Ngày 06-05-2012
 
Top Stories
Pope to Ambassadors: Greatest poverty is lack of love
Vatican Radio
09:34 06/05/2012
2012-05-05 Vatican Radio - “Allowing everyone the opportunity to know God, and in full freedom, means helping to forge a strong interior personality which enables people to witness to good and accomplish good even if it comes at a cost” said Pope Benedict Friday as he received a group of non-resident Ambassadors to the Holy See from the Federal Democratic Republic of Ethiopia, Malaysia, Ireland, the Republic of Fiji and Armenia. Emer McCarthy reports Listen:

As has become tradition the Holy Father delivered one general address to the group which focused on how openness to God in society can help overcome the ‘spiritual and material’ poverty that the current economic crisis has produced.

The Pope began by noting how mass communications has made our planet “smaller” and people more aware of the great suffering caused by poverty which is “dramatically developing” and has taken on “new forms”.

Globalisation, Pope Benedict said, has led people to “believe in the possibility of unlimited enjoyment and consumption”, but now that the necessary means to satisfy these needs are lacking, “feelings of frustration have emerged”, resulting in “an increase in loneliness due to exclusion”, a widening gap between rich and poor and “a perception of unfairness” that can become a source of rebellion.

He called on States to ensure that the social laws do not increase inequalities, adding that in order to strengthen the human foundation of the socio-political reality, “we must be attentive to another kind of poverty: that of the loss reference to spiritual values, to God”.

This vacuum – he continued - makes discernment between good and evil more difficult and adherence to fashionable ideals easier. Subsequently, “many young people in search of an ideal, turn to artificial paradises which destroy them. Addiction, consumerism and materialism, do not fill the heart of man made for infinity. For the greatest poverty is the lack of love”.

Pope Benedict said: “In distress, compassion and selfless listening are a great comfort. Even without great material resources, it is possible to be happy. Living simply in harmony with what we believe, should remain a possibility”.

Finally he concluded, “religion permits us to recognize in the other a brother in humanity”.

Below a Vatican Radio translation of the Holy Father’s address, delivered in French:

“Ladies and Gentlemen Ambassadors,

It is with joy that I welcome you this morning for the presentation of your Letters accrediting you as Ambassador Extraordinary and Plenipotentiary of your respective countries to the Holy See: the Federal Democratic Republic of Ethiopia, Malaysia, Ireland, the Republic of Fiji and Armenia. You have come to express the cordial greetings of your Heads of State and I thank you. Would you please convey to them my greetings and my respectful wishes for them and the high office they perform in service to their country and their people. I also wish to greet through you, all the civil and religious authorities of your Nations and all of your compatriots. My thoughts also turn naturally to the Catholic communities in your countries, to assure them of my prayers”.

“The development of mass communications has made our planet, somehow, smaller. The ability to know almost immediately the events taking place worldwide, just as the needs of peoples and individuals, is an urgent call to be close to them in their joys and in their difficulties. The reality of the great suffering caused worldwide by poverty and misery, both material and spiritual, invites a new mobilization to respond, in justice and solidarity, to all that threatens human society and its environment”.

“Urban migration, armed conflict, famine and pandemics, which affect so many people, dramatically develop poverty which today has taken on new forms. The global economic crisis has brought more and more families to an increasingly precarious situation. While the creation and multiplication of needs led people to believe in the possibility of unlimited enjoyment and consumption, once the necessary means to satisfy these needs were lacking, feelings of frustration emerged. Loneliness due to exclusion increased. And when poverty coexists with the very rich, a perception of unfairness is born that can become a source of rebellion. It is therefore appropriate that States ensure that the social laws do not increase inequalities and enable people to live decently”.

“For this, consideration must be given to helping people overcome this shortfall, by rendering them actors in their society, enabling them to take charge of their own future, helping them to occupy a place within society according to their abilities. Because "man is more precious for what he is than for what he has" (CONC. VAT. II, Gaudium et spes, 35). Development for which every nation aspires each should concern the integral person, not economic growth alone. This belief must become an effective will for action. Experiments such as microcredit, and initiatives to create equitable partnerships, show that it is possible to harmonize economic goals with social needs, democratic governance and respect for nature. It is also good, for example […] to promote manual labour and to promote an agriculture that is first of all at the service of the inhabitants”. “The quality of human relationships and resource sharing are the foundation of society, allowing each to have his or her place and live with dignity in accordance with their aspirations”.

“For strengthening the human foundation of the socio-political reality, we must be attentive to another kind of poverty: that of the loss reference to spiritual values, to God. This vacuum makes discernment between good and evil as well as the overcoming of personal interests for the common good, more difficult. It makes it easier to adhere to ideals currently in fashion and avoid the necessary effort of reflection and criticism. And many young people in search of an ideal, turn to artificial paradises which destroy them. Addiction, consumerism and materialism, do not fill the heart of man made for infinity. For the greatest poverty is the lack of love. In distress, compassion and selfless listening are a great comfort. Even without great material resources, it is possible to be happy. Living simply in harmony with what we believe, should remain a possibility, and become ever more possible. I encourage all efforts undertaken, particularly in favour of families. Moreover, education must awaken to the spiritual dimension as "the human being develops when he grows in the spirit" (Caritas in veritate, 76). Such education helps build and strengthen more authentic bonds because it opens up to a more fraternal society which it helps to build”.

“States have the duty to promote their cultural and religious heritage which contributes to the development of a nation, and to facilitate access to all, for in familiarising oneself with history, each individual is brought to discover the roots of his or her own existence. Religion permits us to recognize in the other a brother in humanity. Allowing all the opportunity to know God, and in full freedom, means helping to forge a strong interior personality which enables him to witness to good and accomplish good even if it comes at a cost. "Openness to God makes us open towards our brothers and sisters and towards an understanding of life as a joyful task to be accomplished in a spirit of solidarity" (Caritas in veritate, 78). In this way we can build a society where experiences of sobriety and fellowship will help reduce poverty, and take precedence over the indifference and selfishness of profit and waste, and above all over exclusion”.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hình ảnh tháng hoa tai cộng đoàn Tam Biên, GP Orange
Julianne Nguyễn Huyền Trinh
09:46 06/05/2012
Tháng Hoa lại trở về với Tam Biên chúng tôi. Tháng Hoa, tháng mang lại một cái tên thật thơ mộng, thật đẹp đẽ.

Xem hình ảnh

Tháng Hoa 2012 vừa mới gõ cửa, tôi đã ước mong đến một ngày được "hoài niệm" về Tháng Hoa năm này. Tôi ước mong hơn 70 Con Hoa của năm nay đáng yêu kia, một ngày nào đó khi tháng Năm trở về lại "hoài niệm" về Tam Biên của những tháng ngày 2012 - Khi chúng còn đang ở độ tuổi vô tư chỉ mong đến tháng Hoa để được đi tập múa dâng hoa cho Mẹ - hoài niệm về những miếng pizza trước giờ tập tiến hoa, những tà áo đẹp khi dâng hoa và còn được xúm xít lại với cô Yến, chị Thu cùng với các bố mẹ đến nhà cô Trinh để làm hoa, cắm hoa, chuẩn bị những lẵng hoa tươi thật đẹp tiến dâng Mẹ.

Tôi là một trong những người thật hạnh phúc được sống trong cộng đoàn Tam Biên. Một cộng đoàn Công Giáo Việt Nam khá lớn thuộc giáo phận Orange, California. Một cộng đoàn còn giữ được rất nhiều truyền thống sống đạo tốt lành của người Việt. Ngày rời xa quê hương, mấy ai biết được mình sẽ phiêu bạt về đâu, sống chết thế nào, nói chi dám mơ đến một xứ đạo Việt Nam với những ngày rộn ràng tháng Hoa quê nhà.

Thế mà tôi đang được sống trong giấc mơ tưởng như không tưởng đó. Hai mươi năm gắn bó với cộng đoàn, tháng Hoa không phải chỉ có trong mơ mà Tháng Hoa Tam Biên đã trở thành một phần đời sống của tôi. Những người đến trước tôi cho biết - Sau biến cố 1975, Tam Biên vỏn vẹn chỉ có vài gia đình người Việt tập trung lại, rồi thành lập cộng đoàn vào năm 1978. Vào những năm đầu, tháng Hoa luôn làm cho mọi người ngậm ngùi. Đội Hoa chỉ chừng 10 đến 12 em nhưng vẫn có rước kiệu cung nghing Đức Mẹ và tiến hoa ngũ sắc cho Mẹ thật sốt sắng thật xúc động. Từ đó, truyền thống Tháng Hoa của cộng đoàn Tam biên được giữ đến ngày hôm nay và phát triển mạnh nhất là từ thời cha phó Giuse Nguyễn Kim Long về giúp xứ.

Chiều hôm nay vào lúc 6 giờ ngày 5 tháng 5 năm 2012, cộng đoàn Tam Biên lại một lần nữa nô nức khai mạc Tháng Hoa cũng như mừng bổn mạng cộng đoàn với nghi thức xông hương và cung nghing Đức Mẹ cùng thánh Giuse từ khuôn viên trường học, đi vòng quanh bãi đậu xe và tiến vào thánh đường giáo xứ St. Callistus. Cuộc rước kiệu gồm đông đủ các ban, ngành, hội đoàn, giáo dân và Đội Hoa. Ước mong sao Tam Biên luôn được yêu Mẹ như đã yêu Mẹ và như những đóa hoa đỏ các em đã dâng Mẹ năm nay hòa theo lời của bài ca tiến hoa "...hoa đỏ thắm nồng như tình yêu rực cháy. Hoa đỏ sáng ngời như đời Mẹ hiến dâng..."
 
Tin Đáng Chú Ý
Cử tri Pháp đã chọn ông François Hollande làm Tổng thống
Hà minh Thảo
17:08 06/05/2012
CỬ TRI PHÁP ÐÃ BẦU CHỌN TÂN TỔNG THỐNG

Ngày 06.05.2012, cử tri Pháp đã tham gia vòng hai tuyển cử Tổng thống nhiệm kỳ 2012-2017. Theo dự đoán, 80,40% số người ghi danh đã sử dụng lá phiếu. Đúng 20 giờ, đúng lúc phòng phiếu các thành phố lớn đóng cửa, qua màn ảnh truyền hình, các đài truyền hình, dựa vào kết quả các cuộc thăm dò dân ý những cử tri vừa làm tròn nhiệm vụ công dân, phát đi hình vị Tổng thống đắc cử : François HOLLANDE với tỷ số 51,90% số phiếu hợp lệ và, dĩ nhiên Nicolas Sarkozy thu được 48,10%. Viện thống kê CSA ước tính sơ khởi François Hollande đắc cử với 51,8% số phiếu bầu. Đây sẽ là Tổng thống thứ 7 của Đệ Ngũ Cộng hoà Pháp và chấm dứt 17 năm Tổng thống hữu phái ngự trị tại Điện Elysée.

Tổng thống tân cử sinh ngày 12.08.1954 tại Rouen (Normandie) trong một gia đình trung lưu, với Cha là bác sĩ tai mũi họng và Mẹ là trợ tá xã hội (assistante sociale). Thời niên thiếu, ông học tại trường nội trú Jean Baptiste de La Salle ở Rouen. Năm 1968, cha mẹ của ông chuyển đến Seine-Neuilly-sur, một thị xã ngoại ô sang trọng của Paris và theo học tại Trung học Pasteur. Oâng tốt nghiệp Institut d'Etudes Politiques (IEP) và Ecole des Hautes Etudes Commerciales (HEC) tại Paris. Tại đây, ông đã gặp bà Ségolène Royal, sau đó, hai người đã trở thành bạn đồng hành của nhau và có 4 con. Năm 2007, sau khi bà Royal thất cử Tổng thống ở vòng hai, hai người đã chia tay với nhau. Hiện nay, ông đang sống chung với ký giả Valerie Trierweiler.

Ông gia nhập đảng Xã hội năm 1979 và được bầu làm Dân biểu Quốc hội lần đầu năm 1988. Năm 1997, ông được cử vào chức Đệ Nhất Bí thư đảng Xã hội cho đến tháng 11.2008.

Năm 2011, ông François Hollande đã tuyên bố sẽ ứng cử Tổng thống năm 2012 với vài đảng viên xã hội khác như ông Dominique Strauss-Kahn, bà Martine Aubry, bà Ségolène Royal, v.v… Ngày 14.05.2011, ông Strauss-Kahn gặp ‘tai nạn tình dục’ mua bán dâm trong một căn phòng khách sạn tại khách sạn Sofitel ở Manhattan (Nữu Ước, Hoa kỳ) khiến ông phải bỏ cuộc. Sau đó, khi bầu sơ bộ, các đảng viên và cảm tình viên đảng Xã hội tuyển chọn ông Franẫois Hollande làm ứng cử viên Tổng thống của Đảng.

Tại hội trường Mutualité, lúc 20 giờ 26, Tổng thống Nicolas Sarkozy đã thừa nhận sự thất bại và cám ơn những người đã bỏ phiếu cho ông và hối hận không thuyết phục được phần lớn người Pháp. Ông nói : « François Hollande là Tổng thống nước Pháp và đáng được tôn trọng » và yêu cầu mọi người cùng nhau chúng ta xây dựng một tương lai ‘khác’. Ông cũng đã gọi điện thoại chúc mừng Tổng thống tân cử.
 
Văn Hóa
Rực rỡ tháng Năm
Jos. Tú Nạc, NMS
08:20 06/05/2012
Tháng Năm sao đẹp thế:
Vườn cây trái tươi xanh,
Cành xum xuê trĩu quả
Thành vườn gió thênh thang.

Ngàn hương hoa thơm ngát,
Khoe sắc dười trời hồng,
Lả lơi như hoa tuyết
Nõn nà giữa mênh mông.

Những hoa trái thiên đàng
Lớn lên cùng ân sủng,
Như được chúc phúc lành
Thiên đàng ngát hương lan.

Từng cây từng sắc hoa,
Từng cánh hoa yêu dấu,
Vào tháng này của Mẹ,
Rực rỡ tháng Năm hoa.
 
Hạt bụi vô thường
Ngô Xuân Tịnh
08:23 06/05/2012
Thân con hạt bụi vô thường
Từ hư vô Chúa yêu thương mở Lời
Cho con hiện hữu vào đời
Tình yêu cứu rỗi tuyệt vời quyền năng
Lọ Lem thân phận bẽ bàng
Thành ngôi công chúa huy hoàng nâng lên
Làm con Thiên Chúa uy quyền
Hồn con ca ngợi khong khen muôn đời
Hồng ân Thiên Chúa không ngơi
Ngày đêm tuôn đổ cuộc đời con thơ
Bụi mờ ôi hạ bụi mờ
Mà sao Thần Khí thăng hoa tuyệt vời
Làn môi gọi tiếng "Cha-ơi"
"Abba" với Chúa ở nơi cửu trùng
Tình yêu nhiệm lạ vô song
Nguyện xin Thần Khí mở lòng con ra
Đắm chìm bể ái hải hà
Luôn luôn cất tiếng ngợi ca suốt đời
Bằng Lời Thần Khí mà thôi
Cha ơi Cha ơi ôi Chúa-Trời-Tình-Yêu.
 
Ý nghĩa cuộc đời: Vô thường
Khuyết Danh
08:29 06/05/2012
Sống ngày nào, vui ngày nấy ! Đó là giải thoát !

1-Thời gian : Vô Thường

Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh nhưng chỉ có hiểu đời thì mới Qua một ngày vui một ngày.sống thanh thản, sống thoải mái.

Qua một ngày mất một ngày
Vui một ngày lãi một ngày.

2-Hạnh phúc : Vô Thường

Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.

< b> 3-Tiền : Vô Thường

Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi. Nếu có người cần giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó.(Khó lám !?!?)

4- Đời sống : Vô Thường

“Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú”. Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh”, hãy làm “con chim bay lượn”. Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc, cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của tuổi già.

5-Thê´Gian : Vô Thường

-Tiền bạc là của con ( không chác lám) Tài sản có thể bị mất vì các nguyên nhân:
1-Thiên tai,2-Hỏa hoạn, 3-Pháp lênh của vua hay chính quyền tich thu, quốc hửu hóa,4-Trộm cướp, 5-Con cái )

- Địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khỏe là của mình.
-Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn.
-Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút hỏi vài câu là thấy đủ rồi.
-Con tiêu tiền cha mẹ thoải mái; cha mẹ tiêu tiền con chẳng dễ.
-Nhà cha mẹ là nhà con; nhà con không phải là nhà cha mẹ.

Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp.

-Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.
--Ốm đau trông cậy ai? Trông cậy con ư? Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu (cửu bệnh sàng tiền vô hiếu tử). Trông vào bạn đời ư? Người ta lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi.

Trông cậy vào đồng tiền ư? Chỉ còn cách ấy.

-Cái được, người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm.

Chân lý của Đạo ,thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.

Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình (tỷ thượng bất túc tỷ hạ hữu dư), biết đủ thì lúc nào cũng vui (tri túc thường lạc).

Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt, tự tìm niềm vui.
Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui.

Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm vì công việc là coi như có cống hiến, có thể yên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được.. Huống hồ nghĩ ra, ai cũng thế cả, cuối cùng là trở về với tự nhiên. Thực ra ghế cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao.

Quá nửa đời người dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc nào muốn thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống vì ý thích hay không thích của người khác, nên sống thật với mình.

Sống ở trên đời không thể nào vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm cho khổ sở. Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực, thế nào cũng xong.

Tuổi già tâm không già, thế là già mà không già; Tuổi không già tâm già, thế là không già mà già. Nhưng xử lý một vấn đề thì nên nghe già.

Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức. Ăn uống quá thanh đạm thì không đủ chất bổ; quá nhiều thịt cá thì không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ; quá ồn áo thì khó chịu…. Mọi thứ đều nên “vừa phải”.

Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn tham uống…).
Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh).
Người khôn phòng bệnh, chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống..
Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới khám chữa bệnh… Tất cả đều là muộn.

Chất lượng cuộc sống của người già cao hay thấp chủ yếu tùy thuộc vào cách tư duy, tư duy hướng lợi là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy hướng lợi để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và sự tự tin, cuộc sống có hương vị; tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết.

Chơi là một trong những nhu cầu cơ bản của tuổi già, hãy dùng trái tim con trẻ để tìm cho mình một trò chơi ưa thích nhất, trong khi chơi hãy thể nghiệm niềm vui chiến thắng, thua không cay, chơi là đùa. Về tâm và sinh lý, người già cũng cần kích thích và hưng phấn để tạo ra một tuần hoàn lành mạnh.

“Hoàn toàn khỏe mạnh”, đó là nói thân thể khỏe mạnh, tâm lý khỏe mạnh và đạo đức khỏe mạnh. Tâm lý khỏe mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao thiệp; đạo đức khỏe mạnh là có tình thương yêu, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu.

Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong hoạt động xã hội, thể hiện giá trị của mình, đó là cuộc sống lành mạnh.

Cuộc sống tuổi già nên đa tầng đa nguyên, nhiều màu sắc, có một hai bạn tốt thì chưa đủ, nên có cả một nhóm bạn già, tình bạn làm đẹp thêm cuộc sống tuổi già, làm cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị, nhiều màu sắc.

Con người ta chịu đựng, hóa giải và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất. Quan trọng là khi đau buồn bạn chọn cách sống thế nào.

Tại sao khi về già người ta hay hoài cựu (hay nhớ chuyện xa xưa)? Đến những năm cuối đời, người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân cuối, tâm linh cần trong lành, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tim lại những tình cảm chân thành. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại bao chuyện vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi già.

Nếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó! Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả ngắt vội không bao giờ ngọt.

Sinh lão bệnh tử là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu châm hết thật tròn.

Sống ngày nào, vui ngày nấy ! Đó là giải thoát !
 
Vấn đề đau khổ
Trầm Thiên Thu
08:30 06/05/2012
Tại sao có đau khổ? Đó là một câu hỏi rất cũ mà vẫn hoàn toàn mới. Và chắc hẳn chẳng ai có thể trả lời “thấu tình đạt lý” để ai cũng khả dĩ “tâm phục khẩu phục”.

Đau khổ là Tứ Diệu Đế của Đức Phật: Sinh là khổ, Lão là khổ, Bệnh là khổ, và Khổ là khổ. Ông thấy có nhiều thứ đau khổ nên ông đã giác ngộ để có thuyết nhà Phật. Vấn nạn “tại sao có đau khổ?” là câu hỏi về lý do chúng ta chịu đau khổ, loại hàng đầu trong cuộc sống, vì ít nhiều gì thì ai cũng trăn trở suốt ngày thâu đêm, chỉ có người điên hoặc sống thực vật mới không trăn trở và không đau khổ. Nhưng nếu có thể “vắt chân lên trán” thì cũng không tìm ra nguyên nhân chính xác nhất. Theo ý nghĩa nào đó, tôn giáo là nỗ lực của con người muốn trả lời câu hỏi này và muốn giải quyết vấn nạn này.

Không ai lại không đau khổ. Sinh ra chưa biết gì đã khóc. Vui sao lại khóc? Phải chăng “khóc” là tiên báo đau khổ? Khóc giống nhau ở tình trạng “chảy nước mắt”, nhưng khóc vì vui sướng thì không “nức nở” và “nhức nhối” như khi khóc vì đau khổ. Và chúng ta thường nói câu cửa miệng: “Đời là bể khổ!”. Phải chăng khổ-ải-trần-gian là “phần cứng” đã được cài đặt mặc định như một định-luật-muôn-thuở?

Xét theo khoa học, nước mắt cũng có lợi là “làm vệ sinh” mắt, vì chất muối mặn giúp sáng mắt và chữa lành các tổn thương nhẹ của mắt. Người chịu đau khổ nhiều nhất là Chúa Giêsu, nên chính Ngài đã chúc phúc cho những người-chịu-đau-khổ: “Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an” (Mt 5:5), và chính Ngài cũng đã thực sự phải chịu đau khổ nhiều (x. Mc 8:31; Lc 17:25). Đồng thời Ngài còn cảnh báo những người-sống-ung-dung-vui-sướng: “Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ bây giờ đang được vui cười, vì các ngươi sẽ phải sầu khổ khóc than” (Lc 6:25). Ngài đề cao sự đau khổ, vậy đau khổ không như chúng ta nghĩ. Rồi Ngài còn căn dặn và xác định: “Đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy” (Mt 6:34).

Vâng, ngày nào cũng có cái khổ của ngày đó – không thiếu, không thừa, mà luôn “vừa đủ”. Không ai có thể diệt khổ. Càng tránh khổ càng gặp khổ, càng cố diệt khổ càng thêm khổ. Cách thoát khổ tốt nhất là “đi xuyên qua đau khổ”, như kiểu “dĩ độc trị độc” vậy.

Nhưng đôi khi chúng ta thiếu hiểu biết, hiểu lệch lạc hoặc thiếu công bằng khi nhận định về đau khổ. Thấy một người chịu đau khổ – chẳng hạn bị tai nạn, nếu chúng ta quý mến người đó thì chúng ta nói là “thánh giá Chúa trao”, còn nếu chúng ta không ưa người đó thì chúng ta nói đó là “Chúa phạt”. Rõ ràng có sự thiên vị từ trong suy nghĩ của chúng ta. Nhưng tất cả là “để giữ vững kế hoạch Thiên Chúa đã tự do chọn lựa, mà chọn không dựa vào việc người ta làm, nhưng dựa vào ý muốn của Thiên Chúa” (Rm 9:10-12).

“Tại sao có đau khổ trên thế gian?” là câu hỏi cơ bản nhưng cũng rất trừu tượng. Nhưng đau khổ lại là một khái niệm cụ thể, vì hằng ngày chúng ta vẫn phải đối mặt với đau khổ ở nhiều dạng và nhiều mức độ: Bệnh tật, tai nạn, căng thẳng, vất vả lao động, lo lắng, bị hiểu lầm, bị chê trách, bị ghen ghét, thất nghiệp,… Không thể liệt kê hết đau khổ trong cuộc sống. Đau khổ hầu như vượt qua tầm hiểu biết của con người.

Thánh Ý Chúa quá mầu nhiệm! Đau khổ là một trong những kế hoạch của Thiên Chúa. Chúng ta chấp nhận đau khổ không phải do “bị triệt buộc” mà do “đức tuân phục”, nhờ vậy mà đau khổ trở thành đường dẫn đến Ơn Cứu Độ. Chúa Giêsu đã khuyên người ta chịu đau khổ: “Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó. Còn cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy” (Mt 7:13-14).

Người ta coi đau khổ là điều phải tránh. Họ tránh đau khổ bằng cách nỗ lực tối đa, cố gắng tách mình ra khỏi thế giới, vì thế giới bị coi là nguyên nhân gây đau khổ. Người Công giáo coi đó là một trong ba đại thù. Người ta còn tránh đau khổ bằng cách làm ngược lại, bằng cách tích lũy của cải và tìm kiếm những niềm vui ở mức tối đa. Dù khác nhau, nhưng việc tránh đau khổ vẫn là nguyên lý tột đỉnh để chúng ta áp dụng.

Ở một góc nhìn khác thì đau khổ thuộc lĩnh vực đức tin Công giáo, đau khổ là thập giá. Chúa Giêsu nói: “Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy” (Mt 10:38), và Ngài xác định: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (Mt 16:24). Theo đó, đau khổ không là điều cần tránh. Thực sự là chúng ta cố gắng làm giảm đau khổ của người khác, nhưng giáo lý làm nên đức tin duy nhất thì đau khổ mang tính cứu độ. Đối với người Công giáo, đau khổ là phương thế để thánh hóa bản thân, là đền tội mình, cầu nguyện cho tha nhân và cứu các linh hồn, là cách tiếp cận Thiên Chúa và chia sẻ đau khổ của Chúa Giêsu Kitô – Đấng đã chịu chết vì toàn nhân loại.

Đau khổ là “chướng ngại vật” mà mọi người đều cố gắng tránh, giảm thiểu hoặc cách ly, nhưng chính đau khổ lại là “chìa khóa vạn năng” để mở cánh-cửa-cứu-độ. Phải có mức can đảm cao thì người ta mới khả dĩ chấp nhận và chịu đau khổ một cách ngoan cường – dù là đau khổ tinh thần hoặc thể lý. Chứ theo bản năng nhân loại thì không ai đủ sức chịu đựng. Thật vậy, theo nhân tính, Chúa Giêsu cũng đã lo sợ đến toát mồ hôi trong Vườn Dầu: “Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi phải uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26:39). Con ngưới rất yếu đuối và luôn sợ đau khổ. Nhưng một lúc sau, Ngài đã vượt qua nỗi sợ nên thân thưa: “Lạy Cha, nếu con cứ phải uống chén này mà không sao tránh khỏi, thì xin vâng Ý Cha” (Mt 26:42). Nỗi sợ vẫn đeo bám Ngài đến nỗi trước khi trút hơi thở, Ngài lại phải thốt lên: “Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?” (Mt 27:46; Mc 15:34). Đau khổ lúc đó lên tới mức tột đỉnh ở nơi Ngài, huống chi chúng ta!

Đôi khi chúng ta thiếu bản năng nhìn thấu nỗi đau khổ. Điều này có thể tạo ra “điểm mù” khi chúng ta nói về tình yêu, lòng trắc ẩn, lòng thương xót, hoặc an tử (cách làm người khác chết êm dịu – mercy killing, euthanasia). Điều này rất quan trọng khi chúng ta cân nhắc mà không thấu hiểu nỗi đau khổ.

Những căn bệnh trầm kha ở giai đoạn cuối và các chứng rối loạn gen thường là cách biện hộ để áp dụng biện pháp an tử hoặc phá thai. Không vì mục đích của Chúa thì đau khổ trở nên vô nghĩa, hóa gánh nặng, là điều khủng khiếp, và đau khổ lại chồng chất thêm đau khổ. Do đó, cuộc đời càng trở nên ảm đạm!

Thực sự vấn đề đau khổ không thể nào có câu trả lời thỏa mãn theo lý lẽ của con người. Hiểu được và có thể chấp nhận đau khổ thì người ta phải nhờ ánh sáng khôn ngoan của Thiên Chúa. Phúc Âm là Tin Mừng cho chúng ta. Chính những đau khổ chúng ta cố gắng chịu đựng có thể đem chúng ta đến với Ơn Cứu Độ. Thánh Gióp và nhiều vị thánh khác đã minh chứng hùng hồn về mối liên quan chặt chẽ giữa sự đau khổ và Ơn Cứu Độ. Trừ thánh Gioan, các Thánh tông đồ và các Thánh tử đạo càng minh chứng rõ ràng hơn về mối quan hệ đó khi các ngài hiên ngang chịu tan xương nát thịt. Như vậy, đau khổ là điểm son chứ không đáng nguyền rủa.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chân Mây Trên Ngàn
Dominic Đức Nguyễn
21:26 06/05/2012
CHÂN MÂY TRÊN NGÀN
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Mây nghiêng chạm đỉnh đèo chiều
Chểnh vênh đá dựng hắt hiu ngọn trời..
(Trích thơ của Khắc Minh)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền