Phụng Vụ - Mục Vụ
Giáo hoàng của lòng thương xót
Lm. Giuse Trần Đình Long, SSS
08:19 09/05/2011
“Việt Nam ở trong trái tim tôi” (ĐGH Gioan Phaolô II)
Ngày… Tháng … Năm…
Cha kính yêu của chúng con,
Cha có biết không, vào những ngày Cha hấp hối trên giường bệnh, hàng ngàn bạn trẻ khắp nơi tuôn về tụ họp tại quảng trường Thánh Phêrô với cỗ tràng hạt trên tay, với ánh nến lung linh trong đêm canh thức 2-4-2005 để cầu nguyện cho sức khỏe của Cha. Chúng con ngước mắt nhìn về cửa sổ căn phòng làm việc của Cha ở khung cửa thứ 2 tầng thứ 3 hồi hộp chờ đợi. Những lời kinh nguyện của hàng chục ngàn bạn trẻ như những gắn bó sau cùng của chúng con bên Cha trong những giây phút bấp bênh giữa cái sống và cái chết, như những ước muốn của người trẻ muốn đồng hành với Cha trong những bước đầu tiên Cha sắp về Thiên Quốc. Cha ơi! Chúng con muốn đến với cha, vì chúng con cảm thấy mình mang nợ Cha, nợ tình, nợ nghĩa. Hơn 26 năm làm Giáo Hoàng, Cha đã vượt hàng trăm ngàn cây số không mỏi mệt, dành thời gian để đến thăm chúng con, cùng nói chuyện, chia sẻ, ca hát, nhảy múa với chúng con. Giờ phút lịch sử sắp sang trang này, chúng con muốn đến tận nơi để mong được cùng uống cạn chén đời với Cha, để được đồng lao cộng khổ với Cha “có phúc cùng chia, có họa cùng chịu”!
Bỗng nhiên tiếng cầu kinh ngừng hẳn khi Đức Tổng GiámMục Leonardo Sandri công bố : “Đức Thánh cha đã trở về Nhà Chúa”. Một bầu không khí thinh lặng bao trùm tất cả. Sự thinh lặng đó như nhịp thở của Cha bỗng ngừng, chấm dứt hành trình 84 năm của cha trên dương thế. Sau lúc yên lặng bàng hoàng, những tiếng khóc nức nở nghẹn ngào cất lên, tiếng chuông sầu báo tử buồn bã vang lên trong màn đêm. Giữa tiếng thổn thức của hàng chục ngàn người, giữa trời Thánh Đô vào đêm u tịch, một tiếng hô vang : “Be Not Afraid! Đừng Sợ! Đừng Sợ hãi!” Mọi người trên quảng trường vỗ tay hoan hô một hồi dài. Vâng, con nhớ lại cách đây 26 năm, ngày đầu tiên của triều đại Giáo Hoàng của mình, Cha đã củng cố lòng can đảm nơi chúng con: “Đừng sợ! Hãy mở rộng cánh cửa cho Chúa Kitô!”
Giới trẻ chúng con được Cha coi như những người bạn trong cuộc đời của mình. Cha đã dành cho chúng con cả một trái tim yêu thương dù giữa trăm công ngàn việc của một người chủ chăn phải chăm sóc hơn 1 tỷ con chiên trên toàn thế giới. Bằng chứng tình yêu đặc biệt Cha dành cho giới trẻ được thấy cách rõ ràng ngay từ khi Cha còn làm Cha Phó Xứ và giáo sư đại học tại quê hương Ba Lan. Cha đã sinh hoạt rất gần gũi với sinh viên và giới trẻ và được họ rất quý mến. Trong ngôi vị Giáo hoàng, trong những lần đi thăm mục vụ đến 129 quốc gia, tính tổng cộng lại thành quãng đường dài 1.247.613 cây số, Cha luôn dành cho giới trẻ chúng con những buổi gặp gỡ riêng. Tình yêu Cha dành cho người trẻ được tỏ bày cách hồn nhiên, chân thành, gần gũi, nồng ấm và cởi mở. Ai trong chúng con đã một lần trong đời được gặp gỡ Cha mà không cảm động và ghi khắc trong tim mình “Ấn Tượng Gioan Phaolô 2” khó nhạt phai.
Con được diễm phúc gặp Cha đến 3 lần. Lần thứ nhất vào năm 1992 khi con đi dự Tổng Tu Nghị Dòng Thánh Thể ở Rôma. Lần đầu tiên trong đời con được gặp mặt và bắt tay một vị Giáo Hoàng khi phái đoàn chúng con được Cha tiếp tại điện Vatican. Con xúc động biết là chừng nào! Cha đã tặng con xâu chuỗi mà con vẫn còn giữ đến bây giờ. Lúc đó Cha còn khoẻ mạnh tráng kiện lắm. Sau đó nhờ Đức Ông Thụ, là thư ký riêng của Cha, dẫn con đến thăm khu vườn của Cha. Con lại may mắn được gặp riêng Cha lần nữa. Lần này Cha xoa đầu, nhìn con mỉm nụ cười thật tươi, thật hiền, thậât vui khi thấy lúc đó hiếm lắm mới có người trẻ Việt Nam từ quê nhà được sang thăm Giáo Hoàng.
Mười năm sau con quay trở lại Giáo Đô để tham dự khóa bồi dưỡng tu đức cho các tu sĩ linh mục Việt Nam. Phái đoàn Việt Nam chúng con được hân hạnh chụp hình chung với Cha nhân dịp 6 bức tượng Đức Mẹ La Vang do Giáo Phận Huế gởi sang tặng cho các cộng đồng Việt Nam hải ngoại được đưa đến Rôma để Cha làm phép. Đứng sau tượng Đức Mẹ khi Cha đi ngang qua giơ tay ban phép lành, con thấy sức khoẻ Cha đã xuống, bước đi phải nhờ cây gậy, nhưng đôi mắt vẫn sáng, nụ cười vẫn dịu hiền như mười năm về trước.
Tháng 10 -2003 con được gặp Cha lần cuối trong dịp lễ phong chân phước cho Mẹ Têrêsa và trao mũ gậy Hồng Y cho Đức Tổng Giám Mục Gioan B. Phạm Minh Mẫn. Lúc này Cha không còn tự mình đi được nữa. Cha ngồi trên xe lăn trong suốt buổi lễ. Có lẽ hơn bao giờ hết, lúc này Cha thật sự cảm nghiêm nơi chính bản thân mình ý nghĩa của ngôn từ : “Có một ai đó sẽ thắt lưng cho con”. Giọng nói yếu và phát âm không rõ nữa, nhưng vẫn đôi mắt sáng và nụ cười hiền đó. Cha vẫn đi chúc lành cho chúng con dù ngồi trên xe lăn.
Khi Cha gặp giới trẻ, dường như Cha được tiếp thêm sức sống, Cha vẫy tay mạnh hơn, vươn người cao hơn như muốn ôm ấp người trẻ trong vòng tay yêu thương run rẩy của Cha. Một phóng viên hỏi Cha : “Tại sao Cha không từ chức khi tuổi cao sức yếu?” Cha mỉm cười đáp : “Nếu tôi là cầu thủ bóng đá thì tôi sẵn sàng từ chức khi gối mỏi chân chồn. Nhưng tôi không phải là cầu thủ, tôi là Giáo Hoàng. Tôi chăm sóc dân tôi không bằng đôi chân, nhưng bằng cái đầu và trái tim. Đầu tôi còn sáng, tim tôi còn đập, còn biết yêu thương, hà cớ gì tôi phải từ chức? Khi nào Chúa còn dùng tôi, thì tôi sẵn sàng phục vụ.” Và Cha đã phục vụ như thế cho đến hơi thở cuối cùng, không bỏ cuộc.
Sáu năm qua, Cha đã ra đi khỏi cuộc sống trần gian, nhưng Cha vẫn sống trong tâm tưởng, trong lòng yêu mến của chúng con. Mỗi khi nhớ về Cha, những gì Cha đã làm cho người Việt Nam chúng con, những tâm tình Cha gởi gắm cộng đồng Việt Nam trên khắp thế giới đều vang động trong tâm hồn con.
Trong Đại Lễ tôn phong các Thánh Tử Đạo Việt Nam, lúc đó Cha 68 tuổi, mạnh mẽ hơn nhiều so với thời gian sau khi bị trúng đạn của Mehmet Ali Agca. Cha luôn nhìn các con cái Việt Nam vây quanh Cha bằng ánh mắt thật hiền hòa dễ thương và cười vui khi thấy các bạn trẻ Việt Nam bày tỏ lòng yêu mến Cha một cách thoải mái. Một em bé Việt Nam khoảng 10 tuổi đọc một lá thư bằng tiếng Ý nói lên lòng yêu quý của em với Cha cách rất đơn sơ dễ thương. Cha đã xúc động ôm chầm lấy em mà như muốn ôm cả đất nước và con người Việt Nam vào lòng Cha. Sau này, mỗi khi nhắc đến Việt Nam, Cha thường nói một câu nghe thật chan chứa tình thương : “Việt Nam ở trong trái tim tôi.”
Cha đã không mệt mỏi vượt mọi khoảng cách trong không gian, qua khắp năm châu bốn bể đến với con người, nhất là đến với giới trẻ, để cùng sống đức tin với chúng con và khơi dậy niềm hy vọng tình người. Trong cuộc gặp gỡ giới trẻ ở Hradec Kralové năm 1997, Cha nhắn nhủ : “Các con hãy cùng với Giáo Hội đem Tin Mừng của Chúa đến tận cùng thế giới với tấm lòng vui tươi rộng mở... Giáo Hội Chúa Giêsu Kitô cần đến sức sống đang triển nở vươn lên của các con, cần đến sự đóng góp của trí tuệ và lòng hào hứng phấn khởi của các con. Các bạn trẻ yêu quý, các con hãy đặt tin tưởng vào Giáo Hội Chúa Giêsu Kitô, Giáo Hội của Ngài tin tưởng nơi các con.”
Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới ở Rôma dịp Năm Thánh 2000, vào đêm canh thức, Cha đã tâm tình với chúng con: “Ngày nay chúng ta phải sống quảng đại cho Chúa Kitô, và rất nhiều khi đòi buộc lòng hy sinh tử vì đạo nữa. Tử đạo ngày hôm nay cũng như hôm qua, đòi hỏi phải sống lội ngược dòng nước, để tin theo Chúa là thầy dậy hướng dẫn chỉ đường… Ngày nay các con không bị đòi hỏi phải đổ máu ra làm chứng cho đức tin vào Chúa, nhưng lòng trung thành với đức tin. Đó là lòng trung thành trong cuộc sống hàng ngày.”
Vào Chúa Nhật Lễ Lá 4-4-2004, Cha nhắn nhủ chúng con : “Hỡi các con, đừng sợ sống phó thác cho Chúa Kitô. Đừng chối bỏ những gì diễn tả vẻ đẹp của Thiên Chúa cũng như những tài năng mà con người đã nhận lãnh từ Thiên Chúa. Chúng ta cần đứng về phía Chúa Kitô, để làm chứng cho Thiên Chúa trước mặt mọi người.”
Trong buổi gặp gỡ các bạn trẻ ở Thụy Sĩ vào chiều thứ bảy 5-6-2004, Cha đã chứng tỏ khả năng ngoại thường trong việc lôi cuốn những người trẻ. Giới trẻ cảm thấy đang nghe một diễn giả trẻ trung độ tuổi 38 chứ không phải 83 như tuổi thật của Cha! Cha đã dâng thánh lễ với hơn 70.000 tín hữu và bạn trẻ tại công viên Allmend bên ngoài thủ đô Bern. Cha nhắn nhủ chúng con : “Tất cả những ai xúc phạm đến con người cũng là xúc phạm đến Đấng Tạo Hóa của người ấy.” Và Cha khuyên : “Hãy tìm kiếm Chúa trong dung mạo của người anh chị em đang đau khổ, đang gặp cảnh túng thiếu, đang là khách ngoại kiều.”
Cha còn là “Tông Đồ của lòng Chúa xót thương”. Cha đã phác họa lòng sùng kính này trong tông thư “Thiên Chúa Giầu Lòng Thương Xót” (Dives in Misericordia). Tại Collevalenza, năm 1981, Cha nhắc lại quyết tâm đối với sứ điệp lòng thương xót của Thiên Chúa như sau : “Ngay từ lúc khởi đầu tác vụ ở Toà Thánh Phêrô tại Rome, tôi đã coi sứ điệp này là công việc đặc biệt của tôi. Chúa quan phòng đã uỷ thác sứ điệp ấy cho tôi trong bối cảnh hiện nay của nhân loại, giáo hội, và thế giới.”
Chúa Nhật 18-04-1993, nữ tu Faustina được Cha nâng lên hàng chân phước. Ngày 30-04-2000 cũng chính Cha tôn phong Faustina, vị Tông Đồ của Lòng Thương Xót Chúa, lên bậc hiển thánh, và chính thức thiết lập lễ kính Lòng Thương Xót Chúa trên Giáo Hội Công Giáo toàn cầu vào Chúa Nhật II sau lễ Phục Sinh đúng theo yêu cầu của Chúa Giêsu “Cha mong ước Chúa Nhật sau lễ Phục Sinh sẽ là ngày đại lễ kính lòng thương xót Cha.” (NK 299-300).
Nhiều năm trước đây, Đức Lêô Cả đã chỉ thị cho các linh mục hãy rao giảng về Lòng Thương Xót Chúa : “Linh mục không có quyền khước từ việc rao giảng một mầu nhiệm quá ư vĩ đại như vậy, hơn nữa, linh mục không thể thiếu chất liệu để diễn giảng về một đề tài mà chưa bao giờ được nói cho đầy đủ; và trước tôn nhan vinh quang của Thiên Chúa, tuy thấy mình không xứng đáng diễn giảng về những công trình của Lòng Thương Xót Chúa, nhưng chúng ta hãy nỗ lực và dâng hiến trí năng của mình đến độ vận dụng tất cả mọi khả năng lợi khẩu.”
Trong bức tông thư “Thiên Chúa giầu Lòng Thương Xót” Cha cũng nhấn mạnh đến sứ vụ này : “Giáo hội của thời đại chúng ta phải trở nên ý thức đặc biệt và sâu xa về nhu cầu làm chứng cho lòng thương xót của Thiên Chúa trong sứ mạng toàn thể của mình, theo bước chân của truyền thống Cựu và Tân Ước, và trên hết là của chính Chúa Giêsu Kitô và các tông đồ của Người... Giáo Hội phải coi việc tuyên xưng và đưa mầu nhiệm lòng thương xót vào cuộc sống là một trong những bổn phận chính yếu của mình của mình trong mọi giai đoạn lịch sử, nhất là trong thời buổi hiện tại của chúng ta.” (#14)
Cha ơi, kể làm sao cho hết những gì Cha đã làm cho chúng con, viết làm sao cho cùng những tâm tình Cha muốn gởi gấm đến chúng con. Nhìn lại cuộc đời của Cha, những công việc Cha đã làm, những thao thức trăn trở và hoài bão của Cha, sao con cảm thấy mình sao nhỏ bé tầm thường quá! Báo chí đã đặt cho Cha danh hiệu là “Lực Sĩ của Chúa”, là “ Người của Thế Kỷ, của Thiên Niên Kỷ”, là “Gioan Phaolô Cả”, là “Ca Sĩ Cho Một Nền Văn Minh Tình Thương”. Người ta còn nói Cha được hưởng danh tiếng như một ngôi sao nhạc Rock, là thần tượng của bao người trẻ. Nhưng với con, Cha mãi mãi vẫn là “Giáo Hoàng của Lòng Xót Thương”. Nhớ thương Cha, chúng con lại thấy mình còn nhiều việc phải làm cho những người bên cạnh, những người sống chung quanh, những người gặp gỡ trên đường đời. Dù là những việc thật nhỏ bé tầm thường, nhưng con xin làm với cả tấm lòng để nhớ đến Cha. Bằng cả cuộc sống của mình, Cha đã chỉ cho con thấy con đường nên đi. Đó là con đường yêu thương phục vụ để sống mãi trong tình yêu Thiên Chúa và con người. Sống ở Chúa là sống ở mọi người, vì Chúa cũng ở trong mọi người.
Thưa Cha kính yêu,
Ngày Đại Lễ Kính Lòng Chúa Xót Thương vào Chúa Nhật II Phục Sinh 01-05-2011, Cha được tôn phong lên hàng Chân Phước, xin Cha cầu bầu cùng Chúa luôn phù trợ và chúc lành cho chúng con trên hành trình loan truyền Lòng Chúa Xót Thương đến mọi người, mọi nơi… Cha nhé!
Ngày… Tháng … Năm…
Cha kính yêu của chúng con,
Cha có biết không, vào những ngày Cha hấp hối trên giường bệnh, hàng ngàn bạn trẻ khắp nơi tuôn về tụ họp tại quảng trường Thánh Phêrô với cỗ tràng hạt trên tay, với ánh nến lung linh trong đêm canh thức 2-4-2005 để cầu nguyện cho sức khỏe của Cha. Chúng con ngước mắt nhìn về cửa sổ căn phòng làm việc của Cha ở khung cửa thứ 2 tầng thứ 3 hồi hộp chờ đợi. Những lời kinh nguyện của hàng chục ngàn bạn trẻ như những gắn bó sau cùng của chúng con bên Cha trong những giây phút bấp bênh giữa cái sống và cái chết, như những ước muốn của người trẻ muốn đồng hành với Cha trong những bước đầu tiên Cha sắp về Thiên Quốc. Cha ơi! Chúng con muốn đến với cha, vì chúng con cảm thấy mình mang nợ Cha, nợ tình, nợ nghĩa. Hơn 26 năm làm Giáo Hoàng, Cha đã vượt hàng trăm ngàn cây số không mỏi mệt, dành thời gian để đến thăm chúng con, cùng nói chuyện, chia sẻ, ca hát, nhảy múa với chúng con. Giờ phút lịch sử sắp sang trang này, chúng con muốn đến tận nơi để mong được cùng uống cạn chén đời với Cha, để được đồng lao cộng khổ với Cha “có phúc cùng chia, có họa cùng chịu”!
Bỗng nhiên tiếng cầu kinh ngừng hẳn khi Đức Tổng GiámMục Leonardo Sandri công bố : “Đức Thánh cha đã trở về Nhà Chúa”. Một bầu không khí thinh lặng bao trùm tất cả. Sự thinh lặng đó như nhịp thở của Cha bỗng ngừng, chấm dứt hành trình 84 năm của cha trên dương thế. Sau lúc yên lặng bàng hoàng, những tiếng khóc nức nở nghẹn ngào cất lên, tiếng chuông sầu báo tử buồn bã vang lên trong màn đêm. Giữa tiếng thổn thức của hàng chục ngàn người, giữa trời Thánh Đô vào đêm u tịch, một tiếng hô vang : “Be Not Afraid! Đừng Sợ! Đừng Sợ hãi!” Mọi người trên quảng trường vỗ tay hoan hô một hồi dài. Vâng, con nhớ lại cách đây 26 năm, ngày đầu tiên của triều đại Giáo Hoàng của mình, Cha đã củng cố lòng can đảm nơi chúng con: “Đừng sợ! Hãy mở rộng cánh cửa cho Chúa Kitô!”
Giới trẻ chúng con được Cha coi như những người bạn trong cuộc đời của mình. Cha đã dành cho chúng con cả một trái tim yêu thương dù giữa trăm công ngàn việc của một người chủ chăn phải chăm sóc hơn 1 tỷ con chiên trên toàn thế giới. Bằng chứng tình yêu đặc biệt Cha dành cho giới trẻ được thấy cách rõ ràng ngay từ khi Cha còn làm Cha Phó Xứ và giáo sư đại học tại quê hương Ba Lan. Cha đã sinh hoạt rất gần gũi với sinh viên và giới trẻ và được họ rất quý mến. Trong ngôi vị Giáo hoàng, trong những lần đi thăm mục vụ đến 129 quốc gia, tính tổng cộng lại thành quãng đường dài 1.247.613 cây số, Cha luôn dành cho giới trẻ chúng con những buổi gặp gỡ riêng. Tình yêu Cha dành cho người trẻ được tỏ bày cách hồn nhiên, chân thành, gần gũi, nồng ấm và cởi mở. Ai trong chúng con đã một lần trong đời được gặp gỡ Cha mà không cảm động và ghi khắc trong tim mình “Ấn Tượng Gioan Phaolô 2” khó nhạt phai.
Con được diễm phúc gặp Cha đến 3 lần. Lần thứ nhất vào năm 1992 khi con đi dự Tổng Tu Nghị Dòng Thánh Thể ở Rôma. Lần đầu tiên trong đời con được gặp mặt và bắt tay một vị Giáo Hoàng khi phái đoàn chúng con được Cha tiếp tại điện Vatican. Con xúc động biết là chừng nào! Cha đã tặng con xâu chuỗi mà con vẫn còn giữ đến bây giờ. Lúc đó Cha còn khoẻ mạnh tráng kiện lắm. Sau đó nhờ Đức Ông Thụ, là thư ký riêng của Cha, dẫn con đến thăm khu vườn của Cha. Con lại may mắn được gặp riêng Cha lần nữa. Lần này Cha xoa đầu, nhìn con mỉm nụ cười thật tươi, thật hiền, thậât vui khi thấy lúc đó hiếm lắm mới có người trẻ Việt Nam từ quê nhà được sang thăm Giáo Hoàng.
Mười năm sau con quay trở lại Giáo Đô để tham dự khóa bồi dưỡng tu đức cho các tu sĩ linh mục Việt Nam. Phái đoàn Việt Nam chúng con được hân hạnh chụp hình chung với Cha nhân dịp 6 bức tượng Đức Mẹ La Vang do Giáo Phận Huế gởi sang tặng cho các cộng đồng Việt Nam hải ngoại được đưa đến Rôma để Cha làm phép. Đứng sau tượng Đức Mẹ khi Cha đi ngang qua giơ tay ban phép lành, con thấy sức khoẻ Cha đã xuống, bước đi phải nhờ cây gậy, nhưng đôi mắt vẫn sáng, nụ cười vẫn dịu hiền như mười năm về trước.
Tháng 10 -2003 con được gặp Cha lần cuối trong dịp lễ phong chân phước cho Mẹ Têrêsa và trao mũ gậy Hồng Y cho Đức Tổng Giám Mục Gioan B. Phạm Minh Mẫn. Lúc này Cha không còn tự mình đi được nữa. Cha ngồi trên xe lăn trong suốt buổi lễ. Có lẽ hơn bao giờ hết, lúc này Cha thật sự cảm nghiêm nơi chính bản thân mình ý nghĩa của ngôn từ : “Có một ai đó sẽ thắt lưng cho con”. Giọng nói yếu và phát âm không rõ nữa, nhưng vẫn đôi mắt sáng và nụ cười hiền đó. Cha vẫn đi chúc lành cho chúng con dù ngồi trên xe lăn.
Khi Cha gặp giới trẻ, dường như Cha được tiếp thêm sức sống, Cha vẫy tay mạnh hơn, vươn người cao hơn như muốn ôm ấp người trẻ trong vòng tay yêu thương run rẩy của Cha. Một phóng viên hỏi Cha : “Tại sao Cha không từ chức khi tuổi cao sức yếu?” Cha mỉm cười đáp : “Nếu tôi là cầu thủ bóng đá thì tôi sẵn sàng từ chức khi gối mỏi chân chồn. Nhưng tôi không phải là cầu thủ, tôi là Giáo Hoàng. Tôi chăm sóc dân tôi không bằng đôi chân, nhưng bằng cái đầu và trái tim. Đầu tôi còn sáng, tim tôi còn đập, còn biết yêu thương, hà cớ gì tôi phải từ chức? Khi nào Chúa còn dùng tôi, thì tôi sẵn sàng phục vụ.” Và Cha đã phục vụ như thế cho đến hơi thở cuối cùng, không bỏ cuộc.
Sáu năm qua, Cha đã ra đi khỏi cuộc sống trần gian, nhưng Cha vẫn sống trong tâm tưởng, trong lòng yêu mến của chúng con. Mỗi khi nhớ về Cha, những gì Cha đã làm cho người Việt Nam chúng con, những tâm tình Cha gởi gắm cộng đồng Việt Nam trên khắp thế giới đều vang động trong tâm hồn con.
Trong Đại Lễ tôn phong các Thánh Tử Đạo Việt Nam, lúc đó Cha 68 tuổi, mạnh mẽ hơn nhiều so với thời gian sau khi bị trúng đạn của Mehmet Ali Agca. Cha luôn nhìn các con cái Việt Nam vây quanh Cha bằng ánh mắt thật hiền hòa dễ thương và cười vui khi thấy các bạn trẻ Việt Nam bày tỏ lòng yêu mến Cha một cách thoải mái. Một em bé Việt Nam khoảng 10 tuổi đọc một lá thư bằng tiếng Ý nói lên lòng yêu quý của em với Cha cách rất đơn sơ dễ thương. Cha đã xúc động ôm chầm lấy em mà như muốn ôm cả đất nước và con người Việt Nam vào lòng Cha. Sau này, mỗi khi nhắc đến Việt Nam, Cha thường nói một câu nghe thật chan chứa tình thương : “Việt Nam ở trong trái tim tôi.”
Cha đã không mệt mỏi vượt mọi khoảng cách trong không gian, qua khắp năm châu bốn bể đến với con người, nhất là đến với giới trẻ, để cùng sống đức tin với chúng con và khơi dậy niềm hy vọng tình người. Trong cuộc gặp gỡ giới trẻ ở Hradec Kralové năm 1997, Cha nhắn nhủ : “Các con hãy cùng với Giáo Hội đem Tin Mừng của Chúa đến tận cùng thế giới với tấm lòng vui tươi rộng mở... Giáo Hội Chúa Giêsu Kitô cần đến sức sống đang triển nở vươn lên của các con, cần đến sự đóng góp của trí tuệ và lòng hào hứng phấn khởi của các con. Các bạn trẻ yêu quý, các con hãy đặt tin tưởng vào Giáo Hội Chúa Giêsu Kitô, Giáo Hội của Ngài tin tưởng nơi các con.”
Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới ở Rôma dịp Năm Thánh 2000, vào đêm canh thức, Cha đã tâm tình với chúng con: “Ngày nay chúng ta phải sống quảng đại cho Chúa Kitô, và rất nhiều khi đòi buộc lòng hy sinh tử vì đạo nữa. Tử đạo ngày hôm nay cũng như hôm qua, đòi hỏi phải sống lội ngược dòng nước, để tin theo Chúa là thầy dậy hướng dẫn chỉ đường… Ngày nay các con không bị đòi hỏi phải đổ máu ra làm chứng cho đức tin vào Chúa, nhưng lòng trung thành với đức tin. Đó là lòng trung thành trong cuộc sống hàng ngày.”
Vào Chúa Nhật Lễ Lá 4-4-2004, Cha nhắn nhủ chúng con : “Hỡi các con, đừng sợ sống phó thác cho Chúa Kitô. Đừng chối bỏ những gì diễn tả vẻ đẹp của Thiên Chúa cũng như những tài năng mà con người đã nhận lãnh từ Thiên Chúa. Chúng ta cần đứng về phía Chúa Kitô, để làm chứng cho Thiên Chúa trước mặt mọi người.”
Trong buổi gặp gỡ các bạn trẻ ở Thụy Sĩ vào chiều thứ bảy 5-6-2004, Cha đã chứng tỏ khả năng ngoại thường trong việc lôi cuốn những người trẻ. Giới trẻ cảm thấy đang nghe một diễn giả trẻ trung độ tuổi 38 chứ không phải 83 như tuổi thật của Cha! Cha đã dâng thánh lễ với hơn 70.000 tín hữu và bạn trẻ tại công viên Allmend bên ngoài thủ đô Bern. Cha nhắn nhủ chúng con : “Tất cả những ai xúc phạm đến con người cũng là xúc phạm đến Đấng Tạo Hóa của người ấy.” Và Cha khuyên : “Hãy tìm kiếm Chúa trong dung mạo của người anh chị em đang đau khổ, đang gặp cảnh túng thiếu, đang là khách ngoại kiều.”
Cha còn là “Tông Đồ của lòng Chúa xót thương”. Cha đã phác họa lòng sùng kính này trong tông thư “Thiên Chúa Giầu Lòng Thương Xót” (Dives in Misericordia). Tại Collevalenza, năm 1981, Cha nhắc lại quyết tâm đối với sứ điệp lòng thương xót của Thiên Chúa như sau : “Ngay từ lúc khởi đầu tác vụ ở Toà Thánh Phêrô tại Rome, tôi đã coi sứ điệp này là công việc đặc biệt của tôi. Chúa quan phòng đã uỷ thác sứ điệp ấy cho tôi trong bối cảnh hiện nay của nhân loại, giáo hội, và thế giới.”
Chúa Nhật 18-04-1993, nữ tu Faustina được Cha nâng lên hàng chân phước. Ngày 30-04-2000 cũng chính Cha tôn phong Faustina, vị Tông Đồ của Lòng Thương Xót Chúa, lên bậc hiển thánh, và chính thức thiết lập lễ kính Lòng Thương Xót Chúa trên Giáo Hội Công Giáo toàn cầu vào Chúa Nhật II sau lễ Phục Sinh đúng theo yêu cầu của Chúa Giêsu “Cha mong ước Chúa Nhật sau lễ Phục Sinh sẽ là ngày đại lễ kính lòng thương xót Cha.” (NK 299-300).
Nhiều năm trước đây, Đức Lêô Cả đã chỉ thị cho các linh mục hãy rao giảng về Lòng Thương Xót Chúa : “Linh mục không có quyền khước từ việc rao giảng một mầu nhiệm quá ư vĩ đại như vậy, hơn nữa, linh mục không thể thiếu chất liệu để diễn giảng về một đề tài mà chưa bao giờ được nói cho đầy đủ; và trước tôn nhan vinh quang của Thiên Chúa, tuy thấy mình không xứng đáng diễn giảng về những công trình của Lòng Thương Xót Chúa, nhưng chúng ta hãy nỗ lực và dâng hiến trí năng của mình đến độ vận dụng tất cả mọi khả năng lợi khẩu.”
Trong bức tông thư “Thiên Chúa giầu Lòng Thương Xót” Cha cũng nhấn mạnh đến sứ vụ này : “Giáo hội của thời đại chúng ta phải trở nên ý thức đặc biệt và sâu xa về nhu cầu làm chứng cho lòng thương xót của Thiên Chúa trong sứ mạng toàn thể của mình, theo bước chân của truyền thống Cựu và Tân Ước, và trên hết là của chính Chúa Giêsu Kitô và các tông đồ của Người... Giáo Hội phải coi việc tuyên xưng và đưa mầu nhiệm lòng thương xót vào cuộc sống là một trong những bổn phận chính yếu của mình của mình trong mọi giai đoạn lịch sử, nhất là trong thời buổi hiện tại của chúng ta.” (#14)
Cha ơi, kể làm sao cho hết những gì Cha đã làm cho chúng con, viết làm sao cho cùng những tâm tình Cha muốn gởi gấm đến chúng con. Nhìn lại cuộc đời của Cha, những công việc Cha đã làm, những thao thức trăn trở và hoài bão của Cha, sao con cảm thấy mình sao nhỏ bé tầm thường quá! Báo chí đã đặt cho Cha danh hiệu là “Lực Sĩ của Chúa”, là “ Người của Thế Kỷ, của Thiên Niên Kỷ”, là “Gioan Phaolô Cả”, là “Ca Sĩ Cho Một Nền Văn Minh Tình Thương”. Người ta còn nói Cha được hưởng danh tiếng như một ngôi sao nhạc Rock, là thần tượng của bao người trẻ. Nhưng với con, Cha mãi mãi vẫn là “Giáo Hoàng của Lòng Xót Thương”. Nhớ thương Cha, chúng con lại thấy mình còn nhiều việc phải làm cho những người bên cạnh, những người sống chung quanh, những người gặp gỡ trên đường đời. Dù là những việc thật nhỏ bé tầm thường, nhưng con xin làm với cả tấm lòng để nhớ đến Cha. Bằng cả cuộc sống của mình, Cha đã chỉ cho con thấy con đường nên đi. Đó là con đường yêu thương phục vụ để sống mãi trong tình yêu Thiên Chúa và con người. Sống ở Chúa là sống ở mọi người, vì Chúa cũng ở trong mọi người.
Thưa Cha kính yêu,
Ngày Đại Lễ Kính Lòng Chúa Xót Thương vào Chúa Nhật II Phục Sinh 01-05-2011, Cha được tôn phong lên hàng Chân Phước, xin Cha cầu bầu cùng Chúa luôn phù trợ và chúc lành cho chúng con trên hành trình loan truyền Lòng Chúa Xót Thương đến mọi người, mọi nơi… Cha nhé!
Người mục tử có lòng xót thương
Lm. Giuse Trần Đình Long, SSS
08:21 09/05/2011
Việc sùng kính Lòng Thương Xót Chúa - đúng ra phải nói “Lòng Chúa Xót Thương”, hay “Lòng Thương Xót của Chúa” nhưng ở Việt Nam từ lâu đều quen dùng cụm từ “Lòng Thương Xót Chúa” rồi, nói như thế, nhưng mọi người đều hiểu theo 2 nghĩa ở trên. Khi nghe nói về việc sùng kính này, một số linh mục hoặc giáo dân có thể đặt vấn đề : “Phải chăng lại thêm một thứ sùng kính nữa?” Thế thì việc sùng kính Lòng Thương Xót Chúa là gì? Thật ra đây không phải là “lại thêm một thứ sùng kính nữa!” nhưng là điều mà một lòng sùng kính chân thực phải có trong ý nghĩa căn bản, là một cam kết trọn vẹn với Chúa, để sống nhân lành, có lòng thương xót, như chính Chúa là đấng nhân lành và giầu lòng xót thương. “Anh em hãy có lòng nhân lành như Cha anh em là Đấng nhân lành” (Lc 6,36). Thực hành việc sùng kính này đúng nghĩa đó chính là dấn thân vào một giao ước tình thương, một việc Sống Đạo đích thực theo sát Tin Mừng chứ không phải chỉ là những “tình cảm hời hợt chóng qua bên ngoài”, vì chính Thiên Chúa muốn biểu lộ lòng xót thương với tất cả mọi người “Vì vậy Đức Chúa đợïi chờ để thi ân cho anh em, Người sẽ đứng lên để tỏ lòng thương xót” (Is 30,18); “Cây lau bị dập, Người không đành bẻ gẫy. Tim đèn leo lét, Người không nỡ tắt đi” (Is 42,3).
Lòng sùng kính theo cách thức hiện nay phát nguồn từ những mạc khải Chúa ban cho nữ tu Faustina Helena Kowalska từ năm 1931 cho đến khi chị qua đời vào năm 1938.
Fuastina sinh năm 1905 tại miền Lodz, trung phần nước Ba Lan, là con thứ ba trong một gia đình nghèo có tới 10 người con. Năm 20 tuổi, chị dâng mình trong dòng Đức Mẹ Nhân Lành, một dòng tu chuyên lo giúp đỡ các thiếu nữ lỡ làng, gặp trắc trở. Suốt 13 năm sống trong dòng, Faustina chỉ làm những việc hết sức tầm thường như làm bếp, coi cổng, làm vườn… cho đến khi qua đời vì bệnh lao phổi năm 1938. Thế nhưng mấy ai biết người nữ tu hèn mọn đó có những kinh nghiệm về đời sống thiêng liêng rất kỳ diệu. Trong các lần thị kiến, Chúa Giêsu đã dạy chị ghi lại tất cả những lời nói về lòng thương xót của Chúa trong tập “Nhật Ký” dày 600 trang. Chủ đề xuyên suốt trong cuốn “Nhật Ký” là “Con hãy khuyến khích các linh hồn tín thác vào lòng thương xót khôn dò của Cha, bởi vì Cha muốn cứu độ hết mọi người.”
Faustina cũng phải vượt qua những đêm tăm tối của thử thách đức tin. Chính bản thân chị cũng đã trải nghiệm khổ hình trong sự kết hiệp với cuộc khổ nạn của Chúa Kitô. Có những lúc chị cảm thấy tuyệt vọng, cô đơn, nghi nan, chịu đựng những đau khổ khủng khiếp về thể lý và tâm lý, nhờ đó, Faustina mạnh dạn kêu gọi các linh hồn đang “bị thử thách như vàng trong lửa” hãy tín thác vào Lòng Thương Xót Chúa để “được tinh luyện như vừa từ bàn tay sáng tạo Thiên Chúa mà ra.” Hơn ai hết, chị hiểu rằng trước khi loan báo Lòng Thương Xót Chúa, thì chính chị phải là người thực hành trước, như Chúa nói với chị : “Hỡi con yêu, mặêc dù qua con, Cha yêu cầu mọi người hãy tôn sùng lòng thương xót của Cha, nhưng trước tiên, con phải là người nổi bật về niềm tín thác vào lòng thương xót của Cha.”
Sau khi Faustina qua đời, phong trào tôn sùng Lòng Thương Xót Chúa bắt đầu lan rộng khắp Đông Âu. Một linh mục Ba Lan thuộc Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm là cha Joseph Jarzebowski đã khấn xin Lòng Thương Xót Chúa cứu giúp thoát được đến Hoa Kỳ vào tháng 5-1941. Cha đã hứa dành trọn cuộc đời còn lại để cổ võ việc tôn sùng này. Từ đó, các cộng đoàn Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm ở thủ đô Washington và thành phố Detroit bắt đầu truyền bá các tài liệu về Lòng Thương Xót Chúa.
Năm 1944, tại tiểu bang Massachusetts, một số tu sĩ Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm thành lập một trụ sở mới tại Eden Hill và khởi sự truyền bá việc sùng kính Lòng Thương Xót Chúa trên phạm vi rộng lớn hơn. Đến năm 1953, Eden Hill trở thành trung tâm quốc tế cổ võ việc đạo đức này, phát hành mỗi năm hơn 25 triệu tài liệu về Lòng Thương Xót Chúa. Năm 1960, các tu sĩ dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm đã xây dựng một ngôi đền kính Lòng Thương Xót Chúa tại Eden Hill.
