Phụng Vụ - Mục Vụ
03/05: Làm thế nào để gặp Chúa? - Thánh Phillíphê và Giacôbê – Lm. Giuse Phêrô Vũ Hải Đăng, SDD
Giáo Hội Năm Châu
03:04 02/05/2023
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng Tôma rằng: "Thầy là đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy. Nếu các con biết Thầy, thì cũng biết Cha Thầy. Ngay từ bây giờ, các con biết và đã xem thấy Người".
Philipphê thưa: "Lạy Thầy, xin tỏ cho chúng con xem thấy Cha và như thế là đủ cho chúng con".
Chúa Giêsu nói cùng ông rằng: "†Thầy ở với các con bấy lâu rồi, thế mà con chưa biết Thầy ư? Philipphê,‡ ai thấy Thầy là xem thấy Cha. Sao con lại nói: 'Xin tỏ cho chúng con xem thấy Cha?' Con không tin Thầy ở trong Cha, và Cha ở trong Thầy ư? Những điều Thầy nói với các con, không phải tự mình mà nói, nhưng chính Cha ở trong Thầy, Ngài làm mọi việc. Các con hãy tin rằng Thầy ở trong Cha, và Cha ở trong Thầy. Ít ra các con hãy tin vì các việc Thầy đã làm. Thật, Thầy bảo thật các con: Ai tin vào Thầy, người ấy sẽ làm được những việc Thầy đã làm. Người ấy còn làm được những việc lớn lao hơn, vì Thầy về với Cha. Và điều gì các con nhân danh Thầy mà xin Cha, Thầy sẽ làm, để Cha được vinh hiển trong Con. Nếu điều gì các con nhân danh Thầy mà xin cùng Thầy, Thầy sẽ làm cho".
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:29 02/05/2023
52. Người dùng kinh Kính Mừng để cung kính Đức Mẹ Ma-ri-a là chứng minh lớn nhất họ chính là người được tuyển chọn.
(Chân phúc Anne of St. Bartholomew)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:30 02/05/2023
39. CHIM ĐỖ QUYÊN
Một buổi sáng đẹp trời trong tháng năm, Kiều Kỳ và Cường Ni đi vào chơi trong rừng, đột nhiên vọng lại một tràng âm thanh của chim đỗ quyên.
Kiều Kỳ mê tín nói:
- “Chim đỗ quyên là loại chim hên, nghe nó kêu thì tớ biết tớ sắp phát tài.”
Cường Ni càng mê tín hơn Kiều Kỳ, nó không cãi lý, nói:
- “Bạn làm sao biết nó chỉ đem lại cho bạn vận hên chứ? Tớ tin là vận tớ hên hơn bạn nhiều., nó đang báo tin vui cho tớ đó.”
Hai đứa không còn thưởng thức phong cảnh đẹp nữa, nhưng bắt đầu cãi nhau, trước dùng miệng cãi nhau, sau dùng tay đánh nhau, không bao lâu thì mũi bầm mắt tím, ngã nhào trên đất.
Hai địch thủ nhỏ đứng dậy cùng đi bác sĩ, bác sĩ hỏi chúng nó rốt cuộc là vì cái gì mà lại đánh nhau, hai đứa đem sự việc kể lại, lại còn mời bác sĩ phân giải cuối cùng thì chim đổ quyên đem lại vận may cho ai?
Bác sĩ trả lời:
- “Chim đổ quyên vốn là không đem lại vận may cho các cháu, nhưng đem vận may đến cho tôi, có phải thế không? Các cháu mang vết thương về nhà, nhưng tôi thì lại được một số tiền lớn.”
(Một trăm câu chuyện giáo dục)
Suy tư ngắn 39:
Nếu chúng ta không suy nghĩ hoang tưởng, không đợi vận mệnh tốt nhưng là nỗ lưc tìm kiếm thành công, thì chúng ta nhất thiết sẽ thoát khỏi đau khổ, cũng sẽ không bị sự hối hận giày vò lương tâm.
Dị đoan là tìm kiếm hão huyền không thật, cãi nhau vì chuyện hảo huyền dị đoan thì chỉ làm cho tâm hồn thêm ưu phiền mà thôi.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Một buổi sáng đẹp trời trong tháng năm, Kiều Kỳ và Cường Ni đi vào chơi trong rừng, đột nhiên vọng lại một tràng âm thanh của chim đỗ quyên.
Kiều Kỳ mê tín nói:
- “Chim đỗ quyên là loại chim hên, nghe nó kêu thì tớ biết tớ sắp phát tài.”
Cường Ni càng mê tín hơn Kiều Kỳ, nó không cãi lý, nói:
- “Bạn làm sao biết nó chỉ đem lại cho bạn vận hên chứ? Tớ tin là vận tớ hên hơn bạn nhiều., nó đang báo tin vui cho tớ đó.”
Hai đứa không còn thưởng thức phong cảnh đẹp nữa, nhưng bắt đầu cãi nhau, trước dùng miệng cãi nhau, sau dùng tay đánh nhau, không bao lâu thì mũi bầm mắt tím, ngã nhào trên đất.
Hai địch thủ nhỏ đứng dậy cùng đi bác sĩ, bác sĩ hỏi chúng nó rốt cuộc là vì cái gì mà lại đánh nhau, hai đứa đem sự việc kể lại, lại còn mời bác sĩ phân giải cuối cùng thì chim đổ quyên đem lại vận may cho ai?
Bác sĩ trả lời:
- “Chim đổ quyên vốn là không đem lại vận may cho các cháu, nhưng đem vận may đến cho tôi, có phải thế không? Các cháu mang vết thương về nhà, nhưng tôi thì lại được một số tiền lớn.”
(Một trăm câu chuyện giáo dục)
Suy tư ngắn 39:
Nếu chúng ta không suy nghĩ hoang tưởng, không đợi vận mệnh tốt nhưng là nỗ lưc tìm kiếm thành công, thì chúng ta nhất thiết sẽ thoát khỏi đau khổ, cũng sẽ không bị sự hối hận giày vò lương tâm.
Dị đoan là tìm kiếm hão huyền không thật, cãi nhau vì chuyện hảo huyền dị đoan thì chỉ làm cho tâm hồn thêm ưu phiền mà thôi.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Chọn Sự Thật, chọn Sự Sống, chọn chính Thiên Chúa
Lm. Minh Anh
14:36 02/05/2023
CHỌN SỰ THẬT, CHỌN SỰ SỐNG, CHỌN CHÍNH THIÊN CHÚA
“Thầy là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống!”.
Harry E. Fosdick nói, “Người chọn nơi bắt đầu của một con đường, sẽ chọn nơi nó dẫn đến!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa lễ kính hai thánh Philipphê và Giacôbê tông đồ chứng tỏ câu nói của Fosdick, “Người chọn nơi bắt đầu của một con đường, sẽ chọn nơi nó dẫn đến!”. Chúa Giêsu nói, “Thầy là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống!”. Ai chọn Giêsu, người ấy ‘chọn Sự Thật, chọn Sự Sống, chọn chính Thiên Chúa!’.
Chúa Kitô là Thiên Chúa, nhưng cũng là con người! Là Thiên Chúa làm người, Ngài là hiện thân của sự kết hợp giữa nhân tính và thần tính; một sự kết hợp nhiệm mầu mà nhân loại không bao giờ dám nghĩ tới, dám hy vọng, cũng không hiểu nổi, một chỉ quỳ gối chiêm ngắm. Vì thế, bước theo Chúa Kitô, bạn tìm thấy đường đi; tin Chúa Kitô, bạn nhận ra lẽ thật; chấp nhận Chúa Kitô, bạn có sự sống đời đời! Là Kitô hữu, bạn không chỉ tuân theo một số quy tắc, tin một số tín điều; nhưng là đi theo một Con Người. Những lời gãy gọn của Fulton Sheen thật ý nghĩa, “Giáo lý là Chúa Kitô!”. Ngài là câu trả lời cho mọi vấn đề; vấn đề sự sống, sự chết; và bên kia cái chết, sự sống đời đời. Chọn Ngài, là ‘chọn Sự Thật, chọn Sự Sống, chọn chính Thiên Chúa!’.
Trong Tin Mừng hôm nay, Philipphê nói, “Xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha!”; Chúa Giêsu trả lời, “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha!”. Một câu trả lời khá mơ hồ cho một con người thực dụng như Philipphê; ấy thế, đó là câu trả lời không thể thật hơn! Bởi không ai thấy Thiên Chúa mà không chết, nên Con Thiên Chúa phải làm người để con người thấy Ngài. Cốt lõi giáo lý về sự Nhập Thể là, giờ đây, “khuôn mặt” Thiên Chúa hiển hiện nơi Chúa Kitô. Thấy Chúa Kitô là thấy Cha, thấy Ngài là thấy thiên đàng. Rất nhiều điều kỳ diệu đang chờ đợi bên kia cuộc sống, nhưng chúng ta có thể hưởng nếm chúng trước trong Chúa Kitô. Ngài ‘mang trời xuống đất’ khi nhập thể; ‘mang đất lên trời’, khi đem chúng ta đến gần Thiên Chúa. Tư cách là Đường, Ngài đưa chúng ta đến với Chúa Cha; tư cách Sự Thật, Ngài mặc khải Chúa Cha; và tư cách Sự Sống, Ngài chia sẻ sự sống Thiên Chúa cho chúng ta.
Một sự trùng hợp thú vị khi trong thư Côrintô hôm nay, đến mấy lần, Phaolô đề cập đến việc nhìn thấy Chúa Phục Sinh. Ngài đã hiện ra ‘với Phêrô, với Nhóm 12, với 500 anh em, với Giacôbê, với tất cả các tông đồ; và sau cùng, với Phaolô như một đứa con đẻ non’. Nhờ việc nhìn thấy đó, họ đã mạnh dạn đi đến tận cùng trái đất, rao giảng Tin Mừng cứu độ của Ngài. Thánh Vịnh đáp ca tuyên xưng, “Tiếng các ngài đã vang dội khắp hoàn cầu!”.
Anh Chị em,
“Thầy là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống!”. Mỗi ngày, chúng ta bước đi trên đường Giêsu; trong Ngài, mỗi bước chân của chúng ta đã “chọn nơi nó dẫn đến”, nó dẫn đến Chúa Cha! Có Chúa Cha, chúng ta có tất cả; có thiên đàng, có sự sống hôm nay và sự sống đời đời! Vậy Kitô hữu sẽ không còn gặp bất cứ vấn đề nào nữa sao? Có chứ! Vấn đề cuộc sống vẫn còn đó, nhưng Con Thiên Chúa đã đi qua mọi nẻo gian khó của cuộc sống đó, và Ngài đã toàn thắng khi đánh bại thần chết, nên Ngài có thể dẫn chúng ta đi, cứu thoát chúng ta ở bất cứ hoàn cảnh nào. Và chắc chắn, Ngài sẽ dẫn chúng ta đến cùng đích!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đường đời muôn hướng nhưng không dẫn đến đâu. Giúp con chọn đường Giêsu mỗi ngày; vì chọn Ngài, con ‘chọn Sự Thật, chọn Sự Sống, chọn chính Thiên Chúa!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
Hãy Tin
Lm. Thái Nguyên
14:39 02/05/2023
HÃY TIN
Chúa Nhật 5 Phục Sinh : Ga 14, 1-12
Suy niệm
Có biết bao điều làm cho con người xao xuyến : bệnh tật, tai ương, xã hội suy đồi, sự dữ lan tràn… Ngay cả trong cộng đoàn Giáo Hội sơ khai vẫn có những bất công, và kêu ca. Cho đến hôm nay vẫn luôn có những tranh chấp và chia rẽ, đến nỗi có những cuộc khủng hoảng đức tin, khiến nhiều Kitô hữu đã đi theo các giáo phái hoặc gia nhập các tôn giáo khác. Giáo Hội xem ra đang thụt lùi và suy thoái. Đức Giêsu biết và thấy trước tất cả những điều đó, nhưng Ngài khuyên “Lòng chúng con đừng xao xuyến”, vì Ngài nhìn mọi sự từ trên cao, nên cái nhìn của Ngài bao quát hơn và trọn vẹn hơn: Ngài không chỉ thấy hiện tại đang bế tắc mà còn thấy cả một tương lai xán lạn.
Chúng ta có thể tóm gọn bài Phúc Âm bằng hai chữ: “Hãy Tin”. Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Ngài. Tin vào Thiên Chúa là Cha Đức Giêsu, cũng là Cha đầy lòng thương xót đối với mỗi người chúng ta. Tin vào Thiên Chúa chính là tin vào Đức Giêsu là đường, là sự thật và là sự sống. Là Đường để chúng ta an tâm vững vàng bước đi trong cuộc đời này. Là sự thật để chúng ta thoát khỏi những mưu mô và giả trá của thế gian. Là sự sống để chúng ta được sống dồi dào hôm nay, và sẽ sống viên mãn trong Chúa mai ngày.
Tin vào Đức Giêsu cũng chính là tin vào Thiên Chúa, “vì ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha”. Các môn đệ xưa thấy Chúa Giêsu bằng xương thịt, còn chúng ta thấy Chúa Giêsu bằng Lời Chúa. Qua Lời Chúa ta thấy rõ sự thật về con người Chúa Giêsu, không chỉ là Đấng quyền năng đem lại sự sống mới cho con người trên mọi phương diện, mà còn là Đấng đầy lòng thương xót, đón nhận chúng ta từ mọi tình trạng. Ngài là mẫu mực cho đời sống làm người của chúng ta. Tin vào Chúa cũng là tin vào chính mình, để biết xây dựng cuộc đời mình nên giống Chúa.
Tuy nhiên, ai không siêng năng đọc Lời Chúa, không thành tâm lắng nghe Lời Chúa, không sốt sắng suy niệm và sống Lời Chúa, thì không thể biết Đức Kitô và sống theo chân lý của Ngài. Chúng ta theo đạo không phải là theo một giáo thuyết, một mớ những hiểu biết, hay những giới luật cần thiết bên ngoài, mà là theo Đức Kitô, Đấng cứu độ chúng ta. Chẳng có chủ nghĩa, triết thuyết hay giáo thuyết nào đem lại cho ta nguồn sống linh thiêng; cũng không có chế độ hay chính sách nào giải phóng ta khỏi nô lệ tội lỗi và chính mình ngoài Đức Kitô, vì Ngài là Đấng ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Ngài. Biết bao người vẫn tìm kiếm chân lý và khao khát Thiên Chúa không ngừng, nhưng“Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy”.
Các nhà sáng lập tôn giáo chỉ đường cho ta đi tới chứ họ không phải là đường; họ giúp cho ta thấy sự thật chứ họ không phải là sự thật; họ dạy cho ta biết cách sống chứ họ không phải là sự sống. Họ có thể là những ngôi sao dẫn đường chỉ lối, nhưng vẫn không tránh được những thiếu sót. nhập nhằng, vì họ cũng chỉ là những con người. Chỉ có Đức Kitô là tất cả cho chúng ta trong mọi sự. Lời thánh Phêrô cho ta thấy được diễm phúc của cuộc đời Kitô hữu:“Vinh dự cho anh em là những người tin...anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa... Đấng đã kêu gọi anh em ra khỏi miền u tối, vào nơi đầy ánh sáng huyền diệu.”(1Pr 2, 7-9).
Nhận ra sự diễm phúc của mình, nhưng tin không phải là một ý niệm hay một sự đồng thuận trong tư tưởng, mà tin là hành động: một hành động dấn thân bằng cả cuộc đời, tức là dám sống chết cho điều mình tin. Từ đức tin này, thánh Phêrô đã đề ra nguyên tắc để mọi người tham gia vào việc chung của Giáo Hội: “Anh em hãy để Thiên Chúa dùng anh em như những viên đá sống động xây nên ngôi đền thờ Thánh Thần”. Mỗi người là một viên đá, một thành viên độc đáo, một chi thể trong thân thể mầu nhiệm của Đức Kitô là Giáo Hội. Vì thế mỗi người phải sống với tất cả trách nhiệm và lòng yêu mến thâm sâu của mình.
Nhưng ta nên biết rằng, đức tin ấy chứa đựng trong ta như trong bình sành dễ bể, vì thân phận người yếu đuối và mỏng giòn, dễ hướng chiều theo sự lôi kéo của ma quỉ, thế gian và xác thịt. Vì thế, mỗi ngày cần có giờ ở bên Chúa, đọc Lời Chúa, nghe tiếng Chúa. Thánh Thể phải là trung tâm của đời sống ta, và là cao điểm của sự kết hợp mật thiết với Chúa, để làm cho đức tin ngày càng lớn mạnh và sinh hoa kết trái. Ước chi mọi người xung quanh có thể nhìn thấy Đức Kitô Phục Sinh đang sống động nơi chúng ta qua đời sống chân thật và yêu thương phục vụ hằng ngày, và qua đó cũng nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa.
Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu!
Giữa một thế giới duy khoa học,
duy thực nghiệm và duy tương đối,
mà tin vào một Thiên Chúa vô hình,
người ta thấy thật xa xôi mù mịt.
Giữa một thế giới duy nhân bản,
duy lý trí và duy thực dụng,
mà tin vào một Thiên Chúa làm người,
thì đúng là mông lung và liều lĩnh.
Giữa một thế giới duy vật duy cảm giác,
mà tin Chúa dưới hình bánh mong manh,
nơi một linh mục mỏng giòn yếu đuối,
trong một Hội Thánh còn những bất toàn,
lại càng khiến người ta phải nghi nan,
vì trước mắt xem ra đầy giới hạn.
Giữa một thế giới văn minh vật chất,
đầy những lạc thú mà phải từ bỏ mình,
vác thập giá hằng ngày mà theo Chúa,
xem ra có vẻ ngây ngô và dại dột,
vì trước mắt không thấy gì tươi tốt,
dễ khiến cho con người phải bôn chôn.
Nhưng nếu không có đức tin vào Chúa,
đời con vẫn đầy dẫy những hoang mang,
nếu chỉ đặt hy vọng ở đời này,
con sẽ thấy đời mình bất hạnh thay,
vì bản thân mọi người đều phải chết,
và cuối cùng là chấm hết hư vô.
Chẳng ai cứu độ con ngoài chính Chúa,
là đường là sự thật là sự sống,
ai đi nữa cũng chỉ là hư không,
mọi chủ trương cũng chỉ là trống rỗng,
xin cho con vững một lòng tin mến,
để nhờ Ngài mà đến với Chúa Cha. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ý cầu nguyện tháng 5 của Đức Thánh Cha: Cầu cho các phong trào và hội đoàn trong Giáo hội
Thanh Quảng sdb
17:00 02/05/2023
Ý cầu nguyện tháng 5 của Đức Thánh Cha: Cầu cho các phong trào và hội đoàn trong Giáo hội
Ý chỉ tháng 5 năm 2023, Đức Thánh Cha Phanxicô xin cầu nguyện để các phong trào và Hội đoàn trong Giáo hội mỗi ngày mỗi tái khám phá sứ mệnh rao giảng Tin Mừng của mình.
(Tin Vatican - Christopher Wells)
Đức Thánh Cha Phanxicô xin cầu nguyện cho các phong trào và hội đoàn trong Giáo hội, vì đây là những “món quà” và “kho báu” trong Giáo hội.
Đối thoại để phục vụ sứ mệnh
Trong thông điệp video của mình, được phát hành hàng tháng bởi Mạng lưới Cầu nguyện Toàn cầu của ĐTC, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “Những phong trào và hội đoàn làm đổi mới Giáo hội với khả năng đối thoại để phục vụ sứ mệnh truyền giáo của Giáo hội.” Ngài cũng lưu ý rằng mỗi nhóm có đặc sủng riêng, cho phép họ thể hiện cả vẻ đẹp và sự mới lạ của việc loan báo Tin Mừng.
ĐTC giải thích, mỗi đặc sủng đều khác nhau nhờ tính sáng tạo là đặc điểm của các nhóm và phong trào khác nhau. Họ dường như đang nói các ngôn ngữ khác nhau, nhưng chúng ta có thể hiểu họ.
Đồng thời, Đức Thánh Cha cảnh báo họ tránh cám dỗ thu mình lại, bằng cách mời gọi họ tiếp tục làm việc “để phục vụ các Giám mục và các giáo xứ”.
Luôn luôn đổi mới
Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích họ “luôn luôn đổi mới, đáp lại tiếng mời gọi của Chúa Thánh Thần trước những thách thức trong thế giới ngày nay,” trong khi vẫn “kết hợp với Giáo hội, vì sự hợp nhất là quà tặng của Chúa Thánh Thần.”
Đức Thánh Cha kết thúc thông điệp của mình bằng lời cầu nguyện “xin cho các phong trào và hội đoàn trong Giáo hội mỗi ngày mỗi khám phá lại sứ mệnh của mình, sứ mệnh rao giảng Tin Mừng, để họ dùng các đoàn sủng của mình mà phục vụ các nhu cầu của thế giới.”
Nhiều đặc sủng, nhưng một sứ vụ
Trong thông cáo báo chí quảng bá ý cầu nguyện của tháng này, Mạng lưới Cầu nguyện Toàn cầu nêu bật một số phong trào giáo hội và hiệp hội giáo dân truyền bá Tin Mừng khắp thế giới, bao gồm Shalom, Rước lễ và Giải phóng, Chân trời mới, Cộng đồng Sant'Egidio và Focolare : “Nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng một sứ mạng duy nhất: loan báo Tin Mừng cho những nơi khác nhau và bằng những cách thức khác nhau.”
Thông cáo báo chí giải thích rằng “Các phong trào trong Giáo hội là những nhóm người cam kết hoạt động tông đồ với đặc sủng riêng của mình, mà Chúa Thánh Thần ban cho vì lợi ích chung của Giáo hội. Bao gồm chủ yếu là các thành viên giáo dân, việc tìm kiếm một cuộc gặp gỡ cá nhân với Chúa Kitô liên kết họ. Đồng thời, để phục vụ Tin Mừng, họ đối thoại với những người khác ngày nay, bất kể họ ở đâu.”
Video Giáo hoàng là một sáng kiến toàn cầu chính thức với mục đích phổ biến ý cầu nguyện hàng tháng của Đức Thánh Cha. Nó được thực hiện bởi Mạng lưới Cầu nguyện Toàn cầu của Giáo hoàng (Tông đồ Cầu nguyện). Kể từ năm 2016, Video về Giáo hoàng đã có hơn 196 triệu lượt người vào xem trên các mạng xã hội của Vatican và được dịch ra hơn 23 ngôn ngữ, được báo chí đưa tin ở 114 quốc gia. Các video được dàn dựng và phát hành do nhóm Mạng lưới Cầu nguyện Video Giáo hoàng, điều phối bởi Andrea Sarubbi, và được phân phối bởi La Machi Communication. Dự án được tài trợ bởi Vatican Media.
Xem Video Ý chỉ tháng Năm 2023
Ý chỉ tháng 5 năm 2023, Đức Thánh Cha Phanxicô xin cầu nguyện để các phong trào và Hội đoàn trong Giáo hội mỗi ngày mỗi tái khám phá sứ mệnh rao giảng Tin Mừng của mình.
(Tin Vatican - Christopher Wells)
Đức Thánh Cha Phanxicô xin cầu nguyện cho các phong trào và hội đoàn trong Giáo hội, vì đây là những “món quà” và “kho báu” trong Giáo hội.
Đối thoại để phục vụ sứ mệnh
Trong thông điệp video của mình, được phát hành hàng tháng bởi Mạng lưới Cầu nguyện Toàn cầu của ĐTC, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “Những phong trào và hội đoàn làm đổi mới Giáo hội với khả năng đối thoại để phục vụ sứ mệnh truyền giáo của Giáo hội.” Ngài cũng lưu ý rằng mỗi nhóm có đặc sủng riêng, cho phép họ thể hiện cả vẻ đẹp và sự mới lạ của việc loan báo Tin Mừng.
ĐTC giải thích, mỗi đặc sủng đều khác nhau nhờ tính sáng tạo là đặc điểm của các nhóm và phong trào khác nhau. Họ dường như đang nói các ngôn ngữ khác nhau, nhưng chúng ta có thể hiểu họ.
Đồng thời, Đức Thánh Cha cảnh báo họ tránh cám dỗ thu mình lại, bằng cách mời gọi họ tiếp tục làm việc “để phục vụ các Giám mục và các giáo xứ”.
Luôn luôn đổi mới
Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích họ “luôn luôn đổi mới, đáp lại tiếng mời gọi của Chúa Thánh Thần trước những thách thức trong thế giới ngày nay,” trong khi vẫn “kết hợp với Giáo hội, vì sự hợp nhất là quà tặng của Chúa Thánh Thần.”
Đức Thánh Cha kết thúc thông điệp của mình bằng lời cầu nguyện “xin cho các phong trào và hội đoàn trong Giáo hội mỗi ngày mỗi khám phá lại sứ mệnh của mình, sứ mệnh rao giảng Tin Mừng, để họ dùng các đoàn sủng của mình mà phục vụ các nhu cầu của thế giới.”
Nhiều đặc sủng, nhưng một sứ vụ
Trong thông cáo báo chí quảng bá ý cầu nguyện của tháng này, Mạng lưới Cầu nguyện Toàn cầu nêu bật một số phong trào giáo hội và hiệp hội giáo dân truyền bá Tin Mừng khắp thế giới, bao gồm Shalom, Rước lễ và Giải phóng, Chân trời mới, Cộng đồng Sant'Egidio và Focolare : “Nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng một sứ mạng duy nhất: loan báo Tin Mừng cho những nơi khác nhau và bằng những cách thức khác nhau.”
Thông cáo báo chí giải thích rằng “Các phong trào trong Giáo hội là những nhóm người cam kết hoạt động tông đồ với đặc sủng riêng của mình, mà Chúa Thánh Thần ban cho vì lợi ích chung của Giáo hội. Bao gồm chủ yếu là các thành viên giáo dân, việc tìm kiếm một cuộc gặp gỡ cá nhân với Chúa Kitô liên kết họ. Đồng thời, để phục vụ Tin Mừng, họ đối thoại với những người khác ngày nay, bất kể họ ở đâu.”
Video Giáo hoàng là một sáng kiến toàn cầu chính thức với mục đích phổ biến ý cầu nguyện hàng tháng của Đức Thánh Cha. Nó được thực hiện bởi Mạng lưới Cầu nguyện Toàn cầu của Giáo hoàng (Tông đồ Cầu nguyện). Kể từ năm 2016, Video về Giáo hoàng đã có hơn 196 triệu lượt người vào xem trên các mạng xã hội của Vatican và được dịch ra hơn 23 ngôn ngữ, được báo chí đưa tin ở 114 quốc gia. Các video được dàn dựng và phát hành do nhóm Mạng lưới Cầu nguyện Video Giáo hoàng, điều phối bởi Andrea Sarubbi, và được phân phối bởi La Machi Communication. Dự án được tài trợ bởi Vatican Media.
Xem Video Ý chỉ tháng Năm 2023
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nam Úc: Thánh Lễ Tưởng Niệm ngày 30.4.1975 tại Giáo xứ Ottoway
Jo. Vĩnh SA
00:06 02/05/2023
LỄ TƯỞNG NIỆM NGÀY QUỐC HẬN 30.4.1975 TẠI NHÀ THỜ OTTOWAY NAM ÚC
Hằng năm cứ vào những ngày cuối tháng 4, rất nhiều cộng đồng người Việt Tự Do khắp nơi trên thế giới đều tổ chức tưởng niệm ngày Quốc Hận 30.4.1975 để tất cả người Việt tỵ nạn có dịp nhớ đến những ngày đau thương, đen tối của dân tộc, đồng thời tưởng nhớ đến các Quân, Dân, Cán, Chính VNCH, đã hy sinh vì lý tưởng tự do và trên đường vượt biên, vượt biển trốn chạy CSVN. Năm nay Hội Bạn Thái Hà Nam Úc đã tổ chức thánh lễ tưởng niệm ngày Quốc Hận và cầu nguyện cho quê hương Việt Nam, cho quốc thái dân an, cầu cho linh hồn những chiến sĩ, đồng bào đã hy sinh vì đại nghĩa dân tộc. Thánh lễ được cử hành vào lúc 6 giờ 30 chiều thứ Hai ngày 01/5/2023 tại thánh đường Thánh Maximilian Kolbe, Gx. Ottoway, Nam Úc.
Tham dự thánh lễ hôm nay ngoài một số đông giáo dân tại Nam Úc còn có sự hiện diện của một số quan khách đại diện cộng đồng, đoàn thể, tổ chức, gia đình cựu quân nhân QL/VNCH.
Trước khi thánh lễ bắt đầu, đại diện BTC đã ngỏ lời chào đón toàn thể cộng đoàn và nhắc lại ý nghĩa của ngày Quốc Hận và cầu nguyện cho nền độc lập, tự do, dân chủ cho Việt nam.
Thánh lễ bằng song ngữ Việt – Anh do Cha Marek P’tak, chánh xứ Ottoway cử hành, trong bầu khí thật trang nghiêm theo nghi thức Công Giáo.
WATCH VIDEO
XEM HÌNH - SEE PHOTOS
Sau thánh lễ, Ông Nguyễn Hữu Tuất, thay mặt Hội Bạn Thái Hà Nam Úc đã có đôi lời tâm tình về những ngày tháng đen tối, đau thương của dân tộc và cảm ơn sự hiện diện quý báu của Cộng Đồng và đồng thời kính mời tất cả cùng tham dự nghi thức tưởng niệm ngày Quốc Hận 30.4.1975.
Nghi thức tưởng niệm do các cựu quân nhân QLVNCH với quân phục QĐ/VNCH phụ trách, được tiến hành qua việc đặt vòng hoa và đốt nến trước bàn thờ tổ quốc đặt giữa gian cung thánh và được cắm hai lá quốc kỳ Việt – Úc hai bên. Tất cả mọi người đã lần lượt từ cuối nhà thờ, tiến lên cung thánh, dâng nến lên bàn thờ tổ quốc. Bắt đầu từ các quan khách, đại diện các đoàn thể, tổ chức, gia đình cựu quân nhân và cuối cùng tất cả các giáo dân tham dự thánh lễ cùng lúc với ca đoàn cất cao tiếng hát qua bài ca “Kinh Hòa Bình” cầu nguyện cho sự an bình đến với mọi người trên trần thế.
Thánh lễ và buổi buổi tưởng niệm ngày Quốc Hận 30.4.1975 đã kết thúc vào lúc 07 giờ 45 tối cùng ngày.
Mọi người chia tay ra về trong tâm tình cầu nguyện cho dân tộc quê hương Việt Nam.
Văn Khánh tường trình tại Ottoway
*****
I. Cộng Đồng Người Việt Tự Do Nam Úc tưởng niệm Quốc Hận 30.4
XEM HÌNH
II. Ngày 30.4.2023 Chùa Pháp Hoa, Phật Giáo Nam Úc - Cầu Siêu cho các tử sĩ: Dân-Quân-Cán-Chính VNCH
XEM HÌNH
III. Cộng Đồng Người Việt Tự Do Nam Úc - Lễ giỗ Tổ Hùng Vương 29.4.2023
XEM HÌNH
Hằng năm cứ vào những ngày cuối tháng 4, rất nhiều cộng đồng người Việt Tự Do khắp nơi trên thế giới đều tổ chức tưởng niệm ngày Quốc Hận 30.4.1975 để tất cả người Việt tỵ nạn có dịp nhớ đến những ngày đau thương, đen tối của dân tộc, đồng thời tưởng nhớ đến các Quân, Dân, Cán, Chính VNCH, đã hy sinh vì lý tưởng tự do và trên đường vượt biên, vượt biển trốn chạy CSVN. Năm nay Hội Bạn Thái Hà Nam Úc đã tổ chức thánh lễ tưởng niệm ngày Quốc Hận và cầu nguyện cho quê hương Việt Nam, cho quốc thái dân an, cầu cho linh hồn những chiến sĩ, đồng bào đã hy sinh vì đại nghĩa dân tộc. Thánh lễ được cử hành vào lúc 6 giờ 30 chiều thứ Hai ngày 01/5/2023 tại thánh đường Thánh Maximilian Kolbe, Gx. Ottoway, Nam Úc.
Tham dự thánh lễ hôm nay ngoài một số đông giáo dân tại Nam Úc còn có sự hiện diện của một số quan khách đại diện cộng đồng, đoàn thể, tổ chức, gia đình cựu quân nhân QL/VNCH.
Trước khi thánh lễ bắt đầu, đại diện BTC đã ngỏ lời chào đón toàn thể cộng đoàn và nhắc lại ý nghĩa của ngày Quốc Hận và cầu nguyện cho nền độc lập, tự do, dân chủ cho Việt nam.
Thánh lễ bằng song ngữ Việt – Anh do Cha Marek P’tak, chánh xứ Ottoway cử hành, trong bầu khí thật trang nghiêm theo nghi thức Công Giáo.
WATCH VIDEO
XEM HÌNH - SEE PHOTOS
Sau thánh lễ, Ông Nguyễn Hữu Tuất, thay mặt Hội Bạn Thái Hà Nam Úc đã có đôi lời tâm tình về những ngày tháng đen tối, đau thương của dân tộc và cảm ơn sự hiện diện quý báu của Cộng Đồng và đồng thời kính mời tất cả cùng tham dự nghi thức tưởng niệm ngày Quốc Hận 30.4.1975.
Nghi thức tưởng niệm do các cựu quân nhân QLVNCH với quân phục QĐ/VNCH phụ trách, được tiến hành qua việc đặt vòng hoa và đốt nến trước bàn thờ tổ quốc đặt giữa gian cung thánh và được cắm hai lá quốc kỳ Việt – Úc hai bên. Tất cả mọi người đã lần lượt từ cuối nhà thờ, tiến lên cung thánh, dâng nến lên bàn thờ tổ quốc. Bắt đầu từ các quan khách, đại diện các đoàn thể, tổ chức, gia đình cựu quân nhân và cuối cùng tất cả các giáo dân tham dự thánh lễ cùng lúc với ca đoàn cất cao tiếng hát qua bài ca “Kinh Hòa Bình” cầu nguyện cho sự an bình đến với mọi người trên trần thế.
Thánh lễ và buổi buổi tưởng niệm ngày Quốc Hận 30.4.1975 đã kết thúc vào lúc 07 giờ 45 tối cùng ngày.
Mọi người chia tay ra về trong tâm tình cầu nguyện cho dân tộc quê hương Việt Nam.
Văn Khánh tường trình tại Ottoway
*****
I. Cộng Đồng Người Việt Tự Do Nam Úc tưởng niệm Quốc Hận 30.4
XEM HÌNH
II. Ngày 30.4.2023 Chùa Pháp Hoa, Phật Giáo Nam Úc - Cầu Siêu cho các tử sĩ: Dân-Quân-Cán-Chính VNCH
XEM HÌNH
III. Cộng Đồng Người Việt Tự Do Nam Úc - Lễ giỗ Tổ Hùng Vương 29.4.2023
XEM HÌNH
Giáo Xứ Tụy Hiền Tgp. Hà Nội : Lễ Cầu Cho Ơn Thiên Triệu
BTTGx. Tụy Hiền
09:22 02/05/2023
Giáo Xứ Tụy Hiền Tgp. Hà Nội: Lễ Cầu Cho Ơn Thiên Triệu
Hưởng ứng lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô là dâng lễ và cầu nguyện cho các mục tử trong Giáo hội, nhất là xin Chúa mở lòng các bậc cha mẹ quảng đại dâng con cho Chúa, đặc biệt nhiều người trẻ đáp lại tiếng Chúa gọi mời.
Xem Hình
Từ 3 năm nay, cha Antôn Nguyễn Văn Độ, đặc trách ơn gọi Hạt Mỹ Đức Hòa Bình đã tổ chức Thánh lễ dành riêng cho các em có ý dâng mình cho Chúa. Ngày 30 tháng 4, Chúa nhật Chúa Chiên Lành, cha đã qui tụ 250 em lễ sinh và các em nữ đến từ các giáo xứ trong giáo hạt, từ Vụ Bản Hòa Bình ra đến Sơm Miêng, Ứng Hòa có ý hướng về giáo xứ Tụy Hiền để cùng nhau vui chơi và tìm hiểu đời dâng hiến.
Đúng 8 giờ 00, các em tập trung trước tiền sảnh nhà thờ. Cha Antôn chào đón từng đoàn và mời các em vào nhà thờ, ổn định chỗ ngồi, xướng kinh xin ơn Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Tiếp theo, là các thầy chủng sinh, nữ tu Mến Thánh Giá Hà Nội, Tu Đoàn Truyền Tin, cha Dòng Phanxicô giới thiệu cho các em về linh đạo của chủng viện và các dòng tu.
9 giờ 00, các em giải lao, điểm tâm nhẹ, gặp gỡ trò chuyền với nhau. 9 giờ 15, các em trở lại xem tiếp tục xem những thước phim về đời sống các dòng tu. 10 giờ 00 Thánh lễ do cha quản hạt Giuse Nguyễn Văn Thoan chủ tế. Cha Giuse Đinh Ngọc Cảnh dòng Phanxicô giảng lễ. Cha đã khơi dậy nơi các em tinh thần yêu mến, hy sinh làm tông đồ mở mang nước Chúa.
Kết thúc Thánh lễ, cha đặc trách có lời cám ơn quý cha, đặc biệt 250 em đã đến tham dự Thánh lễ cầu nguyện cho ơn Thiên Triệu và trao cho mỗi em một phần quà và ăn trưa xong ra về.
BTTGx. Tụy Hiền
Hưởng ứng lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô là dâng lễ và cầu nguyện cho các mục tử trong Giáo hội, nhất là xin Chúa mở lòng các bậc cha mẹ quảng đại dâng con cho Chúa, đặc biệt nhiều người trẻ đáp lại tiếng Chúa gọi mời.
Xem Hình
Từ 3 năm nay, cha Antôn Nguyễn Văn Độ, đặc trách ơn gọi Hạt Mỹ Đức Hòa Bình đã tổ chức Thánh lễ dành riêng cho các em có ý dâng mình cho Chúa. Ngày 30 tháng 4, Chúa nhật Chúa Chiên Lành, cha đã qui tụ 250 em lễ sinh và các em nữ đến từ các giáo xứ trong giáo hạt, từ Vụ Bản Hòa Bình ra đến Sơm Miêng, Ứng Hòa có ý hướng về giáo xứ Tụy Hiền để cùng nhau vui chơi và tìm hiểu đời dâng hiến.
Đúng 8 giờ 00, các em tập trung trước tiền sảnh nhà thờ. Cha Antôn chào đón từng đoàn và mời các em vào nhà thờ, ổn định chỗ ngồi, xướng kinh xin ơn Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Tiếp theo, là các thầy chủng sinh, nữ tu Mến Thánh Giá Hà Nội, Tu Đoàn Truyền Tin, cha Dòng Phanxicô giới thiệu cho các em về linh đạo của chủng viện và các dòng tu.
9 giờ 00, các em giải lao, điểm tâm nhẹ, gặp gỡ trò chuyền với nhau. 9 giờ 15, các em trở lại xem tiếp tục xem những thước phim về đời sống các dòng tu. 10 giờ 00 Thánh lễ do cha quản hạt Giuse Nguyễn Văn Thoan chủ tế. Cha Giuse Đinh Ngọc Cảnh dòng Phanxicô giảng lễ. Cha đã khơi dậy nơi các em tinh thần yêu mến, hy sinh làm tông đồ mở mang nước Chúa.
Kết thúc Thánh lễ, cha đặc trách có lời cám ơn quý cha, đặc biệt 250 em đã đến tham dự Thánh lễ cầu nguyện cho ơn Thiên Triệu và trao cho mỗi em một phần quà và ăn trưa xong ra về.
BTTGx. Tụy Hiền
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Chương bốn: Chứng thực Các Bằng chứng, tiếp theo
Vu Van An
19:45 02/05/2023
“Một dị đoan hết sức tai hại”
Yamauchi vừa nhắc tới sử gia La Mã quan trọng nhất của thế kỷ thứ nhất, nên tôi muốn thảo luận việc Tacitus đã nói gì về Chúa Giêsu và Kitô giáo. Tôi hỏi, “Ông có thể nói rõ điều ông ta chứng thực?”
Yamauchi gật đầu, nói, “Tacitus ghi chép điều có lẽ là tham chiếu quan trọng nhất về Chúa Giêsu bên ngoài Tân Ước. Năm 115 CN, ông minh nhiên quả quyết rằng Nêrông bách hại các Kitô hữu như các con dê tế thần để chĩa sự hoài nghi khỏi ông về vụ đại hỏa hoạn đã phá hủy Rôma năm 64 CN”.
Yamauchi đứng dậy và bước tới giá sách, lục tìm một cuốn sách. “À đây rồi” ông nói thế, tay rút cuốn sách dầy và lần giở cho đến lúc tìm được đoạn văn thích đáng, và đọc cho tôi nghe:
“Nêrông gán tội và giáng những hành hạ thấm thía lên một lớp người bị ghét bỏ vì những chuyện ghê tởm của họ, được công chúng gọi là các Kitô hữu. Christus, mà từ ông này tên họ đã được đặt, từng chịu hình phạt cực độ dưới triều Tiberius do tay của một trong các tổng trấn của chúng ta, Phôngxiô Philatô, và là một dị đoan hết sức tai hại, bị kiểm soát một thời gian, nhưng một lần nữa đã xuất hiện không những ở Giuđêa, nguồn đầu tiên của cái ác, mà còn cả ở Rome nữa... Thành thử, một cuộc bắt giữ đã được thực hiện đối với tất cả những ai thú nhận tội lỗi: rồi, căn cứ vào thông tin của họ, một số đông vô kể đã bị kết án, không hẳn vì tội đốt kinh thành, cho bằng vì lòng thù ghét nhân loại” (7).
Tôi đã quen thuộc với đoạn văn trên và tôi thắc mắc Yamauchi sẽ phản ứng ra sao đối với nhận định của một học giả hàng đầu tên J.N.D. Anderson. Tôi nói, “Ông ta suy đoán rằng khi Tacitus nói ‘dị đoan hết sức tai hại’ này đã ‘bị kiểm soát một thời gian’, nhưng sau đó ‘đã tái xuất hiện’, ông ta đã, một cách vô thức, làm chứng cho niềm tin của các Kitô hữu tiên khởi rằng Chúa Giêsu đã bị đóng đinh nhưng sau đó đã trỗi dậy khỏi mồ. Ông có đồng ý với ông ta không?”
Yamauchi suy nghĩ một lúc. “Đó chắc chắn là lối giải thích của một số học giả” ông trả lời như thế, xem ra muốn tránh né lời yêu cầu cho ý kiến của tôi. Nhưng rồi, ông đưa ra điểm mấu chốt, “bất chấp đoạn văn trên có nghĩa chuyên biệt như thế hay không, nó vẫn cung cấp cho chúng ta một sự kiện rất đáng lưu ý, đó là, việc đóng đinh là một số phận gớm ghiếc một ai đó phải chịu, và sự kiện có cả một phong trào dựa trên con người chịu đóng đinh này cần được giải thích.
“Làm thế nào ông có thể giải thích được việc truyền bá một tôn giáo dựa trên việc thờ phượng một con người phải chịu một cái chết hết sức nhục nhã như thế? Dĩ nhiên, câu trả lời của Kitô giáo là Người đã sống lại. Những người khác đi đến các lý thuyết thay thế nếu họ không tin như vậy. Nhưng theo tôi, không quan điểm thay thế nào có tính thuyết phục cho lắm”.
Tôi yêu cầu ông định phẩm tầm quan trọng của các trước tác của Tacitus liên quan tới Chúa Giêsu.
Ông nói, “Đây là một chứng từ của một nhân chứng tận mắt không có thiện cảm đối với sự thành công và loan truyền của Kitô giáo, dựa trên một nhân vật lịch sử là Chúa Giêsu, Đấng đã bị đòng đinh dưới thời Phôngxiô Philatô. Và điều có ý nghĩa là Tacitus tường trình rằng ‘đám đông vô kể’ đã mạnh mẽ duy trì niềm tin của họ đến nỗi thà chịu chết chứ không từ bỏ niềm tin ấy”.
Tụng “như thể với một vị thần”
Tôi biết một người La Mã khác, tên là Pliny Hậu, cũng đã nhắc đến Kitô giáo trong các trước tác của mình. Tôi hỏi, “Ông ta cũng chứng thực một số vấn đề quan trọng, phải không?”
“Đúng vậy. Ông ta là cháu của Pliny Tiền, nhà bách khoa nổi tiếng, qua đời trong trận núi lửa phun năm 79 CN. Pliny Hậu trở thành thống đốc Bithynia ở đông bắc Thổ Nhĩ Kỳ. Đa số thư từ của ông với bạn ông là Hoàng đế Trajan, đã được lưu giữ cho tới ngày nay”.
Yamauchi rút bản sao chụp một trang của cuốn sách và nói, “trong cuốn 10 của các lá thư này, ông đặc biệt nhắc đến các Kitô hữu bị ông bắt giam”.
“Tôi hỏi họ xem họ có phải là các Kitô hữu hay không, và nếu họ nói có, tôi lặp lại câu hỏi lần thứ hai và lần thứ ba, với lời cảnh cáo một hình phạt đang chờ họ. Nếu họ cố chấp, tôi sẽ truyền lệnh đem họ đi hành quyết; vì, bất chấp bản chất lời thừa nhận của họ, tôi xác tín rằng sự ương ngạnh của họ và sự cố chấp trước sau như một của họ không thể nào không bị trừng phạt...
“Họ cũng tuyên bố rằng tổng số tội lỗi hay sai lầm của họ chỉ là thế này: họ thường xuyên gặp nhau trước hừng đông vào một ngày nhất định để tụng những câu thay phiên nhau giữa họ với nhau để tôn vinh Đấng Kitô như thể đối với một vị thần, và cũng liên kết với nhau bằng lời thề, không phải cho một mục đích tội phạm nào, mà để xa lánh ăn cắp, cướp bóc và ngoại tình...
Điều trên khiến tôi quyết định càng cần phải rút ra được sự thật bằng các tra tấn hai phụ nữ nô lệ, những người được họ gọi là nữ phó tế. Tôi không thấy gì ngoài một thứ tín phái thoái hóa được thi hành một cách dài dòng quá đáng” (8).
Tôi hỏi, “đoạn trích này quan trọng ra sao?”
“Rất quan trọng. Có lẽ nó được viết vào khoảng năm 111 CN, và nó chứng thực việc phát triển nhanh chóng của Kitô giáo, cả nơi thành thị cũng như các khu vực nông thôn, giữa mọi giai cấp, phụ nữ nô lệ cũng như công dân La Mã, vì ông cũng cho hay chuyển các Kitô hữu người La Mã tới Rôma để bị xét xử.
“Và nó nói đến việc thờ lạy Chúa Giêsu như một vị thần, người Kitô hữu duy trì các tiêu chuẩn đạo đức cao, và họ không dễ dàng bị chao đảo trong các niềm tin của họ được".
Ngày thế giới trở nên tối tăm
Đối với tôi, một trong các tham chiếu có vấn đề nhất trong Tân Ước là chỗ các tác giả Tin Mừng cho rằng trái đất đã trở nên tối tăm trong lúc Chúa Giêsu bị treo trên thập giá. Há đây chẳng phải là một loại ẩn dụ để nhấn mạnh ý nghĩa của việc Đóng đinh, chứ không hẳn tường thuật một biến cố lịch sử hay sao? Dù sao, nếu tối tăm bao phủ cả trái đất, thì há lại không có một nguồn nào ngoài Kinh thánh nhắc đến hay sao?
Tuy nhiên, Tiến sĩ Gary Habermas đã viết về một sử gia tên Thallus là người, năm 52 CN, đã viết một lịch sử về thế giới đông Địa Trung Hải từ chiến tranh Troy. Mặc dù công trình của Thallus đã bị thất lạc, nó đã được trích dẫn bởi Julius Africanus vào khoảng năm 221 CN, và đoạn trích này có nhắc đến sự tối tăm mà các sách Tin Mừng đã viết về!” (9).
Tôi hỏi, “Điều ấy có phải là một chứng thực độc lập cho điều các sách Tin Mừng viết hay không?”
Yamauchi giải thích, “Trong đoạn văn này, Julius Africanus viết, ‘Thallus, trong cuốn ba sách lịch sử của ông, bác bỏ bằng cách giải thích sự tối tăm này là do nhật thực, xem ra đối với tôi không hợp lý’.
“Nên Thallus rõ ràng nói rằng, đúng, có việc ra tối tăm vào lúc Đóng Đinh, nhưng ông suy đoán nó được nhật thực gây ra. Rồi Africanus lập luận rằng nó không phải có cuộc nhật thực nào vào lúc việc Đóng Đinh diễn ra”.
Yamauchi với tay qua bàn giấy lấy một tờ giấy. “Để tôi trích dẫn điều học giả Paul Maier nói về việc ra tối tăm này trong một ghi chú của cuốn Pontius Pilate viết năm 1968 của ông”, ông nói thế và đọc cho tôi nghe những lời sau đây:
“Hiển nhiên, hiện tượng này hiển hiện ở Rome, Athens, và các thành phố khác ở Địa Trung Hải. Theo Tertullianô... nó là một ‘biến cố vũ trụ’ hay ‘biến cố thế giới’. Phlegon, một tác giả Hy Lạp xuất thân từ Caria, từng viết một bảng niên đại ngay sau năm 137 CN, đã tường trình rằng vào năm thứ tư của Vận động Hội thứ 202 (tức năm 33CN), có một ‘vụ nhật thực lớn nhất’ và ‘trời trở thành đêm tối vào giờ thứ sáu trong ngày [nghĩa là giữa trưa] đến nỗi các vì sao xuất hiện trên bầu trời. Có một vụ động đất lớn ở Bithynia, và nhiều vật bị lật nhào ở Nixêa” (10).
Yamauchi kết luận, “Do đó, như Paul Maier nhấn mạnh, có sự chứng thực không phải của Kinh thánh về việc ra tối tăm vào lúc Chúa Giêsu bị đóng đinh. Rõ ràng, một số người thấy cần phải ráng dành cho nó một giải thích tự nhiên bằng cách nói rằng đó là một vụ nhật thực”.
Một chân dung về Philatô
Việc Yamauchi nhắc đến Philatô làm tôi nhớ đến việc một số nhà phê bình đã nghi vấn tính chính xác của các sách Tin Mừng vì cung cách các sách này mô tả Philatô. Trong khi Tân Ước vẽ ông ta như chao đảo và sẵn lòng chiều theo áp lực của quần chúng Do Thái bằng cách xử tử Chúa Giêsu, các trình thuật lịch sử khác hình dung ông như người cố chấp và cứng rắn.
Tôi hỏi, “Liệu việc đó có tạo ra một mâu thuẫn giữa Kinh thánh và các sử gia thế tục hay không?”
Yamauchi nói, “Không, không hề. Nghiên cứu của Maier về Philatô cho thấy người bảo vệ và bảo trợ ông ta là Sejanus và Sejanus mất quyền hành vào năm 31 CN vì âm mưu chống lại hoàng đế”.
Tôi lấy làm ngạc nhiên, “Điều ấy có chi ăn uống với chuyện ở đây?”
Yamauchi trả lời, “À, việc mất quyền này làm cho vị thế của Philatô rất yếu vào năm 33, là năm phần lớn được coi là năm Chúa Giêsu bị đóng đinh. Thành thử, điều chắc chắn dễ hiểu là Philatô không muốn làm phật lòng người Do Thái vào lúc ấy để gặp rắc rối thêm với hoàng đế. Điều này có nghĩa mô tả của Kinh Thánh chắc chắn là chính xác” (11).
Các trình thuật khác của Do Thái
Sau khi chủ yếu nói về việc người La Mã chứng thực Chúa Giêsu. Tôi muốn hướng sang phía khác và thảo luận bất cứ trình thuật Do Thái nào khác, ngoài trình thuật của Josephus, chứng thực điều gì đó về Chúa Giêsu. Tôi yêu cầu Yamauchi cung cấp các lời nói tới Chúa Giêsu trong Talmud, một công trình Do Thái quan trọng hoàn thành vào khoảng năm 500 CN có kết hợp cả Mishnah đã được thu thập khoảng năm 200 CN.
Ông trả lời, “Người Do Thái, xét chung, không nói nhiều chi tiết về những người lạc giáo. Có một số đoạn văn trong Talmud nói tới Chúa Giêsu, gọi Người là một Mêxia giả, chuyên thực hành ma thuật, bị kết án tử một cách đích đáng. Nó cũng lặp lại tin đồn cho rằng Chúa Giêsu sinh ra từ một tên lính La Mã và bà Maria, gợi ý cho rằng có những chuyện ngoại thường về việc Người sinh ra”.
Tôi nói, “Như thế, các tham chiếu Do Thái này quả có chứng thực vài điều về Chúa Giêsu, dù một cách tiêu cực”.
Ông nói, “Vâng, đúng thế. Giáo sư M. Wilcox viết như thế này trong một bài báo xuất hiện trong một công trình tham khảo bác học:
“Văn chương truyền thống Do Thái, dù chỉ sơ sài nhắc đến Chúa Giêsu (và dù sao, phải được sử dụng một cách thận trọng), đã hỗ trợ các sách Tin Mừng khi cho rằng Người là người chữa bệnh và làm phép lạ, mặc dù qui những việc này cho nghề phù thủy. Ngoài ra, nó đã duy trì ký ức cho rằng Người là một thầy dạy, và Người có các môn đệ (5 người) và ít nhất trong giai đoạn các rabbis đầu tiên, không phải hiền giả nào cũng dứt khoát cho rằng Người là ‘một kẻ lạc giáo’ hay một ‘kẻ lừa đảo’” (12).
Bằng chứng bên ngoài KinhThánh
Mặc dù chúng tôi đã tìm được một ít tham chiếu nói về Chúa Giêsu ngoài các sách Tin Mừng, tôi vẫn thắc mắc tại sao không có thêm nhiều tham chiếu hơn nữa. Trong khi tôi biết một ít tài liệu lịch sử từ thế kỷ thứ nhất vẫn còn tới ngày nay, tôi hỏi, “Xét chung, há chúng ta lại không nên mong chờ tìm được nhiều điều hơn nữa về Chúa Giêsu trong các trước tác cổ thời bên ngoài Kinh Thánh hay sao?”
Yamauchi nói, “khi người ta khởi đầu các phong trào tôn giáo, phải đợi nhiều thế hệ sau họ mới ghi lại những điều thuộc các phong trào này. Nhưng sự kiện là chúng ta có những tài liệu lịch sử tốt hơn về Chúa Giêsu so với người thiết lập bất cứ tôn giáo cổ thời nào khác”.
Điều ấy làm tôi ngạc nhiên, tôi nói, “đúng thế sao? Ông có thể nói rõ hơn không?”
“Thí dụ, Các Thánh vịnh (Gathas) của Zoroaster, vào khoảng năm 1000 TCN, được tin là chân thực, phần lớn các sách thánh của tôn giáo này, mãi tới thế kỷ thứ ba CN, mới được viết xuống. Phần lớn tiểu sử nổi tiếng của Parsi về Zoroaster chỉ được viết vào năm 1278 CN.
“Các sách thánh của Buddha, người sống vào thế kỷ thứ sáu TCN, phải đợi đến sau thời Kitô giáo mới được viết xuống và tiểu sử của Budha chỉ được viết xuống trong thế kỷ thứ nhất CN. Mặc dù chúng ta đã có các lời nói của Muhammad, người sống trong khoảng thời gian từ năm 570 tới năm 632, trong kinh Korăng, tiểu sử của ông mãi đến năm 767 mới được viết xuống, hơn một thế kỷ tròn sau khi ông qua đời.
“Như thế, tình trạng của Chúa Giêsu kể là độc đáo, và khá gây ấn tượng xét về phương diện chúng ta học hỏi được rất nhiều về Người bên ngoài Tân Ước”.
Tôi muốn tiếp nối chủ đề đó và tóm lược những gì chúng tôi đã lượm lặt được trước nay về Chúa Giêsu từ các nguồn không phải là Kinh Thánh. Tôi nói, “Chúng ta hãy giả dụ chúng ta không có bất cứ sách nào của Tân Ước và các trước tác Kitô giáo nào khác. Dù không có chúng, chúng ta có thể kết luận điều gì về Chúa Giêsu từ các nguồn cổ thời không phải Kitô giáo, như Josephus, Talmud, Tacitus, Pliny Hậu, và những trước tác khác?”
Yamauchi mỉm cười, nói, “chúng ta vẫn có một số lượng đáng kể các bằng chứng lịch sử quan trọng; thật vậy, chúng có thể cung cấp một phác thảo về cuộc đời Chúa Giêsu”.
Rồi ông tiếp tục, nâng ngón tay lên để nhấn mạnh từng điểm, “Chúng ta có thể biết rằng trước nhất, Chúa Giêsu là một thầy dạy người Do Thái; thứ hai, nhiều người tin Người thực hiện việc chữa bệnh và trừ qủy; thứ ba, một số người tin Người là Đấng Mêxia; thứ tư, Người bị các nhà lãnh đạo Do Thái bác bỏ; thứ năm, Người bị đóng đinh dưới thời Phôngxiô Philatô triều Hoàng đế Tibêriô; thứ sáu, bất chấp cái chết ô nhục, các người theo Người, những kẻ tin rằng Người vẫn đang sống, đã lan ra khắp Palestine đến nỗi tới năm 64 CN đã có một số đông họ ở Rome; và thứ bẩy, mọi loại người từ thành thị tới thôn quê, đàn ông và đàn bà, nô lệ và người tự do, đều thờ phượng Người như Thiên Chúa”.
Đó quả là một lượng đầy ấn tượng các chứng thực độc lập. Và không những chỉ có các phác thảo về cuộc đời Chúa Giêsu được tái dựng ngoài Kinh Thánh, nhưng còn nhiều điều khác có thể lượm lặt về Người từ những tài liệu cổ xưa đến độ thực sự có trước chính các sách Tin Mừng.
Chứng thực các chi tiết sơ khai
Tông đồ Phaolô không bao giờ gặp Chúa Giêsu trước khi Người qua đời, nhưng ngài nói rằng ngài gặp Chúa Kitô phục sinh và sau này tham khảo với một số nhân chứng tận mắt để bảo đảm rằng ngài giảng dậy cùng một sứ điệp như họ. Vì ngài bắt đầu viết các thư Tân Ước của ngài nhiều năm trước khi các sách Tin Mừng được viết xuống, chúng chứa đựng các tường trình cực kỳ sớm sủa về Chúa Giêsu, sớm đến nỗi không người nào có thể nói một cách đáng tin rằng chúng đã bị bóp méo nghiêm trọng bởi việc phát triển dã sử.
Tôi nói với Yamauchi, “Luke Timothy Johnson, học giả xuất thân từ Đại Học Emory, cho rằng các thư Phaolô nói lên ‘việc chứng thực có giá trị từ bên ngoài’ cho tính ‘cổ thời và ở khắp nơi’ của các truyền thống về Chúa Giêsu” (13). Ông có đồng ý với ông ta không?”
Chúng tôi đã bàn luận khá lâu. Yamauchi đứng lên một lúc, duỗi chân duỗi tay trước khi ngồi lại vào ghế. Ông nói, “Không ai nghi vấn các trước tác Phaolô là sớm nhất trong Tân Ước và chúng đưa ra nhiều tham chiếu hết sức có ý nghĩa về cuộc đời Chúa Giêsu”.
Tôi yêu cầu, “Ông có thể nói rõ hơn không?”
Vâng, ngài nhắc tới sự kiện Chúa Giêsu thuộc dòng dõi Đavít, Người là Đấng Mêxia, Người bị phản bội, bị mang ra xử, bị đóng đinh vì tội lỗi chúng ta, và được chôn cất, và Người đã trỗi dậy vào ngày thứ ba và hiện ra với nhiều người, trong đó có Giacôbê, em của Chúa Giêsu, người vốn không tin Người trước khi Người bị đóng đính.
“Điều cũng đáng lưu ý là Phaolô không nhắc đến những điều rất quan trọng trong các sách Tin Mừng, chẳng hạn, các dụ ngôn và các phép lạ của Chúa Giêsu, nhưng ngài tập chú vào cái chết chuộc tội và sự phục sinh của Chúa Giêsu. Đối với Phaolô đó là những điều quan trọng nhất về Chúa Giêsu, và quả thực, chúng đã biến đổi Phaolô từ một kẻ bách hại các Kitô hữu thành nhà truyền giáo đạo Kitô hàng đầu của lịch sử, người bằng lòng chịu đủ mọi thứ gian khổ và thiếu thốn vì đức tin của mình.
“Phaolô cũng chứng thực một số khía cạnh quan trọng về cá tính của Chúa Giêsu, đức khiêm nhường, đức vâng lời, tình yêu của Người đối với những kẻ có tội, và v.v... Ngài kêu gọi các tín hữu có tâm tình của Chúa Kitô trong chương hai thư gửi Philípphê. Đây là một đoạn văn nổi tiếng trong đó Phaolô có lẽ đã trích dẫn một thánh ca Kitô giáo tiên khởi về việc Chúa Kitô đổ hết mình ra: Người vốn dĩ ngang hàng với Thiên Chúa, thế mà đã mang lấy hình dạng con người, một nô lệ, và chịu hình phạt tột độ là bị đóng đinh. Như thế, các thư của Phaolô là một chứng tá quan trọng cho thiên tính của Chúa Kitô, ngài gọi Chúa Giêsu là ‘Con Thiên Chúa’ và ‘hình ảnh Thiên Chúa’”
Tôi chen vào, “sự kiện Phaolô, người vốn xuất thân từ hậu cảnh độc thần Do Thái, thờ lạy Chúa Giêsu như Thiên Chúa là điều cực kỳ có ý nghĩa, đúng không?”
Ông nói, “Đúng và nó bác bỏ lý thuyết phổ biến cho rằng thiên tính của Chúa Kitô được du nhập sau này vào Kitô giáo từ các niềm tin ngoại giáo. Không hề như thế. Ngay Phaolô vào lúc sớm sủa nhất đã thờ lạy Chúa Giêsu như Thiên Chúa.
“Tôi phải nói rằng tất cả các chứng thực của Phaolô này hết sức quan trọng. Và chúng ta còn có các thư tiên khởi khác của các nhân chứng tận mắt như Giacôbê, Phêrô. Chẳng hạn, Giacôbê đã nhắc lại bài giảng trên núi của Chúa Giêsu”.
Thực sự trỗi dậy từ cõi chết
Chúng ta cũng có nhiều bộ trước tác của “các giáo phụ tông đồ” tức các nhà văn Kitô giáo sớm nhất ngay sau thời Tân Ước. Họ viết Thư Clêmentê thành Rôma, Các Thư Inhaxiô, Thư Polycarp, Thư Barnaba, và nhiều trước tác khác. Tại nhiều chỗ, các trước tác này chứng thực các sự kiện căn bản về Chúa Giêsu, nhất là giáo huấn của Người, việc người sống lại, và bản tính Thiên Chúa của Người.
Tôi hỏi, “Ông coi trước tác nào trong số này có ý nghĩa nhất?”
Yamauchi ngẫm nghĩ câu hỏi. Dù ông không nêu tên một trước tác ông cho là quan trọng nhất, nhưng ông trưng dẫn 7 thư của Inhaxiô như thuộc nhóm trước tác quan trọng nhất của các giáo phụ tông đồ. Inhaxiô, Giám Mục thành Antôkia, thuộc Syria, chịu tử vì đạo dưới thời Trajan trước năm 117 CN.
Yamauchi nói, “Điều có ý nghĩa nơi Inhaxiô là ngài nhấn mạnh cả thiên tính lẫn nhân tính của Chúa Giêsu chống lại lạc giáo ảo thân thuyết (docetic), là lạc giáo bác bỏ việc Chúa Giêsu thực sự là con người. Ngài cũng nhấn mạnh các nền tảng lịch sử của Kitô giáo. Trong một bức thư viết trên đường bị xử tử, ngài nói rằng Chúa Giêsu thực sự bị bách hại dưới thời Philatô, thực sự bị đóng đinh, thực sự trỗi dậy từ cõi chết, và những kẻ tin vào Người thẩy đều được sống lại” (14).
Đặt tất cả lại với nhau, Josephus, các sử gia và viên chức La Mã, các trước tác Do Thái, các thư của Phaolô và các giáo phụ tông đồ, bạn sẽ có được bằng chứng đầy tính thuyết phục chứng thực mọi điều chủ yếu tìm thấy nơi các cuốn tiểu sử về Chúa Giêsu. Dù cho bạn có liệng đi mọi bản Tin Mừng cuối cùng, bạn vẫn có một bức tranh cực kỳ thuyết phục về Chúa Giêsu, thật vậy, đây là một bức chân dung của Con độc nhất của Thiên Chúa.
Tôi đứng lên và cảm ơn Yamauchi đã chia sẻ thì giờ và tài chuyên môn. Tôi nói, “Tôi biết còn rất nhiều điều nữa chúng ta có thể nói về, vì trọn những cuốn sách đã được viết về chủ đề này. Nhưng trước khi chấm dứt, tôi muốn hỏi ông câu hỏi cuối cùng. Một câu hỏi có tính bản thân, nếu điều đó được phép”.
Giáo sư đứng lên và nói, “vâng, ông cứ tự nhiên”.
Tôi thoáng nhìn chung quanh văn phòng khiêm tốn của ông, chứa đầy các sách và bản chép tay, dĩa hát và tập san, dĩa máy vi tính và giấy tờ, tất cả đều là sản phẩm một đời nghiên cứu bác học về thế giới của thời rất xa xưa.
Tôi nói, “Ông dành cả 40 năm nghiên cứu lịch sử và khảo cổ thời xưa, đâu là kết quả đối với đời sống thiêng liêng của ông? Các nghiên cứu của ông làm gia tăng hay làm yếu đi đức tin của ông vào Chúa Giêsu Kitô?”
Ông nhìn xuống sàn nhà một lúc, rồi ngước mắt lên nhìn thẳng vào mắt tôi. Ông nói bằng một giọng cương quyết nhưng thành thực, “Không hoài nghi chi nữa, các nghiên cứu của tôi đã củng cố và làm giầu đời sống thiêng liêng của tôi rất nhiều. Chúng mang lại cho tôi cái hiểu tốt hơn về văn hóa và bối cảnh lịch sử của các biến cố.
“Điều ấy không có nghĩa tôi không nhận thấy còn một số vấn đề chưa được giải quyết; ở đời này, chúng ta sẽ không có sự hiểu biết trọn vẹn. Nhưng những vấn đề này không hề làm hại đức tin của tôi vào sự đáng tin của các sách Tin Mừng và các sách khác của Tân Ước.
“Tôi nghĩ các lối giải thích thay thế, cố gắng giải thích việc truyền bá Kitô giáo ra khắp thế giới bằng các lý do xã hội và tâm lý rất yếu”. Ông lắc đầu nói thêm, “Rất yếu. Đối với tôi, bằng chứng lịch sử đã tăng cường cam kết của tôi với Chúa Giêsu Kitô, Đấng yêu thương chúng ta và chết cho chúng ta và đã sống lại từ cõi chết. Đơn giản chỉ có thế.”
Sự thật giải phóng chúng ta
Khi từ tòa nhà của Yamauchi đi ra gặp rừng sinh viên đang ngược xuôi tìm lớp học kế tiếp, tôi nghĩ mình hài lòng xiết bao khi đến thành phố nhỏ xíu Oxford, Ohio. Tôi đến tìm lời chứng thực về Chúa Giêsu, nhưng ra về với cả một nguồn dự trữ tài liệu hết sức phong phú khẳng nhận mọi khía cạnh chính về đời sống, các phép lạ, thiên tính và chiến thắng sự chết của Người.
Tôi biết rằng cuộc trò chuyện vắn vỏi của chúng tôi mới chỉ đụng sơ sơ ở bề mặt. Dưới cánh tay tôi là cuốn The Verdict of History [Lời tuyên án của Lịch sử] mà tôi đã đọc để chuẩn bị cuộc phỏng vấn. Trong đó, sử gia Gary Habermas cung cấp chi tiết của 39 nguồn tài liệu xưa về đời sống của Chúa Giêsu, từ đó, ông liệt kê hơn một trăm sự kiện đã được tường trình liên quan đến đời sống, giáo huấn, chịu đóng đinh và sống lại của Chúa Giêsu (15).
Hơn nữa, 24 nguồn tài liệu được Habermas trích dẫn, trong đó có 7 nguồn tài liệu thế tục và một số tín điểu cổ xưa nhất của Giáo Hội, nhất là những tín điều liên quan đến bản tính Thiên Chúa của Chúa Giêsu. Habermas viết, “Những tín điều này cho thấy Giáo Hội không chỉ giảng dậy thiên tính Chúa Giêsu một thế hệ sau đó, vì điều này vẫn thường được nhắc lại trong nền thần học ngày nay, vì tín lý này dứt khoát hiện diện trong Giáo Hội tiên khởi nhất”. Ông kết luận: “Giải thích tốt nhất cho các niềm tin đó là chúng đã mô tả thích đáng chính giáo huấn của Chúa Giêsu”. (16).
Đó là một chứng thực tuyệt vời cho những quả quyết quan trọng nhất của một cá nhân có ảnh hưởng từng sống xưa nay.
Tôi khóa giây kéo áo vừa đi ra xe. Thoáng nhìn lại một lần nữa, tôi thấy mặt trời Tháng Mười chiếu sáng hàng chữ khắc trên đá tôi đã lưu ý khi mới bước vào khuôn viên trường đại học hoàn toàn thế tục này: “Các con sẽ thấy sự thật và sự thật sẽ làm các con tự do”.
Các nguồn tài liệu khác về chủ đề này
Bruce, F.F. Jesus and Christian Origins Outside the New Testament[Chúa Giêsu và các Nguồn Kitô giáo ngoài Tân Ước], Grand Rapids: Eerdmans, 1974.
Habermas, Gary, The Historical Jesus[Chúa Giêsu Lịch sử]. Joplin, Mo.: College Press, 1996.
McDowell, Josh, and Bill Wilson. He Walked among Us[Người bước đi giữa chúng ta]. Nashville: Nelson, 1994.
Ghi Chú
(1) Webster’s Encyclopedic Unabridged Dictionary of the Enghlish Language (New Yrok: Gramercy, 1989), 328
(2) Maurice Possley, “Mob Hit Man Aleman Gets One Hundred to Three Hundred Years” [Aleman, tên giết mướn, nhận một trăm tới ba trăm năm], Chicago Tribune (November 26, 1997)
(3) Charles Templeton, Act of God [Hành vi Thiên Chúa](New York: Banatm, 1979), 152
(4) Josephus, The Antiquities [Thời xưa] 20.200. Xem thêm Edwin Yamauchi, “Josephus and the Scriptures” [Josephus và các Sách Thánh], Fides et Historia 13 (1980) 42-63.
(5) Josephus, The Antiquities 18.63-64.
(6) Michael Martin, The Case Against Christianity [Lý lẽ chống Kitô giáo] (Philadelphia: Temple Univ. Press, 1991) 49.
(7) Tacitus, Annals[Biên niên sử] 15.44.
(8) Pliny the Younger, Letters[Các bức thư] 10.96.
(9) Gary Habermas, The Historicus Jesus [Chúa Giêsu Lịch sử], (Joplin, Mo.: College Press, 1996) 196-97.
(10) Paul L. Maier, Pontius Pilate (Wheaton, Ill.: Tyndale House, 1968), 366, trích dẫn một mảnh từ Phlegon, Olympiades he Chronika [biên niên sử thế vận hội] 13, chủ biên Otto Keller, Rerum Naturalium Scriptores Graeci Minores [các tác giả nhỏ Hy lạp về các sự việc tự nhiên], 1 (Leipzig Teurber, 1877), 101. Bản dịch của Maier.
(11) Xem P. Maier, “Sejanus, Pilate, and the Date of the Crucifixion” [Sejanus, Pilate, và Ngày Đóng Đinh] Church History 37 (1968) 1-11.
(12) M. Wilson, “Jesus in the Light of his Jewish Environment” [Chúa Giêsu dưới ánh sáng Môi trường Do Thái], Aufstieg und Niedergang der romischen Welt 2, no.25.1 (1982), 133.
(13) Luke Timmothy Johnson, The Real Jesus [Chúa Giêsu đích thực] (San Francisco: Harper San Francisco, 1996), 120.
(14) Ignatius, Trallians, 9.
(15) Xem Gary Habermas, The Verdict of History [Lời tuyên án của Lịch sử](Nashville: Nelson, 1988).
(16) Ibid. 169.
Văn Hóa
Văn Hoá Biết Nhờ Và Biết Nhường
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:38 02/05/2023
Văn Hoá Biết Nhờ Và Biết Nhường
Vì thiện ích của cộng đoàn Antiôkia, Barnaba đã đi Tacxê mời Phaolô đến cộng tác để rao giảng Tin Mừng. Và sau đó Barnaba đã nhường vị thế đầu cho Phaolô cũng vì thiện ích dân Antiôkia.
Có đó nhiều người ngoài xã hội và cả trong Giáo Hội Công Giáo những nghĩ rằng mình vẫn còn khoẻ chán và nhất là không ai có thể thay thế mình hoặc không ai hoạt động hiệu quả hơn mình, vì thế chuyện biết nhờ và biết nhường xem ra ít thấy.
Sâu xa mà xét thì có lẽ người ta chưa đặt thiện ích của người dân, của đàn chiên lên hàng đầu. Thế thôi.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Vì thiện ích của cộng đoàn Antiôkia, Barnaba đã đi Tacxê mời Phaolô đến cộng tác để rao giảng Tin Mừng. Và sau đó Barnaba đã nhường vị thế đầu cho Phaolô cũng vì thiện ích dân Antiôkia.
Có đó nhiều người ngoài xã hội và cả trong Giáo Hội Công Giáo những nghĩ rằng mình vẫn còn khoẻ chán và nhất là không ai có thể thay thế mình hoặc không ai hoạt động hiệu quả hơn mình, vì thế chuyện biết nhờ và biết nhường xem ra ít thấy.
Sâu xa mà xét thì có lẽ người ta chưa đặt thiện ích của người dân, của đàn chiên lên hàng đầu. Thế thôi.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
VietCatholic TV
Ngũ Giác Đài: 5 tháng qua, Nga chịu 100.000 thương vong, Putin chờ giờ ra đi. Nga trên bờ vực tan rã
VietCatholic Media
03:10 02/05/2023
1. Chính quyền Biden ước tính Nga đã chịu hơn 100.000 thương vong kể từ tháng 12
Hôm thứ Hai 1 tháng 5, chính quyền Biden đã công bố số liệu ước tính liên quan đến thương vong của Nga, nói rằng nước này đã phải chịu hơn 100.000 thương vong kể từ tháng 12 và con số “đáng kinh ngạc” là một tín hiệu quan trọng cho thấy nỗ lực của Mạc Tư Khoa đã “phản tác dụng”.
Quan chức Tòa Bạch Ốc John Kirby nói với các phóng viên hôm thứ Hai rằng Nga đã “cạn kiệt kho dự trữ quân sự và lực lượng vũ trang của mình” và kể từ tháng 12, Mỹ ước tính Nga đã phải chịu hơn 100.000 thương vong, trong đó có hơn 20.000 người thiệt mạng trong chiến đấu.
Hoa Kỳ định nghĩa thuật ngữ “thương vong” hay “casualties” là cả người bị thương và người thiệt mạng.
Thiếu tướng John Kirby, điều phối viên truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia, lưu ý rằng “gần một nửa” số thương vong đó là các chiến binh của công ty tư nhân Nga Wagner – là những người đã trải qua những trải nghiệm kinh hoàng trên chiến trường sau khi được đào tạo tối thiểu và ít khả năng lãnh đạo.
Kirby đã chỉ trích một khẳng định gần đây từ lãnh đạo Wagner, Yevgeny Prigozhin, người hôm Chúa Nhật cho biết nhóm của ông ta chỉ bị thương vong 94 người. Kirby gọi những bình luận của Prigozhin là “chỉ là một tuyên bố lố bịch.”
Nhấn vào nguồn gốc của con số 100.000 mới, Kirby cho biết nó “dựa trên một số thông tin tình báo cơ sở mà chúng tôi có thể thu thập được.” Ông từ chối cung cấp thông tin về thương vong của Ukraine, lưu ý rằng Mỹ “chưa bao giờ” cung cấp thông tin như vậy và sẽ để Ukraine giải quyết vấn đề này.
Kirby nói thêm rằng người Ukraine “là nạn nhân ở đây, Nga là kẻ xâm lược và tôi chỉ đơn giản là sẽ không đưa thông tin vào phạm vi công cộng, điều đó sẽ một lần nữa gây khó khăn hơn cho người Ukraine.”
Quan chức này lưu ý rằng quyết định cuối cùng của Ukraine là giải mật thông tin và công khai số liệu thương vong của họ. “Tôi không cần phải tuân theo cùng một cảm giác lịch sự đó đối với người Nga - tôi đã không làm điều đó và tôi sẽ không thay đổi vào lúc này”.
Liên quan đến chiến đấu trên bộ: Kirby nói rằng “hầu hết” các nỗ lực của Nga đã “dậm chân tại chỗ và thất bại” khi trận chiến giành thành phố Bakhmut phía đông vẫn tiếp diễn. Ông nói thêm rằng Nga đã đạt được những lợi ích “nhỏ mọn” tại thị trấn có “rất ít giá trị chiến lược”.
Ông nhấn mạnh rằng: “Điểm mấu chốt là nỗ lực tấn công của Nga đã phản tác dụng. Sau nhiều tháng chiến đấu và tổn thất lớn, Nga tiếp tục tập trung vào một thành phố duy nhất của Ukraine với giá trị chiến lược hạn chế”.
Kirby cho biết bất kỳ quyết định nào về một cuộc phản công mùa xuân từ Ukraine sẽ “do Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đưa ra”, nhưng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cung cấp viện trợ và hỗ trợ quân sự.”
Quan chức Mỹ cũng nói với các phóng viên rằng một gói tương lai dành cho Ukraine sẽ được công bố “rất sớm”.
“Điều chúng ta muốn tập trung vào là bảo đảm rằng chúng ta đang giúp họ sẵn sàng nhất có thể cho bất cứ khi nào họ chọn quyết định tổng phản công. Và điều đó rõ ràng có nghĩa là hỗ trợ vật chất,” ông nói với các phóng viên.
2. Quân đội Ukraine đang giành lại được các lãnh thổ ở thành phố Bakhmut
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Ba mùng 2 tháng Năm, Đại Tá Serhiy Cherevatyi, phát ngôn viên của Bộ chỉ huy quân sự miền đông Ukraine cho biết Nga hiện đang triển khai khoảng 25.600 binh sĩ tại khu vực Bakhmut.
Ông nói: “Ở hướng Bakhmut, Nga triển khai 25.600 binh sĩ, 65 xe tăng, 450 xe thiết giáp, 154 trọng pháo, 56 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt để chống lại chúng ta.”
Các con số này được tổng hợp từ các sĩ quan Dù và lực lượng đặc biệt của Nga bị bắt hay ra đầu hàng ở mặt trận. Ông nhấn mạnh rằng quân xâm lược mất ít nhất là 100 binh sĩ mỗi ngày ở khu vực Bakhmut.
Theo Đại Tá Serhiy Cherevatyi, ngày 30 tháng 4, khi Đại tướng Oleksandr Syrskyi, Tư Lệnh Lục Quân Ukraine, đang ở thành phố Bakhmut quân xâm lược đã tiến hành 20 cuộc tấn công vào khu vực Donetsk, sử dụng một con số chưa từng thấy các hệ thống hỏa tiễn phòng không S-300, máy bay, hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt và pháo binh các loại.
Đại Tá Serhiy Cherevatyi cho biết giao tranh trong thành phố Bakhmut hiện nay chủ yếu là cận chiến để giành giật từng căn nhà, từng con phố. Hai bên cách xa nhau có khi chưa tới 100 mét, thậm chí dưới 50 mét; và tiêu diệt đối phương bằng tiểu liên và lựu đạn.
Ông nhấn mạnh rằng: “Tôi chắc chắn có thể xác nhận thông tin rằng đối phương ở Bakhmut đã bỏ chạy khỏi một số vị trí sau một số cuộc phản công của chúng ta.”
Ông giải thích rằng chiến tuyến liên tục thay đổi. “Đôi khi đối phương đạt được một số thành công sau một cuộc tấn công bằng pháo binh mạnh mẽ và phá hủy cơ sở hạ tầng, và chúng có thể tiến lên phía trước. Nhưng chúng ta phản công và thường giành lại được vị trí của mình sau khi nã đạn vào đối phương.”
Đại Tá Cherevatyi nói thêm rằng với tất cả những nỗ lực của mình, Nga vẫn không thể chiếm được Bakhmut sau bao nhiêu tháng giao tranh đẫm máu.
Ông nói thêm rằng mặc dù các đơn vị Dù của quân đội Nga đã tăng cường cho các vị trí ở Bakhmut, lực lượng Wagner vẫn tiếp tục là những người thực hiện các cuộc tấn công.
“Tuy nhiên, do tổn thất nặng nề, họ đã được tăng cường bởi các đơn vị Dù. Ngoài ra, trong nỗ lực chiếm hoàn toàn Bakhmut, chúng tôi cũng lưu ý rằng đối phương cũng đang sử dụng các tay súng bắn tỉa từ các đơn vị đặc biệt và thậm chí cả các cơ quan mật vụ đặc biệt, như các biệt đội chống khủng bố, để tấn công các vị trí của chúng ta nhiều nhất có thể”
Cherevatyi cho biết các lực lượng Nga phải dè dặt hơn trong việc sử dụng đạn pháo và hỏa tiễn, nhưng bác bỏ tuyên bố của người sáng lập Wagner và nhà tài chính Yevgeny Prigozhin rằng các chiến binh của ông đang thiếu đạn dược.
Ông nói: “Quân Wagner đã được cung cấp một tiêu chuẩn chung về đạn pháo, giống như các đơn vị khác của quân xâm lược. Trong 24 giờ qua, đối phương đã bắn 304 lần vào hướng Lyman-Kupiansk bằng nhiều hệ thống pháo binh khác nhau. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhớ lại vào mùa hè năm 2022, họ có thể sử dụng không ngừng một lượng đạn dược không giới hạn dọc theo toàn bộ chiến tuyến. Bây giờ họ không còn có thể có sự xa xỉ này nữa.”
“Điều mà Prigozhin đang nói đến là họ đã quen với việc có nhiều đạn dược. Bây giờ họ buộc phải hạn chế lại, chỉ có như thế thôi.”
Đại Tá Cherevatyi kết luận rằng “đối phương đã không thể chiếm Bakhmut trong chín tháng. Như thế, chúng ta đang tiến hành một chiến dịch phòng thủ thành công và đang đạt được mục tiêu chính của mình: đó là tiêu diệt tiềm năng quân sự, nhân sự và thiết bị của đối phương ở mức tối đa có thể. Đặc biệt, quân Wagner gần như bị tiêu diệt hoàn toàn.”
Diện tích của thành phố Bakhmut chỉ có 41,6 km vuông, nhỏ hơn 48 km vuông của Thủ Đức, thế mà quân Nga mất 9 tháng trời vẫn chưa chiếm được. Tướng Mark Heartling, nguyên tư lệnh các lực lượng Hoa Kỳ tại Âu Châu nhận định rằng cuộc chiến ở thành phố Bakhmut phơi bày một khuôn mặt nhếch nhác của quân đội Nga, và làm cho các nước khác bớt sợ Nga.
3. Thiệt hại trong vụ nổ đường sắt Bryansk
Các video được quay tại hiện trường vụ nổ đường ray hôm thứ Hai, khiến một đoàn tàu chở hàng bị trật đường ray ở Bryansk, cho thấy hàng chục toa tàu bị phá hủy và cháy rụi, và vẫn đang cháy âm ỉ, khi các đội khẩn cấp nỗ lực dập tắt một số đám cháy.
Alexander Bogomaz, thống đốc của khu vực đã viết trên Telegram rằng một khối chất nổ lớn đã phát nổ trên tuyến đường sắt Bryansk đến Unecha, là thị trấn giáp với Ukraine. Vụ nổ xảy ra cách thành phố Bryansk 136km, tức là chỉ còn 4km cuối cùng trước khi đoàn tầu đến đích của nó là Unecha. Ông nhấn mạnh rằng không có thương vong.
Unecha là một thị trấn và là trung tâm hành chính của quận Unechsky ở tỉnh Bryansk, của Nga, nằm trên sông Unecha, trong lưu vực sông Dnipro, cách Bryansk, trung tâm hành chính của tỉnh 140 kilômét về phía tây nam. Dân số: 24.280 người.
4. Bộ chỉ huy quân sự Nga ở Mykhailivka thuộc vùng Zaporizhzhia bị nổ tung, nhiều sĩ quan Nga lâm nạn.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Ba mùng 2 tháng Năm, Thị trưởng Melitopol, là ông Ivan Fedorov, cho biết “Khoảng 02:30 chiều, ngày thứ Hai mùng một tháng 5, một vụ nổ xảy ra tại bộ chỉ huy của Nga ở thị trấn Mykhailivka tạm thời bị xâm lược của vùng Zaporizhzhia.”
Theo Fedorov, trụ sở của quân xâm lược đã bị tình báo Ukraine theo dõi. Họ cũng nắm được thời điểm người Nga có cuộc họp các chỉ huy quân sự và dân sự trong vùng. Đây là một cuộc họp quan trọng, nhằm chuẩn bị đối phó với cuộc tổng phản công của quân Ukraine.
Theo các cư dân địa phương tòa nhà đã bị biến thành một đống đổ nát sau khi có một nổ rất lớn, tiếp theo là những tiếng la hét thất thanh kêu cứu của các viên chức và các sĩ quan Nga. Tổn thất của đối phương vẫn chưa được báo cáo.
Các cơ quan truyền thông Nga cho rằng bộ chỉ huy Nga đã bị đặc công Ukraine đặt chất nổ. Tuy nhiên, khả năng đó khó xảy ra. Theo Thị trưởng Ivan Fedorov, tòa nhà đã bị trúng một quả trọng pháo của quân Ukraine bắn từ thành phố Zaporizhzhia.
Trong khi đó, phát ngôn nhân Bộ Tư Lệnh Phía Nam Nataliya Humenyuk cho biết buổi chiều ngày thứ Hai 1 tháng 5, còi báo động và các hệ thống phòng không của Nga đã kích hoạt gần Yevpatoria và Sevastopol ở Crimea tạm thời bị xâm lược.
Mikhail Razvozhaev, Thống Đốc Sevastopol do Nga dựng nên, nói với thông tấn xã TASS của Nga rằng một máy bay không người lái của Ukraine đã bị bắn hạ.
5. Nhà phân tích của CIA nhận định về Liên Bang Nga sau thất bại của cuộc xâm lược Ukraine
Ký giả Tariq Tahir của tờ The Sun có trụ sở ở London có bài tường trình nhan đề “KINGDOM OF DUST Putin could be killed & Russia may break up into nuke-armed mini-states in Balkans-esque bloodbath, says ex-CIA analyst”, nghĩa là “VƯƠNG QUỐC BỤI. Nhà phân tích cũ của CIA cho biết Putin có thể bị giết & Nga có thể chia thành các quốc gia nhỏ được trang bị vũ khí hạt nhân trong cuộc tắm máu kiểu Balkans”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
NGA sẽ sụp đổ thành các quốc gia nhỏ có vũ khí hạt nhân có khả năng gây chiến tranh do hậu quả của cuộc xâm lược thảm khốc của Vladimir Putin vào Ukraine, một cựu nhà phân tích của CIA đã dự đoán một cách dứt khoát.
Paul Goble lập luận rằng đất nước rộng lớn đã bị suy yếu nghiêm trọng bởi sự liều lĩnh của bạo chúa và ông ta có khả năng bị giết trước bờ vực của những sự kiện hỗn loạn sẽ nhấn chìm nó trong những tháng tới.
Putin tiến hành cuộc xâm lược Ukraine với hy vọng giành được chiến thắng nhanh chóng nhưng sự kháng cự anh dũng của người Ukraine đã khiến quân đội của ông bị tàn sát và làm tiêu tan uy tín của ông.
Theo Bộ Quốc phòng Ukraine, số người Nga thiệt mạng đang lên tới gần 200.000 người, trong khi ước tính số thiết bị trị giá 17 tỷ bảng Anh đã bị phá hủy.
Sau những thất bại thảm hại, sự chú ý giờ đây tập trung vào những gì xảy ra với nước Nga và số phận của chính Putin.
Một số người hiện đang bắt đầu dự đoán đất nước có thể tan rã. Putin đã huy động một số lượng không tương xứng những dân tộc thiểu số, và nhiều người trong số họ đã chết trong cuộc chiến Ukraine. Đó cũng là một yếu tố có thể quay trở lại ám ảnh ông.
Nhiều nhà phân tích đã tạo ra các bản đồ đầy màu sắc vẽ nên một bức tranh về nước Nga giống như một bàn cờ với các đường biên giới được vẽ lại và đất nước bị chia cắt thành nhiều mảnh.
Goble là một chuyên gia lâu năm về Nga và Liên Xô, từng làm việc với tư cách là nhà phân tích cho CIA và cả Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Ông nói với The Sun Online: “Mọi người giờ đây cởi mở hơn nhiều với khả năng Liên bang Nga không thể nguyên vẹn.”
“Những gì chúng ta có thể thấy là một cái gì đó khác với sự tan rã của các đế chế vĩ đại.
“Tôi nghĩ rằng nó sẽ là kính vạn hoa. Nó sẽ rất hỗn loạn - những gì bạn thấy trong một năm sẽ không giống nhau sau hai năm nữa.”
Ông dự đoán thế giới đang đối mặt với “Nam Tư có vũ khí hạt nhân” liên quan đến sự tan rã đẫm máu của quốc gia Balkan trước đây.
Khi Liên Xô tan rã vào năm 1991 thành 15 quốc gia mới, những nơi đặt kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của siêu cường đã bị thuyết phục từ bỏ chúng.
Điều đó có nghĩa là tránh một tình huống đáng sợ trong đó một loạt các quốc gia đột nhiên sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Nhưng Goble lạnh lùng cảnh báo “chúng ta chắc chắn có thể có được điều đó ngay bây giờ” và nói thêm: “Tôi nghi ngờ rằng có thể có nhiều người sở hữu vũ khí hạt nhân hơn bất kỳ con số nào chúng ta tưởng tượng ra”.
Khi vạch ra một sự sụp đổ, ông đưa ra những điểm tương đồng với năm mà Nga và Liên Xô đứng trước sự thay đổi thảm khốc - 1916 và 1991.
Vào năm 1916, Nga có một đội quân đông đảo tham chiến trong Thế chiến thứ nhất và với phe đối lập đang bị cầm tù hoặc lưu đày, đối với những người bên ngoài, dường như sự cai trị của gia đình hoàng gia do Sa hoàng đứng đầu có vẻ an toàn, Goble nói
Nhưng năm sau, Sa hoàng bị lật đổ và bị xử tử trong cuộc Cách mạng Nga do Liên Xô thành lập.
Tương tự như vậy, vào năm 1991, quốc gia đó có vẻ an toàn nhưng chỉ trong vòng vài tuần, nó đã tan rã và 15 quốc gia độc lập mới xuất hiện.
Goble lập luận rằng Nga đang đứng bên bờ vực của những sự kiện có thể còn kịch tính hơn nữa.
“Tôi cho rằng khoảng thời gian này, khoảng thời gian phân rã sẽ lộn xộn hơn, lâu hơn và đa dạng hơn rất nhiều so với những gì chúng ta đã có vào năm 1991.”
Ông nói, Putin “đã mắc một sai lầm chết người trong cuộc xâm lược Ukraine” và cách ông ta cai trị nước Nga “về cơ bản đã khiến đất nước trở nên bất ổn”.
Tại sao các quốc gia chắp vá của Nga muốn ly khai?
Thất bại quân sự thường dẫn đến sự sụp đổ của các đế chế và ý tưởng rằng Nga có thể chịu chung số phận đang trở nên phổ biến.
Người dân tộc Nga hiện chiếm khoảng 80% dân số đất nước. Họ là một nhóm chắp vá, phân tán ở các góc của đất nước rộng lớn. Một số người cảm thấy ngày của họ có thể sắp đến. Một tổ chức có tên là Diễn đàn các dân tộc tự do hậu Nga tồn tại để vận động cho mục tiêu đó, tổ chức này có đại diện từ 21 nước cộng hòa tạo nên nước Nga. Họ đến từ các khu vực rộng lớn như Sakha giàu khoáng sản ở viễn đông đến Kalmykia nhỏ bé chủ yếu theo đạo Phật ở Bắc Kavkaz. Tại Cộng hòa Tyva, cứ 3.000 người trưởng thành thì có một binh sĩ thiệt mạng so với 1 trên 480.000 ở Mạc Tư Khoa. “Sự sụp đổ của đế chế là điều hiển nhiên,” Arslang Sandzhiyev, một nhà vận động độc lập hàng đầu của Kalmyk, cho biết. “Đó là một quá trình lịch sử tự nhiên đã được thúc đẩy triệt để bởi các chính sách đối nội và đối ngoại điên rồ và không hiệu quả của điện Cẩm Linh.”
Ông nói tiếp rằng: “Cuộc chiến ở Ukraine đã làm tổn hại đến khả năng điều hành đất nước một cách hiệu quả của Putin một lần nữa.
“Ông ấy đã đặt thành vấn đề khả năng cai trị bất cứ thứ gì giống như lãnh thổ hiện tại của một quốc gia có trung tâm là Mạc Tư Khoa.”
“Chúng ta đang nói về cái chết của nhà nước Nga và sự hỗn loạn sau khi nhà nước đó chết đi khi các bộ phận cấu thành khác nhau hình thành và tìm cách sắp xếp lại mọi thứ.”
Ông đồng ý rằng Nga sẽ bắt đầu chia thành các lãnh thổ do các lãnh chúa địa phương kiểm soát khi chính quyền của nhà nước sụp đổ.
“Tôi nghĩ đó sẽ là một phần của những gì xảy ra.
“Chúng ta sẽ thấy một số nơi có những người có thế lực địa phương, loại hình kinh doanh, họ có thể là sĩ quan quân đội, họ có thể là những người thuộc truyền thống dân tộc hoặc văn hóa.
“Nga là một nơi vô cùng phức tạp và đa dạng và tôi cho rằng sự sụp đổ đang đến gần của nó cũng sẽ vô cùng phức tạp và đa dạng.
“Điều đó đặt ra câu hỏi, liệu có liên minh giữa những người này không? Đúng. Một số liên minh này sẽ chiến đấu với nhau và với người nước ngoài? Câu trả lời cho cả hai đều có.”
Ông giải thích rằng “không ai biết sẽ có bao nhiêu quốc gia ở đó, những con số dao động từ một đến hơn một trăm”.
“Không ai biết biên giới sẽ ra sao, không ai biết các mối quan hệ chính trị sẽ ra sao, không ai biết ai sẽ thành lập giới tinh hoa chính trị.
“ Tôi nghĩ quá trình đó sẽ mất nhiều năm. Tôi không nghĩ rằng đột nhiên sẽ có 47 quốc gia mới gia nhập Liên Hiệp Quốc.”
Ông chỉ ra rằng Cossacks là một nhóm có thể tìm cách tách khỏi Nga.
“Tôi nghĩ bạn có thể thấy các quốc gia nguyên thủy Cossack. Thực tế là họ có thể đóng một vai trò thú vị.”
Đối với số phận của bản thân Putin, “ông ấy sẽ chết ngay trước khi nó xảy ra hoặc ngay sau đó”.
Ông nói thêm: “Tình huống có thể xảy ra nhất là Putin bị giết bởi những người nhận ra rằng ông ta đang phá hoại đất nước.”
Douglas London, một cựu chiến binh CIA khác, lập luận rằng một yếu tố khác có thể đánh dấu sự kết thúc của Putin và sự tan rã của nước Nga là viễn cảnh các cựu chiến binh Ukraine từ các dân tộc thiểu số trở về tức giận.
Các số liệu cho thấy binh lính có tỷ lệ tử vong cao nhất là những người đến từ các vùng nghèo ở Siberia và Viễn Đông Nga.
“Người Nga đã đưa một số lượng lớn người dân tộc thiểu số vào chiến trường này,” London nói.
“Putin đã cố gắng tránh gây áp lực lên cơ sở ủng hộ của ông ấy, vốn thực sự là các cộng đồng người Nga giàu có và cư trú ở thành thị như Mạc Tư Khoa và St. Petersburg.”
Cựu phân tích gia CIA cho biết việc huy động của Nga tập trung vào những người có tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Nga từ các vùng nông thôn xa xôi.
“Có nhiều cộng đồng đau khổ ở Nga, những người không nhận được tài nguyên vì họ không có ý nghĩa bao nhiêu đối với Putin.
“Bởi vì họ thường được sử dụng làm bia đỡ đạn, điều này thực sự có thể khuấy động một số sự chia rẽ lịch sử”.
London đã vẽ ra một sự tương đồng với các chiến binh thánh chiến đã chiến đấu ở Afghanistan chống lại sự xâm lược của Liên Xô đối với đất nước này.
“Họ sẽ trở về nhà để chứng kiến sự đàn áp mà chính người dân của họ phải đối mặt và giống như rất nhiều chiến binh nước ngoài trong ba thập kỷ qua quyết định đứng lên làm cách mạng.
“Họ sẽ mang về nhà những ý tưởng cực đoan'.
“Những cộng đồng bị bỏ lại phía sau sẽ chứng kiến con trai, anh em và cha của họ bị Putin lợi dụng vì một mục đích chẳng mang lại lợi ích gì cho họ.”
6. Nhà lãnh đạo NATO đánh giá cơ may thành công trong cuộc phản công của Ukraine
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “NATO Chief Evaluates Ukraine Counteroffensive Chances”, nghĩa là “Nhà lãnh đạo NATO đánh giá những cơ may trong cuộc phản công của Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.
Ukraine hiện đã nhận được 98% số phương tiện chiến đấu mà NATO hứa hẹn khi Kyiv chuẩn bị cho một cuộc phản công mùa xuân có thể mang tính quyết định cuộc chiến đang diễn ra với Nga sẽ kết thúc như thế nào.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói với các phóng viên hôm thứ Năm rằng các thành viên liên minh hiện đã chuyển hơn 1.550 xe bọc thép, 230 xe tăng, cùng một lượng lớn đạn dược và các thiết bị không xác định khác tới Ukraine để hỗ trợ cho chiến dịch tấn công tiếp theo của họ, được cho là sắp diễn ra.
Phát biểu tại trụ sở NATO ở Brussels, Bỉ, ông Stoltenberg ca ngợi điều mà ông gọi là “sự hỗ trợ chưa từng có đối với Ukraine” trong 14 tháng qua. “Tổng cộng chúng ta đã huấn luyện và trang bị cho hơn 9 lữ đoàn thiết giáp mới của Ukraine,” ông nói thêm. “Điều này sẽ đặt Ukraine vào một vị thế vững chắc để tiếp tục chiếm lại lãnh thổ bị xâm lược.”
Nhiều đồn đoán về việc cuộc phản công mùa xuân Ukraine sẽ xảy ra ở đâu và khi nào. Quân đội của Kyiv đã chiến đấu trong một cuộc phòng thủ khốc liệt ở mặt trận phía đông và phía nam trong những tháng gần đây, với hy vọng làm kiệt quệ lực lượng Nga mà không phải nhượng lại lãnh thổ.
Hiện được hỗ trợ bởi một lượng lớn các hệ thống vũ khí mới của NATO, quân đội Ukraine sẽ hy vọng giải phóng được nhiều lãnh thổ hơn như họ đã làm trong các cuộc tấn công vào năm 2022 ở phía bắc Kyiv vào tháng 4, xung quanh thành phố Kharkiv ở đông bắc vào tháng 9 và trên mặt trận phía nam xung quanh Kherson sau đó vào mùa thu năm 2022.
Andriy Zagorodnyuk, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine từ năm 2019 đến năm 2020 và hiện là cố vấn cho chính phủ của Zelenskiy, nói với Newsweek rằng vũ khí NATO yêu cầu hiện đã đến “phần lớn”, mặc dù Kyiv vẫn chưa nhận được 100% những gì họ mong đợi.
Đối với hoạt động sắp diễn ra, Zagorodnyuk cho biết quá nhiều sự chú ý có thể gây ra vấn đề cho Ukraine. “Tôi nghĩ nó chẳng ích gì vì nó tạo ra quá nhiều kỳ vọng,” anh nói.
Mark Voyger—cựu cố vấn đặc biệt về các vấn đề Nga và Á-Âu cho Trung tướng Ben Hodges khi ông còn là Tư lệnh Lục quân Hoa Kỳ tại Âu Châu—nói với Newsweek: “Thật tốt là người Ukraine đang nhận được hầu hết mọi thứ mà họ mong đợi, nhưng tôi nghi ngờ rằng điều đó vẫn chưa đủ vào đâu so với mọi thứ mà họ yêu cầu.”
Quân đội Ukraine sẽ tham chiến mà không có một số vũ khí quan trọng mà Kyiv đã vận động các đối tác phương Tây từ lâu như xe tăng Abrams của Mỹ, Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật lục quân MGM-140 và máy bay chiến đấu F-16.
“Điều đó có nghĩa là họ phải, cùng với các nhà hoạch định phương Tây, điều chỉnh các kế hoạch đó cho phù hợp,” Voyger, hiện là thành viên cấp cao không thường trú tại Trung tâm Phân tích Âu Châu và là giáo sư tại Đại học Hoa Kỳ ở Kyiv, cho biết.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov cho biết hôm thứ Sáu rằng quân đội của Kyiv “đã sẵn sàng hơn cả”, nói với các phóng viên rằng việc chuẩn bị cho cuộc tấn công “sắp kết thúc”.
Nhưng quân đội Nga đã có vài tháng để chuẩn bị cho chiến dịch sắp tới ở Ukraine, mặc dù hàng chục nghìn đồng bào của họ đã chiến đấu hết mình ở khu vực Donetsk phía đông mà chẳng thu được lợi lộc gì, kể cả trong các trận chiến “cối xay thịt” xung quanh Bakhmut và Vuhledar.
Trong số các tài liệu tình báo của Ngũ Giác Đài bị rò rỉ - một số tài liệu được cho là đã bị giả mạo - có một đánh giá từ tháng 2 rằng quân đội Ukraine chỉ có thể mong đợi “những lợi ích lãnh thổ khiêm tốn” từ cuộc phản công sắp tới, tờ Washington Post đưa tin.
Điều đó phù hợp với những bình luận thận trọng của Giám đốc Tình báo Quốc gia Avril Haines trong chứng từ trước ủy ban tình báo Thượng viện vào tháng Ba. Khi đó, Haines nói với các nhà lập pháp rằng: “Hiện đang có một cuộc chiến tranh tiêu hao, khốc liệt mà không bên nào có lợi thế quân sự rõ ràng.”
Cô Haines nói: “Hiện tại, các lực lượng vũ trang Ukraine vẫn đang phải chiến đấu để bảo vệ chống lại các cuộc tấn công của Nga trên khắp miền đông Ukraine.
“Và mặc dù các cuộc tấn công này của Nga gây tốn kém cho Nga, nhưng mức độ mà các lực lượng Ukraine phải rút bớt dự trữ và thiết bị cũng như chịu thêm thương vong sẽ có khả năng ảnh hưởng đến khả năng Ukraine tiến hành cuộc tấn công vào cuối mùa xuân này.”
Các quan chức Ukraine và nước ngoài đã bày tỏ lo ngại rằng một cuộc phản công yếu kém của Ukraine có thể thúc đẩy những lời kêu gọi ngừng bắn và đàm phán mới, trong đó Kyiv có thể bị ép phải nhượng bộ về lãnh thổ hoặc chính trị để đổi lấy việc chấm dứt giao tranh.
Simon Smith, cựu đại sứ Anh tại Ukraine, nói với Newsweek rằng Kyiv có khả năng đang xem xét một số lựa chọn cho bước tiến tiếp theo. “Tôi thực sự không coi đó là một câu hỏi cực kỳ quan trọng,” Smith – người cũng từng phục vụ tại đại sứ quán Anh ở Mạc Tư Khoa và hiện đang làm việc tại tổ chức tư vấn Chatham House của Anh – cho biết.
Ông nói thêm: “Niềm tin cá nhân của tôi là nó đơn giản vẫn là một trong nhiều lựa chọn. Tôi nghĩ có thể giới lãnh đạo Ukraine cần phải giải thích một chút, nếu hóa ra bước quân sự tiếp theo thực sự không phải là một cuộc tấn công lớn mà là một thứ gì đó khác.”
“Nhưng thành thật mà nói, tôi cũng nghĩ rằng sẽ không có hại gì nếu giữ lại toàn bộ các lựa chọn về những gì có thể là các bước quân sự tiếp theo. Không bao giờ có hại gì khi để đối phương của bạn phải đoán mò.
Lực lượng tiến công của Ukraine sẽ sớm tìm hiểu xem liệu các lực lượng Nga có được củng cố và cố thủ đầy đủ kể từ cuộc tiến công lớn cuối cùng của Ukraine xung quanh Kherson vào tháng 11 hay không.
Voyger lưu ý: “Cho đến nay, chúng ta chưa thấy người Nga thực sự triển khai một cuộc chiến phòng thủ nghiêm túc ở Ukraine. Khi họ bắt đầu thua cuộc, hoặc ít nhất là khi các bước tiến của họ bị đình trệ và họ thấy rằng mình không thể tiến được nhiều, họ thực sự đã rút lui, giống như xung quanh Kyiv và Kharkiv.”
“ Mỗi khi người Ukraine tiến lên, người Nga lại rút lui,” Voyger nói thêm, ám chỉ rằng các lực lượng Ukraine sẽ “mở các mặt trận mới” nếu quân đội của Mạc Tư Khoa thực hiện một cuộc phòng thủ thực sự.
“Nếu người Ukraine không chọc thủng lưới nhanh như họ vẫn làm, cục diện có thể đổi chiều. Sau đó, chúng ta sẽ phải xem người Nga giải quyết thế nào trong phòng thủ và người Ukraine giải quyết như thế nào trong tình huống các chiến dịch tấn công kéo dài”.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để yêu cầu bình luận.
7. Tuần lễ khiến Nga lo lắng
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “The Week That Made Russia Nervous”, nghĩa là “Tuần lễ khiến Nga lo lắng.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Tập chú vào một cuộc phản công sắp xảy ra của Ukraine, các báo cáo trong tuần này cho thấy Mạc Tư Khoa có thể có lý do để lo lắng về sự tiến bộ của các lực lượng Nga ở đất nước bị chiến tranh tàn phá.
Hôm thứ Sáu, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov cho rằng Kyiv đang trong giai đoạn chuẩn bị cuối cùng cho một cuộc phản công có phối hợp ngay khi các câu hỏi đang được đặt ra về nguồn cung cấp quân sự và tinh thần của Nga.
“Công tác chuẩn bị sắp kết thúc,” Reznikov nói trong một cuộc họp báo.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã tăng gấp đôi lời cảnh báo của Reznikov hôm thứ Bảy, khi nói với truyền thông Scandinavia rằng “sẽ có một cuộc phản công và tôi nghĩ nó sẽ thành công.”
Zelenskiy không cung cấp chi tiết hoạt động, nhưng Glen Grant, cựu sĩ quan Quân đội Anh, hiện có trụ sở tại Tổ chức An ninh Baltic ở Riga, Latvia nói với Newsweek rằng lực lượng Ukraine có thể sử dụng các cuộc tấn công giả để đánh bật lực lượng Nga.
David Dunn, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Birmingham, Vương quốc Anh, nói với Newsweek rằng sáng kiến này hiện đang thuộc về Ukraine.
Theo Dunn, Nga đang phải đối mặt với những lỗ hổng chính khi đối mặt với cuộc phản công, bao gồm việc cung cấp vũ khí và đạn dược cho tiền tuyến, và cả vấn đề về tinh thần chiến đấu, sự huấn luyện và tính chuyên nghiệp của các lực lượng vũ trang.
Dunn nói thêm, với sức mạnh của Ukraine trong không gian thông tin, các lực lượng của Nga có thể sẽ mất tinh thần. Ông nói thêm, các lỗ hổng quân sự cũng có thể làm nảy sinh các vấn đề chính trị, gây ra các vấn đề ở điện Cẩm Linh.
Nga dường như đang hồi hộp chờ đợi cuộc đáp trả vốn được ca ngợi nhiều và từ lâu đã chuẩn bị cho một cuộc tấn công kiên quyết của Ukraine, bao gồm cả việc thực hiện các động thái phòng thủ ở các khu vực phía nam Ukraine bị sáp nhập.
Các lực lượng xâm lược của Nga đã mở rộng việc sử dụng “các biện pháp an ninh và nỗ lực sàng lọc” trong nỗ lực xác định những người ủng hộ một cuộc phản công của Ukraine, nhóm chuyên gia tư vấn của Viện Nghiên cứu Chiến tranh có trụ sở tại Washington cho biết hôm thứ Bảy.
Cuộc phản công sắp xảy ra dường như đã gây lo lắng cho những người tham gia hội thảo truyền thông nhà nước Nga, với một khách mời mô tả các hành động của Ukraine ở tiền tuyến là “đáng báo động”. Một người dẫn chương trình truyền thông nhà nước sau đó đã mô tả Nga đang “chuẩn bị” cho các hoạt động của Ukraine, đồng thời nói thêm: “Điều quan trọng nhất đối với chúng ta bây giờ là không mắc phải những sai lầm mà chúng ta rõ ràng đã mắc phải vào mùa thu vừa qua”.
“Chúng ta không nên thư giãn vì có rất nhiều nguy cơ,” họ nói thêm.
Hôm thứ Năm, người đứng đầu chính quyền do Nga hậu thuẫn ở khu vực Donetsk phía đông Ukraine, Denis Pushilin, nói với truyền thông nhà nước Nga rằng tình hình quân sự là “căng thẳng” ở những nơi giao tranh ác liệt nhất.
Ông Pushilin cho biết Ukraine “đã thực hiện các nỗ lực lẻ tẻ để phản công” tại thị trấn Vuhledar đang tranh chấp ở Donetsk, trước khi nói thêm rằng các lực lượng Nga “dù sao cũng đang tiến lên”. Vào Chúa Nhật, Bộ Tổng tham mưu Lực lượng Vũ trang Ukraine cho biết Nga tiếp tục nã pháo vào Vuhledar.
Nhưng đầu tháng này, các nhà phân tích phương Tây báo cáo rằng các lực lượng Ukraine đã thiết lập các vị trí ở bờ phía đông của sông Dnipro trong khu vực Kherson. Một chuyên gia quân sự sau đó nói với Newsweek rằng sự hiện diện này có thể là do thám.
Phó lãnh đạo chính quyền Kherson Yuriy Sobolevskiy nói với truyền hình Ukraine, theo Reuters, các lực lượng Ukraine đã tới bờ đông “rất thường xuyên, tiến hành các cuộc đột kích”.
Rắc rối ở Crimea
Vào ngày 24 tháng 4, Thống đốc Sevastopol do Mạc Tư Khoa bổ nhiệm, Mikhail Razvozhayev, cho biết chính quyền Nga đã đẩy lùi các máy bay không người lái hải quân ở thành phố cảng trọng điểm, bắt đầu từ 3h30 sáng giờ địa phương. Hạm đội Hắc Hải của Nga có trụ sở tại Sevastopol, bị Mạc Tư Khoa sáp nhập vào năm 2014.
Razvozhayev cho biết trên Telegram rằng một máy bay không người lái đã bị phá hủy và một chiếc khác phát nổ nhưng cửa sổ của bốn tòa nhà đã bị vỡ, đồng thời cho biết thêm rằng “tất cả các lực lượng và dịch vụ đều trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu”.
Hôm thứ Bảy, Razvozhayev cho biết tổng kho nhiên liệu ở Sevastopol đã bốc cháy sau một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái, mà chính quyền Nga đổ lỗi cho Ukraine. Ông Razvozhayev viết rằng ngọn lửa bao trùm một khu vực rộng hơn 6,000 mét vuông, đồng thời cho biết thêm rằng một máy bay không người lái “đã tiếp cận được bể chứa dầu” và một chiếc khác đã bị bắn hạ.
Anh ấy nói không có thương vong, sau đó viết trên Telegram rằng ngọn lửa đã được “dập tắt hoàn toàn”.
Kyiv đã không nhận trách nhiệm về vụ hỏa hoạn, với một phát ngôn viên của cơ quan tình báo quân đội Ukraine gọi vụ hỏa hoạn là “sự trừng phạt của Chúa, đặc biệt là đối với những thường dân thiệt mạng ở Uman” trong một bình luận gửi cho truyền thông Ukraine.
Một đợt tấn công bằng hỏa tiễn của Nga vào miền trung Ukraine hôm thứ Sáu, bao gồm cả thành phố Uman, đã giết chết 25 người, trong đó có một số trẻ em.
Grant nói: “Giành lại Crimea cho Ukraine là một điều sẽ gây ra một sự bất ổn chính trị lớn bên trong nước Nga. “Crimea là phần thưởng,” và là “điều duy nhất có thể thực sự phá vỡ nước Nga.”
Cũng đã có báo cáo về sự việc máy bay không người lái tiếp cận thủ đô của Nga. Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, đã đăng đoạn phim lên mạng xã hội mà ông mô tả là một máy bay không người lái của Ukraine đang bay “bình tĩnh trên bầu trời Mạc Tư Khoa”.
“Dường như Điện Cẩm Linh có mọi cơ hội để sớm có mặt tại khu vực bị ảnh hưởng,” ông nói thêm, mặc dù Newsweek không thể xác minh độc lập đoạn phim này.
Pháo kích biên giới
Chính quyền Nga đã báo cáo về làn sóng pháo kích ở các thị trấn biên giới vào cuối tuần qua, khiến các quan chức địa phương ở thành phố Belgorod chia sẻ bản đồ vào thứ Bảy cho thấy cư dân nơi đặt hầm tránh bom.
Belgorod nằm cách biên giới với Ukraine khoảng 25 dặm về phía bắc, và thống đốc khu vực, Vyacheslav Gladkov, cho biết hôm thứ Bảy rằng 5 ngôi làng ở biên giới đã bị mất điện sau khi pháo kích. Thống đốc vùng Bryansk của Nga, cũng giáp biên giới với Ukraine, hôm thứ Bảy cho biết hai thường dân đã thiệt mạng tại khu định cư Suzemka sau đợt pháo kích, và sau đó thông báo vào Chúa Nhật rằng không có thêm người nào thiệt mạng trong một đợt pháo kích khác.
Bakhmut
Lính pháo binh Ukraine thuộc tiểu đoàn Aidar hoạt động ở tiền tuyến gần Bakhmut, vùng Donetsk, ngày 22/4/2023, trong bối cảnh Nga xâm lược Ukraine. Giao tranh vẫn tiếp diễn xung quanh thành phố Bakhmut của Donetsk, nơi chứng kiến cả hai bên gây thương vong nặng nề.
Đầu tháng này, các khu vực biên giới Belgorod và Kursk, cũng như Crimea, đã hủy bỏ cuộc duyệt binh Ngày Chiến thắng ngày 9 tháng 5 hàng năm, một sự kiện quan trọng trong lịch của Nga, với lý do “cân nhắc về an ninh”.
Tai ương cho quân đội Putin
Hôm thứ Hai, Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW đã đưa tin đồn đoán rầm rộ của các blogger quân sự Nga rằng Putin đã đưa ra những thay đổi lớn đối với lãnh đạo quân đội Nga vào ngày 20 tháng 4. Khả năng kiểm soát chỉ huy của Nga rất yếu, Grant nói, với những sai lầm của Mạc Tư Khoa được nêu bật trong cuộc rút lui khỏi Kharkiv trong cuộc phản công trước đó của Ukraine vào năm ngoái.
“Không có mệnh lệnh đạo đức nào buộc họ phải ở lại,” Grant nói. “Họ không chiến đấu vì nước Nga. Họ đang chiến đấu vì tiền và sự sống còn.
Trong đánh giá trước đó của ISW vào Chúa Nhật, ngày 23 tháng 4, nhóm chuyên gia cố vấn cho biết quân đội “nhìn chung là kiệt sức” và “rõ ràng là vô tổ chức” sẽ là “những trở ngại đáng kể đối với triển vọng của Nga trong việc bảo vệ các khu vực quan trọng ở tiền tuyến”.
Ông Grant cho biết thêm, Ukraine có thể sẽ vượt xa Nga với năng lực xe tăng mới theo tiêu chuẩn NATO, được các nước phương Tây tài trợ kịp thời để huấn luyện trước cuộc phản công. Điều này xảy ra bất chấp các báo cáo của truyền thông nhà nước Nga về việc xe tăng T-14 Armata mới được tung vào chiến trường Ukraine.
“Họ không thể tiếp thêm năng lượng cho bản thân nhiều hơn nữa,” Grant nói thêm. Họ đang thiếu một năng lực quân sự khác, ông nói, lập luận rằng Nga “rất thiếu đài phát thanh” để điều phối các hoạt động, cho dù lực lượng của họ đang tấn công hay rút lui.
Người đứng đầu nhóm lính đánh thuê Wagner, Yevgeny Prigozhin, trước đây đã gọi một cuộc phản công là “không thể tránh khỏi”, nhưng đã gia tăng áp lực lên bộ chỉ huy quân sự của Nga vào cuối tuần qua bằng cách nói rằng các chiến binh của ông sẽ rút khỏi thành phố Bakhmut quan trọng của Donetsk, nếu họ không nhận được tiếp tế đạn dược.
“Chúng tôi là những người yêu nước và chúng tôi đến Bakhmut khi còn hộp đạn cuối cùng, nhưng những hộp đạn này không được dùng trong nhiều tuần mà chỉ vài ngày là hết,”
“Mối đe dọa” này có thể chỉ ra rằng thủ lĩnh Wagner lo ngại “rằng các vị trí của Nga ở hậu phương Bakhmut rất dễ bị phản công”, ISW cho biết hôm thứ Bảy.
Tin vui: ĐTC bổ nhiệm tân Giám Mục giáo phận Nha Trang. Cuộc phỏng vấn ĐTC sau tông du Hung Gia Lợi
VietCatholic Media
05:10 02/05/2023
1. Đức Thánh Cha bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Nha Trang
Ngày 01 tháng Năm, Phòng Báo chí Tòa Thánh thông báo: Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm cha Giuse Huỳnh Văn Sỹ, thuộc Giáo phận Qui Nhơn, làm tân Giám mục Giáo phận Nha Trang.
Đức Cha Huỳnh Văn Sỹ năm nay 61 tuổi, sinh ngày 10 tháng Giêng năm 1962 tại Gò Thị, Bình Định, Giáo phận Qui Nhơn; học triết và thần học tại Đại chủng viện Sao Biển, Nha trang, và thụ phong linh mục ngày 12 tháng Năm năm 1999 cho Giáo phận Qui Nhơn.
Sau đó, cha Sỹ phục vụ tại Tòa Giám mục Quy Nhơn (1999-2001), trước khi du học Roma từ năm 2001 (2001-2006), đậu Tiến sĩ giáo luật tại Đại học Giáo hoàng Urbanô năm 2006. Trở về nước, cha làm bí thư của Đức Giám Mục Qui Nhơn (2006-2009) và từ năm 2009, làm Đại diện tư pháp, kiêm Giám đốc chủng viện thánh Giuse của Giáo phận Qui Nhơn, thành viên Hội đồng Linh mục, Hội đồng tư vấn và Ủy ban thường huấn cho các linh mục trong giáo phận, cũng như làm Giáo sĩ Đại chủng viện Nha Trang.
Đức Cha Huỳnh Văn Sỹ kế nhiệm Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, 79 tuổi (1944), được Đức Thánh Cha nhận đơn từ nhiệm Giám mục Nha Trang ngày 23 tháng Bảy năm 2022.
2. Đức Thánh Cha viếng Đền thờ Đức Bà Cả
Sau khi đáp máy bay từ Hungary về Roma, trên đường trở về Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến Đền thờ Đức Bà Cả ở Roma để cầu nguyện trước ảnh Đức Mẹ là Phần rỗi của dân Roma, để cảm tạ Mẹ Thiên Chúa vì đã phù hộ ngài trong chuyến tông du vừa qua tại Hungary.
Đức Thánh Cha đã đến Đền thờ sau khi máy bay chở ngài đáp xuống phi trường Ciampino. lúc 7 giờ 25 phút tối, sau chuyến bay gần hai giờ đồng hồ từ Budapest. Ngài ghé lại Đền thờ để cầu nguyện trước khi tiếp tục hành trình về Vatican.
Hôm trước khi lên đường khởi sự chuyến viếng thăm, Đức Thánh Cha cũng đã đến cầu nguyện trước ảnh Đức Mẹ tại Đền thờ này theo thói quen, có từ ngày 14 tháng Ba năm 2013, tức là sáng hôm sau ngày ngài được bầu làm Giáo hoàng.
3. Cuộc phỏng vấn ĐTC sau tông du Hung Gia Lợi
1. Hỏi: Trải nghiệm bản thân của Đức Thánh Cha về những cuộc gặp gỡ ở Hung Gia Lợi là gì?
Tôi rất thích trải nghiệm lần đầu tiên gặp gỡ [với người Hung Gia Lợi] vào những năm 1960, vào thời điểm mà nhiều tu sĩ Dòng Tên Hung Gia Lợi bị trục xuất khỏi đất nước của họ. Sau đó, một số trường học đã đến… có một trường học cách thủ đô Buenos Aires hai mươi cây số, và tôi đến thăm trường này hai lần một tháng. Sau đó tôi cũng có quan hệ với một hội giáo dân Hung Gia Lợi làm việc tại Buenos Aires. Tôi không hiểu ngôn ngữ của họ. Nhưng có hai chữ tôi hiểu rõ: Gulash và Tokai (cười). Đó là một trải nghiệm tốt. Tôi rất xúc động trước nỗi đau làm người tị nạn và không thể về lại quê hương của họ. Các chị dòng Mary Ward [Loreto] ở lại đó [ở Hung Gia Lợi], trốn trong các căn hộ để chế độ không đuổi họ ra ngoài. Sau này, tôi mới biết thêm về toàn bộ việc thuyết phục Đức Hồng Y Mindszenty đến Rôma. Và tôi cũng trải qua sự phấn khích ngắn ngủi của năm 1956 và sự thất vọng sau đó.
2. Hỏi: Quan điểm của Đức Thánh Cha có thay đổi kể từ đó không?
Nó không thay đổi. Nó đã trở nên phong phú hơn, theo nghĩa là những người Hung Gia Lợi mà tôi đã gặp đều có một nền văn hóa tuyệt vời....
3. Hỏi: Lúc ấy Đức Thánh Cha nói tiếng gì?
Họ thường nói tiếng Đức hoặc tiếng Anh. Tiếng Hung Gia Lợi không được nói ở bên ngoài Hung Gia Lợi. Chỉ có trên Thiên đàng, bởi vì họ nói rằng phải mất thiên thu mới học được nó
4. Hỏi: Thưa Đức Thánh Cha, ngài đã đưa ra lời kêu gọi mở - mở lại - những cánh cửa ích kỷ của chúng ta đối với người nghèo, đối với người di cư, đối với những người không hợp pháp. Trong cuộc gặp của Đức Thánh Cha với Thủ tướng Hung Gia Lợi Orbán, Đức Thánh Cha có yêu cầu ông ấy mở lại biên giới của tuyến đường Balkan mà ông ấy đã đóng cửa không? Rồi, trong những ngày gần đây, Đức Thánh Cha cũng đã gặp Tổng Giám Mục Hilarion: Bản thân Hilarion và Orbán có thể trở thành kênh cởi mở với Mạc Tư Khoa để thúc đẩy tiến trình hòa bình cho Ukraine, hoặc để tạo điều kiện cho cuộc gặp giữa Đức Thánh Cha và Tổng thống Putin không? Cảm ơn Đức Thánh Cha.
Tôi tin rằng hòa bình luôn được tạo ra bằng cách mở các kênh; hòa bình không bao giờ có thể được thực hiện bằng cách đóng cửa. Tôi mời mọi người mở các mối quan hệ, các kênh kết bạn... Điều này không hề dễ dàng. Những điều tương tự mà tôi đã nói một cách tổng quát, tôi đã nói với Orbán và mọi nơi.
Về vấn đề di cư: Tôi nghĩ đó là vấn đề mà Âu Châu phải chung tay vì có 5 quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất: Síp, Hy Lạp, Malta, Ý, Tây Ban Nha, vì họ là các quốc gia Địa Trung Hải và phần lớn người di cư đổ bộ vào đó. Và nếu Âu Châu không chịu trách nhiệm về vấn đề này, về việc phân bổ người di cư một cách công bằng, thì vấn đề sẽ chỉ dành cho các quốc gia này. Tôi nghĩ rằng Âu Châu phải cho mọi người cảm giác rằng đó là Liên minh Âu Châu ngay cả khi đối diện với điều này.
Có một vấn đề khác liên quan đến di cư, đó là tỷ lệ sinh. Có những nước như Ý, Tây Ban Nha... không có con. Gần đây... năm ngoái tôi đã phát biểu tại một cuộc họp dành cho các gia đình về điều này, và gần đây tôi thấy rằng chính phủ và các chính phủ khác cũng đang nói về nó. Độ tuổi trung bình ở Ý là 46, Tây Ban Nha còn cao hơn và có những ngôi làng nhỏ bị bỏ hoang.
Một chương trình di cư được thực hiện tốt với mô hình di cư mà một số quốc gia đã có - tôi nghĩ đến ví dụ như Thụy Điển vào thời kỳ các chế độ độc tài ở Mỹ Latinh - cũng có thể giúp ích cho những quốc gia có tỷ lệ sinh thấp này.
Sau đó, cuối cùng... điều cuối cùng là gì nhỉ? À, vâng, Hilarion: Hilarion là người mà tôi rất kính trọng và chúng ta luôn có mối quan hệ tốt đẹp. Và ngài rất tử tế khi đến gặp tôi, sau đó ngài đến tham dự Thánh lễ, và tôi cũng đã gặp ngài ở đây tại sân bay. Hilarion là một người thông minh mà người ta có thể nói chuyện, và những mối quan hệ này cần được duy trì, bởi vì nếu chúng ta nói về chủ nghĩa đại kết - tôi thích điều này, tôi không thích điều này - chúng ta phải dang tay ra với mọi người, thậm chí nhận lấy bàn tay của họ.
Tôi chỉ nói chuyện với Thượng phụ Kirill một lần kể từ khi chiến tranh bắt đầu, 40 phút qua zoom, sau đó qua Anthony, người đang ở chỗ của Hilarion, người đến gặp tôi. Ngài là một giám mục từng là linh mục giáo xứ ở Rôma và biết rõ về môi trường, và luôn luôn thông qua ngài mà tôi có mối liên hệ với Kirill.
Có một cuộc họp mà chúng ta dự định tổ chức ở Giêrusalem vào tháng 7 hoặc tháng 6 năm ngoái, nhưng nó đã bị đình chỉ vì chiến tranh: điều đó sẽ phải diễn ra. Và sau đó, với người Nga, tôi có mối quan hệ tốt với đại sứ hiện đang sắp mãn nhiệm; ông đã làm đại sứ tại Vatican được bảy năm, ông là một người vĩ đại, một người nghiêm túc, có văn hóa và cân bằng. Mối quan hệ của tôi với người Nga chủ yếu là với vị đại sứ này.
Tôi không biết liệu tôi đã nói tất cả mọi điều chưa. Có chưa? Hay tôi đã bỏ qua một điều gì đó?
5. Hỏi: Liệu bằng cách nào đó, Hilarion và cả Orbán có thể đẩy nhanh tiến trình hòa bình ở Ukraine và cũng có thể khiến cuộc gặp giữa Đức Thánh Cha và Putin có thể xảy ra, liệu họ có thể đóng vai trò “làm trung gian” không?
Cô có thể tưởng tượng rằng trong cuộc họp này, chúng ta không chỉ nói về Cô bé quàng khăn đỏ, phải không? Chúng ta đã nói về tất cả những điều này. Chúng ta đã nói về điều này bởi vì mọi người đều quan tâm đến con đường dẫn đến hòa bình. Tôi sẵn sàng. Tôi sẵn sàng làm bất cứ điều gì cần phải làm. Ngoài ra, có một nhiệm vụ đang diễn ra, nhưng nó vẫn chưa được công khai. Hãy xem sao... Khi nó được công khai, tôi sẽ nói về nó.
6. Hỏi: Điểm dừng tiếp theo của Đức Thánh Cha là Lisbon. Đức Thánh Cha cảm thấy thế nào về sức khỏe của Đức Thánh Cha? Chúng con đã rất ngạc nhiên khi Đức Thánh Cha đến bệnh viện; Đức Thánh Cha nói rằng Đức Thánh Cha đã ngất đi. Vậy Đức Thánh Cha có cảm thấy mình có năng lực để đi đến Đại hội Giới trẻ Thế giới không? Và Đức Thánh Cha có muốn một sự kiện với một thanh niên Ukraine và một thanh niên Nga như một dấu chỉ các thế hệ mới không?
Trước hết, sức khỏe của tôi. Những gì tôi gặp phải là một cơn bệnh nặng, đột ngột vào cuối Buổi Tiếp Kiến Thứ Tư. Tôi không muốn ăn trưa; Tôi nằm xuống một chút. Tôi không bất tỉnh, nhưng vâng, tôi bị sốt rất cao và vào lúc ba giờ chiều, bác sĩ lập tức đưa tôi đến bệnh viện. Tôi bị viêm phổi cấp tính nặng ở phần dưới của phổi—tạ ơn Chúa, tôi có thể kể cho cô nghe về nó—đến mức cơ quan, cơ thể, phản ứng tốt. Cảm ơn Chúa. Đây là những gì tôi đã gặp phải.
Về Lisbon: Một ngày trước khi rời đi, tôi đã nói chuyện với Đức Cha Americo [Aguiar, Giám Mục Phụ Tá của Lisbon], người đã đến để xem tình hình ở đó như thế nào. Tôi sẽ đi. Tôi sẽ đi. Tôi hy vọng sẽ đi được. Cô có thể thấy rằng nó không giống như hai năm trước, với cây gậy. Bây giờ nó tốt hơn. Hiện tại chuyến đi chưa bị hủy bỏ.
Rồi chuyến đi Marseilles, rồi đến Mông Cổ, rồi chuyến tiếp theo, tôi không thể nhớ ở đâu... lịch trình của tôi khiến tôi luôn di chuyển.
7. Hỏi: Còn về giới trẻ Nga và Ukraine?
Đức Cha Americo đã có một điều gì đó trong tâm trí. Ngài nói với tôi rằng ngài đang chuẩn bị một điều gì đó. Ngài đang chuẩn bị thật tốt.
8. Hỏi: Thưa Đức Thánh Cha, con muốn hỏi ngài một điều hơi khác một chút. Gần đây Đức Thánh Cha đã thực hiện một cử chỉ đại kết rất mạnh mẽ. Đức Thánh Cha đã tặng, thay mặt cho Bảo tàng Vatican, ba mảnh một tác phẩm điêu khắc Parthenon cho Hy Lạp. Cử chỉ này cũng đã gây được tiếng vang bên ngoài thế giới Chính thống giáo, bởi vì nhiều bảo tàng ở phương Tây đang thảo luận chính xác về việc quay trở lại thời kỳ thuộc địa, như một hành động công lý đối với những người này. Con muốn hỏi Đức Thánh Cha liệu Đức Thánh Cha có sẵn sàng cho các khoản bồi thường khác. Đặc biệt, con đang nghĩ đến những người và các nhóm bản địa ở Canada đã đưa ra yêu cầu trả lại các đồ vật từ các bộ sưu tập của Vatican như một phần của diễn trình đền bù cho những thiệt hại phải gánh chịu trong thời kỳ thuộc địa.
Đây là điều răn thứ bảy: nếu cô đã đánh cắp [thứ gì], cô phải trả lại [nó]. Nhưng, có cả một lịch sử, tức là đôi khi chiến tranh và thuộc địa dẫn đến những quyết định được đưa ra để lấy đi những điều tốt đẹp của người khác. Đây là một cử chỉ đúng đắn; nó phải được thực hiện: Parthenon, để trả lại một điều gì đó. Và nếu ngày mai người Ai Cập đến và yêu cầu đài tưởng niệm, chúng ta sẽ làm gì? Nhưng sau đó, một lần nữa cô phải phân biệt trong từng trường hợp.
Liên quan đến việc hoàn trả các đồ vật bản địa cho Canada, nó đang được tiến hành, hoặc ít nhất là chúng ta đã đồng ý thực hiện. Tôi sẽ hỏi xem chuyện ấy đã đi đến đâu.
Nhưng trải nghiệm với người bản địa ở Canada đã rất hữu hiệu. Ngay tại Hoa Kỳ, Dòng Tên đang làm gì đó với nhóm người bản địa bên trong Hoa Kỳ. Cha Bề trên Cả đã nói với tôi về điều đó vào một ngày khác.
Nhưng trở lại bồi thường. Trong phạm vi đây là điều cô có thể trả lại, điều đó là cần thiết, điều đó được coi là một cử chỉ, thì tốt hơn là cô nên làm điều đó. Đôi khi người ta không thể; không có khả thể chính trị, thực chất, cụ thể. Nhưng khi cô có thể trả lại [đồ vật], thì hãy làm như vậy; điều này tốt cho tất cả mọi người, để không quen đút tay vào túi người khác.
9. Hỏi: Thủ tướng Ukraine đã yêu cầu sự giúp đỡ của Đức Thánh Cha trong việc đưa trở lại những đứa trẻ bị cưỡng bức đưa đến Nga. Đức Thánh Cha có nghĩ đến việc giúp đỡ Ông không?
Tôi nghĩ vậy, bởi vì Tòa thánh đã đóng vai trò trung gian trong một số tình huống trao đổi tù nhân, và qua tòa đại sứ, nó đã diễn ra tốt đẹp. Tôi nghĩ nó cũng có thể diễn ra tốt đẹp.
Nó quan trọng. Tòa thánh sẵn sàng hành động vì đó là điều đúng đắn và công bằng. Và chúng ta phải giúp bảo đảm rằng đây không phải là một casus belli [trường hợp gây chiến], mà là một trường hợp nhân bản. Đó là một câu hỏi về tình người trước khi nó là một câu hỏi về chiến lợi phẩm hoặc sự di dời do chiến tranh gây ra. Mọi cử chỉ nhân bản đều hữu ích, nhưng những cử chỉ độc ác không giúp được gì. Chúng ta phải làm mọi thứ con người có thể.
Tôi muốn nói rằng tôi cũng đang nghĩ đến những người phụ nữ đến đất nước của chúng ta, Ý, Tây Ban Nha, Ba Lan, Hung Gia Lợi, rất nhiều phụ nữ đến với chồng con, hoặc họ là vợ... của những người đang chiến đấu chống lại chiến tranh. Đúng là hiện tại họ đang được giúp đỡ, nhưng chúng ta không được đánh mất sự nhiệt tình vì điều này, bởi vì nếu sự nhiệt tình giảm sút, những người phụ nữ này sẽ không được bảo vệ, có nguy cơ rơi vào tay những con kền kền luôn rình rập những tình huống này.
Chúng ta hãy cẩn thận để không đánh mất sự căng thẳng giúp đỡ mà chúng ta dành cho những người tị nạn. Điều này liên quan đến tất cả mọi người.
Còi báo động rú thất thanh: Máy bay ném bom hạt nhân của Putin dội bom dân Nga. Lính Dù Nga kiệt lực
VietCatholic Media
15:54 02/05/2023
1. Còi báo động không kích kêu thất thanh khi máy bay Nga ném bom nhầm vào thành phố Nga
Phát ngôn nhân Bộ Tư Lệnh Phía Nam Nataliya Humenyuk cho biết còi báo động không kích đã vang lên dọc theo chiều dài từ khu vực Astrakhan của Nga đến bán đảo Crimea bị Nga tạm chiếm khi máy bay ném bom khổng lồ của Nga phóng 3 hỏa tiễn. Cả 3 được nhắm vào các thành phố của Ukraine nhưng đã lao về hướng các thành phố Nga.
Hai ký giả Will Stewart và Tariq Tahir của tờ The Sun có trụ sở ở Luân Đôn có bài tường trình nhan đề “FAILURE TO LAUNCH Three Russian missiles launched from Putin’s nuke bombers fail to hit Ukraine falling into sea in latest humiliation”, nghĩa là “THẤT BẠI KHI PHÓNG, Ba hỏa tiễn Nga phóng từ máy bay ném bom hạt nhân của Putin không trúng Ukraine nhưng rơi xuống biển trong sự sỉ nhục mới nhất”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.
Bác cáo cho thấy các hỏa tiễn bắn vào Ukraine từ một máy bay ném bom hạt nhân của Nga đã rơi xuống biển.
Các quả hỏa tiễn kinh hồn này đã bắn trượt các chung cư trong gang tấc. Sỉ nhục mới đối với quân đội của Vladimir Putin xảy ra sau khi một máy bay chiến đấu phản lực vô tình thả bom xuống một thành phố của Nga.
Trong sai lầm mới nhất, ba hỏa tiễn mới chế tạo được phóng từ máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS nhằm vào Ukraine đã lao xuống biển Caspian sau khi gặp trục trặc.
Kênh điện tín Crimean Wind Telegram đưa tin về thảm họa, trích dẫn một nguồn tin quân sự Nga.
“Thật may mắn là chúng đã nhào xuống ngay lập tức,” nguồn tin của bộ tổng tham mưu cho biết. Chúng có thể bay xa hơn một chút và rơi xuống các tòa nhà dân cư, giết chết rất nhiều người.”
“Nếu chúng ta không tìm ra nguyên nhân khiến hỏa tiễn rơi, thì một thảm kịch như vậy chỉ là vấn đề thời gian”.
Người Nga đã thường xuyên bắn hỏa tiễn hành trình vào Ukraine từ trên Biển Caspi sau cuộc xâm lược của họ.
Nguồn tin cho rằng nguyên nhân thất bại của những hỏa tiễn này có thể là do lệnh trừng phạt của phương Tây, buộc các nhà sản xuất vũ khí phải sử dụng các linh kiện kém chất lượng.
Tu-95MS và máy bay ném bom siêu âm Tu-160 là trụ cột của lực lượng hàng không tầm xa của Nga.
Yurii Ihnat, phát ngôn viên của lực lượng không quân Ukraine, gần đây đã tuyên bố Nga đang bắn hỏa tiễn từ Biển Caspi vì chúng không đáng tin cậy.
Ông nói: “Tại sao chúng được phép phóng từ biển Caspi? Thưa: Bởi vì một hỏa tiễn được bắn từ máy bay ném bom không phải lúc nào cũng hoạt động và bay đến mục tiêu của nó. Nó có thể chỉ rơi xuống. Khi nó rơi xuống Biển Caspi thì dễ hơn ở đâu đó ở Nga, trên đầu người Nga. Rơi xuống biển có nghĩa là người Nga có thể che giấu sai lầm.”
Biến cố này xảy ra sau khi một máy bay chiến đấu Su-34 của Nga thả một trái bom xuống thành phố Belgorod, chỉ cách biên giới Ukraine 40 km, tạo một miệng núi lửa sâu 21 mét, với bán kính 20 mét.
Đoạn video ấn tượng ghi lại khoảnh khắc vụ nổ xé toạc đường phố, tung mọi thứ trên mặt đường hàng chục mét lên không trung.
Hình ảnh cho thấy một căn nhà gần đó đã bị phá hủy trong vụ nổ để lại các mảnh vỡ nằm rải rác khắp hiện trường. Một chiếc xe hơi cũng bị hất tung bởi vụ đánh bom, đáp xuống nóc một cửa hàng gần đó.
Các nhân chứng cho biết họ đã nghe thấy tiếng rít xé gió trước khi xảy ra vụ nổ điếc tai.
Quả bom được cho là bom thả từ trên không nặng 500kg do Liên Xô thiết kế, và được hiện đại hóa với đầu đạn nổ mạnh.
Su-34 - đã trải qua nhiều thập kỷ phát triển - được Nga ca ngợi vì công nghệ được cho là tiên tiến.
Nhưng lực lượng không quân phải đối mặt với sự chế giễu khi các phi công phải dựa vào thiết bị định vị vệ tinh Garmin mua tại các cửa hàng và dán vào bảng điều khiển để tìm đường bay.
2. Nga cáo buộc Ukraine tấn công xuyên biên giới vào hôm thứ Ba
Một quan chức Nga hôm thứ Ba cho biết các lực lượng Ukraine đã nã pháo vào thị trấn biên giới Kurkovichi trong đêm. Đây là lần thứ ba trong ba ngày liên tiếp ông ta cáo buộc Ukraine tấn công khu vực Bryansk phía tây nam Nga.
Thống đốc Bryansk Alexander Bogomaz, người lãnh đạo khu vực có chung biên giới ở phía nam với Ukraine và phía tây với Belarus, đã đưa ra cáo buộc mới nhất trong một bài trên đài truyền hình, đồng thời cho biết thêm không có thương vong.
Tuyên bố này được đưa ra sau khi ông tuyên bố hôm thứ Hai rằng một quả mìn tự chế đã phát nổ dọc theo tuyến đường sắt Bryansk-Unecha, giáp Ukraine, khiến một đoàn tàu chở hàng bị trật đường ray.
Đoạn video được quay tại hiện trường vụ nổ đường sắt cho thấy hàng chục toa tàu bị phá hủy và cháy rụi đang cháy âm ỉ khi các đội khẩn cấp dập tắt một số đám cháy. Ông cho biết không có thương vong nào trong sự việc đó.
Hôm Chúa Nhật, thống đốc cho biết các cuộc pháo kích của Ukraine đã giết chết 4 thường dân sau khi các cuộc tấn công đánh vào các tòa nhà dân cư ở làng Suzemka, thuộc quận Syzemsky.
Trong tất cả các trường hợp này, Bogomaz không cung cấp bất kỳ bằng chứng nào và CNN không thể xác minh độc lập các tuyên bố của ông ta. Ukraine đã không bình luận về các sự việc bị cáo buộc.
3. Slovenia bí mật giao vũ khí cho Ukraine. Truyền thông lại bật mí.
Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “Ukraine Got A Secret Shipment Of Six-Wheel Armored Vehicles—Then Slovenian Media Found Out”, nghĩa là “Ukraine có một lô hàng xe thiết giáp sáu bánh bí mật—Sau đó truyền thông Slovenia phát hiện ra”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.
6 tháng sau khi tặng Ukraine toàn bộ 28 xe tăng T-55 siêu nâng cấp, Slovenia đã bí mật tặng thêm cho Kyiv 20 xe chiến đấu bọc thép bánh lốp.
Việc vận chuyển những chiếc Valuk AFV sáu bánh, nặng 14 tấn—biến thể của chiếc Pandur của Áo—có thể đã không được chú ý, nhưng hãng tin 24UR của Slovenia rõ ràng đã nắm được thông tin.
“Chúng tôi chưa nhận được xác nhận chính thức về khoản quyên góp của Slovenia và có lẽ sẽ không nhận được trong một thời gian, nhưng các nguồn tin của chúng tôi đã xác nhận với chúng tôi rằng việc vận chuyển đến Ukraine đã hoàn thành trong tuần này trong vòng bí mật hoàn toàn,” 24UR đưa tin hôm thứ Ba.
Các chiếc Valuks này rất là thú vị. Được bọc thép mỏng và trang bị vũ khí nhẹ so với một trong những phương tiện chiến đấu bộ binh M-2 nặng 25 tấn mà Ukraine nhận được từ Hoa Kỳ, dù sao chúng cũng đến từ một dòng xe thiết giáp phổ biến.
Những người đã vận hành các xe thiết giáp này, bao gồm cả Bộ chỉ huy hoạt động đặc biệt của Hoa Kỳ, đánh giá cao chúng vì sự nhẹ nhàng, nhỏ gọn và đơn giản của chúng. Bốn chiếc như thế có thể xếp gọn trên một máy bay vận tải C-17. Lớp giáp của Pandur bảo vệ khỏi hỏa lực súng máy hạng nặng và các mảnh đạn pháo.
Chúng ta không biết Ukraine có thể làm gì với 20 chiếc Valuks mới này. Nhưng nếu họ làm theo hướng dẫn của Ngũ Giác Đài, các quan chức Ukraine có thể giao chúng cho các lực lượng hoạt động đặc biệt. Đặc công Ukraine có thể được hưởng lợi từ việc nâng cấp xe thiết giáp.
Nhiều người sử dụng Pandur, bao gồm cả Slovenia, cho biết phương tiện này có thể chở được 10 người của các đơn vị bộ binh —có thể đạt tốc độ 62 dặm hay 100km một giờ. Mặt khác, Bộ chỉ huy Hoạt động Đặc biệt của Hoa Kỳ đã trao khoảng hai tá Pandurs cho Lực lượng Delta.
Có vẻ như động lực là Trận chiến Mogadishu thảm khốc năm 1993, trong đó Lực lượng Delta Hoa Kỳ bao gồm các phi công, Biệt động quân và các chỉ huy—bị cuốn vào một cuộc giao tranh tàn khốc trong đô thị mà không có đủ xe thiết giáp hỗ trợ.
Chúng ta hiếm khi thấy Pandurs hoạt động. Các phóng viên đã phát hiện ra chúng ở Iraq năm 2003 và Syria 14 năm sau đó.
Vào năm 2019, Hoa Kỳ đã mua một phương tiện thay thế với trạm vũ khí điều khiển từ xa. Súng máy, súng phóng lựu hoặc súng phóng hỏa tiễn chống tăng gắn trên đỉnh của Pandur được vận hành thủ công bởi một thành viên tổ lái thò đầu ra khỏi mui xe.
Trong mọi trường hợp, một chiếc Pandur cung cấp hỏa lực và khả năng bảo vệ cao hơn so với các phương tiện mà lực lượng biệt kích Ukraine thường sử dụng như Humvee do Mỹ sản xuất và xe tải bọc thép Oncilla của Ba Lan.
Chúng ta sẽ không biết Ukraine dự định làm gì với những chiếc Valuks của mình cho đến khi ai đó đăng ảnh hoặc video về hoạt động của những chiếc xe thiết giáp 6 bánh này. Điều được cho là thú vị hơn là bí mật xung quanh việc tặng xe của Slovenia.
Xét đến việc Slovenia đã bí mật tặng những chiếc Valuks, người ta tự hỏi còn những vũ khí nào khác mà các đồng minh của Ukraine đã tặng cho họ cho nỗ lực chiến tranh mà công chúng không biết?
4. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đổ lỗi cho ngành sản xuất vũ khí, đạn dược
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói rằng đất nước của ông đang giáng những đòn nặng nề vào Ukraine trên toàn bộ chiến tuyến, nhưng việc cung cấp vũ khí là rất quan trọng để bảo đảm sự thành công của cái mà Mạc Tư Khoa gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt”.
Trong một cuộc họp với các quan chức quân sự hàng đầu của Nga, Shoigu cho biết các lực lượng Nga đang tham gia vào các hoạt động chiến đấu “dọc theo toàn bộ giới tuyến” và đang chiến đấu không chỉ với Ukraine mà còn với “sự hỗ trợ quân sự chưa từng có từ phương Tây”.
Ông cho biết Nga đã tấn công thành công các kho vũ khí do phương Tây cung cấp của Ukraine, mà không đưa ra bất cứ bằng chứng nào.
Shoigu cho biết Mạc Tư Khoa đã thực hiện các bước để tăng cường sản xuất vũ khí để hỗ trợ chiến tranh, đồng thời cho biết thành công của lực lượng Nga trên chiến trường sẽ “phần lớn phụ thuộc vào việc bổ sung vũ khí kịp thời” và các thiết bị quân sự khác.
Shoigu nhấn mạnh rằng: “Lãnh đạo đất nước đã giao cho các doanh nghiệp quốc phòng nhiệm vụ tăng tốc độ và khối lượng sản xuất trong một thời gian ngắn”
Shoigu cho biết quân đội có thể có đủ tất cả đạn dược cần thiết để sử dụng trên chiến trường năm nay, nhưng kêu gọi một nhà sản xuất hỏa tiễn lớn khẩn trương tăng gấp đôi sản lượng hỏa tiễn có độ chính xác cao.
5. Các chỉ huy Ukraine, Ba Lan thảo luận về an ninh ở miền bắc Ukraine
Trung tướng Serhii Naiev, Tư lệnh Lực lượng liên quân Ukraine và Trung tướng Tomasz Piotrowski, Chỉ huy tác chiến của Lực lượng vũ trang Ba Lan, đã thảo luận về tình hình an ninh ở các khu vực phía bắc của Ukraine và đồng ý về việc trao đổi thêm thông tin.
Trung tướng Naiev đã cho biết như trên qua cầu truyền hình trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Ba mùng 2 tháng Năm.
Theo Naiev, ông “đã thông báo cho đồng nghiệp Ba Lan của mình về việc thực hiện và tăng cường các biện pháp nhằm bảo đảm khả năng phòng thủ của các khu vực biên giới và phản ứng ngay lập tức với các hành động thù địch có thể xảy ra, đồng thời cảm ơn lãnh đạo Lực lượng vũ trang Ba Lan về sự hợp tác nhất quán và quan hệ đối tác lâu dài.”
Ngược lại, Piotrowski nói rằng Ba Lan sẽ tiếp tục hỗ trợ và giúp đỡ Ukraine trong việc chống lại cuộc xâm lược toàn diện của Nga.
Naiev cho biết thêm, cả hai bên cũng đồng ý tiếp tục đối thoại và tương tác tích cực.
6. Lính Dù Nga kiệt sức tại thành phố Bakhmut. Mộng chiếm được thành phố này trước ngày 9 tháng 5 khó lòng thành đạt.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Ba mùng hai tháng Năm, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết quân Nga đang tập trung một số lượng các lực lượng thiện chiến nhất của họ nhằm chiếm cho được thành phố Bakhmut sau 9 tháng giao tranh. Họ có vẻ vội vã nhằm chiếm cho được thành phố này trước ngày 9 tháng 5 là ngày lễ Chiến Thắng Đức Quốc Xã của họ.
Tuy nhiên, theo Chuẩn tướng Oleksii Hromov, trong khi quân Ukraine vẫn có thể thay quân, quân chính quy Nga và quân Wagner mắc kẹt trong thành phố, mệt mỏi, kiệt sức và bắt đầu thiếu các nhu yếu phẩm do các tuyến tiếp tế của họ bị pháo binh và không quân Ukraine đánh phá không ngừng.
Trong cuộc họp báo trước đó, Đại Tá Serhiy Cherevatyi, phát ngôn viên của Bộ chỉ huy quân sự miền đông Ukraine, cho biết “Ở hướng Bakhmut, Nga triển khai 25.600 binh sĩ, 65 xe tăng, 450 xe thiết giáp, 154 trọng pháo, 56 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt để chống lại chúng ta.”
Với một số quân đông như thế họ không tiến được bao nhiêu. Ông giải thích rằng chiến tuyến liên tục thay đổi. “Đôi khi đối phương đạt được một số thành công sau một cuộc tấn công bằng pháo binh mạnh mẽ và phá hủy cơ sở hạ tầng, và chúng có thể tiến lên phía trước. Nhưng chúng ta phản công và thường giành lại được vị trí của mình sau khi nã đạn vào đối phương.”
Trong 24 giờ qua, không quân Ukraine đã mở 7 cuộc tấn công vào các cụm tập trung quân phá hủy 3 hệ thống phòng không. Trong khi đó, các đơn vị bộ binh Ukraine đẩy lùi 41 cuộc tấn công theo các hướng Lyman, Bakhmut, Avdiivka và Maryinka. Kết quả là 460 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 1 xe tăng, 1 xe thiết giáp, 9 hệ thống pháo, 3 hệ thống phòng không, và 6 xe chuyển quân và nhiên liệu.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến mùng 2 Tháng Năm, 191.420 quân xâm lược Nga đã bị loại khỏi vòng chiến. Tổng thiệt hại chiến đấu của địch còn bao gồm 3.701 xe tăng, 7.193 xe thiết giáp, 2.930 hệ thống pháo, 544 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 298 hệ thống phòng không, 308 máy bay, 294 máy bay trực thăng, 2.477 máy bay không người lái, 947 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 5.851 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 360 đơn vị thiết bị đặc biệt.
Theo báo cáo của Ukrinform, Không quân Ukraine đã phá hủy 3 hệ thống hỏa tiễn phòng không của Nga và tấn công 7 cụm đối phương trong ngày qua.
7. Quân đội Nga pháo kích biên giới phía Bắc và khu vực Kherson
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Ba mùng 3 tháng Năm, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska, cho biết quân Nga đã bắn súng cối vào lãnh thổ của cộng đồng Novoslobidska. Trong khi tại Shalyhinska, quân xâm lược đã pháo kích bằng đại bác. May mắn là không có thương vong.
Trong vụ pháo kích vào làng Petropavlivka, gần biên giới Ukraine với Nga, diễn ra vào sáng thứ Ba mùng 2 tháng 5, một phụ nữ 73 tuổi bị mảnh đạn. Các bác sĩ hiện đang cung cấp cho nạn nhân mọi sự trợ giúp cần thiết.
Cô cho biết đáng buồn là tại khu vực Kherson 3 người đã thiệt mạng trong các cuộc pháo kích của quân xâm lược.
8. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy khích lệ chiến sĩ và đồng bào
Trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào tối thứ Ba mùng 2 Tháng Năm, Tổng thống Zelenskiy nói:
“Nhà nước của chúng ta đã chứng minh rằng có thể giành chiến thắng. Chúng ta đã chứng minh rằng chúng ta có thể giải phóng đất đai của mình khỏi tay kẻ xâm lược. Tất cả những người bảo đảm cho công cuộc giải phóng đất nước đã chứng minh rằng, cùng với màu cờ xanh vàng, cuộc sống bình thường sẽ trở lại với mỗi người, mỗi gia đình. Mục tiêu của chúng ta là trả lại cuộc sống này cho toàn bộ Ukraine, cho tất cả những khu vực vẫn đang bị xâm lược tạm thời.”
9. Putin đe dọa việc chi trả lợi tức cho các cổ đông từ các nước không thân thiện với Nga
Hôm thứ Ba, Putin đã ra lệnh cho chính phủ của ông “làm rõ” thủ tục về cách các công ty Nga có thể trả lợi tức cho các cổ đông đang sống ở các nước mà ông ta gọi là “các quốc gia không thân thiện”.
Nga coi tất cả các quốc gia áp dụng lệnh trừng phạt đối với chiến dịch quân sự của mình ở Ukraine là “không thân thiện”. Nó đã đáp trả bằng gói trừng phạt và các chính sách kiểm soát vốn tự đề ra, hạn chế khả năng của các công ty và nhà đầu tư từ các quốc gia này chuyển lợi nhuận về nước.
Reuters báo cáo Điện Cẩm Linh cho biết các đề xuất về chi trả lợi tức cho các cổ đông nên “bao gồm các điều kiện buộc họ phải mở rộng sản xuất ở Nga, phát triển doanh nghiệp dựa trên công nghệ mới và đầu tư vào nền kinh tế Nga”.
Putin đã yêu cầu chính phủ đưa ra các đề xuất trước ngày 20 tháng 5.
10. Nhiều thế hệ tương lai của người Nga phải trả giá cho cuộc xâm lược Ukraine của Putin
Andriy Yermak, người đứng đầu văn phòng của tổng thống Ukraine, nói rằng các thế hệ người Nga sẽ phải trả giá cho các hành động của quốc gia này trong cuộc chiến, với lý do gây thiệt hại cho lãnh thổ và môi trường của Ukraine và các yếu tố khác nữa.
“Khi chúng ta nói về thiệt hại môi trường mà Nga liên tục gây ra do các cuộc tấn công vào Ukraine, chúng ta phải nói rõ với người Nga: họ sẽ phải trả giá cho mọi thứ. Họ phải trả giá cho các lãnh thổ bị gài mìn, cho các trường hợp sát nhân và bắt cóc trẻ em”.
Các thế hệ tương lai chưa sinh sẽ phải trả giá và họ sẽ không có lựa chọn nào khác. Hơn nữa, những thế hệ này sẽ gặp phải một vấn đề nghiêm trọng, bởi vì họ sẽ đi vào lịch sử với tư cách là hậu duệ của những kẻ khủng bố Nga đã phạm tội diệt chủng người dân Ukraine. Và sẽ không thể che giấu điều này ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
11. Nga thay đổi luận điệu về các cuộc tấn công hỏa tiễn chống lại Ukraine
Bộ Quốc phòng Nga đã thay đổi luận điệu và đang tích cực mô tả các chiến dịch tấn công trước một cuộc phản công của Ukraine. Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, cho biết như trên.
Các nhà phân tích của ISW cho biết: “Bộ Quốc phòng Nga gần đây đã thay đổi luận điệu của mình và đang tích cực mô tả các chiến dịch tấn công, nhằm thể hiện đường lối chủ động đối với những lo ngại ngày càng tăng trong không gian thông tin của Nga về một cuộc phản công của Ukraine”.
Các lực lượng Nga đã tiến hành một cuộc tấn công hỏa tiễn quy mô lớn khác nhằm vào Ukraine vào đêm 30 tháng 4 rạng sáng 1 tháng 5.
“Các nguồn tin Ukraine báo cáo rằng 9 máy bay ném bom chiến lược Tu-95 và 2 máy bay ném bom chiến lược Tu-160 đã cất cánh từ Murmansk Oblast và gần Biển Caspi và phóng 18 hỏa tiễn hành trình Kh-101 và Kh-555 vào Ukraine. Lực lượng phòng không Ukraine đã bắn hạ 15 hỏa tiễn. Các cảnh quay được định vị địa lý từ Pavlohrad, trong khu vực Dnipro, cho thấy một trong những hỏa tiễn đã tấn công Nhà máy Hóa chất Pavlohrad và gây ra một vụ nổ lớn khi va chạm”
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố vào ngày 1 tháng 5 rằng các cuộc tấn công nhắm vào các cơ sở công nghiệp quân sự của Ukraine và “làm gián đoạn thành công” việc sản xuất các nguồn lực quân sự. Các blogger Nga tuyên bố rằng hỏa tiễn đã tấn công các hệ thống phòng không của Ukraine và một trung tâm giao thông ở Pavlohrad.
Phát ngôn nhân Lực lượng Không quân Ukraine Yurii Ihnat lưu ý rằng thực tế là cả Tu-95 và Tu-160 đều mang ít hỏa tiễn hơn nhiều so với tải trọng tối đa của chúng cho thấy Nga tiếp tục gặp khó khăn trong việc sản xuất đủ số lượng vũ khí như vậy.
12. Việc thiếu đạn dược của Nga làm sâu sắc thêm rạn nứt với Tập đoàn Wagner
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia's Lack of Ammo Deepening Rift With Wagner Group: U.K.”, nghĩa là “Vương Quốc Anh cho biết: Việc thiếu đạn dược của Nga làm sâu sắc thêm rạn nứt với Tập đoàn Wagner.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ..
Bộ Quốc phòng Anh cho biết, việc Mạc Tư Khoa rõ ràng thiếu đạn dược cho cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine đang làm sâu sắc thêm rạn nứt giữa lực lượng bán quân sự Nga, là Tập đoàn Wagner, và Bộ Quốc phòng nước này.
“Sự khan hiếm đạn dược gây chia rẽ nội bộ, đáng chú ý nhất là giữa Bộ Quốc phòng Nga và Tập đoàn Wagner,” Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh cho biết hôm thứ Ba như một phần trong bản cập nhật tình báo mới nhất về cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine.
Đánh giá mới nhất của Vương Quốc Anh được đưa ra sau khi người sáng lập Tập đoàn Wagner và nhà tài phiệt Yevgeny Prigozhin nhiều lần kêu gọi tăng nguồn cung cấp đạn dược. Hôm thứ Bảy, Prigozhin, một đồng minh của Tổng thống Nga Vladimir Putin, đe dọa sẽ rút các chiến binh của ông ta ra khỏi thành phố Bakhmut ở miền đông Ukraine nếu bộ quốc phòng Nga không cung cấp thêm hàng tiếp tế “ngay lập tức”.
Cho đến gần đây, Tập đoàn Wagner đã dẫn đầu một cuộc tấn công ở Bakhmut. Các chiến binh của Prigozhin được cho là đã dần dần được thay thế bằng quân chính quy trong thành phố.
Prigozhin đã yêu cầu Bộ Quốc phòng Nga cung cấp thêm đạn dược trong nhiều tuần, khi Mạc Tư Khoa đang tìm cách giành được chiến thắng lớn đầu tiên trên chiến trường kể từ mùa hè năm 2022 bằng cách chiếm Bakhmut, một thành phố công nghiệp nhỏ với dân số trước chiến tranh khoảng 70.000 người.
Cuộc chiến giành Bakhmut đã trở thành cuộc chiến kéo dài nhất kể từ khi Putin phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
Bộ Quốc phòng Anh cho biết Nga tiếp tục dành ưu tiên cao nhất cho việc huy động ngành công nghiệp quốc phòng của mình nhưng “nó vẫn không đáp ứng được nhu cầu thời chiến”.
“Trong khi các nhà lãnh đạo chính trị của Nga kiên trì đòi hỏi thành công trên chiến trường, thì các chuyên gia hậu cần của Nga lại bị mắc kẹt ở giữa”.
Tham khảo các báo cáo truyền thông xã hội liên kết với quân đội Mạc Tư Khoa, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh cho biết họ đã tuyên bố rằng Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga, Đại tướng Mikhail Mizintsev, đã bị cách chức.
“Mizintsev nắm giữ danh mục hậu cần quân sự và mới chỉ đảm nhiệm vị trí này được 8 tháng”.
Mặc dù việc sa thải ông chỉ mới được xác nhận, nhưng Bộ Quốc phòng Anh cho biết những đồn đoán về tương lai của ông “làm nổi bật vấn đề hậu cần vẫn là tâm điểm trong chiến dịch chật vật của Nga ở Ukraine”.
“Nga không có đủ đạn dược để đạt được thành công trong các cuộc tấn công”.
Prigozhin trước đây đã cáo buộc chính phủ Nga nói dối về việc cung cấp cho Tập đoàn Wagner mọi vũ khí cần thiết. Prigozhin đã công bố một số clip cáo buộc rằng Bộ không cung cấp cho nhóm của ông ta những vũ khí cần thiết trong cuộc tấn công Bakhmut.
Vào ngày 11 tháng 4, Prigozhin tuyên bố lực lượng của ông đã kiểm soát hơn 80% Bakhmut.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để xin bình luận qua email.
Thánh Ca
TV 32
Lm. Thái Nguyên
06:24 02/05/2023
Thiên Chúa trong Đức Kitô
Lm. Thái Nguyên
06:25 02/05/2023
Cho con thấy Chúa
Lm. Thái Nguyên
06:26 02/05/2023