Ngày 05-05-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Đền thờ cao quý nhất
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
07:30 05/05/2010
Đền thờ cao quý nhất

(Suy niệm Tin Mừng thánh Gio-an (14, 23-29) trích đọc vào Chúa Nhật 6 phục sinh)

Một hôm, đang lúc đùa vui với các thiên thần, Thiên Chúa ra cho họ một câu đố vui có thưởng: “Ta muốn chơi trò chơi cút bắt với loài người. Các con nghĩ xem đâu là nơi ẩn trốn tốt nhất mà loài người khó tìm được Ta?”

Thế là các thiên thần tranh nhau giải đáp. Vị thì nói là Chúa hãy ẩn trốn ở đáy biển sâu, không ai lặn xuống đó được! Vị khác lại nói là Chúa hãy ẩn mình trên những đỉnh núi cao, rất khó tìm. Vị thì nói là Chúa hãy ẩn khuất giữa những lớp mây trời, loài người không tài nào vươn tới được…”

Thế nhưng cuối cùng, Chúa chỉ cười và bảo: “Sai hết. Chỗ ẩn mình mà loài người ít ngờ nhất là ngay trong tâm hồn họ!” (phỏng theo Cha Anthony de Mello)

Xưa kia thánh Augustino cũng khắc khoải đi tìm Chúa suốt cả chục năm trời, nhưng chẳng gặp được Chúa nên Anh cảm thấy khắc khoải triền miên. Mãi đến tuổi ba mươi, Augustino mới được ơn nhận biết Chúa ở ngay trong tâm hồn mình. Bấy giờ tâm hồn Anh tràn đầy hạnh phúc nhưng đồng thời Anh cũng nuối tiếc vì mình biết Chúa quá muộn. Augustino tâm sự: "Lạy Chúa, con yêu Chúa quá muộn màng. Chúa vẫn ở trong con, đang khi con mải lo tìm Chúa bên ngoài".

Thật trớ trêu, giống như ta đang để chùm chìa khoá trong túi mà lại lục lọi tìm kiếm khắp nơi!

Cũng như Augustinô, nhiều lúc chúng ta đi tìm Chúa khắp nơi đang khi Chúa vẫn ở trong tâm hồn chúng ta.

Qua Tin Mừng Gioan (14,23), Chúa Giê-su dạy ta biết có Ba Ngôi Thiên Chúa ngự trong những ai yêu mến và tuân giữ Lời Người. Người phán: "Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy". Thánh Phao-lô lại nói thêm: “Anh em chẳng biết rằng thân xác anh em là Đền Thờ của Thánh Thần sao? (I Cr 6,19)

Thế là thân xác hèn mọn của các môn đệ Chúa Giê-su đã được nâng lên hàng vương cung thánh đường thiêng liêng cao trọng vì đã được Ba Ngôi Thiên Chúa chọn lựa làm nơi cư ngụ của mình.

Đây là ngôi đền thờ rất cao cả và quý giá, trỗi vượt hơn hết mọi đền thờ khác trên thế gian. Đem đền thờ bản thân người kitô hữu sánh với các đền thờ trứ danh do bàn tay con người xây dựng ngót hai ngàn năm qua, thì những đền thờ vật chất kia triệu lần thua kém.

Đền thờ nầy rất cao cả vì đây là đền thờ có linh hồn, có sự sống, được chính Thiên Chúa thiết kế và thi công, được dựng nên theo hình ảnh Chúa; còn những đền thờ kia chỉ là gạch đá vô tri vô hồn.
Đền thờ nầy rất cao cả vì được Chúa Giê-su đổ máu ra mà cứu chuộc. Không đền thờ vật chất nào được diễm phúc như thế.
Đền thờ nầy rất cao cả vì được cung hiến cho Thiên Chúa qua bí tích rửa tội và được thánh hiến cách đặc biệt qua bí tích thêm sức.
Và mai đây, ngôi đền thờ nầy sẽ được đưa lên cõi thiên đàng vinh hiển, trong khi những đền thờ bằng vật chất trên mặt đất nầy, cho dù được xây bằng đá quý, được nạm bằng vàng ngọc kim cương sẽ tàn lụi với thời gian.

Lạy Chúa Giê-su,

Xin cho chúng con biết quý trọng thân xác chúng con là ngôi đền thờ uy linh cao cả có Ba Ngôi Thiên Chúa hằng ngự trị.
Xin cho chúng con biết thanh tẩy đền thờ đáng quý trọng nầy nếu nó bị ra nhơ uế vì tội lỗi và thói hư.
Xin cho chúng con biết tôn tạo, nâng cấp đền thờ nầy bằng các nhân đức và phẩm chất cao đẹp.
Và nhất là xin cho chúng con hằng biết gặp gỡ và kết hợp với Chúa đang hiện diện trong ngôi đền thờ cao cả là chính bản thân con.

Linh mục Inhaxiô Trần Ngà

 
Trung thành sống lời Chúa
Phanxicô Xaviê
16:00 05/05/2010
TRUNG THÀNH SỐNG LỜI CHÚA

Mới đây, xã hội Việt Nam lại phải chứng kiến thêm một hành động tàn ác nữa. Đó là trường hợp của cháu Nguyễn Hào Anh, 14 tuổi, làm mướn cho trại tôm giống Minh Đức ở xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi - Cà Mau, bị vợ chồng chủ trại là Huỳnh Thanh Giang - Mã Ngọc Thơm dùng nhục hình hành hạ suốt 20 tháng trời. Cháu Hào Anh được phát hiện với thân thể đầy thương tích do bị chĩa đâm vào chân, sắt nung áp vào mặt, bị bẻ răng...

Trong xã hội hôm nay, khi mà người ta đã và đang mải mê chạy theo những lợi lộc vật chất, người ta tin tưởng và đề cao những giá trị của tri thức nhân loại, dễ dàng nghe theo những trào lưu tư tưởng thực dụng. Người ta bỏ qua những giá trị cao quý của đời sống tâm linh, vốn là nền tảng đạo đức nhân bản của con người. Thì việc một xã hội ngày càng xuất hiện nhiều cái ác, cái ác sau “man rợ”, “tàn bạo” hơn cái ác trước là lẽ tự nhiên.

Qua phụng vụ Lời Chúa CN VI PS, Giáo hội mời gọi chúng ta suy niệm lời tâm tình của Chúa Giêsu nói với các môn đệ trước khi Người trở về cùng Chúa Cha: ”Nếu ai yêu mến Thầy thì hãy giữ lời Thầy”.

Theo tâm lý tự nhiên, khi hai người yêu nhau người ta thường dễ nghe lời nhau, dễ thực hiện điều người yêu mình muốn. Đối với Chúa Giêsu cũng vậy, Người cũng khẳng định: Ai yêu mến Thầy, sẽ giữ lời Thầy; ai không yêu mến thì không giữ lời Thầy. Lời Chúa đã cho thấy sự tương quan giữa tình yêu đối với Thiên Chúa và việc sống lời Chúa như thế nào. Cả hai không thể tách rời nhau. Yêu mến Chúa là phải thực thi lời Chúa. Bởi vì, sống lời Chúa chính là thước đo lòng yêu mến Chúa nơi bản thân mỗi người Kitô hữu. Như vậy, niềm tin và tình yêu của người Kitô hữu dành cho Chúa Giêsu phải được biểu lộ qua việc nghe và thực thi lời Người.

Sống lời Chúa không phải là điều đơn giản, với biết bao khó khăn thử thách, nếu chúng ta vẫn trung thành sống lời Chúa thì chúng ta sẽ tìm được sự bình an đích thực từ chính Chúa Giêsu ban tặng. Chúa Thánh Thần cũng sẽ soi sáng hướng dẫn để tất cả mọi người hiểu đúng lời Chúa và ban ơn để có đủ nghị lực sống lời Người.

Ngày nay có nhiều người muốn phá đổ Giáo hội, họ tìm cách thổi phồng những lỗi lầm mắc phải của một số thành phần trong Giáo hội, để bôi nhọ sự thánh thiện cao quý của Giáo hội. Mỗi Kitô hữu phải hết sức gìn giữ và trân trọng sự cao quý, thánh thiện nơi Giáo hội bằng các nhân đức của mình. Có nhiều cách thế biểu lộ tình yêu dành cho Thiên Chúa,cho Giáo hội qua việc đón nhận Thánh Thể, quà tặng tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại, sốt sắng cầu nguyện, trung thành sống đức tin và nhất là bác ái với tha nhân.

Thế giới và Giáo hội đang trải qua biết bao cuộc khủng hoảng trầm trọng, giông bão đang thổi đến. Đây là lúc mọi Kitô hữu phải xiết chặt tay, trung thành sống lời Chúa đến cùng để mang lại sự bình an cho Giáo hội và thế giới
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:11 05/05/2010
CON NUÔI

N2T


Con nuôi là một loại ấu trùng gọi là ấu trùng sâu keo, thân mình màu xanh lục, ăn thực vật nên thường làm nguy hại thực vật, cho nên nó là một loại sâu hại.

Con nuôi là công cụ một đời của đàn tò vò đông đúc, mà tò vò chính là ong đất, thường thường đi bắt con nuôi đem về nuôi trong tổ của nó, sau đó để trứng trong thân thể của con nuôi, đợi đến khi ấu trùng của tò vò nở ra thì lấy con nuôi làm thức ăn nuôi ấu trùng lớn lên.

Người xưa vì không quan sát rõ ràng nên ngộ nhận là con tò vò không sinh ấu trùng, cho nên đi bắt con nuôi đem về nhà làm con của mình, do đó dùng “con nuôi” làm ví dụ nhận nghĩa tử để nuôi dưỡng.

(Chuyện ngày xưa, suy tư ngày nay)

Suy tư:

Có những đứa con nuôi rất có hiếu thảo với cha mẹ nuôi của mình, và ngược lại cũng có những đứa con nuôi bất hiếu với cha mẹ nuôi của mình, bất hiếu là phủ nhận công lao nuôi nấng dạy dỗ của cha mẹ đã nuôi mình, có hiếu là chăm sóc và đối xử với cha mẹ nuôi của mình như những người con ruột của cha mẹ nuôi vậy…

Có những cặp vợ chồng vì lý do sức khỏe mà không có con, nên xin con nuôi về nuôi và yêu thương chúng nó như con mình đẻ ra; có những người giàu lòng bác ái nhận những đứa bé bất hạnh làm con nuôi của mình; lại có những người nuôi con nuôi là để phục vụ cho mưu đồ đen tối của mình, như khi con nuôi lớn thì bán cho nhà chứa, bắt làm những chuyện phi pháp.v.v…

Đức giám mục và các linh mục là những người không có con ruột (bởi vì không kết hôn), nhưng con tinh thần thì vẫn có mà có nhiều, bởi vì giáo dân được các ngài –qua bí tích Rửa Tội- đã tái sinh họ làm con Thiên Chúa và con Hội Thánh, do đó mà giáo dân chính là những người con tinh thần của các ngài. Nhưng, trong những đứa con tinh thần này lại có những đứa bất hiếu chửi rủa cha mẹ mình vì các ngài không làm theo như họ muốn, vì các ngài không thỏa mãn tham vọng của họ, họ chửi rủa cho sướng miệng để thỏa mãn tính kiêu căng của mình, mà không nhìn thấy những nỗi đau khổ của cha mẹ mình…

Nhưng các ngài vẫn còn có những đứa con tinh thần biết hiếu thảo với mình, những đứa con luôn cầu nguyện và bênh vực cha mẹ, dù cho cha mẹ đang mạnh khỏe hay đau yếu, đang vui hay đang buồn, bởi vì họ hiểu rất rõ lời dạy của Chúa Giê-su:

“Thật, Thầy bảo thật anh em:

ai đón tiếp người Thầy sai đến

là đón tiếp Thầy,

và ai đón tiếp Thầy

là đón tiếp Đấng đã sai Thầy.” (Ga 14, 20)


Cha mẹ nuôi hay cha mẹ ruột ruột cũng đều là cha mẹ, bởi vì bên có công sinh thành và bên có công dưỡng dục, phận làm con thì nhất định phải có hiếu với cha mẹ mình.

Đó chính là căn bản của đạo làm người vậy.

-----------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:12 05/05/2010
N2T


46. Trên chặng đường cuộc sống của chúng ta đầy tràn những Thánh Giá, khiến cho chúng ta kết hợp với Chúa Giê-su bị đóng đinh trên thập giá.

(Thánh John Eudes)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:13 05/05/2010
N2T


437. Một sự báo đền đẹp nhất của cuộc sống chính là: giúp đỡ tha nhân và đồng thời cũng giúp đỡ chính mình.

 
Thư Chị thánh Têrêxa viết cho người anh em linh mục
Lm Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh dịch
21:51 05/05/2010
Thư Chị thánh Têrêxa viết cho người anh em linh mục

Năm thánh linh mục đang dần dần kết thúc để đẩy các linh mục của Chúa vững bước hành trình trên nẻo đường hy vọng. Chông gai thử thách không thiếu nhưng lời cầu nguyện thiết tha của Dân Chúa vẫn luôn bám sát bước chân từng linh mục. Hơn nữa, còn có lời cầu nguyện của chính Chúa Giêsu đã khởi sự từ giữa đêm cực thánh và tình yêu ấp ủ của Ngài từ muôn thuở cho đến muôn đời. Rồi một cách thân thương gần gũi, còn có lời cầu nguyện của Mẹ Maria và biết bao vị thánh khác.

Cách riêng, giữa những nhiễu nhương của thời cuộc và giữa những giây phút cam go nhất trên bước đường thiêng liêng của Hội Thánh Việt Nam, từ trời cao, có một thụ tạo bé nhỏ của Thiên Chúa vẫn không ngớt mưa hoa hồng trên mảnh đất và dân tộc mà Chị vẫn hằng giấu kín trong lòng.

Xin trân trọng giới thiệu với quý độc giả, cách riêng là anh em linh mục, 6 lá thư của Chị thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu viết cho Cha Roulland và 11 lá thư cho một thầy đại chủng sinh, người mà sau khi Chị Thánh qua đời mới được thụ phong linh mục: Cha Bellière. Những thư này được trích từ sưu tập “Những cánh thư một cuộc đời” do Nôbertô Thái Văn Hiến dịch. Bộ sưu tập cống hiến cho ta một sự kiện hiếm thấy, dường như có một không hai: Hầu như toàn bộ những lá thư của Têrêxa viết ra từ thuở tấm bé đến cuối đời đều được người nhận giữ lại và sau khi tác giả qua đời, đã được gom lại (Ấy là chưa kể cả những thư Têrêxa đã nhận cũng được bảo tồn đến nay). Đó là những lá thư viết cho người thân trong gia đình và gia tộc, cho nữ tu, chủng sinh, linh mục, cho người sắp kết bạn và cả các phụ huynh.

Chúng tôi ước mơ có được một bản dịch chính xác và dễ đọc toàn bộ tác phẩm của Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu và đã nhờ ông Thái Văn Hiến thực hiện, với định hướng là luôn trung thành hết mực với nội dung các Thư, và không hề có ý định vận dụng đến phương pháp tu từ để trau chuốt lại, e rằng sẽ xa lệch những tâm tư tình cảm chân chất bình dị của Chị Thánh Nhỏ nhưng hết sức tầm cỡ của Hội Thánh.

Đến nay đã xong phần sưu tập các thư, sưu tập các bài thơ, các vở kịch. Phần sưu tập “Những lời cuối hết” mới được một nửa. Còn lại một số ghi chú nhỏ của Chị Thánh và tác phẩm chính của chị là các Thủ Bản A, B và C. Tác phẩm chính này đã có ấn bản Việt ngữ tựa đề “Thủ Bản Tự Thuật” nhưng chúng tôi ước mong thực hiện lại do cùng một dịch giả với các phần khác và theo sát những nghiên cứu mới và có đầy đủ chú thích như trong ấn bản phê bình được phát hành dịp kỷ niệm 100 năm Chị Thánh qua đời (1897-1997). Tuy nhiên công việc gần như không được tiếp tục một cách suôn sẻ từ hai năm nay, do sức khoẻ của người dịch có nhiều hạn chế (vì chứng bệnh vảy nến).

Chúng tôi thành tâm kính xin quý độc giả yêu thích Chị Thánh Têrêxa góp lời cầu nguyện cho chúng tôi đủ sức tiếp tục hoàn thành công việc như lòng mong ước. Chân thành cảm tạ.

Dưới đây là phần giới thiệu gồm hai lá thư đầu tiên Chị Thánh gởi cha Rolland. Phần dẫn nhập vào bộ sưu tập các lá thư sẽ được giới thiệu trong bản tin tiếp theo.

Lm Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh


Thư 189: Gửi Cha Adolphe Roulland

G.M.G.T

23 tháng 6 năm 1896

Cát Minh Lisieux

Giêsu U

Thưa Cha kính mến,

Con đã nghĩ là sẽ làm đẹp lòng Mẹ Nhân Lành khi nhân ngày lễ của Mẹ, 21 tháng 6, dành tặng Mẹ một bộ khăn thánh và một tấm đậy chén thánh để Mẹ vui lòng gửi cho Cha nhân ngày 291. Chính là qua Mẹ Đáng Kính mà con sung sướng một cách sâu sắc được kết hiệp với Cha bằng những mối dây liên kết tông đồ bằng lời cầu nguyện và việc hy sinh hãm mình, con cũng khẩn nài Cha, thưa Cha Đáng kính, khi bước lên Bàn Thánh hãy giúp con trả món nợ biết ơn của con đối với Mẹ Đáng Kính.

Con cảm thấy mình không xứng được kết hợp cách đặc biệt với một trong những Nhà Truyền Giáo của Giêsu Đáng Tôn Thờ của chúng ta, nhưng vì đức vâng phục trao phó cho con hai bổn phận2 ấy, con đoan chắc là Đức Phu quân thần linh của con sẽ bổ sung cho những công trạng yếu hèn của con (mà con chẳng hề ỷ lại vào đó) và Ngài sẽ chuẩn nhận những ước ao của linh hồn con bằng cách làm cho công việc tông đồ của Cha được nhiều hoa trái. Con sẽ thực sự hạnh phúc khi được cùng làm việc với Cha vì phần rỗi các linh hồn; chinh là vì mục đích đó mà con đã chọn cho mình con đường trở thành nữ tu Cát Minh; không thể truyền giáo bằng hoạt động, con đã muốn làm việc đó bằng tình yêu và việc đền tội như Thánh Têrêxa người Mẹ như thiên thần của chúng con… Con xin cùng Cha, thưa Cha Đáng Kính, hãy cầu cùng Giêsu cho con, chớ chi Ngài đoái thương trong lần đầu tiên từ Trời bước xuống qua tiếng Cha kêu cầu, Cha hãy cầu xin Ngài thiêu đốt con bằng ngọn lửa Tình Yêu của Ngài để sau đó con có thể giúp Cha thắp sáng ngọn lửa ấy trong các linh hồn …3 (Lc 12, 49)

Đã từ lâu, con ước ao được quen biết một Tông Đồ sẵn lòng nêu tên con ra trên Bàn Thánh trong ngày Lễ mở tay của vị ấy … Con mong ước được tự tay chuẩn bị khăn áo thánh và bánh lễ trắng tinh được dùng để che kín Vua Trời Đất… Thiên Chúa đầy Lòng Nhân Hậu ấy rất muốn thực hiện giấc mơ của con và càng lúc càng chỉ cho con biết rõ Ngài vui lòng làm mãn nguyện những ước ao của các linh hồn chỉ yêu một mình Ngài.

Nếu không sợ mình thiếu kín đáo, hẳn là, thưa Cha Đáng Kính, con còn xin Cha thêm một điều nữa, đó là mỗi ngày trên Bàn Thánh hãy nhớ [vo] đến con… Khi nào đại dương ngăn cách Cha với nước Pháp, thì mỗi lần nhìn vào tấm đậy chén thánh mà con đã tự tay vẽ lên đó với lòng đầy sung sướng, Cha sẽ nhớ lại (Xh 17, 8-13) trên núi Cát Minh đang có một linh hồn không ngừng cầu nguyện với Thiên Chúa Tù Nhân Tình Yêu, để công cuộc chinh phục vinh hiển của Cha gặt hái nhiều thành công.

Thưa Cha Đáng Kính, con ước sao sự kết hiệp tông đồ của chúng ta không chỉ có một mình Giêsu biết4, và con sẽ xin một trong những phép lành đầu tiên của Cha để dành cho người nào lấy làm hạnh phúc nhắc lại mãi mãi cho mình.

Người Em hèn mọn bất xứng trong Giêsu-Thánh-Thể

Têrêxa Hài Đồng Giêsu Thánh Nhan.

Rel. carm.ind

Thư 193: Gửi Cha Roulland

G.M.G.T

Dòng Cát Minh Lisieux

Giêsu U Ngày 30 tháng 7 năm 1896

Thăm người Anh Em kính mến,

Cha cho phép con, không gọi Cha bằng tên gọi nào khác, bởi Giêsu đã đoái thương hiệp nhất chúng ta bằng những mối liên kết tông đồ, phải không thưa Cha?

Với con thật là ngọt ngào khi nghĩ rằng từ muôn đời Chúa chúng ta đã làm nên sự hiệp nhất này để sẽ cứu các linh hồn cho Ngài và đã tạo dựng nên con để làm người chị em gái với Cha…

Hôm qua, chúng con đã nhận được thư Cha; Mẹ Nhân Lành đáng kính đã hân hoan vui mừng đưa Cha vào trong khu nội cấm. Mẹ cho phép con giữ lại bức ảnh của ngưòi anh em5 con, đó quả là một ưu đãi hết sức đặc biệt, một nữ tu kín ngay cả đến chân dung của những người thân thiết nhất cũng không được giữ nữa là, thế nhưng Mẹ Đáng Kính biết rất rõ là ảnh của Cha, còn xa mới làm con nghĩ đến chuyện thế gian và những tình cảm thế tục, sẽ nâng tâm hồn con lên tận những xứ sở cao cả hơn, làm cho tâm hồn con quên đi chính nó vì vinh quang Thiên Chúa và phần rỗi các linh hồn. Vì vậy, người Anh Em quí mến ơi, trong khi con băng qua biển cả có sự đồng hành của Cha, thì Cha vẫn gần gũi bên con, hết sức lặng lẽ trong căn buồng nghèo khốn của chúng con…

Tất cả những gì đang bao quanh con đây đều nhắc con nhớ đến kỷ niệm về Cha, con đã nhìn chăm chú vào tấm bản đồ của thành phố Tứ Xuyên trên tường phòng thánh nơi con đang làm việc, và bức ảnh Cha đã tặng con6 vẫn luôn áp vào lòng con trong quyển Tin Mừng mà con chẳng bao giờ rời xa. Khi ngăn bức ảnh ấy vào giữa những trang sách, tình cờ nó nằm vào đúng đoạn Tin Mừng sau đây: “Phàm ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái hay ruộng đất, vì danh Thầy, thì sẽ được gấp bội và còn được sự sống vĩnh cửu làm gia nghiệp” (Mt 19,29). Những lời ấy của Giêsu đã được [1vo] thực hiện nơi Cha vì Cha nói với con rằng: “Cha ra đi lòng đầy sung sướng”. Con hiểu niềm vui đó hoàn toàn thiêng liêng; Thật không thể rời xa cha mẹ và tổ quốc của mình, mà không cảm thấy nỗi đau xé lòng do phải chịu xa cách… Ôi người Anh Em yêu quí của con ơi! con chịu đau khổ cùng Cha, con cùng dâng với Cha hy lễ cao quí và con khẩn nài Giêsu đổ tràn muôn ơn an ủi xuống cho Song Thân yêu dấu của Cha, đang chờ đợi sự kết hiệp trên Trời nơi mà chúng ta sẽ gặp lại các ngài vui hưởng vinh quang của Cha mà, trong khi lau sạch mọi nước mắt cho các ngài, sẽ làm cho các ngài tràn trề niềm vui sướng hân hoan trong cõi diễm phúc muôn đời.

Tối nay, trong giờ nguyện ngắm, con đã suy niệm một số đoạn trong sách Isaia mà với con có vẻ như hết sức phù hợp với Cha đến nỗi con không ngăn được mình chép lại mà gửi đến Cha.

“Hãy nới rộng lều ngươi đang ở… vì ngươi sẽ tràn ra hai bên tả hữu, dòng dõi ngươi sẽ thừa kế các dân tộc và đến ở trong các thành bỏ hoang… (Is. 54,2-3) Đưa mắt nhìn tứ phía mà xem, tất cả đều tập hợp, kéo đến với ngươi: con trai ngươi từ phương xa tới, con gái ngươi được ẵm bên hông. Trước cảnh đó, mặt mày ngươi rạng rỡ, lòng ngươi rạo rực, vui như mở cờ, vì nguồn giàu sang sẽ đổ về từ biển cả, của cải muôn dân nước sẽ tràn đến với ngươi.”(Is. 60,4-5)

Đó chẳng phải là lời hứa ban cho gấp trăm sao? và chẳng phải đến lượt Cha cũng reo lên: “Thần Khí của Đức Chúa là Chúa Thượng ngự trên tôi, vì ĐỨC CHÚA đã xức dầu tấn phong tôi, sai đi báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát, công bố lệnh ân xá cho kẻ bị giam cầm …và an ủi mọi kẻ khóc than (Is. 61,1-2). Tôi mừng rỡ muôn phần nhờ ĐỨC CHÚA, nhờ Thiên Chúa tôi thờ, tôi hớn hở biết bao! Vì Ngài mặc cho tôi hồng ân cứu độ, choàng cho tôi đức chính trực công minh… Như đất đai làm đâm chồi nảy lộc, như vườn tược cho nảy hạt sinh mầm, ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng cũng sẽ làm trổ hoa công chính, làm trổi vang lời ca ngợi trước mặt muôn dân. (Is. 61, 10-11)… Dân của tôi gồm toàn những người công chính… họ sẽ là mầm non trong vườn cây của tôi… (Is. 61, 21) … Tôi sẽ đến những hải đảo xa xăm chưa hề được nghe nói đến Chúa và chưa hề thấy vinh quang của Chúa. Tôi sẽ loan báo vinh quang của Chúa giữa các dân tộc và sẽ dâng họ làm lễ phẩm tiến dâng ĐỨC CHÚA của tôi.” (x. Is.66,19-20).

Nếu chép hết những đoạn Thánh Kinh làm con xúc động nhất, thì con sẽ phải tốn rất nhiều thời gian. Con dừng ở đây, nhưng trước hết con vẫn còn một điều muốn xin Cha. Khi nào có giờ rỗi, xin Cha vui lòng viết cho con về những ngày kỷ niệm đặc biệt trong cuộc đời Cha, nhờ đó mà con sẽ có thể kết hiệp cách đặc biệt với Cha để cảm tạ Chúa Nhân Lành về những hồng ân mà Ngài đã ban cho Cha.

Tạm biệt, người Anh Em kính mến … khoảng cách không gian sẽ chẳng bao giờ có thể chia cách tâm hồn chúng ta, ngay đến sự chết cũng sẽ làm cho sự kết hiệp của chúng ta càng mật thiết hơn. Nếu con sớm được về Thiên Đàng, con sẽ xin phép Giêsu cho con được đến viếng thăm Cha ở Tứ Xuyên và chúng ta sẽ cùng nhau tiếp tục công cuộc tông đồ của mình. Trong khi chờ đợi, con sẽ luôn kết hiệp với Cha qua lời cầu nguyện và con xin Chúa đừng bao giờ để con vui sướng mà Cha lại phải đau khổ. Thậm chí con còn muốn người Anh Em của con luôn được nhiều an ủi còn con thì được chịu thêm nhiều thử thách, như vậy có ích kỷ lắm không nhỉ?... Không đâu, bởi khí giới duy nhất của con chính là tình yêu và sự đau khổ còn lưỡi gươm sắc của Cha là lời Thiên Chúa7 và những công việc tông đồ. (Êp. 6,17)

Một lần nữa, người Anh Em kính mến ơi, hẹn gặp nhau trong Chúa, xin hãy chúc lành cho người mà Giêsu đã ban cho Cha làm người chị em gái với Cha,

Têrêxa Hài Đồng Giêsu Thánh Nhan, Rel. carm. ind.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Người tín hữu giáo phận Lyon bày tỏ lòng biết ơn các linh mục
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
07:10 05/05/2010
Người tín hữu giáo phận Lyon bày tỏ lòng biết ơn các linh mục

Lyon, Pháp quốc - Đức Hồng Y Philippe Barbarin, Tổng Giám Mục giáo phận Lyon đã giới thiệu trên mục TV của trang mạng giáo phận về lễ truyền chức linh mục tới đây và xin các tín hữu trong giáo phận bày tỏ lòng biết ơn đối với các linh mục mà họ đã gặp.

Ngài cũng nhắc đến chuyến hành hương tới Ars do giáo tỉnh Lyon tổ chức trong khuôn khổ Năm Linh Mục và nhân dịp kỷ niệm 150 năm ngày qua đời của cha thánh Gioan Maria Vianney. « Có hàng ngàn điều cần học hỏi nơi vị Quan Thầy các linh mục », Đức Hồng Y nhấn mạnh.

Được biết, chuyến hành hương này sẽ diễn ra vào ngày 8 tháng năm tới đây với chủ đề « Hãy xin thì sẽ được ». Theo dự kiến, có khoảng 10 ngàn người trong 11 giáo phận cùng tham gia. Tất cả các đoàn hành hương của mỗi địa phận trong giáo tỉnh sẽ có mặt tại Ars vào buổi chiều để cùng đi rước di hài thánh Gioan Maria Vianney, để cùng nghe các lời chứng, cũng như tham dự các hoạt động liên quan và cùng tham dự thánh lễ vào cuối ngày.

Nói về thánh lễ truyền chức linh mục vào cuối tháng Sáu tới đây, vị giám mục thành Lyon cho biết sẽ chỉ có một thánh lễ truyền chức duy nhất trong năm nay chung cho toàn địa phận và các dòng tu nằm trên địa bàn Lyon. Vì thế, bên cạnh các ứng viên thừa tác vụ linh mục triều còn có các ứng viên linh mục thuộc các dòng Anh em Đức Mẹ về Trời, Salêdiêng, cộng đoàn Chemin Neuf. Ngoài ra còn kể đến một chủng sinh người Haiti, theo chương trình đào tạo tại Lyon, cũng sẽ được chịu chức trong đợt này theo như mong muốn của giám mục tại địa phận gốc.

Để tỏ lòng biết ơn đối với các linh mục, tại trang mạng giáo phận, một chuyên mục phục vụ công tác truyền thông cho phép các tín hữu ghi tên các linh mục mình quen biết hoặc các lời chứng về linh mục mà mình mắt thấy tai nghe.

Tấm biểu ngữ có ghi tên các linh mục sẽ được trưng lên tại nhà thờ chính tòa trong dịp lễ truyền chức vào ngày 26 tháng Sáu tới đây. Ngoài ra, tên của các ngài còn được khắc ghi trên những trang sổ vàng.

Đức Hồng Y Barbarin mời gọi các tín hữu khi nhìn vào các linh mục biết tạ ơn Thiên Chúa vì các ngài là những người quản lý các ân sủng qua thừa tác vụ linh mục.

Sau cùng vị Tổng Giám Mục Lyon đề nghị mọi người cầu nguyện cho các linh mục tiếp tục vững bước trên con đường của mình, thương yêu các ngài như anh em và xin Thiên Chúa đoái thương các linh mục để họ luôn giữ được một tâm hồn của người phục vụ.

Trong thời gian vừa qua, các phương tiện truyền thông liên tục công kích Giáo Hội chỉ vì gương mù của thiểu số các linh mục. Việc làm thiết thực trên đây của giáo phận Lyon cộng với chuyến hành hương mang tầm cỡ giáo tỉnh không chỉ là nguồn động viên đáng kể cho các linh mục mà còn có tác dụng rất lớn trong việc cổ võ ơn gọi cho các bạn trẻ.
 
Các Linh Mục Ba Lan hành hương Częstochowa
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
08:35 05/05/2010
ROMA, (zenit.org) - « Sự trung thành của Đức Kitô, sự trung thành của linh mục » là chủ đề chính của chuyến hành hương linh địa Đức Mẹ Đen và Jasna Gora mới đây tại Czestochowa dành cho các linh mục Ba Lan nhân dịp Năm Linh Mục.

Chuyến hành hương đã diễn ra trong hai ngày 30 tháng Tư và ngày 1 tháng Năm với buổi canh thức tại linh địa Đức Mẹ Đen, và buổi cầu nguyện cho các linh mục tại nhà thờ chính tòa Thánh Gia Nazareth của giáo phận Czestochowa. Khoảng 50 giám mục và 3000 linh mục tham dự. Đặc biệt, cần phải kể đến sự hiện diện của hai Đức Hồng Y Claudio Hummes, Tổng Trưởng Bộ Giáo Sĩ; Stanisław Dziwisz, nguyên thư ký của Cố Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đương kim Tổng Giám Mục giáo phận Krakow.

Ngoài ra, còn có cuộc rước di hài thánh Gioan Maria Vianney từ phía nhà thờ chính tòa đến tận Jasna Góra do hai Đức Hồng Y và Đức Cha Stanisław Nowak, Tổng Giám Mục giáo phận Czestochowa chủ sự.

Trong bài giảng, Đức Hồng Y Hummes đã thúc giục các linh mục Ba Lan đem Tin Mừng đến tất cả những nơi khác nhau trong đời sống xã hội, trong các nền văn hóa và cho tất cả những ai chưa được nhận biết Thiên Chúa: « Chúng ta cần phải đi đến tận các gia đình, các môi trường làm việc, trường học, giới sinh viên ».

Vị Tổng Trưởng Bộ Giáo sĩ cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng về việc truyền giáo, về việc hoạt động tông đồ và rao giảng Phúc Âm của các linh mục Ba Lan, đồng thời nhấn mạnh rằng « khi một linh mục có lòng can đảm, phấn khởi và đức tin, ngài sẽ hoàn thành sứ mạng của mình và thấy được ý nghĩa đích thực của căn tính trong thiên chức linh mục ».

Trong bài giảng, vị Giám chức cấp cao của Tòa Thánh cũng không quên nhắc đến Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, người tôi tớ Thiên Chúa; Đức Hồng Y Stefan Wyszyński, được biết đến như là Vị Giáo Chủ của thiên niên kỷ; và cha Jerzy Popiełuszko, linh mục tử đạo.

Bức điện thư đặc biệt của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI gửi các linh mục Ba Lan cũng được đọc trong dịp hành hương này.

Kết thúc buổi hành hương, các linh mục dâng lên Đức Mẹ Đen « lời khấn hứa của các linh mục » được gói ghém trọn vẹn trong một Cuốn Sách có ghi tên gần 3000 linh mục bị giết hại thời đệ nhị thế chiến và dưới chế độ cộng sản, cũng như tên của các vị thừa sai và các chủng sinh bị ám sát.

Các linh mục cũng trao cho Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu một hộp có chứa đất tại những nơi các linh mục Ba Lan bị giết chết và bị bách hại.

Tưởng cũng nhắc lại chuyến hành hương lần cuối dành cho các linh mục Ba Lan trên phạm vi toàn quốc trước đây tại Jasna Gora vào năm 1970 đến nay đúng 40 năm.
 
Hãy nâng đỡ các Linh Mục, đặc biệt trong những thời điểm khó khăn hiện nay
Dominic David Trần
12:48 05/05/2010
Hãy nâng đỡ các Linh Mục, đặc biệt trong những thời điểm khó khăn hiện nay

Điện VATICAN, ngày 05 tháng Năm 2010 theo bản tin của Phòng Báo chí Thông tin Tòa Thánh VIS, trong buổi tiếp kiến chung hôm nay tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã chú tập nhận định vào nhiệm vụ của Linh Mục là Thánh hoá Nhân loại.

Đức Thánh Cha nêu rõ; "Thánh hoá một con người có nghĩa là đặt họ vào trong tương quan mật thiết với Chúa. Đó là cách thế mà một phần quan trọng nơi ân sủng của vị Linh mục đã lãnh nhận được là bởi ân điển của Thiên Chúa. Thiên Chúa thương trao ban cho Linh Mục và nhiệm vụ của Linh Mục là phải thiết lập quan hệ mật thiết giữa Thiên Chúa và con người trần thế. Nghĩa vụ và quan hệ này thông qua sứ vụ loan truyền Lời Chúa,.. . và đặc biệt tăng cường phụng vụ các phép Bí tích."

Đức Thánh Cha tiếp tục huấn dụ, " Trong các thập niên gần đây, đã có biết bao trường phái suy tư đã cố gắng nâng cao khiá cạnh loan báo Tin Mừng trội vượt hơn các căn tính và truyền giáo của giáo sĩ-linh mục, và còn tách biệt hẳn những điều này ra khỏi nghĩa vụ cao cả là Thánh hóa thế gian. Điều này thường được xác định là đã có một nhu cầu đòi hỏi đi vượt qua các chăm sóc mục vụ đơn thuần về Bí Tích mà thôi."

Đức Thánh Cha giải thích; " Các Thừa Tác viên Mục Vụ, Linh Mục đã được thụ phong chức thánh là đại diện Chúa Kitô, là đặc sứ của Thiên Chúa, và họ phải tiếp tục sứ mạng đã được sai đi thông qua Lời Chúa và Các Bí Tích, là hai cột trụ chính của thừa tác vụ Linh mục." Trong ý nghĩa toàn cục này Đức Thánh Cha xác định là có nhu cầu để phản tỉnh vì một trong số trường hợp cụ thể nào đó việc coi nhẹ giá trị việc thực thi Đức Tin trong " Nghĩa vụ Tư Tế, tức là nghĩa vụ phải thánh hoá căn cứ theo vai trò của Đức Chúa Kitô là Linh Mục Thượng Phẩm đời đời. munu sanctificandi" có lẽ đã không dẫn đến việc làm suy yếu Đức Tin trong hiệu qủa Cứu độ của các phép Bí tích-và phân tích cho đến cùng mà nói thì có trong hành động thực tế của Đức Chúa Kitô và Đức Chúa Thánh Thần, qua Giáo Hội và trong trần thế."

" Do đó điều quan trọng là phải cổ vũ giáo lý một cách xứng hợp để giúp cho các tín hữu thông hiểu được giá trị của các phép Bí Tích. Nhưng cũng có một điều cần thiết ngang bằng như vậy, hãy noi gương "Cha Sở thánh thiện của họ đạo Ars" là hãy sẵn lòng, hãy rộng lượng, hãy nhiệt tâm trong việc trao ban cho các tín hữu kho tàng ân sủng của Thiên Chúa đã được đặt trong tay các Linh mục chúng ta. Kho tàng ân sủng của Thiên Chúa- mà linh mục chúng ta- không phải là Ông Chủ, nhưng chúng ta chỉ là các người quản lý, người lao công có trách nhiệm chăm sóc thôi. Đặc biệt trong thời đại hiện nay của chúng ta, ở mặt này thì Đức Tin Công giáo xem chừng đang suy yếu- ngược lại ở một mặt khác lại có một nhu cầu rõ rệt và khắp nơi đi tìm Tính chất thánh thiêng, tìm hiểu Linh Đạo của Chúa. Vì vậy điều cần thiết cho cá nhân mỗi vị linh mục giáo sĩ phải luôn nhớ rằng thừa tác vụ loan báo Tin mừng Cứu Độ và Phụng Tự không bao giờ tách biệt và rằng các giáo sĩ linh mục phải xiển dương và thực thi các mục vụ về Bí tích thật thanh khiết và lành mạnh để hình thành và kiện cường đoàn Dân Chúa và giúp đỡ họ trải nghiệm đủ về mặt Phụng Vụ... và thông hiểu được rằng các Bí Tích là các ân sủng của Thiên Chúa trao ban cho họ

một cách nhưng không cũng như các ích lợi thánh thiêng từ các Hy Lễ Cứu Độ của Thiên Chúa."

Đức Thánh Cha nêu bật cách thế mà " mỗi vị Linh Mục giáo sĩ phải biết là cá nhân mỗi giáo sĩ linh mục không chỉ là một công cụ như một vật phàm hèn trong tay Chúa nhưng Linh Mục và Giáo sĩ thật sự là một khí cụ cần thiết cho mọi hành động mang tính

Cứu độ của Thiên Chúa. Nhận biết được ý thức này phải làm cho các Linh Mục Giáo Sĩ trở nên khiêm tốn và khoan dung độ lượng trong việc phụng vụ các Phép Bí Tích, tôn trọng các quy định thuộc về Giáo Luật và cũng thuyết phục các linh mục giáo sĩ một cách

vững vàng rằng Nhiệm vụ được sai đi của Linh mục giáo sĩ là để bảo đảm rằng con người trần thế khi đã hiệp nhất với Thiên Chúa, có thể tự kính dâng chính họ lên trước thiên nhan Thiên Chúa như là một Hy Lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa."

Khi trả lời cho thừa tác vụ Linh Mục của chính cá nhân ngài thì Đức Thánh Cha cũng qua đó khích lệ toàn thể hàng giáo sĩ " thực thi Phụng Tự và Phụng Vụ Bí Tích với tất cả niềm hoan lạc và yêu thương trong Chuá Kitô." Đức Thánh Cha cũng lập lại lời kêu gọi

" trở về với việc Xưng Tội và Giải Tội, như là nơi kính mừng Bí Tích Hòa Giải " và cũng là nơi cư ngụ, là chốn náu thân thường xuyên hơn cho những tín hữu có thể tìm được sự thương xót, sự ủi an, sự thanh thản, tự chính họ cảm nhận họ được Thiên Chúa thương

yêu và hiểu rõ lòng họ và họ cảm nghiệm được sự hiện diện của Lòng Chúa Thương Xót vô biên bên cạnh sự hiện diện của Thiên Chúa trong Bí Tích Thánh Thể."

Đức Thánh Cha nói ngài cũng "ân cần mời gọi cá nhân mỗi Linh Mục Giáo Sĩ cử hành và sống Bí tích Thánh Thể kiện cường hơn. Vì các Linh Mục đã được ơn gọi để trở nên những người phụng vụ cho Mầu nhiệm vĩ đại này trong cả Bí tích và trong đời sống."

Cùng tương tự như vậy, "việc cố gắng trở nên hoàn hảo về mặt đạo đức phải luôn náu ẩn trong mỗi trái tim linh mục thực ssự là điều không thể thiếu được." bởi vì "Đó là một gương mẫu của Đức Tin, và là một chứng nhân của Thánh hóa mà đoàn Dân Chúa trông đợi từ các mục tử của họ-các linh mục quản xứ."

Để kết luận, Đức Thánh Cha kêu gọi toàn thể các tín hữu " nên nhận biết được ân điển lớn lao nhất mà các linh mục giáo sĩ đại diện cho Giáo Hội và thế trần. Thiên Chúa tiếp tục cứu rỗi nhân loại thông qua thừa tác vụ của các Linh mục, để làm cho chính Thiên Chúa hiện diện, được thánh hóa. Hãy tạ ơn Thiên Chúa và trên hết mọi sự gắn bó với các Linh mục của các con bằng lời cầu nguyện và giúp đỡ các Linh Mục và Giáo Sĩ, đặc biệt trong những thơì điểm khó khăn hiện nay để cho các Linh Mục-Giáo Sĩ có thể vững mạnh hơn trong vai trò của họ là mục tử nhân hậu như lòng Chúa mong ước."

Dominic David Trần
 
160.000 người sẽ tham dự thánh lễ của Đức Thánh Cha tại Lisbonne
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
16:18 05/05/2010
160.000 người sẽ tham dự thánh lễ của Đức Thánh Cha tại Lisbonne

Khoảng 160.000 người sẽ có mặt tại khu vực Terreiro do Paço và vùng lân cận để tham dự thánh lễ do Đức Thánh Cha chủ sự tại Lisbonne vào ngày 11 tháng năm tới đây.

Ban tổ chức thánh lễ cho biết sẽ không hề có sự hạn chế lối vào tham dự thánh lễ. Có khoảng 3.000 tình nguyện viên phục vụ cho thánh lễ. Theo dự kiến, sẽ có những khu vực ưu tiên cho những người khó khăn trong việc mặt di chuyển, có chỗ dành riêng cho giới trẻ và các em nhỏ gần với khu vực bàn thờ.

Xung quanh khu vực diễn ra thánh lễ được trang bị âm thanh cùng những màn hình khổng lồ để những ai không ở phía bên trong lễ đài cũng có thể tham dự thánh lễ.

Cha Mário Rui, trưởng ban tổ chức cho biết việc trả giá cho thánh lễ hầu như là con số 0, vì nhờ vào lòng tốt của các công ty, hoặc đến từ việc bán các sản phẩm liên quan.

Tiền quyên góp trong thánh lễ thu được sẽ dùng để trang trải cho các chi lên đến khoảng 200.000 euros.

Ước tính 300 giáo xứ của Lisbonne đã nhận được tờ thông tin về chương trình của Đức Thánh Cha trong ngày 11 tháng Năm.

Đức Hồng Y Giáo Chủ José Policarpo đã mời gọi các tín hữu có mặt trong dịp này đặc biệt là trong thánh lễ tại Terreiro do Paço. « Ước mong tất cả mọi người đều có thể đến Lisbonne để cùng cầu nguyện với Đức Thánh Cha. Lisbonne sẵn sàng đón tiếp quý vị. Theo dõi trên truyền hình thì hoàn toàn là điều khác. Đức Thánh Cha cần được cảm thấy chúng ta ở bên ngài, quy tụ bên ngài như những chi thể của Giáo Hội », Đức Hồng Y đã viết trong thông điệp mời gọi các thành phần Dân Chúa tham gia.

Về phần mình, Đức Cha Jorge Ortiga, Tổng Giám Mục giáo phận Braga, Chủ Tịch HĐGM Bồ Đào Nha đã khẳng định rằng chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha sẽ « nguồn trợ lực rất lớn về tinh thần cũng như về phương diện Hội Thánh cho Giáo Hội địa phương ». Đức Cha Ortiga cho rằng Giáo Hội Bồ Đào Nha « nhìn sự kiện này với một niềm hân hoan vô tận », đồng thời đề nghị dân chúng đón tiếp Đức Thánh Cha với một bầu không khí của lễ hội, nhưng cũng cần chuẩn bị lãnh hội sứ điệp mà Ngài đem tới.

« Tự đáy lòng, chúng tôi muốn bước đi với Đức Thánh Cha trong cầu nguyện, lại vừa mở lòng ra với tất cả những gì Ngài thông chuyển, nhất là trong những thời điểm ý nghĩa nhất của chuyến viếng thăm », Đức Cha Chủ Tịch HĐGM Bồ Đào Nha bày tỏ.

Các nhà tổ chức chuyến viếng thăm này mong muốn phổ biến các tin tức liên quan đến Đức Thánh Cha trên trang Twitter tại địa chỉ http://twitter.com/bentoxvi_pt. Một trang truyền tải về các chuyến viếng thăm này cũng được quảng bá trên Face book tại địa chỉ http://www.facebook.com/home.php?#!/event.php?eid=111487195535141&ref=ts.

Một tư tưởng của Đức Thánh Cha về những chủ đề có liên hệ mật thiết với tính thời sự sẽ được công bố mỗi ngày: vấn nạn về Châu Âu, Thiên Chúa là ai, tình yêu là gì, Đức Thánh Cha nghĩ gì về tội lỗi, xưng tội là gì.

Theo http://zenit.org/article-24308?l=french
 
Linh mục là người tiếp nối sứ mệnh của Chúa Giêsu thánh hóa con người và thế giới
Linh Tiến Khải
16:51 05/05/2010
Linh mục là người tiếp nối sứ mệnh của Chúa Giêsu thánh hóa con người và thế giới qua việc loan báo Lời Chúa và ban phát các Bí Tích, đặc biệt là Bí Tích Thánh Thể và Bí Tích Hòa Giải.

Đức Thánh Cha đã khẳng định như trên trước gần 20.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung tại quảng trường Thánh Phêrô sáng thứ tư 5-5-2010.

Như đã biết Đức Thánh Cha vừa mới viếng thăm mục vụ tổng giáo phận Torino về nên trong bài huấn dụ ngài đã chia sẻ với tín hữu vài cảm tưởng của chuyến viếng thăm và nói về nhiệm vụ thứ hai của linh mục là nhiệm vụ thánh hóa con người, đặc biệt là qua các Bí tích và việc phụng tự của Giáo Hội.

Trong chuyến viếng thăm Đức Thánh Cha đã kính viếng Tấm Khăn Liệm Thánh thành Torino, hiệp ý với hơn 2 triệu tín hữu cũng đang kính viếng Tấm Khăn Liệm trong những ngày này. Ngài nói Tấm Khăm Liệm ấy có thể dưỡng nuôi đức tin và củng cố lòng đạo đức Kitô, vì nó thúc đẩy tín hữu tiến tới với gương mặt của Chúa Kitô, tiến tới với Thân Xác Chúa Kitô chịu đóng đanh và phục sinh, và chiêm niệm Mầu Nhiệm Phục Sinh là trung tâm Sứ Điệp Kitô. Chúng ta là chi thể của Thân Mình Chúa Kitô phục sinh, hoạt động trong lịch sử, mỗi người theo nhiệm vụ riêng mà Chúa Kitô đã giao phó.

Đề cập tới nhiệm vụ của linh mục là thánh hóa con người Đức Thánh Cha nói ”Thánh” là phẩm chất chuyên biệt của Thiên Chúa, nghĩa là sự thật tuyệt đối, lòng lành, tình yêu, vẻ đẹp và ánh sáng tinh tuyền. Ngài định nghĩa nhiệm vụ này của linh mục như sau:

Thánh hóa một người như thế có nghĩa là đặt để người đó tiếp cận với Thiên Chúa, với bản chất của Người là ánh sáng, sự thật, tình yêu tinh tuyền. Và đương nhiên là sự tiếp cận ấy biến đổi con người. Trong thời xa xưa người ta xác tín rằng không ai có thể trông thấy Thiên Chúa mà không chết ngay tức khắc. Vì sức mạnh chân lý và ánh sáng của Ngài qúa vĩ đại! Nếu con người đụng chạm tới luồng sáng tuyệt đối ấy thì sẽ không thể sống còn. Đàng khác cũng lại có xác tín rằng không có sự tiếp cận tối thiểu với Thiên Chúa, thì con người cũng không thể sống được. Như thế vấn nạn là làm sao con người có thể tìm ra sự tiếp cận với Thiên Chúa, là nền tảng mà không chết ngộp vì sự vĩ đại của Thiên Chúa. Đức tin của Giáo Hội nói với chúng ta rằng chính Thiên Chúa đã tạo ra sự tiếp cận biến đổi chúng ta từ từ trở thành hình ảnh của Ngài.

Tự mình không ai có thể đặt để người khác trong sự tiếp cận với Thiên Chúa. Một phần chính ơn thánh của chức linh mục là nhiệm vụ tạo ra sự tiếp sự tiếp cận ấy. Điều này được thực hiện trong việc loan báo lời Chúa, qua đó ánh sáng của Chúa đến gặp gỡ chúng ta. Nó được thực hiện một cách sâu đậm trong các Bi Tích. Việc dìm mình vào trong Mầu Nhiệm vượt qua cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô xảy ra trong Bí Tích Rửa Rội, được củng cố trong Bí Tích Thêm Sức và trong Bí tích Hòa Giải, và được dưỡng nuôi bởi Bí Tích Thánh Thể, là Bí Tích xây dựng Giáo Hội như là Dân của Thiên Chúa, Thân Mình của Chúa Kitô, Đền Thờ của Chúa Thánh Thần (x. Gioan Phaolo II, Tông Huấn Pastores gregis, s.32). Như thế, chính Chúa Kitô thánh hóa, nghĩa là lôi kéo chúng ta vào trong phạm vi của Thiên Chúa. Nhưng trong lòng thương xót vô cùng, Ngài kêu gọi một số người ”ở” với Ngài (x. Mc 3,14) và qua Bí tích Truyền Chức, trở thành những người chia sẻ Chức Linh Mục của chính Ngài, mặc cho sự nghèo nàn nhân loại, trở thành các thừa tác viên của sự thánh hóa ấy, phân phát các mầu nhiệm của Chúa, là các cây cầu của sự gặp gỡ với Chúa, làm trung gian giữa Thiên Chúa và con người và giữa con người với Thiên Chúa.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: trong các thập niên qua người ta có khuynh hướng đề cao chiều kích loan báo trong căn tính và sứ mệnh linh mục, tách rời khỏi nhiệm vụ thánh hóa, viện cớ là phải thắng vượt một kiểu mục vụ thuần túy bí tích. Nhưng có thể thi hành chức Thừa Tác Linh Mục bằng cách thắng vượt mục vụ bí tích hay không? Như trình thuật trong các Phúc Âm, Chúa Giêsu khẳng định rằng việc loan báo Nước Thiên Chúa là mục đích sứ mệnh của Người, nhưng nó không chỉ là một diễn văn, mà cũng bao gồm hành động của Người nữa. Các dấu chỉ, các phép lạ mà Chúa Giêsu thực hiện cho thấy rằng Nước Chúa đến như một thực tại hiện diện, và sau cùng trùng hợp với chính con người của Ngài, với việc trao ban chính Ngài. Điều này cũng đúng đối với chức thừa tác linh mục: linh mục đại diện Chúa Kitô, Đấng được Thiên Chúa Cha sai đi, và tiếp tục sứ mệnh của Chúa, qua ”lời nói” và ”bí tích” trong toàn thể thân xác và linh hồn, dấu chỉ và lời nói.

Có lẽ chính việc đánh giá thấp nhiệm vụ thánh hóa đã khiến cho niềm tin nơi sự hữu hiệu cứu rỗi của các Bí Tích bị suy yếu đi, và nói cho cùng cũng khiến cho niềm tin nơi hoạt động của Chúa Kitô và của Thần Khí Ngài qua Giáo Hội, trong thế giới bị suy yếu đi.

Chỉ có Đức Giêsu thành Nagiarét là Chúa và là Đức Kitô bị đóng đinh và phục sinh mới có thể cứu rỗi thế giới và con người. Mầu nhiệm cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô đem lại ơn cứu độ là nơi hoạt động của Chúa Kitô qua Giáo Hội, đặc biệt là trong Bí Tích Thánh Thể, khiến cho lễ tế hy hiến cứu chuộc của Chúa Kitô hiện thực, và trong Bí Tích Hòa Giải, trong đó từ cái chết của tội lỗi con người trở lại cuộc sống mới, cũng như trong mọi cử chỉ bí tích thánh hóa khác (PO, 5).

Vì thế cần phải thăng tiến một nền giáo lý thích hợp để giúp tín hữu hiểu gía trị của các Bí Tích, và noi gương Cha Sở Thánh họ Ars, sẵn sàng quảng đại chú ý tới việc phân phát cho các tín hữu các kho tàng ơn thánh mà Thiên Chúa đặt để trong tay chúng ta, và chúng ta không phải là chủ nhân mà chỉ là các người quản lý. Đặc biệt trong thời đại của chúng ta ngày nay, một đàng xem ra có sự yếu kém của đức tin, mặt khác có nhu cầu kiếm tìm tu đức, mỗi một linh mục phải nhớ rằng loan báo truyền giáo, phụng tự và các bí tích không bao giờ được tách rời nhau trong sứ mệnh của linh mục. Và phải thăng tiến việc mục vụ bí tích để đào tạo dân Chúa và giúp họ sống tràn đầy Phụng Vụ, việc phụng tự của Giáo Hội và các Bí Tích như là các ơn nhưng không của Thiên Chúa, các hành động tự do và hữu hiệu trong hoạt động cứu độ của Ngài.

Sau khi nhắc cho các linh mục biết rằng trong Bí Tích chính Thiên Chúa hoạt động chứ không phải con người, và linh mục người ban bí tích chỉ là dụng cụ, tuy cần thiết Chúa dùng để ban ơn cứu độ, nhưng chỉ là dụng cụ. Vì thế các linh mục phải quảng đại và khiêm tốn trong việc ban các Bí Tích, tôn trọng các khoản của Giáo Luật và phải xác tín rằng sứ mệnh của mình là làm sao để cho tất cả mọi người được kết hiệp với Chúa Kitô, có thể tự hiến cho Thiên Chúa như bánh sống động và thánh thiện đẹp lòng Ngài (x. Rm 12,1). Rồi Đức Thánh Cha khuyến khích các linh mục như sau:

Các linh mục thân mến, hãy sống Phụng Vụ và phụng tự với niềm vui và tình yêu thương: đó là hành động mà Chúa Phục Sinh thi hành trong quyền năng của Chúa Thánh Thần nơi anh em, với anh em và cho anh em. Tôi muốn lập lại lời kêu gọi mới đây: ”hãy trở lại tòa giải tội, như nơi cử hành Bí Tích Hòa Giải, và cũng như là nơi trong đó anh em hãy ở thường xuyên hơn, để tín hữu có thể tìm thấy lòng xót thương, lời khuyên nhủ ủi an, cảm thấy được Thiên Chúa yêu thương và hiểu biết và sống kinh nghiệm sự hiện diện Lòng Từ Bi Chúa, bên cạnh sự Hiện Diện thực sự của Thánh Thể” (Diễn văn nói với các viên chức Tòa Ân Giải 11-3-2010). Tôi cũng muốn mời gọi mọi linh mục cử hành và sống sâu đậm Thánh Thể, là trọng tâm của nhiệm vụ thánh hóa: chính Chúa Giêsu muốn ở với chúng ta, sống trong chúng ta, tự ban chính Ngài cho chúng ta, cho chúng ta thấy lòng từ bi vô biên và sự hiền dịu của Thiên Chúa.

Kết thúc bài huấn dụ Đức Thánh Cha mọi gọi tín hữu ý thức được ơn lớn lao mà Chúa ban cho Giáo Hội và thế giới là các linh mục: qua chức thừa tác của các vị Chúa tiếp tục cứu rỗi con người, hiện diện và thánh hóa con người. Anh chị em hãy biết cám tạ Thiên Chúa, và nhất là hãy biết sống gần gũi với các linh mục với lời cầu nguyện và sự nâng đỡ, đặc biệt trong những lúc khó khăn, để các vị luôn là Mục tử như lòng Chúa mong muốn.

Sau khi chào các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau Đức Thánh Cha đã cất Kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người
 
Nước Cộng hoà mới: Sự suy tàn của Giáo hội châu Âu
Phụng Nghi
20:14 05/05/2010
Nhận định của Philip Jenkins

Rõ rệt đây là những ngày u ám đối với Giáo hội Công giáo Roma. Trải qua hơn một thập niên, giáo hội Hoa kỳ đã bị tấn công bằng những cáo buộc lạm dụng tính dục và bị tàn hại do hậu quả của những vụ kiện tụng. Tòa thánh Vatican thường tự an ủi với niềm tin rằng đây chỉ là một cuộc khủng hoảng riêng biệt ở Mỹ, thế nhưng, năm nay, những trường hợp lạm dụng tương tự như thế đã nổi lên khắp cả châu Âu – đau đớn nhất là tại Ái nhĩ lan, là một trong những quốc gia trung thành với đạo Công giáo nhất thế giới. Ở khắp cả châu lục này, các vị giám mục đang phải đối đầu với những đòi hỏi phải từ chức, trong khi đó giới phê bình chỉ trích còn thúc giục chính Đức giáo hoàng Benedict nên cứu xét đến chuyện bước xuống. Một số nhà bình luận của giới truyền thông còn đặt câu hỏi xem Giáo hội có thể sống còn qua cơn khủng hoảng này hay không.

Nhưng những chứng cứ hiển nhiên nhất cho thấy Giáo hội sẽ tồn tại lâu bền và ngay cả chuyện còn hưởng được một cuộc nở rộ có tính cách lịch sử nữa – không phải ở những nơi chốn giáo hội đã phát triển trong lịch sử. Từ nhiều năm, trọng tâm của Giáo hội đã di chuyển khỏi châu Âu, hướng về phía nam tới châu Phi và châu Mỹ Latinh. Một số nhà quan sát Giáo hội đã nhận xét là Tòa thánh Vatican nay đặt không đúng chỗ: Nó cách vùng đất quê hương đang nổi trội lên quá xa ở phía bắc tới 2000 miles. Những tai tiếng về cuộc lạm dụng tính dục mới đây sẽ làm tăng mau cuộc chuyển đổi căn cơ này, làm mất thế giá của giới ưu tú già nua ở châu Âu và mở cửa cho một thế hệ mới các nhà lãnh đạo, những người hòa hợp được nhu cầu và mối quan tâm của các tín hữu ở phía nam bán cầu nhiều hơn. Nói đúng ra, thế giới Công giáo sẽ hoàn toàn quay ngược chiều xuống phía dưới.

Hàng bao thế kỷ, Giáo hội Công giáo mạnh nhất là ở châu Âu, điều này không còn ai thắc mắc. Năm 1900 châu lục này chiếm 2/3 số tín hữu gần 270 triệu người của Giáo hội. Châu Mỹ La tinh có 70 triệu, trong khi châu Phi gần như trống rỗng trên bản đồ với chỉ chừng 2 triệu tín đồ. Năm 1920, một triết nhân người Pháp gốc Anh, ông Hilaire Belloc, phát biểu như một tuyên ngôn: “Đạo là châu Âu và châu Âu là Đạo.”

Kể từ đó, và đặc biệt kể từ những năm 1960, đạo Công giáo đã và đang di chuyển xuống phía nam. Một phần, là do công tác rao truyền Tin mừng được Giáo hội và các dòng tu bảo trợ; số những người mới trở lại theo đạo, chẳng hạn, đã đột biến cao tại châu Phi. Nhưng sự chuyển đổi theo dân số học cũng đã góp phần. Trong lúc dân số tăng một cách khiêm tốn tại châu Âu, thì nó lại bùng nổ tại phía nam hoàn cầu – và số người Công giáo đã tăng nhanh. Ngày nay, thế giới có 900 triệu người Công giáo nhiều hơn năm 1900, nhưng trong số này chỉ có 100 triệu là số gia tăng tại châu Âu.

Một phần, đạo Công giáo tại châu Âu đã bị giảm sút vì khuynh hướng tục hoá nói chung và và sự thờ ơ đối với tôn giáo của dân chúng. Chẳng hạn, bằng chứng là trong cuộc thăm dò mới đây cho biết chỉ có phân nửa số người Pháp cho rằng mình có đạo Công giáo – giảm xuống từ 80% vào hai thập niên trước đây. Cũng còn có một sự giảm sút lớn lao trong việc thực hành đức tin. Đặc biệt là tại vùng Tây Âu, hàng triệu người Công giáo chỉ còn là thành viên của Giáo hội theo ý nghĩa kỹ thuật, tức là đã có rửa tội; họ không bao giờ lai vãng đến cửa nhà thờ, và không ủng hộ các chính sách chính thức của Giáo hội về những vấn đề luân lý hoặc tính dục. Vào đầu thiên niên kỷ này, chỉ có chừng 18% người Công giáo tại Tây ban nha và 12% tại Pháp cho biết có đi lễ hàng tuần; những con số này tại Đức, Áo và Hòa lan là gữa 10% và 15%.

Châu Mỹ Latinh, ngược lại, cho đến nay là khu vực có nhiều người Công giáo nhất. Sự tăng trưởng dân số mau chóng trong thế kỷ trước đã đưa con số chính thức các tín hữu lên tới gần 460 triệu người, và con số này sẽ còn tăng lên đến 600 triệu trong vòng hai thập niên tới đây – để chiếm 45% tổng số người Công giáo trên thế giới. Thống kê của Tòa thánh Vatican cho thấy Ba tây là quốc gia đông người Công giáo nhất, với 160 triệu tín đồ, chiếm gần 85% dân số nước này. (Những ước tính đáng tin cậy hơn nói rằng có 65% dân số Ba tây là người Công giáo, vì một số giáo hội Tin Lành đang có sự gia tăng những người theo. Dù thế, số người Công giáo tại nước này vẫn là một con số lớn lao.)

Trong khi đó, châu Phi lại là sân khấu của một cuộc cách mạng tôn giáo. Suốt thế kỷ 20, số người theo Kitô giáo nở rộ khắp cả châu lục này, đặc biệt là người Công giáo. Năm 2000, châu Phi có 130 triệu người Công giáo. Con số này, theo lời ông John Allen, Jr., một quan sát viên tại Vatican, nói trong cuốn sách của ông nhan đề Giáo hội Tương lai, là một sự tăng trưởng với tỷ lệ 6.700%. (sáu ngàn bẩy trăm phần trăm). Vào khoảng năm 2025 sẽ có ít nhất 220 triệu người Phi châu theo đạo Công giáo, làm cho châu lục này chiếm 1/6 tổng số người trong Giáo hội toàn cầu. (Chúng tôi nói “ít nhất” là vì Giáo hội châu Phi dường như không có khả năng tính đúng được số tín đồ vì thiếu cơ cấu để theo dõi các biến chuyển xảy ra. Theo cuộc thăm dò của Viện Gallup Thế giới, con số người châu Phi khai rằng mình theo Công giáo nay đã đạt tới 200 triệu rồi. Con số này cao hơn tất cả các số lượng chính thức của Giáo hội đưa ra tới hơn 20%.)

Theo dự phóng, vào năm 2050, châu Phi sẽ có số tín hữu Công giáo nhiều hơn cả châu Âu rất nhiều. Quả vậy, dự kiến cho thấy rằng, vào thời điểm nửa thế kỷ 21, châu Âu chỉ còn chiếm khoảng 1.5% tổng số người theo đạo Công giáo – và trong số này, nhiều người lại là di dân đến từ châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh.

Vì thế, Giáo hội Công giáo sẽ vẫn giữ vai trò chính yếu – còn gần như chính yếu – trong nền kinh tế tâm linh của thế giới, nhưng Giáo hội sẽ có một thực thể rất là khác biệt. Và sự chuyển biến này sẽ chỉ được làm cho mau chóng hơn lên bởi cuộc khủng hoảng về lạm dụng tính dục hiện nay.

Những tai tiếng về lạm dụng trước đây, như những vụ xảy ra tại Hoa kỳ vào đầu những năm 2000, đã không có tác động rõ rệt trên số người theo đạo tại châu Âu. Thế nhưng những cáo buộc gần đây, lấn tới Đức, Ái nhĩ lan, Bỉ và các quốc gia khác ở châu Âu, đã vang động sâu xa khắp cả châu lục, đặc biệt là từ khi các cáo buộc về sự lơ là của các viên chức dường như chiếu thẳng tới chính Đức giáo hoàng. Hậu quả sẽ đặc biệt mạnh tại vùng Tây Âu, là nơi giới truyền thông có sức mạnh đáng kể, đang không ngừng đối nghịch với hàng giáo phẩm Công giáo và ngay cả với chính Giáo hội nữa.

Chúng tôi không thể đo lường chính xác xem hậu quả của cuộc khủng hoảng này sẽ tác động như thế nào trên số người theo đạo tại châu Âu – tuy rằng, theo Viện Forsa, có thể có tới ¼ số người Công giáo tại Đức đang xem xét việc rời bỏ Giáo hội. Tối thiểu ra, cuộc khủng hoảng cũng có thể đã làm cho những người Công giáo nguội lạnh xa lánh Giáo hội rồi và đặt ra ngoài lề thiểu số người giữ đạo sốt sắng. Nó cũng sẽ làm giảm thiểu nặng nề đến vấn đề tài chánh của Giáo hội, đặc biệt là ở những nơi người công dân chọn lựa cung ứng một phần thuế họ đóng cho các công tác tôn giáo và từ thiện: Hãy chờ đợi xem một phần lớn các quỹ này không còn dành cho các công tác của Công giáo.

Tường thuật của giới truyền thông về vụ lạm dụng cũng như đáp ứng khiếm khuyết của Vatican cũng sẽ cung cấp dư dật võ khí cho những ai muốn đưa tôn giáo ra khỏi lãnh vực chính trị. Các đối thủ của Giáo hội tại châu Âu sẽ thấy dễ dàng hơn khi muốn làm im tiếng nói của Vatican trong các luật lệ tương lai liên quan đến những vấn đề như phá thai, hôn nhân và con nuôi đồng tính, các kỹ thuật sinh sản. Trong bất cứ tình huống gây tranh cãi này, cuộc xung đột cũng dễ đoán trước được: Khi các nhà lãnh đạo Giáo hội trưng dẫn lý do bảo vệ trẻ em và các quyền lợi của chúng làm lý do để ủng hộ hay để phản đối các chính sách, thì những nhà chỉ trích thế tục sẽ chỉ ngay ra rằng các giám mục, các hồng y đã không phải lúc nào cũng quan tâm đến phúc lợi của trẻ thơ như thế. Đó là một sự phê bình chỉ trích khó mà phản công lại được.

Nhưng những hậu quả của cuộc khủng hoảng lạm dụng sẽ ít hơn rất nhiều tại châu Phi và châu Mỹ La tinh, nơi những người trung thành theo đạo vẫn liên quan mật thiết với các hệ thống phức tạp của xã hội và gia đình. (Chẳng hạn, đạo Công giáo tại châu Phi vẫn còn gắn bó với sự trung thành đối với gia đình, khu vực địa phương và chủng tộc, một thứ địa lý và lịch sử thánh thiêng -- rất giống như hệ thống đã có tại châu Âu vào những thế kỷ đã qua). Giới truyền thông thế tục cũng không được hưởng sự hiện diện lan tỏa rộng lớn tại châu Phi và Mỹ La tinh như tại châu Âu, và Giáo hội có những tiếng nói riêng mạnh mẽ trong giới truyền thông để bảo vệ đức tin. Nếu những tiết lộ về lạm dụng có đưa một số người Công giáo rời xa Giáo hội – và có thể là sang các đạo đối nghịch khác – thì những người đó có lẽ dù sao cũng đã trên chiều hướng đào ngũ rồi; những điều phanh phui chỉ như là cú đẩy thêm cho trót.

Quả thực, khi mà cuộc khủng hoảng làm tăng nhanh sự khuyết tàn của ảnh hưởng Công giáo tại châu Âu, nó lại làm củng cố những mầm rễ mới của Giáo hội tại phương nam. Số người theo đạo sẽ tiếp tục gia tăng và phẩm trật của Giáo hội sẽ không ngừng hình thành bằng các giáo sĩ phía nam. Khi đến ngày giờ lựa chọn một người thay thế Đức giáo hoàng Benedict XVI, các hồng y, là những người thấu đáo hậu quả cuộc khủng hoảng lạm dụng, có thể sẽ xem xét đến các ứng viên quốc tế có nhiều sáng kiến hơn, không bị ô nhiễm bởi những liên hệ với châu Âu. Một vị giáo hoàng gốc châu Mỹ Latinh có lẽ sẽ là một sự chọn lựa. Vì thế, khi ước đoán Giáo hội sẽ như thế nào vào năm 2050, John Allen tưởng tượng thấy một vị giáo hoàng người gốc châu Phi, tượng trưng cho phúc lợi của châu lục quê hương của ngài trên sân khấu thế giới. Rất có thể rằng cuộc khủng hoảng lạm dụng sẽ đẩy cho kịch bản này đến gần hơn với thời gian hiện tại; kỳ tới, khi các vị hồng y phải lựa chọn một nhà lãnh đạo mới cho Vatican, các vị đó có thể hỏi: tại sao lại không phải là một người châu Phi nhỉ?

Đến lúc đó, có lẽ, một lý thuyết gia sắc sảo nào đó sẽ có thể khoa trương: ”Châu Phi là Đức Tin.” Và ai dám chất vấn lời tuyên bố như thế?

Nguồn: Philip Jenkins / The New Republic: The End Of The European Church /National Public Radio
 
Top Stories
Vietnam: Côn Dâu: la police charge un cortège funéraire et s’empare de la dépouille du défunt
Eglises d’Asie
07:07 05/05/2010
VIETNAM: Côn Dâu: la police charge un cortège funéraire et s’empare de la dépouille du défunt

Eglises d’Asie, 5 mai 2010 – Une très grave confrontation a opposé, dans la matinée du mardi 4 mai, les forces de police de la ville de Da Nang à des paroissiens de Côn Dâu, alors que ceux-ci tentaient d’inhumer un mort dans le cimetière, un cimetière promis à la destruction, comme le reste du village sauf l’église, pour être remplacé par une « zone urbaine écologique », extension de la ville de Da Nang. Les forces de l’ordre ont empêché le cortège funéraire de pénétrer dans le cimetière en faisant usage de matraques et de gaz lacrymogènes. Aux alentours de midi, les policiers se sont finalement emparés du cercueil et l’ont transporté dans un lieu inconnu. Les heurts ont été très violents et, selon des informations pour le moment non confirmées, on aurait recensé près de 60 blessés.

La défunte, Mme Maria Dang Thi Tân, aussi appelée Mme Nhu, s’était éteinte, à l’âge de 82 ans, le samedi 1er mai dernier. Environ trois semaines auparavant (1), un groupe d’agents de la Sécurité publique était venu signifier aux habitants du village de Côn Dâu qu’ils avaient interdiction d’enterrer leurs morts dans le cimetière, utilisé par eux depuis la création de la paroisse, mais désormais réquisitionné en tant que parcelle de la nouvelle zone urbaine écologique. Avant son décès, la défunte avait manifesté son désir d’être enterrée dans la tombe familiale. C’était aussi la ferme intention de toute la famille et de ses proches, bien décidés à ne pas inhumer les restes de leur parente ailleurs que dans le cimetière paroissial.

Cependant, dès avant sa mort, les autorités avaient essayé de faire renoncer la famille à son projet. Le jour du décès de Mme Nhu, des centaines de policiers sont venus renforcer la surveillance du village et particulièrement du cimetière. Le dimanche, des représentants des autorités se sont rendus dans le village pour y lire publiquement l’interdiction d’utiliser le cimetière. Ils ont aussi fait savoir au curé de la paroisse qu’il lui était interdit de célébrer dans le cimetière. Celui-ci leur a répondu qu’il présiderait les obsèques dans l’église, comme d’habitude, et que, pour l’inhumation, la parenté choisirait le lieu qui lui semblerait adéquat. Quant à la population de la paroisse, elle n’a cessé d’organiser des séances de prière autour du cimetière et s’est préparée à participer dans sa totalité aux obsèques de Mme Nhu.

Le mardi 4 mai, jour prévu pour les obsèques, dès 2 heures du matin, des centaines d’agents des forces de police, équipés de fusils, de grenades et de matraques, ont investi le village et le cimetière. Barbelés et grilles de fer ont été déployés devant la porte du cimetière, en interdisant l’entrée. La population du village s’était mobilisée tout entière, une partie pour aider la famille en deuil, une autre partie pour préparer l’église, le reste, surtout des femmes, des personnes âgées et des enfants se tenant en prière auprès du cimetière.

C’est vers 3 heures du matin que les forces de police ont lancé une première attaque contre les personnes en prière devant le cimetière, les frappant violemment. A ce moment-là, il y aurait eu trois blessés et de nombreuses personnes atteintes. Par la suite, des camions de police sont venus se placer devant la porte du cimetière.

La messe s’est cependant déroulée comme prévue à 4 heures du matin et, à son issue, plus d’un millier de paroissiens accompagnés de plusieurs milliers de personnes venues des villages voisins se sont mis en cortège pour accompagner le cercueil jusqu’au cimetière, à environ 1 km de l’église. Lorsque le convoi est arrivé à la porte du cimetière, un groupe de policiers a chargé pour essayer de s’emparer du cercueil et le placer dans un fourgon funéraire préparé par eux pour transporter les restes de la défunte ailleurs. Mais la foule, malgré les coups de matraque reçus qui ont fait de nombreux nouveaux blessés, a entouré et protégé le cercueil obligeant la police à interrompre cette première tentative. Pendant longtemps, le cortège funéraire a résisté aux diverses tentatives de la police pour s’emparer du cercueil et disperser le rassemblement.

Selon des nouvelles reçues dans l’après-midi (heure locale), à l’issue d’une nouvelle attaque très violente, la police aurait finalement réussi à s’emparer du cercueil et à le placer dans son propre fourgon. Un des membres de la famille aurait signé sous contrainte une permission d’incinération. Pour le moment, on ne connaît pas précisément le nombre de victimes des échauffourées, qui, selon certaines sources, seraient de plusieurs dizaines. On parle aussi de quelque vingt arrestations (3).

(1) Voir EDA 528
(2) Radio Free Asia, émission en vietnamien du 4 mai 2010.
(3) Les informations utilisées dans ce récit ont été publiées par le site Dong Chua Cuu The, à l’adresse http://www.chuacuuthe.com/catholic-news. On trouve également un récit des faits dans Radio Free Asia, 4 mai 2010.
 
Chine: Qinghai: bouddhistes tibétains et catholiques unissent leurs forces pour secourir les victimes du séisme
Eglises d’Asie
07:09 05/05/2010
CHINE: Qinghai: bouddhistes tibétains et catholiques unissent leurs forces pour secourir les victimes du séisme

Eglises d’Asie, 5 mai 2010 – Trois semaines après le tremblement de terre qui a frappé la préfecture autonome de Yushu dans la province du Qinghai (ouest de la Chine), les catholiques apportent des secours aux victimes, en collaboration avec des religieux tibétains.

Le 14 avril dernier, une secousse sismique atteignant 6,9 sur l’échelle de Richter frappait le haut plateau tibétain de la province du Qinghai. A l’heure actuelle, le bilan officiel (1) est de 2 183 morts et de plus de 10 000 blessés, essentiellement des Tibétains (lesquels représentent 90 % de la population du Qinghai). Un bilan qui risque de s’alourdir encore, l’acheminement des secours étant ralenti par les conditions climatiques (froid intense, chutes de neige), des voies d’accès devenues impraticables, mais l’altitude élevée à laquelle se trouve la zone sinistrée (qui culmine à plus de 4 000 m). Plusieurs milliers de sans-abris doivent camper sous la tente, manquant de couvertures, de vêtements, d’eau potable, de vivres et médicaments.

Le 24 avril dernier, rapporte l’agence Fides (2), le P. John Baptist Zhang Shijiang, responsable de Jinde Charities, la Caritas locale, rencontrait fortuitement à l’aéroport de Pékin d’où il s’apprêtait à rejoindre la zone du séisme, un moine tibétain coordonnant également de son côté les secours pour les sinistrés. Les deux responsables religieux ayant aussitôt décidé d’unir leurs forces, la collaboration de leurs équipes permettait, trois jours seulement après leur rencontre, de fournir cinq générateurs électriques de 2000 kilowatts et 30 tonnes de fruits et légumes frais à la préfecture autonome de Yushu, épicentre du séisme, une région isolée de la chaîne himalayenne se trouvant à la frontière de la Région autonome du Tibet.

Le premier générateur électrique a été envoyé à l’intention des réfugiés de la région de Yushu, par le Bureau d’urgence de Jinde, avec l’aide de la Caritas allemande – présente en Chine depuis le tremblement de terre au Sichuan de mai 2008 – et du service social catholique du diocèse de Xi’an (dans la province du Shaanxi) (3). Les quatre autres générateurs ont suivi peu après, destinés à des institutions tenues par des bouddhistes tibétains: la Norling Library, un monastère, un orphelinat et un institut d’enseignement supérieur.

L’ONG catholique a également pris en charge le transport des colis de premiers secours collectés par les bouddhistes de Pékin et de Shanghai.

Le Vénérable Minam Rinpoche, qui a bénéficié de l’un des générateurs pour la Norling Library qu’il a fondée en 2007, a fait part de son admiration pour cette coopération interreligieuse. Agé de 44 ans, le lama est une personnalité connue du bouddhisme tibétain (4). C’est « une nouvelle page de l’Histoire qui se tourne », a-t-il déclaré à Hebei Faith Press, agence de presse catholique. Le religieux tibétain a également exprimé le souhait que ce type de collaboration puisse se développer davantage, ce qui contribuerait selon lui à améliorer les relations entre les catholiques et les bouddhistes, comme entre les Han et les Tibétains. « Etant donné que la région touchée par le séisme n’a toujours pas l’électricité, nous rencontrons de grosses difficultés dans la vie de tous les jours, comme pour utiliser les téléphones portables ou les ordinateurs. Le générateur va vraiment beaucoup aider la bibliothèque », s’est-il réjoui.

Plus qu’une bibliothèque, la Norling Library, a été conçue comme un centre culturel, abritant salles de conférences, studio d’enregistrement et même espace multimédia. Située à Gyegu (Jiegu), chef-lieu de la préfecture autonome de Yushu – ainsi que du district du même nom –, elle fait référence en matière de fonds documentaire sur les traditions bouddhistes tibétaines.

La ville de Yushu est celle qui a le plus souffert du séisme, n’étant qu’à seulement 30 km de l’épicentre. Le moine bouddhiste fait cependant remarquer qu’alors que 90 % des bâtiments de la ville se sont effondrés, les 50 000 livres et manuscrits que contient cette grande bibliothèque construite sur quatre étages ont été étonnamment préservés.

Avant que soit mise en place cette coopération avec les religieux tibétains, dont Jinde Charities reconnaît qu’elle a permis d’acheminer plus facilement et plus rapidement les secours, les équipes catholiques avaient été parmi les premières à parvenir sur les lieux de la catastrophe et à apporter leur aide aux sinistrés. Dans les villages isolés et malgré les difficultés dues à l’altitude (« mal des montagnes » parmi les secouristes), les équipes de Jinde sont arrivées bien souvent avant les secours dépêchés par Pékin, apportant des colis d’aide d’urgence, donnant les premiers soins médicaux et apportant un soutien psychologique aux survivants du séisme.

Le gouvernement chinois, quant à lui, a débloqué une aide d'urgence de 200 millions de yuans (environ 22 millions d'euros) et la province du Qinghai a envoyé sur place 5 000 sauveteurs et 700 soldats (5).

(1) Xinhua, 23 avril 2010.

(2) Fides, 29 avril 2010, 15 avril 2010.

(3) Au sujet de l’aide de Jinde Charities lors du séisme de mai 2008 au Sichuan, voir EDA 486, 507

(4) Le Vénérable Minam Rimpoche appartient à l’une des branches Kagyupa du bouddhisme tibétain. Il a été intronisé en tant que tulku (maître spirituel réincarné) du monastère de Wamlung en 1997.

(5) Ucanews, 4 mai 2010; Caritas Internationalis, 16 avril 2010; Reuters AlertNet, 15 avril 2010; UNICEF, 26 avril 2010; Ucanews, 15 avril 2010; Xinhua, 19 avril 2010; Fides, 20 avril 2010.
 
Indonesie: Des groupes catholiques se mettent au service des employées de maison
Eglises d’Asie,
15:56 05/05/2010
INDONESIE: Des groupes catholiques se mettent au service des employées de maison

Eglises d’Asie, 5 mai 2010 – Pour venir en aide aux employés de maison qui travaillent dans nombre de foyers indonésiens, des groupes catholiques se mobilisent. Leur aide prend deux formes principales: une aide directe auprès des employés concernés, des femmes le plus souvent, et une action de conscientisation auprès des employeurs et de l’opinion publique sur la situation de ces employés.

A Djakarta, Paperta, acronyme indonésien pour « Communion des employés de maison », a été fondée en 2006 par des catholiques soucieux d’apporter « conseils et soutien aux employés de maison travaillant pour des familles catholiques ou des institutions de l’Eglise, telles des paroisses ou des couvents », explique sa coordinatrice, Maria Gorethi. L’association est modeste – elle compte quelque 200 membres –, mais s’attache à travailler au plus près du terrain. « Bien souvent, les employées de maison ont des journées de travail qui atteignent les 12 heures. C’est bien trop et elles n’ont plus de temps pour elles-mêmes, pour sortir et voir d’autres personnes », précise Maria Gorethi, qui ajoute que Paperta organise pour elles des sorties et des pèlerinages.

Le 2 mai, Paperta et une autre association similaire, Mitra Imago Dei (« Partenaires à l’image de Dieu ») ont organisé, en lien avec les Femmes catholiques d’Indonésie, structure rattachée à la Conférence des évêques catholiques d’Indonésie, une journée spéciale à l’attention des employées de maison. A Sawangan, dans la province de Java-Ouest, 150 employées de maison, de religion catholique, protestante et musulmane, travaillant toutes pour des familles catholiques ou des institutions catholiques, se sont retrouvées pour un temps de détente et de partage. « La rencontre avait pour but de soutenir leur moral et de les encourager à prendre confiance en elles-mêmes. Ce faut aussi un temps d’échanges entre elles, sur ce qu’elles vivent », a expliqué Roosvita Gunawan, coordinatrice de l’événement.

Sur un plan plus directement politique, le 14 février dernier, Paperta s’était joint à une initiative du Mouvement de défense des employés de maison (JALA PRT). Ce jour-là, veille de la Journée nationale des employés de maison, quelques centaines d’employés de maison se sont réunis au centre de Djakarta, devant le monument de l’indépendance. Un communiqué a été diffusé à cette occasion: « Nous, employés de maison, sommes confrontés à la violence et nos droits sont bafoués. Nos salaires sont très faibles, nos heures de travail très longues, nous n’avons pas de vacances et une vie sociale réduite au minimum. Nous vivons isolés dans les foyers de nos employés. Nous sommes vulnérables à toutes formes d’exploitation et victimes de trafic. » Pour combler le vide juridique actuel, il a été demandé au gouvernement « de préparer une loi de protection des employés de maison, ainsi que de promouvoir une culture qui reconnaisse, protège et respecte les droits des employés de maison ».

En Indonésie, le 15 février est journée nationale des employés de maison depuis 2001, année où une employée de maison, Sunarsih, est morte suite aux mauvais traitements infligés par son employeur. Selon des chiffres gouvernementaux de 2008, le pays compte plus de quatre millions d’employés de maison et 472 affaires de violence physique ont été officiellement répertoriées entre 2004 et 2008.

En 2005, les évêques catholiques d’Indonésie avaient appelé les catholiques qui emploient des domestiques à se montrer exemplaires dans la manière dont ils traitent leurs employés. Ils avaient aussi demandé à ce que les institutions catholiques veillent à accorder une journée de repos hebdomadaire à leurs employés de maison (1).

(1) Voir EDA 360
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cộng đoàn Công giáo Việt Nam và Người Việt Nam định cư ở Hawaii
LM. Trần Công Nghị
06:51 05/05/2010
Cộng đoàn Công giáo Việt Nam và Người Việt Nam định cư ở Hawaii

Vừa đến thủ đô Honolulu nằm trên đảo Oahu của tiểu bang Hawaii, chúng tôi được Ban Đại Điện của giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam ở Honolulu đến đón tiếp do sự giới thiệu của LM quản nhiệm Cha Vincent Nguyễn Kiên. Phái đoàn có bà chủ tịch Nguyễn Kim Tuyết, ông phó Chủ tịch Trần Đình Cảnh và ông bà cố vấn Nguyễn văn Hùng.

Chúng tôi về văn phòng giáo xứ Việt Nam cùng chia sẻ chung văn phòng với giáo xứ đồng chính tòa Thánh Têrêsa. Tại đây, Ban đại diện đã trình bày cho biết tình hình sinh hoạt mục vụ và xã hội của người Việt Nam ở Honolulu cũng như các đảo khác.

Đặc biệt, chúng tôi có dịp ôn lại những vị linh mục Việt Nam đã và đang có mặt tại Hawaii, nhất là những linh mục đã giúp cho sự lớn mạnh của Cộng đoàn Công giáo Việt Nam.

Hiện nay, linh mục Vincent Nguyễn văn Kiên là chánh xứ của giáo xứ Việt Nam. Cha Kiên đã đến với Cộng đoàn từ năm 1998 và cho đến nay vẫn đang hăng hái hướng dẫn và điều hành công việc của giáo xứ Việt Nam ở Honolulu.

Xem hình ảnh

Ngược dòng thời gian, các linh mục sau đây đã giúp cộng đoàn và giáo xứ Việt Nam:

Thời gian 1975-1988 và 1995-1998, LM Joseph Cao Phương Kỷ là người đầu tiên sau biến cố tháng 4, 1975 đã đến Hawaii cùng với một số gia đình Công giáo Việt di tản đến đây. Ngài là đã được giáo phận địa phương cho thành lập Cộng đoàn CGVN là cử hành thánh lễ và các bí tích bằng tiếng Việt. Ngài coi sóc Cộng đoàn cho đến năm 1982 thì đi San Jose để nhận công tác dậy học trong đại chủng viện San José. Cha Kỷ lại trở về phục vụ cộng đoàn Honolulu lần thứ hai từ năm 1995 tới 1998.

Thời gian 1982-1990, Cha John Mai Nghị Luận được cử coi sóc Cộng đoàn CGVN ở Hawaii. Dước thời Cha Luận, Cộng đoàn Việt Nam được Đức giám mục sở tại cho phép trờ thành “Giáo Xứ Thể Nhân” (personal parish).

Thời gian 1990-1995, Cha Paul Hội thay thế cha John Mai Nghị Luận điều khiển và lo mục vụ cho Cộng đoàn giáo xứ Việt Nam.

Có thời gian Cộng đoàn CGVN ở Hawaii gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm được một linh mục Việt nam sẵn sàng đến phục vụ ở vùng hải đảo xa xôi này. Nhờ ơn Chúa thương hiện nay giáo phận Honolulu đã có 5 linh mục Việt nam và 2 đại chủng sinh. Ngoài Cha Kiên được chỉ định làm cha xứ Việt nam ở Honolulu, có Cha Phạm Khanh làm chánh xứ nhà thờ St. Stephen, còn có Cha Louis Hoàng Trung làm phó xứ Mỹ ở Maui, nhưng mỗi tháng cũng dâng thánh lễ Việt nam một lần cho Cộng đoàn Việt nam tại đảo Maui. Riêng Cha Hoàng Khánh là Cha chính phụ trách nhân sự linh mục của giáo phận Honolulu và Cha Nguyễn Phương làm trong Tòa Án giáo phận.

Người Công giáo Việt nam cũng rất hành diện vì 2 trong số 5 chủng sinh đang học cho giáo phận Honolulu là gốc người Việ nam, đó là thầy Lê Hùng và thầy Vũ Anh.

Sau khi tìm hiểu về tình hình mục vụ chung và công ăn việc làm của người Công giáo Việt Nam ở Hawaii, chúng tôi được hướng dẫn di thăm Tòa Giám mục và Trung tâm Tĩnh huấn của giáo phận và Dòng kín Carmelite. Khu vực Trung tâm Công giáo này rất đẹp và nằm trên một sườn đồi giữa phong cảnh rừng nhiệt đới và hoa lá xanh tươi, mát mẻ, yên tĩnh. Nhiều buỗi tĩnh tâm của các đoàn thể Việt nam được tổ chức ở đây hằng năm, nhất là những lớp tĩnh huấn cho đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam.

Sau khi thăm Tòa Giám Mục và Trung Tâm Tĩnh Tâm, chúng tôi tới thăm một địa điểm du lịch nổi tiếng gần đó là Pali lookout trên sườn núi Koolau.

Chúng tôi tiếp tục đi một số tiệm buôn bán của người Việt trong vùng Kailua và dùng cơm trưa tại đây.

Chúng tôi ghé thăm gia đình bà cố LM Nguyễn Trung hiện cư ngụ trong giáo xứ thánh John Vianey ở Kailua.

Tiếp tục cuộc thăm viếng chúng tôi lái xe theo đường vòng quanh đảo Oahu, đi qua các điểm Halona Blowhole, Vịnh Hanauma, và điểm ngắm thời danh Nuuamu Pali, nơi mà 400 chiến binh Hawaii thuộc bộ lạc đối lập đã bị đẩy xuống chân núi sâu thiệt mạng.

Đi một vòng thành phố, qua tòa thị chính, thăm phố Tầu, đền đài Iolani, và một số các điểm như State Capital Hall và Tòa nhà Governor.

Chiều đến, chúng tôi dâng thánh lễ cho Cộng đoàn Việt Nam tại thánh đường thánh Têrêsa, có khoảng 30 người Việt tham dự thánh lễ. Sau thánh lễ chúng tôi thăm anh chị em thuộc hội Legio Mariae đang có cuộc hội họp tại văn phòng sinh hoạt giáo xứ.

Chiều đến chúng tôi dũng bữa tối tại một nhà hàng Việt Nam ngay tại trung tâm thành phố, và sau đó đi dạo trong khu vực Waikiki với những sinh hoạt văn hóa sinh động của một thành phố du lịc vào bậc nhất của thế giới. Điểm đặc biệt nhất là, dù bạn đi thăm bất cứ nơi đâu trong các hải đảo ở Hawaii, bạn sẽ luôn luôn gặp những bộ mặt thân thiện và rất đông những người Nhật bản đang thăm viếng. Thực vậy từ xưa cho tới nay, Honolulu là điểm đến lôi cuốn của người Nhật và người Honolulu cũng rất thích khách du lịch Nhật vì họ rất chịu “chi tiền” rộng rãi, chứ không như “khách Mỹ chỉ đi ngó” mà thôi!

Nhiều thương gia gốc Việt Nam rất thành công tại đây, tỉ dụ một phụ nữ người Công giáo khi sang Honolulu 20 năm về trước không biết một chữ tiếng Anh, chị phải đi làm “con sen” cho một gia đình, nhưng sau đó nhờ kiên nhẫn và phấn đấu, hiện nay chị làm chủ 5 cửa hàng bán quần áo trong khu trung tâm thương mại Waikiki. Gương kiên cường của Chi làm nhiều người Việt Nam rất cảm phục. Chúng tôi có dịp hỏi chị, đâu là bí quyết thành công của chị. Chị khiêm nhưởng trả lời: “Con có tài gì đâu! Mọi sự là ơn Chúa ban cho con và gia đình mà thôi…”. Hiện chị và gia đình là thành phần rất tích cực của Cộng đoàn CGVN ở Honolulu.

Các gia đình Việt Nam khác khi mới sang đây phải chiến đấu rất nhiều, nhưng nay sau 20, 30 năm, hầu hết đều có đời sống đầy đủ thoải mái, con cháu học hành tấn tới và nay cũng đã thành đạt trong môi trường kính tế mới của Hoa Kỳ.

Nhiều gia đình kể lại cho chúng tôi nghe về những câu truyện làm thế nào để sống còn và lại được thành công trong xã hội mới. Hầu hết là những câu truyện hy sinh, cần kiệm, và nỗ lực làm việc của cha mẹ khi nhìn về tương lai của con cái. Có một bà mẹ kia trong 20 năm qua chỉ buôn bán tại một cửa tiệm hoa quả nhỏ ở góc đường, nhưng nhờ sự thân thiện và đảm đang, đã có đủ sức để nuôi 5 người con đi học và nay đều đã thành đạt.

Anh chị em kể lại cho chúng tôi biết này từ cả mấy chục năm nay, nghề chính của anh em Việt Nam ở Hawaii là nghề lái taxi, một nghề trước đây kiếm được rất nhiều tiền, và nay cũng còn đến 65% người lái taxi là người Việt. Nghề khác lôi cuốn người Việt là những những chiếc xe bán đồ ăn chạy rảo chung quanh các phố. Mỗi chiếc xe là cửa hàng ăn nhỏ nhỏ phục vụ cho nhu cầu ăn và nước uống cho nhiều người bản xứ và những người đi làm, nhất là vào những buổi ăn trưa. Các nhà hàng bán đố ăn Việt Nam cũng rất thành công, ngày nay thì món phở, chả giò và gỏi cuốn là món mà nhiều người Honolulu đã rất quen thuộc. Nhiều tiệm ăn mở ra mục tiêu chính là phục vụ cho nhu cầu ăn uống của người bản xứ và ở ngay trung tâm sinh hoạt không có người Việt.

Sơ lược về sự hình thành giáo xứ Việt Nam ở Honolulu

Cùng với lớp người di tản vào cuối tháng 4, 1975, có một ít gia đình được đưa tới Honolulu để định cư, trong đó có Linh mục Cao Phương Kỷ. Không ai biết rõ số người thời gian đầu đến đây là bao nhiêu người, nhưng theo Ông Bút, một trong những người sống kỳ cựu ở đây cho biết là: “Lúc đầu số người đi lể độ chừng 50 chục người”, nhưng sau này khi biết có thánh lể Việt Nam thì ngay cả những người không Công giáo cũng tới tham dự các sinh hoạt chung cho vui… Ông kể lại vào năm 1977, khi ông tổ chức tiệc cưới của mình, mời cả mọi người Việt Nam ở trên đảo cho vui, không không biệt tôn giáo, tất cả có trên 100 người tham dự.

Theo hồ sơ còn lưu lại thì vào ngày Lễ Đức Mẹ 15-8-1975, Cha Kỷ được phép Tòa Giám mục và tuyên bố thành lập cộng đoàn Công Giáo Việt Nam ở Honolulu. Ngài qui tụ các gia đình Công giáo và ngày Chúa Nhật 24-8-1975 cử hành thánh lễ bằng tiếng Việt Nam đầu tiên tại nhà thờ Sacred Heart (Punahou) trên đường Wilder Avenue vào lúc 3:00pm, và và mỗi Chúa nhật hằng tuần tiếp tục có thánh lễ Việt Nam cho đến ngày 01- 8- 1980.

Từ ngày Chúa Nhật nhật -8- 1980 trở đi, thánh lễ bằng tiếng Việt nam được chuyển về nhà thờ Phụ Chính Tòa thánh Têrêsa trên đường 712 N. School street, cho tới ngày nay.

Hiện nay Cộng đoàn Công giáo Việt Nam tại Hawaii được lập thành giáo xứ thể nhân và có tên là Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, văn phòng và mọi sinh hoạt giáo xứ chia sẽ chung với nhà thờ đồng Chính tòa thánh Têrêsa ờ Honolulu.

Số gia đình chính thức ghi danh là 540 gia đình với số nhân danh là 1500 người. Hệ thống tên và sinh hoạt bí tích của giáo dân được điện toán hóa và mỗi gia đình đều có Sổ gia đình.

Trung bình sự đóng góp của giáo dân Việt nam hằng tuần: tiền bao thư và tiền nguyệt liễm là $2.350.00

Giáo xứ được phân chia thành 4 Giáo Khu, gồm có:

-Giáo Khu I: Phaolô Lê Bảo Tịnh: Có 4 liên gia

-Giáo Khu II: Tôma Trần Văn Thiện: Phân chia thành 4 liên gia,

-Giáo Khu III: Emmanuel Lê Văn Phụng: Có 4 liên gia.

-Giáo Khu IV: Anê Lê thị Thành: Có 3 liên gia

Ngoài ra còn có 1 họ đạo bên đảo Maui, đó là Họ đạo Đức Mẹ La Vang với khoảng chừng 100 giáo dân.

Các sinh hoạt của Giáo xứ gồm có:

Sinh hoạt Mục Vụ:

- Thánh Lễ Chúa Nhật: Tối thứ Bảy 7:00pm; Chúa Nhật lúc 3:30pm

- Thánh Lễ ngày thường: Thứ 2,3,5 tại nhà thờ: 5:30pm

- Tối Thứ 4: 7:00pm luôn phiên 4 giáo khu tại tư gia.

Sinh hoạt đoàn thể và theo nhu cầu tuổi tác:

- Thiếu Nhi: Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam: 130 em; Huynh Trưởng: 20 trưởng; Trợ tá: 15 em. Đoàn thể hóa và sinh hoạt chung giúp các em học giáo lý và Việt Ngữ.

- Ca đoàn: Sinh hoạt giới trẻ, phục vụ thánh lễ.

- Đoàn Thanh Niên Công Giáo Gioan-Phaolô II.

- Phong trào Cursillo có 40 cursillistas. Sinh hoạt hàng tháng

- Hội Các Bà Mẹ Công Giáo: 62 bà, nâng đỡ cuộc sống vai trò làm mẹ, và đảm đang nhiều sinh hoạt xã hội và là thành phàn đắc lực của đại gia đình giáo xứ.

- Legio Mariae có 4 tiểu đội; lập thành Curia Việt Nam.

- Hội Gia đình phạt tạ.

*Ngoài ra còn có các ban ngành: Phụng vụ, khánh tiết, thừa tác viên Thánh Thể, thừa tác viên đọc sách thánh, giaó lý thêm sức, xưng tội rước lễ lần đầu, giáo lý Tân Tòng, tài chánh và ban Xã Hội.

Sinh hoạt theo Khu xóm:

Đơn vị là liên gia, chừng 30 gia đình gần nhau, đọc kinh cầu nguyện với nhau trong khi vui khi buồn, như giỗ, người mới qua đời, thánh lễ ngày thứ 6… tạo nên mối tình thân thiện trong đời sống. Mỗi liên gia đều có thánh quan thầy để liên kết sinh hoạt với nhau.

Nói chung nhờ có tổ chức và Sinh hoạt chung đã tạo cho mọi giới, mọi gia đình có cơ hội gặp gỡ, gắn bó và nảy sinh tình thân thiện hiểu biết và thương yêu nhau.
 
Hội nghị giáo lý Giáo tỉnh Hà Nội lần thứ nhất tại TTMV Bắc Ninh
Nguyễn Xuân Trường
07:26 05/05/2010
Hội nghị giáo lý Giáo tỉnh Hà Nội lần thứ nhất tại TTMV Bắc Ninh

Từ ngày 26 - 28.04.2010, Hội nghị thường niên lần thứ nhất của Ban Giáo lý Giáo tỉnh Hà Nội thuộc Ủy ban Giáo lý Đức tin Hội đồng Giám mục Việt Nam đã diễn ra tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận Bắc Ninh. Chín trong tổng số mười giáo phận của Giáo tỉnh đã tham gia, vắng riêng giáo phận Hải Phòng.

Xem hình hội nghị giáo lý Giáo Tỉnh Hà Nội

Trong thành phần tham dự hội nghị, ngoài các trưởng, phó ban và các chuyên viên về giáo lý giáo phận trong Giáo tỉnh, còn có cha Trưởng ban Giáo lý toàn quốc Phêrô Nguyễn Văn Hiền, chị thư ký văn phòng Ủy ban Giáo lý Đức tin Mađalêna Phạm Thị Thúy, và đặc biệt là đức cha Bắc Ninh Cosma Hoàng Văn Đạt và cha cha Tổng đại giáo phận Giuse Trần Quang Vinh.

Trước khi chính thức bắt đầu hội nghị, cha Trưởng Ban giáo lý Giáo tỉnh Vincentê Đỗ Hoàng đã giới thiệu các tham dự viên và chương trình hội nghị. Lần lượt các giáo phận báo cáo và đánh giá những thuận lợi và khó khăn, những điểm mạnh và yếu trong giảng dạy giáo lý của mình. Nhìn chung các giáo phận gặp nhiều khó khăn về nhân sự. Số lượng giáo lý viên giảm sút. Bên cạnh đó, thì việc tổ chức giờ giáo lý sao cho cuốn hút học viên vẫn là một thách đố lớn trong môi trường xã hội hiện nay. Các giáo phận mong ước và muốn cùng nhau cộng tác liên kết trong việc đào tạo giáo lý viên và giảng dạy giáo lý, cố gắng soạn thảo một chương trình giáo lý chung cho toàn Giáo tỉnh. Hội nghị cũng chăm chú lắng nghe hai bài tham luận về “Tổ chức huấn giáo” và “Soạn thảo một chương trình giáo lý” do cha Trưởng ban Giáo lý toàn quốc trình bày.

Trong thời gian hội nghị, ngoài những giờ thảo luận, thì các học viên còn cùng nhau dâng thánh lễ tại nhà nguyện Trung tâm Mục vụ và nhà thờ chính tòa giáo phận do chính đức cha Bắc Ninh chủ tế. Rồi những giờ ăn uống, giải lao cũng là những lúc để các tham dự viên chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm, những chuyện vui buồn của sứ mạng huấn giáo. Và giáo phận chủ nhà cũng đã mang đến cho hội nghị món ăn tinh thần Quan họ Bắc Ninh thật đặc sắc, đậm nét đức tin sắt son trong những làn điệu dân ca quan họ mượt mà đằm thắm.

Ngày cuối cùng, hội nghị bàn về những định hướng và những việc cần thực hiện để hướng tới Đại hội Giáo lý lần tới của Giáo tỉnh và toàn quốc. Đồng thời, hội nghị cũng bầu thêm một số thành viên trong Ban điều hành Giáo lý Giáo tỉnh như cha thư ký Giuse Vũ Văn Học, giáo phận Hà Nội, cha thủ quỹ Phanxicô Xaviê Nguyễn Huy Liệu, giáo phận Bắc Ninh và cha trưởng ban nghiên huấn Đaminh Đặng Văn Cầu, giáo phận Thái Bình.

Giáo phận Bắc Ninh vui mừng khi được ưu ái chọn làm nơi tổ chức Hội nghị thường niên lần thứ nhất của Ban Giáo lý Giáo tỉnh Hà Nội thuộc Ủy ban Giáo lý Đức tin Hội đồng Giám mục Việt Nam. Ước mong sau hội nghị, những định hướng, những mong ước về sứ mạng huấn giáo sẽ được hiện thực hóa bằng những chương trình hành động cụ thể qua những khối óc, con tim và bàn tay tha thiết ươm trồng, chăm sóc, rồi Thiên Chúa sẽ cho những hạt giống đức tin mọc lên thành những cây sinh nhiều hoa trái.
 
Phát biểu của LM Vincent Bùi Đoàn trong ngày Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam San Jose gây quỹ yểm trợ chủng sinh ĐCV St. Patrick
Vinh Trung ghi
07:43 05/05/2010
Phát biểu của LM Vincent Bùi Đoàn trong ngày Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam San Jose gây quỹ yểm trợ chủng sinh ĐCV St. Patrick

Trọng kính quý Cha, quý tu sĩ nam nữ, và cộng đoàn dân Chúa.

Nhạc phẩm “Duyên quê” của nhạc sĩ nổi tiếng Hoàng Thi Thơ là một bài hát rất phổ thông ai cũng biết. Bài hát này diễn tả cô gái đồng quê thật tài tình, vừa duyên dáng, tình tứ vừa nói lên được cái ngây thơ trong trắng của cô gái đồng quê:

“Em gái vườn quê, cuộc đời trong trắng, dầm mưa dãi nắng mà em biết yêu trăng đẹp ngày rằm…

“Em cuốc vườn sau, mặt trời lên đầu, ruộng vườn thêm màu mà duyên đôi ta nên vợ thành chồng…

“Gió xao ao bèo, em thương anh không kể là giàu nghèo miễn rằng tình đựng sơn keo, núi cao em cũng trèo, sông sâu em cũng lội, vạn đèo em cũng qua…


Qua những lời nhạc này chúng ta có thể mường tượng tới chương đầu của cuộc tình giữa ĐCV Thánh Patricio và công đồng Công Giáo VN ở vùng Vịnh. Qúy vị đã không ngại đường xa và không tiếc thời gian để hiện diện nơi đây… quý anh chị trong ban tổ chức đã không ngần ngại hy sinh thời giờ và công sức để làm cho ngày hôm nay trở thành sự thật.

"Các con yêu quý, Thầy chỉ còn ở với các con một ít nữa thôi. Thầy ban cho các con điều răn mới, là các con hãy yêu thương nhau. Như Thầy đã yêu thương các con, thì các con cũng hãy yêu thương nhau. Căn cứ vào điều này mà mọi người nhận biết các con là môn đệ của Thầy, là nếu các con yêu thương nhau."

Tin Mừng Thánh Gioan hôm nay cho chúng ta một cái nhìn trung thực về tình yêu mà Chúa Giêsu truyền lại cho chúng ta. Động từ "yêu thương" trong đoạn tin mừng hôm nay không phải để nói đến tình yêu lứa đôi, tình yêu vụng về, tình yêu nay còn mai mất, nhưng để diễn tả một tình yêu phát xuất tự đáy lòng của một người và vươn tới một người khác mà không cần đòi hỏi sự đáp trả. Đó là tình yêu biết hy sinh và biết quảng đại.

Tình yêu biết hy sinh và biết quảng đại không dựa trên cảm giác, nhưng thể hiện qua những hành động tuyệt vời vì lợi ích của người khác. Nhưng tình yêu này không thể có được nếu chúng ta không tìm kiếm tình yêu này nơi Đức Kitô là nguồn sống và sức mạnh của tình yêu. Trên Thập Giá và qua sự việc cứu chuộc nhân loại, Đức Kitô đã cho chúng ta một định nghiã về yêu và đồng thời thánh hoá tình yêu đó.

Ngày hôm nay, đánh dấu một cuộc tình giữa CĐCG Việt Nam và ĐCV Thánh Patricio… chúng ta có thể khẳng định rằng: cuộc tình này là dấu chỉ của sự yêu thương mà Đức Kitô dành cho chúng ta. Cuộc tình này dựa trên hy sinh và lòng quảng đại của mỗi người chúng ta và của ĐCV Thánh Patricio. Ngày hôm nay, ĐCV Thánh Patricio một lần nữa thề hứa trung thành với sứ vụ đào tạo LM cho Giáo Hội. Còn CĐCG Việt Nam vùng Vịnh tỏ lòng biết ơn sự phục vụ mà các LM đã và đang thực hiện trong cuộc sống của họ, đồng thời sẽ từ đáy lòng vươn tới ĐCV trong yêu thương và nâng đỡ tinh thần cũng như vật chất.

Đúng vậy, trong sự sung mãn và tràn đầy của cuộc tình giữa mỗi người chúng ta và ĐCV Thánh Patricio, thiên hạ sẽ nhận ra chúng ta là môn đệ Đức Kitô, vì chúng ta yêu thương và nâng đỡ nhau.
 
Giáo Hội chúng ta yêu mến !
Phêrô Lưu Ly
10:24 05/05/2010
Giáo Hội chúng ta yêu mến !

Khi tin từ Rôma loan báo ĐGM Nguyễn văn Nhơn chính thức được bổ nhiệm làm tân TGM Phó Giáo phân Hà Nội với quyền kế vị thì ngỡ rằng cộng đồng Kitô hữu người Việt sẽ hân hoan đón mừng như truyền thống xưa nay vốn vẫn thế; nhưng thật bất ngờ (nhưng thật ra chẳng hề bất ngờ) tựa như thác lũ, vô số thông tin mang các quan điểm trái chiều đã lũ lượt xuất hiện.

Một bên là những bài viết mang tâm tình con thảo: coi nhiệm vụ của mọi tín hữu, từ tu sĩ tới giáo dân là phải phục tùng những quyết định do Tòa Thánh ban hành. Lý do rất rõ ràng là giáo hội trần thế này được Chúa Thánh Thần dẫn dắt nên không bao giờ Người lại dẫn con dân mình đi vào đường cụt, ngõ tối …

Còn bên kia là những ý kiến mang tâm tình của những kẻ tha thiết với vận mệnh của giáo hội Việt Nam hiện nay. Những bất công, những khổ đau mà Giáo Hội đang phải gánh chịu khiến tấm lòng mọi tín hữu phải đau đớn. Nỗi đau này xảy ra ở nơi nào thì nơi nấy phải gánh chịu, coi nó như tai trời ách nước, như số phận dành riêng cho mình, còn những nơi khác thì vô can, hay tệ hơn là mừng thầm rằng may quá nó xảy ra không phải chổ mình. .. Trong tình cảnh đó người tín hữu chỉ còn biết trông vào tiếng nói của Hội Đồng Giám Mục.

Thế nhưng trong HĐGM thì vừa qua ngoài tiếng nói của Tổng Kiệt, của Đức cha Thuyên, chúng ta còn thấy có ai nữa đâu … Vậy mà nay lại nghe phong phanh Đức Tổng Kiệt sắp được đưa ra khỏi Hà Nội bằng một kịch bản … ( ? ?) Nỗi đau sắp phải mất người Cha đã dám hy sinh vì con chiên lớn tới độ đây đó một vài người đã lên tiếng “ chống ” GM Nhơn. ! Gọi ngài bằng những ngôn từ bất nhã ! Thật đã đau lại càng thêm đau !

Đã đau vì trận mưa rào

Lại buồn vì nổi ào ào gió đông


Những nguồn tin "pro" lẫn "non pro" này mà cái nào cũng đầy tính thuyết phục khiến cho người đọc chìm trong nỗi hoang mang không còn biết phải đặt niềm tin của mình vào đâu nữa. Vào lề trái hay lề phải? Lề nào cũng có lý. Lề nào nghe ra cũng là tâm huyết của những kẻ tha thiết với sứ mạng của giáo hội, với vận mệnh của dân tộc. Nỗi hoang mang ấy tựa như nổi lòng của một nữ sĩ:

Giữa cuộc đời trong cuộc sống gấp bon chen

Em nào dám tin ai tin một điều gì tuyệt đối

Chỉ dám “tin” bằng nữa quả tim yếu đuối

Còn nữa kia dành lại để nghi ngờ

(Nguyễn thị Thanh Nhàn)


Chúng ta vẫn biết có nhiều bài viết vừa qua xuất phát không phải từ thiện tâm mà là từ những tấm lòng đen tối nhằm mục đích duy nhất là chia rẽ Giáo hội, làm cho người tín hữu mất niềm tin vào chủ chăn. Và một chủ chăn không được tin tưởng thì chủ chăn ấy chẳng khác nào bị đánh! Mà khi chủ chăn đã bị đánh thì cộng đồng sẽ ra sao hẳn chúng ta cũng biết: Tan Tác !

Không ! chúng ta nhất quyết không sa vào cái bẩy ma quỷ giăng ra để làm đàn chiên tan tác, để chia rẽ Giáo Hội, một Giáo Hội Công giáo, Duy nhất, Thánh thiện và Tông truyền. Giáo Hội mà chúng ta yêu mến biết bao.

Chúng ta hẳn phải biết rằng tất cả mọi ý kiến này nọ xuất hiện trên mạng vừa qua chỉ là những phỏng đoán. Chúng ta cũng biết rằng quyết định này là từ Tòa Thánh và nó đã có từ trước chứ không phải từ “cuộc mặc cả Bể Dâu ” như được tung hứng. Chúng ta cần Giáo Hôi. Mà Giáo Hội cũng cần chúng ta.

Lúc này hơn bao giờ hết, Giáo Hội cần sự đồng tâm nhất trí, cần trọn chứ không phải chỉ một nửa “ con tim yếu đuối” của mỗi người. Chiên Ta nghe tiếng Ta. Chúng ta đặt trọn con tim, trọn niềm tin vào Giáo Hội.

Nếu chúng ta không đón chào, không yêu mến một Giám Mục được Giáo hội tuyển chọn thì rõ ràng chúng ta đi ngược lại tiếng nói của Giáo Hội. Một Giáo Hội mà chúng ta yêu mến biết bao.
 
Các Cộng đoàn sinh viên Công giáo miền Bắc hành hương Thái Hà
Thanh Tâm
15:35 05/05/2010
Các Cộng đoàn sinh viên Công giáo miền Bắc hành hương Thái Hà

Hà Nội – Chiều 30 tháng 4 và sáng 1 tháng 5, các bạn sinh viên Công giáo Miền Bắc đã về Thái Hà hành hương nhân dịp kết thúc Năm Thánh tại đây.

Có khoảng 450 sinh viên thuộc các cộng đoàn sinh viên Công giáo khác nhau đến từ các tỉnh thành Miền Bắc đã tham dự cuộc hành hương này. Có những bạn trở về từ những cộng đoàn xa như Sơn La, Vinh, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Hải Phòng..

Quyết tâm làm chứng cho Chúa

Chiều 30/4 các bạn đã cùng nhau chầu Thánh Thể và tham dự thánh lễ. Chiều 30/4 và sáng 1/5 các bạn đã cùng trao đổi đề tài “Đức tin giúp gì cho đời sống sinh viên của các bạn”.

Các bạn chia sẻ theo từng nhóm nhỏ, rồi tổng kết chia sẻ và trao đổi chung trước toàn thể cộng đoàn tại nhà thờ. Cha Phêrô Nguyễn Văn Khải và cha Gioan Lưu Ngọc Quỳnh đã chủ tọa và hướng dẫn hai cuộc chia sẻ này.

Tinh thần trẻ trung và khát vọng liên kết đã giúp các bạn hội nhập nhanh, chia sẻ tích cực, thẳng thắn, đặt ra nhiều vấn đề và giải pháp thiết thực.

Những chia sẻ của quý cha, anh chị em cựu sinh viên, trong đó có cả nhà văn Nguyễn Hoàng Đức, luật sư Lê Quốc Quân, đã giúp các bạn giải tỏa được nhiều vấn nạn gai góc, một cách nhẹ nhàng, trí tuệ và cũng đầy xác tín và niềm vui.

Cầu nguyện trước Đức Mẹ Nữ Vương Công Lý

Thánh lễ chiều 30/4 do Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục Hải Phòng, Chủ tịch UB Mục vụ Giới trẻ của HĐGM, chủ sự. Trong bài giảng ngài đã chia sẻ với các bạn sinh viên về đề tài công lý và sự thật. Ngài mời gọi các bạn đi trên con đường của Chúa Giêsu, tin tưởng, cầu nguyện và phó thác trong lúc Giáo Hội đang xảy ra những biến cố làm nhiều người băn khoăn.

Thánh lễ bế mạc lúc 12 h ngày 1/5 do cha Mát thêu Vũ Khởi Phụng, Bề trên-Chính xứ Thái Hà chủ tế. Chia sẻ với các bạn sinh viên trong bài giảng, cha Gioan Lưu Ngọc Quỳnh mời gọi các bạn thể hiện tình yêu đối với Chúa và đối với tha nhân bằng thái độ gắn bó, dấn thân hy sinh phục vụ cụ thể của mình.

Giao lưu văn nghệ

Khoảng 15 h chiều, ngày hành hương kết thúc. Buổi hành hương đã để lại nơi các bạn nhiều ấn tượng. Ban Tổ chức đã rất chu đáo trong việc tổ chức nơi ăn chốn ở. Chương trình sinh hoạt thiết thực, không khí vui tươi và thân thiện, diễn tiến đúng giờ, các sinh viên tham gia cầu nguyện, chia sẻ nhiệt tình, chương trình văn nghệ sinh động hấp dẫn. Các bạn sinh viên Hà Nội đã khá chuyên nghiệp trong việc tổ chức.

Hy vọng cộng đoàn sinh viên Công giáo Miền Bắc sẽ còn có những buổi hành hương chung như thế nhiều hơn để các bạn có thể gắn bó và nâng đỡ nhau trong việc sống đức tin của mình trong môi trường học đường./.
 
Me La Mã ơi, chúng con về bên Mẹ đây
Anmai, CSsR
15:50 05/05/2010
MẸ LA MÃ ƠI ! CHÚNG CON VỀ BÊN MẸ ĐÂY !

Thời gian trôi thật nhanh, mới đó mà đã một năm kể từ ngày Đức Giám mục địa phận về chủ sự Thánh Lễ hành hương Mẹ La Mã. Hôm nay, cha con lại dắt díu nhau về bên Mẹ.

Từ thật sớm, hình như chẳng ai bảo ai nhưng cũng hình như là lòng nhủ lòng thì phải, tất cả đoàn con cái thân thương của Mẹ từ khắp muôn nơi trở về nơi vùng đất thiêng La Mã - Bến Tre. Tình thương giữa con và Mẹ và giữa Mẹ và con cứ khắng khít nhau đến nỗi bất kể trời nắng chang chang và cũng bất kể con đường vào “đất Mẹ” vừa vặn đi qua đi lại đủ cho hai chiếc xe gắn máy. Gọi là đủ ấy nhưng khi qua nhau phải nhường nhau một chút.

Trên con đường gian khó để đi vào dự cuộc hành hương và Thánh Lễ tạ ơn Mẹ nhưng trên khuôn mặt ai nấy đều chan một niềm vui khôn tả vì hôm nay tất cả những người con hiếu thảo đã về bên Mẹ. Tất cả là những cố gắng về tinh thần lẫn thể xác. Tất cả những cố gắng như gói ghém chút tình con thơ dành cho Mẹ.

Xem hình tháng hoa tại La Mã Bến Tre

Trước khi bước vào Thánh Lễ hôm nay, cộng đoàn dân Chúa được xem phần diễn nguyện của các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn trình bày. Phần diễn nguyện gợi lại cho cộng đoàn tình thương Thiên Chúa tuôn đổ cho muôn dân, đặc biệt qua cuộc đời của Mẹ Maria.

Cùng lúc đó, hết sức tranh thủ, các linh mục đã cố gắng thu xếp để ban Bí tích Giao Hoà cho đoàn hành hương thêm phần sốt sắng.

Sau phần diễn nguyện là giờ hành hương kính Mẹ. Giờ hành hương kính Mẹ với cao điểm là lời tri ân về biết bao nhiêu ơn lành Thiên Chúa đã ban cho con cái qua lời chuyển cầu của Mẹ. Cạnh lời tạ ơn, lời tri ân ấy là lời nguyện xin về những hơn lành trong cuộc sống thường nhật.

“Từ muôn phương ta về đây sánh vai lên đường đưa ta đi lên đền Chúa ta …” Lời bài ca quen thuộc nhịp nhàng và hoành tráng được cất lên bởi ca đoàn “cây nhà lá vườn” của họ đạo La Mã. Chủ tế Thánh Lễ tạ ơn hôm nay là Đức Giám mục địa phận và đoàn đồng tế khoảng 30 linh mục và khoảng 4000 đứa con như là những người đại diện để tạ ơn Mẹ vì biết bao nhiêu ơn lành mà Mẹ đã chuyển cầu qua Chúa Giêsu con Mẹ.

Trong phần chia sẻ Lời Chúa của Thánh Lễ đặc biệt hôm nay, Đức Giám mục địa phận gợi lại tình thương của Mẹ từ khắp nơi trên thế giới như Lộ Đức, như La Vang, như Trà Kiệu … Mẹ hiện diện ở những nơi ấy vì Mẹ quá thương con cái của Mẹ. La Mã cũng vậy, vì tình thương mà Mẹ đã hiện diện và ban muôn ơn lành. Mẹ Maria đã hoàn tất giai đoạn thứ nhất về vai trò của mình là cưu mang Đấng Cứu Độ trần gian, Mẹ đang thực hiện giai đoạn thứ hai vai trò của mình là cưu mang nhân loại sau lời trăn trối của Chúa Giêsu để lại là Mẹ của nhân loại.

Giờ hành hương qua đi, Thánh Lễ cũng đã hết nhưng con cái Mẹ cảm thấy vui, cảm thấy bình an khi về bên Mẹ.

Trên con đường trở ra mặt Lộ để lên xe về lại “chốn xưa” cũng vẫn là con đường chật hẹp và nắng gắt khi đi vào. Con đường nắng gắt và chật hẹp ấy phải chăng là con đường gian khổ trong cuộc đời lữ hành mà ai ai cũng phải trải qua. Thế nhưng, dù nắng gắt, dù chật hẹp và dù có phong ba bão tố đi chăng nữa nhưng con cái của Mẹ vẫn bình tâm vì có Mẹ ở cùng, vì có Mẹ đồng hành.
 
Thánh lễ Sai Đi cầu nguyện cho các linh mục chuyển xứ
Nguyễn Xuân Trường
16:10 05/05/2010
Thánh lễ Sai Đi cầu nguyện cho các linh mục chuyển xứ

Vì nhu cầu và lợi ích thiêng liêng của giáo phận Bắc Ninh, đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Giám mục Giáo phận đã quyết định thuyên chuyển 5 linh mục trong đợt này. Và tối ngày 5.5.2010, tại nhà thờ chính tòa Bắc Ninh, đức cha đã chủ sự thánh lễ Sai Đi chính thức trao Bài Sai và cầu nguyện cho các linh mục được thuyên chuyển. Đồng tế với Đức cha còn có cha Tổng đại diện Giuse Trần Quang Vinh, cha xứ nhà thờ chính tòa Giuse Nguyễn Đức Hiểu và một số linh mục khác. Có khoảng 700 trăm tín hữu tham dự thánh lễ.

Xem hình nghi lễ sai đi

Trong bài giảng, đức cha nhấn mạnh việc dù có thuyên chuyển đi đâu, thì các linh mục luôn phải gắn kết với Vị Mục Tử Nhân Lành Giêsu như cành nho gắn liền với cây nho. Các linh mục đi coi xứ mới không phải do ý thích riêng của mình mà là làm theo ý Chúa để mang lại lợi ích cho dân Ngài. Các linh mục luôn cần có tinh thần ứng trực mau mắn thi hành thánh ý Chúa. Đức cha đánh giá cao nhiều cha xứ đã phục vụ hết mình trong vai trò là cộng tác viên của giám mục, và đức cha cũng mời gọi cộng đoàn dân Chúa năng cầu nguyện cho các linh mục.

Dưới đây là danh sách các linh mục, giáo xứ cũ, giáo xứ mới và ngày chính thức nhận xứ mới. Tưởng cũng nên biết rằng: giáo xứ Bạch Xa là một giáo xứ miền núi thuộc tỉnh Tuyên Quang, nằm cách xa tòa giám mục tới 220 km.

Linh Mục Giáo xứ cũ Giáo xứ mới Ngày nhận xứ
1 Giuse Ngô Ngọc Đoàn Ngô Khê Bạch Xa 6.5.2010
2 Giuse Trần Quang Khiêm Bạch Xa Nội Bài 7.5.2010
3 Giuse Nguyễn Văn Phong Đại Từ Ban Ơn gọi 5.5.2010
4 Phêrô Mai Viết Thắng Nội Bài Đại Từ 15.5.2010
5 Phanxicô X. Bùi Quang Thuận Ntct Bắc Ninh Ngô Khê 11.5.2010
Trong số những linh mục được thuyên chuyển, có vị thì vừa mới xây xong nhà thờ sau bao năm trời miệt mài lao tác, có vị vừa mới vất vả dựng xong nhà xứ chưa kịp ở, nhưng lệnh đã ban hành, các vị đều sẵn lòng từ bỏ để lên đường.

Xin cho mỗi linh mục có tâm hồn thanh thản, nhẹ nhàng như mây trời, để sẵn sàng cho ngọn gió Thánh Linh thổi đi bất cứ phương trời nào Ngài muốn. Và dù có đi đâu, thì linh mục như mây vẫn luôn có sứ mạng đem ân sủng trời cao xuống làm trổ sinh hoa thơm trái ngọt nơi bất kì khu vườn nào; linh mục như mây vẫn luôn cần phải tan biến mình đi để làm một cuộc nhập thế và nhập thể thực sự, ngõ hầu cho đoàn chiên được sống và sống dồi dào.
 
Giáo Hạt Ngàn Sâu, G.p Vinh Hành Hương Mừng Năm Thánh 2010 và Kim Khánh Linh Mục của Đức Cha Phaolô.
Chủng sinh J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
16:31 05/05/2010
Giáo Hạt Ngàn Sâu, G.p Vinh Hành Hương Mừng Năm Thánh 2010 và Kim Khánh Linh Mục của Đức Cha Phaolô.

Ngày 04 – 5 – 2010, Cha quản hạt, quý Cha quản xứ cùng khoảng trên 5000 giáo dân thuộc Giáo hạt Ngàn Sâu, G.p Vinh đã cùng hành hương về Toà Giám Mục Xã Đoài mừng Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam và kim khánh linh mục của Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên.

Xem hình hành hương và mừng Kim Khánh

Đoàn hành hương Giáo hạt Ngàn Sâu đã vất vả vượt chặng đường trên 100 km dưới trời nắng nóng để về với Giáo đô Vinh. Hàng chục chiếc xe khánh chở đoàn hành hương đều mang theo những biểu ngữ thật ấn tượng và ý nghĩa: “GIÁO HẠT NGÀN SÂU HÀNH HƯƠNG MỪNG NĂM THÁNH GIÁO HỘI VIỆT NAM”; “GIÁO HẠT NGÀN SÂU MỪNG KIM KHÁNH LINH MỤC CỦA ĐỨC CHA PHAOLÔ”.

Chuyến hành hương của cộng đồng Dân Chúa tại Ngàn Sâu mang một chiều kích tâm linh đặc biệt. Đây không chỉ là cuộc hoán cải trở về với lòng thương xót, tình yêu bao la của Thiên Chúa; mà sâu xa hơn, những người con từ miền sơn cước xa xôi muốn bày tỏ và sống mầu nhiệm hiệp thông với Mẹ Giáo phận nhà và toàn thể Giáo hội.

Tại Nhà thờ chính toà Xã Đoài, Giáo hạt Ngàn Sâu đã có giờ chia sẻ - cầu nguyện theo chủ đề “Lòng Thương Xót Chúa”, do Cha Jos. Nguyễn Văn Thắng, quản xứ Làng Truông hướng dẫn. Những gợi mở trong giờ chia sẻ đã giúp mỗi người trong đoàn hành hương có được thời khắc “dọn lòng” đầy sốt mến trước lúc bước vào Thánh lễ, và nhất là để tiếp tục lan toả tình thương Chúa giữa muôn người.

Đức Cha Phaolô Cao Đình Thuyên đã chủ sự Thánh lễ hành hương của Giáo hạt Ngàn Sâu.Vị Chủ chăn Giáo phận đã nói lên niềm vui trọng đại trước đoàn con Ngàn Sâu đông đảo: “…Một bầu không khí vui tươi đang tràn ngập tâm hồn chúng ta...vui mừng là vì hạt giống Tin Mừng đã đưa đến quê hương Việt nam chúng ta từ rất sớm, vui mừng là vì hạt giống Tin Mừng đã gặp được mảnh đất màu mỡ nên đã bám rễ sâu và sinh ra nhiều hoa trái tốt lành…vui mừng vì đời sống đạo trong Giáo phận ngày càng phát triển…”. Đức Cha Phaolô cũng mời gọi cộng đoàn Ngàn Sâu ý thức hơn trách nhiệm làm triển nở niềm vui chung của toàn Giáo hội tại Việt nam nhân dịp Năm Thánh:“… vui mừng tạ ơn vì những vì những điều to lớn đã lãnh nhận đặt chúng ta trước trách nhiệm hết sức nặng nề…Thiên Chúa và tổ tiên đã trao vào tay chúng ta những nén bạc để chúng ta sinh lợi chứ không phải là để chúng ta chôn vùi, cất giấu hoặc làm hao hụt đi…”.

Thánh lễ hành hương của Giáo hạt Ngàn Sâu cũng đặc biệt hiệp thông cầu nguyện cho các đấng bậc và hết thảy những ai đang phải đau khổ vì bạo lực, bất công “biết sống yêu thương tha thứ, hy sinh phục vụ, quên mình vì tha nhân”, “cho các nhà lãnh đạo quốc gia luôn sáng suốt nghe theo tiếng lương tâm và công lý mà hết mình phục vụ dân tộc” (trích Lời nguyện chung).

Đức Cha Phaolô Cao Đình Thuyên xuất thân từ Giáo xứ Tràng Lưu (trung tâm Giáo hạt Ngàn Sâu). Chuyến hành hương Năm Thánh cũng là dịp để cộng đoàn Ngàn Sâu bày tỏ niềm hãnh diện lớn lao về người con ưu tú của quê hương đã cống hiến nhiều tâm lực cho việc mở mang Giáo hội trong suốt hồng ân 50 năm linh mục của Ngài; nhất là hiệp thông chúc nguyện cho Ngài được dồi dào sức khoẻ, nhiệt tình, hăng say, khôn ngoan, sáng suốt để dẫn lái con thuyền Giáo phận, và góp phần củng cố nền tảng xã hội trên tình thương và công lý.

Giáo hạt Ngàn Sâu gồm 14 giáo xứ, trải rộng trên địa bàn hai huyện miền núi Hương Khê và Vũ Quang, phía tây tỉnh Hà Tĩnh. Chuyến hành hương mừng Năm Thánh của Giáo hội Việt Nam là dấu ấn quan trọng, giúp cho cộng đoàn tín hữu tại Ngàn Sâu thêm trân trọng kho tàng Đức tin đã lãnh nhận, nhất là biết nỗ lực rắc gieo hạt giống Tin Mừng trên miền đại ngàn bao la.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Giũ Bụi Trần Ai 2
+GM Nguyễn Văn Sang
21:23 05/05/2010
GIŨ BỤI TRẦN AI 2

Nhân đọc bài phỏng vấn, của giáo sư tiến sĩ Nguyễn Trọng Đàn - hiệu trưởng trường đại học Đồng Nai (đăng trên một tờ báo ở thành phố Hồ Chí Minh), về sự kiện mời các đại diện chính quyền tham dự những ngày lễ hội và có những ý kiến liên quan đến đạo công giáo. Tôi xin phép được làm rõ như sau:

Tác giả viết: “điều này cho thấy các vị lãnh đạo ngày càng quan tâm đến những vấn đề tôn giáo và đời sống tâm linh của dân chúng. Nhất là các ngài đến với tư cách đại diện cho cơ quan chính quyền, để khẳng định điều trên rõ rệt hơn”.

Theo thiển ý của tôi, có những trường hợp không chắc là quan tâm đến các vấn đề tôn giáo, tâm linh của dân chúng, mà lợi dụng các tôn giáo đó để tuyên truyền người dân đi theo đường lối chính sách thì đúng hơn. Chữ “quan tâm” ở đây phải hiểu không những là xem xét giúp đỡ nhiều mặt về tôn giáo, tâm linh, mà có khi còn phản ánh chính vấn đề tôn giáo, tâm linh của các vị đó. Như báo chí gần đây đã phản ánh, ví dụ: “Đừng biến tín ngưỡng thành cuồng si” (của tác giả Khánh Linh, đăng trên Vietnam.net), có đoạn phỏng vấn PGS Nguyễn Văn Huy - nguyên giám đốc Bảo tàng dân tộc học Việt Nam: “gần đây, trong những lễ hội vốn quy mô làng xã hoặc của một vùng như Bà Chúa Kho, Đền Trần, Phủ Giầøy… có tiếng là “thiêng”, đột nhiên mở rộng đến … tầm quốc gia. Quan chức khắp nơi công khai đánh xe công về dự lễ, dân chúng thập phương thấy thế càng dồn về “ăn mày lộc thánh”. Quan niệm “dương sao âm vậy” gần như được thay bằng “quan sao dân vậy”. Nhưng quan chức cấp cao công khai đến lễ hội có nhằm gửi “một thông điệp” nào đó cho dân chúng? Dù cố ý hay vô tình thì họ cũng góp phần làm biến tướng lễ hội và đang chi phối đời sống tín ngưỡng dân gian”.

Còn về mặt tâm linh, tác giả cũng nhận xét phản ánh việc quan tâm của các vị đó ra sao?

“Tôi cho rằng: rất cần làm cho xã hội nhận thức đúng đắn về tâm linh, để không vượt quá ngưỡng cần có, nếu không sẽ trở thành cuồng si. Niềm tin tâm linh có thể cho con người thêm sự quân bình, thanh thản trong cuộc sống, chứ không phải lên đền, chùa, phủ chỉ để cầu chức vụ, cầu tiền bạc bằng mọi giá. Nhìn cách người ta chen chúc ở các đền, chùa, phủ hiện nay ở nhiều nơi ở đồng bằng Bắc bộ; dễ có cảm giác đây là chốn để làm “kinh tế” với thần thánh, nó khác với truyền thống xưa kia và khác với nhiều nơi khác ở nước ta”.

Hoặc so sánh với các tôn giáo thậm chí các dân tộc khác, tác giả cũng nói cách sắc đáng rằng:

“Một vấn đề rất cần đặt ra, không lẽ niềm tin tín ngưỡng của người Kinh lại lớn hơn, mạnh mẽ hơn so với niềm tin tín ngưỡng của người Khmer, người Chăm… cùng trên đất nước ta? Họ cũng có đền, chùa nhưng họ giữ được cốt cách, lề lối mà không bị lôi cuốn “ào ạt”, bị “tha hóa” như ta thấy. Cùng một môi trường như nhau nhưng tại sao trong nhà thờ Công giáo lại giữ được kỷ cương, không có những biến tướng thiên về “kinh tế” như ở nhiều đền, chùa hay tín ngưỡng dân gian?”

Có lẽ chắc mọi người cũng biết, các nhà thờ Công giáo đôi lúc cũng mời những người có địa vị trong chính quyền, thường là người ở đia phương xa xôi hẻo lánh, và họ đến với tư cách hoàn toàn xã giao. Họ mang hoa, nến đến để chia sẻ niềm vui, kể cả các đại diện tôn giáo khác - đa số là bên Phật giáo. Cũng có những trường hợp, một số các vị đến thăm các địa điểm Công giáo như Tòa Khâm Sứ, Thái Hà… để tiến tơí chỗ đưa ra những biện pháp xử lý – mà không làm hài lòng giới tôn giáo. ví dụ: thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm đất tòa Khâm sứ, mấy hôm sau nơi đó biến thành vườn hoa! ông Trương Phú Trọng đến thăm linh địa Đức Mẹ Thái Hà, nơi đang sôi sục đấu tranh cầu nguyện giữ đất và mấy ngày sau cũng được biến thành vườn hoa, thì đâu có phải là quan tâm giúp đỡ đời sống tâm linh của dân Công giáo.

Tác giả cũng viết: “thứ nữa các vị đến với các sự kiện tôn giáo là để thực thi, giám sát các hoạt động tôn giáo trong các sự kiện này và định hướng các hoạt động tôn giáo…”

Điều này hoàn toàn sai lạc riêng với đạo Công giáo không chắc các vị có làm như vậy không vì một lẽ rất dễ hiểu các ngài không thể giám sát về mặt đạo lý; vì các ngài chắc không hiểu biết hoặc không hiểu biết tường tận, thì làm sao có thể giám sát việc tôn giáo có đúng với giáo lý căn bản của đạo không. Còn giám sát những hoạt động khác thì cũng không cần phải đặt ra; vì đã có trăm ngàn các vị an ninh chìm nổi lẫn lộn trong quần chúng để kiểm tra nghiêm ngặt và thường không xảy ra điều gì đáng tiếc. Còn về định hướng các hoạt động tôn giáo đó, thì chúng tôi không phát biểu về các tôn giáo khác, mà có người cho rằng điều này cũng đúng phần nào. Về mặt chủ quan đã có những luật lệ rằng: “Nhà nước tôn trọng các tôn giáo, không can dự vào các hoat động tôn giáo đang diễn ra bình thường trong xã hội”. Còn về mặt khách quan các tôn giáo nói chung; nhất là Công giáo vẫn quyết tâm không để cho ai định hướng lợi dụng tôn giáo của mình, có thể nói là trong mọi vấn đề. Dù rằng trong dĩ vãng hoặc hiện tại có thể có vài trường hợp cần phải xem xét bàn luận cho thấu đáo.

Một nhận xét nữa của tác giả: “nói tới sự có mặt của các vị trong lễ hội tôn giáo, nhắm phi bác sự so sánh, có mặt của các lãnh đạo trong các sự kiện phật giáo khác ở nước ta, xem ra không mấy là khách quan cho lắm”. Tác giả lý luận:

“Phật giáo phát triển ở nước ta với lịch sử trên dưới 2000 năm và hiện nay có hơn 45 triệu tín đồ quy y Tam bảo, thành thử các sự kiện Phật giáo được tổ chức nhiều hơn, được dư luận chú ý nhiều hơn, được các phương tiện truyền thông đưa tin nhiều hơn. Trong số 43 ngày lễ, ngày hội (không kể lễ hội của đồng bào dân tộc ít người) thì 42 ngày lễ đều hướng về phật, thần thánh và tổ tiên, chỉ có một lễ Thiên Chúa giáo: 25-12 dương lịch. Lãnh đao có mặt ở nhiều sự kiện Phật giáo hơn ở các tôn giáo khác, là dễ hiểu”.

Việc phật giáo phát triển hơn 2000 năm và hiên có hơn 45 triệu tín đồ là điều xác thực ra sao chúng tôi xin miễn bàn- nhưng khẳng định so sánh với 43 lễ hội hướng về Phật, chỉ có một lễ Thiên Chúa giáo ngày 25-12 dương lịch; là điều chứng tỏ tác giả chưa hiểu gì về lễ hội ít ra trong đạo Công giáo.

Danh từ “lễ’ trong đao Công giáo ưu tiên chỉ thánh lễ các linh mục cử hành, có thể hằng ngày cách đơn sơ riêng tư hoặc với sự tham gia của công chúng, trong các nhà thờ công khai, nơi các xứ họ trên khắp đất nước Việt Nam. Thánh lễ: là diễn tả sự hy sinh của Chúa Giê-su trên Thập tự giá năm xưa, mà nay vẫn được lặp lại trên bàn Thờ, mỗi ngày trong thánh lễ, là một sự kiện vô cùng quan trọng, quý báu trong lễ nghi của người công giáo, do đó có luật buộc người Công giáo phải đi lễ ngày Chúa nhật, và các ngày lễ Trọng để tỏ lòng tôn thờ Đức Kitô và Thiên Chúa Ba ngôi. Như vậy, thì không chỉ có một lễ Noel mới là Lễ, mà suốt năm các Thánh lễ diễn ra ngay ở trên đất nước Việt Nam. Chúng ta thử tính xem: hàng ngàn, hàng vạn thánh lễ và số người dự lễ đươc gọi là dâng lễ, chắc không thể nào đếm nổi. Lại xét về mặt thứ bậc: (có lễ trọng thể, có lễ trọng, lễ bậc nhất, bậc nhì, lễ kính, lễ nhớ…) đa dạng trong luật Phụng vụ. Đằng khác lễ Noel mỗi năm không phải là lễ trọng nhất của đạo Công Giáo, mà chỉ là lễ bị tục hóa, là dịp cho đồng bào lương dân bên ngoài lợi dụng ăn chơi nhảy múa- vì thế được tôn làm ngày lễ quốc tế. Ngày lễ trọng nhất lễ của người Công giáo là ngày lễ Phục sinh, là một mầu nhiệm căn bản trọng đại nhất của người Kitô- đem lại cho họ cuôc đời luôn sống động, quang vinh như chính Chúa họ tôn thờ đã sống lại, và đang sống trong họ để cho họ sức mạnh tiến đến cảnh trời mới, đất mới chung cục ngày tận thế, như sách khải huyền đã nói. Còn biết bao thánh lễ trọng khác diễn ra trong năm như: (lễ quan thầy, lễ chầu lượt, kỉ niệm, truyền chức…) không phải chỉ có một lễ Noel mà thôi.

Hơn nữa thánh lễ là chính, có thể tùy mức và hoàn cảnh khác nhau, tùy ý nghĩa chủ quan khác nữa mà còn có “hội” là những lễ nghi quen gọi là á Phụng vụ như: (rước, kiệu, dâng hoa, ngắm nguyện… ) ở trong mùa kính Chúa hay Đức Mẹ… Ít lâu nay trong giáo hội còn có những buổi văn nghệ nhân dịp ngày lễ này, lễ khác hoặc được gắn cho một ý nghĩa tôn giáo là diễn nguyện gồm có các tiết mục đạo, đời lẫn lộn như: “đơn ca, độc ca, chèo, hát quan họ…” Tôi đã viết bài đề nghị xem xét lại để giúp đỡ cho các buổi diễn nguyện, có kỷ cương phép tắc và có giá trị nghệ thuật hơn. Nói cách sâu xa hơn với ý nghĩa “Lễ” là một cuộc dâng hiến cuộc đời, bản thân người Kitô hợp cùng lễ vật quý giá là chính Chúa Giê-su Kitô trong phép thánh thể, thì các sinh hoạt mỗi giây của người Kitô hữu đều là thánh lễ: Khi vui, khi buồn lúc thành công hay thất bại, người học sinh miệt mài trên bàn học, người công nhân lao động trên xưởng máy, các bác nông phu đổ mồ hôi nước mắt trên cánh đồng lúa chín, thâm chí bà lão băm bèo nuôi heo hoặc người thiếu phụ chuyên cần việc bếp núc… nếu hợp cùng hiến lễ của Đức Kitô thì suốt đời suốt ngày là lễ như một cuốn sách xưa kia đã viết “suốt ngày là Lễ”. có người khôi hài nói rằng không phải suốt ngày là lễ mà suốt ngày là “lỡi” có ý trêu trọc các vị linh mục suốt ngày nhận “lỡi”,( quà biếu) nhiều hơn là lễ.

Một vài dư luận cho rằng: “việc xuất hiên của các vị lãnh đạo chính quyền có mặt trong các sự kiện phật giáo và trong các chùa phật giáo và trong các lễ hội xem ra không khách quan cho lắm và gây ra sự ghen tị giữa các tôn giáo…”

Theo thiển ý giới Công giáo chúng tôi nói riêng, không quan tâm tới sự kiện này lắm và cũng không chỉ trích, ghen tỵ vì thực tế trong các thánh lễ rất nhiều như đã nói ở trên, rất ít khi các vị có trách nhiệm trong Công giáo, mời các cấp chính quyền bởi lẽ chúng tôi quan niệm “Lễ” là của riêng người Công giáo, nhất là những vị công khai là vô thần, vô tín ngưỡng tới tham dự những việc tế lễ có tính chất thần thánh, các ngài không quen với những nghi đứng, quỳ, ngồi… hoặc phải trông xem, nghe, nhìn, quan điểm xác tín của họ về nhiều phương diện, điều đó đôi khi xảy ra sự mất trật tự không đáng có nơi Thánh đường tôn nghiêm đáng kính ví dụ: “Trong các đêm lễ hội Noel ở nhà thờ chính tòa Hà Nội trước đây. Những người tới tham dự đủ loại, đủ thành phần kể cả du thủ, du thực, trộm cắp… Đã có năm nhà thờ phải bỏ lễ đêm vì không sao giữ được trật tự với những người không có lòng tin vào thần thánh…” Đằng khác bên Công giáo, có những lễ nghi chỉ dành cho các vị chức sắc trong giáo hội mới được quyền cử hành, ai nấy tùy theo chức bậc của mình trong giáo hội mà tham gia các lễ nghi khác nhau trang nghiêm trật tự hài hòa. Tuy rằng ở các địa phương xa xôi thành phố ở các xứ họ, có thể có một số linh mục khéo ngoại giao đã mời các vị chính quyền đến dự lễ trong dịp lễ chầu, lễ kỷ niệm… thoạt tiên các vị tới tham dự trong suốt cả buổi lễ còn dâng hoa tặng quà nhưng thường được yêu cầu không phát biểu vì các ngài không thông cảm với bầu không khí trong nhà thờ, không như các bài phát biểu trong những buổi mít tinh, hội họp, vì có nhiều điều không phù hợp, rồi sau đó không rõ theo chủ trương nào các vị thường rút lui khi thánh lễ cử hành hoặc bắt đầøu phần giảng dạy- vì sợ nghe những lời giảng dạy nghịch với xác tín của các vị chăng! Nhưng sau đó các vị vào nhà xứ ngồi đợi ở phòng khách để cùng với cộng đoàn chung vui trong bữa tiệc thân thiện. Vậy có ý kiến không tán thành sự kiện một vị chủ tịch nước tới chùa (núi Đọi) cầm cày mở luống đầu tiên để khai mạc đất đai mùa màng cho dân, tuy rằng có vị giáo sư cho rằng việc này hoặc việc đóng ấn đầu tiên trong việc khai ấn chùa Trần mà giáo sư Nguyễn Trọng Đàn cho là cử chỉ xã giao như sau buổi nói chuyện với thầy trò, vị lãnh đạođánh trống khai trường… Nhưng theo tác giả Khánh Linh các sự kiện này mang tính chất tâm linh tín ngưỡng: “ai cũng biết lễ Khai ấn đền Trần là lễ nghi mang tính tâm linh, tín ngưỡng trong dân gian. Nhiều đền, chùa, phủ khác cũng có những lễ nghi đầu năm của họ. Dù có rất thiêng thì, theo tôi, nay cũng không phải là câu chuyện khai ấn của cơ quan nhà nước, của việc thực hành một đông tác cụ thể là đóng dấu khai ấn của bất cứ vị quan chứcnào đại diện cho nhà nước. Đó hoàn toàn là công viêc của nhà đền. Với sự tham gia của hàng loạt quan chức không phải với tư cách cá nhân mà với tư cách nhà nước phải chăng là đang can thiệp khá sâu vào hệ thống tín ngưỡng, tôn giáo; vô hình chung tạo ra sự khuyến khích, thúc đẩy người dân trong toàn xã hội, biến tín ngưỡng thành một phong trào cầu xin chức vị ở ngôi đền này. Lễ tịch điền xưa là nhà vua với tư cách là thiên tử của đất nước công nghiệp, là con trời nên ông ta mở luống cày đầu năm mang ý nghĩa giáo hòa Trời- Đất, cầu nguyện cho những vụ mùa bội thu, sinh sôi nảy nở. Thái Lan, Campuchia là nước quân chủ, còn vua nên vẫn giữ lễ này. Ơû Việt Nam lễ này đã mất từ lâu, ý nghĩa và bối cảnh không còn nữa, nay lại khôi phục như một di sản văn hóa có đúng không? Nếu muốn thực hành khuyến nông thì có lẽ nhiều cách làm hơn. Cho nên rất cần xem lại một cách cơ bản câu chuyện ranh giới giữa tín ngưỡng, tôn giáo và nhà nước hiện nay. Hoặc phát biểu của phó giáo sư Nguyễn Văn Huy khi trả lời câu hỏi: “cá nhân các nhà lãnh đạo không nên có hành vi khuyến khích việc thực hành tín ngưỡng”. Giáo sư đã trả lời: “tôn giáo, tín ngưỡng là sự lựa chon của mỗi người. Nhà nước cần có thái độ rõ ràng, bình đẳng giữa các tôn giáo, chứ không thể hiện về tôn giáo này trong khi lại bỏ quean hay xem nhẹ tôn giáo khác. Hơn nữa một lãnh đạo cơ quan nhà nước dù ở cấp nào có thể tham gia moat nghi lễ với tư cách nhân, không tiền ho hâu ủng, không quay phim chup ảnh, mà chỉ như một “tín đồ”, thì đó là câu chuyện của cá nhân vị lãnh đạo ấy. Như tổng thống Hoa Kỳ George Bush khi đến Hà Nội dịp APEC cũng đi lễ nhà thờ Cửa Bắc như một tín đồ, chứ khôngphải tư cachs là người tổng thống. Còn ở nước ta đang có sư lẫn lộn giữa tư cách cá nhân và tư cách đại diện nhà nước. Khi lãnh đao nhiều cấp cùng có mặt tại lễ khai ấn đền Trần thì phải phân chia thư bậc: thẻ đỏ mới được vào trong, thẻ vàngthì chỉ ở vòng ngoài; rồi ai được có ấn trước, ai phải chờ sau… Thứ bậc của hệ thống chính trị lai trở thành thứ bậc trong một nghi lễ tín ngưỡng dân gian. Lãnh đao được ưu tiên sắp xếp vào trong, ai cũng sẽ có ấn, thì làm sao trách việc người dân chen lấn xô đẩy ở ngoài. Quá nhiều lãnh đạo có mặt ở các sự kiện Phật giáo, những người ở các tôn giáo khác sẽ cảm thấy như thế nào? Tôi cảm thấy có chuyện gì đó chưa ổn nếu không suy xét lại câu chuyện này một cách nghiêm túc, chúng ta sẽ không vô tình làm mất đi sự bình đẳng văn hóa trong đời sống tâm linh”.

Thật khác hẳn với các lễ nghi được diễn ra trong các nhà thờ công giáo, các vị chính quyền được mời như đã nói ở trên không đóng vai trò chủ đạo, tích cực, ngay cả việc phát biểu cũng hạn chế. Ví dụ: (trong lễ khai mạc năm thánh ở sở kiện có sự hiện diện của cấp chính quyền cấp thấp trong đêm diễn nguyện mang tính chất á phụng vụ, nghĩa là; không mang tính chất thánh lễ); mặc dầu sau này đã có người viết bài phê bình là người đại diện cấp thấp “phó chủ tịch ủy ban mặt trận TW” với bài diễn văn mang tính cách chính trị nhiều hơn tôn giáo và không tươg xứng với lễ hội mang tính chất quốc gia và quốc tế của công giáo.

Một điều nữa đáng lưu ý, số các vị lãnh đạo trong xã hội chúng ta ngày nay, đến chủ tọa dâng hương tại các đền, chùa, miếu, lễ hội… hành động như chính các ngài cũng có những tin tưởng mãnh liệt về tâm linh. Ví dụ: khi các ngài dâng hương cũng thấy lẩm bẩm cầu xin, thì thầm nơi cửa miệng hoặc trong tâm trí, khiến cho những người chứng kiến chung quanh cho rằng: một là, các ngài bị tác động bởi dân trí, bị phụ thuộc bởi tâm lý quần chúng nên đã bị tác động phải tin vào thế lực thần linh để toa rập với việc mua quan bán chức mà xã hội đang lên án (xem bài “Đừng biến tín ngưỡng thành cuồng si” của tác giả Khánh Linh, ). Ngay trên các buổi truyền hình công chiếu vào dip này thấy những vị lãnh đạo cùng với người dân mang nhiều đồ cúng lễ, hương hoa đã đành mà nhiều khi có cả tế phẩm vật chất như xôi gà, rượu thịt, bánh chưng, bánh dầy… Và trong khi dâng hương, khấn thần, kêu phật các ngài cũng thì thầm những kinh nguyện gì không rõ kể cả khi đứng trước bàn thờ của Bác Hồ, các vị có công lao trong cuộc chiến tranh, có người lý luận rằng không rõ các ngài là những chiến sĩ vô thần, không tin thần thánh, Đức Chúa nào khác ngoài vật chất từ xưa cho đến nay và nếu như vậy chắc chẳng có thần thánh nào, Bác Hồ và cácchiến sĩ cũng chẳng sống ở một thế giới nào như Bác đã từng nói: sau khi chết sẽ đi gặp cụ Mác, cụ Lênin. Những điều thì thầm với các thần thánh, các chiến sĩ đã mất chỉ là những lời hão huyền vì các ngài có tin những con người đó còn hiện diên để lắng nghe và ban phát các ơn lành xuống cho mọi người chăng. Do đó các quan chức noi gương các đấng bề trên thả sức cho vợ con, kể cả chính mình “mê tín” ở các đền, chùa, miếu khắp nơi. PGS Nguyễn Văn Huy đã mạnh dạn nói rằng: “khi các quan chức cũng đua nhau có mặt tại các đền thờ, miếu như Bà Chúa Kho, Phủ Giầy thì lại tác động mạnh mẽ hơn nhiều đến đông đảo mọi người hoặc quan chức không chỉ đi lễ hay cung tiến cho đền thờ mà còn bị điều khiển bởi các vị hành nghề tín ngưỡng thông qua sự mê tín của họ (Trích “Đừng biến tín ngưỡng thành cuồng si”). Đến đây tôi xin kể một câu chuyện xảy ra cácđây hơn 20 năm khi một vi chánh trương ở một xứ họ thông qua ông Từ giữ của nhà thờ để xin dâng lễ cho cụ Hồ vừa tạ thế, ông Từ theo thói quen hỏi ông cụ tên Thánh là gì để tôi trình linh mục ông từ yêu nước kia trả lời: ông ta vô thần thì làm gì có tên Thánh!!!

Nói chung những bụi bặm phủ trên gương mặt của giáo hội công giáo cho đến ngày nay; nhất là giáo hội thủ đô Thăng Long trong 500 năm qua hiện diện cho tới nay cần phải được giũ bụi ở nhiều lãnh vực, chúng tôi sẽ có nhiều ý kiến tiếp theo.

Thái bình ngày 05/05/ 2010

Fx: Nguyễn Văn Sang

Nguyên Giám mục Thái Bình

Đón đọc “Giũ bụi trần ai” số 3
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải cứu 900 giáo dân tỉnh Phú Yên năm 1885 (Đông Đàng Trong)
Lm. Phaolô Nguyễn Minh Chính chuyển ngữ
12:43 05/05/2010
GIẢI CỨU 900 GIÁO DÂN TỈNH PHÚ YÊN NĂM 1885 (ĐÔNG ĐÀNG TRONG)

“Les missions catholiques” n. 870, Février 1886

Khoảng cuối tháng Chín đầu tháng Mười, Đức Cha hiệu tòa Hiérocésarée[1] nhiều lần nhận được tin có một số đông giáo dân, và có thể cả một thừa sai nữa, hiện vẫn còn sống sót sau những cuộc thảm sát vào tháng Tám, ở vùng núi Trà Kê trong tỉnh Phú Yên, cách cửa Ma Liên khoảng bốn mươi cây số về hướng Tây. Người ta còn nói rằng các quan lại và binh lính vẫn còn tấn công thế nhưng giáo dân luôn kháng cự mạnh mẽ. Nếu không được hỗ trợ tức khắc, có thể họ sẽ phải chịu thúc thủ. Đức Cha Van Camelbeke kiên quyết phải mau chóng giải cứu họ. Khoảng một trăm giáo dân Bình Định được huấn luyện sử dụng lối bốn mươi cây súng mà chúng tôi có được. Đây là số vũ khí tạp nham mà mười cây phải nạp đạn qua nòng súng. Thêm vào đó, để phô trương thanh thế, là khoảng ba mươi cây súng nữa mà trước đây đã mượn được của ông Trú Sứ Pháp để bảo vệ chủng viện. Vũ khí của chúng tôi chỉ có thế cùng với ba mươi cây giáo. Thêm vào đó là khoảng một trăm rưỡi người nữa để tải lương thực và quân nhu: khi trở về họ có nhiệm vụ cõng trẻ con, người tàn tật, bị thương và người già … Chúng tôi cho rằng có khá đông những người như thế này đang ở Trà Kê.

Sau khoảng bốn năm ngày huấn luyện, binh lính của chúng tôi chưa có vẻ gì là thiện chiến; tuy nhiên vào thứ Năm ngày 1 tháng Mười, khi Đức Cha đến thông báo rằng hạm trưởng Le Gorrec, chỉ huy chiến hạm Chasseur, người đã giải cứu hàng ngàn giáo dân ở Tư Ngãi, sẽ đến chở họ đến Phú Yên vào ngày 3 tới đây, thì những chiến binh trừ bị của chúng tôi vui mừng chuẩn bị hành trang, và đến trưa thì mọi sự đã sẵn sàng. Trước khi ra đi, người ta hứa đặc biệt cầu nguyện cho chúng tôi trong thời gian vắng mặt. Nhận những lời cầu chúc của đồng hương ở Qui Nhơn, chúng tôi ra đi lòng đầy tin tưởng. Hơn nữa, nếu còn có lo ngại gì về kết cục của cuộc ứng cứu thì nỗi lo cũng nhanh chóng tan biến đi vì sự tiếp đón tử tế dành cho chúng tôi trên tàu Chasseur.

Vào lúc bốn giờ chiều cùng ngày, chúng tôi vào vịnh Vũng Lắm và ba giờ rưỡi sáng hôm sau đoàn quân chúng tôi (gồm 283 người) đổ bộ lên một vịnh nhỏ gần “Dốc Găng” mà con đường cái quan đi ngang qua. Nhờ tàu hơi nước và thuyền con mà vị chỉ huy đã có nhã ý cho chúng tôi sử dụng, cuộc đổ bộ kết thúc vào lúc bảy giờ.

Sau khi ngỏ lời biết ơn với ông Le Gorrec và các sĩ quan, tôi[2] dẫn đầu đoàn quân, linh mục Huề[3] người Annam đón cuối; một thầy sáu và tám thầy giảng có nhiệm vụ giám sát toàn đoàn.

Vấn đề bây giờ là nội trong ngày đó phải đến cho được Trà Kê, nằm cách địa điểm đổ bộ khoảng 50 đến 60 cây số; chúng tôi cho rằng Cha Chatelet và giáo dân vẫn còn đang cầm cự ở đấy. Thế nhưng điều bình thường đối với một người đi bộ giỏi và không mang vác gì thì lại trở nên bất khả đối với đoàn quân gần ba trăm người tiến bước theo hàng một qua những con đường mòn khó đi, vai mang nặng hành trang nên không thể đi mau được. Không thể tránh khỏi những khoảng trống trong hàng ngũ nên buộc phải dừng lại để chờ những người bị tụt lại đàng sau. Hai lá cờ màu quốc kỳ Pháp dùng để điều chỉnh hàng ngũ, một đằng đầu một đằng đuôi và dễ dàng nhìn thấy từ cả hai đầu.

Dầu gặp nhiều trở ngại, chúng tôi di chuyển cũng khá nhanh để quân địch không có thời gian tấn công trên đường đi. Vào khoảng trưa, chúng tôi lội qua con sông từ trên núi hướng Tây đổ xuống phía dinh trấn Phú Yên. Một con đèo rất cao mà chúng tôi vượt qua gần cả buổi sáng đã che chúng tôi khỏi mắt quân thù cho đến lúc này, và bây giờ là lúc dễ bị phát hiện nhưng chúng tôi vẫn tiến lên phía trước để tránh mọi nguy hiểm.

Khoảng ba giờ rưỡi chiều, đi ngang qua nơi trước đây là nhà thờ Đồng Dài[4] đẹp đẽ, tôi nhìn cảnh hoang tàn nơi đây; chỉ có tường rào là còn đứng vững, cây cối đều bị chặt sát đất. Nhưng thê lương nhất là những gì tôi thấy khi trở ra! Bên trái nhà thờ đổ nát là vũng đất trũng dài khoảng năm mét và rộng hai mét; đó là chiếc hố mà người ta đã vứt bừa những xác chết của giáo dân bị thảm sát cách đây một tháng rưỡi. Nhờ sự trợ giúp của những cơn mưa, một ít đất mà người ta đã lấp lên những phần thân thể quý giá này bị sụp xuống, đây đó lộ ra những chiếc sọ người giữa đống quần áo và rơm rạ bị thối rữa. Thật là một thảm kịch khinh hoàng phải trải qua! Chắc là cũng giống như ở Bình Định, không phải là họ đã chôn sống những giáo dân bất hạnh của chúng ta rồi đốt lửa rơm trên hố để gia tăng thêm sự tàn ác của cuộc hành hình sao? Sau khi đọc kinh trên nấm mộ hiển vinh này, tôi lại dẫn đầu đoàn quân. Vào khoảng sáu giờ rưỡi, chúng tôi vẫn còn ở khá xa Trà Kê. Trời đã về khuya nên chúng tôi đóng trại dưới chân những ngọn đồi bắt đầu vùng cao nguyên rộng lớn của Trà Kê.

Tôi đoán chừng đã đi được một lèo khoảng hai muơi lăm, hai mươi sáu cây số rồi. Mặc dù ở ngay trong vùng thù địch và có thể bị tấn công bất cứ lúc nào, mọi người đều chìm vào trong giấc ngủ sâu.

Trên đường đi, tôi đã nhận được vài tin báo về Cha Chatelet hoặc chí ít về các Kitô hữu rằng họ vẫn còn đang kháng cự không phải ở Trà Kê mà là Cây Da.

Người ta còn nói rằng ngày hôm nay có thể xảy ra một cuộc tổng tấn công đã được chuẩn bị từ lâu.

Ngày hôm sau, thứ Hai ngày 5 tháng Mười, chúng tôi lại lên đường.

Vượt qua những ngọn đồi đầu tiên, chúng tôi dừng chân ngắn ngủi trong thung lũng vòng tròn hình thành phía trước cao nguyên. Sau một loạt leo dốc và xuống dốc, càng lúc càng gian nan và rất tiếc cũng đã làm chậm trể cuộc hành trình, chúng tôi đã tiến sát vùng cao nguyên. Địa sở Cây Da nằm ở bên kia, cách khoảng một cây số.

Thật bất ngờ, khi chúng tôi còn cách bờ rào của nhà thờ khoảng hai trăm thước, thì từ phía Đông có một nhóm chừng hai ba trăm người, và trên mô đất ở phía Tây nhà thờ có một nhóm thứ hai khoảng độ năm sáu mươi người. Chẳng biết họ là giáo dân hay người ngoại giáo, tôi ra lịnh cho mọi người lập thế trận trên mô đất cao cách nhóm này khoảng tám chín trăm thước. Từ phía trái, họ tiến về phía chúng tôi. Tôi dẫn theo mười người để dò xét tình hình. Thật phân vân ghê gớm, có phải là giáo dân đang ở đằng trước kia không? … Thế nhưng sao họ vây quanh nhà thờ và hò hét xung trận, đánh trống khua chiêng? … Họ chiến đấu với ai? Với chúng tôi sao? Họ không nhìn thấy lá cờ Pháp phía trước chúng tôi sao? … Chắc họ là những người ngoại, đang bao vây Cha sở và bổn đạo ở trong nhà thờ.

Một cú đại bác từ phía trước nhà thờ réo ngang qua đầu làm tôi xác quyết mối nghi ngờ. Tôi đáp trả lại bằng vài phát súng và nhập đoàn với đội quân nhưng họ cũng cố phân chia chúng tôi ra. Họ chỉ còn cách chúng tôi khoảng hai trăm thước. Lại một viên đạn nữa bay đến gần; tôi ra lệnh nổ súng ở mọi tuyến thì bỗng nghe thấy quân địch vừa hét lên vừa làm dấu thánh giá:

“Cha ơi! Cha ơi! Đừng bắn, chúng con là bổn đạo đây!”

Những bổn đạo tội nghiệp đã bị quân địch lừa phỉnh biết bao nhiêu lần và họ cũng không ngần ngại dùng hết mọi mưu mẹo để kháng cự! … Mọi người giơ cao súng lên. Nhóm bổn đạo hoà lẫn với nhóm chúng tôi trong sự vô trật tự và niềm vui khôn tả. Lại một phát đại bác thứ ba, xém chút nữa thì chúng tôi lãnh đủ. May thay người ta đã có thể thông báo cho anh pháo binh can trường ở đàng kia đừng bắn nữa vì chúng tôi cũng đã đủ đau đớn lắm rồi.

Cảm xúc lại dâng trào lên: mọi người chúng tôi đều khóc. Chúng tôi không có gì để hỏi nhau sao? Nước mắt cắt ngang những lời nói và sự hỗn độn trong hàng ngũ đã gây ồn ào đến nỗi chẳng dễ mà nghe được gì.

Sự vắng mặt của Cha Chatelet làm tôi ngạc nhiên; thầy Cậy, người phục vụ Cha, đã cho biết rằng người đồng sự yêu dấu này của tôi đã đổ máu mình ra để làm chứng cho Chúa từ một tháng nay; và trong khắp miền này không một nhà thờ nào còn đứng vững, những giáo dân còn sống sót đã tụ họp lại với nhau với con số lên đến tám trăm rưỡi đến chín trăm người quanh nhà thờ Cây Da, gồm người lớn và trẻ em.

Khó nhọc lắm tôi mới tái lập được trật tự trong nhóm, sau đó chúng tôi đi về hướng nhà thờ. Chúng tôi hết lòng tạ ơn Chúa, mọi người đều khóc nhưng lần này là vì vui mừng. Ngày thứ nhất, chúng tôi dành cho niềm vui và tìm sự nghỉ ngơi: lúc ấy khoảng mười giờ sáng.

Tuy nhiên tôi cũng chưa mấy an tâm vì từ lúc đến nơi cho tới khoảng hai giờ chiều, chúng tôi thấy quân địch tụ tập thành từng nhóm trên những ngọn đồi phía Nam và Đông Nam.

Nhưng để hiểu rõ hơn về những sự việc xảy ra trong thời điểm này, phải quay trở về ngày 26 tháng Tám, ngày tử nạn của Cha Chatelet[5] và những ngày trước đó.

LM Chatelet
Ngày 9 tháng Tám, Cha Chatelet khi ấy ngụ tại Trà Kê, địa sở cách Cây Da khoảng mười cây số về hướng Nam. Khi nghe thấy những tin tức loan truyền khắp xứ về những cuộc thảm sát, ngài cùng với những người phục vụ đi đến Cây Da.

Thật sự trong toàn địa hạt này thì đây là nơi mà kẻ thù khó tiếp cận. Một lá cờ Pháp được treo trên nhà thờ, dưới cây thập giá, và cha đã đưa bổn đạo đến đây để tìm một nơi trú ẩn gần mình.

Ngày lễ và tuần bát nhật Thăng Thiên qua đi mà không trở ngại gì.

Chúa Nhật ngày 23 tháng Tám, người ta biết sắp có cuộc tấn công vào nhà thờ. Thật vậy, ngay từ sáng 24, các băng nhóm có vũ trang đã dàn quân trên những ngọn đồi hướng Đông và Nam, họ ở đó suốt cả ngày để quan sát.

Ngày hôm ấy, Cha sở đã giải tội và khuyên nhủ các giáo dân tuân theo thánh ý Chúa.

Đầu ngày 25, lương dân xếp hàng thật chặt tiến vào, mang những tấm chắn bằng tre để đỡ những mũi tên của giáo dân, họ tiến chậm vì gặp phải hầm chông mà những người tử thủ đã cắm chung quanh theo kiểu người thượng để ngăn cản mọi tiếp cận. Giáo dân thì chỉ trang bị bốn năm cái nỏ và khoảng hai mươi cây giáo. Khoảng chín giờ, quân địch đông đúc đã có thể tiến đến khá gần để đốt hàng rào bao quanh nhà thờ. Sợ rằng những khẩu súng mà các quan lại cung cấp dư dã khắp các làng mạc có thể đốt cháy nhà thờ, Cha sở đã cho dỡ mái tranh nhà thờ, nhà xứ và các căn chòi kề bên. Nhờ sự đề phòng này và vì hàng rào bằng tre còn tươi nên không bắt lửa, việc làm của địch quân không thành công và khoảng mười một giờ thì những người tử thủ vui mừng thấy bọn tấn công rút lui. Khoảng một giờ chiều, họ quay trở lại mang theo củi và rơm dỡ từ các căn nhà trong làng công giáo bị bỏ trống, và dầu gặp phải sự kháng cự dũng mãnh của giáo dân, chỉ ít lâu sau, hàng rào tre bị chìm trong lửa.

Ở bên trong, những người tử thủ cố đẩy lùi bọn đốt phá bằng cách ném đá và bắn cung tên, trong khi đó người già và phụ nữ xách nước để dập tắt ngọn lửa đã ngấu nghiến hàng rào phía Nam, Tây và Đông. Phía Bắc khó tiếp cận vẫn chưa bị tấn công. Chiều đến, quân thù rút lui và ngọn lửa tắt dần. Không có cuộc tấn công nào xảy ra vào ban đêm, Cha sở lợi dụng dịp này để an ủi giáo dân kiệt quệ vì mệt mỏi và xáo trộn, và ngài lại ban xá giải cho họ: chẳng bao lâu sau họ chìm vào giấc nghỉ ngơi.

Tảng sáng, quân địch lại tấn công; trong đêm, hàng ngũ họ được các tân binh củng cố thêm. Cộng với những người Annam trong ba tổng, giờ lại có thêm bảy làng người thượng mà cung tên của họ đã làm bị thương khoảng chục giáo dân. Hàng rào bị cháy rụi và để lộ ra nhiều khoảng trống.

Đến đây, Cha sở thấy rằng không thể kháng cự được, ngài đã tập họp lại các giáo dân đang thất vọng, kiệt sức và gần như ngạt thở vì khói; ngài khuyến khích họ tuân theo ý Chúa, chúc lành và bảo họ vào hết trong nhà thờ để chờ giây phút hy sinh cuối cùng. Giáo dân vâng lời, và Cha sở trở về nhà ban bí tích cho khoảng mười hai đến mười lăm người bị thương đang chờ ngài ở đấy. Bên ngoài, tiếng la ó đầy giận dữ, tiếng nguyền rủa và lăng nhục của đám tấn công.

Mấy khắc trôi qua, và khoảng bốn giờ rưỡi chiều, bảy hoặc tám lương dân xâm nhập vào trong khuôn viên nhà thờ. Ba người trong bọn đi về phía nhà xứ nơi Cha sở và thầy Cậy mở toang cửa chờ đợi họ.

Những kẻ độc ác này bắt đầu lăng nhục và cứ tiếp tục giọng điệu này trong khoảng mười phút; cuối cùng họ yêu cầu vị thừa sai bước xuống sân, quỳ gối xuống để họ chém đầu, Cha sở nói:

- Tôi không đi đâu nữa, nếu muốn đầu tôi, hãy đến đây mà lấy.

Nói rồi ngài bước ra hiên nhà, ông thầy ở bên trái. Tiếng xỉ vả lại vang lên và cuối cùng một tên ném vào đầu Cha một cái tô bị mẻ, nó rơi xuống chân mà không trúng ngài. Một tên khác lén leo lên hiên phải, chầm chậm tiến lại gần và đâm lao vào cạnh sườn làm ngài ngã sấp mặt xuống đất. Tên thứ ba nhảy lên trước và đâm ngài hai nhát dao, một ở cổ bên phải, nhát kia ở sau gáy đã làm hoàn tất cuộc tử đạo của người đồng sự chúng tôi. Người thầy giảng[6] cũng bị thương ngay tại nơi ấy nhưng ít trầm trọng hơn; thầy giả chết và người ta bỏ lại thầy ngập trong vũng máu. Tôi nghe biết những chi tiết này chính từ miệng thầy. Đoạn ba tên sát nhân vào trong nhà xứ, sát hại những giáo dân bị thương nằm ở đấy mà Cha sở vừa mới ban bí tích cho và nhiều người trong họ còn sống sót vì bọn sát nhân còn bận cướp bóc nên chỉ làm một nửa công việc buồn thảm của mình. Tuy nhiên, họ không thể lấy đi bất kỳ chiến lợi phẩm nào được; nhờ Chúa giúp sức, giáo dân đã không cho họ có thời gian làm việc đó.

Trong khi xảy ra những biến cố vinh quang này dành cho các nạn nhân thì bốn hoặc năm lương dân khác nhập đoàn với đám người đầu tiên phá được một của sổ nhà thờ, và qua cánh cửa mở đó, họ ném cây giáo vào trong đám đông giáo dân đang cầu nguyện. Việc này kéo dài chỉ trong vài phút, một ông chức việc[7] của địa sở mới nói rằng:

- Chúng ta sẽ chết nếu đó là ý Chúa, nhưng ít nhất hãy giết một vài thằng vô lại này!

Nói xong tay ông rút cây giáo ra và đâm một tên tấn công dính vào cột nhà thờ, những tên khác cũng mau chóng cùng chung số phận; họ bị giết bởi những giáo dân bất thần trở thành người tấn công.

Thoát khỏi những kẻ thù đầu tiên và tham lam nhất này, tất cả giáo dân ùa ra khỏi nhà thờ, tổ chức lại hàng ngũ và bỗng nhiên gây nên một nhiệm vụ khó nuốt cho hàng ngũ của quân thù. Lương dân tin chắc vào thắng lợi nên không chờ đợi một công việc xảy ra như thế này. Họ chống trả yếu ớt và nhanh chóng quay lưng trốn mất, để lại tại chỗ khoảng hai mươi tên.

Kẻ thù bị đẩy lùi ra xa, những người chiến thắng trở về nhà thờ để làm hậu sự cho Cha sở. Tất cả họ đều thề hứa chiến đấu đến cùng và quyết tử, vũ khí trên tay, họ làm cho kẻ thù phải trả giá đắt bằng cái chết.

Ngày 27, lại bị phong toả, nhưng giáo dân không khoanh tay chờ đợi vòng vây siết chặt quanh mình, họ hô lớn tiếng và nhào lên phía trước, dũng mãnh phá tan hàng ngũ kẻ thù đến nỗi quân địch phải thấy khôn ngoan hơn là nên tìm cách tháo chạy thoát thân và để lại bốn xác chết.

Cả ngày 28 được yên tĩnh; địch quân chuẩn bị và củng cố hàng ngũ. Về phía giáo dân, trong cuộc chiến đấu hôm trước, họ đã tịch thu được ba khẩu đại bác, năm cây súng, một số giáo mác, gươm và cung tên, họ tập sử dụng vũ khí, tổ chức lại đội quân gồm có cả trẻ con, phụ nữ và người già.

Đêm xuống, họ thấy quân địch đóng quân ở đàng xa. Bình minh hôm sau, ngày 29, vòng vây dần dần siết chặt. Sau này người ta mới biết được rằng hàng ngũ quân địch có hết thảy là sáu ngàn người vũ trang tương đối, trong đó có hai ngàn lính của huyện, với sáu khẩu đại bác và mười cây súng trường: ông Huyện Thiện dẫn đầu đoàn quân. Nhiều nhóm người thượng đến để trợ giúp họ.

Nắm chắc chiến thắng vì tin rằng mình được Thiên Chúa bảo vệ, giáo dân tấn công vào bảy điểm: họ dễ dàng chiến thắng khắp mặt trận, ông quan Huyện bị giết, nhóm người thượng chỉ mất ba người và hàng ngũ tan rã ngay lập tức. Giáo dân tịch thu súng đại bác, đạn dược và một số lớn vũ khí; họ đã giết được khoảng hai mươi người, con số bị thương gấp đôi và chết sau đó vì vết thương. Phía giáo dân chỉ có một người bị tử trận.

Giáo dân thắng trận vẻ vang, mang về chiến lợi phẩm và thanh gươm có cán bằng ngà voi của ông quan Huyện (thanh gươm này sau đó họ mang tặng cho ông Le Gorrec, chỉ huy chiến thuyền Chasseur, để tỏ lòng biết ơn), họ trở về nhà thờ để tạ ơn Thiên Chúa.

Làm sao giải thích được chiến thắng quá dễ dàng của những giáo dân mình trần tay không này? Chắc chắn là do sự hèn nhát của những kẻ tấn công, họ tàn ác hơn là dũng cảm; tuy nhiên vẫn còn một điều không thể giải thích được rằng nhóm đàn ông, đàn bà và trẻ con này trước đây chưa từng cầm một ngọn giáo, một thanh gươm, chưa biết giương một cánh cung lại chiến thắng dễ dàng trước địch thủ có quân số áp đảo, có những cỗ máy chiến tranh đáng sợ đối với họ tay không mình trần. Chẳng phải là có một sự can thiệp siêu nhiên nào đó sao? Chính đây là điều mà những người ngoại giáo ở gần Cây Da đã nói sau ngày đáng ghi nhớ này khi họ vội vàng ký kết hoà bình với những người giáo dân chiến thắng; vì ở Annam cũng như tại nhiều nơi khác: «Lý của kẻ mạnh hơn bao giờ cũng thắng». Những lương dân nói trên quả quyết rằng trong suốt mọi cuộc chiến đấu cho đến ngày hôm ấy, họ đã nhìn thấy có vô số đội quân gồm toàn trẻ con, mặc áo đỏ và gương mặt sáng láng, chiến đấu bên cạnh những giáo dân; một bà mặc áo trắng đứng trên mái nhà thờ và dường như điều khiển mọi hoạt động.

Giáo dân thì không nhìn thấy gì nhưng họ tin chắc rằng Chúa ở với họ.

Tôi đã không đề cập đến chi tiết này nếu Cha Bruyère[8] mà tôi có cơ may gặp ngài cách đây mười ngày đã không nói với tôi rằng ngài cũng đã nghe chính miệng lương dân nói những chuyện như thế khi ngài và giáo dân của mình bị bao vây trong nhà thờ Trà Kiệu ở tỉnh Quảng Nam: vả lại những biến cố tương tự như vậy không phải là điều gì mới mẻ trong lịch sử Giáo Hội Annam.

Ngày 20 tháng Chín, người ta đem đến một bức thư của các quan tỉnh kèm theo bức thư giả của quan sứ Pháp tại Qui Nhơn: trong đó thông báo rằng hoà bình đã được ký kết, nhóm Văn Thân bị giải tán, và cuối cùng, giáo dân chỉ việc nộp vũ khí và trở về với cuộc sống trước kia. Họ mời các thầy giảng và chức việc đến để kiểm tra sự thật và nội dung bức thư.

Tuy vẫn còn phải được chăm sóc vết thương đã lãnh nhận bên cạnh Cha Chatelet, Thầy Cậy đã tổ chức lại và điều khiển hết mọi sự, thầy biết rõ mình phải làm gì với những lời lẽ của các quan lại nên chỉ gởi đi hai người để thăm dò: người ta vô vọng chờ đợi họ trở về, họ đã bị sát hại!

Sau khi đã tổ chức tấn công trong vòng hai mươi sáu ngày, địch quân một lần nữa lại xuất hiện vào ngày 4 tháng Mười, lễ Mân Côi: họ đứng phía đàng xa. Đầu ngày 5 tháng Mười, ba ngàn người thượng với voi trận nhập đoàn với bốn ngàn lính Annam do chính ông lãnh binh của tỉnh đích thân điều khiển, họ tụ tập trên ngọn đồi nhỏ, cách nhà thờ khoảng hai cây số về hướng Đông. Chính tại nơi này người ta đã chém đầu hai mươi lăm giáo dân từ xa đến để tìm kiếm nơi trú ẩn bên cạnh Cha Chatelet.

Giáo dân ý thức được mối nguy, lần này họ lên kế hoạch hành quân chi tiết, dự định đánh úp ông lãnh binh và quân của ông trước khi hàng ngũ của họ được ba ngàn người thượng tiếp ứng. Mọi người đều ra đi vừa đọc kinh sáng, chỉ để lại bệnh nhân trong nhà thờ, khoảng sáu giờ rưỡi thì họ đã đến bên cánh phải của quân thù và đánh úp chỉ trong vài phút với tiếng hô Giêsu, Maria. Tướng địch bị đâm một mũi giáo ngã chúi xuống và những kẻ chạy trốn bỏ lại trên đường rút quân bốn mươi xác chết. Giáo dân đã có thể giết nhiều hơn nữa, nhưng tiếng trống và tiếng chuông báo động vang lên từ phía nhà thờ; họ đành bỏ cuộc truy đuổi để chạy về tiếp cứu những bệnh nhân. Cuộc gặp gỡ xảy ra quá dễ dàng: nơi họ tưởng là quân địch, họ đã gặp chúng tôi ở đấy. Đàng khác, những kẻ vây hãm cũng nhanh chóng hay biết rằng chúng tôi đã đến nên không để chúng tôi có thời gian tấn công họ. Ngày hôm ấy, giáo dân thu được một khẩu đại bác rất lớn và nhiều vũ khí khác.

Tôi đã nhận lệnh của Đức Cha Camelbeke đưa tất cả giáo dân mà tôi có thể giải cứu được về Qui Nhơn: thứ Ba ngày 6 và thứ Tư ngày 7 tháng Tám, chúng tôi dành để tổ chức và chuẩn bị cho cuộc khởi hành. Mọi chuyện đều không dễ dàng. Trong số 900 giáo dân có gần 150 người không đi đứng được. Với sự giúp đỡ của Cha Huề và các thầy giảng, tôi phân chia ra làm mười bốn toán có các thủ lãnh chịu trách nhiệm di chuyển những người bị thương và người bệnh … và vì mỗi thủ lãnh này chính họ cũng có vợ con, đôi khi có thêm cha mẹ hay những thân nhân già lão, bổn phận của họ không dễ dàng gì. Nhưng nhờ có 150 người khuân vác mà tôi đã dẫn theo cùng với số ngựa thồ, chúng tôi đã có thể đưa về Bình Định cả đoàn giáo dân mà không để lại một người nào trên đường.

Cuối cùng, khi cuộc ra đi đã được chuẩn bị xong xuôi, sáng thứ Năm ngày 8 tháng Mười bắt đầu cuộc xuất hành của những người sống sót trong số 6.700 giáo dân của tỉnh Phú Yên trước khi xảy ra thảm hoạ; giờ đây họ chỉ còn 900 người; năm phần sáu đã bị giết và khoảng một trăm người nữa vẫn còn lang thang trong núi rừng; sự đói khát, sốt rét rừng, cọp beo và nhất là sự tàn ác của địch thù, hung dữ gấp trăm lần những thú hoang cộng lại chắc chắn sẽ chiến thắng họ!

Di chuyển đội quân này thật không dễ dàng chút nào; sáu giờ thì bắt đầu khởi hành mà phải cho đến bảy giờ rưỡi thì đoạn cuối cùng mới nhúc nhích được. Cha Huề đi đầu với hai mươi khẩu súng trường và hai khẩu đại bác; cứ cách một khoảng thì trang bị thêm ba mươi cây giáo, tôi bọc cuối đoàn quân với lực lượng tương tự. Vừa mới đi được một dặm thì chúng tôi thấy một cột khói lớn bốc lên ngay chỗ nhà thờ; lương dân trả thù cho sự thất bại của họ!

Đoạn đường đi được không dài lắm, tuy nhiên ở phía sau chúng tôi phải kéo theo khoảng hơn hai mươi người lê lết. Nhiều giáo dân tiếc của không muốn để lại chút của cải nhỏ nhoi của mình lọt vào tay quân thù nên đã giữ lại cho đến lúc này, làm cho họ càng thêm quá tải. Biết rằng chúng tôi phải khó nhọc lắm mới về được Qui Nhơn cách đây gần 140 cây số, tôi chỉ muốn thấy họ mang theo số gạo cần thiết trong suốt cuộc hành trình. Trọn buổi sáng ngày đầu tiên, chúng tôi đi được tám cây số; đến mười một giờ thì chúng tôi đến được một khu rừng trống.

Khoảng hai giờ chúng tôi lại lên đường và đến năm giờ thì chúng tôi vượt qua dãy đồi viền ở phía Nam thung lũng Đồng Tre dài và đẹp. Chúng tôi dừng chân tại một khu chợ lớn gần phế tích hoang tàn của nhà thờ Đồng Tre; lúc đó khoảng sáu giờ. Tôi đi qua thăm tàn tích đổ nát của nhà thờ; những sọ người nằm vương vãi và xương bị cháy đen một nửa. Bên cánh trái là một đống những mảnh vỡ vụn lấp dưới bùn đen và hôi thối, hài cốt quý giá của giáo dân Đồng Tre bị sát hại.

Cơn mưa phùn rơi xuống từ chín giờ tối cho đến sáng làm tôi hết sức lo lắng, cộng thêm với những tiếng rên rỉ của các bệnh nhân. Tôi không dám cắm trại trong ngôi chợ nơi chúng tôi tìm thấy chỗ trú ẩn nhưng không tránh khỏi một cuộc đột kích bất ngờ. Bầu trời phủ đầy những đám mây lớn và chúng tôi biết mùa mưa đến: biết làm sao vượt qua những con sông suối trên đường đây? Trời làm mưa suốt buổi sáng hôm sau, thứ Sáu ngày 9 tháng Mười, làm gia tăng nỗi e ngại thêm lên. Trong đêm, có tám giáo dân lang thang trong núi từ bốn mươi ngày qua đã đến nhập trại với chúng tôi.

Khoảng sáu giờ sáng, sau khi đọc kinh, chúng tôi lên đường. Trước khi khởi hành một chút, tôi đã rửa tội tạm cho một em bé vừa được sinh ra trong đêm trước. Niềm vui khi thấy đoàn quân gia tăng bỗng nhiên bị khựng lại khi phải tìm cách giải quyết vấn đề: phải tìm cho ra hai người khiêng và một cái võng cho bà mẹ và đứa trẻ! Điều này tương đối giải quyết dễ dàng: có phải luôn được như thế đâu? … Vì trời vẫn còn mưa nên trời dịu mát, nhờ thế mà đoàn quân của chúng tôi đi được một đoạn đường khá dài trong suốt buổi sáng.

Khoảng mười giờ thì mưa ngừng rơi. Tôi bớt lo lắng hơn. Tuy nhiên một nỗi lo khác lại tiếp đến. Từ chín giờ sáng, chúng tôi thấy bên trái chúng tôi có nhiều nhóm vũ trang theo dõi chúng tôi từ xa: họ đi theo chúng tôi. Đến trưa, chúng tôi lội qua sông Phú Yên ngay tại khúc khuỷu gần góc trái đổ về hướng Đông. Sau khi nghỉ ngơi, chúng tôi đi về hướng Bắc, đột nhiên chúng tôi thấy bên phải và trái có nhiều băng nhóm nấp sau hai ngọn đồi trước khi đi vào thung lũng La Hai mà chúng tôi phải vượt qua để đi về Bình Định.

Đàng khác, những nhóm vũ trang đi theo chúng tôi suốt buổi sáng, cũng đã qua sông và tụ họp lại phía đàng sau cùng với lính huyện, dễ nhận ra họ nhờ bộ đồng phục màu đỏ. Ở hướng Bắc nhô lên mấy cây giáo nhưng ít hơn. Tôi cố thúc giục tiến mau lên nữa. Quân thù không có bệnh nhân hoặc người tàn tật để mang vác, đã nhanh chóng dàn quân bên phải và bên trái. Nhờ mấy phát súng trường, chúng tôi đã có thể làm họ di chuyển chậm lại: nhưng mọi người đã thấy hoảng sợ. Tin rằng mình bị bao vây, một số người thét lên tiếng báo động, và để làm họ vui lòng, tôi phải ra lệnh dừng chân tại một nơi khuất giữa cao nguyên.

Sau khi đi thám thính hướng Bắc với một vài người và thấy rằng không còn chướng ngại nào khó vượt qua, tôi cho đoàn quân bắt đầu đi. Không hẳn đây là điều dễ dàng, sự kinh hoàng đã lên đến tột đỉnh, mọi người đồng loạt khóc lóc: không thể nào nói cho họ nghe hay bảo họ vâng lời. Tất cả đều nhất trí, phải dừng lại đây và chiến đấu với quân thù. Nhiều người cao giọng khóc than, Hỡi ôi! Phải từ bỏ xứ sở để đến chịu chết nơi chốn này sao?

Địch quân chiếm lĩnh phía phải và trái của khu đất: bất cứ giá nào phải mở một con đường dầu tổn thất nhiều, phải tiến lên phía trước: tôi thấy khó lòng làm được điều đó, nhưng sau khi đọc kinh Kính Mừng bằng hết cả tấm lòng, tôi thấy đội quân di chuyển tương đối nhanh nhẹn. Sự sợ hãi đã đến giúp sức, nó đã giúp cởi bỏ tất cả những hành trang vô ích: có người còn bỏ lại cả lương thực, những thứ mà sau này chúng tôi phải khó nhọc mới tìm được. Chúng tôi đi về hướng Bắc mà không gặp khó khăn nào, trong khi đó đoàn hậu quân dưới sự chỉ huy của Cha Huề đã chặn đường của quân địch, chúng không thể làm gì khác hơn là bắn một vài phát súng và nã vài trái đại bác vô hại cũng như gởi cho chúng tôi những lời nguyền rủa mà ngôn ngữ Annam rất phong phú. Khi đoàn quân chúng tôi tiến vào thung lũng hẹp Sông Mun, nối liền với La Hai thì địch quân bỏ cuộc và đoàn hậu quân theo kịp chúng tôi trong bình yên.

Trời đã bốn giờ rưỡi chiều, chúng tôi đã phải chiến đấu từ trưa: quân địch không gây hại gì cho chúng tôi. Tôi tin rằng họ có nhiều lý do để bất mãn với chúng tôi. Trước trận chiến, có sáu giáo dân đến nhập đoàn với chúng tôi, một bà mẹ và năm đứa con được những lương dân khác dấu ở trong nhà từ khi bắt đầu cuộc sát hại. Hai người khác cũng đến được khi chúng tôi đóng quân qua đêm tại Sông Mun. Họ nói cho chúng tôi biết về kế hoạch của quân địch. Cứ nghĩ rằng sẽ có một chiến thuyền Pháp đến chở giáo dân tại cảng Vũng Lắm họ đã dựng chướng ngại vật và giăng bẫy trên đường đi từ bảy ngày trước để chúng tôi không thể nào thoát được nếu đi hướng này. Chúa đã làm chưng hửng mọi ý tưởng tàn bạo này và giúp chúng tôi chọn con đường dễ dàng nhất, hay ít ra là an toàn nhất.

Thứ Bảy ngày 10 tháng Mười, chúng tôi chỉ đi tám tiếng đồng hồ và vượt qua một đoạn đường ngắn: đêm đến chúng tôi đóng quân tại làng Hà Nhao[9] nằm ở biên giới Bình Định và Phú Yên. Tại đây tôi nhờ hai lương dân đi Qui Nhơn để báo tin rằng chúng tôi đã đến được làng, để trấn an Đức Cha và các anh em đồng sự về số phận của chúng tôi. Sáng ngày thứ Hai họ mới đến được Qui Nhơn. Trong suốt ngày Chúa Nhật, lễ Đức Maria Thiên Mẫu [10], chúng tôi đi ngang qua một khu rừng rậm, nơi những chướng ngại vật thiên nhiên đã góp thêm phần khó khăn cho chúng tôi khi phải xếp đặt hàng ngũ lại cho trật tự và gom góp lại những người đi chậm. Vì nguy cơ bị tấn công không còn nhiều nữa nên tôi cho một người vác ba bốn cây súng để người khác rảnh tay mà chuyển những người tàn tật. Tôi có thêm được khoảng hai mươi người khiêng võng nữa để chuyển những bệnh nhân càng lúc càng nhiều vì đường xa. Sau một hành trình quá sức, tôi dừng toán tiền quân vào lúc bảy giờ tối và mãi đến chín giờ thì toán hậu quân và vô số những người tụt hậu mới dừng lại được. Nhờ ánh đuốc lập loè, chúng tôi đến gặp ông quan thu thuế ở gần biên giới với xứ người thượng và đêm hôm đó chúng tôi nghỉ ngơi tại nhà ông. Khi chúng tôi đến, ông quan vồn vã nhường chỗ và rồi trốn biệt sau đó. Nhóm người chúng tôi mệt nhọc quá nên nhiều người quên đọc kinh và bữa ăn tối.

Gần trọn một đêm chúng tôi phải tìm cách giải quyết một vấn đề mới là tìm cho ra một ngàn phần gạo, và cuộc khởi hành ngày hôm sau được hoãn lại cho đến tám giờ. Tuy nhiên, cũng vào cùng ngày 12 tháng Mười này, sau một hành trình cực nhọc dưới nắng gắt và dừng chân trong khoảng ba tiếng đồng hồ để nghỉ trưa, chúng tôi đã đến cảng Qui Nhơn bình an vô sự vào lúc bảy giờ tối mà không để lọt lại một người nào trên đường. Chúng tôi đã kiệt sức và không thể đi thêm một ngày nào nữa. Ở Qui Nhơn người ta lo lắng chờ đón chúng tôi vì nghe nhiều tin đồn kinh khủng. Ông Trú sứ Pháp tại Qui Nhơn đã giao toán cận vệ người Annam của mình cho Cha Lacassagne sử dụng để đến đón chúng tôi. Nhờ ơn Chúa, chúng tôi không cần họ.

Chúa đã gìn giữ và che chở chúng tôi trước quân thù và hỗ trợ chúng tôi trong mọi lúc khó khăn gặp phải trên đường đi mà nếu nói thật tình ra thì không thể nào thoát ra cách bình yên vô sự được. Biết làm thế nào để sao tỏ bày lòng biết ơn Ngài cho đủ!

Rồi cuộc sống của chín trăm người sẽ ra sao, cộng thêm với bốn ngàn người di tản ở tại Qui Nhơn nữa? Cũng như họ, những người này đến đây sống nhờ của bố thí và chờ đợi thời khắc chấm dứt sự thử thách của mình do Thiên Chúa quyết định. Nhưng cho đến khi nào? Đến khi nào thì mới được nhìn lại những nơi chốn mà chúng tôi đã bị đuổi đi? Thật không thể tiên đoán được điều này!

Con người hành động và Thiên Chúa dẫn dắt, Đúng vậy! Tuy nhiên, dầu cho lòng bác ái từ nước Pháp và những nơi khác có làm nên những điều kỳ diệu để cứu giúp chúng tôi, thì cũng không khỏi phải đối mặt với tương lai mà không tự hỏi rằng liệu có tìm đủ lương thực hằng ngày để phát cho những giáo dân này không, tôi không nói đến việc tìm lại quá khứ đã mất đi. Họ bị tước hết mọi phương tiện kiếm sống vì không thể đi ra khỏi nhượng địa thuộc Pháp tại Qui Nhơn mà không khỏi nguy cơ bị sát hại.

Nhưng bàn tay Thiên Chúa đã tỏ ra quá rõ ràng trong những gì mà tôi vừa mới thuật lại ở trên, vì thế sẽ thiếu đi lòng biết ơn nếu cứ dừng lại ở những vấn nạn về tương lai này.

Deus providebit! (Chúa sẽ quan phòng!)

chuyển ngữ

Lm. Phaolô Nguyễn Minh Chính


Trích “Bản Thông Tin”, Giáo phận Qui Nhơn, số tháng 4/2010

Súng trường model năm 1831 được trang bị cho quân đội Pháp, dài 1,690 m.

Đại bác được quân đội Pháp sử dụng vào năm 1870-1871

Một “văn thân” (lettré) thời Pháp thuộc

Cuốn sách lễ của Cha Chatelet Thuông hiện được trưng bày tại Phòng tử đạo (Salle des Martyrs)

Hội Thừa Sai Truyền Giáo Hải Ngoại

Missions Étrangères de Paris (MEP)

128 Rue du Bac, Paris

--------------------------------------------------------------------------------

[1] Đức Cha Désiré Francois Van Camelbeke Hân (1839-1901) sinh ngày 19 tháng Hai 1839 tại Nantes (Loire-Atlantique). Ngài vào Chủng Viện Thừa sai ngày 26 tháng Bảy 1862, chịu chức linh mục ngày 30 tháng Năm 1863 và đi nhận nhiệm vụ tại Đông Đàng Trong (Qui Nhơn) vào ngày 16 tháng Bảy 1863. Trước tiên ngài coi địa sở Gia Hựu rồi sau đó làm bề trên Chủng Viện Làng Sông. Ngày 15 tháng Giêng 1884, ngài được chọn làm Giám Mục Đại Diện Tông Toà Đông Đàng Trong, hiệu toà Hiérocésarée. Năm biến cố “Văn Thân” 1885, ngài lánh nạn tại Qui Nhơn. Tháng Bảy 1887, ngài trở về Làng Sông và qua đời tại đây vào ngày 9 tháng Mười Một 1901. (Chú thích trong bài là của người dịch)

[2] Người dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất này là thừa sai Joseph Auger (1854-1891), tên Việt Nam là Đoài, sinh ngày 11 tháng Giêng 1854 tại Billom (Puy-de-Dôme). Ngài chịu chức linh mục ngày 15 tháng Sáu 1878 và đi nhận nhiệm vụ tại Đông Đàng Trong (hiện nay là giáo phận Qui Nhơn) ngày 4 tháng Bảy 1878. Ban đầu ngài phục vụ tại Bình Định rồi sau đó chuyển về Khánh Hoà. Trong thời gian nạn “Văn Thân” 1885, ngài dẫn giáo dân về Qui Nhơn và từ Qui Nhơn được Đức Cha Camelbeke sai đi Phú Yên để giải cứu giáo dân ở Cây Da. Năm 1890 thì ngài phát bệnh và qua đời tại quê hương Billom ngày 4 tháng Tám 1891.

[3] Cha Huề (1852-1911) sinh quán tại Phú Điền, Hoa Vông, Phú Yên. Ngài chịu chức năm 1885 và được Đức Cha Camelbeke sai đi cùng với cha Auger để giải cứu giáo dân tại Cây Da. Sau đó ngài lần lượt phục vụ tại Củng Sơn, Ninh Hoà, Vạn Giã, Bàu Gốc, Kim Châu, Tịnh Sơn.

[4] Còn được gọi là Bến Buôn, cách ngã ba Chí Thạnh 16 cây số về hướng Tây. Hiện nay, nơi đây còn di tích nấm mồ tập thể này.

[5] Francois Chatelet (1855-1885), tên Việt Nam là Thuông, sinh ngày 20 tháng Tư 1855 tại St-Didier-sur-Beaujeu (Rhône). Thụ phong linh mục ngày 26 tháng Chín 1880 và đi nhận nhiệm vụ ngày 10 tháng Mười Một. Ngài ở tại Trà Kê vào năm 1885 và bị giết tại Cây Da ngày 26 tháng Tám 1885.

[6] Thầy Cậy sau này được Đức Cha Van Camelbeke phong chức, và đi phục vụ tại các sở Đồng Dài, Gia Hựu, Nam Bình. Ngài sinh năm 1847 tại họ Suối Nổ, xứ Truông Dốc và chết năm 1936, hiện mộ phần nằm tại nghĩa địa các cha ở Làng Sông. Chính cha Simon Huỳnh Tấn Công (1919-2003, linh mục giáo phận Qui Nhơn) kể lại rằng lúc nhỏ ngài còn thấy Cha Cậy đi đầu nghiêng sang một bên vì vết thương vào năm 1885. Ngài cũng kể lại rằng mỗi khi thấy Cha Cậy sắp đi ngang qua thì các cố Tây quỳ gối xuống để cung kính đón rước ngài như một vị tử đạo.

[7] Theo thi phẩm trường thiên “Giáo nạn trong quốc biến”, đoạn IV “Biến loạn ở Phú Yên” thì người này tên là Ngữ:

Danh Ngữ phát ghét thói đời,

Lấy mác mà phóng một người trúng hông.

Nó liền vỡ chạy đùng đùng,

Dân đạo ào dậy đùng đùng xông ra.

(Lam Giang &Võ Ngọc Nhã, Đặng Đức Tuấn, Tinh hoa Công giáo ái quốc Việt Nam, 1970, tr. 550)

[8] Cha Jean Bruyère (1852-1912), tên Việt Nam là Nhơn, sinh ngày 1 tháng Sáu 1852 tại Bloye (Haute-Savoie), chịu chức ngày 23 tháng Chín 1876 và đi nhận nhiệm vụ tại Đông Đàng Trong ngày 30 tháng 11 năm 1876. Sau sáu tháng học tiếng Việt tại Quảng Ngãi, ngài được sai đi Trà Kiệu. Năm “Văn Thân” 1885, giáo dân trong vùng tập trung ẩn náu tại Trà Kiệu và dưới sự chỉ huy của ngài, họ đã cố thủ trong vòng sáu tuần. Ngài qua đời tại Sàigòn ngày 29 tháng Tư 1912.

[9] Hiện nay là giáo xứ Đa Lộc.

[10] Năm 1931, nhân dịp mừng kỷ niệm 1500 năm ngày Công Đồng Êphêsô (431) xác định tín điều Maria Mẹ Thiên Chúa, Đức Piô đã thiết lập lễ “Đức Maria Thiên Mẫu” (Maternité Divine de la Très Sainte Vierge) được mừng kính vào ngày 11 tháng Mười hằng năm. Ngày nay lễ này được chuyển đến ngày 1 tháng 1, Lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa.
 
Văn Hóa
Mẹ, Mẹ tôi
Nguyễn Trung Tây, SVD
04:11 05/05/2010
Mẹ, Mẹ tôi

Mẹ tôi, Ảnh NTT


Có cả ngàn điều tôi muốn nói về mẹ, mẹ tôi.

Năm 1989 tôi nhận được tin giống như từ trời rơi xuống. Nguyên ngày hôm đó tôi sướng lâng lâng bay bổng, bởi cứ tưởng rằng đã bị mồ côi cả đời, thế mà giờ này cầm được tờ điện tín báo tin mẹ tới trại tỵ nạn Thái Lan. Tôi ngồi trong lớp điện trường San Jose State University, bài toán con chip mạch điện rối tung, thông thường dư thừa khả năng nhức nhối nổ tung mảng đầu; nhưng ngày hôm đó hồn ơi sao vẫn cứ xôn xao rạo rực. Sướng quá, tan lớp tôi hăm hở đi đánh điện tín về Việt Nam báo tin… Mừng quá, tôi phóng xe Z260 húc một cái rầm vào chiếc xe hơi bên tay trái ngay tại ngã tư đường Reed và số 4 của downtown San Jose. Cái đầu xe thể thao họ nhà Z sáu máy nát bấy như tương! Nhưng cũng chả sao, tôi ngồi trên xe tow mà mặt mày vẫn cứ tươi roi rói như con trai mới lấy được vợ. Ông tài xế xe tow gốc Ý ngó tôi đăm đăm, dám ông ấy nghĩ thằng Mít này khùng bạo, xe đụng nát bấy như cái bánh bèo Pizza gặp nước mưa mà mặt mày cứ hớn hở như thế kia; nhưng tôi nhanh miệng nói liền,

— Mẹ tôi mới tới trại tỵ nạn Thái Lan.

Có mấy chữ ngắn ngủi đơn giản, vậy mà thiên hạ từ cổ chí kim ai ai cũng hiểu.

Năm 1990 mẹ tới Mỹ. Tôi mặc bộ quần áo đẹp nhất ra phi trường San Francisco đón mẹ, ơi ngày hội lớn!

Bởi mẹ là tâm điểm là lực từ trường nam châm, căn nhà vắng hoe từ bao nhiêu năm nay bỗng dưng trở thành chợ phiên họp hằng giờ, từ sáng tới chiều cho tới nửa đêm. Tháng Sáu nước Mỹ không phải là ngày Lễ Tạ Ơn hay mùa Noel lễ nghỉ, nhưng anh chị em chúng tôi từ nhiều phương trời vẫn nhanh nhanh tấp nập bay về San Jose quây quần xum họp để tạ ơn, để ăn mừng, bởi vì có mẹ. Tương tự như những con sông hạn hán khô ran nứt nẻ từ khi vắng những hạt mưa từ mẫu, anh chị em tôi hớn hở nhanh nhanh mở ra nhận vào trong lòng những hạt nước mới đổ đầy, ngập tràn lênh láng hai bên bờ. Nước thượng nguồn dâng lên xoay xoay tròn hớn hở tung tăng đổ về hạ nguồn. Những nhánh sông con vươn mình cuồn cuộn kéo tới, chúng tôi gặp lại nhau trên khuôn mặt mẹ tươi vui, nơi vầng khăn nhung vấn đầu, và đôi môi ăn trầu đỏ thắm.

Tưởng là vĩnh viễn trường tồn. Nhưng không. Được hơn hai tuần. Đời sống cơm áo Bắc Mỹ dư thừa sức hút, đẩy về lại những vùng đất riêng tư cá nhân. Hội chợ phiên tan, mẹ ở lại địa danh Thung lũng Hoa Vàng San Jose với hai đứa cháu và tôi. Thấy mẹ buồn quạnh hiu với căn nhà trống vắng bóng dáng con cái, tôi đi thuê phim chưởng Hồng Kông để mẹ coi. Phim đầu tiên Thần Điêu Đại Hiệp có cô Long vẻ đẹp mê hồn. Mẹ thích ngay, ngồi coi liên tục. Rồi Anh Hùng Xạ Điêu với Ôn Mỹ Linh, mẹ khen lí lắc thông minh. Nối tiếp là Máu Nhuộm Bãi Thượng Hải mẹ bảo súng bắn đoàng đoàng, người chết như rạ, cứ như thế chả mấy chốc mà thiên hạ hết cả người. Một khoảng thời gian dài mẹ tươi lên… Cứ thế, hết phim xã hội lại tới phim kiếm hiệp. Hay, dở, ngắn, dài, tôi thuê tuốt luốt, mang lên vai bê về nhà để mẹ coi.

Thời gian buông nhịp lúc lắc đong đưa, mẹ quen dần với đời sống vùng thung lũng. Mẹ thôi, không loay hoay trong bốn bức tường, nhưng bước ra ngoài cửa, rồi đi hẳn ra đường. Gặp Mễ gặp Mỹ mẹ chào, “Hêllô”. Mẹ còn kể,

— Sáng nay mẹ gặp ông manager ở đầu ngõ. Ông ấy chào, “How are you”?

Tôi miệng cười tí ti,

— Rồi mẹ nói gì với ông ấy?

Mẹ giọng tỉnh bơ,

— Thì mẹ cũng nói, “Fine, thank you”.

Giời ạ! Tiếng Anh giọng Mỹ mẹ học nhanh không ngờ.

Có lúc tôi thấy mẹ hay đi bộ, mắt cúi nhìn hai bên vệ đường như đang tìm kiếm. Tôi thắc mắc hỏi, mẹ nói,

— Đi nhặt lon chứ còn làm gì…

Hóa ra cộng đồng Việt Nam kêu gọi nhặt lon bán được năm xu một cái cho hội từ thiện. Mẹ đi ngoài đường vừa nhặt lon cho phúc lợi xã hội, vừa cầu nguyện cho con cháu hạnh phúc, vừa tập thể dục cho khỏe người. Mà mẹ khỏe thật. Mùa đông tháng Một đóng băng trên mặt đường, tuyết phủ trắng xóa rặng núi Hamilton vùng thung lũng, mẹ đầu vấn khăn nhung, chít khăn mỏ quạ, đội nón lá, khoác áo dầy cộm tỉnh bơ đi bộ băng băng ngoài đường. Tôi lo lắng,

— Chớ bộ mẹ không thấy lạnh hay sao?

Mẹ chép miệng,

— Thì cũng rét cỡ như cái rét ở làng mình, cái năm Thành Thái cá tôm sông Cái chết nổi lềnh bềnh vậy thôi.

Mùa xuân về, mẹ nhìn cây cối hồi sinh hai bên đường, miệng khen,

— Nhìn cứ như ngoài Bắc, lộc non bám chi chít trên cành.

Mùa thu gió lạnh tô vàng rực rỡ hàng cây bên khung cửa, tôi lên phố Việt, mua trầu cau biếu mẹ. Mẹ ngồi ăn trầu, trời tháng Mười Một lạnh, tai tái buồn mà mặt mẹ ấm, hồng hồng vui, tựa như trời hè tháng Sáu.

Nhưng cũng có lần, ngày hôm đó thứ Sáu cuối tuần mùa đông, tôi đã dọn ra hơn một năm. Từ cư xá đại học tôi ghé về nhà cũ. Mở cửa ra, tôi thấy căn phòng khách lạnh ngắt, tối om, nhưng mẹ đang ngồi yên lặng lơ lửng một mình, đằng sau là lưng mẹ không dựa vào ghế sa lông, trước mặt là màn ảnh tin tức đài CNN hình ảnh chớp sáng trở thành ngọn đèn mờ tỏ duy nhất soi sáng căn phòng. Tôi tưởng mẹ say mê ngồi coi tin tức nên quên không bật sưởi bật đèn, nhưng hóa ra không phải. Mẹ ngồi đó im lìm. Tôi bước vô nhà mà mẹ không hay. Mẹ ngồi cô độc, đầu vấn khăn nhung, áo len mặc dầy tô thêm đậm nét bơ vơ quá.

— Mẹ ơi, nhà không có ai sao mẹ?

— Thì đấy, có ai đâu!

Trời mùa đông buồn thiu mà giọng mẹ nghe sung sũng nước mắt. Tôi ngồi xuống cạnh mẹ, ngồi thật sát thật gần. Mẹ ơi sao buồn! Lặn lộn ngàn dặm vượt biên qua Thái Lan. Giờ này đêm tối Hoa Kỳ cuối tuần rét buốt, mẹ cô đơn ngồi đó một mình. Hàng xóm chung quanh vừa Mỹ vừa Mễ, không ai Việt Nam. Tôi giơ tay ôm ngang bờ vai gầy nhỏ xíu của mẹ. Tôi bồi hồi nghe hồn nặng nề tựa đá ngàn cân. Tôi thì thầm nho nhỏ,

— Sống bên Mỹ, mẹ có buồn không?

Mẹ tự nhiên giọng lại khô ran bình thường,

— Ơ hay, buồn thì buồn, nhưng con cái ở bên đây, không sống bên Mỹ thì còn ở đâu…

Mẹ ngần ngừ kết luận,

— Miễn sao…tụi con anh chị em thương yêu đùm bọc lẫn nhau là mẹ vui…

Thấy mẹ vui, tôi cũng rộn ràng vui theo. Biết mẹ thích coi phim bắn súng đoàng đoàng, tôi bật đài cao bồi viễn tây, hai mẹ con cùng ngồi coi. Ừ, đêm hôm đó, buổi tối cuối tuần lạnh rét căm căm vùng thung lũng, tôi nhận được bao nhiêu ấm áp tỏa ra từ vị ngọt ngào,

Mẹ già như chuối ba hương,

Như xôi nếp một, như đường mía lau.


Mà mẹ lúc nào chẳng ngọt ngào, cho nên bữa hôm đó, năm 82, chỉ còn mấy ngày nữa thôi, tôi bỏ đi vượt biên. Đi ngang qua tiệm phở, mẹ bảo hai mẹ con mình bước vào. Tôi trợn tròn mắt ngạc nhiên, bởi mẹ cả đời ghét thịt bò, nói mùi gây gây. Thế mà giờ này tự nhiên đòi vào tiệm phở. Giời ạ, tôi hai mươi tuổi, nhưng còn ngớ ngẩn như gà tồ, hỏi lại mẹ ơi bước vào tiệm phở để làm gì. Ngồi xuống bàn phở, mẹ nói con ăn phở thì gọi đi. Tôi lặng người, chết trân nhìn vào thực đơn tiệm phở. Tôi từ nhỏ đã thích ăn phở. Được bố dẫn vô tiệm phở là húp xùm xụp, chớp nhoáng, sạch cạn cả một tô. Giờ này mẹ ngồi đó không ăn gì hết, nhưng nhìn tôi hớn hở ăn phở. Mẹ cẩn thận liếc nhìn chung quanh nói nho nhỏ thì thầm ngay bên tai tôi mai này sang tới Mỹ, biết còn có phở hay không mà ăn. Tôi thôi gà tồ, mắt nhìn tô phở bò loang loáng mỡ hăng hăng mùi quế mùi gừng mà biết trong lòng bồi hồi xúc động. Tôi lo sợ chuyến tàu Rạch Sỏi ngày Mười Hai tháng Mười này ghé được vào bến thì...

Mồ côi cha ăn cơm với cá,

Mồ côi mẹ liếm lá đầu đường.


Nếu đặt chân được tới trại tỵ nạn, tôi sẽ mồ côi mẹ, khi đó lang thang xứ người liếm lá đầu đường… Nghĩ tới đó, tôi dừng lại… thôi, không dám nghĩ tiếp, bởi biết mình dễ xúc động; mà con trai, ai lại khóc như thế, nhất là nơi công cộng… Cho nên làm gì mà tôi không cười tươi roi rói trên chiếc xe tow mặc dầu cục cưng Z260 của tôi bị đụng nát bấy một bên be sườn; dễ hiểu thôi, thì cũng bởi mẹ vừa đặt chân tới Thái Lan, tôi thôi liếm lá đầu đường.

Nhưng tin mẹ tới trại tỵ nạn cũng không ngân vang trọn vẹn. Tin mừng từ Thái Lan tới được mấy tháng, tin dữ từ Việt Nam vùn vụt bay qua, bà ngoại tôi mất trước, ông ngoại tôi theo sau chỉ trong một thời gian ngắn. Cả hai mảnh áo khăn sô đại tang của ông bà ngoại, mẹ sống trong trại tỵ nạn không hay biết để mà khoác vào trả chữ hiếu. Anh chị em tôi quyết định không thông báo cho mẹ biết, đợi mẹ qua Mỹ rồi tính. Thì đó, bây giờ mẹ tới Mỹ rồi, bây giờ tính sao? Ngày vui chưa qua chuyện buồn phải tới. Ngày hôm đó anh chị tôi ngần ngừ báo tin. Mẹ ơi, đại tang, tang bà và rồi tang ông. Lần duy nhất trong đời mẹ như muốn vật ra trên sàn nhà, mẹ sổ tóc rối tung khóc đỏ sưng cả nước mắt. Tại sao không ai báo tin? Tại sao lại dấu mẹ? Tại sao ông bà ngoại chết? Tại sao? Tại sao? Bao nhiêu câu hỏi mẹ khóc lóc tự hỏi. Chung quy mẹ sụt sùi than thở chắc cũng vì con, con bỏ con đi!

Nhìn mẹ vật vã khóc ông bà ngoại, tôi buồn cho đời mẹ và luôn cả đời con. Tôi chỉ chịu một cái đại tang bố mà thôi, nhưng một thời đã rỗng ruột trống hồn. Tôi tháng Năm năm 84, đặt chân xuống phi cảng San Jose. Tháng Năm năm 85 bố tôi nằm xuống ở Sài Gòn. Giây phút xác bố lạnh cóng bắt đầu từ đỉnh mười ngón chân, tôi không có mặt bên giường. Tin dữ từ Việt Nam không bay qua. Cả một thời gian dài anh em tôi không biết mình đã mồ côi bố. Khi tôi quấn được vầng khăn sô trên đầu để tang, mộ bố ở nghĩa trang Bà Quẹo từ lâu thôi mầu nâu đất, nhưng xanh đậm mầu cỏ! Buổi chiều ngày hôm đó, trên vùng trời Bắc Mỹ, mẹ cũng đại tang, nhưng không phải đơn tang, mà là nhân đôi, tang mẹ tang bố. Hỏi sao mẹ không vật vã khóc than, chỉ trong một ngày mà mẹ hóa ra gầy còm xanh lét, sợi tóc dài vấn khăn đã bạc giờ này lại càng thêm bạc trắng,

Ơi hời vận nước nổi trôi!

Tang đơn con gánh, tang đôi mẹ gồng.


Dòng thời gian đẩy tới, có lần mẹ trở mình đau nặng, chỉ trong vòng hai ngày xe cứu thương chớp sáng đèn đỏ hú còi mang vô Cấp Cứu ba lần. Sau mấy ngày vật lộn với thuốc, với nước biển, với kim chích dây nhợ dài lòng thòng, về lại nhà, mẹ ngồi chải tóc vấn khăn nhung miệng nói tỉnh bơ,

— Hôm qua mẹ gặp bác Thế…

Tôi ngạc nhiên thắc mắc, mẹ hôm qua nằm ở trong bệnh viện, có đi đâu mà lại gặp bác Thế… Mà bác Thế là ai? Cô em tái mặt kéo tôi sang một chỗ nói nho nhỏ vào tai,

— Bác Thế bán hàng ở chợ Ông Tạ, anh quên rồi sao. Bác Thế chết mấy năm rồi.

Tôi chết lặng người, miệng tự nhiên ú ớ như người trúng gió độc!

Chết rồi, điềm nào điềm gở!

Cõi nào cõi tang?


Anh em tôi xanh mặt nhìn nhau.

Mỗi đêm mỗi thắp đèn Trời,

Cầu cho cha mẹ sống đời với con.


Màn đêm buông rơi, tôi thả bộ một mình đi ngoài đường vắng, bố chết rồi, giờ này tôi cầu xin Trời cao tuôn đổ phép lạ.

Người thiên niên kỷ thứ ba dè dặt với danh từ phép lạ. Nếu chưa mang ra phân tích, mổ xẻ, đo đạc, tính toán, người ta e dè trước những hiện tượng siêu nhiên. Tôi cũng chẳng khác chi, thông thường không thấy không tin. Thấy rồi lại đặt vấn đề. Loại suy dần dần từng giả thiết để tìm ra được cốt lõi, một đáp số khoa học. Nhưng với mẹ, tôi bỏ qua khoa học, tôi hướng về Trời cao.

Ngày hôm trước mẹ nói gặp người cõi âm. Ngày hôm sau, tôi nấu cháo gà đặc quánh thơm phưng phức tiêu sọ bưng hai tay mời mẹ.

— Mẹ ăn cháo này, con bảo đảm mẹ tỉnh lại liền.

Mẹ liếc nhìn tôi, như muốn mắng yêu, “Con, đến là khéo”.

Mẹ ngồi nhai chậm chạp từng hạt gạo thơm, húp nho nhỏ từng thìa cháo ngọt. Biết mẹ thích chụp hình, tôi dọ dẫm,

— Mẹ ăn cháo gà xong, con chụp mẹ tấm hình thật đẹp phóng thật to treo trong phòng khách.

Mẹ phì cười nghe tôi nịnh. Tôi lấy ra máy hình. Mẹ ăn cháo xong, mặc vào mầu áo hồng tươi. Mẹ còn hỏi,

— Mẹ mặc như vầy được chưa?

Tôi khen mẹ,

— Đẹp rồi mẹ!

Mà mẹ đẹp thật. Buổi trưa ngày hôm đó nắng trời yêu mẹ cho nên đổ sáng rực một khoảng sân vườn sau nhà. Tôi chụp mẹ liên tiếp mấy tấm hình chân dung. Mẹ mặt phấn hồng tươi, bởi Trời cao cúi xuống cầm cọ bôi đậm phấn hồng lên khuôn mặt mẹ đang nhìn tới. Mẹ tôi đó, vẫn đang bước đi những bước tháng ngày hóa ra đèn trời soi đường dẫn lối cho con cháu bước vào tương lai.

Mẹ, Mẹ tôi, Ảnh NTT


Và mẹ tỉnh lại, như không hề đau ốm, chưa bao giờ được chở vô nhà thương cấp cứu hai ngày ba lần.

Mấy tháng sau ngày phép lạ xảy ra, tôi bỏ mẹ đi xa, lần này không phải chỉ mấy thành phố như thời đại học cư xá, nhưng nửa trái đất và nửa bán cầu; mẹ sống ở Bắc Mỹ, tôi đi xuống Úc Châu Nam Bán Cầu.

Đường đi xa ngàn dặm,

Lối về ngõ chưa thông!


Tháng Hai năm 2006 nửa đêm về sáng từ phi đạo Los Angeles, Boeing 747 hãng Cathay Pacific nhẹ nhàng cất cánh ôm tôi trong lòng bay vút lên cao. Phi cơ bay lên hướng bắc dọc theo chiều dài tiểu bang Cali. Trời tháng Hai mùa đông bôi đen mịt mù khung cửa. Tôi nhìn bên tay phải bờ biển Cali đèn xanh đèn đỏ sáng rực. Tôi không nhận ra những thành phố sáng ngời tựa thảm kim cương nằm dọc theo bờ biển, nhưng khi thấy đèn sáng rực cầu Golden Gate xa xa, tôi biết bên tay phải là vùng Bay Area, nơi đó thung lũng hoa vàng có mẹ. Cái biết đơn giản tầm thường khiến cho nước mắt con trai lưng tròng. Tôi nhớ lại cơn bệnh thập tử nhất sinh vừa qua của me, nhớ tới tô cháo gà thơm mùi tiêu nấu biếu mẹ, nhớ lại những tấm hình mầu áo phấn hồng chụp tặng mẹ. Tôi nghĩ tới con số ba; một, rồi hai, và ba, ba năm nữa mới quay về thăm lại quê hương thứ hai, nơi đó mẹ theo định luật tự nhiên đang dần dần chậm dần từng bước chân. Tôi liếc nhìn lại phiá nam vùng vịnh Bắc Cali, nghĩ tới mẹ, lòng xao xuyến… Trong bầu trời đêm đông tối đen dầy cộm những tảng mây đêm, chuyến bay Cathay Pacific từ từ nhấc mình chuyển cánh bay hẳn ra Thái Bình Dương nhắm hướng Melbourne Úc Châu lao tới. Vùng vịnh Bắc Cali đèn vàng sáng rực một góc trời cứ thế mờ dần, mờ dần, rồi tắt lịm nơi đường chân trời đen kịt. Tôi ngồi ở ghế, nước mắt đỏ hoe hoe vì nghĩ về mẹ, mẹ tôi.

Chiều chiều ra đứng ngã sau,

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.


Thời xưa phương tiện truyền thông hạn chế, nhà giàu mới có chim bồ câu đập cánh bay mệt xỉu đưa tới được phong thư. Nhân vật trong câu ca dao chắc nhà nghèo, hèn chi ruột đau quặn thắt tới nỗi đứng đó ngóng trông bóng mẹ, ngóng mãi, trông mãi, chín mùi luôn cả một buổi chiều. Tôi may mắn hơn, bởi sống thời siêu điện thoại. Ở Melbourne, chiều chiều tôi gọi điện thoại viễn liên về nói chuyện với mẹ ào ào. Úc Châu, thẻ điện thoại gọi về Mỹ rẻ không ngờ. Thẻ Golden giá ghi hai chục đô Úc nhưng lại bán đại hạ giá, tôi mua chỉ trả mười sáu đồng, gọi về Mỹ được hơn cả ngàn phút, no connection fee. Cho nên tuy xa mặt nhưng lại không cách lòng, tôi vẫn như ngày còn ở chung nhà với mẹ, tôi gọi mẹ, mẹ ơi như cơm bữa,

— Mẹ đang làm gì thế? Ngồi đếm tiền hả?

— Tiền ở đâu mà đếm…

— Tưởng mẹ có tiền cho con mượn.

— Ơ hay, tiền ở đâu ra mà cho mượn…

— Con tưởng mẹ có tiền già…

— Thì cũng có tí xíu, nhưng tụi nó chìa tay mượn hết cả rồi.

Mẹ ngồi nhẩm tính, kể rõ từng chi tiết,

— Này nhé, con Hường mượn mẹ 200, thằng Cường hứa tuần tới sẽ trả mẹ 152 đồng vừa mượn tháng trước. Còn thằng Hứa, nó hứa hoài, nhưng có thấy mặt mũi nó đâu. Cả tuần rồi, trốn biệt đâu mất tăm…

Tôi phục mẹ sát đất,

— Giời ạ, con cứ tưởng mẹ mắt “mủi” kèm nhèm, giờ này lẫn lộn giấy 100 ra tờ 1 đồng…

Anh tôi ghé vào nói oang oang,

— Chớ, chớ, đừng có mà lầm. Lẫn gì thì lẫn, tiền bạc thì bà cụ không có lẫn đâu…

Tuần một lần tôi gọi mẹ. Bận lắm nói ngắn, thảnh thơi nói nhiều. Có một lần đau, tôi dấu không cho mẹ biết. Khi mặt trần Miệt Dưới đã yên tĩnh, anh tôi mới báo tin cho mẹ hay. Nhận được tin tức chiến trường lửa đạn, mẹ bắt em gái tôi gọi qua Úc ngay. Qua đường dây điện thoại viễn liên, mẹ nói mà như đại tướng quân khu bốn sao ra lệnh cho trung úy hai hoa mai vàng vùng đầu hỏa tuyến,

— Đau ốm như vậy mà tại sao không về nhà…

Nghe mẹ phán một câu xanh rờn, tôi phá ra cười. Mẹ ơi làm sao mà về…

Một, rồi hai, và ba.

Ba năm trôi qua, tôi gọi điện thoại viễn liên thông báo,

— Mẹ ơi, ngày mai con về.

Tháng Mười Hai năm 2008, chuyến bay China Airlines mang tôi từ Úc Châu về lại Mỹ. Sau mười mấy tiếng đồng hồ trên không phận Thái Bình Dương, Boeing 747 China Airlines đưa mũi nhắm cầu Golden Gate lao tới. Từ xa xa, hai nhịp đèn cầu mờ mờ, rồi dần dần sáng rực, trở nên điểm nhắm dẫn tôi về lại căn nhà vùng thung lũng San Jose, nơi đó mẹ đang ngồi chờ.

Cửa mở ra, gió lạnh tháng Mười Hai ùa vào, nhưng bên trong vẫn ấm áp bởi mẹ giơ rộng vòng tay ôm chặt, ngày hội trùng dương thứ hai trong đời tha hương của tôi. Lần trước mẹ tới Mỹ, tôi đón mẹ. Lần này tôi về Mỹ, mẹ đón tôi.

Mẹ đó, gần chín mươi rồi, nhưng vẫn khỏe mạnh, tiếng nói oang oang như chuông, rõ từng nét, đậm từng âm.

— Mẹ chì thật!

Mẹ nhìn tôi ngơ ngác không hiểu. Tôi đổi chữ,

— Mẹ khỏe thật!

— Chuyện, con đã nhìn thấy chưa?

Tới phiên tôi ngớ ngẩn gà tồ,

— Thấy gì hả mẹ?

Chị tôi chen vào,

— Cậu đã nhìn thấy cái máy tập thể dục của mẹ chưa?

À, thì ra là thế, anh tôi biết mẹ không còn đi bộ ngoài đường nhiều như thời xưa nữa, ông ấy mua biếu mẹ nguyên một cái máy rung. Chỉ việc ngồi hoặc đứng trên đó, máy rung rung lắc lắc như người đi bộ. Mẹ chỉ cái máy phán ngay,

— Mỗi ngày mẹ tập mười lăm phút.

Tôi phá phách đứng trên máy, bật nút điện để máy lắc rung rung. Mẹ miệng nhai trầu bõm bẽm nhìn tôi,

— Đó, con thấy chưa.

Mẹ ơi, con thấy rồi, con thấy mẹ có tuổi, nhưng tạ ơn Trời, mẹ không tiểu đường, không cao máu, không cholesterol. Chắc tại mẹ có gene ông ngoại, chín mươi chín tuổi vẫn còn tinh anh, lưng thẳng tắp; tối hôm đó ông ngoại lên giường nằm ngủ, ngủ luôn một giấc.

Nghe tôi nhắc tới ông ngoại, mẹ chép miệng,

— Thì năm nay mẹ cũng chòm chèm chín mươi rồi...

Tối Giao Thừa Tết Đinh Sửu 2009, tôi đại diện anh chị em cháu chắt trong nhà,

— Con chúc mẹ khỏe mạnh, sống mãi, tiếp tục làm đèn soi đường dẫn lối cho anh chị em chúng con noi theo.

Tôi lên phố Việt Nam, vớ vẩn làm sao lại nhìn thấy DVD Thần Điêu Đại Hiệp, Anh Hùng Xạ Điêu, và Cô Gái Đồ Long bộ cũ. Tôi bê hết cả ba tập phim về nhà. Về tới nhà, tôi mở ngay cho mẹ coi,

— Mẹ còn nhớ phim Thần Điêu Đại Hiệp không?

Mẹ nhìn lên màn ảnh TV High Definition của Sony, cô Long năm 1990 lại hiện ra, vẫn với tà áo dài trắng toát ngôi cổ mộ.

— Tưởng ai, cô này Cô Long đây mà.

— Con tưởng mẹ quên rồi.

Không, làm sao mà quên được. Mẹ ngồi ngay xuống ghế, mắt dán nhìn lên màn ảnh có Ngôi Cổ Mộ với Cô Long, Dương Hóa, và Lý Mạc Sầu, mẹ nói cả ba người một đời lận đận vì yêu. Năm 1990 mẹ coi Cô Long phim bộ đầu máy VCR. Năm 2009 mẹ vẫn say mê Cô Long đầu máy DVD màn ảnh Plasma HD rõ từng nét. Mẹ vẫn thế vẫn mê phim Hồng Kông. Mẹ ăn trầu đỏ thắm thảnh thơi ngồi coi phim, tôi nằm dài trên ghế nệm say mê coi với mẹ bộ phim thời xa xưa, thế là hạnh phúc lại tràn lan dư thừa.

Mẹ vẫn thế, vẫn là trung tâm, là nam châm mang lại chung một đích điểm tất cả những mảnh đời tha hương của con, cháu, và chắt, của tứ đại đồng đường.

Trời cao đã lấy mất đi bố tôi, nhưng Trời tặng cho tôi một bà mẹ, mẹ vẫn khỏe mạnh, vẫn ngọt ngào, vẫn tinh anh.

Gặp ai, tôi cũng cứ hay nói tưởng như sáo ngữ,

— Mẹ tôi gần chín chục rồi, nhưng tạ ơn Trời, vẫn khỏe mạnh.

Nhưng sâu thẳm trong tim, tôi không sáo ngữ, bởi lời đó vẫn là một câu kinh Tạ Ơn riêng tư ngày Lễ Tạ Ơn tháng Mười Một,

…Tạ ơn cho người mẹ, một đời lặn lộn thân cò nơi quãng vắng, kiếm gạo nuôi chồng và nuôi con...

Tháng Hai năm 2009 tối hôm đó, chín giờ đêm, cảng phi trường San Francisco mở rộng mang tôi về lại Úc. Mẹ bật khóc trên bờ vai tôi. Tôi bồi hồi cũng muốn khóc theo, nhưng lại cầm lòng. Mười hai giờ đêm năm phút sáng sớm, chuyến bay China Airlines nhấc bổng mang tôi về lại Úc Châu.

Về tới văn phòng Melbourne, tôi nhắc điện thoại gọi. Đầu giây bên kia tiếng chuông tiếp tục ngân vang, không ai trả lời. Tôi cúp máy gọi lại, bên kia phương trời Bắc Mỹ tiếng mẹ sang sảng ngân vang,

— Hêllô…

Tôi lếu láo “nhái” lại âm giọng Bắc Kỳ của người phụ nữ nguyên gốc Sài Thị, Hưng Yên,

— Hê-nô…

Đầu giây bên kia, tiếng mẹ vang vang,

— Xin lỗi, ai đó?

Tôi phá ra cười, cười thật to,

— Mẹ ơi, con đây…

Tôi bước ra ngoài cửa văn phòng, người quản thủ thư viện trợn tròn cặp mắt xanh xanh nhìn tôi,

— Sao mặt mày lại hớn hở như thế?

Tôi ăn nói không đầu không đuôi,

— Vừa mới nói chuyện với mẹ, mẹ tôi.

Cô quản thủ thư viện đầu gật gật, miệng cười tủm tỉm,

I see

Tôi nhìn khuôn mặt của cô quản thủ thư viện Úc Châu. Tự nhiên tôi nhớ lại khuôn mặt của ông tài xế xe tow Bắc Mỹ năm nào. Lạ lùng ghê, dù chỉ là một vài lời ngắn ngủi nói về mẹ, thế mà thiên hạ bất luận chủng tộc, từ cổ chí kim, ai ai cũng hiểu đại danh từ mẹ.

Thế đấy, từ bao lâu rồi, tôi vẫn có cả ngàn điều muốn viết, viết về mẹ, mẹ tôi, năm nay đã gần chín mươi.

www.nguyentrungtay.com
 
Mẹ: Người Giáo lý viên đầu tiên
Mic. Cao Danh Viện
07:05 05/05/2010
Mẹ: Người Giáo lý viên đầu tiên

(Kính dâng về mẹ, và tất cả những người mẹ công giáo
Nhân ngày của mẹ)


Mẹ gánh mưa những chiều thu áp thấp
Phố núi cao rong ruổi với lo âu
Từ thanh xuân tất tả đến sang thu
Cho con được ắp đầy từng trang vở

Cõng đời con, mẹ qua từng ngõ chợ
Mua về nhà cơm cá ngọt tình yêu
Trời giăng mưa làm bếp lữa hanh hiu
Con mất bữa, mẹ lặng thầm lần chuổi.

Con lớn lên nẻo đường đời rong ruỗi
Lời kinh cầu mẹ theo sát chân con
Gánh hy sinh chồng chất đến căng tròn
Chờ kết trái nơi đời con trai trẻ

Lo tương lai sợ sau này vắng mẹ,
Vì hư danh con đánh mất đức tin
Mẹ dạy con từng chuổi hạt kinh đêm
Từng nhắc nhớ lễ dâng ngày Chúa nhật

Đời mẹ nghèo nhưng tình yêu cao ngất
Dạy con yêu, để hiểu thấu tình yêu !
Sống trung trinh dẫu có thiệt thòi nhiều
Nhưng tin tưởng có Tình Yêu bù đắp.
…………………………………….
Trời đã sang thu, lại những chiều áp thấp
Con nhớ về người thầy dạy đức tin
Không đứng lớp, nhưng bằng những hy sinh
Dã dắt con vào trong tình yêu Chúa !

Chiều thu ơi ! xin thôi đừng mưa nữa !
Để lặng thầm một nỗi nhớ bình yên
Mà gởi về mẹ- người giáo lý viên- đầu tiên
Rất mẫu mực, nhưng chưa có bằng tốt nghiệp.

Mic. Cao danh Viện
 
Ngày của Mẹ: Viết cho những người mẹ bỏ con!
Jos. Hoang Kim Toan
21:46 05/05/2010
Ngày của Mẹ: Viết cho những người mẹ bỏ con!

Mẹ chẳng bao giờ con được gọi tiếng mẹ yêu, chẳng bao giờ con được thủ thỉ bên tai mẹ, chẳng bao giờ con được tay mẹ bồng bế.

Mẹ, chỉ có mẹ mới cho con cuộc sống làm người, con lại chẳng bao giờ được khóc chào đời như bao đứa trẻ khác. Con chẳng bao giờ là đứa trẻ mà cha mẹ hằng mong muốn. Con vẫn được thụ thai nhưng chẳng được nuôi dưỡng bằng dòng máu mẹ, chẳng bao giờ con được vui cùng mẹ, chẳng bao giờ nghe được tiếng mẹ thân yêu.

Mẹ! Con không thể sống thiếu mẹ, nhưng mẹ không nhìn nhận con, mẹ lo âu từ ngày biết con hình thành trong bụng mẹ, mẹ tống con ra ngoài bằng thuốc và bằng dao, bằng kéo. Mẹ không đón nhận con, làm sao con có mẹ, làm sao con có thể cám ơn mẹ đã cho con cuộc sống.

Con có bao giờ trách mẹ vì lầm lỗi hay nghèo khó khi mẹ sinh ra con. Trong tình thương đón nhận của mẹ, bao giờ mẹ cũng là mẹ của con, con không bao giờ oán trách ba mẹ, mà con có thể làm cho ba mẹ vui mừng vì có con. Thế nhưng, chẳng bao giờ mơ ước đơn sơ ấy thành hiện thực. Con chẳng thấy ánh mặt trời, chẳng thấy những đêm trăng rằm bóng dáng mẹ. Con chẳng bao giờ có bạn bè, chẳng có tuổi thơ, chẳng có gì thân thiết.

Con thật không hiểu những rắc rối của người lớn, không hiểu tại sao mẹ lại giết con ngay trong lòng mẹ. Con cũng chẳng trách mẹ vì mẹ bỏ con, con chỉ tiếc giá như có mẹ, giá như con được sinh ra, giá như con có ngày báo hiếu ba mẹ.

Giá như mẹ có đủ tình yêu vượt qua nỗi sợ hãi, vượt qua những khó khăn, vượt qua những nguy hiểm chết người, để thấy con khóc, con cười, con vui chơi trong vòng tay ba mẹ.

Giá như ba mẹ ý thức tỉnh táo, dự liệu cho con chiếc nôi ấm trước khi hình thành nên con, giá như mẹ hy sinh tất cả vì con, dù bị ngưới cha ruồng rẫy, dù chịu tiếng với đời, thì mẹ đã cho con tất cả, con được yêu mến mẹ bằng tất cả cuộc đời con.

Nếu cứ giá như, chẳng bao giờ hết. Con chỉ xin một ước muốn, cho con làm người, cho con được tiếng gọi, mẹ ơi! Cho con được những ngày cài trên áo mẹ, bông hồng đời con.
 
Ngày của mẹ: Trái tim người mẹ
Jos. Hoang Kim Toan
21:47 05/05/2010
Ngày của mẹ: Trái tim người mẹ

Chuyện kể rằng, một bà mẹ hết mực yêu thương con, từ ngày cưu mang đứa con bé bỏng của mình, bà đã từng ru nó trong tiếng hát của người mẹ. Yêu thương vỗ về nó những khi nó khó chịu, cựa quậy trong bụng bà. Rồi ngày sinh ra nó, một đứa trẻ xinh xắn ra đời, nhưng chẳng may cho nó, có một trái tim thương tật bẩm sinh.

Cháu bé bệnh tim bẩm sinh do gia đình bà quá nghèo, vợ chồng lam lũ vất vả suốt ngày ngoài những bãi rác để nhặt nhặn. Biết tin có thai, ông bà đã tằn tiện hết sức để bồi dưỡng cho cháu, nhưng chỉ được hơn hai tháng, những đồng tiền chắt chiu cũng cạn dần, bà lại ra bãi rác như mọi ngày tháng trước. Ăn uống kham khổ, ông bà chỉ có một khả năng đem tình thương bù đắp cho con. Cho đến ngày sinh ra cháu, cháu lại bị bệnh tim bẩm sinh.

Nhiều đêm ôm đứa con trong lòng bà chỉ khóc ròng với những nhịp thở yếu đau của nó. Ông động viên an ủi bà, gom góp tất cả những gì có được để chạy chữa cho con. Đưa cháu vào bệnh viện nhi đồng, hai ông bà bỏ bê hết công việc, được nhiều tấm lòng giúp đỡ, cac y sỹ, bác sỹ tận tình cứu chữa, song cháu bé cũng không qua khỏi. Hôm cháu bé mất, mọi người nhìn nhau đau khổ vì nghèo, vì thiếu phương tiện, không thể làm được gì chỉ nhìn cháu bé lẳng lặng ra đi.

Nếu có thể cho được, người mẹ chắc cũng trao cho con trái tim của mình. Đời cha mẹ nghèo khó, chỉ cho con được tình thương, đó là món quà cao quý nhất của trái tim.

Trái tim người mẹ, một trái tim của tình yêu, cho con cuộc sống, cho con những ngày an vui, cho con được đến trường, cho con tất cả sức khỏe và sắc đẹp. Mẹ là như thế, một trái tim cho con tất cả, và chịu nhiều đau khổ vì con, những khi con hư, dại khờ, bị cuốn vào dòng đời nghiệt ngã. Mẹ là người đau khổ.

Có lẽ quà tặng Thiên Chúa ban cho trần gian là trái tim người mẹ. Mẹ bao dung, độ lượng, chịu đựng bao nhiêu thứ vì con, chỉ mong con một ngày khôn lớn, tươi vui bước vào đời với những góp mặt hữu ích cho xã hội.

Trái tim người mẹ món quà tuyệt diiệu cho người con, hãy làm cho trái tim mẹ chảy nguồn vui hạnh phúc.
 

© 2024 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News