Đức cố Giáo Hoàng Gioan Pholô II đã phác họa lòng sùng kính này trong tông thư “Thiên Chúa Giầu Lòng Thương Xót” (Dives in Misericordia). Tại Collevalenza, năm 1981, ngài nhắc lại quyết tâm đối với sứ điệp lòng thương xót của Thiên Chúa như sau : “Ngay từ lúc khởi đầu tác vụ ở Toà Thánh Phêrô tại Rome, tôi đã coi sứ điệp này là công việc đặc biệt của tôi. Chúa quan phòng đã uỷ thác sứ điệp ấy cho tôi trong bối cảnh hiện nay của nhân loại, giáo hội, và thế giới.”
Tiến trình phong thánh cho nữ tu Faustina được khởi sự từ năm 1966. Ngày 21-12-1992, một trường hợp lành bệnh nhờ lời cầu bầu của chị Faustina đã được công nhận là phép lạ. Chúa Nhật 18-04-1993, nữ tu Faustina được Đức cố giáo hoàng Gioan Phaolô II nâng lên hàng chân phước. Ngày 30-04-2000 cũng chính ngài tôn phong Faustina, vị Tông Đồ của Lòng Thương Xót Chúa, lên bậc hiển thánh, và chính thức thiết lập lễ kính Lòng Thương Xót Chúa trên Giáo Hội Công Giáo toàn cầu vào Chúa Nhật II sau lễ Phục Sinh đúng theo yêu cầu của Chúa Giêsu “Cha mong ước Chúa Nhật sau lễ Phục Sinh sẽ là ngày đại lễ kính lòng thương xót Cha.” (NK 299-300).
Nhiều năm trước đây, Đức Lêô Cả đã chỉ thị cho các linh mục hãy rao giảng về Lòng Thương Xót Chúa : “Linh mục không có quyền khước từ việc rao giảng một mầu nhiệm quá ư vĩ đại như vậy, hơn nữa, linh mục không thể thiếu chất liệu để diễn giảng về một đề tài mà chưa bao giờ được nói cho đầy đủ; và trước tôn nhan vinh quang của Thiên Chúa, tuy thấy mình không xứng đáng diễn giảng về những công trình của Lòng Thương Xót Chúa, nhưng chúng ta hãy nỗ lực và dâng hiến trí năng của mình đến độ vận dụng tất cả mọi khả năng lợi khẩu.”
Đức Gioan Phaolô II trong bức tông thư “Thiên Chúa giầu Lòng Thương Xót” cũng nhấn mạnh đến sứ vụ này : “Giáo hội của thời đại chúng ta phải trở nên ý thức đặc biệt và sâu xa về nhu cầu làm chứng cho lòng thương xót của Thiên Chúa trong sứ mạng toàn thể của mình, theo bước chân của truyền thống Cựu và Tân Ước, và trên hết là của chính Chúa Giêsu Kitô và các tông đồ của Người... Giáo Hội phải coi việc tuyên xưng và đưa mầu nhiệm lòng thương xót vào cuộc sống là một trong những bổn phận chính yếu của mình của mình trong mọi giai đoạn lịch sử, nhất là trong thời buổi hiện tại của chúng ta.” (#14)
Thật đúng như thế, trong nền “văn hoá sự chết” hiện nay, bổn phận chính yếu của giáo hội nói chung, các linh mục nói riêng, là phải “đưa mầu nhiệm lòng thương xót vào trong cuộc sống” và “làm chứng cho lòng thương xót của Chúa”. Bản tin dưới đây là một trong muôn vàn sự kiện cho thấy lòng thương xót hình như vắng bóng trong tương quan giữa con người với nhau:
“Vào đúng ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8-3-2010, do ghen tuông, nghi vợ ngoại tình, Nguyễn Tiến Hoàng (SN 1979, trú tại số 10 ngách 151/51 Nguyễn Đức Cảnh, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã dùng tay bóp cổ vợ là chị Huyền tới chết.
Người hàng xóm của chị Huyền kể lại, buổi trưa hôm đó, bỗng thấy mẹ chồng chị Huyền lớn tiếng kêu: “Nó đập phá hết cả rồi...”. Tiếng kêu của bà mẹ chồng bỗng thất thanh: “Có ai đó không, cứu con tôi với...” Khi mọi người xông vào phòng thì thấy chị Huyền nằm bất động trên giường, mặt tái dại. Nghĩ là chị Huyền bị cảm, mọi người đưa chị đi cấp cứu, người chồng ngồi phía sau xe máy ôm chặt vợ để đưa đi viện. Nhưng chỉ đến đầu giờ chiều, cả xóm ngỡ ngàng hay tin chị Huyền đã tử vong, và càng ngỡ ngàng hơn khi biết chồng chị chính là người đã gây ra cái chết cho chị, khi dồn sức bóp cổ vợ. Chiều ngày 8-3, ông chồng đến công an phường tự thú.”
Chúa Giêsu nói với chị thánh Faustina :“Cha ước mong các linh mục hãy rao giảng về lòng thương xót khôn lường của cha cho các tội nhân. Đừng để họ sợ hãi không dám đến gần cha…” (NK,50). Những vị mục tử phải rao giảng và làm chứng về lòng thương xót Chúa hơn là dùng quyền hành và những biện pháp chế tài để đe dọa hay loại trừ con chiên. Tình yêu của Thiên Chúa vượt trên tất cả tội lỗi, thắng vượt sự dữ, và mạnh mẽ hơn sự chết. “Con hãy nói cho các linh mục của Cha rằng các tội nhân cứng lòng cũng sẽ hối cải khi nghe rao giảng về lòng thương xót của Cha, về lòng cảm thương cha dành cho họ trong trái tim Cha. Linh mục nào rao giảng về lòng thương xót của cha sẽ được ân thưởng một thần lực kỳ diệu; Cha sẽ xức dầu những lời của các ngài, và đánh động tâm hồn những ai nghe các ngài rao giảng.” (NK,1521). “Nhân loại sẽ không được bình an cho đến khi nào quay về với lòng thương xót của Cha với niềm tín thác.” (NK, 300). “Con hãy công bố lòng thương xót là ưu phẩm vĩ đại nhất của Thiên Chúa. Tất cả mọi công trình tay Cha thực hiện đều được tôn vinh với lòng thương xót.” (NK, 301)
Người chăn chiên tốt lành, người mục tử có lòng xót thương trong Kinh Thánh là hình ảnh chỉ Thiên Chúa, Đấng dẫn dắt mọi loài thụ tạo có mặt ở trần gian này. Hình ảnh ấy, hôm nay thể hiện cụ thể nơi một con người có trái tim đầy trắc ẩn, nhạy bén trước mọi đau khổ long đong của loài người. Con người ấy là Đức Giêsu Kitô, Đấng Giầu Lòng Thương Xót.
Chỉ mình Đức Kitô mới nói được câu : “Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên.” (Ga 10,11)
Các phàm nhân khác, dù vua chúa, quan quyền hay các đấng bậc nào cũng không một ai dám nói với kẻ dưới quyền mình “Tôi là người chăn chiên tốt lành”. Bởi vì mọi người chỉ có khả năng yêu mình và đẩy người khác chết cho mình, mưu cầu danh lợi cho mình, chà đạp lên anh em. Không ai có khả năng yêu người khác đến thí mạng sống mình cho họ.
Chỉ một Đức Giêsu, trái tim của Thiên Chúa toàn năng lại chứa đầy lòng nhân hậu từ ái đối với mọi người tội lỗi, nên Ngài nói nhân loại : “Tôi là mục tử tốt lành. Tôi hy sinh mạng sống vì đoàn chiên” (Ga 10,11).
Thời xưa cũng như ngày nay, có những người lợi dụng chức mục tử Chúa ban để mưu lợi cho bản thân, không màng gì đến nỗi đau khổ lầm than của đàn chiên. Thiên Chúa đã cảnh cáo những người lãnh đạo Israel qua tiên tri Ezekiel rằng : “Khốn cho các mục tử Israel, những kẻ chỉ biết lo cho mình! Nào mục tử không phải chăn dắt đàn chiên sao? Sữa các ngươi uống, len các ngươi mặc, chiên béo tốt thì các ngươi giết, còn đàn chiên lại không lo chăn dắt. Chiên đau yếu các ngươi không làm cho mạnh; chiên bệânh tât các ngươi không chữa cho lành; chiên bị thương các ngươi không băng bó; chiên đi lạc các ngươi không đem về; chiên bị mất các ngươi không chịu đi tìm. Các ngươi thống trị chúng một cách tán bạo và hà khắc... Bởi các mục tử chỉ biết lo cho mình mà không chăn dắt đàn chiên của Ta nên ta sẽ đòi lại chiên của ta; ta sẽ không để chúng chăn dắt chiên…” (Ed 34,1tt).
Và Thiên Chúa đã sai Con Ngài đến trong thế gian. Đức Giêsu, người mục tử duy nhất tốt lành đã có mặt. Khi Ngài nhìn đám dân chúng thì : “Chạnh lòng thương họ, vì họ bơ vơ vất vưởng như chiên không người chăn giữ” (Mt 9,36). Ngài đi thâu họp đàn chiên bị các mục tử trần gian làm tán loạn khắp nơi. Ngài đem về băng bó chữa lành, bổ dưỡng và chăn dắt chúng bằng tấm lòng yêu thương của Thiên Chúa, nghĩa là bằng chính máu thịt và mạng sống Ngài (Ga 10,11-15).
Thánh vịnh 23 đã tiên báo về thời hoan lạc của dân Thiên Chúa, bằng những câu đầy hân hoan phấn khởi như sau : “Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi. Trên đồng cỏ xanh rì, Ngài để tôi nằm nghỉ”.
Là những chiên trong đàn chiên của Đức Giêsu, các Kitô hữu, từ Đức Giáo Hoàng tới các thành phần dân Chúa khắp nơi, muốn thốt được những lời yên tâm vững dạ này của thánh vịnh 23, thì phải nhìn lên mục tử Giêsu.
Vì Đức Giêsu là mục tử tốt lành duy nhất, suốt đời đã phó thác hoàn toàn cho Ý Cha, để Cha chăn nuôi dẫn dắt. Đức Giêsu nói : “Lương thực của Ta là Ý Đấng sai Ta” (Ga 4,34). Từ những cơ cực đau buồn trong tâm hồn, đến sự trần truồng tủi nhục nơi thân xác. Từ ngày nhập thể bé thơ máng cỏ đến lúc thương tích đầy mình, cạn hơi thở trên thập giá. Đức Giêsu vẫn chỉ một niềm “Lạy Cha, xin con phó thác hồn con trong tay Cha” (Lc 23,46).
Từ sự chết vâng phục của một mục tử đã bừng lên sự phục sinh của tất cả nhân loại tối tăm tội lỗi. Thiên Chúa đã cho Giêsu phục sinh từ cõi chết và siêu tôn mục tử tốt lành Giêsu làm vua chăn dắt muôn loài.
Phần chúng ta hôm nay, sống trong thế giới đầy những bất trắc bất ổn. Xăng lên giá, điện lên giá, mọi thứ theo nhau lên giá, mỗi đồng lương là không lên, và đạo đức lại đang có chiều đi xuống. Cuộc sống càng lúc càng khó khăn : ốm đau, bệnh tật, thiếu cơm, thiếu áo, thiếu công ăn việc làm, thiếu thốn đủ thứ… mà muốn nói lên câu thánh vịnh 23 : “Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi” thì phải đón nhận Đức Giêsu Kitô vào đời mình. Chỉ “nhờ Người, với Người, trong Người”, chúng ta mới sống và nói lên được lời tuyệt diệu này trong sự bình an khôn tả và niềm cậy trông vô bờ bến vào Thiên Chúa, Đấng giầu lòng xót thương.
Hôm nay, Đức Giêsu Đấng chăn chiên tốt lành đang nhìn những nỗi khó khăn vây quanh chúng ta và nói : “Lòng các con đừng xao xuyến ! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy!” (Ga 14,1). Và người mục tử có lòng thương xót đó mời gọi ta đáp lại bằng cả tấm lòng : “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa!”
Tín thác là thế nào ? Thưa là tin tưởng, phó thác, cậy nhờ và đón nhận Đức Giêsu vào đời mình. Nếu không tin tưởng tuyệt đối vào Đấng chăn dắt mình là Đức Giêsu Kitô, mà chỉ tin vào sức mạnh cũa tiền bạc, vào mánh lới chạy chọt quen biết của mình, chỉ cậy dựa vào những người có chức vị thế lực trong đạo cũng như ngoài đời, như thể những tạo vật ấy có phép màu vạn năng, có thể đem lại hạnh phúc cho hồn xác mình, thì sẽ rơi vào bế tắc khủng khiếp, như số phận những con chiên tự mình đi riêng lẻ trong sa mạc. Nó sẽ chết đói, chết khát và bị sói rừng phanh thây.
Lạy Chúa Giêsu, người mục tử có lòng thương xót, Đấng chăn chiên tốt lành của con, dù trong hoàn cảnh nào, vui sướng hay khổ đau, ngọt bùi hay cay đắng, hy vọng hay tuyệt vọng, con chỉ nhìn lên Chúa và cậy nhờ một mình Chúa với lòng hân hoan cảm tạ mà ca ngợi Chúa với niềm xác tín rằng : “Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi. Trên đồng cỏ xanh rì Ngài để tôi nằm nghỉ…” Amen.
Lòng sùng kính theo cách thức hiện nay phát nguồn từ những mạc khải Chúa ban cho nữ tu Faustina Helena Kowalska từ năm 1931 cho đến khi chị qua đời vào năm 1938.
Fuastina sinh năm 1905 tại miền Lodz, trung phần nước Ba Lan, là con thứ ba trong một gia đình nghèo có tới 10 người con. Năm 20 tuổi, chị dâng mình trong dòng Đức Mẹ Nhân Lành, một dòng tu chuyên lo giúp đỡ các thiếu nữ lỡ làng, gặp trắc trở. Suốt 13 năm sống trong dòng, Faustina chỉ làm những việc hết sức tầm thường như làm bếp, coi cổng, làm vườn… cho đến khi qua đời vì bệnh lao phổi năm 1938. Thế nhưng mấy ai biết người nữ tu hèn mọn đó có những kinh nghiệm về đời sống thiêng liêng rất kỳ diệu. Trong các lần thị kiến, Chúa Giêsu đã dạy chị ghi lại tất cả những lời nói về lòng thương xót của Chúa trong tập “Nhật Ký” dày 600 trang. Chủ đề xuyên suốt trong cuốn “Nhật Ký” là “Con hãy khuyến khích các linh hồn tín thác vào lòng thương xót khôn dò của Cha, bởi vì Cha muốn cứu độ hết mọi người.”
Faustina cũng phải vượt qua những đêm tăm tối của thử thách đức tin. Chính bản thân chị cũng đã trải nghiệm khổ hình trong sự kết hiệp với cuộc khổ nạn của Chúa Kitô. Có những lúc chị cảm thấy tuyệt vọng, cô đơn, nghi nan, chịu đựng những đau khổ khủng khiếp về thể lý và tâm lý, nhờ đó, Faustina mạnh dạn kêu gọi các linh hồn đang “bị thử thách như vàng trong lửa” hãy tín thác vào Lòng Thương Xót Chúa để “được tinh luyện như vừa từ bàn tay sáng tạo Thiên Chúa mà ra.” Hơn ai hết, chị hiểu rằng trước khi loan báo Lòng Thương Xót Chúa, thì chính chị phải là người thực hành trước, như Chúa nói với chị : “Hỡi con yêu, mặêc dù qua con, Cha yêu cầu mọi người hãy tôn sùng lòng thương xót của Cha, nhưng trước tiên, con phải là người nổi bật về niềm tín thác vào lòng thương xót của Cha.”
Sau khi Faustina qua đời, phong trào tôn sùng Lòng Thương Xót Chúa bắt đầu lan rộng khắp Đông Âu. Một linh mục Ba Lan thuộc Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm là cha Joseph Jarzebowski đã khấn xin Lòng Thương Xót Chúa cứu giúp thoát được đến Hoa Kỳ vào tháng 5-1941. Cha đã hứa dành trọn cuộc đời còn lại để cổ võ việc tôn sùng này. Từ đó, các cộng đoàn Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm ở thủ đô Washington và thành phố Detroit bắt đầu truyền bá các tài liệu về Lòng Thương Xót Chúa.
Năm 1944, tại tiểu bang Massachusetts, một số tu sĩ Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm thành lập một trụ sở mới tại Eden Hill và khởi sự truyền bá việc sùng kính Lòng Thương Xót Chúa trên phạm vi rộng lớn hơn. Đến năm 1953, Eden Hill trở thành trung tâm quốc tế cổ võ việc đạo đức này, phát hành mỗi năm hơn 25 triệu tài liệu về Lòng Thương Xót Chúa. Năm 1960, các tu sĩ dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm đã xây dựng một ngôi đền kính Lòng Thương Xót Chúa tại Eden Hill.
Đức cố Giáo Hoàng Gioan Pholô II đã phác họa lòng sùng kính này trong tông thư “Thiên Chúa Giầu Lòng Thương Xót” (Dives in Misericordia). Tại Collevalenza, năm 1981, ngài nhắc lại quyết tâm đối với sứ điệp lòng thương xót của Thiên Chúa như sau : “Ngay từ lúc khởi đầu tác vụ ở Toà Thánh Phêrô tại Rome, tôi đã coi sứ điệp này là công việc đặc biệt của tôi. Chúa quan phòng đã uỷ thác sứ điệp ấy cho tôi trong bối cảnh hiện nay của nhân loại, giáo hội, và thế giới.”
Tiến trình phong thánh cho nữ tu Faustina được khởi sự từ năm 1966. Ngày 21-12-1992, một trường hợp lành bệnh nhờ lời cầu bầu của chị Faustina đã được công nhận là phép lạ. Chúa Nhật 18-04-1993, nữ tu Faustina được Đức cố giáo hoàng Gioan Phaolô II nâng lên hàng chân phước. Ngày 30-04-2000 cũng chính ngài tôn phong Faustina, vị Tông Đồ của Lòng Thương Xót Chúa, lên bậc hiển thánh, và chính thức thiết lập lễ kính Lòng Thương Xót Chúa trên Giáo Hội Công Giáo toàn cầu vào Chúa Nhật II sau lễ Phục Sinh đúng theo yêu cầu của Chúa Giêsu “Cha mong ước Chúa Nhật sau lễ Phục Sinh sẽ là ngày đại lễ kính lòng thương xót Cha.” (NK 299-300).
Nhiều năm trước đây, Đức Lêô Cả đã chỉ thị cho các linh mục hãy rao giảng về Lòng Thương Xót Chúa : “Linh mục không có quyền khước từ việc rao giảng một mầu nhiệm quá ư vĩ đại như vậy, hơn nữa, linh mục không thể thiếu chất liệu để diễn giảng về một đề tài mà chưa bao giờ được nói cho đầy đủ; và trước tôn nhan vinh quang của Thiên Chúa, tuy thấy mình không xứng đáng diễn giảng về những công trình của Lòng Thương Xót Chúa, nhưng chúng ta hãy nỗ lực và dâng hiến trí năng của mình đến độ vận dụng tất cả mọi khả năng lợi khẩu.”
Đức Gioan Phaolô II trong bức tông thư “Thiên Chúa giầu Lòng Thương Xót” cũng nhấn mạnh đến sứ vụ này : “Giáo hội của thời đại chúng ta phải trở nên ý thức đặc biệt và sâu xa về nhu cầu làm chứng cho lòng thương xót của Thiên Chúa trong sứ mạng toàn thể của mình, theo bước chân của truyền thống Cựu và Tân Ước, và trên hết là của chính Chúa Giêsu Kitô và các tông đồ của Người... Giáo Hội phải coi việc tuyên xưng và đưa mầu nhiệm lòng thương xót vào cuộc sống là một trong những bổn phận chính yếu của mình của mình trong mọi giai đoạn lịch sử, nhất là trong thời buổi hiện tại của chúng ta.” (#14)
Thật đúng như thế, trong nền “văn hoá sự chết” hiện nay, bổn phận chính yếu của giáo hội nói chung, các linh mục nói riêng, là phải “đưa mầu nhiệm lòng thương xót vào trong cuộc sống” và “làm chứng cho lòng thương xót của Chúa”. Bản tin dưới đây là một trong muôn vàn sự kiện cho thấy lòng thương xót hình như vắng bóng trong tương quan giữa con người với nhau:
“Vào đúng ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8-3-2010, do ghen tuông, nghi vợ ngoại tình, Nguyễn Tiến Hoàng (SN 1979, trú tại số 10 ngách 151/51 Nguyễn Đức Cảnh, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã dùng tay bóp cổ vợ là chị Huyền tới chết.
Người hàng xóm của chị Huyền kể lại, buổi trưa hôm đó, bỗng thấy mẹ chồng chị Huyền lớn tiếng kêu: “Nó đập phá hết cả rồi...”. Tiếng kêu của bà mẹ chồng bỗng thất thanh: “Có ai đó không, cứu con tôi với...” Khi mọi người xông vào phòng thì thấy chị Huyền nằm bất động trên giường, mặt tái dại. Nghĩ là chị Huyền bị cảm, mọi người đưa chị đi cấp cứu, người chồng ngồi phía sau xe máy ôm chặt vợ để đưa đi viện. Nhưng chỉ đến đầu giờ chiều, cả xóm ngỡ ngàng hay tin chị Huyền đã tử vong, và càng ngỡ ngàng hơn khi biết chồng chị chính là người đã gây ra cái chết cho chị, khi dồn sức bóp cổ vợ. Chiều ngày 8-3, ông chồng đến công an phường tự thú.”
Chúa Giêsu nói với chị thánh Faustina :“Cha ước mong các linh mục hãy rao giảng về lòng thương xót khôn lường của cha cho các tội nhân. Đừng để họ sợ hãi không dám đến gần cha…” (NK,50). Những vị mục tử phải rao giảng và làm chứng về lòng thương xót Chúa hơn là dùng quyền hành và những biện pháp chế tài để đe dọa hay loại trừ con chiên. Tình yêu của Thiên Chúa vượt trên tất cả tội lỗi, thắng vượt sự dữ, và mạnh mẽ hơn sự chết. “Con hãy nói cho các linh mục của Cha rằng các tội nhân cứng lòng cũng sẽ hối cải khi nghe rao giảng về lòng thương xót của Cha, về lòng cảm thương cha dành cho họ trong trái tim Cha. Linh mục nào rao giảng về lòng thương xót của cha sẽ được ân thưởng một thần lực kỳ diệu; Cha sẽ xức dầu những lời của các ngài, và đánh động tâm hồn những ai nghe các ngài rao giảng.” (NK,1521). “Nhân loại sẽ không được bình an cho đến khi nào quay về với lòng thương xót của Cha với niềm tín thác.” (NK, 300). “Con hãy công bố lòng thương xót là ưu phẩm vĩ đại nhất của Thiên Chúa. Tất cả mọi công trình tay Cha thực hiện đều được tôn vinh với lòng thương xót.” (NK, 301)
Người chăn chiên tốt lành, người mục tử có lòng xót thương trong Kinh Thánh là hình ảnh chỉ Thiên Chúa, Đấng dẫn dắt mọi loài thụ tạo có mặt ở trần gian này. Hình ảnh ấy, hôm nay thể hiện cụ thể nơi một con người có trái tim đầy trắc ẩn, nhạy bén trước mọi đau khổ long đong của loài người. Con người ấy là Đức Giêsu Kitô, Đấng Giầu Lòng Thương Xót.
Chỉ mình Đức Kitô mới nói được câu : “Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên.” (Ga 10,11)
Các phàm nhân khác, dù vua chúa, quan quyền hay các đấng bậc nào cũng không một ai dám nói với kẻ dưới quyền mình “Tôi là người chăn chiên tốt lành”. Bởi vì mọi người chỉ có khả năng yêu mình và đẩy người khác chết cho mình, mưu cầu danh lợi cho mình, chà đạp lên anh em. Không ai có khả năng yêu người khác đến thí mạng sống mình cho họ.
Chỉ một Đức Giêsu, trái tim của Thiên Chúa toàn năng lại chứa đầy lòng nhân hậu từ ái đối với mọi người tội lỗi, nên Ngài nói nhân loại : “Tôi là mục tử tốt lành. Tôi hy sinh mạng sống vì đoàn chiên” (Ga 10,11).
Thời xưa cũng như ngày nay, có những người lợi dụng chức mục tử Chúa ban để mưu lợi cho bản thân, không màng gì đến nỗi đau khổ lầm than của đàn chiên. Thiên Chúa đã cảnh cáo những người lãnh đạo Israel qua tiên tri Ezekiel rằng : “Khốn cho các mục tử Israel, những kẻ chỉ biết lo cho mình! Nào mục tử không phải chăn dắt đàn chiên sao? Sữa các ngươi uống, len các ngươi mặc, chiên béo tốt thì các ngươi giết, còn đàn chiên lại không lo chăn dắt. Chiên đau yếu các ngươi không làm cho mạnh; chiên bệânh tât các ngươi không chữa cho lành; chiên bị thương các ngươi không băng bó; chiên đi lạc các ngươi không đem về; chiên bị mất các ngươi không chịu đi tìm. Các ngươi thống trị chúng một cách tán bạo và hà khắc... Bởi các mục tử chỉ biết lo cho mình mà không chăn dắt đàn chiên của Ta nên ta sẽ đòi lại chiên của ta; ta sẽ không để chúng chăn dắt chiên…” (Ed 34,1tt).
Và Thiên Chúa đã sai Con Ngài đến trong thế gian. Đức Giêsu, người mục tử duy nhất tốt lành đã có mặt. Khi Ngài nhìn đám dân chúng thì : “Chạnh lòng thương họ, vì họ bơ vơ vất vưởng như chiên không người chăn giữ” (Mt 9,36). Ngài đi thâu họp đàn chiên bị các mục tử trần gian làm tán loạn khắp nơi. Ngài đem về băng bó chữa lành, bổ dưỡng và chăn dắt chúng bằng tấm lòng yêu thương của Thiên Chúa, nghĩa là bằng chính máu thịt và mạng sống Ngài (Ga 10,11-15).
Thánh vịnh 23 đã tiên báo về thời hoan lạc của dân Thiên Chúa, bằng những câu đầy hân hoan phấn khởi như sau : “Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi. Trên đồng cỏ xanh rì, Ngài để tôi nằm nghỉ”.
Là những chiên trong đàn chiên của Đức Giêsu, các Kitô hữu, từ Đức Giáo Hoàng tới các thành phần dân Chúa khắp nơi, muốn thốt được những lời yên tâm vững dạ này của thánh vịnh 23, thì phải nhìn lên mục tử Giêsu.
Vì Đức Giêsu là mục tử tốt lành duy nhất, suốt đời đã phó thác hoàn toàn cho Ý Cha, để Cha chăn nuôi dẫn dắt. Đức Giêsu nói : “Lương thực của Ta là Ý Đấng sai Ta” (Ga 4,34). Từ những cơ cực đau buồn trong tâm hồn, đến sự trần truồng tủi nhục nơi thân xác. Từ ngày nhập thể bé thơ máng cỏ đến lúc thương tích đầy mình, cạn hơi thở trên thập giá. Đức Giêsu vẫn chỉ một niềm “Lạy Cha, xin con phó thác hồn con trong tay Cha” (Lc 23,46).
Từ sự chết vâng phục của một mục tử đã bừng lên sự phục sinh của tất cả nhân loại tối tăm tội lỗi. Thiên Chúa đã cho Giêsu phục sinh từ cõi chết và siêu tôn mục tử tốt lành Giêsu làm vua chăn dắt muôn loài.
Phần chúng ta hôm nay, sống trong thế giới đầy những bất trắc bất ổn. Xăng lên giá, điện lên giá, mọi thứ theo nhau lên giá, mỗi đồng lương là không lên, và đạo đức lại đang có chiều đi xuống. Cuộc sống càng lúc càng khó khăn : ốm đau, bệnh tật, thiếu cơm, thiếu áo, thiếu công ăn việc làm, thiếu thốn đủ thứ… mà muốn nói lên câu thánh vịnh 23 : “Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi” thì phải đón nhận Đức Giêsu Kitô vào đời mình. Chỉ “nhờ Người, với Người, trong Người”, chúng ta mới sống và nói lên được lời tuyệt diệu này trong sự bình an khôn tả và niềm cậy trông vô bờ bến vào Thiên Chúa, Đấng giầu lòng xót thương.
Hôm nay, Đức Giêsu Đấng chăn chiên tốt lành đang nhìn những nỗi khó khăn vây quanh chúng ta và nói : “Lòng các con đừng xao xuyến ! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy!” (Ga 14,1). Và người mục tử có lòng thương xót đó mời gọi ta đáp lại bằng cả tấm lòng : “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa!”
Tín thác là thế nào ? Thưa là tin tưởng, phó thác, cậy nhờ và đón nhận Đức Giêsu vào đời mình. Nếu không tin tưởng tuyệt đối vào Đấng chăn dắt mình là Đức Giêsu Kitô, mà chỉ tin vào sức mạnh cũa tiền bạc, vào mánh lới chạy chọt quen biết của mình, chỉ cậy dựa vào những người có chức vị thế lực trong đạo cũng như ngoài đời, như thể những tạo vật ấy có phép màu vạn năng, có thể đem lại hạnh phúc cho hồn xác mình, thì sẽ rơi vào bế tắc khủng khiếp, như số phận những con chiên tự mình đi riêng lẻ trong sa mạc. Nó sẽ chết đói, chết khát và bị sói rừng phanh thây.
Lạy Chúa Giêsu, người mục tử có lòng thương xót, Đấng chăn chiên tốt lành của con, dù trong hoàn cảnh nào, vui sướng hay khổ đau, ngọt bùi hay cay đắng, hy vọng hay tuyệt vọng, con chỉ nhìn lên Chúa và cậy nhờ một mình Chúa với lòng hân hoan cảm tạ mà ca ngợi Chúa với niềm xác tín rằng : “Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi. Trên đồng cỏ xanh rì Ngài để tôi nằm nghỉ…” Amen.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:33 09/05/2011
NGƯỜI MÙ
Hai người mù vừa đi vừa trò chuyện, một người nói:
- “Trên thế gian này chỉ có người mù là sướng nhất, người sáng mắt cả ngày bận rộn bôn ba, đặc biệt là nhà nông làm sao được như chúng ta suốt đời thanh nhàn chứ ?”
Lúc ấy có một nông phu đi ngang qua, nghe được hai người mù nói chuyện, bèn giả dạng làm quan lớn cưỡi ngựa đến, trách họ sao không tránh đường, rồi đem hai người mù này đánh cho một trận, ngăm đe họ và bỏ đi. Sau đó nghe một trong hai người mù nói rất dõng dạc:
- “Cuối cùng làm người mù vẫn là hay hơn cả, nếu như người sáng mắt thì đã bị đánh lại còn bị hỏi tội nữa !”
Suy tư:
Con người ta có hai loại con mắt: con mắt tâm hồn và con mắt xác thịt.
Con mắt tâm hồn mà bị mù thì khổ cực hơn cả, vì họ không nhìn thấy cái hay của người khác để bắt chước, họ không nhìn thấy được người khác còn có những cái tài giỏi hơn mình, nên họ vẫn cứ loay hoay trong cái hạn hẹp của mình, người Ki-tô hữu gọi đó là người kiêu ngạo.
Người bị mù con mắt xác thịt có thể tìm được niềm vui của mình trong cuộc sống, nếu họ biết chấp nhận thực tại của mình, người Ki-tô hữu gọi đó là biết chấp nhận vác thánh giá của mình, chấp nhận thánh ý Chúa trên bản thân mình.
Người kiêu ngạo là người bị mù con mắt tâm hồn, nên họ luôn sống trong sự bất an và nghi kỵ người khác…
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Hai người mù vừa đi vừa trò chuyện, một người nói:
- “Trên thế gian này chỉ có người mù là sướng nhất, người sáng mắt cả ngày bận rộn bôn ba, đặc biệt là nhà nông làm sao được như chúng ta suốt đời thanh nhàn chứ ?”
Lúc ấy có một nông phu đi ngang qua, nghe được hai người mù nói chuyện, bèn giả dạng làm quan lớn cưỡi ngựa đến, trách họ sao không tránh đường, rồi đem hai người mù này đánh cho một trận, ngăm đe họ và bỏ đi. Sau đó nghe một trong hai người mù nói rất dõng dạc:
- “Cuối cùng làm người mù vẫn là hay hơn cả, nếu như người sáng mắt thì đã bị đánh lại còn bị hỏi tội nữa !”
Suy tư:
Con người ta có hai loại con mắt: con mắt tâm hồn và con mắt xác thịt.
Con mắt tâm hồn mà bị mù thì khổ cực hơn cả, vì họ không nhìn thấy cái hay của người khác để bắt chước, họ không nhìn thấy được người khác còn có những cái tài giỏi hơn mình, nên họ vẫn cứ loay hoay trong cái hạn hẹp của mình, người Ki-tô hữu gọi đó là người kiêu ngạo.
Người bị mù con mắt xác thịt có thể tìm được niềm vui của mình trong cuộc sống, nếu họ biết chấp nhận thực tại của mình, người Ki-tô hữu gọi đó là biết chấp nhận vác thánh giá của mình, chấp nhận thánh ý Chúa trên bản thân mình.
Người kiêu ngạo là người bị mù con mắt tâm hồn, nên họ luôn sống trong sự bất an và nghi kỵ người khác…
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:35 09/05/2011
N2T |
51. Con người ta nếu không công đánh khắc phục ác niệm ngay từ đầu, ra sức cự tuyệt cám dỗ của ma quỷ, thì quyết không thể thoát khỏi tay ma quỷ để bình yên vô sự.
(Thánh Nillus)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐGH Gioan PhaoLồ II sống mãi trong lòng nhân dân Canada
Dominic David Trần
12:54 09/05/2011
Khi Đức cố Giáo Hoàng Gioan PhaoLồ đệ Nhị thực hiện chuyến tông du viếng thăm Canada cách đây 25 năm; toàn thể đất nước và dân chúng Canada đã vui sướng được chứng kiến và tham dự vào một sự kiện lớn nhất chưa từng có trong lịch sử Canada.
Sau khi đặt chân đến thăm Quebec vào ngày 09 tháng Chín năm 1984, Đức cố Giáo Hoàng đã cố gắng thực hiện chuyến đi thăm trên khắp lãnh thổ bao la của Canada trong vòng 12 ngày. Chuyến tông du này được kể là dài nhất trên thế giới đã đưa ngài đến thăm hầu hết từng Tỉnh Bang của Canada - ngoại trừ 2 Tỉnh Bang Saskatchewan và Tỉnh Đảo Prince Edward Island - nơi nào ngài đến cũng có hàng mấy chục ngàn cho đến mấy trăm ngàn người tham dự chào đón ngài.
Và mãi cho đến tận hôm nay - vào những ngày mùa xuân của năm 2011 ở Canada- biết bao nhiêu người vẫncòn nhớ như in những chuyến tông du ấy, chuyến đi thật vui vẻ và còn sống mãi trong lòng nhân dân Canada.
"Chúng tôi đang đứng chờ ngay trước cánh cửa lớn tại Nhà Thờ chính của Đền Thánh thì bỗng nhiên ĐứcThánh Cha xuất hiện và; úi trời ơi; oh my goodness tất cả chúng tôi đều ngạc nhiên đến độ sửng sốt, không nói được nên lời và chúng tôi không tin vào mắt của chính chúng tôi nữa. Chính tôi được gặp và nhìn thấy Đức Thánh Cha Gioan PhaoLồ đệ Nhị ngay trước mặt: ngài thật là một con người phi thường, đầy uy lực và rất thu hút. Tất cả mọi người chúng tôi đều nhào tới bên ngài, ai cũng cố bắt tayhay sờ đến mình ngài và Đức Giáo Hoàng đã phải liên tục chìa tay chào hỏi và tươi cười chào mừng mọi người. Ngài là một con người trông rất nhân từ, thật là dễ thương và rất rất là nhã nhặn."
Đó là hồi ức về Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolồ đệ Nhị của bà Joyce Hamelin, một cư dân thuộc thị trấn Midland, Tỉnh Bang Ontario. Bà Joyce là thiện nguyện viên tham gia việc chuẩn bịvà phục vụ Đền Thánh Tử Đạo Quốc gia Canada tại Midland ngay trước ngày Đức Giáo Hoàng đến kính viếng Đền Thánh. Cha mẹ của Joyce Hamelin được ưu ái chọn là một trong những cặp khách mời được ngồi ở hàng ghế đầu Nhà Thờ - nơi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolồ đệ Nhị sẽ đi qua và ngài sẽ bắt tay chào đón các vị khách được ưu ái đó. Còn cô con gái cưng của bà Joyce Hamelin, vốn là một y tá đang phục vụ tại St. Michael's Hospital, -một trong những bệnh viện Công Giáo danh tiếng tại thủ phủ Toronto - hiện đang làm thiện nguyện viên cho một bệnh viện dã chiến tại chỗ - được thiết lập ngay dưới tầng hầm của Nhà Thờ ĐềnThánh. Thế nhưng đằng sau khung cảnh vui mừng nói trên: cả cộng đoàn Đền Thánh đã cảm nhận được một ánh mắt đang lướt nhanh qua toàn bộ các hoạt động - ánh mắt ấy chính là hàng loạt những biện pháp an toàn thật nghiêm ngặt và các phương tiện kiểm soát an ninh rất chặt chẽ - thí dụ như lấy ngay chuyện cô y tá là con gái cưng của bà Joyce Hamelin ra để biết mọi sự việc. Một vị Hồng Y bị trật mắt cá chân. Cô y tá con gái bà Hamelin và người bác sĩ chuyên khoa trực được mời đến chữa cho vị Hồng Y, hiện đang ở trong khu vực tạm thời là nhà nghỉ của Đức Giáo Hoàng. Các chuyên gia an ninh đã dùng tay để kiểm tra từng lọn tóc của cô y tá trước khi cho cô ta vào phục vụ bệnh nhân.
(Hình chụp: Đức Giáo Hoàng GioanPhaolồ đệ Nhị đang bắt tay chào mừng Linh Mục Đoàn Toronto tại Nhà Thờ ChínhTòa St. Michael's -->)
Bà Hamelin là thiện nguyện viên có trách nhiệm dẫn các khách mời ngồi vào chỗ đã được chỉ định trước trong Đền Thánh. Bà và những người phục vụ đã được các quan chức an ninh cảnh sát thông báo trước là các nhân viên mật vụ sẽ được rải đều trong số các khách mời là các cụ đại lão cao niên và những bệnh nhân tàn tật bệnh nặng- những vị khách này sẽ được Đức Giáo Hoàng đến thăm hỏi trong Đền Thánh. Ngay đêm trước khi Đức Giáo Hoàng đến kính viếng Đền Thánh Tử Đạo Quốc Gia Canada, chính mắt bà Hamelin thấy lực lượng An ninh Cảnh sát đem một đơn vị Cảnh Khuyển đến để đánh hơi và lùng sục trong khắp khu vực Đền Thánh xem coi có chất nổ hay biểu hiện bất thường gì khác không. Thế nhưng, chuyến tông du đến Canada của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolồ đệ Nhị đã được đất nước và nhân dân Canada mong đợi từ rất lâu rồi - vì vậy mặc cho những biện pháp và phương tiện an ninh gắt gao được thực hiện; mọi người đều quên hết ngay những "sự chăm sóc qúa cẩn thận" ấy- bởi vì điều ấy đã bị tan đi trong sự thân tình rất nồng ấm của Đức Giáo Hoàng và bởi biết bao nhiêu những gương mặt " hầu hết như được tỏa ánh sáng bừng lên" đang vui vẻ đứng bao quanh Đức Giáo Hoàng.
"Cá nhân tôi cảm thấy Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolồ đệ Nhị là một con người rất thánh thiện và tôi nghĩ đó cũng là điều mà biết bao nhiêu người khác đã nhìn thấy ở nơi ngài. Ngài là một người được hầu hết mọi người ngưỡng mộ bởi vì ngài là người thu phục được nhân tâm, ngài thu hút và thực sự quan tâm đến tha nhân và với riêng cá nhân tôi đó là điều qúa rõ ràng." Bà Hamelin tuyên bố thêm như vậy.
Riêng đốivới Linh Mục John O'Brien, vị Tu Sĩ Dòng Tên của Canada, lại có cảm tưởng đặc biệt hơn. Bởi vì khi Đức Thánh Cha đang thăm Canada thì LM. John O'Brien lạiđang bận việc ở ngay giáo đô Rôma lúc ấy. Khi Đức Thánh Cha trở lại ĐiệnVatican ngài đã nói rằng ngài rất yêu mến Canada. Cha O'Brien kể lại;
"Tôi là một thành viên Cố vấn của Hội Đồng Giáo Hoàng Đặc trách về Truyền thông Xã hội và tôi phải tham dự Hội nghị Thường Niên của Hội đồng kéo dài trong 5 ngày. Sau ngày bế mạc Đại Hội này thì nhiệm kỳ của tôi tại Hội Đồng cũng mãn hạn. Vì vậy tôi là một Tu Sĩ Dòng Tên của Canada được vinh dự đến chào từ biệt Đức Thánh Cha. Ngay khi nghe giới thiệu tôi xong; gương mặt Đức Giáo Hoàng bừng sáng hẳn lên và ngài rạng rỡ cười nói với tôi, " Ô đúng rồi, Canada!, nơic ó biết bao là những kỷ niệm rất hạnh phúc. Canada, một trong những chuyến tông du mục vụ tuyệt vời nhất của Cha."
Và chuyến tông du Canada cũng chính là một kỷ lục của Đức Giáo Hoàng Gioan Phao lồ đệ Nhị: trong tất cả 104 chuyến tông du trên toàn thế giới - chuyến thăm viếng đất nước Canada " from Far and Wide " của ngài đã phải trải dài đến 12 ngày.
Marilyn Bergeron, người lãnh tụ của các sinh hoạt Giới Trẻ trong Giáo Phận Alexandria-Cornwall, ngày ấy đã tổ chức một chuyến xe buýt đầy ắp người trẻ đến chào mừng Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolồ đệ Nhị lần đầu tiên đến tông du Canada. Cô Marilyn kể lại;
"Có lẽ điều gây ấn tượng nhất trong tâm trí tôi về chuyến tông du Canada của ngài chính là số lượng biển người Canada đã hân hoan nao nức để được trông thấy ngài. Sức mạnh đoàn kết và sự hiện diện đều khắp của người Công Giáo Canada cũng làm tôi càng xúc động thêm nữa. Tôi nghĩ lại, vào những ngày trong tháng 9 năm 1984 đó- vị thế Đức Tin Công Giáo của tôi có sự khác biệt so với hôm nay -nhưng tôi nhớ rất rõ về những biển người, những rừng người chào đón ngài và tôi có ấn tượng sâu đậm trong tâm trí về số lượng rất nhiều người Canada đã theo chân Đức Giáo Hoàng và họ rất phấn khởi háo hức chờ mong được nghe những lời giảng thuyết và huấn từ của Đức Giáo Hoàng."
Tuy vậy,dẫu cho họ đã háo hức mong chờ - nhưng chí ít ra có một Cộng Đoàn Canada đã không thể gặp được Đức Thánh Cha ngay trong chuyến tông du 1984 đó. Bởi vì sương mù rất dầy đặc nên trên đường theo lịch trình sẽ đến thăm Fort Simpson thuộc North West Territories, Lãnh thổ Tây Bắc và có cộng đoàn Công Giáo gần Bắc Cực của Canada - máy bay chở Đức Thánh Cha đã buộc phải đáp khẩn cấp xuống Thủ phủ Yellowknife. Tại thủ phủ Yellowknife, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô đệ Nhị đã đọc huấn từ chào thăm các thổ dân và các bộ tộc Inuit thuộc Lãnh thổ băng gía của Canada cho Hệ thống Truyền Hình Truyền Thanh Quốc Gia Canada CBC để thu âm và băng ghi hình truyền phát ngay cho Lãnh thổ Tây Bắc và Đức Giáo Hoàng đã hứa là nhờ ơn Chúa, ngài nhất định sẽ trở về Canada để thăm nhân dân và Lãnh thổ Tây Bắc Canada.
Và lời hứa đó đã được thực hiện vào 3 năm sau đó, tháng 9/1987 đan xen giữa chuyến tông du thăm đất nước và Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ - Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolồ đệ Nhị đã từ giữa lòng nước Mỹ đáp máy bay để trở về với Fort Simpson, Canada. Ngài đã về lại với Lãnh thổ Tây Bắc " from Far and Wide" của Canada, ngài được các thổ dân, tín hữu và bộ tộc Inuit chia xẻ những cảm tình chân thành nồng ấm của những con người đã bao đời sống trong băng giá mênh mông và nắng thủy tinh. Ngài dâng Thánh Lễ với áo đại trào bằng da thú do các nghệ nhân thổ dân tài tình nhất Bắc Cực Canada dâng tặng. Nụ cười nhân hậu của Đức Giáo Hoàng trong tấm hình chụp với thổ dân miền băng giá Canada thực sự là một tuyệt tác phẩm nghệ thuật. Ở trong hồi tưởng của LM O'Brien nói trên; Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ đệ Nhị đã kể lại kỷ niệm của ngài; " Ô đúng rồi, Canada, nơi đã có biết bao là những kỷ niệm rất hạnh phúc. Canada, một trong những chuyến tông du mục vụ tuyệt vời nhất của Cha."
Linh MụcThomas Rosica là nhà tổ chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Năm 2002 và chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolồ đệ Nhị tại Toronto, Canada- Nhưng 25 năm trước đây, vào ngày ấy Thomas Rosica là một sinh viên Thần học; đang sống chung tại gian lều ở Montreal với các nhà lãnh đạo Giới Trẻ Công Giáo của TGP Montreal khi Đức Thánh Cha đến thăm Montreal, Canada 1984. Tháng rồi, LM Rosica cùng với các cộng sự viên được xem Đài Truyền Hình Quốc Gia Canada cho chiếu lại những khúc phim tường thuật lại nhân kỷ niệm 25 năm chuyến tông du đầu tiên đến thăm Canada trong ngôi vị Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ đệ Nhị. Ngày nay, sinh viên Thomas Rosica đã trở thành Linh Mục kiêm nhà lãnh đạo của Đài Truyền Hình Công Giáo Salt+Light Television of Canada, LM Rosica đã xúc động tuyên bố;" Những kỷ niệm - về chuyến tông du Canada năm 1984 của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolồ đệ Nhị - bỗng dưng, như một cơn lũ vĩ đại tràn về ngập đầy tâm hồn chúng tôi và nhiều người xem - trong đó có chính tôi nữa- đã bật khóc nức nở."
"Nhân dân và người tín hữu Công Giáo Canada đã cảm nghiệm rằng: Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolồ đệ Nhị chính là một Đấng Chăn Chiên hằng quan tâm chăm sóc linh hồn các tín hữu; ngài là mộtvị Mục tử can đảm; một nhà Lãnh Đạo năng động, tích cực và đầy uy lực; ngài đã thu hút và đi vào tâm hồn mọi người thật sâu đậm. Đức Thánh Cha Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolồ đệ Nhị đã thực sự đoàn kết và hiệp nhất Canada nên một trong năm1984 trong những cách thế đã chưa từng có ở Canada trước đây và sẽ không bao giờ Canada sẽ có lại được những giây phút tuyệt vời ấy - Đó chính thực là những thời khắc đầy ân sủng Thiên Chúa đã ban cho Canada - vì ngày ấy Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ đệ Nhị đã đi quanh đất nước bao la rộng lớn này để rao truyền về Đức Chúa Giêsu KiTô - và ngài chỉ nói về Tình Yêu vô biên của Thiên Chúa trên dải đất vĩ đại được gọi là Canada này." Linh Mục Giám Đốc Rosica phát biểu thêm:
"Nhân dân Canada sẽ sống đẹp hơn và làm được nhiều điều tốt hơn nữa nếu họ chịu khó đọc lại các huấn từ và bài thuyết giảng năm 1984 tại Canada của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolồ đệ Nhị.Cho dù ngày nay đã hơn 25 năm trôi qua, những bài huấn từ và thuyết giảng của ngài xem ra giống như những kỷ niệm lịch sử thuộc về một thời xa vắng, những dĩ vãng đã xa xưa lắm - thế nhưng nội dung và giá trị của những lời giảng thuyết ấy vẫn còn mang tính đương đạivà vẫn phù hợp với tình thế hiện nay của đất nước và nhân dân Canada. "
"Những lời cầu nguyện và ân sủng phước lành từ chuyến tông du ngày ấy vẫn còn nguyên gía trị và tiếp tục sống trong lòng đất nước và nhân dân Canada cho đến tận hôm nay dù hơn 25 nămđã trôi qua." Linh Mục Rosica kiêm Giám Đốc của Đài Truyền Hình Công Giáo toàn Canada Salt+Light Television tuyên bố thêm là bản đài đã biên tập một chương trình đặc biệt về chuyến tông du 1984 và cũng lưu trữ trên trang nhà của Đàitại website: www.saltandlighttv.org để giúpcho các Đấng bậc, tín hữu và mọi người sống lại với những kỷ niệm thánh thiện và tốt đẹp.
(Source: Pope John Paul II lit upCanada 25 years ago- The Canadian Catholic Register)
Và mãi cho đến tận hôm nay - vào những ngày mùa xuân của năm 2011 ở Canada- biết bao nhiêu người vẫncòn nhớ như in những chuyến tông du ấy, chuyến đi thật vui vẻ và còn sống mãi trong lòng nhân dân Canada.
"Chúng tôi đang đứng chờ ngay trước cánh cửa lớn tại Nhà Thờ chính của Đền Thánh thì bỗng nhiên ĐứcThánh Cha xuất hiện và; úi trời ơi; oh my goodness tất cả chúng tôi đều ngạc nhiên đến độ sửng sốt, không nói được nên lời và chúng tôi không tin vào mắt của chính chúng tôi nữa. Chính tôi được gặp và nhìn thấy Đức Thánh Cha Gioan PhaoLồ đệ Nhị ngay trước mặt: ngài thật là một con người phi thường, đầy uy lực và rất thu hút. Tất cả mọi người chúng tôi đều nhào tới bên ngài, ai cũng cố bắt tayhay sờ đến mình ngài và Đức Giáo Hoàng đã phải liên tục chìa tay chào hỏi và tươi cười chào mừng mọi người. Ngài là một con người trông rất nhân từ, thật là dễ thương và rất rất là nhã nhặn."
Đó là hồi ức về Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolồ đệ Nhị của bà Joyce Hamelin, một cư dân thuộc thị trấn Midland, Tỉnh Bang Ontario. Bà Joyce là thiện nguyện viên tham gia việc chuẩn bịvà phục vụ Đền Thánh Tử Đạo Quốc gia Canada tại Midland ngay trước ngày Đức Giáo Hoàng đến kính viếng Đền Thánh. Cha mẹ của Joyce Hamelin được ưu ái chọn là một trong những cặp khách mời được ngồi ở hàng ghế đầu Nhà Thờ - nơi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolồ đệ Nhị sẽ đi qua và ngài sẽ bắt tay chào đón các vị khách được ưu ái đó. Còn cô con gái cưng của bà Joyce Hamelin, vốn là một y tá đang phục vụ tại St. Michael's Hospital, -một trong những bệnh viện Công Giáo danh tiếng tại thủ phủ Toronto - hiện đang làm thiện nguyện viên cho một bệnh viện dã chiến tại chỗ - được thiết lập ngay dưới tầng hầm của Nhà Thờ ĐềnThánh. Thế nhưng đằng sau khung cảnh vui mừng nói trên: cả cộng đoàn Đền Thánh đã cảm nhận được một ánh mắt đang lướt nhanh qua toàn bộ các hoạt động - ánh mắt ấy chính là hàng loạt những biện pháp an toàn thật nghiêm ngặt và các phương tiện kiểm soát an ninh rất chặt chẽ - thí dụ như lấy ngay chuyện cô y tá là con gái cưng của bà Joyce Hamelin ra để biết mọi sự việc. Một vị Hồng Y bị trật mắt cá chân. Cô y tá con gái bà Hamelin và người bác sĩ chuyên khoa trực được mời đến chữa cho vị Hồng Y, hiện đang ở trong khu vực tạm thời là nhà nghỉ của Đức Giáo Hoàng. Các chuyên gia an ninh đã dùng tay để kiểm tra từng lọn tóc của cô y tá trước khi cho cô ta vào phục vụ bệnh nhân.
Bà Hamelin là thiện nguyện viên có trách nhiệm dẫn các khách mời ngồi vào chỗ đã được chỉ định trước trong Đền Thánh. Bà và những người phục vụ đã được các quan chức an ninh cảnh sát thông báo trước là các nhân viên mật vụ sẽ được rải đều trong số các khách mời là các cụ đại lão cao niên và những bệnh nhân tàn tật bệnh nặng- những vị khách này sẽ được Đức Giáo Hoàng đến thăm hỏi trong Đền Thánh. Ngay đêm trước khi Đức Giáo Hoàng đến kính viếng Đền Thánh Tử Đạo Quốc Gia Canada, chính mắt bà Hamelin thấy lực lượng An ninh Cảnh sát đem một đơn vị Cảnh Khuyển đến để đánh hơi và lùng sục trong khắp khu vực Đền Thánh xem coi có chất nổ hay biểu hiện bất thường gì khác không. Thế nhưng, chuyến tông du đến Canada của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolồ đệ Nhị đã được đất nước và nhân dân Canada mong đợi từ rất lâu rồi - vì vậy mặc cho những biện pháp và phương tiện an ninh gắt gao được thực hiện; mọi người đều quên hết ngay những "sự chăm sóc qúa cẩn thận" ấy- bởi vì điều ấy đã bị tan đi trong sự thân tình rất nồng ấm của Đức Giáo Hoàng và bởi biết bao nhiêu những gương mặt " hầu hết như được tỏa ánh sáng bừng lên" đang vui vẻ đứng bao quanh Đức Giáo Hoàng.
"Cá nhân tôi cảm thấy Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolồ đệ Nhị là một con người rất thánh thiện và tôi nghĩ đó cũng là điều mà biết bao nhiêu người khác đã nhìn thấy ở nơi ngài. Ngài là một người được hầu hết mọi người ngưỡng mộ bởi vì ngài là người thu phục được nhân tâm, ngài thu hút và thực sự quan tâm đến tha nhân và với riêng cá nhân tôi đó là điều qúa rõ ràng." Bà Hamelin tuyên bố thêm như vậy.
Riêng đốivới Linh Mục John O'Brien, vị Tu Sĩ Dòng Tên của Canada, lại có cảm tưởng đặc biệt hơn. Bởi vì khi Đức Thánh Cha đang thăm Canada thì LM. John O'Brien lạiđang bận việc ở ngay giáo đô Rôma lúc ấy. Khi Đức Thánh Cha trở lại ĐiệnVatican ngài đã nói rằng ngài rất yêu mến Canada. Cha O'Brien kể lại;
"Tôi là một thành viên Cố vấn của Hội Đồng Giáo Hoàng Đặc trách về Truyền thông Xã hội và tôi phải tham dự Hội nghị Thường Niên của Hội đồng kéo dài trong 5 ngày. Sau ngày bế mạc Đại Hội này thì nhiệm kỳ của tôi tại Hội Đồng cũng mãn hạn. Vì vậy tôi là một Tu Sĩ Dòng Tên của Canada được vinh dự đến chào từ biệt Đức Thánh Cha. Ngay khi nghe giới thiệu tôi xong; gương mặt Đức Giáo Hoàng bừng sáng hẳn lên và ngài rạng rỡ cười nói với tôi, " Ô đúng rồi, Canada!, nơic ó biết bao là những kỷ niệm rất hạnh phúc. Canada, một trong những chuyến tông du mục vụ tuyệt vời nhất của Cha."
Và chuyến tông du Canada cũng chính là một kỷ lục của Đức Giáo Hoàng Gioan Phao lồ đệ Nhị: trong tất cả 104 chuyến tông du trên toàn thế giới - chuyến thăm viếng đất nước Canada " from Far and Wide " của ngài đã phải trải dài đến 12 ngày.
Marilyn Bergeron, người lãnh tụ của các sinh hoạt Giới Trẻ trong Giáo Phận Alexandria-Cornwall, ngày ấy đã tổ chức một chuyến xe buýt đầy ắp người trẻ đến chào mừng Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolồ đệ Nhị lần đầu tiên đến tông du Canada. Cô Marilyn kể lại;
"Có lẽ điều gây ấn tượng nhất trong tâm trí tôi về chuyến tông du Canada của ngài chính là số lượng biển người Canada đã hân hoan nao nức để được trông thấy ngài. Sức mạnh đoàn kết và sự hiện diện đều khắp của người Công Giáo Canada cũng làm tôi càng xúc động thêm nữa. Tôi nghĩ lại, vào những ngày trong tháng 9 năm 1984 đó- vị thế Đức Tin Công Giáo của tôi có sự khác biệt so với hôm nay -nhưng tôi nhớ rất rõ về những biển người, những rừng người chào đón ngài và tôi có ấn tượng sâu đậm trong tâm trí về số lượng rất nhiều người Canada đã theo chân Đức Giáo Hoàng và họ rất phấn khởi háo hức chờ mong được nghe những lời giảng thuyết và huấn từ của Đức Giáo Hoàng."
Tuy vậy,dẫu cho họ đã háo hức mong chờ - nhưng chí ít ra có một Cộng Đoàn Canada đã không thể gặp được Đức Thánh Cha ngay trong chuyến tông du 1984 đó. Bởi vì sương mù rất dầy đặc nên trên đường theo lịch trình sẽ đến thăm Fort Simpson thuộc North West Territories, Lãnh thổ Tây Bắc và có cộng đoàn Công Giáo gần Bắc Cực của Canada - máy bay chở Đức Thánh Cha đã buộc phải đáp khẩn cấp xuống Thủ phủ Yellowknife. Tại thủ phủ Yellowknife, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô đệ Nhị đã đọc huấn từ chào thăm các thổ dân và các bộ tộc Inuit thuộc Lãnh thổ băng gía của Canada cho Hệ thống Truyền Hình Truyền Thanh Quốc Gia Canada CBC để thu âm và băng ghi hình truyền phát ngay cho Lãnh thổ Tây Bắc và Đức Giáo Hoàng đã hứa là nhờ ơn Chúa, ngài nhất định sẽ trở về Canada để thăm nhân dân và Lãnh thổ Tây Bắc Canada.
Và lời hứa đó đã được thực hiện vào 3 năm sau đó, tháng 9/1987 đan xen giữa chuyến tông du thăm đất nước và Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ - Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolồ đệ Nhị đã từ giữa lòng nước Mỹ đáp máy bay để trở về với Fort Simpson, Canada. Ngài đã về lại với Lãnh thổ Tây Bắc " from Far and Wide" của Canada, ngài được các thổ dân, tín hữu và bộ tộc Inuit chia xẻ những cảm tình chân thành nồng ấm của những con người đã bao đời sống trong băng giá mênh mông và nắng thủy tinh. Ngài dâng Thánh Lễ với áo đại trào bằng da thú do các nghệ nhân thổ dân tài tình nhất Bắc Cực Canada dâng tặng. Nụ cười nhân hậu của Đức Giáo Hoàng trong tấm hình chụp với thổ dân miền băng giá Canada thực sự là một tuyệt tác phẩm nghệ thuật. Ở trong hồi tưởng của LM O'Brien nói trên; Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ đệ Nhị đã kể lại kỷ niệm của ngài; " Ô đúng rồi, Canada, nơi đã có biết bao là những kỷ niệm rất hạnh phúc. Canada, một trong những chuyến tông du mục vụ tuyệt vời nhất của Cha."
Linh MụcThomas Rosica là nhà tổ chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Năm 2002 và chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolồ đệ Nhị tại Toronto, Canada- Nhưng 25 năm trước đây, vào ngày ấy Thomas Rosica là một sinh viên Thần học; đang sống chung tại gian lều ở Montreal với các nhà lãnh đạo Giới Trẻ Công Giáo của TGP Montreal khi Đức Thánh Cha đến thăm Montreal, Canada 1984. Tháng rồi, LM Rosica cùng với các cộng sự viên được xem Đài Truyền Hình Quốc Gia Canada cho chiếu lại những khúc phim tường thuật lại nhân kỷ niệm 25 năm chuyến tông du đầu tiên đến thăm Canada trong ngôi vị Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ đệ Nhị. Ngày nay, sinh viên Thomas Rosica đã trở thành Linh Mục kiêm nhà lãnh đạo của Đài Truyền Hình Công Giáo Salt+Light Television of Canada, LM Rosica đã xúc động tuyên bố;" Những kỷ niệm - về chuyến tông du Canada năm 1984 của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolồ đệ Nhị - bỗng dưng, như một cơn lũ vĩ đại tràn về ngập đầy tâm hồn chúng tôi và nhiều người xem - trong đó có chính tôi nữa- đã bật khóc nức nở."
"Nhân dân và người tín hữu Công Giáo Canada đã cảm nghiệm rằng: Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolồ đệ Nhị chính là một Đấng Chăn Chiên hằng quan tâm chăm sóc linh hồn các tín hữu; ngài là mộtvị Mục tử can đảm; một nhà Lãnh Đạo năng động, tích cực và đầy uy lực; ngài đã thu hút và đi vào tâm hồn mọi người thật sâu đậm. Đức Thánh Cha Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolồ đệ Nhị đã thực sự đoàn kết và hiệp nhất Canada nên một trong năm1984 trong những cách thế đã chưa từng có ở Canada trước đây và sẽ không bao giờ Canada sẽ có lại được những giây phút tuyệt vời ấy - Đó chính thực là những thời khắc đầy ân sủng Thiên Chúa đã ban cho Canada - vì ngày ấy Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ đệ Nhị đã đi quanh đất nước bao la rộng lớn này để rao truyền về Đức Chúa Giêsu KiTô - và ngài chỉ nói về Tình Yêu vô biên của Thiên Chúa trên dải đất vĩ đại được gọi là Canada này." Linh Mục Giám Đốc Rosica phát biểu thêm:
"Nhân dân Canada sẽ sống đẹp hơn và làm được nhiều điều tốt hơn nữa nếu họ chịu khó đọc lại các huấn từ và bài thuyết giảng năm 1984 tại Canada của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolồ đệ Nhị.Cho dù ngày nay đã hơn 25 năm trôi qua, những bài huấn từ và thuyết giảng của ngài xem ra giống như những kỷ niệm lịch sử thuộc về một thời xa vắng, những dĩ vãng đã xa xưa lắm - thế nhưng nội dung và giá trị của những lời giảng thuyết ấy vẫn còn mang tính đương đạivà vẫn phù hợp với tình thế hiện nay của đất nước và nhân dân Canada. "
"Những lời cầu nguyện và ân sủng phước lành từ chuyến tông du ngày ấy vẫn còn nguyên gía trị và tiếp tục sống trong lòng đất nước và nhân dân Canada cho đến tận hôm nay dù hơn 25 nămđã trôi qua." Linh Mục Rosica kiêm Giám Đốc của Đài Truyền Hình Công Giáo toàn Canada Salt+Light Television tuyên bố thêm là bản đài đã biên tập một chương trình đặc biệt về chuyến tông du 1984 và cũng lưu trữ trên trang nhà của Đàitại website: www.saltandlighttv.org để giúpcho các Đấng bậc, tín hữu và mọi người sống lại với những kỷ niệm thánh thiện và tốt đẹp.
(Source: Pope John Paul II lit upCanada 25 years ago- The Canadian Catholic Register)
Đức Gioan Phaolô II và các cuộc gặp gỡ
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
08:32 09/05/2011
Trong cuốn sách ”Arrivederci in Paradiso - Hẹn Gặp Lại Trên Thiên Đàng” ông Arturo Mari gợi lại nhiều kỷ niệm về Đức Tân Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (1978-2005). Xin trích dịch những lần gặp gỡ đáng ghi nhớ. (Ông Arturo Mari là cựu nhiếp ảnh gia tờ Quan Sát Viên Roma).
Câu chuyện ghi ấn tượng mạnh nhất mà tôi được đặc ân chứng kiến xảy ra vào một ngày đầu năm, Mùng 1 tháng Giêng, nhưng tôi không nhớ rõ năm nào.
Hôm ấy tôi trở về nhà lúc 3 giờ rưỡi chiều. Vừa ngồi vào bàn ăn thì chuông điện thoại reo. Hiền thê tôi cản:
- Em van anh, xin đừng trả lời: vì hôm nay là ngày lễ!
Mặc dầu vợ ngăn, tôi vẫn trả lời. Bên kia đầu dây báo cho tôi biết vị bí thư của Đức Giáo Hoàng tìm kiếm khẩn cấp Arturo. Rồi người ta chuyển cho tôi nói chuyện với Đức Tổng Giám Mục Stanislaw Dziwisz. Ngài bảo tôi đến ngay căn hộ của Đức Thánh Cha.
Tôi khoác áo vội vàng đi đến Dinh Tông Tòa rồi vào nhà nguyện của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Nơi đây tôi trông thấy diễn ra quang cảnh khác thường. Đức Thánh Cha đang quì cầu nguyện và bên cạnh ngài có một thanh niên trạc 28 tuổi, ngồi trên ghế lăn. Chàng thanh niên trông thật gầy gò ốm yếu, chỉ còn da bọc xương. Có lẽ cân nặng khoảng 30 kílô. Nhưng đôi mắt chàng mở thật lớn. Tôi hỏi thăm thì được biết chàng thanh niên đến từ một làng quê ở gần thành phố Brescia, miền Bắc nước Ý. Gia đình chàng nghèo thật nghèo. Dân làng đã chung nhau góp tiền mua cho gia đình vé máy bay khứ hồi để đưa chàng đi Roma, bởi vì, mộng ước của chàng là được gặp Đức Thánh Cha trước khi chết.
Khi đến đền thờ thánh Phêrô cả gia đình chàng vào cửa đồng và xin gặp Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Lính gác Thụy Sỹ từ chối vì gia đình đã không hề xin hẹn trước và vì lý do an ninh cũng như vì các thủ tục rườm rà khác, chuyện gặp Đức Thánh Cha coi như không thể diễn ra! Sau một hồi trao qua đổi lại, các lính canh Thụy Sỹ hiểu rằng đây là một trường hợp đặc biệt của một thời điểm tế nhị .. Họ liên lạc với vị bí thư Đức Thánh Cha và Đức Cha Stanislao trả lời ngay: ”Hãy mang chàng thanh niên lên căn hộ Đức Thánh Cha”. Có tất cả 5 người tháp tùng chàng thanh niên. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đích thân tiếp đón và đưa tất cả vào nhà nguyện. Và khi tôi đến thì mọi người đang cầu nguyện.
Đây là quang cảnh vô cùng xúc động. Đức Thánh Cha còn ở lại nhà nguyện trong vòng hai mươi phút nữa, tay ngài luôn nắm chặt tay chàng thanh niên. Rồi Đức Thánh Cha đứng lên, ôm hôn chàng và chúc lành cho chàng. Đức Thánh Cha mở áo choàng trắng, cởi sợi dây chuyền của ngài và đặt vào cổ chàng thanh niên. Rồi Đức Thánh Cha lại vuốt ve chàng và ôm hôn chàng lần nữa. Vào lúc từ biệt, chàng thanh niên cầm chặt tay Đức Thánh Cha và nói:
- Thưa Đức Thánh Cha, con xin cám ơn! Đây là ngày đẹp nhất đời con. Con chỉ biết nói cám ơn. Xin hẹn gặp lại Đức Thánh Cha trên Thiên Đàng!
Nét mặt chàng không lộ vẻ tuyệt vọng nhưng tươi cười, như thể chàng ra đi, đến một cuộc gặp gỡ khác, còn tốt đẹp hơn nhiều. Rồi các Nữ Tu dọn cho cả gia đình chàng thức ăn mang theo và mọi người ra về. Hai ngày sau chàng thanh niên từ trần.
Có lẽ bạn ngạc nhiên tự hỏi: Nào có gì lạ lùng đáng nói vì chàng thanh niên đâu có được lành bệnh? Đối với tôi thì đúng là một phép lạ của an bình và lòng đạo đức. Vào chính lúc ấy, chàng thanh niên cảm thấy được tự do. Chàng can đảm ra đi đối diện với cái chết cách trang trọng. Chàng thật can đảm bởi vì, với số tuổi 28 không mấy dễ dàng chấp nhận cuộc đời ngắn ngủi như thế!
Câu chuyện tôi vừa kể như một sự kiện chói sáng minh chứng Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ tha nhân. Kể cả việc giúp một người ra đi gặp gỡ THIÊN CHÚA trong thanh thản và trong an bình. Nó cũng biểu lộ bầu khí cầu nguyện chung, một đặc tính nổi bật trong cuộc đời Đức Thánh Cha. Hễ có ai xin ngài giúp đỡ hoặc quan tâm săn sóc thì ngài trả lời ngay: Chúng ta cùng cầu nguyện.
Tôi nhớ có rất nhiều trường hợp người ta nói đến việc khỏi bệnh nhờ công trình của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Chẳng hạn câu chuyện một phụ nữ người Anh bị bệnh ung thư ở giai đoạn cuối đời. Bà xin được mang Roma đến gặp Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trước khi chết.
Thật vậy, người phụ nữ không còn sống được bao lâu. Một máy bay của Quân Lực Anh đưa bà đến phi trường Ciampino ở thủ đô Roma rồi được xe cứu thương chở thẳng đến buổi tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha. Ngài được báo trước nên khi bước vào Đại Thính Đường Phaolô VI, sau khi chào thăm quan khách hiện diện, Đức Thánh Cha bảo đưa ngài đến gặp người phụ nữ Anh. Tôi nhớ rõ Đức Thánh Cha chỉ nói vỏn vẹn câu bằng tiếng Anh rằng: ”Chúng ta cùng cầu nguyện”. Rồi ngài đứng im cầu nguyện. Sau đó Đức Thánh Cha vuốt ve bà rồi chúc lành cho bà. Rõ ràng bà đang ở giai đoạn cuối đời. Tôi thầm nghĩ chắc bà không sống sót cho tới phi trường! Vậy mà bà vẫn sống được và về tới thủ đô Luân-Đôn bằng an. Ngày hôm sau, bà đứng lên, đi lại và ăn uống bình thường, như không hề có chuyện gì xảy ra. Sau đó bà thành lập một trung tâm chống ung thư tại Luân-Đôn.
Tôi xin trưng dẫn một trường hợp khác xảy ra ngay trong gia đình tôi. Đây là trường hợp tôi biết rõ vì tôi theo sát từ đầu đến cuối.
Hiền thê tôi tên Corina. Nàng đến từ nước Ecuador. Nàng có người em gái đang sống tại Ecuador. Nhưng trước đó có một thời gian, em gái nàng sống tại thủ đô Roma vì chồng em gái phục vụ tại tòa đại sứ Ecuador .. Gia đình em gái - sống đạo chân thành sốt sắng - thường xuyên tham dự các buổi tiếp kiến của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II.
Sau khi người chồng mãn hạn phục vụ nơi tòa đại sứ, cả gia đình trở về Ecuador sinh sống. Nhưng chỉ vỏn vẹn ba tháng sau, chúng tôi nhận tin em gái - tên Mecita - lâm trọng bệnh. Người ta khám phá ra nàng bị ung thư cấp tính. Vợ chồng tôi tìm cách giúp đỡ em gái. Tôi bảo gia đình Mecita gởi cho tôi hồ sơ các cuộc khám nghiệm. Tôi đưa hồ sơ cho các bác sĩ tôi quen biết ở Roma và nhờ nghiên cứu, xem có thể giúp được gì không. Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, các bác sĩ nói với tôi: “Rất tiếc, không còn phương thế nào để chữa trị!”
Thật thế, toàn cơ thể Mecita bị chứng ung thư hủy hoại đến độ, tủy xương có màu giống như màu cà-phê cháy, gần như chuyển sang màu đen. Vị bác sĩ nhấn mạnh thêm: ”Theo kinh nghiệm, bệnh nhân chỉ có thể sống sót từ 15 đến 30 ngày!”
Nghe vậy, tôi gợi ý cho hiền thê lấy máy bay về Ecuador chăm sóc em gái trong những ngày cuối đời em, cùng lúc ở cạnh toàn gia đình em gái trong giai đoạn thử thách đau thương. Vợ tôi đồng ý và quyết định lên đường ngay. Nhưng trước khi đi, nàng hỏi tôi xem có thể nào xin được một vật dụng gì của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II để mang về cho Mecita không. Tôi liền điện thoại cho vị phó bí thư là Cha Mietek và trình bày ước nguyện của hiền thê. Ngay sau đó, tôi nhận được một chiếc khăn tay và cỗ tràng hạt Mân Côi mà Đức Thánh Cha luôn bỏ trong túi. Tôi nói với Corina:
- Em hãy mang theo, đây là quà của Đức Thánh Cha. Em hãy đặt chiếc khăn tay lên ngực Mecita và bảo em lần hạt Mân Côi với tràng chuỗi của Đức Thánh Cha!
Hiền thê tôi lên đường về Ecuador và thi hành ngay những điều tôi đề nghị với nàng. Sau đó, khi khám nghiệm trở lại thì các bác sĩ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm. Tủy xương có màu sắc bình thường. Em Mecita phục hồi sức khoẻ có thể đi đứng cho đến ngày hôm nay, khi tôi kể lại câu chuyện này, nghĩa là đã 9 tháng trôi qua.
Đây là sự kiện mà chính tôi chứng kiến. Tôi không thêm thắt gì khác. Tôi không tuyên bố đây là phép lạ, vì đó là chuyện ngoài phạm vi của tôi. Tôi chỉ làm công việc kể lại thôi. Tôi chỉ có thể nói lên ý nghĩ riêng tư:
- Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đúng là vị thánh sống nơi trần gian, trên trái đất!
Về cuộc gặp gỡ giữa Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và cố tổng thống Alessandro Pertini (1896-1990), ông Arturo Mari kể lại như sau.
Ông Sandro Pertini làm tổng thống Ý từ năm 1978 đến 1985. Vào chuyến ông viếng thăm chính thức đầu tiên tại Vatican, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trang trọng tiếp rước ông. Ngài nhìn thẳng vào mắt tổng thống với cái nhìn cố hữu thăm-thẳm như muốn xuyên thấu thể xác và tâm hồn của người đối diện. Một cái nhìn như muốn mời gọi hoán cải. Và đây là điều đã xảy ra với tổng thống Pertini. Chỉ một sớm một chiều ông thay đổi hoàn toàn. Và từ sau cuộc gặp gỡ đáng ghi nhớ ấy, tổng thống Pertini liên lạc qua điện thoại hàng tuần với Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Và cũng từ nó, mỗi khi nói về Đức Thánh Cha, ông Pertini âu yếm dùng danh xưng ”bạn thân”!
Một ngày, Cha Stanislao nói với tôi: “Chuẩn bị mọi sự để ra bãi đậu trực thăng”. Sau khi sẵn sàng, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cùng lên trực thăng với chúng tôi. Trực thăng tiến về Castelporziano nơi có tòa nhà chính thức của tổng thống. Khi Đức Thánh Cha bước xuống trực thăng, tổng thống Pertini đích thân tiếp đón.
Cả hai vị đưa nhau ra xa và cùng nhau hàn huyên trò chuyện, lâu thật lâu .. Khi cuộc nói chuyện kết thúc, tổng thống Pertini đưa Đức Thánh Cha trở lại trực thăng. Lúc này đây tôi chứng kiến một cảnh tượng vô cùng hy hữu. Tổng thống Alessandro Pertini tỏ ra thật xúc động. Cho đến một lúc chúng tôi nghe rõ ràng tiếng tổng thống nói:
- Thưa Đức Thánh Cha, ngay lúc này đây, có người nào đó đang khóc trên Thiên Đàng. Đó là Mẹ tôi. Mẹ tôi trông thấy đứa con trai vô thần đang đứng cạnh người bạn vĩ đại là Đức Giáo Hoàng!
Nói xong câu này, tổng thống Pertini quỳ sụp xuống và bật lên khóc nức nở .. Thật là chuyện khó tin nhưng có thật!
... Lạy Đức MARIA Chí Thánh, con xin dâng lên Mẹ lời cầu, với trọn lòng tín cẩn. Mẹ chẳng từ bỏ ai, nhưng hằng tha thiết đến phần rỗi của mọi người. THIÊN CHÚA không hề từ chối điều gì với Mẹ khi Mẹ cầu xin cùng Ngài. Xin Mẹ hãy ôm con vào vòng tay che chở vạn năng của Mẹ. Nếu Mẹ dủ lòng thương xót nhậm lời con khiêm tốn cầu xin, thì toàn thể hỏa ngục cũng không thể nào làm hại được con. Một cách nào đó, Mẹ là Bà Chủ của vận mệnh con. Vận mệnh con nằm trong đôi bàn tay Mẹ! Nếu Mẹ bỏ rơi con, thì con sẽ bị hư mất, không nguồn cứu giúp! Thế nhưng, Mẹ là Người Mẹ quá tốt lành, không thể bỏ rơi những ai đặt trọn niềm hy vọng nơi Mẹ!
Xin Mẹ cầu bầu cùng THIÊN CHÚA Ba Ngôi cho con và con tin chắc là mình sẽ được cứu rỗi! Ôi ước gì con có quyền làm cho mọi con dân trên mặt đất này nhận biết Mẹ! Ước gì con có thể loan báo khắp nơi sự cao cả, lòng nhân hậu và quyền năng của Mẹ! Điều mà con không thể làm được, con nguyện mong cho các thần trí thiên quốc làm thay. Và ước chi chính các tên quỷ bị bó buộc phải xưng tụng rằng: ”Mẹ là kỳ công của Bàn Tay THIÊN CHÚA, Mẹ có quyền lực THIÊN CHÚA trong tay, Mẹ thật khủng khiếp đối với ma quỷ và mọi sự đều phục tùng Mẹ! Mẹ là loài thọ tạo vô song! Mẹ là phụ nữ duy nhất, vừa là Trinh Nữ vừa là Mẹ. Mẹ đã sinh ra Đấng Cứu Thế. Cùng với Thánh Cả GIUSE, Mẹ có chỗ đứng riêng”.
Như thế, Mẹ cao trọng hơn mọi Thiên Thần và các thánh: Mẹ thật là Chí Thánh, là thần thiêng! Con hy vọng nơi Mẹ và con tin chắc chắn vững vàng rằng, kể cả mọi quyền lực hỏa ngục, cũng không thể nào chiến thắng được con! Ước gì được như vậy. Tất cả các Thiên Thần và các thánh đồng thanh chúc tụng Mẹ đến muôn đời! Amen! Ước gì được như vậy!
(Arturo Mari, ”Arrivederci in Paradiso”, Colloquio di Jaroslaw Mikolajewski con Arturo Mari, Aprile 2006, Polonia, trang 34-39)
Câu chuyện ghi ấn tượng mạnh nhất mà tôi được đặc ân chứng kiến xảy ra vào một ngày đầu năm, Mùng 1 tháng Giêng, nhưng tôi không nhớ rõ năm nào.
Hôm ấy tôi trở về nhà lúc 3 giờ rưỡi chiều. Vừa ngồi vào bàn ăn thì chuông điện thoại reo. Hiền thê tôi cản:
- Em van anh, xin đừng trả lời: vì hôm nay là ngày lễ!
Mặc dầu vợ ngăn, tôi vẫn trả lời. Bên kia đầu dây báo cho tôi biết vị bí thư của Đức Giáo Hoàng tìm kiếm khẩn cấp Arturo. Rồi người ta chuyển cho tôi nói chuyện với Đức Tổng Giám Mục Stanislaw Dziwisz. Ngài bảo tôi đến ngay căn hộ của Đức Thánh Cha.
Tôi khoác áo vội vàng đi đến Dinh Tông Tòa rồi vào nhà nguyện của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Nơi đây tôi trông thấy diễn ra quang cảnh khác thường. Đức Thánh Cha đang quì cầu nguyện và bên cạnh ngài có một thanh niên trạc 28 tuổi, ngồi trên ghế lăn. Chàng thanh niên trông thật gầy gò ốm yếu, chỉ còn da bọc xương. Có lẽ cân nặng khoảng 30 kílô. Nhưng đôi mắt chàng mở thật lớn. Tôi hỏi thăm thì được biết chàng thanh niên đến từ một làng quê ở gần thành phố Brescia, miền Bắc nước Ý. Gia đình chàng nghèo thật nghèo. Dân làng đã chung nhau góp tiền mua cho gia đình vé máy bay khứ hồi để đưa chàng đi Roma, bởi vì, mộng ước của chàng là được gặp Đức Thánh Cha trước khi chết.
Khi đến đền thờ thánh Phêrô cả gia đình chàng vào cửa đồng và xin gặp Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Lính gác Thụy Sỹ từ chối vì gia đình đã không hề xin hẹn trước và vì lý do an ninh cũng như vì các thủ tục rườm rà khác, chuyện gặp Đức Thánh Cha coi như không thể diễn ra! Sau một hồi trao qua đổi lại, các lính canh Thụy Sỹ hiểu rằng đây là một trường hợp đặc biệt của một thời điểm tế nhị .. Họ liên lạc với vị bí thư Đức Thánh Cha và Đức Cha Stanislao trả lời ngay: ”Hãy mang chàng thanh niên lên căn hộ Đức Thánh Cha”. Có tất cả 5 người tháp tùng chàng thanh niên. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đích thân tiếp đón và đưa tất cả vào nhà nguyện. Và khi tôi đến thì mọi người đang cầu nguyện.
Đây là quang cảnh vô cùng xúc động. Đức Thánh Cha còn ở lại nhà nguyện trong vòng hai mươi phút nữa, tay ngài luôn nắm chặt tay chàng thanh niên. Rồi Đức Thánh Cha đứng lên, ôm hôn chàng và chúc lành cho chàng. Đức Thánh Cha mở áo choàng trắng, cởi sợi dây chuyền của ngài và đặt vào cổ chàng thanh niên. Rồi Đức Thánh Cha lại vuốt ve chàng và ôm hôn chàng lần nữa. Vào lúc từ biệt, chàng thanh niên cầm chặt tay Đức Thánh Cha và nói:
- Thưa Đức Thánh Cha, con xin cám ơn! Đây là ngày đẹp nhất đời con. Con chỉ biết nói cám ơn. Xin hẹn gặp lại Đức Thánh Cha trên Thiên Đàng!
Nét mặt chàng không lộ vẻ tuyệt vọng nhưng tươi cười, như thể chàng ra đi, đến một cuộc gặp gỡ khác, còn tốt đẹp hơn nhiều. Rồi các Nữ Tu dọn cho cả gia đình chàng thức ăn mang theo và mọi người ra về. Hai ngày sau chàng thanh niên từ trần.
Có lẽ bạn ngạc nhiên tự hỏi: Nào có gì lạ lùng đáng nói vì chàng thanh niên đâu có được lành bệnh? Đối với tôi thì đúng là một phép lạ của an bình và lòng đạo đức. Vào chính lúc ấy, chàng thanh niên cảm thấy được tự do. Chàng can đảm ra đi đối diện với cái chết cách trang trọng. Chàng thật can đảm bởi vì, với số tuổi 28 không mấy dễ dàng chấp nhận cuộc đời ngắn ngủi như thế!
Câu chuyện tôi vừa kể như một sự kiện chói sáng minh chứng Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ tha nhân. Kể cả việc giúp một người ra đi gặp gỡ THIÊN CHÚA trong thanh thản và trong an bình. Nó cũng biểu lộ bầu khí cầu nguyện chung, một đặc tính nổi bật trong cuộc đời Đức Thánh Cha. Hễ có ai xin ngài giúp đỡ hoặc quan tâm săn sóc thì ngài trả lời ngay: Chúng ta cùng cầu nguyện.
Tôi nhớ có rất nhiều trường hợp người ta nói đến việc khỏi bệnh nhờ công trình của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Chẳng hạn câu chuyện một phụ nữ người Anh bị bệnh ung thư ở giai đoạn cuối đời. Bà xin được mang Roma đến gặp Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trước khi chết.
Thật vậy, người phụ nữ không còn sống được bao lâu. Một máy bay của Quân Lực Anh đưa bà đến phi trường Ciampino ở thủ đô Roma rồi được xe cứu thương chở thẳng đến buổi tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha. Ngài được báo trước nên khi bước vào Đại Thính Đường Phaolô VI, sau khi chào thăm quan khách hiện diện, Đức Thánh Cha bảo đưa ngài đến gặp người phụ nữ Anh. Tôi nhớ rõ Đức Thánh Cha chỉ nói vỏn vẹn câu bằng tiếng Anh rằng: ”Chúng ta cùng cầu nguyện”. Rồi ngài đứng im cầu nguyện. Sau đó Đức Thánh Cha vuốt ve bà rồi chúc lành cho bà. Rõ ràng bà đang ở giai đoạn cuối đời. Tôi thầm nghĩ chắc bà không sống sót cho tới phi trường! Vậy mà bà vẫn sống được và về tới thủ đô Luân-Đôn bằng an. Ngày hôm sau, bà đứng lên, đi lại và ăn uống bình thường, như không hề có chuyện gì xảy ra. Sau đó bà thành lập một trung tâm chống ung thư tại Luân-Đôn.
Tôi xin trưng dẫn một trường hợp khác xảy ra ngay trong gia đình tôi. Đây là trường hợp tôi biết rõ vì tôi theo sát từ đầu đến cuối.
Hiền thê tôi tên Corina. Nàng đến từ nước Ecuador. Nàng có người em gái đang sống tại Ecuador. Nhưng trước đó có một thời gian, em gái nàng sống tại thủ đô Roma vì chồng em gái phục vụ tại tòa đại sứ Ecuador .. Gia đình em gái - sống đạo chân thành sốt sắng - thường xuyên tham dự các buổi tiếp kiến của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II.
Sau khi người chồng mãn hạn phục vụ nơi tòa đại sứ, cả gia đình trở về Ecuador sinh sống. Nhưng chỉ vỏn vẹn ba tháng sau, chúng tôi nhận tin em gái - tên Mecita - lâm trọng bệnh. Người ta khám phá ra nàng bị ung thư cấp tính. Vợ chồng tôi tìm cách giúp đỡ em gái. Tôi bảo gia đình Mecita gởi cho tôi hồ sơ các cuộc khám nghiệm. Tôi đưa hồ sơ cho các bác sĩ tôi quen biết ở Roma và nhờ nghiên cứu, xem có thể giúp được gì không. Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, các bác sĩ nói với tôi: “Rất tiếc, không còn phương thế nào để chữa trị!”
Thật thế, toàn cơ thể Mecita bị chứng ung thư hủy hoại đến độ, tủy xương có màu giống như màu cà-phê cháy, gần như chuyển sang màu đen. Vị bác sĩ nhấn mạnh thêm: ”Theo kinh nghiệm, bệnh nhân chỉ có thể sống sót từ 15 đến 30 ngày!”
Nghe vậy, tôi gợi ý cho hiền thê lấy máy bay về Ecuador chăm sóc em gái trong những ngày cuối đời em, cùng lúc ở cạnh toàn gia đình em gái trong giai đoạn thử thách đau thương. Vợ tôi đồng ý và quyết định lên đường ngay. Nhưng trước khi đi, nàng hỏi tôi xem có thể nào xin được một vật dụng gì của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II để mang về cho Mecita không. Tôi liền điện thoại cho vị phó bí thư là Cha Mietek và trình bày ước nguyện của hiền thê. Ngay sau đó, tôi nhận được một chiếc khăn tay và cỗ tràng hạt Mân Côi mà Đức Thánh Cha luôn bỏ trong túi. Tôi nói với Corina:
- Em hãy mang theo, đây là quà của Đức Thánh Cha. Em hãy đặt chiếc khăn tay lên ngực Mecita và bảo em lần hạt Mân Côi với tràng chuỗi của Đức Thánh Cha!
Hiền thê tôi lên đường về Ecuador và thi hành ngay những điều tôi đề nghị với nàng. Sau đó, khi khám nghiệm trở lại thì các bác sĩ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm. Tủy xương có màu sắc bình thường. Em Mecita phục hồi sức khoẻ có thể đi đứng cho đến ngày hôm nay, khi tôi kể lại câu chuyện này, nghĩa là đã 9 tháng trôi qua.
Đây là sự kiện mà chính tôi chứng kiến. Tôi không thêm thắt gì khác. Tôi không tuyên bố đây là phép lạ, vì đó là chuyện ngoài phạm vi của tôi. Tôi chỉ làm công việc kể lại thôi. Tôi chỉ có thể nói lên ý nghĩ riêng tư:
- Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đúng là vị thánh sống nơi trần gian, trên trái đất!
Về cuộc gặp gỡ giữa Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và cố tổng thống Alessandro Pertini (1896-1990), ông Arturo Mari kể lại như sau.
Ông Sandro Pertini làm tổng thống Ý từ năm 1978 đến 1985. Vào chuyến ông viếng thăm chính thức đầu tiên tại Vatican, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trang trọng tiếp rước ông. Ngài nhìn thẳng vào mắt tổng thống với cái nhìn cố hữu thăm-thẳm như muốn xuyên thấu thể xác và tâm hồn của người đối diện. Một cái nhìn như muốn mời gọi hoán cải. Và đây là điều đã xảy ra với tổng thống Pertini. Chỉ một sớm một chiều ông thay đổi hoàn toàn. Và từ sau cuộc gặp gỡ đáng ghi nhớ ấy, tổng thống Pertini liên lạc qua điện thoại hàng tuần với Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Và cũng từ nó, mỗi khi nói về Đức Thánh Cha, ông Pertini âu yếm dùng danh xưng ”bạn thân”!
Một ngày, Cha Stanislao nói với tôi: “Chuẩn bị mọi sự để ra bãi đậu trực thăng”. Sau khi sẵn sàng, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cùng lên trực thăng với chúng tôi. Trực thăng tiến về Castelporziano nơi có tòa nhà chính thức của tổng thống. Khi Đức Thánh Cha bước xuống trực thăng, tổng thống Pertini đích thân tiếp đón.
Cả hai vị đưa nhau ra xa và cùng nhau hàn huyên trò chuyện, lâu thật lâu .. Khi cuộc nói chuyện kết thúc, tổng thống Pertini đưa Đức Thánh Cha trở lại trực thăng. Lúc này đây tôi chứng kiến một cảnh tượng vô cùng hy hữu. Tổng thống Alessandro Pertini tỏ ra thật xúc động. Cho đến một lúc chúng tôi nghe rõ ràng tiếng tổng thống nói:
- Thưa Đức Thánh Cha, ngay lúc này đây, có người nào đó đang khóc trên Thiên Đàng. Đó là Mẹ tôi. Mẹ tôi trông thấy đứa con trai vô thần đang đứng cạnh người bạn vĩ đại là Đức Giáo Hoàng!
Nói xong câu này, tổng thống Pertini quỳ sụp xuống và bật lên khóc nức nở .. Thật là chuyện khó tin nhưng có thật!
... Lạy Đức MARIA Chí Thánh, con xin dâng lên Mẹ lời cầu, với trọn lòng tín cẩn. Mẹ chẳng từ bỏ ai, nhưng hằng tha thiết đến phần rỗi của mọi người. THIÊN CHÚA không hề từ chối điều gì với Mẹ khi Mẹ cầu xin cùng Ngài. Xin Mẹ hãy ôm con vào vòng tay che chở vạn năng của Mẹ. Nếu Mẹ dủ lòng thương xót nhậm lời con khiêm tốn cầu xin, thì toàn thể hỏa ngục cũng không thể nào làm hại được con. Một cách nào đó, Mẹ là Bà Chủ của vận mệnh con. Vận mệnh con nằm trong đôi bàn tay Mẹ! Nếu Mẹ bỏ rơi con, thì con sẽ bị hư mất, không nguồn cứu giúp! Thế nhưng, Mẹ là Người Mẹ quá tốt lành, không thể bỏ rơi những ai đặt trọn niềm hy vọng nơi Mẹ!
Xin Mẹ cầu bầu cùng THIÊN CHÚA Ba Ngôi cho con và con tin chắc là mình sẽ được cứu rỗi! Ôi ước gì con có quyền làm cho mọi con dân trên mặt đất này nhận biết Mẹ! Ước gì con có thể loan báo khắp nơi sự cao cả, lòng nhân hậu và quyền năng của Mẹ! Điều mà con không thể làm được, con nguyện mong cho các thần trí thiên quốc làm thay. Và ước chi chính các tên quỷ bị bó buộc phải xưng tụng rằng: ”Mẹ là kỳ công của Bàn Tay THIÊN CHÚA, Mẹ có quyền lực THIÊN CHÚA trong tay, Mẹ thật khủng khiếp đối với ma quỷ và mọi sự đều phục tùng Mẹ! Mẹ là loài thọ tạo vô song! Mẹ là phụ nữ duy nhất, vừa là Trinh Nữ vừa là Mẹ. Mẹ đã sinh ra Đấng Cứu Thế. Cùng với Thánh Cả GIUSE, Mẹ có chỗ đứng riêng”.
Như thế, Mẹ cao trọng hơn mọi Thiên Thần và các thánh: Mẹ thật là Chí Thánh, là thần thiêng! Con hy vọng nơi Mẹ và con tin chắc chắn vững vàng rằng, kể cả mọi quyền lực hỏa ngục, cũng không thể nào chiến thắng được con! Ước gì được như vậy. Tất cả các Thiên Thần và các thánh đồng thanh chúc tụng Mẹ đến muôn đời! Amen! Ước gì được như vậy!
(Arturo Mari, ”Arrivederci in Paradiso”, Colloquio di Jaroslaw Mikolajewski con Arturo Mari, Aprile 2006, Polonia, trang 34-39)
Đức Gioan Phaolô II Tin tưởng, cầu nguyện và không sợ!
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
08:30 09/05/2011
Trong cuộc đối thoại với văn thi sĩ Công Giáo Ba Lan Jaroslaw Mikolajewski, ông Arturo Mari - cựu nhiếp ảnh gia tờ Quan Sát Viên Roma - gợi lại niềm tin tưởng tuyệt đối của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nơi THIÊN CHÚA và Đức Mẹ MARIA.
Hỏi: Có đôi lúc Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã thức trắng đêm dành trọn thời gian để quì gối cầu nguyện, có đúng thế không?
Đáp: Đúng thế! Chuyện xảy ra là có những đêm Đức Thánh Cha thức trắng quì gối cầu nguyện. Sáng hôm sau chúng tôi thấy Đức Thánh Cha yếu hơn thường lệ. Những lúc ấy chúng tôi nói nhỏ với nhau là Đức Thánh Cha không ngủ.
Đức Thánh Cha thường cầu nguyện nơi nhà nguyện riêng nhưng ngài cũng cầu nguyện nơi ghế bành khi ngồi nghỉ trong phòng làm việc. Thật ra những giây phút ”nghỉ ngơi” theo đúng nghĩa ”nghỉ ngơi” ít khi xảy đến với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Đức Thánh Cha cầu nguyện khi nhận tin người nào đó qua đời - chẳng hạn người bạn thân hay người quen biết - hoặc ngài cầu nguyện cho nạn nhân các vụ khủng bố hay các tai nạn. Đức Thánh Cha cầu nguyện khi biết có đất nước xứ sở nào đó trên thế giới đang lâm tình trạng chính trị trầm trọng hoặc khi hay tin một cuộc chiến bùng nổ. Đức Thánh Cha cầu nguyện khi gặp vấn đề khó khăn hoặc khi nhận tin không lành về hoàn cảnh nào đó mà ngài phải giải quyết. Trong trường hợp ấy Đức Thánh Cha vào nhà nguyện và ở lại cho đến khi vấn đề được giải quyết.
Đức Thánh Cha cầu nguyện thật nhiều tại quốc gia ngài thăm viếng. Tôi nghĩ vào lúc ấy, Đức Thánh Cha cầu nguyện cho vấn đề người dân địa phương, làm như thể Đức Thánh Cha đồng hóa với người dân và cùng mang gánh nặng thống khổ của họ. Tôi nhớ rõ vào năm 1993 tại Vilnius, thủ đô cộng hòa Lituani, Đức Thánh Cha quì gối cầu nguyện suốt trong 6 tiếng đồng hồ không ngơi nghỉ .. Việc làm đầu tiên trong mỗi chuyến viếng thăm mục vụ của ngài là kính viếng đền thánh Đức Mẹ.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II có lòng yêu mến đặc biệt Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA. Tâm tình này biểu lộ rõ ràng cả trong những chuyến hành hương. Đức Mẹ Đen Ba-Lan, Đức Mẹ Lộ-Đức, Đức Mẹ Fatima, Đức Bà Guadalupe. Đức Thánh Cha âu yếm gọi Đức Bà Guadalupe là ”Đấng Bảo Trợ 2 Châu Mỹ”. Đức Thánh Cha luôn nói ngài cảm thấy được Đức Mẹ MARIA che chở cách đặc biệt. Ngay trong vườn Vatican, mỗi lần đi bách bộ, Đức Thánh Cha thường dừng lại nơi nhà nguyện dâng kính Đức Mẹ Lộ-Đức. Đức Thánh Cha cũng dừng lại trước Tượng Đức Bà Guadalupe. Đây là bức tượng do chính phủ Messicô dâng tặng. Và mỗi khi có thể, Đức Thánh Cha thường cầm trong tay tràng chuỗi Mân Côi.
Khi đi dạo trên miền núi, lúc đi bách bộ hoặc khi lắng nghe những bài thuyết trình dài, Đức Thánh Cha thường cầm chặt trong tay tràng chuỗi Mân Côi. Đôi lúc người ta thấy Đức Thánh Cha cho tay vào túi, mân mê tràng chuỗi Mân Côi. Đức Thánh Cha ngồi nghỉ với Tràng Chuỗi Mân Côi, bước đi với tràng chuỗi Mân Côi. Với hầu hết mọi người, Đức Thánh Cha trao tặng tràng chuỗi Mân Côi kèm theo lời khuyên siêng năng cầu nguyện. Và Đức Thánh Cha tắt thở với Tràng Chuỗi Mân Côi trong tay.
Hỏi: Xin ông Arturo Mari cho biết trong nhà nguyện riêng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II có đặt bức ảnh Đức Mẹ nào?
Đáp: Ảnh Đức Mẹ Đen Ba-Lan Czestochowa được đặt hoặc nơi nhà nguyện trong căn hộ ở Vatican hoặc nơi nhà nguyện ở Castelgandolfo. Bức ảnh Đức Mẹ Đen đặt nơi nhà nguyện ở Vatican Đức Thánh Cha nhận được sau mật nghị bầu Giáo Hoàng năm 1978. Trong khi bức ảnh Đức Mẹ Đen đặt nơi nhà nguyện ở Castelgandolfo thì đã có từ trước, dưới thời Đức Giáo Hoàng Pio XI (1922-1939). Bởi vì Đức Pio XI - tức là Đức Tổng Giám Mục Achille Ratti - trước khi làm giáo hoàng đã làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Ba-Lan từ 1919-1921.
Nơi nhà nguyện riêng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ở Vatican, bên cạnh Đức Mẹ Đen có Cây Thánh Giá. Và mỗi lần cầu nguyện, hình như Đức Thánh Cha thưa chuyện với Đức Chúa GIÊSU KITÔ, giống y như Đức Chúa GIÊSU đang đứng thật sự trước mặt Đức Thánh Cha vậy! Và mỗi lần Đức Thánh Cha đang ở nhà nguyện thì phải ý tứ hết sức không được quấy rầy ngài! Đó là những giây phút thánh thiêng.
Hỏi: Xin ông Arturo Mari cho biết vào chiều ngày thứ tư 13 tháng 5 năm 1981, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II có sợ chết không?
Đáp: Không! Đức Thánh Cha chỉ tin tưởng phó thác nơi Đức Mẹ MARIA. Khi xảy ra vụ mưu sát nơi quảng trường Thánh Phêrô tôi đang đứng gần đó. Khi Ali Agca bắn thì Đức Thánh Cha ngã xuống ngay. Đức Thánh Cha không nói lời than van nào hết. Đức Thánh Cha chỉ kêu xin Đức Mẹ trợ giúp. Đức Thánh Cha không la lên, ngài chỉ xin trợ giúp. Họ mang Đức Thánh Cha vào vòng cung dưới Tháp Chuông rồi đặt ngài vào xe cứu thương và chở thẳng đến bệnh viện toàn khoa Gemelli. Tôi ở lại ngày đêm nơi căn phòng bên cạnh phòng của Đức Thánh Cha và cầu nguyện cho Đức Thánh Cha. Khi tôi hỏi thăm tin tức thì các bác sĩ và Cha bí thư Stanislao cho biết Đức Thánh Cha bình tĩnh và phó thác. Rồi giáo sư Francesco Crucitti (1930-1998) - vị bác sĩ giải phẫu cho Đức Thánh Cha - quả quyết với tôi: ”Đúng thật Đức Thánh Cha chỉ được cứu sống nhờ Phép Lạ!” Rồi bác sĩ vừa đưa cho tôi xem phim chụp vừa giải thích:
- Giống y như thể đang đi, viên đạn bỗng nhiên chuyển hướng, làm như thể viên đạn gặp một vật cản bằng thép. Thật không thể tưởng tượng được: chính nhờ thế mà viên đạn chỉ chạm đến phần mềm của cơ thể chứ không làm gãy mảnh xương nào cả! Làm sao giải thích được sự kiện này, hẳn chỉ duy nhất Đức Mẹ MARIA biết!
Xin nhắc lại ở đây là vào một dịp khác chính bác sĩ Francesco Crucitti tiết lộ:
- Khi nhìn thấy Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, mình đầy máu, hai tay giang ra bất động để được chuyền máu, tôi có cảm tưởng như đang chiêm ngắm hình ảnh Đức Chúa GIÊSU KITÔ bị đóng đinh trên Thánh Giá. Vâng! Đúng thế, tôi tin rằng mình đã nhìn thấy Đức Chúa KITÔ Chịu Khổ Nạn!
Hỏi: Xin ông cho biết, sau vụ mưu sát chiều ngày thứ tư 13 tháng 5 năm 1981, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II có lo sợ một vụ mưu sát khác nữa không?
Đáp: Chúng tôi thực hiện 104 chuyến công du hải ngoại. Nếu phải làm cuộc kiểm chứng về tất cả đe dọa ám sát mà chúng tôi nhận được thì đáng lý Đức Thánh Cha đã chết đến 104 lần! Vậy tôi xin lập lại: Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II không sợ hãi bất cứ điều gì. Tôi không bao giờ trông thấy Đức Thánh Cha âu lo hốt hoảng. Lời ngài khuyên ”Anh Chị Em đừng sợ” cũng là câu châm ngôn sống của ngài.
Dĩ nhiên Đức Thánh Cha có thể chọn lựa hình thức viếng thăm mục vụ bằng cách cứ ngồi yên nơi ngai tòa Thánh Phêrô ở thủ đô Roma và gởi đi viếng thăm nhân dân các nước ở các Giáo Hội địa phương các Vị Sứ Thần Tòa Thánh hoặc các Linh Mục thừa sai. Sau đó các vị này sẽ tường trình chi tiết các chuyến viếng thăm. Nhưng Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II không làm thế. Khi nói về các vấn đề, ngài muốn đích thân hiểu biết các vấn đề ấy. Chính Đức Thánh Cha khởi xướng không biết bao nhiêu là hành động bất ngờ. Chẳng hạn đáng lý ngài phải bước đi 100 thước đường thẳng, nhưng chỉ sau 10 thước, ngài có thể bất ngờ rẻ sang trái hoặc chuyển sang phải!
Hỏi: Xin ông Arturo Mari kể thêm cho biết Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II không sợ bất cứ điều gì.
Đáp: Xin bạn luôn ghi nhớ rằng, chẳng những Đức Thánh Cha sẵn sàng đối phó với các cá nhân, bất luận người đó là ai, bởi vì ngài cảm thấy mình được bảo vệ bởi các hiệp ước quốc tế, bởi quyền bất khả xâm phạm mà mỗi vị quốc trưởng được hưởng. Chẳng những thế, ngài còn sẵn sàng đối phó với hết mọi tổ chức, đặc biệt những tổ chức đi ra ngoài các luật lệ của một thế giới văn minh.
Một trong những thí dụ điển hình mạnh nhất là bài diễn văn Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nói với nhóm bất lương mafia đảo Sicilia (Nam Ý) tại chính nơi sào huyệt của họ ở Valle dei Templi gần Agrigento. Đức Thánh Cha nói lớn:
- Các bạn hãy ăn năn thống hối! Bởi vì các bạn sẽ phải trả lẽ trước mặt THIÊN CHÚA!
Một lần khác, trong chuyến viếng thăm mục vụ tại Perù vào năm 1985, khi đang đi, Đức Thánh Cha gặp một nhóm lính võ trang của quân đội chính phủ đang tuần tiễu. Họ tỏ ra thật ưu tư đến độ gần như hung-hăng. Đức Thánh Cha thăm hỏi lý do nào khiến họ phải dùng đến những biện pháp nghiêm ngặt như thế. Họ giải thích cho Đức Thánh Cha biết trong rừng đang có các nhóm kháng chiến thuộc phong trào Con Đường Sáng, tức là các nhóm khủng bố Perù đang quấy nhiễu phá rối vào bất cứ lúc nào. Nghe vậy, Đức Thánh Cha không hề tỏ ra sợ hãi, cũng không tìm cách trốn thoát. Trái lại, Đức Thánh Cha lấy một cái ghế bước lên một cái bàn rồi Đức Thánh Cha thẳng thắn trách cứ họ về cách thức họ cư xử quá bạo tàn. Thật là giây phút đáng lo âu, vào chính lúc ấy!
Trước đó vào năm 1983 trong chuyến viếng thăm mục vụ Nicaragua, Đức Thánh Cha cũng dùng lời lẽ mạnh bạo y như thế. Hồi ấy Nicaragua sống dưới chế độ độc tài của chính phủ sandinista. Trong Thánh Lễ Đức Thánh Cha cử hành tại Managua, ngồi nơi ba hàng ghế đầu có đủ mặt quan chức chính phủ sandinista đang sôi-sục hùng-hổ, sẵn sàng lên tiếng phản đối Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II vào bất cứ lúc nào.
Nhưng Đức Thánh Cha không hề tỏ ra lo sợ. Bởi vì vượt qua ba hàng ghế đầu, Đức Thánh Cha trông thấy khuôn mặt của toàn đám dân lành, đang ngước mắt nhìn Đức Thánh Cha với trọn lòng yêu mến và hy vọng. Họ mong chờ nơi Đức Thánh Cha lời an ủi khuyến khích .. Đang lúc giảng trong Thánh Lễ, Đức Thánh Cha đột nhiên cầm lấy Cây Thánh Giá, giơ cao lên và nói lớn:
- Đức Chúa GIÊSU KITÔ sẽ chiến thắng!
Đừng quên rằng, ngay chính lúc ấy Đức Thánh Cha ý thức rõ mình có thể gặp hiểm nguy. Nhưng Đức Thánh Cha không sợ! Đức Thánh Cha muốn can đảm làm chứng cho sự thật của Đức Tin Công Giáo. Cùng lúc, Đức Thánh Cha muốn trao ban sự nâng đỡ cho đoàn chiên khiêm tốn bé nhỏ đang đứng trước mặt Đức Thánh Cha.
... ”Người công chính, hãy reo hò mừng Chúa, kẻ ngay lành, nào cất tiếng ngợi khen. Tạ ơn Chúa, gieo vạn tiếng đàn cầm, kính mừng Người, gảy muôn cung đàn sắt. Nào dâng Chúa một khúc tân ca, rập tiếng hoan hô, nhã nhạc vang lừng. Vì lời Chúa phán quả là ngay thẳng, mọi việc Chúa làm đều đáng cậy tin. Chúa yêu thích điều công minh chính trực, tình thương Chúa chan hòa mặt đất .. Chúa đảo lộn chương trình muôn nước, Người phá tan ý định chư dân. Chương trình Chúa ngàn năm bền vững, ý định của lòng Người vạn kiếp trường tồn. Hạnh phúc thay quốc gia được Chúa làm CHÚA TỂ. Hạnh phúc thay dân nào Người chọn làm gia nghiệp” (Thánh Vịnh 33,1-5/10-12).
(Arturo Mari, ”Arrivederci in Paradiso”, Colloquio di Jaroslaw Mikolajewski con Arturo Mari, Aprile 2006, Polonia, trang 63+108+101+123)
Hỏi: Có đôi lúc Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã thức trắng đêm dành trọn thời gian để quì gối cầu nguyện, có đúng thế không?
Đáp: Đúng thế! Chuyện xảy ra là có những đêm Đức Thánh Cha thức trắng quì gối cầu nguyện. Sáng hôm sau chúng tôi thấy Đức Thánh Cha yếu hơn thường lệ. Những lúc ấy chúng tôi nói nhỏ với nhau là Đức Thánh Cha không ngủ.
Đức Thánh Cha thường cầu nguyện nơi nhà nguyện riêng nhưng ngài cũng cầu nguyện nơi ghế bành khi ngồi nghỉ trong phòng làm việc. Thật ra những giây phút ”nghỉ ngơi” theo đúng nghĩa ”nghỉ ngơi” ít khi xảy đến với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Đức Thánh Cha cầu nguyện khi nhận tin người nào đó qua đời - chẳng hạn người bạn thân hay người quen biết - hoặc ngài cầu nguyện cho nạn nhân các vụ khủng bố hay các tai nạn. Đức Thánh Cha cầu nguyện khi biết có đất nước xứ sở nào đó trên thế giới đang lâm tình trạng chính trị trầm trọng hoặc khi hay tin một cuộc chiến bùng nổ. Đức Thánh Cha cầu nguyện khi gặp vấn đề khó khăn hoặc khi nhận tin không lành về hoàn cảnh nào đó mà ngài phải giải quyết. Trong trường hợp ấy Đức Thánh Cha vào nhà nguyện và ở lại cho đến khi vấn đề được giải quyết.
Đức Thánh Cha cầu nguyện thật nhiều tại quốc gia ngài thăm viếng. Tôi nghĩ vào lúc ấy, Đức Thánh Cha cầu nguyện cho vấn đề người dân địa phương, làm như thể Đức Thánh Cha đồng hóa với người dân và cùng mang gánh nặng thống khổ của họ. Tôi nhớ rõ vào năm 1993 tại Vilnius, thủ đô cộng hòa Lituani, Đức Thánh Cha quì gối cầu nguyện suốt trong 6 tiếng đồng hồ không ngơi nghỉ .. Việc làm đầu tiên trong mỗi chuyến viếng thăm mục vụ của ngài là kính viếng đền thánh Đức Mẹ.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II có lòng yêu mến đặc biệt Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA. Tâm tình này biểu lộ rõ ràng cả trong những chuyến hành hương. Đức Mẹ Đen Ba-Lan, Đức Mẹ Lộ-Đức, Đức Mẹ Fatima, Đức Bà Guadalupe. Đức Thánh Cha âu yếm gọi Đức Bà Guadalupe là ”Đấng Bảo Trợ 2 Châu Mỹ”. Đức Thánh Cha luôn nói ngài cảm thấy được Đức Mẹ MARIA che chở cách đặc biệt. Ngay trong vườn Vatican, mỗi lần đi bách bộ, Đức Thánh Cha thường dừng lại nơi nhà nguyện dâng kính Đức Mẹ Lộ-Đức. Đức Thánh Cha cũng dừng lại trước Tượng Đức Bà Guadalupe. Đây là bức tượng do chính phủ Messicô dâng tặng. Và mỗi khi có thể, Đức Thánh Cha thường cầm trong tay tràng chuỗi Mân Côi.
Khi đi dạo trên miền núi, lúc đi bách bộ hoặc khi lắng nghe những bài thuyết trình dài, Đức Thánh Cha thường cầm chặt trong tay tràng chuỗi Mân Côi. Đôi lúc người ta thấy Đức Thánh Cha cho tay vào túi, mân mê tràng chuỗi Mân Côi. Đức Thánh Cha ngồi nghỉ với Tràng Chuỗi Mân Côi, bước đi với tràng chuỗi Mân Côi. Với hầu hết mọi người, Đức Thánh Cha trao tặng tràng chuỗi Mân Côi kèm theo lời khuyên siêng năng cầu nguyện. Và Đức Thánh Cha tắt thở với Tràng Chuỗi Mân Côi trong tay.
Hỏi: Xin ông Arturo Mari cho biết trong nhà nguyện riêng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II có đặt bức ảnh Đức Mẹ nào?
Đáp: Ảnh Đức Mẹ Đen Ba-Lan Czestochowa được đặt hoặc nơi nhà nguyện trong căn hộ ở Vatican hoặc nơi nhà nguyện ở Castelgandolfo. Bức ảnh Đức Mẹ Đen đặt nơi nhà nguyện ở Vatican Đức Thánh Cha nhận được sau mật nghị bầu Giáo Hoàng năm 1978. Trong khi bức ảnh Đức Mẹ Đen đặt nơi nhà nguyện ở Castelgandolfo thì đã có từ trước, dưới thời Đức Giáo Hoàng Pio XI (1922-1939). Bởi vì Đức Pio XI - tức là Đức Tổng Giám Mục Achille Ratti - trước khi làm giáo hoàng đã làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Ba-Lan từ 1919-1921.
Nơi nhà nguyện riêng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ở Vatican, bên cạnh Đức Mẹ Đen có Cây Thánh Giá. Và mỗi lần cầu nguyện, hình như Đức Thánh Cha thưa chuyện với Đức Chúa GIÊSU KITÔ, giống y như Đức Chúa GIÊSU đang đứng thật sự trước mặt Đức Thánh Cha vậy! Và mỗi lần Đức Thánh Cha đang ở nhà nguyện thì phải ý tứ hết sức không được quấy rầy ngài! Đó là những giây phút thánh thiêng.
Hỏi: Xin ông Arturo Mari cho biết vào chiều ngày thứ tư 13 tháng 5 năm 1981, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II có sợ chết không?
Đáp: Không! Đức Thánh Cha chỉ tin tưởng phó thác nơi Đức Mẹ MARIA. Khi xảy ra vụ mưu sát nơi quảng trường Thánh Phêrô tôi đang đứng gần đó. Khi Ali Agca bắn thì Đức Thánh Cha ngã xuống ngay. Đức Thánh Cha không nói lời than van nào hết. Đức Thánh Cha chỉ kêu xin Đức Mẹ trợ giúp. Đức Thánh Cha không la lên, ngài chỉ xin trợ giúp. Họ mang Đức Thánh Cha vào vòng cung dưới Tháp Chuông rồi đặt ngài vào xe cứu thương và chở thẳng đến bệnh viện toàn khoa Gemelli. Tôi ở lại ngày đêm nơi căn phòng bên cạnh phòng của Đức Thánh Cha và cầu nguyện cho Đức Thánh Cha. Khi tôi hỏi thăm tin tức thì các bác sĩ và Cha bí thư Stanislao cho biết Đức Thánh Cha bình tĩnh và phó thác. Rồi giáo sư Francesco Crucitti (1930-1998) - vị bác sĩ giải phẫu cho Đức Thánh Cha - quả quyết với tôi: ”Đúng thật Đức Thánh Cha chỉ được cứu sống nhờ Phép Lạ!” Rồi bác sĩ vừa đưa cho tôi xem phim chụp vừa giải thích:
- Giống y như thể đang đi, viên đạn bỗng nhiên chuyển hướng, làm như thể viên đạn gặp một vật cản bằng thép. Thật không thể tưởng tượng được: chính nhờ thế mà viên đạn chỉ chạm đến phần mềm của cơ thể chứ không làm gãy mảnh xương nào cả! Làm sao giải thích được sự kiện này, hẳn chỉ duy nhất Đức Mẹ MARIA biết!
Xin nhắc lại ở đây là vào một dịp khác chính bác sĩ Francesco Crucitti tiết lộ:
- Khi nhìn thấy Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, mình đầy máu, hai tay giang ra bất động để được chuyền máu, tôi có cảm tưởng như đang chiêm ngắm hình ảnh Đức Chúa GIÊSU KITÔ bị đóng đinh trên Thánh Giá. Vâng! Đúng thế, tôi tin rằng mình đã nhìn thấy Đức Chúa KITÔ Chịu Khổ Nạn!
Hỏi: Xin ông cho biết, sau vụ mưu sát chiều ngày thứ tư 13 tháng 5 năm 1981, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II có lo sợ một vụ mưu sát khác nữa không?
Đáp: Chúng tôi thực hiện 104 chuyến công du hải ngoại. Nếu phải làm cuộc kiểm chứng về tất cả đe dọa ám sát mà chúng tôi nhận được thì đáng lý Đức Thánh Cha đã chết đến 104 lần! Vậy tôi xin lập lại: Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II không sợ hãi bất cứ điều gì. Tôi không bao giờ trông thấy Đức Thánh Cha âu lo hốt hoảng. Lời ngài khuyên ”Anh Chị Em đừng sợ” cũng là câu châm ngôn sống của ngài.
Dĩ nhiên Đức Thánh Cha có thể chọn lựa hình thức viếng thăm mục vụ bằng cách cứ ngồi yên nơi ngai tòa Thánh Phêrô ở thủ đô Roma và gởi đi viếng thăm nhân dân các nước ở các Giáo Hội địa phương các Vị Sứ Thần Tòa Thánh hoặc các Linh Mục thừa sai. Sau đó các vị này sẽ tường trình chi tiết các chuyến viếng thăm. Nhưng Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II không làm thế. Khi nói về các vấn đề, ngài muốn đích thân hiểu biết các vấn đề ấy. Chính Đức Thánh Cha khởi xướng không biết bao nhiêu là hành động bất ngờ. Chẳng hạn đáng lý ngài phải bước đi 100 thước đường thẳng, nhưng chỉ sau 10 thước, ngài có thể bất ngờ rẻ sang trái hoặc chuyển sang phải!
Hỏi: Xin ông Arturo Mari kể thêm cho biết Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II không sợ bất cứ điều gì.
Đáp: Xin bạn luôn ghi nhớ rằng, chẳng những Đức Thánh Cha sẵn sàng đối phó với các cá nhân, bất luận người đó là ai, bởi vì ngài cảm thấy mình được bảo vệ bởi các hiệp ước quốc tế, bởi quyền bất khả xâm phạm mà mỗi vị quốc trưởng được hưởng. Chẳng những thế, ngài còn sẵn sàng đối phó với hết mọi tổ chức, đặc biệt những tổ chức đi ra ngoài các luật lệ của một thế giới văn minh.
Một trong những thí dụ điển hình mạnh nhất là bài diễn văn Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nói với nhóm bất lương mafia đảo Sicilia (Nam Ý) tại chính nơi sào huyệt của họ ở Valle dei Templi gần Agrigento. Đức Thánh Cha nói lớn:
- Các bạn hãy ăn năn thống hối! Bởi vì các bạn sẽ phải trả lẽ trước mặt THIÊN CHÚA!
Một lần khác, trong chuyến viếng thăm mục vụ tại Perù vào năm 1985, khi đang đi, Đức Thánh Cha gặp một nhóm lính võ trang của quân đội chính phủ đang tuần tiễu. Họ tỏ ra thật ưu tư đến độ gần như hung-hăng. Đức Thánh Cha thăm hỏi lý do nào khiến họ phải dùng đến những biện pháp nghiêm ngặt như thế. Họ giải thích cho Đức Thánh Cha biết trong rừng đang có các nhóm kháng chiến thuộc phong trào Con Đường Sáng, tức là các nhóm khủng bố Perù đang quấy nhiễu phá rối vào bất cứ lúc nào. Nghe vậy, Đức Thánh Cha không hề tỏ ra sợ hãi, cũng không tìm cách trốn thoát. Trái lại, Đức Thánh Cha lấy một cái ghế bước lên một cái bàn rồi Đức Thánh Cha thẳng thắn trách cứ họ về cách thức họ cư xử quá bạo tàn. Thật là giây phút đáng lo âu, vào chính lúc ấy!
Trước đó vào năm 1983 trong chuyến viếng thăm mục vụ Nicaragua, Đức Thánh Cha cũng dùng lời lẽ mạnh bạo y như thế. Hồi ấy Nicaragua sống dưới chế độ độc tài của chính phủ sandinista. Trong Thánh Lễ Đức Thánh Cha cử hành tại Managua, ngồi nơi ba hàng ghế đầu có đủ mặt quan chức chính phủ sandinista đang sôi-sục hùng-hổ, sẵn sàng lên tiếng phản đối Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II vào bất cứ lúc nào.
Nhưng Đức Thánh Cha không hề tỏ ra lo sợ. Bởi vì vượt qua ba hàng ghế đầu, Đức Thánh Cha trông thấy khuôn mặt của toàn đám dân lành, đang ngước mắt nhìn Đức Thánh Cha với trọn lòng yêu mến và hy vọng. Họ mong chờ nơi Đức Thánh Cha lời an ủi khuyến khích .. Đang lúc giảng trong Thánh Lễ, Đức Thánh Cha đột nhiên cầm lấy Cây Thánh Giá, giơ cao lên và nói lớn:
- Đức Chúa GIÊSU KITÔ sẽ chiến thắng!
Đừng quên rằng, ngay chính lúc ấy Đức Thánh Cha ý thức rõ mình có thể gặp hiểm nguy. Nhưng Đức Thánh Cha không sợ! Đức Thánh Cha muốn can đảm làm chứng cho sự thật của Đức Tin Công Giáo. Cùng lúc, Đức Thánh Cha muốn trao ban sự nâng đỡ cho đoàn chiên khiêm tốn bé nhỏ đang đứng trước mặt Đức Thánh Cha.
... ”Người công chính, hãy reo hò mừng Chúa, kẻ ngay lành, nào cất tiếng ngợi khen. Tạ ơn Chúa, gieo vạn tiếng đàn cầm, kính mừng Người, gảy muôn cung đàn sắt. Nào dâng Chúa một khúc tân ca, rập tiếng hoan hô, nhã nhạc vang lừng. Vì lời Chúa phán quả là ngay thẳng, mọi việc Chúa làm đều đáng cậy tin. Chúa yêu thích điều công minh chính trực, tình thương Chúa chan hòa mặt đất .. Chúa đảo lộn chương trình muôn nước, Người phá tan ý định chư dân. Chương trình Chúa ngàn năm bền vững, ý định của lòng Người vạn kiếp trường tồn. Hạnh phúc thay quốc gia được Chúa làm CHÚA TỂ. Hạnh phúc thay dân nào Người chọn làm gia nghiệp” (Thánh Vịnh 33,1-5/10-12).
(Arturo Mari, ”Arrivederci in Paradiso”, Colloquio di Jaroslaw Mikolajewski con Arturo Mari, Aprile 2006, Polonia, trang 63+108+101+123)
Một Giám Mục gương mẫu của Trung quốc vừa mới qua đời.
Pt Huỳnh Mai Trác
08:30 09/05/2011
Đức Giám Mục Li Hongye vừa mới qua đời trong đêm canh thức Phục Sinh. Ngài đã để lại hình ảnh một người mục tử vững mạnh sống đức tin ơn gọi của mình và chịu đựng một cuộc đời gian khổ lâu dài với những 28 năm trong những nhà tù và những trại tù cải tạo.
Ngài là một khuôn mặt nổi bật của Giáo Hội Trung quốc. Giám Mục của Luoyang trong tỉnh Henan ở Trung quốc, ngài đã qua đời ngày 23 tháng 4 năm 2011 trong đêm canh thức Phục Sinh, sau khi ngài đã làm phép nước và làm phép rửa tội. Với tinh thần cương quyết, Đức Giám Mục Li Hongye là một khuôn mặt nổi bật của Giáo Hội Công giáo Trung quốc.
Ngài đã làm chứng cho sức mạnh đức tin của ngài với sự trung thành tuyệt đối với ơn gọi và cam chịu mọi đau khổ gian nan trong thời gian qua trong những nhà tù và những cuộc bắt bớ bất công.
Ngoài đời sống liêm khiết, hiểu biết sống động, một đức tin sâu sắc, thận trọng và cương quyết, cũng như lòng ái mộ Đức Giáo Hoàng, Đức Giám Mục Li Hongye là một nhà bác học, rất uyên bác về La ngữ.
Từ năm 2004, ngài bị bệnh tim và phải vào bệnh viện nhiều lần. Đám tang của ngài sẽ cử hành vào ngày 29 tháng 4 nơi làng sinh quán của ngài, giữa thành phố Zhenzhou và Luoyang.
Ngài sinh ngày 6 tháng giêng năm 1920 trong một gia đình công giáo ở làng Xicunxian trong tỉnh Henan, ngài lãnh chức linh mục năm 1944, sau khi đã học xong tại Đại Chủng Viện. Vào năm 1956, ngài bị xét xử là người “cứng đầu” và bị kết án tù tại tỉnh Quanghai, và bị giam cầm cho đến 28 năm.
Được thả ra vào năm 1984, ngài là linh mục của dịa phận Luoyang. Ngày 10 tháng 9 năm 1987, ngài được bổ nhiệm Giám Mục Luoyang. Vào năm 1994 và vào năm 2011, ngài lại bị bắt khi ngài đang giảng phòng cho các nữ tu trong địa phận của ngài.
Địa phận Luoyang được thành lập từ năm 1946. Địa phận có khoảng 10,000 giáo dân, 30 linh mục và 50 tu sĩ.
Giáo Hội Trung quốc bị bức bách trong thời gian gần đây, khi Đức Giám Mục Francis Lu Shouwang, 45 tuổi trong giáo phận Hubei vừa mới qua đời và có nhiều tông tòa trống ngôi trong đó gồm có 5 tông tòa “quốc doanh” trong tỉnh. Đức Giám Mục Lu qua đời ngày 30 tháng 4 vì bệnh gan sau khi đã nằm bệnh viện gần 7 tháng tại thủ đô của tỉnh. (nguồn tin Fides)
Đức Gioan Phaolô II luôn chú ý tới thực trạng cuộc sống
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
08:31 09/05/2011
Lúc ở tại Roma và mỗi khi có người nào đó thưa: ”Xin Đức Thánh Cha cầu cho dân tộc chúng con” ngài trả lời ngay: ”Đó là điều chúng ta đang làm!”
Hầu như Đức Thánh Cha luôn luôn có trước mắt hình ảnh quả địa cầu và luôn cầu nguyện cho mọi dân tộc sống rải rác khắp năm châu bốn biển. Nhưng khi đích thân thăm viếng mục vụ đất nước nào thì Đức Gioan Phaolô II dành trọn chú ý cho người dân ở nước ấy. Ngài chuẩn bị thật chu đáo trước mỗi chuyến đi. Chẳng hạn như: đọc các bản phúc trình, nói chuyện với vị Sứ Thần Tòa Thánh và các nhà Thừa Sai để biết rõ người dân nơi xứ sở ấy đang đau khổ về vấn đề gì. Lúc đến tận nơi, Đức Gioan Phaolô II không chỉ hài lòng với các diễn văn dọn sẵn. Sau khi chính thức gặp Tổng Thống, các Bộ Trưởng, ngài muốn đi vào hoàn cảnh cụ thể của người dân.
Đôi khi đoàn xe đang đi, Đức Gioan Phaolô II bảo ngừng lại và nói: ”Tôi muốn vào thăm căn nhà bé nhỏ nghèo nàn này và nói chuyện với người đang sống trong nhà”. Hoặc ngài nói: ”Tôi muốn gặp gỡ gia đình này”.
Dĩ nhiên không ai có thể ngăn cản điều Đức Thánh Cha muốn làm. Thế là ngài vào nhà, cầu nguyện với người trong nhà và hỏi thăm họ cần gì mà ngài có thể giúp được.
Đó là chuyện thường xảy ra trong các chuyến viếng thăm mục vụ của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Nhưng có lẽ chuyện nổi bật nhất tôi muốn nhắc lại là chuyện xảy ra tại Angola bên Phi Châu trong chuyến viếng thăm vào tháng 6 năm 1992.
Một vị Giám Mục địa phương muốn chỉ cho Đức Thánh Cha thấy di tích sót lại của ngôi thánh đường đầu tiên được xây cất tại xứ của ngài. Đến nơi, vị Giám Mục kể cho Đức Thánh Cha nghe lịch sử ngôi thánh đường. Đức Gioan Phaolô II chăm chú lắng nghe, nhưng cùng lúc tư tưởng ngài vượt xa hơn nữa. Ngài nghĩ đến các túp lều tranh khốn khổ xiêu vẹo rải rác quanh ngôi thánh đường đổ nát. Khi câu chuyện kết thúc, vị Giám Mục mời Đức Thánh Cha lên xe, nhưng ngài không nói lời nào. Ngài lặng lẽ bước về một trong các túp lều tranh nằm cạnh đó. Một gia đình nghèo gồm vợ chồng và con cái đưa mắt ngơ ngác sợ hãi chăm chú nhìn Đức Thánh Cha. Xong, họ vội vàng mang chiếc ghế đẩu thô sơ mời Đức Thánh Cha ngồi. Ngài ngồi xuống với nụ cười hiền dịu như dấu hiệu khuyến khích đôi vợ chồng nghèo hãy đơn sơ kể chuyện cho Đức Thánh Cha nghe.
Thế nhưng - cũng tại Angola - có lẽ hình ảnh ghi đậm yêu thương trìu mến nhất là khi Đức Gioan Phaolô II gặp gỡ trẻ em. Ban đầu các em tỏ ra rụt rè sợ hãi, nhưng Đức Thánh Cha làm cho chúng tự nhiên ngay. Ngài nháy mắt, nhíu đôi lông mày và cười thật tươi. Thế là các em thích thú nhập cuộc. Các em hiểu ngay sứ điệp yêu thương của Đức Thánh Cha. Chúng tiến lại gần. Rồi đứa thì kéo tay kéo áo, đứa khác trèo lên ngồi trên đầu gối Đức Thánh Cha. Đôi bên trải qua những giây phút tuyệt diệu. Sau cùng, không ai biết được đến từ đâu, một chai nước ngọt trái cây mở ra và tất cả cùng nhau uống ngon lành! Đây là hình ảnh trung thực nhất diễn tả đúng tâm tình của Đức Gioan Phaolô II: bộc trực, tò mò và rất chú ý đến thực trạng cuộc sống hàng ngày, ước ao gặp gỡ đích thật, vượt ra ngoài mọi nghi lễ ngoại giao và chính thức.
Các nhân viên an ninh tháp tùng Đức Gioan Phaolô II thường tỏ ra lo lắng sợ hãi thái quá. Thấy thế tôi trấn an họ:
- Quí vị nên cầu nguyện để không có gì đáng tiếc xảy ra, bởi vì, nguyên sự hiện diện của quí vị thôi không đủ đâu! Chỉ duy nhất Đức Mẹ MARIA mới có uy quyền lớn lao để bảo vệ che chở cho Đức Thánh Cha!
Chứng từ của ông Arturo Mari cựu nhiếp ảnh gia tờ Quan Sát Viên Roma.
... ”Đường lối THIÊN CHÚA quả là toàn thiện, lời Chúa hứa được chứng nghiệm tỏ tường. Chính Người là khiên che thuẫn đỡ cho những ai ẩn náu bên Người. Ngoài THIÊN CHÚA, hỏi ai là THIÊN CHÚA? Ai là núi đá độ trì, ngoài THIÊN CHÚA của ta? Chính THIÊN CHÚA đã làm cho tôi nên hùng dũng, và cho đường nẻo tôi đi được thiện toàn. Chúa cho đôi chân này lanh lẹ tựa chân nai. Người đặt tôi đứng vững trên đỉnh núi. Tập cho tôi theo phép binh đao, luyện đôi tay rành nghề cung nỏ. Lạy Chúa, Ngài ban ơn cứu độ làm khiên mộc chở che con. Ngài đưa tay uy quyền nâng đỡ, săn sóc ân cần giúp con lớn mạnh. Đường con đi, Chúa mở rộng thênh thang, chân con bước không bao giờ lảo đảo” (Thánh Vinh 18, 31-37).
... KINH THÁNH MẪU LA VANG
Lạy Mẹ Maria Thánh Mẫu La Vang,
đầy muôn ơn phước, ngời chói vạn hào quang,
muôn vàn Thần Thánh không ai sánh bằng.
Đức Chúa Trời đã đoái thương chọn Mẹ,
tinh tuyền thánh thiện, sinh Đấng Cứu Độ muôn loài.
Mẹ đã chọn La Vang mà hiện đến,
cứu giúp hộ phù tổ tiên chúng con lương giáo,
giữa thời ly loạn cấm cách, khốn khổ trăm bề.
Từ ấy gót chân Mẹ bước đến,
vẫn mãi đầy ơn thiêng.
Ơn phần hồn, ơn phần xác,
người bệnh tật, kẻ ưu phiền,
nào ai cầu khẩn mà Mẹ không nhậm lời.
Lạy Mẹ Maria, Thánh Mẫu La Vang,
Mẹ là Thánh Mẫu Chúa Trời,
cũng là Thánh Mẫu loài người chúng con.
Cúi xin xuống phước hải hà,
đoái thương con cái thiết tha van nài.
Xin cho chúng con tấm lòng từ bi nhân hậu,
đại lượng bao dung,
cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống.
Xin Mẹ phù hộ chúng con
luôn sống đức hạnh, đầy lòng cậy trông.
Và sau cuộc đời này,
xin cho chúng con được về sống bên Mẹ,
hưởng vinh phúc trong Chúa Ba Ngôi muôn đời. AMEN.
(Arturo Mari, ”Arrivederci in Paradiso”, Colloquio di Jaroslaw Mikolajewski con Arturo Mari, Aprile 2006, Polonia, trang 63+108+101+123)
Đức Gioan Phaolô II, vị cầu bầu quyền năng
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
08:32 09/05/2011
Chị Marie Pierre chào đời năm 1961 trong một gia đình Công Giáo đạo đức tại Rumilly-en-Cambrésis ở miền Bắc nước Pháp. Chị là trưởng nữ của gia đình có 5 người con. Năm 21 tuổi, Chị gia nhập Dòng “Petites Soeurs des Maternités Catholiques - Tiểu Muội Bảo Sanh Công Giáo” và có tên dòng là Marie-Simon-Pierre. Sau đây là chứng từ Chị kể lại việc khỏi bệnh lạ lùng nhờ lời chuyển cầu của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (1978-2005).
Tôi mắc chứng Parkinson, được chẩn bệnh và xác nhận vào tháng 6 năm 2001. Tôi bị liệt phần bên trái cơ thể, điều này khiến tôi bị tàn tật rất nhiều, xét vì tôi thuận tay trái. Chứng bệnh phát triển từ từ lúc ban đầu nhưng sau 3 năm, các triệu chứng tăng dần khiến thân thể tôi run-rẩy, cứng-đơ, đau-đớn và bị mất ngủ. Bắt đầu từ ngày 2-4-2005 chứng bệnh tàn phá đánh bại tôi tuần qua tuần. Tôi thấy rõ mình bị giảm sút từng ngày. Tôi không còn có thể viết được nữa - vì tôi chỉ viết bằng tay trái - và nếu tôi cố gắng thì chữ viết cũng không đọc được. Lái xe thì gần như là chuyện không thể làm, hoặc tôi chỉ lái trên đoạn đường thật ngắn, vì chân trái thường bị ”tắt-nghẽn” và trở thành cứng-đơ gây khó khăn cho việc lái xe. Tôi phải mất rất nhiều giờ để làm xong một công việc. Điều này gây cản trở và tạo khó khăn, bởi vì tôi phục vụ trong lãnh vực nhà thương. Tôi thật mệt mỏi và kiệt sức.
Sau khi biết rõ mình mắc chứng Parkinson, tôi phải khó nhọc lắm mới có thể nhìn Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II qua truyền hình. Tuy nhiên tôi rất gần gũi ngài qua lời cầu nguyện. Tôi biết rằng Đức Thánh Cha có thể hiểu những gì tôi đang trải qua. Cùng lúc, tôi thật ngưỡng mộ sức mạnh và lòng can đảm của ngài, nó thúc đẩy tôi chiến đấu và yêu mến sự đau khổ, bởi vì, không có tình yêu thì tất cả đều vô nghĩa. Tôi có thể nói rằng đây là cuộc chiến hàng ngày nhưng niềm ao ước duy nhất của tôi là sống trong Đức Tin và chấp nhận thánh ý Chúa với trọn tình con thảo.
Lễ Phục Sinh năm 2005 tôi ước ao nhìn Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II qua truyền hình, bởi vì, tận thâm tâm tôi biết đây là lần cuối cùng tôi có thể trông thấy ngài. Suốt buổi sáng, tôi chuẩn bị cho biến cố này, dầu biết rằng rồi sẽ rất khó đối với tôi, bởi lẽ hình ảnh ngài tiên báo điều tôi sẽ sống trong vài năm nữa! Đối với tôi thật là khó, xét vì tôi tương đối còn trẻ. Nhưng rồi một bất ngờ xảy ra trong công việc nơi bệnh viện khiến tôi không thể nhìn Đức Thánh Cha qua truyền hình.
Tối thứ bảy 2-4-2005, toàn thể cộng đoàn Chị Em chúng tôi quy tụ lại để sống trực tiếp với Roma buổi canh thức cầu nguyện cho Đức Thánh Cha tại quảng trường Thánh Phêrô, nhờ Đài Truyền Hình Pháp KTO của Tổng Giáo Phận Paris. Cùng với Chị Em, tôi tiếp nhận trực tiếp tin Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II từ trần vào lúc 21 giờ 37 phút. Riêng đối với tôi, tất cả đảo lộn hết, tất cả sụp đổ hết. Tôi vừa mất một người bạn, một người hiểu tôi và trao cho tôi sức mạnh để tiến bước. Những ngày sau đó tôi cảm thấy một khoảng trống nhưng cùng lúc tôi có xác tín Đức Thánh Cha luôn luôn hiện diện.
Ngày 13-5-2005 lễ Đức Mẹ Fatima, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI chính thức ban phép chuẩn cho mở án phong chân phước cho Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Ngay hôm sau - 14-5-2005 - tất cả Chị Em thuộc mọi Cộng Đoàn tại Pháp và tại Phi Châu cùng hiệp ý xin Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cầu bầu cho tôi được ơn khỏi bệnh. (Các Chị Em đã liên lỉ cầu nguyện cho đến khi nhận tin vui tôi được lành bệnh).
Lúc ấy tôi đang nghỉ hè. Ngày 26-5-2005, những ngày nghỉ chấm dứt, tôi trở lại Cộng Đoàn với một thân xác hoàn toàn bệ-rạc vì cơn bệnh tàn phá. Thế nhưng, kể từ ngày 14-5-2005 một câu Phúc Âm của thánh Gioan cứ bám sát tôi: ”Nếu con tin, con sẽ trông thấy Vinh Quang THIÊN CHÚA” (Gioan 11,40).
Ngày 2-6-2005, tôi hoàn toàn kiệt quệ, phải chiến đấu lắm mới có thể đi lại và đứng vững. Chiều ngày 2-6 tôi quyết định đến gặp Chị Marie-Thomas, Bề Trên nhà bảo sanh Étoile de Puyricard ở Bouches-du-Rhône để xin chấm dứt mọi hoạt động nghề nghiệp. Chị Bề Trên bảo tôi cố gắng tiếp tục công việc cho đến sau khi đi hành hương Lộ-Đức về. Chuyến hành hương dự trù vào tháng 8. Rồi Chị nhẹ nhàng nói thêm:
- Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II vẫn chưa tỏ dấu hiệu mà!
Suốt buổi trao đổi với Chị Bề Trên, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II luôn hiện diện khiến cho cuộc trao đổi diễn ra trong an bình và thanh thản. Rồi Chị đưa cho tôi tờ giấy với cây bút và bảo tôi viết chữ ”Gioan Phaolô II”. Lúc ấy là 17 giờ. Tôi vâng lời viết ”Gioan Phaolô II” như lời khẩn cầu cùng Đức Thánh Cha. Nhưng chữ tôi viết không đọc được. Cả hai chúng tôi cùng giữ thinh lặng thật lâu và cùng cầu xin Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II.
Buổi chiều hôm ấy kết thúc như thường lệ.
Tối 2-6-2005, sau Kinh Tối vào lúc 21 giờ, tôi còn trở lại bàn làm việc rồi đi về phòng. Lúc ấy là khoảng giữa 21 giờ 30 và 21 giờ 45. Tôi bỗng cảm thấy muốn cầm bút để viết, y như thể có ai đó nói với tôi rằng:
- Con lấy bút và viết đi!
Và trước sự ngạc nhiên lớn lao của chính tôi, chữ tôi viết rõ ràng đọc được. Tôi không hiểu cho lắm và lên giường ngủ. Lúc ấy là đúng thời gian 2 tháng Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II từ biệt chúng ta để về Nhà Cha trên Trời.
Sáng sớm hôm sau lúc 4 giờ 30 phút, tôi thức giấc và ngạc nhiên thấy mình ngủ thật ngon. Nhanh như chớp, tôi bước ra khỏi giường và không cảm thấy đau đớn gì cả. Thân thể tôi không còn cứng-đơ và trong nội tâm, tôi cảm thấy mình đã đổi khác. Rồi, một tiếng gọi bên trong, một sức mạnh thúc giục tôi hãy đến cầu nguyện trước Mình Thánh Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Tôi xuống ngay nhà nguyện nhỏ. Tôi quỳ gối cầu nguyện trước Mình Thánh Chúa. Một niềm an bình bao la phủ trọn người tôi, một cảm giác khoẻ khoắn lạ thường lan trong cơ thể. Một cái gì đó thật lớn lao cao cả, một mầu nhiệm thật khó diễn tả bằng ngôn ngữ bình thường.
Tiếp đó, vẫn quỳ yên trước Mình Thánh Chúa, tôi lần hạt Mân Côi suy gẫm Năm Sự Sáng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Rồi vào lúc 6 giờ sáng, tôi ra khỏi nhà nguyện nhỏ để lên Nhà Nguyện Lớn cùng với Chị Em trong Cộng Đoàm nguyện gẫm trước khi tham dự Thánh Lễ. Tôi bước đi trong khoảng cách chỉ có 50 thước. Vào chính lúc đó tôi nhận ra cánh tay trái đong-đưa theo nhịp bước, trái với thói quen nó thường buông-thõng bất động! Tôi cũng nhận ra cơ thể tôi mềm-dẽo, cái mềm-dẽo mà tôi không còn cảm nhận từ rất lâu nay. Suốt Thánh Lễ, một niềm vui bao la và một niềm an bình sâu xa chiếm trọn người tôi. Hôm ấy là ngày thứ sáu 3-6-2005 lễ trọng mừng kính Thánh Tâm Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Thánh Lễ chấm dứt và khi bước ra khỏi Nhà Nguyện, tôi thâm tín mình đã khỏi bệnh! Cánh tay trái không còn run lẩy-bẩy nữa! Tôi lại lấy giấy bút ra viết và trưa hôm ấy, tôi ngưng ngay việc dùng mọi thứ thuốc.
Ngày 7-6-2005 tôi đến gặp bác sĩ thần kinh vẫn theo sát tôi từ 4 năm qua. Ông ngạc nhiên ghi nhận mọi dấu chứng của cơn bệnh đã biến mất, trong khi tôi ngưng mọi phương thức chữa trị từ 5 ngày qua. Ngay hôm sau, Bề Trên Tổng Quyền của tôi loan báo tin vui và xin tất cả các Cộng Đoàn dâng lời cảm tạ THIÊN CHÚA. Thế là toàn thể Chị Em trong Hội Dòng làm tuần cửu nhật tri ân Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II.
Từ đó đến nay tôi ngưng hoàn toàn mọi chữa trị. Tôi trở lại với hoạt động bình thường. Tôi viết lách không gặp khó khăn. Tôi cũng lái xe trở lại và lái đi đường trường. Tôi có thể quả quyết rằng đây giống như một cuộc sinh ra lần thứ hai, một cuộc sống mới, bởi vì, không còn gì giống như trước nữa.
Ngày hôm nay tôi có thể nói rằng một người bạn đã ra đi khỏi trái đất nhưng giờ đây lại rất gần gũi với lòng tôi. Ngài làm lớn mạnh nơi tôi niềm ao ước quỳ chầu thờ lạy Mình Thánh Chúa và tình yêu đối với bí tích Thánh Thể chiếm chỗ đứng ưu tiên trong cuộc sống hàng ngày của tôi.
Những gì Chúa ban cho tôi được sống qua lời chuyển cầu của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II thật là một mầu nhiệm trọng đại, khó có thể giải thích bằng lời, bởi vì quá lớn lao, quá mãnh liệt .. nhưng không gì mà THIÊN CHÚA không làm được. Vâng, ”Nếu con tin, con sẽ trông thấy Vinh Quang THIÊN CHÚA”!
... Kinh dâng nước Việt Nam cho Đức Mẹ MARIA Vô Nhiễm Nguyên Tội
Lạy Mẹ MARIA Vô Nhiễm Nguyên Tội, chúng con toàn thể giáo hữu Việt Nam hết lòng tin cậy chạy đến cùng Mẹ.
Mẹ là Mẹ THIÊN CHÚA, là Mẹ chúng con, Mẹ là Nữ Vương Toàn Năng, là Đấng bầu cử cho chúng con trước tòa Chúa. Biết bao nhiêu lần, Mẹ đã cứu vãn Giáo Hội, và các dân tộc trong cơn nguy biến.
Chúng con hết lòng thành kính hiến dâng Giáo Hội và tổ quốc Việt Nam cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Để thực hành mệnh lệnh của Mẹ, và để nhờ Mẹ che chở phù trì, ngày nay và mãi mãi.
Xin Mẹ gìn giữ Giáo Hội Việt Nam. Xin Mẹ soi sáng hàng Giáo Phẩm, dìu dắt và thánh hóa các Linh Mục. Xin Mẹ giúp sức cho toàn thể giáo dân được trung thành giữ luật Chúa, và sốt sắng làm việc tông đồ. Xin Mẹ nâng đỡ và ủi an những anh chị em của chúng con, đang phải khốn khó vì Đạo Chúa.
Xin Mẹ chúc lành cho tổ quốc Việt Nam. Xin Mẹ hướng dẫn các nhà lãnh đạo dân tộc, xin Mẹ đem tinh thần Phúc Âm thấm nhuần tất cả các cơ cấu quốc gia, xin Mẹ cho toàn thể dân Việt biết đoàn kết, để cùng nhau xây dựng lại giang sơn.
Nhất là xin Mẹ cứu chúng con thoát nạn Cộng Sản vô thần, để mọi người được sống trong tự do, hòa bình, ngõ hầu Nước Chúa được mở rộng khắp nơi.
Chúng con nguyện muôn đời ghi nhớ ơn Mẹ, và cùng nhau xây dựng một đền thờ hay một công tác nào khác dâng kính Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, để lưu truyền cho hậu thế ơn che chở đặc biệt của Mẹ.
Lạy Mẹ MARIA Vô Nhiễm Nguyên Tội, chúng con thành khẩn kêu đến Mẹ, vì chúng con biết Mẹ sẽ nhậm lời chúng con. Và mặc dầu mọi nỗi khó khăn hiện tại, chúng con tin chắc Trái Tim Mẹ sẽ thắng. AMEN.
(la-Croix.com, Rome, Mai 2006, Source: Totus Tuus)
Một bạn cũ kể chuyện về Đức Gioan Phaolô II
Nguyễn Trọng Đa
10:21 09/05/2011
Một bạn cũ kể chuyện về Đức Gioan Phaolô II
ROMA - "Tháng 8-1944. Khi cuộc nổi dậy ở Warsaw chống lại Đức Quốc xã bắt đầu, Đức Hồng y Sapieha quyết định qui tụ các sinh viên về tòa Tổng giám mục. Tại đây, lần đầu tiên tôi gặp và quen biết với Karol Wojtyla".
Đó là lời của Đức ông Kazimierz Suder, khi ngài đọc hồi ký được đánh máy chữ nhỏ trên các trang giấy trắng trước mặt ngài, với giọng bình thản. Ở phía bên kia bàn, cũng giống như các học sinh chờ làm bài thi, là các nhà báo đã đến Krakow, để gặp thành viên duy nhất còn sống của nhóm tám chàng trai trẻ, là những người làm thành chủng viện bí mật trong thời gian Đức chiếm đóng Ba Lan, chủng viện này được tổ chức bởi Hồng y giáo chủ Adamo Sapieha, Tổng giám mục tổng giáo phận Krakow.
Đức ông Suder giải thích: “Trong thời giam chiếm đóng của Đức Quốc xã, khi thanh niên nào nói với Đức Hồng y là mình muốn trở thành Linh mục, Hồng y bảo người ấy nên học những gì ở nhà trong bí mật. Không ai trong chúng tôi biết các người khác cả”.
Đây là một biện pháp cần thiết, sau khi Đức quốc xã tìm thấy năm người trong chủng viện mà họ đã đóng cửa; họ bắt cả năm người và bắn chết, trong khi một số người khác bị đi đày ở Auschwitz. Sau vụ này, Hồng y Sapieha đưa các thầy xuống hầm bí mật để học.
Lắng nghe
Trên bức tường phía sau vị linh mục cao niên treo một bức chân dung của Karol Wojtyla trong một tâm trạng suy tư, với cái cằm dựa trên bàn tay. Từ cửa sổ của căn phòng nhìn ra ngoài là cảnh của Vương Cung Thánh Đường Mariacka, nơi 50 năm trước, ngài đã làm cha linh hướng.
Đức ông Suder nói: "Hình ảnh của Karol vào ngày Tháng Tám đó vẫn gây nhiều ấn tượng trong trí nhớ của tôi. Ngài mặc áo sơ mi trắng và quần tây làm bằng vải dày, với đôi guốc gỗ dưới chân mình. Một vết sẹo đã được thấy rõ trên trán. Sau đó, tôi phát hiện ra rằng vết sẹo này là do Ngài bị một xe tải tông nhẹ".
Đức ông kể: "Ngài là một người bạn tốt. Ngài không có vấn đề gì với sự giao tiếp cả. Wojtyla là người ít nói vì khiêm tốn, nhưng Ngài thích nghe nhiều hơn; Ngài cho ý kiến về vấn đề nhưng không áp đặt ý mình, Ngài cố gắng để hiểu người khác; và Ngài không bao giờ nói dối”.
Thầy Wojtyla trẻ trung cho bạn bè mượn các trang ghi chép bài học - mỗi trang vở của Ngài được đánh dấu bằng các chữ cái đầu của tên Chúa Giêsu và Mẹ Maria - và Ngài vui vẻ giúp đỡ bạn bè trong học hành, nhưng không hề giúp trong kỳ thi cử. Trả lời cho một người bạn hỏi Ngài đáp án trong một bài trắc nghiệm, Ngài nói: “Bạn hãy tập trung một lát, xin Chúa Thánh Thần soi sáng, rồi cố gắng tự tìm ra câu trả lời nhé!”.
Đức ông Suder tiếp tục: “Ngài có một cái nhìn thanh thản, và một cảm thức hài hước; Ngài thích nghe kể chuyện cười".
"Sau khi cuộc nổi dậy Warsaw thất bại, các linh mục đã chạy khỏi thành phố trước đó đã đến tòa Tổng giám mục, và chúng tôi đã giao phòng của chúng tôi cho các vị ở, còn chúng tôi ngủ chung trong phòng khách của Hồng y, và chúng tôi cũng học ngay tại đó luôn nữa”.
Giai đoạn sống bên nhau gần gũi này tiếp tục cho đến khi người Liên Xô đến vào năm 1945, và thời kỳ này đã mang nhiều người trẻ đến gần nhau hơn. Đức ông kể: “Tôi biết rằng Ngài sinh ở Wadovice, Ngài đã đến Krakow với thân phụ của mình, sau khi các thành viên khác trong gia đình đã qua đời, và sau khi thân phụ cũng qua đời năm 1941, Ngài quyết định rằng mục đích của cuộc đời Ngài là chức linh mục”.
Sự đau khổ
Một tính tình khác của Wojtyla trẻ trung vẫn còn sống trong kỷ niệm của người bạn cùng lớp là "sự nhạy cảm của Ngài trước nỗi đau khổ của con người. Ngài đã cho lại người nghèo mọi thứ Ngài đã nhận được, nhưng với sự kín đáo để người ta không biết lòng quảng đại của Ngài”.
Đức ông nói thêm: "Trên tất cả, Ngài có hồng ân biết cách cầu nguyện. Ngài hầu như luôn quỳ gối khi lần chuỗi Mân Côi, và đeo dây Carmêlô ở cổ. Ngài không hề tách biệt việc học thần học với việc cầu nguyện; vì đối với Ngài cả hai là một. Sau giờ kinh tối, Ngài vẫn ở lại trong nhà nguyện, tay cầm cuốn sách giáo khoa thần học hay quyển vở học thần học. Kết nối việc học hành với cầu nguyện, và ngược lại, là một trong các đặc điểm của Ngài".
Đức Ông cũng nói về cách các thanh niên nhìn thấy Đức Hồng y Sapieha - một đối thủ đáng tự hào của Đức quốc xã và là người ủng hộ cuộc kháng chiến Ba Lan – nằm dài trên sàn khi cầu nguyện với hai tay giang ra, tạo cho cả con người thành hình thánh giá.
Quay nhìn về bức ảnh của người bạn học cũ của mình, với khuôn mặt tươi cười, và bây giờ bức ảnh đã treo lên trước Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, Đức ông khiêm nhượng thừa nhận: "Tôi không bao giờ thành công trong việc tập trung tâm trí, mà Ngài có được khi cầu nguyện"
Ngày về Roma
Wojtyla được truyền chức linh mục ngày 1-11-1946. Vào ngày sau, Ngài dâng lễ mở tay tại Nhà nguyện Thánh Leonard trong Nhà thờ chính tòa Wawel, và ngày 10-11, Ngài dâng lễ tại giáo xứ Wadowice.
Đức ông kể: “Cũng trong tuần ấy, Karol đi Roma để dọn luận án Tiến sĩ, chỉ hai năm sau khi học xong ở đại chủng viện”.
Cuộc phiêu lưu vĩ đại này, vốn sẽ góp phần làm thay đổi lịch sử của đất nước Ngài và thế giới, đã khởi đầu. (Zenit 8-5-2011)
Nguyễn Trọng Đa
ROMA - "Tháng 8-1944. Khi cuộc nổi dậy ở Warsaw chống lại Đức Quốc xã bắt đầu, Đức Hồng y Sapieha quyết định qui tụ các sinh viên về tòa Tổng giám mục. Tại đây, lần đầu tiên tôi gặp và quen biết với Karol Wojtyla".
Đó là lời của Đức ông Kazimierz Suder, khi ngài đọc hồi ký được đánh máy chữ nhỏ trên các trang giấy trắng trước mặt ngài, với giọng bình thản. Ở phía bên kia bàn, cũng giống như các học sinh chờ làm bài thi, là các nhà báo đã đến Krakow, để gặp thành viên duy nhất còn sống của nhóm tám chàng trai trẻ, là những người làm thành chủng viện bí mật trong thời gian Đức chiếm đóng Ba Lan, chủng viện này được tổ chức bởi Hồng y giáo chủ Adamo Sapieha, Tổng giám mục tổng giáo phận Krakow.
Đức ông Suder giải thích: “Trong thời giam chiếm đóng của Đức Quốc xã, khi thanh niên nào nói với Đức Hồng y là mình muốn trở thành Linh mục, Hồng y bảo người ấy nên học những gì ở nhà trong bí mật. Không ai trong chúng tôi biết các người khác cả”.
Đây là một biện pháp cần thiết, sau khi Đức quốc xã tìm thấy năm người trong chủng viện mà họ đã đóng cửa; họ bắt cả năm người và bắn chết, trong khi một số người khác bị đi đày ở Auschwitz. Sau vụ này, Hồng y Sapieha đưa các thầy xuống hầm bí mật để học.
Lắng nghe
Trên bức tường phía sau vị linh mục cao niên treo một bức chân dung của Karol Wojtyla trong một tâm trạng suy tư, với cái cằm dựa trên bàn tay. Từ cửa sổ của căn phòng nhìn ra ngoài là cảnh của Vương Cung Thánh Đường Mariacka, nơi 50 năm trước, ngài đã làm cha linh hướng.
Đức ông Suder nói: "Hình ảnh của Karol vào ngày Tháng Tám đó vẫn gây nhiều ấn tượng trong trí nhớ của tôi. Ngài mặc áo sơ mi trắng và quần tây làm bằng vải dày, với đôi guốc gỗ dưới chân mình. Một vết sẹo đã được thấy rõ trên trán. Sau đó, tôi phát hiện ra rằng vết sẹo này là do Ngài bị một xe tải tông nhẹ".
Đức ông kể: "Ngài là một người bạn tốt. Ngài không có vấn đề gì với sự giao tiếp cả. Wojtyla là người ít nói vì khiêm tốn, nhưng Ngài thích nghe nhiều hơn; Ngài cho ý kiến về vấn đề nhưng không áp đặt ý mình, Ngài cố gắng để hiểu người khác; và Ngài không bao giờ nói dối”.
Thầy Wojtyla trẻ trung cho bạn bè mượn các trang ghi chép bài học - mỗi trang vở của Ngài được đánh dấu bằng các chữ cái đầu của tên Chúa Giêsu và Mẹ Maria - và Ngài vui vẻ giúp đỡ bạn bè trong học hành, nhưng không hề giúp trong kỳ thi cử. Trả lời cho một người bạn hỏi Ngài đáp án trong một bài trắc nghiệm, Ngài nói: “Bạn hãy tập trung một lát, xin Chúa Thánh Thần soi sáng, rồi cố gắng tự tìm ra câu trả lời nhé!”.
Đức ông Suder tiếp tục: “Ngài có một cái nhìn thanh thản, và một cảm thức hài hước; Ngài thích nghe kể chuyện cười".
"Sau khi cuộc nổi dậy Warsaw thất bại, các linh mục đã chạy khỏi thành phố trước đó đã đến tòa Tổng giám mục, và chúng tôi đã giao phòng của chúng tôi cho các vị ở, còn chúng tôi ngủ chung trong phòng khách của Hồng y, và chúng tôi cũng học ngay tại đó luôn nữa”.
Giai đoạn sống bên nhau gần gũi này tiếp tục cho đến khi người Liên Xô đến vào năm 1945, và thời kỳ này đã mang nhiều người trẻ đến gần nhau hơn. Đức ông kể: “Tôi biết rằng Ngài sinh ở Wadovice, Ngài đã đến Krakow với thân phụ của mình, sau khi các thành viên khác trong gia đình đã qua đời, và sau khi thân phụ cũng qua đời năm 1941, Ngài quyết định rằng mục đích của cuộc đời Ngài là chức linh mục”.
Sự đau khổ
Một tính tình khác của Wojtyla trẻ trung vẫn còn sống trong kỷ niệm của người bạn cùng lớp là "sự nhạy cảm của Ngài trước nỗi đau khổ của con người. Ngài đã cho lại người nghèo mọi thứ Ngài đã nhận được, nhưng với sự kín đáo để người ta không biết lòng quảng đại của Ngài”.
Đức ông nói thêm: "Trên tất cả, Ngài có hồng ân biết cách cầu nguyện. Ngài hầu như luôn quỳ gối khi lần chuỗi Mân Côi, và đeo dây Carmêlô ở cổ. Ngài không hề tách biệt việc học thần học với việc cầu nguyện; vì đối với Ngài cả hai là một. Sau giờ kinh tối, Ngài vẫn ở lại trong nhà nguyện, tay cầm cuốn sách giáo khoa thần học hay quyển vở học thần học. Kết nối việc học hành với cầu nguyện, và ngược lại, là một trong các đặc điểm của Ngài".
Đức Ông cũng nói về cách các thanh niên nhìn thấy Đức Hồng y Sapieha - một đối thủ đáng tự hào của Đức quốc xã và là người ủng hộ cuộc kháng chiến Ba Lan – nằm dài trên sàn khi cầu nguyện với hai tay giang ra, tạo cho cả con người thành hình thánh giá.
Quay nhìn về bức ảnh của người bạn học cũ của mình, với khuôn mặt tươi cười, và bây giờ bức ảnh đã treo lên trước Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, Đức ông khiêm nhượng thừa nhận: "Tôi không bao giờ thành công trong việc tập trung tâm trí, mà Ngài có được khi cầu nguyện"
Ngày về Roma
Wojtyla được truyền chức linh mục ngày 1-11-1946. Vào ngày sau, Ngài dâng lễ mở tay tại Nhà nguyện Thánh Leonard trong Nhà thờ chính tòa Wawel, và ngày 10-11, Ngài dâng lễ tại giáo xứ Wadowice.
Đức ông kể: “Cũng trong tuần ấy, Karol đi Roma để dọn luận án Tiến sĩ, chỉ hai năm sau khi học xong ở đại chủng viện”.
Cuộc phiêu lưu vĩ đại này, vốn sẽ góp phần làm thay đổi lịch sử của đất nước Ngài và thế giới, đã khởi đầu. (Zenit 8-5-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Southwark: tám cựu linh mục Anh giáo được truyền chức Phó tế
Phạm Kim An
10:55 09/05/2011
Southwark: tám cựu linh mục Anh giáo được truyền chức Phó tế
Ngày 7-5, theo đề nghị của Đức Giám Mục Keith Newton, Đấng bản quyền của Giáo hạt Tòng nhân Đức Mẹ Walsingham, và trước sự hiện diện của ngài, Đức Cha John Hine, Giám mục phụ tá giáo phận Southwark (Anh), truyền chức Phó tế cho tám cựu linh mục Anh giáo. Lễ truyền chức đã diễn ra trong một Thánh Lễ tại Nhà thờ Thánh tích ở The Friars, Aylesford.
Các tân phó tế cho Giáo hạt tòng nhân là: Ivan Aquilina, Stephen Bould, Simon Heans, Nicholas Leviseur, Christopher Lindlar, Christopher Pearson, và Edward Tomlinson, các vị này sẽ được truyền chức Linh mục bởi Đức Tổng Giám Mục Peter Smith, tại Nhà thờ chính tòa Southwark vào ngày thứ bảy 4-6 tới, và James Bradley, người sẽ phục vụ với tư cách Phó tế trong vòng một năm, trước khi được truyền chức Linh mục. (ICN 8-5-2011)
Các tân phó tế cho Giáo hạt tòng nhân là: Ivan Aquilina, Stephen Bould, Simon Heans, Nicholas Leviseur, Christopher Lindlar, Christopher Pearson, và Edward Tomlinson, các vị này sẽ được truyền chức Linh mục bởi Đức Tổng Giám Mục Peter Smith, tại Nhà thờ chính tòa Southwark vào ngày thứ bảy 4-6 tới, và James Bradley, người sẽ phục vụ với tư cách Phó tế trong vòng một năm, trước khi được truyền chức Linh mục. (ICN 8-5-2011)
Đức Thánh Cha kết thúc cuộc viếng thăm miền Đông Bắc Italia
LM Trần Đức Anh OP
10:57 09/05/2011
VENEZIA - Tối chúa nhật 8-5-2011, ĐTC Biển Đức 16 đã về đến Roma bằng an, kết thúc tốt đẹp cuộc viếng thăm mục vụ tại miền Đông bắc Italia, đặc biệt tại thành phố nổi Venezia.
Sau thánh lễ ban sáng tại công viên Giuliano ở thành phố Mestre, trước sự tham dự của 300 ngàn tín hữu, chiều chúa nhật vừa qua, ĐTC đã có hai hoạt động tại thành phố Venezia: trước hết là cuộc gặp gỡ với các đại diện của Cộng đoàn tổng giáo phận nhân dịp kết thúc chương trình viếng thăm mục vụ trong 6 năm qua của ĐHY Thượng Phụ Angelo Scola, tiếp đến là cuộc gặp gỡ giới văn hóa, nghệ thuật và kinh tế.
Đại diện của các tầng lớp tín hữu đã ngồi chật Vương cung thánh đường Marco khi ĐTC đến đây vào lúc gần 5 giờ chiều. Sau lời chào mừng của ĐHY Thượng Phụ, một giáo dân, bà Letizia Patron, đã lược tóm hành trình cuộc viếng thăm mục vụ của ĐHY trong 6 năm qua, trước khi mọi người cùng nghe đọc bài Tin Mừng kể lại sự tích ông Zakêu người thu thuế leo lên cây để nhìn thấy Chúa Giêsu đi ngang qua, và được Chúa bày tỏ ước muốn ghé lại nhà ông.
Từ sự tích trên đây, ĐTC rút ra bài học, theo đó “Sự thành đạt đích thực và niềm vui chân thực của con người không ở nơi quyền hành, thành công, tiền bạc, nhưng ở nơi Thiên Chúa mà thôi, Đấng mà Chúa Giêsu Kitô đã tỏ cho chúng ta được biết và làm cho chúng ta được gần gũi Ngài. Đó chính là kinh nghiệm của ông Zakêu.”
ĐTC nói: “Hỡi Giáo Hội quí mến tại Venezia! Hãy noi gương ông Zakêu và đi xa hơn nữa! Hãy vượt lên và giúp con người ngày nay vượt lên những chướng ngại của chủ thuyết duy cá nhân, duy tương đối; và đừng bao giờ để bạn bị những thiếu sót có thể xảy ra trong các cộng đoàn Kitô lôi kéo bạn xuống thấp. Hãy cố gắng nhìn sát con người của Chúa Kitô, Đấng đã nói: “Thầy là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6). Trong tư cách là Người Kế Vị Thánh Phêrô, đang viếng thăm miền đất của anh chị em trong những ngày này, tôi lập lại với mỗi người trong anh chị em: đừng sợ đi ngược dòng đời để gặp Chúa Giêsu, hãy hướng lên cao để gặp cái nhìn của Chúa... Hãy ý thức mình là những người mang một sứ điệp dành cho mỗi người và tất cả mọi người; một sứ điệp đức tin, cậy, mến”.
ĐTC đặc biệt nhắn nhủ các linh mục: trong niềm biết ơn vì hồng ân vô biên đã nhận lãnh, “anh em hãy tiếp tục quảng đại và tận tụy thi hành sứ vụ, tìm sự nâng đỡ nơi tình huynh đệ linh mục được sống như một sự đồng trách nhiệm và cộng tác với nhau, cũng như nơi kinh nguyện nồng nhiệt, cập nhật thần học và mục vụ một cách sâu xa.”
ĐTC không quên gửi lời nhắn nhủ và khích lệ tới các tu sĩ nam nữ và anh chị em giáo dân. “Anh chị em hãy luôn biết nêu lý do về niềm hy vọng của anh chị em. Giáo hội đang cần những đóng góp và lòng nhiệt thành của anh chị em. Hãy biết đáp lại Chúa Kitô Đấng kêu gọi anh chị em làm môn đệ của Người và nên thánh”.
Gặp giới văn hóa
Sau khi ban phép lành và giã từ cộng đoàn giáo phận Venezia, ĐTC đã dùng thuyền đi tới Vương cung thánh đường Đức Mẹ Sức khỏe cách đó lối một cây số để gặp gỡ giới văn hóa, nghệ thuật và kinh tế vào lúc quá 6 giờ chiều. Đây là một trong những nhà thờ nổi tiếng nhất ở Venezia, được xây cất theo lời khấn hứa cảm tạ Đức Mẹ vì đã giải thoát dân thành khỏi dịch tễ hồi năm 1630. Bên cạnh đó là Tu viên các cha dòng Somaschi, nay trở thành Đại chủng viện của tổng giáo phận Venezia.
Lên tiếng trong dịp này, ĐTC đã gửi đến mọi người một số suy tư đi từ hình ảnh: nước và danh hiệu Senerissima, rất thanh thản, là tên của cộng hòa Venezia, và ngài rút ra những kết luận thực hành.
Thành phố nổi Venezia vẫn được gọi là “thành phố nước”, “thành phố lỏng” theo kiểu nói của một nhà xã hội học nổi danh đương thời. ĐTC cảnh giác chống lại một thứ văn hóa 'lỏng', ít ổn định, hoặc không có sự ổn định, dễ thay đổi, và nói: “Ở đây tôi muốn đưa ra đề nghị đầu tiên, đó là Venezia không phải như một “thành phố lỏng” theo nghĩa vừa nói, nhưng là một thành phố “của sự sống và vẻ đẹp”.. Vấn đề ở đây là chọn lựa giữa một bên là thành phố “lỏng”, quê hương của một nền văn hóa ngày càng giống như một nền văn hóa của tương đối và phù dù, và bên kia là một thành phố liên tục đổi mới vẻ đẹp của mình bằng cách kín múc nơi những nguồn mạch tốt lành của nghệ thuật, kiến thức, những quan hệ giữa con người và các dân tộc với nhau”.
Senerissima, theo nghĩa trọn vẹn nhất, là thành thị thiên quốc, là Jerusalem mới như sách Khải Huyền đã nói tới (Xc Kh 21,1-22,5)... Danh hiệu Senerissima cũng nói với chúng ta về một nền văn minh hòa bình, dựa trên sự tôn trọng, hiểu biết nhau, trên những quan hệ thân hữu. Venezia có một lịch sử lâu dài và một gia sản phong phú về nhân bản, tinh thần và nghệ thuật, để ngày nay có khả năng mang lại sự đóng góp quí giá giúp con người tin tưởng nơi một tương lai tốt đẹp hơn và dấn thân xây dựng tương lai ấy. ĐTC nói: “Nhưng để được như vậy, Venezia không được sợ một yếu tố khác chứa đựng trong huy hiệu thánh Marco, đó là Tin Mừng. Tin Mừng là sức mạnh lớn nhất để biến đổi thế giới, nhưng Tin Mừng không phải là một điều không tưởng, cũng chẳng phải là một ý thức hệ. Các thế hệ Kitô đầu tiên đã gọi Tin Mừng là “con đường”, nghĩa là lối sống mà Chúa Kitô đã thực hành trước tiên và mời gọi chúng ta đi theo”.
Sau bài huấn dụ, ĐTC còn chào thăm một số đại diện giới văn hóa, nghệ thuật và kinh tế. Ngài cũng làm phép nhà nguyện Chúa Ba Ngôi mới được trùng tu trong đại chủng viện của Tòa Thượng Ph, trước khi đáp xuồng máy đến phi trường Marco Polo để đáp máy bay trở Roma, kết thúc cuộc viếng thăm mục vụ thứ 22 tại Italia và cũng là chuyến viếng thăm đầu tiên ngày thực hiện tại nước này trong năm nay.
Sau thánh lễ ban sáng tại công viên Giuliano ở thành phố Mestre, trước sự tham dự của 300 ngàn tín hữu, chiều chúa nhật vừa qua, ĐTC đã có hai hoạt động tại thành phố Venezia: trước hết là cuộc gặp gỡ với các đại diện của Cộng đoàn tổng giáo phận nhân dịp kết thúc chương trình viếng thăm mục vụ trong 6 năm qua của ĐHY Thượng Phụ Angelo Scola, tiếp đến là cuộc gặp gỡ giới văn hóa, nghệ thuật và kinh tế.
Đại diện của các tầng lớp tín hữu đã ngồi chật Vương cung thánh đường Marco khi ĐTC đến đây vào lúc gần 5 giờ chiều. Sau lời chào mừng của ĐHY Thượng Phụ, một giáo dân, bà Letizia Patron, đã lược tóm hành trình cuộc viếng thăm mục vụ của ĐHY trong 6 năm qua, trước khi mọi người cùng nghe đọc bài Tin Mừng kể lại sự tích ông Zakêu người thu thuế leo lên cây để nhìn thấy Chúa Giêsu đi ngang qua, và được Chúa bày tỏ ước muốn ghé lại nhà ông.
Từ sự tích trên đây, ĐTC rút ra bài học, theo đó “Sự thành đạt đích thực và niềm vui chân thực của con người không ở nơi quyền hành, thành công, tiền bạc, nhưng ở nơi Thiên Chúa mà thôi, Đấng mà Chúa Giêsu Kitô đã tỏ cho chúng ta được biết và làm cho chúng ta được gần gũi Ngài. Đó chính là kinh nghiệm của ông Zakêu.”
ĐTC nói: “Hỡi Giáo Hội quí mến tại Venezia! Hãy noi gương ông Zakêu và đi xa hơn nữa! Hãy vượt lên và giúp con người ngày nay vượt lên những chướng ngại của chủ thuyết duy cá nhân, duy tương đối; và đừng bao giờ để bạn bị những thiếu sót có thể xảy ra trong các cộng đoàn Kitô lôi kéo bạn xuống thấp. Hãy cố gắng nhìn sát con người của Chúa Kitô, Đấng đã nói: “Thầy là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6). Trong tư cách là Người Kế Vị Thánh Phêrô, đang viếng thăm miền đất của anh chị em trong những ngày này, tôi lập lại với mỗi người trong anh chị em: đừng sợ đi ngược dòng đời để gặp Chúa Giêsu, hãy hướng lên cao để gặp cái nhìn của Chúa... Hãy ý thức mình là những người mang một sứ điệp dành cho mỗi người và tất cả mọi người; một sứ điệp đức tin, cậy, mến”.
ĐTC đặc biệt nhắn nhủ các linh mục: trong niềm biết ơn vì hồng ân vô biên đã nhận lãnh, “anh em hãy tiếp tục quảng đại và tận tụy thi hành sứ vụ, tìm sự nâng đỡ nơi tình huynh đệ linh mục được sống như một sự đồng trách nhiệm và cộng tác với nhau, cũng như nơi kinh nguyện nồng nhiệt, cập nhật thần học và mục vụ một cách sâu xa.”
ĐTC không quên gửi lời nhắn nhủ và khích lệ tới các tu sĩ nam nữ và anh chị em giáo dân. “Anh chị em hãy luôn biết nêu lý do về niềm hy vọng của anh chị em. Giáo hội đang cần những đóng góp và lòng nhiệt thành của anh chị em. Hãy biết đáp lại Chúa Kitô Đấng kêu gọi anh chị em làm môn đệ của Người và nên thánh”.
Gặp giới văn hóa
Sau khi ban phép lành và giã từ cộng đoàn giáo phận Venezia, ĐTC đã dùng thuyền đi tới Vương cung thánh đường Đức Mẹ Sức khỏe cách đó lối một cây số để gặp gỡ giới văn hóa, nghệ thuật và kinh tế vào lúc quá 6 giờ chiều. Đây là một trong những nhà thờ nổi tiếng nhất ở Venezia, được xây cất theo lời khấn hứa cảm tạ Đức Mẹ vì đã giải thoát dân thành khỏi dịch tễ hồi năm 1630. Bên cạnh đó là Tu viên các cha dòng Somaschi, nay trở thành Đại chủng viện của tổng giáo phận Venezia.
Lên tiếng trong dịp này, ĐTC đã gửi đến mọi người một số suy tư đi từ hình ảnh: nước và danh hiệu Senerissima, rất thanh thản, là tên của cộng hòa Venezia, và ngài rút ra những kết luận thực hành.
Thành phố nổi Venezia vẫn được gọi là “thành phố nước”, “thành phố lỏng” theo kiểu nói của một nhà xã hội học nổi danh đương thời. ĐTC cảnh giác chống lại một thứ văn hóa 'lỏng', ít ổn định, hoặc không có sự ổn định, dễ thay đổi, và nói: “Ở đây tôi muốn đưa ra đề nghị đầu tiên, đó là Venezia không phải như một “thành phố lỏng” theo nghĩa vừa nói, nhưng là một thành phố “của sự sống và vẻ đẹp”.. Vấn đề ở đây là chọn lựa giữa một bên là thành phố “lỏng”, quê hương của một nền văn hóa ngày càng giống như một nền văn hóa của tương đối và phù dù, và bên kia là một thành phố liên tục đổi mới vẻ đẹp của mình bằng cách kín múc nơi những nguồn mạch tốt lành của nghệ thuật, kiến thức, những quan hệ giữa con người và các dân tộc với nhau”.
Senerissima, theo nghĩa trọn vẹn nhất, là thành thị thiên quốc, là Jerusalem mới như sách Khải Huyền đã nói tới (Xc Kh 21,1-22,5)... Danh hiệu Senerissima cũng nói với chúng ta về một nền văn minh hòa bình, dựa trên sự tôn trọng, hiểu biết nhau, trên những quan hệ thân hữu. Venezia có một lịch sử lâu dài và một gia sản phong phú về nhân bản, tinh thần và nghệ thuật, để ngày nay có khả năng mang lại sự đóng góp quí giá giúp con người tin tưởng nơi một tương lai tốt đẹp hơn và dấn thân xây dựng tương lai ấy. ĐTC nói: “Nhưng để được như vậy, Venezia không được sợ một yếu tố khác chứa đựng trong huy hiệu thánh Marco, đó là Tin Mừng. Tin Mừng là sức mạnh lớn nhất để biến đổi thế giới, nhưng Tin Mừng không phải là một điều không tưởng, cũng chẳng phải là một ý thức hệ. Các thế hệ Kitô đầu tiên đã gọi Tin Mừng là “con đường”, nghĩa là lối sống mà Chúa Kitô đã thực hành trước tiên và mời gọi chúng ta đi theo”.
Sau bài huấn dụ, ĐTC còn chào thăm một số đại diện giới văn hóa, nghệ thuật và kinh tế. Ngài cũng làm phép nhà nguyện Chúa Ba Ngôi mới được trùng tu trong đại chủng viện của Tòa Thượng Ph, trước khi đáp xuồng máy đến phi trường Marco Polo để đáp máy bay trở Roma, kết thúc cuộc viếng thăm mục vụ thứ 22 tại Italia và cũng là chuyến viếng thăm đầu tiên ngày thực hiện tại nước này trong năm nay.
Top Stories
Il Vietnam scatena la repressione contri i cristiani Hmong: almeno 49 morti
Asia-News
05:54 09/05/2011
Esercito e forze di sicurezza hanno attaccato alcune migliaia di manifestanti che chiedevano riforme e rispetto della libertà religiosa. Centinaia di arresti e sparizioni. Nell’area tagliate elettricità e comunicazioni. L’ambasciata degli Stati Uniti annuncia di voler indagare sull’accaduto.
Hanoi (AsiaNews) – E’ di almeno 49 morti, centinaia di feriti e un imprecisaabile numero di arresti il bilancio della sanguinosa repressione scatenata dalle forze di sicurezza vietnamite contro cristiani (nella foto: una chiesa domestica Hmong) e animisti della comunità Hmong, una minoranza etnica che vive nel Nordovest del Paese e in Laos.
La vicenda è iniziata il 30 aprile, a Muong Nhe, nella provincia di Dien Bien, quando circa 8.500 Hmong si sono riuniti per pregare e per chiedere riforme e libertà religiosa. La manifestazione è stata interrotta da un violento intervento dell’Esercito popolare e delle forze di sicurezza, che hanno fatto morti e feriti e compiuto centinaia di arresti, deportando molti dei fermati in località sconosciute in Vietnam e in Laos dove, secondo Christy Lee, direttore esecutivo della Hmong Advance, Inc.(HAI) di Washington, D.C., “potrebero essere torturati o uccisi, o semplicemente sparire”. Nell’area sono state tagliate elettricità e comunicazioni.
Tra gli arrestati ci sono alcuni ministri straordinari dell’eucaristia che servono quattro comunità cattoliche della regione. Nella zona ci sono un migliaio di cattolici registrati, che pregano Dio con discrezione in quella che è chiamata “la zona bianca”, nella quale il livello di violazione della libertà religiosa è il più alto del Paese. E ci sono cristiani che per conservare la fede sono emigrati. A Muong Nhe, finora, sacerdoti cattolici sono riusciti ad andare solo due volte, presentandosi come turisti che andavano a fare visita alle comunità e che sono stati sotto sorveglianza continua e seguiti da funzionari di polizia che li controllavano per prevenire qualsiasi tentativo di evangelizzazione.
Il Ministero vietnamita dell’informazione e ufficiali dell’esercito, tramite l’ufficiale VNA, hanno accusato i manifestanti di essere irridentisti che operano per istigazione di “reazionari che ingannano la credulità popolare spargendo voci sulla presenza di un potere sovrannaturale e invocando un impero separato del popolo Hmong”. Hanoi cerca di chiudere la zona e di scacciare la popolazione nelle montagne e nella giungla.
L’ambasciata degli Stati Uniti a Hanoi ha fatto sapere di volersi informare sull’accaduto, che è avvenuto a soli due giorni dal rapporto della Commissione sulla libertà religiosa internazionale che ha chiesto al Dipartimento di Stato di rimettere il Vietnam nell’elenco dei Paesi di “particolare preoccupazione per il rispetto della libertà religiosa”.
I Hmong sono uno dei 53 gruppi etnici del Vietnam e sono circa 790mila. Nel corso della guerra dettero aiuto agli americani e alla fine del conflitto, in parecchi emigrarono in America. Coloro che sono rimasti, vivono al di sotto del livello di povertà, indicato dalla Banca mondiale. Come le altre minoranze etniche sono stati più a contatto con il cristianesimo e ci sono numerosi convertiti.
Hanoi (AsiaNews) – E’ di almeno 49 morti, centinaia di feriti e un imprecisaabile numero di arresti il bilancio della sanguinosa repressione scatenata dalle forze di sicurezza vietnamite contro cristiani (nella foto: una chiesa domestica Hmong) e animisti della comunità Hmong, una minoranza etnica che vive nel Nordovest del Paese e in Laos.
La vicenda è iniziata il 30 aprile, a Muong Nhe, nella provincia di Dien Bien, quando circa 8.500 Hmong si sono riuniti per pregare e per chiedere riforme e libertà religiosa. La manifestazione è stata interrotta da un violento intervento dell’Esercito popolare e delle forze di sicurezza, che hanno fatto morti e feriti e compiuto centinaia di arresti, deportando molti dei fermati in località sconosciute in Vietnam e in Laos dove, secondo Christy Lee, direttore esecutivo della Hmong Advance, Inc.(HAI) di Washington, D.C., “potrebero essere torturati o uccisi, o semplicemente sparire”. Nell’area sono state tagliate elettricità e comunicazioni.
Tra gli arrestati ci sono alcuni ministri straordinari dell’eucaristia che servono quattro comunità cattoliche della regione. Nella zona ci sono un migliaio di cattolici registrati, che pregano Dio con discrezione in quella che è chiamata “la zona bianca”, nella quale il livello di violazione della libertà religiosa è il più alto del Paese. E ci sono cristiani che per conservare la fede sono emigrati. A Muong Nhe, finora, sacerdoti cattolici sono riusciti ad andare solo due volte, presentandosi come turisti che andavano a fare visita alle comunità e che sono stati sotto sorveglianza continua e seguiti da funzionari di polizia che li controllavano per prevenire qualsiasi tentativo di evangelizzazione.
Il Ministero vietnamita dell’informazione e ufficiali dell’esercito, tramite l’ufficiale VNA, hanno accusato i manifestanti di essere irridentisti che operano per istigazione di “reazionari che ingannano la credulità popolare spargendo voci sulla presenza di un potere sovrannaturale e invocando un impero separato del popolo Hmong”. Hanoi cerca di chiudere la zona e di scacciare la popolazione nelle montagne e nella giungla.
L’ambasciata degli Stati Uniti a Hanoi ha fatto sapere di volersi informare sull’accaduto, che è avvenuto a soli due giorni dal rapporto della Commissione sulla libertà religiosa internazionale che ha chiesto al Dipartimento di Stato di rimettere il Vietnam nell’elenco dei Paesi di “particolare preoccupazione per il rispetto della libertà religiosa”.
I Hmong sono uno dei 53 gruppi etnici del Vietnam e sono circa 790mila. Nel corso della guerra dettero aiuto agli americani e alla fine del conflitto, in parecchi emigrarono in America. Coloro che sono rimasti, vivono al di sotto del livello di povertà, indicato dalla Banca mondiale. Come le altre minoranze etniche sono stati più a contatto con il cristianesimo e ci sono numerosi convertiti.
Vietnam unleashes wave of repression against Hmong Christians, at least 49 dead
Asia-News
05:55 09/05/2011
Army and security forces attack thousands of demonstrators calling for reforms and respect for religious freedom. Hundreds of arrests and disappearances. Electricity and communications cut. The U.S. Embassy announces its intention to investigate the matter.
Hanoi (AsiaNews) - At least 49 dead, hundreds injured and an unspecified number of arrests: this is the toll from a wave of bloody repression unleashed by the security forces against the Vietnamese Christians (pictured: a Hmong house church) and animists, from the Hmong community, a ethnic minority that lives in the northwest of the country and in Laos.
The episode began April 30, at Muong Nhe, Dien Bien province, where about 8,500 Hmong gathered to pray and ask for reforms and religious freedom. The event was interrupted by a violent intervention of the People's Army and security forces, who killed and wounded believers and made hundreds of arrests, deporting many of the detainees to undisclosed locations in Vietnam and Laos where, according to Christy Lee, Executive Director of Hmong Advance, Inc. (HAI) in Washington, DC, "they could have been tortured or killed, or simplify disappeared". All electricity and communications with the area have been cut.
Among those arrested are some extraordinary Eucharistic ministers who serve the four Catholic communities of the region. In the area there are a thousand registered Catholics, who pray to God with discretion in what is called "white zone" in which the level of violation of religious freedom is the highest in the country. And there are Christians who have emigrated to keep the faith. Until now, Catholic priests have only been able to go twice to Muong Nhe, posing as tourists and were under continuous surveillance and followed by police officers who controlled their every move to prevent any attempt at evangelization.
The Vietnamese Ministry of Information and army officers, through the official VNA, accuse the protesters of being irredentists operating at the instigation of "reactionaries who cheat the popular credulity spreading rumours about the presence of a supernatural power and calling for a separate empire of the Hmong people. " Hanoi has tried to close the area and drive the population from the mountains and jungle.
The U.S. Embassy in Hanoi has stated that it will investigate the incident, which occurred just two days after the report of the Commission on International Religious Freedom which asked the State Department to put Vietnam on the list of countries of "particular concern for the respect of religious freedom."
The Hmong are one of the 53 ethnic groups in Vietnam and count about 790 thousand people. During the war, they gave aid to the Americans and at the end of the conflict, many emigrated to America. Those who remain live below the poverty level, indicated by the World Bank. Like other ethnic minorities they had greater contact with Christianity and many have converted.
Hanoi (AsiaNews) - At least 49 dead, hundreds injured and an unspecified number of arrests: this is the toll from a wave of bloody repression unleashed by the security forces against the Vietnamese Christians (pictured: a Hmong house church) and animists, from the Hmong community, a ethnic minority that lives in the northwest of the country and in Laos.
The episode began April 30, at Muong Nhe, Dien Bien province, where about 8,500 Hmong gathered to pray and ask for reforms and religious freedom. The event was interrupted by a violent intervention of the People's Army and security forces, who killed and wounded believers and made hundreds of arrests, deporting many of the detainees to undisclosed locations in Vietnam and Laos where, according to Christy Lee, Executive Director of Hmong Advance, Inc. (HAI) in Washington, DC, "they could have been tortured or killed, or simplify disappeared". All electricity and communications with the area have been cut.
Among those arrested are some extraordinary Eucharistic ministers who serve the four Catholic communities of the region. In the area there are a thousand registered Catholics, who pray to God with discretion in what is called "white zone" in which the level of violation of religious freedom is the highest in the country. And there are Christians who have emigrated to keep the faith. Until now, Catholic priests have only been able to go twice to Muong Nhe, posing as tourists and were under continuous surveillance and followed by police officers who controlled their every move to prevent any attempt at evangelization.
The Vietnamese Ministry of Information and army officers, through the official VNA, accuse the protesters of being irredentists operating at the instigation of "reactionaries who cheat the popular credulity spreading rumours about the presence of a supernatural power and calling for a separate empire of the Hmong people. " Hanoi has tried to close the area and drive the population from the mountains and jungle.
The U.S. Embassy in Hanoi has stated that it will investigate the incident, which occurred just two days after the report of the Commission on International Religious Freedom which asked the State Department to put Vietnam on the list of countries of "particular concern for the respect of religious freedom."
The Hmong are one of the 53 ethnic groups in Vietnam and count about 790 thousand people. During the war, they gave aid to the Americans and at the end of the conflict, many emigrated to America. Those who remain live below the poverty level, indicated by the World Bank. Like other ethnic minorities they had greater contact with Christianity and many have converted.
Vatican working group calls for concrete steps to combat climate change
Carol Glatz
15:08 09/05/2011
VATICAN CITY (CNS) -- Nations and individuals have a duty to reduce greenhouse gas emissions and enact policies that mitigate global warming, said a Vatican-sponsored working group.
"The business-as-usual mode will not be possible because of both resource depletion and environmental damages," the group said in a report released by the Pontifical Academy of Sciences May 2.
The cost of reducing greenhouse gas emissions, increasing reforestation, cutting air pollutants and helping poor regions adapt to climate change "pales in comparison to the price the world will pay if we fail to act now," it said.
"We call on all people and nations to recognize the serious and potentially irreversible impacts of global warming caused by the anthropogenic emissions of greenhouse gases and other pollutants, and by changes in forests, wetlands, grasslands, and other land uses," it said.
The 15-page report on the impact human beings have on the environment was titled, "Fate of Mountain Glaciers in the Anthropocene," and was compiled and signed by 23 internationally renowned scientists, mountaineers, and lawyers. The academy's chancellor, Bishop Marcelo Sanchez Sorondo, was also a signatory of the working group report.
The academy selected participants for the April 2-4 workshop at the Vatican to discuss the phenomena of melting mountain glaciers and to draw up recommendations in response to the risks and threats of climate change.
Jesuit Father Federico Lombardi, Vatican spokesman, said in a written statement that while the report reflects the findings of the authors and is not "an act of the magisterium of the church," it is still "a significant scientific contribution to be valued in the context of the concerns about environmental problems often shown in recent magisterial documents and in the words of the Holy Father."
Pope Benedict XVI has been very vocal about his concern for environmental degradation and has criticized a lack of real commitment to mitigating climate change.
Father Lombardi said the group of glaciologists, climatologists, meteorologists, hydrologists, physicists, chemists and others represented "an extremely qualified working group" that issued "an important statement."
The report summarized recent findings of the effects climate change has and will have on world populations. It said diminished air quality due to particulates, soot and gases "result in more than 2 million premature deaths worldwide every year and threaten water and food security."
Melting glaciers put drinking water security at risk and climate disruptions threaten those living in coastal and storm-prone areas, it said.
"The concentration of carbon dioxide in the air now exceeds the highest levels of the last 800,000 years," it said, adding that the gases and pollutants pumped into the atmosphere are to a large extent "man-made."
That human activity could so drastically alter current and future climate conditions, the report said, warrants assigning a new name to the current geological period -- anthropocene -- a term coined by Nobel Prize-winning atmospheric chemist, Paul Crutzen, who was one of the working group's co-chairs.
The working group made the following recommendations:
-- Immediately reduce carbon dioxide emissions worldwide by employing renewable energy sources, halting deforestation, increasing reforestation and deploying technologies that "draw down excess carbon dioxide in the atmosphere."
-- Cut heat-absorbing pollutants like soot, methane and hydrofluorocarbons by 50 percent.
-- Help countries assess and adapt to the environmental and social impacts climate change will bring.
"The group's consensus statement is a warning to humanity and a call for fast action -- to mitigate global and regional warming, to protect mountain glaciers and other vulnerable ecosystems, to assess national and local climate risks, and to prepare to adapt to those climate impacts that cannot be mitigated," the report said.
The working group also said another major threat that humanity poses to the world's climate is "the threat of nuclear war, which can be lessened by rapid and large reductions in global nuclear arsenals."
(Source: http://www.catholicnews.com/data/stories/cns/1101834.htm)
"The business-as-usual mode will not be possible because of both resource depletion and environmental damages," the group said in a report released by the Pontifical Academy of Sciences May 2.
The cost of reducing greenhouse gas emissions, increasing reforestation, cutting air pollutants and helping poor regions adapt to climate change "pales in comparison to the price the world will pay if we fail to act now," it said.
"We call on all people and nations to recognize the serious and potentially irreversible impacts of global warming caused by the anthropogenic emissions of greenhouse gases and other pollutants, and by changes in forests, wetlands, grasslands, and other land uses," it said.
The 15-page report on the impact human beings have on the environment was titled, "Fate of Mountain Glaciers in the Anthropocene," and was compiled and signed by 23 internationally renowned scientists, mountaineers, and lawyers. The academy's chancellor, Bishop Marcelo Sanchez Sorondo, was also a signatory of the working group report.
The academy selected participants for the April 2-4 workshop at the Vatican to discuss the phenomena of melting mountain glaciers and to draw up recommendations in response to the risks and threats of climate change.
Jesuit Father Federico Lombardi, Vatican spokesman, said in a written statement that while the report reflects the findings of the authors and is not "an act of the magisterium of the church," it is still "a significant scientific contribution to be valued in the context of the concerns about environmental problems often shown in recent magisterial documents and in the words of the Holy Father."
Pope Benedict XVI has been very vocal about his concern for environmental degradation and has criticized a lack of real commitment to mitigating climate change.
Father Lombardi said the group of glaciologists, climatologists, meteorologists, hydrologists, physicists, chemists and others represented "an extremely qualified working group" that issued "an important statement."
The report summarized recent findings of the effects climate change has and will have on world populations. It said diminished air quality due to particulates, soot and gases "result in more than 2 million premature deaths worldwide every year and threaten water and food security."
Melting glaciers put drinking water security at risk and climate disruptions threaten those living in coastal and storm-prone areas, it said.
"The concentration of carbon dioxide in the air now exceeds the highest levels of the last 800,000 years," it said, adding that the gases and pollutants pumped into the atmosphere are to a large extent "man-made."
That human activity could so drastically alter current and future climate conditions, the report said, warrants assigning a new name to the current geological period -- anthropocene -- a term coined by Nobel Prize-winning atmospheric chemist, Paul Crutzen, who was one of the working group's co-chairs.
The working group made the following recommendations:
-- Immediately reduce carbon dioxide emissions worldwide by employing renewable energy sources, halting deforestation, increasing reforestation and deploying technologies that "draw down excess carbon dioxide in the atmosphere."
-- Cut heat-absorbing pollutants like soot, methane and hydrofluorocarbons by 50 percent.
-- Help countries assess and adapt to the environmental and social impacts climate change will bring.
"The group's consensus statement is a warning to humanity and a call for fast action -- to mitigate global and regional warming, to protect mountain glaciers and other vulnerable ecosystems, to assess national and local climate risks, and to prepare to adapt to those climate impacts that cannot be mitigated," the report said.
The working group also said another major threat that humanity poses to the world's climate is "the threat of nuclear war, which can be lessened by rapid and large reductions in global nuclear arsenals."
(Source: http://www.catholicnews.com/data/stories/cns/1101834.htm)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ cầu nguyện cho bảo vệ Sự Sống
Quang Huyền, OFM
08:08 09/05/2011
SAIGÒN - Sáng Chúa Nhật III Phục Sinh, ngày 08/05/2011, học viện Phanxicô Thủ Đức đã tổ chứ thánh lễ cầu nguyện cho công việc bảo vệ sự sống. Đây là nỗ lực của các anh em trong nhóm bảo vệ sự sống, với mục tiêu nối kết mọi người lại với nhau, cộng tác với nhau trong công việc mà anh em đã khởi sự được gần 4 năm nay. Hơn nữa, trong bầu khí vui mừng của Mùa Phục Sinh, Đức Kitô đã chiến thắng sự chết và tội lỗi và ban sự sống mới bất diệt cho con người, trả lại cho con người phẩm giá cao quý và thánh thiêng, anh em Học viện Phan Sinh muốn gởi đến cho các thành phần tham dự cũng như mọi người một thông điệp về giá trị và phẩm giá của con người, nhất là các thai nhi vô tội trong mầu nhiệm cứu độ của Đức Kitô.
Thánh lễ diễn ra lúc 9 giờ do cha Phó Giám Tỉnh Phaolô Nguyễn Đình Vịnh chủ tế cùng với các cha đồng tế. Có nhiều thành phần đến tham dự thánh lễ này như: Các Linh mục trong dòng Phanxicô; các nam nữ tu sĩ: các chị Dòng Nhì Clara, các chị Đa Minh Rosarima, các thầy Dòng Bác Ái –Xã hội, các anh chị Dòng Ba, Giới trẻ Phan Sinh, các bạn đệ tử Dòng Mến Thánh Giá Thủ Đức, anh chị em thuộc giáo xứ Thánh Tâm, giáo xứ Thánh Linh và các giáo xứ khác, các bạn trẻ thuộc các nhóm sinh viên, công nhân mà các thầy học viện đang đồng hành. Đặc biệt, đến tham dự thánh lễ này còn có sự hiện diện của các phật tử, các anh chị em tôn giáo bạn.
Mọi người hiệp dâng thánh lễ rất sốt sắng cầu nguyện cho công việc bảo vệ sự sống ở trên thế giới và nhất là ở Việt Nam. Trong bài giảng lễ cha chủ tế đã khai triển về hành trình của hai môn đệ trên đường Emmau và dẫn cộng đoàn đến hành trình của cuộc đời mình. Cuộc đời là một chuyến đi, “một cõi đi về”, trên đó con người luôn cần những người bạn đồng hành. Đối với những bóng tối, những khúc quanh, con người càng cần người dẫn đường hơn. Đức Kitô phục sinh là Đấng dẫn đường tốt nhất. Mọi người được mời gọi hãy trở thành những người bạn đồng hành tốt cho những người đau khổ, tuyệt vọng, mất phương hướng. Các thai phụ lỡ lầm và những người đang cần đến sự bao dung, che chở và giúp đỡ của mọi người. Chúa Kitô sống lại là một niềm vui lớn, và bao người đã chết cho niềm tin ấy. Mọi người cũng có thể làm cho bao thai nhi đang bị đe dọa được sống và sống dồi dào. Đó là một lý tưởng tốt góp phần cộng tác vào mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa.
Cuối thánh lễ, mọi người tiến ra nghĩa trang, nơi có hài cốt của các thai nhi để thắp cho các em nén nhang. Tại đây, mọi người đều bị đánh động khi đứng trước nắm tro tàn của các thai nhi xấu số, đã không bao giờ được cất tiếng khóc chào đời, như là “chứng tích của nền văn hóa sự chết”. Và mọi người đã cùng nhau cầu xin Thiên Chúa yêu thương, chúc phúc và đón nhận các em vào trong trái tim yêu thương của Ngài.
Sau giờ cầu nguyện, mọi người trở vào hội trường Học viện để gặp gỡ làm quen và chia sẻ với nhau về công việc bảo vệ sự sống. Mọi người đến từ nhiều nơi khác nhau, có những người chưa bao giờ gặp nhau, nhưng lại có chung một sự thu hút đó là sự quan tâm đến công việc bảo vệ sự sống và lòng thương yêu các thai nhi.
Mở đầu buổi gặp gỡ này, cha Phó Giám Tỉnh đã chia sẻ với cử tọa về giá trị sự sống con người/sự sống thai nhi qua lăng kính của lương tâm nhân loại và nhất là qua lăng kính của Giáo huấn Giáo hội. Qua đó, ngài cũng động viên mọi người hiện diện, nhất là các anh chị em trong “Nhóm Bảo Vệ Sự Sống Phanxicô” tiếp tục can đảm đứng về phía sự sống và bênh vực sự sống.
Buổi tọa đàm này còn có sự chia sẻ của Bác sĩ Chương Đính, một người trong cuộc, nói về kinh nghiệm của việc bảo vệ sự sống và vấn nạn của việc phá thai trong môi trường làm việc của chị. Đây là một kinh nghiệm rất thực tế làm buốt lòng nhiều người. Những con số và những trường thương mà chị và nhóm đã giúp đỡ đã nói lên điều đó. Tiếp đến, một thầy học viện đã tham gia công việc này nhiều năm, chia sẻ với mọi người về các hoạt động bảo vệ sự sống mà nhóm Bảo vệ sự sống Phanxicô: những hoạt động mà nhóm đã và đang thực hiện, và mời gọi mọi người chung tay cộng tác và hỗ trợ cho công việc tốt đẹp này.
Cử tọa bị đánh động nhiều nhất, khi đại diện một thai phụ lỡ lầm đứng lên chia sẻ kinh nghiệm đau thương của bản thân chị về quá khứ buồn khổ và éo le khi mang thai ngoài ý muốn. Chị đã trải qua bao khổ nhục, cô đơn và thất vọng, kể cả ý định phá thai, tự tử khi bị gia đình ruồng bỏ, bạn bè xa lánh. Nhưng hôm nay chị đã lấy lại được niềm tin, sự bình an và cảm thấy việc giữ lại đứa con là điều đúng đắn. Chị muốn “cảnh tỉnh” mọi người, nhất là những bạn trẻ có mặt trong hội trường, đừng bao giờ dại dột rơi vào những “bước đường lầm” như chị, để rồi phải hối hận cả một đời. Chia sẻ của chị, cộng thêm những tiếng nức nghẹn nghèo làm cho cử tọa phải lặng người đi và bầu khí trầm lại. Mọi người như muốn chia sẻ cảm thông với chị và những người đã và đang gặp phải hoàn cảnh bi thương như chị.
Đan xem giữa các chia sẻ trong buổi gặp gỡ này còn có các tiết mục văn nghệ do các em Tìm Hiểu và các thầy Học viện Phanxicô biểu diễn, hầu giúp mọi người ý thức và sâu lắng hơn về giá trị của sự sống con người. Tiết mục đơn ca “Nỗi niềm thai nhi” do Thầy Nguyễn Triều thực hiện đã để lại một dấu ấn rất sâu lắng trong tim mọi người, nhất là những bạn trẻ, những người bố mẹ trong tương lai về quyền sống của những mầm sống trong cung lòng của người mẹ.
Thánh lễ cầu nguyện cho công việc bảo vệ sự sống, cầu nguyện cho các mầm sống được yêu thương tôn trọng, và buổi gặp gặp gỡ chia sẻ sau thánh lễ về công việc bảo vệ sự sống hôm nay là dịp tốt để mọi người cầu nguyện cho công việc bảo vệ sự sống theo tinh thần của Đức Bênêđictô: “Xin Chúa đánh thức trong chúng con lòng tôn trọng đối với mọi mầm sống con người đang chớm nở, xin giúp chúng con nhận biết quả phúc nơi cung lòng mỗi người mẹ là công trình kỳ diệu của Đấng Tạo Hoá, xin chuẩn bị cho tâm hồn chúng con biết quảng đại đón nhận tất cả các hài nhi chào đời và các và các thai nhi vô tội được sống”.
Hơn nữa, đây cũng là một khoảnh khắc mọi người nhắc nhau về vai trò ngôn sứ của mình trong một xã hội đang bị lu mờ bởi “nền văn hóa sự chết”, hầu mời gọi mọi người động viên nhau, bắt tay nhau hành động cho một “nền văn minh tình thương và sự sống”.
Mọi người hiệp dâng thánh lễ rất sốt sắng cầu nguyện cho công việc bảo vệ sự sống ở trên thế giới và nhất là ở Việt Nam. Trong bài giảng lễ cha chủ tế đã khai triển về hành trình của hai môn đệ trên đường Emmau và dẫn cộng đoàn đến hành trình của cuộc đời mình. Cuộc đời là một chuyến đi, “một cõi đi về”, trên đó con người luôn cần những người bạn đồng hành. Đối với những bóng tối, những khúc quanh, con người càng cần người dẫn đường hơn. Đức Kitô phục sinh là Đấng dẫn đường tốt nhất. Mọi người được mời gọi hãy trở thành những người bạn đồng hành tốt cho những người đau khổ, tuyệt vọng, mất phương hướng. Các thai phụ lỡ lầm và những người đang cần đến sự bao dung, che chở và giúp đỡ của mọi người. Chúa Kitô sống lại là một niềm vui lớn, và bao người đã chết cho niềm tin ấy. Mọi người cũng có thể làm cho bao thai nhi đang bị đe dọa được sống và sống dồi dào. Đó là một lý tưởng tốt góp phần cộng tác vào mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa.
Cuối thánh lễ, mọi người tiến ra nghĩa trang, nơi có hài cốt của các thai nhi để thắp cho các em nén nhang. Tại đây, mọi người đều bị đánh động khi đứng trước nắm tro tàn của các thai nhi xấu số, đã không bao giờ được cất tiếng khóc chào đời, như là “chứng tích của nền văn hóa sự chết”. Và mọi người đã cùng nhau cầu xin Thiên Chúa yêu thương, chúc phúc và đón nhận các em vào trong trái tim yêu thương của Ngài.
Sau giờ cầu nguyện, mọi người trở vào hội trường Học viện để gặp gỡ làm quen và chia sẻ với nhau về công việc bảo vệ sự sống. Mọi người đến từ nhiều nơi khác nhau, có những người chưa bao giờ gặp nhau, nhưng lại có chung một sự thu hút đó là sự quan tâm đến công việc bảo vệ sự sống và lòng thương yêu các thai nhi.
Mở đầu buổi gặp gỡ này, cha Phó Giám Tỉnh đã chia sẻ với cử tọa về giá trị sự sống con người/sự sống thai nhi qua lăng kính của lương tâm nhân loại và nhất là qua lăng kính của Giáo huấn Giáo hội. Qua đó, ngài cũng động viên mọi người hiện diện, nhất là các anh chị em trong “Nhóm Bảo Vệ Sự Sống Phanxicô” tiếp tục can đảm đứng về phía sự sống và bênh vực sự sống.
Buổi tọa đàm này còn có sự chia sẻ của Bác sĩ Chương Đính, một người trong cuộc, nói về kinh nghiệm của việc bảo vệ sự sống và vấn nạn của việc phá thai trong môi trường làm việc của chị. Đây là một kinh nghiệm rất thực tế làm buốt lòng nhiều người. Những con số và những trường thương mà chị và nhóm đã giúp đỡ đã nói lên điều đó. Tiếp đến, một thầy học viện đã tham gia công việc này nhiều năm, chia sẻ với mọi người về các hoạt động bảo vệ sự sống mà nhóm Bảo vệ sự sống Phanxicô: những hoạt động mà nhóm đã và đang thực hiện, và mời gọi mọi người chung tay cộng tác và hỗ trợ cho công việc tốt đẹp này.
Cử tọa bị đánh động nhiều nhất, khi đại diện một thai phụ lỡ lầm đứng lên chia sẻ kinh nghiệm đau thương của bản thân chị về quá khứ buồn khổ và éo le khi mang thai ngoài ý muốn. Chị đã trải qua bao khổ nhục, cô đơn và thất vọng, kể cả ý định phá thai, tự tử khi bị gia đình ruồng bỏ, bạn bè xa lánh. Nhưng hôm nay chị đã lấy lại được niềm tin, sự bình an và cảm thấy việc giữ lại đứa con là điều đúng đắn. Chị muốn “cảnh tỉnh” mọi người, nhất là những bạn trẻ có mặt trong hội trường, đừng bao giờ dại dột rơi vào những “bước đường lầm” như chị, để rồi phải hối hận cả một đời. Chia sẻ của chị, cộng thêm những tiếng nức nghẹn nghèo làm cho cử tọa phải lặng người đi và bầu khí trầm lại. Mọi người như muốn chia sẻ cảm thông với chị và những người đã và đang gặp phải hoàn cảnh bi thương như chị.
Đan xem giữa các chia sẻ trong buổi gặp gỡ này còn có các tiết mục văn nghệ do các em Tìm Hiểu và các thầy Học viện Phanxicô biểu diễn, hầu giúp mọi người ý thức và sâu lắng hơn về giá trị của sự sống con người. Tiết mục đơn ca “Nỗi niềm thai nhi” do Thầy Nguyễn Triều thực hiện đã để lại một dấu ấn rất sâu lắng trong tim mọi người, nhất là những bạn trẻ, những người bố mẹ trong tương lai về quyền sống của những mầm sống trong cung lòng của người mẹ.
Thánh lễ cầu nguyện cho công việc bảo vệ sự sống, cầu nguyện cho các mầm sống được yêu thương tôn trọng, và buổi gặp gặp gỡ chia sẻ sau thánh lễ về công việc bảo vệ sự sống hôm nay là dịp tốt để mọi người cầu nguyện cho công việc bảo vệ sự sống theo tinh thần của Đức Bênêđictô: “Xin Chúa đánh thức trong chúng con lòng tôn trọng đối với mọi mầm sống con người đang chớm nở, xin giúp chúng con nhận biết quả phúc nơi cung lòng mỗi người mẹ là công trình kỳ diệu của Đấng Tạo Hoá, xin chuẩn bị cho tâm hồn chúng con biết quảng đại đón nhận tất cả các hài nhi chào đời và các và các thai nhi vô tội được sống”.
Hơn nữa, đây cũng là một khoảnh khắc mọi người nhắc nhau về vai trò ngôn sứ của mình trong một xã hội đang bị lu mờ bởi “nền văn hóa sự chết”, hầu mời gọi mọi người động viên nhau, bắt tay nhau hành động cho một “nền văn minh tình thương và sự sống”.
Rước Kiệu Tháng Hoa của Cộng đoàn Tam Biên
Lm. Giuse Nguyễn kim Long
14:59 09/05/2011
SANTA ANA - Hoà nhịp cùng Giáo Hội trong tháng 5, hay còn gọi là tháng Hoa, tôn kinh Đức Mẹ, Cộng đoàn Tam Biên, Giáo xứ Thánh Ca-lix-tô, đã có cuộc rước kiệu Đức Mẹ và Thánh Giuse Thợ, Bổn mạng Cộng đoàn.
Xem hình ảnh
Đúng 6:00 chiều thứ Bảy 7-05-2011, đại diện các hội đoàn: Thiếu Nhi Thánh Thể, Legio, Tông đồ Cầu nguyện, Dòng Ba Đaminh, Các BMCG, LMTT, và Đội Vũ Phụng vụ (75 em)… cùng anh chị em giáo dân, đã tập trung tại sân trường học St. Callistus.
Cha chánh xứ Nguyễn văn Tuyên dâng lời cầu nguyện, dâng hương lên Đức Mẹ và Thánh Giuse khởi đầu cho cuộc rước. Đoàn rước đi chúng quanh bãi đậu xe và khi kiệu vào đến nhà thờ, ca đoàn hát ca Nhập Lễ.
Sau đó cha chủ tế Nguyễn kim Long dâng hương và toàn thể Cộng đoàn Dân Chúa chứng kiến các em trong Đội Vũ Phụng vụ dâng hoa kính Đức Mẹ. 75 em trong các áo đầm với 5 màu khác nhau: Vàng, Xanh, Cam, Trắng và Tím, tượng trưng cho 5 sắc hoa dâng lên Đức Mẹ. Cộng đoàn đã thực sự hoà nhập trong tâm tình cảm tạ Chúa, tôn vinh Đức Mẹ, Thánh Giuse và cầu nguyện cho các bà mẹ nhân ngày Hiền Mẫu.
Xem hình ảnh
Đúng 6:00 chiều thứ Bảy 7-05-2011, đại diện các hội đoàn: Thiếu Nhi Thánh Thể, Legio, Tông đồ Cầu nguyện, Dòng Ba Đaminh, Các BMCG, LMTT, và Đội Vũ Phụng vụ (75 em)… cùng anh chị em giáo dân, đã tập trung tại sân trường học St. Callistus.
Cha chánh xứ Nguyễn văn Tuyên dâng lời cầu nguyện, dâng hương lên Đức Mẹ và Thánh Giuse khởi đầu cho cuộc rước. Đoàn rước đi chúng quanh bãi đậu xe và khi kiệu vào đến nhà thờ, ca đoàn hát ca Nhập Lễ.
Sau đó cha chủ tế Nguyễn kim Long dâng hương và toàn thể Cộng đoàn Dân Chúa chứng kiến các em trong Đội Vũ Phụng vụ dâng hoa kính Đức Mẹ. 75 em trong các áo đầm với 5 màu khác nhau: Vàng, Xanh, Cam, Trắng và Tím, tượng trưng cho 5 sắc hoa dâng lên Đức Mẹ. Cộng đoàn đã thực sự hoà nhập trong tâm tình cảm tạ Chúa, tôn vinh Đức Mẹ, Thánh Giuse và cầu nguyện cho các bà mẹ nhân ngày Hiền Mẫu.
SVCG Vinh và Đà Nẵng giao lưu phát học bổng cho Giới trẻ giáo xứ Tân Mỹ
Quy Chính
19:34 09/05/2011
QUẢNG BÌNH - Giới trẻ là nền tảng và là tương lai của Giáo hội cũng như xã hội ngày hôm nay. Giới trẻ là những con người tri thức, năng động, nhiệt thành và đầy sức sống như ngọn lửa luôn bừng cháy. Không những thế, giới trẻ công giáo còn mang trong mình một “tin mừng”, một sứ mạng cao cả là làm chứng cho Chúa và đem Lời Chúa đến với mọi người. Với tinh thần đó trong hai ngày 7-8/5/2011 gần 200 bạn sinh viên tổ Bến Thuỷ, các tổ svcg tại Vinh, đại diện cho Hội SVCG Vinh và BĐH SVCG Vinh tại Đà Nẵng đã đến với giáo xứ Tân Mỹ để giao lưu với giới trẻ giáo xứ, để thổi bùng lên ngọn lửa tinh thần, ngọn lửa yêu thương, ngọn lửa cống hiến… nơi những người trẻ miền cát trắng.
Xem hình ảnh
Giáo xứ Tân Mỹ nơi mà anh chị em sinh viên đến để giao lưu với các bạn trẻ là một giáo xứ miền biển, năm trên địa bàn xã Quảng Phúc, huyện Quảng Trạch, hiện đang do linh mục Phêrô Nguyễn Huy Hiền quản nhiệm. Theo như lời cha Hiền thì người dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề đi biển nên giới trẻ ở đây cũng thường nghỉ học sớm, theo thuyền chài đi mưu sinh. Có lẽ vì vậy mà khi anh chị em sinh viên đến thì những bà con giáo dân, đặc biệt là các em nhỏ rất quý và yêu mến, anh em sinh viên được tiếp đón rất nồng hậu và ân cần.
Mở đầu và cũng phần ấn tượng nhất của chương trình giao lưu là đêm văn nghệ đầy ý nghĩa "Một thoáng quê hương" do anh Kim Ứng cùng đội văn nghệ tổ Bến Thuỷ dàn dựng và biểu diễn.Chương trình văn nghệ được đã đưa các bạn trẻ, những người dân ở đây đi hết mọi cung bậc cảm xúc,từ những tràng cười sảng khoái cho đến những giọt nước mắt sâu lắng con tim…
Sáng ngày 8/5 Cha Phêrô Nguyễn Huy Hiền cùng các bạn sinh viên đã giúp các bạn trẻ trong giáo xứ, giải đáp những thắc mắc về tri thức, cuộc sống…và qua đó cũng định hướng cho các bạn trẻ trong việc lựa chọn con đường phù hợp với mình. Anh Kim Ứng ân nhân của anh em sinh viên,cùng anh Trọng Phương trưởng tổ Bến Thuỷ,đã kêu gọi anh chị em sinh viên mỗi người hãy linh hướng, đồng hành với một bạn trẻ ở giáo xứ để giúp đỡ các em trong vấn đề học tập cũng như đời sống tâm linh.
Cũng trong nội dung chương trình Cha Hiền và BĐH SVCG Vinh tại Đà Nẵng đại diên cho quỹ học bổng"Chắp cánh ước mơ" của SVCG Vinh tại Đà Nẵng, đã trao học bổng cho các bạn sinh viên, học sinh trong giáo xứ Tân Mỹ mặc dù hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng đã có thành tích cao trong học tập. Bên cạnh đó cựu sinh viên Vinh cùng, gia đình Phượng Quế đỡ đầu cho sinh viên tổ Bến Thuỷ cũng đã trao hơn 1000 cuốn vở cho các em học sinh trong giáo xứ, nhằm khích lệ tinh thần học tập của các bạn trẻ trong giáo xứ,hy vọng rằng tương lai các bạn sẽ cũng là những sinh viên trên các giảng đường Đại học, Cao đẳng…
Vào hồi 16h buổi chiều cùng ngày đã diễn ra trận bóng đá giao lưu giữa SVCG Vinh và GTGX Tân Mỹ. Sau 70 phút tranh tài trên bãi biển thì ccs cầu thủ của đội tuyển GTGX Tân Mỹ đã dành chiến thắng chung cuộc với tỷ số 4-2.
Chương trình giao lưu khép lại anh chị em lên đường trở về với giảng đường, những gì anh em được đón nhận trong những ngày qua quả là một hồng ân lớn lao mà Thiên Chúa đem đến. Cảm ơn Cha, cảm ơn bà con, cảm ơn các bạn trẻ… đã cho anh chị em có được những ngày sống thật ý nghĩa và hạnh phúc. Mong rằng những gì chúng con để lại nơi mảnh đất gió Lào, cát trắng này sẽ là những kỷ niệm, ấn tượng đẹp…Sẽ là ngọn lửa nhỏ nhen lên trong lòng các bạn trẻ nơi đây tinh thần ham học hỏi, tinh thần yêu thương, tinh thần khát khao cống hiến… tinh thần của những người trẻ Kitô giáo thời đại mới.
Xem hình ảnh
Giáo xứ Tân Mỹ nơi mà anh chị em sinh viên đến để giao lưu với các bạn trẻ là một giáo xứ miền biển, năm trên địa bàn xã Quảng Phúc, huyện Quảng Trạch, hiện đang do linh mục Phêrô Nguyễn Huy Hiền quản nhiệm. Theo như lời cha Hiền thì người dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề đi biển nên giới trẻ ở đây cũng thường nghỉ học sớm, theo thuyền chài đi mưu sinh. Có lẽ vì vậy mà khi anh chị em sinh viên đến thì những bà con giáo dân, đặc biệt là các em nhỏ rất quý và yêu mến, anh em sinh viên được tiếp đón rất nồng hậu và ân cần.
Mở đầu và cũng phần ấn tượng nhất của chương trình giao lưu là đêm văn nghệ đầy ý nghĩa "Một thoáng quê hương" do anh Kim Ứng cùng đội văn nghệ tổ Bến Thuỷ dàn dựng và biểu diễn.Chương trình văn nghệ được đã đưa các bạn trẻ, những người dân ở đây đi hết mọi cung bậc cảm xúc,từ những tràng cười sảng khoái cho đến những giọt nước mắt sâu lắng con tim…
Sáng ngày 8/5 Cha Phêrô Nguyễn Huy Hiền cùng các bạn sinh viên đã giúp các bạn trẻ trong giáo xứ, giải đáp những thắc mắc về tri thức, cuộc sống…và qua đó cũng định hướng cho các bạn trẻ trong việc lựa chọn con đường phù hợp với mình. Anh Kim Ứng ân nhân của anh em sinh viên,cùng anh Trọng Phương trưởng tổ Bến Thuỷ,đã kêu gọi anh chị em sinh viên mỗi người hãy linh hướng, đồng hành với một bạn trẻ ở giáo xứ để giúp đỡ các em trong vấn đề học tập cũng như đời sống tâm linh.
Cũng trong nội dung chương trình Cha Hiền và BĐH SVCG Vinh tại Đà Nẵng đại diên cho quỹ học bổng"Chắp cánh ước mơ" của SVCG Vinh tại Đà Nẵng, đã trao học bổng cho các bạn sinh viên, học sinh trong giáo xứ Tân Mỹ mặc dù hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng đã có thành tích cao trong học tập. Bên cạnh đó cựu sinh viên Vinh cùng, gia đình Phượng Quế đỡ đầu cho sinh viên tổ Bến Thuỷ cũng đã trao hơn 1000 cuốn vở cho các em học sinh trong giáo xứ, nhằm khích lệ tinh thần học tập của các bạn trẻ trong giáo xứ,hy vọng rằng tương lai các bạn sẽ cũng là những sinh viên trên các giảng đường Đại học, Cao đẳng…
Vào hồi 16h buổi chiều cùng ngày đã diễn ra trận bóng đá giao lưu giữa SVCG Vinh và GTGX Tân Mỹ. Sau 70 phút tranh tài trên bãi biển thì ccs cầu thủ của đội tuyển GTGX Tân Mỹ đã dành chiến thắng chung cuộc với tỷ số 4-2.
Chương trình giao lưu khép lại anh chị em lên đường trở về với giảng đường, những gì anh em được đón nhận trong những ngày qua quả là một hồng ân lớn lao mà Thiên Chúa đem đến. Cảm ơn Cha, cảm ơn bà con, cảm ơn các bạn trẻ… đã cho anh chị em có được những ngày sống thật ý nghĩa và hạnh phúc. Mong rằng những gì chúng con để lại nơi mảnh đất gió Lào, cát trắng này sẽ là những kỷ niệm, ấn tượng đẹp…Sẽ là ngọn lửa nhỏ nhen lên trong lòng các bạn trẻ nơi đây tinh thần ham học hỏi, tinh thần yêu thương, tinh thần khát khao cống hiến… tinh thần của những người trẻ Kitô giáo thời đại mới.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giáo hội Công Giáo Ba Lan và thuyết Marxism
LM Phaolô Nguyễn Văn Tùng
13:30 09/05/2011
GIÁO HỘI CÔNG GIÁO BA LAN VÀ THUYẾT MARXISM
LTG. Bài này được viết để trình bày về một thời kỳ nhiễu nhương của lịch sử nhân loại, trong đó nổi bật tương quan giữa giáo hội Công Giáo Hoàn Vũ, dưới sự lãnh đạo của Chân Phúc (Á Thánh) Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, và Marxism (thuyết Mác-xít), nói chung; giữa giáo hội Công Giáo Ba-Lan (Poland) và nhà cầm quyền Cộng Sản thuở đó, 1979, nói riêng. Những cuộc “đương đầu” và “đối thoại” này, do những hoàn cảnh khác biệt (chẳng hạn như sự kiện người Công giáo chiếm đại đa số ở Ba Lan), đã không là khuôn mẫu cho giáo hội của bất cứ quốc gia nào khác vào thời điểm đó; lại càng không phải là khuôn mẫu cho ai trong thời hiện tại (2011); vì khối CS quốc tế đã hoàn toàn sụp đổ, lịch sử của thế giới đã sang trang mới, nhiều hoàn cảnh đã đổi thay. Tuy nhiên, nếu người ta có thể học được chút gì từ kinh nghiệm của giáo hội Ba Lan, để làm tốt đẹp hơn cho giáo hội, cho dân, cho đất nước mình, âu cũng là do Ơn Chúa vậy.
Hơn mười năm sau khi trên ngôi Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha (ÐTC) Gioan Phaolô II đã được nhiều người ca tụng, cũng như có những người đã tạo phản ứng bất đồng, qua các thành đạt của ngài. Tuy nhiên, cả bạn lẫn “thù,” không ai có thể chối cãi những thành quả đạt được của vị Giáo Hoàng đã đến từ một “miền đất xa xôi” thuộc khối Cộng Sản Ðông Âu.
Ông George Weigel (người đã viết tiểu sử ĐTC Gioan Phaolô II vào năm 1999), trong một bài viết đăng trên nguyệt báo National Catholic Register (Mỹ), số ra ngày 16/10/88, đã nêu 8 điểm thành đạt của ÐTC: (1) Ngài đã xóa tan những ý tưởng của một số người, cho rằng ngôi Giáo Hoàng, như một tổ chức, đã không còn thích hợp cho thế giới ngày nay. (2) Ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên, với những kiến thức cập nhật hóa, đã thách đố cả những thần học gia “biến chất” lẫn những người chủ trương “tái lập giáo hội Công Giáo,” để hướng đến việc đào sâu căn tính Công Giáo. (3) Ngài đã phát động cuộc cách mạng về nhân quyền Công Giáo, hoàn tất nhân chủng chủ nghĩa trong “Tuyên Ngôn về Tự Do Tôn Giáo” (Dignitatis Humanae, 1965) của công đồng Vatican II, với sự phân tích cơ cấu của tổ chức cần thiết cho sự triển nở của tự do. (4) Ngài đã đặt nền móng cho những phát triển về văn hóa và luân lý trong thế kỷ XXI, có thể làm thay đổi tiến trình của lịch sử: Kitô hóa trở lại và tái liên kết Âu Châu, Ðông và Tây. (5) ÐTC đã tăng cường đời sống mục vụ và trí thức của Châu Mỹ La Tinh, một trong những nền móng của thế giới Công Giáo. (6) Ngài đã làm việc liên tục để củng cố những “giáo hội trẻ” ở Phi Châu và Á Châu. (7) Ngài đã tái định nghĩa tác vụ của Thánh Phêrô: “Tăng sức mạnh cho anh em” (Lk. 22:32) trong kỷ nguyên của phản lực cơ Boeing 747 và (đầu) máy thu hình VCR. (8) ÐTC đã quả quyết rằng chủ thuyết hòa đồng tôn giáo là bản chất của Công Giáo.
Một thành đạt khác của ÐTC Gioan Phaolô II, đã có thể đặt nền móng cho sự tiếp tục hiện hữu và triển nở của Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ trong nhiều thập niên sắp tới, trong cộng đồng nhân loại, đó là: Sự hóa giải (Neutralization) hoặc Phúc Âm hóa (Evangelization) thuyết Marxism, đã hoành hành quê hương Ba Lan của Ngài suốt hơn ba thập kỷ.
Ðối với thuyết Marxism, con người chỉ đơn thuần là một sản phẩm của lao động; trong khi đối với Kitô Giáo, con người được Chúa dựng nên theo hình ảnh của Ngài và lao động chỉ là phương tiện đưa tới Ðấng Tạo Dựng. Marxism đề nghị giải phóng con người lao động; Kitô Giáo đề nghị giải phóng con người toàn diện. Lịch sử cận đại đã chứng minh cho thấy Marxism đã không thể thực hiện được lời hứa của mình ở Liên Bang Soviet (The Union of Soviet Socialist Republics – USSR, hay vắn tắt hơn là Soviet Union. Người Việt ở miền Nam trước 1975, gọi nước này là Nga-sô; trong khi miền Bắc đã gọi họ là Liên-xô), Trung Quốc, Ðông Âu, Cuba, Việt Nam, Bắc Hàn (Triều Tiên), Nicaragua, Afganistan, Ethiopia v.v… Hơn nữa, không những Marxism đã không giải phóng được con người lao động, mà trong tiến trình của nó, hằng trăm triệu sinh linh đã bị chết oan.
Câu hỏi vào thời điểm đó được đặt ra ở Ba Lan là Marxism cần thiết cho ai và cho điều gì? Người dân Ba Lan đã dùng hình ảnh một nhân công và bức ảnh của Nữ Vương Ba Lan (Ðức Bà Czestochowa) để thay thế cho tấm bích chương đầy tính hăm dọa và chết chóc của Marx đang giơ cao khẩu súng. Trong cuộc đấu tranh ở Ba Lan, những quan niệm về tổ quốc, quê hương, đã mang ý nghĩa đạo đức sâu rộng hơn nhiều so với những diễn giải giới hạn đang áp đặt lên họ về Marxism.
Cuốn “Polski ksztalt dialogu” (tạm dịch là: Mô hình đối thoại Ba Lan) của ông Josef Tischner, xuất bản năm 1981, ở Ba Lan, đã được B. Fiore và M.B. Zaleski phiên dịch qua tiếng Anh và Georgetown University Press xuất bản năm 1987. Bản tiếng Anh mang tựa đề “Marxism and Christianity: The Quarrel and the Dialogue in Poland” (Thuyết Mác-xít và Kitô Giáo: Sự Tranh Cãi và cuộc Ðối Thoại ở Ba Lan). Trong đó, ông Tischner đã trình bày những áp lực đã đè nặng trên giáo hội Công Giáo Ba Lan, và làm thế nào để Giáo Hội, qua sự hướng dẫn của hai nhà lãnh đạo tinh thần, Ðức Hồng Y Stefan Wyszynski và ÐTC Gioan Phaolô II, đã có thể tự vệ trước nỗ lực đánh phá Giáo Hội của những người Cộng Sản.
Ông Tischner đã dùng chữ “đối thoại” (dialogu, dialogue) để diễn tả, cách nhẹ nhàng, sự đương đầu của toàn dân Ba Lan đối với thuyết Marxism. Ðây là cuộc đương đầu của toàn dân, trên tất cả mọi lãnh vực của cuộc sống, không ngoại trừ ai. Mỗi người, tại một thời điểm nào đó trong đời, sẽ phải làm một quyết định, như có nên cho con em mình chịu phép rửa tội, tham dự những lớp dạy giáo lý; có nên gia nhập đảng, hay ngược lại tham gia cuộc đón tiếp ÐTC Gioan Phaolô II trong chuyến viếng thăm Ba Lan lần đầu tiên của ngài (1979), hoặc đứng vào hàng ngũ nhân công trong cuộc tổng đình công mùa Hè 1980. Chọn lựa ở đây mang ý nghĩa minh chứng, mỗi quyết định là một tác động của sự đắn đo, là tác động của sự can đảm và chấp nhận mọi hậu quả. Không có đất sống cho những ai có tư tưởng lừng khừng hay trung lập. Sự tưng bừng nghênh đón ÐTC Gioan Phaolô II, cuộc tổng đình công năm 1980, đã đánh dấu sự trưởng thành vượt bực của dân tộc Ba Lan, trong cuộc trường kỳ “đối thoại” này.
Ở Ba Lan, Marxism không còn là một mớ lý thuyết suông chỉ được các học giả để ý tới, nhưng nó đã trở thành bản chất của ý thức xã hội của dân chúng. Tiến trình “kiến tạo xã hội chủ nghĩa” được kế tiếp bằng sự “xã hội hóa” xã hội. Thuyết Marxism xuất hiện trong sách giáo khoa, trên nhật báo, trên các đài truyền thanh, truyền hình, ở các trường trung học, đại học, và trong hằng ngàn những cuộc hội họp chính trị từ mờ sáng đến đêm khuya. Mỗi người, dù muốn hay không, đều bị một chút ảnh hưởng trong cái xã hội một chiều như vậy.
Kitô Giáo ở Ba Lan đã có một ngàn năm lịch sử, đã trở thành bản chất đức tin của dân chúng, bản chất ý thức đạo đức của cả quốc gia. Không khi nào Giáo Hội Ba Lan đã là “thuốc phiện ru ngủ quần chúng,” nhưng ngược lại Giáo Hội đã là một động lực giác ngộ quần chúng thoát khỏi giấc ngủ mơ màng của họ. Giáo Hội đã không sáng tạo một nền thần học vĩ đại, nhưng trao cho dân chúng một điều căn bản hơn nhiều: Tư tưởng tôn giáo. Hiện tượng “tư tưởng tôn giáo,” đã lan tràn trong văn chương, đặc biệt là kịch nghệ và thơ phú, trong hội họa; đã được cảm nhận trong chiều hướng nhận thức lịch sử, trong toàn bộ phong tục tập quán Ba Lan. Sau Ðệ Nhị Thế Chiến, 1945, Giáo Hội Ba Lan đã trải qua một đoạn đường dài. Hai nhân vật biểu tượng của đoạn đường đó là ÐHY Wyszynski và ÐGH Gioan Phaolô II. ÐHY Wyszynski đã là tác giả của quan niệm chính trị đồng hiện hữu giữa Giáo Hội và chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa. Cá tính đặc sắc của quan niệm này là nguyên tắc bảo vệ những gía trị luân lý căn bản đang bị các chính sách của nhà nước đe dọa. ÐTC Gioan Phaolô II đã là tác giả của cuộc canh tân Giáo Hội thời hậu công đồng. Giáo Hội đã tạo được quyền bính tinh thần, trở thành giáo hội của đa số. Dân chúng thuộc nhiều niềm tin khác nhau đã tìm thấy một chỗ đứng trong giáo hội này, kể cả những người cộng sản, nhưng không được đảng tin dùng. Năm 1980, Giáo Hội Công Giáo Ba Lan đã lướt thắng trong mọi lãnh vực.
Tuy nhiên, ông Tischner nhận định thêm rằng mỗi sự chọn lựa là một chọn lựa trong những điều có thể, chứa đựng một vài tất yếu nào đó. Một trong những tất yếu ấy là các Kitô hữu đã nhận thấy rằng người ta không thể hủy diệt được xã hội chủ nghĩa ở Ba Lan (trong thời điểm 1981). Những người Marxists cũng đã hiểu họ không thể hủy diệt được Kitô Giáo. Tất cả đã bị “kết án” phải sống chung bên nhau trong cùng lãnh thổ của cùng một quốc gia. Nhưng xã hội chủ nghĩa ở Ba Lan phải là XHCN đạo đức, nếu không nó sẽ không thể tồn tại.
NHỮNG KẾT QỦA CỦA CUỘC ÐỐI THOẠI
Mức độ căn bản của cuộc đối thoại giữa Kitô Giáo và những người Marxists, trong lý thuyết cũng như thực hành ở Ba Lan, là một mức độ đạo đức. Nói cách khác mức độ của sự đồng nhận thức về các phong tục tập quán như một phương thức hiện hữu theo niềm hi vọng mà mỗi người đều thao thức. Tuy nhiên, một bên chỉ có niềm hi vọng thế trần hướng về việc hủy bỏ sự lạm dụng giữa con người với con người (Marxism); trong khi niềm hi vọng của bên kia đã mang tính cách đại đồng mà gía trị thiết yếu là phẩm giá của con người (Kitô Giáo). Cuộc đối thoại đã diễn tiến đều đặn và ảnh hưởng đến tất cả mọi thành phần dân chúng, qua cuộc sống hằng ngày của họ. Cuộc đối thoại đó, theo Tischner, đã đưa đến một số kết quả có thể tóm lược như sau:
1. Một trong những hiệu quả quan trọng của cuộc đối thoại ở Ba Lan là một khoảng trống của TỰ DO. Khoảng trống này có thể lớn hơn khoảng trống ở những quốc gia đồng cảnh ngộ (đặc biệt tại Đông Âu). Sự tự do đã đạt được là kết quả của tinh thần bất khuất của các tín hữu, các hoạt động mục vụ của Giáo Hội, nền thần học hậu Công Ðồng đã hiện hữu trong đời sống dân chúng. Với sự tự do đó, cuộc viếng thăm “liều lĩnh” của ÐTC Gioan Phaolô II, tới một nước Cộng Sản như Ba Lan vào năm 1979, đã thành sự thật. Một điều không thể tưởng tượng được dưới thời ÐGH Piô XII (1939-58); có thể tưởng tượng được, nhưng không thực tế, dưới thời ÐGH Phaolô VI (1963-78). Chuyến về thăm quê hương lần đầu tiên trong cương vị một giáo hoàng của ÐTC Gioan Phaolô II đã nới rộng và tăng cường sự tự do này.
Chuyến viếng thăm của ÐTC Gioan Phaolô II đã đánh dấu kết thúc một giai đoạn của cuộc đối thoại. Những người Marxists và các Kitô hữu ở Ba Lan đã không “đương đầu” với nhau nữa, nhưng họ đã cùng nhìn về một hướng: ÐTC Gioan Phaolô II, vị Giáo Hoàng người Ba Lan, với những hi vọng mà ngài là biểu tượng. Cội rễ của những niềm hi vọng đó là Phẩm Gía Con Người, đã bàng bạc trong tất cả những bài giảng của ngài. Nhân phẩm của mỗi người Ba Lan, một dân tộc có dòng lịch sử anh hùng; nhân phẩm của mỗi công nhân (một điều mà những người theo XHCN cho rằng chỉ có họ mới thực hiện được); gía trị của tự do; truyền thống chịu đựng; trung thành với sự thật; can đảm trong hi sinh...
Bỗng dưng cuộc đối thoại đã đổi chiều, thay vì những người Cộng Sản (Communists) và Xã Hội (Socialists) kêu gọi các Kitô hữu đối thoại và hợp tác, thì nay chính các Kitô hữu đã mời gọi tất cả mọi người cùng hợp tác. Tinh thần “hợp tác” đến hi sinh này đã được thể hiện qua gương hi sinh của các thánh (người Ba Lan) Stanislaw, thánh Maksymilian Kolbe mà ÐTC thường nhắc tới.
Như vậy thì ai đã chiến thắng và ai đã thất bại? Ðúng, Giáo Hội Kitô đã chiến thắng và chủ nghĩa xã hội của những người Marxists đã thất bại. Tuy nhiên, nhận định như thế là chưa đủ sâu sắc, vì thực sự đây là một thành công của toàn thể quốc gia Ba Lan. Cả nước đã làm sự chọn lựa và biểu lộ sự thật này cho toàn thế giới. Họ đã chọn lựa Kitô Giáo thay vì những hứa hẹn thế trần.
2. Người ta không thể cho rằng Giáo Hội Công Giáo Ba Lan đã chống những chi tiết của XHCN, nhưng chấp nhận hệ thống XHCN trong bản chất. Ðiều đó thực sự đã không đúng vì Giáo Hội vẫn chưa hài lòng với hệ thống XHCN. Hàng giáo phẩm Ba Lan, và ngay cả ÐTC Gioan Phaolô II đã không dùng chữ XHCN trong những văn kiện của các ngài. Mặt khác, Giáo Hội cũng không chấp nhận Tư Bản Chủ Nghĩa, TBCN đã không có chỗ đứng trong đời sống của Giáo Hội Ba Lan (lúc bấy giờ). Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ đã có một chủ thuyết riêng, Chủ Thuyết Xã Hội Công Giáo mà ÐTC Gioan Phaolô II đã khởi xướng.
3. Người ta cũng có thể nói rằng, qua cuộc đương đầu với thuyết Marxism, Giáo Hội Ba Lan đã tự thanh tẩy và củng cố. Sức mạnh xã hội của Giáo Hội đã đến từ Ðức Tin của các tín hữu, từ sức mạnh của cả quốc gia, từ việc thực thi những truyền thống đạo đức. Giáo Hội đã liên kết mật thiết hơn với cộng đồng dân tộc. Giáo Hội đã từ bỏ những tư hữu không cần thiết để được độc lập và tự do trong tinh thần. Giáo Hội đã dùng ngôn ngữ Phúc Âm nhiều hơn về phẩm gía con người, về sự tự do của họ và về bản chất của quốc gia. Giáo Hội đã không bao giờ trực tiếp đấu tranh với hệ thống chính trị Marxism ở Ba Lan cũng như quốc tế, nhưng đồng thời Giáo Hội đã không chấp nhận hệ thống đó. Giáo Hội đã đưa ra những đề nghị, thay vì những chống đối, với nhà cầm quyền; xây dựng và củng cố những giá trị vượt trên những áp bức; bảo tồn niềm hi vọng của quốc gia.
Khi ÐTC Gioan Phaolô II quỳ gối và hôn trên nền đất tổ Ba Lan, tất cả mọi người đều cảm động, vì đây là cuộc thăm viếng của một người đã trở thành biểu tượng của nền độc lập và chủ quyền của Ba Lan. Ngài không chỉ là một Người, nhưng còn là một Tư Tưởng. Ngài đã cho thấy làm thế nào để có thể sống trong XHCN mà vẫn giữ được lương tâm công chính.
4. Chính Giáo Hội đã kêu gọi sự nhận thức về những lý tưởng xã hội căn bản, mà trước đây đã cấu thành chân trời đạo đức của Marxism. Giáo Hội Ba Lan, cũng như Giáo Hội Hoàn Vũ đã khám phá ra sự sai lạc trong nền tảng tư tưởng của Marxism, để rồi tự tìm thấy những lý tưởng xã hội cho riêng mình. Ðiều này không có gì đáng ngạc nhiên, vì Marxism chỉ là một hình thức của Neo-paganism (Tân Tà Giáo Chủ Nghĩa) đã nảy sinh sau khi nỗ lực Kitô hóa Âu Châu không thành công. Người Kitô hữu Ba Lan dường như đã khám phá được Kitô Giáo cho chính họ, sau khi tiến trình “kiến tạo xã hội chủ nghĩa” ở Ba Lan đã thất bại. Họ đã thở thành Neo-Christians (Những Tân Kitô Hữu), những người đã trở lại với Kitô Giáo, như một kết quả, sau cuộc đương đầu với kẻ thù của tôn giáo. “Tân Kitô Giáo” ở Ba Lan đã dành lại thế thượng phong về đạo đức, để phát triển thế giới lao động của con người. Ðiều này vô cùng quan trọng, vì nó sẽ làm cho thuyết Marxism không còn cần thiết nữa.
5. Từ kết quả của cuộc đương đầu với Marxism, người Công Giáo Ba Lan đã thông hiểu hơn về Chủ Nghĩa Vô Thần (Atheism) và tìm thấy một vài điều hữu ích. Những người vô thần đã không cần có một tôn giáo để trở thành kẻ vô thần, nhưng đối với các Kitô hữu thì chủ thuyết vô thần cần thiết như một yếu tố trong việc thanh luyện niềm tin vào Thiên Chúa của họ. Giáo Hội không chấp nhận Vô Thần Chủ Nghĩa, nhưng vẫn đối thoại với những người vô thần để hiểu biết những suy tư của họ về Giáo Hội, đồng thời minh chứng chân lý ngàn đời của Giáo Hội.
Sau những lần về thăm lại quê hương Ba Lan của ÐTC Gioan Phaolô II (1979, 1982 và 1987), điều gì đã xảy ra cho Marxism? Có lần, chính Marx đã viết, tôn giáo sẽ bị hủy diệt nếu nó không còn cần thiết nữa. Ông ta tiếp, tôn giáo sẽ bị hủy diệt không phải vì kết quả của những cuộc tranh luận, của những tư tưởng tiến bộ, hoặc áp lực của bạo động, nhưng vì một lý do đơn giản hơn nhiều, chỉ như sự biến mất của những guồng quay tơ thô sơ trong thời đại của kỹ nghệ dệt. Lịch sử của Marxism đã không chứng minh được điều này, nhưng dường như bằng một sự trùng hợp nghịch lý, lý thuyết của Marx lại được minh chứng trong chính lịch sử của Marxism (Marxism đã bị tự diệt, vì không còn cần thiết). Tuy nhiên, người ta không nên quên rằng tinh thần của Marxism có thể vẫn còn phảng phất trong hệ thống chính trị được gọi là xã hội chủ nghĩa, mặc dù sau này không ai còn tự nhận mình là người Marxist nữa.
Sự sụp đổ của bức tường Bá Linh (Berlin Wall, phân chia thành phố Berlin ở Đức thành hai khu vực, Đông: CS. Tây: Tự Do) và khối Cộng Sản Quốc Tế, chỉ mấy năm sau khi những sự kiện kể trên xảy ra, đã minh chứng sự thâm tín và khả năng nhìn trước thời cuộc của Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và cả giáo hội Công Giáo hoàn vũ.
LM Phaolô Nguyễn Văn Tùng
LTG. Bài này được viết để trình bày về một thời kỳ nhiễu nhương của lịch sử nhân loại, trong đó nổi bật tương quan giữa giáo hội Công Giáo Hoàn Vũ, dưới sự lãnh đạo của Chân Phúc (Á Thánh) Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, và Marxism (thuyết Mác-xít), nói chung; giữa giáo hội Công Giáo Ba-Lan (Poland) và nhà cầm quyền Cộng Sản thuở đó, 1979, nói riêng. Những cuộc “đương đầu” và “đối thoại” này, do những hoàn cảnh khác biệt (chẳng hạn như sự kiện người Công giáo chiếm đại đa số ở Ba Lan), đã không là khuôn mẫu cho giáo hội của bất cứ quốc gia nào khác vào thời điểm đó; lại càng không phải là khuôn mẫu cho ai trong thời hiện tại (2011); vì khối CS quốc tế đã hoàn toàn sụp đổ, lịch sử của thế giới đã sang trang mới, nhiều hoàn cảnh đã đổi thay. Tuy nhiên, nếu người ta có thể học được chút gì từ kinh nghiệm của giáo hội Ba Lan, để làm tốt đẹp hơn cho giáo hội, cho dân, cho đất nước mình, âu cũng là do Ơn Chúa vậy.
Ông George Weigel (người đã viết tiểu sử ĐTC Gioan Phaolô II vào năm 1999), trong một bài viết đăng trên nguyệt báo National Catholic Register (Mỹ), số ra ngày 16/10/88, đã nêu 8 điểm thành đạt của ÐTC: (1) Ngài đã xóa tan những ý tưởng của một số người, cho rằng ngôi Giáo Hoàng, như một tổ chức, đã không còn thích hợp cho thế giới ngày nay. (2) Ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên, với những kiến thức cập nhật hóa, đã thách đố cả những thần học gia “biến chất” lẫn những người chủ trương “tái lập giáo hội Công Giáo,” để hướng đến việc đào sâu căn tính Công Giáo. (3) Ngài đã phát động cuộc cách mạng về nhân quyền Công Giáo, hoàn tất nhân chủng chủ nghĩa trong “Tuyên Ngôn về Tự Do Tôn Giáo” (Dignitatis Humanae, 1965) của công đồng Vatican II, với sự phân tích cơ cấu của tổ chức cần thiết cho sự triển nở của tự do. (4) Ngài đã đặt nền móng cho những phát triển về văn hóa và luân lý trong thế kỷ XXI, có thể làm thay đổi tiến trình của lịch sử: Kitô hóa trở lại và tái liên kết Âu Châu, Ðông và Tây. (5) ÐTC đã tăng cường đời sống mục vụ và trí thức của Châu Mỹ La Tinh, một trong những nền móng của thế giới Công Giáo. (6) Ngài đã làm việc liên tục để củng cố những “giáo hội trẻ” ở Phi Châu và Á Châu. (7) Ngài đã tái định nghĩa tác vụ của Thánh Phêrô: “Tăng sức mạnh cho anh em” (Lk. 22:32) trong kỷ nguyên của phản lực cơ Boeing 747 và (đầu) máy thu hình VCR. (8) ÐTC đã quả quyết rằng chủ thuyết hòa đồng tôn giáo là bản chất của Công Giáo.
Một thành đạt khác của ÐTC Gioan Phaolô II, đã có thể đặt nền móng cho sự tiếp tục hiện hữu và triển nở của Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ trong nhiều thập niên sắp tới, trong cộng đồng nhân loại, đó là: Sự hóa giải (Neutralization) hoặc Phúc Âm hóa (Evangelization) thuyết Marxism, đã hoành hành quê hương Ba Lan của Ngài suốt hơn ba thập kỷ.
Ðối với thuyết Marxism, con người chỉ đơn thuần là một sản phẩm của lao động; trong khi đối với Kitô Giáo, con người được Chúa dựng nên theo hình ảnh của Ngài và lao động chỉ là phương tiện đưa tới Ðấng Tạo Dựng. Marxism đề nghị giải phóng con người lao động; Kitô Giáo đề nghị giải phóng con người toàn diện. Lịch sử cận đại đã chứng minh cho thấy Marxism đã không thể thực hiện được lời hứa của mình ở Liên Bang Soviet (The Union of Soviet Socialist Republics – USSR, hay vắn tắt hơn là Soviet Union. Người Việt ở miền Nam trước 1975, gọi nước này là Nga-sô; trong khi miền Bắc đã gọi họ là Liên-xô), Trung Quốc, Ðông Âu, Cuba, Việt Nam, Bắc Hàn (Triều Tiên), Nicaragua, Afganistan, Ethiopia v.v… Hơn nữa, không những Marxism đã không giải phóng được con người lao động, mà trong tiến trình của nó, hằng trăm triệu sinh linh đã bị chết oan.
Câu hỏi vào thời điểm đó được đặt ra ở Ba Lan là Marxism cần thiết cho ai và cho điều gì? Người dân Ba Lan đã dùng hình ảnh một nhân công và bức ảnh của Nữ Vương Ba Lan (Ðức Bà Czestochowa) để thay thế cho tấm bích chương đầy tính hăm dọa và chết chóc của Marx đang giơ cao khẩu súng. Trong cuộc đấu tranh ở Ba Lan, những quan niệm về tổ quốc, quê hương, đã mang ý nghĩa đạo đức sâu rộng hơn nhiều so với những diễn giải giới hạn đang áp đặt lên họ về Marxism.
Cuốn “Polski ksztalt dialogu” (tạm dịch là: Mô hình đối thoại Ba Lan) của ông Josef Tischner, xuất bản năm 1981, ở Ba Lan, đã được B. Fiore và M.B. Zaleski phiên dịch qua tiếng Anh và Georgetown University Press xuất bản năm 1987. Bản tiếng Anh mang tựa đề “Marxism and Christianity: The Quarrel and the Dialogue in Poland” (Thuyết Mác-xít và Kitô Giáo: Sự Tranh Cãi và cuộc Ðối Thoại ở Ba Lan). Trong đó, ông Tischner đã trình bày những áp lực đã đè nặng trên giáo hội Công Giáo Ba Lan, và làm thế nào để Giáo Hội, qua sự hướng dẫn của hai nhà lãnh đạo tinh thần, Ðức Hồng Y Stefan Wyszynski và ÐTC Gioan Phaolô II, đã có thể tự vệ trước nỗ lực đánh phá Giáo Hội của những người Cộng Sản.
Ông Tischner đã dùng chữ “đối thoại” (dialogu, dialogue) để diễn tả, cách nhẹ nhàng, sự đương đầu của toàn dân Ba Lan đối với thuyết Marxism. Ðây là cuộc đương đầu của toàn dân, trên tất cả mọi lãnh vực của cuộc sống, không ngoại trừ ai. Mỗi người, tại một thời điểm nào đó trong đời, sẽ phải làm một quyết định, như có nên cho con em mình chịu phép rửa tội, tham dự những lớp dạy giáo lý; có nên gia nhập đảng, hay ngược lại tham gia cuộc đón tiếp ÐTC Gioan Phaolô II trong chuyến viếng thăm Ba Lan lần đầu tiên của ngài (1979), hoặc đứng vào hàng ngũ nhân công trong cuộc tổng đình công mùa Hè 1980. Chọn lựa ở đây mang ý nghĩa minh chứng, mỗi quyết định là một tác động của sự đắn đo, là tác động của sự can đảm và chấp nhận mọi hậu quả. Không có đất sống cho những ai có tư tưởng lừng khừng hay trung lập. Sự tưng bừng nghênh đón ÐTC Gioan Phaolô II, cuộc tổng đình công năm 1980, đã đánh dấu sự trưởng thành vượt bực của dân tộc Ba Lan, trong cuộc trường kỳ “đối thoại” này.
Ở Ba Lan, Marxism không còn là một mớ lý thuyết suông chỉ được các học giả để ý tới, nhưng nó đã trở thành bản chất của ý thức xã hội của dân chúng. Tiến trình “kiến tạo xã hội chủ nghĩa” được kế tiếp bằng sự “xã hội hóa” xã hội. Thuyết Marxism xuất hiện trong sách giáo khoa, trên nhật báo, trên các đài truyền thanh, truyền hình, ở các trường trung học, đại học, và trong hằng ngàn những cuộc hội họp chính trị từ mờ sáng đến đêm khuya. Mỗi người, dù muốn hay không, đều bị một chút ảnh hưởng trong cái xã hội một chiều như vậy.
Kitô Giáo ở Ba Lan đã có một ngàn năm lịch sử, đã trở thành bản chất đức tin của dân chúng, bản chất ý thức đạo đức của cả quốc gia. Không khi nào Giáo Hội Ba Lan đã là “thuốc phiện ru ngủ quần chúng,” nhưng ngược lại Giáo Hội đã là một động lực giác ngộ quần chúng thoát khỏi giấc ngủ mơ màng của họ. Giáo Hội đã không sáng tạo một nền thần học vĩ đại, nhưng trao cho dân chúng một điều căn bản hơn nhiều: Tư tưởng tôn giáo. Hiện tượng “tư tưởng tôn giáo,” đã lan tràn trong văn chương, đặc biệt là kịch nghệ và thơ phú, trong hội họa; đã được cảm nhận trong chiều hướng nhận thức lịch sử, trong toàn bộ phong tục tập quán Ba Lan. Sau Ðệ Nhị Thế Chiến, 1945, Giáo Hội Ba Lan đã trải qua một đoạn đường dài. Hai nhân vật biểu tượng của đoạn đường đó là ÐHY Wyszynski và ÐGH Gioan Phaolô II. ÐHY Wyszynski đã là tác giả của quan niệm chính trị đồng hiện hữu giữa Giáo Hội và chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa. Cá tính đặc sắc của quan niệm này là nguyên tắc bảo vệ những gía trị luân lý căn bản đang bị các chính sách của nhà nước đe dọa. ÐTC Gioan Phaolô II đã là tác giả của cuộc canh tân Giáo Hội thời hậu công đồng. Giáo Hội đã tạo được quyền bính tinh thần, trở thành giáo hội của đa số. Dân chúng thuộc nhiều niềm tin khác nhau đã tìm thấy một chỗ đứng trong giáo hội này, kể cả những người cộng sản, nhưng không được đảng tin dùng. Năm 1980, Giáo Hội Công Giáo Ba Lan đã lướt thắng trong mọi lãnh vực.
Tuy nhiên, ông Tischner nhận định thêm rằng mỗi sự chọn lựa là một chọn lựa trong những điều có thể, chứa đựng một vài tất yếu nào đó. Một trong những tất yếu ấy là các Kitô hữu đã nhận thấy rằng người ta không thể hủy diệt được xã hội chủ nghĩa ở Ba Lan (trong thời điểm 1981). Những người Marxists cũng đã hiểu họ không thể hủy diệt được Kitô Giáo. Tất cả đã bị “kết án” phải sống chung bên nhau trong cùng lãnh thổ của cùng một quốc gia. Nhưng xã hội chủ nghĩa ở Ba Lan phải là XHCN đạo đức, nếu không nó sẽ không thể tồn tại.
NHỮNG KẾT QỦA CỦA CUỘC ÐỐI THOẠI
Mức độ căn bản của cuộc đối thoại giữa Kitô Giáo và những người Marxists, trong lý thuyết cũng như thực hành ở Ba Lan, là một mức độ đạo đức. Nói cách khác mức độ của sự đồng nhận thức về các phong tục tập quán như một phương thức hiện hữu theo niềm hi vọng mà mỗi người đều thao thức. Tuy nhiên, một bên chỉ có niềm hi vọng thế trần hướng về việc hủy bỏ sự lạm dụng giữa con người với con người (Marxism); trong khi niềm hi vọng của bên kia đã mang tính cách đại đồng mà gía trị thiết yếu là phẩm giá của con người (Kitô Giáo). Cuộc đối thoại đã diễn tiến đều đặn và ảnh hưởng đến tất cả mọi thành phần dân chúng, qua cuộc sống hằng ngày của họ. Cuộc đối thoại đó, theo Tischner, đã đưa đến một số kết quả có thể tóm lược như sau:
1. Một trong những hiệu quả quan trọng của cuộc đối thoại ở Ba Lan là một khoảng trống của TỰ DO. Khoảng trống này có thể lớn hơn khoảng trống ở những quốc gia đồng cảnh ngộ (đặc biệt tại Đông Âu). Sự tự do đã đạt được là kết quả của tinh thần bất khuất của các tín hữu, các hoạt động mục vụ của Giáo Hội, nền thần học hậu Công Ðồng đã hiện hữu trong đời sống dân chúng. Với sự tự do đó, cuộc viếng thăm “liều lĩnh” của ÐTC Gioan Phaolô II, tới một nước Cộng Sản như Ba Lan vào năm 1979, đã thành sự thật. Một điều không thể tưởng tượng được dưới thời ÐGH Piô XII (1939-58); có thể tưởng tượng được, nhưng không thực tế, dưới thời ÐGH Phaolô VI (1963-78). Chuyến về thăm quê hương lần đầu tiên trong cương vị một giáo hoàng của ÐTC Gioan Phaolô II đã nới rộng và tăng cường sự tự do này.
Chuyến viếng thăm của ÐTC Gioan Phaolô II đã đánh dấu kết thúc một giai đoạn của cuộc đối thoại. Những người Marxists và các Kitô hữu ở Ba Lan đã không “đương đầu” với nhau nữa, nhưng họ đã cùng nhìn về một hướng: ÐTC Gioan Phaolô II, vị Giáo Hoàng người Ba Lan, với những hi vọng mà ngài là biểu tượng. Cội rễ của những niềm hi vọng đó là Phẩm Gía Con Người, đã bàng bạc trong tất cả những bài giảng của ngài. Nhân phẩm của mỗi người Ba Lan, một dân tộc có dòng lịch sử anh hùng; nhân phẩm của mỗi công nhân (một điều mà những người theo XHCN cho rằng chỉ có họ mới thực hiện được); gía trị của tự do; truyền thống chịu đựng; trung thành với sự thật; can đảm trong hi sinh...
Bỗng dưng cuộc đối thoại đã đổi chiều, thay vì những người Cộng Sản (Communists) và Xã Hội (Socialists) kêu gọi các Kitô hữu đối thoại và hợp tác, thì nay chính các Kitô hữu đã mời gọi tất cả mọi người cùng hợp tác. Tinh thần “hợp tác” đến hi sinh này đã được thể hiện qua gương hi sinh của các thánh (người Ba Lan) Stanislaw, thánh Maksymilian Kolbe mà ÐTC thường nhắc tới.
Như vậy thì ai đã chiến thắng và ai đã thất bại? Ðúng, Giáo Hội Kitô đã chiến thắng và chủ nghĩa xã hội của những người Marxists đã thất bại. Tuy nhiên, nhận định như thế là chưa đủ sâu sắc, vì thực sự đây là một thành công của toàn thể quốc gia Ba Lan. Cả nước đã làm sự chọn lựa và biểu lộ sự thật này cho toàn thế giới. Họ đã chọn lựa Kitô Giáo thay vì những hứa hẹn thế trần.
2. Người ta không thể cho rằng Giáo Hội Công Giáo Ba Lan đã chống những chi tiết của XHCN, nhưng chấp nhận hệ thống XHCN trong bản chất. Ðiều đó thực sự đã không đúng vì Giáo Hội vẫn chưa hài lòng với hệ thống XHCN. Hàng giáo phẩm Ba Lan, và ngay cả ÐTC Gioan Phaolô II đã không dùng chữ XHCN trong những văn kiện của các ngài. Mặt khác, Giáo Hội cũng không chấp nhận Tư Bản Chủ Nghĩa, TBCN đã không có chỗ đứng trong đời sống của Giáo Hội Ba Lan (lúc bấy giờ). Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ đã có một chủ thuyết riêng, Chủ Thuyết Xã Hội Công Giáo mà ÐTC Gioan Phaolô II đã khởi xướng.
3. Người ta cũng có thể nói rằng, qua cuộc đương đầu với thuyết Marxism, Giáo Hội Ba Lan đã tự thanh tẩy và củng cố. Sức mạnh xã hội của Giáo Hội đã đến từ Ðức Tin của các tín hữu, từ sức mạnh của cả quốc gia, từ việc thực thi những truyền thống đạo đức. Giáo Hội đã liên kết mật thiết hơn với cộng đồng dân tộc. Giáo Hội đã từ bỏ những tư hữu không cần thiết để được độc lập và tự do trong tinh thần. Giáo Hội đã dùng ngôn ngữ Phúc Âm nhiều hơn về phẩm gía con người, về sự tự do của họ và về bản chất của quốc gia. Giáo Hội đã không bao giờ trực tiếp đấu tranh với hệ thống chính trị Marxism ở Ba Lan cũng như quốc tế, nhưng đồng thời Giáo Hội đã không chấp nhận hệ thống đó. Giáo Hội đã đưa ra những đề nghị, thay vì những chống đối, với nhà cầm quyền; xây dựng và củng cố những giá trị vượt trên những áp bức; bảo tồn niềm hi vọng của quốc gia.
Khi ÐTC Gioan Phaolô II quỳ gối và hôn trên nền đất tổ Ba Lan, tất cả mọi người đều cảm động, vì đây là cuộc thăm viếng của một người đã trở thành biểu tượng của nền độc lập và chủ quyền của Ba Lan. Ngài không chỉ là một Người, nhưng còn là một Tư Tưởng. Ngài đã cho thấy làm thế nào để có thể sống trong XHCN mà vẫn giữ được lương tâm công chính.
4. Chính Giáo Hội đã kêu gọi sự nhận thức về những lý tưởng xã hội căn bản, mà trước đây đã cấu thành chân trời đạo đức của Marxism. Giáo Hội Ba Lan, cũng như Giáo Hội Hoàn Vũ đã khám phá ra sự sai lạc trong nền tảng tư tưởng của Marxism, để rồi tự tìm thấy những lý tưởng xã hội cho riêng mình. Ðiều này không có gì đáng ngạc nhiên, vì Marxism chỉ là một hình thức của Neo-paganism (Tân Tà Giáo Chủ Nghĩa) đã nảy sinh sau khi nỗ lực Kitô hóa Âu Châu không thành công. Người Kitô hữu Ba Lan dường như đã khám phá được Kitô Giáo cho chính họ, sau khi tiến trình “kiến tạo xã hội chủ nghĩa” ở Ba Lan đã thất bại. Họ đã thở thành Neo-Christians (Những Tân Kitô Hữu), những người đã trở lại với Kitô Giáo, như một kết quả, sau cuộc đương đầu với kẻ thù của tôn giáo. “Tân Kitô Giáo” ở Ba Lan đã dành lại thế thượng phong về đạo đức, để phát triển thế giới lao động của con người. Ðiều này vô cùng quan trọng, vì nó sẽ làm cho thuyết Marxism không còn cần thiết nữa.
5. Từ kết quả của cuộc đương đầu với Marxism, người Công Giáo Ba Lan đã thông hiểu hơn về Chủ Nghĩa Vô Thần (Atheism) và tìm thấy một vài điều hữu ích. Những người vô thần đã không cần có một tôn giáo để trở thành kẻ vô thần, nhưng đối với các Kitô hữu thì chủ thuyết vô thần cần thiết như một yếu tố trong việc thanh luyện niềm tin vào Thiên Chúa của họ. Giáo Hội không chấp nhận Vô Thần Chủ Nghĩa, nhưng vẫn đối thoại với những người vô thần để hiểu biết những suy tư của họ về Giáo Hội, đồng thời minh chứng chân lý ngàn đời của Giáo Hội.
Sau những lần về thăm lại quê hương Ba Lan của ÐTC Gioan Phaolô II (1979, 1982 và 1987), điều gì đã xảy ra cho Marxism? Có lần, chính Marx đã viết, tôn giáo sẽ bị hủy diệt nếu nó không còn cần thiết nữa. Ông ta tiếp, tôn giáo sẽ bị hủy diệt không phải vì kết quả của những cuộc tranh luận, của những tư tưởng tiến bộ, hoặc áp lực của bạo động, nhưng vì một lý do đơn giản hơn nhiều, chỉ như sự biến mất của những guồng quay tơ thô sơ trong thời đại của kỹ nghệ dệt. Lịch sử của Marxism đã không chứng minh được điều này, nhưng dường như bằng một sự trùng hợp nghịch lý, lý thuyết của Marx lại được minh chứng trong chính lịch sử của Marxism (Marxism đã bị tự diệt, vì không còn cần thiết). Tuy nhiên, người ta không nên quên rằng tinh thần của Marxism có thể vẫn còn phảng phất trong hệ thống chính trị được gọi là xã hội chủ nghĩa, mặc dù sau này không ai còn tự nhận mình là người Marxist nữa.
Sự sụp đổ của bức tường Bá Linh (Berlin Wall, phân chia thành phố Berlin ở Đức thành hai khu vực, Đông: CS. Tây: Tự Do) và khối Cộng Sản Quốc Tế, chỉ mấy năm sau khi những sự kiện kể trên xảy ra, đã minh chứng sự thâm tín và khả năng nhìn trước thời cuộc của Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và cả giáo hội Công Giáo hoàn vũ.
LM Phaolô Nguyễn Văn Tùng
Văn Hóa
Nhớ Ơn Mẹ
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tiêu Diêu
Joseph Nguyễn Tro Bụi
08:54 09/05/2011
TIÊU DIÊU
Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi
Một mình dạo bước tiêu diêu
Gió đan sợi nắng nghiêng chiều hoàng hôn,
Lòng này trải giữa càn khôn…
(Joseph Nguyễn Tro Bụi)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi
Một mình dạo bước tiêu diêu
Gió đan sợi nắng nghiêng chiều hoàng hôn,
Lòng này trải giữa càn khôn…
(Joseph Nguyễn Tro Bụi)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mẹ Già
Nguyễn Trung Tây, Lm (SVD)
21:50 09/05/2011
MẸ GIÀ
Ảnh của Nguyễn Trung Tây, Lm (SVD)
Mẹ tôi tóc xanh nhuộm bạc tháng ngày
Mẹ tôi đau buồn nặng trĩu đôi vai
Bao năm nuôi đàn trẻ thơ nhỏ dại
Cầu mong con mình có một ngày mai…
(Trich nhạc của Nhị Hà)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Nguyễn Trung Tây, Lm (SVD)
Mẹ tôi tóc xanh nhuộm bạc tháng ngày
Mẹ tôi đau buồn nặng trĩu đôi vai
Bao năm nuôi đàn trẻ thơ nhỏ dại
Cầu mong con mình có một ngày mai…
(Trich nhạc của Nhị Hà)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền