Ngày 07-05-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Lễ Thêm sức và Rước kiệu Đức MThiên Chúa bị lôi cuốn từ sự khiêm cung của Đức Maria
Lm Dominik O.C
14:21 07/05/2012
Thật là một niềm vui sâu xa và thánh thiêng khi chúng ta chiêm ngưỡng Đức Trinh Nữ Maria như Đấng có „sự khiêm hạ tròn đầy và lớn lao trước tất cả mọi loài thụ tạo, với một đích điểm được định sẵn trong Lời đời đời“, như nhà thơ nổi tiếng người Italia - Dante đã hát (Paradies, XXXIII, 3).

Nơi Đức Maria sự tốt lành vô hạn của Đấng Sáng Tạo rực loé lên. Đấng ấy đã tuyển chọn Mẹ trong nhiệm cục cứu độ của Ngài với mục đích để Mẹ trở thành Mẹ của Con Một Duy Nhất của Thiên Chúa, và đã nhờ vào công nghiệp cứu độ của Chúa Ky-tô để bao bọc chở che Mẹ trước mọi ô nhơ tì vết.

Chính vì thế, trong Mẹ Chúa Ky-tô và là Mẹ chúng ta, ơn kêu gọi của mỗi người đã được hiện thực hóa một cách trọn vẹn. Thánh Phao-lô Tông đồ đã nhắc nhở chúng ta rằng, tất cả mọi người đều được kêu gọi để sống công chính thánh thiện trong tình yêu trước mặt Thiên Chúa (Eph.1,4).

Làm thế nào để chúng ta có thể có được một sự bừng tỉnh mới khi chúng ta nhìn ngắm Mẹ Thiên Chúa ngay trong chính con người của mỗi chúng ta – những người con của Ngài – mà không có sự khao khát về vẻ đẹp kiều diễm, sự thiện hảo và sự khiết trinh của Ngài? Sự khiết trinh của Ngài lôi kéo chúng ta về với Thiên Chúa và trợ giúp để chúng ta vượt qua cơn cám dỗ dẫn tới một cuộc sống bị ảnh hưởng từ việc thỏa hiệp với cái xấu, để chuyển giao cho chúng ta niềm tin không lay chuyển vào sự thật thiện hảo, đó là nguồn mạch của niềm vui.

Chúng ta có thể đặt vấn đề rằng: Tại sao Thiên Chúa lại tuyển chọn cô thiếu nữ Maria làng Nazaret trong số tất cả mọi phụ nữ? Câu trả lời nằm sâu trong mầu nhiệm không thể diễn tả của Thánh ý Thiên Chúa. Nhưng dẫu sao cũng có một lý do, và lý do đó được Tin Mừng nêu bật một cách rõ ràng rằng: sự khiêm cung của Mẹ.

Dante Alighieri đã rất nhấn mạnh về điều đó trong ca khúc cuối cùng về Thiên Đàng: „Vừa là Trinh Nữ vừa là Mẹ, Nữ Tử của chính con trai mình, sự khiêm cung tròn đầy và lớn lao trước tất cả mọi thụ tạo, đích điểm được định sẵn trong Lời đời đời“ (Paradies, XXX, 1-3). Đức Trinh Nữ đã tự mình hát lên trong Lời Kinh của mình – Bài Ca Magnificat – rằng: „Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa … Vì Ngài đã đoái nhìn tới nữ tì hèn hạ của Ngài“ (Lc.1,46-48).

Quả thế, Thiên Chúa bị lôi cuốn từ sự khiêm cung của Đức Maria, và Mẹ đã nhận được phúc lộc từ Thiên Chúa (Lc.1,30). Thật vậy, Mẹ được tuyển chọn giữa muôn dân để trở nên Mẹ của Thiên Chúa, hình ảnh và tấm gương của Giáo Hội, để tiếp nhận ân sủng của Thiên chúa và rồi phân phát ân sủng đó cho toàn thể gia đình nhân loại.

Ân sủng được phân phát từ Đức Maria không phải là một thứ ân sủng khác, nằm ngoài Chúa Ky-tô. Thực ra, Chúa Ky-tô chính là nguồn mạch mọi ân sủng. Ân sủng này đã đổ đầy trên Đức Maria ngay từ giây phút đầu tiên trong cuộc đời của Mẹ. Mẹ đã cưu mang Chúa Giê-su với một niềm tin tròn đầy và ban tặng Ngài lại cho thế giới trong một tình yêu cũng tròn đầy không kém.

Đó cũng là ơn gọi và sứ mạng của mỗi chúng ta, và cũng là ơn gọi và sứ mạng của Giáo Hội: tiếp nhận và cưu mang Chúa Ky-tô trong cuộc sống và trạo tặng Ngài lại cho thế giới, „để thế giới nhờ Ngài mà được cứu độ“ (Ga.3,17).

(chuyển ngữ từ: Gott wurde von Marias Demut angezogen, kath.net).
 
Yêu thương nhau
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
18:07 07/05/2012
Chúa nhật 6 Phục sinh B (Tđcv 10, 25-26.31-35.44-48; 1Ga 4, 7-10; Ga 15, 9-17).

Thiên Chúa là tình yêu. Chúa Giêsu truyền dậy: Các con hãy yêu mến nhau như Thầy đã yêu mến các con. Chúa Giêsu đã tóm kết các giới răn của đạo cũ và mới vào hai điều: Yêu Chúa và yêu người. Chúng ta không xa lạ gì với giới răn cao trọng này. Tình yêu là một mầu nhiệm. Chúng ta thuộc lòng các giới răn: Yêu Chúa, yêu tha nhân như chính mình và yêu thương cả kẻ thù. Thánh Gioan nói: Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương, thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa (1Ga 4,7). Ai trong chúng ta cũng biết yêu, vì chúng ta được sinh ra trong tình yêu. Nhưng chẳng ai định nghĩa được tình yêu. Chỉ những người đang yêu mới hiểu và cảm nhận được ý nghĩa của tình yêu.

Trong văn học, người ta dùng ca dao, tục ngữ, châm ngôn, thi phú, ca nhạc và văn thơ để ca ngợi và đánh bóng từ ngữ ‘tình yêu’. Tình yêu có nhiều mức độ như chúng ta có cảm tình, ưa, chịu, hợp, khoái, thích, thương, chuộng, mến… rồi yêu. Tình yêu cũng có nhiều cấp bậc. Tình yêu gia đình và con cái, tình yêu trai gái, yêu quê hương xứ sở, yêu quốc gia dân tộc, yêu giáo hội và yêu thương nhân loại. Chúng ta chẳng có thể kể ra hết các loại yêu vì chúng ta đang đan xen chằng chịt trong tình yêu. Thật rất khó để hình dung một tình yêu tinh tuyền không đối tượng. Chúng ta chỉ có thể cảm nhận một tình yêu qua những hành vi cử chỉ được biểu lộ. Tình yêu gắn kết giữa trái tim, ý chí, trí khôn và đối tượng yêu.

Quan sát thế giới chung quanh, có bao nhiêu điều và bao nhiêu người mà chúng ta thật sự yêu thích? Những người hàng xóm láng giềng, chúng ta gặp gỡ và chào hỏi nhau hằng ngày. Chúng ta cũng chẳng yêu và chẳng ghét họ. Có nhiều người cùng dân tộc, mầu da, tiếng nói, nói chung, chúng ta cũng chỉ có chút cảm tình, chúng ta có thể biết nhau và hiểu nhau, nhưng nói là yêu nhau thì chắc là không. Những người bạn cùng sinh hoạt trong một nhóm hội, một cộng đoàn, một giáo xứ, chúng ta cũng chẳng quan tâm nhiều lắm. Nếu nói yêu thích thì không hẳn, nhưng chúng ta có chút tình cảm thân thương, liên đới và sự gắn bó gần gũi.

Chúng ta thử giới hạn lại trong đời sống đại gia đình, trong đó có cha mẹ, vợ chồng, con cái và anh chị em là những người sống gần gũi nhất, chúng ta thật sự yêu thương họ bao nhiêu. Trong gia đình, đôi khi anh chị em chúng ta còn tranh dành, cãi cọ, phiền trách và giận hờn nhau. Tình yêu dành cho những người thân thường được biểu lộ qua sự quan tâm, lo lắng, cảm thông, tha thứ, hy sinh và chăm sóc cho nhau. Hãy tự vấn xem chúng ta có đối xử tốt, tôn trọng, quí mến và yêu thương nhau thật tình không? Gia đình chính là tổ ấm của tình yêu.

Tất cả mọi thứ tình yêu trên đời đều tương đối và vô thường. Tình yêu cha mẹ con cái được kể là sâu đậm nhất. Tình yêu vợ chồng rất cao quí thật đáng khâm phục và tôn trọng. Trong cuộc đời, đã có những cặp vợ chồng sống trung tín tới tuổi già và tóc bạc răng long. Chính họ đã biết lo lắng, thông cảm, tha thứ và hoàn thiện lẫn nhau. Họ đã dám hy sinh cho nhau và cho con cái, cao quí nhất vẫn là tình phụ và mẫu tử. Qua mọi thời, đã và đang có nhiều gia đình sống trong an vui và hạnh phúc yêu thương.

Đời thường người ta đề cao tình yêu trai gái và tình yêu lứa đôi là cao đẹp và gắn bó nhất. Kinh nghiệm cuộc sống cho chúng ta thấy có rất nhiều anh chị lúc đầu yêu nhau tha thiết quyết định đi đến hôn nhân, nhưng rồi sau một thời gian chung sống, nhiều cặp vợ chồng cũng có những đổ bể, ly thân, ly dị và thù ghét nhau. Theo dõi tin tức xa gần, chúng ta nghe biết đã có những người dám tự tử vì yêu. Trong những trường hợp này, có lẽ họ đã đặt nền tảng tình yêu trên nền cát và sự chọn lựa không cân xứng. Vì không chiếm hữu được hoặc bị mất người yêu, nên đã tự tử. Đây có thể là một thứ tình yêu bồng bột, tình yêu Solonpas, tiếng sét ái tình và tuyệt vọng vì yêu.

Chúng ta suy về ý nghĩa đích thực của chữ YÊU. Tình yêu quanh quyện trong lòng mọi lúc và ở mọi nơi. Yêu nhau ở xa thì nhớ, ở gần thì thương. Thương nhau là muốn ôm ấp, muốn ngắm nhìn, muốn chia sẻ, muốn lo lắng chăm sóc và muốn ở bên cạnh. Xem ra tình yêu rất bao la, nhưng cũng rất giới hạn. Chúng ta nói rằng chúng ta yêu thương mọi người, nhưng thực sự chúng ta chẳng yêu thương ai tròn đầy. Chỉ nói tiếng yêu cho đẹp thôi. Làm sao gọi là tình yêu, khi làm việc gì cũng so sánh, chành cạnh, phân biệt hơn thua và còn lạm dụng lẫn nhau để tiến thân. Tuy nhiên xét cho cùng, về mặt tích cực của tình yêu gia đình, vì có yêu thương nên mới có ghen và vì có yêu nhau nên có những sự góp ý, chỉnh sửa, cấm cản, cằn nhằn và tranh cãi cũng là để giúp nhau nên hoàn thiện. Mỗi người hãy tự hỏi ai là người chúng ta yêu thương nhất và chúng ta đã đối xử với người đó thế nào?

Chúng ta có thể tìm mẫu tình yêu chân chính và cao quí nơi Chúa Giêsu. Chúa Giêsu cho chúng ta một giải đáp của tình yêu: Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình (Ga 15, 13). Chúa Giêsu đã hy sinh hiến mình trên thập giá để cứu độ chúng ta. Chúng ta biết rằng họa chăng mới có người dám chết vì kẻ lành. Chúa Giêsu đã chết cho kẻ tội lỗi là chúng ta. Tình yêu của Chúa vượt trên mọi thù hành, ganh ghét, bách hại, tù đầy và giết chóc. Tình yêu thí mạng của Chúa cao vượt mọi thứ tình yêu. Chúa mời gọi chúng ta hãy yêu như Chúa yêu.

Có lẽ phần đông trong chúng ta sống giới luật yêu thương cách ơ hờ như khách bàng quan. Đôi khi chúng ta cũng cảm thông và động lòng trắc ẩn chia sẻ chút ít cơm áo, tiền bạc giúp đỡ những người đau khổ và cùng khốn trong một vài trường hợp. Việc bác ái của chúng ta còn bị cân đo đong đếm và rất giới hạn. Làm phước nhưng muốn được phước báo ngay, cần phải có lời cám ơn, đăng tên hoặc muốn được nêu danh khen ngợi. Tình yêu của chúng ta bị giới hạn trong sự ích kỷ riêng tư và thiếu vị tha. Chúng ta thường muốn sống trong tình yêu trao đổi cân xứng. Thật ra yêu nhiều thì cho nhiều và cho nhiều là yêu nhiều. Tình yêu vị tha được nhận biết và trân quí khi chúng ta có từ bi tâm và hiến mình vì người khác.

Trong Giáo Hội, không thiếu những vị đã học bài học yêu nơi Chúa. Các ngài đã dám xả thân vì bạn hữu như các vị: Cha thánh Đamien of Molokai, tông đồ người hủi tại Hawaii; Thánh Francis Xavier hiến dâng cuộc đời đem tin mừng cho các dân tộc Á Châu; Đức cha Jean Cassaigne đã hiến thân mình nơi trại cùi Di Linh, Việt Nam. Chân phước Têrêxa thành Calcutta hy sinh một đời phục vụ những kẻ cùng khốn tại Ấn Độ và qua mọi thời đại, đã có rất nhiều mẫu gương của các đấng bậc và anh chị em đáng yêu kính đã dõi theo bước chân của Thầy Chí Thánh để xả thân vì yêu. Các ngài đã học yêu thương như Chúa đã yêu các ngài.

Lạy Chúa, chúng con muốn yêu Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết tâm hồn và hết sức cùng yêu thương anh chị em như chính mình. Chúng con ước muốn yêu và được yêu, nhưng lòng chúng con vẫn thờ ơ và chìm đắm trong tham sân si mà thiếu lòng bao dung. Chúa còn mời gọi chúng con hãy yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho họ. Cầu nguyện cho kẻ thù thì chúng con có thể làm, nhưng tha thứ và yêu họ thì chúng con cứ khất lần. Lạy Chúa Thánh Thần, xin mở lòng, mở trí và ban thêm sức mạnh để chúng con biết yêu và yêu như Chúa đã yêu chúng con.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ba yếu tố cần thiết cho sự phồn thịnh của Kitô giáo: cầu nguyện, các bí tích và làm việc bác ái
Bùi Hữu Thư
06:16 07/05/2012

Đức Thánh Cha Benedict VI bình giải về Phúc Âm ngày Chúa Nhật

ROME, Chúa Nhật 6 tháng 5, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict VI đề nghị ba phương cách để kết hiệp với "Chúa Kitô" và để mang hóa trái dồi dào": cầu nguyện, tham dự các bí tích và làm việc bác ái.

