng là trung lập, thế mà kỳ họp khối G20 ngày 20/4 vừa qua, khi đại biểu Nga lên phát biểu thì đoàn Canada cùng với đoàn Anh và Mỹ đã nhất loạt đứng lên bước ra ngoài không thèm nghe, thật là một cái tát vào mặt vua Putin.
Ngoài ra, khi biết nhiều dân Ukraine đã chạy sang Ba Lan tỵ nạn, đã có chừng 100 quân nhân Canada gốc Balan đã tình nguyện về quê giúp những người tỵ nạn này. Một hành động làm nhiều người cảm phục.
Ngoài tin thời sự quốc tế Nga đi xâm lăng, làng tôi còn bàn tới cuộc bầu cử tổng thống Pháp gay cấn giữa Emmanuel Macron và Marine Le Pen, nay thì cuộc bầu đã xong và Macron tiếp tục ngồi trên ngai, không biết vua và quốc hội có đi được với nhau không. Anh John nghe tới tiếng quốc hội thì lắc đầu rồi cười hà hà : Tôi mới đọc cái joke bằng pháp văn nói về quốc hội. Cái chữ quốc hội, tiếng Pháp gọi là Parlement, chữ này bởi 2 động từ parler và mentir ghép lại với nhau. Parler là nói và Mentir là nói dối, thế quốc hội là vậy sao? : En France, les verbes Parler et Mentir ont été réunis en un lieu le ‘Parlement’, chả lẽ quốc hội bên Pháp mà cũng thế ư?
À, còn cái tin này cũng quan trọng : Mới đây, 170 người Da Đỏ ở Canada đại diện cho 3 sắc dân chính của họ là First Nations, Inuit và Metis đã đi Roma để xin Đức Thánh Cha Francis sang Canada ngỏ lời chính thức xin lỗi công khai người Da Đỏ. Các cụ còn nhớ việc lịch sử này không? Đó là chuyện Canada đã thi hành chính sách giáo dục cưỡng bách các trẻ em Da Đỏ từ năm 1870 đến 1997 với mục đích là đồng hóa, biến lớp trẻ từ bỏ nếp sống Da đỏ. Việc này do các nhà thờ Công Giáo thi hànhh. Một phái đoàn nhỏ gồm 32 người đã gặp riêng Đức Thánh Cha bàn về chuyện Ngài sẽ sang Canada để nhân danh Giáo Hội chính thức xin lỗi. Báo chí cho biết trong phái đoàn này có bà cụ Angie Crerar 86 tuổi là nạn nhân còn sống sót.
Nghe tới người Da Đỏ thì cả làng nhìn ông Từ Hòe và tôi, vì hai chúng tôi là môn đệ của triết gia Kim Định, người chủ trương Da Đỏ có gốc VN. Rằng khi xưa Mẹ u Cơ đẻ xong 100 con, hai cha mẹ đã chia nhau mỗi người 50 đứa, mẹ dẫn 50 con lên hướng bắc, cha dẫn 50 con xuống phía nam. Mẹ lên tới bắc rồi đi sang phía tây, rồi gặp eo biển Bering. Lúc đó eo biển còn cạn nên mẹ u Cơ dẫn đoàn con đi xuống phía nam tức là đất Canada bây giờ. Rồi mẹ và đoàn con thấy miền đất này tốt quá nên đã dừng chân luôn và phát triển ở đây. Mẹ và 50 con đã là tổ phụ của người Da Đỏ bây giờ.
Đọc đến đây chắc nhiều cụ đang cười phải không cơ? Xin các cụ cứ tiếp tục cười cho thoải mái vì tôi chưa nói hết ý. Các nhà nhân chủng học đều quả quyết người Da Đỏ có gốc Á Châu, nhưng chưa xác quyết được gốc từ nước nào. Triết gia Kim Định bảo việc này dễ. Ta cứ quan sát kỹ, người Da Đỏ mắt không nhỏ và xếch như mắt người Trung Hoa, ngưởi Cao Ly, người Nhật. Những ngày lễ hội, các vũ công Da Đỏ đều đội mũ lông chim, y như mũ tổ tiên VN đã đội, việc này có ghi trên mặt các trống đồng. Rõ ràng Da Đỏ mang nét VN. Ngoài ra còn một việc rõ ràng nữa là tháng Tư 1999 Canada lập thêm một tỉnh bang mới phía cực bắc gọi là Đặc khu Nunavut. Lúc đó sống ở thủ đô Ottawa có cụ niên trưởng Đào Trọng Cương, trên 90 tuổi, tuyên bố ngay rằng danh xưng Nunavut là tiếng Việt vì gốc nó ở bài hát bình dân Nu Na Nu Nống của các trẻ em VN ngày xưa. Rồi một vị cao niên trưởng thượng khác cũng ở Ottawa là Cụ Nguyễn Bách Bằng nói rằng cứ nghe mấy cô Da Đỏ múa hát ngày lễ thành lập đặc khu thì ta thấy cái giọng ỳ a ý a của mấy cô này giống y như giọng hát quan họ Bắc Ninh của VN ta. Chưa hết. Gần đây nhất có nhạc sĩ Tạ Đắc gốc đặc Bắc Kỳ cho biết tiếng nhạc Da Đỏ giống y như nhạc Tây Nguyên của VN...
Các cụ thấy chưa, chúng tôi nói có sách mách có chứng. Người Da Đỏ ở Canada chính là những người con của Mẹ u Cơ. Bởi vậy, đất Canada này tiên khởi là đất của người Da Đỏ, là đất của anh em chúng ta. Người Việt đang sống trên đất Canada là đang sống trên đất của anh em nhà mình, người da trắng như anh John đây mới là người sống trên đất khách...
Cả làng ồ lên khiến anh John đầy lý sự mà không cãi lại ngay dược. Ông ODP thấy làng đang vui cười thì ông giơ tay phát biểu: Các bác còn kể thiếu về nguồn gốc danh xưng quốc gia Canada. Sử chép rằng năm 1535, người da trắng đầu tiên chính thức tới nước này tên là Jacques Cartier. Ông gặp người Da Đỏ mà ú ớ không biêt nói chuyện làm sao. Ông bèn chỉ vào các lều trại của người Da Đỏ mà nói. Người Da Đỏ không hiểu tiếng Pháp nhưng cũng đoán ông tây này hỏi đó là cái gì, nên người Da Đỏ bèn trả lời : Kanata, nghĩa là ‘cái nhà ta’. Ông tây Jacques Cartier tai nghễnh ngãng bèn ghi vào sổ : nơi này tên là Canada. Các cụ có thấy cái tiếng Kanata/Canada với ‘cái nhà ta’ có giống nhau không? Canada bởi tiếng ‘cái nhà ta’ mà ra đó !
Nói tới Canada. tôi cũng xin nói về ước mơ của một vĩ nhân VN, đó là danh nhân Phạm Quỳnh. Cách đây chừng 100 năm Phạm Quỳnh đã ao ước Việt Nam mình được như Canada. Chuyên kể rằng thuở đó ông đang là chủ báo Nam Phong nổi tiếng ở Hà Nội được Vua Bảo Đại mời vào Huế tham chính. Ngày 9.3.1945 Nhật đảo chính Pháp ở VN, Phạm Quỳnh lúc đó là thượng thư Bộ Lại, một chức tương đương với chức thủ tướng. Ông đã thảo bản Tuyên Ngôn Độc Lập để vua Bảo Đại tuyên đọc. Bản tuyên ngôn này đi trước bản tuyên ngôn độc lập mà Hồ Chí Minh đọc ở Ba Đình Hà Nội sau đó vài tháng. Phạm Quỳnh là một nhà ái quốc ôn hòa, ông luôn vận động với Pháp để họ nhìn ra cái sai trái của họ. Năm 1930 ông đã lấy Canada làm mẫu mực cho VN. Trong tiểu luận Essais Franco-Annamites mang tiểu đề ‘ Ce que sera Vietnam dans cinquante ans’ in năm 1930, hiện còn lưu trữ ở thư viện quốc gia Pháp, ông đã viết :... Hy vọng rồi ra nước Việt Nam sẽ có cơ hội trở thành một quốc gia độc lập tư do trong Khối Liên Hiệp Pháp như Canada trong khối Liên Hiệp Anh vậy... Điều này chứng tỏ Cụ Phạm Quỳnh ngay từ xưa đã khâm phục nước Canada. Chỉ tiếc rằng Phạm Quỳnh đã bị CSVN bắt và giết ở giao thông hào bìa rừng Hắc Thu tỉnh Quảng Trị vào mùa thu 1945, cùng với thượng thư triều đình Huế Ngô Đình Khôi anh ruột của Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Nhân nói tới Phạm Quỳnh, ta không thể quên một vĩ nhân khác cho nền giáo dục VN. Đó là giáo sư học giả Hoàng Xuân Hãn. Ông chỉ làm bộ trưởng 4 tháng trong chinh phủ Trần Trọng Kim năm 1945 mà đã để lại cho chúng ta một chương trình giáo dục đầu tiên dạy bằng Việt ngữ, và một cuốn sách các danh từ khoa học bằng tiếng Việt đầu tiên mà ngày nay chúng ta vẫn còn dùng. Ngoài ra ông còn cổ võ việc học và viết tiếng Việt theo mẫu tự latin ABC, giúp người có chí chỉ cần học trong 3 tháng là tinh thông. Sống với CSVN ít lâu thì cụ thấy rõ mặt thực xấu xa độc ác của họ, nên năm 1951 cụ rời VN sang lại Pháp, chuyển ngành và trở thành chuyên gia về nguyên tử, cụ mất ở Paris năm 1996. Tháng 8 năm 2011, Ecole Nationale des Ponts et Chaussés, một trường đại học uy tín và nổi tiếng ở Pháp đã dùng tên GS Hoàng Xuân Hãn đặt cho một đại giảng đường và nhân ngày kỷ niệm 100 năm đã viết tên ông trong danh sách 100 người nổi tiếng của trường.
Đến đây thì Cụ già B.95 lên tiếng xin thôi các chuyện về văn chương chữ nghĩa, cụ xin anh John là thần tượng của cụ cho cụ cười một chút kẻo đêm nay sẽ mất ngủ. Anh John lúc nào cũng sẵn chuyện vui. Anh xin kể chuyện mấy em bé học tiếng Việt. Rằng trong giờ học làm văn, cô giáo ra đề bài là tả con mèo. Ngày hôm sau trò A nộp bài với chỉ một dòng ‘Nhà em có một con mèo’. Cô giáo hỏi sao em không nói rõ thêm, tả thêm về con mèo này. Trò A đáp : Nhà em có một con mèo nhưng em chưa được thấy vì mẹ em thưòng bảo ba có mèo, ba em đang ra sức giấu còn mẹ em thì đang ra sức tìm. Khi nào mẹ em tìm thấy thì em sẽ tả kỹ ạ ! Tuần sau cô giáo lại ra đề bài : Em hãy tả con chó. Bé A lại nộp bài cũng một câu cộc lốc : Nhà em có một con chó. Rồi chấm hết. Cô giáo lại bảo bé tả rõ thêm. Bé A trả lời ngay: Vì con chó ở ngoài đường, em thấy mẹ em hỏi ba em : hôm qua anh đi cả ngày với con chó nào thế? Khi nào ba em đưa nó về nhà, em thấy nó, em sẽ tả rõ hơn. Tuần lễ thứ ba cô giáo ra đề bài tả con khỉ. Vẫn học sinh đó nộp bài, lần này em viết bài dài hơn một chút : Nhà em có nuôi một con khỉ. Một hôm có một cô gái rất đẹp đến gõ cửa nhà em. Ba em ra mở cửa rồi nói với cô ấy : con khỉ già chưa đi chợ, nó còn đang trong nhà tắm.
Cả làng nghe xong thì đều phá ra cười nhưng Chị Ba Biên Hòa bảo anh John ngay : Từ nay anh không nên kể những chuyện như thế vì ý chuyện đều coi khinh chị em đàn bà chúng tôi.
Và để anh John không kịp giải thích, Chị Ba quay sang anh HO rồi nói : Anh là người sống ở Saigon từ bé, nay nhân mùa 30/4, anh hãy cho cả làng biết anh nhớ và mê cái gì nhất ở Saigon khi xưa. Câu hỏi này khơi dậy trong lòng cả làng bao nhiêu là ý nghĩ và kỷ niệm. Anh HO cười rồi đáp : Chuyện nhớ Saigon thì nhiều lắm. Tôi xin nói về một thứ mà tôi không bao giờ quên, đó là món ăn nhẹ ngoài đường. Rồi anh kể và cả làng được hứng cũng cộng tác kể thêm, ôi sao mà nó nhiều, nó ngon và nó vui làm vậy. Đại loại là những món này :
Nắm xôi xanh và vàng, xanh là do lá dứa, vàng là do phẩm, người bán xôi ngồi ngay đầu ngã ba hay ngã tư. Đôi khi bà còn bán thêm xôi nếp than và xôi gấc. Đôi khi có cả xôi đậu phọng. Sáng sớm đi học hay đi làm, ra tới đường là ngửi thấy mùi xôi rồi. Rồi còn thêm hàng xôi bắp, gốc nó từ miền Bắc có thêm đường cát muối mè, hành phi. Ăn một miếng mà thấy miếng xôi ngon cách gì, nó ngọt béo bùi làm sao !
Bên những hàng xôi, còn hàng khoai lang khoai mì luộc nóng hổi. Trẻ em nhà nghèo được môt củ khoai lang nóng hổi ủ trong áo đem tới trường, sao mà nó sướng làm vậy !
Rồi xa một chút nữa là hàng cơm tấm, đĩa cơm bốc khói ăn với bì, chả hay sườn nướng, nó ngon làm sao! Rồi lúc sau là có cơm cháy. Nhờ chảo cơm để trên bếp lửa lâu nên cơm dưới đáy biến thành cơm cháy. Cơm cháy rưới mỡ hành, chan nước mắm, ăn giòn rụm, ngon chi lạ !
Bánh mì thịt, tiếng là như thế chứ bên trong, ngoài thịt heo còn cá hộp Sumaco, chả lụa, xúc xích. Bánh mì baguette lấy trực tiếp từ lò được giữ nóng trên bếp than. Bánh mì được mổ theo chiều dài, thịt, dưa leo, đồ chua, ít muối tiêu hay xì dầu, thêm mấy lát ớt xắt mỏng. Miếng bánh giòn rụm, thịt béo ngậy, ngon làm sao. Đây là bánh mì thịt của nhà giầu. Những người nghèo chỉ đủ tiền mua bánh mì, rồi xin nhà chủ rưới cho chút xíu xì dầu hay nước sauce cà chua của hộp cá Sumaco còn sót lại.
Ngoài ra còn loại ‘Bánh mì nóng giòn, mới ra lò đây!’ Đó là câu rao hàng buổi sớm mai của các trẻ em nhà nghèo, các em ôm bao bánh mì nóng trực tiếp từ lò. Các em vừa chạy vừa rao mong bán hết trước khi tới trường. Đa số các gia đình đều chờ mua bánh mì nóng từ các em bán rao này. Ôi đồng bánh còn nóng, giòn rụm, không có nhân mà ăn cũng đã thấy ngon rồi.
Cụ già B.95 nghe tới đây thì kêu to lên : Thôi, xin đừng kể nữa, lão thèm quá, sao mà miền Nam các bác sung sướng thế. Tôi ở lại miền Bắc với bác Hồ, củ khoai còn chả có, nói chi tới nắm xôi và đồng bánh mì !
Anh HO nói tiếp : Cháu mới nói tới mấy món ăn thường có trên đường Saigon, cháu còn định nói về món cháo huyết, giò cháo quảy, phá lấu, bò bía, bánh cuốn chả lụa, chè sâm bổ lượng... Thôi, vâng lời bác, cháu xin ngưng.
Ông Từ Hòe lên tiếng : Vì anh đã khơi nguồn và gợi hứng về món ăn chơi ở Saigon làm tôi nhớ tới bài thơ của Nguyễn Văn Lục, tôi thích bài thơ này quá, xin Bác B.95 để tôi đọc cho cả làng nghe cái ngon của Saigon năm xưa :
Tôi thèm măng cụt Bình Dương
Thèm thơm Bến Lức, chôm chôm Long Thành
Tôi thèm lòng lợn tiết canh
Tôi thèm cá lóc nấu canh rọc mùng...
Ông Từ Hòe đang đọc bài thơ thì Cụ Chánh giơ tay xin ngưng rồi phát biểu : Ông vừa nói tới tiết canh, xin cho tôi kể ngay chuyện này kẻo quên : rằng ngày trước có một anh da trắng được mời nhậu món tiết canh với phe ta, anh ta cũng ăn thử một miếng thấy lạ miệng bèn xin một miếng nữa nói là đem về cho vợ. Nhưng anh đã không cho vợ ăn mà anh đem vào phòng thí nghiệm vì anh ta làm ở viện Pasteur. Hôm sau anh chuyển cho ông bạn chủ tiệc kết quả thí nghiệm : Món tiết canh gồm toàn những chất độc hại rất nguy hiểm cho cơ thể con người, con lợn con vịt chịu được nhưng cơ thể con người thì không. Người chủ tiệc chưa tin vội cũng đem tiết canh đi thử ở một trung tâm khác, và kết quả cũng y chang như vậy. Nghĩa là ăn tiết canh là ta ăn toàn vi trùng độc hại và nguy hiểm cho sức khỏe vào bụng. Eo oi ! Và kể từ đó đám nhậu của ông bỏ luôn món tiết canh không dám ăn nữa, dù là tiết canh vịt, tiết canh dê hay tiết canh lợn. Cụ Chánh biết việc này, sợ quá, cũng bỏ ngay, và luôn cảnh giác mọi người. Eo ơi nghe mà kinh luôn. Vì vậy mà làng tôi chưa hề có buổi nhậu nào ăn món tiết canh.
Chuyện vui làng tôi còn đang vui, bữa nay bị món tiết canh chặn lối hết rồi.
Xin Ông Thần Bếp cứu chữa cái bếp chúng con.
TRÀ LŨ
1. Lữ đoàn trưởng Thủy Quân Lục Chiến: Tình huống bên trong Azovstal của Mariupol 'vượt ra ngoài một thảm họa nhân đạo'
Một chỉ huy Ukraine bên trong cơ sở này cho biết tình hình bên trong nhà máy thép Azovstal bị bao vây ở thành phố Mariupol là “vượt xa một thảm họa nhân đạo”.
Serhiy Volyna, thuộc lữ đoàn thủy quân lục chiến số 36, cho biết có hàng trăm người trong công trình thép, trong đó có 60 trẻ em, đứa trẻ nhất mới 4 tháng tuổi.
Trong một cuộc phỏng vấn với CNN, ông cho biết vì cuộc tấn công gần đây của Nga nhằm vào bệnh viện dã chiến của nhà máy, không có thiết bị y tế quan trọng và người dân “có rất ít nước, rất ít thức ăn”.
Volyna nói:
Phòng mổ bị đánh trực diện. Và tất cả các thiết bị phẫu thuật, mọi thứ cần thiết để thực hiện phẫu thuật đã bị phá hủy nên hiện tại, chúng tôi không thể điều trị cho những người bị thương của mình, đặc biệt là những người bị mảnh bom và vết đạn.
Anh ấy nói thêm:
Chúng tôi đang chăm sóc những người bị thương ngay bây giờ bằng bất cứ công cụ nào chúng tôi có. Chúng tôi có quân y viện và họ đang sử dụng mọi kỹ năng có được để chăm sóc những người bị thương. Và hiện tại, chúng tôi không có bất kỳ công cụ phẫu thuật nào nhưng chúng tôi có một số thứ cơ bản. Nhưng chúng tôi cũng đang rất cần thuốc. Chúng tôi hầu như không còn thuốc.
Khi được hỏi về kế hoạch di tản có thể xảy ra, do văn phòng tổng thống Ukraine công bố hôm nay, Volyna nói rằng anh không “biết chi tiết”.
2. Mỹ không tin Nga dám sử dụng vũ khí hạt nhân
Jack Detsch của Foreign Policy cho biết một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ nhận định rằng Mỹ không tin lời đe dọa Nga sử dụng vũ khí hạt nhân bất chấp sự leo thang gần đây trong luận điệu của Mạc Tư Khoa.
“Chúng tôi không đánh giá rằng có mối đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân và không có mối đe dọa nào đối với lãnh thổ Nato.”
Mỹ cho biết Nga đang chậm hơn nhiều ngày so với lịch trình của họ trong các hoạt động quân sự ở khu vực Donbas của Ukraine.
Quan chức này cho biết Mỹ tin rằng cuộc giao tranh giữa Nga với Ukraine ở khu vực Donbas sẽ là một “cuộc chiến xáp lá cà”, vì cả hai bên sẽ sớm đi đến giai đoạn cạn kiệt vũ khí.
Các quan chức Mỹ nhận định rằng các cuộc giao tranh ở Donbas có thể trở nên kéo dài bởi các cuộc chiến đấu trên bộ và sử dụng hỏa lực tầm xa.
Foreign Policy nhận định rằng Nga chịu ít thương vong hơn sau khi tập trung vào khu vực Donbas, nhưng con số vẫn khá cao.
Khi được hỏi về thương vong của Ukraine, một quan chức Mỹ cho biết: Họ đang chịu một số tổn thất nhưng chắc chắn không phải ở mức mà lực lượng Nga đang phải chịu.
Những tổn thất đó đối với lực lượng Nga, chúng tôi đánh giá là có tác động đáng kể đến ý chí chiến đấu của các lực lượng Nga trên diện rộng, nhưng tổn thất của Ukraine không ảnh hưởng đến tinh thần của lực lượng Ukraine.
3. Sau khi tung ra các đe doạ hạt nhân, ngoại trưởng Nga cho biết “không có người chiến thắng” trong một cuộc chiến tranh hạt nhân
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết một cuộc chiến tranh hạt nhân không nên được phát động vì “không có người chiến thắng” và ông kêu gọi các nước tuân thủ điều này trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Al Arabiya có trụ sở tại Dubai hôm thứ Sáu.
Ngoại trưởng Lavrov nói thêm rằng trong tất cả các nước, Nga “là nhà vô địch trong việc cam kết không bao giờ tung ra chiến tranh hạt nhân”.
Khi được hỏi liệu quân đội Nga có muốn toàn quyền kiểm soát Donbas và miền nam Ukraine để cung cấp một hành lang trên bộ cho Crimea hay không, Ngoại trưởng Lavrov nói, “tôi không có thẩm quyền thảo luận về các phương tiện quân sự để đạt được các mục tiêu của Nga” và nói rằng ông không muốn thảo luận về những “dự đoán”
Ngoại trưởng Lavrov cũng không xác nhận, khi được hỏi, liệu các hoạt động ở Donbas có kết thúc vào ngày 9/5, là Ngày Chiến thắng hàng năm của Nga hay không. Một số nhà phân tích và quan chức Mỹ cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đang nhắm đến mốc thời gian này, như là ngày tuyên bố chiến thắng. Ông không trả lời thẳng câu hỏi, nhưng nói “Chúng sẽ được hoàn thành khi các mục tiêu tôi vừa mô tả với bạn đã được thực hiện, đã đạt được.”
Câu trả lời của Ngoại trưởng Lavrov, cho thấy các quan chức Nga giờ đây không mấy tin tưởng vào thành công của các chiến dịch ở miền Donbas.
Ngoại trưởng Lavrov cũng hạ thấp áp lực trừng phạt của các chính phủ phương Tây đối với Nga.
“Họ không thuộc lịch sử. Nga luôn phải gánh chịu các biện pháp trừng phạt. Cơn cuồng nộ mới nhất này, và làn sóng trừng phạt đã cho thấy bộ mặt thực sự của phương Tây… họ tin rằng điều này sẽ khiến Nga khóc thét, và cầu xin được ân xá… họ không biết gì về chính sách đối ngoại của Nga, cũng như cách đối phó của Nga”.
4. Âu Châu rơi vào suy thoái kinh tế vì cuộc chiến tại Ukraine
Đèn cảnh báo đang nhấp nháy đối với các nền kinh tế khu vực đồng euro, với tăng trưởng quý đầu tiên ở Pháp bị đình trệ và bị thu hẹp ở Ý, do cuộc chiến của Nga ở Ukraine làm tăng chi phí năng lượng trên khắp lục địa.
Số liệu từ Eurostat, cơ quan thống kê của Liên Hiệp Âu Châu, cho thấy tăng trưởng GDP trên khu vực đồng Euro đã giảm 0,2% trong ba tháng đầu năm 2022. Trong quý cuối cùng của năm 2021, khi biến thể Omicron Covid ảnh hưởng mạnh đến hoạt động, mức giảm là 0,3%.
Các nhà kinh tế đã dự báo tỷ lệ tăng trưởng 0,3% cho 19 quốc gia trong khu vực đồng euro, nêu bật những rủi ro kinh tế từ chiến tranh trong bối cảnh giá dầu và khí đốt tăng cao do xung đột làm trầm trọng thêm.
Làm dấy lên bóng ma lạm phát đình trệ khi chi phí sinh hoạt tăng cao trong khi tăng trưởng GDP chững lại, nền kinh tế Pháp bất ngờ chững lại trong ba tháng đầu năm, ghi nhận mức tăng trưởng bằng 0 do gián đoạn chuỗi cung ứng và chi phí năng lượng cao hơn đã kìm hãm các hoạt động.
Nền kinh tế Ý suy thoái, Tây Ban Nha mất đà, trong khi Đức phục hồi sau sự suy giảm trong quý 4 khi Omicron và các vấn đề về chuỗi cung ứng đè nặng lên nền kinh tế lớn nhất khu vực đồng euro.
Các số liệu thống kê cho thấy một giai đoạn yếu hơn sắp tới do xung đột tiếp tục đẩy giá năng lượng lên cao, ảnh hưởng đến các nhà nhập khẩu khí đốt trên khắp lục địa, các số liệu riêng cho tháng 4 cho thấy lạm phát của khu vực đồng euro đạt mức cao kỷ lục 7,5%.
Giá đã tăng 0,6% chỉ trong tháng Tư. Năng lượng là yếu tố lớn nhất, khiến chi phí tăng với mức tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái do giá dầu và khí đốt tăng cao, trong bối cảnh lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung trên khắp lục địa khi chiến tranh tiếp diễn.
5. Trong tuần này, máy bay chiến đấu của NATO đã nhiều lần đánh chặn máy bay chiến đấu của Nga gần không phận liên minh
Theo một tuyên bố của Bộ Tư lệnh Không quân Đồng minh của NATO, các máy bay chiến đấu của NATO đóng tại khu vực Baltic và Biển Đen đã xuất kích “nhiều lần trong 4 ngày qua” để theo dõi và đánh chặn máy bay Nga gần không phận của liên minh
Các radar của NATO đã theo dõi một số máy bay không xác định trên biển Baltic và Biển Đen kể từ hôm thứ Ba. NATO lưu ý rằng các máy bay Nga thường “không truyền mã bộ phát đáp cho biết vị trí và độ cao của chúng, không lập kế hoạch bay hoặc không liên lạc”.
Tại khu vực Baltic, các máy bay chiến đấu của Ba Lan, Đan Mạch, Pháp và Tây Ban Nha đã được sử dụng vào nhiều thời điểm khác nhau để đánh chặn và xác định các máy bay đang đến gần. Trong khu vực Biển Đen, các máy bay của Rumani và Anh đã được sử dụng để điều tra dấu vết của các máy bay không xác định đang tiếp cận không phận đồng minh.
NATO nói rằng máy bay Nga chưa bao giờ đi vào không phận của liên minh và “các vụ đánh chặn được tiến hành một cách an toàn và thường xuyên.”
6. 2 khu vực của Nga tuyên bố biên giới của họ với Ukraine đã bị pháo kích
Hai khu vực của Nga giáp biên giới với Ukraine - Kursk và Bryansk - nói rằng lãnh thổ của họ đã bị pháo kích.
“Buổi sáng ở thị trấn biên giới Rylsk thật đáng lo âu. Vào khoảng 8 giờ sáng, súng cối bắn vào trạm kiểm soát ở làng Krupets”, Thống đốc vùng Kursk, Roman Starovoit, cho biết trong bài đăng Telegram sáng thứ Sáu theo giờ địa phương.
Theo Starovoit, “các điểm bắn đã bị dập tắt bởi hỏa lực bắn trả của lính biên phòng Nga và quân đội.”
Người đứng đầu vùng Bryansk, Alexander Bogomaz, cho biết bộ phận biên phòng thuộc Cơ quan An ninh Liên bang, gọi tắt là FSB, đã báo cáo về một cuộc pháo kích vào làng Belaya Berezka, được cho là được thực hiện từ lãnh thổ Ukraine.
“Vào ngày 29 tháng 4, một chi nhánh của cục biên phòng thuộc FSB của Nga ở vùng Bryansk ở làng Belaya Berezka, huyện Trubchevsky, đã bị trúng đạn cối từ lãnh thổ Ukraine,” Bogomaz cho biết trong một bài đăng trên Telegram hôm thứ Sáu. Ông cho biết không có thương vong.
Bogomaz cho biết thêm, mạng lưới điện và nước bị hư hại do các trận pháo kích ở vùng Bryansk.
7. Tòa Bạch Ốc nói với nước chủ nhà G20 rằng Nga không được phép tham gia
Tòa Bạch Ốc đã thông báo riêng với Indonesia rằng Nga không nên được phép tham gia hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay, mặc dù tổng thống nước này hôm thứ Sáu đã thông báo rằng Tổng thống Vladimir Putin đã nhận lời mời tham dự.
Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki lưu ý rằng hội nghị thượng đỉnh vẫn còn sáu tháng nữa mới diễn ra và không cung cấp thông tin cập nhật về việc liệu Tổng thống Biden có tham gia hay không. Nhưng cô ấy nói rằng quan điểm của tổng thống Biden rõ ràng rằng Nga không nên ở đó.
Bà nói: “Tổng thống đã bày tỏ công khai phản đối việc Tổng thống Putin tham dự G20”.
Tòa Bạch Ốc hiểu rằng Indonesia đã mời Putin tham dự trước khi Nga xâm lược Ukraine.
Tuy nhiên, trong một tuyên bố xác nhận việc Nga chấp nhận lời mời, Tổng thống Indonesia Joko Widodo nói: “Indonesia muốn thống nhất G20. Đừng để xảy ra chia rẽ. Hòa bình và ổn định là chìa khóa cho sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế thế giới”.
Indonesia cũng đã mở rộng lời mời đến Ukraine tham gia với tư cách khách mời, một bước đi mà Mỹ hoan nghênh, Psaki cho biết vẫn còn quá sớm để nói rằng hội nghị thượng đỉnh sẽ diễn ra như thế nào.
Psaki nói thêm: “Còn sáu tháng nữa. Vì vậy, chúng tôi không biết làm thế nào để dự đoán, chúng tôi không thể dự đoán tại thời điểm này, điều đó sẽ như thế nào. Chúng tôi đã truyền đạt quan điểm của mình rằng chúng tôi không nghĩ rằng người Nga là một phần của hội nghị này dù công khai và riêng tư”.
Psaki cho biết không có dấu hiệu nào cho thấy Nga sẵn sàng tham gia vào các hoạt động ngoại giao nghiêm túc.
Bà nói: “Có rất nhiều điều có thể xảy ra từ bây giờ đến lúc đó, nhưng chúng tôi chắc chắn chưa thấy dấu hiệu nào về kế hoạch tham gia các cuộc đàm phán ngoại giao một cách xây dựng. Chắc chắn rằng hy vọng của chúng tôi là điều đó sẽ thay đổi bởi vì rõ ràng các cuộc đàm phán và đối thoại ngoại giao là cách để chấm dứt xung đột này và Tổng thống Putin có thể kết thúc điều này vào ngày mai, có thể kết thúc điều này ngay bây giờ.”
Bộ Ngoại Giao Nga cho biết Putin đã nhận lời tham dự cuộc họp G20 ở Indonesia. Tuy nhiên, nhiều quan sát viên hoài nghi liệu ông ta có sống được tới 6 tháng nữa không sau khi đã gây ra thảm họa cho Ukraine và cho chính nước Nga của ông ta.
1. Trưởng ban nhân quyền Liên Hiệp Quốc tới Tân Cương
Một nhóm của Liên Hiệp Quốc đã đến Trung Quốc trước chuyến thăm tới Tân Cương bị trì hoãn từ lâu của Trưởng ban nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Tân Cương là nơi các nhóm nhân quyền và một số chính phủ phương Tây cáo buộc chính phủ Trung Quốc đang phạm tội diệt chủng và lạm dụng nghiêm trọng đối với người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác.
Văn phòng nhân quyền Liên Hiệp Quốc cho biết hôm thứ Ba, các nhân viên của họ đã đến miền nam Trung Quốc vào hôm thứ Hai để chuẩn bị cho chuyến thăm của Cao ủy Nhân quyền Michelle Bachelet, dự kiến vào tháng Năm.
“Đội ngũ tiền trạm gồm 5 người ban đầu sẽ dành thời gian ở Quảng Châu, nơi họ đang kiểm dịch theo yêu cầu đi lại trong thời COVID-19”.
Bachelet thông báo vào tháng 3 rằng văn phòng của cô đã đạt được thỏa thuận với chính phủ Trung Quốc rằng bà có thể đến thăm Tân Cương ở vùng viễn tây Trung Quốc. Trưởng ban nhân quyền từ lâu đã nói về việc hy vọng đến thăm Tân Cương, và văn phòng của bà cũng đã soạn một báo cáo được chờ đợi từ lâu về các cáo buộc vi phạm nhân quyền trong khu vực.
Gần 200 nhóm nhân quyền đã thúc giục Bachelet công bố báo cáo của bà, mà các nhà ngoại giao cho biết đã sẵn sàng - hoặc rất gần như thế - trong nhiều tháng qua.
Nhóm tiền trạm đang ở Trung Quốc để bảo đảm rằng Bachelet sẽ có được “quyền tiếp cận có ý nghĩa” để hiểu đầy đủ về tình hình nhân quyền ở Trung Quốc.
Các nhóm nhân quyền và các nhà nghiên cứu cáo buộc Trung Quốc giam cầm hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ, người Kazakhstan và các thành viên của các nhóm thiểu số khác trong các trại cải tạo, lao động cưỡng bức, buộc phụ nữ trong khu vực phải thực hiện các biện pháp tránh thai và tách trẻ em khỏi cha mẹ bị giam giữ.
Chính phủ Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng các chính sách của Bắc Kinh chống lại người Duy Ngô Nhĩ tương đương với tội ác diệt chủng và tội ác chống lại loài người. Các cơ quan lập pháp ở Anh, Bỉ, Hà Lan và Canada cũng đã làm như vậy.
Trung Quốc phủ nhận các cáo buộc và duy trì các chính sách của họ là nhằm loại bỏ cực đoan những người bị ảnh hưởng bởi tuyên truyền thánh chiến sau nhiều năm bùng phát bạo lực chống lại sự thống trị của Trung Quốc trong khu vực.
Source:AP
2. Vatican và Mễ Tây Cơ tìm cách hợp tác vì hòa bình và công bằng xã hội
Trước chuyến thăm Mễ Tây Cơ của Đức Hồng Y Parolin, Tổng thống López Obrador bảo đảm rằng mối quan hệ với Giáo Hội Công Giáo sẽ được chuyển thành tình bạn và sự tôn trọng.
Chính phủ Mễ Tây Cơ và Giáo Hội Công Giáo hứa sẽ hợp tác vì hòa bình, công bằng xã hội và nhân quyền trong chuyến thăm của Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa thánh.
Đức Hồng Y Parolin khẳng định “Mễ Tây Cơ và Tòa thánh cùng nhìn về tương lai, cùng chia sẻ những giá trị chung” trong sự kiện kỷ niệm 30 năm ngày tái lập quan hệ ngoại giao giữa Nhà nước Mễ Tây Cơ và Tòa thánh Vatican”.
“Chúng tôi nhìn về tương lai và tiếp tục chuẩn bị các cơ chế hợp tác cùng nhau. Đối với tôi, điều quan trọng là phải nhấn mạnh rằng, ưu tiên cao nhất là tìm ra các cơ chế hợp tác cụ thể để phục vụ toàn thể người dân Mễ Tây Cơ, bắt đầu từ những người khó khăn nhất, “Parolin tuyên bố.
Chuyến thăm của Đức Hồng Y Parolin, người đã từng đến Mễ Tây Cơ vào tháng 6 năm 2021, cho thấy vai trò quan trọng của Mễ Tây Cơ, nơi có gần 98 triệu người Công Giáo, con số cao thứ hai trên thế giới, chỉ sau Brazil, theo điều tra dân số năm 2020 mới nhất..
Tổng thống Andrés Manuel López Obrador, người không coi mình là người Công Giáo mà là “tín đồ của Chúa Giêsu”, trước đây đã có nhiều tranh cãi với hàng giáo phẩm Công Giáo Mễ Tây Cơ, trong khi Giáo hội chỉ trích đảng cầm quyền về việc phá thai và tình trạng an ninh bấp bênh, cũng như tệ nạn tham nhũng ngày càng trầm trọng.
Không đề cập đến những bất đồng này, Đức Hồng Y Parolin nhận ra “những thách thức trong tương lai”, nhưng yêu cầu xem chúng là “cơ hội để làm việc cùng nhau” thay vì “chia rẽ”.
“Ngày nay cũng tại Mễ Tây Cơ, Giáo hội và Nhà nước được kêu gọi trở thành tấm gương cho các quốc gia khác, để chứng tỏ rằng có thể vượt qua chủ nghĩa cực đoan và phân cực, và ngày càng tạo ra một nền văn hóa của tình anh em, tự do, đối thoại và đoàn kết”
Source:lopezdoriga.com
3. Nhật ký trừ tà số 187: Trừ tà là cuộc chiến giành quyền sở hữu
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary # 187: Exorcism is a Battle of Ownership”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 187: Trừ tà là cuộc chiến giành quyền sở hữu”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Gần đây, một linh mục làm việc với một phụ nữ bị quỷ ám đã gọi điện và nói: “Tôi vừa nhận được một tin nhắn từ con quỷ của cô ta.” Tôi hỏi, “Nội dung là gì, thưa cha?” Ngài đáp: “Nó viết cô ta là của tôi!” Câu trả lời của tôi: “Đó là chuyện thường gặp.” Vào một thời điểm nào đó trong lễ trừ tà, ma quỷ sẽ luôn tuyên bố người bị ám thuộc về chúng và yêu cầu chúng ta lùi lại.
Điều này cũng cho chúng ta biết rằng những con quỷ coi quyền sở hữu của chúng trên người bị qủy ám là vấn đề nghiêm trọng, nếu không chúng sẽ không gửi tin nhắn. Sự kiểm soát của chúng đang suy yếu làm chúng sợ hãi.
Mọi cuộc trừ tà, về gốc rễ, đều là một cuộc chiến giành quyền sở hữu. Người này thuộc về ai-- Chúa Giêsu hay Satan? Satan nắm giữ một người để kiểm soát; Chúa Giêsu cho chúng ta quyền tự do lựa chọn Ngài. Trong khi trừ tà, chúng ta mời người đau khổ tái lập lời thề rửa tội của mình: “Con có từ bỏ Satan không? Và tất cả các công việc của nó? Và tất cả những phù phiếm của nó?” Người được trừ tà khẳng định niềm tin. Sau đó, tôi thường cầm một cây thánh giá và nói, như trong một phép rửa tội: “Cha tuyên bố con thuộc về Chúa Kitô, vị cứu tinh của chúng ta bằng dấu thánh giá của Ngài.”
Tôi hoảng hốt vì ngày càng có nhiều người thậm chí không chịu rửa tội. Chính trong bí tích nền tảng này, người ta được giải cứu khỏi nanh vuốt của Satan. Tôi nhắc nhở ma quỷ về điều này trong các phiên trừ tà của chúng tôi: “Người này thuộc về Chúa Giêsu. Anh ấy / cô ấy đã phủ nhận ngươi. Anh ấy / cô ấy đã được chịu phép Rửa Tội.” Phản ứng từ những con quỷ là gì? Thưa: là một sự im lặng.
Vào Chúa Nhật Phục Sinh, chúng ta làm mới lại lời hứa rửa tội của mình. Chúng ta tuyên xưng đức tin của chúng ta. Chúng ta được rảy nước thánh. Đó là một phép trừ tà nhỏ. Chúng ta đã được giải cứu khỏi quyền lực của sự dữ và được cứu bởi Chúa Giêsu Kitô. Thật là một ngày vinh quang!
Source:Catholic Exorcism
1. Tổng thống Zelenskiy xác nhận: quân đội Ukraine đã phá hủy hơn 1.000 xe tăng Nga
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết, quân đội Ukraine đã phá hủy hơn 1.000 xe tăng Nga, gần 200 máy bay Nga, và gần 2.500 xe thiết giáp.
Ông Zelenskiy cho biết, bất chấp những tổn thất này, quân đội Nga vẫn có thiết bị để tiến hành các cuộc tấn công bổ sung.
“Tất nhiên, quân xâm lược vẫn còn thiết bị trong kho. Vâng, họ vẫn có hỏa tiễn để tấn công lãnh thổ của chúng ta. Nhưng cuộc chiến này đã khiến Nga suy yếu đến mức họ phải lên kế hoạch trang bị quân sự ít hơn nữa cho cuộc duyệt binh ở Mạc Tư Khoa”.
Nga dự kiến tổ chức lễ duyệt binh truyền thống Ngày Chiến thắng tại Quảng trường Đỏ vào ngày 9 tháng 5, kỷ niệm việc Đức đầu hàng Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Tổng thống Ukraine cũng cho biết Nga đã mất hơn 23.000 binh sĩ kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu.
Nga thường xuyên công bố số liệu thương vong thấp. Hai ngày trước khi Nga cập nhật số liệu tử sĩ, hai quan chức quân sự cấp cao của NATO ước tính số lượng binh sĩ Nga thiệt mạng trong chiến dịch Ukraine vào khoảng 7.000 đến 15.000. Cũng trong khoảng thời gian đó, các quan chức Mỹ khác cũng đưa ra những thiệt hại tương tự của Nga - từ 7.000 đến 14.000 binh sĩ Nga thiệt mạng - nhưng họ tin rằng con số có thể còn cao hơn.
Hồi đầu tháng, phát ngôn viên Điện Cẩm Linh, Dmitry Peskov, thừa nhận ngắn gọn rằng, Nga đã chịu tổn thất “đáng kể” về quân đội ở Ukraine, đồng thời gọi tổn thất này là “một thảm kịch lớn” đối với đất nước trong một cuộc phỏng vấn với Sky News.
2. Tổng thống Zelenskiy: Bộ chỉ huy Nga sẵn sàng cho những tổn thất nặng nề mới
Bộ chỉ huy quân đội Nga chuẩn bị sẵn sàng cho những tổn thất nặng nề mới, và chuẩn bị thêm tủ lạnh để lưu trữ xác chết.
“Chúng tôi biết rằng Bộ tư lệnh Nga đang chuẩn bị cho những tổn thất lớn mới”, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết trong bài phát biểu mới nhất của ông.
Theo ghi nhận, những tân binh đang được tung vào các đơn vị mà nhân sự đã gần như bị loại bỏ hoàn toàn, hoặc đã suy yếu đáng kể trong tháng 3, và tháng 4. Những tân binh này có ít động lực, và ít kinh nghiệm chiến đấu.
Zelenskiy cho rằng bộ chỉ huy Nga chỉ muốn có đủ số lượng cần thiết để tung các đơn vị này vào cuộc tấn công.
Ông nói: “Bộ tư lệnh Nga nhận thức rõ rằng sẽ có thêm hàng nghìn binh sĩ Nga thiệt mạng, và hàng nghìn người khác sẽ bị thương trong những tuần tới”, và tự hỏi tại sao bản thân các binh sĩ Nga, và người thân của họ lại cần phải làm như thế.
“Các chỉ huy Nga nói dối binh sĩ của họ rằng, họ sẽ phải đối mặt với một số trách nhiệm nghiêm trọng nếu từ chối chiến đấu, và đồng thời, họ cũng không cho biết, về việc quân đội Nga chuẩn bị thêm tủ lạnh để lưu trữ xác chết. Họ không cho biết những tổn thất đã được tính đến trong 'các kế hoạch' mới mà các tướng mong đợi. Mọi người lính Nga vẫn có thể cứu được mạng sống của mình. Bạn nên sống sót ở Nga hơn là chết trên đất của chúng tôi,” Zelenskiy nói.
3. Các thiết giáp của Hoa Kỳ đang được đưa tới Ukraine
Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ chính thức thông báo rằng, các Thiết giáp M113 đang được đưa đến Ukraine l tại Sân bay Quân đội Fort Stewart Hunter, thuộc tiểu bang Georgia
Lực lượng vũ trang Ukraine cảm ơn sự hỗ trợ, và giúp đỡ của Hoa Kỳ.
Như đã đưa tin, Hạ viện Mỹ đã thông qua Đạo luật Lend-Lease vào ngày 28/4.
Đạo luật cho vay và cho thuê của Hoa Kỳ, hay Lend-Lease, được chính thức giới thiệu là Đạo luật thúc đẩy phòng thủ của Hoa Kỳ, được ban hành ngày 11 tháng 3 năm 1941. Đó là một chính sách theo đó Hoa Kỳ đã cung cấp cho Anh, Liên Xô và các quốc gia Đồng minh khác lương thực, dầu mỏ và các khí tài khác từ năm 1941 đến năm 1945. Nó được đưa ra trên cơ sở rằng sự giúp đỡ đó là cần thiết cho việc bảo vệ Hoa Kỳ. Đạo luật được ký thành luật vào ngày 11 tháng 3 năm 1941 và kết thúc vào ngày 20 tháng 9 năm 1945. Tuy Đạo luật đề cập đến việc cho vay mượn, nhưng nhìn chung, viện trợ theo đạo luật này là không hoàn lại, mặc dù một số khí tài chiến tranh chẳng hạn như tàu, thuyền, máy bay, xe tăng đã được trả lại sau chiến tranh. Đổi lại, Hoa Kỳ được quyền thuê các căn cứ quân đội và hải quân trên lãnh thổ của Đồng minh trong chiến tranh.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đạo luật này cho phép Hoa Kỳ cung cấp viện trợ quân sự cho các đồng minh nước ngoài của mình một cách nhanh chóng.
4. Đan Mạch đưa thiết giáp, súng cối hạng nặng tới Ukraine
Hãng truyền thông Olfi Đan Mạch đưa tin, Đan Mạch sẽ gửi 25 thiết giáp bánh lốp Piranha III, và súng cối hạng nặng M10 cho Lực lượng vũ trang Ukraine.
Piranha là một họ thiết giáp có bánh xe được thiết kế bởi công ty Mowag Thụy Sĩ. Nó là một trong những loại xe bọc thép phổ biến nhất trên thế giới. Piranha III là một mô hình thiết gáip lỗi thời cho Đan Mạch. Hiện tại, quân đội Đan Mạch sử dụng các thiết giáp Piranha V.
Tất cả các phương tiện của Piranha đều có thể di chuyển nổi với sự hỗ trợ của hai cánh quạt gắn ở đuôi dưới thân tàu. Piranha có thể được sử dụng như một tàu khu trục, và hệ thống hỏa tiễn chống tăng tự hành.
Xe Piranha có thể được trang bị nhiều tháp pháo khác nhau với các loại súng do các nhà sản xuất nước ngoài sản xuất: Oerlikon-Bührle GAD-AOA của Thụy Sĩ với súng 20 ly, TCM-20 của Israel với súng phòng không 20 ly, Hispano-Suiza của Pháp với 90 ET-90 với Súng pháo lựu 90 ly.
Ngoài các thiết giáp này, Đan Mạch còn gửi súng cối M10 hạng nặng, và hàng nghìn quả đạn pháo cho Ukraine.
Các phương tiện truyền thông cũng nêu rõ số lượng các thiết giáp M113 được báo cáo là đã được gửi đến Ukraine trước đó. Lực lượng vũ trang sẽ nhận được 50 thiết giáp như vậy.
5. Cư dân làng Kutuzivka sống trong tầng hầm suốt hai tháng, vừa được giải phóng
Tại ngôi làng Kutuzivka ở vùng Kharkiv, nơi được giải phóng khỏi quân xâm lược Nga vào ngày 28 tháng 4, khoảng một trăm người dân địa phương đã sống trong các tầng hầm trong hai tháng.
Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết:
“Quân xâm lược đã đưa thường dân ra khỏi nhà của họ. Khoảng một trăm người, chủ yếu là người già, trẻ em, và buộc họ sống trong các tầng hầm lạnh giá trong hai tháng mà không có điện, khí đốt, và thực phẩm.”
Bây giờ viện trợ nhân đạo được chuyển đến ngôi làng đã bị phá hủy, và cướp phá bởi những kẻ xâm lược. Các cư dân có cơ hội được di tản.
Hôm 30 tháng 4, Lực lượng vũ trang Ukraine đã giành lại quyền kiểm soát đối với 4 khu định cư ở khu vực Kharkiv: Verkhnia Rohanka, Ruska Lozova, Slobidske, và Prylesne.
6. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy: Các nhà lãnh đạo của thế giới tự do biết những gì Nga đã làm với Mariupol
“Tất cả các nhà lãnh đạo của thế giới tự do đều biết những gì Nga đã làm với Mariupol, và Nga sẽ không thể thoát khỏi sự trừng phạt vì điều này. Nhiều người trong số các nhà lãnh đạo đang cố gắng giúp cứu những người bảo vệ thành phố anh hùng của chúng ta”, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết trong bài phát biểu mới nhất của mình.
Vấn đề Mariupol đã được thảo luận rất chi tiết với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc trong chuyến thăm của ông tới Kyiv.
“Chúng tôi đang làm mọi thứ có thể, để bảo đảm công việc di tản khỏi Mariupol được thực hiện,” Zelenskiy nói thêm.
Như Sviatoslav Palamar hay còn gọi là Kalyna, phó chỉ huy Trung đoàn Azov, đã thông báo vào tối ngày 30 tháng 4, hai mươi dân thường - phụ nữ, và trẻ em - đã được di tản khỏi nhà máy thép Azovstal ở Mariupol, bị phá hủy bởi pháo kích của Nga.
Khoảng 1.000 dân thường, và quân nhân Ukraine vẫn ở lại lãnh thổ của nhà máy, trong đó có khoảng 600 người bị thương.
Mariupol trải qua một trong những thảm họa nhân đạo lớn nhất do sự xâm lược của Nga gây ra. Những kẻ xâm lược ném bom những người dân không có vũ khí, ngăn chặn việc cung cấp viện trợ nhân đạo, và trục xuất công dân Ukraine đến các vùng xa xôi của Nga.
7. Quân đội Ukraine giành lại quyền kiểm soát bốn khu định cư ở Khu vực Kharkiv - Bộ Tổng tham mưu
Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết giao tranh dữ dội đã xảy ra tại Khu vực Kharkiv. Kết quả của cuộc tấn công, Lực lượng vũ trang Ukraine đã giành lại quyền kiểm soát đối với 4 khu định cư ở Khu vực Kharkiv, đó là Verkhnia Rohanka, Ruska Lozova, Slobidske, và Prylesne.
Trong khi đó, quân đội Nga tiếp tục tiến hành các hoạt động tấn công toàn diện ở Vùng Tác chiến phía Đông.
Theo hướng Slobozhanskyi, quân đội Nga đang tiến hành các cuộc không kích, và pháo binh vào thành phố Kharkiv.
Ở hướng Izium, các đơn vị riêng biệt của Tập đoàn quân xe tăng 1, và Tập đoàn quân vũ trang tổng hợp 20 của Quân khu phía Tây, Tập đoàn quân vũ trang số 35, và Quân đoàn số 68 của Quân khu phía Đông, và các binh đoàn đổ bộ đường không đang cố gắng tiến vào Izium -Barvinkove, và Izium-Sloviansk.
Quân đội Nga tiếp tục tập trung lực lượng, và nguồn lực ở cả hai vùng lãnh thổ bị chiếm đóng tạm thời ở Khu vực Kharkiv, và Khu vực Belgorod của Nga, gần biên giới quốc gia với Ukraine. Đặc biệt, quân xâm lược Nga đã di chuyển các đơn vị của Lữ đoàn súng trường cơ giới độc lập số 55 thuộc Quân đoàn vũ trang liên hợp số 41 của Quân khu trung tâm đến Volokhiv Yar, và các đơn vị của Lữ đoàn xe tăng độc lập số 5 thuộc Binh đoàn vũ khí tổng hợp số 36 của Quân khu phía Đông. đến Izium.
8. Chỉ huy Ukraine bên trong nhà máy thép Mariupol cho biết việc di tản dân thường đã bắt đầu
Một số dân thường đã được di tản khỏi nhà máy thép Azovstal ở Mariupol, sau khi lệnh ngừng bắn được đưa ra, theo một chỉ huy của Trung đoàn Azov, vẫn còn đang bị mắc kẹt tại nhà máy.
Đại úy Svyatoslav Palamar, chỉ huy phó của Trung đoàn Azov, cho biết lệnh ngừng bắn, được cho là bắt đầu lúc 6 giờ sáng giờ địa phương, đã kết thúc lúc 11 giờ sáng theo giờ địa phương.
“Hiện tại, đó là sự thật, cả hai bên đều tuân thủ chế độ ngừng bắn,” ông nói.
“Từ 6 giờ sáng, chúng tôi đã đợi đoàn xe di tản đến, 6 giờ 25 phút đoàn xe mới đến nơi”
“Chúng tôi đã đưa 20 thường dân đến điểm hẹn đã thống nhất, những người mà chúng tôi đã tìm cách giải cứu khỏi đống đổ nát. Đây là phụ nữ, và trẻ em. Chúng tôi hy vọng những người này sẽ được đưa đến điểm thành phố đã được thỏa thuận, đó là Zaporizhzhia, vùng lãnh thổ do Ukraine kiểm soát”, Palamar nói.
“Hiện tại, chiến dịch giải cứu đang diễn ra, do các binh sĩ của Azov tiến hành - chúng tôi giải cứu dân thường khỏi đống đổ nát”.
“Chúng tôi hy vọng rằng quá trình này sẽ được kéo dài hơn nữa, và chúng tôi sẽ di tản thành công tất cả thường dân”.
“Đối với những người bị thương - những người cần được chăm sóc y tế khẩn cấp - chúng tôi không rõ lý do tại sao họ không được di tản, và việc di tản của họ đến lãnh thổ do Ukraine kiểm soát vẫn chưa được thảo luận”.
“Tôi nhấn mạnh rằng chúng tôi yêu cầu bảo đảm việc di tản không chỉ cho dân thường mà còn cho những người lính bị thương của chúng tôi, những người cần được chăm sóc y tế.”
TASS, hãng thông tấn nhà nước của Nga, hôm thứ Bảy cho biết một nhóm dân thường đã rời khỏi nhà máy thép. Một phóng viên có mặt tại hiện trường nói với TASS rằng có tổng cộng 25 người đã ra ngoài, trong đó có 6 trẻ em dưới 14 tuổi.
Người ta cho rằng có hàng trăm người bên trong khu liên hợp thép, trong đó có hàng chục người bị thương trong một cuộc bắn phá dữ dội của Nga trong nhiều tuần qua. Các hình ảnh vệ tinh mới nhất của nhà máy cho thấy nhiều tòa nhà của nó đã trở thành đống đổ nát.
Những người bảo vệ nhà máy Azovstal nói rằng các cuộc tấn công vào đêm thứ Tư đã tấn công bệnh viện dã chiến bên trong khu phức hợp, làm tăng thêm đáng kể số người bị thương.
1. Vụ nổ mạnh ở nhà thờ Hồi giáo Kabul giết chết ít nhất 10 người
Một phát ngôn viên của Taliban cho biết một vụ nổ mạnh đã xé toạc một nhà thờ Hồi giáo ở thủ đô Kabul của Afghanistan vào hôm thứ Sáu, khiến ít nhất 10 người thiệt mạng và 30 người bị thương.
Cư dân địa phương cho biết, hàng trăm tín đồ đã tụ tập để cầu nguyện vào ngày thứ Sáu cuối cùng của tháng Ramdan của người Hồi giáo và Nhà thờ Hồi giáo Khalifa Aga Gul Jan đã chật cứng. Người dân địa phương cho biết như trên và lo ngại con số thương vong có thể tăng thêm.
Người phát ngôn Bộ Nội vụ do Taliban bổ nhiệm, Mohammad Nafi Takor, không thể cung cấp thêm thông tin chi tiết và các nhân viên an ninh Taliban đã căng dây xua đuổi mọi người khỏi khu vực. Nguồn gốc của vụ nổ không được xác định ngay lập tức và chưa có ai đứng ra nhận trách nhiệm về vụ nổ. Tuy nhiên, các quan sát viên cho rằng vụ này gây ra bởi quân khủng bố Hồi Giáo IS. Trước đây, chúng hỗ trợ cho Taliban. Nhưng từ khi Taliban nắm quyền ở Afghanistan, hai bên lại hục hặc với nhau.
Ban đầu, ít nhất 20 người được báo cáo bị thương nhưng Khalid Zadran, phát ngôn viên của cảnh sát trưởng Kabul do Taliban bổ nhiệm, sau đó đã nâng con số lên 30 người, ông nói và cũng viết trên Twitter rằng “các cơ quan an ninh đang điều tra sự việc.”
Vụ nổ lớn đến mức khu vực lân cận của nhà thờ Hồi giáo rung chuyển vì vụ nổ, người dân giấu tên cho biết, họ lo lắng cho sự an toàn của chính họ.
Các xe cấp cứu chạy đến địa điểm, chạy đến cuối con phố hẹp ở một khu phố phía đông Kabul để đến nhà thờ Hồi giáo, nơi có đa số người Hồi giáo dòng Sunni của Afghanistan.
Wahid, một người Afghanistan, khoảng 30 tuổi, cho biết anh đang ở nhà khi nghe tin về vụ nổ và chạy đến nhà thờ Hồi giáo ngay lập tức vì biết anh trai mình đang ở đó. Anh nhớ lại cảnh tượng lộn xộn, những tiếng la hét và kêu cứu. Anh ấy đã giúp khiêng những người bị thương lên xe cấp cứu.
“ Mọi người đều khóc và bê bết máu,” Wahid nói. “Tôi được thông báo rằng anh trai tôi đã bị thương.”
Hãng tin AP đã nói chuyện với Wahid bên ngoài bệnh viện EMERGENCY do Ý điều hành, nơi anh ta đến để truyền máu, nhưng lính canh Taliban đã căng dây cô lập bệnh viện, không cho ai ra vào trừ những người bị thương. Cuối cùng anh cũng tìm thấy anh trai mình, bị thương ở tay và chân.
Bệnh viện, nơi chỉ điều trị những người bị thương, đã tweet rằng nhân viên của họ đã báo cáo rằng cơ sở đã tiếp nhận ít nhất “23 người bị thương” và hai người đã chết ngay sau vụ nổ.
Source:AP
2. Đệ nhất phu nhân Ukraine nói: “Người Nga đang cố gắng tiêu diệt người Ukraine.
Đệ nhất phu nhân Ukraine, Olena Zelenska, nói rằng bà tin rằng Nga có ý định hủy diệt đất nước của bà.
Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn, trong đó bà tiết lộ những biến động sâu sắc mà cuộc xung đột đã gây ra cho gia đình và đồng bào của bà, Zelenska nói với tờ báo Ba Lan Rzeczpospolita rằng cuộc xâm lược Ukraine “đã thay đổi hoàn toàn mọi thứ, kể cả cuộc sống của chúng tôi.”
Trong một cuộc phỏng vấn từ xa được công bố vào ngày 28 tháng 4, Zelenska nói rằng kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu vào ngày 24 tháng 2, Tổng thống Volodymyr Zelensky “đã chuyển đến phố Bankowa (văn phòng của tổng thống ở Kyiv), tại nơi làm việc của ông ấy,” trong khi bà ở với các con của họ.
“Không có ngày nghỉ làm và không có thời gian nghỉ trong chiến tranh. Thông thường, bạn thậm chí không biết ngày hôm nay là thứ mấy trong tuần. Chỉ có những gì của ngày hôm nay, những gì cần phải làm,” bà nói thêm.
Zelenksa cho biết các con của bà đang học tập từ xa trong khi bà làm việc thông qua sáng kiến của mình với các vị phu nhân khác, chính phủ các nước, các nhà hoạt động và tình nguyện viên để tổ chức di tản trẻ em bị bệnh và mồ côi đến những nơi an toàn.
Khi được hỏi liệu chiến tranh có làm thay đổi chồng bà không, bà nói: “Không hiểu sao tôi lại nghe câu hỏi này rất nhiều. Nhưng chiến tranh không thay đổi được anh ấy”.
“Bạn phải hiểu rằng anh ấy đã luôn như vậy. Anh ấy là một người đàn ông mà bạn có thể dựa vào. Một người đàn ông sẽ không bao giờ thất bại. Bây giờ cả thế giới đã chứng kiến những gì có thể không phải ai cũng hiểu rõ trước đây”.
Trả lời câu hỏi về những gì bà nghĩ Vladimir Putin muốn đạt được ở Ukraine, Zelenska cho biết thông điệp của Nga tiếp tục phát triển và “điều này dẫn đến kết luận rằng các kế hoạch của họ liên tục thay đổi hoặc không hoạt động một cách hợp lý. Nhưng tôi không đánh giá họ bằng những tuyên bố mà bằng những việc làm.”
“Những gì quân đội Nga đang làm ở Ukraine trực tiếp dẫn đến kết luận rằng người Nga đang cố gắng tiêu diệt người Ukraine, đó là mục đích thực sự của họ.
“ Kết luận này xuất hiện trong đầu tôi khi tôi chứng kiến cảnh Mariupol bị phá hủy, từ đó thậm chí việc di tản an toàn qua các hành lang nhân đạo cũng không được phép, khi tôi chứng kiến vụ đánh bom các tòa nhà dân cư ở Kharkiv, Chernihiv, Odesa, ga đường sắt ở Kramatorsk, bị phá hủy bởi một tên lửa của Nga, nơi hơn 50 người cố gắng di tản đã thiệt mạng”
“Và tất nhiên, tôi đưa ra kết luận này sau tội ác chiến tranh của người Nga ở vùng Kyiv, nơi chúng tôi tiếp tục phát hiện ra những ngôi mộ tập thể của những người không tham gia chiến đấu, phụ nữ và trẻ em bị sát hại, hành quyết”.
“Tôi tin chắc rằng người Nga muốn tiêu diệt chúng tôi và thực hiện tội ác diệt chủng. Và họ nói gì cũng không quan trọng vì lời nói của họ không khớp với việc làm của họ”.
Zelenska nói thêm rằng bà rất biết ơn Ba Lan đã giúp đỡ những người tị nạn Ukraine khi họ “mong chờ tin tức quan trọng nhất - rằng chúng tôi đã chiến thắng và họ có thể về nhà”.
Bà nói thêm: “Tôi sẽ rất vui khi tôi có thể truyền đạt điều đó cho họ vào một ngày nào đó, hy vọng là càng sớm càng tốt.”
3. Thượng phụ Tài phiệt. Sự giàu sang của Krill trong tầm ngắm của lệnh trừng phạt do Liên Hiệp Âu Châu đưa ra
Hôm 24 tháng 4, Bộ trưởng Ngoại giao Lithuania Gabrielius Landsbergis đã công khai kêu gọi các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Âu Châu dành cho các nhà tài phiệt Nga cũng phải được áp đặt lên Thượng Phụ Kirill. Chính Thống Giáo Nga phê bình đề xuất của Vilnius là “vô nghĩa”.
Trước diễn biến này, Maria Antonietta Calabrò, ký giả tờ HuffPost của Ý, có bài nhận định nhan đề “Un oligarca come patriarca. Il lusso di Kirill nel mirino delle sanzioni Ue”, nghĩa là “Tài phiệt làm Thượng Phụ. Sự giàu sang của Krill trong tầm ngắm của lệnh trừng phạt do Liên Hiệp Âu Châu đưa ra”.
Ông ta quyết liệt phủ nhận sự giàu có của mình. Nhưng tài sản cá nhân của ông ước tính khoảng vài tỷ đô la và có thể đã phát sinh trong quá khứ từ việc buôn bán thuốc lá và bia và từ các khoản miễn thuế mà nhà nước Nga cấp cho Giáo Hội Chính thống giáo.
Không, Kirill không phải là nhà lãnh đạo Kitô Giáo như Đức Thánh Cha Phanxicô. Không phải theo nghĩa là một vị Giáo chủ, như Đức Giáo Hoàng Rôma Bergoglio. Ông ta không phải là nhà tu hành theo nghĩa mà vị thánh nghèo thành Assisi hiểu. Đức Thượng phụ của Mạc Tư Khoa và Toàn Nga, là người vào năm 2012 đã định nghĩa Vladimir Putin là “phép lạ của Chúa”, là người đã chúc lành cho hỏa tiễn hạt nhân trong Nhà thờ Chúa Cứu thế, và người đã tuyên bố thánh chiến ở Ukraine. Trên tất cả, ông ta không phải là một nhà tu khổ hạnh, nhưng ông ta là một tài phiệt, với khối tài sản được ước tính là 4 tỷ đô la.
Vì lý do này, các bộ trưởng ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu đang nghiên cứu các biện pháp trừng phạt đối với ông ta, cũng như đối với các nhà tài phiệt khác. Vào ngày 24 tháng 4, Bộ trưởng Ngoại giao Lithuania Gabrielius Landsbergis đã công khai kêu gọi các biện pháp hạn chế đối với Thượng Phụ Kirill. Trước một mối nguy hiểm cụ thể như vậy, trên Interfax, Giáo hội Chính thống giáo Nga đã xác định đề xuất của Vilnius về việc yêu cầu các biện pháp trừng phạt đối với Kirill là “vô nghĩa”. Họ nói: “Việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các nhà lãnh đạo tôn giáo là vô nghĩa, nó trái với lẽ thường”. Tuy nhiên, sự kiện này xác nhận sự tồn tại các tài sản chìm nổi của Thượng Phụ Kirill ở nước ngoài, và chúng có thể bị tấn công. Thượng Phụ Kirill luôn quyết liệt phủ nhận sự giàu có của mình, thế thì phản ứng làm gì?
Chắc chắn sẽ là vô nghĩa nếu trừng phạt vị thánh nghèo của Assisi, nhưng đây chắc chắn không phải là trường hợp, vì theo một báo cáo năm 2006 được Forbes công bố vào năm 2020, người ủng hộ nồng nhiệt cuộc chiến ở Ukraine, có tài sản lên đến 4 tỷ đô la. Ở Nga có một tạp chí nổi tiếng chuyên theo đuổi các phóng sự điều tra về các nhà tài phiệt Nga làm ăn phi pháp. Đó là tờ Novaya Gazeta. Tạp chí do Dmitri Muratov, người đoạt giải Nobel làm chủ biên, trong đó các ký giả bị ám sát chết gần hết, mới nhất là cô Anna Politkovskaja qua đời vào ngày 5 tháng 4 vừa qua. Novaya Gazeta ước tính vào năm 2019 rằng Thượng Phụ Kirill có một khối tài sản từ 4 đến 8 tỷ đô la. Các số liệu không được xác minh và trong mọi trường hợp không thể xác minh được. Tài sản cá nhân đáng kể này là kết quả của việc nhà nước Nga miễn thuế đối với một phần đáng kể thuốc lá và bia được Chính Thống Giáo Nga nhập khẩu từ nước ngoài về bán tại Nga. Khi Forbes France đặt câu hỏi về sự giàu có của ngài, Thượng phụ Kirill trả lời: “Chủ nghĩa khổ hạnh trên hết là hướng vào cuộc đấu tranh với những đam mê. Đam mê là một vấn đề vì nó có thể nhấn chìm chúng ta và biến chúng ta thành nô lệ của nó. Khát khao quyền lực không thể dập tắt, đối với một số thứ vật chất nhất định hay tiền bạc là những ví dụ điển hình cho những đam mê mà nhiều người mắc phải ngày nay”.
Thượng Phụ Kirill quyết liệt phủ nhận mình không dính bén đến của cải, nhưng nhà lãnh đạo tôn giáo bị nghi ngờ sở hữu một khối lượng tài sản cá nhân kếch xù, một số lớn đang ở nước ngoài, bao gồm cả ở Thụy Sĩ và các địa điểm an toàn khác ở hải ngoại. Một số người thậm chí còn nghi ngờ rằng ngài Thượng phụ thậm chí còn là người đứng tên cho những tài sản của Putin, Lavrov và những người khác. Theo một số nguồn tin công khai (tuy nhiên khó xác minh, do tính chất bảo mật cao dành cho khách hàng của các ngân hàng) Kirill cũng có tài khoản ngân hàng ở Ý, Áo và Tây Ban Nha. Chuyên gia nhân quyền Hanna Hopko cho rằng Thượng phụ Kirill “trên thực tế là một trong những chính trị gia cấp cao nhất ở nước Nga của Putin”. Do đó, Hanna Hopko đang yêu cầu các biện pháp trừng phạt chống lại ngài Thượng Phụ trên tờ Repubblica.
Các cuộc điều tra đang được tiến hành trên khắp Âu Châu. Thêm vào đó là các tài sản ở Nga: một biệt thự gần nhà của Putin ở Gelendzhik trên Biển Đen và một siêu đồng hồ mà ông đeo trên tay, chụp trong bộ đồ tắm. Niềm đam mê đồng hồ xa xỉ của Kirill trong quá khứ đã làm nảy sinh những hình ảnh photoshop gây tò mò về Giáo chủ, điều này đã loại bỏ chiếc đồng hồ trên cổ tay ông ta, nhưng điều đó không phản ảnh hoán cải của ông. Hệ thống tài chính của Giáo Hội Chính thống Nga có rất nhiều lợi nhuận, nhờ được miễn thuế đối với các sản phẩm thuốc lá và bia, là cơ sở mang lại rất nhiều của cải. Hoạt động nhập khẩu thuốc lá đã mang lại cho Kirill những danh xưng như “Giáo hoàng của Putin”, hay “Đức Thượng Phụ thuốc lá”, dù Kirill tuyên bố đã tách mình khỏi công việc kinh doanh này.
Source:HufftingtonPost