Ngày 08-05-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Biết và thấy Chúa
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
19:06 08/05/2017
Chúa Nhật V Phục Sinh , năm A
Ga 14,1-12

Biết và thấy Chúa

Chúa Giêsu sau khi sống lại đã hiện ra nhiều lần với các môn đệ của Ngài và minh chứng cho các môn đệ, cho nhân loại, cho mọi ngưởi rằng Ngài đã sống lại từ cõi chết. Hôm nay, khi Chúa Giêsu sắp trở về cùng Chúa Cha, Ngài đã mặc khải cho ông Philipphê biết :” Nếu anh em biết Thầy, thì anh em cũng biết Cha của Thầy “. Như thế, Chúa Giêsu muốn cho chúng ta hay Ngài chính là Thiên Chúa, là hình ảnh đích thực của Chúa Cha.

Thực tế, thắc mắc của ông Philippê cũng là thắc mắc của nhiều môn đệ, và nhiều người. Nhưng được Chúa mặc khải về Cha, nên vấn nạn ấy được ông Philipphê và nhiều người vững tin, an tâm. Chúng ta biết Chúa Giêsu trước những thử thách, trước những gian nan của cuộc khổ nạn, Ngài đã thực sự xao xuyến. Tuy nhiên, Ngài đã vững lòng, tin tưởng thật sự vào Thiên Chúa Cha, Đấng luôn luôn yêu thương Ngài. Do đó, Ngài đã khuyên các môn đệ hãy vững vàng, đừng xao xuyến vì chính Ngài đã mang lấy những xao xuyến đó và mách bảo cho các môn đệ bí quyết để “ đừng xao xuyến “. Bí quyết :” Hãy tin vào Thiên Chúa, và tin vào Thầy “. Và hôm nay, Chúa Giêsu lại quả quyết cho các môn đệ và cho chúng ta :” Thầy là Đường, là sự Thật và là sự Sống, không ai đến được với Cha mà không qua Thầy “, và ai thấy Thầy là thấy Cha, nếu các con biết Thầy thì cũng biết Cha “. Vâng, Thiên Chúa đã nhập thể làm người, đã chấp nhận kiếp sống con người ngoại trừ tội lỗi,Ngài đã dùng ngôn ngữ con người với tất cả những giới hạn của nó để mặc khải cho nhân loại, cho chúng ta biết Thiên Chúa Cha là Đấng nào, là ai và con đường nào, lối nào chúng ta phải đi để đến với Ngài mà không sợ bị lầm đường, lạc lối vv…

Chúa Giêsu luôn mời gọi chúng ta tin vào Thiên Chúa và tin vào Ngài. Tin vào Thiên Chúa vì Chúa Giêsu là hình ảnh đích thực của Thiên Chúa. Nếu Chúa không mặc khải thì nhân loại và chúng ta không thể nào biết được Chúa Cha. Đức Kitô đã chết để cứu rỗi con người, cứu độ nhân loại, cứu thoát chúng ta khỏi tội lỗi và ban cho chúng ta sự sống đời đời. Đức Kitô đã sống lại như lời Ngài đã nói và chúng ta là con cái của Chúa, chúng ta cũng sẽ được sống lại với Ngài :” Hãy tìm kiếm những sự trên trời, nơi Đức Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa “ ( Cl 3, 1 ). Chúa Giêsu Kitô đã trở thành hình ảnh của Thiên Chúa Cha cho tất cả mọi người chúng ta. Ngài đã đến trần gian, sống giữa nhân loại, sống giữa chúng ta để mặc khải sự thật của Thiên Chúa Cha cho tất cả chúng ta. Chúa Giêsu đến trần gian để giúp, để hướng dẫn, chỉ đường dẫn lối cho chúng ta để chúng chúng ta biết Cha, trở về cùng Cha và đồng thời trở về với chính Ngài vì Ngài là hình ảnh của Thiên Chúa Cha đích thực và Ngài cũng muốn chúng ta trở thành hình ảnh của Ngài cho anh chị em, cho những người anh em xung quanh chúng ta.

Mỗi người chúng ta có ý thức và vinh dự vì chúng ta là con cái của Chúa Giêsu Kitô hay không ? Bởi vì con mắt xác thịt chúng ta không thể nào nhìn thấy Chúa Cha là Đấng vô hình, nhưng với con mắt đức tin qua Kinh Thánh, qua Con người thật của Chúa Giêsu Kitô, chúng ta có thể nhìn thấy Thiên Chúa. Có Đức Giêsu Kitô, chúng ta không chỉ thấy mà còn đến được với Thiên Chúa vì Ngài là Đường, là sự Thật và là sự Sống.

Lạy Chúa Giêsu, chúng con xin tạ ơn Chúa vì Chúa đã chấp nhận xuống thế làm người để chúng con được tham dự vào sự sống của Chúa. Amen.

Gợi ý để chia sẻ :

1. Ai mặc khải Thiên Chúa Cha cho chúng con ?
2. Tại sao Chúa Giêsu lại nói :” Ai thấy Thầy là thấy Cha ? “.
3. Chúa có mời gọi chúng ta trở thành hình ảnh của Ngài cho những người xung quanh không ?
4. Tại sao chúng ta lại khắc khoải tìm kiếm Nước Trời ?
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:23 08/05/2017
54. CÁI HIỂU BIẾT CỦA NGƯỜI NƯỚC NGUỴ
Có một người nước Ngụy thích làm đồ đạc.
Một hôm, tình cờ nhặt được một đồ vật bằng đồng trên bờ đê, nó giống như cái ly uống rượu, hai bên đều có hoa văn, màu sắc lộng lẫy. Người nước Ngụy rất đắc ý bèn mời bạn bè đến thưởng thức, và dùng đồ vật cổ này để rót rượu thù tiếp thân hữu bạn bè.
Đột nhiên có một người từ ngoài chạy vào, vừa nhìn thấy đồ vật ấy liền kinh ngạc nói:
- “Ngài nhặt được đồ vật này ở đâu vậy, nó chính là cái “đũng quần bằng đồng” để bảo hộ sinh thực khí mà người ta quăng đi đấy, sao ngài lại có thể dùng nó để uống rượu chứ ?”
Người nước Ngụy ấy rất là xấu hổ, lập tức vất đi cái đồ vật bằng đồng ấy.
(Cửu Môn Tử Ngưng Đạo ký)

Suy tư 54:
Cái dở của người nước Ngụy ấy là không xem xét cho thấu đáo cái mình nhặt được, thấy hình dáng giống cái ly và có hoa văn màu sắc lộng lẫy thì tưởng là cái ly uống rượu nên bị lầm to, nhưng người nước Ngụy này có một cái hay đáng để cho chúng ta bắt chước, đó là lập tức vất đi cái đồ vật mà người khác đã chỉ cho mình thấy là sai, vất đi mà không tranh biện cải cọ, không hỏi lý do tại sao, không chần chừ tiếc rẽ...
Cái dở của người có địa vị là ở chỗ này đó là ít khi nhận ra cái sai của mình, dù cho có người chỉ ra cái sai ấy, bởi vì họ tự ái mình không thể thua cái thằng đệ tử của mình, mình mà để thằng cấp dưới sửa lưng à...! Và như thế họ sẽ lên tiếng biện minh, đưa ra lý lẽ này nọ để chứng minh mình là đúng...
Giáo dân sẽ rất cảm phục và yêu mến một linh mục can đảm biết nói mình sai khi thấy mình sai, họ sẽ hết lòng vì linh mục ấy. Bởi vì khi một linh mục biết nói mình sai trước mặt mọi người, thì chính lúc ấy người ta sẽ không thấy cái sai của ngài nữa, nhưng người ta chỉ thấy nơi ngài một sự khiêm tốn tuyệt vời của một vị chủ chăn, và như thế cũng có nghĩa là người ta đang thấy Đức Chúa Giê-su hiện diện nơi con người của ngài.
Đức Chúa Giê-su sẽ vui ít ít khi chúng ta thành công trong công việc, nhưng Ngài sẽ hân hoan vui sướng rất nhiều khi chúng ta can đảm khiêm tốn biết nhận ra cái sai của mình, bởi vì khiêm tốn chính là nền tảng của mọi nhân đức và thành công.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:25 08/05/2017

1. Liên quan đến việc cầu nguyện thì không thể vịn cớ ủy thác, bởi vì người không cầu nguyện thì bày tỏ cho thấy họ không muốn khắc chế để chiến thắng kẻ thù của họ.

(Thánh Gioan Kim Khẩu)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha tiếp kiến Giáo Hoàng Học Viện Bồ đào nha
Lm. Trần Đức Anh OP
09:46 08/05/2017
VATICAN. Sáng 8-5-2017, ĐTC đã tiếp kiến ban giám đốc và các LM sinh viên thuộc Giáo Hoàng Học Viện Bồ Đào nha ở Roma gồm 50 người. Ngài mời gọi mọi người hãy tăng trưởng trong tình con thảo với Mẹ Maria.

ĐTC nhắn nhủ các linh mục sinh viên hãy tăng trưởng không biết mệt mỏi trong việc huấn luyện về phương diện Kitô, linh mục, mục vụ và văn hóa. Ngài nói: ”Bất kỳ anh em theo đuổi ngành chuyên môn nào, quan tâm đầu tiên của anh em vẫn phải luôn làm sao để tiến triển trên con đường thánh hiến linh mục, qua kinh nghiệm yêu mến Chúa: một Thiên Chúa gần gũi và trung tín, như hai chân phước Phanxicô, Giacinta và Nữ Tôi Tớ Chúa Lucia đã cảm thấy”.

ĐTC cũng đề cao tương quan với Mẹ Maria, tương quan này giúp chúng ta có tương quan tốt đẹp với Giáo Hội: ”cả hai đều là Mẹ chúng ta.. Cần vun trồng tình con thảo với Đức Mẹ, vì nếu thiếu điều này, thì có một sự mồ côi nào đó trong tâm hồn. Một linh mục quên Đức Mẹ, nhất là trong những lúc khó khăn, thì sẽ thiếu một sự gì đó, như thể là người mồ côi trong thực tế họ không phải như vậy!” (SD 8-5-2017)
 
Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích: “Giáo huấn theo đường lối của Thánh I-Nhã
Bùi Hữu Thư
19:17 08/05/2017
Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích: “Giáo huấn theo đường lối của Thánh I-Nhã có nghĩa là trước hết phải nuôi dưỡng trong con người sự hội nhập hoà điệu bắt đầu từ mối tương quan của tình bạn cá nhân với Chúa Giêsu.”

Đức Thánh Cha đã tiếp kiến ngày thứ bẩy 6 tháng 5, 2017 tại Vatican cộng đồng của Đại Chúng Viện liên giáo phận Posilippo, dành cho các tu sĩ Dòng Tên, tại Campanie trong Miền Napolie.

Đức Thánh Cha cũng kêu gọi việc chú ý đến “sự thật” nơi mỗi người và trốn tránh “tinh thần giáo sĩ” và “tật câu nệ hình thức”. Ngài nói: “Các chủng sinh thân mến, xin đừng sợ hãi không dám gọi các sự vật bằng chính tên của chúng, cần trực diện với sự thật của đời sống chúng ta và cởi mở tâm hồn cho thanh thóat và chân thành đối với người khác, nhất là đối với các vị thầy giảng dậy, và cần trón tránh những cám dỗ của ‘tật câu nệ hình thức’ và ‘tinh thần giáo sĩ’; hai điều này luôn luôn nằm tận gốc rễ của một đời sống hai mặt.”

Sau đó Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh, y như cách nay vài tuần tại Milan, về “việc giáo huấn phương thức nhận định”: “Muốn trở nên những chuyên viên về nghệ thuật nhân định, trước hết cần phải quen thuộc với việc lắng nghe Lời Chúa, và cũng cần biết rõ chính mình, biết rõ thế giới nội tâm của mình, về những ảnh hưởng và những âu lo.”

Đức Thánh Cha cũng mời gọi tìm kiếm “lợi điểm đặc thù của Thánh I-Nhã thành Loyola, là tìm kiếm “Nước Trời”: “Tìm kiếm Nước Trời có nghĩa là tìm kiếm sự công chính của Thiên Chúa và biết hy sinh hoạt động để cho các mối tương quan, các cộng đoàn, các thành phố, có thể được đổi mới bởi tình yêu thương xót và công chính cùa Thiên Chúa, là Đấng lắng nghe lời kêu than của những người nghèo khó.” Và để được như vậy, Đức Thánh Cha đã mời gọi “sự tự do về tâm linh.”

Bùi Hữu Thư
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chúa Nhật Chúa Chiên Lành tại giáo xứ Thuận Nghiã
Jos Đức Tiến
17:56 08/05/2017
Chúa Nhật CHÚA CHIÊN LÀNH TẠI GIÁO XỨ THUẬN NGHĨA

Hội cha mẹ tu sĩ và cộng đoàn Giáo xứ Thuận Nghĩa cầu nguyện cho ơn Thiên Triệu.

Hòa chung tinh thần cùng với Giáo Hội trong ngày Lễ Chúa Chiên Lành, Hội cha mẹ tu sĩ và cộng đoàn giáo xứ Thuận Nghĩa hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho ơn Thiên Triệu.

Xem Hình

Hội cha mẹ tu sĩ giáo xứ Thuận Nghĩa được thành lập vào năm 2014 dưới sự đồng hành của Cha quản xứ Antôn Nguyễn Văn Đính, với mục đích cỗ vũ ơn gọi xuất phát từ nơi các gia đình trong giáo xứ, cùng chia sẻ với Cha quản xứ trong việc giúp đỡ các tu sĩ đang bước trên đường ơn gọi và hướng dẫn các em đang trên đường tìm hiểu ơn gọi.

Từ xưa đến nay, giáo xứ Thuận Nghĩa đã trở thành cái nôi nuôi dưỡng nhiều linh mục và tu sĩ nhiệt huyết, hy sinh và tận tụy trong việc phục vụ Giáo Hội. Cha Thánh Phêrô Vũ Đăng Khoa và những con số về linh mục, tu sĩ là bằng chứng hùng hồn về điều đó. Giáo xứ Thuận Nghĩa đã có 50 linh mục, 3 phó tế, 133 tu sĩ nam nữ (gồm các chủng sinh Đại chủng viện và các tu sĩ Dòng) và 96 thanh thiếu niên hiện đang sinh hoạt trong nhóm mầm ơn gọi. Để có được những thành quả đó, cùng với ơn Chúa chắc chắn không thể thiếu vai trò của các bậc cha mẹ.

Hôm nay, Giáo Hội cầu nguyện cho ơn gọi Thiên Triệu nhưng cũng đặc biệt cầu nguyện cho các bậc cha mẹ có nhiều hơn nữa tinh thần ươm mầm, đào tạo linh mục, tu sĩ từ trong chính gia đình và sống chứng nhân trong bổn phận của mình. Để từ đó, con em trong giáo xứ thêm hiểu biết, thêm động lực và nhận ra được sứ vụ của mình trong việc dấn thân theo chân vị Mục Tử Giêsu nhân lành trong cánh đồng truyền giáo.

Nhóm Mầm Ơn Gọi thuộc Giáo hạt Thuận Nghĩa và Giáo hạt Vàng Mai hội ngộ tĩnh tâm trong ngày cầu nguyện cho ơn Thiên Triệu.

Cùng ngày, nhóm Mầm Ơn Gọi của các Giáo xứ thuộc hai giáo hạt Thuận Nghĩa và Vàng Mai đã quy tụ về giáo xứ Yên Lưu để tĩnh tâm, giao lưu dưới sự hướng dẫn của Cha Giuse Nguyễn Ngọc Liêm, Quản xứ Yên Lưu – đặc trách Nhóm Mầm Ơn Gọi Giáo hạt Thuận Nghĩa.

Từ lúc thành lập, ngày lễ Chúa Chiên Lành đã trở thành ngày gặp gỡ truyền thống của các em Nhóm Mầm Ơn Gọi. Với mục đích cỗ vũ, khích lệ tinh thần, cũng như giúp các em hiểu thêm về ơn gọi mầu nhiệm mà Chúa Giêsu Mục Tử đã truyền lại và mời gọi mọi người dấn bước theo.

Năm nay, với chủ đề: “Ươm mầm ơn gọi”, các em đã được Cha đặc trách cùng với quý Xơ đồng hành giúp nhìn lại tiếng gọi trong sâu thẳm của mình qua giờ tĩnh tâm, được giao lưu học hỏi về các vấn đề liên quan trong ơn gọi và đời sống nhân đức qua phần thuyết trình của các nhóm được giao. Đặc biệt, các em được nhãn tiền cách sống động về các Dòng tu qua phần trình bày tu phục và linh đạo của từng Dòng. Nhờ đó, giúp các em phần nào nhận định cách sâu xa và cụ thể hơn về ơn gọi mà mình đang hướng tới.

Cuối cùng, thánh lễ chiều do Cha Quản hạt Antôn Nguyễn Văn Đính chủ tế và Cha Giuse Nguyễn Ngọc Liêm đồng tế đã kết thúc chương trình hội ngộ tĩnh tâm trong niềm vui, phấn khởi và một tình yêu mạnh liệt với ơn gọi dấn thân đã được đánh động trong tâm hồn mỗi người.

Nguyện xin Chúa Giêsu Mục Tử nhân lành thương ban ơn, bổ sức cho các linh mục, tu sĩ trong Hội Thánh biết sống xứng đáng là khí cụ trong tay Chúa. Xin Chúa cho các thanh thiếu niên trong giáo xứ biết quảng đại đáp trả lời mời gọi của Chúa trong việc dấn thân vào cánh đồng truyền giáo của Ngài và luôn đồng hành cùng các bậc cha mẹ trong việc hướng dẫn, khai mở trong tâm trí con em về tinh thần truyền giáo trong ơn gọi linh mục, tu sĩ.

Jos Đức Tiến
 
Video và Hình ảnh CĐ Lộ Đức Montclair dâng hoa kính Đức Mẹ
Lưu Văn Lễ & Thanh Nguyên
21:06 08/05/2017
Hình ảnh

Vũ khúc dâng hoa “Mùa Hoa Đẹp Tươi Đã Về” do các em thiếu nhi đội múa Phụng Vụ cộng đoàn Đức Mẹ Lộ Đức, Montclair - California. Khoảng 16 em thiếu nhi, tuổi từ 6 đến 12, đã tỏ ra rất điệu nghệ và hòa mình thực sự vào vũ khúc dâng hoa với lòng tôn kính, sốt sắng và mến yêu Đức Mẹ một cách đặc biệt trong Thánh lễ đầu tiên trong tháng 5 khai mạc tháng Hoa mừng kính Đức Mẹ.
 
Trường Giáo Lý & Việt Ngữ La Vang Tổ Chức Thánh Lễ Rước Lễ Lần Đầu
Phan Hoàng Phú Qúy
09:55 08/05/2017
Trường Giáo Lý & Việt Ngữ La Vang Tổ Chức Thánh Lễ Rước Lễ Lần Đầu

(Portland-Oregon) Chúa Nhật ngày 7 tháng 5 năm 2017 lúc 3:30 chiều, trường Giáo Lý và Việt ngữ La Vang đã tổ chức Thánh lễ Rước Lễ Lần Đầu cho 85 em học sinh, sau khi theo học 2 năm can bản giáo lý Công Giáo.

Xem Hình

Thánh lễ hôm nay do linh mục chánh xứ Đa Minh Phạm Tĩnh SDD chủ tế và quý linh mục phụ tá cùng đồng tế , ngoài phụ huynh học sinh còn có rất đông giáo dân tham dự.

Trong phần chia sẽ lời Chúa, linh mục chánh xứ đã trách nghiệm các em về những căn bản Tín Lý mà các em đã học hỏi trong suốt 2 năm vừa qua, đồng thời ngài cũng nhắc nhở cho tất cả các em cũng như quý phụ huynh là hãy giữ cho tâm hồn được sạch tội để xứng đáng lãnh nhận Bí Tích Mình Máu Thánh Chúa.

Ngài cũng khuyên bão các em luôn sống ngoan hiền, thánh thiện, biết lắng nghe tiếng Chúa mời gọi, biết đâu chừng trong số 85 em hôm nay sẽ có nhiều em trở thành linh mục, hoặc nữ tu?

Các em cũng đã dâng lên Chúa những lời nguyện xin thật đơn sơ và tâm tình:

Của lễ con dâng là vâng lời cha mẹ của con

Của lễ con dâng là yêu thương bạn bè lối xóm

Của lễ con dâng là nghe lời khuyên của thầy cô

Của lễ con dâng là chăm ngoan học hành ghi chép

Trong hồn nhiên thật thà, trong tình thương ngoan hiền

Trên đôi tay ngọc ngà, xin đơn sơ làm dấu

Trên đội môi nụ hồng, với tiếng hát ngọt mềm

Chúng con cùng dâng tiến.

Xin Chúa nhận của lễ chúng con dâng.

Một vị đại diện các phụ huynh cũng ngõ lời cám ơn quý linh mục, quý tu sĩ nam nữ, quý thầy cô đã ân cần hướng dẫn và dạy dỗ tận tình trong suốt thời gian qua để các em có đủ trình độ hiểu biết về tín lý để nhận lãnh Bí Tích Xưng Tội Rước Lễ lần đầu trong đời, đồng thời xin tiếp tục cầu nguyện cho các em, để trong suốt cuộc lữ hành các em luôn tìm về với Chúa qua bí tích Hoà giải, và biết gắn bó mật thiết với Đức Kitô trong bí tích Thánh Thể.

Sau thánh lễ là phần phát quà và chup hình lưu niệm để ghi nhớ ngày trọng đại trong đời vì : Hôm nay Chúa đã đến và ở lại với con.

Phan Hoàng Phú Quý
 
Ngày cầu nguyện cho ơn gọi tại Hố Nai
Hoàng Bá Qúy
15:08 08/05/2017
Sáng ngày 07 tháng 05 năm 2017, Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, ngày Thế Giới cầu Nguyện cho Ơn Gọi, lúc 8g00 tại khuôn viên Thánh đường Giáo xứ Phúc Lâm, Giáo hạt Hố Nai, Giáo phận Xuân Lộc, đã diễn ra ngày hội Tìm Hiểu Ơn Gọi trong Hạt Hố Nai với sự hiện diện của 30 chủng sinh, 43 em Dự Tu và 286 tham dự viên qua phần trình bày về Ơn Gọi của hai cha giáo sư Đại Chủng Viện Xuân Lộc : Cha Gioan B. Nguyễn Đăng Tuệ và Cha Gioan Trần Văn Thức.
Trong buổi sinh hoạt, các em đã nghe trình bày chung về Ơn gọi trong Giáo Hội, sinh hoạt với các thầy qua những phim ngắn và hình ảnh về ơn gọi của Vua David, của thánh Matthêu, của thánh Phêrô với những câu hỏi giao lưu. Đặc biệt các em xem đoạn phim về một ngày sống của Chủng Sinh Đại Chủng Viện Xuân Lộc.
Sau phần giải lao, Cha Quản hạt Hố Nai Đaminh Bùi Văn Án chủ tế Thánh Lễ Cầu Cho Ơn Gọi với sự đồng tế của hai cha Giáo sư cùng sự hiệp dâng sốt sắng của quý thầy và các em.
"Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt thì ít"
Xin Chúa Thánh Thần thúc đẩy và xuống nhiều ơn trên các em và xin cho ngày càng có nhiều bạn trẻ bước theo tiếng Chúa gọi, hiến thân trong đời sống tu trì để phụng sự Chúa và phục vụ Giáo Hội​.

Truyền Thông Hố Nai​
 
Xứ tân Phú mừng lễ Kim Khánh 50 năm Linh Mục của cha Lê Đình Quế Minh
Phan Lac Hoàng Anh
15:25 08/05/2017
GIÁOXỨTÂN PHÚ-LỄ MỪNG KIM KHÁNH 50 NĂM LINH MỤC

CHA CHÁNH XỨ GIUSE LÊ ĐÌNH QUẾ MINH 29-04-1967-29-04-2017

Các con hãy đi rao giảng Tin mừng cho muôn dân,ai tin và chịu Phép Rửa thì sẽ được cứu độ,ai không tin thì sẽ bị luận phạt “(Marco 16,15)

Xem Hình

Từ bụi tro Chúa nâng con lên hàng khanh tướng,và gọi con là bạn nghĩa thân tình(Trích ca khúc Từ Ngàn Xưa)Đó là tâm tình tận đáy lòng mà Cha Chánh xứ Tân Phú Giuse Lê Đình Quế Minh đã chia sẻ trong buổi lễ Mừng Kim Khánh 50 năm linh mục của Cha vào lúc 8g ngày Thứ Bảy 29-04-2017 tại thánh đường gx Tân Phú

ĐÓN TIẾP:.

Tiếng kèn Của Ban Tây nhạc Hội Đồng hương xứ Tân Sa Châu,tiếng trống của anh em họ Mông Triệu hòa cùng tiếng chuông nhà thờ;đã tạo nên sự phấn khởi và tưng bừng để chào đón Đức TGM Phaolo Bùi Văn Đọc -Quý Đức Cha Tô ma Vũ Đình Hiệu ( GP Bùi Chu)Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo(GP Xuân Lộc) Đức Cha AnTôn Vũ Huy Chương (GPĐà Lạ),Đức Cha Phê rô Nguyễn Văn Đệ(GP Thái Bình),Đức Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai(GP Vĩnh Long),Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản(GP Ban Mê Thuột),Đức ông Phanxicô Trần Văn Khả TGP Sài Gòn)Đức Ông Đặng Xuân Tú (GP Xuân Lộc )và Đức Ông Trần Văn Hòa (Hà Lan) Quý Cha Bề trên,Cha Giáo Nhạc sĩ Kim Long,Quý Cha hạt Trưởng,Quý Cha Nghĩa phụ,Nghĩa tử của Cha xứ,Quý Cha Đồng môn,Quý Cha Linh tông –Huyết tộc và khoảng 345 Cha ở các Giáo xứ, Nhà dòng và Nhà hưu ba miền Trung –Nam –Bắc. Quý Thày dòng Phanxi cô,Quý Sơ các Dòng; Quý Linh tông Huyết tộc của Cha Chánh xứ–Quý HĐMV Xứ -Họ,Quý Đoàn thể -Quý Chính quyền Quận Tân Phú,Phường Tân Sơn Nhì,Phường Tân Thành,Cộng đoàn dân Chúa GX Tân Phú-Tân Sa Châu,Tân Hương,Bùi Phát cùng những Gx mà Cha Giuse đã về chăm sóc Đoàn chiên ở đó,cũng như một số Bà con tôn giáo bạn cũng đến tham dự.

RƯỚC KIỆU:

Theo thứ tự,cuộc rước được sắp xếp như sau:Bình hương (Thày ĐCV )Thánh giá nến cao-Ban Tây Nhạc ĐH Tân Sa Châu Thiếu Nhi Thánh Thể Legio Mariae Kiệu hoa tươi đa sắc và cây nến,với số 50 biểu tượng 50 năm Linh mục,Các Bà mẹ Công Giáo,Huynh đoàn Đaminh,Lòng Chúa Thương xót,Gia đình PT Thánh Tâm,Quý Linh tông Huyết tộc của Cha Chánh xứ,Đội hoa nhí họ Thăng Thiên,Quý chức Xứ-Họ.Quý Cha Triều –Dòng ba miền Nam, Trung, Bắc (345 vịCha Chánh xứ Giuse với Nến sáng 50 năm Kim Khánh, Quý Đức Cha,Đức TGM Phaolo Bùi Văn Đọc Chủ sự thánh lễ trong Phẩm phục vàng Quý Thày Đại Chủng viện Thánh Giuse (Giúp lễ)Cộng đoàn gx Tân Phú

CÔNG BỐ PHÉP LÀNH TÒA THÁNH CỦA Đức Thánh Cha PHANXICÔ BAN CHO CHA CHÁNH XỨ GIUSE

Đức Cha Tôma Vũ Đình Hiệu Giám mục GP Thái Bình Công bố Phép lành Tòa Thánh của Đức Thánh Cha Phanxicô ban cho Cha Chánh xứ Giuse nhân dịp mừng Kim Khánh 50 năm linh mục của Cha,Phép lành này do chính Đức TGM Phaolo Bùi Văn Đọc chuyển đến.

CHA CHÁNH XỨ CHIA SẺ TÂM TÌNH:

Tính tuổi thọ trong ngoài bảy chục

Mạnh giỏi chăng là được tám mươi

Và phần lớn chỉ là gian lao khốn khổ

Cuộc đời thấm thoát chúng con đã qua rồi (TV 89,4-10)

Nhiều người cho rằng câu Thánh Vịnh trên đây bi quan quá khi chỉ nói đến sự chóng qua và những nỗi thống khổ,đắng cay của cuộc đời,thế nhưng trong cái nhìn đức tin,con thấy rằng cuộc đời không chỉ là bóng tối,bi quan và đau khổ,mà cuộc đời đầy ánh sáng của niềm vui và hồng ân của Thiên Chúa..... và giờ đây con xin Đức Tổng Giám mục,Quý Đức Cha và cộng đoàn cùng dâng thánh lễ.

THÁNH LỄ:

Mở đầu thánh lễ,Đức Tổng Giám mục Phaolo nói với CĐ:Kính chào Quý Đức Cha,Quý Cha,Quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể Anh chị em Hôm nay chúng ta quy tụ nơi đây thật đông đảo để cử hành thánh lễ mừng Kim Khánh của Cha Giuse Lê Đình Quế Minh,chúng ta cầu xin Chúa chúc phúc cho Cha và gìn giữ Cha luôn được nhiều sức khỏe để phục vụ Chúa. Tin mừng Thánh Marco ( 16,14-20) Đức TGM Phaolo diễn giảng:

Sáng nay chúng ta quy tụ về đây rất đông đảo,để mừng lễ Kim Khánh của Cha Giuse Quế Minh,chúng ta hãy cùng nhau sốt sắng cử hành thánh lễ đồng tế để cầu nguyện cho Cha,hãy cầu xin cho Cha được khỏe mạnh, được vui tươi và lúc nào cũng nở nụ cười trên đôi môi,chúng ta hãy để cho ánh sáng của Lời Chúa chiếu soi tâm hồn mỗi người chúng ta.Hôm nay chúng ta đã nghe qua các bài sách Thánh Tiên tri Isaia ( 52,7-10)Thư Thánh Phaolo gửi cho tín hữu Corinto và Tin mừng theo Thánh Marco (16,14-20)

Là linh mục tôi loan báoTin Mừng tình yêu,là linh mục tôi làm cho tình yêu hiện diện,là linh mục tôi tạo điều kiện cho tình yêu chiến thắng hận thù tội lỗi và sự chết,là linh mục tôi loan tin tình yêu;ấy vậy mà con Chim có Tổ,con Cáo có hang,Con Người không có nơi tựa đầu.Là linh mục tôi làm cho tình yêu hiện diện bằng cách biến Bánh và Rượu trở nên Mình và Máu Thánh Chúa; ấy vậy mà biết bao con người không muốn đón Chúa đến với họ,không chấp nhận Chúa trong cuộc đời của họ..Là linh mục tôi tạo điều kiện cho tình yêu chiến thắng hận thù và chiến thắng tội lỗi và sự chết, ấy vậy mà hận thù vẫn còn tràn lan trên mặt đất,tội lỗi và sự chết vẫn còn hiện diện.. Anh chị em ở đây và đặc biệt các linh mục thấy rõ sứ mạng của mình,con đường còn dài và nhiều chông gai,như Cha Giuse Quế Minh đã hăng say trong 50 năm phục vụ Chúa và Giáo Hội và sẽ còn hăng say thêm nữa trong suốt những năm tháng còn lại của cuộc đời. Xin Chúa chúc lành cho Cha Giuse Quế Minh và chúc lành cho Anh chị em Amen.

TRI ÂN VÀ CẢM TẠ CỦA HỘI ĐỒNG MỤC VỤ GIÁO XỨ:

Trước khi Nhận Phép lành của Đức TGM Phaolo,Ông Giuse Nguyễn Công Trung (CT HĐMV GX Tân Phú đã thay mặt CĐ Dân Chúa để kính dâng lên Đức TGM Phaolo,Quý Đức Cha, Quý Đức Ông,Quý Cha, Quý Sơ,Quý Thày, Quý Chính quyền Địa phương,Quý Khách và Cộng đoàn những lời tri ân sâu xa vì tất cả đã dành thời gian quý báu đến dâng thánh lễ để chia vui và cầu nguyện cho Cha Chánh Xứ Giuse..Đại diện CĐ dâng lên Đức Tổng Phaolo,Quý Đức Cha, và Cha Chánh Xứ những lẳng hoa mừng vui của mùa Phục sinh

TRI ÂN VÀ CẢM TẠ CỦA CHA CHÁNH XỨ GIUSE LÊ ĐÌNH QUẾ MINH:

Nhờ tình thương vô biên và ân sủng vô cùng của Thiên Chúa,con linh mục Giuse Lê Đình Quế Minh kính cẩn sâu xa tạ ơn Thiên Chúa Ba Ngôi,Chúa Giêsu linh mục Thượng Phẩm đời đời.Con hết lòng biết ơn Thánh Giuse Quan Thày Mục tử,Mẹ Maria mến thương Hằng Cứu Giúp,Giáo Hội,Giáo Phận,Giáo xứ ở nơi con sinh trưởng,nơi con được dạy dỗ,nơi con được phục vụ;Con hết lòng biết ơn Tổ tiên nội ngoại Ông bà Cha mẹ,các Bác,các Cô,các Chú Thím và Cậu Mợ,các Anh chị,các Em và các Cháu ở Việt nam và Hải ngoại, họ hàng Thân bằng Quyến thuộc của con.Con chân thành cảm ơn Đức Tổng Giám mục Sài Gòn,Đức Hồng Y G.B Phạm Minh Mẫn Quý Đức Cha ( 7 Vị) ) các Giáo phận Bắc-Trung-Nam đã cầu nguyện cho con,cùng dâng lễ tạ ơn hôm nayTheo số liệu cho biết hôm nay có 345 Quý Cha cùng hiện diện;Quý Cha trong Gia đình Labora Quý Tu sĩ nam nữ thuộc các Dòng và Triều;Quý Cha trong lớp Thánh ca,Quý các Thày Dòng Phanxico,Quý Linh mục trong Linh tông Cha Già cố Điệp,Cha Cố Tôma Trần Quốc Phú Linh mục Nghĩa phụ của con,và Cha Giuse Nguyễn Đức Bình là Bá phụ của con.

Xin cám ơn Các cấp Quý Chính quyền Quận Tân Phú,Phường Tân Sơn Nhì,Phường Tân Thành TP HCM Xin hết lòng cám ơn Quý chức trong HĐ Mục vụ của 4 GX mà con đã phục vụ 50 trong 50 năm như Xứ Bùi Phát, Tân Sa Châu, Tân Hương vvv..Cám ơn Quý Cha Phó,Các Cha, các Thày nghĩa tử, Quý tu sĩ nam nữ thuộc 5 Hội dòng trong Địa bàn GX Tân Phú,các Quý chức HĐMV GX Tân Phú cùng Ban Điều hành 5 Giáo họ,18 đoàn thể,8 Ca đoàn và ca đoàn Tổng hợp hát lễ hôm nay.

Cám ơn Ban Tây nhạc ĐH Tân Sa Châu,Hội trống Họ Mông Triệu,Ban Lễ sinh,Ban Âm Thanh ánh sáng,Ban Khánh Tiết,Ban Văn Nghệ,Ban Y tế,Ban trật tự,Ban Ẩm thực,Đội vệ sinh môi trường và Cộng đoàn GX Tân Phú.

TRI ÂN VÀ CẢM TẠ CỦA LINH TÔNG HUYẾT TỘC CHA CHÁNH XỨ GIUSE:

Kế tiếp Đại diện Huyết tộc của Cha Chánh xứ Giuse Ông Trịnh Văn Chuyên ( Cháu Trai )lên nói lời cảm tạ Đức TGM Phaolo, Quý Đức Cha,Quý Đức Ông,Quý Cha, Quý tu sĩ. cùng Cộng đoàn:

ĐÁP TỪ CỦA ĐỨC TỔNG GiÁM MỤC PHAOLO TGP SÀI GÒN:

Anh chị em thân mến,trước hết Tôi rất vui mừng vì được đến để Chủ sự dâng thánh lễ Tạ ơn Chúa và được chia vui trong lễ kỷ niệm Ngân Khánh của Cha Chánh xứ Giuse,Tôi thấy Cha Xứ vui lắm,đánh trống còn mạnh lắm! Thôi xin Chúa ban nhiều sức mạnh cho Cha Xứ Giuse để Cha tiếp tục phục vụ Chúa.

PHÉP LÀNH CUỐI LỄ:

Đức TGM ban phép lành cuối lễ,ca đoàn hát “Xin dâng lời cảm tạ hồng ân Thiên Chua bao la,xin dâng lời cảm mến hòa theo tiếng hát dâng lên.. ..... “ với tất cả niềm tin yêu vào Thiên Chúa vì Ngài đã thực hiện những việc lạ lùng ngay tại Gx Tân Phú này là ban cho Cha Xứ Giuse tròn 50 năm linh mục;Đại diện Ban tổ chức đã mời Đức TGM Phaolo,Quý Đức Cha,Quý Đức Ông lưu lại để chụp hình kỷ niệm với Cha Chánh xứ Giuse Lê Đình Quế Minh.Buổi lễ kết thúc lúc 11g30 cùng ngày và Đức TGM,Quý Đức Cha,Quý Đức Ông,Quý Khách,Quý Chính Quyền Quý Linh tông Huyết tộc cùng Cộng đoàn Dân Chúa GX Tân Phú đã có một Bữa Cơm Họp Mặt nhân ngày vui của Cha Chánh Xứ Giuse kính yêu. Phương Nga TT GX Tân Phú.
 
Giáo đoàn Marrickville Sydney Mừng Lễ Bổn Mạng
Diệp Hải Dung.
15:20 08/05/2017
Giáo đoàn Marrickville Sydney Mừng Lễ Bổn Mạng

Chiều Chúa Nhật 07/05/2017 đông đủ giáo dân thuộc Giáo đoàn Thánh Tử Đạo Đaminh Vũ Đình Tước Marrickville Sydney và các quan khách thuộc các Giáo đoàn bạn đã đến nhà thờ St. Britgid Marickville tham dự Thánh lễ mừng kính lễ Quan Thầy của Giáo đoàn.

Xem Hình

Đúng 4 giờ tất cả mọi người tập trung tại khuôn viên nhà thờ và Cha Tim Chính xứ Marrickville xông hương tượng Thánh Tử Đạo Đaminh Vũ Đình Tước và sau đó ban Tây Nhạc Cecillia hợp tấu nhạc phẩm Nhạc Chào Mừng và Con Đường Nào Chúa Đã Đi Qua rất đặc biệt đồng thời kiệu cung nghinh tượng Thánh Tử Đạo Đaminh Vũ Đình Tước rước vào nhà thờ an vị trên cung thánh,

Kế tiếp phần đọc tiểu sử của Thánh Đaminh Vũ Đình Tước, Ngài rất can trường và hiên ngang bất chấp mọi thủ đoạn của đám quan quân triều đình. Ngài vẫn một mực kiên trì trung thành với Thiên Chúa và sẵn sàng chấp nhận cái chết năm 1839 để vinh danh Thiên Chúa và Ngài đã nêu một tấm gương anh dũng sáng ngời cho hậu thế. Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tôn phong Ngài lên hàng Thánh Tử Đạo ngàý 19/06/1988 với 116 vị Thánh Tử Đạo Việt Nam. Sau khi chấm dứt phần tiểu sử Cha Paul Văn Chi Đặc trách Giáo Đoàn Marrickville chào mừng mọi người và Cha giới thiệu qúy Cha Tuyên Uý Trưởng Bùi Sơn Lâm, Cha Tim Chính xứ, Cha Nguyễn Thái Hoạch và Cha Nguyễn Như Thành cùng hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn.

Trong bài giảng Cha Paul Văn Chi đã nói về gương anh dũng Tử Đạo của Thánh Đaminh Vũ Đình Tước, vị Mục Tử nhân lành, đã sống theo hình ảnh Đức Giêsu Kitô đã hy sinh mạng sống vì nước Trời....Chúng ta theo gương Ngài rao giảng Chúa Giêsu tử nạn Thập Giá và chúng ta sống làm chứng nhân Đức Giêsu Kitô đã chết và sống lại. Mừng ngày Lễ Thánh Đaminh Vũ Đình Tước hôm nay theo gương Chúa Giêsu là vị Mục Tử nhân lành, Ngài đã sống và dám chết cho tình yêu....

Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Tim Chính xứ Marrickville ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo đoàn Mariickville . Cha Tuyên Úy Trưởng Bùi Sơn Sơn lần đầu tiên đến Giáo Đoàn Marrickville cũng ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo Đoàn. Anh Trần Anh Vũ Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Sydney thay mặt cho Cộng Đồng lên ngỏ lời chúc mừng bổn mạng của Giáo đoàn. Sau cùng anh Vũ Tiến Hưng Trưởng Ban Mục Vụ Giáo đoàn lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Quan Khách, quý Hội đoàn Đoàn thể đã đến tham dự Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng của Giáo đoàn Marrickville hôm nay. Đặc biệt cám ơn quý ân nhân và hai Ca đoàn Alleluia và Vô Nhiễm.

Sau khi kết thúc Thánh lễ, mọi người ở lại và tham dự bữa tiệc liên hoan và văn nghệ do Ca Đoàn và Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể trình diễn với những tiết mục Ca, Vũ, Hoạt Cảnh và tham gia cuộc vui xổ số may mắn lấy hên. Sau đó kết thúc bế mạc vào lúc 7pm.

Diệp Hải Dung
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Một trăm năm Fatima: Francisco dưới ngòi bút Lucia (tiếp theo)
Vũ Văn An
04:45 08/05/2017
Các giai thoại và bài hát bình dân

Giữa nhà con và nhà Francisco là nơi sinh sống của cha đỡ đầu của con, tên Anastacio, người kết hôn với một phụ nữ già hơn ông mà Thiên Chúa đã không ban ơn cho có con. Hai người theo nghề nông và thuộc loại khá giả, nên họ không cần phải làm việc. Cha của con là người trông coi nông trại của họ và trông nom các lao công trong ngày. Vì biết ơn, nên họ biểu lộ với con một lòng yêu thích đặc biệt, nhất là bà vợ cha đỡ đầu của con, người được con gọi là vú đỡ đầu Teresa. Nếu con không qua thăm ban ngày, thì ban đêm con phải qua đó ngủ qua đêm, vì bà ấy không thể chịu đựng được cảnh thiếu “cục thịt dịu ngọt” nhỏ bé của bà, như bà vốn gọi con.

Vào các dịp lễ lạy, bà rất thích được đeo dây chuyền vàng cũng như các bông tai nặng của bà cho con, những bông tai chấm đến quá vai của con, và còn chiếc nón nhỏ xinh xinh trang hoàng bằng các thứ lông đủ mầu sắc khác nhau và được cột với nhau bằng những chuỗi hột bằng vàng nữa. Trong các lễ lạy này, không ai xuất hiện đẹp đẽ hơn con, và các chị con cũng như mẹ đỡ đầu của con hết sức hãnh diện về điều này. Các trẻ em khác xúm quanh con để tấm tắc trước vẻ lộng lẫy của con. Nói cho ngay, con rất thích những ngày lễ lạc này, và việc ưa làm đỏm là tính hư danh tệ hại nhất của con. Mọi người tỏ ra thích và mến con, ngoại trừ đứa trẻ gái mồ côi mà vú đỡ đầu Teresa của con đã nhận nuôi lúc mẹ em qua đời. Con nhỏ sợ con lấy mất một phần gia sản mà nó vốn hy vọng nhận được, và quả tình nỗi sợ này có thể đúng, nếu Chúa đã không định cho con hưởng một gia sản qúy giá hơn thế nhiều.

Ngay khi tin tức về các lần hiện ra được loan truyền, cha đỡ đầu của con không tỏ ra quan tâm chi, còn vú đỡ đầu của con thì hoàn toàn chống đối việc này. Bà lộ rõ sự không chấp thuận của bà đối với “những tạo hoẹt” ấy, bà gọi các lần hiện ra như vậy. Bởi thế, con bắt đầu cố gắng càng tránh xa nhà bà càng hay. Việc con biến mất, chẳng bao lâu, được tiếp nối với việc thôi xuất hiện của một nhóm trẻ em vẫn hay tụ tập nhau ở đấy, và mẹ đỡ đầu của con thích ngắm các em hát và múa. Bà đãi các em các trái vả phơi khô, quả hạch, quả hạnh, hạt dẻ, trái cây, v.v…

Một chiều Chúa Nhật kia, con đang gần tới nhà bà cùng với Francisco và Jacinta, thì bà gọi chúng con “Tới đây đi, những kẻ lừa đảo bé bỏng của tôi, tới đây đi! Đã lâu, bọn con chưa tới đây rồi!” Khi đã vào trong, bà hết lòng săn sóc chúng con. Những trẻ em khác dường như đoán trước chúng con sẽ có mặt ở đây, nên cũng đã kéo nhau tới.Vú đỡ đầu tốt bụng của con, vì sung sướng thấy chúng con lại tụ tập tại nhà mình sau một thời gian vắng bóng lâu, nên đã cho chúng con đủ thứ ngon ngọt, và muốn chúng con ca hát và nhẩy múa.

Chúng con nói: “Như vậy chúng con sẽ phải hát bài nào đây, bài này hay bài này?”

Vú đỡ đầu của con tự ý chọn. Đó là bài “Chúc Khen nhưng không Ảo Tưởng”, một bài hát dành cho cả con trai lẫn con gái.

Hợp ca 1

Các em, mặt trời tinh cầu,
Đừng từ khước soi sáng nó!
Đây là nụ cười xuân thì,
Đừng biến nó thành tiếng than!

Chúc khen thục nữ yêu kiều
Thơm như hừng đông sương tỏa
Mỉm cười, em dự ứng trước
Sự mơn trớn buổi mai khác.

Năm nay hoa nở thật rộ
Rộ trái cây, mọi điều tốt!
Ước mong năm tháng khai màn
Mang đến em nhiều hy vọng!

Hy vọng thành ân phúc lớn,
Lời chúc nồng nhất cho em!
Hãy đặt nó lên trên trán
Sẽ thành triều thiên tuyệt hảo!

Nếu quá khứ rất đáng yêu
Thì tương lai cũng sẽ thế!
Chúc mừng năm cũ đã qua,
Năm mới đang đến tốt lành!

Trong bàn tiệc sống vui tươi
Hoa Đại Tây Dương kiều diễm,
Người làm vườn và chợ hoa
Đều được sung sướng ngợi ca!

Lòng em mong ước nụ hoa
Nở trên mảnh đất quê hương,
Mong nhà, tình yêu tinh khiết
Quấn quit quanh trái tim em!

Hợp ca 2

Ngài có nghĩ điều này đúng
Khi buồm chính hiện trước mắt
Berlenga, Catvoeiro
Ôi, cùng tắt đèn hải đăng?

Nhưng biển đang nổi lôi đình:
Biển cả muôn đời gió xoáy!
Hàng đêm rối loạn thét gào
Tạo nên cả một mồ nước.

Bãi cát Papoa u ám
Estela, Farilhoes!
Thảm kịch cứ mãi vang dội
Trong làn sóng bạc đẩy sô!

Mọi đá hiểm của biển nước này
Đều báo trước tử thần ảm đạm!
Mọi sóng vỗ rống bài truy điệu
Mỗi chữ thập nhắc một đắm tầu!

Rồi, tại sao ngươi quá bạo tàn
Tắt ánh sáng vốn là sự sống
Chỉ đường thoát khỏi sóng nước đen
Hướng đoàn tầu tới bến an lành.

Hợp ca 3

Tôi không còn nhỏ những dòng lệ
Khi nói lời vĩnh biệt ra đi,
Ngập ngừng chỉ xẩy ra một lúc
Ôi, mất mát kéo dài cả đời.

Đi nói với trời hãy dừng lại
Dòng suối tuôn tràn các hồng ân,
Để hoa lá héo úa chết mòn
Không còn nói ngài chăm sóc

Đi đi, tôi đã quá buồn phiền
Nơi tôi trú chỉ còn tang chế
Trên cao những đỉnh núi chót vót
Các chuông đồng báo giờ lâm tử

Nhưng ngài để tôi buồn cô độc
Trong sân nhà thờ xám xịt nhẫn tâm,
Tôi để lời than khóc muôn thuở
Khắc vào mặt đen phần mộ ngài.

Thửa vườn này nay sao trơ trụi
Mà ngày xưa mỉm cười tươi sáng
Trước đây không thiếu sự quan tâm,
Người làm vườn để nó chết mòn.

Tôi tin tưởng Quan Phòng ban phát
Các mơn trớn thân tình sắp tới!
Hy vọng chuẩn bị cho mọi người
Cho những người rời bỏ tổ ấm”

Francisco, nhà luân lý học nhỏ tuổi

Các phụ nữ các nhà lân cận, ngay khi nghe các lời ca sinh động trên, đã ùa tới tham gia với chúng con, và cuối cùng, yêu cầu chúng con hát lại một lần nữa. Tuy nhiên, Francisco đến nói với con: “Chúng ta đừng hát bài hát đó nữa. Lúc này, Thiên Chúa không muốn chúng ta hát những điều như thế nữa”. Bởi thế, chúng con lách ra khỏi các trẻ em khác và chạy tới chiếc giếng chúng con vẫn ưa thích.

Nói cho ngay, giờ đây con chỉ viết ra các bài hát trên vì đức vâng lời thôi, chứ con thấy xấu hổ lắm. Nhưng, theo lời yêu cầu của Cha Tiến Sĩ Galamba, Đức Cha đã rất thích đáng khi ra lệnh cho con viết lại các bài hát bình dân mà chúng con biết. Vậy thì đây, chúng ở đây! Con không biết tại sao chúng được lệnh viết ra, nhưng đối với con, con chỉ cần biết con đã chu toàn thánh ý Chúa.

Trong khi ấy, đã gần đến ngày Hội Trá Hình (Carnival) năm 1918. Các thanh niên thiếu nữ lại gặp nhau năm đó để chuẩn bị các bữa ăn linh đình và các trò vui chơi cho các ngày này. Mỗi người mang một món gì đó từ nhà, như dầu ôliu, bột mì, thịt, v.v… tới một trong các nhà trong làng, còn các thiếu nữ, thì, sau đó, nấu nướng cho bữa tiệc thịnh soạn. Trong 3 ngày này, ăn uống và nhẩy nhót diễn ra cho tới đêm, nhất là ngày cuối cùng.

Các trẻ dưới 14 tuổi có buổi cử hành riêng tại một căn nhà khác. Một số trẻ gái đến yêu cầu con giúp họ tổ chức “ngày hội” của chúng con. Thoạt đầu, con từ chối. Nhưng cuối cùng, con nhượng bộ như một người nhát gan, nhất là sau khi nghe lời khẩn khoản của các con trai con gái ông José Carreira, vì chính ông đã để căn nhà tại Casa Velha cho chúng con sử dụng. Ông và vợ ông nài nỉ con tới đó. Con bằng lòng và cùng một nhóm thiếu niên tới tham quan địa điểm đó. Thì ra địa điểm này có một căn phòng lớn đẹp đẽ, gần như một hội trường, rất thích hợp cho các trò vui chơi, và một chiếc sân rộng rãi để ăn tối! Mọi sự được xếp đặt xong, con mới về nhà, bề ngoài thì có sắc khí hội hè, nhưng bề trong, lương tâm con phản đối dữ dội. Vừa gặp Jacinta và Francisco, con kể lại cho hai em những gì xẩy ra.

Francisco trừng mắt hỏi con: “Chị có trở lại các trò ăn uống vui chơi đó nữa không? Có phải chị quên khuấy rằng chúng ta đã hứa sẽ không bao giờ làm những điều như thế nữa?”

“Chị không muốn tới đó nữa đâu. Nhưng các em phải biết họ không bao giờ thôi nài nỉ chị tới đó; thành thử lúc này, chị không biết phải làm gì?”

Thực vậy, không bao giờ ngưng các cuộc vui chơi, cũng như số trẻ gái tới năn nỉ con tới chơi với họ. Một số còn đến từ những làng xa xôi, như Rosa, Ana Caetano và Ana Brogueira đến từ Moita; hai con gái của ông Manuel da Ramira và cả hai con gái ông Joaquim Chapeleta đến từ Fatima; hai con gái nhà Silva đến từ Amoreira; Laura Cato, Josefa Valinho, và một số trẻ gái nữa mà cpon không nhớ tên đến từ Currais; ngoài ra, còn có những em đến từ Boleiros và Lomba de Pederneia, v.v… ấy là chưa kể những em đến từ Eira da Pedra, Casa Velha, và Aljustrel. Làm thế nào con có thể bỗng nhiên làm thất vọng các trẻ gái này, những đứa trẻ xem ra không biết làm sao vui chơi nếu không có con, và làm sao con có thể làm họ hiểu rằng con phải ngưng tới những nơi tụ hội như thế mãi mãi được? Thiên Chúa soi sáng cho Francisco tìm ra câu trả lời:

“Chị có biết làm thế nào làm được điều đó không? Mọi người đều biết Đức Mẹ đã hiện ra với chị. Do đó, chị có thể nói chị đã hứa với ngài là chị không nhẩy múa nữa, và vì thế, chị không tới nữa! Như thế, vào những ngày đó, chúng ta có thể chạy đi ẩn ở hang Cabeço. Trên đó, không ai tìm thấy chúng ta đâu!”

Con chấp nhận lời đề nghị của em, và một khi con đã quyết định, không một ai khác nghĩ tới việc tổ chức những buổi tụ tập như thế nữa. Chúa luôn chúc lành cho chúng con. Các người bạn của con, những người cho tới lúc đó luôn kiếm con để cùng vui chơi với họ, nay theo gương con, tới nhà con mỗi chiều Chúa Nhật để yêu cầu con đi đọc kinh Mân Côi với họ tại Cova de Iria.

Francisco, người thích ở một mình và cầu nguyện

Francisco là một cậu bé ít nói. Mỗi khi cầu nguyện hay dâng các hy sinh, em thích đi ra chỗ riêng và kín đáo, tránh cả con lẫn Jacinta. Chúng con thường bất ngờ thấy em đang ẩn sau một bức tường hay sau các đám bụi mâm xôi nơi em cố tình trốn vào để qùy cầu nguyện hay để “nghĩ đến Chúa, Đấng đang buồn sầu vì có quá nhiều tội lỗi” như em vẫn nói.

Nếu con hỏi em: “này Francisco, tại sao em không nói để chị cùng cầu nguyện với em, và cả Jacinta nữa?”, thì em trả lời: “Em thích cầu nguyện một mình, để em có thể nghĩ và an ủi Chúa; Người rất buồn sầu!”

Một hôm, con hỏi em: “Này Francisco, điều nào em thích hơn: an ủi Chúa hay làm cho người tội lỗi ăn năn trở lại, để không còn linh hồn nào phải xuống hỏa ngục?”

“Em thích an ủi Chúa hơn. Há chị không để ý việc Đức Mẹ buồn đến nỗi tháng vừa rồi, khi ngài nói rằng người ta không nên xúc phạm tới Chúa nữa, vì Người đã bị xúc phạm nhiều rồi sao? Em thích được an ủi Chúa, và sau đó, làm cho người tội lỗi ăn năn trở lại, để họ đừng xúc phạm đến Người nữa”.

Đôi khi, trên đường chúng con đi học, vừa tới Fatima, em nói với con: “Chị này, chị đến trường đi, em sẽ ở lại đây, trong nhà thờ, gần gũi với Chúa Giêsu Ẩn Mình. Học đọc có đáng gì đâu đối với em, vì nay mai em lên thiên đàng rồi. Trên đường đi học về, chị đến đây gọi em”.

Hồi ấy, Thánh Thể được lưu giữ gần cửa ra vào nhà thờ, ở phía trái, vì nhà thờ đang được tu sửa. Francisco tới đó, giữa giếng rửa tội và bàn thờ, và đó là nơi con thấy em lúc đi học về.

Sau này, khi em ngã bệnh, em thường nói với con, khi con tới thăm em trên đường đi học: “Này chị, chị hãy đến nhà thờ và chuyển tình yêu của em đến Chúa Giêsu Ẩn Mình. Điều làm em buồn hơn cả là em không thể đến đó và ở lại đó một lúc với Chúa Giêsu Ẩn Mình”.

Một hôm, khi con tới nhà em, con nói tạm biệt với một nhóm học sinh trước đây đã cùng đến với con, rồi bước vào để thăm em và em gái em. Vừa nghe tiếng ồn ào, em hỏi con:

“Chị đến với đám đông ấy sao?”

“Đúng, chị đến với họ”.

“Chị đừng đi với họ, vì chị có thể bắt chước họ mà phạm tội. Lúc đi học về, chị hãy tới đây để ở gần Chúa Giêsu Ẩn Mình ít phút, rồi sau đó hãy về nhà”.

Một dịp kia, con hỏi em: “Này Francsico, Em có cảm thấy ốm lắm không?”

“Có, em thấy ốm lắm, nhưng em chịu đau khổ để an ủi Chúa”.

Một hôm, lúc Jacinta và con vào phòng em, em nói với chúng con: “Hôm nay bọn chị đừng nói nhiều, đầu em đau lắm!” Jacinta nhắc nhở em:

“Anh đừng quên dâng hy sinh cho các người có tội”.

“Đúng. Nhưng trước hết anh phải dâng để an ủi Chúa và Đức Mẹ, rồi sau đó, cho các người có tội và cho Đức Thánh Cha”.

Một dịp khác, lúc con tới, con thấy em rất vui vẻ, con hỏi em:

“Em thấy có đỡ hơn không?”

“Không. Em thấy tệ hơn. Giờ đây, không còn bao lâu nữa em sẽ được lên thiên đàng. Khi lên đó, em sẽ an ủi Chúa và Đức Mẹ rất nhiều. Jacinta sẽ cầu nguyện nhiều cho người có tội, cho Đức Thánh Cha và cho cả chị nữa. Chị sẽ ở lại đây, vì Đức Mẹ muốn như vậy. Này chị, chị phải làm mọi sự ngài bảo chị làm”.

Trong khi Jacinta xem ra chỉ quan tâm đến một ý nghĩ duy nhất là làm cho các người tội lỗi ăn năn trở lại và cứu các linh hồn khỏi sa hỏa ngục, thì Francisco hình như chỉ nghĩ đến việc an ủi Đức Mẹ là đấng, đối với em, đang rất buồn sầu.

Francisco thấy ma qủy

Biến cố mà giờ đây con nhớ lại thì rất khác. Một hôm, chúng con tới một nơi gọi là Pedreia, và trong khi đàn chiên đang gặm cỏ, chúng con nhẩy từ tảng đá này qua tảng đá nọ, vừa nhẩy vừa làm cho tiếng nói của chúng con vang vọng xuống khe núi. Như thói quen, Francisco rút lui, tới một chiếc hang giữa các tảng đá.

Một thời gian rất lâu sau, chúng con bỗng nghe tiếng em kêu tên chúng con và kêu tên Đức Mẹ. Sợ có điều gì không lành xẩy đến cho em, bọn con chạy tới tìm em, vừa chạy vừa réo tên em.

“Em đang ở đâu?”

“Ở đây! Ở đây nè!”

Nhưng phải một lúc lâu sau chúng con mới định được vị trí của em. Cuối cùng, chúng con xuống được với em, lúc ấy đang run bần bật vì sợ, tuy vẫn tiếp tục qùy gối, và bối rối vì không thể đứng lên được.

“Sao thế? Em gặp chuyện gì?”

Bằng một giọng đầy sợ sệt, em trả lời: “Đó là một trong những con thú dữ khổng lồ mà chúng ta thấy ở trong hỏa ngục. Nó ở ngay đàng kia, miệng phun đầy lửa!”

Con không thấy gì, cả Jacinta cũng thế, thành thử con bật cười và nói với em: “Em chưa bao giờ nghĩ tới hỏa ngục, để khỏi phải sợ; nay em là người đầu tiên bị khiếp đảm!”

Thực vậy, mỗi khi Jacinta tỏ ra xúc động đặc biệt vì nghĩ tới hỏa ngục, em thường nói với Jacinta: “Em đừng nghĩ quá nhiều đến hỏa ngục! Thay vào đó, em hãy nghĩ đến Chúa và Đức Mẹ. Anh không nghĩ tới hỏa ngục, để khỏi phải sợ sệt”.

Em không hề sợ sệt. Em có thể đi một mình bất cứ nơi nào trong bóng tối ban đêm mà không một chút do dự. Em chơi với mấy con thằn lằn, và khi gặp mấy con rắn, em bắt chúng và quàng chúng quanh cây gậy, thậm chí đổ sữa chiên xuống một chỗ trũng trong đá để chúng uống. Em đi săn các hang cáo và hang thỏ, chồn hương (genet) và đủ thứ thú hoang.

Còn tiếp
 
Thông Báo
Chương trình kỷ niệm 100 năm và rước Đức Mẹ Fatima Thánh Du tại tu viện Thánh Gia dòng Đồng Công, Ft Worth,TX.
Chi dòng Đồng Công FW
10:04 08/05/2017


 
Văn Hóa
Tản mạn Judas.
Cát Giang
21:44 08/05/2017
Tản mạn Judas.

Nguyên nhân nào đã khiến Judas, từ một môn đệ thân tín trở thành tên phản bội, cam tâm bán đứng Thầy mình cho quân dữ. Chẳng ai biết. Suốt 20 thế kỷ nay, đó là một bí mật mà ngoài Chúa Jesus ra, trên đời này chỉ có mỗi mình Judas biết, nhưng y thì đã xuống tuyền đài nằm từ lâu rồi. Vì thế lời đáp cho vụ phản bội nổi tiếng nhất trong lịch sử nhân loại này sẽ mãi mãi còn là một bí mật không lời giải.

Bốn phúc âm, nguồn tư liệu duy nhất có thể giúp ta truy tìm động cơ phản bội đã đề cập đến chuyện này quá ít. Nhìn đi nhìn lại, đó chỉ là vài dòng về 30 đồng bạc mà quân dữ đã đưa cho Yudas để trả tiền công chỉ điểm, cùng với một lời giải thích mang đầy tính con nhà đạo : Quỷ đã nhập vào linh hồn hắn” ( Luc 22,2) .

Quỷ nào đã nhập ? Quỷ hám danh hay quỷ hám tiền ? Quỷ hận thù ganh ghét hay là thứ quỷ quỷ quyệt nằm vùng ? Rất nhiều câu trả lời đã được đưa ra.

Có người bảo nguyên nhân phản bội của Yudas là do hắn đã theo Chúa với hy vọng Ngài sẽ dành độc lập cho dân tộc Do Thái, nhưng khi hiểu ra Chúa không làm chính trị, vỡ mộng hắn phản bội.

Có kẻ lại nói ý tưởng phản bội thành hình trong con người Yudas từ lúc y thấy người phụ nữ đập vỡ bình dầu cam tùng có giá tới 300 đồng để lau chân cho Chúa. Theo hắn đó là một hành động phung phí, thế mà lại bị Chúa phê bình ( Yn 12, 5-8) . Vừa bất mãn, vừa nghĩ Thầy mình đã đổi thay, không còn thương yêu người nghèo nên hắn mới bán Ngài với giá 30 đồng, tức chỉ bằng một phần mười giá bình dầu kia cho bỏ tức !?

Lại có người nói do Yudas nghĩ rằng Chúa sẽ thực hiện một cuộc cách mạng giải phóng các tầng lớp bị trị. Cợm áo cho dân nghèo, ruộng đất cho người cày. Nhưng rốt cuộc Ngài lại nói “ ai có thì cho thêm” rồi còn dặn phải đóng thuế cho chính quyền. Như vậy chẳng khác nào Ngài cổ xúy cho bọn áp bức. Bất mãn hắn phản thùng.

Nhưng cũng có kẻ theo thuyết âm mưu thì lại quả quyết chỉ vì Yudas tin rằng khi bị bắt, thế nào Chúa cũng sẽ dùng quyền phép thoát khỏi kẻ thù. Ngài sẽ tự phá bỏ xiềng xích, sẽ đi lại giữa chúng như đi trong chốn không người. Phép lạ cả thể ấy sẽ làm lung lay nền móng tập đoàn áp bức, tạo phản ứng thúc đẩy dân chúng nổi dậy đánh đuổi ngoại bang. Thế nên hắn mới thử bán Thầy mình để trước hết là kiếm nhanh 30 đồng bỏ túi.

Có người lại bảo do Yudas đánh mùi thấy tình hình chung quanh đang rất ư là tình hình ! Các thầy thượng tế chạy đàng nào mà chẳng bắt Chúa trong nay mai, nếu cứ ở trong nhóm 12 thế nào cũng bị vạ lây. Sợ hãi, hắn vội bán Thầy chạy tội.

Còn nhiều lời giải thích khác cho hành động phản bội của Yudas, nhưng tựu chung lại, đó cũng chỉ là những giả thuyết của các nhà thần học, của các nhà chú giải kinh thánh, còn với đại đa số chúng ta, thì chuyện Yudas bán Chúa rõ ràng là do lòng tham 30 đồng bạc mà ra. Kinh thánh đã chép vậy mà.

Tham tiền ư ? Có thật tội ác này xảy ra chỉ vì ba chục đồng không ? Ở đây người viết chỉ xin lạm bàn đôi ba dòng, đúng sai không dám nói, vì tất cả cũng chỉ là chút tản mạn giữa lúc “trà thiếu rượu không” của một kẻ xưa nay vốn vẫn thuộc về nhóm “đại đa số”.

Muốn biết nguyên nhân hành động của bất kỳ ai đó thì ta nên tìm hiểu về con người đó. Yudas là một người như thế nào ?

Trước hết, Yudas là một môn đệ thuộc nhóm 12 thân tín của Chúa. Trong phúc âm, bản sơ yếu lý lịch của ông được ghi lại rất sơ sài, nó chỉ cho biết rằng ông ta là con của Simon Iscariot. Cái tên Simon với dân Do Thái cũng giống như tên Hùng tên Dũng trong tiếng Việt, rất phổ biến nên chẳng nói lên điều gì. Nhưng cái tên Iscariot thì khác, nó cho ta biết xuất xứ người mang nó.

Kerioth là một địa danh nằm ở miền nam nước Do Thái, thuộc xứ Giuđêa và là đất của chi tộc Yudas. Khi nghe mấy cái tên như Tư Cầu Ông Lãnh hay Dũng Đa Kao, ta liền biết ngay rằng anh Tư, anh Dũng kia là dân Saigon chính gốc, thì cái tên Yudas Iscariot này cũng vậy, nó nói cho ta biết rằng cái ông Yudas ấy là dân Kerioth, xứ Giuđêa ( Yôs 15, 25). Với người Do Thái, cách gọi tên theo quê quán này rất phổ biến. như Chúa Jesus vẫn được dân chúng gọi là Jesus Nadaret (Jn 18,5) và bà Maria Madalena có nghĩa là bà Maria ở thành Magdala…

Như vậy Yudas là người miền nam duy nhất trong nhóm 12, vì các môn đệ còn lại đều là dân gốc bắc, đều đến từ miền Galilê, quê hương Chúa Jesus (Cv 2, 7) . Một tay miền nam ăn nói trọ trẹ sống giữa một đám toàn dân bắc kỳ nòi ! Đáng ngạc nhiên đấy chứ.

Kinh thánh còn cho biết, trước khi theo Chúa, nhiều môn đệ đã từng quen biết nhau, thậm chí có người còn là anh em ruột, anh em con chú con bác, như thế, theo tình cảm tự nhiên, những đồng hương ấy sẽ gần gủi với Chúa và gắn kết với nhau hơn. Mọi sinh hoạt giữa họ đương nhiên cũng sẽ rất thoải mái. Người nhà mà.

Lạc lỏng chăng là một mình Yudas, một tay nam kỳ, chẳng những khác giọng nói mà cả cách làm cách nghĩ cũng khác. Tuy vậy, không những Chúa đã chọn Yudas mà còn đặt ông làm “cán bộ”. Phê rô thủ lĩnh, Yudas thủ quỷ. Đương nhiên Yudas phải có khả năng thì Chúa mới giao cho y túi tiền, cũng như y phải xứng đáng thì mới được Ngài chọn làm môn đệ.

Chúa không chọn các môn đệ cách ngẫu nhiên, gặp ai chọn nấy mà chỉ những kẻ hội đủ điều kiện. Điều kiện đầu tiên mà một môn đệ Chúa cần có, chắc chắn kẻ ấy phải là một người có tấm lòng chân thành, bụng dạ không giả dối. Ngài từng dặn đi dặn lại : Phải tránh xa và coi chừng men bọn giả hình (Lc 12,1 & Mt 16,6 ). Phải tránh xa bọn “ bên ngoài thì sơn phết hào nhoáng còn bên trong toàn giòi bọ thối tha”. Dường như chính sự giả hình mới là điều Chúa kỵ nhất trên đời này. Như vậy làm sao Ngài có thể chấp nhận cho một tên giả hình đứng trong hàng ngũ của mình được. Biết lòng nó độc thì lánh xa nó, kinh xưa đã từng nói vậy.

Bốn phúc âm dù ít ỏi, cũng đã cho ta thấy một con người Yudas tuy cực đoan nhưng lại rất chân thành trong những ý nghĩ của mình. Ông không phải hạng người giả dối như thiên hạ thường gán ghép. Gặp chuyện không phải là ông lên tiếng ngay, không im lặng để rồi lầm bầm sau lưng. Khi thấy người phụ nữ đập vỡ bình dầu thơm giá 300 đồng để lau chân Chúa, nhiều môn đệ cảm thấy khó chịu vì cho đó là điều phung phí nhưng họ cũng chỉ lầm bầm, chỉ có một mình Yudas lên tiếng.

Lúc thay lòng đổi dạ, Yudas không núp lùm ném đá giấu tay. Giữa bữa tiệc ly, khi Chúa bảo kẻ phản bội chính là người mà Ngài sắp chấm miếng bánh trao cho thì ông vẫn đưa tay ra nhận miếng bánh ấy. Tới khi Chúa bảo ông hãy đi làm chuyện đang chuẩn bị làm, tức là phản bội thì ông đã bình tĩnh đứng dậy rời khỏi bàn tiệc không ồn ào cũng chẳng điệu bộ.

Sau đó, khi dẫn đoàn quân dữ tới bắt Chúa thì chẳng cần đeo mặt nạ, chẳng cần đứng đàng xa ra hiệu, ông đàng hoàng tới sát bên và ôm hôn Ngài để báo cho quân dữ biết rằng chính người này là Jesus Nazaret, dù ông dư biết với hành động ấy ông đã tự đặt mình thành kẻ thù của cả 11 tông đồ. Những hành động quyết liệt như thế không phải là cách cư xử của một kẻ giả hình, một tên hèn nhát. Cho dẫu trong các ghi chép của cả ba phúc âm, ta đều thấy tên của Yudas luôn được đặt ở cuối bản danh sách, nhưng cách xếp hạng này chỉ là do sự phản bội sau này mà ra, còn từ đầu ông ta vẫn được anh em trong nhóm 12 tôn trọng.

Ta cũng biết, trước khi chọn môn đệ, Chúa đã cầu nguyện suốt một đêm (Lc 6, 12-16) nên đương nhiên giữa bao người theo mình, Ngài không thể chọn ra một kẻ xấu. Chúa không lầm khi chọn Yudas cho dù hắn sẽ là tên phản bội.

Thiên Chúa cho hắn tự do, tự do theo Ngài cũng như tự do không theo. Hoàn toàn tự do. Nhưng Ngài đã không chọn Yudas để hắn quay mặt phản bội mà là để hắn nên thánh. Mười một tông đồ kia đều đã nên thánh. Họ theo Chúa và chọn Chúa một cách dứt khoát. Còn Yudas hắn cũng theo Ngài nhưng cái mà hắn chọn lại chính là con người hắn, là cái vũ trụ trong tâm hồn hắn.

Một người đi theo Chúa suốt ba năm ròng, hằng ngày nghe lời Chúa dạy, thấy những gương sáng, thấy tấm lòng nhân ái yêu thương cũng như thấy bao phép lạ Ngài làm mà rốt cuộc lại trở thành một kẻ xấu. Tại sao vậy. Mãi mãi đó là một bí mật. Chúa phải chịu chết để hoàn thành công trình cứu chuộc, nhưng tại sao đó lại là Yudas. Mãi mãi cũng là một bí mật.

Phải chăng là do tư tưởng vô thần đã chiếm lĩnh tâm hồn Yudas. Tò mò lẫn ngạc nhiên trước các phép lạ Chúa làm nhưng Yudas không tin những phép lạ đó là do quyền năng siêu nhiên mà hắn cho rằng đó chỉ là những hiện tượng tự nhiên mà con người chưa thể giải thích.

Ai tìm sẽ thấy ai gõ sẽ mở. Muốn biết Chúa là ai nên Yudas mới xin làm môn đệ để tìm hiểu. Nhưng thực ra Yudas chỉ đi tìm cái mà ông đang giữ chặt trong lòng. đó chính là niềm tin vào vật chất, vào khoa học. Ông là một nhà khoa học thực nghiệm duy vật, chỉ tin những gì đang diễn ra trước mắt, tin cái đang có. Mọi con đường để Chúa bước vào tâm hồn ông đều đã bị bịt kín bởi lý luận. Hành động ném tiền vào thánh điện cũng là một biểu hiện cho sự báng bổ thần thánh có sẵn trong con người ông.

Trong nhóm 12, người mà Yudas có thể nói chuyện chắc sẽ là ông Tôma, một mẫu người “thấy mới tin”. Nhưng Yudas còn hơn thế, phải cắt nghĩa được cái mình thấy thì ông mới tin.

Khi Chúa nói “ Các ngươi đừng cứng lòng. Phúc cho ai không thấy mà tin” chắc hẳn Yudas đã tự nhủ “ Lòng tin thật sự phải là một lòng tin cứng lòng. Không thấy mà tin là phản khoa học. Cái có trước hết phải là cái thực.” Yudas chính là đối tượng mà Chúa bảo “ Dẫu cho kẻ chết sống lại nó cũng chẳng tin” ( Luc 16,31).

Do đó, Yudas đã đẩy Ngài vào bàn tay quân dữ với hy vọng trong cái tuyệt lộ ấy sẽ có câu trả lời để giúp hắn biết rằng Chúa có thật là Thiên Chúa hay chỉ là một nhà ma thuật. Nếu Ngài thật là Chúa, Ngài phải tự cứu mình…

Nhưng Chúa là con chiên xuống trần chịu hiến tế để cứu nhân loài, Ngài im lặng chịu xén lông (Is 53,7), im lặng chịu đòn roi sỉ nhục, im lặng chịu đóng đinh, chịu chết vì loài người.

Những điều này nằm ngoài dự kiến, nằm ngoài suy nghĩ của một Yudas vô thần. Nhìn Thầy mình im lặng đi tới cái chết, tâm hồn chai đá của y như tan ra. “Tôi chỉ là một tên giết người”. Trong cơn tuyệt vọng, chắc hẳn ông ta đã tự nhủ như thế và ông như nghe thấy tiếng Chúa : Yudas đừng tuyệt vọng. đừng để mình chết trong gông cùm tư tưởng. Bao năm theo Ta, con phải biết rằng không có một tội nào là không thể tha thứ. Ta chết chính là để cứu chuộc con.

Và Yudas đã đáp : Vô ích. Vô ích. Nếu Ông thật là Thiên Chúa thì tôi đã sinh ra, đã sống, và đã hành động chỉ là để phục vụ cho cái chết của Ông. Nhưng đó là định mệnh và tôi chấp nhận nó trong nổi tuyệt vọng khôn xiết.

Và rồi với sợi dây thòng lọng tròng vào cổ, ông ta đã chứng tỏ rằng, cho dù có chết, ông cũng không chịu thua Thiên Chúa ! Nhưng còn Thiên Chúa, Ngài có chịu thua ông hay không. Đây lại là một chuyện khác. Một bí mật khác.

Một cái nhìn về Yudas như thế, có thể cắt nghĩa được sự lựa chọn của Chúa, sự phản trắc cùng với cái chết của Yudas hay không, chẳng ai dám chắc, vì thực ra đó cũng chỉ là một giả thuyết và … chỉ có 30 đồng mới là thực.

Nhưng có thực chỉ vì tham tiền mà Yudas bán Chúa hay không ? Một số người sẵn sàng trả lời ngay và luôn là không. Vì sao ? Đơn giản là nếu chỉ vì tham 30 đồng thì chẳng phải là hắn ta đã đạt được mục đích rồi sao. Các thượng tế đã giao đủ 30 đồng không thiếu một cắc. Tiền trong tay, y phải vui mừng và xử dụng nó chứ không phải là đi tìm cành cây treo cổ.

Hơn nữa, 30 đồng là một cái giá quá bèo cho sinh mạng một con người đầy uy tín như Chúa Jesus. Chúa không lầm khi giao cho Yudas chức thủ quỷ, nếu tham tiền thì với cái tài đánh mùi tiền, hắn phải biết cái thời giá “sinh mạng chính trị” của Thầy mình lớn tới cỡ nào. Tham tiền thì không bao giờ hắn chấp nhận cái giá đó !

Chẳng phải Chúa vừa tiến vào Yerusalem trong “cờ hoa” rực rỡ với lũ lượt dân chúng tung hô. Một buổi thuyết giảng bình thường của Ngài mà đã có hơn 5000 người lặn lội tìm tới tận hóc núi để nghe. Đi tới đâu dân chúng cũng lũ lượt tuôn theo. Một nhân vật đầy hấp dẫn, nếu muốn có thể làm lung lay cả chế độ thì ba chục đồng chứ ba chục ngàn vẫn không là gì.

Hơn nữa, ba mươi đồng bạc kia sẽ chẳng đáng là bao nếu ta đem so với số tiền quỷ nhóm 12 mà Yudas đang nắm giữ. Đây là một suy đoán hợp lý. Cộng đoàn của Chúa được rất nhiều người yêu mến, do đó số tiền khách thập phương ủng hộ phải rất lớn.

Ta hãy xem ngay một bình dầu giá 300 đồng mà họ cũng chả tiếc, một bữa tiệc cho 12 người mà trong chốc lát họ cũng dọn lên đầy đủ, đến ngay một ngôi mộ đá mới làm, nằm ở một vị trí đắc địa sát cổng thành mà họ vẫn sẵn sàng dâng cúng để liệm xác Chúa… Thế thì tại sao lúc đi tự tử, móc trong túi ra, Yudas chỉ còn có đúng 30 đồng bạc để ném vào đền thánh. Số tiền quỷ còn lại nằm ở đâu ? Nếu cho rằng Yudas ăn cắp nó thì chắc chắn y phải gởi cho một ai đó cất rồi, và như thế thì người ấy đã đem xác y về chôn cất tử tế. Nhưng không một nhân vật nào như thế xuất hiện. Vì sao ? Tại vì trong thực tế chẳng hề có một nhận vật nào như thế. Ta có thể kết luận Yudas không là kẻ tham tiền, không là một tên ăn cắp, nên các thượng tế mới phải dùng chính 30 đồng bạc y ném vào đền thờ để lo việc mai táng cho y.

Vậy cái túi tiền của nhóm 12, cái túi tiền lúc nào bàn tay Yudas cũng khư khư nắm chặt như trong bức tranh “Bửa tiệc cuối cùng” mà danh họa Vinci mô tả, cái túi tiền đã trở thành logo, thành “thương hiệu bản quyền” Yudas nằm ở đâu ? Xin thưa là nó đã được Yudas bỏ lại bên bàn tiệc thánh rồi. Ông ta đã ra đi với hai bàn tay không. Ông chẳng tham cái gì không thuộc về mình. Của Caesar trả Caesar. Ba mươi đồng ném vào đền thờ là tất cả số tiền ông có.

Nếu không bán Chúa vì tham tiền vậy Yudas bán Chúa vì cái gì ? Mãi mãi là một bí mật.

Nhưng không phải đột nhiên mà ông ta trở thành một tên phản bội, cũng không phải ngày một ngày hai mà ông ta nhảy lầu. Yudas đã bước tới cái hố thẳm đời mình một cách từ từ, mỗi ngày bước một bước.

Ông bước tới hố thẳm bằng sự thất vọng khi cố gắng cắt nghĩa cho được một Thiên Chúa đang hiện diện bằng những lý lẽ duy vật. Ông bước tới hố thẳm bằng những thói xấu như bỏ túi riêng dăm ba đồng để mua vài chén rượu nồng uống cho đỡ nhạt miệng. Ông bước tới hố thẳm bằng sự xa lánh cộng đoàn, coi anh em nhóm 12 là lũ khờ dại, cuồng tín và ông ta đã bước tới hố thẳm bằng một tấm lòng chai đá nhất quyết không tin vào Thầy chí thánh.

Đón nhận nụ hôn Yudas, người mà tình thương của Chúa đành phải chịu thua, đầy đau đớn Ngài nói với hắn : Này bạn thân yêu ơi ! Bạn hôn Ta để nộp Ta ư ?

Nhưng niềm đau của Chúa chỉ lên tới tột đỉnh khi từ trên cây thập tự, đưa mắt nhìn về phía xa xa, gần bên khu vườn người thợ gốm và thấy xác người môn đệ yêu mến đang treo lũng lẵng trên cành cây. Trước cảnh tượng này, Ngài đã phải thốt lên trong nổi cô đơn cùng cực :

-- Cha ơi ! Sao Cha nở bỏ Con …

Cát Giang

Tuy Hòa
 
Ngỡ Phục Sinh
Cát Giang
21:50 08/05/2017
Ngỡ Phục Sinh

ngỡ Ngài phục sinh trong xác thân hoàn hảo
chẳng dấu mão gai chẳng dấu tích cạnh nương long
không dấu đóng đinh không đòn vọt hằn lên mình
hoàn hảo ngự xuống trên trần gian tội lỗi
ngỡ Ngài phục sinh là sấm rền sét nổ
khiếp kinh mấy thầy tư tế mấy lũ quân quan
khiếp kinh lão Caipha khiếp kinh lão Philate
đấm ngực ăn năn vì đã đổ máu người vô tội
ngỡ Ngài phục sinh là ánh ngời chói lọi
vinh quang các bà đang tuyệt vọng khổ đau
vinh quang các môn đồ khiếp vía trốn chui đầu
Thầy chết rồi chúng tìm ra là chết chắc !
ngỡ Ngài phục sinh là đời ta một bước
đứa tựa bên này đứa dựa ở bên kia
đứa hò đứa hét đứa chỉ trỏ tía lia
Thầy ta phục sinh ! phim tụi bay hết chiếu

ta đã nhìn phục sinh bằng mắt nheo trần thế
bằng tham sân si dục vọng chất đầy lòng
bằng tâm hồn hoá đá phủ rêu phong
Thầy phục sinh … ta còn trong cõi chết

Cát Giang
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Rộn Ràng Hoa Nở
Richard Drysdale
20:03 08/05/2017
RỘN RÀNG HOA NỞ
Ảnh của Richard Drysdale
Nhìn hoa tươi nở rôn ràng
Tưởng như bướm trắng một đàn lượn quanh.
(bt)
 
VietCatholic TV
Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 03 - 09/05/2017: Câu chuyện phép lạ của Thánh Piô tại Rumani
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
20:30 08/05/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Cuộc sống hiền lành và phục vụ

Trong Giáo Hội có những người sống cứng nhắc để che đậy tội lỗi của họ. Chúng ta đừng sống hai mặt như thế, nhưng hãy sống hiền lành và phục vụ. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Sáu ngày mùng 5 tháng Năm tại nhà nguyện Santa Marta.

Có những người sống rất khuôn phép luật lệ và cứng nhắc, nhưng lại không thành thực với chính mình. Chúa Giêsu lên án gay gắt những người như thế, vì họ sống giả hình. Có những người sống cứng nhắc và đồng thời sống hai mặt: bề ngoài mà mọi người nhìn thấy thì đẹp đẽ, nhưng khi không ai thấy, thì họ lại làm những điều xấu xa. Cũng có nhiều bạn trẻ bị cuốn vào vòng cám dỗ của lối sống như thế.

Có những người sống cứng nhắc để che giấu khuyết điểm tội lỗi, che giấu nhân cách rối loạn của mình, và để khẳng định bản thân là hơn người. Trường hợp của Saolô thì khác. Saolô là chàng thanh niên cứng nhắc nhưng rất chân thành tốt lành. Anh không thể chịu đựng được những gì mà anh cho là dị giáo. Thậm chí, anh còn ra tay đi bắt bớ các Kitô hữu. Khi đang trên đường Đamas hướng về Giêrusalem, anh Saolô ngã ngựa và gặp được tiếng nói nhẹ nhàng: “Saolô, Saolô, tại sao ngươi bắt bớ Ta?”.

Saolô là chàng thanh niên cứng nhắc nhưng không giả hình, mà rất trung thực. Chúa đã gọi anh, đã dẫn dắt anh. Sức mạnh dịu hiền của Chúa biến đổi anh. Để rồi, Saolô biến đổi thành Phaolô: người công bố Tin Mừng của Chúa và sẵn lòng chịu biết bao đau khổ vì Danh Chúa.

Từ kinh nghiệm của bản thân, thánh Phaolô đã rao giảng cho người khác, hết người này đến người kia. Cũng có nhiều vấn đề trong Giáo Hội và chính ngài phải chịu đau khổ nhiều để có thể giúp các tín hữu trong giáo đoàn biết đồng lòng với nhau. Ngài nói với các tín hữu: Anh em đã rời xa Chúa vì anh em phạm tội trong tinh thần và nơi thân xác anh em, giờ đây anh em hãy nên hoàn thiện, hãy ca tụng Thiên Chúa.

Nơi Thánh Phaolô, có cuộc gặp gỡ giữa một bên là sự cứng nhắc và bên kia là sự dịu hiền. Có cuộc đối thoại thực sự giữa một bên là người đàn ông chân thành và bên kia là Chúa Giêsu hiền lành. Đối với một số người, cuộc đời của Phaolô kể như là thất bại; những người ấy cũng từng nghĩ cuộc đời của Chúa Giêsu là thất bại. Thế nhưng, con đường của Kitô giáo là con đường hiền lành của Chúa Giêsu, là con đường rao giảng, con đường sống chứng nhân, con đường có đầy dấu vết của thập giá, con đường của sự phục sinh.

Hôm nay chúng ta hãy khẩn cầu thánh Phaolô một cách đặc biệt, để cầu nguyện cho những người cứng nhắc trong Giáo Hội. Cầu nguyện cho những người cứng nhắc và thành thực như thánh nhân từng sống thời chưa hoán cải. Đó là những người nhiệt thành nhưng lại làm sai. Cầu nguyện cho những người cứng nhắc và giả hình, vì họ nói mà không làm. Hôm nay chúng ta hãy cầu nguyện cho những người ấy.

2. Câu chuyện phép lạ của Thánh Piô tại Rumani

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Cha Thánh Piô thành Pietrelcina, thường được gọi cách thân thương là Cha Piô Năm Dấu Thánh. Ngài sinh ngày 25 tháng Năm năm 1887 và qua đời ngày 23 tháng Chín năm 1968. Khi còn sinh tiền, vị linh mục dòng Anh Em Hèn Mọn này được hai ơn lạ là ơn có Năm Dấu Thánh trên người; và có thể xuất hiện trong cùng một lúc tại hai địa điểm khác nhau.

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tuyên phong Chân Phước cho ngài ngày 2 tháng Năm năm 1999. Chỉ ba năm sau, cụ thể là vào ngày 16 tháng Sáu năm 2002, vị Giáo Hoàng Ba Lan đã tuyên thánh cho ngài. Tiến trình tuyên thánh cho ngài nhanh như vậy vì thánh nhân nổi tiếng làm nhiều phép lạ không chỉ tại Italia mà còn ở nhiều nơi khác trên thế giới.

Một trong những phép lạ ngoạn mục vừa được thông tấn xã Aleteia loan tải là một phép lạ tại Rumani đã khiến cho cả một làng Chính Thống Giáo trở lại Công Giáo.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Cha Victor Tudor, nguyên là linh mục Chính Thống coi sóc giáo xứ Chính Thống Giáo tại làng Pesceana. Năm 2002, bà Lucrecia, mẹ của cha Victor, được chẩn đoán là bị ung thư phổi và đã sang giai đoạn di căn. Các bác sĩ báo cho bà biết là bà chỉ còn sống được vài tháng. Mariano, một người anh của cha Victor là một họa sĩ chuyên vẽ các bức ảnh trong các nhà thờ, lúc ấy đang sống ở Rôma, đã đưa mẹ ông đến Rôma để được một bác sĩ người Italia chữa trị. Vị bác sĩ này nói là ông chỉ có thể cho bà các thứ thuốc để làm giàm cơn đau đớn trong khi chờ chết.

Bà Lucretia đã ở Rôma một thời gian với con của mình để tiện cho việc khám bệnh. Khi Mariano đi đến các nhà thờ Công Giáo để thực hiện các bức tranh khảm theo kiểu mosaic, bà Lucretia cũng đi theo. Trong khi Mariano làm việc thì bà Lucretia ngắm nhà thờ và các hình ảnh bên trong nhà thờ. Có một bức tượng nằm ở góc nhà thờ thu hút sự chú ý của bà. Ðó là tượng cha thánh Piô. Mariano đã kể cho mẹ mình nghe về tiểu sử của vị thánh thành Pietrelcina và trong những ngày tiếp sau đó, Mariano thấy mẹ mình đi đến ngồi trước bức tượng và trò chuyện như đang nói với một người. Hai tuần sau, bà mẹ và người con trở lại bệnh viện để làm xét nghiệm mới và họ đã vô cùng ngạc nhiên, vì căn bệnh ung thư giai đoạn cuối đã hoàn toàn biến mất. Bà Lucretia, một tín hữu Chính thống giáo, đã cầu xin sự can thiệp của cha Pio và ngài đã đáp lời bà.

Cha Victor đã làm chứng: “Mẹ tôi, một tín hữu Chính thống giáo, được chữa lành cách mầu nhiệm bởi cha Piô, đã đánh động tôi”. Cho đến khi biết mẹ mình được lành bệnh, cha Victor chưa được biết về cuộc đời của cha Pio, nhưng từ lúc đó, cha bắt đầu ngưỡng mộ và yêu mến vị thánh thật nhiều. Cha đã kể lại cho các giáo dân của mình về phép lạ đã xảy ra với mẹ mình. Cha nói: “Mọi người đều biết mẹ của tôi, họ đều biết là bà đã sang Italia để dự định phẫu thuật và bây giờ bà trở về nhà và được lành bệnh mà không có bác sĩ nào đã phẫu thuật cho bà.”

Phép lạ không chỉ thay đổi cuộc đời của cha Victor Tudor, nhưng cả cộng đoàn giáo xứ. Họ bắt đầu biết đến cha Piô và ngày càng yêu mến cha nhiều hơn. Họ đọc tất cả những gì họ tìm thấy về cha và sự thánh thiện của cha đã chinh phục họ. Nhiều bệnh nhân khác của giáo xứ cũng nhận được ơn lạ thường nhờ lời cầu bầu của Cha Piô. Do đó, gần 350 giáo dân Chính thống giáo cùng với cha xứ của họ đã quyết định trở lại Công Giáo.

Cố nhiên, việc trở lại Công Giáo của họ trong một đất nước đa số dân theo Chính thống giáo, là một chuyện cam go. Trước hết, họ không thể sử dụng nhà thờ cũ là tài sản của Giáo Hội Chính Thống. Tuy nhiên, các tín hữu Công Giáo tân tòng này không những không bị nản chí. Những người dân nghèo này đã gom góp xây dựng được một nhà thờ dâng kính cha Piô. Câu chuyện trở lại của họ làm nhiều người xúc động. Thật thế, trong suốt thời gian xây cất nhà thờ mới, cộng đoàn không có nhà thờ nên phải cử hành thánh lễ ngoài trời giữa trời giá lạnh.

Ngày nay nhà thờ đã thành hiện thực và đối với cha Victor, đó là một phép lạ khác.

3. Lắng nghe khát vọng trong trái tim con người

Giáo Hội không ngồi lỳ một chỗ, mà đứng lên và tiến bước. Giáo Hội đang lắng nghe những thao thức của dân Chúa và luôn sống trong mừng vui. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Năm mùng 4 tháng Năm tại nhà nguyện Santa Marta

Trong bài đọc trích sách Tông Đồ Công Vụ, thiên thần Chúa nói cùng Philipphê rằng: “Hãy chỗi dậy, đi về hướng nam…” Lời này rất quan trọng. Đây là dấu chỉ của việc loan báo Tin Mừng. Ơn gọi và niềm an ủi lớn lao của Giáo Hội chính là việc loan báo Tin Mừng.

Để loan báo Tin Mừng, cần chỗi dậy, cần đứng lên mà đi… Thiên thần không nói là: cứ ngồi đó, cứ bình chân như vại, cứ ở trong nhà của bạn. Không! Không phải thế. Giáo Hội luôn trung thành với Chúa và biết đứng dậy để tiến bước. Một Giáo Hội không trỗi dậy, không đứng lên, không biết tiến bước, thì Giáo Hội ấy đang bị bệnh. Thế nên, hãy khép lại thế giới hạn hẹp của điều này điều nọ. Hãy đóng lại loại thế giới hẹp hòi không còn những chân trời. Hãy trỗi dậy, đứng lên mà tiến bước. Đó là điều cần cho Giáo Hội, một Giáo Hội biết lên đường loan báo Tin Mừng.

Tiếp tục bài đọc trích sách Tông Đồ Công Vụ, Thần Khí thôi thúc ông Philipphê: “Hãy tiến lên và đuổi kịp xe đó!” Trên chiếc xe ấy, có viên quan thái giám người Ethiopia. Ông làm tổng quản công khố của nữ hoàng. Ông đang đọc sách ngôn sứ Isaia mà không hiểu. Sau cuộc trò chuyện giữa ông và tông đồ Philipphe, viên quan đã xin nhận Phép Rửa. Đó là một phép lạ vĩ đại. Điều quan trọng là làm thế nào Giáo Hội có thể lắng nghe những thao thức nơi trái tim con người.

Mọi người nam nữ đều có những thao thức trong cõi lòng mình, dù là tốt hay xấu, nhưng đó là những thao thức, những bồn chồn lo lắng. Hãy lắng nghe những thao thức ấy! Thần Khí đã không nói với Philipphe rằng: hãy đi và cải đạo ông ấy. Không. Thần Khí nói: hãy đi và lắng nghe. Như thế, bước đầu tiên là hãy trỗi dậy mà đi, bước thứ hai là lắng nghe. Lắng nghe là có khả năng cảm thấy những gì đang diễn ra trong tâm hồn con người. Nhưng những điều đang diễn ra ấy cũng có thể là sai trái. Đúng thế, và tôi muốn lắng nghe cả những điều sai trái ấy, để có thể hiểu được đâu là điều người ta âu lo, đâu là điều người ta thao thức. Mỗi người chúng ta đều có những thao thức nằm sâu trong tâm hồn. Và Giáo Hội cần nhận thấy cần nghe thấy những thao thức của con người.

Trong khi viên quan lắng nghe tông đồ Philipphê, Chúa đã hoạt động trong trái tim ông. Dần dần, viên quan hiểu được rằng tiên tri Isaia nói về Chúa Giêsu. Sau đó, ông đã nhận Phép Rửa và lòng tràn ngập niềm vui. Đó là niềm vui của người tín hữa.

Giáo Hội là Mẹ đã sinh ra nhiều con cái là các tín hữu trong cùng cách thức ấy. Đó không phải là cách thức tuyên truyền, nhưng là con đường sống chứng nhân. Hôm nay, Giáo Hội nói với chúng ta rằng: “Mừng vui lên!” Vui lên. Vui lên đi. Niềm vui của người Kitô hữu là niềm vui ngay cả trong những lúc đen tối. Sau thánh Stephano bị ném đá, tiếp tục có nhiều Kitô hữu bị bách hại ở khắp nơi. Các ngài giống như những hạt giống được gió mang đi và gieo rắc khắp chốn. Các ngài đã rao giảng Lời Chúa bằng chính cuộc sống chứng tá như thế. Nguyện xin Chúa ban ân sủng cho mỗi người chúng ta để Giáo Hội luôn biết đứng lên đi ra, biết lắng nghe khát vọng của con người, và luôn sống trong niềm vui của người Kitô.

4. Chúa có thể làm mềm những con tim chai đá

Những trái tim chai cứng chỉ biết lên án tất cả những gì nằm ngoài luật lệ. Nhưng Chúa sẽ làm mềm những trái tim ấy. Sự dịu hiền của Thiên Chúa có thể lấy đi trái tim chai đá, và thay thế những con tim khô cứng ấy bằng những trái tim biết yêu thương. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Ba mùng 2 tháng Năm tại nhà nguyện Santa Marta

Trong Thánh Vịnh 94, Chúa cảnh báo một thực tế phũ phàng là: người dân rất cứng lòng. Sau đó ngôn sứ Ezekiel loan báo lời hứa vĩ đại. Đó là Thiên Chúa sẽ biến đổi lòng người. Ngài sẽ lấy đi những trái tim bằng đá, và thay vào đó là trái tim bằng thịt, trái tim biết lắng nghe, trái tim trở nên chứng nhân cho đời vâng phục.

Thật là buồn khi trong Giáo Hội có những con tim chai đá, những trái tim bằng đá, những trái tim khép kín và không muốn mở ra, những trái tim chỉ biết đến thứ ngôn ngữ của lên án trách móc. Họ không hỏi những điều như: “Xin vui lòng cho tôi biết, tại sao bạn nói điều này? Tại sao điều kia? Vui lòng nói cho tôi…” Không. Họ không nói như thế, không hỏi như thế. Họ khép kín tâm hồn. Họ tỏ ra là biết mọi sự. Họ không cần một lời giải thích nào.

Trước sự cứng lòng của dân chúng, Chúa Giêsu nhắc lại những gì mà cha ông họ đã đối xử với các ngôn sứ, đó là việc giết hại các ngôn sứ. Và khi một tâm hồn khép kín, thì Chúa Thánh Thần không thể ngự vào. Nơi những trái tim chai đá, không có chỗ cho Chúa Thánh Thần ở.

Thế nhưng, bài trích sách Công Vụ Tông Đồ hôm nay cho chúng ta thấy, thánh Stephanô được đầy Thánh Thần. Nhờ đó thánh nhân hiểu được mọi sự, và trở thành chứng nhân, sống vâng phục Đấng là Ngôi Lời trở thành người phàm. Điều tuyệt vời ấy chính Chúa Thánh Thần đã làm. Đó là sự thật đầy tràn viên mãn và đó là một trái tim sung mãn. Trái lại, những trái tim ngang bướng không để cho Chúa Thánh Thần ngự vào, thì lúc nào cũng cảm thấy thiếu vắng.

Hai môn đệ trên đường Emmau cũng như chúng ta ngày nay, với nhiều nghi ngờ, với nhiều tội lỗi, thường khi chúng ta muốn rời xa con đường Thập giá. Chúng ta cần được Chúa Giêsu đồng hành nâng đỡ, để Ngài có thể sưởi ấm tâm hồn chúng ta.

Hôm nay chúng ta hãy ngắm nhìn sự hiền từ của Chúa Giêsu, Đấng là chứng nhân cho đức vâng phục. Người là Chứng Nhân Vĩ Đại, là Đấng đã trao hiến mạng sống, để giúp chúng ta thấy sự hiền từ của Thiên Chúa trước những tội lỗi yếu đuối của chúng ta. Nguyện xin ân sủng của Chúa làm mềm dịu những trái tim cứng nhắc của những người bị đóng khung trong lề luật. Họ lên án tất cả những gì nằm ngoài lề luật. Bởi vì họ không biết đến Ngôi Lời đã trở nên người phàm, Đấng là chứng nhân cho đời vâng phục. Bởi lẽ họ chưa biết rằng, sự hiền từ của Thiên Chúa có thể biến đổi trái tim bằng đá, trở thành trái tim biết yêu thương.