Bằng tiếng Ý, Đức Thánh Cha Benedict VI đã bình giải Phúc Âm ngày Chúa Nhật 6 tháng 5, trước khi đọc Kinh Nữ Vương Thiên Đàng, khi ngài nói: "Các bạn thân mến, mỗi người chúng ta giống như một cành nho, chỉ có thể sống nếu mỗi ngày được tăng trưởng trong việc kết hiệp với Chúa Kitô qua kinh nguyện, trong việc chịu các phép bí tích, và trong việc bác ái. Ai yêu mến Chúa Giêsu, là cây nho thật thì sinh hoa trái của đức tin cho một mùa gặt thiêng liêng dồi dào.

Đức Thánh Cha Benedict VI đã kết luận phần bình giải bằng việc xin Đức Trinh Nữ Maria cầu bầu: "Chúng ta hãy cầu xin Mẹ Thiên Chúa để chúng ta được tháp chặt vào Chúa Giêsu, và để mỗi hành động của chúng ta có nơi ngài việc ngài khởi sự và hoàn tất."

Đức Thánh Cha khuyên bằng tiếng Pháp: "Ngay hôm nay, khi dùng thí dụ của cây nho, Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta phải tháp chặt vào Người để ở trong tình yêu Người và mang nhiều hoa trái."
 
ĐTC Kinh Truyền Tin Regina Coeli:Đức Ki-tô là cây nho, chúng ta là cành nho
Jos. Tú Nạc, NMS
07:06 07/05/2012
Trong thông điệp dành cho Regina Coeli, ĐTC Benedict XVI đã nói về Tin Mừng dành cho ngày hôm nay, Chúa Nhật thứ Năm Phục Sinh, Người đã hồi tưởng những lời của Đức Ki-tô, “Ta là cây nho, các con là cành nho, và Cha ta là người trồng nho.”

“Vào ngày mà chúng ta chịu Phép Rửa,” Đức Thánh Cha nói “Giáo Họi ghép chúng ta như những cành nho vào Nhiệm Mầu Vuợt Qua của Đức Ki-tô, vào chính Thân của Người.” Ngài kêu gọi giáo hữu hay4mang trong tâm trí rằng “mỗi người trong chúng ta giống như một cành nho, mà duy nhất chỉ sống nếu nó phát triển mỗi ngày bằng lời cầu nguyện, sự tham gia vào những nghi thức tôn giáo, từ thiện, trong sự hiệp nhất lời nguyện với Chúa . Và người mà yêu mến Chúa Giê-su, cây nho đích thực, đã sản sinh những hoa trái đức tin cho một vụ mùa tinh thần cây trái dồi dào. Chúng ta hãy tha thiết nguyện xin Mẹ Thiên Chúa để chúng ta được bám chặt vào Chúa Giê-su và rằng tất cả mọi hành động của chúng ta có thể có sự bắt đầu của nó, và sự viên mãn của nó, trong Người.”

Sau Kinh Lạy Nữ Vương, Đức Thánh Cha chào những khách hành hương và du lịch đền từ khắp thế giới. Ngài đã nhắc nhở các giáo hữu về Hội nghị Gia đình Thế gioi71lan62 thứ VII diễn ra vào đầutháng tới. Hội nghị này được tài trợ bởi Hồi đồng Giáo hoàng về Gia đình, được lãnh đạo bởi ĐHY Ennio Antonelli. Đức Thánh ca đã cảm ơn Giáo phận Milan và các giáo phận khác ở Lombardy những người đang hợp tác để chuẩn bị cho sự kiện thuộc Giáo Hội này,và ngài lưu ý rằng, “Tôi, cũng như, Thiên Chúa sẵn lòng, được vinh dự tham gia” Hội nghị này.

“Tôi gửi lời chào nồng nhiệt đến khách hành hương và du lịch có mặt trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương hôm nay, và nhất là đông đảo khách hành hương đến từ Indonesia. Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su nói về chính Người là cây nho và Người gọi mời chúng ta là những hoa trái trên cành. Tôi nguyện xin rằng con cái Chúa trên toàn thế giới sẽ trưởng thành trong sự hiệp nhất và yêu thương, được nuôi dưỡng và chu cấp bởi đời sống thiêng liêng mà Người đã vun trồng tận sâu thẳm chúng ta. Xin Thiên Chúa chúc phúc lành cho tất cả anh chị em.”
 
Đức Thánh Cha đón nhận các tân vệ binh Thụy Sĩ
Tiền Hô
08:24 07/05/2012
Vatican, 7 Tháng Năm 2012 (AsiaNews) - Sáng nay, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã tiếp kiến lực lượng vệ binh Thụy Sĩ đang phục vụ tại Tòa Thánh cùng với các tân binh. Ngài đã cung cấp cho họ một "chiến lược quân sự" đó là: "Bí mật để đạt được hiệu quả trong công việc tại Vatican cũng như trong mỗi dự định của các anh là biết liên lỉ kết hiệp với Chúa Kitô". Đức Thánh Cha cũng kêu gọi những cận vệ của ngài tận dụng "thời gian ở Rôma để phát triển tình bằng hữu với Chúa Kitô, yêu mến Giáo Hội nhiều hơn và hướng tới mục tiêu trở thành một Kitô hữu đích thực, một cuộc sống thánh thiện".

Hôm qua, 26 tân binh đã tuyên thệ nhậm chức tại Vatican, đúng vào ngày tưởng niệm một nhóm đồng đội của họ hy sinh hồi năm 1527 để bảo vệ cho Đức Giáo Hoàng Clêmentê VII chống lại lính đánh thuê bủa vây thành Rôma khi ấy.

Suốt hơn 500 năm phục vụ Đức Giáo Hoàng, Lực lượng Vệ binh Thụy Sĩ - bao gồm khoảng 110 chàng trai trẻ tuổi người Thụy Sĩ - đã bảo vệ anh ninh cho lãnh thổ Thành Quốc Vatican. Các binh lính canh gác là một trong những quân lực được chụp ảnh nhiều nhất trên thế giới, họ cũng đảm bảo sự an toàn cho Đức Giáo Hoàng.

Mỗi nhiệm kỳ vệ binh Thụy Sĩ sẽ phục vụ trong 25 tháng và tất cả đều phải sống tại Vatican. Trong cuộc tiếp kiến với họ, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng, những tố chất tinh thần phải là nhân tố điều khiển cuộc đời họ: "vững chắc trong đức tin Công Giáo, niềm tin tưởng và lòng mến yêu đối với Giáo Hội của Chúa Giêsu Kitô, siêng năng và kiên trì trong mỗi công việc lớn nhỏ hàng ngày, can đảm và khiêm nhường, vị tha và xông xáo. Những đức tính này phải chiếm giữ trái tim của các anh trong cương vị là đội cận vệ danh dự tại Vatican".

Khuyến khích họ trong ơn gọi, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI nói thêm: "Hãy quan tâm tới những người khác, hỗ trợ và chỉ bảo lẫn nhau trong công việc hàng ngày, bảo vệ căn tính bác ái của Tin Mừng với những người mà các anh gặp mỗi ngày. Lời mời gọi yêu thương tha nhân trong Kinh Thánh gắn liền với mệnh lệnh kính yêu Thiên Chúa bằng tất cả trái tim, linh hồn và sức lực của mình (x. Mc 12:29-31) Để mang tình yêu thương đến người anh em, các anh phải nuôi dưỡng nó từ trong cung lòng Thương Xót của Thiên Chúa, chuyên tâm cầu nguyện, siêng năng lắng nghe Lời Chúa, và đặt mầu nhiệm Thánh Thể làm trung tâm của cuộc đời".

Các lời mời gọi này của Đức Thánh Cha cũng có nguyên nhân lịch sử: vào hôm 4 Tháng 5 năm 1998, viên đại tá của Lực lượng Vệ binh Thụy Sĩ là Alois Estermann cùng vợ là bà Gladys Meza Romero và phó sĩ quan Cedric Tornay được phát hiện đã chết trong căn hộ của đại tá. Trách nhiệm tội ác là của Tornay - một tân binh.

Đó là một kinh nghiệm đau thương về tân binh Thụy Sĩ, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những kết quả tích cực hơn: một số người trong số họ sau khi đã phục vụ Đức Thánh Cha thì quyết định đi vào đời sống thánh hiến. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nói: "Có không ít người tiền nhiệm của các anh ... nổi bật không chỉ trong công việc của họ, nhưng còn là trong sự cam kết của họ với đời sống Kitô hữu. Một vài người đã được mời gọi đi theo Chúa trong chức vụ linh mục hoặc đời sống tu trì, họ đã đáp lại kịp thời và nhiệt tình. Còn những người khác thì vui vẻ hạnh phúc với Bí Tích Hôn Phối. Tôi tạ ơn Thiên Chúa, là căn nguyên của mọi điều tốt đẹp, vì những đặc ân và sứ vụ khác nhau mà Ngài đã trao ban cho các anh, và tôi cũng cầu nguyện cho các anh khi bắt đầu nhiệm vụ của mình. Vì thế, các anh hoàn toàn có thể đáp lại tiếng gọi của Chúa Kitô, theo Ngài với lòng quảng đại trung thành".

"Chúng ta hãy nguyện xin Đức Trinh Nữ Maria - người mà chúng ta tôn vinh một cách đặc biệt trong Tháng Năm này, giúp chúng ta được trải nghiệm mỗi ngày về sự hiệp thông sâu xa với Thiên Chúa, chúng ta bắt đầu bằng việc là tín hữu ở trần gian và sẽ được hoàn tất ở trên thiên đàng. Như Thánh Phaolô đã nói, chúng ta "không còn phải là người xa lạ hay người tạm trú, nhưng là người đồng hương với các người thuộc dân thánh, và là người nhà của Thiên Chúa" (Ep 2:19)."
 
Vệ binh Thụy Sĩ: Một lòng trung thành ''bất hoại''
Nguyễn Trọng Đa
21:56 07/05/2012
Vệ binh Thụy Sĩ: Một lòng trung thành "bất hoại"

Vị tuyên úy Lực lượng Vệ binh Giáo hoàng trả lời phỏng vấn

ROMA - "Lòng trung thành của họ đối với ĐTC là không thể phá hủy", Đức Ông Alain de Raemy, tuyên úy của Lực lượng Vệ binh Thụy Sĩ, nhận xét về 110 chiến sĩ của lực lượng quân sự nhỏ, vốn chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh cho ĐTC và Tòa Thánh Vatican.

Nghi lễ tuyên thệ truyền thống của 26 tân Vệ binh để họ tuyên thệ phục vụ Đức Thánh Cha với lòng trung tín, chân thật và và vinh dự, với sự chủ toạ của vị Phụ tá Quốc vụ khanh Tòa Thánh, Đức Tổng Giám mục Giovanni Angelo Becciu, đã diễn ra sáng chủ nhật 6-5 tại sảnh đường Phaolô VI ở Vatican.

Đức Ông Alan de Raemy, tuyên úy của Lực lượng Vệ binh Thụy Sĩ của ĐTC, trong cuộc trả lời phỏng vấn của hãng tin Zenit, đã nhấn mạnh rằng sức mạnh linh đạo của các Vệ binh là “ lòng trung thành của họ với ĐTC" và sẵn sàng hy sinh mạng sống để bảo vệ Ngài.

Zenit - Có đúng là các Vệ binh Thụy Sĩ sẵn sàng đổ máu để bảo vệ ĐTC?

Đức Ông Alan de Raemy - Đây là linh đạo kết hợp họ lại, sự dấn thân đoàn kết tất cả các vệ binh Thụy Sĩ, không phân biệt sự đa dạng của việc họ sống đạo. Chỉ cần nhìn họ tuyên thệ để hiểu làm thế nào lòng trung thành với ĐTC là bất hoại. Họ có thể có nghi ngờ về đức tin của họ, và một số người ít đi lễ, nhưng chúng tôi luôn cảm nhận sự gắn bó của họ đối với ĐTC. Đó là một cảm thức mà họ luôn có trong họ.

Linh đạo của Lực lượng Vệ binh Thụy Sĩ là gì?

Tôi nói là không có một linh đạo đặc biệt, một linh đạo duy nhất, vì họ đến từ nhiều kinh nghiệm gia đình khác nhau, từ các giáo xứ rất khác nhau. Tất cả họ là người Công Giáo, được rửa tội, đã rước lễ và được cha xứ giới thiệu, nhưng họ đến từ các kinh nghiệm thiêng liêng rất khác nhau.

Có những người đã không bao giờ đi lễ ngày Chủ nhật, có những người được rửa tội và đã rước lễ, nhưng gia đình họ đã không thực hành sống đạo tốt, và rồi họ phát hiện khả năng được tham gia vào Lực lượng Vệ binh Thụy Sĩ, và vì lý do này, họ đã đào sâu lý lẽ cho đức tin của mình.

Như thế, có những người không siêng thực hành sống đạo sao?

Họ nhận thức họ đến với một môi trường mà thông thường người ta phải là người Công giáo sống đạo tốt. ĐTC đã đòi hỏi có những người Công giáo vững tin cho việc phục vụ này. Nhưng việc vẫn luôn là như vậy. Nhiều vệ binh Thụy Sĩ đã chộp lấy cơ hội này, mà không nhất thiết phải có một động lực tôn giáo mạnh mẽ.

Họ sống các bí tích không?

Việc tham dự Thánh Lễ ngày Chúa Nhật là bắt buộc, và được kiểm soát theo quân đội. Và các Vệ binh biết chuyên này khi họ xin gia nhập Lực lượng. Họ biết có một vị tuyên úy lo việc dạy giáo lý cho họ trong thời gian huấn luyện. Trong thời gian ấy, tôi dạy giáo lý về sứ vụ của thánh Phêrô, về lịch sử của các Giáo hoàng và Giáo Hội. Việc dạy Giáo Lý chuyên sâu này kéo dài một tháng.

Nhiệm vụ của vị tuyên úy của đội Vệ binh Thụy Sĩ là gì?

Là cử hành Thánh Lễ tại nhà nguyện của Lực lượng Vệ binh, và tổ chức linh thao thường niên cho họ. Phối hợp với vị Chỉ huy trưởng và các sĩ quan khác, vị tuyên úy chịu trách nhiệm về các hoạt động văn hóa trong Lực lượng, và cũng chịu trách nhiệm tuyển dụng các Vệ binh mới. Ngài cũng chịu trách nhiệm cho thư viện nữa.

Và việc đồng hành cá nhân thì sao?

Tôi phải gần gũi với các Vệ binh. Tôi đến thăm họ, khi họ đang ở một mình trong một thời gian dài, và tôi nghĩ rằng đây là một cơ hội để phát triển một cuộc đối thoại cá nhân.

Đức Ông đến giải tội cho họ không?

Có, có chứ. Các Vệ binh thực hiện linh thao trong Mùa Chay, một thời gian nhẹ nhàng hơn cho họ, bởi vì lúc ấy ĐTC và Giáo Triều ngưng các hoat động của mình.

Các linh thao kéo dài bao lâu?

Có bốn ngày linh thao với một nhà giảng thuyết do tôi chọn. Trong thời gian này, nhiều Vệ binh sốt sắng xưng tội. Trong nhiều vùng của Thụy Sĩ, người ta xưng tội tập thể, do đó các tín hữu không có thói quen xưng tội riêng. Vì vậy, trong Mùa Chay, chúng ta thấy có các Vệ binh đi xưng tội lần đầu tiên.

Họ là giáo dân nhưng là binh sĩ, việc này có tác động nào cho tương lai của đời sống tinh thần họ không?

Lực lượng Vệ binh Thụy Sĩ là một môi trường tuyệt vời cho đời sống thánh hiến. Trung bình có một hoặc hai ơn gọi mỗi năm. Không hiếm những người mà người ta không bao giờ nghĩ là họ sẽ trở thành linh mục triểu hay Dòng, hoặc tu sĩ.

Và họ cũng là các linh mục rất tốt ư?

Vâng, bởi vì họ nghe thấy trực tiếp ĐTC, chứ không phải hình ảnh của Ngài bị biến dạng bởi các phương tiện truyền thông. Vì vậy, họ đã tập trung thành với ĐTC và đã có thể nghe, hiểu và tuân theo sự lãnh đạo tinh thần của ĐTC và Giáo Hội.

Trái lại, họ có thể có một thái độ vâng phục hình thức, vốn đôi khi ngăn cản họ đi sâu hơn. Nhưng sự vâng lời của họ cũng là tích cực, bởi vì họ tin tưởng vào bề trên và sẵn sàng chấp nhận các hệ quả của thái độ đức tin của mình. (ZENIT.org 7-5-2012)

Nguyễn Trọng Đa
 
Top Stories
Chine: Des réseaux chrétiens ont contribué à aider l’avocat Chen Guangcheng dans le périple qui l’a mené du Shandong à l’ambassade américaine de Pékin
Tuyết Mai
09:36 07/05/2012
Dans l’affaire Chen Guangcheng, qui a provoqué de vives tensions dans les relations sino-américaines ces derniers jours, la fuite de l’avocat aveugle depuis sa résidence surveillée de Dongshigu, dans le Shandong, jusqu’à l’ambassade américaine de Pékin, au nez et à la barbe de l’appareil de sécurité chinois, a bénéficié de l’appui d’un important réseau clandestin...

... où les milieux chrétiens, protestants notamment, sont très présents.

Agé de 41 ans, aveugle depuis l’âge de 1 an, Chen Guangcheng fait partie de ces avocats défenseurs des droits de l’homme qui ont acquis une visibilité réelle au sein de la société chinoise comme dans les médias internationaux. Né en 1971, juriste autodidacte, Chen Guangcheng a notamment défendu la cause de femmes contraintes à être stérilisées ou forcées à avorter, parfois à un stade avancé de leur grossesse. Il a ainsi mis en lumière les agissements du planning familial dans la région de Linyi, au Shandong, où des milliers de femmes ont subi des avortements forcés. A l’exemple des avocats qui se revendiquent du « camp de l’autorité du droit », il a saisi la justice chinoise pour porter plainte contre les agissements de fonctionnaires qui enfreignaient les lois de la République populaire de Chine, lesquelles proscrivent de telles actions. En retour, la répression et le harcèlement des autorités ont été implacable : en août 2006, Chen Guangcheng a été condamné à quatre ans et trois mois de prison ferme pour « troubles à l’ordre public, dégradation volontaire des biens de l’Etat et obstruction de voies de circulation ». A l’issue de sa peine, en septembre 2010, le jeune avocat, sa femme et ses deux enfants se sont trouvés de facto assignés à résidence dans son village d’origine du Shandong. Et c’est de cette prison qui ne dit pas son nom qu’il a réussi à échapper à la surveillance de ses gardes le 22 avril dernier pour, après plusieurs jours d’un périple secret, trouver refuge à l’ambassade américaine de Pékin. Le 2 mai, il en sortait en compagnie de l’ambassadeur américain pour gagner l’hôpital Chaoyang, à Pékin, d’où il déclarait rapidement qu’il ne faisait pas confiance aux autorités chinoises et à leur engagement de le laisser, lui et sa famille, en paix ; il a demandé à partir étudier aux Etats-Unis, où l’Université de New York s’est déclarée prête à l’accueillir.

De cette retentissante évasion, puis de l’incroyable escapade diplomatique et de la volte-face de Chen Guangcheng affirmant son désir de partir, au moins temporairement, aux Etats-Unis, il ressort que l’avocat aveugle a bénéficié du soutien d’un réseau clandestin. La manifestation la plus éclatante de ce soutien est intervenue le 3 mai dernier à Washington, en plein milieu d’une audition consacrée à son cas : Bob Fu, Sino-Américain à la tête de l’ONG China Aid, qui vient au secours des chrétiens en Chine, était entendu par la commission exécutive du Congrès américain lorsqu’il a fait intervenir, par téléphone portable interposé, Chen Guangcheng en personne. La scène avait quelque chose de surréaliste : évoquant ses craintes pour la vie des membres de sa famille, notamment sa mère et son frère, restés à Dongshigu, le dissident chinois depuis sa chambre d’hôpital à Pékin demandait à rencontrer Hillary Clinton, la secrétaire d’Etat des Etats-Unis alors dans la capitale chinoise pour un sommet sino-américain. Le président de la commission, Chris Smith, appelait alors Madame Clinton pour lui demander de se rendre au chevet du dissident, et lui apportait son soutien : « Votre cas est un véritable test pour la Chine qui nous a donné des garanties sur votre sécurité dont nous doutons. Mais c’est aussi un test pour les Etats-Unis, pour voir si les droits de l’homme comptent vraiment », ajoutant : « Vous, votre famille et vos soutiens devriez être à bord d’un avion en direction des Etats-Unis » (1).

De toute évidence, l’activiste Bob Fu, qui lui-même a quitté la Chine dans les années 1990, était très au fait de la situation de Chen Guangcheng et du déroulement du périple lui ayant permis de gagner Pékin et l’ambassade américaine. De son côté, en Chine, He Peirong, jeune professeur d’anglais qui figure au nombre des personnes qui ont aidé le juriste aveugle dans sa fuite, a précisé que toute cette aventure avait été préparée très en amont, des mois durant. Aucune information ne permet d’écrire que Chen Guangcheng doit sa fuite à des chrétiens uniquement, mais de toute évidence des chrétiens ont prêté leur concours à cette entreprise.

Parmi les avocats et autres militants qui tentent de défendre les droits de l’homme devant les tribunaux chinois et qui luttent contre l’arbitraire du pouvoir en place, nombreux sont ceux qui ou qui se disent proches de la doctrine chrétienne, voire se sont convertis au christianisme, le plus souvent au sein de communautés protestantes. Chen Guangcheng ne semble pas s’être converti au christianisme, même si, il y a quelques années de cela, les articles le concernant dans la presse étrangère faisaient mention de son appartenance chrétienne.

Il n’en demeure pas moins que, dans les milieux chrétiens appartenant aux Eglises domestiques, c’est-à-dire non enregistrées auprès des autorités chinoises, la question se pose de l’attitude que vont adopter les dirigeants du pays face aux avocats du camp du droit et aux communautés chrétiennes auxquelles ils se rattachent. Certains craignent le déclanchement sous peu d’une campagne de répression féroce, les plus hauts dirigeants de la Chine ne pouvant laisser impunis ceux qui remettent en cause l’emprise du Parti communiste sur la société. D’autres estiment que si l’affaire Chen Guangcheng a bien été une « gifle » à la face des dirigeants chinois, les communautés protestantes non officielles endurent déjà la répression des autorités. Depuis le Henan, le pasteur Zhang Mingxuan anime une Eglise domestique bien connue. Interrogé par le Wall Street Journal (2), il a déclaré : « Chen Guangcheng n’est pas chrétien, mais nous les chrétiens chinois, nous prions pour tous ceux qui recherchent la vérité. » Quant à un éventuel risque accru de représailles, il ajoutait : « Je ne vis pas dans la crainte. Je ne hais pas le gouvernement. Je prie pour le gouvernement. »

(1) Radio France Internationale, 4 mai 2012.
(2) Wall Street Journal, 5 mai 2012.

(Source: Eglises d'Asie, 7 mai 2012)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ mừng 2 tân linh mục giáo xứ Đông Xá nơi đã có tới 50 linh mục cùng quê
Thùy Chi
11:40 07/05/2012
HẢI PHÒNG – Vào lúc 8 giờ 25 sáng ngày 4.5.2012, Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục Giáo phận Hải Phòng tiến vào nhà thờ Đồng Xá trong sự ngạc nhiên của giáo dân và đã có nhiều người xúc động thì thầm với nhau gọi tên của ngài. Tại nhà thờ giáo xứ Đồng Xá (Thị tứ Đồng Gia, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương), đã tổ chức thánh lễ mở tay của hai tân linh mục. Theo lời cha Giuse Nguyễn Xuân Đài, hiện là Chính xứ Yên Trì cho biết, cha Giuse Nguyễn Văn Sáng, sinh ngày 12.1.1975 là vị linh mục thứ 49 của giáo xứ Đồng Xá và cha Giuse Vũ Văn Khương, sinh ngày 1.8.1978 là vị linh mục thứ 50 của giáo xứ quê hương Đồng Xá.

Xem hình ảnh

Trong thánh lễ tạ ơn của hai cha mới có được sự hiện diện rất đặc biệt của Đức cha giáo phận trên gian Cung thánh phía bên phải bàn thờ. Ngài là cha nghĩa phụ của hai tân linh mục Giuse Sáng và Giuse Khương. Đến phần chia sẻ Tin Mừng, ngài đứng bên cạnh bàn thờ và ngài bắt đầu bài giảng là câu chuyện “Hai tà áo lễ”. Cộng đoàn rất chăm chú lắng nghe Đức cha kể chuyện và chia sẻ ý nghĩa của câu chuyện gắn với sự kiện trong giáo xứ Đồng Xá ngày mà hai tân linh mục dâng lễ tạ ơn. Lúc lúc lại có tiếng cười râm ran của hơn 3.000 quí khách, ân nhân và gia đình của hai tân linh mục vang lên lan tỏa khắp cả ngôi nhà thờ cổ kính 98 năm tuổi. Và nơi những dãy ghế dành giáo dân, chúng tôi thấy những gương mặt của các vị trong Ban Hành Giáo đến từ các xứ Chính tòa Hải Phòng, Nghĩa Xuyên, Mạo Khê, Kẻ Sặt, Yên Trì, Cẩm Phả, Hà Lai, Nhân Nghĩa, quí tu sĩ Dòng Đaminh, Dòng Mân Côi và Dòng Tiểu Muội Chúa Giêsu cùng các anh chị em trong Hội Các Con Thi Kinh, Ca đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.

Những năm tháng bắt đạo vào mùa thu năm 1861, giáo xứ Đồng Xá cũng chịu bao cảnh đau thương cùng với Giáo Hội Việt Nam, và hiện tại trong giữa lòng nhà thờ có mộ của vị linh mục tử đạo là cha Án quê gốc Thái Bình. Điều đó càng chứng tỏ cho thấy đức tin nơi giáo xứ Đồng Xá đã được gầy dựng từ hơn 200 năm trước đây. Đến nay, giáo xứ Đồng Xá đã có 50 linh mục quê hương và nhiều tu sĩ nam nữ phục vụ tại nhiều dòng tu trong nước và hải ngoại.

Thánh lễ tạ ơn đã được diễn tiến trong hai tiếng đồng hồ trong sự chủ tế của cha Giuse Nguyễn Văn Sáng. Phần mở đầu thánh lễ là đại diện cho giáo xứ, gia đình nội ngoại của hai tân linh mục, quí vị ân nhân tặng hoa các hai linh mục. Và trước khi thánh lễ tạ ơn kết thúc, cha Giuse Vũ Văn Khương đã xúc động đọc lời cảm ơn mà ngài đã soạn trong nhiều ngày qua. Sau thánh lễ là phần chụp ảnh lưu niệm và tiệc mừng tại hai dãy nhà bạt bên hông nhà thờ. Niềm vui tạ ơn Chúa vì giáo xứ có hai tân linh mục đã theo cộng đoàn tới bàn tiệc, niềm vui hân hoan cùng với câu chuyện về “Hai tà áo lễ” mà Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên để lại dấu ấn trong tâm trí từng người đến tham dự thánh lễ tạ ơn của hai tân linh mục Giuse Nguyễn Văn Sáng và Giuse Vũ Văn Khương.
 
Lễ dâng công trình xây dựng nhà thờ Phát Vinh cho Đức Mẹ
Thùy Chi
11:44 07/05/2012
PHÁT DIỆM – Vào lúc 15 giờ 15 Chúa nhật V Phục Sinh, ngày 6.5.2012, tại Nhà thờ Giáo xứ Phát Vinh (xã Lưu Phương, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) thuộc Giáo phận Phát Diệm, cha xứ Phêrô Nguyễn Hồng Phúc đã tổ chức cho các em thiếu nhi dâng hoa kính Đức Mẹ và sau đó là thánh lễ dâng công trình xây dựng nhà thờ cho Đức Mẹ. Khởi sự việc xây dựng nhà thờ là phần trị móng. Những cọc bê tông đầu tiên được ép xuống nền đất nhà thờ lúc 8 giờ sáng cùng ngày.

Xem hình ảnh

Giáo xứ Phát Vinh đã được Tòa Giám mục Phát Diệm ra quyết định thành lập ngày mồng 2.3.2007, tách ra từ Giáo xứ Chính tòa Phát Diệm, với số giáo dân hiện nay là 1825 người và 100% là nông nghiệp, mức nghèo, và phần đông các gia đình giáo dân trong xứ đang sống nghèo khổ. “Vạn sự khởi đầu nan”, những ngày đầu lên xứ, giáo xứ Phát Vinh bắt đầu từ hai bàn tay trắng, mọi sinh hoạt của 6 giáo họ (họ Trị sở Phát Vinh, họ Phát Tân, họ Kim Đài, họ Xuân Đài, họ Tân An và họ Tân Chính) trong giáo xứ vẫn phải nhờ vào Nhà thờ giáo họ Trị sở thấp bé với diện tích 5mx19m, nền nhà thờ là nền đất, còn mái nhà thờ giột quanh năm và mỗi khi giông bão thì nhà thờ chỉ trực đổ sập bất ngờ.

Ngay từ những ngày đầu thành lập giáo xứ, cha xứ Phêrô Nguyễn Hồng Phúc và Ban hành giáo đã bắt tay ngay vào việc quyên góp tiền bạc từ những nỗ lực đóng góp nơi cộng đồng dân Chúa giáo xứ Phát Vinh cùng sự giúp đỡ thiện tình của quý ân nhân, thân nhân xa gần. Nhưng mặc dù đã hết sức cố gắng trong năm năm qua giáo xứ vẫn chưa xây được nhà thờ xứ. Cha xứ cho biết: “Bản vẽ thiết kế nhà thờ và Thư kêu gọi giúp đỡ đã trình với Đức cha Giáo phận Giuse Nguyễn Năng ngày 20.5.2010. Nhà thờ xứ sẽ có chiều rộng 15m, chiều dài 30m và một tháp chuông cao 29m. Kiến trúc nhà thờ theo trường phái Gothic. Dự tính tổng kinh phí xây dựng là 5.000.000.000 đồng (Năm tỉ đồng); riêng phần móng nhà thờ là 2.000.000.000 đồng (Hai tỉ đồng). Vậy chúng tôi xin quyên góp lòng hảo tâm của quý ân nhân dành cho Giáo xứ Phát Vinh, để giúp cho giáo xứ có Nhà phụng sự Chúa và sống Đức tin. Xin Chúa trả ơn vô cùng và chúc phúc đời đời cho lòng quảng đại của quý ân nhân đối với Giáo xứ Phát Vinh”.

Tháng Hoa Đức Mẹ đã về, chúng tôi cùng thông công cầu nguyện với toàn thể giáo dân xứ Phát Vinh, xin Đức Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành ban cho các gia đình trong giáo xứ được ơn an bình. Xin Đức Mẹ ban cho các Hội Hoa ơn lành để các em thực sự trở nên những bông hoa tươi dâng lên Đức Mẹ. Và trong đầu Tháng Hoa Đức Mẹ, chúng tôi cũng hiệp ý cầu nguyện xin cho giáo xứ Phát Vinh dâng cả công trình xây dựng Nhà thờ xứ cho Đức Mẹ. Nguyện xin Đức Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành cho giáo xứ có nhiều ân nhân đóng góp những đồng tiền công đức quí giá và trân trọng.
 
Thánh Lễ Thêm sức và Rước kiệu Đức Mẹ tháng Hoa tại CĐ Đức Mẹ La Vang Miami
LM Giuse Nguyễn Kim Long
13:31 07/05/2012
MIAMI - Hôm nay Chúa Nhật 06-05, bầu trời Miami thật đẹp và nắng ấm dường như muốn chia sẻ với niềm vui của Cộng đoàn ĐMLV trong ngày các em lãnh nhận bí tích Thêm sức và Rước kiệu Đức Mẹ nhân dịp tháng Hoa.

Xem hình ảnh

Thánh Lễ Thêm sức bắt đầu lúc 9:00 sáng nhưng các em Thêm sức {(hơn 50 em thuộc các sắc dân Mỹ, Haitian, Mễ và Việt Nam (30)} cùng gia đình đã đến từ lúc 8:30 sáng và tập trung ở Hội trường để chuẩn bị. Vì Đức Tổng GM Wenski đi Ad Limina, nên cha sở đã mời được Đức cha Darius của nước Geneda đến chủ sự Thánh Lễ và ban phép Thêm sức cho các em. Cùng đồng tế có cha sở Dever, cha QN Cộng đoàn Nguyễn Kim Long và cha phó Robert. Thánh Lễ đã diễn ra thật long trọng và trong bài giảng, Đức cha chủ tế đã mời gọi các em lãnh bí tích Thêm sức cẩn phải xác tín vào Chúa Thánh Thần, đón nhận 7 hồng ân của Ngài, và trở nên chiến sĩ cho Chúa Giê-su.

Cùng ngày, Cộng đoàn Đức Mẹ Lavang đã có cuộc rước kiệu hoa kính Đức Mẹ thật long trọng. Đúng 11:50 sáng, cộng đoàn tập trung trong nhà thờ để cùng với cha sở Dever, cha QN và cha Robert dâng hướng kính Đức Mẹ và bắt đầu cuộc rước. Tham dự cuộc rước gồm có đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, Hội đồng MV, Ban TTV/TT, Hội các BMCG, Đội Thiếu nhi tung hoa và toàn thể giáo dân gồm cả nhữn người Mỹ và Haitian… Cuộc rước đi vòng quanh bãi đậu xe dưới cái nắng của buổi ban trưa hòa trong tiếng hát và đọc kinh Mân côi của mọi người. KIệu Đức Mẹ được trang hoàng thật đẹp với các bông hoa hồng và do các BMCG thay nhau khiêng. Sau hơn 20’, đoàn rước về lại trong nhà thờ và các BMCG múa dâng hoa cho Đức Mẹ với 5 sắc hoa tượng trưng cho các nhân đức. Sau phần dâng hoa, cha sở Dever hướng dẫn Cộng đoàn dâng lên Mẹ 10 Kinh Mân côi để tạ ơn Thiên Chúa, tôn vinh Mẹ và cầu nguyện cho Cộng đoàn.

Sau đó, Thánh Lễ Chúa Nhật đã diễn ra và cùng đồng tế với cha QN có cha Nguyễn hoài Chương, SDB từ Tampa đến.

Xin Cảm tạ Chúa đã chúc lành cho Cộng đoàn chúng con. Xin tôn vinh Mẹ Lavang đã luôn đồng hành với Cộng đoàn chúng con trong những ngày tháng qua. Xin Mẹ giúp chúng con luôn sống tâm tình cảm tạ, tri ân trong tháng Hoa này để được Mẹ chở che. Amen.
 
Hội Đồng Comitium Sài Gòn III: Bầu Cử Tân Ban Quản Trị
An Duy
22:09 07/05/2012
HỘI ĐỒNG COMITIUM SÀI GÒN III: BẦU CỬ TÂN BAN QUẢN TRỊ

Để bảo vệ sự hợp nhất, duy trì lý tưởng nguyên thủy, bảo tồn nguyên vẹn tinh thần, kỷ luật, thông lệ và phát triển Legio (TB/ SL.280). Hội đồng Comitium Sài Gòn III đã tổ chức kỳ bầu cử tân Ban Quản trị của Hội đồng vào kỳ họp đầu Tháng Hoa kính Đức Mẹ.

8g30’ sáng thứ Hai 07/05/2012, quý anh chị Legio ủy viên của Hội đồng Comitium Sài Gòn III và các cấp Hội đồng, Curiæ: Xóm Mới, Gò vấp, Hốc Môn, Tân Sơn Nhì, Bình Chánh, Tân Bình, Bình Tân và 23 ủy viên của các Præsidia trực thuộc đã tề tựu đông đủ tại tại Hội trường giáo xứ Hà Nội, giáo hạt Xóm Mới, TGP. Sài Gòn để tham dự kỳ họp đầu tháng và bầu cử tân Ban Quản Trị Comitium Sài Gòn III nhiệm kỳ 2012 – 2015.

Tiếp theo, sau bản kinh khai mạc và tuyên bố nội dung của kỳ họp, anh Trưởng Comitium Sài Gòn III Gioan Tông Đồ Nguyễn Văn Đạo đại diện Ban quản trị Comitium Sài Gòn III tuyên bố mãn nhiệm, đồng thời dâng lời tạ ơn Chúa và ngỏ lời cảm tạ quý Cha Linh giám, quý anh chị thuộc các Curiæ và Præsidia trực thuộc, các ngài đã yêu thương, nâng đỡ, đồng hành và tạo mọi điều kiện thuận lợi để Legio Mariæ Việt Nam từng bước hình thành và phát triển. Tri ân đặc biệt Cha Đaminh Đinh Ngọc Lễ, Linh giám Comitium Sài Gòn III là cây cao bóng cả, ngài đã thương yêu, chỉ dẫn và cưu mang Legio để đoàn thể ngày thêm đoàn kết, yêu thương vững mạnh đi lên..

Sau 2 tháng chuẩn bị và niêm yết danh sách các ứng cử viên (tháng 03/2012), và nhất là cầu nguyện xin ơn Chúa Thánh Thần. Theo tinh thần Thủ Bản (TB/ ch. 28 SL.280 đ.11,12,13), quý anh chị Legio của Hội đồng bầu cử đã tín nhiệm và bầu chọn các anh chị Gioan Tông Đồ Nguyễn Văn Đạo, Giuse Phạm Anh Tuấn, Đaminh Hoàng Vĩnh Tuyến và Chị Maria Trần Thị Mỹ vào Ban quản trị Hội đồng Comitium Sài Gòn III nhiệm kỳ mới 2012 – 2015.

Tân Ban Quản Trị Hội Đồng Comitium Sài Gòn III

STT Tên Thánh - Họ Tên Chức Vụ

1 Anh Gioan Tông Đồ Nguyễn Văn Đạo Trưởng Comitium Sài Gòn III (62/62)

2 Anh Giuse Phạm Anh Tuấn Phó Comitium Sài Gòn III (62/62)

3 Anh Đaminh Hoàng Vĩnh Tuyến Thư ký Comitium Sài Gòn III (62/62)

4 Chị Maria Trần Thị Mỹ Thủ qũy Comitium Sài Gòn III (37/62)

Được biết, BQT. Hội đồng Comitium Sài Gòn III cũ có 3 anh trưởng, phó và thư ký được bầu lại vào BQT nhiệm kỳ mới lần này.

Cha Linh giám Comitium Sài Gòn III cùng tham dự và bầu cử tân Ban quản trị Hội đồng Comitium Sài Gòn III. Dịp này, Cha Linh giám nhắc nhớ tân Ban Quản trị: “Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em” (Mt 20, 26). Chúng ta là con cái của Chúa, cho dù ở bất cứ cương vị nào chúng ta hãy luôn ghi nhớ Lời Chúa và thực hành Lời Chúa dạy. Chúa Giêsu đã làm công việc mà người ta cho là hèn hạ, đó là rửa chân, nhưng không phải là rửa chân cho người trên mà là rửa chân cho người dưới quyền mình. Rõ ràng là Ngài không muốn được phục vụ mà chỉ muốn phục vụ.

Tuy nhiên, đó cũng chính là mệnh lệnh của Ngài: “Anh em gọi Thầy là Thầy, là Chúa, điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy mà còn rửa chân cho anh em thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” (Ga 13, 13-16). Tinh thần của Chúa và của Giáo hội là như vậy. Ngài cũng mời gọi toàn thể quý anh chị Legio ủy viên trong buổi bầu cử hãy cộng tác hết mình với tân Ban Quản trị để làm cho Legio Mariæ mỗi ngày thêm tốt đẹp hơn. Ngài cầu chúc tân Ban Quản trị luôn khỏe mạnh, bình an, vui vẻ, nhiệt tình để gánh vác thánh giá Chúa đã trao ban.

Cuối cùng, Cha Linh giám xin mọi người hãy trở nên những bông hoa dâng kính Đức Mẹ trong tháng Năm, Tháng Hoa. Khi đi làm công tác tông đồ hãy làm cho mọi người thành bó hoa để dâng lên Đức Mẹ. “Đức tin không có việc làm là đức tin chết” (Gc 2, 17), đạo không phải là mớ lý thuyết trừu tượng hay một thứ ý thức hệ. Đạo phải là một cuộc sống, cuộc sống của anh chị Legio trở thành những bó hoa. Phận làm con chúng ta phải thương Mẹ, vâng lời Mẹ, hiếu thảo với Mẹ. Hãy dâng lên Đức Maria ngàn hoa cuộc đời với muôn màu muôn sắc riêng biệt, có hoa tình yêu, hoa bác ái, hoa thủy chung, hoa dâng hiến, hoa phục vụ, và cả hoa hy sinh đau khổ nữa.. để tôn vinh Mẹ, để bày tỏ lòng yêu mến, cậy trông, hiếu thảo với Mẹ hiền.

11g00’ kết thúc kỳ họp đầu tháng và bầu cử diễn tiến thật tốt đẹp, sau đó toàn thể Hội đồng bầu cử cùng kính viếng linh cữu Cha cố Phaolô Nguyễn Hải Bằng đang quàn tại Hoa viên giáo xứ Hà Nội để cầu nguyện cho ngài. Nguyện chúc cho tân Ban quản trị Comitium Sài Gòn III hoàn thành tốt nhiệm kỳ mới 2012-2015. Luôn sống đức Tin – Cậy – Mến, và vui tươi hoạt động tông đồ, hầu làm nhân chứng cho Đức Ki tô nơi trần gian với tinh thần đạo đức mạnh mẽ để dũng tiến trên sa trường cuộc đời mang về cho Chúa qua Đức Mẹ thật nhiều linh hồn.

An Duy
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Khảo luận ''Về Tình Yêu'' của Thánh Bernard Thành Clairvaux (hết)
Vũ Văn An
19:31 07/05/2012
Chương XI: Chỉ đạt được tình yêu hoàn hảo ấy lúc phục sinh

Chuyện gì xẩy ra khi linh hồn rời khỏi thân xác? Ta tin rằng nó được chìm ngập trong một đại dương ánh sáng trường cửu và cõi vĩnh hằng sáng láng. Nhưng không ai chối bỏ được điều này là nó vẫn còn hy vọng và mong nhận lại được thân xác: do đó, hiển nhiên nó chưa được biến đổi hoàn toàn, một điều gì đó thuộc cái tôi vẫn còn tồn tại, chưa chịu hoàn toàn dâng nộp. Chưa, nó chưa chịu, cho tới khi cái chết hoàn toàn chiến thắng bằng cách nuốt chửng lấy nó. Lúc ấy, ánh sáng vĩnh cửu mới tràn ngập mọi ngóc ngách tối tăm. Chưa, nó chưa chịu, cho tới khi vinh quang thiên quốc tràn phủ lên thân xác, chỉ lúc đó, linh hồn ta mới được hoàn toàn giải phóng khỏi cái tôi và hoàn toàn phú dâng cho Thiên Chúa. Vì cho tới lúc đó, linh hồn vẫn còn dính kết với thân xác, không hẳn bằng liên hệ sinh tử với giác quan mà là bằng tình lưu luyến tự nhiên; đến độ không có thân xác, linh hồn không đạt tới sự thành tựu hoàn toàn, hoặc nếu có thể đạt được thì nó cũng không chịu thực hiện. Lúc này, linh hồn không còn khiếm khuyết nào nữa trước khi thân xác của nó được phục hồi, vì nó đã đạt tới tình trạng cao nhất theo khả năng của nó, thì chắc chắn nó sẽ không cần phải mong được tái hợp với thân xác nếu nó có thể thành tựu mà không cần tới thân xác ấy.

Sau cùng, ‘đối với Chúa, cái chết của những ai trung hiếu với Người quả thật đắt giá’ (Tv 116:15). Nhưng nếu cái chết của họ quí giá, thì sự sống của họ càng phải quí giá như thế nào! Không lạ gì thân xác có thể đem thêm vinh quang mới mẻ cho tinh thần; vì dù yếu đuối và mau chết, thân xác vẫn đóng góp không nhỏ vào việc giúp đỡ tinh thần. Câu nói sau đây đúng xiết bao ‘mọi sự đều cùng góp phần sinh ích cho những ai yêu mến Thiên Chúa’ (Rm 8:28). Thân xác trợ giúp linh hồn nào biết yêu mến Thiên Chúa, ngay cả lúc nó bệnh tật, ngay cả lúc nó chết, và càng trợ giúp nhiều hơn khi nó được trỗi dậy từ cõi chết: quả thế, bệnh tật giúp linh hồn thống hối; chết là cửa ngõ đưa vào nghỉ ngơi; còn phục sinh sẽ đem lại thành tựu. Do đó, quả thực, linh hồn sẽ không được hoàn thiện nếu không có thân xác, vì linh hồn nhìn nhận rằng trong mọi tình huống, thân xác cần cho thiện ích của mình.

Như thế, thân xác là bạn tốt và trung thành đối với thiện ích của linh hồn. Ở đây, ta thấy có ba tình trạng: dù đang là gánh nặng, thân xác vẫn trợ giúp; khi gánh nặng chấm dứt, trợ giúp cũng chấm dứt; gánh nặng sẽ không còn nữa, khi có nhiều trợ giúp hơn. Tình trạng thứ nhất tuy vất vả, nhưng sinh ích; tình trạng thứ hai tuy lười lĩnh nhưng không độc điệu: chỉ có tình trạng thứ ba mới vinh quang. Hãy nghe Cô Dâu trong Diễm Ca khuyên ta thực hiện 3 diễn tiến ấy: ‘Hãy ăn đi, hỡi các bằng hữu; hãy uống cho say, hỡi những người yêu dấu’ (Dc 5:1). Người ban thực phẩm cho những ai vất vả phần xác; rồi Người mời gọi các linh hồn yên nghỉ mà thân xác đang nằm bên cạnh hãy uống; và cuối cùng, Người giục những ai đã tiếp nhận lại thân xác hãy uống cho say. Chắc chắn những ai được Người gọi là ‘người yêu dấu’ hẳn phải tràn trề tình yêu; và đó chính là điểm khác nhau giữa họ và các người khác, những người không được Người gọi là ‘người yêu dấu’ mà chỉ là ‘bằng hữu’. Những ai còn rên rỉ trong thân xác đều thân thiết (đắt giá) đối với Người, vì tình yêu nơi họ; những ai được giải thoát khỏi các trói buộc của thân xác thì thân thiết hơn vì họ sẵn sàng và có khả năng yêu thương hơn trước. Nhưng hơn cả hai loại người này là những ai được Người gọi là ‘người yêu dấu’: vì họ đã nhận được tấm áo thứ hai, tức thân xác vinh hiển của họ, để từ nay, không còn chút gì của cái tôi để cản trở hay phiền hà họ nữa, và do đó, họ hoàn toàn và mau mắn hiến trọn mình để yêu mến Thiên Chúa. Những loại người khác kia không thể được như thế; vì loại thứ nhất vẫn còn phải mang gánh nặng thân xác, còn loại thứ hai thì mong muốn nhận lại thân xác với một hoài mong vị kỷ nào đó.

Như thế, đầu tiên, linh hồn tín hữu ăn bánh, nhưng bằng mồ hôi trán của mình. Vì còn ở trong thân xác, nên linh hồn chỉ có thể tiến bước nhờ đức tin, một đức tin phải làm việc bằng đức mến. Vì đức tin mà không có việc làm là đức tin chết, cho nên việc làm là thực phẩm của đức tin; chính Chúa đã từng nói rằng ‘lương thực của Ta là làm theo ý Đấng đã sai Ta’ (Ga 4:34). Rồi khi thân xác đã được để qua một bên, linh hồn không còn phải ăn bánh lao khổ nữa, nhưng được uống no nê rượu tình, như trong một đại yến. Nhưng rượu này chưa hoàn toàn tinh tuyền; như chính Chàng Rễ đã nói ở một câu khác ‘Anh uống rượu với sữa dành cho anh’ (Dc 5:1). Vì linh hồn trộn chung vào rượu tình của Thiên Chúa cả sữa của tình lưu luyến tự nhiên, tức sự thèm khát thân xác mình và vinh quang của nó. Linh hồn đỏ rực với rượu tình thánh vừa uống; nhưng nó vẫn chưa hoàn toàn bốc lửa, bởi do chất sữa kia, nó đã làm mất đi phần nào sức hiệu nghiệm của rượu này. Chỉ có rượu tinh tuyền mới làm linh hồn túy lúy, hoàn toàn quên mình; nhưng lúc này, chưa có được sự túy lúy ấy, bởi linh hồn vẫn còn khao khát thân xác. Khi lòng khao khát này dịu êm đi, khi người ta không cần đến nó nữa, thì còn gì ngăn trở được linh hồn trong việc hoàn toàn hiến thân cho Thiên Chúa, hoàn toàn từ bỏ hình ảnh mình để nên giống như Người? Lúc ấy, linh hồn sẽ nắm lấy chén khôn ngoan thiên giới, chén từng được mô tả là ‘đầy tràn tới miệng’. Thực vậy, từ nay trở đi, linh hồn sẽ được uống thoả thuê trong căn nhà giầu có của Thiên Chúa, nơi mọi lắng lo vị kỷ xao xuyến đều biến tan; nơi linh hồn được an tâm uống thỏa rượu nho, rượu mới và tinh tuyền, với Chúa Kitô trong Vương Quốc của Cha Người (Mt 26:29).

Chính Khôn Ngoan đã dọn ba bữa ăn trên trong đó yến tiệc chính là tình yêu; chính Khôn Ngoan nuôi sống kẻ lao nhọc, cho người nghỉ ngơi thức uống, làm những kẻ cai trị với Chúa Kitô say sưa túy lúy. Ngay trong phong tục tiệc tùng trần thế và tự nhiên, người ta cũng dọn thịt lên trước sau đó tới rượu, thì ở đây cũng thế. Trước khi chết, lúc ta vẫn còn trong thân xác mau chết, ta ăn bằng sức lao động của đôi tay, ta cố gắng nuốt thực phẩm do sức lao động kia cung cấp; nhưng sau khi chết, ta được hân hoan uống trong cảnh sống thiêng liêng và cuối cùng khi đã tái hợp cùng thân xác và được vui hưởng hạnh phúc đầy đủ, ta sẽ được giải khát bằng sự sống đời đời. Đó chính là ý nghĩa của điều Chàng Rể muốn nói ‘Hãy ăn đi, hỡi các bằng hữu; hãy uống cho say, hỡi những người yêu dấu’. Trước khi chết, hãy ăn; sau khi chết, hãy uống; sau khi sống lại, hãy uống cho say sưa. Quả thế, những ai được gọi là yêu dấu sẽ uống tình yêu cách say sưa; những ai uống say sưa đều là những người đáng được đem tới tham dự tiệc cưới của Con Chiên, được ăn và được uống tại Bàn trong Vương Quốc của Người (Kh 19:9; Lc 22:30). Trong bữa tiệc này, Người sẽ trình diện với Người một Giáo Hội vinh quang, không tì vết, không nếp nhăn, hoặc bất cứ khuyết điểm nào giống như thế (Eph 5:27). Sau đó, Người mới thực sự chiêu đãi những kẻ yêu dấu của Người; Người sẽ cho họ uống thoả thuê sự vui khoái của Người, bao la như một dòng sông (Tv 36:8). Khi Chàng Rể ôm hôn Cô Dâu của mình bằng một cái ôm dịu dàng, tinh khiết, thì các dòng sông đầy tràn sẽ làm Kinh Thành Thiên Chúa hân hoan (Tv 46:4). Chàng Rể ấy chính là Con Thiên Chúa, Đấng sẽ đến để phục vụ những kẻ yêu dấu, như chính Người đã hứa; nhờ thế, vào ngày đó, người công chính sẽ hân hoan nhẩy mừng trước nhan Thiên Chúa: họ sẽ mừng vui hân hoan (Tv 68:3). Đây quả là sự dịu êm mà không chán chường; quả là cơn khát nhận thức không bao giờ nguôi, mà không buồn khổ; quả là sự thèm khát trường cửu và vô hạn, không biết gì tới bất cứ nhu cầu nào khác; sau cùng đây quả là sự say sưa tỉnh táo phát xuất không phải từ việc uống rượu mới mà từ việc được vui hưởng chính Thiên Chúa (Cv 2:13). Ta sẽ mãi mãi đạt được mức độ yêu mến thứ tư khi ta chỉ còn yêu mến một mình Thiên Chúa và yêu Người một cách tối cao, khi ta không còn yêu mình nữa ngoại trừ là vì Chúa; lúc ấy, Người chính là phần thưởng cho những kẻ yêu mến Người, phần thưởng đời đời của một tình yêu đời đời.

Chương XII: Trích thư gửi các tu sĩ Carthusians

Con nhớ có gửi một bức thư cho các tu sĩ Carthusians thánh thiện, trong đó, con đề cập tới 4 mức độ yêu mến này, và nói về đức mến bằng một ngôn từ khác với ngôn từ ở đây, dù ý nghĩa không khác gì bao nhiêu. Thiển nghĩ tốt hơn nên nhắc lại một phần của bức thư đó, vì sao chép bao giờ cũng dễ hơn là đọc cho thư ký chép lại từ đầu.

Yêu mến người lân cận như yêu chính mình: điều này quả là đức mến chân thực và thành thật của một tâm hồn trong trắng, của một lương tâm tốt lành, và của một đức tin ngay thực (1Tm 1:5). Người ta đã chứng tỏ rằng bất cứ ai chỉ biết yêu sự thịnh vượng của mình thì thực ra họ không yêu của cải ấy vì chính chúng cho bằng họ yêu chúng vì chính họ. Và do đó, họ không thể cùng Thánh Vịnh Gia mà hát rằng ‘Hãy cảm tạ Chúa vì Người nhân hậu’ (Tv 118:1). Vì những người như họ sẽ ca tụng Thiên Chúa không phải vì Người chính là sự tốt lành, mà là vì Người tốt lành với họ. Những người như họ nên nghe lời trách móc của cùng soạn giả ‘Hắn sẽ chỉ nói tốt về Chúa bao lâu Chúa còn tốt với hắn’ (Tv 49:18, theo Bản Phổ Thông). Có người ca tụng Thiên Chúa vì Người quyền năng, có ngưởi ca tụng Thiên Chúa vì Người nhân hậu, lại có người yêu mến Thiên Chúa nguyên tuyền chỉ vì Người là chính sự tốt lành. Loại người thứ nhất là nô lệ, chỉ biết sợ cho mình; loại người thứ hai là tham lam, chỉ thèm khát được thêm lợi lộc; chỉ có loại người thứ ba mới là người con biết tôn kính Cha mình. Người sợ sệt, người chỉ biết lo lắng tới lợi lộc đều chỉ quan tâm tới lợi ích bản thân. Chỉ ở nơi người con, mới có tấm tình yêu không biết tìm lợi lộc cho riêng mình (1Cor 13:5). Bởi thế con coi lời sau đây ‘Lề luật Chúa quả là hoàn thiện, bổ sức cho tâm hồn’ chỉ về đức mến; vì chỉ có đức mến mới có khả năng khiến linh hồn rời bỏ lòng yêu mình và yêu thế gian để tinh tuyền yêu Chúa. Sợ sệt cũng như tư lợi không cải hóa được linh hồn. Chúng có thể thay đổi dáng vẻ bề ngoài, có thể cả tác phong nữa, nhưng không bao giờ thay đổi được đối tượng của thèm khát tối hậu. Đôi khi, nô lệ cũng có thể thi hành công việc của Chúa; nhưng vì không tự nguyện làm việc đó, họ vẫn ở trong vòng nô lệ. Cũng vậy, người làm thuê có thể phụng sự Thiên Chúa, nhưng vì họ đặt giá cho việc phụng sự của mình, nên họ vẫn bị lòng tham của mình trói ghì. Vì nơi nào có tư lợi, nơi ấy có cô lập; sự cô lập này giống như góc một căn phòng tối, nơi tích lũy của bụi bặm và han rỉ. Sợ sệt là động lực thúc ép nô lệ; tham lam trói buộc người vị kỷ; họ bị cám dỗ do dục vọng của họ lôi cuốn và dùng mồi mà bắt (Gc 1:14). Nhưng cả sợ sệt lẫn tư lợi đều không hoàn hảo, cũng như không thể cải hoán được tâm hồn. Chỉ có đức mến mới cải hoán được tâm hồn, giải thoát nó khỏi mọi động lực bất xứng.

Thứ đến, con coi đức mến hoàn hảo trong sạch vì nó không bao giờ giữ lại cho riêng mình bất cứ điều gì thuộc về mình. Khi một ai đó không huênh hoang nhận bất cứ điều gì là của mình, thì hiển nhiên người này sẽ coi mọi sự mình có đều là của Chúa; mà điều gì đã thuộc về Chúa thì không thể bẩn thỉu được. Luật hoàn hảo của Chúa chính là tình yêu thúc bách con người không đi tìm sự giầu có riêng của mình mà là sự giầu có của mọi người khác. Luật này được gọi là luật Chúa vừa phần vì chính Chúa sống theo nó vừa phần vì không con người nào có được nó nếu không do Chúa ban cho. Quả là thích đáng khi ta bảo cả Chúa cũng sống bằng luật, nếu đó là luật yêu thương. Vì điều gì có thể duy trì được sự hợp nhất vinh hiển và khôn dò của Thiên Chúa Ba Ngôi, nếu không phải là tình yêu? Chính tình yêu, luật của Chúa, đã nối kết Ba Ngôi trong đơn nhất tính của Thiên Tính và hợp nhất Chúa Ba Ngôi bằng sợi dây hòa bình. Xin ngài đừng cho là con có ý nói rằng tình yêu hiện hữu như một phẩm tính tùy thể nơi Thiên Tính; vì bất cứ điều gì bị coi như thiếu sót trong bản tính Thiên Chúa đều không phải là của Thiên Chúa. Không, nó chính là bản thể của Thiên Tính; xác quyết của con đây chẳng có gì mới lạ hay phi thường, vì Thánh Gioan từng nói rằng ‘Thiên Chúa là tình yêu’ (1 Ga 4:8). Bởi vậy ta có thể nói đúng sự thật rằng tình yêu vừa là chính Chúa vừa là ơn phúc của Chúa, yếu tính yêu thương ban bố phẩm tính yêu thương. Khi từ ngữ này chỉ Đấng Thông Ban, thì đó chính là tên của yếu tính Người; khi nó chỉ ơn phúc, thì đó chính là tên của phẩm tính. Tình yêu là luật trường cửu nhờ đó vũ trụ đã được tạo dựng và được cai trị. Vì mọi sự được xếp đặt theo kích thước, con số và trọng lượng, và không điều gì nằm bên ngoài phạm vi luật, nên luật phổ quát kia không thể có nếu không có luật, vốn là chính luật. Bởi thế, dù không tự tạo chính mình, tình yêu chắc chắn tự cai trị mình bằng chính sắc lệnh của mình.

Chương XIII: Luật tự ý, tự muốn, luật nô lệ, làm thuê

Hơn nữa, nô lệ và kẻ làm thuê cũng có luật của họ, không phải là luật của Chúa mà là của riêng họ. Nô lệ không yêu mến Chúa; kẻ làm thuê thì yêu mến điều gì đó hơn là yêu Chúa. Con xin nhấn mạnh: họ đều có luật riêng, không phải của Chúa; tuy nhiên, luật này vẫn lệ thuộc luật Chúa. Vì dù có khả năng lập ra luật riêng cho mình, những người này vẫn không thể phá bỏ được trật tự bất di bất dịch của luật trường cửu. Mỗi người là một luật cho chính mình, khi họ đặt ý mình chống lại luật phổ quát, cố tình ngạo ngược tìm cách ngang hàng với Đấng Tạo Hóa, hoàn toàn độc lập, tự biến ý mình thành luật cho chính mình. Quả là cái ách nặng nề và cồng kềnh đè lên mọi con cái Adong, phải oằn cổ mà gánh, đến độ như sắp rơi xuống hỏa ngục. ‘Tôi thật là con người khốn nạn! Ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân xác phải chết này?’ (Rm 7:24). Tôi bị nặng đè, tôi gần như kiệt lực, đến nỗi ‘Nếu Chúa không đỡ nâng, thì hồn tôi đã vào chốn thinh lặng ngàn thu’ (Tv 94:17). Job rên rỉ dưới sức nặng ấy khi than thở rằng ‘Sao Ngài cứ đặt con làm bia để bắn? Phải chăng con đã nên gánh nặng cho cho chính con?’ (G 7:20). Ông là gánh nặng cho chính ông do luật tự ông đặt ra cho mình: ấy thế nhưng ông không thể thoát khỏi luật Chúa, vì ông đã bị đặt làm tấm bia chống lại Chúa. Luật công chính đời đời buộc rằng bất cứ ai không tuân theo luật dịu ngọt của Thiên Chúa đều phải chịu cái đắng đót bạo tàn của chính mình. Còn ai chịu mang gánh dễ chịu và nhẹ nhàng của tình yêu (Mt 11:30), sẽ tránh được sức nặng không chịu nổi của ý chí mình. Điều kỳ diệu và công chính là luật đời đời luôn khuất phục kẻ phản loạn, để nó không thể chạy thoát. Nó lệ thuộc quyền năng Thiên Chúa, nhưng không được hưởng hạnh phúc với Người, không được ở với Thiên Chúa trong ánh sáng, thảnh thơi và vinh quang mãi mãi. Ôi lạy Chúa là Thiên Chúa của con, ‘Chẳng lẽ Ngài không xóa được tội ác của con, không bỏ qua được lỗi lầm con phạm?’ (G 7:21). Do đó, nhờ được giải thoát khỏi gánh nặng ý riêng, con được thở ngon lành dưới ách nhẹ nhàng của tình yêu. Con không còn bị sợ sệt cưỡng chế, cũng không còn bị những ước muốn làm thuê lôi cuốn nữa; vì con đã được Thần Trí Thiên Chúa hướng dẫn, Thần Trí tự do vốn hướng dẫn con cái của Ngài, Thần Trí, cùng với tâm trí con, làm chứng rằng con là con cái Thiên Chúa (Rm 8:16). Bởi vậy, xin cho con sống dưới luật vốn là chính Ngài ấy; và cũng như Ngài, xin cho con sống giữa thế gian. Bất cứ ai thực hành điều Thánh Tông Đồ từng khuyên ‘Đừng mang nợ ai điều chi, ngoài việc yêu thương nhau’ (Rm 13:8) đều đã nên đồng hình đồng dạng với Thiên Chúa, ngay ở đời này: họ không còn là nô lệ hay kẻ làm thuê nữa mà là con cái.

Chương XIV: Luật yêu thương của con cái

Con cái đương nhiên cũng có luật của họ, cho dù có lời chép ‘luật không lập ra cho người chính trực’ (1Tm 1:9). Vì cần phải nhớ rằng có luật cho tinh thần nô lệ, ban hành trong sợ sệt, thì cũng có luật cho tinh thần tự do, ban hành trong âu yếm. Con cái không bị buộc bởi loại luật thứ nhất, nhưng họ không thể hiện hữu nếu không có loại luật thứ hai: chính Thánh Phaolô từng viết ‘Anh em đã không nhận lãnh Thần Khí khiến anh em thành nô lệ và phải sợ sệt như xưa, nhưng là Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên: Áp-ba! Cha ơi!’ (Rm 8:15). Và một lần nữa, để chứng tỏ người chính trực không phải sống dưới lề luật, ngài viết ‘với những người sống dưới lề luật, tôi trở nên như thể sống dưới lề luật, để chinh phục những người sống dưới lề luật; với những người không sống dưới lề luật, tôi cũng sống như không có lề luật, dù tôi không sống ngoài luật Thiên Chúa, nhưng sống trong luật Chúa Kitô, để chinh phục những người không sống dưới lề luật’ (1Cor 9: 20). Bởi thế đúng ra phải nói ở đây rằng không phải người chính trực không có luật, mà là ‘luật không được lập ra cho người chính trực’, tức là, luật không áp đặt trên kẻ phản loạn, mà là do Đấng tốt lành tạo ra và tự do ban cho những người sẵn sàng vâng phục nó. Chính vì thế, Chúa đã dịu dàng phán rằng ‘Hãy mang lấy ách của Ta’, lời phán mà ta có thể dẫn giải như sau: ‘Ta không cưỡng đặt lên các con, nếu các con không muốn; nhưng nếu các con muốn, các con nên mang lấy nó. Bằng không, các con chỉ thấy chán chường mệt mỏi chứ không thanh thản chút nào cho tâm hồn các con’.

Tình yêu là luật tốt lành và khoan khoái; không những chỉ dễ mang, nó còn làm cho các luật của nô lệ và kẻ làm thuê ra dễ chịu; không tiêu diệt các luật này mà là bổ túc chúng; như chính Chúa từng phán ‘Ta đến không phải để hủy tiêu luật mà để kiện toàn nó’ (Mt 5:17). Nó làm dịu nỗi sợ của nô lệ, điều hòa các ước muốn của kẻ làm thuê, nó giảm nhẹ tính dữ dằn của cả hai. Tình yêu luôn mang trong mình sự sợ sệt, nhưng là sợ sệt Thiên Chúa, là kính sợ Người. Tình yêu lúc nào cũng đem theo ước muốn, nhưng là ước muốn hợp pháp. Bởi thế, tình yêu làm hoàn hảo luật phục vụ bằng cách ban cho ta lòng tận tụy; tình yêu hoàn thiện luật lương bổng bằng cách hạn chế lòng tham. Lòng tận tụy khi hòa lẫn với sợ sệt, không hề tiêu diệt nó, nhưng thanh tẩy nó. Nhờ thế, gánh nặng của sợ sệt, vốn không thể chịu đựng được lúc chỉ là nô dịch, nay trở thành chịu đựng được; nỗi sợ ấy trở thành tinh trong và hiếu thảo. Dù có lời chép ‘tình yêu hoàn hảo xua đuổi sợ sệt’ (1 Ga 4:18), nhưng ta hiểu điều ấy muốn nói về hình khổ luôn luôn hiện diện trong bất cứ nỗi sợ sệt nào có tính nô dịch, theo luật nhân quả thông thường. Cũng vậy, tư lợi sẽ được kìm hãm trong giới hạn thích đáng của nó khi tình yêu can dự vào; vì lúc ấy, nó sẽ từ bỏ hết các điều xấu xa, thích những điều tốt hơn bình thường và chỉ quan tâm tới những sự thiện vì chúng tốt hơn thôi. Nhờ ơn thánh Chúa, con người sẽ yêu thân xác mình và mọi sự thuộc thân xác này vì linh hồn. Họ sẽ yêu linh hồn mình vì Chúa; và sau cùng họ sẽ yêu Chúa vì chính Người mà thôi.

Chương XV: Bốn mức độ của tình yêu và tình trạng hạnh phúc trên quê trời

Tuy nhiên, vì ta có xác thịt và sinh ra từ thèm khát xác thịt, nên hiển nhiên ước muốn và tình yêu của ta phải khởi đầu trong xác thịt. Nhưng nhờ ơn thánh Chúa hướng dẫn một cách thích đáng qua các mức độ trên, nó sẽ được viên mãn trong tinh thần: vì, điều có trước nhất không thuộc thần khí nhưng thuộc tự nhiên; sau đó mới thuộc thần khí (1Cor 15:46). Và ta phải mang hình ảnh trần thế trước mới có thể mang hình ảnh thiên giới sau. Bởi thế, trước hết, con người yêu họ vì chính họ trước. Nghĩa là xác thịt không thể đánh giá điều gì vượt quá chính nó. Sau đó, nó mới nhận thức ra rằng nó không thể tự mình hiện hữu, và qua đó, mới nhờ đức tin mà bắt đầu đi tìm Thiên Chúa, và yêu mến Người như một điều cần thiết cho chính phúc lợi của mình. Đó là mức độ thứ hai: yêu Chúa không phải vì Chúa mà vì bản thân mình. Nhưng một khi đã học biết cách thờ phượng Thiên Chúa và tìm kiếm Người một cách đích thực, bằng cách suy niệm về Người, đọc Lời của Người, cầu nguyện và vâng theo các giới răn của Người, dần dần nó mới biết Chúa như thế nào, mới thấy Người đáng yêu. Bởi thế, sau khi đã nếm và thấy Chúa nhân hậu ra sao (Tv 34:8), con người sẽ tiến qua mức độ thứ ba khi biết yêu Chúa, không chỉ như Đấng Ban Ơn của mình mà còn là Thiên Chúa nữa. Chắc chắn họ sẽ ở lâu trong tình trạng này; và con không biết rõ liệu ở đời này, họ có thể tiến xa hơn nữa tới mức độ thứ tư và tình trạng hoàn hảo hay không, nơi con người yêu mình chỉ vì Chúa. Ai đã đạt đến mức ấy xin để lại bút tích; con thú thật: điều ấy vượt quá khả năng của con. Nhưng con chắc một điều: tình trạng như thế sẽ đạt được khi tôi trung tốt lành vào hưởng niềm vui của Chúa (Mt 25:21), và được thỏa thuê trong cảnh dư thừa của nhà Chúa (Tv 36:8). Vì lúc ấy, họ sẽ quên bản thân mình một cách lạ lùng, và như người đã được giải thoát khỏi chính mình, họ sẽ hoàn toàn thuộc về Chúa. Được kết hợp với Chúa, họ sẽ nên một thần trí với Người (1Cor 6:17). Con nghĩ đó chính là điều tiên tri muốn hiểu khi nói rằng ‘Con thuật lại bao chiến công của Chúa, nhắc nhở rằng: chỉ mình Ngài chính trực công minh’ (Tv 71:16). Chắc chắn họ biết rằng họ chỉ có thể thuật lại chiến công của Chúa, khi được giải thoát khỏi các yếu hèn của xác thịt, không còn chi là xác thịt để nghĩ tưởng, nhưng tinh thần hoàn toàn được tràn đầy sự chính trực của Chúa.

Vào ngày đó, các chi thể của Chúa Kitô có thể tự nói về mình điều Thánh Phaolô đã phát biểu về Đầu của họ: ‘dù đã được biết Chúa Kitô theo quan điểm loài người, giờ đây, chúng tôi không còn biết Người như vậy nữa (2 Cor 5:16). Không ai còn biết mình theo xác thịt nữa; vì ‘xác thịt và máu huyết không thể thừa hưởng Nước Thiên Chúa’ (1 Cor 15:50). Không hẳn vì nay không còn bản thể xác thịt nữa cho bằng từ nay, mọi nhu cầu xác thịt đã được cất bỏ, tình yêu xác thịt sẽ bị tình yêu tinh thần nuốt trửng, đến độ các lưu luyến nhân bản yếu đuối của ta sẽ trở thành mạnh mẽ trong Chúa. Lúc ấy, chiếc lưới đức ái trải rộng khắp mặt đại dương để không ngừng thu lượm đủ loại cá sẽ được kéo lên bờ; cá nào xấu sẽ bị quăng đi, chỉ những con tốt mới được giữ lại (Mt 13:48). Ở đời này, chiếc lưới tình yêu rộng lớn đủ để thu lượm mọi loại cá vào lòng nó, trở thành mọi sự cho mọi người, chia sẻ gian nan hoặc thịnh vượng, hân hoan với người hân hoan, khóc lóc với người khóc lóc (Rm 12:15). Nhưng khi lưới đã được kéo lên bờ, bất cứ điều gì gây đau khổ sẽ bị loại trừ, như cá xấu, trong khi những gì ưa nhìn và vui vẻ sẽ được giữ lại. Há ngài lại không nhớ lời Thánh Phaolô nói ‘Ai yếu đuối mà tôi lại không yếu đuối? Ai vi phạm mà tôi lại không vi phạm?’ Ấy thế nhưng, yếu đuối và vi phạm đâu có ở nơi ngài! Cũng thế, ngài thương tiếc nhiều người phạm tội mà không hối hận, dù ngài đâu phải là người tội lỗi cũng như hối nhân. Nhưng có cả một kinh thành trở nên hân hoan nhờ dòng sông tràn đầy ơn thánh (Tv 46:4), và các cổng thành của nó được Thiên Chúa yêu thích hơn mọi nhà cửa của Giacóp (Tv 87:2). Trong kinh thành đó, không có chỗ dành cho việc than vãn những kẻ bị trầm luân trong lửa đời đời, đã dọn sẵn cho ma quỉ và các thần của nó (Mt 25:41). Trên dương gian này, dù con người có thể hân hoan, nhưng họ vẫn phải đánh nhiều trận đánh khác, vẫn phải chịu các nguy cơ chết chóc khác. Còn trên quê Cha trên trời, không đau đớn sầu buồn nào có thể bước vào như có lời chép ‘nhà của mọi người hân hoan là ở nơi Ngài’ (Tv 87:7 theo bản Phổ Thông); và câu này nữa, ‘Niềm vui vĩnh cửu dành cho họ [những người phụng sự Thiên Chúa]’ (Tv 61:7). Những người này sẽ không nhớ gì tới những điều thảm thương, vì lúc này họ chỉ nhắc tới sự công chính của Thiên Chúa. Thành thử, sẽ không cần phải thi hành lòng xót thương, vì ở đó không còn khốn khổ để xót thương nữa.
 
Tin Đáng Chú Ý
Đề phòng bị mù mắt bất thình lình
Hồ Phi
10:08 07/05/2012
Tục ngữ ta có câu "Bảy mươi chưa què, Chớ khoe rằng lành". Thực vậy, một người bình thường khoẻ mạnh, đẹp đẽ, rủi ro có thể thình lình trở nên tàn phế. Bịnh hoạn xảy ra bất chợt, không biết đâu tiên liệu, đề phòng.

Mới đây, tôi được tin một người quen cũ ở Việt Nam , khoẻ đẹp một thời, nay hoàn toàn mù loà tàn tật từ hôm bà ấy đi nhổ răng cách nay 10 năm. Ngay khi răng được lôi ra, bà thấy tối tăm mặt mày, và sau đó chỉ toàn một màu đen tối, bà không còn thấy gì nữa. Tuy rằng đôi mắt bà vẫn mở, nhắm, người chung quanh nhìn vào vẫn tưởng đôi mắt khoẻ mạnh như bình thường. Nghe kể lại, vài bác sĩ quen ở đây cho là không phải vậy, vì mắt và răng đâu có liên hệ gì. Nhưng có ai đã học, biết, hoặc kinh nghiệm hết mọi chuyện vì những điều, những kiến thức chúng ta chưa biết tới, chưa khám phá ra mênh mông như vũ trụ. Nhân chuyện nầy, ông Tuấn, một người bạn già của người viết, đem chuyện tối mắt của ông ấy ở Mỹ ra kể lại.

Cách đây 7 năm, lúc ông Tuấn vào tuổi 60, tốt lão khoẻ mạnh, đi đứng nhanh nhẹn không kém một trai trẻ. Tuy có đông con, nhưng tất cả đều đã ra riêng. Từ lúc chúng 17, 18 tuổi vào đại học, và sau khi ra trường, không đứa nào quay lại, nên chuyện gì nặng nhẹ ông cũng lụi hụi một mình.

Một sáng Thứ Bảy mùa Hè, ông sắp xếp lại garage. Bưng lên bợ xuống một số đồ đạc thường thường, nhưng với tuổi Tuấn lúc nầy kể là nặng và có phần căng gân cốt. Sau một hồi hì hục, ông vào phòng nằm nghỉ. Bật TV lên xem, ông thấy màn ảnh TV có hai nấc, một nửa giống như ngoài nắng, một nửa như trong bóng râm, và như có vài tia chớp trong mắt. Cảm thấy trong mắt có sự bất thường, tuy không có gì đau nhức đáng kể, ông đến bác sĩ gia đình, không khám biết được gì, nhưng ông được giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa bịnh mắt ở Bolsa.

Lần đầu tiên đến bác sĩ chuyên khoa giải phẫu mắt, ô. Tuấn không ngờ rằng người ta bị bệnh mắt cũng khá đông. Chờ một hồi lâu, ô. Tuấn được đưa ngồi vào ghế để đọc các chữ E to nhỏ. Ban đầu mắt trái được che kín, để đọc bằng mắt phải. Cô y tá thử tới thử lui một lát, ô. Tuấn chẳng thấy gì cả, chỉ một màu đen mà thôi. Che mắt phải, mắt trái vẫn còn thấy rõ, ô.Tuấn rất ngỡ ngàng sao lại có chuyện khác thường như vậy, vì cả hai mắt lối giờ vẫn tốt đều. Sau một lát nhỏ thuốc mở rộng con ngươi, bác sĩ soi đèn vào xem xét, và cho ô Tuấn biết : Võng mô mắt phải bị rời rách (Retina Detachment, OD). Lo sợ, Tuấn hỏi có thuốc hay cách gì chữa trị không, Bác sĩ bảo ở đây không chữa được và sẽ giới thiệu đi nơi khác để mổ. Nghe phải mổ mắt, Tuấn hoảng hốt hỏi : " Mổ mắt rủi làm tôi đui sao", Bác sĩ bảo : "Mắt phải đã đui rồi, còn đui gì nữa". Tuấn nhận giấy giới thiệu để đến phòng mạch tư có tên là OC Retina Group ở Santa Ana . Lúc đó đã quá 5 giờ chiều thứ bảy, các văn phòng bác sĩ đều đóng cửa, nên phải chờ đến sáng thứ hai. Về nhà, ô. Tuấn rất hoang mang lo sợ, cả đêm nghĩ buồn không ngủ được. Một mắt thình lình vô cớ đã bị mù, và nếu mắt kia cũng có thể theo đà như vậy, thì sống dở chết dở mà thôi. Tuổi già ở đây buồn cô quạnh. Niềm vui là xem TV và hay lái xe dạo chơi ngắm thiên hạ giàu sang và trời mây phong cảnh ngoạn mục. Nếu mù không thấy gì nữa, thì kể như chết rồi, cuộc sống chỉ là đau khổ trong tăm tối mà thôi.

Trưa Chủ Nhật hôm sau, nơi nhà người con trưởng có party sinh nhật cho đứa cháu. Nằm nhà một mình buồn, Tuấn cũng mò đến tham dự để khuây khoả. Sẵn gặp người con thứ làm MD cũng đến đó. Nghĩ những người trong cùng một nghề, thường biết chuyên môn tài giỏi của nhau hơn, Tuấn đem trường hợp mắt mình ra kể và hỏi : “Con làm cho mấy bịnh viện lớn đã lâu, con có biết bác sĩ chuyên khoa nào giỏi về bịnh nầy, chỉ cho bố đến chữa trị". Ô Tuấn liền được đáp : “Mắt bố đã tốt năm mươi năm rồi, mà còn đòi gì nữa chứ". (Thằng con này thế nào cũng bị trời đánh)

Tuấn nghe, tiu nghỉu, thẹn thùng cảm thấy mình có phần nài nỉ tham đời, nên thôi không nói gì thêm nữa. Sự cách ngăn thế hệ (generation gap) và xáo trộn văn hoá (cultural turbulence) đã làm cho người ta không hiểu nhau hoặc thông cảm để giúp nhau. Học thuyết Dương Chu từ Trung Hoa xưa và chủ nghĩa cá nhân vật chất nay ở Hoa Kỳ được kết hợp rất chặt chẽ nơi giới trẻ thịnh thời và đắc địa.

Đúng ra mắt Tuấn đã tốt cả 60 năm rồi, bỗng nhiên thình lình mới bị mù, nhưng mấy ai không tham đời, còn sống thì người ta vẫn còn cố tránh bị tật nguyền. Tuấn buồn nhiều hơn, thấy đen tối hơn. Không biết nói gì thêm, Tuấn yên lặng cho đến lúc ai về nhà nấy. Chi tiết nầy được kể như một nét nhỏ mà cũng có thể là đề tài lớn viết về nước Mỹ.

Sáng sớm thứ hai, theo giấy giới thiệu, Tuấn đến phòng nhãn khoa tư có bảng hiệu OC RG ở Santa Ana , bệnh nhân chờ khá đông. Nơi đây có ba bác sĩ gồm hai bác sĩ Mỹ trắng đã đứng tuổi và một bác sĩ người Hoa họ Chen mới ra trường chưa bao lâu. Nơi phòng đợi, các bằng cấp, ghi nơi và thời gian huấn luyện của mỗi bác sĩ đều có treo trên tường. Những bác sĩ này đều có bằng chuyên chữa bịnh võng mô (retina). Thật ra từ nhỏ đến giờ đã hơn 60 tuổi, lần đầu tiên Tuấn mới nghe biết về bịnh mù mắt thình lình nầy.

Lúc nhỏ, ở tỉnh quê, đã ba bốn lần Tuấn bị bệnh mắt đỏ, hai mí mắt sưng húp bị ghèn mủ khô làm dính cứng vào nhau. Sáng dậy, phải dùng bông gòn thấm nước muối hồi lâu cho ghèn mũ tan rã mới mở mắt được. Bệnh có khi kéo dài cả tháng mới khỏi. Đến hơn 20 tuổi, nhìn xa không rõ, Tuấn mới đến optometrist đo độ và đeo kính. Tuấn cũng đã thấy người ta bị bệnh mắt hột, bên trong mí mắt có những mụt trắng và mí mắt sưng. Có người bị thuỷ tinh thể của mắt dần dần trắng đục, khiến mắt dần dần không trông rõ, nhưng vẫn còn thấy ánh sáng và nhìn cảnh vật lờ mờ. Có người bị cận thị, bị viễn thị có thể chữa bằng cách mang kiến cận hay viễn (trường hợp mắt người già). Có người mắt bị kéo mây phía trước thành mù loà. Có người mắt bị lớn lồi ra. Nhưng trường hợp mắt của Tuấn, người ta nhìn vào vẫn thấy tốt đẹp bình thường không sao cả, nhưng lại mất ánh sáng. Mắt phải mất ánh sáng xảy ra thình lình và nhanh chóng như vậy như vậy là do Võng Mô (retina), mạng lưới thần kinh toả ra trong đáy mắt nối liền với thần kinh thị giác trong hốc mắt tiếp liền với trung khu thị giác trong não bộ bị tổn thương. Võng mô tiếp nhận ánh sáng, hình ảnh và màu sắc truyền vào não khiến ta thấy được. Võng mô bị tróc ra hay thương tổn cũng như miếng film trong máy chụp hình bị hư hỏng hay sút ra, dù máy ảnh, ống kính còn tốt cũng không thâu được hình. Từ trước không nghe ai nói tới bịnh mắt nầy.

Bác sĩ trẻ, họ Chen được sắp xếp chữa trị cho Tuấn. Chen khám lại và giải thích từ trước đã có phương pháp giải phẩu để gắn lại võng mô bên trong mắt (Vitrectomy and Scleral Buckling). Gần đây có phương pháp mới, giản dị hơn đã đuợc áp dụng. Nếu theo phương pháp mới sẽ tránh được việc mổ mắt, vừa đỡ thương tổn, đỡ tốn kém, mà cũng có kết quả tốt. Đó là phương pháp bơm hơi thuốc vào bên trong mắt và dùng kim đông lạnh để gắn lại võng mô (Pneumatic Retinopexy and Retinal Cryotherapy). Nghe phương pháp mới nầy cũng kết quả tốt, Tuấn yêu cầu Bác sĩ Chen áp dụng cho mình. Tuấn được đặt ngồi trên ghế bên cạnh ghế bác sĩ, một bên là một ống gang như ống acetylen của thợ hàn, nối liền với một vòi kim bơm hơi và một bàn đạp điều khiển cho lượng hơi ra vào nhiều ít. Tuấn ngồi ngửa mặt, mở rộng mắt. Bác sĩ cầm kim đâm vào mắt, bơm hơi thuốc vào, và xả ra nhiều lần, khoảng vài chục phút. Tuấn nghe tiếng hơi bơm vào, rút ra leo pheo, như ngươi ta bơm và xả hơi bong bóng. Đau không thể nói được, nhưng phải cắn răng, hít hà, ráng chịu để may ra thị giác được vãn hồi. Bác sĩ làm xong băng kín mắt phải lại. Tuấn ra về. * * * * *

Hai hôm sau theo hẹn trở lại, mắt phải được mở ra, Tuấn thấy lại ánh sáng lờ mờ và nhìn vật thấy 2 hình, một hình mờ và một hình rõ, và thấy một bong bóng hơi hình thuẩn trong mắt lao chao ở mí dưới.

Bác Sĩ Chen cũng bơm hơi như vậy một lần nữa. Đau lắm, Tuấn vẫn rán chịu. Ba ngày sau khám lại, đo áp suất mắt, mắt phải đã thấy ánh sáng tốt hơn và đọc được những chữ lờ mờ ở cuối miếng card. Bác sĩ bảo đã tốt rồi và chuyển qua một phòng khác có trang bị một máy có một đầu kim nhỏ như mỏ hàn nối liền vói bộ phận chứa và truyền độ lạnh (có thể là nitrogen lỏng, Tuấn chắc là vậy). Đây là lần thứ ba Tuấn không thấy bác sĩ chích thuốc tê mê, và Tuấn cũng ngại hỏi tại sao. Có thể bác sĩ có lý do, hay vì đã quên. Tuấn cứ phó thác cho bác sĩ Chen, và ráng chịu đựng. Tuấn vẫn ngồi trên ghế ngửa mặt và bác sĩ ngồi bên. Chen không có phụ tá nào cả. Ông dùng kim lạnh xăm vào bên trong vào tận đáy mắt không biết bao nhiêu phát xăm, như người ta chậm rãi xăm củ gừng làm mứt. Thao tác nầy cũng tương tự như người ta xăm để gắn một miếng vải mui xe bị rời xuống cho dính trở lại vào mui. Tuấn đau lắm, không thể kể được vì thần kinh mắt cảm ứng mạnh và ngay sát vào não. Tuấn nghĩ ngày xưa người ta đã quá khen Quan Vân Trường can đảm giỏi chịu đau, ngồi điềm nhiên đánh cờ để cho Hoa Đà mổ vết thương mũi tên trên cánh tay. Cái đau đó so với cái đau trong mắt Tuấn lúc châm kim nầy thì chẳng đáng chút gì. Tuấn cắn răng chịu đựng, hai lần bơm hơi trước đã làm cho Tuấn chịu đau hơi quen rồi. Nhưng lần nầy đau gấp trăm lần hơn, Tuấn nghiến rắng giữ yên cho bác sĩ làm việc và nhớ đến câu Seul le silent est grand (chỉ có yên lặng là lớn lao mà thôi), tuy rằng có những co rút, nẩy, uốn cả thân thể theo phản xạ tự nhiên không kiểm soát được. Khoảng chừng 40 phút thì việc ép bằng kim lạnh (Cryotherapy) đã xong. Tuấn ra về.

Một tuần sau tái khám, bác sĩ bảo là tốt rồi, khỏi châm nữa, và giới thiệu trở lại bác sĩ nhãn khoa gốc ở Bolsa săn sóc tiếp. Vài tuần sau, Tuấn trở lại bác sĩ ở Bolsa khám lại, cho như vậy là được rồi và không cần thuốc men gì cả. Lúc ban đầu Tuấn thấy trong mắt có một bong bóng hơi chiếm 1/3 thị trường mắt phải nơi miù dưới, thật ra bong bong hơi nằm ở phía mí trên, nhưng mắt cũng như máy hình thâu hình ảnh ngược. Bong bóng nầy ngày càng nhỏ dần và hơn tháng sau thì biến mất. Mắt Tuấn nhìn thấy hình mọi hình thể đều méo mó và thấy những vệt đen lảng vảng trước mắt, nhìn người nào cũng thấy xấu xí như ma. Nhìn TV thấy hai màn hình méo mó cách nhau. Sau vài năm khi mắt trở lại bình thường, Tuấn đổi kính cận. Sau sáu năm, mắt phải Tuấn đã phục hồi lại được khoảng 70 %, vì dù sao cũng thấy mờ hơn mắt trái. Thỉnh thoảng khi nào làm việc gì hơi nặng nề, thấy mắt hơi bị căng căng, Tuấn liền ngưng lại và đưa tay che một mắt để xem mắt kia còn thấy được không. Đến nay 6 năm đã qua, nếu che mắt phải, nhìn bằng mắt trái không thôi, Tuấn thấy sáng rõ nhất. Nếu đổi lại, nhìn với mắt phải, Tuấn thấy hình ảnh lu mờ hơn nhưng vẫn có thể còn thấy đường lái xe trong lúc ban ngày. Nếu nhìn bằng cả hai mắt, thì thấy hình ảnh rõ trung bình giữa hai lối trên vừa kể, cỡ khoảng 80 %. Nếu nhìn vào TV lâu cũng có thể nhìn thấy 2 màn hình, một rõ và một mờ nhưng hình ảnh không còn méo mó và đường nét không còn dợn sóng như trước.

Tuấn có hỏi bác sĩ Chen nguyên nhân vì sao võng mô bị tách ra như vậy. Ông không nói rõ nguyên nhân vì sao, nhưng theo tỷ lệ cứ khoảng 10,000 người thì có một người bị như vậy. Nên phòng mạch nhãn khoa chuyên về retina nầy có công việc làm đều đều. Bác sĩ Chen khuyên Tuấn không nên làm việc gì quá nặng. Rất may là Tuấn mới bị vài hôm và được chữa trị kịp thời. Nếu để lâu hơn, võng mô đã rách có thể sẽ thoái hoá, không biết có thể chữa lành và phục hồi ánh sáng không. Vì bệnh nầy xảy ra lần đầu tiên và đột ngột, Tuấn chưa từng nghe biết, nên tò mò tìm hiểu và được biết có người thình lình đang đi đường bỗng bị hai mắt một lúc. Quá ráng sức, hay bị tai nạn, đầu bị va chạm mạnh, hay bị đấm mạnh vào mặt cũng có thể bị. Khi xưa cụ Nguyễn Đình Chiểu, đang trên đường đi thi, giữa đường hay tin mẹ mất, cụ bỏ cuộc trở về, thương mẹ, khóc đến mù mắt. Có thể thần kinh bị quá khích động làm thương tổn võng mô nên mù chăng, Từ đó Tuấn thường nghiệm rằng khi làm việc gì nặng thì thấy hơi nhức mắt và thường hay kiểm soát lại mắt mình bằng cách che một mắt và nhìn bằng mắt kia. Khi người ta bị mù một mắt, mắt kia vẫn còn thấy, nên rất dễ không biết để kịp thời chữa trị.

Nhờ kỹ thuật và y khoa tân tiến của nước Mỹ, mắt phải củaTuấn đã bị mù tối, được thấy lại ánh sáng.

Bệnh thình lình đui mắt nầy ít khi xảy ra, nên phần đông chúng ta không biết đến, nhưng biết đâu cũng có thể bất chợt xảy đến cho bất cứ ai. Có bệnh còn dễ hơn trúng số. Vậy chuyện nầy được kể như một kinh nghiệm hoặc thông tin. Thiển nghĩ, nên tôi viết bài nầy cho chúng ta cùng biết qua, cũng là chuyện nước Mỹ, và thay ông Tuấn ghi ơn y khoa Mỹ.
 
Trăng tròn lớn nhất trong năm nay
Đồng Nhân
11:09 07/05/2012
Mặt trăng tròn lớn nhất trong năm nay, được gọi là "supermoon," đã hiện hình vào đêm thứ bảy 5/5 làm thỏa thích những người say mên ngắm bầu trời đêm thanh trên thế giới, những người nắm bắt được cảnh tượng mặt trăng rực rỡ trong hình ảnh thiên văn học nghiệp dư.

Hình "supermoon" bên phải được ghi lại trên núi tượng Chúa Kitô Vua ở thành phố Rio de Janeiro, Chúa Nhật 6/5/2012. (AP Photo/Victor R. Caivano)

Do sự trùng hợp may mắn của thời gian quỹ đạo, trăng tròn của tháng Năm đạt đỉnh điểm vào đêm thứ Bảy rạng ngày Chúa nhật vừa qua, đó là thời gian mặt trăng đi qua cận điểm, điểm gần nhất với Trái đất của quỹ đạo của nó. Kết quả là mặt trăng tròn lớn nhất của năm, supermoon năm 2012.

Đại mặt trăng supermoon hiện hình đỉnh cao của nó vào lúc 11:34 pm EDT (0334 GMT), khi mặt trăng đến cận điểm gần nhất trái đất với khoảng cách 221.802 dặm (356.955 km) từ Trái đất.

Giới thẩm quyền NASA cho biết rằng mặt trăng sẽ xuất hiện lên đến 14% lớn hơn so với các mặt trăng khác của năm 2012, và có thể tỏa sáng sáng hơn 30% vì nó gần kề trái đất, vì người ta nhìn mặt trăng gần hơn bình thường.

Lần cuối cùng một supermoon xảy ra vào ngày 19 tháng ba năm 2011, khi mặt trăng là khoảng 248.000 dặm (400.000 km) gần trái đất. Trung bình, khoảng cách Trái Đất-Mặt Trăng là khoảng 230.000 dặm (384.400 km).

Vào ngày 20/5 tới đây, mặt trăng sẽ vượt qua ở phía trước của mặt trời như nhìn từ trái đất và như vậy xẩy ra hiện tượng nhật thực.

Không giống như nhật thực toàn phần, khi mặt trăng hoàn toàn bao gồm đĩa của mặt trời, mặt trăng sẽ là quá xa Trái đất vào tháng để hoàn toàn ngăn chặn ánh nắng mặt trời. Thay vào đó, nó sẽ bao gồm khoảng 94% của mặt trời, để lại một vòng sáng xung quanh các cạnh bên ngoài được gọi là vành. Các nhà thiên văn học gọi đây là loại năng lượng mặt trời nhật thực nhật thực hình khuyên.

Hình bên trái là người chạy bộ trước "supermoon" ở công viên Papago Park tại Phoenix, bang Arizona vào đêm 5/5/ 2012.

Những nơi tốt nhất vào ngày 20 tháng 5 để chiêm ngắm nhật thực hình khuyên sẽ là trong chu vi rộng 186 dặm (300 km) đường trải dài từ Đông Á, đi qua phía bắc Thái Bình Dương và kết thúc ở miền Tây Hoa Kỳ. Nhật thực một phần sẽ được hiển thị (thời tiết cho phép) để phần lớn của châu Á, khu vực Thái Bình Dương và khoảng hai phần ba của Bắc Mỹ, các quan chức NASA dự đoán.

Cảnh báo: Không bao giờ nhìn trực tiếp vào mặt trời thông qua ống nhòm hoặc kính thiên văn, hoặc với con mắt không, vì sẽ thiệt hại nghiêm trọng cho con mắt.
 
Văn Hóa
Thầy là cây nho
Thanh Sơn
07:09 07/05/2012
Rượu nho thơm phức tinh tuyền
Dâng lên như lễ Thầy truyền năm xưa
Lời Con tha thiết xin thưa
Hiến dâng kiếp sống cho vừa lòng Cha

Thầy yêu tha thiết mặn mà
Hy sinh mạng sống yêu ta, yêu đời
Ra đi Ngài đã ban Lời
Lời ban sự sống cứu đời nhân gian

Thầy là cây nho tỏa lan
Các con là nhánh trên giàn tươi xanh
Thân nho gắn với những cành
Truyền làn sức sống muôn ngàn "Thánh Ân"

Cành nào tươi tốt chuyên cần
Siêng năng cần mẫn trong sân cuộc đời
Tâm hồn vui sống thảnh thơi
Thầy truyền sức sống cho đời thêm tươi

Đời đẹp nở đóa hoa cười
Sẽ được qúy trọng, người người mến yêu
Ơn Thầy ban tặng sớm chiều
Tâm hồn lãnh nhận thêm nhiều "Thánh Ân."

Cành nào lười biếng bất cần
Sự sống trong nó dần dần mất đi
Cuôc sống càng lúc, càng kỳ
Ơn Chúa Trong nó còn gì nữa đâu

Thế nên cuộc sống âu sầu
Chứa đầy "bẩy mối tội đầu" trong thân
Sâu đầy trong lõi chềt dần
Chủ sẻ cắt bỏ quẳng dần vô than

Khi đó chớ có phàn nàn
Lời Thầy xưa đã thương ban cho đời
Chẳng cần giữ cứ rong chơi
Bây giờ khổ lụy muôn đời đau thương

Thầy là sự "Sống" là "Đường"
Sự "Thật" đã sống làm gương cho đời
Dù nơi góc biển chân trời
Các con phải giữ những lời Thầy trao

"Điều Răn Thầy" rất ngọt ngào
"Thương Yêu Nhau" nhớ khắc vào tâm ta
Sau này xum họp một nhà
Chung bàn "Tiệc Thánh" ngợi ca "Danh Ngài.

(Ga.15,1-8)
 
Mẹ Maria tuyệt vời
Tuyết Mai
08:41 07/05/2012
Ôi Mẹ yêu, ai trên thế gian mà không biết hay không có diễm phúc được biết Mẹ là ai?. Cách đây bao nhiêu ngàn năm thì thưa thật ít người biết đến Mẹ, bởi Mẹ chỉ là một bà mẹ rất bình thường như bao nhiêu triệu triệu người mẹ trần gian khác. Nhưng nay thì hơn nửa thế giới phải biết về Mẹ. Họ biết Mẹ là ai chứ! Họ biết Mẹ là Mẹ Chúa Trời. Mẹ của Ngôi Hai Thiên Chúa và Mẹ thật diễm phúc trong tất cả mọi người nữ. Nhưng họ không biết sâu xa về Mẹ. Họ nghĩ rằng Mẹ không có gì đáng để cho họ phải kính trọng và tôn vinh. Họ không biết hay họ cố tình không biết là chỉ có Thiên Chúa Cha đã tác tạo nên Mẹ cách rất đặc biệt từ thuở muôn đời.

Mẹ không đặc biệt sao đáng để được làm Mẹ của Chúa Trời, Ngôi Hai Con Một Thiên Chúa duy nhất. Trí khôn của họ thật hạn hẹp và tư tưởng của họ rất trần gian, cho nên họ không hiểu thưa Mẹ! Xin Mẹ đừng trách họ vì họ không biết. Vì Thiên Chúa và con người thì như hình với bóng. Vì chương trình Thiên Chúa đã có sẵn cho con người khi Người đã tạo dựng nên con người tội lỗi của chúng con. Và chính Mẹ đã được Thiên Chúa Cha mặc khải cho biết chương trình Cứu Độ của Người, cho nên Mẹ mới có mặt trên trần gian này, để làm Mẹ Con Thiên Chúa, và để làm mẹ của toàn thể nhân loại chúng con.

Chúa sinh ra con người không phải như con giun con dế. Chúa không sinh ra con người để như mọi loài động vật trên trần gian này. Nhưng Chúa sinh ra con người là để thờ phượng Người và vì Người rất yêu thương con người. Vì thế con người mới có trí khôn vượt xa con thú. Vì thế con người mới có tim óc khác xa với chúng xúc vật. Vì thế con người mới có linh hồn sống đời đời. Vì thế trọng trách của Mẹ thật cao cả và thật quan trọng cho chương trình Vĩ Đại của Thiên Chúa Cha. Chức vụ của Mẹ quan trọng đến đỗi mà không ai có thể nhận thay thế Mẹ, cả hết thảy Thiên Trần trên Trời, cũng không được chọn.

Vì Chúa Cha đã tác tạo nên Mẹ cách đặc biệt ngoài vẻ đẹp thật diễm lệ cao sang, Mẹ còn có trái tim thật lớn và thật vĩ đại. Mẹ yêu Con Mẹ. Mẹ yêu hết thảy chúng con. Ôi tình Mẹ quả dạt dào, ngọt ngào, và êm ái. Những người mẹ trần gian sao sánh ví cho bằng. Vì mẹ trần gian còn có thể bỏ con của mình vì rất nhiều lý do riêng. Nhưng đối với Mẹ không một đứa con nào mà Mẹ không biết. Chúng con biết Mẹ rất đau khổ vì chúng con. Chúng con là những đứa con hoang đàng, hư nát, đốn mạt, bất trị. Cả tấm thân cả linh hồn chúng con đang dần chết trong cái bệnh trầm kha mà chúng con đã vì cái mê đắm mà không kềm hãm được. Vâng, chúng con đã để cho cái thân xác hay chết này đắm chìm trong tội lỗi. Biết trước, biết thế, mà vẫn nhẩy lao vào như con thiêu thân dù sự thể sẽ có ra sao, thưa Mẹ!.

Cái tấm thân hay chết của chúng con thật yếu đuối và thật tội lỗi, cả một đời chỉ biết phạm tội và tái phạm. Có phải Mẹ biết quá rõ cái con người xấu xa của chúng con hay không?. Có phải Mẹ vì chúng con mà không một ngày ngơi nghỉ?. Mẹ phải canh giữ chúng con ngày đêm, kẻo linh hồn chúng con phải sa hỏa ngục. Trần gian đã phải khen ngợi những người được danh dự và mang chức làm mẹ là “một mẹ chăm được mười con, nhưng mười con không chăm nổi một mẹ”, nhưng còn thưa Mẹ, Mẹ đã ôm đồm và chăm lo cho hết thảy chúng con, không chừa một đứa nào mà Mẹ không dòm ngó đến. Ấy thế mà con cái Mẹ chẳng một đứa nào nghĩ và thương Mẹ cả!. Chỉ tưởng tượng thôi cũng thấy thương Mẹ quá đỗi là thương. Trông chừng cả những đứa con còn sống, và cả những đứa con đã qua đời. Mẹ phải bảo đảm rằng không một linh hồn nào còn trong Luyện Ngục thì Mẹ mới an lòng, và Mẹ thật đau đớn và xót xa cho những linh hồn mà giờ chót vẫn còn ngoan cố không muốn quay trở về nhìn nhận có Chúa và để Thờ Phượng Chúa.

Lậy Mẹ Maria yêu dấu của chúng con! Chúng con là những đứa con không xứng đáng quỳ trước mặt Mẹ, vì tội lỗi của chúng con. Đầu chúng con cúi gập và van xin Mẹ tha thứ, giúp chúng con biết nhìn tội lỗi xấu xa của chính mình. Giúp chúng con biết làm điều lành và tránh điều dữ. Giúp chúng con phải biết cảm tạ và thờ Phượng Chúa là Thiên Chúa duy nhất, quyền uy, và muôn đời hằng hữu. Xin cho chúng con siêng năng việc đọc kinh Mân Côi trong suốt tháng 5 này!. Cầu xin cho tất cả con Mẹ dưới trần hợp chung lời kinh Mân Côi để dâng lên Mẹ, như bản nhạc êm đềm du dương, làm Mẹ vui lòng nhất. Để Mẹ khoe với Thiên Chúa rằng con cái của Người đang biết ăn năn thống hối, và biết chừa cải tội. Để Thiên Chúa giảm bớt cơn thịnh nộ, dù chỉ là một người ráng sống cuộc đời công chính biết xin cho một người khỏi phải bị luận phạt muôn đời.

Tháng năm về là tháng hoa dâng Mẹ suốt tháng. Chúng con dâng tâm tình đơn sơ và rất chân thật của chính mình lên cho Tòa Mẹ. Mong Mẹ nhận lời chúng con cầu xin. Hoa lòng chúng con người mỗi khác nhưng cùng một mẫu số chung là xin Mẹ ban cho chúng con sự an toàn của linh hồn. “Hoa muôn sắc con dâng trước tòa. Mầu tươi thắm thơm ngát tốt xinh ….”. Chúng con hết thảy đều vui mừng trong điệu nhạc, nhảy múa của các em còn rất thơ ngây trong trắng, dâng tiến Mẹ hoa muôn sắc mầu. Chúc Mẹ Maria một tháng hoa tươi vui, và đón nhận tất cả tấm lòng của con Mẹ dâng lên Mẹ như lời cảm ơn tận sâu thẳm đáy lòng của chúng con. Amen.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Song Ca
Lê Trị
21:33 07/05/2012
SONG CA
Ảnh của Lê Trị
Chim ca vang, điệu nhạc vàng, vang trong gió
Hát lên đi! Hãy nâng ly - Mừng đón chúa Xuân về..
(Trích Ca Khúc của Văn Phụng)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền